38
PHẦN 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Sơ lược về công ty +Tên công ty: Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng Tên giao dịch đối ngoại: GIA SANG STEEL JOIT STOCK COMPANY Tên viết tắt: GISCO +Logo: +Trụ sở giao dịch chính: Số 586 đường Cách mạng tháng 8, Phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. +Điện thoại: 02803 855 443 +Fax: 02803 751 659 +Web site: www.giasangsteel.com +Email: [email protected] +Loại hình công ty: Công ty cổ phần +Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh sắt, thép, gang +Ngày tháng thành lập: 26/12/2006 theo giấy phép kinh doanh số 1703000256 của công ty do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư 1

Báo cáo thực tập lần 1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo thực tập lần 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1. Sơ lược về công ty

+Tên công ty: Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

Tên giao dịch đối ngoại: GIA SANG STEEL JOIT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: GISCO

+Logo:

+Trụ sở giao dịch chính: Số 586 đường Cách mạng tháng 8, Phường Gia Sàng,

thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

+Điện thoại: 02803 855 443

+Fax: 02803 751 659

+Web site: www.giasangsteel.com

+Email: [email protected]

+Loại hình công ty: Công ty cổ phần

+Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh sắt, thép, gang

+Ngày tháng thành lập: 26/12/2006 theo giấy phép kinh doanh số 1703000256 của

công ty do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu, đăng kí thay đổi

lần 2 ngày 24/01/2011.

+Vốn điều lệ theo giấy phép đăng kí kinh doanh: 50,000,000,000 VND (Năm mươi

tỷ đồng)

+Tài khoản: 710A 06004 Ngân hàng Công thương Lưu Xá

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

1

Page 2: Báo cáo thực tập lần 1

Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng tiền thân là nhà máy luyện cán thép

Gia Sàng trực thuộc công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) được khởi công xây

dựng từ năm 1970, theo quyết định số 603-HĐBT-ngày 20/05/1970 và được Cộng

hòa dân chủ Đức viện trợ.

Sau 6 năm xây dựng ngày 1 tháng 5 năm 1975 mẻ thép đầu tiên của nhà máy

đó ra lò, đúng vào ngày quốc tế lao động. Ngày 28 tháng 8 năm 1975 nhà máy có

sản phẩm thép cán, ngày 26 tháng 6 năm 1976 nhà máy có sản phẩm dây mạ kẽm,

đó là chu trình khép kín của toàn bộ dây truyền công nghệ sản xuất thép.

Sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn 650-75

Tiêu chuẩn Nga FOCT: 386-71

Tiêu chuẩn Nhật JTS: 3112

Sau 3 năm sản xuất đạt mức sản lượng trên 50598 tấn thép cán vượt 12% so với

định mức ban đầu.

Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn ISO2002, Hệ thống quản ly chất lượng quốc tế

ISO 9001-2000.. Bên cạnh đó nhà máy được tặng huy chương lao động hạng 3 năm

1985, huân chương lao động hạng nhì năm 1995, bằng khen của thủ tướng Chính

phủ vào năm 2004 và nhiều phần thưởng cao quy

Năm 2006 thực hiện chương trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước :chuyển đổi

nhà máy Luyện Cán Thép Gia Sàng thành Công ty Cổ Phần Luyện Cán Thép Gia

Sàng.

Hình thức cổ phần hoá: Doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hóa theo quy

định khoản 2 điều 3 chương 1 nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của

Chính Phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần là kết hợp bán

một phần vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.

Công ty cổ phần Luyện Cán Thép Gia Sàng được thành lập ngày 26/12/2006

theo giấy phép kinh doanh số 1703000256 của công ty do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư

Tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu, đăng kí thay đổi lần 2 ngày 24/01/2011.

2

Page 3: Báo cáo thực tập lần 1

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 2 ngày 24/01/2011, công

ty đăng kí 12 ngành nghề kinh doanh với mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, số cổ phần

sở hữu là 5.000.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 VND/cổ phần.

1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

1.2.1. Chức năng của công ty

Là một trong số những đơn vị tiêu biểu của Tổng công ty Gang thép Thái

Nguyên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Tổng công ty Gang thép Thái Nguyên

trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Công ty phần Luyện Cán Thép Gia Sàng luôn

đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp kinh doanh, phong cách phục vụ khách

hàng, nghiên cứu khai thác triệt để khả năng tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường,

tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng trong và

ngoài nước. Bằng ưu thế vượt trội về năng lực, kỹ thuật sản xuất phôi thép trên dây

chuyền công nghệ tiên tiến của Đức, cùng chiến lược đầu tư mở rộng và phát triển

toàn diện, với chính sách chất lượng "Vì lợi ích tiêu dùng” và phương châm hành

động “Chất lượng và truyền thống” công ty luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu khách

hàng.

Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau:

+Sản xuất sắt, thép, gang;

+Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

+Mua bán oxy;

+Đúc sắt, thép ;

+Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại (cán, kéo thép);

+Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (lắp đặt thiết bị luyện kim);

+Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (mua bán xăng

dầu) ;

+Sản xuất máy luyện kim (chế tạo thiết bị luyện kim);

+Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (mua bán thiết bị điện);

+Sản xuất oxy;

+Mua bán thép, phôi thép;

3

Page 4: Báo cáo thực tập lần 1

+Kiểm tra và phân tích kĩ thuật (thí nghiệm, điều chỉnh thiết bị điện);

Hiện nay ngành đóng vai trò mũi nhọn của công ty là sản xuất thép cán xây dựng.

Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh tập chung và có 4 phân xưởng.

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty

Công ty căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà

nước, của Bộ công thương, của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên và của

Công ty Gang thép Thái Nguyên; căn cứ vào nhu cầu của thị trường để chủ động đề

ra kế hoạch sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

Trên cơ sở các luận chứng kinh tế kĩ thuật, dự án đầu tư, công ty nhận cung

cấp phôi, thép,...cho các dự án công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị,...

Tổ chức quản ly chặt chẽ, tiếp tục cố gắng cải thiện khó khăn để tình hình tài

chính lành mạnh và ổn định, tích cực tìm nguồn vốn với chi phí thấp.Cùng với việc

duy trì, củng cố lĩnh vực kinh doanh có nhiều kinh nghiệm là luyện thép, phát triển

lĩnh vực vật liệu thép, phôi thép để chủ động nguồn nguyên liệu.

Chi tiêu, tính toán và ra quyết định đầu tư hợp ly, tránh tối đa việc tiếp tục vay

nợ, cố gắng huy động bằng vốn chủ sở hữu để giảm áp lực thanh toán cũng như

nâng cao tính tự chủ tài chính.

1.3. Đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tài chính và hệ thống tổ chức

sản xuất của công ty

1.3.1. Đặc điểm về bộ máy quản ly

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản ly của Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

4

Page 5: Báo cáo thực tập lần 1

* Đại Hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông có quyền lực cao nhất của Công ty, toàn quyền quyết

định mọi hoạt động của Công ty và có nhiệm vụ:

+ Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty.

+ Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

+ Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

* Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ:

+Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối

lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát

triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh

Phòng kế

hoạch-kinh

doanh

Phòng kế

toán-tài

chính

Phòng kĩ

thuật-công nghệ

Phòng cơ

điện-an

toàn

Phòng bảo vệ tự vệ

Các phân xưởng sản xuất

Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất

Phòng kiểm định chất

lượng

5

Đại hội đồng cổ đông

Phòng tổ

chức-hành chính

Page 6: Báo cáo thực tập lần 1

+Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của Công ty.

+Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Giám đốc.

+Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của Công ty.

+Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.

+Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng gồm Chủ tịch,

phó chủ tịch và 3 thành viên, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất công

nghiệp.

*Ban Kiểm soát

BKS do ĐHĐCĐ bầu. BKS thay mặt cổ đông đảm bảo các quyền lợi của cổ

đông và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.

Ban kiểm soát có ba thành viên do ĐHĐCĐ bầu và bãi miễn với đa số tính theo số

lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín. Nhiệm kỳ của BKS là năm năm;

thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên

BKS bầu một người trong số họ làm Trưởng ban Kiểm soát theo nguyên tắc đa số

quá bán.

*Ban Giám đốc gồm Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc.

+Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các hoạt động

và kết quả sản xuất kinh doanh

+Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh chịu trách nhiệm trước Tổng giám

đốc về các báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và toàn bộ hoạt

động kinh doanh sản phẩm của công ty.

+Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc

về tình trạng trang thiết bị, nguồn nguyên vật liệu và tình hình sản xuất tính

đến giai đoạn nhập kho thành phẩm.

Nhiệm vụ của các phòng ban:

Cac phong ban chưc năng:

*Phòng Tổ chức hành chính: Đảm bảo công tác quản ly sắp xếp nhân sự, tiền

lương, chủ trì xây dựng các phương án và chế độ, chính sách lao động đào tạo; văn

6

Page 7: Báo cáo thực tập lần 1

thư, tiếp khách, bảo vệ tài sản.

*Phòng Tài chính – Kế toán:

+Đảm bảo tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tính hiệu quả và

các hoạt động khác đã được phê duyệt.

+Kiểm tra số liệu và lưu trữ hoá đơn, chứng từ liên quan đến các hoạt động

sản xuất của Công ty; kiểm tra việc lưu trữ các tài liệu hồ sơ về kế toán có liên

quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc và của pháp

luật.

*Phòng kế hoạch-kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch quản

ly chất lượng cho từng thời kỳ trong năm. Tổ chức lập báo cáo định kỳ 6 tháng / lần

và đột xuất khi có yêu cầu bằng văn bản cho Phó Tổng giám đốc và đại diện lãnh

đạo về chất lượng về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch

đảm bảo chất lượng.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước, trong, và sau khi sản xuất, thiết

lập mối quan hệ với các cấp,…

*Phòng kĩ thuật-công nghệ Là phòng chức năng của Tổng Giám Đốc công ty, chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của phó TGĐ công ty phụ trách sản xuất ,có chức năng tham

mưu tổ chức thực hiện quản ly như:

+Công tác quản ly thiết bị tài sản cố định, thiết kế.

+Công tác tiến bộ kỹ thuật sáng kiến tiết kiệm, chế thử sản phẩm, đầu tư

chiều sâu nâng cao và mở rộng năng lực sản xuất và công tác bảo hộ lao động của

đoàn công ty.

*Phòng cơ điện-an toàn: đảm bảo công tác an toàn và bảo hộ lao động. Chịu trách

nhiệm trước cấp trên về công tác quản ly thiết bị, cơ điện, năng lượng, công tác đầu

tư xây dựng cơ bản.

*Phòng kiểm định chất lượng: Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra và quản

ly chất lượng sản phẩm theo kế hoạch và mục tiêu chất lượng đã đề ra.

*Phòng bảo vệ-tự vệ:

7

Page 8: Báo cáo thực tập lần 1

+ Lập kế hoạch về bảo vệ, đảm bảo an ninh, trật tự, kiểm soát nội quy ra vào cơ

quan.

+ Bảo vệ tài sản kho tàng của toàn Công ty.

+ Tổ chức và quản ly công tác phòng chống cháy nổ.

+ Tổ chức quản ly triển khai công tác tự vệ, quân sự và quản l. lực lượng tự vệ quân

sự của toàn Công ty.

*Các phân xưởng sản xuất: Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong công tác

sản xuất, tồn trữ, bảo quản các thiết bị máy móc.

Tổ chức thực hiện: quá trình sản xuất, quá trình xuất nhập khẩu, bảo quản, vận

chuyển, giao nhận hàng hóa đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Công ty có 4 phân xưởng sản xuất gồm:

+Xưởng luyện thép.

+Xưởng cán thép.

+Xưởng cơ điện.

+Trạm 110KV.

Như vậy mỗi phòng ban trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng giữa

chúng có mối quan hệ chặt chẽ dưới sự điều hành của ban giám đốc và HĐQT nhằm

đạt hiệu quả cao nhất cho công ty.

1.3.3. Bộ máy kế toán tài chính của công ty

Sơ đồ 2: sơ đồ bộ máy kế toán-tài chính của công ty cổ phần luyện cán thép Gia

Sàng

8

Kế toán trưởng

Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng

hợp

Kế toán tiền mặt-tiền gửi kiêm công nợ

Thủ quỹ

Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành

Kế toán TSCĐ, XDCB, SCL

Kế toán tiền lương,BHXH

Kế toán NVL, CCDC

Kế toán tiêu thụ XĐKQ thuế

Page 9: Báo cáo thực tập lần 1

Phòng kế toán-tài chính là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính

kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty cổ

phần nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn kinh doanh hiệu

quả nhất.

Nhiệm vụ của phòng kế toán-tài chính:

+Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quản ly công ty.

+Thu thập xử ly thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công

việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

+Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp,

thanh toán nợ, kiểm tra việc quản ly sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản,

phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

+Phân tích thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp, phục vụ

cho nhu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị.

+Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện đúng theo pháp lệnh kế

toán và thống kê của Nhà nước ban hành.

+Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh

của công ty.

+Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử

dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trong công ty có kiên quan đến công tác

hạch toán kế toán.

+Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản ly tài sản, vật

tư, tiền vốn, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu,…

9

Page 10: Báo cáo thực tập lần 1

+Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầu đủ chính xác.

+Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm phát hiện ra các

tổn thất, thiệt hại đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục để công ty hoạt động hiệu

quả hơn.

+Lập và gửi các báo cáo tài chính trong kì theo chế độ quy định..

+Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành các chế độ chính sách mới.

+Tổ chức bảo quản các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế

toán thuộc bí mật nhà nước.

+Thu hồi công nợ và lo vay vốn cho sản xuất kinh doanh.

+Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tính chính xác, đúng

đắn của số liệu tài chính của công ty.

+Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ , xây dựng đội ngũ cán bộ nhân

viên kế toán phù hợp.

+Vận dụng chế độ chính sách của Nhà nước vào công ty sao cho phù hợp và

có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Nội dung mọi khâu của công việc kế toán đều do bộ máy kế toán của công ty

đảm nhiệm. Qua sơ đồ 2:

+Kế toán trưởng: Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính

trong công ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính. Là người

chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng kế toán-tài chính cung cấp, và thực

hiện các khoản đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước.

+Kế toán tổng hợp: là người tổng hợp số liệu báo cáo, tổng hợp các thông tin

kế toán do các phần hành kế toán khác cung cấp.

+Kế toán tiền mặt-tiền gửi kiêm công nợ: Thực hiện phần liên quan đến các

nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt và nghiệp vụ ngân hàng

+Kế toán tiêu thụ XĐKQ thuế:có trách nhiệm theo dõi thu chi từ đó tập hợp

xác định kết quả trong kì và tính toán nghĩa vụ về thuế phải nộp cho Nhà nước.

+Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành: là phần công việc rất quan trọng

trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp, theo dõi tập hợp chi phí, tính toán giá thành

10

Page 11: Báo cáo thực tập lần 1

sản phẩm để căn cứ vào đó tham mưu cho giám đốc nên điều chỉnh thế nào cho phù

hợp với tình hình sản xuất thực tế.

+Kế toán TSCĐ, XDCB, SCL: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và

phân bổ khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch sửa chữa và tính toán chi phí sửa

chữa…

+Kế toán tiền lương, BHXH: thanh toán số lương phải trả trên cơ sở tiền

lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỉ lệ % theo quyết định hiện nay; tính ra số

BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng duyệt quỹ lương, kế toán tiến hành lập

bảng thanh toán lương, kiểm tra bảng chấm công.

+Kế toán NVL, CCDC: theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu để kiểm

soát xem có phù hợp với tình hình sản xuất hay không.

+Thủ quỹ: tiến hành thu chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu chi đã

được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu chi vào cuối ngày, lập báo cáo

quỹ, cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.

1.4. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Sản phẩm của công ty gồm nhiều chủng loại trong đó những sản phẩm chủ yếu

bao gồm: phôi thép, thép thỏi, thép cán,… trong đó sản phẩm mũi nhọn gắn với

thương hiệu thép Thái Nguyên là sản phẩm thép cán xây dựng như thép tròn trơn,

thép vắn, thép hình. Quy trình kĩ thuật sản xuất thép cán nguội như sau:

Sơ đồ 3: Quy trình kĩ thuật sản xuất thép cán nguội.

11

Page 12: Báo cáo thực tập lần 1

Thép phế +Phế hợp cách+Gang

Lò điện Thép thỏi

+Phôi nhập khẩu.+Phôi tự sản xuất

Cán tinh306x2

Cán thụ Cán thổi Nung Chuẩn bị phôi

Cán tinh306x2

Cán tinh280x2

Cắt phân đoạn

Sàn nguội

Kiểm tra

Cắt định kích

thước

Sàn nguội

Sàn nguội

Sàn nguội260x4

Nhập kho

12

Page 13: Báo cáo thực tập lần 1

PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

2.1 Những thuận lợi, khó khăn và kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty:

2.1.1. Thuận lợi:

Công ty được sự hậu thuẫn chắc chắn từ phía tổng công ty là Công ty gang

thép Thái Nguyên (TISCO). TISCO là 1 thương hiệu mạnh, lâu năm trong ngành

thép Việt Nam với mạng lưới công ty con và các chi nhánh có mặt khắp nơi trên

toàn quốc, hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng. sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận

lợi của TISCO tạo nên 1 lợi thế lớn trong hoạt động kinh doanh cho Công ty.

Tổ chức bộ máy quản trị gọn nhẹ, hiệu quả, linh hoạt, nhanh nhạy, chớp thời

cơ kinh doanh tốt.

Về mặt nhân lực, đội ngũ 459 công nhân hầu hết đã qua đào tạo, tốt nghiệp từ

các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật có trình độ, năng động, sáng

tạo.

2.1.2. Khó khăn.

Chất lượng 1 bộ phận nguồn nhân lực cón thấp, đội ngũ công nhân kỹ thuật

chưa đáp ứng yêu cầu của những hợp đồng lớn, dự án lớn với quy mô lớn.

Từ năm 2008 chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên gây ra khó khăn chung

cho toàn ngành thép

Cơ sở vật chất chưa được cải tiến theo kịp với điều kiện hiện nay.

Nguồn huy động vốn của công ty chủ yếu là vốn ngắn hạn chứa đựng nhiều

rủi ro tiềm tàng, gây mất cân bằng tài chính.

2.1.3 Các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Trình bày ở bảng 1 Phụ lục

2.2. Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua.

2.2.1. Khái quát tình hình tài chính

2.2.1.1 . Tình hình biến động tài sản nguồn vốn

Trình bày ở bảng 2 phụ lục

2.2.1.2. Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Trình bày bảng 3 Phụ lục

13

Page 14: Báo cáo thực tập lần 1

2.2.2. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Trình bày ở bảng 4 Phụ lục

Số liệu trung bình ngành chỉ mang tính tham khảo và đối chiếu theo Bảng chỉ số tài

chính trên trang thông tin thị trường chứng khoán cho ngành thép:

http://www.cophieu68.com/statistic_index.php?id=^thep

2.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty năm 2012

a) Hệ số khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đầu kì=

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cuối kì=

NX: Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy công ty không chỉ dùng nợ ngắn hạn đầu tư cho

TSNH mà còn dùng 1 phần để đầu tư cho tài sản dài hạn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro

thanh toán rất lớn, không đảm bảo khả năng trả nợ. So với đầu năm, hệ số khả năng

thanh toán hiện thời đã giảm chứng tỏ công ty cũng đã nhận ra những rủi ro và điều

chỉnh nhưng vẫn ở mức nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn ngành. Qua hệ số này có thể thấy

rằng tình hình khả năng thanh toán của công ty đang rất khó khăn và thậm chí đối

diện với nguy cơ phá sản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu kì=

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối kì=

14

TSNH+Hệ số khả năng thanh toán hiện thời=

Nợ NH

TSNH-HTK+Hệ số khả năng thanh toán nhanh=

Nợ NH

Tiền + Các khoản tương đương tiền+Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Page 15: Báo cáo thực tập lần 1

Hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu kì=

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối kì=

NX: Cả 2 hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời đều rất rất nhỏ so

với 1. Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành thép đang gặp rất nhiều khó khăn, hệ số

trung bình ngành cũng nhỏ hơn 1 và công ty cũng không là ngoại lệ, công ty đang

phải đối đầu với 1 giai đoạn khó khăn khi không có đủ khả năng thanh toán các

khoản nợ đến hạn. hầu hết tiền mặt của công ty được dùng để trang trải các khoản

nợ ngắn hạn đến hạn trả nên đang trở nên khan hiếm.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay kì trước=

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay kì này=

NX:Qua hệ số này cho thấy công ty không có khả năng thanh toán lãi tiền vay, điều

nay sẽ gây hoang mang cho các chủ nợ đồng thời làm mất uy tín của công ty đã gây

dựng từ trước đến nay. Nguyên nhân là do công ty vay nợ ngắn hạn quá nhiều gây

ra áp lực trả nợ lớn trong khi tình hình kinh doanh vô cùng tồi tệ. Tình hình tự chủ

tài chính của công ty gần như không có, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do

quá trình quản ly tài chính không tốt trong nhiều năm, từ 2008, công ty đã không

còn khả năng chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước.

b) Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.

+Cơ cấu nguồn vốn:

Hệ số nợ đầu kì=

Hệ số nợ cuối kì=

15

LN trước lãi vay & Thuế+Hệ số khả năng thanh toán lãi vay=

Lãi vay phải trả

Nợ phải trảHệ số nợ=

Tổng nguồn vốn

Page 16: Báo cáo thực tập lần 1

NX:Hệ số nợ vượt quá khả năng kiểm soát của công ty. Từ năm 2010, Vốn chủ

trong công ty chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và đến năm 2011 và

2012, công ty không còn cách nào khác là phải đi vay để tiếp tục duy trì hoạt động

sản xuất kinh doanh của mình. Đến chỉ tiêu này có thể thấy công ty hoàn toàn mất

tự chủ tài chính. Do tỉ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản lớn mà chủ yếu

là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy vay nợ nhiều nhưng công

ty lại sử dụng đồng vốn vay không mấy hiệu quả, trong bối cảnh bất động sản ảm

đạm, kéo theo hệ lụy cả ngành thép khó khăn và đối với công ty nói riêng.

+Cơ cấu tài sản ngắn hạn:

Hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn đầu kì=

Hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn cuối kì=

c)Hệ số hiệu suất hoạt động:

NX:Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 đã tăng lên so với năm 2011 và ở mức rất

cao vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu

thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị

đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho

các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Mặt

khác hiện nay giá nguyên vật liệu chế biến thép rất cao có khả năng công ty sẽ bị

tăng giá thành thành phẩm.

16

TSNHHệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn=

Tổng TS

Giá vốn hàng bán+Số vòng quay hàng tồn kho= =

Hàng tồn kho bình quân

Số dư bình quân các khoản phải thu+Kì thu tiền trung bình(ngày)= =

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Page 17: Báo cáo thực tập lần 1

NX: Chỉ tiêu này năm 2012 đạt 3.4 giảm so với năm 2011 đạt 3.75 phụ thuộc vào

chính sách bán chịu của công ty, khả năng thanh toán của công ty gặp khó khăn nên

công ty đã tập chung thu hồi tiền hàng, không cho khách hàng chiếm dụng vốn lâu

vừa để tránh nguy cơ nợ khó đòi từ phía khách hàng, mặt khác do trong giai đoạn

khó khăn như hiện nay thì công ty không thể tăng chiếm dụng thương mại cho

khách hàng được, để làm giảm áp lực trả nợ đến hạn thì đây cũng là một biện pháp

khắc phục mà công ty theo đuổi.

=>Số ngày 1 vòng quay VLĐ=

NX: Năm 2012, vòng quay vốn lưu động là 7.62 vòng tăng lên so với năm 2011 và

ở mức cao cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động đã được cải thiện hơn, tốc độ

luân chuyển vốn lưu động lớn cho thấy việc quản trị và sử dụng vốn lưu động đã có

hiệu quả nhất định. Xem xét trong chính sách dự trữ hàng tồn kho thì việc sử dụng

vốn lưu động như vậy là khá hợp ly và trong ngành sản xuất thép xây dựng thì tốc

độ luân chuyển vốn lưu động cũng chưa hẳn là cao quá mức kiểm soát.

NX: Năm 2012 doanh nghiệp đã bị giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định cho thấy

việc sử dụng vốn cố định không hiệu quả. Năm 2012, công ty đã đầu tư xây dựng

nhà xưởng nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng, TSCĐ khấu hao lớn, máy móc

thiết bị cũ làm giảm năng suất.

17

Doanh thu thuần+Vòng quay vốn lưu động= =

Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần+Hiệu suất sử dụng

vốn cố định = =

Vốn cố định bình quân

Doanh thu thuần

+Vòng quay toàn bộ vốn= =

Vốn kinh doanh bình quân

Page 18: Báo cáo thực tập lần 1

NX: Năm 2012 vòng quay toàn bộ vốn giảm nhẹ so với năm 2011 cho thấy quy mô

kinh doanh của doanh nghiệp cũng thu hẹp. Một phần do đặc thù ngành kinh doanh

thép trong giai đoạn hiện nay đang khó khăn chung.

d)Hệ số sinh lời:

NX:Hệ số lãi ròng hay còn gọi là tỉ suất LNST trên doanh thu đều âm thậm chí

2012 còn giảm so với 2011 phản ánh doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ phản

ánh công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp cần phải xem xét như giá thành sản

phẩm, chi phí lãi vay,…do tình trạng vay nợ của công ty rất đáng báo động nên

doanh thu không đủ bù chi phí.

NX: Cả 3 chỉ tiêu đều âm qua những năm gần đây và 2012 cũng không phải ngoại

lệ. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra không những không thu

được lợi nhuận mà còn bị âm do công tác quản ly chi phí, lãi vay cao, khoản nợ đến

18

LNST

+Hệ số lãi ròng (%)= =

Doanh thu thuần trong kì

LN trước lãi vay và thuế+Tỷ suất sinh lời

kinh tế của tài sản = =

( ) Vốn kinh doanh bình quân

LNST+Tỷ suất lời nhuận

vốn kinh doanh= =

(ROA) Vốn kinh doanh bình quân

LNST+Tỉ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu = =

(ROE) VCSH bình quân

LNTT+Tỉ suất lợi nhuận trước thuế

trên vốn kinh doanh = =

VKD bình quân

Page 19: Báo cáo thực tập lần 1

hạn tạo áp lực thanh toán nâng chi phí lãi vay lên làm cho việc sử dụng vốn kinh

doanh là không hiệu quả.

NX: Vốn chủ sở hữu và LNST đều âm và công ty đang không kinh doanh bằng vốn

chủ mà dùng toàn bộ bằng vốn vay nên chỉ tiêu này phản ánh không chính xác.

NX: Tình trạng kinh doanh của công ty rất khó khăn, Lợi nhuận tạo ra không đủ chi

trả lãi vay và thuế nên cổ đông của công ty cũng không có thu nhập cổ phần. Công

ty theo đuổi chính sách thặng dư cô tức nhưng trong giai đoạnnhư hiện nay thì việc

quan trọng hơn cả là trả nợ cho chủ nợ đến hạn và nợ thuế.

Tóm lại: Qua phân tích khái quát một số chỉ tiêu ta thấy những điểm chủ yếu sau:

+Vấn đề trọng yếu là việc công ty hoàn toàn không sử dụng vốn chủ sở hữu trong

kinh doanh mà hoàn toàn dùng vốn vay nợ ngắn hạn khiến khả năng thanh toán rất

hạn chế, mất tính tự chủ tài chính. Cấu trúc vốn như vậy gây mất cân bằng, tiềm ẩn

rất nhiều rủi ro. Việc kinh doanh không có lợi nhuận phản ánh 1 vấn đề cấp thiết

rằng công ty đã không sử dụng được đòn bẩy tài chính để khuếch đại tỉ suất lợi

nhuận vốn chủ sở hữu. Biết rằng trong những năm qua toàn bộ nền kinh tế đề suy

thoái ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các ngành cũng như các doanh nghiệp nói chung

và ngành thép nói riêng, dù được sự hậu thuẫn và tận dụng thương hiệu từ công ty

mẹ là Công ty gang thép Thái Nguyên nhưng thực tế, công ty cổ phần luyện cán

thép Gia Sàng đang đứng trước những thử thách vô cùng khó khăn.

+Công tác quản ly và sử dụng vốn lưu động đã đạt được những hiệu quả nhất định,

khi chủ trương kinh doanh ngắn hạn thu tiền ngắn hạn để giảm áp lực thanh toán nợ

19

LNST-cổ tức trả cổ dông ưu đãi+Thu nhập 1 cổ phần

thường(EPS) = =

Số cổ phần thường đang lưu hành (đồng/cp)

Page 20: Báo cáo thực tập lần 1

đến hạn thì phần nào công ty đã thành công. Nhưng mặt khác việc công ty cắt giảm

dự trữ hàng tồn kho đại bộ phận là nguyên vật liệu và thành phẩm sẽ dễ làm mất cơ

hội kinh doanh của công ty khi mà thị trường thép nóng trở lại hay nếu trong tương

lai, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất tăng thì công ty sẽ bị tăng chi phí sản xuất,

tăng giá thành sản phẩm từ đó phải tăng giá bán làm mất khả năng cạnh tranh với

các đối thủ cùng ngành.

+Tại thời điểm này. Công ty không sử dụng chính sách tín dụng thương mại là hợp

ly, vì trong tài sản ngắn hạn, tiền mặt nhỏ hơn các khoản phải thu rất nhiều trong

khi nợ đến hạn trả ngày càng nhiều. Tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến uy tín của

công ty giảm, khách hàng sẽ không tín nhiệm sản phẩm của công ty nữa thì việc

kinh doanh sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Công ty nên xem xét để tăng nguồn huy

động vốn đầu tư kinh doanh, tăng nợ dài hạn lên dù tuy làm tăng chi phí sử dụng

vốn nhưng tránh được áp lực trả nợ ngắn hạn cũng như tận dụng được vốn để sinh

lời.

+Vấn đề lớn nữa mà công ty mắc phải đó là vay nợ thì nhiều trong khi lợi nhuận

không được bao nhiêu, không đủ để trang trải hay bù đắp chi phí bỏ ra, phản ánh

công tác huy động và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Doanh nghiệp nên xem xét,khắc

phục để trong thời gian tới kết quả kinh doanh khả quan hơn để hoàn thành nghĩa vụ

với chủ nợ,với Nhà nước.

+Quy mô tài sản và quy mô nguồn vốn giảm rất nhiều so với năm 2011 có thể thấy

công ty đang gặp khó khăn trong cạnh tranh thị trường, đặc biệt là tiếp cận nguồn

vốn để phục vụ việc sản xuất kinh doanh của mình. Cấu trúc vốn của công ty đang

phản ánh một sự bất hợp ly, và vô cùng mạo hiểm khi lựa chọn những giải pháp huy

động ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh, thanh toán nợ trong điều kiện hết

sức khó khăn và rủi ro cao. Do đó nên tìm tòi và tiếp cận những nguồn vốn dài hạn

để giảm hệ số nợ từ đó giảm rủi ro thanh khoản.

20

Page 21: Báo cáo thực tập lần 1

BẢNG 1: Các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

STT Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Doanh thu(đồng) 1,102,757,891,988 825,845,312,830 763,037,414,634 622,324,686,433

2 Doanh thu thuần(đồng) 1,102,757,891,988 825,845,312,830 763,037,414,634 622,324,686,433

3 Lợi nhuận trước thuế

(LNTT)

(đồng)

(27,420,016,948) 15,375,361,391 (21,303,258,611) (28,709,269,700)

4 Lợi nhuận sau thuế

(LNST)

(đồng)

(27,420,016,948)* 15,375,361,391* (21,303,258,611)* (28,709,269,700)*

5 ROAe (%) = EBIT / VKD bq 22.69% (3.39%) (16.28%)

6 ROA (%) = LNST / VKD bq 11.14% (15.44%) (25.60%)

7 ROE (%) (223.72%) 98.66% 79.87%

8 Nộp NSNN(đồng) 843,327,485 1,317,235,348 747,069,658 10,046,719,562

9 Thu nhập bình quân

người/tháng (triệu đồng)

2.2 2.2 2.0 1.9

10 Cổ tức (DIV)(đồng/cp) = LNST dành trả cổ tức /

Số cổ phiếu thường đang

lưu hành

_ _ _ _

21

Page 22: Báo cáo thực tập lần 1

11 EPS(đồng/cp) = LNST – cổ tức trả cho

cổ đông ưu đãi / Số cổ

phiếu thường đang lưu

hành

_ _ _ _

Nguồn st: Bảng CĐKT,Báo cáo kết quả kinh doanh lập ngày 31/12/2012, 31/12/2011, 31/12/2010 của công ty cổ phần luyện

cán thép Gia Sàng.

22

Page 23: Báo cáo thực tập lần 1

BẢNG 2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty.

Chỉ tiêu Chỉ tiêu nhỏ Năm 2011 Năm 2012

Hệ số hiệu suất

hoạt động

Số vòng quay hàng tồn kho 8.33 8.97

Kì thu tiền trung bình 3.74 3.4

Số vòng quay vốn lưu động 7.37 7.62

Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn

khác22.60 20.41

Vòng quay toàn bộ vốn trong kì 5.56 5.55

Hệ số sinh lời

Hệ số lãi ròng (0.03) (0.05)

TSLN trước lãi vay và thuế/Vốn kinh

doanh (ROAE ) %(3.34%) (16.28%)

TSLN trước thuế/Vốn kinh doanh(%) (15.52%) (25.60%)

TSLN sau thuế/Vốn kinh doanh (ROA)

(%)(15.52%) (25.60%)

TSLN Vốn chủ sở hữu ( ROE)(%) 210.08% 79.87%

Thu nhập 1 cổ phần (EPS) (4260.65%)

Cổ tức 1 cổ phần (DIV) 0 0

Hệ số chi trả cổ tức % 0% 0%

Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳTB

ngành

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0.64 0.45 1.11

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.08 0.07 0.53

Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.01 0.001 0.08

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (0.28) (1.75)

Hệ số nợ 1.16 1.55

Hệ số vốn chủ sở hữu (0.16) (0.55)

23

Page 24: Báo cáo thực tập lần 1

Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0.74 0.7

Tỉ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 0.26 0.3

24

Page 25: Báo cáo thực tập lần 1

BẢNG 3: Khái quát tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Đvt:đồng

STT Kết quả kinh doanh Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

Số tiền (VNĐ) Tỉ lệ %

1 Tổng doanh thu 763,656,372,932 631,028,751,156 (132,627,621,776) (17.37%)

-Doanh thu thuần về bán hàng &

cung cấp dịch vụ

763,037,414,634 622,324,686,433 (140,712,728,201) (18.44%)

-Doanh thu hoạt động tài chính 175,187,187 21,340,301 (153,846,886) (87.82%)

-Thu nhập khác 443,771,111 8,682,724,422 8,238,953,311 1856.58%

2 Tổng chi phí 784,959,631,543 659,738,020,856 (125,221,610,687) (15.95%)

3 Tổng lợi nhuận trước thuế (21,303,258,611) (28,709,269,700) (7,406,011,089) (34.76%)

4 LNST (21,303,258,611)* (28,709,269,700)* (7,406,011,089) (34.76%)

Nguồn ST: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng.

25

Page 26: Báo cáo thực tập lần 1

BẢNG 4: Bảng khái quát tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty

TT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền

(đồng)

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

(đồng)

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

(đồng)

Tỉ lệ

(%)

Tỉ trọng

(%)

A Tổng tài sản 133,629,057,42

3

100 90,645,779,109 100 (42,983,278,314

)

(32.17) 0

1 Tài sản ngắn

hạn

99,473,483,209 74.44 63,818,080,511 70.40 (35,655,402,698

)

(35.84) (4.04)

2 Tài sản dài hạn 34,155,574,214 25.56 26,827,698,598 29.60 (7,327,875,616) (21.45) 4.04

B Tổng nguồn

vốn

133,629,057,42

3

100 90,645,779,109 100 (42,983,278,314

)

(32.17) 0

I Nợ phải trả 155,221,206,38

6

116.16 140,947,197,77

2

155.49 (14,274,008,614

)

(9.20) 39.33

1 Nợ ngắn hạn 155,177,079,05

3

99.97 140,947,197,77

2

100 (14,229,881,281

)

(9.17) 0.03

2 Nợ dài hạn 44,127,333 0.03 _ 0 (44,127,333) (100) (0.03)

II Vốn chủ sở hữu (21,592,148,96

3)

(6.16) (50,301,418,663

)

(55.49) (28,709,269,700

)

132.96 (49.33)

26

Page 27: Báo cáo thực tập lần 1

Nguồn st: Bảng CĐKT lập ngày 31/12/2012 của công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng.

27