15
http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15 1 BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ ĐỒNG THÁP LỚP KTDN K3 Trong chuyến đi thực tế ngày 19 – 10 - 2013 vừa qua của lớp Kế toán Doanh nghiệp K3. Đoàn chúng tôi gồm 25 sinh viên và 1 thầy giáo là thầy Nguyễn Tiến Thành khoa Bộ môn Mác - Lênin. Chuyến tham quan thực tế trong ngày vừa qua tuy ngắn nhưng đã mang lại cho chúng tôi thật nhiều điều bổ ích, vui vẻ, có thật nhiều những kĩ niệm đẹp và những ấn tượng khó phai trong mỗi cá nhân chúng tôi. Lịch trình chuyến tham quan qua những địa danh và di tích lịch sử như Lăng cụ Phó Bảng, Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp, khu di tích Xẻo Quít. 4 giờ sáng, đoàn chúng tôi tập hợp tại Trường Cao Đẳng Cơ Điện và Nông Nghiệp Nam Bộ, sau đó bắt đầu đi theo hướng Phong Điền để tập hợp một số thành viên khác, sau đó chúng tôi đi theo hướng Vĩnh Long tiếp tục hành trình, trải qua khoảng 3 giờ chúng tôi đã đi đến địa phận tỉnh Đồng Tháp, đoàn chúng tôi đã dừng chân tại một khu chợ nhỏ để nghĩ ngơi và ăn sáng trước khi đến tham quan Lăng cụ Phó Bảng. Đi tiếp 15 phút chúng tôi đã đến được Lăng cụ Phó Bảng. Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Đây là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nhà nho yêu nước, và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992. Bước qua cánh cổng tam quan trên gắn một hàng chữ lớn đề: “KHU DI TÍCH CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC”, ta sẽ thấy người như lặng đi, bâng khuâng khó tả như lạc vào một thế giới khác với ngập tràn màu xanh của cây trái, của hoa nắng và của sự tĩnh lặng trang nghiêm.

Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

1

BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ ĐỒNG THÁP

LỚP KTDN K3

Trong chuyến đi thực tế ngày 19 – 10 - 2013 vừa qua của lớp Kế toán Doanh nghiệp K3. Đoàn chúng tôi gồm 25 sinh viên và 1 thầy giáo là thầy Nguyễn Tiến Thành khoa Bộ môn Mác - Lênin. Chuyến tham quan thực tế trong ngày vừa qua tuy ngắn nhưng đã mang lại cho chúng tôi thật nhiều điều bổ ích, vui vẻ, có thật nhiều những kĩ niệm đẹp và những ấn tượng khó phai trong mỗi cá nhân chúng tôi.

Lịch trình chuyến tham quan qua những địa danh và di tích lịch sử như Lăng cụ

Phó Bảng, Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp, khu di tích Xẻo Quít. 4 giờ sáng, đoàn chúng tôi tập hợp tại Trường Cao Đẳng Cơ Điện và Nông

Nghiệp Nam Bộ, sau đó bắt đầu đi theo hướng Phong Điền để tập hợp một số thành viên khác, sau đó chúng tôi đi theo hướng Vĩnh Long tiếp tục hành trình, trải qua khoảng 3 giờ chúng tôi đã đi đến địa phận tỉnh Đồng Tháp, đoàn chúng tôi đã dừng chân tại một khu chợ nhỏ để nghĩ ngơi và ăn sáng trước khi đến tham quan Lăng cụ Phó Bảng. Đi tiếp 15 phút chúng tôi đã đến được Lăng cụ Phó Bảng.

Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Đây là nơi an nghỉ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nhà nho yêu nước, và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992.

Bước qua cánh cổng tam quan trên gắn một hàng chữ lớn đề: “KHU DI TÍCH CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC”, ta sẽ thấy người như lặng đi, bâng khuâng khó tả như lạc vào một thế giới khác với ngập tràn màu xanh của cây trái, của hoa nắng và của sự tĩnh lặng trang nghiêm.

Page 2: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

2

Bên trong khu di tich là một chuỗi phức hợp gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau như:

- Đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc - Tượng cụ Nguyễn Sinh Sắc (tượng ngoài trời đặt trong khuôn viên) - Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc - Nhà sàn Bác Hồ bên ao cá (phục dựng theo nguyên mẫu ở Hà Nội) - Một phần của làng Hòa An xưa, phục dựng theo tỉ lệ 1/1, v.v... Toàn bộ khu di tích nằm trong một khu vực rộng khoảng 3,6ha. Đối diện với

cổng vào là Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc Khi bước vào di tích đoàn chúng tôi được hướng dẫn viên – chị Lê Thúy Ngọc

tiếp đón và dẫn đi tham quan các nơi. Đầu tiên là nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Tại đây chúng tôi được nghe kể về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những cống hiến của cụ Phó Bảng dành cho mảnh đất Đồng Tháp này, ngay khi bước vào cửa nhà trưng bày tôi dễ dàng nhận ra bức tượng đồng đúc hình cụ Phó Bảng, dáng ngồi thẳng thắng toát lên vẻ chính trực, phía sau lưng tượng là hình ảnh cách điệu lá sen – một loài hoa đặc trưng của Đồng Tháp.

Đi sâu vào bên trong là một chuỗi gồm nhiều tranh ảnh hiện vật, cũng như các mô

hình về cuộc đời hoạt động của cụ Phó Bảng.

Page 3: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

3

Cụ Nguyễn Sinh Sắc bị triệu hồi về Huế năm 1930, sau vụ án Tạ Đức Quang cụ bị

triều đình Huế cách chức và triệu hồi về cung chờ ngày xét xử

Mô hình nhà ở của cụ Phó Bảng ở Hà Nội

Page 4: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

4

Trường Dục Thanh (Phan Thiết) nơi sau khi từ quan cụ Phó Bảng đến tìm con

nhưng Nguyễn Tất Thành không còn ở đây.

Page 5: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

5

Cụ Phó Bảng đưa con là Nguyễn Tất Thành đến gặp cụ Phan Châu Trinh ở Mỹ Tho, để bàn bạc tìm cách cho Nguyễn Tất Thành sang Pháp

Sau khi bị cách chức quan, cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp

dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh), cho đến khi qua đời ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ (26 tháng 11 năm 1929). Một số dụng cụ mà cụ Phó Bảng dùng để giúp dân như: chiếc la bàn, sách địa lý, thanh quế khâu,…

Một số thư cụ Phó Bảng gửi sang Campuchia

Page 6: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

6

Sinh thời cụ Phó Bảng đã giúp đỡ nhân dân nơi đây rất nhiều việc, từ việc xem địa lý cho nhân dân tới việc chữa bệnh cho dân nghèo,..do vậy người dân nơi đây rất cảm phục trước công đức của cụ Phó Bảng, cho nên đến khi cụ mất người dân nới đây đã tổ chức tang lễ cho cụ một cách tận tình và chu đáo nhất

Nhân dân Hòa An tổ chức lễ tang cho cụ Phó Bảng

Sau khi tham quan Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời của cụ Nguyễn Sinh Sắc

đoàn chúng tôi được hướng dẫn đi tham quan Nhà sàn Bác Hồ và bên ao sen Đồng Tháp, công trình này còn có tên gọi là “công trình của tấm lòng” được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1990 và được khánh thành vào ngày 19 tháng 5 năm 1990 dây là một công trình mang hai ý nghĩa lớn, ý nghĩa thứ nhất là Đồng Tháp muốn mang hương hồn của Bác về sống bên cạnh người cha kính yêu của mình và ý nghĩa thứ hai là để tạo điều kiện cho những bà con ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện ra Hà Nội thì khi thăm nhà sàn này cũng phần nào hình dung được Bác một chủ tịch nước đã sống và làm việc như thế nào.

Đây là ngôi nhà sàn được làm theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có đôi chút khác biệt về loại gỗ được sử dụng, ao cá của Bác được thay thế bằng ao sen và chiếc đồng hồ ở Hà Nội vẫn được chạy mỗi ngày giống như Bác vẫn còn sống và Bác chỉ đi vắng mà thôi, riêng ở nhà sàn này Bác chưa một lần đến nên chiếc đồng hồ đã được cho dừng lại vào lúc 9 giờ 47 phút đó là giây phút Bác ra đi mãi mãi, các vật dụng trong nhà sàn rất đơn sơ, từ chiếc ghế dựa bằng cây mây Bác thường dùng để ngã lưng nghỉ trưa cho đến chiếc đài xuềnh xoàng mà Bác vẫn dùng để bầu bạn mỗi đêm khuya khi làm việc. Ngoài ra xung quanh nhà sàn cũng có trồng cây vú sữa giống như ngoài Hà Nội. Từ những vật dụng đó có thể thấy Bác sống giản dị như thế nào, nó khiến tôi cảm thấy khâm phục Bác một con người suốt đời vì nước vì dân, luôn tận tụy và hết lòng vì tổ quốc, học tập theo tấm gương của Bác là một cách làm tốt để tôi cũng như bạn bè tôi rèn luyện đạo đức, sống có ích hơn để xứng đáng là một người Việt trẻ.

Page 7: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

7

Tiếp đó, đoàn chúng tôi được chị Ngọc hướng dẫn đến viếng mộ cụ Phó Bảng, nổi bật giữa quang cảnh xung quanh là

Một mái vòm là cánh hoa sen cách điệu úp xuống với các đầu hồi là hình tượng 9 con rồng vươn ra ôm ấp ngôi mộ thể hiện ý tưởng rằng lòng người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp luôn vọng về, chở che trong niềm tôn kính mộ phần của cụ Phó bảng, như họ từng không quản ngại hiểm nguy trong những năm chiến tranh ác liệt để quyết đấu tranh giữ gìn toàn vẹn ngôi mộ của Cụ. Dưới bóng mát của cánh sen, ngay vị trí trung tâm là ngôi mộ được ốp đá hoa cương, hình chữ nhật nổi trên nền đá trắng. Ngôi mộ được biết là nằm đúng nguyên vị từ lúc được an táng.

Khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Phía trước khu mộ là công trình hồ sen hình ngôi sao năm cánh. Giữa hồ là một

đài sen trắng cách điệu cao 6,5m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, trong sáng của cụ Phó bảng và cũng là biểu tượng quê hương Kim Liên - Đồng Tháp vươn thẳng giữa lòng Tổ quốc Việt Nam.

Cách hồ sen chừng hơn 30m về phía trái (cách cổng tam quan 15m về phía phải)

là ngôi nhà hình bát giác trưng bày hình ảnh, hiện vật về cuộc đời cụ Phó bảng, nối liền với phòng trưng bày về bà Hoàng Thị Loan-thân mẫu của Bác Hồ...

Sắc màu chủ đạo của các công trình trong khu di tích toát lên một màu trắng thanh

khiết, hài hòa với sắc màu hoa lá chung quanh... Trong khu di tích, hàng trăm loài cây trái, hoa cảnh quý hiếm được nhân dân gửi về hiến cúng. Trong đó, có cây khế và cây sộp đều đã trên 300 tuổi được trồng hai bên tả hữu ngôi mộ của cụ Phó bảng....

Page 8: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

8

Cây khế trồng từ 1727 do ông Ngô Văn Hay (Sa Đéc) hiến cúng

Theo tài liệu để lại, trước năm 1954, mộ cụ Phó bảng là một nấm xi măng nhỏ. Để

vào mộ phải qua con mương rộng. Thời gian 100 ngày tập kết chuyển quân, Tỉnh ủy Long Châu Sa giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 311, các đại đội địa phương quân (một số đơn vị bạn tập kết ở đây cũng phụ giúp như 309 Mỹ Tho, 308 Phân khu Kiến Đông) xây dựng công trình Đài chiến sĩ ở ngã tư chợ Cao Lãnh và trùng tu ngôi mộ cụ Phó bảng bằng gạch xi măng, có trụ và lan can sắt bao bọc chung quanh...

Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngôi mộ đã bị hư hại nhiều. Khuôn viên

lúc đó chỉ còn 10 thước vuông đất, xung quanh là mương rãnh với cây cỏ um tùm và một số mồ mả của bá tánh...

Để tỏ lòng tôn kính Cụ - một chí sĩ yêu nước, một người gieo mầm cách mạng

cho quê hương Cao Lãnh, đồng thời thể theo nguyện vọng của đồng bào, ngày 22 – 8 – 1975 Tỉnh ủy Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Tháp quyết định khởi công xây dựng lại khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Đến 13 – 12 – 1977, công trình hoàn tất và khánh thành. Năm 1992 Khu di tích

được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia. Và cứ vào ngày 27 – 10 âm lịch hàng năm, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.

Nhiều năm qua, khu di tích đã đón hàng triệu lượt đồng bào, chiến sĩ, các vị lãnh đạo, du khách trong và ngoài nước viếng thăm. Khu di tích không chỉ là một điểm du lịch văn hóa- lịch sử đơn thuần mà còn là một địa chỉ về nguồn đầy ý nghĩa của mỗi người dân nước Việt. Lúc chúng tôi đến, dù là ngày thường song vẫn có rất đông du khách ghé thăm

Những vòng hoa, những nén trầm nhang ngan ngát hương được chúng tôi kính cẩn dâng lên để tưởng nhớ về cuộc đời thanh bạch của cụ Phó Bảng - người đã có công

Page 9: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

9

sinh thành cho Tổ quốc, cho dân tộc một vị cứu tinh, một con người vĩ đại mang tên Hồ Chí Minh.

Rời khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường

đi viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp. Nổi bật trong khuôn viên tĩnh lặng là một búp sen cách điệu cùng một bức phù điêu chạm khắc nổi hình ảnh những chiến sĩ đang chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Tháp được khánh thành vào ngày 26 – 07 – 1984. Bên trong là một căn phòng truyền thống nơi trưng bày những tư liệu, sách báo về chiến công cũng như các lãnh đạo Tỉnh Ủy Đồng Tháp trong thời kỳ kháng chiến lẫn thời bình.

Kính cẩn đặt một bó hoa, thắp nén nhang cho các chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, tôi

xin thành tâm cầu chúc cho các anh yên nghĩ nơi cõi vĩnh hằng, đồng thời tỏ lòng biết ơn tới những người đã hi sinh cả máu xương cho sự độc lập tự do mà chúng tôi đang được thừa hưởng ngày nay.

Tiếp tục hành trình, đoàn chúng tôi lên xe đi đến khu di tích Xẻo Quýt – một

trong những địa danh nổi tiếng của Đồng Tháp. Xẻo Quít thuộc hai xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp,

cách quốc lộ 30 khoảng 5 đến 6Km, có diện tích klhoangr 5oha

Page 10: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

10

Thời điểm đoàn chúng tồi đến đây đang là mùa nước, nên không thể tham quan

bằng cách đi bộ, tuy nhiên có một giải pháp thay thế là đi xuồng cũng không kém phần thú vị.

Tham quan di tích bằng cách đi xuồng

Trong khu di tích Xẻo Quít chủ yếu là rừng rậm và các loài bò sát như rắn,

trăn,…bên cạnh đó là một hệ thực vật phong phú như tràm, si, bình bát,bòng bong các loại dây leo,…

Page 11: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

11

Đi sâu vào khu di tích tôi được anh hướng dẫn viên kiêm chèo xuồng chỉ dẫn về những căn hầm trú ẩn, các khu nhà họp của các chiến sĩ,…

Nhà ở C279, đơn vị bảo vệ Tỉnh Ủy

Hầm công sự, nơi trú ẩn bom địch của chiến sĩ ta có sức chứa khoảng 30 người

Page 12: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

12

Cọc “ngù” làm dấu khu vực có gài bẫy bom, mìn chống trực thăng,xe tăng địch

Có đi tham quan mới thấy hết sự khó khăn trong công tác chiến đấu của các chiến

sĩ ta khi phải sống và làm việc trong một môi trường có nhiều thiếu thốn về mặt vật chất lẫn tinh thần, ấy vậy mà những người con của đất Việt vẫn bám trụ kiên cường để chiến đấu chống giặc ngoại xâm, từ lẽ đó đã khiến cho tôi thêm phần cảm phục và biết ơn lớp lớp cha anh đã ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc.

Ngoài ra, sau khi tham quan khu dích chúng tôi tiếp tục tham quan một số hiện vật khác được trưng bày trong nhà hiện vật.

Page 13: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

13

Áo mà các chiến sĩ đã mặc

Bom đạn mà quân Mỹ ném xuống khu di tích

Page 14: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

14

Một số vật dụng trong quân y

Lò củi được chế tạo từ thùng đựng đạn của quân Mỹ

Page 15: Bài thu hoạch chuyến đi thực tế Đồng Tháp

http://facebook.com/ngphutien Bài thu hoạch

http://facebook.com/ngphutien Sinh viên: Nguyễn Phú Tiền, STT: 15

15

Tôi đã được học về chiến tranh, được biết về chiến tranh trên đất nước mình rất nhiều qua sách vở. Nhưng đây là lần đi thực tế đầy sinh động cho điều đó. Hình ảnh các chiến sĩ, hình ảnh những chiếc áo sờn vai, chiếc vali cũ kĩ, những dụng cụ cá nhân của các chiến sĩ thật đơn sơ đến giản dị…..tất cả những hình ảnh đó trong nhà bảo tàng hiện vật ở khu di tích Xẻo Quít đã làm cho tôi trào dâng cảm xúc về tình yêu quê hương, tình yêu con người Việt Nam đoàn kết một lòng vượt qua sức mạnh của quân thù.

Chiến tranh nếu ai đã từng trải qua thì rất rõ và thấu hiểu, nhưng chúng tôi là thế hệ sinh ra trong hòa bình, độc lập nên chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở mà thôi. Sau lần đi thăm địa danh Xẻo Quít thì sự hiểu biết về chiến tranh trong tôi được tăng lên nhiều lần, được bồi dưỡng thêm thật nhiều kiến thức và tình yêu dành cho quê hương ngày hôm nay.

Tôi dường như cảm nhận mỗi tấc đất của dân tộc Việt Nam ta đều thấm máu và xương của biết bao con người đã ngã xuống cho hòa bình ngày hôm nay. Chuyến thăm Xẻo Quít đã minh chứng sinh động cho bài học lịch sử khi ngồi trên ghế nhà trường của tôi. Làm cho tôi biết ơn và trân trọng sự hi sinh của chiến sĩ và đồng bào ta cho nền độc lập ngày hôm nay.

Trong chuyến đi thực tế này tôi đã hiểu thật nhiều về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tôi đã tự nhũ với lòng mình phải cố gắng học tốt để có thể đóng góp cho đất nước dù chỉ là một phần nhỏ bé nhằm xứng đáng với máu xương của cha ông ta đã ngã xuống cho nền hào bình mà ngày hôm nay tôi và nhiều người khác đang thụ hưởng.

Chuyến đi cuối cùng cũng đến lúc kết thúc, với biết bao nhiêu là kĩ niệm đáng nhớ đã qua đi thật nhanh, giờ đây đoàn tham quan của chúng tôi phải lên đường trở về. Trong chuyến đi thực tế này tôi vô cùng biết ơn các thầy Nguyễn Tiến Thành trong khoa Mác-Lênin đã tạo điều kiện giúp chúng tôi có được chuyến đi đầy ý nghĩa này. Tôi sẽ ghi nhớ mãi những kĩ niệm đẹp thời sinh viên của mình cùng bạn bè thân yêu, thầy giáo kính mến trong dịp tham quan thực tế đầy ý nghĩa này.

Qua chuyến tham quan tôi thật sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những lịch sử, dấu ấn, địa lý, con người…..chuyến tham quan thực tế trang bị cho tôi thật nhiều kiến thức sau này khi ra trường sẽ giúp tôi thêm tự tin và sống có trách nhiệm hơn với mọi thứ xung quanh tôi….chuyến đi cũng làm cho tôi cảm thấy thêm yêu quê hương và đất nước Việt Nam.

Trong quá trình tham quan nhờ có chị hướng dẫn viên Nguyễn Thị Ngọc Anh và chị Lê Thúy Ngọc làm việc tại khu di tích cụ Phó Bảng; một số anh hướng dẫn viên của khu di tích Xẻo Quít đầy nhiệt tình và thân thiện đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình tham quan. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh các chị vì điều đó.

Tôi cũng chân thành cảm ơn nhà trường đã phê duyệt kế hoạch tham quan thực tế của lớp Kế Toán Doanh Nghiệp K3 chúng tôi.

Và lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Nguyễn Tiến Thành đã giúp chúng tôi có được chuyến tham quan thực tế đầy ý nghĩa, đầy kĩ niệm của một thời sinh viên không thể nào quên.