30

Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

  • Upload
    we-link

  • View
    2.051

  • Download
    4

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa
Page 2: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Tâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 7 tập trung giới thiệu các đề tài xoay quanh Tâm lý học xuyên văn hóa.

Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau:

- Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế.

- Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn.

- Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.

- Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống.

- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới.

- Tôi là ai? Ai là tôi? Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám phá bản thân và những người xung quanh.

- Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người một cách gần gũi và thiết thực hơn.

- Trên kệ sách Đồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học không thể bỏ qua.

- Nghiên cứu mới Cập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế giới.

Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả.

Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam.

Trân trọng,Ban biên tập

Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên

hệ với Ban biên tập tại email: [email protected]

Liên hệ gửi bài: Ngô Thúy AnhĐT: 0932.754.762 Email: [email protected] với tiêu đề “Bản tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên bài viết”

Ban biên tập: Ngô Thúy Anh Nguyễn Đức Như Thủy Với sự cộng tác của :

Đinh Thị Mai Anh Huỳnh Thị Thanh Nhân Trương Thị Kim Oanh Lê Ngọc Thanh Thủy Trần Thị Mai Trang

Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Uy

Thiết kế: Nguyễn Văn Toàn

NỘI DUNG

- Tin tức và sự kiện 1

- Chuyện ngành, chuyện nghề 5

- Khoa học tâm lý 8- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 12- Tâm lý học cho cuộc sống 13- Trên kệ sách 24 - Nghiên cứu mới 25- Hài hước học 26

Chân thành cảm ơn những bài viết, góp ý của chuyên gia và độc giả nhằm giúp Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây ngày càng phong phú và hữu ích.

Page 3: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin tâm lý học Đông Tây 1

PSYCH CAFÉ QUÝ II/2013XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CHUYÊN MÔN TÂM LÝ CHO TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH

Sáng 30 tháng 06 vừa qua, diễn đàn Psych Café Quý II năm 2013 với chủ đề “Xây dựng và phát triển nguồn lực chuyên môn tâm lý cho trẻ em và gia đình” đã diễn ra trong không khí cởi mở, ấm cúng với sự chia sẻ chân thành, thẳng thắn và nhiệt tình của những người tham dự. Chương trình do Công ty Tư vấn và Giáo dục WE Link tổ chức đã thu hút hơn 30 người tham dự, trong đó có sự góp mặt của các bác sĩ, chuyên viên công tác xã hội, giáo viên, chuyên viên tâm lý, sinh viên và cả những người quan tâm đến sự phát triển tâm lý học ở Việt Nam dù đang công tác trong các lĩnh vực khác.

Sau phần giới thiệu và làm quen vui vẻ, mọi người bắt đầu chia sẻ suy nghĩ, trăn trở của mình từ kết quả của cuộc khảo sát nhỏ lấy ý kiến của phụ huynh về nhu cầu hỗ trợ tâm lý cho trẻ em và gia đình. Anh Ngô Minh Uy (Giám đốc Công ty Tư vấn và Giáo dục WE Link) đã nêu ra nhu cầu hiện tại của nhiều phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh của trẻ gặp khó khăn về tâm lý. Đó là nhu cầu cần phải hình thành và mở rộng mô hình 1 kèm 1: 1 giáo viên (hoặc chuyên viên tâm lý, chuyên viên giáo dục) kèm 1 trẻ. Nhìn từ thực tế và rút kinh nghiệm qua quá trình làm việc, nhiều chuyên viên trong lĩnh vực giáo dục, y khoa, tâm lý đã chỉ ra các nhu cầu cấp thiết về các dịch vụ hỗ trợ có chất lượng dành cho trẻ em và gia đình. Cô Lê Thị Thanh (Bác sĩ, chuyên viên âm ngữ trị liệu) chia sẻ: “Trong quá trình làm việc, đôi khi tôi cảm thấy đơn độc vì công tác hỗ trợ cho gia đình và trẻ em liên quan đến nhiều lĩnh vực (y khoa, giáo dục, tâm lý, công tác xã hội…) trong khi đó lại thiếu sự liên kết giữa các chuyên gia. Điều này khiến cho việc hỗ trợ không đạt hiệu quả”. Theo cô, chúng ta cần tổ chức những cuộc họp đa ngành để nối kết các chuyên gia có cùng mục đích chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho trẻ em và gia đình. Sau đó, anh Lê Thành Tân (Bác sĩ) đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng, đó là

Nói về công tác hỗ trợ cho gia đình, chị Lê Thị Kim Trinh (chuyên viên công tác xã hội) nhấn mạnh đến yếu tố tác động tới phụ huynh: “Khi trẻ gặp khó khăn thì không chỉ có trẻ mới cần được giúp đỡ, giáo dục mà đôi lúc còn cần phải kết hợp tiếp cận sâu với phụ huynh”. Bổ sung ý kiến đó, chị Nguyễn Thị Thu Lê – người đang ấp ủ dự án dạy kỹ năng sống cho trẻ cũng chia sẻ rằng: “Việc tư vấn cho phụ huynh trước khi hỗ trợ tâm lý trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu nhà chuyên môn bỏ qua bước này thì những hỗ trợ sau đó khó đạt được kết quả tốt”.

Buổi trao đổi về sau càng trở nên sôi nổi hơn với việc đặt vấn đề, trình bày thắc mắc về những khó khăn, bất cập, thiếu sót trong xây dựng và phát triển nguồn lực hiện tại cho ngành tâm lý học trẻ em và gia đình. Người tham gia được chia làm 4 nhóm để thảo luận về những gì đã có và những gì còn thiếu sót trong các dịch vụ giúp đỡ trẻ em và gia đình. Trong số đó, có nhóm còn phác thảo dự Bác sĩ Lê Thành Tân nhấn mạnh

tầm quan trọng của sự liên kết.

TIN TỨC & SỰ KIỆN

TIN TRONG NƯỚC

Các chuyên viên đang chia sẻ ý kiến trong Psych Café Quý II/2013: (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) anh Ngô Minh Uy, anh Lê Minh Thuận, BS Phan Thiệu Xuân Giang, anh Lê Văn Tín Nghĩa, BS Nguyễn Minh Tiến, BS Lê Thị Thanh.

cách nhìn nhận giữa những chuyên gia với nhau; chẳng hạn, bác sĩ cần nhìn nhận về vai trò, tầm ảnh hưởng, trình độ chuyên môn của nhà tâm lý như thế nào? Anh cho rằng mỗi chuyên gia cần có cái nhìn chân thực, xác đáng và thực tế hơn về bản thân và về những người cộng tác.

Page 4: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin tâm lý học Đông Tây 2

Trước đây, khi nói đến sự phát triển của trẻ em thì thể chất là quan trọng nhất, thông qua chỉ số cân nặng và chiều cao. Tuy nhiên, quan niệm hiện nay chú trọng tới sự phát triển của trẻ ở các khía cạnh nhận thức, ngôn ngữ và vận động. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện nay chưa có nhiều công cụ hiệu quả để đánh giá sự phát triển của trẻ em. Đối với các công cụ đã có, phần lớn vẫn chưa phù hợp với trẻ em Việt Nam vì đều được dịch từ tài liệu nước ngoài. Bên cạnh đó, nước ta cũng chưa có một nghiên cứu nào có quy mô được quốc tế công nhận về sự phát triển của trẻ em Việt Nam.

Trước nhu cầu cấp thiết về việc cần có một công cụ chuẩn hóa để đánh giá sự phát triển của trẻ em Việt Nam, nhóm nghiên cứu bao gồm: Sarasthy Whitehorn (Chủ nhiệm), Phạm Ngọc Thanh (Bác sĩ), Phạm Ngọc Thanh Trà (Cử nhân Tâm lý), Lê Thành Nhân (Cử nhân Tâm lý), Nguyễn Thị Kim Anh (Cử nhân Tâm lý), Tô Thị Mai Đào (Cử nhân Tâm lý), Nguyễn Văn Quang (Thạc sĩ Giáo dục học) tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sự phát triển thần kinh theo chiều dọc của trẻ em bình thường tại Quận 8, TP.HCM”. Sử dụng nhóm đối chứng là trẻ em mắc bệnh tay-chân-miệng, nghiên cứu mô tả sự phát triển thần kinh theo chiều dọc của trẻ em khỏe mạnh trên 18 tháng ở Quận 8, TP.HCM và mô tả tác động của tình trạng kinh tế xã hội lên sự phát triển thần kinh bình thường của trẻ em.

Nghiên cứu bắt đầu triển khai từ năm 2013 và dự kiến kết thúc vào năm 2016. Nghiên cứu được thiết kế theo chiều dọc trong 18 tháng: 200 trẻ bình thường và 200 trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng sẽ được theo dõi trong 3 lần (lần 1, lần 2 là 6 tháng sau lần 1 và lần 3 là 12 tháng sau lần 2). Nhóm trẻ bình thường là những trẻ em đang sinh sống ở Quận 8 TP.HCM; nhóm trẻ nhiễm bệnh tay-chân-miệng là những em đã xuất viện và không rơi vào các trường hợp như sinh non hay có tiền sử bệnh liên quan đến phát triển.

CHUẨN HÓA CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VIỆT

Đơn vị tiến hành nghiên cứu là Trung tâm nghiên cứu của Đại học Oxford (Oxford University Clinical Research Unit) tại Việt Nam. Nghiên cứu có sự hợp tác của các đơn vị: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trung tâm Truyền thông Sức khỏe TP.HCM, Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 8... Nhóm nghiên cứu sử dụng hai công cụ là thang đánh giá sự phát triển của trẻ em Bayley-III (dành cho trẻ dưới 42 tháng tuổi) và thang đánh giá sự phát triển vận động Movement ABC (dành cho trẻ tái đánh giá nhưng trên 42 tháng tuổi).

Hứa hẹn sau khi được hoàn thành, nghiên cứu sẽ cung cấp các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của trẻ em cho các nhà chuyên môn về nhi khoa và tâm lý lâm sàng nhi. Nhờ đó, họ có thể tìm cách hỗ trợ cho trẻ bằng cách tác động tới những thiếu sót trong cách nuôi dạy trẻ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh cái nhìn và cách đánh giá toàn diện hơn về sự phát triển của con em mình.

* Rất cám ơn thành viên của nhóm nghiên cứu đã cung cấp những thông tin quý báu giúp chúng tôi thực hiện bài viết này.Mai Trang

Tin trong nước

án mang tính vĩ mô, không những đề cập tới các chuyên gia tâm lý, giáo dục, y khoa, mà còn nêu lên vai trò quan trọng của những người làm truyền thông trong việc đưa thông tin về dịch vụ đến với nhiều phụ huynh, gia đình và các tổ chức liên quan.

Kết thúc buổi chia sẻ là phát biểu của bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang và bác sĩ Trương Trọng Hoàng về tầm quan trọng và tính cấp thiết cần phải có các hoạt động, chương trình, hội thảo tạo điều kiện để các chuyên gia gặp gỡ, trao đổi, cộng tác với nhau vì mục đích chung. BS Hoàng đặc biệt nhấn mạnh rằng, hiện nay WELink chính là đơn vị có đủ khả năng để tổ chức các diễn đàn chuyên môn như thế này.

Nguồn lực chuyên môn tâm lý cho trẻ em và gia đình bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, truyền thông… Vì vậy, chỉ khi những chuyên gia cùng hợp tác với tất cả tâm huyết của mình thì khi ấy, tâm lý học cũng như những lĩnh vực liên quan mới cung cấp được nhiều chương trình, dịch vụ hỗ trợ chất lượng, uy tín. Với những bước đi đầu tiên đơn giản như tạo một kênh nối kết mà diễn đàn Psych Café là một ví dụ sinh động, hy vọng các chuyên gia sẽ “làm nên chuyện”, đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh, trẻ em, gia đình và nhiều hơn thế nữa.

Tường thuật: Mai TrangHình ảnh: Tuấn Danh

Phần thảo luận của nhóm 1

Page 5: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 3

Tin trong nước

BAN CHẤP HÀNH HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ-GIÁO DỤC TP.HCMHỌP LẦN THỨ NHẤT NHIỆM KỲ V VÀ BẦU CHỌN CÁC VỊ TRÍ TRONG BAN THƯỜNG VỤVào ngày 15 tháng 06 năm 2013 tại Hội trường Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra kỳ họp lần thứ nhất Ban chấp hành Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ V. Chủ đề của kỳ họp lần thứ nhất tập trung vào việc thảo luận các ý kiến và đề xuất nhằm kiện toàn các vị trí trong Ban chấp hành, kèm theo đó là những đòi hỏi về trách nhiệm và năng lực làm việc của từng vị trí cụ thể. Các thành viên đều thống nhất với nhau về tinh thần tự nguyện cống hiến thời gian, tâm huyết, và năng lực đối với từng vị trí, đặc biệt là các vị trí trong Ban thường vụ, nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh trở thành một tổ chức đại diện cho lợi ích của các hội viên, có tiếng nói phản biện trung thực và hiệu quả đối với các hoạt động, các chương trình liên quan đến khoa học tâm lý và giáo dục trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là nơi chủ động tổ chức các chương trình nhằm nâng cao năng lực hoạt động khoa học và cung cấp dịch vụ Tâm lý – Giáo dục cho các hội viên.

Sau phần thảo luận và thống nhất các ý kiến, Ban chấp hành đã giới thiệu những thành viên có đủ điều kiện và sẵn lòng đảm nhận các vị trí của Ban thường vụ, đồng thời tiến hành bầu chọn từng vị trí cụ thể. Theo đó, Ban thường Vụ Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh gồm có 01 chủ tịch, 05 phó chủ tịch phụ trách các ban chuyên môn, 01 tổng thư ký, 01 chánh văn phòng, và 03 ủy viên.

Dưới đây là danh sách Ban thường vụ và trách nhiệm được phân công:

1. Đinh Phương Duy / Tiến sỹ Tâm lý học/ Chủ tịch2. Nguyễn Việt Bắc / Thạc sỹ giáo dục/ Phó chủ tịch thường trực3. Trần Thị Thu Mai / Tiến sỹ Tâm lý học/ Phó chủ tịch phụ trách ban Khoa học4. Ngô Xuân Điệp / Tiến sỹ Tâm lý học/ Phó chủ tịch phụ trách ban Đào tạo5. Lê Xuân Hoàng / Doanh nhân/ Phó chủ tịch phụ trách ban Tài chính6. Trần Công Bình / Thạc sỹ Công tác Xã hội/ Phó chụ tịch phụ trách Hợp tác quốc tế7. Ngô Minh Uy / Cao học Tham vấn Tâm lý/ Tổng thư ký8. Lý Lệ Hằng / Cử nhân luật và hành chánh Chánh văn phòng9. Đặng Văn Minh / Tiến sỹ / Ủy viên, phụ trách kiểm tra/ Giám sát10. Nguyễn Thị Thu Mai / Cử nhân Giáo dục / Ủy viên, phụ trách hỗ trợ các hoạt động liên quan đến người khuyết tật11. Lê Chí An / Thạc sỹ Công tác xã hội / Ủy viên, phụ trách hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công tác xã hội

Tường thuật: An Huy

TIN THẾ GIỚI HỘI NGHỊ KHU VỰC NĂM 2013 CỦA HIỆP HỘI TÂM LÝ HỌC XUYÊN VĂN HÓA QUỐC TẾ (IACCP)Từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 06 năm 2013 Hội nghị khu vực của Hiệp hội Tâm lý học Xuyên văn hóa Quốc tế (IACCP) sẽ diễn ra ở Đại họcCalifornia, Los Angeles. Chủ đề của hội nghị là “Văn hóa trong tâm lý học: Sự khác biệt bên trong từng quốc gia và xuyên biên giới các quốc gia”

Chủ đề “Văn hóa trong tâm lý học” thể hiện mối liên hệ đa dạng giữa văn hóa, hành vi, tinh thần và não bộ.

Phụ đề: “Sự khác biệt bên trong từng quốc gia” đề cập đến nghiên cứu về bản chất và tác động của sự đa dạng văn hóa bên trong các quốc gia. “Sự khác biệt xuyên biên giới quốc gia” đề cập đến nghiên cứu so sánh xuyên văn hóa giữa nhiều quốc gia khác nhau.

Nguồn: http://iaccpla2013.org/about/

GIÁM ĐỐC APA KÊU GỌI KẾT HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VỚI CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤTTheo Tiến sĩ Norman B. Anderson, Giám đốc của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), các chuyên gia sức khỏe tâm thần cần đảm bảo rằng các bệnh nhân có được sự chăm sóc toàn diện hướng đến cả hai mặt là sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất.Anderson cũng đã xác định rõ các mối quan hệ quan trọng mà APA đã hoặc sẽ có với các tổ chức khác để ngày càng tiếp cận sâu hơn vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và giúp làm giảm các định kiến xã hội thường đi kèm với việc tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Nguồn: www.apa.org

Page 6: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 4

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ TÂM LÝ HỌC LGBT VÀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN

Hội nghị quốc tế lần thứ nhất của “Tâm lý học LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới - ND) và các lĩnh vực liên quan – Việc ‘come out’ (công nhận giới tính của mình cho người thân, bạn bè biết -ND) của Tâm lý học LGBT trong viễn cảnh quốc tế hiện nay” sẽ được tổ chức tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, từ ngày 20 đến 22 tháng 06 năm 2013. Hội nghị này là cơ hội đặc biệt để xây dựng một diễn đàn nơi sinh viên, nhà nghiên cứu và học giả quan tâm tới các lĩnh vực đa dạng trong nghiên cứu LGBT bàn luận về các chủ đề đương đại, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các nghiên cứu về LGBT và thực tế cuộc sống của cộng đồng LGBT.

Nguồn: http://www.lgbtpsychology2013.com

ACA BẮT ĐẦU 6 HỘI THẢO ONLINE VỀ DSM-VCác nhà tham vấn vẫn đang nỗ lực tiếp thu phiên bản thứ 5 của quyển Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-V) do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) phát hành vào tháng vừa rồi. Nhằm giúp các nhà tham vấn hiểu rõ hơn về các thay đổi và bổ sung trong DSM-V, cũng như ảnh hưởng của những thay đổi này đến các nhà tham vấn, Hiệp hội Tham vấn Tâm lý Hoa Kỳ (ACA) đã tổ chức 6 hội thảo trực tuyến xoay quanh nội dung của DSM-V.

Rebecca Daniel-Burke, Giám đốc phụ trách các dự án chuyên môn và là người liên lạc với đội hình chuyên về DSM-V của ACA, nói rằng thông tin trong phiên bản mới nhất của quyển DSM, xuất bản lần đầu tiên năm 2000, là rất quan trọng đối với các nhà tham vấn. Mặc dù thoáng qua quyển DSM trông có vẻ khá dày đặc thông tin, Daniel-Burke nói rằng “Quyển DSM-V tuy khác nhưng không nhiều hơn. Thực ra DSM-V có 15 chẩn đoán ít hơn so với phiên bản trước đó”.

Nguồn:http://ct.counseling.org

TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRONG QUÁN CÀ PHÊ

Bác sĩ Angelo Subida là một nhà tâm lý trị liệu, nhà văn và diễn giả. Ông là tác giả của nhiều quyển sách, bao gồm quyển “Hồi phục từ bên trong” (Inner Healing), và nhiều bài blog, bài báo khác. Ông đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia, phát thanh vô tuyến, và truyền hình trực tuyến.

Ông thực hiện rất nhiều buổi trị liệu trong quán cà phê. Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên nhưng nó thực sự có hiệu quả. Ông đã chứng kiến rất nhiều người hồi phục và bước ra khỏi quán cà phê.

Công việc tâm lý trị liệu của ông dường như có một mối quan hệ tổng hòa với không gian xã hội rất tự nhiên của quán cà phê. Ông nói: “Khi phải đối diện với các vấn đề trong cuộc sống, cà phê cho ta một cái cớ để tìm kiếm những sự giao tiếp nhẹ nhàng, thư giãn trong dòng chảy lên xuống của cuộc đời.”

Nguồn: http://www.drsubida.com

THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CÓ THỂ CỨU SỐNG BẠNGiúp đỡ trong một cửa hàng bán đồ từ thiện hay tổ chức một buổi tiệc trà cho người khác được tin là có liên hệ với việc làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim, vì các tình nguyện viên có cơ hội kết bạn nhiều hơn và bước vào tuổi lão thành một cách khỏe mạnh hơn.Có 1164 người từ 51 đến 91 tuổi trên khắp nước Mỹ đã tham gia vào một nghiên cứu, trong đó họ được hỏi về các hoạt động tình nguyện họ đã làm. Những người hoạt động tình nguyện nhiều hơn 200 giờ một năm được phát hiện có 40% khả năng ít phát triển bệnh cao huyết áp – với yếu tố quan trọng là thời gian hoạt động tình nguyện chứ không phải loại hoạt động.Giáo sư Sheldon Sneed, thuộc đại học Carnegie Mellon tại Pennsylvania, cho biết có những bằng chứng thuyết phục về việc các mối quan hệ xã hội lành mạnh giúp những người lớn tuổi khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe tiêu cực.

Nguồn:http://www.telegraph.co.uk.html

CÁC NHÂN VẬT LEGO ĐANG TRỞ NÊN HUNG HĂNG HƠN

Chưa xét đến các trò chơi điện tử ngày càng trở nên bạo lực hay mối nguy hiểm luôn hiện diện của các trang mạng chưa được kiểm duyệt, có một thay đổi âm thầm và bất ngờ hơn rất nhiều đang xuất hiện và có thể gây những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cảm xúc của con em chúng ta. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khuôn mặt của các hình mẫu LEGO đang dần trở nên giận dữ và ít vui vẻ hơn. Xem xét xu hướng mới của chủ đề LEGO chiến đấu, một nhóm nghiên cứu do Christoph Bartneck dẫn đầu tại Đại học Canterbury đã nói “Chúng ta cần phải tự hỏi điều này sẽ tác động đến việc giải trí của trẻ như thế nào.”

Nhóm nghiên cứu của Bartneck cũng quan sát thấy “LEGO có một dàn hệ thống vũ khí trong chương trình của họ” và rằng công ty họ “đang chuyển hướng sang các chủ đề trò chơi dựa trên mâu thuẫn”. Cùng với sự gia tăng tính phổ biến của các gương mặt giận dữ, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng LEGO “có thể sẽ không giữ được danh tiếng tích cực cao của mình trước đây. Trẻ em lớn lên cùng với LEGO hôm nay sẽ không chỉ nhớ những nụ cười, mà cả sự tức giận và sợ hãi trên khuôn mặt của các hình mẫu mini.

Nguồn:http://www.bps-research-digest.blogspot.co.uk

Page 7: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

ANH CHỊ EM BẮT NẠT NHAU, CÓ VÔ HẠI NHƯ CHÚNG TA VẪN NGHĨ?Các nhà nghiên cứu tại Đại học New Hampshire đã thực hiện hơn 3500 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với trẻ em và thiếu niên (một người chăm sóc trưởng thành sẽ được phỏng vấn nếu đứa trẻ nhỏ hơn 10 tuổi). Những đứa trẻ tham gia nghiên cứu được hỏi về việc chúng có từng trải qua những hành hung về thể chất, phá hoại tài sản cá nhân hoặc “sự công kích tâm lý” – nói cách khác, tính toán ích kỷ và tẩy chay. Họ phát hiện rằng dù chỉ là bắt nạt nhẹ - thỉnh thoảng bị một cú đấm – cũng có thể gây hại nghiêm trọng. Nạn nhân chịu những căng thẳng tinh thần thường xuyên hơn những đứa trẻ không bị bắt nạt khác. Những nạn nhân trẻ nhất dường như có nguy cơ bị ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần cao hơn từ sự gây hấn ít nghiêm trọng này. Giữa tất cả các nhóm tuổi, ngay cả những trẻ dù không phải chịu hàng loại các hành vi gây hấn từ một người anh chị em, cũng vẫn bị tổn thương.

Nguồn: http://abcnews.go.com

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Thủy

Tin thế giới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 5

CHUYỆN NGÀNH, CHUYỆN NGHỀ

TIẾN SĨ NGÔ XUÂN ĐIỆP VÀ NHỮNG NHÌN NHẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Thưa TS. Ngô Xuân Điệp, với vai trò là người quản lý hoạt động đào tạo (trưởng Bộ môn Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM), đồng thời cũng là người thực hành tâm lý học, ông có nhận định như thế nào về khả năng đáp ứng yêu cầu hành nghề thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành tâm lý học hiện nay?

Tôi xin nói cụ thể tại Bộ môn của chúng tôi, hiện một số em đã có thể đáp ứng tốt các yêu cầu hành nghề sau khi ra trường. Những em này ngoài việc tham dự tốt những chương trình đào tạo chính quy, các em còn chủ động tham dự những khóa tập huấn được tổ chức ngoài chương trình chính quy. Những chương trình tập huấn này có thể kể tên như: Tập huấn về liệu pháp nhận thức – hành vi, tập huấn về kỹ thuật thư giãn liệu pháp… do các chuyên gia nước ngoài hợp tác với Bộ môn; Những chương trình bên ngoài trường như các chủ đề hàng tuần tại Psych Café, những seminar tại các trung tâm dịch vụ tâm lý trên địa bàn Tp. HCM…

Thật ra, nếu so sánh với bối cảnh các nước phát triển thì trình độ cử nhân chưa thể đáp ứng được yêu cầu hành nghề. Tại các nước này, tối thiểu phải là trình độ thạc sỹ mới có thể hành nghề. Tuy vậy trong bối cảnh Việt Nam, tôi cho rằng các em tốt nghiệp cử nhân phần nào đó đã đáp ứng được những yêu cầu hành nghề và có mang lại ích lợi cho xã hội.

TS. Ngô Xuân Điệp

Tôi cũng muốn nói rằng, so với các chương trình đào tạo tại các trường ở Việt Nam, tôi tin rằng lực lượng cử nhân tâm lý do chúng tôi đào tạo đã có thể hành nghề ổn tại các trung tâm, các tổ chức có cung cấp dịch vụ tâm lý hiện nay. Có thể nói, do có lợi thế từ đầu vào rất tốt, nên sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sau khi ra trường đã làm việc tốt và có thể đảm bảo được các yêu cầu hành nghề thực tế.

Ngoài ra, lực lượng giảng viên tại Bộ môn của chúng tôi cũng là những người đang có thời gian hành nghề thực tế ngoài cộng đồng, và họ làm thực hành rất tốt, do đó các giảng viên cũng mang lại cho sinh viên của chúng tôi những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc hành nghề của các em sau khi ra trường.

Nhận định của ông như thế nào về xu hướng phát triển các lĩnh vực chuyên môn sâu (lâm sàng, trường học, tổ chức và nhân sự…) trong ngành tâm lý học hiện nay tại Việt Nam nói chung và tại Tp. HCM nói riêng? Tôi có thể khẳng định rằng, nhu cầu của thị trường về các dịch vụ tâm lý là có nhiều nhưng chúng ta, những người hành nghề chưa chứng minh được giá trị và lợi ích của các dịch vụ này, đồng thời dường như chúng ta cũng chưa liên kết, nối kết được với những người có nhu cầu. Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển và chắc chắn lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần/ tâm thần sẽ ngày càng gia tăng. Tại Thailand tôi nhận thấy hầu như tất cả các bệnh viện đều có nhân viên tâm lý, ở đó họ vừa hỗ trợ cho bệnh nhân, đồng thời cũng hỗ trợ cho cả các bác sỹ và nhân viên của bệnh viện. Hiện nay tại Việt Nam, rất nhiều trường học tại Hà Nội và Sài Gòn cũng đã có các dịch vụ tham vấn tâm lý học đường. Ở Đà Nẵng, ở Huế, và một số tỉnh thành khác cũng đang bắt đầu triển khai các chương trình tâm lý học đường. Đây là một tín hiệu rất đáng quý. Bộ môn Tâm lý học của chúng tôi cũng đang xúc tiến việc xây dựng một chương trình đào tạo ở trình độ thạc sỹ về tâm lý học đường. Có thể nói đây là một chương trình đang rất được mong đợi và có thể góp phần giải quyết được các vấn đề tâm lý đang nảy sinh hiện nay trong trường học.

Page 8: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 6

Tâm lý học hiện nay vẫn chưa có mã nghề nghiệp, tuy nhiên các hoạt động và dịch vụ thực tế đã có phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Thưa ông, ngoài hai lĩnh vực chuyên sâu về việc ứng dụng tâm lý trong môi trường bệnh viện, và học đường mà ông vừa đề cập ở trên, ông có nhận định như thế nào về lĩnh vực ứng dụng tâm lý trong môi trường tổ chức và công ty? Về lĩnh vực này, bên chúng tôi cũng đã có tìm hiểu để viết đề án phát triển. Tôi thấy hiện nay các công ty nước ngoài ở Việt Nam hoặc các công ty đang được điều hành bởi người Việt Nam có quá trình đào tạo ở nước ngoài rất quan tâm đến chuyện này. Tuy nhiên, các công ty của người Việt Nam dường như vẫn chưa có đủ sự quan tâm. Nhiều công ty có tuyển dụng cử nhân tâm lý nhưng đôi khi bố trí vào những công việc không thích hợp như làm hành chánh – văn thư… Tôi nghĩ cần phải có cách để các công ty nhìn nhận được những giá trị của một người tốt nghiệp tâm lý. Những người này có thể làm việc trong phòng nhân sự, liên quan đến công việc tuyển dụng hoặc bố trí nhân sự, có thể làm việc ở bộ phận marketing hoặc tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng, và có thể làm những công việc như hỗ trợ tâm lý cho người lao động khi có nhu cầu…

Tôi không chuyên sâu trong lĩnh vực này nên có lẽ phải có một người khác làm chuyên sâu sẽ trả lời cụ thể và tốt hơn, nhưng với vai trò là người quản lý của Bộ môn tôi chỉ có những nhận định chung như vậy. Các cử nhân tâm lý có thể đáp ứng được một số công việc cụ thể liên quan đến con người tại các tổ chức, các công ty.

Thưa tiến sỹ, hẳn nhiên, một người tốt nghiệp cử nhân chưa thể đảm trách được hoàn toàn một công việc như của một nhà làm chuyên môn nếu họ thiếu những kinh nghiệm cọ xát thực tế, cụ thể là qua hoạt động thực tập. Hiện tại ông và Bộ môn Tâm lý học chủ trương như thế nào để có thể tăng kinh nghiệm thực tập cho sinh viên của mình?

Chuyện ngành, chuyện nghề

Hiện tại, chúng tôi đang xây dựng đề án thành lập một trung tâm dịch vụ tâm lý đặt ở hai cơ sở, một đặt tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM, một cơ sở khác đặt tại Ký túc xá Đại học quốc gia Tp. HCM (có số lượng 54 ng-hìn sinh viên). Chúng tôi sẽ trình đề án này trong thời gian tới với lãnh đạo. Khi trung tâm này bắt đầu hoạt động, nó sẽ là một môi trường tốt và hiệu quả cho sinh viên ngành tâm lý học đến thực tập. Tại đây, sinh viên có thể có cơ hội quan sát các quá trình làm việc, rồi có thể làm việc trực tiếp với các sinh viên khác có nhu cầu tâm lý.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiến hành ký hợp đồng với các bệnh viện có chuyên khoa tâm lý, để đưa sinh viên viên đến thực tập. Chúng tôi cũng sẽ tổ chức hội thảo khách hàng trong thời gian tới với mục đích mời các công ty là nơi có thể sử dụng các cử nhân tâm lý đến để có ý kiến đóng góp hoặc nêu yêu cầu với Bộ môn về những nội dung và kỹ năng nào cần đào tạo cho sinh viên để có thể đảm nhận được các công việc thực tế sau khi ra trường. Thật ra trong thời gian qua, sinh viên của chúng tôi cũng đã được gởi đến một số công ty để thực tập, trong đó có công ty WE Link của các anh, và thực tế các em thu được rất nhiều kinh nghiệm quý giá

Tôi muốn hỏi thêm về thời gian thực tập, vì như hiện nay tôi e rằng 2-3 tháng để thực tập là không đủ…Đúng là như vậy, hiện tại chúng tôi vẫn đang giữ theo quy định cũ, các em chỉ có 2 đến 3 tháng thực tập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đề xuất tằng số giờ thực hành cho các môn học mang tính thực hành để qua đó tạo cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế cho từng nội dung học cụ thể.

Chúng tôi được biết ông vừa được bầu vào Ban thường vụ Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Tp. HCM với vai trò Phó chủ tịch phụ trách vấn đề đào tạo, ông có thể chia sẻ với độc giả của Bản tin Tâm lý học Đông Tây về những suy nghĩ của mình liên quan đến hoạt động đào tạo chuyên ngành Tâm lý học tại Tp. HCM hiện nay?

Tôi có nhiều băn khoăn về chuyện này, cụ thể là tôi suy nghĩ nhiều về vấn đề chuyên môn của việc đào tạo và hành nghề hiện nay. Tôi biết có nhiều nơi hiện nay đang làm tâm lý mang tính cảm hứng mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chuyên môn. Nhiều người làm việc không đúng chuyên môn, không hề học tâm lý nhưng cũng làm tâm lý, hay tệ hơn là làm tâm lý theo cách “khua môi múa mép”, nói cho thật “dẻo” là được. Nhiều người tự cho mình có thể làm được công việc chuyên môn tâm lý nhưng lại không được đào tạo tâm lý.

Tôi còn được biết có trung tâm tâm lý còn tự hào về “kỹ năng nói hay” của họ, và xem như đó là kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Họ kể rằng họ làm tham vấn cho các ca sỹ, nghệ sỹ với mỗi buổi lên tới hơn 1 triệu đồng… Tôi cảm thấy lo lắng về điều này. Những người này có thể làm ảnh hưởng xấu hoặc gây nguy hiểm cho người dân cũng như gây nguy hiểm cho ngành nghề tâm lý học. Tôi cho rằng, sắp tới Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục phải có tiếng nói, đồng thời Hội cũng có thể tổ chức những lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận cho những người hành nghề. Việc này sẽ giúp gia tăng sự tin tưởng của người dân đối với các

Page 9: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 7

dịch vụ tâm lý chuyên nghiệp. Hiện tại chưa có những quy định có tính pháp luật và chế tài về hoạt động hành nghề tâm lý, nên một chứng nhận đủ tiêu chuẩn của Hội tâm lý có thể giúp loại bỏ được những người hành nghề không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Một cách đơn giản, Hội cấp chứng nhận và truyền thông đến người dân về danh sách những người đang có chứng nhận tại Tp. HCM, người dân sẽ chọn lọc và sẽ không tìm đến các dịch vụ được cung cấp bởi những người không có giấy chứng nhận. Tôi tin rằng những người thật sự muốn hành nghề chuyên nghiệp đều sẵn lòng trả một mức phí (có thể là cao) để tham dự các chương trình đào tạo có chất lượng từ Hội tâm lý, và nhận được một giấy chứng nhận trong đó có nêu rõ lượng thời gian và nội dung đào tạo.

Thưa Tiến sỹ, trong cương vị mới, ông đã có những dự định gì cho việc phát triển hoạt động đào tạo có chất lượng cho ngành tâm lý học tại Tp. HCM?

Chuyện ngành, chuyện nghề

Về điều này, hiện tôi chỉ mới dừng lại trong suy nghĩ của mình, trong thời gian tới tôi sẽ trao đổi với Chủ tịch Hội và những người khác có liên quan để xây dựng chương trình hành động cụ thể. Trước mắt tôi cho rằng một chương trình đào tạo tốt để cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề không thể chỉ có vài tuần hoặc vài tháng mà có khi phải kéo dài cả năm. Điều này sẽ giúp loại trừ được những người chỉ muốn tham gia học vài tháng, vài tuần để có chứng nhận, mà không thật sự chú tâm đến việc phát triển khả năng chuyên môn.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, trong chương trình đào tạo này không chỉ có kiến thức và kỹ năng hành nghề, mà một phần không thể thiếu sẽ là vấn đề đạo đức và các nguyên tắc nghề nghiệp. Một người hành nghề chuyên nghiệp không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần phải có những hành xử và phát ngôn phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức. Tôi cho rằng đạo đức nghề nghiệp không phải là những quy định có tính chất ràng buộc người hành nghề để đảm bảo chất lượng của dịch vụ mà bản thân nó còn là một công cụ để hành nghề.

Một câu hỏi cá nhân, ông có thể chia sẻ với độc giả về sự hài lòng của ông như thế nào trong hoạt động nghề nghiệpcủa cá nhân ông?Ngành Tâm lý học còn mới ở Việt Nam, tôi tự hào vì mình đã tham gia vào lĩnh vực nghề nghiệp này ngày từ khi thành lập khoa tâm lý ở bệnh viên Nhi đồng 2 Tp. Hồ Chí Minh. Cho đến giờ này, tôi rất trân trọng những gì mình đã và đang làm, tôi thật sự thích thú và rất hài lòng về nghề nghiệp của mình. Và đương nhiên, tôi sẽ luôn giữ công việc này đến cùng.

Thưa Tiến sỹ, xin được hỏi một câu cuối cùng. Bản tin Tâm lý học Đông Tây được phát hành hàng tháng đến độc giả chính là những người đang hành nghề và sinh viên chuyên ngành tâm lý học và những độc giả khác có quan tâm, ông có thể chia sẻ đôi chút suy nghĩ của ông để làm sao Bản tin ngày càng có chất lượng và hiệu quả hơn?Tôi đánh giá tích cực về Bản tin này, và tôi nghĩ cần phải nhắm đến việc phát hành trên diện rộng để có thể tăng tính kết nối và truyền thông về ngành nghề tâm lý học. Và do vậy, các bạn có thể phải nghĩ đến việc xin một giấy phép chính thức để phát hành. Ở nước ngoài, có rất nhiều những Bản tin như thế này và nó mang lại nhiều hữu ích cho cộng đồng những người hành nghề và sinh viên, nhưng ở Việt Nam hầu như chưa có. Do vậy, các bạn có thể nghĩ đến việc duy trì và mở rộng tầm ảnh hưởng của Bản tin. Tôi cũng nghĩ đến việc là không chỉ có WE Link một mình làm điều này mà có thể liên kết với các tổ chức khác, nhất là các tổ chức có vai trò cao trong việc hành nghề chuyên môn như Hội Tâm lý – Giáo dục chẳng hạn. Nếu có sự kết hợp và bảo trợ của những tổ chức này, tôi tin rằng Bản tin sẽ gia tăng được tầm ảnh hưởng và thu hút được sự quan tâm của những người làm chuyên môn.

Trân trọng cám ơn TS. Ngô Xuân Điệp. Ngô Minh Uy phỏng vấn

Page 10: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Khoa học tâm lý

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 8

KHOA HỌC TÂM LÝDIỄN GIẢI CƠ CHẾ PHÒNG VỆ BẰNG TỤC NGỮ CA DAO VIỆT NAM

Bs. Phan Thiệu Xuân Giang

“The understanding of the mind is the beginning of free-dom. Freedom is not something in the future, it is the very first step” (Sự thông hiểu tâm trí là khởi đầu của tự do. Tự do không phải là cái gì đó trong tương lai, nó chính là bước khởi đầu) – Krishnamurti

I. Các Cơ Chế Phòng Vệ Là Gì?Freud là người đầu tiên xác định năm tính chất quan trọng của các cơ chế phòng vệ:1. Chúng là những cách chính mà chúng ta xử trí các khác biệt giữa ta nghĩ và ta cảm thấy. Vd: ta bực một người nhưng vì sợ liên lụy nên ta giữ im lặng.2. Chúng ta không để ý hoặc không ý thức về việc sử dụng các chiến lược đối mặt này. Vd: vì không thích người đồng nghiệp, cô A quên gửi thiệp để mời cô B đi hội nghị.3. Có những chiến lược khác nhau được sử dZụng ở những thời điểm khác nhau để phục vụ những chức năng khác nhau. Vd: vì sợ cha mẹ rầy la, trẻ tìm cách nói dối mặc dù biết rằng nói dối là không đúng và “chiến lược nói dối” được lặp đi lặp lại nhiều lần.4. Các chiến lược này thay đổi theo thời gian và trong suốt chu trình sống. Vd: tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận … (Khổng Tử).5. Chúng giúp cho cuộc sống sinh động nhưng đôi khi cũng gây ra những vấn đề. Vd: vì sợ mất việc nên công nhân A không dám phàn nàn ông chủ, nhưng anh ta vẫn bực mình, điều này làm anh ta căng thẳng, bực bội, mất ngủ.

+ Các cơ chế phòng vệ được xác định và đo lường như thế nào?+ Các cơ chế phòng vệ có thực sự tồn tại? Có bao nhiêu loại phòng vệ?+ Sự khác biệt giữa cơ chế đối mặt bệnh lý và cơ chế đối mặt thích nghi là gì?+ Hậu quả thực tế của các cơ chế phòng vệ mà chúng ta sử dụng?+ Có phải chúng ta bị mắc kẹt trong các cơ chế phòng vệ mà chúng ta có, hay chúng ta có thể thay đổi?+ Bạn nên làm gì nếu bạn thấy rằng bạn của bạn hoặc con của bạn đang sử dụng một loại phòng vệ đặc biệt?

Có khoảng 18 loại phòng vệ được nhận thấy vì tầm quan trọng của chúng, giả thuyết cơ bản là khi chúng ta trưởng thành, chúng ta tiến bộ hơn và hướng đến việc sử dụng

Bs. Phan Thiệu Xuân Giang

các chiến lược đối mặt có ích lợi hơn. Loại phòng vệ ở mức không giúp đỡ được gì và được để ý đầu tiên là “cơ chế loạn tâm”. Có 4 mức độ đối mặt khác nhau, mức phòng vệ trưởng thành được đặt lên hàng đầu. Các nấc thang này xác định các loại phòng vệ thích hợp với một vài độ tuổi và không thích hợp với các độ tuổi khác. Mỗi loại trong các phòng vệ hoặc trong các cách đối mặt có thể được đặc trưng bởi sự kéo dài của chúng đến việc tạo thành các kinh nghiệm khác nhau của chúng ta. Một vài loại phòng vệ đóng kín các kinh nghiệm lại với nhau. Một vài loại nữa thì gọt giũa lại các suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta để đối mặt với thế giới xung quanh lần sau nữa. Những loại khác thì tái tạo lại cách mà chúng ta suy nghĩ về chính mình. Một số các phòng vệ có khả năng làm cho chúng ta:

• Phớt lờ đi các cảm xúc của chúng ta (cách ly, lý trí hóa).• Phớt lờ đi các suy nghĩ chúng ta có về cảm xúc của chúng ta (dồn nén).• Đặt các cảm xúc của chúng ta vào người khác (phóng chiếu).• Tấn công chính chúng ta thay vì tấn công cái mà chúng ta sợ hay ghét (một vài kiểu tự tử hay tự gây tổn thương).

II. Các Phòng Vệ Đóng Vai Trò Gì? 1. Thay đổi cách mà chúng ta nhìn nhận về thế giới bên ngoài và bên trong chúng ta.2. Thay đổi cách chúng ta nghĩ về thế giới, về chúng ta và về chính cảm xúc của chúng ta.3. Giữ các cảm xúc của chúng ta trong giới hạn có thể chịu đựng được trong suốt những thay đổi bất ngờ trong đời sống cảm xúc của chúng ta (vd: sau cái chết của một người yêu thương).4. Giúp chúng ta tránh đi hoặc đổi hướng khi có sự gia tăng mạnh mẽ và bất ngờ của các ham muốn sinh học cơ bản của chúng ta (như ý thức về sự gia tăng tính dục và sự gây hấn ở giai đoạn vị thành niên).5. Cho phép chúng ta một “khoảng để thở” để mà làm quen với các thay đổi về hình ảnh bản thân, điều mà rất khó để có thể chấp nhận ngay lập tức (vd: sự thay đổi có thể đến từ tuổi dậy thì, sau khi bị đoạn chi, hoặc ngay cả sau khi thăng quan tiến chức!).6.Làm dễ dàng những cảm xúc rối rắm của ta khi ta nghĩ về những người quan trọng trong đời sống của chúng ta (còn sống hoặc đã chết).

Page 11: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Khoa học tâm lý

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 9

Tuổi đặc hiệu đối với các loại phòng vệ Mức độ Loại phòng vệ

Tuổi ấu thơ 1. Từ chối có tính loạn tâm (ấu trĩ)

- Từ chối- Bóp méo- Phóng chiếu hoang tưởng

Tuổi vị thành niên 2. Chưa trưởng thành - Huyễn tưởng - Phóng chiếu- Bệnh tưởng- Hành vi tự gây tổn thương, gây hấn thụ động- Phóng ngoại

Tất cả mọi tuổi 3. Nhiễu tâm - Lý trí hóa- Dồn nén- Dạng phản ứng- Chuyển vị- Phân ly

Người trưởng thành“khoẻ mạnh”

4. Trưởng thành - Thăng hoa - Vị tha- Biết kềm chế- Hoạch định có tiên liệu- Óc hài hước

BẢNG PHÂN LOẠI VỀ CÁC CƠ CHẾ PHÒNG VỆ

III. Làm Thế Nào Chúng Ta Có Thể Xác Định Các Cơ Chế Phòng Vệ?Bạn có thể chẳng bao giờ biết được làm thế nào người ta thực sự đối mặt chỉ bằng cách đặt câu hỏi đơn giản về họ. Các phòng vệ này chỉ có thể được ghi nhận bởi một người quan sát bên ngoài. Chúng ta cần nghĩ về sự khác biệt giữa điều người ta cảm thấy, điều người ta nói và điều mà người thân thiết nói về đối tượng đó và thực sự quan sát điều gì đang xảy ra trong đời sống của họ.

Sau đây là một ví dụ minh họa được phỏng vấn bởi một nhà tâm lý trị liệu với một bác sĩ huyết học, qua đó chúng ta có thể hiểu và xác định các phòng vệ có thể thay đổi như thế nào từ một loại ám ảnh lạ thường (và có lẽ có tính bệnh lý) sang một dạng đáp ứng với stress có tính lành mạnh. Người được phỏng vấn là một bác sĩ, ông đã triển khai niềm vui thích của mình bằng cách cấy các tế bào còn sống vào trong ống nghiệm, ông đã trò chuyện với nhà tâm lý trị liệu với cả tấm lòng nhiệt tình về việc cấy mô rất thú vị mà ông ta đã lấy từ một mẫu sinh thiết ở chân của mẹ ông ta. Đến cuối cuộc phỏng vấn thì nhà tâm lý đã phát hiện tình cờ rằng mẹ của bác sĩ này đã chết vì tai biến mạch máu não cách đây 3 tuần trước. Rõ ràng là ông đề cập đến cái chết của mẹ ông thì không thấy cảm xúc, nhưng sự mô tả về việc ông cấy mô vẫn còn sống của mẹ ông thì chứa đầy màu sắc cảm xúc. Người ta giải thích rằng: bằng một cách sáng tạo và có tính vô thức, ông bác sĩ này đã sử dụng niềm vui thích và các kỹ năng của mình như là một “thầy thuốc” để làm nhẹ đi nỗi đau buồn của ông (ít nhất cũng có giá trị trong thời gian ngắn). Mặc dù mẹ của ông không còn sống, nhưng bằng cách di chuyển sự chú ý và cảm xúc của mình, ông có thể (một cách nào đó) tiếp tục chăm sóc mẹ ông ta ở phòng thí nghiệm tại nhà (sử dụng phòng vệ thay thế bằng cách di chuyển cảm xúc sang một đối tượng hoặc một người mà ta ít lo lắng hơn) và loại phòng vệ lý trí hóa (nghĩ về điều lo lắng theo cách trang trọng và không cảm xúc).

VI. Có Phải Một Khi Chúng Ta Có Những Phòng Vệ Này, Chúng Ta Bị Mắc Kẹt Vào Chúng?Các phòng vệ kém trưởng thành có thể tiến hoá thành các phòng vệ trưởng thành hơn.

Sau đây là một ví dụ về sự quan hệ trung gian giữa sự thích nghi trưởng thành và sự phát triển tiếp theo: Nguyễn Văn T làm việc trong một xí nghiệp (làm trưởng nhóm sản xuất đồ mộc gia dụng), khởi đầu anh ta được đồng nghiệp nhận xét là “người căng thẳng, cứng ngắc, màu mè, lạnh nhạt và kém trưởng thành”. 3 năm sau, cũng các đồng nghiệp này nhận xét về anh “cảm xúc ổn định, sâu sắc và thành công”. Tuy nhiên anh vẫn được xem như “có một chút gì đó nghiêm trọng” và “thiếu óc hài hước”. 7 năm sau, anh ta được

Page 12: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Khoa học tâm lý

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 10

mô tả là “thay đổi đáng kể, bởi vì anh hoàn toàn cởi mở, dễ nói chuyện và có phong cách cực kỳ vui vẻ”.

Hầu hết các câu hỏi đều được gửi đến những công nhân để điều tra xem họ thích điều gì nhất trong công việc của họ.Có một sự thay đổi rõ ràng trong cách đáp ứng của T, điều này minh hoạ cho sự trưởng thành của anh. T chuyển từ việc đặt giá trị vào đồ vật, hoặc công việc sang việc đặt giá trị vào con người. Ở tuổi 25, anh ghi lại rằng: thích “giải quyết các vấn đề”, ở tuổi 30, anh nói: anh thích “làm những điều phải làm”, ở tuổi 40, anh thích nhất là điều hành, quản trị và ở tuổi 47: làm việc với mọi người đã trở thành một mặt thú vị nhất trong công việc của anh. Điều này cũng gần giống như câu nói rất nổi tiếng của Khổng Tử: “Ta 30 tuổi thì trụ vững, 40 tuổi thì hết ngờ, 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi nghe thuận tai…”

Cơ chế đáp ứng thích nghi khởi đầu của T là: dạng phản ứng (cho người khác thấy và làm những điều ngược lại với cái mà bạn cảm thấy). “Căng thẳng, cứng ngắc, màu mè, lạnh nhạt và kém trưởng thành” đó là những điều ta có thể thấy ở những người cảm thấy mình thiếu thốn, yếu đuối cần tình cảm… Nhưng lại không muốn thừa nhận điều này và biểu hiện ra ngoài những hình thức ngược lại với điều mình cảm thấy. Cơ chế phòng vệ này được tiến hoá thành loại phòng vệ trưởng thành hơn đó là vị tha (cho người khác cái mà bạn muốn để nhận lại chính bạn). Khi T học được cách làm thế nào để đưa niềm vui vào trong cuộc đời của anh chính là lúc anh biết cho đi và ngược lại.

V. Chúng Ta Làm Thế Nào Để Thay Đổi Các Phòng Vệ Ít Trợ Giúp Thành Những Phòng Vệ Trợ Giúp Nhiều Hơn? Để hiểu được làm thế nào chúng ta có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thay đổi các phòng vệ kém thích nghi sang loại phòng vệ thích nghi hơn, chúng ta cần:1. Gia tăng các trợ giúp xã hội: - Làm cho thế giới bạn sống dễ tiên liệu và có trợ giúp hơn.2. Gia tăng sự an toàn cá nhân: - Nghỉ ngơi nhiều hơn, cải thiện các thói quen ăn uống, giảm tiêu thụ những thuốc không cần thiết và rượu. - Giải quyết buồn rầu tang tóc và các vấn đề gây giận dữ.3. Đưa ra những cách tốt hơn về việc đối mặt với các điều gây khó khăn: - Bạn không thể lấy đi lớp vỏ bảo vệ ở một người mà không bảo vệ anh ta bằng một cách khác.

IV. Diễn giải cơ chế phòng vệ bằng tục ngữ ca dao Việt Nam: Trong văn hoá dân gian, ông cha ta đã sử dụng nhiều câu tục ngữ, ca dao để diễn đạt tình cảm và cách thức cư xử của con người. Các loại tục ngữ ca dao hay những câu nói phổ biến thường nói lên cách thức đối nhân xử thế của con người và hay nằm trong các tầng phòng vệ chưa trưởng thành, tầng nhiễu tâm và tầng trưởng thành (Tầng loạn tâm thì ít gặp hơn).

1.Ở tầng chưa trưởng thành (Immature level): - Cơ chế huyễn tưởng (Fantasy): “Mơ mộng viển vông”; “Nằm mơ giữa ban ngày”; “Lấy chồng chẳng nhớ mặt chồng, đêm nằm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng!” ….

- Cơ chế phóng chiếu (Projection):“Suy bụng ta ra bụng người” “Con chó chê khỉ lắm lôngKhỉ lại chê chó hay rông hay dàiLươn ngắn lại chê chạch dàiThờn bờn méo miệng chê trai lệch mồm!” …

- Cơ chế phóng ngoại (Acting out): “Nông nổi”“Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người xong thì mặt vàng như nghệ!”; “Chó cùng cắn giậu”.

- Cơ chế gây hấn thụ động: (Passive aggression): Làm tổn thương mình để làm đau người khác“Lưỡng bại câu thương” “Trạng chết chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn” ….

Các cơ chế ở tầng chưa trưởng thành thường nhắm vào việc bổ trợ hình ảnh bản thân hay người khác (Self-image modification) để cảm thấy được đầy đủ và an toàn. Những câu tục ngữ ca dao khác dùng để mô tả cơ chế này:“Thùng rỗng kêu to” “Một tấc lên tới trời” “Nổ”; “Chém gió” (Các thuật ngữ này mới được sử dụng gần đây)“Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” “Thấy người sang bắt quàng làm họ” “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” “Một kẻ làm quan cả họ được nhờ”….

Page 13: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Khoa học tâm lý

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 11

2. Ở tầng nhiễu tâm (Neurotic level): Hình ảnh bản thân và người khác ổn định, chỉ có xung đột (conflict) hay trật khớp (dislocation) giữa suy nghĩ và cảm xúc: - Lý trí hoá (Intellectualization) “Suy đi nghĩ lại”; “Nghĩ tới nghĩ lui”; “Lý luận dài dòng”; “Cãi chày, cãi cối”; “Mặt lạnh như tiền” …- Dồn nén (Repression): “Giận đỏ mặt”; “Giận tím mặt”; “Sợ xanh mặt”; “Mặt cắt không còn giọt máu”; “Mặt xanh như đít nhái”; “Thấp cổ bé miệng”; “Thở dài thườn thượt”; “Tỏ bày cùng ai”; “Một câu nhịn, chín câu lành”; “Hứa lèo”; “Trăm voi không được bát nước xáo”; “Đánh trống bỏ dùi”…. - Dạng phản ứng (Reaction formation): “Bằng mặt không bằng lòng”; “Muốn ăn gắp bỏ tay người”; “Khách sáo”; “Ngậm bồ hòn làm ngọt” …-Chuyển vị (Displacement):“Giận cá chém thớt”….

3. Ở tầng trưởng thành (Mature level): - Cơ chế vị tha (Altruism)“Lá lành đùm lá rách”“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” “Thi ân bất cầu báo” “Để gió cuốn đi” ….

- Cơ chế biết tiên liệu (Anticipation):“Nhìn xa trông rộng” “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”

- Cơ chế biết kềm chế (Suppression):“Học ăn, học nói, học gói, học mở” “Biết mình, biết người” “Biết lễ độ” “Đúng lúc, đúng chỗ” ….

- Óc hài hước (Sense of humor): “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”….

Nói tóm lại, cách thức ứng xử, nghệ thuật sống hay các thói hư tật xấu đã được diễn đạt nhiều trong tục ngữ ca dao Việt Nam hay những câu nói bình dân hằng ngày trong dân gian và có thể nói lên được các thói quen cư xử của con người với con người hay với các sự kiện trong đời sống, các “thói quen” này chính là các cơ chế phòng vệ (Defense mechanisms) của vô thức mà phân tâm học phương Tây đã nói đến. Hiểu và nhận ra cách thức ứng xử của một người nào đó và diễn giải được bằng các câu ca dao hay tục ngữ trên cũng là cách hiểu được cơ chế phòng vệ của người đó vậy!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. George.E. Vaillant, Adaptation to life, 19932. George.E. Vaillant, Ego Mechanisms of Defense, 1992 3. Krishnamurti, Facing the life 4. Krishnamurti, The first and the last freedom5. Daisetzteitaro Suzuki, Thiền luận, 2001, Thiên Trúc dịch 6. Micheal H. Ebert; Peter T. Loosen; Barry Nurcome, Current of psychiatry Diagnosis and treatment, 20007. Roger A. Mackinnon; Robert Michels; Peter J. Buckey, The psychiatric interview in clinical practice, 20068. Nguyễn Văn Ngọc, Tục ngữ phong dao, 1928

- Cơ chế thăng hoa (Sublimation):Thơ vịnh cái quạt Tác giả : Hồ Xuân Hương“Mười bảy hay là mười tám đây?Cho ta yêu dấu chẳng rời tay.Mỏng dầy chừng ấy chành ba góc,Rộng hẹp dường nào cắm một cây.Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát,Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày.Hồng hồng má phấn duyên vì cậy,Chúa dấu vua yêu một cái này”Câu đố:Tôi đang nằm ở sau hè, Xăm xăm anh tới anh đè tôi ra, Rồi anh miết liệt, miết la. Anh làm ướt cả người ta thế này.(Là cái cối xay)

Page 14: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

AI? CHUYỆN GÌ? Ở ĐÂU?

CHI HỘI TÂM LÝ GIÁO DỤCTHĂNG HOA

Lời chia sẻ của BS. Lâm Hiếu Minh

“Chúng ta, những người làm trị liệu, không phải là các bậc toàn năng, chúng ta chỉ đóng vai trò hỗ trợ thân chủ bình phục và phát triển”.

BS. Lâm Hiếu Minh

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 12

“Thăng hoa là một cơ chế phòng vệ trưởng thành và cũng là một hiện tượng vật lý (một chất rắn chuyển sang khí thông qua sự hỗ trợ của chất xúc tác_ đó là một sự thay đổi nhanh chóng và kỳ diệu)”.

Chính vì thế mà cái tên “Thăng Hoa” ra đời, tôi và các bạn trẻ cùng chí hướng muốn trở thành chất xúc tác giúp thân chủ, sinh viên có thể tự vươn lên và phát triển.

Thông tin về Chi hội Tâm lý Giáo dục Thăng HoaThành lập vào tháng 06/2012Người sáng lập: BS.Lâm Hiếu Minh

SĐT: 0902 202 888Địa chỉ: 333/6B, Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí MinhMail: [email protected]: www.thanghoa.vn

Hoạt động của Chi hội Hướng đến sinh viên chuyên ngành Tâm lý, Tâm lý Giáo dục và Công tác xã hội:

• Cung cấp các khóa huấn luyện về tâm lý lâm sàng và tâm lý giáo dục. • Tổ chức giám sát và tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các mái ấm, cơ sở xã hội... • Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ giúp hội viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. • Hỗ trợ chuyên môn và cơ sở vật chất cho các CLB của sinh viên (CLB Nhà Giáo Dục Trẻ thuộc trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn,...)

Hướng đến Trẻ em và Gia đình:

• Hỗ trợ tâm lý cho các trẻ ở mái ấm, nhà mở (Cơ sở xã hội Hóc Môn,...).• Khám và trị liệu tâm lý đối với trẻ em, vị thành niên và người lớn tại cơ sở của Chi hội.• Tổ chức các lớp dạy về kỹ năng giáo dục gia đình và kỹ năng giáo dục trẻ cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu.

Hướng đến cộng đồng:

• Phối hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các chuyên đề nhằm phổ biến kiến thức tâm lý giáo dục, sức khỏe tâm thần đến giáo viên, công nhân xí nghiệp (Trường THPT Tạ Quang Bửu, Trường tiểu học Chương Dương, Nhà máy sữa Thống Nhất thuộc Công ty sữa Vinamilk...).• Tham vấn học đường.• Hợp tác với các cơ sở xã hội, mái ấm,... nhằm cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn đến nhân viên cơ sở.

Page 15: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 13

Page 16: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 14

SỨC KHỎE TỪ ĐÔI BÀN TAYBS. Phan Quốc Linh – CTY TNHH ĐÔNG PHƯƠNG CỔ TRUYỀN

Bạn là người làm việc trí óc căng thẳng!Bạn là người làm việc 1 tư thế lâu (văn phòng, bán hàng…)!Bạn cảm thấy đau mỏi vai, gáy, đau khớp cổ tay do sử dụng máy tính nhiều, ù tai, oa mắt, đau dầu, mệt mỏi, khó ngủ…

Những triệu chứng trên kéo dài ngày sẽ dẫn đến các chứng bệnh thoái hóa cột sống, giảm tuần hoàn máu não, thậm chí tai biến MMN ( liệt nửa người, méo miệng)

Xoa bóp kết hợp ấn huyệt (XOA BÓP TRỊ LIỆU) là biện pháp hữu hiệu phòng và chữa các rối loạn co cứng cơ cổ lung… giúp lưu thông máu huyết, giải “ách tắc”, làm hết đau mỏi, đồng thời giúp tang lượng máu đến các cơ quan tạng phủ, làm cho da vẻ hồng hào, ăn ngon ngủ tốt, có tác dụng bồi bổ tạng phủ.

Những trường hợp bệnh lâu ngày “ngoan cố” chúng tôi có các Lương y – Bác sĩ tư vấn sức khỏe (miễn phí) vào các buổi sáng 3-5-7 hàng tuần, giảng dạy các bài tập yoga – khí công, thuốc đông dược giúp các bạn phục hồi sức khỏe, an tâm làm việc, xây dựng tương lai.

Địa chỉ: 93A Chu Văn An, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCMĐT: 0919 958 955 – Web: dongphuongcotruyen.edu.vnEmail: [email protected]

ĐÔNG PHƯƠNG CỔ TRUYỀNZen Lotus & Spa

Page 17: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Ai? Chuyện gì? Ở đâu?

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 15

MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH- Đồng hành cùng bệnh nhân và thân nhân người bệnh- Kết nối các cá nhân, tổ chức đang làm việc thiện nguyện trong bệnh viện- Tổ chức nhóm hoạt động về chăm sóc giảm nhẹ cho bệnzh nhân, thành lập phòng tham vấn tâm lý cho bệnh nhân, thân nhân người bệnh trong bệnh viện

a) Bệnh nhânCó thể giãi bày cảm xúc và nội tâm của mình, đối diện và chấp nhận thực tế, từ đó có những cảm xúc tích cực, lành mạnh trong quá trình điều trị bệnh cũng như giúp bệnh nhân duy trì được chất lượng cuộc sống, phát triển khả năng sống thích nghi với căn bệnh

b) Tình nguyện viên- Tạo môi trường thực tập thuận lợi cho các sinh viên chuyên ngành Tâm lý học và xã hội học- Phối hợp với các chuyên gia- Kết nối các nhóm tình nguyện với nhau để phát huy khả năng

c) Gia đình và thân nhân người bệnh-Lắng nghe, chia sẻ cảm xúc của gia đình, thân nhân người bệnh, giúp họ học hỏi kinh nghiệm từ những người khác nhằm lấy lại cân bằng trong cuộc sống và chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.

-Hoạch định với gia đình những phương cách có thể giúp bệnh nhân, tìm hiểu quan điểm, khó khăn và nhu cầu, mong muốn của thân nhân và tìm hiểu ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra những quyết định về bệnh nhân.

Địa điểm: Bệnh viện Ung Bướu, 03 Nơ Trang Long, Bình Thạnh, Tp.HCM

Thời gian: 8:30-10:30 hoặc 15:00-17:00 Chủ nhật hàng tuần

Câu lạc bộ Nụ Cười Trái Tim là một tổ chức phi lợi nhuận do cô Trần Thị Uyên Phượng thành lập vào cuối 2007 với tiêu chí hoạt động là “Sống vui - Sống khỏe - Sống có ích - Yêu thương và Chia sẻ”.

Câu lạc bộ Nụ Cười Trái Tim đã tổ chức và thực hiện chương trình Nâng Cao Sức Mạnh Tinh Thần cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu và cho một số bệnh nhân bệnh nặng (ung thư, thận,…) tại gia được hơn 3 năm.

CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE TINH THẦNSống vui - Sống khỏe - Sống có ích - Yêu thương và Chia sẻ

Page 18: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CÁC BẬC CHA MẸ KHI CON MÌNH TIẾT LỘ GIỚI TÍNH BẢN THÂN

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỦNG HỘ CON CÁI?

Con trẻ thường e ngại khi nói chuyện với cha mẹ. Những trẻ LGBT thường mất vài tháng, có khi vài năm để phát hiện và tìm hiểu bản sắc thật sự của mình. Việc chia sẻ với cha mẹ có thể trở nên rất khó khăn. Cha mẹ thường bị sốc hay đau buồn khi con mình nói ra sự thật. Một điều rất quan trọng mà bạn cần nhớ, đó là việc trẻ giữ bí mật về giới tính của chúng cũng đồng nghĩa với việc bạn không biết được phần quan trọng trong cuộc đời của con mình. Vì vậy, khi con bạn tiết lộ sự thật thì đó là dấu hiệu của tình yêu thương và chúng cần đến sự ủng hộ và những hiểu biết của bạn.

- Khi con bạn nói ra điều đó, hãy thể hiện sự ủng hộ thay vì phê bình chỉ trích.- Bạn có thể bị sốc, phủ nhận sự thật, cảm thấy tội lỗi hoặc đau buồn, điều đó là dễ hiểu vì thái độ của xã hội hiện nay đối với những người LGBT. Bạn cần dàn xếp tình cảm và nhận ra rằng con bạn chẳng khác biệt gì so với trước khi chúng nói ra điều này.-Việc đi tư vấn bác sĩ để “chữa trị” là một việc làm vô nghĩa vì đây không phải là bệnh, mà là các biểu hiện tự nhiên trong một chuỗi liên tục các trạng thái biểu hiện của các khuynh hướng tính dục và giới tính. - Không tâm sự với gia đình hoặc bạn bè mà không có sự đồng ý của con bạn . Hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian để giải quyết các cảm xúc của mình để bạn không bộc lộ những tình cảm tiêu cực.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CÂN NHẮC- Các thanh thiếu niên LGBT có thể nguy hiểm vì đây là nhóm thiểu số mà nhà trường hay những chuyên gia ít có kinh nghiệm làm việc và hỗ trợ. Xã hội đang thay đổi tích cực, tuy nhiên, tiến độ thường đi kèm với phản ứng mạnh mẽ.

- Khả năng bị trầm cảm cao gấp 4 tới 5 lần so với những người bạn cùng lứa dị tính (Timmelman, T.L., 1990).

- 97% học sinh trung học cho biết rằng bản thân đã nghe những lời phê bình kỳ thị người đồng tính từ bạn bè xung quanh (“Xây dựng trường học an toàn cho thanh thiếu niên đồng tính nam và nữ: Báo cáo của Ủy ban Thống đốc Massa-chusetts về thanh niên đồng tính nam và nữ”, 1993).

- Thanh thiếu niên LGBT có nguy cơ tự tử cao gấp 2- 3 lần so với những bạn dị tính.

- 82,9% thanh thiếu niên LGBT cho biết khoa không bao giờ can thiệp hay chỉ can thiệp rất ít khi những lời phê phán mang tính kỳ thị người đồng tính diễn ra trong trường (GLSEN, Khảo sát trường học quốc gia năm 2003).

- Thường thì mọi người phản đối việc biểu hiện tình cảm của những người LGBT trong khuôn viên trường, trong khi những cử chỉ thân mật khác giới lại xem như chuyện bình thường. Những tiêu chuẩn tương tự cũng được áp dụng cho học sinh LGBT.

Tiếp tục và luôn luôn hỗ trợ cho con cái là điều rất quan trọng. Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu khác nhau và sẽ đòi hỏi các bậc cha mẹ giao tiếp theo những cách riêng. Giáo dục bản thân về các vấn đề phải đối mặt với thanh niên LGBT sẽ là bước đầu tiên trong việc hỗ trợ con em mình.

Nguồn: http://www.youthprideri.org

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Nhân

KHI CON BẠN NÓI MÌNH LÀ ĐỒNG TÍNH THÌ ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA GÌ…

Khuynh hướng tính dục là sự thu hút của một người về cảm xúc, tinh thần, thể chất, trí tuệ và tính dục cùng với những biểu hiện khác nhau về nhu cầu đó. Giới tính là sự hiểu biết, cách định nghĩa và trải nghiệm của một người về giới tính thực sự của họ mà không phụ thuộc vào cơ cấu giới tính của cơ thể. Chuyển đổi giới tính là một thuật ngữ chung dùng để chỉ những người có cấu trúc giới tính không phản ánh được giới tính thật sự của họ. Khuynh hướng tính dục và giới tính là không có liên quan. Giới tính là một dạng của định hướng bản thân và tình dục là một bản sắc của mối quan hệ. - Có khoảng 10 đến 20% thanh niên tự nhận mình là LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới).- Mặc dù là một đề tài gây tranh cãi nhưng định hướng tình dục và xác định giới tính có thể nằm trong các đặc điểm của con người từ khi sinh ra.- Những trải nghiệm tiêu cực như lạm dụng tình dục hay việc cha mẹ có vấn đề khi nuôi dưỡng con cái không ảnh hưởng tới khuynh hướng tính dục. - Không thể đổ lỗi cho bạn hay bất kỳ ai về khuynh hướng tính dục và xác định giới tính của con bạn - việc xác định là LGBTQQ là một điều tự nhiên, cũng như việc có mắt màu xanh hay thuận tay phảihiệu quả hơn nhiều việc bắt đầu bằng các câu hỏi.

Bản tin tâm lý học Đông Tây 16

TÂM LÝ HỌC CHO CUỘC SỐNG

Page 19: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 17

Đặt vấn đềTheo Daniel Bell (Mỹ), Alain Touraine (Pháp) và một số nhà nghiên cứu quốc tế về phát triển kinh tế xã hội Tây phương thì trước 1850, chúng ta có một xã hội tiền hiện đại. Phần lớn kinh tế xuất phát từ ngành làm nông, cần rất nhiều nhân công, sống và sinh hoạt theo mùa. Từ 1870 đến 1960, giai đoạn công nghệ và công nghiệp là chính. Người làm công bán sức lao động – công nhân – làm theo lương, sống tập trung và từ từ vào đô thị. Công việc có nhiều hình thức lặp đi lặp lại, người lao động không cần có nhiều sáng kiến trong công việc của mình. Cơ sở vật chất cộng với sức lao động con người tạo ra của cải vật chất. Với những phát minh khoa học và kỹ thuật, xã hội được xem như hiện đại, có tổ chức, làm kế hoạch. Từ 1960 đến nay, sinh hoạt dịch vụ rất quan trọng trong kinh tế và sinh hoạt xã hội vào giai đoạn “hậu hiện đại,” tức là những khám phá chính và cơ bản về khoa học, xã hội kể cả cách sống đã có. Cái trục là khoa học thông tin, tức là nắm tin là nắm quyền.

Tâm lý học cho cuộc sống

STRESS TRONG XÃ HỘI HẬU HIỆN ĐẠI VÀ SIÊU HIỆN ĐẠITS. BS Lương Cần LiêmChủ tịch Hội Tâm thần, tâm lý Việt - Pháp

Đương nhiên đây là kiểu dùng để “tả cảnh” phát triển kinh tế và xã hội phương Tây. Lịch sử cho thấy họ phát triển từng giai đoạn một đến thời bành trướng thị trường kinh tế và toàn cầu hóa vốn và nhân công. Tiền “mạnh khỏe” hơn sức lao động của người làm công. Nguyên tắc thị trường là tiêu thụ (vốn, sức khỏe, hàng hóa) theo nhu và cầu sức rồi sau đó, lấy lao động con người trả lãi vốn, sức khỏe và vật chất mà thấy mình giàu hơn. Điều này thành công đi đôi với toàn cầu hóa văn hóa và tâm lý con người. Khi phương Tây gặp phương Đông, thị trường văn

hóa phải đi song hành với thị trường hàng hóa. Từ đó, những khác biệt văn hóa tạo xung đột tâm lý, các va chạm văn minh mà ngày nay nhiều người đánh giá là phương Đông chậm trễ, chưa phát triển. Đó là lẫn lộn văn minh với văn hóa, lẫn lộn trí tuệ với của cải.

Câu hỏi đặt ra là đầu thế kỷ 20 làm sao ta biết suy nghĩ “giống” Tây phương. Từ đó, các nước chủ trương nhảy nhanh, nhảy kịp thế giới, cần đốt giai đoạn. Giá phải trả là hy sinh con người “cổ điển”, không đánh giá truyền thống như một kho tàng đạo đức, khai thác thiên nhiên như vốn không trả. Nói cách khác đó là “chạy theo đường mòn, bắt kịp ngang hàng, vượt đến hàng đầu.”

Đầu thế kỷ 20, hàng loạt nhà triết học Nhật Bản sang Âu châu. “Trường Kyoto” dựng lên bởi ba vị chính là Nishida Kitaro (1870-1945), Tanabe Hajime (1885-1962), Nishitani Keiji (1900-1990). Họ đi xa, ra khỏi nước mà nhìn ngược về nước, lúc đó từ Tokyo đến Paris là 1 tháng rưỡi, bây giờ là 11 tiếng. Nhờ vậy, họ nghiên cứu lại văn học truyền thống, có nhận xét về bản chất văn minh, giá trị tôn giáo là triết học và về tư tưởng hành chính. Tiến bộ là một khái niệm văn hóa về quan niệm cái sống, cái chết, cái tồn tại của con người và của xã hội. Về phía Trung Quốc, các vị như Chu An Lai, Đặng Tiểu Bình cũng một lúc học tập ở nước ngoài, tại Pháp. Gần đây hơn, trong vòng 15-20 năm khi quyết định đổi mới, Trung Quốc trước kia là lạc hậu, nay đang phát triển vươn lên hàng thứ ba ở đầu thế kỷ 21. Nói cách khác, điều kiện hiện đại hóa xã hội và đời sống con người không chỉ là “đốt” giai đoạn mà cơ bản là tư duy chuyển mình văn hóa. Ta phải nhớ rằng tất cả những tư tưởng hệ chính trị hiện hữu trên thế giới đều xuất phát từ cách làm của văn hóa phương Tây. Tức là tư tưởng hệ dựa trên cách nhìn của tôn giáo về con người – thế nào là Chúa với Tôi? – sau là phát triển chủ nghĩa con người trong xã hội – thế nào là Công Dân và tổ chức Nhà Nước? – mà tư tưởng kinh tế là cá nhân phục vụ nhu cầu riêng của mình – thế nào là lao động, sức khỏe và sung sướng? Các vấn đề đạo đức đều được quy định bởi quan hệ với Chúa (tức Nhà Thờ Chúa và tổ chức Giáo hội), với Nhà Nước (tức với tổ chức hành chánh), với Lao Động (tức với tổ chức vốn).

Đề tài hôm nay là xem vài yếu tố tâm lý chuyển tiếp từ thời tiền hiện đại, đến những suy nghĩ về phương pháp luận (Méthodologie) của thời hiện đại và tại sao, qua thời hậu hiện đại. Ngày nay, chúng ta ở thềm của thời siêu hiện đại.

Khi chúng ta nhìn nhận các biến chuyển đó thì cách hiểu tâm lý xã hội con người sẽ rõ hơn. Hiên tượng “stress” không phải là giá phải chịu. Mục đích con người là có thể nào tìm ra cách làm giảm stress để đạt một đời sống “bình thường”, cho yếu tố văn hóa đi đôi với yếu tố vật chất. Tức là làm giảm căng thẳng trong cuộc sống.

Tâm lý Xã hội tiền hiện đại và hiện đạiNói chung, tâm lý tiền hiện đại dựa trên những giải thích và hiểu biết “thiên nhiên”, tự nhiên và truyền thống. Tôi không giới hạn nói đó là thời kỳ phong kiến. Khi dùng từ này, ta đã đánh giá một chế độ quản lý, không cho một cách nhìn toàn bộ. Tôi sẽ giải thích phần sau khi nói đến “óc khoa học” hiện đại là gì.

Page 20: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Hiểu và biết theo truyền thống, là suy luận theo cảm xúc. Nếu chỉ chủ trương dẹp và diệt chuyện xưa (như nhà cách mạng Proudhon – thế kỷ 19 – nói: Hãy quét sạch quá khứ), thì con người không còn trí nhớ, sẽ lập lại những sai lầm các thế hệ đi trước. Trí tuệ con người phải đi qua một quá trình phân tích lịch sử một cách toàn bộ. Chủ quan và khách quan phải đi đôi.

Hành trình tâm lý hiện đại thì như thế nào? Trước cái mới lạ, con người không hiểu và nhận diện cái dốt của mình: tự nhiên là cơn sợ, tiếp đến là tìm tòi và trao đổi quan điểm (trao nhau và thay đổi, phong phú hơn cái “tiếp thu”). Từ đó, ra giả thuyết để nắm tình hình và hành động. Liền đó là so sánh kết quả việc làm với thời cơ, điều kiện cụ thể, tính cách vật chất và thiết thực, dùng chính kiến bên ngoài đối chiếu với những giả thuyết đã đặt ra bên trong của tư tưởng mình. Kết luận là tiến tới được một bước. Đó là tiến bộ và có cái mới.

Bản tin Tâm lý học Đông Tây

Tâm lý học cho cuộc sống

Tâm lý con người tiền hiện đại, là tự đặt câu hỏi và tự ra giải đáp, cơ sở trên những hiểu biết đã có của mình để mình yên tâm. Nói chung là lúc nào mình có cũng lý, không nhiều thì ít, không ít thì nhiều và khuynh hướng tâm lý là muốn đúng hơn là sai, thích nghe những gì muốn nghe. Tức là chủ quan mạnh hơn khách quan, con người mình là trung tâm và có tính bảo thủ. Tinh thần chịu đựng cao, sáng tạo thấp, tinh thần tự chủ lại dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Thích được vuốt ve và đánh bóng. Như thế, đến lúc nào đó con người sẽ tự hỏi: Tôi là ai? Tự do của tôi là gì và với ai?.

Đi vào giai đoạn hiện đại, là giai đoạn có thắc mắc, cần đặt vấn đề bằng những câu hỏi hơn là bằng những khẳng định… (Khi tôi khẳng định thì tôi là tôi). Đặt vấn đề bằng những câu (tự mình) hỏi là ngòi pháo của tín khoa học, tức là phải “tò mò.” Mà tinh thần này bắt buộc quan hệ người với người phải rõ ràng hơn, bớt nghi vấn, bớt sợ sệt, có đồng cảm và đồng tình. Từ câu nói từ cảm xúc bên trong: “tôi không hiểu vì tôi dốt,” tôi chuyển đến câu nói cởi mở ra ngoài: “tôi không hiểu mà tôi muốn biết thêm”. Nếu nói về chế độ xã hội thì từ chế độ phong kiến tiền hiện đại, con người từ tổ chức chế độ hiện đại dân chủ và nhân dân. Cái cởi mở đó bắt buộc diễn ra trong trật tự pháp luật xã hội và môi trường sống.

Như vậy, đến giai đoạn hiện đại, trong “trí” sinh ra thêm phương pháp luận (méthodologie) để kiểm soát sự thật và cho phép làm thí nghiệm, rút kinh nghiệm và điều khiển tương lai bằng kế hoạch. Vấn đề khó và mới là như vậy. Mọi phương pháp có thể có nguyên tắc lý luận đúng – cái lô-gích – nhưng không sát với sự thật, hoặc ngược lại sự thật là thực tế nhưng phương pháp luận lại khác xa so với vấn đề thực tế đó. Chẳng hạn về vấn đề nhận định vị thế cá nhân và con người. Nếu cá nhân là thành viên của một gia đình thì tôi có thể lập luận gia đình là một tổng hợp quyền lợi cá nhân. Nếu tôi lập luận gia đình như một tập thể thì qui luật sống tập thể khác với nhu cầu cá thể.

Nói tóm lại, trong thời tiền hiện đại, tâm lý móc nối khẳng định này sang khẳng định khác như một phương pháp. Mục đích là giải thoát tính sợ sệt trước cái mới, cái lạ và cái bất ngờ. Ai yêu tôi, ai tin tôi thì theo tôi, ai không đồng ý với tôi thì nên tránh xa hoặc tôi cho ra xa. Đến thời hiện đại, tâm lý có “đầu óc khoa học” dùng phương pháp khoa học để kiểm soát nội dung khoa học tìm ra các qui luật nội bộ của nó. Giai đoạn “thái độ và trí khoa học” biết đưa ra câu hỏi chính đáng và chính thống để kết nối những gì không hiểu, không biết, với những gì đã được thỏa thuận sau nhiều phương pháp tranh luận khác nhau. Lúc đó là dùng tính chất khoa học khách quan để nó lên trên những chủ quan cá nhân. Mục đích là thống nhất trình độ hiểu biết của tập thể, có hiểu biết cao và đồng ý với nhau, tức là đoàn kết xã hội trên một văn hóa cao, xóa nạn dốt. Lúc này, chúng ta có hai vế suy luận: thứ nhất là đôi cặp chủ quan/khách quan (tiếng Pháp: le subjectif/l’objectif), thứ hai là đôi cặp lô-gích/đúng lý (tiếng Pháp: la logique/le rationnel). Ví dụ: “lô-gích” hành chánh là xử tử hình khi phạm tội nhưng “lý đạo đức” là không giết người. Hay trái lại: “lý” của hành sự không cùng tầng với “lô-gích” đạo đức. Như thế là thời hiện đại phải tiếp tục “tự hiện đại” mình trên cơ sở đạo đức tập thể. Đó là tiến bộ.

Tâm lý Xã hội hậu hiện đại (post-moderne) và siêu hiện đại (hypermoderne)Qua thời hiện đại, vấn đề tâm lý là thời gian và tương lai. Con người bắt đầu dùng “óc khoa học” bên cạnh “tín tôn giáo”, và mối liên hệ giữa “óc khoa học” và “tín tôn giáo” là tin tưởng nơi tương lai phát triển con người. Óc khoa học là con người giải quyết chuyện của con người, tức là sức lực của loài người. Tín tôn giáo là tin tưởng và tôn thờ bề trên – vì ở trên – sẽ có một “giáo” để giải quyết hay gợi ý những trả lời cho loài người, tức là sức mạnh và sức sáng tạo của Vô hình (Trời).

Khi bạn chỉ khẳng định việc này việc kia là “khoa học” mà không minh bạch phương pháp luận mà bạn dùng đến thì có nguy cơ dùng từ “khoa học” như một khẩu hiệu để thuyết phục mà không giải thích. Trong lúc đó, trình độ hiểu biết con người có giáo dục đã được nâng cao trong xã hội để biết phân biệt “lô-gích” (logique) với thiếu lý/vô lý (tiếng Pháp: irrationnel). Hơn nữa, nếu bạn chỉ dùng một phương pháp luận duy nhất thì bạn chỉ suy nghĩ và cứ làm “theo một dụng cụ duy nhất”. Ví dụ thế nào là quan hệ giữa chủ nhân và công nhân trên những nhân tố không đối kháng? Nếu ta nuôi tính bạo lực để biết ai trúng ai sai, ai thắng ai thua thì bạo lực sẽ đến trong những lúc bất ngờ. Trong khi đó, tinh thần bình thường là sống hòa bình, có hợp đồng thỏa thuận chính đáng, đôi bên tôn trọng nhau, không bịp bợm nhau, tức là có đạo đức. Cái khó khăn là đến một lúc nào đó, tiềm thức của bạn vẫn còn sợ sống trong bạo lực của cái khác biệt nên bạn muốn tìm cái tuyệt vời và muốn đạt cái nhất trí. Ý muốn có nhất trí là một ý tưởng tương tự với tinh thần đi tìm “thiên đàng” hay “niết bàn” để mọi người suy nghĩ như nhau và đồng ý với nhau, sống với nhau…như thời anh em trong gia đình nguyên thủy. Nhưng trên thực tế, bạn còn vướng cái bẫy tiền hiện đại của thời “hiển nhiên”

18

Page 21: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 19

nguyên thủy mà việc công và việc riêng không phân biệt rõ ràng. Nói cách khác, thời hiện đại là chấp nhận sự khác biệt người với người về năng lực, năng lượng và tiềm năng – như giữa nam nữ, điện âm điện dương, giống nước trên chạy xuống nước dưới…, và đó là động cơ tiến bộ trên nguyên tắc đạo đức xã hội con người bình đẳng trong kỷ luật chính thống.

Tâm lý học cho cuộc sống

Như thế “Óc khoa học” chuyển qua thời hậu hiện đại trên ba yêu cầu. 1) Phải ra giả thuyết để “rào” sự cố mà mình muốn phân tích và hiểu; 2) Phải có nhiều phương pháp luận khác nhau để giả thuyết thành lý thuyết; 3) Phải dùng bộ máy và kỹ thuật kiểm điểm, kiểm soát và thực hành các lý thuyết để xem sự thật là đúng không. Ví dụ: tôi thấy mặt trời lên phía Đông và xuống phía Tây. Phương pháp “xưa” là nói mặt trời quay chuyển xung quanh trái đất, và trái đất là trung tâm. Phương pháp vật lý và toán học chứng minh là chính trái đất quay thật nhưng tôi không thấy được. Do đó, tôi phải có kỹ thuật để kiểm sự thật trái đất quay quanh mặt trời, hoặc mặt trời quay trên đầu ta. Sự thật của cảm giác là thấy mặt trời quay, sự thật của khoa học là trái đất quay.

Trong tâm lý hiểu biết sinh ra hai vấn đề. 1) Không phải cái gì cũng là khoa học vì con người không phải là bộ máy. Tình yêu có khoa học không? Những gì mà thuyết khoa học không giải thích được chính là thái độ của con người có óc khoa học. Tức là tính tiến bộ không có giới hạn. 2) Phương pháp phân tích dựa trên phương pháp mâu thuẫn đối kháng (hoặc không đối kháng mà tạo một căng thẳng đối kháng để giải quyết) sẽ không có tính cách toàn bộ. Các động vật ở môi trường thiên nhiên liên kết với nhau để sống hơn là đối nghịch hủy hoại. Các bộ phận cơ thể con người cùng “làm việc” chung với nhau để nuôi cuộc sống. Tức là quan hệ biện chứng là bình thường như âm với dương, còn mâu thuẫn đối kháng là lúc bất bình thường mà phải ngừa và giải quyết căng thẳng trước khi bùng nổ.

Lúc đầu như thế nào? Nhà triết học, khoa học Pháp René Descartes (1596-1650) đề ra phương pháp phân tích theo lối “song song” (binaire) đối mặt với nhau, cho đó là yếu tố cần thiết để làm “loài” phép đối kháng của biện chứng. Như mưa và nắng, trắng với đen, trên và dưới, khôn và ngu, bạn và thù, thắng và thua, có và không có, cá thể và tập thể… Nhưng “Tâm-thịt” và “trí-óc” có nghịch nhau không? Lối phân tích “song song” là con nuôi của tôn giáo thời đó chia cái tốt ra khỏi cái xấu – thiên đàng và địa ngục –, cái sở thích chọn lọc so với sự ham muốn đua đòi. Từ đó là thấy tính tốt, tính xấu con người. Tôi thích nắng ấm, màu trắng, ở trên, có trí khôn, có bạn, thắng cuộc, có đồ vật, cá nhân tôi... Tôi phải chịu đựng trời mưa, màu đen, ở dưới, không khôn, dốt nát, có thù địch, thua cuộc, thiếu đồ vật, tập thể… Nói cách khác, sự ham muốn tạo ra bạo lực để đạt vật chất, tình thế, địa vị trong tương lai để thực hiện mô hình mình tưởng tượng… hơn là trước tiên nhìn nhận sự thật cuộc sống hiện tại theo một mô hình đạo đức.

Sau đó, một số nhà triết học phương Tây nghiên cứu các văn minh “thứ ba” ngoài địa bàn Địa Trung Hải/ Âu châu của các ông Soc-rate, Platon và Aristote. Mầm mống là từ các vị Kant (1724-1804), Hegel (1770-1831), sau đó là Marx (1818-1883), Nietzsche (1844-1900), Freud (1856-1939). Gần đây nhất là Thomas Kuhn, Hanna Arendt ở Mỹ; tại Pháp có Derrida, Foucault, Lyotard; Agamben ở Ý, Sloterdijk ở Đức, Zizek ở Tiệp. Thêm vào 2 vấn đề đã nêu, còn nhận xét điểm thứ ba như sau. Cách nhìn biện chứng bằng mâu thuẫn là đặc điểm của văn hóa phương Tây và đạo Thiên Chúa. Về tâm lý là cảm xúc tội lỗi của con người trước tinh thần trách nhiệm. Nếu thế giới đa cực, đa văn hóa, có nhiều nguồn văn minh hiểu biết thì có lẽ nhân quan thế sự không thể nào chỉ có một cực phát triển. Tức là giữa cái đúng và cái sai, có cái mới – cái thứ ba – mà cũng không trúng, cũng không sai, tức là có cái gì tôi không biết mà người khác, văn minh khác và cách nhìn khác có thể biết hơn chính bản thân tôi. Chẳng hạn, ý niệm Âm Dương là biện chứng không đối kháng. Khổng học, Lão giáo, Đạo Phật không phải tôn giáo có Chúa, có Thần mà là triết lý cuộc sống không trường phái, không lý thuyết…

Như vậy, đặc điểm giai đoạn hậu hiện đại là con người có suy nghĩ và chấp nhận: 1) cái gì cũng có thể là trong hay ngoài một quan hệ “bộ ba” (một quan hệ tam giác biện chứng, không mâu thuẫn, không đối mặt); 2) cái gì cũng có thể tương đối trong thời gian và trong không gian, nhất là về con người. Cái tuyệt đối không phải là cái tuyệt vời và cũng không phải là cái nhất trí. Tức là quan điểm “bình quân, trung dung” là gì?Nhưng nếu cái gì cũng trong quan hệ “bộ ba”, nếu cả thời gian lẫn không gian đều là điểm tương đối thì cuộc sống không an toàn, sự tiến bộ sẽ không có hướng chính; ai cũng có lý của mình và không có trật tự sống tập thể. Nếu chỉ như vậy thì sẽ quá nhiều “con người chủ nghĩa” và không có an ninh kinh tế phát triển xã hội rõ ràng. Do đó, tâm lý xã hội thời siêu hiện đại chuyển sang chủ trương hàng hóa hóa mọi sự – nhất là con người – để làm chuẩn quản lý. Với nguyên tắc chi và tiêu, nhập và xuất thì cái gì cũng có thể thay đổi nhanh. Tức là làm sao thu gọn thời gian, không gian và giảm vai trò trung gian con người trong quan hệ “bộ ba”. Một cách trả lời là tăng tốc độ sống của xã hội, và con người ít nói thật với nhau, giới hạn việc “cho không”. Sau đó, là “hàng hóa hóa và cá nhân hóa” mọi sự trong xã hội để phục vụ kinh tế tiền tệ.

Con người là hàng “mốt” (tiếng Pháp: mode). Phản ứng là “stress”.Stress, một thuật ngữ y học sang thành một thuật ngữ xã hội.

“Stress” từ tiếng Anh được bác sỹ Pháp Henri Laborit dùng trong những năm 1950 để diễn tả phản ứng của toàn bộ các bộ phận con người trước một biến đổi khẩn trương của cơ thể. Ví dụ trước một cơn lạnh quá mức hay tại một cuộc giải phẫu… Tình trạng stress có thể đưa đến “Sốc” (tiếng pháp: Choc) ví dụ như bất tỉnh, độ nhiệt cao, hoảng hốt… Stress và Sốc là biện pháp trả lời và phòng thủ để bảo vệ con người (cơ thể và tâm trí) trước nguy cơ. Sau Stress và Sốc, con người phải trở về mức bình thường.

Page 22: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Khi từ Stress này lan ra con người xã hội, ta dùng nó để nói đến những hành vi đối phó của con người trước một môi trường khẩn trương. Đó thể xuất phát từ một xã hội có tốc độ sống quá nhanh hoặc từ một văn hóa mất giá trị con người mà chỉ biết giá trị hàng hóa. Tình trạng này gây phản ứng sợ sệt. Trong bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ 21, có lẽ phải thêm yếu tố những cái mới “nhập” vào văn hóa hiện hữu đang biến chuyển.

Bản tin Tâm lý học Đông Tây

Tâm lý học cho cuộc sống

Tôi đề nghị hai giả thuyết để hiểu gốc tâm lý của stress: 1) Trong sự hàng hóa hóa quan hệ xã hội, con người mất thăng bằng tâm lý và quan điểm bình quân giữa giá trị đạo đức và giá trị vật giá trong quan hệ người với người. Tức là Tiền và Tình người. 2) Không gian và thời gian của kịch bản “tiền và tình” làm xáo trộn truyền thống gia đình, nhất là trong chức năng giáo dục đạo đức cho người công dân.

Khi kinh tế tiến quá nhanh trên diện sản xuất đồ đạc và của cải so với đà chuyển mình văn hóa của xã hội, con người lấy “Tiền của” làm kích thước đo lường Tài năng. Nhưng Tài năng không phải là đạo đức sống. Khi tôi đối đầu bộ ba: Đạo đức, Tài năng với Tiền tài thì xã hội và đời sống tập thể sẽ luôn luôn phát triển trên tranh đua, so bì, nghi vấn và stress. Trong khi đó, con người cần tìm đến thăng bằng giữa giá trị đạo đức và giá trị thương mại: tức là phải trả lời câu hỏi, thế nào yêu nhau, đoàn kết với nhau, có đời sống an ninh, chia sẻ cho nhau. Nạp thu thuế có là đủ cho việc này không?

Như vậy, Stress là phản ứng tâm lý con người chưa đạt bình quân giữa hai đầu cân: một bên là yếu tố đạo đức và bên kia là yêu tố tiền tài và vật chất. Tình hình này đưa đến chức năng tâm lý của tôn giáo. Vì ta thấy rõ con người cần có niềm tin nên tất cả các tôn giáo đều nói đến tình yêu nhân loại và đạo đức chia sẻ. Do đó, ở các văn hóa, vai trò của tôn giáo rất là quan trọng mà ta tránh đánh giá một cách máy móc là mê tín dị đoan.

Hơn nữa, tôn giáo chiếm một địa phận đáng kể trong trí con người vì gia đình đã bị xã hội tiêu thụ giảm sức chế không còn là một nơi nương tựa cho con em thành viên. Chỉ trong vòng một thế hệ mà các chuẩn đạo lý giáo dục thay đổi, biến chế. Thật vậy, kinh tế thị trường chủ trương gia đình là một tập đoàn tiêu thụ và cá nhân là một đơn vị tiêu thụ, tức sống là mua sắm. Khi gia đình một con thì con một là của quý, là vua con nên cha mẹ chiều chuộng tất cả các ham muốn của đứa trẻ. Vấn đề chính của giáo dục là dạy đạo đức. Khi thị trường kích động trẻ con thì cha mẹ phải biết nói không, biết giải thích cái giới hạn. Nếu không, giáo dục gia đình chỉ phản xạ bằng hai chữ “Cấm” và “phải biết Sợ/phải làm cho Sợ”. Cấm và Sợ là khâu giữ người trong một tư tưởng tiền hiện đại; không thấy thế nào là khoa học mà chỉ thấy tương lai trong tôn giáo.

Trong một xã hội vật chất đi quá nhanh mà đạo đức kinh tế không rõ ràng, giáo hội tôn giáo nào cũng thành hình như một đại gia đình không stress vì con người thấy có tin tưởng và có lý tưởng; trong khi đó gia đình thành một tập đoàn chỉ biết sống với mục tiêu sung sướng mua sắm hoặc thèm thuồng vì không đạt việc như muốn.

Nói đến cùng chỉ còn tính đạo đức con người mới ngăn giảm stress xã hội được.

20

Page 23: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Tâm lý học cho cuộc sống

NỀN GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓAMỤC TIÊU:- Tạo ra một môi trường an toàn, phù hợp và hiệu quả cho tất cả học sinh- Nâng cao nhận thức về các vấn đề toàn cầu- Đẩy mạnh hiểu biết về văn hóa- Nâng cao nhận thức đa văn hóa- Dạy cho học sinh biết rằng có nhiều góc tiếp cận khác nhau về lịch sử - Khuyến khích tư duy phản biện- Ngăn chặn thành kiến và phân biệt đối xử

LỢI ÍCH CỦA NỀN GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓATheo Hiệp hội Quốc gia về Giáo dục đa văn hóa tại Hoa Kỳ (the National Association for Multicultural Education- NAME), giáo dục đa văn hóa:

- Cung cấp cho học sinh cơ hội được giáo dục bình đẳng.- Cho phép học sinh có nhiều suy nghĩ và quan điểm khác nhau.- Chống lại định kiến và hành vi gây tổn thương.- Dạy cho học sinh cách phê phán vì sự công bằng trong xã hội.

XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓAKhác với quan niệm thông thường, giáo dục đa văn hóa không chỉ dừng lại ở việc phát triển ý thức về văn hóa, mà quan trọng cần có phương pháp tiếp cận các nhóm người thiểu số (người da màu, phụ nữ, người khuyết tật, v.v…) để đảm bảo chương trình và nội dung giảng dạy liên quan đến các nhóm người trên là chính xác và đầy đủ. Thông tin mà học sinh nhận được thường là sai lầm và lệch lạc. Không phải tất cả các sách giáo khoa đều trình bày nội dung lịch sử đầy đủ và chính xác.

Hầu hết các chương trình đào tạo ở Hoa Kỳ tập trung vào khu vực Bắc Mỹ và châu Âu hơn bất kỳ khu vực nào khác. Đa phần học sinh biết về nạn diệt chủng thông qua các câu chuyện, nhưng liệu họ có biết rằng đã có hàng trăm ngàn người bị giết ở những nơi như Darfur và Rwanda. Tuy gần với khu vực Mỹ Latinh nhưng những trường trung học ở Hoa Kỳ lại dành ít thời gian cho việc đọc tác phẩm văn học hay tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của khu vực này.

Vì vậy, nền giáo dục đa văn hóa thành công nhất khi được tiến hành như một cách tiếp cận có quy mô toàn trường với việc tái thiết lập không chỉ ở chương trình giảng dạy mà còn ở chính sách tổ chức và thể chế.Nền giáo dục đa văn hóa đòi hỏi một nhân viên không chỉ linh hoạt mà còn có năng lực về văn hóa. Các nhà giáo dục phải có được nhận thức, đáp ứng và theo đuổi những niềm tin, quan điểm và kinh nghiệm khác nhau. Họ phải trong tư thế sẵn sàng giải quyết các vấn đề tranh cãi. Những vấn đề này không giới hạn, bao gồm như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, khác biệt tôn giáo, tầng lớp, tuổi tác, v..v…

VẬY ĐIỀU GÌ BẠN CÓ THỂ LÀM TRONG LỚP HỌC CỦA MÌNH…Để có thể thống nhất nền giáo dục đa văn hóa trong lớp và trường học của mình, bạn có thể:

- Thống nhất một danh sách tác phẩm cần đọc đa dạng thể hiện kinh nghiệm phổ biến của con người qua các nền văn hóa.- Khuyến khích tham gia các hoạt động cộng đồng và xã hội.- Bỏ qua sách giáo khoa mà hãy thay vào đó bằng việc bổ sung chương trình giảng dạy với những câu chuyện bên ngoài thực tế, từ đó có thể rút ra sự tương đồng giữa kinh nghiệm trong quá khứ và cuộc sống hiện tại.- Tạo ra các dự án đa văn hóa đòi hỏi học sinh lựa chọn nền tảng xã hội khác với của bản thân mình.- Đề nghị nhà trường tổ chức các dịch vụ phát triển chuyên nghiệp về nền giáo dục đa văn hóa trong lớp học.

Nguồn: http://www.teachhub.com

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Nhân

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 21

Page 24: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Bản tin Tâm lý học Đông Tây

Tâm lý học cho cuộc sống

GIAO TIẾP THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG VÀ BÌNH ĐẲNG ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬTĐạo luật về Người Khuyết tật ở Hoa Kỳ (The Americans with Disabilities Act) cùng với các chính sách và nỗ lực khác nhau của nhiều tổ chức đã tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc cải thiện việc tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm của người khuyết tật, giúp họ di chuyển dễ dàng hơn trong các tòa nhà và công trình công cộng, đồng thời sử dụng các chương trình truyền hình và phim ảnh để xây dựng hình tượng thực tế về những người khuyết tật.

VỀ TỪ NGỮNên sử dụng từ ngữ tích cực hay trung tính. Khi viết hay nói về người khuyết tật, cần đặt con người lên vị trí quan trọng hàng đầu, chứ không phải khiếm khuyết của họ. Một số cụm từ mang tính phân biệt như “người mù”, “chậm phát triển” hay “người tàn tật” là không phù hợp vì nó không phản ánh được cá tính, sự bình đẳng cũng như nhân phẩm của người khuyết tật. Thay vào đó, các cụm từ như “người có khiếm khuyết về thị giác”, “người có khiếm khuyết về trí tuệ” thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân mang các khiếm khuyết trên. Những từ như “người bình thường” thì lại có vẻ mang ngụ ý rằng người khuyết tật là không bình thường, trong khi cụm từ “người không có khuyết tật” diễn tả cụ thể nhưng lại không mang tính tiêu cực.

VỀ HÀNH ĐỘNGCách giao tiếp với người khuyết tật được xem là phù hợp khi nó dựa trên sự tôn trọng và lịch sự. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn giao tiếp tốt với người khuyết tật.

Những kỹ năng giao tiếp thông thường với người khuyết tật- Khi được giới thiệu với người khuyết tật, bạn nên bắt tay. Những người có tật ở tay hay đeo tay giả đều có thể bắt tay được.- Khi muốn giúp đỡ người khuyết tật, bạn nên đợi họ chấp nhận lời đề nghị của bạn trước khi hành động. Sau đó hãy hỏi và lắng nghe khi họ đưa ra những chỉ dẫn cần thiết.- Hãy thư giãn. Đừng ngại nếu bạn vô tình sử dụng một số câu thông thường nhưng lại liên quan đến khuyết tật của người bạn đang trò chuyện, chẳng hạn như câu: “Bạn có nghe về chuyện đó chưa?” hay “Bạn có từng thấy nó bao giờ chưa?” - Đừng ngần ngại hỏi khi bạn không biết chắc về những điều mình đang làm.

Kỹ năng giao tiếp với những người khiếm thị - Nói chuyện trong khi bạn đang bước đến gần họ đến tránh làm họ bị bất ngờ về sự có mặt của bạn.- Giới thiệu rõ về bản thân với âm điệu trò chuyện bình thường của bạn .

22

Page 25: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

- Khi trò chuyện trong một nhóm, bạn nên sử dụng tên của mình và xưng tên người mà bạn muốn nói chuyện (VD: “Thủy (người không có khuyết tật) muốn hỏi chị Tuyết (người có khuyết tật) có đồng ý với Thủy không?”).- Không vuốt ve hay làm xao nhãng con chó dẫn đường của người khiếm thị mà chưa hỏi ý kiến của họ.- Cho người đó biết khi bạn rời khỏi.- Khi muốn dẫn họ đi đâu, bạn cần hỏi ý kiến của họ trước, cho phép họ nương vào cánh tay của bạn (không cố gắng lôi hay kéo họ), đi ngang hàng và để họ tự kiểm soát cử động của chính họ.- Đưa ra chỉ dẫn cụ thể. Ví dụ, khi phía trước có bậc thang, bạn nói rõ còn bao nhiêu bước thì tới bậc thang và có bao nhiên bậc thang cần bước lên.- Khi muốn nhường chỗ cho họ, nhẹ nhàng đặt tay họ lên lưng ghế hay tay ghế để họ có thể định đúng vị trí ngồi.

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 23

Tâm lý học cho cuộc sống

Kỹ năng giao tiếp với người khiếm thính- Làm người đó chú ý trước khi nói chuyện, chẳng hạn như đụng nhẹ lên vai hay tay của người đó để được họ chú ý.- Nhìn trực diện người đó, nói chuyện rõ ràng với âm điệu bình thường và giữ tay bạn tránh xa khỏi mặt. Dùng những câu đơn giản, ngắn gọn. Tránh hút thuốc hay nhai kẹo cao su trong khi nói chuyện.- Nếu như người đó sử dụng người phiên dịch thì lúc giao tiếp, bạn hãy nói chuyện với cá nhân đó chứ không phải là người phiên dịch.- Nếu như bạn điện thoại cho người có hạn chế về thính giác, hãy kiên nhẫn để điện thoại reo lâu hơn bình thường. Nói chuyện rõ ràng và sẵn sàng lặp lại tên của bạn hay mục đích của cuộc gọi.

Lời khuyên khi bạn giao tiếp với những người khuyết tật vận động- Nếu như có thể, bạn nên cuối xuống ngang tầm mắt với người ngồi xe lăn.- Không tựa người vào xe lăn hay dụng cụ hỗ trợ vận động của họ.- Không bao giờ cư xử mang tính bề trên với người sử dụng xe lăn bằng cách vỗ vào đầu hay vai người đó.- Không tự ý đẩy giúp người đó; cần hỏi trước xem họ có cần giúp đỡ hay không.- Khi gọi điện cho họ, hãy để chuông reo lâu hơn bình thường để họ có thời gian di chuyển đến điện thoại.

Kỹ năng giao tiếp với người có khuyệt tật giao tiếp

- Nếu như bạn không biết người đó đang nói gì, đừng giả vờ rằng bạn hiểu mà hãy yêu cầu cầu họ nhắc lại và sau đó thì lặp lại điều đó.- Hãy kiên nhẫn và dành nhiều thời gian khi cần thiết.- Cố gắng hỏi những câu hỏi có thể được trả lời ngắn gọn hay chỉ cần gật đầu.- Tập trung vào những điều cá nhân đó nói.- Đừng nói thay hay cố gắng kết thúc câu nói của người đó.- Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu họ, bạn nên cân nhắc đến việc viết ra giấy như một cách thức thay thế cho việc trao đổi, nhưng trước tiên cần hỏi ý kiến người đó liệu điều này có phù hợp hay không.

Lời khuyên cho việc giao tiếp với người có khuyết tật về trí tuệ - Chọn nơi yên tĩnh và không có nhiều thứ gây xao nhãng để có thể trò chuyện với họ- Luôn sẵn sàng lặp lại điều bạn nói, có thể thành tiếng hay viết ra.- Giúp đỡ họ điền vào các đơn từ, kiên nhẫn giải thích các hướng dẫn và cho họ thời gian đưa ra quyết định; Chờ họ chấp nhận đề nghị giúp đỡ của bạn; Không nhiệt tình quá mức hay tỏ ra kẻ cả.- Kiên nhẫn, linh hoạt và sẵn sàng giúp đỡ. Nên dành thời gian để hiểu được họ và đảm bảo rằng họ cũng hiểu bạn.

- Thư giãn! Hãy thoải mái.- Cư xử tôn trọng, lịch sự và tế nhị.- Lắng nghe chân thành.- Sẵn sàng giúp đỡ và không nên quan trọng hóa vấn đề hay cảm thấy bị xúc phạm nếu như lời đề nghị giúp đỡ của bạn bị từ chối.

Nên nhớ !!!

Nguồn: http://www.dol.gov/

Sưu tầm và biên dịch: Thanh Nhân

Page 26: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

TRÊN KỆ SÁCH

NHỮNG ĐỨA TRẺ Ở NỀN VĂN HÓA THỨ BATrải qua hơn một thập kỷ, Những đứa trẻ ở nền văn hóa thứ ba (Third Culture Kids – TCKs) đã trở thành nguồn thông tin, tài liệu đáng tin cậy khi đề cập đến “TCKs” – những đứa trẻ là con của người nước ngoài, người truyền giáo, quân nhân và những người sống và làm việc ở nước ngoài. Những năm phát triển, trưởng thành tại đất nước không phải là quốc tịch của bản thân là một phần ý nghĩa đối với các TCKs. Tác giả Pollock và Van Reken là những người tiên phong, mở đường cho việc xây dựng sơ lược tiểu sử của TCKs. Chính điều này đã đem đến những hiểu biết về những thực tế có liên quan về mặt xúc cảm và tâm lý xuất phát từ cuộc hành trình của TCKs. Kết quả từ những cuộc hành trình ấy không những dẫn đến cảm giác mất gốc và sự đau buồn, mà còn làm giảm đi sự tự tin và khả năng tương tác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.

Thông qua những buổi phỏng vấn, trò chuyện và những bài ghi chép cá nhân, bản tái bản mới và có bổ sung này sẽ khám phá những thách thức và lợi ích mà những TCKs gặp phải, cũng như mở rộng mạng lưới thảo luận về những kinh nghiệm của những đứa trẻ xuyên văn hóa (CCKs – Cross – Cultural Kids), là những trẻ thuộc diện nhập cư, diện con nuôi quốc tế hoặc là những trẻ có bố mẹ thuộc dòng song/ đa văn hóa. Những đứa trẻ ở nền văn hóa thứ ba biểu lộ tính đa dạng ẩn tàng trong thế giới của chúng ta và thách thức những quan niệm truyền thống của chúng ta về bản sắc và “quê hương” – và chỉ ra cho chúng ta làm cách nào mà những kinh nghiệm TCKs ngày càng trở nên phổ biến và có giá trị.

“Với sự tái bản và chỉnh sửa lần này, Những đứa trẻ ở nền văn hóa thứ ba gợi mở chủ đề văn hóa lai theo những cách mới và hấp dẫn vô cùng. Bằng cách nhận thấy điểm tương đồng giữa TCKs (những đứa trẻ ở nền văn hóa thứ ba), những trẻ xuất thân từ cha mẹ song/ đa văn hóa, những trẻ là con của những người nhập cư, sống gần vùng biên giới, những trẻ thuộc diện con nuôi quốc tế với những trẻ thuộc diện bị ràng buộc bởi địa lí và quá trình chuyển giao văn hóa do chiến tranh và/ hoặc đói kém, tác giả đặt trọng tâm nghiên cứu của mình vào một trong những khía cạnh của sự ngày càng toàn cầu hóa xã hội hiện tại theo hướng thú vị, phức tạp và có phần tự do. Cuốn sách mở ra hy vọng cho những cuộc đối thoại, sự đồng cảm, học hỏi lẫn nhau và là sự chấp nhận lẫn nhau một cách hòa đồng và vui vẻ đối với sự đa dạng của mỗi con người chúng ta.” - Marc Levitt, nhà giáo dục và sáng lập viên của trang www.thirdculturestories.com

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG: NHỮNG GÓC NHÌN XUYÊN QUỐC GIA VÀ XUYÊN VĂN HÓA“Bạo lực học đường: Những góc nhìn xuyên quốc gia và xuyên văn hóa” là một cuốn sách trọng yếu và phù hợp với thời đại. Trong thập kỷ qua, bạo lực thanh thiếu niên, đặc biệt là bạo lực trong trường học, trở thành mối quan tâm trọng yếu mang tính quốc gia và quốc tế.

Bạo lực học đường là một hiện tượng không những diễn ra tại Hoa Kỳ, mà còn diễn ra ở những vùng khác nhau của thế giới. Nó không giới hạn trong bất kì một độ tuổi cụ thể nào, nền văn hóa, dân tộc hay bất kỳ một nhóm xã hội nào. Cuốn sách Bạo lực học đường: Những góc nhìn xuyên quốc gia và xuyên văn hóa là sự tập hợp nhiều đề tài từ những chuyên gia trên toàn thế giới trong nỗ lực của họ nhằm khám phá các câu hỏi xuất phát từ hiện tượng bạo lực học đường. Sự hợp nhất của các tác giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau làm cho vấn đề trở nên rõ ràng và quan trọng, rằng đây là vấn đề không chỉ của riêng Hoa Kỳ, mà là vấn đề mang tầm quốc tế. Cuốn sách khám phá lịch sử của bạo lực, những cách đương đầu với bạo lực trong trường học và những cách thức quan trọng nhằm ngăn chặn bạo lực học đường.

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 24

Tập sách này mong muốn tổng hợp các kiến thức và kết quả nghiên cứu, đồng thời hy vọng sẽ truyền cảm hứng để mọi người đặt ra và giải quyết các câu hỏi quan trọng liên quan đến bạo lực học đường trong xã hội chúng ta. Những sự kiện lịch sử, những định nghĩa và những phân loại về bạo lực, những yếu tố liên quan, và những mô hình ngăn ngừa và can thiệp đều được các tác giả trình bày một cách khoa học và cụ thể để độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về bạo lực học đường.

“[Tập sách] cung cấp kiến thức cập nhật nhất về bản chất của bạo lực học đường cũng như nguyên nhân, sự lan truyền và ảnh hưởng của bạo lực học đường; Phân tích bạo lực học đường thông qua góc nhìn đa văn hóa và góc nhìn quốc tế.” - Tổng biên tập sách “Bạo lực học đường – Những góc nhìn xuyên quốc gia và xuyên văn hóa” – Florence Denmark, học giả quốc tế, cựu Chủ tịch APA (American Psychological Association – Hiệp hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ và là người nhận Huy chương Vàng, giải Cống hiến trọn đời năm 2004 của Qũy Tâm Lý Học Hoa Kỳ (American Psychological Foundation – APF)

-------------------------------------------

Sưu tầm và biên dịch: Kim Oanh

Page 27: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

NGHIÊN CỨUMỚI

DÂN TỘC, QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA CỦA GIỚI TÍNH VÀ THÁI ĐỘ CỦA TRẺ EM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM (GAY) VÀ NỮ (LESBIAN)

Henny M W Bos, Charles Picavet

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 25

.

QUAN HỆ CẢM XÚC GIỮA MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH: CÁC NÉT VĂN HÓA CHUNG VÀ CÁC NÉT ĐẶC TRƯNG RIÊNG CỦA TỪNG XÃ HỘI Marc H Bornstein, Diane L Putnick, Joan T D Suwalsky, Paola Venuti, Simona de Falco, Celia Zingman de Galperín, Motti Gini,Mari-anne Heslington Tichovolsky

MỘT GÓC NHÌN TỪ LĂNG KÍNH VĂN HÓA VỀ MỐI QUAN HỆ LIÊN NHÓM VÀ BẢN SẮC XÃ HỘIJames H. Liu Các trường hợp xảy ra xung đột bạo lực giữa các nhóm trong thời gian gần đây thường liên quan đến các nhóm khác văn hóa, thế nhưng hầu hết các học thuyết và nghiên cứu về của mối quan hệ giữa các nhóm đều chưa thể hiện được yếu tố văn hóa. Hai lý thuyết nổi bật nhất, lý thuyết thực tế về xung đột nhóm (realistic group conflict theory, RGCT) và lý thuyết bản sắc xã hội / tự phân loại (social identity/self-categorization theory, SIT / SCT) đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn đối với các quá trình cơ bản trong quan hệ giữa các nhóm xã hội: (1) hành vi trong các tình huống tương tác giữa các nhóm có sự khác biệt về chất so với các tình huống tương tác giữa các cá nhân (bao gồm việc

thay đổi bản thân và các mối quan hệ với những người khác), (2) sự cạnh tranh về các nguồn vật chất là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa các nhóm xã hội, nhưng việc đồng nhất với một nhóm nào đó cũng đủ để có sự thiên vị đối với nội bộ nhóm, và (3) việc so sánh giữa các nhóm cũng góp phần kích động xung đột giữa các nhóm. Các cách thể hiện của lịch sử, bao gồm các kiến thức lịch sử phổ biến và ý ng-hĩa khác nhau của chúng trong các nhóm, có thể được sử dụng trong quá trình tìm kiếm một phương pháp tiếp cận đặc trưng cho từng văn hóa đối với mối quan hệ liên nhóm. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng kiến thức lịch sử phổ biến thường là các

câu chuyện chính trị hay chiến tranh, và các biểu tượng lịch sử thường là một phần của câu chuyện văn hóa có thể được sử dụng để kích động dư luận và xây dựng bản sắc dân tộc. Các quá trình phổ quát về mối quan hệ liên nhóm và bản sắc xã hội bị hạn chế bởi các hệ thống tư tưởng, niềm tin trong từng xã hội, và hệ thống niềm tin này cũng chịu tác động bởi nhân dạng và quá trình thế hệ (generational processes) có tham gia vào ký ức của tập thể.

Nguồn: Online Readings in Psychology and Culture, 5(3). http://dx.doi.org/10.9707/2307-

0919.1119

Bằng cách so sánh giữa các quốc gia và các vùng miền, nghiên cứu này xem xét những nét tương đồng văn hóa cũng như những khác biệt đặc trưng của từng cộng đồng trong mối quan hệ cảm xúc giữa mẹ và trẻ sơ sinh. Dữ liệu được tổng hợp từ các quan sát trên 220 bà mẹ người Argentina, Ý và Hoa Kỳ đang sinh sống ở các vùng nông thôn và đô thị lớn cùng với trẻ sơ sinh (nam và nữ) 5 tháng tuổi của họ. Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ cảm xúc giữa các cặp mẹ con trên cả hai phương diện: đặt biến là trọng tâm và đặt người là trọng tâm. Trong các mẫu khảo sát, hầu hết các cặp mẹ con đều thuộc biên

độ thích ứng tốt về mối quan hệ cảm xúc. Điều này củng cố giả thuyết cho rằng các mối quan hệ cảm xúc đầy đủ tương xứng là một điều kiện rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và đây cũng là một đặc điểm chung cho mọi nền văn hóa. Về các đặc trưng riêng của từng cộng đồng , các bà mẹ ở Ý tỏ ra nhạy cảm hơn và trẻ sơ sinh ở Ý cũng đáp trả nhiệt tình hơn so với các bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Argenti-na và Hoa Kỳ; ngoài ra, các bà mẹ ở vùng nông thôn cũng có các hành động mang tính quấy rầy nhiều hơn so với các bà mẹ ở thành thị. Khác với dự kiến, các cặp mẹ con ở khu vực nông thôn được xếp loại ở

mức độ trung bình trong các mối quan hệ tình cảm nhiều hơn và ít có khả năng được xếp vào loại cao trong các mối quan hệ tình cảm hơn. Mối quan hệ tình cảm thích nghi giữa những cặp mẹ con ngay từ khi giai đoạn đầu đời được thể hiện như là một đặc trưng chung cho các nền văn hóa, tuy nhiên việc xây dựng mối quan hệ này lại được điều tiết bởi các bối cảnh cộng đồng cụ thể (theo từng quốc gia và khu vực).Nguồn: Tạp chí Tâm lý học xuyên văn hóa

(Journal of Cross-Cultural Psychology), 02/2012; 43(2):171-197

Nghiên cứu mong muốn xem xét hai câu hỏi: (1) liệu rằng thái độ khác nhau của trẻ em đối với người đồng tính nam và đồng tính nữ có liên quan đến nguồn gốc dân tộc của chúng, và (2) liệu rằng những khác biệt về dân tộc có phải là kết quả của những khác biệt trong nhận thức về các mong đợi khác nhau của xã hội đối với vai trò của từng giới tính. Dữ liệu được thu thập từ 229 em học sinh thuộc 8 trường tiểu học tại Hà Lan; mỗi em được phát một bảng khảo sát và tiến hành trả lời ngay tại lớp học. Tất cả các em học sinh

này (độ tuổi trung bình: 11,47) đều sống tại Hà Lan, với 49,8% học sinh có nguồn gốc dân tộc Tây phương và 50,2% không có nguồn gốc dân tộc Tây phương. Theo kết quả khảo sát, những em có nguồn gốc dân tộc không phải phương Tây có thái độ tiêu cực hơn đối với người đồng tính nam và đồng tính nữ. Những trẻ em này chịu nhiều áp lực hơn từ phía cha mẹ về cách hành xử sao cho phù hợp với giới tính của chúng, từ đó chúng cho thấy thái độ tiêu cực hơn đối với các hành vi không phù hợp với giới tính của các bạn đồng trang

lứa. Các phân tích theo mô hình hồi quy của phương pháp thống kê cho thấy: sự khác biệt về văn hóa trong thái độ của trẻ em đối với người đồng tính nam và đồng tính nữ có liên quan gián tiếp đến những áp lực từ phía cha mẹ mà trẻ nhận được về cách hành xử sao cho phù hợp với giới tính của chúng. Nguồn: Tạp chí Tâm lý học xuyên văn hóa

(Journal of Cross-Cultural Psychology), 10/2012, 43(7):1082-1094

Page 28: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Nghiên cứu mới

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 26

CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP VÀ TÌNH NGUYỆN TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA: NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA HÀNH VI ỦNG HỘ XÃ HỘIArzu Aydinli, Michael Bender và Athanasios Chasiotis, đại học Tilburg, Hà LanTại sao người ta lại giúp đỡ nhau và điều gì thúc đẩy họ tham gia công tác tình nguyện? Các cơ chế tâm lý khởi tạo nên hành vi thiện nguyện (prosocial) có giống nhau ở mọi nền văn hóa? Để đưa ra lời giải đáp cho các câu hỏi trên, chúng tôi sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về một số phương pháp đáng chú ý khi tiếp cận nghiên cứu về việc giúp đỡ. Đồng thời, chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu liên quan đến việc giúp đỡ tự phát, không hình thức và việc giúp đỡ có tổ chức, có tính hình thức. Mục tiêu cốt lõi của bài tổng luận là vượt ra ngoài những so sánh xuyên văn hóa thông thường về việc giúp đỡ và việc tình nguyện để chỉ ra “con đường” tạo ra tính hay giúp đỡ và hay làm tình nguyện; chúng tôi cho rằng “con đường” này mang tính phổ quát, tương đồng trong mọi bối cảnh văn hóa. Những nghiên cứu trước đây cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm văn hóa về tần số giúp đỡ và làm tình nguyện. Đặc biệt, khi các hành vi thiện nguyện (giúp đỡ, làm tình nguyện, …) hướng vào các đối tượng “bên ngoài” nhóm văn hóa (out-group members), sự khác biệt giữa các nhóm văn hóa càng trở nên khả dĩ. Các hành động trợ giúp tự phát xuất hiện thường xuyên hơn ở các vùng nông thôn hoặc các vùng ít giàu có, so với ở các đô thị và vùng giàu có. Tuy nhiên, đối với những cam kết giúp đỡ lâu dài (chẳng hạn như công việc tình nguyện) thì ngược lại: tỉ lệ thực hiện công việc tình nguyện cao hơn ở các nước phương Tây giàu có.

Chúng tôi đề xuất một mô hình của hành động giúp đỡ dựa trên giả thiết về hai cơ chế căn bản liên quan đến hai dạng giúp đỡ: hành động giúp đỡ tự phát là quá trình vô thức và tiềm ẩn được kích hoạt bởi các yếu tố xúc cảm tự động; trong khi đó, quyết định và hành động tham gia tình nguyện là cố gắng có ý thức, công khai, và đã qua cân nhắc kỹ càng. Chúng tôi giả định rằng hai con đường – tiềm ẩn và công khai – để bắt đầu các hành vi xã hội tốt này là tương đồng trong các nhóm văn hóa khác nhau.

Chúng tôi đi đến kết luận bằng cách nhấn mạnh việc tích hợp các khái niệm, lý thuyết để nghiên cứu về hành vi giúp đỡ được hệ thống hơn. Đồng thời chúng tôi chỉ ra một số hạn chế về phương pháp luận cần được khắc phục trong các nghiên cứu sau. Đặc biệt, chúng tôi ủng hộ việc sử dụng các thang đo gián tiếp khi nghiên cứu về các hành vi thiện nguyện, đồng thời trình bày các kết quả tiêu biểu của phương pháp này. Các kết quả đó tương thích với mô hình về hai giai đoạn của hành vi thiện nguyện mà chúng tôi đề xuất và cũng làm nổi bật sự cần thiết phải sử dụng thang đo trực tiếp lẫn gián tiếp khi nghiên cứu về các hành vi xã hội tốt.

Nguồn: Online Readings in Psychology and Culture, 5(3).http://dx.doi.org/10.9707/2307-0919.1118

CHÂU Á CÓ PHẢI MỘT NGOẠI LỆ?Christian WelzelTrong một loạt các đóng góp của mình, tác giả Welzel mô tả hiện đại hóa là quá trình phát huy sức mạnh của con người: con người dần được giải phóng khỏi những sức mạnh ngoại tại. Lý thuyết về quá trình phát huy sức mạnh con người (Human Empower-ment Theory, HET) được vận hành theo hai cơ chế liên tiếp nhau. Đầu tiên, quá trình phát huy sức mạnh trí tuệ (cognitive em-powerment) từ việc nâng tầm giáo dục và kiến thức thúc đẩy quá trình phát huy động lực (motivational empowerment), thể hiện qua việc gia tăng các giá trị tự do. Điều này có nghĩa là con người càng được thụ hưởng nền giáo dục cao và có kiến thức sâu rộng thì họ càng có nhu cầu được làm chủ cuộc sống của mình nhiều hơn, thay vì để bản thân phải lệ thuộc vào những sức mạnh từ bên ngoài. Tiếp theo, việc gia tăng các giá trị tự do nuôi dưỡng khát vọng của quần chúng về một xã hội dân chủ tự do, từ đó thúc đẩy việc hiệu quả hóa các hoạt động dân chủ. Sử dụng dữ liệu từ Bảng khảo sát các giá trị trên thế giới (World Values Sur-vey, WVS) được tiến hành trên 12 quốc gia Châu Á, hai tác giả Bomhoff và Gu nhận định rằng những cơ chế trên không vận hành trong các xã hội Á Đông. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Welzel lại cho rằng những kết quả mà Bomhoff và Gu đưa ra không có tính thuyết phục. Sau khi kiểm tra lại kỹ càng các phân tích từ dữ liệu WVS, Welzel cho rằng Bomhoff và Gu đáng lẽ phải đưa ra một kết luận ngược lại: lý thuyết về sự giải phóng con người của HET ứng dụng đối với xã hội Á Đông cũng như nó ứng dụng đối với xã hội phương Tây.

Nguồn: (Journal of Cross-Cultural Psychology), 08/2012; 43(7): 1039-1054

ĐỊNH KIẾN VÀ CÔNG BẰNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐA VĂN HÓAJia He & Fons van de VijverĐịnh kiến và công bằng là những khái niệm căn bản trong phương pháp luận của các nghiên cứu xuyên văn hóa. Định kiến là một khái niệm để nói đến những thách thức trong việc so sánh các dữ kiện xuyên văn hóa, nó có thể dẫn đến những kết luận thiếu giá trị. Biểu hiện của sự công bằng (thiếu định kiến) là một điều kiện tiên quyết cho bất cứ so sánh mang tính xuyên văn hóa nào. Trước tiên, chúng tôi xin mô tả những cân nhắc có liên quan khi lựa chọn công cụ cho một nghiên cứu xuyên văn hóa, đặc biệt là đối với câu hỏi nên dùng một công cụ đã có sẵn hay mới được phát minh gần đây. Tiếp đến, chúng tôi mô tả các định nghĩa, biểu hiện, và các nguồn của ba loại định kiến (định kiến theo cấu trúc, phương pháp, và theo đề mục), và ba mức độ công bằng tương ứng: công bằng theo cấu trúc, phương pháp và theo điểm số (full score equivalence). Chúng tôi cung cấp các chiến lược giúp giảm thiểu tối đa sự định kiến và đạt được sự công bằng nhằm ứng dụng vào các giai đoạn thiết kế, triển khai, và phân tích số liệu thống kê của một nghiên cứu. Sự cần thiết phải tích hợp các chiến lược này trong các nghiên cứu xuyên văn hóa được nhấn mạnh nhằm nâng cao tính xác thực của các kết luận về sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa, đồng thời giúp loại trừ một số giải thích về khác biệt văn hóa.

Nguồn: Online Readings in Psychology and Culture, 2(2). http://dx.doi.org/10.9707/2307-0919.1111

Sưu tầm và biên dịch: Mai Anh

Page 29: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Hài hước học :):

Bản tin Tâm lý học Đông Tây 27

Cách gõ cửa:- Skinner: Để vào, gạt cần- Pavlov: Gõ cửa. KHÔNG ấn chuông, có chó bên trong.- Bandura: Xin xem băng video về cách để gõ cửa

Học lớp tâm lý học đại cương -> chẩn đoán tất cả bạn bè của mình là tâm thần phân liệt

Điểm khác biệt trong văn hóa Đông-Tây (phương Tây màu xanh - phương Đông màu đỏ)

Cách sống Đưa ra ý kiến

Cách xếp hàng

Quan điểm cái đẹp Ông chủ

Động vật

Bạn thấy gì?

Quan hệ và liên lạc

Kích thước cái tôi

Nguồn: http://www.doobybrain.com

Page 30: Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây số 2 - Tâm Lý Học xuyên văn hóa

Ban biên tập xin mời các độc giả quan tâm gửi bài viết cho bản tin tâm lý học Đông Tây số ra tháng 8 với chủ đề:

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCHBài viết xin gửi về địa chỉ email: [email protected]

Độc giả là tổ chức muốn giới thiệu đơn vị của mình trên bản tin xin liên hệ với chúng tôi tại văn phòng WE Link

Địa chỉ: 64, Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1, TP.HCM Email: [email protected] | Điện thoại: 08 6291 2900

www.facebook.com/welinkvietnamwww.welink.vn