57
Đợi xíu đợi xíu bạn ơi... :) Bạn có biết http://www.visla.vn/ không nhỉ? Chắc chắn trong đời mình sẽ có một lần bạn cần đến nó, nhớ ghé xem sao nhé :) Visla cảm kích hành động này của bạn lắm đấy.

GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

Đợi xíu đợi xíu bạn ơi... :) Bạn có biết http://www.visla.vn/ không nhỉ? Chắc chắn trong đời mình sẽ có một lần bạn cần đến nó, nhớ ghé xem sao nhé :) Visla cảm kích

hành động này của bạn lắm đấy.

Page 2: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

Marketing Quốc tế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: Phân tích lợi thế cạnh tranh của mặt hàng Gốm sứ

Mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản so với

Malaysia dựa trên mô hình kim cương của Michael Porter.

Page 3: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

Mục lục Lời mở đầu ......................................................................................................................................3

I.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM. ...........5

1. Sơ lược về ngành thủ công mỹ nghệ và tình hình xuất khẩu qua các năm.....................5

2. Tình hình tổng quan xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam .....................................7

3. Tình hình xuất khẩu Gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản. ..................................9

II.TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA NHẬT BẢN .......................... 11

1. Tình hình nhập khẩu Gốm sứ Mỹ nghệ của Nhật Bản. .................................................. 11

2. Cơ sở chọn Nhật Bản làm nước xuất khẩu để phân tích. ............................................... 11

3. Cơ sở chọn Malaysia làm đối thủ cạnh tranh. ................................................................. 13

III.LƠI THÊ CANH TRANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA

VIỆT NAM VA MALAYSIA DỰA TRÊN MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL

PORTER. ...................................................................................................................................... 14

1.Lý thuyết mô kình kim cương Michael Porter ................................................................. 14

2.Phân tích các yêu tố ............................................................................................................. 17

2.1.Yếu tố thâm dụng ......................................................................................................... 17

2.2.Yếu tố nhu cầu .............................................................................................................. 35

2.3.Các ngành công nghiệp hỗ trợ .................................................................................... 39

2.4.Chiến lược, cấu truc và cạnh tranh............................................................................ 44

2.5.Chính phủ ...................................................................................................................... 47

2.6.Cơ hội............................................................................................................................. 50

Lời kết thúc................................................................................................................................... 53

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 54

Page 4: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Họ và tên Lớp Nội dung công việc Mức độ

hoàn

thành

Nguyễn Thị Nghĩa

MA002

- Tìm kiếm thông tin và phân tích Lợi thế cạnh

tranh về yếu tố Chính phủ, Cơ hội

- Tổng hợp và chỉnh sửa bài word và làm đĩa.

100%

Nguyễn Phạm Trâm

Anh

MA003

- Tìm kiếm thông tin và phân tích Lợi thế cạnh

tranh về yếu tố Các ngành hỗ trợ có liên quan

- Làm power point

100%

Nguyễn Thị Hồng

Thương

MA003

- Tìm kiếm thông tin và phân tích Lợi thế cạnh

tranh của yếu tố nhu cầu

- Thuyết trình

100%

Nguyễn Thị Cúc

MA003

- Tìm kiếm thông tin về ngành Gốm sứ của cả

hai nước.

- Thuyết trình

100%

Vũ Hồng Ngọc Tuyết

MA003

- Tìm kiếm thông tin và phân tích lợi thế cạnh

tranh về yếu tố thâm dụng

- Làm power point

100%

Ngô Thị Hồng

Nhung

MA001

- Tìm kiếm thông tin và phân tích lợi thế cạnh

tranh về yếu tố Cấu trúc, chiến lược và cạnh

tranh.

- Viết lời mở đầu, lời kết thúc.

100%

Page 5: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

4

Lời mở đầu

Ngành nghề Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời.

Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng

những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo và tinh xảo.

Trong đó, Gốm sứ từ lâu đã là ngành mũi nhọn trong khối ngành Thủ công Mỹ

nghệ. Cũng như nhiều nước trên Thế giới, nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn đầu của quá

trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa, ngành Gốm sứ đóng vai trò khá quan trọng vào sự

phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Không ít làng nghề Gốm sứ nước ta như: Gốm sứ Bát Tràng, Gốm sứ Đông Triều

và một số doanh nghiệp Gốm sứ như Minh Long cũng đang dần khẳng định vị thế trên

trường Quốc tế. Gốm sứ Việt Nam đã xuất khẩu sang 19 thị trường Thế giới bao gồm:

Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan… trong đó xuất sang thị trường Nhật Bản là chủ

yếu và cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 17,4%, tương đương với 42,8

triệu USD. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam nhằm đem tinh hoa của

Việt Nam sang các nước bạn, giúp ta duy trì và phát triển ngành gốm vốn có truyền thống

lâu đời, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này.

Việt Nam gia nhập vào các tổ chức thương mại, mậu dịch AFTA, WTO...vừa là cơ

hội vừa là thách thức lên nền kinh tế Việt Nam, buộc ngành Gốm sứ mỹ nghệ muốn phát

triển và có một chỗ đứng an toàn thì phải nghiêm túc “chạy đua” để theo kịp các nước

trong khu vực và trên Thế Giới.

Với mục đích tìm hiểu những vấn đề của ngành Gốm sứ, tìm ra những thuận lợi để

khai thác sâu cũng như chỉ rõ những bất lợi để tập trung khắc phục. Nhóm xin chọn

Malaysia để phân tích lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng Gốm sứ mỹ nghệ khi cùng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – thông qua đề tài “Phân tích lợi thế cạnh tranh của

mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ việt nam xuất khẩu sang Nhật Bản so với Malaysia dựa trên

mô hình kim cương của Michael Porter”.

Nhóm đã cố gắng tìm hiểu nhiều nguồn thông tin, chuẩn bị kỹ lương từ nội dung

đến hình thức nhưng chắc chắn se không tránh khoi những thiếu sót. Kính mong nhận

được sự thông cảm và đóng góp từ giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô!

Nhóm thực hiện.

Page 6: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

5

I.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

CỦA VIỆT NAM.

1.Sơ lược về ngành thủ công mỹ nghệ và tình hình xuất khẩu qua các

năm.

Việt Nam là một quốc gia có lực lượng lao động dồi dào và chủ yếu tập trung vào

lao động chân tay. Điều đó là một lợi thế cho ngành Thủ công Mỹ Nghệ.

Tính đến 10/2013 thì: Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ

thuật và thủ công mỹ nghệ ở châu Á. Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đứng thứ

hai tại châu Á chỉ sau Trung Quốc.Tốc độ xuất khẩu trung bình hằng năm của TCMN

Việt Nam là 13%.

Xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu, ASEAN, Châu Mỹ, Úc,

Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một trong những thị trường xuất khẩu

quan trọng hằng đầu cho đồ thủ công Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phê duyệt Ðề án xuất

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010 – 2015. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến hết

năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,6 tỷ USD, trong đó kim

ngạch xuất khẩu nhóm ngành mây tre lá đạt 530 triệu USD, chiếm tỷ trọng 33%; nhóm

ngành gốm sứ đạt 480 triệu USD, chiếm tỷ trọng 30%; nhóm ngành dệt thủ công đạt 270

triệu USD, chiếm tỷ trọng 17%; nhóm ngành gỗ chạm khảm và gia dụng đạt 130 triệu

USD, chiếm 8% và các nhóm khác đạt 190 triệu USD, chiếm 12%. (Nguồn

http://ipsard.gov.vn/ ).

Theo ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công

Thương, nhấn mạnh tới thời điểm này, có thể khẳng định mục tiêu giá trị xuất khẩu 1,6 tỷ

USD trong năm 2014 đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ là hoàn toàn khả thi.

Page 7: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

6

Chúng ta có lợi thế rằng các nhà nhập khẩu có xu hướng rời Trung Quốc để

chuyển sang việt Nam tìm nhà cung cấp. Nhất là khi thời gian gần đây, hàng loạt đơn

hàng từ Nhật Bản, Trung Quốc đang dịch chuyển sang thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sản xuất hàng TCMN hiện đang thực sự phải đối mặt với hàng loạt khó

khăn, kim ngạch XK của một số mặt hàng TCMN có sự tăng trưởng thiếu ổn định, thậm

chí có luc còn đạt rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là:

Nguồn nguyên liệu: Do các địa phương đã khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và

đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn : gỗ, tre, trúc, giang, nứa,

mây... dần cạn kiệt. Hệ quả là hiện các DN phải NK khoảng 50% mây từ Lào,

Campuchia và Indonesia... Ngoài việc giá nguyên liệu thô tăng ảnh hưởng đến năng lực

thu mua nguyên liệu của các DN, nó còn làm giảm khả năng cạnh tranh hàng XK của

Việt Nam.

Mẫu mã: Theo nhận xét của khách hàng, 90% mẫu hàng TCMN hiện nay dựa trên

đặt hàng từ người mua và các sản phẩm thủ công của Việt Nam đều có vẻ bề ngoài khá

giống nhau. Hạn chế này xuất phát từ việc Việt Nam chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho

các sản phẩm TCMN, thiếu khoa, trường lớp đào tạo lao động các nghề TCMN. Học

nghề TCMN chủ yếu bằng phương pháp “truyền nghề” theo kinh nghiệm trong làng nghề

hoặc gia đình.

Mạng lưới sản xuất kinh doanh hàng TCMN đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không có

điều kiện tham gia XK trực tiếp, các đơn đặt hàng thường qua trung gian nên hạn chế

phát triển...

Ngoài ra còn hàng loạt các khó khăn như vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng

TCMN nói chung không lớn, tuy nhiên để tiếp cận với nguồn tài chính như thủ tục vay

vốn ngắn hạn của các DN, khu vực nông thôn và người nghèo mất quá nhiều thời gian.

Trong khi đó, tiền vay được lại ít hơn nhiều so với nhu cầu. DN rất khó đáp ứng được

những điều kiện bảo đảm thế chấp, do đó dẫn đến hạn chế hoạt động kinh doanh. Các

Page 8: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

7

đơn vị sản xuất còn thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất

thấp kém; chi phí vận chuyển quá cao...

(Nguồn http://www.najimex.com.vn/ )

2.Tình hình tổng quan xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam

Gốm sứ luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành Thủ công Mỹ nghệ nước ta

trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục giữ vững vị trí này trong năm nay bởi các doanh

nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thuc đẩy hoạt động xuất khẩu nhóm hàng này.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 6/2014, xuất khẩu sản

phẩm Gốm sứ đã thu về 41 triệu USD, nhưng so với tháng liền trước đó lại giảm nhẹ về

kim ngạch, giảm 2,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, đã thu về 246 triệu USD từ mặt

hàng này, tăng 11,76% so với cùng kỳ 2013.

Như vậy, nửa đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng Gốm sứ tiếp tục tăng trưởng. Cụ

thể, kết thuc quý I/2014, tăng 8,85%; với đà tăng trưởng từ quý I, sang quý II xuất khẩu

mặt hàng gốm sứ tiếp tục tăng.

Việt Nam xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang 19 thị trường trên thế giới, bao gồm

các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Anh, Hàn Quốc… trong đó xuất

sang thị trường Nhật Bản là chủ yếu và cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, chiếm

17,4%, tương đương với 42,8 triệu USD, tăng 19,18% so với cùng kỳ năm trước; kế đến

là thị trường Đài Loan với 32,1 triệu USD, tăng 0,7%...

Nhìn chung, nửa đầu năm nay, xuất khẩu hàng gốm sứ đều tăng trưởng ở hầu khắp

các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 70%, trong đó xuất

khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Hà Lan có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng

159,12% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 4,4 triệu USD.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ 6 tháng 2014

Page 9: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

8

ĐVT: USD

KNXK 6T/2014 KNXK 6T/2013 % so sánh

Tổng KN 246.061.697 220.174.333 11,76

Nhật Bản 42.885.180 35.983.914 19,18

Đài Loan 32.120.009 31.896.476 0,70

Hoa Kỳ 26.130.476 22.593.626 15,65

Thái Lan 16.740.320 16.026.559 4,45

Anh 11.046.839 6.962.607 58,66

Hàn Quốc 10.360.347 8.194.671 26,43

Đức 6.997.507 11.056.686 -36,71

Australia 5.551.745 5.351.171 3,75

Pháp 4.621.380 5.487.197 -15,78

Hà Lan 4.402.748 1.699.094 159,12

Italia 3.641.317 1.724.800 111,12

Bỉ 2.799.822 3.678.933 -23,90

Nga 2.232.610 1.826.469 22,24

Đan Mạch 1.896.485 1.888.720 0,41

Canada 1.873.359 2.281.923 -17,90

Thụy Sỹ 1.389.144 1.359.049 2,21

Tây Ban Nha 1.356.570 1.152.385 17,72

Trung Quốc 1.087.323 1.728.359 -37,09

Thụy Điển 1.051.698 995.367 5,66

Với chuyển biến mạnh xuất khẩu của mặt hàng Gốm sứ Việt Nam, nhiều chuyên

gia cho rằng, với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, sản phẩm Gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam

đang được thị trường quốc tế công nhận. Đây cũng là một trong những thuận lợi để mặt

hàng Gốm sứ mở rộng sang những thị trường mới.

Page 10: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

9

3.Tình hình xuất khẩu Gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản.

Từ trước tới nay, thị trường Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chính của Gốm

sứ mỹ nghệ Việt Nam.

Tốc độ xuất sang Nhật tăng (16,98%) so với 4 tháng đầu năm 2013.

Gốm sứ vẫn luôn là ngành chủ lực, xu hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu.

(Số liệu dưới đây tính đến năm 2011).

Page 11: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

10

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

2006 2007 2008 2009 2010 2011

267.5

360.3 345.8320.5

347.9

402.6

30.6 36.4 41.7 34 37.952.9

Kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ và hàng Gốm sứ Mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản (triệu USD)

Kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ

Kim ngạch ngành gốm sứ mỹ nghệ

0

50

100

150

200

250

300

350

400

2006 2007 2008 2009 2010 2011

322.65 334.856 344.323

309.4 316.993

358.626

30.6 36.4 41.7 34 37.952.9

Kim ngạch xuất khẩu hàng Gốm sứ Mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản so với kim ngạch xuất khẩu Gốm sứ Mỹ nghệ của cả nước (triệu

USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ

Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ sang Nhật

Page 12: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

11

II.TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỐM SỨ MỸ NGHỆ CỦA NHẬT

BẢN

1.Tình hình nhập khẩu Gốm sứ Mỹ nghệ của Nhật Bản.

o Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu hơn 1 tỷ

USD đồ Gốm sứ Mỹ nghệ.

Số liệu: (Biểu đồ)

o Tính đến năm 2012, Việt Nam đứng thứ 6,

sau Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Italia,

Indonesia.

o Gần đây Nhật Bản có xu hướng chuyển

sang nhập khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ

của Việt Nam, kể cả Trung Quốc cũng vậy.

(Nguồn:http://www.vietnamplus.vn/)

2.Cơ sở chọn Nhật Bản làm nước xuất khẩu để phân tích.

Chuyển hướng: Trung Quốc là nước đứng đầu trong việc xuất khẩu mặt hàng này,

nhưng gần đây, nhiều đơn hàng TCMN từ Nhật, Trung Quốc đang dịch chuyển về VN,

do:

Tác động từ chính sách tăng lương tối thiểu nên giá thành sản xuất tại Trung Quốc

ngày một cao. Cùng với đó, nhân công làm hàng Thủ công Mỹ nghệ ở Trung Quốc giảm

do một bộ phận lớn lao động chuyển sang sản xuất công nghiệp, khiến thời gian giao

hàng kéo dài đến 60 ngày, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ mất khoảng 30 ngày.

75.49

5.31

1.53

1.94

0.91.65

12.95

Các nước xuất khẩu gốm sứ vào Nhật Bản 2012

Trung Quốc

Thái Lan

Malaysia

Italia

Indonesia

Việt Nam

Các nước khác

Page 13: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

12

Yêu cầu về số lượng đơn hàng tối thiểu của nhà sản xuất Trung Quốc cao (tối

thiểu 1 container) đã gây khó cho các nhà nhập khẩu, nhất là các nhà nhập khẩu đến từ

Australia, Nhật Bản...

Các nhà nhập khẩu tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong ngành đã lựa chọn phân khúc trung

và cao cấp làm chiến lược đầu tư, cạnh tranh, theo đó đã tạo được sự thay đổi lớn về chất

lượng sản phẩm.

Nhu cầu: Do dân số có xu hướng ngày càng giảm, xã hội đang già hóa nhanh

chóng, giá nhân công lao động cao nên Nhật Bản chuyển hướng sản xuất trong nước theo

hướng tập trung vào những ngành công nghệ cao và sử dụng ít lao động. Do vậy, nhu cầu

nhập khẩu của Nhật Bản đối với những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may,

giầy dép, lắp ráp điện tử dân dụng, thủ công mỹ nghệ, v.v…ngày càng lớn.

Tương đồng: Giữa hai nước có những điểm tương đồng về văn hoá và địa lý. Bên

cạnh đó, người Nhật Bản rất yêu quý người Việt và hàng Việt.

Bền: Có cơ hội hợp tác lâu dài, vì khách hàng Nhật Bản rất chung thuỷ.

Mở rộng: Có thể được các công ty Nhật Bản giới thiệu một cách rộng rãi.

Chất lượng: Hàng Gốm Sứ Việt Nam là mặt hàng ít có nguy cơ ảnh hưởng tới thị

hiếu “Sản phẩm xanh” của người Nhật.

Giá: Chất lượng cao, giá thành không quá cao, người Nhật Bản sẵn sàng bỏ tiền ra

để mua dù khi giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng ở Nhật Bản đã cao hơn nhiều lần.

Thị hiếu: Người Nhật chuộng mặt hàng này, trước giờ Nhật Bản vẫn luôn là nước

đứng đầu về thị trường Xuất Khẩu Gốm sứ của Việt Nam.

Page 14: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

13

Niềm tin: Đặc biệt, hiện nay Nhật Bản có xu hướng chọn Việt Nam làm thị trường

Nhập khẩu nhiều mặt hàng như cá da trơn, và sắp tới nếu đáp ứng được số lượng hàng

năm thì sẽ có thêm Bơ Tây Nguyên.

3.Cơ sở chọn Malaysia làm đối thủ cạnh tranh.

Chọn Malaysia làm đối thủ cạnh tranh vì:

Tỷ trọng xuất khẩu Gốm sứ của Malaysia vào Nhật Bản cao hơn Việt Nam, nhưng

kim ngạch hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu đi của VN là 358.626.000 USD, của Malaysia là

300.000.000 USD (năm 2011) => Có thể thay đổi để chuyển dịch vào Nhật Bản nhiều

hơn.

Gần đây Malaysia rơi vào những sự kiện làm ảnh hưởng đến tên tuổi của cả một

đất nước gây trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Máy bay rơi, những ông thầy

bói tìm máy bay, Bất động sản khó khăn…

Malaysia có nền kinh tế chuyển dịch vào những ngành công nghệ cao, nguồn lao

động cho ngành hàng đòi hỏi lao động nhiều như Gốm Sứ sẽ giảm.

Chính trị không ổn định như Việt Nam: Đạo Hồi là nền tôn giáo chính thức của

Malaysia. Cộng thêm nhiều dân tộc khác nhau. Mà người Nhật thích làm ăn lâu dài, ổn

định.

Page 15: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

14

III.LƠI THÊ CANH TRANH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM

SỨ MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM VA MALAYSIA DỰA TRÊN

MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER.

1.Lý thuyết mô kình kim cương Michael Porter

Khả năng cạnh tranh của quốc gia/vùng lãnh thổ sẽ quyết định đến sự thịnh vượng

của vùng/lãnh thổ đó. Mặt khác, khả năng cạnh tranh này lại phụ thuộc vào năng lực sáng

tạo để nâng cao năng suất.

Theo Michael Porter: Cạnh tranh là tạo ra năng suất và năng suất là giá trị sản

lượng do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra, nó phụ thuộc vào chất lượng và đặc điểm

của sản phẩm (yếu tố quyết định giá của sản phẩm). Như vậy, có thể có thể xem xét: năng

suất của người lao động? Năng suất của người nắm đồng vốn? Năng suất vùng, lãnh

thổ/địa phương hay quốc gia? Năng suất vùng, địa phương hay quốc gia được hiểu là

mức sống tăng dần của xã hội phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất theo thời gian của

các doanh nghiệp, thể hiện cụ thể: năng suất của người lao động, năng suất của đồng vốn

được sử dụng, nguồn thu nhập của quốc dân từ thuế để chi trả cho các dịch cụ công ích (y

Page 16: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

15

tế, giáo dục, an sinh xã hội...) góp phần đẩy mạnh nâng cao mức sống người dân. Có thể

nói khả năng cạnh tranh và năng suất mới có thể đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế lâu dài.

Do đó, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường kinh doanh kinh tế vi mô

có tính cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh và thuc đẩy tăng trưởng thông

qua việc giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ.

Mô hình “kim cương” của Porter đặt trên cơ sở những yếu tố xác định riêng và

hai yếu tố biến thiên bên ngoài. Những yếu tố xác định bao gồm: những điều kiện về các

nhân tố; những điều kiện về nhu cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan; chiến

lược, cấu trúc của công ty và sự cạnh tranh. Bốn yếu tố trên xác định về những ưu việt của

một quốc gia tạo nên môi trường cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Các yếu tố biến

thiên gồm: vai trò về cơ hội, vận may rủi và vai trò của chính phủ.

Page 17: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

16

Mô hình kim cương cảu Michael Porter

Chiến lược, cấu

trúc và cạnh tranh trong nước

của công ty

Yếu tố thâm

dụng

Yếu tố

nhu cầu

Những ngành

công nghiệp hỗ

trợ và liên quan

Cơ hội

Chính phủ

Page 18: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

17

2.Phân tích các yêu tố

2.1.Yếu tố thâm dụng

a.Nguồn nhân lực

Việt Nam

Dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2013 là hơn 90 triệu người, trong đó, lực

lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/10/2013 là 53,9 triệu người, trong đó

lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng lao động trong độ tuổi

lao động tại thời điểm 01/10/2013 là 47,7 triệu người, tăng 366 nghìn người so với thời

điểm 01/7/2013, trong đó nam chiếm 53,7%; nữ chiếm 46,3%. Lao động từ 15 tuổi trở

GDP

170.565.000.000 $ (danh nghĩa, 2013 est.)

359.796.000.000 $ (PPP, 2013 est.)

Tăng trưởng GDP 4,96% (quý 1 năm 2014)

GDP bình quân đầu người $ 1,902 (danh nghĩa, 2013 est.)

$ 4,012 (PPP, 2013 est.)

GDP theo ngành Nông nghiệp : 19,3%, công nghiệp 38,5%, dịch

vụ : 42,2% (2013 est.)

Lạm phát ( CPI ) 4,39% (tháng 3 năm 2014)

Dân số sống dướimức nghèo khổ 11,3% (2012 est.)

Hệ số Gini 37,6 (2008)

Lực lượng lao động 52.930.000 (2013 est.)

Lực lượng lao động theo nghề nghiệp Nông nghiệp: 48%, công nghiệp: 21%, dịch vụ:

31% (2012 est.)

Tỷ lệ thất nghiệp 2,22% (tháng 10 năm 2013)

Ngành công nghiệp chính Lúa gạo, cà phê, cao su, bông , chè, hạt

tiêu, đậu nành, hạt điều, mía, đậu

phộng, chuối, thịt gia cầm, cá, hải sản.

Page 19: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

18

lên đang làm việc chín tháng năm nay của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm

47,4% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%; khu vực dịch vụ chiếm

31,9%. (chinhphu.vn).

Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện

nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp

hạng.

Lao động trong sản xuất gốm được phân chia theo nhiều cách như sau:

Theo trình độ: gồm có các nghệ nhân, thợ cả, thợ lành nghề, thợ học việc.

Theo các khâu: gồm có thợ nhào trộn đất, thợ phối liệu, tạo hình, thợ đốt lò, thợ

tráng men, hoạ sĩ, tiếp thị...

Theo nguồn: gồm có thợ gia đình, thợ làm thuê

Theo phương thức: gồm có người quản lí, người lao động trực tiếp...

Page 20: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

19

Malaysia

GDP 525.000.000.000 $ (PPP, 2013 est.)

312.400.000.000 $ (danh nghĩa năm 2013 ước tính)

Tăng trưởng GDP

6,20% (quý 1 năm 2014)

GDP bình quân

đầu người $ 17,500 (PPP, 2013 est.)

$ 10.412 (danh nghĩa, 2013 est.)

GDP theo

ngành nông nghiệp: 11,2% công nghiệp: 40,6% dịch vụ:

48,1% (2013 est.)

Lạm

phát ( CPI ) 1,4% (2013)

Dân số sống

dướimức nghèo

khổ

1,7% (2012 est.)

Hệ số Gini 43,1 (2009 est.)

Lực lượng lao

động 13.190.000 (2013 est.)

Lực lượng lao

động theo nghề

nghiệp

nông nghiệp (11,1%), công nghiệp (36%), dịch vụ

(53,5%) (2012 est.)

Tỷ lệ thất

nghiệp 3,1% (2013 est.)

Theo điều tra dân số Tháng 7, năm 2013, dân số Malaysia là 29.628.392, là quốc

gia đông dân thứ 42 trên thế giới. Dân số Malaysia bao gồm nhiều dân tộc.

Malaysia có truyền thống thủ công mỹ nghệ lâu đời. Nhưng hầu hết các nghệ

nhân là người Hồi giáo, nên thiết kế Thủ công Mỹ nghệ của Malaysia bị ảnh hưởng nặng

nề của đạo Hồi. Tôn giáo nghiêm cấm việc miêu tả hình dáng con người trong nghệ thuật.

Do đó, hầu hết các mẫu thiết kế được dựa trên các yếu tố tự nhiên như xen kẽ lá hoặc dây

leo, hoa và động vật. => là ưu thế của Việt Nam trong mẫu mã, kiểu dáng sẩn phẩm.

Chi phí lương và năng suất lao động

Page 21: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

20

Việt Nam

Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao

và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy

thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12

nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76;

Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94...

Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng.

Lương tối thiểu: 2,7 triệu đồng/tháng (129$).

Tuy nhiên mức lương tối thiểu đang có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Trong ngành gốm sứ:

Người lao động trong ngành gốm sứ: lao động có kỹ năng, kinh nghiệm lâu đời, tỉ

mỉ, nhưng trình độ không đồng đều và năng suất chưa cao.

Xét về trình độ có thể thấy hầu hết đây là những lao động phổ thông, trình độ văn

hoá thấp, không được qua trường lớp đào tạo. Trong số lao động chỉ trừ có hoạ sĩ, nhân

viên tiếp thị được qua các trường lớp đào tạo, còn hầu hết đều trưởng thành qua lao động

trực tiếp => lao động phải mất nhiều thời gian học việc.

Học nghề gốm được tiến hành ngay tại cơ sở sản xuất. Những lao động gia đình

được các thế hệ trước dạy bảo các công việc cụ thể => sớm biết nghề hơn và thường

được phân công trông coi thợ làm thuê.

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất

lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương

Page 22: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

21

(những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản

11 lần và Hàn Quốc 10 lần.

So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao

động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai

phần năm Thái Lan.

Malaysia

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), quy định mới về tiền

lương tối thiểu của Malaysia sẽ có hiệu lực từ 1.1.2013. Theo đó, mức lương tối thiểu ở

khu vực Tây Malaysia là 900 RM/tháng (khoảng 6,1 triệu đồng) hoặc 4,33 RM/giờ

(khoảng 29.000 đồng), ở Sabah, Sarawk và Labuan là 800 RM/tháng (khoảng 5,5 triệu

đồng) hoặc 3,85 RM/giờ (khoảng 26.000 đồng). Những mức lương này tăng gần gấp đôi

so với trước.

Thủ tướng Najib Razak cho biết mức lương mới sẽ đảm bảo nguồn thu nhập đủ để

công nhân thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng. Công nhân

nước ngoài cũng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu mới này, trừ người làm công việc tại

nhà như giup việc hay làm vườn.

Thủ tướng Najib cho biết thu nhập bình quân đầu người hiện nay đã tăng lên

9.700 USD/năm

Malaysia nổi tiếng với hàng Thủ công Mỹ nghệ bằng thủy tinh và hàng mỹ nghệ

bằng thiếc. Nguyên liệu chủ yếu được nhập từ Nhật Bản và kỹ thuật chế tác phải học từ

Australia. Để có thể làm được hàng thủ công mỹ nghệ bằng thủy tinh, người học nghề

phải mất hơn một năm. Nghề đòi hỏi kỹ thuật phải linh hoạt và khéo léo. Điều kiện làm

việc rất vất vả vì phải làm ở nơi có nhiệt độ rất cao.

Năng suất lao động Malaysia cao gấp 5 lần Việt Nam.

Page 23: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

22

Theo nguồn tin báo chí, với tốc độ tăng dân số như hiện nay Malaysia sẽ trở thành

quốc gia có dân số già vào năm 2030, luc đó, số người trong độ tuổi từ 60 trở lên chiếm

khoảng 15% dân số => mối lo ngại cho nền kinh tế của Malysia.

Nhận định:

Có thể đánh giá tổng quát về nhân lực Việt Nam hiện nay là số lượng đông, chất

lượng “không đông”, thể hiện là tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp. Báo chí

nước ngoài bình luận người Việt Nam khá thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt

và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng, lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản.

Việt Nam có nhiều lợi thế hơn khi có chi phí lao động rẻ hơn so với Malaysia,

song năng suất lao động của Malaysia lại gấp 5 lần so với Việt Nam. Bên cạnh đó, chất

lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và

chất. Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí

thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên trong ngành gốm sứ: Việt Nam có lợi thế hơn Malaysia do có truyển

thống gốm sứ lâu đời, có tay nghề gia truyền, độ tì mỉ, khéo léo cao.

b.Nguồn tài nguyên

Vị trí địa lý

Việt Nam

Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh

khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động

thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

Page 24: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

23

Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan,

Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa

rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện

thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của

nước ngoài.

Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu

nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước

trong khu vực Đông Nam Á.

Vị trí Việt Nam nằm rất gần với Nhật Bản, với khoảng cách từ Hà Nội đến thủ đô

Tokyo là 3.654,47 km theo đường chim bay.

Malaysia

Malaysia nằm ở phía Đông Nam Châu Á, gồm bán đảo Malaysia và 1/3 diện tích

phía bắc đảo Borneo. Được bao bọc bởi Indonesia, vùng biển Nam Trung Quốc và Nam

Việt Nam. Đường biên giới dài 2.669 km (Giáp với các nước : Bruney 381 km, Indonesia

1.782 km, Thái Lan 506 km).

Đường bờ biển dài 4.675 km

Malaysia là một liên bang có diện tích 330.803km2 gồm 13 bang tại Đông Nam Á

và chia thành 2 vùng bởi biển Đông. Malaysia bán đảo và Malysia hải đảo.

Phần lớn biên giới Malasysia là biển thuận tiện giao thông , thương mại với các

nước trong khu vực

Khoảng cách từ Kuala Lumpur, Malaysia đên Tokyo, Nhật Bản là 5.309,23 km.

Page 25: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

24

Việt Nam và Malaysia đều có lợi thế lớn về việc giao thương với các quốc

gia khác trong khu vực và trên thế giới vì năm trên đường giao thương. Cả hai quốc gia

đều có đường bờ biển dài vì thế cả hai quốc gia đều có cảng lớn để xuất khẩu hàng hóa.

Đặc biệt, Malaysia nằm trên đường giao thương hàng hải tấp nập trên thế giới nên việc

xuất khẩu trở nên rất thuận tiện. Tuy nhiên, so với Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật

Bản thì Malaysia không có lợi thế cạnh tranh bằng vì Việt Nam gần Nhật Bản hơn

Malaysia sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian vận chuyển hàng hóa

Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam

Nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các

chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất

men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184

mỏ sét đỏ trữ lượng 1.130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20

mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn.

Malaysia

Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông

nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng

đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu,

dứa và thuốc lá cũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn

thu ngoại tệ lớn.

Malaysia có trử lượng cao lanh khoảng 117.180.000 tấn. Trử lượng đá vôi của

khoảng 30.146.700.000 tấn. Feldspar (đá nui lửa kiềm) tổng sản lượng fenspat là

8.706.968.000 tấn. Đất sét có trử lượng 355.590.000 tấn. Cát silic có trử lượng

133.190.000 tấn.

Page 26: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

25

Việt Nam có ưu thế hơn trong ngành sản xuất gốm với nguồn nguyên liệu

dồi dào, các mỏ nguyên liệu với trữ lượng lớn và số lượng mỏ nguyên liệu nhiều. Nhưng

nguyên liệu chính, hóa chất, phụ gia Việt Nam vẫn phải nhập từ Trung Quốc và Đông Âu

=> tỉ suất lợi nhuận thực tế chưa cao.

c. Nguồn tri thức

Việt Nam

Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục tại Việt Nam còn lạc hậu, chậm

đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp;

chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.

Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sut, nhất là giáo dục đạo đức, lối

sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn

yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ

năng thực hành, kỹ năng sống…

Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất cân

đối.

Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng

lực của một bộ phận còn thấp.

Chưa nhận thức đầy đủ, đung đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng

liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lung tung, chưa xác định rõ

phương châm.

Page 27: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

26

Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nước

trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa

được quan tâm đung mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập.

Hệ thống đào tào tri thức chưa đồng đều và chất lượng chưa cao.

Trong ngành gốm sứ: lao động chủ yếu được học tập từ các làng nghề, xưởng, nên

kiến thức chủ yếu là nhà nghề, chưa bắt kịp công nghệ hiện đại, nhưng bù lại, có những

bí quyết nhà nghề.

Malaysia

Trong hệ thống giáo dục tại Malaysia, mẫu giáo là không bắt buộc, giáo dục tiểu

học 6 năm là bắt buộc, và giáo dục trung học 5 năm là tùy chọn. Các trường học trong hệ

thống tiểu học được phân thành hai loại: các trường tiểu học quốc gia dạy bằng tiếng Mã

Lai, các trường thổ ngữ dạy bằng tiếng Hán hoặc tiếng Tamil.

Malaysia đang được biết đến như một điểm dừng chân lí tưởng để học tập. Ngành

giáo dục tại Malaysia mang đến nhiều chương tŕnh học tập đa dạng cũng như những khóa

học kỹ năng chuyên môn chất lượng cao với chi phí hợp lí.

Trong ngành gốm sứ:

Công nghệ sản xuất: trình độ cơ giới hoá đã được áp dụng rất cao. Đa số các khâu

như chế biến đất và tạo hình đều được thực hiện bởi máy móc, những dàn máy ép chậu

bằng hệ thống thuỷ lực => sản xuất ra sản phẩm chậu hoa rất nhanh, độ đồng đều cao và

tiết kiệm nhân lực. Khâu nung sản phẩm được cải tiến bằng loại lò đốt dầu có buồng đốt

lớn và có thể di chuyển liên tục=> nhờ đó có thể tiết kiệm năng lượng và thời gian

nung.

Công tác quảng bá sản phẩm: có ưu thế trong nhửng đơn hàng lớn do có tính cạnh

tranh tốt.

Page 28: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

27

Nhận định:

Chất lượng nguồn tri thức của Malaysia cao hơn Việt Nam rất nhiều, nhưng trong

ngành Gốm sứ, thị phần của Malaysia tại Nhật Bản chỉ chiếm 2%, đó là một lợi thế của

Việt Nam.

Năng lực sản xuất của Malaysia có thế mạnh cạnh tranh cao, công nghệ sản xuất

hiện đại, cơ giới hóa=> có ưu thế ở những đơn hàng lớn.

Tuy nhiên, tính đoàn kết trong hoạt động ngoại thương của các nhà xuất khẩu

Malaysia còn thấp => phản ứng chập khi khuynh hướng thị trường thay đổi => đó là lợi

thế của Việt Nam nắm bắt khi thực hiện những đơn hàng vừa và nhỏ nhưng yêu cầu đa

dạng hóa sản phẩm cao.

Page 29: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

28

d.Cơ sở hạ tầng

Việt Nam

Tiêu chí Giá trị Xếp hạng

Chất lượng hạ tầng cơ sở nói chung

3,2 119

Chất lượng đường

2,7 120

Chất lượng hạ tầng

đường sắt

2,6 68

Chất lượng hạ tầng

cầu, cảng

3,4 113

Chất lượng hạ tầng

vận tải hàng không

4,1 94

Chất lượng cung

ứng điện

3,1 113

Nhận diện về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam:

Điểm mạnh:

Hiện tại có một số dự án đã được hoạch định, đặc biệt là cơ sở hạ tầng trong lĩnh

vực năng lượng và giao thông.

Tình trạng yếu kém của cơ sở hạ tầng Việt Nam tạo cơ hội tham gia cho các nhà

đầu tư và các công ty xây dựng nước ngoài.

Chính phủ ủng hộ cho việc thuc đẩy tăng trưởng kinh tế vi mô với chính sách kích

cầu trong đó có việc đưa ra các ý tưởng chi tiêu cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã thu hut nhiều đầu tư từ nhiều công ty xây dựng

hạ tầng lớn trên thế giới.

Page 30: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

29

Điểm yếu:

Các công ty nhà nước vẫn giữ vai trò thống lĩnh trong khu vực cơ sở hạ tầng. Đặc

biệt trong các lĩnh vực cơ bản, như điện lực, Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn giữ vai trò

thống trị, phần nào gây ra những cản trở cho việc đầu tư trong lĩnh vực này.

Các nước vẫn chưa công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường thật sự, ít

nhất là mãi cho đến năm 2018.

Việt Nam vẫn còn là một nước nhập siêu, hàng năm Việt Nam cần phải nhập

khoảng 2 triệu tấn thép thanh, chiếm hơn 80% nhu cầu hàng năm của quốc gia.

Xét về một số chỉ số tài chính, Việt Nam vẫn là một môi trường đầu tư khá liều

lĩnh cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng và cho sự vận hành tài chính của

dự án.

Page 31: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

30

Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam so với Malaysia và các nước trong khu vực

STT Quốc gia GDP bình

quân đầu

người (USD)

2011-2012 2012-2013 2013-2014

Điểm/7 Thứ

hạng/142

Điểm/

7

Thứ

hạng/144

Điểm/

7

Thứ

hạng/148

1 Singapore 51.162 5.6 02 5.7 52 06 52

2 Malaysia 10.304 5.1 21 5.1 25 5.0 24

3 Brunei 41.703 4.8 28 4.9 28 4.9 26

4 Thailand 5.678 4.5 39 4.5 38 4.5 37

5 Indonesia 3.592 4.6 44 4.4 50 4.5 38

6 Philippine

s

2.614 4.1 75 4.2 65 4.3 29

7 Vietnam 1.528 4.2 65 4.1 75 4.2 70

8 Campuchi

a

934 3.9 97 4.0 85 4.0 88

9 Đông

Timo

3.730 3.4 131 3.3 136 3.2 138

10 Lào 1.446 - - - - 4.1 81

11 Mianmar 835 - - - - 3.2 139

(World Economic Forum: The Global Competitiveness Report 2013 – 2014)

So với các nước Đông Nam Á, GDP bình quân đầu người của Việt Nam thua xa

các nước trong khu vực, chỉ bằng 2,99% của Singapore, 14,83% của Malaysia, 26,91%

của Thailand, 42,54% của Indonesia và 58,45% của Philippines; chỉ đứng trên 3 nước

Lào, Campuchia và Myanmar. Tương tự như vậy, chỉ số NLCT( năng lực cạnh tranh) của

Việt Nam cũng chỉ đứng trên các nước Lào, Campuchia, Đông Timo và Myanma và thua

xa các nước còn lại trong khu vực.

Page 32: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

31

Malaysia

Dù trên đất liền, đường biển hay đường hàng không, Malaysia vẫn có kiến truc hạ

tầng vào loại phát triển hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, có thể sánh với các quốc

gia phát triển. Giao thông đường bộ gồm các phương tiện lưu thông động cơ và một

mạng lưới đường xá, hệ thống xe điện thật sự ấn tượng.

Malaysia có hệ thống giao thông hiện đại, được quản lý một cách khoa học, không

thua các nước phát triển trên thế giới.

Malaysia có cơ sở hạ tầng thuộc hàng phát triển nhất tại châu Á. Hệ thống viễn

thông chỉ đứng sau Singapore tại Đông Nam Á.

Đường bộ:

Hệ thống đường bộ của Malaysia trải dài 98.721 kilômét (61.342 mi) và có 1.821

kilômét (1.132 mi) đường cao tốc. Xa lộ dài nhất Malaysia là xa lộ Nam-Bắc với chiều

dài trên 800 kilômét (497 mi) từ biên giới với Thái Lan đến biên giới với Singapore. Hệ

thống đường bộ tại Đông Malaysia kém phát triển hơn và có chất lượng thấp hơn so với

Malaysia bán đảo.

Đường hàng không:

Malaysia có 118 sân bay, trong đó 38 có đường băng được lát. Hãng hàng không

quốc gia chính thức là Malaysia Airlines, cung cấp dịch vụ hàng không quốc tế và quốc

nội. Hệ thống đường sắt do nhà nước vận hành, có tổng chiều dài 1.849 kilômét

(1.149 mi). Sân bay quốc tế KLIA là nơi cung cấp các tiện nghi và dịch vụ chất lượng

quốc tế, là điểm đến và đi của nhiều hăng hàng không từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Page 33: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

32

Đường sắt:

Các hệ thống đường sắt nhẹ trên cao có giá tương đối rẻ và được sử dụng tại một

số thành phố như Kuala Lumpur.

Đường biển

Cùng lúc, Malaysia cũng đang trở thành một vị thế lớn mạnh trong những hoạt

động đường biển với việc sở hữu một trong những hải cảng tốt nhất trên thế giới. Cảng

Klang, trung tâm bốc dỡ hàng, đang khẳng định vị trí của ḿnh như cánh cổng đường biển

của Malaysia mở ra mở ra thế giới. Cùng với cảng phía Bắc và phía Nam, tất cả đă mang

lại những cơ sở vật chất đa chức năng hết sức ấn tượng, vốn đă thu hut nhiều đường hàng

hải vận chuyển lui tới.

Overall Infrastructure

Roads Port Air Transport

Electricity Supply

Malaysia 29 27 21 24 35

Thailand 49 39 56 33 44

Indonesia 92 90 104 89 93

Philippines 98 87 120 112 98

Vietnam 119 120 113 94 113

Nhận định:

Cơ sở hạ tầng của Malysia phát triển hơn Việt Nam, quy mô, chất lượng tốt hơn.

Nhưng trong ngành gốm sứ Việt Nam vẫn có những ưu thế riêng. Cụ thể:

Việt Nam có những làng nghề lớn, từ lâu đời, quy mô sản xuất lớn, Việt Nam có

vị trí thuật lợi trong giao thông vận tải, giup tiếp cận thị trường, thuận tiện trong vận

chuyển xuất khẩu hàng hóa.

Page 34: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

33

e.Nguồn vốn

Vốn

Việt Nam

Nhìn chung, một số chính sách vốn và đầu tư mà Nhà nước ban hành đã góp phần

tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và các làng

nghề TCMN nói riêng.

Những năm gần đây, hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã

tập trung thực hiện cho vay theo chương trình, dự án mục tiêu, hỗ trợ về tài chính tại các

làng nghề, góp phần mở rộng phạm vi và cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho

các hộ và DN tại các làng nghề.

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề còn được Quỹ hỗ trợ phát

triển cho vay tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất đầu tư, bảo hành tín dụng đầu tư. Tuy nhiên,

thực tế hiện nay, cho thấy các nguồn vốn để cung cấp cho các làng nghề còn rất hạn chế.

Việc thiếu vốn xảy ra do khả năng tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất của các cơ

sở còn thấp và do khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức hay bán chính thức còn

hạn hẹp; do sự liên kết kinh tế với các đơn vị kinh tế khác còn yếu, chưa linh hoạt. Mặt

khác, việc thực thi một số chính sách về vốn, đầu tư tín dụng còn chưa cụ thể, thiếu sự

minh bạch.

Malaysia

Tổng công ty Phát triển Thủ công mỹ nghệ (MHDC) Malaysia phát triển ngành

Thủ công Mỹ nghệ tại Malysia nhưng chưa mở rộng được sự cạnh tranh.

Page 35: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

34

Lãi suất

Việt Nam

Lãi suất cơ bản 9%

Lãi suất tái chiết khấu 4,5%

Lãi suất tái cấp vốn 6,5%

Tháng 8/2014

Năm 2014 sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất chủ chốt để kiểm soát

và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn

biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Malaysia

Ngày 10/7/2014, Ngân hàng trung ương Malaysia (Bank Negara), đã quyết định

tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản lên 3,25%, nhằm kiềm chế lạm phát.

Nhận định:

Việt Nam được hỗ trợ nhiều từ chính phủ về chính sách vốn và ngành gốm sứ

được quan tâm nhiều => đây là ưu thế của Việt Nam.

Tuy nhiên, lãi suất của Việt Nam cao hơn Malaysia => bất lợi hơn trong việc vay

vốn để đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất.

Page 36: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

35

2.2.Yếu tố nhu cầu

a.Những đặc trưng cấu thành nhu cầu

Việt Nam

Ngày nay, cuộc sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt

ở các khu vực đô thị. Nhu cầu sử dụng đồ gốm sứ trong cuộc sống hàng ngày cũng như để

trang trí của người Việt Nam ngày càng có sự thay đổi lớn và có xu hướng thay đổi theo

chiều hướng rất tích cực. Họ thường thu thập thông tin từ nhiều nguồn, cân nhắc kỹ càng

trước khi quyết định mua.

Chuẩn mực về giá cả cũng như chất lượng trong việc sử dụng đồ gốm sứ của người

Việt Nam cũng dần được thay đổi. Người tiêu dùng Việt Nam đã quan tâm hơn đến chất

lượng của đồ gốm sứ. Họ cũng đã chi nhiều tiền cho những đồ gốm sứ có chất lượng tốt

hơn và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, gốm sứ Việt Nam vẫn đang cạnh tranh với gốm

sứ được nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc và Đài Loan do cạnh

tranh về giá cả cũng như mẫu mã.

Một số xu hướng mới lựa chọn của người Việt Nam:

Người Việt Nam mong muốn nhiều mẫu mã đa dạng và tinh xảo hơn. Từ xa

xưa, đồ gốm sứ đã gắn liền với cuộc sống của người Việt Nam. Từ những vật dụng

thiết yếu như nồi niêu hay đến những vật dụng để trang trí trong gia đình đều được

làm từ gốm sứ. Chung đều là những vật dụng có thiết kế đơn giản. Tuy nhiên ngày

nay, đồ gốm sứ ngoài những công dụng như trên còn là đồ vật thể hiện cái gu thẩm

mỹ của người tiêu dùng nên tiêu chuẩn về mẫu mã, kiểu dáng ngày càng được người

tiêu dùng đòi hỏi cao hơn.

Quan tâm đến chất lượng cuộc sống: người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn

đến sức khỏe của mình,tẩy chay những sản phẩm gây nguy hại đến sức khỏe,ưa

thích các sản phẩm an toàn. Người Việt Nam đã có thái độ tích cực hơn với các sản

Page 37: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

36

phẩm gốm sứ trong nước hơn là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Trung

Quốc, Đài Loan vì lo sợ chất lượng các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ đó không an

toàn.

Thương hiệu cũng đóng vai trò trong các quyết định mua hàng của người

tiêu dùng. Các thương hiệu gốm sứ nổi tiếng sẽ được người tiêu dùng chú ý nhiều

hơn. Một số thương hiệu đồ gốm sứ có danh tiếng của Việt Nam như gốm sứ Minh

Long, gốm sứ Bát Tràng…

Malaysia:

Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Người Mã Lai và

người bản địa chiếm đa số (55%), thứ đến là người Hoa (30%), người Ấn Độ (10%),

người Âu và một số dân tộc thiểu số bản địa (5%). Người Malaysia được xác định là

những tín đồ Hồi giáo trong Hiến pháp Malaysia. Vì vậy đặc trưng cấu thành nhu cầu của

người Malaysia cũng rất phức tạp và phụ thuộc lớn vào các yếu tố văn hóa và tôn giáo.

Gốm sứ Malaysia có những nét rất riêng ảnh hưởng bởi văn hóa mang đậm nét Á

Đông. Các hoa văn trên gốm sứ Malaysia rất độc đáo và tinh xảo. Tuy nhiên các mẫu mã

của gốm sứ Malaysia còn hạn chế bởi vì tôn giáo nghiêm cấm việc miêu tả hình dáng con

người trong nghệ thuật. Do đó, hầu hết các mẫu thiết kế được dựa trên các yếu tố tự nhiên

như xen kẽ lá hoặc dây leo, hoa và động vật.

Nhận định:

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì ưu thế của Việt Nam là có các

làng gốm sứ nổi tiếng, sản phẩm khác biệt và kỹ thuật chế tác điêu luyện mà máy móc

không thể thay thế được. Đồng thời gốm sứ Việt Nam cũng ngày càng xem trọng chất

lượng hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Còn với gốm sứ Malaysia thì ưu thế

là hoa văn tinh xảo mang đậm nét văn hóa nhưng còn bị hạn chế về mẫu mã. Vì vậy, với

yêu cầu khắt khe từ thị trường về mẫu mã cũng như chất lượng thì Việt Nam có lợi thế

hơn Malaysia.

Page 38: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

37

b.Quy mô sự phát triển nhu cầu trong nước

Việt Nam

Tình hình tiêu thụ gốm sứ trong nước hiện nay đang tăng lên, doanh thu nội địa

tăng theo thời gian vì người dân có xu hướng chuyển từ hàng nhập khẩu qua sử dụng

hàng sản xuất trong nước. Nếu như trước đây hàng ngoại nhập từ Trung Quốc, Đài

Loan… tràn lan trên các con đường bán gốm sứ thì hiện nay số lượng hàng ngoại cũng đã

giảm đi rất nhiều, thay vào đó là những hàng gốm sứ sản xuất trong nước có giá cả khá

cạnh tranh và chất lượng đảm bảo hơn.

Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp gốm sứ trong nước có quy mô vừa và nhỏ

chưa nắm bắt kịp thời các nhu cầu của thị trường, chưa quan tâm đến các dịch vụ hỗ trợ,

định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội

nhập.

Malaysia

Trong cuộc sống hàng ngày, người dân Malaysia sử dụng đồ gốm sứ sản xuất nội

địa khá lớn. Các đồ dùng như bát chén hay đồ trang trí đều có xu hướng mang đậm nét

tôn giáo. Tuy nhiên cũng tương tự như Việt Nam, gốm sứ Malaysia cũng vẫn đang phải

cạnh tranh với gốm sứ nhập khẩu từ các nước khác. Các nhà sản xuất và xuất khẩu gốm

Malaysia đã tạo được thế mạnh cạnh tranh của mình qua việc đáp ứng các đơn hàng lớn

nhờ năng lực sản xuất cao. Tuy nhiên, tính đoàn kết tương hỗ giữa các nhà xuất khẩu

Malaysia trong hoạt động ngoại thương còn thấp, dẫn đến những phản ứng chậm chạp

khi khuynh hướng thị trường thay đổi từ những đơn hàng lớn, đơn giản sang những đơn

hàng vừa và nhỏ nhưng yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao.

Page 39: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

38

Nhận định:

Cả hai nước đều có tình hình tiêu thụ gốm sứ sản xuất nội địa tăng dần do người

dân đã tin tưởng vào hàng gốm sứ nội địa hơn cũng như các sản phẩm nội địa đã có giá

cạnh hơn. Đây là điều kiện tốt để tạo lợi thế cạnh tranh khi đưa sản phẩm gốm sứ ra thị

trường quốc tế. Tuy nhiên mỗi nước cần có các chiến lược riêng để đầu tư vào quy mô sản

xuất lớn, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, cũng như tích lũy kiến thức và kinh nghiệm

để nâng cao vị thế ở trên trường quốc tế.

c.Phương pháp sản phẩm bị kéo đẩy vào thị trường

Việt Nam:

Theo thống kê mới nhất của Bộ Tư pháp Nhật Bản, số lượng người Việt tại Nhật

Bản năm 2013 đã vượt 60.000 người, tăng hơn 30% so với con số 40.000 người của năm

2012. Người dân Việt Nam sinh sống ở Nhật Bản chủ yếu ở khu vực Tokyo, Osaka thành

một cộng đồng người Việt ở Nhật. Họ cũng thường xuyên sử dụng các sản phẩm Việt

Nam xuất khẩu qua Nhật Bản. Các sản phẩm gốm sứ Việt Nam cũng vì thế mà xâm nhập

vào thị trường ở Nhật Bản một cách dễ dàng hơn.

Malaysia:

Trong năm 2013 báo cáo rằng chỉ có hơn 8000 người dân Malaysia sống ở Nhật Bản.

Con số này không tăng nhiều qua các năm, lý do chính vì chi phí cao của cuộc sống hàng

ngày của Nhật Bản và độ cứng để tìm việc làm tại Nhật Bản, khác là phân biệt đối xử mà

có xu hướng xảy ra đối với Malaysia trong những quốc gia Đông Á. Số lượng người

Malaysia nhập cư tại Nhật Bản không đáng kể.

Page 40: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

39

Nhận định:

So sánh số người dân Việt Nam và Malaysia đang sinh sống và làm việc tại Nhật

Bản thì có thể thấy số người Việt Nam nhiều hơn và tập trung hơn. Họ có thể có nhu cầu

sử dụng gốm sứ của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam có lợi thế kéo xuất khẩu sản phẩm gốm

sứ vào thị trường Nhật Bản hơn Malaysia.

2.3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ

Các ngành phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh

tranh cho sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi các ngành phụ trợ hiện

nay của Việt Nam chưa thực sự phát triển.

a.Ngành nguyên phụ liệu

Việt Nam

Nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng.

Các chuyên gia khẳng định Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản

xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640

triệu tấn, 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1.130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn;

13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit

trữ lượng 800 triệu tấn.

Sản xuất gốm sứ ở Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ, các công thức sản xuất

xương, men, màu vẫn là những bí quyết của các làng nghề. Nguồn nguyên liệu chất

lượng cao, cùng với những bí quyết sản xuất lâu đời kết hợp với công nghệ hiện đại ngày

nay đang tạo ra những sản phẩm gốm tinh xảo hơn, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng

của người sử dụng trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà sản xuất gốm sứ trong nước vẫn còn

phải nhập nguyên liệu cao lanh, đất sét, men, tràng thạch trong khi trữ lượng

Page 41: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

40

nguyên liệu trong nước cao gấp nhiều lần nhu cầu. Riêng năm 2000, kim ngạch

nhập khẩu các nguyên liệu trên khoảng gần 50 triệu USD. Nguyên nhân chính là do trong

mấy năm qua, chung ta chỉ tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ hiện đại với

tốc độ sản lượng tăng chóng mặt nhưng lại chưa quan tâm đến đầu tư khai thác, chế biến

nguyên liệu. Theo Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của ngành

công nghiệp gốm sứ hiện nay, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất không ngừng tăng lên.

Năm 2000 là 840.000 tấn nguyên liệu và 44.000 tấn men màu. Năm 2005 sẽ là 1,4 triệu

tấn nguyên liệu, 80.000 tấn men màu và năm 2010 lên đến 17 triệu tấn nguyên liệu và

100.000 tấn men màu. Phần lớn mỏ nguyên liệu ở ta có trữ lượng lớn nhưng lại chưa

được khai thác xử lý hợp lý. Công nghệ khai thác, chế biến còn quá lạc hậu, chủ yếu khai

thác thủ công, bán cơ giới, phân tán và manh mun, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ

sản xuất gốm sứ hiện đại. Phần lớn nguồn nguyên liệu khi đưa vào nhà máy sản xuất

đều tiếp tục phải gia công xử lý.

Về cao lanh, ta có 105 mỏ với trữ lượng 639 triệu tấn, nhưng đến nay chỉ

có 20 mỏ đang khai thác với công suất nhỏ từ 10.000 - 30.000 tấn/năm, với công

nghệ khai thác, tuyển lọc cao lanh ở mức thấp, chất lượng chưa cao, lẫn nhiều tạp

chất.

Về đất sét, ta có 39 mỏ sét trắng với trữ lượng 52 triệu tấn nhưng công

nghệ khai thác và chế biến chưa tương xứng. Sét đổ có 184 mỏ, nhưng cho đến

nay chưa có mỏ nào công nghệ đồng nhất gây khó khăn cho quá trình sử dụng. Về

men màu, các cơ sở sản xuất trong nước tự sản xuất mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu

và các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu với giá đắt. Chính nguyên liệu không đáp

ứng nhu cầu là một nguyên nhân đẩy giá thành gốm, sứ nước ta lên cao.

Trong nhiều năm qua ngành công nghiệp hóa chất đã đạt nhiều thành tựu

đáng kể, góp phần to lớn vào sự phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế nói

chung với sản phẩm hóa chất phong phu, đa dạng phục vụ cho sản xuất và tiêu

dùng, tạo động lực cho lĩnh vực, ngành nghề khác phát triển. Tuy nhiên, hoạt động hóa

Page 42: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

41

chất cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ như tai nạn nổ cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, phá

hủy môi trường, v.v. ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên cần lưu ý

Với nguồn nguyên liệu hóa chất màu vẽ cung cấp cho việc sản xuất gốm

sứ,ngành công nghiệp hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lợi thế về

chất lượng mẫu mã cho gốm sứ VN.

Malaysia

Malaysia có trữ lượng cao lanh khoảng 117.180.000 tấn. Trữ lượng đá vôi của

Malaysia khoảng 30.146.700.000 tấn. Feldspar (đá nui lửa kiềm) tổng sản lượng fenspat

là 8.706.968.000 tấn. (Feldspar là một thuật ngữ chung cho các silicat nhôm có chứa kali,

natri và canxi). Đất sét có trử lượng 355.590.000 tấn. Cát silic có trử lượng 133.190.000

tấn.=> Malaysia có trử lượng khoáng sản để sản xuất gốm sứ khá lớn.

Về ngành nguyên phụ liệu cho gốm sứ, Việt Nam được đánh giá cao hơn

Malaysia về trử lượng khoáng sản, giúp cho Việt Nam có ưu thế hơn và giảm thiểu được

chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu ở nước ngoài.

b.Ngành công nghệ sản xuất máy móc thiết bị

Việt Nam

Công nghệ sản xuất máy móc cho gốm sứ trước đây của Việt Nam chưa cao

nhưng gần đây đã có những bước khởi sắc đáng kể như phát minh ra lò nung gốm

sử dụng gas. Lò nung gốm sứ sử dụng gas tạo sự trao đổi nhiệt trong buồng nung đạt hiệu

suất cao hơn so với việc sử dụng than; sử dụng bông gốm thay cho gạch làm lớp cách

nhiệt cho lò; lắp đặt thêm buồng sấy sử dụng nhiệt khói thải của lò (tái sử dụng năng

lượng); thiết kế chế độ nung đáp ứng các yêu cầu riêng của từng sản phẩm… Với những

cải tiến đáng kể này, lò nung gốm sứ bằng gas giúp giảm tiêu hao nhiên liệu khoảng 25%

=> giảm chi phí sản xuất khoảng 30%, giảm tỷ lệ phế phẩm của sản phẩm (tăng sản phẩm

Page 43: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

42

đạt chất lượng từ 65% lên hơn 80%). Vận hành đơn giản, giá thành chỉ bằng 50% so với

lò nhập ngoại.

Năng lượng được sử dụng trong sản xuất sản phẩm gốm sứ hiện nay là điện, than,

củi, gas. Sử dụng lò gas đang tăng mạnh trong các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng

sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa

số các sản phẩm xuất khẩu đều được nung đốt bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất

lượng cao và đồng đều, tỷ lệ thành phẩm cao. Ngoài ra nó còn giảm thiểu mức độ ô

nhiễm môi trường do khí thải, bụi than do các lò thủ công truyền thống. Tuy vậy, tỷ lệ

doanh nghiệp sử dụng lò thủ công truyền thống đốt than còn rất cao (Ví dụ, ở làng nghề

Bát Tràng có 600 lò đốt than so với 320 lò gas). Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng

lò thủ công đốt than để sản xuất sản phẩm có tính đại trà, giá rẻ.

Malaysia

Điểm nổi bật trong công nghệ sản xuất gốm mỹ nghệ của Malaysia là trình độ cơ

giới hóa đã được áp dụng rất cao. Hầu hết các khâu sản xuất như chế biến đất và tạo hình

đều được thực hiện bởi máy móc, những dàn máy ép chậu bằng hệ thống thủy lực cho

phép họ sản xuất ra các sản phẩm rất nhanh độ đồng đều cao và tiết kiệm nhân lực. Khâu

nung sản phẩm cũng được cải tiến từ lâu bằng loại lò đốt dầu có buồng đốt lớn và có thể

di chuyển qua lại để đốt liên tục nhờ đó có thể tiết kiệm được nhiệt lượng và rút ngắn thời

gian nung.

Về ngành này Malaysia đang có ưu thế hơn Việt Nam, khi biết tận dụng máy móc

tối đa hóa sản xuất và bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người làm gốm sứ.

Page 44: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

43

c.Ngành giao thông vận tải

Việt Nam

Các ngành nghề xuất nhập khẩu luôn nhận được sự khuyến khích phát triển của

nhà nước, nên yêu cầu cho việc vận chuyển chuyên nghiệp ngày các bức bách hơn. Trên

cơ sở đó, các phương thức vận tải cũng phát triển mạnh mẽ.

Hơn mười năm trở lại đây, việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường

hàng không trở nên phổ biến đối với các doanh nghiêp kinh doanh xuất nhập khẩu vì

những ưu điểm như thời gian vận chuyển nhanh, ít rủi ro hơn vận tải bằng đường biển,

đường sắt. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như:

Dễ bị tác động của thời tiết xấu. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ở sân bay còn chưa

theo kịp nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Việc kiểm tra an ninh, hải quan còn rất bất cập.

Bên cạnh đó, phương thức vận tải hàng hải cũng đang ngày càng phát triển mạnh

mẽ với một số ưu điểm nổi bật như: Số lượng hàng vận chuyển không hạn chế. Tuy nhiên

cũng vẫn còn một số khó khăn cho việc trung chuyển hàng hóa như: Đội tàu nhỏ, độ tuổi

trung bình cao, năng lực quản lý kém. Thói quen xuất theo giá FOB và nhập theo giá CIF

đã làm cho doanh nghiệp Việt Nam mất quyền thuê tàu nên gây mất mát nhiều quyền lợi

cho các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Về vận tải đường bộ, và đường sắt, là phương thức vận tải cơ động nhất và có lợi

thế tuyệt đối trong trường hợp vận chuyển hàng xuất khẩu trong nước. Tuy nhiên, các

tuyến đường ô tô, nhà ga đường sắt vận tải vẫn chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, thủ tục thuê tàu

thường khá phức tạp phải trải qua thời gian đàm phán giao dịch và thông qua người môi

giới gây khó khăn cho việc vận tải.

Page 45: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

44

Malaysia

Malaysia có sáu sân bay quốc tế. Hãng hàng không chính thức của Malaysia

là Malaysia Airlines , cung cấp các chuyến bay quốc tế và trong nước. Hầu hết các thành

phố lớn được nối với nhau bằng đường hàng không. Nhưng gần đây hàng loạt vụ rơi máy

bay khiến vận tải hàng không gặp nhiều khó khăn, nghi ngại về việc rủi ro cao.

Hệ thống đường sắt được quản lý bởi một công ty địa phương, bao gồm tổng cộng

1.798 km trong bán đảo Malaysia. Hệ thống đường bộ của Malaysia bao gồm 98.721 km,

1,821 km đường cao tốc. Hệ thống đường bộ ở Sabah và Sarawak là kém phát triển và

chất lượng kém hơn so với bán đảo Malaysia.=> xuất khẩu trong nước không thuận lợi.

Vận tải biển Malaysia có rất nhiều cảng biển lớn nhỏ trong nước. Và cũng vì

những thuận lợi của việc xuất khẩu bằng đường biển nên cũng được chu trọng phát triển.

Về ngành vận tải hai nước có vẻ ngang bằng nhau về lợi thế, nhưng do nhiều vụ

việc không may xảy ra với ngành này của Malaysia nên nước này đang làm giảm sut khả

năng cạnh tranh của mình

Về tổng thể gốm sứ Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với

Malaysia.

2.4.Chiến lược, cấu truc và cạnh tranh

Việt Nam

Giai đoạn đầu các doanh nghiệp trong ngành hầu như chưa có sự đầu tư lớn cho

nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới. Mỗi đơn vị tự trang trải mọi chi phí để tự

nghiên cứu, đào tạo hoặc mua đồng bộ dây chuyền thiết bị công nghệ của nước ngoài

Bên cạnh đó, quy mô ngành gốm Việt Nam đa phần vẫn theo quy mô hộ gia đình

hoặc cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.

Page 46: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

45

Mặc dù cơ cấu ngành gốm Việt nam đa phần là nhỏ lẻ, hộ gia đình nhưng vẫn có 1

số làng nghề, doanh nghiệp lớn như: Làng nghề Gốm Bát Tràng, công ty gốm sứ Minh

Long, Cường Phát chu trọng đầu tư hơn vào hệ thống dây chuyền sản xuất, đa dạng hóa

sản phẩm, giup sản phẩm thích nghi nhanh, đáp ứng một số yêu cầu khắc khe của thị

trường nước ngoài như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu...

Hiện Việt Nam có 14 làng nghề Gốm sứ Mỹ nghệ truyền thống : Thổ Hà, Chu

Đậu, Bát Tràng, Phù lãng, Đông Triều, Thanh Hà, Phước Tích, Bầu Chúc, Biên Hòa, Tân

Phước Khánh, Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Vĩnh Long, Cây Mai. 4 trong số đó đã đi vào dĩ

vãng đó là Cây Mai, Chu Đậu, Phước Tích và Thổ Hà => Thúc đẩy các làng nghề cần đổi

mới, cải tiến công nghệ, đa dạng mẫu mã và tăng cường nghiên cứu phát triển, mở rộng

thị trường để duy trì sức sống của làng nghề truyền thống.

Trong những năm gần đây, gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ

cả về số lượng và chất lượng. Các trung tâm sản xuất chủ yếu của cả nước như Bình

Dương, Biên Hoà (Đồng Nai), Vĩnh Long… ở phía Nam; Bát Tràng (Hà Nội ), Phù Lãng

(Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh)… ở phía Bắc đều hoạt động khởi sắc. Các sản

phẩm gốm sứ ngày càng phong phu về phong cách, chủng loại, mẫu mã với các hình thức

trang trí đa dạng như các loại chậu hoa, lọ hoa, bát, đĩa, ấm trà, tượng…, đáp ứng mọi

yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.000 nhà sản xuất khắp ở Bắc, Trung, Nam, trong

đó chủ yếu là do tư nhân tự quản lý. Khoảng 50 công ty trong số các công ty lớn đáp ứng

được tiêu chuẩn của Châu Âu. Mỗi năm Việt Nam sản xuất được khoảng 250 triệu sản

phẩm, riêng các tỉnh phía Nam sản xuất khoảng 175 triệu sản phẩm. Với đội ngũ hùng hậu

và sự năng động trong nắm bắt nhu cầu của thị trường, các nhà sản xuất đã góp phần quan

trọng trong việc gốm mỹ nghệ Việt Nam vượt qua biên giới về không gian để chiếm lĩnh

hàng loạt các thị trường khó tính. Sản xuất và xuất khẩu gốm đạt những tăng trưởng đáng

kể với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và được người tiêu dùng ở Hồng Kông, Nhật

Page 47: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

46

Bản, Singapore, các nước cộng đồng Châu Âu, Mỹ và Australia đánh giá rất cao về chất

lượng, mẫu mã cũng như giá thành của sản phẩm.

Ngành Gốm sứ đang được đẩy mạnh phát triển nên các nhà đầu tư có xu hướng

đầu tư vào nhiều, bên cạnh đó còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ thuc đẩy sự

phát triển của ngành.

Song từ đó cũng tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành Gốm

sứ trong nước sẽ làm thuc đẩy việc đổi mới, cải tiến sản phẩm, mẫu mã, chất lượng… Vì

vậy, sẽ giup tạo khả năng linh hoạt, đẩy mạnh các chương trình đầu tư nghiên cứu và phát

triển, nâng cao trình độ lao động để đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng thay đổi.

Malaysia

Trình độ cơ giới hóa áp dụng cao. Các khâu sản xuất chế biến đất và tạo hình đều

được thực hiện bằng máy móc, dàn ép chậu bằng hệ thống thủy lực cho phép sản xuất các

sản phẩm chậu hoa nhanh, độ đồng đều cao, tiết kiệm nhân lực. Khâu nung cũng được cải

tiến bằng lò đốt dầu, buồng đốt lớn, có thể di chuyển để đốt liên tục. Nhờ đó tiết kiệm

nhiên liệu, rut ngắn thời gian nung.

Tuy nhiên, mẫu mã và kiểu dáng chậu hoa khá nghèo nàn, đơn điệu. Do chi phí

thay đổi khuôn ép quá cao, thiếu hụt nhân công tay nghề cao để thực hiện họa tiết đa

dạng và thay đổi nhanh.

Tính đoàn kết tương hỗ giữa các nhà xuất khẩu gốm sứ Malaysia trong hoạt động

ngoại thương còn thấp dẫn đến sự xoay trở của họ chậm chạp khi khuynh hướng thị

trường thay đổi từ những đơn hàng vừa và nhỏ nhưng có yêu cầu về đa dạng hóa sản

phẩm cao

Nhận định:

Về máy móc, công nghệ sản xuất của Malaysia có trình độ cơ giới hóa cao hơn Việt

Nam, có cơ hội đáp ứng những đơn hàng lớn. Nhưng về khả năng đa dạng mặt hàng, kiểu

dáng của Gốm sứ mỹ nghệ Malaysia khá thấp, khiến khả năng cạnh tranh của gốm

Malaysia giảm sut.

Page 48: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

47

Ngành gốm sứ Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, cơ cấu hộ gia đình. Nhưng giai

đoạn gần đâymột số doanh nghiệp đầu tư cải tiến, đa dạng mẫu mã, nên những bước đầu

đã có lợi thế cạnh tranh cao, chiếm được nhiều thị phần hơn Malaysia tại một số thị trường

khó tính như: Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu.

2.5. Chính phủ

Việt Nam

Những năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách để

phát triển sản xuất ở các làng nghề truyền thống:

Nhiều giải pháp đã được xây dựng, nhằm góp phần phát triển bền vững khu vực

nông thôn những năm tới, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô

nhiễm môi trường làng nghề và đất đai. Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề; ưu tiên các làng nghề

sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các tuyến điểm phát triển làng nghề gắn với du lịch,

thực hiện chính sách ưu đãi trong thuế đất, chuyển nhượng, thế chấp, quyền về sử dụng

đất; giá thuê đất ở mức thấp nhất và miễn tiền thuê đất cho các cơ sở ngành nghề nông

thôn; đặc biệt là nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc và các nghề thủ công

mỹ nghệ truyền thống cần phải bảo tồn.Điều đó đã tạo điều kiện phát triển bền vững cho

các làng nghề.

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các làng nghề truyền thống, Chính

phủ đã có Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về chính sách khuyến khích

doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài

nguyên, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế có liên quan khác theo quy định để đầu tư

sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển làng nghề ở vùng khó khăn, vùng

đồng bào dân tộc và khôi phục, bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống =>Góp phần

làm tăng vốn đầu tư và cơ hội phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng.

Page 49: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

48

Theo Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương, nhằm tăng cường năng lực thiết

kế, tiếp cận thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu (XK) hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội

thất của các nước sang thị trường Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung

tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN- Nhật Bản (AJC) triển khai Chương

trình tư vấn phát triển sản phẩm XK sang Nhật Bản.

Đây là chương trình hỗ trợ của AJC dành cho 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar

và Việt Nam, nhằm giúp doanh nghiệp (DN) của 4 nước đẩy mạnh XK sang thị trường

Nhật Bản.Theo đó, AJC sẽ cử chuyên gia sang từng nước, đi thăm và tư vấn tại một số

DN về phát triển sản phẩm XK sang thị trường Nhật Bản. Các chuyên gia này sẽ lựa chọn

các DN thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất phù hợp đi tham dự hội chợ triển lãm hàng

trang trí nội thất vào tháng 6-2013 tại Nhật Bản. Trong khuôn khổ chương trình, Văn

phòng đại diện Cục Xúc tiến thương mại tại TP.HCM còn phối hợp với Trung tâm AJC

tổ chức hội thảo Nâng cao năng lực thiết kế và tiếp cận thị trường cho hàng thủ công mỹ

nghệ, trang trí nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản =>Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp

tham quan, tiếp xúc, thị sát thị trường Nhật Bản ( thị trường xuất khẩu Gốm sứ lớn của

VN) để có thể nắm bắt được thị hiếu của khách hàngvà thiết kế những mẫu sản phẩm phù

hợp.

Không chỉ vậy,từ ngày 11-15/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chủ

trì tổ chức Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ X-Craft Việt năm 2014 tại khu Hội chợ

triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).

Hội chợ sẽ có khoảng 300 gian hàng bao gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu

biểu chất lượng cao đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng trong các cuộc thi thuộc nhiều

ngành nghề như: kim hoàn, mây trẻ, hoa khô, hoa lụa, khảm trai... Ngoài ra còn có các

gian hàng thuộc các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trung tâm xuc tiến

thương mại, trung tâm khuyến nông, khuyến công các tỉnh, thành phố… Ban tổ chức hỗ

trợ 50% chi phí gian hàng cho những đơn vị tham gia hội chợ.

Page 50: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

49

Hội chợ sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phu như: hội thảo về bảo tồn và phát

triển làng nghề Việt Nam, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm làng nghề,

xử lý môi trường nhằm phát triển bền vững về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn

theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững góp phần xây dựng nông thôn

mới; chương trình nhịp cầu nhà nông; diễn đàn khuyến nông và tổ chức không gian văn

hóa ẩm thực đặc sản 3 miền Bắc-Trung-Nam, thao diễn các món ăn cổ truyền của dân tộc

=>Cơ hội lớn để các làng nghề tiêu biểu ( trong đó bao gồm cả làng nghề gốm sứ mỹ

nghệ) của Việt Nam có điều kiện tìm kiếm và mở rộng thị trường, hướng đến các thị

trường khó tính tiềm năng có giá trị cao hơn thông qua các doanh nghiệp trong và ngoài

nước.

Những khó khăn trong việc tìm kiếm, phát triển thị trường của doanh nghiệp thủ

công mỹ nghệ phần lớn xuất phát từ sự “lạc hậu” của mẫu mã sản phẩm. Các doanh

nghiệp không có sự đầu tư đung mức cho khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế khiến các

sản phẩm tạo ra không không theo kịp xu hướng tiêu dùng, hạn chế về công năng sử

dụng. Theo ông Lê Bá Ngọc- Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Việt Nam:Thị trường thủ công mỹ nghệ thế giới hiện đã bước qua giai đoạn cạnh tranh

bằng giá, chất lượng sản phẩm mà chuyển sang giai đoạn cạnh tranh bằng sự khác biệt.

Nếu doanh nghiệp không đầu tư cho thiết kế sản phẩm sẽ không theo kịp thị trường, sản

phẩm làm ra vẫn sẽ là hàng giá rẻ.

Để thay đổi tình trạng trên, Cục Xuc tiến Thương mại, Bộ Công Thương đã phối

hợp với Viện Xuc tiến Thiết kế Hàn Quốc triển khai dự án “Nâng cao năng lực thiết kế

Việt Nam – Hàn Quốc”. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển

thị trường, Cục Xuc tiến Thương mại cho biết: Dự án đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ

nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ như: Tìm hiểu về xu hướng,

thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường truyền thống của ngành thủ công mỹ nghệ như EU,

Mỹ, Nhật Bản…Tổ chức nâng cao kỹ năng, đào tạo thiết kế mẫu mã sản phẩm…=>Giúp

Page 51: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

50

các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nâng cao hơn năng lực thiết kế, tháo được “điểm

nghẽn” về thị trường xuất khẩu.

Malaysia

Các nhà sản xuất gốm sứ Malaysia ít nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ

trong các chính sách về tín dụng, họ phải tự đầu tư cải tiến trang thiết bị bằng nguồn vốn

của mình hoặc ứng trước từ các công ty xuất khẩu có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Tuy nhiên, Chính phủ Malaysia đã khuyến khích sự phát triển và học tập của nghệ

thuật gốm sứ thông qua các tổ chức giáo dục đại học công lập. Ví dụ, một trường Đại học

Malaysia Sarawak là một trong những trường đại học cung cấp chuyên môn trong lĩnh

vực gốm sứ mỹ thuật ứng dụng và gốm Kreatif => thuc đẩy sự phát triển thiết kế mẫu mã

và công nghệ trong ngành gốm sứ.

Một trong những nỗ lực xúc tiến thủ công Malaysia do Tổng công ty Phát triển thủ

công mỹ nghệ của Malaysia tổ chức đó là chương trình Trình diễn làm đồ gốm đỉnh cao

của Zainab Đây một trong những sự kiện trong việc thuc đẩy nghề gốm Malaysia diễn ra

vào ngày 1 và 10 tháng 6.

Nhận định:

Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ ngành Gốm sứ Mỹ nghệ hơn chính

phủ Malaysia => điều kiện phát triển của gốm sứ Việt Nam tốt hơn Malaysia.

2.6. Cơ hội

Việt Nam

Gốm sứ Việt Nam được hưởng rất nhiều ưu đãi thông qua các hiệp định thương

mại mà phía các nhà nhập khẩu EU, Mỹ, Nhật bản và các nước trong khối ASEAN dành

cho Việt Nan. Cụ thể:

Page 52: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

51

Theo một báo cáo của Bộ Công thương, báo cáo phân tích, trong vòng hai năm tới,

xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ được hưởng

ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN 6 là 0% theo Hiệp định

Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Theo ATIGA, nhiều nội dung về tự do lưu chuyển hàng hóa được các nước thành

viên thực hiện như: Tự do hóa thuế quan; Xóa bỏ hàng rào phi thuế; Cải thiện yêu cầu

về quy tắc xuất xứ; Thuận lợi hóa thương mại; Đơn giản, hiện đại hóa thủ tục hải quan;

Hài hòa tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp; Áp dụng các biện pháp kiểm dịch vệ sinh

động thực vật phù hợp.

=> Đây chính là cơ hội lớn cho giao thương, xuất khẩu gốm sứ sang các nước

thuộc khu vực ASEAN.

Không chỉ vậy, việc ham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),

Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn về thương mại, đầu tư… song cũng đứng trước nhiều

thách thức. Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương

mại tự do giữa 12 nước thành viên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do

chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo các chuyên gia kinh tế, riêng về thương mại, khi Hiệp định này có hiệu lực,

90% dòng thuế sẽ được giảm về 0%. Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gồm

nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, Australia... => Gốm sứ Việt

Nam có khả năng mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu.

Theo một báo cáo của Bộ Công thương, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ ra

đời vào cuối năm 2015.Khi AEC hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng

sang các nước ASEAN gần như bán hàng trong nước. Đây là một trong những lợi điểm

đối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các thủ tục xuất nhập

khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ, tiến tới cho phép doanh nghiệp

tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng

Page 53: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

52

hóa sang các thị trường ASEAN => Tạo động lực cho các doanh nghiệp trong ngành phát

triển, nâng cao được hiệu quả sản xuất, tạo được lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Các công ty của Việt Nam được hưởng MFN và GSP của EU từ đó thuế đánh vào

sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được giảm thuế, vì vậy đã phần nào nâng tính cạnh

tranh cho sản phẩm. Còn Malaysia là nước sẽ không được hưởng GSP mới vì có mức thu

nhập trung bình ở mức cao.

Malaysia

Cũng là một nước nằm trong ASEAN vì vậy cơ hội của Malaysia và Việt Nam khi

xuất khẩu Gốm sứ sang các nước trong khu vực và Nhật Bản là tương đương. Chỉ có

trong thị trường EU thì Việt Nam có lợi thế hơn vì được hưởng GSP.

Page 54: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

53

Lời kết thúc

Việt Nam và Malaysia, mỗi quốc gia đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác

nhau. Nhưng trong xu thế hôi nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngành Gốm sứ Việt Nam

đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Do đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh

tranh cho ngành Gốm sứ Việt Nam là chiến lược lâu dài và hết sức khó khăn, cần nghiêm

túc phân tích và đào sâu tìm hiểu. Qua bài luận trên, nhóm hi vọng có thể góp phần nho

vào quá trình phân tích, nghiên cứu và phát triển của ngành Gốm sứ Việt Nam. Ngày càng

đưa ngành Gốm sứ nói riêng và ngành Thủ công mỹ nghệ nói chung, trở thành một ngành

mũi nhọn của nền kinh tế đất nước.

Nhóm thực hiện cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn, Thạc

sĩ Quách Thị Bửu Châu GV khoa Thương mại – Du lịch – Marketing, trường Đại học

Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh vì những phản hồi, hướng dẫn và góp ý quý báu nơi Cô

để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này! Xin chân thành cảm ơn Cô!

Nhóm thực hiện!

Page 55: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

54

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Slide Bài giảng Bộ môn Marketing Quốc tế của Th.S Quách Thị Bửu Châu

http://www.thesundaily.my/news/767032

http://www.thestar.com.my/Business/Business-News/2014/05/10/Ceramictile-makers-on-

the-rise-Their-share-prices-have-jumped-in-the-last-six-months/

http://www.indexmundi.com/trade/exports/?country=my&chapter=69

http://www.zhida-ceramics.com/news/ceramic-industry-info/131.html

http://trade.nosis.com/en/Comex/Import-Export/Worldwide/Ceramic-products/WD/69

http://tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet-

nam.gplist.111.gpopen.39125.gpside.1.asmx

http://en.wikipedia.org/wiki/Demographics_of_Japan

http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

http://www.customs.gov.vn/default.aspx

http://en.wikipedia.org/wiki/Population_of_Japan

http://www.ecvn.com/ROOTSYS/book/member/GioithieuthitruongMalaysia/NhungDieu

CanBiet.html

http://www.malaysiacraft.com.my/index.php?file=about

https://www.google.com.vn/search?q=handicrafts+in+malaysia&biw=1366&bih=667&tb

m=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=ZfnyU4yQK8KQuATHj4DgBg&ved=0CCEQs

AQ

Page 56: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

55

http://www.aseannewsnetwork.com/malaysia/arts.html

http://www.tapchitaichinh.vn/Binh-luan-chinh-sach/Chinh-sach-von-va-dau-tu-doi-voi-

lang-nghe-thu-cong-my-nghe/41267.tctc

http://vinhlong.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=4280&category=2

http://www.vtva.vn/node/39

http://www.vietrade.gov.vn/th-cong-m-ngh/1080-mt-s-yeu-cu-c-th-i-vi-g-m-ngh-ti-th-

trng-m-chau-au-va-nht-bn.html

http://www.hikariacademy.edu.vn/home_vn/tin-tuc/chuyen-muc-tin-tuc/nhat-ban-ho-tro-

xuat-khau-hang-thu-cong-may-nghe/

http://vietstock.vn/2008/06/tao-dong-luc-phat-trien-nghe-thu-cong-my-nghe-38-

75561.htm

http://www.vietnamplus.vn/hon-300-gian-hang-tham-du-hoi-cho-lang-nghe-viet-nam-

lan-10/274479.vnp

http://danviet.vn/nha-nong/nong-nghiep-se-la-trong-tam-xuc-tien-thuong-mai-

465035.html

http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/thuongmai/View_Detail.aspx?ItemID

=4153

http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://vdeltacraft.com/news/han

dicraft-industry-in-

vietnam/43.html&prev=/search%3Fq%3Dmalaysia%2Bgovernment%2Bsupport%2Bhan

dicraft%2Bindustry%26start%3D10%26sa%3DN%26biw%3D1366%26bih%3D668

http://img.vcci.com.vn/Images/Uploaded/Share/2013/02/25/Malaysia-2012.pdf

Page 57: GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER

56

http://www.mard.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=32522

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/chinhsachphattrienkinhtexahoi

http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.294.gpopen.234350.gpside.1.gpnewtitle.nua-dau-nam-xuat-khau-san-pham-

gom-su-tiep-tuc-tang-ve-kim-ngach.asmx

http://idoc.vn/tai-lieu/marketing-xuat-khau-mat-hang-gom-su-cua-viet-nam-sang-thi-

truong-lien-minh-chau-au.html

http://www.vysajp.org/news/tin-ngoai/kinh-te-xa-hoi/nh%E1%BB%AFng-

m%E1%BA%B7t-hang-co-th%E1%BA%BF-m%E1%BA%A1nh-khi-

xu%E1%BA%A5t-sang-nh%E1%BA%ADt/

http://chogombattrang.vn/tin-tuc/gom-su-do-day/Day-manh-xuat-khau-tai-cho-mat-hang-

thu-cong-my-nghe.html

http://www.gomsuhoanmy.com/?vlanguage=1&tinchitiet=341

http://www.baomoi.com/EU-tiep-tuc-uu-dai-thue-quan-cho-Viet-Nam/45/9710847.epi

http://daynghenongdan.vn/chan_dung_lang_nghe/chan_dung_lang_nghe/79-1545-

phat_trien_ben_vung_lang_nghe.html

http://www.tiengiangdost.gov.vn/tsan/ndung_tsan.aspx?ma=236

http://vietbao.vn/Kinh-te/VN-duoc-Malaysia-uu-dai-thue-nhieu-nhat/20465437/90/