194
BGIÁO DC & ĐÀO TO ĐẠI HC HUKHOA Y TCÔNG CNG Bmôn: Sc khe môi trường -----&*&----- BÀI GING KHOA HC MÔI TRƯỜNG VÀ SC KHE MÔI TRƯỜNG (Có bsung sa cha) Chbiên: Th.S. GVC. Nguyn Hu NghHuế, 2008

Khoa học và Sức khỏe trẻ em

  • Upload
    ts-duoc

  • View
    146

  • Download
    19

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

Bộ môn: Sức khỏe môi trường

-----&*&-----

BÀI GIẢNG

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

VÀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG (Có bổ sung sửa chữa)

Chủ biên: Th.S. GVC. Nguyễn Hữu Nghị

Huế, 2008

Page 2: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 1

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

Mục tiêu học tập 1. Diễn giải được định nghĩa môi trường sống và các phương pháp nghiên cứu

2. Hiểu được tác động qua lại giữa cơ thể và Môi trường

3. Phân tích được khả năng tự điều chỉnh của môi trường và sự ô nhiễm

I. Kháí niệm chung về Môi trường sống 1. Định nghĩa Môi trường Theo nghĩa rộng nhất thì “ Môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng

bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng

tồn tại và diễn biến trong môi trường như môi trường vật lý, môi trường pháp lý , môi

trường kinh tế,..vv...Thực ra, các thành phần như khí quyển ,thuỷ quyển, thạch quyển,

tồn tại trên Trái Đất đã từ rất lâu, nhưng chỉ khi có mặt các cơ thể sống thì chúng mới

trở thành các thành phần của môi trường sống.

Môi trường sống là tổng các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự

phát triển của các cơ thể sống .Đôi khi người ta còn gọi khái niệm môi trường sống

bằng thuật ngữ môi sinh ( living environment).

Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh

học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá

nhân và toàn bộ cộng đồng người. Thuật ngữ “Môi trường” thường dùng với nghĩa này.

Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó có hệ Mặt trời và Trái Đất. Các thành phần của môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên Trái đất gồm 4 quyển: sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển .

Có thể nêu ra một định nghĩa chung về môi trường như sau :

Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như : không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người,...vv..... -Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại : -Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lí, hoá học

và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người.

-Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người và ngươi tạo nên sự thuận

lơii hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người.

-Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên

và chịu sự chi phối của con người .

Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước , đất, ánh sáng

,âm thanh,cảnh quan,xã hội ,vv.....có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các tài

nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa

hẹp là tổng các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng.. vv.....liên quan tới chất lượng

cuộc sống con người, không xét tới tài nguyên .

Từ các định nghĩa trên có thể sinh ra nhiều quan niệm khác nhau về khoa học môi

trường :

Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đang có hiện nay ( sinh

học, địa học, hoá học vv....).Tuy nhiên, các ngành khoa học nói trên chỉ quan tâm đến một

phần hoặc một thành phần theo nghĩa hẹp.

Môi trường là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích

chủ yếu là bảo vệ môi trường sống lâu dài của con người trên Trái đất. Trong giai đoạn hiện

nay, hoạt động phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của con người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống (khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia tăng dân số, sản xuất

Page 3: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 2

công nghiệp). Không có một ngành khoa học đang có hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu và

giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo vệ môi trường là quản lí và bảo vệ chất lượng các

thành phần môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.

2. Các phương pháp nghiên cứu Khoa học môi trường sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực

nghiệm của các ngành khoa học cơ bản khác :

-Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm .

-Các phương pháp phân tích thành phần môi trường .

-Các phương pháp phân tích, đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế . -Các phương pháp tính toán , dự báo, mô hình hoá.

-Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật . -Các phương pháp phân tích hệ thống.

3. Các nội dung nghiên cứu Các nghiên cứu môi trường rất đa dạng được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Ở

đây có thể chia ra làm 4 bốn loại chủ yếu :

-Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường ( tự nhiên hoặc nhân tạo ) có

ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng của con người, đó là nước, không khí, đất ,sinh vật, hệ sinh

thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn vv.....Ở đây, khoa học môi trường tập trung nghiên

cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống.

-Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường sống

của con người.

-Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội

nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Trái Đất, quốc gia, vùng lãnh thổ, ngành công

nghiệp.

-Nghiên cứu về phương pháp mô hình hoá, phương pháp phân tích hoá học ,vật lý,

sinh vật phục vụ cho ba nôi dung trên.

II. Mối quan hệ giữa cơ thể và Môi trường sống Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại

giữa con người và môi trường xung quanh. Con người và môi trường luôn thống nhất với

nhau. Người xưa từng phát hiện quy luật “ Thiên – Nhân hợp nhất”

Cơ thể đáp ứng trước các tác động của môi trường sống bằng các biểu hiện khác nhau:

Phản xạ, thích ứng, không thích ứng, giả thích ứng, rối loạn thích ứng....

Mặt khác con người can thiệp vào môi trường có mục đích trước hết để cải tạo môi

trường. Ví dụ các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động y tế, điều trị.... gây nên sự thay đổi mối tương tác giữa cơ thể và môi trường sống.

Tóm lại, Môi trường và cơ thể phải thống nhất với nhau, sự thay đổi của môi trường

trong một giới hạn nhất định kéo theo sự thay đổi để thích nghi của cơ thể sống, do đó càng

củng cố cơ chế thích nghi vốn đã linh hoạt, càng linh hoạt hơn. Sự thay đổi đột ngột hoặc

vượt quá giới hạn thích nghi sẽ dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí tiêu diệt một vài giống

loài sinh vật. Thích ứng là quá trình điều chỉnh, đòi hỏi có một thời gian nhất định để cơ thể thích

nghi được với các yếu tố môi trường. Nếu không đủ thời gian thì sẽ dẫn đến rối loạn thích ứng

hay Giả thích ứng, vấn đề này để giải thích một số bệnh của nền văn minh : Bệnh cao huyết áp, bệnh tâm thần kinh......

Đầu thập kỷ 70, nhà địa hoá người Anh Hamilton đã đưa ra kế hoạch thực nghiệm là

xác định hàm lượng nguyên tố hoá học trong đá, bụi, đất, giấy, cá, lương thực, máu và não để xem hàm lượng các nguyên tố hoá học trong cơ thể con người và vật chất trong môi trường có

Page 4: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 3

quan hệ gì với nhau không. Kết quả giám định 60 loại nguyên tố hoá học cho thấy tỉ lệ hàm

lượng các nguyên tố hoá học tương ứng trong vỏ Trái Đất. Thí dụ hàm lượng 4 nguyên tố chủ

yếu C.H.O.N chiếm 99,4% khối lượng con người và 50,5% vỏ Trái Đất .Các nghiên cứu địa

hoá sinh thái cho thấy có một số bệnh tật có liên quan tới sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố

hoá học trong đất đá khu vực. Thí dụ thiếu Se -viêm khớp xương , thiếu kẽm - người lùn,

thiếu iot-bướu cổ, thừa Cd-đau xương, tự gẫy xương. Năm 1955, ở huyện Phusan Nhật Bản

phát hiện loại bệnh gẫy xương do thừa Cd. Bệnh hoành hành trong thời gian hơn 20 năm,

riêng 1963-1967 làm chết 207 người. Nguyên nhân của loại bệnh trên là do nồng độ Cd cao,

có trong nước thải của hoạt động khai thác một số mỏ Pb, Zn nằm ở đầu nguồn một con sông

cung cấp nước tưới cho các cánh đồng lúa của huyện Phusan .

Khi phơi nhiễm với các yếu tố môi trường, sự đáp ứng của cơ thể còn phụ thuộc vào

các đặc trưng của cơ thể mang tính chất cá nhân, như yếu tố di truyền, tình trạng dinh dưỡng,

tuổi, giới, chủng tộc, điều kiện vật chất, sự rèn luyện....Chính vì các đặc trưng đó mà cơ thể có các đáp ứng khác nhau trước các tác động của môi trường và kết quả là tình trạng sức khoẻ sẽ khác nhau.

Như vậy, trong gian đoạn hiện nay, có thể xem khoa học môi trường là một ngành

khoa học độc lập, được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã

có cho một đối tượng chung là môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội

dung nghiên cứu cụ thể .

III. Ứng dụng nguyên lý sinh thái học trong việc bảo vệ Môi trường sống 1. Sinh thái học (Ecologie)

Là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật (động vật, thực vật, con người)

với ngọai cảnh. Sinh thái học là một khoa học có phạm vi nghiên cứu rất rộng, phạm vi

nghiên cứu chủ yếu của nó thuộc khoa sinh học, và một phần thuộc các khoa khác như địa lý,

địa chất, khảo cổ, nhân học và cả khoa học xã hội. Sinh thái học cũng được coi là một khoa

học trung gian, họăc bao trùm lên các khoa học trên. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học

có 4 mức tổ chức khác nhau từ thấp lên cao: Cơ thể, Chủng quần (Quần thể), Quần xã và Hệ sinh thái.

Chủng quần được định nghĩa là một tập hợp các cá thể của cùng một lòai hay những

lòai rất gần nhau, cùng sống trong một không gian nhất định hay còn gọi là sinh cảnh. Ví dụ:

Chủng quần nai sống ở đảo Các bà, chủng quần chuột sống sống ở thành phố Huế, chủng

quần cây Vẹt sống ở ven biển Ba tri (Bến tre)...

Quần xã bao gồm tập hợp tất cả các chủng quần (động vật, thực vật, vi sinh vật) cùng

sống trong một sinh cảnh, Ví dụ: Quần xã sinh vật Hồ Tây: bao gồm tất cả các chủng quần, từ

các lòai vi sinh vật, tảo, động vật không xương sống đến cá ở Hồ tây; hay quần xã sinh vật rừng Cúc phương...

Hệ sinh thái được định nghĩa gồm Quần xã, và Môi trường bao quanh Quần xã.

Có thể nói, Hệ sinh thái là một hệ thống gồm các Chủng quần sinh vật và Môi trường,

ở đó thực hiện mối quan hệ khăng khít giữa sinh vật và ngọai cảnh.

2. Cấu trúc của hệ sinh thái Các Hệ sinh thái nói chung, về cấu trúc đều gồm có 4 thành phần cơ bản: Môi trường,

Vật sản xuất, Vật tiêu thu, và Vật phân hủy: (hình 1).

- Môi trường (E): bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học (vô sinh) bao quanh sinh vật. Ví

dụ: Hệ sinh thái hồ, môi trường gồm nước, nhiệt độ, ánh sáng, các khí hòa tan, O2 , CO2 , các

muối hòa tan, các vật lơ lửng... Môi trường cung cấp tất cả các yếu tố cần thiết cho Vật sản

xuất tồn tại, và phát triển.

- Vật sản xuất (P): bao gồm cây xanh và một số vi khuẩn, là các sinh vật có khả năng

tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần cho sự xây dựng cơ thể của mình, các sinh vật nầy còn

Page 5: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 4

được gọi là các sinh vật Tự dưỡng. Cây xanh nhờ có diệp lục nên chúng thực hiện được quang

hợp, tổng hợp chất hữu cơ để xây dựng cơ thể chúng theo phản ứng sau đây:

6 CO2 + 6 H2O + năng lượng mặt trời + Enzym diệp → C6 H12O6 + 6 O2.

Một số vi khuẩn được coi là Vật sản xuất do chúng có khả năng quang hợp hay hóa tổng hợp.

Đương nhiên, tất cả các hoạt động động sống có được là nhờ vào khả năng sản xuất của Vật sản xuất.

- Vật tiêu thụ (C): bao gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián

tiếp từ Vật sản xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ, và được gọi là

các sinh vật Dị dưỡng. Vật tiêu thụ cấp 1 hay vật ăn cỏ là các động vật chỉ ăn các thực vật. Vật tiêu thụ cấp 2 là động vật ăn tạp hay ăn thịt. Theo chuỗi thức ăn, ta còn có vật tiêu thụ cấp

3, vật tiêu thụ cấp 4... Ví dụ: Trong Hệ sinh thái hồ, tảo là Vật sản xuất; giáp xác thấp là Vật tiêu thụ cấp 1; tôm, tép, cá nhỏ là Vật tiêu thụ cấp 2; cá rô, cá chuối là vật tiêu thụ cấp 3;

Rắn nước, rái cá , chim bói cá là vật tiêu thụ cấp 4.

- Vật phân hủy (T): là một số vi khuẩn và nấm, chúng phân hủy các chất hữu cơ. Tính

chất dinh dưỡng đó gọi là Hoại sinh; chúng sống nhờ vào các sinh vật chết và các chất thải của động vật , chúng phá vỡ các hợp chất hữu phức tạp tạo ra các chất hữu cơ đơn giản và các

chất vô cơ; các sản phẩm này, cây xanh có thể sử dụng được.

Hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên bao gồm đủ 4 thành phần cơ bản nêu trên. Tuy nhiên,

trong một số trường hợp, Hệ sinh thái không đủ 4 thành phần. Ví dụ: Hệ sinh thái đáy biển

sâu thiếu Vật sản xuất (do thiếu ánh sáng), do đó chúng không thể tồn tại được nếu không

được Hệ sinh thái ở tầng mặt cung cấp chất hữu cơ. Tất cả các hệ sinh thái tự nhiên đều có

cách phát triển riêng - đó là hệ quả của mối quan hệ qua lại giữa 4 thành phần của hệ sinh

thái. Những biến đổi này có thể xảy ra nhanh hay chậm tùy theo từnghệ sinh thái. Ví dụ: hệ sinh thái hô, lúc đầu khi hồ còn sâu, chúng ta gặp đầy đủ các chủng quần giáp xác, thân mềm,

côn trùng ở nước, cá và cả các cây thủy sinh sống ven hồ. Hệ sinh thái hồ dần dần được lắng

đọng các chất trầm tích từ các vùng xung quanh chảy tới. Hồ nông dần, cho đến khi ta không

thể gọi là hồ được nữa. Hệ sinh thái hồ đã chuyển sang hệ sinh thái đầm lầy. Nếu như con

người không can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, thì xu thế phát triển chung của chúng là

tiến tới một kiểu Hệ sinh thái ổn định, với một sinh khối tối đa và sự phân hóa cao các chủng

quần. Quần xã thuộc các kiểu hệ sinh thái này được gọi là quần xã đỉnh cực (Climax). Quá

trình biến đổi quần xã này nối tiếp quần xã khác gọi là sự Diễn thể, các Quần xã trong quá

trình diễn thể thường có sức sản xuất sinh học cao, độ phân hóa các lòai thấp và kém bền

vững so với các quần xã đỉnh cực (hay thành thục). Các hệ sinh thái nông nghiệp là các hệ sinh thái trẻ có năng xuất sinh học cao nhưng rất dễ bị hủy họai nếu các nhân tố sinh thái bị thay đổi bất ngờ.

3. Vòng tuần hòan vật chất của hệ sinh thái Trong các hệ sinh thái, thường xuyên có sự vận chuyển các chất hóa học từ Môi trường

vào Vật sản xuất, rồi từ Vật sản xuất sang Vật tiêu thụ, sau đó các chất hóa học này từ Vật sản

xuất và Vật tiêu thụ sang Vật phân hủy, và cuối cùng chúng lại trở về Môi trường.Sự vận

chuyển vật chất này được gọi là vòng tuần hòan vật chất của hệ sinh thái, hay còn được gọi là

: Chu trình Sinh - Địa - Hóa. Ví dụ: một vài vòng tuần hòan vật chất chủ yếu của hệ sinh

thái: Vòng tuần hòan C, N, P, và S,,,

4. Dòng năng lượng của Hệ sinh thái Song song với vòng tuần hòan vật chất, trong hệ sinh thái còn tồn tại dòng năng lượng.

Đối với Vật sản suất (P), năng lượng được cung cấp từ nguồn năng lượng mặt trời; chỉ có một phần rất nhỏ của bức xạ tổng cộng (LT) của năng lượng bức xạ mặt trời được diệp lục

của cây xanh sử dụng, phần còn lại không được sử dụng (NUI). Phần năng lượng mà cây xanh

hấp thụ (LA), một phần lớn phân tán dưới dạng nhiệt (CH) và chỉ một phần rất nhỏ được dùng

Page 6: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 5

để quang hợp, sản xuất ra các chất hữu cơ. Phần năng lượng nầy còn được gọi là sức sản xuất sơ cấp thô (PB); sức sản xuẩt sơ cấp nguyên (PN) tương ứng với sức sản xuất thô trừ đi năng

lượng mất đi do hô hấp (Ri) của vật sản xuất. Được gọi là dòng năng lượng đi qua vật dinh dưỡng cho trước là tổng số năng lượng

mà vật dinh dưỡng đó hấp thụ, ở đây là PB = PN + RI .

Một phần năng lượng của sức sản xuất sơ cấp nguyên (PN) được sử dụng làm thức ăn

cho vật tiêu thụ cấp 1, tức là nhóm động vật ăn thực vật ( gọi phần năng lượng này là LI ). một

phần năng lượng của sức sản xuất nguyên không được sử dụng (NU2) bởi vật tiêu thụ, phần

thực vật tương ứng này được dùng làm mồi ăn của các vi khuẩn và các vật phân hủy khác.

Phần năng lượng LI tuy được vật tiêu thụ cấp I sử dụng, nhưng chúng chỉ dùng được phần

năng lượng AI thôi, còn phần năng lượng NAI thải đi dưới dạng phân và nước tiểu của vật tiêu thụ cấp 1.

Phần năng lượng AI bao gồm một phần là sức sản xuất thứ cẩp PSI và một phần năng

lượng mất đi do hô hấp R2 : AI = PSI + R2 ; Cũng lập luận tương tự như vậy đối với bậc

dinh dưỡng là Vật tiêu thụ cấp 2, ta có: A2 = PS2 + R3

Dòng năng lượng vừa được mô tả ở trên được minh họa theo hình

Hai chức năng: Vòng tuần hòan vật chất và dòng năng lượng là 2 chức năng cơ bản

của hệ sinh thái, nó biểu thị đặc trưng riêng của từng hệ sinh thái, và mức độ tiêu hóa của nó.

Các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Con người là một

thành phần của hệ sinh thái. Muốn điều khiển các hệ sinh thái sao cho có lợi nhất đối với con

người, chúng ta phải hiểu thật đầy đủ cấu trúc và chức năng của các Hệ sinh thái.

5. Sự tự điều chỉnh (Homéostasie) của các hệ sinh thái Các hệ sinh thái tự nhiên nói chung đều có khả năng tự điều chỉnh riêng của mình; Nói

theo nghĩa rộng, đó là khả năng tự lập lại cân bằng, cân bằng giữa các chủng quần trong hệ sinh thái (vật ăn thịt - con mồi, vật ký sinh - vật chủ …), cân bằng các vòng tuần hòan vật chất và dòng năng lượng giữa các thành phần của hệ sinh thái… Sự cân bằng này cũng có nghĩa là

sự cân bằng giữa các vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân hủy. Sự cân bằng này còn được gọi

là cân bằng sinh thái. Nhờ có sự tự điều chỉnh này mà các hệ sinh thái tự nhiên giữ đuợc sự ổn

định mỗi khi chịu tác động của nhân tố ngọai cảnh. Nhưng sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái

có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi của các nhân tố ngoại cảnh vượt quá giới hạn này thì hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh, và hậu quả là chúng bị phá hủy.

- Cũng lưu ý ở đây là, con người không phải lúc nào cũng muốn các hệ sinh thái có

khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ : nền nông nghiệp thâm canh dựa vào sự sản xuất dư thừa chất hữu cơ, để cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người. Các hệ sinh thái này là các hệ sinh thái không có sự tự điều chỉnh với mục đích con người sử dụng hữu hiệu phần dư thừa

đó.

- Ngày nay, nhiều nước nhiệt đới đã phá đi hàng lọat rừng nhiệt đới để phát triển nông

nghiệp. Trên thực tế, sự phá hủy này không những phá đi những hệ sinh thái giàu có và giá trj

cao để không phải dễ dàng gì mà có được hiệu quả cao về sản xuất nông nghiệp. Do tầng đất mỏng, cường độ trao đổi chất của các rừng nhiệt đới cao nên thường đem lại sự nghèo nàn

trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa một khi rừng bị phá hủy thường kéo theo sự xói mòn,

hạn hán, và lũ lụt.

- Một ví dụ khác, trường hợp các chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt của các khu dân

cư vào hệ sinh thái ở nước. Các chất dinh dưỡng này đã làm cho các lòai tảo (Vật sản xuất) phát triển cao độ. Vật sản xuất do phát triển quá nhiều mà không được các vật tiêu thụ sử

dụng kịp, một khi chúng chết đi chúng bị phân hủy và giải phóng ra các chất độc. Đồng thời,

quá trình này lại gây nên hiện tượng O2 trong nước giảm xuống quá thấp, và có thể làm chết hàng lọat cá và các loài động vật khác có trong nước. Đây là trường hợp ô nhiễm hữu cơ vực

nước , rất hay xảy ra ở các vùng đang đô thị hóa, nhất là ở các nước đang phát triển.

Page 7: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 6

- Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái, lúc đầu thường xảy ra cho vài thành phần, sau đó

mở rộng sang các thành phần khác; và có thể từ hệ sinh thái này mở rộng sang hệ sinh thái

khác.

- Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái là kết quả của sự tự điều chỉnh của từng cơ thể, của

từng chủng quần, của quần xã, mỗi khi một nhân tố sinh thái nào đó thay đổi.

Chúng ta chia các nhân tố sinh thái ra làm 2 nhóm: Nhân tố sinh thái Giới hạn, và nhân

tố sinh thái Không giới hạn. Nhiệt độ, nồng độ các loại muối, thức ăn... là nhân tố sinh thái

giới hạn; Có nghĩa là, ví dụ như đối với nhiệt độ, nếu chúng ta cho nhiệt độ thay đổi từ thấp

lên cao, chúng ta sẽ tìm được một khoảng giới hạn nhiệt độ thích hợp của Cơ thể, hay của cả Chủng quần; ngòai khoảng giới hạn đó, Cơ thể hay Chủng quần không tồn tại được. Khoảng

giới hạn này còn được gọi là “Khoảng giới hạn sinh thái “ hay khoảng giới hạn cho phép của

cơ thể, của chủng quần. Hai yếu tố: ánh sáng, địa hình: không được coi là nhân tố sinh thái

giới hạn đối với động vật. Như vậy, mỗi cơ thể, mỗi chủng quần có một Khoảng giới hạn sinh thái nhất định đối

với từng nhân tố sinh thái; Khoảng giới hạn này phụ thuộc vào khả năng thích nghi ( hay còn

gọi là vị trí tiêu hóa) của cơ thể, của chủng quần, và cũng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái

khác.

Ô nhiễm là hiện tượng do các hoạt động của con người, dẫn đến sự thay đổi các nhân

tố sinh thái, đưa các nhân tố này ra ngòai Khoảng giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng

quần, của quần xã. Con người đã gây nên rất nhiều lọai ô nhiễm (hóa học, vật lý, sinh học)

cho các lòai sinh vật (vi sinh vật, động vật, thực vật, và cả cho người).

Muốn kiểm sóat được ô nhiễm môi trường cần phải biết được các Khoảng giới hạn

sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã đối với từng nhân tố sinh thái. Dự phòng ô

nhiễm là làm sao cho các nhân tố sinh thái nêu trên không vượt ra khỏi khoảng giới hạn thích

ứng của nó. Xử lý ô nhiễm có nghĩa là đưa các nhân tố sinh thái đó trở về trong khoảng giới

hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã. Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc và chức năng của từng hệ sinh thái và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngòai khoảng giới hạn thích ứng - Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được

vận dụng vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Định nghĩa môi trường sống. Hãy phân tích định nghĩa ?

2. Phân tích mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường sống. Nêu một vài ví dụ ?

3. Hãy giải thích Nguyên lý sinh thái học ứng dụng bảo vệ môi trường sống như thế nào

?

Tài liệu tham khảo chính

1. Lưu Đức Hải, (2001), Cơ sở khoa học Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà

nội.

2. Đào Ngọc Phong,(1986), Môi trường và Sức khoẻ con ng ười, Bộ Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Ch ương trình 5202. Hà nội

3. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khỏe,

tập I, Nxb Y học, Hà Nội .

4. Võ Quý, (1993), Sinh th ái h ọc, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội, Hà nội.

5. Aron J.L. , Patz J. A. , (2001), Ecosystem Change and Globan Health : A Global Perpective, Baltimore , Md , Johns Hopkins University Press.

6. Bassett. W.H., (1995), Clay's handbook of Environmental Health, 7th edition, Chapman

& Hall

Page 8: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 7

SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

I. Những khái niệm và nguyên lý 1. Nguyên lý cơ bản

Nguyên lý cơ bản của sinh thái học hiện đại chính là những khái niệm về sự thống

nhất và đối lập một cách biện chứng giữa cơ thể và môi trường.

- Mỗi cơ thể, quần thể, loài sinh vật bất kỳ (bao gồm cả con người) đều sống dựa vào môi trường

đặc trưng của mình, ngoài mối tương tác đó ra sinh vật không thể tồn tại được.

- Môi trường ổn định, sinh vật sống ổn định và phát triển hưng thịnh.

- Môi trường suy thoái, sinh vật cũng bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng.

- Môi trường bị hủy hoại thì sinh vật cũng chịu chung số phận.

Trong trường hợp, môi trường bị phá hủy nếu được phục hồi thì những quần thể, loài

trước đó đã từng sinh sống dù có cư trú trở lại cũng giảm tính đa dạng và khó có thể phát triển

hưng thịnh như trước đó.

Trong mối tương tác giữa cơ thể và môi trường, sinh vật đều phản ứng với sự biến đổi

của các yếu tố môi trường bằng những phản ứng thích nghi về sinh lý, sinh thái và tập tính

thông qua hoạt động của hệ thần kinh - thể dịch, đồng thời chủ động làm cho môi trường biến

đổi nhằm giảm thấp hậu quả tác động bất lợi của các yếu tố và đồng hóa, cải tạo chúng theo

hướng có lợi cho sự tồn tại của chính mình. Sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần

thể, quần xã, ...) thì sự thích nghi và sức cải tạo đối với môi trường càng có hiệu quả. Sự thích

nghi này của sinh vật được hình thành trong quá trình tiến hóa và mang tính chất tương đối.

Nếu tác động của các yếu tố môi trường vượt khỏi ngưỡng thích nghi của sinh vật, buộc sinh

vật phải rơi vào tình trạng diệt vong nếu như chúng không tìm được những điều kiện tồn tại thích ứng ở một môi trường sống khác hoặc buộc phải biến đổi về mặt hình thái, đặc tính sinh

lý, sinh thái và tập tính để đi vào con đường chuyển hóa, tiến hóa của các loài và phải trải qua

một chặng đường dài và được kiểm soát bởi quy luật chọn lọc tự nhiên.

2. Những khái niệm cơ bản

2.1. Ngoại cảnh

Đó là những thực thể của tự nhiên, con người và những kết quả của con người. Ngoại cảnh tồn tại một cách khách quan.

2.2. Môi trường

Là một phần của ngoại cảnh, bao gồm những thực thể và hiện tượng của tự nhiên mà cơ

thể, quần thể, loài có liên quan một cách trực tiếp bằng các mối quan hệ thích nghi. Ví dụ: nền

đáy là môi trường của các sinh vật sống đáy, song không phải là môi trường đối với các sinh

vật sống ở màng nước và ngược lại.

2.3. Cảnh sống

Là một phần của môi trường mà ở đó có sự thống nhất của các yếu tố tác động trực tiếp

lên đời sống của sinh vật.

2.4. Yếu tố của môi trường

Đó là những thực thể và những hiện tượng riêng lẻ của tự nhiên, của thế giới sống, bao

gồm cả con người và hoạt động của nó, mà sinh vật chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp hay

gián tiếp như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, bệnh tật, ...

Page 9: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 8

- Mỗi yếu tố có nguồn gốc, bản sắc riêng khi tác động lên sinh vật tạo nên những hậu quả và sự thích nghi riêng của sinh vật. Tuy nhiên các sinh vật không chỉ phản ứng với từng

yếu tố mà còn chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố cùng một lúc.

- Ảnh hưởng tác động của các yếu tố lên đời sống sinh vật còn phụ thuộc vào liều lượng,

tốc độ và thời gian tác động của các yếu tố.

Quá thừa hoặc thiếu các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ... đều ảnh hưởng tác động

lên đời sống sinh vật. Do đó sinh vật còn đặc trưng bởi những giá trị sinh thái tối thiểu và tối

đa của các yếu tố môi trường. Biên độ giữa 2 giá trị đó chính là giới hạn chịu đựng của sinh

vật hay “giới hạn sinh thái”, “trị sinh thái” của động, thực vật. Nhờ đó ta hiểu được sự phân

bố của sinh vật trong thiên nhiên.

- Sinh vật có thể có trị sinh thái rộng đối với một yếu tố này nhưng lại hẹp đối với một yếu

tố khác. Những sinh vật có trị sinh thái rộng đối với nhiêu yếu tố thì thường có vùng phân

bố rộng.

- Nếu điều kiện không cực thuận theo một yếu tố sinh thái đối với loài thì sức chịu đựng

của loài đối với một yếu tố khác cũng giảm.

- Trong thiên nhiên cũng gặp sinh vật thường hay rơi vào hoàn cảnh không phù hợp với

điều kiện cực thuận đối với một yếu tố nào đó thì trong trường hợp như thế một yếu tố khác trở nên quan trọng.

- Để biểu diễn mức độ tương đối của sức chịu đựng trong sinh thái học người ta dùng các

thuật ngữ như cury (rộng), steno (hẹp), oligo (ít), poly (nhiều), meso (vừa) làm tiếp đầu

ngữ cho các từ chỉ các yếu tố. Ví dụ đối với nhiệt: eurytherm (rộng nhiệt), stenotherm

(hẹp nhiệt)...

- Trong điều kiện tự nhiên tác động của các yếu tố môi trường thường làm sinh vật bị lệch

khỏi vùng cực thuận. Do vậy sinh vật luôn phải thích nghi, tự điều chỉnh để duy trì tính

toàn vẹn về cấu trúc và sự ổn định trong các chức năng của mình.

2.5. Nơi sống

Đó là không gian mà ở đó sinh vật sống hoặc thường gặp chúng.

2.6. Ổ sinh thái

Sinh vật, ngoài nơi sống của mình, còn có ổ sinh thái (ecological), tức là một không gian

sinh thái nào đó mà ở đấy những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại lâu dài, không hạn

định của các cá thể sinh vật. Theo E.P.Odum (1975) thì nơi sống chỉ ra “địa chỉ” sinh vật. Còn

ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp” của nó. Với quan niệm này, theo ông ổ sinh thái chung là

tổng hợp tất cả các điều kiện cần thiết đối với sự bảo tồn lâu dài của loài trong không gian và

theo thời gian. ổ sinh thái thành phần là tổng hợp tất cả các nguồn cần thiết, đảm bảo cho hoạt động của một chức năng sống nào đó của cơ thể, ví dụ như các điều kiện đảm bảo cho quá

trình dinh dưỡng.

2.7. Dạng sinh thái (Eco type)

Những loài có vùng phân bố địa lý rộng hầu như đều hình thành những quần thể thích

ứng với các điều kiện địa phương. Đó là các dạng sinh thái. Khả năng thích nghi và cải tạo

môi trường của chúng trong những phần khác nhau của vùng phân bố đối với gradien nhiệt độ, độ chiếu sáng, và những yếu tố khác nữa có thể làm xuất hiện những chủng di truyền hoặc

những chủng sinh lý (không thay đổi về kết cấu gene).

II. Những yếu tố sinh thái chính và ảnh hưởng của chúng lên đời sống sinh vật

Page 10: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 9

Những yếu tố của môi trường bao gồm những yếu vật lý (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ...),

yếu tố hóa học (các nguyên tố hóa học và muối của chúng ...), các yếu tố sinh học (thức ăn,

vật dữ, vật ký sinh, ...).

Các yếu tố không phải chỉ đem lại những bất lợi cho đời sống mà còn là những yếu tố điều chỉnh, nhất là các yếu tố sinh học.

1. Nhiệt độ Nhiệt độ trên hành tinh biến đổi trong giới hạn hàng nghìn độ, song sự sống chỉ tồn tại trong phạm vi hẹp khoảng 300

0C (từ -100 đến +100

0C).

Đa số các loài chỉ tồn tại và phát triển trong giới hạn nhiệt độ rất hẹp (từ 0-500C).

- Trên hành tinh, nhiệt độ giảm từ xích đạo đến vùng cực, từ thấp lên cao, từ nơi nước nông

đến nơi nước sâu. nhiệt độ mùa đông thấp hơn nhiệt độ mùa hè, đêm lạnh hơn ngày ... Tức là

tuân theo các quy luật địa lý và khí hậu. Vì lẽ đó, sự phân bố của sinh vật cũng mang những

nét đặc trưng, phản ánh sự thích nghi của chúng với từng vùng khí hậu. Vùng ôn đới, nhiệt độ

dao động theo mùa rất lớn lên thường có mặt của nhiều loài rộng nhiệt, ngược với vùng cực

và xích đạo hay gặp các loài hẹp nhiệt hơn.

- Hiệu quả tác động của nhiệt độ lên sinh vật biểu hiện trên nhiều mặt của đời sống: thay đổi

về hình thái, các đặc tính sinh lý, sinh thái và tập tính. Trong giới hạn nhiệt độ mà sinh vật chịu đựng, nếu tăng nhiệt thì quá trình tăng trưởng của sinh vật tăng do quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh. Mặc dù vậy, trong giới hạn nhiệt độ tồn tại của sinh vật, sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột sẽ gây hại cho đời sống. Ngoài ranh giới chịu đựng, nhiệt độ quá thấp hoặc quá

cao thường gây chết cho sinh vật liên quan đến hiện tượng đông đặc nguyên sinh chất (khi

nhiệt độ quá thấp) hoặc do sự rối loạn các chức năng sinh lý (nếu nhiệt độ quá cao).

- Liên quan với nhiệt độ, động vật giới được chia thành 2 nhóm: Nhóm động vật đồng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.

+ Nhóm thứ nhất là những loài có thân nhiệt ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi

trường và có cơ chế điều hòa thân nhiệt (có lông dày, lớp mỡ dưới da, tiết mồ hôi, ...).

+ Còn nhóm thứ 2 gồm những loài có thân nhiệt biến đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi

trường. Đối với loài động vật biến nhiệt, thời gian phát triển và số thế hệ mới được sinh

ra hàng năm phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ môi trường.

2. Nước và độ ẩm - Nước chiếm 80-90% cơ thể sinh vật, do vậy nước rất cần cho cơ thể trong trao đổi chất, đồng thời còn là môi trường sống cho thủy sinh vật.

- Trên hành tinh, nước tồn tại dưới 3 dạng: rắn (băng), lỏng và hơi nước. Nhờ sự chuyển đổi

giữa 3 dạng trên mà có sự cân bằng nước trên hành tinh, tuy nhiên nước ở dạng lỏng chiếm tỷ trọng lớn nhất và chứa chủ yếu ở biển và đại dương. Mưa và độ ẩm có vai trò quan trọng nhất đối với sinh vật trên cạn.

- Mưa: Mưa phân bố không đều theo không gian (địa hình, vĩ độ) và theo thời gian (mùa khí

hậu).

Do lượng mưa như trên mà trên bề mặt hành tinh hình thành nên các kiểu khu sinh học

(biom) khác nhau, tuy nhiên chúng không chỉ được xác định đơn thuần theo lượng mưa mà bằng

cả sự cân bằng giữa lượng mưa và lượng nước bốc hơi thế năng trong vùng.

- Độ ẩm: là thông số đặc trưng cho hàm lượng nước trong không khí.

+ Độ ẩm tuyệt đối: là lượng nước bão hòa (tính bằng gam) chứa trong 1kg không khí ở điều

kiện nhiệt độ và áp suất xác định.

+ Độ ẩm tương đối: tính bằng phần trăm của lượng hơi nước thực tế chứa trong không khí so

với lượng hơi nước bão hòa của không khí ở cùng điều kiện và áp suất.

Page 11: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 10

Độ ẩm không khí biến thiên theo vĩ độ địa lý, theo địa hình, theo mùa và theo ngày đêm.

- Dựa vào nhu cầu nước của cơ thể sinh vật người ta chia chúng thành các nhóm:

+ Sinh vật ở nước (aquatic): đời sống của chúng diễn ra trong nước,

+ Sinh vật nửa nước nửa cạn (Amphibiont): ở chúng có 1 giai đoạn sống trên cạn, giai

đoạn khác sống dưới nước.

+ Sinh vật ưa ẩm (Hydrophil): sống ở nơi rất ẩm (bão hòa hơi nước)

+ Sinh vật ưa ẩm vừa (Mesophil)

+ Sinh vật ưa khô (Xenophil)

- Sự khô hạn của không khí là yếu tố sinh thái đặc biệt quan trọng đối với đời sống thực vật. ở

những nơi có độ ẩm thấp, sinh vật nói chung hay thực vật nói riêng có những biến đổi cả về hình thái đặc tính sinh lý, sinh thái và tập tính để tồn tại và phát triển như giảm diện tích lá, có

mô tích nước ... Động vật để tránh mất nước có vỏ kitin hoặc vỏ sừng, giảm bài tiết nước tiểu

và mồ hôi ... hoặc hoạt động chủ yếu vào ban đêm ... ở thực vật còn quan sát thấy mối quan hệ giữa sự thoát hơi nước và năng suất mùa màng thông qua tỷ số giữa sự tăng trưởng và sự

thoát hơi nước.

3. Tác động tổ hợp của nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố sinh thái quan trọng. Song sự tác động đồng thời của chúng

lên đời sống sinh vật tạo nên hiệu quả rất lớn, thường quy định vùng sống của loài. Sơ đồ biểu

diễn tác động của tổ hợp trên gọi là thủy nhiệt độ hay khí hậu đồ. Khí hậu đồ có ứng dụng thực tế rất lớn trong việc thuần hóa, di giống các loài hoặc nghiên cứu biến động số lượng của quần thể liên quan với những biến động của các điều kiện khí hậu.

4. Ánh sáng

- Ánh sáng chiếu xuống bề mặt trái đất phụ thuộc vào mây, độ lệch của tia chiếu (ở xích đạo,

ôn đới ...) vào vị trí của trái đất so với mặt trời và phần hướng ra hay bị che khuất khỏi mặt trời do sự tự quay quanh trục của mình gây ra của quả đất để tạo nên chu kỳ mùa và chu kỳ

ngày đêm.

Tác động của ánh sáng lên đời sống sinh vật phụ thuộc vào:

+ Đặc tính của ánh sáng (độ dài bước sóng hay màu sắc của các tia đơn sắc)

+ Cường độ chiếu sáng (hay năng lượng được tính bằng calo hay lux)

+ Thời gian tác động (hay độ dài ngày)

- Ánh sáng là yếu tố bắt buộc đối với hoạt động quang hợp của cây xanh. Nhờ có hệ sắc tố (chlorophil a, b, c ... ) mà thực vật đã tiếp nhận ánh sáng và năng lượng mặt trời để tổng hợp

các chất hữu cơ đầu tiên từ nước, CO2 và muối khoáng.

6 CO2 + 6 H2O --> C6H12O6 + 6 O2

Liên quan với chế độ chiếu sáng người ta chia thực vật thành các nhóm: Cây ưa sáng và

cây chịu bóng, nhóm cây dài ngày hay ngắn ngày.

- Động vật tiếp nhận ánh sáng nhờ các cơ quan cảm quan (động vật bậc thấp) và thị giác

(động vật bậc cao). Trong chúng cũng gồm nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm và nhóm ưa

hoạt động ban ngày.

- Ánh sáng có tác động trực tiếp tới quá trình trao đổi chất và quá trình sinh sản của sinh vật.

Đối với thực vật, cường độ chiếu sáng cao thì sự oxy hóa của men đã làm giảm quá trình

tổng hợp chất hữu cơ, còn cường độ hô hấp lớn lại làm tiêu hao nhiều năng lượng. Do vậy, ở

các nước nhiệt đới, cây trồng khó đạt năng suất cao và sản phẩm không giàu protein như ở

vùng ôn đới.

Page 12: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 11

Thay đổi chế độ chiếu sáng vào những thời điểm xác định gậy hiện tượng tình dục của côn

trùng trước lúc vào giai đoạn sống tiềm sinh. Khi thay đổi chế độ chiếu sáng có thể làm thay đổi mùa sinh sản của cá hồi. Nhiều động vật bậc cao như thỏ rừng ở Malaysia bắt đầu mang thai

vào những ngày trăng tròn. Nhiều động vật không xương sống ở nước có hiện tượng di cư thẳng

đứng suốt ngày đêm, liên quan đến chu kỳ chiếu sáng.

- Phản ứng với ánh sáng có chu kỳ (ngày đêm, tuần trăng ...) đã tạo nên ở sinh vật một nhịp

điệu sống, cái gọi là đồng hồ sinh học.

- Tác động của các tia (hồng ngoại, tử ngoại, tia X ...) còn ít được nghiên cứu. Song rõ ràng tia

hồng ngoại thường làm tăng nhiệt của môi trường, tia tử ngoại với liều lượng thấp kích thích tạo

vitamin D, liều lượng cao gây hủy diệt men và sinh chất của tế bào sinh vật. Các tia có bước

sóng cực ngắn (tia γ, β) còn gây nên hiện tượng đột biến gene.

5. Các chất khí

Thành phần khí của khí quyển từ lâu đã rất ổn định. Lớp khí bao bọc hành tinh dầy

trên 1000 km, nhưng tập trung ở lớp gần mặt đất. Càng lên cao càng loãng dần và thành phần

cũng biến đổi. Tầng thấp nhất là tầng đối lưu dầy 9-15 km có tác dụng điều chỉnh khí hậu thời

tiết của hành tinh. Tầng bình lưu nằm phía trên kéo dài đến 80 km, mật độ loãng, nhiệt độ từ

10 đến -400C. Đáy của nó là lớp ozon có tác dụng như một lá chắn, ngăn cản 90% bức xạ tử

ngoại từ mặt trời chiếu xuống trái đất. Trên tầng này là tầng Zonosphere (đạt đến 1000 km) và

sau là tầng Exdosphere không có giới hạn.

- Khí O2: Cần cho sự hô hấp của sinh vật và tham gia vào các phản ứng hóa học khác. Hoạt động của con người chưa là thay đổi sự cân bằng O2 trong khí quyển, hàm lượng này vẫn duy

trì ở mức 20,94%.

- Khí CO2: Cần cho quá trình quang hợp của thực vật và là sản phẩm của sự hô hấp của sinh

vật và của quá trình phân giải các chất chứa cacbon. Hàm lượng CO2 cũng tương đối ổn định,

trừ sự biến động lớn mang tính chất cục bộ (trong 1 thành phố). Song hàm lượng CO2 chung

trong khí quyển đã tăng lên do sự hoạt động của con người chặt phá rừng, đốt nhiên liệu ...

Trước thời kỳ công nghiệp hóa, hàm lượng CO2 ổn định ở mức 0,029%, đến 1970 lên đến

0,0321% với tốc độ trung bình 0,7% trên năm. CO2 cùng với bụi ngày một tăng sẽ đưa đến

hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, bất lợi cho điều kiện khí hậu và đời sống của sinh vật.

- Khí N2: Chiếm tỷ lệ lớn trong khí quyển và rất ổn định. Dưới tác động của các phản ứng

điện hóa và quang hóa trên 1 ha diện tích mặt đất nhận được 4-10 tấn nitơ liên kết, cùng với

150-400 kg nitơ khác do vi khuẩn. Đó là nguồn muối dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.

Trong môi trường nước, nhất là các vực nước ngọt, khí trở thành yếu tố giới hạn thực

sự với đời sống sinh vật, đặc biệt là oxy. Hàm lượng khí trong nước giảm từ mặt đến đáy,

thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ và độ muối, vào áp suất khí quyển và hệ số hòa tan của từng

loại khí. ở nhiều nơi giàu chất hữu cơ còn xuất hiện khí độc (CH4, H2S, ...) có hại cho đời

sống và làm suy giảm năng suất sinh học của vực nước.

6. Muối dinh dưỡng Muối có vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật, vừa là chất cấu tạo, vừa là chất có

trong dịch tế bào và cơ thể để tạo nên áp suất thẩm thấu, duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu

của cơ thể với môi trường, nhất là đối với thủy sinh vật.

Nguồn muối trong môi trường được hình thành từ nhiều con đường: điện hóa và quang

hóa, các phản ứng hóa học và sự khoáng hóa các chất hữu cơ hoặc do núi lửa phun ra từ lòng

đất.

Các muối thiết yếu tham gia vào cấu trúc cơ thể và tạo nên các chất quan trọng cho

hoạt động sống (men, hormone ...) của sinh vật gọi là muối tạo sinh (biogen) như nitơ,

phospho, sắt, ma nhê ...

Page 13: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 12

Tùy theo lượng muối được sử dụng bởi sinh vật mà người ta chia các muối thành 2

nhóm: đại lượng và vi lượng.

Muối vi lượng cơ thể đòi hỏi rất ít nhưng nếu thiếu thì sự trao đổi chất của cơ thể bị rối loạn. Đến nay đã xác định được khoảng 10 nguyên tố tham gia vào muối vi lượng như Fe,

Mn, Cu, Zn, Bo, Si, Mo, V, Co, Ce. Trong đó Mn, Fe, Zn, và Co rất cần cho quá trình quang

hợp. Mo, Bo, Fe cần cho trao đổi nitơ, còn Mn, Bo, Cu, Co, Si cần cho các chức năng trao đổi

khác. Nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng như các vitamin, tham gia với vai trò xúc tác.

Trong nước cũng có mặt hầu hết các loại muối, song muối Cacbonat (nước ngọt) và

clorua (nước biển) có vai trò quan trọng do làm biến đổi áp suất thẩm thấu của cơ thể. Căn cứ

vào sự biến đổi áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể với áp suất môi trường, sinh vật nước được

chia thành 3 nhóm: sinh vật biến thẩm thấu, sinh vật đồng thẩm thấu và sinh vật giả đồng

thẩm thấu.

7. Dòng chảy và áp suất

Dòng (khí, nước) và áp suất đều là những yếu tố giới hạn, trực tiếp hay gián tiếp tác

động lên đời sống của sinh vật.

Hướng và cường độ của gió thịnh hành ảnh hưởng đến hình thái của thực vật. Hoa được

thụ phấn nhờ gió. Các dòng khí thăng, giáng nâng đỡ cánh chim, côn trùng khi bay. Bão, gió

xoáy, nhất là gió mùa ... chi phối hoạt động của đời sống sinh vật trong vùng.

Đối với các vực nước, dòng và áp suất của nước là tác nhân quan trọng trong sự phân

bố của thủy sinh vật: sinh vật nước tĩnh và sinh vật nước chảy ... Hoạt động của các dòng

(dòng triều, hải lưu, đối lưu ...) còn làm cho điều kiện môi trường thay đổi, trực tiếp hay gián

tiếp tác động lên đời sống của các loài.

8. Đất và điều kiện sống trong đất

Đất không chỉ là yếu tố quan trọng của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt động

sống và là môi trường sống của các loài sinh vật đất.

Mỗi loại đất được đặc trưng bởi nguồn gốc, cấu trúc (sự sắp xếp và tỷ lệ các cấp hạt, ...) các đặc tính vật lý (kích thước cấp hạt, độ ngấm nước, sức nén, độ xốp ...) và hóa học của

chúng.

Mỗi loại đất có tỷ lệ pha trộn các loại hạt khác nhau. Theo thiết diện đứng, đất gồm

các lớp sau:

- Tầng A (mùn): gồm xác động thực vật đang biến đổi thành các vật liệu hữu cơ do sự mùn

hóa.

- Tầng B: gồm đất khoáng, các chất hữu cơ trong đó đang xảy ra quá trình khoáng hóa, trộn

lẫn với vật liệu gốc bị nghiền vụn. Những chất hòa tan của tầng B được tạo thành từ tầng

A rồi lại từ đó bị rửa trôi bởi nước xuống tầng sâu hơn.

- Tầng C: nơi vật liệu gốc chưa bị biến đổi. Đó là đá mẹ thành hòn hay tảng được tạo thành do

nhiều nguyên nhân. Đất là môi trường sống của nhiều loại sinh vật mà ở đó tồn tại hàng loạt các yếu tố vừa giới hạn vừa điều chỉnh hoạt động sống của các loài.

- Độ xốp tạo điều kiện cho nước di chuyển và tạo nên độ thoáng khí cho đất, quy định nơi

cư trú và vận động của sinh vật.

- Nước và độ ẩm: do sự hút ẩm mà các cấu tượng đất được bọc bởi màng nước mỏng. Nước

này thực vật không sử dụng được. Nước chứa trong các khe hở của các hạt đất tạo thành

nước mao dẫn. Đây cũng là nơi sinh sống của động vật nguyên sinh. Tuy nhiên, thực vật chỉ có thể sử dụng được nước mao dẫn ở những khe có đường kính thích hợp (>2-8(m).

Bên cạnh chúng còn có nước trọng lực, từ bề mặt thấm xuống qua các khe lớn, mang tính

chất tạm thời.

Page 14: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 13

- Các yếu tố vật lý, hóa học khác như độ pH, các muối khoáng, ion ... quy định mức phì

nhiêu của đất và sự giàu nghèo của năng suất sinh học của đất.

Chính sự sống của các quần thể đất là một trong những yếu tố hình thành và cải tạo

đất, làm cho đất ngày một phì nhiêu.

9. Những yếu tố sinh học Sinh vật không chỉ có quan hệ với các yếu tố của môi trường mà còn tương tác với nhau

gây ảnh hưởng lên nhau bằng các mối quan hệ sinh học trong cùng loài và khác loài, trong đó mối quan hệ khác loài đóng vai trò quan trọng nhất. Những mối quan hệ tạo nên tác dụng có lợi gọi là

các tương tác dương và ngược lại, có hại gọi là các tương tác âm.

III. Quần thể sinh vật Quần thể là một nhóm cá thể của một loài, khác nhau về giới tính, kích thước và tuổi,

cùng sống trong vùng phân bố của loài.

Những loài có vùng phân bố rộng với những điều kiện sống khác biệt nhau thường

hình thành nên nhiều quần thể và được gọi là loài đa hình, ngược lại những loài có vùng phân

bố hẹp, điều kiện sống đồng nhất không hình thành nên các quần thể khác nhau gọi là loài đơn

hình.

Quần thể là một tổ chức sinh vật cao hơn mức cá thể, đồng thời là một hệ thống mở tự

điều chỉnh, dạng tồn tại cơ bản của loài trong những điều kiện cụ thể của môi trường.

Quần thể được đặc trưng bởi tính cấu trúc, mức sinh sản, mức tử vong, những quy luật biến động số lượng riêng của mình.

1. Kích thước và mật độ

Mỗi quần thể đều có số lượng tuyệt đối cá thể của mình gọi là kích thước của quần

thể. Những sinh vật có kích thước cơ thể nhỏ thường có số lượng đông hơn những loài có kích

thước lớn. Kích thước là một đại lượng tương đối ổn định đặc trưng cho loài. Nếu thấp hơn

hoặc cao quá đại lượng trên, quần thể phải tự điều chỉnh để đạt trạng thái ổn định cân bằng

với “dung tích” của môi trường. Nếu số lượng chung giảm dưới mức cho phép, quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy vong.

Mật độ là lượng cá thể tính trên một đơn vị thể tích hay diện tích của nơi sống

(con/m3, con/m

2).

Quần thể có số lượng đông, trường di truyền cũng lớn và thích ứng với điều kiện sống

càng rộng. ở những nơi điều kiện môi trường ổn định, số lượng quần thể thường nhỏ hơn so

với những nơi mà điều kiện môi trường kém ổn định. Nhiều đặc tính sinh lý (hô hấp, dinh

dưỡng...) của cá thể phụ thuộc vào mật độ quần thể.

2. Sự phân bố các cá thể trong không gian Có 3 kiểu phân bố của các cá thể trong không gian, liên quan đến điều kiện môi

trường, trước hết là nguồn dinh dưỡng và tập tính “lãnh thổ” của cá thể: Phân bố đều, phân bố ngẫu nhiên, và phân bố điểm. Trường hợp cuối cùng là hiện tượng phổ biến trong thiên nhiên.

3. Cấu trúc tuổi Trong quần thể gồm nhiều lứa tuổi khác nhau. Những loài có tuổi thọ cao thì cấu trúc

tuổi phức tạp hơn so với những loài có tuổi thọ thấp.

Mỗi quần thể đều được đặc trưng bởi sự phân bố tuổi “trung bình” hay “ổn định” mà

sự thay đổi của các nhóm tuổi thực tế đều hướng đến sự ổn định đó bằng cách thay đổi mức tử

vong hoặc mức sinh sản.

Quần thể gồm 3 nhóm tuổi sinh thái chính: tuổi trước khi sinh sản, đang sinh sản và

sau khi sinh sản. Tỷ lệ giữa các nhóm tuổi trong tình trạng ổn định là dấu hiệu đặc trưng cho

Page 15: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 14

loài. Hơn nữa, độ dài của các nhóm tuổi so với tuổi thọ trung bình cũng rất thay đổi giữa các

loài, thậm chí ngay trong một loài sống trong những điều kiện khác nhau. Ví dụ ở người hiện

nay, độ dài của 3 nhóm tuổi gần bằng nhau, nhưng ở những thế kỷ trước, tuổi sau sinh sản rất ngắn.

4. Cấu trúc giới tính

Tỷ lệ đực cái của các quần thể trong tự nhiên thường là 1:1, song thay đổi theo từng

loài và điều kiện sống cũng như theo thời vụ của mùa sinh sản. Sự cân bằng tương đối tỷ lệ đực cái không chỉ tăng nhịp điệu tái sản xuất mà còn duy trì sức sống cho các thế hệ con cái

do sự phối hợp nguồn gene ở mức cao nhất. Chính vì vậy trong tự nhiên, khi điều kiện không

thuận lợi, thường có sự thay đổi từ một quần thể “đơn tính” sang “sự ghép đôi” như ta thấy ở

nhiều loài động vật không xương sống.

5. Mối quan hệ nội bộ loài Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể hay các quần thể của một loài thuộc về mối quan hệ nội bộ loài. Mối quan hệ này bao gồm những tương tác dương và âm, biểu hiện trong

quan hệ cạnh tranh, ký sinh, vật giữ con mồi (ăn đồng loại, ...) song các quan hệ “âm” không

gay gắt như quan hệ giữa các loài mà chỉ giúp cho loài khắc phục các điều kiện bất lợi của môi

trường hoặc làm tăng sức sống cho các thế hệ con cái để loài tồn tại và phát triển hưng thịnh

hơn. Các mối quan hệ “dương” thường chiếm ưu thế.

6. Tái sản xuất và biến động số lượng của quần thể Mỗi một quần thể là một hệ thống với nhiều thông số không ổn định mà nó đảm bảo

cách thức tồn tại tối ưu cho quần thể trong một điểm nào đó phù hợp với điều kiện bất ổn định

của môi trường. Thông số quan trọng nhất trong hệ thống trên của quần thể là kích thước và

hoạt động chức năng của nó. Hai thông số này điều hòa để đạt trạng thái tối ưu liên quan chủ yếu với 2 quá trình sinh sản và tử vong.

6.1. Mức sinh sản

Đó là sự bổ sung cá thể mới cho quần thể. Khả năng này được kiểm soát bởi bản chất của quần thể và các yếu tố môi trường, trước hết là thức ăn và điều kiện hô hấp.

Mức sinh sản được biểu hiện bởi 2 thông số: mức sinh sản tuyệt đối và mức sinh sản

tương đối. Trường hợp đầu là số lượng cá thể mới được sinh ra bởi quần thể trong một

khoảng thời gian xác định (giờ, ngày, năm ...). Còn trường hợp thứ 2 là tỷ số giữa các mức

sinh sản tuyệt đối và số lượng cá thể trong quần thể (tính bằng %).

Mức sinh sản thực tế hay sinh thái phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Thích nghi với

việc đảm bảo mức tái sản xuất của mình, ở sinh vật tồn tại các dạng sinh sản như sinh sản vô

tính, đơn tính, hữu tính, ... Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sinh sản ở sinh vật thường diễn ra

theo quy luật mùa, tuần trăng, ngày đêm ...

6.2. Mức tử vong và mức sống sót Mức tử vong là nhịp điệu chết của cá thể trong quần thể. Nguyên nhân chết là do tuổi già,

vì các điều kiện bất lợi của môi trường, bao gồm cả bị ăn bởi vật dữ.

Mức tử vong thực tế (hay mức chết sinh thái) là nhịp điệu chết của cá thể trong quần

thể gây ra do điều kiện cụ thể của môi trường. Tuổi mà ở đó các cá thể đạt được rồi mới chết vì già trong điều kiện không do giới hạn của điều kiện sống được gọi là tuổi thọ sinh lý, tuổi

thọ này cao hơn tuổi thọ sinh thái.

Nếu gọi M là mức tử vong thì mức sống sót sẽ là 1-M. Mức tử vong thường thay đổi ở

các giai đoạn sống và theo lứa.

Mức sống sót của quần thể phụ thuộc và sự chăm sóc của bố mẹ đối với con cái, vào

mật độ của quần thể và vào trạng thái thực tế của môi trường.

Page 16: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 15

6.3. Sự tăng trưởng của quần thể

Đó là sự gia tăng về số lượng và sinh vật của quần thể trong một khoảng thời gian,

đồng thời cũng là hệ quả của 2 quá trình sinh sản và tử vong, trong đó mức sinh sản chiếm ưu

thế.

6.4. Sự biến động số lượng của quần thể

Khi quần thể hoàn thành sự tăng trưởng, tức là khi ∆N/∆t trung bình tiến đến 0 thì số lượng quần thể có khuynh hướng dao động quanh mức ổn định tương đối của mình và mối

liên hệ ngược của một loài nào đó phát huy tác dụng.

Sự biến động số lượng được xem như là một tiêu điểm sinh thái mà ở đó phản ánh tất cả các đặc trưng sinh học của quần thể, trong đó quan trọng phải kể đến sự tăng trưởng, mức

sinh sản và tử vong, thông qua nguồn năng lượng được lấy vào chủ yếu là thức ăn.

Ở những loài có chu kỳ sống ngắn trong môi trường kém ổn định thì sự dao động số

lượng mạnh hơn so với những loài có tuổi thọ cao, cấu trúc quần thể phức tạp.

Sự biến động số lượng mang tính chu kỳ, liên quan đến sự thay đổi có chu kỳ của các

yếu tố tự nhiên hoặc không mang tính chu kỳ, liên quan với các hiện tượng ngẫu nhiên bao

gồm cả hoạt động của con người.

− Chu kỳ ngày đêm: gặp ở vi khuẩn, tảo, ...

− Chu kỳ mùa gây ra do biến đổi của khí hậu (cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm...).

Phần lớn các loài sinh vật có mùa sinh sản tập trung vào màu xuân hè và cường độ tử

vong cao vào mùa đông khắc nghiệt.

− Chu kỳ nhiều năm: sự dao động này liên quan với những nguyên nhân làm thay đổi khí

hậu của một vùng rộng lớn như sự thay đổi hoạt động của mặt trời xảy ra theo chu kỳ 9 -

12 năm.

Biến động số lượng không theo chu kỳ (dịch, bệnh, động đất, núi lửa, ô nhiễm ...) thường gây

tổn hại cho quần thể vì chúng không thích ứng kịp với những tác động ngẫu nhiên.

Trong trường hợp biến động có chu kỳ, các quần thể thích nghi, tự điều chỉnh số lượng của mình để hướng tới trạng thái ổn định nhờ sự thay đổi hoạt động của các mối quan

hệ thuận nghịch trong các quá trình tăng trưởng, sinh sản và tử vong thông qua nhịp điệu nhận

năng lượng và vật chất của quần thể.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Phân tích những đặc điểm cơ bản của nguyên lý sinh thái học.

2. Phân tích những yếu tố sinh thái tác động lên đời sống sinh vật. 3. Mô tả những mối liên quan trong quần thể sinh vật

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thư viện giáo trình điện tử, Giaotrinh.khoahocmoitruong

http://ebook.edu.net.vn,

2. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Page 17: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 16

3. Cao Liêm, Phạm Văn Khê, Nguyễn Thị Lan (1998), Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp.

4. Lưu Đức Hải ( 2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Vũ Trung Tạng (2000), Cở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

7. Mai Đình Yên (2000), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

8. Begon, M.,J.L.Harper, C.R.Townsend (2005), Ecolgy: Individuals, Populations and

Communities, Blachwell Science.

Page 18: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 17

NHỮNG BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ ĐIỀU KIỆN

CON NGƯỜI

I. Giới thiệu Bất kỳ sự thay đổi điều kiện sống nào tác động những người khác nhau thì sẽ có những

biến đổi khác nhau. Một số người sống trên những sa mạc khô nóng với những chiếc lều và

những bầy cừu, dê. Một số người sống trên những chiếc thuyền nhỏ từ đời này qua đời khác. Ở

nhiều nước trên thế giới, trẻ em đã phải làm việc vất vả cùng với cha mẹ trên những cánh đồng để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Một ví dụ cho thấy con số về gió của trái đất có thể thay đổi khí

hậu ở nhiều vùng trên thế giới. Những sự thay đổi này có thể mang lại niềm hạnh phúc cho một số người ở một số vùng do lượng mưa tăng lên nhưng đồng thời là nguyên nhân của những trận lụt lớn cho những nơi khác.

Khi một đưa bé ra đời thì gia đình phải chịu ảnh hưởng ngay lập tức, đó là thêm một

miệng ăn, suất quần áo mặc, thêm một sự chăm sóc y tế và giáo dục. Sự sinh ra của một đứa

trẻ thì không tác động ảnh hưởng đến thế giới hoặc thậm chí không ảnh hưởng đến cộng đồng

địa phương quá nhiều. Nhưng thực tế sự sinh ra đó gây ra thay đổi rất lớn đến toàn thể dân số. Nguồn tài nguyên của trái đất thì cạn kiệt, cung cấp thức ăn, năng lượng, khoảng không và

nguyên liệu thì hạn chế. Tất cả những cái này phải được phân chia cho toàn thể dân số trên thế giới.

II. Những biến đổi về dân số 1. Lịch sử gia tăng dân số thế giới

Tổ tiên loài người vài triệu năm trước đây đến khoảng 125.000 người và tập trung

sống ở châu Phi. Ngay từ khi ấy, tổ tiên chúng ta đã có một nền văn hóa “sáng tạo”, truyền từ

đời này qua đời sau. Đương nhiên nền văn hóa “sáng tạo” của thời Sustralopithecus chẳng có

là bao so với ngày nay. Thời kỳ này văn hóa được truyền bằng miệng và biểu diễn từ người

già cho đến người trẻ của bộ lạc. Nội dung gồm cách săn bắt, hái lượm, chế biến thức ăn, quy

ước xã hội, xác định kẻ thù, v.v.

Do có nền văn hóa như vậy, nên đã phân biệt loài người khác loài vật. Sự tiến hóa của

loài người gắn liền với sự phát triển của não bộ. Nhân loại đã tích lũy phát huy dần tri thức,

học hỏi và tìm tòi phát triển nó, phát triển các tổ chức xã hội từ những cá thể sống sót qua thử

thách. Não bộ phát triển vừa là kết quả vừa là động lực cho sự phát triển văn hóa xã hội. Sự

tiến hóa não bộ như vậy liên tục diễn ra cho đến khoảng năm 200.000 trước đây xuất hiện các

cá thể mới khác hẳn về chất của cùng loài mà nguời ta gọi là người “khôn ngoan”. Người

khôn ngoan có não bộ khoảng 1350 cm3.

Sự tiến bộ về văn hóa đã có một số tác động phụ. Dân số thời tiền sử có tỷ lệ sinh ước

khoảng 40-50/1000. Những tiến bộ về văn hóa đưa đến giảm phần nào tỷ lệ tử. Nhưng tính tỷ

lệ tử trung bình cho 1000 dân không thể lớn hơn 0,004 (trên 1000) dưới mức tỷ lệ sinh, có

nghĩa là tỷ lệ tăng dưới 0,0004%.

Trong cả khoảng thời gian dài trước cách mạng nông nghiệp nhân loại đã mở rộng sự

phân bố ra khỏi châu Phi đã sống khắp hành tinh. Điều này được biết thời điểm tới Tây Bán

Cầu khoảng 45.000 B.C. Do săn bắt hái lượm có hiệu quả, con người đã để lại ngoài những

cái khác là sự tiêu biến của nhiều loại thú lớn như loài voi ma mút.

2. Cách mạng nông nghiệp

Page 19: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 18

Hậu quả của cách mạng văn hóa đối với dân số trái đất là không đáng kể so với thành

quả sau này do cuộc cách mạng nông nghiệp đem lại. Chưa thể xác định rõ ràng được là bắt đầu từ khi nào thì những người Homo sapien bắt đầu hỗ trợ cho hoạt động săn bắt và hái

lượm bằng canh tác nông nghiệp. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy canh nông đã xuất hiện

khoảng 7000-5500 B.C ở vùng Trung đông tức là Iran và Irắc ngày nay. ở đây đã trồng trọt

vài loại cây và chăn nuôi vài loại vật. Những người dân ở vùng này trước đây sống dựa vào

nguồn lợi động vật và thực vật ở tự nhiên thì nay họ đã bắt đầu tự lực. Đây thực sự là bước

ngoặt quyết định của lịch sử nhân loại từ chỗ phải tìm kiếm thức ăn ở tự nhiên nhiều thì nay

họ đã tự sản xuất lấy thức ăn cho mình. Thành quả của nó là làm cho dân số tăng lên đáng kể (sinh tăng, tử giảm). Lập luận giải thích là: Một là do sự tự túc được thức ăn, nguồn dinh

dưỡng phong phú hơn tỷ lệ sinh tăng, hai là bằng việc sản xuất thức ăn có khả năng dự trữ vào

kho để dùng lâu dài. Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhà nông có khả năng nuôi sống không

chỉ gia đình mình. Các thành viên của cộng đồng, của gia đình đã chuyển hướng sang làm

công việc khác. Cơ cấu tổ chức xã hội mới xuất hiện: lao động được phân công. Mức sống

được cải thiện cùng với các công cụ canh tác nông nghiệp và phương tiện đi lại vận chuyển

được cải thiện đã thúc đẩy nhanh sự tăng dân số.

Đồng thời ở thời kỳ này cũng bắt đầu có sự phân hóa về mặt chính trị xã hội. Quá

trình đô thị hóa cũng bắt đầu hình thành. Cuộc sống của con người cũng được an toàn hơn, ít

hiểm họa hơn. Tuổi thọ tăng trên mức nguyên thủy (có lẽ mức nguyên thủy chỉ vào khoảng

20-25 tuổi).

3. Gia tăng dân số thời kỳ sau cách mạng nông nghiệp

Sau cách mạng nông nghiệp sự gia tăng dân số không tiếp diễn liên tục lúc tăng lên

lúc giảm tuy về cơ bản là vẫn tăng. Nền văn minh nhân loại lúc tiến triển, lúc thoái trào, và

lúc thì thời tiết tốt, lúc lại trái ngược, rồi bệnh dịch đói kém và lại có chiến tranh ... Tất cả đều

là các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến dân số.

Không có các ghi nhận thống kê tin cậy dân số thời kỳ này. Tuy nhiên ta cũng phác

thảo được diễn. Tuy nhiên, ta cũng phác thảo được diễn biến dân số vào thời kỳ này. Nhìn

chung dân số thế giới tăng, nhưng cục bộ vùng này vùng khác lúc tăng lúc giảm. Ví dụ: bệnh

dịch hạch đã làm giảm dân số châu Âu đến 25% trong những năm 1348-1350. Có những nước

mất 50% dân số về nạn dịch này. Đây thực sự là thảm họa cho nhân loại. Bên cạnh dịch bệnh

là nạn đói do mất mùa bởi thiên tai như hạn hán, lụt lội. Người ta tính từ năm 1 đến 1848 ở

nước Anh có hơn 200 lần có nạn đói. Nạn đói cũng hoành hành ở Trung Quốc, Ấn độ, Nga.

Chiến tranh giữa các nước, trong một nước và kéo dài dịch bệnh là các thảm họa cho

nhân loại. Chiến tranh đã hủy diệt dân số nhiều vùng, cho những dân tộc yếu kém. Lịch sử

văn minh phương tây liên miên có chiến tranh cho mãi đến hiệp ước hòa bình Wesphalia kết thúc sau 30 năm chiến tranh vào năm 1643 thế giới mới tạm hòa bình và ổn định. Lúc này

cuộc cách mạng thương mại mới cất cánh. Quyền lực tập trung sau thời kỳ phong kiến tan rã.

Tiểu thủ công nghiệp trở thành trung tâm của trật tự kinh tế mới. Nhà nước làm quy hoạch

đáp ứng các yêu cầu kinh tế của nhân dân.

4. Sự gia tăng dân số vào thời kỳ tiền công nghiệp (1650-1850)

Giữa thế kỷ XVII là một giai đoạn tương đối ổn định hòa bình sau chế độ kinh tế phong kiến cùng với cuộc cách mạng nông nghiệp ở châu Âu thì cuộc cách mạng thương mại cũng đang trở thành động lực chính. Nó đã thúc đẩy nhanh chóng ở thế kỷ XVII. Giá nông

sản tăng và nhu cầu cung cấp cho các thành phố tăng đã thu hút sự phát triển của nông nghiệp.

Sự tan rã của chế độ phong kiến đã hủy hoại dần chế độ chiếm hữu thái ấp. Các nông dân trai

tráng được sản xuất tập thể cộng đồng nay không vui vẻ như cũ, và công việc sản xuất được

tổ chức lại và lại xuất hiện dưới quyền chỉ huy của một người còn những người khác thì làm

thuê.

Page 20: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 19

Khi mà những ông chủ đất này muốn có thêm đất cày, họ bắt đầu khoanh cho mình

các khu rừng của cộng đồng xưa kia và các đồng cỏ bao trong các hàng cây, tách người nông

dân ra khỏi ruộng đất sinh sống của họ. Quá trình này diễn ra rất sôi nổi ở Anh, nơi mà đã có

hàng loạt các luật đã được Quốc hội chấp thuận liên quan đến vấn đề này. Những nông dân

làm thuê bị mất việc làm do có các tiến bộ canh tác nông nghiệp và cạnh tranh. Nông nghiệp

đã trở thành các thương mại lớn. Hàng loạt cây con nuôi trồng mới xuất hiện. Trồng trọt và

chăn nuôi đều phát triển, nạn đói kém bị đẩy lùi, dịch bệnh ít xảy ra. Kết quả là dân số thế giới trước hết là châu Âu tăng vọt lên. Dân số châu Âu và Nga đã tăng từ 103 triệu lên đến

144 triệu.

Thêm vào đó là sự khai hóa Tây bán cầu. Năm 1500 tỷ lệ đất canh tác ở châu Âu là 10

người/1km2, đến khi mở mang sản xuất ở cả Tây bán cầu thì tính gộp chung tỷ lệ đất canh tác

là 2 người/1km2. Không còn sự hạn chế về đất canh tác nhiều quốc gia và dân tộc đã trở lên

giàu có và kết quả làm dân số tăng nhanh. Nhờ việc khai thác Tây bán cầu con người biết thêm 2 giống cây trồng mới có sản lượng cao là ngô và khoai tây. Ngô đã được trồng rộng rãi

ở phía nam châu Âu và dân số Tây Ban Nha và ý đã tăng gấp đôi và thời kỳ này.

Trong khi phân tích dân số châu Âu gia tăng khá rõ thì phân tích châu A gặp khá nhiều

khó khăn. Trong thời gian 1650 - 1750 dân số châu A chỉ tăng 50-70%. ở Trung Quốc sau khi

nhà Minh sụp đổ (1644), có một thời kỳ hòa bình làm ăn thịnh vượng, tỷ lệ tử vong giảm hẳn

và 2 loại cây trồng quan trọng là ngô và khoai tây cũng được trồng ở đây; kết quả là dân số cũng tăng.

Tóm lại, sự thịnh vượng, lương thực sản xuất nhiều, đói kém và bệnh tật giảm, y tế cải thiện, dân số đã gia tăng nhanh, tỷ lệ sinh tăng, tỷ lệ tử giảm , dân số gấp 2 lần vào thời gian

này. Mặc dầu vậy vào thời gian này có 2 hiện tượng đã ngăn cản sự gia tăng dân số là tỷ lệ cao người sống độc thân không “Xây dựng gia đình” và nạn để trẻ em chết như ở thời kỳ trung cổ xảy ra phổ biến ở Anh, Pháp, Đức vào lúc này.

Đồng thời dân số châu Âu tăng lên 2 lần vào lúc này, phải kể đến do châu Âu sang lập

nghiệp ở Tân thế giới khiến cho dân số Hoa Kỳ đã tăng lên từ 4 triệu năm 1790 lên 23 triệu

năm 1850. Châu á tăng chậm hơn, chỉ khoảng 50% vì các tiến bộ về văn hóa, khoa học và y

học có mặt chậm hơn ở đây. Châu Phi không có ghi nhận thống kê, ước tính vào thời kỳ này

khoảng 100 triệu.

5. Sự gia tăng dân số thế kỷ XX

Quá trình chuyển tiếp dân số tiếp diễn ở các nước phương Tây sang cả thế kỷ XX.

Mặc dù tỷ lệ sinh giảm và có một số lượng lớn dân di cư sang châu Mỹ nhiều nước ở châu Âu

vẫn gia tăng dân số đáng kể, nhiều nước có sự gia tăng dân số đột biến.

Tỷ lệ tăng bình quân năm dân số thế giới là vào khoảng 0,8% (tù năm 1850-1950).

Dân số từ 1 tỷ lên 2,5 tỷ người. Quãng thời gian này dân số châu A tăng dưới 2 lần, châu Âu

và châu Phi tăng 2 lần, Bắc Mỹ tăng 6 lần và Nam Mỹ tăng 5 lần.

Sang thế kỷ XX, khuynh hướng trên thay đổi dần. Đến những năm 30 ở vài nước châu

Âu tỷ lệ sinh tụt xuống nhanh hơn tỷ lệ tử và làm cho tỷ lệ tăng dân số chậm lại. Sau chiến

tranh thế giới lần thứ 2, điều kiện sinh sống được cải thiện nhiều tỷ lệ sinh tăng lên trên tỷ lệ tử vong bù đắp lại cho đến những năm 60. Sau đó lại diễn ra sự giảm tỷ lệ sinh và đã làm cho

một số nước mức tăng dân số bằng 0.

Trong các nước công nghiệp hóa có tỷ lệ tăng giảm (do tỷ lệ sinh giảm) thì tại các

nước kém công nghiệp hóa có tỷ lệ tử vong vẫn lớn do điều kiện sinh sống kém và dịch bệnh,

chỉ sau những năm 40-50, do đẩy lùi được dịch bệnh tỷ lệ tử vong mới giảm được. Nét nổi bật mức giảm của tỷ lệ tử vong vào lúc này thấp hơn nhiều ở thời kỳ cách mạng nông nghiệp và

cách mạng thương mại. Tóm lại, sang thế kỷ XXI dân số thế giới khó tránh khỏi sự bùng nổ.

Page 21: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 20

III. Hậu quả của mật độ dân số Mật độ dân số đang ngày càng tăng, vì vậy các nguồn cung cấp như thức ăn, đất đai,

nước, nhiên liệu và các nguồn tài nguyên khác sẽ giảm đi vì phải chia sẻ cho mọi người.

Trong quá khứ, người dân ở nhiều nơi trên thế giới đã nâng cao được mức sống của họ bất chấp sự tăng trưởng dân số vì họ đã có khả năng sử dụng các nguồn lực với hiệu quả cao hơn.

Ví dụ người dân có khả năng tăng sản lượng ở một vùng đất nhất định. Tuy nhiên, sự tăng

trưởng dân số ở những vùng khác thì lại rất nhanh, điều đó dẫn đến sự thiếu đói ngày càng

phổ biến. Từ đó chúng ta không thể dự đoán dân số loài người có thể có được ở mức cao nhất.

Trước khi loài người bị thanh toán do chết chóc vì đói khát, điều chắc chắn là chất lượng cuộc sống trên trái đất sẽ thay đổi. Rồi đây nhiều những cánh rừng và những vùng

hoang vu sẽ biến mất và bị thay thế bằng những thành phố và những môi trường nội thất. Một

số người sẽ chào đón sự thay đổi này nhưng một số khác sẽ phải chịu tác hại. Điều gì sẽ xảy

ra cho xã hội nếu như toàn thể dân số tiếp tục tăng lên ?

Nhiều người phàn nàn rằng mật độ dân số tăng cao làm tăng lên những bất hạnh,

những căng thẳng, bạo lực và biến động chính trị. Jolin Callocen đã nghiên cứu trong hàng

loạt các kinh nghiệm với các con chuột sự tác động của sự đông đúc nặng nề. Ông đã xây

những chuồng chuột có thức ăn và nước uống cho nhiều chuột hơn là giữ khoảng cách bình

thường. Mỗi chuồng được nuôi một số ít chuột và để cho sinh đẻ. Quần thể chuột và mật độ tăng nhanh chóng rồi sau đó những con chuột thể hiện rất kỳ lạ. Những con cái mất khả năng

làm ổ hoặc chăm sóc con cái của chúng. Một số con đực đã bắt đầu gây gổ tình dục. Sau khi

được thay đổi hầu hết những con chuột này đã khỏi và không truyền lại cho những con khác.

Tuy nhiên con người hành động hoàn toàn khác với con vật. Trong xã hội loài người,

mật độ dân số cao không luôn luôn dẫn đến những vấn đề xã hội trầm trọng. Ví dụ: Hà Lan là

một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Nhưng mức sống thì cao và tỷ lệ tội

phạm lại thấp. Hồng Kông có mật độ dân số cao nhất của bất kỳ thành phố nào trên thế giới.

Có khoảng 40% dân cư của Hồng Kông ở cùng với nhau một căn hộ mà không phải họ hàng.

Trên 30% người ngủ từ 3-4 người ở một giường, 13% người ngủ trên 4 người ở một giường.

Hầu hết mọi người sống ở một căn phòng đơn giản và căn phòng này chứa ít nhất 8 người

khác nhau.

Một số xã hội đông đúc có xuất hiện những hành vi chống đối lại. Ở Mỹ, tỷ lệ dân số bị cướp giật ở thành phố gấp 35 lần so với ở nông thôn. Một số người sống ở thành phố bị trở

thành nạn nhân, bị cưỡng đoạt hoặc bị đánh đập từ 2 đến 4 lần so với người sống ở nông thôn.

Con người đáp ứng với những điều kiện sống cũng khác nhau, ở thành phố New York là một

nơi đông đúc thì có tỷ lệ tội ác cao. Trong khi đó ở Hồng Kông thì đông hơn nhưng có tỷ lệ tội ác thấp. Hiển nhiên, những giải pháp xã hội đồng bộ là điều quan trọng để giải quyết hành

vi của con người. Tội ác là những hành vi chống đối xã hội có thể có một mối ràng buộc đặc

thù với sự đông đúc. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là khi có sự phối hợp với các yếu tố

khác nhau như là sức mạnh của yếu tố gia đình, sự nhạy cảm của một cá thể về giá trị của bản

thân và có được việc làm.

IV. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tăng dân số Tỷ lệ sinh thường được xác định bằng số lượng con sinh ra trên 1000 dân số hàng

năm, ít khi tính trên 1 người dân. Số lượng trẻ em sinh ra tính cho cả năm, còn dân số lấy vào

giữa năm tính tương tự như tỷ lệ tử vong là số dân chết của 1000 dân hàng năm. Nếu như

không tính dân số di cư thì tỷ lệ tăng dân số là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tử (r=b-d). Lưu ý

rằng r thể hiện tỷ lệ tăng cho 1000 người. Các nhà dân số học còn dùng một thuật ngữ khác

(tránh nhầm lẫn) là (%) phần trăm tăng dân số hàng năm. Nó được xác định là số lượng gia

tăng trên 1000 người dân.

Page 22: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 21

V. Môi trường đô thị và sức khỏe Các thành phố châu Âu trong thời kỳ Trung cổ đã từng là những nơi không lành mạnh,

mất vệ sinh. Hầu hết các thành phố này nước bị ô nhiễm, các chất thải lỏng chứa trong các

hầm chứa phân địa phương và rác đã lên men ở những đống rác lộ thiên. Nhiều người đặc biệt là trẻ em đã phải chết do các bệnh nhiễm trùng. Cuối cùng những vụ dịch lớn là tiếng chuông

cảnh tỉnh cho họ. Dịch hạch là bệnh lây lan do bọ chét ký sinh trên chuột, ở vào thế kỷ bệnh

dịch hạch đã tràn qua châu Âu giết chết 1/3 tổng dân số ở một số quốc gia.

Thời đại ngày nay, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn gây ra hồi chuông lớn trong nhiều thành

phố ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên ở các nước phát triển các bệnh dịch thương hàn,

cúm, lao và dịch hạch không còn phổ biến nữa. Mối quan tâm về y tế đang được đề cập tới

như nước sinh hoạt không còn các vi khuẩn gây bệnh, vệ sinh môi trường đương đối đảm bảo.

Tuy nhiên, điều cần phải quan tâm hơn nữa là môi trường đô thị vẫn là nơi có những mối

nguy hại cho sức khỏe loài người.

Chúng ta biết rằng không khí ở nhiều thành phố đã bị ô nhiễm và một số thành phố có

chất lượng nước cũng rất kém. Hàng chục nghìn các loại hóa chất khác nhau được sản xuất hàng năm. Hàng trăm nghì tấn hóa chất này được rải vào môi trường. Người dân hấp thụ những lượng nhỏ các chất ô nhiễm khi họ thở, uống, ăn và những chất này tác động đến sức

khỏe của con người ra sao ?

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số chất ô nhiễm là nguyên nhân gây ra bệnh tật. Ví dụ những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh phổi khác và

bệnh tim cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.

Một số lớn các hóa chất khác thì đang bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ung thư. Một số loại này có mặt trong không khí và nước bị ô nhiễm. Những chất khác được tìm thấy trong

rượu và các loại thức ăn chế biến sẵn.

Đánh giá mức độ tăng dân số thế giới vào đầu những năm 1970, ta có tỷ lệ sinh

32/1000 dân/năm và tỷ lệ tử 13/1000/năm, tỷ lệ tăng dân số là 19/1000/năm hay 1,9% năm.

VI. Điều kiện sống của con người 1. Sử dụng đất đai và đô thị hóa

Trái đất không dường như không chịu tải quá nặng về dân số. Một số sống ở trên núi

cao, sống trong những khu rừng rậm nhiệt đới, hoặc trên những xa mạc hoang vu, cao nguyên

rộng lớn. Atlantic, Đảo băng, Canađa, Liên Xô cũ, Úc và hầu hết các nước châu Phi và Nam

Mỹ có trên 15 người/km, ngược lại ở Hà lan, có trên 1000 người/km2. Bạn có thể biết rằng

trái đất đã quá đông, nhưng vấn đề không phải chỉ là thiếu khoảng không. Nhưng vấn đề là ô

nhiễm, thiếu các nguồn tài nguyên và việc sử dụng đất đai không hợp lý và một sự cảm nhận

về tâm lý là quá đông đúc. Những phần sau đây sẽ nói rõ hơn về những nguồn tài nguyên,

năng lượng, thức ăn và ô nhiễm là những nguyên nhân do hoạt động của con người.

Ngày nay, nhiều người cảm thấy trái đất quá đông đúc, vì họ muốn sống ở những nơi

môi trường thuận lợi nhất. Đó là ở những nơi khí hậu dễ chịu, dễ dàng tìm kiếm thức ăn, nước

uống và những loại khác. ở Mỹ 90% dân số sống trên 10% diện tích đất đai, ở thành phố New

York hàng trăm người sống trong một ngôi nhà đơn giản, thiếu tiện nghi và nhiều gia đình

nghèo sống với nhau trong một căn phòng. Nhưng bạn có thể đi hàng trăm dặm ở Montana

chỉ thấy một ngôi nhà đơn độc.

2. Đô thị hóa

Trong thập kỷ 20 hàng triệu người đã di chuyển từ nông thôn đến các thành phố lớn.

Quá trình này gọi là đô thị hóa nguyên nhân gây nên bởi con người và cũng tác động trở lại con người đó gọi là những sự thay đổi về xã hội và kinh tế.

Page 23: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 22

Những thành phố đầu tiên mọc lên dọc theo sông Tiggris và Euphrates hơn 6000 năm

về trước. Kể từ đó những thành phố lớn đã mọc lên và tàn lụi ở nhiều vùng trên thế giới. Tuy

nhiên hầu hết mọi người trong mỗi nước sống theo tập quán của từng nước. Năm 1600, chỉ 1,6% dân châu Âu sống ở thành phố trong số hơn 100.000 người. Năm 1800, chỉ có 2,2%

người dân sống ở thành phố lớn. Thực tế là, trước năm 1800 không có nước nào thành thị chiếm ưu thế. Giữa thời kỳ sụp đổ của đế quốc La Mã (Khoảng thế kỷ thứ 5 sau công nguyên)

và bắt đầu của thế kỷ 19, không có một thành phố nào của châu Âu có 100.000 người cư trú.

Tương tự như vậy trong thời gian trước cuộc cách mạng công nghiệp. Châu Âu được đánh giá

là một lục địa. Ngoài châu Âu ra những vùng khác có kém hơn. Trong 100 năm từ 1800-1900

các thành phố mọc lên nhanh chóng. Năm 1900 ít nhất 12 thành phố có dân số trên 1 triệu.

Năm 1975, gần 40% số người cư trú của thế giới sống ở thành thị. Trên thế giới có khoảng

140 thành phố có số dân cư trên 1 triệu người. Đến năm 2000, trên 50% dân cư có lẽ sống ở

các vùng thành thị. Đến lúc đó sẽ có hơn 250 thành phố có số dân trên 1 triệu.

Nếu như dân số trong thế kỷ 20 tiếp tục tăng lên nhanh chóng, sự phát triển thành thị sẽ có

nguy cơ bị phá hủy. Dân số thế giới tăng lên 3 lần trong thời kỳ 1800-1960. Trong cùng một thời

gian dân số sống ở các trung tâm thành thị tăng lên hơn 40 lần.

Sự phát triển khác thường của các thành phố trong suốt thế kỷ 20 chủ yếu là do sự di

cư từ các vùng nông thôn đến thành thị. Phong trào di cư nhanh chóng đã đưa đến thực tế đáng buồn và trong nhiều trường khó có thể giải quyết. Các thành phố thường không thể cung

cấp đủ nước sạch, nhà ở, giao thông, giáo dục và các dịch vụ khác cho người mới đến.

Các thành phố hiện đại thì phát triển một cách ngẫu nhiên. Hầu hết là có sự tương

phản hoàn toàn. Một số quận con người sống ở những căn hộ sang trọng với tiện nghi đầy đủ

như các nhà hàng, nhà hát và các quán ăn. Ơ những nơi khác có nhiều người thất nghiệp sống

trong các nhà ổ chuột ở khu trung tâm. Phần lớn các thành phố ở Nam Mỹ phát triển theo tính

chất kiểu mẫu. Vài thập kỷ trước đây nhiều nhà máy và cửa hàng đóng ở các vùng trung tâm.

Những nền công nghiệp này đã đào tạo số lượng lớn công việc không có kỹ năng và bán kỹ

năng. Dần dần giá của đất đai, thuế và các dịch vụ ở thành thị tăng lên. Các nhà sản xuất bắt đầu chuyển các thiết bị của họ ra ngoại ô thành phố. Các cửa hàng và cửa hiệu cũng chuyển ra

ngoại ô để phục vụ khách hàng của họ. Kết quả là một vài nghề bán kỹ năng xuất hiện ở thành

phố và hàng nghìn người trở nên thất nghiệp. Rất nhiều người không có tiền để chuyển ra

ngoại ô, nơi mà có nhiều người làm việc hơn. Các quận trưởng quản lý những vùng rộng lớn

cũng nhập vào thành phố. Những hoạt động của họ yêu cầu những công nhân, nhân viên có

tay nghề cao: quản lý, thư ký và vì vậy họ có rất ít công việc với lao động giản đơn. Giá cả cho phúc lợi và nhà ở trở nên rất đắt đỏ, khiến cho bộ máy quản lý nhà nước ở những vùng đô

thị đang phải đương đầu với những khó khăn trầm trọng về kinh tế.

VII. Những khuynh hướng dân số toàn cầu hiện nay Những điều tiên đoán về tương lai đều không có thể thành sự thật. Những thảm kịch

để làm giảm dân số như là những cuộc chiến tranh và biến đổi về khí hậu không thể dung thứ

được.

Những điều dự đoán dựa trên những điều kiện thừa nhận rằng một số biện pháp kiểm

soát và khống chế của xã hội đang được duy trì trên thế giới. Nửa thế kỷ được duy trì hòa

bình trên nhiều năm, dân số sẽ ổn định khi các tỷ lệ sinh giảm.

Dân số thế giới vào năm 1978 là khoảng 4,5 tỷ người. Những dự đoán của Mỹ cho

rằng dân số thế giới sẽ là 12 tỷ vào năm 2075. Nếu mức sinh sản cao hơn kế hoạch đặt ra thì

tổng dân số có thể gần 16 tỷ. Nếu mức sinh sản giảm nhanh chóng, thì tổng số dân có thể đạt dưới 10 tỷ.

Sự tăng trưởng dân số nhanh là một vấn đề nan giải đặc biệt ở các nước đang phát

triển. Vào thời điểm này, còn có nhiều người ăn không đủ lương thực đó là gạo, lúa mì và

Page 24: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 23

khoai tây, ăn không đủ chất đạm. Nhiều nước hiện nay, tuy sản lượng trồng trọt đang tăng

nhưng vì số dân lên quá nhanh nên người dân vẫn bị thiếu đói. Ở các xã hội nghèo các nguồn

cung cấp bị hạn chế. Điều kiện nhà ở, nước sạch, vệ sinh, y tế và giáo dục gặp nhiều khó

khăn. Kiểm soát ô nhiễm đất đỏ thường bị lãng quên.

Các nước phát triển, tỷ lệ sinh đang giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Ở

Mỹ, Canada và hầu hết các quốc gia châu Âu dưới 2 đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ. Nếu

khuynh hướng hiện nay tiếp tục thì số dân của các quốc gia này sẽ bắt đầu giảm xuống sau

năm 2000, nhìn chung sẽ có đủ thức ăn, nhà ở và quần áo cho tất cả người dân ở các quốc gia

phát triển.

Thậm chí ở các xã hội phát triển tăng dân số gây nên nhiều vấn đề bất lợi. Đó là giảm đi diệ tích đất canh tác do xây dựng nhà ở, đường sá và nơi giải trí. Các nguồn dự trữ về năng lượng

và khoáng sản đang bị cạn kiệt. Ô nhiễm đang trở thành vấn đề trầm trọng.

VIII. Dân số Việt nam Kết quả tổng điều tra dân số Việt nam năm 1989 cho biết dân số Việt nam là 64.412.000

người so với năm 1979 lúc đó có 52.741.000 người nghĩa là tăng 22%. Như vậy là tỷ lệ tăng tự

nhiên hàng năm là 2,2%. Tỷ lệ giới tính chung cho cả nước chỉ có 94,4 nam trên 100 nữ. Tỷ lệ giới tính của dân số dưới 15 tuổi là 106 nam trên 100 nữ. Việt nam là nước có cơ cấu dân số trẻ. Dân số từ 15 tuổi trở xuống chiếm 39% tổng số dân.

Dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và

các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số Việt Nam đã tăng từ 160

người/km2 trong năm 1979 lên 195 người/km2 năm 1989. Tỷ lệ nhân khẩu thành thị của Việt nam tăng chậm từ 19,2% năm 1979 lên 20,1% năm 1989. Nhân khẩu thành thị tăng tập trung

chủ yếu ở các thành phố lớn và ở các thị trấn nhỏ dưới 20.000 dân và nhiều thị trấn mới thành

lập.

Trong vòng 5 năm 1984-1987 đã có 4,5% dân số từ 5 tuổi trở lên di chuyển trong

nước, trong cùng tỉnh là 2,0% và các tỉnh là 2,5%. Cùng nhóm tuổi, tỷ lệ di chuyển nam cao

hơn nữ. Luồng di chuyển chủ yếu từ Bắc vào Nam và từ vùng đồng bằng sông Hồng và duyên

hải miền Trung lên Tây Nguyên.

Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế của Việt Nam tính từ 18 tuổi trở lên năm 1989 nam là

78%, nữ là 71%. Tỷ lệ dân số chưa có việc làm là 5,3% năm 1989. 71% lao động làm việc ở

nông thôn (nông nghiệp), 12% trong ngành công nghiệp. Tuổi kết hôn lần đầu nam là 24,5, nữ

là 23,2. Tỷ lệ sinh thô dân số nước ta ở mức xấp xỉ 45% vào cuối thập niên 50 đã giảm xuống

mức 32% vào cuối thập kỷ 80. Tỷ lệ hàng năm trước năm 1989 là 30%. Tỷ lệ sinh tổng cộng

của dân số khu vực thành thị là 2,3 con, nông thôn là 4,3 con. Đường cong biến thiên của tỷ lệ sinh đặc trưng theo tuổi cho thấy tuổi kết hôn trung bình cao đã tác động đến mức độ sinh của

phụ nữ thuộc nhóm tuổi trẻ và công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã ảnh hưởng đến

mức độ sinh của phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Tuổi thọ trung bình của dân số nam là 63 và nữ là

67,5. Tỷ lệ chết của trẻ em sơ sinh chỉ khoảng 45%. Tỷ lệ chết thô năm trước 1989 là 8,0%.

Dân số Việt Nam đạt mức 72 triệu người vào năm 1994 và 79 triệu vào năm 1999.

Như vậy là vào năm 2000, dân số nước ta khoảng 80 triệu người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thư viện giáo trình điện tử, Giaotrinh.MT &phatrien

http://ebook.edu.net.vn.

2. Bộ y tế (2005), Niên giám Thống kê y tế.

3.Colin Newell (1995), Methods and models in demography, NXB Wiley.

Page 25: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 24

4. Lưu Đức Hải ( 2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

5.Đại học Y tế công cộng Hà Nội (2005), Giáo trình Dân số và phát triển.

6.Nguyễn đình Cử (1999), Giáo trình dân số học, NXB Hà nội.

7. Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

8. Hoàng Trọng Sĩ, Hoàng Đình Huề (2008), Khoa học Môi trường sinh thái-Dân số, Giáo

trình Sau Đại học, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế.

9. Vũ Trung Tạng (2000), Cở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

10. Trường ĐHYTCC (2006), Giáo trình Dân số và phát triển - Đô thị hóa và di dân, NXB Y

học.

11. VietNam General Stastic Office (2000), Population and housing census, Central cencus

Steering Committee Thegioi Publishers.

12. Xiang Biao (2003), Migration and health in China: Problems, Obstacles and Solutions,

(http://www.populationasia.org.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Nêu những biến đổi về dân số từ trước đến nay

2. Trình bày những hậu quả của sự gia tăng dân số. 3. Trình bày những đặc điểm của sự phát triển dân số ở Việt Nam.

NĂNG LƯỢNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

I. Năng lượng 1. Lịch sử sử dụng năng lượng

Năng lượng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật. Năng

lượng là một dạng tài nguyên quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người.

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nguồn năng lượng mà con người sử dụng

thường xuyên chuyển dịch từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên

được con người sử dụng là năng lượng mặt trời dùng để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô lương

thực, thực phẩm, đồ dùng và nhiên liệu gỗ củi. Tiếp đó là năng lượng, gỗ, củi, rồi tới năng

lượng, nước, gió, năng lượng kéo của gia súc. Năng lượng khai thác từ than đá ngự trị trong

thế kỷ XVIII-XIX. Năng lượng dầu mỏ thay thế vị trí của than đá trong thế kỷ XX và từng

bước chia sẻ vai trò của mình với năng lượng hạt nhân. Các dạng năng lượng mới ít ô nhiễm

như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, năng lượng vi sinh vật thu nhận được với

những phương pháp và phương tiện công nghệ tiên tiến cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình

Page 26: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 25

Nhu cầu năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển.

100.000 năm trước công nguyên, mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 4.000 Kcal đến 5.000

kcal. 500 năm trước công nguyên tăng lên 12.000 kcal. Đầu thế kỷ XV lên tới 26.000 kcal,

giữa thế kỷ 19 là 70.000 kcal và hiện nay trên 200.000 kcal.

a/ Các nước đang phát triển Tỷ lệ năng lượng được khai thác theo các nguồn khác nhau thay đổi theo từng Quốc gia. Tại các

nước công nghiệp phát triển, các nguồn năng lượng thương mại chiếm phần lớn tuyệt đối. Ngược

lại, tại các nước đang phát triển, các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải nông

nghiệp) lại chiếm phần chính.

Trong một quốc gia, cơ cấu năng lượng tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế và khả năng công nghệ khai thác tài nguyên. Thí dụ ở Hoa Kỳ trước năm 1900 năng lượng khai thác

chủ yếu từ gỗ, củi, sau đó chuyển dần sang than đá. Vào khoảng 1920 dầu mỏ được khai thác

với qui mô lớn, và tiếp đó vào khoảng 1940 việc khai thác khí đốt phát triển mạnh mẽ. Do

vậy, gỗ, củi không còn được dùng, than đá giữ nguyên tình trạng sử dụng như các năm 1910,

1930, dầu hỏa và khí đốt trở thành nguyên liệu chính.

b/ Các nước công nghiệp Tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trên toàn cầu

Khí đốt 7%

Hạt nhân 1%

Dầu 23%

Sinh khối 35%

Thủy điện 6%

Than 28%

Thủy điện 6%

Khí đốt 23%

Sinh khối 3%

Than 25%

Dầu 38%

Hạt nhân 5%

Page 27: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 26

Năng lượng hạt nhân được khai thác với qui mô lớn vào thập kỷ 1970. Vào đầu thập

kỷ 1980, 42,5% tổng năng lượng ở Hoa Kỳ do dầu hỏa cung cấp, 25% do khí đốt, 22,5% do

than, 10% còn lại do thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và các nguồn khác.

42% năng lượng sản xuất ra được cung cấp cho công nghiệp, 25% cho giao thông vận tải, 30% cho xây dựng và các hoạt động khác. Hiện nay, một số nước như Pháp, Nhật Bản, sản

xuất năng lượng điện chủ yếu từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, Đức, Trung Quốc

thì dựa vào dự trữ than sẵn có trong nước. Nhìn chung, mỗi loại nguồn năng lượng đều có

nhược điểm riêng của mình.

Do đó mỗi quốc gia cần có một hệ thống các nguồn năng lượng hoạt động kết hợp và

bổ sung cho nhau, tạo nên một cơ cấu hợp lý về năng lượng . Tỷ lệ các nguồn năng lượng ở

các quốc gia có nền kinh tế khác nhau trên thế giới được trình bày trên hình 1.1

Khai thác và sử dụng năng lượng không ngừng tăng lên về tổng số lượng và bình quân

cho từng người. Hoạt động đó đang tác động mạnh mẽ tới môi trường sống trên Trái Đất như

tạo ra các dạng ô nhiễm, gia tăng hiệu ứng nhà kính, v.v... 2. Các nguồn năng lượng của loài người

Các nguồn năng lượng của Trái Đất có thể chia thành 3 nhóm lớn:

- Năng lượng hóa thạch: than, dầu, khí đốt

- Năng lượng tái sinh nguồn gốc mặt trời: Sinh khối thực vật, thủy điện, sóng, thủy

triều, gió, ánh sáng mặt trời

- Năng lượng tàn dư của Trái Đất: địa nhiệt, năng lượng hạt nhân.

3. Năng lượng và sức khỏe - môi trường

Quá trình sử dụng năng lượng mang lại cơ sở vật chất cho thế giới ngày càng văn

minh. Song việc khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng đã đưa đến nhiều hậu quả ô nhiễm

môi trường, thay đổi cân bằng sinh thái và qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có

những quá trình phát sinh các yếu tố ô nhiễm là đương nhiên (ví dụ: đốt cháy nhiên liệu) song

cũng có những trường hợp gây ô nhiễm xảy ra khi có sự cố. Hạn chế sử dụng năng lượng là

điều khó thực hiện, song hạn chế tới mức tối đa quá trình phát sinh ô nhiễm lại là phương

sách có tính khả thi.

II. Sản xuất năng lượng và ô nhiễm môi trường

Quá trình khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng và nhiên liệu đều có liên quan

đến ô nhiễm môi trường. Bất cứ nới nào có khai thác nhiên liệu và quặng phóng xạ đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ khai thác càng lạc hậu thì nguy cơ tổn hại tới môi

trường và sinh thái càng lớn.

1. Khai thác than đá

Than đá là một dạng năng lượng mặt trời được tích trữ trong lòng Trái Đất. Đây là

nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 2000 tỷ tấn, tập trung chủ

yếu ở các quốc gia Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Úc. Trữ lượng các loại than đá trên thế giới

có thể đáp ứng nhu cầu của con người trong khoảng 200 năm nữa. Than đá được dùng làm

nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, các hoạt động công nghiệp khác. Các vấn đề môi

trường hiện nay trong khai thác sử dụng nguồn năng lượng than đá là:

Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm

bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm mỏ hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và các tai nạn hầm lò.

Các yếu tố ô nhiễm chủ yếu là:

Page 28: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 27

- Tại các mỏ dù khai thác hầm lò hay lộ thiên, thì vấn đề ô nhiễm bụi là đáng quan tâm

nhất. Hàm lượng bụi tại nơi khai thác có thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm, hàng

ngàn lần. Từ đó, bụi theo gió làm ô nhiễm các vùng dân cư xung quanh.

- Khí lưu huỳnh (và có thể cả phốt pho) từ các mỏ than có hàm lượng lưu huỳnh cao

gây ô nhiễm tại khu vực khai thác và vùng dân cư phụ cận, nhất là khi mưa xuống.

- Trong mỏ than, lượng khí than methan có thể đạt tới nồng độ bắt lửa, rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khí Co, CO2, và NO2 khi nổ mìn và từ các vỉa than bốc lên cũng là các loại khí

độc

- Đốt than đá tạo ra bụi, khí CO2, SO2, NOx và các dạng ô nhiễm khác. Theo tính toán,

một nhà máy nhiệt điện chạy than, công suất 1.000 MW, hàng năm thải ra môi trường 5 triệu

tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn chất thải rắn. trong thành phần chất thải rắn,

bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại

2. Khai thác dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên

Dầu mỏ và khí đốt là dạng nhiên liệu hóa thạch lỏng hoặc khí, tồn tại trong lòng Trái

Đất. Nhìn chung, việc khai thác dầu và khí đốt ít gây môi trường. Trừ trường hợp đặc biệt khi

có sự cố. Những vấn đề gây ô nhiễm do khai thác và sử dụng dầu và khí đốt:

Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, ô nhiễm không khí,

nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do

khai thác dầu trên biển)

Chế biến dầu gây ra ô nhiễm dầu và kim loại nặng, kể cả kim loại phóng xạ cho môi

trường nước và đất trong khu vực

Đốt dầu khí tạo ra các chất thải tương tự như đốt than

3. Khai thác thủy năng

Thủy năng được xem là nguồn năng lượng sạch của con người. Tổng trữ lượng thủy

điện của thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW, tương ứng với 1,4%

tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra nhiều tác động

tiêu cực tới môi trường như: động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu, thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân hủy chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thủy văn hạ lưu, thay đổi độ mặn của nước khu vực cửa sông ven biển, ngăn chặn sự phát triển bình

thường các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường cho hệ thống đê điều và các

công trình xây dựng trên sông, v.v...

4. Năng lượng hạt nhân

Năng lượng hạt nhân có hai dạng: năng lượng phân hủy chất phóng xạ như uran, thori

và năng lượng tổng hợp hạt nhân các nguyên tố nhẹ như deterium và tritium. Theo tính toán,

năng lượng giải phóng ra từ 1 gam U235 tương đương với năng lượng do đốt 2 tấn than đá.

Hiện nay loại thứ nhất được khai thác dưới dạng nhà máy điện hạt nhân, loại thứ hai có trữ

lượng lớn, nhưng chưa đủ điều kiện khai thác qui mô công nghiệp. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2 và bụi. Tuy nhiên, các nhà máy

điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn đối với môi trường bởi sự rò rỉ chất thải phóng xạ khí, rắn và lỏng và các sự cố nổ nhà máy. Việc quản lý các chất thải hạt nhân từ các

lò phản ứng hiện nay chưa đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái quốc gia

5. Các nguồn năng lượng truyền thống khác

Page 29: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 28

Gỗ, củi, năng lượng gió, thủy triều được sử dụng từ thời xa xưa trong nhiều

lĩnh vực. Các nguồn năng lượng này thường tồn tại một cách phân tán. Việc khai thác và sử

dụng chúng ở qui mô công nghiệp gặp nhiều khó khăn do hiệu suất chuyển hóa thành điện

năng thấp. Các nguồn năng lượng truyền thống không gây ra các tác động tiêu cực đến môi

trường trong quá trình khai thác và sử dụng Diện tích đất cần để sản xuất 1 tỷ Kw/h điện năng từ các nguồn năng lượng ban đầu và theo các

phương án công nghệ khác nhau

Loại năng lượng ban đầu Diện tích đất sử dụng (ha)

Nhiệt điện Mặt Trời 1.800

Quang điện Mặt Trời 2.700

Năng lượng điện chạy băng sức gió 11.700

Thủy điện 13.000

Năng lượng điện chạy bằng sinh khối 200.000

Điện hạt nhân 68

Nhiệt điện chạy bằng than đá 90

Điện địa nhiệt 40

Năng lượng mặt trời và địa nhiệt: là hai dạng năng lượng sạch có tiềm năng nhất trên

Trái Đất. Năng lượng mặt trời có thể biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ tế bào quang điện

hoặc gián tiếp qua các môi trường trung gian khác nhau như nước. Năng lượng địa nhiệt dưới

dạng các dòng nhiệt từ các lò macma ở sâu trong lòng Trái Đất. Khu vực tập trung cao các

loại năng lượng này gần với khu vực hoạt động mạnh của vỏ Trái Đất (núi lửa, khe nứt,

v.v...). Việc khai thác loại năng lượng này đang được nghiên cứu và phát triển ở nhiều quốc

gia trên thế giới. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển các nguồn năng lượng sạch là

nguồn vốn đầu tư và giá thành của điện năng cao. Do vậy, để điều tiết cơ cấu năng lượng

theo hướng tăng cường các nguồn năng lượng hợp lý, việc đánh thuế đối với nguồn gây ô

nhiễm và việc năng cao hiệu suất, giảm giá thành đối với nguồn năng lượng sạch là các điều

kiện quan trọng nhất

Như vậy, mỗi một loại năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, lấy tiêu chí diện

tích đất cần sử dụng để sản xuất một khối lượng điện năng làm thí dụ minh chứng (bảng 1)

6. Các giải pháp về năng lượng của loài người

Các giải pháp về năng lượng của loài người hướng tới một số mục tiêu cơ bản như

sau:

- Duy trì lâu dài các nguồn năng lượng của Trái Đất

- Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường trong khai thác và sử dụng năng

lượng. Sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Trong điều kiện hiện nay, các dạng năng lượng hóa thạch dễ khai thác và sử dụng

đang là đối tượng quan tâm của nhiều quốc gia. Tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là các

nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, các nước phương Tây. Do vậy, để giảm sự tiêu

thụ nguồn năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng gây tác động mạnh mẽ tới môi trường,

các nước công nghiệp cần phải thay đổi cơ cấu năng lượng, giảm mức độ tiêu thụ trên đầu

người. Bên cạnh đó, việc đầu tư triển khai công nghệ chống ô nhiễm môi trường trong các nhà

máy nhiệt điện chạy bằng than, dầu có tác động giảm thiểu lượng các chất thải ra môi trường

Page 30: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 29

Khuyến khích đầu tư cho các công nghệ sạch, các dạng năng lượng sạch khác. Tăng

cường đầu tư nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái sinh theo

hướng hạ giá thành sản xuất sao cho chúng có thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng

truyền thống

Nghiên cứu các qui trình sản xuất, thiết bị sản xuất để tiết kiệm năng lượng. Nghiên

cứu sử dụng dạng năng lượng sạch trong một số lĩnh vực dễ gây ra tác động xấu đến môi

trường như : giao thông, sinh hoạt

III. Tiêu thụ năng lượng và ô nhiễm môi trường 1. Năng lượng sử dụng trong công nghiệp, sinh hoạt và kinh tế

Nguồn năng lượng chủ yếu là điện. Bên cạnh đó, vẫn còn có một tỷ lệ nhỏ sử dụng

nhiên liệu. Than, dầu mỏ khí đốt còn được sử dụng dưới dạng nguyên liệu trong công nghệ hóa chất, chất dẻo tổng hợp. Việc sử dụng nguồn năng lượng điện kéo theo một loạt các

nguồn ô nhiễm do công nghiệp.

Ở xứ lạnh, nhiệt dùng để sưởi ấm trong nhà, chủ yếu dùng năng lượng điện và than,

dầu, củi đối với những nơi không có điện. Ở các nước như Việt Nam, điện được sử dụng chạy

các máy điều hòa với công suất lớn 1-3 KW/ giờ cho một máy. Điện dùng trong thắp sáng, chạy

các đồ dùng trong gia đình, nấu ăn.

Với đường dây tải điện 150 KV, những người sống gần đường dây này có thể có nguy

cơ bị bệnh bạch cầu

Tại vùng nông thôn, việc sử dụng rơm, rạ củi, để làm chất đốt đang còn phổ biến.

Trong khi đó ở thành thị, việc dùng dầu, điện và than có thể gây ô nhiễm nhà ở đáng kể. Đặc

biệt, trong các ngôi nhà chật chội, nơi bếp và phòng ngủ liền nhau hoặc không có ngăn cách,

bếp không có ống khói. Những vùng này, môi trường nhà ở thường bị ô nhiễm khói bếp nặng

nề. khói bếp là nguy cơ rất đáng chú ý, gây các bệnh hô hấp cấp tính ở trẻ em và gây viêm phế quản mãn ở người lớn (khói, SO2, CO, CO2, bụi). Do xăng, dầu, giá điện cao quá mức chi trả, nên tình trạng sử dụng than vẫn còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Vì vậy nghiên cứu bếp than

là đề tài đáng được quan tâm cùng với việc tổ chức thông gió hợp lý. người ta đã nghiên cứu

khói bếp và cho thấy rằng có những thành phần của khí lưu huỳnh, các hydrocacbua phức

hợp, các hydrocacbua đa vòng, trong đó có những chất gây ung thư.

Việc dùng bếp có ống khói kết hợp với thông gió làm giảm lượng CO xuống còn 30%

và bụi tới 60%. Khói bếp các nhà ở vùng nông thôn đun nấu bằng củi, rơm rạ có thể gây ô

nhiễm nhiều gấp hàng chục lần so với thành phố. Những người trong gia đình chịu ảnh hưởng

của khói bếp nhiều nhất là phụ nữ (tiếp xúc 2-4 giờ/ngày). Nếu trong nhà có người hút thuốc,

mức tiếp xúc với khói sẽ tăng lên đáng kể. Trẻ nhỏ (luẩn quẩn bên mẹ lúc nấu cơm) cũng là

nhóm có nguy cơ tiếp xúc cao.

2. Giao thông và sử dụng nhiên liệu

Phát triển giao thông (thể hiện bằng km đường quốc lộ, số xe ô tô, mô tô...trên dầu

người) là một yếu tố tất yếu. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm do giao thông hiện nay đang được

toàn thế giới báo động. Các chất gây ô nhiễm môi trường do giao thông: khói và khí thải chứa

oxit cacbon, các loại oxit nitơ và lưu huỳnh, các hydrocacbon cháy không hoàn toàn, bụi và

các chất hóa học độc hại là phụ gia của xăng dầu, ô nhiễm tiếng ồn...Hậu quả của ô nhiễm là

tăng tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp và nhiễm độc nhiều chất độc hại (trong đó kim loại chì đã gây

tình trạng kém phát triển trí tuệ ở trẻ em sống gần các trục đường giao thông đã được nhiều

nhà khoa học cảnh báo).

Page 31: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 30

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Trình bày đặc điểm và tiềm năng các nguồn năng lượng của loài người.

2. Nêu các giải pháp về bảo vệ môi trường trong việc khai thác các nguồn năng lượng mới

3. Mô tả những tác động xấu lên con người khi sử dụng các nguồn năng lượng không sạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thư viện giáo trình điện tử, Giaotrinh.MT &phatrien

http://ebook.edu.net.vn. 2. Nguyễn Minh Duệ, Nguyễn Thị Mai Anh (2006), Đánh giá tác động chính sách năng lượng hiện hành và phát triển năng lượng Việt Nam trên quan điểm bền vững, Hội thảo khoa

học nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sáh phát triển bền vững ở Việt nNam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

3. Tạ Văn Đa (2005), Tài nguyên năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam, Viện Khoa học Khí

tượng Thuỷ văn và Môi trường

4. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2006), Nghiên cứu hiện trạng hệ sinh thái và môi trường nông nghiệp ở tp.Hồ Chí Minh, Khoa Môi Trường, Trường Ðại học Khoa học Tự Nhiên - ÐHQG

Tp.HCM.

5. Lưu Đức Hải ( 2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Lộc (2006), Phát triển ứng dụng năng lượng mặt trời nhằm đạt mục tiêu phát triển năng lượng bền vững, Hội thảo phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.

7. Trường ĐHYTCC (2006), Giáo trình Dân số và phát triển, Nxb Y học.

Page 32: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 31

QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

I. Đại cương về sinh thái học Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật (động vật, thực vật, con người) với ngoại cảnh. Phạm vi nghiên cứu của sinh thái học chủ yếu là khoa học sinh

học và một phần thuộc các khoa học khác như: địa lý, địa chất, khảo cổ...Đối tượng nghiên

cứu của sinh thái học có bốn mức độ từ thấp đến cao: cá thể, quần thể (chủng quần), quần xã,

hệ sinh thái.

II. Quân thê sinh vat và cac đăc trưng của quan the sinh vat 1. Quần thể

Là một tập hợp các cá thể của cùng một loài hay những loài rất gần nhau (có thể trao

đổi thông tin di truyền) cùng sống trong một sinh cảnh (không gian) nhất định, có những đặc

điểm sinh thái đặc trưng của cả nhóm. Những đặc điểm đó là: mật độ, sức sinh sản, tỉ lệ tử

vong, phân bố của các sinh vật theo tuổi, đặc tính phân bố trong phạm vi lãnh thổ, thế năng

sinh học và kiểu tăng trưởng. Các quần thể cũng có các đặc tính di truyền liên hệ trực tiếp với

điều kiện sinh thái học, như khả năng thích ứng, tính thích nghi về sinh sản và tính chống

chịu, nghĩa là khả năng sinh sản của con cháu trong suốt một thời gian dài. Xét về mặt số lượng và tính chất, chia các đặc điểm của quần thể thành hai loại:

- Các đặc điểm có liên quan với tương quan số lượng và cấu trúc

- Các đặc biểu thị thuộc tính di truyền chung của quần thể.

Quá trình hình thành quần thể là một quá trình lịch sử. Quá trình này biểu hiện mối quan hệ của nhóm cá thể đó với môi trường chung quanh. Quần thể là một thể thống nhất, nó

đảm bảo cho sự phát triển, tồn tại trong các điều kiện cụ thể của môi trường. Mỗi quần thể có

một tổ chức, một cấu trúc riêng. Những cấu trúc này biểu hiện các đặc tính của quần thể.

2. Quần xã sinh vật

Là một tập hợp các quần thể sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) cùng sống trong một sinh

cảnh xác định, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, liên hệ với nhau bởi những đặc trưng

chung về sinh thái học mà các thành phần cấu thành quần xã (cá thể và quần thể) không có. Quần xã

là một tập hợp các sinh vật, ở đó chúng tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng.

Quần xã được mang tên của loài hay nhóm loài chiếm ưu thế hoặc mang tên sinh cảnh

(ví dụ: quần xã đáy đá, quần xã cồn cát...).

2.1. Những đặc trưng của quần xã

2.1.1. Cấu trúc về loài

Cấu trúc này phản ánh tính phức tạp về số lượng loài và vai trò của mỗi loài trong quần

xã tức là vị trí của chúng trong chuỗi thức ăn, tính ưu thế hay thứ yếu, số lượng cá thể của nó.

Những quần xã phân bố rộng trong những điều kiện không đồng nhất, số lượng loài thường

đông. Những quần xã đang được hình thành hay quần xã đang suy thoái số lượng loài ít nhưng số lượng cá thể lại đông, mức đồng đều thấp. Những quần xã đạt được trạng thái cao đỉnh (climax) và

ổn định số lượng loài đông nhất, số lượng cá thể thấp, mức đồng đều cao. Nếu từ cực tới xích đạo

thì trong quần xã số lượng loài tăng, số lượng cá thể giảm.

2.2. 2. Cấu trúc về kích thước cơ thể

Page 33: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 32

Cấu trúc về kích thước của các quần xã phụ thuộc vào các cá thể hình thành nên các quần

thể của sinh vật tự dưỡng, dị dưỡng và sinh vật phân huỷ. Khi quần thể tăng số lượng thì kích

thước và hoạt tính năng lượng tương đối của cá thể giảm. Trong tự nhiên ta có thể gặp những

quần thể có kích thước lớn thì nhịp điệu sinh sản và số lượng cá thể giảm, mức độ tổ chức của cơ

thể phức tạp hơn, tuổi thọ và mức tăng trưởng tuyệt đối tăng. Theo G.Hutchinson (1967): những

loài chiếm vị trí giống nhau trong chuỗi thức ăn mà ở cùng trong một sinh cảnh thì chúng phải khác nhau về kích thước thân hoặc bộ máy dinh dưỡng ít nhất là 1,3 lần. Nhờ đó các loài tránh

được sự chồng chéo về ổ sinh thái và đảm bảo cho chúng chung sống trong cùng một sinh cảnh.

2.2.3. Cấu trúc về không gian

Một trong những đặc trưng của quần xã sinh vật là sự phân bố của các quần thể theo các

gradien của các yếu tố môi trường, hình thành nên cấu trúc phân bố trong không gian thành lớp

hay tầng theo mặt phẳng nằm ngang (ví dụ rừng nhiệt đới thường gồm 4-5 tầng từ thấp đến cao:

thảm rừng chịu sáng kém và ưa ẩm (tầng cây bụi, tầng cây chịu bóng, tầng cây ưa sáng...). Ngay

trong mặt phẳng nằm ngang sinh vật cũng thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất cho chúng hoặc trong cùng một loài, sinh vật cũng chia thành nơi ở, nơi kiếm ăn riêng...

Trong điều kiện tập trung nhiều loài thì mối liên hệ sinh học giữa chúng càng rõ rệt. Nếu xuất hiện sự cạnh tranh giữa một số loài nào đó thì buộc chúng phải phân ổ sinh thái

nhằm làm giảm sự cạnh tranh. Những loài cùng chiếm một ổ sinh thái hoặc những ổ sinh thái

giống nhau của những vùng địa lý khác nhau gọi là "sự tương đồng sinh thái".

Trong phân bố theo chiều ngang ta còn gặp những vùng gọi là vùng đệm, đó là những

vùng chuyển tiếp giữa hai hoặc hơn hai vùng của hai hoặc hơn hai quần xã khác nhau. Vùng đệm

thường có diện tích nhỏ hơn hai vùng chính và trong đó có những loài đặc trưng cho vùng đệm và

những loài thuộc vùng chúng xâm nhập vào tạo nên phức hệ có nguồn gốc pha tạp. Cũng có

những trường hợp số lượng loài nào đó và mật độ quần thể của vùng đệm cao hơn so với vùng

chính. Khuynh hướng làm tăng tính đa dạng và mật độ sinh vật ở biên các quần xã được gọi là

"hiệu suất biên" hay "hiệu suất cạnh". Những vùng đệm như thế có nhiều trong thiên nhiên: vùng

cửa sông, vùng trung du...

2.2.4. Cấu trúc về dinh dưỡng

Các thành phần của quần xã sinh vật có thể phân thành các nhóm khác nhau, phụ thuộc về phương diện dinh dưỡng. Có thể phân loại chúng thành 3 nhóm trong chuỗi dinh dưỡng như sau:

2.2.4.1. Sinh vật sản xuất (P) hay sinh vật tự dưỡng

Đại bộ phận là cây xanh và một số nấm và vi khuẩn, chúng có khả năng sử dụng năng lượng

mặt trời, muối khoáng, nước và CO2 để tạo nên hợp chất hữu cơ đầu tiên (gluxit, protit, lipit).

2.2.4.2. Sinh vật tiêu thụ (C)

Hay sinh vật dị dưỡng: tiêu thụ các chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ, được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm sinh vật tiêu thụ bậc I: tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất, gồm các động vật ăn

cỏ, ăn cơ thể sinh vật sản xuất, các động vật và thực vật ký sinh trên cây xanh cũng thuộc loại này.

- Nhóm sinh vật tiêu thụ bậc II: ăn các sinh vật tiêu thụ bậc I, chúng gồm các động vật ăn

thịt, ăn các động vật ăn thịt khác.

- Nhóm sinh vật tiêu thụ bậc III: sống bằng sinh vật tiêu thụ bậcII. Đó là các động vật ăn

thịt, ăn các động vật ăn thịt khác

2.2.4.3. Sinh vật phân huỷ (D)

Chủ yếu là nấm và vi sinh vật, chúng tham gia vào việc phân giải chất hữu cơ từ phức tạp đến

đơn giản để trả lại cho môi trường những nguyên tố ban đầu.

Page 34: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 33

Mối quan hệ dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất đến sinh vật phân huỷ tạo nên chuỗi thức ăn

trong quần xã:

Thực vật: Vật tiêu thụ bậc I, Vật tiêu thụ bậc II, Vật tiêu thụ bậc III. Sinh vật tiêu hủy.

Tổ hợp các chuỗi thức ăn trong thiên nhiên được gọi là lưới thức ăn. Chuỗi thức ăn

không thể kéo dài vô tận do sự hao phí năng lượng từ bậc dinh dưỡng này tới bậc dinh dưỡng

khác. Do đó tổng năng lượng chứa trong bậc dinh dưỡng cao lại thấp hơn tổng năng lượng

chứa trong bậc dinh dưỡng thấp để hình thành nên tháp năng lượng. Về mặt số lượng và sinh

vật lượng theo thứ tự các bậc cũng tạo nên tháp tương tự: tháp số lượng và tháp sinh vật lượng. Cả ba tháp trên gọi chung là tháp sinh thái (tháp số lượng biểu thị số lượng cá thể của

từng loài trong quần xã; tháp sinh vật lượng biểu thị trọng lượng khô hay nhiệt lượng của từng

loài. Trong nghiên cứu, khi cần nhấn mạnh vai trò của các sinh vật có kích thước nhỏ, người

ta thường dùng tháp số lượng. Khi cần nhấn mạnh vai trò của sinh vật có kích thước lớn,

người ta thường dùng tháp sinh vật lượng)

III. Hệ sinh thái 1. Định nghĩa

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các sinh vật tác động qua lại với môi trường bằng

các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần

hoàn vật chất (sự trao đổi chất giữa các phần tử hữu sinh và vô sinh)

Hệ sinh thái là đơn vị chức năng của cơ bản của sinh thái học bởi vì nó bao gồm cả sinh vật (quần xã sinh vật) và môi trường vô sinh. trong đó mỗi phần này lại ảnh hưởng đến phần kia và cả hai đều cần thiết để duy trì sự sống dưới dạng như đã tồn tại trên trái đất

Các hệ sinh thái có qui mô lớn nhỏ rất khác nhau. Nó có thể bé như một bể nuôi cá,

một hốc cây, trung bình như ao, hồ, đồng cỏ và có thể rộng lớn như đại dương...Tập hợp tất cả hệ sinh thái trên bề mặt trái đất làm thành sinh quyển.

2. Cấu trúc của hệ sinh thái

Tham gia cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm các thành phần sau đây:

Một hệ sinh thái có thể được mô tả bằng hai cách: cấu trúc theo thành phần và cấu trúc và

chức năng.

trúc theo chức năng

+ + =

2.1. Cấu trúc thành phần

Hệ sinh thái là một thể thống nhất giữa quần xã sinh vật và môi trường vật lý, hóa học.

- Môi trường bao gồm:

+ Những chất vô cơ: C, N2, CO2, O2, H2O...

+ Những chất hữu cơ: gluxit, lipit, protit...

Môi trường vô sinh

- Các chất vô cơ (C, N, CO2,

H2O, O2...) tham gia văo chu trnh

tuần hoăn vật chất - Các chất hữu cơ (protein, gluxit,

lipit...liên kết giới vô sinh với hữu

sinh - Chế độ khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ,

độ ẩm và các yếu tố vật lý khác).

Quần thể sinh vật - Các sinh vật sản xuất (sinh

vật tự dưỡng)

- Sinh vật tiêu thụ: chủ yếu lă sinh vật ăn sinh vật khác (tiêu

thụ bậc 1, 2, 3...) - Sinh vật hoại sinh: vi sinh vật, đất nấm...

HỆ

SINH

THÁI

Page 35: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 34

+ Sinh vật phân hủy

- Quần xã sinh vật gồm:

+ Sinh vật sản xuất

+ Sinh vật tiêu thụ

+ Sinh vật phân hủy

Hầu hết các hệ sinh thái đều có đầy đủ các thành phần trên, nhưng cũng có hệ

sinh thái không đầy đủ, ví dụ hệ sinh thái đáy nước thiếu vật sản xuất, phải lấy nguồn thức ăn từ

bề mặt, hệ sinh thái đô thị thiếu nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm phải lấy từ nông thôn...

2.2. Cấu trúc theo chức năng gồm

- Các quá trình chuyển hoá năng lượng

- Chuỗi thức ăn

- Các chu trình sinh-địa-hóa

- Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian

- Quá trình phát triển và tiến hóa

- Các quá trình điều khiển

Một hệ sinh thái ổn định là một hệ sinh thái mà 4 phạm trù đầu đạt được trạng thái cân

bằng động một cách tương đối, nó cũng là kết quả của các quá trình điều chỉnh, tức là xác lập

được sự cân bằng của các mối liên hệ thuận nghịch trong khuôn khổ của chu trình vật chất và

dòng năng lượng chung, của tính đa dạng về cẩu trúc và của chuỗi thức ăn.

3. Đặc điểm của các hệ sinh thái

Tất cả các hệ sinh thái đều có những đặc điểm cơ bản xác định về cấu trúc và chức

năng. Quan trọng nhất là tất cả các hệ sinh thái có các thành phần vô sinh và sinh vật, giữa

chúng có sự trao đổi năng lượng và vật chất.

Trong tự nhiên tồn tại hai loại hệ thống cơ bản, đó là:

- Hệ thống kín: ở đó vật chất và năng lượng trao đổi trong phạm vi hệ thống.

- Hệ thống hở: trong đó có các hệ sinh thái, vật chất và năng lượng đi qua ranh giới

của hệ thống. Vật chất và năng lượng đi vào hệ thống gọi là dòng vào (input), đi ra gọi là

dòng ra (output). Vật chất, năng lượng trao đổi giữa các thành phần trong hệ thống gọi là

dòng nội lưu. Tùy theo mức độ mà sự phân biệt hệ thống kín hay hở có ý nghĩa tương đối, ví

dụ một dòng suối là một hệ thống hở hơn là một hệ thống ao hồ.

Sự phản hồi là một đặc điểm của tất cả các kiểu hệ thống (hệ thống kín và hở). Nó

xuất hiện khi có sự thay đổi của một trong các thành phần của hệ thống và sau đó bắt đầu một

loạt các thay đổi trong các thành phần khác và cuối cùng "phản hồi" trở lại thành phần ban

đầu. Người ta phân ra hai loại phản hồi: phản hồi tiêu cực và tích cực

- Phản hồi tiêu cực: là trường hợp tương đối phổ biến và là cơ chế để có thể đạt được

và duy trì được sự cân bằng, ổn định trong hệ sinh thái. Phản hồi tiêu cực có hiệu ứng làm

giảm nhịp điệu thay đổi trong thành phần mà thành phần đó là nguồn gốc của một loạt thay đổi.

- Phản hồi tích cực: ít xảy ra hơn. Trong phản hồi tích cực, sự thay đổi một thành phần

hệ thống gây ra một loạt thay đổi, cuối cùng dẫn đến việc tăng cường tốc độ thay đổi ban đầu.

Vì vậy phản hồi tích cực làm mất cân bằng. Hiện tượng ô nhiễm nước trong ao hồ là một ví

dụ tốt về phản hồi tích cực. Nước ao hồ bị ô nhiễm làm cho cá chết. Khi cá chết thối rữa làm

nước bị ô nhiễm hơn và hậu quả ô nhiễm đó lại gây cho cá chết nhiều hơn. Như vậy tốc độ cá

chết có thể làm tăng quá trình phản hồi tích cực.

Page 36: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 35

4. Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất trong hệ sinh thái

Hoạt động quan trọng nhất của các hệ sinh thái nói riêng hay trong thiên nhiên nói

chung chính là quá trình tổng hợp và phân hủy các chất

4.1. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ

Được thực hiện bởi quá trình quang hợp của các cây xanh, vi khuẩn và một số loài

nấm và quá trình hóa tổng hợp của một số nấm và vi khuẩn.

+ Quang hợp của cây xanh nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời:

222

E

men22 OOHOCHOHCO +++ →

+ Quang hợp của vi khuẩn: không có sự tham gia của nước mà có thể là một chất vô

cơ chứa lưu huỳnh. Quá trình quang hợp này không làm xuất hiện oxi phân tử.

+ Quá trình tổng hợp không cần ánh sáng mặt trời nhưng lại đòi hỏi oxi để oxi hóa các

chất. Vi khuẩn hóa tổng hợp lấy năng lượng từ các phản ứng oxi hóa các chất vô cơ đơn giản

để đưa CO2 vào thành phần tế bào, ví dụ:

N++

→ N+++

; Fe++

→ Fe+++

4.2. Quá trình phân hủy

Quá trình ngược lại với quá trình tổng hợp. Quá trình phân hủy thông qua các hoạt động như hô hấp của sinh vật để thải ra CO2 hay hô hấp kỵ khí do các vi sinh vật sống hoại sinh, hay sự lên men của các chất hữu cơ do vi sinh vật.

Nhờ hai quá trình này diễn ra trong lịch sử của sự sống mà trạng thái môi trường

chung biến đổi từ môi trường khử sang môi trường oxi hóa và nhờ quá trình sản xuất chiếm

ưu thế nên trong sinh quyển hình thành nguồn lợi sinh học cũng như nhiều tài nguyên khác

như: than đá, dầu mỏ, khí đốt...Hai quá trình trên tồn tại xác lập nên tỷ số CO2/O2 ổn định

trong khí quyển, thuận lợi cho sự sống.

5. Năng lượng trong hệ sinh thái 5.1. Dòng năng lượng

Sự tồn tại các hệ sinh thái hay sinh quyển là nhờ nguồn năng lượng của mặt trời. Năng

lượng của mặt trời khi xâm nhập vào hệ làm cho hệ vận động (sinh trưởng và phát triển), sản

phẩm cuối cùng của hệ là nhiệt và các chất chứa năng lượng được tạo thành mà con người và

sinh vật có thể sử dụng cho cuộc sống của mình. Cũng như các hệ thống không sống, hoạt động

của hệ sinh thái tuân theo các quy luật nhiệt động học: năng lượng chuyển từ dạng này sang

dạng khác và mất đi dưới dạng nhiệt hay dưới dạng thế năng khác. Hơn thế nữa, năng lượng

mặt trời chiếu xuống hành tinh quá dư thừa, song chỉ khoảng 50% xâm nhập vào hệ và thực vật chỉ có thể sử dụng năng lượng này để cho ra tổng năng lượng sơ cấp nguyên khai 0,1-0,4%

tổng năng lượng bức xạ mặt trời.

5.2. Những khái niệm về năng suất sinh học

5.2.1. Năng suất sinh học (biological productivity) là khả năng về sự hình thành mới

các sinh khối một cách liên tục do sự sinh sản và tăng trưởng của sinh vật. Như vậy, năng suất sinh học của một hệ sinh thái cao hay thấp phụ thuộc trước hết vào quần xã sinh vật và những

điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, sinh trưởng và sinh sản của sinh vật để tạo nên khối lượng

sinh vật mới.

Page 37: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 36

5.2.2. Sản lượng sinh vật (biological production) là một phần của sản lượng chất hữu

cơ có nguồn gốc sinh vật, tức là một phần chất hữu cơ được tạo ra bởi sinh vật trong một

khoảng thời gian xác định và được đo bằng các đơn vị khối lượng hay năng lượng.

Sản lượng sinh vật được chia thành sản lượng sinh vật sơ cấp và sản lượng sinh vật thứ cấp .

- Sản lượng sinh vật sơ cấp được tạo thành do quá trình quang hợp và hóa tổng hợp

của thực vật và một số loài nấm. Gồm:

+ Sản lượng sơ cấp thô (Pg): là chất hữu cơ được tạo thành do quang hợp và hóa tổng

hợp gồm cả phần sinh vật sản xuất sử dụng cho mình và phần tích tụ lại mà sinh vật dị dưỡng

có thể sử dụng được.

+ Sản lượng sơ cấp nguyên (PN): chính là sản phẩm còn lại được tích tụ lại trong cơ

thể sinh vật, có thể được sinh vật dị dưỡng tiêu thụ.

- Sản lượng sinh vật thứ cấp: là sản phẩm hữu cơ được tích tụ lại trong cơ thể sinh vật dị dưỡng.

- Khối lượng sinh vật hay sinh khối (biomass): là khối lượng tức thời của sinh vật trong một hệ sinh thái. Giữa sinh khối và sản lượng sinh vật có mối quan hệ với nhau theo

công thức:

Bt2 + P(t1 - t2) + Bt1 - P'

Trong đó: Bt1 và Bt2 là sinh khối ở thời điểm t1 và t2

P là sản lượng sinh vật, P' là sản lượng sinh vật bị hao hụt trong thời gian từ t1 đến t2.

- Sản lượng sinh vật riêng (P/B): là sản lượng sinh vật của một đơn vị sinh khối trung

bình trong một khoảng thời gian nhất định. Những cơ thể có kích thước nhỏ hệ số này thường

lớn, chứng tỏ khả năng tái sản xuất của chúng thường cao so với những sinh vật có kích thước

lớn.

VI. Các chu trình sinh - địa - hóa Các nguyên tố hóa học bao gồm cả các nguyên tố cơ bản tham gia vào thành phần của

chất nguyên sinh, thường tuần hoàn trong sinh quyển theo các con đường đặc trưng. Chúng từ

môi trường ngoài đi vào cơ thể các sinh vật rồi lại đi ra ngoài môi trường. Vòng chuyển động

khép kín đó của vật chất được gọi là các chu trình sinh-địa-hóa học. Có thể gọi sự vận chuyển

của các nguyên tố cần thiết cho sự sống và các hợp chất vô cơ là chu trình các chất dinh

dưỡng. trong sinh quyển tồn tại hai kiểu chu trình sinh-địa-hóa học:

- Chu trình các chất khí vốn có nguồn dự trữ lớn trong sinh quyển hoặc thủy quyển

như chu trình nitơ, CO2 và oxi. Các chu trình này có khả năng tự điều chỉnh nhanh khi có sự

hủy hoại cục bộ ở mức độ nhất định. Ví dụ: ở nơi nào đó có sự tăng cường quá trình oxi hóa

hoặc đốt cháy, hàm lượng oxi giảm, còn CO2 dư thừa sẽ nhanh chóng phát tán theo gió, hoặc

tăng cường hấp thu CO2 của cây xanh và quá trình tạo thành cacbonat.

- Chu trình các chất lắng đọng (trầm tích), đặc biệt có sự tham gia của các nguyên tố như photpho và sắt thì thường rất kém hoàn thiện hoặc dễ bị phá hủy do sự biến đổi cục bộ. Đây chính là do các nguyên tố này có nguồn dự trữ nhỏ, thường ít di chuyển trong vỏ quả đất. Vật chất quay vòng tùy thuộc vào hoạt động của các quần xã sinh vật. Tốc độ vận

động phụ thuộc vào cấu trúc và hoạt động chức năng của quần xã và điều kiện đảm bảo cho

hoạt động đó. Mỗi nguyên tố trong quá trình chu chuyển có thể hoàn thành toàn bộ chu trình

hay chỉ tham gia vào từng công đoạn rồi lại tách ra vào môi trường hay lắng đọng đi vào

nguồn dự trữ (than đá, dầu mỏ...)

1. Chu trình của các chất khí

1.1. Chu trình toàn cầu của CO2 và H2O

Page 38: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 37

1.1.1. Chu trình CO2 được hình thành do hô hấp của sinh vật, các phản ứng oxi hóa

và do hoạt động của núi lửa phun ra. CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Nhờ hai

quá trình tổng hợp và phân hủy các chất mà CO2/O2 ổn định. Do hoạt động của con người mà

tỷ số CO2/O2 đang thay đổi (đốt rừng, phát triển công nghiệp, giao thông vận tải...). Đầu thời

kỳ cách mạng công nghiệp hàm lượng CO2 là 290 ppm; 1958 là 315 ppm; 1970 là 321 ppm;

1980 là 335 ppm.

1.1.2. Chu trình nước: Nước chứa trong khí quyển không lớn, tốc độ quay vòng

nhanh, thời gian lưu lại ngắn hơn so với CO2. Sự chu chuyển của nước nhờ năng lượng mặt trời. Trong chu trình nước có hai vấn đề đáng lưu ý:

- Biển mất nước do bốc hơi lớn hơn lượng nước nhận được do mưa còn trên trái đất liền ngược lại.

. - Lượng nước ngầm đang bị thu hẹp do hoạt động của con người.

1.2. Chu trình của nitơ

Nitơ là khí trơ song do quá trình quang hóa và điện hóa trong thiên nhiên mà nó trở

thành nitơ liên kết (NO, NO2) rồi chuyển vào các hệ sinh thái. Theo Hutchison (1957): một

năm sinh quyển cố định 140-170mg N/m2. Nitơ còn được cố định bởi các vi khuẩn hiếu khí,

kỵ khí, vi khuẩn sống cộng sinh, một số loài tảo...Thực vật đã sử dụng nitơ dưới dạng muối để tạo nên sinh chất. Những chất chứa nitơ khi bị phân hủy lại trả cho môi trường dưới dạng N2

hoặc các muối chứa nitơ.

1.3. Chu trình của lưu huỳnh

Lưu huỳnh trong khí quyển ở dạng H2S không lớn như là nguồn lưu huỳnh dự trữ

trong đất, chu trình này có nhiều nét rất đặc trưng, có sự phân công cho các nhóm hoàn thành

những phản ứng xác định: oxi hóa hoặc khử:

H2S → S → SO4: do vi khuẩn lưu huỳnh không màu, màu xanh hoặc đỏ đảm nhận

SO4 → H2S: do disunfovibrio khử kỵ khí

H2S → SO4: do thiobacillus oxi hóa hiếu khí sulfit

S (hữu cơ) → SO4 → H2S: do vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí tương ứng

Khí H2S được thoát lên và vào khí quyển do hoạt động của vi sinh vật ở trầm tích và

đáy nước sâu. Muối sulfat (SO4) là dạng chủ yếu được sinh vật tự dưỡng khử để đưa lưu

huỳnh vào thành phần của protit. Trong hệ sinh thái lưu huỳnh được sử dụng không nhiều cho

nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của động, thực vật không lớn.

2. Chu trình photpho và các chất lắng đọng

2.1. Chu trình photpho

Photpho là nguyên tố rất quan trọng tham gia vào các hoạt động chức năng của tế bào và

được thực vật hấp thụ dưới dạng P2O5 rồi chuyển hóa trong chuỗi thức ăn và hoàn lại cho môi

trường. Nguồn dự trữ photpho không lớn và ở dạng quặng hoặc các trầm tích khác của vỏ trái

đất, quặng bị phong hóa trở thành photpho rồi trở vào các quần xã sinh vật. Sự mất photpho

nước rửa trôi vào biển sâu lớn hơn photpho hoàn trả lại cho môi trường nên về lâu dài photpho

sẽ ngày một giảm. Ví dụ: hàng năm trên thế giới khai thác 1-2 triệu tấn photpho nhưng hoàn trả lại photpho cho đất chỉ xấp xỉ 60.000 tấn.

2.2. Chu trình các chất lắng đọng

Các chất lắng đọng gắn bó với đất nhiều hơn so với các chất khí. Sự tuần hoàn của chúng gây

ra do xói mòn, rửa trôi, hoạt động của núi lửa và sự vận chuyển sinh học.Dưới đây là số liệu

đánh giá về sự vận chuyển các chất lắng đọng ra biển

V. Su phát triên và tiên hóa của hê sinh thái 1. Sự diễn thế

Page 39: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 38

Sự phát triển của hệ sinh thái có tên chung là sự diễn thế sinh thái. Đó là sự thay đổi cấu

tạo các loài và các quá trình của quần thể theo thời gian. Nếu không có tác động hủy hoại từ bên

ngoài thì sự diễn thế là một quá trình định hướng và có thể dự đoán được. Diễn thế xảy ra do

những thay đổi của môi trường vật lý dưới tác động của các quần xã sinh vật và do những mối tương tác cạnh tranh chung sống ở mức quần thể vì vậy diễn thế được kiểm soát bởi các quần thế sinh vật mặc dù môi trường vật lý xác định đặc tính và tốc độ của những biến đổi và cũng thường

giới hạn phạm vi của sự phát triển.

Như vậy, thực chất của diễn thế là một quá trình thay thế quần xã này bằng một quần

xã khác cho tới khi có được một quần xã ổn định

Quần xã ở giai đoạn khởi đầu của sự diễn thế gọi là quần xã tiên phong, còn quần

xã ổn định cuối cùng gọi là quần xã cao đỉnh

Diễn thế được chia thành nhiều loại:

-Nếu xét về động lực thì diễn thế chia ra thành: tự diễn thế và ngoại diễn thế.

+ Tự diễn thế (Autogene succession ) được tạo ra bởi những môi trường tác nội tại.

+ Ngoại diễn thế xảy ra do lực của môi trường ngoài (đều đặn: bão,cháy ...)

- Nếu xét theo giá thể của quần xã có:

+ Diễn thế nguyên sinh: Trước đó chưa có mặt quần xã sinh vật

+ Diễn thế thứ sinh: Trước đã có một quần xã nhưng bị hủy hoại, nay đang thiết lập

một quần xã mới.

- Dựa vào hai quá trình sản xuất và phân hủy có:

+ Dưỡng thế tự dưỡng (autotrophage succession ): P /R>1

+ Dưỡng thế dị dưỡng (hereophage succession): P/R<1

Trong quá trình diễn thế P/R thay đổi và tiến tới 1 khi hệ sinh thái đạt được trạng thái

cao đỉnh và ổn định.

Từ quần xã ban đầu (tiên phong) đến trạng thái cao đỉnh xảy ra hàng loạt các giai đoạn

với các quần xã chuyển tiếp gọi là dãy diễn thế .

Quá trình diễn thế của hệ sinh thái làm thay đổi hàng loạt các chỉ số của 5 phạm trù

chính (vấn đề năng lượng, chu trình các nguyên tố tạo sinh, loài, cấu trúc của hệ, tính ổn

định). Đó là:

- Sinh thái (B) và lượng mùn bã hữu cơ tăng lên

- P chung tăng nhờ tăng sản lượng sơ cấp, sản lượng thứ cấp ít thay đổi

- PN giảm

- R tăng

- P/R tăng tiến tới 1

- B/P tăng hay P/B giảm

- Chu trình sinh địa hóa ngày một khép kín

- Thời gian quay vòng của các nguyên tố nhanh và trữ lượng các nguyên tố quan trọng

tăng lên

- Càng nhiều nguyên tố tạo sinh được duy trì và gìn giữ trong hệ.

- Thành phần loài của quần xã thay đổi theo hướng phức tạp hóa.

- Mức đồng đều một chỉ số của tính đa dạng của các loài tăng lên

- Kích thước của cơ thể và các giai đoạn của chu kỳ sống tăng lên.

- Ở chừng mực đáng kể, các mối tương tác đương, nhất là cộng sinh tăng lên

- Tính chống chịu của hệ tăng lên, tính mềm dẻo giảm

Page 40: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 39

- Hiệu suất sử dụng năng lượng và các nguyên tố tạo sinh tăng.

2. Quần xã cao đỉnh (climax)

Là quần xã cuối cùng hay ổn định của dãy diễn thế. Về lý thuyết quần xã cao đỉnh duy

trì rất lâu và tất cả các thành viên có cấu trúc của nó cân bằng với nhau và cân bằng với môi trường

vật lý. Ở quần xã cao đỉnh P/R tiến tới 1./.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Trình bày cấu trúc, thành phần và năng lượng trong các hệ sinh thái.

2. Nêu quần thể sinh vật và những đặc trưng của quần thể sinh vật.

3. Mô tả các chu trình sinh địa hóa.

4. Trình bày sự diễn thế của quần thể sinh vật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thư viện giáo trình điện tử, Giaotrinh.khoahocmoitruong

http://ebook.edu.net.vn,

2. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nội.

3. Cao Liêm, Phạm Văn Khê, Nguyễn Thị Lan (1998), Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp.

4. Lưu Đức Hải ( 2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Vũ Trung Tạng (2000), Cở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

7. Mai Đình Yên (2000), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

8. Begon, M.,J.L.Harper, C.R.Townsend (2005), Ecolgy: Individuals, Populations and

Communities, Blachwell Science.

Page 41: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 40

HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP

KIỂM SOÁT SÂU BỆNH VÀ CỎ DẠI I. Hệ sinh thái nông nghiệp 1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ sinh thái nông nghiệp

1.1. Quá trình tiến hóa của sinh giới

Cùng với xuất hiện lao động và tiếng nói đã hình thành xã hội loài người trải qua

khoảng 6000 năm trước đây. Cũng như mọi sinh vật, ngay từ buổi đầu xuất hiện, con người

đã tác động vào môi trường thiên nhiên xung quanh để sống. Sự can thiệp của con người vào

tự nhiên mô tả qua các giai đoạn sau:

Qua quá trình phát triển, con người thích nghi dần với thiên nhiên. Theo thời gian, các

hoạt động sống của con người ngày càng nâng lên ở trình độ cao hơn, khai thác, sản xuất các

sản phẩm lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn.

1.2. Ba giai đoạn phát triển lịch sử của nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp được mô hình hóa bằng sơ đồ sau, dựa trên phương thức và

công cụ để chia giai đoạn.

Sơ đồ 1. Tác động của con người vào thiên nhiên trong hoạt động nông nghiệp

1.2.1. Giai đoạn nông nghiệp thủ công

Giai đoạn này bắt đầu từ khi con người biết làm ruộng và chăn thả (vào thời đại đồ đá

giữa) tới cuối thế kỷ XVII. Đặc trưng của giai đoạn này là con người tác động tới thiên nhiên

chủ yếu bằng sức lao động (lao động sống) cơ bắp đơn giản, vật tư kỹ thuật đơn giản, còn trí

tuệ chủ yếu là kinh nghiệm. Do đó sản phẩm nông nghiệp chưa nhiều, dân cư thưa thớt, nhu

cầu lương thực, thực phẩm chưa nhiều, bởi vậy sự tác động của con người vào thiên nhiên còn

hạn chế.

1.2.2. Hoạt động nông nghiệp với vật tư kỹ thuật phát triển

Còn gọi là giai đoạn Nông nghiệp cơ giới hóa. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 18 đến những

năm 70 của thế kỷ 20. ở giai đoạn này đặc trưng nổi bật là nhu cầu lương thực, thực phẩm

ngày càng tăng (hiện tượng “bùng nổ dân số”), thế giới trải qua những cuộc khủng hoảng

thiếu trầm trọng nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực. “Cuộc cách mạng xanh” và “5 hóa”

(cơ khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, sinh học hóa và điện khí hóa) trong nông nghiệp đem

lại những lợi ích to lớn, song bên cạnh đó là những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi

trường, hủy hoại sinh thái mà chúng đem lại không phải là nhỏ.

1.2.3. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở khoa học

Còn gọi là giai đoạn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sinh thái học, tối ưu hóa sản xuất với tư tưởng hệ thống hay theo chiến lược tái sinh bền vững. Tức là làm nông nghiệp phù hợp

H¸i l-

ượm S¨n b¾t vµ ®¸nh

Ch¨n th¶

N«ng nghip

C«ng nghip hêa

§« thÞ hêa

Siªu c«ng nghip

Con ng-ư

Thiªn nhiªn

TrÝ tu (III) VỊt t, c«ng c (II) Lao ®ĩng sỉng

Page 42: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 41

với các quy luật khách quan của tự nhiên, dựa vào trí tuệ của con người để điều khiển hoạt động hài hòa các hệ thống sản xuất nông nghiệp và KHKT lúc này thực sự trở thành lực

lượng sản xuất trực tiếp.

2. Vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm

2.1. Những lương thực thực phẩm chủ yếu

Ở các nước, thường người ta dùng chung một danh từ là thực phẩm để chỉ các loại sản

phẩm đưa vào nuôi dưỡng con người, trong đó có thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng, khoai, ...

Tất cả các sản phẩm này đều có các chất dinh dưỡng cần thiết, tuy nhiên ở mức độ và tỷ lệ khác nhau. Căn cứ vào mức độ trồng, nuôi nhiều hay ít, tùy tập quán dân tộc hay vùng địa lý

... mà người ta chia làm 2 loại chính các sản phẩm nông nghiệp: lương thực, thực phẩm song

chỉ có tính ước lệ.

2.2. Lương thực

Thường gọi tất cả các sản phẩm nông nghiệp có nhiều glucid và nguồn cung cấp nhiệt lượng chủ yếu trong bữa ăn. Đó là lúa gạo, mì, ngô, ...

2.3. Thực phẩm và rau quả

Là các loại sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà trong ngũ

cốc không có.

2.4. Nạn đói và thiếu thức ăn

Theo số liệu thông báo của FAO, tính đến năm 1989, thế giới có khoảng 5.200 triệu

người và tính trung bình cứ 10 người có 1 người đói. Ngoài số người đói kinh niên, thường

xuyên có 500 triệu người thiếu ăn, số người này tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển

và chậm phát triển.

Trong thế giới hiện đại, nạn đói nghèo nguyên nhân do đâu ? Trả lời câu hỏi này

không hoàn toàn đơn giản.

2.5. Nạn đói nghèo là hậu quả của sự gia tăng dân số

Người ta ước tính, với tỷ lệ tăng dân số hiện nay, thì dân số thế giới 1 phút tăng thêm

170 người, 1 ngày tăng thêm 240.000 người và hàng năm tăng thêm 90 triệu người. Sự gia

tăng dân số quá nhanh so với tổng sản lượng lương thực. Ví dụ: tới cuối thế kỷ XX này dân số

thế giới đạt 6 tỷ người, để nuôi sống thêm 1 tỷ người ở mức sống hiện nay, tổng sản lượng

lương thực phải tăng 40% trong đó năng suất cây trồng phải tăng 20%. Song thực chất sự gia

tăng sản lượng lương thực lại rất thấp 1,7% năm.

2.6. Chế độ chính trị - kinh tế xã hội

Chế độ chính trị - kinh tế xã hội là hàng rào cản trở sản xuất lương thực thực phẩm. Vài ví

dụ sau phản ánh rõ nét vấn đề này:

− Nước Mỹ là 1 trong số các quốc gia giàu có nhất thế giới. Theo F.A.O, nước Mỹ hàng

năm sản xuất 17% sản lượng lương thực thế giới và chiếm tới 42,9% lượng xuất khẩu

lương thực. Song hàng nghìn người dân Mỹ vẫn lâm vào cảnh đói, thiếu ăn.

− Năm 1974, lũ lụt đã phá hủy hàng nghìn héc ta đất trồng lúa ở Bangladesh, hàng triệu

người dân nghèo lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu ăn và chết đói. Trong khi đó, cũng ở đất nước này, một số vùng lại bội thu, ở một số thành phố lớn có khoảng 4 triệu tấn gạo dự trữ

trong kho. Người đói vẫn đói vì họ nghèo không đủ tiền để mua gạo.

− Năm 1978 một công ty lớn của Mỹ đã đấu thầu khoảng 2300 héc ta đất trồng cây lương

thực của Guatemala dùng để trồng bông xuất khẩu. Người dân bản xứ không có đất để trồng trọt, họ phải vào làm thuê cho công ty với đồng lương rẻ mạt, không đủ tiền để mua

lương thực và nạn đói đã xảy ra ở hàng vạn người dân nước này.

2.7. Sự mất cân bằng trong tiêu thụ

Page 43: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 42

Trung bình 1 người dân Bắc Mỹ sử dụng 900 kg ngũ cốc/năm, nhưng chỉ có 90kg

dùng làm lương thực, còn lại 810 kg họ dùng làm thức ăn cho súc vật để sản xuất thịt, trứng

và sữa. Tại Ấn độ, theo F.A.O (1989) trung bình 1 người dân chỉ có 180 kg/năm.

2.8. Thiên tai, dịch bệnh

Những thiệt hại lương thực thực phẩm do thiên tai, sâu hại và chuột phá hoại mùa

màng. Số liệu của F.A.O, hàng năm trên thế giới sản phẩm nông nghiệp bị thiệt hại do chuột,

sâu bọ ước tính khoảng 15-20%, riêng sản phẩm ngũ cốc mất đi có thể nuôi sống được

khoảng 130 triệu người. Ngoài ra, người nông dân còn chịu cảnh lũ lụt, hạn hán mất mùa ...

2.9. Phá hoại sản xuất do chiến tranh

Theo tính toán của Hội nghị Quốc tế về giải trừ quân bị năm 1977, tổng chi phí tất cả quốc gia cho quân sự và vũ trang ước tính khoảng 1 tỷ đô la Mỹ/ngày. Nếu như số tiền đó đầu

tư cho phân bón, thủy lợi thì hàng triệu người sẽ sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Điều này

chưa tính tới những tàn phá do chiến tranh, những thiệt hại to lớn về người và của cải vật chất do chiến tranh gây ra.

3. Cuộc cách mạng xanh và vấn đề giải quyết lương thực thực phẩm trên thế giới 3.1. Cách mạng xanh trong nông nghiệp

Cùng với tiến bộ của KHKT, người ta nhận thấy nếu như cây trồng được chăm bón

đầy đủ (nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh) cho năng suất cao hơn hẳn so với cây trồng mọc

hoang dại hoặc so với cây trồng không được chăm bón đầy đủ. Các nhà khoa học nông nghiệp

lựa chọn lai tạo những cây trồng, hạt giống tốt để nhân lên trên các cánh đồng cao sản, làm

cho sản lượng lương thực tăng cao. Quá trình này được gọi là cuộc cách mạng xanh (Green

Revolution).

- Nội dung của cuộc cách mạng xanh Thời kỳ hưng thịnh của cách mạng xanh vào đầu những năm 60 của thế kỷ này. Cách

mạng xanh có 2 nội dung quan trọng hỗ trợ và bổ xung cho nhau nhằm tới những kết quả vượt

bậc trong năng suất nông nghiệp. Đó là:

+ Tạo ra những giống mới và năng suất cao chủ yếu là cây lương thực

+ Và sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới.

- Các thành tựu của cách mạng xanh Cuộc cách mạng xanh được bắt đầu ở Mehico cùng với việc hình thành một tổ chức

nghiên cứu quốc tế là: “Trung tâm quốc tế cải thiện giống ngô và mì” (CIMMYT) và Viện

nghiên cứu quốc tế về lúa ở Philippine - IRRI và ở Ấn Độ - IARI. Về thành tựu của cách

mạng xanh có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn là những thành quả của ấn Độ, từ một nước luôn

có nạn đói, không sao vượt qua ngưỡng 20 triệu tấn lương thực, thành một đất nước đủ ăn và

còn dư để xuất khẩu với tổng sản lượng kỷ lục là 60 triệu tấn/năm. Năm 1963, do việc nhập

một số những chủng mới của Mehico và xử lý chủng Sonora 64 bằng phóng xạ đã tạo ra

Sharbati Sonora có hàm lượng protein và chất lượng tốt hơn cả chủng Mehico tuyển chọn.

Đây là một chủng lúa mì lùn, thời gian sinh trưởng ngắn. Đặc biệt, một số trang trại ở Punjab

đạt năng suất trung bình tới 47 tạ/ha tức là gần bằng năng suất trung bình ở Hà Lan, nước có

năng suất lúa mì cao nhất thế giới hồi đó. Ngoài ra, một số loại ngũ cốc khác nhờ tạo giống

mới cũng đã đưa đến năng suất kỷ lục. Bajra, một chủng kê có năng suất ổn định 2500 kg/ha,

ngô cao sản lượng năng suất 5000-7300 kg/ha. Lúa miến (Sorga) năng suất 6000-7000 kg/ha

với những tính ưu việt như chín sớm hơn, chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn với những chủng khác

của địa phương. Đặc biệt lúa trồng trên diện tích rộng ở Ấn Độ (trên 35 triệu ha), nhưng năng

suất trung bình chỉ đạt 1,1 tấn/ha. Với Cách mạng xanh, giống IR8 đã tạo ra năng suất 8-10

tấn/ha.

Một điều đáng lưu ý là cách mạng xanh ở Ấn Độ không những đem đến cho người dân

những chủng cây lương thực có năng suất cao, mà còn cải thiện chất lượng dinh dưỡng của

Page 44: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 43

chúng gấp nhiều lần. Ví dụ chủng Sharbati hạt vừa to, vừa chắc, chứa 16% protein, trong đó

3% là lizin. Do tiếp tục cải tiến và tuyển lựa giống nên có nơi chủng này đã cho 21% protein.

Khu vực Đông Nam Á trước đây thường xuyên thiếu 4-5 triệu tấn gạo và đội quân

những người nghèo đói không ngừng gia tăng. Nhờ cách mạng xanh đã trở thành “tủ kính

trưng bày những thành tựu và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp mà nhiều nước

phải học hỏi”.

Thật vậy, những giống cốc cao sản do những Viện Nghiên cứu về giống cây lương

thực quốc tế IRRI, IARI, v.v. tạo ra đã được phổ biến ngày càng rộng, nhất là các nước đang

phát triển. Một số số liệu ở Đông Nam á, châu Phi và Mỹ Latinh đã chứng minh điều này.

4. Những xu hướng giải quyết vấn đề lương thực

- Tăng diện tích canh tác:

Dân số tăng, diện tích nông nghiệp thu hẹp do làm nhà ở, giao thông, nhà máy,... Tăng

diện tích là tăng cường khai thác đất rừng, thảo nguyên, đầm lầy, sa mạc,... Khai thác nông

nghiệp các vùng đất này chỉ có thể có được khi có đủ năng lượng và tiền.

- Khai thác thực phẩm ở biển:

Biển đã góp phần nuôi sống con người từ xa xưa và ngày nay tuy môi trường biển bị hủy hoại nghiêm trọng, người ta vẫn phải hướng ra biển, đại dương. Người ta dự tính dù có

tăng cường các kỹ thuật đánh cá thì sản lượng biển tối đa cũng không vượt quá 15% nhu cầu

protein của thế giới. Hơn nữa, ô nhiễm biển do đô thị hóa, chất thải công nghiệp, giao thông

biển, khai thác dầu khí trên biển, ... làm thiệt hại lớn sản lượng cá trên thế giới.

5. Những đặc trưng của nền nông nghiệp hiện đại

− Phân bón hóa học

− Hệ thống thủy lợi

− Cơ giới hóa trong nông nghiệp

− Các chất phụ gia hóa học trong thực phẩm

II. Kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại 1. Mở đầu

Ngày nay, sau hơn 50 năm dùng các biện pháp khác nhau để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại thì loài người đứng trước một nguy cơ: ô nhiễm môi trường, sự phát tán của hóa chất bảo

vệ thực vật (HCBVTV) rộng rãi khắp nơi mà người ta đã chứng minh được sự có mặt của

chúng trong phạm vi toàn cầu, đe dọa mất cần bằng sinh thái nghiêm trọng, sự nhiễm

HCBVTV do con người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cấp tính và lâu dài, cho thế hệ trước

mắt và mai sau, kể cả việc gây rối loạn thai sản đến việc gây đột biến di truyền, dẫn đến dị tật nhiều hình thái khác nhau của thế hệ mai sau.

Có 3 nhóm HCBVTV: Nhóm lân hữu cơ, nhóm clo hữu cơ và nhóm Carbamate

Nhóm Tên HCBVTV

Lân hữu cơ Diazinon, Malathion, Darathion, DDVP

Clo hữu cơ Aldri, Chlordane, DDT, DDD, Dieldrin, Endosulfan, ...

Carbamate Sevin, Bassa

2. Tác động của HCBVTV - sự nhiễm độc rộng rãi

Hầu hết những HCBVTV đã gây độc. Đối với những sinh vật máu nóng trong đó có

con người thì dùng lượng HCBVTV càng lớn, khả năng gây nhiễm độc do HCBVTV càng

rộng rãi. Với sinh vật và quần thể môi trường nói chung thì dùng càng nhiều HCBVTV có lợi

bị diệt nhiều hơn là có hại.

Page 45: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 44

Vì sao người ta lại dùng nhiều đến vậy ? (vì thấy ngày càng tăng liều sử dụng - đậm

độ và khối lượng). Tại sao phải tăng liều sử dụng mặc nhiên là tăng liều lượng là tăng ô

nhiễm môi trường và tăng nhiễm độc. Nhưng người ta thấy sâu bệnh đã trở lên quen thuốc và

kháng thuốc. Người ta cũng thấy nhiều loại sâu hại côn trùng khác cũng kháng thuốc và để lại cho thế hệ sau (F2) một bộ gien có những tính kháng thuốc, làm giảm và thậm chí mất hiệu

quả của HCBVTV bắt đầu từ đó và nguyên nhân đó.

Nhưng tăng liều sử dụng không những làm tăng ô nhiễm môi trường ngoại cảnh và

khả năng nhiễm độc mà còn tăng việc giết chết những loài côn trùng, sâu bọ và vi sinh vật có

lợi và đó cũng là một nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng.

Như vậy, nói đến tác động của HCBVTV là tác động nhiễm độc rộng rãi, đó là khái

niệm cho thấy sự nhiễm độc lan rộng đến quần thể sinh vật có lợi.

3. Hóa chất bảo vệ thực vật và sức khỏe con người

Hầu hết những HCBVTV gây độc cho người. Từ giữa những năm 40 của thế kỷ trước,

người ta nhận thấy có hàng ngàn người bị chết do tiếp xúc với HCBVTV hàng năm (đến nay,

con số đã lên 1-2 vạn). ở Mỹ, người ta dùng HCBVTV lân hữu cơ từ 1973 và sự tăng nhiễm

HCBVTV cũng nhiều hơn trước.

Đặc biệt, những người tiếp xúc có tính chất nghề nghiệp. Những nông dân phun thuốc

và những công nhân tại những cơ sở sản xuất HCBVTV.

Chúng ta có thể đo được lượng HCBVTV đang có trong cơ thể chúng ta, chúng có thể trước mắt chưa gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nhưng hậu quả lâu dài của chúng ra sao thì

đến nay người ta vẫn chưa trả lời câu hỏi này một cách thấu đáo được.

Thực ra, nếu một thiết kế nghiên cứu chu đáo sẽ đáp ứng được phần nào câu trả lời

này. Ví dụ người ta căn cứ vào đường nhiễm qua nhu yếu phẩm dễ thấy nhất qua thực phẩm;

ở đây chia làm 2 nhóm chính:

- Nhóm ăn những thực phẩm bi dây dính HCBVTV (ngoài).

- Nhóm ăn những thực phẩm bị nhiễm HCBVTV (trong).

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của các loại HCBVTV khác nhau trực

tiếp trên con người, đối tượng nghiên cứu thường là công nhân hoặc nông dân, HCBVTV có

khả năng gây ung thư trên người, trên động vật thực nghiệm đã có kết quả, nhưng câu khẳng

định cho vấn đề HCBVTV gây ung thư trên người đòi hỏi phải nghiên cứu thêm.

4. Những biện pháp kiểm soát sâu bệnh

Chúng ta thấy có hàng loạt những mặt trái của việc sử dụng HCBVTV: ô nhiễm môi

trường, mất cân bằng sinh thái, nhiễm độc cấp và mạn tính cho người và vật. Từ đó có những

biện pháp khác để diệt trừ sâu bệnh mà tránh được những ảnh hưởng kể trên.

4.1. Biện pháp sử dụng kẻ thù tự nhiên

Bản thân sâu bệnh cũng có những kẻ thù tự nhiên, nghiên cứu, phát triển và sử dụng

chúng như một công cụ để tiêu diệt sâu hại.

Biện pháp này không gây ô nhiễm môi trường, không phá hủy cân bằng sinh thái,

không gây độc cho người và vật, nhưng có nhược điểm là tốn kém, chậm, phức tạp trong tổ

chức thực hiện.

4.2. Biện pháp kỹ thuật làm mất khả năng sinh sản

Nguyên lý chung của biện pháp này là: sâu bệnh có thể bị kiểm soát bằng việc tiêu

diệt trực tiếp, nhưng cũng có thể bằng cách làm hỏng gien chi phối khả năng sinh sản khi

chúng trưởng thành.

4.3. Biện pháp kiểm soát bằng sử dụng hóc môn

Page 46: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 45

Các hóc môn lạ được sử dụng như là một HCBVTV nó giết côn trùng sâu bọ bằng một

lượng rất nhỏ. Chúng không gây ô nhiễm môi trường, rất chủ động chống lại những côn trùng

đặc biệt, rất đặc hiệu.

4.4. Biện pháp tác động giới tính

Nhiều loại côn trùng sâu bọ mà con cái sẽ bị diệt bởi một lượng hóa chất hấp dẫn giới

tính. Khi sử dụng biện pháp này, chất hấp dẫn giới tính lại là những bẫy hóa chất hấp dẫn giới

tính để tiêu diệt con cái.

4.5. Biện pháp nâng cao sự kháng cự của nông sản

Bản thân nông sản bình thường đã có khả năng kháng cự nhất định đối với sâu bệnh

(đề kháng tự nhiên). Những nghiên cứu cho biện pháp này là nhằm kéo dài, là sự tiếp sức

thêm cho khả năng kháng cự đó.

4.6. Biện pháp kiểm soát tổng hợp

Các biện pháp nếu thực hiện riêng rẽ đều có những nhược điểm. Vì vậy, cần có biện

pháp kiểm soát tổng hợp, tức là kết hợp giữa các biện pháp đó lại với nhau.

Câu hỏi luợng giá cuối bài

1. Cách mạng xanh là gì ?

2. Làm thế nào để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại ?

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thư viện giáo trình điện tử, Giaotrinh.khoahocmoitruong

http://ebook.edu.net.vn,

2. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nội.

3. Cao Liêm, Phạm Văn Khê, Nguyễn Thị Lan (1998), Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp.

4. Lưu Đức Hải ( 2001), Cơ sở khoa học môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.

6. Vũ Trung Tạng (2000), Cở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

7. Mai Đình Yên (2000), Cơ sở sinh thái học, Nhà xuất bản giáo dục.

8. Begon, M.,J.L.Harper, C.R.Townsend (2005), Ecolgy: Individuals, Populations and

Communities, Blachwell Science.

Page 47: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 46

VỆ SINH NƯỚC UỐNG I. Tài nguyên nước và chu trình nước trên trái đất

1 Tài nguyên nước trên Trái Đất Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới mặt đất; nước

tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm; nước tạo nên mạng lưới sông

hồ, suối...Tất cả các dạng nước kể trên đều có nguồn gốc từ nước ngầm sâu trong cấu tạo địa

chất của Trái Đất sinh ra. Bằng con đường rất phức tạp, nước được tách ra từ trong nham thạch

nóng chảy trong lòng đất đã "chui" dần lên mặt đất, tạo thành mặt nước của đại dương. Tiếp

theo, do quá trình bốc hơi và nhờ chu trình tuần hoàn của hơi nước trên phạm vi toàn cầu, nước

có mặt trong khí quyển, hình thành những trận mưa để tạo nên sông, suối, hồ, ao, tạo nên các

nguồn nước mặt, và sau đó là các tầng nước ngầm của vỏ Trái Đất.

2. Chu trình nước và sự phân bố của nước

Nguồn nước trong tự nhiên luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn. Khoảng 1/3

năng lượng Mặt Trời do Trái Đất hấp thụ được dùng làm bốc hơi một lượng nước khổng lồ từ

đại dương, ước tính 525 tỉ tấn mỗi năm. Nước bốc hơi vào khí quyển tạo thành mây. Mây

được gió đưa vào đất liền. Cùng với sự thoát hơi nước của thực vật, các quá trình này làm cho

không khí có độ ẩm nhất định. Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ lại, rơi xuống thành mưa và

tuyết. Một phần nước mưa thấm qua đất tạo thành nước ngầm. Một phần khác chảy vào sông

hồ rồi ra biển và đại dương. Từ đây nước lại bốc hơi và tạo ra mây, đi vào vòng tuần hoàn tự

nhiên. Trong chu trình thủy văn, nguồn nước được luân hồi qua quá trình bốc hơi và mưa.

Thời gian luân hồi thường ngắn (hàng năm), nhưng đối với nguồn nước ngầm, chu trình có

thể kéo dài hàng ngàn năm. Chu trình tuần hoàn của các loại nguồn nước được nêu trong

bảng 1.

Con người lấy nước bề mặt, nước mưa và nước ngầm để sử dụng cho mục đích sinh

hoạt và sản xuất. Nước thải được tập trung xử lý trả lại nguồn. Như vậy nước là một tài

nguyên có thể tái tạo. Đây là vòng tuần hoàn nhân tạo.

Theo tính toán, khối lượng nước tự do bao phủ trên Trái Đất khoảng 1,4 tỷ km3. Trong

đó khoảng 71% bao phủ quanh bề mặt Trái Đất và hầu hết là nước mặn (chiếm hơn 97% tổng

lượng nước gồm nước đại dương, biển, hồ nước mặn, một phần nước ngầm). Phần nước ngọt

(bao gồm cả một phần nước ngầm và hơi nước) chỉ không đầy 3%. Trong đó đã gần 77% là

đóng băng ở hai cực và trong băng hà, chỉ còn lại một phần rất nhỏ 0,7% tổng lượng nước, tức

là khoảng 215.200 km3 có vai trò quan trọng bảo tồn sự sống trên toàn hành tinh.

Chu trình tuần hoàn của các nguồn nước

Nguồn Thời gian luân hồi Nguồn Thời gian luân hồi Hơi ẩm không khí

Sông suối

Hơi ẩm đất Nước đầm lầy

8 ngày

16 ngày

1 năm

5 năm

Hồ nước ngầm

Đại dương

Băng vĩnh cửu

17 năm

1.400 năm

2.500 năm

9.700 năm

3. Các nguồn nước trong thiên nhiên

Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính sau:

3.1. Nước mưa

Page 48: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 47

Bản chất nước mưa tương đối sạch về mặt lý hóa và vi sinh vật. Tuy nhiên nước mưa

lại có một số nhược điểm như sau:

- Hàm lượng muối khoáng thấp

- Lượng nước mưa không đủ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt

- Số lượng nước mưa thu được phụ thuộc vào lượng mưa trong năm

Tuy vậy, nước mưa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho một số hộ gia

đình ở nông thôn Việt Nam (do không có điều kiện sử dụng được các nguồn nước khác).

3.2. Nước mặt (nước sông, nước suối, nước hồ, đầm)

Những đặc điểm chính của nước mặt:

Trữ lượng dồi dào, có thể cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt, sản xuất công, nông nghiệp.

Sử dụng thuận tiện, dễ khai thác

Thường bị nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh vật. Vì vậy muốn sử dụng nguồn nước

mặt, nhất thiết phải xử lý triệt để chất hữu cơ cũng như khử trùng nước

3.3. Nước ngầm Được tạo thành bởi nước mưa thấm xuống mặt đất, được lọc sạch và giữ lại trong các

lớp đất chứa nước giữa các lớp đất cản nước. Chất lượng nước tốt hơn nước mưa và nước

mặt. Nhược điểm lớn nhất của nước mưa là có nhiều sắt, dễ bị nhiễm mặn ở các vùng gần

biển, thăm dò lâu và xử lý khó khăn. Đây là nguồn nước quan trọng ở nông thôn nước ta.

II. Vai trò của nước uống và sinh hoạt Cuộc sống trên Trái Đất phụ thuộc vào nước. Lịch sử văn minh nhân loại cho thấy nhu

cầu về nước và sự văn minh đi đôi với nhau. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển đã

loại trừ được nhiều bệnh tật truyền qua đường nước sinh hoạt. Sự hiểu biết về tính chất và vai

trò của nước trong đời sống sẽ giúp ta giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến môi trường nước.

Nước cũng như không khí và thực phẩm rất cần thiết cho sự sống của con người,

những vai trò chính của nước như sau:

1. Nước được coi như một thực phẩm cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh lý của cơ thể người. Trong cơ thể người, nước chiếm một tỷ lệ rất lớn: 63%; ngoài ra ở một vài tổ chức của

cơ thể, tỷ lệ nước còn cao hơn (da: 70%, thận: 83%, huyết tương: 90%). Dưới hình thức

hòa tan trong nước, các chất bổ dưỡng được đưa vào cơ thể và cũng do hình thức này, các

chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ thể. Nước còn là yếu tố điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp

lực thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất

Nhu cầu nước uống của người lớn (60kg): 2 lít/ngày.

Nhu cầu nước uống của thiếu niên (10kg): 1 lít/ngày.

Nhu cầu nước uống của trẻ em (5kg): 0,75 lít/ngày.

Khi hoạt động nhiều thì nhu cầu cao hơn, có khi đến 3 - 4 lít/ngày.

2. Nước cung cấp cho cơ thể những yếu tố cần thiết như: F, I, Mn, Zn. Khi thiếu hay thừa

những nguyên tố vi lượng này sẽ dẫn đến bệnh lý.

3. Nước còn là môi trường trung gian để lưu truyền các bệnh dịch như: tả, lỵ, thương hàn,

xoắn khuẩn vàng da, bại liệt, viêm gan A. Nước còn có thể truyền các bệnh về giun, sán.

Ngoài ra cũng do môi trường nước mà một số chất độc như: Pb, Cu, Hg, As, các hóa chất bảo

vệ thực vật, những chất gây ung thư có thể xâm nhập vào cơ thể và gây tác hại đến sức khỏe.

4. Nước là yếu tố: để đảm bảo vệ sinh các nhân, nhà cửa, chuẩn bị thức ăn và vệ sinh công

cộng; nước còn cần thiết cho cứu hỏa và cho sản xuất...

Page 49: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 48

III. Tiêu chuẩn về số lượng Nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản:

- Đủ về số lượng: tiêu chuẩn từ 60 - 100 lít cho một người một ngày.

- Đảm bảo an toàn về chất lượng: không có các yếu tố gây độc hại. Căn cứ vào nhu

cầu sử dụng nước, vào khả năng cung cấp nước từng vùng. Sau đây là những tiêu chuẩn lượng

nước cung cấp cho một người trong một ngày:

- Thành phố lớn : 100 lít/ ngày

- Thành phố vừa : 60 lít/ ngày

- Thị trấn và nông thôn : 40 lít/ ngày

- Hải đảo và vùng núi cao: 10 lít/ ngày

Tình hình cung cấp nước sạch ở Việt Nam và trên thế giới:

Việt nam: + Đến cuối 1992 ở nông thôn nước ta chỉ có 23,3% dân số được cung cấp nước

sạch.

+ Năm 1994 Việt Nam có 521 điểm dân cư đô thị, trong đó chỉ có 119 điểm

dân cư có hệ thống nước máy - chiếm 22,8%

Thế giới + Năm 1998: 1,5 tỷ người thiếu nước uống và sinh hoạt.

Ở Mỹ : 600 l/ngày/người

Châu Âu: 200 l/ngày/người

Châu Phi: 30 l/ngày/người

IV. Tiêu chuẩn về chất lượng 1.Tính chất lý học của nước uống

1.1. Độ đục (turbidity)

Độ đục của nước hình thành bởi những chất lửng như: đất sét, phù sa, các chất hữu cơ,

các chất mùn. Độ đục thể hiện tính chất hấp thụ và lan tỏa ánh sáng của mẫu nước. Độ đục

ảnh rất lớn đến chất lượng nước uống. Đó là nơi ẩn náu của các vi trùng gây bệnh, các hóa

chất độc như thuốc trừ sâu và kim loại nặng được hấp thụ lên các chất lơ lững trong nước.

Hiệu lực khử trùng nước sẽ bị giảm mạnh khi nước có độ đục tăng cao: chất khử trùng không

thể tiếp cận vi trùng, do hàng rào vật lý, hoặc tạo nên các phản ứng hóa học với các chất gây

đục làm giảm khả năng khử trùng. Bởi vậy việc sử dụng nước đục có thể nguy hiểm cho sức

khỏe. Đơn vị đo độ đục là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). Tiêu chuẩn nước uống: độ đục ≤ 1 NTU

- Xác định độ đục: Độ đục được xác định bằng máy đo độ đục. Mẫu nước được lấy

vào một ống nghiệm và tiến hành so độ đục với thang chuẩn. Thang chuẩn được chuẩn bị từ

hiđrazin sunfat (1 gam hòa tan trong 100ml nước cất) và hecxametylen tetramin (10 gam hòa

tan trong 1lít nước cất); lấy 5ml mỗi loại thuốc thử, trộn lẫn nhau và thêm nước cất đủ 100ml

được thang chuẩn gọi là đơn vị thể tích vẩn đục 400, ký hiệu là 400 NTU. Bằng cách pha

loãng thể tích vẩn đục, ta sẽ xác định được NTU của mẫu nước.

1.2. Màu

Nước uống không được có màu, nước hồ ao, thường có màu vì lẫn chất bùn hoặc rêu

tảo. Nước ngầm sâu thường có màu vàng do chất sắt tạo nên.

1.3. Mùi vị

Nước uống không được có mùi, nếu có mùi là nước bị nhiễm bẩn, mùi của nước là do

những nguyên nhân sau:

Page 50: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 49

- Do những chất khoáng như muối sắt.

- Do khí hòa tan trong nước như: H2S, Clor thừa..

- Do thực vật bị thối rửa hoặc bị phân hóa.

1.4. Nhiệt độ

Nguyên nhân chính làm cho nước có nhiệt độ tăng cao là do nguồn nước bị ô nhiễm

nước thải từ các bộ phận làm nguội của các nhà máy nhiệt điện. Nước thải này thường có

nhiệt độ cao hơn từ 10-15oC so với nước đưa vào làm nguội ban đầu. Nhiệt độ của nước tăng

dẫn đến: giảm hàm lượng oxi hòa tan trong nước, các sinh vật phù du phát triển mạnh, trong

nước xảy ra hiện tượng "nở hoa" làm thay đổi màu sắc và mùi vị của nước... Nước phải có nhiệt độ tương đối ổn định, thường khoảng 15

0C. Mọi sự thay đổi của

nhiệt độ của nước có thể giúp ta nghi ngờ nước bị nhiễm bẩn từ ngoài vào.

1.5. pH

Theo khuyến cáo của WHO, nước uống được cần có pH nằm trong khoảng: 6,5 - 8,5.

Vì pH của nước ảnh hưởng đến tất cả các quá trình xử lý nước, các quá trình này có tác dụng

làm giảm virus và vi khuẩn tác hại, nên có thể xem pH có ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe.

Đồng bằng Nam bộ nguồn nước mặt và nước ngầm có tính axit cao hơn các vùng khác

ở Việt Nam

1.6. Chất rắn tổng số (TS: total solid)

Chất rắn tổng số gồm các chất rắn lơ lửng (SS: suspended solid) và hòa tan.

Nước có hàm lượng chất rắn cao là nước kém chất lượng và có thể bị ô nhiễm. Chất rắn lơ lửng thường làm nước đục hoặc bẩn không thể sử dụng cho mục đích ăn uống và sinh

hoạt. Chất rắn hòa tan (DS: dissolved solid) trong nước thường không gây màu cho nước và

không phát hiện được bằng mắt thường, nhưng chúng có thể gây nên mùi vị khó chịu.

Ngưỡng cực đại của chất rắn hòa tan đối với nước uống là 500mg/lít. TS được xác định bằng

cách chưng mẫu nước có thể tích đã biết, sau khi cho bay hơi hết, tiến hành cân phần cặn.

Phần cặn này bao gồm cả hai loại: SS và DS. Giá trị của TS thu được sẽ thay đổi và phụ thuộc

vào nhiệt độ bay hơi. Nếu cho bay hơi ở 105oC thì một số dạng nước cấu tạo và kết tinh sẽ

được giữ lại trong cặn. Nếu nung trong lò nung ở 180 o

C thì kết quả sẽ chính xác hơn, nhưng

những chất dễ bay hơi và một số chất hữu cơ cũng bay hơi ở dạng CO2. Chất rắn lơ lửng (SS)

hoặc tổng số chất rắn lơ lửng (TSS: total suspended solid) là một phần của chất rắn có trong

nước ở dạng không hòa tan. Hàm lượng TSS trong nước sẽ cho biết hàm lượng sét, mùn và

những phần tử nhỏ khác chứa trong nước

2. Tính chất hóa học của nước uống

2.1. Chất hữu cơ

Các chất hữu cơ là các chất có nguyên tử cacbon (C) tạo liên kết C-H trong phân tử.

Về mặt vệ sinh, người ta sử dụng chất hữu cơ làm chất chỉ điểm để đánh giá tình trạng nhiễm

bẩn của nước. Vì chất hữu cơ là sản phẩm trao đổi chất của sinh vật, với chất hữu cơ từ nước

thải sinh hoạt và nước thải sản xuất vào các nguồn nước. Dựa vào khả năng phân hủy chất hữu cơ do vi sinh vật trong nước, người ta phân các chất hữu cơ thành hai nhóm

- Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (hoặc các chất tiêu thụ oxy) như các chất đường,

chất béo, protit...Trong môi trường nước các chất này dễ bị vi sinh vật phân hủy tạo thành khí

cacbonic và nước.

- Các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học như các chất DDT, PCB, Dioxin, các chất đa

vòng ngưng tụ. Đây là các chất có độc tính cao, lại bền vững trong môi trường, nên có khả năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và sức khỏe con người.

Để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong nước, người ta thường dùng các thông số

sau:

Page 51: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 50

- Thông số kali permanganat: thông số này thể hiện sự oxy hóa của chất hữu cơ bằng

chất oxy hóa là kali permanganat (KMnO4). Đơn vị đo là mg O2/L.

- Nhu cầu hóa học oxy (COD: chemical oxygen deman): là lượng chất oxy hóa (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần để oxy hóa chất hữu cơ trong nước.

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD: biochemical oxygen deman): là lượng oxy (thể hiện

bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh

học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD

phản ảnh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước.

Chất hữu cơ ≤ 2 mg oxygen/lít.

2.2. Các dẫn xuất của Nitơ (ammoniac, nitric và nitrat )

Những chất này hiện diện trong nước là do hiện tượng vô cơ hóa chất hữu cơ tạo nên.

Để biện luận sự nhiễm bẩn của mẫu nước cần phải sử dụng các chỉ số này.

2.2.1. Amoniac là sản phẩm đầu tiên của sự phân giải chất hữu cơ

Trong nguồn nước có pH < 7, ammoniac tồn tại ở dạng ion amoni (NH4+

); nguồn

nước có pH > 7, amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3. Amoniac hiện diện trong nước là

một chỉ điểm của sự lây nhiễm vi trùng, nước bẩn và chất thải động vật. Nước thiên nhiên

(nước ngầm hoặc nước bề mặt) lượng NH3 thường ở mức < 0,2 mg. Tiêu chuẩn: NH3 ≤ 0,3

mg/lít

2.2.2. Nitrit: là sản phẩm thoái hóa của chất hữu cơ sau NH3. Quá trình phân giải NH3 thành

NO2 được thực hiện bởi vi khuẩn hiếu khí. Tiêu chuẩn NO2 ≤. 0,1mg/l.

2.2.3. NO3. Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân giải chất hữu cơ chứa nitơ. Trong nước

thiên nhiên NO3 và NO2 được xem xét cùng nhau, vì có thể biến đổi từ dạng này sang dạng

khác. Khía cạnh sức khỏe của nitrat là hậu quả của việc nó bị biến thành Nitric trong cơ thể. Nước ngầm thường có hàm lượng NO3 cao vì do cấu tạo địa chất. Nước bề mặt (sông, hồ )

hàm lượng NO3 thường thấp hơn nước ngầm, nếu nước mặt có hàm lượng nitrat cao là do bị nhiễm chất thải chứa phân bón, hoặc các hợp chất

có liên quan đến NO3. Vì nitric và nitrat xuất hiện đồng thời trong nước uống, nên nồng độ

cho phép trong nước được tính như sau:

Trong đó: C: Nồng độ tìm thấy trong nước uống.

GV: Nồng độ cho phép trong nước uống

Tiêu chuẩn: NO3 < 10 mg/l.

Hàm lượng nitrat và clorua trong nước ngầm ở Yêmn San'a (1995)

NO3-: ≈ 100-160 mg/L. Cl

-: ≈ 220-400 mg/L

Tình hình nhiễm chất hữu cơ, nitrat và clorua ở một số nguồn nước ở Việt Nam (Quảng Nam-Đà Nẵng)

Nguồn nước Chất hữu cơ: mg O2/L Nitrat: mg/L Cl-: mg/L

Nước máy

Nước giếng thành phố

Nước giếng nông thôn

0,93

3,11

1,37

vết 0,30

0,20

24,50

232.80

40,00

2.3. Muối Natriclorua (NaCl).

Page 52: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 51

Hàm lượng NaCl trong nước tự nhiên rất thấp thường < 20 mg/l. Tuy nhiên do sự ô

nhiễm ngày càng tăng của nước bề mặt và nước ngầm, trong những thập kỷ gần đây đã xuất hiện việc tăng nồng độ muối NaCl ở nhiều vùng khác nhau trên Thế giới. Vì hầu hết các dịch

thể động vật đều chứa nhiều NaCl, do vậy NaCl là một chỉ điểm của sự nhiễm bẩn do dịch thể mang lại. Riêng vùng ven biển, do ảnh thủy triều xâm nhiễm vào các nguồn nước, lượng

NaCl có thể cao hơn mức bình thường, trường hợp này không nghi là nước bị nhiễm bẩn.

Tiêu chuẩn NaCl: 70 - 80 mg/l. Vùng ven biển: 500 mg/l.

2.4. Các muối sunfat và phosphat (SO4,PO4)

Hai loại muối này xuất hiện trong nước uống chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Do bị nhiễm bẩn (phân, nước tiểu) hoặc bị nhiễm các chất thải của các ngành công

nghiệp khác nhau. Hoặc do cấu tạo địa chất của vùng đó. Nguồn nước ngầm thường có Sunfat

và Photphat cao hơn các nguồn nước khác. Do vậy khi thấy hàm lượng của hai chất này quá

mức quy định thì phải xác định nguồn gốc xuất hiện của chúng mới đánh giá tình trạng của

mẫu nước. Tiêu chuẩn SO4 < 0,5 g/lít; PO4 < 1,5 g/lít.

2.5. Chất sắt (Fe)

Sự có mặt của chất sắt trong nước, ở hàm lượng cao, gây khó chịu cho người dùng

nước, vì chất sắt làm cho nước có vị tanh kim loại, để lại các vết rỉ trên áo quần, pha chè mất hương vị. Nước ngầm thường có nhiều chất sắt hơn nước bề mặt, vì do cấu tạo địa chất. Nước

có nhiều chất sắt, dân gian gọi là nước bị phèn.Tiêu chuẩn chất sắt trong nước uống: Fe < 0,5

mg/lít.

2.6. Độ cứng

Trong nước hình thành bởi sự hòa tan các cation Ca, Mg, và Mn. Độ cứng trong nước

tùy thuộc vào pH, độ kiềm của mẫu nước. Nguồn gốc tự nhiên của độ cứng trong nước là do

sự xói mòn, rò rỉ từ đất đá, nước ngầm thường cứng hơn nước bề mặt vì giàu acid carbonic và

oxy hòa tan, nên hòa tan được nhiều Ca & Mg trong đá sỏi.

Tương tự như chất sắt, canxi trong nước không ảnh đến sức khỏe, trái lại đó là một nguồn

cung cấp canxi cho cơ thể, ở nhiều vùng có lượng canxi trong nước thấp thì tỷ lệ sâu răng ở trẻ em

thường cao. Tuy nhiên trong nước sinh hoạt, có nhiều canxi quá thì sẽ trở ngại lớn. Vì tạo nên kêt

cặn ở các dụng cụ nung nấu, tốn nhiều xà phòng khi giặc áo quần, luộc rau lâu chín. Đối với các

vùng có bệnh bướu cổ địa phương, nước dùng để ăn uống phải có độ cứng thấp, vì Canxi trong

trường hợp này là một yếu tố ngăn chặn tuyến giáp sử dụng iốt, do đó làm cho bệnh bướu cổ phát

triển. Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu sinh thái và dịch tể học phân tích chỉ ra rằng có sự tương

quan nghịch giữa bệnh tim mạch và độ cứng trong nước uống. Trong nhiều vùng mà nước uống

mềm thì một tỷ lệ cao xơ cứng động mạch, tim tiến triển. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có những

kết luận để có thể khẳng định nước mềm làm cho các nguy cơ trên tăng cao. Tiêu chuẩn độ cứng

(mg CaCO3/lít):

0 - 60 mg/l : nước mềm

60 - 120 mg/l : nước cứng vừa

120- 180 mg/l: nước cứng

> 180 mg/l : nước rất cứng

Bảng 3. Độ cứng và nồng độ sắt trong một số nguồn nước

Nguồn nước Fe toàn phần: mg/L Độ cứng: mg CaCO3/L

Sông Hồng (Hà nội)

Sông Hương (Huế) Nước giếng (Huế)

6,00 ± 3,5

0,23 ± 0,02

0,2-29,0

7,40 ± 0,1

46,8 ± 28,5

177 ± 52,0

3. Tính chất vi sinh vật học của nước uống

Page 53: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 52

Nước là môi trường thuận lợi nhất để phát triển nhiều loại vi sinh vật. Nhiều loài vi sinh vật gây

bệnh phát triển trong nước rất bền vững và nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh hàng

loạt cho con người. Sự ngăn cản các vi khuẩn phát triển trong nước tùy thuộc vào nhiều yếu tố

như: nhiệt độ, độ đục, lưu lượng dòng chảy, bức xạ, và khả năng đối kháng của các loại vi sinh

vật trong nước.

Vì có nhiều chủng loại vi sinh vật gây bệnh sống trong nước và phương pháp xác định

chúng rất phức tạp. Vì nguồn gây ô nhiễm vi sinh vật vào nước chủ yếu là do nước bị ô nhiễm

phân người và động vật. Do vậy để đánh giá chất lượng vệ sinh của nước uống về mặt vi sinh

vật, người ta thường khảo sát các vi sinh vật chỉ điểm cho sự nhiễm phân. Vi khuẩn sử dụng

làm chỉ điểm cho sự nhiễm phân của nước phải có những đặc thù sau:

- Chúng thường xuyên có mặt với một số lượng lớn trong phân người và động vật máu

nóng.

- Chúng dễ dàng được xác định bằng những phương pháp đơn giản.

- Những loại vi khuẩn này không có mặt trong nước tự nhiên.

- Tốc độ phát triển và tiêu diệt trong nước của những vi khuẩn này tương tự như

những vi khuẩn gây bệnh.

- Những vi khuẩn này không gây bệnh

Căn cứ vào các tiêu chí trên, người ta thường dùng những loại vi khuẩn sau đây để làm chỉ điểm cho sự nhiễm phân của nước:

+ Fecal Coliforms

+ Total Coliforms

+ Clostridium Welchia (hay Cl. Perfringens )

+ Bacteriophage (thực khuẩn thể)

3.1.Ý nghĩa vệ sinh của fecal coliforms (coli phân)

Trong nhóm fecal coliforms, thì vi khuẩn tiêu biểu là Escherichia.coli. E.Coli là một thành viên của họ Enterobacteriaceae, thường xuyên cư trú trong ruột người và động vật máu

nóng (một gam phân tươi có chứa 109 vi khuẩn E.Coli). Chính vì vậy, người ta thường sử

dụng E coli như là vi khuẩn chỉ điểm quan trọng nhất để đánh giá của sự nhiễm phân của

nước

Số vi khuẩn E.Coli trong nước được xác định bằng colititre hoặc coli index

- Colititre là thể tích nước nhỏ nhất (tính bằng ml) chứa một E. coli; thí dụ: colititre =

300, nghĩa là trong 300 ml nước có chứa 1 E. coli.

- Coli index (chỉ số coli): là số coli có trong một lít nước; thí dụ: chỉ số coli = 20,

nghĩa là trong một lít nước có chứa 20 coli.

Ý nghĩa của E. coli trong nước: khi tìm thấy E. coli trong nước thì chứng tỏ mẫu nước

mới bị nhiễm phân.

3.2.Ý nghĩa vệ sinh của total coliforms (tổng coli)

Coliforms từ lâu đã được biết như là vi khuẩn chỉ điểm chất lượng nước uống, vì

người ta đã tìm thấy chúng trong nước bị nhiễm bẩn mà đặc biệt là phân người và động vật. Vi khuẩn Coliforms bao gồm những loại sau: escherisia, Citrobacter, Enterobacter và

Klebsiela. Chúng có những đặc điểm như sau:

Lên men đường lactose, phát triển ở 30- 370C, chúng thường được vừa tìm thấy trong

phân và môi trường bẩn (nước bẩn, đất, các chất thối rữa của động thực vật...).

Vì Coliforms vừa có mặt trong phân và không phải từ phân nên nhóm này được sử

dụng để đánh giá tình trạng nhiễm bẩn nói chung. Coliform được dùng để đánh giá chất lượng

nước cung cấp từ các đường ống (do đường ống bị rò rỉ, nên trong quá trình vận chuyển có

Page 54: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 53

thể tiếp xúc với nước cống, nước bẩn), nghĩa là đánh giá sự tái nhiễm bẩn của nước máy đã

xử lý. 3.3.Ý nghĩa vệ sinh của vi khuẩn Clotridium perfrigens

Clotridium perfrigens là vi khuẩn kỵ khí có nha bào, chúng thường hiện diện trong

phân người và động vật với số lượng nhỏ hơn E.Coli. Loại vi khuẩn này sống rất bền ở môi

trường bên ngoài vì chúng chịu nhiệt và nhiều tác nhân lý, hóa khác nhau vì vậy Clotridium

perfrigens được dùng làm chuẩn để giám sát các vi khuẩn gây bệnh kháng lại các chất khử

trùng trong nước nghĩa là khi tìm thấy Cl.Welchia trong nước lọc đã khử trùng thì chứng tỏ

trong mẫu nước này có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đề kháng lại các chất khử trùng. Vì vậy,

cần phải rà soát lại quá trình khử trùng nước.

Tình hình nhiễm total coliforms và fecal coliorms ở một số nguồn nước ở Việt Nam và Thế giới

Nguồn nước Tổng coli (MPN/100ml) Coli phân (MPN/100ml)

Sông Hương

Nước giếng vùng Huế Nhà Rồng

Sông Sài Gòn

Sông ở Châu Âu

Sông ở Bắc Mỹ

2300-38000

700 600

10-100.000

10-10.000

60-240

2,4 2

8-18.103

2-6.103

3.4.Ý nghĩa vệ sinh của thực khuẩn thể (bacteriophages)

Thực khuẩn thể là những virus (enterovirus) ký sinh trên những vi khuẩn hiệu, khi tìm

thấy thực khuẩn thể của loại vi khuẩn gây bệnh trong nước thì chứng tỏ loại vi khuẩn đó đang

ở trong nước, hoặc trước đây có loại vi khuẩn đó trong nước và đã bị tiêu diệt bởi thực khuẩn

thể tương ứng. Vì lý do này Bacteriophages đã được đề nghị như là một chỉ điểm để đánh giá

chất lượng nước uống. Tiêu chuẩn nước uông về mặt vi sinh vật (nước máy đã xử lý)

Total coliforns < 2 MPN/100 ml

Feacal coliforms Không có /100ml

Clotridium perfringens Không có /10ml nước xét nghiệm

4. Ký sinh trùng trong nước

Ký sinh trùng là loại sinh vật có khả năng sống bám ở bên trong cơ thể người hay

động vật, và chia thành hai loại:

- Ký sinh trùng địa chất, không cần vật chủ trung gian để phát triển

- Ký sinh trùng sinh vật, phải qua cơ thể của 2,3 vật chủ trung gian (như loại nhuyễn

thể, tôm cá) sống dưới nước

5. Các vi yếu tố và chất độc trong nước uống

5.1. Một số nguyên tố vi lượng quan trọng cho cơ thể trong nước uống

Nước uống là một trong những nguồn cung cấp cho cơ thể con người nhiều nguyên tố

vi lượng quan trọng.Về phương diện sinh học người ta đã đã có nhiều nghiên cứu để khẳng

định rằng có tác động quan trọng của một số nguyên tố này lên sức khỏe con người: thừa hay

thiếu các nguyên tố này đều có tác động lên sức khỏe. Hai nguyên tố quan trọng là iốt và

fluor.

5.1.1. Iốt

Cơ thể mỗi ngày cần khoảng 150mg để tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, nếu

thiếu iode, tuyến đó sẽ to lên và sinh ra bệnh bướu giáp. Nước là nguồn cung cấp iốt cho cơ

thể và mang tính chỉ điểm. Trong thiên nhiên, các thứ quặng trong đất đều có chứa iốt, nhưng

rất thấp. Nước biển là kho dự trữ iốt. Do hiện tượng thăng hoa, iốt từ nước biển, theo nước

mưa nhập vào đất liền, vào các nguồn nước bề mặt và mạch ngầm. Ở những vùng xa biển, ở

Page 55: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 54

vùng núi cao không khí ở đó rấp ít iốt, vì vậy ở những vùng này tỉ lệ mắc bệnh bướu giáp

thường cao. Lượng iốt trung bình trong nước: 5-6 µg iốt/L

5.1.2. Fluor

Là nguyên tố rất phổ biến trong thiên nhiên. Nước ngầm do cấu tạo địa chất, hàm

lượng Fluor thường cao hơn nước bề mặt. Fluor có tầm quan trọng đặc biệt đề phòng ngừa

sâu răng ở trẻ em (8 -9 tuổi ). Khi nồng độ F < 0,5mg/lít thì tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tăng lên rõ

rệt. Nếu nồng độ F trong nước > 1,5mg/lít sẽ làm hư men răng làm cho răng có màu thẩm và

những vết này sẽ tồn tại mãi. Nếu dùng nước có F > 5mg/lít lâu năm sẽ có những tổn thương

cơ xương (Fluorose ), rỗ xương. Trường hợp nước uống thiếu F thì phải thêm Fluor vào

nguồn nước uống và nếu nước uống nhiều F quá mức quy định thì xử lý nguồn bằng những

phương pháp đặc biệt như lọc nước bằng than xương (tricalcium phosphat). Hàm lượng Fluor

tối thích hợp tùy thuộc lượng nước uống vào, tùy thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ không khí từng

vùng. Căn cứ vào nhiều nghiên cứu về lâm sàng và dịch tể học người ta đã đưa ra hàm lượng

F thích hợp ở mức 1mg/lít ở mức này nguy cơ fluorosis răng là tối thiểu và sự ngăn chặn sâu

răng tối đa.

Bảng 5. Hàm lượng fluor trong một số nguồn nước ở Việt Nam và Thế giới

Nguồn nước Hàm lượng F-: mg/L

Nước giếng ở Thừa Thiên Huế Nước sông Hương

Nước giếng Thanh Hóa

Nước giếng Nghệ Tĩnh

Nước giếng huyện Ninh Hòa

Nước giếng Kurwoll-Bang Andhra ở Ấn Độ

Châu Mỹ

0,37-0,98

0,38-0,65

0,38 0,31

0,7 0,37

2,5-4,5

6,0

12,0

5.2. Một số độc chất vô cơ quan trọng trong nước uống

5.2.1. Chì

Là nguyên tố được tìm thấy rất nhiều trong môi trường sống của chúng ta. Không khí,

thực phẩm và nước uống là những nguồn đưa chì vào cơ thể con người. Nước có các khí CO2

tự do và O2 hòa tan nhiều thì các thể hòa tan chì từ các ống dẫn nước, các dụng cụ đựng nước;

lượng chì này có thể nguy hại cho sức khỏe.Trong những vùng có mỏ chì các nguồn nước

(nước ngầm và nước mặt) thường có lượng chì cao hơn. Tiêu chuẩn: Pb < 0,1 mg/lít.

5.2.2.Thạch tín (Asen)

Được phân bố rộng rãi trong vỏ trái đất và được sử dụng nhiều trong thương mại,kỹ nghệ, asen xâm nhập vào nguồn nước là do nguồn nước bị ô nhiễm nước thải công nghiệp.

Các vùng có mỏ asen thì nước ở vùng đó cũng có hàm lượng asen cao. Asen vô cơ được xem

là nguyên tố gây ung thư cho người và được IRAC (Intertional Agency for Research on

Cancer) xếp vào nguy cơ số 1. Khi hàm lượng As vượt quá 0.05mg/lít trong nước uông được

coi là nguy hiểm.Tiêu chuẩn: A s <= 0,05mg/lít.

5.2.3.Thủy ngân (Hg)

Thường ở trong nước dưới dạng vô cơ và dao động trong khoảng 0.0001mmg/l đến

0.0005mg/l. Trong cơ thể người thận là cơ quan chính tích lũy Hg (methylmercury ). Thủy

ngân ảnh hưởng chính lên hệ thần kinh trung ương. Chất này có độc tính cao và có khuynh

hướng tích lũy ở tất cả mọi giai đoạn của dây chuyền thức phẩm trong nước.

Bảng 6. Tình hình nhiễm Pb, As và Hg ở một số nguồn nước mặt ở Việt Nam và Thế giới

Nguồn nước Pb (µg/L) As (µg/L) Hg (µg/L)

Nước sông Hương

Sa Lắng của sông Thị Vãi

Vịnh Minamata

5,44 1,04

7-55 mg/kg

13,1

0,23 0,03

0,1-0,2 mg/L

1-10 mg/L

Page 56: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 55

Sông Nine 400 40-60 5

Các loài nhuyễn thể thường tích tụ Methylmercury. Sự hiện diện Hg trong nước chủ

yếu do nguồn nước bị ô nhiểm có chất thải công nghiệp. Bị ngộ độc thủy ngân khi dùng nước

uống có hàm lượng Hg > 1mg/lít. Năm 1972, WHO đã thiết lập liều ăn vào chấp nhận hàng

tuần tạm thời (provisional tolorable weekly intake: PTWI): 3.3mg/kg trọng lượng cơ thể.

V. Các hình thưc cung câp nươc uông ở nông thôn Ở nông thôn nước ta, hiện nay đang sử dụng các hình thức cung cấp nước uống như

sau

1. Bể chứa nước mưa

Là hình thức cung cấp nước phổ biến ở nông thôn Việt Nam, nhằm thu hứng nguồn

nước mưa có trong một số ngày mưa ở hai miền Bắc và Nam. Nếu thu hứng tốt, người ta thu

được nước có chất lượng tốt, khá sạch, ít chất hữu cơ, có độ cứng thấp, pH từ 6-6,5

Khi sử dụng nước mưa cần phải lưu ý:

- Phải loại phần nước mưa trong 10-15 phút đầu tiên do đã bị nhiễm bẩn khi rơi qua

tầng khí quyển, qua mái và qua máng thu, sau đó mới hứng vào bể

- Phải định kì thau tát bể hàng năm và thường xuyên quét sạch rác, bụi có trên mái nhà

và máng thu

- Để khống chế vector gây bệnh, ngăn cản sự sinh sản của muỗi, người ta thường làm

bể kín có nắp đậy và có thể cho vào bể vài con cá rô phi, cá vàng để cá ăn bọ gậy

2. Giếng khơi

Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính 0,8-2m và chiều

sâu 3-20m; phục vụ cấp nước cho một gia đình hay một tập thể nhỏ. Nước chảy vào giếng có

thể từ đáy hoặc từ truyền thống bên qua các khe hở ở thành hoặc qua các ống bê tông xốp

dùng làm thành giếng. Thành giếng có thể xây bằng gạch, bê tông xỉ, bê tông đá hộc, đá ong...

tùy theo vật liệu địa phương. Khi gặp đất dễ sụt lở, người ta dùng các khẩu giếng bằng bê

tông, gạch, ống sành... với chiều cao 0,5-1m rồi vừa đào, vừa đánh tụt khẩu giếng xuống cho

nhanh chóng và an toàn. Các khẩu giếng nối với nhau bằng vữa xi măng tỉ lệ 1: 2.

Để tránh nước mưa chảy trên mặt kéo theo chất bẩn thấm vào giếng, phải lát nền và

xây bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất chừn 0,8m đồng thời phải bọc đất sét dày 0,5m

xung quanh thành giếng từ mặt đất xuống tới độ sâu 1,2m. Vị trí giếng nên chọn gần nhà

nhưng phải cách xa các chuồng nuôi súc vật, hố xí tối thiểu là 7-10m. Khi chọn vị trí đào

giếng cần tham khảo các tài liệu địa chất thủy văn và kinh nghiệm dân gian để không phải đào

giếng sâu và thu được nước ngầm có chất lượng tốt.

3. Giếng hào lọc

Tại các vùng mà đào giếng sâu tới 10m không gặp mạch nước, hoặc vùng ven biển gặp

mạch nước mặn, người ta phải đào giếng hào lọc để lấy nước lọc từ hồ, ao, hoặc mương máng dẫn

nước.

3.1. Giếng hào lọc đáy hở

Đào một hào giếng đến cách ao khoảng 2m, chiều sâu của hào rộng 0,5-0,7m, và dốc

thoai thoải đến giếng... Như vậy hào đất không tới ao mà có một đoạn đất mỏng giữa hào và ao,

nhờ khoảng đất này mà bùn và các hạt cặn trong ao, hồ... được giữ lại không theo nước vào

trong giếng. Trong hào đổ cát vàng hay cát đen thành một lớp dày từ 0,7-0,8m và được lèn nện

kỹ, sau đó đổ đất lên trên và nện phẳng như trước. Vách giếng được miết xi măng cho kín,

nhưng ở giữa hai khẩu không trát kín để cho nước thấm vào giếng. Nước ao, hồ, mương qua

hào lọc có cát nhờ đó được lọc tốt, ta có nước trong, hàm lượng các chất hữu cơ giảm.

3.2. Giếng hào lọc đáy kín

Page 57: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 56

Ở vùng ven biển, vì ảnh hưởng của nước mặn, người ta phải xây hào gạch và trát đáy

giếng thật kín. Khác với hào đất, hào xây gạch sẽ ăn thông với giếng, vách giếng và hào có

đặt thêm một vỉ tre đan có đổ cuội nhỏ để giữ cát không vào giếng. Khi sử dụng hình thức

giếng hào lọc cần chú ý chọn ao hồ sạch, vệ sinh hoàn cảnh và được bảo vệ tốt dành cho lọc

nước sinh hoạt và định kỳ thau rửa hoặc thay lớp lọc.

4. Bể chứa nước khe núi cao

Ở những vùng núi có nguồn nước khe chảy ra quanh năm có thể:

- Xây một bể thu nước và dẫn nước về cụm dân cư gia đình bằng đường ống. Nhờ có

sự chênh lệch về độ cao mà nước tự chảy.

- Xây nhà có mái che cho bể thu nước, xung quanh có hàng rào bảo vệ.

5. Giếng chân đồi, chân núi

Miền núi, vùng trung du và vùng có gò đồi có thể đào giếng ở chân đồi, chân núi.

- Chọn địa điểm: Chọn phía chân đồi vì thường có nhiều cây mọc xanh quanh năm,

hay có mạch nước nhỏ chảy ra.

- Khi đào giếng cần xây bờ cao quanh miệng giếng để tránh nhưng bẩn từ trên đồi hoặc xung

quanh chảy vào giếng.

6. Nước máng lần

Người ta khai thác nguồn nước chảy ra từ các khe núi đá trên núi cao, dẫn nước về làng bản nhà dân bằng các ống dẫn nước. Các ống dẫn nước được làm bằng cách ghép nối các

ống của cây nứa, cây vầu... đã được đọc mắt cho lưu thông. Trên thành ống người ta dùi nhiều

lỗ để cho nước được tiếp xúc với không khí (có tác dụng làm lắng cặn Ca++

) và tránh không

cho chuột rừng, chim rừng làm bẩn nguồn nước.

7. Giếng khoan đặt máy bơm tay

Khởi đầu nhờ sự giúp đỡ của UNICEF, hiện nay nhiều nơi đã đào những giếng khoan

để lấy nước mạch ngầm và đặt máy bơm tay. Tùy theo độ sâu của giếng khoan thu được nước

có chất lượng khác nhau, song vấn đề đặt ra là phải xây dựng đồng thời các bể lọc loại sắt có

trong nước.

VI. Các hình thưc cung câp nươc uông ở đô thị Đô thị là tập hợp lớn dân cư nhiều hộ gia đình, hình thành một cộng đồng sống chung

tại một khu vực cùng địa lý và khí hậu. Tùy theo đặc điểm của từng vùng, người ta tìm các

nguồn cung cấp nước thích hợp, chế hóa và xử lý để có được nước sạch

- Trạm khai thác nước ngầm sâu.

- Trạm khai thác nước mặt

- Trạm khai thác nước bằng hệ thống tự chảy

VII. Các phương pháp chê hoá và xư lý nươc 1. Xử lý nước giếng

Sau khi đào và xây dựng giếng xong cần phải xử lý nước giếng, gồm các bước sau.

1.1.Xử lý chất sắt

Khi còn ở trong mạch nước chất sắt ở dạng hòa ta: sắt hydrocarbonat [Fe(HCO3)2] hay

FeSO4, nhưng khi nước từ mạch chảy vào giếng, một thời gian sẽ chuyển thành dạng

hydroxyt sắt III [Fe(OH)3] và kết tủa thành các hạt oxyt sắt (Fe2O3) lơ lửng trong nước, làm

nước giếng đục có màu vàng (dân gian thường dùng danh từ nước bị phèn để chỉ hiện tượng

nước giếng có nhiều chất sắt).

Page 58: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 57

Như thế muốn loại chất sắt ra khỏi nước, cần phải loại các hạt oxyt sắt thì nước sẽ trong, hết màu vàng, để thực hiện khâu này, cần phải lọc nước qua hệ thống sỏi, cát

Xây gần giếng một bể lọc và một bể đựng nước đã lọc. Bể lọc chia thành hai bể:một

bể lọc phụ và một bể lọc chính. Trong bể lọc phụ chỉ đặt một lớp sỏi lớn, nếu nước giếng có

nhiều chất sắt, thì thay sỏi lớn thành vôi sượng (vôi chưa chín trên miệng lò vôi). Trong bể lọc

chính lọc đặt từ dưới lên trên.

Một lớp sỏi nhỏ 30 cm.

Một lớp cát vàng 30 cm.

Tất cả vật liệu lọc phải được rửa sạch rồi mới sắp vào bể lọc. Nước giếng được đổ vào bể lọc phụ trước khi qua lớp sỏi lớn, nhờ cơ chế oxy hóa, sắt hai ở dạng hòa tan biến thành sắt ba kết tủa và nếu là vôi sượng thì sự tạo thành sắt ba nhanh hơn nhờ tác dụng của vôi và hydroxytcarbonat

sắt.

Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + Fe(OH)2

4Fe(OH)2+ O2 H2O → Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Sau khi nước qua lớp cát thì hầu hết chất sắt (Fe2O3) được loại bỏ.

1.2. Khử trùng nước giếng

Hiện nay vấn đề cung cấp nước uống nông thôn và khử trùng nước giếng ở nông thôn

là một vấn đề đang được các tổ chức UNICEF, UNDP,WHO, quan tâm đến rất nhiều. Vì chất lượng nước giếng tác động lớn đến sức khỏe của một bộ phận dân cư rất lớn ở nhiều quốc gia.

Các tổ chức Quốc tế này đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề chất lượng nước uống

nông thôn. Sau đây là vài biện pháp chính:

1.2.1. Kh• trùng b•ng Chlor

Hóa chất dùng chủ yếu là Chlorua vôi. Dùng bình hai lỗ: Bình này có 2 lỗ để Cl2

khuyếch tán ra ngoài. Trong bình trộn đều cát + Chlorua vôi:1,5 kg clorua vôi + 3,0 kg cát

thô. Bình được treo lơ lửng dưới mặt nước giếng một mét. Loại bình này có thể khử trùng

nước giếng từ 9- 13 m3 nước với mức tiêu thụ 900-1300 lít /ngày đêm.

Cách thiết kế một bể lọc nước để loại chất sắt

Cát vàng 30 cm

Bể lọc chính

Nước lọc đã loại chất sắt

Sỏi lỡ hay đá răm 30 cm

Hình1. Sơ đồ bể lọc chất sắt trong nước giếng

2.2. Phương pháp khử trùng cổ điển

Thường dùng Chlorua vôi. Cách tiến hành như sau:

Bể lọc phụ

Sỏi lỡ hay đá vôi

sượng 30 cm

Page 59: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 58

- Tính khối lượng nước giếng: nhân diện tích miệng giếng với chiều cao mực nước

hàng ngày.

- Tính khối lượng hóa chất hữu trùng cho vào giếng:khoảng 10-115 chlorua vôi/1m3 nước

giếng.

- Tiến hành khử trùng: cho clorua vôi vào giếng,để yên 12 giờ,sau đó hút hết nước

giếng.Nước giếng mới từ mạch nước dâng lên là mẫu nước sạch đã khử trùng

2. Xử lý nước máy

Quy trình xử lý nước ở các nhà máy cung cấp nước như sau:

- Bộ phận bơm nước sống (nước sông hoặc nước giếng ngầm sâu).

- Bộ phận xử lý chất sắt( nếu nguồn nước cung cấp là nước ngầm).

- Bộ phận khử đục ( nếu nguồn nước cung cấp là nước sông).

- Bể lắng.

- Bể lọc. Hệ thống khử trùng. Đài chứa, hệ thống ống dẫn phân phối nước.

2.1.Khử chất sắt (nếu nguồn nước cung cấp là nước ngầm)

Phần lớn nước giếng ngầm sâu đều chứa nhiều chất sắt, do vậy muốn sử dụng cần phải loại chất sắt ra khỏi nước. Có nhiều phương pháp khử chất sắt nhưng tất cả đều dựa trên

nguyên lý: Chuyển sắt II ở dạng hòa tan sang dạng sắt III kết tủa ; Sau đó lắng và lọc. Phương

pháp làm thoáng nước bằng giàn mưa nhân tạo có hai giai đoạn:

- Chuyển hdrocarbonat sắt sang hydrat sắt:

Fe(HCO3)2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H2CO3

H2CO3 → CO2 + H2O

- Chuyển Hydrat sắt II đến hydrat sắt III

4Fe(OH)2 + H2O + O2 → 4Fe(OH)3

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Trong quá trình xử lý, nước giếng được bơm lên một giàn bằng gỗ chiều cao từ 2,5 -

3m.Nước giếng từ trên giàn rơi xuống thành những hạt nhỏ như các hạt mưa CO2 hay hydrat

sắt II →ð hydrat sắt III → oxyt sắt III.

Phương pháp dùng vôi để khử chất sắt

Dùng vôi tôi, pha thành dung dịch bão hòa tính toán cho một lượng dung dịch vôi cụ thể vào nước để loại chất sắt, cơ chế như sau:

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3

2Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + Fe(OH)2

Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

2.2. Khử đục. Nếu nguồn cung cấp nước là nước bề mặt (ao, hồ, sông...)

Nước sông thường có độ đục cao, vì chứa nhiều phù sa, gồm các hạt sét (chứa SiO2 ),

các hạt keo này ở trong nước không ổn định, vì mang điện tích âm cùng dấu nhau, nên xô đẩy

nhau không ngừng, không ngưng tập được làm nước bị đục. Muốn làm trong nước, người ta

cho vào nước một lượng phèn nhôm sunfat thích hợp gọi là đánh phèn nước. Khi cho nhôm

sunfat vào nước tạo thành những phần tử mang điện tích dương, sẽ hút lấy những hạt keo

SiO2 mang điện tích âm tạo thành một khối có phân tử lượng lớn, nhờ đó có thể lắng dễ dàng,

làm nước trong.

Al2(SO4)3 + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2SO4

Ngoài việc thủy phân hóa nhôm sunfat, tạo nên nhôm hydrat mang điện tích dương,

còn thêm phản ứng sau:

Page 60: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 59

Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 → 2Al(OH)3 + 2CaSO4 + 6CO2

(Vì trong thường có canxi ở dạng hydro carbonat). Đối với các nguồn nước nghèo

canxi, để phản ứng này xảy ra mạnh, nâng cao tốc độ lắng cặn, cần thêm vào nước một lượng

Ca(OH)2 thích hợp. Lúc đó sẽ có các phản ứng sau đây xảy ra trong nước:

2H2CO3 + 2Ca(OH)2 → 2Ca(HCO3)2 + 2H2O

Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 → 2Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2

- Như thế, để loại độ đục ra khỏi nước hoàn toàn cần có những điều kiện sau:

- Nước có pH > 7.

- Thêm Ca(OH)2 vào nước nếu cần thiết.

- Dung dịch nước và phèn trộn đều nhau (Floccuting).

- L��ng phèn ph�i t�i thích h�p (test alumin).

- Có đủ thời gian cắn lặng, trước khi đưa nước vào bể lắng lọc.

2.3. Hệ thống lắng và lọc

Sau khi đánh phèn xong, người ta cho nước chảy vào bể lắng và quá trình này dưới tác

dụng trọng lượng của hạt cặn sẽ rơi dần xuống đáy bể. Sau một thời gian nhất định, người ta

cho nước chảy qua hệ thống lọc nước bằng cát, để loại toàn bộ chất lặn cặn ra khỏi nước.

2..4. Khử trùng nước uống

Nước cần cho nhu cầu sinh hoạt và ăn uống cần phải trong sạch, không được có vi khuẩn

gây bệnh. Để đạt được điều này, cần phải khử trùng nước một cách chu đáo, và thường xuyên kiểm

soát chặt chẽ chất lượng nước uống về mặt vi sinh vật. Có nhiều phương pháp để khử trùng nước

uống, nhưng phương pháp hiện nay được ưa chuộng và có hiệu quả nhất vẫn là phương pháp chlor

hóa nước.

2.4.1. Cơ chế khử trùng nước bằng chlor

Khi cho chlor vào nước, thế năng oxy hóa của nước tăng lên. Bất kì clo ở dạng nào:

khí clo trong các bình nén, hypoclorit Natri, hoặc hypoclorit canxi... đều hòa tan trong nước

tạo thành axit hypoclorơ và axit clohydrit. Phản ứng của clo trong nước xảy ra như sau:

Cl2 + H2O → HOCl + HCl

Axit clohydrit bị phân ly thành ion:

HCl → H+ + Cl

-

Một phần HOCl phân ly thành H+ và OCl-

HOCl ⇔ H+ + OCl

-

Lượng HOCl không phân ly sẽ tham gia vào quá trình khử trùng. Sự cân bằng giữa

HOCl và H+, OCl

- phụ thuộc vào pH của nước. Khi pH cao (kiềm) phản ứng nghiêng hẳn về

phía phải, khi pH thấp (axit) phản ứng nghiêng về phía trái tạo thành HOCl. Như vậy pH càng

thấp thì hiệu quả khử trùng càng cao. pH khuyến cáo là < 8. Clo khí chứa trong bình nén có

khuynh hướng tăng pH của nước ở mức độ vừa phải.

Sự hình thành clo kết hợp xảy ra theo một phản ứng tiếp diễn. Nguyên tử hydro trong

amoniac lần lượt bị thay thế bởi clo:

NH3 → NH2Cl → NHCl2 → NCl3

Khi muốn phản ứng tạo thành monocloramin (có tính chất bền hơn, song khử trùng

yếu hơn) thì lượng clo và amoniac cho vào nước phải đạt tỉ lệ thích hợp sao cho:

NH3 + Cl2 ⇔ NH2Cl + HCl

Page 61: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 60

Nếu lượng clo cho vào nước nhiều (so với amoniac) thì phản ứng sẽ tạo thành nitơ

tương tự như hiện tượng xảy ra sau điểm uốn của đường cong clo hóa

2NH2Cl + Cl2 → N2 + 4HCl

2.4.2. Những yếu tố ảnh đến quá trình khử trùng nước bằng chlor

Nước thiên nhiên, thường chứa nhiều chất dễ bị oxy hóa (như các loại muối hóa tan,

các sản phẩm phân hủy của protid chất sắt), các chất này nếu càng nhiều thì lượng chlor cần

đến càng tăng. Đó là những chất hút chlor của nước.

Hiệu lực khử trùng nước phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Thời gian tiếp xúc.

- Nhiệt độ của nước.

- pH của nước ( pH < 8 ).

- Chất NH3 trong nước.

- Lượng chlor tiêu thụ (nhu cầu chlor).

-Lượng chlor thừa.

Vì lượng chlor cần thiết để khử trùng nước (liều chlor) gồm lượng chlor tiêu thụ (nhu

cầu chlor) cọng với lượng chlor thừa nhất định để làm vi khuẩn chết. Do vậy, để đảm bảo khử

trùng nước triệt để thì nồng độ chlor thừa (sau thời gian tiếp xúc với nước, thường là 30 phút)

cần:

- 0,3 mg/lít Cl2: bình thường

- 0,5 mg/lít Cl2: có vụ dịch đường ruột đang lưu hành, hoặc mùa nóng.

nhu cầu chlor

chlor thừa

liều chlor

Lượng chlor thừa rất quan trọng, để dự phòng sự nhiễm bẩn tiếp theo có thể xảy ra (rò

rỉ hệ thống phân phối). Để đảm bảo nước sạch cần phải thường xuyên giám sát lượng chlor

thừa ở cuối đường ống phân phối nước.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Mô tả chu trình, sự phân bố của nước, các nguồn nước trong thiên nhiên.

2. Trình bày các chỉ số đánh giá chất lượng nước uống.

3. Mô tả các nguồn nước sạch hiện có và nhu cầu về nước sạch của cộng đồng.

4. Nêu những giải pháp xử lý nước thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Trọng Chiến, Dương Trọng Phỉ et al (1995), Vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tả (Dịch từ "Environmental Sanitation for cholera control"). Tổ chức y tế thế giới. Lực lượng

đặc nhiệm toàn cầu chống bệnh tả. NXB Y học.

Page 62: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 61

2. Nguyễn Ngọc Khanh (1998), Bể lọc nước loại nhỏ dùng cho gia đình đơn vị xa nguồn nước cung cấp nước máy thành phố. Tóm tắt báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn

quốc 1998, Hà Nội.

3. Đào Ngọc Phong và cs (2001), Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Tập I, NXB Y học, Hà Nội.

4. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành và cs (2001), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội.

5. Nguyễn Viết Phổ và cộng sự (1992), Đánh giá tài nguyên nước và sử dụng nước của Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ủy ban Quốc gia Việt Nam về chương trình thủy văn quốc

tế.

6. Phạm Song (1997), Nước và nước sạch ở Việt Nam, Trong Hội thảo quốc gia chất lượng

và kiểm soát chất lượng nước.

7. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB khoa học và kỹ

thuật.

8. Trung tâm tiêu chuẩn - chất lượng (2004) Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, Tập 1, Chất lượng nước. Hà Nội.

9. Deborah Chapman (1992), Water quality Assessments, Unesco, WHO, UNEP Publishes by

Comdon, New York-Tokyo.

10. Eli Daly, Richard Helmer and David Wheches (1992), Surveillance and Control of drinking Water quality, New York.

11. Howard J. Oxfam (1997), Safe drinking water, An Oxfam technical guide. Oxford.

12.WHO (2002), Guidelines for drinkingwater quality, Volumme 3 Surveillance and Control

of communnity supply, Geneva.

Page 63: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 62

Ô NHIỄM NƯỚC

I. Khái niệm về ô nhiêm nươc

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động

sống bình thường của con người và sinh vật bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt

quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa ô nhiễm

nước:” là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây

nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với

động vật nuôi và các loài hoang dại”

Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo

Nguồn gốc tự nhiên của ô nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Các tác

nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác

chết của chúng.

Nguồn gốc nhân tạo của ô nhiễm nước là do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao

thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón nông nghiệp....vào môi trường nước

Căn cứ vào các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô

nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý

Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô

nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm

- Nguồn gây ô nhiễm

+ Nguồn điểm là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản

chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn thải điểm chủ yếu: các cống xả nước

thải

+ Nguồn không có điểm là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác

định được vị trí, bản chất, lưu lượng tác nhân gây ô nhiễm. Thí dụ nước mưa chảy tràn qua

đồng ruộng, đường phố, đổ vào sông rạch gây ô nhiễm nước

Một cách tổng quát, có thể định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “Nước bị coi là ô nhiễm

khi thành phần của nước bị thay đổi, hoặc bị hủy hoại làm cho không thể thể sử dụng nước

cho mọi hoạt động của con người và sinh vật”.

Một khi, nguồn nước bị ô nhiễm, thành phần và bản chất của nguồn nước sẽ thay đổi, biến dạng.

- Thay đổi tính chất lý học (màu, mùi, vị, pH...)

- Thay đổi thành phần hóa học (tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, các chất vô cơ,

các hợp chất độc...)

- Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước (làm tăng hoặc giảm số lượng vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh...) hoặc xuất hiện trong nước các loại sinh vật mà trước đây

không có trong nguồn nước.

II. Nguồn gốc của ô nhiễm nước

Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do nhiều chất bẩn khác nhau. Người ta thường phân

định ra những nguyên nhân như sau:

1. Ô nhiễm nước do nước thải khu dân cư

Nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt, nước

thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh

Page 64: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 63

Bảng 1. Thống kê một số thành phần cơ bản trong nước thải đô thị Thành phần Nguồn thải Ảnh hưởng trong nước

Các chất tiêu thụ oxi Hầu hết các chất hữu cơ Tiêu thụ oxi hoà tan

Các chất hữu cơ ít khả năng

phân huỷ sinh học

Chất thải công nghiệp, sản

phẩm sinh hoạt Độc hại cho thủy sinh vật

Vi sinh vật Chất thải của con người Gây bệnh cho người

Các chất tẩy rửa Các chất tẩy rửa sinh hoạt Độc hại cho thuỷ sinh vật Phosphat Các chất tẩy rửa Gây phú dưỡng

Dầu mỡ Chất thải sinh hoạt Độc hại cho thuỷ sinh vật Các chất vô cơ Chất thải sinh hoạt Tăng độ muối trong nước

Các kim loại nặng Chất công nghiệp Độc hại trong nước

Các hợp chất càng cua Một số chất tẩy rửa, chất thải công nghiệp

Vận chuyển và hòa tan các

ion kim loại nặng

Các chất thải rắn Mọi nguồn thải Độc hại cho thủy sinh vật

Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh

dưỡng (phôtpho, nitơ), chất rắn và vi sinh vật

Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ có các chất hữu cơ dễ phân hủy do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó

phân hủy tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải sinh hoạt chưa xử lý đưa vào kênh, rạch,

sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính là:

- Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lững, độ đục, màu

- Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, dẫn tới sự phú dưỡng hóa, tạo ra sự bùng nổ rong, tảo, dẫn

tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan

- Gia tăng vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn...) dẫn đến

ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng

2. Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, giao thông vận tải.

Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng

ngành sản xuất.

3. Ô nhiễm nước do nước chảy tràn mặt đất

Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát từ đồng ruộng là nguồn gây ô

nhiễm nước sông, hồ, nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công

nghiệp có thể là ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất vi trùng..

- Quá trình tự làm sạch của nước

Các quá trình phân hủy, tách và lắng đọng các chất trong nước xảy ra trong điều kiện

tự nhiên. Đó là quá trình tự làm sạch của nước. Quá trình này có thể phân ra hai nhóm:

+ Quá trình vật lý như hấp phụ, keo tụ, lắng, phân ly, tách các chất ô nhiễm ra khỏi

nước. Ví dụ để lắng các chất không tan làm cho nước trong.

+ Quá trình hóa học sinh học gồm các phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, polyme hóa

nhờ có men hoặc vi khuẩn xúc tác làm cho chất ô nhiễm trở nên ít độc hoặc không độc.

Quá trình tự làm sạch nước tự nhiên diễn ra dễ dàng và nhanh chóng ở dòng sông,

dòng chảy; còn ở hồ tĩnh lặng chậm chạp hơn. Hơn nữa dưới tác dụng của bức xạ mặt trời quá

trình quang hợp tăng: tiêu thụ nhiều CO2 hơn, sinh lượng oxy nhiều hơn giúp làm sạch nước

tự nhiên tốt hơn.

Page 65: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 64

Khi cân bằng động làm sạch tự nhiên bị phá vỡ, chất ô nhiễm quá lớn, cần sử dụng

làm sạch nhân tạo. Kỹ thuật xử lý nước phục vụ cho trường hợp này.

4. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam

4.1. Ô nhiễm do chất hữu cơ

Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông, hồ. Tác nhân ô nhiễm

này có nồng độ lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm...). Ô nhiễm chất hữu cơ được đánh giá qua các chỉ số cân bằng ôxi COD, BOD và DO. Từ số liệu của hàng trăm trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/L hoặc COD > 44

mg/L); 5% dòng sông có nồng độ DO thấp; 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ

nhẹ (BOD khoảng 3 mg/L, COD khoảng 18 mg/L).

Trong các thập kỷ gần đây ở các nước phát triển, mức độ ô nhiễm hữu cơ trong sông

hồ đã giảm rõ rệt. Tại Thụy Điển, tổng tải lượng BOD từ công nghiệp đưa vào sông là

600.000 tấn năm 1950 tăng đến 700.000 tấn vào năm 1960, nhưng chỉ còn trên 300.000 tấn

vào năm 1980. Tại một số quốc gia đang phát triển, nhờ quan tâm xử lý ô nhiễm, tải lượng

BOD đưa vào nguồn nước cũng giảm dần Tại Maaysia, tải lượng BOD từ công nghiệp chế biến dầu được xử lý 76% vào năm 1978, 96% vào năm 1980 và 99% vào năm 1982. Tuy nhiên ở

nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước ngày càng tăng.

4.2. Vi sinh vật gây bệnh

Do các dòng sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt từ các trung tâm dân cư nên ô

nhiễm do vi trùng xảy ra thường xuyên. Theo tiêu chuẩn của WHO tổng coliform trong nước

uống không được quá 2 MPN/100ml và không được có fecal coliform trong 100ml nước uống.

Tuy nhiên chỉ có dưới 10% trạm quan trắc đạt tiêu chuẩn này.

Sông Yamune trước khi chảy qua thành phố, nồng độ fecal coliforms lên đến 20.000.000

MPN/100ml do ảnh hưởng của lưu lượng nước cống rãnh đổ vào sông đến 200.000 m3/ngày.

Mức độ ô nhiễm do vi sinh vật ở các dòng sông trên thế giới được thống kê ở bảng 2.

Ô nhi�m ngu�n n��c do vi sinh v�t l� nguyên nhân gây ch�t 25.000 ng��i m�i ng�y � các n��c �ang phát tri�n.

Mức độ ô nhiễm coliform tại các trạm quan trắc toàn cầu Số trạm quan trắc

Tổng coliform/100ml Bắc Mỹ Trung và Nam

Mỹ Châu

Á

Châu Âu và

Châu Đại Dương

< 10 8 0 1 1

2 Tiêu chuẩn của WHO cho nước uống

10-99 4 1 3 2

100-999 8 10 9 14

1.000-9.999 3 9 11 10

10.000-99.999 0 2 7 2

> 100.000 0 2 0 3

4.3. Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng

Khoảng 10% số sông trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao (9-25 mg/L), vượt nhiều lần

so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10 mg/L). Khoảng 10% các sông có nồng độ photpho 0,2-

2,0 mg/L tức cao hơn 20-200 lần so với các sông bị ô nhiễm. Nguồn nước giàu các dinh dưỡng P, N

có khả năng bị phú dưỡng hóa. Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi,

Úc và Mêhico cũng bị phú dưỡng hóa. Tuy nhiên, các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng

nước ngọt toàn cầu), hồ Thượng Hồ, hồ Malawi chưa bị phú dưỡng.

4.4. Ô nhiễm do kim loại nặng

Page 66: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 65

Nguồn chủ yếu đưa kim loại nặng vào nước là từ các mỏ khai thác, các công nghiệp nặng

và từ các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp. Ô nhiễm do kim loại nặng chủ yếu ở các nước công

nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ kim loại nặng không hòa tan trong nước tăng

dần từ đầu thế kỷ đến năm 1960, sau đó giảm dần nhờ các biện pháp xử lý nước thải. Nồng độ thủy ngân, cadmi, crôm, và chì trong các năm 1990 tương ứng là 1 mðg/L, 2 mðg/L, 80 mðg/L và

200 80 mðg/L. Nồng độ các nguyên tố này vào năm 1960 tương ứng là 8 mðg/L, 10 mðg/L, 600

mðg/L và 50 mðg/L. Đến năm 1980 nồng độ thủy ngân, cadmi, crôm và chì trong nước sông Rhine là 5 mðg/L, 20 mðg/L, 700 mðg/L và 400 µg/L

4.5. Ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng Các chất hữu cơ vi lượng là các hóa chất bền vững như clo hữu cơ, polyclobiphenyl

(PCB) và dung môi công nghiệp được đưa vào nguồn nước từ các nhà máy lọc dầu, dệt, giấy,

hóa chất và nguồn nước chảy tràn từ ruộng được phun hóa chất trừ sâu bệnh. Trong các năm

1979-1984 khoảng 25% số trạm quan trắc phát hiện được hóa chất hữu cơ chứa clo như DDT,

aldrin, diedrin và PCB với nồng độ thường nhỏ hơn 10 nanogam/L (ng/L). Tuy nhiên, ở một

số dòng sông nồng độ các hóa chất này khá cao (100-1000 ng/L) như sông Trent ở Anh, hồ Biwa và Yodo ở Nhật Bản. Ô nhiễm do clo hữu cơ nặng nhất (trên 1000 ng/L) là ở một số sông thuộc Columbia (DDT và diedrin), Indonesia (PCB), Malaysia (diedrin) và Tanzania

(diedrin). các sông châu Âu, Bắc Mỹ không bị ô nhiễm nặng do hóa chất bảo vệ thực vật.

4.6. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

Cũng tương tự như các quốc gia đang phát triển, các nguồn chính gây ô nhiễm nước ở

Việt Nam là chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu và giao thông thủy. Ô nhiễm công

nghiệp chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp. Kết quả quan trắc môi trường nước ở

các địa phương trong năm 1995 do hệ thống quan trắc môi trường quốc gia thực hiện cho

thấy:

4.6.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở Hà Nội

- Nước sông Hồng không đạt tiêu chuẩn Việt nam về nguồn nước phục vụ cho mục

đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước sông Hồng thay đổi không đáng kể từ

điểm ở đầu đến điểm ở cuối thành phố, chứng tỏ ở đoạn sông Hồng này không có nguồn

nước thải lớn nào xả vào, đồng thời khả năng tự làm sạch của sông Hồng cao.

- Nước ở các sông thoát nước ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đã bị ô

nhiễm nặng. các thông số BOD5, COD đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 3 lần, tổng

coli cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lần. Nước hồ Tây hiện nay

bị ô nhiễm nhẹ, nhưng đang biến đổi theo chiều hướng xấu do quá trình đô thị hóa ở khu vực

này tương đối nhanh, nước thải, rác thải đổ vào hồ càng ngày càng nhiều.

4.6.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở thành phố Huế

- Các tiêu chuẩn lý hóa trong nước sông Hương trước khi chảy vào thành phố đều đạt tiêu

chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt, nhưng tổng coli cao gấp 4 đến 8 lần tiêu chuẩn cho phép đối với

nước mặt loại B. Nước sông Hương ở khu vực trung tâm thành phố đã bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt với sự biểu hiện của nồng độ BOD, N, P và vi sinh vật cao.

- Nước hồ Tịnh Tâm đã bị ô nhiễm nặng, không thể là nguồn nước phục vụ cấp nước

sinh hoạt.

- Nước thải của nhà máy thực phẩm (nhà máy đông lạnh, nhà máy bia) có hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng và chất rắn lơ lững rất cao góp phần gây ô nhiễm nước sông Hương

4.6.3. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở thành phố Đà Nẵng

Kết quả quan trắc, phân tích cho thấy hiện trạng chất lượng nước mặt tại các khu vực

Đà Nẵng nằm ở mức ô nhiễm nhẹ, còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn

nước cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất (trừ độ mặn)

Page 67: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 66

5. Những hậu quả do nguồn nước bị ô nhiễm

5.1. Do các chất hữu cơ dễ phân hủy

Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do các chất hữu cơ động vật và thực vật (Hữu cơ thực

vật = xác cây cối, hoa quả, các chất mùn: nguyên tố cơ bản gây bẩn là carbon; hữu cơ động

vật = phân, xác động vật thối rữa... nguyên tố gây bẩn chính là nitơ).

Khi nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ (lượng o xy hòa tan trong nước ở trên mức giới hạn

cho phép); các chất hữu cơ sẽ được phân hủy bởi các vi khuẩn hiếu khí tạo thành các sản

phẩm trung gian, gây ô nhiễm như: nitrite, nitrate, sunfat, phosphat, CO2...

Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng (lượng oxy hòa tan bị giảm đến mức tối thiểu) quá

trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ do các vi khuẩn kỵ khí đảm nhận và tạo ra các sản phẩm

gây nhiễm bẩn nước như Indol, Scartol, H2S,NH3, CH4...

Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nước do các chất hữu cơ, người ta thường sử dụng

các chỉ số sau đây:

- Nồng độ oxi tự do trong nước (DO). Oxi tự do trong nước cần thiết cho sự hô hấp

của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thủy sinh, côn trùng, v.v...) thường được tạo ra do sự hòa

tan từ oxi khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxi tự do trong nước nằm trong

khoảng 8-10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo, v.v...khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc

bị chết. Do vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực.

Có nhiều phương pháp xác định giá trị DO của nước: phương pháp Winkler hoặc phương

pháp dùng điện cực

- Nhu cầu sinh hóa oxi (BOD) và nhu cầu hóa học oxi (COD)

Nhu cầu sinh hóa oxi là lượng oxi (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2) cần cho vi

sinh vật tiêu thụ để oxi hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Phản ứng xảy ra như sau::

Chất hữu cơ + O2 vi khuẩn → CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Như vậy BOD phản ảnh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước.

Thông số BOD có tầm quan trọng thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước

thải, BOD còn là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước: giá trị BOD càng

lớn mức độ ô nhiễm càng cao. Tiêu chuẩn (TCVN 5949-1995) giá trị cực đại cho phép nước thải đổ vào nguồn loại A (nguồn nước phục vụ sinh hoạt) là 20 mg/L.

Để xác định BOD của nước người ta thường dùng giá trị BOD5 bằng cách xác định

hiệu nồng độ oxi hòa tan của mẫu nước sau khi pha loãng và ủ mẫu pha loãng ở nhiệt độ 200C

trong 5 ngày.

Nhu cầu hóa học oxi là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong

nước.

Để xác định giá trị COD người ta dùng phương pháp bicromat theo phản ứng hóa học

sau:

Chất hữu cơ + Cr2O72-

+ H+ → CO2 + H2O + 2Cr

3+

Như vậy, COD là lượng oxi cần để oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong nước, trong khi đó

BOD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật

Khi nồng độ COD và BOD cao sẽ làm giảm DO của nước có hại cho sinh vật nước và

hệ sinh thái nước nói chung.

Sự khác nhau giữa hai thông số BOD và COD:

Cả hai thông số đều xác định lượng chất hữu cơ có khả năng bị oxi hóa có trong nước,

nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa. BOD thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học,

Page 68: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 67

nghĩa là các chất hữu cơ có thể bị oxi hóa nhờ vai trò của vi sinh vật. COD thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxi hóa nhờ tác nhân hóa học. Do vậy tỉ số COD/BOD luôn luôn >

1.

Nếu nguồn nước bị các chất độc ức chế Vi sinh vật thì tỉ số đó càng cao. khi đó giá trị BOD đo được sẽ rất thấp hoặc bằng không ngược lại giá trị COD sẽ rất cao. Do vậy không thể từ COD tính ra BOD hoặc ngược lại. Chỉ trong trường hợp duy nhất khi thành phần của một

nguồn nước tự nhiên (sông, hồ) hoặc nước thải không chứa chất độc và luôn ổn định thì ta có

thể xác định qua thực nghiệm được một hệ số chuyển đổi từ COD thành BOD hoặc ngược lại.

5.2. Những tác hại và bệnh gây ra do ô nhiễm nước

5.2.1. Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý và hóa học

- Các hạt chất rắn

Các hạt lơ lững trong nước bao gồm nhiều loại hạt hợp chất hữu cơ và vô cơ. Một vài

chất, do kích thước nhỏ, nên lơ lững trong cột nước và tạo ra độ đục cho nguồn nước, một số chất khác ở dạng hạt lớn hơn lại chìm xuống đáy tồn tại ở dạng trầm tích đáy. Các hạt lơ lửng

trong nước có nguồn gốc đầu tiên là từ hiện tượng xói mòn đất, từ các dòng nước mưa chảy

tràn qua đô thị, qua các vùng đất nông nghiệp và các khu vực xây dựng. Cùng với các quá

trình xói mòn tự nhiên, các hoạt động như phá hủy các thảm cây xanh, tăng cường các hoạt động nông nghiệp trên các vùng đất dốc, gia tăng các bề mặt không thấm nước đã gây ra hiện

tượng xói mòn quá mức tà tạo ra một lượng trầm tích lớn lắng tụ hoặc lơ lững trong các dòng

sông.

Các hạt lơ lững gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bởi vì chúng có thể giúp chuyển tải các vi sinh vật gây bệnh vào nguồn nước và đóng vai trò chuyển tải các chất độc, chất dinh dưỡng cũng như kim loại nặng vết vào nước. Do sự gia tăng các hạt lơ lững

trong nước làm giảm cường độ ánh sáng khuyếch tán trong nước, các hệ sinh thái thủy vực bị ảnh hưởng mạnh. Việc thiếu ánh sáng không những làm giảm giá trị thẩm mỹ của các nguồn

nước mà còn làm cho các loài thực vật thủy sinh không thể phát triển được. Ngoài ra do sự

tích tụ quá nhiều các hạt trầm tích nên các đặc điểm thủy văn của các nguồn nước cũng bị thay đổi, thường dẫn đến giảm thể tích chứa của hồ nước.

- Ô nhiễm nhiệt

Do nhiều hoạt động trên lưu vực dẫn đến nhiệt độ biên của các dòng nước tăng lên bất thường. Khi nhiệt độ biên tăng lên 30C có thể gây ra nhiều tác động cho các hệ sinh thái thủy

vực. Các dòng nước nóng đổ vào các nguồn nước thường là từ các nhà máy nhiệt điện, các cơ

sở công nghiệp, và phổ biến hơn cả là các dòng nước mưa có nhiệt độ cao. Thêm vào đó do

các hoạt động trong quá trình đô thị hóa càng làm gia tăng các dòng nước nóng tự nhiên. Khi

nhiệt độ của nước cao hơn bình thường, các kim loại như đồng, cadmi được tích lũy trong các

thủy sinh vật tăng lên gấp đôi. Hơn nữa các ảnh hưởng trực tiếp của việc gia tăng nhiệt độ lên

hệ thống sinh vật thủy sinh còn là đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh học các kim loại độc trong

chuỗi thức ăn. Do ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt số lượng fecal coliorm sẽ tăng từ 100 lên

1000 các thể trong trầm tích đáy. Một vài loại vi khuẩn và tảo lại phát triển rất mạnh trong

điều kiện nhiệt độ cao này, dẫn đến chi phí về khử trùng tăng lên. Ngoài ra chúng còn kéo

theo nhiều rắc rối khác liên quan đến sự xuất hiện mùi, vị khó chịu, nước có màu sẫm hơn,

thay đổi pH, phóng thải các chất độc và giảm lượng oxi hòa tan

- Các hợp chất hữu cơ

Hóa chất hữu cơ bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt côn trùng,

diệt nấm, diệt cỏ dại và diệt chuột), các chất tẩy dầu mỡ, các dung môi hữu cơ và nhiều hợp

chất sử dụng trong công nghiệp nhựa; các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen, xăng dầu.

Một vài hợp chất hữu cơ trong số đó có thể kết hợp với các hóa chất khử trùng, tẩy uế, thí dụ THM (trihalogen methan)

Page 69: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 68

Các tác động lên sức khỏe tùy thuộc hoàn toàn vào tính chất các hợp chất hữu cơ và

liều lượng con người hấp thu vào. Một vài loại thuốc trừ sâu và dung môi hữu cơ có thể gây

ung thư, một số khác lại gây tác hại đến các cơ quan nội tạng của con người, một số khác có

khả năng gây đột biến gen

Có một số loài tảo lam có khả năng quang hợp tạo ra độc tố cyanua (cyanotoxin), khi

các tế bào tảo chết, chúng bị phân hủy và phóng thải các cyanua vào nước. Các căn bệnh do

nhiễm các chất độc này thường là các bệnh về gan, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, dị ứng

ngoài da do tiếp xúc nước như các hoạt động vui chơi giải trí. Các báo cáo về sức khỏe cộng

đồng trong khoảng 60 năm trở lại đây cho bết rằng không có trường hợp tử vong nào nhưng

có mối quan hệ giữa các bệnh đường ruột, ngộ độc với hiện tượng tảo nở hoa tạo ra độc tố trong nguồn nước là rất chặt chẽ.

- Hóa chất bảo vệ thực vật: đó là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa

học, được dùng để phòng trừ sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau:

thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, v.v...Có thể chia thuốc bảo vệ thực vật thành ba nhóm

cơ bản:

Nhóm Clo hữu cơ, gồm các hợp chất hóa học chứa gốc Cl rất bền vững trong môi

trường tự nhiên, với thời gian phân hủy dài. Thuộc về nhóm này có Aldrin, Diedrin, DDT,

Heptachlor, Lindane, Endrin, v.v...

Nhóm lân hữu cơ: bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm này có thời

gian phân hủy ngắn so với nhóm clo hữu cơ, nhưng thường có độ độc cao đối với người và

động vật

Nhóm cacbamat: gồm các hóa chất ít bền vững trong môi trường, nhưng cũng rất độc

đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm này là các hợp chất gốc cacbamat như Sevi,

Puradan, Basa, Mipcin. Chúng có tác động trực tiếp vào men cholinesteraza của hệ thần kinh

côn trùng

Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có một phần thuốc bảo vệ thực vật tác động trực tiếp

tới sâu bệnh. Phần còn lại rơi vào nước, đất và tích lũy trong các thành phần của môi trường

hoặc sản phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường

- Dầu mỡ là chất lỏng, khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có

thành phần hóa học rất phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào

từng loại dầu. Dầu thô có chứa hàng ngàn phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các

hydrocacbon có số cacbon từ 4 đến 26. Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ,

kim loại nặng (vanadi). Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO, FO) và một số sản

phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon đa vòng (PHA), polyclobiphenyl (PCB),

kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có tính độc cao và tương đối bền vững trong môi trường nước

- Các kim loại nặng

Kim loại nặng là những nguyên tố có tỉ trọng > 5. Các kim loại nặng có trong nước

uống thường được xem là các kim loại lượng vết, vì chúng thường có tác dụng ở một nồng độ

cực kỳ bé. Dưới đây là một số kim loại nặng và sự liên quan của chúng đến môi trường và

chất lượng nước

+ Cadmi xâm nhập vào nguồn nước từ các hoạt động công nghiệp như mạ điện, đúc

kim loại, khai thác mỏ, sản xuất sơn màu và chất dẻo. Các dòng nước chảy qua thành phố cũng đóng góp một lượng Cadmi đáng kể. Cadmi được U.S EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường

Hoa Kỳ) xác định là có thể gây ung thư. Ở hàm lượng thấp cadmi có thể gây nôn mửa, nếu bị ảnh hưởng lâu dài sẽ gây rối loạn chức năng của thận. Hàm lượng cao có thể gây tử vong

+ Crôm được tìm thấy từ chất thải của nhà máy tráng mạ kim loại, các khu khai thác

mỏ, từ khí thải động cơ. Crôm ở trạng thái hóa trị III là một nguyên tố cần thiết cho quá trình

sống; nhưng khi ở dạng hóa trị IV nó trở nên rất độc hại đối với gan và thận, có thể gây xuất

Page 70: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 69

huyết nội và rối loạn hô hấp. Khi hít phải crom thì có thể gây ra các bệnh ung thư. Nếu tiếp

xúc thường xuyên với crôm sẽ bị viêm loét da

+ Đồng tìm thấy trong các dòng suối có nguồn gốc từ núi đá trần, từ hoạt động xử lý

tảo sử dụng sunphat đồng. các dòng nước mưa đô thị thường được xem là một trong những

nguồn cung cấp đồng lớn. Hầu hết lượng đồng có trong nước máy là do sự ăn mòn của các

ống dẫn làm bằng đồng và đồng thau. Đồng là một nguyên tố cần thiết phải có trong cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng gây ra nhiều căn bệnh ác tính. Ở hàm lượng cao đồng sẽ phá

hủy gan và thận, gây rối loạn tiêu hóa và tình trạng thiếu máu. Hiện tại chưa có bằng chứng rõ

ràng để có thể kết luận đồng có thể gây ung thư hay không

+ Chì đã được U.S EPA xác định là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất trong

các dòng nước mưa đô thị. Trong nước máy, hầu hết lượng chì tìm thấy là do sự bào mòn các

ống dẫn làm bằng chì hoặc được hàn bằng chì. Chì có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều

triệu chứng ốm đau như thiếu máu, đau thận, rối loạn khả năng sinh sản, suy giảm trí nhớ và

kìm hãm các quá trình phát triển trí tuệ cũng như cơ bắp. Dựa trên nghiên cứu về các khối u ở

chuột U.S EPA đã kết luận rằng chì là chất có khả năng gây ung thư

+ Thủy ngân là kim loại gây ô nhiễm nước liên quan đến sự lắng tụ từ không khí, từ

các dòng nước mưa đô thị, các xí nghiệp dược, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các bãi rác.

Trong nước, thủy ngân thường tồn tại ở dạng muối.Trong các trầm tích và trong cơ thể sinh

vật thủy sinh nó tồn tại ở dạng hữu cơ. Thủy ngân khi ở dạng hữu cơ (ví dụ tồn tại trong cơ

thể cá với hàm lượng cao) sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hệ thần kinh vận động và tâm lý và có thể gây tử vong. Ở dạng vô cơ, thường tìm thấy trong

nước, thủy ngân có thể gây suy giảm hoạt động của thận

+ Nikel rất hay được tìm thấy trong các nguồn cung cấp nước uống. Theo nghiên cứu

của U.S EPA đã xác định rằng 86% các nguồn nước ngầm và 84% các nguồn nước mặt có

chứa một lượng nhỏ nikel. Các nguồn nikel có thể là từ nhà máy luyện kim, các xưởng mạ kim loại, các lò rèn, các khu mỏ, các nhà máy lọc dầu. Nikel không bị hấp thu trong dạ dầy. Ở

hàm lượng lớn có thể gây ra các căn bệnh trầm trọng cho sức khỏe con người. Nikel làm sút

cân và thay đổi hệ thống enzym và máu. Khi hít phải nhiều nikel có thể bị ưng thư. U.S EPA

xếp nikel vào loại chất có thể đột biến và ung thư.

+ Magan: nguồn mangan trong nước thường do quá trình thối rửa, xói mòn và do

nhiễm chất thải từ công nghiệp luyện kim màu, sản xuất thép, accu khô, phân bón...Mangan

có độc tính không cao nhưng có khả năng ảnh hưởng đến vị giác. Trong nước sông có nồng

độ: 1-500 µg/L - Các chất phóng xạ

Các chất phóng xạ là các nguyên tử có thể phát ra các tia phóng xạ trong quá trình

phân rã. Chúng có thể ở dạng khí (radon) hoặc ở dạng kim loại (radium), có thể có nguồn gốc

nhân tạo và cũng có thể có nguồn gốc tự nhiên. U.S EPA đã đưa ra qui định về tổng lượng hạt anpha hoạt động và các hoạt động của tia beta các hạt photon và radium 226 và 228. Nếu các

phép đo về tổng lượng hạt anpha và /photon vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì bắt buộc phải thu thêm thông tin để xác định ra nguồn phát sinh của các hạt này. U.S EPA rất lưu ý đến các

chất phóng xạ trong nước uống có chu kỳ bán rã dài hơn một giờ. Những chất phóng xạ loại này sẽ có khả năng tồn tại đủ lâu trong nước uống đi vào tận đường tiêu hóa của người uống,

do vậy sẽ gây ra các tác hại đối với sức khỏe. Các chất phóng xạ có trong nước chủ yếu có

nguồn gốc tự nhiên. Nơi có hàm lượng phóng xạ cao nhất là ở các giếng có đáy là đá granit.

Nói chung các nguồn nước mặt thường có nồng độ phóng xạ thấp, mặc dù trong không khí

vẫn luôn tồn tại một lượng rất bé bụi phóng xạ do các vụ thử hạt nhân. Nguồn phóng xạ còn

có thể là từ các trung tâm y tế có sử dụng các máy X quang, các trung tâm y học hạt nhân có

sử dụng các nguồn phóng xạ để xử lý bướu hoặc các khối u ung thư. Các nhà máy điện hạt nhân, các chất thải phóng xạ, các phương tiện nghiên cứu có nguồn phóng xạ đều có khả năng

Page 71: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 70

phát ra các tia bức xạ. Các nhà máy công nghiệp như thuốc lá, chế biến thực phẩm, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát đều được xem là các nguồn thải chất phóng xạ vào

nguồn nước uống. Các chất phóng xạ là nguyên nhân của nhiều căn bệnh ung thư do chúng

làm thay đổi các cấu trúc của nhiễm sắc thể trong các tế bào. Hơn nữa các đột biến gen này

còn mang tính chất di truyền. Các ảnh hưởng đến sức khỏe là do tổng liều lượng bức xạ cơ thể hấp thu. Với tia beta/phôtông, EPA qui định tổng liều lượng an toàn cho một người là 4

mrem/năm. Thực ra phóng xạ cơ thể thu nhận từ nước uống là rất ít, mà lượng phóng xạ chủ

yếu gây ra các rủi ro cho sức khỏe đặc biệt là các ca ung thư phổi là phóng xạ từ khí radon

phát ra từ cát sạn, đá xây nhà.

5.2.2. Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học

Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trong nước thường có nguồn gốc từ phân người, động

vật, chúng xâm nhập vào nguồn nước, vượt qua các quá trình khử trùng và rồi tiến vào các ống

dẫn nước. Các hệ thống hố xí, các dòng nước mưa từ các khu chợ búa, các trang trại chăn nuôi, do

phân của các sinh vật hoang dã, chất thải từ thuyền bè chính là nguồn cung cấp các mầm bệnh cho

các nguồn nước. Do các múi nối của ống dẫn vỡ, các bể chứa bị thủng và các hoạt động khử trùng

không thích hợp chính là những cơ hội giúp vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào nước máy

Những tác nhân sinh học chính, truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: vi khuẩn,

virus, ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác.

Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, do ăn các loại thực phẩm,

hoặc do sử dụng nước trong chế biến thức ăn, vệ sinh cá nhân...

Có thể phân loại ô nhiễm nước do tác nhân sinh học như sau:

- Virus

+ Virus nhiễm qua đường tiêu hóa.

Khi nước uống bị nhiễm bẩn Virus đường ruột thì 3 bệnh có thể xảy ra thành dịch là

viêm dạ dày ruột và viêm gan A.

Viêm dạ dày ruột nguồn gốc Virus có thể biến đổi theo các mầm bệnh, mà trong đó có

nhiều loại nước được phân lập gần đây. Viêm dạ dày ruột thường kéo dài 24 - 72 giờ kèm theo

buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trầm trọng nhất là trẻ nhỏ và người già khi mà

sự mất nước và rối loạn cân bằng điện giải có thể xảy ra nhanh chóng và đe dọa tính mạng nếu

như không được xử lý kịp thời.

Bệnh viêm gan A. Virus nhiễm qua đường tiêu hóa rồi thải ra phân và nhiễm vào

nước. Viêm gan A xảy ra theo kiểu dịch địa phương; và thường bộc phát thành các vụ dịch

quan trọng. Điều tra dịch tễ học đã chứng minh rằng: các đợt phát dịch gây ra bởi nước bị ô

nhiễm do tiếp xúc với nước cống, phân... (năm 1956, ở New Deli một trận dịch viêm gan A

xảy làm 28.000 người mắc bệnh). Virus viêm gan A có tính đề kháng cao ở môi trường bên

ngoài, nó chịu được 600C trong một giờ, cần phải có hàm lượng chlor 1mg/ lít trong 30 phút

mới làm bất động được virus.

Bệnh sốt bại liệt có sức đề kháng cao ở môi trường bên ngoài, muốn giết virus cần cho

vào nước một liều lượng chlor hoạt tính là 0,5mg/ lít thời gian tiếp xúc 1 giờ. Các bệnh nhân

và người lành mang trùng thường đào thải virus theo phân trong một thời gian có thể đến 3

tháng; các điều kiện này rất thuận lợi cho việc lây truyền bệnh qua nước uống.

+ Virus nhiễm qua đường niêm mạc

Đó là Adênovirus, đóng vai trò trong bệnh viêm kết mạc. năm 1969 người ta đã phân

lập Adênovirus từ 77 bệnh nhân, tất cả đều có tắm ở sông, hồ vài ngày trước khi khởi bệnh.

Các virus này được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc ở các bể bơi công cộng.

- Ô nhiễm nước và bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Page 72: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 71

Vi sinh vật nhiễm qua đường sinh dục dưới Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới cho biết: khi sử dụng

nguồn nước bị ô nhiễm thì nhiều loại tạp khuẩn có thể xâm nhập qua đường sinh dục dưới và

gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các phụ nữ nông dân trong

quá trình lao động do phải ngâm mình dưới nước bị nhiễm bẩn hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn để tắm rửa thì tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới tăng cao đáng kể. - Các vi khuẩn nhiễm qua đường tiêu hóa Nhóm vi khuẩn gây bệnh cho người qua

đường tiêu hóa thường có những đặc tính sinh học như sau:

Nơi cư trú thường là ruột người, hoặc ruột động vật máu nóng. Bệnh lây truyền qua

phân: trực tiếp từ phân đến miệng hoặc gián tiếp qua trung gian thức ăn mà chủ yếu là nước bị nhiễm phân. Nhóm vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra hầu hết các vụ dịch lớn, có nguồn gốc

từ nước, trong lịch sử: dịch tả,dịch thương hàn và bệnh tương tự (do Salmonella Typhy, Para

typhy B và vài typ lân cận) dịch lỵ trực khuẩn (do Shigella). Mức độ nghiêm trọng của các vụ

dịch kế tiếp, đã khiến cho suốt những thập niên sau này, việc phòng ngừa và xử lý nước đều

hướng chủ yếu vào mục đích là chống lại các nguy cơ nêu trên.

- Các nguyên sinh động vật

Trong số nhiều loại nguyên sinh động vật gây bệnh cho người, gồm có: Entamoeba

histolytica (Rhizopda) gây bệnh kiết lỵ amib, Giardia intestinalis (trùng soi, plagellata) và

Balantidium coli cả 3 loại trên đều gây nên rối loạn đường ruột đôi khi khá nghiêm trọng.

Chúng được đào thải theo phân ở dạng kén bền vững. Người bị nhiễm qua đường tiêu hóa.

Kén của các loài nguyên sinh động vật trên đây có thể tồn tại trong nước từ 2 đến 3 tuần, các

loại kén này rất bền vững với các tác nhân tiệt khuẩn thông thường, ngược lại chúng bị cản trở

bởi lọc. Muốn tiêu diệt kén phải dùng lượng chlor 5mg/l trong 1 giờ hoặc đun nước trên 600C.

- Giun sán

Chu trình các loài giun sán thường phức tạp, đôi khi cần qua vài dạng ấu trùng trên vật chủ trung gian. Nhiều loài giun lây truyền qua nước như: giun đũa, tóc, kim. Do phân nhiễm

vào nước, rồi trứng giun nở ra phôi trong nước gặp điều kiện thuận lợi thì nhiễm qua người.

Nước cũng đóng vai trò lây truyền bệnh sán cho người, mà đặc biệt quan trọng là 2 loại sau:

+ Sán máng Schistosomiasis Bệnh này chỉ lây truyền qua nước ngọt bị nhiễm sáng

máng, bệnh xảy ra ở các nước nhiệt đới, đang phát triển. Sán máng gây bệnh nặng cho người,

đôi khi gây tử vong, trên Thế giới có khoảng 200 triệu người bị nhiễm bệnh. Đường da, niêm

mạc là đường lây truyền duy nhất. Chỉ cần tiếp xúc ngắn với nước cũng đủ cho vậy ký sinh có

thể chui qua da và cơ thể. (Lội qua sông, hói cạn, trẻ con tắm ở các ao hồ, sông chứa ấu trùng

sán). Chỉ một con ấu trùng cũng đủ gây bệnh. Việc cung cấp nước sạch để tắm rửa, sẽ hạn chế tiếp xúc của người với nguồn bệnh.

+ Sán lá gan (Clonorchis sinensis) thường gây bệnh ở vùng ôn đới. Sán ký sinh ở gia

súc (cừu, bò, chó, mèo). Trứng cho các ấu trùng có tiêm mao trong môi trường nước bên

ngoài, các phôi này nhiễm vào các loại nhuyễn thể là ký chủ trung gian. Sau khi biến dạng và

tăng sinh các tiêm mao cho ra các ấu trùng, sống một thời gian trong nước và đóng kén trong nước

ấy (trên bề mặt các thực vệt dưới nước như xà lách xoong ; các loại cá: rô, trê, diếc). Người và vật bị nhiễm khi uống nước ao hồ, khi ăn rau hoặc cá có mang các kén ấy.

Ở Việt Nam, theo Leger năm 1911 tỷ lệ bị nhiễm sán lá gan ở miền Bắc là 50%. Hiện

nay một số xã thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Hà Nam Ninh cũ tỷ lệ bệnh này là 40%.

+ Sán lá ruột (Fassei-slipsiasis)

Page 73: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 72

Ấu trùng từ phân người nước ốc, bám dính vào các loại rau nuôi trồng trong nước (rau cần,

rau muống...). Nếu người ăn loại rau này (không rửa sạch, không nấu chín) sẽ mắc bệnh sán lá ruột.

+ Sán lá phổi (Paragonimiasis) Trong những năm gần gây các nhà y học Việt Nam đã phát

hiện một số bệnh nhân ở tỉnh Lai Châu mắc bệnh sán lá phổi, trong đó có một số học sinh ăn sống

các con cua đá bắt được ở ven các dòng suối nước

III. Các biên pháp bảo vê sư cạn kiêt và ô nhiêm nguôn nươc Để bảo đảm sử dụng hợp lý nguồn nước hạn chế cạn kiệt, dưới góc độ sinh thái cần

chú ý đến một số nguyên tắc sau:

- Bố trí khu sản xuất hoặc khu dân cư gần các nguồn nước, quy mô các khu này cần

tính toán phù hợp với tiềm năng nguồn nước kể cả trước mắt và tương lai.

- Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiết kiệm sử dụng nước (tính theo đơn vị sản

phẩm hay đầu người).

- Nghiên cứu chuyển công nghệ khép kín và nối tiếp nhau, theo một trình tự

hợp lý: một lượng nước sử dụng cho nhiều đối tượng.

- Nghiên cứu sử dụng lại nước thải cho mục đích khác.

- Nghiên cứu chuyển một số công nghệ sản xuất dùng nước sang công nghệ mới.

Ví dụ: dùng không khí thay nước làm mát.

- Nghiên cứu chính sách kinh tế làm đòn bẩy cho việc tiết kiệm sử dụng nước.

IV. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước

1. Kiểm soát chất ô nhiễm trong nước thải

Tùy mục đích sử dụng mà yêu cầu chất lượng nước khác nhau. Chất lượng nguồn

nước được đặc trưng bằng nồng độ giới hạn cho phép của các thành phần có mặt mà trong quá

trình tác động lâu dài không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và phá hủy hệ sinh thái nguồn

nước.

Để bảo vệ nguồn nước mặt có hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá tình trạng vệ sinh nước

thải phải được kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn.

2. Tổ chức giám sát chất lượng nước nguồn

Giám sát (monitoring) chất lượng nước các khu vực là để đánh giá chất lượng nước,

dự báo mức độ ô nhiễm nguồn nước. Đó là cơ sở để xây dựng các biện pháp bảo vệ có hiệu

quả. Nội dung cơ bản của hệ thống giám sát chất lượng nước trong khuôn khổ hệ thống giám

sát môi trường toàn cầu (GEM) là:

- Đánh giá các tác động do hoạt động của con người đối với nguồn nước và khả năng

sử dụng nước vào các mục đích khác nhau.

- Xác định chất lượng nước tự nhiên.

- Giám sát nguồn gốc và đường di chuyển của các chất bẩn và chất độc hại đi vào

nguồn nước.

- Xác định xu hướng thay đổi chất lượng ở phạm vi vĩ mô.

Để thực hiện các nội dung này cần phải tổ chức hệ thống giám sát bao gồm:

+ Trạm giám sát ở từng cơ sở.

+ Trạm đánh giá tác động ở từng khu vực.

+ Trạm đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng nước có quy mô lớn: từng khu vực hay

toàn cầu.

Page 74: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 73

7. Phương pháp xử lý nước thải

Trong các phần trước chúng ta thấy rằng nguồn gây ô nhiễm nước quan trọng nhất là

nước thải. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều chứa các tác nhân gây độc hại, gây suy thoái chất lượng nước sông, hồ, nước ngầm. Do vậy việc xử lý nước thải là tối cần

thiết trong công tác bảo vệ tài nguyên nước.

1. Phương pháp xử lý theo nguyên tắc sinh học

Có ba nhóm phương pháp xử lý nước thải theo nguyên tắc sinh học:

- Các phương pháp hiếu khí (aerobic)

- Các phương pháp thiếu khí (anoxic)

- Các phương pháp kị khí (anaerobic)

Tùy điều kiện cụ thể (tính chất, khối lượng nước thải, khí hậu, địa hình, mặt bằng,

kinh phí...) người ta dùng một trong các phương pháp trên hoặc kết hợp

với nhau để xử lý nước thải.

1.1. Các phương pháp hiếu khí (aerobic)

Phương pháp hiếu khí dùng để phân hủy các chất hữu cơ bằng các loại vi sinh hiếu

khí. Các chất gây ô nhiễm được các loại vi sinh hiếu khí sử dụng oxi hòa tan trong nước để oxi hóa thành các sản phẩm vô cơ hóa.

Chất hữu cơ + O2 H2O + CO2 + năng lượng

Chất hữu cơ + O2 Tế bào mới

Tế bào mới + O2 CO2 + H2O + NH3

Tổng cộng: Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + NH3...

Điều kiện cần thiết cho quá trình xử lý hiếu khí: pH = 5,5-9,0. Oxi hòa tan =ð 0,5

mg/L; nhiệt độ: 5-40oC. Theo phương pháp hiếu khí một số kỹ thuật sau đây thường được áp

dụng.

1.1.1. Kỹ thuật bùn hoạt tính

Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp thực

phẩm. Theo cách này, nước thải sau khi thu gom được đưa qua bộ phận chắn rác, chất rắn

được lắng, bùn được thiêu hủy và làm khô. Quá trình có thể hồi lưu (bùn hoạt tính xoay vòng)

làm tăng khả năng loại BOD (đến 85-90%), loại N (đến 40%) và loại coliform (60-90%).

1.1.2. Ao ổn định nước thải

Đây là một loại ao chứa nước thải trong nhiều ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ, oxy được

tạo ra qua hoạt động tự nhiên của tảo trong ao. Cơ chế xử lý trong ao ổn định chất thải bao

gồm cả hai quá trình hiếu khí và kị khí. Hai loại ao ổn định nước thải thường được sử dụng

nhiều nhất, đó là:

- Ao ổn định chất thải hiếu khí. Là loại ao cạn cỡ 0,3-0,5m được thiết kế sao cho ánh

sáng mặt trời thâm nhập vào lớp nước nhiều nhất để phát triển tảo do hoạt động quang hợp để tạo oxi. Điều kiện thông khí bảo đảm từ mặt đến đáy ao.

- Ao ổn định chất thải kị khí. Là loại ao sâu không cần oxi hòa tan cho hoạt động của

vi sinh. Ở đây các loài vi sinh kị khí và vi sinh tùy nghi dùng oxi từ các hợp chất như nitrat,

sulfat để oxi hóa chất hữu cơ thành metan và CO2. Các loại ao này có khả năng tiếp nhận khối

lượng lớn chất hữu cơ và không cần quá trình quang hợp tảo. Ao ổn định chất thải tùy nghi là

loại ao hoạt động theo cả quá trình hiếu khí và kị khí. Ao thường sâu khoảng 1-2m, thích hợp

cho việc phát triển tảo và các vi sinh tùy nghi. Ban ngày khi có ánh sáng mặt trời quá trình chính

xảy ra trong ao là hiếu khí. Ban đêm và ở lớp đáy ao quá trình chính là kị khí.

1.2. Các phương pháp thiếu khí (anoxic)

Page 75: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 74

Trong điều kiện thiếu oxi hòa tan việc khử nitrit hóa sẽ xảy ra. Oxi được giải phóng từ

nitrat sẽ oxi chất hữu cơ nitơ và khí CO2 sẽ được tạo thành:

NO3- → sinhVi

NO-2 + O2

O2 →Chathuuco N2 + CO2 + H2O

Trong hệ thống xử lý theo kỹ thuật bùn hoạt tính sự khử nitric hóa sẽ xảy ra khi không

có tiếp xúc với không khí. Khi đó oxi cần cho hoạt động của vi sinh giảm dần và việc giải phóng oxi từ nitrat sẽ xảy ra. Theo nguyên tắc trên phương pháp anoxic (thiếu khí, khử nitric

hóa) được sử dụng để loại nitơ ra khỏi nước thải

1.3. Các phương pháp xử lý kị khí

Phương pháp xử lý kị khí dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trong phần cặn của nước

thải bằng vi sinh vật tùy nghi và vi sinh vật kị khí.

Sơ đồ cơ chế sinh hóa của phương pháp xử lý kị khí như sau:

- Các phương pháp lên men kị khí

Hai phương pháp xử lý kị khí thông dụng được nêu dưới đây

+ Lên men axit: là quá trình thủy phân và chuyển hóa các sản phẩm thủy phân (như

axit béo, đường) thành các axit và rượu mạch ngắn hơn và cuối cùng thành khí CO2.

+ Lên men mêtan: là quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành khí mêtan (CH4) và khí

cacbonic. Việc lên men mêtan nhạy cảm với sự thay đổi pH. Độ pH tối ưu cho quá trình này

là từ 6,8-7,4. Thí dụ về sự lên men mêtan hóa:

CH3COOH →Methanhoa CH4 + CO2

Các phương pháp kị khí thường được dùng để xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm

và chất thải từ chuồng trại chăn nuôi, phân rác

2. Các phương pháp vật lý và hóa học

Các phương pháp xử lý sinh học được sử dụng với hiệu quả cao để xử lý chất hữu cơ

kém bền vững, nhưng ít hiệu quả với nước thải công nghiệp chứa các chất vô cơ độc hại hại (kim loại nặng, axit, bazơ) hoặc các chất hữu cơ bền vững (các clobenzen, PCB, phenol...) và

cũng ít hiệu quả với một số loại vi trùng. Trong các trường hợp này cần kết hợp phương pháp

xử lý sinh học với các phương pháp lý, hóa học.

Năm loại phương pháp lý, hóa thường được dùng trong xử lý nước thải là:

- Phương pháp lắng và đông tụ

- Phương pháp hấp phụ

- Phương pháp trung hòa các axit và bazơ

- Phương pháp chiết tách

- Phương pháp clo hóa để khử trùng và phân hủy chất độc

2.1. Phương pháp hấp phụ

Phương pháp này dựa theo nguyên tắc các chất ô nhiễm tan trong nước có khả năng

hấp phụ lên bề mặt một số chất rắn (chất hấp phụ). Các chất hấp phụ thường dùng là: than

hoạt tính (dạng hạt hoặc dạng bột), than bùn...Phương pháp hấp phụ có tác dụng tốt trong việc

CO2; CH4

H2S Chất hữu cơ axit hữu cơ CH4, và CO2

Vi sinh tạo axit Vi sinh loại axit tạo metan

Page 76: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 75

xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ các kim loại nặng và màu. Để loại bỏ các kim loại nặng, các chất vô cơ và hữu cơ độc hại, hiện nay người ta có thể sử dụng than bùn hoặc một

số loại thực vật nước như lục bình vì chúng có năng hấp phụ tốt

2.2. Phương pháp lắng và đông tụ

Các hóa chất thường dùng trong phương pháp lắng và đông tụ để loại bỏ các chất rắn

lơ lững trong nước thải là:

- Phèn chua Al2(SO4)3.nH2O (n = 13-18)

- Soda kết hợp phèn chua Na2CO3 + Al2(SO4)3.nH2O

- Nước vôi Ca(OH)2

- Natri aluminat Na2AlO4

- Sắt clorua và sắt (III) sunfat Fe2(SO4)3

Thí dụ dùng phèn đê loại bỏ photphat trong nước thải:

Al2(SO4)3 + PO43-

+ 2AlPO43-

+ 3SO42-

. pH tối ưu: 5,6-6,0

Dùng vôi loại Magiê bicacbonat:

Ca(OH)2 + Mg(HCO3)2 → 2CaCO3 + Mg(OH)2 + 2H2O

2.3. Phương pháp trung hòa

- Trung hòa n��c th�i có tính axit: Cho n��c th�i qua các t�ng l�c có ch�a các ch�t ki�m nh� vôi, �á vôi, �olomit...

- Trung hòa nước thải có tính kiềm: Dùng các loại axit kỹ thuật đã pha loãng để trung

hòa nước thải có tính kiềm

2.4. Phương pháp clo hóa

Việc clo hóa được sử dụng cho nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp để khử

trùng, diệt tảo và làm giảm mùi. Trong xử lý sinh học trước khi đưa nước đã xử lý vào sông,

hồ cần thực hiện việc khử trùng bằng clo hoá

2.5. So sánh ưu và nhược điểm của hai phương pháp xử lý nước thải

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Phân tích đặc điểm của ô nhiễm nước

2. Trình bày dịch tễ học về ô nhiễm nước tại Việt Nam và khu vực

3. Mô tả những bệnh liên quan do ô nhiễm nước gây nên

4. Nêu biện pháp giáo dục sức khỏe về phòng chống ô nhiễm nước, bảo vệ nguồn nước

5. Mô tả những giải pháp để xử lý nước thải: công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt.

Phương pháp hóa học:

- Thiết bị phức tạp, giá đầu tư cao

- Tốn hoâ chất, giâ thănh cao

- Tạo nhiều bùn

- Hiệu quả xử lý chất hữu cơ kém (tối đa

70%)

- Xử lý được các kim loại nặng, chất hữu

cơ bền, vi sinh vật

Phương pháp sinh học:

- Thiết bị đơn giản rẻ tiền

- Không tốn hóa chất, - Bùn ổn định

- Hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao (đến

90%) - Hi•u qu• v•i câc ch•t vô

c•, h•u c• b•n, và m•t s•

Page 77: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Trọng Chiến, Dương Trọng Phỉ et al (1995), Vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tả (Dịch từ "Environmental Sanitation for cholera control"). Tổ chức y tế thế giới. Lực lượng

đặc nhiệm toàn cầu chống bệnh tả. NXB Y học.

2. Nguyễn Ngọc Khanh (1998), Bể lọc nước loại nhỏ dùng cho gia đình đơn vị xa nguồn nước cung cấp nước máy thành phố. Tóm tắt báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn

quốc 1998, Hà Nội.

3. Đào Ngọc Phong và cs (2001), Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Tập I, NXB Y học, Hà Nội.

4. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành và cs (2001), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội.

5. Nguyễn Viết Phổ và cộng sự (1992), Đánh giá tài nguyên nước và sử dụng nước của Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ủy ban Quốc gia Việt Nam về chương trình thủy văn quốc

tế.

6. Phạm Song (1997), Nước và nước sạch ở Việt Nam, Trong Hội thảo quốc gia chất lượng

và kiểm soát chất lượng nước.

7. Lê Trình (1997), Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB khoa học và kỹ

thuật.

8. Trung tâm tiêu chuẩn - chất lượng (2004) Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường, Tập 1, Chất lượng nước. Hà Nội.

9. Deborah Chapman (1992), Water quality Assessments, Unesco, WHO, UNEP Publishes by

Comdon, New York-Tokyo.

10. Eli Daly, Richard Helmer and David Wheches (1992), Surveillance and Control of drinking Water quality, New York.

11. Howard J. Oxfam (1997), Safe drinking water, An Oxfam technical guide. Oxford.

12.WHO (2002), Guidelines for drinkingwater quality, Volumme 3 Surveillance and Control

of communnity supply, Geneva.

Page 78: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 77

VỆ SINH ĐẤT- THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC

Mục tiêu 1. Trình bày được các nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất.

2. Nêu được các tác nhân sinh học gây bệnh cho người qua môi trường đất theo từng nhóm đường truyền. Xác định được các chỉ số dùng để đánh giá đất bị ô nhiễîm bởi phân.

3. Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thanh trừ chất thải bỏ.

4. Nêu được sáu yêu cầu của một công trình xử lý phân hợp vệ sinh.; nguyên tắc hoạt động, cách xây dựng, sử dung, bảo quản; ưu, nhược điểm của các loại công trình xử lý phân hợp vệ sinh.

Nội dung Đất được coi là một trong những yếu tố của môi trường xung quanh và có tác động

chặt chẽ với cơ thể con người. Với sự phát triển của ngành khoa học nói chung và y học nói

riêng, con người ngày càng hiểu môi trường đất một cách sâu rộng hơn. Ngày nay, người ta

không chỉ chú ý đến tính chất vật lý, thành phần hoá học, vai trò màu mỡ của đất mà còn chú

ý nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa hoạt động của con người trong quá trình sống, lao động

sản xuất đến thành phần, tính chất của đất, nhất là hiện tượng nhiễm bẩn của đất đến sức khoẻ con người.

I. Ô nhiễm đât và bệnh tât Ô nhiễm đất nói chung là do những tập quán phản vệ sinh, do hoạt động trong nông

nghiệp với các phương thức canh tác khác nhau, do cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã

đặc và lỏng vào đất. Ô nhiễm đất còn do những chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất.

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất

Người ta phân chia các nguyên nhân gây ô nhiễm đất như sau:

1.1. Do sử dụng trong nông nghiệp những sản phẩm hóa học

Những sản phẩm hóa học được sử dụng trong nông nghiệp như phân bón và chất điều

hòa sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng trải qua một chu trình từ đất tới thực vật, từ thực vật tới

động vật rồi quay trở về với đất. Theo mức độ thâm canh trong nông nghiệp và mức độ sử

dụng ngày càng nhiều các sản phẩm hóa học, các chất điều hòa sinh trưởng, kết hợp với sự

tăng lên của các chất thải nguồn gốc hữu cơ khiến cho đất vùng nông nghiệp bị ô nhiễm nặng.

1.2. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp

Những chất thải bỏ trong công nghiệp như than, khoáng vật từ các ống khói, lòì nung,

lò đúc gang. Dưới hình thái hơi, bụi, khí độc tung vào không trung, chất thải bỏ rơi xuống đất. Chất độc hại rơi xuống đất sẽ làm thay đổi thành phần PH của đất, quá trình nitrit hóa của đất, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật trong đất.

1.3. Do thải ra trên mặt đất những chất thải bỏ trong sinh hoạt

Đất thường là nơi được dùng để tiếp nhận các chất thải ở thành phố và các khu công

nghiệp, trong khi đó do sự đô thị hóa ngày càng nhanh, ngày càng có nhiều khu đất vốn dành

cho việc thu gom rác bị thu hẹp lại, tạo ra mối quan tâm lo lắng về nguy cơ ô nhiễm cho các

khu dân cư.

Ở các nước đang phát triển, ô nhiễm đất bởi các vi sinh vật gây bệnh luôn luôn tạo ra

mối quan tâm lớn.

Với chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, Bộ Y tế nước ta đã nhận định:

tình hình bệnh tật của nhân dân ta về cơ bản vẫn thuộc mô hình bệnh của các nước đang phát

Page 79: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 78

triển; và để thực hiện mục tiêu vì sức khỏe cho mọi người dân thìì biện pháp chiến lược vẫn là

cải thiện vệ sinh môi trường; góp phần hạn chế sự lây lan và phòng chống một số bệnh nhiễm

khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột chủ yếu ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trước tiên phải quan tâm đến tác động của môi

trường đến sức khỏe con người thông qua việc tìm hiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường và

dạng ô nhiễm. Với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay thì chất thải bỏ trong các lĩnh nói trên đã

làm ô nhiễm môi trường nói chung trong đó có môi trường đất.

Vấn đề ô nhiễm đất bởi các chất thải có quan hệ với vấn đề ô nhiễm nước và không

khí, bởi vì các chất gây ô nhiễm đất vẫn nằm nguyên một chỗ trong một thời gian tương đối

dài nếu chúng không bị rữa trôi, bị tiêu hủy hay bị thủ tiêu bằng các phương pháp khác nhau.

2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khoẻ

2.1. Các bệnh do đất bị nhiễm bẫn bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt

Tác nhân sinh học tồn tại thường xuyên trong các chất thải bỏ gây ra ô nhiễm đất và

gây bệnh cho người được chia theo 3 nhóm đường truyền:

2.1.1. Truyền bệnh từ người - đất - người

Trực khuẩn và các nguyên sinh động vật đường ruột có thể làm ô nhiễm đất là do:

- Những phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh;

- Sử dụng phân bón lấy từ các loại hố xí hay bùn trong nước thải sinh hoạt không được xử lý.

Đất có thể bị ô nhiễm bởi trực khuẩn lỵñ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc

amip. Tuy nhiên những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền chủ yếu bởi

nước bị ô nhiễm hoặc truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác hoặc do

thực phẩm; ngoài ra ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó rồi truyền

mầm bệnh đi.

- Truyền bệnh theo phương thức này còn do các loại ký sinh trùng (giun sán). Ký sinh

trùng được truyền qua đất hoặc trứng giun sán; âÚu trùng của chúng sau một thời gian ủ bệnh

sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho người, quan trọng là giun đũa, giun móc.

Điều kiện môi trường đất rất thuận lợi cho sự tồn tại của trứng một số loại ký sinh

trùng; ngoài ra nó còn phụ thuộc lượng mưa rơi, vào nhiệt độ không khí cũng như vào kết cấu

và độ ẩm của đất.

Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu trình nhiễm trùng theo

phương thức lây truyền từ người - đất - người.

2.1.2. Truyền bệnh từ động vật - đất - người

Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho người, đất có thể giữ vai trò chủ yếu

truyền tác nhân nhiễm trùng từ vật nuôi sang người.

- Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose):

Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh đồng thời cho vật nuôi và cho người ở khắp nơi trên thế giới. Động vật mắc bệnh thường là trâu, bò; những vật nuôi mắc bệnh thường đào thải qua

nước tiểu tới 100 triệu leptospira trong 1ml; nếu nước tiểu được trộn lẫn với bùn hoặc nước có

PH trung tính hay kiềm nhẹ thì các xoắn khuẩn có thể sống tới hàng tuần. Những người lao động

nông nghiệp thường mắc bệnh này.

- Bệnh viêm da do giun:

Bệnh này có thể gặp ở những người phải tiếp xúc với chất phóng uế do vật nuôi thải ra

đặc biệt là trẻ em. Người bị nhiễm là do sự xâm nhập vào da của những ấu trùng giun móc di

động (họ Ankylostoma brazilienne) từ đất lên, xuyên qua da người và gây viêm da ở nhiều

mức độ khác nhau.

2.1.3. Truyền bệnh từ đất - người

Page 80: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 79

- Các bệnh nấm:

Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da, ăn sâu vào da hay lan toàn thân đều gây ra do nấm

hoặc xạ khuẩn (actinomycetes); chúng phát triển bình thường như những vi khuẩn hoại sinh ở

trong đất hay cây cỏ, khi những sợi nấm khác nhau xâm nhập vào da qua các vết thương. Hầu

hết cơ chế lây nhiễm từ đất - người đều theo cơ chế: các sợi nấm có trong các hạt bụi bị gió

cuốn vào không khí và gây bệnh cho người.

- Uốn ván:

Gây ra do ngoại độc tố của trực khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium Tetani (trực

khuẩn Nicolaier); mầm bệnh này gặp ở khắp nơi trên thế giới do khả năng tồn tại của nha bào

ở ngoại cảnh rất cao. Bệnh thường gặp ở những người làm nông nghiệp, chủ yếu từ những vết thương bị nhiễm trùng tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân. Tác nhân gây bệnh được phóng ra do

những súc vật bị bệnh, đặc biệt là ngựa.

Vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác, đôi lúc cả trong đất bỏ hoang.

Càng lên cao (vùng núi) càng ít gặp vi khuẩn này.

- Bệnh nhục độc tố (Botulisme):

Gây ra do ngoại độc tố của Clostridium botulinum. Nguồn mầm bệnh là đất hoặc ruột

súc vật. Người mắc phải là do ăn các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm sấy mà việc thanh

trùng không đảm bảo tiêu diệt hết các nha bào. Nha bào của chúng có rải rác trong đất; phần

lớn đất bị nhiễm là loại đất sét, Cl.Botulinum sinh sản mạnh và lan truyền tốt trong loại đất này.

Trong ruột người và động vật máu nóng, Cl.Botulinum ở dạng hoại sinh. Người và

nhiều động vật đều có vai trò gieo rắc mầm bệnh này trong thiên nhiên.

2.1.4. Các siêu vi khuẩn truyền bệnh trong đất

Trong đất, người ta đã tìm thấy một số siêu vi khuẩn đường ruột như poliovirus gây

bệnh bại liệt, ECHO và Cocsacki (chủng ECHO7, ECHO9) gây viêm màng não, tiêu chảy, sốt phát ban, viêm não trẻ sơ sinh..

Siêu vi khuẩn đường ruột chịu đựng tốt với các tác nhân lý hóa và sống dai dẵng ở

ngoại cảnh. Đất sét pha cát thu hút nhiều siêu vi khuẩn đường ruột hơn cả.

2.1.5. Những vi khuẩn đánh giá đất bị nhiễm phân

- Coli-aerogenes:

Nhóm coli-aerogenes thường ở dạng hoại sinh; chúng rất gần gũi với nhóm vi khuẩn

gây bệnh thương hàn, lỵ, cho nên không lạ gì khi chúng biến thể, chúng có khả năng gây ngộ

độc thức ăn, gây viêm ruột trong những điều kiện nhất định. Ta thường gặp coli- aerogenes

trong phân tươi của người và động vật.

- Bactrine -perfringens:

Là vi khuẩn chỉ điểm đất bị nhiễm bẩn bằng phân tươi. Loại này cư trú thường xuyên

trong ruột người và động vật. Khi có sự hiện diện của nó tức là đất bị nhiễm phân tươi khá lâu

(vi khuẩn có nha bào). Ngược lại, khi có mặt của coli-aerogenes chứng tỏ đất mới bị nhiễm

phân tươi, vì vi khuẩn này không sinh nha bào nên chết khá nhanh trong đất.

Ngoài ra, người ta có thể đánh giá sự nhiễm bẩn của đất bằng cách tìm trứng giun

trong đất.

Nhận định tình trạng vệ sinh đất bằng cách tìm trứng giun trong đất

Số trứng giun/ kg đất Tiêu chuẩn đất

0 Đất sạch

1- 10 Đất hơi bẩn

Page 81: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 80

11- 100 Bẩn vừa

> 100 Rất bẩn

2.2. Ô nhiễm đất bởi hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV).

Đất không chỉ là nơi chứa những chất thải bỏ nói chung mà còn nhận HCBVTV từ

nhiều nguồn khác nhau:

- Đất được phun hoặc trộn với thuốc để xử lý đất, diệt sâu hại

- Bụi thuốc phun lên cây trồng thì cóï chừng 50% lượng bụi rơi xuống đất

- Từ những hạt mưa

- Từ xác sinh vật và cây trồng

Lượng thuốc xâm nhập vào đất theo đường này rất thay đổi. Ví du:û các loại Clo hữu

cơ như DDT có khả năng đọng lại ở lá, quả của cây trồng, sau khi rơi xuống đất thuốc được

giữ lại lâu trong đất với liều lượng ít hơn khi phun vì một phần đã được cây hấp thụ và

chuyển hoá.

Sự tồn tại của thuốc trong đất phu ûthuộc vào một số yếu tố:

- Bản chất của thuốc, cách phun

- Tính chất của đất (cơ, lý,hóa)

- Hệ vi sinh vật hoại sinh có trong đất

Những hạt đất mịn và nhất là các phân tử keo có khả năng giữ lại những hợp chất thuốc khác nhau.

Căn cứ vào tốc độ phân hủy trong đất, HCBVTV cũng được chia ra 3 nhóm:

- Loại trên 18 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu Clo hữu cơ.

- Loại từ 3-12 tháng gồm các chất diệt cỏ.

- Loại dưới 3 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu lân hữu cơ.

Tuy nhiên, ngay trong cùng một loại thuốc kể trên cũng có chất gần như không bị phân hủy và có thể còn biến thành chất độc hơn.

Ví dụ: Clorophos (C4H804Cl3P) sẽ thành DDVP (C4H702Cl2P) bền vững và độc hơn

Clorophos.

Thuốc trừ sâu trong đất còn có thể bị cây trồng hấp thu, đặc biệt là nhóm rau có củ như cà rốt, củ cải làm thức ăn cho người và gia súc. Do thuốc trừ sâu Clor hữu cơ tồn tại rất lâu trong đất, do đó thuốc này cần phải cấm sản xuất và sử dụng rộng rãi.

2.3. Ô nhiễm đất bởi các chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp.

Dưới hình thái bụi, hơi khí độc, chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa gần

khác nhau so với nơi sản xuất và chính những cây trồng; cây cỏ dùng làm thức ăn cho người

và súc vật mọc trên những mảnh đất bị nhiễm bẩn đó cũng hấp thụ những chất độc kể trên.

Ngoài ra, đất bị ô nhiễm còn là nguồn nhiễm bẩn cho mạch nước ngầm và nước bề mặt.

Rơi xuống đất, những chất độc này có thể làm thay đổi thành phần hóa học, PH, độ thấm hút nước của đất... chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật có trong

đất, do đó làm giảm sút hiện tượng tự làm sạch của đất. Cũng như HCBVTV, nhiều thành

phần trong chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại, có thể được cây cỏ hấp thụ. Nhiều

thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh được điều này.

Ví du:

- Vùng quanh nhà máy super photphat có hàm lượng fluor tăng lên trong đất, trong

rau, cả trong sữa bò được nuôi trong vùng xung quanh nhà máy này;

- Đất xung quanh nhà máy luyện kim màu có hàm lượng chì cao;

Page 82: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 81

- Đất xung quanh nhà máy sản xuất acid sunfuric có hàm lượng As rất cao và rau quả trồng cách nhà máy 2000m vẫn còn có hàm lượng As quá tiêu chuẩn cho phép.

II. THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC 1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ

Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và để thực hiện mục tiêu sức khoẻ mọi người thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất, nước bởi chất thải bỏ là

một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khoẻ lâu dài vì:

Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm bệnh: vi khuẩn, siêu vi

khuẩn, đơn bào, trứng giun sán...

Các công trình vệ sinh, việc quản lý và xử lý chất thải bỏ còn thiếu cả về số lượng và

kém về chất lượng; nhất là ở nông thôn cả nước chỉ mới có 14% hố xí hợp vệ sinh.

Người dân còn có thói quen dùng phân chưa xử lý để bón ruộng và nuôi cá

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và phân chia theo mùa rõ rệt: mùa đông ngắn

không lạnh lắm, mùa hè kéo dài và mưa nhiều.

Về địa lý: Sông ngòi nhiều, tính chất đất xốp và ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn

tại quanh năm.

Dân số phát triển nhanh và mật độ dân số phân bố không đều.

Đời sống kinh tế thấp, trình độ văn hoá thấp nên những kiến thức vệ sinh thông

thường chưa được phổ cập.

2. Mục tiêu của biện pháp thanh trừ chất thải bỏ

Các biện pháp phòng chống chất thải bỏ đều nhằm hai hướng:

- Cắt đứt một trong 3 khâu của quá trình dịch tễ học bằng giải pháp điều trị bệnh nhân

để thanh toán mầm bệnh, hạn chế đường truyền; diệt côn trùng trung gian, bảo vệ môi trường.

- Nâng cao sức đề kháng của người bệnh, hạn chế sự xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể. Để đạt được mục tiêu theo hướng cắt đứt chu kỳ dịch tễ thì công trình vệ sinh là giải

pháp có hiệu lực nhằm diệt mầm bệnh không cho chúng phát tán ra ngoại cảnh, bảo vệ được

môi trường xung quanh, nhất là đất và nước.

3. Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ

Thanh trừ tức là làm sạch và loại bỏ. Chúng ta đều biết rằng một trong các nguyên

nhân gây ô nhiễm môi trường sống là từ chất thải bỏ. Việc thanh trừ chất thải bỏ có ý nghĩa

rất lớn đối với sức khỏe con người và có một giá trị kinh tế quan trọng.

3.1. Ý nghĩa vệ sinh

Chất thải bỏ làm nhiễm bần môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệ sinh khu

dân cư sút kém.

Phân, rác, nước cống rãnh không được xử lý, không những làm nhiễm bẩn đất tại chỗ đó mà còn theo nước mưa chảy tới các nguồn nước bề mặt xung quanh và thấm vào các mạch

nước ngầm nông.

Trong quá trình phân hủy, phân rác sẽ thải vào không khí xung quanh một lượng khí

thối: NH3, H2S, Indol, Scaptol...gây ra khó chịu, gây ra phản xạ ngừng thở. Bụi từ đống rác,

phân khô khi gặpü gió hay khi quét đường sẽ làm nhiễm bẩn bầu không khí.

3.2. Ý nghĩa dịch tễ học

Chất thải bỏ là ổ chứa vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng (hoặc kén), ổ vi khuẩn

hoại thư sinh hơi, vi khuẩn than, uốn ván...

Page 83: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 82

Đống phân rác là nơi cư trú sinh sôi của các con vật trung gian truyền nhiều bệnh dịch

nguy hiểm: chuột, ruồi nhặng, gián...

3.3. Ý nghĩa xã hội

Cần phải thu dọn, xử lý chất thải bỏ; nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi người, mỗi tập thể đều

có ý thức thực hiện. Song trước hết đòi hỏi phải có tổ chức và có những biện pháp qui mô cho

toàn khu dân cư nhằm:

- Bảo vệ môi trường bên ngoài.

- Phòng ngừa bệnh tật, trước tiên là nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột.

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong nhân dân.

3.4. Giá trị kinh tế

- Nguồn phân bón tốt. - Phế liệu có thể sử dụng để tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu -

Khí cháy 4. Các biện pháp xử lý phân hợp vệ sinh

Một năm, một người thải ra chừng 360 − 700kg (phân và nước tiểu). Trong phân ủ có

khoảng 1% nitơ, 0,5% phospho, 0,3% kali, là những chất rất cần thiết cho cây trồng.

Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường bên ngoài, cắt đứt một mắt xích trong quá trình dịch.

4.1. Yêu cầu của một công trình vệ sinh về mặt vệ sinh dịch tễ

Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt nam cũng như điều kiện canh tác của

ngành nông nghiệp thì bất kể loại công trình vệ sinh nào cũng nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ

bản là:

- Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài

- Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho

đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng.

Để đáp ứng 2 mục tiêu trên, một công trình xử lý phân phải đạt được 6 yêu cầu sau:

− Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng

− Không có mùi hôi thối

− Không thu hút côn trùng và gia súc

− Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh

− Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em

− Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương

4.2. Các loại công trình xử lý phân

4.2.1. Hố xí hai ngăn

Đó là công trình ủ phân tại chổ, chỉ được xây dựng ở nông thôn có sử dụng phân đã ủ làm phân bón.

Nguyên tắc

Hố xí hai ngăn là một công trình ủ phân tại chỗ. Hoạt động trên cơ sở kỵ khí nhờ các

vi sinh vật hoại sinh, phải có 2 ngăn riêng biệt: một ngăn để đi, một ngăn để ủ luân phiên

nhau. Khi phân được tập trung đầy thì được ủ kín ngay tại ngăn đó để phân hoại (mục) và diệt được vi khuẩn gây bệnh, trứng ký sinh trùng.

Cấu trúc xây dựng

Công trình này gồm có hai phần:

− Ngăn tập trung phân và ngăn ủ (bệ xí).

Page 84: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 83

− Phần che mưa nắng (nhà xí).

Toàn bộ phần cấu trúc xây dựng cũng như sử dụng, bảo quản phải đảm bảo nguyên tắc

hoạt động của hố xí hai ngăn thể hiện trong 3 từ : Kín − Khô − Vững chắc.

+ Nền hố xí: Đảm bảo không nứt nẻ, không lún. Giữ cho bệ xí luôn khô ráo. Nền xây

cao hơn mặt đất xung quanh, có thể làm bằng tấm bê tông đúc sẵn hoặc xây bằng gạch láng xi

măng, có thể đắp bằng đất sét nện dày 30cm.

+Thành hố xí: Kết cấu chịu lực, không nứt nẻ, tốt nhất dùng bê tông đúc sẵn hoặc xây

gạch trát xi măng

+ Bệ xí: Phải vững chắc, chịu được sức nặng của người ngồi khi lên xuống, không có kẽ nứt,

được trát kín ở chổ tiếp giáp với thành xí; lỗ xí tròn, phải có nắp đậy kín, nước tiểu phải được

hứng riêng không để trộn lẫn với phân.

Bãi phân sau mỗi lần đi phải được phủ kín bởi chất độn (tro bếp, đất bột). Khi ủ phải trát kín

lỗ hố xí và cửa lấy phân và ủ ít nhất 4 tháng mới được lấy phân ra sử dụng.

+ Kích thước bệ xí tùy theo số người trong gia đình và thời gian ủ dự kiến.

+ Phần che mưa nắng: có thể không cần làm kiên cố nhưng cần che được mưa gió và

thoáng khí.

Sử dụng và bảo quản - Chỉ đi một ngăn, một ngăn để ủ.

- Phải giữ cho hố xí kín, khô, sạch.

Tác dụng

Nếu đảm bảo xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn kín, khô, và thời gian ủ trên 4 tháng thì

loại hố xí ủ phân tại chổ này sẽ phát huy tác dụng của nó về mặt vệ sinh dịch tễ và đáp ứng

mục tiêu:

- Diệt được mầm bệnh không làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh

- Có được loại phân bón hữu cơ; an toàn khi sử dung.

4.2.2. Hố xí thấm dội nước (HXTDN)

Là loại hình hố xí có nguồn gốc từ Ấn độ và còn được gọi là hố xí Sulabh.

Nguyên tắc

Dựa vào khả năng tự làm sạch nước thải xảy ra trong đất trên cơ sở bãi phân bị cô lập

trong bể chứa phân. Vìì nước thải tự thấm vào đất xung quanh nên đáy và thành xung quanh

bể thấm không xây kín (mục đích để nước thải thấm theo chiều dọc và chiều ngang). Bệ ngồi

có cấu tạo nút nước; mỗi lần đi phải có nước dội nên ngăn cản được mùi hôi, do đó có thể xây

ngay trong nhà.

Cấu tạo và xây dựng

HXTDN có hai loại:

- Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa.

- Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa : Loại này có thể xây thành một bể hay hai bể chứa nối với bệ ngồi qua ống dẫn.

Mỗi hố xí dội nước có 3 bộ phận chính: bệ ngồi, ống dẫn phân và bể chứa. Bệ ngồi có

ống dẫn phân hình chữ Y ngược nối với 2 bể chứa phân xây chìm trong đất (trường hợp

HXTDN có 2 bể chứa) hoặc đặt trực tiếp trên bể chứa phân (trường hợp HXTDN có 1 bể chứa phân).

- Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa:

Page 85: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 84

Bệ xí đặt tách rời bể chứa phân, khi bể chứa đầy có thể lấp đi và đào hố khác; có thể lấy phân ra ủ hoặc xử lý ngay để tránh gây tác hại với sức khoẻ. Dù sao sử dụng hố xí một bể chứa cũng phức tạp và có nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn.

- Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa:

Hai bể chứa phân riêng rẽ cùng được nối với một bệ xí bằng một ống dẫn

phân. Hai bể này được sử dụng luân phiên nhau. Khi một bể đầy thì bịt đường dẫn

xuống bể đó lại và mở đường dẫn xuống bể thứ hai. Thời gian sử dụng bể thứ hai là

thời gian để ủ bể một. Khi bể 2 đầy thì mở bể 1 để lấy hết mùn bón ruộng và sử dụng

lại như ban đầu. Khi đó phân ở bể 2 lại được ủ . Phân và nước dội vào bể chứa sẽ được

phân huỷ và thấm dần vào đất.

- Chọn địa điểm:

+ Gần nhà để tiện sử dụng

+ Tránh những nơi nước tù đọng hoặc ngập lâu khi mưa vì ảnh hưởng tới độ thấm nước

trong bể chứa.

+ Khoảng cách từ bể chứa đến nguồn nước bề mặt hay nguồn nước ngầm nông phải theo quy định, ít nhất 8m đối với vùng đất mịn, vùng đất đá phải xa hơn hoặc phải chọn giải pháp khác; đáy bể cách tầng nước ngầm ít nhất 2m.

- Kỹ thuật xây dựng:

+ Đo và đánh dấu trên khu đất xây dựng: vị trí bể chứa phân, nơi đặt bệ, nhà xí và

đường ống dẫn phân.

+ Bể chứa phân: Đào 2 hố có kích thước 1,1 x 1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể rời; đào một

hố kích thước 2,1 x1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể gần nhau. Xây quanh thành hố bằng gạnh loại 1và vữa xi măng cát với tỷ lệ 1: 3 hoặc 1: 4; hàng gạch đáy đặt xây ngang làm móng. Bốn

hàng gạch dưới cùng xây kín, từ hàng thứ 5 để lỗ thấm (trừ tường ngăn 2 bể chứa không để lỗ). Các hàng lỗ thấm cách nhau một hàng xây kín (nghĩa là hàng gạch thứ 5,7,9,11 có để lỗ thấm). Từ hàng gạch thứ 12 trở lên, xây kín hoàn toàn. Thành bể cao hơn mặt đất 10 -15cm.

Tường ngăn giữa 2 bể xây kín hoàn toàn và trát bằng vữa ximăng cát, hàng trên cùng để một

lỗ thông giữa 2 bể ( 5 x 5cm).

+ Đặt xiphông, bệ xí:

Ghép xiphông và bệ xí liền vào nhau rồi đặt thử vào vị trí để căn độ phẳng của mặt bệ xí và vị trí của xiphông. Thông thường, mặt bệ xí phải cao hơn mặt đất 30-40cm để có độ dốc

tốt cho ống dẫn phân vào bể chứa. Bệ xí có thể đặt ở giữa hoặc đặt lệch về một bên, bệ xí

quay ra cửa để khi ngồi có cảm giác thoải mái.

Đổ nước vào xiphông và điều chỉnh để nút nước cao 1,5-2cm rồi cố định bằng gạch và

vữa. Đặt bệ và cố định, xây gạch đỡ xung quanh bệ, dùng xi măng gắn kín chổ nối giữa

xiphông và bệ. Đặt ống chữ Y đúc sẵn tiếp vào xi phông hoặc xây bằng gạch với đường kính

ống 8-10cm, độ dốc của ống ít nhất 15-200 để phân trượt dễ dàng, tiếp tục đặt ống dẫn phân

vào 2 bể chứa. Chổ nối giữa 2 nhánh của ống chữ Y với ống dẫn phân nên để một khe hở 3cm

để tạo thành “van”; khi sử dụng sẽ bịt kín một bên ống lại; đến khi thay bể lại chuyển sang

dùng ống bên kia. Đổ đất hoặc cát vào khoảng trống bên dưới bệ xí và lèn chặt. Mặt nền nhà

xí láng kín, có độ dốc vào bệ xí để toàn bộ nước trên nền nhà dễ dàng chảy vào.

Sử dụng và bảo quản Sau khi xây dựng một tuần, phần xi măng gắn đã chắc nên có thể sử dụng được. Trước

khi sử dụng cần kiểm tra lại về kỹ thuật xây dựng, độ kín của chổ gắn xiphông với bệ, van,

nắp bể. Kiểm tra nút nước, sự thông của toàn bộ đường dẫn phân.

Bể chứa nước dội phải đủ nước, có dụng cụ múc nước.

− Dội đủ 3 − 5 lít nước sau mỗi lần phóng uế

Page 86: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 85

− Chỉ bỏ giấy chùi tự tiêu vào hố xí

− Không đổ nước xà phòng, thuốc sát trùng xuống hố xí

− Khi tắc dùng cán thông mềm để thông nhẹ nhàng

− Chỉ sử dụng lại bùn phân (nếu cần) sau 12 tháng sử dụng hố xí

− Nếu không có giấy chùi tự tiêu, thì phải có sọt đựng, đặt ở góc nhà xí và cần phải đốt hàng ngày. Nếu bệ xí hoặc lỗ xí dính phân thì phải dùng nước cọ rửa ngay.

− Bố trí bể chứa nước dội ngay trong nhà xí hoặc ngay trước cửa ra vào để tiện múc

nước và có tác dụng nhắc nhở người đi cầu nhớ dội nước.

- Bảo quản: quét dọn hàng ngày để tránh mùi hôi

Giữ cho nắp bể luôn kín, nếu có sứt mẻ cần trát lại ngay. Khi chuyển bể phải bịt kín

“van”. Sau khi lấy mùn phân ra sử dụng phải gắn kín lại ngay.

Ưu nhược điểm của HXTDN

Ưu điểm Nhược điểm

Xử lý phân hiệu quả và không gây ô nhiễm

không khí.

Có thể xây dựng ngay trong nhà.

Dễ sử dụng, bảo quản và tốn ít nước dội.

Nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm nông nếu

có dùng giếng.

Chỉ xây dựng được ở nơi không quá khan hiếm

nước.

Kỹ thuật xây dựng, đặt xi-phông phải đúng.

4.2.3. Hố xí tự hoại

Là loại hố xí dội nước được áp dụng cho các nhà ở riêng lẻ, nhà cao tầng có nước dội,

có ống thoát nước ở các đô thị, thành phố.

Nguyên tắc hoạt động

Lợi dụng sự hoạt động phân hủy phân diễn ra trong nước của các vi khuẩn yếm khí và

các vi khuẩn hiếu khí để làm sạch cơ bản phân, trước khi thải ra hệ thống cống thành phố.

Toàn bộ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh đều bị tiêu diệt trong quá trình phân huỷ diễn ra

trong bể, một phần do sự cạnh tranh bởi các vi khuẩn kỵ khí, một phần do nhiệt độ và điều

kiện thiếu oxy. Nếu xây dựng và sử dụng đúng đắn thì hố xí tự hoại là công trình xử lý phân

đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.

Cấu tạo

- Bệ ngồi: Phải thật nhẵn, dễ cọ rửa và đẩy phân trôi được dễ dàng. Bệ ngồi được nối

liền với ống dẫn phân được tạo ra để luôn luôn có nút nước (xi-phông).

Nút nước là tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng của hố xí tự hoại nên phải đặt xi - phông đúng

quy cách.

- Bể xí: Thực chất là bể chứa và xử lý phân gồm:

+ Ngăn chứa phân,

+ Ngăn lắng phân,

+ Ngăn lọc hiếu khí

Bể xí với các ngăn chứa và ngăn lắng đều phải xây kín, láng kỹ mặt trong bằng xi

măng mác cao nhằm tạo ra môi trường yếm khí trong nước, giúp cho các vi sinh vật yếm khí

cạnh tranh và diệt mầm bệnh trong phân, nước tiểu.

Ba ngăn này thông với nhau bởi một ống hình chữ L ngược.

- Mức nước cống phải thấp hơn vị trí thoát nước thải của ngăn lọc hiếu khí.

Sử dụng và bảo quản

Page 87: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 86

- Khác với các loại hố xí khác, trước khi sử dụng hố xí tự hoại phải đổ đầy nước tất cả các bể để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí hoạt động.

- Kiểm tra lại toàn bộ xiphông, đường dẫn phân, độ kín của bể trước khi sử dụng.

Lỗ thông hơi phải kiểm tra, tránh bị bít tắc có thể gây nổ bể chứa hoặc xì hơi thối.

Các bước khác tương tự HXTDN nhưng mỗi lần đi lượng nước để dội nhiều hơn (5−

10lít / lần).

- Bảo quản hầm chứa không để nứt, vỡ làm thoát nước phân và đôi khi phải kiểm tra

ống thông hơi, không để bị tắc.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

- là loại hố xí hợp vệ sinh và an toàn nhất đối với sức khoẻ con người

- Xây dựng một lần nhưng sử dụng lâu dài và liên tục

- Bể phân và nhà xí có thể đặt xa nhau

- Không gây ô nhiễm cho bất kỳ nguồn nước nào xung quanh

- Có thể xây dựng ở bất kỳ vị trí nào kể cả cạnh giếng nước, ao, hồ...

Hạn chế : - Giá thành cao,

- Cần nhiều nước dội

- Không xây được ở những chổ quá hẹp hoặc không có hệ thống cống thoát nước

4.2.4. Các hình thức xử lý phân khác được chấp nhận có điều kiện

Hố xí chìm (còn gọi là hố “mèo”).

Có thể áp dụng ở những nơi có vị trí cao không úng ngập, thoát nước dễ dàng.

Ví dụ: nhà ở trên đồi, có vườn rộng.

Ao cá vồ cải tiến ở Nam bộ

Loại hình cầu tiêu ao cá vồ là loại cầu tiêu rất mất vệ sinh, không có thầm mỹ; cần

phải kiên trì vận động xóa bỏ. Nhưng với thói quen nhiều năm và do điều kiện địa lý có nhiều

ao, hồ, ruộng thấp, gần sông ngòi...nên cũng không dễ thay đổi. Người ta có thể cải tiến ao cá

vồ: Từ một ao chứa, làm thành một hệ thống 2 − 3 ao nối thông bằng nhiều ống dẫn nước.

Đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc: ở ao chứa không được nuôi thả cá mà chỉ thả bèo.

5. Thanh trừ rác

Trong sinh hoạt hàng ngày và trong quá trình sản xuất, tiêu dùng đã sản sinh ra nhiều

chất thải bỏ gọi chung là rác. Số lượng và thành phần của rác tuỳ thuộc vào sự phát triển và

điều kiện địa lý của từng nước. Nếu không quản lý chặt chẽ, các phế thải này sẽ gây ô nhiễm

môi trường trong khu dân cư, đô thị, làm nhiễm bẫn nguồn nước và phát sinh nhiều bệnh tật.

Việc quản lý các chất thải trong đó có rác cũng như nghiên cứu xử lý, tận dụng, tái chế chúng cho sản xuất là một công việc hết sức khó khăn. Công việc này đã được nhiều nhà khoa

học và nhiều quốc gia nghiên cứu giải quyết.

5.1.Thành phần và phân loại rác

Trong rác thường có các phế liệu: các chất hữu cơ, bao bì thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh,

plastic, gạch đá, mẫu gỗ.. Tỷ lệ các thành phần khoảng 50% chất hữu cơ, chất vô cơ 49,7%.

Rác từ nhà ở, đường phố, chợ...được tập trung, vận chuyển đến nơi xử lý, sau đó được chọn

lọc và phân loại, xử lý tuỳ theo thành phần rác.

Từ lâu, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp xử lý rác nhằm hạn chế

Page 88: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 87

5.2. Các phương pháp xử lý rác

sự nhiễm bẩn, tận dụng tối đa các phế liệu cho sản xuất, đồng thời chế biến rác thành phân

bón.

Có nhiều phương pháp xử lý rác khác nhau

- Ủ rác

- Phương pháp xử lý nhiệt sinh vật

- Phương pháp bãi rác lộ thiên

- Phương pháp đốt

- Cánh đồng chôn các chất đồng vị phóng xạ

5.2.1. Ủ rác

- Nguyên tắc:

Dựa vào khả năng tự sinh nhiệt cao của rác trong điều kiện tự nhiên khi được đánh

đống, rác ủ sẽ biến thành mùn, vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt.

Tiêu chuẩn nơi thiết lập đống rác ủ:

+ Không bị ngập nước

+ Mức nước mạch ngầm tối thiểu sâu 2m

+ Dòng nước mạch không chảy tới giếng cung cấp nước uống

+ Cách xa nhà ở trên 1000m

Điều cấm:

Cấm đưa những cặn bã độc của chất thải công nghiệp, xác súc vật vào đống rác ủ.

- Tiến hành ủ : Sơ đồ cắt ngang đống rác ủ + Nền được nện chặt bằng lớp đất sét.

+ Phủ lên trên một lớp vât liệu hút nước.

+ Rải thành từng lớp, không nén chặt để làm thoáng khí.

+ Phủ lên toàn bộ đống rác một lớp đất dày 15 - 25m.

- Kích thưóc đống rác tùy theo yêu cầu, thường cao từ 1 -1,5m và dài 20 - 25m.

- Đưa vào đống ủ những loại vi khuẩn giúp phân hủy rác. Có thể phun vôi clorua lên

đống ủ. Tỷ lệ nước trong rác đạt > 50%.

- Thời gian ủ phụ thuộc thành phần của rác và điều kiện khí hậu. Khoảng 3- 6 tháng.

Raïc

phaït

UÍ phán boïn

Nhaì maïy taïi

Âäút khê noïng

Thu gom raïc

Váûn chuyãøn raïc

Xæí lyï raïc thaíi

Chän láúp

San

Page 89: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 88

- Để tăng khả năng phân hủy, có thể độn thêm đất mùn, rơm vụn...

- Địa điểm :

+ Ở ngoại thành, gần đường giao thông. Có nhà quản lý, nhà kho dụng cụ, nơi để xe,

có hàng rào bảo vệ.

+ Đống ủ nên xếp thẳng hàng, giữa có lối đi rộng khoảng 3 - 4m. Đường đi được rải nhựa hoặc xây xi măng 5 - 6m. Xung quanh khu ủ rác phải có rãnh thoát nước chung.

+ Khu dân cư cách xa nơi ủ tối thiểu 300 - 1000m.

Rác hoại là chất tơi xốp màu nâu sẫm, không còn mùi thối và trọng lượng giảm bớt

35%, có thể cày lật vào đất làm phân bón.

5.2.2. Phòng nhiệt sinh vật

Nguyên tắc: như nguyên tắc của ủ rác nhưng có thêm hệ thống bơm hút làm thoáng khí.

So với rác ủ thì quá trình sinh hóa xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn, ở nhiệt độ cao hơn

(60 - 800C). Hai ba ngày đầu rác tự sinh nhiệt. Sau mười ngày, nhiệt độ lên tới 70 - 80

0C và

duy trì 3 - 4 tuần sau đó. Tiếp theo đến giai đoạn nhiệt độ hạ dần tới khi bằng với nhiệt độ

không khí bên ngoài. Toàn bộ quá trình xử lý mất 40 - 60 ngày.

Phòng nhiệt sinh vật hình lập phương, thể tích khác nhau từ 3 -100m3, trung bình là

20m3. Tường và sàn làm bằng gạch, bêton cốt sắt (dùng tường cách nhiệt). Sàn không thấm

nước và hơi dốc để nước bẩn chảy xuống thùng đặt phía dưới cách mặt sàn 15 - 20cm.

Rác cho vào phòng qua cửa sập, không lèn chặt cho tới khi đầy 2/3 thể tích. Điều kiện

cần thiết là :

− Rác còn ẩm, tỉ lệ mất nước ít hơn 70%.

− Trọng lượng chất vô cơ dưới 25%.

− Trọng lượng chất hữu cơ dễ phân hủy hơn 30%.

− Phải có luồng không khí vào phòng.

Trọng lượng sau cùng của rác giảm còn 50%. Hàm lượng mùn xấp xỉ 15%.

5.2.3. Xử lý bằng bãi lộ thiên

Biện pháp này tuy sơ sài nhưng vẫn còn đang phổ biến ở nước ta. Người ta tập

trung rác của thành phố, thị trấn vào một bãi trống; bãi trống thường đặt ở xung quanh

thành phố, cách xa khu dân cư từ 1000 - 3000m; với các mục đích như: lấp ao hồ và

những vùng đất thấp đang cần được mở rộng.

Một khu dân cư khoảng 50.000 dân cần một diện tích đổ rác 8-10 ha.

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều kinh phí. Sau một thời

gian dài có thể sử dụng khu đất này để xây nhà ở, trồng cây, làm sân thể thao... nhưng phương

pháp này có nhược điểm là: cần phải có khu đất rộng; dễ gây ô nhiễm môi trường; gây mùi

hôi thối; nơi phát triển của côn trùng, chuột... mặt khác rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Do sự

phân huỷ rác trong điều kiện tự nhiên, nên quá trình phân huỷ rác diễn ra chậm; phương pháp

này không tận dụng được nguồn hữu cơ.

Để giảm bớt sự hôi thối, sau khi đổ đủ một khối lượng rác nhất định, người ta lấp lên

đống rác một lớp đất dày 70- 80cm.

5.2.4. Chôn rác hợp vệ sinh

Page 90: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 89

Có thể hiểu một cách đơn giản là dùng để:

- Cải tạo đất bằng

- Tôn nền đất thấp cho cao lên và sử dụng đất theo ý muốn. Điều cơ bản là phải dùng

một lớp đất dày từ 15- 25cm phủ ngay lên mặt rác chôn để khắc phục những nhược điểm của

bãi rác lộ thiên. Để hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm cho nguồn nước bằng cách tạo hệ thống thoát nước xung quanh khu vực chôn rác.

Chôn rác hợp vệ sinh có thể thực hiện theo 3 cách:

- Chôn rác trên mặt đất bằng: áp dụng ở nơi đất không đào được, rác không chất thành

đống mà rải trên khắp mặt bằng, đất được phủ rác phải đem từ nơi khác đến.

- Đào hố chôn rác: Thích hợp cho những vùng có thể đào được, đất đào sẽ được dùng

để phủ lên rác cần chôn. Rác không đổ cao quá miệng hố. Cách này rất phù hợp cho các gia

đình ở nông thôn, đào hố nhỏ để chôn rác.

- Chôn lấp chổ trũng: Aïp dụng tốt cho những vùng đất trũng tự nhiên hoặc nhân tạo.

Ví dụ : ao hồ cần san lấp; đất phủ thường được mang từ nơi khác đến.

5.2.5. Nhà máy chế biến phân rác

Đây là dạng xí nghiệp phân loại và ủ rác dựa trên phương pháp xử lý nhiệt sinh vật. Thường được áp dụng ở một số thành phố đông dân cư, đòi hỏi phải có đầu tư về kinh phí và

trang thiết bị.

Quá trình kỹ thuật được chia làm 3 giai đoạn chính:

- Phân loại rác

- Công đoạn ủ rác

- Phân loại rác sau khi đã được ủ

Khâu quan trọng nhất của quá trình chế biến là làm phân huỷ các chất hữu cơ. Rác

được chế biến thành phân bón dựa vào phản ứng lên men nhờ các vi khuẩn có sẵn trong rác.

Để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, người ta cho vào rác ủ những vi

khuẩn cần thiết và tạo điều kiện ổn định như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí. Sau quá trình ủ các

chất hữu cơ và vô cơ được chuyển sang dạng dễ tiêu, nâng cao hàm lượng đạm. Song song

quá trình trên là quá trình cơ học (nghiền, đảo, trộn, sấy khô, đóng gói)

5.2.6. Đốt rác. Áp dụng đối với một số loại phế thải độc hại.

Câu hỏi đánh gía cuối bài Trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm đất ?

Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ đối với một khu dân cư ?

Ưu nhược điểm của mỗi công trình xử lý phân hợp vệ sinh ?

Page 91: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 90

Tài liệu tham khảo chính

1. Hồng Anh (2008), Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, Nxb Lao động - Xã hội.

2. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ, (1997), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản

Y học, Hà nội.

3. Bộ môn Vệ sinh - dịch tễ, trường Đại học Y khoa Hà nội, (1978), Vệ sinh Dịch tễ, tập I, Nhà xuất bản y học.

4. Hoàng Tích Mịnh,(1974), Vệ sinh Hoàn cảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

5. Đào Ngọc Phong, (1995), Vệ sinh Môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

6. Sở Y tế Thừa thiên - Huế, Trung tâm Y tê dự phòng, (1999), Lớp tập huấn Phương pháp và kỹ thuật xây dựng hố xí hợp vệ sinh, Huế.

7. http://www.vinabook.com/tim-hieu-luat-bao-ve-moi-truong

8. http://www.moh.gov.vn/

9. www.web.health.gov/environment

Page 92: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 91

VỆ SINH KHÔNG KHÍ Mục tiêu học tập 1.Bàn luận được nguyên nhân, hiện tượng, hậu quả của ” hiệu ứng nhà kính và “Lỗ

thủng tầng Ôzôn”

2.Trình bày được sự tác động của các yếu tố khí tượng lên cơ thể con người;

3.Diễn giải được quá trình điều nhiệt của cơ thể liên quan mật thiết với sự thay đổi của các yếu tố khí tượng.

I. Những khái niệm chung

1. Các tầng khí quyển

Khí quyển được chia thành 3 tầng cơ bản theo độ cao: tầng thứ nhất là tầng đối lưu, tầng

thứ hai là tầng bình lưu và tầng thứ ba là tầng điện ly.

1.1. Tầng đối lưu Là lớp khí quyển ở sát mặt đất . Ở xích đạo, đường giới hạn của tầng đối lưu có độ cao

17 -18km, ở Bắc cực 7 -8 km, ở Nam cực là 5 -6 km ở vĩ độ trung bình khoảng 11 km so với

mặt biển.

Tầng đối lưu chứa 3/4 khối lượng không khí của khí quyển và hầu như toàn bộ hơi

nước. Không khí trong tầng đối lưu luôn luôn chuyển động cả theo chiều ngang và chiều

thẳng đứng. Đặc tính chủ yếu của tầng đối lưu là áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, trung

bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ hạ xuống 0,60C, và áp suất khí quyển giảm khoảng

10mmHg. Ơ miền vĩ độ trung bình giới hạn trên của tầng đối lưu có nhiệt độ từ -50 đến -

600C. Trong tầng đối lưu hơi nước bốc lên từ mặt đất và trong những điều kiện xác định có

thể ngưng kết thành những giọt nước rất nhỏ, tạo thành sương mù, mây, mưa, tuyết hoặc mưa

đá. Hiện tương “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng vốn có, cần thiết với sự sống trên trái đất nhờ có trong tầng này nhiều Khí nhà kính. Nhưng ngày nay nói đến “Hiệu ứng nhà kính”

người ta muốn chỉ một hiện tượng là hậu quả của sự Ô nhiễm khí quyển do hoạt động sản

xuất của Con người.

Bên trên tầng đối lưu là lớp đối lưu hạn. Lớp này có bề dày co giãn từ vài trăm mét đến

1,2km. Đặc điểm của lớp này là nhiêt độ không hạ thấp xuống nữa mà ổn định nhiệt.

1. 2. Tầng bình lưu

Tầng bình lưu chia 3 lớp:

- Lớp dưới (đẳng nhiệt) từ đối lưu hạn cho tới 30 - 35km nhiệt độ trong lớp này khoảng

-55°C.

- Đáng chú ý là lớp trung bình (nóng) nhiệt độ bắt đầu tăng và khi lên tới 60km đạt tới

65°C - 75°C, lý do là vì cấu tạo lớp này tập trung chủ yếu Ôzôn (O3) có khả năng hấp thu bức

xạ tử ngoại. Mấy chục năm gần đây, mức độ ô nhiễm không khí tăng cao, trong các thành

phần gây ô nhiễm không khí có rất nhiều loại khi phá hoại tầng O3 (đặc biệt là chất clorofluorocacbon-CFC; sản phẩm của công nghiệp chế tạo máy làm lạnh) đã làm mỏng đi

tầng O3, gây ra “lỗ thủng”, làm cho cường độ các tia tử ngoại tới mặt đất tăng lên gây ra

những nguy cơ cho các sinh vật sống trên trái đất, cho sức khỏe con người.

- Lớp trên (lạnh) từ 60 - 80km, ở đây nhiệt độ lại giảm đi rất nhanh theo độ cao.

Page 93: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 92

Không khí ở tầng bình lưu chỉ chuyển động theo chiều ngang và tốc độ chuyển động lớn

(đến 100m/s)

1.3. Tầng điện ly

Là vùng không khí loãng nằm trên tầng bình lưu. Tầng điện ly chủ yếu là các ion từ các

nguyên tử khí. Tầng này có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật vô tuyến viễn thông.

Ngoài tầng điện ly là hai vành đai phóng xạ

2. Hoá học bình thường của khí quyển

O2: Dưỡng khí cần thiết cho các quá trình oxy hóa, cho các hoạt động sống của sinh vật. Giới động vật tiêu thụ rất nhiều O2, nhưng được bù lại bởi giới thực vật, cho nên, nói chung

nồng độ O2 trong không khí ngoài trời luôn ổn định. Chỉ có những nơi kín, kém thông

thoáng, nồng độ O2 mới giảm, và thường kèm theo tăng CO2. Lên trên cao, không khí loãng

dần nên lượng O2 tuyệt đối cũng giảm. Vi dụ, ở độ cao 3 000 m , nồng độ O2 còn 15%; 5000

m , nồng độ O2 còn 11%.

CO2: Thán khí có nguồn gốc từ khí thở ra của giới động vật, từ sự đốt cháy các loại nhiên liệu, quá trình phân giải thối rửa các chất hữu cơ, bốc lên từ trong lòng đất (từ hầm mỏ,

núi lửa, suối khoáng), Và được tiêu thụ bởi giới thực vật. Đại dương có vai trò quan trọng

trong việc điều hòa nồng độ CO2 trong không khí. Khi CO2 trong không khí tăng, chúng sẽ hòa vào nước biển; khi CO2 trong không khí giảm, nước biển sẽ nhả CO2 vào không khí theo

phản ứng thuận nghich: CO2 + . H2O H2CO3

Những nơi kín, kém thông thoáng (như dưới các giếng sâu, trong các hầm mỏ, những

nơi vừa mới nổ mìn) nồng độ CO2 có thể tăng cao gây nguy hiểm cho con người.

Tại nơi cư ngụ của con người, nhất là khi tập trung đông người trong một không gian

hẹp, kém thông thoáng, nồng độ CO2 có thể tănglên; con người ngoài thải ra CO2, còn thải ra

các loại hơi khí độc khác, chính các loại hơi khí đi kèm này gây nên sự khó chiu và có thể gây độc cho con ngưòi. Cho nên người ta dùng mức CO2 (1%0 ) trong không khí để làm chỉ điểm vệ sinh cho những nơi cư trú của con người, mặc dù ở nồng độ CO2 1p. 1 000 đó hoàn

toàn chưa ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Các thành phần của không khí cùng với các yếu tố của khí tượng là những tác nhân

quan trọng của hòan cảnh bên ngòai ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể con người.

Con người sống và làm việc trong môi trường không khí; khi làm một công việc bình

thường người ta phải hít một lượng không khí gấp 2 - 3 lần so với lúc nghỉ ngơi. Thể tích hít

vào trung bình của một người là 1 -1,5m3/1giờ; 20 - 30m

3/24 giờ; trong một năm là 7.200 -

10.800m3.

Không khí ngòai trời là một hỗn hợp của nhiều lọai khí như N2, O2, CO2 và các khí

hiếm như Acgon, Néon, Xénon, Heli... (với một tỷ lệ rất nhỏ); ngòai ra còn có hơi nước, bụi

và vi sinh vật, và cả các hợp chất không vững bền như O3, CO, NH3, NO2...Tỷ lệ O2, N2, CO2

trong không khí khá ổn định, tỷ lệ của hơi nước thường xuyên thay đổi. Thành phần của không khí(ngoài trời) và khí thở ra (%thể tích) của một người

Lọai khí N2 O2 CO2 Hơi nước

Không khí

Không khí thở ra

78,97

79,20

20,7 - 20,9

15,4 - 16

0,03 - 0,04

3,4 - 4,7

Thay đổi

Bảo hòa

Page 94: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 93

Tỷ lệ O2 trong khí thở ra của người giảm gần 25%, tỷ lệ của CO2 tăng 50 - 100 lần, và

hơi nước tăng tới bảo hòa. Lúc nghỉ ngơi, 1 người bình thường tiêu thụ 25 lit O2 và thải ra

22,60 lit CO2.

II. Những yếu tố khí tượng tác động lên cơ thể 1. Nhiệt độ không khí

Lớp không khí ở sát mặt đất liên quan thường xuyên và trực tiếp tới con người; lớp

không khí này nhận nhiệt từ mặt đất (mặt trời làm nóng mặt đất, đất truyền nhiệt vào trong

không khí, chứ không khí không lấy nhiệt trực tiếp từ bức xạ mặt trời). Nhiệt độ không khí

thay đổi tùy thuộc vào cường độ bức xạ của mặt trời, ngày dài hay ngắn, độ trong suốt của

bầu khí quyển, vào vị trí địa lý của từng địa phương, và vào thành phần cấu tạo của mặt đất.

Nhiệt độ không khí có những ảnh hưởng nhất định lên cơ thê, liên quan đến quá trình

phát sinh và phát triển của một số bệnh truyền nhiễm.; nhiều lọai côn trùng tiết túc trung gian

truyền bệnh có chu kỳ phát triển liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ không khí. Các lòai vi sinh

vật, ký sinh trùng đều có thể tồn tại và phát triển ở những điều kiện nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng tới tác động của các độc chất có trong không khí; nhiệt độ tăng

làm tăng biên độ và tần số hô hấp nên sẽ làm tăng lượng chất độc vào cơ thể theo đường hô

hấp.

Nhiệt độ không khí liên quan mật thiết tới quá trình điều nhiệt của cơ thể. Sự điều nhiệt của cơ thể con người chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện nhất định, khi vượt ra

ngòai giới hạn đó thì cơ thể không còn điều nhiệt được nữa, và sẽ xuất hiện sự thay đổi thân

nhiệt (do sự thăng bằng nhiệt bị phá hủy) nóng quá: say nóng; lạnh quá: tê cóng.

2.Độ ẩm của không khí

Thành phần của không khí luôn chứa một lượng hơi nước thay đổi; có thể do lượng

hơi nước đó bằng áp lực riêng phần của hơi nước (mm thủy ngân, họặc khối lượng hơi nước

trong một thể tích không khí (gam hơi nước/1m3 không khí).

2.1. Các đại lượng biểu thị độ ẩm trong không khí

2.1.1. Độ ẩm tuyệt đối (ĐÂTĐ): là khối lượng hơi nước có trong không khí (đơn vị đo

là g/m3, mmHg) tại một thời điểm nhất định;

2.1.2. Độ ẩm bão hoà(ĐÂBH): là lượng hơi nước tối đa có trong không khí ở một nhiệt độ nhất định - hay chính là lượng hơi nước tối đa trong không khí ở nhiệt độ đó. Nhiệt độ

không khí càng cao thì lượng hơi nước bảo hòa càng tăng.

2.1.3. Độ ẩm tương đối (ĐÂPT): là tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa.

ĐÂTĐ

ĐÂPT = x 100

ĐÂBH

Ví dụ: Độ ẩm tương đối là 80%, có nghĩa là tại nhiệt độ đó còn 20% hơi nước nữa là

không khí sẽ bảo hòa.(20% gọi là độ thiếu hụt bão hoà)

2.2.Ý nghĩa vệ sinh

- Cùng với nhiệt độ, độ ẩm không khí liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các lọai

mầm bệnh, các côn trùng tiết túc trung gian truyền bệnh, cho nên mới có các bệnh nhiễm

trùng, ký sinh trùng theo vùng khí hậu...

- Anh hưởng quan trọng của độ ẩm không khí đối với cơ thể là ảnh hưởng lên quá trình

điều nhiệt; độ ẩm không khí quá cao thường có tác động không tốt tới sức khỏe; độ ẩm cao,

Page 95: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 94

nhiệt độ cao, cơ thể khó mất nhiệt gây cảm giác oi bức khó chịu; độ ẩm cao; nhiệt độ thấp làm

cơ thể mất nhiều nhiệt. Khi độ ẩm thấp, không khí trở nên khô hanh gây khát, niêm mạc khô,

dễ nứt nẻ, dễ chảy máu.

2.3.Sương mù

Hiện tượng nghịch nhiệt làm ô nhiễm không khí nặng hơn

Không khí thường xuyên chứa một lượng hơi nước; nhiệt độ càng cao thì lượng hơi

nước có trong không khí càng tăng (nên độ ẩm tương đối ít thay đổi). Khi nhiệt độ giảm thì

hơi nước trong không khí sẽ ngưng lại tạo thành sương mù, mưa...Sương mù có ý nghĩa quan

trọng trong vai trò thời tiết với ô nhiễm, sương mù là một điều kiện thuận lợi làm xuất hiện” hiện tương nghịch nhiệt” (hình minh hoạ). Nhờ có mưa, sẽ làm sạch không khí vì nó sẽ mang

theo bụi, vi sinh vật và các chất bẩn khác có trong không khí. Mưa còn cung cấp nước cho

các nguồn nước và còn cung cấp các hợp chất của N2 cho cây trồng; mưa điều hòa thời tiết về mùa hè nóng bức.

3. Sự chuyển động của không khí

3.1. Gió và hoa hồng gió

Mặt trời sưởi nóng mặt đất không đều nên tạo ra các luồng chuyển động của không khí

thường xuyên. Tùy theo từng địa phương và tùy theo từng mùa mà sự chuyển động của không

khí sẽ theo những hướng nhất định. Dùng phương pháp vẽ đồ thị để nêu lên tính chất lập lại của gió, chiều dài của đồ thị biểu thị phân xuất của một lượng gió so với tổng số gió quan sát

được trong một khoảng thời gian nhất định - làm như vậy ta sẽ có được Hoa hồng gió - Rất cần thiết cho việc quy họach và xây dựng đô thị cũng như vệ sinh nhà ở, trường học, bệnh

viện...Nhằm lợi dụng được những lọai gió mát, và tránh các loại gió nóng, gió lạnh, tránh các

lọai khói bụi, hơi khí độc... từ các cơ sở sản xuất.

3.2. Ý nghĩa vệ sinh

Sự chuyển động của không khí ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của con người, quan

trọng là lên quá trình điều nhiệt của cơ thể. Ở nước ta, tùy theo từng mùa và tùy theo từng

vùng, sẽ có các loại gió khác nhau, mang các tính chất khác nhau, và sẽ ảnh hưởng khác nhau

Page 96: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 95

lên quá trình điều nhiệt, và sẽ tạo ra các cảm giác khác nhau cho cơ thể con người. Các loại gió đó là:

+ Gió nóng: gió Lào, gió Than Uyên, gió Ô Qui hồ

+ Gió lạnh: gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mát: gió mùa Đông Nam.

Tại những nơi đô thị, sự chuyển động của không khí rất quan trọng trong vấn đề phân

tán các thành phần gây ô nhiễm không khí. Những ngày ít gió, nồng độ các chất gây ô nhiễm

không khí (chủ yếu từ khí thải xe hơi ) không được phát tán, là tác nhân quan trọng trong các

bệnh do ô nhiễm không khí gây nên, nhất là các bệnh liên quan tới cơ quan hô hấp...

4. Bức xạ mặt trới

Mặt trời là nguồn sáng, nguồn sống, nguồn nhiệt của trái đất. Năng lượng bức xạ mặt trời tới trái đất bằng các tia trực tiếp hay khuếch tán qua không khí và mây. Thành phần của

BXMT tới trái đất có 3 loại tia:

- Tia Hồng ngoại, có bước sóng λ = 2 000 - 760 mµ ;

- Tia Sáng, có bước sóng λ = 760 - 400 mµ;

- Tia Tử ngoại, có bước sóng λ = 400 - 280 mµ;

Thành phần quang phổ của BXMT đến trái đất thay đổi tùy thuộc vào độ cao của mặt trời, độ mây, thành phần của không khí và sẽ ảnh hưởng khác nhau lên mọi sinh vật sống trên trái đất, trong đó có con người.

BXMT ảnh hưởng lên mọi cơ quan , hệ thống của cơ thể, lên sự tổng hợp và phân giải các chất trong cơ thể, làm tăng tuần hoàn, kích thích tăng sinh tổ chức hạt, làm vết thương

chóng lành. BXMT liên quan tới quá trình chuyển hóa khí, muối, nước trong cơ thể, làm tăng

quá trình miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, như bệnh còi xương, lao xương...

Tia Hồng ngoại có bước sóng 600 - 1 000 mµ có sức đâm xuyên lớn, có thể xuyên qua

xương sọ, làm tăng nhiệt độ của tổ chức não hoặc rối loạn trung tâm điều nhiệt nằm ở vùng

Dưới đồi (Hypothalamus) gây say nắng; Tia Sáng tác động chủ yếu đến cơ quan thị giác; Tia

tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn tốt.

5. Áp lực không khí

ALKK thay đổi tùy theo độ cao so vơi mặt đất. Càng lên cao, áp lực không khí càng

giảm, áp lực riêng phần của oxy cũng giảm, gây khó thở, thiếu oxy.

Khi xuống thấp, trong các giếng chìm (thợ lặn) , ALKK tăng, N2 trong không khí sẽ hòa tan nhiều vào máu; lúc trở lại môi trường có ALKK bình thường, N2 hòa tan đó sẽ thải không kịp (qua đường hô hấp), và sẽ tạo thành các bọt khí trong lòng mach, làm tắc mạch (ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể nhất là các mạch máu trong xương ).

ALKK thay đổi đột ngột thường gặp trong thời tiết trước cơn bão, hoặc trước đợt gió

mùa Đông -Bắc.... gây nên trạng thái thần kinh kích thích , kém ăn, mất ngủ. Đặc biệt gây

thay đổi huyết áp đột ngột là tác nhân các cơn đột quỵ, hoặc Tai biến mạch máu não...

III. Thân nhiệt và sự điều nhiệt 1. Thân nhiệt

Thân nhiệt hằng định đảm bảo duy trì chuyển hóa các chất , duy trì sự phát triển bình

thường của cơ thể. Thân nhiệt bình thường của người khỏe mạnh là 36,5 - 37,5o C. Để hằng

Page 97: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 96

định được thân nhiệt, cơ thể phải điều hòa thân nhiệt bằng cách cân bằng lượng nhiệt mất đi và lượng nhiệt sản ra.

Nguồn nhiệt của cơ thể : Cơ thể có các nguồn nhiệt sau:

- Nhận trực tiếp từ BXMT (không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí);

- Từ đất, đá, đồ vật xung quanh;

- Từ không khí (khi nhiệt độ không khí > 33o C : là nhiệt độ bình thường của bề mặt

da);

- Chuyển hoá các chất sinh năng lượng trong cơ thể.

Sự mất nhiệt của cơ thể : bằng các cách sau:

- Dẫn nhiệt: truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh;

- Đối lưu: thông qua sự chuyển động của không khí;

- Bức xa nhiệt : mọi vật khi có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh đều là nguồn Bức xạ nhiệt, nhiệt độ càng cao thì sự Bức xạ nhiệt càng mạnh.

2. Sự điều nhiệt của cơ thể có 2 cơ chế điều nhiệt:

Cơ chế “ hóa học” : Tăng hoặc giảm quá trình phân giải các chất sinh năng lượng

trong cơ thể ....

Cơ chế “ lý học” : Co hoặc giãn nở mạch ngoại vi, toát và bay hơi mồ hôi. Tần số mạch tăng khi chống nóng...

Người thấy dễ chịu khi nhiệt độ ngoài mặt cơ thể (bề mặt da) < 33o C.

2.1. Mất nhiệt trong điều kiện gần vùng dễ chịu

Khi nhiệt độ không khí < nhiệt độ bề mặt da; nghĩa là cơ thể thu nhiệt từ bên trong

nhiều hơn thu nhiệt từ bên ngoài, khi đó cơ thể sẽ truyền nhiệt ra môi trường xung quanh.

Thường vùng dễ chịu với người Việt nam khi không khí có nhiệt đô :

26 ± 2o C; Độ ẩm tương đối của không khí : 79 ± 5% ; Sự chuyển động của không khí:

0,3 - 0,5 m/s.

2.2. Mất nhiệt trong điều kiện quá nóng

Khi nhiệt độ không khí > 33o C thì sự mất nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách toát và

bay hơi mồ hôi (1g nước bay hơi hoàn toàn thu 580 Calo nhiệt). Sự bay hơi mồ hôi phụ thuộc

vào độ ẩm của không khí và sự chuyển động của không khí. Quân áo với vải thoáng khí, thấm

nước tốt, sẽ thấm mồ hôi, mồ hôi từ quần áo bay hơi sẽ làm lạnh quần áo và làm lạnh da.

Sự chuyển động của không khí sẽ đẩy đi lớp không khí xung quanh da chứa nhiều hơi

nước, và thay vào đó lớp không khí mới, ít hơi nước hơn, và sẽ làm tăng quá trình bay hơi mồ hôi. Trong trường hợp quá nóng, sự chuyển động của không khí là yếu tố quan trọng làm

giảm tác động không tốt của nhiệt độ cao lên cơ thể.

2.3. Mất nhiệt trong điều kiện lạnh

Khi nhiệt độ không khí < 15o C, sự mất nhiệt của cơ thể sẽ tăng do tăng quá trình đối

lưu và phát nhiệt. Sự chuyển động của không khí tăng và độ ẩm khônhg khí cao càng làm tăng

sự mất nhiệt của cơ thể. Nếu quần áo thích hợp (cách nhiệt tốt) và ăn uống đầy đủ thì cơ thể sẽ chống rét tốt.

Chuyển biến của quá trình điều nhiệt: Các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm của không khí, bức xạ mặt trời, sự chuyển động của không khí đều góp phần tác động lên cơ thể; cơ thể tìm mọi

Page 98: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 97

cách điều nhiệt để hằng định thân nhiệt, nhưng sự điều nhiệt của cơ thể chỉ có thể thực hiện

được trong những điều kiện nhất định của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, khi

cơ thể không thể điều nhiệt được nữa thì thân nhiệt sẽ bị thay đổi: tăng hoặc giảm, và sẽ rối

loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng...

Câu hỏi đánh gía cuối bài

1. Trình bày hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn :nguyên nhân, hiện

tượng, hậu qủa ?

2. Các yếu tố khí tượng tác động trên cơ thể người ? Ý nghĩa vệ sinh của các yếu tố này ?

3. Phân tích sự điều nhiệt của cơ thể với các yếu tố môi trường ?

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Mục tiêu bài giảng: 1.Trình bày được khái niệm thế nào là không khí sạch, định nghĩa ôn nhiễm không khí, mô hình phân loại ô nhiễm không khí ;

2.Liệt kê được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí về mặt hóa học và một số ví dụ cụ thể .

3. Trình bày được các biện phàp phòng chống ô nhiễm không khí.

I.Khái niệm chung

1. Định nghĩa

Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N2, O2, CO2. ngòai ra còn có

một số khí hiếm như néon, héli, métan, kripton,... Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1 - 4p.100 thể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các

phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người).

Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng

là thành phần của thiên nhiên, thường gặp trong không khí. Nhiễm bẩn không khí là kết quả của sự thải vào không khí những khí, hơi, giọt và phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó

một lượng quá lớn các thành phần bình thường chẳng hạn CO2 và các phần tử rắn lơ lững do

đốt các lọai nhiên liệu.

Ô nhiễn không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi). Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng.

Việc phân lọai, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào

quan điểm chung cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả họat động của con người. Ở các

nước Tây Âu từ sau thế kỷ thứ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không khí do sử dụng than đá làm

nguồn năng lượng nhiệt. Nhiễm bẩn không khí từ lò đốt trong nhà chắc là hình thức gây

nhiễm bẩn sớm nhất, mặc dù khả năng gây tác động có hại bên trong nhà thường mang tính cá

biệt. Việc thay than bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đã làm giảm bớt ô

nhiễm do khói than gây ra.

Page 99: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 98

Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dầu khí vẫn còn quá nhiều, nhất là do các động cơ

đốt trong. Hiện nay, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn không khí. Các động cơ đốt

trong xả ra không khí carbon oxyd, chì, nitơ oxyt và nhiều hydrocarbua khí. Nồng độ cục bộ

của các chất nầy rất cao, nhất là ở trung tâm thành phố có giao thông sầm uất. Trong điều kiện

thông gió tự nhiên không đủ và cường độ bức xạ cao sẽ gây ra phản ứng phức tạp giữa nito

oxyd và hydrocarbua tạo nên nito peoxy axinitrat và nhiều chất đặc biệt được gọi chung là

“các oxyt quang hóa học”.

II. Các tác nhân sinh vật tồn tại trong không khí 1. Vi khuẩn trong không khí

Sử dụng thuật ngữ “nhiễm khuẩn không khí” chỉ dùng trong trường hợp xảy ra sự di

chuyển tác nhân gây bệnh bằng các giọt có kích thước đủ nhỏ, có thể dừng lại trong không khí

một thời gian ở trạng thái lơ lững.

Từ mặt đất, vi sinh vật phát tán vào không khí. Ở các thành phố, không khí chứa nhiều

vi sinh vật hơn không khí ở ngọai ô và nông thôn. Trong 1m3 không khí ở độ cao 4 - 5km chỉ

có vài vi khuẩn, còn ở trên mặt đất có hàng vạn vi khuẩn. Không khí của mặt biển và núi cao

có ít bụi và vi khuẩn. Ngòai trời thường chỉ có tạp khuẩn vô hại đối với sức khỏe, ít khi có vi

khuẩn gây bệnh. Nếu đôi khi có gặp vi khuẩn trong khí trời thì vi khuẩn này cũng nhanh

chóng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời và sự khô hanh.

Về bản chất những vi sinh vật trong không khí hầu hết là tạp khuẩn. Các bụi sương vi

khuẩn là một hệ thống keo cấu tạo từ không khí trong đó có các giọt nhỏ chất lỏng hoặc chất rắn có chứa vi khuẩn. Độ bền vững pha phân tán của bụi sương vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố (độ lớn, hình dạng, nồng độ các hạt, các tính chất của bản thân vi khuẩn). Các hạt sương này đều chứa điện tích do chúng hấp thụ các ion trong không khí.

Cuối cùng thì các hạt sương vi khuẩn đều lắng đọng lên các hạt bụi và bị khô lại, tạo

ra bụi vi khuẩn.Thời gian tồn tại trong không không khí của các hạt này tùy thuôc vào kích

thước của nó, các hạt càng nhỏ thì thời gian tồn tại trong không khí càng lâù .Sự chuyển động

của không khí, độ ẩm của không khí cũng liên quan mật thiết tới thời gian tồn tại trong không

khí của các hạt đó. Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ

hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, do đó làm tăng trọng lượng các hạt và quá trình lắng đọng

của chúng. Các hạt mang điện tích trái dấu này sẽ hút nhau và dính liền với nhau, do đó kích

thước các hạt tăng lên và lắng đọng nhanh hơn. Độ bền vững của các hạt bụi còn tùy thuộc

vào thành phần vỏ bao bọc. Hình dạng các hạt bụi càng gần hình cầu thì độ bền vững càng

tăng. Độ lớn của đa số vi khuẩn thay đổi từ 0,4µ tới 10µ. Tốc độ bốc hơi tỷ lệ nghịch với kích

thước của chúng. Độ ẩm không khí ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tồn tại của vi khuẩn trong

các hạt bụi sương. Không khí sẽ là vectơ làm lan truyền mầm bệnh có khả năng lây nhiễm khi

có đầy đủ 2 yếu tố cơ bản sau đây kết hợp:

- Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao.

- Người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm bẩn đó.

Các vi sinh vật gây bệnh của đa số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể bảo

tồn sự sống và tính độc hại tương đối lâu ở môi trường không khí. Ví dụ: trực khuẩn Bạch hầu

sống rất khỏe và rất lâu (30 ngày); ở trong bóng tối, nó sống tới 6 tháng. Song trực khuẩn Ho

gà chịu đựng yếu, chết ở 500C và không chịu được ánh sáng. Trực khuẩn lao bị tiêu diệt bởi

bức xạ mặt trời ngòai không khi. Cho nên chủ yếu trực khuẩn lao tồn tại ở những nơi tối, ẩm.

Người ta cũng còn nhắc đến những lọai Liên cầu khuẩn và Tụ cầu khuẩn làm tan huyết truyền

bệnh qua đường không khí. Thời gian tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí

như sau:

Số liệu về thời gian sống trung bình của một số vi khuẩn

Page 100: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 99

Lọai vi khuẩn

Phế cầu

Liên cầu khuẩn tan huyết

Tụ cầu vàng

Trực khuẩn dịch hạch

Trực khuẩn bạch cầu

Trực khuẩn lao

Thời gian

4 - 5 tháng

2,5 - 6 tháng

3 ngày

8 ngày (trong không khí khô

hanh)

30 ngày

70 ngày

2. Virus trong không khí

Gồm các lọai như sau: Rhinovirus, ECHO 28, 11, 20, Coxsackie A 21, virus hợp bào

đường hô hấp, Adenovirus 1, 2, 3, 5...; Virus cúm là một lọai điển hình gây các bệnh dịch qua

đường không khí. Các virus gây bệnh sởi, đậu mùa, quai bị.vv...cũng tồn tại trong không khí

và có khả năng gây nên các vụ dịch. Các lọai virus gây bệnh ở động vật qua đường không khí

là các nhóm A (virus đậu của động vật), nhóm B (virus gây bệnh do làm tổn thương thần

kinh, virus viêm não do muỗi truyền làm động vật mắc viêm não Saint Louis, viêm não tủy

truyền nhiễm của lợn...), nhóm C (virus gây viêm họng hoặc gây bệnh truyền nhiễm chung ở

động vật) như virus cúm lợn, virus gây viêm mũi và phổi của ngựa, virus gây bệnh viêm

thanh khí quản truyền nhiễm của gia cầm...)

3. Các lọai sinh vật khác trong không khí

Nấm mốc thích nghi với việc lan truyền bào tử trong không khí. Phân tích nấm mốc

trong không khí, người ta đã thấy Penicillium và Alternaria quanh năm và Stemphyllium

thường trội lên vào mùa Xuân và mùa Thu. Các lọai nấm Alternaria và Hemintosporium gặp

nhiều vào mùa Hè và mùa Thu. Điều đó cho thấy có thể có sự đối kháng giữa các tạp khuẩn tỵ hầu và các lọai nấm trong không khí.

Sự phân bố bào tử nấm mốc trong không khí ở nước ta đều có liên quan đến các điều

kiện lý học của không khí. Các lọai nấm thường gặp là Penicillium Roqueforti và Aspergillus

flavus. Sau đó đến A.Niger và Hormodendrum; Aspergillus được gặp tới 9 nhóm khác nhau,

còn nấm Penicillium được gặp tới 11 nhóm khác nhau trong khí quyển ở những vùng được

khảo sát.

III. Ô nhiễm không khí về mặt hóa học

Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm không khí có mặt ở khắp nơi. Các chất có nguồn gốc

tự nhiên gây ô nhiễm không khí hầu như hòan tòan không chịu sự kiểm sóat (do cháy rừng,

sấm chớp, núi lửa, phân hủy chất hữu cơ.... ). Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng

chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các

phương tiện giao thông vân tải.

Người ta đã xác định là sự đốt cháy nhiên liệu trong luyện kim và lò sưởi là nguyên

nhân chủ yếu gây tai nạn ô nhiễm không khí ở London năm 1952. Có một điều mà trước đây

người ta ít ngờ tới, đó là quá trình chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là món ăn rán đòi hỏi nhiệt độ

cao, có thể phát sinh những hơi khí độc có hại trong nhà ở.

1. Ô nhiễm không khí gây kích thích

Mức độ phát sinh kích thích của hơi khí đến đường hô hấp trên, một phần phụ thuộc

vào sự hòa tan của chúng trong nước. Nếu các hơi khí này hòa tan tốt trong nước, thì khi ta hít

Page 101: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 100

vào, chúng sẽ hòa tan trong phần chất lỏng của đường hô hấp trên và gây tác động lên cơ quan

này; ở đó biểu mô bền vững đối với tổn thương hơn là những phần nằm ở sâu. Tuy nhiên, tính

chất xâm nhập được vào sâu trong khí quản và phế quản lớn lại có thể được hấp thụ bởi các

khí dung, nếu đường kính của chúng nhỏ, lúc đó chúng sẽ xâm nhập vào sâu hơn trong phổi

đến tận các phế nang.

Thực tế là do nồng độ cao của những chất bẩn khi tác động phối hợp có thể gây ra

những biến chuyển sinh lý quan trọng. Do đó người ta đưa ra khái niệm về tác động thấy được

của các chất kích ở phổi. Theo sự phát sinh của chúng, tác động này không phải là do nồng độ

trung bình hàng ngày mà là do nồng độ cực đại của các hơi khí kích thích. Những nghiên cứu

thực nghiệm về ảnh hưởng của các hơi khí kích thích đối với phổi người và động vật đã được

chứng minh bằng những hậu quả nghiêm trọng do chúng gây nên. Thực ra hiện nay chúng ta

mới chỉ biết được một vài chất có thể coi là nguyên nhân gây kích thích trong vô vàn những

chất khác có trong không khí bị ô nhiễm.

1.1.SO2 SO2 có trong không khí của nhiều thành phố là do đốt cháy các nhiên liệu có chứa S.

Chất này chiếm một nồng độ cao trong không khí ở mỏ than, đặc biệt các lọai than xấu và lọai

dầu mazut. Những thí nghiệm đã chỉ ra là khi hít phải SO2 thậm chí ở cả nồng độ thấp vẫn có

thể gây co thắt, gây ra tăng tiết chất nhầy ở thành đường hô hấp trên.

Trong một số trường hợp, liên quan một phần với bức xạ mặt trời, một phần với sự có

mặt đồng thời trong không khí của một vài chất xúc tác dưới dạng hợp chất kim lọai, SO2

được oxy hóa thành SO3 tạo ra sương mù có tác động kích thích rất mạnh. Một phần trong hai

khí này (SO2 và SO3) với sự có mặt của hơi nước (hay nước) sẽ tạo thành H2SO3 và H2SO4.

SO3 cũng được tạo thành khi đốt cháy nhiên liệu cùng với SO2. SO3 cũng là hơi khí kích thích

rất mạnh (đặc biệt mạnh hơn so với tác động của SO2; gây ra co thắt phế quản mạnh, có khi

chỉ ở nồng độ tương đối thấp). SO2 được coi là chỉ điểm đánh giá ô nhiễm không khí các khu

công nghiệp.

1.2. Ozon

Ozon gây tác động kích thích đường hô hấp và xâm nhập sâu hơn vào trong phổi so với

SO2. Nguồn gốc của Ozon trong không khí gần mặt đất vẫn có những điểm chưa rõ. Tuy

nhiên nó có thể phát sinh do đốt cháy với bức xạ mặt trời. Những thí nghiệm trên động vật cho thấy là khi hít phải Ozon với nồng độ thấp sẽ dẫn đến kết quả là sinh ra sức đề kháng đối

với tác động của ozon. Tuy vậy ở những con vật hít phải liều O3 dưới nồng độ gây chết trong

1 tháng, thành phế quản sẽ phát sinh tổ chức xơ. Ở người, khi hít phải O3, có thể gặp vài dấu

hiệu trong giai đọan đầu của viêm phế quản mạn tính. Ở nồng độ cao, O3 có thể gây phù phổi

cấp.

2. Ô nhiễm không khí không kích thích

Những chất làm ô nhiễm không khí không gây kích thích, thường gây ảnh hưởng đến cơ

thể sau khi chúng được hấp thụ và tích trữ ở một nơi nào đó trong cơ thể. Mức độ hấp thụ những chất bẩn không kích thích có thể tăng lên do có mặt đồng thời trong không khí những

chất nhiễm bẩn khác có tác động kích thích. Trong trường hợp có mặt những chất gây ung thư

trong không khí, tác động lên đường hô hấp, những tác nhân kích thích có thể đủ mạnh để gây tê liệt biểu mô có nhung mao của phế quản, kéo dài thời gian tiếp xúc của các chất gây ô

nhiễm (trong đó có nhiều loại là tác nhân gây ung thư) lên lớp biểu mô nhạy cảm với tác động

trên hoặc làm cho các tác nhân gây bệnh ung thư tiếp xúc chặt chẽ với những tế bào nằm ở

sâu hơn, nhạy cảm với ung thư.

Page 102: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 101

Những phần rắn và lỏng (khí dung) khuyếch tán lơ lững trong một thời gian có thể xâm

nhập vào cơ thể cùng với không khí hít vào. Từ trạng thái khí dung này, chỉ có những phần tử

có kích thước khỏang ≤ 1µ mới có thể đến phế nang được. Sự giữ lại những phần tử rắn và

lỏng của khí dung phụ thuộc một phần vào tần số và biên độ hô hấp cũng như phụ thuộc vào

nồng độ tương đối của chất hít vào. Sự hấp thụ những phần tử rắn từ phế nang vào máu tùy

thuộc vào tính hòa tan của chúng vào dịch thể tổ chức bề mặt của nhu mô phổi.

3. Ô nhiễm không khí gây tác động chung đến cơ thể

Thuộc nhóm này có nhiều loại, trong số đó thường gặp là : berilli, mangan, oxyd

carbon, các chất đồng vị phóng xạ, các chất gây ung thư và thuốc trừ sâu.

3.1.Berilli

Trong 30 năm gần đây, berilli đã được sử dụng khá rộng rãi. Sự nhiễm bẩn không khí

của kim lọai này gây ra ở các xí nghiệp liên hợp luyện kim, các xí nghiệp sản xuất đèn điện

hoặc quá trình sản xuất có liên quan tới việc sử dụng năng lượng nguyên tử. Có những hình

thức nhiễm độc cấp tính berilli trong vùng gần nguồn thải hoặc có những hình thức nhiễm độc

mãn tính.

3.2. Mangan Chính chất thải của xí nghiệp công nghiệp (sản xuất sắt thép, nấu sắt, mangan, làm pin

khô, sản xuất hóa chất ....) là nguồn ô nhiễm không khí. Ngòai ra mangan còn được đưa vào

không khí do đốt than và các sản phẩm dầu hỏa. Phụ gia của nhiên liệu dùng làm chất chống

nổ và các chất làm giảm khói cũng là những nguồn phụ đưa mangan vào khí quyển. Khi làm ô

nhiễm không khí, mangan đã gây ra tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao trong dân cư vùng công

nghiệp.

3.3. Oxyd carbon Oxyd carbon không kích thích và không gây thương tổn niêm mạc, do đó giác quan ít

phát hiện ra khí này. Nó gây độc bằng cách tạo nên một hợp chất bền vững với hemoglobin.

Sự kết hợp chặt chẽ của CO với một số lượng lớn Hb (có khả năng kết hợp với oxy) dẫn đến

làm giảm Hb và từ đó làm giảm cung cấp O2 cho tổ chức của cơ thể.Ngoài ra, CO khi vào cơ

thể , còn có khả năng gây bất hoạt các coenzym có Fe++.Nồng độ tối đa cho phép của CO là

100ppm

Khi nói tới sự nguy hiểm của CO về nhiễm bẩn không khí điểm dân cư cũng như về giao thông vận tải (nguồn gốc chủ yếu sinh ra CO) , ta không thể không nói tới sự nguy hiểm

của nhiễm độc chì do khí đốt cháy các lọai xăng có chì vào không khí (chứa 0,8 ml/l

tetraetyl). Từ năm 2001, Việt nam đã nhập và cho áp dụng rộng rãi sử dụng xăng không pha

chì là một cố gắng trong việc phòng chống ô nhiễm không khí.

3.4. Hợp chất fluor

Nguồn đưa fluor vào khí quyển là quá trình đốt nhiên liệu, thí dụ hàm lượng fluor trong

than Ân độ là 10 - 20g/ tấn.

Người ta thông báo về những trường hợp có vết đen ở men răng và tỷ lệ thấp những

người mắc bệnh sâu răng trong một số vùng có chất thải của xí nghiệp nhôm Các hợp chất của fluor có phản ứng cao, có thể gây tổn thương phần hở của cơ thể (da và một số niêm mạc)

nếu nồng độ của nó trong không khí đủ lớn.

Page 103: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 102

3.5. Các thuốc trừ sâu diệt cỏ

Các điều kiện khí tượng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phân bố nồng độ các chất này

trong không khí. Các yếu tố như: khoảng cách tới nơi sử dụng, thời gian sử dụng, khối lượng

sử dụng.... liên quan mật thiết tới nồng độ của các chất TSDC. Không khí có vai trò quan

trọng trong việc vận chuyển các chất TSDC từ vùng này sang vùng khác trên phạm vi rộng

lớn.

3.6. Hydrocarbua thơm đa vòng

Các hợp chất hữu cơ đa vòng 3,4 benzopiren, là tác nhân gây ung thư trên động vật thực

nghiệm và được coi là tiêu chuẩn để so sánh tính gây ung thư của các tác nhân hóa học khác

mà người ta tìm thấy trong không khí của nhiều vùng dân cư.

Trong không khí còn tìm thấy những hợp chất hữu cơ khác có tính gây ung thư. Thực

nghiệm cho thấy là một lượng lớn chất 3,4 benzopiren và những hợp chất đa vòng tương tự,

được tạo thành khi đốt cháy không hòan tòan những hydrocarbua đơn giản và những mạch

ngắn không chia nhánh.

3.7. Chất đồng vị phóng xạ

Khi thảo luận về vấn đề ô nhiễm phóng xạ không khí, ta chỉ giới hạn trên những chất phóng xạ có thể có trong không khí dưới dạng khí và khí dung, hạt α, β, tia γ, trung điện tử và

các lượng tử khác có năng lượng lớn.

Sau đây là một vài nguồn ô nhiễm phóng xạ không khí:

- Lấy đi rất nhiều các lớp đất bên trên và các lớp bao phủ các quặng tự nhiên (các chất phóng xạ).

- Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ của vũ

khí hạt nhân (mưa phóng xạ)

- Sử dụng đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và các mục đích nghiên cứu khoa

học.

- Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và công nghiệp.

IV. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí

Để đảm bảo sự trong sạch cho không khí trong thành phố, cần áp dụng các biện pháp

tổng hợp sau đây:

1. Biện pháp kỹ thuật

- Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm, cần được

thay thế bằng các dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

- Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được thay thế bằng chạy điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng (muội than) và SO2

- Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải ô tô thiết kê hoặc thay thế loại động cơ

đốt trong đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các loại xăng cao cấp để thải ít nhất các

chất gây ô nhiễm không khí....Ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe tư

nhân .Với vận tải bằng đường săt, cần điện khí hóa ngành này đồng thời cần phải chuyển các

xưởng sửa chữa ra khỏi thành phố.

Page 104: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 103

2. Biện pháp quy hoạch

- Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây mới); và

phải chuyển nó ra khỏi thành phố (nếu đã có từ trước).

Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bảo hòa hơi nước, và làm

thay đổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong ngày, số ngày mưa và

số ngày sương mù tăng, và do sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (than đá, dầu

mazut) đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí thành phố.

- Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của

nhân đân, nhưng cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi qui trình công nghệ với

các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ sinh.

- Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiên các vấn đề về an toàn giao thông(trong thành phố phải có những bãi đỗ xe công cộng, xây dựng các cầu

vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu vượt hoặc đường ngầm cho khách bộ hành qua lại ở các ngã tư....

-Sau cùng là tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố (gồm cả diện tích cây

xanhvà diện diện tích mặt nước), lục hóa các vùng bảo vệ, các quảng trường; thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các rừng, công viên, tăng diện tích

cây xanh cho mỗi đẩu người lên trên 50 m2. Bên cạnh đó, cần phải qui định những biện pháp

nghiêm ngặt kiểm tra trước hết đối với các xí nghiệp công nghiệp mới, đồng thời áp dụng

chocả các xí nghiệp cũ. Khu rừng ở Cần giờ-Một phần quan trọng "lá phổi" của Tp Hồ Chí Minh

3. Biện pháp Y tế-Giáo dục

- Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về vấn

đề phòng chống ô nhiễm

- Cần tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn đề kỹ

thuật mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác hại lên sức khỏe và

bệnh tật, lên môi trường sinh thái như thế nào. Đề xuất được các chiến lược trước mắt và lâu

dài phòng chống ô nhiễm không khí cho một khu công nghiệp hay cho cả một vùng lãnh thổ .

Câu hỏi đánh giá cuối bài

1. Định nghĩa ô nhiễm không khí, phân tích định nghĩa này ?

Page 105: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 104

2. Phân loại các nguyên nhân gây ô nhiếm không khí ?

3. Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm không khí về mặt hoá học. Nêu ví dụ ?

4. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí khu công nghiệp và đô thị ?

Tài liệu tham khảo chủ yếu cho học viên

1. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Đại học y khoa Hà nội(2001) , Vệ sinh- môi trường - Dịch tễ ,Tập I, Nhà xuất bản Y học.

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Đại học Y Hà nội (1998), Ô nhiễm môi trường,Nhà xuất bản Y học.

3. Nhiều tác giả (2001) , Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản văn hoá thông tin,

467 trang

4. Khoa Vệ sinh sinh học chung và Vệ sinh học Quân sự, Học viện Quân Y, (1984),

Giáo trình Vệ sinh học chung và Vệ sinh học quân sự, Học viện Quân Y, Hà nội.

5. Lê Văn Khoa, (1995), Môi trường và ô nhiễm , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội

6. http://www.moh.gov.vn/

7. http://www.vinabook.com/tim-hieu-luat-bao-ve-moi-truong

8. Aron J.L. , Patz J. A. , (2001), Ecosystem Change and Globan Health : A Global Perpective, Baltimore , Md , Johns Hopkins University Press.

9. Bassett. W.H., (1995), Clay's handbook of Environmental Health, 7th edition, Chapman & Hall

10. Robert H. Friis, (2007), Essentials of Environmental Health, Jones and Barlett

publishers, USA. ISBN 10: 0-7637-4762-9 ISBN-13: 978-0-7637-4762-6

Page 106: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 105

VỆ SINH NHÀ Ở VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

I. Vệ sinh nhà ở 1. Nhiệm vụ chính của nhà ở

- Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu.

- Là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe

- L� n�i t�p trung cu�c s�ng gia �ình.

Nếu nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, kém thông thoáng... Đều có ảnh hưởng xấu tới

chức phận sinh lý của cơ thể các thành viên trong gia đình.

Do đó yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là:

- Thông thoáng, có không khí trong sạch.

- Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ.

- Đảm bảo yên tĩnh.

- Thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt hàng ngày.

2. Một số biện pháp thông thường bảo đảm vi khí hậu tốt cho nhà ở

2.1. Biện pháp chống nóng

- Hướng nhà: Ở nước ta nhìn chung, hướng Nam và Đông - Nam là tốt nhất cho mục đích này.

- Quét vôi tường nhà: Nên chọn loại sáng màu: Trắng, xanh ve, hoặc vàng nhạt. Màu tối nếu có

chỉ nên quét chân tường cho đỡ bẩn.

- Mức nền (sàn) nhà nên nâng cao hơn sân và các bề mặt xung quanh sân.

- Tạo ra các bóng mát bằng cách trồng cây gần nhà, làm giàn cây hoặc treo mành cho hướng

Đông, hướng Tây của tường nhà.

- Tường, mái, nền nhà làm bằng những vật liệu có tính cách nhiệt cao. Nhà mái đúc bằng một tầng, thì phải xây cao và áp dụng biện pháp chống nóng.

- Làm cửa sổ rộng (hướng Nam và Đông - Nam). Bờ trên cửa sổ càng gần trần càng tránh được

các lớp không khí tù đọng. Thông thoáng tốt cũng là một biện pháp chống nóng. Đồng thời cửa hướng

Tây và Đông phải được che chắn vào những giờ cần thiết.

2.2. Biện pháp chống ẩm

Sự ẩm ướt trong nhà ở có thể do 4 nguyên nhân gây ra:

- Ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng.

- Độ ẩm do xâm nhiễm.

- Ẩm ướt do đất thổ cư. + Ẩm ướt do ngưng kết.

Muốn chống lại sự ẩm ướt trong nhà ở thì phải có biện pháp thông gió tích cực. Sưởi ấm

trong nhà ở. Tu sửa các chỗ bị hư hỏng của trần nhà, tường nhà và chọn những vật liệu có tính cách

thủy tốt.

2.3. Biện pháp làm thoáng khí

Thông thoáng cho nhà ở tốt giúp đạt được các mục đích sau:

- Đảm bảo lượng không khí trong sạch thường xuyên cho mọi cá nhân trong gia đình.

- Chống nóng cho nhà ở.

- Chống ẩm.

Có hai biện pháp làm thoáng khí thông thường được áp dụng:

Page 107: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 106

2.3.1. Làm thoáng khí gián đoạn

Được thực hiện bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ. Bằng cách thông gió này, ta có thể làm đổi mới không khí trong vài phút. Nhưng luồng không khí này có thể gây ra cảm giác lạnh nhất là về mùa Đông và ban đêm, vì thế sự thông thoáng này thường không thực hiện được liên tục. Tuy

nhiên, biện pháp thông gió này đạt hiệu quả lớn nhất là khi có hai cửa sổ đối diện nhau hoặc cấu tạo

nhà hình ống. Cách làm thoáng khí này rất cần ở những khu nhà tập thể đông người. Điều cần nhớ

là phải tránh “ hiệu ứng gió lùa” khi chủ động hoặc thụ động tiến hành cách thông thoáng này đối với người già, người yếu và trẻ nhỏ vì có thể gây ra những stress mạnh đôi khi rất nguy hiểm (người

già ra ngoài đi vệ sinh ban đêm).

2.3.2. Sự thông thoáng liên tục

Nhờ những khe cửa ra vào hoặc cửa sổ. Nhờ hệ thống ống thông hơi, hay do chủ động tạo ra

các lỗ hổng, cửa thông gió ở trên cao. Sự thông hơi thoáng khí này có thể không đầy đủ và cần thiết phải được bổ sung bằng thông thoáng gián đoạn. Ở xứ lạnh và các chung cư đông người, người ta

có thể lắp đặt sẵn hệ thống thông hơi liên tục để thổi vào nhà ở qua hệ thống ống hút, thổi gió. Nếu

nhiệt độ không khí thấp còn phải cho qua hệ thống sấy ấm trước đó.

Người ta thường dựa vào hai công thức sau để tính toán lượng không khí cần thiết cho một người trong một giờ và tính toán số lần trao đổi không khí cần thiết / giờ.

LK

P Q=

Lượng không khí cần thiết / giờ. Lượng CO2 của người lớn thải ra / giờ

Lượng CO2 cho phép trong nhà ở. Lượng CO2 ở ngoài không khí bên ngoài

SN

P Q V=

22 6, .

( ) .

S: Hệ số thoáng khí. N: Số người sống trong phòng

P: Nồng độ CO2 đo được khi kiểm tra nhà ở. Q: Lượng CO2 có trong không khí bên ngoài. V:thể tích phòng m

3

3. Cung cấp ánh sáng cho nhà ở

Trong điều kiện khí hậu thời tiết nước ta, ưu tiên tận dụng điều kiện chiếu sáng của tự nhiên

(do mặt trời) là rất cần thiết. Hơn nữa, điều đó là rất phù hợp với sinh lý của mắt và khỏi lãng phí

các nguồn năng lượng khác.

3.1. Chiếu sáng thiên nhiên

- Ánh sáng vào nhà bởi các cửa, cường độ của nó thuộc và nhiều yếu tố:

+ Hướng nhà: Cần chú ý kết hợp để vừa có đủ ánh sáng thiên nhiên và chống nóng.

+ Vị trí cấu tạo của cửa sổ: Anh sáng tự nhiên lọt vào nhà nhiều hay ít, độ rọi đồng đều hay

không chủ yếu phụ thuộc vào:

- Diện tích của các cửa sổ lớn hay nhỏ: cùng một diện tích như nhau thì làm một vài cửa sổ lớn tốt hơn làm nhiều cửa nhỏ.

- Chiều cao cửa sổ càng lớn thì ánh sáng lọt vào phòng càng sâu: như vậy bờ trên của cửa sổ càng gần trần bao nhiêu thì ánh sáng lọt vào nhà càng sâu bấy nhiêu.

- Sự hấp thụ một phần ánh sáng do cấu tạo của các nẹp, cánh cửa, do gương được lau chùi

hay bị bám bụi bẩn...

- Sự ảnh hưởng của vật che khuất (nhà cao,cây cao...). Phải chú ý tới hai góc:

+ Góc chiếu sáng BAC ≥ 27o.

Page 108: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 107

+ Góc “ mảnh trời xanh” BAD ≥ 50.

Ảnh hưởng của vật che khuất ánh sáng: “góc chiếu sáng và góc mảnh trời xanh” Theo qui luật này, đối với thành phố, nhà cao tầng để đảm bảo tầng trệt (tầng 1) vẫn

được hưởng ánh sáng thiên nhiên thì người ta qui định khoảng cách (r) giữa hai nhà cao tầng

hoặc bề rộng của đường phố phải lớn hơn hai lần chiều cao (h) của nhà cao nhất ( h < r/2 )

- Đánh giá sự chiếu sáng thiên nhiên:

+ Hệ số ánh sáng: Là tỷ số giữa tổng diện tích các cửa sổ trên tổng diện tích nền (sàn) nhà.

Ưu điểm là đơn giản, có giá trị tương đối chính xác. Nhược điểm là chưa tính đến hình dạng

cửa sổ, sự che khuất, ánh sáng bên ngoài...

Th��ng qui ��nh: Phòng � t� 1/6 - 1/8. L�p h�c 1/5 - 1/6. Phòng m�1/2 -1/4.

+ Hệ số chiếu sáng thiên nhiên (HSCSTN): là tỷ lệ % sự chiếu sáng tại chỗ được khảo sát so

với sự chiếu sáng bên ngoài trời ( đều đo bằng Lux). Trong điều kiện là: Trời đầy mây, không có tia

nắng rọi thẳng. Vị trí khảo sát trong nhà cùng mặt phẳng nằm ngang với bên ngoài nhà và thời điểm

khảo sát đồng thời:

bn

bt

E

EHSCSTN

100.=

HSCSTN = Tính tỷ lệ phần trăm. Ebt = Độ rọi đo bằng lux trong nhà

Ebn =Độ rọi đo bằng lux ngoài trời.

Tiêu chuẩn thông thường HSCSTN từ 3 - 5%

Buồng bệnh lớn hơn hay bằng 2 %. Lớp học 3-5 %. Phòng mổ 3 %.

3.2. Chiếu sáng nhân tạo

Hiện nay chiếu sáng sinh hoạt chủ yếu sử dụng đèn sợi đốt và đền huỳnh quang. Nhưng

muốn được hợp vệ sinh nguồn sáng nhân tạo phải đạt:

- Đủ ánh sáng và đều.

- Nguồn sáng không được làm nhiễm bẩn không khí. -

Nguồn sáng không làm tăng nhiệt độ phòng.

Khi lựa chọn loại đèn chiếu sáng, cần phải nắm vững các ưu nhược điểm của từng loại đèn

để đạt được mục tiêu chiếu sáng cũng như hiệu quả kinh tế.

4. Cô lập tiếng ồn trong nhà

A

B

C

D

Page 109: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 108

Tiếng ồn làm mất yên tĩnh và cản trở sự nghỉ ngơi trong nhà, làn sóng tiếng động có áp lực

tới màng nhĩ và gây ra cảm giác khác nhau. Khi tiếng ồn vượt quá mức thính giác thích ứng và tác

động kéo dài có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.

Để tránh và làm giảm tiếng động, cần phải:

- Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch.

- Sàn ngăn cách các tầng phải có một khoảng trống.

- Vật liệu xây dựng nên dùng loại vật liệu rỗng.

- Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín.

- Quy định thời gian yên lặng lúc buổi trưa, tối và đêm.

Tiêu chuẩn tiếng ồn tối đa ở các chung cư không vượt quá 90 decibel.

II. Vệ sinh trong qui hoạch đô thị 1. Tổng quan về đô thị và qui hoạch đô thị

1.1. Khái niệm về đô thị

Đô thị là khái niệm chung chỉ các điểm dân cư, mà ở đó có những nét về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội khác với nông thôn. Cho đến nay trên thế giới quan điểm về đô thị còn có nhiều điểm khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia.

Điểm chung nhất mà các quốc gia đều thừa nhận là đô thị phải khác nông thôn về tổ chức xã

hội, lối sống. Nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận những tiêu thức sau đây để coi một điểm

dân cư là đô thị:

- Qui mô điểm dân cư

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (thường trên 60%)

- Mật độ cư trú

- Sự phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)

- Vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực

1.2. Qui hoạch đô thị

Qui hoạch đô thị là nghệ thuật bố trí, và tổ chức các vùng dân cư (theo La Rouse).

Chính xác hơn là nghệ thuật sắp xếp không gian đô thị nhằm đạt được các hoạt động tốt nhất và

cải thiện quan hệ xã hội. Qui hoạch đô thị là một công cụ để đảm bảo sự phát triển ổn định, cân

đối và hài hòa giữa các ngành và các thành phần kinh tế, tạo điều kiện phất triển toàn diện các lĩnh

vực ở đô thị

1.3. Nhiệm vụ của vệ sinh trong qui hoạch đô thị

- Chọn địa điểm khu dân cư thuận lợi cho sức khỏe

- Tận dụng rộng rãi những nhân tố khí hậu, thiên nhiên ở địa phương vào mục đích

bảo vệ và cải thiện sức khỏe nhân dân đô thị

- Áp dụng các biện pháp vệ sinh vào qui hoạch đô thị để làm trong sạch không khí,

giảm tiến ồn đô thị

- Tiến hành những biện pháp xây dựng tiện nghi chung (cấp thoát nước, thanh trừ rác

và chất thải đặc của đô thị)

- Xây dựng các cơ sở vệ sinh phòng, chữa bệnh, và vệ sinh cần thiết (nhà tắm công

cộng công, cơ sở thể dục thể thao, nhà trẻ, trường trẻ, bệnh viện đa khoa, khu an dưỡng....)

2. Các yếu tố thiên nhiên với ý nghĩa vệ sinh trong thiết kế và xây dựng vùng dân cư

Page 110: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 109

Các yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa to lớn trong trong việc thiết kế, xây dựng đô thị, đảm bảo cho con người sống làm việc và giải trí trong một môi trường sống lành mạnh, hợp

vệ sinh của đô thị. Các yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa vệ sinh bao gồm: khí hậu, địa hình, đất, nước, cây xanh.

2.1. Khí hậu và vi khí hậu

Khí hậu là một yếu tố cố định, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Điều kiện

khí hậu địa phương liên quan tới việc lập kế hoạch xây dựng các vùng dân cư, các khu nhà ở.

Cần phải nghiên cứu những điều kiện khí hậu của địa phương để đề xuất biện pháp bảo vệ sức

khỏe cho con người, phòng tránh tác động của khí hậu xấu.

Vị trí địa dư của nước ta trải dài từ vĩ tuyến 80 ở phía Nam đến vĩ tuyến 23

0 ở phía

Bắc, cho nên lãnh thổ nước ta có hai vùng khác nhau về khí hậu: ẩm ở phía Bắc và nóng ở

phía Nam. Do đó tùy theo điều kiện khí hậu của mỗi vùng để chọn các yếu tố liên quan đến vệ sinh như: hướng nhà, thông gió, mái nhà, cây xanh, hành lang....

Trong quá trình xây dựng các công trình dân dụng, cần lưu ý đến vi khí hậu nhiều hơn

so với khí hậu. Vi khí hậu là khí hậu ở một vùng nhỏ hẹp như vùng dân cư hoặc chỉ một phần

trong vùng đó (khu phố, công viên, đường phố)

Điều kiện vi khí hậu xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư trong khu vực,

tuy nhiên, có thể điều hòa vi khí hậu bằng các biện pháp thiết kế và kỹ thuật vệ sinh thích

ứng. Vi khí hậu đô thị thường khác với vi khí hậu nông thôn vì đặc điểm của đô thị là:

- Mật độ xây dựng cao, đông dân cư

- Nhà có nhiều tầng, có nhiều công trình bị chắn gió

- Khói bụi tỏa vào không khí làm giảm ánh sáng (bức xạ tử ngoại và hồng ngoại)

- Xây dựng bằng các vật liệu hấp thụ bức xạ nhiệt đồng thời tỏa nhiều nhiệt.

Do đặc điểm trên, khí hậu nội thị khác với ngoại thị, biểu hiện qua hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn 0,5

0C- 10; độ ẩm thấp hơn 5- 10%, tốc độ

gió chậm hơn (hai lần hoặc hơn nữa); bức xạ tử ngoại giảm (lượng bức xạ yếu, thời gian bức

xạ ngắn)

2.2. Địa hình - địa điểm

- Địa hình ảnh hưởng tới đường đi bức xạ mặt trời. Kết quả đo nhiệt độ mặt đất cho

thấy:

+ Hướng Bắc lạnh nhất

+ Hướng Tây và Nam ấm nhất

- Nhi�t �� không khí khác nhau gi�a ch� cao v� ch� th�p h�n. Ban �êm, ��c bi�t trong mùa hè, không khí l�nh �i t� ch� cao ��n ch� th�p. � các vùng khí h�u nóng, không khí l�nh do �i t� núi cao v�o thung l�ng �ã l�m gi�m nhi�t �� � các �ô th� hay b�n l�ng trong thung l�ng.

- Địa hình của địa điểm ảnh hưởng đến chế độ gió. Đồi núi cao làm giảm tốc độ của

gió

- Địa hình của địa điểm còn có ý nghĩa vệ sinh trong việc thoát nước cho đô thị: Vùng

bằng phẳng khó thoát nước dễ gây úng ngập trong mùa mưa; ngược lại vùng có đủ độ dốc sẽ thuận tiện trong việc thoát nước thải nhanh

2.3. Đất

Đất ở vùng dân cư có ý nghĩa quan trọng về mặt vi khí hậu và vệ sinh phòng bệnh

2.3.1. Ý nghĩa vi khí hậu của đất

Ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống, một phần bị khuyếch tán, còn một phần bị hấp thụ biến thành nhiệt năng. Đất bị đốt nóng sẽ bốc nhiệt, đốt nóng không khí gần nhất, do đó làm

Page 111: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 110

tăng nhiệt độ. Mức độ đốt nóng phụ thuộc vào tính chất lý học của đất, dung tích nhiệt của

đất, nước chứa trong đất, độ xốp v.v..

Đất đá (thí dụ đá hoa cương) bị nóng nhanh và mạnh, nhiều nhiệt lượng từ đá bốc vào

không khí. Đất xốp và mềm: chứa nhiều không khí (thí dụ đất cát) ban ngày nóng, ban đêm

mát. Đất có phủ cỏ gây khó khăn cho bức xạ mặt trời chiếu vào đất. Nước của cây cỏ khi bay

hơi làm giảm nhiệt độ tăng độ ẩm. Đất không có cỏ phủ dễ nung nóng và sinh ra đối lưu... Đất chứa nhiều nước bị nung nóng chậm; do nước trong đất bay hơi sẽ làm giảm nhiệt độ đất và

không khí

2.3.2. Ý nghĩa vệ sinh phòng bệnh của đất

Đất khô thường thoáng khí, sản phẩm hữu cơ rơi vào đất dễ phân hủy nhờ oxi và các

vi sinh vật trong đất. Đất bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ như nghĩa trang, hố xí, ao tù tạo

điều kiện cho trực khuẩn đường ruột và giun phất triển. Đất lầy lội với các chổ nước đọng là

nơi sinh sản của muỗi anôphen truyền bệnh sốt rét; muỗi vằn gây sốt xuất huyết... Đất xốp dễ thấm nước thích hợp cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải (ruộng tưới, ruộng

lọc).

2.4. Nước

Về phương diện vệ sinh nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà cửa, công

trình kiến trúc. Những nơi có mạch nước ngầm nông (cách mặt đất < 2,5 m) không thích hợp

cho việc xây dựng; vì tường nhà, nền nhà hoặc tầng hầm dễ bị ẩm ướt, nhà có thể bị lún dần.

Sông hồ, làm tăng vẻ đẹp phong cảnh vùng dân cư và tạo điều kiện nâng cao sức khỏe cho

nhân dân (tắm, bơi lội, chơi thuyền....). Nước ảnh hưởng tốt tới vi khí hậu ở địa phương, làm

tăng độ ẩm không khí và đất, tạo điều kiện tốt cho việc trồng cây xanh. Thành phố không có

sông, hồ được xem như chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và mỹ thuật, vì thế trường hợp không

có sông, hồ phải đào sông ngòi, hoặc khoan giếng phun

2.5. Cây xanh trong đô thị

Cây xanh là yếu tố thiên nhiên có ý nghĩa vệ sinh rất lớn đối với vệ sinh môi trường đô

thị. Cây xanh trực tiếp tạo nên vi khí hậu hoặc cải thiện điều kiện vệ sinh, làm giảm các luồng

gió mạnh và là nới chứa không khí trong sạch; trong trường hợp khác, ngăn cản hoặc làm

giảm các tác nhân bất lợi như: bụi, tiến ồn. Có thể điều hòa chế độ nhiệt của thành phố bằng

cách trồng cây xanh. Khi trồng cây xanh, cần kết hợp với hướng đường phố, hướng khu nhà

ở.

Quy định về quy hoạch cây xanh trong đô thị. Diện tích cây xanh sử dụng cho toàn bộ đô thị, tính bình quân đầu người: 6-8 m

2/ người, đối với đô thị lớn. 5-7 m

2/ người, đối với đô

thị vừa và nhỏ. Trong quy hoạch đô thị, cần dành khoảng 40-50% đất trồng có thể trồng cây

xanh.

2.6. Tiếng ồn và chấn động trong đô thị

Tiếng ồn tạo ra do rất nhiều âm thanh khác nhau, tổ hợp một cách hỗn độn. Hình sóng dao

động của nó vô cùng phức tạp và là một đường cong không có quy luật, không có chu kỳ nhất định, nó gây cho con người một cảm giác ồn ào khó chịu. Tác động của tiến ồn lên con người

trong dải tần số rất rộng: từ sự cáu kỉnh chủ quan đến những thay đổi bệnh lý khách quan trong cơ

quan thính giác, trong hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn. Tác dụng tâm sinh lý của tiến ồn rất khó đánh giá- trong trường hợp này, cần phải dựa vào ý kiến của dân cư đô thị phản ứng với tiếng

ồn ra sao. Nguồn tiến ồn chủ yếu ở đô thị là tiến ồn giao thông vận tải và tiến ồn công nghiệp (tiến

ồn phát ra từ các máy móc thiết bị ở các xí nghiệp). Mức độ ồn đô thị, chủ yếu phát ra ở những

đường phố chính (nhất là đường xe vận tải, độ ồn này có thể lọt qua cửa sổ đóng kín vào phòng ở,

đi vào các ngõ ngách. mức độ ồn thường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, mức chấn động trong đô thị ngày một tăng: máy

chạy, xe cộ chạy với tốc độ cao làm rung chuyển nhà cửa. Để giảm thiểu tiếng ồn và chấn động

Page 112: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 111

cần phải áp dụng những biện pháp tích cực như: trong công tác quy hoạch và xây dựng đô thị cũng như cấu tạo kiến trúc, lắp đặt thiết bị đều phải tính đến khả năng hạn chế tối đa ô nhiễm

tiếng ồn và chấn động. Mặt đường phải phẳng và rắn chắc, không thấm nước, không có khe hở.

Hạn chế tốc độ xe chạy và quy định tuyến cho các loại xe chạy khác nhau. Khu công nghiệp phải đặt xa khu dân cư, đường xe chạy phải có chiều rộng tối thiểu và bố trí ngoài đô thị.

3. Chọn địa điểm trong quy hoạch đô thị

Việc chọn đất xây dựng đô thị và vùng dân cư phải phù hợp với yếu cầu xây dựng và

phát triển các cụm nhà máy, khu dân dụng, khu nghỉ ngơi v. v.. nhằm đảm bảo tốt nhất những

yêu cầu của sản xuất, giải quyết những điều kiện vệ sinh quan trọng nhất của đời sống: ở, làm

việc, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân đô thị. Về phương diện vệ sinh, khi chọn đất xây dựng

đô thị mới, và mở rộng đô thị hiện có, cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:

- Tình hình bệnh tất ở địa phương ít xảy ra

- Đất không bị nhiễm bẩn, ít bị lụt lội

- Tiện lợi cho việc xây dựng nhà cửa và cống rãnh: cách biệt giữa nguồn nước uống và

địa điểm thải nước

- Nằm ở phía trên chiều gió so với nguồn không khí bẩn và ở phía trên nơi mà nguồn

nước bẩn đổ ra sông

- Thích hợp cho việc trồng cây xanh

- Có mối liên quan thuận tiện với hệ thống đường giao thông thủy bộ

Khi chọn địa điểm cho vùng dân cư, cán bộ y tế phải chịu trách nhiệm về việc điều tra

nghiên cứu tình hình đất đai, khí hậu, địa hình, đất, nước

4. Phân vùng trong đô thị

4.1. Vùng nhà ở

Vùng nhà ở là một phân trọng yếu của đô thị, phần lớn nhân dân tập trung tại đây.

Vùng này gồm có 4 thành phần

- Nhà ở

- Cơ quan công cộng phục vụ nhân dân

- Đường phố

- Công viên (thường chiếm khoảng 20%)

Khi quy hoạch, phải tổ chức hợp lý các khu nhà ở, các trung tâm công cộng, các công

trình sinh hoạt văn hóa, công trình kỹ thuật, mạng lưới đường sá, cây xanh, v.v...đảm bảo điều

kiện phục vụ nhân dân đô thị, đảm bảo điều kiện vệ sinh trong vùng nhà ở đô thị. Mật độ dân

số (số người sống trên 1 Ha) của vùng, đó là chỉ tiêu vệ sinh rất quan trọng, phụ thuộc vào

diện tích của đô thị, thường dao động trong khoảng 50 -150 người trên 1 Ha

4.2. Vùng công nghiệp

Việc bố trí đúng đắn các xí nghiệp công nghiệp trên khu đất đô thị có ý nghĩa vệ sinh

quan trọng. Các xí nghiệp đó nếu không có những biện pháp phòng

ngừa, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân. Những yếu tố độc hại bao gồm:

- Không khí bị ô nhiễm bởi khói, bụi, khí độc và hơi nước

- Sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm do nước thải của xí nghiệp

- Đất đai bị ô nhiễm do các chất thải đặc và lỏng

- Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động do quá trình sản xuất

- Chuyển động của giao thông mỗi ngày càng tăng

Vì những lý do nêu trên, những dự án trình bày trong quy hoạch đô thị cần phải thực

hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh khi chọn địa điểm để xây dựng vùng công nghiệp.

Page 113: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 112

Mặt khác, ở các đô thị lớn, có nhiều vùng công nghiệp, thì những vùng đó phải

được bố trí theo tính chất sản xuất của xí nghiệp: vùng dành cho công nghiệp nặng,

công nghiệp nhẹ, hóa chất, công nghiệp thực phẩm,v.v...ở các khu xây dựng nhà ở chỉ để lại các

xí nghiệp không thải chất thải độc hại

Trong trường hợp cần phải cải tạo các đô thị cũ có các xí nghiệp nằm xen kẽ với khu

nhà ở, cần phải tiến hành các biện pháp sau đây:

- Di chuyển các xí nghiệp độc hại đến khu công nghiệp

- Thay đổi ngành công nghiệp (không độc hại)

- Tạm thời cho phép để lại chổ cũ nhưng không được phát triển thêm và phải tiến hành

biện pháp giảm các chất thải độc hại

Cần bố trí vùng công nghiệp theo dòng sông, ở phía dưới vùng nhà ở của nhân dân, để nước thải công nghiệp không làm ô nhiễm đến trạm bơm nước cho đô thị. Ngoài ra, cũng cần

bố trí vùng công nghiệp dưới chiều gió đối với vùng nhà ở để bảo vệ không khí trong sạch

cho nhân dân. Nhất thiết cần phải có khoảng cách vệ sinh giữ xí nghiệp và vùng nhà ở để ngăn ngừa những chất độc, bụi, thải ra trong quá trình sản xuất (khói bụi, khí độc, tiếng ồn...)

Trong trường hợp xí nghiệp ở đầu chiều gió đối với vùng nhà ở thì phải tăng khoảng

cách lên, nhưng không quá hai lần. Vùng bảo vệ cần được trồng cây xanh để giảm thiểu các

yếu tố độc hại. Trong vùng bảo vệ không được xây nhà ở, bãi thể thao thể dục, chỉ có thể bố trí gara, kho, nhà tắm, nhà giặt...

Trong các xí nghiệp, các phân xưởng có thải chất độc hại nên sắp xếp dưới chiều gió

đối với các phân xưởng khác như: nhà ăn, bệnh xá....

4.3. Vùng giao thông - kho tàng

Vùng này bao gồm bến xe (ô tô), nhà ga, bến cảng, sân bay, kho nguyên liệu, kho

thành phẩm sản xuất. Dưới đây là những yếu tố độc hại do vùng giao thông gây nên

Không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi thoát ra từ: tàu, canô, trạm sửa chữa. Tiếng ồn do

còi xe lửa và ô tô qua lại. Để giảm thiểu các yếu tố độc hại nêu trên, cần sắp xếp vùng giao

thông kho tàng ra ngoại ô thành phố.

4.4. Vùng ngoại thành

Đây là vùng bao quanh khu nhà ở. Vùng này có các đặc điểm như sau:

Rừng, công viên,vườn hoa ảnh hưởng tốt tới vi khí hậu của nội thành và chế độ gió- Những

đồng rau xanh, hoa quả, các trại chăn nuôi, cung cấp cho thành phố thực phẩm tươi tốt. Ở ngoại thành có nhiều cây xanh, nhiều nguồn nước cho nên có thể dùng làm nơi nghỉ mát cho nhân dân

thành phố (trại hè, khu an dưỡng...). Vùng ngoại thành, thường là nơi bố trí các công trình vệ sinh

như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý rác, nghĩa trang thành phố

Những bệnh viện truyền nhiễm, lao, thần kinh cũng chỉ được xây dựng ở ngoại thành. Bệnh

viện đa khoa, và bệnh viện chuyên khoa cũng cần bố trí ở vùng ngoại thành

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Trình bày các biện pháp chống nóng và làm thông thoáng nhà ở.

2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng chiếu sáng tự nhiên nhà ở và các chỉ số đánh giá chiếu sáng tự

nhiên.

3. Mô tả những đặc điểm của môi trường đô thị và ý nghĩa vệ sinh trong quy hoạch đô thị.

Page 114: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 113

4. Trình bày các yếu tố thiên nhiên với ý nghĩa vệ sinh khi thiết kế và phân vùng trong quy hoạch đô

thị.

Tài liệu tham khảo chính

1. Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng (2000), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

2. Canada Housing Corporation 2005) "Công nghệ nhà ở của Canada", Nghiêm Thuý Giang

dịch từ Canada Housing Corporation, www.xaydung.gov.vn.

3. Nguyễn Huy Côn (2004), Kiến trúc và Môi sinh, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội 2004.

4. Nguyễn Đạt (2006), "Nhà ở cho đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Sài gòn Đầu tư & xây dựng, số 5/2006. 5. Ngô Huy Giao (2006), "Xu hướng mới về nhà ở", Tạp chí Quy hoạch Kiến trúc, số 2/2006,

www.xaydung.gov.vn.

6. Ngô Huy Giao (2005), "Nhà ở truyền thống", Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 15/2005,www.xaydung.gov.vn. 7. Ngô Huy Giao (2005), "Cơ cấu khu nhà ở đô thị", Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 15/2005,www.xaydung.gov.vn

8. Nguyễn Hải (2006), " Phát triển kiến trúc nhà ở cao tầng sinh khí hậu trong các độ thị Việt Nam", Tạp chí Kiến trúc, số 8/2006, www.xaydung.gov.vn.

9. Đặng Thái Hoàng (2004), Hợp tuyển Thiết kế đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

10 Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng sử dụng cho các lớp Cao học kiến trúc

và qui hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

11. Hoàng Tích Mịch (1974), Vệ sinh hoàn cảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 1974.

12. Hoàng Hạnh Mỹ (1998), Cải Thiện môi trường ở trong điều kiện khí hậu Việt nam, Nhà

Xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1998.

13. Hoàng Oanh (2006), "Vệ sinh nhà ở", www.netcenter.com.vn

14. Đào ngọc Phong (1978), Vệ sinh xây dựng, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 1978.

15. Lê Văn Trụ (2003), "Ô nhiễm trong nhà", http://www.nea.gov.vn/tapchi.

Page 115: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 114

VỆ SINH TRƯỜNG HỌC

Mục tiêu học tập.

1. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong qui hoạch trường sở. 2. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh trong phòng lớp học.

I. Vệ sinh trong qui hoạch trường sở 1.Địa điểm Phải xây dựng trong trung tâm khu dân cư để sao cho học sinh tới trường không mất thời gian đi lại quá 30 phút.

Khoảng cách gợi ý (tối đa) :

Cấp học Thành phố Nông thôn

Cấp I (lớp 1-5) 800m 1000m

Cấp II (lớp 6-9) 1 200m 1500m

Cấp III (lớp 10-12) 2 000m 3000m

2.Bố trí trong trường - Tổng diện tích dành để xây dựng trường là >10m

2 / học sinh. Ở nội thành diện

tích bình quân có thể thấp hơn nhưng cũng không ít hơn 5m2

/ học sinh. (Đủ đất để xây phòng

học, làm sân chơi, bãi tập và các khu vực chuyên môn khác).

- Tốt hơn cả thì cây xanh nên chiếm 50% tổng diện tích. Khu đất dành xây dựng

phòng lớp học là25%. Phần còn lại là sân trường, bãi tập.

- Cây trồng : Không nên trồng cây ăn quả trong sân vì dễ xảy ra tai nạn trèo cây

hái quả. Quanh trường chọn cây trồng có tác dụng thay tường rào cách ly.

+Trong sân chơi ưu tiên các loại cây có bóng mát mùa hè và lá rụng mùa đông (

Không che ánh sáng − có thể là cây bàng, phượng vĩ). +Nếu có khu vực đệm thì trồng cây có mục đích lấy gỗ hoặc thu hái rau củ. - Xung quanh trường cần có hàng rào (hoặc tường) bảo vệ. Có cổng ra vào đủ rộng

và thuận tiện. Cổng chính rộng 3 - 5m, nên có thêm cổng phụ, nhất là trường trong thành phố.

Cổng trường cần có bảng tên trường.

- Vườn tăng gia cũng như các công trình vệ sinh thô sơ nên đặt xa lớp học.

- Sân chơi và bãi tập : Tiêu chuẩn 5 - 10m2

/ học sinh. Sân chỉ lát gạch nếu đất xấu,

mật độ học sinh cao. Trường nông thôn có sân rải đất, nên bằng phẳng và thoát nước vẫn tốt.

Các lối đi chính nên lát gạch hoặc rải đá vụn và không bị ngập nước.

- Số tầng của trường học tùy theo cấp học. Trong điều kiện phổ biến ở Việt Nam

hiện nay trường học xây tối đa 3 tầng. Lý do là vì điều kiện điện nước chưa tốt và trường cao

tầng thì giới hạn việc lên xuống, qua lại của học sinh.

+ Học sinh nhỏ nên cho học tầng dưới đỡ mệt, ít xảy ra tai nạn.

- Các phòng học nên cách rào trường 5 - 10m.

3. Các khu vực xây dựng chính 3.1. Khối các phòng học (Là nơi học sinh ở lại lâu nhất trong thời gian đi học). Hệ thống phòng bộ môn.

3.2. Khu hành chính

3.3. Khu tổ chức nội trú : Phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, văn phòng quản lý...

3.4. Khu xưởng trường (nếu có).

4. Các công trình vệ sinh trong trường Trường học phải giải quyết tốt các công trình vệ sinh trong trường.

Page 116: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 115

4.1.Nước

4.1.1. Nước rửa :

Không thể thiếu, tốt nhất là nước máy, nếu ở nông thôn có giếng cũng nên chứa

vào các bể rộng để đông đảo học sinh đều rửa được qua vòi. Tiêu chuẩn là 4lít / học sinh (

mùa hè) và 2lít / học sinh ( mùa đông).

- Tiêu chuẩn giếng :

Quanh bể có sân đứng gạch, có rãnh thoát nước. Bể nên thả một vài con cá nhỏ.

4.1.2. Nước uống : Bình quân 1lít / 3học sinh (mùa hè),và cho 10 học sinh về mùa đông

( nên ủ ấm). Nếu khu nội trú thì nước sinh hoạt là 60 - 80lít / học sinh.

4.2. Hố xí, hố tiểu

- 200 - 300 học sinh / hố xí và 2m2 góc tiểu tiện hoặc 50 học sinh /hố tiểu cùng

tính 1 vòi nước. Nếu mẫu giáo có nghỉ lại trưa thì tính gấp đôi. Nếu trường nội trú hoàn toàn

thì cần gấp 4 lần số đó. Phải phân chia riêng nam và nữ ; riêng giáo viên và học sinh. Cần

phải phấn đấu đạt chỉ tiêu tất cả đều là hố xí tự hoại hoặc hố xí thấm dội nước. Xây dựng xa

phòng học và phải giáo dục ý thức bảo quản sử dụng đúng qui tắc.

4.3. Rác

Toàn trường phải có chỗ tập trung rác. Nói chung nên đốt rác tại hố rác.

II. Vệ sinh phòng lớp học Những yêu cầu vệ sinh lớp học dựa vào đặc điểm sinh lý của học sinh, dựa vào đặc

điểm của quá trình sư phạm, bảo đảm tốt vi khí hậu và chiếu sáng tự nhiên.

1. Diện tích Tính đủ cho 40 - 50 học sinh / lớp học. Bình quân 1 - 1,25 m

2/ học sinh .

Lớp học thường theo hình chữ nhật. Chiều dài lớp học được qui định trên cơ sở mức

nhìn rõ của học sinh và số học sinh có thị lực trung bình. Không nên dài quá 9m. Đảm bảo

cho học sinh ngồi ở bất cứ vị trí nào cũng nhìn rõ chữ trên bảng với chiều cao trung bình là

3cm.

Phòng học cần cao tối thiểu 3,6m. Đảm bảo để nồng độ khí CO2 trong không khí

phòng học tối đa là 10/00.

2. Hướng của phòng học Chính là hướng cửa sổ không có hành lang. Hướng này nên là hướng Nam hoặc Đông

- Nam.

Hướng phòng học nên nằm bên tay trái học sinh . Căn cứ vào đó để xây bục treo bảng

và xếp bàn ghế. 3. Cửa sổ lớp học Tổng diện tích cửa sổ nên đạt 1 4 - 1/5 diện tích phòng. Cửa sổ nên có hai loại cánh :

Cánh cửa chớp mở ra ngoài, cánh cửa gương mở vào trong.

Để ánh sáng tự nhiên phân bố đều trong lớp thì khoảng cách giữa hai cửa sổ cạnh nhau

phải không lớn hơn chiều rộng một cửa sổ. Chiều cao cửa sổ càng cao thì ánh sáng vào lớp

càng sâu. Nếu cửa sổ chỉ mở được một bên thì chiều cao cửa sổ cần bằng 1 2 chiều rộng

phòng. Nếu mở cả hai bên thì được phép bằng 1/3 chiều rộng lớp.

4. Bàn ghế học sinh

Page 117: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 116

4.1. Cỡ số bàn ghế 4.1.1. Đóng bàn ghế đúng giúp cho học sinh có tư thế và thói quen ngồi làm việc

đúng.

Tính toán hợp lý là :

- Chiều cao bàn : 42% cao học sinh .

- Chiều cao ghế : 26% cao học sinh .

Trong đó, điều quan trọng để giữ tư thế ngồi học đúng là chênh lệch giữa mép bàn với

mép ghế theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang

Chênh lệch về mặt không gian giữa mép bàn và ghế

( 0 ) ( + ) ( - ) 4.1.2. Chỉ có thể giữ đúng kích thước không gian này nếu trường được trang bị các

bàn ghế liền nhau. Kích thước bàn ghế được chia thành 7 nhóm cho học sinh phổ thông VN

Kích

thước

109

100

119

110

129

120

139

130

149

140

159

150

169

160

Cỡ số I II III IV V VI VII

Bàn

Ghế Hiệu số

46

27

19

50

30

20

55

33

22

61

38

23

69

44

25

74

46

28

76

46,5

29,5

4.2. Tư thế ngồi học đúng là : Thân thẳng, đầu hơi cúi về trước lúc viết và đọc, vai

cân bằng, cả hai cẳng tay đặt thoải mái trên bàn. Mắt cách mặt bàn từ 25 - 35cm. Vở ghi đặt hơi chếch 25

0 và lệch qua phần tay phải. Thân , đùi, cẳng chân và bàn chân hợp với nhau 3

góc vuông, ngực không tỳ vào bàn.

4.3. Bố trí bàn ghế trong lớp

+ Cấp I chọn bàn ghế cỡ số I, II, III. Cấp II chọn cỡ II, III, IV. Cấp III chọn cỡ V, VI,

VII. Trong một lớp có 2 - 3 cỡ bàn.

+ Bàn ghế xếp thấp đặt trên, cao đặt dưới. Xếp tổ học tập cũng nên xếp theo chiều dọc.

Chú ý là trong lớp của học sinh phổ thông có tình trạng chênh nhau 20 - 30cm chiều cao. Căn

cứ xếp bàn ghế để xếp chỗ ngồi học sinh và một năm học có thể đổi phía một lần.

+ Bàn đầu cần có khoảng cách hợp lý với bảng đen để đảm bảo góc quay và góc

ngửa.

X = 0,3(R+r)

Trong đó :

X : KC từ bàn đầu đến bảng r : Rộng bảng

R : KC của hai mép ngoài hai dãy bàn bên trái và bên phải. + Lối hở giữa hai dãy bàn cạnh nhau ít nhất là 0,7m, giũa hai dãy sát tường với tường

là 0,5m, kể cả bàn cuối cùng cũng để khoảng trống với tường là 0,5m.

+ Hai lớp học chung phòng thì cố gắng xếp để chênh lệch chiều cao học sinh càng ít

càng có lợi.

Page 118: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 117

5. Các thiết bị khác + Bảng : 3,5 x 1,2m. Màu đen hoặc xanh thẫm .Bảng phải nhẵn, phẳng nhưng không

sơn bóng để làm lóa chữ. Phấn viết phải trắng dễ viết , dễ lau. Không dùng phấn màu lúc bình

thường. Chiều cao chữ bảo đảm 3cm (với học sinh lớp nhỏ là 4 - 6cm ), giẻ lau phải ẩm .

+ Học phẩm, sách giáo khoa, vở viết : lớp càng nhỏ thì vở sách càng mỏng bài càng

ngắn, chữ càng to, có hình vẽ. - Bút mực : Hiện đã khuyến khích phổ cập bút máy, tiến tới bút bic cho mọi I lứa tuổi.

- Cặp sách : Học sinh phổ thông cơ sở nên sử dụng có quai đeo vai kiểu ba lô .

6. Chiếu sáng -thông thoáng 6.1. Ánh sáng : ánh sáng thiếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các tật mắt học đường .

6.1.1. Chiếu sáng tự nhiên :

- Hướng phòng học trùng với hướng lấy ánh sáng chủ yếu và nên là hướng Đông -

Nam.

- Làm cửa sổ đủ và đúng.

- Lau bụi bám vào cửa, nâng mái, phát quang bớt cành cây, quét vôi màu sáng, thay

một vài viên ngói bằng kính mờ...

Cần đặc biệt ưu tiên tận dụng chiếu sáng tự nhiên.

- Hệ số chiếu sáng TN cần đạt từ 3,0 – 5 %

6.1.2. Chiếu sáng nhân tạo :5

- Chiếu sáng nhân tạo lớp học cần đạt tới mức độ rọi là 100 lux. Trong phòng học nên

dùng kiểu chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang đôi bóng. Một phòng học kích thước 6 x 8 m cần

được bố trí 4 đôi bóng đèn ống 1,2 m hoặc 4 bóng 200w treo đều 4 góc không sát tường và

cách mặt bàn 2,8 m

- Trường học nếu phải dùng đèn dầu học đêm thì đèn phải có chụp đèn, lau sạch bóng,

nhưng nói chung nên hạn chế học ca đêm.

6.2. Thông thoáng : Thể tích không khí trung bình / học sinh là 4 - 5m3, tiêu chuẩn này

sẽ đạt được dễ dàng nếu có đủ cửa sổ và diện tích bình quân / học sinh là 1- 1,25m2 với chiều

cao phòng học tối thiểu 3,6m.

Điều kiện thông thoáng kém làm học sinh chóng mệt mỏi nhất là những tiết học

cuối, học sinh bị nhức đầu, ngáp vặt và kém tập trung chú ý.

Page 119: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 118

VỆ SINH NHÀ TRẺ - MẪU GIÁO

Mục tiêu học tập 1 . Trình bày được các yêu cầu về các điều kiện nuôi dạy tiêu chuẩn của một nhà trẻ. 2 . Trình bày được các yêu cầu về các điều kiện nuôi dạy tiêu chuẩn của một trường mẫu giáo. 3 . Liệt kê được các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khoẻ trẻ tại các cỏ sở nuôi dạy trẻ.

I. Nhà trẻ

1. Loại nhà trẻ

Có thể chia ra nhiều loại nhà trẻ như sau đây :

1.1. Loại nhà trẻ dựa vào thời gian nuôi dưỡng các cháu

- Loại gởi cả ngày

- Loại nhà trẻ gởi cả ngày đêm kéo dài suốt tuần

- Loại nhà trẻ gởi theo ca kíp

1.1. Loại nhà trẻ dựa vào lứa tuổi

Gồm nhiều nhóm tuổi, nhưng mỗi nhóm không quá 12 -15 cháu (đối với nhóm trẻ nhỏ)

và không quá 20 cháu (đối với nhóm trẻ lớn).

Thường thì nhà trẻ chia làm 4 nhóm:

- Nhóm 1 : Từ 2 đến 9 tháng tuổi

- Nhóm 2 : Từ 9 đến 14 tháng tuổi

- Nhóm 3 : Từ 14 đến 24 tháng tuổi

- Nhóm 4 : Từ 24 đến 36 tháng tuổi

2. Địa điểm xây dựng

2.1 Vị trí Yêu cầu về vị trí của trường mầm non và nhà trẻ tương tự như yêu cầu chung

của trường học và phải gần các nguồn cung cấp nước sạch.Mỗi một đơn vị dân cư (thôn xóm

hoặc phường) cần tổ chức được 1-2 nhà trẻ.

2.2. Diện tích xây dựng

Yêu cầu vệ sinh cho 1 nhà trẻ trung bình là từ 20 đến 30m2/trẻ. Được phân chia như sau:

Từ 40 - 50% diện tích dùng để xây dựng các phòng học, nhà chơi, phòng ngủ, phòng tiếp đón,

phòng làm việc của Ban chủ nhiệm, phòng y tế...

Từ 40 -60% diện tích còn lại dùng để trồng cây xanh, xây dựng các vườn hoa, sân chơi.

Đường đi lối lại trong trường phải có kích thước từ 1,00 đến 1,25m, các lối đi lát gạch hoặc

láng xi măng để tránh cát bùn. Có các khu vui chơi riêng biệt cho từng nhóm tuổi.

Có lối đi riêng biệt cho nhà bếp để chuyên chở thực phẩm.

3. Các yêu cầu vệ sinh về thiết kế xây dựng

3.1. Nhà cửa Quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo mát về mùa hè và ấm

áp về mùa đông, đồng thời lại được chiếu sáng đầy đủ.

Page 120: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 119

Chiều cao của phòng đảm bảo từ 3 - 3,5m.

Sàn lát gạch men, lát gỗ và rải vải sơn lên trên để tiện cho việc cọ rửa và nếu trẻ bị ngã

cũng không đau lắm. Tường phòng phải dày để có thể làm được các giá để đồ vật và còn để ngăn được tiếng ồn.

3.2. Chiếu sáng Có hai loại chiếu sáng

3.2.1. Chiếu sáng tự nhiên

Mỗi phòng trong nhà trẻ đều phải có cửa sổ. Tất cả các cửa sổ nên có cánh cửa gương

và được lau sạch hàng ngày. Bờ trên của cửa sổ cách trần từ 20 - 40 cm. Bờ dưới đủ cao để trẻ không trèo lên được.

Hệ số sánh sáng đảm bảo từ 1/4 đến 1/5 đối với phòng chọn lọc, phòng tiếp đón, phòng

vui chơi. Các phòng khác từ 1/7 đến 1/8.

3.2.2. Chiếu sáng nhân tạo

Tốt nhất là đèn điện, đảm bảo sao cho được chiếu sáng đều và gián tiếp. Các công tắc

điện phải để cao từ 1,5 đến 1,6 m. Ngoài hành lang, nhà xí cũng phải có điện.

Trong nhà trẻ phải có các bình cứu hỏa và thường kỳ kiểm tra hoạt động của bình, mọi

nhân viên phải biết cách sử dụng.

4. Cách bố trí các phòng trong nhà trẻ

Mỗi nhóm trẻ phải có các phòng:

4.1. Phòng chơi và phòng ăn Có diện tích từ 36 - 48m2

4.2. Phòng ngủ tập thể Diện tích từ 28 - 36m2. Phải đảm bảo được yên tĩnh khi trẻ

ngủ.

4.3. Phòng vệ sinh Diện tích từ 12 - 24 m2. Nên bố trí gần phòng chơi, phòng ngủ để

thuận tiện cho trẻ khi đi vệ sinh. Đảm bảo thoáng, ở cuối chiều gió, dễ thoát nước có cửa mở

ở phía sau.

4.4. Hiên chơi Diện tích từ 12 - 24m2 là nơi cho trẻ vui chơi, phải có lan can cao 0,6m

bao bọc xung quanh.

4.5. Các phòng chung cho toàn nhà trẻ

+ Phòng hiệu trưởng: diện tích 10 -15m2 dành làm nơi làm việc.

+ Văn phòng: là nơi hội họp, học tập chuyên môn của các cô nuôi dạy trẻ và cán bộ công nhân viên toàn nhà trẻ. Còn là nơi tiếp khách. Diện tích từ 22 -25m

2.

+ Phòng truyền thống hoặc thư viện: là nơi trưng bày hiên vật, tranh ảnh lưu niệm về hoạt động của nhà trẻ. Phòng có thể dùng để trưng bày, bảo quản đồ dùng dạy học, đồ chơi

của nhà trẻ. Là nơi giáo viên và cán bộ nhà trẻ đọc sách, nghiên cứu chuyên môn... Diện tích

từ 25 - 30m2.

+ Phòng sinh hoạt chung: là nơi để tổ chức các buổi sinh hoạt và hoạt động chung. Diện

tích từ 70 - 72m2.

+ Phòng y tế: là nơi theo dõi quản lý sức khỏe của trẻ và là nơi nghỉ ngơi cho các cháu

bị mệt ốm đột xuất. + Phòng làm việc của hành chính quản trị: diện tich từ 10 đến 12 m

2.

+ Khu vực ăn uống bao gồm:

Page 121: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 120

Nhà bếp: Sắp xếp theo bếp một chiều, ngăn nắp, gọn gàng tiện sử dụng, hợp vệ sinh.

Kho thực phẩm: phải đảm bảo ngăn nắp, hợp vệ sinh chống ẩm tốt.

Nơi chế biến thức ăn.

5. Các công trình vệ sinh

5.1. Cung cấp nước sạch Nguồn nước phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Nguồn nước hợp vệ sinh.

- Đủ về khối lượng (100 -150l/trẻ/ngày)

- Có các đường ống nước dẫn nước tới các khu vực nhà bếp, phòng vệ sinh của từng

nhóm trẻ.

5.2. Khu vực nhà xí chung Nngoài nhà xí riêng cho từng nhóm trẻ còn cần phải có nhà

xí chung đều xây theo kiểu tự hoại hoặc Sulabh, có đủ nước để cọ rửa thường xuyên.

5.3.Hệ thống thoát nước thải

Phải kín, dễ thoát nước không ứ đọng và được dẫn tới hệ thống cống chung của thành

phố hay khu vực.

6. Khu vực sân chơi.

Chiếm từ 50 - 60% diện tích toàn trường.

Sân chơi phải đảm bảo một khung cảnh sự phạm đẹp, hài hòa và sinh động. Có mặt bằng rộng để tập thể dục, vui chơi chạy nhảy và an toàn.

Có cây che bóng mát hoặc giàn che nắng. Trong sân chơi chia ra các khu vực trò chơi

vận động, thể dục, chơi giao thông, chơi với cát và chơi với nước.

7. Nguyên tắc về trang thiết bị trong nhà trẻ.

7.1. Giường cũi Tùy theo từng nhóm tuổi mà đóng các giường cũi khác nhau. Chiều dài của giường

phải lớn hơn chiều cao của trẻ từ 20 - 30cm. Chiều rộng giường bằng 2 lần chiều rộng vai trẻ. Chiều cao của thành giường phải phù hợp với chiều cao của trẻ sao cho trẻ không trèo ra

ngoài được. Chân giường chỉ cao 10cm. Đối với cũi, cần đóng đủ cho từ 5 - 10 trẻ chơi trong

đó, thanh cũi cao hay thấp tùy thuộc vào tuổi cuả trẻ. Ví dụ: trẻ < 5 tháng thì thành cao 35cm

Trẻ 5 - 10 tháng thì thành cao 45cm

Hai bên thành cũi cần có cọc căng dây để treo đồ chơi cho trẻ. 7.2. Bàn ăn, bàn chơi, bàn học

Phải đảm bảo phù hợp với tầm vóc của trẻ sao cho khi trẻ ngồi vào bàn thấy thoải mái. Bảng kích thước bàn ghế nhà trẻ, mẫu giáo

Kích thước (cm) Số I Số II Số III Số IV Số V

Cao trẻ(cm) 65 - 74 75 - 82 83 - 94 95-99 100-109

Cao bàn 33 37 41 43 47

Cao ghế 16 19 22 24 27

Hiệu số 17 18 19 19 20

8. Đồ chơi của trẻ Mục đích cuả đồ chơi là làm cho trẻ vui vẻ, hoạt động có mục đích và có phương

hướng. Đồ chơi còn giúp cho trẻ phát triển cơ thể, phát huy khả năng tưởng tượng và sáng

kiến. Đồ chơi phải phù hợp với từng độ tuổi và mang tính giáo dục nên cần phải đẹp đẽ, chắc

Page 122: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 121

chắn, hợp vệ sinh. Không được cho trẻ dùng những đồ chơi bằng lông hoặc thủy tinh, đảm

bảo an toàn cho trẻ.

8.1. Với trẻ dưới 1 tuổi

Đồ chơi phải có màu sắc tươi đẹp, được treo ở nơi dễ nhìn thấy. Đồ chơi phải có tác

dụng giúp trẻ mau chóng phát triển các giác quan và năng khiếu quan sát.

Kích thước của đồ chơi phải phù hợp với lòng bàn tay của trẻ. Khi trẻ bắt đầu biết đi, đồ chơi

giúp trẻ đi những bước đầu tiên trong cuộc đời.

8.2. Với trẻ từ 1 - 2 tuổi

Thời kỳ này trẻ đã bắt đầu biết bắt chước các động tác của người lớn, do đó đồ chơi phải đảm

bảo giúp trẻ tập nhiều lần (xếp đồ chơi...)

8.3. Với trẻ từ 2 - 3 tuổi

Thời kỳ này đã biết bắt chước nhiều động tác của người lớn, cho nên đồ chơi cần có nhiều

màu sắc và nhiều hình dáng, cho trẻ những loại đồ chơi bắt chước cộng việc người lớn (làm

nội trợ, bán hàng, làm bác sĩ...). Đồng thời cần nhiều trò chơi phát triển vận động sự nhanh

nhẹn, sáng kiến...

9. Chăm sóc và giáo dục trẻ Trẻ được tiếp nhận và nhà trẻ phải đảm bảo một số yêu cầu về tình trạng sức khỏe như

sau:

- Trẻ không mắc các bệnh đang ở thời kỳ tiến triển như các bệnh lao, viêm khớp...

- Trẻ phải có một giấy chứng nhận sức khỏe do bố mẹ đã cho đi khám và theo dõi

trong thời gian 6 tháng trước đó.

- Mỗi trẻ khi được nhận vào nhà trẻ cần phải có một y bạ và có nhiều phiếu theo dõi

về sự phát triển thể lực qua hai chỉ số chiều cao đứng, chiều cao ngồi và cân nặng của trẻ. Mỗi năm trẻ được kiểm tra sức khỏe từ 1 - 3 lần.

- Trẻ phải được tiêm chủng và uống vaccine đề phòng 7 bệnh trong chương trình

TCMR.

- Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, sau khi khỏi bệnh, muốn trở lại nhà trẻ phải có giấy

chứng nhận của cán bộ y tế. - Trong quá trình nuôi dưỡng, trẻ phải được ăn đúng chế độ theo nhóm tuổi. Nhà bếp

phải được kiểm tra vệ sinh các thực đơn cho trẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Các cô nuôi dạy trẻ phải hướng dẫn cho trẻ những hành vi văn minh trong khi ăn và

động viên trẻ ăn hết suất.

- Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ tại nhà trẻ, trẻ phải được ngủ đủ số lần và số thời gian cho

từng lứa tuổi.

II. Lớp mẫu giáo Lứa tuổi mẫu giáo từ 36 tháng đến 72 tháng được chia làm 3 nhóm tuổi:

- Mẫu giáo từ 36 - 48 tháng.

- Mẫu giáo nhỡ từ 48 - 60 tháng.

- Mẫu giáo lớn từ 60 - 72 tháng.

Số lượng trẻ trong lớp quy định: Lớp mẫu giáo bé : 25 trẻ Lớp mẫu giáo nhỡ : 30 trẻ Lớp mẫu giáo lớn : 35 trẻ.

Page 123: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 122

1. Quy hoạch - Các phòng học có diện tích từ 40 - 50m

2.

- Các phòng ngủ có diện tích từ 25 - 30m2.

- Phòng hoạt động âm nhạc có trang bị gương soi, các dụng cụ ậm nhạc, đài, máy cassette.

Ngoài ra, các phòng khác đều bố trí như nhà trẻ.

2. Trang bị bàn ghế trong các lớp mẫu giáo - Bàn ghế của lớp mẫu giáo(như trên)

- Các đồ dùng, trang thiết bị khác như đồ dùng giảng dạy, học tập cho cô giáo và các cháu. Đồ chơi phục vụ cho các loại trò chơi đều đảm bảo về số lượng và hợp vệ sinh, hấp dẫn đối với

tuổi mẫu giáo.

3. Cô giáo và nhân viên phục vụ - Các cô giáo : 100% đều phải được đào tạo ở các trường sự phạm nuôi dạy trẻ và sự phạm

mẫu giáo từ sơ cấp trở lên.

- Các cô giáo và cán bộ nhân viên phục vụ phải có sức khỏe tốt, ít nhất là không mắc bệnh

truyền nhiễm kinh niên.

III. Vi khí hậu ở nhà trẻ - mẫu giáo và sức khỏe của trẻ 1. Anh hưởng của môi trường vi khí hậu Do cấu tạo và chức năng của các cơ quan trên cơ thể trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo chưa ổn

định, và chưa thích nghi với những sự biến đổi đột ngột của môi trường bên ngoài đặc biệt là

3 yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, và tốc độ gió, do đó mỗi khi có sự thay đổi các yếu tố này trong môi

trường sẽ gây ra những rối loạn các chức năng sinh lý bình thường của trẻ.

2. Biện pháp đề phòng ( sinh viên tự liên hệ biện pháp dự phòng)

- Khi quá nóng

- Khi quá lạnh

IV. Một số bệnh có liên quan đến chế độ nuôi dưỡng và vệ sinh trong nhà trẻ - mẫu giáo 1. Những bệnh thường gặp 1.1. Bệnh suy dinh dưỡng

1.2. Bệnh còi xương

Ngoài các nguyên nhân thông thường, còn có nguyên nhân do nhà cửa tối tăm ẩm thấp. Do

tập quán kiêng nắng, gió , ít cho trẻ ra ngoài ánh sáng mặt trời.

1.3. Bệnh thiếu Vitamin A và khô mắt Là bệnh dinh dưỡng phổ biến nhất hiện nay ở trẻ nhỏ

1.4. Nhiễm chuẩn hô hấp cấp tính (ARI)

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh là do vệ sinh môi trường ở nhà trẻ còn yếu

kém, như tối tăm, không thoáng khí, độ ẩm cao... bản thân trẻ không được mặc đủ ấm, ăn

nóng và ngủ ấm về mùa đông.

1.5. Bệnh tiêu chảy

Ngoài nguyên nhân do vệ sinh thực phẩm không tốt, trẻ không được ăn khi thức ăn

còn nóng. Ở những trẻ duới 1 tuổi, còn do các bệnh nhiễm trùng ngoài ruột gây sốt cao cần

được chú ý xử trí tốt các nguyên nhân nhiễm trùng.

2. Một số biện pháp phòng bệnh chủ yếu - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, trong

khẩu phần của trẻ. Như chế độ cho trẻ bú sữa mẹ, chế độ ăm sam (ăn dặm)... cho trẻ được tắm

nắng đúng quy định vệ sinh.

Page 124: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 123

- Thực hiện tốt việc giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ ở tuổi sinh đẻ. - Phát triển hệ sinh thái V.A.C tại gia đình để tự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.

-Vệ sinh môi trường phải được quan tâm thường xuyên của mọi người trong cộng đồng, của

các cô giáo và CBNV ở trong các trường mầm non.

Câu hỏi đánh gía cuối bài

1. Các yêu cầu vệ sinh trong qui hoạch trường học ?

2. Các yêu cầu vệ sinh trong môi trường lớp học ? 3. Các yêu cầu và điều kiện nuôi dạy tiêu chuẩn của một nhà trẻ và mẫu giáo ?

4. Phân tích được các yếu tố nguy cơ tác động đến sức khoẻ của trẻ tại các cơ sở nuôi dạy trẻ ?

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ, (1997), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản

Y học, Hà nội.

2. Bộ môn Vệ sinh - dịch tễ, trường Đại học Y khoa Hà nội, (1978), Vệ sinh Dịch tễ, tập I, Nhà xuất bản y học.

3. Nguyễn Huy Nga, 2001, Sổ tay thực hành Y tế trường học, Nhà xuất bản Y học, Hà

nội.

4. Nguyễn Huy Nga, 2003, Chăm sóc sức khoẻ học sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà nội. 5. Trường Đại học Y Thái bình, (1998), Sức khoẻ lứa tuổi, tập 3, Nhà xuất bản Y học, Hà

nội. 6. http://www.ytecongcong.com 7. Waltner-Toews, D. (2004) Ecosystem Sustainability and Health :A Practical

Approach. New York : Cambridge University Press. 8. Габович Р.Д , Познанский С С , Шахбазян Г Х,(1993), Гигиена , Галовное

издательского объединения “вища школа’’, Киев

Page 125: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 124

VỆ SINH BỆNH VIỆN

Mục tiêu học tập

1.Xác định được các yêu cầu qui hoạch bệnh viện : vị trí, diện tích, loại kiến trúc.

2.Trình bày được khái niệm Đơn nguyên điều trị, tổ chức và các yêu cầu vệ sinh cơ bản của bệnh phòng.

3.Bàn luận được tổ chức và các yêu cầu vệ sinh cơ bản của khoa truyền nhiễm.

I. Vai trò và ý nghĩa vệ sinh bệnh viện. 1.Vai tro

Bệnh viện là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống y tế thực hiện chức năng chẩn đoán,

điều trị bệnh nhân, nhưng chính bệnh viện còn là một trung tâm phòng bệnh, phục hồi chức

năng, giáo dục sức khỏe và nghiên cứu khoa học. Đó là nơi đào tạo bác sỹ và các cán bộ y tế trung, sơ cấp. Đối với bệnh nhân, bệnh viện cần phải là ngôi nhà ở của họ, nơi họ có thể sống

nhiều ngày, nhiều tháng ở đó, với các nhu cầu ăn, ở, vệ sinh thân thể, phục hồi sức khỏe.

2. Ý nghĩa : -Điều kiện vệ sinh tối ưu cuả bệnh viện, trước hết cần thiết cho chính quá trình điều trị

và rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.

-Các điều kiện vệ sinh bệnh viện là điều kiện trước tiên để ngăn chặn các bệnh nhiễm

khuẩn, lây chéo do bệnh viện.

-Vệ sinh bệnh viện cần phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe lao động của tất cả các

nhân viên y tế.

- Mức đảm bảo vệ sinh bệnh viện đặc biệt cao là điều kiện để có thể triển khai được

thành công các thành tựu khoa học mới nhất trong y khoa.

- Cuối cùng, việc tuân thủ một cách mẫu mực các yêu cầu vệ sinh trong bệnh viện còn

giúp bệnh viện trở thành nhà trường giáo dục sức khỏe, các thói quen vệ sinh cho các bệnh

nhân đã qua điều trị tại bệnh viện.

- Việc thiết lập các điều kiện vệ sinh bệnh viện tùy thuộc nhiều vào hệ thống các công

trình xây dựng, các tính chất của phần cây xanh, vị trí đặt bệnh viện... các trang bị và các tiện

nghi vệ sinh của bệnh viện.

II. Cấu trúc chung của bệnh viện

1.Vị trí Nếu thiết kể đúng thì bệnh viện có thể xây dựng ngay trong thành phố. Chỉ có các bệnh

viện Lây, Lao, Tâm thần mới phải cách xa khu nhà ở ít nhất 1000m.

Khu đất chọn xây dựng bệnh viện phải là nơi sạch sẽ, cao ráo, ở một khu vực yên tĩnh;

không được ở cuối chiều gió so với khu công nghiệp để tránh bụi , hơi khói độc. Không kề cận với vị trí nhiều tiếng ồn như : nhà máy, công trường, trường học, doanh trại, đường tàu.

2. Loại kiến trúc 2.1. Kiểu phân tán

2.2. Kiểu tập trung

2.3. Kiểu phối hợp

Page 126: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 125

Ngày nay, kiểu phối hợp đang được áp dụng nhiều thành hệ thống Khối − Tập trung theo

chức năng, theo mục tiêu cách ly và tận dụng khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật. 3. Các bộ phận chủ yếu của bệnh viện - Bộ phận tiếp đón.

- Phòng khám bệnh đa khoa.

- Khu điều trị nội trú : có cấu trúc phân biệt theo lĩnh vực Nội hay Ngoại khoa.

- Đơn vị chẩn đoán − Điều trị : chẩn đoán chức năng, chẩn đoán hình ảnh, vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp.

- Khoa Giải phẫu bệnh với nhà xác.

- Các bộ phận Quản trị − dịch vụ : Nhà bếp và khoa ăn uống, bộ phận giặt ủi có buồng tẩy uế, bộ phận tiệt khuẩn trung tâm, bộ phận sửa chữa các thiết bị kỹ thuật y tế, garage để xe, tổ điện...

- Bộ phận quản lý Hành chính : khối văn phòng, lưu trữ hồ sơ bệnh án, thư viện...

4. Phân bố diện tích - Tổng diện tích dành cho các khu nhà chỉ nên chiếm 15% tổng diện tích dành cho bệnh viện.

Diện tích cây xanh thảm cỏ nên là 60 − 65%. Phần còn lại 20 − 25% là các lối đi lại. - Bộ phận tiếp đón và phòng khám luôn bố trí gần cổng ra vào bệnh viện, nên có lối đi riêng

và cách khu điều trị từ 30 − 50m. Khu điều trị nội trú dành phần diện tích tốt nhất. Bộ phận

quản trị − dịch vụ nên bố trí cách biệt với các khu khác.

- Khoa giải phẫu bệnh và nhà xác cũng bố trí biệt lập và phải có cổng sau riêng biệt (ra theo

cổng sau).

- Bệnh viện nên có vườn hoa, cây cảnh, có bãi thể dục chữa bệnh, có đường lát đá cho bệnh

nhân dạo chơi và cứ 50m lại đặt một ghế đá để ngồi nghỉ. - Để bảo vệ cho các khu vực nội trú khỏi bị ảnh hưởng của gió nóng, khói bụi, tiếng ồn thì

bệnh viện cần trồng nhiều các dải cây xanh thảm cỏ. - Khoảng cách giữa các tòa nhà phải đủ rộng và phụ thuộc độ cao của nhà cao nhất và không

ít hơn 30m. Khoảng cách giữa khu chữa bệnh nội trú với khu Quản trị − dịch vụ và nhà xác ít

nhất là 50m.

III.Quy hoạch và yêu cầu vệ sinh một số khoa phòng

1. Các Đơn nguyên điều trị Khoa phòng chuyên khoa là các phần tử quan trọng nhất của bệnh viện. Cứ mỗi nhóm 30

giường bệnh người ta có thể tổ chức nên một đơn nguyên điều trị và bố trí hoàn chỉnh tương

tự như nhau ở tất cả các khoa. Như vậy xây dựng đơn nguyên có nghĩa là xây dựng để gộp

các bệnh nhân được săn sóc với một nhóm nhân viên y tế, trong một tập hợp tương đối hoàn

chỉnh phục vụ mục tiêu điều trị và phòng lây chéo.

Khoa − Phòng (tiểu khoa) − buồng bệnh hoặc các box.

Trong mỗi Đơn nguyên điển hình dành cho bệnh nhân người lớn cần phải có các vị trí sau đây

:

1- Các buồng bệnh với khoảng 30 giường nằm; buồng cho nhân viên trực (y tá, điều dưỡng)

15m2.

2- Nhóm phòng phục vụ điều trị : Buồng bác sỹ (10m2); phòng thủ thuật (13 − 18m

2); buồng

thụt tháo (8m2); buồng có giường của y tá (4m

2).

3- Nhóm phòng hậu cần : căng tin (14m2); phòng ăn (18m

2).

4- Góc vệ sinh : buồng tắm (12m2); nhà cầu riêng cho bệnh nhân và nhân viên; chỗ rửa; chỗ

bảo quản các đồ vải bẩn; chỗ rửa và tiệt khuẩn bô, vịt; chỗ tạm cất các đồ phế thải, rác.

5- Hành lang bệnh phòng, liên kết các vị trí kể trên.

Page 127: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 126

Giữa các đơn nguyên trong khoa là buồng chủ nhiệm khoa, buồng điều dưỡng trưởng hoặc

điều dưỡng hành chánh; chỗ để bảo quản các máy móc xách tay; chỗ để xe đẩy, cáng; buồng

hành chính khoa; buồng riêng theo chuyên khoa; phòng họp hoặc giao ban...

Nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu khi thiết kế Đơn nguyên là đảm bảo được sự tiện nghi về mặt vệ sinh, chống lại nhiễm khuẩn bệnh viện dễ dàng hơn, đồng thời thuận lợi hơn trong phục vụ

bệnh nhân.

- Hành lang, cầu thang.

2. Các buồng bệnh - Cần phải cấu tạo các loại buồng bệnh khác nhau để nhằm mục tiêu đảm bảo các điều kiện

thích hợp về môi trường điều trị đối với các loại bệnh khác nhau. Ngoài những buồng bệnh

thông thường còn có các buồng điều trị tăng cường, các box, bán box... buồng bệnh càng ít

giường, càng ít có nguy cơ lây chéo trong bệnh viện và cho phép cách ly các bệnh nhân nặng

nguy hiểm. Mặt khác thì các bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân đang hồi phục lại ưa thích các phòng

nhiều giường phù hợp hơn với trạng thái tâm sinh lý.

- Các chỉ tiêu vệ sinh cơ bản của các buồng bệnh là : độ sạch của không khí, vi khí hậu, độ chiếu sáng, sự khác biệt về tiếng ồn bên trong và bên ngoài buồng bệnh.

- Buồng bệnh phải có thể lau chùi tốt, cửa mở không được gây tiếng động và không nên để bậc cấp vì còn phải đưa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo.

- Phòng nhiều giường thì diện tích cần thiết cho 1 giường là 6,5m2, phòng 1 giường thì diện

tích cần thiết là : 9 − 12m2. Chiều cao trung bình của phòng là 3,5m.

- Khoảng cách giữa 2 giường là 0,9 − 1m. Khoảng cách giường với tường là 0,5m hoặc 0,8m.

- Chiếu sáng và thông thoáng tốt có ảnh hưởng tâm lý và yêu cầu thuận lợi để điều trị bệnh

nhân. Thông thoáng hợp lý để giải quyết các mùi khó chịu, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh

viện.

- Về mặt vi khí hậu, nhiệt độ trong phòng bệnh dễ chịu thích hợp là : 24,0 − 25,00C về mùa

đông và 25 − 260C về mùa hè trong điều kiện độ ẩm tương đối là 79 ± 5% và tốc độ gió là 0,3

− 0,5m/s.

Những điều kiện vi khí hậu riêng biệt cho sản phụ và trẻ sơ sinh, cho bệnh nhân hậu phẫu,

bệnh nhân đang nằm phòng hồi sức... phải theo những chỉ dẫn riêng và nên trang bị các thiết bị để điều hòa không khí

Hình ảnh các ngăn chăm sóc bệnh nhân gáy mê-hồi sức có bàn theo dõi qua Camera

3. Một số yêu cầu vệ sinh chung khác

Page 128: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 127

3.1. Chiếu sáng 3.1.1 Tự nhiên

- Các phòng cần phải có đủ ánh sáng tự nhiên. Hệ số ánh sáng một số vị trí : + Phòng mổ, phòng sinh, phòng thay băng 1 4 − 1/5.

+ Buồng bác sỹ và buồng thủ thuật 1/5 − 1/6.

+ Các phòng bệnh nhân 1/6 − 1/7. - Hệ số chiếu sáng tự nhiên (K.E.O) ở các phòng trên đều không nhỏ hơn 2%.

3.1.1.Nhân tạo Tiêu chuẩn tùy theo vị trí và loại đèn chiếu sáng. Ở ba vị trí nêu trên, độ rọi cần đạt từ 200 − 500 Lux.

3.2. Nước sinh hoạt Bệnh viện chỉ được phép sử dụng 2 loại nguồn nước

- Nước máy : trung bình 100 − 150 lít/ giường /ngày.

- Nước giếng : tối thiểu 60 lít /giường /ngày.

Các phòng mổ, phòng thay băng, phòng sinh, phòng khám − tiếp nhận bệnh nhân thì ngoài

nước lạnh, nên có thêm hệ thống cấp nước nóng.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng hay làm sạch bàn tay bằng dung dịch rửa tay (alcohold-

based hand rubs) là một biện pháp quan trọng để làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện

3.3. Nước thải −−−− Phân rác Hiện nay VN có 830 bệnh viện (số liệu 2000) với tổng số 104 065 giường bệnh, hàng ngày

các BV sẽ phát sinh ra 90 tấn rác thải. Trung bình 1 giường bệnh/ngày thải ra 0,86 kg chất thải chung và 0,14kg chất thải nguy hại, hay hàng năm 1 giường bệnh có từ 200 đến hơn

400kg rác tuỳ theo tuyến.

Thu gom chất thải BV phải theo đúng " Quy chế quản lý chất thải Y tế" .Dụng cụ thu gom

gồm các bao nilon, thùng hộp nhựa, xe đẩy chuyên dụng phải có màu sắc và ký hiệu phù hợp .

Màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, bên ngoài phải có biểu

tượng về nguy hại sinh học. Màu xanh : đựng chất thải sinh

hoạt. Màu đen : đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào (nguy hiểm).

Cần xây dựng nơi đổ rác và lò đốt rác ở cuối chiều gió. Lò

đốt phải đảm bảo nhiệt độ thiêu huỷ chất thải quá 10000C.

Các vật thải nguy hiểm phải đốt là : bông, băng, phần cơ thể bị cắt bỏ.... Hiện nay Việt nam đã sản xuất được Lò đốt xử

lý rác thải Bệnh viện, loại TSH -20G do Công ty Thái sơn chế tạo đang được đánh giá cao

nhất, giá thành chỉ bằng 20% lò đốt cùng tính năng nhập ngoại. Nhiệt độ ở buồng đốt cấp II

đã đạt tới 11000 C

- Bệnh viện nhất định phải xây dựng hệ thống cống cục bộ tập trung nước thải bệnh viện vào

trạm xử lý trước khi được thải vào hệ thống cống thành phố.

Không được xây giếng thấm để xử lý nước thải bệnh viện.

IV. Yêu cầu vệ sinh ở một số khoa phòng đặc biệt 1. Khoa truyền nhiễm (Khoa lây) Khoa lây chính là nơi để phát hiện, cách ly và điều trị triệt để các bệnh nhân lây. Nếu tổ chức

không hợp lý, khoa lây sẽ thành ổ truyền nhiễm nguy hiểm, dễ xảy ra

− Lây chéo trong bệnh nhân với bệnh nhân.

− Lây chéo từ bệnh nhân qua nhân viên y tế.

Page 129: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 128

Yêu cầu vệ sinh ở khoa truyền nhiễm bắt đầu ngay từ khâu đón nhận bệnh nhân. Các bệnh

nhân lây sau khi qua bộ phận tiếp nhận trung tâm, được gởi thẳng đến phòng khám − tiếp

nhận của khoa Lây. Phòng khám − tiếp nhận này phải tổ chức theo nguyên tắc một chiều.

Phòng này sẽ không cho vào viện những người nhà đi theo bệnh nhân không cần thiết và

hướng dẫn bệnh nhân đến thẳng nơi khám bệnh của mình.

Trước khi bệnh nhân được nhận vào khoa, các bệnh nhân đều phải qua “xử lý vệ sinh”.

Phòng khám bệnh phải tẩy uế h�ng ng�y v� sau mỗi lần khám bệnh Qui hoạch khoa truyền nhiễm dù nhỏ, cũng nên tạo điều kiện để thiết lập một số box độc lập dành cho :

- Bệnh chưa xác định chẩn đoán,

- Bệnh nặng có biến chứng,

- Mắc hai bệnh truyền nhiễm một lần,

- Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh.

Cấu tạo các box của khoa truyền nhiễm có ý nghĩa quan trọng trong việc cách ly. Mỗi box

điều trị đều cần phải có “ngăn chuẩn bị”.

Mỗi buồng bệnh của khoa truyền nhiễm cũng nên có góc vệ sinh riêng, tất cả các buồng bệnh

đều trang bị chậu rửa (La - va - bô).

Các buồng bệnh truyền nhiễm bố trí chủ yếu các buồng 1 − 2 giường (tối đa là buồng 4

giường) cùng loại bệnh. Nếu khoa truyền nhiễm không lớn thì nên qui hoạch 100% các box 1

giường. Nếu tổng số giường nhiều hơn 30 thì 50% là các box 1 giường và 50% là các box 2-4

giường.

Ở cửa buồng bệnh, có giá treo sẵn áo quần cách ly của buồng bệnh ấy. Chậu nước sát khuẩn

(ví dụ chloramine B) để nhân viên nhúng tay.

Buồng bệnh phải được thường xuyên lau chùi bằng dung dịch sát trùng, không được dùng chổi quét. Dụng cụ, áo quần được xử lý vệ sinh thường xuyên.

Tiêm chích, ăn uống của bệnh nhân thực hiện tại bệnh phòng. Thức ăn thừa đổ vô thùng riêng

như chất thải bỏ. Bệnh nhân ra viện phải được tẩy uế toàn bộ : dụng cụ, áo quần, mùng mền.

Cán bộ công nhân viên khoa truyền nhiễm : − Phải có trang bị bảo hộ đầy đủ và thay đổi thường xuyên. Phải duy trì thói quen rửa tay

trước và sau khi đụng chạm tới bệnh nhân

− Có phòng và tủ để tư trang riêng. Hết ca làm việc thay đổi quần áo cách ly, tắm rửa mới

mặc quần áo riêng về nhà.

Ở tuyến huyện, khoa truyền nhiễm ít giường thì nên tổ chức khoa truyền nhiễm thành các

ngăn phân chia bệnh truyền nhiễm, theo đường lây : Hô hấp, Tiêu hóa, Da niêm mạc và Máu.

Phục vụ bệnh nhân theo một chiều xác định. 2. Khoa Ngoại Tổ chức khoa ngoại theo hai nguyên tắc :

-Tổ chức bộ phận vô khuẩn và khử khuẩn là căn bản của ngoại khoa. Nên chia riêng

phòng mổ “sạch” và phòng mổ “bẩn”. Nên tổ chức các box nhỏ 1 − 2 giường để cấp cứu,

chăm sóc các ca nặng. Trong phòng này nên lắp đặt điều hòa không khí.

- Trong phòng mổ, phải hạn chế số người trong cuộc mổ, ai vào phòng mổ bắt buộc phải đeo khẩu trang, mặc áo, đội mũ vô khuẩn. Chế độ vô khuẩn phòng mổ phải thực hiện nghiêm

ngặt . Cần lưu ý rằng Khẩu trang và Ao choàng vô khuẩn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn trở lại sau khi dùng 1,5-2h với Khẩu trang và tối đa là 4 h với Áo choàng. Sau khi mổ người ta thu

dọn phòng mổ một cách chu đáo. Nền, tường được rửa bằng dung dịch sát trùng, nước nóng

rồi làm thoáng một cách cẩn thận.

Page 130: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 129

Dùng đèn tử ngoại để khử khuẩn phòng mổ : số lượng đèn cần trang bị được tính là 3W/m2

diện tích phòng ./.

Câu hỏi đánh giá cuối bài

1. Trình bày vai trò ý nghĩa vệ sinh bệnh viên ?

2. Trình bày được khái niệm đơn nguyên đìêu trị, tổ chức và các yêu cầu vệ sinh cơ bản

của bệnh phòng ?

3. Qui định về xử lý rác trong bệnh viện ?

4. Phân tích các yêu cầu vệ sinh cơ bản của khoa truyền nhiễm ?

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ , (2003) Giáo trình Khoa học Môi trường và Sức khoẻ Môi

trường, Trường Đại học Y Huế. 2. Bộ Y tế, (2003), Tài liệu hướng dẫn qui trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Tập I,

Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

3. Bộ Y tế, (1999), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

4. Hoàng Tích Mịnh,(1974), Vệ sinh Hoàn cảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

5. Hoàng Tích Mịnh, (1977) , Vệ sinh - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

6. Габович Р.Д , Познанский С С , Шахбазян Г Х,(1993), Гигиена , Галовное издательского объединения “вища школа’’, Киев

Page 131: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 130

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC LAO ĐỘNG

Mục tiêu học tập 1. Xác định được vai trò ý nghĩa của Y học lao động đối với sản xuất xã hội 2. Xác định và phân loại các tác hại nghề nghiệp có mặt trong môi trường sản xuất; 3. Thảo luận được khái niệm bệnh nghề nghiệp và liệt kê được một số bệnh nghề nghiệp

quan trọng; 4. Liệt kê các biện pháp dự phòng các tác hại nghề nghiệp; 5. Vận dụng các kiến thức đã học trong việc dự phòng một số tác hại nghề nghiệp cụ thể.

I. ĐạI CƯƠNG Y HọC LAO ĐÔNG Bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp kể từ khi con người bắt đầu khai thác và

sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để trang bị cho mình những công cụ và phương

tiện nhằm làm cho cuộc sống tiện nghi và dễ chịu hơn. Hippocrates đã nhận thấy chì

có hại cho sức khỏe. Ramazzini năm 1713 đã viết một cuốn sách về bệnh của thợ

thuyền.

Ngày nay các lĩnh vực sản xuất phát triển đa dạng, song song với đà phát triển

công nghiệp, con người tiếp xúc với nhiều tác nhân khác nhau, mức độ phát sinh bệnh

nghề nghiệp cũng gia tăng. Việt nam là một nước sản xuất nông nghiệp, hiện nay đang

trên đà công nghiệp hóa, người lao động làm việc trong nhiều thành phần kinh tế khác

nhau. Nền sản xuất mang đặc trưng của hầu hết các nước đang phát triển: nền sản xuất nặng về nông nghiệp và thủ công nghiệp, công nghiệp bán thủ công, quá trình cơ giới

hóa là một quá trình dài lâu.

1. Đối tượng của y học lao động Bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người lao động không những có ý nghĩa về

mặt đạo đức y học mà còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế xã hội học, nâng cao sức

khỏe, tuổi đời, tuổi nghề của người lao động tức là nâng cao năng suất lao động xã hội.

“Giải pháp phòng ngừa điều xấu thì nhiều lần tốt hơn giải pháp chữa trị, rẽ hơn và dễ dàng hơn khi áp dụng, và đảm bảo kết quả hơn”. Có thể nói Y học lao động, là một

ngành của y học, thiên về dự phòng, có đối tượng là sức khỏe người lao động.

2. Nhiệm vụ của y học lao động − Nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hóa và tình trạng thích ứng của con người

trong các quá trình lao động khác nhau, xây dựng chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi

hợp lý cho người lao động;

− Nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện phát sinh ra mệt mỏi, tìm ra biện pháp

phòng chống mệt mỏi trong sản xuất nhằm bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất lao

động của người công nhân;

− Nghiên cứu các quá trình công nghệ khác nhau, quá trình lao động và môi trường

lao động, xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong quá trình sản xuất và môi

trường lao động, tìm ra các biện pháp đề phòng các yếu tố tác hại trong sản xuất cũng

như đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó;

− Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp đối với sức khỏe người lao

động, tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện cụ thể của bệnh tật nói chung và bệnh nghề nghiệp nói riêng, đưa ra các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh cho người lao động;

− Tổ chức khám tuyển, khám định kỳ, theo dõi quản lý sức khỏe người lao động, phát

hiện sớm bệnh nghề nghiệp, tham gia giám định khả năng lao động cho người bị bệnh

Page 132: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 131

nghề nghiệp và tai nạn lao động;

− Tham gia xây dựng luật vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp và luật lệ xây dựng

xí nghiệp;

− Tham gia kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động

trong sản xuất, thông qua việc kiểm tra vệ sinh định kỳ và kiểm tra đột xuất các cơ sở

sản xuất, có biện pháp thích ứng đối với các cơ sở sản xuất không chấp hành các điều

lệ vệ sinh an toàn xí nghiệp của nhà nước;

− Tham gia giáo dục sức khỏe cho công nhân, nâng cao nhận thức về các yếu tố tác

hại trong lĩnh vực sản suất của họ, hiểu biết về tác hại của các yếu tố đó. Giáo dục

người công nhân có thái độ tốt, hành vi đúng trong việc áp dụng các biện pháp chung

và biện pháp cá nhân đề phòng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

3. Phạm vi của y học lao động Y học lao động bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau:

− Sinh lý lao động

− Tâm lý lao động

− Độc chất học công nghiệp

− Bệnh lý nghề nghiệp

− Ergonomics

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu về y học lao động:

- Vật lý học

- Hóa học

- Lâm sàng

- Dịch tễ học

- Thống kê xã hội học ...

II. TÁC HạI NGHề NGHIệP 1. Định nghĩa Tác hại nghề nghiệp (THNN) là những yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất và hoàn cảnh lao động, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động. Ở

mỗi nghề khác nhau có những tác hại đặc trưng khác nhau, ví dụ người thợ rèn tiếp

xúc với tiếng ồn, với nhiệt độ cao; người nông dân tiếp xúc với bụi thực vật, bụi ngũ

cốc, với nóng, lao động nặng nhọc, với thuốc trừ sâu.

Tác hại nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân ở nhiều

mức độ khác nhau

- Mức độ nhẹ: gây mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động;

- Xa hơn, tăng tỷ lệ mắc các bệnh thông thường;

- Trường hợp nặng có thể dẫn đến mắc bệnh nghề nghiệp.

2. Phân loại tác hại nghề nghiệp Thường thì một tác hại nghề nghiệp có thể gặp trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác

nhau mặc dầu mỗi nghề có một (hoặc nhiều hơn) loại tác hại đặc trưng. Trong y học

lao động việc phân loại các tác hại nghề nghiệp theo các nhóm yếu tố là có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn phòng chống hoặc tìm ra các biện pháp phòng

chống các nhóm yếu tố tác hại đó. Có thể phân rã 3 nhóm yếu tố tác hại sau:

2. 1. Nhóm THNN liên quan đến quá trình sản xuất Tùy theo từng ngành nghề, dây chuyền sản xuất, phân xưởng mà có các THNN khác

nhau. Chúng có thể được chia ra 3 loại: 2.1.1 Các yếu tố vật lý

Page 133: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 132

− Các yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ: Nhiệt độ cao hoặc thấp quá đều được coi là các tác hại nghề nghiệp. Khi nhiệt độ môi trường lao động quá cao có thể dẫn đến một số hậu quả như mệt mỏi nhanh, ra

nhiều mồ hôi (có thể dẫn đến rối loạn nước và điện giải), say nóng (do rối loạn cơ chế nhiệt của cơ thể), say nắng (do các tia bức xạ hồng ngoại chiếu trực tiếp lên đầu gây

ảnh hưởng đến não, màng não). Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, người lao động có

thể bị lạnh cóng, giảm nuôi dưỡng da do hệ thống mạch ngoại bên bị co thắt... Độ ẩm: Độ ẩm thường đi kèm với nhiệt độ khi gây các ảnh hưởng trên cơ thể. Khi cả nhiệt độ và độ ẩm cao thì khả năng bay mồ hôi bị hạn chế, dẫn đến giảm thoát nhiệt và

có thể gây các biểu hiện say nóng. Khi nhiệt độ thấp kết hợp với độ ẩm thấp, da

thường bị khô nứt, nhưng nếu độ ẩm cao thì cơ thể mất nhiều nhiệt, cảm giác lạnh buốt

thường xuất hiện. Ngoài ra độ ẩm cao còn dễ gây nên các bệnh về da, khớp.

Tốc độ gió: Liên quan đến quá trình điều nhiệt của cơ thể. Tốc độ gió thấp khi nhiệt độ cao

cũng sẽ giảm bay hơi mồ hôi, giảm thoát nhiệt, ngược lại khi lạnh mà tốc độ gió cao sẽ càng làm mất nhiệt của cơ thể.

Bức xạ: Quan trọng hơn cả là các bức xạ tử ngoại và hồng ngoại, có thể gây nên các tổn

thương trên da, niêm mạc, võng mạc, màng não. Nguồn phát sinh các loại tia này có

thể là từ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác trong môi trường sản xuất. −Áp suất không khí:

Một số loại lao động phải thường xuyên tiếp xúc với áp suất cao (như thợ lặn), hoặc áp

suất thấp (như phi công, người leo núi). Sự thay đổi áp suất này sẽ ảnh hưởng lên khả năng trao đổi khí của cơ thể (do phân áp oxy và cacbonic trong không khí bị thay đổi).

Ngoài ra một hội chứng bệnh nguy hiểm có thể gặp ở các thợ lặn đó là bệnh “thùng

chìm” mà cơ chế là sự tắc mạch máu do các bóng hơi của khí nitơ trong máu hình

thành khi người thợ lặn giảm độ sâu của mức lặn quá đột ngột.

−Các chất phóng xạ: Là một THNN quan trọng trong một số ngành nghề như khai thác, phân tích

quặng phóng xạ, công nhân trong các nhà máy điện hạt nhân, người chụp X-quang...

Ngoài tác hại gây ung thư, các chất phóng xạ còn có thể gây tổn thương da, mắt, máu,

di truyền, vô sinh.

−Tiếng ồn: Tác hại của tiếng ồn chủ yếu trên cơ quan thính giác với các biểu hiện tổn thương

tai trong, có thể dẫn đến điếc không hồi phục. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng trên thần

kinh, tiêu hóa và nhiều cơ quan khác. Ngoài cường độ, tác hại của tiếng ồn còn phụ

thuộc vào loại tiếng ồn như tiếng ồn có xung hoặc không xung.

−Rung chuyển: Các vi chấn thương khớp có thể xuất hiện dưới tác hại của rung chuyển. Tùy theo

biên độ và tần số của rung mà các tổn thương có khác nhau. Rung chuyển thường gặp

trong một số ngành nghề như thợ khoan thợ đầm máy, lái xe...

2.1.2 Các yếu tố hóa học

Các hóa chất độc có rất nhiều loại như các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen...), các

dung môi (benzen, toluen, xăng dầu...), thuốc trừ sâu. Chúng có thể là nguyên liệu, các

Page 134: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 133

sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất và có thể gặp ở nhiều

nơi trong một dây chuyền sản xuất. Tác hại thông thường của các yếu tố hóa học là

gây nhiễm độc hoặc gây ung thư.

2.1.3 Các yếu tố sinh học

Một số ngành sản xuất có tiếp xúc và khả năng lây nhiễm một số bệnh nhiễm trùng.

Các tác nhân sinh học có thể phân chia theo 4 nhóm sau:

- Vi trùng: như trực khuẩn than có thể gặp ở người chăn nuôi, leptospira trên

công nhân đào vét cống rãnh, lao có thể lây nhiễm cho các nhân viên y tế, - Siêu vi trùng: như viêm gan, AIDS có thể ảnh hưởng trên nhân viên y tế; - Nấm mốc: trên công nhân thực phẩm , bụi bã mía, lông động vật - Ký sinh trùng: gặp ở nông dân trồng rau màu có sử dụng phân tươi.

2.1.4 Các loại bụi , bao gồm

− Các bụi khoáng: tác hại của bụi tùy thuộc vào nguồn gốc, đặc tính lý hóa, kích

thước của bụi. Một số bụi khoáng gây xơ hóa phổi như bụi silic, bụi asbest, một số

có khả năng gây ung thư như bụi asbest, crom;

− Hóa chất độc ở dạng bụi có thể gây nhiễm độc (như đã nói);

− Các bụi thực vật như bụi bông, đay có thể gây phản ứáng co thắt phế quản kiểu dị ứng;

− Một số loại bụi có nguồn gốc từ động vật có thể có các tác nhân gây dị ứng hoặc

mang các tác nhân sinh vật gây nhiễm trùng.

2. 2 Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý

− Nghề nghiệp không phù hợp với sở thích, năng lực: điều này không chỉ làm giảm

năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà còn làm cho công nhân không có hứng

thú lao động, nhanh mệt mỏi, dễ phát sinh ra tai nạn lao động.

− Cường độ lao động quá cao, thời gian lao động kéo dài, nghỉ ngơi không hợp lý, đi

làm xa: tất cả các yếu tố này có thể tạo ra một gánh nặng về thể lực và tinh thần, nó có

thể gây ra các rối loạn sinh lý, bệnh lý, tạo điều kiện cho các nguy cơ nghề nghiệp

khác gây tác hại. − Sản xuất theo dây chuyền đơn điệu, tư thế lao động gò bó: Việc bố trí người lao

động làm việc theo dây chuyền có thuận lợi là tăng khả năng chuyên môn hóa sản

xuất, tăng năng suất lao động nhưng sẽ làm cho người lao động căng thẳng, mệt mỏi

dễ dẫn đến tai nạn lao động.

− Bố trí các phân xưởng không hợp lý, các bộ phận độc hại không được cô lập, cách

ly, do đó có thể làm tăng số người và tăng nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố độc hại. 2..3 Nhóm THNN có liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường lao động kém

Trong một dây chuyền sản xuất, ngoài các thiết bị máy móc liên quan trực tiếp

tới sản xuất còn phải kể đến các thiết bị vệ sinh mà chức năng chủ yếu của nó là nhằm

giảm bớt mức độ của các THNN trong môi trường. Các thiết bị thuộc nhóm này chủ

yếu là tăng cường khả năng thông, hút gió, bụi, hơi khí độc; chiếu sáng; điều hòa vi

khí hậu trong phân xưởng. Không xử dung các thiết bị vệ sinh công nghiệp, hoặc bố trí

các thiết bị này không đúng, đều có thể dẫn đến gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tác

hại có sẵn trong môi trường sản xuất. Kiểm soát các THNN cần phải tuân theo một số nguyên tắc:

- Xác định các yếu tố nguy cơ có mặt trong môi trường sản xuất:

Page 135: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 134

Bằng quan sát và tìm hiểu dây chuyền công nghệ, người ta có thể sơ bộ ước đoán được

các THNN có mặt trong một vị trí sản xuất. Từ đó lựa chọn các kỹ thuật đo lường

thích hợp để xác định phạm vi, mức độ của các THNN.

- Xác định mức độ nguy hiểm của các THNN:

Thông thường các THNN trong sản xuất đều được nghiên cứu để tìm ra nồng

độ tối đa cho phép ứng với từng THNN. Nếu nồng độ vượt tiêu chuẩn này thì người

công nhân có nguy cơ bị các THNN đó gây ảnh hưởng. Mức độ của THNN càng cao,

thời gian tiếp xúc càng lớn thì càng nguy hiểm.

- Lựa chọn ưu tiên trong việc loại trừ các THNN:

Mặc dù nhiều THNN cùng có mặt trong một môi trường sản xuất nhưng tính chất nguy hiểm và khả năng loại trừ có khác nhau. Trong điều kiện hạn chế về nhân lực, vật tư, kỹ thuật và thời gian thì việc lựa chọn ưu tiên để thanh toán các THNN là rất cần

thiết. - Kiểm tra, xem xét các thiết bị kỹ thuật dự phòng hiện có: Đây là bước cần làm

trước khi triển khai các biện pháp dự phòng mới. Nó cho phép đánh giá hiệu quả, chất lượng của các thiết bị này, từ đó có kế hoạch bổ sung hoặc sửa chữa;

- Thiết kế, thực thi và duy trì các biện pháp dự phòng thích hợp:

Sau khi các phương pháp khống chế THNN được lựa chọn, kết hợp với các

thiết bị vệ sinh hiện có, một phương án về thanh toán các THNN trong môi trường nên

được đề xuất, sau đó có thể được triển khai thí điểm để đánh giá hiệu quả trước khi áp

dụng đại trà. Một trong các nguyên tắc cơ bản của việc dự phòng các tác hại nghề nghiệp là nên áp dụng nhiều biện pháp đối với một THNN.

III. BệNH NGHề NGHIệP 1. Định nghĩa Có hai khuynh hướng định nghĩa bệnh nghề nghiệp (BNN):

Khuynh hướng thứ nhất cho rằng, đó là bệnh đặc trưng riêng ở một nghề nào đó,

có những yếu tố độc hại riêng của nó gây ra. Ví dụ nhiễm độc chì là bệnh nghề nghiệp ở

những công nhân khai thác chế biến quặng chì, sử dụng chì trong sản xuất như làm bình

ắc qui, chế biến các hợp kim có chì, chỉ khi làm những nghề này mới có nhiễm độc chì và

không gặp ở những nghề khác. Định nghĩa này đúng nhưng giới hạn phạm vi bệnh nghề nghiệp vào một số bệnh đặc trưng hiếm gặp trong hoàn cảnh bình thường. Trên thực tế có

nhiều bệnh nghề nghiệp thực sự do tiếp xúc với các yếu tố kể trên nhưng không quá đặc

thù về bệnh lý, và bệnh cũng có thể gặp trong hoàn cảnh bình thường.

Khuynh hướng thứ hai muốn coi bệnh nghề nghiệp là một bệnh gây nên do điều

kiện lao động và mắc trong thời gian lao động. Ví dụ bệnh chân bẹt, bệnh dãn tĩnh

mạch ở những người làm việc phải đứng lâu. Định nghĩa này mở rộng phạm vi BNN,

do đó có nhiều bệnh có thể cho là do nguyên nhân nghề nghiệp, ví dụ huyết áp cao có

liên quan đến căng thẳng thần kinh, như vậy huyết áp cao cũng có thể xem là BNN vì

trong nhiều trường hợp, điều kiện lao động rất gây căng thẳng cho hệ thần kinh. Điều

này gây trở ngại cho việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với BNN, vì những

tiêu chuẩn chẩn đoán và xác định mắc bệnh do nguyên nhân nghề nghiệp không rõ

ràng. ở nhiều nước, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội cụ thể người ta đã đưa ra những

danh mục các bệnh được xem là BNN với chế độ bảo hiểm xã hội đặc biệt. 2. Danh mục các BNN được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản

1. Bệnh bụi phổi Silic

Page 136: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 135

2. Bệnh bụi phổi Asbest

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

4. Bệnh viêm phế quản mãn tính

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

5. Bệnh nhiễm độc chì

6. Bệnh nhiễm độc thủy ngân

7. Bệnh nhiễm độc benzen

8. Bệnh nhiễm độc mangan

9. Bệnh nhiễm độc TNT nghề nghiệp

10. Bệnh nhiễm độc Asen

11. Bệnh nhiễm độc Nicotin

12. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý

13. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ 14. Bệnh điếc do tiếng ồn (Điếc nghề nghiệp)

15. Bệnh rung nghề nghiệp

16. Bệnh giảm áp

Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp

17. Bệnh xạm da nghề nghiệp

18. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

(bệnh da nghề nghiệp do Crm)

Nhóm IV: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

19. Bệnh lao nghề nghiệp

20. Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp

21. Bệnh leptospira nghề nghiệp

IV. CÁC BIệN PHÁP PHÒNG CHốNG CÁC THNN VÀ BNN Công tác dự phòng THNN là lý tưởng nếu được đề cập đến ngay trong giai đoạn thiết kế. Việc chọn địa điểm đặt nhà máy, chọn mua và bố trí dây chuyền sản xuất, lắp đặt các thiết bị vệ sinh (như hệ thống sản xuất kín, hệ thống thông hút gió, cách ly bộ phận

độc hại...) nếu như được cân nhắc kỹ càng sẽ tránh được đáng kể các THNN và hạn

chế tối đa số người tiếp xúc. Tuy nhiên, một phần do phải đầu tư thêm kinh phí cho

các thiết bị vệ sinh, một phần do thiếu hiểu biết về vệ sinh xây dựng, luật lệ còn lỏng

lẻo, các nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản

này. Các biện pháp dự phòng THNN và BNN bao gồm:

1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ Biện pháp kỹ thuật công nghệ tác động vào quá trình sản xuất tức là nguồn phát

sinh ra các THNN. Can thiệp đối với các nguồn phát sinh ra THNN để loại bỏ hoặc

làm giảm bớt sự hình thành và giải phóng các THNN.

- Thay thế nguyên liệu, quá trình sản xuất hoặc trang thiết bị có khả năng ảnh

hưởng không tốt tới người lao động. Đây là biện pháp triệt để nhưng chỉ có thể áp

dụng trong một số trường hợp và thường thì giá thành cao.

- Bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị và dây chuyền sản xuất thường xuyên:

Thông thường các thiết bị mới ít sinh ra các THNN hơn là các thiết bị cũ. Sau một thời

gian vận hành, các yếu tố như ồn, rung, bụi, hơi khí độc có thể phát sinh. Việc bảo

dưỡng này nên được thực hiện bởi những người được huấn luyện kỹ càng và luôn tôn

trọng đúng nguyên tắc vì có thể sẽ nguy hiểm khi sửa chữa, các dây chuyền độc hại.

Page 137: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 136

- Hạn chế sự phát sinh một số yếu tố độc hại bằng một số phương pháp:

+ Phương pháp làm ướt để hạn chế bụi

+ Phun nước hoặc dùng màn nước ngăn giữa nguồn nóng và người công

nhân để làm giảm nhiệt độ môi trường lao động.

- Cơ giới hóa, tự động hóa qui trình sản xuất nhằm:

+ Giảm các THNN liên quan tới quá trình sản xuất như bụi, khí độc

+ Hạn chế tiếp xúc thủ công với các THNN

Các biện pháp trên không những có hiệu quả trong phòng chống các THNN mà

còn làm tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm, tuy nhiên đầu tư ban đầu

thường rất tốn kém không dễ thực thi tại các nước nghèo.

2. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh

Biện pháp kỹ thuật vệ sinh nhằm hạn chế sự khuyếch tán của THNN vào môi

trường sản xuất bằng cách xử lý các THNN hoặc can thiệp trung gian làm giảm sự lan

truyền THNN từ nguồn tới người lao động nhờ các thiết bị vệ sinh. Thông gió, làm giảm nồng độ, ảnh hưởng của các THNN trong môi trường lao

động.

- Thông gió cục bộ: Không khí xung quanh nguồn phát sinh hơi khí độc được

một hệ thống hút và đưa ra ngoài môi trường sản xuất, đó là thông gió cục bộ kiểu hút

ra. Thông gió cục bộ kiểu thổi vào được sử dụng trong điều kiện môi trường vi khí hậu

nóng, luồng không khí mát được thổi vào khu vực làm việc của người công nhân.

- Thông gió chung: Thường là dùng quạt hút hoặc thổi gió với mục đích hạ thấp,

pha loãng nồng độ của hơi, bụi, khí độc hoặc làm thay đổi vi khí hậu nơi làm việc.

Chiếu sáng hợp lý: Chiếu sáng không tốt làm giảm năng suất lao động, hại mắt, chóng mệt mỏi và dễ gây tai nạn lao động. Cần bố trí ánh sáng hợp lý đặc biệt ở vị trí làm việc của người công nhân, tránh ánh sáng quá yếu hoặc ngược lại ánh sáng quá

chói.

3. Tổ chức lao động hợp lý Tổ chức lao động hợp lý ta có thể hạn chế được số người tiếp xúc với các

THNN, giảm bớt được nồng độ của các yếu tố độc hại trong môi trường sản xuất trong

khi chi phí cho công việc này có thể không lớn.

- Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn chế tối đa

người tiếp xúc với các THNN.

- Hạn chế các công việc đơn điệu, giảm thời gian lao động có tiếp xúc với các

yếu tố độc hại, tổ chức thời gian lao động, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý để đảm bảo

khả năng tái sản xuất của người lao động. Máy móc và công cụ lao động cần phải phù

hợp với người lao động.

- Thường xuyên quan tâm, chăm lo tới đời sống người lao động, ổn định nơi ăn

chốn ở để họ yên tâm sản xuất, giảm khoảng cách từ nhà tới nơi sản xuất nếu có thể để hạn chế việc đi lại của công nhân.

- Thực hiện công tác vệ sinh phân xưởng, máy móc: Đây là công việc quan trọng nhằm

làm tăng tuổi thọ cho thiết bị, giảm sự tích lũy THNN trong môi trường như bụi, chất độc... Đối với môi trường sản xuất có sử dụng thiết bị quạt thổi gió thì công việc này

càng cần thiết vì gió có thể làm khuyếch tán trở lại môi trường các bụi, chất độc đã

lắng xuống từ những ngày trước.

4. Tôn trọng nội quy nơi làm việc

Page 138: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 137

Thực hiện đầy đủ các nội quy về vệ sinh an toàn nơi sản xuất, đề phòng tai nạn lao

động. Bố trí hệ thống biển báo và vùng giới hạn để phân biệt vùng có THNN và vùng

an toàn, giúp cho việc hạn chế tối đa số người tiếp xúc với các THNN.

5. Giám sát môi trường sản xuất Giám sát môi trường sản xuất thường xuyên để phát hiện kịp thời THNN mới

phát sinh, theo dõi sự tăng, giảm của các THNN cũ để có các can thiệp kịp thời . Đánh

giá mức độ an toàn của dây chuyền sản xuất để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế. Đánh

giá hiệu quả hoạt động của các biện pháp can thiệp với nguồn THNN và môi trường.

6. Tuyên truyền giáo dục công nhân về tác hại và các biện pháp phòng chống các THNN

Tuyên truyền giáo dục công nhân về tác hại và các biện pháp phòng chống các

THNN có mặt trong môi trường sản xuất, sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết, giáo dục tinh

thần tôn trọng quy tắc an toàn, vệ sinh trong lao động.

7. Các biện pháp phòng hộ cá nhân Phòng hộ các nhân chỉ để bảo vệ cho từng người lao động riêng rẽ. Nó chấp

nhận thực tế là THNN vẫn tồn tại trong môi trường và luôn luôn đe dọa công nhân,

trong nhiều trường hợp, phòng hộ cá nhân trở thành biện pháp quan trọng và duy nhất có thể đảm bảo cho người công nhân phòng ngừa được tác hại nghề nghiệp và bệnh

nghề nghiệp. Tùy theo loại THNN mà có các trang bị phòng hộ thích hợp. Có thể liệt kê một số loại như kính để bảo vệ mắt, mặt nạ, khẩu trang cho đường hô hấp, quần áo,

ủng, găng cho da, nút tai để giảm ồn, mũ, nón bảo vệ đầu.

Thông thường một loại phòng hộ chỉ bảo vệ được một số THNN nhất định.

Thực tế trong nhiều nhà máy người công nhân có thể phải sử dụng nhiều loại phòng hộ

cùng lúc, điều này thường lại hạn chế thao tác của công nhân, tăng chi phí của nhà

máy cho các thiết bị phòng hộ.

Ngoài ra, hiệu quả của các trang bị phòng hộ còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố như

chất lượng của các trang bị, công nhân có tự giác sử dụng và sử dụng đúng hay không,

sự phiền toái khi sử dụng nó.

8. Các biện pháp y tế 8.1 Khám tuyển

Khám tuyển công nhân trước khi vào nhà máy, nhằm loại trừ những người không được

tiếp xúc với một số THNN nhất định vì lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý

mãn tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận.

8.2 Khám định kỳ

Ngoài các tai nạn nghề nghiệp hoặc các nhiễm độc cấp, các THNN còn gây ra các ảnh

hưởng lâu dài trên cơ thể với các nhiễm độc bán cấp hoặc mãn. Phần lớn các triệu

chứng lâm sàng của các bệnh nghề nghiệp thường xuất hiện rất muộn, khi đó các biện

pháp điều trị thường ít hiệu quả. Vì vậy phát hiện các biểu hiện sớm của nhiễm độc

nghề nghiệp trước khi có các triệu chứng lâm sàng là mục đích chính của khám định

kỳ. Khám định kỳ còn có nhiệm vụ theo dõi sức khỏe chung của công nhân phát hiện

và điều trị các bệnh thông thường, nâng cao sức khỏe cho người lao động.

Tùy từng loại THNN công nhân tiếp xúc mà chọn mời các bác sĩ chuyên khoa, chọn

xét nghiệm thích hợp. Kết quả của khám định kỳ sẽ giúp lựa chọn các giải pháp thích

hợp đối với các đối tượng nghi ngờ như gửi lên tuyến trên khám xác định, điều trị, cách ly, chuyển công tác hoặc tăng cường phòng hộ.

Page 139: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 138

Một bộ phận lớn các BNN được phát hiện muộn, việc điều trị khó khăn, ít hiệu quả, có

bệnh chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy việc phát hiện sớm BNN để có biện pháp thích hợp

là rất cần thiết. 8.3 Theo dõi và quản lý các bệnh nhân mắc BNN

Sau khi công nhân đã được chẩn đoán là mắc BNN, họ cần phải được quản lý theo

dõi. Nếu có thể nên chuyển họ sang công tác khác ít độc hại hơn. Tuy nhiên việc này

còn liên quan tới tay nghề và thu nhập của họ nên cũng không dễ dàng. Nếu vẫn tiếp

tục để họ ở vị trí cũ thì cần tăng cường các biện pháp phòng hộ cho họ, hạn chế các cơ

hội tiếp xúc và thường xuyên kiểm tra theo dõi định kỳ.

Người bị BNN và tai nạn lao động cần được giám định khả năng lao động, đánh giá

mức độ mất sức lao động mà bố trí công việc hợp lý. Trong trường hợp không thể tiếp

tục công việc / nghỉ lao động, cần có chế độ bảo hiểm xã hội / đền bù tương xứng.

Câu hỏi đánh giá cuối bài

1. Hãy phân loại được các tác hại nghề nghiệp có thể gặp trong môi trường lao

động ?

2. Thảo luận được khái niệm bệnh nghề nghiệp và kể tên được 10 bệnh nghề nghiệp ?

3. Liệt kê được các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp ?

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ , (2003) Giáo trình Khoa học Môi trường và Sức

khoẻ Môi trường, Trường Đại học Y Huế.

2. Bộ Y tế (2006), Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt nam trong tình hình mới, nhà xuất bản Y học, Hà nội.

3. Nguyễn Thị Hồng Tú,(2003), Tài liệu huấn luyện Nâng cao sức khoẻ nơi làm việc (Tài liệu dùng cho giảng viên) , Nhà xuất bản y học, Hà nội.

4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, (2006), Luật bảo vệ Môi trường, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà nội.

5. David Snashall (2003), ABC of Occupational And Evironmental Health, second edition, BMJ, London.

6. Michael I. Greenberg, 2003, Occupational, Industrial, and Environmental Toxicology et alt, Mosby, Philadelphia, USA.

7. Joseph LaDou .(2007), Current occupational and environmental medicine, New York

; London : Lange Medical Books/McGraw-Hill,

8. ISBN-13 978-0-07-144313-5 ISBN-10: 0-07-144313-4.

9. http://www.who.int/ipcs/publications/

10. http://www.ilo.org/global/lang--en/index.htm

Page 140: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 139

TIẾNG ỒN TRONG SẢN XUẤT

Mục tiêu học tập 1. Trình bày được tác hại của tiếng ồn lên cơ thể, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh điếc nghề

nghiệp.

2.. Trình bày được các biện pháp dự phòng tác hại của tiếng ồn, giá trị của từng biện

pháp

I. Các khái niệm cơ bản về vật lý và sinh lý của âm thanh. 1. Định nghĩa tiếng ồn

-Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp

một cách không có trật tự, gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người ta làm việc

và nghỉ ngơi.

Nói cách khác, tất cả các âm thanh có tác dụng kích thích quá mức, hoặc xảy ra không

đúng lúc, đúng chỗ, cản trở con người hoạt động và nghỉ ngơi đều bị coi là tiếng ồn.

- Như vậy, theo định nghĩa đó, khái niệm về tiếng ồn là có tính chất ước lệ.

1. 2. Các đặc tính chủ yếu của một âm thanh

1.2.1. Tần số âm thanh

- Mỗi âm thanh được đặc trưng bởi một tần số dao động nhất định của sóng âm. Bình

thường, tai người cảm thụ được các âm thanh có tần số từ 16 − 20000 Hz. Trong đó, các âm

có tần số < 300 Hz gọi là âm hạ tần, từ 300 − 1000 Hz gọi là âm trung tần, > 1000 Hz gọi là

âm cao tần.

- Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào tần số của âm. Các âm trầm có tần số thấp. Các

âm cao có tần số cao.

Khả năng nghe các âm thanh cao, thấp khác nhau tùy thộc vào lứa tuổi ... Các tiếng ồn

có tần số cao tác hại tới cơ quan phân tích thính giác mạnh hơn các tiếng ồn có tần số thấp.

Tiếng nói bình thường của người ta ở trong khoảng tần số 64 − 13000 Hz. Quan trọng nhất là

các âm có tần số từ 350 − 4000Hz.

- Một đặc điểm sinh lý của cơ quan phân tích thính giác của người là nó không phản

ứng với độ tăng tuyệt đối của các tần số âm mà lại phản ứng với sự tăng tương đối của các tần

số âm. Khi tần số tăng gấp đôi thì độ cao của âm nghe đươc tăng lên 1 tông, trường hợp này

được gọi là một octave tần số. Octave tần số là một dải của nhiều tần số âm mà giới hạn trên

cao gấp đôi giới hạn dưới.

-Tiêu chuẩn vệ sinh về mức cho phép của tiếng ồn thường được quy định ở 8 octave là :

63, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000 và 8000Hz.

1. 2.2. Cường độ âm thanh

- Mỗi âm thanh đều mang một năng lượng âm nhất định. Năng lượng này rất nhỏ và

được đánh giá bởi biên độ dao động của sóng âm trên đường truyền âm. Đơn vị đo là :

erg/cm2/s hoặc W/cm

2.

-Trên thực tế, người ta ít dùng các đơn vị vật lý vì phức tạp, mà khả năng tiếp thu tiếng

ồn còn phụ thuộc vào cảm giác của tai.

Page 141: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 140

-Thang độ ồn của tiếng động : ngưỡng nghe thấy của tai người bắt đầu từ âm thanh có

năng lượng 10-9

erg/cm2/s. Nhưng cảm giác về độ ồn tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng âm

lực. Khi âm lực tăng 10 lần, thì cảm giác ồn tăng 1 lần . Khi âm lực tăng 100 lần, thì cảm giác

ồn tăng 2 lần, nghĩa là cảm giác về độ ồn tăng tỷ lệ thuận với lôgarít thập phân của sự tăng âm

lực. Khi năng lượng âm đạt tới 104 erg/cm

2/s, tai bắt đầu cảm thấy đau. Đối với âm thanh có

tần số 1000Hz (tần số âm mà tai người nghe rõ nhất) từ ngưỡng nghe tới ngưỡng đau, khi

năng lượng âm tăng 10 lần, thì cường độ âm thanh nghe thấy tăng thêm 1 lần ... Từ ngưỡng

nghe đến ngưỡng đau, khi năng lượng âm tăng 1013

lần, thì cường độ âm tăng thêm 13 lần.

Mỗi bậc cường độ tăng được gọi là 1 Bel.

Theo định luật Weber − Fechner, 1 dB tương ứng với sự thay đổi nhỏ nhất về độ ồn mà

cảm giác nhận ra được.

1 10Bel dB deciBel= ( )

- Dưới đây là vài giá trị của áp âm

+ Tiếng tim đập : 10 dB

+ Nói thầm : 20 dB

+ Nói to : 70 dB

+ Cơ khí : 75 − 85 dB

+ Còi ô tô : 90 dB

+ Búa máy (150kg) : 93 − 95 dB

+ Dệt : 98 − 100 dB

+ Máy cưa : 98 − 105 dB

+ Búa khoan bằng khí nén : 110 − 115 dB

- Để xác định một cách sát hợp hơn sức cảm thụ của thính giác với sự kết hợp khác

nhau của tần số và cường độ âm thanh, người ta còn dùng đơn vị đo lường Phone. Phone

tương đương với 1 dB ở tần số 100Hz.

- Các máy đo tiếng ồn hiện nay đều có khả năng đo mức vang của âm tính theo đơn vị deciBel A (dBA). Mức âm thanh đo bằng đơn vị dBA là mức cường độ âm chung của các giải octave tần số đã được hiệu chỉnh về tần số 1000Hz nhờ các kết cấu riêng của máy đo. Người

ta gọi âm thanh đo theo đơn vị dBA là âm thanh đương lượng. Trị số dBA giúp đánh giá sơ

bộ tiếng ồn về phương diện vệ sinh xem có vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép hay không ?

1.3. Phân loại tiếng ồn về phương diện vật lý.

1.3.1. Theo tính chất vật lý của âm thanh: Có thể chia tiếng ồn thành những loại sau :

-Tiếng ồn ổn định.

Mức thay đổi cường độ âm không quá 5 dB trong suốt thời gian có tiếng ồn.

-Tiếng ồn không ổn định.

Mức thay đổi cường độ âm theo thời gian vượt quá 5 dB. Có 3 loại tiếng ồn không ổn

định :

+Tiếng ồn dao động.

+Tiếng ồn ngắt quãng.

+Tiếng ồn xung.

1.3.2.Theo sự phân bố năng lượng ở octave tần số

Page 142: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 141

Tiếng ồn lại có thể được chia thành:

Tiếng ồn dải rộng.

Tiếng ồn dải hẹp hay tiếng ồn âm sắc.

2 . Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể con người

2. 1. Bản chất vật lý của tiếng ồn

Tiếng ồn có cường độ càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới cơ thể càng lớn. Tiếng ồn có

cường độ tới 150 dB có thể gây đau chói ở tai và làm thủng màng nhĩ.

Tiếng ồn có tần số càng cao, càng gây tác hại lớn, đặc biệt đối với các cơ quan phân tích

thính giác.

Những tiếng ồn luôn thay đổi về tần số và cường độ tác hại mạnh hơn những tiếng ồn

ổn định. Tiếng ồn thay đổi có quy luật ít tác hại hơn những tiếng ồn thay đổi không có quy

luật. Các tiếng ồn bất ngờ và không tự ý gây tác dụng kích thích mạnh hơn là những tiếng ồn

do tự mình phát ra.

Tiếng ồn có phối hợp thêm yếu tố rung chuyển, cộng hưởng thì tác hại càng mạnh.

2. 2. Tính chất công tác

Thời gian tác dụng liên tục của tiếng ồn càng lâu, tác hại do tiếng ồn biểu hiện càng rõ

và mạnh. Số giờ hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn càng nhiều thì tác hại càng nhiều.

Tuổi nghề làm việc với tiếng ồn mạnh càng cao, ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể càng

rõ và nặng. Để hạn chế những nhân tố ảnh hưởng này, có thể bố trí trong ca lao động những

khoảng giải lao ngắn.

Khi khám phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp, cần chú ý tới những công nhân có tuổi nghề cao, những người có tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn nhiều. Nên xây dựng những nhóm

công nhân trong cùng một ca kíp, có khả năng thay nhau làm việc ở nơi có tiếng ồn mạnh.

Tác dụng của tiếng ồn sẽ càng mạnh nếu tiếng ồn phát sinh ở nơi kín, chật hẹp và con

người phải làm việc thường xuyên ở đó.

2. 3. Tính chất cảm thụ tiếng ồn ở từng người

Trẻ nhỏ, phụ nữ, người kém sức khỏe dễ nhạy cảm với những tiếng ồn mạnh. Những

ngươi sẵn có bệnh ở cơ quan thính giác như viêm tai giữa, xơ tai, viêm thần kinh thính giác,

bệnh thần kinh suy nhược ... thì khả năng chịu đựng tiếng ồn kém.

3 . Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể

3.1. Tác hại toàn thân

Mức tiếng ồn từ 50 dBA trở lên ở các khu nhà ở có thể gây ra các rối loạn một số quá

trình thần kinh ở vỏ não. Chỉ những tiếng ồn ở mức 40 − 45 dBA là không gây ra những biến

đổi đáng kể nào về mặt chức phận ở con người.

Ở những người phải tiếp xúc với các tiếng ồn mạnh trong điều kiện sản xuất, sau ngày

làm việc thường có cảm giác đau đầu dai dẳng, luôn như có tiếng ve, tiếng muỗi kêu trong tai,

hay bị chóng mặt, người nặng nề mỏi mệt, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, giảm sức tập trung chú

ý, giảm khả năng làm việc, người hay bị vã mồ hôi, giấc ngủ bị rối loạn. Nói chung đó là

những triệu chứng suy nhược thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh thực vật.

Về tim mạch, thường có những biểu hiện như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp tâm thu, mạch chậm ... Nếu khám thực thể có thể thấy dấu hiệu hưng phấn cơ quan

Page 143: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 142

tiền đình (điều khiển thăng bằng và định hướng), cơ lực giảm, run mi mắt, run các đầu chi,

giảm phản xạ xương khớp, dấu hiệu vạch da đỏ lâu mất, mạch và huyết áp không ổn định,

điện tâm đồ có những thay đổi bất thường ... các triệu chứng trên đây là những dấu hiệu chủ

yếu của một bệnh được gọi là bệnh ồn. Hậu quả của những rối loạn bệnh lý trên đây là sức

khỏe bị giảm sút, giảm khả năng lao động và tạo tiền đề cho những bệnh lý tiếp theo.

3. 2. Tác hại tới cơ quan thính giác

Những âm thanh rất mạnh và đột ngột như tiếng bom, tiếng súng lớn, tiếng mìn nổ ... có

thể gây rách màng nhĩ, xô đẩy lệch các xương nhỏ ở tai giữa (xương búa, xương đe, xương

bàn đạp), làm tổn thương cả tai trong, máu chảy ra ngoài tai, gây đau nhức dữ dội. Các thương

tổn này có thể phục hồi nhờ điều trị tích cực, nhưng chức năng nghe của tai vẫn bị giảm sút

nhiều. Tuy nhiên, các sang chấn ở cơ quan thính giác do tiếng ồn không phải là phổ biến.

Trong điều kiện lao động sản xuất, tổn thương bệnh lý ở cơ quan thính giác thường xảy

ra một cách từ từ, qua nhiều giai đoạn và khó phục hồi. Hậu quả sau cùng là gây ra điếc nghề nghiệp.

Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, hàng chục năm. Chậm nhưng vẫn tiến triển và

không có quy luật về thời gian. Diễn biến lâm sàng có thể chia ra 4 giai đoạn :

3.2.1. Mệt mỏi thính lực

Đây là giai đoạn thích ứng, xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng

ồn.

Bệnh nhân cảm thấy ù tai, cảm giác tức ở tai như bị nút tai, có cảm giác nghe kém vào

cuối hay sau giờ lao động, ít chú ý đến. Dấu hiệu suy nhược thần kinh, mệt mỏi, nhức đầu,

mất ngủ.

Đo thính lực sau ngày làm việc : giảm sút giới hạn ở tần số 4000 Hz. Khi nghỉ ngơi,

thính lực hồi phục hoàn toàn. Tần số 4000 Hz hồi phục chậm nhất.

3.2.2. Giai đoạn tiềm tàng.

Giai đoạn này kéo dài hàng năm, đến 5 − 7 năm. Người bệnh ít chú ý, vì các triệu

chứng chủ quan và toàn thân qua đi, tiếng nói to ở nơi ồn ào lại nghe được rõ hết. Chỉ cảm

thấy trở ngại khi nghe âm nhạc, vì nghe kém ở tần số cao. Khuyết chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới

50 − 60 dB ở 4000 Hz và có thể lan rộng ra các tần số 3000 và 6000 Hz.

Ở giai đoạn này, đo thính lực âm là cách phát hiện hàng loạt tốt và sớm. Có thể cho

nghe tích tắc đồng hồ (tiếng này cường độ 30− 40 dB và tần số 3000 − 4000 Hz).

3.2.3. Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn

Hình Thính lực đồ ở các giai đoạn mất sức nghe khác nhau

Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V, nhưng đã mở rộng ra tới cả tần số 2000 Hz,

1000Hz, vùng nói chuyện bị ảnh hưởng (500 − 2000 Hz), có thể mất 70 dB ở 4000 Hz, tần số cao 8000 Hz cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh khó chịu khi nghe và không nghe được tiếng nói

thầm.

3.2.4. Giai đoạn điếc rõ rệt

Ở giai đoạn này, tiếng nói to cũng khó nghe. Bệnh nhân ù tai thường xuyên, nói chuyện

khó khăn. Đo thính lực, khuyết chữ V lan rộng tới cả tần số 100, 200 và 250 Hz.

Thính trường thu hẹp, không những ngưỡng nghe tăng cao mà ngưỡng đau còn hạ thấp.

4 . Chẩn đoán xác định bệnh điếc nghề nghiệp

Page 144: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 143

4.1. Yếu tố tiếp xúc

−−−− Nơi lao động có tiếng ồn lớn, thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 90 dBA.

− Thời gian lao động tại môi trường ồn cao tối thiểu 3 tháng.

4.2. Đo thính lực âm hoàn chỉnh

4.2.1. Điều kiện

− Thính lực âm kế phải hoàn chỉnh.

− Âm nền ở buồng cách âm không quá 35 dB.

− Cán bộ nắm vững kỹ thuật đo.

- Biểu đồ thính lực âm phải hoàn chỉnh ở các giải tần số.

4.2.2. Biểu hiện

- Các biểu hiện tổn thương cả đường xương và đường khí.

− Thể hiện điếc tiếp âm loa đạo đáy hay toàn loa đạo.

− Điếc nghề nghiệp là điếc đối xứng hai bên.

− Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz. Khuyết này tăng theo

thời gian tiếp xúc, đặc biệt ở thời kỳ đầu của bệnh, khuyết chữ V là dấu hiệu đặc trưng của

điếc nghề nghiệp.

− Điếc nghề nghiệp là điếc không hồi phục.

5. Biện pháp dự phòng

5.1. Biện pháp kỹ thuật

− Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh : nguồn phát sinh tiếng ồn có thể do va chạm, cọ xát, rung chuyển, cộng hưởng âm, động cơ nổ ... hay hỗn hợp các nguyên nhân.

− Cải tiến lại máy móc, thiết bị, giảm ma sát bằng bôi trơn, tra dầu mỡ, dùng đệm cao

su, lò xo ...

− Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn : làm hệ thống hai cửa ra vào,

hai cửa sổ, tường dày, gạch rỗng, vật liệu xốp ...

− Giảm tiếng ồn bằng dùng vật liệu hấp thu bề mặt : loại bỏ các bề mặt phản xạ, thay

bằng các vật liệu hấp thu tiếng ồn như len, thủy tinh, dạ, sợi gỗ, sơn đặc biệt ... các bề mặt phản xạ thường có là sàn nhà, tường, trần.

5.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân

Các dụng cụ chống ồn cá nhân là :

− Nút tai : nút tai có thể làm bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo....

− Chụp tai : tai chụp hay mũ chụp.

Có thể sắp xếp nghỉ ngắn xen kẽ với lao động, lao động một giờ nghỉ 15 phút hay hai

giờ nghỉ nửa giờ.

Tại nơi lao động, có thể bố trí các phòng yên tĩnh để công nhân nghỉ ngơi.

5.3. Biện pháp quy định giới hạn tối đa cho phép

Tần số cao > 800 Hz. → 75 − 80 dB.

Tần số trung bình 300 − 800 Hz. → 85 − 90 dB.

Page 145: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 144

Tần số thấp < 300 Hz. → 90 − 100 dB.

Các quy định đề ra dựa trên quy đinh không gây thương tổn trong hiện tại cũng như

trong tương lai.

Mức quy định tiêu chuẩn tối đa cho phép (theo dBA) của Việt nam là 90 dBA trong suốt

thời gian làm việc.

Đánh giá tiếng ồn bằng máy đo tiếng ồn (sonometer).

4.4. Biện pháp Y tế

4.4.1. Khám tuyển

Không tuyển những công nhân giảm thính lực, khả năng nghe tiếng nói thầm dưới 1m,

mắc các bệnh viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, xơ tai, rối loạn tiền đình, suy nhược

thần kinh, bệnh tuyến nội tiết.

4.4.2. Khám định kỳ

Tất cả các trường hợp dấu hiệu mệt mỏi thính giác, dị thanh, nhức đầu, chóng mặt thường xuyên ... cần được đo thính lực âm để phát hiện sớm khả năng bị bệnh điếc nghề nghiệp để điều trị hoặc chuyển sang công tác khác.

VI KHÍ HẬU NÓNG TRONG SẢN XUẤT

Mục tiêu học tập 1. Trình bày được các biến đổi sinh lý, các biến đổi bệnh lý của cơ thể trong lao động

nóng.

2. Trình bày được các biện pháp phòng chống VKH nóng.

I. Đại cương về các yếu tố vi khí hậu 1. Định nghĩa

Vi khí hậu (VKH) trong sản xuất là tổ hợp những yếu tố đặc trưng tình trạng lý học của

môi trường không khí, trong những khoảng không gian, thu nhỏ bao vây quanh người lao

động và ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt.

Vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc nhiều vào tính chất của quy trình sản xuất và thời

tiết địa phương.

2. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ của bất cứ vật nào cũng đều biểu thị mức độ được làm nóng của vật đó hay là

lượng nhiệt năng trong vật đó.

Nhiệt độ là một loại động năng luôn luôn được truyền từ vật nóng nhiều đến vật nóng

kém hơn và tiếp tục truyền tới khi nhiệt độ của hai vật được thăng bằng.

Các phương thức truyền nhiệt gồm có :

− Dẫn truyền.

− Đối lưu.

Page 146: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 145

− Bức xạ.

− Bay hơi.

Nguồn nhiệt từ mặt trời là nguồn nhiệt cơ bản tạo ra nhiệt độ không khí (xem lại kiến

thức về vệ sinh không khí) nhưng mặt khác, trong sản xuất còn có những nguyên nhân khác

làm cho nhiêt độ không khí tăng cao hoặc giảm thấp cục bộ.

3. Bức xạ nhiệt

Là nói tới bức xạ điện từ có tác dụng nhiệt. Trong sản xuất, bức xạ nhiệt còn do các vật thể có nhiệt độ cao phát ra. Thuộc về bức xạ nhiệt chủ yếu gồm giải tia đỏ và phần lớn bức xạ hồng ngoại.

Sóng điện vô tuyến (Hồng ngoại) 760-400 mµ (Tử ngoại) Roentgen, γ , tia vũ trụ

Năng lượng bức xạ và tần số sóng ánh sáng có quan hệ theo công thức Flank :

E hv=

Trong đó : h là hằng số : h = 6,625 x 10-27

erg/giây

E là năng lượng bức xạ.

ê là tần số sóng ánh sáng.

Nhưng bước sóng và tần số sóng điện từ có quan hệ :

λ =

C

v

Trong đó C là vận tốc áng sáng truyền đi trong chân không 300000 km/s.

Vậy nên những bức xạ điện từ có bước sóng càng ngắn, thì tần số càng lớn và năng

lượng của bức xạ càng lớn và ngược lại. Những bức xạ có bước sóng càng ngắn thì càng có

khả năng đâm xuyên, tác dụng ion hóa. Những bức xạ sóng dài thường chỉ có tác dụng nhiệt.

Tất cả các vật bị nung nóng đều có thể phát ra tia hồng ngoại (tia nhiệt). Thành phần

quang phổ bức xạ phụ thuộc vào nhiệt độ vật thể bị nung nóng.

Người ta có thể xác định được bước sóng của bức xạ điện từ khi biết được nhiệt độ của

vật thể theo công thức Wien : chiều dài của bước sóng bức xạ điện từ mang năng lượng tối đa tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của vật thể :

λ (max) =C

T

Trong đó : C là hằng số : 2896 µ .độ.

Độ T = 273 + t0C

Khi vật thể có nhiệt độ bề mặt tới 39000K :

λ µ(max) = 694m (tia đỏ)

4. Độ ẩm không khí

Là lượng hơi nước không nhìn thấy khuếch tán trong không khí.

Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm tương đối ( %) = x 100

Độ ẩm tối đa

Khả năng bão hào hơi nước của không khí phụ thuộc nhiệt độ không khí :

Page 147: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 146

Ở 200C thì 1 m

3 không khí bão hòa hoàn toàn 12 − 17g hơi nước.

Ở 400C thì 1 m

3 không khí bão hòa hoàn toàn 56,1g hơi nước.

Như vậy, nhiệt độ không khí tăng lên thì trọng lượng hơi nước bão hòa càng tăng hay

làm độ ẩm giảm xuống.

Độ ẩm không khí ảnh hưởng to lớn đến sự bay hơi mồ hôi và sự trao đổi nhiệt của cơ

thể. Theo tác giả Vũ Tự Lập, thì độ ẩm không khí thích hợp với cơ thể người Việt nam

(genotype) là 79 ± 5%.

5. Gió

Gió là sự chuyển động của các khối không khí, từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực

thấp hơn. Tốc độ gió và hướng gió là hai tiêu chuẩn của luồng gió.

Gió có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, do làm

thay đổi nhanh lớp không khí gần da. Mặt khác, gió làm tăng khả năng bay hơi của mồ hôi,

cũng như khả năng bão hòa của hơi nước. Trong phân xưởng sản xuất, nồng độ hơi, khói, khí,

bụi mau chóng hạ thấp hoặc lan rộng vì có gió.

Tác động của gió tùy thuộc theo tốc độ gió :

Từ 0 − 3,5 m/s : gió mát.

Từ 3,6 − 6 m/s : gió lạnh

Trên 6 m/s : gió kích thích

6. Đánh giá tác dụng phối hợp của các yếu tố vi khí hậu

Các yếu tố vi khí hậu không bao giờ tác động đơn lẻ lên cơ thể, mà luôn luôn phối hợp

với nhau tạo ra một tổ hợp các yếu tố gây ra cho con người một cảm giác nhiệt nhất định. Chỉ cần thay đổi của một trong những yếu tố đó, đã gây ra cảm giác nhiệt khác đi. Có nhiều

phương pháp để đánh giá thang cảm giác nhiệt, mà trong y học lao động thì phương pháp

thông dụng hơn cả là dùng chỉ số Yaglou, còn gọi là chỉ số nhiệt tam cầu (wet bulb globe

thermometer index) được dùng lần đầu 1957 :

Chỉ số Yaglou = 0,70ướt + 0,2

0cầu + 0,1

0 k

(nhiệt độ ướt) (nhiệt độ cầu) (nhiệt độ khô)

Theo các tác giả Mỹ thì giới hạn tôi đa cho phép của chỉ số Yaglou là 31,10C (88

0F).

Với người Việt nam thích nghi với khí hậu nóng ẩm, số liệu này là vấn đề cần nghiên cứu.

Chế độ lao động và chỉ số Yaglou

Chế độ lao động Nhẹ Trung bình Nặng

Lao động liên tục 300C 26,7

0C 25

0C

Lao động 75% + Nghỉ 25% 30,60C 28

0C 25,9

0C

Lao động 50% + Nghỉ 50% 31,40C 29,4

0C 27,9

0C

Lao động 25% + Nghỉ 75% 32,20C 31,1

0C 30

0C

II. Cơ chế điều hòa thân nhiệt Tham khảo Sinh lý điều hòa thân nhiệt, Sách Sinh lý học

III. Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu nóng đối với cơ thê

Page 148: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 147

1. Những biến đổi sinh lý của cơ thể trong điều kiện vi khí hậu nóng

- Nhiệt độ da.

- Tuần hoàn.

- Thận − tiết niệu.

- Tiêu hóa.

- Bài tiết mồ hôi.

- Thần kinh trung ương

2. Những rối loạn bệnh lý có thể gặp khi lao động nóng

2.1. Cấp tính

2.1.1. Bệnh say nóng (nhiệt xạ)

- Là do nhiệt sinh ra và bị hấp thụ vượt quá khả năng điều hòa thân nhiệt.

- Dễ xảy ra ở điều kiện thuận lợi : nhiệt độ cao, độ ẩm cao, gió yếu, lao động nặng, môi

trường có hơi khí độc...

- Triệu chứng : bải hoải, rã rời chân tay, miệng khô, cảm giác tức ngực, khó thở và có

khi buồn nôn.

Mặt đỏ bừng, sờ da nóng, thân nhiệt luôn luôn cao, có thể tới 41 − 42oC. Nếu được

dừng lao động, nghỉ nơi gió mát, thoáng gió ngay sẽ hồi phục dần. Ngược lại thì khó thở, tím

tái, trạng thái hoảng hốt, dần dần có thể hôn mê, chết.

2.1.2. Bệnh say nắng (nhiệt xạ).

- Là do tác động của tia hồng ngoại vào vùng đầu, làm tăng nhiệt độ của màng não và tổ chức não. Khi bị chiếu xạ, 99% tia bị giữ lại ở tóc và xương sọ, tuy chỉ 1% xâm nhập nhưng

có thể gây được hiện tượng giống như phù não.

-Triệu chứng : cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Thân nhiệt có thể không tăng

nhưng nhiệt độ vùng da đầu luôn luôn tăng cao hơn bình thường. Biểu hiện dặc biệt là trụy

tim mạch và rối loạn hô hấp do rối loạn thần kinh trung ương, dần dần nói mê sảng, có ảo

giác, co giật, hôn mê. Chết do liệt trung tâm hô hấp và tim mạch.

- Giải phẩu bệnh màng não xuất huyết, tổ chức não có chấm xuất huyết tím. Vi thể màng não có ổ viêm, phù nề.

- Xử trí : Vấn đề chẩn đoán phân biệt say nắng hay say nóng không quan trọng vì có thể có sự phối hợp của một hội chứng. Phải nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi mát, thoáng gió

để nằm nghỉ (tránh tập trung đông). Lau khăn ướt hoặc chườm đá vùng đầu, lòng bàn tay, bàn

chân. Có thể dùng thuốc trợ hô hấp, tim mạch bằng long não 0,2g x 1 - 2 ống. Trường hợp bất tỉnh, có thể châm nặn máu Thập tuyên , Bách hội, Ấn đường.

2.1.3 Chứng co cứng cơ .

2.2. Mãn tính

2.2.1. Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp.

- Do các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn gây nên (780 − 1500nm). Bình thường, thủy

tinh thể trong suốt. Khi mắc bệnh trên, thủy tinh thể mắt có các chấm trắng hoặc vẩn đục do

xuất hiện những sợi tơ từ sau ra trước làm cản tia sáng. Bệnh xảy ra do không thường xuyên

đeo kính bảo vệ mắt và phải tiếp xúc thường xuyên với tia hồng ngoại. Ở Việt nam, tỷ lệ đục

thủy tinh thể nghề nghiệp ở công nhân có hơn hai mươi năm tuổi nghề là 30,9 ±12,4%.

Page 149: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 148

- Xử trí : mổ thay thủy tinh thể có thể hồi phục một phần.

- Phòng tránh : đeo kính bảo vệ mắt.

2.2.2. Bệnh viêm mắt do tia hàn.

- Nguyên nhân chính của bệnh là tác dụng gây viêm kết - giác mạc của tia cực tím sóng

ngắn (< 280nm). Bệnh dễ gặp ở những người thợ hàn điện, hàn xì. Khi hàn, nhiệt độ lên tới

hàng ngàn độ nên phát ra các tia có bước sóng khác nhau, gây viêm kết - giác mạc.

- Triệu chứng : sau chứng 2 giờ bị chiếu tia, cảm giác như có sạn trong mắt, mắt đau

nhức buốt và chảy nhiều nước mắt. Nhìn có ảo giác hoặc đom đóm. Người công nhân sợ ánh

sáng mạnh. Giác - kết mạc xung huyết, cảm giác giác - kết mạc giảm, thượng bì hoại tử hoặc

loét .Thị trường bị hẹp lại. Bệnh kéo dài 2 − 3 ngày rồi giảm dần, tự khỏi nếu không bị nhiễm

khuẩn. Bệnh diễn biến cấp tính nhưng dễ tái đi tái lại nhiều lần gây ra hình ảnh mắt thợ hàn. - Phòng tránh : che chắn quanh nơi hàn, sử dụng kính che mặt. Khoảng cách an toàn là

60m.

2.2.3. Bệnh xạm da nghề nghiệp.

-Nguyên nhân của bệnh là do phản ứng quang hóa xảy ra trên da người công nhân, giữa

một bên là tác dụng của tia cực tím sóng dài (315 − 400nm) với các chất hóa học gốc carbure

hydro vòng, phát sinh ra trong khói luyện than, chưng cất nhựa đường... bám dính trên da.

Phản ứng quang hóa làm da đen xạm lại.

-Phòng tránh : chỉ cần tách một trong hai yếu tố ra, mà biện pháp dễ áp dụng nhất là che

đậy các vùng da hở có thể che được : dùng bao tay, trùm mặt, mang ủng...

IV. Biện pháp phòng chống vi khí hậu nóng 1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ

- Cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình lao động nặng ở nơi có nhiệt độ cao (rèn, đúc,

dát cán thép ...).

- Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở nơi lao động bằng cách dùng những vật liệu cách nhiệt để bao bọc xung quanh các lò đốt, quanh ống dẫn : hợp chất Magnesi 85% +

Asbest 15%, hợp chất Asbotermit được tạo ra từ phế liệu Asbest : 70% xỉ phế liệu + 20%

trepen + 10% asbest. Hỗn hợp Sovelit gồm Magnesi, phấn và 15% asbest với bông thủy tinh.

Các hợp chất làm vật liệu cách nhiệt khá phong phú và đều có khả năng làm giảm nhiệt độ bề mặt vật nung nóng, do đó làm giảm nhiệt độ không khí nơi làm việc. Nhiệt độ bề mặt lò hơi

ống dẫn có thể giảm đi được 50 − 1000C.

2. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh

- Dùng màn nước để chống nóng (hình minh họa) : để hấp thụ bức xạ nhiệt trước các

cửa lò, người ta cấu tạo một màn nước cho chảy trước các cửa lò gia công nhiệt kim loại. Màn

nước dày vài mm, được làm nguội và tuần hoàn liên tục. Khả năng hấp thụ nhiệt của màn

nước càng cao hơn nếu người ta cho nhuộm đen màn nước bằng hóa chất có màu đen.

- Tổ chức thông hơi, thoáng khí tốt nơi làm việc, bằng cách lợi dụng triệt để hiệu quả thông gió tự nhiên và xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo.

- Hướng nhà trực diện hướng gió đông nam, hoặc bố trí nhiều cửa sổ hướng đông nam.

- Nâng cao chiều cao nhà xưởng và triệt để lợi dụng hiệu quả của áp lực nhiệt.

Page 150: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 149

Xây dựng hệ thống thông gió nhân tạo với mục đích đưa gió mát tới từng vị trí làm việc.

Nhằm mục đích đó, Người ta thường dùng vòi tắm không khí (tranh minh họa). Khi vận hành,

phải chú ý bố trí nơi lao động ổn định và thường xuyên kiểm tra khắc phục hư hỏng. Dòng

không khí phải có nhiệt độ và vận tốc thích hợp. Thổi hướng từ trên xuống dưới cơ thể công

nhân.

Mối liên quan điều chỉnh tốc độ gió và nhiệt độ không khí

Tốc độ gió Nhiệt độ không khí

1 m/s 25 − 30oC

2 m/s 27 − 33oC

3 m/s > 33oC

3. Tổ chức sản xuất hợp lý

- Chế độ lao động phù hợp với hoàn cảnh, ví dụ, mùa nắng nóng phải lao động ngoài

trời thì bố trí sáng làm sớm, nghỉ sớm; chiều làm muộn, nghỉ muộn.

- Có mũ nón, bảo hộ đầy đủ. Quần áo dùng bằng bông gai, sáng màu, may rộng

- Sắp xếp thời gian nghỉ giải lao tùy thuộc tính chất và hoàn cảnh lao động.

- Thiết lập những phòng nghỉ tạo ra điều kiện vi khí hậu dễ chịu ổn định, có nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 24

o Yaglou. Thời gian hồi phục có thể rút ngắn 25% trong những phòng

tương tự. Ví dụ, ở trong một phòng như thế có nhiệt 190C, trong 8 phút mạch sẽ giảm từ 175

lần/phút xuống 100 lần/phút. Ở nơi nghỉ khác có nhiệt độ 320C, cũng trong 8 phút, mạch chỉ

giảm từ 175 lần/phút xuống 147 lần/phút.

4. Biện pháp dinh dưỡng

- Nước uống : trong lao động nóng, chỉ nên uống ít một (khoảng 150ml/lần) với nguyên

tắc khát bao nhiêu uống bấy nhiêu. Một nước uống tốt cho công nhân lao động nóng là phải bù được lượng nước và những chất đã hao hụt trong mồ hôi. Giảm nhanh cảm giác khát, dễ uống, không gây rối loạn tiêu hóa và dễ pha chế.

Nếu cần phải bù muối thêm, người ta pha vào nước uống nồng độ muối tối đa 1gam/lít

nước. Ở khu công nghệp gang thép Thái nguyên, hiện nay khẩu phần nước uống của công

nhân lao động nóng đã được định lượng và đa số công nhân chọn nước khoáng do công ty

đóng chai.

- Ăn : chú ý chế biến hợp khẩu vị, thay đổi món ăn luôn và góp phần bồi phụ nước, điện

giải.

Bữa ăn giữa ca đảm bảo được ăn nhiều đường, các thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu đưa lại năng lượng nhanh.

Bữa ăn chính chỉ nên sau lao động ít nhất 30 phút.

5. Khám tuyển và khám định kỳ

- Không tuyển cho lao động nóng những công nhân có bệnh van tim, giãn tĩnh mạch chi

dưới, cao huyết áp loại trung bình và nặng, bệnh hen, lao phổi, khí phế thủng, bệnh tuyến

giáp, viêm gan cấp mãn, loét dạ dày tá tràng, động kinh, béo bệu ...

- Khám định kỳ kiểm tra sức khỏe ít nhât 1 năm/lần.

- Miễn lao động nóng cho phụ nữ trong thời kỳ sinh lý đặc biệt.

Page 151: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 150

Câu hỏi đánh gía cuối bài

1. Trình bày được tác hại của tiếng ồn lên cơ thể, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh điếc nghề nghiệp.

2. Bàn luận được các biện pháp dự phòng tác hại của tiếng ồn, giá trị của từng biện pháp

3. Trình bày được các biến đổi sinh lý, các biến đổi bệnh lý của cơ thể trong lao động

nóng.

4. Bàn luận được các biện pháp phòng chống VKH nóng.

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ, (1997), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản

Y học, Hà nội.

2. Nguyễn Thị Hồng Tú,(2003), Tài liệu huấn luyện Nâng cao sức khoẻ nơi làm việc

(Tài liệu dùng cho giảng viên) , Nhà xuất bản y học, Hà nội

3. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Y học lao động (Giáo trình sau đại học) Tập II, Nxb Y học, Hà Nội.

4. Lê Trung,(1997), Bệnh nghề nghiệp, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

5. Joseph LaDou .(2007), Current occupational and environmental medicine, New York

; London : Lange Medical Books/McGraw-Hill,

ISBN-13 978-0-07-144313-5 ISBN-10: 0-07-144313-4

6. Phoon W.(1988), Practical occupational heath, PG Publishing Pte Ltd, Singapore.

7. http://www.ilo.org/global/lang--en/index.htm

Page 152: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 151

PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG SẢN XUẤT

I. Đại cương Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể dù với một lượng nhỏ cũng có thể gây nên các rối loạn sinh lý, sinh hóa, dẫn đến các trạng thái bệnh lý trước mắt hoặc lâu dài.

Bệnh gây ra do nhiễm chất độc trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.

Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người lao động do hai yếu tố quyết định: Yếu

tố bên ngoài do tác hại của chất độc và yếu tố bên trong do trạng thái của cơ thể. Tùy theo

hai yếu tố nầy, sẽ xảy ra các mức nhiễm độc khác nhau.

Các chất độc trong sản xuất được phân loại như sau

1. Các nguyên chất như : benzen, chlore, brom...

2. Các chất trung gian (bán thành phẩm) xuất hiện trong quá trình sản xuất như SO2

phát sinh khi đốt lưu huỳnh.

3. Các chất phụ gia trong sản xuất, ví dụ các dung môi hòa tan các chất hữu cơ trong

kỹ nghệ sơn và phẩm màu.

4. Các thành phẩm như : axit sunfuric, axit chlohyric...

5. Các cặn bã trong sản xuất : khí CO2, CO2, NO, NO2 bụi khói ...

II. Đường xâm nhập, phân bố, chuyển hóa, và đào thải chất độc 1. Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể

Các chất độc vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường da và đường tiêu hóa

1.1. Đường hô hấp

Đây là con đường xâm nhập quan trọng nhất và luôn xảy ra do con người luôn phải thở

hít. Thống kê thấy rằng, 95% nhiễm độc nghề nghiệp là qua đường hô hấp. Phổi người có có diện

tích trao đổi khí là 90 m2, trong đó 70 m

2 là của phế nang. Mạng lưới mao mạch có diện tích là

140 m2. Thể tích hô hấp khí của người lớn là 20 m

3/ngày và trẻ em là 5 m

3/ngày. Máu qua phổi

nhanh và thuận lợi cho sự xâm nhập của chất độc. Chúng đi vào mũi, qua họng, khí quản, vào

phổi. Ở đây, có những mạch máu nhỏ li ti, màng nhầy là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí; các

chất độc từ đây đi vào máu. Máu tuần hoàn nhanh, trong 2-3 giây, sẽ đưa đến các cơ quan như

não, gan, thận, mật. Chất bài tiết qua sữa mẹ, tuyến mồ hôi, sinh dục. Chất khí độc theo con

đường này, một phần bị giữ lại ở mũi (hạt > 10-3 mm). Những hạt có đường kính từ 1-5.10-3 mm

vào phế quản, phế nang; những hạt < 10-3 mm đi thẳng vào phế nang. Như trên đã trình bày, toàn

bộ phế nang phổi có một lượng lưới mao mạch dày đặc làm cho chất độc khuyếch tán nhanh vào

trong máu, không qua gan để giải độc một phần như hệ tiêu hóa mà qua ngay tim để đi đến các

phủ tạng, đặc biệt đến hệ thần kinh trung ương. Do đó có thể nói, độc chất vào trong cơ thể theo

con đường hô hấp nhanh gần như tiến thẳng vào tĩnh mạch.

1.2. Đường tiêu hóa

Nhiễm độc bằng đường tiêu hóa ít xảy ra trong sản xuất. Nhiễm độc là do công nhân

ăn, uống trong khi làm việc, hoặc hút thuốc với tay bị nhiễm bẩn chất độc, hoặc nuốt phải chất độc dưới hình thức bụi .

1.3. Đường da

Da có vai trò bảo vệ chống các yếu tố hóa học, lý học và sinh học. Một số hóa chất có

áp lực lớn với lớp mỡ dưới da, đi qua lớp thượng bì và mô bì rồi đi vào hệ tuần hoàn và gây

nhiễm độc cho cơ thể. Các hóa chất đó là xăng, nicotin, các dẫn xuất nitro và amin thơm, các

dung môi có chứa clo, thuốc trừ sâu photpho và clo hữu cơ. Nhiễm độ qua da càng dễ dàng

khi da bị tổn thương. Nhiễm độc qua niêm mạc càng nguy hiểm hơn vì ở niêm mạc có các

Page 153: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 152

mao mạch dày đặc như niêm mạc mắt...chúng hấp thu dễ dàng một số chất độc và nhạy cảm

với một số chất kích thích. Khă năng xâm nhập qua da phụ thuộc vào:

- Độ dày của da

- Sắc tố da

- Mao mạch dưới da

- Thời tiết: nóng nhiễm độc nhanh hơn

- Độ ẩm da:đổ mồ hôi nhiều dễ nhiễm độc chất tan trong nước

- Bộ phận cơ thể: da sọ hấp thu nhanh hơn da lòng bàn tay, bàn chân.

2. Sự phân bố các chất độc trong cơ thể

Các chất độc vào trong cơ thể sẽ phân bố ở máu của cơ quan và tổ chức. Sự phân bố này phụ thuộc vào tính chất của chất độc, mỗi chất độc có một tỷ lệ không thay đổi giữa đậm

độ của nó trong máu và đậm độ của nó trong các tổ chức và cơ quan. Tỷ lệ đó phụ thuộc vào:

- Tỷ lệ lipde của cơ quan

- Hệ số phân bố Owerton Mayer =

Mỗi chất độc có một hệ số Owerton - Mayer (O.M) không thay đổi. Hệ số O.M của

chlorphore là 110, của ether là 2000.

Các chất độc có tính điện ly được vận chuyển dựa vào kho dự trữ trong một số tổ chức

và cơ quan khác nhau như chì, bari, fuor tập trung trong xương, bạc, vàng vào trong da hoặc

lắng đọng ở gan thận dưới dạng phức chất. Đến một lúc nào đó, dưới ảnh hưởng của các điều

kiện nội ngoại môi thay đổi (sốt, say rượu), các chất độc này (như chì, thủy ngân) được huy

động nhanh chóng vào máu gây ra nhiễm độc

3. Chuyển hóa chất độc trong cơ thể

Chất độc vào trong cơ thể tham gia vào mọi phản ứng sinh hóa quá trình vận chuyển

sinh học trong đó gan và thận có vai trò đặc biệt quan trọng. Các chất độc sẽ chịu những sự

biến đổi trong máu và các tổ chức như phản ứng oxy hóa, khử, thủy phân, liên hiệp... Các quá

trình này tạo thành sẽ chuyển hóa chất độc thành không độc, ví dụ rượu ethylic oxy hóa thành

CO2 và nước, nitric thành nitrat... Một vài chất lại chuyển hóa thành chất độc hơn, ví dụ rượu

methylic bị oxy hóa thành formadhéhyde

4. Sự đào thải chất độc

Chất độc hóa học hoặc sản phẩm chuyển hóa của nó được đào thải ra ngoài cơ thể theo

đường thận, tiêu hóa, da, phổi, tùy thuộc vào tính chất lý hóa của chất độc.

Các chất kim loại nặng như chì, thủy ngân, mangan... được thải qua đường ruột, thận.

Các chất tan trong mỡ (thủy ngân, crôm) được thải qua da, qua sữa (gây nhiễm độc cho trẻ sơ

sinh bú sữa mẹ), theo nước bọt (gây sưng viêm mồm) theo kinh nguyệt (gây rối loạn kinh

nguyệt). Các chất có tính bay hơi như rượu, ether cũng theo hơi thở ra ngoài

Đường bài tiết chất độc ra ngoài có giá trị cho việc chẩn đoán và điều trị giải độc nghề nghiệp.

III. Các yếu tố quyết định tác hại của chất độc Có nhiều yếu tố quyết định tác hại của chất độc với cơ thể, trong đó những yếu tố quyết định là: Cấu trúc hóa học, nồng độ, độ bay hơi, độ hòa tan, thời gian tiếp xúc và trạng

thái của cơ thể công nhân.

1.Cấu trúc hóa học

Nồng độ chất độc trong mở

Nồng độ chất độc trong nước

Page 154: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 153

Theo Lazarev, cấu trúc hóa học quyết định tính chất lý hóa và hoạt tính hóa học của độc

chất. Những tính chất trên lại quyết định hoạt tính sinh vật học của độc chất.

Visacscon đưa ra qui luật hoạt động các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học:

Sơ đồ biểu diễn qui luật hoạt động các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học

- Các hợp chất cacbonhydro có tính độc tăng tỷ lệ thuận với số nguyên tử

cacbon có trong phân tử, thí dụ:

Pental (5 C) độc hơn butan (4 C); Butylic (4 C) độc hơn etylic (2 C)

- Trong những hợp chất có cùng số nguyên tố, những hợp chất chứa ít nguyên tử độc

hơn các hợp chất chứa nhiều nguyên tử, thí dụ:

+ Nitrit (NO2) độc hơn nitrat (NO3); oxyt cacbon (CO) độc hơn cacbonic (CO2)

+ Khi nguyên tố halogen thay thế cho hydro nhiều bao nhiêu trong các hợp chất hữu

cơ thì độc tính tăng lên bấy nhiêu, thí dụ: tetracloruacacbon (CCl4) độc hơn chloroform

(CHCl3)

+ Gốc nitơ (-NO2) và gốc amino (-NH2) thay thế cho H trong các hợp chất cacbua

vòng bao nhiêu thì tính độc tăng lên bấy nhiêu, thí dụ: Nitrobenzen (C6H5NO2) độc hơn

Benzen (C6H6)

2. Tính hòa tan

Các chất dễ hòa tan trong nước càng dễ gây độc. Ví dụ: As2 O3 tan gấp 3 lần so với

As2S3 nên có tính độc hơn. Các chất dễ tan trong dịch thể và trong mỡ lại càng làm tăng tính

độc. Để đánh giá mức độ độc hại, người ta dùng hệ số Owerton - Mayer, là tỷ số giữa mức

hòa tan trong mỡ và mức hòa tan trong nước. Hệ số đó càng cao tính độc càng nhiều. Ví dụ:

Benzen có hệ số O.M là 300 độc hơn êtylic chỉ có hệ số O.M 2,5; do đó benzen thâm nhập và

trong mỡ của tổ chức thần kinh nhanh hơn.

3. Tính bay hơi

Các hợp chất dễ bay hơi sẽ tạo thành trong không khí nơi làm việc một nồng độ cao

làm tăng tỷ trọng của không khí lên 25%; (dicloretan, carbon disunfua); trong đó tốc độ rơi

xuống của hỗn hợp hơi sẽ tăng lên; vì thế chúng sẽ tích lũy chủ yếu ở khắp cùng làm việc.

4. Nồng độ và thời gian tác dụng của chất độc

Nồng độ chất độ trong không khí càng cao thời gian gây nhiễm độc càng nhanh.

Thời gian tác dụng cũng ảnh hưởng đến mức độ nhiễm độc, mức tiếp xúc càng lâu thì

hấp thụ chất độc càng nhiều.

Hoạt tính hóa học Tính chất lý hóa

Cấu trúc hóa học

Hoạt tính sinh vật học

Page 155: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 154

Trong thực tế sản xuất, đôi khi ở nơi làm việc cùng một lúc có nhiều chất độc, chúng

gây ra tác dụng tổng hợp, thường gặp trong công nghiệp khai thác chế biến dầu mỏ, công

nghiệp sợi visco.

Tác dụng tổng hợp của chất độc rất quan trọng, căn cứ vào đó người ta quy định nồng

độ tối đa cho phép. nồng độ tối đa cho phép là nồng độ không gây ra nhiễm độc cấp tính và

tiếp xúc trong một thời gian dài cũng không gây ra nhiễm độc mạn tính.

Khi ở môi trường lao động có hai chất cùng tồn tại chúng có tác dụng tổng hợp thì

nồng độ tối đa không vượt quá 50% tổng số nồng độ tối đa cho phép của 2 chất. ví dụ: nồng

độ cho phép của benzen là 0,05mg/l là toluen là 0,1 thì nồng độ cho phép của 2 chất là 0,025

+ 0,05 = 0,075mg/l

Trường hợp có 2 hoặc nhiều chất độc tác dụng người ta quy định nồng độ tìm thấy

trong không khí của các chất này so với tổng số nồng độ tối đa tương ứng không được vượt

quá 1, biểu thị theo công thức.

1t

C...

t

C

t

C

n

n

2

2

1

1 <+++

Trong đó : C1, C2, C3 : nồng độ chất độc tìm thấy trong không khí

t1, t2, t3 : nồng độ tối đa cho phép tương ứng

VI. Triệu chứng lâm sàng và quá trình phát triển nhiễm độc nghề nghiệp Chất độc khi nhiễm vào cơ thể, tùy theo liều lượng, thời gian xâm nhập, sức đề kháng... sẽ gây nên những hình thái nhiễm độc khác nhau.

1. Nhiễm độc cấp tính

Là khí chất độc với liều lượng lớn xâm nhập vào cơ thể biểu hiện bằng những triệu chứng

lâm sàng mạnh. trong sản xuất, trườg hợp này xảy ra khi hỏng máy, khi sử dụng lần đầu trên mộ chất mới hay một chất có nhiều tạp chất độc, trường hợp đó, người ta thấy nhiều người bị nhiễm

độc.

2. Nhiễm độc mãn tính

Là do chất độc xâm nhập vào cơ thể mỗi ngày một ít nhưng liên tục trong một thời

gian dài, nó tiến triển chậm và lúc khởi đầu ta không chú ý đến (ví dụ nhiễm độc chì). Nhiễm

độc mãn tính là do chất độc tích tụ trong cơ thể và đây là dạng chủ yếu và là nguyên nhân gây

ra bệnh nghề nghiệp .

3. Nhiễm độc bán cấp tính

Là dạng nhiễm độc giữa hai loại trên, với triệu chứng như cấp tính nhưng châm hơn.

trong sản xuất cần chú trọng phòng chống cả hai loại trên, vì nhiễm độc cấp tính ảnh hưởng

ngay đến sức khỏe lao động, còn nhiễm độc mãn tính lại có tính chất rộng rãi và nghiêm

trọng.

4. Trạng thái mang chất độc

Đó là dò chất độc nhiễm vào trong cơ thể dần dần và phát hiện thấy trong máu, nước

tiểu, phân, với số lượng trên mức bình thường nhưng chưa có triệu chứng gì.

5. Nguyên tắc phát hiện nhiễm độc nghề nghiệp 5.1. Với nhiễm độc cấp tính căn cứ vào

- Hoàn cảnh xảy ra nhiễm độc làm nghề gì, tiếp xúc chất gì, mức tiếp xúc, phòng hộ.

- Triệu chứng lâm sàng khó và ít đặc hiệu, thường gặp dạng hưng phấn kích thích

(co giật) hoặc ức chế (hôn mê, suy hô hấp, trụy tim mạch)

Xét nghiệm tìm nguyên nhân và tiên lượng.

Page 156: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 155

- Xét nghiệm chất nôn, dịch rửa dạ dày

- Xét nghiệm bệnh phẩm lấy trên da

5.2. Với nhiễm độc mãn tính - Tiền sử tiếp xúc, làm nghề gì, tiếp xúc chất gì.

- Lâm sàng, hỏi kỹ tiền sử, diễn tiến, thứ tự các triệu chứng. Khám kỹ phát hiện triệu

chứng sớm

- Xét nghiệm, có ba nhóm chính

+ Các xét nghiệm đánh giá mức độ tiếp xúc. Định lượng chất độc hoặc chuyển hóa

trong các tổ chức hoặc dịch thể, hoặc chất thải. Ví dụ: định lượng Pb trong máu, tóc, nước

tiểu, thủy ngân niệu... Các xét nghiệm này cho biết mức thâm nhiễm chất độc, nhưng chưa

cho biết chất độc đã gây tác hại như thế nào cho cơ thể.

+ Các xét nghiệm đánh giá tổn thương sinh học : nhằn phát hiện các rối loạn ở mức

độ sinh học do chất độc gây nên ở giai đoạn tiềm lâm sàng. Ví dụ định lượng delta ALA niệu

trong nhiễm độc chì. Định lượng hoạt tính men cholinesteraza nhiễm độc lân hữu cơ. Các xét

nghiệm này có giá trị sinh học cao phát hiện sớm các tổn thương. + Các xét nghiệm đánh giá rối loạn chức phận dưới tác dụng của chất độc: như thăm

dò chức năng hô hấp, tim mạch.

Để chẩn đoán được bệnh sớm cần phối hợp các xét nghiệm trên

V. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp

1. Biện pháp phối hợp kỹ thuật và vệ sinh Thay các chất độc bằng những chất ít độc hoặc không độc trong quá trình sản xuất là

phương pháp hợp lý nhất để đề phòng nhiễm độc nghề nghiệp.

Ví dụ : Trong công nghiệp sơn, thay chì bằng kẽm hoặc titan... dùng xăng, cồn thay cho

benzen, không dùng α naphylamin trong sản xuất thuốc nhuộm...

Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất hóa chất.

Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra chất lượng xem có rò rỉ không và sửa

chữa kịp thời.

Tổ chức hợp lý hóa quá trình sản xuất. Bố trí riêng các bộ phận tỏa ra hơi độc. Nếu

nhà có nhiều tầng, vì hơi khí độc có tỷ trọng thấp hơn không khí, nên bố trí ở tầng cao và đặt ở cuối gió. Tường, trần, sàn xây bằng vật liệu không hút ẩm, không ăn mòn, dễ lau chùi.

Nếu không bịt kín được quy trình công nghệ thì phải tổ chức hệ thống thông gió, hút

hơi khí độc tại chỗ. Ngoài ra phải thiết kế hệ thống bơm không khí trong sạch vào nơi sản xuất để hạ thấp nồng độ chất độc còn lại xuống dưới mức cho phép.

Xây dựng và kiện toàn chế độ an toàn lao động

Có kế hoạch kiểm tra an toàn máy móc để kịp thời phát hiện hư hỏng và tu sửa ngay.

Thường kỳ phải xét nghiệm cấu tạo hóa học của không khí trong nhà máy.

Các công nhân làm việc nơi có khí độc bắt buộc phải mang dụng cụ bảo vệ cá nhân

như : mặt nạ, găng, ủng, áo quần chống thấm.

2. Biện pháp y tế

Công nhân tiếp xúc với chất độc phải được khám tuyển. Người mắc bệnh không được

làm việc tiếp xúc với chất độc. Khám định kỳ (3, 6, 12 tháng) để kiểm tra lại sức khỏe, phát

hiện người nhiễm độc nghề nghiệp và điều trị kịp thời, tiến hành giám định khả năng lao động

và bổ túc công tác mới thích hợp hơn.

Page 157: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 156

Đối với công nhân thường xuyên tiếp xúc với chất độc cần được hưởng chế độ bồi

dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể với chất độc./.

Câu hỏi lượng giá cuối bài 1. Trình bày quá trình xâm nhập, chuyển hóa, tích chứa & đào thải chất độc ra khỏi cơ thể

2. Phân tích đặc điểm của các yếu tố quyết định tác hại của chất độc

3. Mô tả các biện pháp phòng & chống các chất độc trong sản xuất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (2002), Độc học Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí

Minh.

2. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành và cs (2001), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội.

3. Lê Trung (1999), Bệnh nghề nghiệp, Nhà Xuất bản Y học.

4. Ernest Hodgson, Patricia E.Levi (1987), A Textbook of Modern Toxicology, Elsevier,

LonDon.

5. Michael I. Greenberg et al. (2003), Occupational, Industrial, and Environmental Health, Mosby, Philadelphia, USA.

6. Joseph LaDou et al (2007), Occupational & Environmental Medicine , McGraw-Hill, USA

7. David Snashall et al (2003), Occupational and Environmental Medicine, BMJ Publishing

Group, London

8. WHO (2000), Recommended health-based limits in occupational exposure to heavy metals,

Geneva.

Page 158: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 157

NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

I. Tình hình sử dụng và nhiễm độc HCBVTV 1. Tình hình sử dụng

Hiện nay, trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, số lượng các loại HCBVTV tăng hằng năm, vì việc sử dụng HCBVTV là rất cần thiết trong nông nghiệp để bảo

vệ mùa màng, trong y tế để diệt vec tơ truyền bệnh.

Ở nước ta, vào những năm cuối thập kỷ 80 số lượng HCBVTV được sử dụng là

10.000 tấn/năm, sang những năm đầu thập kỷ 90 số lượng đã tăng lên gấp đôi 21400 tấn/năm

vào năm 1995 và tăng lên gấp 3 lần vào năm 1998 là 30.000 tấn/năm.

HCBVTV không còn là mặt hàng độc quyền của nhà nước, theo cơ chế thị trường, tư

nhân đã chiếm ưu thế trong việc mua bán, vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Người sử dụng

mua HCBVTV tự do, ai cũng có thể mua, có thể kiếm dễ dàng ngoài chợ, điều này cho thấy

lượng HCBVTV trôi nổi ngoài thị trường như thế nào.

Hiện nay ở nước ta đã và đang sử dụng khoảng 200 loại HCBVTV trong đó gồm 83

loại trừ bệnh, 52 loại trừ cỏ, 8 loại diệt chuột, 9 loại kích thích sinh trưởng và các loại tổng

hợp khác với chủng loại rất đa dạng. Tuy chủng loại nhiều như vậy, song nông dân ở hầu hết các vùng thường là do thói quen, do hiểu biết có hạn chế về mức độ độc hại của HCBVTV

vẫn dùng những loại hóa chất đã quen dùng và thường là những loại có độc tính cao đã bị cấm

hoặc hạn chế sử dụng ở nước ta. Theo báo cáo của TS. Phùng thị Thanh Tú, Viện Pasteur Nha

Trang cho thấy nông dân vẫn đang còn dùng các lo thuốc cấm và hạn chế sử dụng như: DDT,

monitor, wofatox.

2. Tình hình nhiễm độc

Theo WHO hằng năm trên thế giới ước tính có 3 triệu trường hợp nhiễm độc cấp tính

nghiêm trọng, tử vong 22.000 người và 772.000 trường hợp tổn thương mãn tính do tiếp xúc

dài ngày.

Theo báo cáo của cục quản lý chất lượng VSATTP trong năm 2000 cả nước có 2212

vụ ngộ độc HCBVTV; năm 2001 có 6962 vụ ngộ độc HCBVTV, tử vong 187 người.

Việc lạm dụng HCBVTV, phương tiện phòng hộ kém, kiến thức ít ỏi về an toàn trong

sử dụng và bảo quản HCBVTV làm cho nguy cơ nhiễm độc cho con người và ô nhiễm môi

trường do HCBVTV ngày càng cao. Bên cạnh đó còn một số ít trường hợp sử dụng HCBVTV

vào mục đích bất chính như đầu độc, tự tử ...

Chính vì vậy việc sử dụng HCBVTV cần phải tuân theo những qui định nghiêm ngặt và phải có các biện pháp cụ thể về hướng dẫn sử dụng, bảo quản HCBVTV.

II. Định nghĩa và phân loại

1. Định nghĩa

HCBVTV bao gồm các hóa chất và các chế phẩm có nguồn gốc sinh học có khả năng

phòng, phá hủy và diệt bất kỳ một vật hại nào, kể cả các vec tơ bệnh của người hay súc vật, những loại cây cỏ dại, các động vật gây hại hoặc can thiệp vào quá trình sản xuất, lưu kho,

vận chuyển hoặc tiếp thị thực phẩm, lương thực, gỗ và sản phẩm thức ăn gia súc.

2. Phân loại HCBVTV

2.1. Phân loại theo đối tượng dịch hại hoặc theo công dụng

Các HCBVTV được chia thành các nhóm như: thuốc trừ sâu hại, thuốc diệt nấm

bệnh, trừ cỏ dại, diệt ốc hại, diệt chuột, diệt côn trùng...

2.2. Phân loại theo mức nguy hiểm

Page 159: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 158

Hầu hết các loại HCBVTV đều độc. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều

gây chết trung bình LD50 (Lethal Dose 50) được tính bằng mg hoạt chất/kg khối lượng cơ thể. Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, Tổ chức Y tế thế giới chia HCBVTV thành 4 loại: từ cực

độc, rất độc, độc vừa và độc nhẹ.

LD50 Chuột ( mg/ cân nặng ) nguyên chất Mức nguy hiểm

Đường tiêu hóa Đường Da

• Cực kỳ độc

• Rất độc

• Độc vừa

• Độc nhẹ

5

5-50

50-100

500

10

10-100

100-1000

1000

2.3. Phân loại theo cấu tạo hóa học

Tất cả các HCBVTV được chia thành hai nhóm lớn vô cơ và hữu cơ: Đầu thế kỷ 19,

HCBVTV chủ yếu là các chất vô cơ như: thủy ngân (II) clorua, asen trioxide, các muối đồng...Nói chung các HCBVTV có nguồn gốc vô cơ có nhiều nhược điểm: liều dùng cao,

không tác dụng chọn lọc, bền vững nên gây ô nhiễm môi trường lâu dài, gây tác hại cho

người, gia súc và côn trùng có ích. Đến những năm 50 của thế kỷ 20, các HCBVTV được thay

thế dần bằng các chất hữu cơ có hoạt tính cao như clo hữu cơ, lân hữu cơ (phospho hữu cơ).

Kết hợp, người ta cũng đưa ra cách phân loại như sau:

2.3.1.Thuốc trừ sâu: Dựa vào cấu trúc hóa học chia ra các nhóm:

- Các chất trừ sâu vô cơ: nhóm asen

- Các hợp chất clor hữu cơ: DDT, Lindan, Clordan, Dieldrin, Heptaclor...

- Các hợp chất phospho hữu cơ: đây là nhóm có số lượng hóa chất dùng để trừ sâu

nhiều nhất, chúng là dẫn xuất của axxit phosphoric, bao gồm: DDVP, clorofos,

diazinon, malathion, methamidophos...

- Các hợp chất cacbamat: Cacbaryl (Sevin), Cacbofuran (Furadan), Fenobucarb (Bassa)

- Nhóm Pyrethroid: Pyrethrin là hoạt chất từ hoa cúc có tác dụng trừ sâu. Chúng có ưu

điểm là thời gian phân hủy ngắn ít độc với người và gia súc. Một số chất điển hình

như: Permethrin, delthametrin,...

- Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: đây là nhóm thuốc đang được quan tâm, chúng có

nguồn gốc có thể từ vi khuẩn, nấm, virus. Trên thị trường Việt Nam phổ biến thuốc

BT thiên nông (có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis).

2.3.2.Thuốc trừ bệnh: Nhóm này bao gồm thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn, bao gồm:

- Nhóm các hợp chất vô cơ: hợp chất của đồng, thủy ngân, kẽm crôm và các kim loại khác.

- Nhóm các hợp chất hữu cơ: Zineb, Maneb, Kasugamycin (Kasumin): là một loại kháng sinh từ nấm Streptomyces kasugaensis, ...

2.3.3. Thuốc diệt cỏ:

- Hợp chất vô cơ: NaCLO4

- Dẫn xuất phospho hữu cơ: Glyphosate

- Dẫn xuất phenoxy acetic: Fusilade

- Dẫn xuất cacbamat: Thiobencarb

2.3.4. Các hóa chất diệt các loài gậm nhấm

- Các hợp chất vô cơ: asen, phosphua kẽm, hợp chất cyanua (NaCN, KCN)

- Các hợp chất hữu cơ:Wafarin, Fluoro acetamid..

Page 160: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 159

III.Tác động của HCBVTV đến sức khỏe cộng đồng 1. Lợi ích

Những lợi ích do HCBVTV mang lại như tăng sản lượng cây trồng, tăng thu nhập cho

nông dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh do vectơ truyền.

2. Tác hại HCBVTV đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

- Gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính ở người biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng

thậm chí tàn phế hoặc tử vong.

- Tác hại đến môi trường xung quanh:

+ Diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người

+ Gây ô nhiễm đất, nước không khí: một số HCBVTV nhóm clor hữu cơ và lan hữu

cơ đã bị cấm nhưng vẫn được sử dụng phổ biến ở ở nước ta đã để lại dư lượng trên rau, quả, trái cây, không bị phân hủy trong đất và trong nước, con người ăn các sản phẩm đó sẽ bị nhiễm HCBVTV hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe. Dư lượng

HCBVTV tích lũy dần trong cơ thể con người, đặc biệt trong mỡ gây ngộ độc mạn tính với

tác hại như thiếu máu, ung thư, sẩy thai, dị tật bẩm sinh...

+ Gây ra và làm tăng hiện tượng kháng HCBVTV ở động , thực vật có hại.

IV. Đường xâm nhập, chuyển hóa và thải trừ HCBVTV Mức độ nghiêm trọng của các tác hại do tiếp xúc với một HCBVTV phụ thuộc vào liều

lượng, đường xâm nhập, HCBVTV dễ hoặc khó hấp thu, chất chuyển hóa, sự tích lùy và khả năng tồn lưu của HCBVTV đó trong cơ thể.

1. Đường vào HCBVTV có thể được hấp thu vào cơ thể qua da, mắt, hô hấp, tiêu hóa. Sự hấp thu

qua da có tầm quan trọng đặc biệt ở các nước đang phát triền vì ở đó không có đầy đủ phương

tiện và quần áo bảo hộ lao động, hoặc nếu có việc sử dụng cũng không được chú ý .

Hơi HCBVTV hay các hạt nhỏ khí dung có đường kính nhỏ hơn 5 micromet được hấp

thu dễ dàng qua phổi. Các hạt lớn hơn được loại ra khỏi đường hô hấp và được nuốt vào

đường tiêu hóa.

HCBVTV xâm nhập vào đường tiêu hóa do tiêu thụ thực phẩm ô nhiễm, tay nhiễm

HCBVTV như khi ăn uống, hút thuốc trong lúc làm việc.

2. Chuyển hóa và thải trừ HCBVTV Chuyển hóa trong cơ thể chủ yếu ở gan, thận.

HCBVTV tan trong mỡ thường được tích lũy ở mô mỡ .Ví dụ: DDT, 666.

Khác với HCBVTV chlor hữu cơ, lân hữu cơ không tích lũy trong cơ thể, nhưng

ngược lại nó rất độc và do đó rất nguy hiểm.

Độc tính của HCBVTV còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người tiếp xúc (tình

trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn...). Các stress sinh lý bình thường với người sử dụng như mất nước, nhiệt độ ngoài trời cao làm tăng hấp thu.

V. Các quần thể có nguy cơ nhiễm HCBVTV

1. Quần thể có nguy cơ

- Đối tượng tiếp xúc:

Người trong tiếp xúc nghề nghiệp với HCBVTV thường là nông dân, người phun

thuốc, người sản xuất, bán lẻ.

Đối với các thành viên gia đình đi phun thuốc nhất là đối với phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, đó là những nguy cơ lớn gây ảnh hưởng sức

khỏe trực tiếp cho người lao động và gián tiếp đến giống nòi cho thế hệ sau.

Page 161: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 160

Tiếp xúc ngẫu nhiên xảy ra ở các thành viên gia đình của người sử dụng và qua vùng

địa phương nơi họ làm việc. Đối tượng của tiếp xúc do tai nạn hoặc cố ý có thể là các nạn

nhân (tự tử, đầu độc) hoặc do không biết (trẻ em uống ăn từ các đồ chứa)

Tiếp xúc cấp tính có thể xảy ra ở các quần thể rất xa nơi sản xuất hoặc đồng ruộng do

hậu quả nhiễm bẩn thức ăn, nước uống cung cấp.

- Quần thể có nguy cơ:

Bên cạnh tiếp xúc do nghề nghiệp trực tiếp (nông nhân, người phun thuốc, người sản

xuất), tiếp xúc do tai nạn hoặc ngẫu nhiên xảy ra qua không khí (phun), đất, nước, thực phẩm.

Trong các tác hại này nồng độ HCBVTV có thể thấp, những tiếp xúc xảy ra trong thời gian

dài, ảnh hưởng có thể tiến triển chậm, khó chẩn đoán.

Nhìn chung mức độ thâm nhiễm theo thứ tự sau:

+ Công nhân nông trường: sử dụng nhiều HCBVTV cho cây ăn quả, cây cao su, chè

cà phê, bông.

+ Nông dân canh tác mùa vụ: gạo, ngô, đậu dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bọ, sử dụng các

biện pháp kiểm soát sâu bọ chọn lựa, cất giữ HCBVTV.

+ Người phun thuốc trong các chương trình y tế diệt các côn trùng trung gian truyền

bệnh.

+ Người tiêu thụ thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm

2. Các yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm thuốc

Một vài yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm thuốc như: phơi nắng, mệt mỏi, uống bia

rượu.

VI. Nhiễm độc HCBVTV 1. Nhiễm độc HCBVTV phospho hữu cơ (Lân hữu cơ)

HCBVTV lân hữu cơ , ngoài tác dụng mạnh với các loại sâu bọ, còn có độc tính cao

đối với người, gia súc và dễ gây nhiễm độc cấp.

HCBVTV lân hữu cơ phân giải nhanh trong đất, trên cây trồng, chuyển hóa tương đối

nhanh trong cơ thể động vật có xương sống và không có khả năng tích lũy. Do đó ngày càng

được sử dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới.

1.1. Độc tính

- Loại rất độc: LD50 dưới 50mg/kg đường tiêu hóa, gồm: Parathion metyl (Wofatox),

Demeton, Gusathion, Mevinphos...

- Loại độc vừa: LD50 từ 50-500mg/kg, gồm: Diazinon, DDVP, Fenthion...

- Loại ít độc: LD50 trên 500mg/kg gồm: Chlorthion, Dipterex, Malathion...

HCBVTV lân hữu cơ được hấp thu nhanh chóng qua tiêu hóa, hô hấp và da. Trong có

thể lân hữu cơ ức chế men cholinesteraza làm mất khả năng phá hủy acetylcholin, chất này

tích lũy lại và gây nhiễm độc.

1.2. Triệu chứng

1.2.1.Nhiễm độc cấp tính

Những triệu chứng nhiễm độc LHC xảy ra rất nhanh ngay sau một liều quá mức trong

vòng 1/2 -1 giờ, đôi khi 2- 3 giờ nếu nhiễm qua da. Những triệu chứng đầu tiên của nhiễm

độc cấp là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi. Nhiễm độc LHC gây nên những

rối loạn giống như nhiễm độc muscarin và nicotin.

- Triệu chứng nhiễm độc muscarin: Buồn nôn, nôn, tiết nhiều nước bọt, chảy nước

mắt, co đồng tử , tiết dịch kèm co thắt phế quản gây khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp giảm.

- Triệu chứng nhiễm độc nicotin: Run, co giật hoặc co cứng cơ cục bộ, yếu cơ rồi liệt cơ nhanh chóng lan đến cơ hô hấp, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.

Page 162: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 161

- Dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương: gặp trong các nhiễm độc nặng, biểu hiện

nhức đầu, lẩn lộn, co giật, hôn mê và suy hô hấp đưa tới chết

1.1.2.. Nhiễm độc mãn tính

Nhiễm độc mãn tính HCBVTV -LHC có thể xảy ra ở những người sản xuất, pha chế và những người tao tác thường xuyên với HCBVTV. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm: nhức đầu 59,2%, mất ngủ 34,3%, giảm trí nhớ 16,4% , chóng mặt 20,9%, rối loạn

TKTV 37,5%, sẩn ngứa 11,7%. 1.2. Chẩn đoán

Chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV lân hữu cơ dựa vào: - Yếu tố tiếp xúc: Đối với nhiễm độc nghề nghiệp HCBVTV, phải chú ý khai thác

nghề nghiệp, thời gian tiếp xúc, tình hình ô nhiễm môi trường lao động.

- Triệu chứng lâm sàng

+ Đối với nhiễm độc cấp tính, việc chẩn đoán không khó lắm với các triệu chứng

nhiếm độc muscarin và nicotin.

+ Đối với nhiễm độc mạn tính, việc chẩn đoán khó khăn, các dấu hiệu lâm

sàng phần lớn là chủ quan.

- Xét nghiệm: Định lượng hoạt tính men Cholinesteraza (chE) trong máu. Hằng số của

hoạt tính men chE thật, chE giả và men chE chung tính ra số lượng micromol acetylcholin bị thủy phân trong 0,04 mlmáu trong 15 phút là:

Hoạt tính men chung Hoạt tính men thật Hoạt tính men gỉa

Nam 2,722 ± 0,244 2,260 ± 0,244 0,462 ± 0,110

Nữ 2,488 ± 0,218 2,010 ± 0,231 0,478 ± 0,124

Trong thực tế có thể coi như dấu hiệu báo động khi ChE giả giảm trên 25%, và ChE

thật giảm 10-20%.

2. Nhiễm độc HCBVTV chlor hữu cơ

HCBVTV chlor hữu cơ là loại được sử dụng đầu tiên trên thế giới và được sử dụng

rộng rãi để diệt muỗi và côn trùng. Các hợp chất chlor hữu cơ rất bền vững trong môi trường,

chúng tồn tại dai dẳng trong đất, trong nước, đặc biệt trong lương thực thực phẩm nhiều

tháng, nhiều năm. Chlor hữu cơ tích lũy trong cơ thể , trong tổ chức mỡ và do đó dễ gây

nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng nhiễm độc thần kinh là chủ yếu.

Nhiễm độc cấp tính có các biểu hiện là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Hội

chứng thần kinh như: nhức đầu, chóng mặt, sau dó là run. Trường hợp nặng gây co giật, có

thể tăng thân nhiệt, mất tri giác và tử vong. Ngoài ra có thể bi liệt hành tủy, liệt trung tâm hô

hấp và vận mạch, gây suy hô hấp và trụy mạch. Có thể xuất hiện viêm gan, thận nhiễm độc,

viêm nhiều dây thần kinh.

Nhiễm độc mạn tính xảy ra khi tiếp xúc thường xuyên với HCBVTV chlor hữu cơ

trong nông nghiệp, sản xuất. Nhiễm độc gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, tim mạch và

quá trình tạo huyết.

Chẩn đoán nhiễm độc HCBVTV chlor hữu cơ là khó khăn vì không có phương pháp

nào xác định chắc chắn nên triệu chứng lâm sàng là quan trọng.

Yếu tố tiếp xúc và nồng độ chất độc trong môi trường là rất cần thiết. Định lượng

chlor hữu cơ trong máu được thế giới đánh giá cao. Với nồng độ trên 16µg/100ml được xem

là nồng độ có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc. Kết quả các chất chuyển hóa trong

nước tiểu có giá trị tham khảo về mặt tiếp xúc với chlor hữu cơ. 3. Cacbamat

Page 163: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 162

Nhiễm độc cacbamat về cơ bản giống nhiễm độc lân hữu cơ vì cơ chế nhiễm độc của

nó cũng là ức chế men Cholinesteraza.

So với lân hữu cơ, nhiễm độc cacbamat diễn biến trong thời gian ngắn, các triẹu chứng

nhiễm độc nhẹ hơn và men AchE có thể phục hồi trong thời gian ngắn.

4. Pyrethroid

Các pyrethroid được sử rộng rộng rãi trong nông nghiệp, đặc biệt được dùng trong

ngành y tế để diệt côn trùng truyền bệnh.

Khi nhiễm độc Pyrethroid biểu hiện thần kinh trung ương bị kích thích. Nhiễm độc

cấp tính thể nhẹ biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn...Trường hợp nhiễm

độc trung bình thấy các triệu chứng nặng hơn, thêm rối loạn tri giác, co giật chi. Trường hợp

nhiễm độc nặng xuất hiện các cơn co giật, hôn mê.

VII. Điều trị nhiễm độc

1. Nguyên t�c - Làm giảm bớt nguy cơ đe dọa sự sống

- Giới hạn lượng chất độc hấp thu

- Giải độc, điều trị hỗ trợ

2. Đi�u tr� c�p c�u � hi�n trưng

- Trước tiên phải l�m giảm bớt các tác động đe doạ sự sống: Phải đảm bảo cho bệnh nhân thở bình thường v� l�m sạch đường thở. Nếu bệnh nhân nôn, có thể chết vì ngạt thở. Miệng v� họng phải được l�m sạch bằng khăn, ngón tay hoặc hút để luôn giữ thông đường thở.

- Giới hạn lượng chất độc hấp thu

+ Cởi bỏ quần áo bị dính thuốc

+ Các vùng da tiếp xúc được rữa sạch bằng xà phòng với nước

+ Nếu vào mắt phải rữa ngay với nước sạch

- Trong các ca nhiễm độc nặng với lân hữu cơ cần phải tiêm ngay Atropin v� phải được bác sĩ xem xét c�ng sớm c�ng tốt.

- Các ca nhiễm độc Clor hữu cơ, cần chuyển ngay tới bệnh viện vì hiện trường rất khó xử lý co giật nếu xảy ra 3. Chuyển tới một trung tâm y tế

Bất kỳ khi người nào bị nhiềm độc cũng phải được chuyển tới một trung tâm y tế để xác định chẩn đoán và điều trị tiếp.

4. X� trí � m�t trung tâm y t

- Điều trị hỗ trợ và chửa triệu chứng

- Dùng thuốc giải độc

4.1. Lân hữu cơ

- Atropin: Nếu bệnh nhân được tiêm Atropin ở ngoài hiện trường để điều trị mà các

triệu chứng không giảm đi nhanh chóng hoặc tình trạng bệnh nhân xấu đi thì phải tiêm thêm

atropin sunfat 10-20 phút một lần cho đến khi có dấu hiệu no atropin.

- Pralidoxim: Trong nhiễm độc nặng hay đang tiến triển, phải dùng thuốc tái hoạt hoá

Cholinesterase như Pralidoxim, nếu có thì dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị nhiễm độc với

liều cho người lớn là 1g (tối đa 50mg/kg đối với trẻ em) bằng tiêm bắp hoặc tỉnh mạch 1/2 và

1/2 còn lại truyền tỉnh mạch với dịch gluco hay nước muối đẳng trương. Các ca nặng, việc

điều tri này có thể nhắc lại sau 1-2 giờ, rồi khoảng 10-12 giờ nếu cần thiết, nhưng không quá

24 hay 48 giờ.

Page 164: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 163

4.2. Clor hữu cơ

Không có thuốc giải độc đặc hiệu đối với nhiễm độc chlor hữu cơ, việc điều trị hỗ trợ

và điều trị triệu chứng như chống co giật có thể cứu sống bệnh nhân.

4.3. Pyrethroid

Điều trị nhiễm độc Pyrethroid chủ yếu điều trị triệu chứng.

VIII. Biện pháp phòng nhiễm độc HCBVTV Phòng ngừa nhiễm độc HCBVTV bao gồm những vấn đề có liên quan đến điều kiện lao động trong quá trình sản xuất v� sử dụng chúng. 1. Giáo d�c tuyên truy�n

Đa số các trường hợp ngộ độc xảy ra l� do việc tổ chức l�m việc khi tiếp xúc với HCBVTV không được tốt, không tuân theo theo những qui tắc bảo hộ lao động. Việc giáo dục ý thức dự phòng cho những người sản xuất v� sử dụng HCBVTV l� vô cùng quan trọng. Cần nói rõ cho công nhân, nông dân biết về độc tính các chất họ sử dụng, hiểu biết về các dấu hiệu nhiễm độc sớm khi tiếp xúc quá mức như đau đầu, nôn, yếu mệt, run, hiểu biết về tầm quan trọng của việc trang bị bảo hộ lao động. 2. Giám sát n�ng đ� cho phép c�a HCBVTV trong không khí Bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm bởi HCBVTV có ý nghĩa quan trọng trong đề phòng nhiễm độc. Giám sát nồng độ HCBVT ở những nơi l�m việc, sản xuất đảm bảo nồng độ HCBVTV trong không khí không được vượt quá nồng độ cho phép với từng chất ở nơi l�m việc.Ví dụ: nồng độ tối đa cho phép của Parathion tại môi trường lao động không được vượt quá 0,05mg/m3. 3. Qui đ�nh đi�u ki�n khi l'm vi�c ti p xúc v�i HCBVTV

- Người phun HCBVTV phải tuân theo các qui định sau: + Không được dùng tay trực tiếp khuấy trộn HCBVTV khi pha dung dịch để phun. + Khi pha, phun thuốc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, mang găng

tay cao su, đi ủng để tránh hấp thu qua da và hô hấp.

+ Nơi pha chế thuốc cần thoáng rộng, không làm ở nơi nhiều người qua lai.

+ Không phun rắc thuốc ngược chiều gió.

+ Vệ sinh cá nhân: Phải rữa tay trước khi ăn uống và hút thuốc, thay quần áo và tắm

sau khi phun

+ Vệ sinh: lau rữa, tẩy uế bình phun ngay sau khi phun .

- Công nhân sản xuất HCBVTV:

+ Cần phải tự động hóa quá trình sản xuất với các thiết bị kín để phòng hộ cho công

nhân

+ Sử dụng các phương tiện phòng hộ trong quá trình sản xuất.

4. Yêu c�u v� sinh khâu b�o qu�n v' v�n chuy�n HCBVTV 4.1. Bảo quản

- Kho chứa HCBVTV phải xa điểm dân cư và nguồn nước từ 100 - 200m, cao ráo,

không lụt lội, kho phải có khóa.

- Thuốc phải có nhãn ghi rõ loại và độc tính, và nhấn mạnh khi sử dụng phải theo

đúng qui chế bảo hộ lao động.

- Trong kho không được để thực phẩm, thức ăn gia súc và hạt giống.

- Hủy HCBVTV còn thừa: chôn sâu ít nhất 0,5m ở nơi xa nhà dân, xa nguồn nước, xa

bãi chăn thả gia súc. 4.2. Vận chuyển

Page 165: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 164

Vận chuyển HCBVTV trên những xe riêng, phải qui định những HCBVTV dù ở loại độc tính nào cũng phải được vận chuyển trong các thùng chứa có dán nhãn rõ ràng, không rò rỉ và phải vững chắc. Không được vận chuyển với bất cứ loại lương thực thực phẩm nào. Nghiêm cấm dùng xe chuyên chở HCBVTV để chở khách, thực phẩm, thức ăn gia súc...Sau khi chuyên chở xong phải rửa bằng nước vôi, nước javel, rồi rửa sạch bằng nước.

5. Bi�n pháp y t

5.1. Khám tuyển

Không tuyển trẻ dưới 18 tuổi, người trên 45 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú,

những người mắc những chứng bệnh có nguy cơ nặng thêm khi tiếp xúc với HCBVTV như

xơ gan, tổn thương thần kinh, hen, bệnh gan, thận....

5.2. Khám định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho những người tiếp xúc với HCBVTV 1 năm 1 lần, ở những

nơi bị ô nhiễm nhiều thì 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm người bị nhiễm độc, đanh gía cường

độ tiếp xúc bằng các xét nghiệm.

Đo hoạt tính men cholinesteraza trong máu ở người tiếp xúc với HCBVTV phospho

hữu cơ vì sự giảm hoạt tính men là dấu hiệu nhiễm độc sớm nhất. Đối với những người có

hoạt tính men giảm ≥ 25 % thì cho ngừng tiếp xúc cho đến khi men trở về bình thường.

6. Một số văn bản pháp quy liên quan

Nghị định số 92/CP ngày 27/11/93 qui định danh mục HCBVTV được phép sử dụng,

hạn chế và cấm sử dụng. Qui định các tổ chức kinh doanh HCBVTV phải có giấy phép kinh

doanh do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Sở nông nghiệp tỉnh cấp giấy phép hành

nghề cho các cửa hàng bán HCBVTV thuộc địa phương quản lý.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Phân loại HCBVTV

2. Trình bày đường xâm nhập và các quần thể có nguy cơ nhiễm HCBVTV.

3. Mô tả phương pháp phát hiện và sơ cứu người bị nhiễm độc HCBVTV

4. Phân tích đặc điểm các biện pháp phòng chống nhiễm độc HCBVTV

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (20020, “Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được

phép sử dụng, không được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở VN số 17 / 2001/ QĐ/ BNN/

BVTV/ Bộ trưởng BNN – PTNT”, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bộ Y tế – Vụ y tế dự phòng (1998), “Biện pháp điều trị và phòng ngừa ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật (gramoxone), Hướng dẫn thực hành 1998.

3. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền (1999), HCBVTV trong nông nghiệp & môi trường, Nxb Giáo dục.

4. Lê Trung (1999), Bệnh nghề nghiệp, Nhà Xuất bản Y học.

5. Heemstra, E A H & Tordoir, W F (2002), Education and safe handling in pesticide application, Elsevier, Am sterdam.

6. WHO 1990), The Public Health Impact of Pesticides Use in Agriculture, Geneva.

7. WHO (2001), Recommended Classification of Pesticides by Hazard and Guidelines to Classification 2000-2002, International Programme on Chemical Safety, WHO/PCS/01.5.

Page 166: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 165

NHIỄM ĐỘC CHÌ

I. Mở đầu Chì là một trong những kim loại được con người biết đến sớm nhất và nhiễm độc chì

được biết từ thời xa xưa. Hypocrate là người đầu tiên mô tả cơn đau bụng chì. Ramazzini

(1913) đã kể rất chính xác những triệu chứng của bệnh nhiễm độc chì.

Ở Việt Nam, nhiễm độc chì là một trong những bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Trong sản xuất chì được dùng dưới hai dạng là chì vô cơ và chì hữu cơ, chì và các hợp

chất vô cơ của chì được sử sụng nhiều và phổ biến nhất, chì hữu cơ ít phổ biến hơn. Trong bài

này chỉ đề cập đến nhiễm độc chì vô cơ.

Một số nghề nghiệp thường sử dụng và tiếp xúc với chì ở nước ta:

- Khai thác và chế biến quặng chì và các phế liệu có chì.

- Luyện, lọc, đúc, giát mỏng chì và hợp kim chì.

- Sản xuất và sửa chửa ắc qui: nơi làm việc thường có hơi chì, bụi chì và hợp chất của

chì. Đây là nguồn tiếp xúc gây nhiễm độc chì nhiều nhất ở nước ta.

- Đúc chữ in, xếp chữ in bằng chì

- Sản xuất men sứ .

- Sản xuất sơn pha chì.

- Sản xuất ống dẫn nước, dây điện bằng chì.

- Hàn, cắt các hợp kim có chì.

II. Tính chất, đường xâm nhập, tích lũy và đào thải chì trong cơ thể

1. Tính chất lý hóa

Chì là kim loại nặng, mềm dẻo, màu xám nhạt, tỷ trọng 11,3. Chì nóng chảy ở 3270C

và sôi ở 16200C, nhưng ở 500

0C chì đã bay hơi, nhiệt độ càng cao sự bay hơi càng mạnh, hơi

chì bay lên sẽ kết hợp với oxy trong không khí tạo thành oxyt chì. Chì thường thấy ở dạng

sunfua (PbS), oxyt chì vàng (PbO), sunfat chì (PbSO4) và hợp chất chì với các oxyt kim loại khác như cromat chì, silicat chì...

2. Đường xâm nhập, tích lũy và đào thải chì trong cơ thể

2.1. Đường xâm nhập

2.1.1.Đường hô hấp

Đường hô hấp là đường chủ yếu hấp thu chì do hít phải bụi chì và hơi chì. Chì lan tỏa

trong không khí công nghiệp chủ yếu dưới dạng oxyt chì với kích thước khác nhau. Kích

thước của các hạt chì rất quan trọng đối với sự xâm nhập qua đường hô hấp của chúng.

2.1.2.Đường tiêu hóa

Do hút thuốc, ăn uống khi tay bẩn có dính chì ; ăn uống ngay tại nơi làm việc, bụi chì

đọng vào thực phẩm.

Vào dạ dày, khi gặp HCl, chì và các dẫn xuất chuyển thành muối Clorua, có khả năng đi

qua niêm mạc ruột vào cơ thể. 2.1.3.Đường da

Các muối vô cơ của chì không dễ dàng qua da lành, chì có thể vào cơ thể qua vết thương hay qua vết xây xát ở da.

2.2. Sự phân bố và tích lũy của chì

Page 167: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 166

Khi chì vào cơ thể , các cơ quan bài tiết giữ cân bằng giữa lượng chì xâm nhập và đào

thải. Ơ giai đoạn thấm nhiễm có sự cố định và tích luỹ chì ở gan, lách, thận, hệ thống thần

kinh, ở lông tóc....nhất là ở các đầu xương, xương là tổ chức lắng đọng chì nhiều nhất từ 91-

95% dưới dạng Triphotphat chì không tan. Barry và Mosson đã chứng minh được rằng nồng

độ chì ở trong xương lớn hơn ở mô mềm và xương dài lớn hơn xương dẹt. trong các mô mềm

chì có nhiều trong não, thận và tủy xương.

Từ kho dự trữ của xương, trong những tình trạng nhất định của cơ thể chì được chuyển

lại vào máu dưới dạng dễ phân ly, có độ hoà tan gấp trăm lần phốt phát chì, ở dạng này, chì sẽ gây độc cho cơ thể. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lắng đọng của chì là can xi,

cùng với sự tích luỹ can xi ở xương là sự gia tăng giữ chì trong xương và ngược lại.

2.3. Đào thải

Chì được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu và tiêu hoá, ngoài ra còn thải ra qua

nước bọt, qua da và có trong tóc, móng, sữa, kinh nguyệt. Lượng chì thải qua nước tiểu đặc

biệt quan trọng, nhưng phụ thuộc vào chức năng thận.

3. Độc tính

Chì và các hợp chất của chì đều độc, các hợp chất chì càng dễ hòa tan càng độc.

- Độc tính của chì kim loại đối với người lớn là:

+ 1000mg hấp thu vào cơ thể một lần sẽ gây tử vong.

+ 10mg hấp thu trong mỗi ngày sẽ gây nhiễm độc nặng sau vài tuần.

+ 1mg hằng ngày, sau nhiều ngày có thể gây nhiễm độc mãn tính.

- Nguồn chì trong môi trường sống từ nước uống, thức ăn, khói bụi vào cơ thể hằng

ngày có thể từ 0,1- 0,5mg.

III. Các tác hại của chì trên cơ thể

1. Tác hại đến hệ thống tạo máu

Chì tác động lên sự hình thành và thoái hóa hemoglobin và hồng cầu. Những rối loạn

về huyết học là phần quan trọng trong hình ảnh lâm sàng của nhiễm độc chì. Tác dụng của chì

trên hệ thống tạo máu có thể chia ra:

- Trên máu ngoại vi:

+ Trong nhiễm độc chì, số lượng hồng cầu thường giảm nhẹ. Nguyên nhân giảm hồng

cầu là do rút ngắn đời sống hồng cầu.

+ Trong nhiễm độc chì, trong máu xuất hiện các hồng cầu hạt kiềm (HCHK).

- Trên tổng hợp HEM: Chì ức chế một số men trong quá trình tổng hợp HEM. Delta

aminolevulinic dehydraza (ALAD) và hemsynthetaza là hai men bị ảnh hưởng rõ rệt nhất. Do

ức chế ALAD đưa đến hậu quả trực tiếp là tăng δALA trong huyết tương và nước tiểu. Xét

nghiệm δALA niệu có giá trị phát hiện sớm nhiễm độc chì.(Hình 1)

Sucxinyl Co-A Glycin

ALA synthetaza

δ-Aminolevulinic axit (δALA) ALA trong nước tiểu,

huyết thanh

Pb δ ALA dehydraza

Page 168: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 167

Porphobilinogen PBG trong nước tiểu

Uroporphirin

Coproporphirinogen CP trong hồng cầu,

nước tiểu

Pb Coprogenaza

Protoporphirin PP trong hồng cầu

ứ sắt trong huyết thanh

Pb Hemsynthetaza

Hem Globin

Hemoglobin

Anh hưởng của chì trên quá trình tổng hợp hemoglobin.

Theo E. Weil (1970) và G. Duhamel (1971), chì tác động ở nhiều chặng của quá trình

tổng hợp Hemoglobin:

- Quá trình hình thành porphobilinogen từ axit δ- aminolevulinic

- Quá trình tạo thành protoporphyrin từ coproporphyrin

- Quá trình liên kết Fe++ với protoporpyrin để tạo hem

Và có thể có sự rối loạn trong tổng hợp globin.

2. Tác hại trên thận

Tổn thương ống lượn gần, có thể hồi phục được

Suy thận tiến triển chậm, chức năng lọc cầu thận bị giảm, kèm tổn thương mạch máu

thận và tình trạng xơ hoá.

Do tổn thương thận trong nhiễm độc chì thấy hiện tượng đái máu vi thể, protein niệu

và cao huyết áp.

3. Tác hại trên thần kinh

- Hệ thống thần kinh trung ương: phụ thuộc vào thời gian và mức độ tiếp xúc. Trong

trường hợp tiếp xúc mạn với chì, chì có thể gây viêm não chì biểu hiện chủ yếu là vật vã kích

thích, đau đầu, run cơ, hoang tưởng và mất trí nhớ. Nặng hơn có thể bị co giật, liệt và hôn mê.

- Hệ thống thần kinh ngoại vi: thần kinh ngoại vi bị tổn thương gây rối loạn dẫn

truyền, viêm dây thần kinh và gây liệt. Liệt thường biểu hiện ở nhóm cơ duỗi (hình ảnh bàn

tay rủ), đôi khi có thể liệt cả cơ delta, cơ ngữa dài. Dấu hiệu thường gặp ở chi trên, có thể đối

xứng hoặc không.

Page 169: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 168

Ngoài ra thấy rối loạn cảm giác đầu chi, đau dọc các dây thần kinh. Liệt do chì xuất hiện vài năm sau khi thấm nhiễm chì, hồi phục chậm và không hoàn toàn.

4. Tác hại đến hệ tiêu hóa

- Thể hiện bằng cơn đau bụng chì cấp tính và hội chứng viêm dạ dày ruột mạn tính.

Cơn đau bụng chì thường được báo trước bằng hiện tượng táo bón kéo dài, cơn đau xuất hiện

đột ngột, đau nhiều ở vùng rốn và thượng vị kèm theo nôn, mạch chậm, huyết áp tăng. Khi

điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường không đỡ nhưng ấn mạnh vào bụng thì đỡ đau.

Cơn có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.

- Đối với gan chưa thấy tác hại rõ ràng.

- Đường viền chì Burton

5. Ảnh hưởng đến sinh sản

- Đối với nữ: có mối liên quan về đẻ non, chết khi mới sinh ở phụ nữ tiếp xúc với chì.

Panova (1972), nêu lên những tỷ lệ rối loạn rụng trứng và mối liên quan giữa những chu kỳ không rụng trứng với sự xuất hiện δALA niệu cao 8 - 10 mg/l.

- Đối với nam: gây tổn thương tinh hoàn, vô sinh, liệt dương.

6. Những ảnh hưởng khác

- Tim mạch: là cơ quan bị ảnh hưởng khi nhiễm độc chì thể lâm sàng đã rõ ràng.

Những rối loạn bệnh lý xảy ra một phần do rối loạn thần kinh thực vật gây cao huyết áp,

ngoại tâm thu.

- Chì có thể gây cường gíáp trạng, chức phận tuyến thượng thận bị suy giảm.

- Đau khớp thường gặp trong nhiễm độc chì.

IV. Triệu chứng lâm sàng

1. Nhiễm độc cấp tính

Nhiễm độc xảy ra sau khi hấp thu một lượng lớn chì trong thời gian ngắn, thường gặp

các triệu chứng sau:

- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, có thể gây tiêu chảy.

- Toàn thân suy sụp nhanh: lo lắng, mạch nhỏ, cogiật. - Dấu hiệu viêm thận hoặc viêm gan- thận: tiểu ít, protein niệu, vàng da, đạm huyết tăng, dễ tử vong trong vài ngày, nếu khỏi thì thời gian hồi phục kéo dài.

2. Nhiễm độc mạn tính - Giống như nhiễm độc các hóa chất, nhiễm độc chì trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn tiếp xúc

+ Giai đoạn thấm nhiễm, hồi phục dược

+ Giai đoạn nhiễm độc

- Các triệu chứng sớm: cơ thể suy sụp, mệt mỏi, ăn không ngon, nhức đầu, mất ngủ,

đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa

- Các triệu chứng khách quan:

+ Da xanh tái, có khi xạm da.

+ Cơn đau bụng chì: Cơn đau bụng chì thường được báo trước bằng hiện tượng táo

bón kéo dài, cơn xuất hiện đột ngột, bệnh nhân đau bụng dữ dội, đau nhiều ở vùng rốn và

thượng vị kèm theo nôn, mạch chậm và huyết áp tăng.

+ Liệt do chì.

+ Tai biến não: đau đầu, co giât, mê sảng, hôn mê và có thể chết. + Viêm thận thường xuất hiện chậm.

+ Huyết áp cao.

+ Thấp khớp do chì.

Page 170: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 169

V. Chẩn đoán nhiễm độc chì

Chẩn đoán nhiễm độc chì nghề nghiệp dựa vào 3 yếu tố sau: tiền sử nghề nghiệp, triệu

chứng lâm sàng và xét nghiệp cận lâm sàng

1. Tiền sử nghề nghiệp

Người công nhân lao động ở môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với chì, chú ý nồng

độ chì trong không khí nơi làm việc và thời gian tiếp xúc.

2. Triệu chứng lâm sàng

Ít gặp các trường hợp có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng kể trên

3. Xét nghiệm

3.1. Nghiệm pháp tiếp xúc

3.1.1.Định lượng chì máu: Phản ánh mức độ hấp thu chì, có giá trị chỉ điểm

không có giá trị tiên lượng.

Phần lớn tác giả chấp nhận ngưỡng chì máu là 60 - 80µg/100ml.

Trên 80µg/100ml là có sự tiếp xúc nguy hiểm.

3.1.2.Định lượng chì niệu: Là xét nghiệm đánh giá mức độ thâm nhiễm chì.

Phải lấy nước tiểu 24 giờ, kết quả mới đảm bảo.

Giới hạn chì niệu là 80 µg/24 giờ.

Trên 80 µg/24 giờ có thấm nhiễm bệnh lý.

Trên150 µg/24 giờ có thể có biểu hiện lâm sàng.

3.1.3.Nghiệm pháp tăng thải chì niệu:

Nghiệm pháp này cần thiết để xác định chẩn đoán giai đoạn tiền nhiễm độc, khi mà sự

tiếp xúc chì đã khá lâu.

Nghiệm pháp dựa vào việc huy động chì bằng chất thải chì như EDTANa2Ca. Để bệnh

nhân đi tiểu hết, cho uống 200-300ml nước, tiêm EDTA vào tĩnh mạch, liều 0,5 g. Lấy nước

tiểu 24 giờ để định lượng.

Ở người bình thường, lượng chì niệu trong 24 giờ là 500 - 700 µg.

Chì niệu/ 24 giờ từ 700 - 800 µg là nghi ngờ thấm nhiễm

Trên 1000 µg/ 24 giờ có thâm nhiễm nguy hiểm.

3.1.3. Định lượng chì tóc:

Theo Abdel, Arrrz-El, Dakhakhuy (1972) coi tóc như một con đường đào thải chì khỏi

cơ thể. Chì tóc cao quá 30µg/g có thể coi là có sự tiếp xúc chì quá mức.

3.2. Xét nghiệm phát hiện các tổn thương sinh hoá

- Định lượng δALA niệu: là một nghiệm phát phát hiện sớm nhất, đặc hiệu nhất đối

với nhiễm độc chì.

Theo Trần Hữu Chi và CTV (1973) trị số δALA niệu bình thường ở người Việt Nam

là: 2,91 ± 1,04 mg/l.

- Định lượng ALA dehydraza hồng cầu (ALAD): đây cũng là nghiệm pháp nhạy nhất , sớm nhất nhưng kỹ thuật tinh vi khó có thể trở thành kỹ thuật thông dụng hàng ngày.

- Số lượng hồng cầu hạt kiềm: là những hồng cầu đặc biệt, có những hạt tròn rải rác

trong hồng cầu, bắt màu kiềm.

Ở Việt Nam, bình thường số lượng HCHK so với hồng cầu là dưới 100/000 . HCHK có

thể mất đi sau 8 ngày ngừng tiếp xúc với chì, trừ những trường hợp tiếp xúc quá lâu.

- Định lượng huyết sắc tố (Hb): Hb bị giảm do rối loạn tổng hợp hem.

4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chì

Page 171: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 170

Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn về chẩn đoán bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, số 52

TCN-343-85 (16/5/1985).

4.1. Đối tượng

Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi trường có hơi và bụi chì ở

nồng độ cao quá giới hạn cho phép (trên 0,00001mg/l).

4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

- Dấu hiệu cận lâm sàng:

+ δ ALA niệu ≥ 10 mg/l

+ HCHK ≥ 10 0/000

+ Hb ≤ 11 g%

- Dấu hiệu lâm sàng: các chỉ tiêu xét nghiệm cận lâm sàng là những căn cứ để chẩn

đoán sớm bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp. Nếu có các dấu hiệu lâm sàng việc chẩn đoán

bệnh càng vững chắc.

+ Hội chứng đau bụng cơn, không sốt, thường kèm theo tăng huyết áp.

+ Liệt cơ duỗi ngón tay.

+ Bệnh cấp tính về não

+ Viêm thận.

+ Thiếu máu được xác định qua nhiều lần xét nghiệm máu.

VI. Điều trị

1. Nhiễm độc cấp tính

- Rửa dạ dày với dung dịch kết tủa chì dưới dạng sulfat không hoà tan như Na2SO4 ,

MgSO4

- Tiêm EDTA

- Chống sốc

2. Nhiễm độc chì mạn tính

- Ngừng tiếp xúc

- Dùng thuốc thải chì: EDTA, chất này sẽ tạo với chì thành một phức chất vững bền,

không độc và sẽ được đào thải ra ngoài qua thận.

EDTANa2Ca liều 20mg/kg hoà trong 200-300 ml dung dịch ngọt đẳng trương truyền

tỉnh mạch chậm. Điều trị mỗi đợt 5 ngày. Nếu chì niệu còn cao, có thể điều trị tiếp một đợt

nữa sau it nhất 2 ngày nghỉ. Phải theo dõi chức năng thận trước khi dùng thuốc thải chì.

- Điều trị triệu chứng: cơn đau bụng chì, cao huyết áp.

VII. Biện pháp phòng chống nhiễm độc chì

1. Biện pháp kỹ thuật Biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất là thay thể chì bằng các chất không độc hoặc ít

độc hơn như thay chì trong bằng ZnO ít độc hơn.

Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình nghiền, đóng gói chì. Phải có hệ thống thông hút

gió, máy hút hơi bụi tại chỗ. Bàn làm việc có chì hoặc các dẫn xuất của chì phải là loại không

thấm nước và phải được cọ rửa luôn. Nền nhà cũng không thấm nước, phải quét dọn lau rửa

hàng ngày.

2. Biện pháp y tế 2.1. Khám tuyển

Không tuyển những người thiếu máu, rối loạn gan, thận, thần kinh, huyết áp cao, phụ nữ

có thai vào làm việc trong các ngành nghề có tiếp xúc với chì.

Page 172: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 171

2.2. Khám định kỳ

Cần khám hàng năm, nơi nào ô nhiễm bụi chì nhiều cần khám 6 tháng 1 lần. Khi khám

định kỳ cần làm các xét nghiệm công thức máu, Hb, HCHK, định lượng delta ALA niệu.

Những người có biểu hiện thâm nhiễm chì cần cho điều trị, ngừng tiếp xúc và cần thiết cho

chuyển việc.

3. Biện pháp cá nhân

- Công nhân tiếp xúc với chì nói chung và lao động nữ làm nghề tiếp xúc với chì nói

riêng cần phải được trang bị và sử dụng quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, mặt nạ chống bụi

chì. Không dùng tay trần cầm chì và hợp chất chì, phải dùng găng tay.

- Tắm, giặt và thay quần áo sau ca lao động.

- Cấm ăn uống hút thuốc tại nơi làm việc.

- Giữ vệ sinh răng miệng.

Câu hỏi lượng giá cuối bài

1. Trình bày tính chất, đường xâm nhập, chuyển hóa, tích lũy và dào thải của chì trong

cơ thể. 2. Phân tích các đặc điểm tác hại của chì trên cơ thể; chẩn đoán sớm bệnh nhiễm độc chì

nghề nghiệp.

3. Nêu biện pháp phòng chống nhiễm độc chì.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Huy Bá (2002), Độc học Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí

Minh.

2. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành và cs (2001), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khoẻ, NXB Y học, Hà Nội.

3. Lê Trung (1999), Bệnh nghề nghiệp, Nhà Xuất bản Y học.

7. Ernest Hodgson, Patricia E.Levi (1987), A Textbook of Modern Toxicology, Elsevier,

LonDon.

4. Michael I. Greenberg et al. (2003), Occupational, Industrial, and Environmental Health, Mosby, Philadelphia, USA.

5. Joseph LaDou et al (2007), Occupational & Environmental Medicine , McGraw-Hill, USA

6. David Snashall et al (2003), Occupational and Environmental Medicine, BMJ Publishing

Group, London

7. WHO (2000), Recommended health-based limits in occupational exposure to heavy metals,

Geneva.

Page 173: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 172

CÁC YẾU TỐ SINH HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG

LAO ĐỘNG Mục tiêu học tập

1. Nhận thức được các yếu tố sinh học và tầm quan trọng của chúng trong các môi trường lao động nghề nghiệp khác nhau

2. Liệt kê được một số bệnh nghề nghiệp do các yếu tố sinh học trong môi trường lao động

3. Mô tả được các biện pháp phòng chống các yếu tố sinh học, bảo vệ sức khỏe cho người công nhân.

I. Đại cương Các yếu tố sinh học trong sản xuất bao gồm vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng và nấm

mốc. Tiếp xúc nghề nghiệp với những tác nhân này có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng cấp tính

hay mãn tính. Người lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, gia công chế biến

thực phẩm và thủy sản thường phải tiếp xúc với các tác nhân sinh học. Đặc biệt những người

làm công tác y tế phải tiếp xúc với bệnh nhân và các sinh vật phẩm cũng như chất bài tiết của

bệnh nhân.

Bệnh cảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong nhiễm trùng nghề nghiệp không khác so với

nhiễm trùng thông thường, chỉ nhấn mạnh về mặt dịch tễ học là tầm quan trọng của yếu tố

nghề nghiệp, người lao động phải tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân này. Nguy cơ mắc

bệnh tăng cao gấp nhiều lần.

Có thể nêu một số tác nhân gây nhiễm trùng nghề nghiệp:

-Vi trùng: Brucella, xoắn khuẩn leptospira (xoắn khuẩn vàng da), vi khuẩn gây lao ở người, vi

khuẩn lao bò, bacillus anthracis (gây bệnh than),

- Virut: Virut viêm gan, HIV

- Ký sinh trùng: Giun móc gặp ở nông dân, thợ mỏ.

- Nấm mốc: nấm Sporotricum

- Các sinh vật như rắn độc cũng có thể xem là những tác nhân sinh học

II. Một số bệnh nghề nghiệp do các yếu tố sinh học 1. Bệnh lao nghề nghiệp

Bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong ở nhiều nước nhiệt đới và

các nước đang phát triển. Bệnh này được liệt kê trong danh mục các bệnh nghề nghiệp được

đền bù của nhiều nước. Nó là nguyên nhân lớn gây mất ngày công lao động, làm chậm sản

xuất và kém phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Lao động nặng, dinh dưỡng kém,

người nghiện rượu, người mắc bệnh silicosis, AIDS làm tăng phát triển bệnh lao. Những

người làm nghề chăn nuôi, thú y, đặc biệt nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân hằng ngày là

nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao cần được theo dõi phát hiện sớm.

Tác nhân gây bệnh lao có tên Mycobacterium, một trực chuẩn gram âm, có thể tồn tại trong đất, nước, không khí, ở trên da, niêm mạc, ở sữa và các sản phẩm làm từ bơ sữa. Vi

chuẩn lao bị tiêu diệt dưới tia nắng mặt trời, nhưng có thể sống hàng tháng trời ở đờm và

nước cống rãnh. Trực chuẩn này có nhiều loại:

- Mycobacterium tuberculosis còn có tên M. tuberculosis var. hominis là tác nhân gây bệnh

lao ở người chủ yếu là lao phổi.

Page 174: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 173

- Mycobacterium bovis còn có tên M. tuberculosis var. bovis là tác nhân gây bệnh lao ở trâu

bò, và người có thể bị lây bệnh từ trâu bò.

- Mycobacterium avium còn có tên M. tuberculosis var. avium chỉ gây bệnh cho gà và lợn,

hiếm khi gây bệnh cho người.

1.1. Bệnh lao ở người

Bệnh lao ở người gặp ở người và gặp ở cả chó, lợn và cả súc vật vườn bách thú. Bệnh lây

truyền thường qua đường hô hấp thông qua giọt nước bọt, đờm bắn ra trong không khí từ

người bệnh hay động vật mắc bệnh ở thể hoạt động, trực chuẩn lao có thể có trong dịch dạ dày, dịch não tủy, nước tiểu, đờm và các mô bị tổn thương lao nặng. Trực trùng lao thường

nhiễm qua phổi còn có nguyên nhân nghề nghiệp khi bệnh xảy ra ở người tiếp xúc nghề nghiệp với bệnh nhân lao và các loại bệnh phẩm như bác sĩ, y tá, nhân viên phòng xét nghiệm,

cán bộ y tế có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 2-3 lần so với cộng đồng thông thường. Người chăn

nuôi gia súc và nhân viên thú y cũng có nguy cơ nhiễm lao nghề nghiệp cao.

Bệnh lao có thể là biến chứng của bệnh phổi nghề nghiệp như bệnh bụi phổi silic, phổi chứa

bụi dễ bị nhiễm khuẩn , dễ bị vi chuẩn lao tấn công, biến chứng tường gặp của bệnh bụi phổi

silic là lao phổi. Bệnh bụi phổi silic - lao được xử lý như một bệnh nghề nghiệp với các hậu

quả của nó. Bệnh viêm phổi hóa chất do thở hít khí kích thích cũng tương tự như vậy và có

khi coi như điểm khởi phát của lao.

Bệnh lao nghề nghiệp còn do tai nạn tiêm truyền: có người có thể bị lây bệnh khi đụng chạm

tổn thương lao cục bộ qua các vết xây xát. Trường hợp này xảy ra khi phẫu thuật tử thi bệnh

nhân lao. Tổn thương bệnh khu trú ở ngón tay, lúc đầu là nốt sần hay các nốt viêm nhiễm,

màu sẫm, ăn sâu vào da. Bệnh tiến triển chậm, tổn thương lớn lên ở giữa là mụn mũ, xung

quanh có bờ cao. Thường tổn thương chỉ là một loại hột cơm, kéo dài dai dẳng hàng tháng,

hàng năm. Tổn thương này gặp ở bác sĩ, nhà giải phẫu bệnh lý, nhân viên nhà xác, nhân viên

bệnh viện nói chung. Tổn thương như vậy cũng còn gặp ở lao bò, phát triển ở người hàng thịt, nhân viên lò sát sinh, nhân viên phòng thí nghiệm.

1.2. Bệnh lao ở bò

Bệnh lao bò gây bệnh cho một số súc vật nhiều hơn bệnh lao ở người. Bệnh gặp ở trân bò,

ngựa, dê, mèo; các động vật gậm nhấm như thỏ, chuột. Bệnh nặng nhẹ tùy

theo liều nhiễm vào cơ thể và theo đường xâm nhập.

Ở gia súc, nhiễm khuẩn qua đường hô hấp gây viêm phế quản, bệnh phát triển chậm đôi khi

có những giai đoạn cấp tính, kèm theo là thời kỳ tiềm tàng.

Ở bò, bệnh lao có nhiều thể: viêm vú, viêm thận, viêm tử cung, viêm ruột, thế phổi. Vi khuẩn

lao có thể thấy ở sữa, nước tiểu, dịch tiết tử cung, phân, nước bọt, đờm.

Mèo uống sữa bò tươi có thể nhiễm vi khuẩn lao bò.

Lợn thường sống chung với gà , ăn thức ăn có lẫn phân gà có thể nhiễm Mycobacterium

avium.

1.3. Biện pháp dự phòng

Nhân viên y tế phải được thử tuberculin khi tuyển vào nghề và định kỳ đều đặn phải được thử

bằng test PPD: Phản ứng nội bì của 5 đơn vị tuberculin (Purified Protein Derivative - PPD)

chiết từ trực trùng lao ở bệnh nhân biểu hiện cường cảm 10mm sau 48-72 giờ. Nó được dùng

trong khám sàng lọc nhóm quần thể có nguy cơ lao sơ nhiễm. Test PPD có thể âm tính trong

một số trường hợp như bệnh sởi, bệnh Hodgkin, Sarcoidose, tăng ức chế miễn dịch.

Trong các cơ sở y tế, bệnh nhân nghi ngờ nhiễm lao hoặc mắc bệnh lao đã xác định thì phải bố trí vào phòng cách ly về đường lây truyền qua hô hấp cho đến khi nào đã được loại trừ

hoặc sau 1 tuần lễ điều trị đủ liều hóa liệu pháp.

Page 175: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 174

Chủng ngừa BCG cho người chưa mắc bệnh (phản ứng tuberculin âm tính) có thể làm giảm

nhạy cảm đối với tuberculin trong hơn 90 % người được tiêm chủng. Hiệu lực bảo vệ thay đổi

theo đặc điểm của các nhóm dân cư khác nhau, chất lượng vaccine, hoặc chủng BCG được sử

dụng. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine có thể kéo dài 20

năm.

Điều trị dự phòng với isoniazid được chỉ định khi cần thiết, tỏ ra có hiệu quả phòng

ngừa tiến triển của bệnh từ thể nhiễm trùng tiềm tàng sang thể bệnh có triệu chứng lâm sàng.

Trong trường hợp nầy cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên ngành lao.

Cần tẩy uế đờm giải của bệnh nhân và các bệnh phẩm khác. Ánh sáng mặt trời và tia tử

ngoại nhân tạo có hiệu quả trong việc tiệt trùng không khí và đồ dùng của bệnh nhân.

Biện pháp dự phòng đối với lao bò: các nhân viên thú y, người chăn nuôi, người làm

việc ở vườn thú, công nhân chế biến thực phẩm, cần phải biết cơ chế lây lan, khi tiếp xúc với

súc vật hoặc các sản phẩm cũng như chất thải từ động vật phải biết cách phòng ngừa bệnh lây

lan qua các đường lây truyền, phải có dụng cụ bảo hộ lao động. Súc vật phải được thú y khám

định kỳ. Súc vật bị bệnh phải giết, sữa phải đun sôi. Việc phòng chống bệnh lao bò gồm:

Khám lâm sàng thú y, làm test tuberculin cho gia súc nghi nhiễm bệnh

Giết bỏ súc vật có test tuberculin dương tính

Cách ly ngay bò mới sinh.

Chỉ nuôi những con bê không bị lao.

Cải thiện điều kiện vệ sinh, không nhốt bò đông quá, đủ sáng thoáng khí giữ vệ sinh sạch sẽ. Phải thường kỳ tẩy uế chuồng trại lò sát sinh, tẩy uế xe chuyên chở súc vật ốm và những nơi ô

nhiễm.

Công nhân có nguy cơ nhiễm bệnh phải được khám sức khỏe định kỳ.

1.4. Điều trị Bệnh lao nghề nghiệp có thể điều trị khả quan với điều trị lao thông thường. Không có chỉ định điều trị đối với động vật nuôi để lấy thịt/ sữa bị bệnh.

Ở một số nước, và ở Việt nam hiện nay, bệnh lao nghề nghiệp được xếp vào danh sách bệnh

nghề nghiệp được bảo hiểm.

2. Bệnh viêm gan virut

Bệnh viêm gan virut (VGVR) là nhiễm trùng thường gặp tại gan, đôi khi nguy hiểm, do virut

gây ra các tổn thương dạng viêm và hoại tử tế bào. Cổ điển bệnh VGVR chi làm 2 loại dựa

vào đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học: loại viêm gan truyền nhiễm do HAV (viêm gan virut

A) và huyết thanh do HBV (viêm gan virut B) gây ra. từ đây hình thành một nhóm bệnh

VGVR khác không phải do HAV cũng không phải HBV, y học gọi là bệnh VGVR không A -

không B. Cho đến nay các loại bệnh VGVR sau đây đã được xác nhận: HAV, HBV, HCV,

HDV, HEV, HGV. Hiện nay ở nhiều nước, VGVR gây ra do nguyên nhân nghề nghiệp, có

thể xếp vào danh sách bệnh nghề nghiệp. Ở Việt nam, bệnh VGVR cũng đã được xếp vào

danh sách bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Những người có thể nhiễm VGVR nghề nghiệp là những người lao động trong các công việc

sau đây: lấy bệnh phẩm máu, thao tác với những bệnh phẩm đó hoặc tiếp xúc với dụng cụ,

quần áo chăn màn sử dụng trong các khoa truyền nhiễm có bệnh nhân VGVR. Những người

có thể mắc bệnh là bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, nhân viên phòng thí nghiệm. Theo thống kê

VGVR xảy ra 4-7 lần lớn hơn ở nhóm nghề y tế phải tiếp xúc với bệnh nhân và xét nghiệm

bệnh phẩm. VGVR trở thành bệnh nghề nghiệp hay gặp nhất trong nhân viên y tế.

Thời gian bảo hiểm của bệnh là 180 ngày tương ứng với thời gian ủ bệnh dài nhất của viêm

gan do tiêm truyền, từ 60 đến 180 ngày.

2.1. Đường lây truyền và thể bệnh

Page 176: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 175

Bệnh lây truyền trong cán bộ nhân viên y tế, do tiếp xúc với máu hoặc chất bài tiết của bệnh

nhân VGVR hoặc của những người đang ở trong thời kỳ ủ bệnh, nghĩa là những người đã

nhiễm bệnh nhưng chưa có triệu chứng, chưa có biểu hiện lâm sàng.

Cần đặc biệt chú ý tới khá nhiều trường hợp bệnh VGVR không vàng da, do đó việc chẩn

đoán chậm trễ hoặc sai lầm, và việc tiếp xúc khó tránh khỏi. Virut xâm nhập cơ thể qua đường

tiêu hóa hay qua các vết cắt nhỏ ngoài da, các vết xây xát. Viêm gan truyền nhiễm có thời

gian ủ bệnh 10 đến 50 ngày và lây truyền qua đường tiêu hóa. Viêm gan huyết thanh có thời

gian ủ bệnh dài 60-180 ngày, lây qua đường tiêm truyền.

2.2. Lâm sàng

Ở thời kỳ khởi phát, các triệu chứng không đặc trưng như suy nhược, ăn không ngon, người

khó chịu, đau khớp, một số trường hợp có sốt. Trong thời kỳ toàn phát, nước tiểu sẫm màu,

phân bạc màu, vàng da và niêm mạc, gan to. Thể không vàng da gặp nhiều, VGVR B tỷ lệ viêm gan không vàng da chiếm khoảng 50%, và cao hơn ở trẻ em, tới 70%.

Biến chứng nghiêm trọng nhất là tổn thương gan cấp tính, dẫn đến tiêu hủy tổ chức gan, có

thể gây tử vong.

Có khoảng 5-10% bệnh nhân VGVR B trở thành người viêm gan virut mãn tính, khoảng nửa

số này bị xơ gan.

2.3. Chẩn đoán

Chẩn đoán trước hết dựa vào yếu tố nghề nghiệp, sự tiếp xúc, yếu tố dịch tễ học, bệnh

sử và lâm sàng.

Gia tăng các loại men trong trong huyết thanh: AST và ALT đều tăng, tỉ lệ AST/ALT < 1.

Cần phân biệt với viêm gan nhiễm độc.

Tiến hành xét nghiệm huyết thanh học để tìm tác nhân chuyên biệt.

2.4. Dự phòng

Tiếp xúc với bệnh nhân, các dịch của cơ thể như máu, nước bọt, tinh dịch, dụng cụ ở bệnh

viện đều có thể làm lây nhiễm virut, do đó cần thực hiện nghiêm ngặt việc đề phòng nhiễm

trùng nghề nghiệp cho các đối tượng nhân viên y tế đang làm các công việc như tiêm truyền,

ngoại khoa, nha khoa, sản khoa, chạy thận nhân tạo. Sử dụng găng tay, kính khi cần thiết.

Người có nguy cơ cao nhiễm trùng với viêm gan B cần được tiêm văcxin

Đối với người không được tiêm vacxin, cần tiến hành tiêm globulin miễn dịch viêm gan B

ngay lập tức sau khi nghi ngờ có tiếp xúc với dịch bị nhiễm virut.

Giám sát tiếp xúc như một biện pháp có ích có thể nhận ra người nhiễm trùng không triệu

chứng

3. Bệnh sốt do leptospira

Bệnh sốt do xoắn chuẩn leptospira hay gặp ở nước ta, ở các vùng rừng núi, các khu

vực khai hoang phát triển, hay khu xây dựng công nghiệp. Đây là bệnh truyền từ động vật sang người, những động vật này có thể là gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa, chó, nhưng quan

trọng hơn là những động vật gậm nhấm hoang dại. Người mắc bệnh do tiếp xúc với các động

vật hoang dại hoặc gia súc truyền bệnh cho người nhưng leptospira có thể tồn tại trong đất và

nước. Leptospira xâm nhập qua da và niêm mạc bị xây xát do tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô

nhiễm nước tiểu súc vật bị bệnh. Ngoài ra bệnh có thể lây qua thực phẩm, nước uống bị ô

nhiễm. Hiếm gặp trường hợp bệnh lây truyền từ người sang người.

Nghề nghiệp có tiếp xúc: công việc lao động nông nghiệp nói chung, trồng lúa, trồng rau,

chăn nuôi gia súc, lò sát sinh, chế biến thực phẩm, thú y; công nhân xây dựng, các công

trường xây dựng cầu cống, nhà cửa, làm đường dây tải điện, đào kênh mương thủy lợi, nhân

viên phòng thí nghiệm do nai nạn tiêm truyền, người đánh bẩy động vật hoang dại, quân đội.

Page 177: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 176

Chẩn đoán dựa vào:

Yếu tố dịch tễ học, tiếp xúc nghề nghiệp

Lâm sàng: sốt, đau cơ, nhức đầu, gan lách to, vàng da...

Xét nghiệm: phản ứng miễn dịch; phân lập leptospira.

Dự phòng: Trong quá trình lây bệnh có 3 yếu tố quan trọng là người tiếp xúc, môi trường ô

nhiễm và ổ bệnh ở súc vật. Yếu tố sau này quan trọng nhất.

Nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất là loài gậm nhấm, nên đòi hỏi phải tiêu diệt loài này,

nhưng đây là một việc rất khó khăn.

Đối với gia súc mang mầm bệnh: dùng kháng sinh, nhưng cho kết quả kém.

Cần thiết phải giải quyết môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật, nếu

cần thiết phải sử dụng hóa chất / thuốc tiệt khuẩn.

Người lao động phải được trang bị phòng hộ cá nhân (găng, ủng cao su) khi làm việc ở môi

trường đất nước bị ô nhiễm.

Ở một số nước, người ta tiêm vaccine cho gia súc. Ở người, tiêm vaccine được coi là

một biện pháp dự phòng có hiệu quả.

Câu hỏi đánh giá cuối bài

1. Nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố sinh học trong các môi trường lao

động nghề nghiệp. Sự thường gặp của yếu tố môi trường này ở một số môi trường

nghề nghiệp ?

2. Liệt kê được một số bệnh nghề nghiệp do các yếu tố sinh học trong môi trường lao

động

3. Mô tả được các biện pháp phòng chống các yếu tố sinh học, bảo vệ sức khỏe cho

người công nhân.

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ, (1997), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản

Y học, Hà nội.

2. Bộ Y tế, (2003), Tài liệu hướng dẫn qui trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Tập I,

Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

3. Khoa Vệ sinh sinh học chung và Vệ sinh học Quân sự, Học viện Quân Y, (1984),

Giáo trình Vệ sinh học chung và Vệ sinh học quân sự, Học viện Quân Y, Hà nội.

4. Nguyễn Thị Hồng Tú,(2003), Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động

trong nông nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

5. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Y học lao động (Giáo trình sau đại học) Tập II, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, (2006), Luật bảo vệ Môi trường, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà nội.

7. Lê Trung,(1997), Bệnh nghề nghiệp, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

Page 178: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 177

8. http://www.moh.gov.vn/

9. http://www.ytecongcong.com

10. Robert H. Friis, (2007), Essentials of Environmental Health, Jones and Barlett

publishers, USA. ISBN 10: 0-7637-4762-9 ISBN-13: 978-0-7637-4762-6

11. http://www.cdc.gov/niosh/

Page 179: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 178

BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Mục tiêu học tập 1. Xác định tầm quan trọng của các loại bụi khác nhau trong môi trường lao động, ảnh

hưởng của bụi đến sức khỏe của con người; 2. Liệt kê được một số bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra; 3. Thảo luận được các yếu tố chẩn đoán sớm đối với một số bệnh phổi nhiễm bụi; 4. Xác định được các biện pháp phòng chống bụi bảo vệ sức khỏe cho người công nhân

trong các ngành sản xuất có liên quan

I. Đai cương về tác hái của bụi 1. Định nghĩa

Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới

dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi khói mù.

Bụi bay có kích thước từ 0,001µ - 10µ (micron) bao gồm tro, muội, khói và những hạt chất rắn được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brown, hoặc rơi xuống đất với tốc độ không

đổi theo định luật Stock. Về mặt sinh học loại bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ

quan hô hấp, nhất là bệnh phổi nhiễm bụi thạch anh (silicosis) do thở hít không khí có bụi

bioxyt silic lâu ngày.

Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10µ, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, loại bụi này thường gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng.

Phòng chống bụi là một trong những nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động trong các

ngành khai thác mỏ, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, làm đồ gốm, đồ sứ; ngành dệt vải, sợi; trồng và chế biến bông, đay, gai.

2. Phân loại

2.1. Theo nguồn gốc

Bụi có thể có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ. Bụi hữu cơ như bụi thực vật (gỗ, bông),

bụi động vật (len, lông, tóc), bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su). Bụi vô cơ như bụi khoáng

chất (thạch anh, amiăng), bụi kim loại (sắt, đồng, chì).

2.2. Theo kích thước hạt bụi

− Theo Gibbes: Bụi lớn hơn 10µ là bụi thực sự, bụi từ 0,1 - 10µ như sương mù, bụi dưới

0,1µ như khói.

− Theo Burstein: Phân loại theo tính chất thâm nhập đường hô hấp của bụi và theo kích

thước:

-Bụi nhỏ hơn 0,1µ lơ lửng trong không khí, không ở lại phế nang.

-Bụi từ 0,1µ - 5µ ở lại phổi, chiếm tới 80 - 90%

-Bụi từ 5µ - 10µ vào phổi nhưng lại được đào thải ra.

-Bụi lớn hơn 10µ thường đọng lại ở mũi.

2.3. Phân loại theo tác hại của bụi

Theo Israelson có thể phân loại bụi theo tác hại: − Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân)

− Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban (bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh

dầu gỗ).

− Bụi sinh ung thư (bụi quặng và các chất phóng xạ, hợp chất Crôm, Asen).

Page 180: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 179

− Bụi gây nhiễm trùng (lông xương, tóc)

− Bụi gây xơ hóa phổi (bụi thạch anh, bụi amiăng)

3. Tính chất lý hóa của bụi

3.1. Độ phân tán

Là trạng thái của bụi trong không khí, phụ thuộc vào tỷ trọng của bụi (sức năng) và

sức cản của không khí. Bụi hạt to rơi nhanh, bụi có kích thước nhỏ lơ lửng lâu trong không

khí. Tính chất nầy sẽ ảnh hưởng đến việc xâm nhập của bụi vào hệ hô hấp và việc phòng

chống bụi. Bụi có kích thước < 5µ xâm nhập đến tận phế nang.

3.2. Điện tích của bụi

Phụ thuộc kích thước và bản chất của bụi, điện tích của bụi khác nhau sẽ ảnh hưởng

đến sự di chuyển của bụi trong điện trường, nên khi thiết kế hệ thống thông gió hút bụi bằng

điện, cần chú ý đến kích thước hạt bụi

3.3. Tính cháy nổ của bụi

Phụ thuộc tính chất hóa học và kích thước của bụi, bụi càng nhỏ, diện tiếp xúc với oxy

càng lớn, dễ bốc cháy khi có mồi lửa.

3.4. Tính lắng bụi do nhiệt

Sự lắng đọng của bụi khi di chuyển trong một ống dẫn từ nóng sang lạnh, tính chất nầy cũng được áp dụng để thiết kế hệ thống thông gió hút bụi.

3.5. Thành phần hóa học của bụi

Bụi có thành phần silic dioxyt tự do cao có tác dụng gây xơ hóa phổi mạnh. Bụi hóa

chất gây nhiễm độc chung khi hấp thụ qua da và hệ hô hấp.

4. Tác hại của bụi

Nhờ có hệ thống hô hấp mà ta có thể cản và loại trừ được 90% bụi có kích thước

khoảng trên 5µ. Các hạt bụi nhỏ dưới 5µ có thể theo không khí thở vào đến tận phế nang, ở

đây cũng được các lớp niêm dịch và đại thực bào ăn và loại ra được khoảng 90% hạt bụi ở

phổi. Số bụi còn lại đọng ở đường hô hấp trên có thể gây ra nhiều bệnh.

4.1. Bệnh phổi nhiễm bụi

Là một vấn đề lớn trong bệnh lý nghề nghiệp trong khoảng vài chục năm trở lại đây,

chiếm khoảng 40-70% bệnh nghề nghiệp nội thương. Vài số liệu thống kê cho ta thấy rõ tính

chất trầm trọng và yêu cầu phòng chống cấp bách bệnh này. Ở Mỹ, từ 1950-1955 đã phát hiện

được 12.763 công nhân bị mắc bệnh phổi nhiễm bụi đá (silicose), có 75% bệnh nhân tuổi hơn

50.

Ở Nam Phi đầu thế kỷ 20 có khoảng 30-40% thợ mỏ chết hàng năm vì bệnh phổi

nhiễm bụi đá. Riêng năm 1963-1964 theo tài liệu điều tra của tổ chức lao động quốc tế ở mỏ

vàng ở Gana với 4300 thợ đã phát hiện được 7% người mắc bệnh silicose, thợ xúc, thợ lò, thợ

làm băng chuyền mắc tới 30%.

Ở Việt Nam qua điều tra cho thấy thợ mỏ tỷ lệ mắc bệnh phổi nhiễm bụi than và đá là

0,7-3,5%, thợ lò gạch chịu lửa ở Thanh Trì và Cầu Đuống mắc silicose từ 10,2-12,9%, thợ

làm fibrocement nhiễm bụi amiant là 5,5%.

Một số điều tra gần đây cho thấy tỉ lệ bệnh bụi phổi Silic ở miền Trung là 14,08% (N.

N. Cảnh và ctv, 1992). Trong ngành đúc cơ khí, tỉ lệ này ở Việt nam lên đến 40% (N.V. Hoài

và ctv, 1992).

Bệnh phổi nhiễm bụi là nhóm bệnh do nguyên nhân nghề nghiệp, gây ra do hít phải các loại chủ yếu là bụi khoáng và kim loại, dẫn tới hiện tượng xơ hóa phổi, làm suy giảm

chức năng hô hấp (bệnh bụi phổi bông là một dạng bệnh lý khác, bệnh lý phế quản). Tùy theo

loại bụi hít phải mà có các bệnh phổi nhiễm bụi mang tên khác nhau.

Page 181: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 180

4.2. Các bệnh khác do bụi gây ra

- Bênh ở đường hô hấp: tùy theo loại bụi mà gây ra các loại bệnh viêm mũi, họng, khí

phế quản khác nhau. Bụi hữu cơ, lông, sợi, gai, lanh dính vào niêm mạc gây ra viêm phù

thũng, tiết nhiều niêm dịch; bụi bông, lanh, gai có thể gây co thắt phế quản; viêm, loét trong

lòng phế quản. Bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhọn, ban đầu thường gây ra viêm mũi phì đại làm cho

niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít thở không không khí khó khăn, vài năm

sau chuyển thành thể viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi, làm cho bệnh bụi phổi dễ phát sinh. Loại bụi crom, arsen còn gây viêm loét thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía.

Loại bụi gây dị ứng: bụi bột, bụi len, bột thuốc kháng sinh có thể gây ra viêm mũi,

viêm phế quản dạng hen.

Bụi Mangan, phosphat, bicromat kali còn gây bệnh viêm phổi do nó làm thay đổi tính

miễn dịch sinh học của phổi.

Một số bụi kim loại mang tính phóng xạ còn gây bệnh ung thư phổi như bụi cobalt,

kền, crom, nhựa đường.

- Bệnh ngoài da: bụi đồng có thể gây nhiễm khuẩn da rất khó chữa. Bụi còn tác động

lên các tuyến nhờn, làm cho khô da, phát sinh các bệnh da như trứng cá, viêm da, gặp ở công

nhân đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng, sành sứ ...

Bụi còn kích thích lên da, sinh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc, dược phẩm, thuốc

trừ sâu, đường.

Bụi nhựa than còn có tác dụng quang học trên vùng da để hở dưới tác dụng của ánh

sáng làm da sưng tấy, đỏ như bỏng, rất ngứa, còn làm cho mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, các

hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu làm việc ở trong bóng râm hoặc làm việc về đêm.

- Bụi còn gây ra chấn thương ở mắt: do không mang kính phòng hộ nên bụi bẩn vào

mắt kích thích màng tiếp hợp, lâu dần gây ra viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt.

Bụi kiềm hoặc bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc, để lại sẹo lớn làm giảm thị lực

hoặc mù mắt. Bụi kim loại như phoi bào, phoi tiện bắn vào mắt gây ra các vết thương trên

màng tiếp hợp và có thể tổn thương giác mạc, về sau để lại sẹo làm giảm thị lực, nặng hơn có

thể làm mù mắt.

- Bệnh ở đường tiêu hóa: bụi đường, bột có thể làm sâu răng, do bụi động lại trên mặt răng, bị vi khuẩn phân giải thành axit lactic làm hỏng men răng.

Bụi kim loại, bụi khoáng to, nhọn, cạnh sắc vào dạ dày có thể có ảnh hưởng, gây rối

loạn tiêu hóa.

5. Các biện pháp phòng chống bụi

Bụi trong sản xuất gây nhiều tác hại cho sức khỏe người công nhân, đa số các bệnh

phổi nhiễm bụi đều là những bệnh nặng, phát hiện khó, chưa có thuốc chữa, cho nên vấn đề đề phòng chống bụi để phòng bệnh phổi bụi là vấn đề rất quan trọng. Biện pháp đề phòng tích

cực là chống bụi nơi làm việc.

5.1. Biện pháp kỹ thuật

- Giữ bụi không cho lan tỏa ra ngoài không khí, cơ giới hóa, tự động hóa các quá trình

sinh bụi, để công nhân không phải tiếp xúc với bụi. Đây là biện pháp cơ bản nhất, Ví dụ: tự

động hóa trong quá trình đóng bao để nguyên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng,

vận chuyển bằng băng chuyền trong ngành dệt, ngành than, khai thác mỏ, dùng các tấm che

kín các máy móc tạo ra bụi, kèm theo các máy hút bụi tại chỗ, chỉ chừa chỗ thao tác tối thiểu

cho nhu cầu kỹ thuật (trong máy mài, cưa đĩa, máy nghiền đá v.v.)

Trong khai thác mỏ người ta còn dùng khoan ướt, làm ẩm, hạn chế việc sinh bụi. Kết quả điều tra cho thấy, nếu khoan khô 1cm3 không khí có 5983 hạt bụi, khi khoan ướt chỉ còn

1734 hạt.

Page 182: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 181

Khi khai thác mỏ bằng mìn, có thể dùng bao nước bằng ni lông làm lắng bụi, giảm

nồng độ bụi ở nơi sản xuất. - Thay vật liệu sử dụng nhiều bụi độc bằng vật liệu ít bụi độc (dùng đá mài nhân tạo

có ít dioxit silic thay thế cho đá mài tự nhiên nhiều SiO2).

- Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi, trong các xưởng nhiều bụi.

- Để đề phòng bụi cháy nổ, cần loại trừ điều kiện sinh ra nổ:

+ Theo dõi nồng độ bụi để không đạt tới mức có thể gây nổ được, đặc biệt là trong các

ống dẫn và máy lọc bụi.

+ Cách ly mồi lửa, tia lửa điện, đèn chiếu sáng ở mỏ than, phải hết sức cẩn thận.

Người ta đã chế ra một loại bột chống cháy (đất sét, vôi) có màu sắc rắc lên trên bụi than đá

bám vào vách và sàn để chống nổ.

5.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân

Phòng chống bụi bằng quần áo, mặt nạ, khẩu trang chống bụi, tùy theo điều kiện từng

nơi, từng lúc mà dùng. Những nơi có bụi độc, quần áo phải kín, may bằng vải bông để bụi

khỏi xâm nhập vào cơ thể, dùng thêm găng tay cao su để chống bụi.

Một loại mặt nạ chống bụi, hoặc dùng khẩu trang cũng có thể cản được bụi đáng kể. Loại khẩu trang chống bụi kiểu có diện tích chống bụi khoảng 250 cm2 bằng vải tổng hợp đặt giữa 2 lớp vải dệt kim, có hiệu quả lọc được gần 100%.

Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường xuyên và triệt để, nhất là nơi có bụi khí

độc (chì, thạch tín), không được ăn uống, hút thuốc, nói chuyện khi làm việc, làm xong phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo lao động bằng quần áo sạch.

5.3. Biện pháp y tế

Để phòng chống bụi, cán bộ y tế và an toàn lao động phải có trách nhiệm tổ chức

khám tuyển, khám định kỳ, quản lý sức khỏe công nhân làm việc với bụi, giám định khả năng

lao động và bố trí nơi lao động thích hợp cho người mắc bệnh.

Khám tuyển nhằm loại trừ những người mắc bệnh lao phổi và các thể lao khác, các

bệnh đường hô hấp trên mạn tính, bệnh viêm xoang, các bệnh phổi, cơ hoành, cơ tim. Bệnh

van tim và cao huyết áp không được làm với bụi vì bệnh sẽ nặng thêm.

Khám định kỳ, mỗi cơ sở sản xuất với bụi 6 tháng hoặc 1 năm khám định kỳ 1 lần để phát hiện sớm bệnh phổi nhiễm bụi.

Giám định khả năng lao động và bốï trí nơi lao động thích hợp cho người mắc bệnh

hoặc cho nghỉ việc vì mất sức và được hưởng các chế độ đền bù tương xứng.

Quản lý theo dõi và điều trị cho người mắc bệnh.

5.4. Các biện pháp khác

Nghiên cứu chế độ làm việc thích hợp cho một số ngành nghề có nhiều bụi như rút

ngắn thời gian làm việc trong ngày và tăng thêm giờ nghỉ hàng năm.

Khẩu phần ăn cho công nhân làm ở nơi nhiều bụi cần có nhiều đạm, nhiều sinh tố, nhất là sinh tố C, bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.

Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng, nghỉ ngơi cho thợ tiếp xúc với bụi.

II. Một số bệnh bụi phôi quan trọng 1. Bệnh bụi phổi silic (Silicoisis)

Bệnh bụi phổi - silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hít bụi có nhiều dioxyt silic. Đặc

điểm của bệnh về mặt giải phẫu là xơ hóa và phát triển các hạt ở hai phổi, về mặt lâm sàng là

khó thở, về X quang là có nhiều hình ảnh tổn thương với các mờ và đánh mờ đặc biệt.

Page 183: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 182

Ở các nước có nền công nghiệp hiện đại, bệnh silicosis phát triển mạnh và là một gánh

nặng cho xã hội làm nhiều thầy thuốc y học lao động quan tâm nghiên cứu, đó là một bệnh

nặng, hoàn toàn do nghề nghiệp và có phạm vi toàn thế giới.

Ở Việt Nam trong mấy chục năm gần đây, các số liệu điều tra tuy chưa đầy đủ nhưng

nhiều tác giả cho thấy số bệnh nhân lên đến hàng nghìn người.

Ở Việt Nam qua điều tra cho thấy thợ mỏ tỷ lệ mắc bệnh phổi nhiễm bụi than và đá là

0,7-3,5%, thợ lò gạch chịu lửa ở Thanh Trì và Cầu Đuống mắc silicose từ 10,2-12,9%.

Một số điều tra gần đây cho thấy tỉ lệ bệnh bụi phổi Silic ở miền Trung là 14,08% (N.

N. Cảnh và ctv, 1992). Trong ngành đúc cơ khí, tỉ lệ bệnh bụi phổi Silic ở Việt nam lên đến

40% (N.V. Hoài và ctv, 1992).

1.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính do tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic tự do (SiO2). Công nhân làm

việc trong các ngành có tiếp xúc với bụi silic.

Nguy cơ tiếp xúc: Làm việc trong các hầm mỏ, như mỏ than, mỏ kim loại, khai thác đá

xây dựng. Ngành cơ khí luyện kim đặc biệt công nhân ở phân xưởng đúc, làm khuôn,làm sạch

bằng cách phun cát. Công nhân làm việc trong các nghề thủy tinh, sành sứ, đồ gốm. Trong

công nghiệp xi măng tỉ lệ bệnh bụi phổi - silic thấp vì bụi xi măng có hàm lượng silic thấp

Các yếu tố ảnh hưởng:

Kích thước bụi từ 0,5 - 5µ đường kính là nguy hiểm nhất vì được hấp thụ ở phế nang.

Nồng độ bụi càng lớn nguy cơ mắc bệnh càng lớn, và đặc biệt hàm lượng SiO2 tự do có trong

bụi là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính chất độc hại của bụi. Ngoài ra yếu tố cá nhân

như viêm nhiễm đường hô hấp mãn tính, lao phổi là những yếu tố thuận lợi cho sự phất triển

bệnh bụi phổi - silic.

1.2. Cơ chế bệnh sinh

Có nhiều giả thuyết như thuyết cơ giới : bụi vào phổi gây kích thích cơ học phát sinh

phản ứng xơ hóa phổi, thuyết hóa học, thuyết nhiễm trùng, thuyết dị ứng. Nhưng từ năm 1954

lý thuyết về miễn dịch học của Pernis và Vigliani được nhiều người công nhận. Điểm xuất phát của quá trình này là sự tan rã các đại thực bào sau khi ăn những hạt bụi silic. Bụi silic có

tác dụng độc đối với tế bào khi các đại thực bào ăn các hạt bụi này thì màng tế bào bị tổn

thương, đặc biệt tổn thương các túi tiêu thực bào làm cho những men thủy phân thoát ra và

khuếch tán trong tế bào chất gây nên sự tự tiêu của đại thực bào.

Sự tiêu hủy đại thực bào do silic gây nên một loạt các phản ứng sinh học, dẫn đến sự

hình thành tổn thương thể hạt đặc trưng cho bệnh silicosis.

Sự tan rã của đại thực bào có hai tác dụng chính :

- Giải phóng yếu tố sinh xơ, kích thích hoạt động của nguyên xơ bào.

- Giải phóng các kháng nguyên bị thực bào từ trước và có thể có cả tự kháng nguyên,

điều này dẫn đến sự gia tăng miễn dịch và sự xuất hiện kháng thể, và tiếp đến phản ứng

kháng nguyên kháng thể.

Cả hai tác dụng này đều gây xơ hóa ở phổi.

1.3. Giải phẫu bệnh lý

Tổn thương giải phẫu bệnh lý đặc trưng của bệnh bụi phổi - silic là các hạt silic, tập

trung ở vùng chung quanh phế quản và chung quanh mạch máu, đường kính 0,3 ( 1,5mm có

thể có sự kết hợp nhiều hạt để cho hạt lớn hơn. Những hạt silic có hình tròn hoặc hình sao thổ, trung tâm gồm có những bó xơ trong được xếp hướng tâm hoặc hình cuộn len, có khi hòa lẫn

thành một khối đồng nhất. Chung quanh được bao bọc một quầng tế bào gồm những sợi lưới,

đại thực bào, nguyên bào sợi, tương bào.

1.4. Triệu chứng

Page 184: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 183

Lâm sàng : Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu rất nghèo nàn và kín đáo, và xuất hiện

rất muộn chủ yếu là khó thở. Sau đó ho, đau ngực. Đó là những triệu chứng không điển hình

có thể thấy bất cứ ở bệnh hô hấp nào. Bệnh silicosis không gây ra khaõi huyết, nếu có khái

huyết là có thể kèm thêm lao phổi.

Thể trạng bệnh nhân trong giai đoạn đầu bình thường, trong giai đoạn nặng thể trạng

giảm dần đến suy sụp, khám thực thể ít thấy có dấu hiệu bất thường

Thăm dò chức năng hô hấp :

Chức năng thông khí phổi giảm : Giảm thông khí hạn chế (FVC giảm), hậu quả của nhu

mô phổi bị xơ hóa.

Trong giai đoạn nặng thường có giảm thông khí phối hợp (FVC giảm kèm thêm giảm

FEV1) do có kết hợp tổn thương ở phế quản hoặc do tổn thương xơ hóa nặng gây tắc nghẽn

đường thở.

Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa có thay đổi nhưng cũng không đặc thù.

X quang.

Chẩn đoán chính xác bệnh silicosis chủ yếu dựa vào X quang phổi, trên phim X quang

người ta có thể thấy những hình ảnh từ những nốt mờ kích thước và số lượng khác nhau cho

đến những khối giả u to nhỏ khác nhau và thường thấy ở cả hai bên phế trường. X quang chẩn

đoán trong bệnh bụi phổi đòi hỏi kỹ thuật chụp phim đặc biệt về liều lượng tia cũng như có

kinh nghiệm về đọc phim.

Và cần nhớ có khoảng 40 bệnh có hình ảnh X quang tương tự như hình ảnh X quang

của bệnh bụi phổi - silic, do đó X quang chưa đủ để chẩn đoán.

1.5. Biến chứng

Biến chứng xuất hiện trong giai đoạn nặng gồm : như dãn phế nang, tâm phế mãn, lao

phổi, tràn khí phế mạc, bội nhiễm.

Chẩn đoán bệnh bụi phổi - silic dựa vào hỏi tiền sử nghề nghiệp, đo chức năng hô hấp

và hình ảnh X quang phổi. Tiền sử nghề nghiệp : xác định thời gian tiếp xúc với bụi SiO2. Phải điều tra hàm lượng

bụi và thành phần SiO2 tự do có trong bụi.

Khám lâm sàng chủ yếu là để phát hiện bệnh khác hơn là chính bản thân bệnh bụi phổi

- silic.

Quan trọng nhất là X quang, có thể phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm, nhưng ta đã

biết có khoảng 40 bệnh có hình ảnh X quang gần giống với bệnh bụi phổi - silic.

1.6. Điều trị

Hiện nay chưa có điều trị đặc hiệu chủ yếu là điều trị triệu chứng. Bệnh vẫn tiếp tục tiến

triển mặc dầu đã thôi tiếp xúc với bụi. Do đó điều quan trọng vẫn là dự phòng và có biện

pháp CSSKBĐ cho công nhân tiếp xúc với bụi silic.

2. Bệnh bụi phổi Asbest (Asbestosis)

Bệnh bụi phổi - asbest à bệnh phổi nghề nghiệp quan trọng thứ hai, sau bệnh bụi phổi -

silic. Bệnh gây nên do tiếp xúc lâu dài với bụi amiant trong sản xuất. Tổn thương bệnh lý

trong bệnh này là xơ hóa phổi, dẫn đến giảm chức năng hô hấp.

Amiant là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong công nghiệp do có những đặc tính quí :

không cháy, bền với nhiệt độ cao và với các chất hóa học như acid, kiềm, chịu được lực ma

sát. Amiant được dùng dệt vải may các loại áo cách nhiệt, thảm chống lửa, thừng cách nhiệt, vật liệu cách âm, vật liệu xây dựng (gạch ngói amiant, xi măng amiant), bìa các tông, má

phanh ô-tô... Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp này và trong các ngành khai

thác mỏ, quặng đá có amiant chế biến quặng đá amiant đều có thể mắc bệnh bụi phổi - asbest.

Page 185: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 184

Những bệnh án đầu tiên về bệnh bụi phổi - asbest được mô tả vào năm 1906 ở Pháp

(Auribault), 1907 ở Anh (Murray), Pancoast và ctv năm 1927 đã mô tả những biến đổi về X

quang của bệnh này. Năm 1950 trở về sau, người ta công nhận có bệnh bụi phổi - Asbest.

Năm 1967, ở Anh ước tính có khoảng 20000 công nhân mắc bệnh. Ở Việt nam đầu những

năm 70, đã phát hiện một số trường hợp bệnh bụi phổi Asbest ở nhà máy fibrocement (5,5%).

Ngoài ra bụi amiant cũng gây tổn thương bệnh lý ở màng phổi, màng bụng: gây u trung

biểu mô (mesothelioma).

2.1. Cơ chế bệnh sinh

Ở phổi, sợi amiant (có đường kính < 2µ) xâm nhập vào nhu mô phổi có đặc điểm là cắm

theo chiều dài mắt thường không nhìn thấy được. Sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng xơ

hóa phổi, cơ chế gây xơ hóa phổi còn chưa rõ, ở đây cũng có sự thực bào đối với sợi có chiều

dài < 5µ, các sợi amiant quá dài thì có hiện tượng gắn đại thực bào (ĐTB) vào sợi amiant,

nhưng đôûc tính của amiant đối với ĐTB thấp nên không gây sự tự tiêu của ĐTB. Người ta

cho rằng hiện tượng xơ hóa là do phản ứng của tế bào đối với dị vật, quá trình phản ứng này

hoàn toàn khác với phản ứng của bệnh silicosis ở hai điểm chính : Không có hoại tử của ĐTB

và không có phản ứng miễn dịch.

2.2. Triệu chứng

Về lâm sàng: Bệnh xuất hiện rất muộn thường từ 7 - 10 năm tiếp xúc.

Giai đoạn đầu từ từ và kín đáo biểu hiện bằng ho, khó thở, tức ngực.

Ban đầu ho mới chỉ là một hiện tượng phản ứng của thanh quản và khí quản (do bụi

kích thích) xuất hiện trong thời gian làm việc, sau đó hết ho do có sự thích ứng với bụi. Sau

khoảng 4 – 5 năm tiếp xúc ho xuất hiện trở lại, ho thường xuyên hơn, hay tái phát về mùa

đông, do đó dễ nghi là do thời tiết. Khó thở khi gắng sức, lúc đầu nhẹ dễ bỏ qua vì cho là do

tuổi già (vì bệnh asbestosis thường xuyên không phải là bệnh của người trẻ) và thường kèm

theo tức ngực.

Khám thực thể nghe thấy ran nổ khô, khu trú ở đáy phổi. Ran nổ là dấu hiệu thường

xuyên và đặc hiệu của bệnh bụi phổi - asbest.

Chức năng hô hấp :

Cần thiết cho chẩn đoán tiên lượng: FVC giảm.

Trong giai đoạn nặng FEV1 cũng giảm.

X quang :

Tổn thương thường ở vùng dưới 2 phế quản trường với các đám mờ nhỏ, lan tỏa không

đều ban đầu ở góc sườn hoành về sau lan ra cả 2 phế trường. Ở 2 đỉnh phổi không bao giờ bị tổn thương. Hình ảnh X quang trong bệnh bụi phổi - asbest hay thay đổi và không đặc hiệu.

Soi đờm :

+ Soi đờm trực tiếp dưới kính hiển vi có thể thấy sợi amiant lóng lánh, trong suốt đường

kính 0,5 - 2µ, dài 20 - 150µ.

+ Thể asbest: Khi sợi amiant cắm theo chiều dài vào phế nang, các protein sẽ đến bao bọc

lại với sự hiện diện của huyết sắc tố, người ta gọi đó là thể asbest. Nhuộm bằng

ferocyanua kali sẽ cho màu xanh và nhuộm bằng sunfua amoni sẽ cho màu đen.

Có sợi amiant và thể asbest trong đờm chỉ có ý nghĩa là có tiếp xúc với bụi amiant.

2.3. Biến chứng

Biến chứng của bệnh bụi phổi Asbest xảy ra trong giai đoạn nặng gồm:

Ung thư phổi, rối loạn hệ thống tạo huyết, tâm phế mãn, giãn phế quản, nhiễm trùng,

tràn khí màng phổi.

2.4. Chẩn đoán

Page 186: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 185

Các triệu chứng của bệnh bụi phổi - asbest đều không đặc trưng do đó chẩn đoán phải dựa vào tiền sử và tất cả các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng nêu trên.

2.5. Điều trị

Không có điều trị đặc hiệu và cũng như bệnh bụi phổi - silic, bệnh bụi phổi - asbest vẫn

tiếp tục phát triển mặc dầu ngưng tiếp xúc với bụi.

3. Bệnh bụi phổi bông (Byssinosis)

Trong các bệnh phổi do thực vật, bệnh bụi phổi bông là một trong những bệnh phổ biến nhất. Bệnh này còn gọi là bệnh hen của thợ dệt, bệnh sốt ngày thứ hai hay bệnh khó thở

tức ngực ngày thứ hai.

Bệnh có nguyên nhân nghề nghiệp do tiếp xúc với bụi bông, lanh, gai đặc trưng bằng

triệu chứng khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần lao động, có thể hồi phục khi dùng thuốc giãn phế quản. Lâu ngày có thể dẫn đến hội chứng

nghẽn thông khí mãn tính thường xuyên.

Bệnh gặp ở công nhân ngành dệt, tiếp xúc với các loại bụi có nguồn gốc từ bông, sợi,

lá và vỏ cây bông. Công nhân cán xé bông, đóng kiện, xe sợi và dệt, đều có thể mắc bệnh.

Từ cổ xưa, bông và lanh được dùng để dệt vải, nhưng đến thế kỷ 17, Ramazzini là

người đầu tiên nói đến bệnh bụi phổi do bông hay bệnh bụi phổi bông.

Ở nhiều nước, bệnh bụi phổi bông phát triển mạnh, ít nhất có 40% công nhân tiếp xúc

với bụi bông mắc bệnh này. Ở nơi nào việc thực hiện các biện pháp phòng chống bụi không

tốt, tỷ lệ còn có thể cao hơn.

Tỷ lệ bệnh bụi phôi bông tại một số nước như sau: 20% ở Sudăng (Khogaki, 1971)

38% ở Aûicâp (El Batawi, 1962). Ở Anh, trong khoảng 1963 - 1966 tỷ lệ bệnh bụi phổi bông

loại C1/2 - C2 là 26,9%. Ở Mỹ, tỷ lệ này là 25% ở công nhân chải bông (Zuskin, 1969).

Ở Việt nam, có một số nghiên cứu cho thấy có nhiều người làm việc ở các nhà máy

dệt mắc bệnh này, 18,2% (Bùi Quốc khánh, 1991). Số người lao động trực tiếp với các loại nguyên liệu như bông đay gai cũng như tình hình mắc bệnh bụi phổi bông ở Việt nam chưa có

số liệu đầy đủ.

3.1. Cơ chế bệnh sinh

Người ta đưa ra nhiều nguyên nhân gây bệnh như vai trò của vi chuẩn nấm, nhiễm

trùng đường hô hấp do các vi sinh vật có trong sợi, ô nhiễm môi trường do các chất độc, do

khói thuốc lá. Trong số các nguyên nhân, người ta cho rằng chắc phải có một chất gây co thắt phế quản chứa trong bụi bông. Ngoài ra, bệnh bụi phổi bông nặng hay nhẹ có liên quan đến

lượng bụi bông ở nơi lao động nhiều hay ít, thời gian tiếp xúc với bụi dài hay ngắn.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh bụi phổi bông chưa được hiểu biết đầy đủ, cơ chế có vẻ hợp lý nhất là việc giải phóng histamine của một chất nào đó chưa được biết có trong bông,

lanh và gai. Sự có mặt một chất gây co thắt phế quản ở trong bụi (với hiện tượng giải phóng

histamine), không mang tính kháng nguyên, giải thích được các triệu chứng điển hình xuất hiện ngày thứ hai. Phần lớn histamine trong tổ chức phổi được giải phóng, tác động lên đường

thở vào ngày lao động đầu tiên, nhưng chỉ một ít hoặc không còn histamine giải phóng ra nữa

cho đến khi người công nhân nghỉ việc cuối tuần. nhưng điều này lại không giải thích được tại sao bệnh nhân bị bệnh bụi phổi bông nặng lại ở tình trạng mất khả năng lao động với các triệu

chứng tắc nghẽn đường hô hấp thường xuyên và kéo dài. Có nhiều khả năng là cả hai loại yếu

tố giải phóng histamine có và không mang tính chất kháng nguyên đều có vai trò trong cơ chế phát sinh bệnh bụi phổi bông.

Về giải phẫu bệnh lý, ở phổi không có biến đổi đặc hiệu. Không có xơ hóa, các chi tiết về tổ chức phổi tương tự bệnh nhân bị viêm phế quản mãn.

3.2. Triệu chứng

Page 187: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 186

3.2.1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng là tức ngực và khó thở khi bắt đầu lao động sau ngày nnghỉ cuối

tuần hoặc những ngày nghỉ khác. Ở giai đoạn muộn, sau nhiều năm tiếp xúc với bụi, bệnh

nhân giảm khả năng lao động nghiêm trọng với các triệu chứng của viêm phế quản mãn và

giãn phế nang.

-Ở giai đoạn sớm: các triệu chứng đặc trưng là tức ngực vào ngày lao động đầu tiên

sau ngày nghỉ cuối tuần, thường là vào ngày thứ hai (nếu ngày nghỉ là thứ sáu thì ngày lao

động đầu tiên là thứ bảy), kéo dài cho đến hết ca lao động và triệu chứng hết ngay sau khi rời

vị trí lao động. Vào ngày thứ ba không còn triệu chứng gì. Trong quá trình bệnh phát triển,

triệu chứng tức ngực có kèm theo khó thở, tức ngực và khó thở ngày càng kéo dài, lan sang

ngày thứ ba rồi thứ tư và các ngày khác nữa. Ở giai đoạn này, các triệu chứng kéo dài nhưng

nhẹ dần vào các ngày cuối tuần. Ngoài ra còn có các triệu cứng khác như ho mệt mỏi nhức

đầu và đặc biệt là sốt, vì thế có tác giả gọi bệnh bụi phổi bông là bệnh sốt ngày thứ hai.

-Trong giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng xuất hiện trong tất cả các ngày làm việc và

ngay cả khi đã chuyển nghề không tiếp xúc với bụi bông nữa, bệnh vẫn không thuyên giảm.

-Vào giai đoạn cuối, bệnh bụi phổi bông không phân biệt được với bệnh viêm phế quản mãn, giãn phế nang do nguyên nhân không phải nghề nghiệp, trừ khi khai thác tiền sử,

thấy có triệu chứng tức ngực xuất hiện một cách đặc trưng vào ngày lao động đầu tiên trong

tuần làm việc. Nhưng thường bệnh nhân lại quên những triệu chứng sớm, nên được chẩn đoán

là bệnh mãn tính đường hô hấp không phải do nghề nghiệp.

3.2.2. Biến đổi chức năng hô hấp

Các triệu chứng lâm sàng có liên quan với sự giảm rõ rệt dung tích hô hấp trong suốt

ca lao động. Theo dõi sự thay đổi thể tích thở ra tối đa trong giây đầu trước và sau ca lao động

vào ngày thứ hai rất quan trọng, có ý nghĩa xác định chẩn đoán và giúp chẩn đoán sớm bệnh

bụi phổi bông. Ở người có triệu chứng của bệnh bụi phổi bông, thể tích thở ra tối đa trong

giây đầu sẽ giảm nhiều có ý nghĩa sau ca lao động so với đầu ca, hơn là những người không

có triệu chứng.

3.2.3. Phim X quang phổi

Không thấy biến đổi đặc hiệu của bệnh bụi phổi bông trên phim X quang, nếu có thì

cũng chỉ là những hình ảnh tổn thương của bệnh viêm phế quản mãn, giãn phế nang do

nguyên nhân không phải nghề nghiệp.

3.4. Chẩn đoán

Chẩn đoán sớm bệnh phổi nhiễm bụi bông dựa vào:

− Tiền sử nghề nghiệp: Yếu tố tiếp xúc, người bệnh làm việc ở các cơ sở sản xuất như nhà

máy chế biến bông, đay, gai; nhà máy sợi, dệt vải, dệt bao bì, tiếp xúc lâu năm với các loại bụi thực vật nói trên.

− Các triệu chứng cơ năng điển hình: Tức ngực, khó thở xuất hiện vào ngày làm việc đầu

tiên trong tuần sau ngày nghỉ cuối tuần.

− Chức năng hô hấp: Có biểu hiện của giảm thông khí tắc nghẽn, đặc biệt trong ngày lao

động đầu tiên của tuần lễ làm việc.

3.5. Tiến triển và tiên lượng

Các triệu chứng của bệnh xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng rồi có thể mất hẳn nếu

công nhân chuyển nghề ở giai đoạn sớm của bệnh.

Thông thường bệnh có thể tiến triển nặng hơn với khó thở , ho.

Bệnh tiến triển qua giai đoạn nặng với tình trạng suy hô hấp mãn , có thể dẫn đến biến

chứng nhiễm trùng, suy tim.

Ở người nghiện thuốc lá, tiên lượng bệnh càng nặng hơn.

Page 188: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 187

3.6. Các biện pháp dự phòng

Áp dụng các biện pháp phòng chống bụi nói chung.

- Cần lưu ý một số điểm:

+ Thay thế nguyên liệu là không thực tế + Cần phải có hệ thống thông gió hút bụi, lọc bụi. + Giám sát nồng độ bụi trong không khí, nồng độ bụi tối đa cho phép đối với bụi bông là

1mg (ở nơi có nồng độ bụi cao 4mg/m3, trên 50% công nhân mắc bệnh bụi phổi bông, ở nơi

có nồng độ bụi khoảng 1mg/m3 không ai mắc bệnh này).

− Biện pháp cá nhân: Công nhân phải mang khẩu trang khi làm việc tiếp xúc với bụi.

Nếu nơi làm việc có nồng độ bụi quá cao, cần có biện pháp hoán đổi vị trí công việc, cần

giảm thời gian tiếp xúc với bụi.

− Biện pháp y tế:

- Phát hiện các dấu hiệu cơ năng đặc trưng của bệnh bụi phổi bông, dựa vào bảng câu

hỏi.

- Đo chức năng thông khí phổi. Sự thay đổi trong ca lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần.

- Quản lý, điều trị người mắc bệnh

- Nếu được chuyển công tác sang làm công việc khác (không thực tế).

Câu hỏi đánh gía cuối bài

1. Xác định tầm quan trọng của các loại bụi khác nhau trong môi trường lao động, ảnh

hưởng của bụi đến sức khỏe của con người;

2. Liệt kê được một số bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra;

3. Thảo luận được các yếu tố chẩn đoán sớm đối với một số bệnh phổi nhiễm bụi;

4. Xác định được các biện pháp phòng chống bụi bảo vệ sức khỏe cho người công nhân

trong các ngành sản xuất có liên quan

Tài liệu tham khảo chính

1. Bộ Y tế, (2002), Bệnh bụi phổi - silíc nghề nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà

nội .

2. Bộ Y tế-dự án " Kế hoach phòng chống bệnh bụi phổi Silic" ,(2001), Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

3. Bộ Y tế, Vụ y tế dự phòng, (2002), Khám sàng lọc và giám sát công nhân tiếp xúc với bụi khoáng, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

4. Nguyễn Thị Hồng Tú,(2003), Tài liệu huấn luyện Nâng cao sức khoẻ nơi làm việc

(Tài liệu dùng cho giảng viên) , Nhà xuất bản y học, Hà nội.

5. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Y học lao động (Giáo trình sau đại học) Tập II, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Lê Trung, (2001), Các bệnh hô hấp nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

7. http://www.moh.gov.vn/

Page 189: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 188

8. http://www.ytecongcong.com

9. David Snashall (2003), ABC of Occupational And Evironmental Health, second edition, BMJ, London

10. Phoon W.(1988), Practical occupational heath, PG Publishing Pte Ltd, Singapore

11. Joseph LaDou .(2007), Current occupational and environmental medicine, New York

; London : Lange Medical Books/McGraw-Hill,

12. ISBN-13 978-0-07-144313-5 ISBN-10: 0-07-144313-4

13. www.euro.who.int/air 14. http://www.ilo.org/global/lang--en/index.htm

Page 190: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 189

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

I. TIẾNG VIỆT

1. Hồng Anh (2008), Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, Nxb Lao động - Xã

hội.

2. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ, (1997), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

3. Bộ môn Vệ sinh - dịch tễ, trường Đại học Y khoa Hà nội, (1978), Vệ sinh Dịch tễ,

tập I, Nhà xuất bản y học.

4. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ , (2003) Giáo trình Khoa học Môi trường và Sức khoẻ Môi trường, Trường Đại học Y Huế.

5. Bộ môn phân tích Trường Đại học Dược Hà nội, (2002), Môi trường và Độc chất Môi trường, Hà nội

6. Bộ Y tế, (2002), Bệnh bụi phổi - silíc nghề nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội,

Hà nội .

7. Bộ Y tế, (2003), Tài liệu hướng dẫn qui trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Tập

I, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

8. Bộ Y tế, (1999), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

9. Bộ Y tế (2006), Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt nam trong tình hình mới, nhà

xuất bản Y học, Hà nội.

10. Bộ Y tế-dự án " Kế hoach phòng chống bệnh bụi phổi Silic" ,(2001), Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

11. Bộ Y tế Viện Y học lao động và Vệ sinh Môi trường, (2002), Tâm sinh lý lao động và Ergonomi, Nhà xuất bản Y học, Hà nội .

12. Bộ Y tế-Vụ Y tế dự phòng , (2001), Sổ tay cấp cứu tại chỗ trong các cơ sở sản xuất, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

13. Bộ Y tế, Vụ y tế dự phòng, (2000), Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

14. Bộ Y tế, Vụ y tế dự phòng, (2002), Khám sàng lọc và giám sát công nhân tiếp xúc với bụi khoáng, Nhà xuất bản y học, Hà nội.

15. Bộ Y tế, Vụ y tế dự phòng, (2001), Dinh dưỡng và thể dục trong lao động, Nhà

xuất bản y học, Hà nội.

16. Nhiều tác giả (2001) , Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản văn hoá thông

tin, 467 trang

17. Lưu Đức Hải, (2001), Cơ sở khoa học Môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà nội.

18. Khoa Vệ sinh sinh học chung và Vệ sinh học Quân sự, Học viện Quân Y, (1984),

Giáo trình Vệ sinh học chung và Vệ sinh học quân sự, Học viện Quân Y, Hà nội.

19. Lê Văn Khoa, (1995), Môi trường và ô nhiễm , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội

20. Hoàng Tích Mịnh,(1974), Vệ sinh Hoàn cảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

Page 191: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 190

21. Hoàng Tích Mịnh, (1977) , Vệ sinh - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, H à n ội

22. Nguyễn Huy Nga, (2001), Sổ tay thực hành Y tế trường học, Nhà xuất bản Y học,

Hà nội

23. Nguyễn Huy Nga, (2003), Chăm sóc sức khoẻ học sinh, Nhà xuất bản Y học, Hà

nội

24. Nguyễn Ngọc Ngà, (1999), Thực hành y học Lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà

nội.

25. Nguyễn Thị Hồng Tú,(2003), Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao

động trong nông nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

26. Nguyễn Thị Hồng Tú,(2003), Tài liệu huấn luyện Nâng cao sức khoẻ nơi làm

việc (Tài liệu dùng cho giảng viên) , Nhà xuất bản y học, Hà nội

27. Đào Ngọc Phong, (1995), Vệ sinh Môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

28. Đào Ngọc Phong,(1986), Môi trường và Sức khoẻ con ng ười, Bộ Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Ch ương trình 5202. Hà nội

29. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Vệ sinh môi trường và nguy cơ tới sức khỏe, tập I, Nxb Y học, Hà Nội .

30. Đào Ngọc Phong, Lê Quang Hoành (1998), Y học lao động (Giáo trình sau đại học) Tập II, Nxb Y học, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, (2006), Luật bảo vệ Môi trường, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà nội.

32. Võ Quý, (1993), Sinh th ái h ọc, Trường Đại học Tổng hợp Hà nội, Hà nội

33. Sở Y tế Thừa thiên - Huế, Trung tâm Y tê dự phòng, (1999), Lớp tập huấn Phương pháp và kỹ thuật xây dựng hố xí hợp vệ sinh, Huế.

34. L ê Trình, (1996), Quan trắc và ki ểm soát ô nhiễm Môi trường nước, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà nội

35. Lê Trung,(1997), Bệnh nghề nghiệp, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

36. Lê Trung,(1997), Bệnh nghề nghiệp, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà nội

37. Lê Trung, (2001), Các bệnh hô hấp nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

38. Trường đại học Dược Hà nội, Bộ môn Phân tích, (2002), Môi trường và Độc chất Môi trường, Hà nội.

39. Trường Đại học Y Thái bình, (1998), Sức khoẻ lứa tuổi, tập 3, Nhà xuất bản Y

học, Hà nội.

40. http://www.moh.gov.vn/

41. http://www.epe.edu.vn/

42. http://www.ytecongcong.com

43. http://www.vinabook.com/tim-hieu-luat-bao-ve-moi-truong

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG NGA

Page 192: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

1 191

44. Aron J.L. , Patz J. A. , (2001), Ecosystem Change and Globan Health : A Global Perpective, Baltimore , Md , Johns Hopkins University Press.

45. Bassett. W.H., (1995), Clay's handbook of Environmental Health, 7th edition,

Chapman & Hall

46. David Snashall (2003), ABC of Occupational And Evironmental Health, second edition, BMJ, London

47. Howard Frumkin (2006), Environmental Health from Global to Local, Published

by Jossey-Bass, San Francisco, USA.

48. Michael I. Greenberg, 2003, Occupational, Industrial, and Environmental Toxicology et alt, Mosby, Philadelphia, USA

49. Phoon W.(1988), Practical occupational heath, PG Publishing Pte Ltd, Singapore

50. Robert H. Friis, (2007), Essentials of Environmental Health, Jones and Barlett

publishers, USA. ISBN 10: 0-7637-4762-9 ISBN-13: 978-0-7637-4762-6

51. Joseph LaDou .(2007), Current occupational and environmental medicine, New

York ; London : Lange Medical Books/McGraw-Hill,

ISBN-13 978-0-07-144313-5 ISBN-10: 0-07-144313-4

52. Waltner-Toews, D. (2004) Ecosystem Sustainability and Health :A Practical Approach. New York : Cambridge University Press.

53. www.web.health.gov/environment

54. www.euro.who.int/air

55. www.who.int/phe/health_topics/air/en

56. www.epa.gov

57. http://www.who.int/ipcs/publications/

58. http://www.cdc.gov/niosh/

59. http://www.ilo.org/global/lang--en/index.htm

60. http://www.worldbank.org/ = Web ngân hàng thế giới

61. Габович Р.Д , Познанский С С , Шахбазян Г Х,(1993), Гигиена , Галовное издательского объединения “вища школа’’, Киев

Page 193: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

MỤC LỤC

Stt Nội dung Biên soạn Trang Mục lục 1. Môi trường và sức khoẻ con người ThS.Nguyễn Hữu Nghị 1

Khoa học Môi trường và sức khoẻ Môi trường

2. Sinh vật và con người TS. Hoàng Trọng Sỹ 7

3. Những biến đổi dân số và điều kiên con người TS. Hoàng Trọng Sỹ 17

4. Năng lượng và ô nhiễm môi trường ThS. Nguyễn Văn Hoà 24

5. Quần thể sinh vật và hệ sinh thái TS. Hoàng Trọng Sỹ 31

6. Hệ sinh thái nông nghiệp trong kiểm soát sâu

bệnh và cỏ dại

ThS. Nguyễn Văn Hoà 40

Môi trường Nước

7. Vệ sinh nước uống TS. Hoàng Trọng Sỹ 46

8. Ô nhiễm nước TS. Hoàng Trọng Sỹ 62

Môi trường Đất

9. Vệ sinh Đất-Thanh trừ chất thải đặc ThS. Phạm Thị Hải 77

Môi trường không khí

10. Vệ sinh không khí ThS.Nguyễn Hữu Nghị 91

11. Ô nhiễm không khí ThS.Nguyễn Hữu Nghị 97

12. Nhà ở và Quy hoạch đô thị TS. Hoàng Trọng Sỹ 105

Vệ sinh các cơ sở học tập

13. Vệ sinh trường học ThS.Nguyễn Hữu Nghị 114

14. Vệ sinh nhà trẻ mẫu giáo ThS.Nguyễn Hữu Nghị 118

15. Vệ sinh Bệnh viện ThS.Nguyễn Hữu Nghị 124

16. Đại cương Y học Lao động ThS. Hồ Hiếu 130

Các yếu tố Lý học trong môi trường sản xuất

17. Tiếng ôn trong sản xuất ThS.Nguyễn Hữu Nghị 139

18. Vi khí hậu nóng trong sản xuất ThS.Nguyễn Hữu Nghị 145

Các yếu tố hóa học trong sản xuất

19. Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất TS. Hoàng Trọng Sỹ 151

20. Nhiễm độc hoá chất Bảo vệ thực vật ThS. Trần Thị Anh Đào 157

21. Nhiễm độc Chì ThS. Trần Thị Anh Đào 165

22. Các yếu tố sinh học trong môi trường lao động ThS. Hồ Hiếu 172

23. Bụi trong môi trường lao động ThS. Hồ Hiếu 177

Tài liệu tham khảo chính 189

Page 194: Khoa học và Sức khỏe trẻ em

ĐẠI HỌC HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ

Thông tin dành cho chủ biên

1. Thông tin về tác giả giáo trình : Họ và tên chủ biên : NGUYỄN HỮU NGHỊ Sinh năm : 1958

Cơ quan công tác : Bộ môn Sức khoẻ Môi trường, Khoa Y tế Công cộng,

trường Đại học Y Dược Huế .

Địa chỉ Email liên hệ : nghị[email protected].

2. Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình : 2.1. Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào :

2.2. Có thể dùng cho các trường nào :

Đại học y khoa, ĐH Dược khoa, Khoa môi trường ĐH khoa học và các đối

tượng nghiên cứu về Môi trường

2.3. Các từ khoá : Môi trường, Ô nhiễm, Vệ sinh, Air Pollution, Soil Pollution ,

Water Pollution, Rác thải, Bụi Ồn, Pesticides, Ôzôn hole

2.4. Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này :

Hoá học, Sinh học, Sinh lý, Sinh hoá , Giải phẫu, Vi sinh vật, Lý sinh, Nội

khoa cơ sở.

2.5. Giáo trình chưa xuất bản

2.6. Đã gởi một file ảnh kèm theo.