39
MỐI QUAN HỆ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ CÁC QUAN HỆ NGANG BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HỮU HIỆU

Ngang bang lai suat

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngang bang lai suat

MỐI QUAN HỆ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ

CÁC QUAN HỆ NGANG BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HỮU HIỆU

Page 2: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG

TRONG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

• QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM

RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

• KIỂM ĐỊNH CIP

• ỨNG DỤNG: CIA KHI CÓ SPREAD

Page 3: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• Học thuyết ngang bằng lãi suất IRP

- IRP thể hiện mối quan hệ giữa cả 2 thị trường tài chính

và thị trường hối đoái.

- Hoạt động đầu tư hay đi vay trên thị trường tiền tệ sẽ có

mức lãi suất là như nhau khi quy về một đồng tiền chung

cho dù đồng tiền đầu tư hay đi vay là đồng tiền nào.

Page 4: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• IPR gồm 2 loại:

Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm (CIP): Tỷ giá kì hạnđược thỏa thuận ngay hôm nay cho lượng ngoại tệ dựkiến trao đổi vào thời điểm t trong tương lai.

Ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm (UIP): Sửdụng luôn tỷ giá ngay trong tương lai cho lương ngoạitệ trao đổi vào thời điểm đó.

Page 5: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm (CIP)- Có 3 loại hình thức CIP: Kỳ hạn 1 năm, kỳ hạn dưới 1năm và kỳ hạn trên 1 năm.

- Phân tích CIP:

Môi trường giả định:

Thị trường tài chính hoàn hảo, vốn di chuyển tự do.

Chứng khoán nội địa và nước ngoài có thể thay thế lẫnnhau.

Thông tin hiệu quả.

Kinh doanh tiền tệ không chịu rủi ro quốc gia.

Page 6: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm (CIP)

CIP: trong môi trường thị trường tài chính hoàn hảo và ở

trạng thái cân bằng, chứng khoán cùng kì hạn và cùng độ

rủi ro tại các thị trường quốc gia khác nhau phải có mức

chênh lệch lãi suất ngang bằng với điểm kì hạn tương

ứng của tỉ giá.

Page 7: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm (CIP)

- Công thức đảm bảo duy trì CIP:

(1 + it) = (1 + it*) * Ft/S

Hay ( Ft – S ) / S = (it –it*) / (1+ it

*)

Dạng gần đúng : ( F- S) / S = ft ≈ it – it* Với it

*< 10%

Với Ft: tỉ giá kì hạn

S: tỉ giá giao ngay

it: lãi suất trong nước

it*: lãi suất nước ngoài

Page 8: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm (CIP)

- Hệ quả:

Khi CIP tồn tại, lãi suất hiện hành trong nước tăng lên so

với lãi suất hiện hành nước ngoài thì Ft phải tăng lên để

bù đắp mức chênh lệch lãi suất làm cho ngoại tệ tăng giá.

Page 9: Ngang bang lai suat

QUAN HỆ NGANG BẰNG LÃI SUẤT CÓ

BẢO HIỂM RỦI RO TỶ GIÁ (CIA)

• Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm (CIP)

- Ý nghĩa:

Các nhà đầu tư tài chính trong môi trường thị trườngtài chính hoàn hảo và ở trạng thái cân bằng, sẽ bàngquan trong việc lựa chon giữa đầu tư chứng khoántrong nước và đầu tư chứng khoán nước ngoài.

Mức độ tồn tại trong thực tế của CIP là thước đo mứcđộ lưu chuyển vốn giữa các thị trường tài chính, chothấy mức độ hội nhập và hoàn hảo của thị trường tàichính quốc tế.

Nếu CIP không duy trì thì sẽ xuất hiện arbitrage lãisuất có bảo hiểm (CIA). Hoạt động CIA tạo áp lực đểtái lập trạng thái cân bằng.

Page 10: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

Page 11: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

Page 12: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

Page 13: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

Page 14: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

Page 15: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

• Cơ hội arbitrage lãi suất có bảo hiểm (CIA)

Ví dụ:

Lãi suất 1 năm tại Mỹ là là 7%/năm

Lãi suất 1 năm tại Việt Nam là 13%/năm

Tỷ giá giao ngay hiện hành là S = VND21,000/USD

Tỷ giá kì hạn 1 năm hiện hành là F = VND21,100/USD

Thực hiện CIA ?

Page 16: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

• Cơ hội arbitrage lãi suất có bảo hiểm (CIA)

- Các bước thực hiện:

Vay 1 USD tại Mỹ kì hạn 1 năm, số tiền 1.07 USD

Chuyển 1$ thành VND theo tỷ giá giao ngay hiệnhành, số tiền 21,000 VND

Đầu tư 21,000 VND theo lãi suất kì hạn 1 năm, thunhập đầu tư số tiền 21,000*(1+13%) = 23,730 VND

Mua USD kì hạn 1 năm, thu về 23,730/21,100 = 1.125USD

Lợi nhuận CIA = 1.125 – 1.07 = 0.055 USD

Page 17: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

• Tác động của CIA hướng ngoại

Page 18: Ngang bang lai suat

ARBITRAGE LÃI SUẤT CÓ BẢO HIỂM (CIA)

• Tác động của CIA hướng ngoạiLúc này lãi suất đồng nội tệ rẻ hơn ngoại tệ. Nên đi vaynội tệ trong nước và tiến hành đầu tư ngoại tệ.

làm cầu đồng nội tệ tăng lên => lãi suất đồng nội tệtăng.

Mua giao ngay ngoại tệ làm cầu đồng ngoại tệ tăng giá

tỷ giá giao ngay tăng.

Sau đó đi đầu tư đồng ngoại tệ ở nước ngoài làm cungđồng ngoại tệ tại thị trường tiền tệ nước ngoài giảm

=> lãi suất đồng ngoại tệ giảm.

Đồng thời bán kì hạn đồng ngoại tệ

=> tỷ giá kì hạn của đồng ngoại tệ giảm. chính quá trìnhnày đã làm cân bằng lại lãi suất 2 đồng tiền.

Page 19: Ngang bang lai suat

KIỂM ĐỊNH CIP

• Về lý thuyết, CIP sẽ được duy trì nhờ có hoạt động củaCIA. Trong thực tế luôn tồn tại sai lệch CIP.

• Nguyên nhân sai lệch CIP trong thực tế:

Chi phí giao dịch: chi phí giao dịch trên thi trườngngoại hối (giao ngay và kì hạn), chi phí giao dịch trênthị trường chứng khoán( ngoại tệ và nội tệ).

Chi phí thu nhập và xử lý thông tin: trong thực tế tốnchi phí thu thập và xữ lý thông tin, tuy nhiên chi phínày không làm CIP bị lệch đáng kể, bởi vì cuộc cáchmạng công nghệ thông tin làm giảm chị phí liên quanđến chi phí này.

Page 20: Ngang bang lai suat

KIỂM ĐỊNH CIP

Can thiệp Chính phủ: kiểm soát điều tiết các giao dịchtài chính và kiểm soát các giao dịch ngoại hối, cácchính sách của Nhà nước liên quan tới tiền tệ.

Trở ngại tài chính và thị trường không hoàn hảo: phátsinh chi phí bổ sung từ việc kí quỹ. Khoảng đầu tư cóbảo hiểm có thể cao hơn so với lãi suất nội tệ màkhông làm phát sinh bất kì hành vi kinh doanh chênhlệch lãi suất nào, làm CIP không đươc duy trì tốt.

Những nhân tố khác: nguồn vốn không có sẵn để đầutư, NHTM áp dụng hạn mức tín dụng với khách hàng,sự độc quyền, thiếu thông tin,…

Tính không đồng nhất: yếu tố rủi ro vỡ nợ và rủi rochính trị làm cho CIP không được duy trì.

Page 21: Ngang bang lai suat

ỨNG DỤNG CIP

• Căn cứ vào sự chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền

chúng ta đi đầu tư kiếm lợi nhuận.

• Vay tiền nước ngoài khi chi phí vay trong nước cao.

• Đầu tư ra nước ngoài khi thu nhập đầu tư nước ngoài

cao.

Page 22: Ngang bang lai suat

ỨNG DỤNG CIA KHI CÓ SPREAD

Page 23: Ngang bang lai suat

CÁC QUAN HỆ NGANG BẰNG

TRÊN THỊ TRƯỜNG HỮU HIỆU

• HIỆU ỨNG FISHER (FE)

• HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE), QUAN HỆ UIP

VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Page 24: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER

• Các nhà kinh tế gọi lãi suất mà ngân hàng trả người

gửi tiền (cho vay) là lãi suất danh nghĩa và mức độ

gia tăng của sức mua của bạn là lãi suất thực.

• Nếu: i là lãi suất danh nghĩa; r là lãi suất thực; Π là tốc

độ lạm phát,

Ta có: r = i – Π

Lãi suất thực chính là chênh lệch giữa lãi suất danh

nghĩa và tỷ lệ lạm phát.

Page 25: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER

• Phương trình Fisher được viết:

lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạmphát hay i = r + π.

Đôi khi người ta cũng viết là i = r + πe – trong đó πe là lạmphát dự kiến

• Đẳng thức trên cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổido ba nguyên nhân: (1) lãi suất thực thay đổi, (2) tỷ lệ lạmphát thay đổi, hay (3) cả hai cùng thay đổi.

• Theo lý thuyết định lượng, nếu cung tiền tệ tăng 1% thì lạmphát sẽ tăng 1%. Theo đẳng thức Fisher, 1% tăng lên củalạm phát sẽ tạo ra 1% tăng lên của lãi suất danh nghĩa.Mối quan hệ một – một giữa tỷ lệ lạm phát và lãi suấtdanh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher.

Page 26: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER

• Một cách diễn đạt khác: Hiệu ứng Fisher cho rằng,

Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát tác động vào lãi suất

danh nghĩa theo tỷ lệ 1:1. Do đó, trên thị trường vốn

vay, người cho vay muốn duy trì mức lãi suất thực

dương, mọi biến đổi của tỷ lệ lạm phát sẽ được chuyển

vào mức lãi suất danh nghĩa. Nghĩa là:

Lãi suất thực r = lãi suất danh nghĩa i - tỷ lệ lạm

phát π

Page 27: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)

Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International

Fisher Effect) sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá

hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan

mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất

thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát. Do đó,

chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả

chênh lệch trong lạm phát.

Page 28: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Minh họa hiệu ứng Fisher Quốc tế từ các góc độ khác nhau của nhà đầu tư

• Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)Nhà

đầu tư

tại

Đầu tư

vào

Chênh lệch lạm

phát dự kiến (Ih-

If)

% thay đổi tỷ

giá dự kiến (ef)

Lãi suất

danh nghĩa

TSSL cho nhà

đầu tư sau khi

có tính điều

chỉnh TGHĐ

Lạm phát

dự kiến

trong nước

Tỷ suất

sinh lợi

thực

Nhật

Nhật 5% 5% 3% 2%

Mỹ 3% - 6% = -3% -3% 8% 5% 3% 2%

Canada 3% - 11% = -8% -8% 13% 5% 3% 2%

Mỹ

Nhật 6% - 3% = 3% 3% 5% 8% 6% 2%

Mỹ 8% 8% 6% 2%

Canada 6% - 11% = -5% -5% 13% 8% 6% 2%

Canada

Nhật 11% - 3% = 8% 8% 5% 13% 11% 2%

Mỹ 11% - 6% = 5% 5% 8% 13% 11% 2%

Canada 13% 13% 11% 2%

Page 29: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Theo thông tin này, chênh lệch lạm phát dự kiến giữaCanada và Nhật là 8%. Theo lý thuyết ngang giá sứcmua, chênh lệch lạm phát này cho thấy đồng đôlaCanada sẽ giảm giá 8% so với đồng Yên.

Vì vậy, ngay cả khi các nhà đầu tư Nhật sẽ kiếm thêmđược 1 lãi suất 8% từ 1 đầu tư ở Canada, đôla Canada sẽbị giảm giá 8% vào cuối kỳ. Theo các điều kiện này, cácnhà đầu tư Nhật sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi 5%, bằngvới tỷ suất sinh lợi mà họ sẽ đạt được từ 1 đầu tư ở Nhật.Các cơ hội đầu tư có thể có này cùng với 1 vài cơ hộikhác được tóm tắt trong bảng trên. Lưu ý rằng dù cácnhà đầu tư của 1 nước cho sẵn đầu tư ở bất kỳ nơi nào,tỷ suất sinh lợi danh nghĩa dự kiến đều bằng nhau.

Page 30: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Mối liên hệ chính xác giữa chênh lệch lãi suất của 2

nước và thay đổi tỷ giá hối đoái dự kiến theo hiệu ứng

Fisher quốc tế có thể được diễn đạt như sau. Đầu tiên, tỷ

suất sinh lợi thực sự cho các nhà đầu tư, đầu tư vào

chứng khoán thị trường tiền tệ (như ký thác ngân hàng

ngắn hạn) ở nước họ chỉ là lãi suất của các chứng khoán

đó. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi thực sự của các nhà đầu tư

vào chứng khoán thị trường tiền tệ nước ngoài tùy thuộc

không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào phần

trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ (ef) của chứng

khoán.

Page 31: Ngang bang lai suat

Phân tích bằng đồ thị hiệu ứng Fisher quốc tế

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Page 32: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Hình trên trình bày 1 tập hợp các điểm phù hợp vớiluận cứ đằng sau lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế. Thídụ, điểm E phản ánh 1 trường hợp mà lãi suất nướcngoài cao hơn lãi suất trong nước 3%. Tuy nhiên, đồngngoại tệ đã giảm giá 3% để bù trừ lợi thế lãi suất củanó. Như vậy, 1 nhà đầu tư khi mở 1 ký thác ở nướcngoài sẽ có thể đạt được 1 tỷ suất sinh lợi tương tự vớitỷ suất sinh lợi có thể đạt được trong nước. Điểm Fbiểu thị cho lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nướcngoài 2%. Nếu các nhà đầu tư trong nước mở 1 ký thácnước ngoài, họ ở vị thế bất lợi về lãi suất nước ngoài.Tuy nhiên, theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, đồngngoại tệ này sẽ tăng giá 2% để bù trừ bất lợi lãi suất.

Page 33: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Lãi suất trong nước sẽ có vẻ hấp dẫn với nhà đầu tư

nước ngoài. Tuy nhiên, theo lý thuyết hiệu ứng Fisher

quốc tế, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 2%, mà đối với nhà

đầu tư nước ngoài, việc này có nghĩa đầu tư trong nước

sẽ giảm giá để bù trừ lợi thế lãi suất. Tất cả các điểm

dọc theo đường hiệu ứng Fisher quốc tế trong hình trên

phản ánh điều chỉnh tỷ giá hối đoái để bù trừ chênh

lệch trong lãi suất. Điều này có nghĩa 1 nhà đầu tư cuối

cùng sẽ đạt được cùng 1 tỷ suất sinh lợi (đã điều chỉnh

theo các biến động tỷ giá hối đoái) bất kỳ đầu tư trong

nước hay đầu tư ở nước ngoài.

Page 34: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Các điểm bên dưới đường hiệu ứng Fisher quốc tế

thường phản ánh tỷ suất sinh lợi từ ký thác nước ngoài

cao hơn. Thí dụ điểm G trong hình trên biểu thị lãi suất

nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước 3%. Ngoài ra,

đồng ngoại tệ tăng giá 2%. Sự kết hợp lãi suất nước

ngoài cao hơn với tăng giá đồng ngoại tệ sẽ làm tỷ suất

sinh lợi nước ngoài cao hơn tỷ suất sinh lợi có thể có

trong nước.

Page 35: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Các điểm nằm phía trên đường hiệu ứng Fisher quốc tế

thường phản ánh tỷ suất sinh lợi từ ký thác nước ngoài

thấp hơn tỷ suất sinh lợi có thể thu được trong nước.

Thí dụ, điểm H phản ánh lãi suất nước ngoài cao hơn

lãi suất trong nước 3%. Tuy nhiên, điểm H cũng cho

thấy rằng tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ giảm giá

5% để bù trừ nhiều hơn lợi thế lãi suất. Một thí dụ

khác, điểm J biểu thị 1 trường hợp mà 1 nhà đầu tư

trong nước bị 2 trở ngại do đầu tư vào 1 ký thác nước

ngoài.

Page 36: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Page 37: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Hệ quả:

- Trong môi trường PCM, IFE hoặc RIP ngụ ý đầu tư

vào quốc gia có lãi suất cao chỉ mang lại lợi ích tương

đương như đầu tư vào quốc gia có lãi suất thấp hơn.

Page 38: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

Page 39: Ngang bang lai suat

HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ (IFE),

QUAN HỆ UIP VÀ GIẢ THUYẾT UEH

• Hệ quả:

- Giả thuyết kì vọng khách quan (UEH):

UEH gợi ý sử dụng tỷ giá kì hạn Ft như một dự báo

khách quan về mức tỷ giả kì vọng trong tương lai.

Là cơ sở tham khảo cho quyết định đầu cơ tiền tệ

trên thị trường hối đoái.