80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MAY MẶC EXCEL VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ QUỲNH NGA MÃ SINH VIÊN: A19692 CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh may mặc excel việt nam

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MAY MẶC EXCEL VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ QUỲNH NGA

MÃ SINH VIÊN: A19692

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH

HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MAY MẶC EXCEL VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đỗ Trường Sơn

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Quỳnh Nga

Mã sinh viên: A19692

Chuyên ngành: Tài Chính

HÀ NỘI – 2014

Thang Long University Library

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn

chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Đỗ Trường Sơn người đã

trực tiếp nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, tạo

điều kiện tốt nhất cho em có thể hoàn thiện khóa luận một cách thuận lợi

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý, các thầy

cô giáo trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức và kinh

nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề

tài này. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty

TNHH may mặc Excel Việt Nam đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để

em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản

thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không

tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ

sung thêm của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Quỳnh Nga

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ

trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người

khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được

trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Bùi Thị Quỳnh Nga

Thang Long University Library

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .............. 1

DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 1

1.1. Bản chất, vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp ........................ 1

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ................................................................. 1

1.1.2. Các chức năng cơ bản của tài chính doanh nghiệp ......................................... 1

1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ..................................................................... 3

1.2. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp. .......................................... 3

1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp .................................................... 3

1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................... 4

1.2.3. Quy trình thực hiện phân tích tài chính trong doanh nghiệp ........................ 5

1.2.4. Các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp ............................ 6

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .................................................. 8

1.3.1. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp ................................................. 8

1.3.2. Phân tích tỷ số tài chính ...................................................................................... 11

1.3.3. Phân tích tài chính Dupont ................................................................................ 18

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp ......... 19

1.4.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................................. 19

1.4.2. Nhân tố khách quan ............................................................................................. 21

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC

EXCEL VIỆT NAM .................................................................................................... 23

2.1. Khái quát về công ty may mặc Excel Việt Nam .......................................... 23

2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam ..................... 24

2.2. Phân tích thực trạng tài chính tại công ty TNHH may mặc Excel VN ..... 28

2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán ......................................................................... 28

2.2.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh: .......................................................... 40

2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................ 46

2.3. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel Việt

Nam từ 2011 đến 2013 ................................................................................................. 59

2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................... 59

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại: ................................................................................ 60

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CỦA CÔNG TY TNHH MAY MẶC EXCEL VIỆT NAM .............. 62

3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH may mặc Excel VN ............... 62

3.2. Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH

may mặc Excel VN. ...................................................................................................... 62

3.2.1. Chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và giảm thiểu

tối đa các khoản chi phí ....................................................................................................... 62

3.2.2. Tăng cường quản lý khoản nợ ngắn hạn ......................................................... 63

3.2.3. Quản lý nguồn vốn của công ty.......................................................................... 63

Thang Long University Library

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VNĐ Việt Nam đồng

GVHB Giá vốn hàng bán

VCSH Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp............................ 5

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam ............. 25

Bảng 2.1. Tỷ trọng tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013.................................... 28

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam ........... 29

Bảng 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 ............................. 35

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam ...... 37

Bảng 2.3 Tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH may mặc Excel Việt

Nam 2011-2013 ............................................................................................................. 46

Bảng 2. . Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH may mặc

Excel Việt Nam............................................................................................................. 48

Bảng 2. . Bảng phân tích vòng quay Hàng tồn kho của Công ty TNHH may mặc

Excel Việt Nam............................................................................................................. 50

Bảng 2. . Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu của Công ty TNHH may

mặc Excel Việt Nam .................................................................................................... 51

Bảng 2. . Bảng phân tích vòng quay khoản phải trả của Công ty TNHH may mặc

Excel Việt Nam............................................................................................................. 52

Bảng 2.8. Bảng hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty ........................................... 53

Bảng 2.9 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ của Công ty ................................ 54

Bảng 2.10. Bảng phân tích khả năng sinh lời của Công ty TNHH may mặc Excel

Việt Nam ....................................................................................................................... 55

Bảng 2.11. Phân tích sự ảnh hưởng tới ROA qua mô hình Dupont của Công ty .. 57

Bảng 2.12. Phân tích sự ảnh hưởng tới ROE qua mô hình Dupont của Công ty .. 58

Thang Long University Library

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài:

Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn nước ta. Đây là

một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài

ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lượng lớn lao động cho quốc gia. Công

nghiệp dệt may rất phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công

nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập hợp tác quốc tế

đang diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, hàng

hoá trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu

trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để nhanh chóng phát triển nền kinh

tế hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

Bên cạnh những mặt lợi của sự mở cửa nền kinh tế thì chúng ta phải đối mặt với

không ít những khó khăn từ bên ngoài khi hàng hoá của họ xâm nhập vào thị trường

nước ta dẫn tới việc cạnh tranh trên thị trường hàng hoá trở nên gay gắt. Vì vậy, doanh

nghiệp muốn tăng năng lực cạnh tranh thì một trong những yếu tố quan trọng đó là nhà

quản trị phải có chiến lược tài chính phù hợp, vững mạnh. Để giải quyết tốt những vấn

đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,

trong điều kiện tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thông tin tài chính

không chỉ là đối tượng quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp, của Nhà nước trên

phương diện vĩ mô mà còn là đối tượng quan tâm của nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông,

nhà cung cấp. Vì vậy, phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về thực

trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng

vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính

cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại,

dự báo các vấn đề tài chính tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển

và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý

hữu hiệu.

Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận cũng như tình hình thực tế của doanh

nghiệp, nhận thức được tầm quan trọng trong việc phân tích tài chính của Công ty, với

mong muốn vận dụng những kiến thức đã học, những kinh nghiệp tiếp thu được qua

đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam, em mạnh dạn

chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH may mặc Excel Việt

Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, Công ty đã có mối quan tâm

đến tình hình tài chính. Luận văn “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH may

mặc Excel Việt Nam” hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: Hệ thống hóa những vấn đề

lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích đánh giá thực trạng tài chính của

Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

khả năng tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Tình hình tài chính tại Công ty TNHH may mặc Excel VN

4. Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2013.

5. Kết cấu:

Khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH may mặc Excel

Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty

TNHH may mặc Excel Việt Nam.

Do sự hiểu biết hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn, trong quá trình thực hiện

có thể nảy sinh thiếu sót, tác giả hi vọng nhận được sự đóng góp và chỉnh sửa để bài

viết của em có chất lượng tốt hơn!

Thang Long University Library

1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1.1 Bản chất, vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

“Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự

vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc

sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp”

(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất

bản Đại học Kinh tế Quốc dân).

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính trong doanh nghiệp phản ảnh những luồng

chuyển dịch giá trị. Các luồng chuyển dịch đó là sự vận động của các nguồn tài chính

gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự vận động này được hòa

nhập vào chu kỳ kinh tế của cơ chế thị trường và được chuyển hóa qua lại, được điều

chính bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2. Các chức năng cơ bản của tài chính doanh nghiệp

Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do cơ chế quản lý tài chính

bao cấp cho nên tài chính doanh nghiệp chỉ giữ một vai trò thụ động yếu ớt.

Trong điều kiện hiện nay, khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo cơ chế

thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên

quan trọng bởi lẽ nó có chức năng cơ bản quan trọng như sau:

- Hoạt động tài chính doanh nghiệp có chức năng huy động vốn, đảm bảo vốn

cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thương nảy sinh các nhu cầu vốn

ngắn hạn dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát

triển của doanh nghiệp. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác

định đúng đắn các như cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng

thời kỳ, và tiếp đó, lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp để huy động

2

nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của doanh

nghiệp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều

hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Tài chính doanh

nghiệp phải chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo

cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi với chi phí huy động vốn ở mức thấp.

- Hoạt động tài chính doanh nghiệp có chức năng phân phối

Sau khi huy động vốn và sử dụng vốn, doanh nghiệp tiến hành phân phối kết quả

của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp

sẽ phân phối thu nhập bằng tiền và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc

điểm vốn có của hoạt động kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Chức năng

phân phối thu nhập bằng tiền là khoản thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp thu được

trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Bù

đắp các chi phí về nguyên vật liệu, máy móc, chi phí nhân công; Thực hiện nghĩa vụ

với Nhà nước, phần còn lại doanh nghiệp sử dụng hình thành các quỹ, thực hiện bảo

toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Ngoài ra, còn có chức năng phân phối

nguồn lực tài chính là doanh nghiệp phân phối vốn cho các khâu, đơn vị trực thuộc.

- Hoạt động tài chính doanh nghiệp có chức năng như một giám đốc tài chính

Sau khi phân phối thu nhập bằng tiền từ kết quả của hoạt động kinh doanh, tài

chính doanh nghiệp giám sát, dự báo tính hiệu quả của quá trình phân phối. Nhờ khả

năng giám đốc tài chính, doanh nghiệp có thể phát hiện thấy những vấn đề trong kinh

doanh để kịp thời điều chỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh đã được hoạch

định. Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản

ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình đảm bảo vốn sản xuất - kinh doanh. Cụ thể: Các

tỷ trọng, cơ cấu nguồn huy động, việc sử dụng nguồn vốn huy động; việc tính toán các

yếu tố chi phí vào giá thành và chi phí lưu thông; Việc thanh toán các khoản công nợ

với ngân sách; với người bán, với tín dụng ngân hàng, với công nhân viên; Kiểm tra

việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó giúp cho chủ thể quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, những sơ hở

trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh để có quyết định ngăn chặn kịp thời các

Thang Long University Library

3

khả năng tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp. Đặc điểm của chức năng giám đốc tài chính là toàn diện và xuyên suốt

quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ một vị trí

quan trọng trong hệ thống tài chính, đó là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc

lực ở mỗi doanh nghiệp. Xét trên góc độ một doanh nghiệp, tài chính được coi là một

công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp tác

động trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát

triển của doanh nghiệp. Xét trên góc độ là một bộ phận của hệ thống tài chính trong

nền kinh tế quốc dân thì tài chính doanh nghiệp là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà

nước. Thông qua các hoạt động tài chính mà Nhà nước thực hiện các chức năng quản

lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ của mình nhằm phát triển kinh tế đất

nước trong từng thời kỳ khác nhau.

Vai trò của tài chính có thể mang lại lợi ích tích cực hay thụ động thậm chí còn là

tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phát huy vai trò của tài chính, một

mặt phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý; mặt khác phụ thuộc vào chính

sách tài chính của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh đang từng bước được cải thiện tài chính

doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của mình trong các

mặt sau:

- Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác thu hút các nguồn lực tài chính

nhằm đảm bảo nhu cầu vốn trong đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài chính có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả

- Tài chính doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để kích thích, thúc đẩy

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

“Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp khái niệm, phương pháp và các công

4

cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh

giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó” (Nguồn: Giáo trình Quản trị tài chính doanh

nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân).

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả của việc quản

lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính,

phân tích những gì đã làm được, những gì chưa làm được và dự đoán những gì sẽ xảy

ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh và

khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật phân tích đối với các

báo cáo tài chính tổng hợp là mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và các kết

luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính còn là việc sử

dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một công ty,

và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai.

1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và các đối

tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Nhà quản lý, các nhà đầu tư,

các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, nhà tín dụng, các cơ quan chính phủ và

người lao động …. Mỗi nhóm người này sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau. Cụ thể:

Đối với nhà quản trị: Phân tích tài chính giúp nhà quản trị có cái nhìn bao quát,

toàn diện, khách quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó nhận biết được

điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời cũng nhìn ra cơ hội và thách thức

của thị trường đối với doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ là phương hướng, tiền đề

cho các quyết định cấp ban giám đốc, lãnh đạo kịp thời điều chỉnh các kế hoạch kinh

doanh, chi phí, lợi nhuận hay dự báo sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp quan tâm trực

tiếp tới tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Đối với các nhà

Thang Long University Library

5

đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ

cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và

tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.

Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp: Họ phải

quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ

cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian

sắp tới.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ

quan chủ quản… cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình

tài chính là giúp ra quyết đinh lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh giá

chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.

1.2.3. Quy trình thực hiện phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết địn

tới các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy các thông tin dùng để phân tích

càng chính xác, đầy đủ cho việc ra quyết định đối với người sử dụng thông tin đó.

Muốn được như vậy thì công tác phân tích tài chính phải được lập kế hoạch chi tiết,

hoàn chỉnh với nguồn thông tin chất lượng, phương pháp và nội dung phân tích phù

hợp, khoa học. Công tác phân tích được tiến hành theo các bước như sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp

(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB.Đại học Kinh tế Quốc

Dân)

Bước 1: Đầu vào

Nhà phân tích cần xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: toàn bộ các hoạt

động tài chính hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể trong cơ cấu vốn, khả năng phân tích.

6

Phạm vi phân tích có thể là toàn đơn vị hoặc một số đơn vị được chọn làm điểm để

phân tích. Tùy yêu cầu thực tiễn, nhà quản lý xác định nội dung và phạm vi phân tích

thích hợp. Từ đó thu thập số liệu, thông tin những số liệu và thông tin này cần đảm bảo

yêu cầu chính xác, toàn diện và khách quan.

Từ các số liệu và thông tin đó, nhà phân tích đánh giá đúng thực trạng và phát

hiện đầy đủ tiềm năng giúp doanh nghiệp phấn đấu đạt kết quả cao trong kinh doanh.

Bước 2: Tiến hành phân tích

Các nhà phân tích tính toán các chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu tài chính cần thiết. Trên cơ

sở đó tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau nhà phân tích đi sau vào phân tích các nội

dung liên quan. Nhà phân tích sẽ lập bảng biểu để so sánh, phân tích các chỉ tiêu đã

tính toán nhằm tìm ra nguyên nhân gây thực trạng của tài chính.

Bước 3: Đầu ra

Sau khi đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tài chính, nhà phân tích cần

đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

từ đó rút ra nhận xét về tài chính hiện tại và dự báo xu hướng phát triển của doanh

nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, nhà phân tích cần đề xuất các giải pháp tài chính

cũng như các giải pháp khác nhằm thực hiện mục tiêu và duy trì tốt hoạt động của

doanh nghiệp.

1.2.4. Các phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích cấu trúc

tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong khi phân tích cần quan tâm đến tiêu chuẩn

so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kỹ thuật so sánh, cụ thể:

Tiêu chuẩn so sánh là tiêu chuẩn được chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là

chỉ tiêu kỳ gốc hay số gốc. Có ba loại số gốc: Một là, số gốc là số liệu tài chính ở nhiều

kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thương số

liệu phân tích được tổ chức từ ba đến năm năm liền kề. Hai la, số gốc là số liệu trung

bình ngành thì có thể sử dụng số liệu của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để

làm căn cứ phân tích. Ba là, số gốc là số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh

Thang Long University Library

7

nghiệp có đạt mục tiêu tài chính trong năm.

Điều kiện so sánh là các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng một nội dung kinh

tế, có cùng phương pháp tính, có cùng đơn vị tính toán.

Kỹ thuật so sánh trong phân tích cấu trúc tài chính được thể hiện qua ba trường

hợp: Trường hợp thứ nhất là trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định

mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu phân tích trong báo cáo tài

chính qua hai hay nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu. Trường hợp

thứ hai là trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung. Với cách so sánh này, một

chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu có liên

quan sẽ tính theo tỉ lệ phần trăm trên chỉ tiêu quy mô chung đó. Cuối cùng là thiết kế

các chỉ tiêu có dạng tỉ số, trong đó tỷ số được xây dựng khi các yếu tốt cấu thành nên

tỷ số phải cái mối quan hệ và mang ý nghĩa kinh tế.

- Phương pháp tỷ số

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là

phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ

tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày

càng được bổ sung và hoàn thiện. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ số cần xác định được

các ngưỡng, các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình

trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ

số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các

phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh

theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tài chính

của doanh nghiệp theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị

thế của doanh nghiệp trong ngành.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các

nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ảnh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động

của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu

vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả

năng sinh lời.

8

Chọn đúng các tỷ số và tiền hành phân tích chúng, nhà quản lý sẽ đánh giá được

thực trạng tài chính. Phân tích tỷ số cho phép phân tích so sánh dọc giữa các ngành

cùng năm và phân tích so sánh ngang giữa các năm hoặc phân tích chỉ tiêu theo mục

đích riêng.

- Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường sử dụng mô hình Dupont để phân tích

mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu

mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo

một trình tự logic chặt chẽ.

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách tách một số tỷ số tổng hợp phản

ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để

đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử

dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp để có cái nhìn cụ thể và ra quyết

định xem nên cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách nào.

Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị

doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ có thể đánh giá hiệu quả kinh

doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan tới

những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra

được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ

chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp ở các kỳ tiếp theo.

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh,

điều kiện trang thiết bị vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp đối với quá trình sản xuất

Thang Long University Library

9

kinh doanh.

Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của cá bộ phận cấu thành nên tài

sản của doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích này cho thấy tình hình sử dụng tài

sản, việc phân bổ các loại tài sản trong các giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh

doanh để xem có hợp lý hay không và từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản.

T trọng t ng ộ phận tài sản Giá trị t ng ộ phận tài sản

T ng tài sản 100

Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản

và từng loại tài sản ( tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,

hàng tồn kho,…) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so

sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số từ đó thấy được xu hướng biến

động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy

móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cho biết năng lực sản xuất và xu

hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, giá trị của chỉ tiêu này tùy thuộc

vào từng ngành kinh doanh cụ thể

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỷ trọng của các bộ phận trong nguồn vốn trong tổng

giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Dựa

vào nguồn hình thành: cơ cấu nguồn vốn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản

nợ phải trả. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số được xác định

như sau:

T trọng t ng ộ phận nguồn vốn Giá trị ộ phận nguồn vốn

T ng nguồn vốn 100

Sau đó, nhà phân tích tiến hành so sánh sự biến động giữa các thời điểm của các

chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Qua đó biết được tình hình huy động

vốn, khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

10

Trong bất kỳ lĩnh vực hay loại hình hoạt động kinh doanh nào, vốn là yếu tố tiên

quyết để duy trì hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo cho hoạt động và mục

tiêu của doanh nghiệp. Để tiến hành sản suất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có

tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH). Để hình thành hai

nguồn tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và

nguồn vốn dài hạn. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và TSCĐ và nợ ngắn hạn được

gọi là vốn lưu động ròng (VLĐR). Mức độ an toàn của tài sản phụ thuộc vào độ lớn

của Vốn lưu động ròng (VLĐR).

Vốn lưu động ròng (VLĐR) TSNH- Nợ ngắn hạn

Trong đó: TSNH Tiền + HTK + nợ phải thu

VLĐR lớn hơn 0, thể hiện phần vốn dài hạn trong doanh nghiệp đang tài trợ cho

TSNH. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

VLĐR nhỏ hơn 0, chứng tỏ trong doanh nghiệp có một phần TSDH được tài trợ

bằng nguồn vốn ngắn hạn. Thông thường việc doanh nghiệp dùng nguồn vốn ngắn hạn

đầu tư vào TSDH sẽ tạo nên một cơ cấu vốn mạo hiểm.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả

của các chiến lược, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong và ngoài báo cáo tài chính của

doanh nghiệp như:

- Doanh thu thuần: : Từ BCKQHĐKD dạng so sánh ngang, nhà phân tích biết

được quy mô và tốc độ thay đổi của doanh thu thuần qua thời gian. Thông thường

doanh thu thuần sẽ tăng lên qua thời gian. Trường hợp doanh thu thuần giảm sẽ làm

nguồn thu nhập của doanh nghiệp giảm và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của

doanh nghiệp. Mặc dù vậy, ngay cả khi doanh thu thuần tăng lên thì đánh giá của nhà

phân tích cũng có thể khác nhau tùy trường hợp. Nhà phân tích cần so sánh các con số

tăng trưởng này với mức kế hoạch đặt ra đầu năm và mức tăng trưởng bình quân của

ngành hoặc đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá cụ thể.

Thang Long University Library

11

- Giá vốn hàng án: là loại chi phí đầu tiên mà doanh nghiệp quan tâm vì hai lý

do. Thứ nhất, đây là loại chi phí mang tính trực tiếp gắn liền với các sản phẩm hay dịch

vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kì nên khi doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thì

đồng thời ghi nhận giá vốn. Thứ hai, với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những

doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, sản xuất thì GVHB chiếm tỉ trọng khá lớn

trong tổng chi phí. Do đó, sự biến động của giá vốn hàng bán cho thấy sự thay đổi chi

phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hàng hoá, sản phẩm cung cấp cho thị

trường.

Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng là chi phí phục vụ cho quá trình lưu

thông hàng hoá như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, vận

chuyển, quảng cáo, tiếp thị… và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là khoản doanh thu doanh nghiệp có được

sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí nhưng chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí

thuế… Nếu lợi nhuận sau thuế dương chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kinh

doanh tốt, nếu lợi nhuận âm hoặc bằng không thì doanh nghiệp cần xem xét lại chiến

lược kinh doanh của mình, nếu lỗ trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ phá sản.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền được lập ra dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và

BCĐKT, thể hiện luồng tiền ra vào của doanh nghiệp, tình hình thu chi của doanh

nghiệp. Những luồng tiền vào, ra của các khoản tiền và tương đương tiền được tổng

hợp thành ba nhóm: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền

thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là so sánh số tiền đạt được từ ba nhóm hoạt

động trên của năm sau so với năm trước. Từ đó, nhà phân tích có thể nhận thấy những

biến động tăng giảm của luồng tiền ra, luồng tiền vào của doanh nghiệp để có những

chiến lược quản lý phù hợp.

1.3.2. Phân tích tỷ số tài chính

Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán ngắn hạn

hả năng thanh toán ng n hạn T ng tài sản ng n hạn

T ng nợ ng n hạn (lần)

12

Theo một số tài liệu nước ngoài, khả năng thanh toán hiện hành sẽ trong khoảng

từ 1 đến 2. Tỷ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 tức là TSLĐ lớn hơn Nợ ngắn hạn,

lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình

tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.

Trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 tức là TSLĐ nhỏ hơn Nợ ngắn

hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn, vì thế Công ty có

khả năng không trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Thêm nữa, do TSLĐ nhỏ hơn

Nợ ngắn hạn nên TSCĐ lớn hơn Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như vậy Công ty đang

phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn, đang bị mất cân đối tài

chính.

Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân

tích tỷ số là phải loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, các khoản tồn kho chậm luân

chuyển trong TSLĐ của Công ty. Và như vậy, hệ số thanh toán nhanh tăng không có

nghĩa là khả năng thanh toán của Công ty được cải thiện nếu chúng ta chưa loại bỏ các

khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh Tài sản ng n hạn Hàng tồn kho

T ng số nợ ng n hạn (lần)

Tỷ số này thường lớn hơn 0,5 là chấp nhận được. Việc loại bỏ hàng tồn kho khi

tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để

chuyển chúng thành tiền mặt hơn các khoản mục TSLĐ khác. Tương tự như tỷ số

thanh toán hiện hành, việc xem xét tỷ số thanh toán nhanh cũng phải xem xét đến các

khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp

một cách chính xác nhất.

- Khả năng thanh toán tức thời

Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên khả năng thanh toán ngay lập tức các

khoản nợ ngắn hạn mà không cần phát sinh chi phí thời gian chờ đến thời điểm đáo

hạn hay các chi phí thu hồi nợ của các khoản phải thu ngắn hạn.

Thang Long University Library

13

Khả năng thanh toán tức th i Tiền và tương đương tiền

T ng số nợ ng n hạn (lần)

Hệ số này thường nhỏ hơn 1 chứng tỏ lượng tiền mặt dự trữ trong doanh nghiệp

thường không đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Với mục tiêu

tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu nên doanh nghiệp tạo cơ hội sinh lời và bỏ qua

sự đảm bảo hệ số thanh toán tiền mặt này.

Nhóm chỉ tiêu về quản lí tài sản

Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lí hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán

với hàng hóa dự trữ trong kho trong một kỳ kinh doanh. Hệ số vòng quay hàng tồn kho

càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và Hàng tồn kho không bị ứ

đọng nhiều. Doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục Hàng tồn kho có giá trị giảm

qua các năm. Tuy nhiên hệ số này cao quá cũng không tốt, điều đó có nghĩa lượng

hàng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột có khả năng

doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

Công thức tính vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng án

Giá trị hàng tồn kho ình quân (vòng)

Chu kỳ hàng tồn kho (HTK):

Chỉ tiêu chu kỳ Hàng tồn kho phản ánh số lần Hàng tồn kho được bán ra trong kỳ

kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vốn luân chuyển. Biến động của chỉ tiêu

chu kỳ Hàng tồn kho cung cấp nhiều thông tin. Việc giảm chu kỳ Hàng tồn kho do bán

hàng chậm, quản lý dự trữ Hàng tồn kho kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm hỏng.

Nhưng việc giảm chu kỳ Hàng tồn kho cũng có thể là quyết định của doanh nghiệp

tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả nguyên vật kiệu sẽ tăng hoặc có

sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản

xuất). Ngược lại, việc tăng chu kỳ Hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng

trong khâu bán hàng hay hàng hóa của doanh nghiệp đạt chất lượng cao. Còn nếu

14

doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp làm chu kỳ Hàng tồn kho tăng cao nhưng điều

này đôi khi gây nên tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng tới tăng doanh thu. Chỉ

tiêu được xác định như sau:

Th i gian quay vòng hàng tồn kho 60

Vòng quay hàng tồn kho (ngày)

Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lí các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần

Phải thu khách hàng ình quân (vòng)

nghĩa: cho biết hiệu quả và chất lượng của việc quản lý các khoản phải thu.

Vòng quay khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Nếu vòng quay thấp

cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kém do bị chiếm dụng nhiều. Do đó, nhà quản lý cần

cân nhắc và xem xét các chính sách quản lý cho phù hợp với điều kiện và tình hình

thực tế của doanh nghiệp.

Th i gian thu nợ trung ình:

h i gian thu tiền trung ình 60

Vòng quay các khoản phải thu (ngày)

Trong phân tích tài chính, chu kỳ các khoản phải thu được sử dụng để đánh giá

khả năng thu tiền trong thanh toán và doanh thu bình quân một ngày. Tỉ số này cho

biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của

mình. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì chu kỳ khoản phải thu càng thấp và

ngược lại. Dựa vào chu kỳ khoản phải thu, nhà phân tích có thể nhận ra chính sách bán

trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu các khoản phải trả

Số vòng quay các khoản phải trả:

Số ò ả ả ả Giá vốn hàng án Chi phí án hàng và quản lý

Phải trả ngư i án lương, thư ng, thuế phải nộp

Thang Long University Library

15

Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn

ngắn hạn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nếu chỉ số vòng quay các khoản

phải trả quá thấp ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.Chỉ số

các khoản phải trả năm nay thấp hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng

vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu chỉ số này năm nay lớn hơn

năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn. Nếu vòng

quay các khoản phải trả quá nhỏ sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên,

việc chiếm dụng vốn giúp doanh nghiệp giảm chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín

về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách

hàng.

Th i gian trả nợ trung ình:

Th i gian trả nợ trung ình 60

Số vòng các khoản phải trả (ngày)

Thời gian trả nợ trung bình phản ánh vòng quay của các khoản phải trả cần bao

nhiêu ngày. Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để thanh toán các

khoản phải trả. Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng cao thì vòng quay phải trả

càng thấp và ngược lại.

Nhóm chỉ tiêu quản lý hiệu suất

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Doanh thu thuần

T ng tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn bỏ ra đầu tư cho TSDH đem lại bao nhiêu

đồng doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu phản ánh sự vận động và biến đổi

của TSDH trong suốt một kỳ. Việc tăng hiệu suất này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi

nhuận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín doanh

nghiệp trên thị trường.

Hiệu suất sử dụng tài sản ng n hạn:

Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết một đồng TSNH của doanh nghiệp tạo ra được

bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

16

Hiệu suất sử dụng tài sản ng n hạn Doanh thu thuần

T ng tài sản ng n hạn

Chỉ số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu doanh thu thuần.

Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng tốt,

TSNH đóng góp nhiều vào việc tạo ra doanh thu thuần và làm tăng khả năng sinh lời

cho doanh nghiệp và ngược lại. Thông qua chỉ số này nhà phân tích đề ra các biện

pháp quản lý TSNH nói riêng và tổng tài sản nói chung để nâng cao hiệu quả hoạt

động và tăng khả năng sinh lời cho doanh ngiệp.

Hiệu suất sử dụng t ng tài sản:

Hiệu suất sử dụng T ng tài sản Doanh thu thuần

T ng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản

xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa

với việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động SXKD càng hiệu quả.

Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của

một doanh nghiệp chúng ta cần so sánh với hiệu suất sử dụng tổng tài sản bình quân

của ngành.

Chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ

T số nợ

Tỷ số nợ là chỉ số quan trọng phản ánh cơ cấu nợ trong nguồn vốn kinh doanh

của doanh nghiệp, được tính theo công thức:

T số nợ T ng nợ

T ng tài sản

Hệ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với

tài sản. Tổng nợ trên tử số của công thức này bao gồm nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải

trả. Chủ nợ thường muốn doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như vậy doanh nghiệp có

khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông lại mong tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy

tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Thang Long University Library

17

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần ( ROS)

Đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu là xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ

với doanh thu. Tỷ suất sinh lời doanh thu thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh

nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

S ợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần ( )

Chỉ tiêu này đánh giá số lợi nhuận thực tế để lại cho doanh nghiệp chiếm bao

nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa kỳ tùy theo

sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không

đáng kể trong khi đó chi phí lại tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau

thuế giảm và kết quả la tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp. Do vậy, chỉ tiêu này càng

cao thì phản ánh khả năng sinh lãi của doanh nghiệp càng lớn.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA)

Để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp một cách khái quát hơn, người

phân tích sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh

một đồng tài sản bình quân của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước

hoặc sau thuế

ợi nhuận sau thuế

T ng tài sản ình quân ( )

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một

đồng vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và

phạm vi so sánh, nhà phân tích lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay lợi nhuận

sau thuế để so sánh với tổng tài sản.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)

Khả năng sinh lời VCSH thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn của

chủ doanh nghiệp và được xác định:

18

ợi nhuận sau thuế

Vốn chủ s h u ình quân ( )

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư

mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dưới góc độ của chủ doanh nghiệp hay các cổ

đông, chỉ tiêu lợi nhuận trên VCSH là quan trọng nhất vì chỉ tiêu này phản ánh khả

năng sinh lời trên phần vốn mà chủ doanh nghiệp hoặc cổ đông góp vào. Tăng mức

sinh lời của VCSH cũng là mục tiêu hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

1.3.3. Phân tích tài chính Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một

doanh nghiệp bằng công cụ quản lý hiệu quả. Mô hình dupont tích hợp nhiều yếu tố

của báo cáo thu nhập với BCĐKT. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để

phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Việc sử

dụng phương pháp Dupont là phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu

được tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ

tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, làm biến động tăng giảm của các

chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn giúp các nhà quản lý tối

ưu hóa cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao

hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Dưới góc độ nhà đầu tư, một trong những chỉ tiêu

quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE). Do VCSH là một phần của

tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên

tổng tài sản.

Hay, ROE ROA x Đòn bẩy tài chính

Do đó, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:

ợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Doanh thu thuần

T ng tài sản ình quân

T ng tài sản ình quân

Vốn CSH ình quân

Hay, ROE Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài

Thang Long University Library

19

chính

Theo phương trình trên, ROE chịu tác động của ba nhân tố ROS, hiệu suất sử

dụng tổng tài sản và hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu (tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở

hữu). Từ đó doanh nghiệp có thể áp dụng biện pháp làm tăng ROE như sau:

Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay

và tỷ lệ VCSH cho phù hợp với năng lực hoạt động.

Tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Nâng cao số vòng quay tài sản, thông qua

việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu

tổng tài sản

Tăng doanh thu giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tặng lợi nhuận

của doanh nghiệp.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với

quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ khách quan các nhân tố tác

động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó biến thành công tác cải tiến tổ chức quản

lý của doanh nghiệp.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp

1.4.1. Nhân tố chủ quan

- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau:

Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi

thành phần kinh tế. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ lựa chọn theo một hình thức

pháp lý nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên

những lợi thế hay hạn chế của donah nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của

doanh nghiệp. Sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: Uy tín doanh nghiệp

do thói quen tiêu dùng; Khả năng huy động vốn; Rủi ro đầu tư;…

- Công tác tổ chức quản lý

Công tác tổ chức, quản lý là hoạt động sắp xếp, phân chia quyền hạn và trách

nhiệm cụ thể, riêng lẻ cho từng người cũng như cho tập thể trong một tổ chức. Khi tổ

20

chức quản lý hoạt động tốt, hay có người quản trị giỏi là yếu tố quyết định đến chính

sách quản lí tài sản nguồn vốn, việc đưa ra những quyết định quản lí đúng đắn hay sai

lầm sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản nguồn vốn, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp. thức trách nhiệm và trình độ của người sử dụng khi sử

dụng vốn của doanh nghiệp đặc biệt là vốn lưu động có thể gây sự lãng phí hoặc cũng

có thể tiết kiệm được vốn. Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho và

khâu sản xuất…

- Đặc điểm lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Mỗi ngành nghê kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế-kỹ thuật riêng, có ảnh

hưởng không nhỏ đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Do những đặc điểm đó chi

phối đến tỉ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp, nhu cầu vốn lưu

động… Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động khác nhau trước

những biến động của nền kinh tế và sự biến động của môi trường kinh doanh. Môi

trường kinh doanh bao gồm các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của

doanh nghiệp. Cụ thể: sự ổn định về kinh tế, thị trường, lãi suất, cơ sở hạ tầng của nền

kinh tế…Nền kinh tế biến động có thể gây nên những rủi ro cho kinh doanh, những rủi

ro ảnh hưởng đến các khoản chi phí đầu tư, ảnh hướng nhu cầu về vốn, tới thu nhập

của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí trong kinh doanh.

- Trình độ tổ chức sản xuất

Trình độ tổ chức sản xuất cũng ảnh hưởng mạnh, trực tiếp tới doanh nghiệp như

phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết,

các phát minh, phần mềm ứng dụng… Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có

điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất

lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, tăng doanh thu, giảm chi phí. Ngược lại,

nếu doanh nghiệp không tổ chức sản xuất hợp lý thì có thể gây ra sự lãng phí nguồn

lực, gây nên giảm sản lượng sản xuất, tăng chi phí, hàng tồn kho, dẫn đến thua lỗ, kinh

doanh không hiệu quả

- Chính sách bán hàng

Thang Long University Library

21

Vào kì sản xuất, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật liệu, hàng hoá lớn nên

dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác lưu thông thì công tác

bán hàng được chú trọng, lượng hàng gửi bán tăng lên thì tài sản lưu động cũng tăng

lên. Để tăng doanh thu bán hàng thì các doanh nghiệp phải quan tâm đến các chính

sách bán hàng như: chính sách tài chính, chính sách tiêu thụ hay chính sách sản xuất.

Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra cho các chính sách và lợi

ích đạt được từ các chính sách đó; từ đó, tìm mọi biện pháp hiệu quả nhất nhằm giảm

chi phí đến mức có thể mà sản lượng vẫn tăng trưởng. Các chính sách này ảnh hưởng

trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Đây có thể coi là một nhân tố quan trọng, một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ

tầng (trụ sở làm việc, các cơ sở sản xuất, chi nhánh, hệ thống bán hàng ..) được bố trí

hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động một cách có hiệu quả hơn. Ví dụ

như, một kho chứa hàng tốt sẽ tránh được các khấu hao trong khi chứa hàng hoá. Khi

làm việc ở một môi trường thuận lợi, đảm bảo an toàn lao động thì hiệu quả làm việc

sẽ cao hơn, máy móc đựơc trang bị tiên tiến cũng đem lại những sản phẩm tốt với tốc

độ nhanh hơn.

1.4.2. Nhân tố khách quan

- Chính sách quản lý của nhà nước

Các chính sách quản lý của nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động quản trị

và kinh doanh của một doanh nghiệp từ đó ảnh hướng tới năng lực tài chính của doanh

nghiệp. Mỗi sự thay đổi của các chính sách này có thể tạo ra một môi trường kinh

doanh khác nhau. Những chính sách đó có thể tác động đến nguồn tài trợ cho tài sản

lưu động, ví dụ như nguồn vốn vay ngân hàng, tăng hay giảm phụ thuộc vào lãi suất

cho vay của các ngân hàng. Nhà nước có thể đưa ra những chính sách ảnh hưởng đến

việc mua sắm các nguyên liệu đầu vào, việc dự trữ hàng hoá.

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Tất cả các hãng đang cung cấp,

hoặc đã cung cấp, cho khách hàng về các mặt hàng giống với mặt hàng của doanh

22

nghiệp, hoặc mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều

hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, nếu không sẽ dẫn đến

tình trạng dự trữ nguyên vật liệu chỗ thừa, chỗ thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Vì

vậy, để có thể duy trì thị phần và giành thêm thị phần, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ

đối thủ cạnh tranh, việc doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cũng làm cho việc

quản lí các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh

sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty.

- Khách hàng và nhu cầu

Khách hàng và nhu cầu của khách hàng cũng như cơ cấu nhu cầu trên thị trường

là yếu tố quan trọng quyết định quy mô cũng như chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp. Do đó, ngoài việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cũng phải quan

tâm nghiên cứu tới các đặc điểm của khách hàng, đưa ra những sản phẩm có tính ưu

việt hơn, giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ, thu hút khách hàng từ đó tăng hiệu

suất sử dụng tài sản.

Thang Long University Library

23

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC

EXCEL VIỆT NAM

2.1 Khái quát về công ty may mặc Excel Việt Nam

Hiện nay Excel đang thực hiện duy nhất một mảng thị trường đó là nhận gia công

xuất khẩu quốc tế.

Excel thực hiện đơn hàng theo yêu cầu của các khách hàng quốc tế.

Excel và đối tác sẽ thỏa thuận các vấn đề liên quan đến đơn hàng như nguồn

nguyên phụ liệu, thời hạn, số lượng, điều kiện sản xuất...

Các sản phẩm của Excel đều được tạo ra từ những dây chuyền sản xuất hiện đại,

bởi những người công nhân lành nghề và dưới cơ chế giám sát chất lượng chặt chẽ.

2.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam được thành lập trên cơ sở 100% vốn

nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 82 tỷ VNĐ. Công ty là đơn vị hạch toán

độc lập, hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đầu tư số 091043000029 ngày 01

tháng 10 năm 2008 của UBND Tỉnh Ninh Bình, theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ

Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.

Tên công ty: Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

Địa chỉ: Khu phố 5, thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình

Hình thức sở hữu: Công ty TNHH

Tel: 0303.840.358

Fax: 0303.750.831

Mã số thuế: 2700362697

Loại hình kinh doanh: May công nghiệp và xuất khẩu

Vốn điều lệ: 82 tỷ đồng

Đăng ký kinh doanh số: 091043000029 ngày 01 tháng 10 năm 2008.

Trụ sở chính của Công ty được đặt tại KCN Yên Khánh, Ninh Bình với tổng diện

24

tích đất sử dụng là 32000 m2, số lượng CBCNV là 3610 người, số lượng máy móc

đang được sử dụng là 2000 dàn máy cả máy cắt và máy thêu và các loại máy móc

khác.

Công ty nhận gia công xuất khẩu cho các bên đặt gia công nước ngoài, thiết lập

được nhiều mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác đặt gia công lớn trong lĩnh vực may

mặc như: Mango (Tây Ban Nha), Lance Bryant, Neworld Fashion (Anh), NAM (Anh).

Thiết lập được các mối quan hệ với các đối tác có uy tín và có một thị phần lớn

trên thị trường thế giới đã giúp cho sản phẩm của Công ty TNHH may mặc Excel có

mặt ở hầu hết các thị trường lớn như EU, Mỹ, Canada, Singapore… với số lượng ngày

càng lớn theo đơn đặt hàng của các công ty gia công nói trên.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty luôn đổi mới đầu tư trang

thiết bị may chuyên dụng hiện đại, hoàn thiện cơ cấu tổ chức để luôn đạt mức kim

ngạch xuất khẩu cao. Hiện nay, tại KCN Yên Khánh, Công ty đang có 2 xưởng sản

xuất chính, một tòa nhà trụ sở và đang gấp rút hoàn thành một xưởng sản xuất mới, dự

kiến đưa vào hoạt động năm 2014.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

Công ty TNHH Excel là một công ty loại vừa và nhỏ. Để đảm bảo công tác quản

lý và điều hành một cách thuận lợi và có hiệu quả, công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức

theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Tổng Giám Đốc (TGĐ) nắm mọi

quyền quyết định của Công ty. Phó Tổng Giám Đốc Sản Xuất (PTGĐ SX) điều hành

mọi hoạt động sản xuất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ. Các phòng ban hành chính

dưới sự điều hành trực tiếp của TGĐ

Thang Long University Library

25

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

(Nguồn: Phòng hành chính)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Tổng giám đốc

Là người điều hành phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vốn, chỉ

đạo các mặt kế hoạch, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lao động … trong công ty.

Đại diện cho công ty trước cơ quan nhà nước, cơ quan pháp luật, thay mặt công ty ký

kết các hợp đồng.

- Phó tổng giám đốc Sản xuất

Phó tổng giám đốc sản xuất dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc, giám sát quản lý,

đảm bảo các vấn đề liên quan đến bộ phận may, hậu chỉnh, kiểm hàng, kiểm tra chất

lượng hàng hóa, kho, cắt, sửa máy…. Có quyền phê duyệt các quyết định về sản xuất

như thẩm định chất lượng sản phẩm, tham mưu tư vấn về mặt chuyên môn nghiệp vụ

Tổng giám đốc

Phòng Kế toán

Phòng hành chính

Phòng kế hoạch

Phòng xuất nhập khẩu

Phó tổng giám đốc Sản xuất

Phòng kỹ thuật

Phòng cơ điện

Phòng kiểm soát

Nhà kho

Phân xưởng SX

26

sản xuất cho tổng giám đốc.

- Phòng kỹ thuật

Lập kế hoạch mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Định mức kinh tế, kỹ thuật

may, sử dụng nguyên phụ hiệu cho các mặt hàng. Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật chất

lượng sản phẩm. Nghiên cứu thiết kế sản xuất thử các sản phẩm mới. Xây dựng các

tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân các ngành nghề, tham gia đào tạo, kiểm tra thi

tay nghề cho các loại bậc thợ của công nhân theo quy định.

Phòng kỹ thuật của công ty có nhiệm vụ quản lý các mẫu hàng theo các đơn đặt

hàng của các đối tác, phân tích các mẫu hàng mà đối tác đặt gia công theo yêu cầu từ

đó lắp ghép tạo nên các mẫu mã sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng.

- Phòng cơ điện

Phòng cơ điện có nhiệm vụ quản lý các trang thiết bị, vật tư, máy móc của công

ty. Chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các thiết bị trong dây chuyền

sản xuất như máy may, máy cắt, ke, máy so màu, bền màu, máy đo độ ma sát….

- Phòng kiểm soát

Thực hiện việc kiểm tra công tác sản xuất xem từng công đoạn có đúng tiêu

chuẩn sản xuất hay không, thành phẩm tạo ra từng công đoạn có đạt yêu cầu về thẩm

mĩ, kích cỡ, chất lượng hay không. Nếu không đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm đề

ra thì đó là do lỗi của bộ phận nào, cần quy trách nhiệm cho ai để có biện pháp xử lý

kịp thời.

Tổ chức khảo sát định kỳ, xây dựng ban hành các định mức sử dụng vật tư

nguyên liệu.

- Nhà kho

Nhà kho có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu cũng như thành phẩm không bị

hư hỏng và tổn thất (trong phạm vi trách nhiệm của nhà kho). Phối hợp với các phòng

ban để khi có lệnh là có thể cung ứng nguyên vật liệu theo số lượng yêu cầu phục vụ

cho công tác sản xuất. Có thông báo định kỳ về tình trạng hàng hóa, vật tư, thành phẩm

trong kho để Phó tổng giám đốc sản xuất có các kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ

Thang Long University Library

27

khác nhau.

- Phân xưởng sản xuất

Phân xưởng sản xuất là đơn vị thuộc bộ phận sản xuất của công ty, đặt dưới sự

chỉ đạo trực tiếp của PTGĐ SX, là đơn vị chủ lực của công ty trong hoạt động sản xuất

bao gồm 12 tổ các hoạt động như chuyền, cắt, may, là ủi ….chịu trách nhiệm sản xuất

toàn bộ các sản phẩm của công ty.

- Phòng kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình

hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty, tình hình sử dụng các

nguồn vốn. Kiểm tra tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài

chính. Lập kế hoạch tài chính, tính hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư. Quản lý, tổ

chức sử dụng đồng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Thực hiện chế độ kế toán hạch

toán thống nhất. Từ đó lập ra các bản báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, cân đối

tài khoản một cách trung thực nhất để trình duyệt lên giám đốc, cũng như cơ quan nhà

nước có thẩm quyền …

- Phòng hành chính

Có nhiệm vụ nắm bắt một cách cụ thể nhất tình hình nhân sự của công ty. Từ đó

tham mưu giúp ban giám đốc về mặt tổ chức của các phòng ban của công ty. Nắm bắt

tình hình nhân sự cũng như lên kế hoạch công tác tuyển mộ tuyển dụng hợp lý.

- Phòng kế hoạch

Phòng kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh của

công ty dựa trên các điều khoản trong các hợp đồng nhận gia công với các đối tác nước

ngoài làm sao để cho tiến độ sản xuất kinh doanh không bị chậm trễ so với hợp đồng.

Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển về quy mô sản

xuất của Excel như mở rộng hay thu hẹp phân xưởng, xây mới hay sửa sang công trình

cũ, trình ban giám đốc để có ý kiến chỉ đạo cũng như quyết định chính thức.

Phòng kế hoạch còn phải phân chia, lập kế hoạch cụ thể cho các tổ sản xuất để

làm sao các tổ sản xuất có những nhiệm vụ rõ ràng, không bị chồng chéo công việc.

28

- Phòng xuất nhập khẩu

Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban khác trong công

ty để biết được khả năng sản xuất cảu Công ty từ đó lập ra các kế hoạch xuất nhập

khẩu phù hợp với năng lực của Công ty. Có nhiệm vụ liên hệ với các đối tác nước

ngoài, tìm hiểu đối tác để biết được nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của

các đối tác từ đó đi đến ký kết hợp đồng trong xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu

còn có nhiệm vụ kê khai các giấy tờ liên quan (hóa đơn, vận đơn, tờ khai…) với các cơ

quan nhà nước có liên quan như hải quan, bộ thương mại …

2.2 Phân tích thực trạng tài chính tại công ty TNHH may mặc Excel VN

2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán

Phân tích cơ cấu tài sản của công ty TNHH may mặc Excel

Giai đoạn 2011-2013, tình hình tài sản của Công ty diễn biến bất ổn, cụ thể như

sau:

Bảng Error! No text of specified style in document..1. Tỷ trọng tài sản của công ty

giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

TSNH 50.44 69.30 51.08

TSDN 49.56 30.70 48.92

Tổng tài sản 100 100 100

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

Biều đồ cơ cấu tài sản trong ba năm 2011-2013 cho thấy nguồn tài sản có biến

động bất thường. Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 137.057.198.782 đồng trong

đó có 69.128.887.611 đồng tài sản ngắn hạn, 67.928.311.171 đồng tài sản dài hạn.

Năm 2012, tổng tài sản của Công ty là 199.224.340.893 đồng, trong đó tổng tài sản

ngắn hạn là 138.058.331.776 đồng, tổng tài sản dài hạn là 61.166.009.117 đồng. Đến

hết năm 2013, tổng tài sản của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam đang quản lý

Thang Long University Library

29

và sử dụng là 128.132.216.220 đồng. Trong đó, tổng tài sản ngắn hạn là

65.446.283.957 đồng, tổng tài sản dài hạn là 62.685.932.263 đồng. Ta thấy, tổng tài

sản của Công ty có xu hướng giảm mạnh. Trong đó tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm

72.612.047.819 đồng so với năm 2012 tương ứng với giảm 52,6 %. Mặc dù tổng tài

sản dài hạn năm 2013 tăng lên so với năm 2012 với con tương đối là 2,48% số rất nhỏ

trong tổng tài sản nên mức tăng của tỉ trọng tài sản dài hạn không làm ảnh hưởng tới

lượng tổng tài sản. Trong cơ cấu tài sản, TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH,

Năm 2011, TSNH chiếm 50,44%, TSDH chiếm 49,56%. Năm 2012, TSDH giảm

xuống còn 30,7% và TSNH tăng lên mức 69,3%. Năm 2013, Công ty đầu tư lớn vào

xây dựng nhà xưởng mới đã làm tăng tỉ trọng nguồn TSDH lên 48,92% đồng thời

TSNH giảm xuống 51,08%. Biểu đồ cho thấy sự biến động tài sản không đồng đều vào

bất ổn. Việc công ty ưu tiên mở rộng xây dựng mới nhà xưởng, đầu tư cơ sở vật chất

cho thấy hoạt động công ty kinh doanh thuận lợi, tuy nhiên cũng cần có những cân

nhắc để không tạo ra sự dư thừa, lãng phí nguồn vốn.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2013 2012 2011

51,08%

69,30%

50,44%

48,92%

30,70%

49,56%

Tỷ trọng TSDH

Tỷ trọng TSNH

30

Phân tích tình hình biến động về TSNH

- Tiền và các khoản tương đương tiền:

Năm 2012, tài khoản tiền của công ty có xu hướng tăng mạnh, tăng

10.518.686.537 đồng tương ứng 300,39% so với năm 2011 chứng tỏ công ty đang trên

đà phát triển, có nguồn dự trữ tiền mặt dồi dào, tiềm lực tài chính tốt. Tuy nhiên, công

ty mất chi phi cơ hội khi dữ trữ lượng tiền mặt lớn thay vì đầu tư sinh lời.

Các khoản tương đương tiền năm 2011 không phát sinh, khiến cho năm 2012

khoản này tăng tuyệt đối với giá trị là 41.700.000.000, làm cho tốc độ tăng của mục

này đạt tới 1491,26%. Khoản này chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, do công ty có lượng

nhân công lớn đồng thời công ty cũng chuyển từ phương thức trả lương bằng tiền mặt

sang trả lương qua ngân hàng nên số tiền gửi trong ngân hàng tăng đột biến, tới

1491.26%.

Đến năm 2013, tuy tổng tài sản tăng so với 2012 nhưng tiền mặt của công ty lại

giảm. Tiền mặt của công ty năm 2013 giảm 5.742.805.058 đồng tương ứng 40,96% so

với năm 2012 do công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới và nguyên phụ liệu được trả

bằng tiền mặt. Các khoản tương đương tiền năm 2013 không phát sinh. Các khoản

tương đương tiền của Công ty chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, do năm 2013 công ty

không nhận ký quỹ, đồng thời đã thanh toán hết tiền lương công nhân, nguyên phụ liệu

nên khoản mục này bằng không.

- Các khoản phải thu:

Phải thu khách hàng

Năm 2012, khoản phải thu khách hàng chỉ là 1.470.373.561 đồng, năm 2011

khoản phải thu khách hàng là 2.263.817.473 đồng. Khoản phải thu khách hàng năm

2012 giảm mạnh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 793.443.912 đồng tương ứng

với con số tương đối 35,05% so với năm 2011. Những con số này nói lên rằng công ty

có sự thay đổi trong chính sách tín dụng, thắt chặt, hạn chế các khoản nợ và chiếm

dụng vốn của khách hàng. Đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng là 898.346.079

đồng. Khoản phải thu khách hàng năm 2013 tiếp tục giảm so với năm 2012 với con số

Thang Long University Library

31

tuyệt đối là 572.027.482 đồng tương ứng với con số tương đối 38,9% so với năm 2012.

Những con số này nói lên rằng công ty có vẫn tiếp tục chính sách tín dụng, thắt chặt,

hạn chế các khoản nợ và chiếm dụng vốn của khách hàng. Tuy vậy, điều này cũng gây

bất lợi cho công ty trong rủi ro mất một lượng khách hàng không chấp nhận với chính

sách tín dụng này.

Trả trước cho người bán

Năm 2012, khoản trả trước cho người bán là 971.202.388 đồng, năm 2011 khoản

trả trước cho người bán là 34.358.680 đồng. Khoản trả trước cho người bán năm 2012

tăng mạnh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 936.843.708 đồng tương ứng với

con số tương đối 2726,66% so với năm 2011. Chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong

phương thức thanh toán, muốn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để sản xuất không bị

gián đoạn.

Năm 2013 khoản trả trước cho người bán là 315.907.667 đồng. Khoản trả trước

cho người bán năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 với con số tuyệt đối là

655.294.721 đồng tương ứng giảm 67,47% so với năm 2012. Chứng tỏ công ty đã có

sự thay đổi trong phương thức thanh toán, muốn chủ động trong việc thay thế đối tác

cung cấp nguyên phụ liệu khác khi có nguyên phụ liệu có vấn đề hoặc bất đồng với các

đối tác.

Phải thu khác

Năm 2012 khoản phải thu khác là 9.218.965 đồng đã giảm 48.135.254 đồng so

với năm 2011 tương ứng với giảm 80,85%. Khoản phải thu của công ty phát sinh chủ

yếu là các khoản đã chi cho việc thực hiện hợp đồng nhưng không được hạch toán vào

chi phí cần phải thu hồi, công ty đã thay đổi chính sách kế toán, giảm trừ công nợ.

Trong năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn là 2.346.311.407 đồng trong khi

khoản phải thu năm 2012 là 2.450.794.914 đồng, đã tăng 104.483.507 đồng so với năm

2011 tương ứng tăng 4,45%. Trong tương lai nếu thắt chặt chính sách tín dụng để làm

cho doanh nghiệp an toàn hơn về tài chính, thì hậu quả có thể làm giảm lượng khách

hàng. Doanh nghiệp nên có những chính sách chiết khấu phù hợp để vừa thu được tiền

32

vừa làm khách hàng hài lòng để hợp tác lâu dài với công ty.

Năm 2013 phát sinh khoản phải thu nội bộ ngắn hạn với con số tuyệt đối là

447.584.007 đồng. Khoản này chủ yếu là do chính sách mới của công ty, cho nhân

viên vay để mua nhà, mua xe. Đây là một chính sách mới được đưa ra với mong muốn

tăng sự trung thành và tình cảm của công nhân viên với công ty của mình, đó cũng là

nền móng cơ bản cho sự bền vững của công ty. Cũng trong năm này các khoản phải

thu khác là 161.380 đồng giảm 98,25% so với năm 2012. Khoản phải thu của công ty

phát sinh chủ yếu là các khoản đã chi cho việc tạm ứng cho nhân viên đi công tác và đã

được hạch toán vào chi phí nên làm cho khoản phải thu này giảm mạnh.

- Hàng tồn kho:

Năm 2011, giá trị hàng tồn kho của công ty là 60.625.695.582 đồng. Năm 2012,

hàng tồn kho của công ty là 75.769.126.989 đồng, tăng tuyệt đối 15.143.431.407 đồng,

tương đối 24,98%. Hàng tồn kho ở mức cao, làm tăng chi phí lưu kho, chi phí cơ hội,

khiến công ty thiệt hại về tài chính. Công ty cần có các biện pháp giảm hàng tồn kho,

nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, để tối ưu hóa việc quản lý kho hàng. Năm

2013, giá trị hàng tồn kho của công ty là 50.833.634.711 đồng. Năm 2012, hàng tồn

kho của công ty là 75.769.126.989 đồng, giảm tuyệt đối 24.935.492.278 đồng, tương

đối 32,91%. Chứng tỏ trong năm 2013 công ty đã có các biện pháp giảm hàng tồn kho,

nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, để tối ưu hóa việc quản lý kho hàng và đã

thực hiện thành công các biện pháp này.

- Tài sản ngắn hạn khác:

Năm 2011 khoản phải thu Nhà nước là 506.749.224 đồng, năm 2012, khoản

phải thu Nhà nước là 948.796.420 đồng. Biến động trong khoản thuế và các khoản

phải thu Nhà nước là do biến động của khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Năm 2011, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải thu Nhà nước là 561.147.055

đồng; sang năm 2012 khi kết quả kinh doanh có lãi, số thuế thu nhập doanh nghiệp mà

công ty phải nộp là 61.477.222 đồng sẽ được bù trừ vào khoản phải thu thuế thu nhập

doanh nghiệp từ năm trước làm cho khoản phải thu từ nhà nước năm 2012 giảm tương

ứng với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm nay là 61.477.222 đồng. Năm

Thang Long University Library

33

2013, khoản phải thu Nhà nước là 1.396.533.342 đồng, tăng với con số tuyệt đối là

447.736.922 tăng khoảng 47,19%.

Mặc dù thuế GTGT được khấu trừ năm 2013 giảm nhưng do tỷ lệ giảm nhỏ chỉ

giảm 2,72% so với năm 2012 nên không làm ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của tài

sản ngắn hạn khác.

- Tài sản dài hạn:

Tài sản cố định

Năm 2011 tài sản cố định là 63.037.300.678 đồng, năm 2012, tài sản cố định là

56.362.321.987 đồng. Tài sản cố định năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 với con số

tuyệt đối là 6.674.978.691 đồng tương ứng với con số tương đối 10,59% so với năm

2011. Năm 2012, tài sản dài hạn là 56.362.321.987 đồng, năm 2013 tài sản dài hạn là

46.393.488.384 đồng. Tài sản dài hạn năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 với con số

tuyệt đối là 3.582.133.980 đồng tương ứng với con số tương đối 6,36% so với năm

2012.

Nguyên giá tài sản cố định: Trong năm 2011 nguyên giá tài sản cố định là

81.460.297.238 đồng, năm 2012 là 84.117.905.738 đồng. Tài sản cố định năm 2012

tăng nhẹ so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 2.657.608.500 đồng tương ứng với

con số tương đối 3,26% so với năm 2011. Nguyên giá tài sản cố định tăng do trong

năm 2012, công ty mua mới thêm một số tài sản cố định hữu hình làm tăng nguyên giá

tài sản cố định năm 2012 với con số tương ứng là 2.657.608.500 đồng. Tài sản cố định

vô hình của công ty trong năm 2012 là 890.952, năm 2011 là 21.618.581 thể hiện sự

chênh lệch đáng kể giảm 95,88%.

Năm 2013 nguyên giá tài sản cố định là 46.393.488.384 đồng. Tài sản cố định

năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 3.582.133.980 đồng tương

ứng với con số tương đối 6,36% so với năm 2012. Tài sản cố định năm 2013 giảm so

với năm 2012 với con số tuyệt đối là 9.967.942.651 đồng tương ứng với con số tương

đối 17,69% so với năm 2012. Tài sản cố định vô hình của công ty trong năm 2012 là

890.952, năm 2013 là 81.554.168 thể hiện sự chênh lệch đáng kể, tăng 9053,6%. Có sự

chênh lệch trên là do năm 2013 công ty mua thêm phần mềm, tạo thuận lợi cho hoạt

34

động kinh doanh cũng như công tác quản lý.

Giá trị hao mòn lũy kế: Năm 2011 giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định là

18.444.615.141 đồng, năm 2012, giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định là -

27.756.474.703 đồng. Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định năm 2012 tăng nhanh so

với năm 2011 với con số tuyệt đối là 9.311.859.562 đồng tương ứng với con số tương

đối 50,49% so với năm 2011. Do tài sản cố định của công ty phần lớn là máy móc, các

thiết bị phục vụ gia công may mặc,… nên được trích khấu hao trong thời gian ngắn, số

khấu hao trên năm sẽ lớn. Bên cạnh đó, năm 2012, công ty mua mới thêm tài sản cố

định nên số khấu hao lũy kế tài sản cố định của công ty năm 2012 tăng so với năm

2011. Năm 2013, giá trị hao mòn giảm so với năm 2012 với con số tuyệt đối là

96.261.348 đồng, nguyên nhân do nhiều tài sản đã khấu hao hết trong năm 2012.

Mặc dù nguyên giá tài sản cố định năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng chỉ

tăng với con số nhỏ là 2.657.608.500 mà giá trị hao mòn lũy kế lại tăng với con số lớn

hơn là 9.311.859.562 đồng; sự chênh lệch này làm cho tài sản cố định năm 2012 giảm

với con số 10,59% so với năm 2011.

- Tài sản dài hạn khác

Năm 2011 tài sản dài hạn khác là 2.580.593.153 đồng, năm 2012, tài sản dài hạn

khác là 2.494.711.860 đồng. Tài sản dài hạn khác năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011

với con số tuyệt đối là 85.881.293 đồng tương ứng với con số tương đối 3,33% so với

năm 2011.

Năm 2013 tài sản dài hạn là 46.393.488.384 đồng. Tài sản dài hạn năm 2013

giảm nhẹ so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 3.582.133.980 đồng tương ứng với

con số tương đối 6,36% so với năm 2012. Trong năm 2012 giá trị tài sản cố định hữu

hình là 56.361.431.035 đồng, năm 2013 là 46.393.488.384 đồng. Tài sản cố định năm

2013 giảm so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 9.967.942.651 đồng tương ứng với

con số tương đối 17,69% so với năm 2012. Tài sản cố định vô hình của công ty trong

năm 2012 là 890.952 đồng, năm 2013 là 81.554.168 đồng thể hiện sự chênh lệch đáng

kể, tăng 9053,6%. Có sự chênh lệch trên là do năm 2013 công ty mua thêm phần mềm,

tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý.

Thang Long University Library

35

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

Năm 2013, phát sinh thêm chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 6.305.038.519

đồng, do công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất nên đầu tư xây dựng thêm nhà

xưởng, cho tới cuối năm thì nhà xưởng vẫn đang trong giai đoạn thi công nên làm công

ty phát sinh thêm khoản này trong bảng cân đối kế toán.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác:

Năm 2013 các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 29.063.249 đồng so với năm

2012, do mua sắm máy móc thiết bị. Tài sản dài hạn khác tăng 5.072.993.877 đồng từ

chi phí trả trước dài hạn. Tất cả đều phục vụ cho hoạt động mở rộng và xây mới nhà

xưởng, phát triển quy mô và năng suất của công ty.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH may mặc Excel

Bảng Error! No text of specified style in document..2. Tỷ trọng nguồn vốn của công

ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Nợ phải trả 87,14 90,85 85,03

Vốn chủ sở hữu 12,86 9,15 14,97

Tổng tài sản 100 100 100

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

Dựa vào Bảng cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011-2013 ta thấy

rằng nguồn vốn công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vay nợ (năm 2011 nợ phải trả

chiếm 87,14% nguồn vốn, năm 2012 nợ phải trả chiếm tỉ lệ cao ở mức 90,85% nguồn

vốn, năm 2013 chiếm tỉ lệ thấp hơn 2012 nhưng vẫn ở mức cao 85,03%) cho ta thấy

công ty đã có cố gắng giảm bớt phụ thuộc nhưng vẫn chưa có sự tự chủ trong nguồn

vốn kinh doanh. Việc phụ thuộc vào vốn vay sẽ rất nguy hiểm vì nó không mang lại sự

ổn đinh cho công ty. Tuy vậy, nhưng việc sử dụng nhiều vốn vay như vậy cũng mang

36

lại cho công ty 1 lá chắn thuế rất tốt, giúp công ty giảm chi phí thuế phải nộp.

Thang Long University Library

37

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

- Nợ phải trả:

Nợ phải trả của doanh nghiệp năm 2012 đã tăng 61.552.369.891 đồng so với năm

2011 tương ứng tăng với con số tương đối là 51,54%. Nguyên nhân là trong năm 2012

người mua trả tiền trước một khoản tương đối lớn, tăng nhanh so với năm 2011 nên

làm cho nợ phải trả trong năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011. Đến năm 2013 các

khoản Nợ phải trả của doanh nghiệp đã giảm 72.032.220.272 đồng so với năm 2012

tương ứng giảm 39,8%. Nguyên nhân là trong năm 2013 nợ dài hạn tăng nhẹ, nợ ngắn

hạn giảm mạnh, kéo theo nợ phải trả của doanh nghiệp giảm mạnh từ 180.989.101.156

đồng năm 2012 xuống còn 108.956.880.884 đồng năm 2013.

Nợ ngắn hạn: Năm 2012 là 169.582.367.256 đồng đã tăng 64.683.133.247 đồng so

với năm 2011 là 104.899.234.009 đồng tương ứng với con số tương đối là 61,66%.

Năm 2013 là 92.399.469.034 đồng đã giảm 77.182.898.222 đồng so với năm 2012

tương ứng với con số tương đối là 45,51%. Nợ ngắn hạn giảm là do các khoản phải trả

người bán, người mua trả tiền trước, vay và nợ ngắn hạn giảm. Cụ thể:

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2013 2012 2011

85,03% 90,85% 87,14%

14,97% 9,15% 12,86%

Vốn chủ sở hữu

Tỷ trọng Nợ phải trả

38

Vay và nợ ng n hạn: Khoản này có xu hướng giảm nhẹ, chỉ 8,07% từ

45.553.349.425 đồng năm 2012 xuống còn 41.876.970.188 đồng năm 2013. Điều này

cho thấy sự tiến triển tích cực trong hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng uy tín giúp

công ty có thể dễ dàng hơn trong việc huy động vốn.

Phải trả ngư i án: Năm 2012, khoản phải trả người bán là 71.065.729.388

đồng, năm 2011 khoản phải trả người bán là 41.199.999.595 đồng. Khoản phải trả

người bán năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là

29.865.729.793 đồng tương ứng với con số tương đối 72,49% so với năm 2011. Điều

này thể hiện công ty có uy tín và có chỗ đứng trên thị trường, tuy nhiên cũng làm tăng

rủi ro thanh toán, công ty nên xem xét và giảm khoản mục năm 2013 khoản phải trả

người bán là 27.961.749.140 đồng. Nhưng đến năm 2013 khoản phải trả người bán

giảm mạnh với con số tuyệt đối là 43.103.980.248 đồng tương ứng với con số tương

đối 60,65% so với năm 2012. Điều này thể hiện công ty đã xem xét giảm khoản mục

này, thanh toán nhanh cho các nhà cung cấp, tránh tình trạng chiếm dụng vốn đồng

thời khi các khoản nợ giảm xuống thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thanh toán.

Ngư i mua trả tiền trước: Năm 2012, khoản người mua trả tiền trước là

40.000.897.544 đồng, năm 2011 khoản người mua trả tiền trước là 6.262.992.513

đồng. Khoản người mua trả tiền trước năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 với con

số tuyệt đối là 33.737.905.031 đồng tương ứng với con số tương đối 538,69% so với

năm 2011. Đến năm 2013 khoản người mua trả tiền trước là 6.268.549.454 đồng,

giảm lớn với năm 2012 với con số tuyệt đối là 33.732.348.090 đồng tương ứng với con

số tương đối 84,33% so với năm 2012. Nguyên nhân do công ty đã thay đổi chính sách

thanh toán đối với các khách hàng, việc người mua phải trả trước sẽ làm cho công ty

tránh được rủi ro nợ khó đòi, tăng khả năng quay vòng vốn tuy nhiên điều này cũng sẽ

có nguy cơ làm giảm lượng khách hàng, rủi ro về hàng hóa không đáp ứng đổi với yêu

cầu của đối tác.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Cả 2 năm đều bằng 0 do năm 2011 doanh

nghiệp hoạt động bị lỗ, năm 2012 trừ thuế phải thu của nhà nước từ 2011. Năm 2013 là

1.560.000 đồng, do khoản thuế năm 2012 đã khấu trừ hết nên năm 2013 việc hoạch

Thang Long University Library

39

toán thuế lại trở lại như cũ.

Phải trả ngư i lao động: Đến cuối năm 2012, công ty chưa thanh toán lương cho

người lao động 11.728.994.037 đồng, năm 2011 là 8.778.098.931 đồng, năm 2013 là

13.397.849.190 đồng, năm 2012 là 11.728.994.037 đồng, tăng 1.668.855.153 đồng.

Khoản phải trả người lao động tăng khoảng 14,23% là do doanh nghiệp mở rộng sản

xuất, số lượng công nhân tăng làm cho khoản trả người lao động tăng.

Nợ ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 chủ yếu do sự tăng nhanh của

khoản người mua trả tiền trước với con số tuyệt đối là 33.732.348.090 đồng. Cùng với

sự giảm đi của khoản phải trả người bán với con số tương đối là 60,65% nên tổng nợ

ngắn hạn năm 2013 giảm với con số tuyệt đối là 77.182.898.222 đồng so với năm

2012.

- Nợ dài hạn:

Năm 2012 là 11.406.733.900 đồng giảm 3.130.763.356 đồng so với năm 2011

tương ứng giảm 21,54%. Nợ dài hạn của công ty chỉ bao gồm vay và nợ dài hạn, tài

khoản này giảm là do công ty đã trả một phần nợ dài hạn. Năm 2013 là 16.557.411.850

đồng tăng 5.150.677.950 đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 45,15%. Tài khoản

này tăng là do công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, một phần tài sản này xuất phát

từ nguồn vay nợ dài hạn.

- Vốn chủ sở hữu:

Năm 2012 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 18.235.239.737 đồng, tăng

614.772.220 đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 3,49%. Việc tăng ít ở vốn chủ sở

hữu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi, lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối năm 2012 tăng với con số tuyệt đối là 614.772.220 và so với năm 2011; tuy nhiên

cũng chỉ bù một phần nhỏ lỗ trong lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế năm 2012 âm

7.582.814.733 đồng.

Năm 2013 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 19.175.335.336 đồng, tăng

940.095.599 đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 5,16%. Tuy tăng không nhiều

nhưng chứng tỏ chủ sở hữu đang cố gắng tăng dần vốn để có điều kiện mở rộng kinh

40

doanh, mua sắm tài sản cũng như nâng cao khả năng chủ động của doanh nghiệp. Và

việc tăng ít ở vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2013 tăng

với con số tuyệt đối là 940.095.599 đồng và so với năm 2012; tuy nhiên cũng chỉ bù

một phần nhỏ lỗ trong lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế năm 2013 âm 6.642.719.134 đồng.

Từ số liệu trên thấy rằng Công ty Excel đang hoạt động khá ổn định. Thể hiện

doanh nghiệp đã cố gắng để vượt qua tình hình kinh tế khó khăn chung.

2.2.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh:

Dựa vào bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh (Phụ lục 1), ta thấy:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Năm 2012, doanh thu là 301.140.710.145 đồng, tăng với con số tuyệt đối là

77.786.494.031 đồng, tương ứng tăng 35% so với năm 2011 là 223.354.216.114 đồng.

Đến năm 2013 doanh thu của Công ty tiếp tục tăng lên 321.560.266.519 đồng. Doanh

thu năm 2013 tăng so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 20.419.556.374 đồng tương

ứng tăng 6,78% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ, tình hình kinh doanh của công ty

tương đối khả quan. Doanh thu tăng qua mỗi năm chủ yếu là do số lượng hợp của các

khách hàng lâu năm vẫn duy trì ổn định. Đồng thời, cũng thể hiện giá trị hình ảnh, uy

tín của công ty đang dần được nâng cao, quy mô khách hàng của công ty được mở

rộng.

- Các khoản giảm trừ doanh thu:

Năm 2011, khoản giảm trừ doanh thu là 6.336.638.796 đồng, năm 2012 khoản

giảm trừ doanh thu là 9.640.534.857 đồng. Khoản giảm trừ này năm 2012 tăng so với

năm 2011 với con số tuyệt đối là 3.303.896.061 đồng tương ứng tăng 52,14% so với

năm 2011. Con số này tăng là do doanh thu tăng đồng nghĩa với việc các khoản chiết

khấu ưu đãi cho khách hàng tăng lên. Hơn thế nữa, với đặc thù là công ty may mặc

xuất khẩu, thị trường hướng tới là thị trường nước ngoài khá khó tính, trường hợp hàng

hóa bị đổi, trả lại là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên năm 2013 đã giảm hoàn toàn

100% khoản này chứng tỏ chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đang từng bước

được cải thiện, luôn nỗ lực đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng và được hầu hết

Thang Long University Library

41

các thị trường khó tính chấp nhận.

- Doanh thu thuần:

Năm 2011, doanh thu thuần là 217.017.577.318 đồng, năm 2012 doanh thu là

291.500.175.288 đồng. Doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 với con số

tuyệt đối là 74.482.597.970 đồng tương ứng tăng 34,32% so với năm 2011. Do tốc độ

tăng của doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu không đồng nhất, khiến cho

doanh thu thuần chênh lệch với doanh thu, nhưng không đáng kể. Đến năm 2013

doanh thu thuần tiếp tục tăng so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 30.060.091.231

đồng tương ứng tăng 10,31% so với năm 2012. Doanh thu thuần chênh lệch với doanh

thu, nhưng không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu tăng nhẹ nhưng các

khoản giảm trừ doanh thu năm 2013 giảm 100%. Các khoản giảm trừ doanh thu của

công ty chủ yếu là do hàng không đạt chất lượng bị trả lại, năm 2013 khoản này bằng 0

chứng tỏ công ty đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất và kiểm soát chất

lượng hàng hóa. Đây là một tín hiệu tốt cho công tác sản xuất cũng như kinh doanh của

công ty.

- Giá vốn hàng bán:

Năm 2012, giá vốn là 275.024.312.413 đồng, năm 2011 giá vốn là

201.554.709.148 đồng. Giá vốn năm 2012 tăng so với năm 2011 với con số tuyệt đối là

73.469.603.265 đồng tương ứng tăng 36,45% so với năm 2011. Giá vốn hàng bán năm

2013 tăng so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 29.418.734.903 đồng tương ứng

tăng 10,7% so với năm 2012. Như vậy trong 3 năm, giá vốn hàng bán có xu hướng

tăng, nhưng tốc độ không đồng đều. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán của công ty ở mức

cao là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm. Trong tương lai, công

ty cần có những biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ hơn, góp phần làm giảm chi phí giá

vốn để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.

- Lợi nhuận gộp:

Năm 2012, lợi nhuận gộp là 16.475.862.875 đồng, năm 2011 lợi nhuận gộp là

15.462.868.170 đồng. Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011 với con số

tuyệt đối là 1.012.994.705 đồng tương ứng với con số tương đối 6,55% so với năm

42

2011. Doanh thu năm 2012 mặc dù tăng với con số tương đối 34,32% so với 2011,

nhưng giá vốn hàng bán năm 2012 lại cao hơn 36,45% so với năm 2011 dẫn đến lợi

nhuận gộp chỉ tăng nhẹ so với năm 2011. Đến năm 2013 lợi nhuận gộp là

17.117.219.176 đồng. Lợi nhuận gộp năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012 với con số

tuyệt đối là 641.356.301 đồng tương ứng với con số tương đối 3,89% so với năm 2012.

Doanh thu năm 2013 mặc dù tăng với con số tương đối 10,31% so với 2012, nhưng giá

vốn hàng bán năm 2013 cũng cao hơn 10,7% so với năm 2012 dẫn đến lợi nhuận gộp

chỉ tăng nhẹ so với năm 2012. Điều này cho thấy, giá vốn hàng bán của công ty chiếm

tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn (khoảng trên 78%)

- Doanh thu từ hoạt động tài chính:

Năm 2012, doanh thu từ các hoạt động tài chính là 578.020.435 đồng, năm 2011

doanh thu từ các hoạt động tài chính là 335.277.864 đồng. Doanh thu từ các hoạt động

tài chính năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 242.742.571

đồng tương ứng với con số tương đối 72,40% so với năm 2011. năm 2013 doanh thu từ

các hoạt động tài chính là 987.304.030 đồng. Năm 2013 doanh thu từ các hoạt động

tài chính vẫn tiếp tục tăng nhanh so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 409.283.595

đồng tương ứng với con số tương đối 70,81% so với năm 2012. Doanh thu từ hoạt

động tài chính của công ty đến từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính nhỏ lẻ. Các

nguồn đó là: lãi tiền gửi ngân hàng, đầu tư tạm thời vào các khoản tiền cho vay riêng

biệt, hưởng chiết khấu từ các khoản phải trả người bán,… Doanh thu từ hoạt động tài

chính của công ty tăng chủ yếu là do lãi từ các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản

cho vay ngắn hạn, hoặc các khoản chiết khấu được hưởng. Doanh thu này tăng sẽ

khiến cho lợi nhuận công ty tăng, tạo đà để công ty tái đầu tư phát triển. Trong tương

lai, cần duy trì và phát triển định hướng kinh doanh này, khiến cho doanh thu từ hoạt

động tài chính được tăng cao.

- Chi phí tài chính:

Năm 2011, chi phí tài chính là 6.552.987.105 đồng, đến năm 2012 con số này

giảm đi rất nhiều còn 259.807.426 đồng, giảm 6.293.179.679 đồng so với năm 2011

tương ứng giảm 96,04%. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là từ chênh lệch tỷ giá

Thang Long University Library

43

hối đoái, năm 2012, với những cố gắng nỗ lực của chính phủ, tỷ giá đã được ổn định,

không có biến động lớn, nên chi phí tài chính đã được giảm đi rất nhiều. Tuy vậy đến

năm 2013 con số này tăng lên rất nhiều đạt 1.497.068.531 đồng, tăng 1.237.261.105

đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 476,22%. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu

là từ chênh lệch tỷ giá hối đoái, do đặc thù là công ty chuyên kinh doanh may mặc xuất

khẩu vì thế trao đổi buôn bán sử dụng đồng ngoại tệ thường xuyên, tại mỗi thời điểm

tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ là khác nhau khiến cho chi phí tài chính tăng. Năm

2013, tình hình kinh doanh tiến triển tốt, chi phí chuyển đổi tiền tệ cũng vì thế mà tăng

mạnh.

- Chi phí quản lý kinh doanh:

Chi phí quản lý kinh doanh của công ty có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Năm

2011 chi phí quản lý kinh doanh là 10.866.899.782 đồng. Chi phí quản lý kinh doanh

năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 673.653.928 đồng tương

ứng với con số tương đối 6,20% so với năm 2011, năm 2013 chi phí quản lý kinh

doanh là 9.556.804.894 đồng. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2013 giảm nhẹ so với

năm 2012 với con số tuyệt đối là 636.440.9260 đồng tương ứng với con số tương đối

6,56% so với năm 2012. Chi phí quản lý kinh doanh giảm như vậy là do công ty đang

từng bước giảm các dịch vụ thuê ngoài. Chi phí này giảm đã làm giảm bớt gánh nặng

tài chính cho doanh nghiệp.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Năm 2012, lợi nhuận thuần của công ty là 608.112.974 đồng, tăng so với năm

2011 con số tuyệt đối là 6.511.190.890 đồng. Do năm 2011 lợi nhuận của công ty ở

mức âm 5.903.007.916 đồng, năm 2012 công ty đạt được mức lợi nhuận dương, khiến

cho tỷ lệ tăng của lợi nhuận lớn. Năm 2013, lợi nhuận thuần của công ty là

665.058.807 đồng, tăng so với năm 2012 con số tuyệt đối là 56.945.833 đồng, tương

ứng với con số tương đối là 9,36%. Tuy tỷ lệ tăng không lớn, nhưng thể hiện công ty

đang hoạt động tốt, phát triển ổn định, bền vững. Tuy nhiên, trong tương lai cần có

những định hướng kinh doanh khác để có kết quả cao hơn.

- Thu nhập khác:

44

Năm 2012, thu nhập khác là 24.154.541 đồng, năm 2011 thu nhập khác là

432.062.452 đồng. Thu nhập khác năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 với con số

tuyệt đối là 407.907.911 đồng tương ứng với con số tương đối -94,41% so với năm

2011. Thu nhập khác năm 2012 giảm nhiều như vậy là do trong năm 2011 công ty phát

sinh một khoản bán tài sản cố định mà năm 2012 thì không có biến động về tài sản cố

định. Năm 2013, thu nhập khác là 366.995.606 đồng, năm 2012 thu nhập khác là

24.154.541 đồng. Thu nhập khác năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 với con số

tuyệt đối là 342.841.065 đồng tương ứng với con số tương đối 1419,36% so với năm

2012. Thu nhập khác năm 2013 tăng nhiều như vậy là do trong năm 2013 công ty phát

sinh một khoản thanh lý tài sản cố định để thay thế dây chuyền mới, nhằm nâng cao

năng suất hoạt động.

- Chi phí khác:

Năm 2012, chi phí khác là 17.495.295 đồng, năm 2011 chi phí khác là

44.438.549 đồng. Chi phí khác năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 với con số

tuyệt đối là 26.943.254 đồng tương ứng với con số tương đối 60,63% so với năm 2011.

Trong năm 2012, các khoản chi phí này giảm đáng kể, chỉ ở mức 17.495.295 đồng là

do năm 2012 là một năm khó khăn đối với cả nền kinh tế, thêm vào nữa mức tăng

trưởng năm 2011 âm nên các hoạt động như từ thiện, hội họp, chi sự kiện, PR… được

công ty cắt giảm triệt để, khiến cho chi phí khác năm 2012 giảm với con số tương đối

là 60,63% so với năm 2011. Đến năm 2013, tình hình kinh doanh khả quan chi phí

khác là 91.958.814 đồng. Chi phí khác năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 với con

số tuyệt đối là 56.945.833 đồng tương ứng với con số tương đối 425,62% so với năm

2012. Trong năm 2013, công ty phát sinh một số khoản chi phí như: chi nộp phạt vi

phạm hành chính, chi ủng hộ thiên tai,… làm cho chi phí khác năm 2013 đạt con số

91.958.814 đồng.

- Lợi nhuận khác:

Lợi nhuận khác của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013 có xu hướng giảm. Năm

2012 là 6.659.246 đồng, giảm đáng kể so với năm 2011 là 380.964.657 đồng tương

ứng với con số tương đối 98,28%. Trong năm 2011, thu nhập khác tăng lớn mà chi phí

Thang Long University Library

45

khác lại không biến động khiến cho khoản chênh lệch này đạt mức 387.623.903 đồng.

Trong khi ở năm 2012, thu nhập khác giảm nhiều hơn so với năm 2011 làm cho lợi

nhuận khác chỉ đạt 6.659.246 đồng. Sự chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác

trong 2 năm dẫn đến sự chênh lệch về lợi nhuận khác của công ty. Đến năm 2013 thu

nhập khác là 275.036.792 đồng, giảm đáng kể so với năm 2012 là 6.659.246 đồng

tương ứng với con số tương đối 4030,15%. Do tốc độ tăng của thu nhập khác và chi

phí khác không đồng đều nên dẫn đến sự chênh lệch về lợi nhuận khác của công ty.

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:

Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 là âm 5.515.454.013 đồng, đến năm 2012

tăng lên 614.772.220 đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng so với năm 2011 với

con số tuyệt đối là 6.130.226.233 tương đương 111,15%. Lợi nhuận kế toán trước thuế

năm 2013 là 940.095.599 đồng, tăng 325.323.379 đồng so với năm 2012 tương ứng

tăng với con số tương đối là 52,92%. Đây cũng là điều dễ hiểu do năm 2013 có giá vốn

hàng bán tăng ít mà doanh thu lại tăng mạnh, các khoản thu nhập khác tăng mạnh hơn

chi phí khác, nên làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty tăng.

- Lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2012 là 614.772.220 đồng tăng so với

năm 2011 là 6.226.242.773 đồng tương ứng tăng 110,96%. Đây cũng là điều dễ hiểu

do giá vốn tăng ít mà doanh thu lại tăng mạnh, các khoản chi phí khác cũng giảm mạnh

so với năm 2011, nên làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng. Lợi nhuận sau thuế

của doanh nghiệp năm 2013 là 705.071.699 đồng tăng so với năm 2012 là 305.913.279

đồng tương ứng tăng 76,64%. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 của Công ty đã

đóng đầy đủ tại kho bạc với mức thuế suất là 25%. Lợi nhuận trước thuế tăng, kéo theo

lợi nhuận sau thuế tăng.

Nhận xét : Qua số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể thấy trong bối

cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay mà hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn duy trì

ổn định có lãi, thậm chí tốt hơn. Việc sử dụng các chính sách quyết định, chiến lược

kinh doanh của ban lãnh đạo đã phát huy hiệu quả. Công ty cần giữ vững tốc độ tăng

trưởng như lúc này.

46

2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng 2.3 Tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH may mặc Excel Việt

Nam 2011-2013

(Đơn vị tính: VNĐ)

CHỈ TIÊU 2013 2012 2011

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh (49.259.528.420) 53.715.474.362 (176.886.273)

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động đầu tư 658.174.016 (26.411.600) (5.675.368.019)

Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính 907.262.325 (1.594.127.581) 2.501.389.906

Lưu chuyển tiền thuần trong

kỳ (47.694.092.079) 52.094.935.181 (99.789.027.260)

Tiền và tương đương tiền đầu

kỳ 55.720.345.077 3.501.658.540 52.218.686.537

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ

giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 251.287.021 123.751.356 127.535.665

Tiền và tương đương tiền

cuối kỳ 8.277.540.019 55.720.345.077 (47.442.805.058)

(Nguồn: BC CTT của Công ty)

- Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD:

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giúp đánh giá khả năng tạo ra

tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì

các hoạt động mà không cần đến nguồn tài chính bên ngoài. Thành phần của lưu

chuyển tiền thuần từ HĐKD là tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền trả cho nhà

cung cấp, người lao động… Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

là âm 176.886.273 đồng, đến năm 2012 tăng lên 53.715.474.362 đồng, tương đương

tăng 53.892.360.635 đồng so với năm 2011. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do

năm 2011 âm nên dù 2012 tăng với giá trị nhỏ nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn giữa

Thang Long University Library

47

2 năm. Sang năm 2013, mặc dù chi phí cung cấp dịch vụ và các chi phí khác giảm

nhưng vẫn lớn hơn các khoản thu nhưng các khoản thu này vẫn không đủ để bù đắp

cho khoản doanh thu bị giảm và khoản lãi vay gia tăng trước đó, khiến cho năm nay

khoản mục này tiếp tục âm 49.259.528.420 đồng, tương đương giảm 192%.

Theo bảng ta thấy, giai đoạn 2011-2013 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh qua các năm chỉ có 2012 là lớn hơn 0 còn 2 năm còn lại đều âm do giá trị các

khoản thu không đủ để bù đắp được các khoản chi phí. Điều này cho thấy tình hình

không mấy khả quan, việc lưu chuyển tiền trong kỳ gặp nhiều khó khăn.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Năm 2011, công ty chi tiền để mua sắm, xây dựng TSCĐ nên lưu chuyển tiền

thuần từ hoạt động đầu tư là âm 5.675.368.019 đồng. Năm 2012, công ty tiến hành

thanh lý máy móc thiết bị bị tổn thất nên khoản mục này âm 26.411.600 đồng. Sang

năm 2013, công ty không có nhiều hoạt động đầu tư tiền thu từ cổ tức là 658.174.016

đồng, tăng khá nhiều so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 684.585.616 đồng. Điều

này cho thấy đây là thời kì công ty bắt đầu thu hồi vốn gốc, và thu lại kết quả từ hoạt

động đầu tư

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính:

Năm 2011, Công ty phát sinh dòng tiền thu từ tiền vay ngắn hạn và dài hạn nhận

được là 5.018.393.906 đồng, đồng thời công ty tiến hành chi trả nợ gốc vay là

2.517.003.880 đồng. Tiền nhận được từ vay ngắn hạn và dài hạn khá lớn nên lưu

chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong năm này đạt mức 2.501.389.906 đồng.

Vì dòng tiền thu về lớn hơn chi ra nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

mang dấu dương. Năm 2012, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính không phát sinh

khoản thu từ vay ngắn hạn và dài hạn nên công ty chỉ có chi trả nợ gốc vay, khiến cho

lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính bằng chính mức chi trả cho nợ gốc vay là

âm 1,594,127,581 đồng. Sang năm 2013 công ty lại thu hồi được 5.018.393.906 đồng

từ vay ngắn hạn và dài hạn, đồng thời công ty tiến hành chi trả nợ gốc vay là

4.111.131.461. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đạt mức 907.262.325

đồng, điều này chứng tỏ công ty vẫn đang đảm bảo được khả năng thanh toán.

48

Từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính, ta xác định được lưu

chuyển tiền thuần trong kỳ. Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ là âm

99.789.027.260 đồng, năm 2012 là 52.094.935.181 đồng, năm 2013 là âm

47.694.092.079 đồng. Nhìn chung, lưu chuyển tiền thuần vẫn chưa được ổn định,

mang dấu âm cho thấy các khoản tiền mà doanh nghiệp thu về được ít hơn dòng tiền đã

sử dụng và nguồn vốn của công ty có khả năng bị chiếm dụng, điều này làm công ty rất

khó để duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Phân tích khả năng thanh toán

Bảng 2. . Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH may mặc

Excel Việt Nam

(Đơn vị: lần)

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

Chênh

lệch

Chênh

lệch

Năm

2012-2013

Năm

2011-2012

Khả năng thanh

toán ngắn hạn

Tổng TSNH

Tổng nợ ngắn hạn 0,71 0,81 0,66 (0,10) 0,16

Khả năng thanh

toán nhanh

Tổng TSNH - Tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn 0,16 0,37 0,08 (0,21) 0,29

Khả năng thanh

toán tức thời

Tiền+ Các khoản tương đương

tiền Tổng nợ ngắn hạn 0,09 0,33 0,03 (0,24) 0,30

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

- Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thấp với năm 2011 là 0,66 lần, năm

2012 là 0,81 lần (0,81 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn) và đến

năm 2013 do tổng nợ ngắn hạn giảm mạnh (giảm 45,5%), nên chỉ tiêu này tăng trở lại thành

con số này giảm còn 0,71 lần (0,71 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn

hạn). Như vậy, có thể hỏi khả năng thanh toán của công ty vẫn chưa thực sự tốt trong

Thang Long University Library

49

giai đoạn này (vì các chỉ tiêu đều nhỏ hơn 1). Điều này phản ánh khả năng sử dụng tài

sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty không được đảm bảo,

rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán vẫn cao, chưa thực sự làm hài lòng các nhà quản lý.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất nhỏ với năm 2011 là 0,08 lần (0,08

đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn)

năm 2012 là 0,37 lần (0,37 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho đảm

bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn) và đến năm 2013 con số này giảm còn 0,16 lần (0,16

đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn)

tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hay khả năng đáp ứng các khoản nợ của công

ty bằng tài sản mà không cần bán hàng tồn kho. Năm 2013, chỉ số này giảm 0,21 lần so

với năm 2012. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển

đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn giảm. Nguyên nhân là do hàng tồn kho

chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, năm 2013 hàng tồn kho

chiếm tỷ trọng 78% trong tổng tài sản ngắn hạn, nên vốn bị ứ đọng trong khâu dự trữ

hàng lưu kho quá nhiều.

- Khả năng thanh toán tức thời:

Khả năng thanh toán tức thời của công ty là rất nhỏ với năm 2011 con số này là

0,03 lần (0,03 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn

hạn), năm 2012 khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,33 lần (0,33 đồng tiền và

các khoản tương đương tiền đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn) và năm 2013 con số này

là 0,09 lần (0,09 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn

hạn). Có thể thấy khả năng thanh toán ngay các khoản công nợ ngắn hạn của công ty là

ngày càng không được được đảm bảo. Lượng tiền giảm xuống nhanh chóng, năm 2013

tiền và các khoản tương đương tiền giảm đột biến 85,4% so với năm 2012, khiến khả

năng thanh toán tức thời giảm, điều này gây bất lợi cho công ty khi thanh toán các

khoản nợ đến hạn. Do vậy công ty cần xem xét lại việc quản trị dòng tiền sao cho hiệu

quả, nên cân nhắc về việc tăng dự trữ tiền mặt để làm tăng khả năng thanh toán của

mình.Tránh để công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

50

Tóm lại, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công

với chỉ tiêu của ngành cho thấy khả năng thanh toán của công ty kém an toàn hơn các

doanh nghiệp cùng ngành. Do vậy, để cải thiện được vấn đề này, công ty cần giảm

lượng hàng tồn kho xuống mức thích hợp và bổ sung thêm các công cụ đầu tư tài chính

ngắn hạn.

Phân tích khả năng quản lý tài sản ngắn hạn

- Vòng quay Hàng tồn kho

Trong ba năm từ 2011 đến 2013, tốc độ luân chuyển Hàng tồn kho liên tục tăng

tuy nhiên tốc độ tăng không đồng nhất, được thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 2. . Bảng phân tích vòng quay Hàng tồn kho của Công ty TNHH may mặc

Excel Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

Chênh lệch

Năm

2012-

2013

Năm

2011-

2012

Vòng quay hàng tồn

kho Vòng 5,99 3,63 3,32 2.35 0.31

Thời gian quay vòng Ngày 60 99 108 (39) (9)

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

Số vòng quay Hàng tồn kho của năm 2011 là 3,32 vòng, mỗi vòng 60 ngày. Năm

2012 tốc độ luân chuyển Hàng tồn kho là 3,63 vòng mỗi vòng 99 ngày, tăng 0,3 vòng

so với năm 2011. Đến năm 2013 tốc độ lại tăng lên với 5,99 vòng, mỗi vòng 60 ngày.

Vòng quay Hàng tồn kho tăng cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hóa cao. Nguyên nhân

của sự tăng tốc độ luân chuyển là do năm 2012 lượng sản xuất tăng khiến cho GVHB

tăng với tốc độ tăng nhanh hơn Hàng tồn kho nên khiến cho vòng quay hàng tồn kho

tăng nhẹ 0,3 vòng. Sau đó, năm 2013 lượng hàng lại tăng mạnh do công ty mở rộng

sản xuất kinh doanh khiến cho GVHB tăng trong khi Hàng tồn kho giảm làm cho tốc

độ luân chuyển tăng lên 2,35 vòng so với năm 2012.

Thang Long University Library

51

- Vòng quay khoản phải thu và chu kỳ khoản phải thu

Bảng 2. . Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu của Công ty TNHH may

mặc Excel Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

Chênh lệch

Năm

2012-

2013

Năm

2011-

2012

Vòng quay khoản phải thu Vòng 190,0 118,9 92,5 71,1 26,4

Chu kỳ khoản phải thu Ngày 2 3 4 (1) (1)

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

So với năm 2011, vòng quay các khoản phải thu năm 2012 và 2013 liên tục tăng.

Năm 2011, vòng quay khoản phải thu là 92,5 vòng. Sang năm 2013, vòng quay này

tăng lên 118,9 vòng. Tốc độ tăng của các khoản phải thu đã kéo theo sự giảm của thời

gian thu nợ trung bình. Nếu như năm 2011 thời gian thu nợ là 4 ngày thì thời gian đó

giảm trong 2 năm tiếp theo là 3 ngày năm 2012 và 2 ngày năm 2013. Các con số này

cho thấy năm 2011 chỉ mất 4 ngày để thu hồi nợ, năm 2012 là 3 ngày và đến 2013 là 2

ngày. Thời gian thu hồi nợ có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng

của doanh thu thuần nhanh tại năm 2013 so với năm 2011 nhưng các khoản phải thu lại

giảm qua các năm. Điều này là tín hiệu khả quan cho tình hình tài chính của công ty,

cho thấy sự cân đối tài chính, bởi lẽ nếu như các khoản thu nợ kéo dài sẽ dẫn đến tình

trạng thiếu hụt nguồn vốn gây ảnh hưởng cho sự phát triển. Tốc độ vòng quay của các

khoản phải thu tăng tỉ lệ nghịch với thời gian thu nợ trung bình, cho thấy sự ổn định và

hiệu quả của phương pháp sử dụng vốn hiện tại của công ty, công ty đang quản lý rất

tốt các khoản phải thu.

52

- Vòng quay các khoản phải trả

Bảng 2. . Bảng phân tích vòng quay khoản phải trả của Công ty TNHH may mặc

Excel Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

Chênh lệch

Năm

2012-

2013

Năm

2011-

2012

Vòng quay khoản phải

trả Vòng 8,1 3,5 4,3 4.6 (0,8)

Thời gian quay vòng

khoản phải trả Ngày 45 102 83 (58) 19

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

Khoản mục các khoản phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80% trong cơ cấu

nguồn vốn. Do đó, việc phân tích và đánh giá vòng quay các khoản phải trả giúp Công

ty nhận thấy thực trạng và từ đó ra các quyết định và chiến lược đúng đắn. So với năm

2011, vòng quay các khoản phải trả có xu hướng biến động, giảm nhẹ trong năm 2012

từ 4,3 vòng năm 2011 xuống 3,5 vòng năm 2012, sau đó lại tăng mạnh lên 8,1 vòng

năm 2013. Nhìn chung vòng quay khoản phải trả tăng cho thấy hoạt động kinh doanh

của công ty đạt hiệu quả, tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của các

khoản phải trả, công ty có khả năng thanh toán tốt các nguồn nợ. Tốc độ tăng vòng

quay các khoản phải trả dẫn đến sự giảm của thời gian quay vòng khoản phải trả. Năm

2011 thời gian quay vòng này là 83 ngày, tức là công ty mất gần 3 tháng để thanh toán

các khoản nợ nhưng đến năm 2013 con số này cải thiện chỉ còn 45 ngày, điều này

chứng tỏ công ty đang tăng dần khả năng trả nợ của mình, tăng sức cạnh tranh của

công ty trên thị trường.

Thang Long University Library

53

Hiệu suất sử dụng tài sản

Bảng 2. . Bảng hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty

(Đơn vị: lần)

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

Chênh lệch

Năm

2012-

2013

Năm

2011-

2012

Hiệu suất sử dụng

Tài sản ngắn hạn 4,91 2,11 3,23 2,80 (1,12)

Hiệu suất sử dụng

Tài sản Dài hạn 4,65 4,77 3,19 (0,12) 1,57

Hiệu suất sử dụng

Tổng tài sản 2,51 2,27 1,58 0,23 0,69

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

- Hiệu suất sử dụng TSNH

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH phản ánh một đồng TSNH tạo được bao nhiêu

đồng doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2011 mỗi đồng TSNH tạo được 3,23 đồng doanh

thu thuần. Sang năm 2012, hiệu quả sử dụng TSNH giảm xuống còn 2,11 lần, tức là

mỗi đồng TSNH tạo được 2,11 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này lại tăng lên vào

năm 2013 khi hiệu suất sử dụng TSNH tăng lên 4,91 lần, tăng 2,8 lần so với năm 2012.

TSNH biến động là nguyên nhân chính dẫn tới hiệu suất sử dụng tăng giảm đột ngột,

cụ thể tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 68.929.444.165 đồng tương

ứng tăng 99,71%, nhưng năm 2013 giảm 72.612.047.819 đồng so với năm 2012 tương

ứng với giảm 52,6 %; trong khi đó doanh thu thuần lại tăng đều trong giai đoạn 2011-

2013 khiến cho hiệu suất biến động phụ thuộc nhiều vào khối lượng biến động tổng

TSNH.

- Hiệu suất sử dụng TSDH

Được đo lường bằng tỷ số giữa TSDH và doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết

mỗi đồng TSDH đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011, hiệu suất sử

dụng TSDH đạt 3,19 lần đồng nghĩa với mỗi đồng TSDH thu được 3,19 đồng doanh

54

thu thuần. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên 4,7 lần và năm 2013 là 4,6 lần. Nhìn chung,

hiệu suất có xu hướng tăng, và trong khoảng thời gian 2012-2013 thì công ty đã có

những cố gắng để giữ cho hiệu suất này giao động nhỏ 4,6-4,7 lần. Các số liệu phân

tích đã cho thấy những nỗ lực và hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng nguồn

TSDH của Công ty.

- Hiệu suất sử dụng TTS

Năm 2011, cứ 1 đồng vốn đầu tư cho tài sản trung bình sẽ tạo ra 1,58 đồng doanh

thu, năm 2012 tương ứng 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra 1,46 đồng doanh thu. Năm 2013

tương ứng 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra 2,51 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử

dụng tài sản của doanh nghiệp tăng. Nguyên nhân hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng

là do năm 2013 doanh thu thuần tăng 10,31% trong khi tổng tài sản giảm 35,68%. Chỉ

tiêu này cho thấy công ty sử dụng tài sản rất hiệu quả, trong tương lai công ty cần giữ

vững kế hoạch quản lý, sử dụng tài sản và duy trì đề năm sau có hiệu suất cao hơn nữa.

Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ

- Hệ số trả nợ

Bảng 2.9 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ của Công ty

(Đơn vị: lần)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch

Năm 2012-

2013

Năm 2011-

2012

Hệ số nợ 0,85 0,91 0,87 (0.06) 0,04

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

Năm 2011, hệ số trả nợ của công ty là 0,87 lần, nghĩa là một đồng vốn hiện nay

doanh nghiệp đang sử dụng có tới 0,87 đồng là đi vay. Năm 2012, hệ số này tăng lên

0,91 lần và giảm xuống 0,85 lần năm 2013. Nhìn chung, mỗi đồng vốn hiện nay mà

công ty đang sử dụng thì chiếm đến khoảng hơn 85% là vốn đi vay. Điều này đem lại

rất nhiều rủi ro bởi nguồn đầu tư của công ty thấp, chủ yếu sử dụng vốn đi vay. Do đó,

hàng năm công ty phải gánh chịu rất nhiều các khoản nợ tạo áp lực về chi phí khiến

Thang Long University Library

55

doanh thu thấp. Nhưng mặt khác, việc sử dụng chủ yếu nguồn vốn đi vay cho hoạt

động, giúp tiết kiệm được chi phí để đầu tư cho các hạng mục kinh doanh khác nhằm

đa dạng hóa các khoản mục đầu tư và gia tăng lợi nhuận. Tuy vậy, trong tương lai công

ty cần xem xét làm giảm tỉ trọng khoản vay, gia tăng vốn chủ sở hữu làm cho công ty

tăng khả năng độc lập về tài chính.

Phân tích đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.10. Bảng phân tích khả năng sinh lời của Công ty TNHH may mặc Excel

Việt Nam

(Đơn vị %)

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm

2012

Năm

2011

Chênh lệch

Năm

2012-

2013

Năm

2011-

2012

Tỷ suất sinh lời trên doanh

thu (ROS) 0,22 0,14 (2,59) 0,08 2,73

Tỷ suất sinh lời trên tổng

tài sản (ROA) 0,55 0,20 (4,09) 0,35 4,29

Tỷ suất sinh lời trên

VCSH (ROE) 3,68 2,19 (31,85) 1,49 34,04

(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)

- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):

Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu thuần có được thì thu được 0,14

đồng (năm 2012) và 0,22 đồng (năm 2013) lợi nhuận ròng. Năm 2011 là âm 2,59%,

tức cứ 100 đồng doanh thu thì lỗ 2,59 đồng, con số này tăng lên 0,21% ở năm 2012,

cho thấy năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty không khả quan.. Chỉ số này của

công ty cũng rất thấp chứng tỏ công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả, do đó nhà quản

trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận nhiều hơn. Tuy lợi nhuận năm

2013 có tăng so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận ròng là nhanh hơn,

khiến ROS tăng. Tuy vậy ROS tăng nhưng không lớn, trong tương lai công ty cần phải

xem xét lại hoạt động sản xuất của mình để làm tăng thêm lợi nhuận.

56

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 là 0,55 đồng, năm 2012 là 0,2 đồng,

năm 2011 là âm 0,04. Năm 2012 có ROA cao hơn 2011 nguyên nhân do tốc độ tăng

của lợi nhuận ròng là 110,30% lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản là 45,36%. Chỉ tiêu

này rất quan trọng trong tình hình nền kinh tế đang khó khăn hiện nay, cho thấy công

ty đã có những giải pháp để gia tăng chỉ số này đồng thời giúp công ty tránh lãng phí

các nguồn lực, thiết lập bộ máy hoạt động hiệu quả hơn.

Năm 2013 tăng 0,35 so với năm 2012 cho thấy 100 đồng tài sản bỏ ra năm 2013

tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm 2012. Nguyên nhân do lợi nhuận tăng

52,92% mà tổng tài sản lại giảm 35,68%. Mức tăng khá cao, tuy nhiên tỷ suất vẫn thấp

chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty là chưa tốt, từ đó các nhà quản lý

cần cân nhắc khi quyết định đầu tư theo chiều rộng như mua thêm máy móc thiết bị,

mở rộng sản xuất… để tăng khả năng sinh lời của vốn.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì hệ số này cho biết

mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn bỏ ra của chủ sở hữu trong kỳ. Năm 2012,

tỷ suất này tăng so với năm 2011 là 0,3 chứng tỏ 100 đồng doanh thu thuần bỏ ra năm

2011 tạo ra ít hơn 0,303 đồng so với năm 2012. Năm 2013, tỷ suất này tăng so với năm

2012 là 1,49% chứng tỏ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2013 tạo ra 3,68 đồng lợi

nhuận, cao hơn năm 2012 là 1,49 đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỉ trọng nhỏ

cho nên để tăng tỷ suất này doanh nghiệp cần phải tăng khoản lợi nhuận ròng để đảm

bảo khả năng sinh lời khi bỏ ra đồng vốn chủ sở hữu từ đó giúp cho nhà quản trị của

công ty tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình Dupont

Mô hình Dupont thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trên VCSH, sự luân chuyển

tổng tài sản, mức lợi nhuận ròng trên doanh thu và mức nợ. Phân tích mô hình Dupont

cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố, các khoản mục cụ thể đến chỉ tiêu ROE, ROA.

- Phân tích Dupont với chỉ tiêu ROA

Chỉ tiêu ROA trong 3 năm tăng liên tục, năm 2011 chỉ tiêu này là âm 4.09%,

Thang Long University Library

57

trong năm 2012-2013 chỉ tiêu này được cải thiện, đạt 0.2% (năm 2012) và 0.55% (năm

2013). Mặc dù, chỉ tiêu ROA tăng nhưng chỉ số không cao cho thấy hiệu quả sử dụng

vốn của công ty không cao. Chỉ tiêu ROA trong mô hình Dupont được xác định bằng

tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần nhân với tỉ lệ doanh thu thuần trên tổng

tài sản. Như vậy, ROA tăng hay giảm chịu sự tác động của lợi nhuận sau thuế, doanh

thu thuần và tổng tài sản. Giai đoạn 2011-2013, ROA thấp nguyên nhân do tỷ suất lợi

nhuận sau thuế trên doanh thu thuần thấp, năm 2011 âm. Để nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn cần kết hợp gia tăng doanh thu, lợi nhuận kết hợp đồng bộ nâng cao giá trị

của vòng quay tài sản góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển hoạt động của công ty.

Để nâng cao lợi nhuận trên doanh thu, công ty phải nâng cao lợi nhuận sao cho

tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Biện pháp tốt nhất để

nâng cao lợi nhuận là kiếm soát tốt tổng chi phí. Tổng chi phí của công ty bao gồm

GVHB, chi phí tài chính và chi phí QLDN. Giai đoạn 2011-2013, các chi phí chiếm tỷ

trọng cao và chi phối đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc cân

đối lại thu chi, kiếm soát và giảm thiểu chi phí sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận, giúp

công ty duy trì hoạt đông và phát triển trong tương lai.

Bảng 2.11. Phân tích sự ảnh hưởng tới ROA qua mô hình Dupont của Công ty

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần = ROA

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Năm 2013 0,22 2,51 0,55

Năm 2012 0,14 1,46 0,2

Năm 2011 (2,59) 1,58 (4,09)

Chênh lệch 2013-

2012 0,08 1,05 0,35

Chênh lệch 2012-

2011 2,27 (0.12) 4,29

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)

58

- Phân tích Dupont với chỉ tiêu ROE

Vòng quay toàn bộ vốn trong giai đoạn 2011-2013 không đạt hiệu quả. Năm

2011, ROE là âm 31,85%. Sang năm 2012, chỉ tiêu ROE tăng 34,04% lên 2,19%. Năm

2013, chỉ tiêu ROE tăng 1,49% lên 3,68%. Điều này cho thấy công ty đã có các chính

sách nhằm nâng cao ROE. Trong mô hình Dupont, chỉ tiêu ROE chịu sự tác động của

VCSH và tổng tài sản. Giai đoạn 2011-2013, cơ cấu tổng tài sản có nhiều biến động,

nguyên nhân do công ty liên tục thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để từ đó có

thể tìm ra được phương pháp tốt nhất. Qua báo cáo tài chính cho thấy trong khi tổng tài

sản biến động không ngừng thì VCSH có tốc độ tăng ổn định tăng khoảng 4-5% một

năm, tuy vậy tỉ trọng VCSH vẫn thấp, tác động rất ít tới ROE. Để cải thiện tình hình

Công ty cần nghiên cứu lại các chiến lược kinh doanh, hoặc xem xét huy động vốn làm

tăng VCSH để có thể điều tiết chỉ tiêu ROE tốt hơn.

Bảng 2.12. Phân tích sự ảnh hưởng tới ROE qua mô hình Dupont của Công ty

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

Lợi nhuận sau

thuế x Doanh thu thuần x

Tổng tài

sản = ROE

Doanh thu thuần Tổng tài sản VCSH

Năm 2013 0,22 2,51 6,68 3,68

Năm 2012 0,14 1,46 10,93 2,19

Năm 2011 (2,59) 1,58 7,78 (31,85)

Chênh lệch

2013-2012 0,08 1,05 (4,24) 1,49

Chênh lệch

2012-2011 2,27 (0.12) 3,15 34,04

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán)

Thang Long University Library

59

Từ việc phân tích sự tăng giảm của các khoản mục trong mô hình Dupont, các số

liệu cho thấy để tăng ROE, ROA của công ty, điều quan trọng nhất là phải rối ưu hóa

doanh thu, lợi nhuận, vòng quay tài sản và VCSH. Sự tăng trưởng ROE và ROA trong

giai đoạn 20111-2013 là dấu hiệu khả quan cho công ty sẽ tiếp tục phát triển. Tuy

nhiên, các nhà quản lý cần quan tâm và đưa ra các chiến lược tăng ROA, ROE để các

chỉ số này ngày 1 lớn và đạt hiệu quả cao.

2.3 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam

từ năm 2011 đến năm 2013

2.3.1. Kết quả đạt được

Từ những phân tích cụ thể về tài chính tại công ty TNHH may mặc Excel Việt

Nam cho thấy những tổng hợp và đánh giá thực trạng tổng thể việc quản lý tài chính và

hoạt động kinh doanh nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp chiến lược kinh

doanh trong tương lai. Cụ thể:

Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang dần hồi

phục, nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc tăng và năng lực sản xuất thực tế trong ngành

được nâng cao. Đây là những điều kiện thuận lợi để công ty phát triển.

Tổng giám đốc Công ty bà Lưu Thị Việt Hường, trước khi về tiếp quản vị trí bà

đã có kinh nghiệm học tập tại London, Anh và làm việc tại trụ sở chính của công ty đặt

tại London, Anh. Do đó, bà đã được tiếp cận với nền kinh tế bền vững nhất Châu Âu,

tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại và những xu hướng thời trang mới. Là công ty

100% vốn đầu tư từ Anh nên được kế thừa sự tiên tiến của nước phát triển như kỹ năng

quản lý sản xuất và kỹ thuật cao, đào tạo bài bản, năng suất cao và phát triển với

phương hướng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành dệt may trong nước. Nhân

viên trình độ trung cấp và lao động phổ thông tay nghề cao, có thâm niên lâu năm

trong nghề may được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị mới vào sản

xuất. Trong đó các thành viên sáng lập và trực tiếp điều hành doanh nghiệp là những

người tâm huyết với nghề, đã có nhiều năm kinh nghiệm, trưởng thành qua nhiều công

việc liên quan đến kinh tế, tài chính, chuyên môn kỹ thuật. Công ty Excel đặc biệt chú

trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của mình thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và

60

dài hạn về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và cả kỹ năng quản lý. Đặc biệt đội

ngũ thiết kế trẻ, năng động, sáng tạo giúp công ty dễ dang bắt kịp với xu hướng của thị

trường trong nước và quốc tế, đồng thời góp phần định vị phong cách, đặc điểm thiết

kế các sản phẩm của công ty trong tâm trí người tiêu dùng.

Trong giai đoạn 2011-2013, nền kinh tế có nhiều biến động. Giá cả nguyên vật

liệu tăng, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng quyết liệt đặt ra những khó

khăn lớn cho ngành dệt may nói chung và Công ty nói riêng. Hình thức hoạt động và

Công ty TNHH, Công ty luôn phải tự chủ trong vấn đề tài chính, Công ty luôn cố gắng

phát huy năng lực của mình, dần thích ứng và tạo ra uy tín đối với nhà cung cấp và

khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty ký kết các hợp đồng số lượng lớn.

Trong giai đoạn này, Công ty cũng rất chú trọng đầu tư nâng cấp tài sản cố định, đồng

thời thay đổi phương thức quản lý giúp Công ty giảm thiểu tối ra các chi phí quản lý

doanh nghiệp.

Qua phân tích cơ cấu quản lý vốn lưu động, doanh nghiệp đang thực hiện khá tốt

công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Các khoản mục có tính thanh khoản cao

như tiền và các khoản tương đương tiền đang có xu hướng giảm và tỷ trọng các khoản

mục trong cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn so với những năm trước đó.

Trong các chỉ tiêu về thời gian thu nợ và thời gian luân chuyển kho trung bình

đều đưa ra những con số hết sức khả quan, doanh nghiệp đã có những hoạt dộng kinh

doanh tích cực và chủ động hơn trong mọi tình huống. Điều này giúp doanh nghiệp có

các khoản phải thu, hàng hóa lưu kho không bị ứ đọng nhiều, giảm chi phí. Sự thuận

lợi này là tiền đề cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển, gây dựng thêm lòng tin của các

đối tác kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác mới.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại:

Bên cạnh những thành tựu, nỗ lực đạt được, Công ty còn gặp phải nhiều tồn tại,

yếu kém. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các chính sách, chiến lước kinh doanh

không đạt hiệu quả cần được khắc phục:

GVHB của Công ty ở mức cao là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận không

khả quan. Công ty chưa chủ động được nguồn cung ứng hàng hóa, nguồn nguyên vật

Thang Long University Library

61

liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Điều này đặt ra bài toàn cho các nhà quản lý trong

việc cân đối thu chi, tìm kiếm các nguồn cung ứng nhằm giảm các chi phí phát sinh

trong quá trình sản xuất, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Nhìn chung, do mức độ sử dụng nợ cao nên khi doanh thu hoạt động giảm dẫn

đến khả năng thanh toán luôn ở mức thấp (nhỏ hơn 1). Năm 2013, nguồn vốn kinh

doanh của Công ty được tài trợ đến 85% là nguồn vốn đi vay, điều này tạo ra những rủi

ro nếu tình trạng này không được khắc phục. Hơn nữa, khả năng thanh toán thấp làm

mất niềm tin của các tổ chức tín dụng, rủi ro của Công ty trong việc thanh toán là cao

và nguy hiểm.

Nhìn chung, vấn đề tài chính đặt ra bài toán lớn với các nhà quản lý kinh doanh.

Doanh thu thấp, chi phí tăng cao khiến lợi nhuận không tăng trưởng. Nếu tình trạng

trên không được cải thiện, hoạt động tài chính của công ty có rất nhiều rủi ro trong

tương lai.

62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CỦA CÔNG TY TNHH MAY MẶC EXCEL VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH may mặc Excel VN

Duy trì, phát triển tốt mối quan hệ và sự hợp tác trong kinh doanh giữa Excel và

đối tượng là các khách hàng truyền thống trên thế giới như Nam Of London, New

world Fashion,...; đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới từ

thị trường trong nước nỏiiêng và thị trường quốc tế nói chung.

Thực hiện chiến lược tái cấu trúc, sắp xếp lại mô hình tổ chức của công ty, mục

đích thay đổi từ mô hình công ty sản xuất thành công ty sản xuất kinh doanh thương

mại, phát triển kịp thời với các đơn vị trong ngành. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao đời sống CBCNV, cho ra đời những bộ trang

phục phù hợp với mọi sự kiện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu thời trang dành cho văn phòng

và các nơi sang trọng,.Phát huy hết khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mỗi cá nhân,

tạo thành một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực thời trang, hiện thực hóa sứ mệnh và

tầm nhìn của công ty.

3.2 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH

may mặc Excel VN.

3.1.1. Chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và giảm thiểu tối

đa các khoản chi phí

Trong giai đoạn 2011-2013, GVHB luôn ở mức cao dẫn tới sự giảm thiểu về

doanh thu thuần, tạo ra những tác động xấu đến tài chính công ty.

Chi phí nguyên vật liệu:

Hiện nay, mặc dù nguồn tài nguyên lớn nhưng do phân ngành sản xuất nguyên

vật liệu trong nước chưa phát triển nên doanh nghiệp vẫn phụ thuộc đến 70% nguồn

nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc, Anh, Ấn độ… Sự biến động về giá cả, lượng

cung cấp và chênh lệch về tỉ giá khiến cho sản xuất thường hay bị gián đoạn, giá vốn

hàng bán không được ổn định, thường tăng cao dẫn đến những tổn thất về doanh thu

cho Công ty. Như vậy, trong tương lai công ty cần phải chủ động trong việc tìm kiếm

Thang Long University Library

63

thêm đối tác cung cấp nguyên vật liệu trong nước với nguồn cung và giá cả ổn định,

phải chăng.

Ngoài ra, công ty có thể tạo lập một tài khoản ngoại tệ với nước mà Công ty nhập

khẩu nguyên vật liệu để hạn chế rủi ro về tỷ giá trong hoạt động thanh toán quốc tế.

3.1.2. Tăng cường quản lý khoản nợ ngắn hạn

Các phân tích ở chương hai về nguồn vốn cho thấy nguồn nợ ngắn hạn luôn

chiếm tỷ trọng cao trong tổng khoản phải trả, chiếm trên 84%. Các con số chứng tỏ

việc quản lý các khoản phải trả còn gặp nhiều vấn đề. Khoản phải trả ngắn hạn của

Công ty chủ yếu là do khoản phải trả người bán. Tuy có thể có được một khoản chiếm

dụng vốn, nhưng nếu nếu khoản nợ quá lớn mà Công ty khó đủ sức chi trả các khoản

nợ đến hạn, sức cạnh tranh sẽ thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Do vậy, Công ty

cần đưa ra các biện pháp quản lý theo dõi các khoản nợ, đối với những khoản nợ sắp

hết hạn, công ty cần chuẩn bị tài chính để có thể thanh toán nợ đúng hạn. Đối với các

khoản nợ thanh toán theo kỳ hạn, công ty cần lập bảng theo dõi, phân bổ tài chính hợp

lý để có khoản thanh toán cho bên bán đúng kỳ hạn.

3.1.3. Quản lý nguồn vốn của công ty

Hiện nay nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn vay, tỷ trọng VCSH quá nhỏ.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của Công

ty. Do đó, việc tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu là một vấn đề cấp thiết.

Công ty có thể tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách khai thác tối đa

nguồn vốn nội bộ hiện có, thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên …. Khi kêu gọi tăng

VCSH, Công ty cần đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng trong

tương lai, điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất và tiềm lực phát triển của công ty. Thêm

vào đó, muốn thu hút được nhiều nguồn vốn, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn. Hệ số sinh lời trên VCSH (ROE) của công ty khá tốt, tuy vậy, các nhà quản lý nên

dựa vào mô hình Dupont để nâng cao các chỉ số tác động vào ROE, khiến hoạt động

tăng vốn chủ sở hữu có kết quả cao hơn. Ngoài ra, Công ty cần phải cải thiện và nâng

cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín, quản lý tốt các chi phí nhằm nâng cao lợi

nhuận.

64

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu

tư và sản xuất đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế

có sẵn của từng ngành nghề kinh doanh thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở

để đánh giá sự vững mạnh của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính là cần thiết để

doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tài chình của mình và giúp các nhà đầu tư ra

quyết định đầu tư. Với mục đích đó, việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH may

mặc Excel VN xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài

chính của công ty, đánh giá ưu điểm và tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp cho

giai đoạn tới.

Việc áo dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức và xây

dựng kinh nghiệm. Do sự hiểu biết hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa

luận “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam”

không tránh được những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của

quý thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân

thành tới giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Đỗ Trường Sơn đã giúp đỡ em hoành thành

khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thang Long University Library

65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân Hàng, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân.

2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại, Đại học Kinh tế TP HCM, NXB Thống

kê.

3. Tài chính doanh nghiệp (2011), Hoàng Văn Cương, Đại học Kinh tế Quốc dân,

NXB Thống kê.

4. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản, NXB Lao động.

5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức

Hiền, NXB Thống kê.

6. Giáo trình Thống kê Doanh nghiệp, TS. Chu Văn Tuấn, NXB Tài chính.

7. http://vneconomy.vn/

8.http://cafef.vn/

66

PHỤ LỤC:

Phụ lục 1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH may

mặc Excel Việt Nam. Giai đoạn 2011-2013.

Phụ lục 2. Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam.giai

đoạn 2011-2013.

Phụ lục 3. Xác nhận của đơn vị thực tập

Thang Long University Library

67

Phụ lục 1

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

2013

2012

2011

Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2011-2012

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương

đối (%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 321.560.266.519 301.140.710 .145 223 .354 .216 .114 20 .419 .556 .374 6,78 77.786.494.031 34,83

Các khoản giảm trừ doanh thu

- 9.640.534.857 6.336.638.796 -9.640.534.857 (100) 3.303.896.061 52,14

Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 321.560.266.519 291.500.175.288 217.017.577.318 30.060.091.231 10,31 74.482.597.970 34,32

Giá vốn hàng bán 304.443.047.343 275.024.312.413 201.554.709.148 29.418.734.930 10,70 73.469.603.265 36,45

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 17.117.219.176 16.475.862.875 15.462.868.170 641.356.301 3,89 1.012.994.705 6,55

Doanh thu hoạt động tài chính 987.304.030 578.020.435 335.277.864 409.283.595 70,81 242.742.571 72,40

Chi phí tài chính 1.497.068.531 259.807.426 6.552.987.105 1.237.261.105 476 ,22 -6.293.179.679 -96,04

Chi phí bán hàng 6.385.590.974 5.992.717.056 4.281.337.063 392.873.918 6,56 1.711.379.993 39,97

Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.556.804.894 10.193.245.854 10.866.899.782 -636.440.960 (6,24) -673.653.928 -6,20

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh. 665.058.807 608.112.974 -5.903.077.916 56.945.833 9,36 6.511.190.890 -110,30

Thu nhập khác 366.995.606 24.154.541 432.062.452 342.841.065 1419,36 -407.907.911 -94,41

Chi phí khác 91.958.814 17.495.295 44.438.549 74.463.519 425,62 -26.943.254 -60,63

Lợi nhuận khác 275.036.792 6.659.246 387.623.903 268.377.546 4030,15 -380.964.657 -98,28

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 940.095.599 614.772.220 -5.515.454.013 325.323.379 52.92 6.130.226.233 -111,15

Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 96.016.540 0 -96.016.540 -100,00

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 705.071.699 399.158.420 -5.611.470.553 305.913.279 76,64 6.010.628.973 -107,11

( Nguồn: Báo cáo HĐSXKD của công ty)

68

Phụ lục 2

CHỈ TIÊU 2013 2012 2011 Chênh lệch năm 2012-2013 Chênh lệch năm 2011-2012

TÀI SẢN

Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%)

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 65.446.283.957 138.058.331.776 69.128.887.611 -72.612.047.819 -52,60 68.929.444.165 99,71

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.277.540.019 55.720.345.077 3.501.658.540 -47.442.805.058 -85,14 52.218.686.537 1491,26

1. Tiền 8.277.540.019 14.020.345.077 3.501.658.540 -5.742.805.058 -40,96 10.518.686.537 300,39

2. Các khoản tương đương tiền 0 41.700.000.000 0 -41.700.000.000 -100,00 41.700.000.000

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 20.000.000 20.000.000 0 0 0,00 20.000.000

1. Đầu tư ngắn hạn 20.000.000 20.000.000 0 0 0,00 20.000.000

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.691.999.133 2.450.794.914 2.346.311.407 -758.795.781 -30,96 104.483.507 4,45

1. Phải thu khách hàng 898.346.079 1.470.373.561 2.263.817.473 -572.027.482 -38,90 -793.443.912 -35,05

2. Trả trước cho người bán 315.907.667 971.202.388 34.358.680 -655.294.721 -67,47 936.843.708 2726,66

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 477.584.007 0 477.584.007 0

5. Các khoản phải thu khác 161.380 9.218.965 48.135.254 -9.057.585 -98,25 -38.916.289 -80,85

IV. Hàng tồn kho 50.833.634.711 75.769.126.989 60.625.695.582 -24.935.492.278 -32,91 15.143.431.407 24,98

1. Hàng tồn kho 50.833.634.711 75.769.126.989 60.625.695.582 -24.935.492.278 -32,91 15.143.431.407 24,98

V. Tài sản ngắn hạn khác 4.623.110.094 4.098.064.796 2.655.222.082 525.045.298 12,81 1.442.842.714 54,34

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 491.918.818 338.059.717 446.057.253 153.859.101 45,51 -107.997.536 -24,21

2. Thuế GTGT được khấu trừ 2.734.657.934 2.811.208.659 1.055.712.093 -76.550.725 -2,72 1.755.496.566 166,29

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 1.396.533.342 948.796.420 506.749.224 447.736.922 47,19 442.047.196 87,23

Thang Long University Library

69

646.703.512 -646.703.512 -100,00

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 62.685.932.263 61.166.009.117 67.928.311.171 1.519.923.146 2,48 -6.762.302.054 -9,96

II. Tài sản cố định 52.780.188.007 56.362.321.987 63.037.300.678 -3.582.133.980 -6,36 -6.674.978.691 -10,59

1. Tài sản cố định hữu hình 46.393.488.384 56.361.431.035 63.015.682.097 -9.967.942.651 -17,69 -6.654.251.062 -10,56

- Nguyên giá 69.839.908.891 84.117.905.738 81.460.297.238 -14.277.996.847 -16,97 2.657.608.500 3,26

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -23.446.420.507 -27.756.474.703 -18.444.615.141 4.310.054.196 -15,53 -9.311.859.562 50,49

3. Tài sản cố định vô hình 81.554.168 890.952 21.618.581 80.663.216 9053,60 -20.727.629 -95,88

- Nguyên giá 85.100.000 100.698.132 100.698.132 -15.598.132 -15,49 0 0,00

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -3.545.832 -99.807.180 -79.079.551 96.261.348 -96,45 -20.727.629 26,21

. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6.305.145.455 0 6.305.145.455 0

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.338.038.519 2.308.975.270 2.310.417.340 29.063.249 1,26 -1.442.070 -0,06

3. Đầu tư dài hạn khác 2.338.038.519 2.308.975.270 2.310.417.340 29.063.249 1,26 -1.442.070 -0,06

V. Tài sản dài hạn khác 7.567.705.737 2.494.711.860 2.580.593.153 5.072.993.877 203,35 -85.881.293 -3,33

1. Chi phí trả trước dài hạn 7.567.705.737 2.494.711.860 2.580.593.153 5.072.993.877 203,35 -85.881.293 -3,33

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 128.132.216.220 199.224.340.893 137.057.198.782 -71.092.124.673 -35,68 62.167.142.111 45,36

NGUỒN VỐN 0 0

A - NỢ PHẢI TRẢ 108.956.880.884 180.989.101.156 119.436.731.265 -72.032.220.272 -39,80 61.552.369.891 51,54

I. Nợ ngắn hạn 92.399.469.034 169.582.367.256 104.899.234.009 -77.182.898.222 -45,51 64.683.133.247 61,66

1. Vay và nợ ngắn hạn 41.876.970.188 45.553.349.425 47.298.211.910 -3.676.379.237 -8,07 -1.744.862.485 -3,69

2. Phải trả người bán 27.961.749.140 71.065.729.388 41.199.999.595 -43.103.980.248 -60,65 29.865.729.793 72,49

3. Người mua trả tiền trước 6.268.549.454 40.000.897.544 6.262.992.513 -33.732.348.090 -84,33 33.737.905.031 538,69

70

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.560.000 0 1.560.000 0

5. Phải trả người lao động 13.397.849.190 11.728.994.037 8.778.098.931 1.668.855.153 14,23 2.950.895.106 33,62

6. Chi phí phải trả 1.538.701.657 0 1.538.701.657 0

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 1.354.089.405 1.233.396.862 1.359.931.060 120.692.543 9,79 -126.534.198 -9,30

II. Nợ dài hạn 16.557.411.850 11.406.733.900 14.537.497.256 5.150.677.950 45,15 -3.130.763.356 -21,54

4. Vay và nợ dài hạn 16.557.411.850 11.406.733.900 14.537.497.256 5.150.677.950 45,15 -3.130.763.356 -21,54

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 19.175.335.336 18.235.239.737 17.620.467.517 940.095.599 5,16 614.772.220 3,49

I. Vốn chủ sở hữu 19.175.335.336 18.235.239.737 17.620.467.517 940.095.599 5,16 614.772.220 3,49

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 25.818.054.470 25.818.054.470 25.818.054.470 0 0,00 0 0,00

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -6.642.719.134 -7.582.814.733 -8.197.586.953 940.095.599 -12,40 614.772.220 -7,50

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 128.132.216.220 199.224.340.893 137.057.198.782 -71.092.124.673 -35,68 62.167.142.111 45,36

CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 0 0

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 1.364.667.345 -1.364.667.345 -100,00 1.364.667.345

Thang Long University Library