95
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TI CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN TAT HONG VIT NAM SINH VIÊN THC HIN : THOÀNG LÂN MÃ SINH VIÊN : A19156 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NI 2015

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU

HẠN TAT HONG VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TẠ HOÀNG LÂN

MÃ SINH VIÊN : A19156

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU

HẠN TAT HONG VIỆT NAM

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS.Chu Thị Thu Thủy

Sinh viên thực hiện : Tạ Hoàng Lân

Mã sinh viên : A19156

Chuyên ngành : Tài chính

HÀ NỘI – 2015

Thang Long University Library

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép

các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông

tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi

hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận.

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015

Sinh viên

Tạ Hoàng Lân

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự

giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía.

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Thạc sĩ Chu Thị

Thu Thủy, cô tuy không phải là người đã trực tiếp giảng dạy em trong thời gian học

tập tại trường, nhưng cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên

cứu và thực hiện khóa luận này.

Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn sâu sắc

đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những

người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản

nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành

đề tài nghiên cứu này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên của Công ty trách nhiệm

hữu hạn Tat Hong Việt Nam đặc biệt là các cán bộ và nhân viên phòng Tài chính - Kế

toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập cũng như cung cấp đầy đủ số

liệu, chi tiết để phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện khóa luận.

Cuối cùng, em xin cảm ơn những gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh,

giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Thang Long University Library

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .......................... 1

1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................. 1

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................... 1

1.1.2. Vai trò của việc phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................ 1

1.1.3. Nhiệm vụ và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp ........................... 4

1.2. Các phƣơng pháp trong phân tích tài chính doanh nghiệp ............................ 4

1.2.1. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 4

1.2.2. Phương pháp phân tích tỉ số ............................................................................... 5

1.2.3. Phương pháp Dupont .......................................................................................... 5

1.2.4. Một số phương pháp khác ................................................................................... 6

1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp .................................... 7

1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp .............................. 7

1.3.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính ...................... 10

1.3.3. Phân tích Dupont ............................................................................................... 19

1.3.4. Phân tích đòn bẩy .............................................................................................. 20

1.3.5. Phân tích SWOT ................................................................................................ 23

1.4. Các nhân tố ảnh hƣờng đến đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ..... 24

1.4.1. Nhân tố chủ quan .............................................................................................. 24

1.4.2. Nhân tố khách quan .......................................................................................... 25

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TATHONG VIỆT NAM ........................................... 26

2.1. Tổng quan về công ty TNHH TatHong Việt Nam ......................................... 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ..................................................................... 26

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TatHong Viet Nam .................................. 28

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH TatHong Việt Nam ........ 29

2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp ............................ 29

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính ...................... 52

2.2.3. Phân tích Dupont ............................................................................................... 63

2.2.4. Phân tích đòn bẩy .............................................................................................. 65

2.2.5. Phân tích SWOT ................................................................................................ 67

2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Tat Hong Việt Nam ........ 69

2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................................ 69

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................ 70

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY TNHH TAT HONG VIỆT NAM ............................................................ 73

3.1. Định hƣớng phát triển ...................................................................................... 73

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Tat Hong Việt

Nam ............................................................................................................................ 74

3.2.1. Tăng cường quản lý hàng tồn kho .................................................................... 74

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt ................................................................. 75

3.2.3. Tăng tỷ trọng VCSH, giảm tỷ trọng khoản nợ ................................................. 76

3.2.4. Tiết kiệm tối đa chi phí sản uất kinh doanh ................................................... 76

LỜI KẾT

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thang Long University Library

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

DFL Đòn bẩy tài chính

DOL Đòn bẩy hoạt động

DTL Đòn bẩy tổng hợp

EAT Lợi nhuận sau thuế

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần thường

FC Chi phí cố định

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

TSCĐ Tài sản cố định

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, CÔNG THỨC

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TatHong Việt Nam .............................. 28

Bảng 1.1. Mối liên hệ giữa vốn chủ sở hữu với tài sản ................................................... 8

Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014 ........................ 30

Bảng 2.2. Tình hình tài sản ngắn hạn của công ty TNHH TatHong Việt Nam ............ 34

Bảng 2.3. Tình hình tài sản dài hạn của công ty TNHH TatHong Việt Nam ............... 35

Bảng 2.4. Tình hình nguồn vốn tại công ty TNHH TatHong Việt Nam giai đoạn 2012

– 2014 ............................................................................................................................ 40

Bảng 2.5. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH TatHong Việt Nam giai

đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................................... 42

Bảng 2.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty TNHH TatHong Việt Nam giai đoạn

2012 – 2014 ................................................................................................................... 50

Bảng 2.7. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tổng tài sản .......................................... 54

Bảng 2.8. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và suất hao phí của tài sản ngắn

hạn so với doanh thu thuần ............................................................................................ 56

Bảng 2.9. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho ................ 57

Bảng 2.10. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản dài hạn .................................... 59

Bảng 2.11. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ ....................................................... 60

Bảng 2.12. Chỉ tiêu khả năng sinh lời ........................................................................... 62

Bảng 2.13. Tác động của ROS lên ROA qua các năm .................................................. 63

Bảng 2.14. Tác động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản lên ROA qua các năm .......... 64

Bảng 2.15. Tác động của ROA lên ROE qua các năm .................................................. 64

Bảng 2.16. Tác động của tỷ số nợ trên vốn CSH lên ROE qua các năm ...................... 65

Bảng 2.17. Đòn bẩy hoạt động ...................................................................................... 65

Bảng 2.18. Đòn bẩy tài chính ........................................................................................ 66

Bảng 2.19. Đòn bẩy tổng hợp ........................................................................................ 67

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo năm 2015 ............................................. 78

Bảng 3.2. Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2015 ........................................................ 78

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH TatHong Việt Nam giai đoạn 2012

- 2014 ............................................................................................................................. 37

Biểu đồ 2.2. Mô hình tài trợ vốn của công ty TNHH TatHong Việt Nam giai đoạn

2012 - 2014 .................................................................................................................... 41

Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ..................................................... 52

Thang Long University Library

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quản l tài ch nh doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc góp phần quyết

định sự thành bại của doanh nghiệp. Trong đó, việc phân t ch tình hình tài ch nh đóng

vai trò to lớn. Thông qua phân t ch tài ch nh, doanh nghiệp nhìn lại được quá trình

hoạt động của mình. Từ đó có thể xây dựng các biện pháp nh m khắc phục nhược

điểm, phát huy ưu điểm để hiệu quả hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. hông những

vậy, phân t ch tài ch nh còn giúp doanh nghiệp đúc kết kinh nghiệm trong quá khứ và

hạn chế sai lầm trong quyết định ở tương lai.

Phân t ch tài ch nh doanh nghiệp cũng là công cụ quan trọng đối với các tổ chức

t n dụng, các nhà đầu tư, các cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế Thông tin từ kết quả

phân t ch là cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định tối ưu cho các đối tượng ngoài

doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà

Nội, được sự hướng dẫn của cô giá Thạc sỹ Chu Thị Thu Thủy và sự giúp đỡ nhiệt

tình của các anh chị phòng Tài chính – Kế toán công ty, em đã từng bước làm quen với

môi trường làm việc, vận dụng các kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường vào thực tế.

Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp

nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Trách

nhiệm hữu hạn TatHong Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014 làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Bài khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn

TatHong Việt Nam nh m thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:

Tổng hợp, vận dụng những kiến thức và l thuyết chuyên ngành về phân t ch tài

ch nh doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu, phân t ch tình hình tài ch nh của Công ty

TNHH TatHong Việt Nam .

Làm r thực trạng tài ch nh của Công ty TNHH TatHong Việt Nam trong giai

đoạn 2012 – 2014, từ đó chỉ ra và giải th ch được những nguyên nhân về sự biến động

tài ch nh của Công ty. Đồng thời nêu r kết quả đã đạt được cũng như mặt hạn chế của

Công ty.

Đề xuất một số biện pháp cụ thể nh m cải thiện tình hình tài ch nh Công ty

TNHH TatHong Việt Nam.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phân t ch tình hình tài ch nh doanh nghiệp.

Phạm vi không gian: Công ty TNHH TatHong Việt Nam.

Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2012 – 2014.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

hóa luận sử dụng những cơ sở l thuyết tài ch nh doanh nghiệp và phân t ch tài

ch nh doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là phương pháp quan sát

thực tế và thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp và tài

liệu sơ cấp qua mạng Internet và các tài liệu tham khảo khác.

5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu và kết luận, bố cục của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chƣơng 1. Cơ sở uận về phân tích tài chính

Chƣơng 2. Phân tích tình hình tài chính tại C ng ty trách nhiệm hữu hạn

TatHong Việt Nam

Chƣơng 3. Giải pháp nhằ cải thiện tình hình tài chính của C ng ty trách

nhiệm hữu hạn TatHong Việt Nam

Thang Long University Library

1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình huy

động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp . Hai yếu tố đó gắn liền

với nhau qua hoạt động đầu tư vì đầu tu tạo điều kiện cho sự vận động của các quỹ tiền

tệ trong toàn xã hội. Tài ch nh được xem như là một hệ thống trong thị trường tài

chính, là trung tâm của quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Hoạt động của

ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm và mọi tổ chức tín dụng đều

xoay quanh thị trường tài chính. Tài chính doanh nghiệp có hai chức năng cơ bản là

huy động và sử dụng vốn, nói đến tài chính là nhấn mạnh đến các dòng tiền. Chức

năng huy động còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình tạo ra các quỹ tiền tệ từ

nguồn lực bên trong và bên ngoài để doanh nghiệp hoạt động với chi phí thấp nhất.

Chức năng sử dụng vốn hay còn gọi là đầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu,

lúc nào vốn được sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. (Nguồn: Trang 3, Chương 1,

Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Trương Bá Thanh)

Phân tích tài chính là việc sử dụng các ký thuật phân tích thích hợp để xử lý số

liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính

nh m đánh gia thực trạng tào chính và tiềm lực tài ch nh trong tương lai. Như

vậy,phân t ch tài ch nh trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo các tài

chính thành những thông tin hữu ích. Quá trình này có thể thực hiện theo nhiều cách

khác nhau tùy vào mục tiêu của nhà phân t ch. Phân t ch tài ch nh được sử dụng như là

công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư. Nó còn được sử dụng như là

công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài ch nh trong tương lai, là công cụ đánh giá

của các nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ tạo ra các chứng cứ có tính

hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị. (Nguồn: Trang 4, Chương 1, Giáo trình

phân tích tài chính doanh nghiệp của PGS.TS Trương Bá Thanh)

Qua việc phân tích tài chính mới đánh giá được một cách đầy đủ và chính xác về

việc sử dụng, quản lý tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, vạch r được những cơ

hội cũng như các nguy cơ có thể xảy ra, trên cơ sở đó các nhà quản lý có thể đưa ra

quyết định một cách đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

1.1.2. Vai trò của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân t ch tài ch nh có nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý tài

chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý

2

của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng

trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Vì vậy, tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ đắc lực giúp điều tiết

hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc phân tích các số liệu cụ thể

giúp định hướng cho các chủ thể trong nền kinh tế, mỗi đối tượng quan tâm đến tình

hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.

Đối với nhà quản lý doanh nghiệp

Nhà quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong việc điều hành các hoạt

động tài chính phát sinh trong doanh nghiệp, từ đó sẽ đưa ra các đường lối, quyết sách

nh m tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Phân t ch tài ch nh giúp

cho các doanh nghiệp tìm ra được cơ cấu vốn phù hợp với quy mô cũng như đường lối

hoạt động của mình, tạo điều kiện cho nhà quản lý nắm rõ tình hình doanh thu, chi phí,

lợi nhuận, khả năng thanh toán nh m hướng tới mục đ ch tối thiểu hóa chi phí và

tối đa hóa lợi nhuận. Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các

hoạt động quản lý.

Đối với các nhà đầu tƣ

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu

của các nhà đầu tư bao giờ cũng là mức độ rủi ro, thời gian thu hồi vốn và khả năng

sinh lời. Sử dụng công cụ phân t ch tài ch nh như phân t ch lợi nhuận ròng hay thu

nhập trên mỗi cố phiếu (EPS) cùng với các chỉ tiêu tài chính khác sẽ giúp các nhà đầu

tư đánh giá được một cách khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp,

giảm thiểu rủi ro và tìm kiếm được nơi đầu tư hiệu quả. Các cổ đông sẽ quan tâm

nhiều hơn đến các yêu tố tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ

phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường

và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp nh m đảm bảo quyền lợi của họ.

Từ đó, nhà đầu tư có thể đi đến quyết định cuối cùng có nên đầu tư vào doanh nghiệp

hay không. Vì vậy, việc phân tích tài chính là vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu

tư.

Đối với các chủ nợ

Nếu như khi việc phân tích tài chính ảnh hường đến quyết điịnh đầu tư của các

nhà đầu tư thì phân t ch tài ch nh lại giúp các ngân hàng và các nguồn cung cấp tín

dụng thương mại nắm được khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ được xem xét dựa trên các khoản vay

ngắn hạn cũng như dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc

biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng

phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Còn là những khoản cho

Thang Long University Library

3

vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của

doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.

Các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, học đặc biệt quan tâm đến khả năng

trả nợ của doanh nghiệp, vì vậy, họ chú đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể

chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng

thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay

tín dụng cũng quan tâm đến nguồn vốn chủ sở hữu vì số vốn này là nguồn đảm bảo

cho họ trong trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải

những rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời

hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho

vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp

đi vay.

Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải

quyết định xem có nên cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không,

họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian

sắp tới.

Đối với ngƣời ao động

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người

được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính

của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có

tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra

trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ

phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi

và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan quản nhà nƣớc

Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước

thực hiện phân t ch tài ch nh để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh

doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng ch nh sách,

chế độ và luật pháp quy định không, đảm bảo tính minh bạch, công b ng trong nghĩa

vụ nộp thuế của từng doanh nghiệp cũng như giúp nhà nước điều tiết các hoạt động

của nền kinh tế trên thị trường.

Việc phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các

báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài ch nh đặc trưng thông qua một hệ thống các

phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân t ch, giúp người sử dụng thông tin từ các góc

độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách

chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về

4

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và

đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.

1.1.3. Nhiệm vụ và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Với những nghĩa quan trọng như trên, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài

chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh

nghiệp, bao gồm:

Đánh giá một cách khách quan về các nguồn lực trong doanh nghiệp để đảm bảo

hoạt động sản xuất, kinh doanh, nắm rõ tình hình về nguồn vốn, quản lý và phân phối

nguồn vốn một cách hợp lý trong doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp phân

tích hiệu quả sử dụng của từng loại nguồn vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả

tài chính của doanh nghiệp, tình hình thanh toán cũng như khả năng thanh toán của

doanh nghiệp. Từ đó t nh toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố

ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có

hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng

của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Mục tiêu của phân t ch tài ch nh là đưa ra các công cụ thông qua số liệu thực tế

trên bác cáo tài ch nh để doanh nghiệp có thể nắm rõ và quản lý hiệu quả hoạt động

sản xuất sinh doanh. Là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư cũng như các cơ

quan quản l nhà nước. Thông qua việc phân tích tài chính tại các doanh nghiệp giúp

nhà nước đưa ra các quyết định quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô nh m phát triển kinh

tế đất nước qua các thời kỳ khác nhau.

1.2. Các phƣơng pháp trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài

chính nh m xác định xu hướng cũng như biên độ, mức độ biến động của chỉ tiêu cần

phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải

đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài ch nh. Như sự

thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị t nh toán. Đồng thời

theo mục đ ch phân t ch mà xác định gốc so sánh.

Khi nghiên cứ về nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu gốc để

so sánh là trị số tương đối hoặc tuyệt đối của kỳ trước so với kỳ này. Kỳ phân tích

được lựa chọn có thể là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch.

Trên cơ sở đó, nội dung của các phương pháp so sánh bao gồm:

Thang Long University Library

5

+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay

đổi về tài chính của doanh nghiệp.

+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số

liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh

nghiệp được hay chưa được.

+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so

sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của

các khoản mục theo thời gian.

1.2.2. Phương pháp phân tích tỉ số

Phân tích tỉ số là kỹ thuật phân t ch căn bản và đóng vai trò quan trọng trong việc

phân tích tài chính. Phân tích các tỷ số tài ch nh liên quan đến việc xác định và sử

dụng các tỷ số tài ch nh để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của

doanh nghiệp. Theo phương pháp này, các tỷ lệ tài ch nh được chia thành các nhóm

đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp.

+ Dựa vào các báo cáo tài chính thì ta có nhiều tỷ số khác nhau; dựa vào nguồn

số liệu để xác định các tỷ số thì ta có các tỷ số sau: các tỷ số được xác định từ bảng

cân đối kế toán, các tỷ số được xác định từ báo cáo kết quả kinh doanh, các tỷ số được

xác định từ số liệu của cả hai bảng.

+ Dựa vào mục tiêu phân tích thì có thể chia thành các tỷ số sau: Các tỷ số thể

hiện khả năng thanh toán, các tỷ số về cơ cấu tài sản và đòn bẩy tài chính, các tỷ số về

khả năng hoạt động, các tỷ số về khả năng sinh lợi và các tỷ số giá thị trường.

1.2.3. Phương pháp Dupont

Phương pháp Dupont là một phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều trong

phân tích tài chính,, cho phép các nhà quản lý doanh nghiệp có một cái nhìn khái quát

về tình hình tài chính của công ty.

Phân t ch Dupont được sử dụng nh m phân tích khả năng sinh lời của doanh

nghiệp b ng cách kết hợp nhiều thông tin trong báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế

toán. Trong phân tích tài ch nh, phương pháp này được coi như là cầu nối của các chỉ

tiêu tài chính, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và

toàn diện dựa trên đầy đủ những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Tạo gia tiền đề để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp nh m nâng cao hiệu

quả kinh doanh.

6

1.2.4. Một số phương pháp khác

Phương pháp cân đối:

Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại

mối quan hệ cân b ng hoặc phải tồn tại sự cân b ng như mối quan hệ giữa tài sản và

nguồn vốn hay doanh thu với chi phí và lợi nhuận. Nhờ sự cân b ng về lượng dẫn đến

sự cân b ng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh. Nếu

một chỉ tiêu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các chỉ tiêu khác, vì vậy trong phân

t ch tài ch nh phương pháp cân đối thường được sử dụng nh m xem xét ảnh hưởng

của từng nhân tố đến biến động của các chỉ tiêu cần xem xét.

Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người

phân t ch có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.

Phương pháp liên hệ tương quan:

Là phương pháp phân t ch tương quan nh m xác định sự tồn tại và dạng của mối

liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên và cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ giữa các

mối quan hệ đó.

Trình tự tiến hành:

Đầu tiên ta cần phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất mối liên

hệ.Tiếp theo cần thăm dò các mối quan hệ đó. Sau đó lập phương trình hồi quy căn cứ

vào số tiêu thức, số lần quan sát. Rồi đến bước tính toán các tham số của chương trình.

Cuối cùng ta giải th ch nghĩa kinh tế của các tham số.

Phương pháp thay thế liên hoàn:

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố b ng cách thay thế lần lượt

và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân t ch để xác định trị số của chỉ

tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa t nh được với trị số

của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽ t nh được mức độ ảnh

hưởng của nhân tố đó.

Phương pháp liên hệ đối chiếu:

Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối

liên hệ giữa các sự kiện kinh tế và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem t nh cân đối chủa

các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý

đến mối liên hệ mang tính nội tại. ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên

hệ ngược, t nh cân đối tổng thể, cân đối từng phần Vì vậy , cần thu thập và xem xét

thông tin một cách kỹ càng, có chọn lọc có liên hệ với các nguồn chuyển dịch giá trị

và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp.

Thang Long University Library

7

Kết luận: Tùy theo từng mục đ ch nghiên cứu, có thể kết hợp, ứng dụng các

phương pháp khác nhau để có thể xem xét tình hình cụ thể của doanh nghiệp cũng như

đưa ra các quyết định đúng đắn trong ngắn hạn và dại hạn.

1.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.3.1.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Những số liệu về biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện rõ ràng nhất thông qua bảng cân đối

kế toán. Khi phân tích những biến động này cũng như cơ cấu của doanh nghiệp chúng

ta có thể đánh giá một cách tổng quan về tình hình đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng

vốn của doanh nghiệp.

a) Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn

Biến động về tài sản

Tình hình biến động của tài sản phụ thuộc vào sự biến động của các bộ phận cấu

thành nên tổng tài sản trong doanh nghiệp vào một khoảng thời gian nhất định, từ đó

có thể đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tạo điều

kiện cho nhà quản l đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong

doanh nghiệp.

Để phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số tuyệt

đối và số tương đối ở bảng cân đối kế toán. Ngoài ra ta cần phải xem xét sự biến động

của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào, thông qua việc phân tích này thì chúng ta sẽ

nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình

tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để phân tích biến động của tổng tài sản ta còn có thể xem xét cơ

cấu vốn có hợp lý hay không, nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến quá trình kinh

doanh. Để làm điều này thì chúng ta cần tiến hành phân tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu

trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

ngắn hạn, tương tự cho tài sản dài hạn. Sau đó so sánh chúng qua nhiều thời kỳ khác

nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn, khi đánh giá việc phân bổ vốn có hợp

lý hay không ta nên xem xét đặc điểm ngành nghề và kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp.

Biến động về nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể

huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Yếu tố quyết định là doanh nghiệp cần phải

kết hợp các nguồn vốn đó để đưa ra một cơ cấu vốn hợp lý, mang lại lợi ích tối đa

8

cũng như đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Qua việc phân

tích biến động về nguồn vốn cho thấy được tính chủ động trong chính sách tài chính

hay do sự bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. B ng việc so sánh sự

biến động cả về số tuyệt đối và tương đối của các chi tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ

trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng của từng chỉ tiêu thuộc nợ phải

trả trong tổng nợ phải trả, tương tự cho vốn chủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua

nhiều năm khác nhau để thấy được cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh

nghiệp.

b) Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Bảng 1.1. Mối liên hệ giữa vốn chủ sở hữu với tài sản

Vốn chủ sở hữu Tài sản (không bao gồm các khoản bị chiếm dụng)

Vốn chủ sở hữu

I.Tài sản ngắn hạn

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

2. Các khoản đầu tư tài ch nh ngắn hạn

3. Hàng tồn kho

4. Chi ph trả trước ngắn hạn

5. Tài sản ngắn hạn khác

II. Tài sản dài hạn

1. Tài sản cố định

2. Bất động sản đầu tư

3. Các khoản đầu tư tài ch nh dài hạn

4. Chi ph trả trước dài hạn

5. Tài sản dài hạn khác

(Nguồn: Ths. Vũ Quang Kết - TS. Nguyễn Văn Tấn)

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn sẽ cho thấy doanh nghiệp sử dụng chiến

lược quản lý nào nhờ vào sự so sánh cơ cấu tài sản- nguồn vốn cũng như các đối tượng

bên trong tác động đến tài sản- nguồn vốn. Từ những đặc điểm đó, doanh nghiệp có

thể lựa chọn 1 trong 3 chiến lược quản lý vốn sau:

Chiến lược quản lý vốn thận trọng: Là chiến lược dùng một phần nguồn vốn dài

hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Khi áp dụng chiến lược quản lý vốn này doanh

nghiệp sẽ luôn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên hiệu quả từ

chiến lược sử dụng vốn này đem lại không cao do chi ph huy động vốn dài hạn sẽ cao

hơn so với ngắn hạn, khiến cho lợi nhuận giảm.

Chiên lược quản lý vốn mạo hiểm: Là khi doanh nghiệp dùng một phần nguồn

vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Chiến lược này sẽ giúp cho doanh nghiệp

giảm bớt được chi ph huy động vốn, tăng khả năng sinh lời cho chủ sở hữu. Đi cùng

Thang Long University Library

9

với điều đó là rủi ro về khả năng thanh toán cũng tăng lên, doanh nghiệp cần cân nhắc

kỹ về tình hình tài chính của mình trước khi quyết định sử dụng chiến lược này.

Chiến lược quản lý vốn dung hòa: Là chiến lược sử dụng nguồn vốn dài hạn tài

trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đảm bảo

được lợi nhuận cũng như t nh an toàn, dung hòa được giữa hai chiến lược quản lý vốn

thận trọng và mạo hiểm.

1.3.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh

Là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, báo cáo kết

quả kinh doanh cho biết chi tiết tình hình doanh thu, chi phí cho hoạt động sản suất

kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trong báo cáo kết quả

kinh doanh còn là căn cứ cho nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quá

kinh doanh có thể thấy một cái nhìn cái quát về hoạt động của doanh nghiệp có hiệu

quả hay không cũng như tình hình lãi lỗ trong ký của doanh nghiệp.

Để có phân tích một cách chi tiết các số liệu trong bản báo cáo kết quả kinh

doanh thì ta phải so sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua nhiều kỳ khác nhau; tính tỷ

trọng của một số chỉ tiêu trong doanh thu thuần hoạt động bán hàng, đồng thời so sánh

chúng qua các năm ... từ đó có thể đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung nghiên cứu từ các số liệu tỏng bản báo cáo kết quả kinh doanh là các

hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã và đang xảy ra tại một cơ sở hạch toán kinh tế

độc lập dưới sự tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Điều

này được thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Phân t ch tình hình tài ch nh thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tê

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ

doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh

nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực cũng như mối quan hệ

giữa tài sản – nguồn vốn trong doanh nghiệp, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu

nhập và chi ph phát sinh để t nh được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo

cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra

trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra

của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ

hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài ch nh và lưu chuyển

tiền tệ từ hoạt động bất thường.

Để phân t ch báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà phân tích có thể sử dụng

phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp:

10

Phương pháp trực tiếp: Các dòng tiền được liệt kê theo các khoản thu và chi trả.

Từ đó ta có thể t nh được lưu chuyển thuẩn dòng tiền đó nhờ vào sự chênh lệch giữa

dòng tiền vào và dòng tiền ra trong doanh nghiệp.

Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp sử dụng các khoản mục phi tiền tệ của

luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và tìm mối liên hệ giữa các khoản mục đó với các

thông tin liên quan ở luồng tiền từ hoạt động, từ đó đưa các các tỷ số, tỷ lệ đánh giá

chi tiết ảnh hưởng của các dòng tiền tới hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

1.3.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài ch nh đúng thời hạn,

khi doanh nghiệp không còn có thể chi trả cho các khoản nợ tới hạn là khi doanh

nghiệp mất khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán được đo lường b ng mức độ

thanh khoản, tức là mức độ dể dàng và nhanh chóng để chuyển một tài sản thành tiền

mà không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó. Những số liệu từ việc phân tích khả

năng thanh toán sẽ cho ta thấy được thực trạng về tình hình tài chính của doanh

nghiệp. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi vẫn có thể gặp phải những vấn đề liên quan

đến khả năng thanh toán nếu như ch nh sách quản lý các quản phải trả không hợp lý.Vì

vậy chỉ tiêu khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong

việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = = Tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn được dùng để đánh giá khả năng chi trả các khoản

nợ ngắn hạn đến hạn. Hệ số này cho biết bình quân một đồng nợ ngắn hạn được đảm

bảo b ng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh

nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài ch nh ngắn hạn, các khoản phải

thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Hệ số này càng cao hơn một thì

được đánh giá là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao, tuy nhiên chúng ta cần tìm

hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao của hệ số thì mới có thể đưa ra những nhận

xét, đánh giá ch nh xác, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cao đôi khi bắt nguồn từ việc

doanh nghiệp có quá nhiều các khoản phải thu mà không có khả năng thu hồi, hoặc do

doanh nghiệp dự trữ lượng hàng tồn kho quá nhiều. ,.. Tuy nhiên, nếu hệ số này nhỏ

hơn một thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém, vì nợ

ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn, muốn đảm bảo thanh toán thì doanh

Thang Long University Library

11

nghiệp phải cân nhắc đến việc bán tài sản dài hạn có tính thanh khoản cao để thanh

toán nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

Tổng số nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán của một doanh được đo lường b ng mức độ thanh khoản

của các loại tài sản, tính thanh khoản của một loại tài sản là khả năng nhanh chóng

chuyển đổi thành tiền mà không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó. Vì hàng tồn

kho của doanh nghiệp cần phải qua quá trình tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền,

chưa t nh đến việc hàng hóa không tiêu thụ được, hàng ứ đọng kém phẩm chất, vì vậy

tính thanh khoản của nó thấp. Để đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán của

doanh nghiệp ta sử dụng tỷ số thanh khoản nhanh; tỷ số này cho biết bình quân một

đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo b ng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn nhưng không

bao gồm hàng tồn kho.

Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ giữa tiền và các khoản tương

đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền là những

tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong doanh nghiệp như: tiền mặt, tiền gửi ngân

hàng, các khoản đầu tư tài ch nh ngắn hạn, các khoản đầu tư khác có thể dễ dàn

chuyển đồi thành tiền ... Nếu hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang có ch nh sách

kiểm soát đầu tư khá tốt vì có thể tận dụng tối đa được các khoản tiền nhàn rồi của

mình. Tuy nhiên nếu quá chú trọng vào việc tận dụng các loại tài sản có tính thanh

khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền sẽ dẫn đến rủi ro về việc không

đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT

Chi phí lãi vay

Một doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả khi việc sử dụng vốn vay của

doanh nghiệp ít nhất phải tạo ra lợi nhuận đủ để bù đắp phần chi phí lãi vay. Thông

qua đánh giá hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì ta thấy được mức độ hiệu quả của

việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, khả năng chi trả lãi vay của doanh

nghiệp. Nếu tỷ số này càng cao hơn một thì các chủ sở hữu sẽ có lợi, tuy nhiên nếu lợi

nhuận tạo ra không đủ để trả lãi vay thì các chủ sở hữu phải gánh chịu hậu quả của

việc sử dụng nợ này.

12

1.3.2.2. Chỉ tiêu hoạt động

a) Quản lý tài sản

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện b ng việc kết hợp các

loại tài sản ngắn hạn và dài hạn (nguồn lực đầu vào) với mục đ ch để tao ra doanh thu

và lợi nhuận (kết quả đầu ra). Khi doanh nghiệp tao ra càng nhiều doanh thu và lợi

nhuận từ một khoản đầu tư vào tài sản thì có nghĩa doanh nghiệp đó đang hoạt động

một cách hiệu quả. Thông qua việc phân tích các tỷ số thể hiện khả năng hoạt động ta

sẽ thấy được mức độ khai thác các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, từ đó chúng

ta sẽ đánh giá được việc quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp có hợp lý, tiết

kiệm và hiệu quả hay không.

Quản lý tổng tài sản

Để đánh giá tổng quan hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản trong doanh

nghiệp, ta cần cân nhắc đến chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Thời gian quay vòng tổng tài sản = 365

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện về hiệu quả sử dụng vốn của doanh

nghệp, chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng

doanh thu, nếu tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, góp phần làm

tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá cao thì chứng tỏ r ng doanh

nghiệp đang sử dụng hết công suất các nguồn lực đầu vào của mình, vì vậy khó mà

tăng thêm nếu không đầu tư thêm vốn. Thời gian quay vòng tổng tài sản cho biết số

lần luân chuyển của tổng tài sản trong một năm, trái với hiệu suất sử dụng tổng tài sản

con số này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng và quản lý tổng tài sản một

cách hiệu quả.

Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản = Tổng tài sản

Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản càng thấp chứng sự vận động, luân chuyển của

tổng tài sản trong doanh nghiệp càng nhanh, tạo điều kiện cho việc cải thiện tình hình

doanh thu trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chủ yếu dựa trên hai nhân tố ảnh hường

chính, cho biết khi doang nghiệp muốn có được một đồng doanh thu thuần thì cần phải

bỏ ra bao nhiêu đồng tổng tài sản. Ngoài ra chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào quy mô,

loại hình cũng như ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Cụ thể

như tại các công ty sản xuất, con số này sẽ cao hơn so với các công ty thương mại, do

Thang Long University Library

13

các công ty sản xuất cần đầu tư nhiều hơn cho tài sản cố định cũng nh m phục quá

trình sản xuất ra hàng hóa, hay đối với các ngành công nghiệp nhẹ thì lượng TSNH

chiếm trong doanh thu rất cao và ngược lại với các ngành công nghiệp nặng, điều này

nghiễm nhiên ảnh hưởng đến cơ cấu của tổng tài sản.

Quản lý tài sản ngắn hạn:

Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần

Tổng tài sản ngắn hạn

Hệ số này cho biết khi bỏ ra một đơn vị TSNH trong kỳ thì sẽ thu lại cho doanh

nghiệp bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, hay nói cách khác là trong kỳ thì vốn lưu

động quay được mấy lần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng

và khai thác nguồn tài sản ngắn hạn của mình một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu hệ số

này nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thấp, chính sách tồn kho

không hợp lý, có thể là thành phẩm không tiêu thụ được, nợ phải thu cao, tồn quỹ tiền

mặt nhiều.

Suất hao phí của TSNH so với DTT = Tài sản ngắn hạn

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần

phải đầu tư bao nhiêu đồng cho tài sản ngắn hạn. Con số này càng thấp chứng tỏ doanh

nghiệp đang sử dụng tài sản ngắn hạn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Chỉ tiêu này

cũng giúp ch cho nhà quản lý ra quyết định trong việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Nếu như chỉ tiêu này quá thấp doanh nghiệp cần xem xét đầu tư thêm vào tài sản ngắn

hạn đề đạt hiệu quả lâu dài và ngược lại nếu con số này quá cao chứng tỏ doanh

nghiệp chưa tận dụng hết nguồn tài sản ngắn hạn đang có của mình, cần cân nhắc cắt

giảm, thanh lý tài sản ngắn hạn đề phù hợp với tình hình của doanh nghiệp nh m đạt

được hiệu quả kinh doanh một cách tối đa.

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình = Thời gian lưu kho +

Thời gian thu nợ trung bình - Thời gian trả nợ trung bình

Chỉ tiêu này cho thấy khoảng thời gian kể từ khi chi thực tế đến khi doanh nghiệp

thu được tiền về. Thời gian quay vòng tiền càng cao chứng tỏ lượng tiền mặt trong

doanh nghiệp đang trở nên khan hiếm . Ngược lại nếu con số này nhỏ chứng tỏ doanh

nghiệp đang có khả năng quản lý vốn lưu động mội cách hiệu quả. Chỉ tiêu này giúp

doanh nghiệp rút ngắn vòng xoay tiền mặt cũng như cải thiện hiệu qủa kinh doanh.

Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu

14

Thời gian thu nợ trung bình = 365

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình cho biết trong kỳ các khoản phải thu

quay được bao nhiêu vòng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc

độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải

thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra

sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số

này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền

mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ

nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để

tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Thời gian thu nợ trung bình cho biết doanh nghiệp phải mất bình quân là bao

nhiêu ngày để thu hồi các khoản nợ của mình. Từ chỉ số này, ta có thể thấy được chính

sách bán trả chậm của doanh nghiệp, con số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp

đang có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả.

Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn kho

Thời gian luân chuyển kho trung bình = 365

Hệ số lưu kho

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần xuất hàng của doanh nghiệp trong kỳ,

như vậy nếu số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ r ng hiệu quả sử dụng

hàng tồn kho càng cao. Và ngược lai, nếu số vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì có

thể r ng doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho của

doanh nghiệp khó có khả năng luân chuyển.

Hệ số lưu kho cho biết trung bình thì bao nhiêu ngày doanh nghiệp xuất hàng

một lần. Như vậy ta thấy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng càng nhỏ thì

chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng

lớn và ngược lại.

Dự trữ hàng tồn kho sẽ làm phát sinh các khoản chi ph lưu kho nh m để lưu trữ,

bảo quản hàng tồn kho, ngoài ra doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi ph cơ hội trong

việc sử dụng vốn, do đó có một lượng vốn lớn bị đọng lại trong hàng tồn kho. Vì vậy

việc phân tích, dự đoán, nắm bắt nhu cầu của khách hàng là việc doanh nghiệp cần làm

nh m tiết kiệm chi ph cũng như đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng,

không bị lỡ mất những cơ hội tạo doanh thu.

Thang Long University Library

15

Quản lý tài sản dài hạn

Hiệu suất sử dụng

tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn

Tương tự như hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu suất sử dụng tài sản dài

hạn cho biết mỗi đồng tài sản dài hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tài sản

dài hạn trong doanh nghiệp thường bao gồm tài sản cố định, các khoản đầu tư tài ch nh

dài hạn, các khoản trả trước dài hạn và các loại tài sản dài hạn khác. Chỉ tiêu này cao

chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài sản dài hạn của

mình.

Suất hao phí của TSDH so với DTT = Tài sản dài hạn

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết khi doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần trong

kỳ phải bỏ ra bao nhiêu đồng để đầu tư cho tài sản dài hạn. Giúp làm căn cứ để doanh

nghiệp đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp để

đạt được mức doanh thu thuần mong muốn. Ngược lại với hiệu suất sử dụng tài sản dài

hạn, suất hao phí của tài sản dài hạn càng thấp càng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử

dụng nguồn tài sản dài hạn một cách hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng

tài sản cố định =

Doanh thu

Nguyên giá tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định để tạo

ra doanh thu cũng như mức độ đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này nói lên một đồng

nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng

cao chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tốt các loại tài sản cố định của mình.

Để nâng cao chỉ tiêu này, doanh nghiệp cần khai thác tối đa tối đa công suất của tài sản

cố định.

Tỷ số này còn được gọi là Mức quay vòng của tài sản cố định, phản ánh tình hình

quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng tài sản

cố định. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định

của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu

đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh

nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư

vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng

cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử

dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh

nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản

các loại.

16

Suất hao phí của TSCĐ so với DTT = Tài sản cố định

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết muốn đạt được một đồng doanh thu thuần thì daonh nghiệp

cần đầu tư bao nhiêu đồng cho tài sản cố định, con số này giúp ích cho việc phân tích

hiệu quả sử dụng của tài sản cố định trong doanh nghiệp cũng như xác định nhu cầu về

vốn.

b) Quản lý nợ

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tài sản = 100% Tổng nợ

Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay,

tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay t. Điều này có nghĩa doanh nghiệp

có khả năng tự chủ tài ch nh cao. Đi cùng với điều đó, là doanh nghiệp chưa biết khai

thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn b ng hình thức đi vay.

Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà

chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm là mức độ rủi ro của doanh

nghiệp cao hơn.

Tỷ số này (thường tính b ng %) được tính b ng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả

nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị

tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của

doanh nghiệp.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động b ng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ

số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn b ng vay

nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa

doanh nghiệp chưa biết cách tận dụng tối đa nguồn vốn vay để kinh doanh và khai thác

lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số

của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.

Tỷ số này (thường tính b ng %) được tính b ng cách lấy tổng nợ (tức là gồm

cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá

trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán

của doanh nghiệp.

Thang Long University Library

17

Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT

Phải trả người bán + Lương, thưởng, thuế...

Thời gian trả nợ

trung bình =

365

Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ được dùng để phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của

doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Nếu tỷ số này năm sau nhỏ hơn so với năm

trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn lâu hơn và thanh toán chậm hơn so với

năm trước. Nếu tỷ số khả năng trả nợ quá nhỏ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như áp lực

cho doanh nghiệp về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc chiếm dụng vốn này cũng

giúp doanh nghiệp giảm được áp lực về chi phí vốn đồng thời cũng thúc đẩy mối quan

hệ với các nhà cung cấp.

Thời gian trả nợ trung bình cho biết số ngày trung bình mà doanh nghiệp chi trả

các khoản nợ cho nhà cung cấp, người lao động, các khoản thuế ... Con số này càng

lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn từ các nguồn trên trong thời gian

càng dài và ngược lại.

Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Chi phí lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng đảm bảo trong việc trả các khoản

lãi hàng năm của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng lực dủa doanh

nghiệp trong việc sử dụng lợi nhuận để chi trả cho chi phí lãi vay càng lớn và lợi

nhuận của các nhà đầu tư càng cao. Nếu như chỉ tiêu này thấp dưới mức 1, chứng tỏ

doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Đây là một trong những chỉ tiêu được ngân hàng và

các nhà đầu tư quan tâm để đánh giá mức độ ổn định cũng như rủi ro của doanh nghiệp

mà họ định đầu tư vào.

1.3.2.3. Chi tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động sau cùng vẫn là lợi nhuận, nhưng

để có thể đánh giá được một các kỹ lưỡng, sâu sắc, chi tiết khả năng quản lý doanh

nghiệp ta cần kết hợp phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với các yếu tố tạo ra lợi

nhuận như doanh thu, vốn... b ng các chỉ tiêu tài chính nhất định.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu

18

Tỷ số này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên cở sở doanh thu trong kỳ. Cho

biết cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh

nghiệp. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và

ngược lại. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì càng chứng tỏ tình hình kinh

doanh của doanh nghiệp đang trên đà phát triển.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản cho biết bình quân một đồng vốn đầu tư vào doanh

nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lơi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu

quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.Tỷ số này cho ta biết hiệu quả trong việc quản

lý và sử dụng tài sản cố định nh m tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao

chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng tài sản một cách hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế

Tài sản ngắn hạn

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết một đồng tài sản ngắn hạn doanh

nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản

ngắn hạn tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn càng cao thì trình

độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường,

ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn

hạn được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc b ng lãi suất cho vay ngắn hạn

trên thị trưởng trong kỳ.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn = Lợi nhuận sau thuế

Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài hạn sẽ tạo ra cho doanh nghiệp bao

nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang tận

dụng tốt nguồn tài sản dài hạn của mình và ngược lại. Chí tiêu này giúp cho doanh

nghiệp có cái nhìn khái quát về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn trước khi đưa ra quyết

định đầu tư.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Đối với chủ sở hũu thì tỷ số quan trọng nhất đối với họ là doanh thu và lợi nhuận

từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu; tỷ

số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở

hữu góp phần thúc đẩy đầu tư trong doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị

trường cũng như sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

Thang Long University Library

19

hữu phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh cũng như quy mô của công ty. Để có thể so

sánh một cách ch nh xác hơn ta có thể so sánh với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc với

những doanh nghiệp có quy mô, kết cấu tương tự.

1.3.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính khác

EPS = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi

Số lượng cổ phiếu thường

Chỉ số EPS là thu nhập trên mỗi cổ phần thường. EPS cho biết nhà đầu tư được

hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này

càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao

hơn.

Tỷ số tăng trưởng bền vững =100% Lợi nhuận giữ lại

Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản (2009) của nhà xuất bản

thống kê thành phố Hồ Chí Minh, trang 99)

Tỉ số này cho biết tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có

thể đạt được nếu không thay đổi vốn chủ sở hữu, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đưa

ra quyết định trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận để lại của mình sao cho hợp lý, hiệu

quả.

1.3.3. Phân tích Dupont

Phương pháp này được lấy tên theo một nhà quản trị tài ch nh người Pháp.

Phương pháp Dupont là một phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiểu quả cao trong

phân tích tài chính b ng việc chia các tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có mối

quan hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Đây là

kỹ thuật mà các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để thấy được

tình hình tài chính và quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của doanh

nghiệp như thế nào. Kỹ thuật này dựa vào hai phương trình cơ bản sau:

+ Phương trình thứ nhất thể hiện mối liên hệ giữa doanh lợi tổng tài sản ROA,

doanh lợi doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản như sau:

ROA= Lợi nhuận sau thuế

= ( Lợi nhuận sau thuế

) ( Doanh thu thuần

)

Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản

Hay: ROA = ROSHiệu suất sử dụng tổng tài sản (SOA)

Thông qua phương trình này thì nhà quản lý sẽ thấy r ng ROA phụ thuộc vào hai

yếu tố đó là lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu và bình quân một đồng tài sản

tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua phương trình này thì sẽ giúp cho

20

nhà quản lý có cách để tăng ROA đó là: tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có được

hoặc tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

+ Phương trình thứ hai thể hiện mối quan hệ giữa doanh lợi vốn chủ sở hữu

(ROE) với doanh lợi doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số nhân vốn chủ sở

hữu theo phương trình sau:

ROE = ( Lợi nhuận sau thuế

) ( Doanh thu thuần

) ( Tổng tài sản

) Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

ROE = ROA Đòn bẩy tài chính (DFL)

ROE = ROS Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (SOA) Đòn bẩy tài chính

(DFL)

Dựa vào công thức trên, các nhà quản lý sẽ thấy được ba chỉ tiêu giúp tăng chỉ số

ROE như sau. Thứ nhất, tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; muốn làm điều này thì

phải có cách để quản lý chi phí, tiết kiệm chi ph , tăng doanh thu và đạt tốc độ tăng lợi

nhuận lớn lơn tốc độ tăng doanh thu. Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển tổng tài sản,

muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, dự trữ tài sản

hợp lý. Thứ ba, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp phải đảm bảo tốc

độ tăng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản. Đồng thời thông qua phân tích chỉ

số Dupont thì cổ đông sẽ thấy là có lợi hơn khi giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu và ngược lại.

Phân tích Dupont cho tỉ suất sinh lời TSNH

Ta có:

Tỷ suất sinh lời TSNH= Lợi nhuận sau thuế

= ( Lợi nhuận sau thuế

) ( Doanh thu thuần

) Tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn

Dựa vào công thức trên, ta có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn phụ

thuộc vào 2 yếu tố chính là TSNH và doanh thu thuần, 2 nhân tố này có mối quan hệ

đồng biến, nếu doanh thu thuần tăng đồng nghĩa với mức độ dự trữ tài sản ngắn hạn

cũng tăng theo và ngược lại, điều này sẽ dẫn đến tăng hệ số sinh lời của doanh nghiệp.

Nhờ phân tích này doanh nghiệp có thể cân b ng mối liên hệ giữa doanh thu, lợi nhuận

với TSNH trong doanh nghiệp sao cho đạt đến lợi ích tối đa mà doanh nghiệp mong

muốn.

1.3.4. Phân tích đòn bẩy

Đòn bẩy tài chính là một công cụ tài ch nh được nhiều doanh nghiệp trên thị

trường sử dụng nh m mục đ ch tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi doanh

nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thì lãi vay là một khoản chi phí cố định, do đó bất kỳ

sự thay đổi nào của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng ảnh hưởng đến tỉ suất lợi

Thang Long University Library

21

nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) đối với các

công ty cổ phần.

Để đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy tài ch nh đến ROE và EPS, người ta dùng

thước đo gọi là mức độ tác động của đòn bẩy tài ch nh hay đòn bẩy tài chính (Degree

of Financial Leverage – DFL) và độ bẩy của đòn bẩy hoạt động (Degree of Operating

Leverage – DOL)

Phân tích điểm hòa vốn:

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu b ng với tổng chi phí. Hay nói

cách khác tại điểm hòa vốn doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.

Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động mà doanh nghiệp hướng

tới nhưng việc phân t ch điểm hòa vốn sẽ chỉ ra các giải pháp cần thiết giúp doanh

nghiệp không bị thua lỗ, b ng phân t ch điểm hòa vốn sẽ chỉ ra doanh số bán tối thiểu

mà doanh nghiệp cần đạt được.

Ngoài ra phân t ch điểm hòa vốn còn cung cấp thông tin liên quan đến cách ứng

xử với các loại chi phí tại những mức tiêu thụ khác nhau. Giúp doanh nghiệp đưa ra

các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn.

Công thức tính điểm hòa vốn:

Q = FC

PO – VC

Trong đó:

Q: Sản lượng hòa vốn

FC: Chi phí cố định

VC: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm

PO: Giá bán sản phẩm

1.3.4.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động hay còn gọi là đòn bẩy kinh doanh được sủ dụng với mục

đ ch nh m sử dụng các tài sản có chi phí cố định thấp để tăng lợi nhuận trước lãi vay

và thuế hoặc tỷ suất sinh lời của tài sản.

Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng

của chi phí cố định trong tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định ở mức cao có nghĩa doanh

nghiệp đang có đòn bẩy hoạt động lớn và ngược lại. Như vậy, nếu doanh nghiệp có

đòn bẩy hoạt động cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh thu cũng tạo ra sự

thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay ở mức độ lớn hơn.

22

Độ bẩy của đòn bẩy hoạt động (DOL)

Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động tới tình hình tài chính của

doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy của đòn bẩy hoạt động đo lường mức độ thay

đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay do sự thay đổi của doanh thu bán hàng, độ bẩy có

thể thay đổi tại những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau.

DOL = EBIT + FC

EBIT

Hoặc:

DOL = Q(P-V)

Q(P-V) - F

Trong đó:

Q: Sản lượng tiêu thụ

P: Giá bán

V: Chi phí biến đổi

F: Chi phí cố định

Độ bẩy hoạt động cho ta thấy sự tác động của việc doanh thu thay đổi đến lợi

nhuận trước thuế và lãi vay. Nắm được độ bẩy hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra

được các chính sách doanh thu và chi phí sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nếu lợi

nhuận di chuyển càng xa điểm hòa vốn thì lợi nhuận hoạt động hoặc lỗ sẽ càng lớn,

ngược lại, độ bẩy hoạt động (DOL) càng nhỏ. Kiểm soát được độ bẩy hoạt động sẽ làm

giảm thiểu tối đa rủi ro khi doanh nghiệp có sự biến động về doanh thu và chi phí sản

xuất.

1.3.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là khái niệm để chỉ sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải

trả trong doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong những doanh nghiệp có các

khoản nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu và ngược lại.

Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ để thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng

vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Điều này phụ thuộc vào cơ

cấu tài chính của doanh nghiệp.

Do lãi vay không đổi trong khi sản lượng thay đổi, nên đòn bẩy tài chính sẽ rất

lớn trong những doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả cao. Những doanh nghiệp có

tỷ số nợ b ng 0 sẽ không có đòn bẩy tài ch nh. Như vậy trọng tâm của đòn bẩy tài

chính là tỷ số nợ. hi đòn bẩy tài chính ở mức cao thì chỉ cần một thay đổi nhỏ của lợi

nhuận trước thuế và lãi vay cững sẽ tác động lớn đến lợi nhuận sai thuế trên vốn chủ

sở hữu.

Thang Long University Library

23

Độ bẩy của đòn bẩy tài chính (DFL)

Để đo lường sức ảnh hưởng của đòn bẩy tài ch nh người ta dùng khái niệm độ

bẩy tài chính (DFL), giúp chúng ta đánh giá ch nh xác hơn về đòn bẩy tài ch nh. Độ

bẩy tài chính là một khái niệm mang t nh định lượng dùng để đo lường mức độ biến

động của thu nhập trên cổ phiếu thường (EPS) khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay

đổi (EBIT). Ngoài ra độ bẩy tài chính còn thể hiện khả năng khuếch đại thu nhập trên

cổ phiếu thường khi EBIT thay đổi.

DFL = % Thay đổi của EPS

% Thay đổi của EBIT

Hoặc:

DFL= EBIT

= (P-V)QO - F

EBIT-I (P-V)QO - F - I

1.3.4.3. Phân tích đòn bẩy tồng hợp

Đòn bẩy hoạt động hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi

phí biến đổi , nhưng đòng bẩy hoạt động chỉ tác động đến lợi nhuận trước thuế và lãi

vay bới tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy hoạt động

Ngược với đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ

không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố đinh và chi ph biến đổi của doanh nghiệp. Do

đó đòn bẩy tài ch nh tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy khi ảnh hưởng

của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thì đòn bẩy tài chính sẽ thay thế nh m khuếch đại

doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Do đó, ta có thể sử dụng kết hợp đờn

bẩy hoạt động và đòn bẩy tài ch nh thành đòn bẩy tổng hợp (DTL).

Công thức tính đòn bẩy tổng hợp (DLT)

DTL = DOL DFL

1.3.5. Phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nh m hiểu rõ

Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ

(Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh được Albert Humphrey phát triển

vào những năm 1960 – 1970 và là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học

Stanford của Mỹ thực hiện. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục

tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực

hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch

chiến lược, phân t ch SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao

giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố

luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp.

24

Điểm mạnh ( Strengths): Là những thế mạnh bên trong doanh nghiệp, mang

tính tích cực và giúp ích cho việc đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, là

lợi thế của doanh nghiệp, là điểm mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Điểm yếu ( Weaknesses): Là những vấn đề, những tác nhân, những hạn chế, yêu

kém bên trong còn tồn trong doanh nghiệp, những khó khăn gây cản trở mục tiêu đề ra

của doanh nghiệp.

Cơ hội ( Opportunities): Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp như: thị

trường kinh doanh, môi trường pháp luật, văn hóa, xã hội mang t nh t nh cực hoặc

có lợi trong việc đat đến mục tiêu của doanh nghiệp

Nguy cơ ( Threats): Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp mang tính tiêu

cực, cản trở việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nắm được nguy cơ sẽ giúp

doanh nghiệp có những phương án, đường lối, biện pháp cụ thể để có thể tránh được

những các nguy cơ cũng như rủi ro do các nguy cơ đó mang lại.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣờng đến đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh

hưởng đến các quyết định khác nhau về đầu tư vốn, tài trợ, cấp vốn... Tuy nhiên, phân

tích tài chính chỉ thật sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực, chính

xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh

nghiệp khác trong ngành. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính trong

doanh nghiệp được chia thành hai nhóm chính, nhân tố chủ quan và nhân tố khách

quan.

1.4.1. Nhân tố chủ quan

Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô của doanh nghiệp biểu hiện qua quy mô về

tài sản, nguồn nhân lực hay vốn chủ sở hữu cũng là một trong những nhân tố ảnh

hưởng đến việc phân tích tài chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn hơn trên thị

trường thường có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp nhỏ trong việc huy động

vốn, đảm bảo dòng tiền ổn định hơn giúp cho việc định hướng phân t ch được dễ dàng,

thuận lợi hơn.

Chính sách tài chính của doanh nghiệp: Các chính sách tài chính trong doanh

nghiệp về quyết định đầu tư, nguồn vốn, phân chia lợi nhuận, chi trả cho người lao

động góp phần đảm bảo hoạt động tài chính một cách trơn chu trong doanh nghiệp,

giúp nhà phân tích có thể nhìn nhận r ràng hơn về tình hình doanh nghiệp và đưa ra

quyết định tài chính phù hợp theo đúng định hướng phát triển của doanh nghiệp đề ra.

Thang Long University Library

25

1.4.2. Nhân tố khách quan

Nền kinh tế: Tài chính doanh nghiệp n m trong tổng thể nền tài chính. Do vậy,

bất kỳ biến động nhỏ nào của các thành phần trong nền kinh tế hoặc lĩnh vực kinh

doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp.Nền kinh tế có thể

tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngành hàng này

nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng

đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành

hàng như: Hoạt động ngoại thương, lạm phát, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, tốc độ

tăng trưởng kinh tế

Các chính sách vĩ mô của nhà nước: Những quy định chung của Nhà nước như

các khoản nộp thuế, các khoản nộp Nhà nước hay các quy định về hạch toán kế toán,

cách thức lập báo cáo tài ch nh hoăc các ch nh sách tài khóa, Sự thay đổi của hệ

thống pháp lý này có thể kéo theo sự thay đổi của các số liệu sử dụng phân tích.

26

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TATHONG VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về công ty TNHH TatHong Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Tên đơn vị: Công ty TNHH Tat Hong Việt Nam

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Ngành nghề đăng k kinh doanh:

+ Cho thuê và sửa chữa máy móc thiết bị chuyên dùng (loại siêu trường) phục vụ

các lĩnh vực xây dựng và sửa chữa máy móc thiết bị nêu trên

+ Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn,

quyền phân phối bán lẻ gắn với thành lập cơ sở bán lẻ máy móc thiết bị hiện đại

chuyên dùng (loại siêu trường, siêu trọng) phục vụ các lĩnh vực kinh doanh xây dựng

Tên giao dịch quốc tế: Tat Hong (Viet Nam) Company Limited

Tên viết tắt: Tat Hong Vietnam Co.,Ltd

Mã số thuế: 0303800157-001

Địa chỉ: Số 02 Đống Đa, Phường 02, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8) 34570710

Fax: (84.4) 34570709

Email: [email protected]

Website: tathong.com.vn

Vốn điều lệ : 300.000 USD (Ba trăm nghìn Đô la Mỹ) tương ứng với

4.735.000.000 đồng (Bốn tỷ bảy trăm ba mươi lăm triệu đồng) (Số liệu năm 2008)

Thời gian hoạt động của công ty là 20 năm theo giấy phép đầu tư số 636/GP-

HCM ngày 11 tháng 05 năm 2004 do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp

và đăng k lại theo Giấy chứng nhận đầu tư số 411043000683 ngày 15 tháng 07 năm

2008, thay đổi lần thứ 1 vào ngày 30 tháng 11 năm 2010.

Quá trình hình thành và phát triển:

Được thành lập vào tháng 07 năm 2004, Tat Hong Việt Nam là thành viên của

tập đoàn Tat Hong Holdings-Singapore, tập đoàn nổi tiếng thế giới chuyên cung cấp

cần cẩu, thiết bị nâng hạ, máy xây dựng và khai thác mỏ.

Năm 2004 là dấu mốc quan trọng khi Tat Hong Việt Nam được chỉ định là nhà

cung cấp độc quyền thiết bị xây dựng & khai thác mỏ HITACHI, cần cẩu HITACHI

Thang Long University Library

27

SUMITOMO, KATO, TADANO, Link Belt và khoan cọc nhồi IMT – ITALY tại Việt

Nam.

Với một trụ sở ban đầu tại số 2, Đống Đa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Ch

Minh, Tat Hong Việt Nam ngày càng phát triển và mở rộng mạng lưới văn phòng trên

toàn quốc.

Ngày 12/5/2008, chi nhánh Quảng Ninh được thành lập, với cơ sở khang trang bề

thế tại vị tr trung tâm của vùng đất mỏ, đánh dấu sự hiện diện của Tat Hong Việt Nam

và thương hiệu máy xây dựng Hitachi tại vùng kinh tế phát triển năng động bậc nhất

của cả nước.

Năm 2008 cũng chứng kiến một sự kiện đáng nhớ, ngày 11 tháng 11, Tat Hong

Việt Nam mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, đây là một bước ngoặt quan trọng trong

chiến lược của công ty, tập trung phát triển kinh doanh ra miền Bắc.

Tiếp đó, trung tâm kĩ thuật & bảo hành Đông Anh, trung tâm dịch vụ khách hàng

Lào Cai, trung tâm dịch vụ khách hàng Bình Dương cũng dần được mở ra, góp phần

mang tới cho khách hàng chất lượng dịch vụ tối ưu.

Có thể nói từ một công ty nhỏ, Tat Hong đã không ngừng phát triển để trở thành

nhà cung cấp máy công trình uy t n, đóng vai trò chiến lược trong việc định hình máy

xây dựng Hitachi tại Việt Nam, có sức phát triển lan tỏa và nhận được sư ủng hộ mạnh

mẽ của khác hàng.

Điều đó có được là do công ty luôn cam kết:

+ Cung cấp các dòng sản phẩm máy mỏ, máy công trình Hitachi hiện đại, hiệu

quả và bền bỉ.

+ Cung cấp phụ tùng Hitachi ch nh hãng với chất lượng vượt trội để đảm bảo

tuổi thọ và năng suất của thiết bị.

+ Cung cấp dịch vụ hậu mãi, bảo hành sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn của hãng

Hitachi.

Trong tương lai, công ty định hướng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ,

luôn cẩn trọng, giữ vững chứ t n và luôn thực hiên phương châm lấy sự hài lòng của

khách hàng làm thước đo cho sự phát triển của công ty.

28

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TatHong Viet Nam

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TatHong Việt Nam

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Chủ tịch

Chủ tịch là người quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt

động kinh doanh của đơn vị.

Là người có quyết định chiến lược, đề ra kế hoạch phát triển trung hạn và kế

hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty và nắm giữ giải pháp phát triển thị trường,

tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác

có giá trị b ng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sán được ghi trong báo cáo tài chính

gần nhất của Công ty. Quyết định trong việc tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển

nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

Giá đốc

Giám đốc là người đứng đầu của công ty trên phương diện pháp luật, có quyền

quản l và điều hành những hoạt động thường ngày của công ty, dưới sự giám sát của

chủ tịch trước quyền và nhiệm vụ được giao.

Phòng kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh của phòng, báo cáo phân tích kết quả kinh doanh của

công ty, tiến hành phân tích thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng, tiếp cận các

khách hàng tiềm năng, phân t ch các đối thủ cạnh tranh.

Chủ tịch

Giá đốc

Phòng kinh

doanh

Phòng tiếp thị sản

phẩ & Chă

sóc khách hàng

Phòng dịch vụ kỹ thuật

Phòng Tài chính - Kế

toán

Phòng Hành

chính - Nhân sự

Thang Long University Library

29

Phòng tiếp thị sản phẩ & Chă sóc khách hàng

Nghiên cứu và tiếp thị thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng, là

cầu nối giữa các sản phẩm của công ty với khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và đưa ra

các dự báo về tình hình doanh thu của công ty. Khảo sát tâm lý, hành vi của khách

hàng.

Phòng dịch vụ kỹ thuật

Thực hiện các dịch vụ lắp đặt, kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị

nặng, tư vấn cho khách hàng về những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm nh m đảm bảo

khách hàng có thể tìm được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu.

Phòng tài chính – kế toán

Phòng tài chính – kế toán chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động thu chi tài

ch nh phát sinh trong công ty, đảm bảo được đầy đủ các chi phí giúp công ty hoạt động

như: Đầu tư tài sản cố định, trả lương, trả thưởng cho nhân viên Lưu trữ đầy đủ,

chính xác các giấu tờ hợp pháp liên quan đến hoạt động thu – chi trong công ty.

Phòng hành chính – nhân sự

Phòng hành chính nhân sự có chức năng hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý

nhân sự của công ty. Sắp xếp, giải quyết vấn đề nhân sự của các phòng ban, ký kết và

quản lý hợp đồng lao động, phân công công việc sao cho bộ máy nhân sự hoạt động

với năng suất tối đa, hiệu quả. đồng thời quản lý công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đào

tạo nhân viên nghiệp vụ, thay thế nhân viên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, nghỉ mất

sức.

Nhận xét chung: Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế khá linh hoạt và gọn

nhẹ, mỗi phòng ban được phân chia trách nhiệm r ràng nhưng lại liên kết với nhau

như những mắt xích không thể tách rời đảm được hiệu suất công việc của nguồn nhân

lực trong công ty ở mức tối đa nh m hướng tới mục tiêu chung trong quá trình phát

triển của công ty.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH TatHong Việt Nam

2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.2.1.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

a) Phân tích biến động tài sản

Nhìn vào bảng số liệu 2.1, có thể phần nào khái quát được về tình hình tài sản

của công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2012-2014, trong

cả 3 năm công ty đều sử dụng chiến lược quản lý vốn thận trọng (TSNH > TSDN) và

mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn qua từng năm không thay đổi

30

nhiều. Với việc áp dụng chính sách quản lý vốn thận trọng, công ty sẵn sàng cấp tín

dụng cho khách hàng cũng như dự trữ một lượng hàng tồn kho đủ lớn để đáp ứng kịp

thời nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chính sách này khiến Công ty luôn phải đối

mặt với các gánh nặng chi ph như chi ph cơ hội của tiền, chi ph lưu kho, chi ph

thu hồi nợ

Bảng 2.1. Quy và cơ cấu tài sản của c ng ty giai đoạn 2012-2014

Khoản mục

Nă 2012 Nă 2013 Nă 2014

Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng

(%) Số tiền (VNĐ)

Tỷ trọng

(%) Số tiền (VNĐ)

Tỷ trọng

(%)

Tài sản ngắn

hạn 11.293.574.047 68,56 11.792.977.709 70,30 11.057.047.403 69,78

Tài sản dài

hạn 5.178.347.802 31,44 4.982.888.042 29,70 4.787.428.282 30,22

Tổng tài sản 16.471.921.849 100 16.775.865.751 100 15.844.475.685 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Nhìn chung, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm phần lớn trong

tổng tài sản do nhu cầu dự trữ hàng tồn kho của công ty cao. Đồng thời chi nhánh ở Hà

Nội chưa đầu tư TSCĐ nhiều nên cơ cấu tài sản khá ổn định qua các năm. Tuy vậy, tài

sản ngắn hạn và dài hạn của công ty đều có sự biến động. Để tìm hiều sự biến động

này phân tích cụ thể như sau:

Trước hết tác giả đi sâu vào phân t ch biến động của TSNH

Tài sản ngắn hạn

Qua bảng số liệu bảng 2.2, cho thấy tình hình tài sản ngắn hạn của công ty

TNHH TatHong Việt Nam, chi nhánh Hà Nội, giai đoạn 2012-2014 ta có thể đưa ra

những nhận xét sau:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH TatHong Việt Nam, chi

nhánh Hà Nội năm 2013 có xu hướng giảm mạnh 316,1 triệu đồng, tương ứng với mức

giảm 52,88% so với năm 2012. Việc giảm một lượng lớn tiền mặt như vậy là một

trong những động thái của công ty nh m đối phó với tình hình lạm phát leo thang

trong thời kỳ 2012-2013. Song nguyên nhân chính là do công ty dùng tiền dự trữ để

gia tăng lượng hàng hóa dự trữ trong kho nh m phục vụ nhu cầu thị trường khiến tiền

chi trả cho nhà cung cấp tăng lên. Tuy nhiên công ty đã nới lỏng ch nh sách đối với

các khoản phải thu khách hàng trong thời kỳ này nh m tạo đà cho hoạt động kinh

doanh khiến cho lượng tiền thu được về trong kỳ giảm đi đáng kể. Đồng thời, năm

2013, công ty nhận được nguồn vốn vay t hơn kéo theo lãi vay phải trả cũng giảm đi.

Thang Long University Library

31

Từ đó lượng tiền dự trữ của công ty giảm một cách rõ rệt. Việc giảm dự trữ tiền sẽ

giúp công ty tránh rủi ro lạm phát của kinh tế vĩ mô cũng như thể hiện công ty đang

tận dụng nguồn tiền sẵn có để duy trì và đầu tư hoạt động. Song dự trữ lượng tiền mặt

quá t cũng đem đến nhiều rủi ro đặc biệt khả năng thanh toán tức thời khi phát sinh

nhu cầu mua sắm, chi tiêu cấp bách. Vì vậy, công ty cần cân nhắc mức dự trữ tiền hợp

l để vừa thúc đẩy hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.

Sang đến năm 2014, lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền của công ty lại

có sự biến động mạnh, tăng 892,56 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 316,92% là do

nền kinh tế thời kỳ này đã có những dấu hiệu phục hồi, lạm phát ở mức có thể kiểm

soát, tình hình kinh doanh đã ổn định hơn, công ty đang có những chuyển biến khả

quan nên đã dự trữ nhiều tiền mặt hơn nh m đảm bảo năng lực, cũng như tiềm lực tài

chính của mình. Đồng thời, nhờ các ch nh sách thúc đẩy bán và quảng bá hình ảnh như

tham gia các triển lãm, hội chợ, hội thảo liên quan ngành, thương hiệu công ty được

biết đến rộng rãi hơn, nhiều bạn hàng tìm đến và hợp tác. Do vậy, doanh thu cũng như

tiền thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên đáng kể. Theo đó, lượng

tiền chi trả cho nhà cung cấp cũng tăng lên song tương ứng với nhu cầu và công ty

không gia tăng hàng tồn kho nên lượng tiền thu về vẫn lớn hơn lượng tiền chi ra khá

lớn. Việc dự trữ tiền mặt ở mức cao sẽ giúp công ty đảm bảo khả năng chi trả bất

thường song cũng có thể sẽ khiến công ty không nắm được các cơ hội đầu tư, tăng khả

năng sinh lời cho công ty và có thể mất giá đồng tiền trong thời kỳ lạm phát. Để có thể

đưa ra mức dự trữ lượng tiền mặt tối ưu, công ty cần có những phân tích dựa trên

lượng hàng nhập từ nhà cung cấp cũng như nhu cầu thực tế của thị trường.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng 746,66 triệu đồng tương ứng với mức

tăng 23,83% so với năm 2012, con số này giảm 23,56% tương ứng với mức giảm

914,37 triệu đồng vào năm 2014. Sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn của

công ty phụ thuộc vào các yếu tố như: Phải thu khách hàng, hàng tồn kho và các loại

tài sản ngắn hạn khác.

Phải thu khách hàng trong giai đoạn 2012-2014 có biên độ dao động đáng kể,

phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn

hạn của công ty. Năm 2013, phải thu khách hàng tăng 23,9% so với năm 2012, tương

ứng với 746,66 triệu đồng. Nguyên nhân của mức tăng này là do trong thời kỳ 2012-

2013, công ty đã có những biện pháp nh m nới lỏng chính sách tín dụng b ng cách

giãn thời gian thanh toán tiền hàng cho khách hàng hơn.Cụ thể năm 2012 số ngày thu

nợ trung bình đối với dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị, bảo trì, bảo dưỡng... của

công ty là 30 ngày thì năm 2013 tăng lên là 35 ngày. Đối với hoạt động tiêu thụ sản

32

phẩm là các máy cẩu, máy xúc, xe tải, xe ben... thời gian thu nợ nới lỏng cho khách

hàng từ 120 ngày năm 2013 lên đến 150 ngày năm 2014 nh m thu hút các bạn hàng,

thúc đẩy doanh số vì nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong thời kỳ

này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự thoát khỏi cái bóng của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tuy nhiên những khoản vốn chưa thu hồi được của

khách hàng sẽ trở thành những khoản vốn chết tạm thời, công ty sẽ không thể dùng

khoản vốn đó để tái đầu tư một cách có hiệu quả nhất và buộc phải đi huy động nguồn

vốn khác để bù đắp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng chi ph tài

chính và áp lực về huy động vốn của công ty. Đến năm 2014, phải thu khách hàng của

công ty đã có xu hướng giảm, cụ thể giảm 914,36 triệu tương ứng với 23,62% so với

năm 2013. Tại giai đoạn này, khi mà nền kinh tế đã có những điểm sáng, cũng như

những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, doanh số bán hàng cũng trên đà phục hồi trở lại, công

ty lại thắt chặt hơn trong ch nh sách kiểm soát các khoản phải thu xuống mức gần

tương đương với năm 2012 nh m giảm thiểu chi phí quản lý các khoản phải thu cũng

như rủi ro do nợ xấu có thể mang lại cho công ty. Các khoản phải thu từ kỳ trước được

công ty tận thu đáng kể. Hơn nữa, với các hợp đồng thầu ký kết được, đặc biệt các hợp

đồng với các cơ quan Nhà nước, nhận thấy thời gian nghiệm thu cũng như thủ tục tất

toán khá rườm ra nên công ty quyết định rút ngắn thời gian thanh toán cho khách hàng.

Cụ thể đối với dự án khai thác mỏ đá tại Bản Cầm, Lào Cai, công ty ký hợp đồng với

điều kiện thanh toán trong vòng 75 ngày kể từ ngày bàn giao máy móc, thiết bị. Đối

với dự án mở rộng nhà máy Thủy điện Mường Hun của Ban quản lý Thủy điện Mường

Hun, Bát Xát, Lào Cai, công ty cũng chỉ cho phép khách hàng thanh toán trong vòng

65 ngày kể từ ngày bàn giao. Như vậy, công ty đang nỗ lực thu hồi cũng như tránh

phát sinh các nguồn vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng nh m giảm thời gian thu nợ,

hay giảm rủi ro thu hồi đồng thời tránh tình trạng không có hoặc thiếu nguồn tiền khi

có cơ hội đầu tư..

Các khoản thu khác đến từ giá trị tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản vay, cho

mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời và không lấy lãi Các khoản phải thu

khác của công ty trong thời kỳ từ 2012-2014 không có sự biến động, luôn giữ ở mức

9.238.517 đồng.

Hàng tồn kho tại thời kỳ 2012-2013, hàng tồn kho của công ty tăng nhẹ 2,37%

tương ứng với mức tăng 161,88 triệu, do thời kỳ này hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp bị trì trệ dưới tác động của khủng hoảng kinh tế đồng thời công ty

cũng dự trữ nhiều hàng hơn sau những kế hoạch marketing như hội nghị, hội thảo ra

mắt sản phẩm mới, hay tham gia hội chợ triển lãm về vật liệu, máy móc, thiết bị xây

dựng... để thu hút khách hàng. Qua đó, nhận được rất nhiều sự quan tâm của các

Thang Long University Library

33

khách mời trong chương trình, công ty tiến hành gia tăng lượng hàng hóa nhập về

lưu kho ở Đông Anh nhiều hơn kéo theo các khoản chi ph lưu kho của công ty tăng

lên như chi ph nhân viên quản l kho, chi ph thuê mặt b ng lớn chứa máy móc, chi

ph xây dựng kho bãi để tránh máy móc, thiết bị bị hao mòn... Sang đến năm 2014,

đi cùng với mức tăng trưởng và phục hồi của hoạt động kinh doanh, b ng chứng là

trong thời kỳ 2013-2014 doanh thu thuần đã tăng mạnh, vì vậy lượng hàng tồn kho

của công ty đã giảm đi đáng kể với mức giảm 13,44% tương ứng với 912,75 triệu

đồng so với năm 2013. Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ năm 2013, công ty không

dự trữ hàng tồn kho nhiều cũng như thực hiện việc đặt hàng, đặt cọc của các khách

hàng rồi mới nhập hàng hóa về tránh rủi ro ứ đọng hàng tồn kho. Tuy nhiên, việc

lưu trữ hàng tồn kho khá thấp như vậy cũng đem lại nhiều khó khăn cho công ty.

Nếu khách hàng đặt đơn hàng lớn hoặc nhiều khách hàng đặt hàng cùng lúc, công ty

sẽ không có đủ hàng hóa để cung cấp ngay cho khách hàng. Điều này sẽ khiến

khách hàng phải đi tìm nhà cung ứng khác và công ty sẽ không giữ được đơn hàng

này cũng như không giữ được sự t n nhiệm. Do vậy, công ty cần có những phân t ch

kỹ lưỡng, cụ thể hơn về nhu cầu của khách hàng để đưa ra mức dự trữ lượng hàng

trong kho tối ưu nhất.

Tài sản ngắn hạn khác bao gồm các khoản chi phí công tác của nhân viên, chi

phí giao dịch với khách hàng, chi phí trả trước ngắn hạn. Trong khoảng thời gian từ

2012-2013, tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ với mức giảm 12,83% tương ứng với

93,04 triệu đồng. Do thời kỳ này hoạt động kinh doanh trùng xuống dưới tác động của

khủng hoảng kinh tế, công ty không ký kết được nhiều hợp đồng nên các khoản chi

cho công tác, giao dịch với khách hàng cũng giảm theo. Sang đến năm 2014, do tình

hình kinh doanh có chiều hướng tiến triển tốt, các khoản phải thu khác của công ty

tăng 31,41% so với năm 2013 tương ứng với 198,62 triệu đồng, nguyên nhân của sự

tang này là do công ty cần chi trả nhiều hơn cho các khoản phí công tác, tiếp khách

hàng để thúc đẩy đà tăng trưởng của hoạt động kinh doanh phù hợp với sự phục hồi

của nền kinh tế.

Tóm lại:

Biến động về tài sản ngắn hạn của công ty TNHH TatHong Việt Nam trong thời

kỳ từ 2012 đến 2014 có sự thay đổi khá rõ rệt, nguyên nhân chính tác động trực tiếp

đến sự thay đổi của tài sản ngắn hạn của công ty là do sự chuyển dịch của tiền và các

khoản tương đương tiền, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.

Lượng tiền dự trữ tăng lên đáng kể là nhờ thu hồi nợ phải thu của khách hàng đồng

thời giảm thiểu đầu tư hàng tồn kho. Với những biến động đó, công ty vừa tạo được lợi

thế song cũng gặp nhiều rủi ro. Do vậy, công ty cần cân bằng các khoản mục trong tài

34

sản ngắn hạn nhằm tối ưu khả năng thanh toán, khả năng sẵn sàng cung ứng hàng

hóa cũng như thu hút các khách hàng.

Bảng 2.2. Tình hình tài sản ngắn hạn của công ty TNHH TatHong Việt Nam

giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Sau khi xem xét sơ lược về tình hình biến động của TSNH, khóa luận đi sâu vào

phân tích biến động của TSDH.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là một trong những bộ phận cấu thành nên tổng tài sản trong

doanh nghiệp. Tài sản dài hạn trong doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định hữu hình,

tài sản cố định vô hình, các khoản đầu tư tài ch nh dài hạn, chi phí xây dựng dở dang.

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài sản dài hạn của công ty TNHH TatHong

Việt Nam, ta có thể đến với những phân t ch dưới đây trong giai đoạn từ 2012 đến

2014.

Chỉ tiêu

Nă Chênh ệch

2012-2013

Chênh ệch

2013-2014

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Tuyệt đối

(Triệu)

Tương

đối

(%)

Tuyệt đối

(Triệu)

Tương

đối

(%)

A. TSNH 11.293,57 11.792,98 11.057,05 499,41 4,42 (735,93) (6,24)

I. Tiền và các

khoản tƣơng

đƣơng tiền

597,73 281,63 1.174,19 (316,1) (52,88) 892,56 316,92

III. Các khoản

phải thu ngắn

hạn

3.133,86 3.880,52 2.966,15 746,66 23,83 (914,37) (23.56)

1. Phải thu

khách hàng 3.124,62 3.871,28 2.956,92 746,66 23,90 (914.36) (23,62)

5. Các khoản

phải thu khác 9,24 9,24 9,24 0 0 0 0

IV. Hàng tồn

kho 6.836,59 6.998,47 6.085,72 161,88 2,37 (912,75) (13,44)

V. TSNH khác 725,40 632,36 830,98 (93,04) (12,83) 198,62 31,41

Thang Long University Library

35

Tài sản dài hạn công ty có được tạo thành bởi tài sản cố định. Tài sản cố định của

công ty trong thời kỳ 2012 đến 2014 đều có xu hướng giảm, cụ thể trong năm 2013 và

2014 tài sản cố định đều giảm 195,46 triệu đồng tương ứng với mức giảm lần lượt

3,77% và 3,92%. Mức giảm này của tài sản cố định là do sự giảm của hao mòn lũy kế

tài sản cố định qua từng năm. Trong khi đó nguyên giá tài sản cố định của công ty

trong cả 3 năm đều không đổi, vẫn giữ ở mức 6266,88 triệu đồng, điều này chứng tỏ

vào thời kỳ 2012-2014 công ty không đầu tư thêm bất kỳ khoản nào cho tài sản cố

định. Điều này dễ hiểu với một doanh nghiệp thương mại như công ty TNHH TatHong

Việt Nam, tuy nhiên việc không đầu tư thêm vào tài sản cố định sẽ là rào cản cho việc

mở rộng cũng như phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi mà

các công nghệ, phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý doanh nghiệp ngày càng hiện đại

hơn sẽ dẫn công ty có khả năng tụt hậu về công nghệ cũng như ảnh hường đến sự phát

triển và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong dài hạn.

Tóm lại:

Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, công ty không có biến động

nhiều về tài sản dài hạn, sự thay đổi của tài sản dài hạn chỉ đến từ việc tăng lên của

khấu hao lũy kế qua từng năm. Nếu muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

được mở rộng, phát triển lâu dài và bền vững hơn, trong tương lai, công ty cần cân

nhắc đầu tư thêm vào tài sản cố định, thay thế đổi mới công nghệ để phù hợp với tình

hình phát triển của mình cũng như bắt kịp đà tăng trưởng của các doanh nghiệp khác

cùng ngành.

Bảng 2.3. Tình hình tài sản dài hạn của công ty TNHH TatHong Việt Nam

giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Nă

2012

2013

2014

Chênh ệch

2012 – 2013

Chênh ệch

2013 – 2014

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối

(%)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối

(%)

B. TÀI SẢN DÀI

HẠN 5.178,35 4.982,89 4.787,43 (195,46) (3,77) (195,46) (3,92)

I. Tài sản cố định 5.178,35 4.982,89 4.787,43 (195,46) (3,77) (195,46) (3,92)

1. Nguyên giá 6.266,88 6.266,88 6.266,88 - - - -

36

2. Giá trị hao mòn

lũy kế (1.088,54) (1.284,0) (1.479,46) (195,46) 17,96 (195,46) 15,22

IV. Tài sản dài

hạn khác - - - - - - -

2. Tài sản dài hạn

khác - - - - - - -

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Thang Long University Library

37

b) Phân tích biến động nguồn vốn

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH TatHong Việt Na giai đoạn

2012 - 2014

(Nguồn: Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tài chính)

Biểu đồ trên thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012 – 2014. Qua

đó, ta thấy tỷ trọng nợ phải trả luôn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn mặc dù đang

có xu hướng giảm dần từ 65,47% năm 2012 xuống 63,80% vào năm 2013 và sang

đến năm 2014 giảm còn 57,31%. Cùng với sự suy giảm của vốn chủ sở hữu, tỉ suất tự

tài trợ (hay tỉ trọng vốn chủ sở hữu) vẫn có sự gia tăng qua các năm, cụ thể: từ 34,53%

năm 2012 lên thành 36,20% năm 2013 và sang đến năm 2014 thành 42,69%. Lợi ích

từ việc tăng vốn chủ sở hữu có ưu điểm là không phải chịu chi trả lãi, có độ ổn định

cao giúp Công ty có những kế hoạch phát triển cho lâu dài, mặt khác nguồn vốn chủ

sở hữu, tuy chi ph sử dụng vốn cao hơn nhưng nó đảm bảo được khả năng tự chủ về

mặt tài ch nh, giảm rủi ro tài ch nh. Vì vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc cơ cấu

giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý để vừa đảm bảo an toàn về mặt tài

ch nh đồng thời tăng được lợi ch cho chủ sở hữu

Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm Nợ phải trả và VCSH, trước tiên, tác giả

đi sâu vào phân t ch sự thay đổi trong Nợ phải trả của Công ty.

Nợ phải trả của Công ty trong giai đoạn từ 2012 đến 2014 chủ yếu đến từ sự biến

động của các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể:

Nợ ngắn hạn của công ty TNHH TatHong Việt Nam trong khoảng thời gian từ

2012 đến 2014 có sự biến động mạnh, đặc biệt là vào thời kỳ 2013 - 2014. Nợ ngắn

65.47% 63.80% 57.31%

34.53% 36.20% 42.69%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

38

hạn trong năm 2013 giảm nhẹ khoảng 0,91% so với năm 2012, tương ứng với mức

giảm 80,34 triệu đồng. Sang đến năm 2014, con số này giảm mạnh 1.621,26 triệu đồng

tương ứng với mức giảm 16,83% so với năm 2013. Nguyên nhân của chính khiến cho

các khoản nợ ngắn hạn của Công ty giảm mạnh vào thời kỳ 2013 - 2014 là do thời kỳ

này công ty đã chi trả nhiều hơn cho các khoản nợ, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp

nh m tăng uy t n, tạo sự tin cậy cũng như thắt chặt hơn mối quan hệ với các nhà cung

cấp. Đổi lại, công ty sẽ mất đi một lượng lớn nguồn vốn có thể chiếm dụng được từ

nhà cung cấp có thể dùng cho việc mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh. Vì vậy,

trong thời gian tối công ty cần có những biện pháp cụ thể nh m cân đối các khoản nợ

phải trả này sao cho không ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đối với nhà cung cấp

cũng như có đủ vốn để tạo đà thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Nợ ngắn hạn

của công ty bao gồm:

Thứ nhất, vay ngắn hạn:Năm 2013, các khoản vay ngắn hạn của Công ty tăng

277,89 triệu đồng, tương ứng với 7,55% so với năm 2012. Sở dĩ có sự gia tăng như

vậy là do công ty tiếp tục huy động vốn b ng hình thức đi vay song lượng vốn vay

tăng thêm không nhiều b ng năm 2012, đồng thời công ty cũng trả được một phần nợ

gốc vay nên khoản vay ngắn hạn chỉ tăng 277,89 triệu đồng. Sang đến năm 2014, các

khoản vay ngắn hạn tăng mạnh 2.147,95 triệu đồng, tương ứng với 54,27%. Nguyên

nhân của việc các khoản vay ngắn hạn tăng mạnh vào thời kỳ 2013 - 2014 là do trong

thời gian này, công ty phải chi trả khá nhiều cho nhà cung cấp bởi nhập hàng hóa

nhiều phục vụ nhu cầu khách hàng. Trong khi tiền hàng của khách hàng chưa thu

được, công ty phái gia tăng vay ngắn hạn để có đủ lượng vốn nh m thanh toán đủ tiền

hàng cho nhà cung cấp. Đồng thời, các khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp đến

hạn thanh toán nên công ty lựa chọn phương thức huy động vốn b ng vay nợ ngắn hạn

để tiếp tục đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Việc gia tăng của các khoản vay ngắn

hạn sẽ khiến công ty phải chịu chi phí lãi vay nặng nề hơn do chiếm dụng vốn từ nhà

cung cấp ít chịu chi phí nếu thanh toán trong thời hạn cho phép trong khi chiếm dụng

vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng phải chịu mức lãi suất cao hơn. Đồng thời,

công ty đang cho thấy sự phụ thuộc khá nhiều vào nền tài chính bên ngoài, tức là khả

năng độc lập về tài ch nh đang kém đi. Tuy nhiên, chi ph lãi vay này sẽ giúp công ty

giảm thuế TNDN nhờ tấm lá chắn thuế. Trong tương lai, công ty cần có những biện

pháp nh m đảm bảo tính an toàn cho các khoản nợ ngắn hạn của mình, đối mặt với áp

lực thanh toán trong ngắn hạn đồng thời cân đối lại lãi vay do các khoản nợ này mang

lại.

Tiếp đến là phải trả người bán từ năm 2012 sang 2013 đã giảm 358,22 triệu

đồng, tương ứng với 7,02%. Công ty giữ vững chính sách chiếm dụng nhiều vốn của

Thang Long University Library

39

nhà cung cấp vì trước đó Công ty hoạt động hiệu quả, có uy tín cao trên thị trường.

Điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty, hưởng tín dụng thương mại nghĩa là

Công ty đang gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà với chi phí thấp. Tuy nhiên,

công ty không lạm dụng khoản vốn chiếm dụng này mà vẫn tiến hành thanh toán cho

nhà cung cấp đều đặn và chủ động giảm thiểu vào cuối kỳ, tránh ứ đọng nợ sang kỳ

sau. Đến năm 2014 phải trả người bán đặc biệt giảm mạnh với mức 79,45% tương

đương với 3.769,20 triệu đồng. Năm 2014, hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt,

lượng tiền thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tương đối lớn nên dư thừa lượng

tiền mặt. Do đó, để tránh vốn nhàn rỗi quá nhiều, công ty đã sử dụng thanh toán nợ

phải trả cho các nhà cung cấp trước khi đến hạn nh m gia tăng uy t n với các đối tác.

Việc giảm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp khiến uy tín của công ty không bị ảnh

hưởng nhưng lại không tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng linh hoạt, chi phí thấp,

không cần tài sản thế chấp này.

Ngoài các khoản nợ ngắn hạn, công ty còn sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho tài

sản của doanh nghiệp, trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2014 các khoản vay dài hạn

của công ty TNHH TatHong Việt Nam đều ở mức 2.000.000.000 đồng. Đây là khoản

tiền Công ty vay dài hạn từ Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) để bổ sung

thêm cho vốn lưu động và quỹ tiền mặt của Công ty, giúp Công ty đảm bảo hơn khả

năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

Vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng 2.4, ta có thể thấy từ năm 2012 – 2014, vốn chủ

sở hữu nhìn chung có dấu hiệu tăng dần. Yếu tố chủ yếu làm thay đổi vốn chủ sở hữu

của Công ty là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong năm 2013, Công ty gặp nhiều

khó khăn, song hoạt động kinh doanh vẫn có lãi dẫn đến lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối tăng đáng kể 55,77% tương ứng 384,28 triệu đồng so với năm 2012, khiến cho

vốn chủ sở hữu gia tăng trong năm 2013. Đến năm 2014, tình hình kinh doanh của

công ty tăng trưởng rõ rệt thể hiện ở lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 64,27%

tương ứng mức tăng 689,87 triệu đồng so với năm trước. Công ty tiếp tục giữ lại lợi

nhuận này nh m gia tăng vốn chủ sở hữu lên 11,36%, phục vụ nhu cầu hoạt động kinh

doanh cũng như gia tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Nhìn

chung tỷ trọng của vốn chủ sở hữu thấp đã khiến cho mặt tự chủ về tài chính của Công

ty trong giai đoạn này là không cao, việc này làm cho rủi ro thanh toán các khoản nợ

đến hạn của Công ty là tương đối lớn. Vốn chủ sở hữu thấp cũng làm cho lượng lợi

nhuận để lại hàng năm của Công ty không đủ để duy trì tỷ lệ vốn đầu tư của chủ sở

hữu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng trưởng quy mô sản xuất kinh doanh của

Công ty. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, việc chiếm dụng vốn của các Công ty khác

và nâng cao tỷ trọng nợ cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên Công ty cần phải thận trọng

40

hơn đối với những quyết định của mình, tránh trường hợp mất tự chủ tài chính hay hơn

nữa, dẫn đến giải thể và phá sản.Vốn đầu tư của chủ sở hữu cả 3 năm đều giữ ở mức

5.000.000.000 đồng, do cổ đông không tăng vốn góp cũng như không có cổ đông mới

tham gia vào công ty. Ngoài vốn đầu tư của chủ sở hữu, ta thấy vốn chủ sở hữu của

Công ty chỉ có thêm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, đây là khoản duy nhất là tăng

vốn chủ sở hữu của Công ty do Công ty là Công ty mới nên chưa có các khoản mục

đầu tư bên ngoài và cũng chưa thiết lập các quỹ dự phòng tài chính.

Bảng 2.4. Tình hình nguồn vốn tại c ng ty TNHH TatHong Việt Na giai đoạn

2012 – 2014

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Nă

2012

2013

2014

Chênh ệch

2012 - 2013

Chênh ệch

2013 – 2014

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%)

A - NỢ PHẢI

TRẢ 10.782,87 10.702,53 9.081,27 (80,34) (0,75) (1.621,26) (15,15)

I. Nợ ngắn hạn 8.782,87 8.702,53 7.081,27 (80,34) (0,91) (1.621,26) (16,83)

1.Vay ngắn hạn 3.680,27 3.958,15 6.106.10 277,89 7,55 2147,95 54,27

2.Phải trả cho

người bán 5.102,60 4.744,38 9.75.17 (358,22) (7,02) (3.769,20) (79,45)

3.Người mua trả

tiền trước - - - - - - -

II. Nợ dài hạn 2.000 2.000 2.000 - - - -

1. Vay và nợ dài

hạn 2.000 2.000 2.000 - - - -

B - VỐN CHỦ SỞ

HỮU 5.689,06 6.073,34 6.763,20 384,28 6,75 689,87 11,36

I. Vốn chủ sở hữu 5.689,06 6.073,34 6.763,20 384,28 6,75 689,87 11,36

1. Vốn đầu tư của

chủ sở hữu 5.000 5.000 5.000 - - - -

7. Lợi nhuận sau

thuế chưa phân

phối

689,06 1.073,34 1.763,20 384.28 6,75 689,87 11,36

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Thang Long University Library

41

c) Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Để hiểu đánh giá một cách toàn diện về tình hình Tài sản – Nguồn vốn tại Công

ty TNHH TatHong Việt Nam, ngoài việc xem xét tình hình Tài sản – Nguồn vốn của

Công ty, ta còn đi xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty

trong giai đoạn 2012 – 2014.

Biểu đồ 2.2. Mô hình tài trợ vốn của công ty TNHH TatHong Việt Na giai đoạn

2012 - 2014

(Nguồn: Số liệu được tính dựa trên số liệu của báo cáo tài chính)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy được mô hình tài trợ vốn trong 3 năm không

có nhiều sự thay đổi, trong cả 3 năm công ty đều sử dụng chính sách quản lý vốn thận

trọng, tức là dùng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn nh m

tránh tối đa rủi ro cũng như luôn đảm bảo được khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2014 có thể thấy nguồn vốn dài hạn của Công ty

vẫn đang có xu tăng, từ 39,31% vào năm 2012 lên 41,10% tại 2013 và tiếp tục tăng

đến 48,85% tại năm 2014. Sở dĩ nguồn vốn dài hạn của công ty tăng theo từng năm là

do trong thời gian này toàn bộ lợi nhuận sau thuế có được công ty đều giữ lại đưa vào

vốn chủ sở hữu nh m gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn và nâng

cao khả năng tự chủ về tài chính. Trong khi đó, cơ cấu tài sản nhìn chung không có

nhiều sự biến động, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản do đặc

thù kinh doanh của công ty nên lượng hàng tồn kho khá lớn, luôn chiếm tỷ trọng trên

50% tài sản ngắn hạn. Từ đó, ta thấy công ty kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản thận

trọng và nợ thận trọng được đánh giá khá an toàn tuy nhiên muốn sử dụng được tối đa

các nguồn vốn của mình, công ty cần cân nhắc đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn trong

tương lai.

31.4

3%

39.3

1%

68.5

7%

60.6

9%

Tài sản Nguồn vốn

Nă 2012

Dài hạn Ngắn hạn

29.7

0%

41.1

0%

70.3

0%

58.9

0%

Tài sản Nguồn vốn

Nă 2013

Dài hạn Ngắn hạn

30.2

2%

48.8

5%

69.7

8%

51.1

5%

Tài sản Nguồn vốn

Nă 2014

Dài hạn Ngắn hạn

42

2.2.1.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 2.5. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH TatHong Việt Nam

giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nă

2012

2013

2014

Chênh lệch

2012 - 2013

Chênh lệch

2013 – 2014

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối

(%)

Tuyệt

đối

Tƣơng

đối

(%)

1. Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch

vụ

13.981,87 14.728,69 18.396,47 746,82 5,34 3.667,77 24,90

2. Các khoản giảm trừ

doanh thu - - - - - - -

3. Doanh thu thuần

về bán hàng và cung

cấp dịch vụ

13.981,87 14.728,69 18.396,47 746,82 5,34 3.667,77 24,90

4. Giá vốn hàng bán 12.179,90 13.142,37 16.209,05 962,47 7.90 3.066,68 23,33

5. Lợi nhuận gộp về

bán hàng và cung

cấp dịch vụ

1.801,98 1.586,33 2.187,41 (215,65) (11.97) 601,09 37.89

6. Doanh thu hoạt

động tài chính 1,01 0,65 0,92 (0,36) (35,44) 0,27 41,15

7. Chi phí tài chính 770,25 427,39 413,81 (342,87) (44,51) (13,57) (3,18)

Trong đó: Chi ph lãi

vay - - - -

- -

8. Chi phí quản lý

kinh doanh 614,37 647,22 854,70 32,85 5,35 207,48 32,06

9. Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh

doanh

418,37 512,37 919,82 94,01 22.47 407,45 79,52

10. Thu nhập khác - - - - - - -

11. Chi phí khác - - - - - - -

13. Tổng lợi nhuận

kế toán trƣớc thuế 418,37 512,37 919,82 94,01 22.47 407,45 79,52

14. Chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp 104,59 128,09 229,96 23,50 22.47 101,86 79,52

15. Lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh

nghiệp

313,77 384,28 689,87 70.51 22.47 305,59 79,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Thang Long University Library

43

Mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn gắn liền với kết quả hoạt động

kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm

được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản l cũng như xu hướng phát triển của doanh

nghiệp trong tương lai. Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH

TatHong Việt Nam ta có thể thấy được sự phát triển ổn định của công ty qua từng

năm. Cụ thể, ta có thể đánh giá qua những yếu tố sau.

Doanh thu từ hàng bán và cung cấp dịch vụ: Dựa vào báo cáo kết quả kinh

doanh của công ty TNHH TatHong Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2014, ta thấy

doanh thu từ hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 746,82 triệu đồng tương

ứng với tỉ lệ tăng 5,34%, con số này sang đến năm 2014 tiếp tục tăng mạnh 24,9%

tương ứng với 3.667,77 triệu đồng. Nguyên nhân của mức tăng qua từng năm là do số

lượng hàng bán ra của công ty tăng nhờ vào việc điều chỉnh chính sách marketing và

ch nh sách bán hàng đã có những tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của công

ty. Công ty đã t ch cực tham gia các triển lãm, hội chợ về sản phẩm ngành xây dựng

nh m giao lưu với các nhà đầu tư và quảng bá hình ảnh thương hiệu. Đồng thời, công

ty đầu tư tổ chức một số hội nghị, hội thảo, lễ ra mắt các sản phẩm mới chuẩn bị tung

ra thị trường ngành với sự góp mặt của 500 -1000 khách mời. Hơn nữa, ngoài dịch vụ

bán hàng, công ty bắt đầu chú trọng dịch vụ hậu mãi như bảo trì, bảo dưỡng, đào tạo

nhân viên kỹ thuật sử dụng máy móc nh m tối đa mức độ hài lòng của khách hàng

với công ty. Việc đầu tư mạnh vào các ch nh sách bán hàng cũng như marketing của

công ty đã thật sự phát huy tác dụng khi mà nền kinh tế có những chuyển biến tích cực

vào thời điểm 2013 - 2014. B ng chứng là lượng hàng bán ra trong thời kỳ này đã tăng

đáng kể thúc đẩy sức tăng của doanh thu thể hiện ở lượng tiền thu từ bán hàng và cung

cấp dịch vụ tăng 217,11% so với năm 2013. Trong tương lai, công ty cần phát huy và

đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào việc marketing cũng như nới lỏng hơn ch nh sách thu

tiền với khách hàng nh m tạo đà thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.

Trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2014, công ty không có bất cứ khoản giảm trừ

doanh thu nào nên mức tăng của doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đồng thời

cũng là mức tăng của doanh thu thuần.

Giá vốn hàng bán: Vì công ty TNHH TatHong là một công ty thương mại nên

chủ yếu là nhập hàng hóa về phân phối lại. Vì vậy giá vốn hàng bán sẽ không có chi

phí sản xuất, chi phí thu mua nguyên vật liệu Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm

giá nhập sản phẩm đầu vào, chi phí vận chuyển và chi phí lưu kho, cất trữ sản phẩm.

Hiện nay, công ty tiến hành nhập máy cẩu, máy xúc, xe tải ben, xe mỏ, khoan và các

loại phụ tùng...trực tiếp từ các Công ty có uy tín và chất lượng sản phẩm tốt: Hitachi,

TatHong Holdings với giá đầu vào ổn định. Vì mặt hàng kinh doanh của công ty là các

44

máy móc, thiết bị nặng ngành xây dựng nên đòi hỏi công tác bảo quản cất trữ đòi hỏi

khá chặt chẽ, nghiêm ngặt và tốn chi ph lưu kho hơn một số mặt hàng khác.

Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 962,47 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng

tỷ lệ tăng 7,90%. Sang đến năm 2014, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 23,33%, tương

ứng với 3.066,68 triệu đồng. Nguyên nhân của mức tăng giá vốn hàng bán năm 2013

so với năm 2012 là công ty tăng lượng dự trữ hàng tồn kho với kỳ vọng các sản phẩm

mới ra mắt như dòng máy máy xúc Hitachi Zaxis-5G, máy Hitachi ZX200-3F sẽ nhận

được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và tiêu thụ tốt trên thị trường. Tuy nhiên, tốc

độ tăng của giá vốn hàng bán là 7,9%, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 5,34% cho

thấy công tác quản l chi ph đầu vào của công ty chưa tốt hay công ty nhập hàng hóa

vào vượt mức tiêu thụ của thị trường gây lãng phí vốn. Khác với năm 2013, giá vốn

năm 2014 tăng là do nhu cầu đặt hàng của các khách hàng gia tăng và sự tiêu thụ hàng

hóa cũng khả quan hơn thể hiện ở con số doanh thu bán hàng của công ty trong năm.

Đồng thời, rút kinh nghiệm tránh lưu trữ quá nhiều hàng hóa gây ứ đọng vốn, công ty

không mạo hiểm tích trữ nhiều hàng tồn kho mà thúc đẩy tiêu thụ những mặt hàng có

sẵn trong kho. Nhờ đó, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của

doanh thu cho thấy công tác quản lý chi phí giá vốn của công ty có nhiều cải thiện hơn

năm trước.

Xét về kinh tế vĩ mô, thị trường xây dựng đã có dấu hiệu ấm lên dẫn đến nhu cầu

về các sản phẩm thiết bị nặng của công ty cũng tăng theo. Trong tương lai, công ty cần

nắm bắt xu hướng này của thị trường để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cũng như

quản lý tốt chi phí giá vốn hàng bán hơn nữa nh m gia tăng lợi nhuận.

Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ được tính b ng doanh thu

thuần trừ đi giá vốn hàng bán. Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty giai đoạn 2012 – 2014, ta thấy lợi nhuận gộp của công ty có sự biến động cụ

thể như sau: Năm 2013, lợi nhuận gộp của Công ty giảm 215,65 triệu đồng so với năm

2012, tương ứng với tỉ lệ giảm 11,97%. Đến năm 2014, con số này tăng 601,9 triệu

đồng, tương ứng với tỉ lệ 37,89%.

Sở dĩ lợi nhuận thuần có sự giảm sút vào năm 2013 là do chi ph đầu vào phải trả

cho nhà cung cấp tăng cao 962,47 triệu đồng vào năm 2013 trong khi doanh thu chỉ

tăng 746,82 triệu đồng. Sang năm 2014, khi mà nền kinh tế đã có những dấu hiệu tốt

hơn, hoạt động bán hàng cũng như các sản phẩm, dịch vụ của công ty phong phú, đáp

ứng nhu cầu thị trường toàn diện hơn thì doanh thu tăng 3.667,77 triệu đồng trong khi

công ty nhập hàng hóa đầu vào với giá trị 3.066,68 triệu đồng.

Thang Long University Library

45

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đến từ các khoản lãi từ tiền gửi

ngân hàng và chiết khấu thanh toán công ty được hưởng. Các khoản này chỉ chiếm tỉ lệ

rất nhỏ so (chưa đến 0,1%) với tổng doanh thu của công ty nên những biến động của

doanh thu từ hoạt động tài ch nh cũng không mấy ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh

của công ty cho thấy công ty chưa chú trọng vào nguồn tạo doanh thu này. Biến động

cụ thể như sau: Năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 0,36 triệu đồng so

với năm 2012, sang năm 2014, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 0,27 đồng so với

2013. Sở dĩ năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm là do tiền gửi ngân hàng

của công ty giảm đáng kể để thanh toán tiền hàng nhập vào cho nhà cung cấp gia tăng

3,54% trong khi lượng tiền thu về do tiêu thụ hàng hóa giảm sút đáng kể 33,07% so

với năm 2012. Đến năm 2014, hoạt động kinh doanh khởi sắc với tiền thu về từ kinh

doanh tăng vượt trội 217,11%, dư thừa khả năng thanh toán tiền hàng cho nhà cung

cấp trước hạn cũng như dự trữ tiền trong ngân hàng, giúp công ty được hưởng nhiều

chiết khấu thanh toán từ nhà cung cấp và hưởng lãi vay từ ngân hàng. Song nh m đa

dạng hóa danh mục đầu tư cũng như tránh để vốn nhàn rỗi, công ty nên nghiên cứu các

hạng mục khác như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, cho vay nh m gia tăng doanh thu nói

chung và doanh thu từ hoạt động tài chính nói riêng

Chi phí tài chính trong giai đoạn 2012 đến 2014, chi phí tài chính của công ty

biến động như sau: Năm 2013,chi ph tài ch nh của công ty giảm với tốc độ 44,51%,

tương ứng với mức giảm 342,87 triệu đồng. Sang đến năm 2014 con số này tiếp tục

giảm 13,57 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 3,18%. Nguyên nhân của sự suy

giảm chi phí tài chính liên tiếp qua từng năm là do công ty đã điều tiết được các khoản

vay của mình nh m giảm các khoản chi phí sử dụng vốn vay. Ngoài ra trong thời kỳ

nền kinh tế gặp nhiều biến động bất lợi như khoảng thời gian từ 2012 đến 2014, Ngân

hàng nhà nước áp trần lãi suất vay cho các ngân hàng trong giai đoạn này nh m thúc

đẩy nền kinh tế phát triển. Theo đó, lãi suất vay vốn trung và dài hạn của công ty năm

2012 là 15%, năm 2013 là 11% và năm 2014 giảm xuống còn 10%/năm. Đối với các

khoản vay ngắn hạn, lãi suất vay vốn cũng được giảm từ 0,5% đến 0,8%. Bên cạnh đó,

cùng với việc giảm sâu lãi suất cho vay, công ty được hưởng gói tín dụng cho chương

trình nhập khẩu của BIDV giúp tiết kiệm đáng kể chi phí lãi vay mặc dù giá trị vay

vốn tăng lên 54,27%. Đây là một động thái tốt tác động đến tình hình hoạt động của

công ty, chứng tỏ công ty đang kiểm soát khá tốt các khoản phí tài chính của mình

cũng như nắm bắt thời cơ ch nh xác.

Chi phí quản lý kinh doanh của công ty trong năm 2013 tăng nhẹ ở mức 5,35%,

tương đương với 32,85 triệu đồng. Sang đến năm 2014, khoản chi ph này tăng đáng

kể với mức tăng 207,48 triệu đồng, tương ứng với 32,06%. Mức tăng của các khoản

46

chi phí này chủ yếu là cho trong giai đoạn này công ty đã đầu tư thêm vào các khoản

chi ph bán hàng như tăng hoa hồng cho nhân viên kinh doanh từ 2% lên 3%, nh m

thúc đẩy doanh số trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra mức tăng

này còn bị ảnh hưởng bởi các khoản chi ph như chi ph điện, nước, thuê mặt b ng

do công ty phải mở rộng diện tích kho chứa hàng hóa và nâng cấp mặt b ng kho bãi và

đầu tư cho công tác tổ chức hội nghị, hội thảo nh m quảng bá sản phẩm và thương

hiệu. Việc chi phí quản l kinh doanh tăng sẽ phần nào đó thúc đẩy hoạt động kinh

doanh của Công ty và trong thời kỳ từ 2012 đến 2014 mức tăng các khoản chi phí này

đã phần nào phát huy hiệu quả, tuy nhiên nếu không quản lý tốt các khoản chi phí này,

sẽ gây thất thoát và lãng phí lớn trong doanh nghiệp.

Chi phí quản lý kinh doanh là khá cao trong các loại chi phí và là nhân tố trực

tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mục đ ch của công ty là mở

rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và bảo đảm chất lượng

sản phẩm nên khó tránh khỏi việc chi phí quản lý kinh doanh tăng trong giai đoạn

2012 – 2013. Công ty nên tăng cường các biện pháp và yêu cầu đội ngũ nhân viên

cùng thực hiện tiết kiệm chi phí nh m cải thiện lợi nhuận của Công ty.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tính dựa vào lợi

nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi tất cả những chi phí phát sinh trong

quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2013, lợi nhuận thuần từ hoạt động

sản xuất kinh doanh tăng 94,01 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng

22,47%. Mặc dù lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm

11,97% tương ứng với 215,65 triệu đồng so với năm 2012, song nhờ chi phí tài chính

giảm mạnh hơn là 44,51% tương ứng với 342,87 triệu đồng đã giúp lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh vẫn tăng và tăng 94,01 triệu đồng. Sang năm 2014, lợi nhuận

thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng mạnh với mức tăng 407,45 triệu

đồng, tương ứng với tốc độ 79,52%. Sở dĩ lợi nhuận thuần có sự gia tăng vượt trội như

vậy là nhờ lợi nhuận gộp tăng trưởng mạnh 37,89%, trong khi chi phí tài chính tiếp tục

giảm 3,18% Mức tăng trưởng của lợi nhuận thuần phù hợp với tình hình tăng trưởng

chung đang có chiều hướng tốt lên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong tương lai, Công ty cần có các biện pháp cân đối lại các khoản chi phí, tránh việc

lợi nhuận có thể bị sụt giảm. Do công ty không có bất cứ khoản thu khác,chi khác nào

trong thời kỳ từ 2012 đến 2014 nên mức độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản

xuất kinh doanh trùng với lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và

lợi nhuận sau thuế.

Thang Long University Library

47

2.2.1.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết chính xác tình hình luân chuyển tiền mặt thực

tế tại một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, từ những thông tin đó các nhà

quản l cũng như các đối tượng sử dụng thông tin sẽ thu thập được những thông tin

cần thiết và có cái nhìn r ràng hơn về khoản mục tiền trên bảng cân đối kế toán nhờ

vào báo cáo này.

Kết quả của ba dòng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động

đầu tư và hoạt động tài chính tạo nên lượng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Năm 2013,

lưu chuyển tiền thuần trong kỳ giảm 853.77 triệu đồng tương đương giảm 158,79%

lượng tiền thâm hụt so với năm 2012. Đến năm 2014, lưu chuyển tiền thuần đã tăng

1.208,67 đồng so với năm 2013. Để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về sự lưu chuyển

tiền trong Công ty TNHH TatHong Việt Nam trong giai đoạn này, ta sẽ tìm hiểu cụ thể

hơn về sự thay đổi và biến động của ba dòng lưu chuyển tiền thuần cấu thành nên dòng

tiền chung của Công ty.

Lƣu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh các dòng tiền

vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được

coi là bộ phận quan trọng nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì bộ phận này phản

ánh khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đánh

giá khả năng hoạt động trong tương lai của Công ty.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 là 634,84

triệu đồng là số dương, chứng tỏ (thu>chi). Trong đó các khoản thu từ bán hàng, cung

cấp dịch vụ kinh doanh là 18783,42 triệu đồng, tiền thu từ hoạt động kinh doanh có giá

trị (4165,95) triệu đồng. Tổng hai khoản thu trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh

doanh có giá trị 14617,47 triệu đồng lớn hơn giá trị tiền chi trả cho người cung cấp

hàng hóa và dịch vụ. Ngoài chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, lưu

chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh còn có các khoản chi khác: chi trả cho người lao

động, chi trả lãi vay, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chi khác cho hoạt động

kinh doanh.

Sang đến năm 2013, lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở

thành một số âm (thu<chi), có giá trị (593,99) triệu đồng. Trong đó thu từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ kinh doanh là 12.571,93 triệu đồng, giảm 6.211,49 đồng, tiền thu

khác từ các hoạt động kinh doanh có giá trị 1.011,81triệu đồng. Tổng thu từ hoạt động

sản xuất kinh doanh là 13.583,74 triệu đồng. Tổng chi trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty năm 2013 có giá trị 14.177,73 triệu đồng lớn hơn tổng chi trong

48

năm. Ta thấy năm 2013, tổng thu đã không bù đắp được tổng chi trong năm. Điều này

chứng tỏ năm 2013, Công ty đã quản l chưa tốt các khoản thu chi trong hoạt động

kinh doanh.

Tại năm 2014. Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục là một con số

âm. Giá trị lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 là

(1.255,39) triệu đồng. Giá trị âm của năm 2014 chủ yếu do tiền chi trả cho người cung

cấp hàng hóa dịch vụ trong năm tăng mạnh, có giá trị (33.550,76) triệu đồng. Do nền

kinh tế năm 2014 đã có những dấu hiệu phục hồi nên công ty đã đẩy mạnh việc nhập

hàng hóa của mình từ nhà cung cấp.

Qua sự biến động của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong ba năm, ta thấy

r ng lưu chuyển tiền thuần này có xu hướng giảm và đã bị âm. Nguyên nhân gây ra

điều này là do các khoản thu từ hoạt động kinh doanh đều giảm trong khi đó các khoản

chi lại giảm không đáng kể. Điều này sẽ khiến lượng tiền tại Công ty bị thâm hụt và

giảm đi do sự ảnh hưởng rất lớn của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy,

Công ty cần có những biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động sản xuất tại Công ty

để có thể giảm rủi ro trong kinh doanh.

Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài ch nh năm 2012 của công ty là (97,17) triệu

đồng, con số này đến từ sự chênh lệnh giữa tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được và

tiền chi trả nợ gốc vay năm 2012, mang giá trị âm do trong năm 2012 công ty đã chi

cho các khoản nợ gốc nhiều hơn so với các khoản vay mà công ty nhận được. Sang

đến năm 2013 lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính là 277,89 triệu đồng , tiền chi trả

nợ gốc đã giảm còn 5.959,83 triệu đồng trong dòng tiền vào từ các khoản vay ngắn

hạn, dài hạn nhận được là 6.237,72 triệu đồng, Vào năm 2014 dòng tiền tư hoạt động

tài chính là 2.147,95 triệu đồng do sự tăng mạnh của các khoản vay ngắn , dài hạn

cũng như các khoản chi trả nợ gốc do trong năm 2014 công ty đã đẩy mạnh hoạt động

sản xuất kinh doanh của mình để bắt kịp đà tăng trưởng của thị trường. Cụ thể, các

khoản vay ngắn hạn, dài hạn năm 2014 là 12.574,56 triệu đồng và tiền chi trả nợ gốc

năm 2014 là 10.426,61triệu đồng. Trong cả 3 năm, công ty không có bất kỳ hoạt động

đầu tư tài ch nh nào vào các tổ chức bên ngoài, để có thể làm cho dòng tiền từ hoạt

động tài ch nh dương thì Công ty cần có nhưng chiến lược nghiên cứu để có thể tăng

đầu tư tài ch nh, tạo thêm nguồn thu cho Công ty.

Tóm lại:

Trong các hoạt động nhằm tạo ra dòng tiền cho công ty thì hoạt động tác động

mạnh nhất đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Dòng

Thang Long University Library

49

tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm có xu hướng giảm. Điều này cho

thấy diễn biễn kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua chưa thật sự hiệu

quả, bên cạnh đó việc công ty nắm giữ ít tiền mặt cũng ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền

trong công ty. Vì vậy, công ty cần có những chính sách nhằm tăng cường lượng tiền

mặt cũng như những chiến lược giúp cải thiện tình hình kinh doanh.

50

Bảng 2.6. Báo cáo ƣu chuyển tiền tệ của công ty TNHH TatHong Việt Na giai đoạn 2012 – 2014

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Nă 2012 Nă 2013 Nă 2014

Chênh lệch

2012 – 2013

Chênh lệch

2013 – 2014

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%)

I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và

doanh thu khác 18.783,42 12.571,93 39.867,09

(6.211,49)

(33,07)

27.295,16

217,11

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa

và dịch vụ (12.849,78) (13.304,25) (33.550,76)

(454,46)

3,54

(20.246,51)

152,18

3. Tiền chi trả cho người lao động (258,00) (318,00) (366,00) (60,00) (23,36) (48,00) (12,09)

4. Tiền chi trả lãi vay (770,25) (427,39) (413,81) 342,87 (44,51) 13,57 (3,18)

5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (104,59) (128,09) (229,96) (23,50) 22,47 (101,86) 79,52

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh - 1.011,81 - 1.011,81 - - -

7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (4.165,95) - (6.561,94) 4.165,95 - (6.561,94) -

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh 634,84 (593,99) (1.255,39) (1.228,83) (193,57) (661,40) 111,35

II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ

Thang Long University Library

51

Chỉ tiêu Nă 2012 Nă 2013 Nă 2014

Chênh lệch

2012 – 2013

Chênh lệch

2013 – 2014

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%)

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ,

BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác - - - - - - -

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận

được chia - - - - - - -

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

tƣ - - - - - - -

III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 8.285,47 6.237,72 12.574,56 (2.047,75) (24,71) 6.336,84 101,59

4. Tiền chi trả nợ gốc vay (8.382,64) (5.959,83) (10.426,61) 2.422,81 (28,90) (4.466,78) 74,95

Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài

chính (97,17) 277,89 2.147,95 375,06 (385,99) 1.870,06 672,96

Lƣu chuyển tiền thuần trong nă 537,67 (316,10) 892,56 (853,77) (158,79) 1.208,66 (382,36)

Tiền và tương đương tiền đầu năm 60,06 597,73 281,63 537,67 895,19 (316,10) (52,88)

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy

đổi ngoại tệ - - - - - - -

Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối nă 597,73 281,63 1.174,19 (316,10) (52,88) 892.56 316,93

(Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)

52

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính

2.2.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Biểu đồ 2.3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Lần

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho biết năm 2013 công ty có 1,36 đồng TSNH

đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, năm 2014 chỉ tiêu này tăng lên 0,21 đồng tức là 1

đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo b ng 1,56 đồng TSNH. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy

là do tốc độ giảm TSNH năm 2014 là 6,24% trong khi đó tốc độ giảm của nợ ngắn hạn

nhanh hơn đạt mức 18,63%. Nhìn chung chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của

công ty khá tốt do đều lớn hơn 1 ở giai đoạn này. Điều đó phản ánh khả năng sử dụng

TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã được đảm, rủi ro tài chính

và rủi ro thanh toán được kiểm soát. Hơn nữa, năm 2014 TSNH giảm là do công ty đã

giảm các khoản phải thu, thắt chặt tín dụng với khách hàng hơn để vốn của công ty

không bị chiếm dụng quá lớn như năm 2013. Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh

của công ty khá tốt, nên lượng dự trữ hàng tồn kho cũng giảm đáng kể, không bị ứ

đọng hàng hóa nhiều như thời gian trước là 13,44% so với năm 2013. Đồng thời giá trị

nợ ngắn hạn giảm là do lượng vốn chiếm dụng được từ các nhà cung cấp giảm

79,45%, công ty đã chủ động thanh toán một phần nợ phải trả người bán. Trong khi

đó, công ty thực hiện huy động vốn b ng phương thức gia tăng 54,27% khoản vay chủ

yếu từ ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Như vậy, công ty đã vừa hạn chế cho

khách hàng chiếm dụng vốn, vừa giảm thiểu vốn chiếm dụng của nhà cung cấp nh m

gia tăng khả năng chủ động thanh toán, song gia tăng vay nợ ngân hàng sẽ đòi hỏi

công ty phải chịu chi phí lãi vay và áp lực thanh toán theo lịch trả nợ hàng kỳ. Với

1.29 1.36

1.56

0.51 0.55 0.70

0.07 0.03 0.17

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

1.20

1.40

1.60

1.80

2012 2013 2014

Hệ số thanh toán nợ

ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán tức

thời

Thang Long University Library

53

chính sách quản lý TSNH và nợ ngắn hạn này, công ty cần có kế hoạch cụ thể về

nguồn tiền nh m đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn cả trong ngắn

hạn lẫn dài hạn.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 0,51 lần, năm 2013 là 0,55 lần

và năm 2014 là 0,7 lần (tức là 0,7 đồng TSNH không bao gồm hàng tồn kho đảm bảo

cho 1 đồng nợ ngắn hạn). Năm 2014, chỉ tiêu này tăng 0,15 lần so với năm 2013 là do

giá trị hàng tồn kho giảm 13,04% nhờ vào việc hàng hóa lưu thông tốt trên thị trường,

trong khi tổng TSNH chỉ giảm 6,24% khiến giá trị trên tử số tăng lên, đồng thời nợ

ngắn hạn lại giảm 16,83% nhờ vào việc giảm thiểu các khoản chiếm dụng vốn của nhà

cung cấp khiến cho chỉ số này của công ty tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy khả

năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ

ngắn hạn tăng lên.

Hệ số thanh toán tức thời của công ty là khá nhỏ với năm 2012 là 0,07 lần tức là

0,07 đồng tiền và các khoản tương đương tiền phải đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn,

năm 2013 là 0,03 đồng và năm 2014 là 0,17 đồng. Nhìn chung khả năng thanh toán tức

thời của công ty chưa thực sự tốt do chỉ tiêu này các năm đều nhỏ hơn 1. Năm 2013,

lạm phát tăng cao nên công ty thực hiện chính sách giảm thiểu dự trữ tiền mặt tránh sự

mất giá. Do đó, lượng tiền của công ty giảm mạnh 52,88% so với năm 2012 khiến khả

năng thanh toán tức thời giảm rõ rệt, gây rủi ro cho công ty khi tức thời cần thanh toán

các nhu cầu chi tiêu nh m duy trì hoạt động kinh doanh. Năm 2014, lượng tiền của

công ty tăng lên 316,92% trong khi nợ ngắn hạn tiếp tục giảm là 16,83% đã thúc đẩy

khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng 0,13 lần. Tuy nhiên sự gia tăng này quá

nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán tức thời của công ty song với tốc độ gia

tăng mạnh mẽ của tiền như vậy, công ty cũng cần cân nhắc chiến lược dự trữ tiền mặt

nh m bảo tồn giá trị đồng tiền khi tốc độ lạm phát của nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự

ổn định. Vì vậy, công ty cần xem xét lại công tác quản l lượng tiền dự trữ sao cho

hiệu quả và tối ưu, nên cân nhắc tăng dự trữ tiền để làm tăng khả năng thanh toán tức

thời của mình, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tức thời và dẫn đến

phải bán tài sản.

Tóm lại khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá tốt (đều lớn hơn 1)

trong khi trung bình ngành là 0,14 lần cho thấy, tổng giá trị TSNH có khả năng đảm

bảo thanh toán cho giá trị nợ ngắn hạn và đạt mức độ an toàn so với các doanh

nghiệp cùng ngành. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán

tức thời trung bình ngành là 0,69 lần và 1,16 lần, cao hơn nhiều so với các chỉ tiêu

tương ứng của công ty chứng tỏ TSNH không bao gồm hàng tồn kho hay tiền được dự

trữ chưa đủ để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi cần thiết,

54

như vậy công ty sẽ gặp nhiều rủi ro thanh toán hơn so với các công ty cùng ngành. Do

vậy, để cải thiện vấn đề này, công ty cần xem xét lại công tác quản lý tài sản đặc biệt

TSNH trong đó quan tâm đến tiền và hàng tồn kho nhằm đảm bảo lượng tích trữ phù

hợp và mở rộng các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn khác nhằm đa dạng hóa TSNH.

2.2.2.2. Chỉ tiêu hoạt động

a) Quản lý tài sản

Quản lý tổng tài sản

Bảng 2.7. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tổng tài sản

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2014 2013 2012

Chênh

ệch 2014

- 2013

Chênh

ệch 2013

- 2012

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản Lần 1,16 0,88 0,85 0,28 0,03

Thời gian quay vòng

tổng tài sản Ngày 314,37 415,73 430,00 (101,37) (14,27)

Hệ số đảm nhiệm

tổng tài sản Lần 0,86 1,14 1,18 (0,28) (0,04)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết năm 2012, cứ 1 đồng vốn đầu tư cho tài

sản sẽ tạo ra 0,85 đồng doanh thu thuần, năm 2013 tương ứng 1 đồng vốn đầu tư sẽ tạo

ra 0,88 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2014, chỉ tiêu này tăng lên 0,28 lần tức 1 đồng

vốn đầu tư cho tài sản sẽ tạo ra 1,16 đồng doanh thu thuần. Như vậy, hiệu quả sử dụng

tài sản của công ty đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng là do

năm 2014, doanh thu thuần của công ty tăng r rệt 24,9% nhờ vào các chính sách thúc

đẩy bán, marketing và quảng bá sản phẩm, thương hiệu của công ty đã khiến nhiều nhà

đầu tư biết đến và hợp tác với công ty hơn đặc biệt là các cơ quan nhà nước. Trong khi

đó, cả TSDH và TSNH của công ty đều giảm bởi nhiều nguyên nhân là công ty không

đầu tư thêm TSCĐ trong khi giá trị TSCĐ tiếp tục khấu hao; giá trị hàng tồn kho giảm

bởi công ty đẩy mạnh tiêu thụ các hàng hóa có sẵn trong kho tránh ứ đọng hàng hóa

cũng như không nhập quá nhiều hàng hóa như kỳ trước. Do đó, tổng tài sản của công

giảm 5,55% so với năm 2013. Từ đó, ta thấy công ty sử dụng tài sản tuy không nhiều

như năm 2013 song hiệu quả hơn bởi tạo được nhiều doanh thu hơn. Trong tương lai,

công ty cần giữ ổn định chiến lược quản lý, sử dụng tài sản và nâng cao hiệu suất trong

các năm tới.

Thời gian quay vòng tổng tài sản của công ty năm 2012 là 430 ngày, năm 2013

giảm xuống còn 415,73 ngày và năm 2014 là 314,37 ngày. Năm 2014, chỉ tiêu này

giảm mạnh 101,37 ngày là do hiệu suất sử dụng tài sản tăng 0,28 lần, từ đó cho thấy

Thang Long University Library

55

tổng tài sản của công ty cần t hơn năm 2013 là 101,37 ngày để có thể luân chuyển

được 1 vòng. Số ngày t hơn chứng tỏ tài sản của công ty cân thời gian t hơn để quay

vòng, từ đó cho thấy công ty đang nâng cao hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tuy nhiên,

con số này khá cao cho thấy công ty cần thời gian khá dài để quay vòng tài sản. Công

ty nên có phương án giảm thời gian quay vòng tổng tài sản nh m nâng cao hiệu suất sử

dụng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian tới.

Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản của công ty đang có xu hướng giảm dần khi năm

2012 là 1,18 lần, năm 2013 là 1,14 lần và năm 2014 là 0,86 lần. Chỉ tiêu này càng thấp

chứng tỏ sự vận động, luân chuyển của tổng tài sản trong doanh nghiệp càng nhanh,

tạo điều kiện cho việc cải thiện tình hình doanh thu trong doanh nghiệp. Sở dĩ có sự

giảm dần như vậy là do tổng tài sản năm 2014 giảm 5,55% so với năm 2013 trong khi

đó doanh thu thuần tăng đáng kể là 24,9%. Từ đó, ta có thể thấy mặc dù tổng tài sản

giảm song công ty vẫn duy trì và thúc đẩy doanh thu gia tăng chứng tỏ công ty đang có

chiến lược quản lý tài sản nh m tạo doanh thu khá hiệu quả.

Tóm lại, qua các phân tích trên đây có thể nhận thấy rằng khả năng quản lý tài

sản của công ty trong ba năm gần đây từ năm 2012 đến 2014 là khá tốt, cả hiệu suất

sử dụng tài sản và hệ số đảm nhiệm tổng tài sản đều chuyển động theo hướng tích cực.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên cho thấy với cùng 1 đơn vị tổng tài sản công ty

tạo ra được nhiều đơn vị doanh thu hơn. Hệ số đảm nhiệm tổng tài sản giảm dần

chứng tỏ tài sản của công ty vận động mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn, không bị nhàn rỗi

và kém năng suất. Nhằm duy trì và phát huy, công ty cần chú trọng hơn đến mức đầu

tư và kế hoạch đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn, đồng thời có các biện pháp

hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy bán hàng để tăng doanh thu trong kỳ và từ đó khai

thác tối đa công suất của tài sản hơn nữa.

56

Quản lý tài sản ngắn hạn

Bảng 2.8. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và suất hao phí của tài sản

ngắn hạn so với doanh thu thuần

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Chênh ệch

2014 - 2013

Chênh ệch

2013 - 2012

Hiệu suất sử dụng

TSNH 1,66 1,25 1,24 0,41 0,01

Suất hao ph của TSNH

so với DTT 0,60 0,80 0,81 (0,20) (0,01)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Hiệu suất sử dụng TSNH phản ánh 1 đồng TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng

doanh thu thuần. Cụ thể, năm 2012, mỗi đồng TSNH tạo ra được 1,24 đồng doanh thu

thuần. Sang năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH tăng 0,01 lần tức là mỗi đồng TSNH

tạo ra được 1,25 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này tăng mạnh mẽ hơn vào năm 2014

với mức tăng 0,41 lần tức là mỗi đồng TSNH tạo ra 1,66 đồng doanh thu thuần. TSNH

biến động giảm 6,24% và doanh thu thuần biến động tăng 24,9% là nguyên nhân dẫn

đến sự gia tăng r rệt của chỉ tiêu này năm 2014. Cụ thể, giá trị tiền và các khoản

tương đương tiền tăng tương đối là 316,92% so với năm 2013 song giá trị tăng tuyệt

đối là 892,56 triệu đồng. Do công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa và cung cấp các

dịch vụ hậu mãi cho khách hàng tăng trưởng hơn năm trước, nên lượng tiền thu về từ

bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên đáng kể 217,11%. Nhờ có lượng tiền dồi dào

này, công ty đã trả các khoản nợ người bán đến hạn hoặc chưa đến hạn để nhận chiết

khấu thanh toán. Trong khi đó, giá trị các khoản phải thu và giá trị hàng tồn kho giảm

lần lượt là 914,37 triệu đồng và 912,75 triệu đồng do công ty có hạn chế nới lỏng tín

dụng cho khách hàng đồng thời không đầu tư hàng tồn kho ồ ạt như năm 2013. Nhìn

chung, chỉ tiêu này các năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty sử dụng TSNH nh m tạo

ra doanh thu thuần khá hiệu quả.

Ngược lại với chỉ tiêu trên, chỉ tiêu suất hao phí của TSNH so với doanh thu

thuần giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng giảm dần. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 0,81

lần và giảm xuống còn 0,8 lần trong năm 2013. Đến năm 2014, chỉ tiêu này giảm khá

mạnh khi chỉ còn 0,6 lần cho thấy để có được 1 đồng doanh thu thuần, công ty chỉ cần

đầu tư 0,6 đồng TSNH. Chỉ tiêu này cũng giúp ch cho nhà quản lý ra quyết định trong

việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, công ty nên duy trì ổn định chỉ tiêu này vì

nếu giảm chỉ tiêu này xuống quá thấp, công ty sẽ cần xem xét đầu tư thêm vào tài sản

ngắn hạn đề đạt hiệu quả lâu dài.

Thang Long University Library

57

Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy, công ty đã sử dụng một cách khá hiệu quả các

TSNH của mình nh m gia tăng doanh thu trong giai đoạn 2012 – 2014. Từ đó, công ty

nên duy trì các chỉ tiêu này và có nhiều chính sách nh m gia tăng doanh thu hơn nữa

trên lượng TSNH hiện có để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

Bảng 2.9. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2014 2013 2012

Chênh

ệch 2014

- 2013

Chênh

ệch 2013

- 2012

Hệ số thu nợ Lần 6,20 3,80 4,46 2,41 (0,67)

Thời gian thu nợ

trung bình Ngày 58,85 96,17 81,81 (37,31) 14,36

Hệ số lưu kho Lần 2,66 1,88 1,78 0,79 0,10

Thời gian luân

chuyển kho trung

bình

Ngày 137,04 194,37 204,87 (57,33) (10,51)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Chỉ tiêu hệ số thu nợ và thời gian thu nợ trung bình biến động không ổn định

trong giai đoạn 2012 – 2014.

Năm 2013, hệ số thu nợ của công ty là 3,8 lần, giảm 0,67 lần so với năm 2012.

Đến năm 2014, chỉ tiêu này tăng 2,41 lần tức là đạt mức 6,2 lần cho biết trong năm các

khoản phải thu quay được 6,2 vòng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là năm 2014,

công ty thắt chặt tín dụng với khách hàng khiến các khoản phải thu giảm đáng kể là

23,62% b ng cách thực hiện các chiết khấu thanh toán cho khách hàng nh m kích cầu

thanh toán sớm trong hạn. Công ty đang dần thắt chặt tín dụng cũng như công tác phê

duyệt tín dụng cho khách hàng nh m giảm thiểu lượng vốn bị chiếm dụng và rủi ro thu

hồi nợ. Đồng thời, công ty cũng áp dụng nhiều chiến lược thúc đẩy bán nh m gia tăng

doanh thu thuần và đạt được tốc độ là 24,9% so với năm 2013. Hệ số thu nợ càng lớn

chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các

khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp công ty nâng cao sự chủ động trong

việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Tuy nhiên, công ty cần duy trì ổn định

chỉ tiêu này nh m tiếp tục hạn chế vốn bị chiếm dụng từ khách hàng và tăng trưởng

doanh thu hơn nữa trong những năm tới.

Thời gian thu nợ trung bình năm 2012 là 81,81 ngày, năm 2013 tăng 14,36 ngày

tức là công ty cần 96,17 ngày để thu hồi các khoản nợ của mình. Chỉ tiêu này biến

động khả quan khi năm 2014, công ty chỉ mất 58,85 ngày để thu nợ. Từ chỉ số này, ta

có thể thấy được chính sách bán trả chậm đã được công ty hạn chế áp dụng, con số này

58

càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang có những biện pháp thu hồi nợ và thu hút công

tác thanh toán sớm của khách hàng hiệu quả. Việc này sẽ khiến công ty khó khăn trong

việc tạo lợi thế cạnh tranh trong thanh toán và khó thu hút các khách hàng mới. Tuy

nhiên, chỉ tiêu này vẫn đang ở mức cao sẽ kéo dài thời gian thu nợ dẫn đến tình trạng

thiếu hụt vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty.

Hệ số lưu kho năm 2012 đến năm 2014 của công ty lần lượt là 1,78 lần, 1,88 lần

và 2,66 lần. Hệ số này có xu hướng tăng lên thể hiện số lần xuất hàng của công ty

trong kỳ gia tăng, tức là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty càng cao, từ đó

hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng lớn. Sở dĩ có sự gia tăng đáng kể qua các năm đặc

biệt trong năm 2014 như vậy là do giá vốn hàng bán tăng 23,33% so với năm trước

trong khi hàng tồn kho giảm 13,04%. Giá vốn hàng bán tăng bởi công ty có nhiều

ch nh sách thúc đẩy bán tích cực khiến doanh thu gia tăng, từ đó kéo theo lượng hàng

hóa đầu vào để đáp ứng đơn hàng của khách hàng cũng gia tăng. Đồng thời, lượng

hàng tồn kho được tiêu thụ ra thị trường khá nhiều giúp hàng hóa bớt ứ đọng và giảm

tồn kho đáng kể.

Ngược lại với hệ số lưu kho, chỉ tiêu thời gian luân chuyển kho trung bình có

xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 công ty cần 204,87 ngày để luân chuyển

hàng tồn kho, năm 2013 công ty cần 194,37 ngày thì đến năm 2014, công ty chỉ còn

cần 137,04 ngày. Thời gian lưu kho ngắn hơn sẽ giúp công ty giảm thiểu các chi phí

phát sinh từ hàng tồn kho như chi ph lưu kho, chi ph quản lý hàng tồn kho. Như vậy,

chỉ tiêu này cũng cho thấy sự vận động của hàng tồn kho nhanh hơn chứng tỏ công ty

đang sử dụng hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển

kho trung bình của công ty vẫn ở mức khá cao, tức là cần thời gian dài để luân chuyển

hàng hóa trong kho. Điều này sẽ làm thời gian hàng hóa ứ đọng trong kho lâu hơn và

trong thời gian này, vốn đầu tư cho tài sản bị coi là vốn chết, chưa có giá trị tạo doanh

thu cho đến khi hàng hóa được luân chuyển. Vì vậy, công ty cần rút ngắn khoảng thời

gian này nh m tạo doanh thu nhanh hơn trong kỳ.

Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy nhờ vào các chiến lược quản lý các khoản phải thu

và hàng tồn kho hợp l , công ty đã chủ động kiểm soát lượng vốn bị chiếm dụng từ

khách hàng cũng như thúc đẩy bán hiệu quả nh m giảm lượng hàng dự trữ trong kho

từ kỳ trước. Song thời gian thu hồi nợ và thời gian luân chuyển kho của công ty còn

khá dài. Vì vậy, công ty cần có những điều chỉnh kịp thời rút ngắn các khoảng thời

gian này nh m luân chuyển vốn đầu tư cho TSNH hiệu quả hơn và tránh tình trạng ứ

đọng vốn.

Thang Long University Library

59

Quản lý tài sản dài hạn

Bảng 2.10. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản dài hạn

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Chênh ệch

2014 - 2013

Chênh ệch

2013 - 2012

Hiệu suất sử dụng

TSDH 3,84 2,96 2,70 0,89 0,26

Suất hao ph của TSDH

so với DTT 0,26 0,34 0,37 (0,08) (0,03)

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ 2,94 2,35 2,23 0,59 0,12

Suất hao ph của TSCĐ

so với DTT 0,26 0,34 0,37 (0,08) (0,03)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Tương tự như hiệu suất sử dụng TSNH, hiệu suất sử dụng TSDH cho biết năm

2012, mỗi đồng TSDH tạo ra 2,7 đồng doanh thu thuần, năm 2013 tạo ra 2,96 đồng

doanh thu thuần và năm 2014 tạo ra 3,84 đồng doanh thu thuần. Nhìn chung, hiệu suất

sử dụng TSDH có xu hướng gia tăng bởi nhiều lý do. Ta thấy, doanh thu thuần của

công ty đều tăng lên rõ rệt được thể hiện ở lượng tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ

tăng 217,11%. Trong khi đó, TSDH đều giảm qua các năm bởi nguyên giá TSCĐ

không đổi nhưng giá trị hao mòn vẫn tăng lên theo từng năm lần lượt là 17,96% và

15,22%. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ công ty đang khai thác và sử dụng một cách hiệu

quả nguồn TSDH của mình.

Chỉ tiêu suất hao phí của TSDH so với DTT cho biết khi công ty muốn có 1

đồng doanh thu thuần phải bỏ ra 0,26 đồng để đầu tư cho tài sản dài hạn năm 2014,

0,34 đồng năm 2013 và 0,37 đồng năm 2012. Ngược lại với hiệu suất sử dụng TSDH,

suất hao phí của TSDH càng thấp càng chứng tỏ công ty càng phải bỏ ra t TSDH để

tạo ra lượng doanh thu tương ứng, tức là công ty đang sử dụng nguồn TSDH một cách

hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh mức độ sử dụng TSCĐ để tạo ra doanh thu

cũng như mức độ đầu tư vào TSCĐ. Năm 2013, tỷ số này là 2,35 lần tăng 0,12 lần so

với năm 2012, tức là 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được 2,35 đồng doanh thu. Đến

năm 2014, 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được 2,94 đồng doanh thu, tăng 0,59 đồng

so với năm trước. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty đang quản lý, sử dụng tốt,

việc đầu tư các loại TSCĐ nh m tạo doanh thu là xác đáng và hợp l . Để nâng cao chỉ

tiêu này, doanh nghiệp cần khai thác tối đa tối đa công suất của TSCĐ.

60

Chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ so với DTT của công ty năm 2012 là 0,37 lần,

năm 2013 giảm 0,03 lần so với năm 2012 tức là còn 0,34 lần, năm 2014 giảm 0,08 lần

so với năm 2013 tức là còn 0,26 lần. Chỉ tiêu này cho biết muốn đạt được 1 đồng

doanh thu thuần thì công ty cần đầu tư 0,26 đồng cho TSCĐ ở năm 2014. Con số này

khá nhỏ chứng tỏ công ty đang khai thác tốt TSCĐ nh m tạo ra doanh thu, từ đó giúp

ích cho việc phân tích hiệu quả sử dụng của tài sản cố định trong doanh nghiệp cũng

như xác định nhu cầu về vốn.

Tóm lại, do TSDH của công ty được hình thành bởi TSCĐ, mà TSCĐ có xu

hướng giảm dần qua các năm bởi nguyên giá không đổi mà giá trị hao mòn tăng lên

khiến cho giá trị TSDH giảm cùng tốc độ với TSCĐ. Mặc dù TSDH giảm như vậy,

song doanh thu công ty đạt được có xương hướng gia tăng rõ rệt cho thấy công ty

đang sử dụng TSDH nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, từ đó làm

tăng doanh thu. Tuy nhiên, công ty cần có chiến lược đầu tư TSDH mới trong vài năm

tới khi TSDH cũ đã khấu hao gần hết giá trị hoặc không còn giá trị sử dụng nhằm gia

tăng công suất sử dụng TSDH mới từ đó tăng doanh thu mạnh mẽ hơn.

b) Quản lý nợ

Bảng 2.11. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ

Chỉ tiêu

Đơn

vị

tính

2014 2013 2012 Chênh ệch

2014 - 2013

Chênh ệch

2013 - 2012

Tỷ số nợ trên

tổng tài sản % 57,32 63,80 65,46 (6,48) (1,66)

Tỷ số nợ trên vốn

chủ sở hữu % 134,27 176,22 189,54 (41,95) (13,32)

Tỷ số khả năng

trả nợ % 16,05 2,61 2,26 13,44 0,35

Thời gian trả nợ

trung bình Ngày 22,74 139,98 161,82 (117,24) (21,83)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Năm 2011, tỷ số này đạt 65,46% cho biết có 65,46% tài sản của công ty là từ đi

vay. Năm 2013, tỷ số này giảm nhẹ 1,66% tức là còn 63,8%. Đến năm 2014, tỷ số này

tiếp tục giảm xuống còn 57,32% tức là trong 1 đồng vốn hiện nay của công ty có

57,32% từ nguồn vay nợ. Tỷ số này của công ty đang có chiều hướng giảm xuống

chứng tỏ công ty đang nỗ lực giảm thiểu nợ phải trả bên ngoài để đầu tư cho tài sản, từ

đó nâng cao khả năng tự chủ tài chính. Nợ phải trả của công ty bao gồm vay nợ ngắn

hạn, khoản phải trả người bán và vay nợ dài hạn. Trong đó, tốc độ giảm của khoản

phải trả người bán là 79,45% nhanh hơn tốc độ tăng của khoản vay nợ ngắn hạn là

Thang Long University Library

61

54,27% khiến cho nợ ngắn hạn cũng như nợ phải trả giảm đáng kể. Tuy nhiên, các con

số vẫn ở mức tương đối cao chứng tỏ công ty phải chịu áp lực về chi phí tài chính và

áp lực thanh toán tức là rủi ro công ty đang phải đối mặt khá lớn. Vì vậy trong tương

lai, công ty cần xem xét lại tỷ trọng khoản vay nợ, gia tăng vốn chủ sở hữu đầu tư cho

tài sản nh m nâng cao khả năng độc lập về tài chính.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa vốn huy động b ng đi vay và vốn CSH của

công ty. Năm 2012 hệ số này là 189,54%, năm 2013 là 176,22%, năm 2014 là

134,27%. Năm 2013 hệ số này giảm 13,32% so với năm 2012 do tổng nợ giảm 0,75%

song vốn CSH tăng 6,75%, đối với năm gần đây nhất là 2014 thì hệ số này giảm

41,95% so với năm 2013 do tốc độ giảm của tổng nợ mạnh hơn là 15,15% và tốc độ

tăng của vốn CSH cũng tăng mạnh hơn là 11,36%. Tỷ số này có xu hướng giảm dần

không phải do công ty giảm thiểu vốn từ hình thức huy động vốn b ng vay nợ ngắn

hạn mà do công ty thanh toán vốn chiếm dụng của nhà cung cấp từ các kỳ trước nh m

giữ vững uy tín với đối tác. Đồng thời, công ty gia tăng vay nợ ngắn hạn sẽ phải đối

mặt với áp lực thanh toán gốc lãi theo định kỳ trong ngắn hạn và chịu chi phí lãi vay

theo lãi suất ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn vay này sẽ là đòn bẩy giúp khuếch đại

nhanh chóng và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Tỷ số khả năng trả nợ

Năm 2012 và 2013, tỷ số khả năng trả nợ của công ty lần lượt là 2,26% và

2,61%. Đến năm 2014, tỷ số này tăng vượt bậc lên đến 16,05% cho biết để chuẩn bị

cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, công ty có 0,1605 đồng có thể sử dụng. Đây là chỉ tiêu

mà các nhà đầu tư vào dự án đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này của công ty rất

nhỏ cho thấy khả năng trả nợ của công ty không thực sự tốt.

Thời gian trả nợ trung bình cho biết số ngày trung bình mà công ty chi trả các

khoản nợ cho nhà cung cấp, người lao động, các khoản thuế ... Năm 2012, chỉ số này

là 161,82 ngày, năm 2013 là 139,98 ngày và năm 2014 giảm mạnh chỉ còn 22,74 ngày.

Con số này càng nhỏ chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn từ các nguồn trên trong

thời gian càng ngắn tức là công ty phải chuẩn bị lượng tiền để trả nợ trong thời gian

không dài. Điều này sẽ tạo áp lực thanh toán nợ cho công ty và đẩy công ty vào rủi ro

dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy công ty sử dụng nguồn vốn nợ khá nhiều để đầu tư

cho tài sản. Điều này sẽ khiến công ty chịu chi phí lãi vay lớn và gặp nhiều rủi ro về

khả năng thanh toán. Do đó, công ty cần cân nhắc lượng vốn vay và vốn CSH hợp lý

để đầu tư cho tài sản cũng như đảm bảo khả năng trả nợ.

62

2.2.2.3. Chỉ tiêu khả năng sinh lời

Bảng 2.12. Chỉ tiêu khả năng sinh ời

Chỉ tiêu 2014 2013 2012 Chênh ệch

2014 - 2013

Chênh ệch

2013 - 2012

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu (ROS) 3,75% 2,61% 2,24% 1,14% 0,36%

Tỷ suất sinh lời trên tổng

tài sản (ROA) 4,35% 2,29% 1,90% 2,06% 0,39%

Tỷ suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu (ROE) 10,20% 6,33% 5,52% 3,87% 0,81%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết với 100 đồng doanh thu thuần có được thì thu được 2,24

đồng năm 2012, 2,61 đồng năm 2013 và 3,75 đồng năm 2014 lợi nhuận ròng. Tỷ số

này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên cở sở doanh thu của công ty rất thấp mặc

dù đang có xu hướng tăng lên, chứng tỏ công ty sử dụng chi ph chưa hiệu quả. Trong

năm 2014, doanh thu thuần của công ty tăng 24,9% nhờ vào các ch nh sách thúc đẩy

bán hiệu quả và lợi nhuận sau thuế tăng 79,52% tuy nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì

mức tăng của lợi nhuận sau thuế không đáng kể so với mức tăng của doanh thu thuần

do chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng mạnh. Vì vậy, tỷ số

này của công ty dao động rất nhẹ. Từ đó, trong tương lai, công ty cần xem xét lại hoạt

động kinh doanh và các khoản chi phí phát sinh nh m tăng lợi nhuận sau thuế cũng

như tăng tỷ suất sinh lời trên doanh thu.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản năm 2014 là 4,35 đồng trong khi năm 2012 và

2013 ở mức 1,9 đồng và 2,29 đồng. Năm 2014, giá trị tổng tài sản của công ty giảm

nhẹ 5,55% bên cạnh lợi nhuận sau thuế tăng 79,52%. Mặc dù xét về giá trị tuyệt đối,

lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 305,59 triệu đồng trong khi tổng tài sản giảm 931,39 triệu

song sự biến động ngược chiều này cũng khiến ROA tăng 2,06 đồng so với năm trước.

Con số này cho biết bình quân 100 đồng vốn đầu tư vào công ty thì tạo ra được 4,35

đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công

ty. Tỷ số này còn rất nhỏ cho ta biết hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng tài sản

nh m tạo ra lợi nhuận cho công ty chưa cao. Từ đó, các nhà quản lý cần cân nhắc kỹ

lưỡng khi quyết định đầu tư tài sản nh m nâng cao khả năng sinh lời của vốn.

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)

Là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm, tỷ suất sinh lời trên

vốn CSH của công ty năm 2012 và năm 2013 đạt 5,52 đồng và 6,33 đồng. Năm 2014

Thang Long University Library

63

tỷ số này tăng lên 3,87% tức là đạt mức 10,2 đồng. Sở dĩ có sự gia tăng đáng kể trong

năm 2014 như vậy là do lợi nhuận sau thuế tăng 79,52% tương đương 305,59 triệu

đồng trong khi vốn CSH tăng 11,36% tương đương 689,87 triệu đồng. Từ đó, tỷ số này

cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 10,2 đồng lợi nhuận sau thuế trong

năm 2014. Chỉ tiêu này rất nhỏ chứng tỏ công ty đang sử dụng chưa hiệu quả nguồn

vốn CSH góp phần thúc đẩy đầu tư trong công ty, khả năng cạnh tranh trên thị trường

còn thấp cũng như sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chưa cao.

Từ ba chỉ tiêu trên, ta thấy, mặc dù lợi nhuận sau thuế của công ty có tốc độ tăng

rất mạnh mẽ, song còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với doanh thu hay lượng vốn đầu tư

vào tài sản và vốn CSH. Do đó, các tỷ trọng còn ở mức khiêm tốn mà nguyên nhân chủ

yếu là do công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt. Như vậy, công ty cần rà soát

lại các chi phí phát sinh nh m đưa ra các biện pháp cụ thể nh m tiết kiệm chi phí triệt

để nh m gia tăng lợi nhuận mạnh mẽ hơn.

2.2.3. Phân tích Dupont

2.2.3.1. Tác động của ROS lên ROA qua các năm

Bảng 2.13. Tác động của ROS ên ROA qua các nă

Chỉ tiêu Nă

2014

2013

Chênh

ệch

2014 -

2013

2013

2012

Chênh

ệch

2013 -

2012

ROS 4,00% 2,61% 1,39% 3,00% 2,24% 0,76%

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản 0,88 0,88 0,00 0,85 0,85 0,00

ROA 3,51% 2,29% 1,22% 2,55% 1,90% 0,64%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Qua bảng phân tích trên có thể nhận thấy ROS có tác động dương đến ROA qua

các năm cụ thể:

Năm 2012 - 2013: ROS tăng 0,76% dưới tác động của số nhân hiệu suất sử dụng

tổng tài sản là 0,85 làm cho ROA tăng lên 0,64% hay 1 đồng tài sản năm 2013 tạo ra

nhiều lợi nhuận hơn năm 2012 là 0,0064 đồng.

Năm 2013 - 2014: ROS tăng với mức tăng 1,39% và dưới tác động của số nhân

hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,88 lần làm cho ROA tăng thêm 1,22%. Trong năm

2014, có thể nói r ng công tác quản lý chi phí của công ty khá tốt do mức tăng của

doanh thu và lợi nhuận tương đối cao.

64

2.2.3.2. Tác động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản lên ROA qua các năm

Bảng 2.14. Tác động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản ên ROA qua các nă

Chỉ tiêu Nă

2014

2013

Chênh

ệch

2014 -

2013

2013

2012

Chênh

ệch

2013 -

2012

ROS 2,61% 2,61% 0,00% 2,24% 2,24% 0,00%

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản 1,16 0,88 0,28 0,88 0,85 0,03

ROA 3,03% 2,29% 0,74% 1,97% 1,90% 0,07%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Qua bảng phân tích trên có thể nhận thấy r ng hiệu suất sử dụng tổng tài sản

phần lớn có tác động dương đến ROA cụ thể:

Năm 2012 - 2013: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0,03 lần, dưới tác động của

số nhân tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 2,24% đã giúp cho tỷ suất sinh lời trên tổng

tài sản tăng nhẹ 0,07% hay một đồng tài sản năm 2013 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm

2012 là 0,0007 đồng.

Năm 2013 - 2014: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng cao hơn mức tăng năm

2012, cụ thể hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0,28 lần, bên cạnh đó dưới tác động

của số nhân tỷ suất sinh lời trên doanh thu cũng cao hơn là 2,61% đã giúp cho tỷ suất

sinh lời trên tổng tài sản tăng 0,74% hay một đồng tài sản năm 2014 tạo ra nhiều lợi

nhuận hơn năm 2013 là 0,0074 đồng.

2.2.3.3. Tác động của ROA lên ROE qua các năm

Bảng 2.15. Tác động của ROA ên ROE qua các nă

Chỉ tiêu Nă

2014

2013

Chênh

ệch 2014

- 2013

2013

2012

Chênh

ệch 2013

- 2012

ROA 4,35% 2,29% 2,06% 2,29% 1,90% 0,39%

Tỷ số nợ trên

vốn CSH 1,76 1,76 0,00 1,90 1,90 0,00

ROE 7,66% 4,03% 3,63% 4,35% 3,61% 0,74%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Năm 2012 - 2013: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA tăng 0,39% dưới tác

động của số nhân tỷ số nợ trên vốn CSH là 1,9 đã giúp tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu ROE tăng 0,74% hay một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về nhiều hơn 0,0074

đồng lợi nhuận sau thuế.

Thang Long University Library

65

Năm 2013 - 2014: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng khá r là 2,06 đồng thời

dưới tác động của số nhân là 1,76 lần cũng giúp tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

tăng 3,63%.

2.2.3.4. Tác động của tỷ số nợ lên ROE qua các năm

Bảng 2.16. Tác động của tỷ số nợ trên vốn CSH ên ROE qua các nă

Chỉ tiêu Nă

2014

2013

Chênh

ệch 2014

- 2013

2013

2012

Chênh

ệch 2013

- 2012

ROA 2,29% 2,29% 0,00% 1,90% 1,90% 0,00%

Tỷ số nợ trên

vốn CSH 1,34 1,76 -0,42 1,76 1,90 -0,14

ROE 3,07% 4,03% -0,96% 3,34% 3,61% -0,27%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Năm 2012 - 2013: Tỷ số nợ trên vốn CSH giảm 0,14 lần, dưới tác động của số

nhân ROA là 1,9% khiến ROE giảm 0,27%. Hay một đồng vốn CSH bỏ ra thu về ít

hơn 0,0027 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này là do Công ty sử dụng ít nợ hơn 0,91%

so với năm trước, khiến hiệu quả đòn bẩy tài chính của Công ty giảm xuống.

Năm 2013 - 2014: Tỷ số nợ trên vốn CSH giảm 0,42 lần, dưới tác động của số

nhân tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 2,29%% tiếp tục khiến ROE giảm 0,96% có

nghĩa là 1 đồng vốn CSH bỏ ra thu về t hơn 0,0096 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này

cho thấy Công ty tiếp tục giảm sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn.

2.2.4. Phân tích đòn bẩy

2.2.4.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động

Bảng 2.17. Đòn bẩy hoạt động

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Nă 2014 Nă 2013 Nă 2012

hấu hao TSCĐ Đồng 1.479.455.560 1.283.995.800 1.088.536.040

Chi phí quản l

doanh nghiệp Đồng 854.697.378 647.218.164 614.368.118

Phải trả nhân

viên Đồng - - -

Chi phí lãi vay Đồng 413.814.560 427.385.548 770.253.952

FC Đồng 2.747.967.498 2.358.599.512 2.473.158.110

EBIT Đồng 1.333.637.917 939.759.708 1.188.619.792

DOL Lần 3,06 3,51 3,08

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

66

Độ bẩy hoạt động của công ty giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng giảm dần cho

ta thấy sự tác động của việc doanh thu thay đổi đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay

giảm dần. Tuy nhiên DOL ở công ty ở mức khá cao chứng tỏ công ty sử dụng chi phí

cố định nhiều hơn chi ph biến đổi. hi đòn bẩy hoạt động cao, chỉ cần 1 sự biến động

nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận của

công ty rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động. Song công ty không phải

doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, mà là doanh nghiệp cho thuê tài sản là chủ

yếu nên việc sử dụng định phí nhiều hơn biến ph là điều dễ hiểu. Do đó, ta khó xác

định được điểm hòa vốn của công ty để kết luận được độ bẩy hoạt động như vậy có

thực sự phù hợp và gia tăng lợi nhuận cho công ty tối đa hay không. Song dấu hiệu khả

quan là độ bẩy hoạt động luôn dương cho thấy công tác sử dụng định ph như hiện tại

có ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, công ty nên duy trì chỉ số độ

bẩy hoạt động ổn định và luôn dương.

2.2.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính

Bảng 2.18. Đòn bẩy tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nă 2014 Nă 2013 Nă 2012

EBIT Đồng 1.333.637.917 939.759.708 1.188.619.792

Chi phí lãi vay Đồng 413.814.560 427.385.548 770.253.952

DFL Lần 1,45 1,83 2,84

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Trong giai đoạn 2012 – 2014, công ty có sử dụng vốn vay ngắn hạn và vốn vay

dài hạn. Theo đó công ty phải trả chi ph lãi vay tương ứng. Năm 2012, do lạm phát

quá cao nên chi phí lãi vay từ khoản vốn vay ngân hàng cũng khá cao. Trong khi đó,

lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty cũng khá cao dẫn đến đòn bẩy tài chính của

công ty năm 2012 là 2,84 lần, tức là chi ph lãi vay đã giúp khuếch đại lợi nhuận cho

công ty khá nhiều. Đến năm 2013, công ty đạt doanh thu tăng 5% so với năm 2012

đồng thời chi ph lãi vay cũng giảm đáng kể do lãi suất vay vốn ngân hàng bắt đầu

được chính phủ áp trần. Song các chi ph đều tăng như giá vốn hàng bán tăng 8%, chi

phí quản l kinh doanh tăng 5% đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 35%

so với năm 2012. Do đó, đòn bẩy tài chính của công ty năm 2013 giảm xuống còn 1,83

lần nhưng vẫn giúp công ty gia tăng lợi nhuận. Sang năm 2014, đòn bẩy tài chính của

công ty chỉ còn 1,45 lần. Sở dĩ có sự suy giảm như vậy là do doanh thu công ty đạt

được gia tăng đáng kể 24,9% trong khi chi phí lãi vay giảm 3,18%.

Nhìn chung, cả 3 năm 2012 đến 2014, công ty đều có đòn bẩy tài chính lớn hơn 1

tức là chi phí lãi vay giúp công ty khuếch đại lợi nhuận đạt được. Có thể thấy công ty

Thang Long University Library

67

sử dụng vốn vay nợ khá hiệu quả và tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài ch nh. Đồng

thời, công ty sẽ tiết kiệm được khoản thuế đáng kể nhờ vào chi phí lãi vay hợp lý này.

2.2.4.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp

Bảng 2.19. Đòn bẩy tổng hợp

Đơn vị tính: Lần

Chỉ

tiêu

2014

2013

2012

Chênh ệch 2014 -

2013

Chênh ệch 2013 -

2012

DOL 3,06 3,51 3,08 (0,45) 0,43

DFL 1,45 1,83 2,84 (0,38) (1,01)

DTL 4,44 6,44 8,75 (2,00) (2,32)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC của công ty giai đoạn 2012 – 2014)

Đòn bẩy hoạt động hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi

phí biến đổi, nhưng đòn bẩy hoạt động chỉ tác động đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay

bới tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy hoạt động.

Ngược với đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số nợ trên

vốn CSH không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của công ty.

Do đó đòn bẩy tài ch nh tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy khi ảnh

hưởng của đòn bẩy hoạt động chấm dứt thì đòn bẩy tài chính sẽ thay thế nh m khuếch

đại doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Do đó, ta có thể sử dụng kết hợp

đờn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài ch nh thành đòn bẩy tổng hợp (DTL)

Từ đó, ta t nh được DTL theo cấp số nhân và có xu hướng giảm dần từ 2012 đến

2014 do DFL năm 2013 giảm 1,01 lần so với năm 2012, năm 2014 giảm 0,38 lần so

với năm 2013. Bên cạnh đó DOL không có sự gia tăng r rệt qua các năm khiến cho

DTL có biến động như vậy. Tuy nhiên, đòn bẩy tổng hợp của công ty đều lớn hơn 1

cho thấy với sự tác động của chi ph lãi vay và định phí khá tích cực lên lợi nhuận của

công ty, góp phần khuếch đại lợi nhuận.

2.2.5. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một trong những phương pháp phân t ch đem lại nguồn thông

tin một cách ngắn gọn và rõ ràng nhất về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách

thức của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Ứng dụng phân

tích SWOT vào công ty TNHH TatHong Việt Nam, ta có thể đưa ra những nhận định

sau:

Strengths (Điểm mạnh)

Được thành lập từ năm 2004, với kinh nghiệm cũng như thờ gian hoạt động lâu

dài trên thị trường máy công trình, công ty đã tạo dựng được thương hiệu cũng như uy

68

tín trên thị trường, hiện nay, công ty đã có các văn phòng những nơi mà ngành xây

dựng phát triển tại Việt Nam như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Công ty

có tiềm lực về vốn an toàn và ổn định

Do thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường, công ty đã tạo dựng được mối

quan hệ tốt với các bên đối tác như nhà cung cấp và khách hàng, tạo điều kiện thuận

lợi cho công ty trong việc quản lý các khoản phải trả, phải thu cũng như đảm bảo được

mức giá tốt đối với nhà cung cấp.

Công ty có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm cũng như tầm nhìn chiến lược cùng

lực lượng cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo giúp đảm bảo được tình hình hoạt

động cũng như công suất, chất lượng của công việc theo đúng định hướng phát triển

của công ty mà ban lãnh đạo đã đề ra.

Weaknesses (Điểm yếu)

Bên cạnh những ưu điểm thì Công ty vẫn tồn tại những hạn chế hay những điểm

yếu cần khắc phục.

Trong khoảng thời gian 3 năm gần đây, khoản dự trữ tiền mặt của Công ty là khá

thấp, chiếm quy mô nhỏ trong tổng giá trị tài sản của công ty. Điều này sẽ có thể gây

ra những rủi ro về khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh, khả

năng thanh toán tức thời. Bên cạnh đó việc duy trì lượng tiền mặt ở mức thấp trong

doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy t n của Công ty

đối với nhà cung cấp.

Chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng như chi ph quản lý của doanh nghiệp

vẫn tăng đều qua từng năm. Nguyên nhân là do bộ máy hoạt động của công ty chưa

hiệu quả. Để có thể đạt hiệu quả kinh doanh tối đa, Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn

các khoản mục này.

Opertunities (Cơ hội)

Hiện nay ngành xây dựng ở Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi trở lại,

nhiều dự án được mở ra để cải thiện cơ sở hạ tầng, do vậy nhu cầu về thiết bị nặng,

máy khai thác sẽ tăng. Bên cạnh đó, việc mở rộng thi trường như gia nhập WTO, hiệp

định TTP đã được ký kết sẽ tạo điều kiện cho công ty hội nhập và mở rộng thị trường

ra quốc tế.

Threats (Thách thức)

Những nguy cơ tiềm ẩn về lạm phát , lãi suất, tỷ giá, chính sách của nhà nước

thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả đầu vào cũng như việc huy động vốn sẽ trở nên khó

khăn hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thang Long University Library

69

Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiết

bị nặng khác trên thị trường cũng được thành lập và cạnh tranh trực tiếp với công ty.

2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Tat Hong Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Tình hình doanh thu – ợi nhuận: Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty có sự thay đổi nhưng nhìn chung, doanh

thu năm 2014 của Công ty đã có sự cải thiện nhất định, Công ty vẫn luôn hoạt động

có lãi trong giai đoạn vừa qua

Cơ cấu tài sản: Công ty sử dụng TSNH nhiều hơn TSDH trong cơ cấu tài

sản. Điều này là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty bởi công ty phải

dự trữ nhiều máy móc, thiết bị trong kho với giá trị lưu kho khá lớn nh m đảm

bảo cung cấp cho các đơn hàng của khách hàng. Tiền và các khoản tương đương

tiền tăng lên đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho công ty. Các khoản phải

thu của công ty cũng có xu hướng giảm xuống giúp công ty giảm rủi ro thu hồi nợ.

Ngoài ra, công ty chưa có kế hoạch đầu tư TSCĐ nên giá trị TSDH trong giai đoạn này

không tăng lên mà giảm đi theo giá trị hao mòn lũy kế.

Khả năng quản lý tài sản: Khả năng quản lý tổng tài sản, tài sản ngắn hạn và tài

sản dài hạn của Công ty được thể hiện qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng có xu hướng gia

tăng, chứng tỏ một đồng vốn Công ty bỏ ra đầu tư cho các loại tài sản ngày càng thu

lại được nhiều đồng doanh thu hơn. Thời gian thu nợ trung bình cũng có sự cải thiện

lớn, Công ty mất ít thời gian để thu hồi các khoản nợ của khách hàng, thời gian bị

khách hàng chiếm dụng vốn cũng ngắn đi.

Tình hình doanh thu

Hoạt động tiêu thụ của công ty đang có những chuyển biến tích cực nhờ vào các

chiến lược marketing hiệu quả. Công ty gia tăng doanh thu năm 2014 một cách nhanh

chóng 24,9% so với năm 2013. Theo đó, chi ph giá vốn hàng bán của công ty cũng

tăng nhưng với tốc độ chậm hơn là 23,33% cho thấy công ty đang quản lý chi phí hàng

hóa đầu vào khá tốt. Trong khi đó, nền kinh tế vĩ mô nói chung và ngành xây dựng nói

riêng còn nhiều dư âm từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đồng thời, đây là

ngành đòi hỏi cạnh tranh rất gay gắt bởi các đối thủ cạnh tranh đều là những doanh

nghiệp có tiềm lực tài chính vững vàng và nền tảng phát triển ổn định. Vì vậy, vừa để

tạo vị thế trên thị trường, vừa củng cố khả năng tài ch nh, công ty đã rất nỗ lực gia tăng

doanh thu và tiết kiệm chi phí nh m khuếch đại lợi nhuận.

70

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Cơ cấu tài sản:

Trong những năm gần đây, Công ty có sự giảm quy mô tài sản, nhưng chỉ tiêu

hàng tồn kho vẫn chiếm tỉ trọng lớn khiến Công ty bị ứ đọng vốn, tốn kém chi phí

quản l , lưu kho...Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn (từ năm

2012) nguyên nhân là do phán đoán của Công ty về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm máy

cẩu, máy xúc được giới thiệu tại các hội thảo sẽ gia tăng của Giám đốc và các trưởng

phòng có sự thiếu sót.

Tiền và tương đương tiền tuy tăng lên đảm bảo khả năng thanh toán tức thời

nhưng giá trị vẫn ở mức cao làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh và

công ty chưa xác định mức dự trữ tiền hợp lý mà mới chỉ dự trữ lượng tiền sau khi chi

tiêu những khoản mục cần thiết mà không có sự đầu tư thêm.

Cơ cấu nguồn vô n:

Nợ phải trả của Công ty tuy có giảm trong giai đoạn 2012 - 2014 nhưng vẫn

chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này cho thấy Công ty phụ thuộc quá

nhiều vào sử dụng nợ vay ngắn hạn và vốn chiếm dụng của nhà cung cấp. Điều này dễ

gây ra rủi ro về khả năng thanh toán cho Công ty. Công ty đang duy trì ch nh sách

quản l vốn thận trọng, cả 3 năm nguồn vốn CSH được dùng để tài trợ cho một phần tài

sản ngắn hạn, một phần để tài trợ cho tài sản dài hạn. Nhưng hiện tại vốn chủ sở hữu

của công ty là rất thấp nên công ty TNHH TatHong cần nhanh chóng gia tăng vốn chủ

sở hữu để nâng cao vị thế thanh khoản của mình.

Tình hình chi phí

Trong giai đoạn 2012 – 2014, giá vốn hàng bán ngày càng chiếm tỉ trọng cao so

với doanh thu cho thấy việc quản l chi ph nguyên vật liệu và nhân công của Công ty

chưa được tốt, vì thế cần phải có ch nh sách phù hợp để tăng cường quản l chi ph của

Công ty.

Khả năng quản lý nợ và tài sản

Hệ số nợ so với hệ số vốn chủ sở hữu chênh lệch khá lớn, điều đó cho thấy mặc

dù rủi ro tài chính tăng cao, công ty chưa cân b ng giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu để

tối đa hóa lợi nhuận đạt được đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Điều

này co n thể hiện rõ khi t nh toán các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty, ta

thấy r ng các chỉ tiêu này đang có xu hướng gia tăng song vẫn nhỏ hơn 1 (đối với chỉ

tiêu hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời) tức là công ty đang không có

khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.

Thang Long University Library

71

Khả năng sinh ời

ROA, ROE, ROS là khá thấp. Nguyên nhân là doanh thu cũng như chi ph chưa

có sự phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp đã tạo ra con số lợi nhuận sau thuế là

chưa đạt như mong đợi. Vì vậy, tiết kiệm chi ph và gia tăng doanh thu đang là yêu cầu

cấp thiết đối với công ty TNHH TatHong hiện nay.

Qua việc nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH TatHong

Việt nam, từ đó đưa ra những đánh giá khách quan, trung thực về kết quả đạt được

cũng như tồn tại và nguyên nhân, tác giả xin đề xuất các giải pháp nh m hoàn thiện

tình hình tài chính.

72

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua việc xem xét chương 2 ta thấy được một cách tổng quát các thông tin cơ bản

về công ty như: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh và sơ đồ bộ

máy hoạt động của công ty. Hơn thế nữa, ta còn đánh giá được sơ bộ tình hình hoạt

động kinh doanh, cũng như những biến động về tài sản, nguồn vốn và thực trạng tình

hình tài chính của công ty TNHH TatHong Việt Nam.

Về tình hình hoạt động kinh doanh: doanh thu và lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp giảm liên tiếp trong ba năm 2012 - 2014. Có hai nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến việc doanh thu và lợi nhuận sau thuế gia tăng đó là số lượng hợp đồng ký kết

với các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước gia tăng. Nguyên nhân thứ hai là đẩy mạnh

tiêu thụ hàng tồn kho cũ, tiết kiệm chi phí nhập hàng đầu vào mới, từ đó làm chi ph

giá vốn tăng chậm hơn doanh thu. Doanh thu tăng trong khi chi phí tăng với tốc độ

chậm hơn khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trong giai đoạn 2013-2014.

Về tình hình biến động và cơ cấu tài sản: nhìn chung, cơ cấu tài sản của công ty

không có biến động nhiều qua các năm, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng tài sản. Trong tài sản ngắn hạn, sự biến động đáng chú nhất là năm 2014, tỷ

trọng mức dự trữ tiền của công ty tăng lên đến 10,62% trong khi năm 2013 chỉ chiếm

2,39% trên tổng tài sản ngắn hạn. Đồng thời, hàng tồn kho cũng giảm dần tỷ trọng sẽ

giúp công ty giảm bớt vốn ứ đọng. Năm 2014, dưới tác động của việc thắt chặt chính

sách tín dụng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm rõ rệt và chiếm còn 26,83% tài sản

ngắn hạn của công ty. Sự thay đổi của các khoản mục này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến

khả năng thanh toán cũng như tốc độ luân chuyển kho của công ty.

Thang Long University Library

73

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY TNHH TAT HONG VIỆT NAM

Tat Hong Việt Nam mong muốn trở thành nhà cung cấp máy xây dựng, thiết bị

nặng hùng mạnh, b ng nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ và năng lực công nghệ, mang

lại những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng và cuộc sống đầy đủ

về vật chất, phong phú về tinh thần cho mọi thành viên.

3.1. Định hƣớng phát triển

Với sứ mệnh là đồng hành cùng mọi khách hàng, đối tác để đem tới những giá trị

thành công thực sự, Công ty tiếp tục định hướng phát triển của mình trong thời gian tới

cụ thể như sau:

Cung cấp máy móc thiết bị của nhà sản xuất danh tiếng với thương hiệu được

đánh giá cao trên thế giới.

Cung cấp phụ tùng ch nh hãng với chất lượng vượt trội, đảm bảo tuổi thọ của

thiết bị.

Dịch vụ kĩ thuật, bảo hành bảo trì theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Năng lực tài ch nh vững mạnh của tập đoàn với khả năng quản trị hiệu quả các

nguồn lực.

Đào tạo đội ngũ nhân viên, nâng cao nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Mục tiêu chiến ƣợc

Luôn cung cấp thiết bị chất lượng, không ngừng cải tiến dịch vụ với phong

cách phục vụ tận tụy và trách nhiệm nh m mang đến những giá trị tốt nhất cho khách

hàng.

Quản l sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu chi ch , hạn chế rủi ro, tận

dụng mọi tiềm năng để hoạt động hiệu quả nh m tối đa hóa lợi nhuận.

Nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực, chú trọng yếu tố phát triển con

người nh m thu hút và giữ chân nhân tài.

Ý thức và cam kết trách nhiệm với cộng đồng nh m góp phần củng cố danh

tiếng của công ty.

Nâng cao danh tiếng và thúc đẩy thương hiệu sản phẩm do công ty cung cấp.

74

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Tat Hong Việt

Nam

3.2.1. Tăng cường quản lý hàng tồn kho

Thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Tat Hong cho thấy hàng tồn kho của

Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong cơ cấu tài sản. Với lượng

hàng tồn kho quá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản sẽ dẫn đến Công ty bị ứ

đọng vốn, nhu cầu vốn lưu động tăng cao trong khi lại đi vay bên ngoài chịu chi phí lãi

vay cao. Đây là điều bất hợp lý khiến Công ty luôn gia tăng chi phí trong những năm

qua. Chính vì thế Công ty cần áp dụng các biện pháp để có thể giải phóng nhanh

chóng lượng hàng tồn kho này, giúp cho lượng vốn nhanh chóng được luân chuyển

như sau:

Củng cố địa vị trên thị trường sẵn có, tiếp tục quan hệ và ưu đãi với những bạn

hàng lâu năm. Đồng thời tấn công vào các thị trường tiềm năng, có nhu cầu gia tăng

trong tương lai.

Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng ch nh sách ưu tiên

về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng

nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách

hàng đồng thời thiết lập hệ thống chi nhánh, đại l phân phối tiêu thụ trên diện rộng.

hông ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng

thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.

Đối với hàng tồn lâu hoặc kém phẩm chất thì nhanh chóng giải phóng, linh

hoạt trong giá cả, giảm giá, và những ưu tiên khác để có thể thu hồi vốn nhanh nhất.

Tránh gia tăng những chi ph liên quan trong khi lưu kho.

Bên cạnh đó Công ty cần phải:

iểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì

phải đề nghị nhà cung cấp đền bù tránh thiệt hại cho Công ty.

Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ

sách, phát hiện số hàng tồn đọng, mất mát để xử l và khấu hao giá trị ch nh xác.

Thường xuyên theo d i sự biến động của thị trường dịch vụ. Từ đó dự đoán và

quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua, nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước

sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn của Công ty.

Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng

hóa n m trong kho. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc,

Thang Long University Library

75

một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp Công ty có điều kiện về tài ch nh để chống đỡ

có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn

lưu động.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý tiền mặt

Vốn b ng tiền của Công ty rất quan trọng, bởi nó là một phương tiện thanh toán

có tốc độ chu chuyển nhanh. Từ việc phân tích khoản tiền và tương đương tiền cũng

như nhìn vào tổng quát tình hình tài chính của công ty thì có thể thấy công ty đang có

mức dự trữ tiền mặt chưa hợp l điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là

khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn

không cao. Công ty cần xác định mức dự trữ vốn b ng tiền với mức hợp lý nhất để đáp

ứng tình hình thanh toán ngắn hạn và không gây ứ đọng vốn. Biện pháp hữu hiệu nhất

là Công ty phải tăng cường thu hồi các khoản nợ phải thu, đặc biệt là đối với khách sử

dụng dịch vụ hay là giảm bớt mức dự trữ hàng tồn kho. Ngoài ra, Công ty nên gia tăng

lượng vốn chủ sở hữu b ng cách gia tăng lợi nhuận để lại hoặc góp vốn thêm. Đối với

nguồn vốn lưu động, Công ty cần quan tâm đến việc thu hồi, quản lý tiền mặt, khả

năng thu hồi tiền mặt. Công ty nên thực hiện giảm tốc độ chi tiêu b ng cách trì hoãn

việc thanh toán trong một thời gian cho phép để dùng tiền tạm thời nhàn rỗi đó để sinh

lời tức là vẫn đẩy mạnh chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trong thời gian tới.

Ngoài ra, công ty cần phải xác định mức dự trữ tiền mặt phù hợp với tình hình

kinh doanh hiện tại của công ty b ng cách sử dụng mô hình Baumol. Mô hình này sẽ

được áp dụng ở công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2014 như sau:

Tại công ty TatHong, để xác định nhu cầu về lượng tiền trong năm, kế hoạch sẽ

dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 5%.

Từ đó, xác định được nhu cầu về tiền trong năm 2014 của Công ty:

Nhu cầu tiền năm 2014 = Lượng tiền phát sinh thực tế năm 2012 x Tỷ lệ lạm phát

= 281.630.467 x (1 + 5%)

= 295.711.990,35 VNĐ

Năm 2014, lãi suất chứng khoán ngắn hạn trên thị trường là 7,5%/năm và chi ph

một lần bán chứng khoán là 500.000 VNĐ.

Theo mô hình Baumol, mức dự trữ tiền mặt tối ưu năm 2013 của Công ty là:

Mức dự trữ tiền mặt tối ưu = √

= 62.791.930,52 VNĐ

76

Tuy nhiên, trong năm 2014, mức dự trữ tiền mặt của Công ty là 1.174.189.843

VNĐ > 62.791.930,52 VNĐ. Như vậy, công ty đang dư thừa một lượng tiền mặt có

giá trị là: 1.174.189.843 - 62.791.930,52 = 1.111.397.912,48 VNĐ.

Với số lượng tiền dư thừa này Công ty nên đầu tư vào Trái phiếu kho bạc Nhà

nước, thời hạn 2 năm với lãi suất 5,64%, phát hành vào ngày 19/06/2014. Từ đó, Công

ty sẽ thu được một khoản lợi ch khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn thay vì giữ tiền

mặt là:

Lợi ích = 1.111.397.912,48 x 5,64% x 2 = 125.365.684,53 VNĐ

Như vậy, nếu Công ty sử dụng mô hình Baumol để xác định mức dự trữ tiền mặt

tối ưu sẽ tránh được chi ph cơ hội khi dự trữ tiền mặt. Với lượng tiền mặt dư thừa,

Công ty có thể đầu tư chứng khoán hoặc thanh toán bớt nợ, trả cho người bán để giảm

chi phí vay và kiếm thêm lợi nhuận.

3.2.3. Tăng tỷ trọng VCSH, giảm tỷ trọng khoản nợ

Trong ba năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm dần

trong tổng nguồn vốn của Công ty lần lượt năm 2012 đến 2014 là 65,47%, 63,8% và

57,31%. Đối ứng với sự biến động của nợ phải trả, vốn CSH tăng lên lần lượt là

34,53%, 36,2% và 42,69%. Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng cân b ng hóa

cơ cấu nguồn vốn. Công ty có thể tiếp tục giữ lại lợi nhuận sau thuế đưa vào nguồn

vốn để tiếp tục đầu tư. Hoặc công ty huy động vốn đầu tư từ các chủ sở hữu. Do Công

ty Tat Hong là Công ty TNHH nên Công ty chỉ có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư,

các chủ sở hữu công ty mà không được phép phát hành cổ phiếu trên thị trường, từ đó

làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của Công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức

độ vững chắc về tài chính của Công ty, trên cơ sở đó làm tăng thêm mức độ tín nhiệm

cho Công ty. Bên cạnh đó, công ty nên giảm các khoản nợ vay tránh áp lực thanh toán

và chi ph lãi vay. Đồng thời công ty sẽ nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.

3.2.4. Tiết kiệm tối đa chi phí sản uất kinh doanh

Trong giai đoạn 2012 – 2014, giá vốn hàng bán ngày càng chiếm tỉ trọng cao so

với doanh thu cho thấy việc quản l chi ph nguyên vật liệu và nhân công của Công ty

chưa được tốt, vì thế cần phải có ch nh sách phù hợp để tăng cường quản l chi ph .

Chi phí quản lý kinh doanh là khoản chi phí phản ánh những chi phí thực tế phát

sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp, cho nên đây cũng là một trong những chi

phí quan trọng làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Vì vậy Công ty

cần giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết đồng thời xây dựng ý thức tiết kiệm

và khuyến khích tất cả nhân viên trong Công ty có ý thức trong việc tiết kiệm như sử

dụng hợp lý tiết kiệm đối với điện, nước, điện thoại công, dịch vụ internet Đối với

Thang Long University Library

77

việc sử dụng điện thoại và internet Công ty cần cử người giám sát tất cả các cuộc gọi

và truy cập, vì cước ph điện thoại và dịch vụ internet ở nước ta hiện nay cao. Hạn chế

và tiết kiệm các khoản chi phí b ng tiền trực tiếp như hội nghị khách hàng, tiếp khách

b ng cách lên kế hoạch tài chính chi tiết, rõ ràng và tiết kiệm. Những khoản nào không

cần thiết thì nhất quyết không chi.

Đối với các khoản chi phí gián tiếp: công ty cần xây dựng định mức chi tiêu các

khoản chi phí này, cụ thể như các chi ph đi lại, chi phí ngoại giao, tiếp khách công ty

vì nếu không quản lý tốt sẽ làm giảm trực tiếp lợi nhuận của công ty.

Như vậy để quản lý tốt chi phí công ty nên kiểm tra định kỳ, đột xuất và ràng

buộc trách nhiệm vật chất của ban chỉ huy đặc biệt là chỉ huy trưởng công trường kho

phát hiện có gian lận.

3.3. Lập báo cáo tài chính dự toán

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, ta có thể lập dự toán báo cáo tài chính cho

công ty để xem xét tính hiệu quả của các biện pháp đó giúp công ty cải thiện tình hình

tài chính như thế nào.

3.3.1. Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Công ty TNHH TatHong Việt Nam hoạt động trong ngành xây dựng được dự báo

doanh thu tiêu thụ tăng 6,5% mỗi năm. Công ty tiến hành dự báo doanh thu, giá vốn,

chi phí quản lý kinh doanh dựa vào giả thiết sau:

Doanh thu bán hàng năm 2015 = 106,5% doanh thu năm 2014

Giá vốn hàng bán = 88% tổng doanh thu

Do công ty thực hiện tiết kiệm các chi phí không cần thiết nên chi phí quản lý

kinh doanh giả thiết r ng chỉ chiếm 3,5% tổng doanh thu trong khi năm 2014 chiếm

4,6% tổng doanh thu

Chi phí quản lý kinh doanh = 3,5% tổng doanh thu

hái quát các bước lập dự báo BCKQKD dự báo như sau

Bước 1: Dự báo doanh thu

Dự báo doanh thu bán hàng năm 2015 được xây dựng dựa trên số liệu về doanh

thu bán hàng trong năm 2014 như sau:

Dự báo doanh thu nă N

Doanh thu thực tế nă 2014 Dự báo doanh thu nă 2015

18.396,47 19.592,24

78

Nếu theo phương pháp phân t ch dãy số theo thời gian được sử dụng để phân tích

xu hướng biến động của doanh thu trong quá khứ từ đó dự báo được xu hướng biến

động trong tương lai. Dự báo này được thực hiện dựa trên giả thiết doanh thu của công

tyy tiếp tục biến động theo xu hướng trong quá khứ. Kỹ thuật phân tích dãy số theo

thời gian có t nh đến ảnh hưởng của các nhân tố được sử dụng để làm tăng độ tin cậy

của dự báo .

Nếu sử dụng phương pháp hồi quy để dự báo xu hướng biến động của doanh thu,

người ta phải thu thập số liệu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong khoảng thời

gian dài từ 5 đến 10 năm.

Bước 2: Dự báo giá vốn, chi phí bán hàng và QLDN biến đổi

Giá vốn hàng bán = 19.592,24 x 88% = 17.241,17 (triệu đồng)

hi đó: Lợi nhuận gộp (lãi gộp) = Doanh thu – giá vốn hàng bán

= 19.592,24 -17.241,17

= 2.351,07 (triệu đồng)

Chi phí quản lý kinh doanh = 3,5% x 19.592,24

= 685,73 (triệu đồng)

Bước 3: Lập báo cáo KQKD dự báo

Từ các kết quả trên, công ty tiến hành lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

dự báo như sau:

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo nă 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nă 2014 Nă 2015

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.396,47 19.592,24

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.396,47 19.592,24

4. Giá vốn hàng bán 16.209,05 17.241,17

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.187,41 2.351,07

6. Doanh thu hoạt động tài ch nh 0,92 0,98

7. Chi phí tài chính 413,81 440,71

Trong đó: Chi ph lãi vay -

Thang Long University Library

79

Chỉ tiêu Nă 2014 Nă 2015

8. Chi ph quản l kinh doanh 854,7 685,73

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 919,82 1.225,61

10. Thu nhập khác - -

11. Chi phí khác - -

13. Tổng ợi nhuận kế toán trƣớc thuế 919,82 1.225,61

14. Chi ph thuế thu nhập doanh nghiệp 229,96 306,40

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 689,87 919,21

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

3.3.2. Dự báo các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán

Khi lập BCĐ T phải xác định từng chỉ tiêu dự báo và xem xét trong mối quan

hệ với doanh thu bán hàng dự báo. Các chỉ tiêu này chia làm 2 nhóm là nhóm có quan

hệ trực tiếp với doanh thu và nhóm có quan hệ gián tiếp với doanh thu. Nhóm có quan

hệ trực tiếp với doanh thu gồm các chỉ tiêu về thành phẩm, hàng hóa tồn kho, khoản

phải thu khách hàng, số dư của khoản mục tiền tệ và lợi nhuận chưa phân phối. Ví dụ:

Doanh thu có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu thành phẩm, hàng tồn kho. Chỉ tiêu

này phụ thuộc vào lượng hàng hóa bán ra mua vào và hàng hóa tồn đầu kỳ của doanh

nghiệp. Hoặc chỉ tiêu phải thu khách hàng phụ thuộc vào doanh thu đạt được trong kỳ

và chính sách tín dụng của doanh nghiệp với khách hàng.

Một số chỉ tiêu thuộc nhóm có quan hệ gián tiếp như trị giá vật liệu, công cụ

dụng cụ, khoản phải trả nhà cung cấp, khoản vay, nguyên giá TSCĐ.

Dự báo các chỉ tiêu trên BCĐ T, thực chất là xác định các chỉ tiêu để lập

BCĐ T dự báo, đây là báo cáo dự báo về tài sản, công nợ và nguồn vốn tại thời điểm

cuối kỳ của kỳ dự báo. Báo cáo này dựa trên mẫu của BCĐ T thực tế và có mối quan

hệ chặt chẽ với BCKQKD dự báo và BCLCTT dự báo. Số dư của khoản mục lợi

nhuận trên BCĐ T dự báo căn cứ vào lợi nhuận dự báo trên BCKQKD dự báo. Số dư

của tiền dự báo được dự báo căn cứ vào số dư trên BCLCTT dự báo.

Tuy nhiên khi lập BCĐ T dự báo thường xảy ra tình trạng không cân b ng giữa

tài sản và nguồn vốn. Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi dự báo BCĐ T như sau:

Tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn: hi đó BCĐ T dự báo thể hiện nhu cầu

cần có nguồn vốn bổ sung nếu doanh nghiệp thực hiện theo đúng chiến lược về tài sản

80

Tổng nguồn vốn lớn hơn tổng tài sản: hi đó BCĐ T dự báo chỉ ra sự dư thừa

nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể dùng đầu tư thêm hoặc bớt.

Để giải quyết 2 trường hợp này người ta bổ sung thêm khoản mục Nhu cầu tài

trợ vào BCĐ T dự báo. Đây là khoản mục chỉ có trong BCĐ T dự báo. Nếu khoản

mục này dương có nghĩa là nhu cầu tài sản lớn hơn nguồn vốn và như vậy doanh

nghiệp cần phải tìm thêm nguồn tài trợ. Ngược lại, nếu khoản mục này âm thể hiện

lượng vốn dư thừa mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư.

Tại công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội, ta lập bảng cân đối kế

toán dự báo như sau:

Bảng 3.2. Bảng cân đối kế toán dự báo nă 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nă 2014 Nă 2015

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.057,05 10.580,31

I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.174,19 62,79

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.966,15 3.158,95

IV. Hàng tồn kho 6.085,72 6.473,23

V. TSNH khác 830,98 885,33

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 4.787,43 4.591,96

I. Tài sản cố định 4.787,43 4.591,96

1. Nguyên giá 6.266,88 6.266,88

2. Giá trị hao mòn lũy kế - 1.479,46 - 1.674,92

IV. Tài sản dài hạn khác - -

TỔNG TÀI SẢN 15.844,48 15.172,27

Nhu cầu tài trợ 3.042,32

A - NỢ PHẢI TRẢ 9.081,27 9.532,17

I. Nợ ngắn hạn 7.081,27 7.532,17

1.Vay ngắn hạn 6.106,10 6.494,91

2.Phải trả cho người bán 975,17 1.037,26

3.Người mua trả tiền trước - -

II. Nợ dài hạn 2.000,00 2.000,00

1. Vay và nợ dài hạn 2.000,00 2.000,00

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.763,20 8.682,41

I. Vốn chủ sở hữu 6.763,20 8.682,41

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000,00 6.000,00

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.763,20 2.682,41

TỔNG NGUỒN VỐN 15.844,47 18.214,58

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Thang Long University Library

81

Cách tính các chỉ tiêu trong BCĐ T như sau:

Tiền mặt: Dựa vào dự báo ngân quỹ hoặc mức dự trữ tiền mặt tối ưu đã xác

định dựa trên số liệu năm 2014. Theo đó, ngày 31/12/2015 công ty dự trữ mức tiền là

62,79 triệu đồng.

Phải thu khách hàng: T nh theo doanh thu bán chịu của 2 tháng cuối hoặc căn

cứ vào số dư phải thu trong báo cáo dự báo các khoản phải thu năm 2015.

Giá trị hàng tồn kho được t nh:

Giá trị hàng tồn kho = 37,5% giá vốn hàng bán

Nguyên giá TSCĐ: b ng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Mua trong kỳ: không đổi

do công ty chưa có kế hoạch đầu tư

hoản phải trả người bán chiếm dụng nhiều hơn theo giải pháp nêu trên

Vay ngắn hạn được điều chỉnh giảm, vốn kinh doanh được điều chỉnh tăng dựa

theo giải pháp nêu trên

Lợi nhuận chưa phân phối = Lợi nhuận năm trựớc (Lỗ lũy kế năm trước) + Lợi

nhuận dự báo năm nay

Nhu cầu tài trợ là chênh lệch giữa tổng tài sản dự báo nhỏ hơn tổng nguồn vốn

dự báo thể hiện công ty đang đầu tư thừa vốn là 3.042,32 triệu đồng. Số vốn này công

ty có thể dùng để đầu tư tài sản ngắn hạn khác hoặc trả một phần nợ vay.

Tóm lại qui trình dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh và Bảng cân đối kế toán tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo với doanh thu

thuần:

Trong bước này, cần dựa vào tình hình cụ thể tại từng doanh nghiệp, trên cơ sở

xem xét số liệu của nhiều năm để phân loại các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán vào 2 nhóm:

Nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và thường chiếm

một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần:

Đây là những chỉ tiêu có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi và thay

đổi cùng chiều với doanh thu thuần. Những chỉ tiêu này thường chiếm một tỷ lệ nhất

định so với doanh thu thuần. Có thể kể ra một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh như: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản ghi

giảm doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng... hoặc một số chỉ tiêu trên Bảng

cân đối kế toán như: Tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu của khách hàng,

các khoản trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, hàng tồn kho, khoản

82

phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp nhà

nước; các khoản phải trả người lao động...

Nhóm những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không r ràng khi doanh thu

thuần thay đổi hoặc những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1:

Khác với các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, những chỉ tiêu nhóm 2 không thay đổi hoặc

thay đổi không theo qui luật khi doanh thu thuần thay đổi. Ngoài ra, một số chỉ tiêu

thuộc nhóm 2 lại được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1. Chẳng hạn: Lợi nhuận

gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh, tổng lợi

nhuận kế toán trước thuế...

Bước 2: Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1:

Trong bước này, các nhà dự báo sẽ lấy trị số năm trước (với các chỉ tiêu trên Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc trị số cuối năm trước (với các chỉ tiêu trên

Bảng cân đối kế toán) của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 rồi so với doanh thu thuần năm

trước nh m xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần. Tiếp đó, lấy doanh

thu thuần dự báo năm nay nhân (x) với tỷ lệ vừa xác định để tính ra trị số dự báo của

các chỉ tiêu thuộc nhóm 1.

Bước 3: Lập báo cáo tài chính dự báo:

Sau khi xác định được trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, các nhà dự

báo sẽ xác định trị số của những chỉ tiêu thuộc nhóm 2 b ng cách bê nguyên giá trị kỳ

trước của các chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần

thay đổi. Đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nhóm 1, các nhà dự báo sẽ tiến hành

xác định trên cơ sở giá trị dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1.

Bước 4: Xác định lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu

thuần mới:

Lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới chính là

phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở Bảng cân đối

kế toán dự báo) và được xác định như sau:

Số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-)

ứng với mức doanh thu thuần

mới

= Tổng nguồn vốn dự

báo - Tổng tài sản dự báo

Thang Long University Library

LỜI KẾT

Khóa luận này được thực hiện với mục đ ch là nâng cao hiệu quả phân tích tài

chính doanh nghiệp tại công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội, việc

nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp là chủ đề xuyên suốt trong cả ba

chương. Chương 1 là những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và hiểu biết

chung những vấn đề liên quan. Trong chương này, những gì thuộc về nghiên cứu lý

thuyết đã được đề cập, tạo cơ sở lý luận cho chương 2. Chương 2 là chương nói về

thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính của công ty

TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Từ thực trạng sử dụng kết hợp với

những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp trong chương 1 để có thể đưa ra các

giải pháp và kiến nghị trong chương 3.

Chương 3 là chương kết hợp hai chương trước để có được các giải pháp và kiến

nghị, những giải pháp tác giả đưa ra là những giải pháp tác giả cho r ng cần thiết và

phù hợp nhất đối với các công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội.

Do trình độ và thời gian còn hạn chế nên khóa luận của tác giả còn nhiều sai sót,

rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô. Một lần nữa tác giả xin đặc biệt cảm

ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sỹ Chu Thị Thu Thủy để tác giả có thể hoàn

thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015

Sinh viên

Tạ Hoàng Lân

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà Nội

năm 2012 – 2014

2. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà

Nội năm 2012 – 2014

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty TNHH TatHong Việt Nam chi nhánh Hà

Nội năm 2012 – 2014

Thang Long University Library

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Ngô Thế Chi và PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2008). Giáo trình Phân t ch

tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2. Nguyễn Hải Sản (2000), Quản trị tài ch nh doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà

Nội.

3. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài

ch nh, Hà Nội.

4. Trương Bá Thanh, Trần Đình hôi Nguyên, Đại học kinh tế Hồ Ch Minh

(2009). Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động, Thành phố Hồ

Ch Minh/

5. Website của Công ty TNHH TatHong Việt Nam: www.tathong.com.vn