84
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUN TT NGHIP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TI CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN SMARTDOOR 168 Giáo viên hƣớng dn : Th.S Ngô ThQuyên Sinh viên thc hin : Phm ThYến Mã sinh viên : A20731 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NI 2015

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

SMARTDOOR 168

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Ngô Thị Quyên

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Yến

Mã sinh viên : A20731

Chuyên ngành : Tài chính

HÀ NỘI – 2015

Page 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự

giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía.

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn - Th.S Ngô Thị

Quyên, cô là người đã hướng dẫn rất tận tình cho em biết cách chọn lựa và theo sát đề

tài nghiên cứu cũng như có những gợi ý và chỉ bảo quý báu để khóa luận của em đạt

kết quả tốt.

Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn sâu sắc

đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại Trường Đại học Thăng Long, những

người đã truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất,

giúp em có được nền tảng vững chắc về chuyên ngành học như hiện tại để em có thể

vận dụng những kiến thức đó trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh, giúp

đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Thị Yến

Thang Long University Library

Page 3: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ

trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người

khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được

trích dẫn rõ rang.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015

Sinh viên

Phạm Thị Yến

Page 4: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP ....................................................................................................... 1

1.1 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................1

1.1.1 Khái niệm về TCDN và phân tích tài chính của doanh nghiệp ..........................1

1.1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp: .................................................................1

1.1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp: .................................................2

1.1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .................................................4

1.1.2.1 Phương pháp so sánh ..........................................................................................4

1.1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ số ...............................................................................6

1.1.2.3 Phương pháp Dupont ..........................................................................................7

1.1.2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn..........................................................................8

1.1.3 Thông tin sử dụng trong phân tích TCDN .........................................................10

1.2 Nội dung trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ..............................11

1.2.1 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp .............................11

1.2.1.1 Phân tích diễn biến TS – NV..............................................................................11

1.2.1.2 Phân tích cân đối TS – NV ................................................................................12

1.2.1.3 Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn ......................................................13

1.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh .............................................................................15

1.2.3 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền...................................................................16

1.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính ..........................................................................18

1.2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán ..........................................................................18

1.2.4.2 Phân tích khả năng hoạt động ...........................................................................20

1.2.4.3 Phân tích khả năng quản lý nợ ..........................................................................23

1.2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời ...............................................................................24

1.2.5 Phân tích sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty TNHH Smartdoor 168 .......25

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp .........................26

1.3. Nhân tố khách quan ..............................................................................................26

1.3.2 Nhân tố chủ quan ................................................................................................28

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

MỘT THÀNH VIÊN SMARTDOOR 168 ................................................................ 31

2.1 Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 ..........................31

Thang Long University Library

Page 5: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty ................................................................................31

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168 ..........................................................................................................31

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 ......32

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................................32

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

Smardoor 168 .............................................................................................................34

2.2.1 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn ............................................................34

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản ..............................................................34

2.2.1.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn ........................................................40

2.2.1.3 Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn ..............................................................43

2.2.1.4 Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn ......................................................45

2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor

168 ..........................................................................................................48

2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính ..........................................................................52

2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán ..........................................................................52

2.2.3.2 Phân tích khả năng hoạt động ...........................................................................54

2.2.3.3 Phân tích khả năng quản lý nợ ..........................................................................58

2.2.3.4 Phân tích khả năng sinh lời ...............................................................................60

2.2.4 Phân tích sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty TNHH Smartdoor 168 .......64

2.3 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor

168 .............................................................................................................67

2.3.1 Những ưu điểm của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 ...............67

2.3.2 Những tồn tại của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 ..................68

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMARTDOOR 168 ......... 70

3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

trong thời gian tới ........................................................................................................70

3.1.1 Xu hướng nền kinh tế ..........................................................................................70

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty ....................................................................70

3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành

viên Smartdoor 168 .....................................................................................................71

3.2.1 Tăng doanh thu ...................................................................................................71

3.2.2 Tiết kiệm chi phí ..................................................................................................74

Page 6: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

DN Doanh nghiệp

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TS Tài sản

TSCĐ Tài sản cố định

TSDH Tài sản dài hạn

TSNH Tài sản ngắn hạn

VCSH Vốn chủ sở hữu

Thang Long University Library

Page 7: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu t chức của công ty TNHH một thành viên Smartdoor168 ............. 32

Bảng 2 1 Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2012-2014 ........................................... 35

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu t ng tài sản của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 ........................... 36

Biểu đồ 2 2 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014 ................................................ 40

Bảng 2 2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2012-2014 ........................................... 42

Bảng 2 3 Nhu cầu vốn lưu động ròng của Công ty giai đoạn 2012 - 2014 ................... 43

Bảng 2 4 Bảng phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn ......................................... 46

Bảng 2 5 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor

168 giai đoạn 2012-2015 ....................................................................................... 48

Bảng 2 6 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn năm 2012 – 2014 ............. 52

Bảng 2 7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2012 - 2014 ......... 54

Bảng 2 8 Bảng phân tích khả năng quản lý nợ giai đoạn 2012 – 2013 ........................ 58

Bảng 2 9 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời giai đoạn 2012 – 2014 ......................... 60

Bảng 2 10 Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng t ng tài sản lên ROA

giai đoạn 2012 - 2014 ............................................................................................ 62

Bảng 2 11 Phân tích ROE theo mô hình Dupont giai đoạn 2012 - 2014 ..................... 63

Bảng 2 12 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giai đoạn 2012 - 2014 .......................... 65

Bảng 2 13 Độ bẩy tài chính giai đoạn 2012 - 2014 ...................................................... 66

Bảng 3 14 Bảng chi phí dự kiến cho kế hoạch Marketing của Công ty ........................ 73

Page 8: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Với mọi nền kinh tế, các doanh nghiệp đóng một vai trò vô c ng quan trọng để

thúc đẩy sự phát triển bền vững Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển

đ i mạnh mẽ theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc

biệt là từ khi Việt Nam ra nhập T chức Thương mại Thế giới (WTO) và đẩy nhanh

quá trình hội nhập quốc tế đã xuất hiện những nhân tố mới tham gia vào sự vận động

của nền kinh tế trong nhiều lĩnh vực., đây là cơ hội lớn cho mỗi doanh nghiệp trên thị

trường nâng cao vị thế, tối đa hóa lợi nhuận. Đặc biệt hệ thống các doanh nghiệp có

nhiều thay đ i về hình thức sở hữu, phương pháp huy động vốn, chính sách tài chính

cũng như phương pháp phân tích đánh giá doanh nghiệp nhất là về kinh tế tài chính.

Chính vì vậy muốn tồn tại, đứng vững và phát triển trong bối cảnh hiện nay các doanh

nghiệp Việt Nam cần phải coi phân tích tài chính doanh nghiệp là công việc cần làm

thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

Hơn nữa, mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,

muốn thấy được những điểm yếu kém để khắc phục và nâng cao hiệu quả của hoạt

động sản xuất kinh doanh đều cần phải tiến hành phân tích tài chính dựa trên báo cáo

tài chính hàng năm Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, doanh nghiệp có thể

rút ra những kinh nghiệm quý báu, từ đó hạn chế được việc đưa ra những quyết định

sai lầm trong tương lai để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, những

thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý

nhà nước sử dụng để nhằm có cái nhìn t ng quát nhất, đúng đắn nhất trước khi ra các

quyết định đầu tư hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.

Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong

doanh nghiệp, em đã chọn “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168” trong giai đoạn 2012 - 2014 làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của

mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: T ng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy được trong

quá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của một doanh

nghiệp cụ thể trong thực tế

Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra và giải thích

được những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2012 - 2014.

Thang Long University Library

Page 9: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

- Qua phân tích tình hình tài chính để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ưu

điểm và hạn chế của doanh nghiệp.

- Tìm hiểu, đề xuất một số biện pháp thay đ i, cải thiện tình hình tài chính

thích hợp cho doanh nghiệp.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng tài chính doanh nghiệp,

cụ thể với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác và sản xuất than

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của Công

ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 giai đoạn 2012 - 2014 thông qua các báo cáo

tài chính và một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong giai đoạn này Qua đó, ta sẽ có

những đánh giá, cái nhìn t ng quát về sự cân bằng tài chính, về hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài sản – nguồn vốn, của Công ty.

u

Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài

chính doanh nghiệp Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phương

pháp so sánh, phương pháp t lệ, phân tích thống kê, phân tích Dupont kết hợp với

những kiến thức đã học c ng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng xã hội và các tài

liệu tham khảo khác

5. Kết cấu Khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương

như sau:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chƣơng 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168.

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty

TNHH một thành viên Smartdoor 168.

Page 10: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về TCDN và phân tích tài chính của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp:

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp

Về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân

phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp

Về nội dung: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị

gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ phát sinh trong các hoạt động

của doanh nghiệp và hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp

Bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh

trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thực hiện thông qua quá trình

huy động và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp:

- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và t

chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.

Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải

thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải t chức huy động và sử

dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình SXKD ở

doanh nghiệp, đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh

nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường.

- Tài chính doanh nghiệp tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều

tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp.

Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối.

Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù

đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: b đắp hao mòn máy móc thiết bị,

trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất

mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành

các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức c phần (nếu có).

Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng

Thang Long University Library

Page 11: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

2

tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn

có của hoạt động SXKD và hình thức sở hữu doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của

tài chính doanh nghiệp phù hợp với quy luật sẽ làm cho tài chính DN trở thành đòn

bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng

suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích

thích tiêu dùng xã hội.

- Tài chính doanh nghiệp kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành

thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu

đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng

về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh

lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan

trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính –

kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp:

Khái niệm:

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích

hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống các

chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính

trong tương lai Như vậy, phân tích tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tài

chính trên báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích Quá trình này có thể thực

hiện theo nhiều cách khác nhau t y thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích Phân tích tài

chính được sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư

Nó còn được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết qủa tài chính trong

tương lai, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích tài chính sẽ

tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đối với các nhà quản trị

Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, từ các nhà quản

trị ở doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà

nước nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng khác nhau

- Mục đích phân tích tài chính

Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể

tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của

Page 12: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

3

doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái

thực của chúng Trên cơ sở đó, nêu lên một cách t ng hợp về trình độ hoàn thành các

mục tiêu, biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,

các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh Mỗi doanh nghiệp

đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu

tư, nhà cho vay, nhà cung cấp Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính

của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau Song nhìn chung, họ đều quan tâm

đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi

nhuận tối đa

Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng, từ các nhà quản

trị ở doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà

nước nên mục tiêu phân tích của mỗi đối tượng khác nhau Chẳng hạn:

Đối với các nhà cung cấp tín dụng: người cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp

thường tài trợ qua hai dạng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn Đối với các

khoản tín dụng ngắn hạn (vay ngắn hạn, tín dụng thương mại, ); người tài trợ thường

quan tâm đến điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài

sản lưu động và tốc độ quay vòng của các tài sản đó Ngược lại, đối với các khoản tín

dụng dài hạn, nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn, như dự đoán các

dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn cũng như các

nguồn lực đảm bảo khả năng đáp ứng các khoản thanh tóan cố định (tiền lãi, trả nợ

gốc ) trong tương lai Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ bản đối với người cho

vay nên phân tích khả năng sinh lời cũng là một nội dung quan trong đối với các nhà

cung cấp tín dụng Ngoài ra, người cung cấp tín dụng d là ngắn hạn hay dài hạn đều

quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn vì cấu trúc nguồn vốn mang tiềm ẩn rủi ro và an toàn

đối với người cho vay

Mối quan tâm của các nhà quản trị ở doanh nghiệp khi tiến hành phân tích bao

quát tất cả các nội dung của phân tích tài chính, từ cấu trúc tài chính đến các vấn đề

hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp Giải quyết các vấn đề trên không chỉ đưa ra

những phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chính sách tài trợ ph hợp

mà còn tiên liệu họat động của doanh nghiệp như từ cách nhìn của các đối tương phân

tích khác.

Đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp, t y thuộc vào từng loại hình doanh

nghiệp mà có sự tách rời giữa vai trò sở hữu với vai trò quản lý Chính sự tách rời này

dẫn đến người chủ sở hữu thường không quan tâm các vấn đề như cách nhìn của nhà

Thang Long University Library

Page 13: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

4

quản lý doanh nghiệp Thông thường, người chủ sở hữu quan tâm đến khả năng sinh

lời vốn đầu tư của họ, phần vốn chủ sở hữu có không ngừng được nâng cao không, khả

năng nhận tiền lời từ vốn đầu tư ra sao Do vậy, phân tích tài chính từ góc độ người

chủ sở hữu mang tính t ng hợp

Nói chung, có nhiều đối tượng quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu phân tích suy cho c ng sẽ phụ thuộc vào quyền lợi kinh tế của cá nhân, t

chức có liên quan đến doanh nghiệp Tóm lại, phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của

doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai Từ đó, có thể đánh giá đầy

đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát

thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc

dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay t ng hợp

các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh

nghiệp Tuy nhiên có bốn phương pháp sau đây thường được sủ dụng để phân tích tài

chính doanh nghiệp, đó là: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích t số, phương

pháp Dupont và phương pháp thay thế liên hoàn.

1.1.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng ph biến nhất trong phân tích tài

chính Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu

chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích c ng như kỹ thuật so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh Khi phân tích

tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau:

- Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của

các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được t chức từ 3 đến 5 năm

liền kề.

- Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về họat động tài chính

của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình ngành

thường được các t chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê cung thấp

theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong trường hợp không

có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh

nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích.

Page 14: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

5

- Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục

tiêu tài chính trong năm Thông thường, các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so

sánh này để xây dựng chiến lược họat động cho t chức của mình.

Điều kiện so sánh yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh c ng nội dung

kinh tế, có c ng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau Bản chất của

vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích Những thay đ i về chế độ

tài chính kế toán là một trong những lý do ảnh hưởng đến tính không so sánh được của

chỉ tiêu phân tích Nhà phân tích cần chú ý đến ảnh hưởng của những thay đ i này để

đánh giá đúng hơn về hiệu quả họat động của doanh nghiệp Ngoài ra, tính so sánh

được còn liên quan việc tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành Có thể lấy điển

hình về sự thay đ i phương pháp kế toán Mặc d nguyên tắc nhất quán yêu cầu doanh

nghiệp phải áp dụng nhất quán các phương pháp kế toán giữa các kỳ kế toán (đánh giá

hàng tồn kho, phương pháp khấu hao ) nhưng doanh nghiệp vẫn có quyền thay đ i

phương pháp kế toán Những thay đ i này phải được trình bày trong thuyết minh báo

cáo tài chính để nhà phân tích có thể đánh giá những ảnh hưởng của phương pháp kế

toán đối với chỉ tiêu phân tích Trong trường hợp này, một báo cáo tài chính đã được

kiểm toán là cơ sở đáng tin cậy đối với nhà phân tích

Kỹ thuật so sánh trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp

sau:

- Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt

đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ, qua

đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu. Khi phân tích báo cáo tài chính dạng so sánh,

cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệu chặt chẽ

hơn Chẳng hạn, khi thiết lập báo cáo lãi lỗ dạng so sánh cần xem đến mối liên hệ giữa

tốc độ biến động của chỉ tiêu doanh thu với tốc độ của chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Sự

mất cân đối về tốc độ biến động của chỉ tiêu nợ phải thu khách hàng trên BCĐKT với

tốc độ biến động của chỉ tiêu doanh thu đòi hỏi nhà phân tích phải tìm hiểu nguyên

nhân dẫn đến sự mất cân đối đó

- Trình bày báo cáo tài chính theo qui mô chung. Với cách so sánh này, một chỉ

tiêu trên báo cáo tài chính được chọn làm qui mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ

tính theo t lệ phần trăm trên chỉ tiêu qui mô chung đó Báo cáo tài chính theo qui mô

chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối

với bảng cân đối kế toán, để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, phải chọn chỉ

tiêu t ng tài sản làm qui mô chung. Một BCĐKT được thiết kế theo qui mô chung thể

Thang Long University Library

Page 15: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

6

hiện cấu trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, qua đó phát hiện những đặc

trưng trong phân b tài sản và huy động vốn.

1.1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ số

Phương pháp truyền thống được áp dụng ph biến nhất trong phân tích tài chính

là phương pháp t số Phương pháp t số là phương pháp trong đó các t số được sử

dụng để phân tích. Một t số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên t số phải có

mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế Đó là các t số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này

so với chỉ tiêu khác. Chẳng hạn, để phân tích khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn

của doanh nghiệp cần sử dụng những yếu tố có khả năng chuyển hóa thành tiền trong

ngắn hạn Với nguyên tắc thiết kế các t số, nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu

phân tích ph hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Các t số còn là công cụ

hỗ trợ công tác dự đoán tài chính

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng

được b sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính

được cải thiện và được cung cấp đầy đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành những t lệ

tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một t số của một doanh nghiệp hay một nhóm

doanh nghiệp; thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và cho

phép thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các t số; thứ ba, phương pháp phân

tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách

hệ thống hàng loạt t số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp này thường được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp đã có sẵn

hoặc nhà phân tích tự xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích phân tích của

mình, nhà phân tích chọn lọc các số liệu trong BCTC để tính toán.

Bước 2: Trên cơ sở các kết quả đã thu được từ việc tính toán các t số, nhà phân

tích nêu ra mối quan hệ giữa tử số và mẫu số.

Bước 3: Nhận định mức độ cao thấp của các con số này, tìm hiểu tác động của

các kết quả đó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó tìm

hiểu các nguyên nhân tăng giảm của các con số.

Bước 4: Rút ra kết luận, đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa

ra các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tạo tiền đề phát triển cho doanh

nghiệp trong tương lai

Về nguyên tắc, với phương pháp t số, cần xác định được các ngưỡng, các t số

tham chiếu Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các t

Page 16: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

7

số của doanh nghiệp với các t số tham chiếu Như vậy, phương pháp so sánh luôn

được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích khác

1.1.2.3 Phương pháp Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một

doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích

hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài

chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài

chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể

phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất

định.

Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng:

T suất sinh lời trên t ng tài sản ROA =

Từ mô hình phân tích trên, ta thấy tác động đến ROA là chỉ tiêu ROS và chỉ tiêu

hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Như vậy để nâng cao khả năng sinh lời

của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì cần phải nghiên cứu xem xét

có những biện pháp nào để nâng cao khả sinh lời của quá trình sử dụng tài sản của

doanh nghiệp Thông qua phương trình này thì sẽ giúp cho nhà quản lý có cách để tăng

ROA đó là: Tăng t lệ lợi nhuận trên doanh thu có được hoặc tăng khả năng làm ra

doanh thu trên tài sản của doanh nghiệp.

T suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện

pháp làm tăng ROE như sau:

Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh t lệ

nợ vay và t lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

Thang Long University Library

Page 17: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

8

Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông

qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và

hợp lý về cơ cấu của t ng tài sản.

Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó

tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với

quản trị DN thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động

đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến t chức quản lý của

doanh nghiệp.

1.1.2.4 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt

và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ

tiêu khi nhân tố đó thay đ i Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số

của chỉ tiêu khi chưa có biến đ i của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh

hưởng của nhân tố đó

Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng

với chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức Ngoài ra việc sắp xếp

các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các chỉ tiêu phân tích

phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng Trình tự thay thế các nhân

tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa ph hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiên

cứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố

Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố và chỉ

tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng

+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố

chất lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng c ng ảnh hưởng thì nhân tố

chủ yếu xếp trước nhân tố thứ yếu xếp sau và không đảo lộn trình tự này

+ Bước 3: Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói trên -

Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó, còn các nhân tố chưa được

thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch - Thay thế xong một nhân

tố, phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó, lấy kết quả này so với (trừ đi) kết

quả của bước trước nó thì chênh lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của

nhân tố vừa được thay thế

Page 18: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

9

+ Bước 4: có bao nhiêu nhân tố phải thay thế bấy nhiêu lần và t ng hợp ảnh

hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng cụ thể của phân tích (chính là chênh

lệch giữa thực tế với kế hoạch hoặc kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích)

Để làm rõ các vấn đề lý luận trên, ta lấy một ví dụ khái quát như sau:

Giả sử có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a, b, c

Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã được sắp xếp theo

trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng bằng công thức sau:

Q = a x b x c

Ta quy ước kỳ kế hoạch ký hiệu là K còn kỳ thực tế ký hiệu là T. Từ quy ước này

chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và thực tế lần lượt được xác định như sau:

Kỳ kế hoạch:

Kỳ thực tế:

Trình tự phân tích bao gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích. Q =

Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

+ Thay thế lần 1: thay

Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích Q:

+Thay thế lần 2: thay

Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích Q:

+ Thay thế lần 3: thay

Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là chính là chỉ tiêu phân tích thực tế

( )

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích Q:

Bước 3: T ng hợp: 14 Q =

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thay thế liên hoàn

Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu

- Xác định được mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp

nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc

đẩy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực

Thang Long University Library

Page 19: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

10

Nhược điểm:

- Khi xác định đến nhân tố nào, ta phải giả định các nhân tố khác không đ i,

nhưng trong thực tế thì các nhân tố luôn luôn biến động

- Việc sắp xếp các nhân tố từ số lượng đến chất lượng, trong một số trường hợp

để phân biệt nhân tố nào là số lượng, nhân tố nào là chất lượng là một vấn đề không

đơn giản Nếu xác định không đúng thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố sẽ

cho kết quả không chính xác

- Không có khả năng luận cứ rõ rang trình tự cụ thể về sự thay thế của các nhân

tố cũng như tính quy ước của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng thành các nhân tố

chất lượng Điều này càng trở nên khó khan khi có nhiều nhân tố trong tính toán phân

tích.

1.1.3 Thông tin sử dụng trong phân tích TCDN

Phân tích tài chính có mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả

tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định ph hợp

Như vậy, không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những bảng biểu tài chính mà phải

tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, như

các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá, các thông tin về ngành kinh tế của

doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp Cụ thể là:

+ Các thông tin chung Đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế chính

trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội

về kỹ thuật công nghệ… Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động

mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin về các cuộc thăm

dò thị trường, triển vọng phát triển trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ thương mại…

ảnh hưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ Khi phân

tích tài chính, điều quan trọng phải biết sự lặp đi lặp lại của cơ hội: Vượt qua tăng

trưởng đến suy thoái và ngược lại

+ Các thông tin theo ngành kinh tế: đó là những thông tin mà kết quả hoạt động

của doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm ngành kinh tế liên

quan đến thực thể của sản phẩm tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất có

tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh

tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển…

+ Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: Đó là những thông tin về chiến lược,

sách lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, những thông tin về tình

hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng

vốn, tình hình và khả năng thanh toán… Những thông tin này được thể hiện qua những

Page 20: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

11

giải trình của các nhà quản lý, qua các báo cáo của hạch toán kế toán, hạch toán thống

kê, hạch toán nghiệp vụ…

+ Các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp: những thông tin liên quan đến

doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Một số công khai, một số chỉ dành cho những

người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp Có những thông tin được

báo chí hoặc các t chức tài chính công bố, có những thông tin chỉ trong nội bộ doanh

nghiệp được biết

Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng: Những thông tin thu thập được không phải tất

cả đều được biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, mà có những tài liệu không thể

biểu hiện bằng số lượng và số liệu cụ thể, nó chỉ được thể hiện thông qua sự miêu tả

đời sống kinh tế của doanh nghiệp

Do vậy, để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài

chính, người làm công tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp những thông tin

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tính đầy đủ thể hiện thước đo số lượng của

thông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin

1.2 Nội dung trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp

1.2.1.1 Phân tích diễn biến TS – NV

Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

T ng tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, ta

cũng biết tài sản nhiều hay ít, tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh

doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích sự biến động và tình hình

phân b tài sản là để đánh giá việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hợp lý hay

không Để làm được điều này ta làm như sau:

Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số

tuyệt đối và số tương đối Trong quá trình đó thì chúng ta còn xem xét sự biến động

của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào, thông qua việc phân tích này thì chúng ta sẽ

nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình

tài chính của doanh nghiệp

Thứ hai, xem xét cơ cấu tài sản có hợp lý hay không, cơ cấu tài sản tác động như

thế nào đến quá trình kinh doanh; để làm điều này thì chúng ta phải tính t trọng của

từng chỉ tiêu trong t ng tài sản, t trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn trong

t ng tài sản ngắn hạn, tương tự cho tài sản dài hạn Sau đó so sánh chúng qua nhiều

thời kỳ khác nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu tài sản, khi đánh giá việc

Thang Long University Library

Page 21: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

12

phân b tài sản có hợp lý hay không, ta nên xem xét đặc điểm ngành nghề và kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua cơ cấu và sự biến động

về nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu nguồn vốn là t trọng của từng loại nguồn

vốn trong t ng số nguồn vốn; thông qua cơ cấu nguồn vốn thì chúng ta sẽ đánh giá

được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, ta cũng

thấy được về khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thứ

hai, thông qua sự biến động của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thì ta sẽ thấy được tình

hình huy động các nguồn vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nó cho thấy

được tính chủ động trong chính sách tài chính hay do sự bị động trong hoạt động sản

xuất kinh doanh gây ra. Bằng việc so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và tương

đối của các chỉ tiêu phần nguồn vốn, tính t trọng của từng chỉ tiêu trong t ng nguồn

vốn, t trọng của từng chỉ tiêu thuộc nợ phải trả trong t ng nợ phải trả, tương tự cho

vốn chủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua nhiều năm khác nhau để thấy được cơ cấu

và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Phân tích cân đối TS – NV

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị

tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, hơn nữa việc phân tích tính cân đối giữa tài

sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân b , huy động, sử dụng các

loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Đồng thời, nó còn

được d ng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng

chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng chúng có hiệu quả và hợp lý hay không

Ta có:

Cân bằng tài chính trong ngắn hạn:

Nhu cầu vốn lưu động ròng là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ

cho một số khoản mục mà không phải là tiền của vốn lưu động

Nhu cầu VLĐ ròng = Các khoản phải thu + Giá trị lưu kho – Nợ ngắn hạn

(không tính nợ vay)

Từ công thức trên ta có thể thấy:

- Nếu nhu cầu VLĐ ròng mà lớn hơn 0 thì điều đó có nghĩa là nợ ngắn hạn

chiếm dụng chưa đủ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn quan trọng, và doanh

nghiệp cần vay nợ thêm

Page 22: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

13

- Nếu nhu cầu VLĐ ròng mà nhỏ hơn 0 thì điều đó có nghĩa là nợ ngắn hạn

chiếm dụng đủ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn quan trọng và doanh nghiệp

không cần vay nợ thêm

Cân bằng tài chính trong dài hạn:

Vốn lưu động ròng cho biết mức độ n định của nguồn vốn tài trợ cho tài sản

ngắn hạn hay nó chính là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn

VLĐ ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

= NV dài hạn – TS dài hạn

Từ công thức trên ta có thể thấy:

+ Nếu như VLĐ ròng lớn hơn 0 thì tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn Đây là

biểu hiện tốt, có tính an toàn cao bởi nó có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để

tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn thừa vào để tài trợ cho tài sản ngắn hạn Điều này

cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược quản lý tài sản lưu động theo trường

phái thận trọng Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dự trữ nhiều hàng tồn kho sẽ làm tăng

chi phí lưu kho, do việc tăng chi phí nên EBIT của doanh nghiệp sẽ giảm

+ Nếu VLĐ ròng nhỏ hơn 0, tức là giá trị tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn

ngắn hạn Đây là biểu hiện không tốt, không an toàn vì nguồn vốn dài hạn không đủ để

tài trợ cho tài sản dài hạn mà trái lại, nguồn vốn ngắn hạn phải tài trợ them cho tài sản

dài hạn Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược quản lý tài sản

theo trường phái mạo hiểm Khi theo đu i chính sách quản lý này, doanh ngiệp có thể

gặp phải những rủi ro như: Cạn kiệt tiền hay không có đủ tiền có được chính sách

quản lý hiệu quả; mất doanh thu khi dự trữ thiếu hụt hàng lưu kho; mất doanh thu khi

sử dụng chính sách tín dụng chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp Những rủi

ro này đánh đ i bởi chi phí thấp hơn nên lợi nhuận kỳ vọng tăng lên

Nhận xét:

Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng thì cân bằng tài chính

rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để b đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu

động ròng

Nếu vốn lưu động ròng nhỏ hơn nhu cầu vốn lưu động ròng thì có nghĩa là vốn

lưu động ròng không đủ để tài trợ nhu cầu vốn lưu động ròng và doanh nghiệp phải

huy động các khoản vay ngắn hạn để b đắp sự thiếu hụt

1.2.1.3 Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn

Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước tiên doanh nghiệp cần có vốn, vốn đầu tư

ban đầu và vốn b sung để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Thang Long University Library

Page 23: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

14

Do vậy việc quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của

doanh nghiệp Nó đóng vai trò quyết định cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của

doanh nghiệp

Mục đích:

Đối với doanh nghiệp: mục đích cuối c ng là để đưa ra quyết định thích hợp (làm

thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thông qua việc đánh giá tính hợp lý trong

việc thay đ i kết cấu tài sản, nguồn vốn

Đối với chủ nợ: mục đích cuối c ng là để đưa ra các quyêt định thích hợp (cho

vay bao nhiêu, thời hạn bao lâu là hợp lý) thông qua việc đánh giá sử dụng vốn có

đúng mục đích và hiệu quả hay không

Đối với nhà đầu tư: mục đích cuối c ng là để đưa ra các quyết định thích hợp (có

đầu tư hay không) thông qua việc nhận định rủi ro, đánh giá lợi nhuận

Các bƣớc làm:

Bƣớc 1: Rút gọn bảng cân đối kế toán.

Khoản phải thu có vô số các khoản phải thu ngắn hạn có rất nhiều mục thì

tách ra làm hai là phải thu khách hàng (trừ luôn dự phòng phải thu ngắn

hạn khó đòi), các mục còn lại gom chung tất vào thành mục phải thu ngắn

hạn khác.

Phần tài sản cố định cũng có nhiều mục như TSCĐ hữu hình, thuê tài

chính, vô hình kèm theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế nhưng các

bên gom chung hết thành chung một cái là tài sản cố định

Phần các khoản ĐTTC dài hạn các bạn cũng gom chung thành đầu tư TC

dài hạn.

Phần nợ phải trả thì giữ nguyên: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán

(có trừ đi cả dự phòng), quỹ khen thưởng phúc lợi, các mục còn lại gom

chung thành phải trả ngắn hạn khác.

Bƣớc 2: Lập bảng kê Sử dụng vốn và Nguồn vốn theo nguyên tắc

TS Tăng, NV giảm thì ghi vào cột "Sử Dụng Vốn". Điều này có nghĩa là

Doanh nghiệp đã bơm vốn vào hoạt động kinh doanh, vận động liên tục để

tạo ra lợi nhuận cho nên đương nhiên TS sẽ tăng và NV sẽ giảm.

TS Giảm, NV tăng thì ghi vào cột "Tạo vốn". Điều này được lý giải là để

tài trợ cho việc sử dụng vốn trên thì chúng ta buộc phải giảm một số tài

sản (như là thanh lý TSCĐ rồi mua cái mới, dùng tiền đầu tư… ), hoặc

tăng nguồn vốn (huy động thêm vốn chủ sở hữu, nợ vay...)

Page 24: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

15

Cộng Sử dụng vốn = Cộng Tạo vốn

Lƣu ý:

+ Chỉ ghi số chênh lệch, khi xác định chênh lệch cần kèm theo cả t trọng.

+ Nguồn vốn bên trong là các nguồn như LN giữ lại, thu hồi nợ phải thu, giảm

TS dư thừa, ứ đọng nên tích cực.

+ Nguồn vốn bên ngoài là các nguồn như đi vay, nợ chiếm dụng, nhận vốn góp

của CSH, tuy nhiên nếu nhận vốn góp của CSH mà b sung từ Lợi Nhuận thì đây lại là

Nguồn vốn bên trong.

Bƣớc 3: Phân tích

Đầu tiên, dựa vào bảng phân tích đưa ra các số liệu cụ thể: sử dụng vốn ở các

khoản mục nào, tăng bao nhiêu (ưu tiên đi từ các khoản mục tăng từ mạnh nhất rồi

xuống thấp dần); tiếp đó để tài trợ cho sử dụng vốn thì doanh nghiệp đã sử dụng nguồn

vốn nào, tăng bao nhiêu (cũng đi từ mạnh xuống)

Sau đó phải nêu ra nhận định trong năm này, doanh nghiệp có gì thay đ i Cụ thể

như nếu TSCĐ tăng, khoản phải thu, tồn kho tăng thì đây là dấu hiệu cho thấy

Doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh Mặt khác có thể doanh nghiệp giảm

nợ vay dài hạn, tăng nợ vay ngắn hạn, t y vào sự thay đ i mà phân tích Tiếp đó cần

nhận định nguồn vốn tài trợ cho việc sử dụng vốn có bao nhiêu phần trăm là từ NV

bên trong và bao nhiêu phần trăm là từ NV bên ngoài

Cuối c ng, nhận xét xem cơ cấu tài chính thay đ i như thế nào, có an toàn không,

Nếu như NV dài hạn mà tăng nhanh hơn tài sản dài hạn thì đó là dấu hiệu tốt, an toàn

vì nó được tài trợ từ NV dài hạn, ngược lại thì nó giảm tính an toàn và chịu áp lực

thanh toán…

1.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh

Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh BCKQHĐKD là báo cáo tài chính t ng hợp, phản ánh t ng quát tình

hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết

theo các loại hoạt động

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ

Hoạt động tài chính

Hoạt động khác

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là những hoạt động liên quan đến nhiệm vụ

sản xuất kinh doanh theo đăng ký họat động của doanh nghiệp

Thang Long University Library

Page 25: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

16

Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn của doanh

nghiệp ra bên ngoài như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh,

hoạt động cho vay, cho thuê TSCĐ Kết quả hoạt động tài chính hiện nay không được

tính riêng mà được tính chung c ng với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, để hình thành

nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của đơn vị Để đánh giá tình hình hoạt động tài

chính của doanh nghiệp qua báo cáo thu nhập, nhà phân tích cần xem xét chi tiết nội

dung thu nhập và chi phí hoạt động tài chính.

Hoạt động khác là các hoạt động nằm ngoài hoạt động SXKD và hoạt động tài

chính của doanh nghiệp và thường xảy ra ngoài dự kiến, như hoạt động thanh lý,

nhượng bán TSCĐ, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải

thu khó đòi, các khoản thu nhập và chi phí khác

Với ba loại hoạt động trên, kết quả kinh doanh trước thuế của doanh nghiệp là

t ng hợp kết quả của 3 hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động khác

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghiîa rất lớn trong việc đánh giá

hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện

kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết qủa chung toàn

doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt

động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, và dự báo hoạt động trong tương lai

Thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi

của doanh nghiệp Đây là một trong các nguồn thông tin rất b ích cho người ngoài

doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp

1.2.3 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo

cáo kết qủa hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp

Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán chưa phải là chỉ tiêu đánh gía xác thực khả năng tài trợ

bên trong của doanh nghiệp Trong tài chính, người ta thường quan tâm đến dòng tiền

Gía trị của một tài sản và rộng hơn là của doanh nghiệp được xác định bởi dòng tiền

mà tài sản tạo ra vì dòng tiền cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán, đầu tư mua sắm

thiết bị, vật tư cho kinh doanh Các nhà quản lý tài chính thường gặp tình trạng doanh

nghiệp kinh doanh có lãi nhưng vẫn thiếu tiền cho họat động kinh doanh Có nhiều lý

do dẫn đến thực trạng này

Một là: lợi nhuận kế toán là chênh lệch giưã doanh thu và chi phí Việc trình bày

doanh thu và chi phí trên báo cáo thu nhập phải theo những nguyên tắc kế toán chung

Doanh thu được kế toán ghi nhận không phải là số tiền thực thu mà là giá trị hàng hóa,

Page 26: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

17

dịch vụ doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng và khách hàng đồng ý thanh toán

Chi phí được ghi nhận ph hợp với doanh thu, trong đó nhiều khoản chi phí chưa thực

sự là khoản chi và không phải là khoản chi bằng tiền, như chi phí trích trước, chi phí

khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng gỉam gía Vì vậy, lợi nhuận kế toán chưa thực sự

là dòng tiền tạo ra từ họat động kinh doanh

Hai là: chu kỳ vận động của dòng tiền luôn không ph hợp với chu kỳ đầu tư của

doanh nghiệp Doanh nghiệp thường phải chi tiền để đầu tư TSCĐ, mua sắm vật liệu,

trả lương trước khi dòng tiền tạo ra từ mở rộng họat động kinh doanh Các doanh

nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng quá nhanh thường gặp phải tình trạng khan hiếm

tiền nên phải huy động lớn vốn vay ngân hàng để tài trợ

Do có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và dòng tiền tạo ra trong kỳ nên cần

có một báo cáo phản ánh sự vận động của vốn bằng tiền ở doanh nghiệp Đó là báo

cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính t ng hợp phản ánh việc hình

thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo

của doanh nghiệp Theo chế độ kế toán hiện hành, Báo cáo cáo lưu chuyển tiền tệ có

hai dạng mẫu biểu theo hai phương pháp lập nhưng nội dung cơ bản của cả hai mẫu

đều bao gồm những phần chính:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

- Tiền đầu kỳ

- Tiền cuối kỳ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên

quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp Thông qua BCLCTT, ngân hàng, các nhà

đầu tư, Nhà nưóc và nhà cung cấp có thể đánh gía khả năng tạo ra các dòng tiền từ các

loại hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, c

tức cho các c đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước Đồng thời, đó cũng là mối quan tâm

của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng

trách nhiệm thanh toán của mình

BCLCTT còn là cơ sở để dự đoán các dòng tiền của doanh nghiệp, trợ giúp các

nhà quản lý trong công tác hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp

Thang Long University Library

Page 27: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

18

Thông qua BCLCTT, người ra quyết định có thể đánh giá thời cơ kinh doanh của

doanh nghiệp để ra các quyết định kịp thời

1.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

1.2.4.1 Phân tích khả năng thanh toán

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn

thanh toán, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Khả n ng thanh toán nợ ngắn hạn

T ng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Số nợ ngắn

hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới một năm bao gồm: Các

khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả người lao

động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đ i TS thành tiền để trang trải các khoản

nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của

các doanh nghiệp trong cùng ngành. Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngành nghề kinh

doanh khác nhau có sự khác nhau. Một căn cứ quan trọng là so sánh với hệ số thanh

toán ở các thời kỳ trước đó của doanh nghiệp.

Thông thường, khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là

yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh

nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả

năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, trong một

số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thánh toán của doanh

nghiệp là tốt. Do vậy, để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm tình hình của doanh

nghiệp.

Khả n ng thanh toán nhanh

Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp,

được xác định bằng t ng TS ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn

Ở đây, hàng tồn kho bị loại trừ ra, bởi trong TS ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là

loại TS có tính thanh khoản thấp hơn

Page 28: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

19

Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì doanh

nghiệp dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động thành tiền mặt Hệ số này nói lên việc công

ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty không gặp khó khăn

nào trong việc chuyển từ tài sản ngắn hạn khác về tiền mặt Hệ số này >2 thì được

đánh giá là an toàn vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần

phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn Đây là hệ số phản ánh sự chắc chắn nhất, khả năng

của công ty đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện thời Hệ số này càng cao thì càng được đánh giá

tốt

Khả n ng thanh toán tức thời:

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời chỉ xem xét các khoản có thể thanh toán

nhanh nhất đó là tiền và khả năng này cho biết, với số tiền và các khoản tương đương

tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không

Khả năng thanh toán tức thời =

Thể hiện khả năng b đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN Do tiền có

tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng

nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN

Nói chung hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, giống như

trường hợp của khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh, để kết

luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn

cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó

Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc

thanh toán nợ

So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện

thời, hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về

tính thanh khoản Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức

tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để

kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn

Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp

ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn

hay bằng 1 Điều này cũng không quá nghiêm trọng Một doanh nghiệp giữ tiền mặt

và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn

là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp

không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả

Thang Long University Library

Page 29: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

20

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để

tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn)

1.2.4.2 Phân tích khả năng hoạt động

Hệ số thu nợ

Khoản tiền phải thu của khách hàng là khoản tiền mà hi n tại khách hàng vẫn

đang chiếm dụng của doanh nghi p Chỉ đến khi khách hàng thanh toán cho doanh

nghi p thì phần vốn này của doanh nghi p mới không bị coi là chiếm dụng nữa Vi c

bị khách hàng chiếm dụng vốn sẽ gây thi t hại cho doanh nghi p khi doanh nghi p cần

vốn để đảm bảo khả na ng thanh toán hay duy trì sản xuất kinh doanh Vì vạ y, ở chỉ số

này các doanh nghi p thu ờng đảm bảo phải càng cao để chứng tỏ tốc đọ thu hồi nợ của

doanh nghi p càng nhanh, khả na ng chuyển đ i các khoản phải thu sang tiền mạ t cao,

điều này giúp doanh nghi p nâng cao luồng tiền mạ t, tạo ra sự chủ đọ ng trong vi c tài

trợ nguồn vốn lu u đọ ng phục vụ sản xuất

Thời gian thu nợ trung bình

Chỉ tiêu này thể hi n doanh nghi p mất bao lâu để thu hồi các khoản phải thu

Ngu ợc lại với chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu, thời gian thu nợ của doanh

nghi p càng ngắn lại càng thể hi n khả na ng thu hồi nợ của doanh nghi p càng tốt Khi

phân tích t số này ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh nghiệp

c ng ngành và so sánh với t số trung bình ngành, DN cần xem xét từng khoản phải

thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý

Vòng quay hàng tồn kho

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của doanh

nghiệp.

Số vòng HTK cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh

doanh. Hệ số này lớn cho thấy doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả, tránh

được ứ đọng vốn và ngược lại. Việc t chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt,

doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào

HTK Ngược lại, nếu số vòng quay HTK thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự

Page 30: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

21

trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó,

có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp

vào tình thế khó khan về tài chính trong tương lai Tuy nhiên hệ số này còn phải được

so sánh với hệ số trung bình nghành Ví dụ một nhà máy sản xuất rượu nho nếu luân

chuyển hàng tồn kho nhanh có thể dẫn đến sản phẩm chưa thích hợp để uống Nhưng

với một công ty kinh doanh rau quả tươi thì thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình

Chỉ số này cho biết thời gian lu u hàng tồn kho gồm có nguyên vạ t li u và hàng

hóa trong bao nhiêu lâutừ lúc nhạ p hàng vào kho cho đến lúc xuất hàng ra bán diễn ra

trong bao lâu Chỉ số này càng thấp càng chứng tỏ hàng tồn kho đu ợc luân chuyển,

tiêu thụ nhanh, góp phần giảm các chi phí lu u kho, làm ta ng doanh thu, lợi nhuạ n cho

doanh nghi p.

Thời gian trả nợ

Đây là chỉ tiêu nói lên số vòng quay các khoản phải trả, chỉ tiêu này đánh giá bao

nhiêu đồng chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung và giá vốn hàng bán bỏ ra thì có 1

đồng DN đi chiếm dụng vốn của khách hàng, người lao động… Chỉ tiêu này càng thấp

càng tốt bởi việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được

chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và

chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.

Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển tiền hay số ngày

bình quân cần thiết để các khoản trả người bán thực hiện một vòng quay trong kỳ.

Thời gian luân chuyển tiền càng dài càng tốt.

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình

Vòng quay tiền = Chu kỳ kinh doanh – thời gian trả nợ

= Thời gian thu nợ TB + thời gian luân chuyển kho TB – thời

gian trả nợ

Chu kỳ kinh doanh cho biết thời gian từ lúc mua hàng nhạ p vào kho cho đến lúc

thu lại đu ợc tiền hàng bán ra là bao lâu Chu kỳ kinh doanh càng ngắn thì doanh

Thang Long University Library

Page 31: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

22

nghi p sẽ có thể quay vòng vốn càng nhanh Tuy nhiên, mức đọ nhanh hay chậm còn

phụ thuọ c vào lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh cũng nhu chính sách thu

tiền của doanh nghi p Chỉ tiêu vòng quay tiền này phản ánh mọ t đồng chi ra phải mất

bao lâu mới thu hồi đu ợc Thời gian của vòng quay tiền ngắn tức là doanh nghi p sẽ

thu hồi vốn nhanh, bởi chỉ khi nào dòng tiền thực sự trở lại doanh nghi p thì kinh

doanh với mới thực sự đạt hi u quả Ngu ợc lại, nếu thời gian của vòng quay tiền dài

thì doanh nghi p sẽ thu hồi vốn chạ m, hoạt đọ ng kinh doanh chu a thực sự có hi u quả

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TS của DN

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết bình quân 100 đồng TSNH tạo ra

được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay là trong kỳ thì TSNH quay được mấy lần.

Nếu hệ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp cao;

thể hiện doanh nghiệp đã đầu tư hợp lý vào vật tư đầu vào, hàng hoá, thành phẩm tiêu

thụ nhanh; tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, giảm nợ phải thu, tồn quỹ tiền

mặt thấp Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của

doanh nghiệp thấp, chính sách tồn kho không hợp lý, có thể là thành phẩm không tiêu

thụ được, nợ phải thu cao, tồn quỹ tiền mặt nhiều.

Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng vốn bỏ ra đầu tư cho tài sản dài hạn trong một kỳ

thì đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của

TSDH trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSDH vận động càng nhanh, hiệu suất

sử dụng tài sản dài hạn cao, từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở

để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện về hiệu quả sử dụng tài sản của

doanh nghiệp, nó cho ta thấy tính hợp lý trong việc phân b tài sản, trình độ quản lý tài

sản của doanh nghiệp T số này cho thấy, bình quân một đồng tài sản tạo ra được bao

nhiêu đồng doanh thu, nếu t số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao,

góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu t số này quá cao thì chứng tỏ

rằng doanh nghiệp đang sử dụng hết công suất các nguồn lực đầu vào của mình, vì vậy

khó mà tăng thêm nếu không đầu tư thêm tài sản

Page 32: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

23

1.2.4.3 Phân tích khả năng quản lý nợ

Hệ số nợ trên tổng tài sản

T số này cho biết cứ 1 đồng doanh nghiệp đầu tư cho t ng tài sản thì có bao

nhiêu đồng là từ đi vay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh

nghiệp Hệ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý

doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh

nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng

hình thức đi vay Ngược lại, t số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực

lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ

rủi ro của doanh nghiệp cao hơn

Hệ số này được tính bằng cách lấy t ng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài

hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị t ng tài sản trong

c ng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu

Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng

vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp Tuy nhiên, nó cũng có thể

chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích

của hiệu quả tiết kiệm thuế.

Hệ số này được tính bằng cách lấy t ng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài

hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong

c ng kỳ Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Hẹ số hả na ng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bọ lợi nhuạ n tru ớc thuế và lãi vay sinh ra trong

mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghi p thanh toán đu ợc bao nhiêu lần t ng lãi vay

phải trả từ huy đọ ng nguồn vốn nợ Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt đọ ng

kinh doanh có khả na ng sinh lời cao và đó là co sở đảm bảo cho tình hình thanh toán

của doanh nghi p lành mạnh Ngu ợc lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt đọ ng kinh

Thang Long University Library

Page 33: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

24

doanh của doanh nghi p kém hi u quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị

đe dọa Khi chỉ tiêu này <1 cho thấy hoạt đọ ng kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhạ p

trong kỳ không đủ b đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghi p phá sản

1.2.4.4 Phân tích khả năng sinh lời

Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu cuối c ng là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận

không phải là chỉ tiêu để chúng ta đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư - sản

xuất - tiêu thụ, khả năng quản lý các mặt của doanh nghiệp Muốn đánh giá được tính

hiệu quả của quá trình trên thì chúng ta cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với

các yếu tố tạo ra lợi nhuận như doanh thu, vốn, Khả năng sinh lợi là kết quả của các

quyết định của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, quyết định nguồn tài trợ, trình độ

quản lý tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp Để đánh giá khả năng sinh lời ta căn

cứ vào các t số sau:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

T suất sinh lợi của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản.

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời

tài sản càng lớn Cũng tương tự như trên, lợi nhuận xem xét ở đây cũng gồm cả lợi

nhuận từ ba họat động, do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tài

sản t ng cộng trên BCĐKT

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, t suất này tính cho

từng đơn vị để đánh giá sức sinh lời từng bộ phận tại doanh nghiệp Nếu những đơn vị

thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì cần phân tích sức sinh lợi tài

sản theo từng ngành kinh doanh Tuy nhiên việc tách riêng từng loại tài sản phục vụ

cho từng lĩnh vực hoạt động rất khó khăn Hơn nữa, chỉ số này còn phụ thuộc vào mùa

vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh

nghiệp chỉ sử dụng t số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành

hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

T số này cho biết bình quân 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thuế. T số này cao hay thấp là phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ

sản phẩm, giá cả của sản phẩm, chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp; khả năng quản

Page 34: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

25

lý các loại chi phí của doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh

nghiệp, chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy công tác quản lý chi phí càng

tốt, điều này giúp nhà quản trị đưa ra các mục tiêu để mở rộng thị trường, tăng doanh

thu, xem xét các yếu tố chi phí ở bộ phận để tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi

nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

T số này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu; t số này cho biết

bình quân một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau

thuế Mong muốn của các chủ sở hữu là làm cho t số này càng cao càng tốt, khả năng

sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử dụng

vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Trong trường hợp việc sử

dụng vốn của doanh nghiệp là hiệu quả, đồng thời mức độ tài trợ bằng nợ cao thì lúc

đó doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ rất cao Ngược lại, nếu việc sử dụng vốn không hiệu

quả đến mức lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính

trong trường hợp này là gây t n thất cho chủ sở hữu, thậm chí là mất khả năng chi trả

1.2.5 Phân tích sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty TNHH Smartdoor 168

Nguyên lý đòn bẩy đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và đem lại rất

nhiều lợi ích cũng như thành công cho con người Trong kinh doanh, nguyên lý đòn

bẩy cũng được áp dụng và được hiểu đơn giản là sự gia tăng nhỏ của sản lượng hoặc

doanh thu có thể đạt được một sự gia tăng lớn về lợi nhuận Thuật ngữ “đòn bẩy” ám

chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hệ thống đòn

bẩy được các doanh nghiệp sử dụng trong quản lý tài chính là đòn bẩy tài chính

Khái niẹ m

Đòn bẩy tài chính là chỉ số phản ánh mối tu o ng quan giữa t ng số nợ và t ng số

vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp – nó chính là kết quả từ việc

sử dụng định phí tài chính trong doanh nghiệp, nhằm khuếch đại tác động sự thay đ i

của lợi nhuận trước thuế và lãi vay lên thu nhập của mỗi c phiếu (EPS) Hay nói cách

khác thì nó là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhạ p cố định (nợ vay và c

phiếu u u đãi) đu ợc sử dụng trong co cấu nguồn vốn của doanh nghi p.

Bên cạnh những yếu tố mang tính chủ quan bên trong doanh nghi p thì đòn bẩy

tài chính cũng chịu mọ t số yếu tố khách quan tác đọ ng: thị tru ờng tài chính phát triển

Thang Long University Library

Page 35: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

26

sẽ thuạ n lợi ho n trong vi c huy đọ ng vốn; chi phí lãi vay ảnh hu ởng trực tiếp đến đòn

bẩy tài chính, nếu chi phí nợ thấp thì sẽ d ng nhiều nợ ho n để tài trợ cho các hoạt

đọ ng, khi đó đòn bẩy tài chính sẽ cao ho n và ngu ợc lại; chính sách luạ t pháp Nhà

nu ớc, ví dụ nhu thuế thu nhạ p mà cao thì càng khuyến khích doanh nghi p sử dụng

nhiều nợ ho n vì chi phí lãi vay là lá chắn thuế cho doanh nghi p, hoạ c là những quy

định về số vốn điều l phải có để thành lạ p doanh nghi p cũng sẽ ảnh hu ởng đến co

cấu vốn của doanh nghi p và đòn bẩy tài chính, ; lĩnh vực hoạt đọ ng của doanh

nghi p, ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có đọ rủi ro khác nhau, tạo nên mức sử dụng đọ

bẩy tài chính khác nhau; tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh; thực trạng

nền kinh tế;

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Ta có công thức đo lu ờng mức đọ sử dụng của đòn bẩy tài chính nhu sau:

Độ bẩy của đòn bẩy tài chính (DFL)

Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là mọ t chỉ số định lu ợng

d ng để đo lu ờng mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đ i, nó thể hi n sức mạnh

của đòn bẩy tài chính Độ bẩy tài chính ở một mức độ nào đó đu ợc xác định nhu là

phần trăm thay đ i của EPS khi EBIT thay đ i 1

Đòn bẩy tài chính giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy được tác động của việc

sử dụng nợ vay lên thu nhập trên một c phần của c đông thường Sử dụng định phí

tài chính trong doang nghiệp thì nếu EBIT thay đ i x sẽ khuếch đại sự biến động của

EPS lên DFL x và cũng cho thấy độ rủi ro đến với doanh nghiệp như thế nào khi

doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ bằng nợ vay

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố khách quan

Cơ sở vật chất hạ tầng của doanh nghiệp

Page 36: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

27

Cơ sở vật chất, hạ tầng của doanh nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng, vì nó cho

phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cung cấp thu mua

hay thực hiện các hoạt động dự trữ Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện

nguồn tài sản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng

nhà xưởng, các thiết bị chuyên d ng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp,

quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh Nếu cơ sở hạ tầng phát triển

(hệ thống, giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu

vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được

chi phí trong kinh doanh.

Khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao

động và trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ

sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh

Tuy nhiên, sự tiến bộ của khoa học - công nghệ cũng làm cho quá trình hao mòn của

tài sản vô hình diễn ra nhanh hơn do sự đ i mới trong các thiết bị, máy móc, quy trình

công nghệ, dẫn tới sự lạc hậu và lỗi thời của tài sản trong doanh nghiệp

Môi trƣờng kinh tế

Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh

nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện

pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình

trạng suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư

Lãi suất thị trƣờng

Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh

nghiệp Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và

cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng

gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãi suất thị trường

tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu d ng, điều đó làm hạn chế

việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Lạm phát

Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng Nếu

doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn

kinh doanh Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài

chính doanh nghiệp không n định

Thang Long University Library

Page 37: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

28

Chính sách inh tế và tài chính của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp

Các chính sách như: chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách

xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định… đây là yếu tố tác động lớn

đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp

Nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu khách hàng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định của doanh

nghiệp trong việc sản xuất ra sản phầm gì, chất lượng ra sao, kiểu dáng, tính năng như

thế nào Trong xã hội hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng cao, để đáp ứng nhu

cầu đó thì doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm Những

doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên khéo léo, tận tình cộng với công tác xúc tiến

thương mại quảng bá sản phẩm của mình để thâm nhập vào thị trường mới sé giúp

doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh

Mức độ cạnh tranh

Để tồn tại thì giữa các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau Nếu doanh

nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi

doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đ i mới thiết bị, công nghệ và nâng cao

chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm… C ng là các

doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm, nhưng doanh nghiệp nào có sản phẩm

chất lượng cao, mẫu mã tốt, giá cả ph hợp thì doanh nghiệp đó sẽ thu hút người mua

hơn Như vậy vấn đề của các doanh nghiệp là phải thu hút được các khách hàng, xây

dựng được mối quan hệ lâu dài để làm tăng khả năng kinh doanh, thu được nhiều

doanh thu và lợi nhuận cao

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Tổ chức và đặc điểm sản xuất – kinh doanh

Tổ chức sản xuất – kinh doanh

Một quy trình sản xuất kinh doanh ph hợp, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp quản lý

tốt được chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng

năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp Hơn thế nữa, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, tiếp cận kịp thời

với xu thế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, cũng như sử dụng có hiệu quả tài

sản của doanh nghiệp

Đặc điểm sản xuất – kinh doanh

Đây là nhân tố có sự ảnh hưởng không nhỏ và nhất định tới hiệu quả sử dụng tài

Page 38: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

29

sản trong doanh nghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh

doanh sẽ đầu tư vào TSNH cũng như dài hạn khác nhau T trọng tài sản khác nhau

nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau Như vậy, đặc điểm sản xuất – kinh

doanh của doanh nghiệp có tác động và ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả sử dụng tài

sản, cơ cấu tài sản, vòng quay và các hệ số của tài sản trong doanh nghiệp

Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của ngƣời lao động

Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, yếu tố về con người có một vai trò đặc

biệt quan trọng và cần thiết, quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói

chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng Trong đó, trình độ cán bộ quản lý và tay

nghề của người lao động là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất tới hoạt động sản

xuất trong doanh nghiệp

Về trình độ cán bộ quản lý

Trình độ cán bộ quản lý được thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định, khả

năng t chức, quản lý và đưa ra quyết định Nếu người cán bộ quản lý có trình độ

chuyên môn vững vàng, khả năng t chức, quản lý tốt, đồng thời bắt kịp và nắm rõ

những biến động cũng như xu hướng của thị trường, đưa ra được các quyết định đúng

đắn, ph hợp với từng thời điểm thì sẽ đem lại hiệu quả cao và nhiều lợi ích cho doanh

nghiệp

Về kỹ thuật và trình độ tay nghề của người lao động

Người lao động (công nhân) là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất,

trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ; tiếp xúc với khách hàng, nên đây là nhân tố trực

tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Nếu kỹ thuật giản đơn đòi hỏi tay nghề không cao, DN dễ có điều kiện sử dụng

máy móc thiết bị nhưng năng suất không cao, sản phẩm có chất lượng thấp không có

khả năng cạnh tranh Ngược lại nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ trang thiết bị

máy móc hiện đại, DN có lợi thế hơn trong cạnh tranh và đòi hỏi tay nghề công nhân

kỹ thuật cũng phải cao Đối với người lao động có tay nghề cao, có tính sáng tạo, tự

chủ trong công việc, tiếp thu nhanh và có ý thức giữ gìn, bảo quản tài sản thì tài sản sẽ

được sử dụng có hiệu quả cao Đồng thời góp phần quan trọng tạo ra các sản phẩm,

dịch vụ có chất lượng cao, làm tăng doanh thu, lợi nhuận cũng như khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn

Vốn là một điều kiện tiên quyết, không thể thiếu được khi các doanh nghiệp

muốn thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Không có nguồn lực vốn tốt,

Thang Long University Library

Page 39: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

30

doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, phát triển cũng như không có

năng lực cạnh tranh cao trên thị trường Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có khả năng

huy động vốn tốt, sẽ giúp mở rộng được hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt

động đầu tư, làm tăng thu nhập và tăng hiệu quả sử dụng tài sản Hơn nữa, duy trì

được một cơ cấu vốn hợp lý sẽ góp phần làm giảm các chi phí kinh doanh, tăng lợi

nhuận dẫn đến hệ số sinh lợi trên t ng tài sản sẽ tăng theo

Page 40: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMARTDOOR 168

2.1 Khái quát về Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

Trụ sở chính: Số 168 phố Huế - phường Ngô Thì Nhậm – quận Hai Bà Trưng –

Thành phố Hà Nội.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH

Điện thoại: 043.9748965

Fax: 043.9748961

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0105171210 do Sở kế hoạch và đầu tư

Thành phố Hà Nội cấp Đăng ký lần đầu ngày 08/03/2007.

Vốn điều lệ của công ty: 8 000 000 000 VNĐ (Tám t Việt Nam đồng chẵn).

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168

Công ty TNHH mọ t thành viên Smartdoor 168 đu ợc thành lập vào ngày 03 tháng

03 na m 2011.

Công ty là nhà sản xuất, phân phối cửa nhôm, tu ờng kính, cửa nhựa, cửa cuốn

mang nhãn hiệu G smart Trong quá trình phát triển, Công ty đã mở rộng hoạt động

kinh doanh với nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng thị tru ờng vật liệu xây dựng tại hầu

hết các tỉnh thành trong cả nu ớc Dựa trên kinh nghi m lâu năm c ng uy tín thu o ng

hiệu, các sản phẩm của Smartdoor đang ngày càng đu ợc ngu ời tiêu d ng u a chuộng sử

dụng

Cửa cuốn Smartdoor đu ợc thiết kế dựa trên ba tiêu chí chính là đem lại sự sang

trọng, an toàn và thuận ti n nhất cho ngu ời sử dụng Luôn xác định khách hàng là

trọng tâm hàng đầu, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghi p, Smartdoor

không ngừng cải tiến chất lu ợng mẫu mã các loại sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng tốt

nhất nhu cầu của khách hàng Các sản phẩm của Smartdoor đã tạo lập chỗ đứng vững

chắc và đu ợc tín nhi m trên thị tru ờng trong nu ớc và quốc tế Hoàn hảo về thiết kế và

kiểu dáng trang nhã, Smartdoor là sự kết hợp tuy t vời giữa v đ p thanh lịch và tính

thực tiễn của sản phẩm cao cấp Không chỉ ta ng thêm nét sang trọng cho ngôi nhà của

bạn, Smartdoor còn mang tính thẩm mỹ cao và đẳng cấp, góp phần làm cho cuọ c sống

phong phú và đa dạng ho n.

Thang Long University Library

Page 41: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

32

Smartdoor đảm bảo các tiêu chuẩn ở mức độ cao nhất đối với các công trình xây

dựng dân cu , công nghiệp, và thu o ng mại về hi u quả năng lu ợng, thân thi n với môi

tru ờng, độ tin cậy, ti n lợi và sáng tạo trong mỗi sản phẩm Với những cải tiến hàng

đầu, Smartdoor luôn thiết lạ p những tiêu chuẩn mới cho kiến trúc hi n đại hu ớng tới

tu o ng lai.

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc

Giám đốc là ngu ời điều hành cấp cao nhất đồng thời cũng là ngu ời chịu trách

nhiệm trong vi c quản lý, sắp xếp nhân sự các phòng ban nghi p vụ để thực hi n các

mục tiêu nhằm mang lại lợi nhuạ n tối đa cho công ty

Giám đốc là ngu ời đại di n theo pháp luạ t của Công ty, chịu trách nhiệm tru ớc

pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Công ty Ngoài ra giám đốc cũng là ngu ời: t

chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phu o ng án đầu tu của Công ty; ban hành quy chế

quản lý nội bộ, đề xuất những bi n pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty;

trực tiếp đi giao dịch các hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty; quyết định các vấn

đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH m t thành viên Smartdoor168

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng t chức hành chính

Phòng tài chính kế toán

Phòng kỹ thuật

Phòng kinh doanh

Page 42: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

33

Ph giám đốc

Phó giám đốc là người giúp vi c cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt

động của công ty theo sự phân công của Giám đốc Hơn nữa, phó giám đốc thường

xuyên phải chủ động và tích cực triển khai, thực hi n nhi m vụ đu ợc phân công và

chịu trách nhi m tru ớc Giám đốc về hiệu quả các hoạt đọ ng.

Quyền hạn: Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc ph hợp với từng giai

đoạn và phân cấp công vi c.

Ph ng tổ chức hành chính

Tham mu u cho Giám đốc, t chức thực hi n công tác t chức quản trị nhân sự và

các công tác hành chính của doanh nghi p là nhiệm vụ của phòng t chức hành chính

Ngoài ra phòng t chức hành chính còn hoạch định, tuyển dụng và sử dụng nhân lực

hi u quả Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho ngu ời lao đọ ng.

Ph ng tài chính ế toán

Là bộ phận tham mu u cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính kế

toán của toàn doanh nghiệp Luôn thực hiện và hu ớng dẫn các bộ phận của công ty

thực hiện các công tác tài chính kế toán theo đúng quy định của luật kế toán T chức

lập kế hoạch tài chính và dự toán thu chi tiền mặt theo kế hoạch tháng, quý, năm, quản

lý theo dõi tài sản của của công ty Kiểm tra đôn đốc thu chi của các công nợ, thực

hi n nộp ngân sách và các nghĩa vụ đối với nhà nu ớc Đối với cuối mỗi quý hay năm,

phòng tài chính kế toán phải tiến hành quyết toán kịp thời, chính xác, lập báo cáo tài

chính theo quy định của nhà nu ớc

Thêm vào đó, bộ phận kế toán phải luôn kết hợp với các phòng ban chức năng

khác để nắm vững tiến độ, khối lượng thi công các công trình, tiến hành theo dõi khấu

hao máy móc thiết bị thi công, thanh toán quyết toán với chủ đầu tư, người lao động và

cán bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, bảo hiểm xã hội, mua bảo

hiểm y tế cho nhân viên của Công ty

Ngoài ra, phòng còn phải có trách nhiệm trong việc bảo quản cũng nhu đảm báo

bí mật cho những thông tin tài chính, chứng từ có liên quan của Công ty

Ph ng thuật

Là phòng nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật để phục vụ cho

hoạt động kinh doanh, quản lý, nâng cao chất lu ợng sản phẩm dịch vụ của công ty

Đảm bảo quá trình vận hành, cung cấp dịch vụ cho khách hàng đu ợc thuận tiện, bảo

đảm an toàn, n định Thêm vào đó phải luôn kiểm tra, sửa chữa và bảo trì các máy

móc, thiết bị trong công ty

Thang Long University Library

Page 43: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

34

Tham mu u cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực: quản lý kĩ thuật thi công, quản

lý dự án đầu tu , đấu thầu các công trình xây dựng, quản lý sử dụng các thiết bị đo

lu ờng

Phòng kinh doanh

C ng với giám đốc thực hi n các hợp đồng mua bán hàng hoá, quản lý nhân sự

trong phòng Phối hợp với các phòng ban khác để giải quyết các công vi c có liên

quan tới nghi p vụ của phòng Tiến hành kinh doanh các sản phẩm của Công ty, chịu

trách nhi m trực tiếp tru ớc Giám đốc về kết quả kinh doanh và h thống phân phối sản

phẩm của Công ty Tham mu u cho giám đốc về kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị

tru ờng, mở rọ ng thị tru ờng

2.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

Smardoor 168

2.2.1 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Page 44: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

35

Đơn vị: Đồng

CHỈ TIÊU N m 2014 N m 2013 N m 2012

Chênh lệch

2013 - 2014

Chênh lệch

2012 - 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng

đối

A. Tài sản ngắn hạn 13.665.570.279 17.024.809.083 8.467.953.092 (3.359.238.804) (19,73) 8.556.855.991 101,05

I Tiền và các khoản tương

đương tiền 4.804.894.645 6.547.821.202 5.829.887.465 (1.742.926.557) (26,62) 717.933.737 12,31

II Các khoản phải thu ngắn hạn 4.971.511.505 1.828.480.804 2.066.604.304 3.143.030.701 (171,89) (238.123.500) (11,52)

1 Phải thu của khách hàng 3.930.352.776 1.284.457.582 2.066.604.304 2.645.895.194 205,99 (782.146.722) (37,85)

2 Trả trước cho người bán 1.032.067.773 489.469.046 - 542.598.727 110,85 489.469.046 -

3 Các khoản phải thu khác 9.090.956 54.554.176 - (45.463.220) (83,34) 54.554.176 -

III Hàng tồn kho 3.803.219.013 7.880.648.011 569.742.983 (4.077.428.998) (51,74) 7.310.905.028 1283,19

IV Tài sản ngắn hạn khác 85.945.116 767.859.066 1.718.340 (681.913.950) (88,81) 766.140.726 44.586,10

1 Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 69.362.997 756.020.430 718.340 (686.657.433) (90,83) 755.302.090

105.145,4

9

2 Thuế và các khoản khác phải

thu Nhà nước 1000.000 1.000.000 1.000.000 0 0 0 0

3 Tài sản ngắn hạn khác 15.582.119 10.838.636 - 4.743.483 43,76 1.0838.636 -

B. Tài sản dài hạn 817.722.752 979.013.453 105.090.834 (161.290.701) (16,47) 873.922.619 831,59

I Tài sản cố định 764.547.869 886.875.528 - (122.327.659) (13,79) 886.875.528 -

1. Nguyên giá 978.621.272 978.621.272 - 0 0 978.621.272 -

2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (214.073.403) (91.745.744) - (122.327.659) 133,33 (91.745.744) -

II Tài sản phải thu dài hạn

khác 53.174.883 92.137.925 105.090.834 (38.963.042) (42,29) (12.952.909) (12,33)

TỔNG TÀI SẢN 14.483.293.031 18.003.822.536 8.573.043.926 (3.520.529.505) (19,55) 9.430.778.610 110,01

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2012-2014

Thang Long University Library

Page 45: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

36

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính)

Nhìn chung, trong 3 năm qua t ng tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản ngắn

hạn Do mới đi vào hoạt động năm 2011 và Công ty chủ yếu là thuê gia công sau đó

mang đi lắp đặt tại các công trình, do đó t trọng tài sản dài hạn của Công ty tương đối

thấp và chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Năm 2012 hầu hết tài sản của Công ty là tài sản ngắn hạn và t ng TSNH của

công ty khoảng 98,77 và t ng tài sản dài hạn chỉ đạt khoảng 1,23 Sau đó đến năm

2013, t ng tài sản ngắn hạn giảm xuống và chiếm t trọng là 94,56 trong t ng tài

sản, và kéo theo TS dài hạn đã tăng mạnh lên ở mức 5,44 , tương ứng với mức tăng

khoảng 4,21 so với năm 2012 Năm 2014 không có sự thay đ i gì nhiều trong cơ cấu

tài sản của Công ty, trong đó tài sản dài hạn của Công ty tăng lên đến khoảng 5,65

và tài sản ngắn hạn chiếm 94,35

Cụ thể, năm 2012 t ng tài sản ngắn hạn tăng mạnh từ 8 467 953 092 đồng lên

17 024 809 083 vào năm 2013, mức tăng 8 556 855 991 đồng tương ứng với 101,05

Tuy nhiên đến năm 2014 t ng tài sản ngắn hạn của Công ty giảm tương đối xuống còn

13 665 570 279 đồng, mức giảm này tương đương 3 359 238 804 đồng và khoảng

19,73%. Nhìn chung, với mức t trọng này thì cơ cấu tài sản có xu hướng mất cân

bằng Tuy nhiên, c ng với đặc th kinh doanh của Công ty là bán l , phân phối hàng

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

2014 2013 2012

94,35% 94,56% 98,77%

5,65% 5,44% 1,23%

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổng tài sản của Công ty giai đoạn 2012 – 2014

Page 46: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

37

hóa và cung cấp dịch vụ nên công ty mua số lượng lớn hàng hóa dự trữ để phục vụ cho

hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy t trọng hàng lưu kho lớn và dẫn tới t trọng tài

sản lưu động lớn

T ng tài sản dài hạn của Công ty cũng tăng mạnh lên 979 013 453 đồng năm

2013, mức tăng này là 873 922 619 đồng, khoảng 831,59 so với năm 2012 Vào năm

2014 tài sản dài hạn của Công ty đã giảm nh , cụ thể tài sản dài hạn giảm xuống còn

817 722 752 đồng tương ứng với mức giảm khoảng 16,47 Điều này hoàn toàn là

hợp lý bởi vào năm 2013 Công ty có đầu tư thêm nhiều trang thiết bi, máy móc và

sang đến năm 2014, số trang thiết bị và máy móc này bị khấu hao nên làm cho tài sản

dài hạn của công ty cũng giảm theo

Tiền và các hoản tƣơng đƣơng tiền: Năm 2012, lượng tiền mặt và các khoản

tương đương tiền của Công ty là 5 829 887 465 đồng Sang năm 2013 lượng tiền mặt

và các khoản tương đương tiền tăng lên 6 547 821 202 đồng, mức tăng tương ứng

717 933 737 đồng và khoảng 12,31 Đến năm 2014, lượng tiền mặt của Công ty

giảm xuống còn 4 804 894 645 đồng, giảm khoảng 26,62 so với năm 2013 và tương

đương với 4 804 894 645 đồng Mức tăng, giảm này là hoàn toàn ph hợp với đặc th

kinh doanh của Công ty, bởi Công ty chủ yếu là đấu thầu và nhận thầu nên sẽ chỉ được

nhận tiền sau khi hoàn thành công trình Vào năm 2013, Công ty hoàn thành được

nhiều công trình đã ký hợp đồng của năm trước do đó các doanh nghiệp cũng như chủ

đầu tư thanh toán khoản nợ cho Công ty vì vậy mà lượng tiền mặt tăng lên và đến năm

2014, Công ty đấu thầu được thêm những công trình lớn như Vincom Hạ Long, đô thị

Việt Hưng do đó Công ty phải chi ra để đáp ứng những nhu cầu cần thiết Hơn nữa,

Công ty có những chính sách ph hợp để làm sao Công ty vừa đảm bảo được khả năng

thanh toán cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, việc cất trữ tiền

mặt nhiều sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền của Công ty, lãng phí một khoảng

phí thay vì đem đi đầu tư hay gửi ngân hàng

Các hoản phải thu ngắn hạn: Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là

nhập khẩu và là nhà thầu nên các khoản phải thu của Công ty là khá lớn Từ năm 2012

đến năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giảm nh sau đó tăng mạnh

vào năm 2014 Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 2 066 604 304 đồng năm

2012 xuống còn 2 066 604 304 đồng, mức giảm khoảng 11,52 tương ứng với

2 066 604 304 đồng Sau đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh lên 4 971 511 505

đồng và tăng 3 143 030 701 đồng khoảng 171,89 Điều này đồng nghĩa với việc

Công ty đang tồn đọng những khoản nợ quá lớn chưa thu được, một phần khác là

Công ty đi theo cách quản lý các khoản phải thu mạo hiểm tức là tăng khoản nợ cho

Thang Long University Library

Page 47: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

38

khách hàng với thời hạn dài hơn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng để tồn tại và

cạnh tranh trong bối cảnh cơ hội kinh doanh của ngành nghề Như vậy, Công ty nên áp

dụng các chính sách thu nợ một cách hiệu quả hơn bởi nếu các khoản phải thu ngắn

hạn này tồn đọng mãi sẽ trở thành nợ xấu và Công ty sẽ mất một khoản thu để có thể

tiếp tục đi đầu tư hay gửi ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận từ việc lấy lãi và điều này ảnh

hưởng không nhỏ đến tài chính của Công ty.

Tóm lại, Công ty cần xem xét lại hoạt động thúc đẩy bán hàng, cụ thể là chính

sách tín dụng thương mại một cách cẩn trọng bởi trong tình hình kinh tế còn nhiều khó

khăn, việc đảm bảo an toàn thanh toán là điều rất quan trọng, tình trạng khoản vốn bị

chiếm dụng lớn hơn khoản vốn đi chiếm dụng rất đáng báo động.

Phải thu khách hàng: Vào năm 2012, các khoản phải thu khách hàng là

2 066 604 304 đồng và giảm 782.146.722 khoảng 37,85 đồng xuống còn

1 284 457 582 đồng năm 2013 Đến năm 2014, các khoản phải thu khách hàng tăng

mạnh lên 3 930 352 776 đồng, mức tăng này là 2 645 895 194 đồng và khoảng

205.99% so với năm 2013 Sở dĩ có điều này là do Công ty đã mở rộng chính sách tín

dụng đối với khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng, thúc đẩy bán hàng bởi

trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, khả năng thanh toán của

khách hàng cho Công ty là khó khăn Tuy nhiên, việc này cũng có ảnh hưởng tiêu cực

đến Công ty, đó là Công ty sẽ phải mất thêm một khoản chi phí để quản lý các khoản

nợ và các khoản thanh toán của khách hàng Công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng nợ

xấu nếu không có hoạt động chuẩn bị kế hoạch tài chính tốt Hơn nữa điều này vẫn sẽ

khiến Công ty mất chi phí vốn không nhỏ. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán tức thời

của Công ty đối với nhà cung cấp cũng giảm do Công ty đang bị khách hàng chiếm

dụng vốn Điều này có thể là một con dao hai lưỡi nếu Công ty không kiểm soát chặt

chẽ được mức rủi ro của các khoản phải thu.

Các hoản trả trƣớc cho ngƣời bán: Năm 2012 Công ty không có khoản trả

trước cho người bán, nhưng năm 2013 Công ty cần một lượng lớn hàng hoá, nguyên

vật liệu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nên khoản ứng trước tiền hàng cho người bán

tăng lên 489 469 046 đồng Đến năm 2014, Công ty nhận được thêm những gói thầu

lớn nên nhu cầu về hàng hoá, nguyên vật liệu cũng tăng lên và mức ứng trước cho

người bán tiếp tục tăng 542 598 727 đồng, lên đến 1 032 067 773 đồng và mức tăng

này khoảng 110,85

Hàng tồn ho: Lượng dự trữ hàng tồn kho của Công ty biến động khá nhiều

Năm 2012 hàng tồn kho của Công ty dừng ở mức 569 742 983 đồng, sau đó tăng mạnh

lên đến 7 880 648 011 đồng, tương ứng với mức tăng 7 310 905 028 đồng và khoảng

Page 48: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

39

1283,19 Đây là giải pháp giúp Công ty được chủ động về mặt đầu vào trong tình

hình kinh tế thời điểm lúc bấy giờ, khi mà giá cả luôn biến động, đồng thời cũng có

thể giảm thiểu được chi phí của việc sản xuất bị đội lên quá mức Cụ thể là năm 2013,

giá vật liệu có giảm và n định hơn so với năm 2012, do đó Công ty muốn dự trữ một

số lượng nhất định nguyên vật liệu đề phòng tăng giá Thêm vào đó là Công ty ký

thêm được hợp đồng hàng xuất khẩu giá trị cao với đối tác nước ngoài đầu năm 2013

nên phải tiến hành dự trữ hàng để đảm bảo thời hạn giao hàng cho đối tác Việc tăng

dự trữ hàng tồn kho đã phát sinh rất nhiều chi phí trong việc lưu giữ, bảo quản cũng

như bảo vệ nguồn tài sản này, những thiệt hại do hỏng hóc trong quá trình lưu giữ

chưa kịp sử dụng đến trong quá trình hoạt động Hơn nữa, vào cuối năm 2013 Công ty

có ký kết thêm được nhiều dự án lớn và sẽ đi vào thi công trong năm 2014 nên Công

ty phải tích trữ một lượng hàng tồn kho cao Do đó, lượng hàng tồn kho trong năm

2014 đã giảm mạnh xuống còn 3 803 219 013 đồng, tương ứng mức giảm

4 077 428 998 đồng khoảng 51,74 Đây là hệ quả của việc Công ty đã xuất một

lượng hàng tồn kho và phục vụ cho việc thi công các công trình mà Công ty đã ký kết

hợp đồng vào cuối 2013

Tóm lại, việc quản lý hàng tồn kho của Công ty cần có sự thay đ i chính sách để

ph hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và giảm thiểu rủi ro lưu thông vốn cho Công ty

Song trong quá trình lưu trữ, Công ty vẫn chưa có định mức tồn hàng tối thiểu cho mỗi

giai đoạn biến động kinh tế, nhu cầu khách hàng nên còn khá thụ động, chưa đón đầu

thị trường Hơn nữa, việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến khả

năng thanh toán cũng như tốc độ quay vòng vốn của Công ty Tốc độ quay có thể

chậm lại khiến Công ty mất đi cơ hội mở rộng kinh doanh

Tài sản ngắn hạn hác: Nhìn chung, tài sản ngắn hạn khác của Công ty có sự

thay đ i khá nhiều Vào năm 2012 tài sản ngắn hạn của Công ty là 1 718 340 đồng,

sau đó mạnh lên 767 859 066 đồng năm 2014 tương ứng với mức tăng 766.140.726

đồng và khoảng 44 586,1 Sau đó tài sản ngắn hạn của Công ty giảm 681 913 950

đồng, khoảng 88,81 xuống còn 85 945 116 đồng năm 2014 Sở dĩ có điều này chủ

yếu là do khoản thuế giá trị gia tăng của Công ty tăng mạnh từ 1 718 340 đồng năm

2012 lên đến 756 020 430 đồng năm 2013, với mức tăng khoảng 105 145,49 so với

năm 2012 Do năm 2013 Công ty đã mua vào khá nhiều tài sản cố định và gia tăng

lượng dự trữ về hàng tồn kho Điều này có nghĩa là Công ty đã phải trả trước một

khoản thuế khá lớn và, chưa lấy lại được từ nhà nước Do đó, việc bị chiếm dụng vốn

sẽ làm Công ty mất đi chi phí cơ hội, thay vì việc này Công ty đã có thể đầu tư vào

những việc khác để có thể sinh lời, gia tăng lợi nhuận cho Công ty Sau đó, năm 2014

Công ty đã lấy được khoản thuế mà Công ty đã ứng trước này, làm cho khoản mục

Thang Long University Library

Page 49: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

40

thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm mạnh xuống 686 657 433 đồng, giảm khoảng

90,83 so với năm 2013 và xuống còn 69 362 997 đồng

Tài sản cố định: Công ty mới hoạt động và phương thức kinh doanh chủ yếu là

theo phương thức nhập trực tiếp hàng hoá, cửa, các thiết bị xây dựng… về và thi công

các công trình, vì vậy mà năm 2012 Công ty chưa có tài sản cố định Tuy nhiên, sang

đến năm 2013 Công ty đã mở rộng đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh nên gia

tăng đầu tư vào việc trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới và các tài tài

sản dài hạn khác tăng để phục cho nhu cầu của mình làm cho nguyên giá tài sản cố

định của Công ty tăng lên đến 1 809 075 817 đồng Tuy nhiên, đến quý 3 Công ty đã

nhượng lại số tài sản cố định trị giá 830 454 545 đồng do 1 số máy móc bị lỗi nên

nguyên giá tài sản cố định này giảm xuống còn 978 621 272 đồng và do khấu hao là

91 745 744 đồng nên t ng tài sản cố định năm 2013 là 886 875 528 đồng Đến năm

2014, Công ty không có biến động gì về số tài sản cố định và do khấu trừ số máy móc,

thiết bị này mà tài sản cố định của Công ty giảm xuống còn 764 547 869 đồng, mức

giảm khoảng 3,79 tương ứng với 122 327 659 đồng so với năm 2013

2.2.1.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Đơn vị: %

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty)

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của Công ty thay đ i khá nhiều trong giai đoạn

2012 – 2014 Năm 2012, nguồn vốn của công ty chủ yếu đến từ nợ phải trả cụ thể nợ

ngắn hạn chiếm 71,65 và vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28,35 Sau đó đến năm 2013

vốn chủ sở hữu tăng lên 52,39 mức tăng tương ứng khoảng 24,04 kéo theo t

trọng về nợ phải trả giảm xuống còn 47,61 (trong đó nợ ngắn hạn đã giảm mạnh

xuống còn khoảng 23,56 và nợ dài hạn tăng lên mức 24,04 ) Năm 2014, cơ cấu

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014

47,61

% 52,39

%

N m 2013

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

37,37

%

62,63

%

N m 2014

71,65

%

28,35

%

N m 2012

Page 50: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

41

nguồn vốn lại tiếp tục thay đ i với t trọng vốn chủ sở hữu tăng lên 62,63 và nợ phải

trả giảm xuống còn khoảng 37,37 (nợ ngắn hạn giảm xuống 18,08 và nợ dài hạn

cũng giảm xuống còn khoảng 19,29 )

Điều này được lý giải bởi Công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2011 nên ban

đầu vốn của Công ty chủ yếu là từ việc đi vay ngắn hạn và chưa có nợ dài hạn Cụ thể

nợ ngắn hạn năm 2012 là 6 142 447 564 đồng và vốn chủ sở hữu là 2 430 596 362

đồng Ở mức nợ ngắn hạn cao này, Công ty đã tiếp cận quản lý nợ theo trường phái

cấp tiến, nghĩa là công ty tăng phải trả đến hết mức có thể và thanh toán chúng chậm

cũng đến hết mức mà vẫn không gây mất uy tín tín dụng Sang đến năm 2013, t trọng

này đã có sự thay đ i đáng kể khi nợ ngắn hạn giảm 1 900 832 237 đồng xuống còn

4 241 615 327 đồng, mức giảm khoảng 30 95 so với năm 2012 và thay vào đó, Công

ty đã tăng mức nợ dài hạn lên đến 4 330 000 000 đồng Hơn nữa Công ty đã b sung

thêm 7 001 610 847 đồng cho nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn này đạt mức

9 432 207 209 đồng, tăng 288,06 Do chi phí lãi suất ngắn hạn Công ty đi vay thấp

hơn lãi suất dài hạn nên lợi ích từ việc này là Công ty được phép vay vốn với mức lãi

suất thấp hơn so với việc Công ty phải trả cho tài trợ dài hạn, và khi các yếu tố khác

không đ i thì thu nhập sẽ cao hơn

Sang đến năm 2014, vốn chủ sở hữu của Công ty có thay đ i nhưng không nhiều,

giảm xuống còn 9 071 208 388 đồng Nguyên nhân của sự giảm xuống này chủ yếu là

do lợi nhuận sau thuế của Công ty ở mức âm và không có lãi, do đó Công ty phải d ng

vốn chủ sở hữu của mình để b đắp Tuy nhiên, doanh thu của Công ty lại được cải

thiện một cách đáng kể, vì vậy mà Công ty đã trả bớt nợ của mình, khiến cho cả nợ

ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm và lần lượt xuống còn 2 618 389 109 đồng và

2 793 695 534 đồng, tương ứng với mức giảm 1 623 226 218 đồng và 1 536 304 466

đồng Như vậy, do Công ty có t trọng nợ ngắn hạn thấp nên Công ty có sự linh hoạt

vì nợ ngắn hạn dễ dàng huy động Cũng tương tự như vậy, Công ty có thể đẩy giá trị

của khoản phải trả người bán tăng cao mà không dễ dàng bị rơi vào tình trạng mất khả

năng thanh toán Với xu hướng như vậy, ta hiểu rằng Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168 có khả năng tự chủ tài chính cao và an toàn song cũng báo hiệu rằng sự

tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính của Công ty là không lớn

Thang Long University Library

Page 51: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

42

Đơn vị: đồng

CHỈ TIÊU 2014 2013 2012

Chênh lệch 2013 -2014 Chênh lệch 2012 - 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối Tƣơng đối

A. Nợ phải trả 5.412.084.643 8.571.615.327 6.142.447.564 (3.159.530.684) (36,86) 2.429.167.763 39,55

I Nợ ngắn hạn 2.618.389.109 4.241.615.327 6.142.447.564 (1.623.226.218) (38,27) (1.900.832.237) (30,95)

1 Phải trả cho

người bán 1.186.836.819 1.212.109.493 6.142.447.564 (25.272.674) (2,09) (4.930.338.071) (80,27)

2 Người mua trả

tiền trước 1.419.962.290 3.029.505.834 - (1.609.543.544) (55,76) 3.209.505.834 -

3 Các khoản

phải trả ngắn hạn

khác

11.590.000 - - 11590000 - - -

II Nợ dài hạn 2.793.695.534 4.330.000.000 - (1.536.304.466) (35,48) 4.330.000.000 -

B. Vốn chủ sở

hữu 9.071.208.388 9.432.207.209 2.430.596.362 (360.998.821) (3,83) 7.001.610.847 288,06

I Vốn chủ sở

hữu 9.071.208.388 9.432.207.209 2.430.596.362 (360.998.821) (3,83) 7.001.610.847 288,06

1 Vốn đầu tư của

chủ sở hữu 10.000.000.000 10.000.000.000 2.500.000.000 0 - 9.990.000.000 99900

2 Lợi nhuận sau

thuế chưa phân

phối

(928.791.612) (567.792.791) (69.403.638) (360.998.821) 63,58 (498.389.153) 718,10

TỔNG NGUỒN

VỐN 14.483.293.031 18.003.822.536 8.573.043.926 (3.520.529.505) (19,55) 9.430.778.610 110,01

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán giai đoạn năm 2012-2014

Page 52: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

43

Phải trả cho ngƣời bán: Khoản phải trả cho người bán của Công ty năm 2012 là

6 142 447 564 đồng, giảm mạnh xuống còn 1 212 109 493 đồng năm 2013, mức giảm

này tương ứng với 4 930 338 071 đồng và khoảng 80,27 Đến năm 2014, khoản phải

trả người bán tiếp tục giảm xuống 25 272 674 đồng, xuống còn 1 186 836 819 đồng,

mức giảm khoảng 2,09 so với năm 2013 Điều này đồng nghĩa với việc nguồn vốn

mà Công ty đi chiếm dụng giảm, do đó nếu Công ty phát sinh thêm các khoản phải chi

thì Công ty phải đi vay và mất thêm chi phí lãi Có thể thấy thông qua BCĐKT khoản

phải trả người bán ở mức cao và chiếm t trọng lớn trong t ng nợ phải trả, điều này

cho thấy Công ty đã tạo dựng được một uy tín nhất định về khả năng thanh toán với

các người bán và điều này cũng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

ngày một phát triển

Ngƣời mua trả tiền trƣớc: mục đích của việc trả tiền trước là để người mua

cung cấp tín dụng thương mại cho người bán, hoặc để ràng buộc người mua phải thực

hiện hợp đồng Do Công ty mới đi vào hoạt động nên khoản người mua trả tiền trước

năm 2012 là không có Tuy nhiên, nhờ vào ban lãnh đạo của Công ty đã có đường lối

và những chính sách hợp lý để đưa Công ty ngày một đi lên, và quan trọng hơn là

chiếm được Công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng Vì vậy mà khoản người

mua trả tiền trước hay khoản mà Công ty chiếm dụng vốn năm 2013 đã tăng mạnh mẽ

lên đến 3 029 505 834 đồng Đến năm 2014 giảm xuống còn 1 419 962 290 đồng, mức

giảm là 1 609 543 544 đồng tương ứng giảm khoảng 55,76 so với năm 2013 Điều

này được lý giải bởi Công ty đã thực hiện các dự án mà đã ký kết từ năm 2013, đồng

nghĩa với việc trừ đi khoản mà người mua đã ứng trước tiền cho Công ty

2.2.1.3 Phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn

Cân bằng trong ngắn hạn:

Đơn vị: Đồng

(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Bảng 2.3 Nhu cầu vốn lưu động ròng của Công ty giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu 2014 2013 2012

Các khoản phải thu 4.971.511.505 1.828.480.804 2.066.604.304

Giá trị lưu kho 3.803.219.013 7.880.648.011 569.742.983

Nợ ngắn hạn (không nợ vay) 2.618.389.109 4.241.615.327 6.142.447.564

Nhu cầu vốn lưu động ròng 6.156.341.409 5.467.513.488 (3.506.100.277)

Thang Long University Library

Page 53: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

44

Như vậy nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2012 là (3 506 100 277) đồng Điều

này có nghĩa là t ng hàng tồn kho và nợ phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn (không tính vay

ngắn hạn), do đó nợ ngắn hạn chiếm dụng này đủ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và

đây là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn Qua đó có thể thấy cân bằng tài

chính trong năm này của Công ty là an toàn khi mà doanh nghiệp không phải vay thêm

để b đắp cho sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động Năm 2013 tăng lên mức

4 978 044 442 đồng và đến năm 2014 tăng lên đạt 5 124 273 636 đồng Điều này cho

thấy khoản nợ ngắn hạn doanh nghiệp chiếm dụng không đủ để đầu tư cho các khoản

phải thu và hàng lưu kho, vì vậy không cân bằng trong ngắn hạn Đồng thời cũng có

nghĩa là Công ty gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn, do đó Công ty mất đi chi

phí cơ hội, thay vì sử dụng tiền nhàn rỗi để đem đi đầu tư

Cân bằng trong dài hạn

Biểu đồ 2.3. Vốn lưu động ròng của Công ty giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: Nghìn đồng

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy vốn lưu động ròng trong giai đoạn 2012 – 2013

biến động khá nhiều Năm 2012, VLĐ ròng của Công ty đạt 2.325.505.528 đồng, sau

đó tăng mạnh mẽ 10 457 688 228 đồng lên đến 12 783 193 756 đồng, mức tăng

khoảng 449,7 Đến năm 2014, vốn lưu động ròng giảm 1 736 012 586 đồng xuống

còn 11 047 181 170 đồng Điều này có nghĩa là trong cả 3 năm, tài sản dài hạn được

-

2,000,000

4,000,000

6,000,000

8,000,000

10,000,000

12,000,000

14,000,000

2014 2013 2012

11.864.904

13.762.207

2.430.596 817.723 979.013

105.091

11.047.181 12.783.194

2.325.506

Nguồn

vốn dài

hạn

Tài sản

dài hạn

Vốn lƣu

động r ng

Page 54: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

45

tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, hay có thể hiểu một phần nguồn vốn dài hạn

của Công ty được dung để tài trợ cho tài sản ngắn hạn Như vậy có thể thấy mức độ

cân bằng tài chính ở cả 3 năm là đều khá an toàn Do đó, Công ty không phải chịu áp

lực thanh toán thanh toán các khoản nợ Tuy vậy, Công ty cần có những cân nhắc do

việc sử dụng nguồn tài trợ là nguồn vốn dài hạn quá lớn sẽ tạo ra chi phí sử dụng vốn

rất cao

2.2.1.4 Phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn

Qua bảng 2.4 ta thấy quy mô về tạo vốn và sử dụng vốn của Công ty có xu

hướng giảm. Cụ thể giai đoạn 2012 – 2013 quy mô tạo vốn và sử dụng vốn là

11 582 687 256 đồng, sau đó trong giai đoạn 2013 – 2014, dưới sự tác động bởi nền

kinh tế thế giới đang phục hồi chậm, khiến cho ngành xây dựng ở Việt Nam nói chung

và kinh doanh của Công ty nói riêng bị tác động khiến cho quy mô của Công ty giảm

xuống còn 6 663 560 206 đồng, tương ứng với mức giảm là 42,47%.

Giai đoạn 2012 - 2013

Vốn mà Công ty tạo trong giai đoạn này đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó

đã giảm 2,17% tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản phải thu dài hạn khác,

Công ty huy động chủ yếu là nguồn vốn (chiếm khoảng 97,83%): vốn chủ sở hữu

chiếm nhiều nhất là 7 001 610 847 đồng, tương ứng với 60,45 sau đó là nợ dài hạn

4 330 000 000 đồng (chiếm 37,38 ) Điều này được lý giải là để tài trợ cho việc sử

dụng vốn thì Công ty phải tăng nguồn vốn, cụ thể Công ty huy động từ vốn chủ sở hữu

và nợ dài hạn.Tuy nhiên, do EBIT của Công ty trong giai đoạn này luôn đạt mức âm,

Công ty nên giảm khoản nợ và có những phương pháp quản lý nợ một cách hiệu quả

hơn để tránh tình trạng có thể gặp phải các rủi ro trong thanh khoản khi đáo hạn các

khoản nợ phải trả trong tương lai

Vốn của Công ty được sử dụng trong giai đoạn này là 11 582 687 256 đồng, chủ

yếu là đầu tư vào tài sản chiếm khoảng 83,59% trong khi nguồn vốn chỉ chiếm

16,41%. Cụ thể hàng tồn kho của Công ty chiếm chủ yếu với 7 310 905 028 đồng và

khoảng 63,12 , sau đó là tài sản cố định là 886 875 528 đồng (chiếm 7,66%), tiền và

các khoảng tương đương tiền là 717 933 737 đồng (chiếm 6,20%), tài sản ngắn hạn

khác là 766 140 726 đồng (chiếm 6,61 ) Điều này có nghĩa là Công ty đã bơm vốn

chủ yếu vào hàng tồn kho để đảm bảo Công ty có đủ lượng hàng để xây lắp các công

trình, thêm vào đó Công ty tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản cố

định khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty được vận động liên tục.

Thang Long University Library

Page 55: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

46

Đơn vị: Đồng

Khoản mục

N m 2014 - 2013 N m 2013 - 2012

Tạo vốn Tỷ trọng

(%) Sử dụng vốn

Tỷ trọng

(%) Tạo vốn

Tỷ trọng

(%) Sử dụng vốn

Tỷ trọng

(%)

A. TÀI SẢN 100 47,17 2,17 83,59

I Tiền và các khoản

tương đương tiền 1.742.926.557 26,16 717.933.737 6,20

II Các khoản phải thu

ngắn hạn

3.143.030.701 47,17 238.123.500 2,06

III Hàng tồn kho 4.077.428.998 61,19 7.310.905.028 63,12

IV Tài sản ngắn hạn

khác 681.913.950 10,23 766.140.726 6,61

V Tài sản cố định 122.327.659 1,84 886.875.528 7,66

VI Tài sản phải thu

dài hạn khác 38.963.042 0,58 12.952.909 0,11

B. NGUỒN VỐN 0 52,83 97,83 16,41

I Nợ ngắn hạn 1,623,226,218 24,36 1.900.832.237 16,41

II Nợ dài hạn 1,536,304,466 23,06 4.330.000.000 37,38

III Vốn chủ sở hữu 360,998,821 5,42 7.001.610.847 60,45

TỔNG 6.663.560.206 100 6,663,560,206 100 11.582.687.256 198 11.582.687.256 100

(Nguồn: Số liệu tự tính toán được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Bảng 2.4. Bảng phân tích tình hình tạo vốn và sử dụng vốn

Page 56: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

47

Khoản nợ ngắn hạn với 1 900 832 237 đồng tương ứng chiếm t trọng 16,41%

cho thấy Công ty đã d ng vốn của mình trả bớt số nợ ngắn hạn hiện có để giảm trừ

công nợ và các khoản lãi phát sinh kèm theo.

Giai đoạn 2013 – 2014

Khác với giai đoạn 2012 – 2013, toàn bộ số vốn Công ty tạo ra trong giai đoạn

này được đầu tư hoàn toàn vào tài sản và tập trung chủ yếu vào 3 khoản mục, đó là

tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác Trong đó

hàng tồn kho chiếm t trọng lớn nhât là 61,19 tương ứng với 4.077.428.998. Tiếp

theo là tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty trong giai đoạn này là

1 742 926 557 đồng (chiếm 26,16 ), sau đó là tài sản ngắn hạn khác với 681.913.950

đồng (chiếm 10,23 ) Điều này được dễ hiểu bởi trong giai đoạn 2012 – 2013 Công ty

đã tăng lượng hàng tồn kho lên để đảm bảo thực hiện cho các công trình đã được ký

kết vào giai đoạn 2013 – 2014 do đó lượng hàng tồn kho trong giai đoạn này đã được

giảm xuống Và để tối đa hoá lợi nhuận và giảm rủi ro trong việc quản lý cũng như chi

phí phát sinh, Công ty đã giảm tiền và các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn

khác.

Vốn được Công ty sử dụng trong giai đoạn này là 6 663 560 206 đồng và chủ yếu

tài trợ vào khoản mục như các khoản phải thu ngắn hạn, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Công ty tăng các khoản phải thu ngắn hạn lên 3.143.030.701 chiếm t trọng lớn nhất

và khoảng 47,17% cho thấy vốn Công ty bị chiếm dụng là khá lớn Như vậy Công ty

sẽ mất một khoản thu để có thể tiếp tục đi đầu tư hay gửi ngân hàng để tìm kiếm lợi

nhuận từ việc lấy lãi và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tài chính của Công ty. Tuy

nhiên ở một khía cạnh khác, xét về bối cảnh nền kinh tế trong nước giai đoạn này,

Công ty chịu áp lực từ những bất n về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới,

cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực

về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng

hóa trong nước tiêu thụ chậm;… do đó để thu hút thêm khách hàng và tăng sức cạnh

tranh vì vậy mà Công ty đã tăng các khoản phải thu ngắn hạn. Tiếp đến là xu hướng

giảm trong các khoản nợ, cụ thể nợ ngắn hạn giảm 1 623 226 218 đồng (chiếm

24,36%) và nợ dài hạn giảm 1 536 304 466 đồng (chiếm 23,06%). Có thể nói xu

hướng giảm các khoản nợ của Công ty là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế

giai đoạn này.

Thang Long University Library

Page 57: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

48

2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

2013 – 2014 2012 – 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%)

1. Doanh thu bán

hàng và cung cấp

DV

13.306.600.425 769.244.598 11.532.941.885 12.537.355.827 1629,83 (10.763.697.287) (93,33)

2 Giảm trừ doanh

thu - - - -

3. Doanh thu thuần 13.306.600.425 769.244.598 11.132.941.885 12.537.355.827 1629,83 (10.363.697.287) (93,09)

4 Giá vốn hàng bán 11.554.485.662 558.071.251 10.640.351.384 10.996.414.411 1970,43 (10.082.280.133) (94,76)

5. Lợi nhuận gộp về

bán hàng và cung

cấp DV

1.752.114.763 211.173.347 492.590.501 1.540.941.416 729,70 (281.417.154) (57,13)

6 Doanh thu hoạt

động tài chính 1.497.783 31.010.856 5.959.306 (29.513.073) (95,17) 25.051.550 420,38

Bảng 2.5.Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 giai đoạn 2012-2015

Page 58: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

49

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

2013 – 2014 2012 – 2013

Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng

đối (%)

7. Chi phí tài chính

-Trong đó: Chi phí lãi

vay

277.572.773 138.448.957 139.123.816 100,49 138.448.957 -

8 Chi phí quản lý

kinh doanh 1.795.151.846 507.158.762 542.461.275 1.287.993.084 253,96 (35.302.513) (6,51)

9. Lợi nhuận thuần

từ hoạt động KD (319.112.073) (403.423.516) (43.911.468) 84.311.443 (20,90) (359.512.048) 818,72

10 Thu nhập khác 7.547.497 818.181.818 - (810.634.321) (99,08) 818.181.818 -

11. Chi phí khác 49.434.245 913.147.454 - (863.713.209) (94,59) 913.147.454 -

12. Lợi nhuận hác (41.886.748) (94.965.636) - 53.078.888 (55,89) (94.965.636) -

13. Lợi nhuận trƣớc

thuế (360.998.821) (498.389.152) (43.911.468) 137.390.331 (27,57) (454.477.684) 1034,99

14. Thuế TNDN - - - - - - -

15. Lợi nhuận sau

thuế (360.998.821) (498.389.152) (43.911.468) 137.390.331 (27,57) (454.477.684) 1034,99

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Thang Long University Library

Page 59: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

50

Báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng cho biết sự dịch chuyển

của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh và cho phép dự tính khả năng hoạt động

của Công ty trong tương lai

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đặc th của loại hình kinh doanh

của công ty là cung cấp và lắp đặt các thiết bị cửa cuốn cho các công trình cũng như

nhà dân dụng, điều này cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc

rất lớn vào nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng

Qua số liệu có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty thay

đ i khá nhiều Năm 2012 đạt 11 532 941 885 đồng, sau đó năm 2013 doanh thu giảm

mạnh xuống còn có 769 244 598 đồng, mức giảm này tương ứng với 10 763 697 287

đồng và khoảng 93,33 Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn để

lại những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là các Công ty xây

dựng vừa và nhỏ, đồng thời do tình hình kinh doanh bất động sản, cũng như xây dựng

và lắp đặt các công trình của Công ty đang gặp khó khăn và có dấu hiệu đi xuống. Các

dự án bị đóng băng do thiếu vốn, thiếu nhà đầu tư Hàng loạt các Công ty bất động sản

khác t chức bán tháo, giảm giá bất động sản đã làm cho thị trường bất động sản nói

chung. Sang năm 2012, tình hình lạm phát phần nào đã được kiềm chế, tuy nhiên

lượng hàng tồn kho của bất động sản vẫn đang ở mức cao trong khi sức mua suy giảm

kéo theo số lượng xây mới công trình bất động sản cũng như nhà ở thấp dần là nguyên

nhân chủ yếu khiến cho việc kinh doanh của công ty trở nên khó khăn và kéo theo

doanh thu của công ty giảm Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 rơi vào

tình trạng khủng hoảng, dẫn đến Công ty có ít hợp đồng để ký kết hơn và điều đó làm

cho doanh thu của Công ty cũng giảm mạnh theo.

Tuy nhiên đến năm 2014, nhờ vào những chính sách như nới lỏng tín dụng

thương mại… của ban lãnh đạo Công ty đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ của Công ty đã tăng mạnh mẽ trở lại và đạt mức 13 306 600 425 đồng, mức

tăng khoảng 1629,83%. Ngoài việc công ty vẫn còn tiếp tục bắt tay với đối tác Vin

Group để tham gia cung cấp sản phẩm cho các công trình như bệnh viện ViMex,

Vincom Megamall Hạ Long…nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự thay đ i của

chính sách nhà nước Năm 2014 nhà nước đã sửa đ i Luật nhà ở và Luật kinh doanh

bất động sản, trong đó quan trọng nhất là việc cho phép người nước ngoài được sở hữu

nhà ở Việt Nam. Luật Nhà ở sửa đ i lần này được đánh giá là khá “cởi mở” khi chỉ

cần người nước ngoài đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam là đã có thể mua nhà và

sở hữu, không nhất thiết phải sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam trong một

thời gian dài như dự thảo trước đó Thêm vào đó, Bộ Xây dựng đã tiếp tục hỗ trợ tung

Page 60: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

51

ra gói 30.000 t đồng cho phép người mua nhà ở thương mại. Và chính sách tiếp theo

là việc thay đ i trọng số rủi ro cho vay lĩnh vực bất động sản từ mức 250% xuống mức

150 trong Thông tư 36 mới ban hành của NHNN. Chính sự ấm dần lên của dòng

chảy tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã và đang giúp cho thị trường này dần có sự

khởi sắc cả về giá lẫn thanh khoản. Vì vậy tất cả những điều này đã giúp cho việc kinh

doanh của Công ty tăng trở lại.

Giá vốn hàng bán: C ng xu hướng với doanh thu thì trong năm 2013, giá vốn

hàng bán giảm từ 10 640 351 384 đồng năm 2012 xuống còn 558 071 251 đồng năm

2012, mức giảm tương ứng 10 082 280 133 đồng (khoảng 94,76 ) Sau đó năm 2014

lại tăng lên mức 11 554 485 662 đồng (tăng 1970,43 ) Nhìn vào thông tin trên ta có

thể thấy tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, đây là nguyên

nhân xuất phát từ phía người bán khiến Công ty bị động Hơn nữa, việc giá vốn hàng

bán tăng giảm này cũng là hệ quả của việc tăng giảm doanh thu trong giai đoạn 2012 –

2014 Chính vì vậy lợi nhuận gộp năm 2012 đã giảm 281 417 154 đồng (khoảng

57,13 ) xuống còn 211 173 347 đồng so với năm 2011 Đến năm 2014 lợi nhuận gộp

đã tăng so với năm 2013 là 1 752 114 763 đồng (tương ứng với mức tăng

1 540 941 416 đồng, khoảng 729,7 so với năm 2013) Nhìn chung, xu hướng giảm

xuống vào năm 2013 và tăng lên vào năm 2014 là hoàn toàn hợp lý khi doanh thu

thuần cũng có xu hướng như vậy Tuy nhiên, do giá cả đầu vào tăng cao trong năm

2014 đã đẩy giá vốn tăng mạnh hơn so với doanh thu thuần, ảnh hưởng làm giảm lợi

nhuận gộp của Công ty

Chi phí quản lý inh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty giảm nh

từ 542 461 275 đồng năm 2012 xuống còn 507 158 762 đồng năm 2013 (mức giảm

khoảng 6,51 so với năm 2012) Năm 2014, khoản chi phí kinh doanh cúa Công ty

tăng nhanh chóng lên 1 795 151 846 đồng, mức tăng này tương ứng với 1 287 993 084

đồng và tăng khoảng 253,96 so với năm 2013 Điều này cũng là hợp lý bởi Công ty

mở rộng quy mô vào năm 2014 và điều chỉnh đội ngũ nhân viên, hơn nữa thường

xuyên phải đi tiếp khách, ký kết hợp đồng làm tăng doanh thu do đó chi phí quản lý

kinh doanh cũng tăng So với doanh thu đạt được thì mức chi phí quản lý kinh doanh

là hợp lý, thể hiện sự kiểm soát tốt của Công ty

Lợi nhuận sau thuế: Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy Công ty liên tục

lỗ ròng trong giai đoạn 2012 – 2014 Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty là

(43 911 468) đồng, giảm mạnh xuống còn (498 389 152) đồng (tương ứng mức giảm

khoảng 1034,99 ) Điều này được lý giải bởi trong năm 2013, Công ty trúng được ít

thầu và hầu như ít ký kết hợp đồng làm cho doanh thu giảm mạnh (như đã phân tích ở

Thang Long University Library

Page 61: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

52

trên) trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ giảm nh không đáng kể (từ

542 461 275 đồng năm 2012 xuống còn 507 158 762 đồng) nên lợi nhuận sau thuế của

Công ty bị giảm mạnh Đến năm 2014, mặc d tình hình kinh doanh đã khởi sắc trở lại

khiến doanh thu của Công ty tăng một cách nhanh chóng, tuy nhiên giá vốn hàng bán

và chi phí quản lý kinh doanh của Công ty cũng tăng mạnh theo, làm cho lợi nhuận

sau thuế của Công ty đạt (360 998 821) đồng Mặc d năm 2014 được nhận định là

năm có nhiều biến chuyển tích cực trong nền kinh tế vĩ mô song hoạt động kinh doanh

của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168 còn gặp nhiều khó khăn do giá

nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào tăng lên ở mức cao, chi phí nhân công đòi hỏi ngày

càng cao để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người lao động Về phía Công ty, nhiều

nguyên nhân chủ quan dẫn tới sự suy giảm của lợi nhuận, trước hết là tăng giá vốn như

đã đã phân tích ở trên, sau đó là chi phí quản lý kinh doanh Công ty nên có sự chuẩn

bị để lên kế hoạch chi phí cho kỳ kinh doanh tiếp theo được tốt hơn

2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán

Để đánh giá tình hình tài chính của công ty không thể không đánh giá tình hình

và khả năng thanh toán của công ty Khả năng thanh toán của công ty được thể hiện

qua một số chỉ tiêu như: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán

nhanh, khả năng thanh toán tức thời

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

Khả năng thanh toán ngắn hạn 5,22 4,01 1,38

Khả năng thanh toán nhanh 3,77 2,16 1,29

Khả năng thanh toán tức thời 1,84 1,54 0,95

(Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty)

Khả n ng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh

nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng

để thanh toán Năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đạt mức 1,38 lần

Hệ số tăng mạnh lên 4,01 lần năm 2013 và tiếp tục tăng lên 5,22 lần vào năm 2014

Theo BCĐKT, t ng nợ ngắn hạn của Công ty chủ yếu là phải trả cho người bán, người

mua trả tiền trước và Công ty không sử dụng hình thức vay ngắn hạn Điều này cho

Bảng 2.6. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn năm 2012 – 2014

Page 62: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

53

thấy vốn Công ty chiếm dụng được từ người bán và khách hàng tương đối thấp so với

t ng tài sản ngắn hạn Vì vậy làm cho hệ số về khả năng thanh toán của Công ty ở

mức cao và là mức hệ số rất tốt bởi vì nó cho thấy tài sản ngắn hạn của Công ty có

thừa khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn mà không phải huy động

thêm các khoản nợ mới để trả nợ Tuy nhiên chỉ số này quá cao cho thấy sự thiếu hợp

lý trong việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của Công ty, mà việc

tài trợ này chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu

Khả n ng thanh toán nhanh

Chỉ số khả năng thanh toán nhanh đo lu ờng mức thanh khoản của Công ty rõ

ràng ho n chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn Vì vậy hàng tồn kho đu ợc loại trừ vì

chúng có tính thanh khoản thấp

H số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công

ty bằng các khoản tiền, các khoản tu o ng đu o ng tiền, các khoản phải thu và tài sản lu u

động khác Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty ở mức cao và

tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Cụ thể, khả năng thanh toán của

Công ty từ 1,29 lần năm 2012 lên 2,16 lần năm 2013 Qua đó ta có thể thấy khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty khá tốt Vào năm 2014 hệ số này tiếp tục tăng lên

3,77 lần Điều này được lý giải bởi t trọng hàng tồn kho của Công ty so với t ng tài

sản ngắn hạn giảm (t trọng hàng tồn kho của Công ty năm 2013 là 46 xuống còn

28 ) Do đặc th kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là nhận thầu nên đầu ra luôn

được đảm bảo, trúng thầu Công ty đi vào thi công ngay Và hệ số này > 2 cho thấy

Công ty đang ở mức khá an toàn vì Công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn

mà không cần phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn

Khả n ng thanh toán tức thời

Đây là chỉ số thể hiện khả năng b đắp nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn,

gần như tức thời bằng số tiền đang có của doanh nghiệp Do tiền có tầm quan trọng

đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khả

năng thanh toán của doanh nghiệp So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác

như chỉ số thanh toán ngắn hạn, hay chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tiền

mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản Năm 2012, hệ số này là 0,95 lần sau đó

tăng lên 1,54 lần năm 2013 và tiếp tục tăng lên 1,84 lần vào năm 2014 Mặc d điều

này cho thấy Công ty có thể thanh toán khoản nợ một cách nhanh chóng, tuy nhiên

việc Công ty giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để đảm bảo chi

trả cho các khoản nợ ngắn hạn có ảnh hưởng không nhỏ tới Công ty Đó là Công ty

Thang Long University Library

Page 63: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

54

không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách hiệu quả Công

ty nên sử dụng khoản tiền này đầu tư, như vậy sẽ đem lại thêm lợi nhuận cho Công ty

2.2.3.2 Phân tích khả năng hoạt động

Ta có bảng t ng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

Hệ số thu nợ (vòng/năm) 3,39 0,60 5,39

Thời gian thu nợ trung bình (ngày) 106,33 601,12 66,83

Vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm) 3,04 0,07 18,68

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho trung bình

(ngày) 118,50 5.083,64 19,28

Hệ số trả nợ (lần) 11,25 0,88 1,82

Thời gian trả nợ trung bình (ngày) 32,01 409,64 197,74

Thời gian luân chuyển tiền (ngày) 192,82 5.275,12 (111,64)

Hiệu suất sử dụng TSNH (lần) 0,97 0,05 1,31

Hiệu suất sử dụng TSDH (lần) 16,27 0,79 105,94

Hiệu suất sử dụng t ng TS (lần) 0,92 0,04 1,30

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Đánh giá về hệ số thu nợ

Trong 3 năm, chỉ số này của Công ty trung bình khoảng 3,13 vòng/năm tương

ứng với kỳ thu tiền trung bình là 208,1 ngày chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty

được đánh giá ở mức chậm, và lúc này doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản

nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu ở mức thấp Trong năm 2013, số vòng quay các

khoản phải thu khách hàng giảm mạnh và chỉ còn ở mức 0,6 vòng/năm, giảm 4,79

vòng/năm so với năm 2011 Điều này đã khiến cho thời gian thu tiền bình quân tăng từ

66,83 ngày lên đến 601,12 ngày (tương ứng với mức tăng 534,29 ngày) Có thể thấy 2

chỉ số này luôn biến đ i theo từng năm Vòng quay phải thu khách hàng trong năm

2013 giảm so với năm 2012 là doanh thu thuần năm 2013 đã giảm rất mạnh (mức

giảm là 10 363 697 290 đồng so với năm 2012) trong khi khoản phải thu khách hàng

có giảm, nhưng giảm nh khoảng 782 146 722 đồng so với năm 2012 do đó đã làm

cho vòng quay khoản phải thu khách hàng giảm mạnh Đây là dấu hiệu tiêu cực đối

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2012 - 2014

Page 64: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

55

với Công ty, bởi vì thời gian mà Công ty bị chiếm dụng vốn đã tăng lên rất nhiều, như

vậy Công ty sẽ có ít vốn hơn để quay vòng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

Vào năm 2014 số vòng quay các khoản phải thu khách hàng có tăng mạnh trở lại

lên mức 3,39 vòng/năm, tăng 2,79 vòng/năm so với năm 2013 Điều này được lý giải

bởi doanh thu thuần trong năm 2014 đã tăng trở lại khi tăng 1629,83 so với năm

2013 trong khi khoản phải thu của khách hàng tăng nh khoảng 205,99 Có thể thấy

qua 3 năm phân tích, doanh thu tăng giảm thất thường và điều này cũng tác động mạnh

mẽ khiến khoản phải thu khách hàng cũng tăng giảm thất thường Đây là một xu

hướng không tốt, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đẩy mạnh tiêu thụ sản

phẩm là tốt nhưng cần cần phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, đẩy nhanh

được tốc độ luân chuyển phải thu khách hàng và hàng tồn kho Hơn nữa chỉ số vòng

quay khoản phải thu của Công ty đang ở mức cao và đáng báo động chứng tỏ công tác

thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là chưa tốt và lúc này khả năng đáp ứng

các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu của doanh nghiệp là rất ít

Đánh giá tình hình hàng tồn ho

Dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty, dự trữ nhằm

đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty đu ợc liên tục, đáp ứng yêu cầu kịp

thời của khách hàng, nếu dự trữ ở mức hợp lý sẽ góp phần đem lại hi u quả sử dụng

vốn, giảm đu ợc chi phí dự trữ hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh

doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích

doanh số và lợi nhuạ n nhu mong muốn trên co sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị

tru ờng

Do đặc th kinh doanh của Công ty là nhận thầu và thi công các công trình nên

nhìn chung vòng quay hàng tồn kho của Công ty ở mức ít và giảm dần qua các năm

Năm 2012 thì Công ty có vòng quay hàng tồn kho là 18,68 vòng/năm, tương ứng với

thời gian luân chuyển kho trung bình là 19,28 ngày Tại năm này, Công ty kinh doanh

rất tốt do thị trường Bất động sản vẫn còn khá nhộn nhịp, các công trình xây dựng

được thực hiện hoàn tất, thu hồi vốn nhanh, kinh doanh bất động sản đạt hiệu quả cao

Tuy nhiên đến năm 2013 thì tình hình đã thay đ i chóng mặt khi thị trường BĐS có

hàng loạt các dự án bị đóng băng, các bất động sản đầu tư không bán được, bị ứ đọng

lớn gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty, làm cho vòng quay hàng tồn

kho năm 2013 chỉ còn 0,07 vòng/năm, tương ứng với thời gian luân chuyển hàng tồn

kho trung bình là 5083,64 ngày Năm 2014, khi tình hình bát động sản được cải thiện

và ảnh hưởng tích cực đến Công ty, vòng quay hàng tồn kho được tăng lên nh ở mức

3,04 vòng/năm tương ứng Công ty phải mất trung bình 118,5 ngày để hàng tồn kho

Thang Long University Library

Page 65: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

56

quay hết 1 vòng Điều này được lý giải bởi năm 2014 Công ty đã ký kết thêm được

nhiều công trình lớn, làm cho khoản giá vốn hàng bán tăng mạnh 10 996 414 411 đồng

và khoảng 1970,43 so với năm 2013 trong khi hàng tồn kho giảm nh 4 077 428 998

đồng

Thông qua những điều phân tích ở trên ta thấy, nhìn chung giá trị hàng tồn kho

cuối kỳ thấp ho n nhiều so với giá vốn hàng bán ra trong na m cho thấy tình hình tiêu

thụ trong công ty tu o ng đối tốt Tuy nhiên số vòng quay hàng tồn kho có xu hu ớng

giảm xuống, do đó Công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình

chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán

Đánh giá hả n ng trả nợ

Tương tự như hệ số thu nợ và vòng quay hàng tồn kho, hệ số trả nợ của Công ty

cũng tăng giảm thất thường Và hệ số trả nợ trung bình trong giai đoạn 2012 – 2014 là

4,65 lần Có thể thấy khả năng trả nợ của Công ty là tương đối tốt, Công ty có chiếm

dụng vốn để thực hiện các khoản đầu tư trong ngắn hạn với thời trả nợ trung bình là

213,13 ngày.

Cụ thể năm 2013, chi phí bán hàng, quản lý chung hầu như là không đ i, tuy

nhiên giá vốn hàng bán của Công ty giảm mạnh 10 082 280 133 đồng so với năm 2012

và khoản phải trả người bán của Công ty cũng giảm mạnh 4 930 338 071 đồng Do

vậy hệ số trả nợ của Công ty giảm xuống từ mức 1,82 lần năm 2012 xuống còn 0,88

lần năm 2013, nghĩa là khoản chiếm dụng vốn này là rất tốt bởi Công ty sẽ giảm được

chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và

chất lượng sản phẩm đối với khách hàng Tương ứng với việc hệ số trả nợ giảm là thời

gian trả nợ trung bình của Công ty tăng lên từ 197,74 ngày năm 2012 lên đến 409,64

ngày Đây là một tín hiệu tốt cho Công ty bởi số lần luân chuyển tiền hay số ngày bình

quân cần thiết để các khoản phải trả người bán thực hiện một vòng quay trong kỳ là

dài.

Năm 2014, chi phí quản lý kinh doanh tăng lên mạnh mẽ 1 287 993 084 đồng,

khoảng 729,7 so với 2013 và giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh khoảng 1970,43

trong khi khoản phải trả người bán của công ty lại giảm nh 25 272 674 đồng Chính

vì vậy mà kéo theo hệ số trả nợ của Công ty tăng nhanh chóng lên 11,25 lần, tương

ứng với việc thời gian Công ty đi chiếm dụng vốn giảm xuống 32,01 ngày Trong thời

gian tới công ty cần có biện pháp để duy trì, cải thiện tốt ho n nữa trong vi c quản lý

dòng tiền vào và dòng tiền ra hi u quả ho n, cải thiện thời gian của một vòng quay tiền

Page 66: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

57

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Qua bảng chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng tài sản, ta có thể thấy hiệu

suất sử dụng tài sản ngắn hạn biến động không n định từ năm 2012 đến 2014.

Năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đạt 0,05 lần, thấp hơn so với năm

2012 là 1,26 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào hoạt động kinh

doanh chỉ thu được 0,05 đồng doanh thu thuần Đây cũng là mức thấp nhất trong 3

năm Điều này được lý giải bởi doanh thu thuần của Công ty đã giảm 10.363.697.287

đồng một cách nhanh chóng so với năm 2012 và t ng tài sản ngắn hạn lại tăng nhiều ở

mức là 8 556 855 991 đồng so với năm 2012 Có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản

ngắn hạn của doanh nghiệp thấp, chính sách tồn kho không hợp lý bởi hàng tồn kho

chiếm một phần rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn khiến cho nguồn vốn từ tài sản

này bị ứ đọng, không đạt hiệu suất cao khi sử dụng Tuy nhiên đây là tình hình chung

của các công ty xây dựng (như đã phân tích ở trên). Vì vậy Công ty nên có những biện

pháp hoạt động quản lý, sử dụng tài sản của mình tốt hơn sao cho việc đầu tư thêm

nhiều tài sản ngắn hạn thì sẽ đem lại hiệu quả, doanh thu thuần cao hơn trong các năm

tới và đặc biệt là Công ty cần tăng cường đẩy nhanh tiến độ giảm hàng tồn kho để đưa

vốn vào hoạt động giúp tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.

Đến năm 2014, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đã tăng trở lại và đạt mức 0,97

lần, đây cũng là một dấu hiệu phục hồi rất tốt cho thấy Công ty đã có những chính

sách trong việc quản lý tài sản ngắn hạn hiệu quả. Con số này có nghĩa là cứ 1 đồng tài

sản ngắn hạn bỏ ra thì sẽ thu về được 0,97 đồng doanh thu Điều này là hoàn toàn hợp

lý bởi Công ty đã tiêu thụ được 4 077 428 998 đồng hàng tồn kho trong khi các khoản

khác chỉ tăng giảm không đáng kể, làm t ng tài sản của năm 2014 giảm xuống

3 359 238 804 đồng so với năm 2013 Thêm vào đó là tình hình kinh doanh của Công

ty đã tăng 12 537 355 827 đồng một cách đáng kể so với năm 2013 và với mức tăng

nhiều hơn rất nhiều so với mức giảm của tài sản làm cho hiệu suất sử dụng tài sản

ngắn hạn của Công ty tăng trở lại. Do vậy, Công ty nên duy trì tình hình kinh doanh

được tốt như vậy và cố gắng quản lý tốt khoản tài sản ngắn hạn hơn nữa để gia tăng

hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn hơn nữa.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Cũng như hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu suất sử dụng tài sản của Công

ty trong giai đoạn 2012 – 2014 cũng không n định Cụ thể:

Năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản đạt 105,94 lần cho thấy cứ 1 đồng tài sản

dài hạn bỏ ra thu về được 105,94 đồng doanh thu Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản

dài hạn năm 2012 này là khá cao, chứng tỏ tài sản dài hạn vận động rất nhanh và từ đó

Thang Long University Library

Page 67: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

58

góp phần tạo ra doanh thu cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Sang

đến năm 2013, con số giảm xuống chỉ còn có 0,79 lần tương ứng với 1 đồng tài sản dài

hạn bỏ ra chỉ thu về được 0,79 đồng doanh thu Đến năm tiếp theo, hiệu suất sử dụng

tài sản dài hạn có xu hướng tăng, con số lại tăng lên và dừng ở mức 16,27 lần tức 1

đồng tài sản dài hạn bỏ ra thu về được 16,27 đồng doanh thu Điều này được giải thích

bởi doanh thu thuần của Công ty tăng mạnh 12 537 355 827 đồng so với năm 2013 lên

đến mức 13 306 600 425 đồng vào năm 2014 Hơn nữa mức tăng của doanh thu thuần

là 1629,83 trong khi tài sản dài hạn giảm nh khoảng 16,47 (tương ứng với mức

giảm một lượng 161 290 701 đồng so với năm 2013) Qua đó có thể thấy hiệu suất sử

dụng tài sản dài hạn cao hơn hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, tuy nhiên biến động

của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty cũng không hề nhỏ cho thấy

việc sử dụng tài sản dài hạn chưa thực sự hiệu quả

H ệu suất sử dụ tổ tà sả

Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện về hiệu quả sử dụng tài sản của

doanh nghiệp, nó cho thấy tính hợp lý trong việc phân b tài sản, trình độ quản lý tài

sản của doanh nghiêp Qua bảng chỉ tiêu đánh giá, năm 2012, hiệu suất sử dụng t ng

tài sản là 1,3 lần tương ứng với bình quân 1 đồng tài sản bỏ ra thì thi về được 1,3 đồng

doanh thu Đến năm 2013, hiệu quả sử dụng tài sản bị giảm xuống còn 0,04 lần, sau đó

lại được tăng lên ở mức 0,92 lần trong năm 2014 Công ty cần tìm những biện pháp để

có thể sử dụng tài sản hiệu quả hơn làm tăng chỉ tiêu này

2.2.3.3 Phân tích khả năng quản lý nợ

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

Hệ số nợ trên tài sản ( ) 0,37 0,48 0,72

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (lần) 0,60 0,91 2,53

Khả năng thanh toán lãi vay (lần) (1,30) (3,60) -

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Hệ số ợ tr tà sả

Hệ số này cho biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Dựa vào

bảng phân tích khả năng quản lý nợ ta thấy hệ số nợ trên tài sản giảm dần đều qua các

năm Năm 2013, hệ số nợ trên tài sản là 0,48 lần, giảm xuống từ 0,72 lần năm 2012

tức là cứ 1 đồng Công ty đầu tư cho t ng tài sản thì có 0,48 đồng đến từ nợ Đến năm

2014 con số này tiếp tục giảm xuống còn 0,37 lần nghĩa là 1 đồng Công ty bỏ ra đầu tư

Bảng 2.8. Bảng phân tích khả năng quản lý nợ giai đoạn 2012 – 2013

Page 68: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

59

cho tài sản thì chỉ có 0,37 đồng là đến từ nợ Hệ số này quá nhỏ cho thấy doanh nghiệp

vay rất ít Điều này có thể hàm ý là Công ty có khả năng tự chủ tài chính cao Nhìn

vào báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty năm

2012 và năm 2013 đều âm, tức Công ty kinh doanh bị lỗ vì vậy mà Công ty đã giảm

khoản đi vay Giảm chi phí phải trả cho việc huy động vốn và điều này hoàn toàn là

hợp lý cho thấy Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính rất tốt

Hệ số ợ tr vố ủ sở ữu

Cũng giống như hệ số nợ trên tài sản, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng giảm

dần qua các năm Hệ số này là chỉ số phản ánh quy mô của công ty, hơn nữa nó cho ta

biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng

để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và

mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của

doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2012 hệ số này là 2,53 lần và có nghĩa là vào năm 2012 tài

sản của Công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ Đồng nghĩa với t lệ này lớn là

khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp là lớn. Tuy

nhiên sang đến năm 2013 con số đã giảm xuống còn 0,91 lần tức t trọng tài sản của

Công ty được tài trợ dịch chuyển từ các khoản nợ sang vốn chủ sở hữu. Sự giảm

xuống mạnh này là do tốc độ tăng nhanh của vốn chủ sở hữu với mức 7.002.610.847

đồng so với năm 2012 trong khi t ng nợ cũng tăng nhưng chỉ tăng nh khoảng

2.429.167 763 đồng Sau đó đến năm 2014, hệ số này tiếp tục giảm xuống còn có 0,6

lần Điều này cho thấy doanh nghiệp đã ít bị phụ thuộc hơn bằng hình thức nợ và hàm

ý Công ty ít gặp khó khăn hơn trong tài chính, chịu độ rủi ro thấp hơn Tuy nhiên, nếu

giảm xuống nữa cũng có thể chứng tỏ Công ty chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và

khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế Công ty nên có những chính sách quản lý

tốt hơn nữa để duy trì và cân bằng giữa việc sử dụng nợ hay sử dụng vốn chủ sở hữu

để cải thiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu này

K ả ă t to lã v y

Năm 2012 Công ty chưa có khoản vay ngắn hạn hay dài hạn nào Tuy nhiên đến

năm 2013 Công ty bắt đầu phát sinh thêm khoản vay dài hạn làm cho khả năng thanh

toán lãi vay lúc này là (3,60) lần và con số này tăng lên ở mức (1,30) lần. Chỉ tiêu này

cho thấy toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh trong kỳ có thể đảm bảo cho

doanh nghiệp thanh toán được (1,30) lần t ng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn

nợ. Hệ số này đều ở dưới mức 0 và điều này dễ hiểu bởi lợi nhuận trước thuế và lãi

vay năm 2013 của Công ty là không có, thậm chí còn âm xuống 454 477 684 đồng so

với năm 2012, sau đó tình hình tài chính được cải thiện tuy nhiên lợi nhuận trước thuế

Thang Long University Library

Page 69: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

60

và lãi vay của Công ty vẫn ở mức âm 360.998.921 đồng, hơn nữa lãi vay mà Công ty

phải trả hàng năm là khá cao so với doanh thu Qua đó ta có thể thấy hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ b đắp chi phí.

Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản

thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm

trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ

lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi

ro này được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất

để thanh toán lãi Công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử

dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Tóm lại những gì mà Công ty cần phải đạt tới là tạo

ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

2.2.3.4 Phân tích khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối c ng của quá trình kinh doanh Lợi nhuận càng cao,

Công ty càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ

tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi có

thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã

sử dụng

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

ROA (2,5)% (2,8)% (0,5)%

ROS (2,7)% (64,8)% (0,4)%

ROE (4,0)% (5,3)% (1,8)%

(Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty)

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty đều có xu hướng giảm trong

giai đoạn 2012 – 2014 Nguyên nhân chủ yếu là lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm

là do khó khăn trên thị trường khiến áp lực cạnh tranh của ngành ngày càng lớn Cụ

thể là:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng được đầu tư cho tài sản sẽ thu lại bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau thế Năm 2012, ROA đạt (0,5) tức là lúc này 100 đồng được đầu

tư cho tài sản không thu về được thậm chí còn mất 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế Năm

Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời giai đoạn 2012 – 2014

Page 70: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

61

2013 t suất sinh lời cho tài sản giảm xuống là (2,8) nghĩa là 100 đồng vốn đầu tư

cho tài sản Công ty bị lỗ 2,8 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,8 so với năm 2012 Lý

do là vì lợi nhuận sau thuế của Công ty ở mức âm 489 389 152 đồng, hơn nữa tốc độ

giảm của lợi nhuận sau thuế là 1034,99 nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của t ng

tài sản 110,01 , điều này cho thấy năm 2013 Công ty đã không sử dụng tài sản tốt

bằng năm 2012 Sau đó chỉ số này trong năm 2014 tiếp tục giảm xuống còn (2,5)%

đồng nghĩa với việc 100 đồng vốn được đầu tư cho tài sản Công ty bị lỗ 2,5 đồng lợi

nhuận sau thuế, giảm 0,3 so với năm 2013 Điều này cho thấy Công ty đã quản lý và

sử dụng tài sản kếm hơn so với năm 2013 Công ty cần có những chính sách ph hợp

hơn trong việc nâng cao sử dụng tài sản và quản lý doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận sau thuế Năm 2012 t suất sinh lời trên doanh thu thuần là (0,4) , sang đến

năm 2013 t suất này giảm mạnh mẽ và là năm giảm mạnh nhất trong 3 năm xuống

còn (64,8) tương đương với việc giảm 64,4 so với năm 2012 Điều này được lý

giải bởi việc doanh thu của Công ty cũng giảm mạnh mẽ nhất trong 3 năm và mức

giảm là 10 763 697 287 đồng so với năm 2012, hơn nữa cộng với việc lợi nhuận sau

thuế đạt mức âm 498 389 152 đồng năm 2013 Hơn nữa khoản chi phí lãi vay, chi phí

quản lý kinh doanh và chi phí khác của Công ty quá lớn, không đủ để b đắp cho sự

sụt giảm tỏng t ng doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp Qua đó có

thể thấy Công ty có dấu hiệu làm ăn thua lỗ, lợi nhuận sau thuế bị lỗ ròng khiến cho t

suất sinh lời trên doanh thu năm 2013 bị giảm mạnh đến như vậy Năm 2014 tình hình

kinh doanh của Công ty mặc d vẫn lỗ nhưng có dấu hiệu tốt trở lại, lúc này 100 đồng

doanh thu thuần thu về chỉ làm giảm 2,7 đồng lợi nhuận sau thuế Công ty nên nâng

cao khả năng quản lý các loại chi phí của doanh nghiệp, tối thiểu hoá các khoản chi

phí hoạt động và có những chính sách ph hợp về nới lỏng tín dụng tín dụng thương

mại, chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp hay có những chính sách ưu đãi hợp lý… để

thu hút khách hàng và cải thiện tình hình kinh doanh để có được khoản lợi nhuận tốt

nhất cho Công ty

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2012, t suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là (1,8) cho biết 100 đồng vốn

chủ sở hữu bỏ ra không mang lại lợi nhuận thậm chí ở mức âm 1,8 đồng lợi nhuận sau

thuế, tiếp tục giảm mạnh xuống (5,3) năm 2013 (mức giảm khoảng 3,5 so với năm

2012) Có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, Công ty bị lỗ ròng 3,5 đồng so với

năm 2012, lý do giảm vì tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tốc độ tăng của

Thang Long University Library

Page 71: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

62

vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy năm 2013 Công ty đã không sử dụng vốn chủ sở

hữu tốt, hay có thể nói vốn chủ sở hữu đã không đem lại hiệu quả gì cho Công ty

Sang đến năm 2014 tình hình đã có tiến triển tuy nhiên ROE vẫn ở mức âm 4 đồng

nếu đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của

Công ty chưa tốt, công ty chưa tận dụng nguồn vốn này vào mục đích đầu tư để tạo ra

một khoản lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn 2012 – 2014 Do t suất sinh lời trên

t ng tài sản ảnh hưởng trực tiếp tới t suất sinh lời trên VCSH nên nếu hiệu quả đầu tư

vào tài sản càng cao thì hiệu quả sử dụng VCSH càng lớn và ngược lại Thế nên việc

ROE giảm trong giai đoạn này là điều khá ph hợp khi ROA giảm Công ty nên cân

nhắc đến việc sử dụng vốn của mình trong những năm tới để có được kết quả tốt hơn

Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản thông qua mô hình Dupont

Chỉ tiêu N m 2012 N m 2013 N m 2014 2012-

2013

2013-

2014

ROS (%) (0,4) (64,8) (2,7) (64,40) 62,10

Hiệu suất sử dụng t ng

tài sản (lần) 1,3 0,04 0,92 (1,26) 0,88

ROA(%) (0,52) (2,59) (2,48) (2,07) 0,11

Ảnh hưởng ROS ( ) (83,72) 2,48

Ảnh hưởng của HS sử dụng t ng TS ( ) 81,65 (2,38)

ROA (%) (2,07) 0,11

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Năm 2012 – 2013: Qua bảng trên ta có thể thấy ảnh hưởng của ROS và hiệu suất

sử dụng t ng tài sản lên ROA là ngược chiều nhau. Cụ thể là ảnh hưởng của ROS lên

ROA là âm 83,72 , trong khi đó ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng t ng tài sản lên

ROA là 81,65 Điều này được lý giải bởi doanh thu thuần của Công ty trong năm

2013 bị giảm mạnh, vì vậy đã khiến cho ROS giảm từ (0,4 ) năm 2012 xuống

(64,8 ) năm 2013, tác động của ROS giảm mạnh khiến cho ROA giảm 83,72% hay

một đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư đã tạo ra ít hơn năm 2012 là 0,8372 đồng lợi

nhuận Trong khi đó, hiệu suất sử dụng t ng tài sản của Công ty cũng giảm từ 1,3 lần

năm 2012 xuống còn 0,04 lần năm 2013 Việc giảm đồng thời ROS và hiệu suất sử

dụng t ng tài sản đã khiến cho hiệu quả đầu tư vào tài sản giảm mạnh so với năm

2012.

Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản lên ROA

giai đoạn 2012 - 2014

Page 72: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

63

Năm 2013 – 2014: Khác với giai đoạn 2012 – 2013, nhờ vào đường lối cũng như

những chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của Công ty đã giúp cải thiện

tình hình kinh doanh của mình một cách rõ rệt. Bằng chứng là ROS năm 2014 tăng

62,1% làm cho hiệu quả sinh lời trên t ng tài sản tăng lên 2,48 , hơn nữa hiệu suất sử

dụng t ng tài sản tăng lên từ 0,04 lần năm 2013 tăng lên đến 0,92 lần vào năm 2014,

lúc này cho thấy 1 đồng tài sản bỏ ra thu được nhiều đồng doanh thu thuần hơn

Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời tài

sản của công ty không n định qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố

là ROS và hiệu suất sử dụng t ng tài sản Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên

có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh

nghiệp, cụ thể do tình trạng kinh tế bất n, Công ty có xu hướng mở rộng quy mô đáp

ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn góp phần gia tăng doanh thu, do đó ROS của công

ty không n định qua các năm

Mô hình phân tích Dupont

Để chi tiết hơn những yếu tố tác động lên chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở

hữu (ROE) của công ty, ta sẽ nghiên cứu theo mô hình Dupont ROE sẽ được phân

tích trên 3 yếu tố: Đòn bẩy tài chính, vòng quay t ng tài sản và t suất lợi nhuận trên

doanh thu.

Chỉ tiêu N m

2011

N m

2012

N m

2013 2012 - 2011 2013 - 2012

ROS (%) (0,40) (64,80) (2,70) (64,40) 62,10

Hiệu suất sử dụng

t ng tài sản (Lần) 1,30 0,04 0,92 (1.26) 0,88

T ng TS/VCSH

(Lần) 3,53 1,91 1,60 (1,62) (0,31)

ROE (%) (1,83) (4,95) (3,97) (3,11) 0,98

Ảnh hưởng của ROS ( ) (295.29) 4,74

Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng t ng tài sản ( ) 287.98 (4,54)

Ảnh hưởng của T ng TS/VCSH ( ) 4.19 0,78

ROE (%) (3.11) 0,98

(Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính của Công ty)

Bảng 2.11. Phân tích ROE theo mô hình Dupont giai đoạn 2012 - 2014

Thang Long University Library

Page 73: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

64

ROE của Công ty trong giai đoạn này không n định, bình quân đạt âm 3,58%.

Đầu tiên có thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng bất n định và luôn đạt mức

âm, điều này được lý giải bởi doanh thu của Công ty tăng giảm không n định trong

giai đoạn 2012 - 2014 dẫn tới ảnh hưởng mạnh đến ROE qua các năm Cụ thể ROS

năm 2013 giảm mạnh khoảng 64,4% so với năm 2012, sau đó tăn lên 62,1 khiến cho

ROS vẫn ở mức âm 2,7 trong năm 2014 Do ảnh hưởng bởi sự tăng lên chậm sau

khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu không n định khiến

cho giá vốn cũng như doanh thu của Công ty tăng giảm không đều qua các năm

Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu

quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng phân tích ảnh hưởng có thể nhận thấy

rằng hiệu suất sử dụng t ng tài sản của Công ty trung bình ở mức 0,75 lần và đạt mức

lớn nhất vào năm 2012 với mức 1,3 lần sau đó giảm xuống còn 0,04 lần năm 2013 và

lại tăng lên ở mức 0,92 lần vào năm 2014 C ng với việc tăng giảm không đều qua

các năm mà ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng t ng tài sản lên ROE cũng biến động

không n định qua các năm

Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE. Có thể thấy rằng, Công ty

TNHH một thành viên Smartdoor 168 đang giảm dần nợ và đồng nghĩa với nó là sử

dụng đòn bẩy tài chính ít hơn thể hiện qua chỉ số t ng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm

dần từ 3,53 lần năm 2012 xuống 1,91 lần năm 2013, sau đó tiếp tục giảm xuống còn

1,6 lần vào năm 2014 Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi nền kinh tế thế giới nói chung

cũng như ngành nghề xây dựng trong nước nói riêng đã biến động bất n định như đã

phân tích ở trên nên Công ty phải điều chỉnh t lệ nợ vay và t lệ vốn chủ sở hữu cho

phù hợp với năng lực hoạt động. Do đó c ng với xu hướng giảm này đã khiến ROE

của Công ty năm 2013 đạt 4,19% và giảm xuống còn 0,78 năm 2014

Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng việc giảm sử dụng nợ

trong Công ty có tác động cùng chiều đến hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Mặt

khác, hai nhân tố còn lại là hiệu suất sử dụng tài sản và ROS có tác động tiêu cực đến

khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, điều này khiến cho ROE của Công ty biến động

không n định qua các năm Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp hợp lý trong việc

quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả

năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ những yếu tố đầu vào sẵn có

2.2.4 Phân tích sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty TNHH Smartdoor 168

Ta có bảng số liệu về mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính:

Page 74: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

65

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Do loại hình doanh nghiệp của Công ty là trách nhiệm hữu hạn vì vậy mà Công

ty không có phát hành c phiếu thường hay c phiếu ưu đãi, do đó đòn bẩy tài chính

của Công ty hình thành từ việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Từ bảng

2.12 có thể thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty có xu hướng giảm, cụ

thể:

T ng nợ trên t ng tài sản của Công ty năm 2012 đạt mức cao nhất trong giai

đoạn 2012 - 2014 là 72%, điều này cho thấy tài sản của doanh nghiệp chủ yếu đến từ

việc đi vay, đến năm 2013 t số này giảm xuống còn 48% và tiếp tục giảm còn 37%

vào năm 2014 Điều này được lý giải bởi Công ty đã giảm dần các khoản nợ phải trả

qua các năm (nợ ngắn hạn giai đoạn 2012 – 2013 giảm khoảng 30,95%, tiếp tục giảm

khoảng 38,27 giai đoạn 2013 – 2014 và năm 2014 nợ dài hạn giảm khoảng 35,48%

so với năm 2013) vì vậy đã làm cho t số này giảm dần qua các năm Có thể thấy năm

2012 các t số này khá cao và điều này cho thấy Công ty không tự chủ về mặt tài

chính mà chủ yếu là đi vay để có vốn kinh doanh, sau đó t số này giảm dần qua các

năm tuy nhiên vẫn ở mức khá cao cho thấy mức độ rủi ro trong việc trả nợ của doanh

nghiệp cao.

T số nợ trên vốn chủ sở hữu của Công ty cũng giảm dần qua các năm, năm 2012

t số này khá cao ở mức 2,53 lần cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ

yếu bởi các khoản nợ sau đó giảm xuống còn 0,91 lần năm 2013 và giảm xuống còn

0,6 lần năm 2014 cho thấy ở giai đoạn 2013 – 2014, cơ cấu tài trợ của Công ty đã thay

đ i và tài sản sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.

Ta có bảng số liệu về đòn bẩy tài chính như sau:

Chỉ tiêu N m 2014 N m 2013 N m 2012

T ng nợ/T ng tài sản (%) 37 48 72

T ng nợ/Vốn chủ sở hữu (lần) 0,60 0,91 2,53

Bảng 2.12 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giai đoạn 2012 - 2014

Thang Long University Library

Page 75: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

66

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính của Công ty)

Nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2014, độ bẩy tài chính của Công ty luôn ở

mức thấp song cũng không n định, trung bình là 0,65 lần. Trong năm 2012 độ bẩy tài

chính của Công ty là lớn nhất trong giai đoạn này và bằng 1, bởi trong năm 2014 Công

ty chưa có nợ dài hạn và nợ ngắn hạn hoàn toàn là khoản phải trả cho người bán nên

chưa phát sinh lãi vay trong năm này. Năm 2013 DFL giảm xuống khoảng 0,68% so

với năm 2012 và chỉ còn ở mức 0,72 , điều này có nghĩa là khi lợi nhuận trước thuế

và lãi vay thay đ i 1 thì EPS thay đ i 0,72%. Điều này được lý giải bởi đến năm

2013 chi phí lãi vay tăng 138 448 957 đồng trong khi EBIT tăng mạnh 316.028.727

đồng so với năm 2012, chính vì thế đã khiến cho độ bẩy tài chính giảm đến như vậy.

Đến năm 2014, chi phí lãi vay Công ty phải trả tiếp tục tăng lên đến 277 572 773 đồng

(tương ứng với mức tăng 100,49 so với năm 2013) và sự sụt giảm mạnh của EBIT

khoảng 76,82% khiến cho độ bẩy tài chính của Công ty tiếp tục giảm xuống còn

0,23%. Mặc d công ty đang có xu hướng sử dụng nợ vay nhiều hơn để tài trợ cho tài

sản tuy nhiên mức độ như vậy vẫn còn thấp, công ty cần chú thay đ i cơ cấu sử dụng

nợ đồng thời đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của mỗi đồng nợ vay

Qua phân tích ở trên có thể thấy EBIT của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 luôn ở

mức âm, vì vậy mà Công ty nên tiếp tục giảm các khoản vay nợ và không nên sử dụng

đòn bẩy tài chính.

Bảng 2.13. Độ bẩy tài chính giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu

N m Chênh lệch (%)

2014 2013 2012 2014 -

2013

2013 -

2012

1 EBT (đồng) (360.998.821) (498.389.152) (43.911.468) (27,57) 1034,99

2. Chi phí lãi

vay (đồng) 277.572.773 138.448.957 - 100,49 -

3 EBIT (đồng)

= EBT + Lãi

vay

(83.426.048) (359.940.195) (43.911.468) (76,82) 719,70

4. DFL (%) 0,23 0,72 1,00 (68,0) (27,78)

Page 76: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

67

2.3 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168

2.3.1 Những ưu điểm của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành viên

Smartdoor 168 thông qua các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu đánh giá khả na ng sinh

lời, các chỉ tiêu đánh giá khả na ng thanh toán, các chỉ tiêu đánh giá hi u quả sử dụng

tài sản ngắn hạn và dài hạn, tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2012 –

2014, giai đoạn kinh tế vĩ mô còn nhiều khó kha n, bên cạnh những thành tựu đã đạt

đu ợc vẫn tồn tại mọ t số vấn đề chu a tốt, cụ thể:

Ƣu điểm:

Giai đoạn 2012 – 2013, quy mô tài sản, nguồn vốn tăng một cách đáng kể (hơn 9

t tương đương với mức tăng gấp 2,1 lần so với năm 2012), điều này cho thấy quy mô

kinh doanh của Công ty đã được mở rộng hơn Công tác quản lý nợ các khoản phải thu

khách hàng của Công ty tốt, bởi Công ty đã thu hồi được nợ và giảm bớt được khoản

bị khách hàng chiếm dụng, do vậy mà Công ty đã giảm bớt được chi phí để quản lý

các khoản nợ phải thu Mặc d doanh thu của Công ty giảm, nhưng nhờ vào uy tín

cũng như những chính sách của doanh nghiệp trong đ i mới cách thức chào bán sản

phẩm… mà Công ty đã ký kết thêm được nhiều dự án cho năm tới, vì vậy Công ty đã

tăng dự trữ hàng tồn kho trong năm 2013 và đưa số hàng tồn kho này vào sử dụng

trong năm 2014 Do vậy doanh thu đã được cải thiện, tăng mạnh vào năm 2014 Hơn

thế nữa, nhờ vào uy tín và lòng tin của khách hàng mà khoản người mua trả tiền trước

hay khoản Công ty chiếm dụng vốn trong năm 2013 đã tăng lên, Công ty không những

không phải đi vay ngân hàng hay cá nhân mà vẫn có một khoản đầu tư không phải trả

lãi.

Trong giai đoạn 2013 – 2014 nền kinh tế vẫn còn khó khăn thì Công ty đã có

những quyết định đúng đắn trong việc thay đ i t trọng giữa tài sản và nguồn vốn như

giảm số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của mình để bớt bị phụ thuộc nguồn tài chính bên

ngoài, tăng khoản phải thu như nới lỏng tín dụng thương mại, có những chiết khấu ưu

đãi trong thanh toán nhanh của khách hàng để tăng thu hút các nhà thầu, khiến việc

kinh doanh của Công ty vẫn được hoạt động liên tục Do vậy mà doanh thu thuần từ

bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty trong năm 2014 đã tăng mạnh với mức tăng

hơn 12 t đồng, cho thấy Công ty đã dần chiếm được lòng tin từ khách hàng và sản

phẩm của Công ty ngày càng được ưa chuộng Công tác quản lý hàng tồn kho đã được

cải thiện, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên bởi lượng hàng tồn kho được giữ ở mức

Thang Long University Library

Page 77: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

68

vừa phải, điều này có nghĩa là hàng tồn kho không bị ứ đọng, Công ty giảm bớt được

chi phí quản lý và lưu kho

Khả năng thanh toán của Công ty luôn ở mức cao, điều này cho thấy Công ty

đang ở mức khá an toàn bởi Công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không

cần phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn

2.3.2 Những tồn tại của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số

điểm yếu cần khắc phục

Công ty chưa tự chủ được về mặt tài chính, cụ thể: mặc d t trọng nợ của Công

ty giảm tuy nhiên nếu xét về mặt t ng thể thì t ng nợ vẫn còn khá cao trong cơ cấu,

thêm vào đó đòn bẩy tài chính của Công ty là khá nhỏ, EBIT luôn đạt mức âm trong

giai đoạn 2012 – 2014. Vì vậy Công ty nên tiếp tục giảm các khoản nợ vay, giảm thiểu

mức độ rủi ro trong thanh toán của mình để tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính của

Công ty.

Qua phân tích ở trên có thể thấy tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong

giai đoạn 2012- 2014 thường thua lỗ, mặc d doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

của Công ty đã được cải thiện tuy nhiên vẫn không đủ để b đắp các khoản như giá

vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh của Công ty lại quá lớn

Sở dĩ nhu vậy là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Nguyên nhân khách

quan là do chi phí đầu vào sản xuất thị tru ờng ngày càng tăng, gây áp lực làm tăng chi

phí sản xuất Nguyên nhân chủ quan là từ công tác sử dụng tài sản dài hạn chu a tốt, ở

đây là công tác sử dụng các tài sản cố định, máy móc phục vụ sản xuất Vi c này thể

hiện ở việc hiệu suất sử dụng và t suất sinh lời trên tài sản dài hạn của công ty có tăng

nhưng chưa được cao Nguyên nhân là do vi c kiểm soát chi phí chu a tốt khiến cho chi

phí cố định còn cao

Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2013 – 2014 tăng khoảng 2,7 lần

cho thấy khoản mà Công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng. Chi phí quản lý kinh

doanh trong giai đoạn này của Công ty cũng tăng mạnh (mức tăng gấp gần 3,5 lần so

với năm 2013) và Công ty vẫn chưa biết sử dụng nguồn vốn vay hay nói cách khác là

chiếm dụng vốn một cách hợp lý khiến cho Công ty mất đi một khoản mà có thể làm

giảm được lợi nhuận sau thuế sau này và thay vì sử dụng trực tiếp vốn chủ sở hữu của

mình để đầu tư thì Công ty có thể d ng vốn đi vay, như vậy sẽ tiết kiệm cho Công ty

được một khoản đáng kể

Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng, đặc biệt về

phương tiện vận chuyển của Công ty còn hạn chế Công ty phải thuê xe ở ngoài vừa

Page 78: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

69

tốn chi phí, lại không an toàn cho hàng hoá, giảm tính chủ động của Công ty Điều này

cũng cản trở rất lớn trong quá trình giao hàng cho khách Công ty nên có những biện

pháp hoạt động quản lý, sử dụng tài sản của mình tốt hơn sao cho việc đầu tư thêm

nhiều tài sản ngắn hạn thì sẽ đem lại hiệu quả, doanh thu thuần cao hơn trong các năm

tới và đặc biệt là Công ty cần tăng cường đẩy nhanh tiến độ giảm hàng tồn kho để đưa

vốn vào hoạt động giúp tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty luôn đạt mức âm cho thấy

một đồng doanh nghiệp bỏ ra không những không tạo ra lợi nhuận mà lợi nhuận còn

đạt mức âm Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới Công ty khi muốn vay vốn ngân

hàng để đầu tư cơ sở hạ tầng hay mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng t ng tài sản của Công ty ở mức thấp, Công ty nên nâng cao

khả năng quản lý sử dụng tài sản, các loại chi phí và quản lý doanh nghiệp, từ đó có

những chính sách phù hợp hơn để thu hút khách hàng và cải thiện tình hình kinh

doanh, góp phần tăng lợi nhuận tối đa cho Công ty Mặt khác, doanh thu của Công ty

có biên độ giao động lớn nên Công ty cần dự trữ tiền mặt và hàng lưu kho nhiều hơn

để đảm bảo cho sản xuất được liên tục.

Mặc dù có những chuyển biến do tác động từ những chính sách hỗ trợ kịp thời

của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng xét một cách t ng thể,

hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, doanh nghiệp vẫn còn

gặp nhiều khó khăn

Thang Long University Library

Page 79: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

70

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

SMARTDOOR 168

3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH một thành viên Smartdoor 168

trong thời gian tới

3.1.1 Xu hướng nền kinh tế

Có thể nói những thành tựu kinh tế đạt được sau khi thực hiện công cuộc đ i mới

(1986) đã đưa kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

đạt cao Đời sống đại bộ phận người dân được cải thiện. Kinh tế vĩ mô ngày một n

định hơn Vị thế đất nước ngày một khẳng định trên thế giới và trong khu vực. (Theo

Tạp chi Cộng Sản)

Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,4 vào năm 2015 sau

đó tăng lên các mức 5,7 , 5,9 và 6 tương ứng cho các năm 2016, 2017 và 2018

Dòng vốn đầu tư nước ngoài dự báo sẽ được cải thiện do nhà đầu tư lấy lại được niềm

tin trong trung hạn. Mặc dù, kinh tế thế giới còn những rủi ro, nhưng triển vọng trong

trung hạn là khá sáng sủa, kinh tế thế giới đã dần thoát khỏi tác động tiêu cực của cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và nhiều khả năng sẽ trở lại đà tăng n định trong

thời gian tới Điều này sẽ là yếu tố tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, đặc

biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Trong 1 thập k tới, nhờ TPP (hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái

Bình Dương), GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11 , tức tăng thêm 36 t USD

Xuất khẩu cũng có thể tăng trưởng 28 vì các công ty sẽ chuyển nhà máy đến Việt

Nam Những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và n định kinh tế Việt Nam

từ nay đến năm 2020 là việc nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi chính sách trong đẩy

nhanh tiến trình tái cấu trúc, đ i mới mô hình tăng trưởng kinh tế và tận dụng tốt thời

cơ hội nhập Chính phủ Việt Nam tiếp tục giữ vững mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng

trưởng ở mức độ hợp lý, ph hợp với tình hình cụ thể ở trong nước và thế giới Từ đó,

tạo sự chủ động tiến tới n định vững chắc vào năm 2020 (Theo NCEIF)

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty

Để thực hiện những mục tiêu trên, Công ty cần phải nâng cao năng suất chất

lượng và hiệu quả cạnh tranh Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng tài chính của Công ty một

cách bền vững, cơ cấu lại t trọng đầu tư giữa tài sản và nguồn vốn cho ph hợp với

nhu cầu, thúc đẩy lại cơ cấu Công ty Một số định hướng cụ thể khác như sau:

Page 80: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

71

+ Nâng cấp cấu trúc Công ty gồm hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao công

nghệ, hợp lý hóa quản lý kinh doanh và tối ưu hóa quy mô Bởi việc nâng

cấp tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động

sản xuất kinh doanh là bước cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát

triển ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội và hội

nhập kinh tế quốc tế của cả nước

+ Khắc phục các bất lợi bao gồm các chính sách như phòng chống cạnh

tranh quá mức, hợp lý hóa các giao dịch với nhà thầu phụ và tìm kiếm cơ

hội cho hợp đồng đấu thầu Chính phủ Cần tận dụng các chính sách ưu

tiên về thuế đang được Nhà nước hỗ trợ nhằm b sung thêm nguồn vốn

hành động.

+ Tăng cường khẳng định vị trí và uy tín của mình đối với khách hàng thông

qua cải tiến chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Giữ vững các khách

hàng truyền thống, bên cạnh đó tìm kiếm thêm những khách hàng có tiềm

năng mới.

+ Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn lực sử dụng phải

theo hướng chuyên môn hóa cao có chất lượng Ngoài đào tạo nâng cao

chuyên môn, đội ngũ lãnh đạo cần được đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ

năng quản lý tài chính, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực

3.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH một thành

viên Smartdoor 168

3.2.1 Tăng doanh thu

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn với nền kinh tế

thế giới, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đã và đang trở thành một vấn đề cấp

thiết đối với các doanh nghiệp trong nước. Được xem là có ý nghĩa rất quan trọng đối

với sự thành công của Công ty trên thương trường, hình ảnh doanh nghiệp là sự t ng

hòa của nhiều yếu tố: chất lượng sản phẩm, phong cách kinh doanh, văn hóa của

doanh nghiệp cũng như các hoạt động truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm…

tới các khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng để tăng được doanh thu, làm tăng

lợi nhuận của Công ty.

Cho dù không có ý thức xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, dù ít dù nhiều, thị

trường vẫn có cái nhìn về Công ty. Có những yếu tố “âm thầm” tạo ra hình ảnh Công

ty như logo của Công ty, cách đóng gói sản phẩm, trang phục, tác phong của cán bộ,

nhân viên..., Hình ảnh doanh nghiệp chính là cơ sở để khách hàng hướng tới việc tiếp

nhận thông điệp của doanh nghiệp. Hình ảnh Công ty gắn liền với sự định vị sản phẩm

Thang Long University Library

Page 81: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

72

và thị trường, có ảnh hưởng tới hiệu quả của họat động tiếp thị. Hiệu quả của các

thông điệp nhất quán với hình ảnh Công ty sẽ giúp Công ty tiết kiệm thời gian và tiền

bạc bởi các thông điệp sẽ hỗ trợ cho nhau và thúc đẩy việc bán các sản phẩm. Hình

ảnh Công ty tích cực còn giúp doanh nghiệp lôi cuốn các khách hàng và nhân viên có

chất lượng, làm vừa lòng các nhà đầu tư Và đặc biệt là nó còn dọn đường cho sự ra

đời của các sản phẩm mới...

Marketing không thể tạo ra nhu cầu tự nhiên cũng không thể sáng tạo ra nó

nhưng Marketing có khả năng phát hiện ra nhu cầu tự nhiên. Tuy nhiên nếu hoạt động

của các nhà quản trị Marketing chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra nhu cầu tự nhiên của

con người và sản xuất ra loại sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa thỏa mãn nhu cầu

đó, thì trên thực tế họ không cần phải động não nhiều Nhưng kinh doanh như vậy

trong điều kiện hiện nay sẽ mang lại hiệu quả rất thấp, trừ khi doanh nghiệp kinh

doanh loại sản phẩm ở vào vị thế độc quyền Để tạo ra được sản phẩm hàng hóa thích

ứng với nhu cầu thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp người ta phải hiểu một khía cạnh thứ hai của nhu cầu thị trường đó

là mong muốn.

Trong kinh doanh muốn có cơ hội thực sự thì phải đo lường được cầu về số

lượng và tính chất. Hiểu được nhu cầu thị trường, bước tiếp theo Công ty cần thiết kế

được sản phẩm. Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dich vụ có thể đem

chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó của con người,

gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ Ý nghĩa lớn nhất của sản

phẩm đối với người tiêu dùng không phải là quyền sở hữu chóng mà là chóng đó thỏa

mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu d ng như thế nào Như vậy nhiệm vụ đặt ra

cho các nhà kinh doanh là phải xác định chính xác nhu cầu mong muốn và truyền tải

thông điệp của mình sao cho tới được các khách hàng mục tiêu, do đó lợi ích người

tiêu d ng được thỏa mãn, vòng quay hàng tồn kho của Công ty tăng lên, doanh thu của

Công ty tăng cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận của Công ty tăng lên

Page 82: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

73

Đơn vị: Đồng

STT Khoản

mục Chi tiết

Thời gian thực hiện Giá trị ƣớc

tính

Tổng Giá trị

ƣớc tính Quý

1

Quý

2

Quý

3

Quý

4

1 Truyền

thông

Quảng bá hình ảnh

công ty qua báo

giấy (báo đầu tư,

báo xây dựng, …)

X X X X 20,000,000

30,000,000

Quảng bá hình ảnh

công ty trên

phương tiện

Internet

(Facebook, Bing,

Google, …)

X X X X -

Quảng cáo bằng

băng rôn, banner

tại các khu mua

sắm của nhà thầu

X X X X 5,000,000

In hình Logo của

công ty và gắn lên

trên từng sản phẩm

X X X X 5,000,000

2 Trưng

bày

Thiết kế và sửa lại

phòng trưng bày

sản phẩm

X X 60,000,000

65,000,000

Mở triển lãm về

dòng sản phẩm

của công ty tại

phòng trưng bày

X X 5,000,000

Đào tạo đội ngũ kỹ

thuật trong việc

giới thiệu đặc tính

và tính năng của

sản phẩm

X X X X -

3

Quảng

cáo di

động

Dán decal quảng

cáo lên phương

tiện cá nhân và

chở hàng của công

ty

X X X X 2,000,000 2,000,000

4 Quỹ dự

phòng X X X X 3,000,000 3,000,000

Tổng cộng 100,000,000

Bảng 3.14 Bảng chi phí dự kiến cho kế hoạch Marketing của Công ty

Thang Long University Library

Page 83: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

74

3.2.2 Tiết kiệm chi phí

Dựa vào phân tích tình hình tài chính ta có thể thấy mặc d doanh thu của công

ty lớn nhưng do chi phí phát sinh lớn trong quá trình hoạt động nên lợi nhuận ròng của

công ty luôn âm. Một trong những khoản chi phí đó là các khoản chi phí khác Các

khoản chi khác này chính là các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất

kinh doanh, phục vụ sản xuất chung, quản lý chung, quá trình tiêu thụ sản phẩm Do

các khoản chi khác này lớn nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh

nghiệp, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp phần nào bị sụt giảm Để nâng cao hiệu quả

của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, chúng ta nhất

thiết phải tiết kiệm các chi phí không thực sự cần thiết trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh

Đối với các khoản chi cho trang thiết bị hành chính, văn phòng phẩm, công ty

nên tiến hành bảo trì thường xuyên các thiết bị máy móc phục vụ hành chính duy trì

khả năng hoạt động của thiết bị được lâu dài, sẽ giúp tiết kiệm được các khoản mua

mới trang thiết bị Hay công ty có thể t chức các cuộc vận động tiết kiệm như sử

dụng giấy đã in một mặt để in các tài liệu tham khảo

Page 84: Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh smartdoor 168

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, PGS TS Trương Bá Thanh

2. Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, GS TS Ngô Thế Chi;

PGS.TS.Nguyễn Trọng Cơ - NXB Tài chính năm 2008

3. TS Vũ Duy Hào (2008), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp,

NXB Thống kê, Hà Nội

4. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế

quốc dân , tái bản lần 2 năm 2011

5. PTS. Ngô Thế Chi, PTS Đoàn Xuân Tiến, PTS Vương Đình Huệ (2010), Kế toán

- Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

6. Kênh tin tức kinh tế, tài chính, thông tin chứng khoán Cafef.vn

Công thông tin Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, T ng cục

thống kê, Tạp chí Cộng Sản.

Thang Long University Library