60

[YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nội san "Sức trẻ" được phát hành bởi Câu lạc bộ truyền thông YMC, là cơ quan ngôn luận của Đoàn trường ĐH Ngoại thương. Sức trẻ là ấn phẩm hướng tới sinh viên Ngoại thương nói riêng và tất cả các bạn sinh viên Việt Nam nói chung. Với những bài viết chất lượng và được đầu tư thiết kế kĩ lưỡng, chúng mình luôn đưa ra nhiều thông tin cũng như vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm. Nội san "Sức trẻ" rất mong muốn những góp ý từ các bạn để ngày càng hoàn thiện. ----------------------------------------------------------------- Website: http://yo.ymconline.vn/ Fanpage: www.facebook.com/ymc.ftu Email: [email protected]

Citation preview

Page 1: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40
Page 2: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40
Page 3: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Khi ánh vàng tươi của màu nắng trong vắt trôi theo những làn gió nhẹ tênh mà tha thướt, mùa thu đã rón rén ghé lên những khoảng gạch sân trường, đậu lên hàng ghế đá, tan theo nụ cười hiền của bóng áo dài những chiều hoàng hôn mang theo mùa kỉ yếu đã qua.Tháng 11. Từ những lối đi sảnh nhà B, nhà D, hương hoa sữa tưởng như đã ngủ quên từ độ tháng 9 nay bất chợt dâng lên ngào ngạt, quyến luyến bước chân ai những tối muộn tan trường về. Sớm mai đi học đã thấy lạnh khi phong phanh chiếc sơ mi mỏng, trên những chiếc xe đạp chở hoa tươi đã thấy sương đêm nặng nặng. Nhẹ đến rồi khẽ đi, mùa thu như đang cần mẫn gom lượm những tia nắng hanh hao cuối cùng để dệt nên cho

mình một tấm áo len óng ánh, rục rịch hô biến thành những tháng dài mùa đông lạnh lẽo mà ngọt ngào.Vào thời điểm ấy, biết bao tấm lòng học sinh lại đang đau đáu hướng về những người thầy, người cô, về mái trường cấp 3, cấp 2 và xa hơn thế nữa, với nỗi nhớ và lòng biết ơn sâu sắc nhất của đạo làm trò. Trước mắt bạn là cuốn Nội san Sức trẻ số 40, món quà nhỏ mà ấm áp Ban biên tập muốn dành tặng những độc giả thân thương. Hãy mang theo nó trong cặp sách, trong hộc bàn; lúc nghỉ chân bên ghế đá; khi ngồi bệt trên sảnh nhà A; hay mỗi khi bồi hồi muốn nhớ lại về một thời sinh viên khó quên nhưng sắp vuột bay mất. Đến một lúc nào đó, cũng vào những ngày này, bạn sẽ nhớ về Ngoại

thương như nhớ về Ams, Chuyên Ngữ, Chuyên Trần Phú, Chuyên Thái Nguyên, Chuyên Vĩnh Phúc, Chuyên Nguyễn Trãi, Chuyên Hà Tĩnh, Chuyên Lê Hồng Phong… và thật nhiều những ngôi trường tuyệt vời khác nữa. Hãy trân quý và sống hết mình những khoảnh khắc còn là sinh viên, còn là FTUer! 44 trang viết đồng thời là lòng tri ân chân thành của Ban biên tập dành riêng cho những người lái đò tri thức luôn tận tụy với nghề, với người. Xin gửi lời cảm ơn và luôn nguyện chúc những điều tốt đẹp nhất dành cho tất cả các bạn.

Ban biên tập Sức trẻ

NHỮNG NGƯỜI THẦY “CHÁY” CÙNG NHIỆT TRẺ

TRĂM SỰ THI VẤN ĐÁP Ở FTU

MODEL - CÂU CHUYỆN CỦA “HOT TEEN”

VĂN HỌC GIỮA HAI BỜ “THỰC - ẢO”

4

12

30

6

8

Thân gửi các bạn độc giả của Nội san Sức trẻ!

KHI NHỮNG “VỆT MÀU” KỂ CHUYỆN

THẦY CÔ HOT FACEBOOKER CỦA NGOẠI THƯƠNG

37

1

Page 4: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Cuộc thi “Ứng viên tài năng 2013”Thời gian: 04/11/2013 - 22/12/2013Đối tượng: Sinh viên năm 3, năm 4 và Cử nhân tốt nghiệp năm 2013 khối ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị, Ngoại ngữ tại các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội.Với mong muốn mang đến cơ hội trải nghiệm quy trình tuyển dụng thực tế cho sinh viên năm cuối và cử nhân khối ngành kinh tế trên toàn địa bàn Hà Nội, cuộc thi “Ứng viên tài năng 2013” đã được CLB Nguồn Nhân Lực (HRC) - Đại học Ngoại thương phát động. Cuộc thi là một sân chơi bổ ích, giúp các bạn sinh viên nâng cao những kiến thức và kĩ năng tuyển dụng thông qua các vòng thi gay cấn mô phỏng quy trình tuyển dụng thực tế của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho các ứng viên tiềm năng được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp và ứng tuyển vào những vị trí tuyển dụng chất lượng cao. Ngoài ra, “Ứng viên Tài năng 2013” còn mang đến cơ hội học hỏi tuyệt vời cho các bạn sinh viên thông qua những hội thảo đồng hành và cuộc thi bên lề bổ ích với hình thức tương tác độc đáo giữa sinh viên và nhà tuyển dụng.

Cuộc thi “Marketing Challengers 2013”Thời gian: 28/10 – 18/12/2013.Đơn vị tổ chức: Bussiness Club thuộc Đại học Quốc tế RMIT Marketing Challengers 2013 là một cuộc thi có quy mô toàn quốc với tổng giải thưởng lên đến 65 triệu đồng, dành cho tất cả những bạn sinh viên đam mê Marketing và mong muốn áp dụng vào thực tiễn. Các bạn sinh viên muốn dự thi có thể ghép thành một đội từ 4 – 5 người. Các phần thi hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thời gian cuộc thi cụ thể như sau: Vòng 1 (Câu hỏi trắc nghiệm và thử thách khởi động) diễn ra từ 28/10 – 12/11, vòng 2 (Phân tích tình huống) diễn ra từ ngày 16/11 – 24/11 và vòng 3 (Nộp bài thực hành và thuyết trình) diễn ra từ ngày 29/11 – 18/12. Chi tiết liên hệ: http://marketingchallengers.com . Hotline: 0906.608.148 hoặc 0937.279.090.

Giải “Nữ hoàng Ngoại thương”Thời gian: 23/11/2013Địa điểm: Sân bóng VTC Thành LâmVới mục đích tạo sân chơi cho các nữ sinh FTU thể hiện tình yêu với thể thao và khả năng chơi bóng, cũng như tạo cơ hội cho các bạn nam chứng tỏ tài huấn luyện, Câu lạc bộ Thể Thao - FSC tổ chức giải bóng đá nữ “Nữ hoàng Ngoại thương”. Với nhiều đổi mới từ hình thức đơn, thể lệ cùng hàng loạt các hoạt động bên lề thú vị, “Nữ hoàng Ngoại thương 2013” hứa hẹn sẽ mang đến cho FTUers những giây phút vui vẻ và trải nghiệm đáng nhớ. Giải đấu sẽ khai mạc và khởi tranh vào 7h30 ngày 23/11/2013.Thông tin chi tiết truy cập: https://www.facebook.com/CLBTheThaoFSC

Ngày Ngôn ngữ châu Âu lần 3Thời gian: 23/11/2013.Địa điểm: Viện Goethe Hà Nội.Đơn vị tổ chức: Thành viên của Hiệp hội các viện Văn hóa các nước châu Âu EUNIC gồm: Hội đồng Anh, viện Goethe, Đại sứ quán Ba Lan, Đại sứ quán I-ta-li-a và phái đoàn Wallonia-Brussels của Bỉ. Sự kiện này nhằm giới thiệu sự đa dạng trong ngôn ngữ của các quốc gia, thúc đẩy đa ngôn ngữ và thảo luận về “Các mô hình đào tạo giáo viên ngoại ngữ”. Ngày “Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 3 ”dành cho các em nhỏ, những bạn trẻ và các bậc phụ huynh yêu thích các ngôn ngữ và các nền văn hóa châu Âu. Tại ngày hội, các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng I-ta-li-a… sẽ được giới thiệu một cách sinh động thông qua tranh ảnh, posters, sách và các bộ phim ngắn chắc chắn sẽ hấp dẫn những ai tham dự.

2 373K

Page 5: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Chung kết “Duyên dáng Ngoại thương – Beauty and charm 2013”Thời gian: 8/12/2013.Địa điểm: Sân khấu lớn nhà A.“Duyên dáng Ngoại thương – Beauty and Charm” là cuộc thi được tổ chức hai năm một lần bởi Hội sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ, nét duyên dáng, thanh lịch của sinh viên Ngoại thương đồng thời xây dựng và quảng bá hình ảnh tuổi trẻ FTU. Đây là một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho những sinh viên quan tâm.Bên cạnh việc phát hiện ra gương mặt xuất sắc nhất cho ngôi vị Miss Ngoại thương, trước đêm chung kết còn có rất nhiều những sự kiện bên lề hấp dẫn: “Hoa khôi năng động” vào ngày 26/11/2013 tại sảnh nhà B, “Tôi yêu Ngoại thương” vào ngày 29/11/2013, “Hoa khôi thương trường” vào ngày 1/12/2013 tại nhà D201…

Cuộc thi “Soul of Law 2013: Thương mại quốc tế”Thời gian: 17/11/2013 - 04/12/2013Đối tượng: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.Tiếp nối thành công của “Soul of Law 2012: Sở hữu trí tuệ”, cuộc thi “Soul of Law 2013” được Câu lạc bộ Nhà tư vấn Luật (LCC) chính thức phát động với chủ đề: “Thương mại quốc tế”. Đến với cuộc thi, các bạn sinh viên được tìm hiểu những kiến thức thú vị về luật liên quan đến kinh tế, thương mại, đặc biệt là CISG (Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại. Đồng thời, các bạn sinh viên cũng được tiếp cận và rèn luyện kỹ năng tranh tụng trong quá trình tham dự cuộc thi.

Khóa học chứng khoán cơ bảnStart – UpThời gian: 7 buổi học, trong đó gồm 6 buổi học ngày trong khoảng từ ngày 26/11 đến 12/12 cùng 1 buổi lên sàn chứng khoán thực tế.Địa điểm: Phòng A701 Học viện Ngoại Giao – 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà NộiĐến với khóa học chứng khoán cơ bản Start - Up mùa thứ 6 của CLB Chứng khoán SIC, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ và tổng quát hơn về thị trường chứng khoán tưởng như khô khan này. Cùng với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên ưu tú đến từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán cũng như Khoa TCNH ĐH Ngoại thương, lớp học chứng khoán cơ bản Start - Up đã dần khẳng định được chỗ đứng, là một lớp học uy tín, đáng tin cậy cho những bạn trẻ đam mê tìm hiểu về một thị trường đầy thú vị.Thông tin chi tiết truy cập: https://www.facebook.com/startup.sicHotline : 0989536762 (Miss. Mai Anh) - 01687210010 (Mr. Tiến).

Khai mạc Liên hoan Âm nhạcchâu Âu Thời gian: 20h ngày 22/11/2013.Địa điểm: Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hà NộiLiên hoan Âm nhạc châu Âu diễn ra tại Hà Nội với các đêm nhạc của các nghệ sĩ đến từ châu Âu cùng nhiều thể loại nhạc: Pop, Jazz và Classic. Năm nay, liên hoan có điểm đặc biệt là dự án âm nhạc Diva của Việt Nam, giới thiệu hai giọng ca opera nổi tiếng Ngọc Tuyền và Triệu Yên cùng một DJ có tên tuổi khác. Hai nghệ sĩ này sẽ trình bày các tác phẩm nhạc kịch nổi tiếng của châu Âu được hòa âm với nhạc điện tử… Liên hoan hứa hẹn sẽ là một đêm âm nhạc nhiều màu sắc, làm thỏa mãn những đôi tai yêu âm nhạc!

Triển lãm “Đồ họa chữ” Thời gian: 9h – 19h từ ngày 30/11 – 8/12/2013.Địa điểm: Viện Goethe Hà Nội Đơn vị tổ chức: New York Type Directors Club (TDC) Triển lãm trưng bày các tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi Thiết kế Nghệ thuật Đồ họa Chữ quốc tế TDC 2013 bao gồm các ứng dụng đồ họa của chữ và kiểu chữ được thể hiện trên nhiều loại hình truyền thông khác nhau như ấn phẩm, bao bì cho đến mẫu logo và tiêu đề phim ảnh. Các tác phẩm thiết kế trong triển lãm đến từ nhiều nước trên thế giới.Triển lãm đồ họa này được coi là sự kiện lớn dành cho các cá nhân và tổ chức trong ngành quảng cáo, truyền thông, giáo dục,… hay bất kỳ ai quan tâm, yêu thích ngành đồ họa chữ, đặc biệt là các nhà thiết kế đồ họa, chỉ đạo nghệ thuật, chuyên gia truyền thông đa phương tiện, sinh viên và các doanh nghiệp. Triển lãm hứa hẹn với nhiều tác phẩm thú vị và có giá trị!

Minh Phượng – Phan Linh

3

Page 6: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Với hơn 10 năm hoạt động - 6 năm giữ vị trí Phó Bí thư, Bí thư Ban chấp hành Đoàn trường ĐH Ngoại thương, khi được hỏi về cơ duyên đến với công tác Đoàn, thầy chia sẻ: “Thời tuổi trẻ ai cũng thích những hoạt động sôi nổi, trẻ trung, nhất là hoạt động có ích cho cộng đồng, xã hội. Qua đó, bản thân cũng rèn luyện được nhiều phẩm chất, kĩ năng và kinh nghiệm. Thầy hoạt động Đoàn ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, khi trở thành giáo viên, thầy vẫn luôn gắn bó với hoạt động của sinh viên cho tới nay”. Ở cương vị thủ lĩnh, thầy luôn bày tỏ trăn trở trong công tác Đoàn trường như làm thế nào để có nhiều sân chơi bổ ích cho hơn 10.000

sinh viên, mà nó phải phù hợp với giới trẻ nhiệt huyết, năng động, sáng tạo. Hơn nữa, các hoạt động phải đa dạng, đi đúng định hướng để xây dựng bản sắc Ngoại thương. Từ đó, nhiều chương trình phù hợp với FTUers đã ra đời, không chỉ gây tiếng vang tại trường mà còn lan tỏa sang các trường bạn, Thành phố và cả nước. “Sắc màu Ngoại thương”, nét văn hóa đa dạng nhưng thống nhất với phẩm chất “Đoàn kết, trí tuệ, năng động, thanh lịch, văn minh” cũng chính là chân giá trị mà thầy mong mỗi FTUer cùng nhau xây dựng, vun đắp và phát huy trong mái trường này và trên mỗi chặng đường đời!

Từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Ngoại thương, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, hiện đang là 1 người trẻ “cầm phấn” đồng thời là một người gắn mình với các hoạt động phong trào tại trường, thầy cười khi nói về cái “duyên” với trường, với hoạt động ngoại khóa của FTU: “Có lẽ không ai chọn nghề cho mình”. Là người thầy đứng trên bục giảng, lại đã từng trực tiếp hoạt động phong trào thời sinh viên, hơn ai hết, thầy hiểu rõ những khó khăn của học trò mình và luôn giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên hết sức có thể. Hè vừa qua, trong đợt tình nguyện

“Mùa hè xanh” lớn nhất từ trước tới nay của Đoàn trường (23 đội/nhóm, gần 500 sinh viên tham gia, đi tới 18 tỉnh thành), thầy cũng đã đến thăm 8 đội và có nhiều kỉ niệm đáng nhớ: “Suốt tháng 7, thầy không được nghỉ dù chỉ một ngày, từ lúc đội đầu tiên lên đường cho đến khi đội cuối cùng trở về an toàn. Với số lượng sinh viên tham gia lớn như vậy, sức ép đối với thầy và Đoàn trường quả thực rất lớn. Thầy rất mừng khi gần 500 sinh viên đã trở về an toàn, hơn hết, các em đều trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn”.

CHÁYCÙNG NHIỆT TRẺ

NHỮNG NGƯỜI THẦY

Hình ảnh những người thầy, cô giáo miệt mài, tâm huyết bên bục giảng đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người khi nhắc đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Nhưng, có những thầy, cô không chỉ là nhà giáo – họ là những người dẫn đầu trong công tác Đoàn trường…

“Qua mỗi chương trình, thầy rất vui mừng khi thấy các em ngày một trưởng thành hơn”.

“Trên giảng đường là thầy trò, trong hoạt động là anh em”.

Bí thư Đoàn Nguyễn Văn Triệu

Phó bí thư Đoàn Hoàng Ngọc Thuận

4 Muôn màu Ngoại thương

Page 7: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Là 1 cựu FTUer đã gắn bó với Đoàn trường từ những năm còn học tập tại trường (1997) với việc tham gia Đội tuyên truyền các ca khúc Cách mạng, sau này trở lại gắn bó với Ngoại thương, thầy luôn tâm niệm: “Làm cho sinh viên nể và tôn trọng mình thực khó nhưng làm cho sinh viên gần gũi với mình thì cực khó”. Đứng ở vị trí của một người thầy sâu xát với những hoạt động của sinh viên, thầy Tân tâm sự: “Để thu hút được Đoàn viên, thanh niên, cần phải đặt ra câu hỏi: chúng ta làm được gì cho họ? Đó là quan điểm hoạt động công tác Đoàn của thầy. Đừng hỏi các bạn sinh viên làm được gì cho mình, mà cần hỏi mình đã làm được gì cho các bạn, để các bạn quan tâm”.

Từng tham gia hoạt động Đoàn từ những năm tháng còn là sinh viên, cho rằng đó là “niềm vui, sở thích” của mình, thầy Nguyễn Quang Huy đã gắn bó với công tác Đoàn trường và các FTUers về mảng Văn hóa – Thể thao nhiều năm nay. Là người nghiêm khắc trong khi giảng dạy nhưng cũng vô cùng cởi mở, trẻ trung trong các hoạt động ngoại khóa, thầy luôn nhận được sự yêu quý đặc biệt của các bạn sinh viên. Thầy cũng là người đã dẫn dắt, cố vấn cho đội tuyển thể thao VUG FTU tham gia thi đấu và lọt vào vòng chung kết Giải Thể thao sinh viên Việt Nam 2013. Thầy Huy tâm sự: “đó là khoảng thời gian mà nghị lực của đội bóng rổ nam, quyết tâm của đội nhảy lớn hơn bao giờ hết”. Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thể thao, thầy còn gắn bó với FTUers qua các hoạt động tình nguyện của Đoàn trường. Đồng hành cùng các CLB đi tình nguyện dài ngày, thầy Huy kể lại: “nhớ nhất những ngày thầy trò dậy từ 5 giờ sáng, cùng tập thể dục, tập nhảy và ăn buffet mì. Đó là những kỉ niệm thầy không thể nào quên”.

Công tác tại phòng Quản lí đào tạo, thời gian rảnh rỗi, thầy Nam còn quan tâm, tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên và các CLB trong trường (thành viên ban Vũ đạo CLB Tuyên truyền ca khúc Cách mạng TCM). Thầy được các FTUers biết đến như một người anh, người bạn gần gũi, không chỉ bởi tuổi trẻ mà còn bởi nhiệt huyết và tình cảm thầy dành cho sinh viên. Thầy đã cùng sinh viên tham gia Ngày hội sinh viên FTU Connect 26/3/2013 và các hoạt động khác của Đoàn trường.

Lấy nguyên tắc “bình đẳng” với sinh viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa, chính vì vậy thầy Nam “luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu” các FTUers. Hơn 4 năm gắn bó tại Đại học Ngoại thương, đặc biệt là trong quá trình làm việc và tiếp xúc với sinh viên, thầy luôn quan niệm cần phải “hiểu các bạn sinh viên nghĩ gì, làm gì và có trách nhiệm với tập thể”. “Khiêm tốn, không ngừng học hỏi và cầu thị” là lời khuyên thầy dành cho các FTUers.

“Bất cứ nguyên tắc nào trong kinh tế cũng có thể áp dụng trong Công tác Đoàn”

“Luôn coi trọng nguyên tắc bình đẳng”

“Hoạt động Đoàn cũng là một sở thích”

Thầy Nguyễn Ngọc Tân

Về vấn đề hiện đang gây xôn xao thời gian gần đây: đâu là chân giá trị FTU? Có phải sinh viên FTU đang quá quan tâm đến “bề nổi”? Thầy cho biết: “Không có cái gì là “bề nổi” hay “bề chìm”. Khi đặt ra vấn đề này cũng cần xem xét lại: Thế nào được gọi là “bề nổi”? Thực chất, chúng ta cần có những thứ như kiến thức, kĩ năng hay những thứ mà mọi người vẫn cho là “phần chìm” của một tảng băng để có được những hoạt động “bề nổi” sôi nổi và hấp dẫn”.

Thầy Nguyễn Quang Huy

Thầy Mai Tuấn Nam

Không chỉ cầm phấn đứng trên bục giảng hay gắn bó với sinh viên qua các công tác chính trị, đào tạo, những người thầy ấy đã luôn gắn mình với những hoạt động sôi nổi ngoại giảng đường của sinh viên, không chỉ là thầy mà còn là anh, là bạn – những người thầy gắn bó với công tác Đoàn!

Quỳnh Anh – Thu Huyền

5

Page 8: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Kết thúc một mùa thi vấn đáp, các diễn đàn

mạng xã hội lại tràn ngập những chia sẻ với

vô vàn “cung bậc cảm xúc” của các bạn sinh

viên. Vì đâu thi vấn đáp lại trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi như vậy? Đó có phải là nỗi

ám ảnh thường trực của tất cả các FTUer?

Toàn cảnh thi vấn đápThi vấn đáp (VĐ) được hiểu đơn giản là hình thức thi mà giám khảo đặt câu hỏi và thí sinh trực tiếp trả lời. Từ khoảng K30 trở về trước, thi vấn đáp được áp dụng cho tất cả các bộ môn ở Ngoại thương.Tuy nhiên hiện nay số lượng môn phải thi VĐ đã được giảm đi đáng kể. Trong suốt 4 năm học, mỗi sinh viên thường phải trải qua 2 đến 3 môn áp dụng hình thức thi này. Có thể kể đến một số môn thi VĐ nổi bật tại trường như Giao dịch thương mại quốc tế, Marketing, Logistics và Vận tải quốc tế hay Bảo hiểm trong kinh doanh... Thi VĐ được đánh giá là một hình thức thi hiệu quả vì phản ánh trực tiếp và đúng nhất về năng lực cũng như bản chất việc học của một sinh viên. Không chỉ giúp thầy cô có thể linh động kiểm tra được toàn bộ kiến thức của người thi mà phương pháp này còn góp phần đẩy lùi tình trạng học tủ, học lệch, học không hiểu bản chất hoặc thiếu sự liên hệ với thực tiễn. Không giống như thi tự luận hay trắc nghiệm, sinh viên khó có thể vượt qua kì thi dễ dàng mà không học cẩn thận hay chỉ dựa vào sự may mắn, lại càng không thể gian lận trong kì thi với bất kì một hình thức nào mà không bị phát hiện. Nhờ thi VĐ, kiến thức sẽ được nắm bắt hiệu quả hơn, bởi sinh viên không có những đáp án “bày sẵn” để khoanh/tích mà buộc phải thể hiện kiến thức và sau đó lí giải tỉ mỉ về chúng. Hơn nữa, đây được coi là một cơ hội cọ xát để sinh viên rèn bản lĩnh trình bày quan điểm của mình trước đám đông cũng như luyện tập cho những cuộc phỏng vấn xin việc sau này.

Nỗi ám ảnh “ghế nóng”Nhiều năm trở lại đây, VĐ vẫn được cho là hình thức thi khó nhất với các bạn sinh viên Ngoại thương. Do bao trùm toàn bộ chương trình học kể từ những tiểu tiết nhỏ nhất nên thậm chí nếu chỉ đặt mục tiêu qua môn ở mức độ trung bình, lượng kiến thức ôn thi đã khá nhiều. Còn với những ai đặt mục tiêu cao hơn, họ không những phải đầu tư đồng bộ vào kiến thức được học mà còn cần nghiên cứu theo chiều sâu và biết phân tích các trường hợp trong thực tiễn. Tóm lại, không thể “điền” vào lỗ hổng kiến thức thi VĐ bằng những cụm từ thông dụng như “học mơ màng”, “random” hay “chém gió”.Thêm một yếu tố khiến sinh viên “sợ” thi VĐ đó là áp lực tâm lý của bản thân. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hầu hết sinh viên đã tiếp nhận môn học có thi VĐ với tâm trạng nặng nề và luôn bị bó buộc trong một nỗi lo sợ vô hình bởi lời kể của những người học trước. Càng đến gần ngày thi, dù đã nắm bắt được phần nào bài học, các bạn vẫn cảm thấy phần kiến thức chưa học mở rộng hơn do có quá nhiều vấn đề mới phát sinh. Thêm vào đó, bộ môn ấy cũng chỉ là một trong số các môn phải ôn tập trong cùng đợt thi nên không thể tránh được việc gia tăng áp lực tâm lí do nhiều kiến thức chồng chéo. Ngồi trước phòng thi đợi đến lượt mình, mỗi bạn lại có một tâm trạng khác nhau nhưng nhìn chung, “nhiệt kế đo độ hồi hộp” của mỗi người đều diễn biến theo chiều tăng lên không ngừng nghỉ. Đỉnh điểm của sự căng thẳng là khi sinh viên chính thức nhận được câu hỏi của mình. Ngồi trên “ghế nóng” của phòng

TRĂM SỰ

FTUỞthiVẤN

?

S Ứ C T R Ẻ6 Muôn màu Ngoại thương

Page 9: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

thi VĐ, đối mặt trực tiếp với các thầy cô, một sinh viên dù đã học hành cẩn thận và mang theo sự tự tin lớn, tinh thần cũng vẫn bị hao hụt đi vài phần. Cô Trần Hồng Ngân - Giảng viên bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế chia sẻ: “Từng có trường hợp thí sinh vừa bước vào phòng thi, chưa kịp trả lời đã ngồi khóc rưng rức, khóc một cách “ngon lành” khiến thầy cô lúc ấy cũng cảm thấy sợ thay cho sinh viên”. Với những áp lực như trên, hy vọng về điểm số của một bộ phận sinh viên đã “giảm dần đều” theo quá trình học đến lúc kết thúc bài thi cuối kỳ.

Sự “thật” của chữ “ẢO”Hầu hết FTUers đã trải qua thi VĐ đều khẳng định điểm thi của những môn này không cao bằng môn thi tự luận hoặc trắc nghiệm. Có không ít người đã đổ trách nhiệm cho kết quả không mong muốn đó lên một chữ “ảo”. Với sinh viên, chữ “ảo” ấy là tập hợp của hàng loạt các lí do khách quan như câu hỏi khó, bị hỏi vào tiểu tiết, bị hỏi nhiều và đôi khi là tâm trạng khi chấm điểm của các thầy cô... Trên thực tế, sinh viên đã áp đặt quá nhiều định kiến chủ quan lên hình thức thi này dù biết rất rõ lỗ hổng kiến thức và tâm lí phòng thi mới thực sự là nguyên nhân chính của kết quả học tập.Có một thực trạng đáng buồn là phần lớn sinh viên gặp vấn đề về phương pháp học cũng như việc cân bằng quỹ thời gian của mình. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà các hoạt động phong trào ngày càng nở rộ ở Ngoại thương, việc “để kênh” giữa chuyện học và chơi là tình trạng dễ nhận thấy ở không ít bạn

trẻ. Hơn nữa, việc thiếu chủ động trong học tập và nghiên cứu của nhiều sinh viên dẫn đến kết quả chưa cao còn được thể hiện rõ ở tất cả các môn không riêng gì VĐ.Một câu hỏi có phần “nhạy cảm” được đặt ra sau mỗi mùa thi: “có thật SV đã bị thầy cô làm khó?”. Có những bạn bày tỏ rằng nhiều khi câu hỏi phụ còn khó hơn câu hỏi chính và thầy cô thường nắm bắt điểm yếu của sinh viên để xoáy sâu vào. Đây là những ý kiến bất hợp lý. Thứ nhất, nếu bạn có ý thức học tập tốt, tự tin với việc học của mình thì khoảng cách khó dễ giữa các câu hỏi không bao giờ là quá lớn. Thứ hai, nhà trường và bộ môn không có một quy định cụ thể nào cho rằng câu hỏi phụ là câu hỏi gỡ điểm và bắt buộc phải dễ hơn câu hỏi chính. Các câu hỏi đó chỉ nhằm mục đích đánh giá độ nông - sâu hoặc là những “lời gợi ý ngầm” để giúp sinh viên có thể tìm ra đáp án của câu hỏi chính. Tất cả tiêu chí cho điểm đều phụ thuộc vào kiến thức và bản lĩnh của chính người học. Tư tưởng trên vì thế không nên bị hiểu lầm thêm nữa.

KếtThực tế, thi VĐ ở Ngoại thương mới chỉ “phủ sóng” ở một số ít bộ môn và không thể trở thành nỗi ám ảnh lâu dài của người học. Tuy nhiên, điều quan trọng là dù phải đối mặt hình thức nào, các FTUer cũng cần xác định một thái độ, phương pháp học tập nghiêm túc, đồng thời luôn giữ cho mình một tâm lí thoải mái để tự tin ngồi trên “ghế nóng” mỗi mùa thi.

FTUĐÁP

? ......

Ngân Hà - Bảo Bống

“Các em lựa chọn một ngôi trường chỉ vì ở đó có cái gọi là "môi trường năng động" mà không hiểu rằng chấp nhận vào FTU là phải trải qua các môn về thương mại quốc tế nói chung và các môn nghiệp vụ nói riêng”...

Thầy Khương Duy

S Ứ C T R Ẻ 7

Page 10: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

THẦY CÔ HOT Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự lan truyền như vũ bão của

thông tin đã khiến cho mạng xã hội

trở nên quen thuộc, không chỉ với giới trẻ mà cả

những bậc “lớn tuổi”. Trong tâm

thức người Việt, thầy cô thường gắn liền với giáo án, với giảng đường. Tuy

nhiên, thầy cô Ngoại Thương ngày nay ngoài

bảng đen phấn trắng còn được sinh viên biết đến là

những “hot facebooker”.

Cô Nguyễn Hoàng Ánh được coi là một trong những cô giáo “hot” nhất trên fa-cebook với gần 7000 người theo dõi. Có lẽ, hiếm có thầy cô giáo nào “chăm chỉ” cập nhật các trạng thái (status) trên face-book như cô Ánh. Đôi khi, đó là lời chia sẻ về một vấn đề trong cuộc sống, khi là một tình huống dở khóc dở cười trong quá trình giảng dạy và làm việc với sinh viên, cũng có khi là một lời kêu gọi mọi người cùng góp sức chia sẻ gánh nặng với những mảnh đời kém may mắn… Đọng lại trong mỗi dòng trạng thái ấy là một tấm lòng nhà giáo trăn trở với đời, với nghề. Thế nhưng cô Nguyễn Hoàng Ánh cũng không kém phần trẻ trung và yêu đời. Không khó để nhìn thấy những tấm ảnh “xì tin”, những lần “check in” cùng bạn bè, người thân. Là một giáo viên có tâm hồn trẻ trung và cách suy nghĩ khá thoáng nhưng cũng không kém phần sâu sắc, những dòng chia sẻ với ngôn ngữ gần gũi của cô nhận được rất nhiều lượt “thích” và “bình luận”.Ngoài ra, cô Hoàng Ánh còn rất “chăm” tranh luận với các bạn trẻ. Kéo xuống phần bình luận, ta có thể đọc được những dòng trao đổi, bình phẩm giữa cô và trò, thoải mái như những người bạn.

Các bạn sinh viên Ngoại Thương chắc hẳn không còn xa lạ với thầy giáo chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế điển trai và tài năng mà học trò vẫn hay gọi là “hot teacher”. Không chỉ là một thầy giáo, thầy Hoàng Anh Duy còn được biết đến là một người dẫn chương trình đã từng đạt giải Én vàng trong cuộc thi “Người dẫn chương trình truyền hình 2009”. Hiện nay, thầy đang đảm nhiệm MC của nhiều chương trình như “Thần đồng đất Việt”, “Rung chuông vàng”…. Cũng giống với cô Nguyễn Hoàng Ánh, thầy Hoàng Anh Duy cập nhật trạng thái trên facebook khá đều đặn. Dạo một vòng trên trang cá nhân của thầy, ta bắt gặp những bức ảnh vô cùng “xì tin” nhưng cũng rất sành điệu mà thầy đăng tải, ghi lại từng khoảnh khắc đáng nhớ. Thầy Duy rất gần gũi, cởi mở với sinh viên. Dù bận rộn nhưng thầy vẫn dành thời gian trả lời sinh viên hay đơn giản là cảm ơn những lời chúc mừng mà các bạn trẻ dành tặng cho thầy. Lan (K51 –FTU) chia sẻ: “Theo dõi facebook của thầy, mình càng thêm ngưỡng mộ về một thầy giáo đa tài nhưng vẫn rất tận tâm với nghề và hết lòng vì học trò.”

“Hotboy phòng Quản lí đào tạo” là biệt danh dễ thương mà FTUers đặt cho thầy Lộc. Ghé thăm facebook của thầy, ta lại thấy rộn ràng những bài đăng của sinh viên thắc mắc về vấn đề học phần, tín chỉ, bằng tốt nghiệp…Thầy Lộc thường xuyên check facebook, vì thế có thể giải đáp những thắc mắc một cách nhanh chóng. Mỗi khi có lịch đăng kí học phần tín chỉ, lịch đăng kí bổ sung chuyên ngành 2 hay lịch phát bằng tốt nghiệp,… bên cạnh việc thông báo tới sinh viên bằng văn bản hay thông qua lớp trưởng, thầy còn đăng tải thông tin kèm hướng dẫn tỉ mỉ lên trang cá nhân của mình để các bạn sinh viên nhận được thuận tiện hơn trong việc cập nhật và làm theo.Dù phần lớn những hoạt động trên facebook liên quan đến công việc, thầy vẫn dành chút ít thời gian cho việc chiêm nghiệm, chia sẻ cảm xúc của mình. Đọc những dòng trạng thái của thầy, ta tìm thấy được khoảng lặng của cuộc sống, khi thấy đồng cảm, khi được truyền một thông điệp ý nghĩa…

KếtTheo dõi thầy cô FTU trên facebook, sinh viên không chỉ học được kiến thức mà quan trọng hơn, đó còn là bài học làm người qua những dòng chia sẻ. Dường như, trên facebook, khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp lại, tuy gần gũi nhưng vẫn rất đúng mực. Hẳn là FTUers vô cùng tự hào bởi những thầy cô giáo tâm lý và gắn bó với sinh viên như vậy.

Hà Muối

1. Cô Nguyễn Hoàng Ánh 2. Thầy Hoàng Anh Duy

3. Thầy Trần Đắc Lộc

NGOẠI THƯƠNGCỦA

8 Muôn màu Ngoại thương

Page 11: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Thầy cô và những “trang giáo án” giảng đường Có thể nói trường đại học là một môi trường đầy những trải nghiệm mới mẻ và thú vị: trường mới, bạn mới, cách sinh hoạt mới và thầy cô cũng mới. Ở FTU, hiếm khi sinh viên chúng mình còn bắt gặp hình ảnh “khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi” năm nào, những người giảng viên giờ đây hầu hết đều mang theo mình hình ảnh mới hiện đại hơn và trẻ trung hơn. Người dạy và người học vẫn được kết nối với nhau qua cây cầu tri thức, song những “trang giáo án” trên giảng đường không chỉ là kiến thức trong sách vở mà còn mang đậm màu sắc cuộc sống được minh họa bằng những câu chuyện sinh động và hấp dẫn từ chính trải nghiệm của thầy cô. “Những kiến thức gần gũi và thiết thực trong đời sống đã khiến cho bài giảng trở nên “cởi mở” hơn và khiến mình cảm thấy đang được học cách xây dựng cuộc sống bằng chính khả năng của mình” - Lan Phương (K52, Anh19, KTĐN) chia sẻ.Với các FTUers, thế hệ thầy cô là những tấm gương chủ động, sáng tạo trong học tập và công việc, điều này đã tạo nên những ảnh hưởng tích cực thúc đẩy các bạn sinh viên phấn đấu và nỗ lực thật nhiều. Với mục tiêu phát huy tính tự lập, chủ động của sinh viên, lời giảng của các thầy cô chỉ đóng vai trò thứ yếu, sinh viên buộc phải đầu tư thời

gian để tự học và tham khảo nhiều nguồn tài liệu bên ngoài. Ban đầu, đó sẽ là một khó khăn lớn với nhiều bạn song phương pháp này lại mang đến hiệu quả học tập cao. Thêm vào đó, sự “năng động” trong các hoạt động kinh tế, xã hội ngoài giảng đường của thầy cô cũng là một thành tích đáng khâm phục với các bạn trẻ trong nhà trường. Từ đó, sinh viên Ngoại thương học cách để “biến hóa” linh hoạt những điều đã học và tự tin làm chủ kiến thức của mình. Đó chính là ý nghĩa trọn vẹn của chữ “học” tại đại học mà cô thầy muốn truyền đạt, gửi gắm tới mỗi bạn sinh viên.

Đo đếm khoảng cách thầy... và... tròNhững năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người lo ngại về sự “mai một” của tình cảm thầy – trò, về mối quan hệ giữa người dạy – người học nơi giảng đường. Với giảng viên đại học, thời gian giảng dạy mỗi bộ môn đều diễn ra chớp nhoáng, đôi khi chưa bớt lạ với lớp, chưa kịp thân quen với sinh viên thì đã kết thúc môn học. Không thể phủ nhận rằng có không ít sinh viên học đến quá nửa chương trình vẫn chưa hề biết tên thầy cô giáo. Song thực trạng đáng buồn của một bộ phận bạn trẻ ấy không thể làm “biến dạng” toàn bộ ý nghĩa của tình cảm thầy trò dù cho sinh viên đại học ít có cơ hội được tiếp xúc với thầy cô. “Một chữ là thầy, nửa chữ

cũng là thầy”, sinh viên FTU luôn hướng tới thầy cô với lòng kính trọng sâu sắc. Khác với các thầy cô ở cấp ba gắn bó và chăm sóc như những người cha, người mẹ, các thầy cô ở đại học lại giống như những người bạn, người anh chị gần gũi vừa truyền đạt kiến thức vừa chia sẻ về cuộc sống với sinh viên.

Ngọc Anh (A4, K50, TMQT) chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với phong cách của thầy Trí dạy mình bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành. Vượt qua giới hạn những kiến thức của sách vở, thầy truyền cho mình niềm cảm hứng về ngôn ngữ và những bài học cuộc sống ý nghĩa”. Khoảng cách của thầy - trò nơi giảng đường vì thế được kéo gần lại thông qua những giờ học trên lớp, qua hoạt động nghiên cứu khoa học, làm khóa luận hay những hoạt động xã hội. Chính điều đó sẽ giúp các bạn trẻ sớm nhìn nhận ra mục tiêu bản thân và hoạch định chặng đường phía trước một cách rõ ràng nhất.

Tạm kếtDù môi trường học tập có trở nên thay đổi thì một điều chắc chắn rằng tâm huyết và sự gắn bó của thầy cô với người học vẫn luôn hiện hữu trong lòng học trò bao thế hệ, mãi “vấn vương” như chính những “hạt bụi phấn trên tóc thầy” trong lời bài hát ngày xưa.

Một ngày 20/11 nữa lại đến gần. Đây không chỉ là một dịp đặc biêt để tôn vinh công việc của những con người “chèo lái con đò tri thức” mà còn là cơ hội để các thế hệ học trò bày tỏ tấm lòng tri ân của mình tới những người thầy đáng kính. Nhân dịp lễ ý nghĩa này, hãy cùng lắng nghe những sinh viên FTU chia sẻ gì về những thầy cô đã theo họ suốt những năm tháng trên giảng đường đại học các

bạn nhé!

BỤI PHẤN

Ngân Hà – Lưu Giang

9

Page 12: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ10 S Ứ C T R Ẻ

“Tôi không chọn nghề, nghề chọn tôi”Cái duyên với con chữ của thầy Trần Huy Quang (Khoa Lý luận Chính trị) vô cùng tình cờ. Thầy Quang vốn là học sinh chuyên Toán, tuy nhiên cũng như phần lớn các học sinh ban A khác, thầy gặp khó khăn trong việc học môn Hóa. Ấp ủ ước mơ thi vào trường An ninh nhưng bị đánh trượt vì “không đủ chiều cao”, thầy đành chuyển sang thi khối C (Văn - Sử - Địa) của khoa Văn trường ĐH Sư phạm và trường ĐH Xã hội và Nhân văn. Thế nhưng, cái duyên đã đưa thầy đến với môn Triết khi thầy không đủ điểm vào khoa mình đăng kí và được chuyển vào khoa Lý luận chính trị của trường. “Thời ấy, tôi đi thi ĐH với tâm lý rất thoải mái thế nên khi biết mình đỗ ĐH, dù không phải là khoa mình mong muốn nhưng tôi vẫn nhập học. Ban đầu tôi cũng có ý định đi học ĐH, rồi cố gắng ôn khối A để thi lại, nhưng sau một thời gian học tập môn Triết học, tôi bắt đầu cảm thấy thích và

đam mê nó”. Đối với một học sinh ban A, nhất là học sinh chuyên Toán, việc học một môn xã hội là vô cùng khó khăn, nhưng một phần vì đam mê với môn Văn mà thầy vẫn tiếp tục con đường đã chọn. “Thực ra rất nhiều người hỏi tôi có cảm thấy phí khoảng thời gian học chuyên Toán hay không. Theo tôi thấy thì khi mình đã học những môn khoa học tự nhiên thì khi bắt tay vào những môn khoa học xã hội, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tư duy, rõ ràng mạch lạc và logic”.Khi được hỏi tại sao thầy lại lựa chọn trở thành một giảng viên, thầy Quang chia sẻ: “Thực ra ngay từ ban đầu tôi cũng không định hướng mình sẽ làm gì. Tôi đã gửi đơn xin việc ở rất nhiều nơi và may mắn được trường ĐH Ngoại Thương nhận. Nghề giáo đến với tôi như một cái duyên. Thời gian đầu, tôi cũng vô cùng ngại khi phải đứng trước rất đông sinh viên giảng bài vì bản tính cũng nhút nhát, sau cũng quen dần. Càng ngày tôi càng thấy thích và đam mê môn Triết học, hơn nữa khi làm giảng viên, tôi vẫn có cơ hội để nghiên cứu khoa học”.

Có người đến với nghề giáo viên bởi sự tình cờ, cũng có người dốc hết sức mình cho cái nghiệp này vì hai chữ “yêu nghề”…Dù thế nào đi chăng

nữa, khi đã đứng trên bục giảng là họ đã có “duyên” với con chữ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Sức trẻ 40 sẽ đem đến những câu chuyện thú vị về con đường đến với nghiệp “đứng lớp” của các thầy cô giáo trường ĐH Ngoại Thương.

Muôn màu Ngoại thương

Page 13: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R ẺS Ứ C T R Ẻ

“Cô cảm thấy trẻ hơn khi được gần gũi với sinh viên”Mới ra trường và bắt đầu giảng dạy từ năm 2005, là một cựu FTUer, cô Phạm Thu Giang là một trong những giảng viên có tuổi đời khá trẻ của khoa Tiếng Anh chuyên ngành. Cũng chính vì vậy, khó khăn là điều không thể tránh, tuy nhiên, cô Giang lại nói về công việc của mình một cách hào hứng: “Cô chưa bao giờ coi việc mình trẻ là một khó khăn đối với công việc, ngược lại cô nghĩ đó là một lợi thế. Chính bởi mình còn trẻ, tuổi của mình cũng khá gần với các bạn sinh viên, hơn nữa cùng trưởng thành trong môi trường ĐH Ngoại thương, mình có thể hiểu được những tâm tư, những suy nghĩ của các bạn sinh viên. Khoảng cách giữa cô và trò cũng vì thế mà trở nên gần hơn. Khó khăn duy nhất lúc mới vào nghề là cô vốn không phải theo đuổi ngành sư phạm, vì vậy những kĩ năng để truyền đạt bài giảng cũng chưa nhiều, nhưng sau một thời gian, đó không còn là vấn đề, một phần vì các bạn sinh viên Ngoại thương có vốn Tiếng Anh căn bản khá vững, ngay cả các bạn thi ban A”. Chia sẻ về cái duyên đến với nghề giáo viên, cô nói: “Thực ra mẹ cô trước đây cũng là giáo viên. Sau khi ra trường, theo mong muốn và lời động viên của mẹ, cô cũng xin vào trường làm giáo viên. Không ngờ lại có thể gắn bó với công việc và ngôi trường này như vậy. Chưa bao giờ cô cảm thấy hối hận khi chọn con đường

này, bởi khi mình đi dạy, mình được gần gũi với sinh viên hơn. Sinh viên Ngoại thương rất nhiệt huyết và năng động, và cô cũng cảm thấy mình trẻ ra và tràn đầy năng lượng khi gặp gỡ các em”.

“Nghề giáo viên hợp với tính cách của cô”Cũng là một cựu sinh viên ĐH Ngoại Thương, sau khi du học trở về từ Anh quốc, cô Đào Minh Anh (Khoa Quản trị kinh doanh) bén duyên với nghề giáo viên từ đó. Khi còn là sinh viên và trong suốt quãng thời gian đi du học, cô đã từng làm gia sư. Vì vậy, với kĩ năng sư phạm vốn có, cô Minh Anh khá thuận lợi trong việc “đứng lớp”. Cô nói về lí do mình chọn nghề giáo viên thay vì trở thành nhà kinh tế một cách rất chân thành: “Cô cảm thấy làm giáo viên là công việc ổn định, cô có thể dành nhiều thời gian cho gia đình. Hơn nữa, có lẽ nghề giáo viên rất hợp với tính cách của cô. Cô thích một cuộc sống yên bình, không xô bồ. Nếu như ra ngoài làm việc, em sẽ phải bon chen để đạt được những gì mình muốn. Tuy nhiên, sự gắn bó và yêu nghề mới là điều giữ cô ở lại với ngôi trường này. Trở thành giáo viên, cái mất đi thì ít mà nhận lại được rất nhiều. Chỉ nói đơn giản, vì muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên một cách chính xác và sâu nhất, cô phải đọc sách rất nhiều. Điều này khiến cho kiến thức chuyên môn của cô được mở rộng và vững vàng hơn. Đồng thời sau khi đi

du học về, mình có nhiều trải nghiệm thực tế hơn để giảng bài cho các em”. Đối với cô Minh Anh, việc quay lại ngôi trường mình đã gắn bó suốt thời sinh viên trong vai trò một giảng viên hết sức thú vị. “Ở đây, cô được làm việc với các thầy cô giáo trước kia đã dạy mình. Cô luôn cảm thấy ngoài quan hệ đồng nghiệp ra, mình luôn có một sự kính trọng nhất định dành cho các thầy cô, bởi thầy cô là những người đã giúp đỡ mình rất nhiều trong học tập trước kia và trong công việc hiện tại”.

Tạm kếtNgày còn học cấp ba, thầy cô và học trò dường như gần gũi hơn vì ngày ngày gặp nhau trên lớp học. Lên đến ĐH, mỗi môn học chỉ gói gọn vẻn vẹn trong vài chục tiết, may mắn lắm mới gặp lại giảng viên cũ trong môn học sau. Và lại, giảng đường lúc nào cũng đông nghịt với hơn trăm sinh viên, việc thầy cô không thể nhớ hết sinh viên mình là điều khó tránh khỏi. Phải chăng vì thế mà khoảng cách giữa thầy cô giáo và sinh viên cứ thưa dần? Hi vọng qua những lời tâm sự mộc mạc trên, FTUers thêm hiểu và thêm yêu các thầy cô giáo của mình bởi họ đã dốc hết sức truyền đạt lại kiến thức cho thế hệ sau. Biết đâu sau này, khi có cơ hội đứng trên bục giảng, mình cũng được các sinh viên yêu mến và cảm phục như vậy.

Vy Vy – Phương Anh

11

Page 14: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Một cái mác chưa khi nào nguôi “nhiệt”Với sự phát triển không ngừng của công nghiệp thời trang, tuy không quá mới mẻ nhưng những năm gần đây, “người mẫu teen” vẫn là công việc được đông đảo các bạn học sinh, sinh viên quan tâm. Vốn được nhiều người mặc định là “sân chơi” của một bộ phận “trai xinh gái đẹp”, nghề này vì thế càng thu hút được sự chú ý của giới trẻ. Không ít những cái tên “đình đám” trong giới hot teen ngày nay như Sam, Kelly, Midu, Chan Than San, Thiên Minh, Kelbin… đã trưởng thành từ bước đệm đầu tiên là một teen model. Công việc của các người mẫu teen thường bắt đầu bằng những “shoot” chụp ảnh mẫu thời trang trên các trang báo, quảng cáo mỹ phẩm, điện thoại, nước giải khát… Để có thể tạo ra một sản phẩm ưng ý không hề dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ mới vào “nghề”. Bên cạnh sự phối hợp ăn ý của toàn bộ ekip thì sự nỗ lực của chính những teen model vô cùng quan trọng.

Teen model và những cái “được” không hề nhỏVới những ai có ước mơ trở thành một model chuyên nghiệp hay say mê với việc tạo dáng trước ống hình thì teen model là một sự lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Bạn sẽ được thử sức trong

Câu chuyện của

Model

“HOTTEEN”

Teen model – cái mác mà mỗi lần nhắc đến là nhiều người trong số chúng ta đều nghĩ tới những bạn trẻ sở hữu ngoại hình “chuẩn”, gout thời trang đầy phong cách hay bước chân chuyên nghiệp trên sàn catwalk. Công việc của những người bị “cộp mác” hot girl, hot boy phía sau ánh đèn sân khấu sang trọng hay những bộ cánh rực rỡ sắc màu thực chất là gì? Liệu nó có đơn giản như người ta vẫn nghĩ?

12 Tôi đi làm

Page 15: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

một môi trường năng động của giới teen, đúng sở thích cũng như có cơ hội làm việc với một ekip chuyên nghiệp, giúp phát triển kĩ năng giao tiếp, teamwork… và tất nhiên là làm nên những bộ ảnh “cực chất” cho mình. Không những vậy, làm người mẫu còn là một trong số ít những công việc part-time đem lại nguồn thu nhập khá cao cho các bạn sinh viên. Thông thường, mỗi buổi chụp hình có thể đem lại khoản thù lao vài trăm ngàn. Thậm chí với những hot teen, con số này có thể lên tới cả triệu đồng. Dương Thu Hà (ĐH Lao động xã hội), một teen model đã quen thuộc với rất nhiều bạn trẻ với nick name Hà Mốc tâm sự: “Thu nhập từ công việc này giúp mình có thể tự trang trải cuộc sống hàng ngày cũng như phụ gia đình một phần trong khoản tiền đóng học phí hàng kì”. Thêm một “điểm cộng” dành cho công việc này là những mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng đáng kể. Bạn sẽ có cơ hội làm quen với những bậc “tiền bối” trong nghề, những người bạn “đồng nghiệp” và rất có thể là sẽ sở hữu một lượng “fan” không nhỏ chút nào. Đây chính là những điều kiện giúp ích rất nhiều cho bạn sau này. Đến với “nghề” dường như chỉ là một cái duyên sau khi “bất ngờ nhận được lời mời diễn bộ sưu tập thời trang dạ hội của UNESCO” nhưng Trịnh Thị Kim Anh (K51 – Tài chính quốc tế) - gương mặt nổi bật trong “Top 10 nữ sinh sông Hồng” nhận ra rằng: “Tham gia vào lĩnh vực người mẫu thời trang, ngoài việc bạn học được cách đi đứng chuẩn, đẹp, gợi cảm, cách biểu cảm bằng ánh mắt, gương mặt, hình thể, bạn còn có thể mở rộng mối quan hệ, tăng khả năng giao tiếp, phát triển các kỹ năng mềm và nâng cao sự tự tin cho bản thân.” Đặc biệt, với những chuyến biểu diễn ở xa, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Với những khán giả theo dõi cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam qua ảnh 2012” đến vòng chung kết hẳn đã không còn xa lạ với cái tên Thanh Vân (K50 – Kinh tế đối ngoại). Cô hào hứng kể lại: “Đó là lần diễn ở Hải Dương, mình phải đi từ sớm và chờ đến tận tối mới được diễn. Xong việc, tất cả người mẫu được mời ở lại ăn cơm cùng ban tổ chức. Họ chuẩn bị rất nhiều mâm cỗ giống như một đám hỏi, khiến bọn mình ai cũng xúc động vì sự nhiệt tình, chu đáo và lòng hiếu khách của người dân nơi đây”. Hay với Thu Hà: “Mình cảm thấy tâm đắc nhất với bộ ảnh chụp đồ dân tộc miền núi được thực hiện ở quê hương mình. Trong suốt quá trình thực hiện, mình và ekip đã khá vất vả trong việc chọn trang phục, địa điểm... Nhưng khi đến những bản làng, đồi chè,

rừng núi để chụp, mình và ekip đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và yêu mến của người dân sống xung quanh.” .

Nhưng không hề “nhàn hạ”Nhiều người cho rằng chỉ cần với một khuôn mặt xinh xắn, thân hình cân đối cùng những hiểu biết nhất định về thời trang là bạn có thể bước chân vào thế giới của những mẫu teen. Tuy nhiên, công việc nào cũng có những yêu cầu riêng và teen model cũng không phải là ngoại lệ. Từ những kinh nghiêm trong khoảng thời gian làm người mẫu cho công ty Venus Miền Bắc, Thanh Vân chia sẻ: “Để trở thành một model thì yêu cầu tiên quyết chắc chắn sẽ là ngoại hình. Những bạn có chiều cao càng “khủng” thì sẽ được ưu ái và có nhiều lợi thế hơn. Một người mẫu bên cạnh ngoại hình ổn cần rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết như catwalk, tạo dáng trước ống kính và đặc biệt là biểu cảm khuôn mặt sao cho phù hợp với concept của buổi biểu diễn. Đây là điều rất quan trọng đối với một người mẫu để tạo nên một dấu ấn riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ một người nào khác”.Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thử thách ban đầu khi bạn hạ quyết tâm bước vào lĩnh vực này. Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi những sự cố mà bạn sẽ buộc phải “tập làm quen”. Nhắc về kỉ niệm khi chụp ảnh quảng cáo cho Dolphin Plaza, Kim Anh vẫn nhớ như in: “Giày cao gót của mình bị hỏng vào phút chót. Quả thực lúc đầu mình khá bối rối và kết cục là tất cả những shoot hình hôm đó mình đã diễn hoàn toàn trên đôi chân trần”. Bên cạnh đó, một hạn chế của công việc này đó là áp lực thời gian. Lịch học, lịch thi, lịch diễn dày đặc cùng với những mối quan hệ cá nhân nhiều khi khiến không ít các bạn học sinh, sinh viên “quay cuồng”, thậm chí phải rơi vào tình trạng “chạy sô” nếu không học được cách tự cân bằng cuộc sống.

Tạm kếtBất kể công việc nào cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu của con người. Điều quan trọng là một khi đã quyết tâm “dấn thân” vào nghề gì cũng phải làm bằng tất cả nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. Tìm kiếm và theo đuổi một niềm đam mê đích thực đã khó, nhưng để duy trì tình yêu với đam mê ấy lại càng khó hơn. Nếu bạn đủ khả năng, đủ nhiệt huyết và đam mê thì có lẽ teen model sẽ là một trải nghiệm thú vị không khiến bạn phải nuối tiếc trong quãng đời tuổi trẻ!

Lan Anh – Phương Liên

13

Page 16: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

“Gia sư” là gì?Khi nói đến hai chữ “gia sư”, chắc hẳn mỗi bạn sinh viên đều có thể diễn tả rành mạch theo những cách riêng. Hiểu theo nghĩa cơ bản, “gia sư” có nghĩa là sử dụng những hiểu biết sẵn có của bản thân để truyền đạt, dạy lại lại cho người khác nhằm nâng cao vốn kiến thức của họ. Công việc này phổ biến đến nỗi hầu như mọi sinh viên đều đã có ít nhất một lần được trải nghiệm, trong đó, nhiều nhất vẫn là dạy học cho các em nhỏ lớp 11, 12 – cũng là những học sinh chuẩn bị phải đối diện với kì thi đại học. Với đối tượng này, bạn sẽ có điều kiện sử dụng triệt để vốn kiến thức đã tu luyện, cày ngày cày đêm trước khi bước vào giảng đường. Bên cạnh đó, mức thu nhập cũng

là một nhân tố khiến cho nghề gia sư trở nên hấp dẫn. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh cũng như chất lượng giảng dạy nhưng nhìn chung tiền công cho 1 – 2h dạy học tại gia là khoảng 100 – 200k – một con số không không quá lớn nhưng cũng đủ để trang trải đời sống sinh viên.Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, gia sư không chỉ gói gọn trong việc dạy học mà đã phát triển thêm nhiều hình thức mới như: dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, dạy nhạc cụ, dạy kĩ năng mềm,… Nhưng, dù có là hình thức nào đi chăng nữa thì gia sư, cũng như các công việc part-time khác, đều có những mặt lợi, mặt hại riêng.

KhiSINH VIÊN

đi dạyGia sư từ trước đến giờ vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong “list” những trải nghiệm của giới sinh viên. Đây là một nghề không quá vất vả, đồng thời lại có thể mang đến một mức thu nhập khá cao. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt những kiến thức trên lớp, công việc của những gia sư sinh viên giờ đây còn mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực. Sức trẻ số 40 này sẽ cho bạn một cái nhìn sâu hơn về con đường của một người “gõ đầu trẻ”.

14 Tôi đi làm

Page 17: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

…nhưng đổi lại là thành quả!Bên cạnh những khó khăn thì thành quả mà sinh viên thu được khi đi dạy có lẽ lớn hơn rất nhiều. Đi dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài cũng là một lĩnh vực mới mẻ mà sinh viên hiện nay đang rất hứng thú. Sẽ thật tuyệt khi bạn không phải mất tiền để đăng kí một khóa học Tiếng Anh nào đó mà vẫn có cơ hội được trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài. “Ban đầu mình đi dạy cũng vì muốn họ giúp sửa lại phát âm Tiếng Anh vì mặc dù đi tour nói chuyện với khách nước ngoài nhiều nhưng mình nhận thấy Tiếng Anh của mình vẫn chưa được chuẩn lắm.” (Quý Tôn). Ngoài ra, sức sáng tạo của bạn còn được phát huy tối đa khi việc đi dạy luôn đòi hỏi phải tạo ra những tình huống, những ví dụ sinh động giúp người học nắm rõ bài và có thể áp dụng vào thực tế. Quý Tôn – K50 - CLC KTĐN trước mỗi buổi dạy thêm đều chuẩn bị những tình huống

như đi chợ, đi siêu thị, đi xem phim, đi chơi với bạn bè… để người nước ngoài có thể sử dụng tốt Tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Hoặc bạn có thể nghĩ ra những câu chuyện liên quan đến bài học mà nhân vật chính trong đó chính là học sinh của mình, điều này sẽ giúp người học có hứng thú học và dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều.Không những vậy, đi dạy thêm còn giúp bạn có được nhiều trải nghiệm và bài học cho bản thân. Như trường hợp của Linh – K52 - KTĐN, sau một thời gian đi dạy, Linh đã học được cách kiên nhẫn và kiềm chế tính nóng nảy. Đi dạy đàn, dạy hát cho sinh viên còn là một cơ hội thú vị cho các bạn nam vì những lớp học thế này thường thu hút rất nhiều học viên nữ xinh xắn và tài năng. Hiện nay việc đi dạy thêm bởi vậy không chỉ nằm trong khuôn khổ dạy gia sư các môn học chính khóa trên lớp mà còn được mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tạm kếtTrong khuôn khổ một bài báo, thật khó để có thể đưa ra một cái nhìn toàn diện và phong phú về nghề gia sư. Tuy vẫn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng không thể phủ nhận rằng công việc này chẳng những giúp các bạn trẻ tự lập về tài chính, cải thiện các mối quan hệ xã

hội, phát triển kiến thức, kĩ năng của bản thân mà những va chạm cuộc sống cũng như những vấp váp trong nghề sẽ cho bạn một cái nhìn đầy đủ, thực tế hơn về thế giới xung quanh. Đối với những bạn trẻ từng “nuôi mộng” làm giáo viên hay chỉ đơn giản là muốn thử một lần cảm

Còn đó những chông gai…Công việc đi dạy thêm mới nghe thì tưởng đơn giản, nhưng phải bắt tay vào làm rồi mới thấy nó cũng có không ít khó khăn.Một trong những ví dụ “kinh điển” chính là: nói mãi mà học sinh… không hiểu. Đây là tình trạng chung của không ít sinh viên. Có thể thời phổ thông, họ đã tích lũy cho mình được một kho kiến thức vững vàng, nhưng để truyền đạt lại cho học sinh hiểu được thì lại là một câu chuyện khác. Đặc biệt khi đó là những em học sinh cấp I đang còn ham chơi và chưa có tính tập trung cao, việc này quả thật giống như một cơn ác mộng. Cảm giác mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn, thậm chí là “chỉ muốn đập bàn, quăng sách vở” (như Linh – K52 - KTĐN chia sẻ) cũng là điều khó tránh khỏi. Không chỉ từ phía học sinh, trở ngại nhiều lúc còn xuất phát từ phụ huynh – khi họ can thiệp quá sâu vào việc giảng dạy của bạn. Thùy Dương – K47 Đại học Ngoại ngữ - chia sẻ: “Mình thấy em ấy tiếp thu hơi chậm nên mỗi buổi chỉ dạy

một thì trong Tiếng Anh nhưng phụ huynh cứ muốn mình dạy hai thì. Em ấy học trường quốc tế từ nhỏ nên phụ huynh kì vọng hơi cao về con mình. Dù biết là con học trường song ngữ nên yếu ngữ pháp nhưng khi mình nói thật về khả năng của em thì người ta cũng không tin mấy”. Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp gia sư đi dạy bị phụ huynh cộp mác “chỉ để kiếm tiền”, lúc trả lương còn “thêm một, bớt hai”. Đây là một trong số những lí do khiến nhiều sinh viên đã từ bỏ công việc của mình.Làm gia sư, bạn sẽ phải học làm quen với những tình huống phát sinh bất ngờ. Những buổi không có phòng học, đó là trường hợp của Đình Minh – K48 – KTĐN cùng học viên trong lớp học guitar của mình ngồi lê la ghế đá sân trường để học đàn. Cũng có khi các bạn gặp trục trặc trên đường đi dạy như thủng xăm, chết máy,… giữa đường mà lại quên không mang theo tiền. Hay khi gặp phải những cô cậu học trò “quái chiêu” khiến buổi dạy của bạn trở thành “lớp trông trẻ”.

giác được một lần gọi là “cô. thầy” và chứng kiến “học trò” của mình đạt được thành công dù nhỏ bé thì gia sư thật sự là một công việc part-time thú vị, một trải nghiệm nên có trong cuộc đời sinh viên.

Hải Đăng – Minh Minh

15

Page 18: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Kinh tế

C U CHUYỆNÂX Y DỰNGTRONG

T H Ư Ơ N G H I Ệ UThương hiệu có rất nhiều cách khác nhau để khiến khách hàng phải nhớ đến mình, và kể cho họ nghe một câu chuyện (Brand Storytelling) là một trong những cách đó.

Câu chuyện thương hiệu cũng giống như câu chuyện về một con người Mỗi sáng thức dậy, tôi thường đánh răng bằng bàn chải Colgate với kem đánh răng PS. Ăn nhẹ một chiếc bánh ruốc Kinh Đô, tôi quơ vội lấy chiếc laptop Vaio, điện thoại Samsung của mình cho vào chiếc balo The North Face, không quên kiểm tra lại xem trong cặp đã có đủ bút bi Thiên Long và bút xóa Hồng Hà hay chưa. Sau đó tôi phi như bay đến trường trên chiếc xe Honda cũ của bố thải cho. Cứ như thế, tôi bắt đầu một ngày của mình với những thương hiệu.Thương hiệu giống như những người bạn, luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Khi nhắc đến tên một người bạn, tôi thường sẽ hình dung ra ngay hình dáng, xuất thân, tính cách của người ấy ở trong đầu. Thương hiệu cũng như vậy. Một người bạn sẽ hiếm khi cho tôi xem bản sơ yếu lý lịch hay nói rõ cho tôi mọi tính cách của cô ấy, nhưng thông qua những lần tiếp xúc, chia sẻ, nói chuyện, trong đầu tôi dễ dàng xuất hiện những mối liên kết để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh, để nếu có ai hỏi, tôi có thể thao thao bất tuyệt với người đó về cô ấy.

Tất cả những điều trên cũng đúng với thương hiệu. Câu chuyện thương hiệu không phải là khi marketers đưa ra một bản “tường trình” dài dằng dặc về thương hiệu, rằng họ đã ra đời ra sao, đã vận hành như thế nào và tính cách của thương hiệu là gì. Thâm thúy là ở chỗ, marketers đã sử dụng mọi chất liệu, từ ngôn từ, hình ảnh, giai điệu, màu sắc, hương vị… trong một khoảng thời gian dài, để tạo nên câu chuyện đó trong tâm trí khách hàng. Đó là nghệ thuật kể chuyện.Mà con người thì thường thích đọc và nghe những câu chuyện, vì nó gần gũi, lôi kéo cảm xúc và tạo ra sự đồng cảm.

Những câu chuyện đã từng làm mưa làm gióNăm 2012, hãng thời trang cao cấp Coco Chanel đã sáng tạo ra một chuỗi video để kể câu chuyện về sự ra đời và trở thành huyền thoại của thương hiệu này. Coco Chanel đã sử dụng chính câu chuyện của Grabrielle Chanel, từ một cô bé trong cô nhi viện đến “nữ hoàng của Paris”, cách mà những huyền thoại thời trang như nước hoa Chanel No.5 hay chiếc áo khoác theo phong cách Menswear đầu tiên trên thế giới ra đời. Inside Chanel (tên gọi của chiến dịch này) đã đưa người xem trở về với những hình ảnh châu Âu

cách đây gần một thế kỷ, khi phụ nữ vẫn còn bị bó buộc bởi những trang phục thắt eo, váy dài quá chân và những chiếc mũ trang trí diêm dúa nặng nề “như đội cả khu rừng trên đó”. Với thông điệp chủ đạo “Người phụ nữ huyền thoại Coco Chanel đã giải phóng phụ nữ trong quan niệm về cái đẹp, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành thời trang thế giới và vẫn còn gây ảnh hưởng đến tận bây giờ”, hãng Coco Chanel đã lôi kéo được hàng trăm nghìn lượt xem video của mình, khơi gợi sự ngưỡng mộ và tạo cảm hứng cho rất nhiều các nhà thiết kế thời trang, hay đơn giản là tất cả những người phụ nữ.(Những ai yêu thích marketing có thể xem thêm chuỗi video này tại: http://inside.chanel.com)Nikon lại kể câu chuyện của mình theo một kiểu khác. Họ rất biết cách đốn ngã trái tim người xem bằng hình ảnh những giọt nước mắt, mà mỗi một lần rơi nước mắt lại có một ý nghĩa và hoàn cảnh khác nhau: ra đời, đau khổ, tự hào, giận giữ, sợ hãi, ngưỡng mộ, tình yêu… Để cuối cùng kết lại bằng giọng nói truyền cảm:“Our face cannot hide what our heart feels, and a lens captures the depth of each emotion.For a century, Nikon lenses have been fo-cused on the most precious human emo-

S Ứ C T R Ẻ16

Page 19: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Fuma

tions; great or small.Images that shed light on the people of the world and the things that deeply move them.”Quả là một cái kết đẹp cho một video ý nghĩa dành cho Nikon.

Hành trình đến với trái tim khách hàngCấu tạo của não người được tạo ra là để hiểu, ghi nhớ và kể những câu chuyện. Thay vì những kiến thức hay phân tích dài dòng và khó nhớ, não người thích được ghi nhớ bằng những câu chuyện với những chi tiết về âm thanh và hình ảnh hơn. Đơn giản vì những chi tiết trong một câu chuyện dễ dàng tạo được liên kết trong não người và gợi cảm hứng cho người nghe/người xem nhiều hơn. Quá trình suy nghĩ và hành động của con người luôn luôn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Nếu quan điểm truyền thống cho rằng khách hàng phản ứng với một quảng cáo theo trình tự “Suy nghĩ, cảm nhận, hành động”, thì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, khách hàng ra quyết định theo một trình tự khác: “Cảm nhận, suy nghĩ rồi mới đến hành động.”Hiệp hội các Công ty Quảng cáo Mỹ kết luận tương tự trong một nghiên cứu về Quảng cáo đánh vào lý trí và Quảng cáo đánh vào cảm xúc: “Cảm xúc liên quan đến nhu cầu về xã hội và tâm lý của khách hàng. Kiểu thông điệp này sử dụng cảm nhận, lòng trắc ẩn, sự hài

hước, phấn khích và rất nhiều những kiểu cảm xúc khác để tạo ra sự phản ứng theo xúc cảm nơi khách hàng, từ đó đóng vai trò quyết định sự yêu thích, cảm giác thân thuộc, an toàn, tự trọng của con người và kết nối những cảm xúc đó với thương hiệu.”Chính vì vậy mà những câu chuyện luôn lôi kéo được một lượng khách hàng trở thành fan trung thành của thương hiệu. Đồng thời khiến thương hiệu trở nên khác biệt trong tâm trí của họ.

Sự thất bại của một thương hiệu Có rất nhiều yếu tố chi phối sự thành công của một thương hiệu. Chính vì vậy, đôi khi có một câu chuyện rất thành công, không đồng nghĩa với sự thành công của cả thương hiệu.Hãng Levi Strauss là một ví dụ điển hình. Với lịch sử ra đời hơn 140 năm, Levi Strauss đã tạo nên một câu chuyện lôi

cuốn. Với vai trò là người đã tạo ra quần Jeans từ loại vải bò, Levi Strauss đã khiến người ta nhớ đến thời kỳ Cơn sốt vàng California của nước Mỹ, giai đoạn lịch sử mà rất nhiều công nhân phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt tại các mỏ vàng của miền Tây nước Mỹ. Levi Strauss đã biến sản phẩm quần jeans của mình, từ một loại vải bình thường, trở thành chiếc quần Levi mà-ai-cũng-phải-có thời đó.Thế nhưng nhiều biến cố sau này, Levi Strauss đã không còn giữ được vị trí của mình. Yếu tố cạnh tranh khắc nghiệt khiến thương hiệu này phải đầu tư cơ sở sản xuất ở nước ngoài, giảm chi phí nhưng cùng đồng thời đánh mất chất Mỹ của mình. Chiến lược marketing phạm sai lầm khi cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng. Levi Strauss không kiểm soát được hệ thống phân phối, để các thương hiệu bán lẻ giảm giá quần Jeans của mình một cách thảm hại (85%). Levi Strauss cũng chậm cải tiến sản phẩm, tụt hậu với xu hướng thời trang mới.

KếtCâu chuyện là một yếu tố cần thiết trong xây dựng thương hiệu vì nó dễ dàng đi vào cảm xúc khách hàng, từ đó tác động đến hành vi mua hàng và tương tác với thương hiệu của họ. Tuy nhiên, cũng giống như hình ảnh về con người, một câu chuyện hay không đảm bảo cho sự thành công của cả thương hiệu.

Our face cannot hide what our heart feels, and a lens captures the depth of each emotion.For a century, Nikon lenses have been focused on the most pre-cious human emotions; great or small.Images that shed light on the people of the world and the things that deeply move them.

“”

S Ứ C T R Ẻ 17

Page 20: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

KHAN HIẾMKHAN HIẾM

Nỗi sợ mất mátNăm 2004, Jum Nakao, nhà thiết kế thời trang định hướng tung ra bộ sưu tập váy ren tạo hình trên giấy trắng khiến người xem ngỡ ngàng vì vẻ đẹp tinh tế; nhưng sự ngỡ ngàng nhanh chóng biến thành thảng thốt khi tác phẩm công phu hơn 700 giờ bị chính người mẫu đồng loạt xé nát ngay trên sân khấu trước khi khép lại chương trình. Sự phấn khích của đám đông đã giúp Nakao làm chấn động làng thời trang. Câu chuyện thành công của bộ sưu tập thời trang tới đây đã có thể khiến dân kinh tế phải gật gù, nhưng nước cờ còn cao tay hơn thế. Jum Nakao tiếp tục mở một buổi triển lãm trang phục

ren giấy trên manơcanh khoảng 20 phút, cùng với… một con chuột liên tục nhấm nát các bộ trang phục, lần lượt từng bộ một. Từng hàng người hốt hoảng chen chúc để được tận mắt nhìn thêm một chiếc váy trước khi những hoa văn một lần nữa tan biến. Chiến lược khôn ngoan tự tạo nên ảo giác khan hiếm đã gây cú sốc lớn và định hướng lại làng thời trang cho tới nay.Nỗi sợ mất mát, nói đơn giản là, những thứ càng ít cơ hội giành được, thì người ta càng khao khát sở hữu nó hơn, bởi tâm lý đề cao những thứ hiếm có, và coi thường thứ có thừa. Ngay bài học kinh tế đầu tiên đã xoáy vào sự khan hiếm và

quy luật cung - cầu cơ bản: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng. Sự khan hiếm dường như chỉ là giả thiết trong kinh tế học thế kỉ 18, nhưng ảnh hưởng tâm lý bản năng này vẫn tồn tại và đây là nơi cần đến bàn tay của những thầy phù thủy marketing, như trường hợp của Nakao. Nghiên cứu cho thấy con người ngày nay không thực sự có “nhu cầu vô hạn”, thí nghiệm khuyến khích giảm tiêu thụ calo tại tiệm ăn Trung Hoa, Mỹ cho thấy 30% khách hàng sẵn sàng ăn ít đi nếu được hỏi họ có muốn giảm khẩu phần hay không. Tuy nhiên, với việc sử dụng ảo giác khan hiếm trên quảng cáo, email và trang đích, tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự tăng

Bạn có biết tới ngành công nghiệp toàn cầu tuy không tạo ra sản phẩm nhưng trị giá

tới 500 tỷ đô la? Đó là marketing và quảng cáo. Kinh tế học giả định mọi cá nhân hành động theo lý trí, nhưng khi bị quảng cáo hấp dẫn, con người không thực sự biết chính xác họ muốn gì. Các nhà quảng cáo biết cách tạo mong muốn từ bên ngoài, sử dụng tác nhân ngoại cảnh để tạo nên ảo giác khan hiếm.

TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI?

Ảo giácẢo giácẢo giácẢo giác

Thúy Hà (tổng hợp)Jum Nakao

S Ứ C T R Ẻ

Kinh tế18

Page 21: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

KHAN HIẾM450% sau 2 tuần, bằng cách gợi cảm xúc bản năng là phản ứng tiếc rẻ. Tương tự, hai website cung cấp cùng một dịch vụ, ở website cung cấp với số lượng có hạn, hoặc mau chóng hết hàng, khách hàng có động lực mua hàng mạnh hơn. Lý do ở đây là khách hàng tiềm năng sợ rằng nếu chần chừ hoặc đợi giảm giá thì sẽ hết hàng và họ không thể mua được nữa. Hai nguyên tắc ảnh hưởng tới điều này là (1) Minh chứng xã hội cho rằng một sản phẩm bán hết veo nhất định là sản phẩm tốt vì mọi người đều muốn mua, (2) Sự ràng buộc và nhất quán cho rằng một người chưa được thỏa mãn sẽ khao khát sản phẩm mạnh hơn. Đặc biệt khi biết những người khác sở hữu nó, nỗi sợ mất mát lại được nhân lên. Chiêu mar-keting này tạo ra mong muốn hành động gấp để tránh nỗi sợ mất mát: thiếu thời gian ra quyết định, sợ số người hưởng lợi có hạn và sợ lỡ khoản lợi nếu không hành động ngay.

Khơi gợi một nỗi sợ…Vì sao nỗi sợ mất mát có ảnh hưởng mạnh đến vậy? Xét theo tháp nhu cầu Maslow, lần lượt từ nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, đến khẳng định bản thân, khi nhu cầu cấp thấp bị đe dọa, con người ít mong muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao hơn. Khi gặp một “món hời”, nỗi sợ mất mát và mong muốn tự bảo vệ (cấp độ 2) sẽ mạnh hơn nhu cầu định vị bản thân (cấp độ 5). Tại TED Talks 2010, Laurie Santos đã giới thiệu về “Kinh tế kiểu khỉ”: thí nghiệm dạy khỉ sử dụng đồng xu để đổi lấy thức ăn cho thấy, để thu lợi, chúng sẽ tránh né rủi ro, nhưng sẵn sàng chấp nhận rủi ro để giảm thiểu mất mát, tương tự hành vi con người. Dường như nỗi sợ mất mát đã thuộc về bản chất 35 triệu năm tuổi của chúng ta.

Lợi dụng đặc điểm này, marketing dựa trên ảo giác khan hiếm sử dụng kĩ năng tinh tế như tạo ra cảm giác số lượng có hạn, hoặc kín đáo thúc giục người xem hành động gấp. Bắt đầu với lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point-USP), khách hàng cần biết vì sao họ cần mặt hàng hiếm này và vì sao bạn lại là lựa chọn duy nhất họ cần. Điều này góp phần tạo sự khan hiếm bởi họ không thể mua ở đâu khác. Hãng Hàng không Anh quốc năm 2003 tuyên bố, vì lý do chi phí, họ sẽ ngừng tuyến bay hai chiều hằng ngày giữa Luân Đôn - New York bằng máy bay siêu thanh concorde. Lượng vé bán ra tăng vọt! Chú ý là bản thân máy bay concorde không có gì thay đổi: không bay nhanh hơn, dịch vụ không thay đổi, giá vé cũng không giảm, nó chỉ bỗng nhiên trở thành “món hàng khan hiếm” và thế là người ta muốn sở hữu nó hơn. Đó là vấn đề tâm lý học: “Con người có động lực hành động khi sợ mất lợi thế, hơn là để giành lấy lợi thế” - Cialdini nói. Vậy làm sao để sản phẩm của mình có-vẻ-hiếm? Sẽ là không đủ nếu chỉ nói về lợi ích họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ, mấu chốt cần chỉ ra điểm độc đáo có-một-không-hai trong sản phẩm và những gì họ sẽ mất nếu không cân nhắc tới lời đề nghị này.Ứng dụng của nguyên tắc này xuất hiện thường xuyên trên các kênh bán hàng trực tuyến: Amazon hiển thị số lượng sản phẩm còn lại trong kho, trong khi Ebay và Coupon thì đếm lùi thời gian bán hàng bằng những hình ảnh nổi bật trên web-site. Các hãng hàng không có thể cung cấp giá vé kèm dòng chữ “Chỉ còn 3 ghế ở giá này”. Có thể thúc đẩy doanh số bán vé nếu bạn email cho những người chưa đăng kí một nội dung ám chỉ “Chúng tôi chỉ còn… vé cuối cùng”.

Tương tự, những thủ thuật như giảm giá sâu cho 1000 người đầu tiên, khuyến mại chỉ trong ngày đặc biệt, giảm giá đột ngột trong một giờ đồng hồ, cung cấp deal khuyến mại hằng ngày... Đặc điểm chung của các kĩ thuật này là chúng nhấn mạnh vào thời gian, số lượng giới hạn và lợi ích nhận được so với người khác, để khách hàng hiểu vì sao họ cần hành động ngay.

Đạo đức hay khôn ngoanKhó có thể chối cãi hiệu quả của ảo giác khan hiếm, tuy nhiên còn nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng chiến thuật marketing này. Khách hàng phản đối mẹo khai thác cảm xúc tiêu cực này khi sự buồn bã, sợ hãi, tức giận, tiếc nuối của họ bị lợi dụng. Hơn nữa, nhiều nghi ngờ cho rằng ảo giác khan hiếm không thực sự bền vững, hiệu quả không thường xuyên và lâu dài, cần nhiều công để liên tục nghĩ ra mẹo mới nhưng sẽ nhanh chóng mất hiệu lực. Nếu một món hàng “hiếm” luôn có sẵn trong kho và sẵn sàng bán, khách hàng sẽ không ấn tượng nếu nó xuất hiện đi xuất hiện lại. Tệ hơn nữa, công ty sẽ bắt đầu đưa ra tín hiệu sai lệch nếu tiếp tục mở site bán tiếp dưới sức ép của khách hàng. Thay vào đó, có thể cho phép khách hàng bị lỡ điền tên và email để nhận thông báo lần sau. Đây là cơ hội sử dụng hệ thống email marketing gây dựng quan hệ khách hàng và tỉ lệ mua hàng lần sau sẽ cao hơn khi thương hiệu đã trở thành quen thuộc. Nếu khách hàng thấy sản phẩm liên tục được khuyến mại, họ sẽ hiểu sự khan hiếm là giả tạo. Và không ai muốn mua nếu họ thấy lời mời mọc liên tục xuất hiện. Vì không như kinh tế học vẫn giả định, con người thực sự không có nhu cầu vô hạn ăn sâu vào máu. Chúng ta đã nhắc đến thí nghiệm tại quán ăn cho thấy khách hàng có ý thức giảm calo tiêu thụ luôn sẵn sàng giảm bớt khẩu phần. Ngược lại, khách hàng sẵn sàng điều chỉnh nhu cầu khi đã hình thành thói quen được giảm giá. Hơn nữa cách diễn đạt là vô cùng quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.“Đây sẽ là chiến lược hiệu quả nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi, khi và chỉ khi sử dụng có đạo đức và hợp lý” Kenny Goodman nói. Đừng sử dụng sự khan hiếm để dọa khách hàng sợ và mua hàng, mà dùng nó để ngăn sự chần chừ.

Người dân xếp hàng mua iPhone 5S ở Mĩ

S Ứ C T R Ẻ 19

Page 22: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

THINK BIG, DO SMALL, LEARN FAST“Thắp lửa trong tim, truyền thụ cảm hứng” – chắc hẳn câu nói này rất quen thuộc với FTUers nào đã từng học môn Marketing với một người thầy rất trẻ trung và tâm huyết với sinh viên – thầy Lê Huy Sĩ. Đến với “Gương mặt trang bìa” số này, hãy cùng Sức Trẻ gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của thầy Sĩ về công việc giảng dạy và quan điểm sống.

Ra đi là để trở vềBước vào Ngoại thương và trở thành “tân binh” khoa Kinh tế đối ngoại với số điểm tuyệt đối trong kì thi tuyển sinh đại học năm 2005, có lẽ ngay lúc đó, người học trò xứ Thanh cũng chưa thể tưởng tượng rằng chính tại nơi này 5 năm sau mình sẽ trở thành một giảng viên được rất nhiều sinh viên yêu mến biết tới với biệt danh “thầy Sĩ đẹp trai”. Câu nói “ra đi là để trở về” có lẽ rất đúng để nói về

con đường sự nghiệp của thầy giáo dạy Marketing này. Vậy cơ duyên nào đã đưa sinh viên một trường kinh tế đến với công việc “chèo đò”? Tâm sự về quyết định của mình hơn 3 năm về trước, thầy Sĩ cho biết: “Bất kì nghề nào cũng có người hợp, ai thấy yêu, gắn bó với nó thì sẽ tự tìm thấy ở đó những cái thú riêng. Thực ra, thầy đặt chân vào FTU “hơi sớm” và việc trở thành một giảng viên Marketing như ngày hôm nay thực tế xuất phát từ việc trải nghiệm những công việc bên

ngoài trước đó. Thầy nhận ra, công việc bán hàng cần rất nhiều yếu tố. Người làm marketing cũng cần trau dồi kiến thức và không ngừng học hỏi. Mặc dù dự định ban đầu là sẽ đi làm 1, 2 năm bên ngoài để lấy kinh nghiệm, nhưng sau đó thầy quyết định nộp hồ sơ rồi tình cờ được nhận và gắn bó với môn Marketing đến bây giờ.” Trong thời đại bùng nổ của các ngành công nghệ thông tin hay kinh tế, có không ít luồng ý kiến xem nhẹ nghề giáo, coi đây là công việc không mấy năng

MR.

Gương mặt trang bìa20 S Ứ C T R Ẻ20

Page 23: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

động và nhàm chán. Tuy nhiên, trong thực tế không có công việc nào là nhàm chán cả, “chỉ vì bạn không đủ đam mê mà thôi. Với thầy, nghề giáo là một niềm đam mê của thầy và là cơ hội tốt để mình có thể thay đổi nhận thức của nhiều người.” (thầy Sĩ cho biết thêm)

“Tổng kết” chặng đường hơn 7 năm gắn bóTừng là một FTUer rồi lại trở về giảng dạy ở tại ngôi trường này, khi được hỏi về sự giống và khác giữa Ngoại thương bây giờ so với 7 năm về truớc, thầy Sĩ tâm sự: “Có thể thấy, nhận thức của sinh viên vẫn không hề thay đổi. Đây cũng chính là vấn đề chung của đại bộ phận sinh viên: Không có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp tương lai, hoặc có nhưng vẫn còn “ngắn và thấp”. Đa phần các em đều chưa có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể chẳng hạn như mình sẽ là ai, sẽ làm gì, ở vị trí như thế nào sau khi ra trường.” Có lẽ đây cũng chính là một lý do thôi thúc thầy, với tư cách là một giảng viên tìm ra những giải pháp để giúp các bạn trẻ có một cái nhìn sâu hơn vào bức tranh tương lai của mình: “Thầy luôn luôn muốn sinh viên phải có một suy nghĩ thật lớn, thật sâu, nhưng phải có trong đầu hành động cụ thể để đạt được cái mình đang nghĩ đến. Và phải luôn học hỏi không ngừng, từ bạn bè, từ những người xung quanh, đặc biệt là từ người có kinh nghiệm.” Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở những “mong muốn”, giải pháp của thầy Sĩ còn được cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực. Tuy thời gian giảng dạy chưa lâu nhưng mỗi năm, thầy đều nỗ lực “tìm kiếm” những sinh viên thực sự có tài năng và niềm đam mê với công việc mar-keting, không chỉ giới hạn trong phạm vi Ngoại thương mà bất kì bạn trẻ nào. Thầy muốn các bạn có khả năng phát triển bản thân thông qua việc định hướng tương lai

hay tạo điều kiện để các bạn trẻ có cơ hội tham gia vào những dự án. Bởi theo thầy, “chỉ khi ứng dụng những kiến thức học được vào thực tế các bạn mới có thể nhận ra những gì mình còn “thiếu” và “yếu”. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này của chính các bạn.”

Luôn nhận thức được trách nhiệm của một người giảng viên đối với sinh viên, không có nghĩa là thầy tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt với hình thức đào tạo tín chỉ, mỗi môn học chỉ kéo dài hơn chục buổi, trong khoảng thời gian ngắn như vậy, “người thầy chỉ có thể đóng vai trò định hướng, hướng dẫn. Còn sinh viên phải tự chủ động tìm hiểu thêm thông tin.” - thầy Sĩ khẳng định. Bên cạnh đó, một thực tế là hiện nay rất nhiều sinh viên khi ra trường không hiểu hết đầy đủ về các cơ quan, doanh nghiệp và ngược lại, các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn trong việc tuyển chọn nhân tài bởi không nắm rõ về “chất lượng thực” của lực lượng lao động. “Khi ấy, người thầy còn giống như chiếc cầu kết nối doanh nghiệp với các bạn sinh viên. Thêm một nhiệm vụ quan trọng nữa của người thầy là phải chú ý cải thiện, đổi mới phương pháp qua từng bài giảng để đảm bảo sinh viên có thể nắm được kiến thức một cách đơn giản nhất. Bài giảng ngày mai phải tốt hơn hôm nay, năm sau phải tốt hơn năm trước.”

Lựa chọn chuyên môn của mình là Mar-keting – môn học đã trở thành “nỗi ám ảnh” trên bảng điểm của không ít sinh viên Ngoại thương, nhưng theo thầy Sĩ “điểm số không phải là vấn đề thầy quá quan trọng. Mà hơn hết, thầy rất đề cao thái độ cầu thị của các bạn sinh viên. Thầy khuyến khích các bạn chủ động đọc sách, đọc tài liệu và tự mình nghiên cứu, thầy chỉ là người giải đáp các thắc mắc của các bạn mà thôi.” Quan điểm ấy cũng

được thầy áp dụng khi nhìn nhận, đánh giá đối với những bạn trẻ khi tham gia vào các dự án cùng thầy. Một điều không thể tránh khỏi khi mới bước chân vào nghề là bản thân sinh viên còn rất nhiều thiếu sót, yếu cả về kiến thức và kỹ năng nhưng hầu hết các bạn đều luôn giữ được “một thái độ tốt, luôn cầu tiến và có tinh thần học hỏi”. “Điều đó là yếu tố quan trọng giúp các bạn phát triển hơn trong tương lai sau này. Vì thế trong quá trình giảng dạy, thầy luôn cố gắng dành nhiều thời gian để các bạn sinh viên thay đổi thái độ học tập, nhận thức của mình. Không chỉ với môn marketing, chính những thay đổi ấy sẽ giúp các bạn tìm ra con đường đi cho chính mình sau này.”

Những dự định sắp tới và lời nhắn nhủ với các FTUerLà một thầy giáo trẻ, nhiệt huyết với nghề, thầy Sĩ chia sẻ, ngay khi quyết định dấn thân vào công việc này, thầy đã hoạch định một kế hoạch “ba năm lần thứ nhất” cho riêng mình. Hiện tại thầy đã hoàn thành cuốn cẩm nang về học mar-keting theo đúng thực trạng của sinh viên Ngoại thương. Trong thời gian sắp tới, thầy đang gấp rút hoàn thành một cuốn về kỹ năng thuyết trình và Q&A - tổng hợp rất nhiều câu hỏi mà sinh viên thắc mắc, cùng giải đáp cho các vấn đề đó với mục đích “hướng tới tiêu chuẩn hóa toàn bộ tài liệu về quy trình học và các kĩ năng muốn mang đến cho sinh viên.” Trong tương lai xa hơn, thầy cũng tâm sự về mong muốn “trở thành nhà tư vấn cho các doanh nghiệp về marketing và tạo thêm nhiều sân chơi hơn nữa cho các bạn sinh viên thực sự đam mê môn học này. Các bạn đó sẽ có nhiệm vụ chia sẻ những kiến thức đó rộng khắp, để ngày càng nhiều các bạn khác thể hiện khả năng của mình. Đó chính là sự “lan tỏa” trong marketing.”Khép lại buổi phỏng vấn, thầy Lê Huy Sĩ một lần nữa bày tỏ kì vọng với FTUers. “Think big, do small, learn fast”- đó là phương châm sống của thầy và cũng là điều thầy muốn nhắn nhủ với sinh viên của mình. Mỗi sinh viên cần phải “tìm cho mình một niềm đam mê cháy bỏng, xác định được một mục tiêu SMART; có định hướng cho tương lai và biến nó trở thành tiềm thức của mình; từ đó có những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu ấy”. Và có lẽ, mỗi sự phấn đấu hết mình của sinh viên sẽ là món quà quý nhất dành tặng thầy trong dịp 20/11 đang đến gần.

FTUer K44, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.

Giảng viên môn Marketing, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.

1287 ngày kết duyên với nghề thầy giáo.

Sinh viên biết đến với thương hiệu (SI) và

slogan: “Thắp lửa trong tim, truyền thụ cảm hứng”

Phương châm sống và giảng dạy: “Think big, do small, learn fast”.

Thầy Lê Huy Sĩ

LAN ANH – THỦY ĐÔN

S Ứ C T R Ẻ 21

Page 24: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Một câu chuyện cảm động Truyện lấy cảm hứng từ chính hồi ức của tác giả về những năm tháng ấu thơ dưới mái trường Muhammadiah ở đảo Belitong, Indonesia. Nơi đây, giáo dục dường như đã “trở thành một nỗ lực vô ích đối với những đứa trẻ bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo” và suốt dọc những trang sách là cuộc đấu tranh dai dẳng của thầy trò trong trường chống lại sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, sự cám dỗ của đồng tiền và chiếc máy cẩu luôn chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc.Vậy nhưng, có lẽ chính những nơi các cô bé, cậu bé oằn mình dưới nghèo đói rách nát thì ước mơ đến trường thực sự cháy bỏng. Cậu học trò tên Lintang trên chiếc xe đạp cà tàng luôn cố gắng dậy từ lúc bốn giờ sáng, đạp xe hơn bốn mươi cây số, vượt qua con sông luôn có cá sấu rình rập để đến lớp sớm nhất và về nhà cuối cùng. Cậu bé Harun, tuy mắc bệnh kém phát triển nhưng đã đạt được điểm tám môn đạo đức – “điểm cao nhất cho môn học giá trị nhất trên thế giới”. Đẹp hơn cả là hình ảnh của thầy Harfan – cây đại thụ đã hy sinh toàn bộ sức sống của mình để chống đỡ cho ngôi trường, và cô Mus – cô giáo tuy mới mười lăm tuổi, nhưng “sẽ không bao giờ đánh đổi các em lấy bất cứ thứ gì” - kể cả đó có là cơ hội làm quản lý kho tại PN - để hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

Cầu vồng ước mơLướt qua những trang sách của “Chiến binh cầu vồng”, người đọc sẽ cảm thấy mình như đang bước trên bảy cung bậc của cầu vồng cảm xúc.

Ấy là khi ta bật cười trước những thú vui tuổi trẻ, trước sự ngô nghê đến dễ thương của Ikal khi cậu bị dính tiếng sét của mối tình đầu, trước chuyến phiêu lưu của Mahar đến thỉnh giáo vị pháp sư bí ẩn trên đảo Hải tặc xin bí quyết đạt điểm cao.Là khi ta vỡ òa trong niềm hạnh phúc trước chiến thắng của đội học sinh giỏi trường Muhammadiah; cậu học trò xuất sắc Lintang đã khiến vị giáo sư kênh kiệu phải chịu thua trong nhục nhã.Là khi ta cảm động đến rơi nước mắt trước những nỗ lực học chữ của Lintang nhằm hoàn thiện lời hứa điền vào tờ đơn để giữ tự trọng cho người cha thất học của mình. Là khi ta thấy ấm áp một niềm hy vọng trước cảnh mười đứa trẻ, trèo lên tán cây filicium để ngắm cầu vồng sau cơn mưa và cùng động viên nhau: “Tụi mình phải biết ước mơ […] và học là con đường để chúng ta đi đến những ước mơ ấy. Đừng bỏ cuộc, Boi, đừng bao giờ bỏ cuộc...” Nhưng…cũng là khi ta đau đớn, tuyệt vọng và căm ghét tột độ cái khối u ác tính là “chủ nghĩa thực dụng” đã gặm dần những hoài bão ấy: cản bước trí tuệ Lintang, thiêu rụi ước mơ trở thành giáo viên của Ikal, khiến A Kiong quên rằng mình từng muốn là thuyền trưởng và biến Trapani thành kẻ sống dở chết dở trong viện tâm thần. Câu chuyện tưởng như có

một kết thúc thật bi đát. Nhưng rồi, chậm lại chút thôi, ta vẫy thấy le lói ánh sáng nơi cuối đường hầm. Lintang, tuy không thể trở thành nhà toán học vĩ đại, nhưng ít nhất cũng đã thực hiện lời hứa với cha là không làm nghề đánh cá. Chương cuối mang tên “Đừng bỏ cuộc” và những dòng kết được in đậm nét: “Mọi công dân đều có quyền học hành – trích Hiến pháp In-donesia” đã cho ta quyền được tin tưởng rằng, thế hệ con cháu sau này sẽ được tiếp cận với ánh sáng tri thức và đi xa hơn cha mẹ chúng.

Tạm kết Ý nghĩa nhân văn to lớn mà câu chuyện đem lại cùng giọng kể dung dị, giàu cảm xúc của nhà văn đã góp phần đưa “Chiến binh cầu vồng” trở thành đại diện xuất sắc nhất của văn học Indonesia hiện đại, với trên năm triệu bản được dịch ra sáu thứ tiếng trên toàn thế giới. Có thể nói, cuốn sách đóng vai trò như một “Totochan – Cô bé bên cửa sổ” của thế kỷ XXI, và hơi thở của giáo dục mà nó mang lại sẽ mãi

làm rung động trái tim người đọc.

22 Không gian sách

“Chiến binh Cầu vồng” có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học…”

“CHIẾN BINH CẦU VỒNG”

Hoàng Hạnh

Cuốn sách của những ước mơ

Page 25: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R ẺS Ứ C T R Ẻ

Achino shop vốn không còn xa lạ với một bộ phận không nhỏ nam sinh FTU. Nằm ở 97 phố Chùa Láng, cách trường ĐH Ngoại Thương không xa, Achino shop là địa điểm lý tưởng để các bạn

có thể “làm mới” bản thân mình. Không gian shop được trang trí chủ yếu bằng chất liệu gỗ đem lại hơi hướng vintage, nhưng lại không kém phần trẻ trung và đầy màu sắc với những chiếc xe đạp không phanh, thể hiện gu thẩm mĩ thời thượng của chủ shop. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng với những sản phẩm của Achino bởi tất cả đều được chủ shop lựa chọn kĩ càng. Shop liên tục cập nhật những xu hướng thời trang thịnh hành dành cho phái mạnh, vì vậy bạn có thể thỏa sức sắm cho mình những bộ trang phục ưng ý nhất. Đừng lo lắng nếu bạn là một người khó tính, hay gu thời trang của bạn có phần “độc đáo” bởi Achino đem đến rất nhiều phong cách thời trang: trẻ trung, cá tính, lịch lãm...Bên cạnh đó, chất lượng của sản phẩm không cần phải bàn cãi, xứng đáng với những gì bạn bỏ ra. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, phục vụ chu đáo và có am hiểu về thời trang, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên hay những góp ý để có thể đưa ra sự lựa chọn trang phục sáng suốt nhất.Ngoài ra, giá cả cũng là một “điểm cộng” của Achino. Chủ yếu hướng tới đối tượng sinh viên, giá sản phẩm ở Achi-no thường “mềm” hơn các shop thời trang khác từ 15 – 20%. Với giá cả hợp lý như vậy, ngay cả những bạn nam không biết mặc cả cũng không thể bị thiệt thòi.Bên cạnh hình thức mua hàng trực tiếp, Achino shop có hệ thống mua hàng trực tuyến trên website và facebook, ảnh sản phẩm cùng giá cả được cập nhật liên tục, rất tiện lợi cho các bạn ở xa muốn mua hàng. Achino cam kết ship đến tận tay khách hàng, vì vậy, bạn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm và không lo bị thất lạc.Đặc biệt, Achino shop có chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho những khác hàng thân thiết. Nếu bạn thường xuyên ghé qua Achino, bạn sẽ được giảm đến 15% cho mỗi hóa đơn mua hàng. Hãy nhanh nhanh đến với Achino shop và refresh bản thân mình thôi nào!

Achinoshop

F5bản thân

cùng

97 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội (04.667.25693)607 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội (04666.23.777)

A

Con đường Chùa Láng vốn nhộn nhịp và đầy màu sắc bởi những cửa hàng thời trang nữ. Thế nhưng, việc tìm kiếm một cửa hàng quần áo dành cho nam lại vô cùng khó khiến cho các chàng trai có phần thiệt thòi hơn trong việc lựa chọn trang phục. Tuy nhiên các bạn trai cũng đừng lo lắng, Achino shop sẽ giúp các bạn trong vấn đề này!

Page 26: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Page 27: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Một ngày cuối thu trời se lạnh, nếu bạn đang muốn lang thang dạo phố, tụ tập với bạn bè hay đơn giản là chỉ muốn trải nghiệm một không gian thật mới lạ thì có lẽ Porevol (Positive revolution) chính là nơi mà bạn đang kiếm tìm. Với ý tưởng thiết kế quán giống như một căn hầm, mọi đường dây điện và đường ống ở đây đều lộ thiên, kết hợp với 2 gam màu chủ đạo là xanh và đỏ cùng với những chiếc bình cứu hỏa tí hon sẽ khiến cho bạn có cảm giác như đang lạc vào một căn phòng của những “chú lính áo cam”! Đến với Por-evol, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một sơ đồ tư duy khổng lồ nói về quy trình làm ra một cốc café ngay trên tường quán. Thật ấn tượng phải không nào? Hơn thế nữa, những bộ bàn ghế với kiểu dáng đa dạng cùng ánh đèn dịu nhẹ thực sự sẽ mang đến cho bạn những khoảnh khắc tuyệt vời.Sức hút lớn nhất của Porevol chính là đồ uống. Với những công thức “bí mật”, nguyên liệu là café nguyên chất cùng với máy xay café tại chỗ, bạn sẽ được thưởng thức một tách café thực thụ! Mỗi đồ uồng đều có một màu sắc riêng, một hương vị riêng, hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm thật mới mẻ: vị thanh của trà xanh trong “matcha ice blended”, vị đậm đà của socola nguyên chất hòa trong hương cà phê của “dark mocha”, vị ngọt béo nhè nhẹ của caramel hòa trong vị cà phê được chọn lọc từ những cánh đồng cà phê tại Cầu Đất, Đà Lạt sẽ làm bạn không thể nào quên! Bên cạnh đó còn có một số đồ uống rất “độc” mà chỉ riêng nơi này mới có như blended caramel, crazy

greentea hay spring lover …Tất cả chỉ với giá từ 18k-38k, rất phù hợp với túi tiền của sinh viên chúng mình. Ngoài ra các bạn có thể thưởng thức hương vị của những chiếc bánh tiramisu, shiffon trà xanh cực ngon.Porevol còn rất thân thiện với môi trường, chính vì thế mà tất cả các bạn đi xe đạp đến quán được giảm giá 10%. Quán còn có ưu đãi đặc biệt trong các dịp sinh nhật và dịch vụ giao hàng tận nơi. Không chỉ thế, chỉ cần một cú điện thoại là bạn có thể đặt trước một không gian lý tưởng cho những buổi vui chơi, tụ tập rồi. Với sức chứa 50-60 người chỉ của riêng tầng 2 và trong tương lai sẽ có cả tầng 3, bạn sẽ tha hồ “bay nhảy” ở Porevol. Còn chờ gì nữa, xách vali lên…và đến Porevol thôi!

Thông tin quán:Cơ sở 1 :141 Đinh Tiên Hoàng- Khu Dakao- Quận 1- Thành Phố Hồ Chí Minh.ĐT: (08) 6291 2013.Cơ sở 2: 94E- Trần Hưng Đạo- Hoàn Kiếm- Hà Nội.ĐT: (04) 3491 1032.Cơ sở 3 : 107 Giảng Võ- Đống Đa – Hà Nội. ĐT: (04) 3736 8944.

POREVOL Uống & Cảm nhận

S Ứ C T R Ẻ C

Page 28: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

FOREIGN TRADE UNIVERSITY

1960-2013

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

S Ứ C T R ẺD

Page 29: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Không giống các shop thú bông xưa với những chú gấu bông cũ, Totoro 1988 là xứ sở thú bông với những nhân vật hoạt hình mới lạ, nghịch ngợm và đáng yêu. Đến đây bạn sẽ gặp lũ ấu trùng Larva xì khói, lũ Min-ion nhảy nhót, gấu Brown thỏ Cony tình củm, nhà xì trum xanh lét quây quần, Stitch khoe răng, Rilak trầm ngâm, lũ hươu nai, cá sấu, chim muông, mèo cá... ríu rít, những Naruto, Sasuke cùng thế giới ninja, hải tặc OnePiece với kho báu... Đặc biệt, bạn sẽ gặp nhân vật chính của xứ sở này kì cục đến đáng yêu mang tên Tốtôrồ. Bạn đã nhìn thấy một chiếc đệm Totoro, Doremon…? Chính là do Totoro 1988 sản xuất tại Việt Nam đó!Ngoài ra, Totoro 1988 còn sở hữu là thương hiệu con là Mei với đầy những ba-lô, cặp túi và nhiều phụ kiện khác cho sinh viên. Điều

đặc biệt là Totoro 1988 luôn có sự ưu đãi với các FTUer. Còn chần chừ gì nữa, các bạn hãy tự mình đến với xứ sở thần kỳ này và khám phá chứ?

Totoro 1988xứ sở thần kì

ĐỊA CHỈ: 57C Nguyễn Lương Bằng (số 6 Trần Hữu Tước), Đống Đa, Hà Nội.Số điện thoại: 0422-391-044 DĐ: 098-888-4593Website: Totoro.vn Fanpage: Totoro 198: fb.com/totoro1988 Meistore: fb.com/meistore57

10%GIẢM Voucher

HSD: 31/12/2013

Cửa hàng điện thoại di động và phụ kiện

NGÂN HÀ MOBILE.ĐC: 141 Chùa Láng – HNWebsite: nganhamobile.vnHotline: 0983342229Cập nhật và like Facebook để nhận quà tặng. Chương trình dán màn hình điện thoại miễn phí mỗi tuần.

S Ứ C T R Ẻ E

Page 30: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R ẺF

Page 31: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40
Page 32: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Với nạn ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và tình hình khủng hoảng kinh tế ngày một gia tăng, ăn chay hiện nay đang trở thành một trào lưu trên toàn thế giới. Ăn chay không những mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà còn góp phần bảo vệ môi trường, làm giảm lượng khí thải nhà kính gây hiện tượng ấm lên toàn cầu và tiết kiệm một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như ngân quỹ quốc gia. Trong những năm gần đây, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có vô số nhà hàng và quán cơm chay lần lượt mọc lên ở khắp mọi nơi. Loving Hut Nguồn Cội là một trong những chi nhánh của chuỗi nhà hàng thuần chay quốc tế Loving Hut, được thành lập với một viễn ảnh rằng mọi chúng sinh có thể chung sống với nhau trên Ðịa Cầu trong hoà bình và tình thương. Ðây là chuỗi nhà hàng quốc tế phát triển nhanh nhất, đã đoạt giải Nhà Hàng Ðược Yêu Thích (trên toàn cầu) trong mục Giải Thưởng Thuần Chay năm 2010 do VegNews Magazine bình chọn.

Nhà hàng phục vụ các món ăn thuần chay tinh khiết và bổ dưỡng với giá cả phải chăng và thực đơn phong phú, bao gồm các món bún, mỳ, miến, cơm suất (25-30-35k), cơm gọi món, cơm hộp, cỗ tiệc chay… Với không gian rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát, Loving Hut Nguồn Cội là địa điểm lý tưởng cho các bạn sinh viên tổ chức các buổi gặp mặt, liên hoan, sinh nhật… Nhà hàng thực hiện ưu đãi giảm giá 10% cho các bạn sinh viên với các hoá đơn gọi món từ 200.000 VND trở lên. Hoan nghênh các bạn đến thưởng thức!

Nguồn Cội

Be vegan – M

ake peace

Nhà hàng Loving Hut Nguồn CộiÐC: Số 3 ngách 10 ngõ 121 Chùa Láng – Ðống Ða - HNÐT: 04.66748762 – 0982726432Website: www.lovinghutaulac.comFacebook: Cơm Chay Loving Hut Nguồn Cội

“Không có gì ích lợi cho sức khỏe của con người vàtăng cơ hội sinh tồn trên Ðịa Cầu bằng việc tiến đếnlối dinh dưỡng thuần chay.” — Albert Einstein

Loving HutS Ứ C T R ẺH

Page 33: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Thời gian hoạt động: 11h - 20h30

www.facebook.com/buffet8

LH đặt bàn: 0917 389 908 (Dzuy)

Nếu bạn đang đi tìm một quán ăn có những món ăn vặt ngon lành với giá cả phải chăng thì Quán Tám chính là điểm dừng chân hợp lí và khá thú vị cho bạn. Điểm đặc biệt ở Tám là hầu hết đa số các món ăn đều có giá liên quan đến số 8 như 8k,18k và cao nhất có là 28k.Tám được trang trí với một không gian đẹp, mỗi bức tường mang một màu sắc riêng do chính tay anh chủ quán handmade. Bạn dễ dàng tìm được một góc ngồi với sắc màu phù hợp với tâm trạng của bạn lúc bấy giờ và cũng là địa điểm lí tưởng để “pose” ảnh kỷ niệm với bạn bè và người thân. Với lợi thế địa điểm quán nằm ven hồ nên ngoài không gian của Tám càng được mở rộng, thoáng mát. Tám còn có khu để xe rộng rãi ngay đối diện cửa hàng. Với sức chứa thoải mái 50-60 người, cả lớp bạn có thể thoải mái đến Tám để liên hoan hay tổ chức sinh nhật.

Không chỉ có những món ăn vặt như nem chua, khoai tây chiên... quen thuộc ở đây còn có bún chả, bún bò, phở nhúng, bánh gối, cơm rang , cút lộn xào me... đủ để tiếp năng lượng cho các bạn sau những buổi học căng thẳng kéo dài.Để phù hợp cho các bạn học sinh - sinh viên, Tám phát triển thêm dịch vụ “ship hàng toàn nội thành” với hóa đơn giá trên 58k, đặc biệt “ free ship ” trong quận Đống Đa. Thật là một ưu đãi cho sinh viên Ngoại Thương phải không nào! Ngoài ra, thêm một điểm cộng là vào buổi sáng từ 6h-10h, Tám mở cửa phục vụ quà sáng với món “Phở Tám” nóng hổi, ngon lành không thua kém bất cứ quán phở lâu năm nào với giá 20k mà thôi. Còn lý do gì để bạn chần chừ không "xách ví lên và đi"? Cùng thẳng tiến đến Tám ngay nào!

f

25B12 phố Trần Hữu Tước,Đống Đa, Hà Nội

20%GIẢM

10%cho hóa đơn trên 100k

cho hóa đơn dưới 100k

Số lần bạn đến:

HSD: 12/12/2013

Page 34: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Totoro coffee N ếu bạn là người thích khám

phá và tìm kiếm cho mình những không gian độc đáo mà gần gũi, Totoro coffee là

điểm ghé chân lý tưởng dành cho bạn. Đến với Totoro Coffee, bạn sẽ bị hút hồn bởi những chú mèo xinh xắn, dễ thương mà khó có thể bắt gặp ở những quán café khác. Chủ quán rất chú trọng trong việc làm mới “diện mạo” của quán mình, chính vì vậy, nếu không thường xuyên ghé thăm quán chắc hẳn bạn sẽ phải ngỡ ngàng với sự thay đổi của nó. To-toro là địa điểm “tuyệt cú mèo” để các bạn trẻ cho ra đời những tấm hình đẹp

lung linh.

Ở Totoro, bạn sẽ được thưởng thức những thức uống thơm ngon và tận hưởng không gian đẹp

đẽ của quán, hay chọn cách “take away” – một xu hướng đang được các bạn trẻ ưa chuộng – chỉ với 10 – 30k.

Bên cạnh đó, vào mỗi ngày trong tuần, Totoro đều có những hoạt động hướng tới khách hàng: những buổi biểu diễn âm nhạc vào các tối thứ 4, bói bài tarot vào các ngày thứ 2 và thứ 6, vẽ henna vào các tối thứ 3... Đặc biệt, khách đến quán vào mỗi tối thứ 2 sẽ được đắm chìm trong âm thanh du dương của cây đàn dương cầm.

Còn chần chừ gì nữa, hãy đên với Totoro 28/80 Chùa Láng, chắc chắn bạn sẽ có một khoảng thời gian khó quên cùng bạn bè và trải nghiệm những điều thú vị ở đây!

Một vài năm trở lại đây, nhu cầu học tiếng Trung ngày càng gia tăng, tiếng Trung đang thịnh hành và trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Nhưng thật không dễ dàng để tìm một địa chỉ học tiếng Trung vừa uy tín, chất lượng vừa phù hợp với mục đích học tập riêng của mỗi người. Nắm bắt được mong mỏi của các 汉语粉丝, THANHMAIHSK tổ chức những lớp học Chất lượng cao với cam kết:• 100% giảng viên là Thạc sĩ lâu năm và Tiến sĩ, kinh nghiệm, tâm huyết.• 100% giảng viên có cách dạy dễ hiểu, sinh động, hiệu quả.• 100% học viên chưa đạt yêu cầu đầu ra được bồi dưỡng thêm.• 100% học viên được tư vấn riêng, tham

gia free CLB TIENGTRUNGHSK và thư viện sách.Hiện THANHMAIHSK đang có những khóa học cho mọi đối tượng và trình độ sau: • Luyện thi HSK và các lớp dự bị HSK• Khẩu ngữ tiếng Trung Thương mại trung cao cấp.• Dịch chuyên đề, dịch nói, dịch viết• Tiếng Trung cơ bản và giao tiếp...Nhân dịp khai trương cơ sở mới tại Nguyên Hồng vào ngày 3/12/2013, THANHMAIHSK sẽ ưu đãi thêm 5% học phí (trên các chương trình ưu đãi khác) cho các FTUers đến đăng kí học từ 20/11 - 31/12

ĐỊA CHỈ TIẾNG TRUNG - HSK UY TÍN SỐ 1THANHMAIHSK

Facebook: www.facebook.com/tiengtrunghskĐịa chỉ: Số 15 ngách 25 ngõ 18 Nguyên HồngĐiện thoại: 0985887935 - 01288061990Website: tiengtrunghsk.vn/

CHƯƠNG TRÌNH CHÀO MỪNG KHAI

TRƯƠNG SẼ ƯU ĐÃI ĐẾN 20%HỌC PHÍ

S Ứ C T R ẺJ

Page 35: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R ẺK

C O U P O NSalon Hải Đăng

Elements Store

Nail Cafe

SalonHương Bùi

Salon Milan

shopphukienhot.com

-10%

-20%

-15%

cho mỗi hóa đơn

Thailand T-shirt

94 Nguyễn Khang

98 Nghĩa Tânfacebook.com/ele.store

150 Cầu Giấy93 Sơn Tây

160 Xã Đàn 2 (trước mặt Hồ Đắc Di)

151 chùa lángfacebook.com/HAIR.MILAN

46 Pháo Đài Láng

0966 411 416

Đến hết tháng 12

0168 3333 815

0985 282 9520934 239 393

0936 105 151

0968 022 733

0936 105 151

-20%

-40%

-50%

cho mỗi hóa đơn

cho tất cả dịch

vụ

cho tất cả dịch

vụ

24/10-12/12/2013

Cafe 3D Salon Tuấn Ngọc

SalonKim Đức

cho mỗi hóa đơn

4/C7 Trần Quốc Hoàn 114 Chùa Láng 105 Chùa Láng

0936 105 151 043 775 5160 093 228 6790

-10%

Giải thưởng cây kéo vàng toàn quốc 2013-20%-30%

cho tóc é

p, uốn,

nhuộm, uốn máy

kĩ thuật ATS

Đầu phồng, uốn

xoăn máy, n

huộmcắt tóc tạ

o kiểu

-10%

Uốn bộ từ 500-700kUốn mái từ 700 -1 triệuNhuộm: 500k, 700k, 1 triệuÉp: 500k, 700k, 800k, 1 triệu

Bao da - Ốp lưngPin - SạcTai nghe - Thẻ nhớ

Coupon

Page 36: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Tưởng khen thậtMột người phụ nữ đi trong công viên, gặp một ông lão ăn xin. Bà ta rút 5.000 đồng trong túi, bỏ xuống chiếc mũ của ông lão và nói:-Cho ông nay-Cảm ơn người đẹp-Ông thật là người có con mắt tinh tường.-Đâu có tôi bị mù mà.-!!!!!!!!

Xô nát ánh trăngBeethoven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức đem lòng yêu nữ bá tước xinh đẹp 17 tuổi Giulietta Guicciardi. Một buổi tối đêm trăng ông xách xô ra hồ Lucerne lấy nước thì chợt nhìn thấy Giulietta đang quấn quýt bên cạnh một chàng trai trẻ. Beethoven đã giận dữ đập nát cái xô. Đó là hoàn cảnh ra đời của bản nhạc nổi tiếng “Xô nát ánh trăng” (Moonlight Sonata).

Oan quá!!!Một anh thanh niên đang dạo chơi trong công viên bỗng thấy cô gái rất xinh đẹp đi ngang qua. Không thể kiềm chế trước sắc đẹp của nàng, anh ta đã trao cho nàng một cái hôn trộm. Thấy mình bị xúc phạm, cô gái đã kiện anh ta ra toà. - Tuyên phạt bị cáo 3 tháng tù - Chủ tọa kết luận. - Thưa quý toà, tôi chỉ hôn cô ấy có một cái mà bị 3 tháng tù thì quá nặng - Anh ta ấm ức. - Như thế là nhẹ cho anh đấy! Nếu chẳng may cô ấy vui lòng cho hôn thì anh sẽ phải ngồi tù...cả đời!

Chém quá!!!Anh kia vợ mới đẻ bác sĩ dặn phải “kiêng” 2 tháng! Được 1 tháng chịu không nổi nên cứ đến đêm là đi qua đi lại trước phòng vợ! Cô vợ biết ý nên gọi chồng lại nói nhỏ: Coi cái mặt bí xị dễ ghét ghê kìa! Thôi lấy tiền qua bên hàng xóm làm đỡ một “quả” đi! Anh chồng đi, nửa tiếng sau trở về miệng chúm chím cười, mặt thì hí hửng có vẻ sảng khoái lắm! Cô vợ thấy thế hỏi: Đã quá phải không? Thế nó lấy anh bao nhiêu vậy? Có 50 đô thôi! Đồ trời đánh thánh đâm mà! Sao em lại chửi người ta vậy? Hồi nó đẻ, thằng chồng nó qua đây em chỉ lấy có 20 đô thôi sao bây giờ nó chém anh đẹp quá ha!...

Bí mật quốc giaNgười đàn ông đứng giữa quảng trường và gào lên “Tổng thống là thằng ngu” và sau đó dĩ nhiên anh ta bị bắt, mọi người nghĩ rằng anh ta sẽ bị xử 2 năm tù vì tội “sỉ nhục quốc thể” cuối cùng anh ta bị xử tử hình vì tội “tiết lộ bí mật quốc gia”.

Mặc lộn quầnHai người bạn thân ở chung phòng trọ rảnh rỗi ngồi nói chuyện với nhau: “Hôm qua tao vừa rủ bé đi chơi mà trong túi không có đồng nào. Nhưng tao vẫn quyết định cứ rủ”.Người bạn kia hứng chí, vỗ đùi cái đét bảo:- Có chí khí!- Khi đi, tao mới phát hiện ra trong túi có rất nhiều tiền, thế là hai đứa tao xài hết số tiền đó.- Trời không phụ lòng người tốt mà.- Uh, nhưng khi về tao mới phát hiện ra… tao lỡ mặc lộn quần của mày.

Hiến thân cho y họcCô con gái lớn gọi điện cho mẹ:- Mẹ ơi,con đã quyết định hiến thân cho y học.- Con yêu quý, con hãy suy nghĩ trước khi viết di chúc trong đó con nói con bằng lòng để người ta lấy tim con hoặc thận con cấy cho ai đó sau khi con qua đời.- Mẹ ơi, mẹ nói gì mà sợ thế! Con chỉ muốn nói với mẹ rằng con đã nhận lời một anh sinh viên trường y.

Truyện cườiL

Page 37: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Tôi vẫn còn nhớ hồi bé mình đã vất vả như thế nào mới tập đi thành thạo xe đạp. Ngã nhiều, đau nhiều rồi ôm trong lòng chán

nản thất vọng. Cảm giác bỗng nhiên phải tự mình giữ thăng bằng mà chân không chạm đất thật khó tả.Lớn thêm một chút, tôi nhận ra trong cuộc sống của mình có những giây phút mang tôi trở lại khoảnh khắc lần đầu tiên ngồi lên xe đạp. Mất cân bằng, một chút chênh vênh, một chút nghiêng ngả của cảm xúc làm tôi loạng choạng y như khi không điều khiển được xe.Khi có quá nhiều việc dồn dập đến cùng một lúc kêu gào đòi tôi giải quyết, công việc chồng chất, deadline đặt ngay trước mắt. Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, “lèo lái” bản thân thế nào để đi qua những chất chồng ngổn ngang ấy… Đó là khi tôi mất cân bằng trong chính lý trí của mình.Khi một hành động hay nụ cười của ai đó làm tôi bối rối và tôi không thể xóa bỏ nó ra khỏi tâm trí… Đó là khi tôi xao động và mất cân bằng trong chính trái tim mình.Khi một người rất gần gũi rời bỏ cuộc sống của tôi đến một nơi cách xa nửa vòng Trái Đất, tôi mới thảng thốt nhận ra rằng người đó đã có vị trí quan trọng thế nào trong cuộc sống của mình… Khi ấy, tôi mất cân bằng bởi vì khoảng trống mà người ấy để lại không thể lấp đầy được.Là như vậy, mỗi khi có một mảnh ghép

lạc ra khỏi bức tranh mà tôi trông đợi, tôi lại rơi vào trạng thái chông chênh lơ lửng không chạm đất. Mỗi lần như thế, tôi bất giác nhớ tới câu nói ưa thích của cậu bạn tôi: “Life is like riding a bicycle. To keep your balance, you must keep moving” (Albert Einstein). Cuộc sống giống như khi bạn ngồi lên chiếc xe của bạn và chạy, có người biết trước đích đến, và cũng có người hoàn toàn chưa biết, vậy nên họ cứ đi và mong mỏi tìm được một đích đến tốt hơn là họ dự định. Kể cả khi tôi đã đi xe thành thạo, vẫn luôn có những lúc gặp phải ổ gà, hay một khúc quanh không báo trước làm tôi loạng choạng. Hoặc cậu bạn tôi, cũng suýt ngã khi lâu ngày mới sử dụng lại chiếc xe cũ. Nhưng rồi mọi chuyện cũng ổn, mọi chênh vênh ban đầu dần dần trôi qua khi tôi thả lỏng mình và nhìn về phía trước.Cậu bạn của tôi thường nói với tôi, rằng nếu không muốn mất thăng bằng thì đừng để mình mất phương hướng, đừng đi loanh quanh trong mớ cảm xúc hỗn độn mà mình tự tạo nên. Nếu một ngày bạn đột nhiên rơi vào vòng xoáy mà không tìm được hướng đi, bạn sẽ buông xuôi đợi chờ ai đó đến kéo bạn đi tiếp? Hay cố vùng vẫy để thoát ra khỏi đó một cách tiêu cực? Hay bình thản cho mình nghỉ ngơi một thời gian rồi tính tiếp? Thực ra dù bạn chọn cách nào rồi cuối cùng bạn vẫn sẽ phải đối mặt trực tiếp với nguồn

gốc của cái hố sâu ấy. Đừng trì hoãn hay lờ đi nhưng cảm xúc rối rắm mất phương hướng trong bạn mà hay đối mặt với nó.Tôi có một núi công việc trước mặt kèm theo áp lực, căng thẳng, stress, nhưng tôi cũng không còn cách nào khác ngoài giải quyết từng deadline một và cố gắng không dồn mọi thứ vào một lúc. Cảm giác sau khi chiến đấu hết với núi công việc đó thực sự rất tuyệt!Tôi tập thói quen sống mà không có người bạn ấy. Có thể ban đầu không dễ dàng vì tôi đã quen có cậu ấy bên cạnh, dù đang ở cách xa tôi hàng ngàn dặm, dù những mối bận tâm của cả hai không giống nhau nhưng chúng tôi vẫn chia sẻ được với nhau mọi chuyện. Tôi vẫn bị ám ảnh bởi nụ cười của người đó, vẫn mất cân bằng vì thứ cảm xúc khó gọi thành tên này, nhưng nó lại mang đến cho cuộc sống của tôi rất nhiều điều thú vị. Nó khiến tôi quan tâm đến người khác nhiều hơn và thậm chí là trân trọng bản thân mình nhiều nhiều hơn nữa.Vậy nên đôi khi hãy để một chút chênh vênh thêm gia vị cho cuộc sống của bạn, giống như cảm giác bạn đang đạp xe lang thang trên những con phố dài và suy nghĩ miên man về một điều gì đó, một ai đó hoặc thậm chí đơn giản chỉ để tiến về phía trước mà thôi.

Chênh vênhCho tôi một chút

Thạch Anh

Life is like riding a bicycle. To keep your balance, you must keep moving - Albert Einstein -

“ ”S Ứ C T R Ẻ

Theo dấu bồ công anh 23

Page 38: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

5 giờ sáng. Dưới nền trời màu xanh trứng sáo

của một buổi sớm tháng 7 điển hình, có ô cửa sổ một cánh mở, một cánh khép hờ, đuôi rèm thảng hoặc khẽ đung đưa. Nếu nhìn kỹ, sẽ thấy phía sau ô vuông nhỏ xinh đó là My An đang ngồi trên giường, đôi mắt nhìn trân trân ra khoảng không của tầng mười sáu. Không phải An buồn hay tương tư như những cuốn ngôn tình thường miêu tả nhân vật nữ chính. An chỉ đơn giản là thích những buổi sáng mùa hè, khi mà dưới lòng đường chuông còi chưa bắt đầu gắt gỏng, nắng chưa chói chang để khiến những chiếc vảy cá của mấy chị hàng chợ óng ánh lên còn các chị thì bắt đầu trở nên đanh đá, gió chưa đứng im để tóc An bết lại trên trán mỗi trưa đi học về. Dậy sớm vào sáng mùa hạ đã trở thành thói quen của An từ nhỏ. An luôn tin, những buổi sớm mùa hạ rồi một ngày sẽ mang đến cho An một điều kì diệu nào đó. Tháng 7 thì vẫn điển hình, nhưng

hôm nay đối với An là một ngày trọng đại: An sẽ bay đi du học. Gần 12 giờ đêm, An lên máy bay, mắt đỏ hoe. Bố mẹ, bạn bè và Việt Nam đã ở lại phía sau mất rồi. Sau hơn 24 tiếng trên máy bay, quá cảnh ở Franfurt, ngày tiếp theo mở mắt ra An đã thấy mình đang nhìn ra những đám mây nước Mỹ. Mất một tuần để ổn định nơi ở và làm một vài thủ tục cần thiết. Hôm nay là ngày đầu tiên An đến trường để bắt đầu kì học. Bước qua con đường dẫn vào sảnh lớn được lát gạch với xung quanh là cây xanh, khuôn mặt buồn bã của An chẳng biết từ lúc nào dần trở nên tươi tỉnh. Từng tốp sinh viên đủ mọi màu da đi bên nhau chuyện trò vui vẻ, thỉnh thoảng lại có người cười phá lên. Ở một vài gốc cây tỏa bóng, có những người đang ngả vào vai nhau cùng đọc sách, có những người say đắm trao nhau những nụ hôn. An vừa đi vừa hào hứng ngó nghiêng khắp nơi, cho đến khi ánh mắt cô chạm

phải ánh mắt một chàng trai đang cúi đầu nhìn xuống sân trường

từ cửa sổ một lớp học tầng sáu. Đó chỉ là một ánh nhìn vô định, hơi tư lự, dường như tâm trí anh đang mải đeo đuổi điều gì. Trong khoảnh khắc đó, An chợt thấy cậu ta thật đặc biệt. Còn mọi thứ xung quanh thì như bị một đứa trẻ nào đó ấn nhầm nút “pause”, toàn bộ thế giới đứng im. Đó cũng là lần đầu tiên An bị đứng hình trước một người khác giới, trong lịch sử 18 năm sống trên đời của một đứa con gái ủng hộ nữ quyền, thích mặc đồ thoải mái, ghét bị phụ thuộc, tính cách mạnh mẽ như con trai, nhưng ghét yêu đương chơi bời, phản đối cực lực trào lưu “cọc đi tìm trâu” của giới trẻ, mặc dù tất nhiên là những điều kể trên không liên quan cho lắm. Sau hơn chục giây An dán mắt vào chàng trai ấy, cuối cùng anh ta cũng nhận ra sự hiện diện của An từ dưới sân trường. Anh cười, chào cô bằng một cái gật đầu nhẹ, rồi quay người rời khỏi khung cửa sổ. Trời rõ ràng không bão không mưa, thế mà An lại thấy như vừa bị sét đánh.

S Ứ C T R Ẻ

Truyện ngắn24

Page 39: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Sáng mùa hạ& Cà phê nâu nóng

Châu Kiều

An thử mọi cách để tìm được anh. Sau hơn 1 tháng, cùng với sự giúp đỡ của lũ bạn mặt-dày-quen-nhau-rất-nhanh trong lớp, An đã có trong tay mọi thông tin cần thiết về anh. Nhưng tất cả những điều đó cũng không khiến An đứng lên chạy xộc đến phòng kí túc nơi anh ở. Cô lên rất nhiều kế hoạch lãng mạn để tiếp cận anh. Thế nhưng, lần gặp nhau tiếp theo lại xảy ra tình cờ, nằm ngoài mọi phương án trong tưởng tượng của cô gái tội nghiệp.An va vào anh khi đang vừa nhai ham-burger vừa quay sang nói xấu một vị giáo sư với mấy đứa bạn trong căng-tin. Tuyệt. Tình huống mới duyên dáng làm sao! An luống cuống xin lỗi với cái miệng đầy thức ăn, anh chỉ bật cười. Nói gì đến làm quen, tất cả những gì An muốn lúc đó là có khả năng độn thổ!Anh đưa cho An một tờ giấy ăn và bắt đầu nói với cô:“Anh là Trung, Tuấn Trung.”“Dạ…ơ sao anh lại nói tên… À quên, không không, em là My An ạ”.

“Mia? Em không phải người Việt à? Em nói tiếng Việt giỏi quá!”“Dạ không, em là người Việt mà. Tên em là My An, không phải Mia ạ.”“... Ừ, hẹn lần sau gặp lại”.“Ơ... à, dạ... vâng… Mà anh ơi!”“Ừ?”“Anh cứ gọi em là Mia cũng được ạ!”

Trung cười. Còn An vừa ngượng vừa vui, tim đập loạn xạ. Trước khi An kịp hiểu vừa có chuyện gì xảy ra, họ đã chính thức chào nhau như thế.----------------Tháng 11.

Lá đỏ đã chuyển vàng, rơi đầy trên những lối cỏ xanh xào xạc.Họ đã bắt đầu yêu nhau rất nhanh. Họ yêu nhau nhiều như nhiều người yêu nhau, nhưng họ yêu nhau bằng những

cách khác cách nhiều người yêu nhau.Đó là những tối An nhịn đói ngồi học cho xong bài thì Trung xuất hiện bên ngoài cửa, hát váng lên cho đến khi An chịu xuống ăn gì đấy. Đó là lần đầu tiên hai đứa cùng nhau mặc những chiếc áo khoác to sụ ra ngoài đón những bông tuyết đầu mùa. Đó là những buổi chiều Trung nhìn An thơ thẩn choáng ngợp trong bảo tàng mỹ thuật Boston hay la cà hết quán này đến quán khác trong khu Chinatown lúc nào cũng treo đèn lồng đỏ rực. Đó là ngày An ủ rũ vì bị điểm kém, sau giờ học Trung kéo An đi công viên Fenway, tìm một thảm cỏ rộng rồi trải một tấm vải vuông vắn xuống ăn những chiếc sandwich rất dở tự tay Trung làm. Đó là lần hai đứa nửa đêm còn trèo vào khu thư viện trường để câu trộm wifi cho An khỏi trễ hẹn skype với bố mẹ khi mạng nhà An đang ở đột nhiên bị lỗi.Hơn An hai khóa, Trung dạy cho An tất

S Ứ C T R Ẻ 25

Page 40: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

tất cả mọi thứ về ngôi trường này, về cuộc sống ở nơi đây. Trung đặt vào tay An, nhẹ nhàng mà chắc chắn, một nước Mỹ thân thiện, hiếu khách, sôi động mà vẫn nên thơ. Ở bên Trung, An lúc nào cũng được là chính mình (chẳng phải lo giữ gìn hình tượng, chẳng phải lo xấu xí), và tốt hơn cả chính mình (vì Trung luôn thẳng thắn chỉ ra những điều An sai lầm và cùng An sửa chữa). An thích cái cách Trung trưởng thành và chu đáo, cách Trung khiến An luôn luôn cảm thấy tin tưởng và yên tâm.Một năm trôi qua, mọi chuyện cứ thế diễn ra êm đẹp cho đến một ngày mùa đông ảm đạm. Hôm ấy, An dậy sớm tới kí túc rủ Trung cùng đi học. Trong lúc đợi Trung đánh răng rửa mặt, An vô ý làm rơi vài cuốn sách trên bàn học của Trung xuống đất. Và lúc đó, An đã thấy những thứ không nên thấy nhất: tấm ảnh một cô gái và một bức thư. Chữ viết tay của Trung. Đó là một bức thư tình. Không phải dành cho An.An không đủ dũng cảm để đọc hết bức thư. Cô thấy nước mắt mình rơi xuống, làm nhòe nhoẹt đi những dòng chữ, những lời ngọt ngào mà người yêu cô dành tặng cho một người khác. Trong tấm ảnh là một cô gái đẹp, nữ tính, dịu dàng. An lao ra khỏi phòng Trung, không nói một lời, trước khi Trung kịp biết có chuyện gì đang xảy ra. Ngay hôm sau, An xin nghỉ ốm 3 ngày, khóa mình trong phòng, khóc cho đến khi mệt lả. Hết 72 giờ, An tự xốc mình lên, giữ cho mình khuôn mặt lạnh tanh, không một chút cảm xúc. Những ngày tiếp theo, An tránh mặt Trung, cắt đứt mọi liên lạc. Cho tất cả những món quà Trung từng tặng vào trong một chiếc hộp, An để xuống gầm giường. Block facebook, xóa hết mọi bức ảnh, mọi tin nhắn, An làm tất cả mọi thứ có thể để Trung biến mất khỏi cuộc sống của cô, và làm như An chưa bao giờ bước vào thế giới của Trung. Không do dự, không tiếc nuối. Bởi vì An, cô ấy là một cô gái mạnh mẽ. Hay ít nhất, thì cô ấy luôn tin như vậy.Có lẽ, điều tồi tệ nhất trong một mối quan hệ xảy ra khi bạn tự làm tổn thương mình bởi sự nghi ngờ.Sau đó nửa năm, qua một người bạn, An tình cờ biết được cô gái trong tấm ảnh An nhìn thấy là người yêu cũ của Trung. Thế nhưng, kể cả thế, tại sao đã yêu An rồi mà Trung còn giữ những thứ ấy, hay là Trung không thể quên được người yêu cũ của anh? Rồi thêm cả lòng tự tôn và cái tôi bướng bỉnh vốn có của mình, An không cho phép bản thân tìm gặp Trung để xin lỗi, để nói rằng “Mình quay lại được không?”.

Hai đứa đã chia tay thật rồi.----------------Nếu ngày hôm đó, cái mà An làm rơi không phải là cuốn sách cũ kẹp bức thư và tấm ảnh, mà là cuốn sổ tay bí mật của Trung, có lẽ mọi chuyện đã khác. Ngày 5 tháng 8 năm 2015..“...Có một cô gái ở dưới sân trường. Khi ánh mắt tôi chạm vào mắt em, em đang nhìn tôi ngây ngô như một đứa trẻ. Những lọn tóc xoăn dài bay bay dưới ánh nắng chẳng hiểu sao làm tôi nghĩ tới màu café nâu nóng. Thật ra nhìn kĩ thì cũng hơi giống màu bìa của quyển sổ này, nhưng mà mượt và mềm mềm làm sao ấy. Làn da trắng và đôi vai nhỏ lọt thỏm trong chiếc áo phông rộng thùng thình, em đang gồng lên ôm những cuốn giáo trình nặng trịch. Bỗng nhiên, tôi thấy em thật mong manh. Em không cười, không khóc, cũng không có vẻ gì là đau khổ, hay khinh bỉ (Biết đâu được đấy, nhỡ em kì thị những thằng con trai ngồi âu sầu bên cửa sổ thì sao?). Thật kì lạ, lúc đó, tôi nửa muốn chạy trốn khỏi tầm nhìn của em, nửa muốn lao xuống lay lay khuôn mặt kia để em có thể dành cho tôi một biểu cảm gì khác. Thế rồi, tất cả những gì tôi làm được là cười một cái rồi gật đầu như một thằng ngớ ngẩn, sau đó trốn biến đi…”

Ngày 9 tháng 8….“Muốn gặp lại em. Tự nhiên. Tại sao hôm đó tôi không chạy xuống giúp em tìm phòng học như một người anh khóa trên tốt bụng cơ chứ… Giờ thì biết tìm em thế nào!...”

Ngày 16 tháng 8“My An. 18 tuổi. Thiên Bình. 1m62. Thích màu kem, màu đỏ mận và màu ghi sáng. Ủng hộ nữ quyền. ... Thân thiện, hòa đồng, đôi khi thiếu nữ tính, đôi khi trầm tư. ... Sợ gián. ... Thích vẽ, ghét chụp ảnh.... Loại giày yêu thích là các thể loại con-verse và giày đế bệt. Không có khả năng tự make up. ... Không ăn được cà rốt, thích ăn hành tây.... Đi ngủ không thích bật điện…May mà mình có bạn tốt. Chép mãi vẫn chưa hết thông tin về em…... Ơ mà tên nghe giống Mia thế”.Ngày 6 tháng 9

“… Phi vụ dàn xếp để va vào em trong căng-tin cuối cùng cũng thành công. Lần trước va phải nhau, em thậm chí còn không thèm nhìn tôi khi xin lỗi! Lần này thì vừa đi vừa nhai burger. Tôi mà không vô duyên giới thiệu tên thì có khi em cũng đi luôn. Nghĩ lại lúc đó còn thấy xấu hổ, ai đời trêu tên em là Mia à, em không phải người Việt à, thế mà em đến một chút cũng không cười...”Đó là những dòng người ta thấy trong cuốn sổ Trung thỉnh thoảng tự viết lại những câu chuyện về cuộc sống của Trung, những câu chuyện về em – My An, từ ngày đầu tiên hai đứa nhìn thấy nhau, cho đến khi trong đó chỉ còn là những trang trắng. An sẽ không bao giờ biết tất cả những điều này. An sẽ không bao giờ biết được rằng Trung - một chàng trai lúc nào cũng tỏ ra chín chắn và trưởng thành trước mặt cô lại luôn yêu cô tự nhiên và nồng nhiệt như một chàng trai mười bảy. Rằng trong lúc cô đi tìm anh, thì anh cũng luôn đi tìm cô, ngay từ đầu. Và rồi khi hiểu lầm ập đến, trong khi Trung đang tìm mọi cách để gặp được An trước khi anh tốt nghiệp về nước, thì An chỉ giam mình trong thư viện lao đầu vào học.Hai đứa đã chia tay thật rồi. Đã chia tay.----------------Một sáng tháng 7 nào đó, dưới vòm trời màu thạch cao, tại một căn nhà nhỏ gần Đại học Boston, khi một cô gái đang ngồi im lìm bên khung cửa sổ với ngổn ngang hành lí chuẩn bị trở về nước, có một gói bưu kiện được chuyển đến. Bên trong, là một cuốn sổ tay có bìa màu café đen pha với màu bơ lạc.An mở cuốn sổ ra, cô đọc và bắt đầu mỉm cười. An biết mà, “những buổi sớm mùa hạ rồi một ngày sẽ mang đến cho An những điều kì diệu”.

S Ứ C T R Ẻ26

Page 41: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Bắt đầu từ thiện tâm…Chùa Phúc Long là ngôi chùa cổ có tiếng ở Hà Nội. Với tâm niệm “sống tốt đời đẹp đạo”, “lấy tâm là phúc”, các sư thầy trụ trì của chùa đã lập nên dự án nhân văn về việc huấn luyện và đào tạo lớp trẻ thông qua những khóa tu ngắn hạn (khoảng hai ngày) – khi các bạn tham gia được miễn phí ăn ở, sinh hoạt và dự những buổi lễ phật pháp, giảng kinh từ các vị trụ trì. Cửa Phật tĩnh lặng đã trở nên rộn rã, tươi mới hơn bởi sự tham gia của hơn 400 bạn trẻ, trong đó có FTUers. Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng những kỉ niệm và bài học sống từ khóa tu không hề “ngắn” và “nhạt” chút nào. Vì lẽ…

Đi tìm một trải nghiệm mới…Khác với những trải nghiệm thường ngày, những khóa tu như thế còn khá mới mẻ với FTUers. Xuân (KTĐN, K51) chia sẻ: “Giống nhiều bạn tham gia khóa tu, mình thấy rất tò mò và háo hức. Nhiều người nói đi tu là buộc mình sống chậm đi. Mình muốn biết cảm giác sống chậm ấy như thế nào.” Quả thực không gian thanh tịnh của ngôi chùa hoàn toàn khác xa với những hình ảnh vội vã quen thuộc. Tạm xa công việc bận bịu, FTUers tham gia khóa tu “Tự tâm an lạc” có cơ hội trải nghiệm “chuyến du lịch” độc đáo về thế giới Phật pháp, để lĩnh ngộ được bao triết lí sâu sắc.

… và hành trình khơi trong tâm hồnBuổi đầu tiên của khóa tu là bài giảng về những lễ nghi giao tiếp cơ bản như cách chào, cử chỉ giao tiếp… Nhiều bạn khá ngạc nhiên về điều này vì “mình tưởng đây là những điều ai cũng quen thuộc và nắm rõ”. Nhưng có lẽ cũng vì quá quen thuộc mà đôi lúc chúng có thể bị coi nhẹ. Phật pháp không phải là điều gì quá cao siêu mà rất gần gũi với đời thường. Học cách chào hỏi và lễ nghi ứng xử cũng là một cách tôn trọng người khác, và làm bản thân mình trở nên tao nhã hơn.Trái với suy nghĩ “Đi tu là nhàm chán”, các bạn trẻ ở đây được tham gia nhiều hoạt động thú vị: “Rung chuông vàng” đố vui về Phật Pháp, “buổi sinh nhật tối thượng” cho những bạn có cùng tháng sinh,… “Thật sự thì không gian Đạo đã gắn chặt với đời và để lại rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.” (Viết, KTĐN, K51 chia sẻ). Nhưng có lẽ điều gây ấn tượng với các bạn ấy hơn cả là buổi nói chuyện chân thành “Đi giữa bấp bênh”. Theo các vị trụ trì, cuộc sống hiện đại có rất nhiều cám dỗ khiến các bạn trẻ, do thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị “trượt chân”. “Làm thế nào để trở thành người chèo đò vững vàng giữa dòng thác xoáy của cuộc đời và giữ được tâm hồn thư thái?”, đó chính là những kinh nghiệm mà các vi thiền sư muốn chia sẻ.

Đi tu hay cuộc khai phá những giá trị sốngQua khóa học đặc biệt này, FTUers đã học được triết lí sâu sắc của đạo Phật như “luôn suy nghĩ kĩ càng trước khi có bất cứ một hành động gì, bởi những gì mà bạn nhận được hôm nay là quả từ kiếp trước, những gì bạn nhận được trong kiếp sau là do nhân bạn gieo ở kiếp này.” (trích lời sư trụ trì). Chỉ khi tham gia khóa tu, lắng nghe những chia sẻ chân thành của các vị thiền sư, những lời như thế này mới thấm sâu vào tâm mỗi bạn trẻ.“Nếu có tâm sẽ nhận được tâm”. Rất nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đã có phản hồi tích cực về buổi trò chuyện. Xuân, K51 tâm sự: “Sau khóa tu, mình muốn sẽ được tham gia nhiều khóa như thế này nữa để hiểu hơn triết lý đạo Phật, hướng thiện và biết nghĩ cho người khác hơn.”

Dư âm…Theo triết lí nhà Phật, mọi cuộc gặp gỡ đều là cái duyên. Tham gia khóa tu “Tự tâm an lạc” cũng là cái duyên mà nhiều FTUers may mắn có được. “Vài giờ đồng hồ của ngày không thể sánh bằng chục năm đời người, nhưng thực sự đây là những phút giây quý giá.” – theo Viết (KTĐN, K51). Với những FTUers tham gia khóa tu tại chùa Phúc Long, đây quả thực là trải nghiệm rất ấn tượng vì qua đó các bạn trẻ không chỉ tìm được cách cân bằng cuộc sống và “refresh” bản thân mà trở nên trưởng thành, chín chắn hơn.

Trang Anh

Cuộc sống là luôn vận động và biến đổi. Nhưng đôi

khi lại chẳng thể thiếu những khoảng lặng cho con

tàu đời người dừng chân và tận hưởng những trải

nghiệm lí thú.Với những FTUers có cơ hội được

tham gia khóa tu ở chùa Phúc Long (Hà Nội) vừa

qua, khoảng lặng ấy thật giản dị với tên gọi: “Tự tâm

an lạc”.

Đ i t ì mCÕI

“You never overcome if you don’t find peace in your mind”

(Kungfu panda)

27Trải nghiệm của tôi

bình yên

Page 42: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

“Ngoại” – giấc mơ chẳng của riêng aiLà một sinh viên Ngoại Thương, không ít thì nhiều, mỗi người đều mang trong mình một giấc mơ “ngoại”, bằng nhiều cách, trên nhiều phương diện và với nhiều hình thức (du học, trao đổi sinh viên giữa các trường,...) Tuy nhiên, đặt chân lên những vùng đất mới, trải nghiệm những điều mới – nhất là để phục vụ cộng đồng luôn là giấc mơ tuyệt vời nhất.Hè 2013 vừa qua, Huyền My (K50), Khánh Ngọc (K51) và Minh Huyền (K50) đã có cơ hội thực hiện giấc mơ “ngoại” kéo dài 6 tuần của riêng mình. Ba cô gái này đã tham gia chương trình “Global Community Development Program” (nay là Global Citizen Program) của tổ chức AIESEC với điểm đến là 3 quốc gia Trung Quốc, Philippin và Campuchia. Khi được hỏi về ấn tượng với chuyến đi, Khánh Ngọc cho biết: “Điều mình thích nhất qua chuyến đi này là được đóng góp công sức của mình vào các hoạt động tình nguyện cho các em học sinh nghèo tại Manila. Kỉ niệm nhiều, nhưng mình

vẫn luôn ấn tượng bởi những ngôi trường công ngay giữa lòng Manila mà xác xơ, học sinh nghèo khổ chẳng khác gì nông thôn Việt Nam. Trong 6 tuần này, mình đã có cơ hội đến làm chương trình cho đài truyền hình “Knowledge Channel”, gặp gỡ, trò chuyện với các em học sinh nơi đây, và giới thiệu cho các em về đất nước mình nữa”. Minh Huyền lại bất ngờ với đất nước Campuchia không-qua-màn-ảnh cùng sự thích thú khi đã biết tên mình không chỉ trong tiếng Việt: “Campuchia vô cùng khác so với những gì mình đã đọc, nghe kể rồi tưởng tượng. Phải công nhận là nếu chỉ đi du lịch thì kinh nghiệm khi về nhà của mình cũng không khác gì trên mạng chia sẻ. Nhưng sau khi được trải nghiệm cuộc sống, văn hóa, con người bên đấy, mình cảm thấy có thể tường tận từng ngóc ngách của thành phố Phnom Penh, từng quán ăn hấp dẫn, địa điểm hay ho như một sinh viên Campuchia thực thụ, một cơ hội hiếm có mà mình đã có được nhờ chương trình của AIESEC. Sau khi trở về, bạn có thể có cảm giác mình đã trở thành một công dân của đất nước đấy, một công dân toàn cầu hơn, đa quốc tịch hơn, hiểu rõ về văn hóa của

các dân tộc trên thế giới hơn. Mình đã có phiên bản khác của tên mình trong tiếng Ả rập, Khmer, Ấn Độ….”Trong khi đó, Huyền My lại nhớ nhiều về tình cảm: “Điều mình thích nhất chắc có lẽ là tình cảm của mọi người dành cho nhau. Thực sự trước khi đi mình quan tâm đến mục đích của chuyến đi là phát triển cộng đồng, cụ thể ở đây là làm nên một trại hè thành công, sau là quen được những người bạn nước ngoài. Nhưng sau một tháng, 24 người bao gồm cả thực tập

Trải nghiệm của tôi

MUÔN NẺO “XUẤT NGOẠI”của FTUers

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, còn điều gì thú vị hơn khi việc “học” đó tỷ lệ nguyên lần với số hành trình “cọ xát”?

S Ứ C T R Ẻ28

Page 43: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

sinh và ban tổ chức sống với nhau trong một nhà, đều xa gia đình, tự nấu ăn cho nhau, gọi nhau dậy, xem phim, chuẩn bị trại hè với nhau thì điều mình thực sự bất ngờ là tình cảm của mình dành cho mọi người và ngược lại, nó sâu sắc và khăng khít hơn nhiều so với mức một người bạn chỉ nói chuyện vài lần và kết bạn trên fa-cebook như mình đã nghĩ trước khi đi. Về các em học sinh, có những em ở những thành phố khác nhưng quyết định bay sang Hạ Môn để tham gia trại hè và khi phải chia tay thì các em đều khóc. Và khi chia tay thì mọi người đều khóc, thực sự cảm xúc lúc đấy rất khó kìm nén”.

“Xuất” – không giống trong tưởng tượng6 tuần cuối hè vừa qua khó có thể được coi là một thời gian dài nhưng những gì để lại cho 3 nữ sinh FTU này cũng không hề ngắn. Những “công dân toàn cầu” trẻ này, họ đã trải nghiệm những gì ở nước bạn?Minh Huyền – một cô gái trẻ năng động, hòa đồng, dễ thích ứng mà lại “chăm” tìm hiểu về nền văn hóa các nước nhưng “vẫn có một kỷ niệm nhỏ về một cú shock văn hóa ngược khá buồn cười. Đấy là một buổi tối mưa lạnh nên đoàn mình chỉ đi bộ loanh quanh để ăn gần chỗ ở. Khi đến một công viên nước có rất nhiều quán ăn bệt bên đấy, mình đã chọn một món mình nghĩ là trứng luộc vì món đó khá an toàn (an toàn vệ sinh thực phẩm). Không thể ngờ được rằng đó là một quả trứng vịt lộn và càng không thể tin được rằng tất cả mọi người ở đó không ai từng ăn trứng vịt lộn bao giờ cả. Thậm chí một bạn con trai người Malaysia cực thích ăn trứng thối còn sợ món này, và có những bạn Trung Quốc chỉ nghe nói đến món này chứ chưa từng nhìn thấy hay nếm thử và thậm chí có bạn còn chụp ảnh lại. Điều đó phải nói là làm tất cả mọi người đều shock, mình thấy lạ vì tại sao mọi người lại sợ món này đến vậy. Và mình đã hoàn

thiện món trứng vịt cho bữa tối đầu tiên ăn chung ở đây với cảm giác mình là một con khủng long thời tiền sử bị sót lại trên Trái đất vậy”. Hay lại là chuyện ăn uống ở đất Trung Quốc của Huyền My: “Hôm đấy đến đội Việt Nam phải nấu ăn, nói là đội nhưng thực ra chỉ có 2 người là mình và một bạn tên Quốc Anh nữa. Nói thật là ở nhà mình không phải nấu ăn nên trước khi đi đúng một lần mẹ dạy cho cách gói nem và thực hành, coi như là hành trang mang đi. Hôm đi mua đồ thực sự 2 anh em rất chán nản, cũng lo lắng nữa vì không tìm được những gia vị, nguyên liệu cần thiết để làm. 3 tiếng ròng rã hôm sau, rán trứng, gói nem, nấu canh, khi mọi thứ đã xong thì 2 anh em thực sự là thở phào nhẹ nhõm và cũng tự hào nữa vì được mọi người khen ngon và ăn hết sạch tất cả mọi thứ”.Bên cạnh những câu chuyện hài hước như thế, cũng có rất nhiều điều thú vị về những địa chỉ tuyệt đẹp mà đến đó các bạn mới “vỡ òa” trong sự bất ngờ và ấn tượng: “Trước kia biết đến Trung Quốc, nói thật chỉ mong được đi những thành phố lớn và nổi tiếng như Thượng Hải, Bắc Kinh, Hằng Châu... nhưng quả thực khi đến thì không ngờ thành phố Hạ Môn đẹp thế, thực sự là rất thoáng, đi lại thoải mái, cơ sở hạ tầng cực kỳ khang trang, đường cao tốc, xe buýt... rất tốt. Và một thứ mình “ngợp” nữa là biển cực kỳ xanh và đẹp, từ chỗ mình ở đến biển đi bộ mất 10 phút thôi. Khi thấy biển đầu tiên thấy choáng vì quá xanh, lúc sau là rất thích” (Huyền My).

Muôn vàn câu chuyện khácChuyện “xuất ngoại”, “công dân toàn cầu” không dừng lại ở những mẩu ấn tượng về đất nước, con người, những mảnh

culture-shock (shock văn hóa) mà đó là cả một chặng đường đi, làm, học để hiểu, để nhớ và để yêu.Khánh Ngọc cho biết, cô đã thực sự “thấm” những bài học mà Philippin dạy cô: “Mình học được rất nhiều.Thứ nhất là cuộc sống tự lập làm cho mình có suy nghĩ thoáng hơn, nhanh nhạy hơn trong việc giải quyết các khó khăn trong cuộc sống. Thứ hai, biết thêm rất nhiều điều về văn hóa các quốc gia khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Pakistan, Palestine, Đức, Pháp, Trung Quốc…Đặc biệt là tình cảm với quê hương đất nước, với gia đình khi xa nhà”.Hay Huyền My, một cô gái nhạy cảm đã mất một tháng để bớt nhớ nhung Hạ Môn (Trung Quốc) “một tháng làm dự án, sống cùng với các bạn từ 12 quốc gia khác nhau thực sự làm mình thay đổi nhiều và nó từ bên trong nên khó định nghĩa lắm. Chắc cái nhìn thấy được nhất là mình đã cải thiện được khả năng nấu ăn. Nhìn mình khá giống người Trung Quốc nên nếu đi trong nhóm, người dân sẽ hỏi mình xem nhóm mình đang làm gì, đến từ đâu v.v. Thực sự là đến một đất nước khác, mình vẫn mong người ta nhận được sự khác biệt từ mình, nhưng sau cùng thì mình thấy: thực ra phải biết chấp nhận sự giống nhau thì mới nhìn ra được sự khác biệt”.

Tạm kếtTuổi trẻ chỉ có một lần trong đời, thay vì ngồi chờ những “chiếc vé du hành” đến tận tay, hãy tìm kiếm cơ hội cho chính bạn và tận hưởng những trải nghiệm giá trị có 1-0-2.

Quỳnh Anh - Phương Anh

S Ứ C T R Ẻ 29

Page 44: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Sau khi nổi tiếng như một cây bút đầy bản lĩnh vào năm 2012, Huyền Chip tiếp tục xuất bản tập 2 trong bộ sách “Xách ba lô lên và đi” mang tên: “Đừng chết ở Châu Phi” vào năm nay. Vẫn xoay quanh những cuộc hành trình li kì của chính tác giả qua những miền đất lạ, nhưng lần này, cuốn sách không còn nhận được sự đón nhận tích cực từ công chúng. Người ta liên tục phát hiện những điều bất thường trong một cuốn tự truyện. Tuy nhiên, đối lập với nghi vấn về sự dối trá của câu chuyện “đi qua 25 nước chỉ tốn 700$”, tập 2 vẫn liên tục có tên trong bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất trên nhiều web bán hàng online. Sức sống không hề giảm sút của nó như phủ nhận vai trò của cái mà lâu nay, chúng ta vẫn gọi là “tính chân thực”. Vậy, văn học nên ở đâu giữa hai bờ “thực - ảo”?

Văn học – vùng đất của trí tưởng tượngNhìn về lịch sử, những năm 30, 40 của

30 Góc tranh luận

thế kỉ XX là thời điểm trào lưu văn học lãng mạn được du nhập và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Với việc đề cao sự tự do, chủ nghĩa lãng mạn đã thật sự đáp ứng được nhu cầu sáng tác và phát huy bản ngã của người làm văn học nghệ thuật. Những tên tuổi thời ấy như Thạch Lam, Thanh Tịnh,… tự xây dựng cho mình những “thế giới ảo” bằng ngòi bút và tư duy lí tưởng, coi đó là nơi để thoát li thực tại đầy rẫy áp bức, bất công của tư bản, phong kiến.Thời kì đô hộ qua đi, con người dần tiến tới xã hội mới văn minh, hiện đại, kéo theo đó là sự ra đời của nhiều ràng buộc mới. Áp lực cuộc sống thường nhật; mong muốn hướng tới chân-thiện-mỹ,… đóng vai trò như những hạt nhân nuôi dưỡng khát vọng thoát li thực tại, đồng thời phát triển nó ở một hình thái mới. Các tác phẩm văn học giờ không đơn thuần thỏa mãn đam mê sáng tạo của tác giả, mà còn là nơi người đọc soi mình kiếm tìm nơi trú ngụ cho tâm hồn, hoặc đơn giản là để sống nhiều cuộc đời khác. Điều này

cũng giải thích tại sao trong nhiều năm trở lại đây, tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ như một trào lưu trong giới trẻ Việt. Không thể phủ nhận rằng, những chuyện tình hư cấu đẹp như mơ trong “Bên nhau trọn đời”, “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên”,… đã góp phần củng cố niềm tin của người trẻ vào tình yêu, vào cuộc sống. Và lúc này, khi văn học gần hơn với ranh giới “ảo”, tính chân thực được coi là một phần thứ yếu. Có chăng chỉ là để tạo ra môi trường giúp người đọc dễ dàng hòa nhập, như một địa điểm, một cái tên thân thuộc,…Xét trên một bình diện khác, có phần thực dụng hơn, nhà văn bây giờ đã trở thành một nghề kiếm sống chân chính. Họ sẽ làm tất cả để đưa “đứa con tinh thần” của mình đạt tới sự thành công. Một tác phẩm thành công là khi nó nắm bắt được thị hiếu độc giả. Cần xác định rằng, khác với các thể loại nghiên cứu, học thuật khác, văn chương phần nào vẫn nghiêng về giải trí hơn là cung cấp tri thức. Hãy thử tưởng tượng, nếu ngay cả khi thư giãn

THỰC ẢOVụ việc của tác giả Huyền Chip vừa qua không chỉ khiến cho dư luận dậy sóng suất một thời gian dài, mà sâu xa hơn, nó đặt ra trong lòng những người yêu nghệ thuật một câu hỏi khó trả lời: tính chân thực trong các tác phẩm văn học - liệu còn quan trọng?

Văn họcgiữahai bờ

S Ứ C T R Ẻ30

Page 45: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Hải Đăng - Thủy Đôn

bên trang sách, bạn cũng lại phải chứng kiến những điều tầm thường của cuộc sống thường nhật, hoặc thấy hiện thực hiện lên với đầy đủ những mỏi mệt lo toan, liệu bạn có còn muốn tiếp tục? Và khi ấy, văn học có thực hiện đúng chức năng của nó?

Văn học – mảnh ghép từ hiện thựcCho dù có “ảo” đến đâu thì điểm xuất phát của văn chương vẫn phải từ bờ “thực” - “Hiện thực là cái gốc của văn học chân chính”. Đây là quan điểm chung của các nhà văn hiện thực như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,…, khi họ nhận ra rằng không thể mãi trốn tránh thực tại mà thay vào đó, cần đương đầu với nó, dùng ngòi bút làm vũ khí. Vì thế, khác với văn học lãng mạn, văn học hiện thực chủ trương phản ánh chân thực bản chất đời sống (tất nhiên đã qua quá trình chọn lọc và nghệ thuật hóa) nhằm nêu lên những bức xúc của tác giả và tạo lập một nhãn quan mới về thế giới cho người đọc.

Nếu hiểu máy móc hai từ “chân thực”, nhiều người có lẽ sẽ vội đưa ra kết luận rằng yếu tố này không còn được coi trọng trên văn đàn hiện đại. Bởi hiện nay, ngày càng thiếu đi những tác phẩm hồi kí, du kí, tự truyện,... trên kệ sách của người trẻ. Tuy vậy, chân thực đâu có nghĩa là ghi chép lại toàn bộ những gì thật sự tồn tại? Đó có thể là một mặt, một khía cạnh cuộc sống hoặc một phần đời của nhà văn được tái hiện trên trang giấy. “Nhật kí Anne Frank” là chân thực, chế độ chiếm hữu nô lệ trong “Túp lều của Bác Tôm” là chân thực, tình bạn gắn bó giữa Harry, Ron và Hermione của series nổi tiếng

“Harry Potter” cũng là chân thực… Trên thực tế, hầu hết những tác phẩm được xây dựng trên cái khung hiện thực sẽ có sức sống lâu bền với thời gian. “Cuốn theo chiều gió” – cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh nội chiến Mỹ tận những năm 60 của hai thế kỉ trước nhưng lại chưa bao giờ cũ trong lòng người đọc. Bởi thế mà, đôi mắt lướt trên trang giấy không đơn thuần để giải trí, mà còn để thu lượm tri thức; tâm hồn đan vào cốt truyện không chỉ để thấy ước mơ, mà còn kiếm tìm sự đồng điệu.Văn học còn mang sứ mệnh giúp người đọc hiểu được những giá trị tiềm ẩn mà đôi khi họ vô tình không nhận thấy. Để làm được điều này, mỗi tác phẩm phải trở thành một mảnh ghép “tĩnh” của cuộc

sống. Nó phải chân thực và sắc nét, khiến cho người ta cảm thấy giống với cuộc đời mình, để rồi đọc đi đọc lại, và cuối cùng ngẫm ra điều mình đã hay sẽ bỏ lỡ. Phải chăng, cái “ảo” có thể mang lại sự hấp dẫn nhất thời, nhưng cái “thực” mới là yếu tố quyết định sức sống của một tác phẩm?“Văn học nên ở đâu giữa hai bờ “thực - ảo”?” – câu hỏi này có lẽ sẽ còn lâu nữa mới tìm được lời giải đáp. Bởi dù có là “thực” hay “ảo”, mỗi tác phẩm văn chương cũng đều có cái lí riêng của mình để tồn tại. Trở lại câu chuyện của Huyền Chip, với một cái nhìn công bằng hơn, liệu chúng ta có quá vội vã khi đưa ra lời phán xét?

Hương Giang (K50 KTĐN)

Ngọc Linh (K50 CLC KT)

“Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa của sự thật là sự giả dối. Theo mình, cái được xây dựng trong tác phẩm của Huyền Chip không biết chứa đựng trong đó bao nhiêu sự thật hoặc để thành công và có danh tiếng, người viết đã mang tính thực dụng vào đó. Và với bạn đọc thì đó là sự thiếu tôn trọng. Với cá nhân mình vụ việc Huyền Chip như là một cái tát vào văn học trẻ, khi mà bao nhiêu người trẻ tin tưởng đó là câu chuyện đời thực. Dù nó truyền cảm hứng bao nhiêu đi nữa nhưng mấy ai dám khẳng định khi biết được sự thật họ còn cảm thấy mình được “inspire” từ trang sách đầy dối trá. Phải chăng vì xuất phát điểm từ phi văn chương (mục đích nổi tiếng và thương mại) nên đó không thể được coi là một tác phẩm?”

S Ứ C T R Ẻ 31

Page 46: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

FACEBOOK:

Ai cho mặc áo rách ?

Song song với sự phát triển của trang mạng xã hội Facebook, xu hướng “đồng phục tư tưởng” cũng bắt đầu manh nha và dần trở nên phổ biến trên cộng đồng mạng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của xu hướng này lại tỉ lệ thuận với những vấn đề mà nó gây ra…

Chuyển động trẻ32

Đi tìm người thiết kế?Có thể nói, trong một “thế giới ảo”, những nút tính năng vô thưởng vô phạt đã khiến cho tính tương tác giữa một cá nhân với tập thể trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Chỉ vài cú nhấp nút like, sử dụng tính năng comment hay share, ngay lập tức ý kiến của bạn sẽ được nhiều người chú ý đến. Vì vậy, “hiệu ứng đám đông” trên cộng đồng mạng không phải là điều khó hiểu. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cậu bé Đỗ Nhật Nam sau buổi họp báo với giới truyền thông về cuốn sách mới xuất bản đã trở thành một hiện tượng, hay Huyền Chip và cuốn sách “Đừng chết ở Châu Phi” đã trở thành tâm điểm bàn tán của những “anh hùng bàn phím” trong một thời gian dài.Nhiều người đổ lỗi cho facebook nhưng thực chất đây chỉ đơn thuần là một trang mạng xã hội. Vấn đề cốt lõi ở đây nằm ở chính những người sử dụng nó. Từ “một ông cụ non không có tuổi thơ?” đến một cô gái bản lĩnh vượt qua 25 biên giới với cái mác “dối trá”? Tất cả đều chưa có câu trả lời thích đáng, nhưng những

“facebooker” tuyệt nhiên không tiếc “gạch đá” dành cho vấn đề nóng bỏng này. Tuy có thể nhận thức được bản chất của sự việc nhưng không ít người vẫn không thể làm chủ mình trước những trào lưu “ăn theo” tâm lí đám đông. Thiết nghĩ tư duy và cách sử dụng các trang mạng xã hội nói chung phần nào bị ảnh hưởng bởi người khác và khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng xét cho cùng, chính bản thân những người sử dụng đóng một vai trò rất lớn trong thực trạng “đồng phục tư tưởng” ấy.

Và định hình nên khuôn mẫu Giờ đây, trên facebook, những suy nghĩ rập khuôn phiến diện, hay những hành động “ăn theo”, hoặc “ném đá tập thể” không còn xa lạ gì. Nhắc đến những vụ việc xôn xao trong cộng đồng mạng gần đây, có lẽ Huyền Chip và những nghi vấn về cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” đã trở thành một tâm điểm. Tuy nhiên, sự việc của Huyền Chíp sẽ không khiến

Page 47: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ 33báo chí phải hao tổn giấy mực đến mức như vậy nếu không có “tâm lí bầy đàn” cùng sự hỗ trợ của các trang mạng xã hội. Ban đầu có thể chỉ là những dòng ý kiến cá nhân của một vài thành viên trên diễn đàn nào đó. Ngay lập tức không ít người, bất kể thành phần, lứa tuổi đã “tấn công”, “lên án” Huyền. Trong số đó có người không hề biết Huyền Chíp, thậm chí chưa từng đọc cuốn sách của cô vẫn điềm nhiên buông ra những nhận xét chủ quan. Bên cạnh đó, những title: “Yêu cầu Huyền Chíp phải nói sự thật”, “Phản đối Huyền Chip” cũng phủ kín các đầu báo. Hay phải kể đến tin đồn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được mọi người quan tâm gần đây, điển hình là nguồn tin về nồi nước hủ tiếu nấu bằng chuột cống gây hoang mang dư luận trong thời gian qua. Tuy chưa có kết luận chính thức về sự việc nhưng một điều chắc chắn rằng không phải ai trong số những người lên án cũng đều hiểu rõ thực hư của vụ việc này. Các cụ có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, khi thấy còn chưa tỏ thì khoan hãy phán xét hay chỉ trích! Như một nhà báo nọ có viết: “Thay vì chuột cống, thật ra chúng ta đang sống nhờ vào một thứ dinh dưỡng kỳ lạ: những nút like trong nồi nước lèo”!Cách đây không lâu, Đỗ Nhật Nam - một cậu bé 9 tuổi – cũng là nạn nhân của những “facebooker”. Cậu bé bị cho là “già trước tuổi”, “ông cụ non” hay hàng loạt các clip chỉ xoáy vào câu nói “… con sâu đục khoét tâm hồn…”. Có ai nhớ đến những thành tích mà em đã đạt được? Với đám đông bây giờ, điều quan trọng là những nút like, những dòng tâm sự đầy tính triết lí, những lời chỉ trích. Tất cả chỉ nhằm với mục đích thỏa mãn sự nông nổi, hẹp hòi của bản thân. Thực trạng trên đã cho thấy rất rõ sự “bầy đàn”, rập khuôn trong suy nghĩ của rất nhiều người mà không nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, có chính kiến của riêng mình. “Chiếc áo” của riêng mỗi người giờ đây đang dần nhuốm màu của bộ “đồng phục tư tưởng” - thứ “mốt” mới đáng e ngại của cộng đồng mạng hiện nay.

Hệ quả từ một “vệt màu”Tuy “những chiếc đồng phục” phổ biến trên các trang mạng xã hội - vốn bản chất là những cộng đồng ảo, thế nhưng hậu quả của nó lại trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống thực tại. Quay trở lại với Huyền Chip, đó thật sự là một khoảng thời gian khó khăn của riêng bản thân cô. Cho dù Huyền đã nhận sai, thế nhưng điều đáng nói ở đây là cái nhìn, nhận xét của các độc giả đã trở nên sai lệch đi rất nhiều. Có lẽ từ nay mỗi khi cái tên “Xách ba lô lên và đi” được nhắc đến, những gì còn lại trong tâm trí mọi người không phải là sự nỗ lực, can đảm của một cô gái trẻ khi đã một mình ngao du qua 25 nước với chỉ 700$ trong tay mà sẽ là những vụ việc lùm xùm xung quanh cuốn sách. Điều tương tự cũng xảy ra với cậu bé Đỗ Nhật Nam. Một cậu bé mới 9 tuổi, cái tuổi ăn học, cái tuổi rất hồn nhiên và vô tư ấy - sẽ nghĩ gì khi đọc được những lời ác ý đó? Liệu có chắc những vết thương lớn về tinh thần khi tuổi còn nhỏ sẽ “se lại” hay sẽ trở thành những ám ảnh không thể nào quên? Chưa tính đến chuyện đó, nhưng rất có thể, những khả năng sẵn có của em liệu sẽ bị mai một dần bởi những lời định kiến hẹp hòi của mọi người. Sau câu chuyện của bé Nam, liệu những nhân tài Việt Nam sẽ tiếp tục hé lộ không khi xã hội luôn nhìn nhận vấn đề dưới một cách phiến diện?Nếu như hai sự việc kể trên, hậu quả của nó chỉ nằm trong phạm vi cá nhân thì với tin đồn về hủ tiếu gõ, hậu quả còn nặng nề hơn khi ảnh hưởng trực tiếp đến những người mưu sinh kiếm sống bằng

công việc này. Từ khi tin đồn xuất hiện, ít người biết rằng những gánh hàng rong luôn gặp cảnh ế ẩm. Nhiều người đã phải ngậm ngùi bỏ cái nghề đã giúp họ nuôi sống bản thân và gia đình để lăn lộn với một công việc vất vả và nguy hiểm hơn. Xét cho cùng, hậu quả của xu hướng “đồng phục” để lại đề không hề nhỏ. Sẽ là cả một quãng thời gian dài để cho mọi người nhìn nhận lại vấn đề, cũng như khắc phục lại hậu quả trong đời sống thực do sự nông nổi của một bộ phận cư dân mạng xã hội facebook gây ra.

Tạm kếtFacebook hiện nay đang phát triển không ngừng và quy mô của hiệu ứng “đồng phục tư tưởng” cũng đang ngày càng mở rộng trên các trang mạng xã hội. Làm thế nào để trút bỏ hàng loạt những bộ cánh giống nhau khỏi tư tưởng của các bạn trẻ? Đây thực sự là một vấn đề không dễ gì để tìm lời giải đáp.

?

Lưu Giang - Thu Huyền

Page 48: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R ẺS Ứ C T R Ẻ

Chương trình xưa – miền kí ứcChắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều phải ngỡ ngàng khi nghe lại những cái tên quen thuộc từng một thời làm mưa làm gió trên sóng các kênh truyền hình. Có lẽ tuổi thơ mỗi người đều gắn bó với ít nhiều những chương trình như “Hành trình văn hóa”, “Vườn Cổ Tích”, “Gặp nhau cuối tuần”…mà khi ngừng lại vài giây hồi tưởng, ta không thể phủ nhận tác động to lớn của chúng đối với tiềm thức chúng ta. Những chương trình xưa cũ thường có tính cộng đồng rất cao. Thế hệ 7x chắc không thể nào quên gameshow đầu tiên của Việt Nam: “SV96”. Chương trình không mua bản quyền của bất cứ nước nào khác, là lá cờ tiên phong cho cơn bão giải trí truyền hình ngày hôm nay. Khi người dân Việt Nam còn xa lạ với khái niệm chương trình truyền hình, sự ra đời của kênh VTV3 và “SV96” đã là một sự thành công vang dội, mở đường cho các cuộc đổ bộ tiếp theo. Trận chung kết của

CƠN BÃO TRUYỀN HÌNH

“SV96” đã thành công vang dội khi có đến hàng chục ngàn người muốn vào xem, được truyền hình trực tiếp trên sóng quốc gia - một việc khá hiếm gặp vào lúc đó.So với các gameshow mới nổi, các chương trình xưa đều có tuổi thọ khá lớn, chứng tỏ sức cuốn hút mạnh mẽ với khán giả. Một gameshow có đến 7- 8 năm tồn tại là điều đáng mơ ước so với chu trình 3 năm thông thường, trong số đó phải kể đến “Chiếc nón kì diệu”, “Đường lên đỉnh Olympia”,…Ngoài ra, điểm thu hút ở các chương trình này là khối lượng kiến thức lớn ở nhiều lĩnh vực mà khán giả thu được qua mỗi lần phát sóng. Các chương trình mua bản quyền cũng đều được chọn lựa kĩ càng và thay đổi để phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam, trong khi chương trình hiện nay khi hầu hết bị lai tạp ít nhiều nét văn hóa khác nhau. “Chiếc nón kỳ diệu” vốn là chương trình được mua bản quyền, tuy nhiên các BTV đã bỏ công “xào nấu” lại, thêm phần giao lưu giữa những người chơi ở nhiều vùng, miền trong đất nước. Chính từ sự trao đổi thân mật, những

người chơi sẵn sàng chia điểm, tặng quà cho nhau, gửi điểm từ thiện, bớt hẳn tính ăn thua. Tuy nhiên, nhược điểm của gameshow trong quá khứ đó là tính tương tác chưa cao, sự chuyên nghiệp trong khâu sản xuất còn bị hạn chế. .” Nhiều BTV chưa được đào tạo bài bản, trang thiết bị tác nghiệp còn thô sơ,… là những trở ngại khi đó. Nhà báo Lại Văn Sâm đã từng chia sẻ: “Năm năm đầu của VTV3 còn nhiều sai sót, ngô nghê, chương trình chưa hay nhưng được khán giả thương và cho qua”. qua.”. Nhiều BTV chưa được đào tạo bài bản, trang thiết bị tác nghiệp còn thô sơ,… là những trở ngại lớn khi đó.

Ngày nay các chương trình truyền hình đã vượt ra khỏi bốn góc của màn hình tivi để trở thành một phần khó thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta. Nhìn lại những ngày đầu phát sóng và những thước phim bây giờ, hẳn có một sự khác biệt rất lớn…

XƯA & NAY

SV 96 - Ảnh: In-

34 Chuyển động trẻ

Page 49: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Chương trình ngày nay – thế giới đa sắc màuHiện nay, khán giả truyền hình đã có thể thưởng thức một “thực đơn” chương trình vô cùng phong phú, hơn hẳn những bữa ăn “nghèo nàn” của ngày xưa. Song hành với một bộ phận dày đặc các chương trình giải trí là các là chương trình khoa giáo, những chương trình tọa đàm trao đổi như “Talk Vietnam”, “Đối thoại trẻ”,… tính tương tác giữa khán giả và nhà đài cũng vì thế được đẩy mạnh hơn. Một số chương trình truyền hình thực tế do Việt Nam tự sản xuất như “Sống khác”, “Tôi có một ước mơ”…đều là những chương trình hay, đáng tiếc lại chưa được đầu tư mạnh mẽ để có thể bật lên và cạnh tranh với hàng tá các show mua bản quyền nước ngoài.Quay lại thời điểm những năm 1998-2003, đối tượng hướng đến chủ yếu là sinh viên, học sinh và gia đình thì hiện nay, các nhà sản xuất chương trình đã hướng đến nhiều tầng lớp đối tượng hơn. Đối tượng được ưu tiên là trẻ em với những chương trình tạp kĩ, ca nhạc như “Đồ Rê Mí”, “The Voice Kid”, hay những chương trình khoa giáo như “10 vạn câu hỏi vì sao”, “Trẻ em luôn đúng”… Bên cạnh đó, nhà đài còn quan tâm đến người cao tuổi, những ngành nghề đặc biệt với những chương trình như “Vui khỏe có ích”, “Chúng tôi là chiến sĩ”, “Cầu vồng”… Công nghệ ngày càng hiện đại, thôi thúc những người làm truyền hình phải chuyển mình mạnh mẽ hơn khiến cho tính tương tác của những chương trình hiện nay được nâng cao. Khán giả không chỉ xem mà còn được phản hồi ưu nhược điểm cho chương trình, đóng góp ý kiến xây dựng qua rất nhiều các kênh thông tin như website, mạng xã hội, báo chí, giao lưu trực tuyến… Tính chuyên nghiệp trong khâu lên ý tưởng, sản xuất, hậu cần, truyền thông cũng là một điều đáng khen ngợi với những người làm truyền hình hiện nay. Ê kíp được đào tạo bài bản từ các trường báo chí, truyền hình, các công việc được chuyên môn hóa hơn từ đội ngũ biên tập đến quay phim, âm thanh, ánh sáng… Hệ thống máy móc hiện đại, trường quay lưu động, công nghệ kĩ xảo

và nguồn tài nguyên phong phú là những yếu tố quan trọng tạo nên một chương trình hấp dẫn, có chất lượng cao. Mua bản quyền nhiều show truyền hình cũng đồng nghĩa với việc đưa người xem tiếp cận gần hơn với thế giới. Nó đa dạng hóa các chương trình, mang đến nhiều sự lựa chọn cho khán giả, giúp người làm truyền hình học hỏi thêm tính chuyên nghiệp, tác phong làm việc, nội dung mới mẻ, cạnh tranh. Tuy nhiên, việc “nhập khẩu” quá nhiều mà thiếu đi sự chọn lọc làm cho khán giả “bội thực”, bộc lộ sự yếu kém trong việc đầu tư vào các chương trình. Trong chưa đầy 3 năm, đã có hơn 10 chương trình thực tế, 3 chương trình về vũ đạo, 5 chương trình âm nhạc cùng phát sóng. Với mật độ phát song như vậy, dù các chương trình có hay đến đâu cũng không tạo được bản sắc và dấu ấn riêng với khán giả. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận lợi ích kinh tế mà các chương trình này đem lại. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất và phát sóng, các gameshow còn khơi gợi sự quan tâm của truyền thông và báo giới. Những câu chuyện hậu trường, tâm sự biên tập viên,… là những “gia vị” làm cho “món ăn” tinh thần này đậm đà hơn. Truyền thông làm cho chương trình được phổ cập rộng rãi dù theo chiều hướng tốt hay xấu (scandal) đều thu về cho nhà sản xuất khoản lợi nhuận không nhỏ.

Tạm kếtTruyền hình cũng đã có nhiều thay đổi, từ những kênh đen trắng đơn sơ, kĩ thuật còn hạn chế, nay số lượng các kênh đã lên đến hàng trăm và số lượng chương trình thì không thể đếm nổi. Công nghệ hiện đại làm cho truyền hình ngày càng phát triển hơn, nhưng để tạo nên những chương trình thực sự chất lượng và có bản sắc riêng thì không thể thiếu đi yếu tố con người. Chương trình xưa – nay dù có đổi khác thì chính những người làm truyền hình với năng lực và nhiệt huyết mới là nhân tố quyết định sự thành công và bền vững của chương trình!

Tuyết Minh – Phan LinhSV 2012 - Ảnh: Internet

Lại Văn Sâm - Người dẫn chương trìnhđược yêu thích nhất

35

Page 50: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ36 Chuyển động trẻ

Chuyện đan len của các nàngGiữa thời kỳ công nghệ với mọi thứ “ăn liền”, khi phần lớn các bạn trẻ không còn quan tâm nhiều đến những món đồ “handmade” như thời “các bà, các mẹ”, thì sự trở lại của trào lưu đan len trong giới trẻ thực sự là một “điểm sáng”. Tự đan khăn, áo để dùng hay tặng cũng là cơ hội để các bạn khoe “tài lẻ” và bày tỏ tình cảm của mình. Chỉ với 40k - 60k (3-5 cuộn len), cùng chút khéo léo, tỉ mẩn là các bạn đã có thể cho ra đời một chiếc khăn len ấm áp và có một không hai rồi.Thế nhưng, đằng sau những mũi len cũng không ít những câu chuyện “dở khóc, dở cười”. Thật may mắn nếu như bạn là một cô gái khéo tay để cho ra đời những sản phẩm đáng yêu. Tuy nhiên, chuyện “đứt gánh giữa đường” không phải không xảy ra, nhất là đối với những cô nàng thiếu kiên nhẫn. Cũng thật bi đát khi “đứa con tinh thần” của mình phải nhận “kết cục

chết chóc” khi chỉ còn vài dòng nữa thì bị tịch thu vì khổ chủ ngồi trong giờ học. Đôi khi, tác phẩm nghệ thuật bị đình chỉ vô thời hạn một cách “lãng xẹt”, chỉ vì không thể tìm được màu len giống hệt chiếc khăn đang dang dở.

… Và cả các chàng !Chuyện đan lát ngày nay không chỉ của riêng “chị em”. Không ít các đấng mày râu đã khiến mọi người ngạc nhiên khi hăm hở đi mua len, mua que đan. Để có món quà cho “người thương”, các chàng trai sẵn sàng gạt bỏ “hình ảnh nam tính” để cặm cụi đan đan, móc móc. Xuân Anh (ĐH Mỏ Địa Chất Hà Nội) đã thức đến 2 – 3 giờ sáng để đan khăn tặng sinh nhật cho cô bạn gái. Dù chiếc khăn không đẹp lung linh nhưng cũng đủ làm cho cô bạn gái của bạn ấy hãnh diện gọi bạn ấy là “siêu nhân”. Bạn đừng cho rằng việc một anh chàng biết đan len là “thiếu nam tính”. Tuấn Anh (KTĐN) là một cậu bạn hết sức “manly”, thế nhưng bạn ấy cũng có sở thích đan lát. Tình cờ, khi đi quân sự ở Xuân Hòa, Tuấn Anh thấy trò khâu móc chìa khóa “hay hay”. Từ đó, cậu bạn thấy thích đan móc, mày mò học hỏi và có cả những chiếc mũ làm quà cho người thân. Thậm chí đan len còn trở thành chủ đề trên các diễn đàn khi các chàng chia sẻ kỷ niệm mày mò đan khăn: “Về đến nhà cứ mình phải giấu diếm, vì hai cuộn len to đùng, chật ních cả cái cặp không có

sách vở. Sau khi mình được chỉ dẫn tận tình cách đan thì về đến nhà đầu óc vẫn lơ lửng đâu đó” – một bạn trai nickname Bling chia sẻ.

Tạm “chiết”Chuyện đan lát ngày nay vốn không còn mặc định riêng cho giới nữ. Việc các chàng trai hiện đại “cầm len lên và đan” đã không còn quá xa lạ để bị trêu ghẹo. Chính những cuộn len cũng là cầu nối “móc” người ta lại gần nhau hơn khi đôi bạn vô tình thân nhau qua những lần học nhau đan len, hay cô con gái thêm gần gũi bố nhờ đôi que đan bố tự tay vót… Bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thật nhiều màu sắc như những cuộn len.

Bảo Bống

Gió mùa Đông Bắc kéo theo cái lạnh tràn về Hà Nội từ độ một tháng nay khiến người ta cần được sưởi ấm. Cùng với đó, những chiếc găng tay, áo, mũ, khăn len… bắt đầu xuất hiện trên đường phố. “Đến hẹn lại lên”, con phố Đinh Liệt – phố bán len nổi tiếng Hà Nội lại tấp nập người mua. Họ đều mong muốn những “món quà” mình làm ra không chỉ giúp người thương yêu ấm áp mà còn thấy ấm lòng.

CUỘN LENngày đông

Quanh những

Page 51: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ 37

Suy nghĩ nhỏ phía sau một dự án“Vũ trụ không được tạo bởi những nguyên tử, nó được tạo ra bởi những câu chuyện” là câu trích dẫn mà người ta thường thấy trên trang web, fanpage,... của “Vẽ kể chuyện”. Đỗ Hữu Chí, hay Bút Chì – Thạc sĩ chuyên ngành truyện tranh luôn quan niệm rằng những câu chuyện trên thế giới đều đã được kể hết, và nhiệm vụ của chúng ta là kể lại chúng theo cách của riêng mình. Anh thực hiện dự án “Vẽ kể chuyện” với lí do thật đơn giản: anh yêu thích và mong muốn giúp mọi người không chỉ vẽ, mà còn khám phá bản thân và học cách đồng cảm với mọi người xung quanh. “Vẽ kể chuyện” được xây dựng bởi Bút Chì tin rằng nó sẽ hay và phù hợp với nhiều người khác nhau – đặc biệt là những người làm việc nhiều với hình ảnh. Một khóa học “mở đầu bằng… phần thưởng và kết thúc với… bằng khen, bởi vì ai cũng giỏi, ai cũng kể chuyện hay.”. Một khóa học đặc biệt, không chỉ dạy những phương pháp vẽ kể chuyện, mà còn khơi dậy nhiều xúc cảm bên trong mỗi người.

…cảm hứngLà hai từ ngắn gọn và đúng nhất để miêu tả về “Vẽ kể chuyện”. Hiếm thấy một khóa học vẽ nào lại mang đến cho “học sinh” những trải nghiệm thú vị đến như thế. Có thể trong buổi đầu đi học, mọi người sẽ

phải “ồ”, “à” đầy ngạc nhiên với những bài học “khởi động” mà thầy giáo đưa ra. Vẽ một bức hình theo mẫu - nhưng không nhìn xuống giấy. Dùng tay trái để vẽ chân dung mọi người trong lớp học. Cách truyền cảm hứng của Bút Chì chỉ đơn giản là như vậy, khơi cho mọi người những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, mà lại mang đến những niềm vui, sự bất ngờ đầy thích thú.Khóa học của anh thực sự thành công, bởi cảm hứng đã được truyền đi từ những điều nhỏ bé như thế. Chẳng khó khăn gì để vẽ một bức hình đơn giản, nhưng khi thử một điều khác biệt như vẽ mà không nhìn vào sketchbook (sổ kí họa), “cảm giác tuyệt vời nhất chắc là lúc chuẩn bị được nhìn xuống sổ, háo hức kinh khủng. Không phải háo hức xem có bao nhiêu thứ đúng vị trí đâu. Đấy là cảm giác háo hức vì biết mình sắp nhận được một điều bất ngờ.” – Phương Thanh, một FTUer tham gia khóa học chia sẻ. Hay chuyện vẽ chân dung mọi người, chẳng có lúc nào mà từng khuôn mặt, dù xa lạ, dù thân quen trong một lớp học lại được để ý nhiều như thế…“Nếu đánh giá về mặt cảm hứng, cảm xúc, tạo được tinh thần hồn nhiên và tự tin cho mọi người, thì anh thấy mình đang làm tốt” – Bút Chì tâm sự. Thực ra, anh đã làm được nhiều hơn thế. Anh đã giúp mọi người tìm lại được những khoảng trời tự do bên trong con người mình, để mỗi người đều “vui sướng và tự hào vì đã đến đây, cùng nhau lát những viên gạch đầu tiên cho một cộng đồng mở, một

cộng đồng kết nối và lan tỏa sức mạnh sáng tạo, giải phóng trí tưởng tượng, vẽ và kể cho nhau nghe những câu chuyện bất tận vốn tạo nên thế giới.”.

Và chuyện tương laiTrong thời đại bây giờ, những người nghệ sĩ mới vẫn luôn phải đối mặt với việc tìm ra lối đi cho riêng mình. Không chỉ đơn giản là tạo ra nghệ thuật, mà nghệ thuật ấy còn phải truyền cảm hứng cho những người xung quanh, để rồi tạo ra sức lan tỏa rộng khắp. Với “Vẽ kể chuyện”, Bút Chì đã nhìn nhận được nhiều hướng phát triển của khóa học dưới sự ủng hộ và đón nhận của nhiều người. Mặc dù thành công trong việc truyền thụ cảm hứng, Bút Chì cho biết, anh đang cố gắng điều chỉnh về kĩ thuật, cơ sở vật chất,… để hoàn thiện khóa học hơn nữa. Hiện tại, các khóa học ở Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh còn được tổ chức với quy mô nhỏ nên chưa gặp nhiều khó khăn, nhưng anh cũng nhận định, nếu như muốn duy trì khóa học lâu dài, anh sẽ cần giải quyết nhiều vấn đề hơn như địa điểm giảng dạy, tổ chức một số hoạt động bên lề,…Dẫu vậy, anh không quá lo lắng về tương lai của “Vẽ kể chuyện”, mà chỉ muốn tập trung hết sức vào hiện tại. Anh nói, “đường còn dài mà”. Mong rằng một ngày không xa, “Vẽ kể chuyện” sẽ được phổ biến rộng rãi hơn nữa, để sẽ có nhiều người hơn nhận ra “những điều kì diệu” mà Bút Chì Đỗ Hữu Chí luôn tin tưởng.

Không cầu kì, không có bất kì một yêu cầu quá khắt khe nào về nghệ thuật, mà đơn giản như chính cái tên của nó, “Vẽ kể chuyện” đang là một dự án rất mới mẻ của Bút Chì. Và, còn nhiều điều để nói hơn thế nữa, phía sau khóa học này… Vịt Xám

những“vệt màu”

Khi

k ể c h u y ệ n

Page 52: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

HÌNH TƯỢNGĐỂ LÀ CHÍNH MÌNH

Những chú sâu kén hóa bướmVào năm 2005, trên sân khấu của Video Music Award (VMA), cả thế giới đã sững sờ trước màn trình diễn “I’m a slave for you” cực kỳ quyến rũ với vũ đạo nóng bỏng của công chúa tóc vàng Britney Spears, cùng bạn diễn là một chú trăn khổng lồ. Sau đó không lâu, cô tiếp tục cho ra lò Music Video (MV) của ca khúc với một kịch bản cũng khêu gợi không kém cùng những cảnh quay vô cùng táo bạo. Khi đó, cô chỉ vừa tròn 20 tuổi.8 năm sau, cũng trên sân khấu ấy, làng giải trí thế giới lại một lần nữa phải sửng sốt ngạc nhiên khi Miley Cyrus – nàng thơ của kênh truyền hình Disney – lè lưỡi, “twerking” và có những hành động đôi phần dung tục với nam ca sĩ Robin Thicke trong ca khúc “We can’t stop”. Chưa hết, cô nàng chuẩn bị bước sang tuổi 21 này còn tiếp tục “gây sốc” với hình ảnh khỏa thân trên quả bi sắt và liếm búa trong MV “Wrecking Ball”.

Ai rồi cũng phải lớn. Và những người nổi tiếng cũng không phải là ngoại lệ, bước ra khỏi ánh hào quang thuở nhỏ và thay đổi hình tượng. Nhưng thay đổi thế nào mới là điều đáng nói. Showbiz US-UK dường như cũng đã quá ngán ngẩm với những hình tượng hoàn hảo, và giờ là lúc các công chúa, hoàng tử đua nhau cựa mình để trở thành ông bà hoàng ….

Britney Spears và Miley Cyrus mới chỉ là hai trong số vô vàn ví dụ về việc thay đổi hình tượng của các ca sĩ. Đến cả những ngôi sao với một phông nền “sạch” như Taylor Swift hay Selena Gomez cũng đều đã tự làm mới mình bằng việc thử sức với việc chuyển hướng sang những dòng nhạc mới hơn, trưởng thành hơn, và phong cách ăn mặc nóng bỏng hơn. Taylor rũ bỏ hình tượng công chúa nhạc đồng quê để mang lại cho fans một “Red” mang nhiều hơi hướng của pop, và Se-lena cũng không còn là một nàng công chúa Disney hát teen pop khi xưa nữa. Vậy tại sao lại có những sự thay đổi “chóng mặt” của sao như thế?

Đằng sau câu chuyện lột xácTrước hết, ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết những màn “lột xác” đều diễn ra khi người ca sĩ đạt đến tuổi trưởng thành. Dường như, nhu cầu được thay đổi, được sống đúng tuổi của mình là điều tất yếu đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là

với những sao US-UK, những ca sĩ tuổi thiếu niên bắt đầu “lớn”. Justin Bieber không thể mãi mãi là một chàng trai mới lớn chơi bowling để gây ấn tượng với bạn gái như trong”Baby”; Miley Cyrus không thể cứ tiếp tục làm một Hannah Montana răng khểnh tóc vàng, cũng như Britney Spears không thể sống mãi là cô nữ sinh tết tóc hai bên mặc đồng phục như trong “Baby one more time”.Bên cạnh đó, việc tự làm mới cũng là một cách giúp người nghệ sĩ F5 lại phong cách âm nhạc của bản thân. Điển hình cho ví dụ này chính là Taylor Swift với album mới nhất của cô – “Red”. “Red” đánh dấu một bước chuyển mình táo bạo của Taylor khi cô đã can đảm bước ra khỏi “vùng an toàn” để thử nghiệm những dòng nhạc mới: một chút pop, chút al-ternative hay thậm chí là cả dubstep. Dẫu rằng có thể có những người đã lỡ “nghiền” chất country của cô và phản đối sự thay đổi, thì “Red” vẫn xứng đáng là một bước đột phá của để một lần nữa

THAY ĐỔI

CUỘC CHIẾNHAY

Hoàng Hạnh – Hà Muối

??

38 Chuyển động trẻ

Page 53: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Taylor khẳng định tài năng của cô trên nhiều thể loại âm nhạc. Ngoài ra, dường như việc thay đổi hình tượng và phong cách âm nhạc giống như một cuộc hành trình để người nghệ sĩ về lại đúng với cá tính của chính mình. Điển hình cho nguyên do này, không ai khác chính là Miley Cyrus. Nếu quan tâm một chút đến sự nghiệp của cô, có thể thấy những “dấu hiệu” của thay đổi đã nhen nhóm từ khi cô cho ra mắt single “Party in the USA” năm 2009, và ngày một trở nên rõ ràng hơn trong “Can’t be tamed” (2010), mặc dù lúc đó vai diễn Hannah Montana vẫn chưa kết thúc cho đến tận năm 2011. Có lẽ, Miley chỉ mong chờ đến khi Hannah hoàn toàn chấm dứt, để cô có thể “tháo cũi sổ lồng” và trở về với đúng con người bên trong của mình - một cô nàng ngổ ngáo, nổi loạn đến điên khùng. Cô còn khẳng định chắc nịch sau những chỉ trích: “Tôi chẳng có chút suy nghĩ, vì đó là con người tôi.”

Cái giá của sự thay đổiKhông có con đường nào trải đầy hoa hồng, và cũng không có thay đổi nào nhận được mọi sự hưởng ứng. Một khi người nghệ sĩ đã tạo được một chỗ đứng ổn định trong lòng khán giả thì việc họ tự chối bỏ hình tượng cũ của mình sẽ gây ra chấn động không hề nhỏ trong cộng

đồng fan. Ví dụ như Taylor Swift, việc đưa chất dubstep vào album mới (như trong “I knew you were trouble”) đã khiến cô phải nhận không ít chỉ trích; một số thậm chí còn cho rằng cô đang cố gò ép mình trở thành một ca sĩ thị trường hạng xoàng thay vì trung thành với dòng nhạc country. Miley Cyrus cũng không thoát khỏi số phận tương tự. Cái bóng của Hannah Montana tưởng như là bệ phóng hoàn hảo cho sự nghiệp của cô, nay lại trở thành con dao hai lưỡi. Xem những MV gần đây của Miley trên Youtube, những comment phổ biến nhất luôn là: “Tôi nhớ Hannah. Tôi nhớ Miley cũ”. Nhiều Smiler (tên gọi fan của Miley) đã không thể chấp nhận được hình ảnh hiện tại của thần tượng mình. Cô đã thay đổi quá đột ngột, quá mạnh mẽ, quá khác biệt so với ban đầu thay vì lựa chọn phương án trưởng thành an toàn hơn như Demi Lovato hay Selena Gomez; điều đó khiến phần lớn dư luận không hài lòng. Miley đánh mất đi sự hậu thuẫn của giới phụ huynh – những người cung cấp nhiều nhất về mặt tài chính cho con cái họ để mua những sản phẩm của cô. Với quyết tâm xóa sổ hình ảnh Hannah bằng vô số lần “twerk-ing”, xuất hiện trong trang phục thiếu vải hay phát ngôn gây sốc, Miley thậm chí còn đứng đầu trong danh sách nghệ sĩ nữ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em năm 2013.

Thế nhưng, không thể phủ nhận rằng thay đổi đã đem lại những hiệu quả không ngờ. “Red” đã nhận được sự ca ngợi của nhiều nhà phê bình âm nhạc, về tính linh hoạt và đa dạng trong âm nhạc của Taylor. Về mặt doanh thu thị trường, “Red” hiện đang là album bán chạy thứ 2 của năm tại Mỹ, sau “21” của “Adele”. Còn Miley Cyrus rõ ràng là cái tên nóng nhất trong làng nhạc hiện nay. Người người đều đang nhắc đến tên cô, dù bằng những lời ủng hộ hay phê phán. “Bang-erz” thống trị các bảng xếp hạng Itunes và Billboard, còn “Wrecking Ball” lẫn “We Can’t Stop” đều đang nắm giữ hai kỉ lục Youtube mà khó ai có thể đánh bại.

Tạm kếtCần phải nhận thấy rằng, sáng tạo là một tố chất tối quan trọng của người nghệ sĩ, và thay đổi phong cách là một hướng đi cần thiết để tránh việc họ đi vào lối mòn của sự nhàm chán. Những người hâm mộ trung thành, chắc chắn sẽ không vì một chút thay đổi về ngoại hình hay chất nhạc mà quay lưng lại với thần tượng của mình. Tuy nhiên, rất cần thiết rằng người nghệ sĩ phải có một giới hạn. Khác biệt là điều tốt, nhưng thiết nghĩ, thay đổi nên để dành cho điều tốt hơn, chứ tuyệt nhiên đừng nên là chú bướm mà trở về thành con sâu kén xấu xí ban đầu.

39

Page 54: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Có thể nói, học 2 chuyên ngành đã là một trong những mối quan tâm và ít nhiều nằm trong dự định của sinh viên.Tại sao sinh viên lại có định hướng ra trường với 2 văn bằng trong tay? Quan trọng hơn là, trước quyết định này, cơ hội và thách thức nào cho họ?

HỌC HAI

Bí kíp tôi có thể

KHÓ DỄHAY

40

CHUYÊN NGÀNH

Thực tế là, yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe cùng với sự cạnh tranh cạnh ngày một gắt gao hơn trong môi trường

lao động khiến nhiều sinh viên coi học 2 chuyên ngành như là một trong những giải pháp được ưu tiên. Ra trường với hai văn bằng trong tay phần nào trở thành lợi thế hơn cho sinh viên khi đi xin việc. Trước mắt thì 2 tấm bằng có thể là cơ sở để xem xét năng lực đa dạng của sinh viên trong nhiều mảng công việc khác nhau, điều này khiến họ tăng cơ hội nằm trong tầm ngắm của các nhà tuyển dụng. Trần Thu Trang, sinh viên K50 (TPTM) chia sẻ: “Chuyên

ngành 1 của mình là ngoại ngữ thương mại và ngoại ngữ đôi khi chỉ là một công cụ để làm việc thôi, mình muốn học thêm 1 chuyên ngành nữa để có năng lực chuyên sâu về một thứ. Bởi vậy mình chọn chuyên ngành 2 là Kinh tế đối ngoại để được học về những môn kinh tế rất hay mà trong chuyên ngành 1 về ngôn ngữ không có”.Trong khi đó, Đặng Văn Nhân, K50 cho rằng: “Ngoại thương là trường dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, nếu chỉ tập trung học ngoại ngữ chuyên sâu thì rất phí, nên nắm bắt thêm cơ hội cho mình”. Hơn thế nữa, khi học hai ngành cùng một lúc sinh viên sẽ được nhà trường tạo điều kiện về chương trình học. Sinh viên có nhu cầu học chuyên ngành 2 có thể đăng kí học ngay từ năm thứ 2 với điều kiện kết quả học lực năm học thứ nhất đạt loại khá trở lên. Những môn học đã học trong chuyên ngành 1 thì sinh viên sẽ được miễn không phải

Học hai chuyên ngành, đã không còn là câuchuyện mới

Page 55: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ41

học ở chuyên ngành 2, đồng thời với hệ thống đào tạo theo kiểu tín chỉ giúp sinh viên linh hoạt hơn trong việc đăng ký, lựa chọn các môn học giúp sinh viên cân đối lịch học một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.

Sớm nhận thức được những cơ hội từ việc học 2 chuyên ngành thì chắc hẳn các bạn sinh viên cũng đủ tỉnh táo nhìn ra được

những vất vả của việc học song song này. Đầu tiên phải kể đến vấn đề quản lý thời gian. Khi học duy nhất một chuyên ngành, nếu không biết cách sắp xếp một cách khoa học, nhiều bạn vẫn tự gặp phải những rắc rối trong việc cân bằng giữa học tập – nghỉ ngơi – các hoạt động ngoại khóa. Vậy nên, những sinh viên với số môn học tăng gấp đôi trong thời khóa biểu, sự bận rộn theo đó cũng tăng lên gấp nhiều lần. “Học 2 chuyên ngành khá vất vả vì mình rất khó để sắp xếp thời gian cho phù hợp cả hai. Nhiều khi do trùng lịch học mà mình không thể lên lớp những môn cơ sở, thay vào đó mình lựa chọn lên lớp môn chuyên ngành…” – Bùi Khắc Quang, K50 QTKD Tiếng Pháp (chuyên ngành 2, ngân hàng). Thêm một vấn đề tất yếu sẽ kéo theo - “quản lý kiến thức” trước việc học trở nên “quá tải”. Bên cạnh những giờ học nối tiếp nhau trên trường kín mít, sinh viên còn phải dành thời gian tự học ở nhà nhiều hơn, nhất là những lúc “tiền thi cử”, lịch thi tới tấp, vượt qua số lượng những kì thi đó cũng là một gánh nặng không hề nhỏ cho sinh viên! Vì thế, học 2 chuyên ngành, sinh viên cần xác định những căng thẳng, áp lực… sẽ cao hơn bình thường. Tâm lý mệt mỏi, chán chường, thậm chí không ít sinh viên cảm thấy hối hận với quyết định của bản thân, không dưới một lần muốn buông xuôi, từ bỏ. Ngoài ra, về thời gian ra trường, khi học 2 chuyên ngành sinh viên nhiều

khả năng phải chấp nhận ra trường muộn từ 6 tháng - 1 năm so với sinh viên theo học 1 chuyên ngành, điều đó có thể ảnh hưởng một phần tới công việc và phải bỏ qua những cơ hội nhất định.

Những áp lực và chông gai thấy rõ

Nhưng không gì làkhông thể

Bùi Khắc Quang - K50

Thực tế là đã có rất nhiều FTUers đã không ngần ngại chọn cho mình một con đường khó khăn – học 2 chuyên

ngành và một phần không nhỏ trong số đó đã thành công với quyết định của mình. Vậy họ đã làm như thế nào? Trước hết, để có thể học 2 chuyên ngành một cách“ngon lành” sinh viên cần phải hội tụ “điều kiện cần” sau: học thật vững chuyên ngành chính của mình và sau đó mới đưa ra lựa chọn chuyên ngành 2 phù hợp. Trường hợp phổ biến nhất hiện nay là những sinh viên học ngoại ngữ thương mại thường học thêm chuyên ngành 2 liên quan đến kinh tế. Ngoài ra, để học tốt 2 chuyên ngành cùng một lúc cũng cần những “bí quyết” chinh phục. Tất nhiên đây không phải là “đáp số” chung cho tất cả trường hợp sinh viên chọn học 2 chuyên ngành vì mỗi người lại có những phương pháp học riêng và nhưng bạn đọc có thể tham khảo để biến chúng trở thành những “điều kiện đủ” hoàn hảo cho việc học suôn sẻ hơn. Mặc dù lịch học khá căng và kiến thức đôi lúc bị chồng chất, nhưng bạn vẫn có thể giải quyết đống “tồn đọng” này một cách khôn khéo hơn khi biết “con-nect” kiến thức giữa các môn học với nhau. Chính nhờ sự liên hệ này, việc sử dụng kiến thức sẽ trở nên linh hoạt, chủ động thay vì cứ phải tiếp nhận một cách thụ như trước. Ví dụ “Mình học môn quản trị tài chính, nên dễ dàng hơn khi học các môn chuyên ngành Ngân hàng. Kỳ vừa rồi mình học tổng cộng 15 môn mà kết quả cũng rất khả quan” – Quang chia sẻ thêm. Ngoài ra, khi đăng kí tín chỉ, nên lưu ý chọn lịch học cần cân đối được giữa chuyên ngành 1 và chuyên ngành 2 để chúng vừa bổ sung cho nhau về kiến thức cũng như lịch học hài hòa, “dễ thở” hơn phần nào. Nói chung, sinh viên cần kiểm soát được lịch học của mình, xây dựng cho mình một lộ trình đi cụ thể khi nào sẽ hoàn tất các môn, mỗi kì sẽ học bao nhiêu môn…

Nói về kinh nghiệm để giảm thiểu những căng thẳng, áp lực khi học cũng như thi, Lê Xuân Trí, K48, KTĐN (chuyên ngành 2, Luật Kinh doanh Quốc tế) chia sẻ: “Mình nghĩ nên chủ động nắm kiến thức ngay rên lớp, bạn rất khó có thể “cày” tất cả các môn của 2 chuyên ngành nhất là lúc sát ngày thi. Đồng thời, cũng nên xác định mục tiêu cụ thể cho từng kì dựa trên các môn học và khả năng bản thân để chủ động phấn đấu đạt được”.

Tóm lại, việc học 2 chuyên ngành hoàn toàn có thể là quyết định “khôn ngoan” nếu sinh viên chọn đi đúng hướng và biết

đi đúng cách. Tuy nhiên, với những sinh viên chưa thực sự tự tin vào khả năng của mình hay không đủ quyết tâm thì tốt nhất không nên “mạo hiểm” chọn con đường này để rồi rơi vào tình trạng “không được ăn cả mà vẫn ngã về không”. Trong thực tế, việc sở hữu nhiều hơn một tấm bằng đại học không đảm bảo chắc chắn cho bạn một công việc đáng mơ ước trong tương lai. Điều quan trọng nhất là làm như thế nào để những kiến thức sách vở bạn học được ở trường hôm nay được ứng dụng một cách hiệu quả trong thực tế làm việc sau này!

Minh Phượng – Linh Trịnh

Kết

C H U Y Ê NN G À N H 2

Page 56: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ

Thực tập giữa khóa – đề tài không mới song lại là mối quan tâm của rất nhiều sinh viên năm 3 hiện tại. Vậy một tháng “trải nghiệm công sở” ấy là gì và nó quan trọng như thế nào? Thực tế đằng sau câu chuyện mùa hè này liệu có làm vỡ mộng các thế hệ đàn em? Làm thế nào để thu được kết quả tốt nhất?

42

Cái nhìn toàn cảnhCó lẽ nhiều sinh viên FTU đến nay vẫn chưa để ý rằng thực tập giữa khóa là bắt buộc với tất cả sinh viên đã hoàn thành

chương trình năm 3. Mỗi sinh viên phải tìm cho mình một công ty và thực tập trong vòng một tháng. Kết thúc thời gian đó, sinh viên phải nộp bản báo cáo thực tập. Điểm đáng lưu ý là báo cáo này sẽ được quy đổi tương đương 3 tín chỉ và tính vào điểm trung bình học tập. Vì thế, để đạt kết quả tốt mỗi sinh viên rất cần có sự đầu tư nghiêm túc vào kì thực tập giữa khóa của mình.

Thông thường, mỗi một nhóm sinh viên (khoảng 10 – 15 người hoặc hơn) sẽ có một giáo viên hướng dẫn (hay “Người hướng dẫn khoa học”). Giáo viên hướng dẫn là người xem xét chủ đề sinh viên chọn có thích hợp không, hướng dẫn cách thức thực hiện, đưa khung báo cáo thực tập cần viết. Đồng thời, trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo, giáo viên sẽ chỉnh sửa và góp ý cho những nội dung không phù hợp. Họ cũng chính là người cho điểm báo cáo của sinh viên. Về quy trình làm việc, thông thường khi có danh sách phân công sẽ kèm theo lịch

hẹn gặp lần đầu với giáo viên. Sau đó, tùy theo giáo viên mà cách thức làm việc cũng khác nhau: có thể tiếp tục gặp nhóm để sửa bài, hoặc sửa qua email, thông qua bản cứng nộp cho nhóm trưởng, gặp trực tiếp từng người… Có những thầy, cô rất khắt khe trong việc gặp mặt nhưng cũng có thầy, cô chấp nhận làm việc qua email.

Thông thường, yêu cầu của nhà trường đối với mỗi sinh viên trong kì thực tập này là tìm hiểu đặc điểm, tình hình của đơn vị mình chọn; tìm hiểu những kết quả đạt được của đơn vị; nghiên cứu những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của chúng, cũng như phương hướng, chương trình phát triển trong thời gian tới; dự kiến, đề xuất (nếu có) về hướng đổi mới của đơn vị trong tương lai… Nhiệm vụ rõ ràng và đầy đủ là vậy nên bắt buộc sinh viên phải thực tập hết sức nghiêm túc.

Đằng sau bức tranh thực tậpThông thường, các sinh viên phải tới các công ty đúng theo thời gian trên giấy giới thiệu của nhà trường. Tuy nhiên, nếu sinh viên nào có nguyện vọng làm thêm để lấy kinh nghiệm hoặc có sự yêu cầu từ

GIỮA KHÓA

MUÔN

THỰC TẬPMÀU

Bí kíp tôi có thể42 Bí kíp tôi có thể

Page 57: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ 43phía công ty, thì có thể ở lại thực tập lâu hơn, nhưng vẫn phải nộp báo cáo theo đúng thời hạn đã định. Thế nhưng, thực tế là cũng có không ít sinh viên không đi làm hoặc chỉ đến công ty một tuần ngắn ngủi và sau đó dựa vào các mối quan hệ cá nhân để xin số liệu viết vào báo cáo thực tập.

Tại sao có nhiều sinh viên quyết định biến kì thực tập giữa khóa của mình thành những kế hoạch hè thú vị khác, chọn cách ở nhà và xin số liệu để hoàn thành báo cáo? Khá nhiều FTUers K49 và các sinh viên khóa trước chia sẻ rằng, sinh viên năm 3 sẽ rất khó khăn nếu muốn trực tiếp học hỏi các kiến thức hay kĩ năng nghiệp vụ, bởi gần như ở các đơn vị doanh nghiệp không hề có bất cứ khóa đào tạo hay một công việc chuyên môn nào dành cho sinh viên thực tập. Nhiệm vụ chủ yếu của sinh viên chỉ là đọc tài liệu hoặc dữ liệu trên máy tính. Thực tế là các công ty cũng không hề quản lí khắt khe về thời gian nên phần nhiều sinh viên thấy không quan trong trọng việc phải đến nơi thực tập thường xuyên. Nếu có cơ hội va chạm ít nhiều ở môi trường công sở thì sinh viên còn có thể chứng kiến những cảnh tượng không đẹp như nhân viên làm việc riêng, tán gẫu, chơi game trong giờ hành chính…

Tuy nhiên, với những sinh viên có quyết tâm tìm kiếm và mong muốn trang bị cho mình kiến thức thực tế thì những khó khăn trên đều có thể giải quyết. Nguyễn Bá Duy (FTUer K49) chia sẻ: “Chuyên ngành của mình là Thuế và Hải quan nên mình xin vào thực tập ở cục Thuế Thành phố Hà Nội. Quá trình thực tập của mình cũng có gặp một số khó khăn về mặt tiếp cận số liệu, vì đấy là cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra thì mọi việc đều suôn sẻ”.

Hay Đức Anh – một K49 khác cho biết “Mình xin thực tập ở một công ty xuất nhập khẩu. Ban đầu cũng gặp một vài khó khăn do chưa biết việc và có nhiều thứ còn không hiểu. Nhưng mình đã hỏi mọi người và cũng được chỉ bảo tận tình. Tuy mình không được tham gia vào cả quá trình, chỉ làm một vài công đoạn của công việc xuất nhập khẩu nhưng mình cũng đã bước đầu có cái nhìn tổng quan về nó và hiểu nó hơn”.

Với những sinh viên đã được tiếp cận môi trường làm việc thực tế, một điều khá thú vị là kì thực tập hè còn mang lại một vài kĩ năng bên lề và “có tính ứng dụng cao” như pha trà, sử dụng máy photocopy, tạo dựng các mối quan hệ mới,…

Thực tập giữa khóa: Tôi có thểTrước tiên là việc tìm công ty kiến tập. Sinh viên có thể áp dụng nhiều cách như nhờ người quen giới thiệu, đăng kí thi tuyển vào một số doanh nghiệp đang tuyển thực tập hoặc part-time, chủ động gọi điện hoặc tới tận nơi các công ty để xin. Kinh nghiệm vô cùng quý báu từ một K49 đó là không nên xin thực tập ở những doanh nghiệp, công ty lớn, bởi cơ hội được giao việc thực thụ ở đó chắc chắn sẽ là con số không, vì bộ máy nhân sự của họ khá hoàn chỉnh và đã đi vào guồng. Thay vì vậy, sinh viên nên chọn thực tập ở những doanh nghiệp nhỏ hơn, hoặc ở một tỉnh, hoặc một chi nhánh kinh doanh. Ở đó ít nhân sự hơn và vì thế, sinh viên có thể học hỏi được rất nhiều điều bổ ích.

Sau một tháng, nhân tố quyết định kết quả thực tập của sinh viên chính là báo cáo thực tập. Để có một bài báo cáo tốt, mỗi sinh viên cần theo sát hướng dẫn của thầy, cô. Việc quan trọng nhất là đề tài báo cáo phải có được sự đồng ý của giáo viên. Khi xác định vấn đề lạ (không mang tính truyền thống), FTUers nên chỉ rõ cho thầy, cô thấy được vấn đề mình đưa ra thuộc môn học nào, liên quan đến chuyên ngành học của mình ra sao. Bên cạnh đó, có thể tham khảo các bài báo cáo của sinh viên khóa trước để nắm rõ cách thức viết cũng như biết được làm sao cho văn phong có tính học thuật nhưng tuyệt đối không nên sao chép toàn bộ và phải dẫn nguồn đầy đủ (tham khảo cái nào thì dẫn nguồn cái đó). Một điều tương đối cần thiết nhưng lại dễ bị bỏ ngỏ, đó là việc soát lỗi chính tả sau khi hoàn thành báo

cáo. Chỉ cần phát hiện thấy lỗi chính tả là người chấm bài đã có thể cảm thấy “sạn” trong bài báo cáo của sinh viên.

Việc làm theo đúng chỉ dẫn cũng như liên lạc thật nhiều với thầy, cô là một điều cần thiết bởi họ chính là người theo dõi công việc của sinh viên, và là người cho điểm cuối cùng.

Tạm kếtLẽ dĩ nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó. Với một bộ phận FTUers, thực tập hè thực chất là những ngày làm việc ở nhà nhàn rỗi và máy móc, nhưng với nhiều sinh viên khác thực sự mong muốn được học hỏi kinh nghiệm nơi công sở thì có thể: “Đây là một cơ hội rất tốt để tiếp xúc với môi trường thực tế” (Quốc Huy – K49). Hy vọng rằng những sinh viên sắp trải nghiệm thực tập giữa khóa có thể chuẩn bị cho mình một kế hoạch tốt nhất để thu lượm được nhiều điều bổ ích từ mùa hè áp chót này.

Giang Min – Kim Chung

Page 58: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

S Ứ C T R Ẻ44 CROSSWORD

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

CLB Truyền Thông YMC

H103, ĐH Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

EMAIL: [email protected]

WEBSITE: http://ymconline.vn

FACEBOOK: http:/facebook.com/ymc.ftu

Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, đã tài trợ cho số nội san này.

Mọi đóng góp xin gửi về email [email protected] hoặc gọi điện về số 01222210753 (Ms Minh Châu)

LƯU HÀNHNỘI BỘ

NỘI SAN SỨC TRẺSỐ 40, PHÁT HÀNH NGÀY 18/11/2013

Liên hệ quảng cáo

Phụ trách ấn phẩm

Phụ trách truyền thông

Lan AnhMobile: 0987 784 268

Thúy Nga, Tuấn Đức

Phượng Vân

Thầy Nguyễn Văn Triệu

Châu Kiều

Châu Kiều, Thủy Đôn, Fuma, Thúy Hà, Hải Đăng, Phan Linh, Lan Anh, Quỳnh Anh, Vy Vy, Hà Muối, Thu Huyền, Trang Anh, Ngân Hà, Bảo Bống, Hoàng Hạnh, Tuyết Minh, Minh Minh, Lưu Giang, Phương Liên, Phương Anh, Kim Chung, Linh Trịnh.

Lê Hải, Tuấn Đức, Việt Khánh, Minh Ngọc, Văn Nhân, Chun, Hoàng Anh, Quang Hải, Quang Hân, Nguyễn Khang, Hương Trà, Hồng Diệp, Hoàng Linh, Linh Chi, Đức Đạt, Tuyết Hà.

Trách nhiệm nội dung

Phụ trách biên tập

Biên tập viên

Thiết kế mỹ thuật

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

ACROSS

DOWN

1. The instructor who leads the class.

3. A person who goes to school in order to learn.

5. An erasable writing utensil.

7. This small machine is used to solve math problems.

8. You can go to the library to find a _____ to read.

9. You put your books in one of these and carry it on your shoulders.

10. A writing utensil that uses ink.

11. Your classroom might have a ______ so you can access the Internet.

2. Assignments you work on outside of the classroom.

4. A blank book you can write in.

6. A ________ is filled with colorful ink and is usually used for drawing pictures. It can also be used to write on a “white board,” not a chalkboard!

12. This machine uses ink to print docu-ments.

13. A flat sheet to write upon.

11. Computer

12. Printer

13. Paper

14. Chalk

15. Eraser

1. Teacher

2. Homework

3. Student

4. Notebook

5. Pencil

6. Marker

7. Calculator

8. Book

9. Backpack

10. PenIn the Classroom

14. A powdery writing utensil that works best on a blackboard.

15. If you make a mistake in your writing, you can fix it with an _________.

http://equest.edu.vn/

http://fb.com/equestacademy

Địa chỉ 5 cơ sở:

Cơ sở 1 (EQuest) Cơ sở chính:

Địa chỉ: 99 An Trạch

(Trịnh Hoài Đức kéo dài), Q.Đống Đa

Điện thoại: (84 4) 3734 7224/25

Cơ sở 2 (EQuest)

Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà HESCO,

Km 10 Nguyễn Trãi

Điện thoại: (84 4) 3823 6151

Cơ sở 3 (EQuest)

Địa chỉ: 55 Nguyễn Khang, Q.Cầu Giấy

Điện thoại: (84 4) 3783 5549/50

Trung tâm tiếng Anh EQuestCơ sở 4 (EQuest)

Địa chỉ: 373 Hoàng Quốc Việt, Q.Cầu Giấy

Điện thoại: (84 4) 3791 7498/99

Cơ sở 5 (EQuest)

Địa chỉ: 28 Tây Sơn, Q.Đống Đa

Điện thoại: (84 4) 3533 5145/46

Cơ sở 6 (EQuest)

Địa chỉ : 207 Xã Đàn, Q.Đống Đa

Điện thoại: (84 4) 3573 8619/20

Fax: (84 4) 3573 8621

Answ

er Key

Page 59: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40

Trang tin sinh viên Đại Học Ngoại thương

news.ymconline.vn

Page 60: [YMC] Nội san Sức trẻ số 40