29

Nội San Sức Trẻ 44

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nội san Sức trẻ 44 CLB Truyền thông YMC trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

Citation preview

Page 1: Nội San Sức Trẻ 44

THÁNG 9/2014

SỐ

TÂM SỰ NHỮNG NGƯỜI CHÈO ĐÒ Ở FTU

ẤN PHẨM ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG TÂN SINH VIÊN

MÙA HÈ XANHMÙA HÈ XANHĐẶC TRƯNGNHỮNG

QUÀ TẶNGCOUPON&

“CÓ 102”

BẠN ĐÃ CÓ KẾ HOẠCHCHO NĂM NHẤT CHƯA?

THIẾT KẾ ĐỒ HỌAKẸO NGỌT HAY QUẢ ĐẮNG

CỦA NHỮNG TRÁI TIM HỒNG

CỘPMÁC

Page 2: Nội San Sức Trẻ 44

0109/201444

NHẬT KÍ NGƯỜI BIÊN TẬP

Gửi những độc giả yêu mến của tờ Nội San Sức Trẻ!Có một nhà thơ đã từng viết về mùa thu như thế này:“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác hơi may...”Vậy mùa thu đã đến chưa? - nhiều người băn khoăn mãi. Đã qua đâu những trưa nắng gay gắt cháy da cháy thịt, những cơn mưa rào bất chợt ào ào, xối xả... Một buổi sớm thức giấc, ta chợt giật mình bởi cơn gió se se lạnh. Vài gánh hàng rong đi qua, trong không gian đã thoang thoảng hương ổi nhè nhẹ, ánh lên màu xanh ngọc ngà của những gánh cốm non. Góc phố Nguyễn Du đã lấm tấm màu vàng của những bông cúc nằm yên trên chiếc xe chở hoa. Chút “thu” ấy chỉ thoáng qua ngắn ngủi, để rồi khi hương hoa sữa ngào ngạt cả con phố, ta mới chợt vỡ òa mà thốt lên: “À, thu đã qua quá nửa!”.Một mùa thu nữa lại về! Em – những cô, cậu bé vừa rời khỏi mái trường cấp ba có cảm thấy lạ lẫm không khi buổi tựu trường không còn vang tiếng trống? Em có lưu luyến không khi khoác trên mình không còn là những chiếc áo sơ mi đồng phục trắng tinh khôi? Nhưng chắc em cũng phấn khích lắm, vì em đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời: Em là sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương!Cầm trên tay cuốn Sức Trẻ 44, em sẽ tìm thấy cả một thế giới lạ lẫm đang chờ em sau cánh cổng trường: cuộc chạy đua “khốc liệt” để trở thành tân binh của các Câu lạc bộ; những nét văn hóa “chỉ có thể là FTU”; các thầy cô “không thể không gặp” khi học năm nhất... Cùng với Step by step, FTUers cũng sẽ có dịp hiểu hơn về hướng đi tương lai cho ngành Kinh tế và phát triển quốc tế; hay tìm thấy hứng thú với công việc cộng tác viên Multime-dia. Hơn thế nữa, Chuyển động trẻ sẽ đem đến những bài viết sâu sắc về các trào lưu xu hướng đang làm mưa làm gió: gameshow dành cho tài năng nhí, câu chuyện đạo nhạc trong showbiz Việt, studio Ghibli... Và hãy cùng nhau gặp gỡ những “sát thủ” trong kì thi tuyển sinh ĐH năm 2014 với Gương mặt trang bìa...Bốn mươi trang viết là tất cả tâm huyết của Ban Biên tập Nội san Sức Trẻ muốn gửi tới các em, những tân sinh viên ĐH Ngoại thương. Hi vọng 4 năm sắp tới sẽ là khoảng thời gian đáng nhớ đối với mỗi người. Hãy tự mình khám phá, trải nghiệm và vẽ ra một Ngoại thương của riêng em!

Ban biên tập Sức Trẻ

KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC TẾKHAI PHÁ NHỮNG TIỀM NĂNG

12.

30.KHI CÂY STRADIVARIUS BỖNG DƯNG CÂM LẶNG

34.TRUYỀN THÔNG - “THẾ LỰC NGẦM”

TRONG XÃ HỘI ĐIỆN ĐẠI

TỚ - BÂY GIỜ VÀ MỘT NĂM VỀ TRƯỚC

24.

04.MÙA HÈ XANHCỦA NHỮNG TRÁI TIM HỒNG

10.CHO CÁC TÂN BINH

CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG

Page 3: Nội San Sức Trẻ 44

04 0509/201444 09/201444

LỊCH TUYỂN THÀNH VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN CÁC CLB KÌ I NĂM HỌC 2014-2015

Vòng 1: Nhận đơn (27/8 - 15/9) Vòng 2: Định hướng (20 - 21/9) Vòng 3: Trải nghiệm (26/9 - 4/10)Vòng 4: Phỏng vấn (4/10)

Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 18/9) (online và offline)Vòng 2: Test và phỏng vấn nhóm (20/9) Vòng 3: Phỏng vấn dài (22/9 - 27/9) Vòng 4: Training (22/9 - 12/10)

Vòng 1: Nhận đơn (28/8 - 8/9)Vòng 2: Đánh giá cá nhân (10/9 – 11/9).Vòng 3: Teamwork (13/9 – 21/9)Vòng 4: Phỏng vấn (27/9 – 29/9)

Vòng 1: Nhận đơn (25/8-17/9) Vòng 2: Mô phỏng (19/9 - 21/9)Vòng 3: Project (22 - 26/9), thuyết trình project (28/9)Vòng 4: Teamwork (27/9)Vòng 5: Phỏng vấn cá nhân (29/9 - 1/10)

ádadffa

Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 15/9)Vòng 2: Kiểm tra IQ, EQ (16/9 - 17/9)Vòng 3: Teamwork (19/9 - 26/9)Vòng 4: Phỏng vấn (28/9)

Vòng 1: Nhận đơn (25/8 - 9/9)Vòng 2: Thi viết (15/8) dành cho thí sinh dự thi các ban Chuyên môn (PRO), Tổ chức (ORG), Truyền thông (PR) và Đối ngoại (EA)Thi IT-iTest (14/8) dành cho thí sinh dự thi ban Kĩ thuật (IT)Vòng 3: Teamwork (21/9)Vòng 4: Phỏng vấn (23/9) KHỐI CÁC CLB

2. AIESEC FTU Hanoi

Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 17/9) Vòng 2: Teamwork (20/9) Vòng 3: Project (28/9) Vòng 4: Phỏng vấn (4 - 5/9)

Vòng 1: Nhận đơn (2/9 - 15/9/2014) Vòng 2: Phỏng vấn nhóm (17 - 19/9/2014) Vòng 3: Project (20/9 - 27/9/2014) Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân (28/9/2014)

Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 12/9)Vòng 2: (13/9 -14/9) Thử giọng và phỏng vấn dành cho thí sinh dự thi ban Chuyên mônTeamwork dành cho thí sinh dự thi ban Tổ chứcNăng khiếu và phỏng vấn dành cho thí sinh dự thi ban Vũ đạoVòng 3: Đề án và phỏng vấn cá nhân (14/9 - 21/9)

Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 19/9)Vòng 2: Test offline (24/9)Vòng 3: Teamwork (27/9)Vòng 4: Phỏng vấn (28/9)

Trên đây chỉ là danh sách điểm qua thời gian tuyển thế hệ mới của một số Câu lạc bộ, tổ chức trong trường. Dù rất mong muốn giúp các tân sinh viên có một cái nhìn đầy đủ và toàn cảnh nhất về các Câu lạc bộ, tổ chức, Đoàn Hội tại FTU nhưng vào thời điểm biên tập, lượng thông tin chúng tôi nhận được còn hạn chế về nhiều mặt. Hi vọng các bạn tân sinh viên sẽ lựa chọn được một “mái nhà” phù hợp nhất cho những năm Đại học của mình, để trau dồi kĩ năng và trở nên trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin chúc các Câu lạc bộ, các tổ chức, Đoàn Hội có một mùa tuyển thành viên, cộng tác viên thành công!

Ngày hội các Câu lạc bộ tại FTU - FTU Clubs’ dayThời gian: 8h - 18h ngày 21/9/2014Địa điểm: Sân nhà G - Đại học Ngoại thương Hà NộiVới mục đích giới thiệu nét văn hóa này tới các K53-ers đồng thời cung cấp tới lứa sinh viên mới những thông tin hữu ích về nhà trường và các hoạt động ngoại khóa, Đoàn thanh niên ĐH Ngoại thương tiếp tục tổ chức Ngày hội các Câu lạc bộ - FTU Clubs’ day. Các K53-ers bên cạnh việc được tham quan gian trại mang đậm sắc màu CLB còn được tham gia các trò chơi để nhận các phần quà hấp dẫn hay cháy hết mình với sân khấu ngẫu hứng. Đây là sự kiện thường niên không thể bỏ qua cho sinh viên năm nhất.

The Future Accountant contest 2014Thời gian: 15/8 - 20/9Địa điểm: Hội trường lớn ĐH Hà NộiLà một cuộc thi được tổ chức bởi Câu lạc bộ Kế toán Kiểm toán ĐH Hà Nội, “The Future Accountant Contest” là một sân chơi về trí tuệ, bản lĩnh dành cho các sinh viên học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và những bạn trẻ có nhiều hứng thú trong lĩnh vực này. Đến với cuộc thi, những người tham gia không chỉ được thể hiện khả năng chuyên môn, khả năng Ngoại ngữ, mà còn có cơ hội giành

được giải thưởng với tổng giá trị lên tới 250,000,000 VND cùng với suất thực tập tại KPMG - một trong bốn công ty Kiểm toán lớn nhất thế giới! Các thí sinh hoàn tất thủ tục đăng ký sẽ phải trải qua 4 vòng thi: MCQs test - trả lời câu hỏi, Interview - thuyết trình phỏng vấn, Case Analysis & Presentation in Team - phân tích thuyết trình theo nhóm, và vòng chung kết tổ chức tại Hội trường lớn ĐH Hà Nội.

Ngày Hội Đổi Sách 2014

Thời gian: 13/9 - 21/9

Địa điểm: Indochina Plaza Hà Nội 241

Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Hà NộiNgày hội đổi sách 2014 là dịp dành cho những bạn sinh viên yêu sách có thể chia sẻ sở thích của mình với mọi người. Người tham dự chỉ cần trao những quyển sách cũ của mình để đổi lấy phiếu là có thể nhận được quyển sách mình yêu thích với giá trị tương ứng. Với những hoạt động giải trí khác như liveshow âm nhạc, bói bài tarot, vẽ henna,... đây thực sự là một ngày hội bổ ích dành cho các bạn sinh viên.

Hoàng Hạnh - Linh Tô(tổng hợp)

Hội sinh viên ĐH Ngoại thương (BFF)

Câu lạc bộNhà doanh nghiệp tương lai (TEC)

Câu lạc bộ Nguồn nhân lực (HRC)

Câu lạc bộ Chứng khoán (SIC)

CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học (YRC)

Câu lạc bộ Nhà tư vấn Luật (LCC)

Câu lạc bộ Marketing (MaC)

thị trường bất động sản (REC)CLB Nghiên cứu

Câu lạc bộ Truyền thông (YMC)

Enactus FTU Hanoi

AIESEC FTU Hanoi

Tổ chức 350Vietnam

Câu lạc bộ Kết nối trái tim (CHC)

Vòng 1: Nhận đơn (3/9 - 17/9)Vòng 2: Phỏng vấn ngắn (15/9 và 18/9)Vòng 3: Teambuilding (20/0 - 21/9)Vòng 4: Project (22/9 -27/9), thuyết trình project (28/9)Vòng 5: Phỏng vấn cá nhân (4/10 - 5/10)

CLB Tuyên truyền ca khúc cách mạng(TCM)

Câu lạc bộ Kỹ năng sống (LSC)

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

MỘT SỐ TỔ CHỨC, CÂU LẠC BỘ KHÁC

Vòng 1: Nhận đơn (2/9 đến 15/9)Vòng 2: Kiểm tra chuyên môn (18/9 - 19/9)Vòng 3: Project (21/9 - 27/9)Vòng 4: Phỏng vấn (28/9)

Câu lạc bộ Tiếng Anh (EC)

MỘT SỐ SỰ KIỆN KHÁC

Vòng 1: Nhận đơn (20/8 – 9/9) Vòng 2: Tranh luận (14/9)Vòng 3: Làm việc nhóm (18/9 – 27/9Vòng 4: Phỏng vấn (5/10)

Vòng 1: Nhận đơn (18/8 - 31/8)Vòng 2: Đánh giá (6/9 - 7/9)Vòng 3: Phỏng vấn (11/9 -13/9)

Vòng 1: Nhận đơn (26/8 - 10/9)Vòng 2: Phỏng vấn nhóm (từ khi nhận đơn đến 11/9)Vòng 3: Teamwork ngoài trời (13/9)Vòng 4: Project (14/9 - 20/9)Vòng 5: Phỏng vấn cá nhân (21/9)

KHỐI CÁC CLB CHUYÊN MÔN

Vòng 1: Nhận đơn - Sign up (25/8 - 15/9)Vòng 2: Phỏng vấn nhóm - Game on (20/9-21/9)Vòng 3: Teambuilding và Project - Challenges accepted (27/9 - 5/10)Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân - Level up (11/10 - 12/10)

KHỐI CÁC CLB HỖ TRỢ PHONG TRÀO

373K

Page 4: Nội San Sức Trẻ 44

06 09/201444 0509/201444

“Lửa thử vàng”Hưởng ứng chiến dịch “Mùa hè xanh” từ khắp mọi miền Tổ quốc, đã thành thông lệ, cứ mỗi mùa hè đến, nhiều bạn trẻ FTUer lại háo hức chuẩn bị “hành trang” lên đường. Bao gồm 2 hoạt động chính là Tiếp sức mùa thi (TSMT) và Hướng về quê hương (HVQH), chiến dịch “Mùa hè xanh 2014” do Đoàn trường Đại học Ngoại thương (FYU) tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ, với khoảng gần 120 sinh viên tham gia TSMT và 510 tình nguyện viên trong 21 đội HVQH. Tham gia chiến dịch “Mùa hè xanh 2014” thực sự là cơ hội để chất vàng FTUer được “thử lửa”. Tuy đã được nhà trường hướng dẫn cụ thể nhưng qua hai đợt TSMT, có thể thấy không ít thí sinh vẫn còn khá bỡ ngỡ trước những nội quy thi đại học như quên dụng cụ, vi phạm quy chế,… buộc các bạn sinh viên tình nguyện phải kiên trì giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ; hay tình trạng các bậc phụ huynh vì vội vàng hay lo cho con em mà không chấp hành theo quy định giao thông khiến đội ngũ tình nguyện viên gặp phải nhiều khó khăn khi phân luồng khu vực. Còn với những ai mang sức trẻ FTU trong cuộc hành trình đến những miền đất xa xôi của Tổ quốc, các bạn lại có những trải nghiệm hết sức mới mẻ của chữ “lửa”. Đó là sự khác biệt hay thậm chí là khắc nghiệt

của thời tiết từng địa phương, là những thiếu thốn về cơ sở vật chất, là điều kiện lao động nhọc nhằn. Bạn Nguyễn Hoàng Anh (K51 – trưởng đoàn tình nguyện Câu lạc bộ YMC tại Yên Bái) chia sẻ: “Có những khi mình cảm nhận được tinh thần mọi người đi xuống phần nào do làm việc vất vả. Nhưng không vì thế mà nản lòng, nhụt chí, sau ngày dài, tất cả vẫn cười nói, hát ca, đồng tâm bên nhau, và chúng mình lại tiếp tục cố gắng!”.

Những câu chuyện kể…Làm tình nguyện có muôn hình vạn trạng gian lao thì cũng có một nghìn lẻ một những câu chuyện cười ra nước mắt, những tình huống dở khóc dở cười để rồi sau đó, mỗi người đều rút ra cho bản thân mình những bài học riêng. Nếu như TSMT, các bạn phải có một “cái đầu lạnh” để ứng phó nhanh với những tình huống bất ngờ xảy ra như khi các thí sinh hốt hoảng quên đồ, mất đồ, phải học cách “xoay sở” linh hoạt với những cái “ô khổng lồ” che mưa cho cả đoàn thí sinh nhập phòng, hay hóa trang với những bộ trang phục “độc đáo” làm nhiệm vụ Đội phân luồng giao thông dưới tiết trời oi bức của mùa hè; thì khi đi đến các tỉnh xa, sinh viên Ngoại thương lại trải nghiệm đủ những món ăn “tự chế” do thiếu thốn hay ngân quỹ eo hẹp, mất điện nước, hay kỉ niệm những lần cả đoàn ngồi quây quần bên mâm cơm ấm áp mà trong lòng không khỏi lo lắng trước những chén rượu ngô, rượu cần của người dân địa phương…Nhớ lại chuyến đi HVQH vừa rồi, hẳn các thành viên của Hội Sinh viên trường Đại học Ngoại thương không thể nào quên được những khó khăn gặp phải do tình trạng mất nước trước ảnh hưởng cơn bão Rammasun. Lũ quét, sạt lở liên tục xảy ra; nhà máy nước không lọc kịp, cả Đoàn phải hứng nước mưa, rồi xin tắm nhờ nhà dân, vừa ngại vừa vui. Hay như với đội tình nguyện Câu lạc bộ LSC, bạn Nguyễn Hữu Thắng – trưởng đoàn tâm sự: “Lúc nấu ăn bếp củi, trời mưa to lấy chiếu che gió che chảo, nước mưa bắn vào nồi đang rán dầu bắn tung tóe, nấu cơm thì thành cháo đặc, nấu cháo thì thành cơm nhão. Nhưng vì đói và mệt, mọi người đều ăn ngon lành”. Những câu chuyện bi hài của sinh viên tình nguyện, quả thực phải trực tiếp trải qua mới thấm thía hết được. Với những “sinh viên Hà thành”, nhất là những ai đã quen với cuộc sống có phần đủ đầy bên gia đình, quãng thời gian hai tuần sinh hoạt, lao động trong một tập thể hơn hai chục thành viên chắc chắn đã góp phần hình thành, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm sống vô cùng cần thiết với mỗi con người.

Và những gì còn lại…“Mùa hè xanh 2014” khép lại, 21 đoàn tình nguyện lên đường trở về, và đọng lại trong mỗi sinh viên là những kỷ niệm thật đáng trân trọng. Đó là những bài học về con người, cuộc sống, về cách tạo lập, duy trì những mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Trải qua hai đợt tình nguyện TSMT và HVQH, các bạn trẻ FTUers không chỉ biết đến những bài học qua sách vở, giáo trình kinh tế mà thực sự đã trở nên cứng cáp, trưởng thành hơn, chẳng nề hà cầm cuốc, đẩy xe, đào hố, làm đường… Chủ động sắp xếp thời gian khoa học, hợp lí, biết cách tự lập, nâng cao tinh thần đồng đội, khả năng chịu áp lực, cải thiện sự gắn kết với các thành viên là những cái “được” tuyệt vời của một mùa hè ý nghĩa.Những ngày đội mưa nắng đứng làm “hàng rào”, tất tả chạy lên phòng thi mang dụng cụ cho thí sinh, hay nơi vùng quê cần mẫn dạy học, lao động giúp nhân dân, và những buổi tối giao lưu văn nghệ với thanh niên địa phương hẳn sẽ là những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức mỗi người. Thầy Nguyễn Hồng Quân – giảng viên môn Kinh tế vi mô trường đại học Ngoại thương, người đồng hành trong nhiều chuyến đi của các bạn sinh viên nhà mình, chia sẻ: “Do thành viên của các đội tình nguyện FTU đa phần là nữ nên hoạt động chính thường tập trung vào việc phổ cập văn hóa. Nhưng khi được xã nhờ các hoạt động ngoài chương trình liên quan đến lao động chân tay như bẻ ngô, bê đá làm đường... thì các đội đều làm rất tốt và được người dân cho rau, cho hoa quả cảm ơn. Thầy cảm thấy cuộc sống tình nguyện thực sự rất thú vị và những khó khăn các đội phải đối mặt càng làm cho các hoạt động thường nhật trở nên ý nghĩa hơn”.Trong ngày tháng gian khổ, thiếu thốn, những tình cảm chân thành nảy nở hết sức tự nhiên, tình cảm bạn bè, tập thể vì thế ngày càng thêm đoàn kết, gắn bó. Bạn Anh Minh (K52 - Đội tình nguyện Câu lạc bộ SAC) kể lại: “Hôm chung kết World Cup, cả đội đã ở Thái Bình rồi. Mọi người ngồi thức cả đêm trằn trọc đến tận 3 giờ sáng,cùng xem đá bóng, trò chuyện, cười đùa. Đối với mình đó là những phút giây ý nghĩa nhất của cuộc đời sinh viên”.

Tạm kếtCó lẽ còn quá nhiều điều để nói sau mỗi chiến dịch “Mùa hè xanh”. Với những tình nguyện viên FTUers mùa hè vừa qua, có những người đã tận hiến, tận hưởng hết mình nhưng hẳn cũng có không ít bạn ân hận, nuối tiếc vì chưa hòa đồng với tập thể hay thực sự sẵn sàng cho một chuyến đi xa. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, những ai đã từng là sinh viên, từng vinh dự khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện; hẳn sẽ không bao giờ quên vì một thời tuổi trẻ đã “Sống hết tôi từng khoảnh khắc”.

Ngân Anh – Lan Anh

MÙA HÈ XANHcủa những trái tim hồngcủa những trái tim hồng

MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG

Đó là câu chuyện của một bộ phận sinh viên cả nước nói chung và sinh viên Đại học Ngoại thương nói riêng. Thay vì vui chơi bên gia đình, người thân, họ chọn cho mình cách “tận hưởng” khoảng thời gian này một cách khó khăn hơn, gian lao hơn, nhưng khi được hỏi, luôn trả lời rằng “tuyệt vời hơn hết thảy”: trở thành sinh viên tình nguyện. Hãy cùng Sức trẻ số 44 nhìn lại mùa hè đầy ý nghĩa của các FTUer này nhé!

04 09/201444

Page 5: Nội San Sức Trẻ 44

08 0944 09/201408

Tham gia một tổ chức/Câu lạc bộ (CLB)Ở FTU, bên cạnh hai “ông lớn” Đoàn Thanh Niên (FYU) và Hội sinh viên (BFF) là gần 40 CLB hoạt động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Từ các CLB chuyên môn như CLB Nhà doanh nghiệp tương lai (TEC), CLB Chứng khoán (SIC)…, đến các CLB sở thích được biết tới với CLB Khám phá Hàn Quốc (KDC), CLB Guitar (FGC)…hay khối các CLB Ngoại Ngữ, CLB hỗ trợ phong trào. Việc tham gia một CLB không những giúp bạn rút ngắn thời gian để hòa nhập với môi trường mới mà còn giúp bạn khám phá những khả năng tiềm tàng của bản thân. CLB còn là cầu nối giữa bạn với những cơ hội lớn hơn trong tương lai. Thật đáng tiếc nếu bạn trải qua 4 năm ĐH mà chưa từng là 1 “CLBer”.Nếu không có “duyên” với các CLB trong trường, bạn vẫn còn vô số lựa chọn khác. Những cái tên như AIESEC (tổ chức sinh viên quốc tế) hay Hanoikids (tổ chức dẫn tour cho khách du lịch tại Hà Nội)…, chưa bao giờ hết “hot” đối với FTUers. Bạn cũng có thể tham khảo một số tổ chức phi lợi nhuận thú vị khác như SJ Vietnam, VYE, YVS, VietAbroader,… để có những trải nghiệm năm nhất thật bổ ích.

Tham gia một khóa họcBạn đam mê một bộ môn năng khiếu nhưng chưa có thời gian theo đuổi? Hãy chọn một lớp kĩ năng về dancing, mĩ thuật

hay nấu ăn… để thực hiện nốt những dự định còn bỏ ngỏ. Ngoài ra, một khóa học kĩ năng mềm như quản lý thời gian, giao tiếp hay làm chủ tài chính… chắc chắn sẽ rất hữu ích và mở ra những cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai không xa.Nếu bạn có ước mơ “xuất ngoại”, việc sở hữu một chứng chỉ ngoại ngữ sẽ rất thuận lợi. Học ngoại ngữ cũng là một cách để tiếp cận với những nền văn hóa và làm quen với những con người mới. Phải nói rằng các FTUers rất may mắn bởi Trung tâm hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) và Trung tâm hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APCC) trực thuộc ĐH Ngoại thương luôn có những khóa học tiếng Nhật, Trung, Hàn với giáo viên bản ngữ không hề thua các trung tâm bên ngoài đâu nhé!

Trở thành tình nguyện viên (TNV)Đây là một trong những cơ hội tốt để bạn “bỏ túi” những kĩ năng mềm mà không tốn một đồng chi phí nào. Ngoài các dự án xã hội, sự kiện văn hóa, cơ hội trở thành TNV cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng đang được các bạn trẻ tích cực săn lùng. Tất cả những gì bạn cần là một chút kinh nghiệm, lòng nhiệt huyết và sự cam kết gắn bó với tổ chức. Quốc Tuấn (K52 – TATM) chia sẻ về kinh nghiệm làm TNV cho kì thi Olympic Hóa Học Quốc tế: “Công việc tổ chức trò chơi khiến mình năng động và tự tin hơn nhiều. Mình còn được gặp gỡ những người siêu giỏi và

hơn hết là nhận được tấm certificate của BTC làm đẹp cho hồ sơ du học của mình nữa”. Thông qua việc làm tình nguyện, bạn không những giúp ích cho cộng đồng, mà còn được mở rộng mạng lưới bạn bè, tích lũy kinh nghiệm để tô điểm cho bản CV sau này của mình.

Part time – Sự lựa chọn quen thuộcSong song với việc bắt đầu cuộc sống sinh viên là mong muốn được tự chủ tài chính của các bạn trẻ. Nói về làm thêm, gia sư vẫn đứng đầu danh sách part-time phổ biến cho sinh viên. Đặc biệt với FTUers, trợ giảng tại các Trung tâm ngoại ngữ cũng là một trong những part time “ruột” khi công việc yêu cầu không quá cao nhưng lại rất nhiều cơ hội. Thùy Trang (K52- KTĐN, trợ giảng tại Step Up English Center) cho biết: “Nhờ công việc này, mình được nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm và được làm quen, học hỏi rất nhiều từ đồng nghiệp khác”. Ngoài ra, các vị trí như CTV dịch thuật, viết bài, thiết kế…cũng rất đáng xem xét đấy.

Tạm kếtTrên đây chỉ là một vài “gạch đầu dòng” gợi ý dành cho tân sinh viên. Có rất nhiều cách để tận dụng năm nhất sao cho hiệu quả. Thay mặt các biên tập viên Sức Trẻ 44, chúc K53 luôn thành công với những dự định của mình!

Bạn đã có kế hoạchCHO NĂM NHẤT CHƯA?

Hãy thử check qua một vài gợi ý của Sức Trẻ để “khởi động” cho chặng đua làm sinh viên sắp tới nhé!

Trang SaChi

CLUB?

TNV HỌC TẬP PART-TIME

09/201444

FTU

NHỮNG ĐẶC TRƯNG

“ĐỘCNHẤT

VÔNHỊ”CỘP MÁC

Văn hóa Câu lạc bộ (CLB) – Văn hóa gia đìnhTừ lâu, FTUers đã tự hào xem các CLB như một “món đặc sản” bởi thật hiếm có trường ĐH nào lại sở hữu số lượng các CLB “khủng” và đa dạng đến vậy: gần 40 CLB trải khắp các lĩnh vực từ kinh tế, truyền thông đến văn hóa, nghệ thuật. Tham gia CLB, bạn không chỉ có cơ hội giao lưu, học hỏi, thử thách, khám phá, mà hơn hết, bạn sẽ tìm được cho mình một “gia đình” mới. Sẽ mất một thời gian để trải nghiệm và thấu hiểu, sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, nhưng với sự tự tin cùng lòng nhiệt thành chắc chắn bạn sẽ tìm cho mình một nơi phù hợp để gắn bó trong quãng đời sinh viên sắp tới.Mặc dù mỗi CLB có một đặc thù riêng về lĩnh vực chuyên môn nhưng đó vẫn là nơi hội tụ, gặp gỡ của những con người có chung một sở thích và niềm nhiệt huyết. CLB là nơi các thế hệ FTUers gắn bó và sẻ chia, khóa trước truyền lửa cho khóa sau, các thành viên cùng giúp đỡ nhau phát triển… Bởi vậy, một khi nhắc tới FTU, không thể bỏ qua nét văn hóa đặc trưng – niềm tự hào về “gia đình” của các CLB.

FTU - Thiên đường học và ôn thiTại sao lại là “thiên đường”? Đó là bởi vì dù sở hữu một khuôn viên nhỏ bé nhưng FTU lại tràn ngập những “chốn” học, thi vô cùng lý tưởng. Rất nhiều không gian mở, yên tĩnh và thoáng mát được tạo dựng ở khắp nơi quanh trường nhằm giúp sinh viên có thể phát huy tinh thần tự học

Những ngày này, chắc hẳn các tân sinh viên vẫn đang háo hức với bữa “tiệc tân gia”. Nhưng liệu các K53 có tự tin rằng mình đã biết đủ về ngôi nhà mới này? Hãy đồng hành với Sức Trẻ 44 để khám phá những nét đặc trưng “độc nhất vô nhị” chỉ có ở FTU nhé!

ngoài giờ lên lớp. Thư viện nhà G là một địa điểm không thể bỏ qua trong những ngày thi bởi bên cạnh việc là “kho chứa” tài liệu khổng lồ, nơi đây còn “níu chân” FTUers bằng hệ thống cơ sở vật chất vô cùng tiện nghi.Tầng 1 nhà VJCC là nơi bạn có thể tìm được một “không khí học tập” đúng nghĩa. Tại đây, bạn có thể cảm nhận sự tập trung tuyệt đối bởi “đi nhẹ nói khẽ”, tự giác giữ yên lặng đã trở thành một nét văn hóa. Ngoài ra, canteen bánh FTU cũng là một trong những địa điểm học, thi rất “hot”. Không gian “lộ thiên” thoáng đãng cùng những món tráng miệng đã khiến canteen bánh trở thành nơi hoàn hảo cho những buổi thảo luận nhóm sôi nổi.Trên đây chỉ là 3 “chốn lui tới” phổ biến của FTUers. Thực tế, chiếc ghế đá, sảnh nhà A… hay bất cứ ngóc ngách nào của FTU đều có thể tận dụng để học, ôn thi. Dần dần bạn sẽ nhận ra đây là một nét đặc trưng rất thú vị của Ngoại thương đấy!

“Thẻ đỏ” – “Dấu hiệu nhận biết” FTUerXuất phát từ nội quy nghiêm ngặt của nhà trường, chiếc thẻ sinh viên đã trở thành vật “bất ly thân” của FTUers mỗi khi đi học. Bạn có thể dễ dàng nhận ra sinh viên Ngoại thương không chỉ ở Chùa Láng mà còn trên xe bus hay bất cứ đường phố Hà Nội nào chỉ với chiếc “thẻ đỏ” in logo trắng nổi bần bật. Không chỉ sinh viên mà tất cả giảng viên, nhân viên trong nhà trường

cũng phải tuân thủ điều này. Việc đeo thẻ giúp các giáo viên, cán bộ trong trường kiểm soát những người ra vào trường và quản sinh viên một cách dễ dàng hơn. Không những thế, đeo trên mình chiếc “thẻ đỏ” còn là một cách để thể hiện thương hiệu và niềm tự hào của các FTUers. Vì vậy, đừng nghĩ rằng việc đeo thẻ là một thủ tục phiền hà bởi đây không chỉ là một quy định mà còn là nét đặc trưng rất riêng của ngôi trường mà bạn đang theo học đấy.

KếtCòn vô số những điều thú vị khiến FTU trở nên thật đẹp và nhiều màu sắc. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ chỉ trở nên trọn vẹn khi bạn tự mình khám phá. Vậy nên hãy có những trải nghiệm khác nhau tại ngôi trường này và tìm cho mình những ấn tượng về FTU của riêng bạn nhé!

Tanpopo

MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG

Page 6: Nội San Sức Trẻ 44

0909/20144409/20144408

TÂM SỰ F T U“Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô là hai nhánh quan trọng của Kinh tế học. Nếu như Toán được coi như cơ sở cho các ngành khoa học cơ bản thì Kinh tế học, đặc biệt là Vi mô và Vĩ mô là nền tảng cho ngành Kinh tế”.Cũng là m cựu FTUer, cô Minh Thư đã bén duyên với nghề giáo sau khi đi du học nước ngoài về. Là giảng viên môn Kinh tế vi mô, cô cho rằng: “Việc đưa môn học này vào chương trình giảng dạy trong năm đầu tiên tại Đại học là xu hướng chung của mọi trường kinh tế trên thế giới nhằm giúp sinh viên có thể làm quen với “Tư duy như một nhà kinh tế” - một điều không thể thiếu với bất cứ ai muôn theo đuổi học các ngành kinh tế hay kinh doanh tài chính”. Học Kinh tế vi mô cần sự đầu tư và nỗ lực thực sự của mỗi sinh viên, vì thế mà “Kinh tế vi mô dễ mà khó được điểm A. Khi học kinh tế vi mô, bạn sẽ được làm quen với tư duy chi phí lợi ích. Không có điều gì là dễ dàng đạt được nếu như bạn không bỏ công sức cho nó. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng, Kinh tế vi mô là môn học có sự hỗ trợ của Toán khiến sinh viên có thể dễ ghi nhớ hơn”. Bật mí về cách học, cô chia sẻ: “Học phải đi đôi với hành. Nếu chỉ cố gắng học thuộc mà không tự vận dụng, không nhớ được ý nghĩa của các con số, tỷ lệ thì bạn sẽ thất bại. Kiến thức chỉ là của mình nếu mình luôn biết vận dụng nó vào thực tế. Cô mong các em hãy vận dụng cách tư duy linh hoạt để ứng dụng dễ dàng khi đi làm việc sau 4 năm học ở FTU”.

“Kinh tế vĩ mô là bộ môn cơ bản của khối Kinh tế. Bản chất của môn Kinh tế vĩ mô là nghiên cứu những hành vi và phản ứng của con người. Một mệnh đề toán học có thể tồn tại hàng trăm năm nhưng một lý thuyết kinh tế có thể lỗi thời chỉ sau vài chục năm”.Có lẽ không có sinh viên FTU nào lại không biết đến thầy Hoàng Tuấn Dũng – “hot boy” Khoa Kinh tế Quốc tế. Là một cựu FTUer, sau khi đi du học trở về từ Anh, thầy Dũng bén duyên với nghề giáo viên từ đó. Khi được hỏi về lí do bộ môn Kinh tế vĩ mô được đưa vào giảng dạy cho sinh viên năm nhất, thầy chia sẻ: “Kinh tế vĩ mô nói riêng và Kinh tế nói chung đem lại cho các bạn cái nhìn toàn diện mà trước hết là nền kinh tế, thứ hai là hành vi luôn thay đổi của con người. Trong một chừng mực nào đấy, nó giúp cho các bạn nhìn thấy được chi phí và lợi ích của một hành động để từ đó đi đến quyết định có nên làm hay không. Hơn nữa, những bộ môn Kinh tế đều đem lại cho các bạn một lợi ích lớn đó là khuyến khích hành động theo lý trí và bớt đi phần cảm tính”. Để có thể truyền tải được giá trị của bộ môn này đến các sinh viên năm nhất - những người hoàn toàn xa lạ với khái niệm Kinh tế, thầy luôn tận tình giảng giải cặn kẽ các vấn đề cơ bản, dành nhiều thời gian để các bạn nắm được nền tảng kiến thức một cách bao quát nhất.Với tấm lòng nhiệt huyết và tình yêu nghề giáo sâu sắc, thầy đã gửi gắm đến các tân sinh viên lời nhắn nhủ chân thành: “Các bạn đã xuất sắc thi đỗ vào một trong những trường Đại học tốt nhất Việt Nam nhưng đây chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình mới. Các bạn không nên ngủ quên trong chiến thắng, các bạn có thể nghỉ ngơi nhưng sau đó hãy nhanh chóng bắt kịp với môi trường và chương trình Đại học bởi vì ở đây cách học hoàn toàn khác biệt, các thầy cô chỉ là những người hướng dẫn các bạn chứ không thể tận tay chỉ bảo các bạn như các cấp học dưới”.

NHỮNG NGƯỜI CHÈO ĐÒ

Cô Nguyễn Thị Minh Thư (ảnh phải)

Thầy Hoàng Tuấn Dũng

“Bất kì ai đã từng tiếp cận và hiểu triết học đều thấy ý nghĩa và sự ảnh hưởng của nó đối với các ngành khoa học khác như thế nào. Với chức năng vốn có của triết học – chuẩn mực, phê phán, định hướng, tiên đoán khoa học và sự tổng hợp tri thức đã cho thấy sự ảnh hưởng của triết học ở mọi khía cạnh hiểu biết của con người”.Là người giảng dạy một trong những bộ môn “khó nhằn” nhất ở FTU nhưng cô Nguyễn Tùng Lâm lại được các sinh viên biết đến với tính tình rất vui vẻ và tâm huyết đối với sinh viên. Theo cô, học triết học là để học cách tư duy. Triết học sẽ tạo tiền đề để các sinh viên có được sự hiểu biết tổng quát, bản chất, biết đánh giá các sự vật, hiện tương một cách khách quan”. Không hoàn toàn phản đối trước những quan niệm cho rằng bộ môn Triết học là khô khan và nhàm chán, song cô vẫn khẳng định: “Môn học nào cũng có cái hay, cái thú vị và hấp dẫn riêng của nó. Triết học cũng vậy, nó là môn học không hề “cao siêu”, khó hiểu, xa rời mà ngược lại nó rất gần gũi với thực tế và rất logic. Tâm lý đám đông đã lan truyền trong giới sinh viên tạo ra cách nhìn sai lệch đối với môn học này. Nó không chỉ tác động tiêu cực tới những người xung quanh mà còn cả chính bản thân sinh viên nữa”.Chia sẻ về bí quyết học tập, cô nói: “Để học tốt môn này, các bạn sinh viên cần nhất là một phương pháp học chủ động mà hiệu quả nhất là áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và đời sống hàng ngày. Cô đánh giá rất cao những sinh viên biết đặt câu hỏi, đề cập tới những vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập tới, luôn biết lật ngược lại vấn đề về những kiến thức được giảng trên lớp. Điều đó thể hiện họ vừa có ý thức, quan tâm tới môn học, đồng thời cũng thể hiện được khả năng nghiên cứu khoa học mà lĩnh vực này đòi hỏi người nghiên cứu có tư duy phản biện, có tính sáng tạo cao”.

“Có rất nhiều loại kỹ năng giúp cho con người sinh tồn và phát triển. Mỗi lứa tuổi đều cần rèn luyện những kỹ năng thích hợp và cần thiết cho mình”.Các sinh viên FTU có thể tự hào rằng mình được học một bộ môn có một không hai, đó là môn Phát triển kỹ năng - được đánh giá là một trong những môn học thú vị nhất, vì “điểm khác biệt của bộ môn này nằm ở việc mang lại một số kỹ năng cần thiết nhất khi bước vào Đại học, tiếp đến là trong thời lượng có thể giúp sinh viên rèn luyện, thực hành các kỹ năng này”. Mỗi giờ Phát triển kĩ năng, sẽ không bao giờ cần có sách giáo khoa mà chỉ có những bài học rất thực tế từ giảng viên, những bài tập làm việc nhóm và thực hành thuyết trình, diễn kịch,... nhằm mục đích rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng “để học và làm việc hiệu quả, tránh bị hụt hẫng với môi trường mới”.Được đánh giá là một trong những môn dễ kiếm được điểm A nhất nhưng cô Thu cho rằng: “Học tốt môn này không có nghĩa là các em đã hoàn toàn biết áp dụng những kỹ năng được dạy vào thực tế. Nếu chỉ là để đi thi, các em cứ đọc kỹ slide bài giảng là ổn. Môn phát triển kỹ năng chỉ có 45 tiết nhưng ngoài ra các em còn cần rất nhiều những kỹ năng khác cần phải học. Cô mong các em hãy cố gắng trau dồi, rèn luyện thật tốt những kỹ năng cho bản thân để thành công trong tương lai”.Thay mặt Câu lạc bộ Truyền Thông YMC, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ để hoàn thiện bài viết này.

Cô Nguyễn Tùng Lâm

Cô Nguyễn Nhật Thu

K53 đã biết gì về các môn học ở năm nhất và định hướng cho con đường Đại học? Hãy cùng nhau lắng nghe tâm sự của các giảng viên đầy nhiệt huyết với những môn học đặc trưng của năm nhất nhé!

Hà Trang – Linh Tô

MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG

Page 7: Nội San Sức Trẻ 44

1109/20144409/20144410

Vòng 2 thường là bài thi chuyên môn đối với những CLB đòi hỏi khả năng chuyên môn nhất định như: CLB Tiếng Anh (EC), CLB Truyền thông (YMC), CLB Tuyên truyền ca khúc Cách mạng (TCM)… Đối với một vài CLB khác thì bài thi vòng 2 chỉ đơn thuẩn là một bài thi trắc nghiệm nhỏ để bạn có thể hiểu hơn một chút về CLB cũng như ban mà bạn đang dự định thi. Vì vậy để chinh phục vòng này, bạn nên tìm hiểu sơ qua một chút về tổ chức mà mình định thi vào để tranh bị những kiến thức cần thiết. Với những bài thi chuyên môn, nó sẽ đánh giá được khả năng của bạn ở một lĩnh vực nhất định. Hãy thoải mái thể hiện mình, đừng lo sợ mình sẽ trở nên quá nổi bật hay khác người, mà hãy nghĩ rằng: cho dù bạn không phải là người tốt nhất nhưng bạn là người duy nhất.

Vòng 3 – Teamwork: Hình thức của vòng này rất đa dạng. Các bạn có thể tham gia trò chơi tập thể hay cùng xây dựng một dự án nào đó... Mục đích của vòng thi này để “test” kĩ năng làm việc nhóm và khả năng thích ứng của bạn trong một môi trường mới. Vì vậy, sự năng nổ, chủ động và ứng xử khôn khéo của sẽ giúp bạn có được tấm vé vào vòng sau.

Vòng thi cuối cùng – vòng phỏng vấn luôn được coi là “ác mộng” của mọi thí sinh.Tuy vậy, đây này chính là cơ hội để bạn được “tỏa sáng vào phút chót”. Mọi phẩm chất như khả năng chuyên môn, tư duy, sáng tạo, khả năng giao tiếp, ứng xử, cam kết gắn bó với tổ chức… bạn đều phải “show” ra. Bí kíp để sống sót qua vòng phỏng vấn? Chẳng có bí kíp nào cả! Hãy là chính mình, người phỏng vấn muốn thấy được con người thật của bạn. Người ta nói “hữu xạ tự nhiên hương”, vì vậy, nếu nhìn thấy tiềm năng ẩn giấu, bạn sẽ chẳng phải cố gắng nhiều mà vẫn được chọn.

Thường thì ở FTU, để trở thành thành viên chính thức của một tổ chức nào thì bạn phải trải qua bốn vòng thi: vòng đơn, bài thi chuyên môn hoặc test IQ nho nhỏ, vòng thi teamwork và cuối cùng là vòng phỏng vấn. Mỗi cái tên đã nói lên được phần nào yêu cầu trong mỗi vòng thi ở Đoàn, Hội và các CLB. Ở vòng đơn, bạn đừng nghĩ nó đơn giản mà coi thường nhé. Đặc biệt nếu bạn làm đơn với kiểu “trả lời cho có” thì lá đơn của bạn sẽ bị “xếp xó” ngay. Bản sơ yếu lí lịch chính là bước đầu tiên để giới thiệu “thương hiệu” của bạn đến với nhà tuyển dụng. Bởi vậy, dù có thể chưa mạnh về kinh nghiệm nhưng nếu biết sáng tạo, chắc chắn lá đơn của bạn sẽ được chú ý. Có rất nhiều cách để thể hiện sự sáng tạo khi nộp đơn: đơn hand-made, đơn bằng video clip, tự thiết kế đơn,…

Đoà

n, H

ội v

à các

Câu

lạc b

ộ(C

LB)lu

ôn

là n

iềm

“tha

o th

ức” c

ủa b

ao th

ế hệ t

ân

sinh

viên

FTU

. Tuy

vậy

, có

được

một

Dù là CLB nào đi chăng nữa, vẫn sẽ có những tiêu chí lựa chọn chung. Vậy đâu là chiếc chìa khóa “vạn năng” để bạn chinh phục mọi cánh cửa mình muốn?

Hiểu nơi mình muốn tớiMặc dù sở hữu gần 40 CLB đa dạng ở mọi lĩnh vực nhưng nếu chọn biện pháp an toàn - “rải” đơn cả chục CLB và yên tâm rằng mình sẽ đỗ ít nhất 1 trong các CLB đó thì quả là một điều không nên. Trước khi gia nhập bất cứ một tổ chức nào, bạn cần phải tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về nó, không chỉ là để hiểu mình sẽ làm gì, đồng hành với những người như thế nào trong suốt 4 năm sinh viên mà nó còn là một bước đệm giúp bạn tìm cho mình sự lựa chọn hoàn hảo nhất, phù hợp nhất.

Tạm kếtVới mỗi CLB, những yếu tố cần thiết là khác nhau vì vậy đừng quá lo lắng trước mỗi vòng thi, sẽ đến lúc bạn tìm được cho mình một CLB thực sự phù hợp với bản thân và đó sẽ là nơi bạn cư trú trong những năm Đại học và cũng là nơi bạn trở về sau 10 năm, 15 năm thậm chí là lâu hơn nữa. Vậy nên, các bạn sinh viên mới cũng đừng lo nếu mùa tuyển thành viên năm nay khiến các bạn choáng ngợp bởi anh tài bốn phương tụ hội nhé.Hãy làm hết sức mình để chọn được một tập thể phù hợp, có thể gắn bó lâu dài trong quãng đời sinh viên của mình.

Ngọc Thúy - Hicas

Có gì sau 4 “cánh cửa”?

VÀNG

chiếc chìa khóa

CHO CÁCTÂN BINH

“châ

n” tr

ong

nhữn

g “t

ập đ

oàn”

trên

ch

ẳng

phải

điề

u dễ

dàn

g gì

. Vậy

đâu

chiế

c “ch

ìa k

hóa v

àng”

cho

K53

?

MUÔN MÀU NGOẠI THƯƠNG

Đam mê, nhiệt tình – những điểm cộng lớnSẽ không có cánh cửa nào hé mở nếu bạn tỏ ra là con người hờ hững, bất cần hay khiến họ nghi ngờ về sự gắn bó với tổ chức. Theo chị Bùi Trang (Trưởng ban Vũ đạo CLB Tuyên truyền Cách Mạng TCM) cho biết: “Sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và thực sự khát khao được tham gia vào TCM chính là một yếu tố quan trọng. Khi tuyển thành viên, bên cạnh chuyên môn, mình còn rất quan tâm đến lửa nhiệt của thí sinh”.Bên cạnh sự nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi cũng là một yếu tố được đánh giá cao. Có thể bạn chưa quá xuất sắc về chuyên môn nhưng nếu biết lắng nghe và tiếp thu, bạn sẽ “bật” lên nhanh chóng.Theo chị Minh Diệp (Trưởng ban Thông tin – CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học YRC): Đối với YRC, tiêu chí đầu tiên, cũng chính là tiêu chí quan trọng nhất, các em phải là người ham học hỏi, tìm tòi và luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào”… Hơn thế nữa các em còn cần phải là những con người dám thực hiện, theo ý tưởng đến cùng, nói cách khác, phải là người có trách nhiệm. Khi nghe nói YRC có đến 21 năm lịch sử, nhiều thí sinh cảm thấy hoảng vì sợ tỷ lệ chọi gay gắt, tuy nhiên hãy cứ thử “đầu tư” vào một-cái-gì đó. Nhưng nhớ, hãy “đầu tư” khôn ngoan vì dù sao chúng ta đang ở một ngôi trường Kinh tế mà”.

“Không chọn người giỏi nhất, chỉ chọn người phù hợp nhất”Đây có thể coi là truyền thống của những “tập đoàn” cộp mác FTU. Đúng vậy, chiếc “chìa khóa vàng” là đây. Mấu chốt để bạn trở thành một phần của các CLB chỉ đơn giản là một chữ “hợp”. Suy cho cùng, CLB chính là nơi quy tụ của những con người có một điểm chung nào đó. Vậy “hợp” là gì? Là bạn có tiềm năng về lĩnh vực chuyên môn của CLB hay không? Bạn có nắm rõ những đặc thù trong công việc bạn làm không? Bạn có hiểu được văn hóa tổ chức hay không?... Nếu trả lời được những câu hỏi trên, rất có thể bạn chính là mảnh ghép mà họ đang tìm kiếm. Thời gian là thước đo hoàn hảo để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với một tổ chức. Đứng trước những khó khăn và thử thách, bạn có thể chọn rút lui, cũng có thể chọn tiếp tục bước đi. Sau khi cân nhắc những gì cho đi và nhận lại, bạn sẽ biết mình có thuộc về nơi đó hay không.

Page 8: Nội San Sức Trẻ 44

1309/20144409/20144412

Chuyên ngành mớiĐược đưa vào tuyển sinh bắt đầu từ năm 2013 – khóa 52 của trường, Kinh tế và phát triển quốc tế (KT & PTQT) là chuyên ngành thứ hai của khoa Kinh tế quốc tế (KTQT), cùng với chuyên ngành cùng tên vốn có. Khi được hỏi về lí do thành lập chuyên ngành này, PGS, TS Từ Thúy Anh – trưởng khoa Kinh tế quốc tế cho biết: “Đây là một chuyên ngành đã tồn tại và phát triển trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì chưa có cơ sở, trung tâm hay trường Đại học nào giảng dạy. Xét thấy tính ứng dụng to lớn của nó với nhu cầu của sinh viên Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần phải đem chuyên ngành ấy về giảng dạy tại đây”.Trên thế giới, KT & PTQT (Economics & International Development) đã được giảng dạy ở rất nhiều trường đại học nổi tiếng, điển hình là Yale University (Mĩ), Sussex University (Anh), University of Ot-tawa (Canada)... Và tại Việt Nam, Ngoại thương là trường đại học đầu tiên đào tạo chuyên ngành này. Điều đó cho thấy sự

tiên phong dẫn đầu của Ngoại thương nói chung và của khoa KTQT nói riêng trong việc phổ cập kiến thức mới từ nước ngoài về với học sinh Việt Nam. Các giảng viên trong khoa đã nỗ lực tìm hiểu, cân nhắc chọn ra những bộ môn phù hợp với sinh viên để xây dựng một chương trình học tập chuyên ngành chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và đáng tin cậy.Chuyên ngành mới này được thành lập với mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức về kinh tế quốc tế; khả năng phân tích, đánh giá các chính sách, các dự án kinh tế - xã hội – môi trường; khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích các vấn đề phát triển quốc tế thuộc lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực có liên quan.Năm 2013 vừa qua, khoa KTQT tuyển sinh 200 sinh viên, trong đó khối lớp KT & PTQT có khoảng 80 sinh viên. Cả hai chuyên ngành của khoa đều được giảng dạy bởi các giảng viên là những tiến sĩ, thạc sĩ có năng lực chuyên môn vững vàng, được tiếp cận với chương trình giảng dạy tiên tiến của nước ngoài.

Điểm khác biệtNếu như chuyên ngành KTQT ngoài việc giảng dạy những kiến thức chuyên môn nền tảng như kinh tế vi mô, vĩ mô,… còn tập trung vào các kĩ năng định lượng cần thiết để áp dụng các phương pháp mô hình hóa và dự báo tiên tiến nhằm đáp ứng khả năng phân tích chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính – ngân hàng, kinh doanh; thì KT & PTQT bên cạnh việc giảng dạy kiến thức chuyên môn nền tảng còn tập trung vào các kĩ năng cần thiết về phân tích, đánh giá các dự án đầu tư, dự án phát triển, đàm phán quốc tế, ngoại giao kinh tế, pháp luật thương mại quốc tế, quản lí quốc tế… Đó đều là những kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp chuyên sâu của phát triển quốc tế. Hiểu một cách đơn giản, chuyên ngành KT & PTQT đặc biệt tập trung vào những mảng kiến thức về quốc tế để sau này ra trường có thể đảm nhận các công việc tại các bộ phận thẩm định, quản lí dự án của các cơ quan bộ ngành, các tập đoàn, tại các dự án phát triển về kinh tế, xã hội, môi

trường…; các dự án, chương trình, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp chuyên quản lý và phát triển các dự án quốc tế, hợp tác quốc tế…Theo cô Thúy Anh, nếu như cơ hội việc làm của chuyên ngành KTQT phần nhiều tập trung vào tổ chức “tư” như các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm, kiểm toán, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường… thì KT & PTQT lại tập trung vào các tổ chức “công”. Đó là các tổ chức thuộc nhà nước hay các tổ chức quốc tế.

Những cơ hộiVới 139 tín chỉ của tất cả các môn thuộc chuyên ngành KT & PTQT, trong năm nhất, sinh viên vẫn học các môn đại cương giống như chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Đến năm thứ hai trở đi, 5 môn đặc thù của riêng chuyên ngành này sẽ được giảng dạy. Đó là: Đàm phán Kinh tế quốc tế, Pháp luật thương mại quốc tế, Kinh tế chính trị quốc tế, Tăng trưởng & phát triển và Kinh tế khu vực. Đặc biệt, những môn tiên phong như Thương mại & môi trường; Thương mại & phát triển – những môn học được WTO hay các tổ chức kinh tế thế giới khác vô cùng quan tâm – cũng sẽ được giảng dạy trong chương trình.Xét về mặt nghề nghiệp, có thể nói “econ-omist” là một nghề có thu nhập tương đối cao. Theo thống kê của Payscale, econo-mist là nghề được trả lương cao thứ 15 trong tổng số 130 ngành nghề được khảo

Khai phá những tiềm năng

KINH TẾ& PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ

Nếu như việc tìm hiểu về những chuyên ngành như: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính hay Ngân

hàng.... tương đối dễ dàng đối với sinh viên thì điều này hoàn toàn ngược lại đối với tân binh Kinh tế & Phát triển quốc tế - một chuyên ngành mới

được thành lập vào năm 2013. Kì này, Sức Trẻ sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về chuyên ngành Kinh tế & Phát triển quốc tế, thuộc khoa Kinh tế quốc tế tới toàn thể K53 và toàn thể FTUers!

Kim Chung - Hà Muối

sát năm 2013, trên cả những chuyên ngành như Business, Advertising… Đặc biệt, theo Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ, những ngành nghề được coi trọng và trả lương cao trong hoạt động kinh tế như tư vấn, luật sư, quản trị doanh nghiệp hay hoạch định chính sách đều đòi hỏi trình độ nhất định về kinh tế. Đó là lý do vì sao ngay cả khi sinh viên KT & PTQT muốn rẽ ngang sang những ngành nghề này, họ vẫn được coi trọng và đánh giá cao.Học tập trong chuyên ngành này, sinh viên ngoài kiến thức nền tảng chuyên sâu về kinh tế thì còn có cơ hội tiếp xúc và khám phá môi trường kinh tế quốc tế năng động; có khả năng đàm phán, thuyết phục tự tin, tranh biện sắc sảo. Vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3, sinh viên thuộc chuyên ngành này còn được tham gia những buổi thực tập hướng nghiệp hoặc tham quan doanh nghiệp cùng các thầy cô để có cái nhìn thực tế với những lí thuyết đã được học.

Đặc biệt, chuyên ngành cùng với khoa Kinh tế quốc tế có tổ chức những cuộc thi và những buổi dạ hội khoa đặc sắc, điển hình là cuộc thi Ieshine năm 2013. Khoa cũng mở một câu lạc bộ chuyên môn mang tên GEC (Global Economics Club) cung cấp các kiến thức học thuật, chuyên môn và kĩ năng mềm cho sinh viên trong khoa nói riêng và tất cả sinh viên trong trường có niềm yêu thích với kinh tế nói chung.Hy vọng với những thông tin trên đây, các tân binh KT&PTQT có cái nhìn tổng quan cũng như thấy được cơ hội khi theo học chuyên ngành này. Chúc các tân binh KT & PTQT sẽ có một năm học thật hiệu quả và luôn tự tin vào con đường mình đã chọn.Chúng em xin chân thành cám ơn cô Từ Thúy Anh - Trưởng khoa KTQT đã giúp chúng em hoàn thành bài viết này!

Cô Từ Thúy Anh - Trưởng khoa KTQT

STEP BY STEP

Page 9: Nội San Sức Trẻ 44

16 1709/201444 09/201444

STEP BY STEP

Sức hấp dẫn không thể chối từMỗi ngày bước ra đường bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những mẫu quảng cáo ở khắp mọi nơi. Nó có thể xuất hiện trên các tờ tạp chí, thân xe buýt hay tờ rơi được phát dọc đường…Trong xã hội công nghệ thông tin ngày nay, cạnh tranh giữa các công ty càng khốc liệt thì càng cần đến những quảng cáo ấn tượng. Chính vì thế, thiết kế đồ họa trở thành một nghề lí tưởng cho những ai có đam mê, năng khiếu mĩ thuật và khả năng sáng tạo. Người làm công việc này sẽ kết hợp giữa sự sáng tạo và tính thẩm mĩ, thông qua các thủ pháp đồ họa để truyền tải những hình ảnh ấn tượng, mang thông điệp đi

vào lòng người.Đòi hỏi người làm phải có khả năng

nhất định về công nghệ, tư duy thẩm mĩ và đầu óc sáng tạo

nên không phải ai cũng có thể trở thành một de-

signer. Tuy nhiên, sức hút của nó

đối với giới trẻ hiện

n a y

vẫn rất lớn. Bên cạnh yếu tố môi trường làm việc hấp dẫn, luôn năng động trẻ trung, đây còn là công việc nói không với sự nhàm chán, bởi không có thiết kế nào lặp đi lặp lại; mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau và bạn được thỏa sức sáng tạo, teamwork lên ý tưởng cùng đồng đội.” – Quang Huy (học viên Arena chia sẻ). Ngoài ra, điều quan trọng nhất với một designer là sản phẩm thiết kế chứ không phải ngồi ở văn phòng đủ tám tiếng một ngày. Vì vậy, bạn có thể đi du lịch khắp nơi, làm việc ở quán café hay nằm dài ở nhà… với điều kiện là hoàn thành thiết kế đúng deadline và đảm bảo về chất lượng. Và một điểm cộng lớn không thể không nhắc đến chính là mức lương khá & ổn định, thu nhập trung bình trong ngành này rơi vào khoảng 6 triệu đồng/ tháng. Không những thế, ngoài công việc ở công ty bạn có thể nhận thêm các hợp đồng thiết kế khác, đối với những người có khả năng cao thì thu nhập càng lớn.

Hay, mà vẫn… toát mồ hôiBên cạnh cơ hội thì đây vẫn là một nghề rất nhiều thách thức và khó khăn do “thiết kế” với nhiều người còn khá mới mẻ và quá trình đào tạo tại Việt Nam cũng chưa được chú trọng.Thường với những designers không chuyên, họ nghĩ rằng khó khăn của mình là không biết dùng nhiều phần mềm, không biết sử dụng thành thạo các phần

mềm “khó nhằn” hay không có máy cấu hình đáp ứng nhu cầu. Nhưng vấn đề là không phải bạn biết sử dụng bao nhiêu phần mềm hay có máy xịn đến đâu, mà chính ở sự kiên trì và ham mê tìm tòi học hỏi với nghề. Mọi phần mềm hay máy móc đều có thể học được nhưng quan trọng hơn là bạn có những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh, bố cục hay ánh sáng và tận dụng hết các tính năng của máy móc, phần mềm.Vấn đề thứ 2 làm khó các designers đó là mắt nhìn thẩm mỹ. Mắt nhìn thẩm mỹ để nhận định cái đẹp, cái xấu – tuy nhiên quan điểm về xấu và đẹp mỗi người khác nhau, cũng không có quy chuẩn nào, đặc biệt khó khăn khi rất ít trường ở Việt Nam dạy về tư duy nghệ thuật hay thẩm mỹ; nếu có đào tạo phần nhiều là “cưỡi ngựa xem hoa”. Với một số người có mắt nhìn bẩm sinh, họ có thể nhận biết cái xấu cái đẹp thì sẽ dễ dàng hơn trong công việc, phát triển từng ngày. Nhưng những người không may mắn thì phải kiên trì và rèn luyện rất nhiều để có một mắt thẩm mỹ tốt bằng cách xem nhiều, học nhiều, làm nhiều và nghe ý kiến, góp ý nhiều.Có được mắt thẩm mỹ tốt, có thể nhận biết được xấu – đẹp nhưng để làm ra được một sản phẩm đẹp hơn, hoàn mỹ hơn những gì mình nhìn thấy lại yêu cầu một khả năng khác, đó là sức sáng tạo. Mỗi người có một óc sáng tạo khác nhau; nhưng bạn vẫn có thể tăng khả năng của mình bằng cách quan sát thật nhiều, tận dụng công cụ Internet với những trang web là “nhà” của dân nghệ thuật như flickr, deviantart, behance, tumblr hay pinterest để kích thích trí tưởng tượng. Khi đã có cảm hứng thì việc sản sinh ý tưởng sẽ dễ dàng và mượt mà hơn.

Sức ép còn dài…Bên cạnh các yếu tố chủ quan bên trên, thì yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng nhiều đến sự thành công của designer. Nghề design có một môi trường mở nhưng cũng rất cạnh tranh, nó là sự giao hòa của nghệ thuật và công nghệ. Các công ty luôn đòi hỏi ở người thiết kế sự sáng tạo và làm mới mình, dừng suy nghĩ và đổi mới - bạn sẽ bị đào thải. Vậy nên tuổi thọ của nghề này cũng rất ngắn, chỉ từ khoảng 18 – 35 tuổi, khiến cho các designers không có định hướng gắn bó lâu dài hay coi đây là sự

nghiệp chính. Bên cạnh đó, mỗi designer đều cần một cái tôi nhất định để khẳng định sản phẩm của mình là riêng biệt, mang dấu ấn cá nhân, nhưng vẫn phải tiếp thu ý kiến của người khác; tiếp thu có chọn lọc để không trở thành kẻ “đẽo cày giữa đường” – theo lời chia sẻ của designer Việt Khánh (K50 FTU). Ngoài ra deadline dồn dập và bí ý tưởng là những “vấn nạn” mà bất kì designer nào cũng từng gặp phải, không thể nghĩ ra ý tưởng, bị “ông chủ” chê và gạt bỏ ý tưởng, hoặc bị buộc phải thêm thắt biến tướng đứa con tinh thần là những điều bạn phải chấp nhận khi dấn thân vào ngành này. Cho dù vậy vẫn phải cố gắng sửa, sửa để được duyệt. Đôi khi ranh giới giữa cái xấu – đẹp là rất mong manh mà designer không thể đánh giá được.Ở Việt Nam hiện nay, các trường đào tạo bài bản về thiết kế vẫn còn rất ít và chương trình giảng dạy cũng nặng về lý thuyết, thiếu đi thực hành, nhiều designers xuất thân từ các trường đại học với nhiều ngành nghề khác nhau chứ không phải từ những lò đào tạo như FPT, Arena. Làm trái ngành nghề yêu cầu các bạn trẻ yêu thiết kế phải có một quyết tâm, kiên trì và nỗ lực nhiều hơn. Hãy đi

ĐỒ HỌAĐỒ HỌATHIẾT KẾTHIẾT KẾ

KẸO NGỌT QUẢ ĐẮNG?HAY

Với sự phát triển “chóng mặt” của truyền thông hiện nay, thiết kế đồ họa đang trở thành một trong những nghề

hấp dẫn giới trẻ. Vậy sức hút này đến từ đâu và phải chăng ai cũng

có thể làm công việc này? Step by step lần

này sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời.

làm, va chạm thật nhiều để góp nhặt kinh nghiệm, tiến bộ dần dần.Một số trang web như IDEA Production, Cảm hứng thiết kế, Copywriting – sáng tạo nội dung… là nơi bạn có thể tìm kiếm cảm hứng và nâng cao mắt thẩm mỹ của mình. “Nên học vẽ, cơ bản thôi cũng được, nhưng học vẽ để có thể đưa ý tưởng lên trang giấy, đừng quá phụ thuộc vào máy móc vì trong giai đoạn lên ý tưởng thì bàn tay của bạn tuyệt vời hơn mọi thứ” là lời khuyên chân thành từ Việt Khánh.

Tạm kếtThiết kế là một nghề mới với rất nhiều cơ hội mở ra cho bạn trẻ, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít khó khăn. Những thách thức ấy yêu cầu các bạn trẻ luôn luôn phải nỗ lực, sáng tạo; có trách nhiệm với đứa con tinh thần của mình và tuyệt không từ bỏ. Khi ấy, chắc chắn bạn sẽ có được một chỗ đứng vững chắc trong công việc.

Min Nie – Tuyết Minh

Page 10: Nội San Sức Trẻ 44

18 1909/201444 09/201444

Sự ra đời của DNNNTổ chức kinh tế có sở hữu công là một kiểu tổ chức phổ biến, đã ra đời từ rất lâu. Vào thời kỳ quân chủ chuyên chế, các vị vua tiến hành việc buôn bán các mặt hàng độc quyền tự nhiên như muối, binh khí,… nhằm kiểm soát và tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi, quân sự và các thành trì. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại các DNNN, hay chính xác là các doanh nghiệp, tập đoàn có sở hữu công. Vì vậy, thật sai lầm khi quan niệm chỉ có những nước chế độ xã hội chủ nghĩa mới có DNNN. Lý do thành lập DNNN ở các quốc gia trên thế giới, kể cả ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do nhất là: độc quyền tự nhiên, thất bại của thị trường vốn, ngoại ứng và công bằng xã hội.

Thực trạng DNNNTrong hoàn cảnh “sóng gầm biển thét“ của nền kinh tế thế giới, giữ vững mức tăng trưởng ổn định quả là khó khăn đối với các doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn tài chính có quy mô lớn, truyền thống lâu đời trên khắp thế giới đã và đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí dẫn tới phá sản, có thể kể đến công ty bảo hiểm Conseco (Mỹ), tập đoàn hàng không lớn thứ hai thế giới Unit-ed Airways… các DNNN Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Tính đến năm 2011, tình hình kinh doanh của các DNNN Việt Nam không mấy khả quan. Theo số liệu của Bộ Tài chính và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2011 nước ta còn 1.039 DNNN. Trong giai đoạn 2006 – 2010, các DNNN thu hút tới 45% tổng vốn đầu tư, nhưng chỉ tạo ra 25-27% GDP, cung cấp khoảng 23% việc làm, đóng góp ngân sách 17,6% - chỉ bằng 4/5 khu vực tư nhân vốn chỉ chiếm 28% tổng vốn đầu tư nhưng lại tạo ra tới 46% GDP. Riêng các tập đoàn và tổng công ty nhà nước ở ta, lỗ luỹ kế hết năm 2011 lên tới 26.100 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả tính đến 30/10/2010 lên 1.088.290 tỷ đồng, gấp tới 1,67 lần vốn chủ sở hữu. So sánh với các tập đoàn, DNNN tại các quốc gia phát triển chỉ chiếm dưới 10% GDP. Tỉ lệ chung của các quốc gia đang phát triển tại châu Á cao hơn, xấp xỉ 40%. Các DNNN tiêu biểu của các quốc gia thường là các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ mà không doanh nghiệp thị trường nào muốn, hoặc được quyền kinh doanh, ví dụ như thư tín, đường sắt, dược phẩm, rượu, chăm sóc sức khỏe, di động, truyền thông, dầu và khí đốt, năng lượng, nước, sân bay, đường sắt, casino, giáo dục… DNNN đã

từng là biểu tượng của châu Á khi trong suốt 6 năm đầu của thế kỷ 21, châu Á thoát ra khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối thế kỷ 20 để bước lên vũ đài thế giới với những DNNN, doanh nghiệp gia đình đến từ Hongkong, Ma-laysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… với tỷ lệ P/E cao chót vót. Tuy nhiên, năm 2007, khủng hoảng kinh tế ập đến, các doanh nghiệp này chỉ còn giữ được chỉ số P/E bằng một nửa so với các doanh nghiệp tư nhân.

Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng của khối DNNNThứ nhất, họ có mối quan hệ thân thiết với nhà nước, kèm theo đó là trách nhiệm và đặc quyền. Chúng ta có thể thấy điều này khá rõ ở các ngân hàng nhà nước. Ở Việt Nam, nợ xấu do các DNNN tạo ra là một con số không nhỏ so với quy mô nền kinh tế.Thứ hai, các DNNN ở châu Á đang hoạt động thiếu hiệu quả bởi tình trạng chắp nối và thiếu năng lực quản lý. Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2010, một vài tập đoàn nhà nước lớn đã sụp đổ vì vay mượn thiếu mục đích hợp lý và không có khả năng chi trả. Khoản nợ khổng lồ 4 tỷ USD của Vinashin là một ví dụ. Đây cũng là khởi nguồn cho thời kỳ khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam.Thứ ba, các DNNN đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đang có lợi thế thị trường rộng lớn và năng động. Tuy nhiên nhiều lo ngại cho rằng họ không đủ nhanh nhẹn để phát triển và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nguy cơ này thể hiện rõ ràng nhất trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thông – nơi các công ty internet tư nhân không ngừng gia nhập thị trường và cạnh tranh với các “ông lớn” nhà nước.

Bài toán nào cho khối DNNN tại Việt NamHiện tại, Việt Nam đang tham gia đàm phán nhằm thỏa thuận và ký kết Hiệp Định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định do Hoa Kỳ đề xứng để cân bằng sức mạnh kinh tế cho các nước ở vòng đai Thái Bình Dương đối với Trung Quốc. Trong đó nội dung về các DNNN (tên tiếng anh là SOEs) là một nội dung quan trọng. Hoa Kỳ là nước đầu tiên đưa ra đề xuất về SOEs trong TPP vào tháng 10/2011, gồm các yêu cầu về minh bạch hóa và các nguyên tắc nhằm đảm bảo doanh nghiệp nhà nước sẽ cạnh tra-nh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, các nước TPP khác lại có vẻ

không sẵn lòng tham gia khiến cho đàm phán tiến triển khá chậm chạp.Theo Trợ lý Đai diện Thương mại Hoa Kỳ Daniel Watson, hiện tại các nước TPP đã “thống nhất về mặt nguyên tắc” rằng nên có một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều này vẫn còn là một điều tranh cãi. Theo bà Phạm Chi Lan, Nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Chính phủ, công cuộc cải cách DNNN của Việt Nam vẫn rất chậm chạp, thậm chí còn lôi thôi, mù mờ! Việt Nam đã lỡ một “chuyến đò” để thực hiện cải cách DNNN với WTO, nên đến giờ, sự minh bạch nhằm cải thiện môi trường kinh doanh chưa rõ rệt. Theo bà Lan, với TPP, liệu Việt Nam có dám chấp nhận đánh đổi, tìm kiếm một cơ hội mới thúc đẩy quá trình minh bạch, công bằng cho các thành phần kinh tế hay không, vẫn là điều rất khó khẳng định. Năm quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Australia và Mexico đi đến thống nhất đồng ý để Malaysia, Peru, Brunei và Việt Nam có thời gian ân hạn 5 năm điều chỉnh các chính sách liên quan đến DNNN. Đến giờ, có thể chắc chắn rằng Việt Nam sẽ không bỏ lỡ cơ hội đặt chân lên con tàu TPP. Nhưng một câu hỏi khó trả lời hơn là Việt Nam có thực sự cải tổ được hệ thống DNNN hay lại “mắc cạn” như ở thời kỳ tham gia WTO mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã chỉ ra?Hiện tại, đến hết năm 2013, đã có 25 tập đoàn, tổng công ty, 6.376 doanh nghiệp được sắp xếp lại. Trong đó có 3.659 doanh nghiệp được cổ phần hóa, 1.022 doanh nghiệp chuyển thành Công ty TNHH một thành viên, 380 doanh nghiệp được giao bán và 405 đơn vị bị cho giải thể, phá sản. Số còn lại được sắp xếp theo các hình thức khác như sáp nhập, hợp nhất... Với làn sóng cải tổ mạnh mẽ đối với DNNN, đây hứa hẹn sẽ là lúc để khối DNNN chuyển mình và có bước phát triển mạnh mẽ để tiến ra thế giới.

CLB Kinh tế toàn cầu GECDuke Phạm

NHÀ NƯỚCCó một thực tế là: không nhiều người có khái niệm chính xác và nhận định tích cực về các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay. Trên thực tế, tuy số lượng các DNNN kinh doanh hiệu quả là không nhiều, song các doanh nghiệp này đều đóng góp vào một phần lớn GDP của đất nước và có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô.

BỨC TRANH

muôn m

àu

Doanh nghiệp KINH TẾ

Page 11: Nội San Sức Trẻ 44

09/201444 1909/20144418

Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm nay là dự báo của Ngân hàng Thế Giới (WB) trong một báo cáo cập nhật mới đây. Tuy nhiên, nếu tính theo đầu người, Trung Quốc, với dân số hơn 1,3 tỉ, vẫn bị xem là quốc gia đang phát triển và đứng sau Mỹ. Một trong những lý do khiến nền kinh tế Trung Quốc tuy có quy mô lớn nhưng vẫn không thể “bật” Mỹ nằm ở vấn đề công nghệ thông tin. Sức Trẻ số này xin gửi đến bạn đọc bản dịch từ bài báo “Unplugged and Unproductive” (26/07/2014) của tác giả Brett Ryder từ phiên bản online của tờ “The Economist”.

Trung Quốc: Chưa kết nốiNhìn lướt qua, dường như Trung Quốc đã được “online hóa”, số hóa một cách mạnh mẽ. Kết luận trên được đưa ra sau khi những “ngôi sao Internet” như Alibaba, Tencent, JD (các công ty bán lẻ trực tuyến) cũng như số người sử dụng smartphone và các thiết bị kết nối Internet chứng kiến một tăng vọt đầy ấn tượng, đạt ngưỡng cao nhất trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc cũng đã đạt mức kỉ lục với lợi nhuận 300 tỉ USD vào năm 2013. Vì thế, thật đáng ngạc nhiên khi nổ ra các tranh luận xung quanh việc liệu các doanh nghiệp Trung Quốc đã được kết nối với Internet và những xu hướng liên quan như “điện toán đám mây”1 hay “Big data”2 hay chưa. Trên thực tế, chỉ 1/5 các công ty Trung Quốc đang xử lý dữ liệu dưới dạng “điện toán đám mây”, trong khi con số này tại Mỹ lên tới 3/4. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ dành 2% tổng doanh thu của họ đầu tư vào công nghệ thông tin – bằng một nửa so với trung bình toàn thế giới. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất và uy tín nhất như Sinopec (Tập đoàn Hóa Dầu Trung Quốc) và PetroChina (Công ty Cổ phần trách nhiệm. hữu hạn Dầu khí Trung

Quốc) cũng chỉ mới bước chân vào IT. “Rất nhiều lợi ích mà Internet có thể mang lại trong những lĩnh vực như marketing, quản lý chuỗi cung ứng và những hợp tác nghiên cứu đang “lướt qua mặt” các doanh nghiệp này”, người phát ngôn của Global McKiney Instituation (MGI) kết luận.

…Chưa hiệu quảNăng suất lao động của Trung Quốc đã tăng 1/4 kể từ năm 2010, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn lớn được tung ra từ các gói kích cầu liên tiếp. Thực tế, hầu hết các ngành công nghiệp Trung Quốc hoạt động không hiệu quả, không

1. “Điện toán đám mây”: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet,doanh nghiệp không phải mua và duy trì máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh do-anh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. 2. “Big Data” là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể đảm đương được.

chỉ do hệ thống cồng kềnh mà còn bởi sự can thiệp và thói quen “chiều chuộng” một số doanh nghiệp bằng trợ giá của Nhà nước. Theo báo cáo của nhóm chuyên gia cố vấn được công bố vào ngày 24 tháng 7 bởi MGI, sự thất bại ở việc “on-line hóa” và “số hóa” cũng là một nhân tố lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. “Taobao” là một dịch vụ tiêu biểu của Trung Quốc cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bán hàng hóa qua mạng. Mặc dù hàng triệu doanh nghiệp bán sản phẩm của họ trên Taobao - thị trường online sở hữu bởi Alibaba - nhưng rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì việc mua bán “offline”: chỉ 20-25% các doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc được kết nối với Internet, trong khi đó con số này ở Mỹ là 75%. Điều này đã góp phần lý giải câu hỏi: tại sao năng suất lao động tại các doanh nghiệp nhỏ địa phương chỉ xấp xỉ bằng 2/3 năng suất trung bình các doanh nghiệp trong nước; so với tỷ lệ ở Anh là 90% và Brazil là 95%.Tuy nhiên, mặt tích cực của vấn đề này là tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đang cố gắng để kết nối và có thể nền kinh tế Trung Quốc sẽ chứng kiến một “sự bùng nổ” năng suất lao động - cú hích tới tăng trưởng GDP. Sự thu hẹp nguồn lao động rẻ mạt sẽ trở nên ít đáng ngại hơn đối với Trung Quốc và nền kinh tế nước này sẽ được vận hành nhiều hơn bởi sự cách tân và tiêu dùng (“innovation and compsum-tion”). Internet gây ra cạnh tranh và đòi hỏi minh bạch về giá cả, các hãng trước đây từng thống trị thị trường sẽ phải gánh chịu tổn thất về lợi nhuận cận biên, buộc họ phải tìm kiếm những “công nghệ mới” để bù đắp tổn thất. Tóm lại, MGI dự đoán rằng “một làn sóng lũng đoạn lớn chỉ mới bắt đầu”. Trong mỗi ngành công nghiệp Trung Quốc đều có sự phân hóa rõ rệt giữa những doanh nghiệp kết nối “nhiều” nhất và những doanh nghiệp hầu như không có kết nối. Ví dụ như các nhà sản xuất ô tô, những hãng sử dụng dữ liệu “real

3 Thời gian thực cho phép bạn theo dõi hoạt động của khách truy cập khi hoạt động này diễn ra trên trang web hoặc ứng dụng của bạn. Báo cáo được cập nhật liên tục.

time” (Dữ liệu thời gian thực)3 để tối ưu hóa chuỗi cung ứng và vận chuyển, thu được doanh thu nhanh gấp 5 lần những doanh nghiệp “chậm chạp”. 10 phút tìm kiếm hàng ngày bởi những người mua xe tiềm năng trên Baidu (trình duyệt tìm kiếm tương tự Google) có thể cắt giảm chi phí marketing và chi phí bán hàng. Những hãng sản xuất xe hơi nước ngoài như Volkswagen đang bán xe hơi trực tiếp cho những người mua xe Trung Quốc thông qua website của họ và trang web Tmall. Cài đặt kết nối Internet ngay trong chính ô tô – như GM đã làm với dịch vụ Onstar cho phép những người bán xe kiểm tra lỗi ngay lập tức và gửi những cảnh báo về bảo trì tới người lái xe – giúp giảm chi phí và làm hài lòng khách hàng.

Tạm kếtLiệu Internet có hiệu quả ngay trong những doanh nghiệp nhà nước? Đây vẫn là một câu hỏi khó để trả lời. Công nghệ không thể nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nếu chính sách quản lý không hiệu quả. Theo một nghiên cứu của EY, công ty tư vấn tài chính, về những rào cản chính trong quá trình tăng năng suất lao động, câu trả lời được đưa ra nhiều nhất không phải là “thiếu công nghệ” mà liên quan đến những rào cản văn hóa và hỗ trợ, như “mức chịu trách nhiệm không rõ ràng” và “quyền lực tập trung vào các cơ quan đầu não”. Không ở đâu những vấn đề này tồn tại nhiều hơn ở các doanh nghiệp nhà nước. Đối với tất cả các doanh nghiệp đang đứng lên giành được kết nối, số hóa hay sử dụng dữ liệu “điện toán đám mây”, “big data” nói chung và vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng sẽ không thể giải quyết nếu không có những cải cách mạnh tay từ chính phủ.

Thu Huyền(Dịch)

ALIBABALÀ MỘT NGOẠI LỆ

KINH TẾ

Page 12: Nội San Sức Trẻ 44

2309/20144420 09/201444

Đam mê ư? Trước đây, nhiều khi tôi tự hỏi: “Mình đam mê cái gì nhỉ?”. Với tôi, đam mê phải chăng là thứ gì to lớn, khó

mường tượng lắm mà tôi không nắm bắt được. Bạn bè tôi, có người đam mê nhiếp ảnh đến điên cuồng. Nhìn cảnh đẹp mà không có máy trong tay là cậu ấy như phát dại. Cậu ấy yêu những khoảnh khắc lung linh lọt vào trong ống kính, yêu cái tiếng “tách tách” khi chụp hình, yêu cái cảm giác phiêu phiêu khi xử lí những bức ảnh. Cô bạn tôi thì đam mê nghiệp viết. Cô ấy luôn cảm thấy được viết là một sự hưởng thụ. Dù học kinh tế, nhưng dường như “writer” mới là nghề khiến cô cảm thấy hạnh phúc. Cô bạn khác của tôi thì lại đam mê thế giới của những anime và manga. Lí do ấy khiến cô thi vào khoa tiếng Nhật và quyết tâm học tiếng Nhật thật giỏi cho bằng được. Và ngay chị gái tôi, khi mà ngày ngày bận rộn với chứng từ, sổ sách, rồi đi học thêm để nâng cao nghiệp vụ kế toán, chị ấy vẫn nuôi trong đầu niềm đam mê với phượt. Gọi là đam mê vì chị ấy gần như mắc “nghiện” với nó. Lúc nào chị cũng nói thèm hơi núi rừng, thèm cái cảm giác được lao đi cùng chiếc xe trên những cung đường, và thèm được tận hưởng sự phiêu lưu đó. Còn tôi? Tôi đam mê cái gì?

C ó lẽ, câu trả lời của tôi không quan trọng. Hãy để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện đã. Doanh nhân Nguyễn Thành Nam - thành viên Hội đồng quản trị, cựu Tổng giám đốc FPT - khi lên lớp với các em học sinh trường THPT FPT đã kể rằng ngày xưa ông có đam mê nhỏ nhặt lắm, đó là xem tàu hỏa, giải toán đố và ngắm sao trời. Nhưng những đam mê đó theo ông suốt cuộc đời. Đến giờ ông vẫn thích đi tìm những bài toán khó để giải, ví dụ như bài toán “phải mở trường ở Myanmar”; hay vẫn thích ngắm những gì quái dị, như những chợ bùa ngải giữa thủ đô Lagos. Và ông vẫn dành cho mình một góc ngắm sao, để quên đi những khó nhọc thường nhật. Vậy thì tôi hiểu vì sao tôi không tìm thấy đam mê của mình rồi. Đó là vì tôi đã hiểu sai nó.Đam mê chẳng là thứ gì quá to tát như tôi nghĩ. Đam mê đơn giản là điều mà tôi sẽ say sưa, thích thú và bất chấp cùng cố gắng để đạt được. Theo một khía cạnh

nào đó, ta phải “đánh đổi” để theo đuổi đam mê.

Tất nhiên, bạn có thể hiểu rằng sự đánh

đổi này kinh khủng như cả

tính mạng, nghiêm trọng như một mối quan hệ, hoặc chỉ là thời gian của một giấc ngủ trưa... Và đam mê gần gũi với ta hơn ta tưởng. Nó theo ta một thời gian dài, tạo nên cho ta những chuyển biến tích cực trong chính con người chúng ta. Có một câu nói nổi tiếng trong bộ phim “3 idiots” rằng: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Có thể ngay bây giờ chúng ta chẳng nhìn ra lợi ích nào to lớn từ những đam mê nhỏ bé ấy. Nhưng tôi tin rằng một lúc nào đó, thói quen được tạo nên từ những đam mê của bạn sẽ làm nên những đột phá mà chính bạn cũng phải bất ngờ.Có người bạn đã từng nói với tôi rằng chẳng bù cho tôi, cậu ấy lại đam mê nhiều thứ quá, khiến cho chính cậu ấy cũng hoang mang rằng đó có thực sự là “đam mê”. Nhưng bạn ơi, cuộc đời có nhiều thứ tuyệt vời như thế, đâu ai nói chỉ được thiên vị cho một điều. Vì thế, chỉ cần có cảm hứng và có thể dốc hết lòng cho điều ấy, với một năng lượng tràn trề, thì đó đã là một đam mê đích thực. Và bạn biết không? Có một cách để có động lực duy trì đam mê là chia sẻ. Hãy kể cho bạn bè về những đam mê của mình, bạn sẽ thấy yêu thêm cuộc sống này hơn. Giống như tôi, đang kể với bạn, về đam mê của tôi. Đó là được nhìn ngắm những người thân yêu của tôi mỉm cười. Chỉ thế thôi.Ngày hôm qua, tôi nghĩ rằng mình không có đam mê. Ngày hôm nay, tôi quyết định sẽ trọn lòng với đam mê đó.

THEO DẤU BỒ CÔNG ANH

Chiếc đèn ông sa o sa o năm cánh tươi màu Cán đây rất dài , cán cao qua đầu Em cầm đèn sao em hát vang vang

Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan . . .tùng r inh r inh là tùng tùng r inh

09/201444 A

Page 13: Nội San Sức Trẻ 44

24 2509/201444 09/201444

Bánh crepe xuất hiện tại Pháp vào thế kỷ XII, là một loại bánh được tráng mỏng làm từ bột mì, trứng, sữa và bơ; thường có hai loại: crepe ngọt và crepe mặn. Món crepe mặn với nhân phô mai, dăm bông và trứng ,… thường được dùng trong bữa trưa hoặc bữa tối với đồ uống quen thuộc là các loại sữa, trà, rượu vang, đặc biệt là rượu táo, ngoài ra tùy theo sở thích mà còn có thêm nấm, atiso, thịt gia cầm,…Crepe ngọt thường được dùng vào bữa sáng hoặc như một món tráng miệng. Bên trong nhân của crepe ngọt thường là nu-tella, mứt, hoa quả, mật ong, sữa trứng, kem tươi,…Vì là món ăn đường phố nên gần như crepe được bán ở hầu hết tất cả những nơi công cộng ở Pháp. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp crepe trong nhà hàng, tiệm cà phê, tại một cửa hàng chuyên bán crepetừ lâu đời hay ở những xe đẩy bán crepe dạo bên công viên, quảng trường hoặc những đường ngõ Paris mà bạn có thể dễ dàng mua và thưởng thức, tất nhiên, tất cả đều là “take away”.Có nhiều loại bánh crepe khác nhau tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia châu Âu.Bánh Mille Crepes được làm từ nhiều lớp vỏ bánh crepe xếp chồng lên nhau. Bánh có thểđược phủ kem xen giữa các lớp crepe để có thể làm thành một chiếc bánh kem, khi thưởng thức, thay vì độ

phồng xốp của bánh kem thông thường, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngon của các lớp crepe xen kẽ, rất lạ miệng và thú vị.Ở một số quốc gia Bắc Âu, trái cây được cho vào bánh crepe - đặc biệt là loại dâu lingonberry (hoặc loại bơ được chiết xuất từ loại quả này) – như một món tráng miệng sau những bữa ăn mặn hàng ngày.Crepe du nhập vào Việt Nam còn khá mới mẻ và lạ lẫm với nhiều người do đa phần người Việt không có thói quen ăn nhiều bột mì. Một số cửa hàng ở Hà Nội đã phục vụ crepe như một món “ăn chơi” rất độc đáo với nhiều phong cách khác nhau nhưng đa phần đều cố gắng giữ lại sự “nguyên bản” của crepe Pháp, dai và mềm, thật thơm và thật mịn. Còn nếu bạn muốn thưởng thức một style bánh crepe khác biệt hơn, bạn có thể tới ghé thăm cửa hàng B-crepes ở số 2 ngõ 91 Chùa Láng với cách làm vỏ bánh rất lạ miệng: dai và thơm, thật giòn và thật ngon. Nguyên nhân của sự thay đổi táo bạo này của chủ cửa hàng chính là vì thói quen không ăn nhiều bột mì của người Việt, đồng thời muốn ăn bột mì được chế biến giòn như bánh mỳ giòn, phở xào giòn... Bột mì chế biến quá mềm sẽ khiến món ăn dễ ngấy, vì vậy B-crepes đã thay đổi cách làm vỏ bánh giòn hơn so với “nguyên tác”, tuy nhiên bạn cũng có thể yêu cầu làm mềm và dai theo sở thích. Hơn nữa cũng chính

vì người Việt ít khi dùng đến dao và dĩa ăn, chủ cửa hàng cũng thay đổi cách thức thưởng thức từ dùng dao, dĩa hoặc cầm tay sang ăn bằng que xiên tiện lợi. Tuy nhiên các món bánh crepe vẫn được giữ hầu như nguyên bản các nguyên liệu từ bánh crepe Pháp: nutella, mứt hoa quả, thịt xông khói, và đặc biệt là món hành caramel ăn kèm cùng các loại bánh mặn. Những chiếc bánh crepe đầu tiên mang dáng dấp của một nước Pháp cổ điển đã được sáng tạo đa dạng và thể hiện văn hóa, con người và truyền thống nơi đây. Tất cả mọi sự thay đổi đều là biến thể đầy thú vị của bản gốc đã được sáng tạo sao cho phù hợp và mới mẻ hơn. Giá cả ở đây cũng khá hợp lý, chỉ từ 9k-17k bạn đã có thể tự thưởng cho mình một chiếc bánh crepe ngọt hay mặn tùy theo sở thích.Thời gian phục vụ tại B-crepes bắt đầu từ 7:30 sáng đến 21:00 hàng ngày.Hiện tại B-crepes đang có chương trình khuyến mại “Chào tân sinh viên – Mừng năm học mới”, cứ với 5 bánh bạn sẽ được tặng 1 bánh bất kỳ từ số 1 đến số 10 trong Menu.Hãy thưởng thức một năm học mới cùng bánh crepe biến thể tại B-crepes số 2 ngõ 91 Chùa Láng nhé!

Lan Hương (sưu tầm)

TẢN MẠN VỀ BÁNH CREPE

09/201444B 09/201444

Chương trình khuyến mãi thường xuyên:- Giảm 20% cho sinh viên vào ngày Chủ nhật hàng tuần.- Giảm 10% cho tốp sinh viên ăn cơm với hóa đơn từ 250k trở lên.

ĐT: 04.66748761 – 0982726432Website: www.lovinghutaulac.com

Facebook: Cơm chay Loving Hut Nguồn Cội

Ngày nay, xu thế ăn chay đang ngày càng được nhiều người đón nhận. Những món chay được chế biến khéo léo từ những nguyên liệu sạch có nguồn gốc thực vật, vừa đảm bảo sức khỏe vừa đem lại những

bữa ăn thanh đạm ngon miệng mà giá cả lại vô cùng phải chăng.

Loving Hut Nguồn Cội là một trong những chi nhánh thuộc chuỗi nhà hàng Thuần chay Quốc tế. Đây là chuỗi nhà hàng được yêu thích trên toàn cầu trong mục Giải thưởng thuần chay năm 2010 do VegNews Magazine bình chọn.

Ăn chay khỏe mạnhĂn chay tiết kiệm

Ăn chay tốt cho môi sinhĂn chay từ bi

Ăn chay cao thượngĂn chay hòa bình

Chỉ với 25-40K, bạn sẽ được thưởng thức những món chay thuần khiết, bổ dưỡng và hợp khẩu vị với thục đơn phong phú, không gian trang nhã, thoáng mát, sạch sẽ.Hãy đến với Loving Hut Nguồn Cội để cảm nhận hương vị chay đích thực. Đặc biệt, từ ngày 14-21/9, nhà hàng sẽ có chương trình khuyến mãi giảm giá 20% cho các bạn sinh viên.

Loving HutNguồn cội

Thanh khiết món chay cùng

C

Page 14: Nội San Sức Trẻ 44

26 2709/201444 09/201444

Ưu đãi đặc biệt cho sinh viên Ngoại Thương: Giảm 10% cho những bạn hoàn thành học phí trước ngày khai giảng Giảm 15% nếu đăng kí từ 2 người trở lên.

GOTOJAPAN - Để tiếng Nhật và du học Nhật không còn là giấc mơ

Trung tâm Du học & Đào tạo tiếng Nhật GotoJapan

Địa chỉ chính: 8/121 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa

Hotline: 04 62 77 0870 0983 565 069Website: http://gotojaoan.vn/Fanpage:www.facebook.com/gotojapan.vn

Học tiếng Nhật: Bạn có cơ hội được giao lưu với nền giáo dục thuộc hàng bậc nhất thế giới, được học hỏi những con người tài năng và chăm chỉ.

Học tiếng Nhật: Bạn có một tương lai tươi sáng, một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

Học tiếng Nhật: Bạn được hiểu thêm về một nền văn hóa đa sắc màu.

GotoJapan có gì khác biệt?Đó là sự kết hợp giữa trung tâm đào tạo Nhật ngữ và dịch vụ tư vấn làm việc, du học tại Nhật. Với đầy đủ các khóa tiếng Nhật ở mọi trình độ: từ sơ cấp, giao tiếp đến cấp tốc, lịch học linh hoạt và có tính cập nhật cao, đội ngũ giáo viên, tư vấn viên giàu kinh nghiệm, GotoJapan tự tin có thể đáp ứng những học viên khắt khe nhất. . Với mọi khóa học, bạn đều được học thử miễn phí. Ngoài ra, trung tâm còn luôn có những ưu đãi học phí và học bổng để khuyến khích tinh thần học. Về dịch vụ tư vấn du học, GotoJapan cũng hợp tác với các trường bên Nhật, thường xuyên

tổ chức các buổi hội thảo du học hay giao lưu gặp gỡ các đối tác để tìm kiếm cơ hội cho học viên.

GoToJapan là trung tâm DUY NHẤT có chương trình hỗ trợ học viên toàn diện : TRƯỚC – TRONG – SAU khi du học tại Nhật. Với tâm niệm tất cả vì thế hệ trẻ, vì tương lai đất nước, vì mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, ban lãnh đạo trung tâm cam kết sẽ mang đến cho học viên một môi trường học tập lý tưởng nhất cùng những dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, đầy đủ nhất.

Bạn biết gì về GotoJapan?Trung tâm Du học & Đào tạo tiếng Nhật GotoJapan được thành lập bởi chính những du học sinh xuất sắc đã nhận học bổng của chính phủ Nhật. Với niềm khát khao được mang những kiến thức, kinh nghiệm của hơn 10 năm học tập và làm việc tại Nhật tới thế hệ trẻ Việt, GotoJapan mong muốn được cùng bạn chinh phục thành công đất nước mặt trời mọc, mang về hành trang cần thiết để làm nên một tương lai tươi sáng cho bản thân và cộng đồng.

Đặc biệt, bạn còn có cơ hội trở thành CTV của GotoJapan tại các vị trí part time như quản lý lớp học, hỗ trợ truyền thông…Đến với GotoJapan là thêm một bước bạn tiến gần hơn đến với ước mơ!

(24/24)

09/201444D 09/201444 E

Page 15: Nội San Sức Trẻ 44

28 2909/201444 09/201444

hơn

Lê Hồng Ngọc8.0 IELTSGiải nhất cuộc thi tiếng Anh Front the Most 2011

Sinh viên năm 4

sinh viên năm 4

Cựu sinh viên hệ Tiên tiến

Học bổng 1 triệu đồng các khóa học IELTS, TOEIC, tiếng Anh giao tiếp dành cho Tân sinh viên ĐH Ngoại Thương K53 Hà Nội.Vì thời gian nhận học bổng có giới hạn, các bạn vui lòng đăng ký sớm và mang báo Sức trẻ đến trung tâm Anh Ngữ RES để được làm bài kiểm tra tiếng Anh miễn phí và nhận học bổng tại RES nhé!Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số Hotline 0979043610 hoặc Email [email protected]

09/201444F 09/201444 G

Page 16: Nội San Sức Trẻ 44

30 3109/201444 09/20144409/201444H 09/201444

Nguồn ảnh: Tuyệt Đỉnh Sinh Vật

I

Page 17: Nội San Sức Trẻ 44

32 3309/201444 09/201444

KHÔNG GIAN 3 TRONG 1Là một trong những

quán café đầu tiên ở Hà Nội có các phòng chiếu phim chất

lượng cao cùng một kho sách tương đối lớn, TheO đã trở thành điểm hẹn

lí tưởng cho các bạn trẻ. Đến với TheO, bạn không chỉ được trải nghiệm một

không gian yên tĩnh của quán café mà còn có thể đọc sách cũng

như xem phim cùng bạn bè.

Tọa lạc ở phố

Chùa Láng – con phố quen thuộc đối với sinh viên Đại

học Ngoại thương và Học viện Ngoại Giao, TheO café mang đến cho các bạn trẻ những trải nghiệm thú vị khi đặt chân đến đây. Ấn tượng đầu tiên bạn có thể nhận ra chính là gam màu đỏ - trắng chủ đạo, sắc màu dường như đã trở thành thương hiệu riêng của TheO café. Với thiết kế hiện đại gồm nhiều phòng có sức chứa khác nhau, TheO dễ dàng chiều lòng những vị khách khó tính nhất. Nếu bạn muốn một không gian yên tĩnh để học bài hay phòng hội thảo có lắp đặt máy chiếu để làm việc, hoặc đơn giản chỉ là địa điểm để tụ tập “chém gió” với bạn bè thì TheO café chính là địa chỉ bạn đang cần tìm.Những tách café thơm ngon, các loại sinh tố theo mùa cùng rất nhiều món ăn vặt hấp dẫn như Pizza, Hamburger, mỳ Ý, sườn nướng BBQ... vừa ngon lành, hợp

vệ sinh lại có giá cả phải chăng chính là điểm cộng lớn nhất cho TheO café. Thái độ phục vụ của nhân viên ở đây cũng rất chu đáo và thân thiện. Ngay khi bước vào quán bạn đã được chào đón bằng những nụ cười tươi tắn và luôn được đáp ứng các nhu cầu một cách tận tình.Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa nhâm nhi món đồ uống ưa thích vừa được đọc những cuốn

sách thú vị?

Kho sách ở TheO luôn được cập nhật và bổ sung thường xuyên với nhiều thể loại khác nhau. Đặc biệt hơn, để phục vụ nhu cầu của sinh viên Ngoại thương, TheO café sắp

sửa có thêm những cuốn sách liên quan đến kinh tế vô cùng hay và bổ ích. Không

những thế, các phòng chiếu phim chất lượng cao luôn cũng sẵn sàng phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn. Từ phòng chiếu lớn dành để tụ tập bạn bè với những bộ phim bom tấn mới nhất đến không gian riêng tư để cùng thưởng thức những thước phim lãng mạn, ngọt ngào với “bạn ấy”, tất cả đều có ở TheO café. Nhân dịp đầu năm học, TheO café dành ưu đãi 20% cho tất cả các tân sinh viên của Đại học Ngoại thương trong vòng hai tháng, từ 10/9 – 10/11. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy mau ghé đến TheO café để có những trài nghiệm thật thú vị nào!

Địa chỉ: 24 ngõ 4 Đặng Văn Ngữ Hotline: 0936120708 - 0908686286CƠ SỞ 1:Địa chỉ: 22 ngõ 80 Chùa Láng Hotline: 0969355855 - 0904441144 CƠ SỞ 2:Địa chỉ: 21 ngõ 26 Nguyên Hồng Hotline: 0462920303 - 0902220187 CƠ SỞ 3:

09/201444J

coupon

40%

PIZZA BOX

15%

MEMORY COFFEE

AFTC

HAIR SALON Q2

10%

SỮA CHUA DẺO45 Chùa Láng046 3259274

Các đồ đá xay từ 10-30/9

15%

CHẢ TÔM 20

Giảm trên hóa đơn

20 ngõ 178 Tây Sơn 01682886886 40%

BÁNH TRÁNGKẸP RUBY66 Đường Trung Yên 90979302286

Giảm từ 10/9 đến 30/9

2 ngõ 67 Chùa Láng0988577057

Giảm từ 10/9 đến 30/9

4/37 ngõ 82 Chùa Láng091 505 91 60

Đồ uống đá xay, nước ép trái cây10% Đồ uống socola

30%

JUKUL COFFEE

Giảm trên hóa đơn, miễn phí dịch vụ Patty

10 Trần Thái Tông 01696878787

1lần

SALON TUẤN NGỌC144 Chùa Láng0437755160

GIÁ SỐC cho tóc ép, uốn, nhuộm299k, tặng 1 lần hấp chữa trị

109 Chùa Láng098 669 99 91

1. Cắt + Uốn 750k giảm còn 400k + 1 lần Hấp miễn phí.2. Cắt + Nhuộm 650k giảm còn 350k + 1 lần Hấp miễn phí.3. Cắt + Ép 600k giảm còn 350k + 1 lần Hấp miễn phí.4. Cắt + Hấp phủ màu 650k giảm còn 450k + 1 lần sấy tạo kiểu.5. Cắt + Ép phồng chân 450k giảm còn 300k + 1 lần hấp miễn phí.

AFTCCông ty duy nhất tại Việt Nam tuân theo chuẩn đào tạo của học viện CFAGiảm 2.000.000Đ cho KHÓA HỌC CFA LEVEL 1 KÌ THI THÁNG 6/2015 (Chỉ áp dụng cho sinh viên) http://aftc.vn/CFA.aspx

P1807, Thành Công Tower, 57 Láng Hạ

091 374 3366

fb.com/banhtrangkepruby.hnfb.com/chatom20chatom20.com

09/201444 K

Page 18: Nội San Sức Trẻ 44

34 09/201444 09/201444

Trốn véMột anh chàng hà tiện lên tàu hoả

không mua vé. Nhân viên kiểm soát

phát hiện được bắt trả tiền, nhưng

anh ta nhất định không chịu. Người

kia liền xách vali của anh ta ném qua

cửa sổ toa tàu.

- Đồ quá quắt! - anh chàng hà tiện

hét lên - Ông có bắt được con trai

tôi trốn vé đâu mà lại ném cả nó ra

ngoài thế hả?

Dìm bong bóngCó 4 con vịt đang chơi ở hồ nước,

bỗng bị cảnh sát bắt về hỏi

-Mày tên gì?

Vịt 1:

- Dạ con tên vịt

- Mày làm gì ở hồ nước?

- Dạ con chơi dìm bong bóng xuống

nước ạ

Cảnh sát lại hỏi:

- Mày tền gì?

Vịt 2:

- Dạ con tên vịt vịt

- Mày làm gì ở hồ nước?

- Dạ con chơi dìm bong bóng xuống

nước

Cảnh sát lại hỏi:

- Mày tên gì?

Vịt 3:

- Dạ con tên vịt vịt vịt

- Mày làm gì ở hồ nứơc?

- Dạ con chơi dìm bong bóng xuống

nước

Cảnh sát hỏi con vịt cưối cùng:

- Mày tên gì?

Vịt 4:

- Dạ con tên bong bóng

Một kiểu vào đềĐầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố:

“Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì

gọi là gì?”.

- Thưa thầy là đạo nhạc ạ!

- Thế ăn cắp ý tưởng là gì?

- Là đạo ý tưởng ạ!

- Ăn cắp thơ gọi là gì?

- Là đạo thơ ạ!

- Vậy còn ăn cắp răng?

Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…

- Các em mở sách, hôm nay chúng ta

sẽ học…”đạo hàm”.

Nhà xácCháy lớn tại bệnh viện. Sau khi dập

tắt đám cháy một lính cứu hỏa báo

cáo với chỉ huy:

- Lửa đã bị dập tắt hoàn toàn! Tại

tầng hầm chúng tôi cứu được 9 nạn

nhân. Đã làm hồi tỉnh được 4, còn 5

người kia rất tiếc đã chết.

Viên chỉ huy nghe xong liền ngất đi.

Một lúc sau, tỉnh lại ông ta mới thều

thào nói:

- Chúa ơi! Dưới tầng hầm là cái nhà

xác của bệnh viện mà.

Tâm thần đi chơiHai người tâm thần đèo nhau trên xe

đạp xuống dốc cầu, người sau phân

công :

- Mầy cầm lái nhé, tao ngồi sao đạp

cho có thế

- OK.

Sau hơn 1 giờ hì hục, cuối cùng cũng

lên đến giữa cầu, người sau thở đứt

quảng :

- Ngồi ở đằng sau nãy giờ đạp mệt

chết mẹ mới lên.

- Tao ngồi trước cầm lái cũng đâu

có sướng gì, bóp thắng mệt thấy bà

luôn…FUNNY..........

TRUYỆN CƯỜI

L

“Thật dễ dàng để làm quen với một người xa lạ, nhưng… thật khó để quên đi một người xa lạ đã từng quen…”

TRUYỆN NGẮN

3509/201444

Page 19: Nội San Sức Trẻ 44

Mường PhăngTrở lại Điện Biên sau bao nhiêu day dứt, Trang - cô sinh viên vừa tốt nghiệp quyết định đặt chân lên mảnh đất Mường Phăng – khu di tích lịch sử nổi tiếng Điện Biên, cũng là nơi mà 3 năm trước cô đã tự chôn giấu một mảnh tâm hồn mình, chối từ cơ hội được hạnh phúc. Sau chuyến xe đêm 12 tiếng đằng đẵng tới thành phố Điện Biên Phủ, giờ lại thêm gần một tiếng đồng hồ tới Mường Phăng, cùng với nỗi buồn đang gặm nhấm, cô mệt mỏi đến gần như ngã quỵ. Đôi mắt quầng thâm vì đã không được nghỉ ngơi chút nào, có chăng chỉ là vài phút chập chờn mộng mị. Xe cứ đi, lượn qua những con đường đất đá quanh co, khúc khuỷu, và cây rừng cứ lướt về phía sau. Những cây ban mùa này chưa ra hoa, chưa nở trắng những ngọn đồi hay những con đường. Đúng vậy, vì giờ là mùa hè. Và, cô lại đến Điện Biên vào một mùa hè – mùa hoa ban chưa nở…

Noong BuaĐó là mùa hè của 3 năm về trước. Trang – cô sinh viên năm nhất trẻ trung,

nhiệt huyết đã háo hức đăng kí tham gia chuyến đi tình nguyện lên Noong Bua, Điện Biên cùng câu lạc bộ. Quyết định ấy đến với cô mà không một chút do dự, bởi cô là vậy, chỉ cần thích là sẽ làm.Sau khi sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp vệ sinh khu ở, cả đội đã họp bàn để phân công các nhóm hậu cần, nấu ăn trong 14 ngày tình nguyện. Cả đoàn có tròn 20 người, hầu hết đều là những người thuộc câu lạc bộ nên Trang quen gần hết, chỉ trừ một vài người, trong đó có Phong. Và thật ngẫu nhiên, cô lại cùng nhóm hậu cần với anh.

TrangTừ lúc lên đây, không lúc nào là cô không nhớ tới Quân. Anh là chàng trai cô quen trong hôm làm thủ tục nhập học đầu tiên vào trường. Với nụ cười duyên, giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn khi giới thiệu về trường, anh thực sự gây ấn tượng mạnh với cô. Sau hôm đó, cô tìm mọi cách tìm hiểu xem chàng trai ấy là ai, và cô đã thầm thích anh kể từ đó cho đến tận bây giờ. Thứ tình cảm đơn phương thật trong sáng và giản đơn, chẳng phải cái gì quá to tát song nó lại mang tới cho người trong cuộc – như Trang, những cảm xúc tuyệt vời. Cô vui vì hàng ngày có thể âm thầm để ý ai đó, quan tâm ai đó, stalk facebook của ai đó. Cũng có nhiều lúc cô tự hỏi bản thân, liệu có nên nói cho anh biết tình cảm của mình không, và liệu thứ tình cảm này có thực sự là tình yêu đơn phương? Nhưng rồi cô tự nhủ, chẳng có thứ tình cảm không chân thật nào có thể kéo dài tới gần một năm như thế này cả. Nhớ anh là vậy nhưng cuộc sống tình nguyện buộc cô phải dành tâm trí của mình cho những chuyện khác nữa. Ban ngày, cô cùng mọi người đi lao động: dọn công viên, phát quang bụi rậm, làm đường, phun thuốc muỗi và tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi. Đến tối, cô cùng mọi người hát hò, chơi bài Unô, ma sói. Những hôm cùng nhóm

hậu cần làm nhiệm vụ, cô lại có cơ hội làm việc nhà, đi chợ, nấu ăn và chuyện trò những chuyện trên trời dưới bể, và… phát hiện ra những điều thú vị ở từng người…, đặc biệt là Phong.Phong là bạn thân của một anh trong đoàn, đã xin đi cùng trong chuyến tình nguyện này. Anh là một chàng trai khá hài hước, chịu khó, lại khá đảm đang nữa. Hôm đầu tiên đi chợ cùng Phong, cô đã rất bất ngờ trước khả năng mua bán mặc cả không thua một bà nội trợ của anh. Cả việc nhóm bếp cũng vậy, Phong là người duy nhất trong đoàn biết nhóm

bếp củi. Nhìn mồ hôi túa ra trên mặt, trên lưng áo anh, thấy nhọ nồi dính trên má mà Phong vẫn nở nụ cười hiền, Trang không khỏi cảm thấy thán phục.

PhongKết thúc năm 3 với kì thi IELTS và đợt làm hồ sơ du học vô cùng mỏi mệt, 2 tháng trước khi bay sang Anh, Phong quyết định dành thời gian cho chuyến đi tình nguyện lần đầu trong đời cùng câu lạc bộ của thằng bạn thân. Hơn nữa, anh đang muốn trốn khỏi Hà Nội, trốn khỏi chốn xô bồ ấy, đi tới một nơi thật xa để quên đi mối tình đầu 4 năm vừa mới chấm dứt của mình. Vì thế, ngay khi thằng bạn thân rủ tham gia, anh đã chẳng ngại ngần mà đồng ý.Trong 2 bạn nữ cùng nhóm hậu cần, Phong ấn tượng với một cô gái. Cô tên Trang. Mỗi lần cùng cô đi chợ, nghe cách cô nói chuyện, tự nhiên anh thấy vui vẻ lạc quan lạ thường. Cô nhí nhảnh, trẻ con nhưng đôi khi lại tư lự, đăm chiêu lạ lùng. Trong suy nghĩ của anh, Trang thật đặc biệt – “một cô bé có thể khiến cõi lòng người ta nhẹ bâng, vô tư lự lâu lắm rồi mình mới thấy”.

TrangHôm nay đi dọn cỏ ở công viên, Phong bất cẩn bị một con ong mật đốt vào ngón tay. Vì có biết cách sơ cứu, Trang liền chạy ngay tới chỗ anh, dùng móng tay cào nhẹ mũi kim chích của ong ra rồi đưa anh về nhà, sát trùng vết thương với xà phòng và nước rồi bôi aspirin để xoa dịu. Vết đốt của Phong vì thế đỡ hẳn, không còn tê buốt nữa. Phong cảm ơn Trang rồi đột nhiên hỏi cô chiều nay có muốn đi thả diều không, anh sẽ dẫn cô đi. Trang toét miệng cười đồng ý.Buổi chiều ấy thật lộng gió, thích hợp cho ý định đi thả diều của Trang và Phong. Vẫn nhớ hồi còn nhỏ, chiều nào Trang cũng được bố dắt ra cánh đồng thả diều. Thế nhưng, từ ngày gia đình chuyển lên thành phố, cô chẳng còn có cơ hội ấy nữa. Hôm nay được anh rủ, cô sung sướng và háo hức lắm. Cô sẽ lại được cầm trên tay ống bơ quấn chỉ, thả con diều lên cao thật cao. Nhưng, thực tế không giống như mong đợi. Trang giương cao con diều, chạy vài vòng mà chẳng hiểu sao nó cứ chao đảo rồi lại rớt xuống, vài lần vẫn thế. Cô xị mặt còn Phong thì bật cười. Anh chạy tới, hướng tay cô cầm diều và chạy cùng cô, chỉ cho cô những mẹo để diều nhanh lên. Cô cười tươi, vui sướng nhìn con diều bay cao. Hình như chưa bao giờ cô vui đến thế.

PhongHôm nay, Trang đã khiến anh cảm thấy hơi bối rối. Trong lúc cô đang chăm chú sát trùng vết đốt trên ngón tay Phong, anh chẳng có việc gì ngoài nhìn kĩ gương mặt cô. Đôi môi cô mím lại thật chặt, đôi mắt cô mở to, thỉnh thoảng thì nheo lại, miệng chắt chắt chắt như một bác sĩ thực thụ. Rồi tự nhiên, anh buột miệng hỏi cô có muốn đi thả diều với anh chiều nay không. Sở dĩ anh nghĩ đến chuyện thả diều là bởi trên đoạn đường từ công viên về nhà, anh chợt thấy một cánh diều đang vút cao trên bầu trời. Anh vốn mê diều, nhưng không ngờ rằng Trang cũng mê diều không kém anh. Nhìn vẻ vui sướng trong mắt cô, anh chợt thấy mình cũng vui lây.

Trang và PhongThời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào cả đội còn đang dọn dẹp vệ sinh chỗ ở, giờ đã sắp sửa phải trở về. Trang và Phong trở nên thân thiết từ lúc nào, cả hai đã có thể thoải mái nói chuyện, tâm sự như những người tri âm. Hôm nay trong lúc cùng nhau đi chợ, cơn mưa bất chợt đổ xuống khiến hai người phải trú tạm dưới cổng một trường học. Trang dính mưa, mặt tái mét. Phong lo lắng, vòng cánh tay kéo cô nép sát vào người mình. Trang bỗng thấy thật ấm áp.- Anh có nghĩ một cây ban nào đó sẽ nở hoa vào mùa hè, dù chỉ là một nhành hoa thôi không?- Hoa ban không nở vào mùa hè, nhưng anh nghĩ chỉ cần em tin thì sẽ có thôi.Trang mỉm cười. Chính trong buổi chiều hôm ấy, họ đã tâm sự với nhau tất cả mọi chuyện, chuyện yêu đơn phương của Trang và chuyện về mối tình đầu 4 năm của Phong. Hai người lắng nghe chuyện của nhau, chỉ lắng nghe và chẳng bàn luận gì thêm. Có chút gì đó xao động như cơn mưa vừa đi qua. ***Gió đột ngột lùa qua cửa sổ xe - lạnh toát và ẩm mục - khiến da thịt Trang rờn rợn. Cái lạnh ấy giống hệt cái lạnh của buổi chiều cô mắc mưa cùng Phong 3 năm trước. Cô thu mình, đóng cửa sổ lại, đôi mắt vẫn thẫn thờ hướng ra khung cảnh bên ngoài. Tài xế tiếp tục vặn lái bên này bên kia để bám theo những đoạn lượn và khúc quanh quen thuộc của con đường. Xe dần dần xuyên sâu vào mảng bóng râm âm u của rặng cây ban cao vút rậm rạp, che hết cả nắng. Nhìn vào bóng râm đến tăm tối ấy, Trang khẽ thở dài…Đêm cuối cùng ở Noong Bua, Phong rủ cô tới một nơi, bảo rằng có chuyện muốn nói.

Hai người ngồi trên xe, trò chuyện, Trang gạn hỏi điều Phong đang giấu nhưng anh chỉ mỉm cười. Xe dừng lại trước cảnh cổng khắc to dòng chữ “Khu di tích Mường Phăng”. Toàn bộ khu này nằm trọn trong một mảnh rừng nguyên sinh cổ thụ. Phong dẫn cô vào trong, cầm đen pin soi đường. Hôm nay trăng rất sáng, sáng đến nỗi những tán cây rậm rạp trên đầu chẳng thể ngăn nổi ánh sáng xuyên qua. Hai người sóng vai đi giữa con đường đá nhỏ xuyên rừng, cho đến chỗ một cây to chắn ngang đường thì dừng lại. Phong im lặng, Trang ngước nhìn anh tò mò. Thế rồi, anh quay sang cô, nhìn thẳng vào mắt cô và nói: “Anh thích em”. Trang sững người. Cô cứ đứng lặng như thế, đôi mắt bối rối tránh nhìn vào mắt anh. Những phút sau đó cứ kéo dài tưởng như tới hàng thế kỉ. - Xin lỗi anh, em không thể thích anh. Anh biết em đã thích người khác rồi mà.**Ánh trăng dịu nhẹ xuyên qua cửa sổ làm sáng bừng căn phòng đêm. Chỉ mới vài tiếng trước, Trang đã chối từ tình cảm của một chàng trai để bảo vệ thứ tình yêu đơn phương mà cô cho là đích thực của mình. Cô thao thức, nghĩ mãi về những chuyện vừa xảy ra, nghĩ cả về cái ôm ấy. Khi nhận được câu trả lời từ cô, anh thở dài, đôi mắt đen lấp lánh một nỗi buồn. Thế rồi, anh ôm cô vào lòng. Lúc đó cô cảm nhận được hơi thở ấm nóng và nhịp tim anh đập, nó nhanh hơn bình thường. Cũng chính giây phút ấy, cô thấy dường như tim mình cũng đập nhanh hơn. Cô như đóng băng trong vòng tay anh. Sững sờ. Rối bời. Tại sao? Cảm xúc gì thế này?... Không được, tất cả chỉ là tưởng tượng thôi, cô phải quên đi!Về Hà Nội, cô chẳng còn liên lạc gì với Phong nữa. Một tháng sau, anh cũng bay sang Anh du học. Mọi chuyện tưởng như đã chấm dứt hoàn toàn, nhưng không, Trang bàng hoàng khi nhận ra trái tim mình không còn dành cho Quân nữa. Tất cả những kí ức, những hình ảnh, những câu chuyện ở Điện Biên đều gợi nhắc cô nhớ tới Phong. Cô yêu anh thật rồi. Nhưng… anh lại chẳng còn bên cô nữa…***Chiếc xe dừng lại. Trang uể oải bước xuống, đi vào bên trong cánh cổng “Mường Phăng”. Một lần nữa rảo bước trên con đường đá xuyên rừng, cô tìm đến chỗ cái cây to chắn ngang đường. Nó vẫn còn đó, chỉ là, không còn Phong bên cô lúc này. Cô cứ đứng nguyên như thế, lặng nhìn

c ả n h vật xung quanh cho đến khi nghe có tiếng động sau lưng. Là bác quản rừng cô gặp trong cái đêm đến đây cùng Phong ba năm trước...- Cháu có phải Trang không?- Dạ phải.Bác liền đưa cho cô một tấm thiệp rồi nói: “Cậu con trai đêm ấy đi cùng cháu ngay sáng hôm sau đã quay lại đây, nhờ ta giữ hộ tấm thiệp này cho đến khi nào cháu lại xuất hiện. Cậu ấy còn cố leo lên cây ban kia, hái xuống một nhành ban trắng nở lạc mùa, kẹp vào giữa tấm thiệp. Cháu thật hạnh phúc”.Đôi mắt cô nhòe đi khi mở tấm thiệp ra, nhành hoa ban ở đó, dù đã héo úa theo thời gian nhưng vẫn mang một sắc trắng không lẫn vào đâu được. Tấm thiệp viết: “Chẳng biết đến bao giờ em mới đọc được những dòng này, nhưng anh vẫn muốn em biết rằng, dù là thời điểm nào thì tình cảm anh dành cho em vẫn vậy. Anh yêu em. Nếu em không còn chối từ tình cảm của anh nữa thì hãy gọi cho anh vào số điện thoại này nhé…”Giàn giụa nước mắt, Trang chợt nhận ra, nhành hoa ban trắng giữa mùa hè ấy chính là anh chứ chẳng phải người con trai cô thích đơn phương nữa.Ở đầu dây bên kia – một giọng nói vang lên, thân quen như chưa từng xa cách: “Anh đã chờ cuộc gọi này từ rất lâu rồi…”

Kim Chung

36 09/201444 3709/201444

Page 20: Nội San Sức Trẻ 44

09/201444 2509/20144424

Học Đại Học…sao khác biệt đến vậy?Đầu tiên phải kể tới “cú shock” về thời gian, khi lịch học được phân bổ vào những khung giờ vô cùng “oái oăm”. Tớ học buổi chiều, đồng nghĩa với việc tớ phải thường xuyên ra ngoài lúc 11h30 trưa để kịp ca 3. Còn khi tớ lại học sáng, muốn đến đúng giờ, tớ phải đi học khi đèn đường chưa bật. Vốn đã quen với lịch học “cố thủ” của 12 năm phổ thông, giờ đây tớ cảm thấy mọi nề nếp sinh hoạt của tớ đều bị xáo trộn tất thảy!!Các môn học ở đại học thật mới mẻ. Đành rằng một học kì chỉ phải học 6-7 môn, thế nhưng tớ còn thấy mệt hơn cả việc học

hơn chục môn trong một học kì như hồi trước! Phương pháp học đại học cũng thật kì lạ. Hầu hết giảng viên dạy bằng máy chiếu cùng bài giảng đã soạn sẵn. Tốc độ bài học ở trên lớp cũng nhanh hơn gấp… n lần so với hồi còn ở phổ thông, khiến cho bọn tớ nhiều lúc phải gắng tay nhanh mắt hết sức mới theo kịp bài giảng. Ở trường đại học, chỉ có điểm chuyên cần, một bài kiểm tra giữa kì và một bài thi cuối kì để đánh giá kết quả học của bọn tớ. Điều này xem ra không lấy gì làm thuận lợi bởi để làm tốt 2 bài kiểm tra đó, tớ phải “ôm” hết kiến thức của cả cuốn giáo trình dày xấp xỉ cuốn từ điển. Choáng váng hơn, có những phần các thầy cô không đề cập gì đến vẫn xuất hiện trong đề thi với tần suất không hề ít.

Cho dù đã đâm đầu vào học ngay từ những ngày đầu, điểm số của tớ vẫn ở mức “lẹt đẹt”. Mãi về sau, tớ mới “ngộ” ra rằng phương pháp học tập của mình đang gặp phải rất nhiều vấn đề. Học tập tại trường đại học, nếu chỉ đơn thuần học những gì thầy cô dạy thì rất khó để kiếm cho mình một điểm A. Tự học và nghiên cứu mới chính là chìa khóa giải quyết tất cả. Vậy là tớ bắt đầu tìm tòi và học được nhiều bí kíp khá hay ho: đọc kĩ bài ở nhà trước khi lên lớp, tìm thêm một lớp để học “ké” và facebook hay diễn đàn FTU là cả một kho tài liệu khổng lồ miễn phí. Sau một thời gian, tớ đã có thể thở phào nhẽ nhõm khi điểm số của tớ có sự cải thiện rất tích cực. Tớ cảm thấy mình bắt đầu lớn.

Tớ tìm “nhà mới”Cũng nô nức như hàng ngàn tân sinh viên FTU khác, tớ ứng tuyển vào một CLB mà mình rất thích, tạm gọi là Ngôi nhà số 1. Dù đã được “cảnh báo” rằng thi vào CLB rất khó, tớ vẫn tự an ủi mình: “FTU khó thế mình còn vào được”. Thật vậy, tớ vượt qua 3 vòng đầu một cách dễ dàng. Bước vào vòng phỏng vấn, mặc dù hơi lo sợ, tớ đã cố gắng để trả lời thật tự tin. Cho dù bản thân tớ thấy mình đã làm khá tốt. thế nhưng sau đó tớ vẫn bị tâm trạng lo lắng chiếm gọn. Trong thời gian chờ kết quả, tớ chẳng có thể làm gì khác ngoài… cầu nguyện. Điều gì phải đến rồi cũng sẽ đến: kết quả đã được công bố không lâu sau đó. Nhìn đi nhìn lại danh sách trúng tuyển, tớ không tin vào mắt mình nữa… Không có tên tớ.Niềm tin rằng mình đặc biệt “đóng đinh” trong đầu tớ khiến cái cảm giác bị loại thật không dễ chịu chút nào, nhất là khi chúng bạn của mình “đỗ đông đỗ tây”. Có lẽ tớ sẽ mãi “gặm nhấm” nỗi thất bại nếu không phát hiện ra có rất nhiều người giống mình. Về sau, tớ ngấm được một sự thật: thích một CLB chỉ là điều kiện cần, để vào được bạn phải phù hợp với nó nữa.Nếm trải thất bại đầu tiên của đời sinh viên, tớ lại lớn thêm một chút.

Ngôi nhà số 2Đã vài tháng từ khi tớ là thành viên chính thức của Ngôi nhà số 2. Tớ có thêm rất nhiều bạn, tớ cũng đi “họp” CLB, cũng

ngồi trực văn phòng, tớ thích thú đeo chiếc huy hiệu của nơi tớ thuộc về… Mọi thứ thật khác, nhưng tất cả mới chỉ là khởi đầu.Khối lượng công việc chồng chất cùng deadline dồn dập đã đập tan cái ảo tưởng ban đầu của tớ về CLB. Việc học của tớ rối tung, mọi thứ dường đi như chệch khỏi quỹ đạo. Tớ bắt đầu “lung lay” và nghi ngờ sự lựa chọn của chính mình, về những gì CLB đem lại có đúng như tớ tưởng tượng. Đã từng xuất hiện trong đầu tớ cái ý định xin dừng hoạt động nhưng không lần nào tớ đủ can đảm để nói ra, nhất là khi các thành viên khác đều đang hăng say với nhiệm vụ được giao. Để giữ “thể diện”, tớ lại cố gắng hoàn thành nốt việc và tự nhủ rằng sau đợt này mình sẽ dừng hoạt động. Tuy nhiên, thời kì “đen tối” qua đi, những gì tớ nhận được làm tớ thay đổi suy nghĩ hoàn toàn. Niềm tự hào được bạn bè công nhận, được các anh chị tin tưởng… nhắc tớ phải cố gắng nhiều hơn nữa. Cái ý nghĩ “sau đợt này…” cũng có xuất hiện một vài lần nhưng sau đó thì biến mất hẳn.Vẫn biết rằng, thi đỗ CLB là một thành công không nhỏ, nhưng có “bám trụ” lại được hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Dù mới gia nhập Ngôi nhà số 2 được không lâu, tớ đã biết cách đối phó với áp lực và vượt qua “khủng hoảng” để duy trì công việc, tớ đã hiểu vì sao các anh chị chỉ hơn mình 1 tuổi, nhưng lại khác mình xa đến vậy.Nhờ học được cách đối mặt với áp lực,

TỚ BÂY GIỜ một năm về t rước . . .&

CÂU CHUYỆN CỦA BÚT CHÌ

cách sống có trách nhiệm với bản thân và tập thể, tớ lại lớn thêm chút nữa.

Ngôi nhà số…nCũng là lần đầu tiên tớ có những trải nghiệm thật mới mẻ khi đi làm thêm. CLB, xét ra cũng chính là một mô hình thu nhỏ của môi trường làm việc, có điều môi trường làm việc thì khắc nghiệt hơn nhiều. Đã đến lúc tớ phải chuyên nghiệp hơn nữa, bận rộn hơn nữa. Vẫn biết câu chuyện cân bằng cuộc sống là vô cùng khó khăn, nhưng khó một chút thì tớ lại cố thêm một chút. Đi làm, tớ biết quản lý thời gian hiệu quả hơn; học được cách đối nhân xử thế; học được cách làm việc tập thể, cũng cách thể hiện khả năng của bản thân mình. Đúng vậy, tớ vẫn đang tiếp tục lớn lên…

Tạm kếtTrải qua năm đầu tiên tại FTU, tớ đã chiêm nghiệm được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Tớ luôn tự hỏi mình sẽ là gì nếu trước kia nếu mỗi lần vấp ngã, tớ lại bỏ cuộc. So với 1 năm về trước, tớ đã cứng cáp và đủ can đảm để đương đầu với những thử thách khó khăn sắp tới. Khi viết ra những dòng này, trong đầu tớ đã hình thành những bước đi tiếp theo cho những năm tới. Tự định hướng cho mình những bước đường trong năm tới... tớ giờ đây đã lớn thật rồi!

Bút Chì

Một năm – khoảng thời gian không quá dài những cũng đủ làm nên những điều khác biệt. Từ ngày nhận được “tấm vé” bước vào cánh cổng FTU, tớ chưa hề có cơ hội để nhìn lại mình. Cho tới khi khoác trên mình màu áo xanh và dõi theo các em tân sinh viên, tớ mới bồi hồi nhận ra rằng: mình đã lớn lên thật rồi!

Page 21: Nội San Sức Trẻ 44

09/201444 09/201444 27

GƯƠNG MẶT TRANG BÌA

Tuy sinh ra và lớn lên dưới những điều kiện sinh hoạt và học tập khác nhau, nhưng cả hai bạn đều may mắn khi được nuôi dưỡng

trong một nền tảng giáo dục tốt và được sự quan tâm, ủng hộ từ gia đình. Xuất thân từ Nghệ An - mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, Trang – Thủ khoa khối D1 - lại một lần nữa khẳng định tài năng của những người con xứ Nghệ khi ghi danh vào bảng vàng Ngoại thương với vị trí cao nhất. Khi biết được tin mình đỗ thủ khoa, Trang cảm thấy rất vui vẻ và phấn khởi, cả nhà dường như vỡ òa trong niềm vui to lớn ấy. “Khi ba gọi điện thông báo em đỗ thủ khoa, em đã khóc vì xúc động. Em nghĩ không có gì vui hơn khi mong ước ấp ủ từ lâu thành hiện thực” – Trang tâm sự.

“Mục tiêu thủ khoa là dự định ban đầu của em. Thực ra hồi trước em chưa bao giờ nghĩ đến. Nhưng thầy cô, bạn bè và gia đình tin và kì vọng ở em khá nhiều. Bạn bè còn đùa phải chụp ảnh với em trước để sau được lên báo. Em tự nghĩ tất cả mọi người đều tin vào em thì tại sao em không thử tin vào mình một lần. Và cuối cùng em đã làm được. Nhưng trên hết em muốn ba mẹ tự hào về mình và muốn chứng tỏ cho mọi người thấy không phải chỉ con nhà nghèo khó khăn mới đỗ thủ khoa”.

Còn đối với Việt Anh – Thủ khoa khối A1, sinh ra ở mảnh đất Hà thành, được học tập dưới mái trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, ngôi trường đáng mơ ước của hàng ngàn học sinh Hà Nội thì con đường thi vào Ngoại thương dường như được vạch sẵn từ rất lâu rồi. Thích thương hiệu Ngoại thương, môi trường Ngoại thương và cả con người ở Ngoại thương từ những ngày đầu mới vào cấp ba, cộng thêm cả sự ủng hộ, cổ vũ của gia đình và bạn bè, Việt Anh đã quyết định lựa chọn ngôi trường này là điểm dừng chân trong bốn năm tiếp theo của mình. Em chia sẻ: “Bố mẹ tuy nghiêm khắc nhưng luôn là những người bạn đồng hành cùng em, ủng hộ mọi quyết định của em, kể cả việc lựa chọn thi Ngoại thương”.

Được học tập dưới những ngôi trường chuyên nổi tiếng cả nước, là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho quốc gia, song,

dường như điều này còn là một áp lực vô hình đè nặng lên vai hai bạn. Trưởng thành dưới mái trường mang tên nhà Cách mạng yêu nước Phan Bội Châu, Trang luôn cố gắng nỗ lực hết mình học tập và rèn luyện thật tốt, bởi lẽ những tiền bối của em đã rất thành công trong các mùa thi trước. Trang chia sẻ rằng:

Trong hai bạn thì có lẽ Việt Anh là người thoải mái hơn, gia đình, nhà trường hay tự bản thân em đều không đặt cho mình một áp lực cao hay một mục tiêu lớn như Thủ khoa hay Á khoa. Việt Anh lựa chọn Ngoại thương đơn giản chỉ vì một chữ “hợp”, mong muốn của Việt Anh là được học dưới ngôi trường hàng đầu này. Từ lúc thi xong, Việt Anh nghĩ mình chỉ đủ điểm đỗ vì vậy khi biết tin mình đỗ thủ khoa khối A1, bạn thực sự rất đỗi bất ngờ.

Con đường tiến đến bục vinh quang này là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực rất lớn từ những ngày đầu đi học. Mỗi bạn có một mục tiêu

khác nhau khi lựa chọn Ngoại thương, có những kế hoạch khác nhau để có thể đi đến ngày hôm nay, nhưng cả hai đều đã dành thời gian, nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ vào những trang văn, những bài giải toán, lí,…Đối với Trang, kinh tế là một niềm đam mê và ao ước. Ba Trang dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng, thế nên Trang luôn lấy THỦ KHOA KHỐI D1

Họ và tên: Đặng Thị Thảo TrangNgày sinh: 12 - 11 – 1996

Học sinh lớp chuyên Anh trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)

12 năm liền đạt danh hiệu HSG toàn diệnGiải Nhì HSG tỉnh môn Tiếng Anh lớp 12

Điểm IELTS: 7.0 Thủ khoa D1 – 26,5đ.

THỦ KHOA KHỐI A1Họ và tên: Phạm Việt AnhNgày sinh: 29 - 7 - 1996Học sinh lớp chuyên Lý trường THPT Hà Nội – AmsterdamGiải nhất thành phố Hà Nội môn lý lớp 12Huy chương vàng bóng rổ thành phố Hà Nội lớp 9Vô địch giải bóng đá Hà Nội – Amsterdam năm lớp 11Winning delegate của Vietnam Youth Icon Season 1 tổ chức bởi AIESEC HanoiThủ khoa A1 – 28đ.

ba làm thần tượng và cũng mong muốn học tập thật tốt để trở thành một nhà kinh doanh tài năng như ba mình. Trang cho rằng với thời điểm kinh tế xã hội hiện này thì chỉ cần chuyên môn thôi là chưa đủ, chính vì lẽ đó mà Trang luôn cố gắng trau dồi khả năng nghe nói tiếng Anh của mình. Với thành tích Giải Nhì Học sinh giỏi Tỉnh môn tiếng Anh năm 2013-2014, IELTS 7.0, Trang cảm thấy tạm hài lòng với năng lực tiếng Anh của mình. Cô bạn cũng ấp ủ dự định học thêm tiếng Nhật để đạt được ước mơ trở thành một du học sinh Nhật Bản. Bên cạnh đó, Trang còn chia sẻ mong muốn thi vào Câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp Tương lai (TEC), vì bạn cảm thấy điều này thực sự sẽ giúp ích cho bản thân trong tương lai, cũng như trở thành một mảnh ghép năng động của bức tranh đa sắc màu ở FTU hiện tại.Về phần của Việt Anh, chàng trai đa tài này không chỉ học tập tốt (Đạt giải Nhất Học sinh giỏi Thành phố môn Vật lý) mà

còn được biết đến với những tấm huy chương ở bộ môn bóng rổ, bóng đá… Hơn thế nữa, Việt Anh còn là một cây văn nghệ gội cạo của khối trong những năm còn học phổ thông. Có lẽ môi trường năng động, đa dạng về các thể loại cuộc thi ở Ngoại thương đã hấp dẫn được Việt Anh khi quyết định làm hồ sơ đại học. “Ở Ams, em được tạo điều kiện tham gia nhiều các hoạt động, phát triển các kỹ năng xã hội, tự mình khám phá ra những sở thích cũng như những tài năng "ẩn dật" của mình. Em nghĩ là môi trường ở Ngoại thương và Ams cũng khá tương đồng nên mong rằng 4 năm tới em sẽ tiếp tục được phát triển và khám phá bản thân”.Một lần nữa xin chúc mừng các bạn Tân thủ khoa của Đại học Ngoại thương năm nay! Chúc các bạn có bốn năm trải nghiệm thật tuyệt tại đây, và mong cho tất cả mọi dự định, kế hoạch của các bạn sẽ trở thành sự thật nhé!

Ngọc Thúy – Ngân Anh

Lại một mùa thi nữa kết thúc, những cái tên trên bảng vàng Ngoại thương đã xuất hiện từ hơn 1 tháng trước, cùng lúc đó là gương mặt của các Tân thủ khoa kì thi Đại học 2014 chính thức lộ diện. Điều gì đã giúp cho họ trở thành đại diện xuất sắc nhất của thế hệ “FTUer” K53? Hãy cùng Sức Trẻ 44 đi tìm câu trả lời nhé!

Thép đã tôi thế đấy

Bệ phóng tài năng

26

Page 22: Nội San Sức Trẻ 44

42 4309/201444 09/201444

Ta từng nghe…Tình yêu, theo quan niệm truyền thống, vốn là “chuyện của hai người”, là điều tế nhị, nên hạn chế mang ra chốn công khai. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của xã hội, quan niệm về tình yêu của giới trẻ cũng khác trước. Ở thời đại ngày nay, khi mà việc bày tỏ cảm xúc cá nhân trên các trang mạng xã hội trở nên phổ biển, khi mà một mối quan hệ có thể chấm dứt dễ dàng sau một lần click chuột “remove relationship”, thì những câu chuyện hậu chia tay cũng dần không tìm được giới hạn của nó.Không thể phủ nhận rằng sau chia tay là khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với cả hai bên. Cho dù lý do kết thúc tình yêu là gì, dù bạn là người chủ động ra đi hay là người ở lại… thì mọi thứ luôn cần thời

VẠCH

mặt áoHAY

gian và những cách cư xử “khôn ngoan” để nhanh chóng vượt qua thời điểm này. Điều đáng nói ở đây là với không ít người, chia tay lại trở thành “cơ hội ngàn vàng” để bóc mẽ đối phương, tự bôi xấu mình, gây ra những vụ lùm xùm tai tiếng không đáng có. Và người nổ súng khiêu chiến, không ai khác lại chính là người yêu cũ.

Từ những vụ “vạch áo cho người xem lưng” Chỉ tính từ cuối năm ngoái, trên các trang thông tin xã hội đã có hàng loạt bài viết về những câu chuyện éo le của các cặp đôi sau khi yêu nhau “đắm đuối”, lại chẳng ngớt lời “nói xấu”, bóc mẽ những bí mật, chuyện riêng tư của nhau trên mạng xã hội. “Trào lưu” này từ câu chuyện đòi quà đình đám của một cô gái trẻ tại Hà Nội, sau khi chia tay thì chàng người yêu mà

Yêu rồi chia tay là câu chuyện không mới trong quan hệ tình cảm đôi lứa của giới trẻ. Khi tình yêu “hết hạn”, có người tìm được con đường mới tốt đẹp hơn, nhưng nhiều người lại lầm đường lạc lối trong những suy nghĩ của bản thân về “người cũ”. Vậy đâu là giới hạn của những câu chuyện hậu chia tay?

cô gọi là “đại gia” đến tận nhà kê khai và đòi lại tất cả những món đồ đã tặng. Đáp trả lại, cô gái này đã “phơi bày” gần như hoàn toàn câu chuyện riêng tư này trên trang mạng cá nhân của mình kèm theo những lời chỉ trích về sự nhỏ mọn và thiếu lịch sự của người bạn trai. Hơn thế cô còn công khai một đoạn clip ghi lại hình ảnh được cho là của bố mẹ cô gái trả lại từng món đồ cộng thêm với số tiền 2 triệu đồng. Sự việc này đã thu hút sự chú ý của công dân mạng với hàng loạt lượt like, share kèm theo vô số những lời bình luận mang quan điểm khác nhau. Rồi đến câu chuyện “mang 100k đi chơi với bạn gái” tưởng chừng rất nhỏ nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, sự tranh cãi về vấn đề “tình phí” đã trở thành chủ đề nóng gây bão trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội, khiến không ít người cảm thấy shock và lo ngại trước sự phức tạp trong lối sống và quan hệ yêu đương của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Đáng nói hơn, không chỉ một bộ phận giới trẻ mà thậm chí những người nổi tiếng trong giới Showbiz Việt cũng gây ra nhiều vụ việc lùm xùm, tai tiếng khi liên tục bóc mẽ đối phương sau chia tay. Có thể kể đến những cặp đôi như Hải Băng – Tiến Dũng (4MEN) và câu chuyện chia tay không mấy êm đẹp sau khi cô ca sĩ này bị phụ tình và công khai trên các phương tiện truyền thông về lí do hai người chấm dứt mối quan hệ, hay như chuyện tình tay ba của cô nàng hotteen Andrea cùng hotboy Baggio và chàng ca sĩ “Thu cuối” Yanbi với những vụ scandal tai tiếng về chuyện “giường chiếu” hay bạo lực hậu chia tay. Và gần đây chuyện tình xôn xao của hotgirl Tâm Tít và anh trai ca sĩ Bảo Thy cũng khiến họ “hứng chịu” nhiều lời chê trách của công chúng. Không những “vạch tội” nhau trên mạng mà cuộc khẩu chiến của họ còn kéo dài bằng những chia sẻ trên trang cá nhân. Thậm chí, yếu tố tiền bạc, vốn là vấn đề tế nhị trong tình cảm cũng được cả hai lôi vào câu chuyện. Có thể thấy, chuyện tình cảm và những cuộc chia tay của người nổi tiếng vẫn luôn là đề tài chưa bao giờ ngừng “nóng” của ngành giải trí. Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình nhất cho những vụ lùm xùm sau chia tay được người trong cuộc phơi bày trên “thế giới ảo” và trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Nhưng bấy nhiêu đó thôi cũng đã đủ để chúng ta nhận ra ngoài cách ứng xử non trẻ và thiếu suy nghĩ, còn là những thị phi và hệ lụy đính kèm khi giới trẻ quá lạm dụng các trang mạng xã hội để không ngừng tô vẽ cho mình và bôi xấu nhau.

Đấu đá nhau trên mặt trận online, ai đáng mặt quân tử?Không biết mức độ xác thực của những câu chuyện trên đến đâu, nhưng có một điều ai cũng phải thừa nhận là số người xem người yêu cũ như kẻ thù không phải là ít. Và dường như “trả thù” là điều họ bắt buộc phải làm. Không biết từ bao giờ, mạng xã hội - luôn xem như là kênh thông tin “miễn phí” và “nhanh chóng” đã vô tình trở thành “mặt trận” để những người cũ không ngừng đấu đá và lên án lẫn nhau. Vẫn biết là “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, nhưng câu hỏi đặt ra là: liệu có cần mang chuyện riêng của mình để thiên hạ bán tán như vậy hay không?Cảm giác hả hê, thậm chí là sung sướng sau khi “vạch mặt” họ có thể khiến bạn thỏa mãn trong phút chốc, nhưng sau đó cái bạn nhận được là gì? Là những comment mắng chửi “hộ”, những lời lẽ đả kích, lên án thậm chí là tục tĩu mà cư dân mạng dành cho người cũ của bạn? Là những phán xét, phân tích vô thưởng vô phạt, bới móc cho câu chuyện riêng tư của hai người? Và quan trọng hơn hết, là chính bạn, người chủ động bóc mẽ chuyện tình của mình cũng sẽ bị đánh giá với hàng trăm, hàng ngàn những quan điểm khác nhau.

Đừng để “chuyện trong nhà chưa rõ, mà đầu ngõ đã tường”, vấn đề của hai người thì hãy tự bản thân mình giải quyết. Bạn bị phản bội nên phải vạch mặt người yêu cũ để họ bị chỉ trích còn mình nhận được những cảm thông và thương hại ảo? Bạn bị “đại gia chân đất” đòi quà nên công khai cho mọi người biết mà tránh xa nhưng rồi lại bị mang tiếng thực dụng, hám tiền? Bạn lên án người yêu cũ là người “thế này thế nọ” để rồi thành người “không ăn được nên mới đạp đổ”. Việc làm này chẳng ai đánh giá là quân tử! Tất cả đều là những lý do để bào chữa cho việc nghĩ chưa đủ sâu và hành động theo cảm tính, rằng “tức nước” thì hẳn phải “vỡ bờ”. Có thể thấy một sự thật rằng, trong thời đại bây giờ, các bạn trẻ hiếm ai học được cách chia tay thế nào cho văn minh. Những câu chuyện kể trên có lẽ là đủ để các bạn trẻ phần nào học được bài học của mình, nhìn thấy những ví dụ sống cho hậu quả của chuyện “chia tay công cộng”. Chia tay cũng là một phần của tình yêu, vậy nên hãy chia tay như những người trẻ có văn hóa, để đặt một dấu chấm thật đẹp và yên bình cho câu chuyện tình yêu của mình.

Tanpopo

GÓC TRANH LUẬN

Page 23: Nội San Sức Trẻ 44

44 4509/201444

Ghibli “spirited away”Studio Ghibli Inc. là một xưởng phim hoạt hình được thành lập vào tháng 6 năm 1985 bởi đạo diễn Hayao Miyazaki. Tính đến thời điểm hiện tại, Ghibli hoàn toàn có thể tự hào với những thành tích đạt được: 8 trong số các sản phẩm của Ghibli đã lọt top 15 bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản, đồng thời gặt hái được vô số danh hiệu cao quý – mà đặc biệt nhất trong số đó là giải Oscar cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2002 dành cho “Spirited Away”. Cái tên Ghibli có gốc là một từ Ả Rập mang nghĩa “Ngọn gió Địa Trung Hải”, qua đó truyền tải thông điệp rằng hãng phim sẽ “thổi một luồng gió mới qua ngành công nghiệp phim hoạt hình”. Và quả thực, những điều Ghibli đã làm được hoàn toàn chứng minh điều đó. Toàn bộ sản phẩm của Ghibli đều được vẽ bằng tay bởi những họa sĩ, đạo diễn gạo cội – thay vì những hợp đồng sản xuất ngắn hạn như ở các xưởng phim khác. Điều này đã tạo nên một dấu ấn rất riêng cho phim hoạt hình Ghibli – một vẻ mộc mạc, giản dị và rất đỗi thân quen như chính nội dung của chúng. Mỗi tác phẩm của Ghibli như một

bức thư tình dành cho miền thôn quê Nhật Bản, với hình ảnh gần gũi, nên thơ, cùng chất nhạc say đắm đầy mê hoặc. Và một bộ phim Ghibli khi khép lại luôn gợi cho người xem những khoảng lặng cảm xúc rất trữ tình: hoặc một tấm vé về tuổi thơ với triền đê thơ mộng, hoặc những suy tư đậm chất nhân văn. Không có anh hùng, không có kẻ phản diện, phim hoạt hình của Ghibli không phân chia thái cực như các tác phẩm phương Tây mà lại hàm chứa ý nghĩa: điều tốt lành có thể trỗi dậy từ bóng tối.Với những giá trị lớn lao như thế, không khó hiểu khi thông tin về việc Studio Ghibli ngừng hoạt động được lan truyền vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi – theo sau quyết định nghỉ hưu của đạo diễn Hayao Miyazaki - đã gây chấn động lớn trong lòng những người hâm mộ. Theo như Toshio Suzuki – người đồng sáng lập của Ghibli, hãng cần phải “xem xét tương lai hoạt động” và sẽ “thay đổi cách làm (phim hoạt hình) của họ”.

“My neighbor – Ghibli”Sau khi thông báo trên được đăng tải tại Fanpage chính thức của Ghibli, đã có hơn 1500 lượt share và gần 1000 lượt comment, chưa tính đến những lượt chia sẻ từ nhiều nguồn tin khác. Thông tin này đã đem đến cho những người hâm mộ Ghibli nhiều cảm xúc hỗn độn: đi từ bất ngờ, hụt hẫng, cho tới mất mát, nuối tiếc; kèm theo đó là những thắc mắc dồn dập gắn liền với câu hỏi “Tại sao?”. Có lẽ đây là một việc khó chấp nhận đối với những người đã gắn bó với anime của Ghibli, rằng một studio sắp bước sang tuổi 30 cùng biết bao thành tựu, với những bộ phim hoạt hình xuất sắc, những bài nhạc nền sâu lắng đã đi vào tuổi thơ, tiềm thức của biết bao con người giờ đây lại rơi vào trạng thái dừng hoạt động vô thời hạn. Ngay dưới các status chia sẻ thông tin này, nhiều comments của người hâm mộ cũng đã thể hiện ít nhiều sự buồn bã. Một bạn có nickname Tuấn Mèo viết: “Ghibli là tuổi thơ của mình. Từng bị ám ảnh khi coi Mononoke và Mộ đom đóm năm lớp 2. Đến giờ chắc mỗi bộ của Ghibli mình đã coi đi coi lại tầm 5 - 6 lần. Không dám tưởng tượng ngày nào đó không còn có những bộ Ghibli mới để xem nữa.”Nhưng với nhiều người, Ghibli “đóng cửa”

lại là cái

kết hoàn hảo n h ấ t với chặng đường 29 năm nỗ lực, phấn đấu, làm việc hăng say của những con người tận tụy với khán giả. Thu (K52) chia sẻ trên facebook của mình: “Không hiểu sao… cũng thấy khá hài lòng về điều này. Như kiểu hoa anh đào rơi xuống khi nó nở rộ đẹp nhất chăng? Không hẳn vậy, nhưng tôi đồng ý với quyết định đó. Những gì của Ghibli xem lại vẫn luôn tìm ra được nhiều điều mới. Có xem bao lần cũng không chán. Những giá trị đó với tôi sẽ không phai mờ. Chỉ vậy thôi, là đủ.”

“Ghibli returns”Đây là điều mà những người đứng đầu Ghibli đã, và vẫn luôn lên tiếng khẳng định để trấn an người hâm mộ. Bởi như đã đề cập ở trên, các sản phẩm của Ghibli từ trước đến nay phần lớn đều do các họa sĩ, đạo diễn gạo cội đứng đầu sản xuất. Chính vì vậy, khi thành phần “cổ thụ” này xuống sức thì Ghibli cũng buộc phải bước vào thời kỳ thoái trào. Thực tế, có những họa sĩ – đạo diễn trẻ đã từng tham gia vào quá trình sản xuất một số bộ phim như “When Marnie Was There” hay “From Up On Poppy Hill” (trong số đó có Goro Mi-yazaki – con trai của Hayao Miyazaki), song không mang đúng được cái “chất” của Ghibli như vẫn từng có, dẫn tới thành công không như mong đợi. Đó là lí do Studio Ghibli phải tạm dừng hoạt động, và cũng chính là lí do mà người hâm mộ có

Khi cây Stradivarius*STUDIO GHIBLI

bỗng dưng câm lặngĐược ví như “Walt

Disney của châu Á”, gắn bó với các fan ghiền phim

hoạt hình và say mê văn hóa Nhật Bản qua những cái tên như Haku, Totoro,

Mononoke hay Howl; Studio Ghibli Inc. đã đi sâu

vào tâm tưởng của khán giả trên khắp thế giới như một thương hiệu sản xuất

anime đỉnh cao, chất lượng và giàu ý nghĩa. Vậy mà

bất chợt một ngày, Studio Ghibli – cây Stradivarius

của giới điện ảnh – đột ngột tắt tiếng…

q u y ề n hy vọng về

một ngày trở lại của Ghibli. Tất cả những gì chúng ta cần trông đợi là một thế hệ trẻ tài năng và một hướng

đ i mới, tận dụng được n ề n móng vững chãi mà

Studio Ghibli thế hệ trước đã dày công xây dựng, để từ đó tạo nên những thành công vượt trội hơn trong tương lai. Một bài học đã từng được gửi gắm trong nhiều tác phẩm của Ghibli, nay dường như đã và đang trở thành thách thức – đi kèm với cơ hội – đối với chính những người đã sản xuất ra chúng. Phải chăng, thông điệp mà Hayao Miyazaki muốn truyền tải trong bộ phim cuối cùng của mình: “The wind is rising, you must keep living” chính là một dấu ba chấm – kết thúc và gợi mở - cho tương lai của hãng phim sau này?

“The wind rises”Helen McCarthy, một chuyên gia hoạt hình đã từng phát biểu: “Studio Ghibli giống như cây vĩ cầm huyền thoại, một cây Stradivarius […] Nó cần phải được trao vào tay những nghệ sĩ tài năng mới, hoặc phải chìm vào im lặng mãi mãi”.Ghibli đã hoàn thiện sứ mệnh cao cả của mình trong gần ba thập kỉ qua, và đã đến lúc cây “tre già” này nhường chỗ cho những “mầm măng” mới. Với những người yêu mến Ghibli, đừng lãng quên đi những món quà mà “người bạn” này trao tặng. Hãy luôn trân trọng nó như những gì đẹp đẽ ta đã từng nhận, và tin vào sự trở lại của Ghibli trong một ngày không xa. Còn bây giờ, tại sao không thử xem lại một bộ anime của Ghibli để được sống lại những điều tuyệt vời trong ta?

Hoàng Hạnh – Liên Nguyễn

(*) Stradivarius: cây vĩ cầm được được chế tác bởi dòng họ Stradivarius vào khoảng thế kỉ

thứ 17, 18 tại Italy – nổi tiếng về độ tinh xảo và thanh âm được cho là “hoàn hảo”.

CHUYỂN ĐỘNG TRẺ

Page 24: Nội San Sức Trẻ 44

46 4709/201444 09/201444

Đi tìm “mồi lửa”...Khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, các show truyền hình thực tế như “Bước nhảy hoàn vũ”, “Giọng hát Việt”… đã lập nên kỷ lục rating, kèm theo mức giá không tưởng dành cho quảng cáo. Ở thời điểm ấy, con số ước tính cho gần một phút chạy quảng cáo vào khung giờ vàng này lên đến hơn 100 triệu đồng. Như vậy cũng đủ để thấy sức hấp dẫn của các show truyền hình thực tế thuở mới “ngoại nhập” lớn đến mức nào. Tuy nhiên, những chương trình này lại nhanh chóng rơi vào giai đoạn thoái trào khi sức hút không còn được như trước. Nguyên nhân thật đơn giản: yếu tố doanh thu dần bị đặt lên trên tính nghệ thuật, khán giả thì bị bội thực bởi những màn trình diễn cứ hao hao giống nhau hay vô vàn scandal xảy ra chỉ sau vài đêm diễn. Nhận thấy thực trạng này, các công ty giải trí Việt nhanh chóng mua bản quyền những show thực tế được coi là “gà cùng một mẹ” với các chương trình trước đó như “Giọng hát Việt nhí” và “Bước nhảy hoàn vũ nhí”.Khách quan mà nói, sự ra đời của các “phiên bản nhí” cũng bắt nguồn từ việc muốn tạo sân chơi, tạo điều kiện phát triển tài năng cho các em nhỏ. Sự trợ giúp của cả một ekip chuyên nghiệp, sự chỉ dẫn của các huấn luận viên dày dặn kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn… - đâu phải ai cũng có cơ hội nhận được những điều quý giá ấy? Đặc biệt là đối với những

em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, điều này có lẽ chỉ xảy ra trong mơ. Tuy nhiên, giấc mơ này đã trở thành hiện thực khi các phiên bản nhí ra đời. Giờ đây trẻ em trên khắp mọi miền đất nước đều có cơ hội toả sáng, không phân biệt hoàn cảnh, vùng miền. Nền nghệ thuật nước nhà cũng sẽ đạt được những bước tiến lớn nếu các tài năng trẻ được tiếp xúc và tạo dựng nền tảng ngay từ khi còn nhỏ. Dù sao đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận được làn gió mới mà các game-show phiên bản nhí mang lại cho khán giả. Ngay mùa đầu tiên, “Giọng hát Việt nhí” đã chiếm trọn khung giờ vàng vào cuối tuần và “hạ knock-out” chương trình “Đồ Rê Mí” – đối thủ có thâm niên lâu đời hơn. Ngoài ra, không ít những “viên ngọc thô” đã được phát hiện và rèn giũa thông qua các sân chơi này: đó là Phương Mỹ Chi – một cô bé với giọng hát dân gian ngọt ngào, một cái tên mà bạn chỉ cần gõ lên Google thì sẽ lập tức nhận được khoảng 787000 kết quả trong vòng 0,28 giây; là Quang Anh – một cậu bé đầy tự tin và bản lĩnh trên sân khấu, chưa kể rất nhiều em nhỏ khác mới chỉ 5 – 6 tuổi đã có khả năng vũ đạo khiến người khác bất ngờ… Với phiên bản chương trình “nhí”, các em đã có cơ hội được thể hiện tài năng của bản thân và tỏa sáng trên các sân khấu lớn.

Những góc khuất đằng sau ánh đènCho dù đã có công tìm kiếm và đào tạo nên lớp thế hệ tài năng trẻ tuổi, vậy nhưng chẳng ai có thể khen ngợi những chương trình này một cách tuyệt đối, bởi hầu hết mặt trái của những phiên bản người lớn đã được… di truyền sang “thế hệ con cháu”. Có thể tạm bỏ qua những thiếu sót về khâu chuẩn bị, cũng như nội dung của tổ chức, thế nhưng liều thuốc kích thích cốt yếu mang tên “scandal” lại là điều cần phải bàn đến. Đáng nhẽ một chương trình dành cho thiếu nhi phải tránh được tối đa những tai tiếng, để truyền tải thật trọn vẹn chất ngây thơ, hồn nhiên của các em. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Những tranh cãi về kết quả chung cuộc giữa bộ ba Mỹ Chi – Quang Anh - Ngọc Duy, hay những lùm xùm về bảng điểm của Phương Mỹ Chi… đã khiến cho “Giọng hát Việt nhí” rơi vào vòng xoáy dư luận – Ban tổ chức chương trình luôn bị đặt trong các nghi vấn dồn dập và phải đưa ra nhiều lời giải thích. Thoạt trông thì có vẻ như nhà sản xuất sẽ là người chịu thiệt, thế nhưng chính các em nhỏ tham gia với vai trò thí sinh lại phải gánh chịu hậu quả lớn nhất. Đối với phiên bản “lớn”, các thí

sinh ít nhiều đều có trải nghiệm và bản lĩnh cần thiết để vượt qua bão scandal. Nhưng còn với các em, những tâm hồn non nớt cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm, chắc chắn các em sẽ phải trải qua những cú sốc tâm lí nặng nề trước sự khốc liệt này.Tạm gác chuyện scandal, ta quay trở lại nghi vấn về tính hiệu quả của chương trình. Cho dù sự thành công của các Phương Mỹ Chi, Quang Anh… đã chứng tỏ được phần nào tính hiệu quả ấy, thế nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở phương diện tài năng. Sau đêm chung kết với sự đăng quang của Quang Anh như cái kết đẹp cho “Giọng hát Việt nhí” mùa đầu, không lâu sau đó, một bài viết mang tựa đề “Tôi đưa con đi thi The Voice” đã làm dậy sóng dư luận. Bài viết không chỉ nêu ra thực trạng phải chắt góp kinh phí từng chút một của các bậc phụ huynh, mà còn nêu rõ quan điểm về một format chương trình chưa thực sự phù hợp với các em. Bên cạnh việc phải tham gia quá nhiều sự kiện gây ảnh hưởng đến học tập, việc buộc phải hát bài hát không đúng với lứa tuổi, trả lời phỏng vấn theo sự sắp xếp, thậm chí là nếm trải cảm giác hụt hẫng khi thua cuộc,… sẽ để lại trong suy nghĩ các em những ấn tượng không tốt, hình thành nên tư tưởng tiêu cực.

Yếu tố sức khỏe cũng là điều mà các chương trình “nhí” chưa thể đảm bảo tốt. Bên cạnh vấn đề về áp lực, đối với những cuộc thi chuyên môn cần yếu tố thể lực như “Bước nhảy hoàn vũ nhí”, những tai nạn với hậu quả là chấn thương về thể hình là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trẻ em “biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”, thế nhưng dường như đội ngũ sản xuất vẫn chưa thể đảm bảo được điều kiện phát triển tất yếu đó. Đây cũng là tình trạng chung của các chương trình phiên bản nhí: khi các thiếu sót trong việc quan tâm đến sự phát triển thể chất cũng như nhân cách cho các ứng viên “nhí” vẫn còn gây bức xúc.

Tạm kếtTích cực hay tiêu cực, chung quy lại, cũng đều phụ thuộc vào chiến lược của các nhà sản xuất truyền hình thực tế, vào sự lựa chọn của họ vì mục tiêu “lợi nhuận” hay “nhân văn”. Tuy vậy, định hướng một con đường phát triển lành mạnh cho lớp trẻ lại là trách nhiệm của các bậc cha mẹ, anh chị,... – những khán giả đang ngồi trước màn ảnh nhỏ. Đừng nhìn game show nhí như một mảnh đất màu mỡ, để rồi lại vội vàng đầu tư cho các “vụ nổ hàng loạt” một cách thiếu sáng suốt.

Thời gian gần đây, khán giả liên tục được chứng kiến sự bùng nổ của nhiều chương trình truyền hình, gameshow dành cho các em nhỏ. Bên cạnh cơ hội để được thể hiện tài năng trước công chúng, những rủi ro, thị phi đến từ dư luận… là những mặt trái luôn luôn rình rập các em. Quả thực, sân khấu dành cho các tài năng trẻ tuổi không phải lúc nào cũng tràn ngập ánh hào quang…

Min Nie - Yêu Nguyệt

SỰMANG TÊN… “NHÍ”

CHUYỂN ĐỘNG TRẺ

Page 25: Nội San Sức Trẻ 44

48 4909/201444 09/20144434 3509/201444 09/201444

Khả năng lan tỏa thông tinMỗi người có trung bình 250 mối quan hệ khác nhau. Với cấp số nhân lớn như vậy, tốc độ lan tỏa thông tin là rất lớn. Lấy ví dụ như bản tin thời sự, trung bình mỗi tin tức chỉ cần từ 2-3 phút xuất hiện trên khung hình là đã có thể đến với hàng triệu người – chưa kể đến chuyện người nọ lại truyền tai người kia trong mạng lưới 250 mối quan hệ của họ. Đối với những thông tin chính thống và có lợi, tốc độ lan tỏa này là một điểm sáng của truyền thông. Năm 2010, Hội Chữ Thập Đỏ đã quyên góp được hơn 40 triệu đô-la cho nạn nhân động đất ở Haiti thông qua hình thức nhắn tin. Nếu như không có các phương tiện truyền thông giúp sức, thử hỏi liệu số tiền quyên góp có đạt tới một nửa ngưỡng đó? Đối với những trang mạng xã hội, mỗi người dùng lại có thể “tag”, “retweet” hay “share” bài viết và sự kết nối thông tin càng lúc càng được mở rộng.Nhưng đi kèm với sức lan tỏa là không ít rắc rối. Những tin tức trực tuyến dạng “mỳ ăn liền” như “Hôm nay, thiếu nữ ABC bị XYZ” với phần tên không được viết tắt, hoặc đổi hẳn sang một tên khác gây phiền toái cho những người xấu số bị thế tên. Trong một số trường hợp, họ sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu săn lùng của những “anh hùng bàn phím” trên mạng xã hội. Sau đó, chẳng cần chắc chắn rằng chủ tài khoản kia có đúng là nhân vật được nhắc đến trong bài báo hay không, những kẻ rỗi hơi vẫn gửi hàng loạt tin nhắn, lời bình luận cực kì khiếm nhã “để giải trí” mà không hề nghĩ đến hệ lụy mà nạn nhân phải chịu. Cảm thấy kì lạ, khó hiểu, rồi phiền toái, bực dọc và thậm chí tổn thương là những trạng thái cảm xúc khi không may vướng vào thứ “tai bay vạ gió” mà chính truyền thông dựng lên.

“thế lực” trong xã hội hiện đại

Bạn có biết rằng để đạt mốc 50 triệu người dùng thì phát thanh cần 38 năm, truyền hình mất 13 năm, Internet cần 4 năm, mạng xã hội Facebook chỉ tiêu tốn 2 năm và Google + thậm chí chưa đầy 1 năm. Sức mạnh của truyền thông đã phần nào được thể hiện thông qua những số liệu trên. Song, đó mới chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. “Thế lực” này vẫn còn ẩn chứa nhiều tác động vô hình mà không phải ai cũng nhận ra.

Thay đổi bản chất cục bộVới sự phát triển của công nghệ hiện đại, những phát ngôn bừa bãi, những thông tin sai sự thật có thể lan truyền một cách chóng mặt và rất khó lường trước được hậu quả. Có một trò chơi rất đơn giản để kiểm tra độ chính xác của các thông tin, đó là trò “truyền tin”. Theo đó, người ngồi đầu tiên sẽ thì thầm câu chuyện của mình vào tai người thứ 2, người thứ 2 tiếp tục kể lại câu chuyện đó cho người thứ 3, người thứ 3 cho người thứ 4,... cứ như vậy cho tới hết. Nếu để ý, chỉ cần sau 5, 6, câu chuyện đã chẳng còn được vẹn nguyên như ban đầu - không ít chi tiết được lược bỏ và cũng không ít chi tiết được thêm vào. Đây cũng là cách mà luồng thông tin sai lệch được truyền đến tai chúng ta. Bởi lẽ đó, thông tin truyền miệng dù có thể đảm bảo về sức lan toả, nhưng không bao giờ đảm bảo về độ tin cậy. Ngoài ra, không ít kẻ hoặc là không lường trước, hoặc là cố tình lợi dụng tính lan rộng của truyền thông để “phao tin”, tạo mối hoang mang. Ví dụ như tin đồn có người bị nghiện đâm kim tiêm nhiễm HIV để cướp giật từng gây nhức nhối mạng xã hội, hay gần đây nhất là tin đồn virus Ebola xuất hiện tại Hà Nội. Những sự vụ này đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lí xã hội, tuy nhiên chính những kẻ tung tin sai sự thật cũng đã tự “rước họa vào thân”.

Khả năng ảnh hưởng đến dư luận xã hộiNếu không có những thông tin tham khảo từ nhiều luồng khác nhau, bạn khó có thể phân tích đánh giá bất kì hiện tượng, sự việc nào một cách đa chiều và khách quan. Vì vậy, những thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông có sức ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ của mỗi người. Bản thân người làm trong lĩnh vực này đều hiểu rõ sức mạnh ấy và sử dụng nó một cách khôn khéo để gây ảnh hưởng đến toàn xã hội. Ngay cả các quốc gia lớn mạnh như Mỹ, Nga, Trung Quốc cũng lợi dụng các phương tiện truyền thông nhằm cho cả thế giới thấy thiện chí hợp tác của họ là vì lợi ích chung. Chẳng ai có thể chắc chắn rằng thực sự họ có muốn vậy hay không, nhưng người ta đều chứng kiến những điều “có vẻ là đúng” đó hàng ngày hàng giờ trên TV, trên báo. Hay những báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế, dự báo tăng trưởng của các nhà phân tích đều có thể tác động đến

thị trường tài chính, chứng khoán ngay tại phiên giao dịch tiếp theo. Điều này rất dễ dàng nhận thấy nếu bạn theo dõi thường xuyên những bản tin kinh doanh, kinh tế… Nhờ có sự vào cuộc của truyền thông, nhiều vấn đề đã được nâng lên đúng tầm quan trọng của nó, và người thông minh là người biết lợi dụng truyền thông để đạt được mục đích. Đơn cử có thể kể đến nước Mỹ, một trong những quốc gia thành công khi biết dùng truyền thông để quảng bá hình ảnh của mình. Việc có quá nhiều kênh truyền thông khác nhau, quá nhiều luồng thông tin sai lệch, vô tình hay hữu ý gieo vào đầu người đọc những điều nhảm nhí, gây nên cảm giác hoang mang không cần thiết. Một loạt những vụ tai nạn hàng không trong thời gian qua là một ví dụ. Trong một thời gian ngắn, thông tin về các vụ máy bay bị rơi, bị mất tích, cháy nổ,... trên không được phát đi. Mặc dù bản chất của vấn đề này rất nghiêm trọng, khi an toàn về giao thông đường không đang trở thành một dấu hỏi lớn và thiệt hại về người là không thể bù đắp. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sự xuất hiện của một số bài báo dựa trên phân tích chủ quan của người viết. Điều này tạo nên tâm lí sợ hãi trong dư luận, gây ra thiệt hại nặng nề cho hai ngành là hàng không và du lịch. Không thể loại trừ lí do các thế lực chống phá cố ý tạo nên để gây hoang mang dư luận, nhưng, đó có thể coi là một trong những ảnh hưởng ngoài ý muốn của truyền thông.

Tạm kếtKhông như chính trị, pháp luật, truyền thông không thể hiện quyền lực của mình một cách rõ ràng, mặc dù sự phát triển của nó vẫn là một trong những nhân tố tác động mạnh nhất tới nến văn minh mỗi quốc gia. Song, mọi thứ đều có hai mặt. Truyền thông liên kết mọi người thành một mạng lưới lớn nhưng cũng có thể làm rối tung, thậm chí lũng đoạn chính mạng lưới đó. Để không bị thế lực này chi phối, mỗi người làm nghề cần giữ lấy đạo đức nghề nghiệp. Bản thân người đọc cũng nên trang bị hiểu biết để sàng lọc thông tin chính xác hơn. Là người đọc thông minh chính là cách hữu hiệu nhất khiến truyền thông phát huy sức mạnh to lớn nhưng đúng mục đích của nó.

Bảo Bống – Hà Muối

TRUYỀN THÔNGngầm

CHUYỂN ĐỘNG TRẺ

Page 26: Nội San Sức Trẻ 44

50 5109/20144436 3703/201442

Thế nào là “Đạo nhạc”?

Vốn không phải một vấn đề mới mẻ, nhưng thời gian gần đây, những câu chuyện về “đạo nhạc” được đề cập đến và đem ra mổ xẻ rất nhiều. Trong khi khán giả thì ra sức lên án những vụ việc tương tự, thực sự họ đã hiểu rõ vấn đề về bản quyền hay chưa? Hay đối với những nhạc sĩ, ca sĩ trẻ vướng vào scan-dal đạo nhạc, ý thức về bản quyền âm nhạc của họ có chăng quá hời hợt? Hãy cùng Sức Trẻ 44 đi tìm nguyên nhân của câu chuyện “cũ mà mới” này nhé.

Đạo nhạc là việc sử dụng bản nhạc hoặc lời nhạc đã có sở hữu bản quyền mà chính người nắm giữ bản quyền không hề cho phép. Một cách nôm na thì đạo nhạc là việc “ăn cắp” hòa thanh hoặc lời nhạc từ một nhạc sĩ, ca sĩ khác. Đạo nhạc có thể là nhái toàn bộ sản phẩm sáng tạo của tác giả hoặc dùng chất liệu cơ bản như hòa thanh để viết thành những tác phẩm mà người ta tự cho là “của mình”. Hành vi này chính là làm trái với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và có thể bị pháp luật can thiệp tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Bộ luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước ta quy định các biện pháp dân sự đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như buộc phải chấm dứt, xin lỗi, bồi thường và tiêu hủy … (Điều 202) Nhìn vào nền âm nhạc Việt Nam nửa năm đầu 2014, có thể thấy một sự khởi sắc đáng kể với không ít bản hit đình đám. Tuy nhiên số lượng những bài hát bị dính nghi án đạo nhạc cũng không hề kém cạnh. Bài hát “Khi chúng ta già” của Phạm Hồng Phước đã bị nữ thi sĩ Việt Hà lên tiếng tố cáo rằng đã đạo lại từ bài thơ cùng tên của cô. Rapper Mr.T cũng đã bị chỉ trích vì đã “vay mượn” từ “Flowers” của BEAST để cho ra sản phẩm “But-terfly” của mình. Nóng hơn cả phải là Sơn Tùng M-TP với hàng loạt nghi án đạo nhạc, từ “Cơn mưa ngang qua”, “Nắng ấm xa dần” hay “Em của ngày hôm qua”. Thậm chí những ca sĩ quốc tế như Taylor Swift, Katy Perry,… cũng từ bị nghi là sử dụng sản phẩm sáng tạo của người khác trái phép.

Ai là người sai?Trong khi dư luận đang mải tranh cãi, rất ít người chịu dừng bước và lật ngược lại câu hỏi : liệu chính họ đã thật sự có nhận thức đúng đắn về vấn đề ấy? Về câu chuyện của Sơn Tùng, NS An Thuyên cho rằng không nên gọi đó là đạo nhạc, có chăng chỉ là “đạo beat”. Ông chia sẻ “Ngày nay có hàng triệu bản beat được tải lên mạng Interrnet để mọi người sử dụng. Trên mạng đã hình thành cả tên “chợ beat”. Ngay ở Việt Nam, lớp trẻ dùng beat nước ngoài là phổ biến”. Nhạc sĩ Nguyễn Cường cũng cho rằng việc mượn beat là câu chuyện rất bình thường, bởi ngay ở những trường lớp chính quy như Học viện Âm nhạc, học viên cũng được làm giai điệu trên những bản hòa thanh có sẵn. Vậy nên việc sử dụng beat là hoàn toàn hợp lý, và “dùng bản hòa thanh có sẵn thì không thể gọi là ăn cắp nhạc”. Ngay cả làng nhạc thế giới, đã có nhiều “tuyệt phẩm” được sáng tác theo cách này như bản Ave Maria của Gounod được viết dựa trên hòa âm của Johann Bach hay Hung up do Madonna và Stuart Price đồng sáng tác cũng là một tác phẩm được sáng tạo dựa trên một nền beat có sẵn nhưng vẫn được công chúng ghi nhận là một tác phẩm biến tấu nghệ thuật đặc sắc. Hay như trường hợp của ca sĩ Bảo Thy, từ những năm 2006 – 2008 hàng loạt các ca khúc nhạc ngoại, lời Việt của cô bị lên án “đạo nhạc” trong khi cô đã mua bản quyền đầy đủ và “cover” hợp pháp. Nếu như mượn beat hay mượn vòng hòa âm để biến tấu nên những ca khúc hoàn toàn khác biệt và có ghi tên tác giả beat/hòa âm là hợp pháp thì việc mượn beat nhưng lại không có chỉnh sửa biến đổi hay sáng tạo riêng mà bê nguyên vào bài hát, “chế” lời và tự nhận đó là sáng tạo của bản thân thì sai trái. Đây có thể được coi là đạo nhạc trắng trợn, cấp độ sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu ca sĩ không chỉ hát “cho vui”, chia sẻ với bạn bè mà còn thu lợi nhuận cho mình từ hoạt động bán ca khúc, album, show biểu diễn, quảng cáo, hay nhạc chuông nhạc chờ và mang đi thi thố. Việc không ghi tác giả hòa âm vào một bản beat đi mượn đã là sai trái thì việc tự nhận mình là tác giả giống như ăn cắp âm nhạc, sản phẩm tinh thần của người khác và làm hỏng đi giá trị thực sự của âm nhạc, ca sĩ không có dấu ấn riêng hay bản sắc của mình.

Còn nước còn tátKhông chỉ đỗ lỗi cho một phía người làm nhạc mà cả khán thính giả cũng có những sai lầm. Nhiều người nghe không có những kiến thức âm nhạc nhất định, chưa suy nghĩ kĩ mà vội vàng “chụp mũ” đạo nhạc cho những ca sĩ đã mua bản quyền tác phẩm đàng hoàng và cover lại hay chỉ mượn beat rồi sáng tạo ra một ca khúc hoàn toàn mới. Sự chụp mũ như vậy đôi khi khiến họ rơi vào những cuộc tranh cãi không hồi kết và lại quên đi âm nhạc thực chất là một hình thức giúp con người ta giải tỏa tâm hồn. Với người bị đạo nhạc/beat, họ đã bị đánh cắp mồ hôi, nước mắt và những tâm huyết của mình. Còn đối với người nghệ sĩ, cho dù là vô tình hay cố ý thì những sự cố “đạo nhạc” thực sự là một vết dơ lớn trong sự nghiệp và những hoài nghi liệu nghệ sĩ có tài năng và họ có thể phát triển sự nghiệp âm nhạc lâu dài và có chỗ đứng trong lòng người hâm mộhay không?

Ca sĩ Sơn Tùng M-TP với hàng loạt nghi án đạo nhạc

KếtĐạo nhạc/beat đã và đang là một hiện tượng phổ biến trong giới nghệ sỹ nhạc Việt. Nền nhạc trẻ Việt liệu có thể bứt phá được hay không, câu trả lời đều phải đến từ cả hai phía: người thưởng thức nhạc và người nghệ sĩ. Tuy nhiên, sự tranh cãi giữa “nên” hay “không”, “được” hay “không được” về vấn đề này sẽ còn kéo dài. Và có lẽ phải chờ thêm một thời gian dài nữa, khi vấn đề đã được làm rõ khán giả mới có thể thấy những sự thay đổi của nền âm nhạc nước nhà.

Bảo Bống – Miu Chu

Tuy nhiên, ta vẫn còn rất nhiều hy vọng để cải thiện nền nhạc trẻ Việt. Từ “câu chuyện đạo nhạc”, mỗi bên đều có thể tự rút ra bài học cho mình. Khán giả có thể nâng cao nhận thức và hiểu biết về âm nhạc của mình, trở nên thận trọng hơn trong việc đánh giá và đôi khi chỉ cần hòa mình vào âm nhạc, thưởng thức nó chứ không cần quá hoài nghi. Các nhà sản xuất âm nhạc và nghệ sĩ cần hiểu rằng, mượn beat không sai, nhưng nếu muốn có một chỗ đứng lâu dài trong làng nhạc và lòng người hâm mộ thì nên tự sáng tác âm nhạc của chính mình và “tạo được một phong cách, bản sắc riêng song song với việc làm mới mình” – diva Trần Thu Hà chia sẻ.

MELODY THIEFTHE

ẻ cắp giai điệuKTaylor Swift

Madonna

CHUYỂN ĐỘNG TRẺ

Page 27: Nội San Sức Trẻ 44

09/20144438

Lưu Giang

Cuộc hành trình “gian truân”Mặc dù được biết đến như một lễ hội bia, thế nhưng Oktoberfest ban đầu được tổ chức với tư cách là một cuộc thi thể thao. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1810, Hoàng tử Ludwig đã tổ chức lễ cưới với công chúa Therese của Sachsen-Hildburghausen. Để kỉ niệm ngày cưới của mình, 5 ngày sau, Hoàng tử đã hạ lệnh tổ chức một cuộc đua ngựa mang tầm ảnh hưởng lớn. Từ đó trở đi, vào tháng Mười hàng năm, sự kiện này lại được tổ chức và bổ sung thêm nhiều bộ môn thể thao khác. Những năm đầu diễn ra, bên cạnh những cuộc thi đấu thể thao, buôn bán trang sức và đồ sứ vẫn là hoạt động chủ đạo, không có sự xuất hiện của những hình thức giải trí và tụ họp nào khác. Trải qua nhiều lần bị trì hoãn (do nhiều lí do ngoại cảnh), mãi đến năm 1880, Oktoberfest mới bắt đầu mang “dáng dấp” của một lễ hội bia đích thực khi việc bày bán bia được hợp pháp hóa. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Oktoberfest vẫn chỉ đơn thuần là một lễ hội khá bình thường với những quán bia, sàn khiêu vũ hay khu vực chơi bowling mini… Đến năm 1910, bia đã được bày bán trong những vại thủy tinh với số lượng lớn, lên đến 1.200.000 lít. Sau những đợt bị trì hoãn do dịch bệnh và chiến tranh, Oktoberfest đã trở thành lễ hội bia chính thức và là một trong nét văn hóa đặc trưng của người dân Đức.

Dạo quanh lễ hộiThời gian tổ chức Oktoberfest không được quy định cụ thể. Vì thời tiết tương đối lạnh, Oktoberfest (có nghĩa là “lễ hội tháng Mười”) lại bắt đầu vào tháng Chín kể từ năm 1872 và bao giờ cũng được khai mạc vào một ngày Thứ Bảy. Theo truyền thống, lễ hội sẽ kết thúc vào ngày Chúa Nhật đầu tiên trong tháng Mười. Từ năm 2000, nếu như ngày Chúa Nhật vào ngày 1 hay 2 tháng Mười thì lễ hội sẽ được kéo dài cho đến ngày 3 tháng 10 (Ngày Thống Nhất Đức tức Quốc Khánh Đức). Mở màn lễ hội thường

là buổi lễ diễu hành của các chủ lều bán bia. Họ cùng các đoàn nhạc công, các lều tháp tùng… diễu hành xuyên qua thành phố và về đến Cánh đồng Therese vào lúc 12 giờ. Khi các chủ lều đến nơi, thị trưởng thành phố sẽ khui thùng bia đầu tiên vào lúc 12 giờ trong lều Schottenhamel, chính thức khai mạc lễ hội. Truyền thống khui thùng bia bắt đầu từ năm 1950. Hằng năm, điều khiến khách xem hội hồi hộp nhất chính là người thị trưởng phải cần bao nhiêu nhát búa gỗ để khui được thùng bia đầu tiên. Thành tích tốt nhất cho đến nay là hai nhát búa (2005), nhưng cũng có lúc phải cần đến 19 nhát búa (1950) để khui được thùng bia. Lễ diễu hành trang phục truyền thống để kỉ niệm đám cưới bạc của vua Ludwig I và hoàng hậu Therese của Bayern cũng được đồng thời tổ chức với khoảng 9000 người mang lễ phục truyền thống đi từ Maximilianeum, qua đoạn đường dài 7 km xuyên qua nội thành München, đến nơi tổ chức lễ hội. Dẫn đầu đoàn diễu hành là một người mang trang phục tương tự như hình ảnh nhà tu trên biểu trưng của thành phố München, tiếp theo đó là thành viên của các hiệp hội lễ phục (Trachtenverein), hiệp hội của môn thể thao bắn súng, đoàn nhạc, người cầm cờ và vào khoảng 40 cỗ xe ngựa được trang hoàng lộng lẫy.Sau nghi thức khai mạc, các khu lều trong lễ hội sẽ bắt đầu mở cửa phục vụ đón khách. Hầu hết các mặt hàng chủ yếu là bia và đồ ăn truyền thống của người Đức ( xúc xích, thịt hun khói, bánh mì Pretzel…). Bia ở đây được bán với giá khá cao: khoảng 10 euro cho một vại bia. Thế nhưng, mức giá này được mọi người lại được cho là hợp lý, tương xứng với khoản đầu tư của các chủ lều dành cho việc dựng và trang trí lều cũng như việc được thưởng thức chất lượng bia hảo hạng ( thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn) - loại bia chỉ được bày bán tại Oktoberfest. Không chỉ được được thỏa thích uống những loại bia thượng hạng, du khách còn được tham gia vào hơn 200 trò chơi khác nhau, ghé thăm Bức tượng tử thần Pitt hay hòa mình vào lễ hội

âm nhạc với sự tham gia của hơn 300 nhạc công. Oktoberfest không mang một ý nghĩa gì quá trịnh trọng, mà chỉ đơn thuần là dịp để cho người dân Đức, cũng như những du khách trên toàn thế giới, hòa mình vào không khí của một lễ hội sôi động và thưởng thức những cốc bia hơi có một không hai.

Sức lan tỏa kì diệuTừ một lễ hội mang tính chất địa phương, Oktoberfest đã trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu của người Đức. Càng ngày càng có nhiều du khách nước ngoài tìm đến đây để được một lần đắm mình trong bầu không khí náo nhiệt này. Tại các nước Á Châu, một số người thuộc cộng đồng Đức, phối hợp cùng với Đại sứ quán tại nước bản địa, đã tổ chức những lễ hội bia “mô phỏng” lại Oktoberfest đến từ chính quốc. Năm 2013, nhiều khách sạn, nhà hàng có tầm cỡ tại Việt Nam đã tổ chức những lễ hội bia, thu hút đông đảo sự tham gia của nhiều người. Họ muốn được một lần thưởng thức những hương vị bia thơm ngon trong không gian tràn ngập âm nhạc và văn hóa Đức.Nếu có dịp đến thăm nước Đức, hãy thử một lần được “say” trong lễ hội bia Oktoberfest nhé!

Ghé thăm

Đức“say” cùng

lễ hội bia hơi

Ngài thị trưởng mở thùng bia đầu tiên của lễ hội. Đoàn người diễu hành đi từ Maximilianeum đến nơi tổ chức lễ hội.

Bánh mì Pretzel Không khí vui chơi ở lễ hội

- Hàng năm, có một số lượng không nhỏ người tham gia đã… ngất xỉu vì uống quá nhiều mà quên đi mất rằng có đến 7.5 – 8% lượng cồn trong bia. Đây cũng là lí do mà Hội Chữ thập đỏ hoạt động trong lễ hội còn năng suất hơn cả những hội Chữ thập đỏ khác tại những thành phố có quy mô trung bình.

- Những vại bia có dung tích lên tới 1 lít là những món đồ hay bị mất trộm nhất trong lễ hội!!!

- Cho dù mỗi vại bia khi được đổ đầy nặng khoảng 3.2 kg, thế nhưng Anita Schwartz - một nữ bồi bàn người Bavarian đã phá vỡ kỉ lục thế giới khi đã cùng một lúc bê 19 vại bia nặng khoảng 45kg. Sự khéo léo của Anita đã khiến cho du khách vô cùng thích thú.

- Oktoberfest có một ứng dụng dành cho smartphone, giúp những người có ý định tham gia ước lượng được số lít bia giới hạn của mình dựa theo cân nặng chiều cao, đồng thời sẽ hiển thị giả định mức độ cồn trong máu sau khi uống một lượng bia nhất định.

Những điều thú vị về Oktoberfest

Nếu như tại các nước châu Á, mùa xuân được coi là mùa của những lễ hội thì ở Tây Âu, những lễ hội vào mùa thu lại phổ biến hơn cả. Mỗi dịp tháng 10, bên cạnh lễ Halloween, người Đức còn có lễ hội bia hơi nổi tiếng Oktoberfest (Lễ hội tháng Mười) tại München. Hãy cùng Sức Trẻ 44 “vi vu” đến Đức để khám phá bữa tiệc bia hơi độc đáo này nhé!

GA VĂN HÓA

3909/201444

Page 28: Nội San Sức Trẻ 44

54 5509/201444 09/201444

Nội dung câu hỏi France Crossword Puzzle:

Downnn nnn nnnnnn nnnnn nnnnn nn nnnnnnn nnn nnnnn nnnnnnnn nnn nnnnnnn nnnnnnnn nnnnnnnn nnn nnnnn nn nnn nnnnnnn nnnn nnnnnnn nnnn nnnnnnnnnnn nnnnn nnn nnn nnnn nnnnnn nnnnnn nnnnn nnn nnnnn nn nnnnnnn nn snnnsn nn n snnnsns nnnnn nn nnn nnnnnn nnnn nn nnnnnnnn n nnnnn nnn n nnjnn snnnn nn nnn )nnnnnn )nnnnn nnnnnnn nnn nnnnn nnnn nnnntinnn nnnnnnnnxnnnnnnn s s nnnnn nnnnnsn nnnnn )n) nnn nnnnnn nnn “nnn snnnn”nnn nnnnn nn nnn nnnnnnn nnnn nn nnnnnnn

Acrosssn nnn nnnnn nnnnnnnnn nnnnnn nnnn snnnn snnnnnnnsn nnnnn nnn nnn snnn snnn nn nnnnnnnnn nnn nnnnnn nnnn nn snnnnnnn nnnnn nnnn nnn snnnn nn nnnnn nn nsnnnnn nnn nnnnn nnn nnnnnnn nn snnn nns nnnnnnnn nnnnn nnnn nnn snnnnn snnsn nn nnnnnn n nnnnn nnnnnn nnnnnnnnsn nn nnnnnnsn nn nnnnnnn tinnns nnnnnn nnn nnnnnn nnnnnn

sạn nãn nnn đ n n n n ô nnnnnnnnn nồn nắn nửn nề nnnnn nân snn nnữ ss) để nnận nọn nổnn snón nọn tiếnn snn nnị nn nn n ))) nừ ss) nnsn )ạn nnón n nnướn nn n n / n/s nn!

TRUNG TÂM ANH NGỮ RES (www.res.vn)ns))s n)n ))))) n)n ns)n)s n)snns nn))s s)) sns) nn)) )) n )n)n )sn))n n)n )))n ))n )))n n)s ssnnn)) n)))nn) )) n)) )n)n )snHà Nội: nnnnn s nnn n ))n n nnsnnsns nn nn n ) nn ))n nn nssnsnnnWebsite: www.res.vnEmail: Email: [email protected]: 0979043610; 0906050084

40

CROSSWORD

LƯU HÀNHNỘI BỘ

NỘI SAN SỨC TRẺSỐ 44, PHÁT HÀNH NGÀY 10/09/2014

Thầy Nguyễn Văn Triệu

Vy Vy

Vy Vy, Hà Muối, Lan Anh, Hải Đăng, Thu Huyền, Trần Trang, Lưu Giang, Minh Minh, Diệu Linh, Tuyết Minh, Kim Chung, Bảo Bống, Hoàng Hạnh, Liên Nguyễn, Ngọc Thúy, Linh Tô, Hà Trang, Ngân Anh.

Trách nhiệm nội dung

Phụ trách biên tập

Biên tập viên

Thiết kế mỹ thuật Hoàng Anh, Quỳnh Anh Quang Hải, Linh Chi, Hồng Diệp, Tuyết Hà, Đức Đạt Anh Việt, Văn ThịnhLê Bách, Phương Nga Hoàng Yến, Phương Thảo

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

CLB Truyền Thông YMC

H103, ĐH Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

EMAIL: [email protected]

WEBSITE: http://news.ymconline.vn

FACEBOOK: http://facebook.com/ymc.ftu

Xin chân thành cảm ơn Trung tâm RES và các đơn vị đã tài trợ cho số nội san này.

Mọi đóng góp xin gửi về email [email protected] hoặc gọi điện

về số 094 2351094 (Ms Vy Vy)

Liên hệ quảng cáo

Phụ trách ấn phẩm

Phụ trách truyền thông

Quang MạnhMobile: 0168 3482944

Thúy Nga, Tuấn Đức

Phương Thảo

1 2 3 4

5 6

7 8

9 10

11 12 13 14 15

Page 29: Nội San Sức Trẻ 44

56 09/201444

dành cho tân sinh viên 2014

Học bổng trị giá 1 triệu đồng các khóa học IELTS, TOEIC, Tiếng Anh giao tiếp cho Tân sinh viên K53 Ngoại Thương. Các bạn hãy mang báo Sức trẻ đến trung tâm Anh Ngữ RES để được làm bài kiểm tra tiếng Anh miễn phí và nhận học bổng 1 triệu cho các khóa học IELTS, TOEIC, tiếng Anh giao tiếp tại RES nhé!

Lê Hồng Ngọc8.0 IELTSGiải nhất cuộc thi tiếng Anh Front the Most 2011