9
TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ: Sinh - Địa - Hóa - CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thủy Phù, ngày 08 tháng 10 năm2014 DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ (ÁP DỤNG CHO HÌNH THỨC NGOẠI KHÓA) I. Tên chuyên đề Em yêu biển đảo quê hương II. Thời gian, địa điểm tổ chức Thời gian: vào lúc 9 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 10 năm 2014 Địa điểm: tại trường THCS Thủy Phù III. Đối tượng tham gia - Giáo viên: Tổ Sinh - Địa - Hóa - CN - Học sinh: Học sinh khối 8 - 9 IV. Người thực hiện chuyên đề Hoàng Thị Hoa V. Dự trù kinh phí tổ chức (theo quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2011-2013) Để buổi ngoại khóa thành công, tôi lập dự trù kinh phí như sau: 1. Bồi dưỡng BGK: 3 x 25000 = 75.000 đồng 2. Dẫn chương trình, thư kí: 2 x 25000 = 50.000 đồng 3. Cắt chữ, trang hoàng, sắp xếp: 150.000 đồng 4. Trà nước: 30.000 đồng 5. Hỗ trợ thực hiện chuyên đề 30000 đồng/ 1 lần thực hiện = 30.000 đồng 6. Phần thưởng cho các đội: Nhất 70.000 đồng; Nhì 50.000 đồng; Ba 30.000 đồng = 150.000đồng

Chuyen de-dia-li

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyen de-dia-li

TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỔ: Sinh - Địa - Hóa - CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thủy Phù, ngày 08 tháng 10 năm2014

DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ(ÁP DỤNG CHO HÌNH THỨC NGOẠI KHÓA)

I. Tên chuyên đề Em yêu biển đảo quê hương

II. Thời gian, địa điểm tổ chứcThời gian: vào lúc 9 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 10 năm 2014Địa điểm: tại trường THCS Thủy PhùIII. Đối tượng tham gia- Giáo viên: Tổ Sinh - Địa - Hóa - CN - Học sinh: Học sinh khối 8 - 9IV. Người thực hiện chuyên đề

Hoàng Thị HoaV. Dự trù kinh phí tổ chức (theo quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2011-2013)Để buổi ngoại khóa thành công, tôi lập dự trù kinh phí như sau:

1. Bồi dưỡng BGK: 3 x 25000 = 75.000 đồng2. Dẫn chương trình, thư kí: 2 x 25000 = 50.000 đồng 3. Cắt chữ, trang hoàng, sắp xếp: 150.000 đồng4. Trà nước: 30.000 đồng5. Hỗ trợ thực hiện chuyên đề 30000 đồng/ 1 lần thực hiện = 30.000 đồng6. Phần thưởng cho các đội: Nhất 70.000 đồng; Nhì 50.000 đồng; Ba 30.000 đồng = 150.000đồng Tổng cộng kinh phí: 485.000đ (Bằng chữ: bốn trăm tám mươi lăm ngàn đồng chẵn)

Mong Ban giám hiệu xem xét giải quyết.Xin chân thành cảm ơn!

Duyệt Hiệu trưởng Người lập

Trần Đình Phổ Hoàng Thị Hoa

Page 2: Chuyen de-dia-li

TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỔ:Sinh - Địa - Hóa - CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thủy Phù, ngày 08 tháng 10 năm 2014

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

I. Tên chuyên đề Em yêu biển đảo quê hương em

II. Thời gian, địa điểm tổ chứcThời gian: vào lúc 9 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 10 năm 2014Địa điểm: tại trường THCS Thủy PhùIII. Đối tượng tham gia- Giáo viên: Tổ Sinh - Địa - Hóa - CN - Học sinh: Học sinh khối 8 - 9IV. Người thực hiện chuyên đề

Hoàng Thị HoaV. Hình thức

Tiểu phẩmVI. Tác dụng của chuyên đề:- Với giáo viên: + Tạo điều kiện để giáo viên hiểu rõ hơn về chủ quyền Biển đảo Việt Nam; + Tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận với cách thức tổ chức một chuyên đề ngoại khóa, qua đó để trao đổi, rút kinh nghiệm giúp cho chuyên đề sau được thành công hơn; + Phát huy hình thức tự bồi dưỡng cho giáo viên.- Với học sinh: + Qua chuyên đề nhằm củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá năng lực việc tiếp thu và tìm hiểu kiến thức của học sinh; + Học sinh hiểu sâu hơn về chủ quyền Biển đảo Việt Nam, khắc sâu tình yêu quê hương đất nước; + Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý; + Tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh sau những giờ học căng thẳng.

Duyệt Tổ trưởng Duyệt Ban giám hiệu Người lập

Trần Văn Đông Trần Đình Phổ Hoàng Thị Hoa

Page 3: Chuyen de-dia-li

TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỔ:Sinh - Hóa - Địa - CN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thủy Phù, ngày 08 tháng 10 năm 2014

BÁO CÁO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

I. Tên chuyên đề Em yêu biển đảo quê hương em

II. Thời gian, địa điểm tổ chứcThời gian: vào lúc 9 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 10 năm 2014Địa điểm: tại trường THCS Thủy PhùIII. Nội dung chính chuyên đề1. Lý do chọn chuyên đề           1.1. Sự cần thiết của chuyên đề

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị... Vì vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của đất nước.

Trong tình hình hiện nay,vấn đề biên giới, biển đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể, thuyết phục, cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học. Hơn ai hết các thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu. Chúng ta giúp cho các em xác định được tình yêu lớn nhất cao cả và thiêng liêng nhất là tình yêu Tổ quốc, tình yêu dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tự do. Tổ chúng tôi triển khai chuyên đề “Em yêu biển đảo quê hương em” giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Qua đó bồi đắp, giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước, con người. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho các em sau những giờ học căng thẳng.

 1.2. Mục đích, yêu cầu của chuyên đềa. Mục đích

- Nhằm mục đích giáo dục cho HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển - đảo thiêng liêng của Tổ quốc;

- Thông qua việc giáo dục dần hình thành các kĩ năng sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo;

Page 4: Chuyen de-dia-li

- Đổi mới cả về nội dung, biện pháp, hình thức tuyên truyền về tình yêu quê hương đất nước.

b. Yêu cầu- Kiến thức: Mở rộng kiến thức cho học sinh về vị trí, vai trò, tiềm năng thế

mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo (đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa). Học sinh có liên hệ với môn Ngữ văn trong cách diễn tả cảm xúc thông qua tiểu phẩm.

- Kĩ năng: Thông qua chuyên đề giáo dục cho HS kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, khả năng trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình trước tập thể. Qua đó tạo cho các em sự tự tin, ham mê học hỏi, tìm hiểu, yêu thích môn học hơn

- Thái độ: Trau dồi tình cảm với biển và hải đảo của Tổ quốc; Có thái độ và trách nhiệm đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước; Có ý thức xây dựng đất nước trở thành một quốc gia biển vững.  

II. Trực trạng dạy học môn Địa lý          2.1. Ưu điểm

- Qua môn học hình thành cho các em ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, biết yêu quê hương đất nước, biết bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam;

- Các em biết được tầm quan trọng của tài nguyên kinh tế biển và vị trí chiến lược của biển đối với đất nước. 2.2. Tồn tại

- Học sinh chưa hứng thú với môn học;- Học sinh chưa có kỹ năng tìm hiểu, khai thác kiến thức thông qua các hoạt

động ngoại khóa, các em còn rụt rè trong giao tiếp.Vì thế chuyên đề này ra đời với mục đích giúp các em có hứng thú hơn đối

với môn học. Các em có tự tin hơn trong giao tiếp, xử lí các thông tin và tự tin khi biểu diễn trước đám đông. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho các em sau những giờ học căng thẳng.III. Nội dung và các giải pháp          1. Nội dung 

Nôi dung của tiểu phẩm phải đề cập được tới các kiến thức sau:1. Chủ quyền biển đảo Việt Nam (đặc biệt là chủ quyền của Việt Nam về

hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa);2. Tài nguyên, môi trường biển, đảo;3. Tiềm năng kinh tế biển;4. Tình yêu biển đảo (Trường Sa, Hoàng Sa)

        2. Các giải pháp Giải pháp 1: Lập kế hoạchThực hiện kế hoạch của trường cũng như kế hoạch của tổ, đồng thời tạo sân

chơi bổ ích cho học sinh, bản thân đã cùng với nhóm Địa kết hợp kế hoạch Liên đội chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam đã cùng nhau bàn bạc, đưa ra các kế hoach cụ thể.

- Thời gian tổ chức: vào ngày 16 tháng 10 năm 2014;- Đối tượng tham gia: toàn thể học sinh khối 8,9;+ Hình thức: Thi tiểu phẩm

Page 5: Chuyen de-dia-li

+ Lên dự trù kinh phí: ban giám khảo, người dẫn chương trình, thư kí, cơ cấu giải thưởng...

+ Cung cấp chủ đề cho học sinh chuẩn bịKế hoạch này được công khai cho toàn thể thành viên của tổ Sinh - Hóa -

Địa - CN biết.Giải pháp 2: Cung cấp kiến thức cơ bản về biển đảo cho HSXác định đây là phần quan trọng, liên quan đến nội dung tiểu phẩm của học

sinh. Để đảm bảo đúng yêu cầu của chuyên đề đưa ra nhóm Địa cung cấp một số kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam cho học sinh khối 8,9 biết (thông qua mỗi tiết dạy hoặc giới thiệu một số tài liệu liên quan...) nhằm đảm bảo các em thực hiện đúng yêu cầu của chủ đề “Em yêu biển - đảo quê hương”

Giải pháp 3: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu biển đảoTừ rất xa xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền

thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam. Nó cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trongkỷ nguyên mới - kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 

Do vậy giáo dục tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu biển đảo có ý nghĩa to lớn đối với học sinh. Giúp các em có thái độ đúng đắn về chủ quyền biển đảo Việt Nam- khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Bên cạnh đó cần giáo dục các em lòng biết ơn, biết trân trọng sự hy sinh của người lính hải quân - những người ngày đêm canh gác bảo vệ vùng biển thiêng liêng của tổ quốc. Các em là những thế hệ đi sau, là những Đội viên, cháu ngoan Bác Hồ phải luôn biết ơn và ghi sâu những anh hùng liệt sỹ, những người đã đấu tranh vì sự bình yên của non sông, đã giữ cho non sông ta, biển trời của ta có được như ngày hôm nay.

IV. Sức lan tỏa của chuyên đề - Với bộ môn Địa lý:

+ Tạo điều kiện để giáo viên nắm bắt sâu hơn, làm giàu có hơn vốn hiểu biết về biển đảo Việt Nam + Tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận với cách thức tổ chức một chuyên đề ngoại khóa, qua đó để trao đổi, rút kinh nghiệm giúp cho chuyên đề sau được thành công hơn; + Phát huy hình thức tự bồi dưỡng cho giáo viên. + Qua chuyên đề nhằm củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá năng lực việc tiếp thu và tìm hiểu kiến thức của học sinh. + Học sinh hiểu sâu hơn về Biển đảo Việt Nam, thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo (đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). Qua đó bồi đắp, giáo dục cho các em tình yêu quê hương, đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương; + Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Địa lý; - Với trường THCS Thủy Phù:

Page 6: Chuyen de-dia-li

+ Mở ra cách thức tổ chức chuyên đề mới thu hút số lượng học sinh tham gia đông đảo;

+ Tạo thêm sân chơi trí tuệ cho học sinh;+ Nâng cao chất lượng bộ môn;- Với Thị xã:Đây là một hình thức tổ chức chuyên đề ngoài mở rộng kiến thức còn mang

tính chất tuyên truyền, giáo dục trên phạm vi rộng. Qua đây tôi thấy các em hào hứng, tích cực tham gia, các đội ra sức tập

luyện để giành được phần thưởng cao nhất. Nếu tất cả các trường trên Thị xã đều thực hiện theo dạng chuyên đề này sẽ nâng cao được chất lượng bộ môn mà mình phụ trách.

V. Kết luận  Thông qua chuyên đề này bản thân người thực hiện muốn đem đến cho các

em một cách tiếp cận mới về biển đảo. Đây cũng là một cách tiếp thu kiến thức mới một cách hứng thú và tích cực so với cách truyền thụ trên lớp, từ đó các em biết cách tự tìm tòi, học hỏi một vấn đề mới. Giúp các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập và tiếp cận tri thức.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Rất mong sự đống góp của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Duyệt của TTCM Duyệt Ban giám hiệu Người thực hiện

Trần Văn Đông Ngô Hoàng Giang Hoàng Thị Hoa