5
Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1 Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ "Không ngthì xuống đây lấy bài ra hc!"- Tiếng mquát bé Phúc khuy động không gian yên tĩnh của buổi trưa. Không đáp lại lời mẹ, bé Phúc nằm khóc rấm rứt. Đối với bé, học như một cực hình, và mỗi khi không vâng lời hoặc làm gì sai là người lớn lại bắt Phúc đem vở ra ngồi học. Còn vài tháng nữa là Phúc đã vào học lớp một. Với bao đứa trẻ khác, viễn cảnh về ngày đầu đến trường vô cùng đẹp cho nên các bé thường mang một tâm trạng hồi hộp đợi chờ. Thế mà Phúc thì lại khác hẳn. Nói đến học là cậu nhóc lại ngồi khóc lóc, rên rỉ hơn cả bị đánh đòn đau. Có lần, ba Phúc bảo ra ngồi nhẩm bảng cửu chương, chỉ có thế mà cậu nhóc hét toáng lên: “Con sợ đi học lắm. Đừng bắt con phải học”. Vậy, nguyên nhân vì sao mà một đứa trẻ còn bé tí đã vội chán nản việc học hành. Nếu cứ tiếp tục như thế thì tương lai cậu bé sẽ ra sao. Ở cương vị một người cô ruột, tôi bắt đầu quan sát bé. Hoạt động thường ngày mà tôi được chứng kiến nơi bé đó là thường xuyên xem phim họat hình. Dạo gần đây Phúc còn tập tành chơi game cùng chú út nữa. Những khi ấy, trong mắt cu cậu sáng lên một niềm thích thú vô hạn. Vì không bị quản thúc hoạt động giải trí, Phúc cảm thấy được tự ý xem những chương trình mình yêu thích mới thực sự là niềm vui. Đang tự do làm điều mình thích bỗng nhiên lại bị ép vào khuôn khổ của việc học tập, Phúc cảm thấy chán nản cũng là điều tất yếu.

Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Physiolac sưu tầm những tài liệu về sức khỏe và cách chăm con giúp cho các bà mẹ các gia đình có nguồn kiến thức bổ ích. Vui long truy cập website : http://physiolac.com.vn/ Để cập nhập những tin tức khuyến mãi về sản phẩm sữa công thức cho bé. Nguồn sưu tầm : internet

Citation preview

Page 1: Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1

Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

"Không ngủ thì xuống đây lấy bài ra học!"- Tiếng mẹ quát bé Phúc khuấy

động không gian yên tĩnh của buổi trưa.

Không đáp lại lời mẹ, bé Phúc nằm khóc rấm rứt. Đối với bé, học như một cực

hình, và mỗi khi không vâng lời hoặc làm gì sai là người lớn lại bắt Phúc đem vở

ra ngồi học.

Còn vài tháng nữa là Phúc đã vào học lớp một. Với bao đứa trẻ khác, viễn cảnh về

ngày đầu đến trường vô cùng đẹp cho nên các bé thường mang một tâm trạng hồi

hộp đợi chờ. Thế mà Phúc thì lại khác hẳn. Nói đến học là cậu nhóc lại ngồi khóc

lóc, rên rỉ hơn cả bị đánh đòn đau. Có lần, ba Phúc bảo ra ngồi nhẩm bảng cửu

chương, chỉ có thế mà cậu nhóc hét toáng lên: “Con sợ đi học lắm. Đừng bắt con

phải học”.

Vậy, nguyên nhân vì sao mà một đứa trẻ còn bé tí đã vội chán nản việc học hành.

Nếu cứ tiếp tục như thế thì tương lai cậu bé sẽ ra sao. Ở cương vị một người cô

ruột, tôi bắt đầu quan sát bé. Hoạt động thường ngày mà tôi được chứng kiến nơi

bé đó là thường xuyên xem phim họat hình. Dạo gần đây Phúc còn tập tành chơi

game cùng chú út nữa. Những khi ấy, trong mắt cu cậu sáng lên một niềm thích thú

vô hạn. Vì không bị quản thúc hoạt động giải trí, Phúc cảm thấy được tự ý xem

những chương trình mình yêu thích mới thực sự là niềm vui. Đang tự do làm điều

mình thích bỗng nhiên lại bị ép vào khuôn khổ của việc học tập, Phúc cảm thấy

chán nản cũng là điều tất yếu.

Page 2: Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2

Thế nhưng đó mới chỉ là nguyên nhân phụ, sai lầm chủ yếu ở đây chính là do

người lớn thường đem việc học ra đe dọa bé cứ như một cực hình. Không chịu ngủ,

bắt ngồi học. Chơi không ngoan cũng bắt học, thậm chí không chịu ăn uống cũng

đe dọa bé học. Dần dần, trong tâm thức Phúc cho rằng việc học là một hình phạt

khi mình mắc phải sai lầm và lẽ tất nhiên hình phạt thì bé phải ghét và trốn tránh.

Do đó, phản ứng lười học của bé chỉ mang tính phòng vệ. Và trong sai lầm nghiêm

trọng này, trách nhiệm thuộc về người lớn.

Ý kiến chuyên gia: Cha mẹ Phúc nên dành nhiều thời gian trao đổi cùng con, tiết lộ

cho cu cậu những điều thú vị khi được đi học, ví dụ như: được vui chơi cùng bạn

bè, được cô dạy những bài học hay, được biết chữ để ghi tên của chính mình hay

được tự mình đọc sách. Như thế, Phúc sẽ cảm thấy việc học cũng là một sân chơi

lý thú và sẽ hào hứng tham gia mà không coi đó là áp lực. Bên cạnh đó, cha mẹ

Phúc nên lập một thời gian biểu thật khoa học để quản lý giờ giấc sinh họat của

con, tránh để trẻ vui chơi, giải trí ngoài tầm kiểm soát mà nảy sinh tâm lý lười học.

Ai cũng biết học hành là điều cần thiết trong xã hội hiện nay nhưng không phải trẻ

em nào cũng yêu thích điều đó. Nếu lỡ như con không mấy mặn mà gì về chuyện

học, cha mẹ nên tìm cách đánh thức sự đam mê tri thức hoặc chí ít cũng khơi dậy

niềm hứng thú học tập nơi con. Có như vậy tương lai của con mới không rơi vào

khoảng tối vì nghèo con chữ, thấp học vấn.

Page 3: Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3

Trong cuộc sống, đôi khi những cư xử của chúng ta vô tình khiến trẻ đánh mất sự

tự tin của mình và trở thành đứa trẻ nhút nhát, không dám bộc lộ khả năng của bản

thân.

Những việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt ấy của cha mẹ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn

đến sự phát triển của con trẻ. Cùng “điểm mặt” những sai lầm ấy nhé!

1. Luôn chú ý đến nhược điểm của trẻ

“Cu Bo nhà mình nhút nhát lắm!” hay “Con bé vụng về lắm, làm gì cũng hỏng

cả!”... những câu nói vô tình, nhắc đi nhắc lại khuyết điểm của con ấy tưởng như

không có ý nghĩa gì lại có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ.

Khi cha mẹ luôn chú ý đến những nhược điểm ấy, dần dần trẻ sẽ hình thành tâm lý

mình thật nhút nhát hay thật vụng về và sự tự tin về bản thân sẽ dần biến mất.

Khắc phục: Khi sự tự tin của trẻ suy giảm vì bất cứ lý do gì thì cha mẹ nên khuyến

khích con hướng tới những điều tích cực, tuyệt đối đừng nhắc tới những nhược

điểm của trẻ mà phải chú ý đến những điểm mạnh như khả năng sáng tạo hoặc óc

hài hước của trẻ, hướng con đến những điều tích cực.

2. Mỉa mai con

Nhiều bậc cha mẹ hay nói với con rằng “Dễ thế mà làm không được” hay “Con

kém xa bạn Mai cùng lớp, cái gì bạn ấy cũng giỏi”.

Những câu nói mỉa mai, so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến lòng tự tin của

con mất dần và hình thành sự ghen ghét với những bạn giỏi hơn mình.

Khắc phục: Đôi khi người lớn chúng ta cũng nên tự đặt mình vào vị trí của trẻ để

suy nghĩ và hành động. Có thể khó khăn trẻ đang gặp phải với chúng ta thật dễ

dàng những với trẻ thì không hẳn như vậy. Đừng bao giờ áp đặt lên trẻ cách nhìn

nhận vấn đề theo cách riêng của người lớn chúng ta.

Khi trẻ gặp khó khăn, hãy lắng nghe những ưu tư đồng thời xem xét thật nghiêm

túc vấn đề trẻ đang gặp phải cũng như vỗ về, trấn an trẻ, cùng trẻ thảo luận đề tìm

hướng giải quyết.

Page 4: Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4

Một điều quan trọng nữa bố mẹ cần chú ý là đừng bao giờ so sánh con với những

đứa trẻ khác, bạn phải luôn biết rằng, con là duy nhất không giống với bất cứ đứa

trẻ nào khác.

Ảnh minh họa

3. Giải quyết vấn đề thay trẻ

Con không làm được bài tập ư? Không sao, để bố giúp! Con không thể tự mặc

quần áo? Mẹ sẽ mặc giúp con... Và còn rất nhiều vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc

sống và bố mẹ luôn sẵn sàng làm thay tất cả.

Bạn biện hộ rằng con còn nhỏ, mình thương con nhưng đôi khi tình thương đó

đang lấy mất lòng tự tin của con đấy. Con bạn dần dần sẽ trở nên ỷ lại, không chịu

suy nghĩ và việc thất bại trong cuộc sống sau này là điều không tránh khỏi.

Khắc phục: Cha mẹ nên biết không bao giờ được giải quyết mọi vấn đề thay trẻ mà

hãy giúp trẻ tìm cách tự giải quyết vấn đề của mình.

Page 5: Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Physiolac sưu tầm

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5

Hãy thảo luận với trẻ về tất cả các cách để giải quyết những vấn đề con đang gặp

phải, khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định. Tốt nhất, cha mẹ nên giúp con thực

hiện từng bước một để đạt kết quả bằng chính khả năng của trẻ.

4. Tiết kiệm lời khen với trẻ

Khi làm được một việc tốt, tìm ra cách giải một bài toán khó hay giúp bố mẹ làm

việc nhà, trẻ luôn mong nhận được lời khen từ cha mẹ.

Tuy nhiên, đôi khi nhiều phụ huynh lại quên mất điều này. Chính thái độ thờ ơ của

bố mẹ với những việc làm của trẻ sẽ khiến trẻ có suy nghĩ mình thật vô dụng,

không làm được việc gì vừa lòng cha mẹ. Từ đó trẻ sẽ dàn mất niềm tin vào bản

thân.

Khắc phục: Cha mẹ đừng bao giờ tiết kiệm lời khen đối với trẻ. Việc chúng ta biết

nhìn nhận và công nhận giá trị của trẻ sẽ khích lệ con bền chí và càng có thái độ tự

tin, quyết tâm hơn khi thực hiện mọi việc.

Sự khen ngợi từ cha mẹ còn giúp trẻ nhận ra những thành tựu trẻ đã đạt được mà

đôi khi chỉ vì một lý do nào đó mà trẻ chưa kịp nhận ra.