33
19g30 tối thứ 5, 27/02/2014 tại Thư Quán Cội Việt, nhà 306 lầu 2, 179C Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, TPHCM.

[Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

19g30 tối thứ 5, 27/02/2014 tạiThư Quán Cội Việt, nhà 306 lầu 2, 179C Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, TPHCM.

Page 2: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Một bản đồ xưaPhần 1

Page 3: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Chuyến bay đầu tiênPhần 2

Page 4: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Vào dịp Tết Nguyên đán năm 1791 một khinh khí cầu Mongolfiere được những người Pháp theo Nguyễn Ánh thả lên bầu trời Sài gòn nhằm phô trương sức mạnh "thần kỳ" của quân đội Nguyễn Ánh.

Page 5: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Người  Pháp khi vây thành Hưng Hóa vào ngày 12/4/1884 lại dùng khinh khí cầu chở người quan sát các vị trí trong thành để hiệu chỉnh cho pháo binh Pháp.

Page 6: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Le Figaro số 345 ra ngày 11/12/1910 (trang 6) đã đưa mẩu tin ngắn như sau :“Ở Saigon, phi công Van Den Born, đã bay trên máy cánh đôi (biplan) chiều qua giữa Saigon và Chợ Lớn, những chuyến bay đầu tiên ở Đông Dương và Viễn Đông. Thống đốc nam k ỳ và đại sứ Pháp ở Bangkok đã có mặt chứng kiến.”

Page 7: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Cũng cùng ngày 10/12/1910, ở gần Tokyo, Nhật, chiều hôm đó một chiếc Forman IV cánh đôi khác cất cánh, điều khiển bởi viên sĩ quan quân lực Nhật tên là Tokugawa. Chuyến bay này là chuyến bay đầu tiên ở Nhật nhưng đáng tiếc là Tokugawa đã trễ hơn Van Den Born vài tiếng ở Saigon. 

Page 8: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Sau đó vào ngày 22/12 Van Den Born đã biểu diễn lần bay thứ hai. Lần này máy bay có chở theo một hành khách. 

Tháng 2 năm 1911, ông đến Thái Lan và đã bay thành công trước sự chứng kiến của nhà vua Thái Lan và hoàng gia ở trường đua ngựa Sa Pathum (Bangkok) trên chiếc máy bay Farman mà ông đã bay trước đó vào tháng 12/1910 ở Saigon.

Ngày 28 tháng 2 1911, chính phủ Thái Lan đã quyết định gởi 3 sĩ quan qua Pháp học lái và thành lập đội phi cơ. Sau 2 năm học ở Pháp, họ trở về ngày 2/11/1913 với 8 chiếc phi cơ đầu tiên và thành lập không lực hoàng gia Thái Lan. Một năm sau phi trường đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập ở làng Don Muang, cạnh Bangkok. Ngày nay Don Muang chính là phi trường quốc tế Bangkok. 

Tháng sau Van Den Born cũng được phép chính phủ Anh ở Hong Kong cho ông được bay tại xứ này. Ngày 18 tháng 3 1911, đúng 5:10 chiều Van Den Born đã cất cánh đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Hong Kong trên chiếc phi cơ Farman mà trước đó ông đã cất cánh ở Saigon.

Sau đó ông đến Quảng Châu và bay thành công ở đó vào ngày 11/4/1911 trước sự chứng kiến của lãnh đạo Quảng Châu là tướng Fu Chi. Nhưng khi phi cơ đáp xuống, thì một người ám sát bắn chết tướng Fu Chi. Trong sự hỗn loạn khi binh lính bắn vào nhiều thường dân, các giới chức Quảng Châu kêu nài ông phải rút đi ngay lập tức. Ông không thể kịp tháo phi cơ mang xuống tàu nên đành phải đốt chiếc Farman và vội vã lên tàu trở về Hong Kong và sau đó trở về Pháp

Page 9: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Hai mươi năm sau khi Van Den Born cất cánh ở Saigon, vào năm 1930, Marie-Louise Hilsz là phụ nữ đầu tiên bay một mình từ Pháp đến Saigon và trở lại Pháp trên phi cơ Moth-Morane.

Page 10: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Theo thường lệ của ông, nhà phi công đã thành công tuyệt đẹp, trong chuyến bay hoàn hảo, gây ra những tiếng hoan hô từ những người xem đầy ngạc nhiên và thán phục. Tất cả những người Việt và Hoa bản xứ tụ tập chung quanh phi trường theo dõi, miệng há hốc, ngạc nhiên cùng cực, bị thu hút bởi những bay lượn đẹp đẽ của con chim cơ khí.

Page 11: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

L'aviation au champ de course (arrivée de l'aviateur français Poulet ?) 

Page 12: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Năm 1919, để khuyến khích phát triển hàng không trên lục địa Australia và với bên ngoài, chính phủ Australia treo giải thưởng 10,000 bảng Anh cho phi công hay phi hành đoàn đầu tiên nào bay từ Anh đến Australia (khoảng 8400 dặm) trong vòng 30 ngày.Etienne Poulet và phụ tá cơ khí Jean Benoist rời Paris ngày 14 tháng 10 1919 và tuyên sẽ có mặt ở Melbourne (Australia) vào ngày 11th tháng 11 1919. Tuy nhiên vì nhiều lý do, ông đã phải dừng hành trình ở Java.Thất vọng không phải là người đầu tiên bay liên lục địa đến Australia, từ Java, Poulet sau đó tiếp tục đi đến Đông Dương thuộc Pháp và hạ cánh ở Saigon.

Page 13: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 14: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 15: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 16: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 17: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 18: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 19: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 20: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

SAI GON 1905

Page 21: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

SAI GON 1905

Page 22: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

SAI GON 1930

Page 23: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 24: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 25: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Sài gòn có đến hai trường đua ngựa và rất có thể Van Den Born đã biểu diễn ở trường đua Sài gòn, đối diên Vườn Bà Lớn (góc CMT8 và Điện Biên Phủ ngày nay)

Trường đua Sài gòn (Vườn Bà Lớn) cũng hay bị chú thích nhầm thành trường đua Phú Thọ (thuộc Chợ Lớn).

Trường đua Phú Thọ chỉ có từ năm 1932 còn trường đua Sài gòn (Vườn Bà Lớn) được “Hội Đua ngựa Sài Gòn” lập vào năm 1893, bên trong bãi đất rộng lớn trên đường Général Lize trong khuôn viên khu đa giác pháo binh (đối diện Vườn Bà Lớn) (góc CMTT và Điện Biên Phủ ngày nay).

Có khả năng rất lớn là Van Den Born đã bay biểu diễn cả hai lần tại nơi này. Và nếu như thế thì "sân bay" đầu tiên của Việt Nam ngày nay không còn nữa. 

Page 26: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 27: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Roland Adrien Georges Garros ) : sinh năm 1888 tại thành phố Saint Denis của đảo Réunion thuộc Pháp .

Năm 1892 , ông theo cha của ông là một luật sư qua sinh sống tại Sài Sòn lúc ông mới bốn tuổi.

Năm 9 tuổi ông được gửi về Pháp và học tại Lycée Janson de Sailly và HEC Paris . Ông bắt đầu sự nghiệp hàng không của mình trong 1909.

Page 28: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 29: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Ông nổi tiếng vì là phi công đầu tiên cải tiến máy bay một tầng cánh và gắn đại liên trước mũi máy bay, khi sinh ra KHÔNG CHIẾN. Ông cũng là người đầu tiênbắn rơi máy bay đối phương. Vào ngày 1 tháng 4 1915- Ông đã bắn hạ máy bay đầu tiên bằng súng máy nhờ một cải tiến trên máy bay, khi ông ta bắn hạ một chiếc Albatros từ chiếc máy bay của ông ta loại Morane Saulnier Type L. Tổng cộng ông đã bắn rơi 4 máy bay Đức.

Ông bị bắn rơi và hy sinh gần Vouziers , Ardennes ngày 05 Tháng Mười năm 1918., chỉ một tháng trước khi kết thúc chiến tranh và một ngày trước sinh nhật lần thứ 30 của mình.

Năm 1928, Một Sân tennis đất nện được xây dựng ở Porte d’Auteuil và được lấy tên người phi công anh hùng của Pháp Roland Garros. Từ đó giải Vô địch Pháp được tổ chức trên sân Roland Garros và thường được gọi là giải Roland Garros. 

Page 30: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 31: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Đỗ Hữu Vị (1883 - 1916) là con trai của Đỗ Hữu Phương (còn gọi là Tổng đốc Phương), một điền chủ giàu có lừng lẫy tiếng tăm ở nam k ỳ khi người Pháp mới chiếm miền Nam. 

Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Lasan Taberd (Sài Gòn), Đỗ Hữu Vị được cha gửi qua Pháp du học tại trường Collège St.Barbe ở Paris, nói và viết Pháp văn như người Pháp. Sau 3 năm ra trường, Ngày 10 Tháng Mười Hai 1910, ông xin theo học không quân tại Trường Võ bị Saint-Cyr của Pháp. Sau đó một năm, ông đã có được bằng lái máy bay n°649 do Aéroclub de France cấp và tham gia quân đội Pháp.

Ông đã gặp Trung úy Victor Menard và sẽ trở thành đồng đội của nhau trong đua Tour de France 1911. Vào đầu năm 1912, ông được giao cho một phi đội ở miền tây Maroc, vì thế ông được xem là người tiên phong của hàng không quân sự ở Morocco và do đó có một đường phố mang tên ông tại Casablanca.

Khi Đại chiến thứ I bùng nổ, đang có mặt tại Việt Nam để thực tập, ông đã quay trở lại Pháp để ra chiến trường chống lại quân Đức. Bị thương rất nặng, ông bị từ chối để lái máy bay; nhưng vẫn được tham dự với tính cách là thám sát viên trong phi đoàn có nhiệm vụ trải bom bên Đức, với chức vụ đại uý. Ngày 09.07.1916, Đỗ Hữu Vị đã tử thương dưới nhiều vết đạn thù. Năm 1921, linh cửu của ông, từ Pháp, đã được người anh là đại tá Đỗ Hữu Chân (trong quân đội Pháp) đưa về cố quốc trên tàu Porthos và an táng tại Sài Gòn vào ngày 12.5.1920 tại Đỗ Phủ từ đường.

Page 32: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ
Page 33: [Lớp học 1 Tô] Sài Gòn ly kỳ

Đường Do Huu Vi tại làng Laffaux, Picardie Pháp