97
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ----------- ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM ĐỊA ĐIỂM : THUNG CẢ, XÃ SỦ NGÒI, THÀNH PHỐ HÒA BÌNH CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 Hòa Bình - Tháng 9 năm

Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINHBÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM

ĐỊA ĐIỂM : THUNG CẢ, XÃ SỦ NGÒI, THÀNH PHỐ HÒA BÌNHCHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159

Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013

Page 2: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do –Hạnh phúc

----------- ----------

THUYẾT MINHBÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN

TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CDM

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159

(Tổng Giám đốc)

ĐƠN VỊ TƯ VẤNCÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH(Tổng Giám đốc)

ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI

Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013

Page 3: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

CÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------Số: 01/2013/TTr-DA Hòa Bình, ngày tháng năm 2013

TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Kính gửi:- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình;- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình;- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình;- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình;- Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình- Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hòa Bình;- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;

Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án

đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số

nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển

chăn nuôi đến năm 2020; Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc

UNFCCC; Quyết định số 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi

đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng cơ chế phát triển sạch CDM” với các nội dung chính sau:

Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM;

Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas

Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm:

Page 4: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

+ Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân cư nuôi gia công;

+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống; + Nhà máy giết mổ gia súc; + Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;

Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự

án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30%

tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 12,124,243,000 đồng.

Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

Kết luận : NPV = 594,975,345,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 34.6% ; thời gian hoàn vốn sau 6 năm.=> Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM”nói trên.

Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159

(Tổng Giám đốc)

Page 5: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................1I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................................1I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án............................................................................................1CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN......................................................2II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước............................................2II.1.1. Môi trường vĩ mô........................................................................................................2II.1.2. Ngành chăn nuôi Việt Nam........................................................................................2II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án..................................................................................4II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước............................................................4II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung................................................................7II.2.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình..........7II.3. Căn cứ pháp lý...............................................................................................................9II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư.........................................................................................10CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN...................................................................................12III.1. Địa điểm thực hiện dự án...........................................................................................12III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng.....................................................................12III.3. Quy mô dự án.............................................................................................................13III.4. Nhân sự dự án.............................................................................................................13CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..........................................................................15IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn rừng....................................................................................15IV.2. Trang trại chăn nuôi bò..............................................................................................19IV.3. Nhà máy giết mổ gia súc............................................................................................21IV.3.1. Quy trình giết mổ gia súc........................................................................................22IV.3.2. Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổ....................................................................25IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạch.......................................................................................25IV.4.1. Các sản phẩm từ lợn rừng.......................................................................................25IV.4.2. Các sản phẩm từ bò.................................................................................................25CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..................................................27V.1. Đánh giá tác động môi trường.....................................................................................27V.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................27V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường........................................................27V.2. Tác động của dự án tới môi trường.............................................................................27V.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng...........................................................................27V.2.2. Giai đoạn vận hành...................................................................................................28V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.....................................................................................29V.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng.........................................................29V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động......................................................30V.4. Kết luận.......................................................................................................................31CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................32VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư.........................................................................................32VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư.........................................................................................33VI.2.1. Nội dung..................................................................................................................33VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư.........................................................................................36

Page 6: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

VI.2.3. Vốn lưu động...........................................................................................................37CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................38VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn...................................................................................38VII.2. Tiến độ sử dụng vốn.................................................................................................38VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án.......................................................................................38VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay.........................................................42CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH.......................................................44VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...................................................................44VIII.2. Tính toán chi phí của dự án.....................................................................................45VIII.2.1. Chi phí nhân công.................................................................................................45VIII.2.2. Chi phí thức ăn.....................................................................................................47VIII.2.3. Chi phí hoạt động.................................................................................................49VIII.3. Doanh thu từ dự án..................................................................................................50VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.................................................................................52VIII.4.1. Báo cáo thu nhập của dự án..................................................................................52VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự án........................................................................................53VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợ.............................................................................................54VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội...........................................................................54CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN...................................................................55IX.1. Nhận diện rủi ro.........................................................................................................55IX.2. Phân tích độ nhạy.......................................................................................................55IX.3. Kết luận......................................................................................................................57CHƯƠNG X: KẾT LUẬN..................................................................................................58X.1. Kết luận.......................................................................................................................58X.2. Kiến nghị.....................................................................................................................58

Page 7: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần T & T – 159 Mã số doanh nghiệp : Ngày cấp : Nơi cấp : Địa chỉ trụ sở : Tầng 9, Tòa nhà HAXICO. đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội Đại diện pháp luật : Chức vụ:

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch Các hợp phần dự án :

+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas

Địa điểm đầu tư : Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm:

+ Trang trại chăn nuôi lợn rừng nái: 5000 con tại trang trại và 5000 con được các hộ dân cư nuôi gia công;

+ Trang trại chăn nuôi bò: 4000 con bò vỗ béo, 1000 con bò giống; + Nhà máy giết mổ gia súc; + Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do nhà máy cung cấp;+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas;

Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp sạch, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do

chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : 487,876,339,000 đồng. Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu

tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 12,124,243,000 đồng.

Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1

Page 8: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN

II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nướcII.1.1. Môi trường vĩ mô

Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi.

Theo Tổng cục Thống kê, quý II năm 2013 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm.

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong tháng 8 năm 2013, tổng đàn trâu cả nước ước tính giảm 2.5% so với cùng kỳ năm 2012, đàn bò giảm 3%. Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt do giá sữa ổn định nên doanh nghiệp mở rộng quy mô. Chăn nuôi lợn chưa ổn định, ước tính tổng số lợn cả nước giảm từ 1-1.5% so với cùng kỳ năm 2012. Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, dịch bệnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người nuôi, tổng số gia cầm cả nước ước tính giảm khoảng 1.5-2% so với cùng kỳ  năm trước.

II.1.2. Ngành chăn nuôi Việt NamNgành nông nghiệp đang đóng góp 24% GDP cả nước và trong đó công lao của ngành

chăn nuôi không nhỏ. Đây cũng là một trong những ngành quan trọng để chuyển đổi cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành chăn nuôi vẫn tự phát, thiếu quy hoạch và định hướng dẫn đến nguy cơ phá sản.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2

Page 9: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Theo thống kê, hiện ngành chăn nuôi Việt Nam có sản lượng thịt gia súc đứng thứ nhất khu vực ASEAN, thứ 2 châu Á, thứ 6 thế giới; sản lượng thịt gia cầm đứng thứ 2 khu vực; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng đầu các nước ASEAN và thứ 12 thế giới. Nhiều năm qua ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ 5-7%/năm, so với 2-2.5%/năm của ngành trồng trọt. Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), năm 2000, tổng sản lượng thịt cung cấp ra thị trường đạt 1.83 triệu tấn, tổng sản lượng sữa đạt 64,000 tấn, nhưng đến năm 2011 tăng lên lần lượt là 4.31 triệu tấn và 360,000 tấn. Con số này đã góp phần tăng lượng tiêu thụ thịt bình quân từ 23.6kg/người trong năm 2000 lên 48.3kg/người trong năm 2011, tiêu thụ sữa từ 0.3kg/người lên 3.8kg/người, tiêu thụ trứng đạt 83 quả/người/năm. Tuy vậy, ngành chăn nuôi vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn do thiếu chính sách hỗ trợ, quy hoạch, định hướng phát triển. Mãi đến năm 2012 và nhất là những tháng đầu năm 2013, khi thị trường liên tục biến động theo chiều hướng xấu, những bất ổn bắt đầu lộ rõ và ngành chăn nuôi đang đứng bên bờ vực phá sản, cơ quan quản lý mới gấp rút vào cuộc. Theo Cục Chăn nuôi, cả nước có khoảng 23,500 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, không được kiểm soát, hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi.

Để thực hiện chiến lược phát triển ngành đến năm 2020, hơn 50 tỉnh, thành trên cả nước đã hoàn thành quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, nhưng ngân sách đầu tư cho ngành chăn nuôi rất hạn chế nên doanh nghiệp (DN) và hộ nông dân phải tự lo, không định hướng được lợi thế từng địa phương để tạo nguồn cung bền vững. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành chăn nuôi chỉ tập trung khâu sản xuất thức ăn. Các khâu mấu chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành như con giống, chế biến, giết mổ và xử lý môi trường có lợi nhuận thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Do ít được quan tâm, ngành chăn nuôi trong nước chỉ phát triển theo kiểu phong trào, khi giá lên cao đồng loạt nuôi gây khủng hoảng thừa dẫn đến giá giảm; khi lỗ lại ngưng nuôi khiến nguồn hàng khan hiếm.

Theo nhiêu chuyên gia, sự bất ổn của ngành chăn nuôi thời gian qua một phần do các giải pháp, dự báo thị trường hàng năm đối với ngành thực hiện qua loa, không sát với thực tế khiến DN đầu mối không nắm được nhu cầu thị trường; chăn nuôi tràn lan theo phong trào thay vì tập trung vào vật nuôi lợi thế để gia tăng lợi nhuận. Trước thực trạng ngành chăn nuôi trong nước đứng trước nguy cơ phá sản và rơi vào tay DN ngoại, mới đây Cục Chăn nuôi đã đưa ra mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2013-2015. Theo đó, ngành chăn nuôi được tổ chức lại theo hướng phát triển các trang trại quy mô vừa và lớn, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, gắn kết các trang trại với nhau để cân bằng cung cầu, kiểm soát giá thành, nâng cao lợi nhuận cho DN, hộ chăn nuôi.

Trước mắt, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại nhà nước cho ngành chăn nuôi vay ưu đãi lãi suất 10%/năm để tái hoạt động. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn bị từ chối cho vay vì không có khả năng trả nợ cũ và không có phương án kinh doanh tốt. Ngân hàng Thế giới khuyến cáo Việt Nam nên đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức công tư. Theo đó, Nhà nước giao khoán một phần dịch vụ, công trình cho lĩnh vực tư nhân quản lý với những thỏa thuận về mục tiêu, chiến lược, kết quả nhằm giải tỏa áp lực về vốn và công nghệ, đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và môi trường.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Nhà nước nên mở ra các chính sách thu hút DN đầu tư vào những lĩnh vực còn trống như con giống, giết mổ, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ các DN chăn nuôi đầu tư sản xuất thức ăn, hình thành một chuỗi khép kín nhằm giảm sức ép cạnh tranh của DN ngoại.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3

Page 10: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự ánII.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi của đất nước

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg như sau:

+ Quan điểm phát triển1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu

cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm

an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, bò đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương.

4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

+ Mục tiêu phát triển1. Mục tiêu chunga) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại,

công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;

c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

2. Chỉ tiêu cụ thểa) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn

2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm.b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn.đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm

2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%.+ Định hướng phát triển đến năm 20201. Chăn nuôi gia súc: phát triển nhanh quy mô gia súc ngoại theo hướng trang trại, công

nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản, bò thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.

2. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

3. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4

Page 11: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

4. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở.

+ Các giải pháp1. Quy hoạcha) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái,

nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường.

b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực như lợn, bò.

Phát triển chăn nuôi lợn, bò trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

2. Về khoa học và công nghệa) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên

cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất.

b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống gốc. Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm.

Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất.

Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống, tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm.

c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.

d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp công suất lớn.

e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái.

f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến.

g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi.

h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

5

Page 12: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.

3. Về tài chính và tín dụnga) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ:- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở

giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch.

- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống cho phát triển ngô, đậu tương…

- Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi.

b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp.

c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn.

d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành.

đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.

4. Về đất đaiChủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công

nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất.5. Về thương mại

a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè...

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường.

6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôia) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng

thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6

Page 13: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

7. Phòng chống dịch bệnha) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các

cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất.b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng

có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi.

II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chungThực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến và

giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao. Toàn tỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

Trong phát triển mô hình, ngoài những vật nuôi phổ biến còn nuôi một số con đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím. Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính, đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân từ 6% - 6.5%/năm.

II.2.3. Đánh giá tiềm năng thực hiện CDM trong lĩnh vực chăn nuôi heo ở Hòa Bình + Mục đích cơ bản của CDM (Cơ chế Phát triển sạch)Trong 2 thập kỷ tới, ước tính các mức phát thải KNK của các nước đang phát triển sẽ vượt

các mức phát thải của các nước phát triển. Một trong những vấn đề gay cấn nhất để đối phó với biến đổi khí hậu là làm thế nào giảm được sự tăng phát thải KNK từ các nước đang phát triển.

Trong hoàn cảnh đó, CDM có thể đóng góp vào việc giảm phát thải ở các nước đang phát triển bằng cách đưa ra khuôn khổ để thực hiện các dự án hợp tác giữa các nước đang phát tirển và các nước phát triển. Các nước đang phát triển (nước chủ nhà) có thể nhận được những lợi ích từ các hoạt động dự án CDM, như chuyển giao công nghệ và tài chính từ các nước đầu tư, giúp họ đạt được sự phát triển bền vững, trong khi các nước phát triển có thể sử dụng CERs để đạt được các chỉ tiêu giảm phát thải KNK. Bằng cách đó, CDM được dùng làm công cụ đa lợi ích cho việc giảm phát thải KNK một cách chi phí - hiệu quả và phát triển bền vững. + Quan điểm của Việt Nam về CDM

Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhất. Với việc tự nguyện tham gia CDM, Việt Nam mong muốn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường toàn cầu. Và thông qua CDM, Việt Nam sẽ có những sự đầu tư bổ sung và chuyển giao công nghệ.

Chính phủ Việt Nam đã chỉ định Văn phòng quốc gia về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon (NOCCOP) thuộc Vụ hợp tác quốc tế (ICD), Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối Quốc gia về CDM (CNA).

+

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7

Page 14: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

+ Vùng thực hiện dự án:Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến

đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.

Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 466,252.86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 66,759 ha, chiếm 14.32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41.67%; diện tích đất chuyên dùng là 27,364 ha, chiếm 5.87%; diện tích đất ở là 5,807 ha, chiếm 1.25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172,015 ha, chiếm 36.89%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45,046 ha, chiếm 67.48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25,356 hecta, chiếm 60.51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4,052 ha, chiếm 6.06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135,010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3,126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6,385 ha.

Giao thông thuận lợi, tài nguyên tự nhiên phong phú đã tạo lợi thế cho Hòa Bình tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Hình: Hòa Bình – vùng thực hiện dự án

Tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 35%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trên tinh thần đó, tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung vào hai con lợn, gà, như ưu tiên cấp đất ở những nơi có nguồn nước, ở xa khu dân cư, giao thông thuận tiện. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào địa phương. UBND tỉnh Hòa Bình còn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư vào tỉnh. Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã đầu tư bảy trại sản xuất lợn giống giống ngoại với quy mô 1,200 con nái/trại và

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8

Page 15: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

hai trại lợn thương phẩm (5,000 con/trại). Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng các cơ sở chăn nuôi này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trước hết là tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ (bình quân mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40 lao động). Trại nuôi lợn giống Dũng Linh ở thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy có quy mô 1,200 nái do Công ty cổ phần CP Việt Nam đầu tư từ ba năm nay, bình quân mỗi tháng xuất khoảng 5,000 con lợn giống. Theo đó, hơn 40 lao động có việc làm và thu nhập ổn định với mức ba triệu đồng/tháng. Một số cơ sở còn xây nhà ở, nhà trẻ trong khu vực trang trại để công nhân có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc.

Cùng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ trang trại và hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã và đang triển khai một loạt các công việc mang tính chiến lược để lĩnh vực chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững. Đó là quy hoạch các vùng chăn nuôi hàng hóa phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái của từng địa phương; tổ chức lại hệ thống chăn nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng Trung tâm giống và vùng giống trong nhân dân để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tăng diện tích ngô lên 32.000 ha/năm để có sản lượng 130.000 tấn ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

II.3. Căn cứ pháp lýBáo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của

Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN

Việt Nam; Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập

doanh nghiệp; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành

Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ

môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9

Page 16: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng công trình; Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng

công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP; Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí khảo sát xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự

toán xây dựng công trình; Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án

hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng

dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu,

nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng; Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình; Chỉ thị của Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc UNFCCC; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-

BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến

năm 2020”; Quyết định 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tưThực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân tán,

theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp. Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước ngày càng cần một khối lượng lớn hơn, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm như lợn rừng. Do vậy cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu trong lành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lưới giao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quan trọng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10

Page 17: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể nhưng sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn nuôi cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung, trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng thức ăn lợn còn nhiều bất cập…Hơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặt trong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh. Do đó, khả năng cung cấp cho thị trường tại tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều hạn chế.

Trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần T & T – 159 chúng tôi quyết định đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch”. Công trình này có ý nghĩa vì vừa xử lý được môi trường chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, vừa có thể tăng doanh thu cho chủ trang trại từ việc bán các tín chỉ giảm phát thải từ công trình khí sinh học thông qua cơ chế phát triển sạch CDM, đặc biệt đây là công trình phát triển năng lượng tái tạo, chuyển hóa chất thải chăn nuôi thành nguồn điện chạy bằng khí biogas.

Tóm lại, việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11

Page 18: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN

III.1. Địa điểm thực hiện dự ánDự án được thực hiện tại Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.

III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằngCông ty Cổ phần T & T – 159 đã thực hiện đền bù hoàn chỉnh 118 ha đất sạch tại thung

cả xã Sủ Ngòi thành phố Hòa Bình.

III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự ánDự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” bao gồm 3 hợp phần:

+ Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn rừng+ Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi bò+ Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ gia súc (Chế biến thực phẩm)+ Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán thực phẩm tại các điểm dân cư+ Hợp phần 5 : Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bã Biogas

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12

Nhà máy sản xuất phân vi

sinh từ biogas

Trang trại chăn nuôi lợn

rừng + bò

Nhà máy giết mổ gia súc + Chế biến

thực phẩm

Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân

TỔ HỢP

Page 19: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

III.3. Quy mô dự ánDự án được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 118 ha bao gồm các hạng mục sau:

STT Hạng mụcI Khu điều hành + nghiên cứuII Đất phục vụ chăn nuôi lợn rừng và bò lấy thịt1 Đất phục vụ nuôi lợn rừnga Nhà điều hành dây chuyền lợn rừngb Nhà ở công nhânc Kho và khu chế biến thức ăn tinh cho lợnd Khu nuôi lợn rừng2 Đất chăn nuôi bòa Nhà điều hành dây chuyền bòb Tổng kho thức ăn tinh và khu chế biến thức ănc Kho cỏ khôd Hồ ủ cỏ tươie Đất nuôi bò thịt vỗ béo

III Khu bò cách lyIV Khu nhà máy sản xuất phân vi sinhV Khu thu lợn và bò nuôi gia công ngoài trại và giết mổ

III.4. Nhân sự dự án1. Nhân viên quản lý chungGiám đốcKế toán trưởngNhân viên kế toánTrưởng phòng hành chính nhân sựNhân viên văn phòngNhân viên kỹ thuậtBảo vệ2. Nhân công trang trại lợn rừngTrưởng trại lợn thịtTrưởng trại lợn náiCông nhân chăn nuôi lợnTổ nhà bếp + vệ sinhKỹ thuật cơ điện3. Công nhân trang trại bòCông nhân máy càyCông nhân cắt cỏCông nhân chăm sóc, thu gom phân thảiY Tế4. Công nhân trại giết mổTrưởng trạiCông nhân thu gom

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13

Page 20: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Công nhân giết mổ5. Nhân viên quầy bán thịt

III.5. Tiến độ thực hiện dự ánThời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014

đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

14

Page 21: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn rừngI. Kỹ thuật nuôi:1. Giống và đặc điểm giống:Lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng đực với Lợn nái là Lợn rừng giống nhập từ Thái Lan

tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…

Vóc dáng: Lợn rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da, lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông rất hoang dã… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70kg, con cái nặng 30 - 40kg…

Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Lợn rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã…Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, Lợn đực thường thích sống một mình (trừ khi lợn cái động dục).

Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ.

Chất lượng thịt: Thịt Lợn rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt Lợn nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và dòn, thịt thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao…

2. Chọn giống và phối giống:

2.1. Chọn giống:Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải,

hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sinh sản …) và qua đời sau.

2.2. Ghép đôi giao phối:Tốt nhất, nên cho Lợn rừng lai cái phối giống với Lợn rừng đực hoặc cho Lợn rừng lai cái

phối giống với Lợn rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt…Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp: Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên vì cơ

thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít nên khó thụ thai.Chu kỳ động dục của lợn là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm

phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15

Page 22: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

theo dõi biểu hiện của lợn lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Khi lợn cái có dấu hiệu động dục ta cho lợn đực vào khu nuôi lợn cái, hoặc lợn cái vào khu nuôi lợn đực. Lợn đực sẽ phối giống đến khi lợn cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, lợn cái không động dục trở lại, có thể lợn cái đã có thai.

3. Chuồng trại:

Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của lợn rừng lai để bố trí chuồng trại hợp lý.

Nên chọn khu đất cao, thoát nước tốt, có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho lợn uống mà quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ được độ ẩm thích hợp.

Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.

Ta có thể nuôi lợn rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh, hàng rào phải chắc chắn. Có thể vây lưới B40 thành các chuồng nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì lợn rừng lai hay đào hang). Chuồng nuôi có thể rộng 50 - 100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai). Riêng đối với lợn đực giống phải nuôi riêng, mỗi con một chuồng rộng 5-10m2(tùy theo điều kiện đất đai có thể làm chuồng rộng hơn). Chuồng nuôi phải có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2 - 3%… đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa.

Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 chuồng nuôi. Hai chuồng nuôi lợn cái sinh sản, một chuồng nuôi lợn đực giống.

4. Thức ăn và khẩu phần thức ăn:Bao gồm thức ăn xanh (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây

các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm...). Thực tế cho thấy, lợn rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.

Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường: 50% rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con lợn lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 - 3,0kg thức ăn các loại.

Thức ăn cho lợn rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…do đó ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho lợn. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g…đất sét vừa đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

16

Page 23: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Thức ăn của lợn rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh tiêu chảy...

Lợn ăn thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của lợn, nhất là khi thời tiết nắng nóng…

Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn dư thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống…

5. Chăm sóc nuôi dưỡng:Lợn đực giống: Quản lý và chăm sóc tốt, 1 lợn đực có thể phối 5 - 10 lợn cái. Lợn đực

giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh: 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do..

Lợn cái giống: Lợn rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con, cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và khéo nuôi con. Trong tự nhiên, khi đẻ lợn mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn…

Lợn rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Vấn đề cơ bản là theo dõi biểu hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian mang thai 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 - 115 ngày) thì đẻ.

Đối với lợn nái mang thai: Lợn mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường: rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại…có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Ngày lợn đẻ có thể cho lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.

Đối với lợn nái nuôi con: Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Khi lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho lợn nái động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng lợn con sinh ra không đạt yêu cầu.

Lợn con: Lợn sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau đẻ lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15 - 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Lợn con được 1,5 - 2 tháng tuổi, lúc này lợn con đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy khỏi lợn mẹ. Hàng ngày, nên cho lợn con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.

Lợn sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10kg, 6 tháng tuổi 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi lợn con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt.

II. Một số bệnh thường gặp1. Bệnh tiêu hóa: Khi lợn rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hóa (như sình bụng,

đầy hơi, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…) có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy của lợn nhà cho uống và chích ngừa. Dùng 5-10 kg rau dừa dại cho lợn ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, thức uống đắng chát như lá, quả ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…

Bệnh ở đường tiêu hóa: Do nhiều nguyên nhân như thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩn đường ruột, ký sinh trùng. Phải xem con vật bệnh do nguyên nhân nào mà có liệu pháp điều trị thích hợp, nếu đàn lợn rừng lai đã tẩy giun định kỳ rồi thì có thể kết hợp các loại thuốc sau trong điều trị: Vime C - Electrolyte: 1g thuốc/ 2lít nước uống, hay Vime-Amino, Aralis: 1ml/ kg thể

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

17

Page 24: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

trọng/ ngày, Vime-Flutin 1ml/5 kg thể trọng/ngày hoặc Coli-Norgent 1g/5kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày.

Trong trường hợp có sốt, bỏ ăn ta có thể dùng thêm 1 trong các loại thuốc sau: Genta-Colenro: 1ml/5-10 kg thể trọng hoặc Vime- Sone: 1ml/5 kg thể trọng.

Để đề phòng các bệnh về đường tiêu hóa, cần cho lợn ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đầy đủ dinh dưỡng.

2. Bệnh chấn thương: Do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra, có thể dùng Vime-Iodine bôi lên vết thương. Vết thương có khả năng tái tạo nhanh nên mau lành. Nếu vết thương chỉ bị chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng vết thương trước khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Ampicyline, Tetracyline…

3. Ký sinh trùng đường ruột: Lợn bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán, giun cho lợn như bệnh giun đũa lợn, giun phổi lợn.

3.1. Bệnh giun đũa lợn:Do một loài giun giống như chiếc đũa có tên là Ascaris suum, ký sinh ở ruột non. Khi lợn ăn phải trứng giun có trong thức ăn xanh như rau muống, rau lấp, bèo, cỏ… sẽ phát triển thành giun trưởng thành. Khi mắc phải lợn có biểu hiện to bụng, ỉa chảy, chậm lớn, xù lông, gầy còm dần. Khi có nhiều giun dễ gây ách tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột… có thể dùng các loại thuốc sau: Nimison 1g/5kg thể trọng; Tayzu 1g/10kg thể trọng của lợn để tẩy giun. Tốt nhất, nên cho ăn thuốc vào buổi sáng. Ngoài ra, có thể dùng: Levamizol 10 mg/kg thể trọng, cho uống qua miệng hoặc tiêm; Mebendazol 6-8 mg/kg thể trọng, cho uống qua miệng. Kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai ở các trang trại cho biết khi cho lợn ăn lá cây keo dậu (Lencaenna leucocephala) thì vừa là cung cấp thức ăn xanh vừa là thuốc tẩy giun đũa khá hiệu nghiệm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

18

Page 25: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

3.2. Bệnh giun phổi lợn: Do những giun tròn Metastrongylus ký sinh ở khí quản, phế quản. Khi mắc bệnh con vật gầy còm, ho nhiều, mệt mỏi, kém ăn, ngày càng khó thở và nếu nặng quá có thể chết. Khi mổ khám thấy phổi bị viêm, trong khí quản, phế quản có nhiều giun. Có thể dùng các loại thuốc sau: Levamizol; Tetramizol; Mebendazol để tẩy giun cho lợn, liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của Nhà sản xuất. Hiệu quả nhất là Tetramizol thứ đến là Mebendazol. Hai loại thuốc này có sẵn ở nước ta. Thực tiễn cho thấy, bệnh giun phổi lợn dễ xuất hiện sau những trận mưa dài ngày, giun đất có ấu trùng gây nhiễm mà lợn ăn vào dễ gây bệnh giun phổi lợn.

4. Ký sinh trùng ngoài da: Có các loại ve, ghẻ, ruồi, muỗi..ít khi bám trên da hút máu và truyền bệnh ở lợn rừng lai. Với đặc tính hoang dã nên lợn rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn công. Trường hợp lợn bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt. Để đề phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da cho lợn rừng lai, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh. Ta có thể kết hợp các loại thuốc sau để điều trị: Tiêm Vemectin 0,3%: 1ml/10kg thể trọng, Vime-Blue: Phun đều lên vết thương 2-3 lần/ ngày.

IV.2. Trang trại chăn nuôi bòI.Chọn bò cái sinh sản làm giốngMột con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:* Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn.- Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi (bò động dục

lần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi.- Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 – 14 tháng

đẻ một con bê.* Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:- Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và

vai kết hợp hài hòa.- Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và

thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.- Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn

chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.- Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng,

đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo.II. Phối giống cho bò* Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

19

Page 26: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

- Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu như sau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ.

- Thời điểm phối giống thích hợp:+ Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên.+ Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng.+ Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt.* Phối giống cho bò có hai phương pháp:- Thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò (tinh viên hoặc tinh cộng rạ đông

lạnh) và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái. Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng bò đực cho phối giống trực tiếp.

+ Dùng bò đực lai có máu ngoại 75% trở lên (F2) được bình tuyển đủ tiêu chuẩn giống cho nhảy trực tiếp ở những vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện phối giống nhân tạo.

III. Chăm sóc và nuôi dưỡng bò đẻ và bê* Chăm sóc bò chửa:Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 – 35kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kg

thức ăn tinh (ngô, cám…) 30 – 40 gam muối, 30 – 40 gam bột xương, không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ tám, thứ chín.

* Đỡ đẻ cho bò:Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày.- Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên,

niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơn rặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ.

- Đỡ đẻ cho bò:+ Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ

trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra. Khi bò đẻ sẽ vở ối, hứng lấy nước ối. Cắt dây rốn dài khoảng 10 – 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I - ốt 5%. Lau rớt dãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm ta phải dùng khăn khô lau bê. Bóc móng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm. Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê.

+ Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.* Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:- Đối với bò mẹ:+ Từ 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 – 1kg thức ăn tinh / con/ngày)

và 30 – 40gr muối ăn, 30 – 40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.+ Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống.

- Đối với bê:+ Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi ở nhà, cạnh mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ

bê nằm khô sạch.+ Trên 1 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

20

Page 27: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

+ Từ 3 – 6 tháng tuổi: cho 5 – 10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi.

+ Từ 6 - 24 tháng tuổi: chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 10 – 20kg cỏ tươi, ngọn mía, ngọn ngô non… Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4 kg cỏ khô một ngày.

- Vỗ béo bò:Trước khi giết mổ bò phải được vỗ béo. Thời gian vỗ béo từ 60 – 90 ngày.+ Chăn thả 7 – 8 giờ/ngày.+ Cỏ xanh : 10% trọng lượng cơ thể / ngày.+ Tảng liếm : 0,07kg.+ Thức ăn tinh: 1,5 – 2kg/ngày.+ Bổ sung thêm rơm ủ urê 4%.Lưu ý: Cho gia súc ăn từ từ để quen thức ăn. Tẩy giun sán trước khi vỗ béo. Cung cấp

nước uống đầy đủ.IV.Kỹ thuật ủ rơm với urêLợi dụng đặc điểm bộ máy tiêu hóa của trâu, bò có thể chuyến hóa đạm vô cơ của urê

thành nguồn đạm cho cơ thể, bà con nông dân nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê rất đơn giản:

- Nguyên liệu gồm: 100kg rơm khô, 100 lít nước sạch; 4kg urê.- Cho urê hòa tan trong nước rồi dùng bình tưới tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau

đó ủ rơm trong bao ni lông hoặc bể gạch đậy kín.- Sau 7 ngày lấy dần dần cho bò ăn, tập cho bò ăn 3 – 5 ngày đầu, ăn quen mỗi ngày ăn 5 –

7kg/con.V. Phòng và trị bệnh* Định kỳ tiêm phòng một số bệnh: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng…* Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ…)- Dùng 1,25 gam Neguvon + 0,3 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồi

lắc cho thuốc tan đều. Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc trên xát toàn thân trâu bò.* Giun sán:- Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn.- Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan.- Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

IV.3. Nhà máy giết mổ gia súcToàn bộ lợn, bò thương phẩm được chuyển về khu số 5 (cách ly hoàn toàn với trại) được

vỗ béo theo quy trình 30 đến 45 ngày và chuyển vào giết mổ đống gói sản phẩm. Nhà máy giết mổ gia súc sẽ hội tụ những điều kiện sau:1. Vị trí cơ sở giết mổ phù hợp với quy hoạch dài hạn về sử dụng đất của chính quyền địa

phương 2. Cơ sở giết mổ nằm cách khu vực nhạy cảm về môi trường như rừng, các khu đất ngập

nước, các khu cư trú tự nhiên được bảo vệ… 3. Việc xây dựng cơ sở giết mổ sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ đối tượng văn hóa vật thể nào,

bao gồm các công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh đối với nhân dân địa phương như đền, chùa, nhà thờ, các ngôi mộ, cây thiêng, di tích lịch sử, văn hóa…

4. Cơ sở giết mổ nằm cách khu đông dân cư ít nhất 1 km5. Vị trí cơ sở giết mổ không có nguy cơ trở thành đất đô thị trong vòng ít nhất 10 năm tới.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

21

Page 28: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

6. Có điện, nước sạch để cấp cho cơ sở giết mổ 7. Cơ sở giết mổ có đủ diện tích để xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải phù hợp.

IV.3.1. Quy trình giết mổ gia súc Quy trình giết mổ lợn

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

22

Lợn nguyên liệu

Tồn trữ

Làm choáng

Chọc tiết

Trụng

Cạo lông

Mổ bụng

Mổ lồng ngực

Xẻ mảnh

Làm sạch, rửa

Kiểm tra

Xử lý lợn dịch, phân loại

Cân và ghi dấu

Huyết

Lòng trắng

Chọc tiết

Page 29: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

1. Khu tồn trữ thú sống:- Lợn muốn giết mổ phải được đưa về khu tồn trữ thú sống trong 24 giờ.- Tại đây nhân viên kiểm tra giấy chứng nhận dịch bệnh, giấy chứng nhận kiểm dịch động

vật, khám lâm sàng tại chỗ, theo dõi, chăm sóc có biện pháp cách ly đối với thú có những dấu hiệu không khỏe mạnh.

2. Tiếp nhận gây choáng- Chú ý không để lợn giãy nhiều.- Khi kẹp điện cần phải làm nhanh chóng khoảng 10 giây và đúng vị trí.- Đảm bảo lợn bị mê tuyệt đối vì nếu lợn không mê sẽ còn giãy nhiều gây hiện tượng PSE

với tỉ lệ cao (hiện tượng các cơ bắp tái mềm và chảy nước).

3. Chọc tiết- Sau khi gây choáng con vật được treo lên bằng hệ thống ròng rọc để chọc tiết ngay.

Dùng dao nhọn rạch ngay động vật chủ của cổ con vật để máu chảy ra và chậm nhất khoảng 1 phút kể từ lúc con vật bị choáng. Khi lấy huyết con vật ở vị trí thẳng đứng có ưu điểm là máu chảy ra nhanh, thịt sạch nhưng phải rạch một đường dài 20-30cm giữa hai má để lộ thực quản rồi buộc chặt hay kẹp thực quản lại tránh thức ăn hoặc dịch dạ dày chảy vào máng hứng huyết.

- Lượng huyết lấy ra khoảng 5% trọng lượng, thịt sạch máu và đảm bảo vệ sinh.

4. Cạo lông- Sau khi lấy huyết lợn được đẩy qua bồn trụng với nhiệt độ 600C, thời gian ngâm khoảng

2-3 phút, cung cấp nhiệt bằng hơi. Quá trình trụng giúp cho việc cạo lông dễ dàng hơn.- Thời gian từ lúc lợn vào máy cạo lông cho đến khi ra là 30 giây, sau đó cắt đầu ra khỏi

thân để thuận tiện cho việc mổ.

5. Mổ bụng lấy nội tạng- Trước khi mổ bụng lấy nội tạng, lợn được rửa qua một lần.- Lòng trắng lấy ra trước lòng đỏ, tránh tình trạng lòng bị dễ gây nhiễm cho khối thịt.- Sau khi lấy nội tạng ra, xác thịt còn được xối qua một lần để sạch máu trong khoang

bụng và ngực.

6. Xẻ đôi xác thịt- Hiện đang sử dụng xẻ đôi bằng thủ công, công nhân dùng dao xẻ dọc theo xương sống,

có thể lấy búa đập dọc theo đường sống lưng. Trong giai đoạn này đòi hỏi vẽ mỹ quan của vết xẻ vì vậy cần công nhân có tay nghề cao. Sau khi xẻ đôi rửa lại một lần rồi đưa lên bàn pha lóc.

7. Kiểm tra- Đến cuối dây chuyền mổ, phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng thịt giết mổ. Đồng thời cấp

giấy chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu đưa đi chế biến. Các sản phẩm thịt không đạt yêu cầu thì đưa đi xử lý.

- Chất lượng sản phẩm còn được phòng KCS và KCSS cấp dấu chứng nhậncó giá trị trong và ngoài nước.

- Dấu chứng nhận gồm các kiểu:+ Chánh phẩm: dấu chứng nhận chánh phẩm

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

23

Page 30: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

+ Hạ phẩm: ốm, suy dinh dưỡng, nghi vấn bệnh.* Chứng nhận hạ phẩm.* Gác lại ở 24h hoặc 48 h ở 00C để có biện pháp xử lý.* Phổ biến nhất là trường hợp mở bị vàng sau khi gác nếu:Màu bị nhạt thì bình thường. Không nhạt bị bệnh hoàng đản. Luộc chín sử dụng trong nội

địa.+ Phế phẩm: lợn gạo nhiều, bị bệnh nặng thì xây thành bột thịt.+ Trường hợp nhiễm bệnh nặng thì đốt.- Hai trường hợp phế phẩm và nhiễm bệnh nặng ít xảy ra.

Quy trình giết mổ bò

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

24

Page 31: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

IV.3.2. Phân phối thịt gia súc sau khi giết mổSau khi giết mổ có nhiệt độ khá cao 39-400C rất thuận lợi cho quá trình chính hóa học xảy

ra. Do đó, cần làm mát thịt thật nhanh, ở đây gia súc khi giết mổ được phân phối như sau:* Bán ở thị trường nội địa được phân phối ngay cho mạng lưới cửa hàng, đại lý trong khu

vực. Trong thời gian chờ  phân phối lợn được đưa vào phòng mát ở nhiệt độ 10-150C.* Một phần khác được đưa tới các cửa hàng trong hệ thống cửa hàng của công ty.

IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạchIV.4.1. Các sản phẩm từ lợn rừngIV.4.2. Các sản phẩm từ bò

IV.5. Nhà máy sản xuất phân vi sinhVì chất thải cần xử lý là phân gia súc và nước thải chăn nuôi có tính chất là giàu chất hữu cơ

nên phương pháp xử lý chung là sinh học.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

25

Page 32: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Hình: Sơ đồ minh họa quy trình xử lý dung dịch phân heo tổng quát bằng hồ kỵ khí phủ kín bằng tấm nhựa HDPE

Phương pháp xử lý này hiện tại đang được ứng dụng ở các trang trại chăn nuôi lớn ở Indonesia và Thái Lan. Chất thải được lưu trong hồ kỵ khí được phủ kín từ bờ hồ này sang bờ hồ bên kia bằng tấm nhựa HDPE (high density poly ethylene) trong khoảng 40 ngày. Theo tính toán, phân sau 40 ngày ở nhiệt độ môi trường trung bình khoảng 25oC sẽ phân hủy hoàn toàn (AIT, Biogas Development Programme), và khí thu được là khí biogas (gồm 60% là khí metan và 40% là khí CO2, H2S..)

Nước thải sau đó được dẫn qua hồ sinh học (hiếu khí) xử lý tự nhiên, hồ lắng,… cuối quá trình xử lý, nước thải sẽ đạt loại chất lượng nước loại A TCVN 6890.

Hỗn hợp khí biogas sau đó được dẫn qua hệ thống dẫn khí được đưa đến bể gom khí. Tại đây, khí biogas được tập hợp lại và dùng làm nhiên liệu chạy máy phát điện.

Tóm lại, để khả thi trong dự án CDM lĩnh vực chăn nuôi gia súc chúng tôi sẽ xử lý chất thải và tính toán theo phương án trên đây.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

26

Page 33: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

V.1. Đánh giá tác động môi trườngV.1.1. Giới thiệu chung

Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” là một tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, được thực hiện tại Thung Cả, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trườngCác quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên

và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

V.2. Tác động của dự án tới môi trườngV.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng

+ Tác động đến môi trường không khíTác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này bao gồm tác động của bụi và khí

thải. Nguồn phát sinh

- Quá trình san lấp mặt bằng và xây dựng trang trại, lò giết mổ, nhà máy chế biến thức ăn;- Các loại phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc xây dựng các

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

27

Page 34: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

công trình xây dựng;- Hoạt động của các loại máy móc phục vụ thi công xây dựng.

Thành phần- Bụi: Quá trình san nền được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thi

công xây dựng đối với mọi công trường xây dựng. Ngoài ra, bụi cũng phát sinh từ bãi chứa nguyên liệu và trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

- Khí thảiKhí thải phát sinh chủ yếu từ các loại máy móc, thiết bị xây dựng chuyên dùng, các

phương tiện giao thông vận tải. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện này sử dụng nhiên liệu dầu diezen để vận hành, khi cháy trong động cơ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí như: khí CO, NOx, SO2 và bụi. Hệ số ô nhiễm các chất khí trong trường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường).

+ Tác động đến môi trường đấtTrong quá trình thi công xây dựng nhà máy nguồn gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu

gồm:- Chất thải rắn xây dựng: bao gồm đất đá, sắt thép, vỏ bao xi măng, gỗ cốp pha, vật liệu

xây dựng rơi vãi… Lượng chất thải rắn xây dựng tính bằng 0/1% lượng nguyên vật liệu của dự án.

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường. Ước tính có khoảng 200 công nhân xây dựng. Một người thải ra khoảng 0.5 kg thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 100 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau, củ, quả…

- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình lau chùi bảo dưỡng các thiết bị như giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu mỡ thải.

+ Tác động đên môi trường nước- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công sẽ cuốn theo các chất

bẩn như dầu mỡ, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến môi trường nước mặt cũng như môi trường nước ngầm xung quanh khu vực dự án. Ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn chủ yếu tâp trung ở đầu cơn mưa. Do đó,chủ dự án phải có biện pháp xử lý thích hợp trước khi thải ra ngoài môi trường để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường nước mặt xung quanh khu vực dự án.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng còn có các tác động do tiếng ồn của các thiết bị thi công, phương tiện vận tải; các tác động đến kinh tế - xã hội khác.

V.2.2. Giai đoạn vận hành+ Tác động đến môi trường không khíNguồn gây ô nhiễm:- Hoạt động của các phương tiện vận tải- Mùi hôi từ chuồng trại, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, ủ bioga.Thành phần: Bụi, CO, NOx, SO2.

+ Tác động đến môi trường đất Nguồn phát sinh

- Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình vận hành.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

28

Page 35: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

- Thức ăn thừa của lợn- Phế thải từ quá trình giết mổ- Quá trình sản xuất tại nhà máy chế biến thức ăn lợn- Chất thải rắn nguy hại

Tải lượng và thành phần* Đối với rác thải sinh hoạt- Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính bình quân mỗi ngày, một người

thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của mình khoảng 0.5 kg/ngày.Khi đi vào hoạt động sẽ có khoảng 200công nhân làm việc tại trang trại. Vậy lượng chất

thải rắn sinh hoạt phát sinh là200 người x 0.5 kg/người/ngày = 100kg/ngày.

Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau củ quả thừa, cơm thừa... và chất vô cơ như túi nilon, giấy ăn...

Các thức ăn thừa tận dụng để chăn nuôi lợn.* Đối với chất thải rắn sản xuất

- Các bao bì thải: Bao PP, bao PE, bao giấy, vỏ thùng đựng thức ăn chăn nuôi, đựng nguyên liệu sản xuất cho nhà máy chế biến thức ăn.

- Lông thải bỏ từu quá rình giết mổ- Phân phát sinh hàng ngày từ các trang trại chăn nuôi, nơi nhốt lợn chuẩn bị thịt ở lò mổ.* Chất thải rắn nguy hại- Dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại ra trong

mỗi kỳ bảo dưỡng máy móc. - Một số thiết bị điện hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì... + Tác động đến môi trường nước

Nguồn phát sinh- Nước thải sinh hoạt của công nhân Nhà máy. Với nhu cầu sử dụng nước của công nhân khoảng 80lít/người/ngày thì lượng nước cấp là

200 x 80 = 16m3/ngày đêm. Lượng nước thải tính băng 80% lượng nước cấp nên nhu cầu xả nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 12,8 m3/ngày đêm

- Nước thải sản xuất + Nước tiểu của lợn: ước tính 1 con phát sinh khoảng 0,8 – 2,5 lít nước tiểu/đầu lơn/ngày.+ Nước vệ sinh chuồng trại+ Nước dùng cho quá trình giết mổ: có lẫn tiết lợn.+ Nước dùng làm mát máy móc.

V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễmV.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí- Tưới nước ở những khu vực thi công, trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu khu

vực thi công dự án để giảm bụi. - Không sử dụng các phương tiện chuyên chở đất quá cũ và không chở nguyên vật liệu quá

đầy, quá tải và phải có bạt che phủ trong quá trình vận chuyển.- Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc thiết bị, luôn để các máy móc thiết bị hoạt động trong

trạng thái tốt nhất để hạn chế đến mức thấp nhất nhưng ảnh hưởng có hại.+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

29

Page 36: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

- Giảm thiểu nước thải bằng việc có nhà ở và sinh hoạt tập trung cho công nhân, xây dựng nhà vệ sinh tạm.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn, đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải.

- Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để phòng ngừa

xô đất, cát, vật liệu xây dựng vào đường thoát nước thải khi có mưa.

+ Giảm thiểu chất thải rắn- Thực hiện tốt phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng.

Hạn chế đến mức tối đa các phế thải phát sinh trong thi công. - Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng nhà

máy.- Rác thải sinh hoạt và các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa

quy định cách xa nguồn nước đang sử dụng và thuê đội vệ sinh môi trường của huyện Phổ Yên vận chuyển vào bãi rác của huyện để chôn lấp hợp vệ sinh.

- Chất thải rắn nguy hại sẽ thu gom vào các thùng rác theo quy định thuê cơ quan có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

- Lập nội quy vệ sinh tại các lán trại, tuyên truyền giáo dục công nhân có ý thức gìn giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường chung.

V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động+ Giảm thiểu ô nhiễm không khía./. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện giao thông- Khi vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, các phương tiện vận chuyển cần phải có các bạt

che chắn- Tất cả các xe, máy móc tham gia vận chuyển cần phải được kiểm tra định kỳ đạt tiêu

chuẩn của cục đăng kiểm về chất lượng an toàn môi trường.- Thực hiện theo các quy định mà công ty đề ra.b./. Giảm thiểu bụi khí thải, mùi hôi phát sinh- Thường xuyên quét dọn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ- Phun chế phẩm E.M,.. để phân hủy nhanh.+ Giảm thiểu ô nhiễm nước- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và dẫn

vào .trạm xử lý tập trung- Nước thải sản xuất: Chủ đầu tư sẽ xây dựng trạm xử lý tập trung để xử lý nước thải từ

chuồng trại nuôi lợn, nước thải từ khu giết mổ và nhà máy chế biến thức ăn lợn. Đáp ứng nhu cầu xả thải QCVN 40:2011/BTNMT.

+ Giảm thiểu chất thải rắn- Chất thải rắn sinh hoạt: + Hướng dẫn phân loại rác thành 2 loại rác vô cơ và rác hữu cơ. + Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày. + Ký kết với đơn vị có chức năng vận chuyển toàn bộ lượng chất thải không có khả năng

tái chế phát sinh.- Chất thải rắn sản xuất:

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

30

Page 37: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

+ Ký kết hợp đồng với công ty môi trường đô thị vận chuyển, xử lý.+ Xây dựng hầm ủ biogas + Chất thải rắn nguy hại- Thực hiện theo đúng TT12/2011/TT_BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Theo đó

CTNH sẽ được phân loại, dán nhãn, lưu giữ tại nơi riêng biệt, có mái che, tránh ánh nắng và tránh mưa ngập lụt

- Ký hợp đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng vận chuyển CTNH.Ngoài ra, chủ dự án sẽ tiến hành trồng cây xanh, thảm thực vật để tạo cảnh quan, hấp thu

tiếng ồn và các chất khí độc hại khác.

V.4. Kết luậnDựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể thấy quá trình

thực hiện “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế CDM sạch” sẽ gây tác động đến môi trường. Nhưng Công ty Cổ phần T & T – 159 chúng tôi đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường trang trại và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

31

Page 38: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư cho dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển

sạch CDM” được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội khóa XII kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008 ;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”;

- Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP;

- Thông tư 130/2008/TT-BTT ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.

- Thông tư số 02/2007/TT–BXD ngày 14/2/2007. Hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư 33-2007-TT/BTC của Bộ Tài Chính ngày 09 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

32

Page 39: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

VI.2. Nội dung tổng mức đầu tưVI.2.1. Nội dung

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc Hòa Bình theo hướng công nghiệp sạch CDM”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án là 487,876,339,000 đồng (Bốn trăm tám mươi bảy tỷ, tám trăm bảy mươi sáu triệu, ba trăm ba mươi chín ngàn đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng và trang thiết bị: Trang trại chăn nuôi lợn rừng, Trang trại chăn nuôi bò, xưởng giết mổ gia súc, các hạng mục công trình chung cho trang trại và đầu tư các cửa hàng bán thịt sạch tại điểm dân cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí con giống, chi phí đất, chi phí đường dây diện, dự phòng phí; Và lãi vay trong thời gian xây dựng và ân hạn thêm 4 tháng trong năm 2015 là 25,597,650,000 đồng.

Chi phí xây dựng lắp đặt và máy móc thiết bịChi phí xây dựng

ĐVT: 1,000 đồng

Tổng hợp chi phí xây dựng Giá trị trước thuế Thuế Giá trị sau thuế

Trang trại chăn nuôi lợn rừng 195,570,000 19,557,000 215,127,000

Trang trại chăn nuôi bò 33,211,364 3,321,136 36,532,500

Trại giết mổ gia súc 15,426,369 1,542,637 16,969,006Công trình chung 15,922,000 1,592,200 17,514,200Tổng cộng 260,129,733 26,012,973 286,142,706

Chi phí lắp đặt máy móc, thiết bịĐVT: 1,000 đồng

Tổng giá trị thiết bịThành tiền trước

thuếVAT

Thành tiền sau thuế

Trại chăn nuôi lợn rừng 18,169,314 1,816,931 19,986,245

Trại chăn nuôi bò 2,094,000 209,400 2,303,400Trại giết mổ gia súc 7,000,000 700,000 7,700,000

Hệ thống cửa hàng bán lẻ thịt sạch 3,300,000 330,000 3,630,000

TỔNG 27,263,314 2,726,331 29,989,645

Theo quyết định số 957/QĐ-BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, lập các chi phí như sau:

Chi phí quản lý dự ánChi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

công trình.Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự

án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

33

Page 40: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công

trình;Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn

đầu tư xây dựng công trình;Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí quản lý dự án = (GXL+GTB)*1.383% = 4,372,039,000 đồng

GXL: Chi phí xây lắpGTB: Chi phí thiết bị, máy móc

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựngBao gồm:- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư;- Chi phí lập thiết kế công trình;- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư,

dự toán xây dựng công trình;Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh

giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chi phí lập dự án = (GXL + GTB) x 0.224% = 706,868,000 đồng. Chi phí lập TKBVTC = GXL x 2.010 % = 602,698,000 đồng. Chi phí thẩm tra TKBVTC = GXL x 0.076% = 216,770,000 đồng. Chi phí thẩm tra dự toán = GXL x 0.231% = 660,990,000 đồng. Chi phí lập HSMT xây lắp = GXL x 0.054% = 155,486,000 đồng. Chi phí lập HSMT mua máy móc thiết bị: GTB x 0.075% = 22,556,000 đồng. Chi phí giám sát thi công xây lắp: GXL x 1.182% = 3,381,175,000 đồng. Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị: GTB x 0.24% = 71,829,000 đồng. Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị : GTB x 0.300% = 89,969,000 đồng. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 5,908,340,000 đồng

Chi phí khácChi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị;

chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:Chi phí bảo hiểm công trình;Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

Chi phí bảo hiểm xây dựng = GXL x 1.500% = 4,292,141,000 đồng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

34

Page 41: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Chi phí kiểm toán= (GXL +GTB) x 0.157% = 495,358,000 đồng. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GXL+GTB) x 0.110% = 346,502,000

đồng. Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường = 165,000,000 đồng. Chi phí khác = 5,299,001,000 đồng.

Chi phí đầu tư con giống+ Trang trại lợn rừngChủ đầu tư đầu tư ban đầu gồm 5000 con lợn nái làm giống cho trang trại và 5000 con nái

cho các hộ dân nuôi trong đó tỷ lệ nuôi có 4200 lợn cái và 800 lợn đực với giá trung bình là 4,250,000 đồng/con. Giống được nhập từ Thái Lan có ưu điểm không mang các gen mẫn cảm với tress, tỷ lệ nạc cao, tăng trưởng nhanh và đồng đều, sức kháng bệnh được nâng cao, giảm tỷ lệ chết.

Chi phí đầu tư lợn rừng = 42,500,000,000 đồng+ Trang trại bòĐầu tư cho trang trại 1,000 con bò giống phát triển đàn bò thịt mỗi năm. Giá bò giống

khoảng 33,000,000 triệu đồng/con. Chi phí đầu tư đàn bò giống = 33,000,000,000 đồng

Chi phí đấtDiện tích trang trại cần dùng là 118 ha với kinh phí là 500,000,000 đồng/ha

Chi phí đất = 59,000,000,000 đồng

Chi phí đường dây điệnNhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện năng trong chăn nuôi và sinh hoạt tại trang trại.

Chủ đầu tư đã kết hợp với ban điện lực xây dựng và lắp đặt hệ thống đường dây trung thế 3 pha 12.7KV & TBA 2 x (1 x 100) KVA – 12.7/0.22 KV. Dự toán tổng chi phí xây lắp đường dây điện là 1,304,022,000 đồng.

Chi phí đường dây điện = 1,304,022,000 đồng

Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng = (GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk+Gg)*5%= 20,360587,000 đồng.

Lãi vay trong thời gian ân hạn:Trong thời gian xây dựng, dự tính ngân hàng sẽ giải ngân vốn vay trong thời gian 5 tháng

từ tháng 01/2013 đến tháng 05/2013. Chủ đầu tư được ân hạn lãi vay trong thời gian là 24 tháng. Chi phí lãi vay trong thời gian ân hạn được tính theo dự nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ.

Lãi vay trong thời gian ân hạn = 11,400,762,000 đồng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

35

Page 42: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tưBảng Tổng mức đầu tư

ĐVT: 1,000 đồng

STT Hạng mụcGT Trước

thuếVAT

GT sau thuế

I Chi phí xây dựng 260,129,733 26,012,973 286,142,706

II Chi phí máy móc thiết bị 27,263,314 2,726,331 29,989,645III Chi phí quản lý dự án 3,974,581 397,458 4,372,039IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 5,371,218 537,122 5,908,3401 Chi phí lập dự án 642,607 64,261 706,8682 Chi phí lập TKBVTC 547,907 54,791 602,6983 Chi phí thẩm tra TKBVTC 197,064 19,706 216,7704 Chi phí thẩm tra dự toán 600,900 60,090 660,9905 Chi phí lập HSMT xây lắp 141,351 14,135 155,4866 Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị 20,505 2,051 22,5567 Chi phí giám sát thi công xây lắp 3,073,795 307,380 3,381,1758 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 65,299 6,530 71,829

9Chi phí kiểm định đồng bộ hệ thống thiết bị

81,790 8,179 89,969

V Chi phí khác 4,817,274 481,727 5,299,0011 Chi phí bảo hiểm xây dựng 3,901,946 390,195 4,292,1412 Chi phí kiểm toán 450,326 45,033 495,3583 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 315,002 31,500 346,5024 Báo cáo đánh giá tác động môi trường 150,000 15,000 165,000V Chi phí con giống 68,636,364 6,863,636 75,500,000

+ Chi phí lợn rừng giống 42,500,000+ Chi phí bò giống 33,000,000

VI Chi phí đất 53,636,364 5,363,636 59,000,000VII Chi phí đường dây điện 1,185,474 118,547 1,304,022

VII Chi phí dự phòng=ΣGcp*5% 18,509,624 1,850,962 20,360,587

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (chưa bao gồm lãi vay trong thời gian ân hạn)

443,523,945 44,352,394 487,876,339

VIII Lãi vay trong thời gian ân hạn 25,597,650

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (bao gồm lãi vay trong thời gian ân hạn) 513,473,989

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

36

Page 43: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

VI.2.3. Vốn lưu độngNgoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, trang trại trong giai đoạn đầu tư ban đầu, khi

dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động.Vốn lưu động dùng cho việc sử dụng trang trải chi phí thức ăn, do đó nhu cầu vốn lưu

động sẽ tùy vào nhu cầu sản xuất và chi phí cho mỗi năm.Theo kế hoạch thì dự án đi vào hoạt động dần, bắt đầu từ năm 2015

Bảng nhu cầu vốn lưu độngĐVT: 1,000 đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020Nhu cầu vốn lưu động 67,114,454 70,542,491 73,863,105 77,359,613 81,028,711 84,877,111Chênh lệch vốn lưu động 67,114,454 3,428,036 3,320,615 3,496,508 3,669,097 3,848,400

Năm 2021 2022 2023 2024 2025Nhu cầu vốn lưu động 88,913,688 93,147,760 97,589,107 102,247,996 107,135,206Chênh lệch vốn lưu động 4,036,578 4,234,072 4,441,347 4,658,889 4,887,210

Năm 2026 2027 2028 2029 2030Nhu cầu vốn lưu động 112,262,051 117,640,410 123,282,754 129,202,172 0Chênh lệch vốn lưu động 5,126,845 5,378,359 5,642,343 5,919,418 (129,202,172)

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

37

Page 44: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn

Nội dung Tổng cộng Quý I/2014 Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014

Chi phí xây dựng 100% 15% 35% 35% 15%Chi phí thiết bị 100% 0% 20% 40% 40%Chi phí tư vấn 100% 100% 0% 0% 0%Chi phí quản lý dự án 100% 50% 20% 20% 10%Chi phí khác 100% 25% 25% 25% 25%Chi phí đường điện 100% 0% 0% 100% 0%Chi phí con giống 100% 0% 0% 0% 100%Dự phòng phí 100% 25% 25% 25% 25%Chi phí đất 100% 100%

VII.2. Tiến độ sử dụng vốnBảng tổng nguồn vốn chưa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng

ĐVT: 1,000 đồngTổng sử dụng vốn chưa

bao gồm lãi vayTổng cộng Quý I/2014 Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014

Chi phí xây dựng 286,142,706 42,921,406 100,149,947 100,149,947 42,921,406Chi phí thiết bị 29,989,645 - 5,997,929 11,995,858 11,995,858Chi phí tư vấn 5,908,340 5,908,340 - - -Chi phí quản lý dự án 4,372,039 2,186,019 874,408 874,408 437,204Chi phí khác 5,299,001 1,324,750 1,324,750 1,324,750 1,324,750Chi phí đường điện 1,304,022 - - 1,304,022 -Chi phí con giống 75,500,000 - - - 75,500,000Dự phòng phí 20,360,587 5,090,147 5,090,147 5,090,147 5,090,147Chi phí đất 59,000,000 59,000,000 - - -

Tổng 487,876,339 116,430,662 113,437,181 120,739,131 137,269,365

VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ĐVT: 1,000 đồng

Tổng nguồn vốn Tổng cộng Quý I/2014 Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014

Vốn vay ngân hàng 341,513,437 83,504,941 120,739,131 137,269,365

Vốn chủ sở hữu 146,362,902 116,430,662 29,932,239 -

Với tổng mức đầu tư 487,876,339,000 đồng.Trong đó: Chủ đầu tư bỏ vốn 30% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 146,362,902,000 đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

38

Page 45: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

12,124,243,000 đồng. Ngoài ra công ty dự định vay 70% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là 341,513,437,000 đồng. Nguồn vốn vay này dự kiến vay trong thời gian 120 tháng với lãi suất dự kiến 12%/năm. Thời gian ân hạn trả vốn gốc là 12 tháng và thời gian trả nợ là 108 tháng.

Phương thức vay vốn: nợ gốc được ân hạn trong thời gian 12 tháng, chỉ trả lãi vay theo dư nợ đầu kỳ và vốn vay trong kỳ. Trả lãi vay không trả vốn gốc trong năm 2014, bắt đầu trả lãi vay và vốn gốc từ tháng 5/2015. Trả nợ gốc đều hàng năm và lãi vay tính theo dư nợ đầu kỳ.

Tiến độ rút vốn vay và trả lãi vay được trình bày ở bảng sau: ĐVT: 1000 đồng

Ngày Dư nợ đầu kỳ Vay nợ trong kỳ

Trả nợ trong kỳ

Trả nợ gốc Trả lãi vay Dư nợ cuối kỳ

4/1/2014 - 27,834,980 - - 27,834,9805/1/2014 27,834,980 27,834,980 283,688 283,688 55,669,9616/1/2014 55,669,961 27,834,980 549,074 549,074 83,504,9417/1/2014 83,504,941 40,246,377 851,064 851,064 123,751,3188/1/2014 123,751,318 40,246,377 1,261,246 1,261,246 163,997,6969/1/2014 163,997,696 40,246,377 1,617,512 1,617,512 204,244,073

10/1/2014 204,244,073 45,756,455 2,081,611 2,081,611 250,000,52811/1/2014 250,000,528 45,756,455 2,465,759 2,465,759 295,756,98312/1/2014 295,756,983 45,756,455 3,014,290 3,014,290 341,513,4371/1/2015 341,513,437 - 3,480,630 3,480,630 341,513,4372/1/2015 341,513,437 - 3,143,795 3,143,795 341,513,4373/1/2015 341,513,437 - 3,480,630 3,480,630 341,513,4374/1/2015 341,513,437 3,368,352 3,368,352 341,513,4375/1/2015 341,513,437 6,642,792 3,162,161 3,480,630 338,351,2766/1/2015 338,351,276 6,499,325 3,162,161 3,337,163 335,189,1147/1/2015 335,189,114 6,578,335 3,162,161 3,416,174 332,026,9538/1/2015 332,026,953 6,546,107 3,162,161 3,383,946 328,864,7929/1/2015 328,864,792 6,405,759 3,162,161 3,243,598 325,702,630

10/1/2015 325,702,630 6,481,651 3,162,161 3,319,490 322,540,46911/1/2015 322,540,469 6,343,383 3,162,161 3,181,221 319,378,30712/1/2015 319,378,307 6,417,195 3,162,161 3,255,034 316,216,1461/1/2016 316,216,146 6,384,967 3,162,161 3,222,806 313,053,9842/1/2016 313,053,984 6,146,895 3,162,161 2,984,734 309,891,8233/1/2016 309,891,823 6,320,511 3,162,161 3,158,350 306,729,6614/1/2016 306,729,661 6,187,440 3,162,161 3,025,279 303,567,5005/1/2016 303,567,500 6,256,055 3,162,161 3,093,893 300,405,3386/1/2016 300,405,338 6,125,063 3,162,161 2,962,902 297,243,1777/1/2016 297,243,177 6,191,599 3,162,161 3,029,437 294,081,0168/1/2016 294,081,016 6,159,371 3,162,161 2,997,209 290,918,8549/1/2016 290,918,854 6,031,498 3,162,161 2,869,337 287,756,693

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

39

Page 46: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

10/1/2016 287,756,693 6,094,915 3,162,161 2,932,753 284,594,53111/1/2016 284,594,531 5,969,121 3,162,161 2,806,960 281,432,37012/1/2016 281,432,370 6,030,458 3,162,161 2,868,297 278,270,2081/1/2017 278,270,208 5,998,230 3,162,161 2,836,069 275,108,0472/1/2017 275,108,047 5,694,663 3,162,161 2,532,501 271,945,8853/1/2017 271,945,885 5,933,774 3,162,161 2,771,613 268,783,7244/1/2017 268,783,724 5,813,179 3,162,161 2,651,018 265,621,5625/1/2017 265,621,562 5,869,318 3,162,161 2,707,157 262,459,4016/1/2017 262,459,401 5,750,802 3,162,161 2,588,641 259,297,2407/1/2017 259,297,240 5,804,862 3,162,161 2,642,701 256,135,0788/1/2017 256,135,078 5,772,634 3,162,161 2,610,473 252,972,9179/1/2017 252,972,917 5,657,237 3,162,161 2,495,075 249,810,755

10/1/2017 249,810,755 5,708,178 3,162,161 2,546,016 246,648,59411/1/2017 246,648,594 5,594,860 3,162,161 2,432,698 243,486,43212/1/2017 243,486,432 5,643,722 3,162,161 2,481,560 240,324,2711/1/2018 240,324,271 5,611,494 3,162,161 2,449,332 237,162,1092/1/2018 237,162,109 5,345,352 3,162,161 2,183,191 233,999,9483/1/2018 233,999,948 5,547,038 3,162,161 2,384,876 230,837,7864/1/2018 230,837,786 5,438,918 3,162,161 2,276,756 227,675,6255/1/2018 227,675,625 5,482,582 3,162,161 2,320,420 224,513,4636/1/2018 224,513,463 5,376,541 3,162,161 2,214,379 221,351,3027/1/2018 221,351,302 5,418,125 3,162,161 2,255,964 218,189,1418/1/2018 218,189,141 5,385,897 3,162,161 2,223,736 215,026,9799/1/2018 215,026,979 5,282,975 3,162,161 2,120,814 211,864,818

10/1/2018 211,864,818 5,321,441 3,162,161 2,159,280 208,702,65611/1/2018 208,702,656 5,220,599 3,162,161 2,058,437 205,540,49512/1/2018 205,540,495 5,256,985 3,162,161 2,094,824 202,378,3331/1/2019 202,378,333 5,224,757 3,162,161 2,062,596 199,216,1722/1/2019 199,216,172 4,996,042 3,162,161 1,833,880 196,054,0103/1/2019 196,054,010 5,160,301 3,162,161 1,998,140 192,891,8494/1/2019 192,891,849 5,064,656 3,162,161 1,902,495 189,729,6875/1/2019 189,729,687 5,095,845 3,162,161 1,933,683 186,567,5266/1/2019 186,567,526 5,002,280 3,162,161 1,840,118 183,405,3657/1/2019 183,405,365 5,031,389 3,162,161 1,869,227 180,243,2038/1/2019 180,243,203 4,999,161 3,162,161 1,836,999 177,081,0429/1/2019 177,081,042 4,908,714 3,162,161 1,746,553 173,918,880

10/1/2019 173,918,880 4,934,705 3,162,161 1,772,543 170,756,71911/1/2019 170,756,719 4,846,337 3,162,161 1,684,176 167,594,55712/1/2019 167,594,557 4,870,248 3,162,161 1,708,087 164,432,3961/1/2020 164,432,396 4,838,020 3,162,161 1,675,859 161,270,2342/1/2020 161,270,234 4,699,752 3,162,161 1,537,590 158,108,073

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

40

Page 47: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

3/1/2020 158,108,073 4,773,564 3,162,161 1,611,403 154,945,9114/1/2020 154,945,911 4,690,395 3,162,161 1,528,234 151,783,7505/1/2020 151,783,750 4,709,108 3,162,161 1,546,947 148,621,5886/1/2020 148,621,588 4,628,018 3,162,161 1,465,857 145,459,4277/1/2020 145,459,427 4,644,652 3,162,161 1,482,491 142,297,2668/1/2020 142,297,266 4,612,424 3,162,161 1,450,263 139,135,1049/1/2020 139,135,104 4,534,453 3,162,161 1,372,291 135,972,943

10/1/2020 135,972,943 4,547,968 3,162,161 1,385,806 132,810,78111/1/2020 132,810,781 4,472,076 3,162,161 1,309,915 129,648,62012/1/2020 129,648,620 4,483,512 3,162,161 1,321,350 126,486,4581/1/2021 126,486,458 4,451,284 3,162,161 1,289,122 123,324,2972/1/2021 123,324,297 4,297,421 3,162,161 1,135,259 120,162,1353/1/2021 120,162,135 4,386,828 3,162,161 1,224,666 116,999,9744/1/2021 116,999,974 4,316,134 3,162,161 1,153,972 113,837,8125/1/2021 113,837,812 4,322,371 3,162,161 1,160,210 110,675,6516/1/2021 110,675,651 4,253,757 3,162,161 1,091,595 107,513,4907/1/2021 107,513,490 4,257,915 3,162,161 1,095,754 104,351,3288/1/2021 104,351,328 4,225,687 3,162,161 1,063,526 101,189,1679/1/2021 101,189,167 4,160,192 3,162,161 998,030 98,027,005

10/1/2021 98,027,005 4,161,231 3,162,161 999,070 94,864,84411/1/2021 94,864,844 4,097,815 3,162,161 935,653 91,702,68212/1/2021 91,702,682 4,096,775 3,162,161 934,614 88,540,5211/1/2022 88,540,521 4,064,547 3,162,161 902,386 85,378,3592/1/2022 85,378,359 3,948,110 3,162,161 785,949 82,216,1983/1/2022 82,216,198 4,000,091 3,162,161 837,929 79,054,0364/1/2022 79,054,036 3,941,873 3,162,161 779,711 75,891,8755/1/2022 75,891,875 3,935,635 3,162,161 773,473 72,729,7146/1/2022 72,729,714 3,879,496 3,162,161 717,334 69,567,5527/1/2022 69,567,552 3,871,179 3,162,161 709,017 66,405,3918/1/2022 66,405,391 3,838,951 3,162,161 676,789 63,243,2299/1/2022 63,243,229 3,785,930 3,162,161 623,769 60,081,068

10/1/2022 60,081,068 3,774,495 3,162,161 612,333 56,918,90611/1/2022 56,918,906 3,723,553 3,162,161 561,392 53,756,74512/1/2022 53,756,745 3,710,038 3,162,161 547,877 50,594,5831/1/2023 50,594,583 3,677,810 3,162,161 515,649 47,432,4222/1/2023 47,432,422 3,598,800 3,162,161 436,638 44,270,2603/1/2023 44,270,260 3,613,354 3,162,161 451,193 41,108,0994/1/2023 41,108,099 3,567,611 3,162,161 405,450 37,945,9375/1/2023 37,945,937 3,548,898 3,162,161 386,737 34,783,7766/1/2023 34,783,776 3,505,234 3,162,161 343,073 31,621,6157/1/2023 31,621,615 3,484,442 3,162,161 322,281 28,459,453

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

41

Page 48: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

8/1/2023 28,459,453 3,452,214 3,162,161 290,053 25,297,2929/1/2023 25,297,292 3,411,669 3,162,161 249,508 22,135,130

10/1/2023 22,135,130 3,387,758 3,162,161 225,596 18,972,96911/1/2023 18,972,969 3,349,292 3,162,161 187,131 15,810,80712/1/2023 15,810,807 3,323,302 3,162,161 161,140 12,648,6461/1/2024 12,648,646 3,291,074 3,162,161 128,912 9,486,4842/1/2024 9,486,484 3,252,608 3,162,161 90,446 6,324,3233/1/2024 6,324,323 3,226,618 3,162,161 64,456 3,162,1614/1/2024 3,162,161 3,193,350 3,162,161 31,188 0

TỔNG 553,493,216 341,513,437 211,979,778 -

Số vốn vay này kỳ vọng sẽ được giải ngân nhiều lần vào đầu mỗi tháng, với tổng số tiền là 341,513,437,000 đồng. Trong thời gian xây dựng cuối mỗi tháng sẽ trả toàn bộ lãi vay chứ chưa trả vốn gốc vì chưa có nguồn doanh thu, với tổng lãi vay trong thời gian xây dựng năm đầu 2014 khi chưa có doanh thu là 12,124,243,000 đồng. Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính vào vốn chủ sở hữu.

Qua hoạch định nguồn doanh thu, chi phí và lãi vay theo kế hoạch trả nợ cho thấy dự án hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ đúng hạn rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và các đối tác hợp tác cho vay.

Kế hoạch vay trả nợ theo các kỳ được thể hiện cụ thể qua bảng kế hoạch vay trả nợ đính kèm sau phụ lục.

VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vayPhương án hoàn trả vốn vay được đề xuất trong dự án này là phương án trả lãi và nợ gốc

định kỳ hằng năm từ khi bắt đầu hoạt động dự án. Phương án hoàn trả vốn vay được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Tỷ lệ vốn vay 70% tổng mức đầu tưSố tiền vay 341,513,437 Ngàn đồngThời hạn vay 120 thángÂn hạn 12 thángLãi vay 12% /nămThời hạn trả nợ 32 tháng

Khi dự án đi vào khai thác kinh doanh, có nguồn thu sẽ bắt đầu trả vốn gốc. Thời gian trả

nợ theo từng tháng và dự tính trả nợ trong 96 tháng, số tiền phải trả mỗi kỳ bao gồm lãi vay và khoản vốn gốc đều mỗi kỳ.

Mỗi quý chủ đầu tư phải trả vốn gốc cho số tiền vay là 3,162,161,000 đồng và lãi vay chủ đầu tư sẽ trả kèm với lãi gốc dựa vào dư nợ đầu kỳ của mỗi tháng. Theo dự kiến thì đến hết năm 2024 chủ đầu tư sẽ hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

42

Page 49: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH

VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toánCác thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính

toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi gia súc và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;

- Tổng mức đầu tư: 487,876,339,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng 146,362,902,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 341,513,437,000 đồng.

Bao gồm đầu tư:1) Trang trại 500 con lợn rừng nái2) Trang trại 1000 còn bò giống nuôi lấy thịt3) Trang trại 4000 con bò vỗ béo4) Nhà xưởng giết mổ đóng gói đạt tiêu chuẩn sạch5) Hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn sạch CDM6) Khu hành chính, điều hành7) Cửa hàng bán thịt sạch tại các khu dân cư

- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư cho hệ thống để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;

- Doanh thu của dự án được từ:Trang trại lợn rừngLợn rừng giao khoán tại các hộ gia đìnhTrang trại bò

Tại các trang trại hộ gia đình, trang trại sẽ cung cấp con giống và giống cỏ, thức ăn cho các hộ, đến thời gian lợn xuất chuồng, toàn bộ lợn sẽ được bán lại cho trang trại để đem giết mổ tiêu thụ. Với mức ước tính nguồn doanh thu chia đều cho hộ gia đình và trang trại là 50%.

Tổng lợn thịt xuất chuồng sẽ được chuyển vào xưởng giết mổ, thịt xuất ra được giao cho các cửa hàng bán thịt trong hệ thống. Dự tính trung bình xưởng giết mổ khoảng 8000 con/năm.

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

43

Page 50: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Thời gian khấu hao tài sản cố định được thể hiện qua bảng sau:ĐVT: 1000 đồng

Loại tài sản Thời gian KH Giá trị TS

Chí phí xây dựng 20 286,142,706Chi phí thiết bị 15 29,989,645Chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác, dự phòng phí

7 35,939,967

Chi phí con giống 10 75,500,000Chi phí đường dây điện 15 1,304,022

- Lãi suất vay ưu đãi: 12%/năm; Thời hạn vay 120 tháng, ân hạn 12 tháng, trả nợ 108 tháng theo phương thức trả gốc đều và lãi phát sinh.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 25%.

VIII.2. Tính toán chi phí của dự ánVIII.2.1. Chi phí nhân công

Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 135 người

Nhân viên Số lượng Lương/ tháng/ người1. Nhân viên quản lý chungGiám đốc 1 15,000Kế toán trưởng 1 7,000Nhân viên kế toán 2 4,000Trưởng phòng hành chính nhân sự 1 5,000Nhân viên văn phòng 2 4,000Nhân viên kỹ thuật 2 5,000Bảo vệ 5 2,5002. Nhân công trang trại lợn rừngTrưởng trại lợn thịt 1 7,000Trưởng trại lợn nái 1 7,000Công nhân chăn nuôi lợn 25 3,000Tổ nhà bếp + vệ sinh 6 2,500

Kỹ thuật cơ điện 3 5,000

3. Công nhân trang trại bòCông nhân máy cày 2 3,500Công nhân cắt cỏ 5 2,500Công nhân chăm sóc, thu gom phân thải 25 2,500Y Tế 2 4,0004. Công nhân trại giết mổTrưởng trại 1 7,000Công nhân thu gom 5 3,000Công nhân giết mổ 15 3,0005. Nhân viên quầy bán thịt 30 2,500

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

44

Page 51: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Tổng 135

Chi phí nhân công hằng năm bao gồm lương của cán bộ công nhân viên, phụ cấp và các khoản chi phí BHXH,BHYT, trợ cấp khác… Lương nhân viên tăng khoảng 4%/năm. Chi lương cụ thể như bảng sau: ĐVT: 1,000 đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020Hạng mục 1 2 3 4 5 6

Chỉ số tăng lương thực 1.04 1.08 1.12 1.17 1.22 1.271. Nhân viên quản lý chung 885,560 920,982 957,822 996,135 1,035,980 1,077,419Giám đốc 202,800 210,912 219,348 228,122 237,247 246,737Kế toán trưởng 94,640 98,426 102,363 106,457 110,715 115,144Nhân viên kế toán 108,160 112,486 116,986 121,665 126,532 131,593Trưởng phòng hành chính nhân sự 67,600 70,304 73,116 76,041 79,082 82,246Nhân viên văn phòng 108,160 112,486 116,986 121,665 126,532 131,593Nhân viên kỹ thuật 135,200 140,608 146,232 152,082 158,165 164,491Bảo vệ 169,000 175,760 182,790 190,102 197,706 205,6142. Nhân công trang trại lợn rừng 1,608,880 1,673,235 1,740,165 1,809,771 1,882,162 1,957,449Trưởng trại lợn thịt 94,640 98,426 102,363 106,457 110,715 115,144Trưởng trại lợn nái 94,640 98,426 102,363 106,457 110,715 115,144Công nhân chăn nuôi lợn 1,014,000 1,054,560 1,096,742 1,140,612 1,186,237 1,233,686Tổ nhà bếp + vệ sinh 202,800 210,912 219,348 228,122 237,247 246,737Kỹ thuật cơ điện 202,800 210,912 219,348 228,122 237,247 246,7373. Công nhân trang trại bò 1,216,800 1,265,472 1,316,091 1,368,735 1,423,484 1,480,423Công nhân máy cày 94,640 98,426 102,363 106,457 110,715 115,144Công nhân cắt cỏ 169,000 175,760 182,790 190,102 197,706 205,614Công nhân chăm sóc, thu gom phân thải

845,000 878,800 913,952 950,510 988,530 1,028,072

Y Tế 108,160 112,486 116,986 121,665 126,532 131,5934. Công nhân trại giết mổ 905,840 942,074 979,757 1,018,947 1,059,705 1,102,093Trưởng trại 94,640 98,426 102,363 106,457 110,715 115,144Công nhân thu gom 202,800 210,912 219,348 228,122 237,247 246,737Công nhân giết mổ 608,400 632,736 658,045 684,367 711,742 740,2125. Nhân viên quầy bán thịt 1,014,000 1,054,560 1,096,742 1,140,612 1,186,237 1,233,686TỔNG 5,631,080 5,856,323 6,090,576 6,334,199 6,587,567 6,851,070BHYT,BHXH, BHTN (21%) 1,182,527 1,229,828 1,279,021 1,330,182 1,383,389 1,438,725

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

45

Page 52: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

VIII.2.2. Chi phí thức ăn

1) Chi phí thức ăn cho trại lợn rừngChi phí thức ăn Khối

lượng/ngày đêm/con(kg/ngày

đêm)

Khối lượng

/năm/con(kg/năm)

Đơn giá (đồng/

kg)

Thành tiền (con/năm)

(đồng)

1. Lợn nái giống

+ Heo nái khô chữa (114-117 ngày/lứa) 1,261 1,155,960Thức ăn tinh 2.2 251 3,000 752,400Thức ăn xanh 2.7 308 200 61,560Thức ăn củ quả 3.0 342 1,000 342,000+ Heo nái nuôi con ( 60 ngày/lứa) 360 390,150Thức ăn tinh 1.5 90 3,000 270,000Thức ăn xanh 2.5 150 1 150Thức ăn củ quả 2.0 120 1,000 120,0002. Lợn đực giống 3.8 1,387 1,971,000Thức ăn tinh 0.8 292 3,000 876,000Thức ăn củ quả 3.0 1,095 1,000 1,095,0003. Lợn hậu bị 284 409,500+ Heo con giống thịt (Sau khi tách mẹ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 9)

Thức ăn tinh 0.3 63 3,000 189,000Thức ăn xanh, củ quả 1.05 221 1,000 220,5004. Lợn thịt (6 tháng/lứa) 1,800 1,980,000Thức ăn tinh 0.5 90 3,000 270,000Thức ăn xanh, củ quả 9.5 1,710 1,000 1,710,000

Chi phí sản xuất thức ănChi phí thức ăn bao gồm: chi phí thức ăn trong trang trại và thức ăn cung cấp cho các hộ

chăn nuôi. Ngoài chi phí thức ăn ước tính mỗi năm chi phí thuốc + vacxin gồm vacxin dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lỡ mồm long móng.

2) Thức ăn cho trại bòĐơn giá thức ăn/ngày/con 9Cám 8.0Số lượng (kg) 1.0Đơn giá (8,000đ/kg) 8.0+ Cỏ/1 ngày/ 1 conSố lượng (kg) 10+ Thuốc/ 1 ngày/ 1 con 1.0

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

46

Page 53: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

TỔNG HỢP CHI PHÍ THỨC ĂN CHO TRANG TRẠI

ĐVT: 1,000 đồngSTT Năm 2015 2016 2017 2018

Hạng mục 1 2 3 4A Trang trại lợn rừngI Chi phí thức ăn cho trang trại chăn

nuôi lợn66,434,650 70,007,076 73,490,193 77,162,692

Số lượng+ Heo nái 4,200 4,200 4,200 4,200+ Heo đực giống 800 800 800 800+ Heo cái hậu bị xuất bán 4,948 5,498 5,462 5,458+ Heo đực hậu bị xuất bán 21,991 21,991 21,991 21,991+ Heo con giống thịt 21,991 21,991 21,991 21,991Chi phí thức ăn/con+ Heo nái 1,623 1,705 1,790 1,879+ Heo đực giống 2,070 2,173 2,282 2,396+ Heo cái hậu bị xuất bán 430 451 474 498+ Heo đực hậu bị xuất bán 430 451 474 498+ Heo con giống thịt 2,079 2,183 2,292 2,407Chi phí thức ăn/năm+ Heo nái 6,818,345 7,159,262 7,517,225 7,893,087+ Heo đực giống 1,655,640 1,738,422 1,825,343 1,916,610+ Heo cái hậu bị 2,127,525 2,482,112 2,589,152 2,716,619+ Heo đực hậu bị 9,455,666 9,928,450 10,424,872 10,946,116+ Heo con giống thịt 45,719,705 48,005,690 50,405,975 52,926,273Tổng chi phí thức ăn 65,776,881 69,313,936 72,762,567 76,398,705Chi phí thuốc+ vacxin 657,769 693,139 727,626 763,987

II Chi phí thức ăn cho các hộ dân chăn nuôi lợn

66,434,650 70,007,076 73,490,193 77,162,692

Chi phí thức ăn 65,776,881 69,313,936 72,762,567 76,398,705Chi phí thuốc+ vacxin 657,769 693,139 727,626 763,987TỔNG 132,869,300 140,014,151 146,980,386 154,325,384

B Trang trại bòSố lượng bò 4500 4500 4500 4500Đơn giá thức ăn/ngày/con 9 9 9 10

1 Cám 8.0 8.2 8.3 8.5Số lượng (kg) 1.0 1.0 1.0 1.0Đơn giá (8,000đ/kg) 8.0 8.2 8.3 8.5

2 + Cỏ/1 ngày/ 1 conSố lượng (kg) 10.00 10.0 10.0 10.0

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

47

Page 54: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

3 + Thuốc/ 1 ngày/ 1 con 1.0 1.08 1.12 1.17TỔNG 14,782,500 15,179,328 15,518,445 15,865,766

C TỔNG CỘNG 147,651,800 155,193,479 162,498,831 170,191,149

VIII.2.3. Chi phí hoạt động Ngoài chi phí thức ăn, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí mua bê con vỗ béo, chi phí

thuốc + vacxin, chi phí lương nhân viên, chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên, chi phí điện, chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ và các chi phí khác.

Chi phí mua bê con vỗ béoƯớc tính mỗi năm trang trại sẽ nuôi 4000 bò vỗ béo, vì thế số lượng bê con sinh ra tại

trang trại được giữ lại và nhập thêm số còn lại. Giá nhập mỗi con bê con tách mẹ khoảng 15 triệu đồng/con.

Chi phí bảo hiềm, phúc lợi cho nhân viên: chiếm khoảng 21% chi phí lương nhân viên. Chi phí điện: tính toán 120,000,000 đồng/tháng Chi phí bảo trì máy móc thiết bị: hằng năm chiếm 1% giá trị máy móc thiết bị. Chi phí khác: Hằng năm chiếm khoảng 2% giá trị máy móc thiết bị.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

ĐVT: 1,000 đồngSTT Năm 2015 2016 2017 2018

Hạng mục 1 2 3 41 Chi phí mua bê con tách mẹ 39,750,000 43,824,375 46,015,594 48,316,373

+ Số lượng 2,650 2,650 2,650 2,650+ Giá nhập 15,000 16,538 17,364 18,233

2 Chi phí thức ăn và vacxin cho trang trại lợn rừng

132,869,300 140,014,151 146,980,386 154,325,384

3 Chi phí thức ăn và vacxin cho trang trại bò

14,782,500 15,179,328 15,518,445 15,865,766

4 Chi phí bón phân trồng cỏ 840,000 882,000 926,100 972,4055 Chi phí lương nhân công 5,631,080 5,856,323 6,090,576 6,334,1996 Chi phí bảo hiểm và phúc lợi cho

nhânviên (21% chi phí lương)1,182,527 1,229,828 1,279,021 1,330,182

7 Chi phí điện 1,512,000 1,587,600 1,666,980 1,750,3298 Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ 299,896 299,896 299,896 299,8969 Chi phí khác 2,953,036 3,103,870 3,249,977 3,403,823

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 199,820,339 211,977,371 222,026,975 232,598,357

(Bảng chi phí hoạt động theo dõi trong phụ lục đính kèm)

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

48

Page 55: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

VIII.3. Doanh thu từ dự án1) Doanh thu từ lợn rừng

Số lượng lợn rừng trong trang trại

STT Năm 2015 2016 2017 2018 2019Hạng mục 1 2 3 4 5

1 Tổng số lượng lợn giống trong trang trại 5,000 5,000 5,000 5,000 5,000Tổng số lượng lợn nái trong trang trại 4,200 4,200 4,200 4,200 4,200Tổng lượng heo lợn giống trong trang trại 800 800 800 800 800Chu kỳ sinh sản 2.2 2.2 2.2 2.2 2.2Số con/lứa 7 7 7 7 7

2 Tổng lượng lợn con sinh ra mỗi năm 64,680 64,680 64,680 64,680 64,680Số lượng hao hụt 9,702 9,702 9,702 9,702 9,702

3 Tổng lượng lợn con sinh ra khỏe mạnh 54,978 54,978 54,978 54,978 54,978+ Lợn cái hậu bị 27,489 27,489 27,489 27,489 27,489+ Lợn đực hậu bị 5,498 5,498 5,498 5,498 5,498+ Lợn đực giống nuôi thịt 21,991 21,991 21,991 21,991 21,991

4 Heo giống thanh lý 250 250 250+ Heo nái 210 210 210+ Heo đực giống 40 40 40

5 Heo để lại làm giống thay thế heo thanh lý 250 250 250+ Heo hậu bị cái 210 210 210+ Heo hậu bị đực 40 40 40

6 Heo trưởng thành có thể xuất bán 29,688 32,987 32,762 32,737 32,737+ Heo hậu bị cái 24,740 27,489 27,300 27,279 27,279+ Heo hậu bị đực 4,948 5,498 5,462 5,458 5,458

DOANH THU TỪ TRANG TRẠI HEOĐVT: 1,000 đồng

STT Năm 2015 2016 2017 2018Hạng mục 1 2 3 4

A Thu hoạch từ trang trại 143,307,029 159,109,768 170,615,403 179,074,1541 Heo hậu bị 74,034,749 86,373,874 90,075,264 94,507,009

+ Heo cái hậu bị 58,448,486 68,189,901 71,107,116 74,605,039Số lượng 24,740 27,489 27,300 27,279Đơn giá/con 2,363 2,481 2,605 2,735+ Heo đực hậu bị 15,586,263 18,183,974 18,968,149 19,901,970Số lượng 4,948 5,498 5,462 5,458Đơn giá/con 3,150 3,308 3,473 3,647

2 Heo giống đực nuôi thịt 69,272,280 72,735,894 76,372,689 80,191,323Số lượng 21,991 21,991 21,991 21,991

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

49

Page 56: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Đơn giá/con 3,150 3,308 3,473 3,6473 Heo thanh lý 4,167,450 4,375,823

+ Thanh lý heo cái (ngàn đồng) 3,500,658 3,675,691Số lượng (con) 210 210Đơn giá/kg 126 132 139 146+ Thanh lý heo đực (ngàn đồng) 666,792 700,132Số lượng ( con) 40 40Đơn giá /kg 126 132 139 146

B Thu hoạch từ các hộ dân chăn nuôi 71,653,515 79,554,884 85,307,702 89,537,0771 Heo hậu bị (ngàn đồng) 37,017,375 43,186,937 45,037,632 47,253,5042 Heo giống đực nuôi thịt (ngàn đồng) 34,636,140 36,367,947 38,186,344 40,095,6623 Heo thanh lý (ngàn đồng) - - 2,083,725 2,187,911C TỔNG DOANH THU 214,960,544 238,664,652 255,923,105 268,611,232

2) Doanh thu từ trại bòĐVT: 1,000 đồng

STT HẠNG MỤC 2015 2016 2017 20181 2 3 4

A Số lượng đàn bò1 Tổng số lượng bò 4,500 4,500 4,500 4,500

Số lượng đàn bò giống của trang trại 1,000 1,000 1,000 1,000Số lượng bê con mới sinh 850 850 850 850Số lượng bê con nuôi thêm lấy thịt 2,650 2,650 2,650 2,650

2 Tổng Số lượng bò trưởng thành (sau 1 năm)

- 3,500 3,500 3,500

+ Số lượng bò trưởng thành thay thế bò loại thải

- 100 100 100

+ Số lượng bò trưởng thành bán thịt 750 750 750+ Số lượng bò nuôi thêm 2,650 2,650 2,650

3 Bò vỗ béo trước khi xuất chuồng 3,500 3,500 3,500+ Số lượng bò trưởng thành bán thịt - 750 750 750+ Thanh lý bò giống loại thải - 100 100 100+ Bò thịt nuôi thêm 2,650 2,650 2,650

B Doanh thu từ trang trại bò1 Bò trưởng thành bán thịt 238,779,450 250,718,423 263,254,344

Số con - 3,400 3,400 3,400Khối lượng thịt xẻ 455 455 455Đơn giá thịt (ngàn đồng/kg) 154 162 170

2 Thanh lý bò giống loại thải 4,263,919 4,477,115 4,700,970Số con - 100 100 100Khối lượng thịt xẻ 325 325 325

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

50

Page 57: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Đơn giá thịt (ngàn đồng/kg) 131 138 145TỔNG CỘNG - 243,043,369 255,195,537 267,955,314

TỖNG HỢP DOANH THU TRANG TRẠIĐVT: 1,000 đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019Hạng mục 1 2 3 4 5Doanh thu từ heo rừng 214,960,544 238,664,652 255,923,105 268,611,232 282,041,793Doanh thu trại bò - 243,043,369 255,195,537 267,955,314 281,353,080TỔNG DOANH THU 214,960,544 481,708,021 511,118,642 536,566,546 563,394,873

VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự ánVIII.4.1. Báo cáo thu nhập của dự án

Sau thời gian chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng, trong vòng 12 tháng từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2015, dự án đi vào hoạt động. Trong năm đầu, doanh thu chủ yếu từ các trại lợn rừng và các hộ dân cư chưa có nguồn thu từ bò, thêm vào đó chi phí khấu hao và lãi vay quá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm, các năm tiếp theo còn có doanh thu từ bò nên lợi nhuận hằng năm của dự án tăng lên.

ĐVT: 1,000 đồngNăm 2015 2016 2017 2018 2019

Hạng mục 1 2 3 4 5Doanh thu 214,960,544 481,708,021 511,118,642 536,566,546 563,394,873Chi phí 232,831,333 244,988,365 255,037,969 265,609,351 276,701,337Chi phí hoạt động 199,820,339 211,977,371 222,026,975 232,598,357 243,690,343Chi phí khấu hao 29,077,661 29,077,661 29,077,661 29,077,661 29,077,661Chi phí đất 3,933,333 3,933,333 3,933,333 3,933,333 3,933,333EBIT (17,870,789) 236,719,655 256,080,672 270,957,194 286,693,536Chi phí lãi vay 40,090,663 35,951,956 37,945,937 26,742,010 22,188,497EBT (57,961,452) 200,767,699 218,134,735 244,215,185 264,505,039Thuế TNDN (25%) - 50,191,925 54,533,684 61,053,796 66,126,260EAT (57,961,452) 150,575,774 163,601,051 183,161,389 198,378,779

ĐVT: 1,000 đồngTổng doanh thu 9,748,384,800

Tổng EBIT 5,041,304,582

Tổng EBT 4,837,279,152

Tổng EAT 3,613,469,001

Hệ số EBT / doanh thu 0.50

Hệ số EAT / doanh thu 0.37

Doanh thu bình quân 649,892,320

Lợi nhuận trước thuế bình quân 322,485,277

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

51

Page 58: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Lợi nhuận sau thuế bình quân 240,897,933

Ghi chú: EBIT: Lợi nhuận trước thuế chưa bao gồm lãi vayEBT: Lơi nhuận trước thuế đã bao gồm lãi vayEAT: Lợi nhuận sau thuế.

- Tổng doanh thu sau 15 năm hoạt động : 9,748,384,800,000 đồng- Tổng lợi nhuận trước thuế : 4,837,279,152,000 đồng- Tổng lợi nhuận sau thuế : 3,613,469,001,000 đồng- Doanh thu bình quân/năm hoạt động : 863,614,608,000 đồng- Lợi nhuận trước thuế bình quân : 649,892,320,000 đồng- Lợi nhuận sau thuế bình quân : 322,485,277,000 đồng- Hệ số EBT/doanh thu 0.50 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.50 đồng lợi nhuận trước thuế.- Hệ số EAT/doanh thu 0.37 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.37 đồng lợi nhuận sau thuế.

VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự ánPhân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 15 năm theo quan điểm tổng đầu tư. Với: Chi phí sử dụng vốn re = 20%Lãi suất vay ngân hàng rd = 12%/nămVới suất chiết khấu là WACC = 18.24% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi

phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.Dòng ngân lưu dự án được thể hiện qua biểu đồ sau:

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án:

STT Chỉ tiêu Giá trị1 Tổng mức đầu tư 487,876,339,000 đồng2 Giá trị hiện tại thuần NPV 594,975,345,000 đồng3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 34.6%4 Thời gian hoàn vốn 4 năm 5 tháng

Đánh giá dự án Hiệu quả

Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây dựngDòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; nguồn thu từ vốn vay ngân hàng;

giá trị tài sản thanh lí tài sản, giá trị thanh lý đất, chênh lệch khoản phải thuDòng tiền chi ra gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như xây lắp,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chênh lệch khoản phải trả và chênh lệch quỹ mặt, tiền thuế nộp cho ngân sách Nhà Nước.

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = 594,975,345,000 đồng >0 Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 34.6%> WACCThời gian hoàn vốn tính là 4 năm 5 tháng

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

52

Page 59: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án

mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư, và khả năng thu hồi vốn nhanh.

VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợKhi dự án chính thức đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ dùng chính lợi nhuận tạo ra từ dự án

để trả nợ cho ngân hàng. Khả năng trả nợ từ năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:Đơn vị: 1,000 đồng

Năm 2016 2017 2018 2019Trả nợ: Gốc+ Lãi 73,897,894 75,891,875 64,687,947 60,134,435

Ngân lưu ròng TIPV 216,110,689 231,237,368 239,417,884 249,909,173

Hệ số đảm bảo trả nợ 2.92 3.05 3.70 4.16

Năm 2020 2021 2022 2023Trả nợ: Gốc+ Lãi 55,633,942 51,027,410 46,473,897 14,457,575

Ngân lưu ròng TIPV 261,006,405 272,697,865 283,771,039 296,271,294

Hệ số đảm bảo trả nợ 4.69 5.34 6.11 20.49

Hệ số đảm bảo trả nợ bình quân 4.28, điều này cho thấy khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng cao.

VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc Hòa Bình theo cơ chế phát triển sạch CDM” có

nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, góp phần phát triển ngành chăn nuôi của địa phương, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;

Qua phân tích về hiệu quả đầu tư, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 594,975,345,000 đồng ; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 34.6% ; thời gian hoàn vốn sau 6 năm. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

53

Page 60: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN

IX.1. Nhận diện rủi roKết quả các chỉ tiêu thẩm định dự án (NPV, IRR,....) chịu tác động của hàng loạt các dữ

liệu phân tích ban đầu như: Các thông số đầu tư, các thông số về chi phí hoạt động, các thông số về doanh thu dự kiến.

Đối với dự án này, chi phí hoạt động bao gồm: chi phí lương, chi phí marketing; chi phí nguyên liệu chi phí khác. Những chi phí này nhà đầu tư có thể kiểm soát được. Riêng đối với lạm phát Chính phủ luôn kiềm giữ trong khoảng dao động từ 6% đến 10%, mặt khác lạm phát trong trường hợp này có lợi cho dự án nên cũng không đáng lo ngại.

Chi phí xây dựng là một yếu tố phụ thuộc vào nhà cung ứng nguyên vật liệu; giá thịt phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Do đó các yếu tố này nằm ngoài sự kiểm soát của nhà đầu tư. Nhìn chung, chi phí xây dựng, giá bán sản phẩm và giá nguyên liệu sản xuất thật sự là các biến có khả năng rủi ro lớn nhất đối với dự án.

IX.2. Phân tích độ nhạyPhân tích độ nhạy một chiều được tiến hành để kiểm tra mức thay đổi của các biến kết quả

dự án như NPV, IRR so với sự thay đổi của một biến rủi ro và các biến còn lại không đổi.Chi phí xây dựng dao động từ (90% -128%), giá bán thịt lợn rừng (45%-150%) và giá bán

thịt bò (35%-150%) thì ta có kết quả thay đổi của NPV và IRR như sau:

Thay đổi chi phí xây dựngĐVT: 1,000 đồng

Thay đổi chi phí xây dựng NPV IRR

90% 622,668,860 36.17%92% 617,127,657 35.85%94% 611,587,703 35.52%96% 606,049,000 35.21%98% 600,511,547 34.90%100% 594,975,345 34.60%102% 589,440,393 34.30%104% 583,906,691 34.01%106% 578,374,240 33.73%108% 572,843,039 33.45%110% 567,313,088 33.17%112% 561,784,387 32.90%114% 556,256,937 32.64%116% 550,730,737 32.38%118% 545,205,788 32.12%120% 539,682,088 31.87%122% 534,159,639 31.63%

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

54

Page 61: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

124% 528,638,441 31.38%126% 523,118,493 31.14%128% 517,599,795 30.91%

Nhận xét: Bảng phân tích trên cho thấy rằng khi giá trị xây dựng dao động từ (90%-128%) thì giá trị NPV dao động từ 622,668,860,000 đồng xuống còn 517,599,795,000 đồng và NPV vẫn dương (+).

Thay đổi giá bán thịt lợn rừngĐVT: 1,000 đồng

Thay đổi giá bán

NPV IRR

45% (23,934,133) 17.55%50% 32,330,365 19.16%60% 144,859,361 22.31%70% 257,388,357 25.42%75% 313,652,855 26.95%80% 369,917,353 28.49%85% 426,181,851 30.02%90% 482,446,349 31.54%95% 538,710,847 33.07%100% 594,975,345 34.60%105% 651,239,843 36.13%110% 707,504,341 37.66%115% 763,768,839 39.20%120% 820,033,337 40.74%125% 876,297,835 42.28%130% 931,182,309 43.76%135% 985,174,218 45.19%140% 1,039,166,126 46.62%145% 1,093,158,034 48.05%150% 1,147,149,943 49.47%

Nhận xét: Bảng trên cho thấy, khi giá bán thịt lợn rừng dao động từ (55%-150%) so với giá dự kiến thì giá trị NPV dao động từ (23,934,133,000) đồng đến 1,147,149,943,000 đồng. Nếu hằng năm giá bán không đạt trên 45% giá bán dự kiến thì NPV sẽ âm (-) và dự án sẽ không còn hiệu quả về mặt tài chính.

Thay đổi giá bán thịt bò

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

55

Page 62: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

ĐVT: 1,000 đồngThay đổi giá

bánNPV IRR

35% (18,490,866) 17.62%40% 28,698,843 19.17%50% 123,078,260 22.09%60% 217,457,677 24.84%75% 359,026,802 28.70%80% 406,216,511 29.93%85% 453,406,219 31.13%90% 500,595,928 32.31%95% 547,785,636 33.46%100% 594,975,345 34.60%105% 642,165,054 35.72%110% 689,354,762 36.81%115% 736,544,471 37.90%120% 783,734,179 38.96%125% 830,923,888 40.01%130% 878,113,596 41.04%135% 925,303,305 42.07%140% 972,493,013 43.07%145% 1,019,682,722 44.07%150% 1,066,872,430 45.05%

Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích độ nhạy ta thấy, khi mức giá bán thịt bò trên thị trường dao động từ (35%-150%) so với giá dự kiến thì giá trị NPV của dự án cũng dao động từ (18,490,866,000) đồng đến 1,066,872,430,000 đồng.

IX.3. Kết luậnHai yếu tố về giá bán sản phẩm thịt lợn rừng và giá bán của thịt bò trên thị trường thật sự

là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án. Nếu giá bán sản phẩm lợn rừng không đạt được trên 45% giá bán dự kiến và giá bán thịt bò không đạt trên 35% giá bán dự kiến thì dự án không còn khả thi về mặt tài chính.

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

56

Page 63: Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm

DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO CƠ CHẾ SẠCH CDM

CHƯƠNG X: KẾT LUẬN

X.1. Kết luậnDự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” hiện đại,

đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, có các hạng mục công trình để thực hiện hiệu quả của dự án.

Tạo được nhiều việc làm cho lao động địa phương và góp phần phát triển các loại hình Nông nghiệp liên quan và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

X.2. Kiến nghịDự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” nhiều tác

động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng. Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư; Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự “Tổ hợp trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế phát triển sạch CDM” nói trên.

Hòa Bình, ngày tháng năm 2013Nơi nhận:- Như trên- Lưu TCHC.

CHỦ ĐẦU TƯCÔNG TY CỔ PHẦN T & T - 159

(Tổng Giám đốc)

---------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

57