64
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng Đề án Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong số 53 dân tộc thiểu số có 15 dân tộc có dân số dưới 10.000 người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu, Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, La Hủ); 4 dân tộc dưới 8.000 người (La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt); 6 dân tộc dưới 5.000 người (Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái); 5 dân tộc dưới 1.000 người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu) và một số dân tộc ít người có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: Phù Lá, La Hủ. Đây là những dân tộc có số dân ít, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, có nguy cơ ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số có hạn, nên sự phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tạo bước đột biến để nâng cao chất lượng dân số các dân tộc rất ít người. Từ xuất phát điểm thấp, với tổng số 74.359 người, chiếm 0,08% so với dân số toàn quốc, 0,55% so với dân số dân tộc thiểu số (DTTS), nhóm dân tộc yếu thế cư trú tại những địa bàn khó khăn thuộc lõi nghèo của cả nước luôn bị tụt hậu trong việc tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công và cơ hội phát triển quyền con người khi tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 2-4 lần so với các nhóm dân tộc khác: Si La (98%), Lô Lô (74,03%), Chứt 1

1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong số 53 dân tộc thiểu số có 15 dân tộc có dân số dưới 10.000 người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu, Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt, La Hủ); 4 dân tộc dưới 8.000 người (La Ha, Pà Thẻn, Lự, Chứt); 6 dân tộc dưới 5.000 người (Cống, Bố Y, Mảng, Lô Lô, Cờ Lao, Ngái); 5 dân tộc dưới 1.000 người (Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu) và một số dân tộc ít người có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: Phù Lá, La Hủ. Đây là những dân tộc có số dân ít, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, có nguy cơ ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số có hạn, nên sự phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tạo bước đột biến để nâng cao chất lượng dân số các dân tộc rất ít người.

Từ xuất phát điểm thấp, với tổng số 74.359 người, chiếm 0,08% so với dân số toàn quốc, 0,55% so với dân số dân tộc thiểu số (DTTS), nhóm dân tộc yếu thế cư trú tại những địa bàn khó khăn thuộc lõi nghèo của cả nước luôn bị tụt hậu trong việc tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công và cơ hội phát triển quyền con người khi tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 2-4 lần so với các nhóm dân tộc khác: Si La (98%), Lô Lô (74,03%), Chứt (66,8%), Pà thẻn ( 69,1%), Ơ Đu (57,28%), La Ha (53%), Phù Lá (59,1%), Cờ Lao ( 51,1%), thu nhập bình quân đầu người chỉ từ 400-800.000đ/tháng/năm. Tỷ lệ số người không biết đọc, biết viết, tái mù chữ vẫn còn chiếm cao: LôLô (55%); Chứt (26,5%) 40% (Si La)1 là một trong những rào cản để đồng bào DTTSRIN tiếp cận với thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tập tục lạc hậu sinh con tại nhà vẫn tồn tại trong mỗi thôn bản xa xôi hẻo lánh, biệt lập với cộng đồng còn chiếm tỷ lệ cao (80% đối với người Si La, 88,8% đối với người La Ha, 95,1% đối với người La Hủ, 86,3% đối với người Mảng, 79,6% đối với người Cống)2 cùng tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết sinh ra những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh Thalassamia, hội chứng Dow, Edward… là

1 Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015

2 Báo cáo địa phương năm 2019;

1

Page 2: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

nguyên nhân làm gia tăng tỷ suất chết ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi từ 15-21%, tăng tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai.Tính đến thời điểm năm 2018, trung bình cứ 1000 ca đẻ sống có 56 bà mẹ thuộc dân tộc La Ha, 34 bà mẹ thuộc dân tộc Si La, 32 bà mẹ thuộc dân tộc Bố Y tử vong do liên quan đến sinh sản. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi là 33,3%, thể chiều cao/tuổi là 26,3% (Si La); 35% (Bố Y); 20,4% (La Ha)3 đã ảnh hưởng đến tầm vóc thể lực thấp bé nhẹ cân của người DTTSRIN, tuổi thọ bình quân thấp (65 tuổi), số năm sống khỏe mạnh không nhiều so với các dân tộc khác.

Các vấn đề trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, làm suy giảm giống nòi, nguy cơ mất thành phần một số DTTSRIN trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số kéo theo sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tạo ra những thách thức lớn cho công tác dân số như: vấn đề di cư quốc tế, kiểm soát giới tính, phân bố dân cư...cộng đồng các dân tộc thiểu số rất ít người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trước áp lực của cộng đồng dân tộc có quy mô dân số đông và trình độ phát triển cao hơn. Nếu việc bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người không được quan tâm sẽ dẫn đến nguy cơ: Suy giảm giống nòi đối với các dân tộc ít người; tái đói nghèo; tái du canh, du cư; mai một văn hóa truyền thống; tái mù chữ trở lại; mất thành phần dân tộc, nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn sự bất ổn về an ninh chính trị, quốc phòng. Các dân tộc ít người cư trú tại địa bàn rộng lớn trên tuyến biên giới, là những khu vực trọng yếu có vai trò quan trọng giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia. Nếu các DTTSRIN không được bảo vệ và phát triển, các thế lực thù địch dễ lợi dụng sự thiếu thông tin, nghèo đói về vật chất và tinh thần để lôi kéo, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Việc bảo vệ các dân tộc thiểu số rất ít người sẽ tạo năng lực để đồng bào nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển, với xã hội đương đại, đồng thời tạo cơ hội để tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và phát triển kinh tế, nhằm bảo đảm yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn của đồng bào dân tộc, tạo cho nhóm yếu thế thực hiện các quyền cơ bản, quyền phát triển đầy đủ bình đẳng với các dân tộc khác. Vì vậy, cần trang bị cho DTTSRIN có kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng thực hành các hành vi khoa học, đồng thời nhà nước cần phải ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, chính sách đặc thù chăm sóc SKSS/KHHGĐ, nâng cao dân trí tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số để họ được

3 Báo cáo địa phương năm 2019;

2

Page 3: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

tiếp cận thuận tiện, có chất lượng đáp ứng sự phát triển của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Chính phủ đã giao cho Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án:“Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc” nhằm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số có số dân rất ít người.

2. Căn cứ pháp lý

- Pháp lệnh Dân số, số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003;

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW khoá IX về công tác dân tộc.

- Nghị quyết số 22/NQ-CP, ngày 28/5/2009 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW Đảng khoá X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng;

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

- Kết luận của Ban bí thư Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/06/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

- Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

3

Page 4: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Nghị quyết số 137/NQ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Phần I

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA CÁC DTTSRIN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ DTTSRIN

I. Khái quát đặc điểmkinh tế - xã hội, văn hóa của các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người.

1. Dân số và điều kiện tự nhiên

Theo báo cáo của các địa phương năm 2019, dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người hay còn gọi là dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) cùng dân tộc La Hủ, Phù Lá có tổng số 16.344 hộ, 73.010 khẩu sinh sống tại 419 thôn, bản, làng (gọi tắt là thôn, bản), 191 xã, 47 huyện trên địa bàn 13 tỉnh.

Về điều kiện tự nhiên: vùng đồng bào cư trú chủ yếu là núi cao, trung bình từ 600m (khu vực Kon Tum) – 1.500m so với mặt nước biển (vùng cao nguyên Bắc Hà, Đồng Văn). Địa hình các khu vực này bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn thường hay xẩy ra lũ quét, lũ ống, lở đất. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, vùng dãy Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh (khu vực cư trú các dân tộc Phù Lá, Bố Y, Pà Thẻn) có mưa lớn đến 3.000mm, trong khi các vùng thuộc cao nguyên Đồng Văn, vùng núi Cao Bằng (dân tộc Lô Lô, Pu Péo) lại khan hiếm nước. Diện tích tự nhiên rộng, chủ yếu là núi đá, đất rừng đầu nguồn phòng hộ, rừng quốc gia như Hoàng Liên Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng, Chư Mom Rây v.v. là những khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Diện tích đất canh tác, đặc biệt là đất ruộng trồng lúa nước rất ít, chủ yếu nằm ven các khe sông suối nhỏ hay ruộng bậc thang cheo leo trên các sườn núi.

Hầu hết các thôn, bản đều xa thị trấn, thị tứ hay trung tâm phát triển. Khoảng cách đến trung tâm xã dao động trung bình từ 5 đến 25 km, cách trung tâm huyện từ 10 đến 70 km, giao thông đi lại rất khó khăn.

2. Đặc điểm kinh tế

a) Về cơ sở hạ tầng:Những năm qua kinh tế vùng dân tộc thiểu số có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá: vùng miền núi phía Bắc đạt hơn 10%, miền Trung

4

Page 5: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

12%, Tây Nguyên 12,5%. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành: dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp… sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển... Kết cấu hạ tầng kinh tễ- xã hội thay đổi rõ rệt: 98,6% xã có đường ô tô đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã; có 99,8% số xã và 95,5% số thôn có điện.

Tuy nhiên đường giao thông các thôn, bản chủ yếu là đường đất, đường dân sinh, đường rải đá cấp phối chỉ đảm bảo đi được trong mùa khô, mùa mưa bị sạt lở rất nghiêm trọng, thậm chí bị cô lập với khu vực xung quanh. Các công trình hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh còn thiếu thốn: hiện còn 103 thôn, bản (chiếm 53,09 %) chưa có công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; 107 thôn, bản (chiếm 55,15%) chưa có điện; 86 thôn, bản (chiếm 44,32%) chưa có công trình nước sinh hoạt tập trung.4

b) Về cơ cấu kinh tế, đất sản xuất và đất rừng: tổng diện tích đất trồng lúa nước ở 370 thôn, bản là hơn 1.300 ha, diện tích nương rẫy 6.000 ha. Bình quân đất canh tác đầu người là 0,1 ha, cao nhất là ở dân tộc Chứt 0,33 ha, thấp nhất là dân tộc Pà Thẻn 0,04 ha, Pu Péo 0,08ha. Tuy nhiên chất lượng đất canh tác thấp, phần lớn là nương núi đá, nương núi đất thì độ dốc cao, bạc màu, khả năng canh tác khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, làm nương rẫy và trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, song kỹ thuật canh tác lạc hậu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, năng suất cây trồng thấp, chưa đảm bảo được tự túc lương thực tại chỗ. Chăn nuôi không phát triển, vật nuôi chủ yếu là lợn, gà, vịt...thả rông hoặc chuồng trại tạm bợ gắn liền với nhà ở, nên ô nhiễm môi trường, gây bệnh, chậm phát triển cho gia súc, gia cầm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Về đất sản xuất: Số hộ thiếu đất sản xuất cần hỗ trợ là 54.193 hộ,5hiện nay một số tỉnh không còn quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào, hoặc còn nhưng chất lượng đất xấu, xa khu dân cư. Phổ biến là thiếu đất ruộng trồng lúa, một số thiếu cả diện tích nương rẫy, kể cả các dân tộc như Pu Péo ở Hà Giang, Chứt ở Hà Tĩnh mặc dù đã có những dự án đầu tư riêng trước đó. Các dân tộc có tỷ lệ thiếu đất sản xuất cao như Bố Y (77,4%), Pà Thẻn (62,9%), La Ha (49,1%), Chứt (44,9%).

Về diện tích đất rừng: Đến tháng 4/2018, diện tích rừng được giao cho cộng đồng DTTS là hơn 805 nghìn ha (chiếm 71,4% tổng diện tích đất rừng giao cho cả nước; diện tích được cấp quyền sử dụng đất là 345,7 nghìn ha (chiếm 42,9% tổng diện tích giao cho đồng bào dân tộc)6. Diện tích đất rừng ở khu vực

4 Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 -2025;5 Báo cáo tại Hội thảo quốc gia thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021- 2030 6 Báo cáo Hội thảo quốc gia: Thực trạng chính sách dân tộc,định hướng chính sách giai đoạn 2021- 2030.

5

Page 6: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

đồng bào sinh sống lớn nhưng chủ yếu là khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, vườn rừng quốc gia được giao cho cộng đồng quản lý ít.

c) Về thu nhập: bình quân lương thực trên đầu người của 12 dân tộc đều thấp, nhất là dân tộc Chứt (165 kg/người/năm), Pu Péo (182 kg/người/năm), Pà Thẻn (204kg/người/năm).

Thu nhập bình quân đầu người/tháng: Thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu hộ dân tộc thiểu số năm 2015 khoảng 1,19 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 42,5% so với mức 2,8 triệu/người của cả nước. Trong thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu hộ dân tộc thiểu số năm 2015 thì: 41% từ hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản; 10,5 từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và 8,5% từ hoạt động khác.

Mức thu nhập bình quân tháng giữa các dân tộc có sự chênh lệch đáng kể: Dân tộc Hoa có mức thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu là 2.947 nghìn đồng/tháng/người, cao hơn mức trung bình cả nước, tiếp theo là các dân tộc ChơRo (1.676,2); Khmer (1.531,1); Sán Dìu (1.519,9). Trong khi đó nhóm dân tộc có mức thu nhập thấp là: Mảng (436,3); Lô Lô (525,6); Chứt (537.000đ/người/tháng); La hủ (557,0); Ơ Đu (566,2). Đây là những dân tộc mà mức thu nhập bình quân tháng một nhân khẩu thấp hơn mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn năm 2015 chung cả nước là 700 nghìn đồng/tháng/người.

d) Về điều kiện sống: số nhà tạm, dột nát hiện còn 2.408 hộ, chiếm 29,1%, chủ yếu ở cộng đồng các dân tộc Bố Y, Pà Thẻn, cao nhất là Pu Péo còn tới 61% số hộ trong tình trạng nhà tạm. Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy:

- Số hộ chưa đủ nước sinh hoạt là 4.014 hộ (chiếm 51,6%). Tỷ lệ cao nhất là dân tộc Lô Lô (90%), Pà Thẻn (63%), La Ha (48,5%), do sinh sống ở vùng cao núi đá, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh rất thấp, tỷ lệ cao nhất chỉ đạt 29,4 % là dân tộc Pu Péo, Pà Thẻn (19%), Chứt (16,4%), Bố Y (15,2%) và thấp nhất là dân tộc Si La (0,5%).7

- Tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 của hộ DTTS là 23,1%, cao hơn 3,3 lần so với mức chung của cả nước là 7,0%. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo giữa các dân tộc thiểu số có sự chênh lệch rất lớn, theo báo cáo của các địa phương, năm 2018 nhóm DTTSRIN có tỷ lệ hộ nghèo cao gồm: Si La 98%; La Hủ 96%; Mảng 79,5%; Lô Lô 74,03%; Chứt 66,8%; Ơ Đu 57,28%; La Ha 47,7%; Nhóm DTTS có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn gồm: Hoa 3,0%; Ngái 5,5%; Sán Dìu 8,5%; ChoRo 8,7%; Xtiêng 11,9%.

7Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;6

Page 7: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh: còn hơn ¼ số hộ DTTS chưa được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh. Trong khi tỷ lệ chung của các dân tộc được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 89,9% (năm 2014) nhưng ở đồng bào DTTSRIN chỉ là 73,6% (năm 2015). Một số dân tộc có tỷ lệ rất thấp (dưới 50%) là: Khơ Mú (36,3%); Chứt (36,5%), La Ha (37,6%), La Chí (39,7%), Lào (39,8%); PuPéo (40,2%); Lô Lô (46,9%) Kháng (47,9%); XinhMun (48,3%);8

-Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS có nhà tiêu hợp vệ sinh: Có khoảng 28% hộ DTTS sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước (71,4%). Một số dân tộc có tỷ lệ thấp hơn (dưới 10% ) là: Xinh Mun (2,3%); La Hủ (2,7%); Chứt (3,3%), KhơMú (4,4), Mảng (6,6%), Brâu (8,2%).9

- Về sử dụng điện: Tuy tỷ lệ hộ DTTS sử dụng điện lưới để thắp sáng khá cao (gần 94%), song vẫn còn 6% số hộ phải sử dụng nguồn khác để thắp sáng. Một số dân tộc có tỷ lệ hộ cao trong việc sử dụng nguồn năng lượng khác để thắp sáng (trên 20%) là: Mảng (57,8%), La Hủ (52,7%), Lô Lô (51,6%), Khơ Mú (41,2%), Cờ Lao (24,1%), Cống (22,3%), Kháng (21,5%). Số hộ chưa có điện sinh hoạt là 4.514 hộ, (chiếm 54,6%), cao nhất là Lô Lô (77,6%), Phù Lá và La Ha (45%). Nguyên nhân là do nhiều thôn, bản ở xa, dân cư phân tán, các hộ dân nghèo nên việc xây dựng các công trình điện và kéo điện tới hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, nhất là các thôn, bản người Phù Lá ở Hà Giang, Lô Lô ở Cao Bằng10.

3. Đặc điểm văn hóa – xã hội

a) Về hệ thống chính trị cơ sở: hầu hết các thôn, bản đều có chi bộ, trưởng thôn, bản. Tổng số đảng viên thuộc 12 dân tộc hiện có 903 người, chiếm 1,9% dân số. Các dân tộc có số lượng đảng viên lớn là Chứt 170 đảng viên (chủ yếu ở nhóm Sách), La Ha 238 đảng viên, Lự 156 đảng viên và Phù Lá 174 đảng viên. Các dân tộc nhỏ có số đảng viên ít và tỷ lệ trên dân số thấp là Si La 6 người, Pu Péo 7 đảng viên và đặc biệt dân tộc Brâu hiện chỉ có 01 đảng viên. Đa số các đảng viên đều chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa thấp.

Về đội ngũ cán bộ cấp xã: Tổng số cán bộ cấp xã 1.563 người, số thuộc 12 dân tộc là 603 người, chiếm tỷ lệ 38,6%. Trình độ văn hóa cán bộ cấp xã những năm vừa qua đã nâng lên một bước nhưng số có trình độ văn hóa tiểu học và trung học cơ sở là chủ yếu, chiếm 52%; số chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm 35%, chưa qua bồi dưỡng quản lý nhà nước chiếm 40%, phần lớn trong số này là người các dân tộc thiểu số rất ít người.

8Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 20159Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 201510Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015

7

Page 8: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Tỷ lệ người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học thấp. Hiện còn 4 dân tộc rất ít người (Dân tộc Lự, Ngái, Ơ Đu, Brâu) chưa có đại diện tham gia trong 14 khóa Quốc hội.11

b) Về an ninh, quốc phòng: các dân tộc cư trú trên địa bàn rộng lớn trên tuyến biên giới, là những khu vực trọng yếu có vai trò rất quan trọng giữ vững an ninh, quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia. Các thế lực thù địch dễ lợi dụng sự thiếu thông tin, nghèo đói về vật chất và tinh thần để lôi kéo, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đưa văn hoá ngoại lai du nhập vào đời sống đồng bào nhằm làm biến dạng bản sắc truyền thống văn hoá tốt đẹp vốn có của các dân tộc.

c) Về văn hóa, thông tin:

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau....Do các dân tộc sống xen kẽ, đã tạo ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau cả về văn hóa và ngôn ngữ, trang phục từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được duy trì với cáctrò chơi dân gian như: Đẩy gậy, kéo co, ném phết…lễ hội Xên Pang A của người La Ha. Tuy nhiên do đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc như tiếng nói, các lễ hội, trang phục, ca hát, các tri thức bản địa đang bị mai một, giao thoa, xâm thực bởi văn hóa của các dân tộc khác có số dân lớn hơn trong vùng và có nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa truyền thống. Đặc biệt, sự tiếp thu văn hóa, tri thức mới của lớp trẻ do thiếu định hướng và các điều kiện, cơ hội gìn giữ nên có xu hướng lãng quên và rời xa văn hóa gốc. Nhất là ở các cộng đồng nhỏ như Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu, La Ha...Số dân ít, cộng đồng nhỏ là đặc điểm không thuận lợi trong qui luật phát triển đối với một dân tộc trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Việc mất đi nghề dệt thủ công truyền thống cũng là nguyên nhân cơ bản của việc biến đổi văn hóa trang phục của các dân tộc. Dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của người DTTSRIN chỉ được phục dựng khi lễ hội, ít được diễn ra trong đời sống hàng ngày.

Từ đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và các yếu tố tác động đến chất lượng dân số các DTTSRIN cho thấy: để nâng cao chất lượng dân số, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các dân tộc khác và so với mặt bằng chung của cả nước, cần tiếp tục có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các DTTSRIN trong những năm tới. Tập trung giải quyết vấn đề bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi cùng các đối tượng yếu thế, cải thiện chất lượng

11Nguồn: Báo cáo của Hội đồng dân tộc Quốc hội8

Page 9: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

giống nòi tầm vóc thể lực, phát triển giáo dục; bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa dân tộcđể nâng cao chất lượng dân số.

PHẦN II

THỰC TRẠNG DÂN SỐ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ DƯỚI 10 NGHÌN NGƯỜI

1. Thực trạng dân số

1.1. Về Quy mô dân số

Tại Điều 8. Pháp lệnh Dân số khẳng định: “Nhà nước có vai trò điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để điều chỉnh mức sinh và ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý”. Theo kết quả điều tra thực trạng Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015: Tổng dân số cả nước là 91.713.345 người, trong đó số dân tộc thiểu số là:13.386.330; dân tộc thiểu số rất ít người trên phạm vi cả nước là: 74.359 người(Phụ lục số 01).

Xét về quy mô dân số cho thấy, biến động về dân số của các DTTSRIN tương đối lớn. Dân tộc Ngái qua 6 năm có tốc độ tăng dân số âm, từ 1.035 người vào năm 2009 xuống còn 999 người năm 2015, giảm 4,5%. Dân tộc Lô Lô từ 4.541 người (năm 2009) xuống còn 4.314 người (năm 2015) giảm 5% (227 người). Một số dân tộc có dân số không ổn định qua các thời điểm điều tra như Pu Péo, Sila.

1.2. Về cơ cấu dân số

Khi xem xét cơ cấu dân số, thường chú trọng trước tiên đến vấn đề cơ cấu theo giới tính và độ tuổi. Một cơ cấu dân số hợp lý là đảm bảo được tỷ lệ cân bằng giới tính thai nhi theo quy luật sinh sản tự nhiên; số người trong độ tuổi lao động ổn định, tuổi thọ trung bình không quá thấp.

Về cơ cấu dân số DTTSRIN phân theo giới tính: đến thời điểm tháng 1/7/2015 trong tổng số DTTS RIN là 74.359 người: nữ là 36.664 người (49,3%), nam là 37.695 người (50,7%) (Phụ lục số 02).

Tỷ số giới tính khi sinh của DTTSRIN thể hiện xu hướng giảm, song vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền, các dân tộc, bởi tâm lý ưa thích con trai còn nặng nề. Các dân tộc La Hủ, Bố Y, Chứt, Ơ Đu có tỷ lệ bé trai cao hơn bé

9

Page 10: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

gái từ 50 – 200 người. (Ơ Đu: 50 người; Bố Y: 63 người; Chứt: 65 người; Pàthẻn: 94 người; LaHủ: 206 người).

Số người có độ tuổi dưới 16 chiếm 33,96%, từ 16- 35 chiếm 34,89%, từ 36-50 chỉ chiếm 20,12%, đặc biệt độ tuổi trên 50 chỉ chiếm 11,03%. Số người trong độ tuổi lao động từ 16-50 chiếm 55,01%. Hầu hết ở các dân tộc, số người trong độ tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ lớn trên 68,8%. Dân tộc Chứt tỷ lệ này lên tới 77,1%, Phù Lá 70,5%, Lự 68,7%. Tương quan số người trong độ tuổi trên 50 cũng rất thấp, nhất là dân tộc Chứt 8,4%, Bố Y 10,3 %, cao nhất là dân tộc Lô Lô và Pu Péo cũng chỉ có 13,0%.12

1.3. Về phân bố dân cư

Nhằm đảm bảo phân bố dân cư hợp lý, tại Điều 16, Pháp lệnh Dân số năm 2003 khẳng định: “Nhà nước thực hiện việc phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính bằng các chương trình, dự án khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để phát huy thế mạnh của từng nơi về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng”. Bằng nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các cách khác nhau, nhà nước đang dần dần điều tiết để làm cho số lượng, chất lượng dân số phù hợp hơn với sự phát triển, đồng đều giữa các vùng miền.

Tuy nhiên, với tập quán lâu đời và thói quen sinh hoạt truyền thống, các DTTSRIN được phân bố chủ yếu ở các xã, thôn, bản khu vực III, những địa bàn cư trú có điều kiện tự nhiên khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi, chia cắt, biệt lập với xã hội thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán như:

- Dân tộc La Ha: 10.030 hộ/2.258 khẩu, cư trú tập trung ở 57 thôn, bản thuộc 23 xã của tỉnh Sơn La.

- Dân tộc Lự: 1.370 hộ/6.667 khẩu, cư trú tập trung ở 20 thôn, bản thuộc 5 xã của tỉnh Lai Châu13

- Dân tộc Phù Lá: 2.391 hộ/10.787 khẩu, cư trú tập trung ở 64 thôn, bản thuộc 37 xã của 3 tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái.

- Dân tộc Pà Thẻn: 1.431 hộ/6.936 khẩu, cư trú tập trung ở 25 thôn, bản thuộc 11 xã của 2 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang.

- Dân tộc Lô Lô: 907 hộ/4.414 khẩu, cư trú tập trung ở 20 thôn, bản thuộc 11 xã của 2 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang;

- Dân tộc Bố Y: 640 hộ/2.698 khẩu, cư trú tập trung ở 34 thôn, bản thuộc 11 xã của 2 tỉnh Lào Cai, Hà Giang;

12 Kết quả ddieuf tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;13 Báo cáo địa phương năm 2019;

10

Page 11: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Dân tộc Chứt: 1.801 hộ/7.133 khẩu, cư trú tập trung ở 31 thôn, bản thuộc 10 xã của 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh;

- Dân tộc Si La: 217 hộ/770 khẩu, cư trú tập trung ở 3 thôn, bản thuộc 2 xã của 2 tỉnh Lai Châu, Điện Biên;

- Dân tộc Cống: 336 hộ/1236 khẩu cư trú tập trung ở 4 thôn, bản thuộc 01 xã của tỉnh Lai Châu;

- Dân tộc Mảng: 914 hộ/4.498 khẩu cư trú tập trung ở 21 thôn, bản thuộc 8 xã của tỉnh Lai Châu;

- Dân tộc La Hủ: 2745 hộ/12.146 khẩu cư trú tập trung ở 41 thôn, bản thuộc 8 xã của tỉnh Lai Châu;

- Dân tộc Pu Péo: 150 hộ/653 khẩu, cư trú tập trung ở 5 thôn, bản thuộc 5 xã của tỉnh Hà Giang;

- Dân tộc Cở Lao: 548 hộ/2538 khẩu cư trú tập trung ở 16 thôn, bản thuộc 11xã của tỉnh Hà Giang;

- Dân tộc Ngái: 238 hộ/625 khẩu cư trú tập trung ở 80 thôn, xóm thuộc 48 xã (thị trấn) của tỉnh Thái Nguyên

- Dân tộc Ơ Đu: 179 hộ/856 khẩu, cư trú tâp trung ở 2 thôn, bản thuộc 1 xã của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

- Dân tộc Brâu: 161 hộ/513 khẩu, cư trú tập trung ở 1 thôn, bản thuộc 1 xã của huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum.

- Dân tộc Rơ măm: 128 hộ/470 khẩu, cư trú tập trung ở 1 thôn, bản thuộc 1 xã của huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.14

Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số rất ít người tập trung đông nhất tại vùng cao, biên giới các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình và phần lớn thuộc các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, biên giới.

1.4 Chất lượng dân số

a. Về thể chất:

Đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người có tầm vóc thể lực thấp so với các dân tộc khác: chiều cao trung bình là 1m40- 1m55; cân nặng trung bình từ 40–45kg.

- Về tỷ suất sinh thô: Trong khi tỷ suất sinh thô của dân số cả nước là 16,20%0, của các dân tộc thiểu số nói chung là 20,06%0, các DTTSRIN có tỷ

14Báo cáo địa phương năm 2019;

11

Page 12: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

suất sinh thô khá cao: La Hủ: 31,04%0; Cống: 35,80%0; Ơ Đu: 42,28%0; Rơmăm: 28,05%0; Sila: 23,82%0;15 Phụ nữ DTTSRIN có tỷ suất sinh thô cao hơn so với nhóm dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ trong cả nước thuộc nhóm tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi: Trung bình phụ nữ cả nước trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,1 con/phụ nữ,nhóm dân tộc thiểu số có tổng tỷ suất là 2,38con/phụ nữ, đặc biệt ở nhóm dân tộc thiểu số rất ít người có tỷ suất sinh cao từ 2,12 – 2,41 con/phụ nữ từ 15-49 tuổi như: Brâu: 2,36 số con/phụ nữ; Rơmăm: 4,32 con/phụ nữ, Cống: 4,13 con/phụ nữ; Chứt: 3,51 con/phụ nữ; Mảng: 4,61 con/phụ nữ; Cờ Lao 3,83 con/phụ nữ; Ơ Đu: 2,98 con/phụ nữ. Tuy nhiên một số dân tộc có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế như dân tộc Bố Y là: 1,89con/phụ nữ hay dân tộc PuPéo: 1,53con/phụ nữ16.

- Về tỷ suất chết thô:trong khi tỷ suất chết thô của toàn quốc, năm 2015 là 6,81 phần nghìn (%o) thì các dân tộc thiểu số rất ít người tỷ lệ này khá cao: Mảng: 10,22 %o; Cờ Lao: 9,04%o; Si La: 8,56%o; Ơ Đu: 8,09%o; Chứt: 7,91%o. Đặc biệt, có sự chênh lệch rất rõ rệt về tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi mức chung toàn quốc là 14,73%o, trong khi đó người Cờ Lao là: 40,41%o; Lự 48,12%o; Mảng là 45,29%o; SiLa 42,07%o. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi mức chung toàn quốc là 22,12 %o, còn người Lự là 76,85%o; Mảng: 71,82%o; SiLa 66,25%o; Cờ Lao là: 63,36%o.17

Theo mục tiêu của Chiến lược Dân số - sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, đến năm 2020 tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi sẽ giảm từ mức 23,3% (năm 2011) xuống còn 16% (năm 2020). Trong thời gian vừa qua tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi có giảm: năm 2015 là 22,12% xuống còn 21,5% vào năm 2017. Tuy nhiên, xét theo trong tương quan vùng miền, có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực miền núi, vùng DTTS với thành thị, tạo ra thách thức lớn về việc giảm tỉ lệ tử vong trẻ em ở vùng DTTS. Trong điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế ở các dân tộc rất ít người đang có nhiều vấn đề đặt ra. Các dân tộc có tỷ lệ đói nghèo cao đồng thời với tỷ suất chết thô, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi cũng rất cao, cao hơn nhiều so với tỷ suất bình quân của 53 dân tộc thiểu số và của cả nước. Đặc biệt đối với nhóm dân tộc rất ít người: La Hủ, Lự, Mảng, Si La, Rơ Măm, Cờ Lao tình trạng tử vong trẻ em đặc biệt đáng báo động: với tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi lên tới trên 40 phần nghìn và trẻ dưới 5 tuổi trên 60 phần nghìn (cao gấp 2,5 lần bình quân của các DTTS và gấp 3 lần mức bình quân chung của cả nước). Cứ 1000 trẻ sinh ra, có 87 trẻ dân tộc La Hủ, 76 trẻ dân tộc Lự, 71 trẻ dân tộc Mảng, 66 trẻ dân tộc PuPéo, 63 trẻ dân tộc Cờ Lao bị chết khi chưa đầy 5 tuổi. (Phụ lục số 03).

15 Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;16 Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;17Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;

12

Page 13: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Tại Điện Biên: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1tuổi cao gấp 2,3 lần; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp 1,8 lần so với toàn quốc.18

- Tỷ suất chết mẹ:Tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến sinh tuy có giảm nhưng với tốc độ chậm: người Bố Y là 32,64/100.000 ca đẻ sống; Si La là 34,3/100.000 ca đẻ sống; La Ha là 56/100.000 ca đẻ sống. Một trong những nguyên nhân tử vong là do phụ nữ sinh con tại nhà cùng các tai biến sản khoa như: băng huyết, sản giật, nhiễm trùng sau sinh, vỡ tử cung, uốn ván. Trong tổng số 1.621.782 phụ nữ người DTTS khi mang thai đến cơ sở y tế sinh con, có 925.065 phụ nữ sinh con tại nhà, chiếm tỷ lệ 36,3%. Trong đó nhóm dân tộc sinh con tại nhà có tỷ lệ cao như: La Hủ 95,1%; La Ha: 88,8%; Mảng: 86,3%; Sila 88,8%; Cống: 79,6%; Lự: 86,9% (Phụ lục số 04)

Tình trạng thiếu dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe thai nhi trong 1000 ngày vàng và tập quán sinh con tại nhà thiếu sự hỗ trợ bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ chết trẻ sơ sinh, chết trẻ dưới 1 tuổi tử vong mẹ rất cao. Trong số các dân tộc rất ít người, có tới 5 dân tộc (La Hủ, La Ha, Lự, Mảng, Si La) có tỷ lệ sinh con tại nhà trên 80%; 5 dân tộc (Ơ Đu, Cống, Cờ Lao, Lô Lô, Chứt) có tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà từ 60 % đến dưới 80%:19

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng:Suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao so với phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và có sự khác biệt khá lớn giữa các vùngmiền. Đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi, ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người DTTSRIN,trẻ em dân tộc thiểu sốdưới 5 tuổi có tỷ lệ SDD (thấp còi và nhẹ cân) cao gần gấp đôi so với trẻ em người Kinh (thấp còi ở dân tộc thiểu số là 32% so với người Kinh là 17.7%, nhẹ cân ở dân tộc thiểu số là 21.9% so với người Kinh là 9.7% năm 2015), Tỷ lệ này ởnhóm DTTSRIN còn ở mức cao và phân bố không đều giữa các vùng miền trong cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng Tây nguyên, Bắc trung Bộ và miền núi phía Bắc: người Chứt là 40%. SiLa 21,7%; Bố Y 35%; La Ha 20%; Brâu, Rơ Măm: 29,87%; Ơ Đu: 12%; Lô Lô 16,91%;20

Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em DTTSRIN dưới 5 tuổi là 29,2%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao cho thấy vấn đề xuất phát từ tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Theo điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê năm 2014, tỷ lệ cân nặng sơ sinh thấp ở dân tộc thiểu số cao hơn rất nhiều với 8.1% ở những trẻ được cân ngay sau sinh và thêm 14.6% ở những trẻ không được cân nhưng bà mẹ cho rằng con mình bé hơn những trẻ trung bình khác. Trong khi đó

18 Báo cáo địa phương năm 2019 19Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 và báo cáo địa phương năm 2019;

20Báo cáo của các địa phương năm 2019;13

Page 14: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

tỷ lệ cân nặng sơ sinh thấp toàn quốc được ghi nhận là 5.7%. Tỷ lệ thiếu máu vẫn luôn luôn cao ở vùng miền núi phía bắc và Tây nguyên với 43% trẻ thiếu máu so với tỷ lệ chung toàn quốc là 27.8%. Tỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản ánh dinh dưỡng kém ở bà mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng, Iốt, kẽm…vẫn còn ở mức cao. Dinh dưỡng học đường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao ở trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi nhỏ.

Ở những quần thể dân cư nhỏ sống biệt lập (không có điều kiện kết hôn rộng ra với các quần thể dân cư khác), các bệnh, tật di truyền bẩm sinh rất cao.Hôn nhân cận huyết thống cùng mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số của một số dân tộc ít người. Một số dân tộc có tỷ lệ kết hôn sớm, sinh con lần đầu từ 14-17 tuổi như: Rơ Măm, Chứt, Pu Péo, Mảng. Tỷ lệ mang thai lần đầu dưới 18 tuổi từ 26,3% đến 41,6% là quá cao so với mức trung bình trong toàn quốc năm 2013 là 4,7%.Tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS là hơn 26%, trong đó DTTSRIN có tỉ lệ tảo hôn rất cao như Ơ Đu 72,73%, La Ha gần 53%, Rơ Măm 50% và Brâu 50%21.Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định có mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng dân số với mang thai, sinh đẻ. Mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ điêu kiện về sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Mặt khác, mang thai và sinh đẻ ở lứa tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong chu sinh và sơ sinh. Trong đó, các trường hợp chết chu sinh xảy ra ở khu vực miền núi và đồng bào dân tộc gấp nhiều lần hơn so với vùng đồng bằng và người Kinh. Các trường hợp chết chu sinh phần lớn là những phụ nữ mang thai khi dưới 19tuổi và trên 35 tuổi. Đồng thời, trẻ em sinh ra từ những người mẹ mang thai ở độ tuổi này cũng có tỷ lệ nhẹ cân cao (dưới 2.500 gam), hoặc dị dạng, dị tật.

Tập quán kết hôn cận huyết thống, tảo hôn của một số dân tộc ít người dẫn đến nhiều hệ lụy như đẻ non, thai nhi kém phát triển, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu, mắc bệnh, tật, tỷ lệ tử vong cao, chất lượng giống nòi suy thoái. Người Si La cũng đang có xu hướng nhỏ dần, cân nặng từ 40 – 45kg, chiều cao khoảng 1,45–1,60m. Người Brâu, Rơ Măm có nhiều dị tật bẩm sinh, nhiều bệnh tật, tình trạng sức khỏe kém, tỷ lệ chết cao. Do điều kiện địa lý và tiếp cận dịch vụ y tế hạn chế nên các loại bệnh tật thường xuyên xảy ra và chiếm tỷ lệ cao như sốt rét, bướu cổ, phong…Phân tích số liệu tử vong trẻ em DTTS cho thấy, mối quan hệ giữa tử vong trẻ em dưới 5 tuổi với hôn nhân cận huyết đặc biệt đúng ở

21

14

Page 15: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

dân tộc có tỉ lệ hôn nhân cận huyết rất cao là dân tộc Mảng (44 ‰), La Hủ (53‰).Đây là một trong những dân tộc có tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi cao nhất, cứ 1.000 trẻ sinh ra có đến 45 hoặc 53 trẻ tử vong trước khi được 1 tuổi.

- Tuổi thọ trung bình của DTTSRIN:Tuổi thọ bình quân của các dân tộc rất ít người cũng thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của cả nước (73,23 tuổi). So với kết quả chung của cả nước từ điều tra biến động dân số thời điểm 01/4/2015, tuổi thọ trung bình của dân tộc thiểu số thấp hơn 3,4 năm. Tuổi thọ trung bình của người DTTS là 69,9 năm, trong đó của nam là 67,1 năm và nữ 72,9 năm. Tuy nhiên một số DTTSRIN có tuổi thọ trung bình (năm) thấp: La Hủ (57,6); Lự (59,3); Mảng (60,2); SiLa (61,3);Pà thẻn (65); Chứt (65). Đây chủ yếu là những dân tộc thiểu số ít người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Những dân tộc có tuổi thọ trung bình cao hơn là người Hoa (76,2); Choro (72,2); Sán Dìu (71,2); Khơme (70,8); Thái (70,4), Dao (70,4)22

Các số liệu minh chứng trên cho thấy, cùng với nghèo đói, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết góp phần đẩy cao tỷ lệ suy dinh dưỡngdưỡng từ trong bụng mẹ, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi, giảm chất lượng nguồn nhân lực.Các rủi ro, hậu quả sức khỏe và chất lượng giống nòi chính là hậu quả lớn nhất, đáng cảnh báo nhất của vấn đề chất lượng dân số các DTTSRIN.

b. Về trí tuệ, trình độ học vấn:

- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học, đi học đúng cấp có sự chênh lệch giữa nhóm dân tộc rất ít người so với các dân tộc thiểu số nói chung:

Bậc tiểu học: Lô Lô (76,9%), La Hủ (87,2%), Brâu (77,6%), Rơ Măm (77,8%), Tày (91,3%), Thái (92,7%), Dao (91%), Sán Dìu (88,5%);

Bậc trung học cơ sở: Lô Lô (64%), Brâu (51,4%), Cờ Lao (65,2%), Mảng (65,7%), Chứt (64,7%), trong khi đó tỷ lệ đi học đúng tuổi ở bậc trung học cơ sở của nhóm dân tộc thiểu số nói chung có tỷ lệ cao hơn như: Mường (80,5%), Nùng (82,2%), Sán Dìu (83,6%), Giáy (85,7%);

Bậc trung học phổ thông: trong khi nhóm dân tộc thiểu số nói chung có tỷ lệ đi học ở bậc trung học phổ thông tương đối đồng đều như: Tày (52%), Thái (32%), Nùng (44,4%), Chăm (41,8%), thì nhóm DTTSRIN có tỷ lệ đi học thấp hơn: Brâu (9,0%), Rơ Măm (23,8%), PuPéo (27,6%), LôLô (14,0%), Chứt (7,4%), Phù Lá (13,7%), La Ha (16,9%), thậm chí có những tộc người không có học sinh đi học cấp trung học phổ thông như: Rục, A rem 23(Phụ lục số 05).

22Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;

23Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;

15

Page 16: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Tỉ lệ học sinh bỏ học cao tương ứng với bậc học do điều kiện khó khăn, đi học xa nhà, bỏ học ở các cấp chiếm tỉ lệ cao, cao nhất là dân tộc La Hủ trên 20%, thấp nhất là dân tộc Pà Thẻn 8,94%. Đặc biệt, nhóm Rục, A rem của dân tộc Chứt hiện không có học sinh học trung học phổ thông. Số học sinh dân tộc rất ít người cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng còn hạn chế. Từ năm 2010 - 2015, có 34 em, trong đó: dân tộc Rơ Măm: 04 em ; dân tộc Mảng: 04 em, dân tộc Si La: 5 em, dân tộc Ơ Đu: 20 em; dân tộc Brâu: 1 em. Hiện dân tộc La Hủ, dân tộc Lự chưa có người được cử tuyển đào tạo đại học, cao đẳng.24

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: Các DTTSRIN có việc làm đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Ví như ở bậc sơ cấp nghề: người La Hủ chỉ đạt 0,1%; La Ha 0,3%; Pà thẻn 0,1%; Bố Y 0,1%. Các dân tộc Mảng, Lô Lô, Pu Péo, Brâu, Ơ Đu tỷ lệ này là 0,0%; ở bậc cao đẳng: Rơ Măm, Mảng: 0,0%; Cống: 0,3%; Lô Lô: 0,6%; Chứt: 0,2%; Brâu: 0,8%; ở bậc đại học: Rơ Măm, Mảng, Brâu: 0,0%; Chứt: 0,6%; Cờ Lao: 0,3%; La Hủ: 0,1%; Lự 0,4%; La Ha 0,5%; SiLa 0,9%; Ơ Đu 1,4%.2526

Tình trạng không biết đọc, biết viết và không biết giao tiếp bằng tiếng phổ thông hiện nay ở các dân tộc thiểu số rất ít người đang là rào cản rất lớn trong tiếp cận văn hóa thông tin, khoa học kỹ thuật khi những tộc người này đang còn sống biệt lập tại các địa bàn hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển và trở nên tụt hậu ở phía sau khá xa so với các tộc người khác trong vùng và so với xu thế phát triển chung của cả nước.

c. Về đời sống văn hóa tinh thần

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào DTTSRIN có bước phát triển hơn. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, duy trì và tổ chức thường xuyên như: ngày hội văn hóa cồng chiêng, các lễ hội xung quanh vòng đời của con người, liên hoan dân ca dân vũ… với nhiều quy mô khác nhau.

Tuy nhiên, việc tiếp cận các các dịch vụ viễn thông như internet, tivi, rađio, điện thoại của đồng bào DTTSRIN có sự chênh lệch rõ rệt so với các dân tộc khác. Trong khi số hộ người dân tộc có ti vi chiếm tỷ lệ cao như người Tày là 93,8%; Mường 92%; La Chí là 69%, thì nhóm các dân tộc thiếu số rất ít người có tỷ lệ thấp hơn là: Pà thẻn 74,3%; Chứt: 47,5%; Brâu:73,6%, La Hủ là 29,9%, Chứt: 47,5%, LôLô là 43,6%, Mảng là 36,9%. Hoặc số hộ DTTSRIN được xem

24 Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015;25Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;26Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;

16

Page 17: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Đài truyền hình trung ương thấp: La Hủ (42,3%), Lô Lô (44,6%), Mảng (37,7%).27

1.5.Một số nguyên nhân dẫn tới chất lượng dân số thấp của các dân tộc thiểu số rất ít người

- Do cư trú ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, điều kiện sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống kinh tế - xã hội khó khăn, cùng với trình độ dân trí thấp là những rào cản trở ngại đối với chị em phụ nữ khi mang thai đến cơ sở y tế khám chữa bệnh và sinh con. Trong khi tỷ lệ phụ nữ có thai sinh con chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế trên toàn quốc chỉ trên 6%, thì ở DTTSRIN từ 30% đến 90%.

- Các quan niệm về mang thai, sinh đẻ, giá trị của con người, chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, chưa được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật tiên tiến.

-Sự tồn tại dai dẳng của một số phong tục tập quán đã ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt là bà mẹ mang thai và trẻ em như: tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết (Một số đồng bào DTTSRIN thường ít kết hôn khác tộc người. Hôn nhân được lựa chọn là cùng tộc và cùng trong cộng đồng dẫn tới tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết khá phổ biến, có tỷ lệ đặc biệt cao ở một số tộc người như Pu Péo, Lô Lô, La Hủ, Phù Lá, Rơ Măm); Tập quán làm nhà ở sát vạt rừng/cửa rừng, chăn nuôi gia súc dưới sàn nhà hoặc thả rông, lạm dụng rượu bia, uống nước lã, không nằm màn, ăn gỏi sống, ít tắm giặt …;Tập quán sinh đẻ tại nhà ở một số dân tộc chiếm tỷ lệ cao như: Pu Péo, Cống, La Hủ, Si La, Lô Lô, Mảng, Chứt từ 90% trở lên; thấp hơn đối với một số dân tộc như: Lự 53,6%, Rơ Măm 48%; Cơ Lao 30% song vẫn cao hơn nhiều lần so với mặt bằng chung trong toàn quốc là 7,4% phụ nữ có thai không tới sinh con ở trạm y tế xã.

2. Chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

Xác định công tác Dân số - KHHGĐ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người dân, gia đình cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy, thời gian qua công tác Dân số - KHHGĐ trên phạm vi cả nước luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, qua đó nhận thức của nhân dân về chính sách Dân số - KHHGĐ đã đạt được những kết quả quan trọng:

2.1. Về bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ

27Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015

17

Page 18: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Tại Nghị quyết 04/HNTW ngày 14 tháng 1 năm 1993 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách Dân số - KHHGĐ (Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII) đã nêu các quan điểm cơ bản về công tác Dân số - KHHGĐ, trong đó xác định: “Huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác dân số và KHHGĐ, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả đến tận người dân”. Để thực hiện mục tiêu “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no hạnh phúc”.Từ năm 1993, hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ từng bước được xây dựng, củng cố và phát triển từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - KHHGĐ có sự thay đổi qua từng giai đoạn: Từ Ủy ban Dân số - KHHGĐ (1993) đổi thành Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em sau khi có sự sáp nhập Ủy ban gia Dân số - KHHGĐ và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (năm 2001-2002), Tổng cục Dân số-KHHGĐ (từ 2007 đến nay). Theo đó Tổng cục DS-KHHGĐ là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý Nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ. Tại cấp tỉnh thành lập Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế. Cấp huyện thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ đặt tại huyện. Cấp xã có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, có trách nhiệm giúp việc cho Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã. Đội ngũ cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố.

Ban DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện, xã được thành lập từ năm 2009 đến nay được kiện toàn thành Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ để lãnh đạo, đảm nhận chức năng điều phối hoạt động của các ban, ngành đoàn thể, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại các địa phương.

2.2. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân số

Hệ thống pháp luật, chính sách DS- KHHGĐ không ngừng được hoàn thiện phù hợp với từng thời kỳ. Năm 2003, Pháp lệnh dân số quy định: “các cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định thời gian sinh con, số con và khoảng cách các lần sinh”. Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã quy định: “ Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Quốc hội đã ban hành một số Luật liên quan đến lĩnh vực dân số như: Luật người cao tuổi, Luật cư trú, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình...Việc thực hiện Pháp lệnh Dân số năm 2003 và các văn bản pháp luật về dân số được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về dân số ngày càng đầy đủ, chặt chẽ. Các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương đã cụ thể hóa các chủ trương, chính

18

Page 19: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

sách lớn của Đảng, Nhà nước về công tác dân số nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân số, đưa công tác dân số đi vào thực tiễn cuộc sống.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chiến lược, Chương trình hành động; Chương trình mục tiêu quốc gia DS – KHHGĐ; chính sách cung cấp dịch vụ miễn phí, chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số.

Nội dung công tác DS – KHHGĐ được đưa vào nhiều quy định của Đảng, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền triển khai lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng địa phương và các bộ ngành. Tạo môi trường pháp lý, động lực và điều kiện để thu hút sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội thông qua ba biện pháp chủ yếu là: Tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; đầu tư chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

2.3. Về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số đồng bào DTTSRIN

Trong thời gian qua, chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn được thực hiện theo 3 nhóm: Giảm ghánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho người nghèo DTTS thông qua chính sách BHYT; Ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe của đồng bào DTTS. Cụ thể:

Mạng lưới y tế tại các tỉnh khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống khá phát triển. Hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã (TYTX) được quan tâm đầu tư, tỷ lệ xã thuộc vùng DTTS có trạm y tế được xây dựng kiên cố, bán kiên cố ở mức cao (98,8%). Hiện nay, ở nhiều địa phương, các cơ sở khám chữa bệnh đã được đầu tư các trạng thiết bị, dịch vụ kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng tiếp cận, cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng đến với người dân. Trạm y tế xã được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Từ năm 2016 đến nay, Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng 433 trạm y tế xã vùng DTTS&MN, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đến tháng 7/2018 mới có 9.821 trạm y tế xã (trên 80% số trạm) đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT.

Tuy nhiên mới chỉ có trên 45% số xã có trạm y tế đạt chuẩn y tế Quốc gia đến năm 2010 và khoảng 1/5 số xã có trạm y tế đạt chuẩn y tế giai đoạn 2011-

19

Page 20: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

202028. Hiện nay hầu hết các TYTX chưa tạo được niềm tin cho người dân, nhiều TYTX chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chưa quan tâm đến công tác dự phòng; phần lớn TYTX chưa quản lý tốt bệnh mạn tính; số lượng và chất lượng dịch vụ còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít. Các TYT xã, thôn bản chỉ thực hiện được 50-60% số dịch vụ kỹ thuật, khoảng 30% danh mục thuốc theo phân tuyến… Nguyên nhân chủ yếu là do nhân lực thiếu và yếu, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhiều cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến hệ thống y tế cơ sở

Trong những năm qua, Nhà nước đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu luyện tập, giải trí thể thao của nhân dân, khoảng 60 – 70% xã, phường, thị trấn đã dành đất cho thể dục, thể thao. Tuy nhiên, tại các vùng sâu, vùng xa, chưa chú trọng tới việc xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở các câu lạc bộ thể dục, thể thao tại cơ sở. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tại cộng đồng chưa phát triển, chất lượng chưa cao. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương tiện, dụng cụ thể thao phục vụ cho việc rèn luyện sức khỏe như: nhà đa năng, sân bóng đá, bóng chuyền, bãi nhảy xa, nhảy cao, bể bơi…và cán bộ hướng dẫn viên thể dục còn thiếu. Tại các trường học, hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì tâp luyện, thi đấu, vui chơi giải trí và nâng cao sức khỏe cho học sinh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thể lực, tầm vóc của người DTTSRIN thấp còi hơn so với các dân tộc khác.

2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội

Toàn bộ các xã vùng dân tộc thiểu số có 26.557 cán bộ, nhân viên y tế, trong đó số cán bộ, nhân viên y tế là người dân tộc thiểu số 13.026 người, chiếm 49,1% tổng số cán bộ nhân viên y tế tại các trạm y tế vùng dân tộc thiểu số; Trong tổng số cán bộ nhân viên y tế tại các trạm y tế chủ yếu là cán bộ, nhân viên có trình độ là y sỹ, y tá, điều dưỡng viên (15.212 người, chiếm 57,3% tổng số cán bộ, nhân viên y tế); nữ hộ sinh là 4.212 người, chỉ chiếm 15,9%;

Công tác y tế dự phòng và bố trí bác sỹ về làm việc tại trạm y tế xã được tăng cường đạt 87,5%. Đội ngũ y bác sỹ được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện được nhiều dịch vụ kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tuyến đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu y bác sỹ có tay nghề tại các tỉnh có đông đồng bào DTTS như: Tại Hà Giang: số bác sỹ tại các trạm y tế xã là 101 người/1064 cán bộ, nhân viên y tế (9,5%); nữ hộ sinh là 177 người (16,6 %); Tại Điện Biên: 52 bác sỹ/705 cán bộ, nhân viên y tế (7,4%); nữ hộ sinh là 95 người

28Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015

20

Page 21: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

(13,5%); đặc biệt ở Lai Châu tỷ lệ bác sỹ tại trạm y tế xã thấp: 23 bác sỹ/ 749 cán bộ, nhân viên y tế (3,1%); số nữ hộ sinh là 79 người (10,5%).29

Về tỷ lệ người DTTSRIN được sử dụng thẻ BHYT: Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản tăng do được BHYT chi trả. Từ năm 2017 đến nay, nhà nước đã cấp khoảng 9.410.202 thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 6.606 tỷ đồng30. Tỷ lệ người dân tham gia thẻ BHYT khá cao ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, như: Điện Biên (99,2%), Lào Cai (99,6%), Cao Bằng (98%)…người dân đã được sử dụng thẻ BHYT đến các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã đến huyện tỉnh. Mặc dù kết quả cấp thẻ BHYT miễn phí đạt tỷ lệ cao, nhưng số lượng người khám chữa bệnh và chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại tuyến cơ sở đạt thấp, nhất là tại các thôn bản vùng sâu vùng xa. Trên thực tế, vẫn còn một số dân tộc rất ít người chưa sử dụng một cách hiệu quả thẻ bảo hiểm y tế: Tỷ lệ người La Ha sử dụng thẻ BHYT khám chữa bệnh là 23,3%; Pà thẻn là 38,7%; Brâu: 35,6%; Bố Y: 33,7%; Việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế có nhiều trở ngại như do giao thông đi lại khó khăn, phần lớn người dân không biết chữ và không có thói quen đi khám chữa bệnh ở cơ sở y tế. Do vậy, những chính sách ưu đãi của Nhà nước cho đến nay vẫn chưa được người nghèo dân tộc thiểu số khai thác có hiệu quả. Phần lớn kinh phí khám chữa bệnh BHYT tuyến y tế cơ sở vùng DT&MN không sử dụng hết phải điều tiết cho các vùng phát triển, nơi có điều kiện khám chữa bệnh tốt hơn vùng DTTS &MN.

3. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc đối với việc nâng cao chất lượng dân số các dân tộc thiểu số rất ít người

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ, do nhiều cơ quan Nhà nước ban hành đề cập tới các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh và quốc phòng với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao dân trí, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Bên cạnh các văn bản về công tác dân tộc như Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 ban hành chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu 29Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015;30Báo cáo tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người dân hộ nghèo vùng ĐBKK của Bộ Y tế;

21

Page 22: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Các chính sách liên quan đến việc bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người do các Bộ ngành ban hành dần được kiện toàn, trong đó nổi bật là các nhóm chính sách về giáo dục, y tế, dân số, bảo tồn và phát triển văn hóa, đầu tư phát triển bền vững. Cụ thể:

3.1. Nhóm chính sách về giáo dục và đào tạo,

- Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006: Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học,cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.

- Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.Đối tượng thụ hưởng của Đề án này là các cơ sở giáo dục có trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao trên địa bàn 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum. Còn lại 7 dân tộc: La Ha, La Hủ, Phù Lá, Lự, Lô Lô, Pà Thẻn, Chứt không được hưởng chính sách theo quy định tại đề án. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người;đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường tiểu học tại thôn bản có học sinh dân tộc rất ít người; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người. Tuy nhiên, thời gian thực hiện Đề án chỉ đến năm 2015.

- Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020";

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

- Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH, ngày 30/3/2016, hướng dẫn thực thiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

- Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

22

Page 23: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Việc triển khai các chương trình, đề án nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho vùng dân tôc miền núi như: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025; Xóa mù chữ đến năm 2020; thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã, thôn bản ĐBKK; Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015... đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cơ bản xóa được tình trạng mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học trong độ tuổi. Năm học 2017-2018, tỷ lệ học sinh DTTSRIN hoàn thành chương trình tiểu học đạt 95%. Các loại hình trường nội trú, bán trú phát triển trên phạm vi cả nước với 314 trường DTNT, 1013 trường DTBT. Đến nay, đã có 50/54 dân tộc có người học từ trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Hàng năm có hàng chục nghìn người tham gia các lớp xóa mù chữ, đặc biệt là các chị em phụ nữ tại vùng sâu vùng xa.Tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15-35 và độ tuổi 15-60 của đồng bào DTTSRIN có nhiều chuyển biến tích cực. Việc thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc 16 DTTSRIN học tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, THCS, THPT, trường PTDTBT, trường PTDTNT, tùy từng đối tượng, được hưởng chính sách hỗ trợ về học tập hàng tháng từ 30% đến 100% mức lương cơ sở/người/tháng. Tính đến thời điểm năm 2018, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người là 126,4 tỷ đồng.31

Tuy nhiên, tình trạng bỏ học giữa chừng của học sinh DTTSRIN trong độ tuổi đến trường vẫn còn diễn ra, nhiều học sinh học hết tiểu học đọc chưa rõ tiếng phổ thông. Số lượng và tỷ lệ người DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 21.157 người, chiếm 55,3% (trong tổng số 38.226 người DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên), tương đương với hơn 40%người DTTSRIN từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết chữ phổ thông.Số lượng và tỷ lệ nam DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 12.945 người, chiếm 66,7% (trong tổng số 19.382 nam DTTSRIN từ 15 tuổi trở lên).Số lượng và tỷ lệ nữ DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông là

31Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

23

Page 24: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

8.212 người, chiếm 43,5% (trong tổng số 18.844 nữ DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên).Một bộ phận DTTSRIN mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao:

- Số lượng và tỷ lệ người DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 16.936 người, chiếm 44,3% (trong tổng số 38.226 người DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên).

- Số lượng và tỷ lệ nam DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 6.383 người, chiếm 32,9% (trong tổng số 19.382 nam DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên).

- Số lượng và tỷ lệ nữ DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 10.553 người, chiếm 56% (trong tổng số 18.844 nữ DTTS RIN từ 15 tuổi trở lên).32

Một số DTTSRIN có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên chưa biết đọc, biết viết chữ phổ thông cao như: Dân tộc La Hủ 65,6%; Lự 57,2%; Mảng 56,2%; Brâu 51,8%, Cờ Lao 50,2%33(Phụ lục số 06).

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên làở một số địa phương, công tác XMC chưa được các cấp chính quyền, ngành giáo dục thực sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên sau khi đã đạt chuẩn PCGD, XMC; nhận thức của người dân về công tác XMC còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc biết chữ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển chung của cộng đồng. Công tác tuyên truyền về PCGD, XMC chưa hiệu quả; công tác điều tra chưa được coi trọng, số liệu báo cáo không cập nhật và sai thực tế, ảnh hưởng đến việc xây dựng, ban hành các quyết sách phù hợp; một bộ phận giáo viên dạy XMC ở vùng đồng bào DTTSRIN không biết tiếng dân tộc, không am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của người dân nên khó khăn trong việc giao tiếp, dạy học;các khu vực miền núi có địa hình phức tạp, dân cư sống phân tán, gây khó khăn cho việc điều tra số người mù chữ và huy động các đối tượng mù chữ đi học XMC; cách thức tổ chức học, phương pháp dạy XMC và nội dung học tập chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm lý, văn hóa của người DTTSRIN.

Đối với các DTTSRIN hiện nay đang có nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế - xã hội nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả XMC và chống tái mù chữ cho đồng bào. Đặc biệt đây là rào cản rất lớn đối với phụ nữ các dân tộc rất ít người trong phát triển bền vững, khi những tộc người này đang trở nên tụt hậu ở phía sau khá xa so với các tộc người khác trong vùng. Khả năng tiếp cận và hưởng thụ các thành quả phát triển gắn với tiêu chí về các quyền cơ bản của con 32Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

33Kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 201524

Page 25: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

người bị hạn chế.Cùng với trình độ năng lực hạn chế sẽ dẫn tới khả năng tự bảo vệquyền công dân của cá nhân được luật pháp thừa nhận cũng bị giới hạn, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTSRIN.34

3.2. Nhóm chính sách về y tế, dân số:

- Quyết định 2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2014 về việc phê duyệt chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020

- Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ về Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số và Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/4/2016 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Nghị định 39/2015/ND-CP của Chính phủ.

Đối tượng là những Phụ nữ người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con đúng chính sách dân số trên phạm vi toàn quốc; Định mức hỗ trợ: Hai triệu đồng/người; Thời điểm hỗ trợ: tính từ tháng đầu sau khi sinh con thuộc đối tượng được hỗ trợ. Năm 2017, tổng số đối tượng và nhu cầu kinh phí để hỗ trợ cho đối tượng được hưởng chính sách là 27.604 người với kinh phí tương ứng là 55,328 tỷ đồng.35

- Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

Về đội ngũ cô đỡ thôn bản: Đến nay đã có 2.715 cô đỡ thôn bản hiện đang hoạt động tại 8.165 thôn bản khó khăn cần có cô đỡ thôn bản (chiếm hơn 33%). Việc triển khai Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính khiến cho phụ nữ người DTTSRIN không thể tiếp cận được tới các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh.

Thông qua các chính sách trên, cùng với nỗ lực của địa phương, đồng bào dân tộc thiếu số rất ít người ngày càng có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng. Nhiều xã đã đạt chuẩn về y tế, có bác sỹ. Công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được thực hiện đều khắp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được kiểm soát, đẩy lùi như bệnh sốt rét, bạch hầu, uốn ván. Đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định. Tỷ số tử vong mẹ đã giảm hơn 3 lần từ 233/100.000 trẻ đẻ

34 Báo cáo Đánh giá các chương trình chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN; một số kiến nghị trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 của Thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc hội.35Báo cáo về việc tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với đồng bào DTTS, người dân thuộc hộ nghèo vùng ĐBKK của Bộ Y tế.

25

Page 26: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 trẻ đẻ sống năm 2009 và tiếp tục giảm xuống còn 58/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015. Tỷ suất trẻ tử vong dưới 1 tuổi giảm 3 lần từ 44,4%0 năm 1990 xuống còn 14,5%0 năm 2016. Tỷ suất trẻ tử vong dưới 5 tuổi giảm hơn 2 lần từ 58%0 năm 1990 xuống còn 21,8%0 năm 2016. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm đều từ gần 50% năm 1990 xuống còn 33,8% năm 2000 và tiếp tục giảm còn 17,5% năm 2010, 13,8% năm 2016.36

Mặc dù vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người còn một số hạn chế bất cập:

- Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc là một nhu cầu rất lớn;

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế thiếu và chưa đồng bộ; chất lượng đôi ngũ cán bộ y bác sỹ và cơ sở vật chất y tế ở vùng DTTS&MN còn thiếu và yếu.Số cán bộ có trình độ chuyên sâu thiếu trầm trọng, nhất là cán bộ người địa phương. Cơ hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng của DTTSRIN ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Đến tháng 7/2018 mới có 9.821 trạm y tế xã (trên 80%)37 đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT. Trong tổng số 26.557 nhân viên y tế trạm y tế xã thì có 12,3% là bác sỹ, số còn lại là y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh. Tỷ lệ đồng bào DTTSRIN sử dụng thẻ BHYT tham gia khám chữa bệnh chỉ hơn 30%. Tỷ lệ phụ nữ DTTSRIN khám thai tại trạm y tế mới đạt hơn 70%, phụ nữ sinh con tại nhà chiếm hơn 60%, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em còn hơn 30%. Tỷ lệ mắc và tử vong do nhiễm HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng…

-Trong điều kiện địa bàn vùng dân tộc miền núi rộng, đi lại khó khăn, với mức hỗ trợ 0,025 so với mức lương tối thiểu chung/người/tháng cho cộng tác viên dân số chưa đủ để động viên, khuyến khích cộng tác viên dân số gắn bó với nghề, nhiều cộng tác viên bỏ việc, ảnh hưởng đến công tác thu thập thông tin, báo cáo.

3.3. Nhóm chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa:

- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “ Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc Việt Nam đến năm 2020”. Thông qua chính sách Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Việt

36Báo cáo về việc tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với đồng bào DTTS, người dân thuộc hộ nghèo vùng ĐBKK của Bộ Y tế37 Báo cáo tại Hội thảo quốc gia thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021- 2030

26

Page 27: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Nam đến năm 2020 hay cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn...văn hóa dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Thiết chế văn hóa cơ sở nhiều nơi được củng cố gắn liền với phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới. Từ năm 2016 đến nay, đã chuyển phát 18 loại ấn phẩm báo chí, tạp chí với số lượng 51,2 triệu tờ; kênh VTV5 (Đài truyền hình Việt Nam) sản xuất và phát sóng hết các ngày trong tuần với 22 thứ tiếng DTTS; xuất bản gần 100 đầu sách với khoảng 250.000 bản phục vụ đồng bào DTTS; có hơn 16.000 điểm giao dịch bưu chính viễn thông. Mạng lưới điện thoại di động, thông tin, phát thanh truyền hình đã phủ rộng khắp giúp người dân tiếp cận dược nhiều hơn đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước góp phần quan trọng trong mở mang dân trí.

Mặc dù nhóm chính sách này đang được quan tâm, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: bản sắc văn hóa của các DTTTSRIN bị mai một nhanh chóng. Tỷ lệ người không còn mặc trang phục dân tộc mình, không biết nói tiếng của dân tộc mình ngày càng nhiều.Nhiều tổ chức quản lý làng, bản truyền thống gắn với các cộng đồng không gian văn hóa bị phá vỡ. Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng vùng dân tộc có những diễn biến mới phức tạp.

- Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “ Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 -2025”

Phạm vi thực hiện của Đề án: Vùng dân tộc thiểu số, chú trọng khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Nội dung thực hiện Đề án chủ yếu các hoạt động về truyền thông và xây dựng mô hình thí điểm tại một số địa phương nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng để thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Từ năm 2016 đến nay, ngân sách trung ương bố trí kinh phí để triển khai thực hiện mô hình điểm tại 22 tỉnh38 là 15 tỷ.

3.4. Nhóm chính sách đầu tư phát triển bền vững

- Đề án phát triển kinh tế xã hội đối với 4 dân tộc ít người: Cống, Mảng, La hủ, Cờ Lao theo Quyết định 1672/QĐ – TTg ngày 26/11/2011 của Thủ tướng Chinh phủ.

Đề án nhằm hỗ trợ cho 4 dân tộc ít người tại địa bàn 88 thôn, bản trên 27 xã thuộc 9 huyện của các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên và Hà Giang. Nội dung hỗ trợ tập trung vào vấn đề: Quy hoạch, tạo mặt bằng để di chuyển, sắp xếp, ổn 38Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Phước, Đắk Lắk.

27

Page 28: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

định dân cư ở các địa bàn đặc biệt khó khăn về giao thông, thiếu nguồn nước, thường xuyên xảy ra thiên tai, sạt lở, lũ ống, lũ quét; Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, xây mới các công trình đường giao thông, điện, trường, trạm, công trình nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng thôn, bản; Hỗ trợ hộ nghèo lương thực ăn khi thiếu đói, mắc điện sinh hoạt, làm nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; Hỗ trợ về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng... Tuy nhiên, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được mới chỉ dừng lại ở 4 chỉ tiêu như: Cấp cơ số thuốc cho thôn bản; Hỗ trợ dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh; Trợ cấp cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh; Hỗ trợ cho người nhà bệnh nhân đưa bệnh nhân đi bệnh viện ở tuyến trên (nội trú); Hỗ trợ 1 lần cho nhân viên y tế thôn bản.

Từ năm 2013- 2018 NSNN đã bố trí 419.133,2 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 253.602 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 165.532 triệu đồng. Các địa phương đã triển khai đẩu tư các công trình hạ tầng chủ yếu tập trung vào công trình điện, đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình thủy lợi,đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đồng bào vùng dân tộc, đặc biệt là các công trình giao thông nông thôn đã giúp đồng bào đi lại thuận tiện trong 4 mùa. Tăng cường kết nối giao thương với tỉnh lộ,thúc đẩy phát triển sản xuất, phát huy khả năng thế mạnh đặc thù của địa phương trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.Triển khai vốn sự nghiệp được phân bổ 165.532 triệu đồng để phát triển sản xuất, các địa phương đã hỗ trợ giống vật tư nông nghiệp cho 7.941 lượt hộ, xây dựng hơn 40 mô hình trình diễn cấp thôn bản, hỗ trợ cấp gạo vào thời điểm thiếu đói giáp hạt cho 1.367 lượt người nghèo; làm nhà vệ sinh chuồng trại cho 2.302 hộ; xóa nhà tạm cho 1.822 hộ…giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, trên cơ sở nội dung đề án thành phần được địa phương phê duyệt các danh mục đầu tư, hỗ trợ do địa phương ưu tiên, sắp xếp thứ tự lựa chọn. Trong bối cảnh các tỉnh miền núi còn khó khăn, hàng năm sử dụng 70% hỗ trợ từ ngân sách trung ương, với nguồn lực đầu tư nhỏ giọt (419.133,2 triệu đồng/1.042.811.000 triệu đồng,đạt 40,1% tổng nguồn kinh phí thực hiện, vì vậy nhiều nội dung của Đề án không đạt được mục tiêu do thiếu nguồn lực. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ y tế thôn bản cho 4 dân tộc ít người, còn lại 12 dân tộc ít người chưa được hưởng chính sách.

- Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 -2025 theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

28

Page 29: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Đối tượng thụ hưởng là các dân tộc thiểu số rất ít người, thuộc phạm vi 194 thôn, bản sinh sống tập trung trên địa bàn93 xã thuộc 37 huyện của 12 tỉnh Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.

Thời gian thực hiện Đề án là 10 năm (2016 - 2025), chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I: 2016 - 2020; giai đoạn II: 2021 - 2025. Với mục tiêu duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các dân tộc thiểu số rất ít người; xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các thôn, bản nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc rất ít người; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nội dung hỗ trợ của đề án: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các thôn, bản phấn đấu theo định hướng tiêu chí nông thôn mới; Hỗ trợ phát triển sản xuất; Hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào; Đào tạo, sử dụng cán bộ và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành về giáo dục và y tế, trong đó ưu tiên cho các dân tộc rất ít người. Nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện theo chương trình chính sách chung như Chương trình 135, Chương trình 167, Nghị Quyết 30a, Chương trình nông thôn mới, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2015...nội dung chủ yếu phát triển hạ tầng làm đường giao thông liên thôn, liên xã, cầu, cống, điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học thôn bản...chiếm phần lớn ngân sách được đầu tư. Đến thời điểm năm 2018, ngân sách Trung ương đã bố trí 146,819 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp cho các địa phương để triển khai thực hiện Đề án39.Tuy nhiên các nội dung hỗ trợ cho con người nhằm nâng cao chất lương dân số các dân tộc rất ít người không được đề cập tại Đề án.

Từ thực trạng đời sống kinh tế- xã hội các dân tộc, kết quả thực hiện chính sách vừa qua cho thấy: để nâng cao chất lượng dân số, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các dân tộc khác và so với mặt bằng chung của cả nước, cần tiếp tục có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các DTTSRIN trong những năm tới. Tập trung giải quyết vấn đề bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho đồng bào, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi cùng các đối tượng yếu thế, cải thiện chất lượng giống nòi; phát triển giáo dục; bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa dân tộc để nâng cao chất lượng dân số.

39Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự toán năm 2018 cho địa phương,

29

Page 30: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

4.1. Ưu điểm, kết quả đạt được

Chính phủ, các bộ ngành đã triển khai tương đối đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật về công tác dân số - KHHGĐ thông qua việc ban hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành để tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, chính sách như: Chương trình mục tiêu Dân số và phát triển, chính sách về chế độ cử tuyển, chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người, chính sách phát triển kinh tế xã hội đối với 16 dân tộc rất ít người, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc, chính sách sinh con đúng chính sách dân số...

Các chính sách của Chính phủ ban hành để tổ chức thực thi quy định của Hiến pháp, Pháp lệnh về dân số vừa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn vùng dân tộc miền núi cả về quy mô, cơ cấu, phân bố dân số phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Việc triển khai nhóm chính sách trên cùng các Chương trình, Dự án trên địa bàn vùng dân tộc miền núi đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc rất ít người:

- Góp phần sắp xếp ổn định dân cư, nhất là ở khu vực biên giới Việt- Trung, Việt – Lào; củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, niềm tin vững chắc với Đảng, Nhà nước; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia.

- Hạ tầng cơ sở được đầu tư đến các thôn bản đã góp phần giải quyết các khó khăn cho người dân về giao thông, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt; là động lực quan trọng để các dân tộc thiểu số rất ít người có thể giao lưu, hội nhập với bên ngoài, phát huy nội lực bên trong, là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng.

- Góp phần phát triển sản xuất: những tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân tiếp cận và áp dụng ngày càng nhiều. Sắp xếp lại cơ cấu cây trồng vật nuôi khai hoang tăng vụ, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, tăng trưởng ổn định hàng năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo gần bằng mức chung của vùng 3 - 4%/năm, chất lượng giảm nghèo hướng tới sự bền vững, đời sống người dân được cải thiện;

- Góp phần nâng cao dân trí: trình độ dân trí được nâng cao, cải thiện tập quán đời sống lạc hậu, giảm tệ nạn xã hội, bảo tồn và từng bước phát huy các

30

Page 31: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

giá trị văn hóa truyền thống. Đào tạo cán bộ là con em đồng bào các dân tộc rất ít người có đủ năng lực, trình độ tham gia quản lý, chỉ đạo bản, xã ngày càng phát triển.

4.2. Tồn tại, hạn chế

Qua các chính sách hiện hành liên quan tới dân tộc thiểu số rất ít người cho thấy: Công tác xây dựng, ban hành chính sách được bao phủ khá toàn diện trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, đầu tư cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên, việc ban hành các chính sách trên được thể hiện dưới các hình thức đề án, dự án lồng ghép với các nội dung khác, nguồn lực phân tán, bố trí không đủ vốn, do nhiều cơ quan, bộ ngành thực hiện. Trên thực tế, hiện nay chưa có chính sách đặc thù bố trí nguồn lực riêng cho công tác dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người.

Trong công tác triển khai thực hiện: một số thủ tục để thực hiện chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên còn phức tạp dẫn đến nhiều chế độ chi trả chậm, không kịp thời; danh mục đầu tư còn dài trải, chưa tập trung vào trọng điểm cần hỗ trợ nên nhiều khả năng không hoàn thành mục tiêu khi đề án kết thúc vào năm 2020 (Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc: Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao), chất lượng dân số các DTTSRIN thấp.

Trong công tác quản lý chỉ đạo: hệ thống thông tin, số liệu về công tác dân số các dân tộc rất ít người chưa được thiết lập và xử lý riêng, chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý và đánh giá chất lượng dân số câc dân tộc rất ít người cũng như hiệu quả của việc thực hiện các chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi.

4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Địa bàn cư trú của các DTTSRIN chủ yếu là các tỉnh vùng cao, biên giới, địa bàn rộng, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; khí hậu khắc nghiệt, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố không đều là trở ngại, khó khăn cho việc triển khai chính sách.

Sản xuất chậm phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán của đồng bào còn lạc hậu, chậm được đổi mới, trình độ dân trí không đều là một trong những rào cản để nâng cao chất lượng dân số của DTTSRIN.

Nguyên nhân chủ quan:

Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác dân số - KHHGĐ, vẫn còn tư tưởng chủ quan, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo nên hiệu quả đạt được chưa cao, thiếu tính bền vững.

31

Page 32: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số vẫn còn nặng về kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng các mặt cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và tác động qua lại với phát triển.

Nguồn lực đầu tư cho DS-KHHGĐ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.

Tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam hơn nữ vẫn còn khá phổ biến.

4.4. Những vấn đề đặt ra trong công tác dân số - KHHGĐ đối với DTTSRIN hiện nay

Công tác chăm sóc sức khỏe cho các dân tộc rất ít người chưa được quan tâm đúng mức:

- Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng;

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thế lực của người DTTS, đặc biệt nhóm DTRIN chậm được cải thiện; Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với các dân tộc khác

- Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người.

- Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập.

- Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của các DTTS RIN còn nhiều hạn chế.

- Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình.

- Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức.

- Nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia đình còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.

32

Page 33: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

PHẦN III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DTTSRIN

I. QUAN ĐIỂMVÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc rất ít người là một yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài ở nước ta, là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, bao trùm của đất nước, là phương thức để mỗi người, mỗi gia đình dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng cuộc sống, tiến tới bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc.

- Quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Đề án tập trung nỗ lực vào việc hạ thấp mức sinh và mức chết trẻ em, nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi.

- Giải pháp cơ bản của Đề án là đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, các mô hình tuyên truyền, giáo dục về dân số và hoạt động dịch vụ dân số thích hợp với đồng bào DTTS rất ít người.Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đồng bào chuyển đổi hành vi nhằm kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số.

- Đầu tư để bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người là đầu tư cho phát triển bao trùm, bền vững, mang tính nhân văn sâu sắc; đồng thời, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao và lâu dài trên các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng.Nhà nước đầu tư thích đáng từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án và tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ của cộng đồng, của quốc tế.

- Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tổ chức thực hiện Đề ánmột cách sáng tạo, thích hợp và hiệu quả.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng, nhằm đạt được mức sinh thay thế, giảm mạnh tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em,giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, nâng cao

33

Page 34: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc.

2.2. Mục tiêu cụ thể

* Mục tiêu đến năm 2025:

1. Về truyền thông: ít nhất 70% cộng tác viên dân số, Y tế thôn bản, cán bộ dân số ở trạm y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng các DTTSRIN được cung cấp thông tin, kiến thức về dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em.

2. Về tiếp cận dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản:- Giảm bình quân từ 2-3%/năm số cặp tảo tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

- 35% thanh niên được tư vấn tiền hôn nhân; 35% được khám sức khỏe tiền hôn nhânnhằm phát hiện các bệnh về truyền nhiễm, HIV;

- Giảm 50% thai phụ sinh con tại nhà và tỷ suất chết mẹ, trẻ sơ sinh, khám quản lý thai nghén được chăn sóc y tế; Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống giảm 25%0;

- Khám và quản lý thai nghén được chăm sóc y tế;

- Tối thiểu có 35% thai phụ được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất;

3. Về dinh dưỡng: Giảm tỷ lệsuy dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai, giảm bình quân từ 1,5-2%/năm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (nhẹ cân và thấp còi); giảm từ 2- 4% tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi;

4. Về giáo dục: Nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở nhóm tuổi mẫu giáo; Nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 95%; có 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kết quả biết chữ.

* Mục tiêu đến năm 2030:

1. Về truyền thông: ít nhất 100% cộng tác viên dân số, Y tế thôn bản, cán bộ dân số ở trạm y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng các DTTSRIN được cung cấp thông tin, kiến thức về dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em.

2. Về tiếp cận dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản:- Giảm bình quân từ 3-5%/năm số cặp tảo tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

34

Page 35: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- 55% thanh niên được tư vấn tiền hôn nhân; 55% được khám sức khỏe tiền hôn nhânnhằm phát hiện các bệnh về truyền nhiễm, HIV;

- Phấn đấu giảm không còn thai phụ sinh con tại nhà và tỷ suất chết mẹ, trẻ sơ sinh, khám quản lý thai nghén được chăn sóc y tế; Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống giảm 25%0;

- Khám và quản lý thai nghén được chăm sóc y tế;

- Tối thiểu có 70% thai phụ được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 65% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất;

3. Về dinh dưỡng: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai, giảm bình quân từ 1-1,5%/năm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (nhẹ cân và thấp còi); giảm từ 4-5% tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi;

4. Về giáo dục: Nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở nhóm tuổi mẫu giáo; Nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 99%; có 95% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kết quả biết chữ.

II. ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng:Đồng bào dân tộc thiểu sốrất ít người và dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Phạm vi thực hiện: Vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi toàn quốc trong đó chú trọng địa bàn 13 tỉnh có dân tộc thiểu số rất ít người cư trú: Cao Bằng, Hà Giang,Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum.

3. Thời gian: 10 năm, từ năm 2020 đến năm 2030. Gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 2020 – 2025;

Giai đoạn 2: 2026 – 2030;

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người;

- Nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ KHHGĐ và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số;

35

Page 36: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở các nhóm tuổi mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi;

- Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTSRIN;

- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- Xây dựng mô hình thí điểm nâng cao chất lượng dân số ở một số dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người;

2. Các nhóm giải pháp

2.1. Nhóm giải pháp can thiệp

2.1.1 Nhóm giải pháp về truyền thông

a) Nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về Dân số-KHHGĐ/chăm sóc sức khỏe sinh sản, người cao tuổi.

Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về về Dân số-KHHGĐ/ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trẻ em, người cao tuổi trong cộng đồng; hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao tầm vóc thể lực của đồng bào DTTSRIN, bảo vệ và phát triển giống nòi;

b) Xây dựng các sản phẩm truyền thông

Xây dựng và phát hành các sản phẩm truyền thông (tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, video, phim, biển bảng…); các chuyên trang, chuyên mục về KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số DTTSRIN trên các phương tiện truyền thông đại chúng;

+ Sản xuất, biên tập, phát hành, phát sóng các ấn phẩm dân số phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người;

+ Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, phổ biến kinh nghiệm kế hoạch hóa dân số và các kiến thức khoa học về dân số;

+ Hỗ trợ thực hiện sáng tác, biên tập, in, phát hành sách đến địa bàn các xã có hộ đồng bào dân tộc ít người sinh sống;

+ Hỗ trợ duy trì hoạt động phục vụ người đọc tại các điểm lưu trữ sách và chí phí phục vụ công tác phổ biến, quảng bá sách;

+ Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động ngoài trời;

+ Xây dựng các bảng khẩu hiệu, tuyên truyền, cổ động về thông tin chính sách của Đảng, Nhà nước tại các điểm giao thương, đông dân cư tại cộng đồng;

36

Page 37: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động thông qua các kênh truyền thông thích hợp ở TW và địa phương.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về sức khoẻ sinh sản cho VTN, TN tại địa bàn thuộc phạm vi của Đề án.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sân khấu hóa, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền về công tác dân số - KHHGĐ trong đồng bào DTTSRIN.

c)Nâng cao năng lực mạng lưới cộng tác viên, tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng DTTSRIN

+ Tăng cường mạng lưới cộng tác viên có khả năng truyền thông bằng tiếng dân tộc tại thôn bản; Xây dựng câu lạc bộ tư vấn tiền hôn nhân tại các trường học, cộng đồng; Tiếp tục củng cố, phát triển mạng lưới dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng.

+ Cung cấpmạng lưới thông tin chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tư vấn về tuổi kết hôn, sức khỏe sinh sản, hôn nhân cận huyết, các phong tục tập quán lạc hậu không còn phù hợp cho vị thành niên, thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn;

+ Cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản,phòng tránh các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật do tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

+ Đào tạo, bồi dưỡng,tăng cường tập huấn kiến thức, kỹ năng (đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các cấp; các khóa tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế tại trạm y tế xã, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản...) cho cán bộ cơ sở có đủ năng lực tư vấn cho vị thành niên, thanh niên trước khi kết hôn và gia đình phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý từng lứa tuổi:

+ Xây dựng chương trình, hoàn thiện tài liệu về tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ/CSSKSS đối với nhóm DTTSRIN;

+ Đảm bảo nhân viên y tế được đào tạo,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng thực hiện siêu âm phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi, có khả năng thực hiện các xét nghiệm thường quy về sàng lọc trước sinh;

+ Khám sức khỏe, tư vấn cho thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, phụ nữ mang thai phòng tránh các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật;

+ Tổ chức tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các nhóm cộng đồng, dân tộc;

+ Tổ chức đánh giá, khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ về thực trạng chất lượng dân số các DTTSRIN;

37

Page 38: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Khái toán vốn: 316.990.000.000 đồng (Ba trăm mười sáu tỷ, chín trăm chín mươi triệu đồng)

2. 1. 2. Nhóm giải pháp chuyên môn

a) Sàng lọc trước sinh, sau sinhĐảm bảo hỗ trợ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị đối với bà mẹ mang thai

được tầm soát 04 loại bệnh tật (Down, Edward, Patan, Thalassamia) có tỷ lệ mắc bệnh cao trước sinh và 05 loại bệnh tật bẩm sinh (thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận, tim bẩm sinh, loạn dưỡng cơ…) có tỷ lệ mắc bệnh cao được tầm soát sơ sinh.

+ Đối tượng: Bao gồm các thai phụ và trẻ sơ sinh

+ Nội dung hỗ trợ:

- Phụ nữ đẻ được khám thai miễn phí ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén và được tiêm vacxin phòng uốn ván đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế.

- Hỗ trợ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị cho bà mẹ mang thai sau khi chẩn đoán thai nhi mắc 01 trong 04 loại bệnh tật (Down, Edward, Patan, Thalassamia);

- Phụ nữ khi sinh con tại trạm y tế xã, hoặc tại nhà hoặc ở nơi khác được cán bộ nhân viên y tế đỡ đẻ;

- Hỗ trợ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị cho trẻ sơ sinh sau khi chẩn đoán trẻ mắc 01 trong 05 loại bệnh tật(thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận, tim bẩm sinh, loạn dưỡng cơ…)

b) Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng

+ Đối tượng: Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi ở các trường mẫu giáo, hộ gia đình có trẻ em suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi; chiều cao/tuổi), người cao tuổi.

+ Nội dung hỗ trợ:

* Bà mẹ mang thai: + Tổ chức các hoạt động tư vấn và dinh dưỡng bao gồm: chế độ dinh

dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, kiến thức về việc bổ sung viên sắt/viên đa vi chất phòng chống thiếu máu thiếu sắt trong quá trình theo dõi thai nghén.

+ Hỗ trợ chăm sóc, cung cấp bổ sung dinh dưỡng tại hộ gia đình cho bà mẹ trước, trong và sau sinh: các vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, canxi …và khoáng chất với tỷ lệ thích hợp nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, đảm bảo sự

38

Page 39: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

phát triển của tốt hơn của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, nâng cao chất lượng duy trì giống nòi. Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu;

* Trẻ em dưới 5 tuổi

+ Hỗ trợ uống miễn phí Vitamin A 2 lần/năm đối với trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi;

+ Hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin A (trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm cấp đường hô hấp) được điều trị trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tuyến tỉnh, huyện, xãgóp phần phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, nâng cao tầm vóc;

+ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt đối với trẻ < 2 tuổi đi kèm theo tư vấn giúp trẻ tăng trưởng bình thường;

+ Hỗ trợ hộ gia đình khám sức khỏe miễn phí 2 lần/trẻ/năm học;

+ Hỗ trợ đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ tại các cơ sở giáo dục công lập;

c) Hỗ trợ về giáo dục

Hỗ trợ tổ chức các lớp học xóa mù chữ phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào DTTSRIN;

+ Đối tượng: người DTTSRIN trong độ tuổi từ 15-60;+ Nội dung: - Tăng cường giáo viên chuyên trách và lớp xóa mù chữ cho các xã, thôn

bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;- Hỗ trợ xây dựng chương trình, tài liệu học tập phù hợp với các nhóm đối

tượng;Khái toán vốn: 304.425.000.000 ( Ba trăm linh bốn tỷ, bốn trăm hai

mươi lăm triệu đồng)

d) Hoạt động7: xây dựng mô hình thí điểm nâng cao chất lượng dân số ở một số dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

- Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở thể thao trong các trường học và thôn xóm, khuyến khích phát triển dụng cụ thể thao cho cộng đồng;

- Xây dựng mô hình lan tỏa về thực hiện chính sách dân số, “kết bạn phương xa” để tránh hôn nhân cận huyết; hỗ trợ làm xét nghiệm phát hiện người có ghen bệnh và bị bệnh tan máu bẩm sinh;

- Xây dựng mô hình giáo dục cộng đồng trang bị kiến thức y tế, sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ, giáo dục kỹ năng, kiến thức cơ bản cho người yếu

39

Page 40: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

thế của các DTTSRIN, mô hình bảo tồn/lưu giữ văn hóa truyền thống (CLB dân ca, dân vũ, làng nghề truyền thống…)

Khái toán vốn: 158.750.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tám tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng)

2. 1. 3. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực- Nguồn lực riêng từ ngân sách nhà nước thực hiện Đề án.

- Nguồn lực địa phương tự cân đối.

- Nguồn lực lồng ghép từ các chương trình, chính sách khác trên địa bàn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư và liên kết trong việc triển khai các hoạt động có liên quan của Đề án.

- Đầy mạnh sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học về thể chất, chăm sóc sức khỏe con người

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế - xã hội và nguồn lực hợp pháp khác.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Vốn thực hiện chính sách

- Tổng kinh phí dự kiến là: 800.703.000.000 đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 730.165.000.000 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương cân đối: 30.000.000.000 triệu đồng.

+ Vốn khác: 40.538.000.000 triệu đồng.

+ Kinh phí quản lý: 2% tổng kinh phí thực hiện Đề án.

2. Cơ chế thực hiện

Đối tượng thuộc phạm vi Đề án này được hưởng cơ chế đặc thù.

40

Page 41: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ

HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ của các Bộ, ngành trung ương:

1.1. Ủy ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự án thành phần cho từng năm và cả giai đoạn thực hiện Đề án.

- Chủ trì tổng hợp nhu cầu vốn hàng năm của các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ hằng năm, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Thực hiện sơ kết Đề án 3 năm một lần; tổng kết theo giai đoạn 5 năm một lần.

1.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch ngân sách hằng năm; hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn các chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để thực hiện Đề án.

41

Page 42: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

1.3. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm cho các tỉnh có Đề án.

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

1.4. Các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tham gia thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Phối hợp với Ủy ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

2. Ủy ban nhân dân 13 tỉnh: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các huyện, xã triển khai thực hiện các Dự án thành phần; lồng ghép các nguồn kinh phí thuộc các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện; huy động các tổ chức, cá nhân và đồng bào các dân tộc: La Ha, Phù Lá, Bố Y, Lự, Pà Thẻn, Lô Lô, Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Chứt Brâu, Rơ Măm tham gia tích cực vào việc thực hiện Đề án;

- Định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc kết quả thực hiện Dự án tại địa phương để Ủy ban Dân tộc tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành;

- Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính: Bộ Văn hóa thể thao & du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo…

II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

Đề án được triển khai thực hiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động tới chất lượng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người bởi hiệu quả đem lại được thể hiện trên các khía cạnh:

1. Hiệu quả xã hội

- Những hoạt động can thiệp theo cách tiếp cận vòng đời liên quan chất lượng dân số các DTTSRIN sẽ góp phần trực tiếp nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của cộng đồng các DTTSRIN đối với nghĩa vụ và trách nhiệm phát triển giống nòi, sinh con, nuôi dưỡng, giáo dục và đào tạo những công dân

42

Page 43: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

cường tráng về thể chất, thông minh về trí tuệ, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh thần.

- Các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ tạo điều kiện cho thành niên, vị thành niên có kiến thức, kỹ năng sống, tự bảo vệ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho bản thân, đảm bảo sức khoẻ để tham gia lao động. Góp phần quan trọng nâng cao nhận thức cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn để tự phòng tránh, tự kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn phát hiện các nguy cơ góp phần giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị khuyết tật, dị tật giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

- Các hoạt động sàng lọc phát hiện, chẩn đoán bệnh trước sinh và sơ sinh sẽ trực tiếp làm giảm số lượng sơ sinh có dị tật dị dạng, giảm số lượng trẻ kém phát triển về trí tuệ và thể lực do hậu quả của các bệnh rối loạn chuyển hoá, di truyền, qua đó giảm thiểu số người tàn tật, giảm gánh nặng về chi phí và xã hội để chăm sóc người tàn tật.

- Loại bỏ nguy cơ mất thành phần một số dân tộc thiểu số rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nguy cơ đồng bào bị lôi kéo theo các tổ chức tôn giáo trái pháp luật.

- Nâng cao mặt bằng dân trí, xóa bỏ tập quán hủ tục lạc hậu, giảm tệ nạn xã hội, bảo tồn và từng bước phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

- Tăng cường vị thế của các dân tộc thiểu số rất ít người, góp phần củng cố củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc.

2. Hiệu quả kinh tếViệc đầu tư, hỗ trợ nâng cao chất lượng dân số các DTTSRIN, trong đó

tập trung ưu tiên đầu tư các mô hình điểm của một số dân tộc có nguy cơ suy giảm sẽ tăng cường sức khỏe, SKSS/KHHGĐ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, tạo điều kiện đưa đồng bào các DTTSRIN thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tạo cơ hội cho các dân tộc thiểu số rất ít người có điều kiện phát triển, thu hẹp khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trong vùng và trong cả nước.

3. Hiệu quả về an ninh, quốc phòng và môi trường

- Góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm vùng biên, các hoạt động hòng gây chia rẽ, phá hoại.

- Góp phần giữ vững an ninh, bảo vệ vùng biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng và củng cố mối quan hệ đoàn kết anh em với nước bạn;

43

Page 44: 1. Dân số và điều kiện tự nhiêndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewTỷ lệ thiếu máu cao ở nhóm trẻ dưới 6 tháng cũng phản

- Góp phần bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực đầu nguồn, lưu vực của các sông lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô,...), bảo vệ các công trình thủy điện quốc gia.

***

Cùng với tính hiệu quả xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường của Đề án, Đề án còn có ý nghĩa là thể hiện tính nhân văn và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam./.

44