14
[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 98 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ Irène Salenson – Cơ quan Phát triển Pháp AFD Báo cáo này nhắc đến những khía cạnh lớn trong phát triển đô thị hiện nay và trong tương lai, từ đó đề cập tới những thách thức lớn trong phát triển đô thị tương lai, đây là những yếu tố cần phải tính đến ngay từ đầu khi bắt đầu triển khai các kế hoạch quy hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ. Trong phần đầu, chúng tôi sẽ nhắc đến lịch sử phát triển đô thị và sự phân bổ các đô thị trên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác nhau của khái niệm «đô thị» và các mô hình đô thị khác nhau. Trong phần này, chúng tôi cũng tập trung vào các cơ hội cũng như rủi ro có thể có liên quan tới sự phát triển đô thị, vốn vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển đô thị của tương lai. Phần hai của báo cáo sẽ tập trung vào một số điều kiện quan trọng cần tính đến trong việc xây dựng một chiến lược lãnh thổ và các mục đích của quy hoạch đô thị, các nội dung này sẽ được phân tích sâu hơn ở lớp chuyên đề «công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị». Chúng tôi cũng sẽ trình bày sơ qua một vài hướng tiếp cận nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu rất lớn trong phát triển đô thị tương lai. 1.5.1. Tăng trưởng đô thị và thách thức cho tương lai Tăng trưởng đô thị trong tương lai diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển Đầu thế kỷ 21, dân số thế giới đa số tập trung ở các khu vực đô thị. Năm 1990, tỷ lệ dân số đô thị trung bình trên thế giới mới chỉ là 13%. Sự tăng trưởng đô thị ban đầu diễn ra chủ yếu ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD và Mỹ Latin, do tác động của quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của khu vực dịch vụ. Hiện nay, Mỹ Latin là khu vực có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất thế giới, trung bình dân số đô thị chiếm khoảng 75 % tổng dân số các nước thuộc khu vực này (ONU-Habitat, 2013). Châu Á và châu Phi cận Sahara vẫn có tỷ lệ dân nông thôn cao, tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa các nước – tỷ lệ dân đô thị ở Singapore là 100% nhưng ở Việt Nam chỉ đạt 30% vào năm 2014. Vào năm 2050, tỷ lệ dân số đô thị trung bình trên thế giới sẽ là 70%, nhưng tỷ lệ này sẽ lên tới 83% ở các đô thị các nước phía Nam, tăng trưởng đô thị diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 95% tỷ lệ tăng trưởng đô thị). Quá trình đô thị hóa hiện nay diễn ra

1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD98

1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ

Irène Salenson – Cơ quan Phát triển Pháp AFD

Báo cáo này nhắc đến những khía cạnh lớn trong phát triển đô thị hiện nay và trong tương lai, từ đó đề cập tới những thách thức lớn trong phát triển đô thị tương lai, đây là những yếu tố cần phải tính đến ngay từ đầu khi bắt đầu triển khai các kế hoạch quy hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ.

Trong phần đầu, chúng tôi sẽ nhắc đến lịch sử phát triển đô thị và sự phân bổ các đô thị trên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác nhau của khái niệm «đô thị» và các mô hình đô thị khác nhau. Trong phần này, chúng tôi cũng tập trung vào các cơ hội cũng như rủi ro có thể có liên quan tới sự phát triển đô thị, vốn vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển đô thị của tương lai.

Phần hai của báo cáo sẽ tập trung vào một số điều kiện quan trọng cần tính đến trong việc xây dựng một chiến lược lãnh thổ và các mục đích của quy hoạch đô thị, các nội dung này sẽ được phân tích sâu hơn ở lớp chuyên đề «công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị». Chúng tôi cũng sẽ trình bày sơ qua một vài hướng tiếp cận nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu rất lớn trong phát triển đô thị tương lai.

1.5.1. Tăng trưởng đô thị và thách thức cho tương lai

Tăng trưởng đô thị trong tương lai diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển

Đầu thế kỷ 21, dân số thế giới đa số tập trung ở các khu vực đô thị. Năm 1990, tỷ lệ dân số đô thị trung bình trên thế giới mới chỉ là 13%. Sự tăng trưởng đô thị ban đầu diễn ra chủ yếu ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD và Mỹ Latin, do tác động của quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của khu vực dịch vụ. Hiện nay, Mỹ Latin là khu vực có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất thế giới, trung bình dân số đô thị chiếm khoảng 75 % tổng dân số các nước thuộc khu vực này (ONU-Habitat, 2013). Châu Á và châu Phi cận Sahara vẫn có tỷ lệ dân nông thôn cao, tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa các nước – tỷ lệ dân đô thị ở Singapore là 100% nhưng ở Việt Nam chỉ đạt 30% vào năm 2014.

Vào năm 2050, tỷ lệ dân số đô thị trung bình trên thế giới sẽ là 70%, nhưng tỷ lệ này sẽ lên tới 83% ở các đô thị các nước phía Nam, tăng trưởng đô thị diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 95% tỷ lệ tăng trưởng đô thị). Quá trình đô thị hóa hiện nay diễn ra

Page 2: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 99

chủ yếu ở các đô thị phía Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong những thập kỷ tới đây, thách thức lớn đặt ra cho các thành phố phía Nam là làm sao đáp ứng được nhu cầu của người dân đô thị về nhà ở, hạ tầng, dịch vụ, việc làm, v.v.

Tại châu Á (không tính Nhật Bản), tỷ lệ đô thị hóa trung bình mới chỉ là 10% năm 1950, dự báo tỷ lệ này sẽ vượt 50% vào năm 2030. Theo số liệu của Liên hợp quốc (ONU-Habitat, 2005), châu lục này có tỷ lệ tăng trưởng đô thị mạnh nhất thế giới, bên cạnh châu Phi cận Sahara: mức tăng trưởng đô thị trung bình là 1,5 - 3 %/năm cho cả châu lục, trên 3 % đối với Việt Nam, Lào và Campuchia (nhưng ở châu Phi, mức tăng trưởng cao hơn 5 % tại Cộng hòa Mali và Cộng hòa Dân chủ Congo). Tất nhiên các con số này còn nhiều điều có thể gây tranh luận vì còn phụ thuộc vào đơn vị

hành chính lãnh thổ trong thống kê. Theo đó, để đơn giản hóa, có nơi tính gộp luôn cả các xã nông thôn vào trong các không gian được xác định là «không gian đô thị» theo tiêu chí của Liên hợp quốc. Tỷ lệ tăng trưởng đô thị ở các nước OECD thấp hơn (dưới 1,5 %/năm), trong khi đó Nga và các nước Đông Âu ghi nhận xu hướng giảm tăng trưởng đô thị.

Tăng trưởng đô thị là kết quả kết hợp giữa tăng dân số tự nhiên của dân số đô thị và tăng dân số cơ học do hiện tượng di cư từ nông thôn hoặc di cư quốc tế. Ở một số đô thị phía Nam, mức tăng dân số tự nhiên khá cao (các nước đang trong giai đoạn quá độ dân số), thậm chí còn vượt cả mức tăng cơ học do di dân từ nông thôn. Nói cách khác, vì số trẻ em sinh ra ở thành phố đông nên các thành phố mở rộng ra chứ không phải (hoặc

Sự phát triển của đô thị trong 20 năm tới

T l t ng tr ng ô th trung bình

hàng n m (2010-2015)

ô th h n 10 tri u dân

N m 2007

ô th m i n m 2025

Nguồn: ONU-Habitat (2005).

6Bản đồ

Page 3: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD100

không chỉ do) thành phố thu hút người dân từ các vùng nông thôn.

Ngược lại, ở các nước OECD, tỷ suất sinh ở một số nước quá thấp, không đảm bảo mức sinh thay thế. Khi các nước đã có tỷ lệ đô thị hóa rất cao, hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành phố không còn diễn ra ồ ạt (thậm chí còn có xu hướng quay về nông thôn hoặc các vùng vành đai ven các đô thị lớn), thì tỷ lệ đô thị hóa sẽ giảm, thậm chí về mức âm. Như vậy, mặc dù xu hướng chung trên thế giới là hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra đại trà nhưng tốc độ tăng trưởng đô thị đang giảm trên quy mô toàn cầu và sẽ còn tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới đây.

Vả lại, mức tăng trưởng đô thị hiện được ghi nhận chủ yếu ở các thành phố «cấp hai». Người ta đã nhắc nhiều đến các «đại đô thị»: năm 2005, trên thế giới có khoảng 20 thành phố có dân số vượt 10 triệu người, theo dự báo, sẽ có thêm khoảng năm hay sáu thành phố nữa ở châu Phi và châu Á có dân số cao như vậy. Như vậy, có thể dễ dàng thấy các thành phố có dân số đông trên phạm vi thế giới, nhưng thực tế, phần lớn cư dân đô thị hiện nay đang sinh sống ở các thành phố có dân số dưới 500 000 người. Tỷ lệ các đô thị nhỏ sẽ giảm nhẹ (từ 57 % xuống 55 % giai đoạn 1990-2025), nhưng tỷ lệ đô thị có dân số hơn 10 triệu người sẽ đạt trần (tăng từ 7 % lên 10% trong tổng số các đô thị trên thế giới trong cùng thời kỳ).

Nhưng ở Pháp, các «thành phố loại vừa» là các thành phố có dân số từ 20 000-100 000 người, trong khi đó, đô thị loại vừa lại là các thành phố có dân số hơn 1 triệu người. Thực trạng này buộc chúng ta phải đặt câu hỏi đối

với các tiêu chí định nghĩa hiện nay về đô thị, đô thị lớn và siêu đô thị.

Nhiều định nghĩa nhưng các hình thái đô thị lại mang tính phổ quát

Các «đô thị» thường được định nghĩa theo tiêu chí dân số, nhưng ngưỡng dân số lại không đồng nhất giữa các nước: ở Pháp, « đô thị » (thành phố) là các đơn vị hành chính có dân số hơn 2000 người, ở Island, con số này là 300 người, trong khi ở Nhật Bản, ngưỡng dân số để xác định đô thị là 50 000 người (UN-Habitat, 2014).

Ở Pháp, bên cạnh tiêu chí dân số còn có thêm tiêu chí «mật độ»: các công trình xây dựng phải có độ liên tục (khoảng cách giữa các công trình trung bình là dưới 100m). Mới đây, Viện Thống kê quốc gia Pháp INSEE đã đưa thêm tiêu chí «vùng ảnh hưởng» để xác định các «vùng đô thị» (phạm vi tạo việc làm trong vùng, tần suất tương tác giữa nội đô và các vùng ngoại ô, v.v...). [7]

Ở các nước khác, quy chế «thị xã» phải được nhà nước ra quyết định công nhận, theo đó đơn vị hành chính được công nhận quy chế này sẽ có quyền tự chủ lớn hơn (đối với các nước thực hiện chính sách phân cấp, phân quyền quản lý) hoặc sẽ được cấp nhiều phương tiện hoạt động hơn gắn với các cơ quan phi tập trung của nhà nước ở cấp địa phương (huyện, tỉnh, bang). Các yếu tố này tương đối độc lập với tiêu chí số dân: các xã «nhỏ» có thể trở thành «thị xã» (đô thị) nếu Nhà nước thấy cần tăng cường vai trò của xã đó ở một khu vực lãnh thổ nhất định, hoặc nhiều đơn vị hành chính khác có dân số đông hơn lại không được công nhận ngay.

[7] http://www.insee.fr/fr/methodes/default.asp?page=definitions/aire-urbaine.htm(thông tin tham khảo ngày 5/12/2014).

Page 4: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 101

Đối với người dân, các không gian được coi là «đô thị» có những đặc điểm chung, không chỉ liên quan đến ngưỡng dân số: các hoạt động «có quan hệ» diễn ra ở nơi đó (thương mại, học hành, dịch vụ, hoạt động văn hóa),

và «đời sống xã hội» ở nơi đó sẽ thiết lập nên các thiết chế và tổ chức tập thể của nhà nước hay tư nhân. Chẳng hạn, ở Pháp, các thị trấn có 3.000 hay 4.000 dân vẫn có thể tiếp tục bị gọi là «làng» nếu không có nhiều hoạt động

hay dịch vụ, trong khi nếu xét theo tiêu chí chính thức của INSEE, các đơn vị hành chính này được xếp vào diện đô thị (thành phố).

Xét về hình thái, lịch sử đô thị hóa đã chứng kiến sự phát triển của nhiều «mô hình» đô thị. Các mô hình này được giới thiệu dưới dạng  «mô hình» cấu tạo để phục vụ cho phân loại trong phân tích, nhưng nhìn chung, không một đô thị nào có thể được xếp vào một loại «mô hình» hoàn hảo, mỗi mô hình lại có nhiều biến thể khác nhau, thậm chí có sự phối hợp đặc điểm của nhiều loại mô hình.

Các đô thị châu Âu thời Trung Cổ và các đô thị kiểu «médinas» của thế giới Ả rập thường được cấu tạo với phần  lõi là thành. Trong thành thường là nơi dự trữ lương thực thực phẩm, tránh tình trạng cướp bóc hoặc trộm cắp. Phía bên trong thành có đủ các «chức năng đô thị» của các thành phố hiện đại ngày nay: chức năng chỉ huy, có lâu đài, dinh thự lãnh chúa và/hoặc nơi ở của quan quân, chức năng thương mại (chợ búa, cửa hàng cửa hiệu) và dịch vụ chung (trường học, ngân hàng, bệnh viện, nơi thờ cúng). Phía ngoài

Đặc điểm đô thị

La ville médiévaleLa médina arabe

Ngo i thành

La ville industrielle (XIX°)

Trung tâm

Khu nhà vùng ngo i ô

Khu công nhân vùng ngo i ô

Trung tâm kinh t

ô th công nghi p

La ville non contrôlée

Trung tâmVùng ngo i ô chính th c Dàn tr i ô

th

Siêu trung tâm

La ville durable

Khu nhà vùng ngo i ô

Trung tâm ô th c p hai Ngo i ô

lân c n

ô th h u công nghi p

ô th b n v ng

Trung tâm

Đô thị kiểu trung cổ

Nguồn: Guillaume Josse, Groupe Huit.

5Sơ đồ

Page 5: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD102

thành là phần kéo dài, phát triển thành các khu vực «ven thành» hay còn gọi là vùng ven đô ngày nay, lý do dẫn tới sự mở rộng ra ngoài thành này là do trong thành không còn đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, mật độ xây dựng vẫn tập trung chủ yếu ở trong thành: đây là mô hình thành phố nhỏ gọn theo kiểu «nén, tích hợp».

Các «thành phố công nghiệp» ra đời dẫn đến sự xuất hiện của nhiều hình thái đô thị mới, mặc dù nhiều thành phố công nghiệp mới này vẫn được ghép với các thành phố «kiểu Trung Cổ» có sẵn trước đó. Trong trường hợp này, phần thành vẫn duy trì các chức năng chỉ huy và chức năng thương mại, mật độ thường dồn theo chiều cao, ở Pháp chủ yếu theo nguyên lý Haussmans vào cuối thế kỷ 19, sau đó, mật độ đô thị tăng với sự xuất hiện của các trung tâm kinh doanh dịch vụ vào nửa cuối thế kỷ 20. Hoạt động sản xuất công nghiệp được tập trung ở các vùng vành đai của thành vì cần có không gian và diện tích lớn. Các khu nhà ở công nhân hình thành gần các nhà máy công nghiệp, sau đó, giao thông đường sắt, và về sau này giao thông đường bộ và đi lại bằng ô tô phát triển đã dẫn tới hiện tượng mở rộng các vùng ven tịnh tiến ra phía ngoại ô.

Các nước phía Nam có cả hai mô hình đô thị «kiểu Trung Cổ» và «kiểu công nghiệp», nhưng sang thập kỷ 1960-1970 bắt đầu xuất hiện một hình thái đô thị mới: mô hình đô thị «kiểu tự phát». Xung quanh khu vực trung tâm, đôi khi được mở rộng bằng một vùng ngoại ô chính thức (thời thuộc địa hoặc hậu thuộc địa) bắt đầu phát triển các khu vực «phi chính thức», thường có mật độ cao, dẫn đến hiện tượng dàn trải đô thị. Tính «phi chính thức» chỉ là một phần (quy hoạch kém, thiếu hạ tầng công cộng), vì các công trình ở các khu vực này thường do dân tự xây dựng, với

nhiều hình thức tổ chức tập thể khác nhau. Ngoài ra, các khu vực «tự phát» không phải là tác nhân duy nhất dẫn đến tình trạng dàn trải đô thị: một số khu vực này nằm ở các vùng rất gần với nội đô và thường có mật độ rất dày (ví dụ các khu phố nghèo favelas của thủ đô Rio de Janeiro của Brasil hoặc khu Kibera ở thủ đô Nairobi của Kenya). Ngược lại, chính những chương trình nhà ở xã hội của chính phủ dành cho người có thu nhập thấp, các khu «  đô thị mới  » của tầng lớp trung lưu hoặc khu «nhà ở khép kín » của giới nhà giàu mới là các yếu tố góp phần vào việc « gặm nhấm » không gian nông thôn, vì những khu vực này thường được xây dựng ở phía ngoài, cách trung tâm thành phố vài chục cây số (đặc biệt ở Ai Cập, Nam Phi, Trung Quốc, Việt Nam – Paquette, 2010) – tình trạng này làm gia tăng chi phí xây dựng hạ tầng và đấu nối vào các mạng lưới hạ tầng (Berque, Bonnin, Ghorra-Gobin, 2006).

Mô hình «đô thị bền vững» đặt mục tiêu hạn chế tình trạng dàn trải đô thị, giảm tác động của các thành phố tới môi trường cũng như mức phát thải các-bon, vì tình trạng đô thị dàn trải làm tăng phát thải các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính (Satterthwaite, 2004; Flux, 2010). Theo đó, phải thay đổi các hình thức tổ chức đô thị đã có ở các mô hình cũ theo hướng khuyến khích tăng mật độ ở các vùng trung tâm và vùng ngoại ô lân cận trong cự ly gần, đồng thời, phát triển các «trung tâm đô thị cấp hai» (mô hình thành phố «đa tâm») tạo việc làm và cũng cấp dịch vụ ở nhiều nơi khác nhau ngoài trung tâm nội đô gốc, điều này sẽ giúp hạn chế việc di chuyển của người dân (Club France Rio+20, 2012; Williams, 2010). Để thực hiện được điều này các cơ quan quản lý cần phải kiểm soát mạnh sự phát triển về mặt không gian: lập quy hoạch chi tiết đi kèm với các quy định

Page 6: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 103

đầy đủ, các quy định và quy hoạch đó phải được áp dụng chặt chẽ, nhưng điều này đòi hỏi phải đầu tư phương tiện về con người và tiền bạc để có thể giám sát, tính toán các công trình xây dựng, xử lý các trường hợp vi phạm, tập trung ngăn ngừa xu hướng «tự do» trên thị trường nhà đất cũng như định hướng việc lựa chọn vị trí nhà ở của người dân hay trụ sở doanh nghiệp, công ty.

Cơ hội và nguy cơ của tăng trưởng đô thị

Đối với các nước đang phát triển, đô thị hóa chắc chắn mang lại nhiều cơ hội. Các nền kinh tế hiện đại (kinh tế công nghiệp và hậu công nghiệp) đều có tỷ lệ đô thị chiếm đa số, ta thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng đô thị và tăng trưởng GDP theo đầu người: các nước có tỷ lệ dân số nông thôn chiếm đa số thường có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất (Rwanda, Haïti, Ấn Độ),

còn các nước có GDP bình quân đầu người cao cũng là nước có tỷ lệ đô thị hóa cao: Đức, Hồng Kông, Singapore. Đô thị thường là nơi tập trung các hoạt động có giá trị gia tăng cao và các hoạt động công nghệ, nghiên cứu (tài chính, công nghệ thôn tin, v.v...). Các hoạt động kinh tế tham gia vào toàn cầu hóa cũng diễn ra chủ yếu ở các thành phố lớn, mở cửa với thế giới (Veltz, 2005).

Mức độ tập trung về dân số, hoạt động và dịch vụ ở đô thị cũng có tác động tích cực: khi đạt đến một ngưỡng nhất định, mật độ tập trung cao ở đô thị sẽ giúp giảm chi phí sản xuất (theo nguyên lý kinh tế bậc thang) và phát triển được dịch vụ chuyên nghiệp (Fujita, Thisse, 2002; Prager, Thisse, 2009).

Tuy nhiên, các thành phố phát triển cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Thứ nhất là các nguy cơ từ thiên nhiên: động đất, lở

Tương quan giữa đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Satterthwaite (2007).

1Biểu đồ

Page 7: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD104

đất, bão lụt, sóng thần, thiên tai thường để lại hậu quả lớn hơn do mật độ dân cư và hạ tầng ở đô thị cũng dày hơn. Tác động của biến đổi khí hậu cũng lớn hơn (nước biển dâng, lụt  lội, nắng nóng, v.v...). Trên phạm vi thế giới, tác  động của biến đổi khí hậu tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển; nhưng đây lại cũng là nơi tập trung nhiều thành phố siêu lớn, siêu giàu và có mật độ đô thị rất dày. Khu vực Trung Mỹ và vùng Andes, Nhật Bản, vùng duyên hải Trung Quốc và bán đảo Đông Dương là những nơi phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất từ biến đổi khí hậu.

Báo cáo số 4 của Nhóm công tác liên chính phủ về biến đổi khí hậu GIEC (IPCC, 2007) đã chỉ ra rằng, nếu mực nước biển tăng thêm 1m, Việt Nam sẽ là nước chịu tác động nặng nề nhất, kể cả về diện tích ảnh hưởng cũng như số người bị ảnh hưởng (11%), hệ quả đi cùng là tác động tới kinh tế (ảnh hưởng tới 10% GDP), do tình trạng tập trung mật

độ dân cư và hoạt động kinh tế ở các tỉnh ven biển.

Những nguy cơ có nguyên nhân từ con người cũng nghiêm trọng hơn. Ô nhiễm từ giao thông, công nghiệp và rác thải dẫn đến các vấn đề sức khỏe, các khu vực có điều kiện bấp bênh nhiều khi phải đối mặt với các nguy cơ y tế, dịch tễ; việc thiếu quan tâm tới khó khăn trong đời sống của người dân ở các khu vực này cũng kéo theo nhiều nguy cơ về mặt xã hội, sử dụng đất đai, lấy đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng, hậu quả đi kèm sẽ là các nguy cơ về mất an ninh lương thực, rối loạn chu trình luân chuyển nước, và nhất là nguy cơ ngập lụt.

Thách thức và cơ hội đặt ra cho các đô thị nhiệm vụ tìm kiếm giải pháp để đảm bảo đưa ra được một chính sách quy hoạch và phát triển đô thị đúng đắn, kiểm soát được sự phân bố dân cư và các hoạt động, từ đó

Các đô thị lớn và nguy cơ biến đổi khí hậu.Nguy cơ tổng hợp: hạn hán, bão lụt, lở đất

(R i ro th p)

ô th h n 5 tri u dân

Ven biển dễ bịtổn thương

Nguồn: De Sherbinin et al (2007).

7Bản đồ

Page 8: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 105

đưa ra được các triển vọng phát triển bền vững cho đô thị trong tương lai (Kanaley, Roberts 2006).

1.5.2. Xây dựng chiến lược lãnh thổ: lời giải nào cho thách thức tương lai?

Dưới dây chúng tôi trình bày ngắn gọn ba khía cạnh cơ bản trong phát triển đô thị ở cấp độ địa phương: quản trị địa phương, quy hoạch lãnh thổ, nguồn tài chính địa phương.

Quản trị địa phương và quản lý đầu tư công

Trong những thập kỷ gần đây, ở nhiều nước đang phát triển đã diễn ra quá trình phi tập trung, phân quyền quản lý, dẫn đến sự xuất hiện và khẳng định vai trò của các hội đồng địa phương do dân bầu. Tuy nhiên, mức độ phi tập trung và phân quyền quản lý ở các nước không giống nhau và mô hình này cũng không mang tính phổ quát. Một số nước vẫn duy trì cơ chế tập trung và chỉ thực hiện việc phân cấp về nơi ra quyết định. Trong mọi trường hợp, mỗi một hệ thống quản trị thể chế cũng đều phải phù hợp với bối cảnh của nó và phải là kết quả từ sự lựa chọn của người dân.

Việc lập quy hoạch đô thị nhìn chung thường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân khi đó là kết quả do chính tác nhân địa phương quyết định. Tuy nhiên, quản trị địa phương còn gặp nhiều thách thức. Một mặt, việc phân chia thẩm quyền giữa các thực thể chính quyền được phân cấp, phân quyền phi tập trung, các cơ quan hành chính tản quyền và chính quyền trung ương cần phải được hỗ trợ từ một hệ thống các văn bản và công cụ pháp lý cũng như quy định đầy đủ. Mặt khác, ngay cả khi đã có hệ thống các văn bản và công cụ chi tiết, địa phương còn cần phải có đủ phương tiện để đảm trách nhiệm vụ công

của mình ở cấp độ địa phương, nhất là phần ngân sách phân bổ từ ngân sách nhà nước phải đủ để đáp ứng nhu cầu. Chính quyền địa phương còn phải đề ra các chính sách công phù hợp cho địa phương mình cũng như đảm bảo tìm ra các giải pháp bền vững. Chính quyền địa phương cũng phải tổ chức tốt mối quan hệ giữa các tác nhân khác nhau trong địa phương mình, dựa vào khu vực tư nhân và người dân, đưa họ vào trong quy trình ra quyết định.

Nhiều điều kiện có thể tạo thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư công ở các dự án quy hoạch và phát triển địa phương, mặc dù các điều kiện này hiện diện ở nhiều mức độ khác nhau. Trước hết cần phải kiểm soát được vấn đề đất đai (cũng không nhất thiết phải triệt để): biết được hiện trạng của các loại đất (địa bạ hoặc hệ thống thông tin địa lý GIS), lập quỹ đất dự phòng cho xây dựng cơ bản, lên kế hoạch quy hoạch lãnh thổ, thực hiện các công việc chỉnh trang. Cũng cần phải có đủ nguồn nhân lực để đảm bảo triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện dự án: nhân lực phải có đủ trình độ, mức thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm và công việc, điều kiện lao động phải đảm bảo ổn định số lượng nhân lực. Các cơ quan hành chính phải có năng lực trong quản lý các khâu về hành chính trong đầu tư công, nhất là phải có khả năng tổ chức đấu thầu cho nhiều dự án cùng một lúc, ký hợp đồng với các doanh nghiệp trúng thầu và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện, đồng thời phải có khả năng đảm trách công tác bảo trì bảo dưỡng thiết bị và hạ tầng. Cuối cùng, công tác quản lý tài chính địa phương cũng là một điều kiện để đảm bảo thành công: khả năng cải thiện nguồn thu ngân sách, lập dự toán tài chính, quản lý ngân sách, v.v... (Bourdin, Lefeuvre, Mélé, 2006).

Page 9: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD106

Ở đây chúng tôi đề xuất một vài hướng nhằm cải thiện tình hình thực tiễn về quy hoạch lãnh thổ và quản lý tài chính ở địa phương. Các phương pháp quy hoạch sẽ được phân tích sâu hơn ở lớp chuyên đề. Các chủ đề này cũng được giảng trong ba môn thuộc chương trình đào tạo của Trung tâm nghiên cứu tài chính, kinh tế và ngân hàng (CEFEB) thuộc AFD, đây là chương trình đào tạo dành cho chuyên gia làm việc cho các đối tác của Cơ quan Phát triển Pháp. [8]

Mục tiêu và thách thức trong quy hoạch lãnh thổ

Quy hoạch lãnh thổ tức là các tác nhân địa phương cùng nhau ngồi lại để lập các kế hoạch dự báo phát triển hoạt động và tổ chức không gian trên một vùng lãnh thổ xác định cho tương lai gần – thường là khoảng 10-20 năm (Choay, Merlin, 2010). Việc quy hoạch này nhắm đến nhiều mục tiêu, chúng tôi xin trích nêu ra đây một số mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu của người dân và người sử dụng, về nhà ở, việc làm và dịch vụ. Mục tiêu thứ hai, cũng là hệ quả trực tiếp của mục tiêu thứ nhất, là để đảm bảo cân bằng giữa các nhu cầu khác nhau, tiến tới xác định lợi ích chung, bao quát. Mục tiêu thứ ba là giúp cho địa phương làm chủ được việc quản lý đất đai, có quỹ đất cho xây dựng cơ bản, xây dựng hạ tầng và thực hiện các công việc chỉnh trang. Mục tiêu thứ tư là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, để làm được điều này cần hạn chế tình trạng dàn trải trong phát triển đô thị và khuyến khích phát triển đô thị tích hợp, nhỏ gọn. Mục tiêu thứ năm là tạo thuận lợi cho phát triển các hoạt động kinh tế tạo nhiều việc làm, mục tiêu thứ sáu là chống bất bình đẳng xã hội (Fainstein, 2001). Giữa các mục

tiêu này không có thứ bậc về tầm quan trọng, tất cả các mục tiêu đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững của địa phương.

Vả lại, một trong những thách thức lớn trong công tác quy hoạch lãnh thổ là phải tính đến khu vực « phi chính thức  ». Các chính sách phát triển của địa phương không được phép bỏ qua sự tồn tại của các khu vực và các hoạt động được hình thành tự phát, không theo kế hoạch của các cơ quan công quyền, thường thì việc hình thành các khu vực hoặc hoạt động như vậy là hệ quả của tình trạng chính quyền không có đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của người dân khi dân số gia tăng và khi đô thị phát triển. Các chính sách phạt đối với khu vực phi chính thức sẽ có hậu quả tiêu cực về mặt xã hội, và nhìn chung, các chính sách như vậy cũng thường không hiệu quả, vì sự phát triển của các khu vực và hoạt động đó rõ ràng là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân (nhà ở, việc làm, dịch vụ...) (Durand-Lasserve, 2006).

Như vậy, chính quyền phải quyết định quan điểm của mình đối với khu vực phi chính thức: có nên hợp thức hóa các khu vực phi chính thức trong tình trạng bấp bênh hay không? Có nên kiểm soát tất cả mọi hoạt động không được đăng ký chính thức? Nếu câu trả lời là có, chính quyền cần phải thực hiện các khoản đầu tư lớn để giúp cho các khu vực tự phát hòa nhập được với các khu vực chính thức: kết nối mạng giao thông công cộng, các mạng dịch vụ hạ tầng thiết yếu, xây dựng thêm hạ tầng, đường xá... Chính quyền cũng có thể thực hiện nhiều chương trình xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu đô thị tăng lên, hạn chế việc hình thành các khu vực bấp bênh phi chính thức mới. Việc kiểm soát

[8] http://www.cefeb.org/home/programmes/appui-aux-operations-du-groupe-afd_1/PAGESACTUS_1/PCL2014

Page 10: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 107

các hoạt động kinh tế cũng cần phải có một bộ máy hành chính đầy đủ và nguồn lực con người (Chaboche, Dukhan, Salenson, 2014).

Một hướng khác có thể nghĩ tới là tìm ra điểm nối giữa khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Chẳng hạn, xe buýt công cộng sẽ phục vụ các khu vực «chính thức» và một phần các khu vực bình dân có thể tiếp cận được, còn các khu vực còn lại sẽ chấp nhận các hình thức giao thông công cộng hình thành tự phát từ sáng kiến của người dân mang tính «thô sơ hơn» (Godard, 2008), như kiểu dịch vụ xe ôm ở Việt Nam, dịch vụ này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân ở những địa bàn có đường xá chật hẹp.

Việc dung hòa các mục tiêu và thách thức khác nhau trong quy hoạch đô thị bản thân nó cũng đã là một thách thức, thường rất khó vượt qua, nhưng công tác quy hoạch đô thị còn gặp phải nhiều khó khăn khác nữa. Lý tưởng mà nói, các kế hoạch và chương trình phải được lập ở tầm không gian tương ứng với một khu vực chức năng (chẳng hạn, khu vực hạ lưu một con sông sẽ phải có chức năng quản lý nguồn nước, khu vực bán kính tạo việc làm để đảm bảo chức năng hạn chế di chuyển ở khoảng cách quá xa, v.v...), nhưng vấn đề là địa giới hành chính không phải lúc nào cũng được xác lập tương ứng với các không gian chức năng, điều này sẽ dẫn đến xuất hiện các vấn đề về quản trị địa phương. Do tình hình dân số, kinh tế, xã hội biến động quá nhanh, cũng như do việc quy hoạch lại không gian đô thị, nên các đồ án quy hoạch cũng phải linh hoạt và dễ điều chỉnh, thay đổi. Điều này đòi hỏi phải thường xuyên thực hiện và cập nhật các nghiên cứu thống kê dữ liệu về hiện trạng lãnh thổ (kể cả dữ liệu về dân cư và các hoạt động kinh tế), phải có một cơ chế và công cụ thống nhất, lâu dài, mềm

dẻo trong xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định pháp luật, và, như đã nói ở trên, cần phải có nguồn lực về tài chính và con người đủ để triển khai tất cả các công việc đó.

Đây là lý do vì sao việc quy hoạch phải phù hợp với những phương tiện thực có thể huy động để phục vụ cho việc thực hiện các đồ án quy hoạch cũng như theo dõi về sau. Các đồ án quy hoạch không được đưa ra những mục tiêu quá tham vọng so với năng lực thực hiện dự án. Chẳng hạn, tại vùng Ile-de-France, khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể của vùng, vào đầu những năm 2000, người ta nhận thấy 60% các công trình xây dựng trong vùng được thực hiện ở các khu vực nằm ngoài tính toán ban đầu của bản quy hoạch tổng thể đưa ra vào năm 1994 (IAU-IDF, 2009). Như vậy, không nên tiêu tốn toàn bộ năng lượng vào việc xây dựng hệ thống các quy định chặt chẽ nếu như không có phương tiện để đạt được mục tiêu đề ra và xử lý các trường hợp vi phạm nếu có.

Trước tình hình nhu cầu gia tăng như vậy, một trong các hướng giải pháp là góp phần vào cải thiện nguồn lực tài chính của các tác nhân chịu trách nhiệm về công tác phát triển đô thị: chính phủ, thành phố, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở địa phương.

Tài chính cho phát triển đô thị: một vài hướng đi

Các chính quyền địa phương được phân cấp quản lý (là cơ quan đại diện trực tiếp của chính phủ ở cấp độ địa phương) hoặc phân quyền (hội đồng địa phương do dân bầu ra) có nhiều nguồn tài chính tiềm năng có thể huy động để đầu tư cho công tác quy hoạch của địa phương.

Xét về số lượng, Nhà nước là cơ quan đóng góp đầu tiên, tiền từ Nhà nước sẽ được rót

Page 11: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD108

xuống cho các địa phương, tiền ngân sách cấp nhìn chung thường chiếm hơn một nửa trong nguồn ngân sách của địa phương. Tiền ngân sách cấp có thể theo định kỳ thường xuyên (hàng năm) hoặc bất thường khi cần phải thực hiện một dự án cụ thể (chẳng hạn xây bệnh viện, hoặc làm đường, v.v...). Đối với phần cấp ngân sách định kỳ hàng năm, mức được cấp thường tỷ lệ thuận với quy mô dân số và mức đóng góp từ thuế của địa phương vào ngân sách nhà nước. Mức này nhiều khi cũng được tính toán trên cơ sở quy chế hành chính của địa phương nhận ngân sách (thôn, thị xã, thị trấn, thành phố, v.v...), và ở mức độ hiếm hơn, mức cấp sẽ được tính toán trên cơ sở nhu cầu hoặc hoàn cảnh khó khăn của địa phương. Theo đó, ở một số nước, nhất là ở Pháp, nhiều cơ chế cân bằng ngân sách giữa các địa phương được áp dụng để tăng mức ngân sách cấp cho các địa phương nghèo, số tiền bù chênh lệch này sẽ được lấy từ phần đóng góp ngân sách của các địa phương giàu hơn.

Tuy nhiên, ngân sách do Nhà nước cấp lại được sử dụng để phục vụ cho cả chi phí hoạt động của chính quyền địa phương lẫn đầu tư cho xây dựng cơ bản. Ở nhiều nước, gần như toàn bộ tiền ngân sách nhà nước cấp được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động của chính quyền địa phương (nhất là để trả lương cho đội ngũ cán bộ), và hậu quả là không còn tiền cho đầu tư. Quy định trong các văn bản pháp luật (cấp quốc gia) và pháp quy (cấp địa phương) cần phải đưa ra nhiều biện pháp có thể được áp dụng để quy định chặt chẽ mục đích sử dụng của các khoản đầu tư dành riêng cho phát triển đô thị.

Nguồn tài chính thứ hai có thể nghĩ đến là nguồn riêng của các địa phương. Các khoản này có thể có nhiều loại. Tiền thu từ thuế

đất, thuế nhà ở, thuế bất động sản được địa phương thu trực tiếp, nguồn này thường có đối với các địa phương được phân quyền quản lý. Bên cạnh đó còn có thêm các loại thuế đánh vào các hoạt động kinh tế (thuế hoạt động nghề nghiệp, hoặc tiền kinh doanh, cho thuê các cơ sở thương mại), các khoản này thường thu trực tiếp ở địa phương, kể cả ở những địa phương không được phân quyền quản lý. Ngoài ra, các địa phương cũng thu tiền phí sử dụng dịch vụ công tại địa phương nếu có: tiền thu dọn rác thải sinh hoạt, tiền nước, tiền đỗ xe, tiền phí dịch vụ giao thông công cộng, v.v... Địa phương sẽ tìm cách để cải thiện các nguồn thu này vì đây là một nguồn thu nhập quan trọng cho ngân sách địa phương. Chẳng hạn, tiền thuế đất có thể mang về cho Pháp nguồn thu lên tới 25 tỷ euro/năm, chiếm tới 25% thu nhập của các thành phố. Để có thể đảm bảo hiệu quả trong thu thuế đất đai và bất động sản chẳng hạn, cần phải xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin địa lý (địa chính hoặc GIS). Còn đối với thuế môn bài đánh vào các hoạt động kinh tế, cần phải hạn chế số lượng các trường hợp được miễn thuế cũng như thời gian được miễn thuế áp dụng ban đầu để thu hút doanh nghiệp đến địa phương, phải bố trí cán bộ thu thuế, kiểm tra và xử lý trong trường hợp không chịu đóng thuế kinh doanh.

Nguồn thu tài chính thứ ba là trích một phần giá trị gia tăng từ đất đai và bất động sản. Khi cấp phép xây dựng, địa phương có thu phí. Ngoài ra, địa phương cũng có thể bán quyền xây dựng trên các mảnh đất thuộc sở hữu của mình, hoặc chuyển quyền xây dựng cho một bên nào đó, những việc này cũng mang lại thu nhập (Weiping W., 2007). Giá trị gia tăng (lợi nhuận) mà bên tư nhân được chuyển giao quyền xây dựng thu được từ việc chuyển

Page 12: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 109

đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất xây dựng, hoặc các giao dịch khác (mua bán, chuyển nhượng) hoặc từ thừa kế, cũng có thể đánh thuế nếu như việc chuyển nhượng hoặc giao dịch đó được thực hiện một cách hợp pháp, trong khuôn khổ quy định. Các dự án và hạng mục quy hoạch được thực hiện với sự tham gia của các công ty bất động sản, các công ty xây dựng và khai thác lớn của Nhà nước (đối với hạ tầng) và các doanh nghiệp và tập đoàn công nghiệp (trong quy hoạch các khu công nghiệp, khu sản xuất) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân, từ đó nâng cao nguồn đóng góp cho ngân sách địa phương (Paulais, 2012).

Nguồn tài chính thứ tư cho phát triển đô thị là xây dựng mô hình đối tác giữa khu vực công và khu vực tư, ví dụ như để thực hiện các hạng mục và dự án quy hoạch nêu ở trên. Chính quyền địa phương góp vốn vào dự án bằng đất, bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, còn các công ty tư nhân sẽ đảm trách chi phí thực hiện (quy hoạch các thửa đất, lắp đặt hạ tầng, v.v...). Đồng thời, hình thức «ủy quyền dịch vụ công» cũng là hình thức đối tác giữa Nhà nước và tư nhân, trong đó, đối tác tư nhân chịu trách nhiệm phân phối một loại dịch vụ công nào đó thay cho cộng đồng. Đối tác tư nhân sẽ phải thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ này (chẳng hạn, mở rộng mạng lưới đường ống dẫn nước sạch).

Nguồn tài chính cuối cùng cho phát triển đô thị là nguồn vốn vay ngân hàng, hiện tại, nguồn này tương đối ít được địa phương ở các nước đang phát triển sử dụng, trong khi đây lại là nguồn vốn được sử dụng rất phổ biến ở địa phương các nước phía Bắc. Trên cơ sở dự báo nguồn thu hàng năm tính toán được và chất lượng của công tác quản lý tài

chính, một địa phương có thể trực tiếp vay tiền ngân hàng, có thể là ngân hàng trong nước hoặc ngân hàng nước ngoài (kể cả các tổ chức cho vay quốc tế như Ngân hàng Thế giới WB, Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB hoặc Cơ quan Phát triển Pháp AFD), hoặc vay gián tiếp từ các khoản vay của chính phủ (từ bộ Tài chính). Địa phương cũng có thể hưởng cơ chế bảo lãnh nợ, theo đó, một tổ chức tài chính cam kết bảo đảm rủi ro cho các khoản vay của địa phương. Một trong những điều kiện tiên quyết để có thể huy động được nguồn này là phải phát triển được các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, cả ở cấp trung ương và địa phương, ngân hàng phát triển sẽ huy động được vốn nhàn rỗi của các hộ gia đình để từ đó có thể sử dụng vào các dự án đầu tư của địa phương. Một nguồn nữa có thể nghĩ đến đó là một số thành phố lớn có thể phát hành trực tiếp trái phiếu trên thị trường tài chính để có thể đảm bảo có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu cũng nên chỉ giới hạn ở một mức độ hợp lý, tránh trường hợp nợ quá nhiều. Đây là trường hợp đã từng xảy ra với nhiều tỉnh của Brasil và Argentina, bị tác động từ hai cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào năm 1997 và 2001. Tại Brasil, nợ công của các bang lên tới mức cao hơn gấp mười lần so với mức thu ngân sách thường xuyên (AFD, IPEA và Quỹ Ciudad Humana, 2014).

Tất cả các hướng nêu trên đều nên được nghiên cứu khả năng áp dụng để huy động được nguồn vốn cho phát triển đô thị, đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng do dân số gia tăng. Thực tế, «wishfull thinking» về phát triển đô thị bền vững, về quy hoạch lãnh thổ «thông minh», về sự tham gia của người dân vào quy trình ra quyết định sẽ không mang lại lợi ích gì nếu như không tìm được nguồn

Page 13: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD110

vốn cần thiết để thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững.

Kết luận

Để giải quyết các thách thức đô thị tương lai, công tác lập kế hoạch và quy hoạch đô thị cần phải tính đến ba trụ cột của phát triển bền vững: phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế là động cơ giúp các đô thị mang lại cho người dân việc làm, dịch vụ, và cung cấp nguồn lực cho xây dựng hạ tầng công cộng. Đối với công tác quy hoạch lãnh thổ, cần phải xây dựng được các chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Quy hoạch cũng phải làm sao đảm bảo phát huy được mô hình đô thị «phát triển bao quát» hay «đoàn kết», tức là mô hình đô thị không có tình trạng một số bộ phận người dân bị gạt ra ngoài lề (người nhập cư, người nghèo, người thiểu số, phụ nữ, người già). Để làm được điều này, công tác quy hoạch đô thị phải đặt ra mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, và chung hơn nữa là tiếp cận được được với các không gian công cộng chung (tự do đi lại, tiếp cận với hạ tầng, v.v...). Công tác quy hoạch cũng phải đảm bảo ngăn chặn được hiện tượng phân tách không gian xã hội, mang lại cho người dân dịch vụ nhà ở hợp lý cho mọi người, cải thiện điều kiện sống ở các khu nhà hiện có thông qua các dự án cải tạo đô thị.

Cuối cùng, việc lập kế hoạch và quy hoạch đô thị cũng phải đưa ra các công cụ bảo vệ môi trường. Những thách thức chủ yếu hiện nay trong lĩnh vực này là làm sao thực hiện được các cam kết đã đưa ra (bảo vệ tài nguyên, bảo vệ không gian xanh) và tìm được nguồn tài chính cần thiết cho việc triển khai các biện

pháp đã đưa ra (chẳng hạn để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp, hoặc hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thải vào môi trường).

Tài liệu tham khảo

AFD, IPEA ET FONDATION CIUDAD HUMANA (2014), Financer la ville latino-américaine, Des outils au service d’un développement urbain durable, AFD, Savoirs communs n°16.

BODY-GENDROT S., M. LUSSAULT, T. PAQUOT (2000), La Ville et l’urbain, l’état des savoirs, La Découverte, p. 21-34.

BERQUE A., P. BONNIN, C. GHORRA-GOBIN (2006), La ville insoutenable, Paris, Belin.

BOURDIN A., M.P. LEFEUVRE, P. MELE (dir.) (2006), Les règles du jeu urbain. Entre le droit et  la confiance, Paris, Descartes et Compagnie.

CHABOCHE M., A. DUKHAN, I. SALENSON (2014), « Intégrer les quartiers précaires aux villes : le défi de demain », Question de développement n°17, AFD.

CHOAY F., P. MERLIN (2010), Dictionnaire de l’urbanisme et de l’aménagement, Paris, Presses Universitaires de France.

CLUB FRANCE RIO+20 (2012), Sustainable Urban Territories: towards a new Model ?, Club France Rio+20.

DE SHERBININ A., A. SCHILLER, A. PULSIPHER (2007), The vulnerability of global cities to climate hazards, Publishing by SAGE on behalf of International Institute for Environment and Development.

DURAND-LASSERVE A. (2006), “Market-driven Evictions and Displacements. Implications for the Perpetuation of Informal Settlements in Developing Countries”, in Huchzermeyer M., Karam A. (eds.), Informal Settlements, A Perpetual Challenge?, Cape Town, Cape Town University Press.

Page 14: 1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ filetrên thế giới về mặt địa lý, tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày các định nghĩa khác

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 111

FLUX (2010), « Faibles densités et coûts du développement urbain », Flux numéro 79/80, janvier-juin.

FUJITA M. et J.F. THISSE (2012), The Economics of Agglomeration, Cambridge, Cambridge University Press.

GODARD X. (2008), « Transport artisanal : esquisse de bilan pour la mobilité durable », communication lors de la conférence CODATU XIII, Ho-Chi-Minh ville.

IAU-IDF, (2009), « Les pressions foncières en milieu agricole et naturel », Paris, IAU-IDF. International Panel on Climate Change (2007), Assessment Report 5 on Climate Change, UNEP.

JACQUET P., R.K. PACHAURI, L. TUBIANA (dir.) (2010), « Villes, changer de trajectoire  », Regards sur la Terre 2010, Presses de Sciences Po.

KANALEY T. et B. ROBERTS (eds.) (2006), Urbanization and Sustainability in Asia, Good Practice Approaches in Urban Region Development, Asian Development Bank and Cities Alliance.

LORRAIN D. (ed.) (2014), Governing Megacities in Emerging Countries, Londres, Ashgate.

ONU-HABITAT (2005), Responding to the challenges of an urbanizing word, UN-Habitat.

ONU-HABITAT (2013), State of the World’s Cities 2012-2013, UN-Habitat annual report.

PAQUETTE, C. (2010), « Mobilité quotidienne et accès à la ville des ménages périurbains dans l’agglomération de Mexico. Une lecture des liens entre pauvreté et mobilité», Revue Tiers-Monde, n° 201, pp. 157-175, janvier-mars, Paris, Armand Colin.

PRAGER J.-C. et J.F. THISSE (2009), Les enjeux démographiques du développement économique, Notes et documents n°46, AFD.

PAULAIS T. (2012), Financing Africa’s Cities. The Imperative of Local Investment, Washington, World Bank, Agence Française de Développement.

SATTERTHWAITE D. (ed.) (2004), Sustainable Cities, Londres, Earthscan.

SATTERTHWAITE D. (2007), The ten and half myths that may distort the urban policies of governments and international agencies, cité dans CGLU, document technique sur les finances locales.

FAINSTEIN S., (2001) “Inequality in Global City Regions”, in Scott, A., Soja, E. et Agnew, J., Global City-regions: Trends, Theory, Policy, Oxford, Oxford University Press.

VELTZ P. (2005), Mondialisation, villes et territoires. L’économie d’archipel, Paris, PUF.

WEIPING W. (2007), “Urban Infrastructure and Financing in China”, in Yan S., Ding S. (eds), Urbanization in China: Critical Issues in an Era of Rapid Growth, Cambridge, Massachussetts, Lincoln Institute of Land Policy.

WILLIAMS K. (2010), “Sustainable cities: research and practice challenges”, International Journal of Urban Sustainable Development, 1:1-2, pp. 128-132.