32
Bài giảng Tiếng Việt thực hành Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015 Th.S HTrn Ngc Oanh Ging viên Khoa NgVăn, Trường Đại học Sư phạm 1 PHN 1. LUYN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ TING VIT 1.1. Chính tlà gì? Chính tlà cách viết chđược coi là chun ca mt ngôn ng; hay hiu theo nghĩa thông thường là “phép viết đúng” [dn theo 1; tr.3]. Ni dung chính ttiếng Vit bao gm mt svấn đề cơ bản sau: - Cách viết đúng cho các từ ngtheo quy tc ca hthng chviết tiếng Vit, đặc biệt là xác định cách viết thng nht cho các tcó nhng cách phát âm ging nhau nhưng lại có cách viết khác nhau. - Cách viết tên riêng Vit Nam. - Cách viết tên cơ quan, tchc kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. - Cách viết tên riêng nước ngoài, tên riêng các dân tc thiu ssống trên đất nước Vit Nam. - Cách viết thut ngkhoa hc. - Cách viết tên tác phẩm, văn bản. - Cách viết tt. - Cách dùng s, chbiu ths. - Cách sdng các du câu. 1.2. Một số lỗi chính tả thường gặp (Xem tài liệu [1], trang 4 - 5) 1.2.1. Lỗi do không nắm vững các quy tắc chính tả 1.2.2. Lỗi do phát âm sai 1.3. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt Chữ Việt hiện đại được xây dựng trên cơ sở ghi âm. Nguyên tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là phát âm như thế nào thì viết như thế đấy. Như vậy có thể hiểu viết đúng chính tả tiếng Việt thực chất là viết đúng theo cách phát âm phổ biến của tiếng Việt dựa trên cơ sở ý nghĩa của từ, cụ thể đó là: - Viết đúng phần phụ âm đầu và phần vần của một tiếng. - Viết đúng thanh điệu của một tiếng.

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 1

PHẦN 1. LUYỆN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

1.1. Chính tả là gì?

Chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn của một ngôn ngữ; hay hiểu theo

nghĩa thông thường là “phép viết đúng” [dẫn theo 1; tr.3].

Nội dung chính tả tiếng Việt bao gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Cách viết đúng cho các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết tiếng Việt,

đặc biệt là xác định cách viết thống nhất cho các từ có những cách phát âm giống

nhau nhưng lại có cách viết khác nhau.

- Cách viết tên riêng Việt Nam.

- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

- Cách viết tên riêng nước ngoài, tên riêng các dân tộc thiểu số sống trên đất

nước Việt Nam.

- Cách viết thuật ngữ khoa học.

- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.

- Cách viết tắt.

- Cách dùng số, chữ biểu thị số.

- Cách sử dụng các dấu câu.

1.2. Một số lỗi chính tả thường gặp

(Xem tài liệu [1], trang 4 - 5)

1.2.1. Lỗi do không nắm vững các quy tắc chính tả

1.2.2. Lỗi do phát âm sai

1.3. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt

Chữ Việt hiện đại được xây dựng trên cơ sở ghi âm. Nguyên tắc cơ bản của

chính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là phát âm như thế nào thì viết

như thế đấy. Như vậy có thể hiểu viết đúng chính tả tiếng Việt thực chất là viết

đúng theo cách phát âm phổ biến của tiếng Việt dựa trên cơ sở ý nghĩa của từ, cụ

thể đó là:

- Viết đúng phần phụ âm đầu và phần vần của một tiếng.

- Viết đúng thanh điệu của một tiếng.

Page 2: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 2

1.4. Một số quy tắc viết đúng chính tả

1.4.1. Đối với chữ viết thường

1.4.1.1. Dựa vào quy tắc chính tả

Để viết đúng chính tả tiếng Việt cần phải học thuộc một số quy tắc thể

hiện bằng chữ viết của một số âm vị tiếng Việt.

a) Đối với các âm đầu

Tiếng Việt có 18 âm vị âm đầu được ghi bằng một hình thức duy nhất (tương

ứng với 1 âm vị chỉ có 1 hình thức chữ viết) nhưng lại có những âm vị được ghi

bằng 2 hay 3 hình thức khác nhau (những cách ghi này đều có những quy tắc nhất

định). Cụ thể là có 4 âm vị sau:

+ Âm vị / z / được viết bằng “d” hoặc “gi”. Nói cách khác, hai cách viết “d”

và “gi” ngày nay đều được phát âm là / z /. Ví dụ: “da”, “gia” được đọc như nhau.

+ Âm vị / k / được viết bằng “k” khi đi trước các nguyên âm / i, e, ɛ, ie/;

bằng “q” khi đi trước âm đệm /w/, ví dụ: “quên”, “qua”; bằng “c” trong các trường

hợp còn lại.

+ Âm vị // được viết bằng “ngh” khi đi trước / i, e, ɛ, ie/ và viết bằng “ng”

trong các trường hợp còn lại.

+ Âm vị / / được viết bằng “gh” khi đi trước / i, e, ɛ, ie/ và viết bằng “g”

trong các trường hợp còn lại.

b) Đối với âm đệm

- Âm đệm /w/ được thể hiện trên chữ viết bằng hai hình thức:

+ Âm đệm /w/ được ghi bằng con chữ “o” khi đi trước các nguyên âm rộng

/a, ă, ɛ, ɛ/. Ví dụ: hoa, hòe, hoạn nạn, xoăn, xoen xoét…

+ Âm đệm /w/ được ghi bằng con chữ “u” khi đi trước các nguyên âm còn

lại. Ví dụ: huệ, tuy, huân, khuya, tuần lễ...

- Sau phụ âm /k/, âm đệm luôn được viết là “u”, dù sau nó là nguyên âm rộng

hay hẹp. Ví dụ: quê, quán, lãng quên, quấn quýt, quân đội...

c) Đối với các âm chính

Page 3: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 3

Trên chữ viết, các nguyên âm tiếng Việt chủ yếu được thể hiện bằng một

hình thức; nhưng cũng có trường hợp chúng được thể hiện bằng 2 hình thức; hay

thậm chí cá biệt có âm được thể hiện đến 4 hình thức chữ viết. Và sự thể hiện bằng

các hình thức chữ viết của các nguyên âm cũng có những quy tắc nhất định.

- Nguyên âm /i/ được ghi bằng “y” nếu trước nó là âm đệm /w/ hoặc khi nó

đứng một mình làm âm tiết, ví dụ: suy, thúy, ý thức, quy tắc. Trong các trường hợp

còn lại, nguyên âm /i/ được ghi bằng “i”, ví dụ: đi, lí do, tri thức…

- Nguyên âm /ă/ được ghi bằng “a” (chỉ có trong các vần “au, ay”), ví dụ:

đau tay, hay…; và được ghi bằng “ă” trong các trường hợp còn lại, ví dụ: năm,

trăng…

- Nguyên âm đôi /ie/ được ghi bằng “yê” trong các âm tiết không có âm đầu

và âm đệm; hoặc âm tiết có cả âm đệm và âm cuối, ví dụ: yên, khuyên; được ghi

bằng“ya” trong âm tiết có âm đệm, không âm cuối, ví dụ: khuya; được ghi bằng

“iê” xuất hiện trong âm tiết không có âm đệm, có âm cuối, ví dụ: tiếng, biêng biếc,

tiên tiến,…; được ghi bằng “ia” trong âm tiết không có âm đệm, không âm cuối, ví

dụ: mía, tia, chia,…

- Nguyên âm đôi /ɯɤ/ được ghi bằng “ưa” trong âm tiết có âm cuối zero, ví

dụ: trưa, mưa, xưa,…; được ghi bằng “ươ” trong âm tiết có âm cuối tích cực, ví dụ:

sương, nương, ươn ướt, cướp…

- Nguyên âm đôi /Uo/ được ghi bằng “ua” trong âm tiết có âm cuối zero, ví

dụ: tua, chua, mua…; được ghi bằng “uô” trong âm tiết có âm cuối tích cực, ví dụ:

luôn, xuống,…

1.4.1.2. Một số mẹo để viết đúng chính tả

(Xem tài liệu [1], trang 7-9)

a) Mẹo viết dấu hỏi (?) dấu ngã (~)

b) Mẹo viết phụ âm đầu r/d/gi

c) Mẹo viết phụ âm đầu ch/tr

d) Mẹo viết phụ âm đầu s/x

e) Mẹo viết vần ăc/ ắt và ăng / ăn

Page 4: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 4

1.4.2. Đối với chữ viết hoa

1.4.2.1. Những trường hợp cần viết hoa

- Viết hoa tên riêng của người, địa danh, tên riêng của các tổ chức, các cơ

quan đoàn thể.

- Viết hoa chữ cái đứng đầu câu sau dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi

hoặc sau dấu gạch đầu dòng bắt đầu một lời thoại; viết hoa chữ cái đứng đầu một

dòng thơ.

- Viết hoa khi từ được sử dụng với dụng ý tu từ.

1.4.2.2. Quy tắc viết hoa

- Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết đối với tên người và địa danh.

Ví dụ: Nam Cao, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Du; Đà Nẵng, Bà Nà, Hội An…

- Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ

phận tạo thành tên riêng (nếu có tên người, địa danh thì viết theo quy tắc trên); ví

dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đối với trường hợp là tên riêng nước ngoài, nếu phiên qua âm Hán Việt

thì viết hoa như cách viết tên riêng người Việt Nam, như: Mao Trạch Đông, Mạc

Tư Khoa, Luân Đôn, Ba Lan, Pháp…; nếu tên riêng nước ngoài được phiên âm trực

tiếp, gần sát với cách đọc thì chỉ viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên

riêng và có dấu gạch nối giữa các âm tiết (không có dấu cách giữa dấu gạch nối và

các âm tiết). Ví dụ: Lô-mô-nô-xốp, Mát-xcơ-va, In-đô-nê-xi-a…

- Ðối với tên tác phẩm, văn bản, văn bản viết tay, chỉ viết hoa chữ cái đầu

tiên của tên gọi và cả tên gọi phải đặt trong ngoặc kép. Ví dụ: “Người mẹ cầm

súng”, “Tắt đèn”, “Ðất nước đứng lên”, “Bến không chồng” ...

1.4.3. Đối với chữ viết tắt

Hiện nay, trên sách báo, có hai cách viết tắt: viết tắt theo từ và viết tắt theo

âm tiết.

- Viết tắt theo từ là cách viết giữ lại chữ cái đầu tiên trong âm tiết thứ nhất

của mỗi từ, các chữ cái còn lại bị lược bỏ.

Ví dụ: Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).

Page 5: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 5

- Viết tắt theo âm tiết là cách viết giữ lại chữ cái thứ nhất của mỗi âm tiết,

các chữ cái còn lại bị lược bỏ.

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân (UBND); hội đồng nhân dân (HÐND); đại học sư

phạm (ÐHSP) v.v...

Page 6: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 6

CHƯƠNG 2. LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

2.1. Từ và từ vựng tiếng Việt

2.1.1. Từ tiếng Việt

2.1.1.1. Khái niệm từ

Xét ở phương diện ngữ pháp có thể định nghĩa từ là “đơn vị ngôn ngữ nhỏ

nhất mà có nghĩa, hoạt động độc lập và có thể tái hiện tự do trong lời nói để tạo

nên câu”. [3; tr.50]

2.1.1.2. Các cơ sở phân loại từ tiếng Việt

a) Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp: căn cứ ở mặt số lượng tiếng, chúng ta có:

- Từ đơn: là từ chỉ chứa một tiếng. Ví dụ: học, trường, sách, sẽ, đang...

- Từ phức: là từ gồm 2 tiếng trở lên, như tàu xe, trường học, máy tính… Căn

cứ vào mặt quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ, người ta tiếp tục phân loại từ phức

ra làm các loại: từ ghép, từ láy, từ ngẫu kết.

+ Từ ghép là từ có quan hệ giữa các thành tố là quan hệ ngữ nghĩa. Ví dụ:

chạy nhảy, sửa chữa, đi đứng...

+ Từ láy là từ mà quan hệ giữa các thành tố là quan hệ về mặt ngữ âm. Ví dụ:

đủng đỉnh, vội vàng, đo đỏ...

+ Từ ngẫu kết: là từ mà quan hệ giữa các thành tố trong từ là quan hệ ngẫu

nhiên, giữa chúng không có quan hệ về ý nghĩa và cũng không có quan hệ về ngữ

âm nhưng kết hợp do chúng tạo nên lại có nghĩa. Ví dụ: mồ hôi, bù nhìn…

b) Xét về mặt nguồn gốc, từ tiếng Việt gồm có từ thuần Việt và từ vay mượn.

- Từ thuần Việt là hệ thống từ gốc, từ cơ bản vốn có của tiếng Việt. Từ thuần

Việt là những từ được dân tộc ta dùng từ thượng cổ tới nay, chúng biểu thị những

sự vật, hiện tượng cơ bản nhất. Ví dụ: vợ, chồng, ăn, uống, khó, mệt, cười, tắm...

- Từ vay mượn bao gồm từ gốc Hán và từ gốc Ấn Âu.

c) Xét về mặt phạm vi sử dụng, từ tiếng Việt được chia thành từ toàn dân và từ địa

phương.

d) Xét về mặt số lượng nghĩa, từ tiếng Việt gồm từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa:

- Từ một nghĩa là từ chỉ mang một nghĩa duy nhất. Ví dụ: xe đạp, bàn...

Page 7: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 7

- Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên, giữa các nghĩa có mối quan hệ với

nhau và được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.

e) Xét về mặt quan hệ giữa âm và nghĩa, từ được chia thành từ đồng âm, từ đồng

nghĩa, từ trái nghĩa.

- Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức âm thanh nhưng khác

nhau về nghĩa.

- Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhưng khác nhau về âm

thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm.

- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa,

biểu đạt những khái niệm tương phản về lôgic nhưng có quan hệ tương liên.

2.1.2. Từ vựng tiếng Việt

Trong tiếng Việt, các đơn vị tương đương với từ gồm: thành ngữ và quán

ngữ.

- Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Ví dụ: mẹ

tròn con vuông, chuột sa chĩnh nếp, đục nước béo cò, bắt cóc bỏ đĩa, chó ngáp phải

ruồi, mèo mù vớ cá rán...

- Quán ngữ là cụm từ cố định được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản

để liên kết, nhập đề, nhấn mạnh, rào đón... Ví dụ: của đáng tội, nói bỏ ngoài tai, nói

trộm vía, có thể nói rằng, suy cho cùng, bên cạnh đó, hỏi khí không phải...

2.2. Những yêu cầu chung của việc dùng từ

(Xem tài liệu [1], trang 32 - 40)

2.2.1. Dùng từ phải đúng âm thanh, đúng ý nghĩa

2.2.2. Dùng từ phải đúng quy tắc ngữ pháp

2.2.3. Dùng từ phải đúng phong cách ngôn ngữ

2.2.4. Một số lỗi khác cần tránh khi dùng từ

2.2.4.1. Tránh dùng từ sáo rỗng, công thức

2.2.4.2. Tránh dùng từ thừa, lặp

2.2.4.3. Tránh lạm dụng từ vay mượn

2.3. Thao tác lựa chọn và sử dụng từ

2.3.1. Xác định nội dung cần biểu đạt

Page 8: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 8

Cần phải xác định rõ nội dung cần biểu đạt để việc lựa chọn và sử dụng từ

đạt hiệu quả. Khi nội dung xuất hiện thì cũng đồng thời là lúc từ đầu tiên xuất hiện,

nhưng từ đó chưa chắc là từ tốt nhất. Vì vậy, cần phải huy động thêm các từ khác để

có thể chọn được từ phù hợp nhất cho việc thể hiện nội dung.

2.3.2. Xác định các từ ngữ đáp ứng được với nội dung biểu đạt

Khi đã có nội dung và có từ, ta cần đặt từ đó trong mối quan hệ với các từ

cùng nghĩa, gần nghĩa để lựa chọn từ cho phù hợp nhất và chính xác nhất với nội

dung cần thể hiện.

2.3.3. Lựa chọn từ phù hợp nhất với nội dung biểu đạt

Khi đã có được một số lượng các từ ngữ đủ để lựa chọn cần phải lựa chọn

từ phù hợp nhất với nội dung biểu đạt. Từ nào vừa thỏa mãn được việc phản ánh

hiện thực, thể hiện chính xác nhất thái độ, tình cảm của người nói, người viết vừa

đảm bảo được tính liên kết chặt chẽ với từ khác, câu khác trong đoạn văn, bài văn

và phù hợp với phong cách ngôn ngữ thì từ đó sẽ được lựa chọn.

2.3.4. Kiểm tra lại từ đã sử dụng

Đây là bước kiểm tra, đối chiếu lại từ được lựa chọn để sử dụng có đúng

nội dung cần thể hiện chưa; có đảm bảo được sự liên kết với các từ khác, câu khác

trong đoạn, bài văn hay không; có phù hợp với phong cách ngôn ngữ hay không.

Page 9: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 9

CHƯƠNG 3. LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU

3.1. Câu trong tiếng Việt

3.1.1. Khái niệm

“Câu là đơn vị ngữ pháp dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ và thông báo

nhằm diễn đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn, có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có ngữ

điệu kết thúc”. [3; tr.101]

3.1.2. Các thành phần của câu

(Xem tài liệu [3], trang 104 -108)

3.1.2.1. Thành phần nòng cốt câu

3.1.2.2. Thành phần ngoài nòng cốt câu

3.1.3. Phân loại câu

3.1.3.1. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp

(Xem tài liệu [3], trang 108-116)

a) Câu đơn

b) Câu phức

c) Câu ghép

3.1.3.2. Phân loại câu theo mục đích phát ngôn

(Xem tài liệu [1], trang 55- 56)

a) Câu tường thuật

b) Câu nghi vấn

c) Câu cầu khiến

d) Câu cảm thán

3.2. Yêu cầu chung của việc đặt câu

(Xem tài liệu [1], trang 63-67)

3.2.1. Đặt câu phải đúng quy tắc ngữ pháp

3.2.2. Đặt câu phải hợp lôgic - ngữ nghĩa

3.2.2.1. Câu phải có nghĩa

3.2.2.2. Câu phải phù hợp với lôgic tồn tại, vận động của đối tượng

3.2.2.3. Câu phải có sự nhất quán về nội dung trình bày

3.2.3. Đặt câu phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản

Page 10: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 10

3.3. Chữa câu sai

3.3.1. Một số lưu ý khi chữa câu sai

3.3.1.1. Nguyên nhân viết câu sai

- Người viết thiếu những hiểu biết về ngôn ngữ học nói chung và ngữ pháp

tiếng Việt nói riêng nên thường dẫn đến câu sai cấu trúc ngữ pháp.

- Do năng lực tư duy của người viết kém nên thể hiện các ý không rành

mạch, sắp xếp nội dung lộn xộn, diễn đạt thiếu trong sáng, không mạch lạc.

- Do trình độ văn hóa và sự hiểu biết chung về các mặt của đời sống xã hội

của người viết còn những hạn chế. Điều này khiến cho các câu tạo ra thường mắc

sai lầm về nội dung lôgic – ngữ nghĩa.

3.3.1.2. Phương pháp để chữa câu sai

- Cần nắm vững tiêu chí của một câu đúng (đúng ngữ pháp, lôgic ngữ nghĩa,

phong cách, mối quan hệ liên kết câu trong toàn văn bản).

- Khi đã biết câu sai, muốn chữa được, cần phải theo dõi mạch nội dung

thông tin để tìm hiểu xem câu bắt đầu đứt mạch, khó hiểu hoặc không hiểu được từ

phần nào, ý nào. Khi phát hiện đúng được điểm sai, ta rút gọn để tìm cấu trúc nòng

cốt phù hợp với nội dung cần thể hiện sau đó đề xuất cách sửa cho hợp lí.

Việc chữa câu sai không phải chỉ là việc viết lại câu cho đúng với mô hình

ngữ pháp. Trong khi tiến hành phân tích và sửa chữa câu sai cần phải đảm bảo tìm

ra được nội dung và mục đích muốn viết của chủ thể và cố gắng giữ lại mức độ tối

đa nội dung và mục đích ấy.

- Khi chữa xong, cần kiểm tra lại câu chữa xem đã đúng với tổ chức nội tại

của câu chưa và có thống nhất nghĩa với các câu khác trong văn bản không. Nếu

chưa đạt yêu cầu thì xem xét lại và tìm cách chữa khác cho phù hợp.

3.3.2. Một số lỗi câu thường gặp

3.3.2.1. Câu sai ngữ pháp

a) Câu thiếu thành phần nòng cốt câu

a1) Câu thiếu chủ ngữ

Ví dụ: Trong tác phẩm Tắt đèn đã thể hiện đậm nét những phẩm chất tốt đẹp

của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ lao động.

Page 11: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 11

- Phân tích lỗi: thiếu chủ ngữ, người viết nhầm bộ phận trạng ngữ “trong tác

phẩm Tắt đèn” là chủ ngữ.

a2) Câu thiếu vị ngữ

Ví dụ: Hồ Chủ tịch, vị cha già kính yêu của dân tộc, lãnh tụ thiên tài của

cách mạng Việt Nam, người kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc

Việt Nam.

- Phân tích lỗi: thiếu vị ngữ, người viết kéo dài thành phần phụ giải thích và

lầm tưởng đây là vị ngữ.

a3) Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ

Khi người viết triển khai thành phần phụ (thường là trạng ngữ) quá dài dẫn

đến quên không triển khai thành phần nòng cốt câu.

Ví dụ:

Từ khi anh gia nhập Vệ quốc đoàn, chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ

quốc quyết sinh, rồi lên đường tham gia các chiến dịch trong cuộc kháng chiến

chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ, đến khi nhận quyết định về hưu với quân hàm

trung tá.

b) Câu thiếu một vế trong câu ghép

Lỗi này thường gặp ở những câu ghép có cặp quan hệ từ hô ứng, người viết

chỉ mới triển khai một vế, thiếu vế thứ hai nên dẫn tới câu sai. Ví dụ:

Nếu ai đã từng làm quen với hình tượng người nông dân với cuộc sống vất

vả, cực nhọc, tối tăm ở nông thôn Việt Nam trong các tác phẩm văn học trước Cách

mạng tháng Tám.

- Phân tích lỗi: người viết sử dụng cặp quan hệ từ “nếu…thì…” nhưng chỉ

triển khai vế sau “nếu”, chưa triển khai vế sau “thì”.

c. Câu thiếu hoặc thừa thành phần ngoài nòng cốt câu

Ví dụ 1: Kẻ thù giết chết song giết sao được tinh thần cách mạng trong con

người họ.

- Phân tích lỗi: câu trên thiếu bổ ngữ bắt buộc sau kẻ thù giết chết.

d) Câu mơ hồ cấu trúc - câu bị chập cấu trúc

Page 12: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 12

Đây là những câu có một cấu trúc ngữ pháp nhưng có thể có hai hoặc hơn hai

cấu trúc ngữ nghĩa.

Ví dụ: Trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á của thủ tướng Võ

Văn Kiệt.

- Phân tích lỗi: viết như thế này dễ dẫn tới hai cách hiểu khác nhau: thứ nhất

là thủ tướng trả lời phỏng vấn của nhà báo; cách hiểu thứ hai là có một người trả

lời phỏng vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt.

e) Câu có kết cấu rối nát

Đây là những câu mà người viết triển khai phán đoán, suy lí theo các quan hệ

phức tạp nhiều tầng bậc, nhưng không xác định được quan hệ ý nghĩa và quan hệ

ngữ pháp rõ ràng, nên câu bị rối rắm, tối nghĩa.

Ví dụ: Với tinh thần yêu nước căm thù giặc sâu sắc, cuộc chiến tranh kéo dài

năm năm, mười năm hay hai mươi năm với tinh thần chịu đựng gian khổ quyết đánh

đến cùng của mỗi người dân Việt Nam cuộc kháng chiến nhất định sẽ đi đến thành

công.

- Phân tích lỗi: Câu trên có nội dung nhưng diễn đạt lộn xộn, cần phải sắp

xếp lại.

3.3.2.2. Câu sai lôgic - ngữ nghĩa

a) Câu sai lôgic

Ví dụ:

Chú tôi bị thương hai lần, một lần ở đùi, một lần ở Thành cổ Quảng Trị.

Đề xuất cách chữa: Chú tôi bị thương hai lần: một lần ở Huế, một lần ở

Thành cổ Quảng Trị.

b) Câu phản ánh sai hiện thực khách quan

Ví dụ: “Truyện Kiều” là một kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.

Đề xuất cách sửa: “Truyện Kiều” là một kiệt tác của Nguyễn Du.

c) Câu thiếu thông tin

Khi đặt câu ngoài việc chú ý đến cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa còn

phải chú ý đến lượng thông tin mà mình nói (viết) ra. Quá trình giao tiếp chỉ thật sự

hiệu quả khi người nói (viết) cung cấp những thông tin đối với người nghe (đọc).

Page 13: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 13

Ví dụ: Nó đá bóng bằng chân.

Đề xuất cách sửa: Nó đá bóng bằng chân trái.

d) Câu có thành phần đồng chức không cùng loại

Ví dụ: Hãy tìm các ví dụ trong “Truyện Kiều”, “Tắt đèn”, Hồ Xuân Hương

để chứng minh….

Đề xuất cách sửa: Hãy tìm các ví dụ trong “Truyện Kiều”, “Tắt đèn”,

“Bánh trôi nước” để chứng minh….

3.3.2.3. Câu sai phong cách

Câu sai phong cách là những câu dùng không đúng, không phù hợp với các

phong cách chức năng ngôn ngữ.

Ví dụ:

Một hôm trời mát mẻ, một người đi xe đạp từ A đến B rất thong thả với vận

tốc là 10 km/h. Vì thong thả nên người đó đi mất những 4 tiếng đồng hồ. Tính độ

dài quãng đường AB.

Đề xuất cách chữa: Thay thế những từ và cách dùng câu trong ngôn ngữ

sinh hoạt hằng ngày bằng cách dùng từ, câu trong văn bản khoa học, như: Một

người đi từ A đến B với vận tốc 10 km/h. Người đó đi mất 4 giờ. Tính độ dài quãng

đường AB.

3.3.2.5. Câu sai dấu câu

Đây là lỗi mà người viết sử dụng các dấu câu không đúng quy tắc khi ngắt

các thành phần câu hoặc đặt dấu câu không đúng với các loại câu (chẳng hạn dùng

dấu chấm hỏi cho câu trần thuật, dấu chấm cho câu nghi vấn…). Ví dụ:

Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân, nhiều

loại tạp chí, Văn học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội…

Đề xuất cách sửa: thay thế một số dấu câu để cho các thành phần câu

được phân biệt rõ ràng hơn, như: Tôi đã đọc nhiều loại báo: Nhân dân, Hà Nội mới,

Quân đội nhân dân; nhiều loại tạp chí: Văn học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội…

Page 14: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 14

CHƯƠNG 4. LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN

4.1. Đoạn văn

4.1.1. Khái niệm

“Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn

đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết

thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn”. [3, tr.122]

4.1.2. Cấu trúc của đoạn văn

- Một đoạn ở dạng hoàn chỉnh nhất thường có 3 phần:

+ Phần mở đoạn (m)

+ Phần khai triển (a)

+ Phần kết đoạn (k)

Tuy nhiên không phải khi nào viết đoạn cũng cần đủ 3 phần.

- Trong đoạn văn có câu chủ đề, các câu còn lại của đoạn gọi là câu khai

triển. Câu chủ đề là câu mang ý khái quát gần trùng với ý chính của đoạn văn. Các

câu khai triển làm nhiệm vụ minh họa, khai triển ý của câu chủ đề. Câu chủ đề

thường đứng đầu hoặc cũng có thể đứng cuối hoặc giữa đoạn văn.

4.1.3. Tìm hiểu cách lập luận trong một đoạn văn

Lập luận là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận

điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Một số phương pháp lập luận trong đoạn

văn như sau:

4.1.3.1. Quy nạp

Quy nạp là cách lập luận đi từ cái riêng, cái cụ thể, cái bộ phận đến cái

chung, cái tổng quát, cái toàn thể. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có các câu diễn đạt

ý cụ thể đứng trước, câu diễn đạt ý chung, khái quát đứng sau.

Ví dụ: “Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép

đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thời giờ của

ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm không cho phép xem lâu. Vì vậy, nên

viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy.” (Hồ Chí Minh)

4.1.3.2. Diễn dịch

Page 15: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 15

Diễn dịch là cách lập luận từ cái chung, cái khái quát, cái toàn thể đến cái

riêng, cái cụ thể, cái bộ phận. Đoạn văn diễn dịch là đoạn gồm một chuỗi câu trong

đó thường có một câu hoặc một số câu mang ý chính, khái quát đứng trước, những

câu còn lại mang ý cụ thể, minh họa đứng sau.

Ví dụ: Trong xã hội Truyện Kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác

quái rất ghê. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí. Sai nha vì tiền mà làm nghề

buôn bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. (Hoài Thanh)

4.1.3.3. Phối hợp giữa diễn dịch và quy nạp

Đoạn văn có cách lập luận phối hợp giữa diễn dịch và quy nạp (đoạn tổng

phân hợp) là đoạn văn được mở đầu bằng một ý khái quát, sau đó ý này được cụ thể

hóa, chi tiết hóa và rồi cuối cùng là một ý khái quát được nâng cao hơn so với ý mở

đầu. Đây là đoạn văn có câu chủ đề ghép (đầu và cuối đoạn văn).

Ví dụ: Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào, đó là điều rất khó

nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào

phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người

Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng

nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của

các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt

Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay

là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. (Phạm Văn Đồng)

4.1.3.4. Song hành

Song hành là cách lập luận có các ý đẳng lập với nhau, không ý nào bao trùm

ý nào. Hay đoạn song hành là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu ngang bậc

nhau về ý, các ý đẳng lập với nhau.

Ví dụ: Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ (hát ru). Ca dao là

hình thức trò chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái (hát ví, hát xoan, hát

ghẹo). Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của

những người đã khuất (bài ca lễ hội). Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận

hoặc lòng hân hoan của những người sản xuất (hò, lý).

4.1.3.5. Móc xích

Page 16: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 16

Móc xích là kiểu lập luận mà nội dung được trình bày theo cách ý câu sau

nối tiếp ý câu trước, phát triển ý câu trước và cứ thế nối tiếp nhau đến hết đoạn.

Cách trình bày này thường chặt chẽ vì tạo ra được sự liên tục của các ý trong đoạn

văn.

Ví dụ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn

tăng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải

có văn hóa. Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kỳ cần thiết (Hồ Chí Minh)

4.2. Yêu cầu chung của việc viết đoạn văn trong văn bản

4.2.1. Đoạn văn phải có sự thống nhất về chủ đề

Đoạn văn được coi là có sự thống nhất chủ đề khi mà trong suốt quá trình

triển khai đoạn văn, tác giả chỉ tập trung viết về cùng một hiện thực khách quan và

cùng hướng theo một chủ đích nhất định.

4.2.2. Đoạn văn phải chặt chẽ về lôgic

Giữa các câu trong đoạn văn phải đảm bảo tính mạch lạc, chặt chẽ và hợp

lôgic. Các câu trong đoạn cần được sử dụng phương tiện liên kết cho phù hợp.

4.2.3. Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản

Đoạn văn cần phải đảm bảo có sự phù hợp với phong cách chung của văn

bản. Mỗi phong cách có sự lựa chọn khác nhau về cách cấu tạo đoạn văn, về việc sử

dụng các phương tiện liên kết.

4.3. Luyện viết đoạn văn

4.3.1. Luyện viết các đoạn văn không có câu chủ đề

Các câu trong đoạn nằm trong quan hệ song hành với nhau. Mỗi câu trình

bày một phương diện của nội dung đoạn văn. Về cấu tạo, các câu có thể viết theo

kiểu lặp cấu trúc. Nhưng viết đoạn văn theo hướng này lại vẫn đòi hỏi lựa chọn thứ

tự sắp xếp các câu theo một căn cứ nhất định.

4.3.2. Luyện viết đoạn văn có câu chủ đề

Nội dung khái quát của đoạn được diễn đạt tập trung ở câu chủ đề. Các câu

còn lại thì làm nhiệm vụ triển khai cụ thể hoặc nêu luận cứ, trình bày lập luận để

tiến tới kết luận được trình bày ở câu chủ đề.

4.3.2.1. Câu chủ đề ở đầu đoạn văn (Đoạn văn có kết cấu diễn dịch)

Page 17: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 17

4.3.2.2. Câu chủ đề ở cuối đoạn văn (Đoạn văn có kết cấu quy nạp)

4.3.2.3. Câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn (Đoạn văn có kết cấu tổng- phân- hợp)

4.3.3. Luyện viết đoạn văn theo mối quan hệ ý nghĩa

(Xem tài liệu [1], trang 99 -105)

Để thuận lợi cho việc viết đoạn văn, chúng ta thống nhất cách gọi sau:

- Câu ở vị trí đầu đoạn là câu khởi đầu, hay câu mở đầu (có thể là câu chủ đề

hoặc không phải là câu chủ đề).

- Tên đoạn văn là tên gọi của mối quan hệ ý nghĩa được sử dụng để xây dựng

đoạn văn đó.

4.3.3.1. Viết đoạn văn có quan hệ liệt kê

Mô hình chung của loại đoạn văn này là:

KHỞI ĐẦU ………LIỆT KÊ……..LIỆT KÊ

4.3.3.2. Viết đoạn văn có quan hệ tương phản

Mô hình chung của loại đoạn văn này là:

KHỞI ĐẦU …………TƯƠNG PHẢN…………TƯƠNG PHẢN

4.3.3.3. Viết đoạn văn có quan hệ nhân quả

Mô hình chung của loại đoạn văn này là:

KHỞI ĐẦU …….KẾT QUẢ………KẾT QUẢ

(nguyên nhân)

4.3.3.4. Viết đoạn văn có quan hệ suy luận

Mô hình chung của loại đoạn văn này là:

KHỞI ĐẦU ……..SUY LUẬN………SUY LUẬN

4.3.3.5. Viết đoạn văn có quan hệ hỗn hợp

Mô hình chung của loại đoạn văn này là:

KHỞI ĐẦU ……..QUAN HỆ 1………..QUAN HỆ 2

4.4. Luyện tách đoạn văn và liên kết đoạn văn

4.4.1. Tách đoạn văn

4.4.1.1. Tác dụng của việc tách đoạn

Nhằm tạo cho văn bản có tính mạch lạc, khúc chiết trong sự trình bày, đồng

thời tạo cơ sở thuận lợi cho sự lĩnh hội văn bản.

Page 18: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 18

4.4.1.2. Quy tắc tách đoạn

Việc tách đoạn tùy vào nội dung của bài viết và phong cách văn bản cũng

như phong cách trình bày của tác giả. Một số cơ sở tách đoạn trong văn bản chính

luận và văn bản khoa học đó là:

- Tách đoạn theo tiểu chủ đề

- Tách đoạn theo thời gian

- Tách đoạn theo không gian

- Tách đoạn để nhấn mạnh

4.4.2. Liên kết đoạn

4.4.2.1. Một số vấn đề về tính liên kết

Một văn bản giao tiếp không phải là phép cộng đơn thuần của các câu, các

đoạn. Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ kéo dài từ câu

này sang câu khác tạo thành một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn

bó chặt chẽ với những câu còn lại.

4.4.2.2. Các phương thức liên kết câu trong đoạn

(Xem tài liệu [3], trang 126 - 131).

a) Phép lặp

b) Phép thế

c) Phép liên tưởng

d) Phép đối

e) Phép nối

g) Phép tỉnh lược

h) Phép tuyến tính

4.4.2.3. Liên kết đoạn văn trong văn bản

- Dùng từ ngữ chỉ trình tự, chỉ sự liệt kê, sự bổ sung để liên kết đoạn. Lúc

này, trong các đoạn văn thường chứa các từ ngữ như: một là, hai là, thứ nhất là, thứ

hai là, trước hết là, sau cùng là, mặt khác là, trước hết, sau nữa…

- Dùng các từ ngữ có ý nghĩa tóm tắt, tổng kết, khái quát…các nội dung đã

được trình bày để liên kết các đoạn văn. Lúc này trong các đoạn văn thường chứa

các từ ngữ như: tóm tắt, tổng kết lại, nhìn chung, nói một cách ngắn gọn, tóm lại…

Page 19: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 19

- Dùng các từ ngữ có ý nghĩa đối lập, tương phản…để liên kết đoạn văn. Lúc

này, trong các đoạn văn thường có chứa các từ ngữ như: trái lại, ngược lại, đối lập

với, thế mà, tuy vậy….

Ngoài ra, còn có thể dùng câu nối hoặc câu có sự song hành cú pháp để liên

kết các đoạn văn trong văn bản.

4.5. Luyện rút gọn và mở rộng đoạn văn

4.5.1. Rút gọn đoạn văn

Rút gọn đoạn văn là rút ngắn, làm giảm bớt dung lượng của đoạn văn nhưng

nội dung khái quát của đoạn văn được giữ lại. Việc rút gọn có thể được tiến hành

theo các cách sau:

- Rút gọn thành phần câu: theo cách này, mỗi lần rút gọn ta lượt bớt đi một

thành phần câu (các từ ngữ), theo đó đoạn văn sẽ ngắn dần lại.

- Nén câu: là cách tóm tắt, khái quát nghĩa của các câu trong đoạn văn thành

một hoặc hai câu (thường sử dụng cho đoạn văn không có câu chủ đề).

- Lược câu là bỏ bớt các câu có thông tin phụ chỉ để lại các câu mang nội

dung quan yếu.

4.5.2. Mở rộng đoạn văn

Mở rộng đoạn văn tức làm tăng dung lượng của đoạn song nội dung chung

vẫn giữ được về cơ bản.

- Thêm câu bậc một cho các câu gốc.

- Thêm các câu ở bậc khác nhau. Thêm các câu phụ ở bậc cao cho các câu

phụ ở bậc thấp hơn so với nó.

4.6. Luyện chữa lỗi đoạn văn

4.6.1. Lỗi chủ đề

4.6.1.1. Triển khai lạc chủ đề

4.6.1.2. Triển khai thiếu hụt chủ đề

4.6.1.3. Triển khai loãng chủ đề

4.6.1.4. Triển khai lặp chủ đề

4.6.2. Lỗi lôgíc

4.6.2.1. Mâu thuẫn ý

Page 20: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 20

4.6.2.2. Đứt mạch ý

4.6.3. Lỗi hình thức

4.6.3.1. Tách đoạn không phù hợp

4.6.3.2. Sử dụng phương tiện liên kết không phù hợp

Page 21: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 21

CHƯƠNG 5. LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG VĂN BẢN

5.1. Văn bản

5.1.1. Khái niệm

Văn bản là một khối hoàn chỉnh dùng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, có ý

nghĩa trọn vẹn (tương đối), có cấu tạo ngữ pháp đúng, có tính liên kết và được dùng

vào những mục tiêu và những hoàn cảnh nhất định.

5.1.2. Các đặc trưng của văn bản

(Xem tài liệu [3], trang 120 - 122)

a) Tính trọn vẹn tương đối về hình thức

b) Tính trọn vẹn tương đối về nội dung

c) Tính liên kết

d) Mục tiêu thực dụng của văn bản

5.1.3. Liên kết trong văn bản

5.1.3.1. Khái niệm tính liên kết

Tính liên kết là mạng lưới các mối liên hệ giữa các câu trong một văn bản.

Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở

thành văn bản.

5.1.3.2. Các mặt liên kết trong văn bản

Mỗi văn bản đều phải có đủ hai mặt liên kết là: liên kết hình thức và liên kết

nội dung. Giữa hai mặt liên kết này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết

nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương tiện liên kết hình thức và

liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt liên kết nội dung.

Liên kết nội dung bao gồm hai bình diện là liên kết chủ đề và liên kết lôgic.

- Liên kết chủ đề là các câu trong văn bản tập trung thể hiện xoay quanh

khẳng định hạt nhân nghĩa của văn bản. Đó là nội dung cô đúc của văn bản.

- Liên kết lôgic là các câu theo một trình tự hợp lí với sự phát triển lôgic của

sự vật, sự kiện để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản.

5.2. Quy trình xây dựng văn bản

5.2.1. Định hướng xây dựng văn bản

Page 22: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 22

Việc định hướng thường được tập trung vào việc trả lời sáng rõ cho một

số câu hỏi sau đây:

- Nói (viết) nhằm đạt kết quả gì? (mục đích giao tiếp?)

- Nói (viết) về những vấn đề gì? (nội dung giao tiếp?)

- Nói (viết) với đối tượng nào? (nhân vật giao tiếp?)

- Nói (viết) như thế nào? (cách thức giao tiếp?)

5.2.1.1. Định hướng mục đích giao tiếp

Mục đích của một văn bản có thể chia nhỏ ra thành:

- Mục đích tác động về nhận thức.

- Mục đích tác động về tình cảm.

- Mục đích tác động về hành động.

Hiệu quả của việc giao tiếp được đánh dấu bằng những mục đích giao tiếp đã

đạt được đến chừng mực nào.

5.2.1.2. Định hướng nội dung giao tiếp

Định hướng nội dung là việc xác định mảng hiện thực sẽ được đề cập tới

trong văn bản.

5.2.1.3. Định hướng nhân vật giao tiếp

Người viết, người nói và người đọc, người nghe – những nhân vật tham gia

quá trình giao tiếp – được chúng ta gọi chung là những nhân vật giao tiếp.

Nhân vật giao tiếp là một trong những nhân tố cần phải được định hướng rất

rõ ràng trước khi trình bày văn bản.

5.2.1.4. Định hướng cách thức giao tiếp

Việc lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp là một yếu tố quan trọng tạo nên

hiệu quả giao tiếp. Cách thức tiếp nhận nội dung văn bản còn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố khác nữa như đặc điểm giới tính, điều kiện sống, tâm lý xã hội… của người

nhận.

5.2.2. Lập đề cương văn bản

Lập đề cương (còn gọi là lập dàn ý, lập bố cục, lập dàn bài) là sự sắp xếp các

ý theo sự thống nhất của từng tiểu chủ đề, phản ánh cơ sở lôgic của hiện thực và thể

Page 23: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 23

hiện được cách trình bày, cách lập luận riêng của tác giả về nội dung và vấn đề

được đề cập tới.

5.2.2.1. Tác dụng của việc lập đề cương

- Có cái nhìn bao quát chung cho toàn bộ những nội dung triển khai trong

suốt văn bản.

- Có thể nhận ra đâu là ý chính cần nhấn mạnh, đâu là ý phụ có thể bỏ qua

hoặc lướt qua để làm nổi rõ đề tài cũng như chủ đề của văn bản.

- Chủ động trong việc tính toán dung lượng chung của văn bản cũng như

dung lượng riêng của từng phần, từng ý.

5.2.2.2. Yêu cầu của việc lập đề cương

- Đề cương phải thể hiện được đề tài cũng như chủ đề cần phải triển khai trong

toàn bộ văn bản. Những nội dung cần triển khai này trong đề cương phải phù hợp

với các ý đã được chuẩn bị trong bước định hướng.

- Các ý lớn, nhỏ trong đề cương phải sắp xếp một cách hợp lí, một mặt vừa

phản ánh được lôgic tồn tại, vận động của bản thân đối tượng trình bày, mặt khác

cũng cần phản ánh được lôgic của bản thân việc trình bày đó.

- Đề cương trình bày cần cô đọng, ngắn gọn, sáng sủa và phải có những kí

hiệu nhất định để ghi các đề mục, các ý hoặc các chi tiết.

5.2.3. Triển khai đề cương thành văn bản

Để tạo được một văn bản hoàn chỉnh, khi triển khai, chúng ta cần viết văn

bản theo trình tự sau:

5.2.3.1. Viết phần Mở bài

Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, xác định chủ đề cho nội dung

trình bày và xác lập mối quan hệ giữa tác giả với đối tượng giao tiếp. Phần này

chỉ rõ hệ thống vấn đề, nội dung vấn đề và phạm vi vấn đề sẽ được bàn đến.

5.2.3.2. Viết phần Thân bài

Phần này còn được gọi là phần triển khai. Đây là phần quan trọng nhất của

toàn bộ văn bản, nó làm nhiệm vụ phát triển những tư tưởng chủ yếu được vạch ra ở

phần Mở bài sao cho đầy đủ, trọn vẹn.

5.2.3.3. Viết phần Kết bài

Page 24: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 24

Phần Kết bài có nhiệm vụ khái quát hóa những điều đã trình bày ở phần

chính và rút ra kết luận, rút ra bài học liên hệ (nếu có). Về hình thức, nó phải tương

ứng với phần Mở bài.

5.2.4. Kiểm tra và hoàn thiện văn bản

Sau khi hoàn thành việc triển khai văn bản, chúng ta phải rà soát, kiểm tra và

hoàn thiện văn bản đã được viết.

5.3. Thực hành xây dựng một số văn bản hành chính thông dụng

5.3.1. Văn bản hành chính và đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính

5.3.1.1. Khái niệm

Văn bản hành chính công vụ là loại văn bản thể hiện vai của người giao tiếp

trong lĩnh vực hành chính - công vụ.

5.3.1.2. Các kiểu dạng của văn bản hành chính

Dựa vào phạm vi biểu đạt và các đặc điểm về ngôn ngữ, loại thể của ngôn

bản hành chính - công vụ người ta phân chia thành các kiểu dạng:

a) Văn bản văn thư:

- thông báo, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị quyết.

- đơn từ, báo cáo, biên bản, tường trình, phúc trình

- văn bằng, giấy chứng nhận, giấy phép, giấy biên nhận

- giấy mời, giấy gọi, giấy báo

- công văn, công điện, điện báo

b) Văn bản pháp quyền: hiến pháp, các bộ luật, sắc lệnh, điều lệ, quy chế,

quy định, nội quy.

c) Văn bản ngoại giao: công điện, công hàm, quốc thư diễn từ, đáp từ, hiệp

định, điều ước, nghị định thư...

d) Văn bản quân sự: mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, nhật lệnh

5.3.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính công vụ

a) Đặc điểm ngữ âm và chữ viết

- Bắt buộc phải sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn.

- Dù viết hay in đều phải sử dụng kiểu chữ chân phương, dễ đọc.

Page 25: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 25

- Cách viết các chữ số, hạng mục, bảng biểu đều tuân theo những quy định

chặt chẽ.

b) Đặc điểm từ ngữ

- Từ dùng phải rõ ràng, chính xác, cụ thể và đơn nghĩa (không có từ ngữ địa

phương, biệt ngữ, tiếng lóng).

- Danh từ, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn nhằm biểu đạt tính khách quan,

nghiêm túc, trang trọng của văn bản hành chính.

- Các từ ngữ hành chính và các khuôn sáo hành chính xuất hiện với tần số

cao: công tố viên, bên nguyên, bên bị, chủ tài khoản, biên bản, biên lai thanh toán,

quy chế, kính chuyển, chiếu, xét..., đề nghị..., chịu trách nhiệm thi hành…

c) Đặc điểm cú pháp

- Cấu trúc câu văn chặt chẽ, các thành phần quan hệ rõ ràng.

- Kiểu câu tường thuật được sử dụng nhiều.

- Trong văn bản hành chính công vụ tồn tại một kiểu câu ghép trải rộng ra cả

văn bản với nhiều mệnh đề với hiện tượng xuống dòng đặc biệt. Người ta gọi là câu

văn hành chính.

5.3.2. Kĩ thuật và thể thức trình bày văn bản hành chính công vụ

Tham khảo quy định mới nhất về kĩ thuật và thể thức trình bày văn bản hành

chính công vụ của Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ (thông tư số: 01/2011/TT-

BNV).

5.3.3. Thực hành soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng

5.3.3.1. Viết đơn

Đơn từ là loại văn bản hành chính yêu cầu về việc riêng, được viết ra giấy

(theo mẫu hoặc không theo mẫu) để trình bày chính thức với tổ chức hoặc người có

thẩm quyền giải quyết yêu cầu, nguyện vọng đó.

* Các mục của một lá đơn:

(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ

(2) Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn

(3) Tên đơn (đơn + trích yếu nội dung đơn)

(4) Địa chỉ gửi đơn (cá nhân, cơ quan nào, cần ghi cụ thể, rõ ràng, đầy đủ)

Page 26: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 26

(5) Phần tự giới thiệu của người viết đơn (tên, địa chỉ…)

(6) Trình bày sự việc, lí do, nguyện vọng (đề nghị)

(7) Cam đoan và cảm ơn

(8) Tên và chữ kí của người viết đơn (Lưu ý: Không nên dùng dấu khắc tên

đóng vào đơn thay cho chữ viết tay hoặc đóng dấu).

Tùy từng trường hợp, từng nội dung đơn cụ thể mà trong đơn và cuối đơn

phải có thêm phần ghi rõ lí do, phần xác nhận của cá nhân hoặc tổ chức có liên

quan.

* Mẫu đơn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….., ngày….tháng…..năm….

ĐƠN XIN….

Kính gửi:

Tôi tên là:…

Địa chỉ:…

Trình bày sự việc, lí do, nguyện vọng

Cam đoan và cảm ơn

Người viết đơn

Chữ kí

Họ và tên người viết đơn

5.3.3.2. Viết tờ trình

* Các mục của một tờ trình:

(1) Quốc hiệu, tiêu ngữ;

(2) Tên cơ quan ban hành văn bản;

(3) Số và kí hiệu;

(4) Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản

(5) Tên loại văn bản (Tờ trình) và trích yếu nội dung

Page 27: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 27

(6) Nơi gửi trình (Kính gửi)

(7) Nội dung

(8) Thẩm quyền kí

(9) Nơi nhận

* Mẫu tờ trình:

TÊN CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …/TTr-… …., ngày….tháng….năm….

TỜ TRÌNH

Về việc………………….

Kính gửi:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Nơi nhận: THẨM QUYỀN KÍ

-……….; (kí tên, đóng dấu)

-………..;

- Lưu:…. Họ và tên

5.3.3.3. Viết báo cáo

Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc, hoạt động và

các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

* Một bản báo cáo cần có các mục chính như sau:

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ;

(2) Tên cơ quan ban hành;

(3) Số, kí hiệu văn bản;

(4) Địa danh, ngày tháng năm viết báo cáo.

(5) Tên văn bản và trích yếu nội dung văn bản.

Page 28: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 28

(6) Nội dung.

Đặt vấn đề: nêu lí do báo cáo, khái quát tình hình.

Trình bày sự việc, hoạt động và các kết quả đã làm được, chưa làm

được. Đánh giá kết quả, chỉ ra nguyên nhân thành công hay thất bại.

Kết luận: Nhận định triển vọng, kiến nghị và đề xuất phương hướng,

giải pháp khắc phục những tồn tại.

(7) Chức vụ, chữ kí, họ và tên người báo cáo.

(8) Nơi nhận

* Mẫu:

TÊN CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …/ BC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày… tháng… năm…

BÁO CÁO

Về việc………….…

I. Phần Mở đầu

1. Nêu những điểm chính về chủ trương, nhiệm vụ được giao

2. Nêu những điều kiện, hoàn cảnh thực hiện nhiệm vụ công tác

II. Phần Nội dung

1. Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn thành.

2. Những ưu khuyết điểm của quá trình thực hiện

3. Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm

III. Phần Kết luận

1. Phương hướng

2. Đề nghị

3. Triển vọng công tác trong thời gian tới

Nơi nhận: THẨM QUYỀN KÍ

-……….; (kí tên, đóng dấu)

- Lưu:…. Họ và tên

Page 29: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 29

5.3.3.4. Viết biên bản

Biên bản là kiểu văn bản hành chính ghi chép lại những sự việc đã xảy ra

hoặc đang xảy ra.

* Biên bản bao gồm các mục cơ bản sau:

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.

(2) Tên văn bản và trích yếu nội dung sự việc: Biên bản ...

(3) Thời gian (ghi cụ thể chi tiết giờ, phút, ngày, tháng, năm (ghi rất cụ thể

thời gian giờ phút lập biên bản); địa điểm (ghi cụ thể địa chỉ xảy ra, tiến hành sự

việc).

(4) Thành phần tham dự (có mặt, vắng mặt, ghi rõ họ tên, lý do người vắng

mặt; họ tên người chủ trì, thư kí).

(5) Nội dung: Ghi lại đầy đủ, đúng tiến trình sự việc, hoạt động.

(6) Phần kết thúc văn bản: Phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như:

bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm kết thúc lúc mấy giờ…

ngày… Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có

yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự kiện và cùng kí xác nhận.

(7) Thủ tục kí xác nhận: Trong biên bản muốn có thủ tục chặt chẽ phải lưu ý

việc kí xác nhận, phải có tối thiểu hai người kí thì các thông tin trong biên bản mới

có độ tin cậy cao. Thông thường trong các cuộc họp, hội nghị biên bản phải có thư

kí và chủ tọa kí xác nhận và ghi rõ họ tên.

Nếu là biên bản về một vụ việc thì phần nội dung ghi lại đầy đủ, chính xác

mọi sự việc, thời gian xảy ra sự việc, người chứng kiến. Và tất cả các thành viên

đều phải kí vào biên bản.

* Mẫu biên bản:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Về việc………….…

- Thời gian:

Page 30: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 30

- Địa điểm:

- Thành phần tham dự:

- Nội dung: Ghi lại đầy đủ, đúng tiến trình sự việc, hoạt động.

- Cuộc họp (hội nghị) kết thúc lúc….

THƯ KÍ CHỦ TỌA

(kí tên) (kí tên)

Họ và tên Họ và tên

5.3.3.5. Viết thông báo

Thông báo là văn bản thông tin về các loại hoạt động của cơ quan nhà nước,

tổ chức xã hội.

* Các mục của bản thông báo

(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ;

(2) Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo;

(3) Tên cơ quan thông báo;

(4) Số và kí hiệu;

(5) Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung;

(6) Nội dung thông báo;

(7) Kí đóng dấu cơ quan;

(8) Nơi nhận.

* Mẫu thông báo

TÊN CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …/TB-… …., ngày….tháng….năm….

THÔNG BÁO

Về việc………………….

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Page 31: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 31

Nơi nhận: THẨM QUYỀN KÍ

-……….; (kí tên, đóng dấu)

-………..;

- Lưu:…. Họ và tên

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 5

Bài tập 1. Từ các vấn đề sau, hãy lập dàn ý chi tiết:

(1) Học sinh phổ thông không phải chỉ cần học giỏi Toán mà còn cần học

giỏi cả Văn nữa.

(2) Sinh viên và phong trào hiến máu nhân đạo.

(3) Sự đóng góp của thanh niên vào phong trào nghiên cứu khoa học.

(4) Tình trạng nghiện internet của tuổi trẻ học đường ngày nay.

(5) Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương.s

Bài tập 2. Đối với các vấn đề ở bài tập 1, hãy viết phần mở bài và kết bài.

Bài tập 3. Anh (chị) hãy viết đơn xin phép nghỉ học.

Bài tập 4. Anh (chị) hãy viết đơn xin việc.

Bài tâp 5. Anh (chị) hãy viết đơn đề nghị công ti bảo hiểm giải quyết chế độ

đền bù theo hợp đồng bảo hiểm HS-SV.

Bài tập 6. Tưởng tượng anh (chị) vừa kết thúc đợt thực tập, hãy viết báo cáo

thực tập tốt nghiệp.

Bài tập 7. Tưởng tượng anh (chị) là Ban cán sự lớp, hãy viết báo cáo tổng kết

năm học 2013-2014 của lớp anh/chị.

Bài tâp 8. Anh (chị) hãy viết biên bản xét kết nạp Đảng cho hai Đoàn viên ưu

tú trong lớp.

Bài tập 9. Anh (chị) hãy viết biên bản xét hình thức kỉ luật đối với 1 sinh viên

cá biệt trong lớp.

Bài tập 10. Anh (chị) hay viết một văn bản Thông báo của Ban Chấp hành

Liên chi Đoàn khoa ….. đến các Chi đoàn về kế hoạch hoạt động cắm trại nhân

ngày 26/3.

Page 32: Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Bài giảng Tiếng Việt thực hành – Tài liệu lưu hành nội bộ - 2015

Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh

Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH CHO SINH VIÊN

* Giáo trình chính:

1. Đại học Huế (2005), Giáo trình Tiếng Việt thực hành A, Nxb Giáo dục, H

* Tài liệu tham khảo:

2. Lê A, Đinh Thanh Huệ (1997), Tiếng Việt thực hành, NXBGD Hà Nội.

3. Trương Thị Diễm, Bùi Trọng Ngoãn (2007), Giáo trình Tiếng Việt, Đại học Đà

Nẵng.

4. Trương Thị Diễm (2013), Giáo trình Tiếng Việt nâng cao, Nxb Lao động.

5. Đại học Huế (2009), Giáo trình Tiếng Việt thực hành B, Nxb ĐH Huế.

6. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, Nxb

Giáo dục, H.

7. Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga (2011), Giáo

trình Tiếng Việt và tiếng Việt thực hành, Nxb. ĐH Sư phạm.

8. Nguyễn Quang Ninh (1997), 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn

dùng cho THCS và THPT, NXBGD, Hà Nội.

9. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2008), Tiếng Việt thực hành, Nxb. ĐHQG

Hà Nội.

10. Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh (2008), Tiếng Việt thực hành, Nxb

ĐH Sư phạm, H.

11. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2009), Tiếng Việt thực hành, Nxb.

Giáo dục, H.