50
I. LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm và các thành phần của công nghệ 1.1. Khái niệm Đã từ lâu thuật nhữ công nghệ được nhắc đến nhiều như là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Công nghệ dược hình thành ngay từ khi con người xuất hiện và nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội xưa và nay. Đối với khái niệm cụ thể về công nghệ, có rất nhiều cá nhân, tổ chức có cách nhìn nhận khác nhau. Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) định nghĩa về công nghệ như sau: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp. Còn đối với Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) định nghĩa: Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiets bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin. Như vậy, nếu như định nghĩa của UNIDO nhằm nhấn mạnh vtinhs khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả của công nghệ khi xem xét việc sử dụng công nghệ

Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

I. LÝ LUẬN CHUNG

1. Khái niệm và các thành phần của công nghệ

1.1. Khái niệm

Đã từ lâu thuật nhữ công nghệ được nhắc đến nhiều như là một bộ phận không thể

thiếu trong cuộc sống của con người. Công nghệ dược hình thành ngay từ khi con người

xuất hiện và nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội xưa và

nay. Đối với khái niệm cụ thể về công nghệ, có rất nhiều cá nhân, tổ chức có cách nhìn

nhận khác nhau.

Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) định nghĩa về

công nghệ như sau: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử

dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp.

Còn đối với Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) định

nghĩa: Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu

và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiets bị và phương pháp sử dụng

trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin.

Như vậy, nếu như định nghĩa của UNIDO nhằm nhấn mạnh vtinhs khoa học là

thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả của công nghệ khi xem xét việc sử dụng

công nghệ cho mục đích nào đó thì định nghĩa của ESCAP lại được coi là một bước

ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ.

Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất về công

nghệ như sau: Công nghệ là sự ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật nhằm biến đổi tất

cả những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành đầu ra.

Hiện nay, loài người đang chứng kiến những thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh

vực của đời sống, mà xuất phất điểm của nó chính là sự phát triển, tiến bộ không ngừng

của khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và

ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh

doanh. Vì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao sẽ có lợi thế trong các cuộc cạnh

tranh. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải tạo được một lợi thế mạnh trên thị

trường bằng những sản phẩm có năng lực làm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng về cả số

Page 2: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

lượng, chất lượng, kiểu dáng, tính thẩm mỹ của sản phẩm và quan trọng hơn là phải có

năng lực thỏa mãn người tiêu dùng cao hơn. Muốn vậy doanh nghiệp cần nắm được các

yếu tố quan trọng khi áp dụng công nghệ.

1.3. Các thành phần của công nghệ

Từ định nghĩa trên, tá có thể thấy rằng, bất cứ công nghệ nào cũng phải gồm 4

thnahf phần cơ bản là: Phần thiết bị, con người, thông tin và tổ chức.

- Phần thiết bị (Technoware): Đây là phần vật thể ở trong công nghệ, nó bao gồm mọi

phương tiện vật chất như trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, phương tiện,…Đây là

phần được coi là cốt lõi của bất cứ một công nghệ nào. Phần này được triển khai, lắp đặt

và vận hành bởi con người.

- Phần con người (Humanware): Muốn máy móc, trang thiết bị hoạt động được thì phải

cần có con người. Con người ở đây có thể là người sử dụng, vận hành nhưng cũng có thể

là người chế tạo hoặc cải tiến ra máy móc…Con người trong công nghệ được hiểu là

năng lực của con người về công nghệ như: kỹ năng, kinh nghiệm, sự sang tạo, khả năng

lãnh đạo,…Con người không những làm cho máy móc, trang thiết bị phát huy hết khả

năng của chúng mà còn đóng vai trò chủ động trong toàn bộ công nghệ. Tất nhiên, con

người chịu sự chi phối của thông tin và tổ chức.

- Phần thông tin (Inforware): Thông tin được coi là sức mạnh của công nghệ. Thông tin

trong công nghệ thể hiện ở tri thức được tích lũy trong công nghệ thông qua những khái

niệm, lý thuyết, các phương pháp, các thông số, cacsss công thức, bí quyết,…Nhờ những

tri thứ này mà con người rút ngắn được thời gian và sức lực khi giải quyết các công việc

có liên quan đến công nghệ. Điều quan trọng là những thông tin này phải thường xuyên

được cập nhật và gắn liền với công nghệ vì đối với cùng một công nghệ nhưng nếu sử

dụng lượng kiến thức khác nhau sẽ tạo ra được những sản phẩm khác nhau.

- Phần tổ chức (Orgaware): Phần này được coi là động lực của công nghệ. Bất kỳ một hệ

thống nào cũng cần phải có một tổ chức để điều hành hoạt động của hệ thống. Công nghệ

cũng vậy, nó cần phải có một bộ phận chịu trách nhiệm phối hợp các thành phần còn lại

của công nghệ với nhau nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả nhất. Phần tổ chức giúp

cho việc quản lý, lập kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân lực, kiểm soát các hoạt động biến

Page 3: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

đổi,…Phần tổ chức phụ thuộc vào tính phức tạp của các phần thiết bị, thông tin trong

công nghệ và bản than nó cũng có thể thay đổi theo thời gian.

2. Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp

2.1. Thực chất của việc đổi mới công nghệ

- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc lựa chọn những phương

án công nghệ mới phù hợp có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao đang ngày càng trở nên

quan trọng và cần thiết không chỉ riêng các doanh nghiệp mà còn mở rộng đến toàn

ngành.

- Theo quan điểm phổ biến và hiện đại trên thế giới: Đổi mới công nghệ là việc thay thế

các thiết bị lạc hậu đang có bằng thiết bị hiện đại, thay thế cho quy trình sản xuất mới

hiện đại hơn, tiến bộ hơn quy trình đang áp dụng. Sự thay đổi này kéo theo đồng thời

quá trình biến đổi về chất của các yếu tố khác trong công nghệ, như: nâng cao năng lực

sản xuất của người lao động, đổi mới biện pháp quản lý tổ chức các yếu tố công nghệ, xử

lý các thông tin nhằm cải tiến hoặc sản xuất ra các sản phẩm mới có khả năng đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Có thể nói, đổi mới công nghệ là sự hoàn

thiện không ngừng các yếu tố của công nghệ dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu

dùng.

* Một số phương thức đổi mới công nghệ như sau:

- Công nghệ truyền thống đang có của ngành, doanh nghiệp được cải tiến hiện đại hóa

dần dần để từng bước đổi mới công nghệ hiện có lên trình độ tiên tiến, hiện đại.

- Kết hợp việc cải tiến hiện đại hóa với tự nghiên cứu để phát triển công nghệ mới, thay

thế cho công nghệ cũ lạc hậu đang được áp dụng.

- Nhập và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài, thông qua các kênh đầu

tư trực tiếp nước ngoài của các công ty đa quốc gia, nhập máy móc thông tin qua hợp tác

kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, trả dần vốn qua bao tiêu sản phẩm, mua các lixăng sang

chế, nhận hỗ trợ của các hang thiết bị,…Đây là phương thức chuyển giao mang lại hiệu

quả có tính chất đột biến.

Page 4: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

2.2. Sự cần thiết của đổi mới công nghệ

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần đây đã mở ra cho loài

người những khả năng vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là việc ứng dụng

nó trong đời sống của con người. Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các

công nghệ mới cũng liên tiếp ra đời để phục vụ cho đời sống và sản xuất.

* Đối với một quốc gia:

- Công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển ở mỗi quốc gia. Đổi mới công nghệ góp

phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển đang

cần động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiến bộ khoa học công nghệ,

đổi mới công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhờ

đổi mới công nghệ mà cơ sở vật chất. kỹ thuật của cả nền kinh tế được cải thiện một cách

đáng kể.

Dưới tác động của đổi mới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng, phong phú và phức tạp

hơn. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra nhiều ngành mà trước khi đổi mới không có. Các ngành

yêu cầu hàm lượng kỹ thuật cao sẽ phát triển nhanh hơn các ngành nghề truyền thống với

hàm lượng khoa học thấp. Đổi mới công nghệ sẽ góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm

đồng thời cũng làm tăng tính cạnh trnah của sản phẩm trên thị trườn, góp phần thúc đẩy

tiêu thụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một quốc gia.

- Về mặt xã hội: Đổi mới công nghệ giúp tạo ra nhiều việc làm mới. Vì mỗi một công

nghệ sau khi ra đời thường tạo công ăn việc làm cho một số lao động nhất định. Những

lao động này thông qua đào tạo nâng cao về kiến thưc, tay nghề để có thể sử dụng hiệu

quả công nghệ đó.

* Đối với doanh nghiệp:

+ Đổi mới công nghệ là động lực thúc ddaayrdoanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên

thị trường.

- Đổi mới công nghệ sẽ làm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, đáp

ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Và khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ

tăng lên sẽ tạo ra được uy tín với khách hàng về sản phẩm của mình. Thậm chí chỉ cần

nhắc đến tên sản phẩm là khách hàng đã có một ấn tượng tốt về chất lượng của sản phẩm

đó. Như vậy, đổi mới công nghệ sẽ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị

Page 5: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

trường. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp không ngừng

nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và nếu doanh nghiệp

không chịu đổi mới công nghệ thì sẽ không có khả năng cạnh tanh trên thị trường,

- Đổi mới công nghệ còn làm tăng năng suất lao động. Khi ứng dụng các công nghệ

hiện đại vào sản xuất sẽ giảm bớt được hoa phí lao động trên một sản phẩm, hạ giá thành

và làm cho sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường.

+ Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường trong nước, đồng thời

dễ dàng xâm nhập vào thị trường nước ngoài.

- Khi đổi mới công nghệ làm cho số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên

tương ứng. Điều này sẽ làm cho lượng hàng hóa được tieu thụ cũng tăng lên, nhờ đó mà

doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, một thị

trường có thể nói là rất khó tính, nếu doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất

lượng và mẫu mã, bao bì thì việc xâm nhập vào thị trường đó sẽ có rất nhiều thuận lợi.

Doanh nghiệp có thể tạo dựng được uy tín lâu dài trren thị trường này nhờ việc duy trì

chất lượng của sản phẩm.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ

- Mặc dù nhận thức được rõ vai trò và sự cần thiết của đổi mới công nghệ, nhưng không

phải bất cứ ngành nào, doanh nghiệp nào, quốc gia nào muốn là có thể thực hiện được

ngay. Bởi đổi mới công nghệ được xét ở nhiều căn cứ, trong đó trước tiên là phải xuất

phát từ mục tiêu kinh tế, xã hội tạo cho ngành trong từng thời kỳ. Ngoài ra, còn phải căn

cứ vào trình độ công nghệ hiện có của bản thân doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của

các đối thủ khác, xét về mặt công nghệ.

- Có thể xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ từ 4 góc độ sau đây:

2.3.1. Đường lối chính sách của nhà nước

- Đường lối, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ có ảnh

hưởng rất lớn tới sự phát triển công nghệ của một quốc gia và quá trình đổi mới của từng

doanh nghiệp. Đường lối, chính sách về công nghệ được thể hiện rất rõ ở chính sách công

nghệ của mỗi quốc gia. Nó quy định khung pháp lý cho sự phát triển công nghệ của chính

Page 6: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

nước đó thông qua cách thức phát triển công nghệ - đây là nền tảng cho các hoạt động có

liên quan đến công nghệ.

+ Đường lối, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đổi

mới công nghệ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách mở cửa, ngoại

thương hay chính sách thuế,…

+ Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ.

+Tổ chức đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ khoa học kỹ thuật.

2.3.2. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải đổi mới công nghệ. Tuy

nhiên, việc đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp khác nhau thì có phương hướng, biện pháp, mục đích đổi

mới công nghệ cũng khác nhau. Chúng ta có thể xem xét 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh

nghiệp nhiều nhất liên quan đến đổi mới công nghệ.

+ Một là, khả năng tài chính.

- Khả năng tài chính là nhân tố quan trọng trong việc quyết định một doanh nghiệp có

nên đổi mới công nghệ hay không.

- Vấn đề tài chính bao giờ cũng được đặt ra đầu tiên đối với mỗi một dự án đổi mới

công nghệ. Một doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ trước tiên phải kiểm tra lại xem

mình có khả năng thanh toán các khoản nợ như thế nào. Khi đã xem xét đấy đủ các vấn

đề liên quan, doanh nghiệp mới có thể tiến hành được những bước tiếp theo.

+ Hai là, năng lực công nghệ.

- Năng lực công nghệ được hiểu là tập hợp những nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con

người và khả năng biến những nguồn lực đó thành hàng hóa. Năng lực công nghệ của

một quốc gia quyết định việc sử dụng công nghệ, triển khai, thay đổi công nghệ.

- Một doanh nghiệp có năng lực công nghệ cao là một doanh nghiệp có một đội ngũ cán

bộ kỹ thuật cũng như nhân công giỏi. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt và làm

chủ các công nghệ mới, đồng thời có thể cải tiến công nghệ nhập sao cho phù hợp với

điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Nếu một doanh nghiệp có năng lực công nghệ

Page 7: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

thấp thường gặp phải nhiều khó khăn khi triển khai, áp dụng công nghệ vào sản xuất và

do đó hiệu quả đổi mới công nghệ sẽ thấp.

2.3.3. Nhu cầu của sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường

- Một sản phẩm nào cũng vậy, chúng không thể tồn tại lâu trên thị trường nếu nó không

luôn được đổi mới. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

ngày càng cao. Họ muốn sử dụng những sản phẩm đẹp hơn, tốt hơn, bền hơn nhưng giá

cả thì lại phải chấp nhận được. Những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người

tiêu dùng sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi thị trường. Chính vì thế doanh nghiệp luôn

phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu thị trường và một trong cách hiệu quả nhất đó chính là

đổi mới công nghệ.

- Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn

đến việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp kinh doanh

trên thị trường đều phải chịu sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, không chỉ trong nước mà

còn nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng

sản phẩm của mình để có thể chiến thắng đối thủ khác. Đổi mới công nghệ hiệu quả thì

doanh nghiệp mới tạo ra những sản phẩm mới mà thị trường có thể chấp nhận được.

2.3.4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Trước khi tiến hành đổi mới công nghệ, doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu

thị trường để tìm kiếm những sản phẩm thích hợp, phải xem xét khả năng tiêu thụ sản

phẩm đó trên thị trường như thế nào. Điều này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sau khi sản

xuất ra sản phẩm có thể tiêu thụ được nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao cho doanh

nghiệp.

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG

TẠI VIỆT NAM

l. Sự phát triển công nghệ thông tin - truyền thông trên thế giới

Công nghệ thông tin - truyền thông, mạng Internet đã làm cho khoảng cách trên

thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động

kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Sự hội

tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá đang diễn ra mạnh mẽ trên

Page 8: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự hình thành những loại hình dịch vụ mới, tạo ra khả năng

mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế xã hội.

Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc

đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển

mạnh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri

thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ,

xử lý và trao đổi thông tin.

Xu thế biến đổi to lớn đó đang đặt ra cho mọi quốc gia những cơ hội và thách thức

hết sức to lớn. Nắm bắt cơ hội, với ý chí và quyết tâm cao, có sự chỉ đạo trực tiếp của

Đảng và Chính phủ chúng ta có thể tận dụng tiềm năng công nghệ thông tin - truyền

thông để chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng xây

dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên tri thức, góp phần quan trọng rút ngắn quá

trình hiện đại hoá đất nước.

Về vấn đề này, GS.TSKH Seungtaik Yang - cố vấn công nghệ thông tin của Bộ

Bưu chính, Viễn thông cũng đã khuyến nghị Việt Nam: '' Công nghệ thông tin- truyền

thông phải được hiểu như một cơ sở hạ tầng của tất cả các công nghệ trong thế kỷ 2l cũng

như máy móc có vai trò như vậy trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ 21, điều tất yếu là tất cả

các ngành phải chấp nhận công nghệ thông tin-truyền thông như là phương tiện chính để

đảm bảo hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin

vào các ngành là điều cốt yếu và là vấn đề cấp bách phải làm càng sớm càng tốt. Không

có bất kỳ một lý do nào để trì hoãn...''

Công nghệ thông tin phải trở thành nhân tố chủ chốt góp phần giải phóng tiềm

năng của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức tạo ra năng suất và hiệu quả trong các doanh nghiệp,

làm giầu những ý tưởng mới và phát triển ngày càng nhiều các giá trị mới.

2. Tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam

2.1. Tình hình ứng dụng và phát triển nói chung của CNTT tại Việt Nam

Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, trong lúc nền kinh tế của

Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thông hoàn toàn sơ khai và rất lạc hậu, Việt

Nam đã quyết định đi thẳng vào kỹ thuật số thông qua con đường mở rộng hợp tác quốc

tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn

Page 9: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

thông, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tương ứng. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng

được mạng viễn thông rộng khắp có công nghệ hiện đại. Theo thống kê của Liên minh

Viễn thông quốc tế ITU trong giai đoạn 1998-2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố

định của Việt Nam (20,3%) cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%) và

trong giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet của Việt

Nam (123,4%/năm) cao nhất trong khu vực ASEAN. Tính đến đầu tháng 9 năm 2004,

tổng số thuê bao điện thoại (kể cả cố định và di động) hiện có trên mạng là 9.084.278 (Di

động 42,27%, và cố định 57,73%) đạt mật độ 11,21 máy/100 dân; l.436.417 thuê bao

Internet (trong đó có 20.000 thuê bao băng rộng ở 26 tỉnh, thành phố); Mật độ người sử

dụng Internet là 6,55%; Dung lượng kênh Internet quốc tế đạt l.253 Mbit/s; Tỉ lệ số xã có

điện thoại là 96,27%.

Một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn

thông, hàng không... đã có nhiều thành công do ứng dụng công nghệ thông tin. Khoảng

50% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và

dịch vụ. Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh

doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế. ứng dụng công nghệ thông tin đã tương đối phổ

biến trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tại một số địa phương, trong

quốc phòng và an ninh. Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có

trang Web, 3 tờ báo điện tử và hàng chục trang tin điện tử các loại cùng với việc truyền

tín hiệu truyền hình số qua Internet góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên

truyền và đối ngoại. Các trang tin điện tử của Đảng và Quốc hội được cập nhật thông tin

thường xuyên, chiếm được sự quan tâm của cả trong và ngoài nước.

Công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam phát triển với tốc độ trung bình 25%

năm. Tổng giá trị công nghiệp công nghệ thông tin năm 2003 vào khoảng 1,65 tỷ USD.

Trong đó, ước tính giá trị công nghiệp phần cứng máy tính đạt khoảng 850 triệu USD,

công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông đạt khoảng 180 triệu USD, công nghiệp điện tử

đạt khoảng 500 triệu USD, doanh thu sản phẩm và dịch vụ phần mềm đạt khoảng 120

triệu USD. Công nghiệp nội dung thông tin đang hình thành và phát triển, phục vụ ngày

càng có hiệu quả mọi đối tượng trong nhân dân.

Page 10: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

Công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã có những chuyển biến tích cực,

góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động với tỷ lệ lao động tri thức ngày càng cao. Tính đến

năm 2004 đã có 62 cơ sở bậc đại học, 101 cơ sở bậc cao đẳng, 108 cơ sở bậc trung học

chuyên nghiệp thực hiện đào tạo chính qui về công nghệ thông tin và 69 cơ sở đào tạo phi

chính qui ở các trình độ khác nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng về công nghệ

thông tin-truyền thông bình quân hàng năm tăng 50%, số sinh viên sau đại học tăng 30%.

100% trường đại học, cao đẳng, 93,48% trường trung học phổ thông đã nối mạng

Internet.

Những kết quả ban đầu đạt được trong hoàn cảnh kinh tế của nước ta trong giai

đoạn chuyển đổi tuy còn ở mức thấp nhưng đã được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao.

Trong những đánh giá tổng thể gần đây về mức độ sẵn sàng cho một xã hội kết nối mạng,

hay chiến lược phát triển một đất nước điện tử, Việt Nam đã được coi là một đất nước có

tiềm năng phát triển công nghệ thông tin-truyền thông hơn Lào, Campuchia, Mianma,

Indonesia và nhỉnh hơn cả Phillippines nước có thu nhập bình quân 3500 USD

người/năm.

2.2. Những bước tiến nổi bật về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong

các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều

hạn chế, bất cập. Tuy nhiên, đã có những doanh nghiệp ứng dụng thành công và bước đầu

đem lại những thành quả rất đáng khích lệ. Sau đây là những dẫn chứng cụ thể về một số

doanh nghiệp đã ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất kinh

doanh.

VIETCOMBANK NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HỘI NHẬP BẰNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tại hội nghị Giám đốc năm 2002 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

(Vietcombank), Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận xét: Vietcombank hiện là ngân

hàng Việt Nam đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin ( CNTT), đã tạo ra nhiều

dịch vụ mới theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao như dịch vụ thẻ tín

Page 11: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

dụng, thẻ rút tiền tự động, hệ thống ngân hàng bán lẻ, ngân hàng điện tử.. Từ nâng

cao năng suất đến cung cấp các sản phẩm ngân hàng chất lượng cao.

 Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, ngay từ năm 1987, chương trình tin

học hoá ngân hàng của Vietcombank đã được triển khai. Ông Lê Đắc Cù - Chủ tịch Hội

đồng quản trị Vietcombank cho biết, ban đầu việc áp dụng công nghệ mới chỉ làm thay

đổi thao tác nghiệp vụ từ thủ công sang bằng máy, có ý nghĩa nâng cao năng suất lao

động, nhưng về sau, mỗi dịp đưa công nghệ mới vào vận hành là mỗi lần ngân hàng nâng

cao được cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại và cũng là dịp để Vietcombank đưa ra các sản

phẩm ngân hàng chất lượng cao phục vụ khách hàng. Năm 1993, Vietcombank áp dụng

mạng thanh toán liên ngân hàng nội bộ. Tháng 4-1994, tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý

vốn tập trung trong toàn hệ thống. Tới tháng 3-1995, Vietcombank trở thành ngân hàng

Việt Nam đầu tiên áp dụng hệ thống thanh toán viễn thông toàn cầu (Swift Alliance). Với

bước chuyển mình đột phá này, Vietcombank đã được xếp vào một trong số ít các ngân

hàng trên thế giới đạt tỷ lệ 98% điện thanh toán đủ điều kiện xử lý tự động theo tiêu

chuẩn của các ngân hàng Mỹ, giúp Vietcombank duy trì thị phần thanh toán quốc tế 30%

của cả nước liên tục trong nhiều năm.

  Không dừng ở đó, tháng 8-1999, Vietcombank đưa vào ứng dụng hệ thống Ngân

hàng bán lẻ VCB Vision 2010. Theo bà Nguyễn Thu Hà - Phó Tổng giám đốc

Vietcombank - đây là hệ thống "lõi" làm nền tảng để phát triển một loạt dự án công nghệ

ngân hàng theo định hướng tổng thể đến năm 2010, cung cấp cho khách hàng nhiều dịch

vụ chất lượng cao như quản lý vốn tự động (Sweep), chuyển tiền tự động (AFT), trả

lương tự động, gửi tiền một nơi rút nhiều nơi..., đồng thời hỗ trợ các dịch vụ trực tuyến,

giúp khách hàng "giao dịch một cửa".

 Đi đầu trong công nghệ thẻ và ngân hàng điện tử

Tháng 5-2002, việc khai trương hệ thống ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) và

hệ thống máy rút tiền tự động ATM (với khoảng 100 máy trên toàn quốc) đã mang lại

tầm vóc mới về công nghệ ngân hàng được áp dụng tại Vietcombank. Hai hệ thống này

hỗ trợ cho nhau, mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích khi mọi giao dịch ngân hàng

được thực hiện tức thì (Real time), không cần phải qua một khâu trung gian nào. Khách

Page 12: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

hàng có thể tự thực hiện các giao dịch như xem tài khoản, chuyển khoản, rút tiền... tại các

máy ATM gần nhất để sử dụng các dịch vụ tự động hoá có tính chính xác và bảo mật cao.

Trong khi đó, hệ thống giao dịch tự động (Connect 24) cho phép khách hàng giao dịch ở

bất cứ đâu. Đối với những khách hàng cần tiết kiệm thời gian và thích sử dụng công nghệ

cao, dịch vụ VCB – Online sẽ giúp khách hàng thực hiện giao dịch ngay tại công ty hay

nhà của mình thông qua hệ thống E – Banking hoặc mạng Internet. Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước Lê Đức Thúy đánh giá, việc triển khai 2 dịch vụ này của Vietcombank đã đánh

dấu bước phát triển mới về “chất” trên con đường hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Việt

Nam.

Không chỉ đi đầu về ngân hàng điện tử, ngay từ những năm1996 - 1997,

Vietcombank đã thực hiện chủ trương phát triển công nghệ thẻ bằng việc đứng ra làm đại

lý phát hành và thanh toán 2 loại thẻ tín dụng quốc tế phổ biến trong giao dịch ngân hàng

trên thế giới là MasterCard và VisaCard. Mới đây, Vietcombank lại tiếp tục khai trương

dịch vụ thẻ tín dụng Vietcombank American Express (thẻ VCB Amex). Đây là loại thẻ

tín dụng quốc tế có nhiều tiện ích cho khách hàng, được chấp nhận thanh toán tại hàng

triệu điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ và có thể rút tiền từ hệ thống 500.000 máy rút tiền

tự động ATM ở hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.

Nâng cao "chất" công nghệ để trở thành hàng đầu trong khu vực .

Tính đến cuối năm 2002, tổng nguồn vốn của Vietcombank đã tăng gấp 5,2 lần so

với năm 1991, đạt gần 82.000 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ có hiệu quả của các sản phẩm

CNTT ứng dụng trong hoạt động ngành ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng

cũng tăng trưởng mạnh mẽ và không ngừng được nâng cao. Vốn tín dụng của

Vietcombank đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, năm sau cao

hơn năm trước. Dư nợ tín dụng cuối năm 1991 đạt 2.017 tỷ đồng, đến cuối năm 2002, dư

nợ đã đạt 29.295 tỷ đồng, tăng 1.452% so với năm 1991. Cũng nhờ ứng dụng tốt CNTT,

cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank đã được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng vốn

Việt Nam đồng từ dưới 30% lên đến 32% trong năm 2002. Nếu như trước đây,

Vietcombank chỉ chuyên doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thì nay đã chuyển dịch

thành một ngân hàng đa năng, vừa giữ thế mạnh trong cho vay bán buôn, vừa đẩy mạnh

quan hệ tín dụng với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp FDI. Với những

Page 13: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

thành công này, Vietcombank vừa được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng

ba trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập vừa qua. Không chỉ được đánh giá cao trong

nước, Vietcombank còn đang dần từng bước tạo lập được uy tín trên thị trường quốc tế.

Trong 3 năm 2000 - 2002, Vietcombank liên tục được tạp chí The Banker - một tạp chí

tài chính có uy tín lớn trong giới tài chính - ngân hàng quốc tế bình chọn là "Ngân hàng

tốt nhất" ở Việt Nam.

Thời gian tới Vietcombank chủ trương tiếp tục mở rộng hơn nữa các sản phẩm

công nghệ ngân hàng trên những dịch vụ đã có sẵn, mà theo ông Vũ Viết Ngoạn - Tổng

giám đốc Vietcombank, đó sẽ là những thay đổi về "chất" để trở thành một ngân hàng

thương mại hàng đầu trong khu vực. Hiện nay, mỗi năm Vietcombank đầu tư khoảng 10

triệu USD cho ứng dụng CNTT. Có được sự đầu tư lớn như vậy, theo ông Ngoạn là bởi

lãnh đạo ngân hàng đã xác định: nếu không có một nền công nghệ tiên tiến thì không thể

xây dựng được một hệ thống các kênh cung ứng dịch vụ chuẩn mực cao, và cũng không

thể tạo được các sản phẩm ngân hàng đủ tiêu chuẩn quốc tế để tham gia hội nhập kinh tế.

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THAM GIA TẠO SẢN PHẨM CHỦ LỰC TẠI

VIFON ACECOOK

Đầu tháng 3 - 2003, mì, phở ăn liền của công ty liên doanh Vifon - Acecook là sản

phẩm đầu tiên được chọn hỗ trợ trong chương trình " Phát triển các sản phẩm công

nghiệp chủ lực của TP Hồ Chí Minh". Yếu tố góp công lớn vào thành công này chính là

sự” tin học hóa” hợp lý ...

Nghệ thuật rất gần cuộc sống...

Nhắc đến Vifon - Acecook là nhắc đến gần 40 sản phẩm mì, phở ăn liền với các

tên gọi : Hảo Hảo, Good, Hảo Vị, Lẩu Thái, Kim Chi, Số Dzách... Các loại này đều có

mẫu mã bao bì khác nhau, nhiều màu sắc và trông rất... ngon miệng. Nhìn mẫu mã bên

ngoài có thể phân biệt được ngay gói mì xuất xứ từ Vifon - Acecook: bao bì thường dùng

màu vàng ( màu của sợi mì ) làm màu chủ đạo, sử dụng gam màu nóng và có họa tiết viền

hai bên gói mì. Những mẫu mã đa dạng, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm cùng chủng

Page 14: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

loại của Vifon - Acecook đều có sự tham gia của " bàn tay " công nghệ thông tin

(CNTT).

Chuyên viên thiết kế của Vifon - Acecook, anh Nguyễn Hữu Tường Quân kể:

"Trước đây, Vifon - Acecook thường thuê dịch vụ tạo mẫu bên ngoài thiết kế bao bì cho

mỗi loại sản phẩm mới ra". Nhưng vì môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ban giám

đốc nhận thấy  bí mật sản phẩm mới của hãng có thể bị tiết lộ theo đường này nên đã lưu

tâm đầu tư thiết kế mẫu mã bao bì ngay tại công ty. Đầu năm 2002, tôi được Ban giám

đốc trang bị một giàn máy vi tính cực mạnh với đủ các phần mềm đồ họa để chuyên lo

thiết kế bao bì, mẫu mã cho sản phẩm... Để có được hình ảnh tô mì bốc khối có chú tôm

đỏ au, lá rau xanh biếc chen giữa những sợi mì vàng hấp dẫn trên gói mì tôm, tôi phải

chụp hình tô mì thật, scan vào máy vi tính và dùng các công cụ trong phần mềm

Photoshop làm bóng hình, tô thêm màu... Nếu phải tô thêm màu theo cách làm thủ công

thì hình ảnh trên các mẫu bao bì không thể bóng đẹp và nhiều màu sắc như hiện nay".

  Các phần mềm đồ họa còn lạ trợ thủ rất đắc lực trong việc thỏa mãn nhu cầu thị

hiếu khách hàng. Với những phần mềm chuyên dụng, anh Quân đã tạo ra những mẫu bao

bì có hoa văn, màu sắc cầu kỳ, " bắt mắt " nhưng phù hợp với thị hiếu trong nước và

nhiều mẫu đơn giản hơn, nhưng luôn hiện diện hình ảnh chú rồng châu Á để phù hợp thị

hiếu khách hàng châu Âu...

Ứng dụng tin học hợp lý     

Thiết kế mẫu mã chỉ là một phần của những ứng dụng tin học đang áp dụng tại

Vifon - Acecook. Ngay từ ngày đầu thành lập (1993), Vifon - Acecook quyết đi theo

hướng hiện đại hóa bộ phận "đầu não" công ty, nên đã dành 200 triệu đồng trang bị hệ

thống máy vi tính cùng các phần mềm chuyên dụng cho phòng hành chánh quản lý nhân

sự để tính toán lương cho nhân viên, phòng kế hoạch để tính giá thành sản phẩm, quản lý

nguyên vật liệu tồn kho, phòng kế toán để thực hiện các công tác nghiệp vụ, phòng thí

nghiệm để nghiên cứu chất lượng sản phẩm... Hàng năm công ty lại nâng cấp các trang

thiết bị đã sử dụng , tổng kinh phí trang bị đến nay đã hơn 820 triệu đồng. Hiện nay, văn

phòng và nhà máy của Vifon - Acecook ở TP Hồ Chí Minh có 52 máy vi tính/114 người,

tại mỗi phòng ban, các máy tính đều nối mạng cục bộ với nhau.

Page 15: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

Ông Trần Đỗ Khanh, Trưởng phòng marketing, nói: "CNTT còn giúp chúng tôi

đánh giá thị trường ! Đây là yếu tố vô hình, không trực tiếp sản xuất nhưng làm cho giá

trị sản phẩm tăng thêm rất nhiều". Thật vậy, Vifon - Acecook luôn thường xuyên thực

hiện những đợt nghiên cứu thị trường để nắm bắt loại mùi vị người tiêu dùng thích,

nghiên cứu để mở thêm đại lý...Số liệu thu được từ các đợt nghiên cứu ấy phải được tổng

hợp vào máy vi tính. Sự thống kê, phân tích trở nên có ý nghĩa, như đã giúp công ty hệ

thống được sợi mì có độ dai phù hợp chưa, hương vị phù hợp với lứa tuổi nào?...

Chưa hết, Vifon - Acecook còn tự giới thiệu mình qua mạng internet bằnng web site

www.vifon - acecook.com, quảng bá rộng rãi trên các trang web khác và tích cực liên lạc

các đối tác bằng e-mail. Những điều đó đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của

công ty: năm 2001 đạt 1.02 triệu USD; 2002 đạt 2.18 triệu USD và dự kiến 2003 đạt 3

triệu USD. Ở thị trường trong nước, doanh số công ty liên tục tăng (85% mỗi năm), đến

cuối 2002 doanh thu đã đạt 610 tỷ đồng, chiếm 47% thị phần mì ăn liền cả nước.

Ban lãnh đạo công ty luôn ủng hộ nhân viên luôn tự trang bị thêm kiến thức tin

học. Hàng năm công ty đều đưa nhân viên đi học nâng cao nghiệp vụ tại Nhật.

Mới đây, Vifon – Acecook đã lên kế hoạch nâng cao ứng dụng CNTT nhiều hơn nữa.

Trọng tâm là triển khai xây dựng mạng Lan nối toàn công ty để tiện liên lạc và quản trị

dữ liệu đồng nhất cho toàn công ty. Ông Hoàng Cao Trí, Phó tổng giám đốc, cho biết:

Chi phí dự kiến cho CNTT sắp đến là 500 triệu đồng. Trong đó có ứng dụng tin học phục

vụ khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng đặt hàng hay kiểm tra công nợ của mình

trên mạng bất cứ lúc nào.

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÀ VŨ KHÍ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

WEIXIN

Với những đòi hỏi có tính đặc thù và môi trường cạnh tranh toàn cầu do phần lớn

các công ty trong ngành giao nhận vận tải đều có nguồn gốc từ nước ngoài, gần 10 năm

qua, Công ty giao nhận vận tải Uy Tín (tên giao dịch quốc tế là Weixin Cargo Services,

100% vốn Việt Nam, trụ sở tại 93 Điện Biên Phủ, Quận 1, TPHCM) đã ứng dụng mạnh

mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi trong hoạt động của mình để trở thành một công

ty giao nhận vận tải quốc tế có tên tuổi.

Page 16: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

Giao nhận vận tải quốc tế là một công việc phức tạp, có khối lượng giao dịch

chuyển gởi chứng từ đi khắp nơi trên thế giới rất lớn, vì vậy luôn đòi hỏi cả người quản

lý và nhân viên nghiệp vụ của Công ty Weixin phải thường xuyên nâng cao trình độ và

tuân thủ các quy định làm việc hết sức nghiêm ngặt. CNTT chính là vũ khí mà Ban Giám

đốc Weixin đã sử dụng để giảm thiểu chi phí, nhân lực và gia tăng chất lượng dịch vụ.

Không những giỏi về nghiệp vụ vận tải quốc tế, Ban Giám đốc còn là những người đam

mê tin học, họ luôn mạnh dạn đầu tư để đưa thành tựu công nghệ cao thành công cụ lao

động trong công ty.

Khi Internet mới được triển khai rộng rãi tại Việt Nam vào cuối năm 1997, công ty

Weixin đã triển khai sử dụng ngay. Trước tiên, họ tận dụng tối đa công năng của email,

kết hợp với các trang thiết bị rất mới lúc bấy giờ như máy scanner để scan gởi chứng từ.

Ở thời điểm này, việc nghiên cứu tìm ra những ứng dụng công nghệ tuy khá đơn giản đối

với giới kỹ thuật tin học nhưng đối với ngành vận tải, đó thực sự là một bí quyết đặc biệt

để tiết giảm chi phí giao dịch với nước ngoài khi mà giá cước viễn thông quốc tế còn rất

cao, ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch

quốc tế với khối lượng lớn. Song song đó, Weixin đã ứng dụng công nghệ phần mềm để

đưa tất cả các hoạt động giao dịch hàng ngày của công ty vào một quy trình làm việc tự

động có hệ thống, khởi đầu từ những phần mềm do chính công ty thực hiện. Weixin đã

quyết định thành lập hẳn một bộ phận tin học quy tụ nhiều kỹ sư tin học giỏi để “đột phá”

đưa CNTT ứng dụng mạnh mẽ trong mọi hoạt động. Năm 2002, phần mềm chuyên dụng

về quản lý giao nhận vận tải quốc tế SMS của Weixin ra đời, nó là một sự kết hợp hoàn

hảo giữa nghiệp vụ chuyên môn giao nhận vận tải và kỹ thuật CNTT tiên tiến nhất. Phần

mềm SMS khi được triển khai ứng dụng vào các hoạt động tại Weixin đã tạo ra một cuộc

cách mạng lớn, thay đổi phần lớn cơ cấu hoạt động và chất lượng dịch vụ của Công ty

Weixin. SMS đã giúp công ty rút ngắn được 2/3 công đoạn xử lý dữ liệu, tự động thiết

lập ngay những chứng từ giao dịch, các bảng biểu thống kê, kế toán từng lô hàng… một

cách chuẩn xác. Tiến trình làm việc được SMS sắp xếp xuyên suốt từ khâu nhận hàng cho

đến khâu báo cáo kết quả kinh doanh, nhờ đó các nhân viên có thể yên tâm thực hiện

công việc theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Page 17: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

Ban Giám đốc Weixin còn xây dựng SMS thành một nhà quản lý ảo đa năng phục

vụ mọi công tác quản lý của công ty. Bằng cách sử dụng các giải pháp tích hợp dữ liệu

trực tuyến, thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các phân hệ (module) độc lập, các phần

mềm riêng biệt, nhà quản lý ảo SMS này sẽ cung cấp ngay hàng loạt các báo cáo, thống

kê khi được truy xuất ở bất kỳ thời điểm nào, và Ban Giám đốc lãnh đạo không còn phải

chờ đợi từng chồng văn bản báo cáo dày cộp theo kỳ như trước đây. Ban Giám đốc

Weixin có thể giám sát công việc của từng nhân viên mỗi bộ phận, tiến trình hoạt động,

giao dịch của công ty, kiểm soát được toàn bộ các khoản thu/chi tài chánh một cách rõ

ràng, chính xác và theo dõi sản lượng hàng hóa chặt chẽ để kịp thời điều chỉnh hay lên kế

hoạch phát triển kinh doanh phù hợp.

Từ khi có SMS, tốc độ giao dịch và khối lượng hàng hóa được xử lý ở Weixin

ngày càng cao, nên dù sản lượng hàng hoá cũng như dung lượng công việc ngày càng

tăng (30-40%/năm) nhưng công ty vẫn không thiếu hụt nhân sự mà còn có thể rút chuyển

nhân sự sang phục vụ các hướng phát triển mới hay sang các chi nhánh.

Sau thành công của phần mềm SMS, Weixin lại xây dựng tiếp phần mềm quản lý

khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu CDS để phục vụ cho công việc quản lý hồ sơ xuất

nhập khẩu. CDS ra đời đã trở thành một “thư ký” tận tụy của công ty. Có CDS, hầu hết

các công việc nặng nhọc hàng ngày như thực hiện gần 100 tờ khai, định mức nguyên phụ

liệu, tra cứu các hồ sơ liên quan… đã trở nên hết sức nhẹ nhàng cho các bộ phận nghiệp

vụ. Chị Nguyễn Bằng Thùy Linh, nhân viên nghiệp vụ ở Weixin nói: thiếu CDS, chúng

tôi không thể hình dung làm sao có thể hoàn thành từng ấy chứng từ một cách chính xác

và nhanh chóng. Hơn nữa, CDS lại tỏ ra hết sức hữu hiệu khi đáp ứng một cách dễ dàng

việc triển khai khai báo hải quan điện tử trong tương lai.

Không chỉ dừng lại ở đó, Công ty Weixin còn kết hợp cả công nghệ web và phần

mềm để tạo ra một môi trường làm việc chung trên khắp thế giới (e-office). Các dữ liệu

sau khi được ghi nhận trực tuyến từ website sẽ được xử lý trong phần mềm SMS và tự

động chuyển đến người phụ trách. Sắp tới, các khách hàng và đối tác của công ty ở trên

thế giới đều có thể trao đổi và thực hiện các giao dịch, chuyển giao chứng từ ngay trên

website này. Giải pháp này giúp Weixin tạo ra được một môi trường ảo thật hữu hiệu để

mọi thông tin và chứng từ được trao đổi một cách bảo đảm với độ tin cậy cao nhất và

Page 18: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

bước qua thời kỳ sử dụng email như một công cụ chính. Và một lần nữa, chi phí hoạt

động, trao đổi chứng từ với cả ngàn khách hàng, đại lý được giảm xuống một cách ngoạn

mục. Khách hàng của Weixin cũng được hưởng những quyền lợi tiết kiệm đó vì họ

không cần phải tốn các chi phí điện thoai, fax hay email, thậm chí không còn phải chờ

đợi khi cần trao đổi với Công ty. Tất cả thông tin được chuyển tải và sử dụng ngay từ

nguồn thông tin cung cấp bởi khách hàng. Do vậy, 50% nhân lực cho một công việc đã

được cắt giảm.

Weixin là một trong số ít những công ty hiện nay ứng dụng hoàn hảo cả phần mềm

lẫn mạng Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tiễn tại Weixin cho thấy, để

ứng dụng CNTT một cách thực sự có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một

khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên ngay cả các công ty đủ khả năng cũng chưa thể áp

dụng thành công nếu không chọn lọc và vận dụng đúng những công năng và tiện ích của

công nghệ (cho dù đó là những công năng nhỏ nhất) vào nhu cầu thực tiễn của mỗi doanh

nghiệp. Ngoài ra, sự mạnh dạn đổi mới và nỗ lực bền bỉ vượt qua những khó khăn thử

thách cũng là yếu tố giúp Weixin ứng dụng CNTT thành công. Ông Nguyễn Hùng Vũ,

Tổng Giám đốc Weixin khẳng định: Với vũ khí CNTT, chúng tôi hoàn toàn có thể vững

bước, tiếp tục phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu trên mọi phương diện của

ngành vận tải giao nhận quốc tế.

Qua quá trình phất triển công nghệ thông tin trong nước và các ví dụ điển hình ở

tren ta có thể thấy trong giai đoạn hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các

doanh nghiệp là khá phổ biến các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của

ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh và đã mang lại những hiệu

quả rrất rõ dệt

Tuy nhiên, nghiêm túc xem xét và đánh giá chúng ta sẽ không khỏi lo ngại về tốc

độ và khoảng cách của chúng ta so với các nước tiên tiến trong khu vực còn khá xa và có

thể càng ngày càng xa; còn nhiều bất cập, rào cản chưa được tháo gỡ, năng lực, tiềm năng

vật chất và tinh thần của chúng ta chưa thực sự được phát huy; năng lực quản lý và thực

thi của chúng ta còn yếu, nguồn lực thiếu và môi trường thúc đẩy phát triển chưa hoàn

thiện.

Page 19: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

2.3. Những thực trạng còn tồn tại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các

doanh nghiệp Việt Nam

* Tình hình trang bị công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam còn “ngại” ứng dụng công nghệ thông tin .

Theo công bố mới nhất của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam ( VCCI)

thì hiện toàn quốc mới chỉ có 27% số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin ; 24%

doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin và 55% doanh nghiệp không sử

dụng ADSL.Với tỉ lệ này, Việt Nam nằm trong tốp các quốc gia mà DN… ngại ứng

dụng công nghệ thông tin nhất trong khu vực và thế giới.

Theo khảo sát của VCCI và Bộ công thương thì đa số DN đều ngại trang bị máy

tính. Tuy nhiên ngay cả trang bị rồi thì lại ít kết nối Internet. Thêm nữa, khi kết nối rồi thì

đa số cũng chỉ để tìm kiếm thông tin hay một số công việc thông thường khác trong khi

chỉ có số lượng rất ít các DN lập Website để xây dựng, quảng bá thương hiệu và tìm bạn

hàng…

Ban chỉ đạo CNTT quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng CNTT tại

217 DN và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các DN

Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05 – 0,08% doanh thu cho CNTT,

trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho CNTT của DN còn

nhiều bất cập. Đa số doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp

ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.

Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa

có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong

khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào

ứng dụng. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không

đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức

bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số doanh nghiệp có thể khai

thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một chủ

doanh nghiệp phát biểu: “ Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản khá lâu,

nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự

Page 20: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương

trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài

chính, kế toán. Khoảng 88% doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần

mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công

nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ.

* Các doanh nghiệp còn sử dụng các phần mềm không có bản quyền.

Một thực trạng đáng lo ngại ở nước ta hiện nay là tỷ lệ các doanh nghiệp vi phạm

bản quyền phần mềm rất cao. Theo số liệu thông kê của tổ chức Liên minh phần mềm

doanh nghiệp BSA thì tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm tai nước ta hiện

nay vẫn trên 80%, với tỷ lệ này cao như thế này thì những thiệt hại do vi phạm mang lại

cho nền kinh tế là rất lớn. Hơn nữa người chịu thiệt hại trực tiếp không ai khác chính là

các doanh nghiệp vi phạm vì khi áp dụng các phần mềm này vì những phần mềm vi phạm

bản quyền này khó mà cải tiến bên cạnh đó các doanh nghiệp phần mềm khi phần mềm

của họ bị ăn cắp thì sẽ dẫn tới thua lỗ, khi đó họ khó có đủ khả năng mà có thể nghiên

cứu phát triển tiếp các phần mềm đa chức năng hơn.

* Ứng dụng công nghệ thông tin vào thương mại điện tử (TMDT):

Tại các hội thảo về TMDT, các chuyên gia đã cho rằng chỉ số ít doanh nghiệp

mạnh bạo như lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản, dịch vụ mới có khả năng trang

bị máy tính và kết nối Internet. Tỉ lệ của khối này là khoảng từ 3 – 5 người thì mới có

một máy tính. Tương tự, cũng chỉ số ít các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức cho cán bộ

công nhân viên học tập và ứng dụng công nghệ cơ bản, đa số còn lại là “ vừa học vừa

làm” hay “ cần gì học nấy”Chính từ việc mạnh ai người ấy làm thì nên bản thân những

doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin khi làm ăn với các doanh nghiệp chưa

ứng dụng công nghệ thông tin thì cũng bị “chậm theo dây chuyền”

Theo các chuyên gia, rào cản này khiến TMDT ở Việt Nam còn khá mơ hồ đối với

doanh nghiệp. Một chuyên gia VCCI phân tích: Internet có mặt tại Việt Nam hơn 10

năm nhưng tỉ lệ doanh nghiệp có website mới chỉ chiếm hơn 30%. Trong số này, đa số

website chỉ để tự quảng bá. Con số rất ít là khoảng 10% số doanh nghiệp này bắt đầu

Page 21: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

tham gia giao dịch điện tử trong đó cũng chỉ có 18% doanh nghiệp có cán bộ chuyên

trách về TMDT.

Chính từ yếu kém này mà cả năm 2007, VCCI cho biết là chỉ có 19 hợp đồng được

thực hiện qua TMDT, trong đó hợp đồng lớn nhất cũng chỉ dưới 10 tỷ đồng và nhỏ nhất

là …300 000 đ. Những con số trên đã đủ cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin và

TMDT trong doanh nghiệp vẫn còn rất xa rời.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu?

2.4.1. các doah nghiệp đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo các chuyên gia, trong khi đa số các doanh nghiệp của Việt Nam là các doanh

nghiệpvừa và nhỏ, nhưng số đông doanh nghiệp này thường tự tổ chức với quy mô hạn

chế để có thể kiểm soát bằng nhân công, bởi thực tế họ không đủ năng lực kiểm soát máy

tính. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì đa số cho rằng chưa hội đủ điều

kiện con người, vật chất để ứng dụng công nghệ thông tin.

Theo các doanh nghiệp, để trang bị máy tính, phần cứng, phần mềm, nguồn nhân

lực đủ mạnh để vừa có thể quản trị vừa có thể đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là

chưa cho phép. Lý do được nhiều doanh nghiệp đưa ra là chi phí cao, khó quản trị, mắc

nhiều lỗi về bảo mật, rủi ro…

2.4.2.Các doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, chưa nhận thức

đúng đắn, rõ ràng

Thực tế, qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến

vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng

như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do chưa thực sự thấy được lợi ích

lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi

trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn

chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các vấn đề khác có liên quan đến doanh

nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, ưa

những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận

thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra đã muộn, khả năng tài chính yếu

nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Ngoài ra nhiều

doanh nghiệp e ngại nếu ứng dụng công nghệ thông tin thì doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc

Page 22: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

vào nhân viên công nghệ thông tin. Một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn khác lại biện

minh cho lý do không ứng dụng của mình cho rằng nhân lực công nghệ thông tin chưa

đáp ứng được yêu cầu. Tuy đây là một thực trạng chung nhưng không phải là lý do chính

cho việc tại sao mình lại không ứng dụng.

Một vấn đè khác là các doanh nghiệp thiếu một cách nhìn toàn diện khi ưng dụng,

các doanh nghiệp thương chỉ áp dụng các giả pháp nhỏ lẻ, thiếu linh hoạt mà không có

một chiến lược tổng thể khi bắt tay vào ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

mình.

2.4.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở nước ta con yếu và thiếu

Tại hội thảo về “Internet - Bạn đồng hành thời lạm phát”, có doanh nghiệp khẳng

định là không kiếm nổi người đủ năng lực để ứng dụng và phát huy thế mạnh công nghệ

thông tin, thậm chí có doanh nghiệp kiếm được người thì sau đó lại mất người vì nơi khác

trả lương cao hơn nên rất bị động và lệ thuộc.

Hơn nữa, nhân lực công nghệ thông tin khó tìm. Tuy rằng số lượng nhân lực công

nghệ thông tin được đào tạo nhưng thừa về lượng nhưng vẫn thiếu về chất. Hầu hết sinh

viên ngành công nghệ thông tin đều thiếu kỹ năng, kiến thức và ngoại ngữ.

Ông Hà Văn Lượm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Global Cybersoft cho biết tại hội

thảo “ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin” do Sở Thông tin –

Truyền thông tổ chức: “ Từ nay đến năm 2010, chúng tối cần khoảng 1.000 lao động

chuyên về công nghệ thông tin, thế nhưng để tuyển được đội ngũ này là điều khó khăn vì

nguồn nhân lực này đang khan hiếm”.

Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin không chỉ có ở các doanh nghiệp sản xuất

phần mềm mà ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lấy ví dụ ở thành phố Hồ

Chí Minh, hiện nay tại thành phố có khoảng 100.000 doanh nghiệp, trong đó cso hơn

6.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ước tính đến 2010,

toàn thành phố có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Hơn nữam

nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin ngày càng tăng trong các lĩnh vực như du lịch, giải

trí, tài chính, ngân hàng và cả nông nghiệp, đặc biệt trong ngành tài chính ngân hàng. Chỉ

trong năm 2007, ngành tài chính bùng nổ với sự ra đời của 6 ngân hàng thương mại quốc

Page 23: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính

và gần 100 công ty chứng khoán.

Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin ngày càng tăng như vậy nhưng nhân lực

công nghệ thông tin vừa thiếu vừa yếu. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ

thông tin được phản ảnh qua kết quả thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin

khi phỏng vấn sinh viên mới ra trường: 72% không có kinh nghiệm thực hành, 42%

không có kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực nào họ có thể làm tốt. Đặc

biệt, có đến 72,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới trong thời gian ít nhất 3

tháng.

2.4.4. Hạ tầng cơ sở cho công nghệ thông tin của nước ta còn thiếu

Ở Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp

có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế. Như hệ

thống mạng, hệ thống truyền thông trong nước còn yếu, hệ thống tổ chức quản lý kinh

doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn bất cập.

Một vấn đề cần lưu tâm khác ở đây là khả năng của các doanh nghiệp phần mềm

trong nước còn yếu, thiếu năng lực cạnh tranh, chưa tập chung nghiên cứu đưa ra các giả

pháp hữu ích cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thực tế tồn tại mà các doanh nghiệp nghiệp đang mắc phải.

Vậy muốn cho công nghệ thông tin có thể ứng dụng hiệu quả trong các doanh nghiệp thì

doanh nghiệp cũng như các đối tượng hữu quan khác phải làm những gì?

III. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG

DOANH NGHIỆP

Câu nói “Thời đại bây giờ là thời đại thông tin” không còn là một thuật ngữ xa lạ

trong nhận thức của chúng ta trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học công nghệ dẫn tới sự ra đời của những công nghệ hiện đại phục vụ cho sản

xuất kinh doanh, làm tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh

doanh vượt trội. Trong guồng máy vận động này, như một tất yếu các doanh nghiệp Việt

Nam cũng phải tuân thủ và vận động theo. Nhưng vận dụng thế nào cho hiệu quả thì quả

là không rễ. Không thể phủ nhận rằng việc các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông

Page 24: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

tin hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã tạo ra được các sức bật mới không chỉ cho

chính doanh nghiệp đó mà còn cho cả nền kinh tế.Thực tế để làm được điều đó chúng ta

cần phải có các giải pháp hữu hiệu mang tính toàn diện.

1. Phía các doanh ngiệp

1.1. Doanh nghiệp cần coi ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện thiết yếu nếu

muốn cạnh tranh trên thị trường và cần xây dựng chiến lược lâu dài

Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một triển vọng mới cho các doanh

nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên một thách thức mới đặt ra cho các

doanh nghiệp là làm thế nào để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình để

chủ động tham gia thị trường thế giới? Giải pháp để doanh nghiệp tự hoàn thiện mình

không gì khác chính là ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động sản xuất

và kinh doanh.

Trên thế giới, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh

nhưng ở việt Nam gần như còn rất mới mẻ. Mặc dù có tới 91 % doanh nghiệp sử dụng và

kết nối Internet, gần 60% kết nối ADSL, 75% nối mang Lan, (Nguồn VCCI, Phòng

Thương Mại và Công Nhiệp Việt Nam) nhưng con số đó chỉ đủ chứng tỏ rằng các doanh

nghiệp mới bắt đầu nhận thức được lợi ích của công nghệ thông tin, bước đầu triển khai

ứng dụng chứ chưa đầu tư chuyên sâu vào các quy trình.

Chính vì thế muốn công nghệ thông tin trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả thì các

doanh nghiệp cần có những cách nhìn mới về tầm quan trọng của công nghệ thông tin

trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Coi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt đông sản xuất kinh doanh là một

chiến lược trọng tâm.

- Doanh nghiệp cân có tầm nhìn dài hạn, coi công nghệ thông tin là một công cụ gúp

doanh nghiệp tăng trưởng lâu dài.

- Xây dựng một kế hoạch chiến lược lâu dài trong 5 đến 10 năm tới.

1.2. Áp dụng dựa trên sự phù hợp, mang tính toàn diện lâu dài

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cho rằng việc áp dụng hệ thống thông tin

trong doanh nghiệp đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cả về tài chính cũng như nhân lực nên phần

lớn các doanh nghiệp này chọn các giải pháp nhỏ lẻ, chỉ ứng dụng một số lĩnh vực hay ở

Page 25: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

một số bộ phận nào đó mà thôi. Các lĩnh vực áp dụng chủ yếu là kế toán , tài chính hay

chỉ là dùng để soản thảo các văn bản hành chính đơn giản… Các doanh nghiệp chưa ý

thức hết về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện là thế nào.

Cái cần tác động ở đây chính chính là sự hiểu biết của các nhà quản lý về ứng

dụng công nghệ thông tin. Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp không phải là sự đâu tư

quá lớn vì với quy mô doanh nghiệp nào sẽ có mô hình hệ thống tương ứng chứ không

thể cứ đầu tư là phải đầu tư một cách hào phóng trong khi chi phí bỏ ra thì quá lớn mà

hiệu quả thu về lại không tương xứng. Bên cạnh đó việc ứng dụng phải mang tính tổng

thể, hướng vào một nền tảng cơ sở vững chắc mang tính toàn diện, linh hoạt phù hợp với

điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi.

Vì ứngdụng công nghệ thông tin cân phải mang tính hệ thống trong đó tuỳ thuộc

vào loại hình kinh doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mà có các mô hình ứng dụng khác

nhau. TheoTổng giám đốc Công ty Vietsoftware Trần Lương Sơn đã đưa ra mô hình E –

Companny đây là mô hình doanh nghiệp điện tử. Nền tảng của E - Company gồm hai

phần: một là hệ thống truyền thông với cơ sở là Portal (cổng) doanh nghiệp, có thể gồm

Intranet Extranet; hai là hệ thống các ứng dụng lớn, đặc biệt là ERP, cùng với các ứng

dụng khác như SCM (Supply Chain Management), CRM (Customer Relationship

Management). Hai phần sẽ tích hợp chặt chẽ với hệ thống quy trình tác nghiệp của doanh

nghiệp. tuy nhiên việc áp dung cần có những bước mang tính giai đoạn cụ thể tuỳ thuộc

vào sự thích ứng của hệ thống của doanh nghiệp với mô hình. Nhưng dù xét ở góc độ nào

cũng phải tập chung vào các vấn đề sau:

- Đầu tư tập trung vì ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi chi phí lớn, không chỉ về tài

chính mà còn về nhân lực. Do vậy, DN không nên dàn trải đầu tư mà tập trung vào một

số hoạt động mà DN coi là quan trọng hơn cả;

- Đầu tư phải dựa trên trên một thiết kế tổng thể, phải đảm bảo tính đồng bộ và tích hợp

hệ thống. Trong Doanh nghiệp có nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng cho các mục đích

khác nhau như: tài chính, sản xuất, lưu kho, phân phối, bán hàng... Các ứng dụng này

phải được liên kết với nhau, sử dụng cùng những nguồn dữ liệu;

Page 26: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

- Sử dụng Internet triệt để. Doanh nghiệp phải có website riêng và chỉ bằng cách như

vậy mới có thể tham gia vào thị trường lớn. Nhưng website đó không chỉ rưng lại ở việc

giới thiệu mà cần phải mang tính thương mai thực sự. Lúc này thương mại điện tử là mục

đích chính doanh nghiệp càn hướng tới.

1.3. Cần tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên có những hiểu biết cơ bản về

công nghệ thông tin, quản lý thông tin

Một điểm yếu quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự thiếu kiến

thức về công nghệ thông tin. Đòi hỏi của mỗi công nghệ là sự phối hợp giữa bốn thành

phần(con người - thiết bị - thông tin - tổ chức) nếu không có sự cân đối giữa bốn thành

phần này thì không thể có được hiệu quả khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Chính vì

vậy doanh nghiệp cần tổ chức các khoá đào tạo cho mọi thành viên để họ có thể sử dụng

hiệu quả các hệ thông công nghệ thông tin mà doanh nghiệp ứng dụng, đặc biệt là việc

quản lý thông tin.

1.4. Doanh nghiệp cần xây dưng thói quen sử dụng phần mềm có bản quyền

Thực trạng trên 60% doanh nghiệp Việt Nam vi phạm bản quyền phần mềm ứng dụng

công nghệ thông tin là con só rất đáng lo ngại. Việc các doanh nghiệp phải hướng vào

bản quyền phần mềm rất quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn hội nhập thực sự.

1.5. Hợp tác với các trường đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.

Có thể là các doanh nghiệp khó có thể áp dụng được hình thức cung cấp nhân lực như

công ty FPT nhưng với hình thức đặt hàng nhà trường tạo ra một nguồn nhân lực phù

hợp yêu cầu là rất cần thiết.

2. Phía các doanh nghiệp phần mềm

Hiện nay vấn đề sử dụng phần mềm bản quyền ở các doanh nghiệp là rất cần thiết,

nhưng thực tế để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với các phần mềm này

không phải là dễ vì chi phi cho các phần mềm này là không nhỏ.

Page 27: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nội lực trước thách thức đổi mới và

hội nhập; cải thiện những hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

sản xuất và kinh doanh; giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, Sở Bưu chính viễn

thông Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG phối hợp tổ chức hội

thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tại đây, các Cty

phần mềm nổi tiếng trong và ngoài nước như Lạc Việt, SAP Việt Nam, HPT Software và

Microsoft Việt Nam, đã giới thiệu các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với các

doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam như GSme - giải pháp lớn, chi phí nhỏ; chương trình

hỗ trợ doanh nghiệp hợp thức hóa bản quyền phần mềm; sản xuất hiệu quả với giải pháp

ERP và MES tích hợp; quản lý nguồn tài nguyên của doanh nghiệp... Và hệ thông MES

khá là một giải pháp khá hoàn thiện mà các doanh nghiệp phần mềm cần nghiên cứu giải

phái ứng dụng bởi vì:

Theo Ông Lê Mỹ Phúc, phó tổng giám đốc phụ trách khối tự động hoá nhà máy

của Global Cyber Soft (GCS) MES(Manufacturing Execution system) là hệ thống tự

động hoá tích hợp được hìng dung từ thấp lên cao gồm các tầng sau: Tầng thiết bị (hỗ trợ

cho việc điều khiển thiết bị, phần mềm tích hợp trong thiết bị thông minh); Tầng điều

khiển (ở tầng này, các chương trình ứng dụng và chương trình chủ quản thiết bị cài đặt

trong hệ thống máy tính đóng vai trò kiểm soát và điều khiển thiết bị); Trên tầng điều

khiển là tầng MES có chức năng hoạch định SX và phân phối công việc. Trên cùng là

tầng ERP, giữa ERP và MES là dịch vụ tích hợp ERP.

MES có những chức năng chính như: quản lý tài nguyên sản phẩm (dụng cụ, thiết

bị..., khả năng); quản lý định hình sản phẩm (cần bao nhiêu vật liệu, thời gian; sản phẩm

có thực sự hấp dẫn...); hoạch định sản xuất; phân phối công việc; thu thập dữ liệu sản

phẩm; quản lý nhân công (điều động nhân công thực hiện kế hoạch sản xuất kế tiếp; năng

lực của họ...); truy xuất tình trạng sản xuất (đang sản xuất sản phẩm nào; tuần tới có thể

xuất kho sản phẩm nào); quản lý chất lượng; phân tích sự điều hành (các nhóm thực hiện

công việc thế nào; khả năng hiện tại của nhà máy; có nên nhận hợp đồng ngay không);

quản lý quy trình (các bước trong quy trình; tham số để vận hành thiết bị tại mỗi bước);

Page 28: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

theo dõi (có bao nhiêu sản phẩm đang được sản xuất hôm nay, tuần rồi hoặc sản phẩm

thuộc nhóm nào); quản lý bảo trì (bảng theo dõi bảo trì thiết bị)...

Tại Việt Nam, MES (Manufacturing Execution System) chưa được biết đến rộng

rãi như ở các nước công nghiệp. Nó có vai trò rất lớn với hoạt đông của các doanh nghiệp

áp dụng như: Hạn chế sai ngay từ đầu; tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên; tăng chất lượng

sản phẩm, thông số sản phẩm đồng đều; giảm sự tham gia trực tiếp của con người... Các

nhà máy cần có MES.

Tuy vậy để có thể hiện thực hoá hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằn các

giải pháp ứng dụng sau.

- Cung cấp các phần mềm đóng gói bán lẻ.

- Cấp phép mở: Đây là dịch vụ đang được Microsoft cung cấp cho các doanh nghiệp vừa

và nhỏ nhằm tạo khả năng có thể tiếp cận cho các doanh nghiệp . Với hình thức này

doanh nghiệp có thể mua với số lượng lớn đồng thời có thể theo dõi tình hình thông tin

bản quyền phần mềm mình mua.

- Thực hiện hình thức bán trả góp. Đây là hình thức khá sát thực mà Công ty Lạc Việt

đưa ra. Doanh nghiệp có thể trả chậm số tiền trang bị phần mềm, các giải pháp công nghệ

thông tin trong vòng 11 tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp không phải trả thêm bất kỳ chi phí

nào khác cho bảo hành, bảo trì, nâng cấp.

Tuy đã đưa ra các giải pháp thiết thực cho vấn đề làm sao để các phần mềm có bản

quyền và hữu ích có thể đến với doanh nghiệp nhưng vẫn phải đòi hỏi các công ty phần

mềm trong nước phải không ngừng nghiên cứu ứng dụng, phát triển nâng cao dịch vụ để

có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với đặc thù các doanh nghiệp nước hiện nay.

3. Phía các cơ sở đào tạo

Theo nhận định chung của sở lao động thương binh xã hội nếu muốn đào tạo đội

ngũ nhân lực công nghệ thông tin có thể đáp ứng được yêu cầu thực tế thì nhà trường

Page 29: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

phải coi doanh nghiệp là khách hàng để có thể đưa vào chương trình giảng dạy của mình

các hình thức đào tạo có thể cung cấp cho thi trường lao động IT những nguồn nhân lực

có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Ngoài vấn đề gắn kết với các doanh nghiệp về đầu ra nhà trường trong quá trình

giảng dạy cũng cần thực hiện các khoá thực tập ngắn nhằm giúp sinh viên có điều kiện

tiếp cận với môi trường thực tế, tăng thêm kinh nghiệm.

4. Phía các cơ quan chức năng

Đối vơi mọi quốc gia, mọi môi trường kinh doanh sự can thiệp của nhà nước vào

nền kinh tế trong mọi lĩnh vực là nhân tố quan trọng nhằm điều tiết nền kinh tế theo định

hướng đặt ra. Nhưng can thiệp như thế nào lại là tuỳ thuộc vào đặc điểm từng quốc gia.

Đối với nước ta với đặc thù là một nước có nền kinh tế đang phát triển, có định hướng

phát triển bền vững thì các biện pháp tác động chính ở đây là luôn hoàn thiện và thúc đẩy.

Với nhận thức như vậy và nhu cầu thực tế hiện nay thì nước ta muốn phát triển ứng dụng

công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp thì cần có những giải pháp cụ thể. Dựa trên

các giải pháp cụ thể đã đặt ra như:

- Đẩy mạnh việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử: Đây là yếu tố quan trọng góp

phần thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ các doanh

nghiệp trong các hoạt động kinh doanh có áp dụng hệ thống thông tin như giao dịch với

khách hàng, đảm bảo tính an toàn, hợp pháp… Đây cũng là cơ sở để cung cấp cho các

doanh nghiệp một hạ tầng cơ sở đầy đủ để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.

- Thực hiện xây dựng một lộ trình nhất định cho ngành công nghệ thông tin ở nước ta

- Cần hoàn thiện hơn luật sở hữu trí tuệ về vi phạm bản quyền phần mềm, thực hiện các

hình thức sử phạt vi phạm mạnh tay hơn.

Tuy đây là những giải pháp đã được đề ra và được cho là cần hoàn chỉnh, triển

khai nhanh chóng nhưng tổ chức thực hiện ra sao là vấn đề mà nhà nước cần nhìn một

cách toàn diện nhằm đảm bảo tính thực thi hiệu quả.

Page 30: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

IV. KẾT LUẬN

Như vậy, với sự ứng dụng sự ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật nhằm biến

đổi tất cả những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành đầu ra, công nghệ đã và đang

trở thành một nhân tố quan trọng làm thay đổi to lớn trong tất cả các lĩnh vực Kinh tế -

Văn hoá – Xã hội. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng

dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, ứng dụng

tiến bộ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp không có nghĩa chỉ là tăng đầu tư mua

sắm thiết bị mới, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến mà điều đặc biệt quan

trọng là phải tận dụng được các nguồn lực hiện có trong doanh nghiệp.

Đối với công nghệ thông tin, không thể phủ nhận một điều rằng ngày nay công

nghệ thông tin đặc biệt là Internet đã đưa hoạt động kinh tế trở thành hoạt động toàn cầu

và làm cho khoảng cách trên thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Cuộc cách mạng thông

tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời

sống kinh tế, văn hoá, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội công nghiệp

sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh

tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông

tin. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã bước đầu nhận thức được vai trò và ứng dụng

công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy đã có nhiều

doanh nghiệp ứng dụng thành công công nghệ thông tin và đã đem lại những thành tựu

đáng kể, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế

Việt Nam nói chung, như Vietcombank, Weixin, Vifon Acecook… Tuy nhiên, xét trên

tổng thể nền kinh tế, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu dừng lại ở mức độ cơ bản, như:

trang bị máy tính, các phần mềm tài chính kế toán hay phần mềm văn phòng nhưng hiệu

suất sử dụng chưa cao. Các doanh nghiệp hầu như chưa có chiến lược lâu dài về ứng

dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh…

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là vốn, nhân lực, nhận thức của các doanh

nghiệp còn ở mức độ hạn chế. Bên cạnh đó, chính sách phát triển của nhà nước và cơ sở

hạ tầng kinh tế công nghệ thông tin chưa thật sự hoàn chỉnh và chưa có khả năng hỗ trợ

Page 31: Bai Tap Lon Mon Quan Tri Doanh Nghiep

đầy đủ cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin vào

hoạt động kinh doanh và mang lại hiệu quả cao đòi hỏi sự chủ động từ phía các doanh

nghiệp, Nhà nước và các ban ngành liên quan. Về phía doanh nghiệp, phải có nhận thức

đầy đủ, rõ ràng và biện pháp mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với

nhà nước, cần cải thiện các chính sách về công nghệ thông tin, nỗ lực hơn nữa trong việc

xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và ứng

dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng. Doanh nghiệp và Nhà nước cần phải có sự

liên kết chặt chẽ nhằm tạo ra sự phát triển đồng bộ trong nền kinh tế.