36
L/O/G/O BÁO CÁO KIỂM TOÁN CHẤT THẢI NHÀ MÁY BIA Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hà www.themegallery.com

Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

  • Upload
    kuuxinh

  • View
    2.179

  • Download
    11

Embed Size (px)

DESCRIPTION

kiểm toán chất thải nganh bia

Citation preview

Page 1: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

L/O/G/O

BÁO CÁO KIỂM TOÁN CHẤT THẢI NHÀ MÁY BIA

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hà

www.themegallery.com

Page 2: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

Danh sách sinh viên thực hiệnDanh sách sinh viên thực hiện

Phạm Thị Nga Phạm Thị Nguyệt Nga

Đặng Thúy Ngân Nguyễn Văn Nghĩa

Đỗ Văn Nguyện Đỗ Thị Hồng Nhung

Vũ Hồng Nhung

Page 3: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

NỘI DUNG CHÍNH

Nội dung báo cáo

kiểm toán

Đánh giá của nhóm

Tổng kết

Phần 1 Phần 3Phần 2

Nội dung báo cáo

kiểm toán

Page 4: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Giới thiệu chung Công ty A là một nhà máy bia hiện đại ở Tây Âu, sản xuất bia đóng

chai, bia két và đóng thùng, đã hoạt động được 4 năm. Trong quá trình sản xuất của nhà máy, lưu lượng và tải lượng ô nhiễm đã gia tăng đáng kể dẫn đến việc xả thải quá mức vào hệ thống thoát nước công cộng.

Nước thải từ nhà máy bia này được phép xả thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mà chỉ cần kiểm soát pH và lưu lượng thải, không cần qua các bước tiền xử lý. Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý sơ bộ và xử lý sinh học tại khu vực xử lý nước thải của thành phố. Như vậy việc công ty A phân bổ chi phí cho việc mở rộng các công trình thoát nước sẽ không cần thiết và hệ thống tính phí nước thải thông thường sẽ cần phải thay đổi cho phù hợp với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm của dòng thải. Bên cạnh đó, tiền phí xử lý nước thải công nghiệp đã tăng lên 332000 USD/năm và dự kiến tăng thêm 10% trong thời gian ngắn.

Sau khi xem xét các tác động có thể của việc tăng phí xử lý nước thải, công ty A đã quyết định bổ nhiệm một công ty tư vấn thực hiện kiểm toán chất thải và nghiên cứu việc giảm chất thải để điều tra các cách có thể giảm thiểu tối đa chi phí xử lý chất thải.

Page 5: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

PHẦN I. NỘI DUNG BÁO CÁO KIỂM TOÁN

I. Giai đoạn 1. Chuẩn bị kiểm toán.

II. Giai đoạn 2. Thực hiện kiểm toán.

III. Giai đoạn 3. Đề xuất các giải pháp giải pháp giảm thiểu chất thải.

Page 6: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Giai đoạn 1. Chuẩn bị kiểm toán

1. Chuẩn bị thực hiện. a. Sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty.

Như đã giới thiệu, sau khi xem xét các tác động của việc tăng chi phí nước thải, công ty A đã quyết định bổ nhiệm một công ty tư vấn thực hiện kiểm toán chất thải để nghiên cứu việc giảm chất thải và các biện pháp nhằm giảm tối đa chi phí xử lý chất thải.

Page 7: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

b. Mục đích kiểm toán. Dựa vào quy mô hoạt động của nhà máy, thời gian và

phân bổ ngân sách đối với dự án, báo cáo này tập trung vào : - Các vấn đề về sử dụng nước. - Xác định các phương pháp giảm tải lượng COD và SS

thải ra hệ thống thoát nước, giảm tối đa chi phí xử lý nước thải.

c. Thành lập nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán bao gồm: Hai nhà hóa học từ hội đồng

tư vấn được phân bổ để thực hiện việc điều tra, và được hỗ trợ khi cần thiết bởi một trong những kỹ thuật viên sản xuất của công ty A.

Page 8: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

2. Các dữ liệu cơ sở. Nhóm nghiên cứu bắt đầu kiểm toán bằng cách làm quen

với các công đoạn sản xuất khác nhau, thu thập dữ liệu và đánh số thứ tụ file cho từng khu vực trọng điểm.

+ Kiểm tra sơ bộ về nước thải và lượng chất thải trên mỗi m3 bia, các dữ liệu có từ trước về sử dụng nước và thông tin về nồng độ nguồn thải.

+ Lấy mẫu phân tích : Do không có dụng cụ lấy mẫu tự động nên các mẫu hỗn hợp sẽ được lấy hàng ngày bằng cách kết hợp các mẫu chuẩn bị thủ công theo tỉ lệ vào dòng thải

+ Xây dựng sơ đồ dòng vật chất trong qúa trình sản xuất.

Page 9: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Bảng 1. So sánh lượng thải của nhà máy A với các nhà máy bia hiện đại và kiểu cũ

(a) dựa vào kinh nghiệm dự án của công ty tư vấn(b) dựa vào dữ liệu của WHO (1982)

Nhà máy A Nhà máy bia hiện đại (a)

Nhà máy bia kiểu cũ(b)

Tải lượng nước thải (m3/m3 bia) 2 7

Tải lượng BOD

(kg/m3 bia) 4,1 4,5 7,5

Page 10: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Bảng 2. Đơn vị hoạt động chính và chức năng

Đơn vị hoạt động Mô tả chức năng Thứ tự của file

Xưởng bia tươi Chế biến malt, hoa hublong và đường để sản xuất hèm 1

Lên men Lên men hèm đã làm lạnh 2

Xử lý sản phẩm Ly tâm, lọc, cacbon hóa, tạo màu, làm bóng và hấp qua

lò Pax-tơ3

Đóng gói Đóng chai, đóng két, thùng 4

Page 11: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Hình 1. Sơ đồ dòng vật chất của nhà máy bia.(link)

Page 12: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Giai đoạn 2. Thực hiện kiểm toán.

1. Xác định đầu vào của quá trình sản xuất. * Nguyên liệu thô: malt, gạo, đường, hoa hublong (hop), hỗn

hợp bổ sung, nước… * Đội kiểm toán thực hiện thu thập dữ liệu về nguyên liệu đầu

vào, tập trung vào cách sử dụng nước cho cả quá trình sản xuất bia cũng như cho từng thiết bị hoạt động.

Tổng lượng nước tiêu thụ trung bình là 2750m3/ngày, bao gồm :

- Một lượng nhỏ nước sinh hoạt - Nước bổ sung cho sự bay hơi - Nước cho vào sản phẩm bia. - Nước dùng để rửa và làm sạch các trang thiết bị

Page 13: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

2. Đầu ra của quá trình sản xuất. Đầu ra của quá trình chủ yếu quan tâm đến nước thải phát sinh từ

hoạt động sản xuất cũng như trong chính sản phẩm bia. * Tổng lượng dòng thải (nước rửa và làm sạch thiết bị) là

1730m3/ngày, và biến thiên cực đại lên đến 100m3/ngày nếu bể nước nóng được đổ thải. Như vậy, lưu lượng tối đa trong một ngày có thể lên đến 2600m3/ngày.

Tải lượng ô nhiễm trung bình của nước thải là 5.980kg COD/ngày và 1500kg SS/ngày. Tương ứng với lượng thải trên 2,1m3 nước sản xuất bia là 7,1kg COD và 1,8 kg SS.

Giả sử tỉ lệ COD/BOD là 1:7 thì giá trị BOD tương ứng là 4,2kg/m3 nước sản xuất bia

* Nước đưa vào sản phẩm bia là 840m3/ngày. * Nước thải sinh hoạt là 10m3/ngày (70L/người/ngày với 140 công

nhân). * Nước bay hơi chiếm 5% lượng nước đầu vào

Page 14: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

3. Tính toán cân bằng vật chất cho toàn bộ quá trình sản xuất.

Đầu vào

2750m3 nước/ngày

Toàn bộ hoạt động của nhà máy bia

Tải lượng (m3/ngày)

COD (kg/ngày)

SS (kg/ngày)

Nước cho vào sp bia

840 - -

Nước thải sinh hoạt

10 - -

Nước rửa thiết bị

1730 5890 1500

Nước bay hơi

170 - -

Page 15: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

4. Nước thải từ các thiết bị và tính chất

Thiết bị hoạt động Lưu lượng (m3/ngày)

COD (kg/ngày)

SS (m3/ngày)

Cống thoát Lautertun 60 1392 60

Bể nước nóng 75oC 150 - -

Bể ủ bia 36 152 16

Bể điều hòa 26 - -

Bể lên men 65 248 166

Page 16: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Thiết bị hoạt động Lưu lượng (m3/ngày)

COD (kg/ngày)

SS (kg/ngày)

Bể chứa 17 89 13

Bể chứa và thu hồi men

2 17 1

Lò hấp Pastuer 100 - -

Tổng 456 1898 278

Page 17: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Giai đoạn 3. Các biện pháp giảm thiểu chất thải.

1. Các vấn đề về dòng thải.• Xưởng bia tươi : Hai dòng thải chính trong xưởng bia tươi là cống

thoát Lautertun và cống chứa và thoát nước nóng 75oC, đóng góp 12 % vào tổng lượng nước thải của nhà máy. Riêng cống thoát Lautertun chiếm 3,5% dòng thải, 23% COD và 4% tải lượng SS. Cống thoát chứa nước nóng chiếm gần 9% tổng dòng thải.

• Hầm lên men: Phần lớn chất thải từ khu vực này có nguồn gốc từ các hệ thống CIP, có chứa lượng lớn COD do chứa lượng men cao. Ngoại trừ nước súc rửa ban đầu từ bể điều hòa trước khi lên men, nước súc rửa ban đầu từ các thùng khác như bể lên men, bể chứa, bể thu hồi men, tất cả đều có COD vượt quá 6000mg/L, và chiếm hơn 90% tải lượng COD tạo ra trong hầm lên men.

Page 18: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

2. Đề xuất các phương án giảm thiểu chất thải. * Xưởng bia tươi: có thể tích trữ dòng chất thải để sử dụng chẳng hạn

như là bổ sung nước cho khâu ủ bia sau đó có thể ko ảnh hưởng gì đến chất lượng bia. Như vậy sẽ :

- Giảm được chi phí nước thô. - Loại bỏ được chi phí đầu ra phải chịu trước mắt bởi các dòng

thải này. - Giảm nhu cầu về năng lượng cho quay vòng men vì nước bổ

sung ko cần phải đun nóng. Nước nóng 75oC nên được bơm trực tiếp vào các thiết bị tiệt

trùng để cấp nhiệt cho nước lạnh lên 60oC. Ngoài ra, nước nóng có thể được pha trộn với nước lạnh đầu vào vẫn còn để cung cấp nhiệt độ cần thiết qua các thiết bị tiệt trùng. Ước tính mỗi hệ thống có thể cho phép tái sử dụng ít nhất 75m3 nước nóng mỗi ngày.

Page 19: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

* Bể điều hòa: tái sử dụng nước súc rửa cuối cùng tương đối sạch như nước súc rửa ban đầu để tráng rửa hệ thống CIP tiếp theo sẽ làm giảm lưu lượng nước thải thoát ra, tổng lượng là 26m3/ ngày từ 8 thùng.

* Bể lên men: Nước súc rửa ban đầu tạo ra 210kg COD /ngày và 150kg SS /ngày, có thể giảm được ít nhất 75% bằng cách cho nước rửa qua máy ép men. Nước rửa hệ thống CIP cuối cùng được cho là có thể được tái sử dụng như là rửa ban đầu, làm giảm lưu lượng nước thải khoảng 25m3/ngày từ 8 thùng.

Page 20: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

* Bể chứa: Nước rửa ban đầu trong chuỗi CIP được phát hiện có chứa 75kg COD /ngày và 10kg SS /ngày. Ước tính rằng việc cho nước súc rửa qua máy ép men sẽ làm giảm tổng tải lượng từ nguồn này xuống 22kg COD/ngày và 3kg SS/ngày. Ngoài ra, tái sử dụng nước rửa cuối cùng là nước rửa ban đầu các khâu tiếp theo sẽ làm giảm lưu lượng nước thải khoảng 5m3/ngày.

* Bể thu hồi men: nước rửa ban đầu rõ ràng chứa một số lượng đáng kể các men, các chất thải như vậy cần được đưa qua máy lọc ép men. Thu hồi nước rửa cuối cùng và tái sử dụng để làm nước rửa ban đầu cho khâu tiếp theo đã được đề xuất. Vì vậy, thay vì xử lý chất thải của mỗi hầm lên men riêng biệt, nhóm kiểm toán cho rằng các bộ lọc-ép lắp đặt cho khu vực thu hồi men nên được bố trí để lọc nước súc ban đầu từ bể lên men, bể lưu trữ, thiết bị thu hồi men. Điều này sẽ không chỉ ngăn chặn phần lớn các dòng men chảy thoát ra cống mà còn cho phép thu hồi nó để bán lại cho một nhà sản xuất thực phẩm.

Page 21: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Bảng 3. Tóm tắt các vấn đề dòng thải và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Đơn vị hoạt động

Mô tả xử lý chất thải

Thành phần hiện có

Khuyến nghị Thành phần dự đoán còn lại

m3 Kg kg m3 Kg Kg

V COD SS V COD SS

Lautertun 60 1392 60 Tái sử dụng 0 0 0

Bể nước nóng 75oC

Dòng chảy tràn

150 - - 50% tái sử dụng để cung cấp cho lò

hấp Pa-xtơ

75 0 0

Bể ủ bia Nước rửa có chứa

kiềm và axit

36 152 16 Cài đặt đơn vị CIP 0 0 0

Bể kiểm tra Nước rửa CIP 26 - - Tái sử dụng nước rửa 0 0 0

Page 22: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Bể lên men Nước rửa CIP

65 248 166 Tái sử dụng và tách nấm men

40 62 44

Bể chứa Nước rửa CIP

17 89 13 Tái sử dụng nước rửa và sự cần thiết

của nước rửa ban đầu

12 22 3

Bể chứa và thu hồi men

Nước rửa CIP

2 17 1 Phục hồi nấm men 2 4 0.2

Lò hấp Pa-xtơ Tuần hoàn nước

100 - - Tái sử dụng nước đóng chai

0 0 0

Tổng 456 1898 278 129 88 47.2

Page 23: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

3. Đánh giá kinh tế và môi trường của biện pháp giảm thiểu chất thải.

Thu gom chất thải theo hướng tái sử dụng / tái chế, phục hồi cho thấy việc xả chất thải ra môi trường sẽ được giảm đáng kể. Như vậy, sẽ có một môi trường sạch có lợi.

Nhóm kiểm toán sau đó đã lập bảng ước tính chi phí thương mại có và không có triết khấu cho các biện pháp thu gom chất thải (Bảng 4). Điều này cho phép các khoản tiết kiệm tiềm năng trong các phí được xác định.

Page 24: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Bảng 4. Ước tính chi phí chất thải công nghiệp dòng ra

Đơn vị hoạt động Mô tả chất thải Ước tính chi phí với chất

thải hiện tại (USD/năm)

Ước tính chi phí với chất thải giảm thiểu

được (USD/năm)

Ước tính chi phí tiết kiệm

được(USD/năm)

Cống Lautertun Thải ra cống thoát chung 58.000 0 58.000

Bể chứa nước nóng 75oC Cống thoát 7.000 3.500 3.500

Bể ủ bia tươi Nước chứa kiềm và axit 7.800 0 7.800

Bể kiểm tra Nước rửa hệ thông CIP 1.200 0 1.200

Bể lên men Nước rửa hệ thông CIP 25.000 7.000 18.000

Bể chứa Nước rửa hệ thông CIP 5.000 1.500 3.500

Bể chứa và thu hồi men Nước rửa hệ thông CIP 800 200 600

Lò hấp Pax-tơ Tuần hoàn nước 4.300 0 4.300

Tổng 109.100 12.200 96.900

Page 25: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

4. Sự phát triển và thực hiện kế hoạch: cắt giảm chất thải

Kết quả của việc kiểm tra trên giấy tờ và cắt giảm chất thải của nghiên cứu đã đúng với hiện trạng của nhà máy trong báo cáo công nghệ. Lời đề nghị đã được chấp nhận và kế hoạch đã được thi hành.

Trong nhà máy bia, ta phải hiểu rõ các nguồn chính tạo ra chất thải trước khi xử lí.

Page 26: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

PHẦN II. ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM

ƯU ĐIỂMNHƯỢC

ĐIỂM

Page 27: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

ƯU ĐIỂM

Báo cáo kiểm toán trên đã đạt được những bước cơ bản của 1 báo cáo kiểm toán chất thải:

Đầy đủ các giai đoạn kiểm toán chất thải.

* Chuẩn bị kiểm toán.

- Có được sự chấp nhận của công ty sản xuất bia (bước 1): có sự hỗ trợ của lãnh đạo nhà máy.Có mục đích kiểm toán : giảm thiểu nước thải và tải lượng ô nhiễm (BOD /COD) và tải lượng SS.Từ đó giảm thiểu tối đa chi phí xử lý chất thải (phần giới thiệu chung).

- Thành lập nhóm kiểm toán có chuyên môn. - Có điều tra và thu thập thông tin, xem xét xung quanh nhà

máy,các khu vực trọng điểm, chức năng của từng đơn vị hoạt động, lấy mẫu nghiên cứu.

Page 28: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

* Quy trình và đặc điểm công nghệ - Lập sơ đồ công nghệ sản xuất và các dòng thải - Nêu nguyên liệu đầu vào: malt, gạo, đường, hop,

hỗn hợp bổ sung, nước… - Xác định và đánh giá nguồn thải (sơ đồ): chủ yếu

là nước thải, lưu lượng thải, COD, SS. - Nêu được đặc tính của nước thải, lượng nước và

mục đích sử dụng.

Page 29: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

* Tính toán cân bằng vật chất: đã tính toán được cân bằng vật chất cho nước sử dụng.

- Tính toán được lượng nước đầu vào, đầu ra của cả quá trình và cho từng thiết bị

- Nêu được đặc tính dòng thải của các thiết bị - Có đánh giá sơ bộ cân bằng vật chất cho 1 thiết

bị và cho toàn bộ thiết bị của nhà máy.

Page 30: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

* Đánh giá các biện pháp giảm thiểu chất thải - Có điều tra toàn diện các khu vực sản xuất và

tham khảo các nguồn thông tin có sẵn và kinh nghiệm của các nhà máy bia tương tự để đề ra các phương án cụ thể giảm thiểu chất thải : tái sử dụng…

- Có đánh giá lợi ích của các biện pháp giảm thiểu chất thải về kinh tế và môi trường (bảng 4).

- Dự án giảm thiểu chất thải trên đã được thực hiện dưới sự chấp nhận của lãnh đạo nhà máy.

Page 31: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

NHƯỢC ĐIỂM

Báo cáo vẫn còn thiếu 1 số dữ liệu cơ bản : - Chưa có sơ đồ mặt bằng sản xuất của nhà máy - Không có sơ đồ đường ống cấp thoát nước - Không có kết quả về quan trắc môi trường và ý

kiến đánh giá - Chưa nêu hiện trạng sức khỏe công nhân, dân cư

vùng lân cận - Chưa đưa ra nguồn thải của các khu vực sản xuất

lân cận - Không có báo cáo đánh giá tác động môi trường

Page 32: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

- Chưa nêu nhiên liệu, hóa chất sử dụng. - Chỉ nêu ra được nguyên liệu đầu vào, chưa nêu được nhiên

liệu và hóa chất sử dụng. - Quy trình sản xuất không chi tiết chỉ có sơ đồ mô tả, chưa nêu

chi tiết các bước hoạt động và chức năng. * Đánh giá các biện pháp giảm thải - Chưa nêu các biện pháp đã thực hiện (công ty đã sử dụng

trước đó để giảm thiểu chất thải). - Cân bằng vật chất : không tính toán cụ thể về khí và bã bia, tập

trung tính toán về nước. - Chưa nêu cụ thể biện pháp xử lý dòng thải chứa axit và kiềm.

Chỉ áp dụng biện pháp trộn dòng một phần, phần còn lại chưa có biện pháp xử lý để thải ra môi trường

- Chỉ tập trung vào biện pháp quay vòng tái sử dụng, chưa đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.

Page 33: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

- Lưu lượng tối đa cũng như tải lượng ô nhiễm chỉ mang tính ước lượng

- Nước thải chỉ được tái sử dụng một phần trong khi lượng nước còn lại vẫn chứa COD cao 6000mg/L, pH từ 6 -10, nước từ khâu súc rửa có pH = 2,4, lượng nước này phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.

- Các biện pháp giảm thiểu chỉ được đánh giá trên chi phí tiết kiệm được, chưa đưa ra được chi phí đầu tư ban đầu và so sánh với chi phí tiết kiệm được xem hiệu quả của việc áp dụng biện pháp giảm thiểu là cao hay thấp.

Page 34: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

PHẦN III. TỔNG KẾT

- Ưu : nhóm đã dịch và đánh giá được tổng quan bài kiểm toán.Bài đạt 65/100.

- Đã đưa ra ưu,nhược điểm ,những phần còn thiếu của bài kiểm toán

- Nhược: 1 số thuật ngữ dịch chưa chuẩn,phần trình bày còn dài.

Page 35: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

• - Bài học đạt được :

+ Hiểu và nắm rõ được các bước cơ bản của một báo cáo kiểm toán chất thải công nghiệp.

+ Biết cách tính toán cân bằng vật chất để đưa ra các biện pháp kiểm soát ,xử lý nguồn thải của một nhà máy cụ thể.

Page 36: Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy

www.themegallery.com

Xin chân thành cảm ơn !