96
HI ÁI HU PETRUS KÝ ÂU CHÂU ww.petrusky.de Nhêm Thòn 2012 Mc lc Tr STáo quân Nhâm Thìn 2012 - Nguyn Ngc Báu 2 Tết tha hương - Tào V. Trch 7 Năm Thìn nói chuyn Rng - Lê Phong 8 ĐH Petrus Ký 17 - Nguyn Minh Châu 12 Thy Phm Ngc Đảnh - Vương Hng Hi 16 Mvà cuc hành trình 19 Năm Thìn nói chuyn rng - Nguyn Thành Thy 22 Có ai tm hai ln trên mt dòng sông - Lương Nguyn 26 Gió mùa Đông Bc k3 - Trn Ngươn Phiêu 28 Phân ưu bác sĩ Trn Ngươn Phiêu 45 Ngy - Tiu T48 Đi tìm hnh phúc trong thi kkhng hong - Thanh Vân 54 Cánh én trv- Đỗ Th. Tâm 57 Bui tin đưa thy N.V.K.Cương và thy N.T.Chương - Phan Ni Tn 58 Ht cát - un grain de sable - Huyn Không - P.T.T.Hương 61 Hành trình vvi tui 20 - Hoàng Quc Vit 62 Ngày văn hóa truyn Kiu - Cao Minh Hưng 69 Như áng mây trôi- Đỗ Dung 72 Con tàu Nô-Ê cho tương lai - Trương Hoàng Lâm 77 Vĩnh bit cô Nguyn ThSâm 84 ĐH Petrus Ký 17 - Ban chp hành 86 Tt niên vi Petrus Ký - Tô Văn Cp 88 Vn còn vang vng hiu đoàn ca - Phan Nht Minh 91 Nim khúc - Thrèse Nguyn 93 Người chôn tình cũ - Nht Nương 94 Thư đi tin li 95 Thư ngNăm con mèo đã qua vi nhiu đau bun và thương tiếc trong cng đồng Petrus Ký, các thy Phm Ngc Đảnh, Nguyn Văn KCương, Nguyn Tăng Chương cùng cô Nguyn ThSâm đã tbcuc sng trên cõi tm để bước vào cõi vĩnh hng. Bác sĩ Trn Ngươn Phiêu, mt người anh ln ca Petrus Ký cùng bn Đỗ ThTuyết Minh khóa 79 cũng ct bước theo các thy cô mãn phn. Tuy đã ra đi nhưng các thy cô cũng như các bn đồng môn đã có mt cuc sng in đậm du n tình người, các vđã để li cho chúng ta nhiu bài hc tht hu ích. Xin mi quý độc giln gitng trang Din Đàn để cùng chia svi chúng tôi nhng knim khó quên. Sân chơi báo Din Đàn tht nhbé, vì lý do thi gian tính ca mt sbài phi đăng ngay nên đã khiến cho nhiu bài viết mi tht hay và hp dn không thtrình din được trong kny, xin quý tác ginim tình thli. BCH hi kính mi quý thy cô, các đồng môn và quý thân hu trvdĐH Petrus Ký thường niên năm nay vn được tchc ti Ronneburg, Đức quc, tngày thsáu 29/6 đến ngày chnht 1/7. Để tin vic tchc, xin liên lc gichvi BCH càng sm càng tt. Kính chúc quý thy cô cùng thân hu và toàn quý quyến mt năm mi di dào sc khe, hnh phúc và mi sđều như ý. BBT. Thc hin vi scng tác ca: BCH Hi Ái Hu Petrus Ký Âu Châu, Qu ý Th y Nguy n Thanh Liêm, Trn Thành Minh, Trn Kim Quế, Võ Hoài Nam, Võ Văn Vn, Đỗ Quang Vinh, cùng các anh chNguyn Song Anh, Nguyn Ngc Báu, Lâm Đăng Châu, Cánh Chun Chun HVT, Phm Kim Đỉnh, Vit Hi L.A., Trn Tiến Hóa, Nguyn Nam Hoà, Tôn Tht Ha, Phan Thanh Hương, Phí ThLan Hương, Trn Văn Khôi, Phm Tu n Ki t, Di m Ki u, Trương Hoàng Lâm, Nguyn Trn Lê, Miên Thy, Bùi Văn Nhm, Nguyên Nguyên, Nht Nương, Ý Nguyên, Nguyn Minh Châu, Lê Phong, Phm Qu c Phong, Thu Phong, Xuân Phương, Tôn Tht Phú Sĩ, Sông Lô Lê Nam Sơn, Đỗ Thanh Tâm, Ái Thanh, Hunh Hiếu Tho, Nguyn Tiu Thu, Nguyn ThYêu Thương, Trn ThThu Trâm, Lê Trung Trc,, Bùi Hu Tường, Hoàng Quc Vit Phtrách bài v: Trn Gia Bình & Uông Thu Hoài Tp san DĐ PETRUS KÝ là din đàn tdo ca Hi AHPK/AC để hi viên, thân hu din đạt tư tưởng và phát huy năng khiếu. Ni dung bài vđăng trên DĐ không nht thiết là đường li ca Hi, ca BCH. Tác gihoàn toàn chu trách nhim vbài viết ca mình. Chuác mûâng nùm múái DIN ĐÀN PETRUS KÝ - S33 THÁNG 1, 2012

Báo Diễn Đàn 33/2012

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo Diễn Đàn Petrus Ký / Âu-Châu 33/2012

Citation preview

Page 1: Báo Diễn Đàn 33/2012

HỘI ÁI HỮU PETRUS KÝ ÂU CHÂU ww.petrusky.de

Nhêm Thòn 2012

Mục lục TrSớ Táo quân Nhâm Thìn 2012

- Nguyễn Ngọc Báu 2Tết tha hương - Tào V. Trạch 7Năm Thìn nói chuyện Rồng -

Lê Phong 8ĐH Petrus Ký 17 -

Nguyễn Minh Châu 12Thầy Phạm Ngọc Đảnh -

Vương Hồng Hải 16Mẹ và cuộc hành trình 19

Năm Thìn nói chuyện rồng - Nguyễn Thành Thụy 22

Có ai tắm hai lần trên một dòng sông - Lương Nguyễn 26

Gió mùa Đông Bắc kỳ 3 - Trần Ngươn Phiêu 28

Phân ưu bác sĩ Trần Ngươn Phiêu 45

Ngụy - Tiểu Tử 48Đi tìm hạnh phúc trong thời

kỳ khủng hoảng - Thanh Vân 54

Cánh én trở về - Đỗ Th. Tâm 57Buổi tiễn đưa thầy

N.V.K.Cương và thầy N.T.Chương - Phan Ni Tấn

58

Hạt cát - un grain de sable -Huyền Không - P.T.T.Hương 61

Hành trình về với tuổi 20 - Hoàng Quốc Việt 62

Ngày văn hóa truyện Kiều - Cao Minh Hưng 69

Như áng mây trôi-Đỗ Dung 72Con tàu Nô-Ê cho tương lai -

Trương Hoàng Lâm 77Vĩnh biệt cô Nguyễn Thị Sâm 84

ĐH Petrus Ký 17 - Ban chấp hành 86

Tất niên với Petrus Ký - Tô Văn Cấp 88

Vẫn còn vang vọng hiệu đoàn ca - Phan Nhựt Minh 91

Niệm khúc - Thẻrèse Nguyễn 93

Người chôn tình cũ -Nhứt Nương 94

Thư đi tin lại 95

Thư ngỏNăm con mèo đã qua với nhiều đau buồn và thương tiếc trong cộng đồng Petrus Ký, các thầy Phạm Ngọc Đảnh, Nguyễn Văn Kỷ Cương, Nguyễn Tăng Chương cùng cô Nguyễn Thị Sâm đã từ bỏ cuộc sống trên cõi tạm để bước vào cõi vĩnh hằng.

Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, một người anh lớn của Petrus Ký cùng bạn Đỗ Thị Tuyết Minh khóa 79 cũng cất bước theo các thầy cô mãn phần.

Tuy đã ra đi nhưng các thầy cô cũng như các bạn đồng môn đã có một cuộc sống in đậm dấu ấn tình người, các vị đã để lại cho chúng ta nhiều bài học thật hữu ích. Xin mời quý độc giả lần giở từng trang Diễn Đàn để cùng chia sẻ với chúng tôi những kỷ niệm khó quên.

Sân chơi báo Diễn Đàn thật nhỏ bé, vì lý do thời gian tính của một số bài phải đăng ngay nên đã khiến cho nhiều bài viết mới thật hay và hấp dẫn không thể trình diện được trong kỳ nầy, xin quý tác giả niệm tình thứ lỗi.

BCH hội kính mời quý thầy cô, các đồng môn và quý thân hữu trở về dự ĐH Petrus Ký thường niên năm nay vẫn được tổ chức tại Ronneburg, Đức quốc, từ ngày thứ sáu 29/6 đến ngày chủ nhật 1/7. Để tiện việc tổ chức, xin liên lạc giữ chổ với BCH càng sớm càng tốt.

Kính chúc quý thầy cô cùng thân hữu và toàn quý quyến một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và mọi sự đều như ý.

BBT.

Thực hiện với sự cộng tác của: BCH Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, Quý Thầy Nguyễn Thanh Liêm, Trần Thành Minh, Trần Kim Quế, Võ Hoài Nam, Võ Văn Vạn, Đỗ Quang Vinh,

cùng các anh chịNguyễn Song Anh, Nguyễn Ngọc Báu, Lâm Đăng Châu, Cánh Chuồn Chuồn HVT, Phạm Kim Đỉnh, Việt Hải L.A., Trần Tiến Hóa, Nguyễn Nam Hoà, Tôn Thất Hứa, Phan Thanh Hương, Phí Thị Lan Hương, Trần Văn Khôi, Phạm Tuấn Kiệ t , D iễm Kiều , Trương Hoàng Lâm, Nguyễn Trần Lê, Miên Thụy, Bùi Văn Nhẫm, Nguyên Nguyên, Nhứt Nương, Ý Nguyên, Nguyễn Minh Châu, Lê Phong, Phạm Quốc Phong, Thu Phong, Xuân Phương, Tôn Thất Phú Sĩ, Sông Lô Lê Nam Sơn, Đỗ Thanh Tâm, Ái Thanh, Huỳnh Hiếu Thảo, Nguyễn Tiểu Thu, Nguyễn Thị Yêu Thương, Trần Thị Thu Trâm, Lê Trung Trực,, Bùi Hữu Tường, Hoàng Quốc Việt

Phụ trách bài vở: Trần Gia Bình & Uông Thu Hoài

Tập san DĐ PETRUS KÝ là diễn đàn tự do của Hội AHPK/AC để hội viên, thân hữu diễn đạt tư tưởng và phát huy năng khiếu. Nội dung bài vở đăng trên DĐ không nhất thiết là đường lối của Hội, của BCH. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết của mình.

Chuác mûâng nùm múáiDIỄN ĐÀN PETRUS KÝ - SỐ 33 THÁNG 1, 2012

Page 2: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 2 -

Thềm rồng bái tạTháng chạp hăm baMuôn dặm đường xaHôm nay thần táo

Cuối năm Tân MãoVề đến thiên đìnhDâng sớ tấu trìnhMuôn tâu Thượng Đế

Trước hết xin kểThời sự năm quaTrái đất trên đàGia tăng ô nhiễm

Môi trường kiểm điểmKhắp cả năm châuThần thấy lo âuCho lòng đất mẹ!

Con người sinh đẻTrên quả địa cầuTừ nước lớn, giàuĐến qua nước nhỏ

Chẳng ai muốn bỏQuyền lợi của mìnhChỉ lo mưu sinhMà không chịu nghĩ

Ô nhiễm phá hủyMôi trường chung quanhChất độc khai sanhLan tràn khắp nẻo.

Lúc trước anh MẽoGiờ đến anh TàuXài phí xăng dầuPhun hơi chất độc

Nhưng cứ nói dócHứa hẹn cù nhầy:“Nước tôi từ đâySẽ không phung phí”. Nhìn lại cho kỹTừ mấy năm nayChẳng thấy đổi thayCòn thêm trầm trọng!

Nói về Trung CộngMấy lúc sau nầyThấy Mỹ tiêu xàiThủng thâm ngân sách

Nên mới tìm cáchVe vãn trước tiênCho Mỹ vay tiềnBằng công trái phiếu.

Anh Mỹ cũng hiểuBị kẹt vào tayAnh Tàu mắc quaiKhó mà gỡ được!

Cuối cùng tính nướcI-rắc rút điNgân sách giảm chiTăng cường kinh tế.

Nói về tiền tệCộng Đồng Âu ChâuĐã phải từ lâuBao lần tranh cãi

Page 3: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 3 -

Bàn qua tán lạiNhưng mãi đến nayGần hai năm dàiNgồi chung các nước

Chưa tìm ra đượcGiải pháp thật hayĐể cùng chung tayÔi-rô ổn định.

Đang lúc tài chínhKhủng hoảng Âu ChâuPhần dưới địa cầuDầu sôi lửa bỏng:

Phi Châu phát độngCách mạng hoa làiTừ đó đến nayMùi hương thơm phức

Bay qua các nướcKhí thế hào hùngĐộc tài sợ runKéo nhau bỏ chạy

Đa-Phi ngồi lạiNổi loạn đến nơiKết liễu cuộc đờiChôn không tìm được.

Gần chục năm trướcMỹ đã bỏ côngTháng ngày chạy rôngNhưng không tìm được

Bỗng nhiên giữa nướcCủa Pa-kít-tăngMáy bay trực thăngĐùng đùng đổ bộ

Anh trùm khủng bốLa-Đen hết Bin Bị nhập thình lìnhCho đi cái một

Mỹ đem hài cốt“Chôn cất” đại dươngĐể chẳng ai tườngMả mồ thăm viếng.

Thần qua đến chuyệnNước Đức năm nayVẫn còn kéo dàiGia tăng kinh tế

Đúng ra phải kểNhờ đồng Ôi-rôBuôn bán thâu vôTiền không phải đổi

Thị trường trong khốiTiền tệ xài chungTính lại cho cùngLợi nhiều hơn hại

Thành ra nghĩ lại Vì đồng Ôi-rôĐức phải cứu bồBỏ trên trăm tỷ.

Nếu Đức ích kỷHy Lạp chết luônÁi Nhĩ Lan buồnBồ Đào Nha khócTrúng mũi tên độcÂu Châu mệt đừÔi-rô ngất ngưLàm sao buôn bán?

Thành ra Đức ránNghĩa hiệp ra tayGiúp đở lâu dàiĐàn em nước nhỏ.

Như diều gặp gióPhi-líp Rớt-lờNăm nay được nhờLên làm bộ trưởng

Được thêm phần thưởngXếp đảng nắm luônHảnh diện đồng hươngVang danh thế giới.

Thần sang chuyện mớiNhờ mạng ngày nayThiên hạ biết ngayNgười nào lương thiện

Cộng đồng phát hiện

Luận án đạo vănĐại học rút bằngQuốc phòng bộ trưởng

Thời nay đừng tưởngTiến sĩ là ngonKhông khéo bị cònRút bằng mất mặt.

Nhiễm trùng bộc phátDịch Ê-cô-liDưa leo tình nghiMang theo chất độc

Té ra nguồn gốcAi Cập giá câyGây ra bệnh đâyĐâu ai ngờ được!

Mới vừa năm trướcChánh phủ gia tăngNhà máy hạt nhânThời gian hoạt động

Năm nay lại bỗngThời thế đổi thayLại muốn dẹp ngay Các lò nguyên tử

Đảng Xanh mừng dữQuả thật là hênĐang đà đi lênỞ Quột-Tầm-Bẹt

Xanh, Đỏ nhảy tẹtLên nắm chánh quyềnĐây lần đầu tiênXảy ra chuyện lạ.

Việt Nam thì đãTừ mấy năm quaTình hình nước nhàCàng thêm bi đát

Gia tăng lạm phátTính lại cả nămMấy chục phần trămNhứt nhì thế giới!

Thiếu tiền nên mới

Page 4: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 4 -

Vay mượn lung tungRồi lại cuối cùngKhông ra lẩn quẩn.

Bằng cấp mua bánDễ như mua hàngChỉ vài cây vàngĐược bằng tiến sĩ

Bịt miệng báo chíKiểm duyệt thông tinĐạo đức gia đìnhKhông còn giá trị

Dân chúng rên rĩĐời sống khó khănCũng phải nhăn răngĐút tiền tham nhũng

Ngân sách thâm thủngBè phái nắm quyềnGom góp hết tiềnCho vào riêng túi

Kết bè kết tụiBức hiếp nhân dânThảm cảnh vạn lầnKể sao cho xiết!

Khắp nơi đều biếtHiểm họa ngoại xâmNhà nước ngậm câmKhông cho lên tiếng

Dân chúng mở miệngTổ chức biểu tìnhCông an bất bìnhNhào vô bắt bớ.

Từ ngày rực nởCách mạng hoa làiPhi Châu nước ngoàiĐộc tài lật đổ

Việt Nam lo sợSẽ đến phiên mìnhChạy kiếm đồng minhLi-bi bênh vực

Đến khi tỉnh thức

Đã quá muộn màngĐa-phi đời tànChỉ còn Trung cộng

Đảng ta kỳ vọngSẽ được “đồng minh”Giúp cho bọn mìnhĐộc tài ngự trị

Nhưng không chịu nghĩĐã mấy ngàn nămTrung quốc bao lầnViệt Nam xâm lược.

Từ mấy năm trước Tranh chấp biển đôngChống Phạm Văn ĐồngCông hàm bán nước

Hải ngoại lũ lượtKhí thế hào hùngViệc nước ngồi chungXuống đường phản đối

Khắp trên thế giớiRợp cả bầu trờiCờ vàng khắp nơiTự do dân chủ.

Năm nay nước lũ Lan tràn khắp nơiCả bốn phương trờiMỹ, Âu, Úc, Á

Thái Lan tơi tả Nước dâng ngập đườngĐóng cửa phi trườngHảng ngưng sản xuất

Việt Nam tội thậtCũng như mọi nămBảo lụt “ghé thăm”Mang bao thảm họa.

Thiên tai đe dọaĐiện lực tiêu tùngNhà nước bí cùngChạy theo nguyên tử!

Nếu mà nhìn thử

Thế giới hôm nayKể từ sau ngàySóng thần bên Nhật

Con người sự thậtChưa đủ tài năngChế ngự hạt nhânPhun ra phóng xạ

Nước Nhật có cảCông nghệ cao cườngNhưng cũng bí đườngViệt Nam thử hỏi

Đất nước nghèo đóiCông nghệ thua xaNhỡ chuyện xẩy raLàm sao cứu được?

Hoàn cảnh đất nướcThần thấy bi quanTờ sớ đôi hàngKhông sao kể đủ…

Nhìn lại năm cũSinh hoạt hội nhàMười bảy lần quaMỗi năm mỗi tiếnNăm qua hiện diệnĐông đủ bạn bèTham dự trại hèTại Ron-nơ-buột

Là nơi quen thuộcĐai hội thường niênMười mấy năm liềnMỗi năm gặp gỡ

Vòng tay rộng mởThắm đượm tình thânBạn bè xa gầnVề đây tề tựu

Thầy cô thân hữuTay bắt mặt mừngKhung cảnh núi rừngMột ngày nắng hạ

Ăn chiều xong đãĐi dạo một vòng

Page 5: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 5 -

Tán dóc ngồi trôngVầng trăng lơ lững

Văn nghệ ngẫu hứngXôi bắp chả giòMì thịt khô bòNồng tình rượu đỏ

Giờ đây mình cóĐủ thứ nhâm nhiÍt được mấy khiĐủ mồi đủ rượu

Xin mời thân hữuBạn bè thầy côChén rượu mình “vô”Bỏ công lặn lội…

Thứ bảy đại hội Vừa khai mạc xongKhông khí trong phòngNăm nay khác lạ

Thì ra hội đãThiếu vắng một ngườiMất một nụ cườiKhông còn tiếng nói

Linh hồn của hộiThầy Đảnh ra điAnh em gắng ghiLời thầy nhắn nhủ

Hình xưa ảnh cũDi chúc thầy giàNhững dòng lệ nhòaLăn dài xuống má…

Bốn năm rồi đãMột ban chấp hànhKỳ nầy năm anhBầu hai năm tới

Anh hội trưởng mớiVừa Quết Mát TờTrung Trực bây giờMới ra lảnh chức

Quốc Phong còn sứcĐã bốn năm dài

Vẫn còn dẻo daiCho lên ngoại vụ

Bầu hoài người cũThấy cũng không hayViệt Sơn kỳ nầyCho lên “ông nội”

Thật tình phải nóiHiếu Thảo già gânTiếp tục lảnh phầnHai năm thư ký

Còn anh thủ quỷKỳ nầy đổi thayHùng Đức năm nayThu tiền gom bạc

Thêm phần cộng tácSinh hoạt địa phươngVăn Ngày dẫn đườngCho ban yểm trợ.

Mỗi năm thần nhớ Đều có thuyết trìnhGiờ chót thình lìnhChương trình thay đổi.

Xế chiều nắng rọiBãi cỏ ngoài sânAnh em quây quầnLửa hồng than cháy

Lâu quá ngồi lạiCụng ly bạn giàĐã mấy năm quaNơi nào biền biệt

Đang vui bữa tiệcĐã thấy kéo mâyTrời sắp tối đâyMưa tràn gió thổi

Anh em cuốn góiChạy tuốt vào trongThan hết lửa hồngThịt chưa chín được

Thần nhớ năm trướcMưa gió tơi bờiNăm nay ông trờiCũng không chiều nữa

Thần đây có hứaCác anh hội mìnhNăm nay sớ trìnhGhé xin Pháp Vũ

Năm sau lòng rủĐừng có làm mưaThần táo xin thưaNgọc Hoàng nhớ nói.

Lây quây trời tốiVăn nghệ chủ đề“Bụi Phấn” nói vềCông thầy dạy dỗ

Một đêm gặp gỡNghệ sĩ bốn phươngCây nhà lá vườnTuyệt vời không kém

Tình ca nhạc đệmTiếng hát du dươngNhớ lại mái trườngNgày xưa đi học

Đôi khi đơn độcSớm nắng chiều mưaĐàn nhớ âm xưaLòng đây thấy chạnh

Ngày hè gió lạnhBuổi sáng bình minhCàn Khôn Thập LinhTập chung cho khoẻ

Núi rừng vắng vẻNắng chiếu trên cànhTùng bách xanh xanhGiã từ khách trọ

Ba ngày mới đó Thoáng tựa mây bayAnh em mình đây Chia tay từ giã

Page 6: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 6 -

Năm nay mình đãCòn gặp lại nhau Hy vọng năm sauCùng về sinh hoạt…

Nói về chuyện khácTrong năm vừa quaTháng chín hội nhàTrở về nơi cũ

Trẻ già đông đủGặp nhau lần đầuBắt một nhịp cầu Qua bao thế hệ

Ở đây chẵng kểTuổi tác của mìnhHội thảo thuyết trìnhTrẻ già sôi nổi.

Ông Đốc cũng tộiCông việc lu buTổ chức Bắc DuNa Uy thăm viếng

Cũng là một chuyệnYểm trợ gà nhàAnh em gần xaHô hào vô hội.

Từ xa lặn lộiHội trưởng kỳ nầyTừ Úc qua đâyThăm Petrus Ký.

“Ông ngoại” kinh lýĐi xuống Mun-xềnGặp lại anh emCuối năm từ giã.

Một năm qua đãLắm chuyện xảy raNăm thầy cô giàRa đi lần lượt

Ngọc Nam đi trướcĐến thầy Kỷ CươngRồi thầy Tăng Chương

Cô Sâm từ giã.

Thầy Đảnh thần đãTrình sớ vừa xongLiên lạc văn phòngĐến chùa Xá Lợi

Thầy trò kéo tớiThắp một nén hươngTiễn thầy lên đườngTrở về vĩnh cửu

Sau đó còn rủXuống tận Bến TreThầy cô bạn bèTiễn đưa lần cuối.

Một năm thêm tuổiGià sắp đến nơiCuối năm về trờiTrình lên tờ sớ

Trước khi thần trở Về chốn trần gianXin phép Ngọc HoàngĐôi lời tâm sự:

Nếu mà nhìn thửThành viên hội nhàCó mấy anh giàVề hưu nghỉ việc

Thần đây nói thiệtHưu cũng mệt dàiVợ cứ đì hoàiBắt làm công việc

Các anh hối tiếcCái thuở đi làmĐôi lúc bận tâmNhưng lòng thư thả

Thần thấy tội quáMuốn xin Ngọc HoàngCho xuống trần gianVài nàng tiên nữ

Đến nhà các trự

Sáng dẫn đi chơiCác anh thảnh thơiTâm hồn trẻ lại

Chứ mà cứ mãiBị vợ đì đầuThì chẳng bao lâuHội nhà tiêu hết!!!

Gần đến ngày TếtTân Mão sắp điThần biết chúc gìNhâm Thìn sắp tới

Bước sang năm mớiChúc Thượng Đế luônSống mãi trường tồnThiên đình yên ổn

Nhâm Thìn rồng lộnXin chúc bá quanNăm mới hiên ngangThành công sẽ tới.

Trở về hạ giớiChúc cho cô thầyNgày Tết xum vầyChung vui già trẻ

Dồi dào sức khoẻTóc bạc răng longHết cả năm rồngCát tường vạn sự

Bạn bè muôn xứDầu ở nơi đâuBốn bể năm châuGặp nhiều may mắn

Năm mới cố gắngVươn lên như rồngThắng lợi thành côngĐến liền lập tức.

Táo Quân Petrus Ký Âu ChâuNhâm Thìn 2012

Page 7: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 7 -

Tha hương Tết có vui gìVợ chồng già yếu con thì ở xa

Ngoài trời giá lạnh cắt daTháng hai đất Pháp vẫn là tiết đông

Bâng khuâng bà gợi ý ông :- Giao thừa chay mặn ý ông thế nào ?

- Dù chay hay mặn có saoMiễn lòng thành kính tổ nào trách chê

Nắm tay ông lệ tràn trề :- Ông ơi tôi thấy nhớ quê vô cùng

Ôm bà xiết chặt vào lòng- Mình ơi tôi cũng vô cùng nhớ quê,

Mù khơi vạn dặm đường vềƯớc gì có chút tình quê ấm lòng

Ngoài kia bão tuyết giá đôngTrong này hai cụ ngồi trông nhau …buồn !

Tào Văn Trạch *tác giả năm nay 86 tuổi

Page 8: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 8 -

Trong số 12 con vật tượng trưng cho thập nhị điạ chi, Rồng không có thật mà là sản phẩm do óc tưởng tượng của con người. Cho đến nay, Rồng vẫn còn là con vật thần thoại đầy bí ẩn.

Tạo thành từ sự kết hợp rắn với cá sấu, theo các khoa học gia nổi tiếng Nga D.V. Deopik và Ja.V. Chesnov, Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt, phát sinh từ Đông Nam Á là khu vực sông nước, nơi sinh sống đông đảo của hai loại bò sát trên. Dần dần hình tượng Rồng đã xâm nhập vào Trung Hoa và các vùng xa xôi nhất của Châu Âu (Anh Quốc). Chữ „Rồng“ Việt và „Long“ Hán tự đều bắt nguồn từ chữ Krong, cổ ngữ Đông Nam Á, có nghĩa là „sông nước“.

Không biết Rồng đã có từ thời nào?? Nhưng ở Việt-Nam, Rồng đã hiện diện từ ngày lập quốc, cách đây trên bốn ngàn năm, qua sự tích vua Rồng Lạc Long lấy vợ Tiên là nàng Âu Cơ.

Về hình thù và đặc tính, Rồng Đông Phương và Tây Phương có những điểm tương đồng cũng như dị biệt. Cùng to lớn, mạnh khỏe, uy dũng, hình dáng lạ và đẹp. Con nào cũng mình dài như rắn, có vẩy cứng và chân có nhiều móng vuốt nhọn như cá sấu. Hàm lớn, răng nhọn, mũi to, mép có râu dài.

Con nào cũng biết bay trên trời và lặn dưới nước.Nhưng có điều khác nhau là Rồng Phương Tây đôi khi có cánh như dơi , có nhiều đầu và biết phun lửa. Trái lại Rồng Phương Đông chỉ có một đầu, không có cánh và chỉ biết phun nước làm mưa.

1. Quan niệm Đông Tây về biểu tượng của Rồng:Về biểu tượng của Rồng, giữa Đông và Tây, quan niệm khác hẳn nhau.

Phật giáo tôn vinh rồng như một linh vật. Rồng đứng đầu Tứ-Linh: Long, Ly, Qui, Phượng. Rồng tượng trưng cho sức mạnh, trí thông minh, sự bất tử, hạnh phúc và may mắn. Nói chung Rồng là con vật toàn thiện, toàn mỹ.

Vì vậy, tại Trung-Quốc và Việt-Nam, Rồng là vưong hiệu. Tại Nhật-Bản, nhiều vị thần mang hình Rồng.

Trái lại Thiên Chúa Giáo cho Rồng là một quái vật, hiện thân của bạo lực, ma quỉ, cám dỗ. Vì Rồng là tai hoạ của nhân loại nên cần phải diệt trừ. Hạ thủ được Rồng đã được người Âu Châu thời xưa coi là một chiến công hiển hách. Người chiến thắng được suy tôn là anh hùng dân tộc. Ngoài ra hình ảnh cuộc chiến đấu giữa Người và

Page 9: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 9 -

Rồng còn là biểu hiệu của sự chiến đấu nội tâm chống lại ma lực

Quan niệm chiết trung của người Hy Lạp thời xưa coi Rồng không hẳn lúc nào cũng dữ tợn, mà có thể là con vật khôn ngoan và có ích, đôi khi còn được dùng để canh giữ kho tàng hay đền đài.

Về sau tại Âu Châu, con vật huyền thoại trên đây đã mang bộ mặt hiền lành, dễ thương và trở thành người bạn của các trẻ em trong các thuyện thiếu nhi. Rồng còn phun lưả nhưng không phải để phá xóm làng, mà để thui bò, quay heo trong những ngày hội của nông dân.

2. Rồng với nền văn hóa Á-Đông:Trong nền văn hóa Á-Đông, Rồng đã có một vị trí khá quan trọng, trên các lãnh vực triết học, kiến trúc, nghệ thuật…

Rồng được xếp vào loại vật thể Dương, Họa tiết hình Rồng, phối hợp với trời, đất, mây, nước biểu tượng của sự hòa hợp, liên kết giữa vạn vật và vũ trụ theo thuyết Âm-Dương thường là những chủ đề cho những bức hoạ hay hình vẽ trên những đồ sứ cổ Trung-Quốc. Ngoài ra, trạng thái Dương thịnh, Âm suy được biểu hiện qua những viên ngói hình cá đầu Rồng thường được lợp trên mái các đền đài Lão giáo. Hiện tượng cá hoá long trên đây có thể là tiền đề của học thuyết tiến hóa của Darwin sau này?. Còn có một hình thức „Hoá Long“ khác, không do thiên nhiên mà do bàn tay, khối óc của các nghệ nhân sáng tạo. Đó là việc uốn tiả hoặc cách điệu hoá cây cối, hoa lá thành hình Rồng.

Hoạ tiết Hoá Long, trên đây đã được xử dụng rất phổ biến trong điêu khắc, kiến trúc, trang trí.

Cung Điện nhà vua thì thường dùng mô típ Lưỡng Long Chầu Nguyệt, Lưỡng Long Tranh Châu. Tại các lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn ở Cố Đô Huế, họa tiết Rồng đã mang nhiều hình thái khác biệt, sinh động hơn, thường được phối hợp với những hoa văn hình hoa hoặc hình kỷ hả. Ngoài ra, đặc biệt là tại đây còn thấy hình Rồng đầu Cọp, miệng ngậm mặt trăng, hoa hay chữ Hỷ, tượng ý Hạnh-phúc và Phồn-thịnh. Phối hợp Cọp với Rồng, nghệ nhân có ý muốn bày tỏ sự tôn sùng của mình đối với các vị vua thời đó.

Rồng được dùng làm Vương-hiệu từ đời nhà Tống bên Tàu (960 – 1278). Sau này đời nhà Nguyên (1280 – 1368) có ra chiếu chỉ quy định là chỉ có Hoàng đế mới đưoc dùng hình Rồng năm móng chân. Các Hoàng thân chỉ được dùng hình Rồng bốn hoặc ba móng, tuỳ theo đẳng cấp trong Hoàng tộc. Hình Rồng vàng bay vờn ngọc giữa mây và lửa - biểu tượng của sứ mạng thay trời trị dân của nhà vua được coi là Thiên-tử - rất được thịnh hành trong Triều đình thời bấy giờ.

Trước đây, khi nền quân chủ còn thịnh trị, chỉ các cung điện nhà vua và đồ ngự dụng mới được trang trí hay tram vẽ hình Rồng. Nhưng ngày nay, Rồng đã trở thành hoạ tiết trang trí trong đại chúng và là biểu tượng đặc thù của Á-đông.

3. Thuyết Rồng Tiên của dân tộc Việt:

Đối với dân tộc Việt-Nam, Rồng có một ý nghĩa thật đặc biệt có thể gọi là thiêng liêng, vì Tổ-tiên của chúng ta là Rồng Tiên. Chúng ta không khỏi hãnh diện và tự hào là con Rồng cháu Tiên. Trong những ngày đầu dựng nước, cha Rồng với dũng lực phi thường đã khắc phục thiên nhiên, tổ chức cuộc sống để sinh tồn và phát triển, mở đầu trang sử vẻ vang cho dân tộc Việt.

Rồng là biểu tượng cho sức mạnh, thể Dương.

Tiên tiêu biểu cho sự đẹp đẽ nhu hòa, thể Âm.

Rồng, Tiên là sự kết hợp tuyệt mỹ giữa Hùng-mạnh và Đẹp-đẽ. Đó là sự kết hợp giữa Âm và Dương, nguyên khí phát sinh ra vạn vật. Dân tộc Việt đã khôn khéo trung hòa thể song trùng Rồng Tiên – Âm Dương trên để tạo nên một Đạo Sống, một Nhân Sinh Quan dung hợp ưu việt.

4. Rồng trong văn học :Ngoại trừ là đề tài cho một số tác phẩm nghiên cứu khoa học và thơ văn, Rồng đã đóng góp rất nhiều trong lãnh vực văn tự Hán cũng như Việt. Hai từ „Long“ và „Rồng“ đã tạo ra nhiều từ kép, thành ngữ cũng như tục ngữ, làm cho kho tàng ngữ vựng thêm phong phú, văn phong thêm bóng bảy.

4.1 Địa danh

Hình thể đất nước Việt Nam, từ Bắc chí Nam, với hình cong chữ S, không khác con Rồng uốn khúc dọc theo bờ biển, trải dài cả ngàn cây số

Page 10: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 10 -

với các địa danh lịch sử như : Thăng Long (Rồng lên), danh hiệu kinh đô nước Việt từ thời vua Lý-Thái-Tổ (đầu thế kỷ XI), xuất phát từ tích «Rồng vàng xuất hiện bay trên trời » lúc Vua rời thủ đô từ Hoa Lư về Đại La, nay là thủ đô Hà-Nội. Vịnh Hạ Long, với gần hai nghìn đảo đá lớn nhỏ hùng vĩ và thơ mộng, biển êm lặng và trong xanh, không những là một thắng cảnh của Việt-Nam mà còn là một trong những kỳ quan của thế giới.

Sự hiện diện của Rồng và sự hình thành của những hòn đảo đá là những nét đặc thù làm cho địa danh này nổi tiếng, có thể được giải thích qua truyền thuyết sau đây :

« Để giúp đỡ tổ tiên chúng ta chống lại giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng đã cử Mẹ Rồng và đàn con bay xuống hạ gìới, thực thi sứ mạng trên. Để ngăn chặn sự tiến quân của địch, Rồng Mẹ và các con đã phun ra cả muôn ngàn viên ngọc, thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá, liên kết thành một chiến lũy vững chắc, khiến địch quân phải tháo chạy » .

Ngoài ra, cây cầu Doumer lịch sử bắc qua sông Hồng ở Hà-Nội được đặt tên là Long Biên. Con cầu bắc qua qua sông Mã ở Thanh Hóa được gọi là cầu Hàm Rồng.

Những địa danh ở trong Nam có từ «Long » và « Rồng » : Sông Cửu Long, các tỉnh Long An, Long Bình, Long Thành, Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Long Hải (bải tắm đẹp ở Vũng Tàu), Vĩnh Long, Long Xuyên (hai tỉnh sau nổi tiếng có nhiều loại cây ăn trái thơm ngọt và là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài). Một địa danh cũng đáng được nhắc tới đó là Long Giao (thuộc tỉnh Long Khánh), nơi cộng sản đặt trại tập trung cải tạo đầu tiên ở miền Nam. Ngoài ra còn có Cù Lao Rồng (nơi đặt trại cùi thời Pháp thuộc) và là nơi tu luyện của ông Đạo Dừa, một dị nhân Miền Nam thời đệ nhất và đệ nhị Cộng-Hòa, là địa danh độc nhất ở miền Nam có từ “Rồng” .

4.2 Rồng trong Hoàng Cung:

Rồng là vương hiệu, nên nhất nhất những gì thuộc về vua đều mang từ “Long” hay “Rồng”.

Sắc diện và sức khỏe nhà vua được gọi là Long nhan, Long thể. Long nhan còn có nghĩa là nhà

vua, như “bệ kiến long nhan” (chầu vua). Long cung chỉ nơi vua ở (còn là chỗ ở của Long Vương – vua biển). Long bào, long cổn là áo vua mặc. Long án là bàn vua ngồi đọc sách hay viết, ghế vua ngồi là Bệ Rồng, giường vua nằm là Long sàng. Xe, thuyền vua đi là Long xa, Long thuyền (hoặc thuyền Rồng).

4.3 Rồng trong những từ ngữ không liên quan đến nhà Vua:

- Long Huyệt: vị trí mồ mả tốt, hậu duệ sẽ giàu sang hiển đạt.

- Long môn (cửa Rồng) xuất xứ từ điển tích sau :

Tục truyền rằng trên dòng Trường Giang bên Tàu có chổ nước chảy xiết từ trên cao xuống. Hàng năm vào mùa thu cá khắp nơi kéo về và lội ngược theo dòng nước. Con nào vượt hết đuợc khúc sông đó thì hoá thành Rồng.

Long môn cũng còn có nghĩa là thi đậu hay đạt được tước vị quyền quý cao sang.

Sau đây là một số thành ngữ và tục ngữ thông dụng :

- Long đầu xà vĩ (đầu Rồng đuôi Rắn). Chỉ sự việc lúc đầu thì to lớn nhưng kết quả chẳng có gì. Cũng như thành ngữ « đầu Voi đuôi Chuột ».

- Mả táng hàm Rồng : vị trí mồ mả tốt (có nghỉa như Long huyệt)

- Rồng đến nhà Tôm : lời chào khách vừa nhún nhường vừa thân mật

- Rồng bay Phượng múa : đẹp (nói về chữ viết)

Trong truyện Kiều, Rồng có mặt trong những câu sau đây :

* Câu 1865, « Giọt Rồng canh đã điểm ba » : chỉ thời điểm Hoạn Thư hạ nhục Kiều tại nhà trước mặt Thúc Sinh. Giọt Rồng là đồng hồ nuớc thời xưa có khắc hình con Rồng, chữ Hán là Đồng-Long.

* Câu 2196 : « Tấn Dương được thấy mây Rồng có phen » : Câu này tả sự vui mừng của Kiều khi gặp được Từ-Hải. Mây Rồng tức là Hội Mây Rồng. Rồng gặp mây, chữ Hán là Long Vân Khánh Hội, có nghĩa là sự gặp gỡ tốt đẹp.

* Câu 2212 : « Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên Cưỡi Rồng » : Cưỡi Rồng có nghiã là lấy

Page 11: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 11 -

được chồng tốt. Ý noí tác hợp giữa Kiều và Từ-Hải là xứng đôi.

4.4 Rồng trong thơ ngụ ngôn

Về thể văn này, được biết Rồng có mặt trong hai bài :

- Bài «le dragon à plusieurs têtes et le dragon à plusieurs queues» (con Rồng có nhiều đầu và con Rồng có nhiều đuôi) của La Fontaine và

- bài “con Hổ và con Rồng” (không rõ tác gỉa) :

Bài trên bằng Pháp ngữ lược dịch như sau :

Có hai con Rồng, một con có nhiều đầu và một con có nhiều đuôi. Hai con đều muốn chui qua một hàng rào. Con đầu không chui qua được, vì những đầu của nó, mỗi đầu một lỗ, đều muốn chui qua hàng rào cùng một lượt nên thân và đuôi con Rồng bị mắt kẹt trên hàng rào. Con thứ hai, có nhiều đuôi nhưng chỉ có một đầu nên chỉ cần chọn một lỗ để chui đầu qua và sau đó là thân và đuôi. Đầu qua đuôi lọt là lẽ đương nhiên.

Qua truyện « Hai con Rồng », tác giả ngụ ý muốn phản ánh tình hình chính trị kinh tế của hai nước Đức và Thổ-Nhĩ-Kỳ thời bấy giờ (khoảng đầu thế kỷ XVÌI). Trong khi Đế quốc Đức suy yếu vì chia rẽ nội bộ (biểu tượng bằng con Rồng có nhiều đầu), thì nước Thổ-Nhĩ-Kỳ lại phồn vinh nhờ vua tôi biết sống đoàn kết (biểu tượng bằng con Rồng có một đầu và nhiều đuôi).

Âu đây cũng là bài học cho mọi người về sức mạnh của đoàn kết !

- bài “con Hổ và con Rồng” :

Con Rồng uốn khúc quanh co Dập diù sóng gío, tuyệt mù nước mây Phút đà chớp dật mưa dây, Xông pha mặt biển, ngang bay giữa trời

……………………………………….. Một phen biến hóa ly kỳ

Hổ ta cũng phải sợ uy con Rồng

Và sau đây là lời châm qui :

Mới hay trí dũng anh hùng Giỏi giang cũng phải lọt vòng từ nhân Nhẽ thường nhã nhặn lương thuần, So cùng mạnh dữ có phần hay hơn.

Chiến thuật “nhu thắng cương” là ngụ ý bài thơ trên.

4.5 Đồng dao :

Trong bài hát chúc tết rất quen thuộc « Súc sắc súc sẻ » của các trẻ em miền quê trước đây, Rồng cũng được đề cập tới :

Súc sắc súc sẻ, Nhà nào còn đèn còn lửa, Mở cửa cho chúng tôi vào : Bước lên giường cao, Thấy con Rồng ấp, Bước xuống giường thấp, Thấy con Rồng chầu Bước ra đằng sau Thấy nhà ngói lợp. ……………………

Nhân năm Thìn, tôi xin được phép nhắc lại lời sấm bất hủ của Cụ Trạng Trình như sau :

« Long Vĩ xà đầu khởi chiến tranh, Can qua xứ xứ khởi đao binh”.

Ý nói cuối năm con Rồng đầu năm con Rắn sẽ có chiến tranh thế giới. Nhưng nghĩ lại

từ đời Cụ Trạng Trình cho đến nay đã trải qua ba bồn thế kỷ rồi, mà cứ 12 năm lại có một năm con Rồng, thì làm sao biết được năm Rồng nào thì có chiến tranh ? Há chăng thâm ý của nhà tiên tri là muốn mượn lời sấm để nhắc nhở hậu thế phải luôn luôn cảnh giác trước hiểm họa của đao binh.

Để kết thúc bài tùy bút này người viết xin cầu chúc qúy độc gỉa Diễn Đàn Petrus Ky sang năm con Rồng được mọi sự tốt lành. Cũng tha thiết ước mong chúng ta, những người Việt tha hương sẽ có ngày trở về để cùng nhau Khánh Hạ đón xuân trên đất tổ Rồng Tiên.

Lê Phong.Muenchen , 01.2012

Xuân NhâmThìn

Page 12: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 12 -

Đại hội Petrus Ký lần thứ 17Tuesday, 21. June, 17:33

http://my.opera.com/siliconband/blog/2011/06/21/dai-hoi-petrus

Định rằng đi bốn chỉ còn baVăn nghệ chương trình phải bớt ra

Vỉ vào giờ chót cô em trẻbận bịu bài thi, xin được tha :-)

Sáng sớm đường xa chẳng kẹt xeVô quận 13 phố vắng hoe Ghé đón m4 con phố hẹp

Xe tải giao hàng, đứng im re !

Ghé tiệm Tang Frères mua bánh mìBaguette nơi đây nhất Paris

Vừa nóng vừa dòn tan trong miệngThích nhất là không phải bỏ mie

Bảy tám giờ sau cũng tới thôiCổng vào quen thuộc ở đây rồi luật lệ năm nay vừa thay đổi

Xe để bên ngoài, cuốc bộ chơi

Lệ mệ khiêng đàn khiêng túi xáchChào chào nói nói bạn thân thương

Ai ai cũng hỏi việc đi đường Thấy mặt tui đây hết xí quách ?

Page 13: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 13 -

Ghi tên nghe gọi Đỗ Thành TâmChợt nhớ hình như bạn tri âm

Có thơ phổ nhạc, chưa từng gặpCả vợ, lẫn chồng bạn lâu năm Chồng là bạn của Bùi Huynh

Vợ là bạn của Mai Ninh một trường :-)

Thứ sáu là đêm gặp làm quen Cùng kể nhau nghe chuyện thiếu niên

Mặc dù ai nấy đầu bạc trắngCũng vẫn tao mầy nói huyên thuyên

Xen vào chính giữa vài câu hát Của một thơì nào tuổi thơ ngâyDĩ vãng năm xưa bừng tỉnh dậyNghe như ngày ấy vẫn còn đây

Chia tay đi ngủ quá một giờSáng sớm Càn Khôn học viên chờ

Ví cần tập trước khi ăn sángNếu không đầy bụng tay hết quơ !

Ăn ưống no nê thay đồ vía Quần xanh áo trắng rồi ngắm nghía

học sinh đệ thất mới năm nàoGiờ mong cháu nội hơn thằng tía !

Khai mạc chào cờ với hiệu đoàn Ngàn năm Pétrus Ký vang vangLời nhạc như vòng dây xiết chặcBao nhiêu thế hệ vẫn hiên ngang

Page 14: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 14 -

Đại hội năm nay thật buồn buồnTừ ngày Thầy Đảnh bỏ di luôn

Phút giây tưởng niệm lòng bật khóc Người đi cho lệ cứ trào tuôn

Gạt nước mắt , tương lai ta cùng tiếnGiữ hội nhà, phát triển rộng rãi thêm Ban Chấp Hành cần được bầu cử lại

Tiếp tay nhau thực hiện việc "gom bi"

(gom bi là từ của Thầy Đảnh cho việc gom góp các bạn bè thân hữu có dính líu tới ngôi trường Petrus Ký)

Sau màn nướng thịt ở ngoài trờiMay mắn không mưa khỏi phải dời

Thiên hạ keó nhau vào nghe hátChương trình văn nghệ thật mê tơi

Tuyết Dung trình bày Đàn Nhớ Âm Xưa và Khúc Thụy Du

Thụy Uyễn và Thu Hoài trình bày Và Tôi cũng yêu em

Page 15: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 15 -

Thụy Uyễn trong liên khúc Cho tôi lại từ đầu và Quê Hưong tuổi thơ tôi

Tuyết Dung với Bảy ngày đợi mong và Trong Nỗi Nhớ Muộn màng với Y Nguyên

Kim Cúc trình bày Tóc Mai sợi vắn sợi dài

Giờ chia tay

Xúc cái lì, Xúc cái lì , xao xao xaoPúng cái lì, Púng cái lì, pao pao pao

Page 16: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 16 -

Thầy Phạm Ngọc Đảnh : viên ngọc của nền giáo dục, đóa sen trong Gia đình Phật tử Việt Nam tại Đức và linh hồn của Hội ái hữu Petrus Ký Âu châu

Trong tiếng Việt, có nhiều ngôn từ lạ.

Học trò học các môn Anh văn hay Pháp văn hay Hán văn hay Việt văn, nhưng khi học tiếng Đức thì học Đức ngữ. Tại sao không học Đức văn, tôi cũng chả biết?

Nói về chuyện lạ thì lớp 12B7 của tôi tại Petrus Ký cũng hơi lạ so với các lớp 12B khác của Petrus Ký.

Theo sự xếp lớp khi lên Đệ Nhị Cấp tại Petrus Ký, học sinh thuộc các lớp 12B1 cho đến 12B4, đa số chọn sinh ngữ chính là Pháp văn và sinh ngữ phụ là Anh văn. Học sinh thuộc các lớp 12B5 cho đến12B8 thì ngược lại, đa số chọn Anh văn là sinh ngữ chính và Pháp văn là sinh ngữ phụ.

Riêng lớp 12B7 của chúng tôi thì hơi khác, sinh ngữ chính của bọn tôi có thể là Pháp văn hay Anh văn nhưng sinh ngữ phụ lại là Đức ngữ. Trong số học trò 12B7, chỉ có 12 đứa học Đức ngữ vì thế đến giờ Đức ngữ, một số học sinh thuộc các lớp 12 khác vào học chung Đức ngữ

với chúng tôi như Nguyễn Nhất Trung, Lâm Đình Hướng, Trần Hữu Đạm, Nguyễn văn Bình, Lưu Minh Mẫn, Nguyễn Quang Phước, Võ Duy Quang, v.v.

Ngày xưa bạn bè trong lớp hỏi vì sao tôi chọn học Đức ngữ, tôi không dám nói thật là tôi nuôi ước mộng sau này xin đi du học ngành Kỹ Sư Công Chánh tại Tây Đức vì sợ bọn nó cười nếu mộng tôi không thành… nhưng vì lý do thầm kín này tôi đã may mắn được theo học Đức ngữ trong ba năm Đệ Nhị Cấp (1969 – 1972) tại Petrus Ký với thầy Phạm Ngọc Đảnh, người thầy mà tôi ngưởng mộ cho đến ngày hôm nay.

Thầy Đảnh là một người rất cấp tiến trong việc giảng dạy sinh ngữ. Tôi còn nhớ trong buổi học Đức ngữ đầu tiên, thầy Đảnh nói với cả lớp: “Hôm nay là ngày đầu tiên và cũng là ngày cuối cùng thầy nói tiếng Việt với các em.” Lúc ấy đứa nào cũng sợ điếng hồn vì những ngày tới, thầy nói tiếng Đức làm sao mà bọn tôi hiểu. Nhưng sau đó những giờ học với thầy trở thành rất hứng thú vì thầy muốn chúng tôi khi dùng ngoại ngữ, phải suy nghĩ và hiểu ngoại ngữ, chứ không tốn thì giờ dịch trong trí óc từ ngoại ngữ ra tiếng Việt vì đôi khi hai ngôn ngữ không có danh từ tương đương. Sau này khi tôi đi dạy học tại Việt

Vương Hồng Hải

Page 17: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 17 -

Nam và định cư trên đất người, dùng ngoại ngữ hằng ngày, tôi mới thấm bài học mà thầy đã dạy.

Ngoài tinh thần dạy học cấp tiến, thầy rất yêu thương và công bằng với học trò. Tôi biết nhiều thầy cô Petrus Ký đã áp dụng kỷ luật khá nghiêm khắc với học trò và đôi khi thiên vị hay thương học trò giỏi hơn, nhưng thầy Đảnh là một người thầy có lương tâm, thương học trò đồng đều và khuyến khích tất cả học trò của mình tiến học: ai yếu kém, thầy quan tâm giúp đở cho kịp bạn bè; ai giỏi thì thầy trợ giúp trong việc xin hồ sơ du học. Bọn tôi trước khi vào lớp của thầy đều chuẩn bị bài vở kỷ càng vì sợ thầy kêu khảo bài bất tử và vì thế việc học của đứa nào cũng khá ra.

Dầu ở bất cứ hoàn cảnh nào, thầy luôn giữ lương tâm của một nhà giáo. Tôi còn nhớ vào mùa Hè đỏ lửa 1972, bọn tôi với viển tượng bị gọi đi quân dịch nên đứa nào cũng lơ là việc học. Thầy Đảnh thấy vậy và đã khuyên: “Còn một, hai tháng nữa thôi, các con cố gắng cho xong cái Tú Tài II đi”. Tôi biết thầy lo cho chúng tôi, nếu thi rớt phải tòng quân cũng như thầy lo cho tương lai của bọn tôi nếu có dịp trở về từ quân ngũ.

Một kỷ niệm nữa vẫn còn sống mãi trong tôi như mới vừa xãy ra dù là đã 36 năm qua, thầy đang dạy chúng tôi thì người nhà vào cho biết mẹ thầy đang hấp hối, hình ảnh thầy rơm rớm nước mắt thu xếp ra về làm lòng chúng tôi se lại – mẹ thầy bệnh nặng như thế mà thầy vẫn lo cho học trò đến dường ấy. Lòng tôi vẫn xúc động khi nhớ lại chuyện này.

Sau khi ra trường, từ 1972 cho đến 1978, tôi vừa theo học Thủy Lâm vừa đi dạy kèm thi Đại học để kiếm sống và giúp cho gia đình (lý do vì ba tôi bị stroke nên bán thân bất toại và gia đình lâm cảnh túng thiếu) nên tôi không có dịp ghé thăm thầy. Mãi cho đến năm 1979 khi ba tôi qua đời thì tôi mới có thì giờ nên một hôm tôi rũ Phạm Tuấn Kiệt (học Đức Ngữ với thầy vào các năm 1970- 1973), lúc ấy đang học tại Đại Học Dược Khoa, ghé thăm thầy và hai đứa muốn xin học thêm tiếng Đức với thầy. Thầy Đảnh lúc ấy đang dạy tại gia tiếng Đức cho những người sắp đi Đức. Ngày đi học đầu tiên, Tuấn Kiệt và tôi đưa phong bì học phí cho thầy thì thầy trả lại và bảo rằng: “Nếu mà còn như vậy thì đừng tới đây học nữa”. Lòng thầy lúc nào cũng quan tâm đến

học trò mình nhất là những đứa nghèo khó. Những lúc bọn tôi ngồi chờ thầy trước giờ học, tôi hay hầu chuyện cùng cô Thu Hà (vợ thầy) và biết thầy gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt,mặc dù vậy tôi thấy thầy vẫn còn giữ vẻ ung dung, chính khí và lòng nhiệt tình của một nhà mô phạm.

Ngoài việc dạy bọn tôi Đức ngữ, trong những bài đọc, thầy gián tiếp dạy thêm cho chúng tôi về Xã Hội học (Sociology) và nghệ thuật. Thí dụ, thầy dạy bài đọc “Kleide machen Leute” (Quần áo làm nên con người) cho chúng tôi hiểu cách đánh giá con người của xã hội, cũng như bài đọc về sự sáng tác bản nhạc Sonata của nhạc sĩ Beethoven sau một buổi dạo mát dưới ánh trăng nói lên rằng tuyệt tác phẩm Sonata là sự giao cảm bất chợt giữa thiên tài âm nhạc này và cảnh vật thiên nhiên.

Tuấn Kiệt đã kiên trì theo đuổi việc học với thầy, trong khi tôi thì học ngày đực, ngày cái nên chẳng đi tới đâu. Tôi đã phụ lòng thầy vì đã không đạt được kết quả tốt như là Tuấn Kiệt. Sau này, nhờ khả năng Đức ngữ mà Tuấn Kiệt đã xin được đi Đức vào năm 1987.

Năm 1982, tôi vừa đi dạy tại Đại Học Nông Lâm vừa xin đi làm gổ thuê tại Nha Trang để kiếm sống. Trong một dịp may mắn về thăm gia đình tại Sài gòn, tôi nhận được tin chỉ còn vài ngày thì gia đình thầy sẽ đi định cư tại Đức. Tuấn Kiệt và tôi hai đứa ghé thăm thầy. Thầy nhắn nhủ chúng tôi vài lời tâm niệm. Trước khi bọn tôi về, thầy nói một câu gây nhiều xốn xang nhất trong lòng bọn tôi là: “Thầy rất là Cộng Sản mà cuối cùng cũng không sống được với Cộng Sản”. Tôi hiểu nghĩa bóng của câu nói này, thầy là một con người thích phục vụ trong phương diện giáo dục, văn hóa và xã hội, nhưng lúc ấy hoàn cảnh không cho phép và vì gia đình, thầy phải ly hương.

Trong chuyến đi dự Đại Hội Petrus Ký kỳ 13 (6 - 8 tháng 7, năm 2007) tại Ronneburg, Đức quốc vào vài tháng trước, tôi có gặp lại Tuấn Kiệt trong kỳ Đại Hội này. Sau đó, tôi có ở lại chơi nhà thầy một đêm và đêm hôm ấy thầy trò có dịp tâm sự.

Thầy cũng không biết vì sao thiên hạ nghĩ là thầy “thiên hữu” hay “thiên tả”, vì thực ra mỗi ngày thầy chỉ tập Thiền (thiên huyền) và cố gắng

Page 18: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 18 -

có chút lòng Thiện (thiên nặng). Thầy nghĩ kiều bào tại Đức có thể đã có ý niệm sai lầm về thầy. Vì vài năm trước khi bức tường Bá Linh (Berlin) bị đập bỏ, thầy và một số Phật Tử đã giúp gầy dựng ngôi chùa Linh Thứu tại Tây Bá Linh. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, một số người Việt Nam lao động tại Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức để tỵ nạn. Khi họ đến Tây Bá Linh, trong giai đoạn đầu họ chưa có sự giúp đở của hội Hồng Thập Tự Quốc Tế và chùa Linh Thứu mở rộng cửa tiếp nhận và giúp đở những người Việt Nam này. Chùa Linh Thứu (cũng như thầy Đảnh) đã giúp đở các người Việt Nam tỵ nạn, không phân biệt rằng họ từ miền Nam Quốc Gia hay miền Bắc Cộng Sản và cũng có thể vì lý do này mà thầy và Linh Thứu Tự bị gán cái mủ thiên tả và gia đình thầy bị hăm dọa. Nhưng với một sức mạnh tinh thần cũng như lòng độ lượng, bao dung, vô vụ lợi, thầy Đảnh, cô Thu Hà và gia đình đã tiếp tục công việc thiện nguyện này cho đến khi hoàn tất. Thầy Đảnh nói – Mình lập chùa để giúp đở những ai yếu kém, cần cứu giúp, hơn nữa tụi nó miền nào thì miền, nhìn kỹ lại thì vẫn là con, là em, là cháu mình, mình không thương, không giúp nó thì còn giúp ai được nữa. Câu nói của thầy tuy đơn giản nhưng bao hàm lòng độ lượng của một người đạo hạnh. (Phụ chú: Tuấn Kiệt là một trong những người tỵ nạn từ Đông Đức qua Tây Đức. Lúc đầu chánh phủ Đức không cho phép Tuấn Kiệt tỵ nạn, nhưng nhờ có trình độ giáo dục, Tuấn Kiệt sau đó đã trở thành công dân Đức và hiện hành nghề Dược Sĩ tại Đức).

Đối với tôi, thầy Đảnh là viên ngọc của nền giáo dục, đóa sen trong gia đình Phật Tử Việt Nam tại Đức và linh hồn của Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu.

Tôi biết thầy Đảnh không cần ai biện hộ cho mình. Tôi cũng không có một ý chính trị gì cho bài viết, tôi chỉ muốn nói lên những xúc cảm, những kính yêu của tôi và bạn bè khi ngồi chung lại hay nhắc cho nhau nghe những kỷ niệm thân yêu về thầy và cô Thu Hà.

Vương Hồng Hải Petrus Ký 12B7, 65- 72

Vương Hồng Hải (đứng giữa) tại Đại Hội Petrus Ký Âu Châu 13

Chỉ xin em một nửaMiệng duyên hé nụ cườiXuân chợt về qua ngỏLàn nắng mới tinh khôi

Chỉ xin em nửa lờiThoa mật ong trên môiCho hồn anh ngây chạmLàn hương tóc nhẹ rơi

Chỉ xin em ánh mắtNửa âu yếm tình traoVườn tim anh xanh mướtTiếng chim hót ngọt ngào

Chỉ xin em chút giậnLửa hờn ghen hong ngàyAnh xoa lưng vuốt tócTình yêu ấm bàn tay

Chỉ xin em một nửaNửa kia chẳng dám đòiRiêng tư ai cũng cóMột thoáng nhớ xa xôi

Page 19: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 19 -

Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.

Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.

Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống sàn.

Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên bàn ăn.

Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.

Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên: “Con không đi”.

Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.

Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.

Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.

Page 20: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 20 -

Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đá đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến sinh nhật khác. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng hề quay lại.

Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xem phim. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương trình ti-vi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho đến khi mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu.

Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.

Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóa cửa phòng ngủ.

Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ khi nào có thể.

Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm.

Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt

nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.

Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.

Khi bạn 20, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp: “Đó không phải là chuyện của mẹ”.

Khi bạn 21, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai, bạn cảm ơn mẹ bằng cách trả lời: “Con không muốn giống mẹ.”

Khi bạn 22, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cám ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch châu Âu không.Khi bạn 23, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.

Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận dữ và càu nhàu: “Con xin mẹ đấy!”.

Page 21: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 21 -

Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.

Khi bạn 30, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng: “Mọi việc giờ đã khác xưa rồi”.

Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời: “Con thật sự bận mẹ ạ!”.

Khi bạn 50, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài “Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào”.

Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành. “Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi ... có thể cai trị cả thế giới.”

Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dù rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không

đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: “Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”

Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại. Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.

Mẹ cho ta tình yêu vĩnh cửu… Tình mẹ như biển cả và lòng mẹ như dòng sông… Me… Tình mẹ vô vàn rộng lớn hơn vũ trụ bao la…!!!

Khuyết Danh.

Page 22: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 22 -

Nói đến Rồng, người ta thường cảm nhận ngay là con vật gì mặc dầu chẳng ai đã thấy nó. Chúng

ta tự xưng là dòng giống Rồng Tiên. Mà Rồng là con chi chi ?. Trong bài này người viết sẽ không viết những gì mà các báo chí đã viết thường xuyên mà chỉ viết những khía cạnh đặc biệt khác mà thôi. Mạn phép viết hoa mọi chữ “Rồng”

Theo Wikipedia thì con người ta hình dung và tưởng tượng ra con Rồng từ các loài bò sát như kỳ nhông, cá sấu, trăn lớn và các hài cốt đã hóa đá của những con khủng long.

Theo Tây Phương dưới chữ Dragon thì ta thấy một con vật có cánh, đuôi và bốn chân to, có thể phun lửa. Nhìn kỹ thì nó như thuộc gia đình “kỳ nhông”. Rồng Tây Phương là những con quái vật nguy hiểm.

Theo Truyền Thuyết Vàng (The Golden Legend) thì ở thành phố Silene, Lybia có một con Rồng đòi hỏi phải được hiến một cô gái để ăn thịt thường xuyên. Dân chúng phải tổ chức bắt thăm để tìm người xấu số. Có một lần, một công chúa bị đưa ra “cúng” cho Rồng. Thánh George của Thiên Chúa Giáo tình cờ đi ngang và đã can đảm chiến đấu với con Rồng này, bắt đem vào thành và giết nó.

Theo Đông Phương thì Rồng lại thuộc họ “trăn rắn”, thân mình dài thoòng, lại có chân và móng vuốt. Rồng này không có cánh nhưng vẫn bay

Hình 1. Rồng Tây Phương

Hình 2. Rồng Đông Phương

Page 23: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 23 -

được. Nó được ví như một vị thần làm một công việc phi thường nào đó.

Rồng Đông Phương như thế được coi là con vật linh thiêng sống ở biển và bay trên mây. Có lúc lại hút nước biển làm thành một cột nước trắng hay đen ở biển.

Rồng là một con vật hư cấu duy nhất trong 12 con Giáp. Chỉ được đứng thứ 5 nhưng lại đứng đầu trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng. Trong Tứ Linh thì con Lân (cũng là hư cấu) thường được thế cho Rồng như “múa Lân” (Dragon dance), “mũi Lân” (mũi Rồng)

Dù đã viết trong “Năm Mão nói chuyện Mèo” năm ngoái, cũng nên nhắc lại ở đây là theo như tác giả Nguyễn Cung Thông (2) thì 12 Con Giáp được sáng chế ở Việt Nam thời cổ dùng những con vật đồng quê của Việt Nam. 12 Con Giáp dùng tiếng Việt cổ, truyền sang Trung Quốc (TQ) và họ đổi con Mèo ra Thỏ rồi “chôm” và đóng dấu TQ. Anh lý luận là nếu 12 con Giáp từ TQ sang VN thì không ai dám đổi từ con Thỏ sang con Mèo. Vả lại những chữ như Tý, Sửu, Dần, Mẹo v.v. là tiếng Việt cổ chứ không phải tiếng Hán. Anh cũng bảo là ngày xưa TQ đã có chữ Long để chỉ Rồng nhưng lại dùng chữ khác Thìn / Thần cho con Giáp. Chữ Long / Rồng là tiếng Việt cổ mà Trung Hoa đã mượn rồi lại nhập ngược trở lại bằng tiếng Hán Việt. (1)

Nếu giả thuyết của Anh Thông là đúng thì chúng ta cũng có phần hãnh diện là VN mình cũng đã có văn hóa từ lâu. Không phải mọi văn hóa VN đều nhất thiết là nhập cảng từ bên TQ vào.

Để bàn thêm về 12 con Giáp một chút nữa.

Tưởng tượng một nhà thông thái VN ngồi chế ra 12 con này thì theo người viết điều hợp lý là dùng những gia súc ở đồng quê VN. Lục súc (trâu, chó, ngựa, dê, gà và lợn) tất nhiên là phải có mặt. Thêm “chuột” thì phải có “mèo” để trị. Thêm “rắn” thì có “Rồng” để trị. Thêm “khỉ” thì dùng “cọp” để trị. Rất là hợp lý: Lục súc, mèo-chuột, Rồng-rắn và cọp-khỉ. Đơn giản là thế. Còn nữa là Sửu chỉ “Trâu” chứ không phải “bò”. Người TQ chỉ có một chữ “Ngưu” thôi nên lúng túng không phân biệt được là con gì. Nghiên cứu từ TQ sẽ bị lẫn lộn Trâu Bò. Rồi người Anh lại dịch là “The Year of the Ox”. Thế là sai một ly đi một dặm. Trong khi đó ở VN,

việc này rất rõ ràng: Năm Sửu là năm Trâu, Năm Mão là năm Mèo. Sáng chế nguyên thủy là vậy. Có Luận và Lý đoàng hoàng chứ không phải chơi. Nếu TQ sáng chế thì họ có lẽ sẽ dùng những con nhắc nhở nhiều trong văn thơ như Hạc, Rùa và Phượng v.v. Đâu có dùng những con có tính cách đồng quê VN. (2)

Trở lại chuyện Rồng

Rồng cũng chỉ một vị vua. Mọi thứ đều dùng chữ “Long” để biết là thuộc về vua.

Mắt vua là Long Nhãn, giường vua là Long Sàng, áo vua là Long Bào, xe vua là Long Xa v.v. Cũng dễ thôi. Nhưng chẳng phải cái gì cũng được đâu. Có một thứ hơi khó là biệt thự của vua. Cho trước Biệt thự mà Tổng Thống Mỹ ở kêu là Bạch Ốc thì biệt thự của vua phải kêu là “Long Ốc”. Hihi. Có ai dám dùng từ ngữ này?

Về địa danh thì có rất nhiều chữ “Long” chẳng hạn như Thăng Long, Hạ Long, Phước Long, Bình Long, Long An, Long Thành v.v. Tuy nhiên Long Trời, Long Đong hay Long Lỏng thì vẫn chưa có

Mạn phép tung thơ con cóc

“Long” là Rồng đấy quí vị ơiNgoại trừ vài chữ như “Long Trời” Rồi lại còn thêm từ “Long Ốc”“Long Đong” thêm nữa để mà chơi

Ngày xưa người ta dùng thuyền có hình Rồng để “hù” kẻ thù. Đây là “Thuyền Rồng”

Tuy nhiên có những bà dùng khác đi:

"Một ngày dựa mạn thuyền RồngCòn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài".

để diễn tả :

"Một đêm quân tử nằm kềCòn hơn thằng ngốc vỗ về quanh năm".

Có một truyện mà Ba tôi kể lại, tôi còn nhớ đến nay.

Ông phải đi công tác ở miền quê ngoài Trung đâu đó. Có một ngày hiện tượng Nhật thực xảy ra. Tất nhiên là có một bóng đen dần dần che lấp mặt trời. Trời từ từ tối om. Tất cả mọi người trong làng xã hô hoán lên:”Rồng ăn mặt trời, Rồng ăn mặt trời”. Thế là mọi người vào trong bếp lôi nồi niêu soong chảo ra đập kêu thật lớn tiếng để đuổi con Rồng xấu đi chỗ khác chơi.

(1) http://htx.dongtak.net/spip.php?article1291(2) http://anviettoancau.net/ rồi bấm “Nguyễn cung Thông”

Page 24: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 24 -

Đập một hồi thì quả nhiên là con Rồng đi mất. Mặt trời chiếu ánh sáng bình thường trở lại. Hihi. Chữa kiểu này thì lần nào cũng thành công cả. Nhật Thực hay Nguyệt Thực đều công hiệu.

Trong Ca Dao Tục Ngữ, Rồng được nhắc nhở rất nhiều

Làm trai lấy được vợ hiền – Như cầm đồng tiền mua được của ngon

Phận gái lấy được chồng khôn – Xem bằng cá vượt vũ môn hoá Rồng’

’Rồng đến nhà tôm’

’Trứng Rồng lại nở ra Rồng - Liu điu lại nở ra dòng liu điu’

’Rồng vàng tắm nước ao tù - Người khôn ở với người ngu bực mình’

’Rồng nằm bể cạn phơi râu - Mấy lời anh nói dấu đầu hở đuôi’

’Rồng đen lấy nước được mùa - Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày’

Mạn phép bàn chuyện Rồng phun lửa?

Tại sao người ta lại có ý tưởng là Rồng phun lửa?

Theo Wikipedia thì nguồn gốc là từ con rắn hổ phun nọc độc (spitting cobra) vào mắt kẻ thù rồi tưởng tượng thêm. Có chỗ lại bảo là nguồn gốc tử núi lửa phun khói phun lửa của Rồng Lửa (Fire Dragon) sống trong lòng đất nổi giận. Mà “Rồng” trong nhà “phun lửa” thì chắc cũng tương tự.

Tuy Tây Phương và Đông Phương hơi khác nhau về chuyện “Rồng” nhưng đồng ý nó là loài bò sát. Mà loài bò sát thì phải đẻ trứng. Chính ngay Bà Âu Cơ, tuy dòng giống là Tiên nhưng vì lấy chồng là Rồng nên cũng đành phải đẻ trứng.

Sau chuyện Rồng hư cấu hay “ảo long”, bây giờ bàn đến chuyện thời nay. Rồng là con gì? Có nhiều con vật thực sự cho ta biết Rồng là thế nào.

1. Rồng Komodo

Ở Nam Dương, co một loại Kỳ Nhông thiệt to, tiếng Anh kêu là Komodo Dragon.

Con này săn và sống theo bầy có thể nặng tới 160kg và dài 3m. Nó có rất nhiều loại vi trùng trong miệng. Con mồi chỉ bị nó cắn là vết

thương làm độc không chết trước thì cũng chết sau. Mồi là hươu, nai, trâu rừng, lợn rừng v.v.

Hình 3. Rồng Komodo

2. Rồng Lá

Ở Úc Đại Lợi, có một sinh vật ở biển trông rất giống Rồng. Tiếng Anh là Leafy Seadragon. Con này giả đò như rong biển. Con cái để trứng rồi bỏ vào đuôi con đực. Con đực sẽ trong nom cho tới ngày trứng nở. Có họ hàng với Seahorse.

Hình 4. Rồng Lá

3. Trăn Anaconda

Đây là một loại trăn lớn nhất hành tinh. Giống này oai trấn ở các sông vùng Nam Mỹ. Theo National Graphics thì nó có thể dài từ 6m tới 9m, nặng tới 220 kg. Trên bờ thì hơi vụng về nhưng dưới nước thì vô song. Chuyên bắt hươu nai, lợn rừng, đồi mồi kể cả beo (leopard)

Hình 5. Trăn Anaconda

Page 25: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 25 -

4. Cá sấu

Con này luôn luôn có từ cổ chí kim. Thuộc loại “tiền sử”

Có hai loại: Crocodile và Alligator. Loại lớn nhất là Crocodile nước mặn, có thể dài tới 7m và nặng 1 tấn (1000kg) ở từ Ấn Độ tới Úc. Loại Alligator thì nhỏ hơn, đa số tử 3.4m tới 4.4m lớn nhất là 5.8m. Sống ở Mỹ, thường là nước ngọt. Không hung dữ bằng Crocodile. (National graphics và Internet)

Hình 6. Cá sấu (Crocodile)

5. Cắc kè Rồng

Là một loại cắc kè nhỏ có hình dáng hung tợn để xua đuổi kẻ thù. Ở Úc.

Hình 7. Cắc kè Rồng

6. Cắc kè có cánh

Một loại cắc kè nhỏ nhưng có cánh để bay lượn (glide).

Hình 8. Cắc kè có cánh

7. Hoa Rhồng

Chữ này là của người viết “chế” ra chỉ loại hoa Rhododendron cho vui. Tên này có nghĩa là “hoa hồng trên cây” vì cây này rất lớn có thể cao tới 20m, 30m. Bởi vậy đặt tên là “Rhồng” để chỉ sự vĩ đại này. Tên cũng hàm chữ “hồng” và nhái lại chữ “Rho”. Hình 9 và 10

Hình 9. Cây hoa Rhồng (Rhododendron)

Hình 10. Hoa RhồngĐể tóm lại thì Rồng là một con vật hư cấu hay tưởng tượng mà ra. Càng ngày thì những tưởng tượng càng bị Khoa Học làm lu mờ. Tuy nhiên hình ảnh của nó đã đi sâu vào văn chương nghệ thuật của chúng ta. Đây là những con vật dính líu tới kỳ nhông cắc kè ở Tây Phương và trăn, rắn, cá sấu ở Đông Phương. Đối với Á Châu, Rồng vẫn biểu tượng trưng cho một loài vật “siêu việt”, đủ mọi bản lãnh và phong tác của một vị thần hay một “Hiệp Sĩ”. Theo người viết thì Nhà Bác Học Petrus Ký cũng đã là một “Rồng” nhỏ của đất nước ta.

Hôm qua ngồi viết lại chuyện RồngThần vật mà bay lượn trên khôngChợt nhớ Tổ Sư Petrus KýMột Rồng nho nhỏ tuyệt vô song

Vẫn nhớ thầy cô thủa học đườngBao năm đà mái tóc phong sươngVẫn cố theo con đường tận tụyCùng trò cùng bạn chốn tha hương

Nguyễn Thành Thụy.

Page 26: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 26 -

Máy bay từ từ hạ cánh xuống phi truờng Tân Sơn Nhất, tôi cảm thấy có cái nao nao của một kẻ đì xa nhà mới trở về, cái cảm giác khó tả đó tôi đã đánh mất từ lâu lắm rồi, có lẽ từ ngày tôi rời khỏi quê hương mình. Giống như ngày xưa tôi đứng bên thềm nhà đợi Mẹ tôi đi chợ về, mỗi lần như vậy Mẹ tôi đều dúi vào tay tôi một ít bánh kẹo và tôi thì mừng vô hạn. Tôi đứng chờ Mẹ mà lòng hồi hộp vì không biết Mẹ tôi sẽ mang gì về cho mình, mặc dù những món quà nhỏ đó, chỉ là ít bánh ít kẹo mua ở đầu chợ. Nhưng không hiểu sao lúc ấy tôi lại thấy tâm tư mình xáo động? Có phải vì tôi mong Mẹ tôi về nhiều hơn là kẹo bánh.

Nhìn được lại quê xưa, trong tôi tự nhiên vang lên một khúc nhạc quen thuộc mà tôi vẫn thường nghe: "Come Back to Sorrento". Bài này cách đây trăm năm về trước đã do một nhạc sĩ người Ý tên là Ernesto De Curtis viết ra để ca tụng thành phố Sorrento của ông nằm thơ mộng trên bờ biển của Địa trung hải. Bài ca mang âm hưởng nhẹ nhàng, phảng phất chút hoài niệm như đang có đó rồi bỗng mất hút vào nơi xa xăm vô tận. Mỗi lần nghe bài ca này, hình ảnh quê hương lại êm đềm trải dài trước mắt tôi.

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. Về đây với mầu gió ngày lang thang

(Trở về mái nhà xưa, lời Việt của Phạm Duy)

Và tôi đã về nhưng không còn mái tóc xanh mà nay đã phai màu theo năm tháng. Tôi về nơi tôi đã được sinh ra, đã khóc tiếng chào đời đầu tiên và cũng là nơi tôi đã chập chững bước đi, khi hai bàn chân bé nhỏ bám chặt vào đất như để thầm nhận biết nơi đây là đất của m ì n h . T h ế nhưng tôi lại phụ rẫy đất, tôi đã đi biền biệt gần mấy chục năm trời mới trở về lại

đây, như người tình quay mặt bỏ đi nay trở về nhìn lại người xưa mà lòng thấy thật xót xa oan trái. Tôi đã về sau bao nhiêu ngày tháng trên đường dài lữ thứ với những mải mê toan tính cho đời mình. Ngày xưa khi tôi ra đi, tôi biết là mình sẽ về sau mấy năm trời, nên tôi không cảm nhận được nỗi lòng của người xa xứ một cách sâu đậm mà chỉ có cái sôi nổi nhiệt tình của một thanh niên mới lớn còn muốn đi xa. Rồi ngày tháng trôi qua, tôi đã không quay về được nữa. Tôi đành dối mình, cứ khất lần là sẽ có một ngày nào đó rất gần, tôi sẽ trở lại đất xưa. Thời gian là liều thuốc nhiệm mầu để xóa đi nỗi thương nhớ và tôi cũng từ từ quên đi đất của mình, những trăn trở giữa đêm khuya cũng theo ngày tháng mà vơi đi.

Người ngồi im bóngLắng nghe tháng ngày qua

(Trở về mái nhà xưa, lời Việt của Phạm Duy)

Tôi ngồi trên bãi biển Nha Trang, thành phố mờ ảo của những đêm tối trời. Tất cả đều im lặng chỉ còn tiếng rì rào của sóng vỗ và xa xa những ngọn đèn héo hắt của những con thuyền đi đánh cá trong đêm, trông tưởng như bên kia là một thành phố về đêm và mỗi ánh đèn là một căn nhà nhỏ bé trong đó vợ chồng con cái đang quây quần bên ánh lửa hồng với nồi cơm bốc khói. Nha Trang không phải là nơi tôi sinh ra nhưng là nơi tôi đã lớn lên. Nơi đây tôi đã trải cả một thời gian thơ ấu đẹp nhất của một con người, tôi đã đi

Page 27: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 27 -

học hết tiểu học rồi trung học. Tôi có những thằng bạn nhớ đời với những kỷ niệm đầy ắp mà tôi vẫn mang theo làm hành trang cho đến ngày hôm nay. Tôi vẫn nhớ từng tên, từng khuôn mặt, từng tính tình của mỗi đứa, nhớ như in vào đầu. Cũng chỗ này đây nơi tôi đang ngồi, mấy chục năm về trước tôi cũng ngồi ở đây với tụi nó, bây giờ những thằng bạn của tôi ở đâu mà sao thấy nghìn trùng xa cách. Sau cơn chuyển mình của đất nước, bạn bè tôi đã từ từ lầm lũi ra đi. Có còn đứa nào ở lại đây không? Để tôi đuợc gặp lại ôm tụi nó vào lòng, nhắc nhở lại chuyện xa xưa. Lòng tôi trùng xuống chưa bao giời tôi cảm thấy cô đơn như ngày hôm nay.

Con đường Duy Tân (nay gọi là Trần Phú) chạy dài theo bờ biển với những cao ốc mọc lên như nấm, cái này nằm sát với cái kia, cái cao cái thấp vô trật tự, không theo một quy luật nào của mỹ thuật. Tôi đã gần như không thể nhận ra con đường cũ, nơi ngày xưa tôi đã từng đi dạo qua đây bao nhiêu lần mỗi buổi tối sau khi ăn cơm xong. Nếu có giả dụ như đặt con đường đó vào một nơi nào khác, chưa chắc tôi đã nhận ra. Nha Trang đã thật sự đã biến dạng, đã thoát mình, lột hình hài để đánh mất cái bình an của một thành phố nằm ven biển được bao bọc bởi sông và núi, đánh mất cái êm ả của một buổi chiều ngồi trên bãi cát trắng nghe gíó từ đại dương thổi vào mát rời rợi, và đánh mất luôn cái yên lành của buổi sáng dậy sớm đi tắm biển để hưởng những làn sóng mát lạnh của ban mai vỗ lăng tăng vào da thịt mình. Tất cả đã đổi thay, những căn nhà xưa nay đã không còn nữa, thay vào đó là một dẫy khách sạn sang trọng lòe loẹt như một cô gái quê mùa dư tiền mua son phấn mà không biết xử dụng và sau lưng cái hoàng tráng đó là những cuộc sống lam lũ của những người dân vật vã kiếm cơm manh áo từng ngày, là những căn nhà lá rách nát tả tơi che chở những con người kém may mắn.

Tôi rời quê hương ngày ấy thật âm thầm và hôm nay tôi trở về cũng trong vắng lặng cô liêu, hình như tất cả đối với tôi đều xa lạ, đều đổi thay, chỉ trừ một dòng sông. Sông Nha Trang hay còn gọi là sông Cái, từ thượng lưu đổ ra Cửa Lớn. Dòng sông êm đềm trôi lững lờ vẫn ngàn đời in bóng Tháp Bà cổ kính và cây cầu Xóm Bóng mấy nhịp im lìm bắc qua, tôi nhận ra cảnh vật ở đây không đổi thay và hình như đang chờ bước chân tôi về.

Người đi như suối qua rừng vắng Cả một dòng sông đứng lại chờ .

(Cả Một Giòng Sông Đứng Lại Chờ, Trần Mộng Tú )

Nơi đây, dòng sông này, khi xưa tôi đã từng đứng trên cao, từ Tháp Bà nhìn xuống làn nước xanh rì và tôi đã đứng cả tiếng đồng hồ bất động để ngắm dòng sông chẩy qua cầu. Hôm nay tôi vẫn có thể đứng từ Tháp Bà để nhìn lại dòng sông một lần nữa, để thả hồn về quá khứ cũ ngược theo dòng nước, sống lại kỷ niệm xưa nhưng có một điều gì làm tôi cảm thấy rằng tôi không thể nào trở lại đây để tắm trên dòng sông này như trước đây.

Người ta không về chỉ để đi khơi lại quá khứ, mà về để xây dựng tương lai. Nhưng ở đây tôi không thấy cái tương lai mà chỉ toàn một mầu u ám tăm tối. Cái quê hương tôi không phải cái quê hương của ngày xưa, khi tiếng cười còn cất vang lên trong nắng mới, tiếng hò cao vút của người nông dân đang cấy lúa cho ngày mai, con sông với dòng nước ngọt ngào chẩy qua núi đồi đã ôm ấp hình hài tôi ngụp lặn trong đó. Giờ đây tôi chỉ thấy ở đây những trăn trở dậy mình của những người đang lo lắng cho thân phận mình, lo lắng cho từng bữa cơm thiếu ăn, từng manh chiếu rách như đời mình tơi tả. Có ai đã tắm hai lần trên một dòng sông không? Không, tôi đã không tìm lại được con sông cũ của mình. Con sông xưa của tôi đã trôi ra biển cả mất rồi, nó đã vượt đại dương để tấp vào một nơi nào đó xa xăm mịt mù, còn con sông hôm nay còn lại ở đây đục ngầu với những bi kịch của đời sống hàng ngày, làm sao tôi có thể dám trầm mình ngụp lặn trong đó như xưa. Nước mắt tôi chợt chẩy xuống đầm đìa, tôi đã mất một dòng sông.

Me voy, pero no me voy

Tôi đi mà chân không muốn bước, tôi giã từ mà lòng tôi ở lại đây

(bài hát của Mexico)

Không, chân tôi vẫn bước đi dù chỉ là những bước kéo dài trên nẻo đường lữ khách và lần giã từ này có thể sẽ còn lâu lắm tôi mới trở về lại đây và cũng có thể sẽ là lần cuối bởi vì tôi biết lòng tôi đã theo bước chân của mình từ lâu lắm rồi.

Lương Nguyễn(Mùa thu 2011)

Page 28: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 28 -

(Tiếp theo kỳ trước)

Chương 6

Về quê Cao LãnhTrở lại Sài Gòn trước cơn khói lửa

Triệu được người chú thứ Sáu từ Sa Đéc lên đón tản cư về quê nội Sa Đéc. Ông nội Triệu muốn đem đứa cháu nội đích tôn ra khỏi vùng lửa đạn Sài Gòn. Trêân chuyến tàu Nguyễn Văn Kiệu đưa hành khách về Lục Tỉnh nhân dịp này, có rất nhiều học sinh các trường tản cư về quê nên không khí rất nhộn nhịp, vui tươi. Những bài hát mới của Lưu Hữu Phước như Bạch Đằng Giang, Dòng Sông Hát, Lên Đường đã được học sinh đồng ca đến mãi tận khuya mới chấm dứt, để các người trên tàu được an nghỉ.

Quê nội của Triệu ở xã Mỹ Long, quận Cao Lãnh, một làng xa xôi ven biên Đồng Tháp Mười

của tỉnh Sa Đéc. Từ châu thành Sa Đéc về làng phải dùng phương tiện đò hay ghe, xuồng. Con đường bộ giao thông từ Hồng Ngự đến An Hảo đểå tiếp nối vào Quốc lộ 4 đi Lục Tỉnh chưa được xây cất. Vào chiều tối, vài nông dân trong làng có cái thú vui leo lên các ngọn dừa cao, nhìn về hướng Sa Đéc, đón xem đèn hải hành xanh, đỏ của các thuyền tàu di chuyển trên Sông Tiền Giang lên hướng Cam Bốt.

Mẹ của Triệu nguyên là con của một công chức trước ở Sài Gòn, trưởng thành trong khung cảnh thành thị. Sau khi thành hôn, về làm dâu trong một gia đình nho phong, lễ giáo ở một thôn dã tít mù ven biên Đồng Tháp, quả cũng là việc phi thường. Ông nội của Triệu là một nhà Nho, thủ hạ của Phan Đình Phùng trong thời kháng Pháp. Khi phong trào tan vỡ, làng mạc trong quận Kỳ Anh, vùng Đèo Ngang bị Pháp thiêu hủy nên ông đã chọn lưu lạc từ Hà Tĩnh vào Nam vì nơi đây đã có ông Bác của Triệu bị Pháp lưu đày ở

Nha Mân, Sa Đéc. Ông nội của Triệu đã được cho làm giáo học ở làng Mỹ Long hẻo lánh này. Đến khi lập gia đình, bên bà nội của Triệu vốn có tiếng tăm khá giả, đã tặng cho một sở đất rộng trên mười mẫu. Với chí hướng cần cù, ông nội Triệu đã tạo nên một mảnh vườn và một thuở ruộng để nuôi nấng một gia đình hơn mười hai con. Triệu nghe những người trong làng hay nhắc lại là vào thuở trước, ông nội của Triệu mà dân làng gọi là Ông Giáo đã có công khai phá mảnh đất hoang vu này thành mảnh vườn đầu tiên trong vùng.

Ông đã dẫn đường khai lối cho sự phát triển về sau của nhiều người theo dấu chân lập nghiệp. Cách bố trí để tạo dựng đất hoang thành vườn, đã được nhiều dân chúng áp dụng. Dọc theo bờ sông, ông trồng vông gai để ghe thuyền không thể cập bờ bừa bãi. Kế đến là trồng các hàng dừa để có hoa lợi thường xuyên trong năm. Vì vườn nằm dọc theo sông cái, thường có gió to nên ông lại trồng thêm một hàng me nước, thân cây có tiếng rất dẻo để cản gió. Sau đó mới đào mương song song để trồng cam, quít vốn chịu loại đất của tỉnh Sa Đéc.

Tỉnh Sa Đéc là nơi Pháp đã chỉ định an trí cho một số nhân vật cách mạng bị Pháp đày vào Nam vì có liên quan đến phong

(ti!p theo k" tr#$c)

Ch!"ng 2

Tu#i th"

Tri$u m% côi m& r't s(m, khi ch!a tròn n)m tu#i. M& Tri$u v*n thu+c m+t gia ,ình công ch-c khá gi., l(n lên / Sài Gòn nh!ng sau khi có ch%ng thì v0 làm dâu / M1 Long, m+t làng nh2 thu+c qu3n Cao Lãnh, t4nh Sa 5éc, ven biên 5%ng Tháp M!6i. N"i ,ây là m+t n"i th7c s7 quê mùa, xa thành ph* Sa 5éc

cách hai nhánh sông l(n Ti0n Giang. T8 Sài Gòn xu*ng, không có ,!6ng xe ,i ngang qua làng. Thu/ ,ó con ,!6ng t8 An H9u, tr!(c khi ,:n b:n Bac M1 Thu3n, ,i ,:n qu3n H%ng Ng7 ch!a ,!;c xây c't nh! trong th6i 5$ nh't C+ng Hòa. Dân trong làng n:u không có d<p ra t4nh thì ch!a bi:t ,!;c hình dáng m+t chi:c xe h"i ra làm sao!

Ông n+i Tri$u là m+t nhà nho, quê / Hà T=nh vào Nam ,> theo ông Bác c?a Tri$u b< Pháp x@ l!u ,ày / Nha Mân (Sa 5éc) vì tham gia hoAt ,+ng trong phong trào 5ông Kinh Ngh=a ThBc.

Ông n+i Tri$u là ngh=a quân trong phong trào Phan 5ình Phùng, khi tr/ v0 làng th'y làng ,ã b< quân Pháp ,*t sAch nên ,ã l'y quy:t ,<nh b2 làng, xuôi v0 Nam theo ng!6i anh c.. Nhi0u nhà cách mAng khác cCng b< Pháp ch4 ,<nh c! trú / Nam, nh! cB VC Hoành / Sa 5éc, cB D!"ng Bá TrAc / An Giang, cB Phan Tây H% / 5<nh T!6ng ...T8 Hà T=nh, ông n+i Tri$u ,ã ,i b+ vào Nam tìm ng!6i anh. Cu+c hành trình này là m+t giai thoAi ,!;c con cháu th!6ng nhDc nh/ trong gia ,ình và ,!;c ghi vào gia ph.. Ông n+i Tri$u ,ã ,!;c chEn lãnh trách nhi$m dAy hEc / tr!6ng làng và ,ã l3p nghi$p / ,ây, v8a làm v!6n v8a làm ru+ng. C. làng ,0u gEi ông là Ông Giáo.

Cha Tri$u là m+t t! ch-c làm vi$c v(i Pháp, có ,!;c c" h+i giúp vi$c khi Pháp thành l3p các khách sAn l(n nh! Continental, Maject ic / Sài Gòn, Langbiang Palace, Hôtel du Parc / 5à LAt. Lúc Tri$u ra ,6i thì cha Tri$u ,ã tr/ thành chuyên viên

- Di%n &àn Petrus K' Âu châu s( 31/2011 - 60 -

Page 29: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 29 -

trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Đặc biệt ngay tỉnh lỵ, có cụ Cử Vũõ Hoành. Nhà Cụ thường cóù khách và các đồng chí tứ phương đến thăm viếng. Pháp cho đặt gần nhà Cụ một quán nước để nhân viên mật thám có nơi canh gác, theo dõi các khách tới lui. Nhắc đến ông, chỉ cần gọi Cụ Cử thì dân Sa Đéc đều biết. Cụ có dáng ngồi và đi đứng đặc biệt: lưng lúc nào cũng giữ rất thẳng. Cụ thường nói với con cháu: "Lưng tao thẳng vì tao không lòn cúi ai".

Những nhà cách mạng bị Pháp đày vùng Sa Đéc sống rất khắng khít với nhau. Các chú của Triệu đều ở trọ nhà Cụï Cử khi đến lúc phải theo học trường Tỉnh. Những ngày gần Tết, các chú sau khi đi giẫy mã các thân nhân, đều có phận sự phải giẫy cho mộ của ông Phó bảng Huy, thân phụ của Nguyễn Ái Quốc, trên đường từ làng đến quận Cao Lãnh. Vào thời đó, Nguyễn Ái Quốc chưa mang tên Hồ Chí Minh. Ông Phó Bảng đã mất ởû Cao Lãnh trên bước đường luân lạc vào Nam. Sau năm 1975, từ một nấm mộ đất nhỏ bên đường, giữa những nấm mồ vô chủ khác sau Miễu Trời Sanh, nay ngôi mả lại được trùng tu, xây thành một lăng tẩm uy nghi, đồ sộ!

Triệu về quê nội, mang trong hành trang một sách tự học Anh văn " L'Anglais sans Maitre" của Xavier de Bouges và bộ " Hán văn Tự học" của Nguyễn Văn Ba. Gia đình bên nội của Triệu vốn từng tham gia các phong trào cách mạng nên tiên đoán là thời cuộc thế giới và trong xứ sắp qua nhiều biến chuyển, xáo trộn. Việc học hành có thể sẽ không suông sẽõ như trước.

Trong gia đình bên nội, đã từng có cái thông lệ là con cháu trưởng thành được khuyến khích đi xa lập nghiệp, bay nhảy nhưng nếu gặp trắc trở không may, có thể trở về co rụm lại trong đại gia đình bên nội, chuẩn bị những bước tiến mới.

Người chú thứ Sáu có phận sự lên Sài Gòn đem Triệu tản cư về quêâ, vốn đã có một thời gian sống ở Cam Bốt và Thái, hoạt động kinh tài cho các cơ sở cách mạng. Chú là người sống độc thân, tham gia tranh đấu sau khi được qua cái lò huấn luyện của cự Cử Hoành, nên vẫn được ông nội Triệu thương quý. Chú Sáu Triệu đã phải bỏ công việc làm ăn đang phát đạt ở Nam Vang sau khi được ông nội của Triệu vì thương nhớ con nên gởi cho chú một bài thơ:

Lóng nghe tàu thổi.

Lóng nghe tàu thổi dạ trông con,

Chẳng thấy con về dạ héo von,Nhỏ dại nào rời cha với mẹ,Lớn khôn bao quản nước cùng non.Trời Xiêm mắt ngó hơi chưa mỏi,Đất Thổ chơn đi dấu đã mòn,Buôn bán nhịp rồi nghe cũng khá,Lóng nghe tàu thổi dạ trông con.

Vì bài thơ của cha gởi nhắn nên chú Sáu của Triệu đã giao phó lại trách nhiệm cho các bạn để trở về, chuyển hướng hoạt động để sống gần nhà. Ngay trước khi rời Nam Vang, chú thấy trong ga ra còn một thùng xăng lớn nên chở tặng một đồng chí thương gia. Hai người cùng đi trên xe nhưng không may bị xe khác đụng. Xe cháy, chú thoát nạn, nhưng đồng chí ngồi cùng xe bị chết cháy. Bao nhiêu của cải riêng tư của chú cũng bị thiêu hủy. Pháp vốn đã từng theo dõi các hoạt động của các đoàn thể, nên truy tố việc này như một cuộc thanh toán đảng phái. Vì vậy, chẳng những chú của Triệu trở thành trắng tay, mà gia đình còn phải tốn kém nhiều tiền của, tranh tụïng trước pháp đình để chú thoát vòng tù tội. Trong gia đình từ đó đã coi đất Miên là một miền đất linh thiêng như dân miền Nam thường bảo nhau: "Nam Vang đi dễ, khó về". Có lẽ vì mang trong đầu ý nghĩ đó nên về sau này Triệu đã thoát nạn trong gang tấc khi có dịp hành sử trên đất Miên trong dịp đưa Việt kiều hồi hương lánh nạn.

Được về sống ở đồng ruộng, xa hẳn thị thành, Triệu mới thực sự hiểu được nỗi buồn khi trong đêm vắng, nghe được hồi còi tàu vang dội đưa đến từ sông Cái xa xôi. Sau này lớn lên sống nhiều năm xa đất nước, những khi nghe được còi tàu lanh lảnh báo hiệu để tránh nhau ( Corne des brumes) trong các đêm sương mù dầy đặc ở cửa biển Gironde, Bordeaux ở Pháp hoặc ở vịnh San Francisco ở Mỹ, Triệu mới thấm thía nỗi buồn xa xứ. Mỗi lần như vậy, Triệu luôn nhớ đến một đoạn thơ của người chú thứ Sáu thân mến, một đời thương dâân, thương nước, nhưng rồi cũng bị Cộng sản thủ tiêu vì khác chánh kiến. Khi bôn ba trên đất Xiêm, đất Thổ, chú có bài " Đất khách gặp bạn":

Ngàn dậm xa xôi gặp cố tri, Nổi mừng rơ rỡ biết mần ri! Mặt ngơ ngẩn mặt trơ như gỗ, Tay bắt chặt tay biết thốt gì. Muốn hỏi bạn chừ về cố quốc? Lại e tự tủi phận còn đi...

Page 30: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 30 -

Mặc dầu mang tiếng là về làng tản cư tránh bom đạn, nhưng vì tất cả mọi người trong đại gia đình đều có phân công phân việc hằng ngày nên Triệu cũng phải có những giờ giấc học tập nhất định.

Mỗi sáng Triệu tự học Hán văn theo sách chỉ dẫn của Nguyễn Văn Ba. Đây là những giờ thích thú nhất vì tự do học được các thi, phú của các thi hào danh tiếng như "Quy khứ lai từ" của Đào Tiềm, hoặc " Tiền Xích Bích", "Hậu Xích Bích"... của Tô Đông Pha...Sau hai giờ học tự do đó phải ăn mặc chỉnh tề vì đến giờ học với ông nội. Sáng sớm khí trời còn mát nên Ông lo việc vườn tược. Khi mặt trời đã lên cao, trời bắt đầu nóng, Ông mới vào nhà giảng sách cho các cháu. Trong gia đình, có những buổi mọi người phải mặc áo quần sạch sẽ mới được phép ngồi vào bàn. Đó là vào giờ cơm, để tỏ lòng biết ơn các nông dân đã sản xuất thức ăn và khi ngồi vào bàn học để tỏ lòng kính trọng với bực hiền triết. Mặc dầu việc giảng dạy được thực hành theo lối dạy cổ điển nên nhiều khi học rất ngán, nhưng vì được nghe đi, nghe lại nhiều lần, những câu như "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện..." nên kết quả là những lời cổ nhân đã thật sự dần dần thấm vào tâm não nên không thể quên được.

Buổi chiều, thời gian dành tự học Anh văn, Triệu được hoàn toàn tự do, thoải mái tự sắp xếp công việc. Ở nhà quê, tối chỉ có đèn dầu dừa vừa đủ sáng, không thể học hành gì được nên cả nhà thường phải đi ngủ sớm, chỉ trừ bà nội Triệu lần chuỗi đọc kinh trước bàn Phật.

Sáng tinh sương, Triệu thích nhất là nằm nghe được tiếng ông Nội thức từ sớm, vừa ngồi thưởng thức uống trà, vừa kể cho con cháu nghe những chuyện hay, tích cũ, những kinh nghiệm Ông đã trải qua để hướng dẫn lớp hậu sinh. Triệu và các con cháu trong nhà thường gọi các chuyện đó là "Những bài học lúc rạng đông", khó có thể quên được. Nhờ lối kiến trúc cổ điển nhà ba gian, hai chái, đại gia đình cùng sống quây quần, nên Triệu mới có được cơ hội được dạy dỗ như thế. Ngày nay, với kiến trúc tân thời, nhà được xây cất với những phòng riêng biệt, cơ hội được cùng học hỏi như vậy thật khó có thể thực hiện.

Cuộc sống tản cư êm đềm trôi qua. Ở quê, không điện, không có radio, chỉ vài hôm có được vài tờ

báo từ Sài Gòn gởi về, khiến Triệu mù tịt tin tức.

Nhưng bổng một hôm, có người liên lạc cấp tốc từ Sài Gòn về cho hay Nhật đã lật đổ chánh quyền Decoux. Dân chúng quận Cao Lãnh gấp rút chuẩn bị họp mít tinh. Những nhân vật cách mạng bấy lâu mai danh ẩn tích trong vùng Cao Lãnh, sau cuộc đàn áp của Pháp vào thời Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay bắt đầu xuất hiện.

Những ý kiến chính trị khác biệt đã bắt đầu ló dạng. Một số đông dân chúng vui mừng thấy chánh quyền thực dân Pháp đã bị lật đổ sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại đã tuyên bố hủy bỏ các hòa ước bị Pháp bắt buộc ký từ trước, một nội các Việt Nam sắp được thành hình...Nhưng thỉnh thoảng cũng thấy ít nhiều truyền đơn dán ở các gốc cây, ở các chợ, hôâ hào chống "phát xít Nhật". Đất Cao Lãnh là một trong các nôi cách mạng miền Nam, những việc thay đổi thường bắt nguồn trước tiên ở đây.

Mặc dầu sau cuộc đảo chính Pháp, đại diện Nhật cóù tuyên bố là Nam Kỳ vẫn giữ tình trạng không thuộc triều đình Huế nhưng vì không còn sự hiện diện của chánh quyền cai trị Pháp nên các hoạt động chánh trị đã ào ạt xuất hiện. Nhà cụ Cử Vũ Hoành lúc này tấp nập khách vì không ai còn sợ bị mật thám Pháp theo dõi khi đến thăm cụ. Chú Sáu của Triệu được cụ khuyên là nên trở lên Sài Gòn tìm hiểu thêm tình hình và nối tiếp hoạt động. Triệu đã được chú cho tháp tùng, dự định sẽ thăm thành phố trong một thời gian ngắn rồi về lại Mỹ Long.

Khi lên trở lại Sài Gòn, Triệu mới nhận thấy khí thế cách mạng đã thật sự bộc phát trở lại. Không ai còn e dè bàn chuyện chính trị như trước kia. Các tổ chức hội đoàn hoạt động bí mật trước kia nay đã công khai hô hào dân chúng tham gia. Trong khi chú của Triệu đi suốt ngày gặp gỡ bạn bè, hoặc tiếp xúc với các nhiều yếu nhân Nhật, Triệu được các bạn học vùng Tân Bình, Gia Định móc nối để đẩy mạnh phong trào Truyền bá Quốc ngữ . Mọi người đều ý thức phải lo ngay vấn đề giáo dục quần chúng để chung lo củng cố nền độc lập vừa thấy ló dạng. Những buổi văn nghệ nhỏ đã được tổ chức để giới thiệu và lôi cuốn những người còn mù chữ theo học các lớp Truyền bá Quốc ngữ. Một giáo viên đã giới thiệu cho các buổi trình diễn một học sinh cỡ sáu, bảy tuổi nhưng có một giọng hát hấp dẫn, trong suốt

Page 31: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 31 -

như pha lê. Mỗi lần trình diễn, phải bắt một ghế cao để ca sĩ tí hon này đứng hát cho thiên hạ nghe. Giới bình dân rất tán thưởng khi nghe em ráng gân cổ hát bài: "Gieo Ánh Sáng"

Lòng vui sướng, anh em ơi, tim thấm nồng,Tình đồng bào, trai đời mới,Sao cho nên tiếng trai,Cùng đi gieo khắp nơiVào lòng người đọa đầyCùng đi gieo khắp nơi chữ taNơi hương thôn tối tămĐời mịt mù xót xa,Tiếng kêu than, tiếng kêu vang, đồng quê.Đánh thức giấc toàn dânChìm đắm trong cơn mê nhọc nhằnMới nên danh Thanh niên!

Mấy chục năm về sau, Triệu gặp lại em ca sĩ tài hoa nhưng nay lại là một danh tướng của quân đội VNCH đã đánh một trận để đời trước khi miền Nam mất hẳn về tay Cộng sản: "Trận Xuân Lộc". Đó là tướng Lê Minh Đảo.

Nổi vui mừng lớn nhất vào thời buổi này là hôm tiếp đón các nhà cách mạng bị đày từ Côn Đảo trở về. Bác sĩ Trần Tuấn Phát đã được Thủ tướng Trần Trọng Kim ủy nhiệm liên lạc với Nhật để tổ chức chuyến tàu đưa các nhà ái quốc bị Pháp lưu đày ở Côn Sơn trở về đất liền. Xe đưa các cựu tù nhân từ bến tàu Khánh Hội về Tòa Thanh tra Lao Động đường Trần Hưng Đạo. Các bạn trẻ học sinh Petrus Ký đã nhận được ngay hình dáng cao lêu nghêu với gương mặt phúc hậu của giáo sư Trần Văn Quế. Gia đình giáo sư đã phải tranh đua với đám thanh niên đang mừng thầy thoát nạn, mới kéo được giáo sư về nhà.

Các đoàn thể hoạt động nổi bật lúc bấy giờ là Cao Đài với tổ chức bán quân sự Hei Ho. Giáo phái Cao Đài đã được móc nối từ trước với Đức Kỳ Ngoại Hầu Cường Để nên đã tuyển chọn nhân công phụ trách đóng các tàu cây chuyên chở cho quân đội Nhật ở bến Khánh Hội. Ban đêm, các công nhân đóng tàu được huấn luyện thành đội ngũ quân sự.

Một nhân vật khác là ông Hồ Văn Ngà đã tổ chức Đảng Việt Nam Quốc Gia, nay có cơ hội công khai phát triển đảng thành đảng Quốc Gia Độc Lập. Ông là một trong 19 sinh viên việt Nam đã bị Pháp trục xuất về Việt Nam trên tàu Athos II, rời cảng Marseille ngày 24 tháng 6 năm 1930, sau cuộc biểu tình trước Điện Élysée, nơi

cư ngụ củaTổng thống Pháp, để kêu gọi giảm án cho các liệt sĩ Yên Bái bị kết tội tử hình. Cùng đi trên tàu về nước là những gương mặt sáng giá trong lịch sử chống thực dân Pháp: Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Giàu, Huỳnh Văn Phương.....

Sau ngày đảo chánh Pháp, chánh quyền Nhật ở Nam Kỳ do Thống đốc Minoda đại diện đã có ý định tổ chức thanh niên như thời Ducoroy. Lãnh sự Iito được bổ sung làm Tổng ủy viên Thanh niên và Thể dục Đông Dương. Iito đã nhờ Hồ Văn Ngà phụ trách. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là Tổng Bí thơ của đảng Quốc gia Độc lập được Hồ Văn Ngà phối hợp với các nhân sĩ như Kha Vạng Cân, Nguyễn Văn Thủ, luật sư Thái Văn Lung.... để tổ chức Thanh Niên Tiền Phong.

Ngày 18 tháng 3, 1945 tức hơn một tuần sau ngày Nhật đảo chánh 9 tháng 3, lần đầu tiên ở Sài Gòn đã có một cuộc biểu tình khổng lồ, công khai, trên 50.000 người ở sân thể thao Vườn Ông Thượng. Dân chúng Sài Gòn đã nô nức hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Văn Ngà tham dự lễ tưởng niệm các nhà ái quốc Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Dương Bá Trạc. Hài cốt hỏa thiêu của Dương Bá Trạc đã được ông Trần Văn Ân gởi về từ Chiêu Nam (Singapour). Một bàn thờ Tổ Quốc với một đại kỳ màu vàng trên có khắc hai chữ Việt Nam đỏ chói được dựng lên giữa sân, khói trầm nghi ngút. Lần lượt lên diễn đàn có: Hồ Văn Ngà chủ tịch Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Trần Quang Vinh đại biểu Cao Đài, Nguyễn Vĩnh Thạnh đoàn trưởng Cận vệ quân và Nội ứng Nghĩa binh (đã cộng tác với quân đội Nhật trong ngày đảo chánh Pháp), luật sư Diệp Ba...Những lời kêu gọi dân chúng tham gia cùng đứng lên củng cố hàng ngũ quyết tâm xóa tan tàn tích thực dân Pháp, những lời tha thiết tưởng niệm các nhà ái quốc đã từng hy sinh cho đại cuộc chống ngoại xâm, đã được hùng hồn nói lên trong bầu không khí tự do, phấn khởi của một dân tộc không còn e dè, lo ngại kẻ thù như trước. Triệu đã thấy lòng tràn ngập một niềm hãnh diện vô biên trước tương lai xán lạn của đất nước. Triệu nâng niu tờ truyền đơn in trên giấy đỏ hồng, kêu gọi dân chúng tham gia mừng ngày nước Việt vừa thoát ách thực dân. Để đánh dấu ngày lịch sử, Triệu đã trân trọng dán tờ truyền đơn vào Nhật ký.

Page 32: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 32 -

Phong trào Thanh Niên Tiền Phong đã vô cùng sôi động, lôi cuốn quần chúng thanh niên, thanh nữ. Đầu đội nón rơm to vành, đồng phục áo sơ mi tay ngắn trắng, quần sọt xanh dương sậm, trang bị tầm vong vạt nhọn, các đội ngũ thanh niên đã hăng hái xuổng cuốc giúp dọn dẹp các khu dân cư đổ nát vì bom đạn. Những buổi tập hát đồng ca hành khúc tuổi trẻ, các buổi huấn luyện cứu thương đã là những dịp để thanh niên bắt đầu ưa thích hoạt động tập thể.

Triệu đã có được dịp về quê ngoại Biên Hòa để sinh hoạt chung với các bạn học cũ. Đây là thời kỳ tân nhạc được phổ biến và được dân chúng hưởng ứng, tán thưởng. Tuy nhiên, vì trong chương trình học thời bấy giờ, không có giờ dạy nhạc, nên người có kiến thức về nhạc còn rất hiếm. Các bài hành khúc được học và truyền lại, tam sao thất bổn. Triệu và các bạn được phái đi các xóm để dạy lại cho đồng nhất. Triệu vẫn còn nhớ mãi những ngày được một giáo viên vùng Hóa An mời về làng để dạy hát cho toán thanh niên ông phụ trách. Ông nhận thấy là những bài hát ông được nghe ở tỉnh Biên Hòa nó khác xa những bài của các toán của ông. Triệu đã xách đàn mandoline về làng dạy lại nhưng phải tế nhị gây cảm tình để không làm mất lòng những người đã có công dạy trước. Sau buổi lửa trại đêm đầu đến làng, không mùng màn mà trời về đêm ở Biên Hòa thường rất lạnh nên Triệu đã trăn trở không ngủ được. Đến giữa khuya mới thấy cuộn chiếu quanh người theo dân chúng thường làm, cũng được ấm không thua gì được đấp mền bông. Người nông dân Nam Bộ hay chun vào nóp ngủ, vừa tránh được muỗi mòng lại rất ấm áp. Không hiểu vì sao dân miền núi Biên Hòa lại không dùng nóp?

Không khí chính trị tại Sài Gòn đã khởi sắc náo nhiệt vì các báo nay được tự do phát biểu ý kiến, không còn bị kiểm duyệt gắt gao như thời Pháp. Ông Trần Văn Ân đã từ Chiêu Nam trở về và chủ trương tờ Hưng Việt, được coi như tờ báo phát ngôn chánh thức của Hồ Văn Ngà. Báo Thanh Niên của nhóm Huỳnh Tấn Phát, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Nghệ ra đời năm 1943 nhưng bị Pháp đóng cửa sau năm 1944, đã thấy xuất hiện trở lại, lời lẽ không còn phải e dè như thời còn Pháp. Các ý kiến đã thấy có chiều thay đổi vì các anh em sinh viên trong nhóm Tân Dân Chủ, nghe đồn nay đã theo các lớp huấn luyện chính trị của Trần Văn Giàu và được dược sĩ

Trần Kim Quan yểm trợ phương tiện. Các buổi học tậäp do Trần Văn Giàu và Nguyễn Văn Nguyễn phụ trách thường được tổ chức ở văn phòng kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát ở 68-70 đường Mayer ( Đường Hiền Vương). Việäc gì cũng được nhóm Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng đến hỏi ý kiến của quân sư Trần Văn Giàu.

Huỳnh Văn Tiểng có viết trong quyển " Làm Đẹp Cuộc Đời" (Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội- 1995, trang 113-114) về việc đã cùng Huỳnh Tấn Phát đến gặp luật sư Huỳnh Văn Phương, chú ruột của Huỳnh Tấn Phát, sau ngày Nhật đảo cháùnh Pháp. Theo Huỳnh Văn Tiểng, ông Phương có nói :" Tao định sẽ ra làm việc với Nhật. Vì lúc này Việt Minh chưa thể ra được. Tụi bây nói với mấy anh trên việc này. Các anh có cần gì, cho tao hay, tao sẽ tìm cách đáp ứng". Sau đó Phát và Tiểng đã báo cáo lại với lãnh đạo, thì được trả lời: "Ai làm gì cho đất nước có lợi cho lúc này thì cứ làm", đồng thời nêu việc cần làm gấp là thay đổi tức khắéc bộ máy công an của Pháp để lại và việc cần được trang bị súng. Nhữõng người bị Pháp bắt lúc bấy giờ như Trầàn Văn Trà, Bùi Văn Dự ... đã được Huỳnh Văn Phương trả tự do. Huỳnh Văn Tiểng và Huỳnh Tấn Phát có đêm đã đem xe lớn vào bót Catinat chở súng ngắn mới mà ông Phương đã đào tìm ra được vì cò Bazin đã chôn giấu trước khi Nhật đến chiếm. Ông Phương còn để cho Thanh Niên Tiềàn Phong được sử dụïng sân tập bắn của cảnh sát ở Chợ Quán.

Thế mà về sau, ngay vào những ngày đầu mở màn cuộc Kháng Chiến Nam Bộ, Trầàn Văn Giàu đã cùng với Nguyễn Văn Trấn xử tử Huỳnh Văn Phương ở Tân An vì tội " cộng tác với Nhật"!

Tờ báo La Lutte của nhóm Đệ Tứ vào thời buổi này được xuất bản với tên Việt: Tranh Đấu, có biểu hiệu là hình trái đất tròn, giữa có ánh sét chớp như số 4. Ông Phan Văn Hùm, trước bị Pháp xử biệt cư ở Tân Uyên ( Biên Hòa) nay đã về lại Sài Gòn, thường xuyên có mặt để lo cho tờ báo. Triệu thường theo bạn là Phan Phục Hổ, con ông Hùm đến đây vì thích thú theo dõi nghề làm báo. Hổ và Triệu là hai tay "chạy hiệu" không công, khi ông Hùm cần liên lạc trao đổi giấy tờ trong thành phố. Nơi đây Triệu thường nghe nhiều bàn luận về một nhân vật mà Triệu có được nghe biết tiếng là Ông Huỳnh Phú Sổå, giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo. Người thường có

Page 33: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 33 -

mặt ở tòa soạn là ông quản lý Lê Văn Vững. Ông cũng là một thủ lãnh Thanh Niên Tiền Phong vùng Da Kao. Phan Văn Hùm mỗi lần thấy ông Vững đến dựng xe đạp trước cửa nhà báo, thường hay gọi đùa "Anh Thủ lãnh đến rồi". Một hôm có mặt Tạ Thu Thâu và Trần Văn Thạch, ông Vững cười nói: "Các cha cứ lo bàn đại sự mà chưa lo đến đào tạo tổ chức thanh niên". Ông chỉ vào Hổ và Triệu và nói thêm: "Các anh không lo huấn luyện ngay từ bây giờ mấy thằng "cóc keng" như hai thằng này, ngày sau ai giúp sức các anh. Không lẽ Phạm Ngọc Thạch nó lo tổ chức thành lập Thanh Niên Tiền Phong để nó dâng cho các anh sao?".

Ông Hùm nói thêm: "Còn bao nhiêu việc phải lo. Mỗi tối nghe radio tin tức thế giới dồn dập chiến sự, Đồng Minh đang trên đà thắng Phát xít, phải lo chỉnh đốn gấp hàng ngũ anh em. Chuyện tổ chức thanh niên gấp đó, các anh em lo giùm một tay. Còn chuyện lớn hơn nữa là tổ chức quần chúng nông dân, chưa làm tới đâu hết!". Trần Văn Thạch hỏi ông Hùm: "Anh từng nghiên cứu Phật Giáo, ý kiến anh về Huỳnh Phú Sổ ra sao?".

Ông Hùm:

- Tôi viết nhiều về Duy vật Biện Chứng pháp, không phải là người Duy tâm, nhưng nhiều khi có những chuyện không hiểu được. Ban đầu tôi cũng nghi ngờ Huỳnh Phú Sổ, nhưng không hiểu với tuổi còn trẻ và học thức cỡ Sơ học, làm sao ông Sổ lại có được kiến thức Phật giáo rất uyên thâm, dịch rất sát các lời chú nguyện và kinh Phật, làm được cả thơ chữ Hán?. Cách thực hành Phật giáo một cách bình dân của ông là theo Phật Thầy Tây An, nhưng đó mới thật là đúng lời Phật dạy, không thờ phượng hình tướng, không xây dựng chùa chiền, không sử dụng chuông mõ. Nóùi về cả Phật Thích Ca, anh Thâu là dân thích Toán và Khoa học, anh nên nhớ là hơn 2400 năm về trước, với khả năng quán chiếu, Phật đã biết trong chén nước uống có bao nhiêu sanh vật tí ti, Phật đã biết vũ trụ có trên ba ngàn đại thiên thế giới trong đó giải ngân hà của mình chỉ là một đơn vị nhỏ nhoi. Mình không muốn đụng đến một tôn giáo khác nhưng phải nói trong lúc đóù, ngay khoảng thế kỷ 14, các ông tu sĩ giáo phái nầy vẫn còn lay hoay kết tội những người như Galilé, đã khám phá là trái đất tròn và quay xung quanh mặt trời. Sau cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa thất bại, nông dân đã quy tụ theo ông Huỳnh Phú Sổ. Nay cóù hằng triệu tín đồ nông dân

được ông giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo hướng dẫn theo tinh thần công bình xã hội. Không giúp ông Sổ, coi chừng tụi staliniên nó nhảy vào chớp hết.

Ông Thạch nói đùa:

- Người ta gọi anh Hùm là ông ba rưởi thiệt rất đúng: Đệ tứ không ra Đệ tứ, Đệ tam nó cũng không ưa.

Lê Văn Vững thêm vào:

- Tôi và anh thợ trồng răng (Ouvrier dentaire) Lê Tường Khai, tụi tôi ở gần rạp Asam và Casino Dakao xin làm chứng việc này: Mấy lần anh Hùm đọc diễn văn ở rạp Casino, vợ ảnh, chị Mai Huỳnh Hoa là người to tiếng nhất hô: "Đảû đảûo Phan Văn Hùm".

Tạ Thu Thâu cười nhưng nghiêm nghị:

- Tôi cần đi ra Bắc trong nay mai, xin nhờ anh Hùm cho tôi gặp lại ông Huỳnh Phú Sổ trước khi đi. Mình cũng nên làm các điện văn kêu gọi Pháp thả về nước ông Phạm Công Tắéc bên Cao Đài và hai anh Ngô Chỉnh Phến cùng Đào Hưng Long của mình còn bị tụi nó giam ở Madagascar.

Đó là lần chót Triệu còn ghi trong ký ức hình ảnh giáo sư và nhà ái quốc mang kính cận thị nặng, da ngăm đen, mình cao trên hơn một thước bảy[1], lãnh tụ Đệ Tứ Việt Nam: Tạ Thu Thâu.

[1] Một nhà văn có viết về "Tạ Thu Thâu, mình cao một thước tám". Năm 2007, một nhân vật ở Quảng Ngãi đã gởi cho bà Tạ Thu Thâu ở Pháp một thẻ căn cước của Tạ Thu Thâu do chánh quyền Pháp cấp ngày 8-4-1926. Di vật này được một chứng nhân lưu giữ sau khi Tạ Thu Thâu bị giết ở bờ biển Mỹ Khê. Căn cước ghi: "Tạ Thu Thâu, Giáo sư, sanh năm 1904, cao 1m 73" (T.N.P.)

Chương 7

Cách Mạng Mùa ThuPhong trào Thanh Niên Tiền Phong đã phát triển rất nhanh chóng ở hầu như khắp các tỉnh. Ở Sài Gòn, Chợ Lớn cáùc công sở cũng như các hãng tư lớn nhỏ đều có bộ phận TNTP và các thủ lãnh

Page 34: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 34 -

để trông coi, nhất là ở các xí nghiệp. Ở các tỉnh và quận, làng, TNTP cũng được tổ chức nhưng các thủ lãnh thường được gọi là Trưởng Thanh niên, Tráng trưởng, Thiếu trưởng...

TNTP được thành hình với đồng phục, cách chào kính na ná giống như tổ chức Hướng đạo nhưng TNTP không có các hoạt động như thể thao, cắm trại, du ngoạn...Đây là một đoàn thểå được thành lập để đáp ứng lòng hăng hái của tuổi trẻ muốn tham gia vào sinh hoạt quốc gia đang chuyển mình qua giai đoạn độc lập. Việc thu hút giới thanh niên đã diễn ra rất phấn khởi, không có vấn đề đảng phái, tôn giáo, thành phần giai cấp...Lời Hiệu triệu đã được thanh niên miền Nam hưởng ứng nồng nhiệt với ba câu :

"Các bạn chỉ có một đẳng cấp: Đẳng cấp của Thanh niên. Các bạn chỉ có một nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Thanh niên. Các bạn chỉ có một mục đích: Giải phóng Dân tộc"

Những lời kêu gọi kích thích như vậy trước kia đã chưa từng được công khai phổ biến vì Việt Nam đang còn bị Pháp chiếm ngự. Khẩu hiệu: "Cải tổ xã hội, nâng cao đời sống đồng bào" nay là câu được nhắc thường trực trong các buổi hội.

Công việc cấp thời lúc bấy giờ là giúp thu dọn, xây cất lại các khu bị dội bom, nhất là các xóm nhà lá. Dân chúng thành phố Sài Gòn đã hoan hô nhiệt liệt việc đào xới các nơi bị sụp đổ, cấp cứu các nạn nhân bị vùi lấp, an táng các tử thi ... Ở Bắc lại khởi đầu có nạn đói hoành hành. Việc chuyên chở gạo tiếp tế cho Trung, Bắc đã bị ngưng trệ vì đường xe lửa Sài Gòn-Hà Nội bị máy bay Đồng minh oanh tạc hằng ngày. TNTP đã tình nguyện chất gạo lên xe lửa di chuyển ban đêm. Ban ngày lại phải chất giấu cho đến tối. Việäc chuyên chở gạo ra Bắc bằng ghe theo đường biển tuy chậm chạp nhưng cũng đã được thực hiện trong muôn vàn khó khăn.

Ngày 15 tháng 4, 1945 một Đại hộäi Thanh niên đã được tổ chức ở sân Vận động Chợ Lớn. Lần đầu tiên dân chúng đã thấy được các thanh thiếu niên diễn hành, hàng ngũ ngay ngắn, đi đứng nhịp nhàng. Các đội thiếu nhi 7, 8 tuổi đã được nhiệt liệt hoan hô. Các cuộc tập họp thanh niên càng ngày càng lôi cuốn giới trẻ tham gia hoạt động cộng đồng.

Ngày 11 tháng 6 một Lễ Hưng quốc Khánh niệm đã được cử hành với một bàn thờ Tổ Quốc thiết lập trang nghiêm ngoài trời. Ba thiếu nữ trang sức theo lối ăn mặc ba miền Bắc, Trung, Nam được kết chung bằng một giải lụa trắng tượng trưng đất nước thống nhất, ôm hoa đứng trước bàn thờ là một hình ảnh gây nhiều xúc cảm trong những người tham dự lễ.

Trong tình huống cần nung đúc ý chí thanh niên, một cuộc tuyên thệ của TNTP đã được chuẩn bị ra mắt ngày 1 tháng 7 ở sân vận động Vườn Ông Thượng. Đây là một cuộc biểu dương lực lượng chưa từng thấy ở miền Nam của giới trẻ quyết tâm chứng tỏ ý chí cương quyết sẵn sàng phụng sự Tổ Quốc.

Hơn ba ngàn dân chúng và các nhân vật tai mắt thời bấy giờ như Thống đốc Minoda, Tổng Ủy viên Thanh niên Iida, thân hào nhân sĩ Việt, Nhật đã đến chứng kiến lễ tuyên thệ. Lễ chào Quốc kỳ mới, có hình quẻ Ly và bài Thanh niên Hành khúc đã làm xúc động nhiều dân chúng.

Bác sĩ Phạm Ngọïc Thạch đã đọc một diễn văn khêu gợi ý chí thanh niên. Lễ tuyên thệ với sự hiện diện của các Huynh trưởng Nguyễn Văn Thủ, Kha Vạng Cân, Huỳnh Văn Tiểng, Kiều Công Cung đã được tiến hành rất cảm động với các lời hô to: "Chúng tôi thề "của TNTP, sau khi các Thủ lãnh dõng dạc đọc xong từng lời thệ nguyện. Cuộc diễn hành kết thúc buổi lễã đã ghi sâu vào tâm não những người đã có được dịp chứng kiến sự hàng ngũ hóa thanh niên vừa thoát vòng nô lệ thực dân.

Một lễ tuyên thệ tiếp sau đó cũng đã được long trọng tổ chức vào ngày 19 tháng 8 do bà Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sương, Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong. Hằng ngàn phụ nữ với đồng phục nón rơm, áo sơ mi trắng ngắn tay, quần dài đen, đã dõng dạc đưa tay hô: "Chúng tôi thề" sau khi bà bác sĩ Sương tuyên đọc các lời nguyền. Buổi lễ đã được long trọng diễn tiến trong cơn mưa. Thật không ai có thể ngờ đó là buổi tập hợp cuối cùng của Phụ Nữ Tiền Phong tại sân vận động Vườn Ông Thượng. Bà Nguyễn Ngọc Sương, y khoa bác sĩ tốt nghiệp từ Pháp, và chồng là luật sư Hồ Vĩnh Ký, khoảng một tháng sau ngày mở màn Nam bộ Kháng chiến, đã bị bộä hạ của Trần Văn Giàu xử bắn ở Bến Súc cùng nhiều đồng chí khác, ngày 23 tháng 10-1945, khi quân đội Anh-Ấn tiến chiếm Thủ Dầu Một. Những người bị

Page 35: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 35 -

Trần Văn Giàu bắt ở Thủ Đức trong đó có Trần Văn Thạch (người đã hỏi Trần Văn Giàu trong buổi họp có báo chí tham dự ngày 30 tháng 8-1945, năm ngày sau khi Lâm ủy Hành chánh ra mắt: "Ai đã cử anh làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp?"), tất cả đã bị bọn cai ngục được lịnh phải thủ tiêu. Bà bác sĩ Nguyễn Ngọc Sương đã bảo người cầm súng: "Hãy nhắm đúng tim tôi mà bắn".

Những cuộc tuyên thệ trọng thể cũng đãõ được tổ chức ở Cần Thơ, Mỹ Tho và nhiều tỉnh khác.

Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên của Nội các Trần Trọng Kim đã trình vua Bảo Đại biết về lực lượng thanh niên ở Nam Kỳ. Ngày 3 tháng 7-1945, hơn 30 thanh niên trường Huấn luyện TNTP đã được đưa đến trình diện vua Bảo Đại. Phạm Ngọc Thạch đã được Bảo Đại chuẩn cho chức Xứ trưởng Thanh niên, đại diện cho Phan Anh ở Nam Kỳ.

Một số TNTP ở Sài Gòn cũng như các tỉnh bắt đầu tự trang bị thêm dao găm dắt bên hông. Số TNTP càng ngày càng tăng, dao găm trở nên rất khó kiếm. Chú Sáu của Triệu tình nguyện về tỉnh nhờ các lò rèn địa phương sản xuất giúp. Thế là Triệu lại có dịp trở về Sa Đéc và được đi thăm nhiều làng xa trong tỉnh. Một hôm Triệu đến viếng cụ Cử Võ Hoành. Cụ cho hay phải ởû lại tham dự buổi lễ ra mắt của hội Truyền Bá Quốc Ngữ địa phương. Đồng thời cụ cũng bảo phải đi nghe ông Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng và khuyến nông vì ở Bắc và Trung hiện có nạn đói trầm trọng. Đây là dịp đầu tiên Triệu có cơ hội gặp vị Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo.

Khi Triệäu đến chợï Sa Đéc thì đã thấy rất đông dân chúng vây quanh ông Huỳnh Phú Sổ, một người dáng trông thanh lịch, rất trẻ, tóc để dài ngang vai, có cặp mắt rất sáng. Ông nói năng giọng sang sảng nhưng chậm rãi, cử chỉ từ tốn. Đồng bào càng lúc càng đến đông nhưng rất im lặng, trật tự. Vài người nói nhỏ với nhau:

" Thiên hạ nay đến nghe Đức Thầy rất đông. Lúc trước còn Tây ở đây, lính kín đến nghe Thầy còn đông hơn dân chúng".

Bài Khuyến Nông của Ông đã thật tình giúp người nông dân mộc mạc, khiêm tốn, nay hãnh diện ý thức được vai trò của mình và lo lắng cho đồng bào ruột thịt tận miền Trung, Bắc:

"Hỡi đồng bào! Hỡi đồng bào!

Thần chết đã tràn vào Trung Bắc... ..................................... Kẻ phu tá cũng là trọng trách,

Cứu giống nòi quét sạch non sông Một mai vác cuốc ra đồng Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai ..................................... Nam Kỳ đâu phải sống riêng, Mà còn cung cấp cho miền Bắc Trung ..................................... Miễn sao cho cánh đồng Nam Dồi dào lúa chín gặt đem về nhà Chừng ấy mới hát ca vui vẻ Ai còn khinh là kẻ dân ngu"

Buổi thuyết giảng mở đầu bằng "Khuyến Nông" sau đó đã được ông Huỳnh Phú Sổ chuyển qua dạy về Tứ Ân của Phật giáo Hòa Hảo: Ân Tổ tiên Cha mẹ, Ân Đất nước, Ân Tam Bảo, Ân Đồng bào Nhân loại. Ông nhắc cho tín đồ cách tu giản dị: chỉ cần một bàn Thông Thiên ngoài trời, bàn thờ Phật và bàn thờ Ông Bà trong nhà nhưng không tượng Phật, chỉ cúng nước lã, bông hoa và đèn hương. Có nhang thì đốt, không có thì nguyện không. Phật giáo Hòa Hảo không chủ trương cất chùa, đúc tượng Phật, không dùng chuông mỏ. "Nên dùng tiền cứu người nghèo khổ, thay vì cất chùa to, đúc tượng lớn".

Ông Huỳnh Phú Sổ đã phổ biến giáo lý Phật giáo với những lời thơ bình dân, dễ hiểu, dễ nhớ. Suốt buổi giảng Ông không dùng ngôn ngữ cầu kỳ, những ýù nghĩ trừu tượng. Sấm giảng, thi văên của Ông phù hợp với trình độ đại chúng nông thôn và đáp ứng được tâm lý quần chúùng vốn không thể lãnh hội được thiên kinh, vạn quyển của giáo lý Phật giáo.

Buổi đầu tiên được nghe Huỳnh Giáo chủ thuyết giảng, ấn tượng một người trẻ nhưng phi thường đã ám ảnh Triệu suốt nhiều năm tháùng và Triệu đã có ý định cần phải tìm hiểu về chủ trương Phật giáo Dân tộc này. Sau khi phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa thất bại, thành phần nông dân là bộ phận bị chánh quyền thực dân đàn áp hung bạo nhất. Ý chí tập hợp đấu tranh người dân quê tưởng chừng như đã bị tan rã. Thế mà dân chúng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu lại đã đáp ứng nồàng nhiệt và gia nhập Phật giáo Hòa Hảo của ông Huỳnh Phú Sổ. Việc ấy chắc hẳn phải có lýù do cần được tìm hiểu sâu rộng hơn. Vào buổi chiều hôm đó, Triệu còn được chứng kiến đêm văn nghệ ra mắt của hội Truyền Bá Quốc Ngữ.

Page 36: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 36 -

Những bài tân nhạc Việt đã được trình diễn lần đầu tiên cho dân chúng tỉnh nhỏ. Họï chưa từng có dịp nghe các khúc nhạc của Lưu Hữu Phước, Đặëng Thế Phong, Dương Thiệu Tước...Việc nô nức của giới trẻ quyết tâm tham gia vào việc tình nguyện phổ biến chữ quốc ngữ cho dân chúng khiến Triệu nhớ lại những buổi đầu đi dạy ở xóm nhà lá Khánh Hội. Nhớ gương mặët sáng rỡ trong ánh đèn dầu của anh chị em lao động, những người buôn gánh bán bưng khi học bài đầu tiên: "I, Tờ giống móc cả hai, I ngắn có chấm, Tờ dài có ngang" và được nghe họ vui mừng thốt lên: "Trời ơi! chữ mình dễ ợt như vậy hà? Hồi trước tới giờ có ai dạy đâu mà học!". Triệu đã thật sự cảm động đến rớt nước mắét, thấy mình đã làm được chút việc giúp ích cho dân chúng !

Trong những chuyến đi cùng chú Sáu, thăm các lò rèn địa phương và phổå biến tin Pháp đã bị lật đổ cho dân chúng thôân quê, Triệu đã có dịp đi về các nơi hẻo lánh ven Đồng Tháp Mười. Nơi đây Triệu đã được thấy tình người nông dân đối với những cặp trââu cùng chung lo việc đồng áng với họ. Những chiếc mùng thật to đã được may bằng vải ta để trâu không bị muỗi cắén về đêm. Mỗi nhà thường có treo một cái trống to để liên lạc với những nhà khác, thường ở cách nhau rất xa. Việc này thật giống như Triệu đã được xem trong phim nói về các bộ lạc ở Phi châu, dùng tiếng trống để báo tin với nhau. Người dân quê tuy sống một đời đạm bạc nhưng đồng ruộng miền Nam đã giúp họ có một cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn như các vùng khác của đất nước, như Triệu sẽ được nhận thức về sau này. Cá tôm không thiếu trong sông rạch, chỉ cần đào ụ và chận ụ để bắt cá khi cần. Các chim chóc như ốc cao, chằng nghịt, võ vẽ, gà nước ...người dân tuy không có ná, cung, súng ốâng nhưng chỉ cần tổ chức đông người, gây tiếng động lớn để " đuổi chim", lùa vào lưới và rọ như bắt cá dưới sông. Có nơi lại thường dùng một cách bắt chim đặc biệt khác là đốt đuốc nom chim về đêm. Thi sĩ Mặc Khải ở Thiềng Đức, Vĩnh Long đã có bài " Chim mùa lúa chín":

Ra đồng đốt đuốc nom chim,Rạ khô sột soạt, sao chìm bưng, ao,Võ vẽ, chằng nghịt, ốc cao,Lúa thơm, chim mập, thịt xào bầu non.

Chuột đồng béo bở, ướp xã ớt, chiên hoặc nướng lửa than, là một món ăn thích thú khác của thôn quê miền Nam. Triệu có nhiều chú, bác được ông Nội của Triệu khi về thăm quê ở Hà Tĩnh đã rủ đưa vào sống ở Cao Lãnh. Lúc chưa vào Nam, các chú, bác của Triệu đã phê bình các món ăn như rắn, chuột đồng và bảo: "Ở trong đó ăn những gì mà gớm ghiếc thế". Nhưng sau khi được vào sinh sống trong Nam rồi, các chú lại là những người mê các món ăn đó nhất!

Đi vào các kinh, rạch vào trưa nắng hay các buổi chiều, trong cảnh vắng lặng, Triệu đã có dịp được thấy những sinh động của từng đoàn cá di chuyển giữa dòng nước trong vắét của kinh lạch, những con rắn nước chờ mồi, rùa, cua đinh thong thả bơi như vô tư lự ...Hai bên bờ kinh những con chim nhỏ tỉ mỉ tước lá làm ổ kêu nhau chíu chít, những đàn cò im lặng đứng rình cá ...Những người sống ở phố phường nhộn nhịp, những người từng hay đọc sách các văn sĩ miền Bắc mô tả những núi đồi, nông trại, thường chê miền Nam phong cảnh không có gì hấp dẫn, toàn một vùng thẳng tắp, nhiều lắm chỉ có chút tô điểm với những đàn cò trắng bay lượn xa xa... Những người đó chưa có dịp lắng nghe được trong không gian tưởng chừng như vắng lặng lại có tiếng động của lòng đất và khúc ca của cảnh vật đồng nội miền Nam. Phải có được dịp sống trên đồng ruộng miền Nam mới hiểu được vì sao người nông dân Nam bộ lại gắn bó với ruộng đồng sông Cửu như thế.

Một đêm ở vùng kinh xáng Bờ Bao, Triệu đã thức suốt đêm vì hôm đó trên một cành gòn, một con chim vịt lạc đàn đã thỉnh thoảng cất tiếng kêu não nuột suốt đêm. Có sống được trong tình huống đó mới thấm thía được câu hát ru em của miền Nam:

" Chiều chiều chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ bạn, chín chiều ruột đau"

Nhưng rồi sau đó, Triệu lại cùng người chú trở lên Sài Gòn. Ngày 6 tháng Tám 1945 Mỹ đã thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Ngày 9 tháng 8, một trái bom nguyêân tử khác lại được thả xuống Nagasaki. Ngày 10-8-1945, Nhật hoàng Hirohito nhờ Thụy Điển đứng ra làm trung gian xin ngưng bắn và sau đó, ngày 15-8-1945 tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, vô điều kiện.

Page 37: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 37 -

Lúc đó, ngày 14-8 Nhật mới tuyên bố trả Nam bộ cho triều đình Huế và Bảo Đại đã bổ nhiệm Nguyễn Văn Sâm làm Khâm sai Nam kỳ. Chánh phủ Trần Trọng Kim được thành lập ngày 17-4-1945 trong bối cảnh Đồàng Minh đang chiến thắng ở Âu Châu, đã phải đệ đơn từ chức ngày 5-8-1945, không đầy sáu tháng sau ngày ra măét! Vua Bảo Đại đã chấp thuận cho Nội Các từ chức nhưng đã ủy nhiệm cho Trần Trọng Kim lập Nội các mới. Trong thời gian ngắn ngủi cầm quyền, chánh phủ Trần Trọng Kim đã phải đương đầu lo giải quyết nạn đói đang hoành hành trên đất Bắc trong khi phải đặt cơ sở cho một nền hành chánh mới. Một thành công đáng ghi nhớ là Ban Cải cách Giáo dục, dưới sự hướng dẫn của Hoàng Xuân Hãn đã cho ra đời chương trình "Ban Trung đẳng 7 năm" được áp dụng sau này ở miền Nam.

Tin Nhật đầu hàng vô điều kiện Đồng Minh ngày 15-8-1945 đã là khởi điểm cho những biến cố dồn dập ở Nam Bộ.

Các tổ chức chính trị miền Nam đã thỏa thuận thành lập " Mặt trận Quốc gia Thống nhất", theo đề nghị của Hồ Văn Ngà. Mặt trận gồm có: Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ, Liên đoàn Công chức, Thanh niên Tiền Phong, Nhóm Trí thức.Trụ sở đặt ở đường Léùon Combes

Trong khi đó, ở Pháp, ngày 16-8-1945, sau khi được thông báo về sự đột ngột đầu hàng của Nhật, tướng De Gaulle đã chỉ định Đô đốc Thierry d'Argenlieu, một linh mục, làm Toàn quyền Đông Dương và tướng Leclerc làm Tổng Tư lịnh Lục quân Đông Dương.

Ngày 21 tháng 8, 1945, để chứng tỏ cho thế giới biết quyết tâm của dân chúng Việt Nam không chấp nhận các mưu toan của Pháp định trở lại Đông Dương, Mặt trận Quốc gia Thống nhất đã tổ chức một cuộc biểu tình khổng lồ có hơn 200 ngàn người, diễn hành trên khắp đường phố Sài Gòn.

Triệu vào lúc này đang cư ngụï ở Bà Chiểu, gần xóm Nhà Thờ, nên thường sinh hoạt với Nguyễn Thanh Liêm, một bạn học cùng lớùp ở Petrus Ký nhưng là học sinh ngoại trú. Liêm người cao lớn, chạy bộ rất giỏi nhưng lại mê thích đua xe đạp. Anh có một chiếc xe course để thi đua mà anh quý còn hơn bạn gái. Mượn gì anh cũng có thể cho nhưng đừng hòng mượn xe của anh. Liêm rủ

Triệu tham dự các buổi nói chuyệän tối của nhóm Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Hòa Hiệp, ở một căn phố đường Hàng Dừa. Triệu không thích mấy, khi nghe những trình bày về các thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa, các quá trình tranh đấu của Đảng ...vì cũng đã có đọc và biết thuyết này trong quá khứ. Liêm và Triệu đến tham dự vì chỉ muốn có cơ hội được huấn luyện quân sự. Vào thời buổi đó, súng ống là vấn đề cấm kỵ. Chỉ có những người có quốc tịch Pháp hoặc có địa vị đặc biệt mới được sắm súng, mặc dầu chỉ là súng săn. Nay nước nhà kể như đã thâu hồi được độc lập, lại có cơ hội được huấn luyện tháo gỡ, lau chùi, sử dụng súng dài, súng ngắn, hỏi sao không mê thích được, nhất là đối với thanh niên. Thường thì các lớp huấn luyện này chỉ học nhiều về lý thuyết. Thực hành chỉ có lau chùi, tháo ráp vì có súng nhưng không có đạn! Triệu chỉ được biết là súng được tịch thu khi các anh lớn được giao cho điều hành bót Hàng Keo, Gia Định. Súng thì có nhưng Pháp đã dấu đi các đạn dược nên chỉ lấy được rất ít, các anh cất giấu để sử dụng khi cần. Lựu đạn cũng có nhưng lẽ tất nhiên đã được tháùo kíp nổ và thuốc súng cũng đã được trút hết ra khi đưa cho cầm thử để biết nặng nhẹ ra sao. Sau thời kỳ huấn luyện, Triệu và Liêm được coi như đã gia nhập Dân Quốc Quân của Nguyễn Hòa Hiệp, người chỉ huy đã được huấn luyện ở trường quân sự Hoàng Phố bên Tàu. Triệu tham dự cuộc biểu tình trong đoàn Dân Quốc Quân và rất hãnh diện được cấp cho một ca lô màu xanh dương đậm, có gắn một ngôi sao đồng bóng chói. Đồng phục là áo sơ mi trắng ngắén tay, quần sọt xanh, trang bị tầm vong vạt nhọn như Thanh Niên Tiền Phong.

Trong buổi đi biểu tình hôm đó, chỉ có các toán quân Heiho của Cao Đài là các đơn vị diễn hành đẹp, có kỷ luật vì đã có dịp được huấn luyện thành thục từ trước. Kế theo đó là các toán Thanh Niên Tiền Phong và Phụ Nữ Tiền Phong. Các đơn vị TNTP tham dự diễn hành được tổ chức theo các xóm, các vùng ngoại ô hay có khi tùy theo các công sở, tư sở, các xí nghiệp như hỏa xa hay xe điện... Vì đều có mặc đồng phục và trang bị tầm vong vạt nhọn, khẩu hiệu được tập hô to đồng đều, TNTP được đồng bào chú ý và tán thưởng nhất. Dân Quốc Quân của Triệu tương đối cũng khá vì phầàn đông là thanh niên các trường Trung học đã từng được huấn luyện thể thao. Các toán dân quân Hòa Hảo, đặc biệt là

Page 38: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 38 -

các đơn vị Bảo An được Ông Huỳnh Phú Sổ chỉ định thành lập, hai năm trước khi có Thanh Niên Tiền Phong, vận đồng phục áo quần bà ba đen, đầu chít khăn màu dà, chơn đi không, quần quấn xà cạp đen, trang bị giáo mác, mã tấu ...Các toán diển hành đi đứng tuy không nhịp nhàng nhưng được đồng bào hai bên đường rất hoan nghinh vì khí phách hiên ngang trên gương mặt nông dân sạm nắng của họ.

Trong thành phần tham dự cuộc biểu tình ngày 21 tháng 8, 1945 Triệu đã thấy nhóm Đệ Tứ cũng có diễn hành mặc dầu không phải là thành viên của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất của Hồ Văn Ngà. Lá cờ Tranh Đấu của nhóm với hình quả địa cầu có tia chớp như số 4 xẹt ngang thấy phấp phới trước nhóm công nhân tập họp ở góc Massiges-Norodom. Bóng dáng các anh lớn của nhóm rất ít thấy trong nhóm nhân ngày diễn hành này. Phần đông hình như đang họp hành khẩn cấp ở trụ sở Lagrandière. Tạ Thu Thâu thì không còn thấy đến tòa soạn nữa. Nghe bảo là Tạ Thu Thâu đã đi ra Bắc lo việc cứu nạn đói nhưng cũng đi để biết thêm về tổ chức Việt Minh và đồng thời lo tổ chức đảng Thợ thuyền.

Phan Văn Hùm đã nhận lời giao phó đi tiếp xúc với Việt Minh vì phần đông các đại biểu đảng phái không biết Việt Minh là ai. Triệu nghe nói lúc ấy chỉ có ông Huỳnh Phú Sổ, Phật giáo Hòa Hảo là có phát biểu như đùa: "...thì Việt Minh có đâu đây, cần gì phải đi xa mà kiếm...". Sau này khi các sự việc khác xảy ra, nhiều người tự hỏi không biết lúc đó ông Huỳnh Phú Sổ muốn nói Việt Minh đã có tiếp xúc với ông rồi, hoặc ông muốn ám chỉ đến Trần Văn Giàu lúc đó đã tìm cách len lỏi xin vào Đảng Quốc Gia Độc Lập của HồVăn Ngà!

Ở Sài Gòn, ngoài đường phố đã bắét đầu thấy có nhiều tin tức về Việt Minh. Trước cuộc biểu tình ngày 21 tháng 8-1945, trên các đường phố Sài Gòn, Chợ Lớn đều được chăng la liệt những tấm biểu ngữ bằng vải trắng, vải màu, hoặc các tấm dệt bằng lá buông vì là loại rẻ tiền, dễ kiếm. Lần đầu tiên, Triệu được thấy các biểu ngữ chữ Nga vì có những chữ viết lộn ngược, khác với cách viết thông thường, nhưng Triệu cũng thấy nhiều biểu ngữ viết na ná giống tiếng Y Pha Nho nhưng không giống hẳn vì Triệu có học qua ngôn ngữ này. Khi hỏi các anh lớn mới biết rằng đó là ngôn ngữ Quốc tế Espéranto. Triệu cũng đã đọc

được Anh ngữ nhưng là Anh ngữ trong văn chương học ở trường. Lần này mới có dịp biết " đả đảo" phải nói là "Down with..." vì đi đâu cũng thấy "Đả đảo chế độ Thực dân", " Down with Colonialism". Khẩu hiệu được treo nhiều nhất là " Independence or Death"...Triệu có dịp về Biên Hòa cũng đã thấy nhiều banderole treo ngang các đường phố, nhưng các biểu ngữ tiếng ngoại quốc chỉ có lẻ loi vài tấm mà thôi. Sài Gòn lúc nào cũng là nơi quan trọng để thế giới chú ý.

Ngoài các banderole treo ngang đường phố, rất nhiều bích chương, phần đông được viết tay thay vì in, đã được dán trên các tường, nhiều nhất là chung quanh chợ Bến Thành và các chợ khác như Tân Định, Bà Chiểu, Gò Vấp... Ngay cả về các banderole, Triệu đã thấy có một thay đổi mới, vì các banderole bằng vải đỏ viết chữ trắng hay chữ vàng đã thấy xuất hiện nhiều hơn trước. Cách viết tiếng Nga cũng thấy đều đặn và không có vẽ xô bồ, xô bộn như lúc đầu. Các bích chương đã bắt đầu thay đổi để đưa tin tức hằng ngày cho dân chúng. Tin chiến hạm Richelieu của Pháp chở quân trở lại Đông Dương được phổ biến làm hoang mang dư luận. Rồi liền sau đó vài hôm lại cóù tin: " Ba vạn Hồng quân Trung Quốc tại Hoa Nam sẵn sàng bảo vệ, ngăn thực dân Pháp không cho tái chiếm Việt Nam". Hôm khác lại thấy có bích chương vẽ hình chiến hạm Richelieu với tin tức mới:"Chiến hạm Richelieu đã được lịnh ngừng lại ở đảo Ceylan và sẽ quay trở về Pháp vì ở Đông Dương hiện có đảng từng chiến đấu cạnh Đồng Minh nắm chánh quyền". Sau đó lại có tin đăng trên các báo: " Tướng De Gaulle đã gởi điện tín cho người Pháp ở Đông Dương, cho biết là không thể gởi một vị Toàn Quyền qua Đông Dương vì hiện cóù một chánh đảng Việt Nam đi đôi với Đồng Minh sẽ thay thế Pháp! ". Những tờ truyền đơn nhỏ đã được dán hay phân phát từ các chợ để giới thiệu Mặt Trận Việt Minh là những đoàn thể đã đứng trong hàng ngũ Đồng Minh. Việt Minh sẽ dễ dàng " ăn nói" với Đồng Minh hơn những người đã giúp Nhật đánh Pháp vì Nhật nay là kẻ thù đã đầu hàng. Đừng để Đồng Minh coi Việt Nam là bạn của Nhật. Khẩu hiệu: "Chánh quyền về Việt Minh" đã được in và phát càng ngày càng nhiều.

Mỗi chiều, Triệu và các bạn cố bắt nghe tin tức thế giới, nhất là đài Hoa Kỳ phát thanh từ Cựu Kim Sơn. Đài này càng ngày càng được bắt dễ

Page 39: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 39 -

dàng hơn sau khi Tướng Mac Arthur của Mỹ đã đổ bộ tái chiếm Phi Luật Tuân. Chiếc Radio hiệu Phillips này được một nha sĩ tản cư về Sa Đéc gởi cho chú Triệu và là mối dây liên lạc của Triệu với thế giới bên ngoài vì tin tức do hãng thông tin Domei của Nhật chỉ phổ biến các tin chiến sự có lợi cho Nhật mà thôi. Mỗi lần nghe lời giới thiệu: "Đây là đài Phát thanh Cựu Kim Sơn..." tiếng nói đưa vọng về từ bên kia bờ Thái Bình Dương, lòng Triệu thấy se thắt lại, nghĩ đến ngày nào đó, nước nhà thật sự độc lập, xuất ngoại tự do, hy vọng mình sẽ có ngày đặt chân lên nhiều viễn xứ...Triệu bắt được tin Việt Minh đãõ cướp chánh quyền ở Bắc. Chánh phủ Nhân dân Lâm thời được thành lập với chủ tịch Hồ Chí Minh. Các anh lớn xôn xao bàn tính, không biết Hồ Chí Minh là ai. Chú Sáu của Triệu là người đãõ kiểm điểm lại các gương mặt đang hoạt động ở biên giới Việt, Trung Hoa và cuối cùng đã đưa đến kết luậän: Hồ Chí Minh, chính là Nguyễn Ái Quốc, người mà chú đã giúp đưa đường dẫn lối lúc còn ở Xiêm.

Chỉ một ngày sau cuộc biểu tình 200.000 người do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, Triệu được tin có một Đại táù Pháp ( Jean Cédille) nhảy dù xuống Tây Ninh. Một người bạn của Triệu đã tham dự cuộc bắt sống viên Đại tá này sau một đêâm mệt nhọc không ngủ nhưng đã phải giao người Pháp này cho quân đội Nhật vì người Nhật đã ép buộc phải giao Jean Cédille cho họ! Cũng trong ngày đó tức ngày 22 tháng 8, 1945 Triệu lại nghe được đài Cựu Kim Sơn thông báo Hoàng Đế Bảo Đại tuyêân bố thoái vị. Lễ Thoái vị đã được cử hành hai ngày sau, ngày 24 tháng 8 tại Ngọ Môân. Kiếm và Ấn tỷ, biểu hiệu triều đình Nguyễn, đã được giao lại cho Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận.

Vào chiều ngày 22 tháng 8, 1945, một biến cố quan trọng đã làm giảm lực lượng các đảng phái quốc gia trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất: Phạm Ngọc Thạch, Tổng Thơ Ký của đảng Quốc Gia Độc Lập của Hồà Văn Ngà, người được Ngà ủy thác trách nhiệm thành lập tổ chức Thanh Niên Tiền Phong, nay lại tuyên bố: "Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong gia nhập Mặt Trận Việt Minh!". Trần Văên Giàu đã móc nối bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một trí thức thuộc giai cấp phong lưu, có vợ là người Pháp, thành cán bộä Cộng sản Đệ tam! Một số người trong giới cách mạng

lại nghĩ rằng bác sĩ Thạch đã bị Giàu hù dọa: Nếu Thạch không trở cờ theo Giàu, ngày sau sẽ bị Đồng Minh xử là tội phạm chiến tranh vì đã tòng phạm với Nhật thành lập Thanh Niên Tiền Phong để giúp Nhật.

Không khí chính trị Sài Gòn sôi sục vì các tin tức dồn dập đưa đến sau ngày 19 tháng 8, ngày Mặt Trận Việt Minh Cứu Quốc cướp chánh quyền ở Hà Nội và việc thành lập Chánh phủ Nhân dân Lâm thời của Hồ Chí Minh. Trong Nam, Trần Văên Giàu kêu gọi đồàng bào tham gia một cuộc biểu tình lớn do Việt Minh tổ chức vào ngày 25-8-1945. Trước hiểm họa Pháp lâm le định trở lại Việt Nam, các đảng phái đã đồng ý tham dự cuộc biểu dương lực lượng để chứng tỏ ý chí toàn dâân quyết bảo vệä nền độc lập vừa được thâu hồi. Một lần nữa, Triệäu lại tham dự cuộc tuần hành trong hàng ngũ Dân Quốc Quân với chiếc ca lô xanh, gắn ngôi sao vàng bằng đồng. Trước ngày biểu tình, Việt Minh cũng cóù những cuộc bàn tính sôi nổi, không biết Nhậät có phản ứng chống chọi gì không. Vì vậy nên có đề nghị cho phát động một cuộäc cướp chánh quyền ở Tâân An trước, để dò la phảûn ứng Nhật. Thấy cuộc biểu tình ở Tân An ngày 24 tháng 8 thành công trót lọt và quân đội Nhật canh gác các cầu vẫn cho để dân chúng lưu thông dễ dàng nên cuộc biểu tình lớn ở Sài Gòn được bật đèn xanh cho xúc tiến.

Sáng ngày 25, Triệu thức thật sớm, vai vác tầm vong vạt nhọn để đến địa điểm tập họp, mặc dầu trời vẫn còn tối. Khi Triệu đi ngang qua một ngỏ ở phố Phước Đông, Gia Định, một anh lính Nhật đã từ trong bóng tối vác súng gắn lưỡi lê ra chận lại. Triệu không hiểu anh líu lô nói gì, chỉ biết chìa cho anh ta xem chiếc băng tay có dấu hiệu toán trưởng và tấm thẻ Dâân Quốc Quân. Anh ta chắc cũõng không hiểu mô tê gì nhưng đã bằng lòng cho Triệu tiếp tụïc đi. Trước tiên, Triệu tưởng là quân Nhật đã có lịnh ngăên cấm không cho đi biểu tình, sau mới đoán là có lẽ anh lính gác nầy thấy Triệu đi gần cổng cư xá sĩ quan Nhật nên chỉ chận lại không cho vào mà thôi.

Trong cuộc biểu tình ngày hôm đó, Triệu cũng thấy cáùc anh trong nhóm Tranh Đấu tập họp sau một tấm banderole lớn có vẽ hình một trái đất tròn có ánh sáùng chớp số 4, huy hiệu của Đệ tứ Quốc tế Cộng sản. Giống như lần tổ chức biểu tình ba ngày trước, lần này các anh cũng tập họp

Page 40: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 40 -

ở ngã tư đường Massiges và Norodom. Có chuyện đặc biệt là lúc đầu các anh Đệ Tứ chỉ vào khoản hơn trăm người nhưng về sau các công nhân từng có cảm tình với nhóm Tranh Đấu vì đã được Tranh Đấu giúp đỡ trong các cuộc đình công đã bỏ toán của họ và gia nhập nhóm Tranh Đấu càng lúc càng đông khiến đoàn biểu tình Tranh Đấu biến thành một tổ chức trên ba trăm người.

Cuộc biểu tình tụï họp kết thúc trước dinh Đốc lý Sài Gòn. Các nhâân vậät ra mắt trêân bao lơn tòa Thị sảnh gồm có Trần Văên Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiễng, Dương Bạch Mai, Phạm Ngọc Thạch, v.v...

Chiều tối trước hôm đó, ở bồn kèn góùc Charner, Bonard thấy có dựng lên một kỳ đài cao khoản mười thước, sơn đỏ, ghi danh sách của Lâm ủy Hành chánh Nam bộ gồm 9 người với Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Bảy người trong Lâm ủy toàn là cán bộ Cộng sảûn Đệ tam. Không có một người nào là thuộc Mặït trận Quốc gia Thống nhất, tổ chức đã được dân chúng Sài Gòn ngưỡng mộ từ sau ngày Nhật đảo chánh Pháp. Kỳ đài sơn đỏ này được nghe đồn là công trình của kiến trúc sư trẻ, Huỳnh Tấn Phát, dựng lên theo lời yêu cầu của Huỳnh Văn Tiểng.

Việc làm trái với tinh thần đoàn kết quốc dân trước hiểm họa Pháp toan tính tái xâm lăng, đã làm dân chúng bất bình và hoang mang. Năm ngày sau, tức vào ngày 30 tháng 8, Lâm ủy Hành chánh mở phiên nhóm Hội nghị Khoáng đại, cóù báo chí tham dựï. Ông Huỳnh Phú Sổ và Trần Văn Thạch đãõ đứng lên chất vấn Trần Văn Giàu: " Ai đãõ cửû Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộä?".

Trần Văn Giàu trả lời Trần Văn Thạch với giọng du côn và thách thức, tay mặt vỗ vào cây súng ngắn đeo bên hông: " Anh Thạch, anh hỏi ai cửû Lâm Ủy Hành Chánh nhưng thật ra tôi biết anh đang nghĩ trong bụng: 'Sao không ai đem ta vào Lâm Ủy'. Tôi xin trả lời: chúng tôi tạm thời đảm đương Chánh phủ. Còn trả lời về chánh trị, tôi sẽ gặp anh ở một nơi khác". Buổi hội đã kết thúc trong bầu không khí im lặng ngột ngạt, báo trước chủ trương thủ tiêu đối lập của Trần Văn Giàu về sau này.

Triệu được biết sau đó có một cuộc họp quan trọng ở nhà bà Bác sĩ Nguyễn Thị Sương và

chồng là Hồ Vĩnh Ký. Trong phiên họp này trạng sư Dương Văn Giáo từ Thái Lan về đã trình cho các người tham dự xem chứng tích đã được Nhật phát giác khi chiếm bót Catinat, đầu não của mật thám Pháp ở Nam Bộ. Các tài liệu này đã được Huỳnh Văn Phương sao chụp lại và giao cho các ông Huỳnh Phú Sổå, Trần Văn Thạch, ghi cảnh Trần Văn Giàu nhận tiền do Arnoux, trùm mật thám Pháp giao để thi hành các công tác bí mật. Một số người tham dự có ý định đem các bằng chứng này để lật mặt Trần Văn Giàu nhưng số đông lại chủ trương không nên làm giảm uy tín của Lâm Ủy Hành Chánh, trong khi Pháp đang tìm cách trở lại Đông Dương. Dương Văn Giáo đãõ được ủy thác gặp Trần Văn Giàu, cho Giàu biết quyết định của các anh em là Giàu phải mở rộng Lâm Ủy Hành Chánh để có sự tham gia của các đoàn thể yêu nước và chứng tỏ cho đồng bào và thế giới thấy sự đoàn kết toàn dân trong việc quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới thâu hồi.

Ngày 29 tháng 8, Ủy ban Hành chánh Sài Gòn-Chợ Lớn ra thông cáo yêu cầu dân chúng chuẩn bị đón tiếp phái bộ Đồng Minh Anh-Mỹ-Nga-Tàu, khuyến khích mỗi nhà nên treo cờ Đồng Minh để tiếp rước. Dân chúng cũng được thông báo phải chuẩn bị tham gia một cuộc biểu tình mới, ngày 2 tháng 9, theo chỉ thị củûa chánh phủ trung ương Hà Nội, để ăn mừng Độc lập. Ban tổå chức biểu tình nhóm tại tòa Đô chánh bàn cãi sôi nổi về việc có nên biểu tình có võ trang hay biểu tình ôn hòa tay không để tránh rủi ro lộän xộän nếu có phần tử khiêu khích trà trộn. Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm Ủy và cũng là Ủy trưởng Quân sựï quyết định nên biểu tình võ trang để " biểu diễn lực lượng dân quân". Bốn Sư đoàn Dân quân Cách mạng đã được các đoàn thể Mặt trận Quốc gia Thống nhất đồng thuận thành lập từ trước. Các tổ chức có quần chúng lo trách nhiệm chiêu mộ dân quân để thành lập các sư đoàn: Đệ Nhứt Sư Đoàn của Việt Minh gồm nhiều cựu chiến binh và Bình Xuyên, Đệ Nhị Sư Đoàn do Cao Đài phụ trách với tổ chức Nộäi Ứng Nghĩa Binh "Heiho" đã được huấn luyện ở các xưởng đóng tàu Khánh Hội, Đệ Tam Sư Đoàn do Nguyễn Hòa Hiệp, đảng viên Quốc Dân Đảng miền Nam và Đệ Tứ Sư Đoàn do Phật Giáo Hòa Hảo đảm trách với tổ chức Bảo An đã được thành hình hai năm về trước.

Page 41: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 41 -

Trần Văn Giàu đã biết trước là các sư đoàn dân quân còn đang trong thời kỳ thành lập, võ khí thô sơ nên đã tuyên bố trước :" Đây là một cuộc biểu diễn sự đoàn kết, không phải là biểu dương sức mạnh".

Từ sáng sớm ngày 2 tháng 9, dân chúng và dân quân đô thành và các vùng phụ cậän như Gò Vấp, Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Chánh, Bình Điền... đã tề tựu về đường Norodom, được đổi tên là Đại lộ Cộng Hòa. Cuộc diễn hành được dự trù sẽ đi qua khán đài danh dự dựng ở sau nhà thờ, xuống đường Ba Lê Công xã tức đường Catinat để qua đường Lê Lợi tức đại lộ Bonard và sẽ đổ về vùng Cầu Ông Lãnh...Theo chương trình, đúng 2 giờ trưa sẽ nghe bài diễn văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát đi từ Hà Nội...nhưng dân chúng đã chờ hơn nửa giờ mà không bắt được làn sóng điện. Thế là Trần Văn Giàu đăng đàn diễn thuyết. Thay vì nói đến tương lai đất nước trong bối cảnh một cuộc lễ ăn mừng toàn quốc Việt Nam độc lập, Giàu chỉ hằn hộc nóùi toàn đến chuyện đe dọa "Bọn người phản quốc đương kiên cố hàng ngũ ...sẽ bị tòa án nhân dân trừng trị thẳng tay...".Dân chúng đứng nghe có cảm tưởng như " bọn phản nghịch" đã phá được làn sóùng điện phát thanh từ Hà Nội, khiến Giàu phải bực tức như vậy.

Sau diễn văn, cuộc tuần hành bắt đầu với những đoàn người vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu đấu tranh hay ca hát các bản Lên Đường, Bạch Đằng Giang...Vào khoảng 4 giờ chiều khi đoàn diễn hành đến sau nhà thờ để quẹo xuống đường Ba Lê Công Xã thì chợt có tiếng súng nổ. Trong cơn bối rối, dân chúng và các toán Dân quân tan hàng để phản công. Người thì quả quyết súng bắn ra từ nhà các đức Cha, người thì cho là từ hãng xe Jean Comte bên kia đường, sau nhà thờ. Cha Tricoire, từng làm tuyên úy Khám Lớn Sài Gòn, được các nhà cách mạng vào tù từng có dịp biết và kính nể, đã bị lôi ra bắn chết trước ngõ. Từ đó đã nghe thấy súng nổ hầu như khắp châu thành. Dân chúng chia nhau đi phản công, nhất là sau khi nghe có người đã thấy có tiếng súng phát ra từ trên lầu các nhà ở đường Bonard. Tình hình rối ren cực kỳ nghiêm trọng. Từng toán người Pháp bị bắt và bị trói dẫn đến nhốt ở bót Catinat. Riêng Triệu đã chứng kiến thấy một công nhân tên Lê Văn Long trong nhóm Đệ Tứ lôi cổ một người Pháp từ trong nhà các Cha xứ

để giao nạp cho Tự vệ của Dương Bạch Mai. Trời lúc ấy đã bắt đầu mưa, càng ngày càng lớn và đến 6 giờ chiều dân chúng đã lần lần giải tán và tiếng súng mới yên hẳn. Trọn đêm đó, ngoài đường vắng lặng. Mọi người đều trông đợi tin tức nhưng không có một thông cáo nào của Lâm Ủy Hành Chánh, không có một xe phóng thanh nào chạy rao ngoài đường.

Đến sáng hôm sau, ngày 3 tháng 9 mới thấy Thông cáo của Lâm Ủy:

" Chiều hôm qua giữa người Nam và người Pháp có một cuộc xung đột, do người Pháp gây ra.

Chúng ta đã đối phó rất cương quyết và anh dũng. Kết quả có người Pháp, người Anh, người mình chết và bị thương. Sự thu xếp với nhà binh Nhật và nhà binh Đồng Minh đã ổn thỏa. Phần ưu thắng tự nhiên về phe đi đúng với công lý và lịch sử, về phe chúng ta.

Từ nay, người Pháp không còn dám khiêu khích nữa.

Vậy Ủy ban Hành chánh, sau khi thương thuyết có kết quả với Nhật và Đồng Minh đã ra lịnh cho quân đội và cảnh binh canh gác các công sở và các ngả đường quan hệ. Ngoài những người ấy ra, thì không ai được xét bắt hay cản xe cộ đi đường.

Trừ những người của quân đội và của quốc gia tự vệ, không ai được phép mang võ khí: gậy, dao, súng. Bọn người Pháp cũng vậy, điều đó có Đồng Minh bảo đảm cho ta.

Ngày nay, Ủy ban Hành chánh sẽ tha bọn khiêu khích để chứng tỏ cho Đồng Minh ý muốn hòa bình của chúng ta, trái với cái dã tâm của bọn thực dân Pháp. Bọn Việt gian bị bắt sẽ đem ra tòa án nhân dân trừng trị.

Đồng bào, sau khi chúng ta đã hăng hái chiến đấu, tỏ cho quân Pháp biết tinh thần dũng mãnh của chúng ta, đồng bào hãy giữ trật tự, yên tĩnh đừng gây ra những sựï rối loạn để giúp cho Chánh phủ được thắng lợi trên đường ngoại giao".

Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Nam Bộ :

Trần Văn Giàu.

Giống như phần đông dân chúng Sài Gòn thời bấy giờ, Triệu thấy có một cái gì không ổn trong

Page 42: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 42 -

thông cáo. Đãõ bảo là thắng lợi, sao lại cóù việc phải thả ngay trong đêm những người bị bắt, tại sao lại cấm nhân dân không được võ trang mặc dầu với dao, gậy? Dân chúng Sài Gòn sau đó đã biết được sự thật là phái bộ Anh đã buộc Công An của Dương Bạch Mai phải thả các người Pháp bị bắt. Thống chế Nhật Terauchi được lịnh phải giữ an ninh trật tự trong thành phố và Trần Văn Giàu phải giải tán Dân quân !

Ba ngày sau đóù, tối ngày 5 tháng 9, đểå tìm cách trấn an dân chúng, Trần Văn Giàu đăng đàn diễn thuyết ở rạp hát Nguyễn Văn Hảo, nhưng cũng không thuyết phục được dân chúng phải chấp nhận những gì y nói, nhất là khi Giàu cho biết là Kho Bạc hiện thiếu 7 triệu đồng. Dân chúng hoang mang: 7 triệu đồng ai lấy mà bây giờ mới thấy thiếu?

Ngày hôm sau, 6 tháng 9, cóù tin phái bộä Đồng Minh đến. Phạm Ngọc Thạch, ủy trưỡng Ngoại giao thành lập một ủy ban tiếp phái bộä với 4 người: Giáo sư Trần Văn Thạch, giáo sư Phan Văn Chánh, luật sư Huỳnh Văn Phương, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sương. Cả bốn người toàn thuộc nhóm trí thức Đệä Tứù. Không thấy nói đến chuyện tổ chức quần chúng đón tiếp phái bộ Đồng Minh như đãõ từng được chuẩn bị trước kia. Thật ra, phái đoàn nầy chỉ là một toán nhỏ phái bộä Anh từ Miến Điện bay sang để bàn tính chuyện giải giới quân đội Nhật.

Hai mươi bốn giờ sau khi phái bộ Anh đến, tức vào ngày 7 tháng 9, Trần Văn Giàu ra một thông cáo động trời khác, làm dân chúng téù ngửa: " Sau cuộc tranh đấu ngày 2 tháng 9...trong số người chết cóù người Đồng Minh...Nhưng liền sau đóù lại cóù người không trách nhiệm đòi võ trang quần chúng. Vì cóù bọn gây rối...để cho ngoại quốc cóù cơ hội xâm phạm đến chủ quyền ta, Tổng hành dinh Nhật quyết định:

- Giải tán Dân quân

- Tịch thâu liên thinh và một số khí giới khác.

- Cấm sựï hoạt động chánh trị, pháù rối trị an.

- Cấm biểu tình không xin phép trước với quân đội Nhật.

- Cấm thường dân giữ và mang võõ khí gồm luôn dao, gậy..."

Cũng trong ngày 7 tháng 9, ngày mà dân chúng Sài Gòn hết tin tưởng ở lời tuyên truyền trước

kia: "Mặt trận Việt Minh là tổ chức của Đồng Minh" vì "Đồng Minh" vừa đến là có chuyện giải táùn Dân quân, cấm biểu tình v.v... một tin sét đánh khác được loan trình nhanh chóng trong dân chúng Sài Gòn và miền Nam: Một bản tin to lớn được đặt trước trụ sở nhóm Tranh Đấu ở góc đường Lagrandière và Phi côâng Garros cho biết: nhà cách mạng thân thương của miền Nam là Tạ Thu Thâu lại bị bắt ở Quảng Ngãi!

Rất nhiều nhân sĩ và nhất là nhóm Tranh Đấu đã lên tiếng chất vấn Trần Văên Giàu về việc này. Bác sĩ Hồ Tá Khanh đã gởi điện tín ra Hà Nội can thiệp. Những người đã từng du học ở Pháp trước kia và đã biết Tạ Thu Thâu ngày trước vốn là ân nhân của Trần Văn Giàu, từng coi Giàu như em út lúc Giàu còn theo học Tú tài ở Toulouse. Ông Trần Văn Ân, đã ráo riết kêu gọi Giàu phải can thiệp thả ngay Tạ Thu Thâu. Nhiều người còn gởi cả điện tín ra Bắc để đòi Trung ương phải ra chỉ thị cho địa phương Quảng Ngãi, thả ngay Tạ Thu Thâu. Cuối cùng, Giàu ra thông cáo đăng trên các báo: " Vụï Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi không liên can đến Lâm ủy Hành chánh ở Nam bộ...Ủy ban nhâân dân ở trong Nam bộ được và có quyền xử Tạ Thu Thâu...". Đây có phải là một việc phủi tay hay là một việc làm cố ýù của Giàu hay của Hồà Chí Minh, nhờ tay một ủy viên cấp nhỏû, vôâ danh tiểu tốt như Từ Ty ở Quảng Ngãi để thủû tiêu một thủ lãnh miền Nam cóù uy tín với quần chúng, người cóù khảû năng lật lại thế cờ ở Nam bộ?

Việc ám hại Tạ Thu Thâu đã bị các biến cố dồn dập tiếp theo xảy ra ở Nam bộ, khiến phản ứng của nhân sĩ trí thức miền Nam đã bị khuấy loãng: Tối ngày 7 tháng 9, theo chỉ thị củûa Trung ương Hà Nội, để làm giảm uy tín Trần Văn Giàu mà họ sợ không điều khiển được, hai ủy viêân được Hồ Chí Minh biệt phái từ Bắc vào là Hoàng Quốc Việt tức Hạ Bá Cang và Cao Hồng Lãnh triệu tập Đại hội nghị cải tổ Lâm ủy.

Buổi họp được tổ chức vào đêm 7 tháng 9 tại trụ sở Tổng Công Đoàn ở đường Lagrandière, với sự hiện diện của hai sứ giả Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh. Ngay từ lúc khởi đầu, buổi hội đã thấy gay cấn khi Bác sĩ Hồ Vĩnh Ký đưa tài liệu chất vấn Trần Văn Giàu về các liên hệ của Giàu với sở Mật thám Pháp trong hai năm vừa qua. Nhiều đại biểu khác như Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ cũng đứng lên đả kích Giàu khiến Giàu

Page 43: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 43 -

đã phải hằn học nhưng cuối cùng cũng phải đồng ý từ chức chủ tịch và nhường lại cho Phạm Văn Bạch, theo sựï đề cử của Trần Văn Ân và Dương Văn Giáo. Giàu xuống làm phó chủ tịch nhưng vẫn giữ chức Ủy trưởng Quân sự. Đến 9 giờ tối. bỗng có Lý Huê Vinh, phụ trách Công an của Dương Bạch Mai và Trầàn Văn Giàu đến trao cho Giàu một điện tín báo tin " Hòa Hảo sẽ nổi dậy chiếm cứ Cần Thơ ". Cuộc biểu tình dự trù ngày 8 tháng 9 ở Cần Thơ là một biến cố chống lại sự độc tài của Công sản Đệ tam, quyết gạt ra ngoài các thành phần của Mặt trận Quốc gia Thống nhất vốn dĩ đã ra đời từ trước. Cuộc biểu tình gần 20 chục ngàn tín đồ là một biểu dương lực lượng dân sự để Pháp thấy sức mạnh quần chúng ủng hộ độc lập. Các khẩu hiệu không bao giờ có ghi " đả đảo Việt Minh" mà trái lại vẫn ủng hộ chánh phủ cách mạng nhưng đòi hỏi phải có sự cải tổ để chứng tỏ tinh thần đoàn kết trong chánh quyền. Trần Văn Giàu một lần nữa đã phản ứng côn đồ, đập bàn hỏi Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ: "Ông Trưởng giáo nghĩ sao đây?".

Huỳnh Giáo Chủ đã ôn tồn trả lời rằng đây là cuộc biểu tình hợp pháp đã có xin phép của Ủy ban Hành chánh Cần Thơ. Không hề có việc chủ trương chiếm Cần Thơ mà chỉ có tính cách biểu lộ quan điểm chống Pháp và chống độc tài, kêu gọi tình đoàn kết dân chúng.

Ngày 8 tháng 9, tin tức từ Cần Thơ cho biết là Trần Văn Giàu đã chỉ thị cho địa phương nổ súng đàn áp tín đồ Hòa Hảo vốn không võ trang, gán cho cuộc biểu tình là có mục đích "đảo chánh, chiếm cứ Cần Thơ". Nhiều người đã chết và bị thương. Cuộc khủng bố tín đồ Hòa Hảo bắt đầu từ đó, khiến khám đường Cần Thơ không còn đủ chỗ chứa. Cán bộ cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo đều bị bắt ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên. Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh...Cán bộ chỉ huy cuộc biểu tình ở Cần Thơ đều bị bắt gồm có Huỳnh Thạnh Mậu, em của Huỳnh Phú Sổ, Trần Văn Hoành, trưởng nam của Trần Văn Soái, Nguyễn Xuân Thiếp, tức nhà thơ Việt Châu, em của nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Nhà văn Việt Châu là đại diện của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ được phái ra Hà Nội tiếp xúc với Tổng bộ Việt Minh. Cả ba đều bị xử tử ở sân vận động Cần Thơ. Nhà thơ Việt Châu lại được gán cho danh hiệu " trốt kít" [2] phá hoại, mặc dầu trong hàng ngũ nhóm Đệ Tứ miền Nam chưa bao giờ có sự hiện diện hoạt động của Việt Châu!

Trong đêm 9 tháng 9, Trầàn Văn Giàu chỉ thị cho Lý Huê Vinh bao vây trụ sở Việt Nam Vận Động Hội ở đường Miche (Phùng Khắc Khoan) để bắt Huỳnh Giáo Chủ. Quốc gia Tựï vệ cuộc của Nguyễn Văn Trấn, Côâng an của Lý Huê Vinh, Thanh niên Tiền phong đã được huy động bao vây trụ sở đường Sohier (Tự Đức) nhưng không bắt được Đức Thầy!

Ngày 10 tháng 9, phái bộä Gracey yêu cầu Lâm Ủy Hành Chánh phải dời vềà Tòa Đôâ sảnh và nhường Dinh Thống soái lại đểå họï đặt Tổng Hành dinh.

[2] "Khoảng ngày 8 hoặc 9 tháng 9 năm 1945, trong khi Huỳnh-phú-Sổ tham dự hội nghị cải tổ Ủy ban hành chánh Nam bộ thành Ủy ban nhân dân, bọn phản động trong đạo Hòa hảo đã cử tên tờ-rốt-kít Nguyễn xuân Thiệp, đại diện cho trung ương Hòa hảo làm tổng chỉ huy cuộc bạo động lật đổ chánh quyền cách mạng ở Cần-thơ..." Cách Mạng Tháng Tám, Quyển II, Nhà xuất bản Sử học, Hà-nội, 1960, trang 360.

Kể từ 13 tháng 9, là ngày tướng Anh, Douglas Gracey đến Sài Gòn, Công an của Trần Văn Giàu bắt đầu tìm bắt các nhân sĩ miền Nam như Vũ Tam Anh ởû xóm Thơm, Trần Quang Vinh, Hồ Văn Ngà, Bùi Quang Chiêu, Lương Trọng Tường...

Ngày 16 tháng 9, quân đội Anh, Ấn bắt đầu được không vận thêm đến Sài Gòn. Một bộ phận nhỏ của quân Pháp gồm một Đại đội thuộc 5è R.I.C (Cinquième Réùgiment d'Infanterie Coloniale) nhân dịp này đãõ theo chân quân đội Anh-Ấn âm thầm đến Sài Gòn. Người điều khiển toán này là Đại táù Rivière. Kể từ ngày 12 tháng 9, tướng Gracey đã cho lính Ấn Gurkhas chiếm đóng các bót cảnh sát quan trọng, nhà Băng Đông Dương và Ngân Khố...và chỉ thị cho quân đội Nhật phải để Pháp giữ Bến tàu Khánh Hội, Hải Quân Công Xưởng và Kho đạn đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các toán võ trang của Trần Văn Giàu chỉ còn đóng ở Tòa Đô Chánh và vài bót cảnh sát nhỏ khác.

Ngày 14 các toán Công An của Dương Bạch Mai bao vây trụ sở của Ủy ban Nhân dân Tân Định thuộc nhóm Liên minh Cộng sản, Đệ tứ Quốc tế của Lư Sanh Hạnh, tịch thâu các máy in cùng vũ

Page 44: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 32/2011 - 44 -

khí. Những người bị bắt trong vụ này bị giam ở Khám Lớn và sau được quân đội Anh Ấn giải giao cho Pháp; nếu không chắc hẳn đã bị Dương Bạch Mai thủ tiêu!

Ngày 16 các đảng viên Đệä tam bị giam ở Côn Đảo được đưa vềà đất liền gồm cóù Tôn Đức Thắng, Lêâ Duẩn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh v.v...

Ngày 17 trong khi dân chúng Sài Gòn hưởng ứng lời kêu gọi Tổng Đình công của Ủy ban Nhân dân Nam bộ, những người sanh sống gần Ba Son đã chứng kiến thấy một số quân nhân Pháp trang bị vũ khí đã xuất phát từ Hải Quân Công Xưởng. Thái độ dung túng giúp Pháp trở lại Đông Dương của Phái bộ Anh đã bắt đầu gây hoang mang và căm phẫn trong dư luận quần chúng.

Ngày 20, Tướng Gracey ra thông cáo cấm phát hành báo Việt ngữ, cấm mang vũ khí...Ngày 21 lại tuyên bố Thiết quân luật trong vùng Sài Gòn- Chợ Lớn, Tân Bình, xử tử hình các hoạt động phá hoại, cướp bóc...Quân đội Anh Ấn đến chiếm Khám Lớn Sài Gòn, thả các quân nhân Pháp bị Công An Dương Bạch Mai bắt trong tuần trước. Gracey lại thỏa thuậän để Đại tá Pháp Rivière trang bị súng ống cho 1500 quân nhân Pháp, tù binh của quân đội Nhật trước kia.

Những tình trạng dầu sôi lửa bỏng đã đưa đến quyết định phải khuyên dân chúng tản cư ra khỏi thành phố. Người Pháp nhận thấy đã đến lúc họ có cơ hội tái chiếm Sài Gòn.

Bốn giờ sáng ngày Chủ nhật 23 tháng 8, quân đội Pháp xuất quân đánh chiếm các cơ sở Cảnh sát, sở Mật thám, Ngân Khố, Bưu Điện và...Tòa Đô sảnh, cơ sở của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ.

Trang sử Kháng Chiến Nam Bộ mở đầu từ đêm này. Trong không khí hào hùng toàn dân quyết tâm chống lại sự tái xâm lăng của thực dân Pháp, cái chết của nhà ái quốc Tạ Thu Thâu bị giết hại ở Quảng Ngãi đã bị chìm đắm trong thời cuộc nhiễu nhương. Nhà cách mạng có uy tín lớn ở miền Nam, sau khi Nguyễn An Ninh đã chết trong nhà tù Côn Đảo, đã bị một tập đoàn độc tài cuồng tín theo chủ trương Stalin âm mưu thủ tiêu, để dành toàn quyền hành động, đưa đất nước vào một cuộc phiêu lưu lịch sử theo xu hướng của họ!

Việc ám hại Tạ Thu Thâu ở Quảng Ngãi đã là bước đầu tiên thi hành chánh sách triệt tiêu hầu hết các đối thủ thuộc Đệ Tứ, theo chỉ thị của Stalin đối với những người Cộng sản theo chủ trương của Trotsky. Ngày 10 tháng Năm năm 1939 Nguyễn Ái Quốc đã viết ba lá thư từ Trung Quốc gởi về cho các bạn đồng chí Cộng sản ở Việt Nam. Ba bức thư đều được ký dưới tên Line, gởi đi từ Kweilin với những lời lẽ, luận điệu y hệt như Stalin đã viết trên báo Prada ngày 14-2-1937: "Chủ nghĩa trốt-kít dùng phương pháp đấu tranh hèn hạ nhất, nhơ bẩn nhất, khốn nạn nhất...Nấp sau bóng tối, đàn chó trốt-kít tụ tập những kẻ đầu trâu mặt ngựa, những đứa khôâng còn phẩm giá con người...Chúng làm gián điệp...Đó là phương pháp hành động của bọn chó săn trốt-kít ". Trong các bức thư, Nguyễn Ái Quốc cũng lập lại các chữ "đàn chó", "nhơ bẩn", "ghê tởm", "gián điệp", "mật thám", "tay sai cho phát xít" của Stalin. Chỉ có các chữ "đầu trâu mặt ngựa" được thay băèng "một lũ bất lương". Hồ Chí Minh viết [3]: "Bọn tờ-rốt-xkít...chỉ là những bè lũ bất lương, những con chó săn của chủ nghĩa phát xít Nhật và của chủ nghĩa phát xít quốâc tế...Đó là bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất.., bọn tờ-rốt-xkít ăn lương của tụi Nhật... ". Trong tờ trình Ban Chấp Hành Quốc tế Cộng sản năm 1939 [4], Nguyễn Ái Quốc viết : "Đối với bọn trốt-kít, không thể có một thỏa hiệp nào, một nhân nhượng nào cả. Phải tìm mọi cách lôät măët nạ chúng như bọn tay sai của phát xít, phải tiêu diêät chúng về chính trị". Các bức thư trên đã đưa đêán viêäc chấm dứt cuộc hợp tác Đệ Tam - Đệ Tứ trong việc đồng thuận chống thực dân Pháp trong phong trào La Lutte chống thực dân Pháp. Các nhân sĩ miền Nam, những người có óc bén nhạy chánh trị, đã quyết đoán là Nguyễn Ái Quốc, nhân viên trung thành phục vụ Đệ Tam Quốc Tế đã bắt đầu thi hành các chỉ thị của Stalin ở Việt Nam!

[3] Ba lá thư trong "Hồ Chí Minh toàn tập" (tập 3, trang 97-98-99-109- 113)

[4] "Hồ Chí Minh", bản tiếng Pháp, tập 2, trang 22 (Nhà xuất bản Ngoại văn, Hà Nội 1962)

(Còn tiếp)

Page 45: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 45 -

Phân Ưu

Được tin buồn đồng hương

Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu, Pháp danh Minh Phước,

sanh năm 1927, tại xã Bình Hoà, tỉnh Gia Định, Việt Nam

đã từ trần vào lúc 8:58 P.M. ngày 04 tháng 11 năm 2011, nhằm ngày 9 tháng 10 năm Tân Mão,

tại thành phố Amarillo, tiểu bang Texas, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Hưởng thượng thọ 85 tuổi.

ĐÔI NÉT VỀ …

Bác Sĩ TRẦN NGƯƠN PHIÊU, sanh năm 1927, tại xã Bình Hòa (Gia Định); quê nội làng Mỹ Long (Cao Lãnh-Sa Đéc), quê ngoại ấp Phước Lư (Bình Trước-Biên Hoà).

Cựu học sinh trường Petrus Trương Vĩnh Ký và Chasseloup Laubat.

Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học Bordeaux (Pháp).

Sau khi trở về nước, Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu gia nhập quân chủng Hải Quân và đã từng giữ các chức vụ:

- Y Sĩ Trưởng Quân Chủng Hải Quân

- Cục Phó Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà

- Tổng Trưởng Bộ Xã Hội Việt Nam Cộng Hoà

Sau ngày 30-4-1975, nơi hải ngoại Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu từng đãm nhiệm:

- Chủ Tịch Hội Y Sĩ Việt Nam tại Texas (Hoa Kỳ)

- Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ

- Hội Trưởng Hội Phật Giáo miền Bắc Texas (Hoa Kỳ)

Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu còn là một nhà văn, đã xuất bản các tác phẩm : PHAN VĂN HÙM, Thân Thế và Sự Nghiệp, NHỮNG NGÀY QUA, GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC,… ngoài ra Bác Sĩ cũng thường xuyên cộng tác với các tập san: Thế kỷ 21 - Văn Hóa - Lướt Sóng - Y Tế Nguyệt San - Nội San các Hội Y-Nha-Dược - Và, một số báo Tập San, Đặc San Phật Giáo….

Tinh Thần Yêu Nước:

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Trần Nguơn Phiêu làmột thanh niên đầy nhiệt huyết, quyết dấn thân kháng chiến chống Pháp, đã tham gia Tổ Chức Nam Bộ Thanh Niên Kháng Chiến Đoàn (Nam Thanh Đoàn) và được giao phụ trách báo Nam Thanh và thời gian sau đó, Trần Nguơn Phiêu quyết chí học hành, thành

Page 46: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 46 -

danh, đạt nghiệp, phụng sự quê hương và dân tộc…

Lời Tiễn Biệt

Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu là bậc thầy trong ngành Y Học, là một sĩ quan cao cấp Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, một nhà văn có lương tâm, một Phật tử thuần thành, một công dân có tấm lòng yêu nước nồng nàn và quí trọng tự do dân chủ, Ông quả là một mẫu người đáng được chúng ta kính trọng, vinh danh…..…

Giờ đây, Ông đã vĩnh viễn ra đi……để lại nhiều thương tiếc…Theo ước nguyện của Ông, gia đình sẽ thực hiện việc rải tro xuống dòng Đồng Nai, nơi quê ngoại của Ông, vào một ngày thuận tiện.

Hội Ái Hữu Biên Hoà vô cùng xúc động nói lên lời vĩnh biệt.…

Xin thành kính phân ưu cùng tang quyến và nguyện cầu anh linh của Bác Sĩ Trần Nguơn Phiêu sớm siêu thoát về Miền Tịnh Độ.

Tang lễ BS Trần Ngươn Phiêu

h t t p : / / w w w . y o u t u b e . c o m / w a t c h ?v=uVvrUXGP6LA

Một vài kỷ niệm nhỏ giữa Petrus Ký Âu châu với bác sĩ Trần Ngươn Phiêu…

From: Lê Trung TrựcSubject: Sách Gió Mùa Đông BắcTo: "Phieu Tran Nguon (Pky)" Date: Wednesday, May 5, 2010, 2:56 PM

Kính gởi ông Phiêu,

Được ông Trần văn Tích giới thiệu sách "Gió mùa đông bắc" của ông viết, Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký / Âu-Châu rất mong được có bài viết nầy.

Nếu là sách bán, Hội chúng tôi xin mua 1 quyển sách cho vào thư viện của Hội và nếu ông đồng

ý, Hội xin phép cho đăng bài nầy trên báo Diễn Đàn cũng như trên Website (www.petrusky.de)

Báo Diễn Đàn Petrus Ký / AC được phát hành đều đặn 2 số trong năm và gởi đến các Hội viên cũng như các Hội Đoàn Bạn (Petrus Ký USA, Úc, Pháp, Hội Gia Long, ...) trên khắp thế giới.

Xin cám ơn và mong nhận được trả lời của Ông.

Tm BCH

Lê Trung-Trực

oOo

From: Phiêu Trần To: Lê Trung TrựcSent: Thursday, May 06, 2010 12:14 AMSubject: Re: Sách Gió Mùa Đông Bắc

Kính anh Trực:

Tôi là dân học sinh Petrus Ký của thập niên 1940, lúc nào cũng nặng lòng với nơi đã đào tạo mình vào đời. Khi tị nạn ở hải ngoại, tôi chọn nơi sinh sống trong một nơi xa lánh ở Texas, không gần các đô thị lớn nên ít dịp gặp các hội đoàn cựu học sinh Petrus nhưng vẫn nhận được các đăc san của các chi hội ở Mỹ.

Anh Trần Văn Tích đã có công trích và đánh máy vài đoạn trong sách của tôi để chuyển cho các anh em Petrus ở Âu Châu. Tôi đã vừa mới chuyển cho Anh Tích một attachment của nguyên cuốn sách để anh khỏi bỏ công ngồi đánh máy lại từng đoạn.

Hôm nay tôi cũng chuyển trong attachment sách Gió Mùa Đông Bắc cho anh Trực để các anh tùy nghi xữ dụng. Tôi sẽ chuyển dưới 2 dạng: PDF và Doc. PDF thì ở đâu cũng đọc được dễ dàng, nhất là ở Việt nam, nhưng trích đoạn thì hơi khó. Dạng Doc. thì dễ chiết đoạn nhưng tôi dùng font VNI nên vài anh em không dùng VNI có khi không đọc được. Sau khi nhận xin anh Trực cho biết anh có đọc dễ dàng được không?

Xin anh cho tôi địa chỉ để tôi gởi sách tặng, ghi công các anh em đã có công lo cho trường cũ. Sách tôi viết không vì lý do thương mại, chỉ lấy lại vốn để luân lưu in sách khác của các anh em. Riêng sách GMĐB, nếu ở Mỹ, các anh có thể đặt mua qua hội Hải Quân Bạch Đằng ở San Jose vì giá sách là $20 đô nhưng tôi chỉ xin lại 50%. Phân nữa kia, anh em Hải Quân xung vào quỷ Quả Phụ Hoàng Sa để gởi về VN cho các quả

Page 47: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 47 -

phụ vì tôi đã có thời đi lãnh chiếc HQ 10 (Nhật Tảo) từ Mỹ về. Chiếc này đã tham dự trận Hoàng Sa với Trung Cộng và xác chiến hạm là chứng tích Hoàng Sa là của VNCH!

Thân ái,

Trần Nguơn Phiêu

oOo

From: Lê Trung TrựcTo: Phiêu Trần Ngươn (Pky)Sent: Wed, August 11, 2010 7:47:41 AMSubject: Thư gởi ông Trần Ngươn Phiêu

Kính ông Trần Ngươn Phiêu,

Ban Biên Tập Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Châu được phép của ông, đã cho đăng lần lượt bài "Gió Mùa Đông Bắc" của ông, bắt đầu từ số 30 / 2010 trên báo Diễn Đàn Petrus Ký / Âu-Châu.

Xin cám ơn Ông và gởi đến Ông file (phần 1) đã được anh Trần Gia Bình (Trưởng ban báo chí / Paris) Layout lại.

Nhân dịp nầy, Ban Chấp Hành HAHPK/AC kính mời ông nếu có dịp sang Âu-Châu năm 2011, mời Ông đến tham dự Đại Hội Petrus Ký / Âu-Châu sẽ được tổ chức vào ngày thứ sáu 17 June đến Chủ nhật 19 June 2011.

Kính

Tm BCH HAHPK/AC

Lê, Trung-Trực

oOo

De : Phiêu TrầnEnvoyé : mercredi 11 août 2010 18:11À : Lê Trung TrựcObjet : Re: Thư gởi ông Trần Ngươn Phiêu

Kính anh Lê Trung Trực:

Tôi rất vui được biết tin cuộc gặp gở của anh em và các Thầy Cô Petrus ở Âu châu được tổ chức rất thành công. Cám ơn các anh đã thông tin về việc làm của các anh, gìn giữ truyền thống huynh đệ của Petrus Ký. Ngày trước mỗi năm tôi đều có qua Pháp nhưng nay vì lớn tuổi nên không còn đi xa được.

Trần N. Phiêu

Ngûúâi giaâu, ngûúâi ngheâo

Nguyễn Thành Thụy

Gởi xe ngoài phi trường Tullamarine để đáp máy bay đi tỉnh khác, chúng tôi gặp một ông tài xế lái xe “coach” thiệt đặc biệt. Ông ta là người Hong Kong, bảo rằng ông đã về hưu, lái xe 2 ngày một tuần cho vui. Ông rất niềm nở và tử tế. Nói chuyện một hồi, ông tâm sự:

-Tôi ngày xưa có công ty làm thương mại, nhất là bên Hong Kong, tôi chỉ biết có hai loại người: người giầu và người nghèo. Nay về hưu, tôi học được một điều rất hay từ vợ tôi. Bà ấy làm hiệu trưởng và là người Công Giáo sùng đạo."

-Điều gì vậy nhỉ?

-Trên thế giới này không có "người giàu" hay "người nghèo", mà chỉ có "người cho" và "người nhận" mà thôi."

Page 48: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 48 -

Trong ngôn ngữ thông thường miền Nam Việt Nam trước tháng tư 1975, tiếng “ngụy” – nghĩa là “giả” – ít thấy có ai dùng tới. Cái gì không phải thứ thiệt, không phải thứ “chánh cống”, không phải thứ “có cầu chứng tại tòa”... là người ta gọi hoạch tẹt là “đồ giả”, chớ không ai gọi là “đồ ngụy” hết. Ví dụ như rượu giả, thuốc giả, vú giả, bạc giả... vv. Bởi vì từ ngữ hồi đó rất... thật !

Sau tháng tư 1975, tiếng “ngụy” đã theo gót... dép râu (Xin lỗi ! Chỗ này văn chương nghe chỏi lỗ tai một chút, nhưng rất... tả chân. Không thể viết “theo gót giày” như xưa nay thường viết, vì đối tượng ở đây toàn mang dép râu cả !) quân nón cối và quân mũ tai bèo vào Nam làm cách mạng...

Sau biến cố, toàn dân miền Nam đều phải đi “học tập” ba hôm. Chính trong ba hôm đó người ta mới nghe lần đầu tiên tiếng “ngụy”. Và nghe... đầy lỗ tai !

Vậy là đầu hôm sớm mai, tiếng “ngụy” được... nhét vào ngôn ngữ miền Nam một cách “ngang xương”, không cần… trưng cầu dân ý ! Mới đầu nghe lạ hoắc, không hiểu ý nghĩa sâu đậm của nó. Cũng chẳng có ai giải thích. Mà ví dụ có ai

to gan lớn mật đặt câu hỏi thì cán bộ cũng chỉ giải thích... ngang như cua thôi !

Thành ra nhân dân miền Nam hiểu tiếng “ngụy” một cách rất... tự do, và sử dụng tiếng “ngụy” rất... rộng rãi (Được “giải phóng”, có khác !). Thôi thì cái gì của miền Nam cũng đều biến thành “ngụy” ráo. Để phân biệt với “cách mạng” !.. Thằng ngụy, vợ ngụy, con ngụy, lính ngụy, chánh quyền ngụy, cơ sở ngụy, xí nghiệp ngụy, công nhân ngụy, “hàm-bà-lằng” ngụy... Và người ta nghĩ một cách rất đơn giản, rất thật thà: “Hể thấy không có đóng con dấu ngôi sao đỏ thì cứ xếp vào đồ ngụy, là ăn chắc !”.

Thật ra, khi dán cái nhãn “ngụy” lên miền Nam, “Đảng và Nhà Nước” muốn nhân dân – chủ yếu là nhân dân miền Bắc – hiểu theo định nghĩa “ngụy” là giả – giả nhân giả nghĩa, giả đạo đức, giả yêu nước thương dân – “ngụy” là đoạt của người ta mà nói là của mình, là bịp, là láo, là phiến loạn... Về sau, khi nhân dân cả hai miền đều... mở mắt, tiếng “ngụy” ít thấy dùng tới. Nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra ai mới đúng là ngụy. Lớp ngụy trang bị rơi xuống, những ngụy ngôn bị vạch trần, thì chân tướng ngụy lòi ra rõ rệt, đến người mù cũng phải thấy !

Page 49: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 49 -

Viết dài dòng để... “đả thông tư tưởng” trước khi vào chuyện.

***

Ông H là thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông làm việc ở Tổng tham mưu. Ông thuộc gia đình trung lưu. Hồi 1945, cha và anh của ông đi kháng chiến rồi đi luôn ra Bắc. Từ đó, không được tin tức gì hết. Mẹ của ông là giáo viên tiểu học, xem việc dạy dỗ trẻ con là một thiên chức. Bà thường nhắc về người cha và người anh vắng mặt, nhứt là người anh với những kỷ niệm đẹp của thời mà hai anh em còn ở chung với nhau: “Anh Hai của con thương con lắm. Đi học về là cởi trần rồi cõng con chạy cà bồng cà bồng quanh sân vừa chạy vừa hí rân như ngựa làm cho con cười hắc hắc. Mà con thì hay nhõng nhẽo với anh Hai con, đi đâu cũng bắt nó cõng hết. Còn khi nào con đòi cái gì không được, con hay vừa khóc vừa la để ba tưởng là anh Hai chọc con, ba rầy ảnh ! Tội nghiệp ! Những lúc thấy con sắp sửa làm trận như vậy, anh Hai con thường đưa đầu biểu con đánh nó đi chớ đừng khóc la, sợ ba rầy !”. Rồi bà kết luận: “Tánh tình nó tốt lắm !”.

Ông lớn lên trong vòng tay người mẹ, được giáo dục bằng tình thương, xem gia đình là căn bản, lấy đạo đức làm phương châm. Và ông giữ mãi trong lòng sự mến mộ “người anh Hai lúc nào cũng làm vui lòng em, lo lắng cho em, bảo vệ em”.

Mãi đến năm 1973, mới được tin qua một người bà con rằng cha mất đã lâu và người anh bây giờ là tướng của “ngoài đó”. Thật là bàng hoàng. Mẹ ông khóc hết nước mắt. Thời gian sau, bà nói: “Mẹ chỉ mong cho mau hết giặc, để anh em con về sống bên mẹ yên vui như ngày xưa. Chừng đó, mẹ mãn nguyện để theo ông theo bà...”. Mẹ ông qua đời vào giữa năm 1974, chưa kịp thấy cảnh “hết giặc” ra làm sao và chưa kịp gặp lại đứa con làm tướng...

***

Mấy hôm sau ngày 30 tháng tư 1975, ông tướng nhờ người bà con đưa lại nhà ông H. Xa cách đã ba mươi năm, nhưng hai anh em vẫn nhìn ra được nhau. Bởi vì họ giống nhau như đúc. Sau mấy giây ngỡ ngàng, họ xà vào ôm lấy nhau siết chặt. Cả hai đều không cầm được nước mắt. Bà H và bốn đứa con – ba trai một gái, đã lớn hết,

hai đứa đại học và hai đứa trung học cấp hai – đứng nhìn cảnh hai anh em ôm nhau, cũng bồi hồi xúc động...

Sau đó là bữa cơm gia đình để hai anh em kể cho nhau nghe những biến thiên của đời mình, của thời cuộc. Tiếp theo là ông tướng mang hành trang lại ở với gia đình ông H, để có anh có em.

Ông bà H có hai cái nhà. Cái mà ông bà đang ở với hai con học trung học, là loại vi-la lầu có sân lót gạch và vườn cây kiểng hồ cá trang trí theo kiểu Nhựt. Nhà này do ông bà tự cất lấy hồi thời các con còn nhỏ. Về sau, ông được thuyên chuyển ra miền Trung một thời gian. Ông đem hết gia đình ra ngoài đó, để nhà cho Mỹ mướn. Nhờ vậy, mấy năm sau, ông mua thêm một căn phố nhỏ cho hai đứa con trai lớn ở, khi chúng nó vừa vào đại học.

Sau khi đi xem nhà, ông anh bảo:

- To thế thì ở làm gì cho hết ? (Bây giờ ông anh nói pha giọng Bắc rất nhiều). Nguyên cái buồng ngủ thôi cũng chứa cả môt hộ bốn nhăm người đấy !

Hôm sau, ông H được người anh khuyên:

- Chú làm cái vườn như thế này là phí đất. Đào lên đi để trồng trọt khoai bắp cho các cháu có mà ăn. Phải biết tăng gia chứ !

Mới đầu, ông hơi phật ý. Nhưng, khi nhìn sang hàng xóm thấy nhà nào cũng đào cũng xới kể cả dải đất hẹp té nằm dọc theo chân tường rào phía ngoài đường, ông nghĩ: “Mình cũng phải làm như thiên hạ, cho yên thân”. Vậy là cha con ông hè hụi đập nạy cạy khượi, gạch, bê-tông, hồ cá... cho lòi đất rồi trỉa đậu trồng mì ! Khu vườn Nhụt Bổn mà ông Bà H đã tự tay xây đắp, bây giờ tan hoang lồi lõm giống như bãi đổ... xà bần. Nhà ông H bây giờ mới thật sự mang nét cách mạng !

Ông anh – tên R – làm việc ở đâu, hỏi không bao giờ nói. Chỉ thấy mỗi sáng có xe của cơ quan đến rước, chiều đưa về. Ông H, sau khi trình diện khai lý lịch , tối ngày ngồi nghe tin tức qua ra-đi-ô. Bà H không dám nấu nướng trong bếp bằng lò ga, bà sợ làm như vậy nó... ngụy quá đi, nên bà dựng ở hàng ba mấy cục gạch rồi nấu bằng củi bằng lá khô... Bà kê cạnh đó một cái bàn thấp để chén đũa mắm muối, còn nồi niêu dao thớt thì cứ bỏ nằm lỏng chỏng dưới đất bên cái thau nhôm lớn đựng nước để dùng cho việc

Page 50: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 50 -

nấu nướng rửa ráy. Nước lấy từ ống cao su trước đây dùng tưới vườn. Nước dơ thì cứ tạt... cha nó ra sân. Bà H ngồi chồm hổm làm bếp, chổng khu thổi lửa khói bay um tùm làm đôi khi bà nhớ thời thơ ấu – bốn mươi mấy năm về trước – hồi ở dưới quê với bà ngoại, bà hay nhìn bà ngoại nấu cơm như bà làm bây giờ. Chỉ khác là hồi đó chưa có cách mạng ! Ông anh có vẻ hài lòng về tác phong của bà H, nên khen: “Cô thật là sớm giác ngộ !”.

Một hôm, đài phát thanh gọi các sĩ quan ngụy đi trình diện học tập. Và nói rõ: “Đem theo tiền ăn cho một tháng”. Ông H lo lắng, hỏi ý kiến ông anh thì được trả lời:

- Chú cứ yên tâm đi học tập. Anh bảo đảm không sao hết.

Vậy là ông H hun vợ con, xách ba-lô lên đường, còn dặn:

- Ở nhà có bác Hai. Mẹ con bây cần gì thì nhờ bác, nghen.

***

Một tháng sau, không thấy ông về, bà H hỏi ông anh thì được trấn an một cách rất bình thản:

- Cô yên tâm. Vài hôm là về thôi !

Cứ thế, vài hôm rồi vài hôm... dài dài... Bà H nóng lòng, chạy đi gặp mấy bà bạn cũng là vợ sĩ quan, mới hay rằng có thể chồng đã bị chở đi luôn ra ngoài Bắc. Bà lau nước mắt, về quây quần với mấy con, ngồi đợi ông anh. Gặp ông, bà mếu máo:

- Họ chở nhà tôi đi mất rồi...

- Đi đâu mà mất ? Còn tập trung cải tạo ở trong Nam chứ phải biệt xứ đâu mà mất ? Đi học tập chứ đi tù đâu mà cô sợ.

- Nghe đồn trong trại khổ lắm. Nhờ anh can thiệp cho nhà tôi về. Dù gì anh cũng là tướng và cha đã hy sinh vì cách mạng.

- Cách mạng không phải như ngụy đâu cô ! Không có chuyện móc ngoặc bè phái. Không có chuyện tư vị nể nang. Luôn luôn xử sự có tình có lý. Chú ấy cứ học tập tốt là về ngay thôi ! Nói thế chứ... để tôi xem có làm gì được không.

Một hôm, ông anh họp các con ông H lại, khuyên:

- Ba các cháu là ngụy. Cách mạng khoan hồng gởi đi học tập cải tạo. Ba các cháu có sớm được trả về hay không là còn tùy thuộc ở thái độ học tập của ba các cháu. Và cũng tùy thuộc ở trình độ giác ngộ cách mạng của má các cháu và các cháu nữa.

- Vậy, mình phải làm sao ?

- Dễ thôi ! Bác sẽ giới thiệu các cháu vào đội thanh niên xung phong, nếu các cháu muốn giúp ba các cháu.

- Vô đó để làm cái gì, thưa bác ?

- Để phục vụ nhân dân theo khả năng của mình. Nếu các cháu có tinh thần phục vụ cao, Nhà Nước sẽ cho điểm tốt trong việc cứu xét trường hợp của ba các cháu.

Sau một lúc bàn tính, cả bọn bốn đứa đều đồng ý... xung phong. Bốn đứa được thâu nhận nhưng không cùng ở chung một đơn vị. Phân tán chúng nó ra, cô lập từng đứa một, để dễ theo dõi kiểm soát, tránh mầm móng phản loạn... Nhà Nước đi một nước cờ thật cao !

Chúng nó được đưa đi đào đất đắp nền ở các vùng kinh tế mới hay đi đào kinh làm thủy lợi. Lâu lâu mới về thăm nhà một vài hôm. Nhưng không bao giờ cùng về một lúc. Và đứa nào về cũng xác xơ hốc hác, tay chân ghẻ lở giống như bị đi đày ! Đứa con gái trước đây học năm thứ bảy dương cầm ở quốc gia âm nhạc, bây giờ tay cứng còng, không đánh nổi một bài tầm thường của hồi đó. Bà H nhìn các con mà đứt ruột. Cho nên mỗi lần đứa nào về, bà cũng chạy lo thuốc men và nấu nướng cho ăn uống tẩm bổ. Chỉ có ông anh là hài lòng và cho rằng đó là thành quả tốt đẹp của lao động !

Một hôm, ông anh bảo người em dâu:

- Bây giờ các cháu đã có Nhà Nước lo. Cô giữ làm gì đến hai cái nhà ? Đây là lúc mà cô phải chứng tỏ trình độ giác ngộ cách mạng của mình bằng cách hiến cái nhà này cho Nhà Nước để làm cơ quan phục vụ nhân dân. Như vậy, chú ấy có cơ được về sớm.

Sau vài phút suy nghĩ, bà H chỉ bằng lòng cho Nhà Nước mượn thôi.

- Ừ ! Thì cho mượn cũng được, tôi nghĩ thế. Để tôi liên hệ với các đồng chí ấy xem sao.

Page 51: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 51 -

Vậy là tuần lễ sau, bà dọn về căn phố nhỏ ở cách đó độ mười lăm phút xe đạp, nhưng thuộc về một quận khác. Sự chuyển hộ – nghĩa là dời chỗ ở, địa chỉ – không gặp khó khăn, nhờ ông anh cách mạng (Trong thời này, muốn chuyển hộ phải làm đơn xin phép nơi mình sắp dọn đến. Phải “có lý do chánh đáng” và điều này phải được chứng nhận bởi chánh quyền nơi mình đang ở ! Khi đã được nơi sắp dọn đến chấp thuận – có ký tên đóng dấu – đương sự phải vác đơn đó về trình cho chánh quyền nơi đang ở để... xin phép được di chuyển. Khi được chấp thuận – ký tên đóng dấu- mình mới được quyền dọn đi ! Rắc rối như vậy nên lúc nào cũng có một sự giải thích rất “có trình độ”: “Đằng kia có cho anh vô thì ở đây tôi mới cho anh ra. Chớ tôi cho anh ra mà đằng kia không cho anh vô thì anh... đi đâu ?”. Rõ như vậy, nhưng nhiều khi vác đơn đến “đằng kia” trước, thì bị từ chối và dĩ nhiên được giải thích cũng rất “có trình độ” không kém: “Anh phải xin phép nơi anh đang ở trước rồi mới đến đây sau. Anh có được cho đi thì tôi mới nhận cho anh đến. Chớ bảo tôi nhận cho anh đến, trong lúc anh chưa được cho đi thì làm sao được ? Phải có đi rồi mới có đến chớ ! Dễ hiểu thôi !”. Cứ lẩn quẩn loanh quanh như vậy nên việc chuyển hộ thật là khó khăn. Trong trường hợp chuyển từ tỉnh sang tỉnh hay từ vùng sang vùng thì khỏi nói, thật là “trần ai gian khổ” !).Ông tướng có “động viên” một số đồng chí trẻ trong cơ quan đến phụ dọn nhà cho bà H. Và có cho mượn một chiếc xe cam-nhông-nét – cũng của cơ quan – nên việc dọn nhà cũng nhanh. Sau đó, ông anh cho bà ký tên tờ ủy quyền để ông anh thay mặt bà quản lý cái nhà lớn mà ông đang ở. Bởi vì bây giờ, bà đã chuyển hộ thì mặc nhiên ông anh trở thành chủ hộ ở ngôi nhà đó, mà muốn sử dụng cái nhà thì phải có sự ủy quyền của chủ nhà.

Mười lăm ngày sau, bà H được biết là nguyên cả tầng trệt nhà của bà đã trở thành “tổ gạo”, còn ông anh thì vẫn ở một mình trên lầu. Nghe nói bà tướng có vào thăm chồng một lần, ở độ mười lăm hôm rồi trở về Hà Nội. Không hiểu sao ông tướng không có đưa bà vợ lại thăm cô em dâu. Cách mạng có khác !

Bẵng đi một thời gian dài gần cả năm, một hôm ông anh ghé nhà thăm bà H để báo tin đã tìm ra trại cải tạo của người em ở ngoài Bắc và chỉ vẽ

cho bà cách thức xin đi thăm nuôi, đường đi nước bước, xe cộ vv... và nhứt là những thứ cần thiết như lương khô quần áo. Nghe như vậy, bà H đã đoán ra phần nào đời sống của chồng ở ngoài đó, nên bà rớt nước mắt hỏi:

- Sao trước đây anh không nói rõ để tôi lo cho nhà tôi có đầy đủ phải hơn không ?

- Chuyện Nhà Nước, đâu nói ra được. Cô phải hiểu như thế chứ !

- Cái gì cũng che đậy. Cái gì cũng giấu giếm. Nhưng lần hồi thiên hạ đều biết hết. Bộ anh tưởng thiên hạ đui sao ?

Đến đây bỗng nghe tiếng bà hàng xóm la lớn: “Đi đâu đó nữa ? Mấy bữa nay tao nói mầy kê lại giùm mấy ông Táo kẻo mấy ổng sụm xuống thì không còn khỉ gì để nấu nướng... mà mầy cứ ăn rồi là xách đít đi hà !”. Giọng người con trai: “Bộ má tưởng con đi chơi hả ?”. Giọng bà hàng xóm: “Chớ đi đâu mà ngày nào cũng đi, mầy nói tao nghe coi !”. Giọng người con, có vẻ hảnh diện, nói rời ra từng tiếng: “Con-đi-phục-vụ-nhân-dân !”. Giọng bà hàng xóm, tức tối: “Phục vụ nhân dân ! Phục vụ nhân dân ! Con gái mẹ mầy cũng là nhân dân đây nè ! Mầy phục vụ cho nó đi ! Kẻo không chổi chà nó đơm lên đầu bây giờ !”. Ngừng một lúc, lại nói: “Cha... Lúc này nói giọng cách mạng quá há ! Phải mà ! Con mẹ buôn gánh bán bưng này hăm mấy năm nay nó kềm kẹp mầy quá mà ! Nó nhét cho mầy ăn để mầy lớn ! Nó ép mầy học để mầy khôn ! Nó ác ôn quá phải hông ? Nó ngụy quá phải hông ? Nó giả nhơn giả nghĩa quá phải hông ?”

Nghe đến đây, ông tướng nhăn mặt:

- Ăn với nói ! Rõ là không có trình độ !

Rồi ông đứng lên:

- Tôi phải vào cơ quan. Bao giờ cô được phép đi thăm nuôi, gặp chú ấy nhớ bảo tôi nhắn chú ấy luôn vững tin vào sự sáng suốt của Đảng và Nhà Nước. Ta khác ngụy ở chỗ xử sự có tình có lý và lúc nào cũng khoan hồng đối với những người biết quay về với nhân dân.

Bà H làm thinh, nhưng nhìn người anh chồng chỉ có nửa con mắt ! Lúc đó, nghe tiếng thằng con trai nhà hàng xóm: “Rồi đó ! Con kê lại mấy ông Táo rồi đó !”. Giọng bà mẹ, vẫn còn hậm hực: “Dữ hôn ! Có bao nhiêu đó mà cũng phải đợi tao

Page 52: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 52 -

nhắc năm lần bảy lượt ! Thôi ! Mầy đi phục vụ nhân dân của mầy, đi. Chiều, vác mỏ về, con mẹ ngụy này nó nấu cơm cho mà ăn”.

***

Từ ngày dọn về đây, bà H đi làm ở tổ hợp may thêu gần đó. Cũng phải đi làm như thiên hạ để đừng bị để ý theo dõi, chớ thật ra bà chưa đến nỗi túng thiếu nhờ đã cất giữ nữ trang trong nhà thay vì gởi ở ngân hàng. Bây giờ, lâu lâu bà bán một vài chỉ...

Bà hàng xóm – tên là bà Năm – có cái sạp cháo lòng ở đầu ngõ. Sáng nào, bà cũng đi bộ theo thằng con trai đạp xe ba bánh chở thùng tô dĩa muỗng đũa, thùng lòng dồi gia vị, nồi cháo lớn bằng nhôm, lò dầu hôi và mấy can nhựa đựng nước rửa chén... ra cây trứng cá nằm trên lề đường Phan Đăng Lưu (tức là đường Chi Lăng hồi trước). Ở đây, có cái sạp gỗ dựng đứng và bốn năm cái ghế gỗ nhỏ được... xiềng vào gốc cây trứng cá. Hai mẹ con mở ống khóa, hạ cái sạp rồi kê ngay ngắn dưới tàn cây. Xong, thằng con về nhà lấy xe đạp, đạp đi “phục vụ nhân dân” cho tới tối. Thành ra, đến trưa khi bán hết nồi cháo – bà chỉ bán có buổi sáng – bà thâu xếp dọn dẹp một mình ên, rồi đẩy xe ba bánh chở đồ nghề về nhà (Bà không đạp vì không biết đi xe đạp !).

Cứ vài bữa, bà lại mang biếu bà H một tô cháo lòng. Bà biết bà H là vợ thiếu tá quốc gia và chồng đi học tập nên bà hay tới lui thăm viếng để an ủi. Bà H thật cảm động. Có hôm bà nhắc chừng:

- Bà Năm cẩn thận. Có thể tụi nó theo dõi.

- Ối... Cái lũ cô hồn đó tôi đâu có sợ, cô Hai. Hồi tụi nó mới vô, bắt mình làm tờ “báo công báo tội”. Tôi phát ghét nên khai là tôi tội lỗi đầy đầu bởi vì gần hai chục năm nay tôi bán cháo lòng cho ngụy ăn chớ không cho cách mạng ăn ! Vậy mà có thấy thằng nào đụng tới tôi đâu, cô Hai !

- Coi vậy chớ cũng nên coi chừng, bà Năm à ! Nhứt là khi bà rầy la thằng nhỏ, nói đụng chạm tới họ quá, không nên.

- Tụi nó đã coi mình là ngụy thì cứ thí mạng cùi chửi cho sướng miệng. Tội vạ gì mà nín thinh ? Há ?

Nói xong, bà Năm nhếch mép cười, làm như bà đang thách đố cách mạng vậy !

***

Khi bà H được giấy phép đi thăm nuôi chồng, bà báo tin cho bà Năm và nhờ bà Năm coi chừng nhà giùm. Bà Năm mừng rỡ, làm như ông H là người nhà:

- Dữ hôn ! Tới bây giờ mới cho con người ta đi thăm nuôi. Quân ác ôn ! Được rồi, cô Hai cứ yên tâm, tôi giữ nhà cho. Mà chừng nào cô Hai định đi ?

- Chắc mười hôm nữa, bà Năm à. Để có thì giờ lo cho đầy đủ. Chớ gấp rút quá thì quên trước quên sau...

- Cô Hai nói phải đó. Đi ra tới ngoài Bắc chớ bộ gần gụi gì hay sao ?

Ngừng một chút, bà Năm cầm tay bà H lắc nhẹ:

- Cần gì thì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà...

Bà H xúc động, lí-nhí “cám ơn” mà nước mắt chảy quanh. Lạ quá ! Chỉ có mấy tiếng “mình với nhau” mà sao nghe ấm cúng vô cùng. Nhứt là trong hoàn cảnh này, trong giai đoạn này. “Mình với nhau” là sự nhận diện của những người cùng đứng về một phía. “Mình với nhau” nói lên sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ, cần nương tựa vào nhau, nâng đỡ nhau để sinh tồn. “Mình với nhau” là tình người không phân biệt giai cấp. Cho nên, khi mở rộng vòng tay, bà Năm cháo lòng chỉ cần nói có mấy tiếng đó thôi là quá đầy, quá đủ...

Hai hôm trước ngày bà H khăn gói đi thăm chồng, bà Năm qua nhà đưa một lon ghi-gô được ràng chằng chịt bằng dây thun:

- Cô Hai cho tôi gởi ổng lon thịt chà bông. Tôi làm có hơi mặn để ăn cho lâu. Tôi ém chặt và ràng kỹ, cô Hai đừng lo đường xa nó sút sổ. Cô cho tôi gởi lời thăm ổng, nghen.

Bà H “cám ơn”mà có cảm tưởng như bà Năm là người trong quyến thuộc ! Trong khi đi ra cửa, bà Năm còn quay lại nói:

- Cô Hai đi yên tâm. Tụi nhỏ của cô có về chơi thì tôi lo cơm nước cho hết. Cô nhớ viết ít chữ để lại cho tụi nó biết, nghen !

Bà H gật gật đầu, nhìn theo mà thấy bà bán cháo lòng đó còn cao cả gấp mấy mươi lần người anh chồng làm tướng của cách mạng !

Page 53: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 53 -

***

Đi thăm chồng về, bà H như già đi năm bảy tuổi. Mắt bà sưng húp, tóc tai rối bời, mặt mũi hốc hác. Bà Năm nhìn bà H, động lòng chảy nước mắt. Ngồi xuống bên bà H, bà Năm hỏi:

- Sao, cô Hai ? Khổ lắm phải không ?

Bà H mếu máo khóc, chỉ gật gật đầu chớ không nói được một lời. Bà Năm nhích lại gần, choàng tay ôm vai bà H, chửi đổng:

- Mẹ bà nó ! Quân ác ôn !

Bà H bỗng quay sang ôm chầm lấy bà Năm, khóc nức nở. Vừa khóc vừa cố gắng nói, câu nói đứt ra từng khúc:

- Ảnh... ốm... đến nỗi... tôi... nhìn... ảnh... không ra...

Đến đây, bà Năm cảm động nghẹn lời. Bà chỉ còn biết vuốt vuốt lưng bà H, giống như bà đang vỗ về người em gái.

Hôm sau, bà H đội nón lá cầm cái thơ ông H viết cho người anh để gởi gắm vợ con, đi bộ về cái vi-la của bà ở quận kế bên. Bà cố tình đi bộ, vì bà nghĩ đến chồng. Đối với những gian khổ cùng cực mà chồng bà đã chịu đựng từ bao lâu nay – theo lời kể lại của ông H – thì sự đi bộ của bà không thấm thía vào đâu hết. Nhưng, khi bà đi bộ, bà tưởng chừng như bà đang chia xẻ một phần nào những khổ dịch của chồng, người tù cải tạo.

Vi-la của bà, bây giờ thấy khác trước. Tường rào đã xây lên cao. Cổng song sắt được gắn thêm lưới sắt ô vuông. Nhìn vào trong không còn tổ gạo, mà sân thì đã được tráng xi-măng lót gạch khía sạch sẽ.

Thấy có bóng người, bà H bấm chuông. Có giọng đàn bà hỏi vọng ra, giọng Bắc:

- Ai đấy ?

- Dạ... tôi.

Một bà cỡ tuổi bà H bước ra hất hàm:

- Chị muốn gì ?

- Thưa... Tôi muốn tìm ông R. Nhà tôi có viết cho ổng cái thơ...

- Đồng chí R à ? Đồng chí ấy đã phục viên lâu rồi. Đồng chí bán nhà cho chúng tôi, xong, dọn hết về thủ đô. Thế... chị là gì của đồng chí ấy ?

Bà H choáng váng mày mặt, chỉ còn kịp tỳ người vào trụ cổng để khỏi quị xuống. Tuy nhiên, bà vẫn nghe tiếng mình nói:

- Dạ... Tôi... À... Không !

Rồi câm luôn. Thấy bên ngoài làm thinh, bà người Bắc bỏ đi vào trong, nhưng vẫn nói vói ra:

- Đồng chí R hiện ở đâu, tôi cũng không biết. Thôi, chị về đi !

Phải một lúc lâu sau, bà H mới hoàn hồn. Bà đứng thẳng nhìn vào trong. Bà bỗng thấy bà đã biến thành một người khác. Một người cứng rắn hơn, lì lợm hơn. Một người sẽ dám nhìn thẳng vào mặt kẻ địch mà chửi như bà Năm cháo lòng. Ví dụ có người anh chồng đứng trước mặt bây giờ, bà sẽ xáng cho anh ta một bạt tay – điều mà trước đây bà chẳng bao giờ dám làm dám nghĩ !

Bà H vẫn đứng thẳng, nhìn vào trong. Mắt mở to, ráo hoảnh. Môi mím chặt. Tay bà vò nát cái thơ của chồng viết. Bà vò nó mà bà không hay ! Bà chỉ cảm thấy một sự câm thù đang dâng lên làm bà trạo trực. Bà nghe buồn nôn ! Phải rồi ! Bà muốn nôn mửa lên những giả dối gian manh mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trong đầu. Bà muốn nôn mửa lên những lời lẽ giả nhân giả nghĩa mà bọn chúng nó thằng nào cũng có sẵn trên đầu môi chót lưỡi. Bà muốn nôn mửa lên những thủ đoạn xảo quyệt được ngụy trang bởi những chiêu bài yêu nước thương dân, có nghĩa có tình... mà bọn chúng nó thằng nào cũng sẵn sàng hành động. Bà muốn... Bà muốn...

Bà H liệng cái thơ nhàu nát xuống đất, phun nước miếng nghe cái phụt một cách khinh bỉ, rồi cúi lượm cái nón lá bỏ rơi khi nãy đội lên đầu, đi thẳng.

***

Mấy năm sau, ông H vẫn “còn được cải tạo”, bà H lâu lâu vẫn lặn lội đi thăm nuôi chồng, hai thằng con lớn vượt biên rồi định cư ở Úc, đứa con gái lấy chồng đánh cá ở Minh Hải, thằng con út cặp với con bạn cùng xóm mở quán cà phê vỉa hè cạnh hàng cháo của bà Năm. Còn bà Năm vẫn bán cháo lòng, lâu lâu vẫn chửi thằng con nghe giống như bà chửi Nhà Nước !

Tiểu Tử.

Page 54: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 54 -

Vào thời kỳ mà ở Hoa Kỳ kinh tế đang trì trệ, thất nghiệp gia tăng, trong khi ở bên nầy bờ Đại tây dương, thâm thủng ngân sách quốc gia trầm trọng, lan rộng trong các nước Âu châu : Tây Ban Nha, Ý, Pháp, đến đổi như Hy Lạp, chính phủ gần như phá sản, phải đưa ra những biện pháp thất nhân tâm, như giảm lương, giảm tiền hưu trí để cố gắng một cách vô vọng cứu vãn cán cân tài chính ; còn ở châu Á những thiên tai khủng khiếp cứ xãy đến cho lục địa còn nghèo khổ, chưa được phát triển mạnh nầy, khiến người dân thêm khổ sở …

Tất cả những sự kiện đó ở đầu thế kỹ thứ 21 nầy làm cho con người, không ít hay nhiều, cảm thấy buồn chán, thất vọng và nhìn tương lai qua gọng kính không được tươi sáng lắm

Nhưng con người, với bản tính sinh tồn trời ban, hơn bao giờ hết, đi tìm niềm vui, hy vọng và hạnh phúc ở một khía cạnh khác đơn giản hơn, mà trước đó, vào thời kỳ kinh tế hưng thịnh, tiền bạc thâu kiếm dễ dàng, công việc làm ăn không thiếu, những hạnh phúc, niềm vui đơn giản đó bị xem như thứ yếu, không đáng quan tâm, hay có thể nói, được đánh giá là thấp kém.

Những thứ hạnh phúc đó là gì, mà hiện nay trong thời kỳ khủng hoảng, người ta lại quí trọng ?

Người ta đã định nghĩa như thế nầy về hạnh phúc : hạnh phúc giống như hiện tượng đi xe đạp, trước hết phải học mới biết xử dụng chiếc

xe, phải tập để đừng bị ngả và khi biết đi xe đạp rồi thì phải nhuần nhuyễn đi thường thì mới thực hiện môn thề thao nầy một cách hoàn hảo. Nghĩa là : « hạnh phúc không phải là món quà trời ban mà muốn có hạnh phúc phải tự mình tìm tòi và phải dầy công tập luyện ».

Có những nhân vật đã thường xuyên xác nhận là họ rất hạnh phúc, như Matthieu Ricard ( nhà khoa họa Pháp bỏ đi tu theo Phật Giáo Tây Tạng, hiện là cộng tác viên kề cận của Đức Đạt Lai Đạt Ma ), như Desmond Tutu ( người Nam Phi, chủ trương ôn hòa và bất bạo động trong các cuộc biểu tình, vận động chống chế độ phân biệt chủng tộc (apartheid). Chính nhờ vậy ông được ban tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1984, sau đó được chỉ định làm Tổng giám mục tại Nam Phi. Với tính tình khẳng khái, dù bất bạo động , năm 2009 ông đứng đầu lá thư ngỏ gởi Trung Quốc và được 10 000 chữ ký cùng 40 nhân vật danh tiếng ủng hộ. Lá thư yêu cầu Trung Quốc không nên phỉ báng Đức Đạt Lai Đạt Ma qua những lời lẽ mà họ thường dùng ), Richard Branson ( nhà tỷ phú người Anh, giàu và nổi tiếng nhờ nhản hiệu Virgin, ông cũng là một người thích phiêu lưu và đạt được nhiều thành tích ) Mick Jagger (ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của nhóm Rolling Stones )…

Khi được hỏi họ định nghĩa thế nào là hạnh phúc, các nhân vật nổi tiếng nầy nói rằng : hạnh

Page 55: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 55 -

phúc là trong mỗi giây phút hiện hữu ta biết thưởng thức, biết tận hưởng những gì mà mình cho là vui sướng… Ta sẽ thấy hạnh phúc càng ngày càng tăng, nếu ta thỏa mản và bằng lòng với cái hạnh phúc đã được chọn lọc đó.

Có cái gì không ổn khi ngày nay chúng ta được chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng, sống trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, để giải trí có máy truyền hình, để mở mang kiến thức và học hỏi ta có đầy đủ sách vở các loại, để chống lại bịnh tật có thuốc ngừa, thế mà theo nghiên cứu, trên thế giới nầy, ở mọi nơi trên quả địa cầu con người đều cho là số phận mình chưa được tốt đẹp lắm và muốn có một tương lai rạng rở hơn, nghĩa là hạnh phúc còn là cái gì xa vời. Đó là hiện tượng mà người ta gọi “sự nghịch lý của những người Nhật Bản” (le paradoxe japonais). Thực vậy, cách đây 30 năm, người dân Nhật Bản có rất ít tiện nghi, không có điện thoại, không có hệ thống sưởi trong nhà, không có trò chơi điện tử, nhưng lúc đó, theo dò hỏi và thống kê, họ là dân tộc hạnh phúc nhất địa cầu. Vậy mà ngày nay, họ tiến bộ vượt bực, có tất cả mọi tiện nghi tân tiến, nhưng họ lại hay mắc bịnh trầm cảm, buồn chán khá đông. Tỷ lệ tự tử rất cao, đạt kỷ lục, trong số 1000 người có 25 người Nhật tự kết liễu cuộc đời. Mỗi năm, chính phủ Nhật đã hao hụt đi trong ngân sách 25 tỉ euros vì những người bị bịnh trầm cảm và tự tử bỏ việc làm. Như vậy cho thấy, tiện nghi vật chất không làm cho con người hạnh phúc và sung sướng.

Theo thống kê mỗi 4 năm của cơ quan World Values Survey, trong 46 quốc gia được thăm dò, khi hỏi về điều kiện để có hạnh phúc, đa số người dân cho là : lãnh lương cao không làm cho con người hạnh phúc, có vừa đủ để tiêu xài, chi trả mọi thứ đã đủ, nghĩa là khoảng 1200 euros mỗi tháng ( trong các nước tân tiến ) cho mỗi cá nhân.

Quan trọng nhất để có hạnh phúc, theo thứ tự là :

- có một cuộc sống lứa đôi bền vững, lâu dài, đầm ấm.

- có một việc làm đều đặn.

- có sư ổn định nơi chính phủ của quốc gia mình.

- có một nhóm bạn thân cùng chung lý tưởng để chia xẻ và tâm tình.

- có tôn giáo để tin tưởng và thực hành niềm tin của mình.

chót hết, chỉ nên xem truyền hình vừa đủ không quá độ ( nghĩa là xem truyền hình nhiều làm giảm hạnh phúc ! )

Cũng theo các nhà nghiên cứu, họ khuyên ta trao dồi hạnh phúc bằng 4 điều cần thực hiện như sau :

- đi bộ mỗi ngày ít nhất 10 phút, trong khi đi những vấn đề trong đầu óc sẽ tự nhiên có đáp số và ta sẽ thấy thư giản tinh thần.

- sống và tận hưởng phút giây hiện tại. Chẳng hạn ta đang đọc sách, hãy đọc những trang sách đó một cách bình thản, đừng để bị chia trí như nghĩ đến việc… phải đi đóng cửa sổ, phải đem rác ra bỏ ngoài đường mỗi chiều…Ta còn thì giờ để làm việc đó sau khi đọc sách xong.

- biết cám ơn những người đã đem lại ích lợi cho ta, vì như vậy là đắc nhân tâm, sẽ làm cho ta có cuộc sống an bình.

- thường nở nụ cười trên môi. Khi cười khuôn mặt ta dễ thương hơn và như vậy ta dễ chinh phục người chung quanh để mọi việc làm đều tốt đẹp. Cũng chính vì vậy, ta nên kết bạn với những người vui vẻ hay cười để cùng trao đổi với nhau trong không khí cởi mở, vui tươi.

Ngoài ra, hiện chúng ta sống vào thời đại mà sự tiêu xài, mua sắm là một hiện tượng xã hội. Chúng ta phải tiêu xài, mua sắm đôi khi một cách xa hoa để thỏa mản sự đòi hỏi trong tâm thức, để được hảnh diện đối với những người chung quanh, chứ không phải để giải đáp những nhu cầu thiết yếu trong đời sống, hay nói một cách khác là để khoa trương. Khởi đầu ta nghĩ, những sự tiêu xài, mua sắm đó sẽ đem lại cho ta sự thỏa mản, vui sướng trong tâm hồn nhưng thực sự, trái lại nó chỉ đưa ta vào cái vòng lẫn quẫn không lối thoát của sự tiêu xài hoang phí, vì chạy theo cái hiện tượng xã hội rất thịnh hành hôm nay là : tiêu thụ bừa bãi không tính toán.

Chính vì hiểu thấu điều nầy có nhiều nhóm người chủ trương, để sống hạnh phúc phải sống đơn giản không phụ thuộc vào xã hội tiêu thụ ngày nay. Những người nầy từ bỏ một số tiện nghi vật chất mà họ cho là không cần thiết. Như xin nghỉ việc ở những cơ quan dù lương cao

Page 56: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 56 -

nhưng thời gian làm việc không giờ giấc, đi sớm về khuya, làm cho đầu óc căng thẳng, dễ đưa đến tổn thương tim, nảo. Như về sống ở đồng quê yên tỉnh thay vì sống ở thành thị náo nhiệt. Như chỉ tiêu thụ rau cải, trái cây hay tất cả những gì cần thiết, do chính họ tự trồng trọt, tự chế tạo lấy. Như từ bỏ cách sống vội vả, lúc nào cũng chạy đua với thời gian, để sống an nhiên tự tại, hưởng thụ từng giây từng phút cho cá nhân và cho những người thân yêu. Như ăn rau quả, đậu bắp thay vì ăn thịt cá…

Càng lúc, số người chủ trương sống hài hòa với thiên nhiên và đi tìm cái hạnh phúc đơn giản, bình dị càng đông. Dù sống rất đơn sơ họ cho là họ hết sức hạnh phúc và không hề hối tiếc đã chọn lựa nếp sống bình dị nầy. Trong số những người đó, trước kia có người đã từng giử những chức vụ lớn, những “golden boy” đã thành công trên đỉnh cao của xã hội, nhưng nay từ bỏ lối sống xa hoa để chọn nếp sống đơn giàn.

Khi quan sát họ, những người có vẻ “lập dị” ở vào thời đại tân tiến và tiêu thụ hôm nay, ta sẽ

thấy nét rạng rỡ, vui tươi hiện ra trên khuôn mặt họ. Những người nầy không bị bịnh mất ngủ, không bị bịnh tâm thần hay trầm cảm, trái lại, họ là những người ăn ngon ngủ yên, sức khỏe tốt, nếu có bịnh thì họ lành bịnh nhanh chóng và có tuổi thọ cao hơn nhiều người khác. Đó là những người sung sướng đã tìm được cái hạnh phúc thực sự của đời mình.

Chúng ta nghĩ gì về cái hạnh phúc đó ?Hay chỉ kết luận là đi tìm hạnh phúc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hôm nay, có thể tóm gọn trong câu nói của thánh hiền đông phương ngày xưa : Tri túc, tiện túc hà thời túc (Biết đủ thì đã là đủ) hay của nhà triết học Hy Lạp Aristote đã nói từ 300 năm trước Thiên Chúa : Hạnh phúc tùy thuộc do chính chúng ta thôi (Le bonheur dépend de nous seul).

Thanh VânParis, 17/09/2010

Page 57: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 57 -

Tôi ngỡ là tôi cánh én xaBay về chốn cũ ngập đường hoa

Nơi đây ríu rít bao nồng thắmGợi lại thanh xuân tuổi ngọc ngà

Gặp gỡ chào anh học khoá nào ?Nhớ cùng một lớp , chuyện mày tao

Chưa quen , vẫn ấm tình huynh đệTâm sự trùng trùng vui biết bao !

Cái thuở học trò sau quỷ , maPhá thầy , chọc bạn chẳng ai tha

Bây giờ tuổi đã hoàng hôn xuốngNhắc những chuyện xưa thấy trẻ ra

Chuyện thầy , chuyện bạn , chuyện anh emKể lể ai còn , ai ngủ yênThành , trụ , hoại , không , vòng lẩn quẩnVô thường xoay chuyển ngậm ngùi thêm

Niềm vui vẫn trọn gặp thầy xưaThầy tuổi chất chồng , tóc đã thưaMấy đám học trò cùng quấn quítMột lòng trọng đạo lẫn tôn sư

Ba ngày vui vẻ chợt qua mauCánh én giờ đây giã biệt chàoÔi ! mái trường xưa đầy ký ứcHiện về chất ngất giữa trời cao .

Đỗ Thanh Tâm23. 06.2011

Kỷ niệm những ngày Đại Hội P.Ký lần thứ 17 - 2011

Page 58: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 58 -

Tạp ghi Phan Ni Tấn

Tháng chín gió Thu bắt đầu thổi lạnh. Buổi sáng ra sau vườn, vợ tôi nhắc tôi phải khoát thêm chiếc áo ấm để phòng cái thân đang... về già. Sau hè nhà tôi có trồng một hàng phong rậm lá. Sáng nay, nhìn những chiếc lá thu mới úa, chưa vàng run rẫy trong gió sớm làm tôi nhớ những mùa thu đã đi qua ở bên nhà.

Mùa thu, với tôi là mùa lộng lẫy nhất trong bốn mùa. Nó bàng bạc như một bức tranh hỗn độn giữa màu lá xanh chen đỏ giác vàng. Màu thu đẹp lắm nhưng mùa thu ở chốn quê người thường làm tôi sợ hãi. Bởi vì sau mùa thu là mùa đông xòng xọc kéo đến.

Cũng mùa thu trong quá khứ hay là chính cái ngày hôm nay đây, ở chốn quê người, đã âm thầm cướp đi mạng sống của một người bạn thân đã từng nuôi tôi trong những ngày hoạn nạn ở bên nhà. Và sáng nay tôi được cô em Nguyễn Hồng Thư báo tin cho biết hai cựu giáo sư trung học Nguyễn Văn Kỷ Cương và Nguyễn Tăng Chương cùng một ngày đã lặng lẽ ra đi, sau đó chúng tôi hẹn ngày mai sẽ cùng đi thăm viếng hai Thầy. Xin nói thêm ở đây, cô Nguyễn Hồng Thư là một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Toronto, rất hoạt bát, vui tính và năng động trong mọi công tác thiện nguyện, sinh hoạt cộng đồng, xã hội không phân biệt bất cứ một tôn giáo hay chủng tộc nào.

Đúng 3 giờ chiều ngày hôm sau cô Thư chở anh Trà Lũ đến đón vợ chồng tôi trực chỉ nhà quàn

Highland Funeral Home ở Scarboro, nơi đặt linh cửu của cố giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương.

Thầy Nguyễn Văn Kỷ Cương và Cô

Vừa bước vào nhà quàn tôi cảm nhận ngay cái không khí hết sức trang nghiêm và tĩnh lặng. Trong phòng, ngoài tang quyến của Thầy, đã có nhiều người đến cùng ngồi trong im lặng. Thân tâm an lạc vào giờ khắc này chính là sự duy trì chánh niệm để hộ niệm cho thân nhân người quá cố. Trong bầu không khí thiêng liêng và bí ẩn tôi có cảm tưởng như ở đây không còn có âm thanh của con người ngoài tiếng ve đang kêu buồn trong lỗ tai tôi. Sau 15 phút tĩnh tâm là Khóa Lễ Cầu Siêu của nhóm Thiền Toronto. Trong tiếng chuông mõ và tiếng tụng kinh nhỏ nhẹ, đều đều, trầm lắng như từ một cõi không nào đó vọng tới, tôi lặng lẽ nhìn Thầy nằm kia như đang say giấc điệp mà cũng có thể như đang ưu tư về một cõi không cùng. Sau Nghi Thức Siêu Độ là những

Page 59: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 59 -

bài ca bằng tiếng Việt và tiếng Anh lần lượt cất lên nghe buồn buồn: "Không đi đâu, không về đâu. Không trước mà cũng không sau. Cầm tay nhau, mến thương nhau. Rồi khi xa cũng không sầu. Vì trong bạn có tôi rồi, cũng như bạn là tôi... No coming. no going. No after, no before. I hold you close to me. I release you to be so free. Because I am in you and you are in me..." Trong phần phát biểu cảm tưởng anh Hà kể lại những kỷ niệm với Thầy trong đó anh có đọc một bài kệ Khai Thị thật hay:

Thân này không phải là tôiTôi không kẹt vào nơi thân ấyTôi là sự sống thênh thangTôi chưa bao giờ từng sinhMà cũng chưa bao giờ từng diệt...

Bên cạnh tôi là màn hình đang phát ra những tấm hình chụp Thầy lúc sanh tiền cùng gia đình và bạn bè anh em, trong đó tôi thấy có giáo sư Trần Bích Lan, tức nhà thơ Nguyên Sa, nguyên hiệu trưởng trường Văn Học, nổi tiếng dạy môn Triết học.

Trước 1975, Giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương dạy tại các trường trung học Chu Văn An, Petrus Ký, Tân Văn, Văn Học... vào thập niên 50 - 70 tại Sài Gòn. Thầy có dáng vẻ mập mạp, hiền lành, vui tính, dạy toán rất nổi tiếng. Học trò ai cũng biết Thầy có biệt tài vẽ vòng tròn hình học rất tròn; đặc biệt cùng một lúc hai tay vẽ hai vòng tròn thật tròn không suy xuyển đi đâu, nghĩa là không bị méo, không bị hở hai đầu. Tác giả các bộ sách Toán Hình Học nổi tiếng. Thầy cũng từng là dân biểu dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau 1975 Thầy và gia đình vượt biên sang định cư tại Toronto, Canada cho đến ngày mất.

GS Nguyễn Văn Kỷ Cương, chính giữa, cầm nến.

Giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương sanh ngày 30-08-1929 tại Vĩnh Long, mất ngày 07-09-2011 tại Toronto, Canada. Hưởng thọ 82 tuổi.

Hình thầy cô Nguyễn Văn Kỷ Cương trích từ trang nhà http://www.ptgdtdusa.com/id1600.html

Sau khi chia buồn với bà Phương Đàn, vợ của Giáo sư, bốn anh em chúng tôi ra xe lái đến nhà quàn Jarret thăm viếng cố giáo sư Nguyễn Tăng Chương.

Khác với bầu không khí yên tịnh của nhà quàn Highland Funeral Home, cách cấu trúc của nhà quàn Jarret thoáng hơn, thanh thản hơn. Ngoài tang quyến của Giáo sư Nguyễn Tăng Chương, người đến thăm viếng, phân ưu, cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ tỏ lòng kính trọng người quá cố cũng đông không kém gì bên Giáo sư Nguyễn Văn Kỷ Cương.

Khác một điều là bên thầy Nguyễn Văn Kỷ Cương thuộc về Phật giáo; còn bên thầy Nguyễn Tăng Chương thuộc về Thiên Chúa. Khi chúng tôi bước vào phòng, những bài Thánh ca do ca đoàn cất lên liên tục: "Sự sống này chỉ đổi thay mà không mất đi. Lúc con người nằm yên giấc ngủ mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai. Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười. Nhưng con tin rằng ngày mai trong Chúa chẳng có nỗi buồn...". Dưới sự Chủ tế của Cha Tập, mọi người cung kính đọc kinh cầu nguyện và hát Thánh ca. Có điều làm tôi ngạc nhiên không kém là bà vợ tôi đứng cạnh tôi chưa bao giờ biết hát Thánh ca, lại hát lên với cả tâm tình, không bỏ bài nào, dù bài nào bà hát cũng đều... lạc giọng. Sau đó là phần phát biểu cảm tưởng của các anh Nguyễn Hữu Kỳ (cựu chủ tịch Hội Người Việt), nhà văn Trà Lũ, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phúc, bỉnh bút Phùng Quang Tuấn...

Page 60: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 60 -

Lúc sanh tiền, giáo sư Nguyễn Tăng Chương là một nhân tài của đất nước, một nhà khoa bảng. Giáo sư các trường Võ Trường Toãn, Hồ Ngọc Cẩn, Trần Khai Nguyên, Văn Học, Chu Văn An, Petrus Ký từ 1957-1975. Tác giả các bộ sách giáo khoa: Giảng Văn, Nghị Luận Văn Chương, Văn Phạm Pháp Văn... Năm 1980 Thầy và gia đình vượt biên và định cư tại Canada... Trong thời gian còn tại Giáo sư đã tận tình giúp đõ đồng hương tỵ nạn, sáng lập Hội Việt Nhi Dị Tật mục đích gởi tiền về Việt Nam để chữa bệnh cho các cháu kém may mắn ở nơi đời. Riêng cá nhân tôi đến với thầy Nguyễn Tăng Chương bằng con đường báo chí. Ở đó chúng tôi không còn phân biệt tuổi tác, đều trở thành bạn bè anh em. Năm 1982, Giáo sư sáng lập và điều hành nguyệt san Sóng Magazine, tạp chí thông tin nghị luận văn học nghệ thuật đầu tiên tại Canada, qui tụ nhiều cây bút giá trị toàn cầu.

GS Nguyễn Tăng Chương, thi sĩ Luân Hoán và nhà văn Ngô Vương Toại

Giáo sư Nguyễn Tăng Chương sinh ngày 08-08-1933. thất lộc ngày 05-09-2011 tại Toronto, Canada. Hưởng thọ 79 tuổi.

GS Nguyễn Tăng Chương, Nhà Văn Dương Thương Ngã và Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh

Nhìn chung, tại hai nhà quàn tôi nhận thấy có nhiều khuôn mặt cộng đồng quen thuộc đến thăm viếng, phân ưu, ngoài nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương và cô Nguyễn Hồng Thư còn có anh Bùi Bảo Sơn (cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Toronto), bỉnh bút Phùng Quang Tuấn, anh chị Nghiêm Phú Phúc, Anh Lễ (Thời Báo), chị Lê Khắc Ngọc Quỳnh và gia đình, anh chị Nguyễn Ngọc Ngạn, anh chị Nguyễn Duyệt (cựu giáo sư trung học Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá), anh Hồ Văn Thừa (cựu chủ tịch Hội Người Việt), nhà thơ Trân Sa, anh Vũ Hữu Doanh, nha sĩ Nguyễn Tiến Lộc, bác sĩ Ngô Thế Hoành, luật sư Chu Văn Viên, nha sĩ Lệ Ba (nay đã xuống tóc đi tu) v.v...

Cuối cùng, mời đọc một bài thơ của nhà thơ đấu tranh Kiều Phong (Toronto) viết về sự ra đi của hai bậc Thầy đáng kính, cũng là một cách để tưởng nhớ đến những người đã khuất, những người đã từng đến đây, sống và viết cũng như từng sinh hoạt với chúng ta một thời ở nơi đời này. Họ đến rồi đi. Như bụi.

TỪ GIÃ CÕI ĐỜI

Đọc tin buồn trên báoMới hay Cồng Đồng Người Việt Toronto mất thêm hai nhân vậtCùng hành nghề Dạy HọcTrút hơi thở cuối cùng ngày cách nhau năm giờ thôiTuồi thọ gần tám bó và tám bó lẻ đôiNhư thế cũng đã lời nhiều, có phải ?

Page 61: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 61 -

Hai vị nầy tỵ nan tại Toronto hơn ba mươi năm nayNếu ai từng sinh hoạt Cồng Đồng hay Báo Chí đều biết cả haiĐó là Giáo Sư Nguyễn Văn Kỷ Cương và Nguyễn Tăng Chương , từng Chủ Nhiệm tạp chí SÓNGGần ba mươi năm trước có chút kỷ niệm nhỏ với ngườiGặp ông Nguyễn Tăng Chương trong tiệc Tân Gia cuả anh chị Thu Cúc & Ngọc AnhÔng nhận ra tôi đến bắt tay và tỏ chút cảm tình" Tôi khâm phục ông nầy Làm việc không công nhưng làm được việc"Trước mặt thân hữu tiệc tùngSố là khi ấy tôi đóng vai Quản Lý cuả tờ báo Đấu TranhTạp Chí Lửa Việt cùng phát hành hằng tháng với tờ báo SóngCó người nhận biết dù chủ trương hai tờ báo khác nhauMột nặng Đấu Tranh, một chỉ chú trọng Văn Học ngọt ngàoĐối lúc cũng va chạm vì LÝ TƯỞNG khác với LÝ TÀI , ba phải !Nay người đã An Giấc Nghìn ThuNguyện cầu Hương Linh sớm nhàn duTìm được cõi An Lành không còn cảnh khổ đau cõi thếVĩnh biệt nhị vị Cao Niên đã thoát cảnh đời dâu bể .

KIỀU PHONG ( Toronto) PHAN NI TẤN

Tái bút: Khi tôi viết xong hàng chữ cuối cùng thì lại được tin từ cô em Nguyễn Hồng Thư báo tin bà Hoàng Thị Thảo, pháp danh Diệu Thảo tức bà Doãn Quốc Sỹ vừa mất ngày hôm nay, ngày 08-09-2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Hạt cát

Có một hạt cát nhỏTrong sa mạc vô cùngBình minh về muôn ngõIm lìm nằm thủy chung

Bao nhiêu danh vọng đờiÍch gì cho hạt cátĐời còn cỏ hoa tươiLòng người còn thơm ngát

Hạt cát trong sa mạcChiếc thuyền trên dòng sôngCuộc đời tuy nhỏ béSự sống thì mênh mông

Huyền Khôngthi tập Mây Trắng Thong Dong

Un grain de sable

Il y a un petit grain de sableDans le desert infiniL'aurore de toutes parts arriveAvec fidélité, gisant dans l'immobilité

Autant d'honneur de la vieInutiles au grain de sableLa vie a encore la fleur fraîcheLe coeur humain a encore embaumé

Le gran de sable dans le désertLa barque sur le courant du fleuveLeur vie même toute petiteVivre, c'est immense

Thiên Hương PhạmJulie Shisley

Haåt caát Un grain de sable

Page 62: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 62 -

(Tiếp theo kỳ trước - DĐ32)

- Tới Camden town rồi, cho xuống đi bác tài ơi, nhà tôi ở đó, có muốn vào nghỉ xả hơi xả xú báp cho nhẹ xe rồi đi tiếp không bác tài. Chừng nào mới tới, sao lâu quá vậy. Nhà tôi xa mà tới rồi, thác gần sao chạy hoài không thấy tăm hơi trên bảng chỉ đường vậy bác tài, sao xa quá vậy ? ... Bác tài Du vẫn mộng du ''đường gần'' ... tỉnh bơ nói lại lời anh Thư :

-Từ chổ khởi hành tớ i đó không xa, trên trăm cây số, chạy khoảng một tiếng là tới liền, đâu có lâu gì !...

- Hả, anh nói s a o . . . c h ỉ k h o ản g mộ t t i ế n g t h ô i à . . . m ấy đứ a nhỏ xem dĩa phim này là dĩa thứ hai, mổi dĩa dài khoảng hai tiếng ... nãy giờ ít lắm mình chạy cũng phải gần ba tiếng rồi!

Nghe vậy bác tài mới giảm chân ga, ngừng lại xem bản đồ. Xem xong dịu dàng nhỏ nhẹ nói: đường tới thác ở phía sau lưng, phải quành đầu lại. Thế là trong xe bừng tỉnh dậy, mấy cái đầu lớn nhỏ ngưng nói ngưng xem, mở mắt nhìn

đường phụ với bác tài, không dám bỏ mặc như trước nửa. Chạy khá lâu sau mới thấy mấy chữ ''Welcome to Niagara fall'' thật to trong sâu mừng rỡ rẻ vào, tưởng chừng như nghe được tiếng thác đổ suối reo trong lòng, thở phào nhẹ nhỏm ! Chạy tới khúc quanh thấy bảng nhỏ đề chữ ''Niagara fall 150'' tôi hỏi liền:

- 150 là 150 mét? Du đáp ngắn gọn:

- 150 kilo !

- Di!n "àn Petrus K# Âu châu s$ 30/2010 - 1 -

Truy!n ng"n

Hoàng Qu!c Vi"t

Hành trình v# v$i tu%i Hai m&'i

Page 63: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 63 -

-Trời... 150 kilo... còn xa hơn lúc chưa đi nửa à! ... Bác tài Du nhỏ nhẹ tự thú ... đây là lần đầu tiên từ lúc biết lái xe tới giờ mới ''lầm đường lạc lối'' quá xa như vậy.... ''hoắc'' cả trăm dặm mới hay, nếu không nhờ mấy địa danh quen thuộc London, Camden ''thức tỉnh'' không biết bao giờ mới ''giác ngộ'' quay đầu trở lại, chắc dám vượt biên chở cả đám sang tham quan tiểu bang kế bên lắm ! Nhìn đồng hồ khoảng hai giờ... giờ anh Thư tiên đoán về tới nhà nướng barbecue!

Nhưng đó chỉ là cái lạc nhỏ, cái lạc còn có nhau, không nhằm nhò gì, vẫn vui như thường, cái lạc mất nhau mới đáng sợ, mới đáng... ''đăng báo'' !.. Rời con đường nhỏ ngoằn ngoèo vắng vẻ nhập vào xa lộ như nhập vào một dòng sông... xe!... Trước mặt, sau lưng, bên hông, toàn xe là xe, cứ thế nối đuôi sát cánh nhau chảy về thác. Ngồi trong xe thấy mây lơ lửng, tưởng xe đang trôi chớ không phải đang chạy. Con sông xe có lúc chảy vào một hồ nước khổng lồ đen thẩm, ánh sáng mặt trời như bị hút hết xuống đáy sâu làm âm u tăm tối cả một vùng ! Tới nơi dòng sông xe như ngưng chảy, ngừng trôi, người xe ngộp mắt, chật đất chật đường. Tức cảnh xe chạy rùa bò, đi bộ nhanh hơn ngồi xe, Du đề nghị xuống xe đổ bộ ! Tưởng thằng bạn mình thấy sao nói vậy rồi thôi, nghe qua rồi bỏ hay nói riêng với bạn lòng mình vì hai người có nhiều điểm nằm lòng với nhau ở đây nên tôi chẳng buồn bàn vô... nhảy chổ này, bốc chổ nào, gặp lại ở đâu... hay bàn ra...lở lạc thì sao, biết đâu mà tìm.... làm vậy không khác gì Tông Tông Thiệu... di tản chiến thuật... đem con bỏ chợ... đem quân bỏ chạy... tan hàng tự thua! Đến lúc thấy cánh cửa ngang hông tự động mở mới biết thằng bạn mình '' dám nghỉ dám làm''...bậy... như Tổng Thống... thật ! Tuy không lên tiếng phản đối sợ mất tình huynh đệ chi binh nhưng cũng không dám dại dột ''thi hành trước khiếu nai sau'' để lãnh đủ hết về sau nên đành chơi đòn lỳ... monkey see monkey do... chị Du làm sao thì mình làm vậy ! Cánh cửa tự động tiếp tục đóng mở cùng lời nhắc nhở : sao không xuống, chờ gì? ... mà ''nửa người'' bác tài vẫn ở lại ''làm lơ'' thì mình cũng cứ làm lơ ở lại... thi gan... cùng ai đó... xem ai lỳ hơn ai ! Sau cùng cũng được việc, ''nửa người'' này chịu nghe ''nửa người kia... xung phong nhảy xuống trước. Chỉ chờ thế thôi là tôi cho lính mình nhảy

theo bám sát ''con tin'' mà đi ! Băng qua mấy con đường mới thấy thác... từ xa... mới phục tài ''coi trời bằng vung'' của thằng bạn mình! Đến nơi, chưa mua vé xuống tàu thăm thác thì chị Du bảo xem nhiều lần rồi đừng mua vé cho mình, nài nỉ mấy cũng không được. Đang chần chờ nghỉ suy sợ mất ''con tin'' thì chị Du trấn an... cứ tự nhiên đi chơi vui vẻ, tôi sẽ chờ ngay tại đây, không lạc đâu mà sợ nên cũng an lòng ! Mua vé xong xếp hàng nối đuôi xuống tàu, chị Du đứng sát bên trò chuyện , bổng điện thoại di động reo vang, chị Du lấy ra nói, nói xong hớn hở nói lại : liên lạc với anh Du được rồi, xem xong anh chị và các cháu cứ dọc theo con đường dọc thác này mà đi là tới cái car park lộ thiên liền, chúng mình gắp nhau ở đó, anh Du nói nhứ vậy ! Nghe qua chới với, chưa kịp ''trăn trối'' lời cuối tối quan trọng là lở tìm nhau không ra, thì sẽ về lại phòng bán vé này chờ, thì chị Du đã vội vã nói lại lời anh Du : gặp lại nhau ở car park rồi quay mặt bước đi. Hai vợ chồng chỉ biết dõi mắt nhìn vói theo gót ''con tin''... để nhớ đường đi lối về!. Quay lại thì hàng chờ đã rẻ vào trong, không còn làm gì khác hơn là nối đuôi theo. Trong chốc lát bận rộn với niềm vui mới... mặc áo mưa theo con tàu xông pha vào vùng thác đổ, suối reo, nước sa nửa vời, cười đùa, la hét, bấm máy chụp hình... quên hẳn chuyện đã qua ! Xem xong còn thong dong mua quà kỷ niệm rồi mới tà tà theo con đường bạn nói đến điểm hẹn... theo đội hình hàng ngang đề phòng trường hơp hai bạn mình đi ngược lại rước! Đi một đoạn không xa thì thấy cái car park lộ thiên bên kia đường, không thấy bóng dáng hai bạn mình đâu, băng qua luc lọi kiếm tìm, không bỏ sót hàng nào, còn đến gần ghé mắt sát vào những xe tương cận bẩy chổ ngồi, cùng màu sắc, xem hai bạn mình có ôm nhau ngủ bù ngủ quên trong đó không, nhưng cũng không thấy. Mỏi chân ngồi nghỉ cũng phải phân tán mỏng mỗi người một nơi tiếp tục công việc ''bóng chim tăm cá'' cho có nhiều góc cạnh, không để xẩy lọt! Canh hoài không thấy gì, chán chường, mỏi mệt, đành rút quân về cứ điểm ''nằm lòng'' cuối cùng với chị Du là phòng vé...''tử thủ'' ! Về đến nơi, nghỉ chưa hết mệt thì sực nhớ ra một điểm ''nằm lòng'' nửa là chổ xuống xe đổ bộ. Biết là hai điểm đó là hai ngả hai nơi trái ngược nhau, và biết bạn mình lè phè biếng đi, dễ dầu gì chịu khôn chịu khó lội bộ tới đó nhọc xác, nhưng

Page 64: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 64 -

cũng ráng đi cho yên lòng. Đến nơi dĩ nhiên không thấy gì, chỉ thở dốc thở dài cho bớt mệt rồi mò về. Trên đường về mới bắt đầu sợ, mới bắt đầu thấm thía câu ''thân phận lạc loài tha hương xứ lạ quê người ''... theo đúng nghĩa đen của nó! Mới bắt đầu nghỉ tới Phật Trời... những lúc lâm nguy.... mới tin có Chúa ở trên cao... những khi khốn đốn... Vừa đi vừa cầu vừa ca... con quỳ lạy Chúa trên trời, sao cho con thấy được thằng bạn con... Về đến nơi, thấy vợ con vẫn đóng chốt ''ngóng trông'', tản mác mỗi người một nơi là biết lời cầu ca chưa linh... tiên Du chưa hiện! Mệt lã, rả rời, thở không ra hơi cũng ráng đến bên bạn lòng ''tố'' bạn lính hết ga cho hả giận:

Nào là... ''tham mưu'' ổng kém quá, chắc tại hồi xưa trong đơn vị chỉ chuyên làm bờ, chưa bao giờ xuống tàu tham dự một cuộc hành quân đổ bộ lần nào nên mới làm như vậy. Mới nói ra là thấy không được rồi, bởi vậy biểu nhảy anh đâu nhảy, ngu sao nhảy, người ta phải có kế hoạch rõ ràng, thả chổ này, bốc chổ nào, ra điểm hẹn không gặp thì sao, dự trù, tiên liệu, moi trong óc tất cả chuyện trục trặc bất ngờ nào có thể xảy ra để đối phó, đi tàu còn có nhiệm sở đào thoát, tàu chìm, nói gì chuyện trôi sông lạc chợ, thường tình nhi nữ này ai mà không biết!

Nào là... ổng ở đâu thì bả đó, vợ chồng đeo dính nhau như sam, thiếu hơi nhau một chút là thở không được, ngáp không nổi !

Nào là... lè phè, vô tích sự, ruột để ngoài da, bài học trăm dặm lạc đường mới đó đã quên rồi!

Nào là ...đủ thứ trên đời....chớ đâu chịu nghỉ ... đây chỉ là tai nạn của cái cellphone hiện đại mà thôi... nếu không có nó hay nó hết pin thì đâu có cú điện thoại quái ác... ''bể'' kế hoạch, mất con tin vào phút cuối này! Nói đã đời hết lời, hết hơi mới chịu ra nhiệm sở ''ngóng trông'' làm nhiệm vụ! Lựa chổ cao nhất, nổi nhất, đứng chơ vơ trên bờ tường gạch, tay vịn hàng rào cho khỏi ngã, lúc thẳng, lúc khom, vì hàng rào chỉ cao ngang gối. Mắt mỏi, chân run cũng ráng đứng đó giữ thăng bằng, không dám xuống, sợ mất thế... thấy hai chiều... mình thấy bạn mà bạn cũng thấy mình... nhờ đứng cao ráo không giống ai trên đó. Đến khi thấy một nhóm tóc đen đi ngang qua, nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt dưới chân mơi chịu nhảy xuống làm quen... nhận mặt đồng

hương, đưa tin lạc bạn : chúng tôi bên Anh qua, từ Mỹ đến bằng xe nhà với người bạn bên đó, thăm người bạn bên này ở Toronto, giờ lạc bạn mà không có số nhà, số điện thoại của ai cả nên không biết làm gì, đi đâu, cứ lẩn quẩn nơi đây mấy tiếng đồng hồ rồi. Bởi vậy, lát nữa rời đây, đi đường, nhất là về hướng car park lộ thiên dọc thác, nhờ quý vị để ý ...nếu thấy cặp vợ chồng Á Đông nào trạc tuổi tôi có điệu bộ ngơ ngác chim bay tìm đàn thì mạnh dạn hỏi dùm... có phải họ đang tìm bạn lạc không, nếu phải thì chỉ họ đến đây, được vậy chúng tôi mang ơn quý vị nhiều lắm, làm vậy là làm phước, cám ơn quý vị trước, nhớ nhé, đừng quên, chúc tất cả đi chơi vui vẻ. Gởi gió cho mây ngàn bay, đưa tin nhạn lạc vào hư không xong mới dám rời ''đài kiểm báo'' đến bên bãi cỏ ngồi nghỉ ngợi, nghỉ ngơi... gậm nhấm niềm đau lạc bạn tha hương... như bị hóc xương của mình ! Cái khổ là không biết làm gì, tính sao, để móc miếng xương đó ra. Có tiền mua tiên cũng được nhưng đứng trước cú lạc ''quốc tế'' này, có tiền cũng không tài nào mua được tài xế taxi nào chạy tới một nơi mà chỉ cho tên bạn chớ không có tên đường! Phòng vé đóng cửa, phố xá lên đèn thôi thúc phải làm chuyện gì trước khi trời tối và trước khi rời bỏ nơi này. Chổ hẹn là cái car park lộ thiên chớ không phải phòng vé, phải đến đó tìm mới mong gặp được, phải ''xung phong tuần thám'' chớ không thể ''án ngử ngăn chận'' một chổ không hẹn như thế này mãi được! Trời càng tối, người càng đông, giờ tìm thầy như thể tìm chim, coi bộ còn châm hơn ngoài biển khơi sụp ''mắt thần'' xài ''mắt thịt'', dõi nhìn bờ... một dãy đất liền đen thủi đen thui một màu, xem chổ nào ''đất hở''... đen lờn lợt mờ mờ, cây lá bớt rậm rạp um tùm hơn một chút xíu để... mò cửa sông chui vào cho sướng! Biết vậy, nhưng cũng phải gom tàn lực đứng lên làm cú chót ! Trước khi đi cũng sợ lạc mình, cẩn thận khoanh ô, định vùng, bắt chước Tề Thiên vẽ vòng tròn nhỏ trên bãi cỏ dặn dò vợ con ''tử thủ'' trong đó rồi mới chịu lên đường... cầu may...tìm phép lạ! Đến cái car parlk lộ thiên bên kia đường cũng không làm gì khác hơn là băng qua kiếm tìm một lần nữa cho đúng thủ tục hành quân... xét lầm hơn bỏ sót! Không thấy gì, không biết đi đâu trong rừng người kiến cỏ này đành thả nổi theo mấy cái mũi tên đề chữ car park... Hết cái này này đến cái khác, nhưng toàn dẫn tới những car park ngầm xuống đất, không thấy

Page 65: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 65 -

trời, chớ không thấy cái car park lộ thiên nào cả. Đã vậy, lại toàn chỉ lên những con đường lên dốc cao mới độc! Cứ thế, phóng lao phải theo lao, đến lúc không còn thấy mủi tên nào nửa thì thấy chỉ mình mình lê bước trên đồi cao... đầy sao lấp lánh... tìm sao lạc... chớ không phải tìm bạn lạc... ''lạc đề'' quá xa con đường dọc thác bạn dặn! Thế là hốt hoảng triệt thoái cao nguyên, từ bỏ cuộc tìm, quành đầu quay lại, chạy về cho nhanh! Thân bất bình, tâm bất tĩnh... nghe hơi lạnh... e trời mưa... vài giọt nước chạm mặt, không hiểu là giọt gì, sương đêm rơi hay mồ hôi trán rớt... cũng hoang mang nỗi sợ... tan hàng... vòng tròn tử thủ tan rả.... vừa chạy vừa lạy cho trời đừng mưa! Nhưng mới chạy một đoạn là ngưng ngay, không dám chạy nữa... sợ... đêm vắng tối trời... vấp đá, quàng dây, trợt vỏ chuối... té ngả không ai nâng, nằm lâu không ai đở... đất lạnh nhập vào người... vô bệnh viện... thành... vô đủ thứ... trên đời... từ... vô thân nhân... đến... vô thừa nhận... phiền phức! Về tới car park lộ thiên người đông nghẹt, tràn cả xuống đường, khó lắm mới chen chân tới bãi cỏ, nhưng bãi cỏ lại vắng tanh, bị căng dây cấm vào. Bên Anh mà gặp cảnh cấm cản bất ngờ này thì chỉ có murder, khủng bố hay tai nạn chết người mà thôi, Cảnh Sát phải phong toả, căng tape bảo vệ hiện trường. Thấy vậy là hồn phi phách tán, lòng dạ rối bời, hồn vía lên mây, bấn loạn tinh thần, hốt hoảng hoang mang... không biết chuyện gì xảy ra, vợ con thế nào... ''di tản chiến thuật'' theo rừng người kiến cỏ này hay ở lại ''tử thủ'' trên bãi cỏ dặn dò đó! Họa vô đơn chí, phúc bất tòng lai, một lúc gánh hai cú lạc này sao chiụ nỗi! Đến nước này chỉ còn cách chơi đòn liều ... phá vòng vây, xông vào vùng cấm địa... cho cảnh sát bắt rồi nhờ họ gở rối tơ lòng dùm chớ chẳng còn biết làm gì khác hơn! Chỉ lấn cấn một điều là khai quen ai, biết ai, ở đây, ở đâu, cho họ dễ tìm, dễ kiếm, chớ Lợi Trần Toronto coi bộ mơ hồ, mò kim đáy bể quá! Cái khó ''ló'' cái khôn... đến lúc này mới sực nhớ ra là mình còn một thằng bạn nữa ở đây cũng có giá, đó là Captain Cảnh, Commanding Officer của một chiếc tàu tên ''Quest'' ở Canada này. Không biết có được gì không nhưng hai chữ Cảnh Quest ghép lại như một khám phá mới mẻ mang lại một niềm hi vọng le lói trong lòng... như ngoài khơi bao la thấy chấm sáng nhấp nhô theo sóng lập lòe ẩn hiện ở chân trời xa mà tưởng là ánh chớp... hải

đăng... Cảnh Sát, Cảnh Quest rộn ràng tâm tư, rộn rả tâm hồn... Đem Cảnh Quest nhờ Cảnh Sát tìm dùm xem nó ở đâu thì truy ra Lợi Trần ở đấy liền! Nghỉ tới đó không biết có đúng không nhưng cũng lên tinh thần... dám nghỉ dám làm... bậy... để... Cảnh Sát... bắt ! Lấy hơi xong là xung phong liền ... vừa chạy vừa niệm... Nam Mô- Đại Từ - Đại Bi- Cứu Khổ -Độ Nạn -Quan Thế Âm Bồ Tát ... cho Cảnh Sát đừng... bắn... bậy... vừa quay đầu nhìn lại phía sau xem có bóng đen nào rượt theo không... nếu có là phải thắng lại liền... đưa tay lên đầu... hàng... cho đúng đường binh bị... bắt! Không thấy gì, tiếp tục chạy cầu... Quan Thế Âm Bồ Tát... cho gặp Cảnh Sát... đừng có súng như ở Anh... chớ chẳng dám đèo bồng tơ tưởng gì đến chuyện gặp tiên Du cả! Tại vụ nổ bom khủng bố Luân Đôn 7 tháng 7 xãy ra sau đó nên mới dám làm vậy chớ xãy ra trước đó thì không đời nào dám giỡn mặt tử thần, coi thường Cảnh Sát như thế! Cảnh Sát Anh Quốc không có súng thì thôi chớ có là bắn... bậy liền!... Đọc báo ít khi thấy bắn trúng... người gian!... Người ta ôm vật gì dài dài, bỏ trong bao rác đen đi bộ trên đường mà nghi người ta vác súng trường đi ăn cướp, vội vàng rút súng ngắn ra bắn ngay tại chổ... gần nhà người ta... without warning... đến lúc mở bao ra thì thấy... mấy cái chân bàn trong đó! Còn trong vụ này thì... Cảnh Sát vũ trang Ăng Lê đã ra tay... shot to kill... lầm... một người vô tội... không phải một viên mà là một băng đạn bẩy viên... vào đầu... và chỉ đầu mà thôi, không chổ nào khác... mới khiếp! Xa xa, cuối bãi, nơi vùng ''tử thủ'' dặn dò, một đôi ''nhân tình'' đang ''âu yếm'' bịn rịn níu kéo tay nhau... người đàn ông trong chiếc áo sọc ngang... ''dấu hiệu nhận bạn'' mơ ước mong gặp từ trưa đến giờ, bên cạnh người đàn bà vóc dáng quen thuộc như người đàn bà đi cạnh cuộc đời mình mấy chục năm nay... lờ mờ trong mắt... cũng chưa dám nghỉ...chạy... sợ đường xa mắt mờ... nhìn gà hoá cuốc... thấy người trong mơ! Chạy đến gần thì người đàn bà tách ra, chạy tới nắm tay... hổn hển : thấy người mặc áo sọc ngang lang thang không giống ai phía ngoài là mắt sáng lên, mừng còn hơn thấy mẹ đi chợ về, vội vàng la lên: anh Du, anh Du... rồi chạy ra nắm chặt tay ổng kéo vào không dám buông ra sợ ổng biến mất bay đi thì khổ thì vừa đúng lúc anh chạy tới... mới biết mình đang sống trong thực... tiên đã hiện ra rồi... sờ sờ trước mặt... thấy là khoẻ

Page 66: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 66 -

liền... mỏi mệt âu lo đều tan biến hết .... mừng như được tàu vớt! Đúng là gặp tiên mới sướng tột cùng như vậy! ''Ban vui'' xong, tiên cũng thấy nhột, méo miệng cười trừ rồi ái ngại nói lời lo xa chớ không còn coi trời bằng vung, đất bằng nắm tay như ngồi trên xe nữa:

- Nghĩ tới ngày đưa mày đi gặp Nữ Thần Tự Do mà tao thấy cũng lo lo!

Trên đường về tôi có chỉ cho Du cái car park lộ thiên bên kia đường ở ngã ba rắc rối, Du bảo không phải cái này. Đi hoài, đi mãi, đi hết con đường dọc thác dài ngoằn mới tới cái kia. Tới nơi, hai vợ chồng tá hoả nói nhỏ nhau nghe:

- Trời, ở đây ai tìm ra, chỉ có biết trước mới mò tới được, với lại xa quá, bởi vậy ổng bả kiên trì ''dặm chân tại chổ'' chờ mình tới cũng phải! ... Nhập vùng xong là thầy cắm câu thả neo liền, chứng nào tật nấy, như thời ở Hải Đội vậy, không chịu chạy, dưỡng máy, sợ hao dầu tốn nhớt, phí xí quách. Đến lúc thấy mặt trời đi ngủ rồi mà bạn mình vẫn chưa tới để về hai lần Charly ăn bún riêu mới chịu nhổ neo, tà tà hai máy tiến một thả trôi theo dòng người ra chổ đổ bộ... cầu may... chớ đâu biết đi đâu! Đúng là tổ đãi kẻ khù khờ, bung chuyến đầu cũng được việc, mà chỉ mới đi có nửa đường, chớ nếu cuốc bộ tới đó sẽ thấm thía câu... đường lên dốc cao là đường đầy gian khổ.... và sẽ tự nhiên vừa đi vừa cầu vừa ca... con quỳ lạy Chúa trên trời sao cho con thấy được thằng bạn con... như tôi liền! Tôi cũng không quên kể lại chuyện tìm bạn bốn phương gian nan vất vả, điên đầu nhọc xác, đứng ngồi không yên, dầu sôi lửa bỏng, không vò mà rối không dần mà đau cho thầy rõ... Từ bung xa lùng xục lục tìm trên những dốc cao mỏi chân, qua bám rào không giống ai trên ''đài kiểm báo'' run cẳng, đến bắn tin lạc bạn vào hư không, nhờ đồng hương mới quen đông đảo trên chục người đưa đi nhưng đều vô hiệu, thì thầy hồn nhiên vô tư như người ngoại cuộc tiếp lời:

- Hèn chi... lúc chờ ở dưới đó tao có nghe một đám người Việt gần đó bàn nhau về môt gia đình Việt Nam nào đó bị lạc, nhưng tao lại không nghĩ ra đó là gia đình mày. Nghe xong, chới với, hết ý kiến, phục tài vô tư, ruột để ngoài da của bạn già mình luôn, nếu thầy khôn một chút thì cả nhà mình hết khổ lâu rồi.

Lời nói đâu mất tiền muaSao thầy không hỏi cho tôi được nhờ!

Thì ra, tin nhạn lạc đàn có bay đến ''tai'' chàng nhưng tại chàng ''chậm tiêu'' không hiểu ấy thôi, uổng công tôi gởi gió cho mây ngàn bay, đánh tín hiệu SOS vào hư không. Nhạy cảm một chút là đánh hơi được liền... mấy chữ ''gia đình Việt Nam bị lạc'' gởi đi bằng bạch văn đàng hoàng chớ đâu có mã hoá phải cần đến đặc lệnh truyền tin ''cởi áo'' ra mới thấy được. Có chữ Việt với chữ lạc là đủ rồi, còn ai lạc loài đất này vào đây nữa mà lại ngại ngùng chẳng chịu hỏi dùm, tức ơi là tức, chỉ còn biết an ủi, trong cái rũi có cái may, nhờ vậy mà có chuyện... đăng báo! Vậy đó, chớ gặp lại nhau là buồn rầu sầu khổ tan biến hết, như ngoài biển động vào sông êm, mặt mày tươi tỉnh lại liền, đất trời cũng vui theo luôn.... Vì sau đó là một màn đốt pháo bông sáng đẹp trời đêm... hoa bay lên trời, hoa nở trên không, hoa rơi trên thác, xanh đỏ tím vàng, tưng bừng náo nhiệt, tiếng nổ tiếng cười, hoà nhịp vui tai, vui mắt vui lòng! Cũng vì vậy mà người đông, cũng vì vậy mà bãi vắng... căng dây cấm vào để đốt cho an toàn, cũng vì vậy mà hoảng sợ ''lạc mình'', hết hồn hết vía chạy như ma đuổi về vòng tròn Tề Thiên, cứ điểm cuối cùng của mình ở đây tìm vợ con... trong vô vọng... thì tới nơi lại gặp tất cả những gì mình muốn gặp ở đó... kết thúc chuyện ''quýt làm cam chịu''... lạc... trong Happy Ending!

Về tới nhà Cảnh khoảng hai giờ sáng, gần đúng giờ anh Thư tiên đoán, chỉ sai biệt chữ trưa mà thôi! Đến nơi vào giờ ngủ nên chủ không dám mời ăn, chỉ mời nhậu:

- Giờ này chắc no đủ cả rồi, đâu ăn nổi nữa phải không, để tao nướng vài con khô mực làm mồi lai rai chơi. Nghe qua muốn xỉu may nhờ Du cứu bồ:

- No gì, đói bỏ mẹ, có gì ăn không, nửa ngày nay không gì trong bụng! Thế là có ăn ngay, mà lại được ăn ngon mới đáng nói! Thực ra tiệc bàn sẵn sàng từ trưa, bài bản hẳn hoi... chủ đề sea-food... ghẹ luột chấm muối tiêu chanh... starter... lẩu Thái tôm thịt rau cải xanh tươi ... main court... nhưng làm rồi rồi để đó đuổi ruồi chờ khách đến... theo giờ dây thung... từ trưa, qua chiều, đến tối, suốt ngày không dám đi đâu, chỉ ở nhà trực... phôn! Đến lúc chờ hết nổi dẹp tiệm đi

Page 67: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 67 -

ngủ thì lại mò đến. Bữa ăn tuyệt vời, service hết sẩy, Rô Be tay bưng là Captain Cảnh ! Xin gởi OC Cảnh và phu nhân một cái chào tay nhà binh thật nể nang để gọi là thưởng... tip! Ăn xong tỉnh táo, khoẻ người mạnh miệng, hai thằng bắt tay ngay vào việc ''lấp biển vá tình''... đem thằng bạn ''khôn chợ dại nhà''...ở ngoài làm Captain ở nhà làm Rôbe ra ''hỏi tội''...rằng thì là...mày thế này, mày thế nọ, mày thế kia... nên nó mới nghĩ... nó là thủy thủ, còn mày là Captain... lớn quá... chơi không lại... nên... chơi lại mày... như hồi còn nhỏ... không rủ mày tới nhà nó chơi chung với tụi tao cho đã giận! Tôi còn đem biển cả ra triết lý... múa rìu qua mắt thợ : mày biết không... biển nhờ thấp mà mới vĩ đại bao la như vậy, tất cả nước sông rạch trên đời này đều chảy vào lòng nó hết... bởi vậy, là người của biển thì đừng quên... ''tấm lòng của biển'' đó! Bị tấn công bất ngờ, thằng con chới với, lạng quạng một hồi mới lấy lại thăng bằng, đem đòn ruột ra thanh minh thanh nga, bật mí luôn chuyện lòng ôm ấp mấy chục năm nay cho mọi người rõ:

- Làm gì có chuyện đó, tao nói cho tụi mày biết... vì ai mà tao qua Canada này... Nó ''kỵ'' Mỹ, sợ ở đó đau tim, rủ tao đi Canada, tao không muốn đi nhưng cũng ráng chiều theo ý nó.Bạn bè chơi với nhau hết mình như vậy thì làm gì có chuyện tao coi nó không ra ký lô nào. Tụi mày nói ra tao mới biết. Nói thật với tụi mày...

Tao sợ sóng đời hơn sóng biểnSóng trong lòng hơn sóng Đại Tây Dương!

Bạn cũ không rủ cũng tới... Đánh hơi tụi mày tới, tao cũng xách xe chạy ngang nhà nó... nhìn xe tụi mày một cái...cho đở ghiền... rồi về nhà... chờ phôn! Tôi nghe qua, ngộ liền, cảm thông ngay!... Tình bạn đến thế tột cùng, tuyệt đỉnh... Đây là chuyện thường tình... yêu nhau lắm cắn nhau đau... thân quá nên mới làm như vậy... mới đối xử nhau như xưa... như ở OCS... trong thời in prosessing vậy! Chỉ khác nhau ở chổ... xưa trai trẻ dẻo dai, lướt sóng giỏi, nên không có chuyện gì. Giờ già dở, dễ giận dỗi, lướt sóng hổng nổi, hở ra một chút là giận hờn vu vơ nên tình cứ rách dần theo thời gian là vậy, vá mệt nghỉ! Nghe bạn kể chuyện xin đi Canada làm tôi nhớ chuyện xin về Năm Căn của mình. Lúc đó cũng ngán muỗi mòng, B 40, tới tận cần cổ, được cho tăng phái ra HĐ 4 DP ở Phú Quốc không mừng mà còn buồn vì Cao văn Quân OC

8, vừa bạn lính lẫn bạn học cùng lớp từ đệ thất lên đệ nhất ở Petrus Ký theo GĐ 29 XP mới tới. Thấy bạn buồn tôi ''an ủi'' nó... ra đó tao sẽ xin về lại đây... cho nó bớt buồn... và dại dột xin về thiệt... Về lại thì GĐ 29 XP vừa mới đi... Ở lại ăn pháo kích một mình mới thấy thương và tội nghiệp cho những thằng... dám sống và dám chơi hết mình với bạn bè! Tôi có tình giống Cảnh ở điểm đó và có ''tim'' giống Lợi ở chổ này... là rời Việt Nam là để tị nạn chánh trị còn xin qua Anh là để tị nạn... tình cảm!... Phải ở khung trời khác biệt với người mình yêu thì con tim mình mới yêu trở lại được! Các bạn OC thân thương của tôi ơi, tại bên đó thừa thải bạn bè quá nên mới có chuyện... chơi- giận- hờn- xỉ- xả... dễ dàng... như khi xưa ta bé ta chơi...như vậy... chớ một mình một nước như tôi bên này thì đâu có chuyện ''xa xí phẩm'' đó. Hồi nhỏ không thù dai, mới gây lộn xong không có ai chơi thì tự động tìm đến nhau đưa bàn tay năm ngón ra biểu nhau... móc... Mười lần như một, thằng bạn mình đều móc ngón cái là ngón chơi chớ ít khi thấy nó móc ngón út cả... vì xả mày đi thì tao chơi với ai!!! Còn bây giờ sao cứ lục đục hoài, nội bộ cứ xào xáo mãi, rầu quá, lớn mà vẫn chưa khôn, phải chi cứ nhỏ dại như thời thơ ấu thì hay quá! Như tôi một mình cô đơn bên này, chờ hoài chờ mãi mà chẳng thấy cánh hải âu lạc loài nào thuyên chuyển tới ''đài kiểm báo'' London này nói chuyện cho vui nên đành phải làm bạn với ''bạn tù''... mình với ta ''chat'' với nhau đêm đêm trong computer cho đở ghiền! Với lại kinh nghiệm sáu mươi năm cuộc đời, tôi thấy thêm điều này...nói ra là bị mấy bả cười chê liền... là... bỏ vợ còn có thể lấy được... vợ khác... ngon hơn, trẻ hơn, đẹp hơn... chớ bỏ bạn là kể như đứt chến luôn, đâu lấy được thằng khác... ngon hơn... như bỏ ''dzợ già'' !!! Bạn già ''mày tao'' thấy đã, bạn trẻ ''mày tao'' thấy đau, đâu thể lấy được! Bởi vậy trước khi đi Du đề nghị làm sứ giả hoà bình, vá những mãnh tình rách dần theo năm tháng để xài lại, đắp cho ấm, vì nó thuộc loại quân dụng quý hiếm không thể thay thế được, như con tàu sau Hiệp Định Paris, chìm chiếc nào là kể như mất luôn chiếc đó chớ đâu có chuyện thay thế bổ xung chiếc khác... là tôi chịu liền, vui vẻ bắt tay ngay nhưng phải tới cuối đại hội mới vá xong. Trước hôm bế mạc, Du nói với tôi... thằng Cảnh phải đi tối nay, không thể dự dạ tiệc chiều mai với tụi mình vì phải theo OC Lịch về trước một

Page 68: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2011 - 68 -

ngày, mày có cách gì giữ nó lại không? Chiều hôm đó, sắp hàng lấy thức ăn tôi đến bên Lợi nói lại lời Du nói với tôi... thằng Cảnh đi tối nay vì phải theo thằng Lịch về, mày có cách gì để cho tao và thằng Du nhậu thêm với nó một chầu nữa không? Lợi im lìm không nói không rằng sách cái khay đến chổ Cảnh đứng... mặt mày đằng đằng sát khí như đàn anh ở OCS buổi sáng... lúc thanh tra quân phục, hất hàm hỏi:

- Bộ mày muốn ở lại chơi thêm chiều mai, Cảnh cúi đầu... gật, Lợi lạnh lùng phán:

- Vậy thì cứ ở lại rồi về chung với tao hôm sau... nói xong là xách khay đi liền. Thế là gương vở lại lành, dễ dầu gì dứt tình nhau được! Tôi âm thầm theo dõi sự việc rồi chạy tìm Du báo tin mừng, Du hớn hở cười... đùa:

- Khá lắm, mày ''đi đêm'' hay lắm, nhưng chưa hết đâu, đừng vội mừng, còn nữa, hai tay mới này không chịu đội trời chung với nhau, chơi nhau hoài, nghỉ dưỡng quân đi rồi tiếp tục làm chuyện ''lấp biển vá trời'' này với tao... mình phải thừa thắng xông lên...vá thêm được miếng nào hay miếng đó mới được!...

Các bạn thân, chúng ta sắp ca xong bài... anh ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời... Những con tầu già bây giờ như những con tầu dầu... ''lủi sóng''... chớ đâu còn lướt sóng như những con tàu chiến... ra khơi mênh mông gió, mưa, sóng ta không sờn như xưa nữa... Bởi vậy chúng mình ráng giữ cứ điểm cuối cùng của chúng ta nơi đây là ''vũng tình OCS'' cho êm để vào đó... núp sóng ... Ráng học ''tấm lòng của biển'' để giữ cho vũng tình đó lúc nào cũng tràn đầy tình thương, tràn ngập tình người, chớ đừng để vơi đi thành... vũng sình... mà vào đó... mắc cạn... mất vui! Đừng biến nó thành bãi chiến trường... gà nhà bôi mặt đá nhau...đau lòng nhức tim lắm!... Không thằng nào dám nhảy vào can ...sợ... lạc đạn...Chỉ biết hồn ai nấy giữ ...chớ đâu may mắn

như xưa... có Fifth Battalion Commander... đứng mũi chịu sào... gào:

FIFTH BATTALION... ATTENT... ION !...

gom những gót giày... dặm cùng một nhip... trước cột cờ cao! Tuy chỉ là những động tác cơ bản thao diễn-nghĩ-nghiêm tầm thường nhưng thể hiện được tinh thần... Kỷ Luật là Sức Mạnh của Quân Đội! Tôi nhớ mãi chuyện này ở OCS vào một chiều Chủ Nhật... lúc đó Fifth Battalion chúng ta đang tập họp sinh hoạt dọc hành lang trong đồ PE thì một nhóm OC Mỹ mang rác đi bỏ, lê thê lết thết với những túi bao đi ngang qua hàng quân, Battalion Commander nhà mình lúc bấy giờ là Võ Thắng, OC 3, đang thao thao bất tuyệt tiếng Việt bổng quay đầu sang một bên phang câu tiếng Mỹ:

- Use another P way, please... tiếng Yes Sir đáp lại liền, các OC Mỹ tuân lệnh răm rắp, rút lui có trât tự , ngay những người qua quá nửa hàng quân cũng quành đầu quay lại, khép nép rục rè, trông thật thương hại. Lúc đó tôi thấy Battalion Commander nhà mình thật có hồn, có uy ... bây giờ thì thấy ... nhờ kỷ luật quân trường mới nói nhau nghe như vậy!...

TIỂU ĐOÀN... TAN HÀNG... TỰ THẮNG...

Chắc bây giờ chỉ có Lê Thành Ngọc hay Nguyễn Cư ... những cựu Fifth Battalion Commander thật có hồn của TĐ THĐ chúng mình... hiện đang phục vụ ở vùng Năm Chiến Thuật... một người banh thây chiến trường, một người rã thây rừng thẳm, có ngày sanh nhưng không rõ ngày tử mới đủ uy thét gào những khẩu lệnh trên để gom bi về một mối mà thôi! Viết đến đây vào internet đọc email trong xóm nhà lá thấy Cây Mùa Xuân Mậu Tý của Tạ Quốc Quang cũng lên khá cao, gần hai thước, và còn cao nữa, cũng lên tinh thần, tập thể mình rẩy đầy những tấm lòng vàng... hợp lại ca bài... huynh đệ chi binh là gì đó vậy anh hai... cũng còn hay lắm... well done!

(còn tiếp)

Page 69: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 69 -

Bất tri tâm bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Thiên hạ ba trăm năm lẻ nữaBiết ai còn khóc Tố Như chăng?

Có lẽ ở một nơi nào đó, thi hào Nguyễn Du đã rất mãn nguyện khi thấy rằng hai trăm năm sau khi ông viết hai câu thơ này trong Độc Tiểu Thanh Kỳ, thế hệ hậu bối của ông vẫn còn nhớ đến ông và đặc biệt đã làm một công việc rất ý nghĩa bằng việc tổ chức ngày Văn Hóa vinh danh chuyện Kiều ở một nơi cách xa nơi ra đời của thi phẩm này hàng ngàn dặm.

Paris chào đón chúng tôi trong một buổi sáng mùa hè nắng nhè nhẹ. Bên cạnh những toà nhà chọc trời, những toà lâu đài cổ kính, những viện bảo tàng, những ngôi nhà thờ danh tiếng như Notre Dame nằm soi bóng bên dòng sông Seine thơ mộng lững lờ trôi, Paris còn có những con đường nho nhỏ thật dễ thương với những hàng cây rợp bóng mát phía trước những ngôi nhà được xây dựng với lối kiến trúc làm gợi nhớ lại khung cảnh của Sài Gòn năm nào. Chúng tôi đã gặp gỡ nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện ở trong một trong những ngôi nhà xinh xắn này, ở ngoại ô thủ đô Paris, một ngày trước khi chương trình "chuyện Kiều - Thơ và Nhạc" được khai mạc.

Mấy tháng trước đó, vì có mặt trong Ban Tổ Chức, chúng tôi đã chứng kiến những gian truân mà nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, nhà văn Việt Hải, cũng như các quý vị giáo sư và anh chị trong Ban Biên Tập và Ban Tổ Chức phải trải qua, từ những cố gắng làm việc ngày đêm để hoàn thành quyển sách "chuyện Kiều - Thơ và Nhạc" đúng thời gian cho ngày ra mắt, đến việc sắp xếp chương trình, các tiết mục cho các diễn giả, chương trình văn nghệ phụ diễn, khách mời, v.v. Cuối cùng thì như cụ Nguyễn Du đã viết:

Ngẫm hay muôn sự tại trờiTrời kia đã bắt làm người có thân

Trời đã không phụ lòng những người có Tâm, có lòng vì công việc bảo tồn văn hóa Việt, nhất là những con dân nước Việt xa quê hương, nên tất cả chương trình chuẩn bị đã khá chu toàn để chuẩn bị cho ngày lễ khai mạc.

Buổi sáng Chủ Nhật ngày 10 tháng 7 năm 2011, thành phố nhỏ nhưng thật dễ thương có tên gọi Bussy Saint Georges, cách thủ đô Paris khoảng 25 cây số, đã vui mừng chào đón bước chân của những người Việt và những khách người bản xứ từ khắp nơi qui tụ về, với không khí tươi vui như ngày trẫy hội. Hội trường Salle Maurice Koehl nằm trên một ngọn đồi thật đẹp với những cánh

Page 70: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 70 -

đồng cỏ đang chuyển sang màu vàng, nằm đổ dài thoai thoải trông như những cánh đồng lúa chín vàng chạy xa tít đến tận chân trời. Dù địa điểm hơi khó tìm, nhưng khoảng 1:30 chiều, chúng tôi đã thấy phòng hội trường đã không còn đủ ghế cho những quan khách đến tham dự, với con số hơn 200 người, nên những người đến trễ phải đứng phía sau.

Trước giờ khai mạc là phần triển lãm những quyển sách viết về chuyện Kiều, những CD nhạc mà nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện đã thực hiện trong đó có bộ CD gồm 7 CD phổ nhạc từ "Kim Vân Kiều" mà anh đã bỏ ra suốt năm năm dài để thực hiện, và những tác phẩm từ những hội bạn đến tham dự như Hội Ái Hữu Gia Long Âu Châu, Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam, v.v.

Mở đầu chương trình, phần quốc ca Pháp và Việt với hai lá quốc kỳ Pháp quốc và Việt Nam Cộng Hòa được các anh chị trong Ban Hợp Ca giương cao trong tiếng hát quốc ca của hai dân tộc làm mọi người cảm thấy như được gần nhau hơn, và nỗi đau thương mất nước dường như khó nguôi quên, khi chúng tôi nhìn thấy có một số người mắt như ngấn lệ. Tiếp theo đó, hai MC của chương trình là anh Trịnh Nghĩa và chị Thanh Vân lần lưọt giới thiệu những vị quan khách tham dự. Trong số những vị khách người Pháp có mặt, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của bà Dân Biểu Chantal Brunel, đại diện cho Val De Marne, ông Giám đốc chương trình xã hội Axway là Jean Paul Magis, bà đại diện cho thị trưởng thành phố Bussy Saint Goerges, và một số các vị quan khách người Pháp mà tôi không nhớ hết tên. Về phía quan khách Việt Nam, Ban Tổ Chức rất hân hạnh được đón tiếp các vị khách quý như Giáo sư Trần Thanh Hiệp, Giáo sư Lê Mộng Nguyên, nhà văn Tiểu Tử, v.v. và một số khách ở xa như Đức, Úc, Hoa Kỳ, v.v. đến dự.

Bà Dân Biểu Chantal Brunel

Sau đó, hai MC đã lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ khác thật sinh động và nhip nhàng với MC Trịnh Nghĩa phụ trách phần thông dịch sang tiếng Pháp cho những vị khách người bản xứ và MC Thanh Vân dịch diễn một số trích đoạn của chuyện Kiều đến các vị quan khách trong phần giới thiệu các bài hát Kim Vân Kiều. Trong phần phát biểu về quyển sách chuyện Kiều Thơ và Nhạc, MC Thanh Vân giới thiệu Giáo sư Phan Văn Song thay mặt Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm vì lý do sức khỏe không thể đến được, đọc bài chào mừng quan khách và giới thiệu về nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, nguời đã có công phổ toàn bộ thi phẩm chuyện Kiều với 3254 câu thành 77 ca khúc. Sau phần phát biểu của Giáo sư Phan Văn Song là phần phát biểu của Cao Minh Hưng giới thiệu về quyển sách chuyện Kiều với phần sơ lược những chủ đề được 30 tác giả đề cập đến trong quyển sách. Phần phát biểu của nhà văn Việt Hải, vì lý do sức khoẻ nên anh không thể bay từ California để đến dự được, đã được nhà văn Vũ Huy Toại từ Đức quốc thay mặt cho anh để gửi đến các vị quan khách có mặt.

Ông Giám đốc chương trình xã hội Axway Jean Paul Magis và bà đại diện cho

thị trưởng thành phố Bussy Saint Goerges.

Xen kẻ trong chương trình là những màn trình diễn văn nghệ với một số ca khúc được trích ra từ một số nhạc phẩm tiêu biểu của bộ CD Kim Vân Kiều của nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện với phần trình diễn của các ca sĩ Tố Liên, Thi Mai, Minh Hiếu, Ngọc Xuân, Quỳnh Hạnh, Ngọc Tâm, Mỹ Ly, Phương Hạnh,cô Sáu Đào, v.v. và ban nhạc gồm các nhạc sĩ Tố Liên, Hoàng Thái Phong, Nguyễn Tấn Phát. Các chị trong Hội Ái Hữu Gia Long Âu Châu thay mặt Giáo sư Phạm

Page 71: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 71 -

Thị Nhung vì lý do sức khoẻ không thể đến tham dự gửi đến khán giả một bài viết của cô với chủ đề "Khóc Tố Như" và sau đó đã rất xuất sắc trong màn trình diễn ôn lại lịch sữ oai hùng với màn biểu diễn của các nghệ sĩ đóng vai 11 vị liệt nữ của dân tộc Việt Nam trải qua các thời đại. Một tiết mục đặc sắc đã được nhiều quan khách ủng hộ là màn trình diễn của Nhóm FAVIC gồm những nghệ sĩ người Pháp nhưng đã rất xuất sắc khi trình bày các bản nhạc dân tộc như "Bà Rằng Bà Rí", trích đoạn chuyện Kiều, v.v. trong những tà áo cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Anh chị em nghệ sĩ cùng bước lên sân khấu và cất tiếng hát vang bài Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc

Cuối chương trình là màn hợp ca với tất cả các anh chị em nghệ sĩ cùng bước lên sân khấu và cất tiếng hát vang bài Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc, một sáng tác của vị nhạc sĩ lão thành, cũng là người sáng lập ra Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ là Nhạc sĩ Anh Bằng và Cao MinhHưng. Các anh chị em nghệ sĩ trên sân khấu thật bất ngờ và cảm động khi thấy khán giả cùng vỗ tay theo bài hát. Trong dịp này, chúng tôi cũng đại diện cho CLB Tình Nghệ Sĩ để chính thức giới thiệu một chi nhánh mới của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ở Châu Âu với người Hội trưởng đại diện là Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện cùng người Hội trưởng đại diện chi nhánh ở nước Đức là nhà văn Vũ Huy Toại. Buổi lễ sau đó được tiếp tục với chương trình khiêu vũ thật vui nhộn. Dù chương trình kéo dài đến hơn 7 giờ chiều, chúng tôi nhận thấy phần lớn các vị khách đến dự đều ở lại cho đến hết chương trình. Những cái quàng vai, những nắm tay xiết chặt thân tình, những lời khen ngợi,

những tràng vỗ tay cổ vũ không ngớt, những quyển sách và CD được mọi người đến hỏi mua, v.v. là những phần thưởng vô giá làm cho các anh chị em nghệ sĩ lên tinh thần và đã biểu diễn với tất cả tấm lòng của mình nên đã góp phần làm cho buổi lễ Ngày Văn Hóa chuyện Kiều - Thơ và Nhạc thật thành công và để lại những kỷ niệm đáng nhớ trong lòng mọi người khi ra về.

Những tia nắng cuối cùng của một ngày hè tháng 7 dường như bịn rịn không muốn tắt cũng như những người khách đến tham dự dường như chưa muốn chia tay nhau. Có lẽ trong lòng mọi người, ai cũng mong muốn có thêm những chương trình văn hóa Việt Nam thật đặc sắc và có ý nghĩa như vầy. Thật là một ngày đặc biệt ở Bussy Saint Georges và chúng tôi ai cũng mong ước sẽ có thêm nhiều chương trình văn hoá thật đặc sắc như ở Bussy Saint Georges ngày hôm nay được tổ chức khắp mọi nơi có in dấu chân người Việt, để cho cho các bậc tiền nhân như thi hào Nguyễn Du sẽ hãnh diện với những người con cháu Việt. Thiết nghĩ với tấm lòng và nổ lực của chúng ta nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam ở hải ngoại thì chúng ta có thể vượt qua bất cứ trở ngại nào, đúng như lời của thi hào Nguyễn Du đã viết từ 200 năm trước:

Thiện căn ở tại lòng ta,Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.

Paris, ngày 11 tháng 7 năm 2011.Cao Minh Hưng

Page 72: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 72 -

Đỗ Thị Tuyết Minh (1961-2011)

Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong. Ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những

vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng… Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà. Mái tóc buông xõa. Đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.

Lễ phát tang giản dị. Không sư, không ban hộ niệm, không lời tụng kinh, không tiếng chuông mõ. Không cha, không mục sư, không một lời nguyện cầu hướng dẫn vong linh… May mắn còn có bàn thờ hoa tươi thắm, đèn nến lung linh. Khuôn hình em tươi cười, mờ ảo sau chiếc bình hương tỏa khói trầm thơm ngát. Những vòng khăn tang trắng tự quấn cho nhau.

Chín chị em gái mấy chục năm ríu rít chia sẻ ngọt bùi. Bây giờ Tuyết Minh nằm đó, sau buổi lễ hỏa táng ngày mai em tôi thành tro, thành bụi. Chúng tôi không bao giờ trông thấy em nữa. Như có vết dao đâm nhói trong tim. Đau đớn!

Tôi lặng lẽ chú tâm cầu nguyện cho em và cả tám chị em cùng đem hết tình thương nguyện cầu:

- Ngủ đi Minh, ngủ một giấc thiên thu bình yên. Em hãy giữ tâm an lành về nơi tiên cảnh. Ở đó

Page 73: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 73 -

không còn lo âu, bon chen, tính toán… Không có đau đớn, khổ sở, muộn phiền…

- Cầu xin các đấng tối cao, Trời, Phật hay Thiên Chúa… Các Ngài hãy cứu vớt linh hồn em, hướng dẫn em về chốn Vĩnh Hằng, đời đời Hạnh Phúc trong vòng tay che chở của Các Ngài.

- Xin Tổ Tiên, Ông Bà nội ngoại, Bố, Anh Dũng, các Cô, Các Cậu linh thiêng hãy đón em, hướng dẫn, che chở em để em khỏi đi lầm đường, lạc lối.

Gia đình chúng tôi theo Phật Giáo. Bẩy tuần lễ cuối cùng, sau những suy sụp tinh thần và những đau đớn tột cùng của thể xác vì căn bệnh ung thư, em đã gặp một phái đoàn truyền giáo Tin Lành, những người bạn của thời sinh viên Berkeley. Em tin em được cứu rỗi. Em đã gặp Thiên Chúa và em xin chuyển đạo. Rất tiếc là thời gian quá ngắn nên em chưa chuẩn bị kỹ càng và gia đình chúng tôi cũng chưa quen với tín ngưỡng mới của em nên có hơi lấn cấn trong phần nghi thức tang lễ.

Mẹ chúng tôi đến, chiếc xe lăn đưa mẹ đến bên chiếc quan tài. Mẹ ôm mặt em, vật vã:

- Con ơi, con có thương mẹ không con? Sao con đành bỏ mẹ mà đi! Sao mẹ lại khổ thế này. Hết chôn anh con bây giờ đến lượt con. Con có biết mẹ khổ như thế nào không hả? Đau đớn cho mẹ quá… con ơi!…

Tiếng khóc than, tiếng kể lể của mẹ nghe thật não lòng.

- Mẹ, mẹ bình tĩnh để em ra đi cho thanh thản. Mẹ giữ gìn sức khỏe. Mẹ bình tĩnh đi… mẹ ơi…

Những giọt nước mắt lăn dài. Những tiếng khóc thút thít. Những tiếng nấc nghẹn ngào cố chận lại trong họng không để thoát ra.

Năm mươi năm về trước… Ngày mẹ tôi chuyển dạ, tôi đã đưa mẹ tôi vào nhà bảo sanh của bà Tiến ở xế cửa chợ An Đông. Ngồi ngoài phòng đợi tôi nghe rõ tiếng mẹ rên rỉ, xuýt xoa vì đau. Tiếng bà Tiến vỗ về:

- Cố lên… bà cố lên. Nào bà cố rặn đi nào…

- Sắp ra rồi. Cố nào… Rặn đi… nào… Ráng chút nữa. Ráng, ráng…

Và… Tiếng bà đỡ reo vui:

- Xong rồi! Con gái! Tài hoa lắm đây, con bé này có tràng hoa quấn cổ. Xinh đẹp, tài hoa lắm đây này…

Một lúc sau tiếng con bé khóc oe oe…

Khi bố mẹ tôi mới lập gia đình, một ông thày bói đã đoán là bố tôi sẽ có ba người con trai, không kể con gái. Bố tôi mong ba người con trai của ông sẽ anh dũng, tuấn tú, minh mẫn nên đã đặt sẵn bộ tên Anh Dũng, Anh Tuấn và Anh Minh. Anh Dũng khôn ngoan ra ngay đầu tiên nên bà và bố mẹ tôi yên chí có người nối dõi. Sau ba cô con gái, em Tuấn đã xuất hiện đúng lúc để bà khỏi mòn mỏi chờ mong. Tiếp theo em Tuấn, ba nàng Phương Nam, Quỳnh Mai, Anh Thư lần lượt ra đời. Khi mẹ tôi có mang lần này cả nhà yên chí chờ đón cu Anh Minh, tưởng là sẽ theo thứ tự như lần trước. Bụng mẹ tôi mỗi ngày một to ra nhưng không tròn cao mà xệ xuống. Lại thêm một bé gái nữa. Mẹ tôi thở dài: “Thằng Anh Minh đi lạc”. Bố tôi ngẫm nghĩ hay tại thằng nhỏ không thích tên Anh Minh nên bố tôi lấy tên Minh đặt cho con bé này: Đỗ Thị Tuyết Minh.

Hai năm sau mẹ tôi sinh thêm một bé gái cho bà và bố tôi một dây “Ngũ long công chúa” vì theo các cụ ngày xưa nếu sinh được năm cô con gái liền nhau thì bố mẹ sẽ làm ăn khấm khá. Năm con bé xinh như những con búp bê, từ con búp bê Nhật Bổn Phương Nam, mũm mĩm Quỳnh Mai, dịu dàng Anh Thư, mắt tròn xoe “Miko” Tuyết Minh đến con búp bê mắt nhung “Mi Cun” Thiên Hương. Sau Mi Cun thằng con trai thứ ba của bố mới đủng đỉnh ra đời, bố đặt tên em là Đỗ Anh Minh Duy. Cuối cùng mẹ tôi còn sản xuất cô út Đoan Thùy cho trọn vẹn một tá, mười hai người con.

Căn nhà luôn rộn rã tiếng cười đùa của một bày con nít. Chúng tôi đều mang dòng máu văn nghệ

Page 74: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 74 -

của bố, yêu văn chương, thi phú, múa hát, đàn ca… Nhà con đông, lương sĩ quan của bố tôi chỉ đủ cho những nhu cầu căn bản. Mẹ tôi phải tần tảo bán buôn để các con có cuộc sống no đủ, ăn uống phủ phê và hè được đi nghỉ mát Đà lạt, Nha Trang hay Vũng Tàu… Bố tôi đặt làm một chiếc bàn vừa rộng, vừa dài bằng đá mài màu xanh ngọc láng bóng, chiếm gần hết phòng ăn làm chỗ cả nhà tụ họp quây quần. Những buổi trưa hè nóng nực, cậu Thắng hoặc em Hạnh đạp xe sang hãng kem ở đường Nguyễn Trãi mua cả kí lô. Để tiết kiệm việc rửa ly mẹ tôi đổ kem vào chiếc thố lớn để giữa bàn, cho mỗi đứa một cái muỗng, ăn chung. Mấy con búp bê bò cả lên bàn, chổng mông lên trần, chúi đầu quanh thố kem. Nghêu, sò, ốc hến mẹ tôi cũng mua cả bao, luộc đầy một nồi rồi để cả nồi lên giữa chiếc bàn đá, cả lũ rào rào ăn như tầm ăn rỗi. Mỗi lần nhà đổ bánh xèo hay tráng bánh cuốn, mấy đứa nhỏ chia nhau chực, hễ chị đổ xong chiếc bành xèo hay tráng gần đầy đĩa bánh cuốn là bưng ngay lên chiếc bàn đá và chỉ một loáng lại có con nhỏ khác cầm chiếc đĩa không xuống bếp ngồi chờ. Buổi chiều sau khi tắm, ăn cơm tối xong cả lũ được túa ra chơi ở vỉa hè trước nhà, như một bầy cò trắng. Đồng phục nhà trường là quần áo trắng nên mẹ tôi mua cả cây vải trắng về may. Mặc sẵn ở nhà, sáng dậy đi học khỏi phải thay quần áo.

Bầy con của bố mẹ tôi cứ nhởn nhơ chơi và phởn phơ lớn. Cuối năm học nào cũng nghễu nghện vác phần thưởng về nhà. Đến tuổi dậy thì trước cửa đã có những cây si. Cả bầy lại rúc rích, ríu rít trêu chọc nhau. Những hỗn danh cho các chàng được thoải mái đưa ra, anh mũi heo, anh mù dở, anh sếu vườn, anh mập, anh lùn… Anh nào qua được cửa ải ông cụ chống nạnh gườm gườm là đến sự phán xét, chấm điểm của lũ “chào mào mổ khế”.

Ngày 30 tháng tư 75, tất cả đổi thay. Ông bố phải đi cải tạo. Hai cô chị đã lập gia đình, hai cậu con trai lớn và Vân Hạnh đi du học. Còn lại sáu đứa con gái đang tuổi lớn và trai út Minh Duy núp bóng mẹ. Mẹ tôi như gà mẹ xù lông che chở bầy gà con xao xác. Một mình mẹ phải chèo chống, đã vất vả càng vất vả hơn để các con dù không được ăn ngon nhưng không bị đói, dù không được diện đẹp nhưng không đến nỗi rách rưới tang thương. Đồ đạc trong nhà được bán đi dần dần nhưng chiếc đàn dương cầm và mấy cây đàn

ghi ta mẹ tôi không đem bán vì các con còn gì sau những giờ lao động và vất vả giúp mẹ trong việc mưu sinh. Chút thì giờ rảnh rỗi mấy chị em vẫn tụ họp nhau, thêm mấy người bạn, nhất là mấy người con của bác Giáo trong xóm cùng nhau ca hát. Anh Hai TDL làm đầu tầu lập Hội Ca Cầm.

Tưởng cứ yên bình như thế, dù nghèo vẫn tìm được những niềm vui trong hoàn cảnh thanh bần, đạm bạc. Đầu năm 1978 nhà mẹ tôi bị kiểm kê, họ niêm phong hết nhà cửa, đồ đạc và đuổi cả nhà đi kinh tế mới với tội danh gia đình ngụy, tư sản mại bản. Năm ấy Phương Nam đang học nha từ trước 75 nên được học tiếp, Mai và Thư đã xong trung học nhưng không được vào đại học, Tuyết Minh đang học lớp 11, Thiên Hương lớp 9, Minh Duy lớp 7 và Đoan Thùy mới lớp 4. Nhìn bầy con, mẹ bấm bụng thở dài. Tương lai các con đi về đâu? Muốn yên thân chẳng được yên thân. Chịu lam lũ cũng chẳng được làm người lam lũ! Mẹ tôi tìm đường đưa các con ra biển, từng đứa, từng đứa. Mẹ đành ở lại với bé út để nuôi bố trong tù. Nhờ may mắn và hồng phúc tổ tiên nên các em tôi đến bến bờ bình an và từ từ tụ hội.

Tuyết Minh mỏng manh, yếu đuối nhưng rất thông minh, xinh đẹp, tài hoa. Sang Mỹ em vừa tròn 18, bỏ lớp 12, vào thẳng đại học cộng đồng. Chỉ sau hai năm em được nhận vào trường đại học Berkeley, nhẹ nhàng lấy bằng cử nhân và cao học về ngành kỹ sư cơ khí với hạng danh dự. Dù là một khoa học gia giỏi, giữ nhiều chức vụ then chốt trong sở làm nhưng em vẫn ham mê đàn hát. Tính nết rất lãng mạn và đam mê, khi hát Minh thường để hết tâm tư nên giọng ca rất truyền cảm. Ray rứt như “ Nửa Hồn Thương Đau” (Nhạc Phạm Đình Chương) hay tha thiết trong “Nghìn Trùng Xa Cách” (Nhạc Phạm Duy) em được mệnh danh là con chim sơn ca của đại học U C Berkeley.

Tuổi trẻ, tiền bạc, danh vọng, địa vị, nhan sắc Tuyết Minh đều có. Bao chàng trai theo đuổi… Thế mà định mệnh trớ trêu em không được duyên may, phận đẹp. Đường thênh thang mượt mà hoa gấm em không đi mà bước vào những nơi chông gai, bụi rậm… Hạnh phúc gia đình tan vỡ, một nách hai đứa con thơ, vừa làm cha, vừa làm mẹ. Mạnh mẽ, can đảm, dùng nghị lực của người thiếu phụ trẻ nuôi dậy các con.

Page 75: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 75 -

Vì công việc sở Minh được đi khắp thế giới, từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi. Con người nhạy cảm và tinh tế nên Minh đã hấp thụ được tinh hoa của nhiều nền văn hóa. Nghiên cứu, tìm hiểu từ các ngành nghệ thuật, những phong tục, tập quán địa phương đến ngay cả văn hóa ẩm thực. Trong những buổi tụ họp đại gia đình Minh luôn là đầu bếp chính. Minh nấu ăn rất ngon, trình bày thật khéo và có tài đánh trống lảng để khỏa lấp chuyện thật giỏi. Khi xót xa về số phận long đong của em, mẹ hoặc các chị vừa đề cập tới là em đã vội vàng:

- Mẹ xem con rút xương con gà hay không này…

Hoặc

- Cái món Prime Rib này chị nhớ bỏ một chút rượu vang nha

Và hí hoáy ngồi viết công thức cho chị rồi cười:

- Đừng quên cho mấy giọt nước mắm… hí hí

Dù là “single mom” Minh vẫn có nhiều người tử tế muốn chắp nối nhưng nếu hai thằng con trai tỏ ý không bằng lòng thì em phải chấm dứt ngay sợ các con buồn. Mãi đến khi các con khôn lớn em mới kết bạn với “Anh hàng xóm”, được vài năm hạnh phúc, sanh thêm thằng con trai thứ ba thì tai ương ập xuống, em tôi mắc bệnh ung thư.

Hai chị em cùng bị bệnh ngặt nghèo nên đồng bệnh tương lân. Các con tôi đã trưởng thành, ba đứa con của Minh còn quá nhỏ nên lòng em trĩu nặng âu lo. Minh muốn khỏi bệnh cho nhanh nên đồng ý với bác sĩ dùng chương trình hóa trị ngắn nhất, thuốc liều mạnh nhất nên bị thuốc hành tả tơi. Các cháu ở gần phải đến trông nom dì và giúp dì những lúc dì bị ói mửa. Mái tóc dài mượt như nhung rụng dần, còn lại cái sọ tròn xoe nhẵn bóng. Chị em đến thăm xót xa. Mẹ tôi đau đớn. Đầu trọc trông em như một ni cô, vẫn trẻ, vẫn đẹp. Minh bị bệnh tất cả anh chị em lao xao. Dù đất nước mênh mông, mỗi người đều có gia đình riêng, có công việc riêng để lo toan nhưng hễ nghe tin chẳng lành là anh chị em lại tụ về thăm hỏi, chia sẻ.

Sau một năm làm “chemo” và “radiation” Minh lành bịnh, đi làm trở lại, vẫn lên sân khấu hát trong những dịp được mời để gây quỹ từ thiện. Mái tóc lại dài mượt mà như xưa.

Thảnh thơi được năm năm thì bệnh cũ tái phát… ung thư vào tới xương. Thương làm sao… Nhìn em, nhìn chị… nghẹn ngào… bác sĩ nói: Sáu tháng! Biết làm gì hơn là cầu nguyện.

- Tại sao Minh khổ vậy chị?

Nghe Minh hỏi, biết trả lời sao! Mẹ tôi đến thăm em thường và nói em lập bàn thờ Phật, niệm Phật Quan Thế Âm ngài sẽ phù hộ cho tâm hồn thanh thản. Minh tự tay xây lấy một cái am nhỏ sau vườn làm nơi thờ Phật, hàng ngày em cũng thỉnh chuông và thắp nhang nguyện cầu. Như có sự màu nhiệm, sau khi giải phẫu cắt bỏ gần hết mấy cơ quan nội tạng Minh ra khỏi bệnh viện là đi làm lại ngay, lại lo toan, tính toán, sắp xếp cho tương lai ba thằng con. May mắn Minh gặp ông thày châm cứu giỏi nên cầm cự được hơn ba năm. Nhưng sức người có hạn, ung thư tàn phá xác thân em, hệ thống miễn nhiễm không còn, gan hư, thận hỏng, xương xốp, tế bào ung thư lên đến óc… Thương quá Minh ơi… những cơn đau hành hạ xác thân em.

- Tại sao Minh khổ, chị ơi tại sao Minh khổ vậy hả chị?

Minh có biết chị buốt ruột như thế nào khi nghĩ đến nỗi đau đớn của Minh không! Đã nhiều lần chị nói với Minh tất cả đều do nghiệp lực, những nghiệp lực từ đời đời, kiếp kiếp nào đó mình đã vướng phải nên nó gàng quải ra những chuyện xảy ra ngoài ý muốn của mình. Hãy vui vẻ mà trả nghiệp và thảnh thơi mà sống, quẳng gánh lo đi, buông bỏ hết đi, vui vẻ mà sống.

Minh đã gào lên:

- Tại sao lại vô lý như vậy hả chị. Vậy mình phải trả đến bao giờ mới hết nghiệp của mình. Kiếp sau lại khổ như thế này nữa sao?

- Nếu mình không tạo thêm nghiệp xấu, mình không cố tình làm hại ai mà cố gắng làm những việc tốt lành, chăm làm việc thiện thì nghiệp cũ từ từ sẽ trả dứt. Điều cần nhất là mình giữ tâm thanh thản, buông bỏ hết hệ lụy ở đời. Những chuyện không tốt xảy ra mà mình không cố ý là do nghiệp đưa đẩy còn nếu mình cố ý làm việc xấu thì đó chính là mình tạo thêm nghiệp cho mình.

Một hôm mấy chị em đến thăm Minh, em gầy quá chỉ còn da bọc xương nhưng nét mặt rất vui.

Page 76: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 76 -

Một con cá bông lau thật to nướng vàng thơm phức

- Ốm đau mà còn bầy vẽ thế này!

- Sáng nay Minh thấy khỏe lắm nên ra chợ mua cá về nướng. Cá tươi nguyên còn bơi trong hồ đó chị.

- Chị không có can đảm chỉ con cá, họ vớt lên đập cho chết! Chị mua cá đông lạnh thôi.

- Nó đã ở trong bể cá ở chợ rồi, mình không mua cũng có người khác mua. Số nó tới ngày chết là nó phải chết thôi chị ạ. Này chị ăn thử xem, cá chắc mà ngọt thịt lắm, khác hẳn cá frozen.

Con cá thật to, đĩa rau sống tươi xanh bên đĩa bún trắng nõn, mắm nêm pha rất ngon, Minh làm bếp thật khéo. Không hẹn trước mà cũng có mặt cả Thuận, cô em liền tôi và Thùy, cô em út. Bốn chị em và tài xế của tôi là anh rể cả quây quần gói cá chấm mắm nêm và ăn đậu hủ chiên xả ớt do cô Thùy đem đến. Vừa ăn vừa ôn lại chuyện ngày xưa chị em thân thiết, đùa nghịch. Minh kể chuyện phá đám mấy anh chàng theo chị PN. Có anh chàng viết tình thư một lá dài như sớ táo quân lọt vào tay Minh, em đưa cho bố, bố cho ngay xuống ghế ngồi lên thả bom, làm mấy con nhỏ cười khoái chí vì thư tình đã bị ướp hương. Cứ thế kể lại cho nhau nghe chuyện này chuyện kia, chuyện của thời trẻ con, chuyện của thời con gái. Khi chia tay ra về tự nhiên Minh ôm các chị và bật khóc: “Hồi này Minh nghĩ đến các chị em nhiều, Minh mong gặp tất cả mọi người”. Lên xe nhìn dáng gầy còm em đứng nhìn theo mà không cầm được nước mắt.

Ngày 23/7/11 sinh nhật 50 của Minh, các chị em hẹn nhau trở về, chia việc cho nhau. Các cháu gái lớn gần gũi dì hơn, Khanh, con của Hạnh hễ cứ rảnh lại đến thăm và ngủ lại với dì. Bạn bè xa gần kéo về dự ngày sinh nhật cuối cùng của em. Tuyết Minh mặc chiếc áo đầm trắng nằm đó, leo lét như ngọn nến trước gió, cố gắng mỉm cười với mẹ, với chị em, bạn bè. Cậu Thắng từ Oklahoma cũng bay vội sang thăm.

Chỉ hai ngày sau, 25/7 /11 Tuyết Minh đã trút hơi thở cuối cùng trong sự yêu thương của toàn thể gia đình. Chúng tôi ở bên em, bất lực nhìn em, hơi thở yếu dần rồi lịm tắt. Không khóc, không khóc… bảo nhau không được khóc. Nước

mắt chảy ngược vào trong. Bảy giờ chiều, giờ định mệnh.

Em mất ngày thứ hai, chủ nhật là đám tang em.

Các anh chị em, bạn bè lên đọc tiểu sử, đọc điếu văn, nhắc kỷ niệm. Nơi tổ chức nghi lễ kiến trúc như một thánh đường, trần cao, những khung cửa sổ kính dài, cao, vuốt nhọn lên tới trần, thanh thoát. Tôi không tin ở mắt tôi. Tôi như người mộng du. Tôi chưa chấp nhận sự thật. Em tôi chết thật rồi sao. Vô lý!

Ngày hôm sau, trước khi đưa em đi, nhóm truyền giáo Tin Lành tới hát thánh ca… Rồi cả nhà đứng quanh chiếc quan tài. Nắp hòm đóng lại. Tim nhói đau. Vĩnh biệt em. Mãi mãi không bao giờ trông thấy nữa. Đoàn người lặng lẽ đi. Tám chị em gái đi hai bên chiếc quan tài. Trong đầu tôi: Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát… tiếp tục niệm hồng danh Phật. Chiếc hòm đưa vào cửa lò thiêu. Một cái bấm nút. Lửa bùng lên… Nam Mô A Di Đà Phật. Vĩnh biệt em.

Em như một áng mây tới đây và em đã trở về nơi nguyên thủy…

Đỗ Dung.

LTS : Tuyết Minh là bạn học cùng khóa 79 với Hoài, Bình,...

Page 77: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 77 -

Thử hình dung con tàu Nô-ê của những ngày sắp đến...

1. Con tàu Nô-ê trước đây hơn 4.000 năm

Khi loài người đã bắt đầu đông trên mặt đất thì họ làm nhiều tội ác xấu xa làm cho Đức Chúa Trời không vừa lòng nên Ngài muốn trừng phạt họ. Ngài phán cùng Nô-ê làm một chiếc tàu để cứu gia đình mình và các thú mỗi thứ một loài. Đây là chuyện xảy ra cách đây hơn 4.000 năm. Lúc đó Trái Đất chưa có vấn đề gì quan trọng ngoài tội ác của loài người. Môi trường sống của Trái Đất lúc đó rất tốt đẹp.

Nhưng hiện nay tội ác của nhân loại không giảm mà còn gây cho Trái Đất phải trải qua nhiều chuyện khó khăn làm thay đổi môi trường sống.

2. Môi trường hiện nay trên Trái Đất

Nhiều vấn đề đang làm xáo trộn môi trường sống của loài người và các sinh vật. Môi trường mỗi ngày một xấu thêm và không thấy dấu hiệu Trái Đất trở lại tốt đẹp như cách đây 4.000 năm. Các vấn đề hiện nay làm thay đổi môi trường gồm sự

tàn phá rừng nhiệt đới, khí hậu biến đổi, ô nhiểm không khí và gia tăng dân số v…v…

2.1 Sự tàn phá rừng nhiệt đới

Tại các vùng rừng khoảng 2/3 các loài cây và loài thú đang sống, ngoài ra hàng ngàn thổ dân trú ngụ nơi đây. Rừng cung cấp cho họ lương thực, dược liệu, nước và các vật liệu quan trọng khác. Trong khoảng 80 năm qua phân nửa diện tích rừng bị tàn phá, cứ khoảng 2 giây đồng hồ 1 diện tích bằng 1 sân vận động đã biến mất. Theo tài liệu của FIFA UEFA, 1 sân vận động rộng 105 m x 68 m = 7140 m2 . Nhiều loài thú và loài cây đang bị đe doạ nhứt là loài khỉ vì chúng cần 1 diện tích rộng lớn để sống. Tốc độ của sự đe doạ nhanh hơn 1.000 lần so với thời tiền sử. Theo các nhà khoa học thì tốc độ nhanh thêm 10 lần cho đến năm 2050.

Rừng giữ vai trò quan trọng trong sự điều hoà khí hậu địa phương và toàn cầu.

Rừng của trủng Kongo rộng 1,7 triệu km2, lớn bằng 5 lần nước Đức, đó là vùng rừng nhiệt đới đứng thứ nhì trên thế giới, là nơi sinh sống của

Page 78: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 78 -

cả triệu người lùn, là nơi trú ngụ, tìm thức ăn và dược liệu. Ở trủng Kongo 95% nước từ chu trình nước của nó tức là dự trữ và bốc hơi là do từ rừng của vùng nầy. Tàn phá rừng Phi Châu có thể làm thay đổi chu trình nước của toàn thế giới. Rừng cũng là nơi chứa khí CO2 , nước Cộng Hoà Kongo cho đến năm 2050 mất khoảng 40% diện tích và giải thoát 34,4 triệu tấn CO2 tương đương với số lượng của nước Đức thải trong không khí trên 40 năm, nếu lấy năm 2008 làm chuẩn.

Phi Châu chịu ảnh hưởng rất mạnh trong thay đổi khí hậu : hạn hán, ngật lụt, mưa bảo gây nguy hại cho nhiều người. Sự nghèo đói, tranh chấp, thiếu kiểm soát chánh trị, tham nhủng, nợ nần làm ch Phi Châu không thể vượt qua được các khủng hoảng.

Ölpalm, palmier

Tại Indonesia rừng bị tàn phá mục đích trồng cây cọ dầu ( Ölpalm, palmier ) để pha chế sô-cô-la, margarine, mỹ phẩm. Trong 20 năm qua một diện tích rừng bằng 7 triệu ha đã biến mất. Nhiều loài thú đã bị đe doạ như cọp Sumatra, voi Sumatra, tê giác Java, Orang-Utan v…v…

Các sản phẩm như Kitkat, Rama và Lätta-Margarine, Nutella, Milka sô-cô-la, bánh Balsen, bánh Prinzenrolle, Milupa, xà bông Dove, nước mỹ phẩm Penaten, kem Nivea v…v… đều có pha chế với dầu cọ.

Tại Nam Mỹ như Bra-xin rừng bị tàn phá làm đồng cỏ nuôi bò. Nhiều đạigia xây dựng lò làm thịt bò, xưởng thuộc da, nông trường trồng đậu nành làm thức ăn nuôi bò.

Từ năm 2008 cho đến nay 70 triệu ha rừng nhiệt đới đã bị hoàn toàn tiêu diệt tương đương với 20% diện tích rừng. Tổng số bò được nuôi lên đến 63 triệu con. Sản xuất thịt bò cho thị trường nội địa, cho xuất cảng và sản xuất da tăng rất

nhanh. Vào năm 2008 tổng số tiền xuất cảng da lên đến 1,9 tỷ đô-la Mỹ, thịt=5,1 tỷ đô-la Mỹ, 80% da được xuất cảng sang Hong Kong, Việt Nam, Ý cung cấp da cho các hảng Adidas, Nike, Timberland và Clarks.

Do giá thành thấp sản phẩm thịt bò của Bra-xin rất rẻ nên rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Các nhà sản xuất gồm : Bertin, JBS, Independencia, Minerva.

Rừng ở Bra-xin có thể được xem như thiên đàn thiên nhiên : 20 triệu người sống tại vùng Amazona trong đó có 200.000 thổ dân gồm 180 sắc tộc khác nhau. Họ sống hoà hợp với thiên nhiên : thức ăn, dược liệu và tất cả cái gì cần thiết cho cuộc sống. Rừng ở Amazona là một đa dạng về động vật và thực vật : 40.000 loại cây, 427 loại lưởng cư và 3.000 loại cá, 427 loại thú có vú, 1294 loại chim, 378 loại rắn, rừng Amazone hấp thụ theo ước tính 80-120 tỷ tấn C, một sản lượng rất lớn chống sự tăng nhiệt độ khí hậu.

Ngoài việc đốn gỗ có giấy phép bọn Mafia gỗ đốn lậu khắp nơi, 72% tại Amazone, 61% tại Indonesia. Nước Nga là nước rất giàu về rừng nhưng bọn Mafia cũng tổ chức đốn lậu.

Gỗ và giấy nhập vào Liên Hiệp Âu Châu được ước tính từ 16-19% là gỗ lậu. Gỗ lậu là gỗ đốn là gỗ đốn ở một khu rừng không có giấy phép đốn được chở lén lút đến khu rừng có giấy phép khai thác, ở đó bọn Mafia do đút lót khai báo là gỗ mục, gỗ hư để đem đi bán với giá rất cao, thí dụ gỗ hồng ( Rosenholz, bois de rose ) ở vườn quốc gia Massala ( Madagascar ) bán sang Mỹ với giá 2.200 US Dollar/m3, sang Trung Quốc 1.000 US Dollar/m3 dùng làm dụng cụ âm nhạc.

Rosenholz, bois de rose

Page 79: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 79 -

Rừng trên thế giới có một diện tích là 4 tỷ ha, trong khoảng 8.000 năm qua 1/3 diện tích rừng bị tàn phá.

Cách sống ở các nước kỷ nghệ làm tăng vấn đề gỗ nhiệt đới, như việc sử dụng các cốc “ Kaffee to go “ bằng giấy bồi ( Pappe ) tăng lên dữ dội. Khoảng 6 tỷ cốc đựng cà phê trong năm được đưa vào thùng rác mặc dầu đó là giấy nhưng không tái sử dụng được vì nó có tráng một chất keo.

2.2 Gây nguy hại cho thực vật và động vật

Do hành động con ngườI nhiều loại cây bị đe d oạ n hư c â y t rầm hươn g ( A q u i l a r i a malaccensis ), gỗ cho một chất dầu dùng trong kyx nghệ , tr ị bệnh. Cây rấ t hiếm tạ i Bangladesch, Ấn độ, Myanmar, Mã lai, Singapur và Sumatra.

Aquilaria malaccensis

Baillonella toxisperma

Ở Phi Châu gỗ Mahagoni, Tiama, Sapelli, Sipo rất hiếm, rừng các loại cây nầy đang bị thu hẹp. Cây Moabi ( Baillonella toxisperma ) tại Kameroun, Kongo, Gabun, Nigeria do khai thác quá mức trở nên hiếm, cây Moabi dùng để lấy dầu.

Pao rosa

Cây Pao rosa ( Swartzia fistuloides ) mọc tại Tây và Trung Phi Châu trở nên hiếm vì gỗ có vân rất đẹp.

Makoré

Cây Makoré ( Tieghemella kockelii ) bị đe doạ do khai thác quá mức, gỗ rất cứng chống mối và nấm, làm bàn ghế, thuyền, xe cộ.

Nhiều loại cây khác tại Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ bị đe doạ vì khai thác quá nhiều.

Drill

Page 80: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 80 -

Nhiều loại thú cũng cùng một số phận như các loại cây thí dụ khỉ mặt đen Tây Phi ( Drill, drill ), chúng sống từng nhóm và rất ồn aò nên thợ săn dễ tìm thấy, khỉ Bonobo o Cộng Hoà Kongo thịt ăn rất ngon, hắc tinh tinh ( Schimpanse, chimpanzé ) bị đe doạ trong các rừng ở Tây và Trung Phi Châu do săn bắn và tàn phá nơi sinh sống.

Chimpanzé

Khỉ đột miền Tây ( West-Gorilla ) ước lượng 10.000 tại Kongo, nơi sinh sống bị thâu hẹp, khỉ đột miền Đông ( Ost-Gorilla ) khoảng 650 con tại vườn quốc gia Virunga bị tàn phá vì chiến tranh.

Tại Java ( Indonesia ) tương lai của loài vượn bạc ( Silbergibbon ) không ai biết được từ khi 95% môi trường sống của chúng bị tàn phá, tổng số voi Á Châu được ước tính dưới 4.000 con, chỉ khoảng 650 con cọp Sumatra, tê giác Java ( tê giác một sừng ) dưới 60 con ở vườn quốc gia Ujong Kulon và rải rác ở Kampuchia, Lào, Việt Nam. Tê giác Sumatra ( tê giác hai sừng ) đang tranh đấu cho cuộc sống tại Sumatra, Borneo, Tây Mã lai, Myanmar và Thái lan. Khỉ Orang-Utan ở Sumatra, Kalimantan, Sabah và Sarawak có một tương lai mờ mịt.

Silbergibbon - vượn bạc

tê giác hai sừng

Tại Việt Nam vượn đen bạc má ( Weißwangen-Schopfgibbon, Nomascus leuca genys ), vượn đen tuyền ( Schwarz-Schopfgibbon, Nomascus concolour ), voọc mũi hếch ( Tonkin-Stumpfnasen-Affe, Rhinopithecus avunculus ) đang bị đe doạ trầm trọng vì khai thác rừng, canh nông và con người săn ăn thịt.

vượn đen bạc má

Page 81: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 81 -

vượn đen tuyền

voọc mũi hếch

Một loại thú hiện nay được các chuyên gia chú ý là cọp. Ba phụ loài ( Unterart, sous-espèce ) đã biến mất trong thế kỷ vừa qua đó là cọp Kaspische, cọp Java và cọp Bali. Sáu phụ loài khác vẫn còn sống : cọp Ấn độ, cọp Amur, cọp Nam Trung quốc, cọp Đông dương, cọp Mã lai và cọp Sumatra. Cọp Sumatra đang bị đe doạ vì rừng bị tàn phá dành chổ cho đồn điền cọ dầu và đồn điền làm giấy, cọp Đông dương cũng bị đe doạ trầm trọng vì các tên săn lậu bán xương sang Trung quốc để làm dược phẩm. Trong các rừng sâu giữa Thái lan, Myanmar, Nam Trung quốc,

Kampuchia, Lào và Việt Nam khoảng 350 con cọp đang sinh sống, cọp Amur khoảng 500 con; trước đây 100 năm khoảng 100.000 cọp sống tại Á Châu. Con người đang săn lậu và làm hẹp môi trường sống của chúng, hậu quả là hiện nay có khoảng 3.200. Các chuyên gia muốn tăng lên gấp đôi khoảng 6.000 con cho tới năm 2022.

cọp Java - đã biến mất

Trước đây nhiều loại thú bị chết vì nhiều nguyên do như : núi lửa, đá tinh thạch rơi, thay đổi khí CO2. Từ 150 năm nay thú bị chết vì con người : bỏ bao plastic ngoài biển, chất độc trong không khí, thay đổi khí hậu, săn bắn bán dược liệu, săn bắn ăn thịt, khai thác rừng lấy gỗ, trồng canh nông. Một nguồn nguy hiểm khác đến từ thuốc như thuốc Diclofenac; loại thuốc nầy chống viêm là thuốc dùng cho thú ở Ấn độ trong những năm 90. Từ lúc đó 99% quần thể chim kên kên Bengal biến mất. Lý do : khi chim ăn xác thú bị xử lý bằng thuốc Diclofenac thì thận của chúng bị hư.

2.3 Ô nhiểm không khí

Ô nhiểm không khí là sự hiện diện của chất lạ hay sự biến đổi trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, tạo mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn. Các thành phần gây ô nhiểm không khí có thể ở thể cứng ( bụi, bụi than ), dưới hình thức ướt ( sương mù sunphát ) hay ở thể khí ( SO2, NO2, CO ……). Có 2 nguyên do gây ô nhiểm : thiên nhiên và nhân tạo. Nguồn ô nhiểm thiên nhiên : cát sa mạc, đất trồng bị thổi bay thành bụi, núi lửa, cháy rừng. Nguồn ô nhiểm nhân tạo : nhà máy, đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch ( than đá, dầu mỏ, khí đốt v…v…) phương tiện giao thông, đốt rác thải…

Page 82: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 82 -

Khí quyển Trái Đất có cấu trúc phân lớp với nhiều tầng từ dưới lên trên : tầng đối lưu ( Troposphäre ) từ 0-15/18 km, tầng bình lưu ( Stratosphäre) từ 15/18-50 km, tầng trung quyển ( Mesosphäre ) từ 50-80 km, tầng nhiệt quyển ( Thermosphäre ) từ 80-500 km.

Các chất ô nhiểm nguy hiểm đối với con người và khí quyển là SO2, CO, N2O, CFC và CO2.

Synfua dioxyt SO2 tập trung ở tầng đối lưu có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa và do đốt nhiên liệu như than dầu mỏ, khi đốt, quặng sunfua. Khí SO2 rất độc hại với sức khoẻ con người và sinh vật, gây ra bệnh phổi và hô hấp, tạo thành mưa chua khi gặp hơi nước và mưa.

Cacbon monooxyt CO được tạo ra do đốt nhiên liệu hoá thạch thiếu oxy. Khí thải chứa CO2 thường là khói động cơ. CO rất độc đốI với con người và động vật.

Nitơ oxyt N2O do đốt nhiên liệu hoá thạch, góp phần vào hiệu ứng nhà kiến.

Clorofluorocacbon CFC được tạo ra trong ngành công nghiệp và thiết bị làm lạnh. Ở tầng cao của khí quyển CFC tạo thành Clo tác dụng vớI oxy cù ôzôn làm lớp ôzôn của Trái Đất bị mỏng dần. Lượng CFC tích tụ trong khi quyễn rất lớn cho nên mặc dầu hiện nay đã có nhiều quy định hạn chế sử dụng CFC nhưng phải một thời gian lâu dài mới loại trừ hết được ảnh hưởng của nó.

Metan CH4 và hydro sunfua H2S là sản phẩm phân hủy của chất hữu cơ trong đầm lầy, cháy rừng …Đó là các loại khí gây hiệu ứng nhà kiến và góp phần làm tăng nhiệt độ Trái Đất.

Cacbon dioxyt CO2 góp phần vào quá trình quang hợp cho cây xanh. Hàm lượng 0,03% của CO2 cân bằng với lượng sử dụng trong quang hợp. Nhưng hoạt động của con người do đốt nhiên liệu hóa thạch và tàn phá rừng làm mất cân bằng, gây ảnh hưởng tới khí hậu trên Trái Đất. Khí CO2 cùng vớI khí N2O, CHC, CH4, H2S tạo nên hiệu ứng nhà kiến làm bề mặt Trái Đất nóng dần. Các tản băng ở Bắc cực tan nhanh hơn người ta dự đoán, bề mặt nước biển dâng cao từ 0,5 đến 2 m trong thế kỷ 21. Hậu quả rất trầm trọng tại vùng biển các xứ nghèo như Việt Nam, Pakistan, Bangladesch và các đảo ở Nam Thái bình dương : nhà cửa, đất trồng trọt bị ngập lụt; thiên tai như bảo tố và nước ngập tăng nhiều hơn

và xảy ra thường xuyên hơn. Do băng đá tan nhiều nơi thiếu nước uống, hiện nay nhiều vùng cao đã bị thiếu nước trầm trọng như Tibet, Bolivien. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng : nếu Trái Đất nóng đến 3,5oC ,40-70% các loài sẽ chết.

cây colza

đậu nành - soja

Bước đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu muốn giảm khí CO2 từ các xe hơi qua nhiên liệu sinh thái ( Biosprit ) bằng cách pha nhiên liệu với cải dầu ( Rapsöl, huile de colza ), dầu đậu nành ( Sojaöl, huile de soja ) hoặc dầu cọ ( Palmöl, huile de palme ). Đậu nành phải nhập từ Argentinien, dầu cọ từ Indonexia và Mã lai. Argentinien biến các đồng cỏ và rừng khô thành đất trồng trọt đậu nành, dầu co tàn phá rừng nhiệt đới. Chương trình thực hiện chế tạo nhiên liệu sinh thái biến đổi 69.000 km2 đất trồng trọt cho đến năm 2020 và 56 triệu tấn CO2 được thoát ra không khí, tương đương với số khí của 26 triệu chiếc xe hơi, theo ước tính của Greenpeace.

Page 83: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 83 -

3. Con tàu Nô-ê cho những ngày sắp tới

Cách đây hơn 4.000 năm con tàu Nô-ê được tạo ra để cứu các loài thú, nhưng ngày hôm nay con tàu Nô-ê có thể để cứu con người, thú và thực vật, nói chung là bảo vệ Trái Đất theo ý kiến của chúng tôi với các vấn đề như sau :

3.1 Ổn định dân số

Đây là vấn đề cần được chú ý ở phạm vi toàn cầu vì dân số tăng gây ra một sự xáo trộn môi trường như phá rừng nhiều hơn, sử dụng gia tăng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng gỗ củi và tài nguyên thiên nhiên gia tăng.

Hiện nay dân số lên đến 6,848 tỷ người. Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến gia tăng khí nhà kiến. Thí dụ tại Phi Châu sự gia tăng 68% khí CO2 do gia tăng dân số, tại Bra-xin con số lên đến 76%.

Gia tăng dân số làm gia tăng 70% số trâu bò và khí Me tan CH4 tăng nhiều hơn, góp phần vào sự hâm nóng Trái Đất và phá hủy lớp ôzôn.

Gia tăng dân số có nghiã là gia tăng tiêu dùng nước trong canh nông, kỷ nghệ, sản xuất năng lượng cũng gia tăng cũng như gia tăng tiêu dùng cá nhân. Hiện nay số lượng nước đang thiếu trầm trọng tại nhiều nơi.

Các nước kỷ nghệ phát triển phải giúp các nước đang phát triển về kinh nghiệm, trang thiết bị và tài chánh để thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở mỗi quốc gia.

3.2 Phát triển nguồn năng lượng mới

Hàng năm nguồn nhiên liệu tiêu thụ có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch như dầu, than đá, than nâu, khí thiên nhiên; khối lượng nhiên liệu nầy đã thoát ra trong môi trường một lượng khí thải CO2 là 37.051.870 tấn. Năm 1750 ( trước kỷ nghệ ) số lượng CO2 chỉ có 280 ppm nhưng vào năm 2005 số lượng CO2 đo được là 379 ppm ( parts per million = nhiều phần cho 1 triệu ).

Tại Đức năm 2007 6,7% năng lượng sơ cấp đến từ năng lượng tái sinh, gồm 0,5% nước, 1% gió, 4,9% sinh khối, 0,3% từ gỗ, củi, vỏ cây …Hiện nay tại Đức năng lượng chủ yếu đến từ than nâu 12%, hạt nhân 11%, than đá 14%, khí thiên nhiên 22% và dầu hoả 34%. Nhiều nước trên thế

giới đang áp dụng công nghệ mới phát triển như xây dựng các nhà máy thủy điện, sử dụng năng lượng gió, năng lượng sinh học, khí sinh học …

Như thế nào để giử nhiệt độ chỉ tăng thêm 2o C, cho đến năm 2050 lượng khí thải phải giảm 50% so với năm 1990. Đây là lời hứa suông của 192 quốc gia tại Kopenhagen, không bắt buộc phải thực hiện. Nhưng nếu mọi quốc gia thực hiện đựơc thì đó là điều rất tốt đẹp.

3.3 Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học rất cần thiết cho con người, sự sống còn của nhân loại. Vậy con người phải bảo vệ ở những nơi mà chúng bị đe doạ.

3.4 Giáo dục môi trường

Giáo dục môi trường tạo thái độ của con người đối với môi trường, việc nầy cần được xây dựng và áp dụng trong mọi tầng lớp xã hội thông qua mọi phương tiện sẳn có, từ việc đơn sơ như giải thích đời sống sinh vật, cây cỏ đến việc bảo vệ chúng. Giáo dục môi trường áp dụng ở trường học từ tiểu học, trung học đến đại học. Ngoài ra các nơi đào tạo cần trao đổi thông tin khoa học và kỷ thuật từ kềt quả đã gặt hái cho các hội viên khác.

4. Tài liệu tham khảo

* Martin Kappas : Klimatologie - Spektrum, 2009

* Greenpeace Nachtrichten : Klimakiller im Tank - Nr.1/2011

* Greenpeace : Die Fantastischen Sieben - Die letzten Urwälder der Erde

* Philipp Kohlhöfer : Operation geplunder Wald - Geo, April 2010

* Sara Oldfield : Tropische Regenwälder - Pabel-Moewig Verlag, 2002

Trương Hoàng Lâm.

Page 84: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 84 -

Ban liên lạc Thầy Cô & cựu học sinh Petrus Ký - Lê Hồng Phong vô cùng thương tiếc báo tin :

Cô Nguyễn Thị Sâm giáo sư Vạn Vật trường Trung Học Petrus Ký từ trần ngày 24-5-2011. Linh cữu quàn tại nhà số 157 đường số 22 khu dân cư Bình Phú (gần siêu thị Metro) Quận 6 TP.HCM. Lễ động quan ngày 27-5-2011.

Ban liên lạc thành kính phân ưu cùng gia đình Cô Nguyễn Thị Sâm & cầu chúc hương hồn Cô sớm siêu thoát.

TTMinh

Thưa Thầy

Cám ơn Thầy đã thông báo cho biết tin.

Xin được đại diện Hội Petrus Ký Nam Cali Thành Kính Phân Ưu cùng với gia đình Cô Nguyể thị Sâm cầu chúc hương hồn cô dược sớm về cõi vĩnh hằng

Hội Trưởng Petrus Ký nam California Dat Vo

Kinh gửi Thầy Cô và các bạn Tối 25/5/2011, các bạn Ng v Nghia 4/2 12B3, Hoàng bá Trung 4/2 12B2, Dg minh Dũng 4/3 12B2, và N m Nghĩa 4/4 12b5 đã đến viếng và phúng điếu tại đám tang Cô Sâm.

Gia đình Cô Sâm từ khu nhà sau trường Pky về đây được 4 năm nay.

Con gái của Cô Sâm, Cô Thuỳ Khanh là Bác Sỹ tại Bv Đại Học Y Dược cho biết số tiền phúng điếu sẽ làm tư thiện.

Ngoài phần viếng của Pky 65 72 và Hội Ái Hữu CHS Pky Úc Châu, trước đó có thấy vòng hoa của nhóm Pky 70 77.

Kính mời Thầy Cô và các bạn xem hìnhKính chàoN M Nghia

Page 85: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 85 -

Kính gửi Thầy Cô và các bạn hữu,

Cô Nguyễn Thị Sâm vừa từ trần ngày 24.5.2011, hưởng thọ 81 tuổi. Tang lễ được tổ chức tại tư gia số 157 đường số 22 khu dân cư Bình Phú quận 6. Lễ động quan sáng 27.5.2011. Số điện thoại di động của con gái cô Sâm là Bác sĩ Lê Nguyễn Thùy Khanh (cũng là cựu học sinh trường): +84903620565.

Xin kính báo.

Võ Anh DũngPK 66 72, HT LHP.

Nhóm PKy 65 72 xin chia buồn cùng gia đình Cô Sâm, chúc hương hồn Cô sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.Nhom 65 72 sẽ đi viếng vào tối nay 25/5/2011.Có phúng điếu.Tập trung 7g30 tối 25/5 tại nhà Dũng Mì xào. hoặc 8g tại số 157 đường số 22...Kính chàoN M Nghia

Thành kính gửi lời chia buồn với gia quyến cô Sâm; giáo sư Sử Địa Petrus Ký.

Là học sinh của cô trong năm học 1964-1965, tôi cầu mong hương hồn Cô sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.

Trần Hữu Vinh , Petrus Trương Vĩnh Ký, 1960-1967

Xin chia buồn cùng gia quyến cô Sâm;Kính chúc hương hồn Cô sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.Tôi đang ở Bỉ!Nguyễn Đăng Hưng, Petrus ký (1954-1959)

Quý Cô, Quý Thầy, Đại Sư Huynh Petrus Ký, các bạn đồng môn thân mến.

Sáng nay vừa nhận được tin buồn từ Sài Gòn,

Cô Sâm cựu giáo sư trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn vừa từ trần;

Thay mặt anh chị em Petrus Ký Âu Châu, thành kính phân ưu cùng gia đình, nguyện cầu hương hồn cô Sâm sớm về cõi vĩnh hằng.

Phạm Quốc Phong

Thay mặt vài bạn hữu Nhóm PetrusKy 59-66, xin chia buồn cùng gia đình Cô Sâm, chúc hương hồn Cô sớm vãng sinh cực lạc.

Tôi xin đề nghi anh Trần Hữu Chinh, hay anh Nguyễn Lương Dũng, thay măt anh em nhóm 59-66 đến thắp cây nhang hay tiễn đưa Cô..

Nguyễn Thế Tâm

Adelaide, Úc.

Page 86: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 86 -

Kính thưa Thầy Cô, Anh Chị Em Thân Hữu Petrus Ký thân mến,Đại hội Petrus Ký Âu-châu lần thứ 17 / 2011 trải qua tốt đẹp với những sinh hoạt truyền thống từ nhiều năm nay. Mặc dù năm nay không khí không được vui trước sự ra đi vĩnh viễn của thầy Phạm Ngọc Đảnh – linh hồn của Hội - cũng như thầy Nguyễn Ngọc Nam, cô Nguyễn thị Sâm. Tuy vậy anh chị em, thân hữu cũng đã nối tiếp truyền thống tốt đẹp nầy, cùng với thầy cô Phạm Xuân Ái từ Paris, thầy Hồ văn Thái, thầy cô Trần Kim Quế đến tham dự đại hội, họp mặt với nhau, cùng bùi ngùi tưởng nhớ đến thầy Đảnh qua những hình ảnh từ ngày đầu thành lập hội, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đẹp của những năm qua.Từ trưa thứ sáu (June 17) mọi người đã lần lượt tề tựu, đến xa nhất là anh Lâm Kim Quan từ Sydney, sớm nhất là thầy cô Phạm Xuân Ái (khởi hành từ 7 giờ sáng tại Paris, được anh Lê Thái Phu đón về Trại từ 1 giờ trưa). Đêm họp mặt làm quen và văn nghệ ngẫu hứng tối thứ sáu được chuẩn bị đầy đủ với những món nhậu của các dâu Petrus Ký đem tới, nào là xôi bắp, gỏi, chả giò, những ổ bánh mì thịt „Ba Lẹ“ của các anh chị mua từ Paris, khô bò từ Việt Nam đem sang, bên cạnh những chai rượu đỏ nồng tình của thầy Ái mua sẳn từ mấy tháng trước ngày đại hội và những tiếng hát ngọt ngào của chị Tuyết Dung, Thụy Uyển, Thanh Châu, Kim Cúc, … kéo dài đến gần 2 giờ sáng.

Tuy nhiên từ 7 giờ sáng thứ bảy đã có 1 số anh chị em đã hăng hái thức sớm để luyện tập môn Càn Khôn Thập Linh với sự hướng dẩn của anh chị Minh Châu & Hoàng Yến.Đại hội Petrus Ký được chánh thức khai mạc lúc 10 giờ sáng ngày thứ bảy (June 18). Sau phần đọc những lá thư của các hội đoàn, của thầy cô gởi đến chào mừng đại hội, anh hội trưởng Phạm Quốc Phong xúc động tường thuật lại những ngày tháng cuối của thầy Đảnh. Phút mặc niệm cho thầy Phạm Ngọc Đảnh với những hình ảnh xưa, lúc Thầy cởi trần đá banh, tranh giải cờ tướng dưới bóng mát tàng cây, trầm tư nhả khói thuốc, đến lúc thầy chống gậy nhưng vẫn nở nụ cười, được chiếu lại trên màn ảnh lớn. Mọi người đều xúc động không che nỗi những giọt lệ lăn dài xuống má …Chương trình văn nghệ năm nay với chủ đề „Bụi Phấn“ chứa chan tình cảm đậm đà. Qua bài „đàn nhớ âm xưa“ do anh Minh Châu sáng tác với giọng ca ngọt ngào của chị Tuyết Dung và tiếng nhạc đệm du dương tuyệt vời của anh Minh Châu đã gây xúc động đến toàn thể khán giả, cộng thêm những bài tình ca của các chị: Thụy Uyển, Thanh Châu, Thu Nga, Kim Cúc, anh Thu Hoài, … đã giúp cho chương trình văn nghệ „cây nhà lá vườn“ của đại hội vẫn được tuyệt vời như những năm qua. Trong đại hội kỳ thứ 17 năm nay, Đại hội đồng cũng đã bầu cử Ban chấp hành cho nhiệm kỳ mới (2011-2013). Anh Lê Trung-Trực được giao nhiệm vụ hội trưởng, với sự góp sức của các anh: Huỳnh Hiếu

Page 87: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 87 -

Thảo - tổng thư ký, anh Phạm Quốc Phong - ngoại vụ, anh Trần Việt Sơn - ni vụ và anh Vũ Hùng Đức với chức vụ thủ quỹ.Đặc biệt trong đại hội năm nay, có rất nhiều khuôn mặt mới lần đầu tiên đến tham dự, tuy vậy cũng đã rất tích cực trong buổi bàn thảo về đường hướng sinh hoạt hội. Anh chị em đã đồng lòng gầy dựng một ban Yểm Trợ dưới trách nhiệm của anh Huỳnh văn Ngày; mọi người đều có thể là thành viên của ban Yểm Trợ, với nhiệm vụ hợp tác liên lạc, vận động phát triển những sinh hoạt Petrus Ký tại địa phương của nơi mình sinh sống, ở bất cứ quốc gia nào trong Âu-châu.Tân ban chấp hành chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của đại hội đồng, mong rằng chúng ta cùng nhau giữ gìn và phát triển tinh thần Petrus Ký. Kính chúc quý thầy cô, anh chị em luôn dồi dào sức khoẻ để cùng nhau về đông đảo chung vui trong những ngày hội ngộ của Đại gia đình Petrus Ký / Âu-châu.Petrus Ký tình thân.

Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký/Âu ChâuHội trưởng: Lê Trung-TrựcTổng thư ký: Huỳnh Hiếu ThảoNgoại vụ: Phạm Quốc PhongNội vụ: Trần Việt SơnThủ quỹ: Vũ Hùng ĐứcBáo chí: Trần Gia BìnhVăn nghệ: Nguyễn Minh Châu / Quách Vĩnh ThiệnBan yểm trợ: Huỳnh văn Ngày

Tân Ban Chấp Hành Petrus Ký:Trực – Sơn – Phong - Đức - Ngày

(Thảo, Bình, Châu vắng mặt)

!

!

Page 88: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 88 -

Ngày 23/1/2011 tôi dự buổi họp mặt cuối năm với huynh đệ Võ Bị thì ngày 30/1/2011 tôi dự tiệc tất niên L.P.K Trương Vĩnh Ký cùng với thầy cô và các đồng môn. Đây là hai ngôi trường khá nổi tiếng của VNCH từng đào tạo nhiều thế hệ thanh niên để phục vụ đất nước và những ai xuất thân từ hai môi trường này đều cảm thấy hãnh diện và có nhiều kỷ niệm vui buồn với quý thầy cô và đồng môn nên rất dễ dàng xích lại gần nhau.

Tôi hẹn với anh Bồ Đại Kỳ, một đại huynh LPK, khi anh xuất (trường) thì tôi mới nhập và vài bạn cùng lớp như Lê Thành Lân, Võ Thạnh Thời cùng đến dự. Tôi đến trước chương trình dự định cả tiếng đồng hồ, biết vậy là không đúng, nhưng vì sốt ruột, ngồi nhà không yên, đến sớm để hy vọng chộp được chàng nào cùng lớp ngày xưa mà nhắc chuyện cũ chắc thú vị lắm, còn đang dáo dác tới lui ngoài hành lang nhà hàng Làng Ngon tìm những người quen thì có tiếng chào phía sau:

- Thưa thầy, thầy đi đự tiệc tất niên LPK phải không?

Tôi không phải là thầy nhưng cứ quay đầu lại và gặp một bạn trẻ đang mỉm cười. Nhìn quanh, tôi chỉ thấy có “hai ta” nên tôi biết chắc bạn trẻ này hỏi tôi, như một phản ứng tự nhiên, tôi xốc vội lại y phục cho chỉnh tề và cười đáp lễ:

- Vâng, tôi đi dự tất niên LPK, nhưng tôi không phải là thầy, mà là trò, trò 55-62.

- Em là … LPK 64-71, xin mời huynh vào.

- Cám ơn … “em”.

Danh từ “em” là của các thầy cô gọi học trò, tôi là học trò mà cũng gọi trò là “em” thì không ổn, nhưng trong lúc bất ngờ bị gọi là “thầy” nên lúng túng, dùng đại cho xong.

Nhìn quanh toàn là người xa lạ, một nhóm quần áo chỉnh tề, vài cặp kính lão trên sống mũi, đang tay bắt mặt mừng, chào hỏi nhau, nhìn họ cùng cỡ tuổi mình hay trẻ hơn, tôi toan đến chào làm quen thì thoáng nghe quý vị ấy gọi nhau là “thầy, cô”, biết đây là các giáo sư, dù lòng tuy muốn bước tới chào hỏi nhưng chân bảo dừng và tôi đã dừng lại.

Cái cảm giác hơn 50 năm về trước bỗng dưng đột ngột xuất hiện, tôi trở về vị trí cậu học trò các lớp đệ thất, lục, ngũ năm xưa, cái tuổi nghịch ngợm chỉ thua có quỷ ma mà vẫn phải cúi đầu tôn sư học đạo, tôi nhìn các vị giáo sư với tất cả tấm lòng thành kính, dù trong số đó có thể một vài vị còn trẻ hơn tôi. Thì ra câu “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” mà thầy Việt văn dạy năm xưa bây giờ tôi mới hiểu, dẫu cho có 13 năm lính, 10 năm tù CS, trải qua ba chìm, bẩy nổi, chín cái lênh đênh, coi trời bằng vung, nay đang bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng tôi vẫn cảm thấy nhỏ bé trước các thầy cô, bởi vì “không thầy, đố mày làm nên”.

“Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nhưng hôm nay tôi đang vui, đang sống trong tâm trạng trở về mái trường xưa nên tôi thấy cái gì cũng đẹp, cũng vui và ấm cúng. Phòng tiệc thật đẹp,

Page 89: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 89 -

tràn đầy tiếng cười của sư huynh đệ xa nhau lâu ngày gặp lại. Các anh chị em trong ban tổ chức băn khoăn giải thích vì lý do gấp quá nên không chuẩn bị kịp âm nhạc. Nhưng với tôi, đây lại là một điều hay, hợp tình hợp lý. Tôi đi dự quá nhiều tiệc tùng và khi ban nhạc nổi lên thì mọi chuyện tâm tình “thầy cũ trường xưa” (đơn vị cũ chiến trường xưa) phải ngưng lại để bị tra tấn bởi những dàn loa tối tân mở hết công suất, những lời ca nghe cữ nhão ra từ mấy chục năm nay rồi. Hôm nay không có nhạc, tôi được nghe trọn vẹn lời của thầy Liêm, thầy Sum, các cô Trang, Yên, Dung và nhất là thầy Phạm Ngọc Đảnh, từ Đức qua v.v.. không văn hoa sáo ngữ mà cứ như lời thầy cô đứng trên bục, trước bảng đen giảng bài những năm 1956,1957, nghe với tâm trạng của một học sinh nửa thế kỷ trước, cái gì vui hơn hay hơn khi làm mình trẻ lại, mà lại trẻ tới 50 năm thì hạnh phúc biết chừng nào.

Có bao nhiêu thầy cô đến tham dự họp mặt tất niên là có bấy nhiêu niềm vui cho các trò năm xưa mà nay tuy già đầu nhưng vẫn thích được thầy cô xoa đầu “trò này ngoan”. Trò tôi thử điểm danh các thầy cô xem nào, không phân biệt thâm niên hay tuổi tác, xin các thầy nhường các cô đứng phía trước.

Xin kính chào các nữ giáo sư Tô Thị Mầu, Lưu Kỳ Nam, Nguyễn Đoan Trang, Phạm Thu Yến, Nguyễn Liên Dung, Đào Kim Phụng, Nguyễn Thị Thu Hà, trong số này có hai cô lái xe từ San Diego lên tham dự, hai cô đã đẹp mà nghĩa cử đối với trò khiến các cô càng đẹp thêm, đẹp thật, tôi muốn đến chào hai cô để tỏ lòng ngưỡng mộ nhưng rồi ngập ngừng vì tôi không có hân hạnh được thụ giáo hai cô và dĩ nhiên quý cô không biết trò này là ai, nhưng điều tôi e ngại là không khéo lại bị bạn bè cùng lớp Lê Thành Lân chọc quê rằng “thấy các cô sang bèn bắt quàng làm họ”. Ngày xưa tôi học với các cô Dung, cô Sâm, cô Ngà, cô Hồng, cô Liên Hương với tinh thần “quỷ, ma, học trò” ở tuổi 17 khiến các cô buồn thì nay ở tuổi 71 phải khác đi chứ.

Đến tham dự tất niên LPK gồm có các thầy Bùi Trọng Chương, Nguyễn Trí Minh, Đặng Quốc Khánh, Lê Xuân Khoa, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Phước, Phạm Văn Quảng, Dương Ngọc Sum, Trần Văn Thưởng, Lê Minh Trí, Võ Văn Trưng, Trần Hữu Tắc, Vũ Trọng Thu, Lê

Tiến Đạt, Châu Thành Tích, và thầy Phạm Ngọc Đảnh.

Ngày đó thầy Sum dậy thể chất cùng với thầy Quý và thầy Bích, còn thầy Phạm Ngọc Đảnh, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, trẻ tuổi, đẹp trai con nhà giàu học giỏi, thầy bước vào lớp với nụ cười trên môi, trước khi điểm danh, thầy đưa hai tay vuốt mái tóc xanh hai bên đã được bôi bi-zăng-tin bóng láng, đó là hình ảnh thần tượng của chúng tôi, tôi đến chào thầy và nhắc kỷ niệm xưa thật vui. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ khác là giáo sư Pháp Văn Phạm Văn Ba, trước khi giở sổ kêu trò ôn bài, hai tay thầy xốc hai bên kéo lưng quần lên, vì thầy là người “tốt” bụng, rồi thầy chỉ tay về phía tôi: “trò này đọc đích-tê”! Thế là người tôi tê đi, vì tôi là một trò “Bắc Kỳ di cư 54” duy nhất trong lớp với lối phát âm “ma-tanh” là buổi sáng, “manh” là bàn tay.

Hình ảnh các thầy xưa, kỷ niệm cũ cứ ào ào trở về, nhưng rồi tôi phải quay lại với thực tại, phần quan trong nhất, đẹp nhất của buổi họp mặt tất niên này là phần làm lễ thượng thọ và trao plaque kỷ niệm tới ba vị là giáo sư Bùi Trọng Chương, Lê Xuân Khoa, Phạm Ngọc Đảnh. Nhưng với các cô thì chỉ trao quà kỷ niệm thôi mà không có “làm lễ thượng thọ”, theo lời giải thích của các anh chị em trong ban tổ chức thì vì các cô luôn luôn “trẻ mãi không già”.

Vị thầy gây sóng gió trong những lần họp mặt vẫn là thầy Nguyễn Hữu Phước, trong đặc san LPK 2000, thầy có viết một bài nghiên cứu về văn chương “nói lái” thật công phu nên chi khi thầy lên bục cầm mi-cờ-rô là bên dưới đã rộ tiếng cười, thầy ra vế đối:

“Giai nhân tái đắc, giai nhân tửAnh hùng đông khái, anh hùng tiêu”.

Tuy không biết nói lái nên không hiểu gì cả, nhưng câu đầu hình như thầy Phước không muốn nói về cựu dân biểu VNCH Trần Thị Kim Thoa (né-tìn) mà là nhắc tới việc nữ dân biểu liên bang của AZ vừa “tái đắc”.. cử thì bị ám sát tại Tucson, may mà giai nhân này chỉ bị trọng thương, thoát tử trong đường tơ kẽ tóc. Em nghĩ như vậy có đúng không, thưa thầy Hữu Phước? Nếu không xin hẹn thầy tất niên năm tới để nghe lời thầy giải thích và được nghe thầy kể chuyện “thầy tăng bắn thằng tây”.

Page 90: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 90 -

Một buổi họp mặt thật ấm cúng, đầy tình nghĩa thầy trò, nói sao cho hết cảm tưởng cũ mới, nhưng như lời anh Lê Thương yêu cầu tôi viết vài cảm tưởng, tức chỉ trong vòng một trang giấy, nay đã quá tay, đành phải ngưng, nhưng cũng xin cho thêm vài dòng cuối.

Anh chị em trong ban tổ chức như Đạt, Lê Thương, Xuân Phương đã chu đáo mọi bề cho buổi họp mặt giữa tình sư huynh đệ thật ấm cúng trong khung cảnh nhà hàng đẹp, thức ăn ngon, dẫu không ngon mà tình thầy trò thân thiết vẫn cứ ngon. Cám ơn các bạn trẻ trong ban tổ chức. Tuy nhiên, nụ cười của thủ quỹ Xuân Phương không được trọn vẹn, vì một số bàn còn trống, vì một số “anh có hẹn mà anh không đến nhá” thì “lỗ này ai bù”?

Vì tinh thần Trương Vĩnh Ký, xin quý anh em hãy mở rộng vòng tay, nối vòng tay cùng hát “nào anh em ta cùng nhau xông pha”..đến tham dự những buổi họp mặt cùng thầy cũ và các trò xưa để tìm lại tờ giấy khai sinh LPK đã mất.

Kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể huynh đệ đồng môn một mùa Xuân mới với tinh thần mới, sức khỏe mới./.

Ca 30/1/2011.Philato Tô Văn Cấp LPK 55-62.

Hơn 50 năm qua, bài Hiệu Đoàn Ca Petrus Trương Vĩnh Ký tưởng chừng đã chìm trong quên lãng.

Lứa học sinh 56-63 chẳng còn bao nhiêu, kẻ chốn tha hương, người ở quê nhà. Tất cả đã xấp xỉ tuổi 70, mắt mờ, tai lảng, trí đãng…, mấy ai nhớ được chính xác chuyện ngày xưa.

-*-

Tôi lặng người đi trong giây phút. Cuốn “TẠ ƠN THẦY, NHỚ ƠN CÔ” vuột khỏi tay …rơi xuống bàn tự bao giờ.

Ký ức chợt ùa về như sóng cuộn, bao nhiêu bóng hình kỷ niệm trôi bồng bềnh trước mắt, tôi như chìm giữa cơn mơ, bên tai nghe vang vọng tiêng hát:

“Đoàn học sinh hương danh Trương Vĩnh Ký,chúng ta nguyền xây nước Việt ngày mai.

Là tài trai, phong ba bão táp coi thường,học gương vĩ nhân, cương quyết nung can trường.

Giờ lập chí, mai ra đời giúp ích cho toàn dân,sao non sông danh vang lừng khắp quốc lân.

Xưa tiên nhân ta đã bao lần cứu lấy sơn hà,lớp thiếu sinh nay đâu ngại đường xa….”

…………………………………………..

Phải rồi, ngày ấy, vào đầu niên khoá 57-58, Trường đột xuất mở một cuộc họp đại diện các lớp, (Trưởng Ban Văn Nghệ) tại Phòng Hiệu Đoàn để nghe Thầy MARCEL giới thiệu 2 bài Hiêu Đoàn Ca của 2 anh Văn Trí và Hoà Việt. Hai anh lần lượt trình bày bài nhạc của mình qua tiếng hát….Anh Văn Trí mặc áo trắng, nước da trắng, mặt trái xoan, đeo kính cận, tóc chải tém ngược ra sau,…Anh Hoà Việt, nước da sạm nắng, áo trắng bạc màu, mặt chữ điền, tóc chải xoà 2 bên…Thầy MARCEL gợi ý bình chọn….

Sau đó, Thầy MARCEL về Pháp, Thầy HOÀNG LANG đến thay và lúc ấy phụ trách huấn luyện đoàn học sinh tham dự diễn hành và đồng diễn thể dục chào mừng ngày QK 1957-VNCH - bấy giờ.

Bài hát tập đi lúc đầu là”Khúc Hát Lên Đường” của Thầy H.L, nhưng về sau, Thầy lại chọn bài

BCH hội Ái hữu Petrus Ký Âu châu kính mời quý thầy cô, các bạn đồng môn cùng thân hữu trở về tham dự Đại Hội thường niên Petrus Ký lần thứ 18 sẽ được tổ chức :

từ thứ sáu 29/6/2012, 15 giờđến chủ nhựt 1/7/2012, 14 giờ

tại

Jugendzentrum Ronneburg Am weißen Berg 63549 Ronneburg/Hessen Tel: 06048-96130 (văn phòng Đức)

Page 91: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 91 -

Hiệu Đoàn Ca của anh HOÀ VIỆT, và bài Thể Dục Đồng Diễn là tạo hình tượng trưng “3 Kim Tự Tháp”.

Bài Hiệu Đoàn Ca nhanh chóng đi vào lòng mỗi học sinh thời đó và còn vang vọng đến hôm nay, ai cũng thích nghe, thích hát…dù ngoài giờ tập luyện. Chính vì nét nhạc trầm hùng, lôi cuốn, truyền cảm cùng với lời ca chan chứa tình yêu quê hương, tự hào dân tộc, tri ân tổ tiên và nêu cao tinh thần học tập, ý chí phụng sự tổ quốc của học sinh Trường PK:

Đoàn học sinh Trương Vĩnh Ký xin tuyên thề:

“Mai đây cùng xây nước nhà Việt Nam.

Vì nhân dân, vì tổ quốc,hy sinh cho đất nước Lạc Hồng nghìn năm vẻ vang oai hùng.”

-*-

Một thời gian dài lặng lẽ sau 1975, đến 1983, anh em cựu học sinh lứa 56-63 tìm nhau lập nhóm, tổ chức họp mặt hằng năm để tâm sự, chia sẻ vui buồn, giúp nhau trong cuộc sống, ôn lại chuyện cũ, nhớ Thầy, nhớ bạn, nhớ Trường xưa. Mỗi lần họp mặt, tất cả cùng cất lên tiếng hát:

“ Phù hiệu xanh, cuộn giấy trắng trong băng hồng … trưng bao lòng cương quyết tin ngày mai.

Nền Việt Nam cùng đôi bút, mong tương lai kiến thức oai hùng …hầu xây núi sông Tiên Rồng.”

Chỉ thế thôi! Nếu mai nầy tất cả mất đi…chắc chắn là vậy…thì còn ai nhớ đến bài Hiệu Đoàn Ca nầy. - Rồi lần lượt nhiều nhóm cựu học sinh PK được thành lập, hoạt động riêng lẻ. Nhiều tập đăc san, tập tài liệu, nhiều trang web, chủ yếu là ở nước ngoài, ra đời….nhưng cũng không nơi nào nhắc đến bài Hiệu Đoàn Ca “vang bóng một thời” và còn vang vọng đến hôm nay. Ngay cả gần đây, trang web của Ban Liên Lạc CHS Petrus Ký+LHP ghi lại mấy bài nhạc về Trường TVK, cũng không thấy có bài của anh Hoà Việt.

Thật buồn tủi, thật ngậm ngùi! Nhóm 56-63 tư trách mình đã không làm dược một công trình gì - đơn giản là một tập kỷ niệm thôi - để lưu lại cho mai sau bài Hiệu Đoàn ca PK.

-*-

May thay, nhóm 65-72 ra tập bài viết TẠ ƠN THÂY, NHỚ ƠN CÔ đã ghi nhớ hồi tưởng của Thầy H.V. Lắm. Điều nầy đã làm chúng tôi vô cùng xúc động, cho nên kỳ họp mặt năm nay, nhóm 56-63 cất cao tiếng hát “Đoàn học sinh hương danh Trương Vĩnh Ký, chúng ta nguyền xây nước Việt ngày mai…..” thật là vui, vừa mừng vừa tủi, chừng như muốn khóc.

Xin cám ơn nhóm 65-72. Xin đa tạ Thầy Huỳnh Văn Lắm.

Xuân Canh Dần 2010TM. Nhóm 56-63

Phan Nhựt Minh

Page 92: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 92 -

Page 93: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 93 -

Làm Âu Cơ mẹ đưa con ra biển,Cửa trùng dương mở hạnh phúc tương lai,

Ẩn trong đó bao hãi hùng nguy hiểm,Vì tự do mẹ đã bỏ quên đời.

Hai tám ngày đêm lênh đênh cỡi sóng,Cha các con tay cứng sắt mềm,

Hồn thép lạnh chẻ sóng kình nghiệt ngã,Lòng trí hoang mang chỉ biết dựa tâm hiền.

Cũng có lúc biển cuồng bão tố,Mỏng mảnh sinh linh trong vĩ đại đất trời,

Thuyền bé nhỏ chờ sóng thần đập vỡ,Vẫn hạo nhiên tin tưởng mệnh trời.

Tay che đầu con tấm lòng sắt đá,Cha mẹ nhìn nhau hồn xác rã rời,Giữa tuyệt vọng tử sinh chới với,

Vẫn nắm tay nhau đi trọn kiếp người.

*Ngoi ngóp khổ đau nuôi con khôn lớn,

Vững chãi tương lai hãnh tiến giúp đời,Đến cuối đường đi cha con hóa đá,

Chỉ giữ cho nhau được nửa nụ cười.

Chín năm nuôi chồng hơn cả đời lận đận,Đau thương này biết tỏ cùng ai,Chỉ còn lại chút gì hương phấn,

Là yêu thương con khổ lụy trải dài.

Rồi những đêm thâu chập chùng thống khổ,Giữa cửa tử sinh chân trước chân sau,Nằm cạnh cha con đáy mồ tuyệt vọng,Chúa có nghe lời tha thiết nguyện cầu.

*

Phủ kín rêu phong vết lăn đoạn cuối,Một chút tâm tư cũng kỹ lưỡng chôn vùi,Mặc những đêm dài ỉ ôi tâm sự,Để gió cuốn đi góc biển chân trời.

Hai cõi lòng yêu thương gần gũi,Mà trời đầy vạn dặm cách xa,Mẹ cứ nói lời thì thầm bên gối,Cha đâu còn hiểu được những can qua.

Rồi mai mốt giữa lưng chừng vách núi,Ngồi khóc cha cô quạnh rừng già,Gượng đi tiếp nẻo đường trăm lối,Riêng gánh tâm tư ôm giữ làm quà.

Con có đời riêng mẹ mừng mẹ tủi,Hạnh phúc con cho mẹ niềm vui,Mai mốt có nói lời niệm phút cuối,Sẽ là câu lần chót cảm ơn đời.

Thérèse Nguyễn.

!Nieäm khuùc

Theùreøse Nguyeãn

Nieäm khuùcNieäm khuùc

Page 94: Báo Diễn Đàn 33/2012

Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 94 -

Anh không phải Ngưu-LangEm đâu là Chức-NữSao trời đày hai đứa dệt tương tưỞ khoảng cách sông NgânKhông - ở đôi bờ Thái-Binh-Dường xa thẳmMỗi góc trời mỗi một hoàng hônÐể lang thang gió nhớ thổi qua hồnEm bật khóc: “Trời ơi, ly biệt !“Trách trăng già nỡ cầm dao oan nghiệtGiết tình xuân chết trẻ từ nayTừ một chuyến bay - Một người ở lạiVẫy tay chào - Biển mắt - Sóng trào lênThầm dặn nhau: “Thôi nhé, gắng tìm quên !“

Nhưng chiều kia, chiều ấy không tênEm dạo giữa công viên ngập thu vàng xác láDưới chân em từng mảnh thu tơi tả

Tựa lòng em tan nát mấy thu quaEm đã khóc - Bây giờ lại khóc ! ...Không biết, không quen - người ta lạVỗ về em: “Ðừng khóc nữa nghen em“Giọt cô đơn - Anh lau sạch niềm riêngXin chia với vui buồn nơi đất kháchAnh thương quá ! Bờ vai em lạnhÐưa em về - bóng lẻ có đôiThuyền tình một chuyến ra khơi...

Ðể với chồng em vẹn thủy chungEm may khăn liệm trắng trong lòngÐem chôn tình cũ vào quên lãngLà hết - Từ nay hết nhớ nhung.

Nhứt NươngÐức-Quốc, MùaThu 1993

Người chôn tình cũNgười chôn tình cũNgười chôn tình cũNhứt Nương

Page 95: Báo Diễn Đàn 33/2012

!

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 95 -

Thầy Trần Thành Minh - Việt Nam

Thân chúc các em & gia đình Năm Mới 2012 được nhiều sức khoẻ - hạnh phúcThưa thầy, tụi con kính chúc thầy cô cùng quý quyến một năm mới Nhâm Thìn vạn an và như ý.

Xin thầy chuyển lời chúc dồi dào sức khỏe và bình an của tụi con đến các thầy cô và gia quyến bên Việt Nam.

Tụi con cám ơn thầy rất nhiều.

Bác Thérèse Nguyễn - PhápThưa bác, tụi cháu rất vui khi được gặp bác nhân ngày Văn Hóa truyện Kiều tại Pháp và được bác cho phép đăng vào báo Diễn Đàn những bài thơ trữ tình và rất thực của bác.

BBT Diễn Đàn xin được giới thiệu với độc giả bài thơ Niệm Khúc của tác giả Thérèse Nguyễn - đăng trong kỳ nầy, bài nầy nằm trong tập thơ Chút gì để lại,12 bài, đã được nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện phổ nhạc và ca sĩ Hương Giang trình bày trong 1 CD. Xin liên lạc anh Thiện để biết thêm chi tiết.

Anh Đỗ Thanh Tâm - PhápAnh Trực thân mến ,Tôi đã về tới Amiens vào lúc 5 giờ chiều ngày hôm qua .Sáng hôm qua, trước khi về tôi có tìm anh để từ giả ,nhưng anh Phong cho biết anh đã chở chị Tuyết Dung ra ga xa lửa, vì vậy không gặp được anh, tôi đã từ giả anh Phong và anh Đức và nhờ các anh chuyển lời từ giả giùm đến các bạn .

Tham dự Đại Hội lần nầy dù là lần đầu tiên, gia đình tôi rất thích thú, vì có dịp gặp lại các bạn cũ dù không hoc cùng một niên khóa đã gây cho tôi nhiều ấn tượng tốt. Các bạn rất vui vẻ, niềm nở, đã đưa tôi trở lại tuổi học trò của bọn Pa lắc Ký chúng mình, anh Chương rất tếu, anh Đức rất dễ thương, anh Phu thật hiền, anh Phong rất điềm đạm dĩ nhiên vẫn còn phảng phất nỗi buồn trên gương mặt vì bị đại tang, anh Ngày lúc nào cũng quan tâm đến sự phát triển của Hội với phương châm “gom bi “do Thầy Đảnh đề ra, còn anh thì rất vui vẻ, hoà mình với anh em, lo lắng, bận rộn nhiều trong công việc nhưng trên môi lúc nào cũng nở nụ cười ..... và nhiều nhiều nữa, nói chung bạn nào cũng tốt vui vẻ và biểu lộ đậm đà tình đồng môn cả. Chương trình sinh hoạt trại tất lý thú, Vợ tôi rất thích môn càn khôn thập linh của anh Minh Châu và chị Hoàng Yến. Có một điều rất lý thú là trước khi lên đường, tôi lại gặp anh Đỗ Quang Minh là bạn học chung một lớp từ năm đệ thất đến đệ nhị, mà cả hai chúng tôi đều không nhớ nhau, tới chừng hỏi thăm thì mới biết, thiệt là vui. Hình như vợ của Minh là em họ của anh phải không ? Năm tới, nếu không có gì trở ngại gia đình tôi sẽ qua Đức nữa để gặp lai anh em...

Bác Lê Phong - ĐứcThưa bác, từ ngày được bác ủng hộ báo nhà Diễn Đàn, tụi cháu luôn nhận được những khích lệ rất lớn khi đọc những bài viết thật hay và không thể thiếu trong các số xuân vừa qua. Tụi cháu rất cảm kích tấm lòng của bác đối với hội vì dù tuổi hạc đã cao bác vẫn luôn cố gắng giúp cho báo Diễn Đàn của tụi cháu giữ được cảm tình nồng hậu của độc giả với những bài viết có giá trị văn chương và cũng là những tài liệu quý báu, góp phẩn vào việc bảo tồn và phát huy tiếng Việt trong cộng đồng.

* Tin buồn

1. Ban liên lạc Thầy Cô & cựu học sinh Petrus Ký - Lê Hồng Phong vô cùng thương tiếc báo tin :Cô Nguyễn Thị Sâm giáo sư Vạn Vật trường Trung Học Pe t ru s Ký từ t rần ngày 24-5-2011. Linh cữu quàn tại nhà số 157 đường số 22 khu dân cư Bình Phú (gần siêu thị Metro) Quận 6 TP.HCM. Lễ

Page 96: Báo Diễn Đàn 33/2012

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 33/2012 - 96 -

động quan ngày 27-5-2011.Ban liên lạc thành kính phân ưu cùng gia đình Cô Nguyễn Thị Sâm & cầu chúc hương hồn Cô sớm siêu thoát.2. Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký thành kính phân ưu cùng gia quyến:- Giáo sư Nguyễn văn Kỷ Cương, pháp danh Tâm Thành, cựu giáo sư Toán, trường Trung Học Petrus Ký / Saigon đã thất lộc tại Toronto / Canada, ngày 05.09.2011 hưởng thọ 82 tuổi- Giáo sư Nguyễn Tăng Chương, cựu giáo sư Pháp văn, trường Trung Học Petrus Ký / Saigon đã thất lộc tại Toronto / Canada, ngày 05.09.2011, huởng thọ 79 tuổiNguyện cầu hương linh 2 Thầy kính mến sớm về cỏi An Lạc !3. BCH hội AHPKÂC nhận được tin buồn đồng môn Petrus Ký, bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu, pháp danh Minh Phước, sanh năm 1927, tại xã Bình Hoà, tỉnh Gia Định, Việt Nam đã từ trần vào lúc 8:58 P.M. ngày 04 tháng 11 năm 2011 (nhằm ngày 9 tháng 10 năm Tân Mão), tại thành phố Amarillo, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.Nguyện cầu hương linh bác sĩ Trần Ngươn Phiêu sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng.4. Petrus Ký khoá 79 nhận được tin buồn, bạn Đỗ Tuyết Minh, 79C5 đã từ trần vào tố i thứ hai 25/7/2011 tại San Jose, Ca l i fo rn ia , Hoa Kỳ , hưởng dương 50 tuổi, sau một thời gian dài bạo bệnh. BBT báo Diễn Đàn xin được chia buồn cùng gia đình Tuyết Minh và nhất là gởi đến các cháu Daniel, Andrew và Tyler O'Dell những lời nguyện cầu tốt lành nhất trong mùa Giáng Sinh năm nay. Nguyện cầu linh hồn bạn Tuyết Minh sớm được về bên cạnh Chúa. Hy vọng có nhiều bạn bè đồng môn sẽ học theo tấm lòng thương trẻ nghèo khó của bạn và sẽ góp phần giúp cho vnhelp.org như ước nguyện cuối cùng của bạn."Theo ước nguyện của Tuyết Minh, tất cả tiền phúng điếu đã được trao cho hội từ thiện VNHELP (www.vnhelp.org). Hội VNHELP sẽ đóng góp thêm tài chính (theo chương trình “matching fund” của hội) để thực hiện một dự án nhân đạo trong tinh thần tưởng nhớ Đỗ thị Tuyết Minh." (trích trang nhà http://t r u n g v u o n g . u s / f o r u m s / v i e w t o p i c . p h p ?t=4744&sid=d3b154e9d663bc343440786902801c74 )

* Thông tinBBT báo Diễn Đàn xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô, các bạn đồng môn cùng thân hữu công trình biên tập trong 21 năm của Giáo Sư Julie Shisley (Phạm Thị Thiên Hương, cựu giáo sư Petrus Ký) :

Manuel numérique d'Astrologie Chinoise - Maitrise et Programmation de l'Avenir. Quyến sách nầy sẽ được xử dụng trong các khóa huấn nghệ qua đó học viên tự lấy số tử vi cho chính mình bằng một phương pháp khoa học thực tiễn do chính cô Thiên Hương hướng dẫn tại Pháp. Xin liên lạc với cô qua số điện thoại dưới đây để mua sách. Mme Julie Shisley +33 4 6791 2471 Xin quý độc giả giúp cô phổ biến quyển sách quý báu nầy.

Đại hội Petrus Ký Âu châu lần thứ 18 sẽ được tổ chức tại Ronneburg, Đức quốc, từ ngày 29/6/2012 15 giờ đến ngày 1/7/2012 14 giờ.

Để giúp ban tổ chức có thể đặt phòng, chuẩn bị chương trình cũng như ẩm thực, xin quý thầy, cô, đồng môn và thân hữu ghi tên càng sớm càng tốt với anh Lê Trung Trực.

* Bài nhận được BBT đã nhận được – Có vật liệu nào tốt hơn gỗ, Một vài loại cây có độc tính, Phân loại thực vật, Phấn thông vàng, Phát triển bền vững, Phát triển và bảo tồn thực vật (Trương Hoàng Lâm, khảo cứu), Lạnh cóng tại điểm nóng, Một chuyến nghỉ đông, Vài ý nghĩ sơ khởi nhân vụ tìm thấy cổ thành Thăng Long, Ngũ hành dịch lý và thế kỷ 21, Thăm xứ con cù lần (Trương Như Thường, tài liệu) - Chuyện tình Innoshima, Khách sạn ma ám, Những ngón tay ma, Cánh chuồn chuồn, Tôi đổ máu cho đất nước Mỹ, Người thứ ba (Cánh Chuồn chuồn, truyện ngắn) – Cái mặt, Con mẹ hàng xóm, Thằng chó đẻ của má, Nói láo (Tiểu Tử, truyện ngắn) – Hà Nội còn nhớ hay quên,... (Việt Hải, truyện ngắn) – Gạo nàng thơm chợ Đào, Cây dầu cây sao, Mùa thu Paris (Xuân Phương) - Hành trình về với tuổi 20 (truyện dài nhiều kỳ, Hoàng Quốc Việt) - Tuyển tập thơ (Sông Lô) - 72 giờ trên núi, Kỷ niệm Terry & Lander (Nguyễn Ngọc Sơn) - Chỉ biết thấy tìm trong giấc mơ, Em là mãi mãi (Đỗ Thanh Tâm, thơ) - Truyện ngắn, thơ Đường (Nguyễn Thành Thụy) - Phải chi, Trương Chi, Chú chó và ông mặt trời, Chàng, Tâm sự của một giống đực (Nguyễn Thị Yêu Thương) - Hết tình còn nghĩa (Hoa Lan), Cá tháng tư, Viết cho ba, Lễ phụ thân (Thu Trâm) - Con đường lao khổ (Sông Lô) - Tập thơ Chút gì để lại (Thérèse Nguyễn) Tập thơ Mây trắng thong dong (Huyền Không - Phạm Thị Thiên Hương), Có và không, Doanh nghiệp, Phật và Bụt (Bùi Minh Đức)...