33
Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ACC302_Bai11_v2.0016103224 55 Bài 11 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Những vấn đề chung về doanh thu và tiêu thụ sản phẩm. Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Nhận biết được thế nào là tiêu thụ sản phẩm, khi nào kế toán được ghi nhận doanh thu. Nhận biết và vận dụng được nguyên tắc ghi nhận doanh thu và các tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ theo các phương thức bán hàng khác nhau. Sử dụng được các chứng từ, tài khoản, trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ chủ yếu và sổ sách kế toán liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Hướng dẫn học Để học tốt bài này sinh viên cần: o Nắm vững bản chất các khái niệm liên quan đến doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán. o Nắm vững các trường hợp bán hàng và các đối tượng kế toán liên quan đến từng trường hợp.

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

55

Bài 11 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM

Nội dung Mục tiêu

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận

các nội dung:

• Những vấn đề chung về doanh thu và

tiêu thụ sản phẩm.

• Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê

khai thường xuyên.

• Kế toán tiêu thụ theo phương pháp

kiểm kê định kỳ.

• Nhận biết được thế nào là tiêu thụ sản phẩm,

khi nào kế toán được ghi nhận doanh thu.

• Nhận biết và vận dụng được nguyên tắc ghi

nhận doanh thu và các tài khoản liên quan đến

quá trình tiêu thụ theo các phương thức bán

hàng khác nhau.

• Sử dụng được các chứng từ, tài khoản, trình tự

ghi sổ một số nghiệp vụ chủ yếu và sổ sách kế

toán liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm

và cung cấp dịch vụ.

Hướng dẫn học

• Để học tốt bài này sinh viên cần:

o Nắm vững bản chất các khái niệm liên

quan đến doanh thu, các khoản giảm trừ

doanh thu, giá vốn hàng bán.

o Nắm vững các trường hợp bán hàng và các

đối tượng kế toán liên quan đến từng

trường hợp.

Page 2: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

56

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Một số ý kiến về kế toán ghi nhận doanh thu tiêu thụ điện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt

động sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng. Chỉ tiêu

doanh thu cung cấp cho các nhà quản trị bên trong và bên ngoài doanh

nghiệp những căn cứ đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định để từ đó ra

các quyết định kinh tế đúng đắn.

Do đặc thù của ngành điện, kế toán ghi nhận doanh thu tiêu thụ điện tại

các doanh nghiệp thuộc EVN có những đặc điểm khác biệt so với tiêu

thụ sản phẩm thông thường, thể hiện:

Đặc trưng cơ bản của sản phẩm điện là không có hình thái vật chất cụ thể, không thể dự trữ, sản xuất

đến đâu tiêu thụ đến đó. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đồng thời, đối tượng khách hàng lớn, phân

bố trên diện rộng, nên EVN giả định đến một thời điểm xác định, hoạt động sản xuất và tiêu thụ ngưng lại

để doanh nghiệp tính toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh. Vì vậy, việc ghi chỉ số công

tơ, nhập số liệu, phát hành hóa đơn GTGT được thực hiện rải rác theo phiên trong tháng. Trên cơ sở

bằng chứng đáng tin cậy là chỉ số công tơ tiêu thụ điện thực tế, giá thành sản xuất điện và giá bán điện,

doanh thu bán điện được tính toán một cách chắc chắn, chi phí tạo ra doanh thu được xác định phù hợp

với doanh thu bán điện.

Trong tháng, việc ghi nhận doanh thu được thực hiện rải rác theo phiên, do đó, toàn bộ hóa đơn GTGT

trong tháng sẽ được phòng kinh doanh tổng hợp và lập báo cáo tổng quát tiêu thụ điện vào cuối tháng.

Đến cuối tháng, khi nhận được báo cáo tổng quát tiêu thụ điện, phòng kế toán tài chính mới thực hiện ghi

nhận doanh thu.

Do đặc trưng của điện năng là chỉ có thể tính toán đo đếm trên cơ sở sản lượng tiêu thụ thực tế sau một

thời gian nhất định nên ghi nhận doanh thu bán điện có tính chất gối đầu, nghĩa là điện tiêu thụ tháng này

sẽ được ghi nhận doanh thu vào tháng sau. Theo nguyên tắc, doanh thu bán điện phải được ghi nhận lại

ngay tại thời điểm cung cấp điện khi đã thoả mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu như vậy là

có thể chấp nhận được vì không gây biến động lớn cho kết quả hoạt động kinh doanh và vẫn đảm bảo số

liệu tổng hợp chính xác trong tháng.

Nguồn: http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/doanh-thu/mot-so-y-kien-ve-ke-toan-ghi-nhan-

doanh-thu-tieu-thu-dien-tai-tap-doan-dien-luc-vie-2.html/

Với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không mang tính đặc thù,

doanh thu tiêu thụ được ghi nhận như thế nào?

Page 3: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

57

iêu thụ sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện kế toán chi tiết quá trình này theo các phương

thức bán hàng khác nhau để ghi chép và phản ánh chính xác nhất tình hình tiêu thụ sản phẩm

và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Quá trình này cũng giúp xác định kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp trong một kỳ kế toán hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh..

11.1. Những vấn đề chung về doanh thu và tiêu thụ sản phẩm

11.1.1. Khái niệm tiêu thụ

Tiêu thụ là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của hàng hóa, tức là chuyển hóa vốn từ

hình thái hiện vật sang giá trị, đây là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, chuyển

quyền sở hữu về hàng hóa, thành phẩm từ doanh nghiệp cho khách hàng.

Có 2 hình thức tiêu thụ là bán buôn và bán lẻ.

11.1.2. Doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,

phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp

phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

• Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

o Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu

sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

o Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu

hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

o Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

o Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

o Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

• Doanh thu cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn 4 điều kiện sau:

o Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

o Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

o Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.

o Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch

cung cấp dịch vụ đó.

11.1.3. Xác định một số chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và kết quả tiêu thụ

• Doanh thu

o Doanh thu có VAT: Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực

tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá bán và thuế VAT:

Doanh thu = Giá bán đơn vị × Số lượng × (1+ Thuế suất thuế GTGT)

o Doanh thu không có VAT: Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ doanh thu là giá bán chưa có VAT

Doanh thu = Giá bán đơn vị × Số lượng

• Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như: giảm giá

hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại,…

T

Page 4: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

58

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

• Các khoản giảm trừ thực chất sẽ làm giảm giá hàng bán do các nguyên nhân khác

nhau từ đó làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Để quản lý được các khoản giảm

trừ doanh thu doanh nghiệp sẽ quản lý chi tiết

o Chiết khấu thương mại

Khoản chiết khấu thương mại sẽ được ấn định tùy theo chính sách của doanh

nghiệp, có thể là theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hoặc là số tuyệt đối khi khách

hàng mua hàng với số lượng lớn.

o Giảm giá hàng bán

Khoản giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng

hóa kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh

tế. Khoản này được tính tùy theo chính sách cũng như hợp đồng kinh tế mà doanh

nghiệp quy định.

o Hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại (tính theo đúng

giá trị ghi trên hóa đơn bán hàng).

11.2. Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

11.2.1. Chứng từ sổ sách

Kế toán tiêu thụ sản phẩm sử dụng các mẫu chứng từ sau:

Mẫu số 01 GTKT – 3LL

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 1: (Lưu)

Ký hiệu: AA/02

Số: 0000001

Ngày: ...... Tháng: ..... Năm: ........

Đơn vị bán hàng: ..............................................................................................................

Địa chỉ: ....................................................... Số tài khoản: ..............................................

Điện thoại: ................................. MS:

Họ tên người mua hàng: ...................................................................................................

Tên đơn vị: .......................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................... Số tài khoản: ............................................

Hình thức thanh toán: ....................... MS:

Stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1 x 2

Cộng tiền hàng:

Thuế suất GTGT: % Tiền thuế GTGT:

Tổng cộng tiền thanh toán

Số tiền viết bằng chữ: ...................................

Người mua hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bán hàng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Page 5: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

59

• Hóa đơn giá trị giá tăng (Mẫu số 01 GTKT – 3LL)

Là loại hóa đơn sử dụng cho các tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

Hóa đơn do người bán hàng lập khi bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền và

lập làm 3 liên, đặt giấy than viết 1 liên (liên 1 để lưu; liên 2 giao cho khách hàng; liên 3

lưu nội bộ). Mỗi số hóa đơn được lập cho những hàng hóa, dịch vụ có cùng thuế suất.

• Bảng thanh toán đại lý, ký gửi (Mẫu số 01 – BH)

Bảng này dùng để phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý, ký gửi giữa đơn vị có

hàng và đơn vị nhận bán hàng, là căn cứ để hai bên thanh toán tiền hàng và ghi sổ kế

toán. Bảng do bên nhận bán hàng ký gửi, đại lý lập thành 3 bản, 1 bản lưu ở nơi lập

(bộ phận kế hoạch hoặc cung tiêu), 1 bản giao cho bên có hàng, 1 bản lưu ở bộ phận

kế toán để làm chứng từ thanh toán và ghi sổ kế toán. Đơn giá thanh toán ghi trên

“Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi” là đơn giá ghi trên hợp đồng bán hàng đại lý,

ký gửi giữa bên có hàng và bên nhận hàng.

Đơn vị:……

Địa chỉ:……

Mẫu số 01 – BH

(Ban hành theo QĐ số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ, KÝ GỬI

Ngày…… tháng…… năm…… Quyển số: .................

Số: ................

Nợ: .................

Có: ..................

Căn cứ Hợp đồng số: .......Ngày: ........Tháng:......... Năm: ........ Về việc bán hàng đại lý

Chúng tôi gồm:

- Ông/ Bà: .............Chức vụ: ......... Đại diện: ............... có hàng đại lý (ký gửi)

- Ông/ Bà: .............Chức vụ: ......... Đại diện: ...............

- Ông/ Bà: .............Chức vụ: ......... Đại diện: ............... nhận bán hàng đại lý (ký gửi)

- Ông/ Bà: .............Chức vụ: ......... Đại diện: ...............

I – Thanh quyết toán số hàng đại lý từ ngày: ....../....../......đến ngày...../...../.....như sau:

Stt

Tên,quy cách,

phẩm chất sản

phẩm (hàng

hóa)

Đơn vị

tính

Số

lượng

tồn đầu

kỳ

Số lượng

nhận trong

kỳ

Tổng số

Số hàng đã bán trong kỳ Số lượng

tồn cuối

kỳ Số lượng Đơn

giá Thành tiền

A B C 1 2 3=1+2 4 5 6 7=3-4

Cộng x x x x x x x x

II – Số tiền còn nợ của các kỳ trước

III – Số tiền phải thanh toán đến kỳ này (III = II + cột 6)

IV – Số tiền được nhận lại

+ Hoa hồng

+ Thuế nộp hộ

+ Chi phí (nếu có)

V – Số tiền thanh toán kỳ này

+ Tiền mặt

+ Séc

VI – Số tiền nợ lại (VI = III – IV – V)

Ghi chú: ...........................................................................................................................

Page 6: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

60

• Thẻ quầy hàng (Mẫu số 02 – BH)

Thẻ này được sử dụng để theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận

và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm được tình hình

nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán

hàng từng ngày (kỳ). Thẻ được mở theo từng mặt hàng và do người bán hàng giữ và

ghi hàng ngày, trước khi sử dụng thẻ phải đăng ký với kế toán.

• Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số 02GTTT – 3LL)

Là loại hóa đơn sử dụng cho các tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

Đơn vị: ............

Địa chỉ: ............

Mẫu số 02 – BH

(Ban hành theo QĐ số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính)

THẺ QUẦY HÀNG

Ngày lập thẻ: ........................ Tờ số: ...............

Tên hàng: ..............................Quy cách: ...................................

Đơn vị tính: ............................ Đơn giá: ..................................

Ngày tháng

Tên người bán hàng

Tồn đầu ngày (kỳ)

Nhập từ kho

trong ngày (ca)

Nhập khác trong ngày (ca)

Cộng tổng đầu ngày (ca) và

nhập trong ngày (ca)

Xuất bán Xuất khác

Tồn cuối ngày (ca) Lượng Tiền Lượng Tiền

A B 1 2 3 4 = 1+ 2+3 5 6 7 8 9

Cộng

Mẫu số 02GTTT – 3LL

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Liên 1: (Lưu)

Ký hiệu: ...

Số: ...

Ngày: ...... Tháng: ..... Năm: ........

Đơn vị bán hàng: ..............................................................................................................

Địa chỉ: ....................................................... Số tài khoản: ..............................................

Điện thoại: ................................. MS:

Họ tên người mua hàng: ...................................................................................................

Tên đơn vị: .......................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................... Số tài khoản: ............................................

Hình thức thanh toán: ....................... MS:

Stt Tên hàng

hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1 x 2

Tổng cộng tiền bán hàng hoá, dịch vụ:

Số tiền viết bằng chữ: ...................................

Người mua hàng

( Ký, ghi rõ họ tên)

Người bán hàng

( Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

( Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Page 7: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

61

• Sổ chi tiết bán hàng (Mẫu số S35 – DN)

Sổ chi tiết bán hàng được mở theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu

tư, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp, được khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp

nhận thanh toán.

Ngoài các chứng từ và sổ sách nói trên, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử

dụng một số chứng từ và sổ sách khác như: Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (mẫu số

04HDL – 3LL), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số S31 – DN)...

11.2.2. Tài khoản kế toán

Để phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp kế toán sử dụng

các tài khoản sau: TK 632, TK 157, TK 511, TK 521...

• Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: là tài khoản dùng để phản ánh trị giá vốn

của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất

của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Kết cấu tài

khoản 632 như sau:

Đơn vị: ............

Địa chỉ: ............

Mẫu số S35 - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG

Tên sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ, BĐS đầu tư): ..................

Năm: ............................

Quyển số: ..............................

Ngày

tháng

ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải Tài khoản

đối ứng

Doanh thu Các khoản tính trừ

Số

hiệu

Ngày

tháng

Số

lượng

Đơn

giá

Thành

tiền

Thuế Khác (521, 531,

532)

Cộng số

phát sinh

Doanh thu

thuần

Giá vốn

hàng bán

Lãi gộp

- Sổ này có..........trang, đánh số từ trang 01 đến trang......

- Ngày mở sổ: .........................................

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Ngày.......tháng........năm...........

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Page 8: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

62

Tài khoản 632

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

đã bán được trong kỳ.

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công

vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất

chung cố định không phân bổ được tính vào giá

vốn hàng bán trong kỳ.

- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho

sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá

nhân gây ra.

- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình

thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu

hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng

tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng

phải lập năm trước chưa sử dụng hết).

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá,

dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh”.

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng

phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước).

• Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Được dùng để phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hóa

tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại

lý, ký gửi; Hàng hóa, sản phẩm chuyển cho đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để

bán; hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua

nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Kết cấu tài khoản 157 như sau:

Tài khoản 157

Số dư đầu kỳ

- Trị giá sản phẩm, hàng hóa đã gửi cho khách

hàng hoặc gửi đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị

cấp dưới hạch toán phụ thuộc.

- Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng,

nhưng chưa được xác định là đã bán.

- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã cung

cấp được xác định là đã bán.

- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi

bán bị khách hàng trả lại.

Số dư cuối kỳ: Trị giá hàng hóa, thành phẩm

đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác

định là đã bán trong kỳ.

• Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Được dùng để phản

ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán

của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu tài khoản 511 như sau:

Tài khoản 511

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu

phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho

khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ

kế toán.

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp

thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ.

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911

“Xác định kết quả kinh doanh”.

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất

động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của

doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

Page 9: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

63

• Tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”: Dùng để phản ánh các khoản

được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh

trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như

thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. Kết cấu tài khoản 521

như sau:

Tài khoản 521

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận

thanh toán cho khách hàng.

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho

người mua hàng.

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại

tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản

phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng

hóa đã bán.

Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại,

giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị

trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh

thu thuần của kỳ báo cáo.

• Tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”: Dùng để phản ánh doanh thu chưa

thực hiện trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Kết cấu tài khoản 338 như sau:

Tài khoản 3387

- Kết chuyển “Doanh thu chưa thực hiện” sang

TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

hoặc TK “Doanh thu hoạt động tài chính”.

Số dư đầu kỳ

- Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài

sản (cho thuê hoạt động).

- Khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm, trả

góp theo cam kết với giá bán trả ngay.

- Khoản trả lãi nhận trước khi cho vay vốn

hoặc mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín

phiếu, kỳ phiếu...).

- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các

khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động

đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động)

khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần.

- Khoản chênh lệch giữa đánh giá lại lớn hơn giá trị

ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn liên doanh tương

ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh.

Số dư cuối kỳ

Dư Có: Khoản doanh thu chưa thực hiện ở cuối

kỳ kế toán.

Page 10: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

64

11.2.3. Một số nghiệp vụ kế toán bán hàng điển hình

TK 511, 512

TK 521, 531, 532

TK 911

TK 111, 112, 131,…

TK 3331

Kết chuyển các khoản chiết khấu,

Kết chuyển doanh thu thuầnvề tiêu thụ sản phẩm

Doanh thu tiêu thụ theo giá bán chưa thuế

Thuế GTGT

giảm trừ doanh thu

TK 511, 512

TK 521, 531, 532

TK 911

TK 111, 112, 131,…

TK 3331

Kết chuyển các khoản chiết khấu,

Kết chuyển doanh thu thuầnvề tiêu thụ sản phẩm

Doanh thu tiêu thụ theo giá bán chưa thuế

Thuế GTGT

giảm trừ doanh thu

Sơ đồ 11.1: Trình tự kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

Ví dụ: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên (Đơn vị tính: 1000 đồng).

Tại doanh nghiệp A trong tháng 01/20XX có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

(1) Xuất kho 500 sản phẩm bán cho khách hàng B, giá vốn là 50, giá bán là 70. Khách

hàng đã chấp nhận thanh toán. Thuế GTGT 10%.

(2) Khách hàng B trả lại 100 sản phẩm do sản phẩm không đạt yêu cầu như đã ký

kết trong hợp đồng. Doanh nghiệp đã nhận lại hàng và trừ vào số tiền phải thu

khách hàng.

(3) Khách hàng B thanh toán hết số tiền còn nợ cho doanh nghiệp A bằng chuyển

khoản, do thanh toán sớm trước hạn nên được chiết khấu thanh toán 1 % trên tổng

số tiền thanh toán.

Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

(1) Xuất bán hàng hóa:

Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632: 25.000

Có TK 155: 25.000.

Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131(B): 38.500

Có TK 511: 35.000

Có TK 3331: 3.500 .

(2) Hàng bán bị trả lại

Ghi giảm giá vốn: Nợ TK 155: 5.000

Có TK 632: 5.000.

Ghi nhận hàng bán bị trả lại: Nợ TK 521 (5212) 7.000

Nợ TK 3331: 700

Có TK 131: 7.700.

(3) Nhận tiền của khách hàng

Nợ TK 112: 27.720

Nợ TK 635: 3.080

Có TK 131: 30.800.

TK 511

Page 11: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

65

11.2.4. Kế toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp

Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người

mua trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng

không qua kho) của doanh nghiệp.

(1) Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh doanh thu

bán hàng, ghi:

Nợ TK 111: Số thu bằng tiền mặt

Nợ TK 112: Số thu bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131: Số chưa thu được

Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa thuế

Có TK 333(3331): Trị giá thuế GTGT của hàng bán ra.

(2) Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh

doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 111: Số thu bằng tiền mặt

Nợ TK 112: Số thu bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131: Số chưa thu được

Có TK 511: Số doanh thu bán hàng thu được.

(3) Khi xuất sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện lao vụ, dịch vụ với khách hàng, kế

toán phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán:

Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng xuất bán

Có TK 155: Xuất kho thành phẩm

Có TK 154: Trị giá thành phẩm sản xuất tiêu thụ thẳng.

(4) Khi khách hàng thanh toán tiền hàng:

(4a) Nếu thu bằng tiền, ghi:

Nợ TK 111: Số thu bằng tiền mặt

Nợ TK 112: Số thu bằng TGNH

Có TK 131: Số chưa thu được.

(4b) Nếu thu bằng vật tư, hàng hóa, ghi:

Nợ TK 151: Số hàng đang đi đường

Nợ TK 152: Giá trị vật liệu nhập kho

Nợ TK 153: Giá trị CCDC nhập kho

Nợ TK 133 (1331): Số thuế GTGT

Có TK 131: Số phải thu.

CHÚ Ý:

Đối với trường hợp mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết

khấu thương mại, thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hóa đơn

GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.

Page 12: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

66

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

(5a) Phản ánh số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng, ghi:

Nợ TK 5211: Số chiết khấu thương mại được hưởng

Nợ TK 3331: Số thuế GTGT được giảm trừ

Có TK 111, 112: Số tiền giảm trừ

Có TK 131: Giảm trừ số phải thu.

(5b) Trường hợp giảm giá hàng bán trên giá thoả thuận do hàng kém phẩm chất, sai

quy cách hoặc bớt giá, ghi:

Nợ TK 5212: Giá trị hàng được giảm giá

Nợ TK 333 (3331): Số thuế GTGT được giảm trừ

Có TK 111, 112: Số giảm trừ bằng tiền

Có TK 131: Số phải thu được giảm trừ.

(5c) Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các

nguyên nhân khác nhau (vi phạm hợp đồng, không

đúng quy cách…). Phản ánh trị giá vốn của hàng

bán bị trả lại:

Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm xuất kho trả lại

Nợ TK 154: Giá trị thành phẩm sản xuất tiêu thụ

thẳng trả lại

Có TK 632: Giá vốn của thành phẩm tiêu thụ.

(5d) Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5213: Giá trị doanh thu bị trả lại

Nợ TK 333 (3331): Số thuế GTGT của hàng trả lại

Có TK 111, 112: Chi phí phát sinh bằng tiền

Có TK 131: Giảm trừ số phải thu.

(5e) Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641: Số chi phí phát sinh

Có TK 111, 112: Chi phí phát sinh bằng tiền

Có TK 141: Chi phí phát sinh bằng tiền tạm ứng.

Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

(6) Khi phản ánh các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả

lại là giá bao gồm cả thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 5213, 5211, 5212: Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại,

giá trị hàng bị trả lại

Có TK 111, 112: Số tiền mặt, tiền gửi ngân hàng được giảm trừ

Có TK 131: Giảm trừ số phải thu.

(7) Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu vào tài khoản 511, ghi:

Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ doanh thu

Có TK 5211: Chiết khấu thương mại

Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại

Page 13: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

67

Có TK 5213: Giảm giá hàng bán.

(8) Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 511: Doanh thu thuần

Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.

TK 3331

TK 152, 153, 151

TK 133

TK 154, 155 TK 632

TK 111, 112, 131TK 521, 531, 532

TK 3331

TK 641

TK 911

TK 131

(1) (2)

(1)(5c) Phát sinh hàngbán bị trả lại

(5a) (5b) (5d)

(6)

(5a)

(5b) (5d)

(5e)

(3) Trị giá vốn hàngxuất bán

(4a) Thu bằng tiền

(4b) Thu bằng vật tư, hàng hóa

(7) Kết chuyển cáckhoản chiết khấu

(8) Kết chuyểndoanh thu thuầnvề tiêu thụ

TK 511 TK 111, 112

giảm giá

TK 3331

TK 152, 153, 151

TK 133

TK 154, 155 TK 632

TK 111, 112, 131TK 521, 531, 532

TK 3331

TK 641

TK 911

TK 131

(1) (2)

(1)(5c) Phát sinh hàngbán bị trả lại

(5a) (5b) (5d)

(6)

(5a)

(5b) (5d)

(5e)

(3) Trị giá vốn hàngxuất bán

(4a) Thu bằng tiền

(4b) Thu bằng vật tư, hàng hóa

(7) Kết chuyển cáckhoản chiết khấu

(8) Kết chuyểndoanh thu thuầnvề tiêu thụ

TK 511 TK 111, 112

giảm giá

Sơ đồ 11.2: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp

Ví dụ: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp (ĐVT: 1000 đồng)

Tại doanh nghiệp A, trong tháng 01/2009 có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Xuất bán trực tiếp tại kho một số thành phẩm cho công ty B theo giá vốn 600.000,

tổng giá thanh toán 770.000 trong đó có cả thuế GTGT 10%. Công ty B thanh toán

bằng tiền mặt 250.000 và được hưởng chiết khấu với tỷ lệ 1%.

Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

1) Nợ TK 632: 600.000

Có TK 155: 600.000

2) Nợ TK 131: 770.000

Có TK 511: 700.000

Có TK 3331: 70.000

3) Nợ TK 111: 250.000

Có TK 131: 250.000

4) Nợ TK 635: 2.500

Có TK 131: 2.500

CHÚ Ý:

Đối với các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá hoặc hồi khấu) cần phân biệt rõ: khi sản

phẩm dịch vụ có phát sinh bớt giá ghi trên hóa đơn phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm hoặc mức

giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh

toán đã có thuế GTGT. Còn khi sản phẩm, dịch vụ có phát sinh hồi khấu thì số tiền hồi

khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng lần bán cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Trên

hóa đơn phải ghi rõ số, ký hiệu hóa đơn, số tiền được hồi khấu. Trường hợp số tiền hồi

khấu không được giảm trừ trên một hóa đơn thì sẽ được giảm trừ trên các hóa đơn bán

hàng lần tiếp theo.

TK 521

Page 14: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

68

11.2.5. Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán

Theo phương thức này, bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong

hợp đồng, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên bán.

Hàng hóa chỉ được xác định là tiêu thụ khi:

• Bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

• Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.

Phương pháp hạch toán theo phương thức này như sau:

(1) Khi xuất sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện lao vụ, dịch vụ với khách hàng, ghi:

Nợ TK 157: Trị giá hàng gửi bán

Có TK 155: Trị giá thành phẩm xuất kho

Có TK 154: Số thành phẩm sản xuất gửi

bán thẳng.

Có TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho

(2) Khi khách hàng chấp nhận thanh toán số sản phẩm,

hàng hóa … kế toán xác định doanh thu, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu bằng tiền mặt, TGNH

Nợ TK 131: Số phải thu

Có TK 333 (3331): Số thuế GTGT của hàng

hóa bán ra

Có TK 511: Doanh thu chưa thuế thu được.

(3) Xác định giá vốn của hàng gửi bán được chấp nhận, ghi:

Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng gửi bán

Có TK 157: Trị giá vốn của hàng gửi bán

(4) Số sản phẩm, hàng hóa gửi đi bị khách hàng từ chối, trả lại (chưa xác định là tiêu

thụ), ghi:

Nợ TK 155, 152: Trị giá thành phẩm nhập kho hoặc phế liệu

Nợ TK 138 (1388), 334: Giá trị cá nhân phải bồi thường

Nợ TK 138 (1381): Giá trị sản phẩm hỏng chờ xử lý

Có TK 157: Trị giá thành phẩm nhập kho.

(5) Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại đối với

số hàng được chấp nhận tiêu thụ hạch toán như tiêu thụ trực tiếp.

Page 15: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

69

TK 511

TK 111, 112, 131

TK 3331

TK 154, 155TK 157

TK 138, 334, 155, 152

TK 632

TK 521, 531, 532

(1) Khi xuất sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ

(2) Khi khách hàngchấp nhận thanhtoán, kế toán xácđịnh doanh thu

(2)

(4)

(5) Các khoảnCKTM, giảm giáhàng bán, hàngbán trả lại đốivới số hàngđược chấpnhận tiêu thụ

(3) Xác địnhgiá vốn

TK 511

TK 111, 112, 131

TK 3331

TK 154, 155TK 157

TK 138, 334, 155, 152

TK 632

TK 521, 531, 532

(1) Khi xuất sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ

(2) Khi khách hàngchấp nhận thanhtoán, kế toán xácđịnh doanh thu

(2)

(4)

(5) Các khoảnCKTM, giảm giáhàng bán, hàngbán trả lại đốivới số hàngđược chấpnhận tiêu thụ

(3) Xác địnhgiá vốn

Sơ đồ 11.3: Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán

Ví dụ: Kế toán tiêu thụ theo phương thức gửi bán (ĐVT: 1000 đồng)

Doanh nghiệp A, trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Xuất bán một số thành phẩm trực tiếp tại bộ phận sản xuất gửi bán đến cho công ty B theo

giá vốn 600.000. Tổng giá thanh toán 880.000 trong đó cả thuế GTGT 10%. Công ty B

chấp nhận thanh toán 70% số hàng, còn lại 30% hàng không đúng quy cách, công ty B đã

trả lại, đơn vị đã kiểm nhận nhập kho.

Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

1) Nợ TK 157: 600.000

Có TK 154: 600.000

2) Nợ TK 632: 420.000

Nợ TK 155: 180.000

Có TK 157: 600.000

3) Nợ TK 131: 616.000

Có TK 511: 560.000

Có TK 3331: 56.000

11.2.6. Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi

Hàng gửi đại lý là số hàng mà bên chủ hàng giao cho bên

nhận đại lý, ký gửi để bán, bên đại lý hưởng thù lao theo

hai cách: hưởng hoa hồng hoặc hưởng chênh lệch giá.

Chúng tôi xin trình bày trường hợp bên nhận đại lý bán

đúng giá và hưởng hoa hồng.

• Kế toán ở doanh nghiệp gửi hàng:

(1) Khi xuất kho gửi đại lý, kế toán phản ánh giá vốn

hàng chuyển cho cơ sở nhận hàng đại lý:

Nợ TK 157: Giá trị hàng gửi bán

Có TK 154: Giá trị thành phẩm sản xuất

gửi bán thẳng

Có TK 155: Giá trị thành phẩm xuất kho

gửi bán.

Có TK 156: Giá trị hàng hóa xuất kho gửi bán

(2) Khi hàng hóa giao cho các bên đại lý đã bán được:

TK 521

Page 16: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

70

o Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

(2a) Phản ánh trị giá vốn hàng đại lý, ký gửi đã bán được, ghi:

Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ

Có TK 157: Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ.

(2b) Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của hàng giao cho cơ sở bán hàng, đại lý,

ký gửi đã bán được, kế toán ghi:

Nợ TK 131: Số phải thu

Nợ TK 111, 112: Số thu bằng tiền mặt, TGNH

Có TK 511: Doanh thu chưa có thuế GTGT

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT của hàng đã bị tiêu thụ.

o Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

(2c) Phản ánh trị giá vốn hàng đại lý, ký gửi đã bán được, ghi:

Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ

Có TK 157: Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ.

(2d) Phản ánh doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 131: Số phải thu

Nợ TK 111, 112: Số thu bằng tiền mặt, TGNH

Có TK 511: Doanh thu bán hàng.

(2e) Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi, ghi:

Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý chưa có thuế

Nợ TK 133 (1331): Số thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131: Ghi giảm số phải thu

Có TK 111, 112: Giảm số tiền mặt, TGNH.

(2f) Khi nhận tiền do cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số nhận được bằng tiền mặt, TGNH

Có TK 131: Số đã th.

• Kế toán ở doanh nghiệp nhận đại lý:

(1) Khi nhận hàng đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng, ghi:

Nợ TK 003: Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

(2) Khi hàng hóa nhận bán đại lý đã bán được, kế toán phản ánh số tiền bán

hàng đại lý phải trả cho bên giao hàng (theo tổng giá thanh toán) ghi:

Nợ TK 111, 112: Số thu bằng tiền mặt, TGNH

Nợ TK 131: Số phải thu

Có TK 331: Số phải trả.

(3) Định kỳ phản ánh doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:

Nợ TK 331: Số đã trả

Có TK 511: Doanh thu hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT của hoa hồng đại lý.

(4) Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng, ghi:

Nợ TK 331: Số đã trả

Có TK 111, 112: Số trả bằng tiền mặt, TGNH.

Page 17: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

71

Ví dụ: (Đơn vị tính: 1000 đồng)

Doanh nghiệp A, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Xuất kho gửi đại lý lô hàng trị giá 50.000.

2. Đại lý thông báo đã bán được lô hàng trên, với tổng giá bán chưa VAT là 70.000.

3. Hoa hồng phải trả cho đại lý là 6% trên tổng giá thanh toán chưa có thuế VAT đã

thanh toán bằng tiền mặt.

(1)

TK 632

TK 154

TK 152, 155, 156

TK 157

(2a)

TK 152

TK 133 (1331)TK 511

(2b)

TK 154

TK 152(2c)

(2d)

(2b)

(2e)

Sơ đồ 2.4: Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý,

ký gửi tại đơn vị gửi hàng

(1) Gửi bán đại lý

(2a) Xuất bán trực tiếp ghi nhận doanh thu

(2b) Ghi nhận doanh thu và các hình thức thanh toán

(2c) Hàng gửi bán đã được bán

(2d) Các khoản phải thu được thanh toán

(2e) Các khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp

Các nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau:

CHÚ Ý:

Bạn cần lưu ý rằng khi bán hàng đại lý, không chỉ bên chủ hàng phải kê khai nộp thuế

hàng tháng đối với hàng bán thông qua đại lý mà cơ sở bán hàng cũng phải kê khai, tính và

nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bán đại lý và tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý.

Trong trường hợp cơ sở đại lý nếu bán giá thấp hơn giá quy định của bên chủ hàng thì phải

kê khai nộp thuế theo giá bán do chủ hàng quy định. Riêng đối với cơ sở kinh doanh làm

đại lý dịch vụ bưu điện, bảo hiểm, xổ số, bán vé máy bay, thẻ điện thoại di động…hưởng

hoa hồng thì không phải tính và nộp thuế GTGT đối với doanh thu ghi trên hóa đơn, vé thẻ

của dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng.

Page 18: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

72

1) Xuất kho gửi đại lý

Nợ TK 157: 50.000

Có TK 155: 50.000

2) Hàng hóa giao đại lý bán được hàng

Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632: 50.000

Có TK 157: 50.000

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131: 77.000

Có TK 511: 70.000

Có TK 3331: 7.000

3) Phản ánh hoa hồng trả cho đại lý

Nợ TK 641: 4.200

Nợ TK 133: 420

Có TK 111: 4.620

11.2.7. Kế toán tiêu thụ theo phương pháp trả chậm, trả góp

Theo phương thức này, hàng giao cho bên mua được xác định là đã tiêu thụ. Doanh thu

bán hàng được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần nhưng khách hàng chỉ

thanh toán một phần giá trị của hàng, phần còn lại trả dần trong thời gian sau và chịu

một khoản lãi tương ứng với số tiền trả sau đó.

• Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

(1) Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa để bán, kế toán xác định giá vốn hàng tiêu thụ,

chi phí tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh giống như tiêu thụ trực tiếp. Phần

doanh thu được phản ánh như sau:

Nợ TK 111, 112: Số thanh toán lần đầu

Nợ TK 131: Số còn phải thu

Có TK 511: Theo giá bán trả ngay một lần chưa thuế

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT (tính theo giá trả ngay)

Có TK 338 (3387): Chênh lệch giữa giá bán trả chậm với trả ngay.

(2) Khi thu tiền các kỳ tiếp theo, căn cứ vào chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền mặt, TGNH thu được

Có TK 131: Giảm số phải thu.

(3) Định kỳ, kế toán xác định và kết chuyển doanh thu chưa thực hiện:

Nợ TK 3387: Số doanh thu được kết chuyển

Có TK 515: Số doanh thu được kết chuyển.

• Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

(1) Khi phản ánh doanh thu, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số thanh toán lần đầu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131: Số còn phải thu

Page 19: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

73

Có TK 511: Tổng giá thanh toán theo số tiền trả ngay một lần

Có TK 3387: Số chênh lệch giữa tổng số tiền bán theo giá trả chậm với

tổng giá thanh toán gồm cả thuế GTGT theo số tiền trả một lần.

(2) Các bút toán thu tiền kỳ sau và kết chuyển doanh thu chưa thực hiện hạch toán

như các trường hợp trên.

Ví dụ: (ĐVT: 1000 đồng)

Doanh nghiệp A trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Xuất kho bán trả góp một số thành phẩm theo giá vốn là 296.000. Tổng giá thanh toán

trả góp là 356.000. Khách hàng X đã trả lần đầu bằng tiền mặt 136.000. Số còn lại sẽ

thanh toán dần trong 10 tháng tới. Được biết giá bán thu tiền ngay của số hàng trên

theo giá chưa thuế GTGT là 310.000. Thuế GTGT 31.000.

Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

1) Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632: 296.000

Có TK 155: 296.000

3) Phản ánh số tiền thu được ngay

Nợ TK 111: 136.000

Có TK 131: 136.000

2) Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131: 356.000

Có TK 511: 310.000

Có TK 3331: 31.000

Có TK 3387: 15.000

Sơ đồ 11.5: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp trả chậm, trả góp

11.2.8. Kế toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng

Hàng đổi hàng là phương pháp tiêu thụ mà trong đó, người bán đem sản phẩm, vật tư,

hàng hóa của mình, để đổi lấy vật tư, hàng hóa của người mua. Giá trao đổi là giá thỏa

thuận hoặc giá bán của hàng hóa, vật tư đem đi trao đổi với khách hàng, đơn vị vẫn phải

lập đủ chứng từ giống như các phương thức tiêu thụ khác.

• Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

(1) Phản ánh trị giá vốn hàng bán đem đi trao đổi

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156: Trị giá hàng hóa.

TK 511 TK 111, 112, 131

TK 3331

TK 33387

TK 155, 156

(3)

(1b)

(1b)

TK 511 TK 111, 112, 131

TK 131

TK 632

(3)

(1b)

(1b)

(2) Khi thu tiền

(1b) Phản ánh

phần doanh thu (1a) Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ

Page 20: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

74

(2) Khi phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hóa khác theo giá bán chưa có

thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 131: Số phải thu

Có TK 511: Doanh thu chưa thuế thu được

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT của hàng bán ra.

(3) Khi nhận vật tư, hàng hóa… do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa

nhận về, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211…: Trị giá vật liệu, CCDC,… nhập kho.

Nợ TK 133: Thuế GTGT của vật liệu, CCDC được khấu trừ

Có TK 131: Tổng giá thanh toán.

(4) Phần chênh lệch giữa giá vật tư, hàng hóa đem đổi và giá vật tư, hàng hóa nhận

về xử lý như sau:

(a) Nếu thu thêm tiền, ghi:

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu thêm

Có TK 131: Số tiền thu thêm.

(b) Nếu phải trả thêm tiền, ghi:

Nợ TK 131: Số tiền trả thêm

Có TK 111, 112: Số tiền trả thêm.

• Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Kế toán phản ánh doanh thu của vật tư, hàng hóa

đem trao đổi và giá trị của vật tư, hàng hóa nhận về

là theo giá thanh toán, phần chênh lệch phản ánh

như trường hợp trên.

(5) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản

giảm giá, chiết khấu bán hàng, doanh thu của hàng

bán bị trả lại vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ:

(a) Kết chuyển chiết khấu bán hàng, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, ghi:

Nợ TK 511: Số tiền chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại

Có TK 5211: Số chiết khấu thương mại được giảm

Có TK 5212: Trị giá hàng bán bị trả lại

Có TK 5213: Trị giá hàng bị giảm giá.

(b) Đồng thời kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ, kế toán ghi:

Nợ TK 511: Số doanh thu thuần kết chuyển

Có TK 911: Số doanh thu thuần kết chuyển.

(c) Trị giá vốn hàng bán kết chuyển để xác định kết quả, ghi:

Nợ TK 911: Kết chuyển giá vốn hàng bán

Có TK 632: Kết chuyển giá vốn hàng bán.

Page 21: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

75

TK 521, 531, 532TK 511

TK 155, 156 TK 632 TK 911

TK 131

TK 133TK 3331

TK 111, 112

(5a)

(1) (5c) (5b)

(2) (3)

(4a) TK 331

(4b)

TK 152, 153, 156, 211

TK 111, 112

(4b)

TK 521, 531, 532TK 511

TK 155, 156 TK 632 TK 911

TK 131

TK 133TK 3331

TK 111, 112

(5a)

(1) (5c) (5b)

(2) (3)

(4a) TK 331

(4b)

TK 152, 153, 156, 211

TK 111, 112

(4b)

Sơ đồ 11.6: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp hàng đổi hàng

(1) Xác định giá vốn

(2) Xác định doanh thu

(3) Thanh toán nhận hàng

(4a) Thanh toán bằng nhận tiền

(4b) Thanh toán phần chênh lệch khi đổi hàng

(5a) Các khoản giảm trừ doanh thu khi bán

(5b) Kết chuyển doanh thu

(5c) Kết chuyển giá vốn

Ví dụ: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp hàng đổi hàng, tính thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ (Đơn vị tính: 1000 đồng)

Doanh nghiệp A trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Xuất kho một số thành phẩm để trao đổi trực tiếp lấy một số vật liệu chính của công ty

B. Được biết giá vốn thành phẩm đổi 600.000, giá bán tương đương 880.000 (cả thuế

GTGT 10%). Công ty B đã giao cho doanh nghiệp một số vật liệu chính theo giá

thanh toán 660.000 (cả thuế GTGT 10%). Phần còn lại công ty B đã thanh toán bằng

tiền mặt.

Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:

(1) Phản ánh trị giá vốn mang đi trao đổi

Nợ TK 632: 600.000

Có TK 155: 600.000

(2) Phản ánh doanh thu bán hàng để đổi

lấy vật tư

Nợ TK 131: 880.000

Có TK 511: 800.000

Có TK 3331: 80.000

(3) Phản ánh giá trị vật tư nhận về

Nợ TK 152: 600.000

Nợ TK 133: 60.000

Có TK 131: 660.000

(4) Thu thêm tiền do chênh lệch

Nợ TK 111: 220.000

Có TK 131: 220.000

TK 521

Page 22: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

76

11.3. Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ

11.3.1. Tài khoản kế toán

Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán các nghiệp vụ về tiêu

thụ chỉ khác với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc

xác định giá vốn thành phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, nhập, xuất kho và tiêu thụ; còn

việc phản ánh giá bán, doanh thu và các khoản liên quan đến doanh thu (chiết khấu

thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT...) hoàn toàn

giống nhau. Vì vậy, nội dung phần này chủ yếu giới thiệu sự khác biệt đó.

Tài khoản được sử dụng trong kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ bao

gồm TK 632, TK 155, TK 157, TK 631 và một số tài khoản liên quan khác. Các tài

khoản 632, 155, 157 đã được trình bày ở phần trên, sau đây sẽ là nội dung phản ánh trên

tài khoản 631:

• Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công

nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, bưu điện,

du lịch, khách sạn... trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp

kiểm kê định kỳ. Kết cấu của TK 631 như sau:

Tài khoản 631

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ.

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ.

- Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”.

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.

Sơ đồ 2.7: Kết cấu của tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”

11.3.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu

• Đầu kỳ kinh doanh

(1) Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán lần lượt kết

chuyển trị giá vốn sản phẩm chưa tiêu thụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng chưa tiêu thụ đầu kỳ

Có TK 155, 157: Trị giá vốn sản phẩm tồn kho hay đang gửi bán đầu kỳ.

• Trong kỳ kinh doanh

Căn cứ vào các chứng từ phản ánh nhập, xuất, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, kế toán ghi

các bút toán sau:

(2) Các bút toán phản ánh giá bán, doanh thu hàng tiêu thụ, chiết khấu thanh toán,

giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại: Ghi giống như phương pháp kê

khai thường xuyên.

(3) Riêng với giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ bị trả lại kế toán ghi như sau:

Nợ TK 631: Kiểm nhận, nhập kho hay đang gửi tại kho người mua

Page 23: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

77

Nợ TK 138 (1388): Quyết định cá nhân bồi thường

Nợ TK 334: Quyết định trừ vào lương của cá nhân bồi thường

Nợ TK 111, 112: Bán phế liệu thu bằng tiền đối với sản phẩm mất chất

Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại đã xử lý.

(4) Phản ánh tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ

nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp:

Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ

Có TK 631: Kết chuyển tổng giá thành thực tế.

• Cuối kỳ kinh doanh

(5) Căn cứ vào kết quả kinh doanh kiểm kê sản phẩm tồn kho chưa tiêu thụ, kế toán

lần lượt kết chuyển giá trị sản phẩm, dịch vụ chưa tiêu thụ cuối kỳ:

Nợ TK 157: Giá trị sản phẩm đang gửi bán, ký gửi, đại lý

Nợ TK 155: Thành phẩm tồn kho

Có TK 632: Giá vốn sản phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ.

(6) Đồng thời xác định và kết chuyển giá vốn sản phẩm, dịch vụ đã xác định là tiêu

thụ trong kỳ theo công thức:

Trị giá vốn

sản phẩm,

dịch vụ tiêu

thụ trong kỳ

=

Trị giá vốn sản

phẩm, dịch vụ

chưa tiêu thụ

đầu kỳ

+

Tổng giá thành sản

phẩm, dịch vụ sản

xuất hoàn thành

trong kỳ

Trị giá vốn sản

phẩm, dịch vụ

chưa tiêu thụ cuối

kỳ

Nợ TK 911: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 632: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

(7) Các bút toán kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của

hàng bán bị trả lại, kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ hạch toán tương

tự phương pháp kê khai thường xuyên.

TK 632TK 155, 157

(1)

Đầu kỳ kinh doanh

Cuối kỳ kinh doanh

TK 631

(4)

TK 111, 112, 334, 1388, 631

(3)

TK 911

(6)

TK 511, 512

(7)

TK 531, 532, 521

(2)

TK 155, 157

(5)

TK 632TK 155, 157

(1)

Đầu kỳ kinh doanh

Cuối kỳ kinh doanh

TK 631

(4)

TK 111, 112, 334, 1388, 631

(3)

TK 911

(6)

TK 511, 512

(7)

TK 531, 532, 521

(2)

TK 155, 157

(5)

Sơ đồ 11.8: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Ví dụ: Kế toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai định kỳ (ĐVT: 1000 đồng)

TK 521

TK 511

TK 155,156,157

TK 155,156,157

Page 24: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

78

Doanh nghiệp A, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn

kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, vào tháng 01/2009 có các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh như sau:

(1) Tổng hợp các hóa đơn GTGT về tiêu thụ trong kỳ:

Giá bán chưa có thuế: 1.700.000, thuế suất GTGT 10%.

Thuế GTGT phải nộp: 170.000.

Tổng giá thanh toán là 1.870.000.

Trong đó đã thu bằng chuyển khoản 1.100.000, còn lại người mua (công ty X) sẽ

thanh toán vào tháng sau.

(2) Chi phí vận chuyển chi hộ công ty X bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 5%) là 8.400.

(3) Công ty X khiếu nại về số hàng thanh toán kém phẩm chất. Doanh nghiệp đã kiểm

tra và chấp nhận giảm giá cho công ty này trừ vào số nợ phải thu theo tỷ lệ 1%.

Tài liệu bổ sung: Biết số dư đầu kỳ của các tài khoản 155 là 300.000 và 157 là

100.000.

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

Các nghiệp trên được định khoản như sau:

Đầu kỳ kinh doanh

Nợ TK 632: 300.000

Có TK 155:300.000

Nợ TK 632: 100.000

Có TK 157:100.000

(1) Nghiệp vụ bán hàng:

Nợ TK 112: 1.100.000

Nợ TK 131 (X): 770.000

Có TK 511: 1.700.000

Có TK 3331: 170.000

(2) Chi phí vận chuyển chi hộ

Nợ TK 138 (X): 8.400

Có TK 111:8.400

(3) Giảm giá hàng bán

Nợ TK 521 (5213): 7.700

Nợ TK 3331: 770

Có TK 131 (X): 8.470

Page 25: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

79

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Bài này đã hướng dẫn học viên các phương pháp kế toán tiêu thụ trong doanh nghiệp. Có hai

phương pháp kế toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp

kiểm kê định kỳ. Trong doanh nghiệp có rất nhiều phương thức bán hàng như phương thức trực

tiếp; phương thức gửi bán; phương thức bán hàng đại lý, ký gửi; phương thức trả chậm, trả góp;

phương thức hàng đổi hàng; bán hàng trong nội bộ doanh nghiệp. Bài học đã hướng dẫn bạn kế

toán theo các phương thức bán hàng nói trên. Sinh viên cần chú ý phân biệt điểm khác nhau

trong các phương thức bán hàng để định khoản đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Page 26: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

80

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kế toán tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ dụng các chứng từ sổ sách nào? Các tài khoản

sử dụng trong trường hợp này? Có bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho? Hãy kể tên

các phương pháp đó.

2. Trình bày phương pháp kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi.

3. Trình bày phương pháp kế toán tiêu thụ theo phương pháp trả chậm, trả góp.

4. Trình bày phương pháp kế toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh

từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn

chủ sở hữu.

A. Đúng

B. Sai

2. Doanh thu thuần là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ

doanh thu.

A. Đúng

B. Sai

3. Khoản chiết khấu cho khách hàng do thanh toán sớm cũng là một khoản giảm trừ doanh thu.

A. Đúng

B. Sai

4. Khi bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán

hàng theo giá bán trả tiền ngay.

A. Đúng

B. Sai

5. Khi hàng bán bị trả lại, giá vốn của hàng bị trả lại này được phản ánh vào bên Nợ TK 632

A. Đúng

B. Sai

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chiết khấu thương mại là khoản

A. giảm trừ cho khách hàng do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách.

B. giảm giá niêm yết do khách mua hàng với số lượng lớn.

C. tiền thưởng cho người mua hàng do thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu.

D. hoa hồng bán hàng.

2. Giảm giá hàng bán là khoản

A. giảm trừ cho khách hàng do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách.

Page 27: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

81

B. giảm giá niêm yết do khách mua hàng với số lượng lớn.

C. tiền thưởng cho người mua hàng do thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu.

D. hoa hồng bán hàng.

3. Đối với bên nhận đại lý, hoa hồng đại lý được hưởng được phản ánh vào

A. doanh thu bán hàng.

B. doanh thu hoạt động tài chính.

C. thu nhập khác.

D. phải thu.

4. Giá vốn hàng bán là:

A. giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán.

B. chi phí sản xuất trong kỳ.

C. giá mua + chi phí bán hàng.

D. giá xuất kho hàng bán + chi phí bán hàng.

5. Hàng bán trả lại nhập kho được phản ánh theo

A. giá bán.

B. giá vốn.

C. giá mua.

D. giá ước tính.

6. Khi doanh nghiệp bán hàng trả góp, lãi của hàng bán trả góp được phản ánh vào

A. TK 3387.

B. TK 511.

C. TK 515.

D. TK 711.

7. Đối với bên giao đại lý, hoa hồng đại lý trả cho bên nhận đại lý được phản ánh vào

A. chi phí bán hàng.

B. chi phí quản lý doanh nghiệp.

C. chi phí tài chính.

D. chi phí khác.

Page 28: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

82

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1 (ĐVT: 1000 đồng)

Tại doanh nghiệp M, tình hình đầu tháng 03/2009 như sau:

Tồn kho thành phẩm:

• Sản phẩm A: 23.000 chiếc, giá thành thực tế 20.

• Sản phẩm B: 30.000 chiếc, giá thành thực tế 10.

Hàng gửi bán 2.000 sản phẩm A, đang chờ công ty X chấp nhận theo giá bán đơn vị chưa có thuế

GTGT 10% là 25.

Trong tháng 03/2009 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Ngày 03/03: Nhập kho từ bộ phận sản xuất 56.000 sản phẩm A theo giá thành đơn vị thực tế

là 21; 70.000 sản phẩm B theo giá thành đơn vị thực tế là 9,8.

Ngày 09/03: Xuất bán trực tiếp 36.000 sản phẩm B cho công ty Z với giá đơn vị cả thuế GTGT

10% là 14,3. Tiền hàng đã nhận 50% bằng tiền mặt.

Ngày 15/03: Số hàng gửi bán kỳ trước được công ty X chấp nhận ¾. Số còn lại không được chấp

nhận, công ty đang gửi tại kho của công ty X.

Ngày 20/03: Công ty vật tư P mua trực tiếp 20.000 sản phẩm A, thanh toán bằng chuyển khoản

sau khi trừ 1 % chiết khấu được hưởng. Biết giá bán đơn vị chưa có GTGT 10% là 25.

Ngày 25/03: Công ty K trả lại 1.000 sản phẩm A đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã

kiểm nhận nhập kho và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho công ty K theo giá bán cả thuế

GTGT 10% là 27,5. Biết giá vốn của lô hàng này là 20.000.

Yêu cầu:

• Tính giá thực tế sản phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

• Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 2 (ĐVT: 1000 đồng)

Doanh nghiệp A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh như sau:

1. Nhập kho từ sản xuất một số thành phẩm theo tổng giá thanh toán là 1.100.000.

2. Nhập kho số sản phẩm thuê ngoài gia công, hoàn thiện. Số tiền phải trả công ty F cả thuế

GTGT 5% là 21.000. Được biết giá thành công xưởng thực tế của số sản phẩm xuất kho từ

tháng trước thuê công ty F gia công là 600.000.

3. Xuất kho bán trực tiếp cho công ty H một số thành phẩm theo giá thanh toán cả thuế GTGT

10% là 880.000. Công ty H đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh

toán được hưởng 1%. Được biết giá vốn hàng bán của lô hàng trên là 640.000.

4. Xuất kho chuyển đến cho công ty I một số thành phẩm theo giá thành sản xuất thực tế là

400.000; giá bán cả thuế GTGT 10% là 528.000. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty

đã chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 4.200. Theo hợp đồng các chi phí này do người

mua chịu.

Page 29: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

83

5. Xuất kho chuyển đến cho công ty T một số thành phẩm theo giá thành sản xuất thực tế là

300.000; giá bán cả thuế GTGT 10% là 440.000. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ công ty đã

chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 4.200. Theo hợp đồng các chi phí này do người bán

chịu. Công ty T đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán 50% hàng. Số hàng không được

chấp nhận công ty A đã thu hồi nhập kho.

6. Xuất trực tiếp tại bộ phận sản xuất một lô thành phẩm theo giá vốn là 400.000, để chuyển tới

cho cơ sở đại lý L theo giá bán cả thuế GTGT 10% là 528.000. Chi phí vận chuyển bốc dỡ

công ty L đã chi bằng tiền mặt là 2.100 cả thuế GTGT 5%. Hoa hồng đại lý là 6%.

7. Xuất kho một lô thành phẩm bán theo phương thức trả góp cho khách hàng M với giá

75.115,213. Tại thời điểm bán khách hàng M thanh toán lần đầu bằng tiền mặt là 30.000. Số

còn lại khách hàng M sẽ thanh toán trong vòng 16 tháng tới với lãi suất 1%/ tháng, mỗi tháng

2.819,7 bằng tiền mặt. Biết giá bán thông thường có cả thuế GTGT 10% của lô hàng là

71.500. Được biết giá vốn của lô hàng trên là 54.000.

8. Công ty I đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán toàn bộ lô hàng (kể cả chi phí vận

chuyển, bốc dỡ).

9. Cơ sở đại lý L đã bán được toàn bộ số hàng nhận đại lý bằng tiền mặt theo đúng giá quy định

và đã lập bảng kê hàng hóa bán ra gửi cho công ty A. Công ty A đã lập hóa đơn GTGT về số

hàng nói trên.

10. Đại lý L thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng được hưởng.

Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Page 30: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

84

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án là: Đúng.

Vì: Theo định nghĩa doanh thu.

2. Đáp án là: Đúng.

Vì: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Đáp án là: Sai.

Vì: B. Khoản chiết khấu cho khách hàng do thanh toán sớm được ghi nhận là chi phí hoạt

động tài chính

4. Đáp án là: Sai.

Vì: Doanh thu bán hàng theo phương thức trả chậm được ghi nhận theo giá bán trả tiền ngay.

5. Đáp án là: Sai.

Vì: Giá vốn hàng bán bị trả lại được phản ánh vào bên Có TK 632

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: B.

Vì: Câu trả lời a thuộc về giảm giá hàng bán; câu trả lời c thuộc chiết khấu thanh toán, câu c

thuộc về chi phí bán hàng (với bên ký gửi) hoặc doanh thu (đối với bên nhận đại lý).

2. Đáp án đúng là: A.

Vì: Nội dung trả lời như câu hỏi trắc nghiệm 1.

3. Đáp án đúng là: A.

Vì: Theo quy định nghi nhận hoa hồng đại lý đối với bên nhận ký gửi.

4. Đáp án đúng là: A.

Vì: Câu trả lời a thuộc về chi phí, câu trả lời b không có ý nghĩa kinh tế, câu trả lời c không

phù hợp vì có chi phí bán hàng.

5. Đáp án đúng là: B.

Vì: Câu trả lời A thuộc về doanh thu, câu trả lời C không bao gồm cả chi phí chở về.

6. Đáp án đúng là: A.

Vì: Theo quy định của thông tin 200.

7. Đáp án đúng là: A.

Vì: Theo quy định hiện hành, hoa hồng đại lý trả cho bên nhận đại lý được phản ánh vào chi

phí bán hàng.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

1. Giá thực tế sản phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

Sản phẩm A = + +

=+ +

460.000 1.176.000 20.00020,7

23.000 56.000 1.000

Sản phẩm B = 300.000 686.000

9,8630.000 70.000

+=

+

Page 31: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

85

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

1. Nợ TK 155 (A) : 1.176.000

Có TK 154 (A): 1.176.000

Nợ TK 155 (B): 686.000

Có TK 154 (B): 686.000

2. Nợ TK 632: 354.960

Có TK 155 (B): 354.960

Nợ TK 131: 514.800

Có TK 511: 468.000

Có TK 3331: 46.800

Nợ TK 111: 257.400

Có TK 131: 257.400

3. Nợ TK 632: 30.000

Có TK 157: 30.000

Nợ TK 131: 41.250

Có TK 511: 37.500

Có TK 3331: 3.750

4. Nợ TK 632: 414.000

Có TK 155 (A): 414.000

Nợ TK 131: 550.000

Có TK 511: 500.000

Có TK 3331: 50.000

Nợ TK 635: 5.500

Có TK 131: 5.500

Nợ TK 112: 544.500

Có TK 131: 544.500

5. Nợ TK 155 (A): 20.000

Có TK 632: 20.000

Nợ TK 531: 25.000

Nợ TK 3331: 2.500

Có TK 338: 27.500

Bài 2.2

1. Nợ TK 155: 1.100.000

Có TK 154: 1.100.000

2. Nợ TK 154: 20.000

Nợ TK 133: 1.000

Có TK 331: 21.000

Nợ TK 155: 620.000

Có TK 154: 620.000

3. Nợ TK 632: 640.000

Có TK 155: 640.000

Nợ TK 635: 8.800

Nợ TK 112: 871.200

Có TK 511: 800.000

Có TK 3331: 80.000

4. Nợ TK 157: 400.000

Có TK 155: 400.000

Nợ TK 138: 4.200

Có TK 111: 4.200

5. Nợ TK 157: 300.000

Có TK 155: 300.000

6. Nợ TK 157: 400.000

Có TK 154: 400.000

7. Nợ TK 632: 54.000

Có TK 155: 54.000

Nợ TK 111: 30.000

Nợ TK 131: 45.115,213

Có TK 511: 65.000

Có TK 3331: 6.500

Có TK 3387: 3.615,213

8. Nợ TK 632: 400.000

Có TK 157: 400.000

Nợ TK 131 (I): 528.000

Có TK 511: 480.000

Có TK 3331: 48.000

9. Nợ TK 632: 400.000

Có TK 157: 400.000

Nợ TK 131 (L): 528.000

Có TK 511: 480.000

Có TK 3331: 48.000

Page 32: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

86

Nợ TK 632: 150.000

Có TK 157: 150.000

Nợ TK 131: 220.000

Có TK 511: 200.000

Có TK 3331: 20.000

Nợ TK 641: 4.000

Nợ TK 133: 200

Có TK 111: 4.200

Nợ TK 155: 150.000

Có TK 157: 150.000

10. Nợ TK 641: 31.680

Có TK 131 (L): 31.680

Nợ TK 112: 496.320

Có TK 131: 496.320

Page 33: Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Bài 11: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

ACC302_Bai11_v2.0016103224

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách vận hành của nền kinh tế nói

chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân trong nền kinh tế nói riêng. Nền kinh tế là một.

2. Kinh tế học vi mô chuyên nghiên cứu và phân tích các hành vi kinh tế của các tác nhân trong

nền kinh tế: người tiêu dùng, các hãng sản xuất kinh doanh và Chính phủ.

• Chú ý

Theo quy

định hiện

hành, tổng

cộng các

khoản trích

theo lương

là 34,5%

trên tổng

quỹ lương

cơ bản của

doanh

nghiệp,

trong đó

24% tính

vào chi phí

của doanh

nghiệp và

10,5% trừ

trực tiếp

thu nhập

của người

lao động.