319
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN (Dành cho sinh viên ngành Tâm lý - Giáo dục các trường đại học sư phạm) PGS.TS. TRẦN QUỐC THÀNH (Chủ biên) TS.NGUYỄN THỊ MÙI ThS. LÊ THỊ HỒNG AN LỜI GIỚI THIỆU Giáo dục dân số đã được đưa vào giảng dạy ở khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội với tư cách là một học phần độc lập từ nhiều năm nay. Với thời lượng 2 đơn vị học trình, những kiến thức cơ bản về giáo dục dân số đã được cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, còn nhiều kiến thức về sức khoẻ sinh sản chưa được đưa vào giáo trình này. Vì thế, chúng tôi đã đề nghị tăng thời lượng cho giáo trình này lên 3 đơn vị học trình (45 tiết và đổi tên thành Giáo trình Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản. Giáo trình Giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản được viết trên cơ sở kê thừa Giáo trình Giáo dục dân soạn có của khoa Tâm lý - Giáo dục. Trong đó có bổ sung thêm các kiến thức về sức khoẻ sinh sản và đặc biệt là các kiến thức về sức khoẻ sinh sản vị thanh niên.

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO PGS - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/50.GiaoTrinhGiaoDucDanSoVaSuc…  · Web viewQuỹ dân số thế giới (Word Population Foundation)

Embed Size (px)

Citation preview

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢNGIÁO TRÌNH

GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN

(Dành cho sinh viên ngành Tâm lý - Giáo dục các trường đại học sư phạm)

PGS.TS. TRẦN QUỐC THÀNH (Chủ biên)

TS.NGUYỄN THỊ MÙI

ThS. LÊ THỊ HỒNG AN

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo dục dân số đã được đưa vào giảng dạy ở khoa Tâm lý - Giáo dục,

trường Đại học sư phạm Hà Nội với tư cách là một học phần độc lập từ nhiều

năm nay. Với thời lượng 2 đơn vị học trình, những kiến thức cơ bản về giáo

dục dân số đã được cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, còn nhiều kiến thức

về sức khoẻ sinh sản chưa được đưa vào giáo trình này. Vì thế, chúng tôi đã

đề nghị tăng thời lượng cho giáo trình này lên 3 đơn vị học trình (45 tiết và đổi

tên thành Giáo trình Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản.

Giáo trình Giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản được viết trên cơ sở kê

thừa Giáo trình Giáo dục dân soạn có của khoa Tâm lý - Giáo dục. Trong đó

có bổ sung thêm các kiến thức về sức khoẻ sinh sản và đặc biệt là các kiến

thức về sức khoẻ sinh sản vị thanh niên.

Được sự giúp đỡ của, Quỹ dân số Liên hợp quốc và Quỹ dân số thế

giới, các tác giả đã cố gắng biên soạn giáo trình theo hướng vừa kế thừa,

chắt lọc các kiến thức cơ bản đã được đề cập vừa cập nhật những kiến thức

hiện đại và cách tiếp cận hiện nay về các nội dung giáo dục dân số - sức khoẻ

sinh sản. Vì thê giáo trình sẽ vừa là một tài liệu để giảng dạy vừa là một tài

liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên chuyên khoa Tâm lý - Giáo

dục các trường đại học sư phạm. Học xong giáo trình này sinh viên sẽ đạt

được:

- Về kiến thức: Nắm vững các nội dung cơ bản về giáo dục dân số- sức

khoẻ sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên; vấn đề tình bạn tuổi thiếu

niên và tình bạn, tình yêu tuổi đầu thanh niên; vấn đề tình dục an toàn, các

phương pháp phòng tránh thai để có thể tự giáo dục mình và có kiến thức sau

này giáo dục học sinh, sinh viên.

- Về thái độ: Có thái độ đúng mức, không e dè đối với việc tiếp nhận

các kiến thức về sức khỏe sinh sản; có ý thức vận dụng những hiểu biết về

sức khoẻ sinh sản vào cuộc sống của bản thân.

- Về kỹ năng: Biết vận dụng những kiến thức về sức khỏe sinh sản vào

đời sống của bản thân và những người thân; biết phổ biên các kiến thức về

giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản cho học sinh, sinh viên và những người

xung quanh; biết ứng xử đúng mực trong tình bạn và tình yêu.

Giáo trình gồm 5 chương. Chương 1, chương 2 và chương 3 kế thừa

các nội dung giáo dục dân số của các giáo trình đã có. Chương 4 và chương

5 là những kiến thức về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ sinh sản vị thành

niên. Đây là những nội dung mới được đưa vào giảng dạy cho sinh viên.

Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quỹ dân số Liên hợp

quốc và Quỹ dân số thế giới, các ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ

khoa học thuộc Trung tâm giáo dục dân số Huế, Trung tâm giáo dục dân số

Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong và ngoài

ngành giáo dục đã giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình.

Tập thể tác giả đã cố gắng rất nhiều trong nghiên cứu và biên soạn,

song khó tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến

đóng góp của bạn đọc gần xa để giáo trình ngày càng hoàn thiện.

Tập thể tác giả

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDDS Giáo dục dân số

GDĐSGĐ

HDI

SKSS

SKSS VTN

UNESCO

UNFPA

WPF

Giáo dục đời sống gia đình

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

Sức khỏe sinh sản

Sức khỏe sinh sản vị thành niên

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc

(United Nation Educational, Scientific and Cultural Organization)

Quỹ Dân số Liên hợp quốc (United Nation Population Fund)

Quỹ dân số thế giới (Word Population Foundation)

Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ1. Lịch sử giáo dục dân số

Giáo dục dân số là một lĩnh vực khoa học giáo dục mới ra đời phát triển

nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách do thực tiễn của xã hội đặt ra.

Lúc đầu, GDDS góp phần giải quyết tình hình suy giảm dân số ở nhiều

nước công nghiệp phát triển, nhất là ở khu vực Bắc Âu, sau đó GDDS được

triển khai mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực châu Phi và Châu Á - Thái Bình

Dương, với mục đích ngăn chặn sự "lạm phát" về tốc độ gia tăng dân số.

Năm 1941, bà Alava Myrdal (Hoa Kỳ) đã đề cập đến sự cần thiết của

GDDS đối với học sinh trong nhà trường chính quy, với người lớn trong hệ

thống giáo dục không chính quy. Tư tưởng này được sự hưởng ứng và cụ thể

hoá của nhiều người như Frank Lorimer và Frederich Osbom vào năm 1943.

Các ông đã kiến nghị vấn đề dân số cần phải được đưa vào phổ thông trung

học.

Năm 1962, các ông S. Thom son, M. Hauser đã đề xuất khái niệm

"Bùng nổ dân số" và nêu rõ biến động dân số có liên quan đến phúc lợi của

con người.

Vào năm 1964, tại Đại học Côlômbia, giáo sư Sloan Wayland biên soạn

tài liệu "Giảng dạy các động lực dân số", "các giai đoạn mãn sinh sản" phục

vụ cho giáo dục dân số.

Địa vị của giáo dục dân số trở nên vững chắc hơn khi được sự chú ý

của các tổ chức quốc tế quan trọng. Hội nghị dân số thế giới do Liên hợp

quốc hợp tác với UNESCO được tổ chức tại Rô ma (Italia) từ 30 tháng 8 đến

ngày 10 tháng 9 năm 1954 với sự tham gia của 600 đại biểu, từ 70 nước khác

nhau. Hội nghị thảo luận các vấn đề dân số chủ yếu với sự phát triển kinh tế -

xã hội, đưa ra chương trình hành động đẩy mạnh hoạt động GDDS.

Năm 1966 tuyên ngôn của Liên hợp quốc về dân số ra đời đã được 12

nước đón nhận ngay. Từ đó, các vấn đề liên quan tới dân số hiển nhiên mang

tính toàn cầu.

Năm 1968, Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định mục tiêu hoạt động

trong lĩnh vực dân số là: Làm cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về trách

nhiệm hệ trọng của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế trong

sự gia tăng dân số.

Năm 1970, UNESCO có kế hoạch giúp đỡ các nước thành viên xây

dựng chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

khá cao nên đã trở thành mảnh đất cho GDDS phát triển mạnh mẽ. Hội nghị

tập huấn khu vực của UNESCO về GDDS, GDĐSGĐ tại Băng Cốc (Thái Lan)

năm 1970 được 13 nước Châu Á tham gia. Hội nghị đã xác định mục tiêu, nội

dung GDDS để đưa vào chương trình giảng dạy, học tập ở các trường phổ

thông.

Nhiều hội nghị tư vấn khu vực (năm 1978, 1982, 1984… ) đã định hình:

- Quy mô gia đình hợp lý

- Tuổi kết hôn hợp lý.

- Tư cách, trách nhiệm làm cha mẹ

- Dân số - môi trường - tài nguyên

- Các giá trị liên quan đến vấn đề dân số

Năm 1986 Hội nghị tư vấn của UNESCO về GDDS khu vực Châu Á

Thái Bình Dương đưa thêm 4 chủ điểm sau:

+ Giáo dục đời sống gia đình

+ Giáo dục giới tính

+ Giáo đục tuổi già

+ Giáo dục đô thị hoá

Năm 1988: 25 nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã thực

hiện GDDS và coi như một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân số của

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1994, Hội nghị dân số thế giới lần 4

tại Cairô (Ai Cập) với sự tham gia của 179 nước, đã đề cập đến việc triển khai

giáo dục dân số ở các quốc gia trên toàn thế giới.

Con đường hình thành, triển khai GDDS không phải luôn bằng phẳng,

mà cũng vấp phải sự phản kháng nhất định trước các phong tục, tập quán từ

bao đời để lại. Tuy vậy, điều đó không thể ngăn cản được hướng đi tất yếu,

một nhu cầu trong đời sống xã hội đặt ra cho toàn nhân loại phải giải quyết

"Giáo dục dân số".

Ở Việt Nam, quá trình triển khai GDDS trải qua nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn chuẩn bị: 1982 - 1983

Sau khi Hội đồng Chính phủ thông qua kiến nghị của phái đoàn Liên

hợp quốc ( 1 98 1 ) về đưa GDDS vào trường học, chúng ta đã nghiên cứu

kinh nghiệm ở các nước. mở hội nghị định hướng công tác GDDS cho cán bộ

chủ chốt ở cấp Bộ và các tỉnh thí điểm. Năm 1983, xây dựng chương trình

GDDS cho 4 ngành học: mẫu giáo, phổ thông, bổ túc, sư phạm và xây dựng

kế hoạch thí điểm.

+ Giai đoạn thí điểm GDDS (chu kỳ 1984 - 1987) tiến hành thí điểm tại

5 tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Long An, TP Hồ Chí

Minh.

+ Giai đoạn triển khai ở 17 tỉnh trọng điểm và mở rộng dần trong cả

nước (1988 đến nay). GDDS trải qua một quá trình phát triển ở Việt Nam,

nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng.

+ Đến năm 1997, GDDS đã hoà nhập vào hệ thống giáo dục quốc gia,

trở thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Ngày 26/12/1977 trở thành Ngày

dân số Việt Nam.

2. Khái niệm, bản chất của giáo dục dân số

Giáo dục dân số (là thuật ngữ mà tổ chức UNESCO sử dụng) chỉ một

chương trình giáo dục giúp người học hiểu được mối quan hệ qua lại giữa

động lực dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống. Từ đó, học

viên có được những quyết định hợp lý, có trách nhiệm và những hành vi đúng

đắn về các lĩnh vực dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản

thân, gia đình, quốc gia, cộng đồng.

Có rất nhiều định nghĩa về GDDS tuỳ thuộc vào nền văn hoá, các nhóm

đối tượng giáo dục. Song, dù có khác nhau ít nhiều về quan niệm, cần phải

khẳng định rằng GDDS là một hệ thống tri thức liên ngành, dựa trên những

thành tựu của nhiều ngành khoa học, kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, GDDS mang

đặc điểm của một lĩnh vực khoa học và giáo dục tích hợp, nghĩa là có sự

chọn lọc, lồng ghép tri thức liên ngành, mà đích cuối cùng của GDDS phải đạt

được là nâng cao chất lượng cuộc sống ở mức độ vi mô và vĩ mô.

* Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan trong giáo dục dân số

1. Dân số: là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực

vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

2. Quy mô dân số: là số người sống trong một quốc gia khu vực vùng

địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại một thời điểm xác định.

3. Chất lượng dân số: là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ

và tinh thần của toàn bộ dân số.

4. Kế hoạch hoá gia đình: là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá

nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh

con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con

có trách nhiệm phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

5. Sức khoẻ sinh sản: là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần

và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.

6. Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển

của con người và sinh vật.

7. Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong

lành, sạch, đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng

phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện

môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo

vệ đa dạng sinh học.

8. Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ

hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế

hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế,

bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

9. Đánh giá môi trường chiến lược: là việc phân tích, dự báo các tác

động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

10. Giáo dục đời sống gia đình: là chương trình giáo dục đặc biệt nhằm

chuẩn bị cho người học về hôn nhân, sinh sản, tư cách làm cha mẹ và cách

ứng xử trong gia đình, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

11. Giáo dục giới tính: là chương trình giáo dục dân số đề cập tới các

vấn đề giới tính, nhằm giúp người học hiểu biết và hình thành thái độ, hành vi

ứng xử giới tính đúng đắn, văn minh.

12. Chỉ số phát triển con người (HDI): là số liệu tổng hợp đề đánh giá

mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ

giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.

13. Mức sinh thay thế: là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội -

mỗi cặp vợ chồng có hai con.

14. Dịch vụ dân số: là các hoạt động phục vụ công tác dân số bao gồm

cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn. tư vấn về

dân số, cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia

đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của

pháp luật

* Bản chất của giáo dục dân số

+ Là vấn đề giá trị dân số, xã hội và đòi hỏi sự thay đổi hoặc định

hướng lại thái độ đối với vấn đề này, từ đó có hành vi dân số đúng đắn.

+ Có nhiều mâu thuẫn trong nhiều phương diện khác nhau như mâu

thuẫn giữa nội dung GDDS và phương pháp tác động, mâu thuẫn giữa yêu

cầu, mục đích và phương hướng thực thi… đòi hỏi phải được giải quyết.

+ Mang tính chất tích hợp và liên môn trong nội dung GDDS

+ Là một lĩnh vực đòi hỏi phải tiến hành trường kỳ, đề cập đến các vấn

đề và các mối quan tâm có liên quan đến dân số mới nảy sinh như: vai trò

của giới, địa vị của phụ nữ, chức năng, địa vị của người cao tuổi, phòng

chống các bệnh lây truyền qua đường 1 tình dục và xác định các giá trị, nội

dung vấn đề sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

3. Mục tiêu của giáo dục dân số

* Mục tiêu chung của GDDS

- Giúp người học nhận thức, hiểu biết về: tình hình dân số; các khái

niệm dân số học cơ bản; các quá trình biến đổi dân số; các yếu tố quyết định

sự biến đổi dân số; mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi dân số và các khía

cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống ở cấp vi mô và vĩ mô; bùng nổ tiêu

thụ và chất lượng cuộc sống. Sự sinh sản của con người và hạnh phúc gia

đình; các chính sách kế hoạch và chương trình dân số.

- Phát triển năng lực, đánh giá được mối quan hệ giữa chất lượng cuộc

sống với sự biến đổi dân số; việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên hiện tại, trong

tương lai đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và thế giới.

- Người học có thái độ tích cực xây dựng các giá trị và kỹ năng để có

những quyết định, những hành vi có trách nhiệm với các vấn đề dân số và cải

thiện chất lượng cuộc sống.

* Mục tiêu GDDS ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI

-Cung cấp tri thức về dân số học

+ Giúp người học nhận thức rõ sự cần thiết và khả năng thực tế của

con người có thể điều khiển, điều chỉnh hoạt động sinh sản của mình, tạo ra

sự cân đối giữa dân số với các nguồn tài nguyên và nhịp độ phát triển sản

xuất.

+ Định hướng lại những giá trị đạo đức, quan niệm truyền thống không

còn phù hợp về hôn nhân và gia đình.

- Giáo dục thái độ, hành vi đúng đắn về dân số trước sự gia tăng dân

số, phân bố dân cư và lao động hiện nay.

-Bồi dưỡng khả năng kế hoạch hoá gia đình, tổ chức, nâng cao chất

lượng cuộc sống bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời là người

tích cực đóng góp cho việc tuyên truyền, vận động những người xung quanh

về các nội dung GDDS.

4. Đối tượng của giáo dục dân số

- Tất cả mọi thành viên trong cộng đồng

- Đối với nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân: học sinh ở mọi

cấp học, học viên ở mọi bậc học đều trở thành đối tượng của GDDS.

Điều căn bản là phải căn cứ vào mục tiêu GDDS, nhiệm vụ, đặc điểm

tâm sinh lý lứa tuổi để chúng ta lồng ghép, tích hợp nội dung GDDS cho phù

hợp và có hiệu quả ở mỗi trường học, mỗi vùng, mỗi quốc gia một cách linh

hoạt, sáng tạo, đem lại hiệu quả tối ưu.

5. Nội dung giáo dục dân số

Nội dung GDDS được cấu thành từ 5 vấn đề chủ yếu: dân số học; các

yếu tố quyết định thay đổi dân số; hậu quả của sự thay đổi dân số; giới tính

và sinh sản; lập kế hoạch cho tương lai về phát triển dân số vì chất lượng

cuộc sống.

* Những nội dung của GDDS

a. Dân số và chất lượng cuộc sống

Nội dung dân số và chất lượng cuộc sống có 5 chủ điểm:

1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến mức sống chung của xã hội, của

đất nước; các kiến thức cơ sở về dân số học; các quan hệ giữa tái sản xuất

con người và sản xuất vật chất; dân số với việc khai thác tài nguyên, bảo vệ

môi trường.

2. Dân số và một số vấn đề chính sách xã hội như: việc làm, giải phóng

phụ nữ, giáo dục tuổi già.

3. Gia tăng dân số và phân bố dân cư, lao động.

4. Vấn đề đô thị hoá.

5. Công tác tư tưởng - văn hoá và dân số kế hoạch hoá già đình với

phong tục tập quán, tâm lý xã hội.

b. Dân số và chất lượng cuộc sống gia đình với các chủ điểm

1. Tuổi kết hôn hợp lý

2. Quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình

3. Tư cách, trách nhiệm làm cha mẹ; xây dựng hạnh phúc gia đình

4. Giáo dục giới tính (ở từng lứa tuổi; những hành vi văn hoá trong

quan hệ nam nữ; các bệnh lây truyền qua đường tình dục), giáo dục sức khoẻ

sinh sản vị thành niên.

6. Phương thức tổ chức và phương pháp giáo dục dân số

Quá trình giáo dục dân số trải qua các bước:

Từ các bước và đặc điểm của GDDS, hàng loạt phương thức tiếp cận

có thể áp dụng để đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông

và hệ thống giáo dục quốc dân. Phương thức tổ chức công tác GDDS như:

- Lồng ghép Vào chương trình môn học không đổi

Chỉ bổ sung các ví dụ có liên quan đến nội dung GDSS ở

các phần trong môn học

- Tích hợp Qua cấu trúc chương trình các môn học thay đổi phù hợp

với việc đưa GDDS vào chương trình

Nội dung GDDS trở thành một bộ phận kiến thức không thể

thiếu

- Bộ phận riêng

Phương pháp dạy học hiện tại trong khi tiến hành GDDS được sử dụng

như:

- Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm (sẽ dẫn đến kết quả dự kiến: trình

độ phát triển chủ yếu của học sinh là ghi nhớ thông tin, sự kiện; phụ thuộc

vào tài liệu; chấp nhận các giá trị truyền thống).

- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (kết quả sẽ là: học sinh tự tin; phát

triển hơn trong các lĩnh vực nhận thức, tình cảm và hành vi; có tinh thần phê

phán; biết xác định các giá trị). Các phương pháp cụ thể được xác định và tận

dụng như:

Hanh dong theo quyet

dinh o

Quyet dinh thai do

Suy xet, danh gia cac hien

tuong

Cung cap kien thuc, thong tin

va hien cac kien thuc thong

tin do

+ Phương pháp tìm tòi dùng cho việc học tập mang tính quy nạp, giải

quyết khám phá vấn đề, đòi hỏi nghĩ cân nhắc, lập luận và phát triển năng

lực, thái độ, kỹ năng qua thu thập chứng cứ, sắp xếp chứng cứ và phân tích

chứng cứ.

+ Phương pháp đóng kịch.

+ Phương pháp xác định giá trị (các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã

hội).

+ Phương pháp hoạt động: trò chơi, thảo luận, nghiên cứu tình huống.

Việc sử dụng các phương pháp này có nhuần nhuyễn, có hiệu quả hay

không phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm của người dạy.

Nếu đưa GDDS thành môn phân lập thì có thể áp dụng hàng loạt hình

thức sau:

- Khoá học nhỏ, ngắn hạn theo ngày

- Môn học tự chọn, không bắt buộc

- Môn học bắt buộc: ở cấp Cao đẳng và Đại học, GDDS có thể trở

thành môn học bắt buộc. Nhất là các trường Sư phạm đào tạo giáo viên các

cấp, sinh viên cần có kiến thức về GDDS để còn giáo dục cho học sinh sau

này.

7. Các khoa học có liên quan với giáo dục dân số

Các khoa học có kiến thức về dân số được coi là kiến thức cơ sở của

GDDS như: Dân số học, Sinh học, Y học, Địa lý học, Luật học, Tâm lý học,

Giáo dục học, Sử học, Sinh thái học, Kinh tế học, Toán học thống kê, v.v…

Giáo dục dân số chứa đựng trong các môn học: Địa lý, Lịch sử, Sinh

học, Giáo dục công dân, Tin, Toán, các môn tự nhiên và xã hội khác.

8. Giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông nước ta

8.1. Nội dung giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông

- Cơ sở khoa học: học sinh có đủ khả năng hiểu rõ mối quan hệ giữa

dân số - môi trường - chất lượng cuộc sống.

- Nội dung GDDS:

- Mục tiêu giáo dục dân số:

- Nhận thức hiểu biết

- Thái độ đúng

- Hành vi thích hợp

- Quy mô gia đình hợp lý

- Phát triển dân số hợp lý

- Phân bố dân cư, lao động hợp lý

- Về mặt thực tiễn, Việt Nam có thể đưa các chủ điểm GDDS của khu

vực vào nước ta:

1. Quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống

2. Tuổi kết hôn hợp lý

3. Tư cách, trách nhiệm làm cha mẹ

4. Xác định lại những giá trị liên quan đến dân số và chất lượng cuộc

sống

5. Mối quan hệ giữa dân số - môi trường và chất lượng cuộc sống

6. Giáo dục đời sống gia đình

7. Giáo dục giới tính

8. Giáo dục tuổi già

9. Giáo dục đô thị hoá

Chat luong cuoc songMoi truong

Dan so

Những chủ điểm trên cấu thành nội dung GDDS trong nhà trường phổ

thông ở nước ta và được tiến hành một cách linh hoạt qua từng giai đoạn

phát triển của GDDS, đem lại hiệu quả góp phần hạ tỉ lệ tăng dân số ở Việt

Nam năm 1989 là 2,13% xuống còn 1,7% vào năm 1999 và 1,3% vào năm

2005.

- Những năm đầu thập kỷ 80, Bộ Giáo dục đã tiến hành thí điểm đưa

các nội dung GDDS vào một số môn học ở trường phổ thông, trong khuôn

khổ hoạt động của các dự án do quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ.

- Năm 1994, bước đầu thể chế hoá công tác giáo dục dân số các nội

dung GDDS được tiếp tục tăng cường giới thiệu trong các trường phổ thông,

bằng cách tích hợp và lồng ghép nội dung GDDS vào một số môn học thuộc

chương trình giáo dục phổ thông chính quy.

- Năm 1998, GDDS được tăng cường hơn nữa trong khuôn khổ hoạt

động của dự án VIE/97/P13 do UNFPA tài trợ cho Bộ Giáo dục - Đào tạo ở

chu kỳ 5. Thời điểm này, các nội dung GDDS vẫn được tiếp tục giới thiệu

trong chương trình dạy học của nhà trường phổ thông, nhưng ưu tiên nhấn

mạnh tới các nội dung giáo dục SKSSVTN. Nội dung giáo dục SKSSVTN

được lồng ghép trong các môn Địa lý, Sinh vật, Giáo dục công dân.

Đầu thế kỷ XXI, GDDS được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.

trong hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy. Các nội dung thường

tập trung vào khía cạnh sinh học liên quan đến cấu tạo cơ thể con người, hệ

thống sinh sản, những thay đổi trong tuổi dậy thì; ít đề cập tới các khía cạnh

xã hội và hành vi trên quan đến các mối quan hệ khác giới, việc tránh thai,

các kỹ năng sống như ra quyết định, giải quyết các vấn đề, xác định các giá

trị, sự thuyết phục trong quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đây là những vấn

đề cần thiết đề chuẩn bị cho thanh thiếu niên đương đầu với những vấn đề

đặt ra trong cuộc sống liên quan đến sức khoẻ sinh sản của họ.

Vì vậy GDDS và giáo dục sức khoẻ sinh sản phải được thế hệ trẻ nhận

thức toàn diện hơn nữa thông qua quá trình giáo dục chính quy và không

chính quy.

8.2. Những điều cần lưu ý khi đưa GDDS vào nhà trường

Trước hết, nên quan niệm GDDS cho thế hệ trẻ là một công tác nhằm

tác động vào toàn bộ tâm lý của họ chứ không chỉ giáo dục ý thức trong lĩnh

vực này. Vì hoạt động của con người được điều khiển bởi toàn bộ đời sống

tâm lý, trong đó ý thức chỉ là một bộ phân "cao nhất" của tâm lý người, nhưng

chưa phải là tất cả. Ngoài ra còn rất nhiều thành tố khác như hiểu biết, tâm

trạng, hứng thú, niềm tin, ý chí… tuy bị chi phối bởi ý thức nhưng đôi khi lại

giữ một vị trí trực tiếp hơn trong nhiều hoạt động của con người đối với vấn

đề dân số.

Trong công tác GDDS cho thế hệ trẻ, muốn tác động vào tâm lý thì phải

nghiên cứu để nắm bắt được tâm lý cá nhân. tâm lý xã hội của họ. Nếu không

dựa vào những nghiên cứu cụ thể về tâm lý học xã hội và xã hội học, cũng

như một số ngành khoa học tự nhiên, xã hội khác cổ liên quan để tiến hành

GDDS thích hợp thì sẽ khó tránh khỏi căn bệnh "kinh nghiệm chủ nghĩa". Hậu

quả của nó có thể là GDDS sẽ mang tính chất bị động đối phó, chạy theo giải

quyết vụ việc, mang tính chất phong trào. Vì lẽ đó mà ở nhiều quốc gia đã

thành lập Viện khoa học chuyên nghiên cứu về thanh niên để tham mưu cho

những chính sách mang tính chiến lược, đòi hỏi những dự đoán khoa học

như chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và những quyết định khác

trong lĩnh vực GDDS và SKSS.

Các tài liệu nước ngoài và ở nước ta đã nêu lên khá nhiều đặc điểm

của thế hệ trẻ hiện nay. ở đây chỉ dẫn ra và nhấn mạnh những nét quan trọng

có liên quan đến GDDS cho thế hệ trẻ Những đặc điểm đó là: sự năng động,

nhạy bén, ham đổi mới, thích các sinh hoạt sôi nổi và chú ý nhiều đến hình

thức tổ chức. Cho nên trong GDDS ở nhà trường phải chú ý cải tiến nội dung

và hình thức chuyển tải nội dung ấy. Muốn GDDS đem lại hiệu quả thì cần

phải dựa vào những đặc điểm tâm lý - xã hội của người học để tấn phương

pháp GDDS phù hợp.

Trong GDDS, việc gây hứng thú cho người học không phải là mục đích

cuối cùng nhưng lại có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với hiệu quả giáo dục các

nội dung GDDS cho học sinh, sinh viên. Khi những lời giảng của người thầy

không được người học tiếp thu một cách hào hứng thì bao nhiêu ý đồ tốt đẹp

trong nội dung bài giảng GDDS sẽ trở thành vô nghĩa. Quan niệm cho rằng

giảng dạy giáo trình GDDS không. cần chú ý kích thích hứng thú cho người

học là hoàn toàn sai và làm phương hại đến hiệu quả của GDDS.

Muốn kích thích được hứng thú học tập của người học khi tiếp nhận

các nội dung GDDS, phải giải quyết được những thắc mắc của họ về một lý

luận cũng như về mặt thực tiễn. Xung quanh mỗi người chúng ta có rất nhiều

hiện tượng liên quan đến vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống, song chỉ vì

không có phân tích cụ thể nên ta không để ý đến tình tiết của các hiện tượng

đó. Quan tâm đến những vấn đề này, bài giảng GDDS sẽ có sức hấp dẫn

hơn. Giải quyết thấu đảo những vấn đề về lý luận và thực tiễn sẽ góp phần

làm sáng tỏ cho người học mọi góc cạnh về dân số, SKSS. Cần tránh hai

khuynh hướng sau đây: Một là, đi sâu vào những lý luận dông dài với cách

trình bày nặng nề, trùng lặp, không thấy được khả năng vận dụng vào thực

tiễn và cũng có thể chính người trình bày chưa nắm hết cái “thần” của vấn đề.

Hai là sa vào những minh họa, những dẫn chứng trong thực tế mà không chắt

lọc được cốt lõi của vấn đề để trên cơ sở đó mà đi sâu diễn giải một quy luật

nào đó trong nội dưng GDDS.

Mặt khác, để tăng thêm độ sâu sắc, nhuận nhuyễn của mỗi bài giảng

trong chương trình GĐDS, ta có thể tận dụng cá danh ngôn lịch sử, văn hoá,

giáo dục… Nói cách khác, trong giảng dạy giáo trình GDDS phải nắm được bí

quyết: nói ít mà sâu hơn nói nhiều mà dàn trải, bài giảng chỉ gợi mở để người

học nghĩ tiếp chứ không bao giờ nói hết; sự cô đọng, khái quát sẽ đem lại độ

sâu sắc của bài giảng hơn là nói nhiều mà không chắt lọc.

Muốn kích thích hứng thú học tập phải đảm bảo gắn nội dung GDDS

với thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn địa phương. Kiến thức trong lĩnh vực

GDDS có thể dừng được đến đâu trong cuộc sống đó là điều những người

học (đặc biệt là người học ở tuổi trưởng thành) rất quan tâm. Người học chỉ

có thể cảm thấy hào hứng khi nội dung GDDS đáp ứng được yêu cầu đang

đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Ai cũng

dễ nhận ra dạy những vấn đề GDDS cho người đã trưởng thành hứng thú

hơn dạy cho học trò tuổi nhỏ. Vì một lẽ rất đơn giản: người trưởng thành đã

hoặc sắp xây dựng gia đình, họ thấy cần thiết được trang bị kiến thức về dân

số học về kế hoạch hoá gia đình. Có gắn nội dung GDDS với thực tiễn cuộc

sống thì người học mới tin vào tính chất ứng dụng được của lý luận GDDS.

Ngược lại, thực tiễn có tác dụng củng cố và nâng cao từ thức thuộc lĩnh vực

GDDS. Môn học sẽ trở nên hứng thú nếu người học lý giải được những vấn

đề nảy sinh của cá nhân, của gia đình… Trong việc giảng dạy GDDS muốn

kích thích hứng thú cho người học, cần tìm cách động viên người học lớn tuổi

tái hiện các thể nghiệm của bản thân và gia đình. Nếu người dạy biết khai

thác kinh nghiệm của cá nhân gia đình, địa phương và dân tộc sẽ làm cho bài

giảng GDDS sinh động. Nếu người học tái hiện những hiện tượng xung

quanh vấn đề dân số và chất lượng cuộc sống của cá nhân gia đình, làng

xóm, địa phương mình bằng cách kề ra rồi phân tích thì càng quý. Nhưng nếu

vì lý do nào đó, người học thấm thía các nội dung song chưa dám hoặc chưa

tiện thổ lộ cho ai thì cũng có thể chấp nhận được. Hứng thú học tập GDDS sẽ

dần hình thành và phát triển.

GDDS là một lĩnh vực mới được đưa vào nhà trường, vì thế kinh

nghiệm và nghệ thuật giảng dạy GDDS còn ít, cần được quan tâm, nghiên

cứu và tìm tòi kinh nghiệm.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƯƠNG I

Chương 1 có thời lượng ngắn nên không chia thành bài mà toàn

chương là một bài.

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên hiểu rõ khái niệm, bản chất, nội dung, mục tiêu và phương

thức giáo dục dân số; lịch sử giáo dục dân số.

- Nắm được các khoa học có liên quan và nội dung giáo dục dân số

trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam.

- Có thái độ hợp tác trong các hoạt động giáo dục dân số.

- Tích cực tham gia truyền thông giáo dục dân số và tự mình thực hiện

tốt các nội dung giáo dục dân số.

Phương pháp giảng dạy:

- Phần này chủ yếu là các kiến thức lý luận nên chủ yếu sử dụng thuyết

trình theo phương thức quy nạp hoặc phương pháp nêu vấn đề.

- Có thể kết hợp với thảo luận chung trên lớp đi đến thống nhất các nội

dung cơ bản của chương I để định hướng cho những chương tiếp theo.

- Khi dạy chương 1, cần làm rõ các kiến thức về: Lịch sử ra đời, phát

triển GDDS trên thế giới và ở Việt Nam; Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản về

GDDS, bản chất của GDDS, Những mục đích, mục tiêu và đối tượng của

GDDS; Những nội dung cơ bản và các chủ điểm đặt ra trong quá trình tiến

hành GDDS; Phương thức tổ chức và phương pháp tiến hành trong hoạt

động GDDS của thế giới và Việt Nam; Thực tiễn triển khai GDDS trong hệ

thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam.

Đây là những nội dung cơ bản sinh viên cần phải nắm vững và hiểu

biết để vận dụng trong hoạt động sư phạm sau khi ra trường.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1. Trình bày lịch sử phát triển của giáo dục dân số thế giới, giáo

dục dân số ở Việt Nam?

Câu 2. Nêu rõ khái niệm: giáo dục dân số và các khái niệm dân số; quy

mô dân số; chất lượng dân số; kế hoạch hoá gia đình; giáo dục giới tính; giáo

dục gia đình; mức sinh thay thế phát triển bền vững; chỉ số phát triển con

người (HDI - Human Development Index)?

Câu 3. Chỉ rõ bản chất của giáo dục dân số?

Câu 4. Nêu đối tượng của GDDS trên thế giới và ở Việt Nam?

Câu 5. Trình bày mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức và các

phương pháp tiến hành GDDS?

Câu 6. Chỉ rõ các khoa học có liên quan và các bước tiến hành trong

quá trình GDDS?

Câu 7. Giáo dục dân số trong hệ thống giáo dục nhà trường phổ thông

Việt Nam?

Chương II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC DÂN SỐ

I. CƠ SỞ DÂN SỐ HỌCDân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng

địa lý, vùng kinh tế hoặc một đơn vị hành chính, với quy mô dân số tại một

thời điểm nhất định.

Thuật ngữ dân số không chỉ hàm chứa số dân mà còn phản ánh chất

lượng của dân số như kết cấu, sự phân bố, trình độ văn hoá…

Dân số học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, quy luật

về dân số, giúp chúng ta có cơ sở khoa học để tiến hành giáo dục dân số.

1. Các học thuyết cơ bản và tính quy luật phát triển dân số

1.1. Các học thuyết cơ bản về dân số

Thế giới vật chất bao gồm ba hệ thống cơ bản: hệ thống tự nhiên vô

cơ. hệ thống tự nhiên hữu cơ và xã hội loài người.

Xã hội loài người là bộ phận đặc thù về chất của tự nhiên. Con người

vừa là chủ thể vừa là nhân tố chủ yếu của hệ sinh thái trái đất, vừa là nguồn

gốc của mọi cơ cấu kinh tế, xã hội và tạo ra tất cả những giá trị vật chất lẫn

tinh thần của xã hội. Vì vậy đây là vấn đề luôn dược lịch sử minh chứng, dõi

theo và các nhà nghiên cứu quan tâm. Để hiểu được các quan điểm cơ bản

về dân số, cần nghiên cứu các học thuyết quan trọng về dân số: thuyết

Maltuýt (Malthus) và tân Maltuýt (Malthus mới); thuyết "Quá độ dân số; học

thuyết Mác - Lênin về dân số.

1.1.1. Thuyết Maltuýt (Malthus) và Tân Maltuýt (New Malthus)

1.1.1.1. Thuyết Maltuýt

Nói đến gia tăng dân số, không thể không nhắc đến một học thuyết nổi

tiếng của Maltuýt và ảnh hưởng sâu rộng của nó trong việc giải thích quá trình

phát triển dân số.

T.R. Maltuýt (Thomas Robert Malthus 1766-1834) là mục sư, nhà kinh

tế học người Anh, người cha đẻ của học thuyết mang tên mình. Trong tác

phẩm "Bàn về dân số" xuất bản năm 1798, Maltuýt đã đề cập tới nạn "nhân

mãn" nên người ta còn gọi học thuyết của ông là "thuyết nhân mãn".

Tóm tắt nội dung cơ bản thuyết Maltuýt (thuyết nhân mãn):

- Dân số tăng theo cấp số nhân (2, 4, 8, 16…) còn lương thực, thực

phẩm, phương tiện sinh hoạt tăng theo cấp số cộng (1, 2, 3, 4, 5).

- Gia tăng dân số diễn ra với nhịp độ không thay đổi, còn sự gia tăng

của cải vật chất là có giới hạn do những đều kiện như diện tích, năng suất…

khó có thể vượt qua.

- Dân số trên trái đất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống nó. Vì

thế đói khổ, đạo đức xuống cấp, tội ác phát triển là tất yếu.

Theo T. Maltuýt những giải pháp cho sự gia tăng dân số là các “hạn

chế mạnh” và chính các tai họa có tác dụng hạn chế số dân tăng một cách có

hiệu quả. Theo ông người nghèo - người lao động đã sinh đẻ bừa bãi và họ là

nguyên nhân gây ra "nhân mãn", làm cho xã hội đói khổ. Chiến tranh, dịch

bệnh, đói rét… sinh ra là tất yếu để hạn chế sự gia tăng dân số.

Trong tác phẩm "Bàn về dân số" ông đưa ra giải pháp: ”Chúng ta phải

triệt để tạo điều kiện cho các tác động của tự nhiên gây ra cái chết. Chúng ta

khuyến khích một cách thật lòng những lực lượng tàn phá khác của tự nhiên

mà chính chúng ta phải làm cho nó xảy ra. Thay cho việc giáo dục người

nghèo cần phải giữ vệ sinh, con người phải khuyến khích tập quán ngược lại.

Cần phải xây dựng trong thành phố những con đường chật hẹp, làm cho nhà

ở chen chúc những người là người và giúp cho dịch bệnh tái diễn nhiều lần;

Cần phải xây dựng các làng mạc, các khu nước tù ao đọng, đặc biệt là cho

nhân dân định cư ở ven các đầm lầy, nơi có hại cho sức khoẻ. Nhưng trước

hết, chúng ta phải lên án việc dùng các loại thuốc có hiệu quả để chữa bệnh

chết người giống như lên án người tốt nhưng đi lầm đường đã sáng chế ra

các phương pháp để bài trừ dịch bệnh, tưởng rằng như thế là phục vụ cho

quyền lợi của nhân loại…”

Maltuýt là người có công trong việc nghiên cứu vấn đề dân số đã cố

gắng tìm ra những quy luật nào đó và lên tiếng báo động cho nhân loại về

nguy cơ của sự gia tăng dân số nhanh như lịch sử đã chứng minh (đầu Công

nguyên dân số thế giới khoảng 200 - 250 triệu người, năm 1605 đã lên đến

trên 500 triệu người). Về thực chất, thuyết của Maltuýt không phải là việc đặt

giới hạn cho số lượng người trên trái đất mà là việc giải thích sai lầm động

lực dân số, cắt nghĩa không đúng những hậu quả xã hội do sự gia tăng dân

số gây ra. Việc đề ra các giải pháp sai lầm nhằm hạn chế nhịp độ tăng dân số

là không thể chấp nhận được. Có thể do những hạn chế về lịch sử, xuất phát

từ chỗ cho rằng quy luật dân số là quy luật tự nhiên, vĩnh viễn, Mantuýt đã lý

giải sai lệch vấn đề dân số tăng nhanh cũng như nêu các giải pháp thiếu tính

nhân đạo đối với con người.

1.1.1.2. Thuyết Tân Maltuýt

Những người kế tục học thuyết của T.R Maltuýt đã đưa ra các thuyết

nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình còn gọi chung với cái tên: các thuyết

Tân Maltuýt (New Maltuýt). Các thuyết này hình thành chủ yếu vào cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX.

Một số thuyết cực kỳ phản động, là chỗ dựa tinh thần cho bọn đế quốc

phát động các cuộc chiến tranh. Ví dụ điển hình là Hitler với luận điểm: dân

Đức đông, là người đáng để tồn tại, phải mở rộng "không gian sinh tồn" cho

dân tộc thượng đẳng ấy sống. Đó là cái cớ, là nguyên nhân gây ra chiến tranh

thế giới thứ hai dẫn đến cái chết của trên 53 triệu người.

1.1.2. Thuyết “Quá độ dân số”

Thuyết quá độ dân số (QĐDS) là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân số

qua các thời kỳ lịch sử và những đặc trưng cơ bản của động lực dân số.

Thuyết này hướng sự nghiên cứu và lý giải vấn đề dân số thông qua việc xem

xét mức sinh, mức tử qua từng giai đoạn, căn cứ vào số liệu dân số ở các

nước Tây Âu vào thời kỳ cách mạng công nghiệp để hình thành một quy luật

dân số.

Quá độ dân số là quan niệm được sử dụng rộng rất để lý giải sự thay

đổi các kiểu sản xuất dân cư trên thế giới. Người đầu tiên đưa ra quan niệm

này là nhà dân số học người Pháp A. Ladry. Ông đưa ra thuật ngữ "cách

mạng dân số" vào những năm 1909 - 1934. Tư tưởng này được

F.W.Notestein (nhà dân số học Hoa Kỳ) kế tục và trình bày cụ thể hơn vào

năm 1945.

Nội dung chủ yếu của thuyết QĐDS được thể hiện ở chỗ cho rằng việc

gia tăng dân số thế giới là kết quả những thay đồi về mức sinh, mức tử diễn

ra theo thời gian khác nhau.

Biểu đồ 2.l: Các giai đoạn quá độ dân số

Thoi gian

Ti suat tu

Ti suat sinhTi le sinh tu

Cao

Trung binh

Thap

IVIIIIII

Căn cứ vào sự thay đổi này, thuyết QĐDS phân làm 4 giai đoạn:

1- Từ 1750 - 1800: Tỷ lệ sinh và đ lệ tử đều cao, gia tăng tự nhiên

khoảng 0,5% một năm.

2- Từ 1800 - 1875: Tỷ lệ sinh tiếp tục cao, tỉ lệ tử giảm đần, dẫn tới tỉ lệ

gia tăng dân số rất cao.

3- Từ 1875 - 1950: Tỷ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử tiếp tục giảm xuống mức

thấp nhất, do đó giai đoạn này tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bắt đầu giảm dần.

4- Từ 1950 - 1975: Tỷ lệ sinh và tỉ lệ tử đều thấp, dân số tăng chậm,

dần di lới ổn định.

Giai đoạn 2 và 3 dược gọi là giai đoạn trung gian. Tuy nhiên quá độ dân

số ở nhiều nước không hoàn toàn giống như trên.

Từ việc nghiên cứu tương quan giữa mức sinh và mức tử, thuyết quá

độ dân số đã rút ra quy luật phát triển dân số. Mô hình này được gọi là mô

hình dân số kinh điển. Căn cứ vào mô hình bốn giai đoạn nêu trên có thể thấy

được sự phát triển dân số của thế giới nói chung và của mỗi nước hay nhóm

nước nói riêng đang ở giai đoạn nào.

Nhiều nhà nghiên cứu đã kế thừa, bổ sung và hoàn thiện mô hình quá

độ dân số kinh điển cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu cụ thể cho chính

xác hơn. Trên mô hình tỉ suất sinh thổ được thay thế bằng tổng tỉ suất sinh,

còn tỉ suất tử thô được thay thế bằng tuổi thọ trung bình.

Nếu căn cứ vào thuyết QĐDS người ta chỉ có thể biết được dân số của

một lãnh thổ ở kiểu tái sản xuất dân cư nào với những đặc trưng gì. Còn vai

trò của xã hội ra sao lại chưa được xem xét một cách toàn diện. Vì vậy, thuyết

QĐDS mới chỉ nêu được bản chất của quá trình dân số, chưa tìm ra các tác

động để kiểm soát và đặc biệt chưa chú ý đến vai trò của các nhân tố kinh tế -

xã hội đối với vấn đề dân số.

1.1.3. Học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân số

Trong các tác phẩm kinh điển về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

Mác, Ăngghen, Lênin đã đề cập đến nhiều vấn đề dân số. Nội dung cơ bản

của học thuyết này có thể tóm tắt ở những điểm chính:

- Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó. Trải

qua thực tế lịch sử xã hội loài người đã cho thấy rõ: phương thức sản xuất

nào cũng có quy luật phát triển dân số tương ứng. Đây là một trong những

luận điểm quan trọng hàng đầu của học thuyết Mác- Lênin về dân số.

- Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư, suy cho cùng, là nhân tố

quyết định phát triển của xã hội loài người. ”Nền sản xuất xã hội” bao gồm hai

hợp phần có mối liên hệ biện chứng trong một thể thống nhất.

+ Sản xuất vật chất (bao gồm sản xuất tư liệu sinh hoạt, sản phẩm tiêu

dùng, nhà ở…).

+ Tái sản xuất con người (là việc sinh sản để duy trì, phát triển nòi

giống).

Khi nói đến "Nền sản xuất xã hội" là một quá trình mang bản chất kép

(tính hai mặt) luôn tác động đến nhau trong quá trình tồn tại và phát triển; mỗi

mặt có vị trí, chức năng nhất định.

Mối quan hệ của "Nền sản xuất xã hội" thể hiện: sản xuất vật chất quyết

định trực tiếp sự tồn tại của xã hội nói chung, của từng con người cụ thể nói

riêng và là cơ sở cho việc tái sản xuất con người. Đến lượt mình, tái sản xuất

con người lại đóng vị tự tiền đề của tái sản xuất vật chất, bởi không có con

người thì không thể có bất kỳ hình thức sản xuất nào.

Chỉ khi nào phát triển tái sản xuất con người ở mức hợp lý, nghĩa là số

dân và nhịp độ gia tăng dân số phù hợp với nền sản xuất vật chất thì xã hội

mới phát triển mạnh chất lượng cuộc sống con người mới được nâng cao.

- Căn cứ vào các điều kiện cụ thể về tự nhiên, xã hội, kinh tế mỗi quốc

gia phải có trách nhiệm xác định số dân tối ưu để một mặt đảm bảo cho sự

thịnh vượng của đất nước, mặt khác, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi

cá nhân.

- Con người có đủ khả năng để điều khiển các quá trình dân số theo

mong muốn của mình. Đúng như F.Ăngghen nhận định: đến một lúc nào đó,

xã hội phải điều chỉnh mức sinh đẻ của con người. Để giải quyết vấn đề này

trước hết cần phải xác định tốc độ phát triển dân số thích hợp cũng như số

dân, kết cấu dân số tại các vùng cho phù hợp với đặc điểm lãnh thổ, đưa ra

một phương thức tốt nhất tác động đến quá trình tái sản xuất dân cư.

Thông qua chính sách dân số của mỗi quốc gia, con người dã và đang

điều khiển việc tái sản xuất dân cư. Nhưng đây là quá trình lâu dài, khó khăn

phức tạp, chỉ có sự sáng suốt, bền bỉ, con người mới thực hiện được.

1.2. Đặc điểm và tính quy luật của sự phát triển dân số

1.2.1. Đặc điểm của quá trình tái sản xuất con người

- Tái sản xuất dân cư thực chất là quá trình tạo ra các sinh mệnh mới

đề duy trì sự phát triển lâu bền của xã hội. Ngay từ khi mới là phôi thai, nó đã

cần phải có những điều kiện vật chất nhất định để đảm bảo sự tồn tại, phát

triển không ngừng. Nhất là khi ra đời, quá trình tồn tại với tư cách là một con

người, một thành viên của gia đình thì cơ sở vật chất đó càng cần thiết.

Không đủ phương tiện sống tối thiểu, bản thân sự sống của từng cá nhân

luôn bị đe doạ.

- Tái sản xuất con người là một quá trình liên tục, kế tiếp nhau từ thế hệ

này sang thế hệ khác. Đời sống mỗi con người thường chia làm 3 giai đoạn:

trước tuổi trưởng thành; trưởng thành; sau tuổi trưởng thành. Giai đoạn đầu

khoảng trên dưới 20 năm, là thời gian cần thiết để đổi mới một thế hệ. Nếu

tuổi thọ trung bình càng cao thì khả năng tái sản xuất con người ở mỗi người

sẽ dài hơn.

- Tái sản xuất con người là một quá trình có sức ì rất lớn. Nghĩa là

không thể một sớm một chiều có thể thay thế ngay kiểu tái sản xuất dân cư

này bằng kiểu khác. Khi tốc độ dân số tăng quá chậm (hoặc quá nhanh) dù có

nhiều biện pháp tích cực cũng không thể tạo nên được sự tăng vọt (hay giảm

nhanh) đối với dân số trong một khoảng thời gian ngắn.

Thực tế lịch sử xã hội loài người đã chỉ rõ: con người tồn tại trong các

cộng đồng có những thói quen, phong tục, tập quán, văn hoá riêng, được

truyền lại qua nhiều thế hệ. Việc thay đổi thói quen, nếp nghĩ liên quan đến

các giá trị về dân số là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian dài.

1.2.2. Tính quy luật của sự phát triển dân số

Quá trình phát triển dân số chịu sự tác động của nhiều quy luật: sinh

học, kinh tế, xã hội, chủ yếu là các quy luật về mặt xã hội.

* Tính quy luật về mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu thụ

trong bản thân mỗi người.

Trong mỗi con người bao gồm 2 mặt: sản xuất và tiêu thụ. Với tư cách

là người sản xuất: Khác với loài vật, mỗi con người là một thực thể xã hội, có

ý thức, có khả năng lao động, tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn những

nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của chính mình và xã hội.

Trong xã hội, nguồn lao động được đặc trưng bằng số lượng và chất lượng

nhân lực có ý nghĩa quyết định phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng lao động

là yếu tố tất yếu để xã hội tồn tại, phát triển.

Với tư cách là người tiêu thụ: mỗi người đều có nhu cầu cơ bản: ăn, ở,

mặc, đi lại, giao lưu, hiểu biết v.v… Yếu tố này tồn tại suất đời mỗi con người.

Do đó dân số là thị trường tiêu thụ rộng lớn của cải vật chất xã hội.

Hai mặt sản xuất và tiêu thụ ở mỗi cá nhân không phải lúc nào cũng

song song tồn tại như nhau. Ở góc độ nhất định, tiêu thụ của một con người

là tuyệt đối, suốt cuộc đời, còn lao động chỉ là tương đối chiếm khoảng 2/3

cuộc đời. Từ khi lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, con người luôn có nhu

cầu tiêu thụ để duy trì sự sống. Nhu cầu này có khác nhau ở mỗi thời kỳ phát

triển của con người. Khi tuổi đã già, ngoài những nhu cầu tối thiểu cho sinh

hoạt thì những đòi hỏi về sự chăm sóc của gia đình và xã hội lại có ý nghĩa

đặc biệt.

Chức năng sản xuất của con người chỉ có tính chất tương đối vì điều

đó còn phụ thuộc vào sự phát triển của thể lực, nhận thức đối với hoạt động

lao động sản xuất. Mỗi người sản xuất phải làm ra của cải vật chất không chỉ

đủ nuôi sống bản thân và gia đình mà để tiến hành tái sản xuất mở rộng.

Quy luật này cho thấy: Nếu nền sản xuất phát triển chậm, năng suất lao

động thấp, chất lượng cuộc sống hạn chế thì sự tăng dân số nhanh có nghĩa

là tăng số lượng người tiêu thụ, làm phá vỡ sự cân đối quan hệ cung cầu.

Việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ chịu những sức ép ghê gớm của dân số.

Khi đã hiểu rõ quy luật, chúng ta cần phải giúp mỗi người tự giác lao

động, trở thành người lao động thực sự làm ra của cải vật chất và thấy rõ cần

phải lao động vì lao động là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân.

* Tính quy luật về mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và sự phát

triển dân số

Mỗi phương thức sản xuất trong lịch sử có những quy luật dân số

tương ứng. Quy luật này chỉ có giá trị trong phạm vi của phương thức sản

xuất đó mà thôi.

Trình độ, năng suất lao động xã hội, bản chất các mối quan hệ xã hội

quyết định quá trình phát triển dân số. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất có một

phương thức kết hợp giữa lực lượng lao động với tư liệu sản xuất, phương

thức phân phối của cải vật chất.

- Trong chế độ công xã nguyên thuỷ: trình độ và năng suất lao động

quá thấp. Con người sống chủ yếu dựa vào tự nhiên như săn bắn, hái lượm.

ứng với phương thức sản xuất xã hội nguyên thuỷ là quy luật dân số có nhịp

độ gia tăng dân số chậm, thấp.

- Ở chế độ chiếm hữu nô lệ: sức sản xuất tăng hơn trước song dân số

vẫn tăng chậm chạp.

- Dưới chế độ phong kiến: Trong đêm trường Trung cổ, nền kinh tế "bế

quan toả cảng", tự cấp tự túc đã ảnh hưởng đến sự phát triển dân số. Trong

thời kỳ này dân số tăng chậm.

- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời phát triển, bức tranh dân số thế

giới đã có sự thay đổi về chất. Quy luật kinh tế đặc thù (quy luật giá trị thặng

dư) của chủ nghĩa tư bản làm cho sức sản xuất và quan hệ sản xuất phát

triển vượt bậc, đã chi phối dấn sự phát triển dân số. Trình độ và năng suất lao

động xã hội cao hơn trước. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sức sản xuất cao gấp

nhiều lần so với tất cả các chế độ trước cộng lại. Vì thế, dân số tăng khá

nhanh.

Ngoài vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thì thượng tầng kiến trúc

(chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học, giáo dục, v v ) cũng có những tác

động đến tái sản xuất con người. Nó có thể thúc đẩy hoặc giảm bớt sự gia

tăng dân số.

- Ảnh hưởng của biến động dân số đối với sự phát triển xã hội

+ Biến động dân số không phải là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội:

Song nó có tác động tích cực (thúc đẩy mạnh) hay tiêu cực (kìm hãm) đến

tiến trình phát triển và năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động xã hội là

thước đo mức độ hợp lý hay không hợp lý của tốc độ gia tăng dân số, của

quá trình tái sản xuất dân cư trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Hiện nay, ở các nước phát triển, dân số thường tăng chậm (ví dụ: Anh,

Pháp, Nhật, Thụy Điển, Đức), thậm chí ở một số quốc gia dân số còn giảm đi.

Ngược lại phần lớn các nước đang phát triển (ở Bắc Phi hoặc Châu Á) dân số

vẫn tăng với nhịp độ cao, có sự mất cân đối giữa tốc độ phát triển kinh tế và

tốc độ gia tăng dân số. Kinh tế phát triển chậm, dân số lại tăng nhanh dẫn đến

các hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên. Tuy vậy, sự phát

triển dân số không phải lúc nào cũng phản ánh đúng chế độ xã hội. Nó chịu

tác động của hàng loạt yếu tố khác nhau, vào tầm nhìn chiến lược của các

nhà quản lý, lãnh đạo quốc gia để tạo nên sự cân bằng giữa nhịp độ phát

triển kinh tế và tốc độ gia tăng dân số.

Kết luận: Tính quy luật của sự thay đổi dân số thể hiện rõ ràng. Tuy dân

số phát triển theo những quy luật riêng, nhưng thông qua GDDS chúng ta có

thể tác động vào các quy luật này làm cho chúng diễn biến theo chiều hướng

có lợi cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và quốc gia.

2. Phát triển dân số, phân bố dân cư và vấn đề đô thị hóa

2.1. Một số vấn đề về phát triển dân số

Quá trình dân số bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề gia tăng

dân số tự nhiên (là động lực phát triển dân số) và gia tăng cơ giới.

Nhìn vào biểu đồ sự gia tăng dân số thế giới và theo nhóm nước ta

thấy rõ thời gian, năm tháng, số lượng dân trong từng thời kỳ phát triển.

Biểu đồ 2.2: Sự gia tăng dân số thế giới theo nhóm nước

2100 10.20 1.42 8.78

2025 8.50

Các nước phát

triển

1.35

Các nước chậm phát

triển

7.15

2010 7.20 1.31 5.89

6.25 1.26 4.99

1990 5.30 1.21 4.09

1980 4.50 1.12 3.38

1970 3.70 1.05 2.65

1960 3.02 0.95 2.07

1950 2.52 0.83 1.69

1900 Dân số thế giới (tỷ

người)

Gia tăng dân số tự nhiên là quá trình tái sản xuất dân cư, thế hệ già

được thay thế bằng thế hệ trẻ, làm cho xã hội loài người được duy trì, kế tiếp.

Tỉ lệ gia tăng dân số được tính bằng tỉ lệ sinh trừ tỉ lệ tử (theo công thức tính

của dân số học).

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh của từng vùng, từng quốc gia, từng

giai đoạn là: Yếu tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, hôn nhân gia đình,

hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính sách phát triển dân số ở mỗi quốc gia.

- Tình hình hôn nhân là một yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất

con người. Tuổi kết hôn ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ sinh. Tuổi kết hôn là độ

tuổi được xây dựng gia đình theo luật pháp hay tập quán. Trên thế giới việc

xác định tuổi kết hôn có tính đến độ trưởng thành về giới tính và tâm lý - xã

hội. Trước đây, tuổi kết hôn thường rất trẻ. Theo quy định của đạo Cơ đốc:

tuổi kết hôn là 12 tuổi đối với nữ, 14 tuổi đối với nam. Theo đạo Tin lành: 14

tuổi, chung cho cả 2 giới. Kết hôn sớm sẽ sớm sinh con, kéo dài thời gian

sinh con và làm tăng tỉ lệ gia tăng dân số, chất lượng cuộc sống gia đình rất

khó bảo đảm.

Ngày 7/11/1962 Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua quy định về

việc kết hôn, xác định tuổi kết hôn tối thiểu không dưới 15, đồng thời cấm kết

hôn ở tuổi trẻ em.

Tuổi kết hôn hiện nay đã có nhiều thay đổi. Châu Phi là nơi có truyền

thống kết hôn sớm trên quy mô lớn, gần đây xu hướng đó đã giảm nhiều.

Trước những năm 70 thế kỷ XX, các cô gái ở gần 112 các nước châu Phi kết

hôn ở tuổi 15 đến 18. Đến nay hiện tượng này chỉ xảy ra ở 7 trong số 176

nước ở châu Mỹ La tinh và vùng vịnh Can bê, độ tuổi kết hôn có cao hơn,

song tình trạng sống không hôn thú tương đ61 phổ biến.

Ở Châu Á, tuổi kết hôn dao động từ 18 đến 20 và tại các nước phát

triển độ tuổi này lên tới 25 - 28; phần lớn các cuộc kết hôn là hợp pháp.

Ở châu Âu và Bắc Mỹ, các cô gái lấy chồng trưng bình ở độ tuổi 20 -

23, các chàng trai chậm hơn 3 - 5 năm. Số người sống độc thân vẫn nhiều.

- Các yếu tố tâm lý - xã hội tác động phức tạp đến tỉ lệ sinh. Mỗi quốc

gia, dân tộc có những quan niệm riêng về hôn nhân và gia đình, quan niệm

"trời sinh voi, trời sinh cỏ", "con đàn cháu đống là nhà có phúc"…, còn tồn tại

ở nhiều nước. Trong một xã hội mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thì con

cái được coi là nguồn lao động tiềm tàng, chẽ dựa lúc tuổi già. Vì thế mức

sinh rất cao. Trong khi tại các nước Châu Âu nhiều gia đình muốn hạn chế số

con ở mức thấp do những động cơ khác nhau, điều này góp phần vào việc

giảm tỉ suất sinh một cách nhanh chóng.

Điều kiện sống cũng là một yếu tố tác động nhiều đến mức sinh. Những

nước có nền kinh tế phát triển, mức thu nhập cao thì tỉ suất sinh thường thấp,

như ở Đức, Pháp và các nước Bắc Âu. Hoặc các nhân tố gây ảnh hưởng lới

hệ số tử trong động lực phát triển dân số như độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế - xã

hội, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến mức tử vong. Ví dụ: Chiến tranh: là

nguyên nhân trực tiếp gây chết người hàng loạt trong thời gian ngắn. Ví dụ:

+ Cuộc chiến tranh của Napoleon I đã làm chết 3,5 triệu người.

+ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) đã dẫn đến tử vong

cho 16 triệu người.

+ Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945): Số người chết trong

chiến tranh 53 triệu người. Số người bị thương, tàn tật trong và sau chiến

tranh lên đến trên 90 triệu người.

Riêng hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản ngày

06/08/1945 đã giết chết 247.000 người tại Hirôsima và ngày 08/08/1945 trên

200.000 người tại Nagasaki. Ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử đến năm

1951 ở Hirôsima có thêm 100.000 người bị chết.

Các cuộc nội chiến hoặc chiến tranh xâm lược là nguyên nhân trực tiếp

làm tăng tỉ lệ tử vong, đói kém, bệnh tật, làm giảm chất lượng cuộc sống của

nhân loại.

Đói kém và dịch bệnh là những tai hoạ khủng khiếp đối với nhân loại.

Bệnh dịch có thể cướp đi sinh mạng rất nhiều người trong thời điểm ngắn.

Đói nghèo là nguyên nhân phân hoá giữa các nước phát triển và chậm phát

triển. Năm 1950 số người thiếu ăn trên thế giới là 700 triệu, đến năm 1975 số

người đói nghèo tăng lên 1.200 triệu, đầu những năm 80 lên đến 1.300 triệu.

Đặc biệt, khi dân số tăng lên đến trên 6 tỷ người sau năm 2000 thì số người

đói, nghèo cũng lên trên 2 tỷ. Nghèo, đói hoành hành dữ dội ở các nước đang

phát triển thuộc Châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh.

Thiên tai - một hiểm hoạ khó lường cá nhân loại: Núi lửa hoạt động có

thể chôn vùi cả những thành phố lớn hoặc tạo nên sóng thần làm hàng trăm

nghìn người chết. Ví dụ năm 1979 núi lửa Vêduyvơ hoạt động đã chôn vùi

thành phố Hecculanom và Pompiê. Sóng thần ở các nước Đông Nam Á năm

2004; Nạn hạn hán nghiêm trọng xảy ra ở nhiều nước châu Phi thuộc vùng sa

mạc Sahara; Các trận động đất khủng khiếp ở Acmênia, nan, Philippin; các

trận lụt lội ở Trung Quốc và nhiều nước khác đã làm rất người thiệt mạng,

trực tiếp làm tăng tỉ lệ tử vong.

* Tuổi thọ trung bình và tỉ suất tử vong liên quan chặt chẽ với nhau.

Cách tính tuổi thọ trung bình là một sự ước lượng, có sự thay đổi ở mỗi thời

kỳ với xu hướng ngày càng tăng lên. Thời nguyên thuỷ, tuổi thọ trung bình

môi người ước tính khoảng 18 - 20 năm, thời kỳ phong kiến ở Châu Âu

khoảng 21 năm, sang giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản 34 năm và đến

nay khoảng 70 năm. Tuổi thọ trung bình còn khác nhau ở giới tính và các

quốc gia. Trừ một vài nước, chỉ số này đối với nữ thường cao hơn nam giới

từ 3 - 4 tuổi. Theo không gian, tuổi thọ trưng bình ở các nước phát triển cao

hơn ở các nước đang phát triển. Những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất

trên thế giới thuộc các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ (76 tuổi), tuổi thọ trung bình

thấp nhất thuộc các nước ở khu vực Trung Phi (52 tuổi) và Đông Phi (51 tuổi).

* Gia tăng tự nhiên trong quá trình tái sản xuất dân cư: Tái sản xuất dân

cư là một bộ phận độc lập trong "nền sản xuất xã hội". Có ba loại hình tái sản

xuất dân cư:

- Tái sản xuất dân cư mở rộng (khi số lượng của thế hệ sau cao hơn

thế hệ trước).

- Tái sản xuất dân cư giản đơn (quá trình thay thế các thế hệ số lượng

người không thay đổi)

- Tái sản xuất dân cư thu hẹp (thế hệ sau có số lượng ít hơn thế hệ

trước).

Tái sản xuất dân cư không phải là quá trình sinh học đơn thuần mà là

kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố (tự nhiên, sinh học, kinh tế - xã hội, tâm lý).

Trong đó kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định.

* Các công thức tính trong dân số học

Các công thức tính trong dân số học còn là thước đo giúp chúng ta

đánh giá sự phát triển dân số trong lịch sử. Sau đây là một số công thức cơ

bản của dân số học:

1. Tỉ lệ nam, nữ

Tổng số namx 100 = ……%

Tổng số nữ

2. Tỉ suất sinh thô (CBR - Crude Binh Rate)

Số trẻ em sinh ra trong nămx 1000 = ……o/oo

Tổng số dân

3. Tổng tỉ suất sinh (TFR - Total Fertility Rate)

Số trẻ em sinh ra trong nămx 1000 = ……o/oo

Số phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi)

4. Tỉ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi (ASFRx - Age Specific Fertility Rate)

Số trẻ em do phụ nữ ở nhóm tuổi Xx 1000 = ……o/oo

Tổng số phụ nữ thuộc nhóm tuổi X

5. Tỉ suất chết thô (CDR - Crude Death Rate)

Số người chết trong nămx 1000 = ……o/oo

Tổng số dân

6. Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx - Age Specific Death Rate

Số người chết thuộc nhóm tuổi Xx 1000 = ……o/oo

Tổng số người thuộc nhóm tuổi X

7. Tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR - Infant Mortality Rate)

Số trẻ em sinh ra chết dưới 1 tuổix 1000 = ……o/oo

Tổng số trẻ sinh ra (sống)

8. Tỉ suất chết mẹ (MMR - Maternal Mortality Rate)

Số người mẹ chết (khi sinh)x 100.000 = ……o/oooo

Tổng số trẻ sinh ra (sống)

9. Tỉ suất nhập cư (IR - Immigration Rate)

Số người nhập cưx 1000 = ……o/oo

Tổng số dân nơi đến

10. Tỉ suất xuất cư (ER - Emigrant Rate)

Số người xuất cưx 1000 = ……o/oo

Tổng số dân nơi rời bỏ

11. Tỉ suất chuyển cư thực (NMR - Nét Migration Rate)

Số người nhập cư - Số người xuất cưx 1000 = ……o/oo

Tổng số dân (giữa năm)

12. Tỉ lệ lập gia đình (lấy vợ, lấy chồng)

Số người lập gia đìnhx 1000 = ……o/oo

Tổng số dân

13. Tỉ lệ li dị

Số người li dị x 1000 = ……o/oo

Tổng số dân

14. Tỉ lệ lập gia đình lại (tỉ lệ kết hôn lại)

Số người kết hôn lạix 100 = ……%

TS người góa chồng (vợ) và li dị thuộc nhóm tuổi 14 - 54

15. Tỉ suất tăng tự nhiên (có 2 cách tính)

a) Số sinh - Số tửx 100 = ……o/o

Tổng số dân (giữa năm)

b) Tỉ suất sinh thô - Tỉ suất chết thô x 100 = ……o/o

10

16. Tỉ suất gia tăng dân số (có 2 cách tính)

a) Số sinh - Số tử Chuyển cư thựcx 100 = ……%

Tổng số dân (giữa năm)

b) Tỉ suất tăng tự nhiên Tỉ suất chuyển cư thực = ……%

17. Tỉ số phụ thuộc

Số người dưới 15 tuổi + Số người trên 60 tuổix 100 = ……%

Tổng số dân ở lứa tuổi 15 - 59 (hoặc 64)

18. Mật độ dân số

Tổng số dân trong một khu vực= người / km2

Tổng diện tích khu vực

19. Tỉ lệ dân thành phố (đô thị)

Số người sống ở khu vực thành phốx 100 = ……%

Tổng số dân

20. Thời gian dân số tăng gấp đôi

70= …… năm

Tỉ suất gia tăng dân số

Các công thức này là cơ sở khoa học để kiểm tra, kiểm soát khắc phục

xu hướng dân số phát triển nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực, tiến tới ổn

định cho sự phát triển của dân số nâng cao chất lượng dân số trong tầm vĩ

mô và vi mô. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại tỉ suất sinh thô và chết

thô hàng năm ở mỗi quốc gia như sau:

- Phân loại tỷ suất sinh thô:

+ Tỉ suất sinh thấp : dưới 16o/oo

+ Tỉ suất sinh trung bình : từ 16 - 24o/oo

+ Tỉ suất sinh cao : từ 25 - 29o/oo

+ Tỉ suất sinh rất cao: trên 30o/oo

- Phân loại tỉ suất chết thô:

+ Tỉ suất chết thấp : dưới 12o/oo

+ Tỉ Suất chết trung bình: từ 12 - 14o/oo

+ Tỉ suất chết cao : từ 15 - 24o/oo

+ Tỉ suất chết rất cao: từ 25o/oo trở lên

2.2. Vấn đề kết cấu dân số và phân bố dân cư

Kết cấu dân số: Phản ánh tập hợp những bộ phận hợp thành dân số

của một lãnh thổ (nhóm nước, quốc gia, từng vùng) được phân chia dựa vào

các tiêu chuẩn nhất định. Trong đó bao gồm kết cấu sinh học (theo độ tuổi,

giới tính); kết cấu dân tộc thành phần dân tộc, quốc tịch; kết cấu xã hội (giai

cấp, lao động, nghề nghiệp, trình độ văn hoá… ). Mỗi quá trình phát triển đều

bao gồm những thành phần đa dạng của kết cấu dân cư, sinh sống, phát

triển, chuyển cư dẫn đến phân bố dân cư không đồng đều giữa các châu lục,

quốc gia, khu vực.

Phân bố dân cư: Đây là một hiện tượng xã hội mang tính quy luật.

Thuở còn mông muội, con người sống trên các lãnh thổ chủ yếu theo bản

năng. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển việc phân bố dân cư trở thành

có ý thức và theo những quy luật nhất định.

Bảng 2.1. Dân tích, dân số và mật độ dân số thế giới năm 1995

Châu lụcDiện tích

(triệu km2)

Dân số

(triệu người)

Mật độ dân số

(người / km2)

Châu Âu 10,5 727,0 69,2

Châu Á 44,4 3.258,0 77,9

Châu Phi 30,3 728,1 24,0

Châu Mỹ 42,1 774,8 18,4

Châu Úc và Châu Đại Dương 8,5 28,5 3,4

Châu Nam Cực 13,2 0 0

Toàn thế giới 149,0 5.716,4 38,33

Phân bố dân cư trái đất khái quát với 2 đặc điểm chính:

- Phân bố dân cư có nhiều biến động theo thời gian

- Dân cư phân bố không đồng đều theo không gian. Ngày nay con

người có mặt hầu như khắp mọi nơi, có vùng đông dân, có vùng thưa thớt và

có những vùng tập trung dân số cao. Ngay ở Việt Nam mật độ dân số từng

thời kỳ cũng khác nhau:

Mật độ dân số Việt Nam đầu thế kỷ 21 cao hơn mật độ dân số thế giới

6 lần và vượt xa các nước láng giềng trong khu vực. Đặc điểm cơ bản phân

bố dân cư ở Việt Nam là tính chất không đồng đều và chưa hợp lý. Có thể

thấy như sau:

Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số năm 2006 của từng địa phương

TT Địa phương Dân số trung bình

(nghìn người)

Diện tích *

(km2)

Mật độ dân

số (người /

km2)

CẢ NƯỚC 84155,8 331211,6 254

Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14862,5 1225

1 Hà Nội 3216,7 921,8 3490

2 Vĩnh Phúc 1180,4 1373,2 860

3 Bắc Ninh 1009,8 823,1 1227

4 Hà Tây 2543,5 2198 1157

5 Hải Dương 1722,5 1652,8 1042

6 Hải Phòng 1803,4 1520,7 1186

7 Hưng Yên 1142,7 923,5 1237

8 Thái Bình 1856,4 1546,5 1206

9 Hà Nam 826,6 859,7 961

10 Nam Định 1974,3 1650,8 1196

11 Ninh Bình 922,6 1392,4 663

Đông Bắc 9458,5 64025,2 148

12 Hà Giang 683,5 7945,8 86

13 Cao Bằng 518,9 6724,6 77

14 Bắc Kạn 301,5 4868,4 62

15 Tuyên Quang 732,3 5870,4 125

16 Lào Cao 585,8 6383,9 92

17 Yên Bái 740,7 6899,5 107

18 Thái Nguyên 1127,2 3546,6 318

19 Lạng Sơn 764,4 8331,2 90

20 Quảng Ninh 1091,3 6099 179

21 Bắc Giang 1594,3 3827,4 417

22 Phú Thọ 1336,6 3528,4 379

Tây Bắc 2606,9 37533,8 69

23 Điện Biên 459,1 9562,9 48

24 Lai Châu 319,9 9112,3 35

25 Sơn La 1007,5 14174,4 71

26 Hoà Bình 820,4 4684,2 175

Bắc Trung Bộ 10668,3 51552 207

27 Thanh Hoá 3680,4 11136,3 330

28 Nghệ An 3064,3 16498,5 186

29 Hà Tĩnh 1306,4 6026,5 217

30 Quảng Bình 847,9 8065,3 105

31 Quảng Trị 625,8 4760,1 131

32 Thừa Thiên - Huế 1143,5 5065,3 226

Duyên hải Nam Trung Bộ 7131,4 33166,1 215

33 Đà Nẵng 788,5 1257,3 627

34 Quảng Nam 1472,7 10438,3 141

35 Quảng Ngãi 1295,6 5152,7 251

36 Bình Định 1566,3 6039,6 259

37 Phú Yên 873,3 5060,6 173

38 Khánh Hoà 1135,0 5217,6 218

Tây Nguyên 4868,9 54659,6 89

39 Kon Tum 383,1 9690,5 40

40 Gia Lai 1161,7 15536,9 75

41 Đắk Lắk 1737,6 13139,2 132

42 Đắk Nông 407,3 6516,9 62

43 Lâm Đồng 1179,2 9776,1 121

Đông Nam Bộ 13789,4 34807,7 396

44 Ninh Thuận 567,9 3362,1 169

45 Bình Thuận 1163,0 7836,9 148

46 Bình Phước 809,5 6883,4 118

47 Tây Ninh 1047,1 4035,9 256

48 Bình Dương 964,0 2696,2 358

49 Đồng Nai 2214,8 5903,9 375

50 Bà Rịa - Vũng Tàu 926,3 1989,6 466

51 TP. Hồ Chí Minh 6105,8 2098,7 2909

Đồng bằng sông Cửu Long 17415,5 40604,7 429

52 Long An 1423,1 4493,8 317

53 Tiền Giang 1717,4 2484,2 691

54 Bến Tre 1353,3 2360,2 573

55 Trà Vinh 1036,8 2295,1 452

56 Vĩnh Long 1057,0 1479,1 715

57 Đồng Tháp 1667,8 3376,4 494

58 An Giang 2210,4 3536,8 625

59 Kiên Giang 1684,6 6348,3 265

60 Cần Thơ 1139,9 1401,6 813

61 Hậu Giang 796,9 1601,1 498

62 Sóc Trăng 1276,2 3312,3 385

63 Bạc Liêu 820,1 2584,1 317

64 Cà Mau 1232,0 5331,7 231

(*) Số liệu tại thời điểm 01/01/2006 (nguồn Tổng cục thống kê)

- Dân cư tập trung đông đúc ở ba vùng đồng bằng; đồng bằng sông

Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.

- Dân cư thưa thớt ở các vùng núi thuộc Đông Bắc, Tây Bắc, Tây

Nguyên

- Dân cư phân bố không đều và chưa hợp lý trên cả quy mô vĩ mô và vi

mô.

2.3. Vấn đề chuyển cư và đô thị hoá

* Chuyển cư: bao gồm hai bộ phận: xuất cư và nhập cư, đó là việc di

chuyển của con người qua một ranh giới, một lãnh thổ nào đó với sự thay đổi

nơi cư trú vĩnh viên hay trong một thời gian nhất định.

- Xuất cư (chuyển đi) là việc di cư tự nguyện hay bắt buộc sang nước

khác để sinh sống thường xuyên hay tạm thời.

- Nhập cư (là chuyển đến)

Chuyển cư gồm nhiều hình thức khác nhau mà người ta căn cứ vào

các dấu hiệu cơ bản để phân biệt. Các hình thức chuyển cư phụ thuộc vào

điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách về chuyển cư của quốc gia trong thời

kỳ nào đó. Tình hình chuyển cư liên quan chặt chẽ tới sự phát triển lực lượng

sản xuất đặc điểm của quan hệ sản xuất, tái sản xuất, phân bố dân cư, đô thị

hoá… Tình hình chính trị cũng tác động đến cường độ chuyển cư. Ví dụ, sau

Chiến tranh thế giới thứ II, khoảng 10 triệu người Đức, 6 triệu người Nhật hồi

hương, 8 triệu tín đồ Ấn giáo từ Pakistan về Ấn Độ và 8 triệu tín đồ Hồi giáo

từ Ấn Độ trở về Pakistan.

Việc chuyển cư có tác động nhất định đến kinh tế - xã hội cả nơi xuất

cư và nơi nhập cư. Chuyền cư có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Nếu

chuyền cư ồ ạt những người trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến tình trạng lãng

phí thời gian lao động, bất ổn định thị trường lao động, có thể làm suy thoái

kinh tế và hoang vắng ở một số vùng này nhưng lại tập trung quá đông ở một

số vùng khác. Chuyển cư cũng là một vấn đề các quốc gia đáng quan tâm.

* Đô thị hoá: Đây là nét đặc trưng nhất của thời đại này. Hiện tượng đô

thị hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô, nhịp độ lớn và

nhanh chóng chưa từng thấy. Tính chất của đô thị hoá là:

- Tập trung, tăng cường, phân hoá các hoạt động trong đô thị nâng cao

tỉ số dân thành thị.

- Hình thành các hình thức và không gian mới, phát triển các thành phố

lớn.

- Phổ biến lối sống thành thị một cách rộng rãi.

Đặc điểm của đô thị hoá:

- Số dân thành thị gia tăng không ngừng.

- Số dân tập trung nhiều vào các thành phố lớn.

- Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng.

Bảng 2.3. Các thành phố có từ 10 triệu dân trở lên trên thế giới

TT Thành phố Thuộc nướcNăm 1992

(Triệu người)

Năm 2000 (Triệu người)

1 Tôkyô Nhật 25,8 28,0

2 Saopaolô Brazin 19,2 22,6

3 Niu Yoóc Hoa Kỳ 16,2 16,2

4 Mêhicô City Mêhicô 15,3 16,2

5 Thượng Hải Trung Quốc 14,1 13,3

6 Bom Bay Ấn Độ 13,3 18,1

7 Lốt Angiơlét Hoa Kỳ 11,9 13,2

8 Buênốt Airét Áchentina 1,8 12,8

9 Xơun Hàn Quốc 11,6 13,0

10 Bắc Kinh Trung Quốc 11,4 14,4

11 Riô đơ Janerô Brazin 11,3 12,2

12 Cancútta Ấn Độ 11,1 12,7

13 Giacacta Inđônêxia 10,1 13,4

Số thành phố có từ 10 vạn dân trở lên trong vòng 50 năm (1900 - 1950)

đã tăng từ 360 đến 962 thành phố, dân thành thị tăng từ 5,5% lên 16,2% tổng

số dân toàn cầu. Số lượng các thành phố lớn tăng lên không ngừng:

- Năm 1700: cả thế giới có 31 thành phố lớn (có 10 vạn dân trở lên).

- Năm 1800: cả thế giới có 65 thành phố lớn.

- Năm 1990: cả thế giới có 360 thành phố lớn.

- Năm 2000: cả thế giới có 2000 thành phố có 10 vạn dân trở lên.

“Bùng nổ dân số” là bạn đồng hành với "bùng nổ đô thị" ở các nước

đang phát triển. Dòng người từ nông thôn đến các thành phố lớn ngày càng

đông, một mặt là do nhu cầu sức lao động, mặt khác đo hy vọng tìm việc làm

có thu nhập cao hơn.

Các nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao, vào năm 1988: Bỉ (95%),

CHLB Đức (94%), Anh (91%), Tây Ban Nha (91%), Úc (86%), Đan Mạch

(84%), Thuỵ Điển (83%). Nhịp độ gia tăng dân số ở các nước này hiện dã bắt

đầu chậm lại. Việt Nam đang diễn ra quá trình đô thị hoá tương đối nhanh:

năm 1999 có 17,9 triệu người sống ở thành thị, năm 2010+: khoảng 23,8 triệu,

năm 2024+: khoảng 31,75 triệu (Đây là dự báo phương án trung bình)

3. Sự phát triển dân số trên thế giới và Việt Nam

3.1. Tình hình dân số thế giới

Những năm đầu thế kỷ XXI, trái đất của chúng ta có hơn 6 tỷ người

sống trên diện tích 149 triệu km2, ở 216 quốc gia. Tình hình phát triển dân số

thế giới được thể hiện qua số liệu dưới đây:

Bảng 2.4. Sự gia tăng dân số thế giới

Thời gian (năm) Số lượng người (triệu hoặc tỷ)

15.000 (Trước công nguyên) Khoảng 2 triệu

7.000 (T.C.N) Khoảng 10 triệu

5.000 (T.C.N) Khoảng 30 triệu

Đầu công nguyên Khoảng 200 - 250 triệu

1.000 năm sau công nguyên Khoảng 300 triệu

1650 0,5 tỷ

1830 1 tỷ

1927 2 tỷ

1960 3 tỷ

1975 4 tỷ

1987 5 tỷ

1999 6 tỷ

2005 6,4 tỷ

2008 6,64 tỷ

2010+ Khoảng 7,2 tỷ

2025+ Khoảng 7,859 tỷ

Dựa vào số liệu trên chúng ta thấy: mỗi năm thế giới có số dân tăng

thêm bằng một quốc gia. 80 triệu người như dân số Việt Nam năm 2004. Phải

có khoảng thời gian dài thế giới mới có tỷ người thứ nhất (1830) sau gần 100

năm có tỷ người thứ hai (1927), tỷ thứ ba vào năm 1960 (chỉ sau 30 năm).

Bảng 2.5. 10 nước đông dân nhất thế giới đầu thế kỷ XXI

TT NướcSố dân năm 2003

(triệu người)Số dân năm 2005

(triệu người)

1 Trung Quốc 1.300 1.315,8

2 Ấn Độ 1.000 1.103,4

3 Hoa Kỳ 264,6 298,2

4 Inđônêxia 201,4 222,8

5 Nga 147,5 143,2

6 Brazin 161,8 186,4

7 Pakistan 140,5 157,9

8 Nhật Bản 126,0 128,1

9 Bănglađét 128,0 141,8

10 Nigiêria 111,7 131,5

Mười nước này đã tập trung tới 60% dân số thế giới trong khi đó tổng

số dân của 38 quốc gia khác (có dân số ít nhất thế giới) chỉ có khoảng một

triệu người. Ngày người dân thứ 5 tỷ của trái đất ra đời ngày 11/7/1987 được

Liên hợp quốc lấy làm ngày Dân số Thế giới và hơn 90 quốc gia trên thế giới

tổ chức kỷ niệm ngày đáng nhớ đó.

Bảng 2.6. Số liệu dân số thế giới và các châu lục năm 2002

Tên địa danh

Tổng số dân

Tỉ lệ sinh

Tỉ lệ tử

Tăng tự

nhiên

Dự báo (Triệu người)

Tuổi thọ (năm)

Triệu % o/oo % 2025 2050 Tr b Nam Nữ

Toàn thế giới 6,215 21 9 1,3 7,859 9,014 67 65 69

Các nước 1,197 11 10 0,1 1,249 1,231 76 72 79

phát triển

Các nước

đang phát

triển

5,018 24 8 1,6 6,610 7,873 65 63 67

Các nước

kém phát triển

3,737 27 9 1,8 5,516 6,479 63 61 64

Châu Phi 840 38 14 2,4 1,281 1,845 53 52 64

Vùng Sahara

– Châu Phi

693 40 15 2,5 1,081 1,66 49 48 50

Bắc Mỹ (Mỹ +

Canađa)

319 14 9 0,6 382 450 77 74 80

Mỹ La Tinh +

Caribê

531 23 6 1,7 697 815 71 68 74

Châu Á 3,7766 20 7 1,3 4,714 5,297 67 66 69

Châu Đại

Dương

32 18 7 1,0 40 46 75 73 77

Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới khác nhau giữa các nhóm nước,

các khu vực, châu lục và từng quốc gia. Về mặt không gian sự phát triển dân

số của các nước đang phát triển quyết định bộ mặt dân số toàn thế giới. Sau

Chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các thuộc địa giành độc lập, dân số các

nước đang phát triển tăng vọt tạo nên hiện tượng “bùng nổ dân số”.

Bùng nổ dân số các nước Á, Phi, Mỹ mạnh vào thế kỷ XX có cường độ

rất mạnh, trở thành một vấn đề phức tạp mà nhân loại phải giải quyết. Hội

nghị dân số quốc tế lần thứ tư ở Mêhicô (1984) đã nêu rõ: cần phải làm chủ

quá trình tái sản xuất con người, điều chỉnh sao cho phù hợp với những mục

tiêu kinh tế xã hội, khắc phục tình trạng dân số tăng nhanh để nâng cao chất

lượng cuộc sống cho cộng đồng, xã hội.

Ở các nước kinh tế phát triển, tình hình dân số lại diễn ra theo chiều

hướng khác. Vào năm 1995, gia tăng trung bình của tất cả các nước phát

triển là 0,3%, riêng Châu Âu chỉ đạt 0,1%. Một số nước, gia tăng dân số tự

nhiên lại theo chiều âm, tạo nên sự già đi của dân số và có nguy cơ giảm dân

số.

Bảng 2.7. Tổng hợp về dân số thế giới năm 2005

TT Tên khu vực, quốc gia Số người năm 2005

(triệu)

Tỷ lệ gia tăng dân số

2005 (%)

Số người năm 2050*

(triệu)

1 Thế giới 6.464,7 1,2 9.075,9

2 Các nước phát triển 1.211,3 0,3 1.236,2

3 Các nước đang phát triển 5.253,5 1,4 7.839,7

4 Các nước chậm phát triển 759,4 2,4 1.735,4

5 Trung Quốc 1.315,8 0,6 1.392,3

6 Ấn Độ 1.103,4 1,5 1.592,7

7 Hoa Kỳ (Mỹ) 298,2 0,9 395,0

8 Inđônêxia 222,8 1,2 284,6

9 Nga (Liên bang) 143,2 0,5 111,8

10 Brazin 186,4 1,3 253,1

11 Pakistan 157,9 2,1 304,7

12 Nhật Bản 128,1 0,1 112,2

13 Bănglađet 141,8 1,8 242,9

14 Nigiêria 131,5 2,2 258,1

15 Mêhicô

16 Đức 82,7 0,0 78,8

17 Việt Nam > 84,0 1,3 116,7

18 Pháp 60,5 0,4 63,1

19 Cu Ba 11,3 0,2 9,7

20 Bungari 7,7 0,7 5,1

21 Ba Lan 38,5 0,1 31,9

22 Lào 5,9 2,2 11,6

23 Cămpuchia 14,1 2,0 26,0

3.2. Tình hình dân số Việt Nam

Bảng 2.8. Dân số Việt Nam qua các thời kỳ

Mốc thời gian Số người (triệu)

2.000 năm trước công nguyên Khoảng 1,0

1.000 sau công nguyên Khoảng 3,3

1802 - 1819; thời vua Gia Long 4,29

1820 - 1840; thời vua Minh Mạng 5,032

1841 - 1847; thời vua Thiệu Trị 6,894

1848 - 1883; thời vua Tự Đức 7,171

1900 13,0

1930 17,7

1945 25,0

1960 30,172

1975 47,662

1979 52,741

1989 64,711

1999 76,3729

2006 84,155

2024 - dự báo mức trung bình 98,943

Việt Nam là nước đông dân, đứng hàng thứ 13 trong tổng số 216 quốc

gia trên thế giới sau các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Inđônêxia,

Brazin. Liên bang Nga, Pakistan, Nhật Bản, Bănglađét, Mêhicô, Đức.

Với khu vực Đông Nam Á, dân số Việt Nam đứng thứ hai sau Inđônêxia

(năm 2006) Việt Nam có trên 84,1 triệu người. trong khi dân số Inđônêxia là

trên 222,8 triệu người.

Bảng 2.9. Gia tăng dân số Việt Nam

NămSố lượng người

(triệu)Tỉ suất sinh

(o/oo)Tỉ suất tử

(o/oo)Gia tăng tự nhiên (o/oo)

1960 30,172 46,0 12,0 34

1965 35,0 37,8 6,7 31

1970 41,0 34,6 6,6 28

1976 48,2 39,5 7,5 32

1979 52,741 32,5 7,2 25

1989 64,711 31,3 8,4 23

1999 76,372 17,54 7,09 176

2006 84,1 13

2024 98,943 15,08 6,87 8,2 (dự báo mức

TB)

Về gia tăng dân số tự nhiên ở Việt Nam, theo năm tháng và lịch sử

chúng ta thấy nhịp độ gia tăng rất khác nhau giữa các thời kỳ và các vùng

lãnh thổ.

Từ giữa thế kỷ XX đến nay dân số Việt Nam tăng nhanh do các nguyên

nhân:

- Tăng tỉ suất sinh, giảm tỉ suất chết dẫn đến tỉ lệ gia tăng cao.

- Những giá trị truyền thống liên quan đến dân số, gia đình, con cái, thói

quen. phong tục tập quán… làm quan niệm sinh nhiều con vẫn được duy trì

trong nhiều tầng lớp trong xã hội.

- Ở vùng nông thôn, nhiều phụ nữ đông con nhưng vẫn chưa sử dụng

các biện pháp kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả. Nhiều phong tục tập quán

lạc hậu ảnh hưởng đến mức sinh của phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản.

- Số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 - 49 tuổi) ở

Việt Nam ngày càng giảm. Năm 1961: 6, 1 con/ mẹ; năm 1979, số con trung

bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là 4,8 con, năm 1989 số con trung

bình là 3,8 con/ mẹ, năm 1999 con số này là 2,4 con/ mẹ. Qua 45 năm (1961 -

2006) đã khắc phục và tiệm cận mức sinh thay thế, năm 2006 là 2,09 con/

mẹ.

* Dự báo dân số Việt Nam vào năm 2024 (phương án trung bình)

Bảng 2.10. Dự báo tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô, tỷ suất tăng tự nhiên ở Việt Nam năm 2024 (phương án trung bình)

Năm 2004

1. Tỉ suất sinh thô: 1,508%

2. Tỉ suất tử thô: 0,67%

3. Tỉ suất tăng tự nhiên: 0,821%

4. Tổng số dân: 98,943 triệu người

Khoảng thời gian giữa 3 cuộc tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999)

sau khi thống nhất đất nước (1975) tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần từ 2,5%

xuống 1,76%, tỉ suất sinh giảm từ 3,25% xuống 1,754%. Điều đó khẳng định

chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Hoạt động GDDS

cũng có đóng góp to lớn. Quyết định 26/CP ngày 26 tháng 12 năm 1961 đánh

dấu sự khởi nghiệp của chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia

đình Việt Nam. Năm 1997, Hội đồng Chính phủ quyết định lấy ngày 26/12

hàng năm là Ngày Dân số Việt Nam.

Kỷ niệm 10 năm Ngày Dân số Việt Nam, các nhà lãnh đạo UBDS - GD

và TE đã tổng kết:

- Năm 2005 dân số Việt Nam có 84 triệu người, thấp hơn so với dự

báo, dự đoán là 86 triệu người.

- Cơ cấu dân số thuận lợi cho nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước

đến nay, có 64,5% trong độ tuổi lao động. Hàng năm phấn đấu giảm mức sinh

từ 0,25 - 0,3%.

- Tầm vóc trung bình của thanh niên trong độ tuổi 18 - 19 tăng từ 4 đến

4,5 cm so với năm 1975.

- Mật độ dân số không thuận lợi cho đời sống (mật độ chuẩn do Liên

hợp quốc đưa ra là 35 - 40 ngườilkm2). Năm 2005 Việt Nam có mật độ dân

số là 252 người/ km2. Đồng bằng sông Hồng có đến 1.200 người/ km2. Thế

giới chỉ có 4 nước là có mật độ dân số cao hơn Việt Nam: Ấn Độ, Bănglađét,

Nhật Bản, Philippin. Các nước này có mật độ cao hơn chuẩn gấp 6 - 7 lần.

Trung Quốc có mật độ dân số 136 người/ km2. Như vậy, Việt Nam có mật độ

dân số cao gấp gần 2 lần Trung Quốc, gấp 10 lần các nước phát triển.

- Tỷ số giới tính thấp (số nam trên 100 nữ) nhưng không ổn định. Trẻ

em từ 0 - 4 tuổi có giới tính nam ngày càng cao hơn.

Khái quát những đặc điểm dân số Việt Nam như sau:

- Dân số đạt mức sinh thay thế. Trung bình mỗi phụ nữ khi hết tuổi sinh

sản có 2 con.

- Mức tử thấp và ổn định. Đến 2006 tỷ suất tử thô của toàn quốc là

0,53%, vào loại thấp nhất thế giới.

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được nâng cao 71 tuổi.

- Chất lượng dân số chưa cao.

Năm 2005 chỉ số HDI Việt Nam đạt giá trị là 0,709, xếp hạng thứ 109/

177 nước (Theo quy định, HDI cao nhất là 1 và thấp nhất là 0).

- Thể lực tuy có tăng (chiều cao tăng lên 4 - 4,5cm so với 1975 ở thanh

niên 18 - 19 tuổi) nhưng tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi còn cao, ở

mức 26,6%. Trong khi đó trẻ em thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

lại thừa cân, béo phì (Hà Nội có 6% trẻ em dưới 5 tuổi, Thành phố Hồ Chí

Minh có 22,7% trẻ đang học Tiểu học thuộc diện trên).

- Tỷ lệ vô sinh ở nước ta còn khá cao. 13% số người trong độ tuổi sinh

sản còn vô sinh. Theo kinh nghiệm thế giới thì vô sinh tăng dần theo quá trình

phát triển dân số.

- “Dư lợi dân số” hay còn gọi "cơ cấu dân số vàng" đang là vấn đề

chúng ta tiệm cận. Cơ cấu dân số vàng là tỷ số phụ thuộc của trẻ em và

người già, bình quân cho mỗi người trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) đang

được giảm xuống. Nếu năm 1979 là 0,95, năm 1989 là 0,86, năm 1999 là

0,70 thì dự báo năm 2014 là 0,50. Mỗi người lao động giảm nhẹ dần số người

ăn theo tạo điều kiện cho kinh tế quốc dân, kinh tế từng gia đình phát triển.

II. CƠ SỞ SINH HỌCCơ sở sinh học: kiến thức cụ thể, chi tiết được trình bày kỹ tại chương

IV

Đứng ở góc độ của GĐDS, chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo, chức năng

của cơ quan sinh dục trong giải phẫu sinh lý người, là cơ sở khoa học cho

quá trình GDDS. Sau đây xin nêu tóm tắt cơ sở sinh học giúp con người làm

chủ hành vi sinh sản và KHHGĐ.

1. Nguyên lý thụ thai ở người

- Sau khi rụng trứng, tế bào trứng lọt vào ống dẫn trứng.

- Trứng gặp tinh trùng, hoàn thành việc thụ tinh, trở thành trứng đã thụ

tinh.

- Trứng thụ tinh tiến hành phân chia tế bào và di chuyển dần về phía tử

cung:

- Trứng thụ tinh làm tổ ở màng trong của tử cung, hấp thụ dinh dưỡng

của người mẹ (qua nhau thai) và phát triển không ngừng thành bào thai.

Trong buồng tử cung, các cơ quan sinh học không ngừng lớn lên và hoàn

thiện sau khoảng thời gian trung bình là 9 tháng 10 ngày.

2. Nguyên lý tránh thai ở người

Ngăn cản tinh trùng và trứng gặp nhau bằng cách:

- Không cho tinh trùng vào âm đạo

- Không cho tinh trùng vào cổ tử cung

- Không cho tinh trùng qua vòi trứng

- Không cho phóng noãn (rụng trứng) khi tinh trùng còn sống sau giao

hợp.

- Ngăn cản không cho trứng thụ tinh làm tổ.

3. Các biện pháp tránh thai

- Dùng bao cao su khi giao hợp

- Xuất tinh ngoài âm đạo

- Đình sản nam, nữ (thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng) -

- Tính ngày giao hợp an toàn (không trùng ngày trứng rụng)

- Đặt vòng tránh thai (trứng không gặp tinh trùng hoặc trứng đã thụ tinh

không làm tổ được).

- Uống thuốc tránh thai (đối với nữ).

- Phối hợp các biện pháp: tính ngày giao hợp kết hợp với dùng bao cao

su…

III. CƠ SỞ TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC1. Khả năng tự điều chỉnh của cá nhân

1.1. Một số yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến tâm lý sinh đẻ

- Nhu cầu có con

Nhu cầu là biểu hiện của khuynh hướng về mặt nguyện vọng của cá

nhân, là những gì mà cá nhân cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, không cố định và luôn luôn

phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Bản chất xã hội của

con người đặt dấu ấn lên tất cả các nhu cầu của nó. Các nhu cầu tự nhiên

của con người cũng được xã hội hóa.

Cũng giống như các loại nhu cầu khác, nhu cầu sinh con thúc đẩy cá

nhân đi tới hành vi sinh đẻ. Tuy vậy, nhu cầu này không phải có một sức

mạnh mù quáng. Trước khi thực hiện hành vi sinh đẻ, con người thường tính

đến những điều kiện của cá nhân, gia đình và xã hội, các chuẩn mực đạo đức

đã thành văn hay không thành văn. Do đó, sự thúc đẩy của nhu cầu về con

cái có thể thúc đẩy con người hành động để thoả mãn, nhưng cũng có thể

con người sẽ phong tỏa, kìm hãm nhu cầu đó. Mặc dù năng lực tái sản xuất

con người là một thuộc tính sinh học của loài người nhưng nhu cầu muốn có

con của một con người cụ thể mang bản chất xã hội. Do vậy, ở con người mối

quan hệ giữa nhu cầu về con cái và tình dục phải được giải quyết trên cả bình

diện tâm lý, đạo đức và phong tục tập quán. Nếu không tính đến điều này kẻ

ấy chỉ là một sinh vật được con người tạo vẻ nhưng chưa thành người.

Nhu cầu về con cái có quan hệ với việc sinh đẻ nên sự suy giảng nhu

cầu về con cái là một trong những yếu tố hạ thấp tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, sự suy

giảm nhu cầu về con cái không phải là nguyên nhân duy nhất làm giảm tỉ lệ

sinh vì việc phát triển dân số là kết quả tác động của nhiều yếu tố.

Nhu cầu về con cái của một cá nhân không chỉ thay đổi theo sự phát

triển của các điều kiện kinh tế - xã hội mà còn thay đổi theo sự tiến triển của

điều kiện sốeg riêng, các phẩm chất của nhân cách. Cũng như các loại nhu

cầu khác, nhu cầu này có nguồn gốc xã hội lịch sử và nó có thể được cá nhân

điều chỉnh.

- Tâm thế sinh đẻ

Tâm thế sinh đẻ được thể hiện như là tâm thế đối với số con hiện sinh,

đối với việc thụ thai, đối với giới tính của đứa con sẽ sinh ra, đối với khoảng

cách giữa các lân sinh đẻ… Vì thế tâm thế sinh đẻ là một trạng thái tâm lý của

nhân cách, quy định sự thống nhất lẫn nhau của các hành động khác nhau,

nói lên thái độ âm tính hay dương tính đối với việc sinh con. Chẳng hạn, tâm

thế về giới tính của con: nếu hai vợ chồng có tâm thế chỉ sinh 2 con thì xuất

hiện mong muốn đứa con thứ hai là trai nếu đứa đầu lòng là gái và ngược lại.

Tâm thế sinh đẻ có tính ổn định tương đối. Tuy chưa có bằng chứng

xác định động thái của tâm thế sinh đẻ xét ở góc độ lứa tuổi, giới tính nhưng

nhiều nhà tâm lý học cho rằng có thể làm thay đổi tâm thế sinh đẻ bằng cách

tác động vào nhân cách.

Tâm thế sinh đẻ có ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ. Do vậy bằng cách tác

động vào tâm thế sinh đẻ có thể làm thay đổi tỉ lệ phát triển dân số. Tất nhiên

số con mong muốn của mọi gia đình còn tuỳ thuộc vào một loạt các yếu tố

khác như: truyền thống, phong tục tập quán, điều kiện chăm sóc sức khoẻ bà

mẹ và trẻ em, điều kiện kinh tế - xã hội, chuẩn mực về các vấn đề sinh đẻ

được xã hội thừa nhận.

- Động cơ sinh đẻ

Động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy hành động của con người.

Tâm lý học đã chỉ ra hàng loạt chức năng của động cơ trong việc thúc đẩy và

định hướng cho hành động. ở cơn người các động cơ không hình thành trên

cơ sở những nhu cầu sinh học mà là nhờ lĩnh hội nền văn minh của nhân loại

dưới dạng vật chất và tinh thần, các tiêu chuẩn của hành vi, nhờ tự ý thức, tự

nhận thức về mình. Động cơ không có ngay từ đầu nó được hình thành và

phát triển trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

Như bất cứ động cơ nào, động cơ sinh đẻ cũng chứa đựng trong mình

một "năng lượng" nhất định. Động cơ thúc đẩy hành vi sinh đẻ cần được tác

động từ phía xã hội để điều chỉnh hành vi sinh đẻ. Tất nhiên, chỉ có động cơ

“được hiểu” chưa đủ tác động đến hành vi sinh đẻ của cá nhân. Chẳng hạn,

có người nhận thức đầy đủ ý nghĩa của chủ trương "mỗi gia đình chỉ có từ 1

đến 2 con", họ nhận thức được sự cần thiết phải hạn chế sinh đẻ, kế hoạch

hoá gia đình nhưng cá nhân đó lại hành động theo kiểu "bằng mọi giá phải có

một cậu ấm". Khi tìm hiểu động cơ sinh đẻ, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu

những ước mơ kỳ vọng mà mỗi cặp vợ chồng đã gửi gắm vào những đứa

con của mình. Chính yếu tố tâm lý này có ảnh hưởng đến hành vi sinh đẻ.

Các nhà tâm lý học dân số đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra các

nhóm động cơ hạn chế số con của các cặp vợ chồng:

- Nhóm động cơ y - sinh học - sức khoẻ, tuổi tác không cho phép sinh

đẻ thêm.

- Nhóm động cơ điều kiện sống, khả năng kinh tế, nhà ở không cho

phép đẻ thêm.

- Nhóm động cơ thuộc về quan hệ vợ chồng, trong gia đình không bình

thường, không khí tâm lý gia đình không hoà thuận.

- Nhóm động cơ thuộc về hoạt động cho những dự định của vợ chồng

(học để tốt nghiệp, tập trung vào công việc mình mê say…).

- Nhóm động cơ thuộc về nuôi dạy con cái gặp những khó khăn đặc

biệt.

Theo một số công trình nghiên cứu thì các nhóm động cơ trên có các

thứ bậc: Nhóm động cơ điều kiện sống (35,8%), các động cơ trong công việc

dạy con cái (21,7%), các động cơ y - sinh học - sức khoẻ (18,7%), các động

cơ thuộc về hoạt động (16,8%), các động cơ thuộc về quan hệ gia đình (7%).

Tóm lại, động cơ sinh đẻ, nhu cầu về con cái, tâm thế sinh đẻ và những

phẩm chất nhân cách của người chổng, người vợ có ảnh hưởng đến hành vi

sinh đẻ.

- Hình thành quyết định sinh đẻ

Việc sinh đẻ ngày nay không chỉ là chuyện riêng của từng người, của

mỗi cá nhân theo kiểu "đèn nhà ai nấy rạng". Đó là vấn đề có liên quan đến

cộng đồng, đến xã hội. Vì thế quyết định sinh đẻ của mỗi cặp vợ chồng là kết

quả của quá trình nhận thức của họ về các nhân tố chủ quan và khách quan:

nhu cầu về con cái, tâm thế sinh đẻ, động cơ sinh đẻ và điều kiện kinh tế, kế

hoạch đường đời, dư luận xã hội. phong tục tập quán truyền thống, chuẩn

mực về sinh đẻ của xã hội… Những cặp vợ chồng mới có một con, họ phải

quyết định hoặc là có thêm một đứa con nữa. hoặc là tiếp tục dùng biện pháp

phòng tránh thai. Để đi đến quyết định, họ đã trải qua một cuộc đấu tranh

giữa các động cơ có khi khá gay gắt: giữa ước mong của ông bà muốn có

thêm một đứa cháu nữa để vui cửa vui nhà. với việc thu nhập không đủ nuôi

miệng và nuôi con, hoặc giữa nhu cầu có thêm một đứa con nữa với việc cần

phải nâng cao trình độ để giữ được chỗ làm việc.

Xuất phát từ cách tiếp cận tâm lý học, một số các nhà nghiên cứu đã

xây dựng mô hình của sự hình thành quyết định sinh đẻ với bốn quá trình:

xem xét, đánh giá, tổng hợp và quyết định

Ở xem xét, cá nhân lường trước hậu quả của hành vi sinh đẻ dựa trên

phán đoán và niềm tin.

Ở giai đoạn đánh giá, cá nhân căn cứ vào nhận thức về hậu quả của

hành vi và tính đến các yếu tố tâm lý khác để đưa ra những đánh giá.

Ở giai đoạn tổng hợp, niềm tin và hành vi được cá nhân tiến hành kết

hợp lại để tạo ra một sự đánh giá chung mang tính chất phổ quát.

Ở giai đoạn quyết định, cá nhân so sánh đánh giá chung một số hành vi

để chọn lựa một hành vi ứng xừ hợp lý, có lợi. Tất nhiên theo mô hình này

không phải lúc nào cá nhân cũng hình thành dược quyết định tối ưu. Điều đặc

biệt của mô hình này là: nhấn mạnh niềm tin của cá nhân hay cặp vợ chồng

vào những hậu quả sẽ xảy ra khi thực hiện một hành vi. Sự biến đổi của niềm

lin còn quan trọng hơn sự thay đổi thái độ và giá từ khi thay đổi mục đích của

hành vi sinh đẻ. Thí dụ, một cặp vợ chổng có một con gái, chưa có con trai,

họ muốn có thêm một con trai nhưng lại tin một cách sai lầm rằng họ là người

chỉ biết “sản xuất” con gái và không có hy vọng sinh được con trai, nên rất lo

lắng khi quyết định sinh đứa con thứ hai.

Trong xã hội hiện đại, hành vi tình dục không đồng nhất với hành vi

sinh đẻ. Hành vi sinh đẻ của con người không phải là hành vi bản năng, tự

phát mà là hành vi tự giác, có cân nhắc tính toán, thận trọng sao cho đứa con

ra đời được nuôi dạy đến nơi đến chốn để trở thành hạnh phúc thực sự của

gia đình, xã hội. Do đó, trước khi quyết định sinh đẻ, con người tính đến nhu

cầu về con cái, động cơ sinh đẻ, khả năng về mọi mặt của mỗi cặp vợ chồng.

Trong khi cân nhắc để đi đến quyết định lựa chọn hành vi này hay hành vi

khác, cá nhân phải tính đến định mức xã hội, định mức "tự nhiên", khả năng

của mình, cá nhân không tự ý thức được những điều đó thì có thể sẽ có sai

phạm trong hành vi. Đáng tiếc là hiện nay còn có những ông bố, bà mẹ do

không cân nhắc kỹ lưỡng khi sinh đẻ nên họ "vỡ kế hoạch" ngay cả khi không

đủ điều kiện tối thiểu để nuôi dạy con cái. Rõ ràng đây là hành vi thiếu trách

nhiệm đối với con cái cho dù ở họ sẵn có lòng yêu thương trẻ. Lời cảnh tỉnh

của J. Rútxô (1712-1778) thật có ý nghĩa cho các bậc cha mẹ: "kẻ nào không

làm tròn trách nhiệm của người cha, kẻ đó không có quyền sinh con". Trong

việc đi đến quyết định sinh đẻ, tự điều chỉnh của cá nhân có vai trò cực kỳ

quan trọng.

1.2. Tự điều chỉnh sinh đẻ của cá nhân

Sinh con không phải là nhu cầu riêng của cá nhân mà còn là nhu cầu

của xã hội: xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có quá trình tái

sản xuất bản thân con người đề duy trì nòi giống.

Hiện nay, trước sức ép của việc gia tăng dân số khá nhanh, y - sinh

học đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực điều chỉnh sinh đẻ, nhiều

quốc gia đã hoạch định chính sách dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh

tế xã hội. Để thực hiện chủ trương này, mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả xã

hội phải có ý thức điều tiết sinh đẻ ở mức độ hợp lý. Quá trình tái sản xuất

con người trong xã hội ngày nay đòi hỏi phải có kế hoạch lâu dài thực hiện

những biện pháp tổng hợp mang tính chiến lược toàn diện và triệt để thì mới

thực hiện được sự phát triển dân số một cách hợp lý và nâng cao chất lượng

cuộc sống.

Ở cấp độ cá nhân, mỗi người phải ý thức được trách nhiệm điều chỉnh

quá trình tái sản xuất con người. Nói cách khác, mỗi cá nhân tự giác đề ra

những quyết định đúng đắn trong kế hoạch hoá gia đình, có ý thức trách

nhiệm, thái độ và hành động hợp lý để nâng cao chất lượng cuộc sống của

mỗi người và cho toàn xã hội. Điều đó có nghĩa là muốn thực hiện được quy

mô gia đình nhỏ chỉ có từ 1 đến 2 con, thì chủ yếu và trước hết mỗi người

phải biết cách làm chủ việc thụ thai và sinh đẻ. Sinh học đã xác nhận độ tuổi

sinh đẻ của mỗi phụ nữ kéo dài khoảng 30 năm, ở đàn ông khả năng gây thụ

thai trong thời gian 50 năm. Vì vậy, khả năng tái sản xuất con người ở mỗi

cặp vợ chồng là rất lớn: ra 10 đến 12 con hoặc hơn nữa. Nếu cá nhân không

tự điều chỉnh thì chắc chắn quá trình sinh đẻ sẽ diễn ra một cách tự nhiên

theo kiểu "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào".

Tâm lý học xác nhận rằng mỗi con người với tư cách là một nhân cách

thì có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình (kể cả hành vi sinh đẻ). Khả

năng này được phát triển cùng với sự phát triển của nhân cách. Tuỳ theo sự

phát triển của nhân cách mà khả năng tự điều chỉnh của cá nhân khác nhau.

Khi khả năng tự điều chỉnh của nhân cách kém phát triển sẽ dẫn đến hiện

tượng "phân đôi" nhân cách hay "hành vi hai mặt". Trong trường hợp này cá

nhân thường không làm chủ được hành vi của mình trong tình huống này hay

tình huống khác. Điều này lý giải hiện tượng trong thực tế có người là một

công dân tốt nhưng lại không lành chủ được hành vi sinh đẻ của bản thân nên

sinh con ngoài ý muốn.

Hành vi sinh đẻ hoàn toàn có thể tự điều chỉnh được nhờ sự kết hợp

của các hiện tượng tâm lý: nhu cầu về con cái, động cơ sinh đẻ tâm thế sinh

đẻ. ý thức và trách nhiệm trước đứa con, trước gia đình và xã hội. Ngoài ra,

một số nhà tâm lý học dân số còn cho rằng hình ảnh về gia đình hạnh phúc,

về người vợ chồng lý tưởng, về đứa con sẽ sinh cũng có ý nghĩa đối với tự

điều chỉnh hành vi sinh đẻ. Như vậy là tự điều chỉnh hành vi sinh đẻ của cá

nhân được quy định bởi những hiện tượng tâm lý tạo nên cất lõi của nhân

cách. GDDS có vai trò cực kỳ quan trọng, vì suy cho cùng trong chủ trương

giảm tỷ lệ sinh đẻ, dù ta có đề ra các biện pháp kinh tế - xã hội, hành chính và

y học thì khả năng tự kiềm chế, làm chủ bản thân đối với quá trình sinh đẻ

của mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng vẫn là một yếu tố quyết định trực tiếp.

2. Các yếu tố tâm lý - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ

2.1. Xã hội hiện đại và vấn đề sinh đẻ

Việc tái sản xuất con người được thực hiện trong những hoàn cảnh

kinh tế, xã hội lịch sử cụ thể. Cho nên, ngoài các yếu tố y - sinh học, tâm lý cá

nhân và tâm lý xã hội, tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sự tái sản

xuất con người.

K. Lungwitz đã liệt kê sự không thoả mãn về điều kiện nhà ở về tiện

nghi sinh hoạt vào số nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sinh đẻ. Mặt khác, chính sự

phức tạp của cấu trúc gia đình, quan hệ thân tộc, bạn bè, làng xóm, các quan

hệ liên nhóm cũng có ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ.

Xã hội hiện nay đang trải qua những biến đổi sâu sắc diễn ra với tốc độ

nhanh trên mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hoá khoa học, công nghệ. Muốn

tồn tại con người vừa phải thích ứng với những biến đổi này, vừa phải tạo

nên những biến đổi phù hợp. Vì vậy, việc điều hoà số con trong mỗi gia đình

là một trong những điều kiện để cá nhân có thể tham gia vào các hoạt động

lao động sản xuất để nâng cao chất lượng cuộc sống, để đạt tới sự cộng

hưởng giữa văn hoá cá nhân và văn hoá xã hội. Muốn vậy, cần khước từ việc

sinh nhiều con, thực hiện sinh con đầu lòng và khoảng cách giữa hai con hợp

lý. Nhiều nam nữ thanh niên khi đã có việc làm chắc chắn, có cuộc sống ổn

định, tự lập về kinh tế, nắm vững nghề nghiệp, có địa vị nhất định trong xã hội

mới sinh con. Việc các cặp vợ chồng trẻ chuyền giao gánh nặng nuôi dạy con

cái cho các ông bà nội, ngoại để tập trung vào công việc làm ăn, nâng cao

trình độ học vấn và tay nghề, mở rộng giao lưu văn hoá không phải là cá biệt.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật giúp giảm nhẹ cường độ lao động.

cải thiện điều kiện sống; làm nảy sinh những đặc điểm tâm lý mới của thanh

niên trong lĩnh vực sinh đẻ. Mặt khác những biến đổi trong sản xuất, khoa học

- công nghệ đòi hỏi học vấn của thanh niên phải được nâng cao nên thời gian

để đạt học vấn phổ thông và học được một nghề đang có xu hướng kéo dài

ra. Tất nhiên, không phải tất cả các nhân tố trên tự nó làm giảm tỷ lệ sinh đẻ.

Nhưng phải thừa nhận rằng giải quyết vấn đề hạn chế số con là một yếu tố

khách quan của thời đại.

Trong xã hội hiện đại ở hai cấp độ xã hội và cá nhân, việc sản xuất xã

hội về mặt sinh học, kiểm soát tình dục là một trong nhiều chức năng xã hội.

Tương ứng với hai chức năng này là hai chức năng cá nhân, thoả mãn nhu

cầu có con và thoả mãn nhu cầu tình dục. Chuẩn mực của gia đình truyền

thống là quan hệ tình dục có ý nghĩa lệ thuộc. Quan hệ này chỉ là điều kiện

cần thiết để sinh con nên người phụ nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân

thường bị lên án. Trong các gia đình hiện đại các quan hệ tình dục ngày càng

tách rời khỏi chức năng sinh sản các quan hệ tình dục ngoài hôn thú của

người đàn ông và đàn bà có gia đình bị phán xét như nhau. Vì thế, trong tam

giác "đời sống xã hội" mà ba đỉnh vì cá nhân - gia đình - xã hội phải là đối

tượng trong giáo dục và truyền thông dân số.

Hiện nay, ở Việt Nam đang xây dựng mô hình mỗi cặp vợ chồng chỉ có

từ 1 đến 2 con. Vậy cơ sở tâm lý - xã hội của mô hình này là gì? Khi khoa học

chưa phát triển, điều kiện chăm sóc sức khoẻ trẻ em kém, tỷ lệ chết ở trẻ sơ

sinh và trẻ em rất cao, thì một phụ nữ phải sinh đẻ 8 - 10 lần mới mong muốn

nuôi được 2 - 3 con sống tới trưởng thành. Trước đây khi dân cư còn thưa

thớt, đất đai còn rộng, thì càng đông con càng tốt. Trẻ em 6 - 7 tuổi đã phải đi

chăn trâu, cắt cỏ, bế em, giúp bố mẹ làm việc đồng áng. Gia đình có đông

con, đông tay chân làm sẽ có lợi thế hơn so với gia đình ít con. Trong xã hội

ngày nay, khi 90% số trẻ em sinh ra đều được nuôi sống đến tuổi trưởng

thành, các cặp vợ chồng có từ 6 đến 8 con không nhiều, và chính họ đã cảm

thấy quá đông con. Đất đai ngày càng trở nên chật chội, diện tích canh tác

theo đấu người ở nước ta hiện nay rất thấp, đứng hàng thứ 128 nước trong

tổng số trên 200 nước trên thế giới. Nếu không thực hiện chính sách dân số

thì không có đủ đất để sinh sống; con cái sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ,

không được học hành chu đáo, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút. Trong xã

hội hiện đại, nhiều chức năng của gia đình được chuyển giao cho các thể chế

xã hội khác nhau, thì các cặp vợ chồng của các nước văn minh trên thế giới

đều có trung bình 2 con. Về mặt tâm lý, các cặp vợ chồng chỉ có 2 con sẽ có

những thuận lợi như có sự “phân công tự nhiên hợp lý” mỗi người "đặc trách"

một đứa con: ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, học hành v.v…

Một lẽ nữa là chỉ có 2 con thôi cũng đủ "đông vui rồi", cha mẹ với 2 con

trẻ cũng lập nên một "nhóm xã hội" để có hoạt động cộng đồng, giao tiếp

nhóm và các quan hệ hen nhân cách đủ giúp trẻ em phát triển các phẩm chất

tâm lý cần thiết; đủ để xúc tiến quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã

hội; đủ để xoá bỏ tâm thế cô đơn của mỗi thành viên.

2.2. Một số yếu tố tâm lý xã hội có ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ

- Dư luận xã hội.

Dư luận xã hội có chức năng điều hoà các mối quan hệ xã hội, giáo dục

và kiểm soát thông qua sự phán xét, đánh giá hành vi của cá nhân và xã hội.

Với ý nghĩa đó, dư luận xã hội tích cực là công cụ giáo dục, thuyết phục mọi

người dân trong xã hội thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Muốn tổ chức được

dư luận xã hội, điều khiển nó phục vụ cho GDDS thì điều quan trọng nhất là

phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết trong um vực GDDS và kế hoạch

hoá gia đình, trong lĩnh vực tình yêu tình dục, hôn nhân và gia đình cản trở

việc thực hiện GDDS. Một khi các chuẩn mực tái sinh sản trong xã hội không

được ủng hộ thì các biện pháp kỹ thuật tránh thai, các biện pháp vận động và

thuyết phục vẫn chỉ là sức mạnh từ bên ngoài.

Ở nước ta, nông dân chiếm 70% dân số, năng suất lao động thấp hơn

các nước phát triển 30 - 40 lần, kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội vốn được ăn

sâu vào nếp nghĩ của nhiều thế hệ rất khó chuyển lay. Trong bối cảnh đó, việc

làm cho từng người dân hiểu rõ lợi ích và tự giác thực hiện kế hoạch hoá gia

đình là một điều không đơn giản. Việc sinh đẻ có kế hoạch hiện nay vẫn còn

bị hàng rào tâm lý - xã hội ngăn cản như: dư luận xã hội cho rằng phải có

nhiều con để nương tựa lúc tuổi già, việc sinh con, đẻ cái là lẽ tự nhiên, là của

trời cho… Các ông bố bà mẹ cảm thấy tự hào, vì mình có đông con, nhiều

cháu, có nếp, có tẻ Khi chỉ sinh con gái, dư luận thường cho là "tuyệt tự".

Điều này khiến cho nhiều cặp vợ chồng phải bằng mọi cách để có được cậu

con trai "quý tử". Và còn nữa, việc sinh con là công việc của cả chồng và vợ

(thiếu một trong hai đều không thực hiện được), nhưng khi việc sinh con chưa

như mong muốn của vợ chồng, ông bà, dòng họ thì người vợ thường bị dư

luận chê trách nhiều hơn. Vì vậy. nhiều cặp vợ chồng không có con trai (nhất

là ở nông thôn), thường nuôi con nuôi, có không ít người vợ chấp nhận lấy vợ

lẽ cho chồng với hy vọng chồng mình có con trai, vì một lẽ đơn giản là "bế

con chồng hơn bồng cháu ngoại", vì dư luận xem vợ cả là người mẹ xã hội

của đứa con trai của vợ lẽ.

Trong gia đình mỗi người vợ, người chồng không phải là một cá nhân

độc lập, riêng lẻ. Họ còn là một thành viên của dòng họ, họ có trách nhiệm

phải đẻ được một cậu trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, thừa kế

gia sản… Người phụ nữ dù có trải nghiệm được sự nặng nhọc của 9 tháng 10

ngày mang nặng đẻ đau, dù muốn chấp nhận sinh con "một bề" vẫn không

cưỡng lại sức ép của các thành viên khác trong gia tộc, của bố mẹ chồng và

của búa rìu dư luận. Do đó, việc giới hạn số con trong gia đình Việt Nam

không chỉ là vấn đề nhận thức ý nghĩa của cuộc vận động dân số, kế hoạch

hoá gia đình, không chỉ là việc cung cấp các phương tiện phòng tránh thai

“mà còn là vấn đề vãn hoá, tâm lý - xã hội. Theo ý nghĩa đó, phải hết sức coi

trọng dư luận xã hội về dân số, gia đình”. Một khi chưa giải toả được dư luận

không đúng về sinh đẻ và gia đình, chưa vượt qua được những điều "cấm kỵ"

do xã hội cũ đế lại thì cả nam lẫn nữ vẫn chưa thể tự nguyện đến với các biện

pháp tránh thai cho dù chúng được tuyên truyền là khoa học, rẻ tiền, tiện

dụng và vô hại.

- Tâm lý truyền thống, phong tục tập quán.

Vào thời điểm lịch sử trước đây, khi trình độ phát triển của xã hội còn

thấp thì phong tục tập quán và truyền thống quy định hành vi của cá nhân và

các nhóm xã hội. Từ khi xã hội chiếm hữu nô lệ xuất hiện mới có các thể chế

pháp lý. Tuy vậy, các truyền thống, phong tục tập quán và lễ nghi vẫn tồn tại

và phát huy ảnh hưởng của mình. Những hiện tượng tâm lý xã hội này vẫn cứ

được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu dư luận xã hội, tâm trạng xã

hội có tính chất biến động tương đối thì truyền thống, phong tục mang tính

chất “bảo thủ” hơn. Có lẽ vì thế, người ta khó xác định chính xác phong tục,

tập quán chính thức được ra đời từ lúc nào trong tiến trình lịch sử. Tác động

của truyền thống, phong tục, tập quán thấm sâu vào dòng sữa mẹ và trở

thành cái gì hết sức tự nhiên trong cuộc sống như cơm ăn, nước uống và khí

trời, rất khó thay đổi.

Trong nhân dân ta, nhất là ở nông thôn, còn có những quan niệm mang

tính chất truyền thống về chức năng tái sản xuất con người theo kiểu "trời

sinh voi trời sinh cỏ", “đông con là có phúc”, nhà đông con dễ nuôi, dễ dạy

bảo, đứa lớn bế đứa bé, em mặc quần áo của anh, chị; lớn lên con trai lấy vợ,

con gái lấy chồng theo cách "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là thuận lẽ tự

nhiên. Mỗi gia đình phải có con đàn cháu đống để hãnh diện với dân làng, khi

chết có nhiều khăn trắng, khăn vàng. Tâm lý “con đàn, cháu lũ”, "sinh năm đẻ

bảy" cũng còn nảy sinh từ một động cơ phòng ngừa: đề phòng trường hợp

chết non, chết yểu, hoặc tai nạn rủi ro dẫn đến tuyệt tự, lúc tuổi già neo đơn

không nơi nương tựa, lúc chết không kèn, không trống, không ai hương

khói… Tâm lý này đã cản trở việc thực hiện mục tiêu giáo dục dân số ở một

bộ phận dân cư không nhỏ.

Tất nhiên, cũng cần nói đến những phong tục đã góp phần hạn chế số

con và khoảng cách giữa hai lần sinh cần được duy trì và phát huy ảnh

hưởng của chúng. Thí dụ, ở miền nam Ấn Độ đẳng cấp quý tộc tồn tại được

nhờ hạn chế sinh đẻ bằng một đạo luật cấm các con thứ ba, cả trai lẫn gái

không được lấy vợ lấy chồng. Ở Tây Nguyên có một số dân tộc thiểu số từ

lâu đã có tục lệ “sinh đẻ có kế hoạch”. Thí dụ, người Xê Đăng ở Gia Lai - Kim

Tum quy ước cứ 4 năm mới được sinh đẻ, đẻ sớm bị buôn làng chê cười là

bất hiếu, trốn tránh trách nhiệm giúp đỡ cha mẹ. Ở huyện Đắc Giây bà con

dân tộc Giẻ có lệ phạt các cặp vợ chồng lấy nhau chưa đầy năm đã đẻ, phải

ở nhà lều trong rừng.

Sẽ không đúng nếu xem tâm lý truyền thống về số con trong mỗi gia

đình, về con trai và con gái là cái gì bất biến có tác động quyết định đến động

cơ sinh đẻ, tâm thế sinh đẻ… bởi lẽ tâm lý truyền thống ảnh hưởng không

như nhau đến các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.

Thừa kế là một phong tục, tập quán của các gia đình. Những gia đình

có của ăn của để thì họ có tâm lý sao cho có nhiều con để giữ gìn tài sản.

Những gia đình có nghề gia truyền, thì muốn có nhiều con để thực hiện mong

muốn “cha truyền con nối” giữ gìn kinh nghiệm không để lọt ra ngoài. Ngày

nay tâm lý này tuy mang một sắc thái mới nhưng chưa hẳn đã mất đi trong

một bộ phận dân cư.

Một nét tâm lý nữa của người Việt Nam xưa nay là mong muốn sinh

con phải "có nếp, có tẻ, có con trai, con gái". Khi chưa đạt được nguyện vọng

này thì dù kinh tế có khó khăn, dù biết trước là vất vả không ít người vẫn cứ

đẻ nhiều để khỏi mang tiếng là sinh con một bề. Qua khảo sát ở Việt Nam

cuối thế kỷ XX, người ta thấy có 80% người được hỏi ở nông thôn trả lời cần

phải đẻ nhiều đến khi có đủ con trai và con gái.

Đối với người dân, tâm lý muốn đẻ con trai có nhiều lý do như để khi

lớn lên gánh vác việc nặng nhọc trong nhà, khi lấy vợ lại có thêm nhân lực lao

động, để có người nối dõi tông đường người thờ phụng tổ tiên, nương tựa lúc

tuổi già… Đó là hy vọng thăm kín nhưng có sức mạnh ghê gớm chi phối khá

mạnh hành vi sinh đẻ. Nếu đẻ con gái, khi lớn lên, lấy chồng xem như mất

một lao động. Trong nhân dân có câu "con gái là con người ta", còn ở nước

Nga thì có câu tục ngữ "nuôi con trai là cho vay tiền, nuôi con gái là tung tiền

ra gió". Đặc điểm tâm lý này hiện nay vẫn còn chế ngự trong đầu óc một bộ

phận dân cư không nhỏ, vì đa số những người nông dân, người làm công ăn

lương hiện tại làm không đủ ăn, lấy gì để "bảo hiểm" tuổi già.

Trong xã hội phong kiến, tâm lý phải có con trai còn do tư tưởng trọng

nam khinh nữ, không có con trai là tuyệt tự. Do ảnh hưởng của tâm lý này

nên đến nay nhiều phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ có tâm trạng lo sợ, xấu hổ, căng

thẳng khi chưa có con trai. Vì vậy, song song với việc nâng cao hiểu biết của

người dân, nâng cao trình độ học vấn cho họ, trong GDDS phải phê phán

quan niệm lạc hậu về sinh đẻ và xây dựng một định hướng giá trị mới về số

con, về giới tính của con cái; phổ biến rộng rãi những kiến thức khoa học về

sinh con theo ý muốn, có những biện pháp kinh tế - xã hội, y tế đề giảm tỷ lệ

tử vong ở trẻ em; đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu cho những người về

hưu; có chế độ chính sách trợ giúp những người cô đơn không nơi nương

tựa. Mặt khác, phải từng bước xây dựng những truyền thống mới, phong tục

văn hoá mới để dần dần thay thế những phong tục, truyền thống cũ đã lỗi

thời. Tất nhiên, để làm được việc đó phải qua nhiều thế hệ, tốn nhiều công

của. Trong lĩnh vực này không thể dùng "kỵ binh" để tấn công chớp nhoáng

được. Thay đổi tâm lý truyền thống về sinh đẻ đã có hàng nghìn năm lịch sử,

được xem như hiển nhiên đã thấm sâu vào ý thức của hàng triệu người là

một công việc hết sức khó khăn. Tạo ra một quan niệm mới, cách nghĩ mới,

một phong tục mới càng khó khăn hơn.

Mê tín dị đoan cũng là một yếu tố cản trở công tác GDDS. Phân tích

nguyên nhân tâm lý xã hội của mê tín dị đoan giáo sư K.K. Platonov đã đi đến

nhận xét: “Sự sợ hãi tạo ra thần thánh. Sự không ổn định của đời sống xã hội

đã đẩy những người lao động nói chung đến tình trạng không tin vào sức

mạnh của chính mình mà tin vào một sức mạnh siêu nhân, huyền bí nào đó.

Điều này càng đúng hơn trong điều kiện xã hội tư bản hiện đại”. Đó chính là

nguồn gốc của tôn giáo hiện đại, mà hơn ai hết, người duy vật phải biết đến,

nếu anh còn muốn là nhà duy vật do giai cấp đã nhào nặn ra”.

Tôn giáo, tín ngưỡng còn thâm nhập vào cả quan điểm của con người

về sinh đẻ. Thí dụ, ở Nhật Bản theo lưu truyền, trong năm “lừa và ngựa”

không nên sinh con vì các cô gái sinh vào năm đó nhất định sẽ mang nỗi bất

hạnh về nhà chông và thường không ai dám làm mối cho các cô gái sinh vào

năm đó. Theo thống kê, năm 1996 là năm “lừa và ngựa” (cứ 60 năm lại lặp

lại), số trẻ em Nhật Bản ra đời ít hơn 25% so với năm trước. Ở Việt Nam các

cặp vợ chồng lấy nhau lâu ngày chưa có con thường rơi vào trạng thái tâm lý

căng thẳng, lo lắng và luôn nghĩ rằng hay là mình ăn ở thất đức, đối xử “bất

nhân” nên ông trời “trừng phạt”. Trong nhân dân ta vẫn còn nhiều người quan

niệm phá thai, triệt sản là thất đức, vô nhân đạo. Khi khảo sát tình hình kế

hoạch hoá gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long, người ta thấy luân lý cổ

truyền lên án phụ nữ phá thai, đặt vòng, nạo và hút thai. Sở dĩ có hiện tượng

này là do nhiều người con tin rằng phá thai là sát nhân, là tội ác, là bất nhân

đối với những đứa con trong bụng mình, lúc chết bị “Diêm vương trừng phạt”.

Phải chăng phá thai là vô nhân đạo. Một đứa trẻ được ra đời không theo

mong muốn khi gia đình đã đông con, không những tổn hại đến sức khoẻ

người mẹ mà còn để lại những hậu quả đáng buồn. Những phụ nữ sinh con

khi đã lớn tuổi có thể dẫn đến việc đứa trẻ sinh ra dễ mắc những bệnh do rối

loạn về thể nhiễm sắc, có những biểu hiện bất thường về hình dáng cơ thể và

trí tuệ (đần độn). Lòng nhân đạo ở đây cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên

tính toán khoa học hợp lý và lợi ích đích thực của con người. Trong xã hội

hiện đại, việc phá thai, hoặc triệt sản ở nam và nữ được đảm bảo an toàn,

thuận tiện hơn. Những định kiến không đúng về phòng ngừa thai, phá thai,

triệt sản trong nếp nghĩ của nhiều người dân cần được khắc phục khi tiến

hành GDDS cho mọi người. Tất nhiên, xã hội không khuyến khích chuyện phá

thai, nhưng có thai ngoài ý muốn thì đây cũng là một biện pháp giúp chúng ta

sinh đẻ có kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƯƠNG IIChương II có nội dung dài, gồm 3 vấn đề tương đối độc lập nên chia

thành 3 bài

Bài 1. Cơ sở dân số học

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên nắm được cơ sở dân số học của giáo dục dân số, các quan

điểm cơ bản và quy luật phát triển dân số, phát triển dân số và phân bố dân

cư và vấn đề đô thị hoá.

- Nắm được quá trình phát triển dân số Việt Nam và dân số Việt Nam

hiện nay

- Có thái độ quan tâm đến vấn đề phát triển dân số ở Việt Nam hiện

nay, từ đó có ý thức góp phần làm giảm tốc độ gia tăng dân số hiện nay ở

Việt Nam.

- Biết sử dụng các công thức tính trong dân số học để hiểu được tình

hình dân số hiện nay và có thể vẽ được tháp dân số của Việt Nam

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề để sinh viên thảo luận

và hiểu rõ các quan điểm và quy luật phát triển dân số, biết phê phán quan

điểm của Maltuýt.

- Có thể ra cho sinh viên các bài tập để tập sở dụng các công thức tính

trong dân số học và cho sinh viên vẽ tháp dân số của một số quốc gia rồi

nhận xét về tháp dân số đó.

- Cho sinh viên xem một số đoạn vi deo về áp lực của gia tăng dân số

quá nhanh với sự cạn kiệt tài nguyên, với những khó khăn trong đời sống của

con người.

- Có thể cho làm bài tập thực hành thiết kế tờ rơi cảnh báo về gia tăng

dân số quá nhanh và hậu quả của nó.

- Nội dung trọng tâm của bài này là các kiến thức về dân số học; Sự

phát triển dân số, phân bố dân cư và đô thị hóa đã tác động tới môi trường và

đời sống con người, đặc biệt các vấn đề dân số của Việt Nam để sinh viên

hiểu rõ tại sao phải giáo dục dân số và những nội dung cần giáo dục.

Bài 2. Cơ sở sinh học

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên hiểu được cơ sở sinh học của các nội dung giáo dục dân số

tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề chính là: nguyên lý thụ thai, nguyên lý tránh

thai và các biện pháp tránh thai.

- Có thái độ tự tin tự nhiên, không e dè khi tiếp nhận những kiến thức

về thụ thai, tránh thai và các biện pháp phòng tránh thai.

- Biết sử dụng các biện pháp phòng tránh thai và có thể phổ biến các

hiểu biết đó cho người khác

Phương pháp giảng dạy

- Sử dụng phương pháp công não đề tận dụng những hiểu biết của

sinh viên về thụ thai, tránh thai và các biện pháp phòng tránh thai vì đây là

những kiến thức đã được đưa vào giáo dục từ phổ thông và các phương tiện

thông tin đại chúng nhắc đến nhiều.

- Có thể sử đụng các câu hỏi có tính chất tình huống để kích thích sinh

viên tranh luận nhằm làm rõ thêm những nội dung cần cung cấp.

- Sử dụng các mô hình hoặc tranh vẽ về nguyên lý thụ thai, tránh thai

để phân tích cơ chế hoạt động của cơ quan sinh dục nam nữ làm cơ sở cho

sinh viên hiểu rõ cơ sở của các biện pháp tránh thai.

- Đây là bài có nội dung gần trùng với nội dung của chương IV nên chỉ

giảng lướt qua sao cho sinh viên hiểu rõ được cơ chế thụ thai là sự hợp nhất

giữa tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ. Nắm được cơ

chế đó để có thể chủ động ngăn cản sự hợp nhất là cơ sở của các biện pháp

tránh thai, không cho hợp tử đó tồn tại là phá thai.

Bài 3. Cơ sở tâm lý - xã hội học

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý cá nhân, các

yếu tố tâm lý xã hội đến vấn đề sinh đẻ của người Việt Nam.

- Nắm dược mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm

lý xã hội ở từng giai đoạn và từng tầng lớp xã hội.

- Có thái độ tôn trọng sự tác động khách quan của các yếu tố tâm lý cá

nhân và tâm lý xã hội nên không nôn nóng mà phải kiên trì trong giáo dục dân

số.

- Biết phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các yếu tố

tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội đến hành vi sinh đẻ của người Việt Nam đề cổ

các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp.

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp gợi mở là chủ

yếu. Cố gắng dùng các ví dụ cụ thể để minh chứng cho những luận điểm về

hạn chế sinh con ở Việt Nam và các biện pháp phòng tránh thai ở chương IV.

- Có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để khai thác những

hiểu biết của sinh viên về phong tục tập quán, tín ngưỡng có ảnh hưởng đến

hành vi sinh đẻ để sinh viên hiểu sâu hơn về cơ sở tâm lý - xã hội của giáo

dục dân số.

- Nội dung chủ yếu của bài này là các yếu tố tâm lý - xã hội tác động

đến hành vi sinh đẻ. Bởi vì tâm lý cá nhân cũng chịu sự chi phối của các yếu

tố tâm lý - xã hội. Vì thế, khi giáo dục dân số, bên cạnh việc vận động thuyết

phục cá nhân phải chú ý thoả đáng đến các biện pháp tuyên truyền giáo dục

cả cộng đồng làm thay đổi những hiện tượng tâm lý - xã hội lạc hậu thì việc

thuyết phục cá nhân mới có hiệu quả.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 1. Trình bày nội dung, bản chất của thuyết Maltuýt cũ và mới;

thuyết "quá độ dân số"?

Câu 2. Phân tích khái niệm "nền sản xuất xã hội", đặc điểm và tính quy

luật của quá trình phát triển dân số theo quan điểm học thuyết Mác - Lênin?

Câu 3. Trình bày các yếu tố cơ bản (sinh, tử, chuyển cư) và mối quan

hệ giữa chúng trong quá trình phát triển dân số"?

Câu 4. Trình bày khái quát vấn đề phân bố dân cư và đô thị hoá trên

thế giới, ở Việt Nam hiện nay?

Câu 5. Nêu rõ thời gian thế giới có tỷ người thứ nhất đến tỷ người thứ

sáu và dự báo vào năm 2050. Anh/ chị suy nghĩ gì về quá trình phát triển dân

số thế giới?

Câu 6. Nêu số liệu dân số Việt Nam qua các mốc thời gian:

- Trước Công nguyên 2000 năm

- Sau Công nguyên 1000 năm

- Vào năm 1804, 1900; 1930; 1945; 1960; 1975; 1979; 1989; 1999;

2006; dự báo vào năm 2050.

Anh chị suy nghĩ gì về quá trình phát triển dân số Việt Nam (số và chất

lượng)?

Câu 7. Trình bày động lực dân số, phân bố dân cư, vấn đề đô thị hoá

trên thế giới và ở Việt Nam?

Câu 8. Nêu rõ nguyên lý thụ thai và nguyên lý tránh thai ở người (cơ sở

sinh học của quá trình giáo dục dân số và các biện pháp tránh thai)?

Câu 9. Phân tích khả năng tự điều chỉnh của cá nhân và các yếu tố tâm

lý - xã hội đã ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản ở người?

Chương III. SỨC KHOẺ SINH SẢN

I. CÁC KHÁI NIỆM1. Sức khoẻ sinh sản

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Sức khoẻ sinh sản (SKSS) được tính

nghĩa "là trạng thái khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả

những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ

không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay khuyết tật ở hệ thống sinh sản.

(Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển - Cai rô, Ai Cập tháng

911994)

Sức khoẻ sinh sản hàm ý cho con người có thể có một cuộc sống tình

dục an toàn, thoả mãn, có quyền sinh sản và tự Do quyết định sinh sản.

Khi bàn đến SKSS cũng phải nói đến quyền của nam giới và phụ nữ

được cung cấp thông tin, tiếp cận các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu

quả, đủ khả năng chấp nhận được, cũng như các biện pháp khác họ tự chọn

để điều hoà mức sinh không trái với pháp luật; quyền được tiếp cận các dịch

vụ chăm sóc sức khoẻ thích hợp, giúp người phụ nữ được an toàn từ lúc

mang thai đến khi sinh nở và đem lại cho các cặp vợ chồng điều may mắn

nhất là có đứa con khoẻ mạnh.

2. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Có thể hiểu chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc thực hiện một hệ thống

các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng SKSS bằng

cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về SKSS, bao gồm cả sức khoẻ

tình dục với mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống trong các mối quan

hệ riêng tư, chứ không chỉ là việc tư vấn và chăm sóc liên quan đến sinh sản

và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bản kế hoạch hành động sau Cùng của Quỹ Dân số Liên hợp quốc mô

tả việc chăm sóc SKSS với 6 nội dung chính có quan hệ mật thiết với nhau.

Đó là: Tình dục; Kế hoạch hoá gia đình; Sức khoẻ phụ nữ và làm mẹ án toàn;

Nhiễm khuẩn sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục; Phá thai; vô

sinh. ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có vấn đề ưu tiên riêng. Vì vậy chăm sóc

sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam được chi tiết hoá thành 7 nội dung sau:

1. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam

kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của CSSKSS trong mọi tầng lớp

nhân dân, trước hết trong cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các

tổ chức đoàn thể.

2. Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và lựa

chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng.

3. Nâng cao tình trạng sức khoẻ của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ

bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều

hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các

đối tượng chính sách.

4. Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc mới và điều trị tốt các

bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục, kể

cả HIV/ AIDS và tình trạng vô sinh.

5. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là

phụ nữ cao tuổi, phát hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các

ung thư khác của đường sinh sản nam và nữ.

6. Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành

niên (VTN) thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS

phù hợp với lứa tuổi.

7. Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và.tình

dục để thực hiện dầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản xây dựng quan hệ

tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng

cao sức khoẻ sinh sản và chất lượng cuộc sống.

Việc chăm sóc con người để có SKSS tốt nhất phải được bắt đầu từ rất

sớm, ngay từ thời kỳ bào thai và không phải kết thúc khi hết tuổi sinh đẻ mà

còn tiếp tục trong tuổi già. Chăm sóc SKSS là trách nhiệm của toàn xã hội.

3. Cơ sở sinh lý của chăm sóc sức khoẻ sinh sản

3.1. Hệ sinh dục nam

Dương vật là bộ phận đa năng, vừa dùng để tiểu tiện vừa có chức năng

sinh dục. Dương vật rất nhạy cảm, đặc biệt đầu dương vật (qui đầu) tập trung

số dây thần kinh lớn nhất trong toàn bộ cơ thể. nếu kích thích sẽ mang lại

nhiều khoái cảm. Đầu dương vật có một đoạn da lỏng bảo vệ gọi là bao quy

đầu. Lúc còn nhỏ bao qui đầu hẹp, khi người con trai dậy thì bao qui đầu sẽ

dãn ra. Nếu đã trưởng thành mà bao qui đầu không giãn, không lộn ra sau

được - đó chính là hiện tượng hẹp bao qui đầu. Trường hợp này cần đến cơ

sở y tế khám và xử lý.

Bình thường dương vật vốn mềm và nhỏ, nhưng khi có kích thích sinh

đục, nó lớn lên dựng đứng và cứng, gọi là cương cứng. Đó là do máu dồn về

chứa đầy các khoang xốp bên trong dương vật gây nên. Khi máu rút đi khỏi

những khoang xốp này, dương vật nhỏ, mềm lại như cũ.

Trong bao tinh hoàn (còn gọi là bìu) là hai tinh hoàn hình bầu dục. Từ

tuổi dậy thì trở đi, tinh hoàn hoạt động đều đặn sản xuất ra tinh trùng (tế bào

sinh dục nam). Để đảm bảo số lượng và chất lượng của tinh trùng, tinh hoàn

phải luôn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể. Vì vậy, tinh

hoàn phải nằm trong bao tinh hoàn treo ngoài cơ thể. Bao tinh hoàn còn có

tính co giãn để khi nóng thì hạ xuống xa cơ thể, khi lạnh thì co lên sát cơ thể

nhằm duy trì nhiệt độ tôi thuận cho việc sản xuất tinh trùng. Ngoài việc sản

xuất tinh trùng, tinh hoàn còn kiêm việc tạo ra các hormone sinh dục của giới

nam, quyết định các đặc tính và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.

Trùm lên mỗi tinh hoàn có một bộ phận nhỏ là mào tinh. Sau khi sinh ra

ở tinh hoàn, tinh trùng chuyển sang mào tinh ở một thời gian để phát triển

hoàn thiện. Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất vừa

là nhà kho chứa tinh trùng.

Từ mào tinh có ống dẫn đi lên, gọi là ống dẫn tinh. Theo ống dẫn tinh,

tinh trùng ra khỏi mào tinh bắt đầu cuộc hành trình của nó. Trên đường đi,

tinh trùng gặp túi tinh và tuyến tiền liệt. Túi tinh và tuyến tiền hệt tiết ra các

chất dịch để nuôi dưỡng tinh trùng. Các chất dịch này hoà với tinh trùng tạo

thành tinh dịch, trông trắng đục như sữa.

Đoạn cuối đường đi của tinh trùng là niệu đạo (trong dương vật), là

đường đi ra ngoài của tinh dịch và cả nước tiểu.

* Hiện tượng xuất tinh

Dương vật được kích thích thì nam giới có khoái cảm tình dục. Nếu

việc kích thích kéo dài thì sau một thời gian khoái cảm có thể lên đến cao độ,

gọi là cực khoái. Khi đó tinh dịch (trong đó có chứa tinh trùng) được phóng ra,

gọi là xuất tinh, tức là tinh dịch được phóng ra khỏi dương vật. Cũng có khi

xuất tinh xảy ra khi không có kích thích, thường vào lúc ngủ, gọi là mộng tinh.

Tinh dịch của một lần xuất tinh chứa vài trăm triệu tinh trùng. Mục đích

sinh sản đòi hỏi phải có nhiều như thế. Tuy chỉ có một tinh trùng kết hợp với

trứng là tạo thành thai nhi, nhưng trong cả chặng đường dài đến gặp trứng,

tinh trùng sẽ bị tiêu hao rất nhiều. Vả lại, cuộc đua càng vất vả thì tinh trùng

thắng cuộc gặp được trứng sẽ là tinh trùng khoẻ mạnh và nhanh nhẹn nhất.

Điều này rất có lợi cho việc sinh sản.

Tinh trùng ngày ngày được sản xuất một lượng nhất định. Nếu xuất tinh

nhiều lần trong một ngày thì những lần về sau tinh dịch chứa ít tinh trùng. Nếu

không xuất tinh, tinh trùng được cơ thể hấp thụ lại.

Niệu đạo vừa là đường xuất tinh, vừa là đường tiểu tiện, nhưng không

có hiện tượng tinh dịch và nước tiều hoà lẫn vào nhau vì ở ngã ba nơi đường

dẫn nước tiểu (từ bàng quang) và đường dẫn tinh dịch (từ túi tinh) có một van

làm nhiệm vụ đóng một đường khi đường kia cần hoạt động

3.2. Hệ sinh dục nữ giới

a. Cấu tạo hệ sinh dục nữ bao gồm bộ phận bên ngoài và bên trong

* Bộ phận bên ngoài bao gồm: môi lớn, môi nhỏ, âm vật (âm hạch), cửa

âm đạo.

- Môi lớn và môi nhỏ có tác dụng che chở toàn bộ hệ sinh dục.

- Âm vật tương tự như dương vật ở nam giới, là vùng nhạy cảm nhất

của cơ thể nữ giới. Âm vật chỉ có duy nhất chức năng mang lại khoái cảm

sinh dục.

- Cửa âm đạo là nơi dẫn vào đường sinh dục bên trong

* Bộ phận bên trong bao gồm: Âm đạo, 2 buồng trứng, 2 ống dẫn trứng,

tử cung (dạ con), màng trinh.

- Âm đạo: là một khoang rỗng dài, xẹp lép có độ co giãn rất lớn. Khi

quan hệ tình dục âm đạo giãn ra đón nhận dương vật. Khi sinh đẻ, âm đạo

giãn rộng để đưa em bé ra ngoài.

- Hai buồng trứng hình bầu dục dự trữ khoảng 400.000 trứng. Mỗi trứng

nằm trong 1 cái vỏ gọi là nang. Từ khi dậy thì, theo chu kỳ, trung phát triển và

rụng (thoát ra khỏi nang và rời khỏi buồng trứng) buồng trứng cũng kiêm

nhiệm vụ tiết ra hormone sinh dục.

- Hai ống dẫn trứng mỗi ống có một đầu loe như bàn tay nhiều ngón gọi

là loa vòi. Loa vòi đón nhận trứng khi trứng rụng

- Tử cung (dạ con) là một khoang rỗng, là nơi ở của thai nhi trước khi

chào đời. Tử cung thông với âm đạo qua lỗ cổ tử cung, là một lỗ rất bé,

đường kính chỉ khoảng 1 - 2 mm, nhưng khi sinh nở có thể mở ra rất rộng để

em bé trong tử cung chui được ra ngoài.

- Màng trinh

Là màng da rộng ở cửa âm đạo, ngay phía trong môi nhỏ, có một hoặc

nhiều lỗ nhỏ cho máu kinh chảy qua. Ở một số người khi giao hợp lần đầu

màng này bị rách và có hiện tượng chảy máu, ở một số người không có hiện

tượng này vì có thể khi sinh ra họ đã không có màng trinh hoặc sự co giãn

của màng trinh cao. Cũng có thể màng trinh của họ đã bị rách do chạy nhảy,

bị ngã xe…

b. Hành kinh và chu kỳ kinh nguyệt

Hệ sinh dục phụ nữ có những hoạt động theo chu kỳ, gọi là chu kỳ kinh

nguyệt. Những hoạt động đó là: buồng trứng rụng trứng để trứng có thể kết

hợp với tinh trùng (nếu có gặp), niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị ổ trứng,

nhưng nếu trong không gặp tinh trùng, ổ tự thải (tức là lớp niêm mạc tử cung

bong ra gây nên hiện tượng hành kinh) để rồi lại xây ổ mới ở chu kỳ tiếp theo.

Tất cả các biến đổi đó diễn ra ở bên trong, chỉ có hành kinh là biểu hiện

ra ngoài. Do đó, ngày bắt đầu hành kinh được lấy làm mốc để tính chu kỳ kinh

nguyệt. Chẳng hạn, tháng 3 bạn bắt đầu hành kinh từ ngày mùng 1, tháng 4

từ ngày mùng 3, vậy khoảng thời gian từ 1/3 đến 3/4 là một chu kỳ.

Chu kỳ kinh nguyệt thường dài khoảng 21 đến 35 ngày. Một số người

kinh nguyệt rất đều, các chu kỳ dài bằng nhau, nhưng đa số có các chu kỳ

chênh lệch vài ba ngày. Ngoài chênh lệch đó, hầu như ai cũng có lúc dao

động thất thường, hành kinh sớm hoặc muộn một tuần, nửa tháng. Em gái

mới lớn kinh nguyệt có thể chưa ổn định, còn dao động nhiều. Phụ nữ sắp

mãn kinh cũng thường có kinh nguyệt thất thường.

Chu kỳ bắt đầu bằng việc hành kinh. Hành kinh là hiện tượng niêm mạc

tử cung bong và thải ra ngoài khoảng 2/3 cùng với khoảng 40 ml máu. Máu

kinh nguyệt (gồm máu, dịch và niêm mạc tử cung) là máu không đông.

Khoảng ngày thứ 5, tuyến yên ở não tiết hormone FSH, là tín hiệu đánh

thức trứng trong buồng trứng. Hơn một chục trứng đang ngủ bắt đầu phát

triển, trong đó chỉ có một trứng sẽ chín (hãn hữu lắm là hai). Trong thời gian

trứng phát triển, nang chứa trứng tiết hormone oestrogen để ra lệnh cho niêm

mạc tử cung dầy lên, chuẩn bị đón trứng. Nang chứa trong sắp chín nổi lên

bề mặt buồng trứng.

Khi mức oestrogen lên đến một độ nào đó (khoảng ngày thứ 14), tuyến

yên tiết hormone LH để phát tín hiệu cho trứng chín thoát khỏi nang, ra khỏi

buồng trứng. Đó là hiện tượng “rụng trứng”. Trứng rụng được loa vòi hứng,

đưa vào ống dẫn trứng.

Sau khi trứng rụng, cái nang còn lại (gọi là thể vàng) tiết hormone

progesteron có tác dụng làm cho niêm mạc tử cung tiếp tục dầy lên và tăng

tiết dịch.

Nếu trứng không thụ tinh, các tín hiệu hormone giảm dần, đến ngày thứ

4 thì mất hẳn. Không có trứng về làm tổ, niêm mạc tử cung không còn cần

thiết nữa. Nó bắt đầu mỏng đi và bong ra. Khoảng ngày thứ 28, niêm mạc tử

cung bắt đầu bong ra khỏi thành tử cung. Sang ngày sau, nó chảy qua cổ tử

cung, theo đường âm đạo ra ngoài (tức hành kinh), một chu kỳ mới bắt đầu.

* Dịch tiết âm đạo

Chất dịch này xuất hiện ở cửa âm đạo nên thường gọi là địch tiết âm

đạo. Nhưng xuất xứ của nó là từ cổ tử cung, nên còn có tên gọi "dịch tiết cổ

tử cung". Nó thường có màu trắng trong, trắng đục hoặc hơi ngả vàng, có thể

nhiều ít tuỳ từng cơ thể mỗi người.

Ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, dịch tiết âm đạo còn có chức năng tạo

điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở

việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng. Do đó, dịch tiết âm đạo

thay đổi theo thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt.

Sau đợt hành kinh, dịch thường không tiết ra. Tuy nhiên ở một số

người cũng có thể có dịch đặc dính hoặc loãng ướt.

Gần đến lúc rụng trứng, dịch tiết nhiều hơn, loãng hơn, ướt át hơn. Nó

trong như lòng trắng trứng, có thể hơi hồng. Trứng rụng trong khoảng thời

gian có chất dịch này (Khi dịch tiết nhiều trong thời kỳ này, có người tưởng

mình bị bệnh. Thực ra đó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường).

Sau khi rụng trứng, dịch tiết dần mất đi độ ướt, trở nên đặc dính và kéo

dài đến kỳ kinh sau. Nhưng ở một số người nó biến mất hẳn. Một số người

khác khi sắp hành kinh lại có dịch ướt.

Đó chỉ là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo. Nếu có

viêm nhiễm ở đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu

vàng sẫm, màu xanh, mùi hơi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường.

có thể kèm theo ngứa cơ quan sinh dục.

Dịch tiết thông thường khác với chất trơn sinh dục. Chất trơn sinh dục

là chất nhờn tiết ra khi có kích thích sinh dục (có thể là kích thích về tâm lý, có

thể do cơ quan sinh dục được kích thích), có chức năng làm trơn đường sinh

dục, tạo điều kiện cho giao hợp (nếu có).

c. Cấu tạo vú của nữ giới

Cặp vú trưởng thành của nữ giới về cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng

bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có

cơ, nhưng nó bám vào cơ ngực ở trên xương sườn, được nâng đỡ bởi các

cơ ở xùng quanh và bởi các dây chằng liên kết nó với xương ở cổ, xương

cánh tay và xương sườn. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh,

nhạy cảm với kích thích.

Bên trong vú là hệ thống sinh sữa. Hệ thống này gồm khoảng 15 đến

25 thuỳ có các khoang sinh sữa trông như chùm nho và các ống dẫn hình cây

nối vào ống dẫn chính đi ra đầu vú ở tuổi dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu

phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Khi mang thai, hệ thống phát triển hoàn

thiện để sau khi sinh nở, các khoang sinh sữa tạo sữa đổ vào các ống dẫn để

cho trẻ bú.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN1. Kế hoạch hoá gia đình

1.1. Khái niệm

Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) là các hoạt động có ý thức của các

cặp vợ chồng. nhằm đều chỉnh số sinh, khoảng cách sinh và ý muốn có thai

hay không có thai.

Như vậy, KHHGĐ gồm những thực hành giúp cho những cá nhân hay

các cặp vợ chồng đạt những mục tiêu sau:

+ Tránh những trường hợp sinh con ngoài ý muốn

+ Đạt được những trường hợp sinh con theo ý muốn

+ Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh.

+ Kiểm soát được thời điểm sinh con trong mối quan hệ với tuổi bố mẹ.

+ Quyết định được số con trong gia đình

- Mục tiêu của chương trình KHHGĐ ở nước ta như sau:

+ Không sinh con trước 22 tuổi

+ Khoảng cách giữa các lần sinh 3 - 5 năm

+ Không sinh con thứ 3

- Phạm vi của KHHGĐ: KHHGĐ không đồng nghĩa với kiểm soát sinh

sản, mà có nhiều nội dung hơn. Có thể gồm các nội dung sau:

+ Hạn chế và chọn được khoảng cách thích hợp giữa các lần sinh.

+ Xét nghiệm chẩn đoán thai nghén

+ Chuẩn bị cho các cặp vợ chồng có con lần đầu

+ Cung cấp dịch vụ cho các bà mẹ không có chồng

+ Giáo dục về kinh tế gia đình và dinh dưỡng

1.2. Ý nghĩa của kế hoạch hoá gia đình

KHHGD có ý nghĩa quan trọng trong các vấn đề sau:

- Tránh được việc sinh đẻ quá dày

+ Sinh đẻ quá dày làm người mẹ yếu hơn, dễ mắc bệnh, dễ bị tai biến

khi sinh đẻ, dễ bị đẻ non, suy dinh dưỡng…

+ KHHGĐ làm cho các cặp vợ chồng không phải kiêng giao hợp mà

vẫn làm cho khoảng cách giữa hai thời kỳ thai nghén dài, ngắn theo ý muốn.

Khoảng cách tốt nhất là từ 3 - 5 năm.

- Tránh được việc sinh đẻ quá nhiều

Đứa trẻ ra đời đòi hỏi được quan tâm chăm sóc, đảm bảo ăn mặc, học

tập… Bởi vậy, cha mẹ cần phải biết mình có thể nuôi dưỡng được bao nhiêu

và phải dựa vào tiền của, thời gian, sức lực của mình để quyết định số lượng

con cho thích hợp. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, mỗi cặp vợ chồng có

một hoặc hai con là vừa phải.

- Lường trước được các tai biến trong các trường hợp đẻ khó hoặc có

nguy cơ.

Một số phụ nữ do các lý do sản khoa (đẻ non, khung chậu hẹp, chảy

máu, nhiễm độc, sót' rau…) hoặc do bệnh nội khoa (thấp tim, đái tháo

đường…) sinh đẻ rất khó khăn và dễ gây nguy hiểm khi sinh đẻ.

Trong những trường hợp này, KHHGĐ lại cần thiết, giúp cho người phụ

nữ đẻ thưa, đẻ ít hoặc tránh thai vĩnh viễn.

- Chủ động tránh sinh đẻ ngoài ý muốn

+ Muốn có cuộc sống hạnh phúc, đứa trẻ phải được cha mẹ chấp nhận

và mong đợi sự ra đời của trẻ. Những lần mang thai ngoài ý muốn thường bị

chấm dứt bằng cách phá thai phạm pháp (thuốc độc, các thủ thuật không đảm

bảo yêu cầu y tế.) gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ, hoặc là bị chê

bai, coi thường, gây tâm lý không tốt cho cả mẹ và con.

+ Kế hoạch hoá gia đình giúp tránh được các biến cố đó, kể cả cho

những người có chồng và chưa có chồng.

- Ý nghĩa đối với vấn đề dân số và phát triển

+ Dân số quá đông thì sản xuất lương thực không đủ, dẫn tới đói ăn,

suy dinh dưỡng, bệnh tật. nghèo khổ cũng như hàng loạt các vấn đề khác của

chất lượng dân số, của các yếu tố phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bị

ảnh hưởng.

+ KHHGĐ tác động làm giảm mức sinh thông qua các biện pháp tránh

thai, dẫn đến giảm tỷ lệ phát triển dân số. Sự tác động này thể hiện ở sơ đồ

sau:

Di dan

Phat trien dan soTang tu nhienTu Sinh

Chien tranh

Thien tai

Dieu kien xa hoi

Dieu kien kinh te

Dieu kien y te

1.3. Các biện pháp tránh thai

a. Các biện pháp tránh thai hiệu quả

Các biện pháp này tỷ lệ thất bại thấp, tránh được việc nạo hút thai, sinh

đẻ ngoài ý muốn, bảo vệ sức khoẻ trước mắt và lâu dài.

- Bao cao su dành cho nam giới

Bao cao su là túi bằng chất liệu mỏng mềm và nhạy cảm có hiệu quả

tránh thai 97%.

Bao cao su là cách tránh thai thuận tiện, giúp cho nam giới chủ động

trong việc tránh thai, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào phụ nữ. Đây cũng

là cách để nam giới nhận trách nhiệm trong việc tránh thai. So với các biện

pháp tránh thai khác, bao cao su là một trong những phương pháp tránh thai

đơn giản nhất, không can thiệp vào cơ thể. không có tác dụng phụ. Bao cao

su còn có một ưu điểm rất quan trọng đó là công cụ đắc lực ngăn ngừa các

bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS.

- Bao cao su dành cho nữ giới

Loại này dùng cho nữ giới, khi đưa bao vào trong âm đạo, bao bám lấy

đáy âm đạo, che phủ hết thành bên trong âm đạo, miệng bao trùm ra phía

ngoài cửa âm đạo. Bao làm bằng chất dẻo siêu mỏng nhẹ, có tác dụng tương

đương với bao nam giới. Bao cao su có thể mua dễ dàng tại các cửa hiệu

thuốc, các cửa hàng tạp hoá với giá thành không cao. Để đảm bảo hiệu quả

tránh thai bằng bao cao su cần sở dụng đúng cách. Cụ thể là sử dụng bao

còn hạn sử dụng, chất lượng tốt, sử dụng đúng lúc đeo đúng và tháo đúng.

- Vòng tránh thai.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đặt vào trong tử cung người

phụ nữ. Vòng có nhiều loại: Hình tròn, hình chữ S. hình chữ T… Hai loại

thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cung có quấn đây đồng.

Vòng tránh thai ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử

cung, đồng thời cũng cản trở sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng. Do vậy việc

có thai là rất khó. Biện pháp này đạt hiệu quả khoảng 98%.

Nhược điểm của biện pháp: Không phải mọi người đều dùng được.

Nếu không hợp có thể gây đau bụng, đau lưng, hoặc ra máu kinh nhiều. Hoặc

người phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng

bám lên trên gây viêm phần phụ, có thể gây chửa ngoài tử cung. Vì vậy,

trước khi đặt vòng người phụ nữ cần được khám phụ khoa. Nếu có viêm

nhiễm phải đợi chữa khỏi mới đặt vòng, trong thời gian mang vòng mà thấy

có triệu chứng viêm nhiễm phải di khám để được chữa trị.

- Thuốc tránh thai, có nhiều loại khác nhau:

+ Thuốc uống tránh thai thông thường

Đây là loại thuốc chứa hai hormone sinh dục nữ (oestrogen và

progesteron) dùng cho phụ nữ. Trên thị trường hiện có nhiều nhãn hiệu như

Choise, Rigevidon, Marvelon, Microgynon.

Thuốc có tác dụng cơ bản là điều chỉnh một chút các mức homlone của

cơ thể làm cho trạng không rụng. Ngoài ra thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử

cung để trồng nếu thụ linh cũng khó làm tổ, làm đặc chất dịch nút cổ tử cung

để cản tinh trùng đi qua, giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn

trong. Thuốc có hiệu quả rất cao - khoảng 99%, đảm bảo an toàn.

Đa số phụ nữ đều dùng dược thuốc uống tránh thai, chỉ trừ những

người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, đái tháo đường người tuổi trên 35

hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa bệnh phải, lao và những người

dã phát hiện có u hay ung thư ở vú hoặc cơ quan sinh dục.

Khi bắt đầu sử dụng, cơ thể phải làm quen với thuốc, do đó một số

người gặp tác dụng phụ như rong huyết, buồn nôn, cương vú, đau đầu, tăng

cân nhẹ, vô kinh. trầm cảm, trứng cá. Song số này ít và thường trong vòng 3

tháng cơ thể sẽ quen với thuốc và các tác dụng phụ sẽ hết.

Khi dừng uống thuốc trứng sẽ rụng lại ngay hoặc chậm nhất trong vòng

vài tháng.

Một số người lo ngại rằng khi uống thuốc tránh thai có thể bị mọc râu

như đàn ông. Điều đó không có căn cứ vì thuốc tránh thai chỉ chứa hormone

sinh dục nữ, không thể làm cho mọc râu được. Uống thuốc tránh thai cũng

không có nguy cơ vô sinh vì khi uống thuốc trứng vẫn phát triển, chỉ không

rụng mà thôi, khi ngừng uống thuốc trứng sẽ rụng trở lại.

+ Thuốc uống tránh thai chỉ có một hormone

Thuốc này chỉ chứa hormone progesteron, là loại phù hợp với người

mẹ cho con bú vì nó không ảnh hưởng đến số lượng sữa cũng như chất

lượng sữa. Trên thị trường thuốc mang nhãn Exluton. Cơ chế tác dụng của

thuốc này giống như thuốc tránh thai thông thường. Thuốc này hiệu quả

không bằng thuốc có hai hormone nói đến ở phần trên. Tuy nhiên, nó là biện

pháp tránh thai tin cậy của phụ nữ cho con bú, bởi bản chất hormone của phụ

nữ cho con bú đã có tác dụng ức chế phần nào sự rụng trứng, nên dùng

thuốc hiệu quả cao. Thuốc lại không ảnh hưởng đến sữa. Với những người

mà cơ thể nhạy cảm với oestrogen, dùng thuốc tránh thai loại hai hormone

gây khó chịu vì tác dụng phụ thì cũng có thể dùng loại này, song hiệu quả

thấp (khoảng 88%). Cách uống cũng như thuốc tránh thai thông thường chỉ

khác là cần đặc biệt chú ý uống thật đúng giờ.

+ Thuốc tiêm tránh thai.

Là hormone progesteron, chỉ tiêm một lần vào bắp sau đó progesteron

tiết dần vào cơ thể và giúp tránh thai được trong một thời gian dài (có hai loại:

một tháng và ba tháng). Biện pháp này hiệu quả rất cao, gần 100%. Nhược

điểm của nó là làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt (kinh ra nhiều hơn, ra máu

giữa hai kỳ kinh hoặc không thấy kinh), tuy vậy không có hại.

+ Thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thuốc này được dùng trong trường hợp có giao hợp mà không dùng

biện pháp tránh thai nào. Thành phần thuốc cũng là hormone như thuốc tránh

thai hàng ngày, nhưng liều lượng cao hơn nhiều. Thuốc có tác dụng ức chế

sự rụng trứng. Thuốc cũng tác động dấn niêm mạc tử cung nên nếu trang đã

rụng và thụ tinh thì khó làm tổ. Dùng đúng chỉ dẫn, thuốc có hiệu quả khoảng

75%.

Khác với thuốc uống tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp ai

cũng có thể dùng được. Thuốc thường gây tác dụng phụ mạnh như: buồn

nôn, nôn, rong huyết, kinh nguyệt bất thường, đau đầu chóng mặt… Thuốc có

quy định hạn chế không dùng quá 4 lần trong một tháng. Càng dùng thường

xuyên, hiệu quả của thuốc này càng thấp.

- Triệt sản

Triệt sản là biện pháp chỉ làm có một lần mà có tác dụng tránh thai mãi

mãi, khả năng sinh sản hầu như không thể phục hồi, hiệu quả tránh thai rất

cao (ở nam giới là 99,9%, ở nữ giới là 99,6%) biện pháp này áp dụng đối với

những người đã có đủ số con mong muốn.

Với nam giới thắt và cắt hai ống dẫn tinh để ngăn không cho tinh trùng

từ tinh hoàn đi lên túi tinh. Do đó, người nam giới vẫn xuất tinh. nhưng trong

tinh dịch không còn tinh trùng, nên người phụ nữ không thể thụ thai được.

Với nữ giới cắt và thắt hai ống dẫn trong nên trứng bị chặn lại không

thể gặp tinh trùng và đi đến tử cung được.

Triệt sản không ảnh hưởng đến sức khoẻ chung và khả năng tình dục.

Triệt sản cũng không ảnh hưởng đến tâm sinh lý giới tính, vì những đặc điểm

này đã được quy định sẵn bởi bộ nhiễm sắc thể và được hình thành dưới ảnh

hưởng của các hormone sinh dục. Triệt sản không hề ảnh hưởng đến bộ

nhiễm sắc thể cũng như các hormone sinh dục nên không thể làm thay đổi

giới tính.

b. Các biện pháp tránh thai kém hiệu quả

- Xuất tinh ngoài âm đạo.

Đó là khi đang giao hợp, sắp đến lúc xuất tinh, người nam rút dương

vật ra khỏi âm dạo, xuất tinh ra bên ngoài. Biện pháp này hiệu quả chỉ khoảng

60 - 70%, vì ngay trong dịch tiết ra từ dương vật do hưng phấn tình dục

(trước khi xuất tinh) cũng có thể có tinh trùng, đó là chưa kể trước khi phóng

tinh, một hai giọt tinh dịch có thể rơi ra rồi mà người nam không biết, có thể

gây thụ thai. Hơn nữa việc xuất tinh ra ngoài khó thực hiện được đều đặn, vì

nhiều khi người nam không dừng lại kịp, xuất tinh từ khi chưa rút dương vật

ra.

Ngoài vấn đề hiệu quả thấp, biện pháp này còn có nhược điểm rất lớn

là hai người luôn ở trong trạng thái căng thẳng đề phòng để có thể rút dương

vật ra đúng lúc, không "toàn tâm toàn ý" vào việc giao hợp được. Việc rút

dương vật ra làm giảm nhiều khoái cảm của người nam khi gần đến đỉnh

điểm đồng thời dễ gây hẫng hụt ở người nữ. Muốn thành công người nam

giới cần tự chủ cả về thể chất lẫn tinh thần để làm chủ được hành vi tình dục

của mình.

- Tính vòng kinh (Phương pháp Ogino-naus)

Tính vòng kinh là theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để ước tính ngày mà

người phụ nữ dễ có khả năng thụ thai nhất (thời kỳ không an toàn) để tránh

giao hợp hoặc dùng một biện pháp bổ trợ (như bao cao su) trong thời kỳ đó.

Biện pháp tránh thai này có tính chất sinh lý, không phiền phức, nhưng

hiệu quả thấp và chỉ có thể áp dụng được với những người phụ nữ có chu kỳ

kinh nguyệt đều, những cặp vợ chồng sống gần nhau. Các trường hợp khác

như phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, sau khi sinh hoặc trong độ tuổi

đang có sự thay đổi về cơ thể (vị thành niên hoặc thời kỳ mãn kinh) không thể

áp dụng biện pháp này. Thực tế thì chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, đặc biệt là

các bạn gái ở tuổi vị thành niên, có những dao động thông thường (vài ba

ngày) và dao động bất thường (một tuần, nửa tháng do căng thẳng về tinh

thần hoặc ốm đau), nên rất khó tính toán chính xác những ngày không an

toàn. Những ngày trước và sau thời gian không an toàn cũng chỉ an toàn

tương đối.

Cách tính cụ thể: Theo dõi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 6

đến 8 tháng liền (lưu ý: độ dài của chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu

kỳ kinh này đến ngày cuối cùng trước khi bắt đầu chu kỳ kinh sau) và áp dụng

cách tính:

Ngắn trừ đi 20, dài trừ đi 10: Lấy số ngày của chu kỳ kinh ngắn nhất trừ

đi 20 sẽ cho biết ngày đầu của giai đoạn không an toàn. Lấy số ngày của chu

kỳ kinh dài nhất trừ đi 10 sẽ ra ngày cuối cùng của giai đoạn không an toàn.

Hoặc tính đơn giản: Tính từ ngày dự kiến có kinh lùi lại 14 ngày là ngày

có thể có rụng trứng. Trong vòng 5 ngày trước và 4 ngày sau khi rụng trắng là

những ngày không an toàn. Những ngày còn lại là an toàn tương đối.

2. Phá thai an toàn

2.1. Khái niệm

Phá thai là sử dụng các thủ thuật để kết thúc việc thai nghén. Phá thai

chỉ nên sử dụng khi một người đã áp dụng các biện pháp tránh thai nhưng

vẫn bị mang thai. Hiện nay có các kỹ thuật sau:

2.1.1. Hút nạo thai

Hút thai là thủ thuật kết thúc việc thai nghén khi thai được 6 tuần tuổi

đến hết tuần thứ 12 tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối.

- Hút thai được thực hiện bằng cách đưa ống hút vào buồng tử cung,

nối ống hút với dụng cụ chân không để tạo ra áp lực hút lấy thai ra khỏi tở

cung. Thủ thuật hút thực hiện nhẹ nhàng ít đau đớn và â biến chứng hơn

phương pháp nong nạo cổ điển.

- Hút thai 5-6 tuần tuổi (chậm kinh 7-14 ngày) có thể dùng bơm một

van, hai van hoặc máy hút.

- Hút thai trên 6 tuần đến 12 tuần tuổi (chậm kinh 15 ngày trở lên) có

thể dùng bơm hai van hoặc máy hút.

Nạo thai: thực hiện khi thai được 8 tuần đến 12 tuần tuổi tính theo ngày

đầu kỳ kinh cuối cùng. Bác sĩ nong rộng cổ tử cung, rồi đưa vào trong tử cung

một dụng cụ giống như cái thìa để lấy ra phôi thai cùng rau thai, thực hiện với

phụ nữ chậm kinh đến 8 tuần. Nạo thai thường đau hơn, tỉ lệ biến chứng cao

hơn so với hút. Nạo thai đòi hỏi cán bộ y tế có kỹ thuật.

2.1.2 Phá thai to

Khi thai đã to ngoài 12 tuần thì việc hút và nạo không còn phù hợp. Khi

đó bác sĩ sẽ tiêm truyền chất oxytocin kích thích co tử cung và chuyển dạ để

đưa thai và rau ra ngoài, nhưng việc này chỉ thực hiện trong trường hợp có

chỉ định đặc biệt, vì có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm.

Trước đây, một số người hiểu lầm rằng phá thai (đặc biệt khi trước đây

có dùng từ “hút điều hoà kinh nguyệt” để chỉ "hút thai") cũng là một biện pháp

tránh thai. Quan niệm này là sai lầm. Phá thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe

của người mẹ và có thể dẫn tới những tai biến nguy hiểm. Đặc biệt với những

đôi lứa trót có thai ngoài ý muốn mà chưa đủ điều kiện đi đến hôn nhân, buộc

phải bỏ thai, thì việc nạo phá thai sẽ để lại những hậu quả không tốt cả về

sức khoẻ lẫn tâm lý. Vì vậy, những người không mong muốn có con nên áp

dụng biện pháp tránh thai hiệu quả khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, có những

trường hợp mang thai ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người phụ

nữ thì khi đó nạo hút thai là cần thiết.

2.2. Những điều cần lưu ý khi quyết định phá thai

Phá thai là phương án cuối cùng khi áp dụng các biện pháp tránh thai

không thành công. Do đó phải thận trọng khi quyết định phá thai. Lưu ý:

- Phải kiểm tra chắc chắn xem có thai hay không. Có thể thử bằng cách

đến cơ sở y tế hoặc thử tại nhà bằng dụng cụ mua ở hiệu thuốc (que thử

Quick Stick). Nếu chậm kinh nên thử cho chắc chắn đừng vội đi nạo hút vì

nhiều khi chậm kinh không phải do có thai.

- Khi biết là có thai và không muốn giữ thai, người phụ nữ cần đến cơ

sở y tế sớm để giải quyết. Tuy nhiên cũng không nên đến sớm quá vì có

trường hợp hút thai khi trứng thụ tinh chưa xuống đến tử cung nên phải hút

lại. Tốt nhất là hút thai sau khi chậm kinh 2 tuần. Trong các trường hợp khó

đưa ra được quyết định cần tới các trung tâm tư vấn về sức khoẻ sinh sản để

tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và có được quyết định sớm nhất.

- Nếu quyết định nạo hút thai cần phải đến các trung tâm y tế có giấy

phép hành nghề. Tại những nơi này có cán bộ y tế có kỹ thuật tay nghề cao

và điều kiện vô trùng đảm bảo. Một số phụ nữ muốn giữ bí mật việc nạo phá

thai nên đã đến các phòng khám tư không đạt tiêu chuẩn y tế và nhiều người

đã bị tai biến như mất máu nặng, nhiễm trùng, thủng tử cung,… thậm chí có

thể tử vong.

- Khi nạo hút thai cũng cần có người thân đi cùng. Sau khi nạo hút thai,

người phụ nữ nên nằm nghỉ ở cơ sở y tế một hai tiếng để hồi sức và theo dõi

trước khi về. Nên nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng. Tránh quan hệ tình dục

trong 2 tuần vì nếu quan hệ sớm có thể gây viêm nhiễm trầm trọng. Nếu gặp

các hiện tượng chảy máu nặng, chảy máu kéo dài, âm đạo tiết nhiều dịch hôi,

đau bụng, sốt, vô kinh thì cần trở lại cơ sở y tế ngay. Nếu không có vấn đề gì

thì cũng nên đi khám lại sau 5 tuần.

- Nạo hút thai là tác động trực tiếp vào buồng tử cung và do đó sẽ gây

chảy máu và có nguy cơ chảy máu nặng, nhiễm trùng, viêm phần phụ…,

nhưng nếu hút nạo thai đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng thì an toàn. Tuy

nhiên, không nên nạo phá thai nhiều lần vì càng lặp lại khả năng tai biến càng

lớn.

3. Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục

3.1. Một số vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục

a. Ở nam giới

* Nấm bẹn

Dân gian thường gọi là "hắc lào", nhưng "hắc lào" là khái niệm rộng chỉ

bệnh ở những nơi khác trên cơ thể, còn bệnh ở bẹn được gọi là "nấm bẹn".

Biểu hiện là ở vùng bẹn có những đám da nổi lên thành những vòng màu

hồng đỏ, ngứa ngáy, bên trong các vòng da bình thường. Nấm bẹn khá

thường gặp, nguyên nhân là da ở bẹn cọ sát vào nhau nhiều, lại nóng và ẩm

ướt là môi trường lý tưởng cho bào tử nấm phát triển. Để tránh nấm bẹn, nên

giữ cơ quan sinh dục khô ráo, mát mẻ, mặc quần áo khô sạch. Nếu bị nấm,

có thể chữa bằng cách bôi thuốc mỡ clotrimazole, miconazole.

* Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu có nghĩa là bao da bên ngoài quy đầu bị chít hẹp,

khiến quy đầu không lộn ra ngoài được. Đây không phải là bệnh, không ảnh

hưởng là đến khả năng sinh sản, tình dục. Tuy nhiên, hẹp bao quy đầu có thể

khiến vệ sinh bên trong quy đầu khó khăn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lây

qua đường tình dục và nguy cơ ung thư dương vật. Vì vậy cần vệ sinh thật

cẩn thận và nên đến bệnh viện cắt bao quy đầu. Việc cắt bao quy đầu rất an

toàn và nhẹ nhàng.

b. Ở nữ giới

* Đau do hành kinh

- Về cuối chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể tăng sinh chất prostaglandin có tác

dụng gây co bóp tử cung để niêm mạc bong và thải ra ngoài. Vì vậy có một số

bạn nữ đau bụng, đau lưng, đau.đầu… trước và trong khi hành kinh. Nếu có

nhiều prostaglandin, người phụ nữ đau nặng, thậm chí có thể kèm theo buồn

nôn và đi ngoài. Nếu không nhiều prostaglandin, chỉ có hiện tượng tức bụng

hoặc không cảm thấy khó chịu. Đến nay ta vẫn còn chưa biết tại sao có người

nhiều prostaglanđin hơn người khác. Đau do hành kinh không phải là bệnh.

Cũng có trường hợp đau do bệnh, như lạc nội mạc tử cung (niêm mạc

tử cung không chỉ có ở tử cung mà còn có ở ống dẫn trứng, trong cơ tử cung,

trong ổ bụng và gây đau dữ dội khi đến kỳ kinh), viêm phần phụ (viêm nhiễm

ở ống dẫn trứng, buồng trứng). Các trường hợp này không nhiều, nhưng nếu

đau ghê gớm, liên tục không giảm, thở cách nào cũng không đỡ thì nên đi

khám.

- Hành kinh kéo dài hoặc ra máu giữa hai đợt hành kinh, (thường gọi là

"rong kinh", “rong huyết”).

Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân là sự thay đổi của các

hormone, hay gặp ở tuổi mới hành kinh, tuổi sắp mãn kinh, khi rụng trứng, khi

tinh thần căng thẳng, ốm đau, khi mới dùng thuốc tránh thai cơ thể chưa kịp

thích nghi, hoặc khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp… Ngoài ra còn có nguyên

nhân cơ học như đặt vòng. Hiện tượng này thường tự khỏi và không có hại.

Tuy nhiên, có một số tình huống có thể là dấu hiệu bệnh lý. Nếu ra máu

(nhất là sau khi chậm kinh) kèm theo đau bụng, cần đi khám để xác định có

phải thai ngoài tử cung hay sảy thai không. Hoặc nếu máu thường ra “có điều

kiện”, chẳng hạn sau khi giao hợp, cần đi khám để biết cổ tử cung có các tổn

thương như polyp hay tiền ung thư không.

* Vô kinh

Vô kinh là không có kinh, nguyên nhân thường do mang thai, sử dụng

thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, cũng có những

trường hợp vô kinh đáng ngại do tinh thần căng thẳng tột độ, sụt cân quá

nhiều, cơ thể suy nhược hoặc do thiếu máu nặng, lao sinh đục hoặc dính

buồng tử cung… Nếu chưa đến tuổi mãn kinh mà không thấy kinh hai tháng

không phải do mang thai hay sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai thì nên

đi khám bệnh.

3.2 Bệnh viêm nhiễm đường sinh sản.

a. Ở nam giới

* Viêm niệu đạo không do lậu

Là bệnh hay gặp ở nam giới, thường do các vi 'khuẩn lây qua đường

tình dục gây nên. Nếu thấy bên trong dương vật khó chịu hoặc ngứa, tiểu

buốt hoặc tiết mủ, nên đi khám ngay, vì bệnh mới bị có thể chữa khá dễ dàng,

còn để lâu có thể biến chứng, hại đến khả năng sinh sản và các hệ cơ quan

khác của cơ thể. Khi bị viêm dường tiết niệu, nên tránh quan hệ tình dục vì dễ

gây biến chứng, còn nếu quan hệ tình dục cần phải sử dụng bao cao su để

bảo vệ bạn tình, đồng thời tránh nhiễm bệnh khác từ bạn tình.

* Viêm mào tinh, tinh hoàn

Do vi khuẩn từ ống tiểu đi ngược vào trong gây ra. Viêm mào tinh

thường do nhiễm lậu, chlamydia. Viêm tinh hoàn cấp tính thường là biến

chứng của viêm mào tinh hoặc bệnh quai bị. Viêm tinh hoàn mãn tính thường

do giang mai, lao. Các viêm nhiễm này có thể dẫn đến vô sinh. Nếu thấy tinh

hoàn đau, đặc biệt khi nâng tinh hoàn thấy đau tăng lên, cần phải đi khám

ngay để được điều trị bằng các loại kháng sinh đặc hiệu.

* Viêm tuyến tiền liệt

Thường do các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra, cũng

có những trường hợp không tìm thấy mầm bệnh. Bệnh này có thể điều trị

bằng kháng sinh, trong một số trường hợp có thể tái phát. Khi chưa chữa hết

bệnh không nên quan hệ tình dục, hoặc phải dùng bao cao su, vì vi khuẩn gây

bệnh có thể lây sang bạn tình.

b. Ở nữ giới

* Viêm âm đạo do vi khuẩn thông thường hay tạp khuẩn

Là bệnh thường gặp.

- Triệu chứng: Có thể gặp một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau:

+ Dịch âm đạo tiết ra nhiều màu xám nhạt, mùi hôi tanh.

+ Có thể ngứa ở bộ phận sinh dục ngoài.

+ Âm đạo phù nề có những nốt đỏ.

- Nguyên nhân gây bệnh:

Có nhiều yếu tố khiến âm đạo bị viêm.

+ Do việc giữ vệ sinh không tốt, không đúng cách khiến vi khuẩn có thể

từ hậu môn lên âm đạo, hoặc vi khuẩn từ trong nước bẩn nhiễm vào đường

sinh dục. Vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn kỵ khí nên nếu bộ phận sinh dục ẩm

ướt, không thoáng khí (do mặc đồ chật hoặc quần lót pha nilon), thì dễ bị

viêm âm đạo hơn.

+ Do sự thay đổi tính axít trong môi trường âm đạo khiến các vi khuẩn

vốn tồn tại trong đó tăng trưởng quá mức. Sự thay đổi tính axít có thể do thụt

rửa âm đạo, do dùng kháng sinh quá nhiều hoặc quan hệ tình dục, sức đề

kháng giảm cũng dễ bị viêm âm đạo.

- Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu,

nhưng nguy hiểm hơn là có thể gây nhiễm khuẩn buồng tử cung, vòi trứng,

buồng trứng và gây viêm hố chậu dẫn đến vô sinh.

Rất nhiều phụ nữ bị viêm âm đạo một vài lần trong cuộc đời mình. Có

người viêm tự khỏi, do môi trường âm đạo tự điều chỉnh trở lại trạng thái cân

bằng. Có người viêm chữa một lần hết ngay, nhưng cũng có một số người bị

viêm dai dẳng. Thuốc chỉ giảm số vi khuẩn được một thời gian, rồi vi khuẩn lại

tiếp tục tái phát.

* Nấm âm đạo, âm hộ

Đây là hiện tượng các bào tử nấm thường gặp trong âm đạo phát triển

quá mức.

Triệu chứng: âm đạo, âm hộ rất ngứa, đỏ, có thể có dịch âm đạo quánh

màu trắng đực giống váng sữa, có thể hôi, có một số ít người còn đau khi

giao hợp. Nấm nhìn chung không gây hậu quả lâu dài, nhưng khiến người

mắc bệnh rất khó chịu và sẽ muốn điều trị ngay.

Nấm cũng rất phổ biến, đa số phụ nữ có lúc bị nấm. Sự quá phát của

nấm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, giống như viêm âm đạo nhiễm

khuẩn. Ngoài ra, phụ nữ có mang, phụ nữ bị tiểu đường, phụ nữ nhiễm HIV

dễ bị nấm hơn người khác.

Khi có những triệu chứng như ngứa vùng sinh dục hoặc dịch tiết âm

đạo bất bình thường cần đi khám tại bệnh viện hoặc xin tư vấn tại các trung

tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản để có hướng giải quyết kịp thời.

* Lộ tuyến cổ tử cung

Ở đáy âm đạo là cổ tử cung. Mặt ngoài cổ tử cung và bên trong lỗ cổ tử

cung có hai loại tế bào phủ khác nhau. Lộ tuyến là hiện tượng tế bào ở trong

lỗ mọc cả ra mặt ngoài. Nhiều phụ nữ bị lộ tuyến một cách tự nhiên. Ngoài ra

lộ tuyến còn gặp ở người đã từng sinh đẻ hoặc bị viêm âm đạo, viêm nhiễm

xâm nhập do đó, nếu bị viêm cổ tử cung thì cần được điều trị ngay.

* Viêm phần phụ

Viêm phần phụ bao gồm các viêm nhiễm ở ống dẫn trứng và buồng

trứng. Bệnh này do vi khuẩn từ âm đạo, cổ tử cung đi lên mà gây ra, thường

là vi khuẩn lậu, chlamydia, hoặc tạp khuẩn. Việc sinh đẻ, đặt vòng, hút, nạo

thai làm tăng nguy cơ viêm phần phụ, vì đường sinh sản phía trên có cơ hội

tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.

Nhiều phụ nữ bị viêm phần phụ mà không có triệu chứng, cũng có

những phụ nữ thấy đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường kinh nguyệt

bất thường, giao hợp đau. Viêm có thể gây dính ống dẫn trứng, hậu quả là vô

sinh hoặc chửa ngoài tử cung, nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, nếu có triệu

chứng viêm thì cần đi khám để được điều trị ngay.

3.3. Bệnh lây qua đường tình dục

Có khoảng hơn hai chục loại bệnh lây qua đường tình dục (viết tắt là

BLQĐTD). Trong các bệnh này, một số có thể lây qua đường khác như

đường máu, mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú, nhưng tình dục là

đường lây chủ yếu.

Trước kia chúng được gọi là "bệnh phong tình", “bệnh hoa liễu”, ám chỉ

rằng những người chơi bời trai gái, những người mại dâm hay mắc bệnh.

Nhưng ngày nay, nhạn thấy rằng bệnh phổ biến trong mọi giới, không phân

biệt quan niệm và hành vi đạo đức ta chuyển sang cách gọi chính xác hơn là

"bệnh lây qua đường tình dục" (BLQĐTD).

BLQĐTD rất dễ lây, ví như bệnh lậu, nếu quan hệ tình dục một lần với

người bị bệnh thì nam giới có khả năng lây bệnh là 25%, ở nữ giới khả năng

đó cao hơn, là 50%. Cũng có thể có người mắc bệnh mà không hay biết, vì

khoảng 50% những người nhiễm BLQĐTD không có triệu chứng.

BLQĐTD gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và có những bệnh không

chữa khỏi hẳn được. Ví dụ: Mụn rộp, sùi mào gà nếu bị mắc thì sẽ mang cả

đời, vì không chữa khỏi được. Lậu, giang mai nay có thuốc điều trị được nếu

đến các cơ sở y tế khám chữa. Nhưng nếu không biết có bệnh hoặc biết mà

ngại ngần để lâu thì sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như vô sinh huỷ

hoại các cơ quan nội tạng. Vi rút papilloma làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử

cung và ung thư dương vật, HIV/ AIDS chưa có thuốc trị và đã làm chết nhiều

người…

a. Các BLQĐTD thông thường

* Nhiễm trùng roi (trichomonas)

Trùng roi là một loại ký sinh trùng mà nam giới nhiễm phải thường

không có triệu chứng, do vậy đây là một nguồn lây nhiễm bệnh nguy hiểm.

Chỉ một số ít người thấy dương vật tiết mủ, tiểu buốt, nhưng cũng có một số

trường hợp lan đến tuyến tiền liệt, thậm chí gây vô sinh.

Còn phụ nữ nhiễm trùng roi thì đa số có dịch âm đạo ra nhiều màu

vàng xanh, hôi, ngứa âm đạo, một số người còn đau khi tiểu tiện, giao hợp,

nhưng cũng có một số mang trùng roi mà không có triệu chứng gì. Phụ nữ

mang thai nhiễm trùng roi dễ đẻ non hoặc đẻ con thiếu cân.

Bác sĩ có thể chẩn đoán trùng roi và điều trị dễ dàng bằng kháng sinh

đặc hiệu.

* Lậu và chlamydia

Đây là hai bệnh lây qua đường tình dục hay đi kèm với nhau. Lậu và

chlamydia thường nhiễm vào cổ tử cung phụ nữ và đường tiết niệu nam giới,

ngoài ra cũng có thể có ở trực tràng (bên trong hậu môn) và cổ họng. Đa số

nam giới nhiễm các bệnh này đều có hiện tượng ra mủ ở dương vật, tiểu

buốt. Nữ giới kém may mắn hơn, chỉ có một số ít phụ nữ tiết dịch âm đạo bất

thường, tiểu buốt hoặc đau bụng dưới, còn đa số không có biểu hiện gì nên

không biết mình bị bệnh.

Lậu và chlamydia có thể để lại những hậu quả rất nguy hiểm, nếu

không phát hiện và điều trị kịp thời, triệt để. Ở nữ, bệnh có thể gây viêm phần

phụ, viêm tắc ống dẫn trứng. Khi người mẹ bị mắc căn bệnh này trong thời

gian mang thai, bệnh có thể lây sang con khiến đứa trẻ bị viêm kết mạc, có

thể dẫn tới mù mắt. Nam giới bị một trong hai bệnh này nếu không điều trị

sớm, bệnh có thể gây viêm ống dẫn tinh và mào tinh, có khi dẫn đến vô sinh.

Lậu không được điều trị còn có thể biến chứng đến các khớp xương, đến tim,

đến não.

Không phải 100% người mang bệnh lậu đều xét nghiệm thấy được

bệnh, đặc biệt là giới nữ khó chẩn đoán hơn nam giới. Chlamydia thì xét

nghiệm rất đắt tiền và hiếm nơi có điều kiện thực hiện. Do đó, cách điều trị

thường là chẩn đoán bệnh lậu, sau đó điều trị đồng thời cho cả hai bệnh. Lậu

và chlamydia có kháng sinh đặc trị, nếu phát hiện khi chưa biến chứng thì có

thể chữa khỏi không mấy khó khăn.

* Giang mai

Giang mai là BLQĐTD nguy hiểm, bệnh có các triệu chứng sau:

Dấu hiệu đầu tiên của giáng mai là một vết loét ở bộ phận sinh dục sau

khi có quan hệ tình dục với người bị nhiễm giang mai từ 7 đến 90 ngày. Vết

loét này thường đỏ, không đau, không chảy máu, có bờ nhẵn nhụi, cứng

giống như sụn. Nếu vết loét này xuất hiện trong âm đạo thì người bệnh có thể

không nhận biết được nhưng vẫn làm lây bệnh cho người khác. Vết loét này

có thể mất sau vài tuần, thậm chí nếu không được điều trị người bệnh có thể

tưởng rằng bệnh tự khỏi nhưng thực ra vi khuẩn đã đi vào máu và bắt đầu tấn

công các bộ phận khác của cơ thể. Thời kỳ này bệnh dễ lây lan.

Sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng có thể xuất hiện các triệu chứng như:

sốt, đau họng, đau miệng, rụng tóc, sưng hạch, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,

người nổi các vết màu hồng đỏ gọi là đào ban (hết trong vòng vài tháng), sau

đó các sản đỏ nổi cao trên mặt da, các sản trợt, sản phì đại ở cơ quan sinh

dục, hậu môn và miệng chứa rất nhiều vi trùng. Cũng rất có thể nhiều người

trải qua giai đoạn này mà không hề có triệu chứng.

Nếu không chữa trị, nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sau bệnh có

thể biến chứng vào các cơ quan gây các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim,

mù, điếc, liệt… và dẫn đến cái chết.

Ngoài đường lây chính là đường tình dục, giang mai còn có thể lây từ

mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở, có thể gây thai chết lưu, con dị

tật bẩm sinh, hoặc chết sau đẻ.

Bệnh giang mai tuy nguy hiểm nhưng có thể chẩn đoán được bằng

cách thử máu và điều trị bằng thuốc đặc trị, với liều lượng phụ thuộc vào mức

độ bệnh.

* Mụn rộp sinh dục (hay còn gọi là Écpét sinh dục)

Đây là bệnh do vi rút Écpét (Herpes) gây ra. Có nhiều chủng écpét gây

bệnh ở nhiều nơi trên cơ thể, như ở da. niêm mạc, hệ thần kinh trung ương,

nội tạng. Một chủng đặc biệt (HIV-2) thường nhiễm vào cơ quan sinh dục, đa

số người nhiễm không có biểu hiện gì, chỉ một số có triệu chứng. Triệu chứng

khi mới nhiễm là sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiểu đau, âm đạo hay đường tiết niệu

tiết dịch ra nhiều, sưng hạch ở háng; cơ quan sinh dục và hậu môn lên các

nết mụn tự lành, nhưng vi rút còn tồn tại trong cơ thể người bệnh cả đời.

Thỉnh thoảng người bệnh bị lên mụn rộp, sau đó lành, rồi một thời gian lại

xuất hiện mụn mới. Khi làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều ốm đau, vi

rút có thể bị kích thích mà tái hoạt động, làm phát sinh các mụn rộp. Vi rút có

thể lây sang người khác khi đang có mụn và trong thời gian một, hai ngày

trước và sau khi có mụn.

Ở nam giới bệnh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn nhưng ở

nữ giới bệnh có thể truyền cho con khi mang thai, khi sinh đẻ, có thể gây đẻ

non, sinh con yếu hoặc con có thể nhiễm bệnh nặng nguy hiểm đến tính

mạng hoặc bị các dị tật thần kinh bẩm sinh.

Bác sĩ có thể cho thuốc đề mụn đỡ đau. mau lành, nhưng không có

thuốc nào loại trừ được vi rút ra khỏi cơ thể và chữa khỏi bệnh được.

* Sùi mào gà

Sùi mào gà do vi rút papilloma gây ra. Đây là một loại vi rút thường gặp.

Một số chủng papiuoma gây mụn cơm ở tay, chân. Một số chủng khác lây

qua đường tình dục, nhiều người nhiễm mà không cô biểu hiện gì, nhưng

cũng có nhiều người (cả nam và nữ) phát bệnh sùi mào gà.

Sùi mào gà có nghĩa là 1-6 tháng sau khi nhiễm vi rút, cơ quan sinh dục

xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Nếu phụ nữ mang thai

thà có sùi trong âm đạo thì việc sinh nở có thể khó khăn vì các nết sùi cản

đường ra của bé, đồng thời bé có thể nhiễm vi rút của các nốt sùi.

Điều trị: bác sĩ thường xử lý bằng cách bôi hoá chất, áp ni tơ lỏng,

cắt… Đáng buồn là không có thứ thuốc nào giúp loại bỏ được thứ vi rút này,

nên đã chữa rồi, sùi vẫn có thể mọc lên.

Một tác hại nữa của vi rút papilloma là một số chủng có thể gây ung thư

cổ tử cung, ung thư dương vật, dù có biểu hiện sùi mào gà hay không. Vì loại

vi rút này khá phổ biến, nên bác sĩ khuyên rằng phụ nữ đã sinh hoạt tình dục

hoặc trên 25 tuổi nên làm phiến đồ âm đạo định kỳ để phát hiện sớm các tế

bào tiền ung thư, điều trị cho kịp thời, nhất là trong trường hợp bị sùi mào gà.

Nam giới nếu bị sùi mào gà cũng nên khám dương vật định kỳ.

* Bệnh hạ cam

Bệnh này do một loại trực khuẩn tên gọi Ducrey gây ra. Triệu chứng là

những vết loét đau có mủ ở bên trong cơ quan sinh đục hoặc hậu môn,

thường nổi hạch ở bẹn. Nếu chỉ bị loét ở bên trong thì không nhìn thấy vết

loét, nhưng có thể tiểu buốt, đau khi đi ngoài và khi giao hợp, tiết dịch bất

thường, chảy máu ở hậu môn. Bệnh này có kháng sinh đặc hiệu để điều trị.

* Rận mu

Rận mu là ký sinh trừng sinh sống ở lỗ chân lông vùng sinh đục, gây

ngứa ngáy rất khó chịu và lây qua quan hệ tình dục. Nếu bị rận mu, có thể

cạo lông vùng cơ quan sinh dục để loại bỏ rận. Có thể điều trị hiệu quả bằng

thuốc DEP.

* Ghẻ

Ghẻ là ký sinh trùng ăn vào da gây ngứa ngáy. Ghẻ lây qua bất cứ hình

thức tiếp xúc da nào, có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào trên da. Có những khi

ghẻ nhiễm ở khu vực sinh dục, khi đó nó lây qua đường tình dục. Nếu bị ghẻ

hãy bôi thuốc DEP và cũng cần chú ý vệ sinh quần áo, chăn chiếu và điều trị

đồng thời cho những người khác trong gia đình nếu bị nhiễm ghẻ.

b. Bệnh không phải ở hệ sinh dục mà lây qua đường tình dục - Viêm

gan B

Vi rút viêm gan B gây bệnh ở gan nhưng lây qua dịch sinh dục và lây

qua máu. Một người có thể nhiễm vi rút mà không có biểu hiện gì, nhưng

cũng có thể sau khi nhiễm từ 6 tuần đến 6 tháng thì phát bệnh gan. Khi bệnh

phát sẽ có các triệu chứng như: mệt mỏi, đau đầu, tiểu sẫm màu, đau bụng,

vàng da, vàng mắt. ở nhiều người bệnh tự khỏi, nhưng cũng có thể trở thành

mãn tính, gan yếu dần, có thể sẽ bị xơ gan, ung thư gan, tử vong.

Bệnh viêm gan B không có thuốc đặc hiệu. Vì vậy, nhiều người mang

mầm bệnh có thể lây cho người khác, mà chính bản thân họ không biết. Có

thể phòng bằng cách sau: Phải đi thử máu để biết mình có nhiễm vi rút viêm

gan B không. Nếu không, hãy tiêm vác xin phòng bệnh ngay, như vậy sẽ

không bao giờ mắc phải căn bệnh tai ác này. Còn nếu là người mang mầm

bệnh viêm gan B, hãy lưu tâm phòng ngừa cho người khác.

Nếu là phụ nữ có thai bị viêm gan B, cần báo cho bác sĩ biết để tiêm

chủng cho con ngay sau khi sinh.

* Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Có ba cách phòng bệnh:

+ Không quan hệ tình dục.

+ Cả hai bạn tình chung thuỷ với nhau và đều không có bệnh.

+ Dùng bao cao su.

Có thể kết hợp linh hoạt ba cách trên.

Nếu hai người nam nữ mới bắt đầu quan hệ tình dục (dù đã thành gia

đình hay chưa) thì trước tiên hãy dùng bao cao su để bảo vệ nhau (và cũng

để tránh thai). Khi hai người cảm thấy thực sự chung thuỷ và gắn bó, hãy đưa

nhau đến phòng phẩm da liễu xét nghiệm những bệnh thường gặp nhất để

nếu có thì cả hai cũng biết và điều trị. Sau đó hãy quyết định có bỏ bao cao su

hoặc không. Một điều cần lưu ý là khi một người phát hiện mình bị bệnh lây

truyền qua đường tình dục, cần thông báo với ban tình để cả hai cùng được

điều trị.

c. HIV và AIDS

* Khái niệm chung

HIV là tên gọi của loại virus làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở người,

nếu nhiễm phải nó, khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể sẽ bị suy yếu. HIV

là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immuno Deficiency Virus). Người

mang virus HIV được gọi là người nhiễm HIV. Cho đến nay, chưa có vắc xin

phòng ngừa nhiễm HIV. HIV là loại virus gây nhiễm trùng chậm phát triển. Khi

đã xâm nhập vào tế bào của cơ thể người, HIV sẽ tồn tại mãi trong đó. Để

sinh sản, HIV phải xâm nhập vào tế bào miễn dịch của cơ thể người, ký sinh

ở đó, gây rối loạn và phá hủy các tế bào có khả năng chống đỡ với bệnh tật,

gây suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống đỡ với các

bệnh mà những tế bào này thường chống đỡ được. Các bệnh nhiễm trùng

phát triển do HIV đã làm hệ thống miễn dịch suy yếu được gọi là những bệnh

"nhiễm trùng cơ hội". Những bệnh này có thể bao gồm: những bệnh nhiễm

khuẩn đường hô hấp, các bệnh viêm loét dạ dày, đường ruột, nhiễm nấm

trong miệng hoặc tiêu chảy, viêm màng não, các bệnh viêm da, viêm niêm

mạc. Ở một số người có thể phát triển thành ung thư.

* Khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể người của HIV

Người nhiễm HIV sẽ mang nó suốt đời cho đến lúc chết. Khi người

nhiễm HIV chết, HIV vẫn tiếp tục tồn tại trong tử thi từ 1 đến 2 ngày. Ở ngoài

môi trường, HIV rất dễ bị tiêu diệt bằng các phương pháp tiệt trùng thông

thường như luộc, hấp, sấy và một số hóa chất. Nhưng nếu không được xử lý,

HIV có thể tồn tại đến 72 giờ trong máu khô ở môi trường bên ngoài.

* Các giai đoạn tiến triển của HIVI/ AIDS

Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, nó có thể diễn biến qua các giai đoạn

sau:

- Giai đoạn cửa sổ

- Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng

- Giai đoạn AIDS

Giai đoạn cửa sổ

Giai đoạn cửa sổ là thời gian đầu khi HIV đã xâm nhập vào cơ thể

nhưng chưa xuất hiện kháng thể hoặc đã có nhưng số lượng quá ít nên xét

nghiệm cho kết quả HIV âm tính. Giai đoạn cửa sổ thường kéo dài khoảng từ

3 đến 6 tháng sau khi nhiễm HIV. Để phát hiện được HIV thì phải đợi sau giai

đoạn cửa sổ. Điều đặc biệt cần lưu ý ở giai đoạn này là mặc dù xét nghiệm

HIV âm tính nhưng người nhiễm HIV vẫn có khả năng lây truyền HIV cho

người khác. Hầu hết những người nhiễm HIV ở giai đoạn này không có biểu

hiện hay triệu chứng gì, một số trường hợp có thể có một số biểu hiện như

sốt, đau cơ, đau khớp, phát ban đỏ ngoài da… nhưng các dấu hiệu này

không đặc trưng và thường bỏ qua.

Giai đoạn chưa có triệu chứng

Giai đoạn này bắt đầu từ khi nhiễm HIV cho đến khi bắt đầu thấy xuất

hiện những biểu hiện và triệu chứng của AIDS. Giai đoạn này có thể kéo dài

từ 6 đến nhiều năm. Trong giai đoạn này, người nhiễm HIV vẫn cảm thấy

khỏe mạnh, không có biểu hiện triệu chứng gì. Họ có thể mắc một số bệnh

thông thường nhưng có thể điều trị khỏi. Giai đoạn này có thể kéo dài và thay

đổi tùy thuộc từng người. Nếu người nhiễm HIV mắc thêm các bệnh khác thì

thời kỳ này sẽ rút ngắn hơn. Ở giai đoạn này, xét nghiệm có thể phát hiện

được HIV. Nhưng nếu người nhiễm HIV không đi xét nghiệm cũng sẽ không

biết mình đã nhiễm HIV.

Giai đoạn xuất hiện các triệu chứng của AIDS

AIDS không phải là một bệnh mà là một hội chứng, một tập hợp nhiều

dấu hiệu và triệu chứng xảy ra đồng thời. AIDS là từ viết tắt của cụm từ tiếng

Anh (Acquứed Immno Deficiency Syndrome). AIDS là giai đoạn cuối của

nhiễm HIV. Đa số người nhiễm HIV đều tử vong trong một vài năm sau khi

chuyển sang giai đoạn AIDS. Hầu hết người nhiễm HIV đều phát triển thành

AIDS. Thời gian kể từ khi nhiễm HIV đến khi chuyển thành AIDS có thể từ 2

đến 15 năm. Thời gian từ lúc xuất hiện các triệu chứng của AIDS đến khi chết

thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng.

Khi mới phát bệnh AIDS biểu hiện thường là sụt cân, ho kéo dài, ỉa

chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi đêm, đau họng, cổ, có nết mẩn trên da. Đến

giai đoạn AIDS toàn phần người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm

phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa,… gọi là các bệnh cơ hội. Chính

các bệnh cơ hội là thủ phạm đưa đến cái chết.

Hiện nay chưa có loại thuốc chống được HIV. Các nhà khoa học mới

tìm ra loại thuốc làm chậm sự sinh sôi của loại vi rứt này. Tuy nhiên giá thành

của thuốc khá cao.

Người nhiễm HIV dễ có tư tưởng bi quan vì họ nghĩ rằng chắc chắn sẽ

chết. Do đó có thể họ tự xa lánh mọi người hoặc có mặc cảm tội lỗi không

muốn làm phiền mọi người. Hoặc cũng có những người hằn học trả thù đời,

tìm cách truyền HIV cho những người khác. Vì vậy, những người xung quanh,

đặc biệt là những người thân không nên xa lánh họ. HIV không lây nhiễm qua

con đường tiếp xúc thông thường nên những người gần gũi người nhiễm HIV

không sợ bị lây nhiễm HIV. Không được có thái độ kỳ thị người nhiễm HIV.

Người nhiễm HIV là người bệnh chứ không phải người có lỗi. Phải coi người

nhiễm HIV cũng như những người có các loại bệnh khác. Họ cần được chăm

sóc chu đáo, được quan tâm động viên giúp đỡ để họ vượt lên số phận, sống

có ích, có ý nghĩa. Điều đáng chú ý là khi chăm sóc người nhiễm HIV cần biết

rõ cơ chế lây nhiễm để không bị nhiễm HIV. Đặc biệt khi chuyển sang giai

đoạn AIDS, người bệnh có thể có những lở loét ngoài da nên người xung

quanh ngại tiếp xúc. Những lúc đó người bệnh lại càng cần quan tâm chăm

sóc chu đáo hơn, động viên an ủi họ nhiều hơn.

* Con đường lây truyền HIV

HIV lây truyền qua 3 con đường chính: Quan hệ tình dục với người

nhiễm HIV mà không dùng bao cao su; qua đường máu như truyền máu,

dùng chung kim tiêm; truyền từ mẹ sang con.

- Lây truyền HIV qua đường tình dục

+ Sự lây nhiễm

Người mang vi rút HIV có nhiều vi rút trong các chất dịch sinh dục, do

đó vi rút có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Đối với

phụ nữ, vi rút đi qua niêm mạc mỏng của âm đạo, qua các vết xước ở âm đạo

mà giao hợp gây ra. Đối với nam giới, vi rút đi qua niêm mạc ở lỗ dương vật

hoặc da ở quy đầu. Do vậy, sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp

xúc cơ quan sinh dục đều có nguy cơ lây nhiễm.

Giao hợp dương vật - hậu môn dễ làm lây HIV nhất vì hậu môn và trực

tràng (ống ruột trong hậu môn) không có dịch trơn như âm đạo nên rất dễ xây

xước, khiến HIV dễ dàng truyền từ người này sang người kia.

+ Cách phòng tránh

Không quan hệ tình dục, không những tránh lây HIV mà còn tránh lây

nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, để thực hiện hữu hiệu phương pháp này phải

thật sự quyết tâm không để tình cảm lấn át lý trí. Nếu không muốn quan hệ

tình dục, đừng để cho bản thân và "đối phương" bị kích thích.

Chung thuỷ từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không nhiễm HIV. Chung

thuỷ không những là lá chắn ngăn chặn HIV và các bệnh tật khác, mà còn

bảo vệ hạnh phúc lứa đôi. Tất nhiên phải đảm bảo chung thuỷ cả hai người,

vì nếu chỉ một người thì chẳng khác gì đóng cửa trước mở cửa sau, kẻ gian

dễ lẻn vào. Song, trước tiên phải biết chắc cả hai không nhiễm HIV (bằng

cách xét nghiệm).

Dùng bao cao su: Là phương pháp "tình dục an toàn". Nếu không biết

chắc là hai người có mang HIV hay không, hãy luôn dùng bao cao su. Dùng

bao cao su còn có "tác dụng" là tránh có thai ngoài ý muốn và cũng tránh các

bệnh lây qua đường tình dục khác.

- Lây nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm.

+ Sự lây nhiễm

HIV có nhiều trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng,

hoặc tiệt trùng không đúng cách thì vẫn còn đọng máu (có thể không nhìn

thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm tim tiêm với người nhiễm HIV có thể bị

nhiễm HIV. Những người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao vì

nhiều khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn bè, hoặc dùng bơm kim của tụ

điểm bán ma túy.

+ Cách phòng tránh

Tốt nhất là dùng bơm kim tiêm một lần rồi bỏ (loại này có bán ở các

hiệu thuốc) nếu không có điều kiện thì dùng bơm kim tiêm riêng. tiệt trùng

trước và sau mỗi lần sử dụng.

- Nhiễm HIV do truyền máu nhiễm vi rút

+ Sự lây nhiễm

Truyền máu là tiếp nhận một lượng lớn máu vào cơ thể, do đó nếu

nhận máu của người nhiễm HIV, chắc chắn sẽ bị lây nhiễm.

+ Cách phòng tránh

Nước ta quy định các bệnh viện phải xét nghiệm và loại bỏ máu có HIV,

sốt rét, giang mai, viêm gan… để tránh lây bệnh qua truyền máu. Phong trào

kêu gọi những người khoẻ mạnh có thiện tâm đi hiến máu nhân đạo cũng vì

mục đích ấy.

Nếu cần truyền máu phải yêu cầu bệnh viện lấy máu của mình trước

thời gian phẫu thuật vài tháng hoặc xin máu của một người thân mà biết rõ

không nhiễm HIV.

- Nhiễm HIV do từ mẹ truyền sang con

+ Sự lây nhiễm

Cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con mà không có điều trị dự phòng trước

và sau khi sinh thì khoảng 25 - 30 trẻ sinh ra bị nhiễm HIV. HIV có thể lây

sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ

khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Một số trường hợp trẻ sơ sinh

nhiễm HIV bị AIDS khi chưa đầy một tuổi. Phần lớn số trẻ sơ sinh nhiễm HIV

không sống nổi quá hai tuổi. Tuy nhiên, một số ít trẻ vẫn có thể sống đến năm

lên 7 hoặc lâu hơn

+ Cách phòng tránh.

Có ý kiến cho rằng cách phòng tránh tết nhất là không sinh con. Song

điều đó rõ ràng là không phù hợp với cuộc sống con người. Người phụ nữ

nhiễm HIV cũng như bất cứ ai khác, có nhu cầu làm mẹ, đó là chưa kể mong

muốn của người chồng và những người thân khác trong gia đình. Vả lại, khả

năng lây nhiễm không phải là 100%. Do đó, chính người phụ nữ cùng chồng

mình là những người quyết định có sinh con hay không.

Những phụ nữ mang HIV có nguyện vọng sinh con cần đến bác sỹ

chuyên khoa để được tư vấn và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang

con. Nếu người phụ nữ nhiễm HIV quyết định sinh con, các bác sĩ chuyên

khoa sẽ chỉ dẫn cụ thể cách phòng tránh lây truyền HIV sang thai nhi và em

bé từ khi bà mẹ mang thai đến khi sinh con và chăm sóc con; tư vấn cho

người mẹ về nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ; khuyến khích nuôi trẻ bằng

thức ăn thay thế hoàn toàn. Trong điều kiện không thể nuôi hoàn toàn bằng

thức ăn thay thế, người mẹ có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6

tháng đầu (Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của Bộ Y

tế tháng 3 năm 2005).

- HIV không lây truyền trong các trường hợp:

+ Muỗi đốt

Khi đất, muỗi tiết vào cơ thể người một ít nước bọt, nhưng vì HIV không

sinh sống trong cơ thể muỗi nên nước bọt này không chứa HIV, nên không

thể lây nhiễm HIV được. Vòi muỗi rất tinh tế, cho phép muỗi lấy máu rất gọn

gàng, không bao giờ máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

Nên muỗi hoàn toàn không có khả năng làm lây nhiễm HIV.

+ Hôn

Hôn nhìn chung không làm lây nhiễm HIV, bởi HIV trong nước bọt vô

cùng ít, không truyền được. Chỉ khi hai người bị loét xước trong miệng hoặc

chảy máu răng mà hôn sâu thì mới có khả năng lây do tiếp xúc máu.

+ Tiếp xúc thông thường

Tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung

quần áo, ôm ấp, dùng chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung thường (tất nhiên

là không quan hệ tình dục) làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng

chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không gây nhiễm HIV.

Thái độ của gia đình và cộng đồng đối với người nhiễm HIV/ AIDS

Không lây qua tiếp xúc xã hội thông thường. Những người nhiễm HIV

cần được sống trong một môi trường hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc. Không

nên xa lánh, kỳ thị và phân biệt đối xử với họ (Quỹ Dân số Thế giới tại Việt

Nam).

Theo văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác phòng chống

HIV/AIDS - Nghị định số 341CP ngày 1 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ

hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng

suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), điều 6 đã quy định về trách

nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS như sau:

1. Động viên người bị nhiễm HIV/ AIDS đến các trung tâm tư vấn về

HIV/ AIDS.

2. Không được có thái độ xa lánh, kỳ thị người bị nhiễm HIV/AIDS.

3. Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV/ AIDS được chăm sóc về tinh

thần, vật chất và sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng.

4. Nhắc nhở người bị nhiễm HIV/ AIDS cùng gia đình và cộng đồng

thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.

5. Giúp đỡ và bố trí cho người bị nhiễm HIV/AIDS có việc làm thích

hợp.

4. Vấn đề làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ em

4.1. Mang thai

Mang thai là một việc hệ trọng của người phụ nữ. Do đó, cần có kế

hoạch khi mang thai. Cần chọn thời điểm thuận lợi về sức khỏe, công việc và

tình tình kinh tế gia đình để khi mang thai bản thân người mẹ được chăm sóc

tốt và khi đứa trẻ ra đời có đủ điều kiện chăm sóc bé tết nhất. Không nên có

quan niệm con cái là trời cho mà chúng ta có thể chủ động sinh con. Tuy

nhiên, không nên tính toán để chọn giới lính của con mà mỗi người cần đặt kế

hoạch cho những công việc của mình. Những công việc hệ trọng như mang

thai và sinh con càng cần có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Trước hết cần hiểu rõ

cơ chế thụ thai và những thay đổi của người mẹ khi mang thai.

a. Quá trình thụ thai

- Khi hai người nam nữ sinh hoạt tình dục có giao hợp và người nam

xuất tinh thì tinh dịch chứa mấy trăm triệu tinh trùng phóng thẳng vào âm đạo

người phụ nữ. Ngoài ra, chất dịch tiết ra từ dương vật trước khi xuất tinh cũng

có thể chứa một lượng nhỏ tinh trùng. Từ trong âm đạo tinh trùng sẽ di

chuyển lên buồng tử cung rồi lên ống dẫn trong. Nếu trong giai đoạn này có

trứng rụng thì tinh trùng sẽ gặp trong (tại đoạn 1/3 phía ngoài ống dẫn trứng)

và sẽ có hiện tượng thụ tinh diễn ra. Tinh trùng chui vào bên trong trứng, cả

hai hợp thành một tế bào gọi là hợp tử. Sau khi kết hợp với một tinh trùng,

trứng tiết ra một vỏ bọc chắc chắn và ngăn không cho tinh trùng thứ hai xâm

nhập vào trứng.

- Thời gian tồn tại của trung rất ngắn, chỉ từ 24 - 48 giờ, tinh trùng tồn

tại trong đường sinh dục nữ khoảng 24 - 72 giờ. Nhưng khả năng thụ tinh cao

nhất là trong vòng 12 - 24 giờ. Vì vậy muốn có hiện tượng thụ tinh, tinh trùng

phải gặp trứng vào đúng ngày trứng rụng hoặc được đưa vào từ cung trong

khoảng trước và sau rụng trứng 1 ngày.

- Nhờ nhu động của ống dẫn trứng, trắng dã được thụ tinh di chuyển

đến tử cung. Thời gian di chuyển khoảng 4 ngày. Thời gian đó, trống trải qua

quá trình phân chia và khi chạm vào niêm mạc tử cung, trứng có thể làm tổ

được ngay. Vì lý do nào đó trứng đã thụ tinh không di chuyển được vào tử

cung hoặc loa vòi trứng, trứng có thể phát triển ngay tại vòi trứng hoặc loa vòi

trứng. Hoặc do nhu động theo chiều ngược lại của ống dẫn trứng làm trứng

rơi vào ổ bụng. Những trường hợp này được gọi là chửa ngoài dạ con, nếu

không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy cơ vỡ loa vòi trứng và

chảy máu làm nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Sau khi vào đến buồng tử cung, trứng tiếp tục phát triển thêm khoảng 4

- 5 ngày rồi mới gắn vào niêm mạc tử cung. Như vậy trong đã thụ tinh thường

làm tổ trong niêm mạc tử cung vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 8 kể từ khi trứng

rụng. Đó cũng là lúc niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị để đón trứng làm tổ.

b. Sự biến đổi cơ thể mẹ

- Khi mang thai, người mẹ không hành kinh vì niêm mạc tử cung duy trì

làm tổ cho thai nhi cho đến khi chào đời. Một số ít phụ nữ có ra một hai giọt

máu khi chúng làm tổ gọi là máu báo, đó không phải là hành kinh

- Những tháng đầu thai kỳ, cơ thể phải làm quen với việc mang thai,

các hormone sinh dục gia tăng. Vì vậy, người mẹ có thể gặp các hiện tượng

thường gọi là nghén như: buồn nôn, nôn, khẩu vị thay đổi (thèm ăn một thứ

nào đó như đồ chua, ngọt, gạo sống… hoặc ghét sợ một món ăn nào đó), đi

tiểu nhiều lần. Nghén nhìn chung chỉ kéo dài nhiều nhất là ba tháng.

Các tuyến sữa ở bên trong vú bắt đầu phát triển, vú người mẹ căng lên

mạch máu nổi rõ, núm và quầng vú to ra đậm màu. Hệ tuần hoàn tăng giãn

nhanh chóng, người mẹ có thể có lúc thấy hơi nhức đầu chóng mặt vì máu

sinh không kịp. Dịch âm đạo và nước bọt tiết ra nhiều hơn.

Trong ba tháng đầu người mẹ chỉ tăng cân ít, thậm chí một số bà mẹ

còn sút cân đôi chút.

Từ tháng thứ tư, cơ thể người mẹ đã thích ứng với việc mang thai, nên

những hiện tượng nghén nhìn chung giảm dần, người mẹ ăn được và cảm

thấy khoẻ hơn. Ba tháng giữa mỗi tháng cơ thể người mẹ tăng gần 2 kg.

Trong ba tháng này tử cung nặng lên khoảng 20 lần, khiến bụng ngày càng

lớn do sức nặng của tử cung, đôi lúc người mẹ có thể tức bụng, đau lưng,

chân hoặc hậu môn có thể bị giãn tĩnh mạch.

Cặp vú của người mẹ tiếp tục phát triển, gần đến tháng thứ năm có thể

tiết ra một ít chất dịch màu hơi vàng.

Hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thay đổi. Tổng lượng máu tăng

lên, tim to ra để có sức bơm mau lên khắp cơ thể. Chính vì thế, một số phụ

nữ mang thai dễ bị chảy máu cam, chảy máu lợi.

Thời gian này dịch tiết âm đạo có thể ra nhiều. Vì vậy, cần mặc quần

thoáng và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Từ tháng thứ tám thai nhi lớn rất nhanh, người mẹ có thể tăng 3 - 6 kg

trong ba tháng cuối. Vì sức ép của tử cung người mẹ có thể thấy tức bụng,

đau lưng, giãn tĩnh mạch chân và hậu môn, cũng có thể khó thở và đôi khi bị

chuột rút.

4.2. Chăm sóc người mẹ khi mang thai

a. Những trường hợp bình thường

- Để thai được khoẻ, trước hết bố mẹ phải chăm lo sức khoẻ từ trước

khi thụ thai vì sức khoẻ của bố, mẹ có tốt thì mới có trứng và tinh trùng khoẻ

mạnh.

- Khi có thai cần khám thai định kỳ, điều này là hết sức cần thiết để kịp

thời phát hiện những nguy cơ tai biến, bảo đảm an toàn thai nghén và sinh

nở. Nên đi khám thai sớm và thường xuyên, nếu điều kiện khó khăn thì cũng

nên khám thai một lần trong ba tháng đầu. Một lần trong ba tháng giữa và hai

lần trở lên trong ba tháng cuối. Người mẹ cần được tiêm vắc xin phòng uốn

ván hai lần.

Người mẹ cần ăn nhiều hơn khi mang thai và ăn nhiều bữa, không nên

sợ ăn nhiều thì thai to, khó đẻ. Đây là một thành kiến sai lầm. Việc ăn uống

của người mẹ phải đầy đủ các chất cần thiết như: Chất đạm cần cho sinh

trưởng (có trong thịt, cá tôm, cua, trứng, sữa, đậu phụ, các loại đỗ, lạc) các

loại Vitamin và chất khoáng để tăng sức đề kháng (có trong rau hoa quả);

Can xi để tạo xương (có trong xương, sữa); Sắt để cho máu (có trong gan,

thịt bò, bí đỏ, rau màu xanh sẫm) thức ăn cung cấp năng lượng (có trong

cơm, khoai tây, bánh mì); chất béo (có trong mỡ động vật, dầu thực vật, lạc,

vừng, bơ, sữa). Mỗi ngày người mẹ cần uống khoảng hai lít nước (kể cả

nước canh, nước hoa quả).

Người mẹ không nên kiêng khem vô lý, nhưng có một số thức ăn mẹ

cần tránh ăn nhiều như đường và các loại đồ ăn ngọt có nhiều đường, vì

đường không bổ dưỡng cho cơ thể lại gây cảm giác no, nên người mẹ không

ăn được nhiều những thức ăn bổ dưỡng.

- Việc dùng thuốc cả đông, tây y phải rất cẩn thận và phải có sự chỉ dẫn

của bác sĩ.

- Người mẹ cần phải tránh những môi trường dễ lây bệnh tật và tránh

xa những chất gây hại như không nên đến chỗ có người mắc bệnh truyền

nhiễm, không ăn thức ăn sống, thiếu vệ sinh, lánh bị cảm lạnh, không hút

thuốc lá, uống rượu và tránh xa khói thuốc của người khác.

- Mỗi ngày người mẹ nên ngủ khoảng 9 - 11 tiếng (ngủ trưa một tiếng,

đêm 8 - 10 tiếng) cần tránh mang vác vật nặng, đi bộ nhiều tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, người mẹ cũng cần vận động nhẹ nhàng cho máu lưu thông, tăng

cường hô hấp và tiêu hoá.

- Khi mang thai người mẹ cần giữ được tinh thần vui vẻ thoải mái. Nên

nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, tránh xem những bộ phim kinh dị, nghe

những bản nhạc quá mạnh.

Người chồng cần quan tâm giúp đỡ vợ trong mọi công việc cùng vợ lo

lắng cho đứa con tương lai. Điều đó sẽ làm cho người mẹ thấy được chia sẻ

và sẽ bớt được những vất vả khi mang thai.

- Khi mang thai vẫn có thể sinh hoạt tình dục nhưng cần hạn chế và

nhẹ nhàng hơn. Cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm đường

sinh dục, có hại cho người mẹ và thai nhi

b. Những trường hợp cần lưu ý đề phòng tai biến

- Người mẹ có tiền sử nạo, hút thai hoặc sảy thai nhiều lần, đã từng mổ

đẻ, đã từng đẻ non, sinh con chết lưu hoặc chết sơ sinh đã từng chửa ngoài

tử cung hoặc đã từng bị sản giật.

- Người mẹ mang thai đôi, thai ba hoặc thai con so (con lần đầu), người

mẹ đã ngoài 35 tuổi, là con dạ (con lần thứ hai trở đi) mà người mẹ đã ngoài

40 tuổi hoặc người mẹ đã đẻ 4 lần trở lên.

- Khi đang mang thai, người mẹ bị một trong các bệnh; Tim, hen phế

quản, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh về máu, thiếu máu nặng, lao.

Một số dấu hiệu cần biết để xử lý kịp thời:

- Trong thời gian đầu mang thai nếu nôn nhiều, không ăn uống được

cần xác định nguyên nhân: có thể do nghén thông thường, cũng có thể do các

nguyên nhân khác (thai đôi, chửa trứng…)

- Ra máu: Các trường hợp ra máu nhẹ thường không có vấn đề lớn,

nhưng cần đi khám ngay vì có khả năng là dấu hiệu rau tiền đạo, rau bong

non, động thai, sẩy thai, chửa ngoài tử cung…

- Chất dịch âm đạo hôi, âm hộ ngứa nhiều có thể là dấu hiệu viêm

nhiễm, cần được điều trị ngay. Nếu cần thiết phải điều trị cả hai vợ chồng.

- Sâu răng, viêm lợi: Cần chữa ngay, tránh để nặng, có thể nhiễm trùng

toàn thân. Người mẹ cần ăn thêm những thức ăn có chứa nhiều Canxi.

- Đi đái rắt và buốt: Cần khám và điều trị ngay nếu viêm đường tiết

niệu.

- Chân sưng, đau, kèm theo sốt: Có thể là viêm tĩnh mạch, cần được

điều trị.

- Phù nặng đột ngột (đặc biệt là phù mặt, phù tay) đau dầu chóng mặt,

mờ mắt, nôn. Đây là dấu hiệu tiền sản giật, cần đưa người mẹ đến bệnh viện

cấp cứu.

- Đau bụng kèm theo ra máu: Cần đưa đến bệnh viện ngay, vì có thể là

sảy thai, hoặc chửa ngoài dạ con có thể nguy đến tính mạng.

- Mất các dấu hiệu thai nghén: Nếu người mẹ cảm thấy các dấu hiệu

thai nghén tự nhiên mất đi hoặc ra sữa thì nên đi khám, vì có khả năng thai

không sống nữa.

c. Sảy thai

- Có nhiều trường hợp sảy thai từ trước khi người phụ nữ biết mình có

thai. Trứng và tinh trùng kết hợp nhưng bị đào thải ngay nên người phụ nữ

vẫn hành kinh. không biết mình sảy thai.

- Có những trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu, nguyên nhân chủ

yếu là phôi có bất thường về gen nên cơ thể ngừng thai nghén để không sinh

ra một cơ thể khuyết tật. Đây là một sự đào thải may mắn.

- Một số ít trường hợp sảy thai muộn trong tháng thứ tư hoặc tháng thứ

năm. Nguyên nhân thường do sức khoẻ của người mẹ, tình trạng tử cung bất

thường hoặc hở eo cổ tử cung, do sử dụng một loại thuốc có hại, tiếp xúc với

chất độc hại (hoá chất độc hại thuốc trừ sâu).

- Có thể sảy thai do người mẹ bị chấn thương nặng hoặc rau thai có

vấn đề. Đa số trường hợp người mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng phục hồi

sức khoẻ và sau đó lại mang thai sinh nở bình thường. Một số ít trường hợp

cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Việc sảy thai sẽ khiến cho cả 2 vợ chồng, đặc biệt là người vợ buồn

phiền, nhưng không nên lo lắng quá và đừng tự trách mình. Cần tĩnh dưỡng

để cơ thể mau khoẻ lại và sẽ có những cơ hội mang thai an toàn và tốt đẹp.

d. Chửa ngoài tử cung

Là trường hợp trứng sau khi thụ tinh không về được đến tử cung, phải

làm tổ trong ống dẫn trong (cũng có trường hợp hiếm là trong ổ bụng), ống

dẫn trứng không co giãn như tử cung nên khi thai lớn lên đến mức độ nào đó

thì ống dẫn trứng sẽ vỡ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Triệu trứng chửa ngoài tử cung là ra máu và đau bụng dưới. Người phụ

nữ biết mình có thai (hoặc thấy chậm kinh) mà đau bụng và ra máu thì phải

hạn chế vận động và đến bệnh viện ngay để chạy chữa kịp thời nếu là chửa

ngoài tử cung. Nếu ống dẫn trứng vỡ thì sẽ thấy đau đột ngột. dữ đội, có thể

nôn hoặc ngất, cần được phẫu thuật ngay, có thể cần truyền máu nữa.

Việc có thai ngoài tử cung có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Nhưng

nguy cơ cao hơn ở những người đã từng bị bệnh lây qua đường tình dục

hoặc đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng vì viêm nhiễm do phẫu thuật có thể

làm tắc ống dẫn trứng, cản trở đường đi của trứng..

4.3. Vô sinh

a. Khái niệm vô sinh

Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp

thường xuyên đã 2 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có

thụ thai nhưng lần nào cũng sảy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ

trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con, cũng có

thể là thứ phát, tức là đã từng có con, nhưng sau mất khả năng đó.

Có những trường hợp vô sinh chỉ là do sinh hoạt tình dục của hai vợ

chồng. Chẳng hạn như tính ngày sai nên không giao hợp vào những ngày có

khả năng thụ thai. Song đa số là do nguyên nhân thực thể. Khoảng 40% các

trường hợp vô sinh nguyên nhân là ở giới nam, 40% nguyên nhân là ở giới

nữ, 20% là do nguyên nhân ở cả hai bên. Một số cặp vợ chồng có suy nghĩ

sai lầm rằng thai nghén sinh đẻ là hoàn toàn do vợ, thấy muộn con thì vợ đi

khám, còn chồng thì không nghĩ là có thể do mình. Vì thế mà họ bỏ lỡ khả

năng chữa khỏi bệnh để sinh con. Muốn điều trị vô sinh, cả hai vợ chồng cần

đi khám để phát hiện nguyên nhân mà điều trị.

Nguyên nhân vô sinh ở nam giới

- Tinh trùng chất lượng kém hoặc số lượng ít, bởi việc sản xuất và hoàn

chỉnh tinh trùng bị trục trặc; có thể do viêm tinh hoàn hay mào tinh, hoặc do

thường xuyên mặc quần áo chật khiến tinh hoàn bị nóng, hoặc do giãn tĩnh

mạch trong bao tinh hoàn, hoặc do bất thường về hormone.

Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế, có thể do viêm tuyến tiền

liệt khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Việc sử dụng một số thuốc điều

trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến di chuyển của tinh

trùng.

- Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn và túi tinh, chủ yếu do

viêm ống dẫn tinh, hậu quả của bệnh lây qua đường tình dục.

- Niệu đạo không thông qua ngoài ở đầu dương vật, mà bị lệch thông ra

ngoài ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng xuất ra khó đi vào cổ tử cung.

Nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới

- Ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc do viêm phần phụ, hoặc do

bệnh tại nội mạc tử cung, khiến trứng và tinh trùng không gặp được nhau.

- Rối loạn hormone khiến không rụng trứng thường xuyên hoặc niêm

mạc tử cung không tăng trưởng và đào thải theo đúng quy luật thông thường.

- Tử cung có hình dạng bất thường, hoặc có u xơ.

- Chất dịch cổ tử cung hoặc độ axít âm đạo bất thường cản trở tinh

trùng từ âm đạo đi vào tử cung.

- Hệ miễn dịch người phụ nữ tạo ra các kháng thể để diệt tinh trùng

theo cơ chế đào thải vật lạ.

Mọi người đều có thể bị vô sinh, không phân biệt người khoẻ người

yếu, người béo người gầy. Nhiều người thể trạng bình thường, khả năng tình

dục không có gì đáng phàn nàn nên không nghĩ mình có thể bị vô sinh, đến

khi khám mới thấy có vấn đề. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ chung, chế độ

dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một số người.

Các chất độc hại, đặc biệt là thuốc lá, rượu, ma tuý, hoá chất trong chiến

tranh, hoá chất trong nhà máy hoá chất… có ảnh hưởng đến khả năng sinh

sản. Vì chúng làm yếu tinh trùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào

thai trong bụng mẹ. Việc mắc BLQĐTD làm tăng khả năng vô sinh ở cả nam

và nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ lập gia đình muộn khi gần 40 tuổi thường khó có

thai hơn, do khả năng sinh sản đã giảm đi so với khi còn trẻ.

b. Khám chữa vô sinh

Khám vô sinh không phải chỉ một lần là có kết quả ngay như nhiều

bệnh thông thường. Trước hết bác sĩ đánh giá sức khoẻ chung của hai vợ

chồng, hỏi về đời sống riêng tư. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân thực tế. Bác sĩ

khám phụ khoa cho người vợ hỏi về tình hình kinh nguyệt, thực hiện các biện

pháp chẩn đoán. Có thể: đo thân nhiệt hàng ngày để theo dõi trứng rụng;

bơm hơi ống dẫn trứng và chụp hình tử cung, ống dẫn trứng khoảng 1-2 ngày

sau đợi hành kinh; siêu âm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng; xét nghiệm

các mức hormone trong máu; sinh thiết niêm mạc tử cung. Đối với người

chồng, bác sĩ khám cơ quan sinh dục; phân tích tinh dịch; xét nghiệm các

hormone trong máu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu hai vợ chồng giao hợp và lấy

dịch âm đạo của người vợ trong vòng 1 -2 giờ sau đổ để kiểm tra độ năng

động và khả năng tiếp cận buồng tử cung của tinh trùng Tất nhiên không phải

ai cũng cần thực hiện tất cả các việc đó mà việc chọn phương pháp chẩn

đoán phụ thuộc vào kết quả của mỗi lần khám và xét nghiệm.

Tuỳ theo nguyên nhân bác sĩ sẽ có cách điều trị. Nếu là vấn đề về

hormone thì điều trị bằng cách bổ sung homlone cho cơ thể. Nếu có viêm

nhiễm thì chữa cho khỏi viêm. Nếu tắc ống dẫn trứng thì thông bằng bơm hơi,

bơm thuốc, phẫu thuật.

Chữa vô sinh có thể nhanh nhưng cũng có thể lâu dài. Vì vậy hai vợ

chồng phải quyết tâm và kiên trì.

4.4. Sinh nở

Quá trình chuyển dạ đẻ thông thường kéo dài khoảng 8-15 giờ với con

đầu (có thể nhanh hơn với con sau).

- Dấu hiệu quan trọng nhất của chuyển dạ là đau bụng từng cơn tăng

dần và thường ra chất nhảy màu hồng ở âm đạo. Đây chính là nút chất nhảy

đóng kín cổ tử cung trong những tháng mang thai, khi chuyển dạ nó rơi ra

cùng với một vài giọt máu từ mao mạch cổ tử cung đang mở nên có màu

hồng. Một số bà mẹ vỡ ối khi chuyển dạ, khi đó âm đạo ra nước, có thể nước

trào ra nhiều, cũng có thể chỉ rỉ nước nhẹ nhàng.

- Tử cung co bóp khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, cuối cùng đủ

rộng cho đầu của em bé lọt ra (khoảng 10 cm). Đây là giai đoạn dài nhất và

khó khăn nhất trong chuyển dạ.

- Khi thấy cổ tử cung mở trọn vẹn cán bộ y tế yêu cầu người mẹ rặn đẻ.

Nếu là con đầu giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tiếng, con sau thì nhanh hơn.

- Sau khi bé ra đời, tử cung co bóp để rau bong ra khỏi thành tử cung

và được đẩy ra âm đạo, cán bộ y tế lấy rau ra. Nếu rau bong ra không hoàn

toàn, cán bộ y tế phải can thiệp để lấy hết rau ra.

4.5. Chăm sóc người mẹ sau khi sinh

Sau khi sinh người mẹ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để

phục hồi sức khoẻ, người mẹ cần được ngủ nhiều cho lại sức, việc thức trông

con nên để cho bố hoặc những người thân khác giúp dỡ. Người mẹ cần ăn

đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khoẻ và để có sữa cho con bú. Nên ăn

nhiều hơn khi mang thai.

Sau khi sinh người mẹ nên sớm tắm bằng nước nóng cho sạch sẽ, cần

rửa âm hộ bằng nước sạch dã đun sôi, cũng có thể pha thuốc rửa vệ sinh phụ

nữ. Chỉ nên rửa bên ngoài, không nên rửa bên trong hoặc dùng loại băng đặt

trong âm đạo có thể gây nhiễm trùng.

Cần phải kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần sau khi sinh để tránh

nhiễm trùng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc quan hệ tình dục còn phụ

thuộc vào tốc độ hồi phục của người vợ. Khi quan hệ cũng cần phải thực hiện

các biện pháp tránh thai. Vì có thai trong giai đoạn này sẽ rất bất lợi cho sức

khoẻ của người phụ nữ.

Trước kia, tập lục của người Việt ta không được tắm sau khi sinh.

Nhưng đó là do điều kiện thiếu thốn, chưa có nhà tắm kín đáo, nguồn nước

không sạch (có thể gây nhiễm trùng hoặc cảm lạnh). Bây giờ, điều kiện thuận

lợi hơn, người mẹ nên tắm rửa ngay cho sạch sẽ.

Nếu không quá yếu mệt, người mẹ nên sớm vận động theo sức mình.

điều đó giúp sự phục hồi của cơ thể tốt hơn.

4.6. Chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi mới sinh ra, trẻ rất non nớt, cần dược ủ ấm và nằm bên cha mẹ,

cần được theo dõi để đảm bảo mọi hoạt động bình thường. Khi bế ẵm và vệ

sinh phải thật nhẹ nhàng cho đến khi trẻ được vài tháng và đã cứng cáp. Điều

quan trọng nhất là cần cho trẻ bú ngay, vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự

phát triển của trẻ. Hơn nữa việc cho trẻ bú ngay sẽ tận dụng dược sữa non

của người mẹ. Sữa non không những chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn

mang nhiều kháng thể và bạch cầu có tác dụng bảo vệ trẻ, chống lại nhiễm

khuẩn và dị ứng; nó còn giúp tống phân ra nhanh, làm trẻ không bị vàng da.

Trong nửa giờ đầu sau khi sinh cần cho trẻ bú mẹ ngay, không cho ăn hay

uống bất cứ thứ gì (trừ trường hợp mẹ không đủ sữa non). Việc cho trẻ bú

sớm sẽ giúp người mẹ nhanh cầm máu và sữa xuống nhanh hơn.

Khi cho bú, phải cho trẻ ngậm sâu vào quầng vú như vậy trẻ sẽ mút

được nhiều sữa hơn và kích thích vú mẹ tiết nhiều sữa hơn.

Nếu đủ sữa, trong 6 tháng đầu sau đẻ, hãy cho trẻ bú hoàn toàn bằng

sữa mẹ, không cho ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác. Cho trẻ bú khi trẻ có

nhu cầu và cho bú đến khi trẻ no và tự rời vú.

Để có đủ sữa n cho trẻ cần cho trẻ bú sớm, cho bú thường xuyên và bú

nhiều vào ban đêm. Người mẹ cần ăn uống tốt và giữ tinh thần thoải mái.

Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung

như: bột, rau, hoa quả, thịt… Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều để

cho trẻ quen dần.

Nên cho trẻ bú kéo dài ít nhất là đến hết 1 tuổi, nếu có thể hãy cho trẻ

bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn. Khi cai sữa cần cai từ từ, tập cho trẻ ăn thức ăn

khác, khi trẻ đã quen và ăn được nhiều, mẹ cho trẻ ăn trước khi cho bú, cho

bú ít bữa dần, sau bỏ hẳn.

Trong một số trường hợp trẻ phải bú sữa ngoài. Cần tìm loại sữa phù

hợp với tháng tuổi, pha sữa theo đúng chỉ dẫn, không nên thêm sữa hay thêm

đường, phải bảo đảm điều kiện vệ sinh.

III. GIỚI VÀ SỨC KHOẺ SINH SẢN1. Khái niệm giới

Giới là một khái niệm phức tạp, hiện đại của xã hội học. Thuật ngữ

"giới" trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau.

1.1. Giới sinh thể hay giới tính (SEX)

Giới sinh thể là khái niệm chỉ rõ một người là nam hay nữ giới về

phương diện sinh học - giới tính có nguồn gốc sinh học, dựa trên cơ sở giới di

truyền (giới tính về đen (Genetícsex) và giới giải phẫu (Anatômicalsex)

- Giới di truyền: Nêu rõ các đặc điểm về nhiễm sắc thể, về hormone của

giới. Ví dụ nhiễm sắc thể giới tính của người nam là XY, của nữ là XX và

oestrogen là hormone sinh dục nữ và testosteron là hormone sinh dục nam.

Giới tính về gen được quyết định rất sớm ngay từ khi trứng và tinh

trùng gặp nhau. Mỗi tế bào sinh dục có 23 nhiễm sắc thể (tức là chỉ bằng một

nửa số nhiễm sắc thể của một tế bào thông thường), trong đó có 1 nhiễm sắc

thể giới tính. Trứng mang nhiễm sắc thể giới tính X, còn tinh trùng có thể

mang nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Khi thụ thai nếu trứng kết hợp với tinh

trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X thì sẽ có hơn tử có cặp nhiễm sắc thể

giới tính XX, hợp tử này sẽ phát triển thành thai nhi nữ. Nếu trùng gặp tinh

trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y thì sẽ cho hợp tử có cặp nhiễm sắc thể

giới tính XY và phát triển thành thai nhi nam.

- Giới giải phẫu: Bao gồm giới tính tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng

trứng) và giới tính cơ quan sinh dục ngoài (âm vật và âm đạo của phụ nữ,

dương vật ở nam).

Giới tính về gen tồn tại trong suất cuộc đời và sự phát triển của phôi

thai thường xuyên phù hợp với giới tính thuộc gen, tuy nhiên có thể có ngoại

lệ do ảnh hưởng của các hormone.

Nếu có nhiều nhiễm sắc thể Y của tinh trùng phát triển trong phôi thai

sẽ tạo ra hormone sinh dục nam (androgens) và kích thích sự phát triển của

cơ quan sinh dục nam (tinh hoàn và dương vật). Nếu không phôi thai sẽ phát

triển theo hướng nữ về cơ quan sinh dục ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi có

hormone nam nhưng sự phát triển không điều tiết được lượng androgens

cũng có thể đưa đến sự phát triển lệch lạc (lưỡng tính - hermaphrodizm).

Đối với phôi thai được hình thành từ trứng và tinh trùng X cũng có tồn

tại một lượng thấp androgens để đảm bảo cho hợp tử phát triển bình thường,

nhưng nếu lượng androgens quá lớn đứa trẻ này sẽ sinh ra với cơ quan sinh

dục ngoài như nam (tất nhiên trong bìu không có tinh hoàn).

1.2. Giới xã hội hay giới (Gender)

Theo quan điểm xã hội học, giới hay giới xã hội, là khái niệm chỉ các

đặc điểm văn hoá xã hội gắn với việc người ta là đàn ông hay đàn bà. Nói

cách khác, giới là thuật ngữ xã hội chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và

những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ.

- Vai trò giới là vai trò mà con người được xã hội mong đợi thực hiện,

do chỗ họ là đàn ông hay đàn bà trong một nền văn hoá riêng. Ví dụ ở Việt

Nam, việc rửa bát quét nhà được xem là việc của phụ nữ.

- Thái độ về vai trò giới là những niềm tin về những nét tính cách và

những hoạt động phù hợp với người đàn ông hay người đàn bà.

- Hành vi theo vai trò giới là những hoạt động mà trong đó các cá nhân

tham gia một cách hoà hợp với giới của họ.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển giới

Con người phát triển giới của mình thông qua sự tương tác của tất cả

các nhân tố sinh học, tâm lý xã hội của họ.

2.1. Nhân tố sinh học

Cùng với giới tính về gen, các homlone nam và nữ quy định đặc điểm

giải phẫu sinh lý cơ thể, bao gồm tính chất giới tính sơ khai (cơ quan sinh dục

về giới) và tính chất giới tính thứ phát, thể hiện trong tuổi dậy thì (sự mộng

tinh, chu kỳ kinh nguyệt, sự phát triển tầm vóc cơ thể, sự thay đổi giọng nói,

…).

Tất cả những cái đó tạo nên đặc điểm giới tính về mặt sinh học, phân

biệt loài người thành hai giới và về mặt tự nhiên là không thay đổi: Chỉ có nữ

là mang thai, sinh đẻ và chỉ có nam giới mới có tinh trùng.

Cũng có những công trình nghiên cứu đưa ra các kết quả là hormone

giới tính có ảnh hưởng đến các hành vi của nam và nữ.

Chẳng hạn, người ta thấy rằng ở một số cô bé có lượng hormone

androgens trước khi sinh cao hơn các cô bé khác sẽ xuất hiện những dấu

hiệu như là các cậu bé ở vào thời niên thiếu: thích kết bạn với nam giới hơn,

tham gia vào nhiều hoạt động thể thao mạnh mẽ, đạt được nhiều thành công

và ít quan tâm đến kế hoạch hôn nhân.

Một số nghiên cứu khác cho thấy những cậu bé trai 16 tuổi hung hăng,

nghịch ngợm có mức độ testosteron cao hơn những cậu bé hiền lành.

2.2. Nhân tố xã hội

Các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố sinh học không quyết định các

hành vi theo giới tính, các hành vi này phần lớn cổ được do học hỏi và như

vậy nhân tố tâm lý xã hội có vai trò quyết định trong sự hình thành, phát triển

các đặc điểm của giới Nhân tố tâm lý xã hội quyết định giới được gán và bản

sắc giới.

- Giới được gán là sự kiện khi sinh ra cha mẹ và những người xung

quanh đặt nhãn hiệu và bắt đầu phân loại giới tính đứa trẻ căn cứ trên nền

tảng là cơ quan sinh dục ngoài của nó.

- Bản sắc giới được hình thành muộn hơn (vào lúc đứa trẻ 3 - 4 tuổi)

thể hiện ở việc đứa trẻ nhận ra mình là trai hay gái qua sự khác biệt với

những đứa trẻ khác ở cách ăn mặc, để tóc, ở cách đối xử của người lớn và ở

sự khác nhau về cơ quan sinh dục bên ngoài.

Bản sắc giới có được như thế nào?

Theo Denis Coon: Bản sắc giới được thể hiện là sự tri giác được luyện

tập, đầu tiên là cách mọi người gọi đứa trẻ, đó là một bé trai hay một bé gái;

sau đó nó bị ảnh hưởng bởi sự xã hội hoá vai trò giới tính.

Sự xã hội hoá vai trò giới tính: Là một quá trình chứa đựng trong đó

một mặt là sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội có liên quan với giới theo mức độ

gia nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các mối quan hệ xã hội của

những người thuộc giới nam và giới nữ. Mặt khác đó là sự tích cực tái tạo

của cá nhân về hệ thống các quan hệ qua lại của hai giới trong quá trình học

tập và gia nhập vào những mối quan hệ đó.

3. Một số vấn đề giới và chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.1. Giới và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

Sức khỏe sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ nhất là

những năm ul(ulg trong độ tuổi sinh sản. Do đặc điểm sinh lý, chức năng giới

tính, phụ nữ luôn phải chịu những tai biến của mang thai và sinh đẻ, nạo phá

thai không an toàn và hầu hết những biến chứng do sử dụng các biện pháp

tránh thai. Với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, 36% của cuộc đời đã bị mất đi vì

những tai biến khi sinh nở, bệnh tật và các bệnh lây truyền qua đường tình

dục kể cả HIV/ AIDS. Trong khi đó, ở nam giới chỉ là 12%.

Trên thế giới ước tính mỗi ngày có 1.600 phụ nữ chết do biến chứng

của thai nghén và sinh đẻ. Hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em do các cô gái

tuổi vị thành niên sinh ra, chiếm khoảng 11 % tổng số sinh. Những biến

chứng liên quan đến thai nghén là nguyên nhân tử vong chính của các cô gái

từ 15 - 19 tuổi

Mỗi năm ước tính có khoảng 75 triệu thai nghén không mong muốn

hoặc chưa đúng lúc, tạo nên khó khăn cho nhiều gia đình và đe dọa sức khỏe

của hàng triệu bà mẹ và trẻ em; khoảng 20 triệu trường hợp phá thai không

an toàn, trong đó 95% ở các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới vẫn còn tình trạng phân biệt đối

xử giữa nam và nữ, thể hiện ở các khía cạnh: Phân biệt đối xử trong công

việc, trong giáo dục, trong gia đình…

- Phân biệt đối xử trong công việc:

+ Phụ nữ có ít cơ hội được làm việc hơn so với đàn ông.

+ Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao hơn.

+ Lương thấp hơn và chậm đề bạt hơn.

+ Chưa có đầy đủ chế độ, chính sách cho phụ nữ

Phân biệt đối xử trong giáo dục:

+ Tỉ lệ phụ nữ mù chữ bao giờ cũng cao hơn nhiều so với nam giới.

Ví dụ, ở Việt Nam năm 1999 có 3.672.800 phụ nữ mù chữ, chiếm 69%,

có 1.769.118 nam giới mù chữ chiếm 31 %.

(Nguồn: Số liệu thống kê về giới ở Việt Nam - UBQG vì sự tiến bộ của

phụ nữ Việt Nam, Hà Nội 2002).

+ Tỉ lệ bỏ học, thiếu học của phụ nữ cao hơn nam giới.

+ Càng lên các cấp cao, tỉ lệ phụ nữ càng ít. Do tỉ lệ mù chữ cao hơn và

học vấn cũng thấp hơn nam giới nên việc tiếp thu tri thức, kỹ năng nuôi dạy

con cái, kiếm việc làm cũng như những tri thức kỹ năng về kế hoạch hóa gia

đình của người phụ nữ bị hạn chế. Có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em chịu

thiệt thòi trực tiếp từ việc mẹ chúng mù chữ hoặc không được đến trường.

Những bà mẹ có trình độ thấp, không biết chăm sóc trẻ khiến tỉ lệ tử vong và

suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao. Những bà mẹ có trình độ giáo

dục cao hơn thường có những hành vi bảo vệ sức khỏe cho con cái phù hợp,

chẳng hạn như mang con đi tiêm chủng, chăm sóc con cái khoa học hơn.

Những nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1999) ở Băng la đét, Braxin và

Cote d' Ivoite cho thấy khi người mẹ được đến trường, thu nhập của hộ gia

đình tăng lên và tỷ lệ sống của trẻ em cao hơn. Đặc biệt tác động này sẽ tích

cực hơn ở những hộ gia đình mà người mẹ được quyền quản lý.

- Phân biệt đối xử trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

Việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của người mẹ chưa đầy đủ, kể

cả khi có thai. Điều đó làm cho tỉ lệ tử vong mẹ do các tai biến khi đẻ vẫn còn

cao. Cứ 100.000 trẻ em được sinh ra thì có tới hơn 100 ca tử vong mẹ. Việc

người mẹ bị thiếu máu và ít tăng cân trong thời gian mang thai dẫn đến tỉ lệ

trẻ nhẹ cân (< 2500 gam) chiếm tới 14%.

- Sự phân biệt đối xử trong gia đình

+ Do tư tưởng trọng nam khinh nữ, người đàn ông vẫn được coi là

người chủ gia đình, người phụ nữ không được có quyền như đàn ông trong

việc quyết định các công việc của gia đình. Họ phải làm nhiều việc "không

tên" và "không được trả công". Chính vì vậy phụ nữ không có điều kiện để

chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho con cái.

+ Thái độ hành vi, tình cảm của mọi người trong gia đình, họ hàng coi

trọng việc sinh con trai hơn con gái. đối xử thiếu công bằng với trẻ em gái.

Nhiều gia đình còn theo đuổi việc sinh cho được con trai, đặc biệt là ở nông

thôn và miền núi. Điều này dẫn đến việc người phụ nữ phải sinh nhiều (có khi

đến 7,8 lần), ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và việc chăm sóc sức khỏe

cho trẻ em.

Ví dụ điển hình là tỷ lệ tử vong của nữ ở Trung Quốc cực kỳ cao. Đây

chính là hệ quả của tập quán xã hội "trọng nam" cộng với chính sách chỉ đẻ

một con.

3.2. Giới và phòng tránh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục

Cả nam và nữ đều có thể bị nhiễm khuẩn đường sinh sản hoặc mắc

các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng ở nam giới biểu hiện của

bệnh thường nhẹ hơn và ít biến chứng hơn.

Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệt với nhiều ngóc

ngách, nhiều nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến, thuận lợi cho các mầm bệnh trú ngụ

và phát triển. Đường sinh dục nữ thông ra phía ngoài qua khe âm hộ và thông

vào ổ bụng ở đầu loa vòi trứng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho viêm

nhiễm phát triển vào ổ phúc mạc gây nên những biến chứng rất nguy hiểm.

Hành kinh hàng tháng ở người phụ nữ tuy là hiện tượng sinh lý bình

thường nhưng cũng gây tổn thương ở trong buồng tử cung do có kèm theo

bong niêm mạc tở cung. Máu kinh lại là môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn rất

thuận lợi nên viêm nhiễm lại càng dễ phát sinh và phát triển.

Một số bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh LTQĐTD có biểu

hiện rất mờ nhạt ở phụ nữ nên việc phát hiện và điều trị cũng khó hơn ở nam

(ví dụ bệnh lậu).

Nữ dễ bị nhiễm HIV hơn nam giới. Nhiều công trình nghiên cứu cho

thấy những người có hoạt động tình dục không an toàn thì tỉ lệ nhiễm mỹ ở

nữ cao hơn ở nam gấp 4 lần. Nguyên nhân là do bề mặt niêm mạc bộ phận

sinh dục nữ tiếp xúc với tinh dịch nam giới có HIV rộng hơn và trong tinh dịch

nam giới cũng chứa nhiều HIV hơn trong dịch âm đạo của nữ. Các em gái

còn dễ lây nhiễm hơn nữa vì cổ tử cung chưa trưởng thành và sự tiết dịch âm

đạo ít nên giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của HIV. Phụ nữ ở tuổi mãn

tính, bài tiết ở âm đạo giảm đi nên cũng dễ nhiễm HIV.

Phụ nữ nhiều nơi không được tiếp cận với các dịch vụ y tế xã hội, vì

không có quyền tự chủ, do lệ thuộc về kinh tế, không có quyền quyết định về

sinh đẻ, tình dục vì vậy dễ trở thành đối tượng nhiễm HIV do các ông chồng

mang về.

3.3. Giới và việc tiếp cận các dịch vụ sinh sản

Sức khỏe sinh sản là vấn đề rất quan trọng đối với phụ nữ nhưng việc

tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ lại khó khăn hơn so

với nam giới. Rất nhiều phụ nữ trên thế giới (khoảng 120 - 165 triệu) không

muốn sinh con nữa hoặc muốn đẻ thưa nhưng không biết dùng các biện pháp

tránh thai. Điều này cũng rất nghiêm trọng đối với vị thành niên: Trên thế giới

ước lượng có khoảng 29 triệu em gái tuổi từ 15 - 16 (có chồng hoặc chưa có

chồng) đã có hoạt động tình dục mà không muốn có thai nhưng lại không biết

dùng biện pháp tránh thai hiện đại nào.

Do chưa hiểu biết về sức khỏe sinh sản, khả năng tiếp cận dịch vụ

chăm sóc sức khỏe kế hoạch hóa gia đình chưa cao nên rất nhiều phụ nữ

phải chấp nhận biện pháp nạo hút thai và phá thai. Mỗi năm trên thế giới có

tới 75 triệu thai nghén không mong muốn, 20 triệu trường hợp nạo phá thai

không an toàn.

Việc áp dụng các biện pháp tránh thai phần lớn do phụ nữ đảm nhận.

Tỷ lệ nam giới áp dụng các biện pháp tránh thai rất thấp và điều này cũng làm

ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

3.4. Giới và chống bạo lực tình dục nữ

Nhiều nơi trên thế giới còn những tập tục lạc hậu có hại cho sức khỏe

sinh sản của người phụ nữ. ước tính trên thế giới đã có khoảng 130 triệu phụ

nữ bị cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục và hàng năm có thêm chừng 2 triệu

trường hợp mới. Tập tục này hiện được thực hiện ở 28 nước châu Phi và một

số dân tộc ít người ở Châu Á. Có khoảng 15% phụ nữ phải chịu đựng một

biến thái man rợ nhất của tập tục lạc hậu là khâu âm hộ để không thể giao

hợp được.

Tập tục cắt bỏ bộ phận sinh dục đã có từ nhiều thế kỷ, là một phần của

nền văn hóa ở nhiều nước. Những lý do biện hộ cho sự duy trì tập tục này

chủ yếu liên quan đến ý muốn bảo đảm sự trinh tiết và danh dự của người

phụ nữ. ở nhiều nền văn hóa, nó còn là nghi thức đánh dấu sự trưởng thành

của người con gái và được coi là nghi thức chủ yếu để người con gái gia

nhập sinh hoạt xã hội, từ bỏ lòng ham muốn và sẵn sàng để lấy chồng.

Một số nước ở Châu Á, Mĩ La tinh và vùng Caribe lại có truyền thống

lâu đời có hại cho sức khỏe sinh sản là cho phép nam thanh niên khai tâm về

tình dục với phụ nữ mại dâm. Một vài nước ở châu Phi gần sa mạc Sahara,

phụ nữ trẻ có thể có quan hệ tình dục lần đầu với một người đàn ông "vào

tuổi bố" để dược chu cấp về quần áo và các vật dụng cần thiết khác. Trong cả

hai trường hợp nói trên nguy cơ lây nhiễm bệnh từ những người đã mắc các

bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất rễ xảy ra. Hơn nữa, đối với phụ nữ

thì những quan hệ tình dục như thế phần lớn dựa trên sự ép buộc hoặc vì

hoàn cảnh chứ không phải là sự lựa chọn tự nguyện.

Phụ nữ cũng luôn là mục tiêu chòng ghẹo đùa cợt của nam giới làm tổn

thương đến nhân phẩm của họ. Ở nhiều nền văn hóa, người ta vẫn tin rằng

chuyện phụ nữ bị nam giới trêu chọc là bình thường. Ví dụ ở Việt Nam có câu

tục ngữ:

“Làm hoa cho người ta hái

Làm gái cho người ta trêu”

Nhiều phụ nữ có thể bị những người có quyền lực - thủ trưởng cơ

quan, ông chủ v.v… trêu chọc nhưng thường phải cắn răng chịu đựng để khỏi

mất việc làm.

Ngay trong gia đình người, phụ nữ cũng có nguy cơ bị ngược đãi về

tình dục. Rất nhiều người chồng cho rằng việc người vợ phải thỏa mãn nhu

cầu tình dục của mình là lẽ đương nhiên cho dù người vợ có muốn hay

không. Chính việc miễn cưỡng trong quan hệ này cũng đã làm cho nhiều

người phụ nữ không được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.

Nguy ngại hơn, nếu tiếp diễn nhiều lần điều đó, có thể gây ra chứng lãnh cảm

ở người phụ nữ.

Phụ nữ và trẻ em gái vẫn luôn là nạn nhân của các tệ nạn xã hội vô

cùng nhức nhối như buôn bán phụ nữ, mại dâm. Theo UNICEF, buôn bán trẻ

em gái là một tội ác, là một kỹ nghệ đem lại hàng tỷ đô la lợi nhuận phi pháp.

Tuy- nhiên, ở một số nước như Nepal, Thái Lan và Trung Quốc, một số bậc

cha mẹ có thể bán con gái của họ cho bọn chủ chứa, coi con gái như một

nguồn thu nhập của gia đình. Ở Việt Nam do ảnh hưởng của nền kinh tế thị

trường với mặt trái của nó là chủ nghĩa hưởng thụ và sự phân cực giàu

nghèo đã xô đẩy nhiều em gái, nhiều phụ nữ vào con đường mại dâm để nuôi

sống bản thân, nuôi sống gia đình.

3.5. Một số biện pháp nâng cao sự bình đẳng giới trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chính phủ Việt Nam vẫn luôn cố gắng nâng cao địa vị phụ nữ trong xã

hội, đem lại sự bình đẳng cho phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Ngày 2/10/2002 Thủ

tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 19/2002/QĐTTG phê duyệt chiến lược

quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, với mục tiêu tổng

quát là: ổn định và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ tạo mọi

điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của

phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.

Về mục tiêu thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực

chăm sóc, Quyết định đã chỉ rõ, từ nay đến 2010 phấn đấu đạt được các chỉ

tiêu sau:

- Tăng tuổi thọ của phụ nữ bình quân lên 71 tuổi.

- Tăng tỉ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần lên 55%.

- Giảm tỉ lệ vong bà mẹ liên quan đến thai sản.

- Tăng tỉ lệ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế.

- Tất cả các trạm y tế có nữ hộ sinh.

Để triển khai việc thực hiện chiến lược, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ

của phụ nữ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động với các biện pháp cụ

thể như sau:

- Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ và các thói quen của nhân

dân, của phụ nữ trong việc chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và thực hiện kế

hoạch hoá gia đình, có các biện pháp hiệu quả vận động nam giới áp dụng

các biện pháp phòng tránh thai.

- Tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ -

kế hoạch hoá gia đình cho phụ nữ, trong đó nhấn mạnh các biện pháp: Kiện

toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống bảo vệ sức khoẻ

phụ nữ và trẻ em. Cải tiến hệ thống cung cấp các dịch vụ KHHGĐ theo

hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện cho phụ nữ có

nhiều cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp và hiện đại, tạo điều

kiện cho nam giới được tham vấn và chủ động áp dụng các biện pháp tránh

thai.

- Tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước đối với công tác chăm lo sức

khoẻ phụ nữ.

Các biện pháp sẽ tạo ra các cơ hội cần thiết cho sự bình đẳng của

người phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƯƠNG IIIĐây là nội dung quan trọng của giáo trình và có nội dung phong phú

nên được chia thành 4 bài.

Bài 1. Khái niệm về SKSS

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên nắm được khái niệm SKSS, các nội dung chăm sóc SKSS.

- Giải thích được cơ sở sinh lý của việc chăm sóc SKSS.

Phương pháp giảng dạy:

- SKSS là khái niệm mới có nội hàm phong phú. Vì vậy, có thể sử dụng

phương pháp thảo luận nhóm nhỏ sau đó giảng viên tóm lược và trình bày để

sinh viên nắm được đầy đủ các khía cạnh của khái niệm SKSS.

- Phần cơ sở sinh lý của việc chăm sóc SKSS nên sử dụng các phương

tiện trình chiếu hoặc tranh minh hoạ để giúp học viên nắm kiến thức một cách

chính xác như cấu tạo giải phẫu hệ sinh dục nam, nữ; cơ chế cương cứng

dương vật, xuất tinh ở nam, chu kỳ rụng trứng ở nữ dưới ảnh hưởng của

hormone tuyến yên (FSH, LH) và hormone của buồng trứng (oestrogen và

progesteron)

Bài 2. Kế hoạch hoá gia đình, các biện pháp tránh thai và việc đình chỉ thai (phá thai)

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên hiểu đúng khái niệm KHHGĐ, nắm được ý nghĩa của

KHHGĐ đối với mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.

- Hình thành thái độ đúng đối với việc thực hiện KHHGĐ về tình dục an

toàn.

- Nắm được các biện pháp tránh thai; cơ sở sinh lý, cách thực hiện các

biện pháp.

- Biết cách tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ.

- Sinh viên nắm được khái niệm về phá thai và có quan điểm đúng về

vấn đề này.

- Biết cách xác định thai nghén và ra quyết định kịp thời.

- Biết cách tiếp cận với dịch vụ CSSKSS để thực hiện việc phá thai an

toàn

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp động não để khai thác hiểu biết của học sinh

về KHHGĐ. Từ các câu trả lời của sinh viên đi đến khái niệm về KHHGĐ.

- Có thể sử dụng các câu hỏi có tính chất phản biện hướng dẫn sinh

viên tranh luận để đi tới khẳng định ý nghĩa của việc KHHGĐ.

- Sử dụng các mẫu vật thật hoặc tranh vẽ các dụng cụ tránh thai để

phân tích cơ chế hoạt động của từng biện pháp tránh thai và hiệu quả của các

biện pháp này.

- Thảo luận nhóm nhỏ để đi tới sự thống nhất quan niệm về nạo phá

thai.

- Có thể cho làm bài tập thực hành xây dựng các tờ rơi, website về các

dịch vụ chăm sóc SKSS để học sinh tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Bài 3. Phòng tránh các bệnh lây nhiễm đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục

Mục tiêu cần đạt:

- Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về các vấn đề có thể gặp đối

với hệ thống sinh sản, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

- Hình thành thái độ đúng về tình dục an toàn.

- Có kỹ năng chăm sóc SKSS để phòng tránh bệnh, biết bảo vệ mình

và bạn tình trong quan hệ tình dục.

Phương pháp giảng dạy:

- Thảo luận nhóm nhỏ nhằm khai thác hiểu biết của các nhóm về các

bệnh cũng như các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản.

- Có thể tổ chức cho sinh viên nghe các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ

sinh sản nói chuyện về những vấn đề trên.

Bài 4. Vấn đề làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ em

Mục tiêu cần đạt:

- Nắm vững cơ chế và quá trình thụ thai làm cơ sở áp dụng có hiệu quả

các biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục an toàn.

- Biết cách chăm sóc người mẹ khi mang thai, khi sinh, sau khi sinh nở

và chăm sóc trẻ sơ sinh.

- Biết khai thác các kinh nghiệm dân gian tốt, đồng thời biết loại bỏ

những hủ tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và

trẻ em.

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp gợi mở là chủ

yếu.

- Có thể sở dụng phương pháp thảo luận nhóm để khai thác kinh

nghiệm của sinh viên.

Bài 5. Giới và sức khoẻ sinh sản

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên nắm được khái niệm về giới, các khía cạnh của khái niệm

này.

- Hình thành thái độ đúng đối với việc nâng cao bình đẳng giới trong

việc chăm sóc SKSS.

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp đọc tài liệu để khai thác các nguồn tư liệu về

vấn đề giới trong chăm sóc SKSS.

- Thảo luận nhóm lớn để sinh viên chia sẻ kinh nghiệm của địa phương

về vấn đề giới và chăm sóc SKSS.

Sử dụng phương pháp thực hành xây dựng thông điệp nâng cao bình

đẳng giới trong chăm sóc SKSS để khắc sâu kiến thức cho sinh viên.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III

Câu hỏi thảo luận và ôn tập

Câu 1. Trình bày khái niệm sức khoẻ sinh sản và các nội dung chăm

sóc sức khoẻ sinh sản?

Câu 2. Phân tích cơ sở sinh lý của chăm sóc sức khoẻ sinh sản?

Câu 3. Phân tích mục tiêu và ý nghĩa của kế hoạch hoá gia đình?

Câu 4. Trình bày các biện pháp lánh thai và nêu rõ tác dụng của các

biện pháp đó?

Câu 5. Nêu các bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản, qua đường tình

dục và các biện pháp phòng tránh?

Câu 6. Phân tích khái niệm giới và vấn đề bình đẳng giới trong chăm

sóc sức khoẻ sinh sản?

Các câu hỏi trắc nghiệm Đúng - Sai

1. Sự đáp ứng tình dục thường xảy ra muộn hơn đối với nữ và sớm

hơn đối với nam. Đúng? Sai?

2. Uống thuốc tránh thai liều thấp rất an toàn. Đúng? Sai?

3. Người ta không thể có thai nếu chỉ quan hệ tình dục một lần. Đúng?

Sai?

4. Sự bất lực ở người đàn ông không chỉ do nguyên nhân về mặt thể

chất. Đúng? Sai?

5. Uống thuốc tránh thai là một cách tự phá thai. Đúng? Sai?

6. Uống thuốc tránh thai có thể làm cho phụ nữ mọc râu. Đúng? Sai?

7. Cách uống thuốc tránh thai tốt nhất là uống vài tháng lại nghỉ một

tháng. Đúng? Sai?

8. Sự thụ thai xảy ra ở giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ kinh. Đúng?

Sai?

9. Tránh thai bằng biện pháp tính theo chu kỳ kinh nguyệt là rất hiệu

quả. Đúng? Sai?

10. Sau khi triệt sản phụ nữ vẫn có kinh nguyệt. Đúng? Sai?

Chương IV. SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỊ THÀNH NIÊN1. Khái niệm tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong

đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành

người lớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn tinh

thần, tình cảm và khả năng hoà nhập cộng đồng.

Tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ 10 đến 19 tuổi và nằm

trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành.

Nếu giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên thường bắt đầu với hiện tượng

dậy thì và việc xuất hiện những đặc tính sinh dục thứ cấp, thì giai đoạn cuối

của tuổi vị thành niên lại khó xác định. Điều này rất khác nhau ở mỗi nền văn

hoá.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn xảy ra những biến đổi lớn của cơ thể.

Rất nhiều những thay đổi diễn ra trong giai đoạn này. Cùng với những biến

đổi về thể chất diễn ra ở tuổi vị thành niên, đời sống tâm lý và tình cảm của

tuổi vị thành niên cũng trải qua những biến đổi sâu sắc.

Khi bước vào tuổi vị thành niên, các em đang bước vào ngưỡng cửa

của tuổi trưởng thành. Các em thường có những cảm giác sâu sắc rằng mình

không còn là trẻ con nữa. Nhưng thực chất các em cũng chưa phải là người

lớn. Do đó trong các em chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Các em muốn được đối xử như người lớn, muốn thoát ra khỏi những

ràng buộc của cha mẹ và gia đình. ở giai đoạn này, thường xảy ra những

xung đột giữa vị thành niên và cha mẹ vì cha mẹ vẫn coi các em là trẻ em,

trong khi các em lại tự cho rằng mình đã lớn.

Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử

sức mình và khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. Các

em thích giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi hơn với người lớn tuổi và dễ dàng

bộc bạch tâm sự với bạn bè. Đây là những đặc điểm mà người lớn cần biết

để hiểu rõ những nhu cầu, những mối quan tâm, những vướng mắc và những

khát khao của các em để có thể cho những lời khuyên và phương hướng giải

quyết phù hợp. Cũng chính trong giai đoạn này. vị thành niên bắt đầu quan

tâm rất nhiều đến bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc giới tính mới lạ.

Điều này khiến các em rất có ý thức về cơ thể, giới của mình và có những

rung cảm khi nghĩ tới một người bạn khác giới. Có những lúc rung cảm này

trở nên quá mãnh liệt và khi lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ dược những

cảm xúc mới mẻ này, các em có thể có những hành vi không phù hợp trong

quan hệ với bạn khác giới.

Môi trường gần gũi xung quanh, như gia đình, trường học và xã hội

đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của

tuổi vị thành niên. Một mặt cha mẹ, gia đình và nhà trường còn hiểu và cảm

thông với tuổi mới lớn; mặt khác cần có những chỉ bảo và hỗ trợ khuyến khích

các em phát triển đúng hướng, tránh những hậu quả đáng tiếc trong các mối

quan hệ ở lứa tuổi này.

2. Đặc điểm vị thành niên ở Việt Nam

Ở Việt Nam vị thành niên chiếm khoảng 23% dân số (số liệu điều tra

năm 1999). Nếu kể cả những người từ 20 - 24 tuổi vào với tuổi vị thành niên

thì lớp trẻ ngày nay chiếm khoảng 32% dân số. Vì dây là một bộ phận lớn

trong dân số. nên bất kỳ một thay đổi nào về cách giáo dục, hành vi, tuổi kết

hôn và lối sống của vị thành niên đều có ảnh hưởng quan trọng tới xã hội nơi

họ sinh sống.

Điều quan trọng hơn là hiện nay trẻ em có gia tốc phát triển. Hay nói

khác đi tốc độ phát triển của các em ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện

nay đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Kết quả cho thấy tuổi dạy thì ở trẻ

em Việt Nam giảm xuống. Nghĩa là các em dậy thì sớm hơn các thế hệ trước.

Có những em gái chỉ 10 tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt. Tuổi dậy thì trung bình

của các em gái Việt Nam giảm xuống rõ rệt. Hiện tượng này có thể được giải

thích là: Điều kiện sinh hoạt vật chất được cải thiện đáng kể làm cho sự phát

triển thể chất của trẻ em ngày nay thuận lợi hơn và nhanh hơn trước đây.

Hơn nữa những sách báo, văn hoá phẩm kích thích sự tò mò của trẻ em cũng

làm cho tốc độ phát triển có chiều hướng tăng nhanh hơn. Hiện tượng này

thể hiện rất rõ khi so sánh tuổi dậy thì của trẻ em thành phố và trẻ em nông

thôn. Trẻ em ở thành phố thường dậy thì sớm hơn trẻ em nông thôn. Rõ ràng

yếu tố điều kiện sống và môi trường văn hoá có ảnh hưởng đến hiện tượng

gia tốc phát triển.

Nhưng nếu chỉ nêu vấn đề gia tốc phát triển như vậy thì cũng chưa có

vấn đề gì phải bàn nhiều. Điều đáng quan tâm ở đây là: Về thể chất, các em

phát triển rất mạnh nhưng kinh nghiệm sống và xử thế còn rất non nớt. Với

một thân thể phát triển, tràn đầy sức sống nhưng các em lại không hiểu dầy

đủ về chính mình và không có kinh nghiệm phòng tránh những tác động xấu

của môi trường sống.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề càng cần quan tâm hơn khi số con

của mỗi gia đình ngày càng ít, điều kiện chăm sóc ngày càng thuận lợi hơn.

Việc này có mặt trái của nó. Khi trẻ được quan tâm nhiều hơn thì “tuổi thơ ấu”

của các em càng kéo dài hơn. Các em có tư tưởng ỷ lại và sống phụ thuộc

vào người lớn nhiều hơn, kéo dài thời gian phụ thuộc hơn. Như vậy không có

lợi cho sự phát triển của các em.

Mặc dù giai đoạn vị thành niên có tầm quan trọng, nhưng không phải

người nào cũng có hiểu biết đầy đủ về sức khoẻ sinh sản và có thái độ, hành

vi đúng mực trên quan đến sức khoẻ cũng như nhu cầu hỗ trợ xã hội của tuổi

vị thành niên. Nói chung tuổi vị thành niên là một thời kỳ phức tạp và ngay cả

bản thân vị thành niên cũng như người lớn đều không hiểu thật rõ ràng. Điều

này đặc biệt đúng trong những vấn đề có liên quan đến tình dục và sức khoẻ

sinh sản.

Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trong khu vực, trình độ học

vấn được nâng cao và những thay đổi lớn về giá trị văn hoá - kết quả của sự

thay đổi nhanh chóng về tinh tế - xã hội, toàn cầu hoá, đô thị hoá, sự tiếp xúc

và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin - qui mô gia đình giảm có ảnh hưởng

rất lớn đến hành vi tình dục và sức khoẻ sinh sản ở tuổi vị thành niên.

Theo những phân tích ở trên thì thời kỳ giữa chín muồi tình dục và tuổi

kết hôn dài ra. Thêm vào đó, những phong tục truyền thống ngăn cấm quan

hệ tình dục trước hôn nhân bắt đầu thay đổi. Những thay đổi này cũng làm

ảnh hưởng đến hành vi tình dục ở cả các em trai cũng như em gái.

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, quan hệ tình dục trước hôn nhân

đối với người phụ nữ là hành vi không được chấp nhận ở nhiều nước. Đồng

thời ở những nước này, vị thành niên rất ít hiểu biết về các bệnh lây truyền

qua quan hệ tình dục, kể cả HIV/AIDS. Việc cung cấp cho thanh niên các

thông tin về tình dục và sức khoẻ sinh sản là một vấn đề tế nhị. Người ta

thường không muốn nói chuyện về tình dục và rất không muốn đối diện với

một thực tế là vị thành hiện có thể đã có quan hệ tình dục. Quan điểm của

nhiều người là không được quan hệ tình dục trước hôn nhân, cho dù điều này

mâu thuẫn với thực tế đang xảy ra ở đông đảo vị thành niên. Việt Nam cũng

nằm trong tình trạng chung đó.

3. Nhu cầu và mối quan tâm của vị thành niên

3.1. Những hiểu biết về sức khoẻ sinh sản

Rất nhiều thanh thiếu niên không được giáo dục về sức khoẻ sinh sản

có thể do đây không phải là một phần trong chương trình học hoặc là do họ

phải nghỉ học sớm. Kinh nghiệm về giáo dục vị thành niên cho thấy: bên cạnh

những chương trình học thông thường ở nhà trường, các em cần có những

thông tin rõ ràng và dễ hiểu về sự phát triển giới tính, sức khoẻ sinh sản và kế

hoạch hoá gia đình; những vấn đề về giới tính và bình đẳng giới, về những

bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV/AIDS, càng sớm càng tốt.

Các em cần có những kỹ năng sống để biết cách xử lý đúng trước áp

lực từ xã hội và bạn bè, trước những mâu thuẫn trong tư tưởng, học cách ra

quyết định và tự bảo vệ mình trong vấn đề sinh sản. Các em cần được giúp

đỡ trong việc phát triển các kỹ năng để có được những hành vi có trách

nhiệm, bình đẳng giới, khả năng suy đoán phân tích, lập kế hoạch ra quyết

định và học cách giao tiếp và chia sẻ với người khác. Vị thành niên có thể có

được những kỹ năng này trong và ngoài trường học, cũng như những nơi làm

việc thông qua thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè cộng đồng và các phương tiện

truyền thông.

Tuổi vị thành niên kéo dài trong vòng 10 năm (từ 10-19 tuổi) ở mỗi độ

tuổi các em có những nhu cầu khác nhau. Có thể xếp vị thành niên ở Việt

Nam thành 2 nhóm:

Nhóm từ 10 - 14 tuổi

Nhóm từ 15 - 19 tuổi

Nhu cầu không chỉ khác nhau giữa các nhóm tuổi, mà còn giữa thành

thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, giữa trai và gái, giữa những nền văn

hoá hoặc tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, những nhu cầu chung nhất về thông

tin cần được đáp ứng là:

- Đối với các em chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì (cuối tuổi học sinh tiểu

học đầu tuổi học sinh trung học cơ sở - THCS), cần cung cấp thông tin về

những biến đổi về thể chất, tình cảm và tâm lý sắp diễn ra để các em không

bỡ ngỡ hoặc lo lắng khi nó xảy ra. Điều quan trọng khác là cung cấp thông tin

về cách giữ vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện cơ thể và cách giữ gìn các

quan hệ tết đẹp, lành mạnh với cha mẹ và bạn bè, kể cả bạn khác giới. Thêm

nữa, các em cũng cần biết về cơ quan sinh dục và chức năng của chúng để

chuẩn bị cho tương lai của bản thân.

- Đối với các em trong tuổi dậy thì (cuối tuổi học sinh THCS), cần cung

cấp thêm những thông tin về các biện pháp tránh thai và cách tránh các bệnh

lây truyền qua quan hệ tình dục. Như đã nêu trên, ở lứa tuổi này, các em

thường thích trao đổi những vấn đề thầm kín với bạn bè cùng lứa. Do đó,

người lớn cần chủ động gần gũi với các em, cung cấp những thông tin chính

xác, những chỉ dẫn rõ ràng. Đồng thời, có thể đưa những thông tin đó vào

chương trình giáo dục chính khoá ở nhà trường và nội dung hoạt động của

đoàn thanh niên. Theo số liệu những năm gần đây, ở nước ta có trên 80%

các em trong độ tuổi 10-14 và gần 30% trong độ tuổi từ 15-19 theo học ở các

trường. Do vậy, trường học cần có trách nhiệm cung cấp cho vị thành niên

những thông tin cần thiết, có hệ thống về những vấn đề trên. Cần thực hiện

giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên; cung cấp các dịch vụ tư vấn về sức

khoẻ sinh sản và các biện pháp giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên;

cung cấp các dịch vụ tư vấn về sức khoẻ và các biện pháp tránh thai để thực

hiện khẩu hiệu phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với nam giới, kể cả những người trưởng thành, vấn đề này thường

bị bỏ qua. Nhưng điều này giờ đây cũng đang thay đổi quan hệ tình dục trong

số vị thành niên (kể cả nam và nữ) chưa có gia đình đang tăng lên nhiều. Các

kết quả nghiên cứu cho thấy: không ít thanh niên Việt Nam đã có quan hệ tình

dục, mà phần lớn là quan hệ tình dục không an toàn trước hôn nhân. Hậu quả

là, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình

dục, bao gồm cả HIV/ AIDS tăng lên nhanh chóng ở thanh thiếu niên. Việc

mang thai sớm khi còn chưa trưởng thành sẽ có những rủi ro sức khoẻ

nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những em sống trong điều kiện thiếu thốn, ít

có khả năng sử dụng các dịch vụ y tế. Hơn nữa, phần lớn những trường hợp

có thai ngoài ý muốn đều chọn giải pháp nạo phá thai (thường là trong điều

kiện không an toàn với nguy cơ cao) gây biến chứng lâu dài, nghiêm trọng và

thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vị thành niên thường dễ mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, kể

cả HIV/AIDS do thiếu hiểu biết về các biện pháp phòng tránh. Hơn nữa, sau

khi mắc bệnh họ ít có khả năng tiếp cận các cơ sở y tế để chữa trị.

Mặc dù vị thành niên thuộc cả hai giới đều đối mặt với những nguy cơ

này về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng các em gái phải chịu đựng những hậu

quả bất lợi hơn về sức khoẻ sinh sản do bị lạm dụng tình dục và những quan

hệ tình dục không an toàn Hoặc có thể do thiếu khả năng tiếp cận với những

dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kề cả khả năng tiếp cận thông tin và

nguồn cung cấp các phương tiện tránh thai.

Các hậu quả do thiếu những hiểu biết cần thiết không chỉ ảnh hưởng

nghiêm trọng đến bản thân vị thành niên, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới

nguồn nhân lực, sự phát triển kinh tế - xã hội và cả tương lai của đất nước.

Cần cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để giúp đỡ

thanh thiếu niên tự khám phá những tính cách, các tiêu chuẩn và những chọn

lựa của riêng mình, đồng thời cũng nâng cao kiến thức và hiểu biết của các

em về các vấn đề sức khoẻ sinh sản. ở hầu hết các nước, vị thành niên hiếm

khi trao đổi với cha mẹ mình hoặc những người lớn tuổi hơn về các chủ đề

tình dục (ví dụ như giao hợp, những sở thích tình dục, hiện tượng có kinh,

mộng tinh…). Hầu hết thông tin về những chủ đề này thường từ bạn bè

đồng.lứa. Đó là những người cũng ít kinh nghiệm và không hiểu biết hoặc

hiểu sai như họ, hoặc từ các phương tiện truyền thông không chính xác như

họ, hoặc từ các hình mẫu rập khuôn hay quá khích về tình dục và giới tính.

Nhiều em thuộc lứa tuổi vị thành niên thường không biết cơ thể họ thực

hiện chức năng sinh dục và sinh sản như thế nào. Họ mong muốn có cơ hội

trao đổi những vấn đề này với một người lớn tuổi hiểu biết vấn đề và sẽ

không chỉ trích họ. Thanh niên chưa có gia đình thường không biết, hoặc

không tiếp cận được những dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Như vậy, họ sẽ có

nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, hoặc bị mắc các bệnh lây truyền qua đường

tình dục.

3.2. Các kỹ năng sống

Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá

nhân có thể có được trong việc giải quyết và ứng phó một cách tích cực với

thử thách của cuộc sống thường ngày. Hay nổi cách khác, đó còn là khả năng

của mỗi cá nhân để duy trì một trạng thái tinh thần khoẻ mạnh, thể hiện trong

hành vi thích ứng và tích cực của cuộc sống thường nhật.

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Nó rất cần

thiết đối với vị thành niên để họ có thể ứng xử tự tin chủ động và hoàn thiện

hành vi của bản thân mình trong giao tiếp, trong việc giải quyết vấn đề với mọi

người và cộng đồng.

Đối với vị thành niên, cần hướng dẫn cho các em các kỹ năng sống cơ

bản sau:

+ Tự nhận thức: Quyền và trách nhiệm cá nhân, các giá trị, tự kiểm

soát…

+ Kỹ năng giao tiếp: Hình thành các mối quan hệ tích cực với các bạn

đồng trang lứa, người lớn.

+ Kỹ năng từ chối, ra quyết định.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tạo ra các lựa chọn và giải pháp.

+ Kỹ năng định hướng: Biết xác định mục tiêu để phấn đấu trong học

tập, lao động và cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

- Về mặt sức khoẻ: Cần giáo dục kỹ năng sống phối kết hợp các nhân

tố tâm lý - xã hội sẽ góp phần xây dựng hành vi lành mạnh. Việc nâng cao

các kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội nhằm mục đích tạo cho mỗi cá nhân

khả năng bảo vệ sức uỷ cho chính mình cũng như cho mọi người trong cộng

đồng.

- Về mặt văn hoá - xã hội: Giáo đục kỹ năng sống có thể thúc đẩy

những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tỷ lệ phạm

pháp, giảm bớt tỷ lệ có thai và lạm dụng tình dục, nghiện ma tuý ở tuổi vị

thành niên, khích lệ lối sống lành mạnh.

- Giáo dục kỹ năng sống giúp xác định rõ nhu cầu của vị thành niên khi

các em lớn lên trong một xã hội hiện đại. Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc

biệt rõ rệt đối với thinh thiếu niên lớn lên trong một xã hội văn hoá đa dạng,

nền kinh tế phát triển.

4. Vị thành niên và vấn đề giới

Để đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm của vị thành niên về sức khoẻ

sinh sản, điều quan trọng là phải xem xét vấn đề đó từ "khía cạnh giới". Trong

khi từ "giới tính" xác định sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ (lúc

sinh ra là con trai hay con gái), thì "giới" lại xác định sự khác biệt về xã hội

giữa nam và nữ. Những khác biệt xã hội không xuất hiện ngay lập tức mà nảy

sinh trong quá trình sống. Chúng có thể thay đổi theo thời gian, rất đa dạng

trong và giữa các nền văn hoá. Vai trò giới (hay còn gọi là vai trò của nam

giới và của nữ giới) trong bối cảnh xã hội cụ thể là những hoạt động, vai trò

và trách nhiệm được xem là của "giống đực" hoặc của "giống cái". Điều này

hàm chứa một ẩn ý lớn đối với vị thành niên.

Những quan niệm văn hoá - xã hội hiện tại có ảnh hưởng tới cách thức

vị thành niên tiếp cận vấn đề tình dục và sinh sản; ảnh hưởng đến cách nhìn

nhận vấn đề tình dục của vị thành niên, cũng như việc tiếp cận các thông tin

và địch vụ tư vấn về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình

dục.

Trong khi lớn lên, trẻ nhận từ những người xung quanh sự quan tâm và

những chỉ dẫn khác nhau, như phải làm gì và phải cư xử như thế nào. Một số

hành vi được xem là của con trai, chứ không phải của con gái. Ví dụ: con trai

phải học cách để trở thành người mạnh mẽ và cứng rắn, không được khóc và

phải "hành động như một người đàn ông". Còn con gái thì được mặc đẹp và

được xem như "những con búp bê xinh xắn", không được nghịch ngợm, hay

không được chơi những trò chơi thể hiện sự mạnh mẽ. Đặc biệt trong lĩnh

vực tình dục tồn tại những khác biệt lớn về vai trò của nam giới và phụ nữ.

Tiêu chuẩn về thái độ và hành vi liên quan đến tình dục là một trong

những khác biệt đó. Trong chuyện này, đàn ông, hay con trai ở nhiều nước

khá tự do trong việc thử nghiệm và dãi bày chuyện tình dục. Họ có thể có

nhiều bạn gái đi chơi tối và có những quan hệ tình ái. Còn phụ nữ và các cờ

gái trẻ thường không được phép có bạn trai và quan hệ tình dục trước khi

cưới. Chuyện tình cảm của họ thường bị giám sát bởi những người khác đặc

biệt là những người thân như bố mẹ, chồng và anh chị.

Một số người coi trọng nam giới hơn phụ nữ và kết quả là các em gái

được học hành ít hơn và ít được chăm sóc hơn khi đau ốm. Những quy tắc xã

hội về giới hiện tại có thể đặt các em gái trước những nguy cơ bị xâm hại và

cưỡng bức tình dục. Bởi vậy, trên khắp thế giới, rất nhiều trường hợp mang

thai là do bị ép buộc phải giao cấu (hiếp dâm, bị nam giới ép, hoặc bị lợi dụng

và bóc lột tình dục). Phụ nữ và các em gái thường thiếu khả năng chủ động

trong quan hệ tình dục, đặc biệt là trong việc ra quyết định khi nào có quan hệ

tình dục và quan hệ với ai, như thế nào. Do đó, một nhu cầu cấp tiết là phải

đưa những vấn đề nhạy cảm về giới và việc trao quyền cho các em gái vào

tất cả các chương trình dành cho vị thành niên. Các em trai cần phải tham gia

vào những chương trình này.

II. TÂM SINH LÝ TUỔI DẬY THÌ1. Khái niệm tuổi dậy thì

Ở khắp nơi trên thế giới, tuổi dậy thì có thể sớm hay muộn phụ thuộc

vào môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, thể trạng sức khoẻ điều kiện địa

lý…

Ở Việt Nam tuổi dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và có thể chia

thành hai giai đoạn nhỏ:

Giai đoạn trước dậy thì: từ 11 - 13 tuổi ở nữ và 13 - 15 tuổi ở nam.

Giai đoạn dậy thì: từ 13 - 15 tuổi ở nữ và 15 - 17 tuổi ở nam.

Giai đoạn dậy thì được đánh dấu bằng “hành kinh lần đầu” ở em gái và

“xuất tinh lần đầu” ở em trai. Điều này thường đi cùng với những thay đổi cảm

xúc đối với bạn bè khác giới và được coi là hiện tượng sinh lý bình thường.

Đó là biểu hiện của sự trưởng thành về mặt sinh dục và báo hiệu khả năng có

con: buồng trứng của em gái bắt đầu có trong rụng và tiết hormone; tinh hoàn

của em trai bắt đầu sản sinh tinh trùng và tiết hormone.

Theo ủy ban quốc gia Dân số - Gia đình và trẻ em, dậy thì của người

Việt Nam vào độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi ở nữ và 12 đến 15 tuổi ở nam.

- Trẻ em nữ dậy thì hoàn toàn vào khoảng 13 - 15 tuổi, đánh dấu bằng

lần có kinh nguyệt đầu tiên.

- Trẻ em nam dậy thì hoàn toàn vào khoảng 14 - 16 tuổi, đánh dấu

bằng lần xuất tinh đầu tiên.

Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng sinh lý của tuyến yên và tuyến sinh dục,

cơ thể trẻ em diễn ra hàng loạt những thay đổi về: hình dáng, tâm sinh lý, đặc

biệt là cơ quan sinh dục, phân biệt rõ giới tính nam hay nữ và bắt đầu có khả

năng tình dục, khả năng sinh sản.

Tuổi dậy thì là tuổi "khó bảo", “có lớn mà chưa có khôn”, còn có thể gọi

là tuổi "nổi loạn". Nguyên nhân chủ yếu là do chất adrenalin là trong cơ thể

tăng lên, làm tim đập nhanh, làm tăng huyết áp, dễ dẫn đến các hành vi bộc

phát thiếu suy nghĩ chín chắn. Chính vì vậy, ở lứa tuổi này các em cần phải

cố gắng tự chủ, thư giãn cho thoải mái.

2. Đặc điểm cơ bản tuổi dậy thì ở nam và nữ

2.1. Những đặc điểm cơ bản ở nam

Đặc điểm rõ rệt nhất khi các em trai bước vào tuổi dậy thì là sự phát

triển mạnh mẽ về chiều cao, đặc biệt trong giai đoạn từ 14-16 tuổi. Đến tuổi

17-18, hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa. Cùng với sự phát triển về

chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, lông nách, ria mép và nổi trứng cá.

Đồng thời, dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước.

Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở

ngực, vai và đùi. Em trai bắt đầu có đặc trưng của nam giới.

Do sự phát triển của hormone sinh dục nam (testosteron) và vùng dưới

đồi (ở đáy tuyến yên) tiết ra một số hormone có tác dụng đến cơ quan sinh

dục và chức năng sinh lý của tinh hoàn nên ở tuổi dậy thì, nam giới có những

đặc điểm cơ bản sau:

- Đặc điểm cơ thể:

+ Lớn nhanh

+ Mái tóc bắt đầu dầy thêm và lật ra sau

+ Có đủ răng vĩnh viễn

+ Giọng ồm, vỡ giọng

+ Lông mặt xuất hiện

+ Vai rộng hơn

+ Các xương dài ngừng phát triển

+ Các cơ bắp phát triển

+ Mọc lông nách, lông ngực, lông mu

+ Các cơ quan sinh dục ngoài phát triển

+ Mộng tinh (có xuất tinh)

+ Cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn bắt đầu có khả năng sản xuất

tinh trùng và tiếp tục sản sinh ra hormon sinh dục nam. Có khả năng sinh con

nếu có quan hệ tình dục

- Đặc điểm tâm lý:

+ Tâm lý "muốn làm người lớn", muốn tự khẳng định mình

+ Có sự xáo trộn trong các trạng thái tâm lý

+ Nhu cầu tình bạn (kể cả tình bạn khác giới) cao

2.2. Những đặc điểm cơ bản ở nữ

Ngay trước khi bước vào tuổi dậy thì (11-13 tuổi) cơ thể nữ bắt đầu

phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 15-

6 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành.

Bên cạnh sự thay đổi về chiều cao, các đặc tính sinh dục thứ phát bắt

đầu xuất hiện, biểu hiện ở: vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục

và ở nách, có thể xuất hiện trứng cá.

Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng hành kinh lần đầu,

báo hiệu trong đã bắt đầu rụng và có khả năng sinh con. Giai đoạn này diễn

ra những biến đổi quan trọng cho việc chuẩn bị làm mẹ sau này: tử cung lớn

và dày hơn, tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra. Cơ thể của em gái đang

phát triển thành cơ thể một người phụ nữ.

Cơ thể nữ trong tuổi dậy thì có những đặc điểm cơ bản

+ Lớn nhanh

+ Da trở nên mỡ màng

+ Có đủ răng vĩnh viễn

+ Các xương dài ngừng phát triển

+ Vú phát triển

+ Vòng eo thu hẹp lại

+ Hông nở rộng hơn

+ Mọc lông nách, lông mu

+ Tử cung và buồng trứng phát triển

+ Bộ phận sinh dục ngoài phát triển

+ Bắt đầu có kinh nguyệt

+ Cơ quan sinh dục: Buồng trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ… phát triển

mạnh

+ Trứng trưởng thành, chín, rừng do các hormone sinh dục nữ được

bài tiết. Có khả năng thụ thai nếu có quan hệ tình dục.

- Đặc điểm tâm lý:

+ Tâm lý “muốn làm người lớn”, muốn tự khẳng định mình

+ Mơ mộng, thích làm dáng, thích giao lưu với bạn bè nhất là các bạn

khác giới.

+ Bắt đầu có suy nghĩ về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi.

+ Có sự xáo trộn trong các trạng thái tâm lý.

+ Tôn sùng thần tượng…

3. Một số điều vị thành niên cần biết

3.1. Hành kinh

Hành kinh là dấu hiệu mở đầu của thời kỳ sinh sản của nữ giới. Hành

kinh bắt đấu ở tuổi dậy thì, đó là hiện tượng bình thường đặc trưng của nữ

giới. Hành kinh là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ do niêm mạc tử

cung bong và thải ra ngoài. Máu kinh đỏ nhưng không đông, chỉ chứa sắt và

còn lại là các chất của niêm mạc tử cung.

Hệ sinh dục có những hoạt động theo chu kỳ. Bình thường chu kỳ kinh

nguyệt dài khoảng 21 - 35 ngày. Bắt đầu hành kinh là bắt đầu 1 chu kỳ. Thời

gian hành kinh bình thường có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày.

Vài ngày sau khi bắt đầu hành kinh, buồng trứng bắt đầu hoạt động, tiết

ra nội tiết tố (hormone) sinh dục, khiến cho niêm mạc tử cung dày lên tạo

thành cái ổ chuẩn bị cho sự thụ thai.

Nếu trứng không thụ tinh, cái ổ ở tử cung không cần thiết nữa nên niêm

mạc tử cung sẽ bong ra và chảy ra ngoài cùng với máu và niêm dịch. Đó

chính là đợt hành kinh của chu kì mới. Các chu kỳ khác cũng diễn ra như thế

cho đến tuổi mãn kinh. Tuổi mãn kinh trong khoảng 49 - 55 tuổi.

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, sự rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14

trước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

- Có một số trường hợp, các em nữ đến tuổi dậy thì nhưng không có

kinh nguyệt, kèm theo hiện tượng chậm lớn. Đó là do mắc một số bệnh về cơ

quan sinh dục, ở buồng trứng… cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

- Có một số em nữ ở tuổi dậy thì vòng kinh không đều (có lúc dài, có

lúc ngắn). Đây không phải là bệnh, mà là do hoạt động của vùng đồi - tuyến

yên, buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài các

em cần đến cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

- Có một số em gái khi thấy kinh lại có những biểu hiện đau vùng lưng

kèm theo những triệu chứng phụ: buồn nôn, váng đầu và cảm giác mệt mỏi.

Nguyên nhân là do chất prostalandine sinh ra trong thời gian hành kinh thấm

vào máu, gây co thắt tử cung, đẩy máu ra. Trong trường hợp nó hoạt động

mạnh làm tử cung co thắt mạnh gây ra đau. Tốt nhất là các em nên đến các

cơ sở y tế khám và điều trị.

- Có một số bệnh như: thiếu máu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường lao,

có khối u trong não hoặc thần kinh căng thẳng, lo âu buồn phiền,… cũng có

thể dẫn đến mất kinh ở nữ. Vì vậy, các em nữ trên 18 tuổi mà chưa có kinh,

kèm theo các biểu hiện của các bệnh trên cần đến cơ sở y tế để khám và

điều trị.

Hành kinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Về mặt y học, trong

những ngày hành kinh không cần kiêng hoạt động kể cả hoạt động leo núi và

không cần nghỉ làm việc. Không nên hoạt động quá sức và không nên làm

những công việc nặng nhọc làm tử cung tăng co bóp, gây đau đớn. Không

nên làm những công việc phải ngâm mình dưới nước, nhất là nước không

sạch (thực tế ở Việt Nam, không nên bơi khi có kinh nguyệt do bể bơi ở Việt

Nam khó đảm bảo yêu cầu vệ sinh).

3.2. Hiện tượng bế kinh

Bế kinh là hiện tượng máu kinh không chảy ra ngoài được. Bế kinh có

thể do nhiều nguyên nhân như bệnh tật, thời tiết, tâm lý… tác động. Khi có

hiện tượng bế kinh cần đến bệnh viện, trạm xá hoặc các cơ sở y tế để khám

và điều trị.

3.3. Hiện tượng dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn

Các em nữ dậy thì sớm chủ yếu là do tác dụng của vùng dưới đồi -

tuyến yên, buồng trứng và tuyến thượng thận thúc đẩy sự bài tiết hormone

sinh dục nữ sớm.

Trường hợp các em dậy thì muộn là do nhiều nguyên nhân như Yếu tố

nòi giống, di truyền, tâm thần hoặc dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hoặc do

hoạt động vùng dưới đồi - tuyến yên, buồng trứng bài tiết hormone sinh dục

nữ muộn.

3.4. Các em nữ cần vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày

Hàng ngày các em nữ rất cần vệ sinh cơ quan sinh dục vì âm hộ có

nhiều nếp gấp nên dễ chứa các chất bẩn, lớp da quanh hậu môn cũng có

nhiều nếp gấp nên sau khi đi đại tiện cần phải vệ sinh sạch sẽ.

Cần làm vệ sinh theo thứ tự: trước hết là vệ sinh cơ quan sinh dục, sau

đó mới đến vệ sinh hậu môn và thấm khô. Cần vệ sinh cơ quan sinh dục bằng

nước rửa chuyên dùng cho vệ sinh phụ nữ (tốt nhất là mua ở các cơ sở y tế,

tránh mua những dung dịch vệ sinh phụ nữ trôi nổi trên thị trường mà không

rõ nguồn gốc). Nếu không có các nước rửa này thì có thể vệ sinh bằng nước

sạch, tránh vệ sinh bằng nước muối hoặc xà phòng thông thường

3.5. Màng trinh

Màng trinh là một màng mỏng, che lấp cửa âm đạo. Màng trinh có

những lỗ nhỏ để máu kinh có thể chảy qua được. Tuy nhiên, có trường hợp

màng trinh không có lỗ nên máu kinh không chảy qua được đã gây nên hiện

tượng bế kinh, cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Do màng trinh là một màng mỏng, nên thường bị rách trong lần giao

họp đầu tiên và gây ra đau, chảy máu đôi chút. Tuy nhiên, cũng có trường

hợp màng trinh bị rách do ngã hoặc do va chạm mạnh. Cũng có trường hợp,

phụ nữ khi sinh ra đã không có màng trinh hoặc lỗ giữa màng trinh co giãn tốt

nên không để lại vết rách trong giao hợp.

Ở nước ta, trong quan niệm của không ít nam giới muốn độc quyền về

tình yêu và không dễ dàng chấp nhận những phụ nữ không còn trinh tiết

trước khi kết hôn. Nhưng đến nay, quan niệm này đã có nhiều thay đổi, người

ta quan tâm chủ yếu đến vấn đề người phụ nữ có thực sự yêu mình hay

không và từ khi yêu mình có thực sự chung thủy hay không mà thôi.

3.6. Sự cương cứng của dương vật

Lúc bình thường mô xốp của dương vật chỉ chứa một lượng máu rất ít

nên nhỏ và mềm. Khi có một kích thích nào đó máu sẽ được đưa đến nhiều

hơn chứa đầy các mô xốp làm cho dương vật cương cứng lên và làm tăng

nhu cầu tình dục.

3.7. Mộng tinh và di tinh

Mộng tinh là xuất tinh không chủ động xảy ra trong khi ngủ (thường vào

ban đêm), là hiện tượng cơ thể tự giải phóng tinh trùng và tinh dịch. Đây là

hiện tượng sinh lý tự nhiên thường gặp ở nam giới tuổi dậy ưu, do tinh hoàn

đã bắt đầu sản xuất ra tinh trùng.

Di tinh là hiện tượng tự động xuất tinh lúc thức, khi có những kích thích

tình dục như nghĩ về bạn gái, người yêu…

Mộng tinh và di tinh có hại không?

Mộng tinh là hiện tượng sinh lý bình thường của nam giới tuổi dậy thì.

Mộng tinh không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Di tinh cũng thường xảy ra đối với

các em trai tuổi dậy thì. Nhưng nếu di tinh xảy ra nhiều lẫn trong một ngày mà

không do một kích thích nào thì đó là hiện tượng bất bình thường mà nguyên

nhân có thể do viêm tuyến tiền liệt hoặc túi tinh hay niệu đạo. Vì vậy, cần đến

cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

3.8. Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục ở các em nam

Trăm cơ quan sinh dục của các em nam có cấu tạo đơn giản hơn của

nữ. Vì vậy việc làm vệ sinh cơ quan sinh dục của nam cũng đơn gián và dễ

dàng hơn. Tuy nhiên hàng ngày các em nam cần vệ sinh dương vật, quy đầu,

bao tinh hoàn bằng nước sạch và xà phòng vì quy đầu thường đọng các chất

dịch sinh dục, nước tiểu, mồ hôi… gây mất vệ sinh.

Các em nên mặc quần lót bằng các loại vải thấm ẩm tốt, thoáng mát và

cho cảm giác dễ chịu khi mặc. Không nên mặc những loại vải pha nilon vì nó

sẽ bí ẩm, làm cho cơ quan sinh dục dễ bị mẩn ngứa, khó chịu. Không nên

mặc những loại quần lót quá bó, làm cho tinh hoàn bị ép chặt vào người sẽ

ánh hưởng đến việc sản sinh ra tinh trùng của tinh hoàn.

3.9. Một số vướng mắc của các em nam

* Tinh hoàn không xuống bìu

- Tinh hoàn không xuống có nghĩa là tinh hoàn không nằm trong bìu. Có

hai trường hợp xảy ra là: Tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ. Nếu tinh hoàn ẩn

hoặc lạc chỗ một bên thì không ảnh hưởng gì đến tuổi dậy thì và khả năng

sinh sản.Trường hợp ẩn cả hai bên có thể làm chậm hoặc làm mất tuổi dậy

thì. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp cần phải đến các cơ sở y tế để khám

và điều trị kịp thời.

- Tinh hoàn là cơ quan có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể (35-

36oC). Nhiệt độ thấp là điều kiện để tinh trùng được hình thành và phát triển.

Do vậy tinh hoàn phải nằm ngoài cơ thể. Nếu tinh hoàn nằm trong cơ thể thì

sẽ không có khả năng sinh sản vì ở nhiệt độ của cơ thể, tinh trùng không

được sản sinh ra.

* Nhiễm trùng đường sinh dục

Nhiễm trùng đường niệu - sinh dục của nam có thể dẫn đến thay đổi

môi trường sống của tinh trùng, gây tổn thương tinh hoàn, làm tắc đường bài

tiết của tinh hoàn… Các bệnh lậu, lao không điều trị tốt sẽ làm teo tinh hoàn,

tắc ống dẫn tinh, dẫn đến mềm muộn con, thậm chí vô sinh.

* Dương vật nhỏ bẩm sinh

Dương vật nhỏ bẩm sinh thường ít gặp. Đó là những trường hợp

dương vật có kích thước nhỏ chỉ bằng 1/10 người bình thường cùng lứa tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu là do hormone sinh dục hoạt động không bình thường.

4. Chăm sóc vị thành niên ở giai đoạn dậy thì

* Chăm sóc về dinh dưỡng: người ta thường nói tuổi dậy thì là “tuổi

ăn”, “tuổi ngủ”, hay là tuổi “ăn sâm, ăn sứa”, nghĩa là ở lứa tuổi này các em

cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, các

chất khoáng, vitamin…

* Chăm sóc tinh thần:

- Nhiệm vụ của cha mẹ là phải nuôi, dạy con trở thành những công dân

có ích cho xã hội. Trong cuộc đời đứa trẻ từ khi cất tiếng khóc chào đời đến

khi trưởng thành, luôn luôn cần có sự kèm cặp, giáo dục và cảm thông giúp

đỡ của cha mẹ.

- Con cái cần tình thương yêu đùm bọc của cha mẹ, cần sự động viên

dìu dắt của cha mẹ. Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho con.

Tuy vậy, giữa cha mẹ và con cái thuộc hai thế hệ khác nhau. Vì vậy trong

nhận thức và hành vi có những khoảng cách. Muốn cho quan hệ giữa cha mẹ

và con cái luôn tốt đẹp, cần tuân theo những nguyên tắc sau:

+ Cha mẹ thể hiện tình yêu thương con cái qua hành vi, cử chỉ, ngôn

ngữ để con hiểu được tình cảm sâu sắc của cha mẹ.

+ Thể hiện sự tôn trọng, thông cảm và chia sẻ với con cái.

+ Luôn đặt mình vào vị trí của con để giúp con giải quyết vấn đề.

+ Luôn thể hiện sự tin tưởng vào con cái

+ Kèm cặp hướng dẫn, giúp đỡ khi các con gặp khó khăn.

+ Tôn trọng các quyết định của con cái khi những quyết định đó phù

hợp với yêu cầu của xã hội và bản thân con (cho dù quyết định đó trái với

nguyện vọng của cha mẹ).

- Hướng nghiệp cho vị thành niên: Cần căn cứ vào nhu cầu sở thích,

hứng thú, năng lực của vị thành niên để hướng nghiệp cho các em. Sự định

hướng nghề nghiệp còn cần phải tính đến nhu cầu của xã hội đối với các

ngành nghề.

III. TÌNH BẠN, TÌNH YÊU, TÌNH DỤC TUỔI VỊ THÀNH NIÊN1. Tình bạn tuổi vị thành niên

1.1. Quan niệm về tình bạn

Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hay nhiều người với nhau trên cơ

sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng

(thế giới quan, lí tưởng, niềm tin…) và một số nét nhân cách khác mà qua đó

mỗi người đều tồn thấy ở bạn mình một cái "tôi" thứ hai ít nhiều có tính chất lí

tưởng.

Đối với tuổi trẻ, tình bạn phát triển mạnh mẽ và có một vai trò quan

trọng. Tuổi trẻ thường có nhiều bạn bè và họ thích dành nhiều thời gian để trò

chuyện với bạn bè, để cùng nhau tham gia những hoạt động cùng sở thích

hoặc để giải trí. Thanh niên thường có nhiều nhóm bạn và nhiều loại nhóm

bạn khác nhau: nhóm có những hoạt động cùng yêu thích, nhóm có cùng chí

hướng và mơ ước, ví dụ nhóm học tập, nhóm đá bóng, hay nhóm yêu âm

nhạc.

Bạn bè có vai trò quan trọng đối với tuổi trẻ trong giai đoạn vươn lên

làm người lớn, khi cuộc sống mở ra trước mắt họ bao nhiêu điều mới mẻ.

Bạn bè có thể giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi hoặc giúp nhau tự tin

hơn.

Đôi khi các nhóm bạn thích thể hiện bản chất chung của họ thông qua

những đặc tính có thể quan sát được, như ăn mặc giống nhau hoặc để kiểu

tóc giống nhau. Dù phong cách của từng người thế nào đi nữa, nhưng ai cũng

kiêu hãnh vì được là thành viên của nhóm và thường xem nhóm bạn của

mình là một phần "gia đình mình". Tuy nhiên, có những lúc “tinh thần” của

nhóm mãnh liệt quá đến mức các thành viên trong nhóm có cảm giác là họ tết

hơn những người khác và có thái độ xem thường người ngoài nhóm. Điều

này dẫn đến những tình cảm tiêu cực giữa các nhóm bạn khác nhau có thể

đưa đến chỗ cãi nhau thậm chí đánh nhau.

Một số em trong những nhóm bạn như vậy có thể thấy khó chịu khi họ

bị ép phải hành động và cư xử giống như các thành viên khác. Đó là một điều

thật khó khăn với các em và thường được gọi là "sức ép bè bạn". Tuy vậy,

mỗi thành viên trong nhóm có nhân cách riêng và lối nghĩ riêng. Tình bạn chỉ

có thể phát triển khi người ta hiểu và tôn trọng điều đó.

Bất cứ ai đã từng có bạn bè, đã từng là thành viên của một nhóm bạn

nào đó đều biết được niềm vui mà tình bạn mang lại. Tuy nhiên, kết bạn với

nhau không chỉ để cho vui, mà còn quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tâm

tình, chia sẻ những thắc mắc và cơ hội trong đời. Tình bạn có ý nghĩa quan

trọng với mọi người, già cũng như trẻ.

Tuy nhiên, ở tuổi vị thành niên tình bạn có thể trở nên cuốn hút tới mức

nó làm cho các em sao nhãng việc học hành. Các em có những quan điểm

khác nhau về tình bạn. Có em thích chơi với nhóm bạn nhiều người, nhưng

có em chỉ thích kết bạn với vài người thân thiết.

1.2. Đặc điểm tình bạn tuổi vị thành niên

Do đặc điểm phát triển tâm sinh lí của tuổi vị thành niên, cho nên trong

giai đoạn này nhu cầu tình bạn của vị thành niên trở nên mạnh mẽ.

Cơ sở hình thành tình bạn của tuổi vị thành niên dựa trên những yếu

tố: Hợp nhau về tính tình, sở thích, sống cùng địa dư, học cùng lớp, cùng

trường… Tình bạn của vị thành niên có các đặc điểm:

- Tình bạn vị thành niên trong sáng, chân thành.

- Khi kết bạn, vị thành niên bị chi phối bởi nhiều yếu tố cảm tính, sự can

thiệp của lý tính khi chọn bạn chưa cao.

Mỗi giai đoạn lứa tuổi, tình bạn của các em có sự khác biệt. Ở giai đoạn

đầu của tuổi vị thành niên (học sinh THCS) việc kết bạn của các em bị chi

phối bởi yếu tố cảm tính nhiều hơn ở giai đoạn sau (học sinh THPT). Tình bạn

của các em học sinh THCS không bền vững bang tình bạn của học sinh

THPT. Tình bạn của học sinh THPT có thể tồn tại suốt cuộc đời.

* Dấu hiệu của tình bạn tốt trong tuổi vị thành niên

- Có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện đạo đức lao

động để cùng tiến bộ và thành đạt trong tương lai.

- Cùng có chí hướng, lí tưởng, quan điểm, hứng thú, sở thích phù hợp

với chuẩn mực đạo đức của xã hội (thông qua sự giáo dục của cha mẹ và

thầy cô giáo ở nhà trường).

- Bình đẳng và tôn trọng nhau.

- Chân thành, tin cậy, thông cảm sâu sắc với nhau. Luôn coi niềm vui

nỗi buồn của bạn là niềm vui nỗi buồn của mình.

- Mỗi người đồng thời có thể kết bạn với nhiều người. Quan hệ bạn bè

rộng rãi không làm giảm mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân.

* Dấu hiệu của tình bạn không tốt trong tuổi vị thành niên

- Luôn ghen ghét, đố kỵ, nói xấu nhau.

- Trong quan hệ bạn bè thiếu sự chân thành, có thái độ trịch thượng,

thiếu bình đẳng.

- Luôn tìm cớ trốn học, bè phái, tụ tập nhau, lôi kéo nhau tham gia vào

các tệ nạn xã hội (uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma tuý, cờ bạc…).

- Bao che khuyết điểm cho nhau.

- Lấy cắp tiền của cha mẹ, bạn bè… để chiêu đãi nhau, chơi bời lêu

lổng.

1.3. Tình bạn khác giới ở tuổi vị thành niên

Tình bạn tuổi vị thành hiện thường mạnh mẽ và có lúc thiên về cảm

xúc. Tình bạn có thể giữa những người cùng giới và những người khác giới.

Nhiều người là những người bạn tốt của người khác ở cả hai giới.

Trong thực tế có tồn tại một tình bạn khác giới. Nhưng có một câu hỏi

được đặt ra là: Có nên có tình bạn khác giới ở tuổi vị thành niên không? Câu

trả lời là: ở tuổi vị thành niên nên và cần kết bạn khác giới. Việc trao đổi tâm

tư, tình cảm, hoài bão, ước mơ và dự định trong cuộc sống giữa những con

người trẻ tuổi khác giới là một nhu cầu khách quan, cần cho sự phát triển

nhân cách hài hoà của bản thân mỗi giới.

Ở cả hai giai đoạn của lứa tuổi vị thành niên đều xuất hiện tình bạn

khác giới. Nhưng tình bạn khác giới của học sinh THCS mang nặng màu sắc

cảm tính nên không bền vững. Còn tình bạn khác giới ở học sinh THPT có sự

can thiệp của lý trí rõ rệt nên bền vững và có thể phát triển. Không ít cặp bạn

bè khác giới thời học sinh THPT đã trở thành tình yêu và có nhiều cặp nên vợ

nên chồng.

* Nếu so sánh tình bạn khác giới và cùng giới thì thấy:

Tình bạn cùng giới và tình bạn khác giới đều có những đặc điểm của

một tình bạn tốt. Nhưng tình bạn khác giới cũng có những đặc điểm mang

đậm sắc thái giới tính như:

- Trong tình bạn khác giới, mỗi bên đều coi giới kia như một điều kiện

để tự hoàn thiện mình. Tình bạn khác giới làm cho bạn trai mong muốn có

những phẩm chất của đấng nam nhi hơn và làm cho bạn gái mong muốn có

những phẩm chất thể hiện nữ tính hơn.

- Giữa hai bạn khác giới có một "khoảng cách" tế nhị hơn so với bạn

cùng giới, không dễ dàng gần gũi như bạn cùng giới được.

- Trong những điều kiện nhất định của sự phát triển tình bạn, tình bạn

khác giới có thể chuyển thành tình yêu, song không nhất thiết mọi tình bạn

khác giới đều chuyển thành tình yêu.

Nhận thức đúng đắn những đặc điểm trên và biết xác định giới hạn cần

thiết trong cách đối xử hàng ngày là điều kiện quan trọng để xây dựng và duy

trì tình bạn khác giới lành mạnh ở tuổi học trò.

* Những điều cần lưu ý trong tình bạn khác giới ở tuổi vị thành niên:

- Tránh đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị.

- Tránh vô tình hay cố ý gán ghép lẫn nhau trong quan hệ bạn bè khác

giới. Đặc biệt ở tuổi học sinh THCS.

- Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo với nhau khi

thấy người bạn mình có thêm người bạn khác giới. Tránh ngộ nhận tình bạn

khác giới là tình yêu, cho dù là rất thân nhau.

- Tránh thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn khác giới hiểu lầm là

tình yêu đang đến (điều này rất hay xảy ra ở học sinh THPT).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quan niệm cũ, một số người có thể vẫn

cho rằng làm bạn với người khác giới là điều không thể hoặc không đúng.

Tình bạn là quan hệ đặc biệt giữa hai hoặc nhiều người có cùng hiểu biết, sở

thích, lí tưởng hoặc mục đích. Quan hệ này tồn tại ở mọi người thuộc đủ các

tầng lớp, các lứa tuổi. Vì vậy hai người khác giới vẫn có thể là những người

bạn tốt.

1.4. Vai trò của tình bạn ở tuổi vị thành niên

Tình bạn đúng đắn sẽ là một sức mạnh tinh thần giúp mỗi người tiến

bộ, hoàn thiện nhân cách của mình và trưởng thành về mặt xã hội. Trong

quan hệ bạn bè, mỗi người có thể tự bộc lộ tự khám phá, tự kiểm tra và đánh

giá bản thân mình bang cách so sánh mình với những người bạn khác; đồng

thời có thể căn cứ vào sự đánh giá của bạn về mình mà tự hiểu mình, tự giáo

dục và hoàn thiện nhân cách của mình.

Tránh kết bạn trên cơ sở có chung xu hướng hoạt động tiêu cực đi

ngược lại lợi ích và giá tà đạo đức của xã hội, của tập thể, gây tác hại cho xã

hội, cho tập thể. Mặt khác, tránh bao che khuyết điểm cho nhau.

Tránh ích kỷ, tránh vụ lợi trong quan hệ bạn bè; đồng thời tránh "kéo

bè, kéo cánh", cục bộ.

2. Tình yêu tuổi vị thành niên

2.1. Quan niệm về tình yêu

Tình yêu là một chủ đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các lứa tuổi.

Tình yêu là chủ đề cho bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu cuốn tiểu thuyết, bộ

phim, bài thơ và bài hát. Hết năm này sang năm khác, con người ở mọi lứa

tuổi, ở mọi quốc gia, vẫn cứ nói, cứ bàn luận về tình yêu. Nhiều người đi tìm

tình yêu có người tìm suốt cuộc đời mà chẳng bao giờ tìm thấy tình yêu.

Nhưng tình yêu là gì thì vẫn là một câu hỏi khó.

Yêu có nghĩa là có rung động sâu sắc, mạnh mẽ với một hay nhiều

người nào đó. Con người có khả năng ban phát và tiếp nhận tình yêu. Có

nhiều loại tình yêu. Người ta yêu cha mẹ mình, yêu mọi thành viên của gia

đình, yêu bạn bè và những gì gần gũi với mình. Con người có quan hệ yêu

thương trong suất cả cuộc dời. Một số quan hệ yêu thương đó là những tình

yêu suất đời còn có những quan hệ yêu thương chỉ có trong một thời gian

ngắn.

Tình yêu nam nữ (đôi lứa) là một loại tình cảm đặc biệt. Lòng luyến ái

thúc đẩy mọi người vượt qua khỏi cái vỏ cá nhân của mình để đi đến hoà

quyện với một người khác giới cả về tâm hồn lẫn thể xác; trong đó mỗi bên

thấy mình phong phú hơn nhờ bên kia ("Mình với ta tuy hai mà một, ta với

mình tuy một mà hai"). Tình yêu có vai trò và giá trị khác nhau ở mỗi con

người. Nhưng tình yêu lành mạnh bao giờ cũng làm con người hạnh phúc và

trở nên tốt hơn.

Tuy nhiên tình yêu nam nữ không đồng nghĩa với quan hệ tình dục

hoặc sự hấp dẫn giới tính. Nhiều người không chấp nhận hoặc không cho

phép quan hệ tình dục nếu việc đó không xuất phát từ tình yêu. Những người

khác cho rằng tình yêu không gắn liền với tình dục. Có người quan hệ tình

dục với nhau nhưng không hẳn đã có tình yêu. Ngược lại, trong khi yêu,

người ta có thể có nhiều cách thể hiện tình cảm, không nhất thiết phải có

quan hệ tình dục. Quan điểm của con người về những vấn đề này còn rất

khác nhau thường do nguồn gốc sâu xa từ đặc điểm văn hoá của mỗi cộng

đồng.

“Mối tình đầu” thường là giai đoạn quyết liệt nhất trong đời người.

Nhiều bạn trẻ đến với mối tình đầu ở tuổi vị thành niên và thường là nó qua đi

cùng với thời gian. Mối tình đầu bền vững thường hiếm thấy. Tình yêu có bền

vững hay không tuỳ thuộc vào nỗ lực thường xuyên của những người trong

cuộc nhằm duy trì tình yêu chín chắn, tốt đẹp và lành mạnh.

2.2. Đặc điểm tình yêu tuổi vị thành niên

Tình yêu là tình cảm có tính chất riêng tư, thầm kín giữa hai người khác

giới nhưng lại có sự liên hệ mật thiết sâu xa với tình người cùng với các nhu

cầu đặc trưng của nó ở các giai đoạn lịch sử. Khi cá nhân đã hình thành nhu

cầu với người khác thì đó là nền tảng thực sự của tình yêu đôi lứa.

Tình yêu học trò phần lớn là mối tình đầu. Mối tình đầu này thường

mang tính thuần khiết, trong sáng, lí tưởng đồng thời cũng mang tính không

rõ rệt, dứt khoát, lẫn lộn giữa tình bạn và tình yêu. Mặt khác tình yêu của các

em thường xuất phát từ những rung động cảm tính. Vì vậy, tình yêu học trò

không sâu sắc và dễ bị tan vỡ.

Trong tình yêu có sự hoà hợp về tình dục nhưng tình yêu và tình dục

không phải là một. Tình yêu là sự hấp dẫn nhau về mặt tinh thần và tình cảm,

đặc biệt thúc đẩy hai người gần gũi nhau, hiểu nhau, có nhu cầu mong muốn

đi đến sự hoà hợp về tâm hồn với sự tự nguyện gắn bó bền vững. Tình dục

chỉ là quan hệ thể xác, đem lại cho người ta những cảm xúc, khoái cảm và sự

thoả mãn nhu cầu sinh lý.

Người bạn trai đang yêu bằng một tình yêu thực sự cần biết tôn trọng

người bạn tình của mình.

* Những biểu hiện của tình yêu tuổi vị thành niên

- Sôi nổi, bồng bột, thuần khiết, trong sáng, lý tưởng.

- Có tính không rõ rệt. dứt khoát, lẫn lộn giữa tình bạn và tình yêu.

- Thường xuất phát từ những rung động cảm tính, vì vậy tình yêu vị

thành niên không sâu sắc, chưa chín chắn và dễ bị tan vỡ.

- Tìnhh bạn khác giới ở tuổi vị thành niên có thể chuyển thành tình yêu.

Đây thường là mối tình đầu trong cuộc đời mỗi con người.

- Tính không rõ rệt, lẫn lộn giữa tình bạn và tình yêu khiến tình yêu vị

thành niên có nhiều tên gọi như: tình yêu học trò, tình yêu mực tím, tình yêu

bạn bè.

- Ở lứa tuổi này, tâm sinh lý đang trong thời kỳ biến đổi nhanh chóng,

từ đó dẫn đến sự biến đổi tình cảm. Vì vậy, tình yêu của vị thành niên khó bền

vững.

- Tình yêu ngộ nhận cũng dễ làm cho vị thành niên có những quyết định

hoặc hành động thiếu suy nghĩ chín chắn mà hậu quả của nó để lại sẽ rất

nặng nề, gây nên bất hạnh cho cả hai bên.

- Vị thành niên thường đón nhận tình yêu với tất cả tâm hồn thơ mộng,

trong sáng của mình. Họ cố gắng gạt bỏ những tính toán cá nhân, những ham

muốn thấp hèn ra khỏi tình yêu. Do lý tưởng hoá tình yêu mà các em không

lường trước được những khó khăn trắc trở có thể đến, thậm chí có thể đến

ngay sau khi niềm hy vọng mãnh liệt vừa dâng trào.

- Trong một số trường hợp, tình yêu có tác dụng thúc đẩy vị thành niên

khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, rèn luyện, song

cũng có nhiều trường hợp làm cho các em phân tán tư tưởng, đam mê vào

những cảm xúc yêu đương cản trở việc học tập, phấn đấu. Khi tình yêu vượt

quá giới hạn, sinh hoạt tình dục không được bảo vệ sẽ dân đến các hậu quả

như có thai ngoài ý muốn để lại những hậu quả đáng tiếc gây đau khổ cho

các em, đặc biệt là các em nữ.

* Những rung động "đầu đời" ở tuổi vị thành niên

- Do cơ thể phát triển đột biến, những đặc điểm sinh lý thay đổi, đặc

biệt là sự bài tiết của homlone sinh dục nên đã ảnh hưởng tới hoạt động tâm

lí. Vị thành niên có những rung cảm "đầu đời" trước người bạn khác giới.

- Do sự giao tiếp trong quan hệ bạn bè được mở rộng và phát triển nên

giữa vị thành niên khác giới có những điều kiện tiếp xúc gần gũi, điều đó đã

tạo cơ hội cho vị thành niên bộc lộ tình cảm.

* Tuổi vị thành niên có nên yêu không?

Tuổi vị thành niên có thể yêu vì đây là một qui luật tất yếu trong đời

sống tình cảm của con người, vị thành niên có quyền yêu và được yêu.

- Chỉ nên yêu khi:

+ Hai người đã có cơ sở tình bạn khác giới từ trước: Đã hiểu về tâm tư,

nguyện vọng; sở thích, nhu cầu, hứng thú…của nhau. Hai người cùng xác

định quan điểm: Giúp đỡ, chia sẻ, động viên nhau trong học tập và cuộc sống

để chuẩn bị cho tương lai.

+ Hai người cùng tôn trọng và biết giữ gìn cho nhau.

Những điều kiện này chỉ có được khi các em ở giai đoạn sau của tuổi vị

thành niên (học sinh THPT). Các em ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên (học

sinh THCS) chưa đủ khả năng để đáp ứng các điều kiện trên

- Không nên yêu vì:

+ Tuổi vị thành niên hay bị lầm lẫn giữa tình yêu đích thực và thứ tình

cảm gần giống tình yêu (tình bạn thân thiết). Khi nhận diện dược chính xác

hai loại tình cảm này, vị thành niên thường thất vọng. đau khổ. Tuy nhiên, học

sinh THCS khó có thể nhận diện được hai loại tình cảm này.

+ Khi yêu, vị thành niên bị chi phối nhiều thời gian, phân tán tư tưởng

cho những cảm xúc yêu đương lãng mạn, sẽ ảnh hưởng tới học tập, tu

dưỡng đạo đức.

+ Khi yêu vị thành niên chưa độc lập về kinh tế và chưa có việc làm ổn

định nên ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống gia đình trong tương lai nếu họ

có con sớm.

+ Khi yêu vị thành niên mới chỉ dừng lại ở sự rung cảm mang tính cảm

tính, chưa có suy nghĩ chín chắn, chưa có linh nghiệm nên tình yêu dễ tan vỡ

để lại những dấu ấn đau buồn, nặng nề ảnh hưởng tới đời sống tâm lý.

+ Khi yêu vị thành niên chưa kiềm chế được cảm xúc và sự đam mê

nên dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc (có thai ngoài ý muốn) ảnh hưởng

tới hạnh phúc tương lai.

Muốn có cuộc sống tốt đẹp, hãy lập thân, lập nghiệp, không quan hệ

tình dục khi chưa có những hiểu biết về tình dục lành mạnh, an toàn.

2.3. Vai trò của tình yêu tuổi vị thành niên

- Sống và yêu đó là hai mặt thống nhất trong một con người cụ thể.

Tình yêu đôi lứa là điều kiện quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách.

- Tình yêu lành mạnh làm cho con người trở lên thanh cao hơn, đẹp đẽ

hơn, giàu lòng nhân ái và giàu sức sáng tạo hơn. Dù cho ở lứa tuổi nào tình

yêu cũng có sắc thái riêng của nó: sự sôi nổi, ngây ngô, bồng bột của thời

niên thiếu; sự say đắm, mãnh liệt nồng nàn ở thời thanh niên; sự chín chắn

lắng đọng ở thời trung niên… Vì vậy, tình yêu đã tạo cho con người một

nguồn sức mạnh lớn lao tác động đến toàn bộ cuộc sống hoạt động và sức

sáng tạo của mỗi con người.

- Con người không thể sống thiếu tình yêu bởi vì:

+ Tình yêu là một trong những cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh

phúc gia đình.

+ Tình yêu giúp cho con người hoàn thiện hơn, vị tha, nhân ái và giàu

sức sống hơn.

Tuy nhiên, muốn cho tình yêu phát huy vai trò tích cực của nó, phải biết

xây dựng một tình yêu lành mạnh. tình yêu lành mạnh có những đặc điểm

sau:

- Có sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và luôn có trách nhiệm với nhau,

dành cho nhau những gì tốt nhất có thể.

- Luôn trung thực, tin cậy và cởi mở với nhau.

- Có lòng tự trọng và luôn tôn trọng nhau.

- Không vụ lợi, luôn lương thiện.

- Không coi quan hệ tình dục là thước đo mức độ tình cảm.

- Trong quan hệ, cả hai đều thấy mãn nguyện, hạnh phúc.

- Không có sự ghen tuông một cách vô lý.

Hãy lưu ý: Tình yêu gây nên những biến đổi sâu sắc trong tình cảm mỗi

người nên nếu tình yêu phát triển theo hướng tiêu cực như yêu vì vụ lợi yêu

vội yêu gấp hoặc tình yêu ngộ nhận… đều dẫn đến những hậu quả nặng nề.

gây nên những nỗi bất hạnh lớn lao cho cả hai bên.

3. Tình dục tuổi vị thành niên

3.1. Khái niệm tình dục

Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người khi bước vào tuổi dậy

thì. Mối quan hệ tình dục nảy nở trên cơ sở tình cảm tốt đẹp và tình yêu trong

sáng giữa nam và nữ là một phần bản năng để duy trì nòi giống.

Tình dục là một biểu hiện của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm

xúc và hành vi giới tính của một người. Tình dục có thể là cách biểu hiện cảm

xúc và cũng có thể là những hoạt động sinh lý. Tình dục là một hành vi tự

nhiên và lành mạnh của cuộc sống. Tất cả mọi người bình thường đều có

ham muốn tình dục. Lớp trẻ khám phá bản năng sinh dục của mình như một

quá trình tự nhiên khi đạt được sự trưởng thành về giới tính.

Khi được sinh ra. con trai và con gái đều có các cơ quan sinh dục.

Những cơ quan sinh dục này là cơ sở để phân biệt con trai và con gái và chỉ

bắt đầu trưởng thành trong giai đoạn dậy thì giai đoạn đầu tiên của tuổi vị

thành niên.

* Tình dục có những khía cạnh khác nhau:

- Khía cạnh sinh học

Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng, còn phụ nữ tạo ra trứng. Khi

giao hợp xảy ra, dương vật được đưa vào âm đạo, tinh trùng có thể kết hợp

với trứng để hình thành một cá thể sống mới.

- Khía cạnh xã hội

Giữa hai cá nhân, thường là giữa nam và nữ, có thể xuất hiện sự cuốn

hút rất mạnh mẽ về sinh lý (cuốn hút giới tính) hoặc về tình cảm (tình yêu). Sự

lôi cuốn này có thể dẫn đến một mối quan hệ hôn nhân bền chặt và hình

thành một gia đình.

Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người. Đó là sự thể hiện tình yêu

và cảm xức của cơ thể. Hầu hết các quan hệ tình dục, dù diễn ra giữa những

người khác giới hay cùng giới, đều bao gồm những vua ve mơn trớn, kích

thích và cảm xúc. Như đã nói ở trên, tình dục có thể là biểu hiện cảm xúc và

cũng có thể là những hoạt động sinh lý.

* Quyền liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Thời gian gần đây, người ta thường nhắc đến quyền tình dục. Vậy hiểu

quyền tình dục là gì? Quyền tình dục được hiểu là: con người có quyền được

thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình miễn là không vi phạm các chuẩn mực

xã hội. Người ta có thể tự thỏa mãn hoặc thỏa mãn với bạn tình.

Quyền tình dục cũng được hiểu là con người có quyền được tôn trọng

nhu cầu tình dục của mình. Vì thế, trong quan hệ tình dục, con người phải

được tôn trọng, được bảo vệ để tránh những hậu quả ngoài mong muốn,

được hưởng hạnh phúc do quan hệ tình dục mang lại.

Con người có quyền tình dục không có nghĩa là có thể quan hệ tình dục

tùy tiện. Quyền đó chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các chuẩn mực xã hội.

Theo tài liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình quốc tế (IPPF) mà Việt

Nam cũng là một nước thành viên, thì mỗi cá nhân đều có các quyền sau liên

quan đến sức khỏe tình dục:

1. Quyền được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt đối xử dưới bất

kỳ hình thức nào - mọi người trên thế giới, không phân biệt giới tính, tôn giáo,

màu da, xu hướng tình dục hay có vấn đề về não hay cơ thể đều có quyền

như nhau liên quan đến tình dục.

2. Quyền được thể hiện chính mình - tự do ra quyết định, thể hiện bản

thân, được an toàn, tự do lựa chọn hôn lễ (cưới hay không cưới) và trong

việc kế hoạch hoá gia đình.

3. Quyền được có thông tin chính xác về tình dục, các biện pháp tránh

thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay HIV và cả các quyền khác

nói chung.

4. Quyền được nói không với bất kỳ loại đụng chạm nào vào cơ thể mà

bạn không muốn.

5. Quyền được ngừng quan hệ tình dục với bạn tình vào bất cứ khi

nào.

6. Quyền được quyết định về vấn đề tình dục của mình và không bị ép

buộc quan hệ tình dục.

7. Quyền được bảo vệ bản thân và được bảo vệ trước tình trạng mang

thai ngoài ý muốn/ không kế hoạch, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

và HIV.

8. Quyền được chăm sóc sức khoẻ với điều kiện bảo mật, giá cả vừa

phải, chất lượng tốt và được tôn trọng khi chăm sóc.

9. Quyền được bảo vệ trước các nạn bóc lột tình dục, cưỡng hiếp, tấn

công tình dục, lạm dụng và quấy rối tình dục.

10. Quyền được tham gia vào các chương trình lên kế hoạch vì thanh

thiếu niên, tham dự vào các cuộc họp và hội thảo được tổ chức ở các cấp và

tìm cách gây ảnh hưởng đến chính phủ bằng các biện pháp/ phương tiện

thích hợp.

11. Quyền không nói về hành vi tính dục của mình trừ khi bản thân

chúng ta muốn.

Cùng với quyền liên quan đến sức khỏe tình dục, cần phải nói đến

quyền liên. quan đến sức khỏe sinh sản. Cũng theo tài liệu của IPPF, thì mỗi

cá nhân đều có các quyền sau liên quan đến sức khỏe tinh sản:

1. Quyền được tiếp cận thông tin và giáo dục khi liên quan đến vấn đề

sức khoẻ tình dục và sinh sản và cũng để đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc

cho mỗi cá nhân và gia đình.

2. Quyền được chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ của các bệnh

nhân về các vấn đề thông tin, tiếp cận, các lựa chọn, độ an toàn tỉnh riêng tư,

bảo mật, nhân phẩm, sự thoải mái, tính liên tục và ý kiến.

3. Quyền được tự do suy nghĩ gồm có không bị bó buộc bởi những quy

định, tín ngưỡng, luận thuyết và phong tục tập quán có tính chất tôn giáo -

được coi như là những công cụ/ phương tiện có được tự do trong suy nghĩ về

chăm sóc sức khoẻ tình dục và sinh sản và nhiều vấn đề khác nữa.

4. Quyền quyết định có con hay không và khi nào.

5. Quyền được sống, điều này có nghĩa là, bên cạnh những vấn đề

khác, thì mạng sống của người phụ nữ sẽ không bị đe doạ hay phải đối mặt

với một nguy cơ nào đó vì lí do mang thai.

6. Quyền được tự do và an ninh cho mỗi con người. Công nhận tất cả

mọi người đều phải được tự do hưởng thụ và kiểm soát đời sống tình dục và

sinh sản của mình mà không một ai bị ép buộc phải có con, triệt sản, hay nạo

phá thai.

7. Quyền không bị hành hạlngược đãi và bị đối xử tệ bạc trong đó bao

gồm vấn đề trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột và lạm dụng tình dục, quyền

mọi người được bảo vệ trước tình trạng bị cưỡng hiếp, tấn công, lạm dụng và

quấy rối tình dục.

8. Quyền được hưởng lợi từ những tiến bộ của khoa học trong đó thừa

nhận là mọi khách hàng của các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và tình dục đều có

quyền tiếp cận với kĩ thuật sinh sản mới có độ an toàn và có thể chấp nhận

được.

9. Quyền riêng tư có nghĩa là các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và tình dục

nên đảm bảo tính bảo mật cho khách hàng, tất cả phụ nữ đều có quyền tự do

lựa chọn sinh sản mà không bị phản đối.

10. Quyền tự do hội họp và tham gia về mặt chính trị, có nghĩa là, bên

cạnh một số vấn đề khác, mọi người đều có quyền tìm cách gây ảnh hưởng

đối với chính phủ về vấn đề sức khoẻ sinh sản và tình dục và các quyền có

liên quan được ưu tiên.

11. Quyền tự do lựa chọn có kết hôn hay không và có một gia đình.

12. Quyền được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt đối xử dưới

bất kì hình thức nào kể cả trong đời sống sinh sản và tình dục.

* Thiên hướng tình dục

Thiên hướng tình dục là việc một người thấy rung động với đối tượng

nào, có thể khác giới, có thể cùng giới hoặc cả hai.

Đa số mọi người thấy rung động với người khác giới, nam rung động

với nữ, ngược lại, nữ rung động với nam. Đây là thiên hướng tình dục khác

giới.

Một số người không thấy rung động với người khác giới, chỉ thấy rung

động với người cùng giới (nam rung động với nam, nữ rung động với nữ).

Đây là thiên hướng tình dục đồng giới.

Tại một thời điểm nào đó của cuộc đời, khi con người cổ thể tự nhận

thức được những suy nghĩ, cảm xúc của chính mình thì một số người nhận

thấy mình có rung cảm giới tính với người cùng giới. Hai người cùng giới chơi

với nhau rất thân thiết và có thể đến mức si mê nhau. Những cặp này đi đâu

cũng có nhau, làm gì cũng cùng nhau, họ thấy thích nhau một cách tự nhiên.

Đó là hiện tượng bình thường. Nhiều người đã từng trải qua những cảm xúc

như vậy trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời mình. Có người

không nhận thấy điều đó, nhưng cũng có người nhận thấy những rung cảm

của mình với người cùng giới và đã rất bối rối vì những rung cảm đó ở bản

thân.

Như vậy thiên hướng tình dục với người cùng giới có thể không tồn tại

suốt cả cuộc đời một con người. Có người có tình cảm với người cùng giới

trong một thời gian, sau đó bị người khác giới hấp dẫn. Một số người khác

nhận thấy có sự hấp dẫn về mặt giới tính với cả hai giới và có quan hệ tình

dục với cả hai giới. Những người bị thu hút và có ham muốn tình dục với cả

người khác giới và người cùng giới được gọi là người có thiên hướng tình

dục lưỡng giới. Có thể có người không bị ai hấp dẫn thì họ thuộc thiên hướng

nào? Đây là câu hỏi khó trả lời ngay, phải có thời gian xem xét mới có thể có

câu trả lời chính xác. Bởi thực tế cho thấy, thiên hướng tình dục không phải

lúc nào cũng được bộc lộ ra để người khác nhận thấy mà có thể nó được

giấu kín.

Trong thực tế, một số người luôn chỉ bị hấp dẫn bởi những người cùng

giới. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nơi, tất cả mọi người đều đồng tình với

tình cảm của những người cùng giới. Nhiều người cho rằng, tình cảm của

những người cùng giới là sai trái, là không nên và có thể thay đổi được nó.

Song, hầu hết các chuyên gia về lĩnh vực này đều cho rằng: thiên hướng tình

dục của con người không phải nằm trong tầm kiểm soát của họ cũng giống

như một số đặc điểm hình thái của con người. Nói khác đi, thiên hướng tình

dục của mỗi người không phải là sự lựa chọn có chủ định. Do đó, việc bắt

buộc người nào đó phải lựa chọn thiên hướng tình dục khác với bản năng

của họ là khó có thể đạt được.

Thiên hướng tình dục là vấn đề mới ở Việt Nam, còn ít được bàn tới.

Trên thế giới, người ta coi nhu cầu tình dục là nhu cầu tự nhiên và có thể bày

tỏ nhu cầu đó cũng rất tự nhiên. Còn ở Việt Nam, dư luận cũng không còn

quá khắt khe với vấn đề quan hệ tình dục. Người ta chỉ lên án những quan hệ

tình dục vi phạm chuẩn mực như quan hệ với những người đã có vợ hoặc

chồng, ít e dè hơn trong việc bộc lộ thiên hướng tình dục. Người ta có thể

chọn bạn tình khác giới và có thể chọn bạn tình đồng giới.

Theo tài liệu giảng dạy của Quỹ Dân số Thế giới tại Việt Nam thì "Khoa

học đã công nhận ngoài những người có thiên hướng yêu người khác giới, có

những người có thiên hướng yêu người cùng giới và một số ít người có thiên

hướng yêu cả người cùng giới và người khác giới. Thiên hướng đó là tự

nhiên, không phải do người ta lựa chọn. Tình dục đồng giới không phải là

bệnh."

Thiên hướng tình dục là vấn đề thuộc quyền cơ bản của con người,

được hình thành sớm do những tác động qua lại của các yếu tố sinh học, tâm

lý và xã hội. Thiên hướng tình dục khác hành vi tình dục. Thiên hướng tình

dục liên quan đến tự ý thức của mỗi cá nhân. Còn hành vi tình dục được biểu

hiện bằng hành động đi trên kiếm khoái cảm tình dục. Do đó, chúng ta cần tôn

trọng thiên hướng tình dục của mỗi con người.

* Tình dục lành mạnh, tình dục an toàn

Quan hệ tình dục mang lại hạnh phúc cho con người nhưng cũng có

thể để lại những hậu quả nặng nề. Vì thế chúng ta phải nhắc đến vấn đề tình

dục lành mạnh và tình dục an toàn.

Tình dục lành mạnh là tình dục dựa trên cơ sở cả hai bên hoàn toàn tự

nguyện. Các cá nhân phải tự kiểm soát được hành vi tình dục của mình và

của bạn tình khi có quan hệ tình dục. Cả hai người đều phải có trách nhiệm

với nhau.

Khi bước vào quan hệ tình dục cả hai đều phải có trạng thái tết nhất về

sức khoẻ thể chất và trạng thái tâm lý. Trong quan hệ phải thực sự quan tâm

đến nhu cầu và đặc điểm của bạn tình. Con người phải hoàn toàn hạnh phúc

trong quan hệ đó.

Phải tôn trọng nhau và bảo đảm an toàn cho nhau trong quan hệ tình

dục. Muốn vậy phải phối hợp với bạn tình sử dụng các biện pháp tránh thai

phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn và lây nhiễm các bệnh qua đường

tình dục kể cả lây nhiễm HIV. Quan hệ tình dục an toàn là không để lại những

hậu quả không mong muốn.

3.2. Đặc điểm tình dục tuổi vị thành niên

* Đặc điểm tình dục

- Tình dục theo nghĩa rộng là tất cả những gì hai người có thể làm để

thoả mãn ham muốn về thể xác và đem lại cho nhau khoái cảm: từ âu yếm,

vuốt ve đến những kích thích mạnh mẽ. Giao hợp nam nữ chỉ là một trong

những hoạt động tình dục và là hoạt động mạnh mẽ nhất mang lại khoái cảm

tình dục cao nhất.

- Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự

tự nguyện, sự hoà hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người. Đây cũng là

nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của giống nòi và hạnh phúc của mỗi cá nhân.

- Tình dục có quan hệ mật thiết với tình yêu:

+ Tình dục là biểu hiện cụ thể, mãnh liệt của sự hoà nhập không thể

thiếu được trong một tình yêu trọn vẹn.

+ Trên nền tảng của tình yêu, tình dục không còn thuần tuý là một bản

năng mà được nâng lên tầm cao, được xử sự một cách có văn hoá.

* Tình dục ở tuổi vị thành niên

- Do cơ thể đã đạt được sự trưởng thành về mặt sinh dục nên từ tuổi

dậy thì con người có sự ham muốn về tình dục và các em có thể bắt đầu có

quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đối với vị thành niên, khi chưa hiểu biết đầy đủ

về sức khỏe sinh sản mà có quan hệ tình dục thì dễ dẫn đến những hậu quả

ngoài mong muốn. Quan hệ tình dục là một nhu cầu tự nhiên. Nếu ở tuổi vị

thành niên nhu cầu này chưa được phép thoả mãn thì đến một giai đoạn nào

đó trong cuộc đời con người cũng sẽ có quan hệ này.

- Thủ dâm là một biện pháp để vị thành niên khám phá ra bản năng tình

dục của mình. Thường người ta bắt đầu thủ dâm khi bước vào tuổi dậy thì và

hiện tượng này có cả ở nam lẫn nữ. Hiện nay, thủ dâm ở tuổi vị thành niên

được coi là một hiện tượng sinh lý bình thường, là hình thức thông thường

của sự phát triển tình dục, là sự giải toả những căng thẳng về nhu cầu tình

dục.

- Hiện tượng vị thành niên bước vào đời sống tình dục sớm cũng là một

đặc điểm đáng chú ý của tình dục vị thành niên ngày nay. Có nhiều yếu tố

thúc đẩy vị thành niên có sinh hoạt tình dục sớm vì: Tò mò, muốn khám phá,

thở nghiệm những điều mới lạ, do áp lực mạnh mẽ của người yêu, do ảnh

hưởng của bạn bè xung quanh, do ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh mang

nội dung, tính chất kích dục…

- Quan hệ tình dục không an toàn ở tuổi vị thành niên có thể dẫn đến

mang thai ngoài ý muốn. Khi có thai, các em gái thường có hai tình huống xảy

ra:

+ Phải cưới vội: Đẻ và nuôi con trong trường hợp này hậu quả đem lại

cho người mẹ trẻ là:

_ Tỷ lệ các tai biến sản khoa cao, tổn thương ở tử cung, âm đạo âm hộ

do sinh con ở tuổi cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh.

_ Suy nhược toàn thân sau khi sinh.

_ Tỷ lệ tử vong mẹ và con cao.

_ Tổn thương về mặt tâm lý xã hội.

+ Phải phá thai: Trong các trường hợp này, hậu quả xấu thường là do

các tai biến phá thai gây nên, càng ít tuổi và chưa sinh con lần nào thì tỉ lệ tai

biến càng cao. Những tai biến có thể gặp là:

_ Các tai biến sớm như: Chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung.

_ Các tai biến muộn như: Rong huyết, vô sinh, biến cố bất thường trong

các lần sinh sau…

3.3. Quyết định về quan hệ tình dục ở lứa tuổi đang đi học

Ở tuổi vị thành niên, trong cơ thể tiết ra một số hormone sinh dục như

testosteron ở nam và oesteron ở nữ, gây ra những biến đổi ở cơ quan sinh

dục, ảnh hưởng đến sự ham muốn và hành vi tình dục. Ngoài ra còn có một

số chất gây ham muốn hành vi tình dục như: Rượu, ma tuý, hashish (chất có

nguồn gốc từ thực vật và cũng bị cơi là ma tuý), các thuốc kích thích như:

amphetamin, cocain, crack, C-crank hoặc một số thuốc ức chế, an thần gây

buồn ngủ đã ảnh hưởng đến bộ phận kiểm soát lý trí của não, vì thế làm ham

muốn và hứng thú tình dục tăng lên. Vị thành niên quan hệ tình dục có giao

hợp có thể là vì những lý do như:

- Tò mò, muốn biết cái mới, muốn phiêu lưu

- Để chứng tỏ tình yêu

- Do bị áp lực từ bạn tình

- Để chứng tỏ mình đã trưởng thành

Tuy nhiên, cần lưu ý đặc điểm văn hóa, tôn giáo của từng quốc gia, khu

vức về vấn đề này. Ở một số nơi vẫn tồn tại những phong tục lạc hậu là cho

con trẻ kết hôn sớm ở tuổi 14-15. Hoặc ở một số nơi do hoàn cảnh quá khó

khăn nhiều trẻ em chưa trưởng thành đã bị cha mẹ gả bán cho những người

lớn tuổi giàu có. Nghĩa là các em buộc phải có quan hệ tình dục trong tuổi vị

thành niên. Đây là những phong tục lạc hậu, thậm chí là phạm tội với trẻ em

cần phải được lên án và xóa bỏ. Nhưng đại đa số các quốc gia trên thế giới

đều có những điều luật nghiêm cấm hành vi giao cấu với trẻ vị thành niên. Bộ

Luật hình sự của nước Việt Nam (1992) có các điều: Điều 112 có ghi: Mọi

trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm; điều

114 có ghi: Người nào đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến

dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba

tháng đến ba năm; điều 145 quy định về hình phạt đối với tội tổ chức tảo hôn

và tảo hôn. Như vậy, các quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi trong bất

kỳ tình huống nào cũng là phạm tội. Vì thế, vị thành niên ở giai đoạn đầu (học

sinh THCS) không được có quan hệ tình dục.

Còn đối với vị thành niên giai đoạn sau 16 tuổi phải đứng trước một

quyết định có quan hệ tình dục hay không, các em nên cân nhắc những thông

tin, kiến thức sau đây:

- Quan hệ tình dục không an toàn nếu có thai có thể đem lại những hậu

quả như nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV và có thai ngoài ý

muốn. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của

các em. Nếu có thai các em sẽ có thể phải bỏ học. Hậu quả này có thể làm

tổn thương tình cảm, tăng gánh nặng và lo lắng cho gia đình. Các em phải

lựa chọn một trong hai giải pháp: Nạo phá thai hoặc sinh con. Nạo phá thai ở

tuổi vị thành niên rất dễ có những tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại

và sau này. Nhưng nếu quyết định sinh con ở tuổi học trò thì sẽ rất khó khăn

vì bản thân các em còn đang sống phụ thuộc. Các em sẽ khó khăn trong nuôi

con và gây khó khăn cho cả gia đình.

- Công việc chính của các em ở giai đoạn này là học tập để ngày mai

lập nghiệp. Có quan hệ tình đục sớm, say sưa cuốn hút của quan hệ tình dục

sẽ làm mất thời gian của các em và chắc chắn ảnh hưởng đến kết quả học

tập.

Vì thế quyết định về tình dục là một quyết định quan trọng, các em phải

suy nghĩ thật kỹ càng về những mặt lợi và hại của sự lựa chọn, tránh những

hậu quả xấu không đáng có ở tuổi vị thành niên, tuổi rất đẹp trong cuộc đời

mỗi con người.

4. Mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục

Tình dục và tình yêu là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.

Tình yêu là sự hấp dẫn nhau về mặt tinh thần và tình cảm, đặc biệt là

thúc đẩy hai người gần gũi nhau, hiểu nhau, có nhu cầu mong muốn đi đến

sự hoà hợp về tâm hồn và thể xác với sự tự nguyện, gắn bó bền vững.

Tình yêu và tình dục có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng không

phải là một. Tình yêu và tình dục là hai yếu tố quan trọng của hôn nhân bền

vững và hạnh phúc gia đình.

Tình yêu và tình dục là lĩnh vực phức tạp, bị chi phối bởi nhiều yếu tố

như: sinh lý, tâm lý, giới tính, lứa tuổi và các yếu tố xã hội. Do đó không phải

có tình yêu là có thể dẫn đến tình dục và ngược lại không phải có tình dục là

đã có tình yêu đích thực và chín chắn.

Trong tình yêu, khi người ta gần gũi nhau sẽ xuất hiện nhu cầu tình

dục. Nếu người ta thực sự yêu nhau, người ta sẽ mong muốn trao cho nhau

tất cả thể xác lẫn tâm hồn. Vì thế, tình dục là hệ quả tất yếu của tình yêu đích

thực. Quan hệ tình dục làm cho tình yêu thêm sâu sắc và làm cho hai người

gắn bó với nhau. Đồng thời tình dục cũng là một yết tố làm cho tình yêu thêm

bền vững và là cơ sở cho hạnh phúc gia đình. Thiếu hòa hợp tình dục cũng là

một nguyên nhân có thể dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.

5. Một số vấn đề vị thành niên cần được quan tâm hướng dẫn

5.1. Hiện tượng thủ dâm ở vị thành niên

Thủ dâm là tạo ra cảm giác khoái cảm bằng cách kích thích bộ phận

sinh dục mà không cần giao hợp. Người ta có thể tự thủ dâm hoặc thủ dâm

lẫn nhau. Hiện tượng thủ dâm lẫn nhau chưa thật phổ biến ở xã hội chúng ta.

Vì thế, trong khuôn khổ giáo trình này, chúng tôi muốn nói đến thủ dâm như là

hành vi một người tự kích thích bộ phận sinh dục của mình chứ không đề cập

đến các trường hợp thủ dâm lẫn nhau. Thủ dâm còn có tên khác như "Tự gây

khoái cảm", "Chơi với mình".

Thủ dâm là một hành vi tự nhiên của con người. Thủ dâm xảy ra với cả

người lớn lẫn trẻ vị thành niên. Thủ dâm thường bắt đầu ở tuổi dậy thì nhằm

tự thoả mãn bản năng tình dục của bản thân. Do đó nó là một biểu hiện sinh

lý bình thường.

Thủ dâm ở nam giới thường kết thúc bằng hiện tượng phóng tinh. Hiện

tượng này là một phần của quá trình trưởng thành, nhưng có thể kiểm soát

được.

Các em nữ cũng có hiện tượng thủ dâm, nhất là các em còn nhỏ tuổi.

Khi có hiện tượng thủ dâm, các em thường e thẹn, kín đáo không dám nói ra

(khác hẳn các em nam). Các em có thể tự dùng tay hoặc một dụng cụ nào đó

kích thích vào bộ phận sinh dục để gây sự khoái cảm.

Ở vị thành niên, thủ dâm gắn liền với sự phát triển bình thường của cơ

thể. Nếu quá lạm dụng nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần như

sao lãng học tập, mất tập trung, dằn vặt bản thân về hành vi thủ dâm, thì có

thể đó là hiện tượng không bình thường. Khi gặp hiện tượng này, vị thành

niên cần trao đổi với người lớn hoặc các nhà chuyên môn để được tư vấn.

Trước đây, ở một số nền văn hoá, thủ dâm được xem là tội lỗi sai trái

đối với tôn giáo và luân lý hoặc là một hiện tượng bệnh hoạn và bị phê phán.

Song ngày nay đa số chấp nhận thủ dâm là hành vi không có gì là bất bình

thường hay tội lỗi xấu xa. Hiện nay, người ta cho rằng thủ dâm có mặt tích

cực của nó: Tránh cho các em căng thẳng vì phải chịu đựng và dồn nén

những ham muốn tình dục đến sớm khi chưa đầy đủ điều kiện thực hiện ước

muốn này.

Thủ dâm không gây ra bệnh tật nên không có hại. Thủ dâm không phải

là hành vi xấu bởi "thủ dâm là một hành vi tự nhiên của con người". Ở nhiều

nền văn hoá, người ta đã thực hiện việc này. Con người ở các lứa tuổi và

hoàn cảnh khác nhau đều có hiện tượng thủ dâm. Ở tuổi dậy thì, thủ dâm

được coi là biểu hiện sinh lý phát triển bình thường. Thông thường nhất để

biểu hiện cảm xức tình dục ở tuổi w thành niên là thủ dâm, nó được dùng như

là một biện pháp để khám phá ra khả năng tình dục của mình. Các em

thường tự kích thích các bộ phận của cơ quan sinh dục nhằm thoả mãn tình

dục bản thân. Hiện tượng thủ dâm có phần lớn ở các em trai, em gái thì ít

hơn.

Có ý kiến cho rằng thủ dâm nhiều có hại cho sức khoẻ, song lại có ý

kiến cho rằng thủ dâm là một nhu cầu sinh lý, không ảnh hưởng gì đến sức

khoẻ. Tuy nhiên cái gì cũng cần có mức độ nhất định. Nếu hành vi thủ dâm

diễn ra quá nhiều thì có thể là biểu hiện không bình thường. Nếu bị ức chế có

thể gây ra rối loạn không tốt.

5.2. Tình dục đồng giới

Tình dục đồng giới là hiện tượng quan hệ tình dục giữa 2 người thuộc

cùng một giới. Người có xu hướng tình dục đồng giới là người bị hấp dẫn tình

dục bởi những người cùng giới và do đó có xu hướng tìm bạn tình là người

cùng giới.

Nguyên nhân của hiện tượng tình dục đồng giới hiện nay cũng còn rất

nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho là do di truyền, cũng có ý kiến cho là do

bẩm sinh, hormone, gen, v.v…

Ở lứa tuổi vị thành niên cũng có hiện tượng tình dục đồng giới. Những

vị thành niên có xu hướng tình dục đồng giới thường có những biểu hiện như

sau:

+ Các em nam thích quan hệ gần gũi thân mật với nam.

+ Các em nữ thích quan hệ gần gũi thân mật với nữ.

Quan hệ tình dục không được bảo vệ giữa những người cùng giới nam

thường để bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả lây nhiễm HIV. Vì

vậy, quan hệ tình dục đồng giới có giao hợp cũng cần dừng bao cao su.

Thực tế ở Việt Nam, người có quan hệ đồng giới không được xã hội,

gia đình, người thân đồng tình ủng hộ, làm cho các em dễ có mặc cảm tội lỗi,

xấu hổ. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tình dục đồng giới không phải là

bệnh lý và cần có sự thông cảm, tôn trọng đối với những người tình dục đồng

giới. Chúng ta không nên có thái độ kỳ thị và phân biệt đối xử với các em.

Các em có biểu hiện đồng giới cũng cần được cung cấp các kiến thức

về sức khỏe sinh sản như mọi người, cần được hướng dẫn để có quan hệ

tình dục an toàn.

5.3. Lạm dụng tình dục

Lạm dụng tình dục là sự xâm phạm về tình dục với vị thành niên trong

bất cứ hình thức nào.

Khái niệm này đã được nêu điều 19 - Công ước quốc tế về quyền trẻ

em của Liên hợp quốc (1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn và thực hiện năm

1990.

Bất cứ một hành vi tình dục nào (từ lời nói, lối nhìn chằm chặp, đến ôm

hôn, vuốt ve, dùng tay kích thích, giao hợp…) giữa một người lớn với một trẻ

em dưới 16 tuổi đều bị coi là lạm dụng tình dục.

Lạm dụng tình dục thường thể hiện dưới các dạng sau:

* Quấy rối tình dục:

- Là hành vi trêu đùa sàm sỡ, tục tĩu làm cho vị thành niên ngượng

ngùng, xấu hổ.

- Quấy rối tình dục có thể xảy ra ở mọi nơi như trong trường học, trên

đường phố, trên xe buýt hoặc ở chỗ đông người, lợi dụng hoàn cảnh để xô

đẩy, đụng chạm vào cơ thể người khác. Quấy rối tình dục còn biểu hiện ở chỗ

người lớn chi phối, lợi dụng quyền lực để gạ gẫm như là một điều kiện ép

buộc quan hệ tình dục đối với vị thành niên.

* Hãm hiếp:

Là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn để giao cấu với vị thành niên trái

với ý muốn của họ. Hiếp dâm có thể xảy ra với bất cứ người nào: Trẻ em gái,

phụ nữ, kể cả các em trai. Trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi cũng

được pháp luật coi là hãm hiếp.

* Ép dâm:

Là hành vi người lớn dùng mọi thủ đoạn khiến vị thành niên phải phụ

thuộc vào mình và miễn cưỡng cho giao cấu.

Làm gì để vị thành niên biết cách bảo vệ mình khi gặp nguy cơ bị lạm

dụng tình dục?

Cần dạy cho vị thành niên về quyền được bảo vệ không bị lạm dụng

tình dục tại điều 19 - Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc

(1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn và thực hiện năm 1990.

Cần dạy cho vị thành niên có khả năng nhận biết được những dấu hiệu

lạm dụng tình dục. Ví dụ: Qua lời nói, ánh mắt nhìn không bình thường, hoặc

những hành vi lợi đung như ôm hôn, vuốt ve, dùng tay kích thích, đòi giao cấu

của kẻ chủ ý lạm dụng tình dục, để vị thành niên khỏi bị lôi cuốn, lừa gạt và

biết cách tự bảo vệ mình.

Các tình huống về hành vi lạm dụng tình dục là vấn đề xảy ra hàng

ngày ở quanh ta, những kẻ lạm dụng tình dục là người lớn họ có thể là người

xa lạ, người thân quen, thậm chí cả những người mà vị thành niên thường tin

tưởng, yêu quí. Vì vậy, vị thành niên cần nhận diện được các hình thức và

các đối tượng lạm dụng tình dục để phòng tránh.

Cần hướng dẫn vị thành niên cách bảo vệ mình khi bị lạm dụng tình

dục hoặc khi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục.

Cần kết hợp giáo dục già đình với giáo dục nhà trường. Xã hội cần

cung cấp thông tin, kiến thức qua các phương tiện truyền thông đại chúng

nhằm phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Bởi vì khi bị lạm dụng

tình dục, các em sẽ bị tổn thương rất lớn về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến sự

phát triển của các em.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƯƠNG IVChương IV có nội dung phong phú và cũng là chương trọng tâm nên

được chia thành 3 bài.

Bài 1. Khái niệm chung về vị thành niên

Mục tiêu cần nắm:

- Sinh viên nắm vững khái niệm tuổi vị thành niên và những đặc điểm

tuổi vị thành niên ở Việt Nam.

- Hiểu rõ những nhu cầu và mối quan tâm của vị thành niên, vấn đề giới

ở tuổi vị thành niên.

- Có thái độ gần gũi và chia sẻ những quan tâm của vị thành niên.

- Biết cách tìm hiểu những nhu cầu của vị thành niên và có thể trợ giúp

các em giải quyết các vướng mắc của bản thân.

Phương pháp giảng dạy:

- Còn có nhiều cách hiểu khác nhau về vị thành niên nên cần có sự

thống nhất thông qua thảo luận giúp sinh viên hiểu vị thành niên không chỉ ở

giới hạn lứa tuổi mà còn ở nhiều biểu hiện khác. Có thể kết hợp thuyết trình

với thảo luận nhóm nhỏ sau đó giảng viên tóm lược và thống nhất lại để sinh

viên nắm được đầy đủ các khía cạnh của khái niệm vị thành niên.

- Phần đặc điểm vị thành niên Việt Nam cần làm rõ các đặc điểm phát

triển kinh tế - xã hội và văn hóa Việt Nam làm cơ sở giải thích về đặc điểm vị

thành niên Việt Nam. Có thể nêu vấn đề cho sinh viên thảo luận và có thể

trình chiếu một số số liệu so sánh với vị thành niên nước ngoài, nói thêm về

hiện tượng gia tốc phát triển hiện nay.

- Có thể sử dụng các câu hỏi tình huống hoặc dặt tình huống cho việc

giảng dạy mục 3 và 4 kết hợp với những ví dụ thực tiễn cho sinh viên thảo

luận để thống nhất một số nhu cầu, những quan tâm cơ bản của vị thành

niên.

- Trọng tâm bài này là khái niệm vị thành niên, các nhu cầu và mối quan

tâm của vị thành niên.

Bài 2. Tâm sinh lý tuổi dậy thì

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên hiểu đúng và đầy đủ khái niệm tuổi dậy thì, nắm vững

những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của tuổi dậy thì ở nam và nữ.

- Nắm vững những điều cơ bản về tâm sinh lý. tuổi dậy thì hay về chủ

đề gì? mà vị thành niên cần biết để có thể hiểu và trợ giúp được các em.

- Có thái độ đúng mức: đồng cảm với những vướng mắc của các em

trong tuổi dậy thì.

- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em, quan tâm đúng mức,

không bỏ mặc các em tự giải quyết các vấn đề của mình.

- Biết hướng dẫn các em ở tuổi dậy thì tự chăm sóc bản thân.

- Biết cách giải đáp vướng mắc của các em về những vấn đề nảy sinh

ở tuổi dậy thì.

Phương pháp giảng dạy:

- Có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho sinh viên tranh luận các

quan niệm về tuổi dậy thì và biểu hiện của nó để đi đến thững nhất quan niệm

về tuổi dậy thì, các biểu hiện của tuổi dậy thì. Các câu hỏi đặt ra có thể hỏi

thẳng vào vấn đề hoặc đặt câu hỏi ngược lại cho sinh viên có điểm tựa tranh

luận.

- Kết hợp tình huống giả định về các thắc mắc của vị thành niên với các

ví dụ thực tế để hiểu rõ những vấn đề vị thành niên quan tâm.

- Có thể đóng vai: Một số là vị thành niên, một số đóng vai người lớn

vừa nêu các thắc mắc của vị thành niên vừa rèn các kỹ năng chăm sóc vị

thành niên.

- Bài này là trọng tâm của chương V. Cần chú ý khai thác kỹ các đặc

điểm tâm sinh lý của tuổi dậy thì và những điều các em cần biết để vừa biết

tư vấn cho các em vừa hướng dẫn cho các em biết tự chăm sóc bản thân.

Bài 3. Tình bạn, tình yêu, tình dục tuổi vị thành niên

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên hiểu được tình bạn, tình yêu vì vai trò của tình bạn, tình yêu

ở tuổi vị thành niên; những dấu hiệu của tình bạn tốt tình yêu lành mạnh ở

tuổi vị thành niên.

- Hiểu được vấn đề tình dục ở tuổi vị thành niên và mối quan hệ giữa

tình yêu và tình dục; những vấn đề về tình dục mà vị thành niêm cần được

quan tâm hướng dân.

- Hiểu được những yếu tố nên cân nhắc khi quyết định có quan hệ tình

dục hay không ở tuổi vị thành niên.

- Tôn trọng sự lựa chọn tình bạn và tình yêu của vị thành niên, hướng

dẫn các em mà không áp đặt.

- Thông cảm với những khó khăn của tuổi vị thành niên trước những

rung cảm đầu đời.

- Biết định hướng cho vị thành niên hướng tới một tình bạn, tình yêu

trong sáng, lành mạnh và vấn đề tình dục có trách nhiệm.

- Biết hướng dẫn vị thành niên hiểu rõ không quan hệ tình dục ở tuổi

học sinh THCS và tránh bị lạm dụng tình dục.

Phương pháp giảng dạy:

- Thảo luận nhóm nhỏ nhằm khai thác những hiểu biết của sinh viên về

tình bạn tình yêu tuổi học trò. Có thể tổ chức hoạt động mà không cần thuyết

trình.

- Có thể cho xem phim tư liệu về tình yêu tuổi học trò và những hậu quả

do tình yêu đổ vỡ để sinh viên phân tích, lý giải nguyên nhân đổ vỡ và những

hậu quả của nó. Hoặc cho sinh viên xem phim tư liệu về những điển hình về

tình bạn, tình yêu trong sáng.

- Cho thảo luận và đi đến một thông điệp chung về sự cần thiết xây

dựng tình bạn tốt, tình yêu trong sáng; và phải cân nhắc kỷ trước quyết định

có quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên hay không.

- Nội dung trọng tâm của phần này là: Dấu hiệu về tình bạn tốt, đặc

điểm tình yêu tuổi vị thành niên; vấn đề tình dục ở tuổi w thành niên và tại sao

vị thành niên cần hiểu về tình dục. Cần có hướng dẫn cho vị thành niên hiểu

về các hiện tượng thủ dâm, tình dục đồng giới và lạm dụng tình dục để các

em có thái độ đúng đắn với các hiện tượng này.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV

Câu 1. Trình bày khái niệm vị thành niên và những đặc điểm cơ bản

của vị thành niên về thể chất và về tâm lý?

Câu 2. Nêu các đặc điểm của vị thành niên Việt Nam và những nhu

cầu, mối quan tâm của vị thành niên?

Câu 3. Trình bày khái niệm tuổi dậy thì và những đặc điểm cơ bản của

tuổi dậy thì ở nam và ở nữ. Cần cung cấp những thông tin gì cho vị thành

niên trong tuổi dậy thì?

Câu 4. Phân tích các đặc điểm tình bạn và tình yêu của tuổi vị thành

niên?

Câu 5. Trình bày vấn đề tình yêu và tình dục ở tuổi vị thành niên.

Những yếu tố cần cân nhắc khi đứng trước quyết định có quan hệ tình dục ở

tuổi vị thành niên hay không?

Chương V. CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ / SKSS

I. QUAN NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ1. Lý do cơ bản phải có thính sách, chương trình dân số

Sự tăng trưởng dân số nhanh chóng đã ảnh hưởng tới sự phát triển

kinh tế và xã hội của một quốc gia. Trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Châu Á,

những vấn đồ nghiêm trọng về dân số đang đe doạ việc thực hiện các mục

tiêu kinh tế - xã hội do các nhà lãnh đạo các nước vạch ra. Chính phủ của các

nước này đã phải cam kết cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân họ.

Một trong những con đường để hoàn thành sự cam kết này là thông qua các

chính sách và các chương trình dân số.

Các chính sách dân sẽ và chương trình dân số có thể giúp cho tiệc

hoàn thành các mục tiêu kinh tế và xã hội của một đất nước như thế nào?

Điều mong mỏi là chính sách hoặc chương trình dân số sẽ làm hạn chế và

kiểm soát quy mô gia đình. Nếu không có một sự ngăn chặn hạn chế nào thì

dân số tăng trưởng nhanh và những vấn đề đồng thời nảy sinh như lương

thực, sinh hoạt, vấn đề nhà ở và đô thị hoá có thể chặn đứng bước tiến kinh

tế - xã hội của một đất nước.

Nhận thức về sự gia tăng của dân số toàn cầu, đặc biệt là ở Châu Á

nhân dịp ngày Quyền con người năm 1967, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã

ký một bản Công bố của Liên hợp quốc về dân số, trong đó khẳng định rằng

"vấn đề dân số phải được nhận biết như là một yếu tố chủ yếu trong việc lập

kế hoạch dài hạn nếu các Chính phủ muốn hoàn thành các mục tiêu kinh tế

của họ và thoả mãn các nguyện vọng của nhân dân".

2. Chính sách dân số

2.1. Khái niệm chính sách dân số

Tổ chức dân số thế giới cho rằng: chính sách dân số là các cố gắng

nhằm tác động tới quy mô, cơ cấu, phân bố dân số hay đặc tính của dân số.

Chính sách dân số bao gồm những biện pháp và các chương trình

được thiết kế nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, dân số,

chính trị và các mục tiêu tập thể khác thông qua việc tác động vào các biến số

dân số chủ yếu như là quy mô và sự tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư

và các đặc trưng dân số (Uỷ ban dân số của Liên hợp quốc).

Các chính sách dân số là trí thông minh và khả năng đặc hữu của con

người trong việc tổ chức cuộc sống của mình không chỉ để tồn tại mà còn để

sống với những người khác nữa (Thompson và Lewis).

Chính sách dân số là loại pháp chế được thiết lập với ý định làm ảnh

hưởng tới một, hoặc nhiều hơn các phương tiện dân số một nước (S.

Hanley).

Về một hành động, chính sách dân số là toàn bộ mục tiêu và định

hướng nhằm thay đổi tỷ lệ tăng trưởng dân số đang được mỗi nước hết sức

quan tâm. Đó là sự cố gắng có ý thức nhằm tác động vào quy mô cơ cấu dân

số bằng cách điều chỉnh tỷ lệ phát triển dân số.

2.2. Các đặc điểm chính của chính sách dân số

1. Chính sách dân số được xây dựng trên cơ sở triết lý về sự tôn trọng

cuộc sống con người.

2. Chính sách dân số phải do Chính phủ đưa ra dưới dạng tuyên bố về

mặt quan điểm, các đạo luật, sắc luật hoặc dưới dạng các chương trình quản

lý.

3. Chính sách dân số phải quán triệt hết các vấn đề dân số.

4. Chính sách dân số phải đưa ra các mục tiêu và kết quả dự tính để

xây dựng các kế hoạch hoạt động và các chính sách hỗ trợ.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chính sách dân số. Trong đó các

nhân tố quan trọng nhất là sinh đẻ, chết và chuyển cư. Đối với các nước đang

nhằm vào mục tiêu giảm tỉ lệ sinh, thì nhân tố sinh là mối quan tâm hàng đầu.

Trong trường hợp này, vấn đề không chỉ là giảm mức sinh mà còn phải bảo

đảm chăm sóc sức khoẻ khi sinh tốt hơn.

2.3. Phân loại các chính sách dân số

Có thể phân loại các chính sách dân số thành ba nhóm:

1. Những chính sách dân số nham duy trì một dân số ổn định (ở một số

nước phát triển). Ví dụ: Đan Mạch, Thuỵ Điển.

2. Những chính sách dân số nhằm hạn chế tăng dân số ở hầu hết

những nước đang phát triển). Ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…

3. Những chính sách dân số nhằm tăng dân số (ở một số nước phát

triển và đang phát triển). Ví dụ: Đức, Bungari, Ba lan…

Các chính sách dân số còn có thể được phân thành hai loại: khuyến

khích đẻ và chống sinh đẻ (A. R Thomhson):

- Chính sách khuyến khích sinh đẻ là chính sách của Chính phủ, xã hội

hoặc nhóm xã hội nhằm làm tăng trưởng dân số bang cách nâng cao số trẻ

em sinh ra.

- Chính sách chống sinh đẻ là chính sách của Chính phủ, xã hội hoặc

nhóm xã hội nhằm làm chậm sự tăng trưởng dân số bằng cách hạn chế số

sinh.

3. Chương trình dân số

3.1. Khái niệm

Chương trình dân số là hoạt động được định ra nhằm thực hiện mục

tiêu thể hiện chính sách dân số của một quốc gia.

3.2. Đặc điểm

Chương trình dân số biểu đạt những đặc điểm sau:

1. Đáp ứng những nhu cầu của con người: Chương trình dân số cần

đáp ứng những nhu cầu kinh tế cơ bản để tồn tại.

2. Cần thấm nhuần về mặt giá trị. Những giá trị văn hoá cần được cân

nhắc trước hết trong cấu trúc chương trình dân số.

3. Có kết quả: chương trình phải đạt được kết quả, có hiệu quả cao.

4. Được quản lý bằng phương thức thích hợp.

5. Dựa trên cơ sở đạo đức và sự tự tin.

6. Giảm thiểu sức lực con người cho những cố gắng làm kinh tế.

Kế hoạch hóa gia đình triệt để dẫn tới việc giảm tỷ lệ sinh là điều có ý

nghĩa về chất lượng cuộc sống gia đình và mỗi người.

II. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM

1. Nguyên tắc

1.1. Dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây là

một bộ phận quan trọng của các chiến lược phát triển đất nước, là vấn đề

kinh tế - xã hội hàng đầu và là những yếu tố quan trọng để nâng cao chất

lượng cuộc sống của từng cá nhân, từng gia đình và của toàn xã hội.

1.2. Việc tuyên truyền, vận động, giáo dục và thông tin dân số kết hợp

với việc cung cấp rộng rãi các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình chắc chắn sẽ

làm tăng sự hỗ trợ của người dân trong công tác kế hoạch hoá gia đình. Từ

đó, cho phép các cặp vợ chồng có quyết định đúng đắn về quy mô gia đình.

1.3. Đầu tư vào dân số và kế hoạch hoá gia đình với đầu tư vào phát

triển và đầu tư vào con người. Chính phủ cam kết tăng mức chi ngân sách

cho các chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình đồng thời tiền kiếm sự

đóng góp của cộng đồng và tranh thủ viện trữ quốc tế.

1.4. Cài phải xây dựng được một bộ máy các nhà quản lý chuyên trách

vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, có khả năng vận hành các chương

trình quốc gia thích hợp, đồng thời bảo đảm hiệu quả cũng như lợi ích thiết

thực cho mọi người dân.

1.5. Điều cấp thiết là các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp phải

theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các chương trình dân số và kế hoạch hoá gia

đình gắn với các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục của đất

nước.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng thể của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

là khuyến khích các gia đình chấp nhận thực hiện quy mô gia đình ít con để

đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc và ấm no cho cả gia đình.

2.2. Các mục tiêu cụ thể bao gồm hỗ trợ các cặp vợ chồng có quyết

định chín chắn về số con, chấp hành Luật hôn nhân và Gia đình, thực hiện

“sinh đẻ có kế hoạch” và tự giác chấp nhận các biện pháp tránh thai an toàn.

Đặc điểm của chính sách dâxl số của Việt Nam là luôn luôn thể hiện sự

cam kết giảm mức sinh mà không dựa vào việc khuyến khích mô hình gia

đình một con. Mô hình phổ biến "gia đình một con" vẫn là mục tiêu cụ thể cho

đến năm 2015 nhằm đạt mức dân số ổn định 120 - 125 triệu người vào giữa

thế kỷ XXI.

Chính sách dân số của Chính phủ nhấn mạnh nguyên tắc tự nguyện.

Bất kể hình thức nào gây cản trở hoặc cưỡng bức việc thực hiện. kế hoạch

hoá gia đình đều trái với pháp luật.

Lôi cuốn người dân, các gia đình tham gia thực hiện chính sách dân số

và kế hoạch hoá gia đình bang cách tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông

tin là một trong các nguyên tắc của chính sách dân số. Thực tế, ngay từ trong

các năm đầu của thập kỷ 60, nhà nước ta đã kêu gọi người dân tham gia thực

hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình.

Xây dựng một nếp sống mới trong kế hoạch hoá gia đình là một quá

trình lâu dài.

Không chỉ bây giờ, mà từ 30 năm trước đây, những thông điệp như

“dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc” và “gia đình ít con để

nuôi dạy cho tốt”, “sinh đẻ ít làm cho mẹ khoẻ con khoẻ, nuôi dạy và chăm

sóc con cái tốt hơn” đã thâm nhập vào đời sống kinh tế và văn hoá của đất

nước, là hạt nhân của các chính sách dân số của Nhà nước.

III. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN 20101. Các chính sách dân số trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI

Chính sách dân số ở Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI được

đặt trên cơ sở của đường lối chính sách kinh tế và chính trị do Đại hội Đảng

Cộng sản Việt Nam khoá VII đề ra. Kế hoạch đề ra sau Hội nghị Quốc tế về

Dân số và Phát triển năm 1994 ở Ai Cập dự tính sẽ đem lại một chính sách

dân số toàn diện đề cập đến toàn bộ các vấn đề của dân số, kể cả cơ cấu

phân bố dân cư và chất lượng chăm sóc sức khoẻ.

Chính phủ ta đặc biệt chú ý đến các vấn đề:

- Mối liên kết giữa dân số và tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển

bền vững.

- Bình đẳng giới và quyền năng của phụ nữ (năng lực của phụ nữ tham

gia vào các quá trình kinh tế xã hội).

- Quyền sinh sản và sức khoẻ sinh sản với trọng tâm đặt vào vấn đề

sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

- Tăng cường nguồn lực cho các dịch vụ sức khoẻ sinh sản (bao gồm

cả các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình).

Trong khi Việt Nam đã và đang giảm bớt được mối đe doạ về “bùng nổ

dân số”, thì những thách thức mới lại xuất hiện như tỉ lệ nạo phá thai gia tăng,

tình trạng lây nhiễm HIV/ AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

nhiều hơn. Nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá mang lại những cơ

hội mới đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới cho đất nước. Việc tăng

số vụ ly hôn, mâu thuẫn gia đình và việc sao nhãng trách nhiệm đối với bố

mẹ, ông bà, con cái đã làm cho gia đình với vai trò hạt nhân của xã hội ngày

một suy yếu. Ngoài ra, nước ta cũng phải chịu đựng các tác động tiêu cực do

sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến hiện tượng

suy thoái môi trường.

Chính sách dân số nước ta phải nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình,

ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và bảo vệ môi trường. Chính sách này phải đặt

con người vào vị trí trung tâm nhằm huy động sự tham gia của từng cá nhân

để đạt được sự phát triển cân đối bền vững.

Để hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách dân số, Chính phủ ta cam kết

chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội và giáo dục

có liên quan.

2. Mối quan hệ giữa chính sách dân số với những vấn đề có liên quan

2.1. Chính sách dân số với vấn đề di cư

Các chính sách dân số phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di dân

hợp pháp đến các vùng kinh tế mới, nhằm điều hoà mật độ dân cư và khai

thác tiềm năng kinh tế ở các vùng mật độ dân cư thấp. Song song với các

biện pháp giúp người di cư ổn định cuộc sống cần phải có giải pháp để ngăn

chặn dòng di cư tự phát vào các thành phố lớn.

2.2. Chính sách dân số với vấn đề bảo vệ trẻ em

Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em ban hành ngày 16/8/1981 nghiêm cấm

các hành vi bạo lực đối với trẻ em, kể cả bạo lực trong gia đình và nghiêm

cấm mại dâm trẻ em. Các chính sách dân số góp phần thực hiện hoá bộ luật

này đồng thời tạo điều kiện thực hiện các chương trình dinh dưỡng cho trẻ

em và chăm sóc trẻ khuyết tật.

2.3. Chính sách dân số với vấn đề phát triển giáo dục

Giáo dục và đào tạo là các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chính sách

của Nhà nước. Kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Giáo dục

tháng 12/1998. Năm 2005 một lần nữa Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục

sửa đổi. Một nền giáo dục phát triển nâng cao dân trí và đào tạo con người

mới là sự bảo đảm bền vững cho các mục tiêu dân số quốc gia. từ đó tạo ra

một môi trường thuận lợi cho phát triển giáo dục.

2.4. Chính sách dân số với kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ

Chính sách dân số phải hưởng.ứng các mục tiêu tạo việc làm, tăng thu

nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng

chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ, đồng thời nâng cao vai trò của phụ nữ trong

gia đình, trong các hoạt động kinh tế xã hội.

IV. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ VIỆC BAN HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH DÂN SỐ (NỘI DUNG VÀ MỐC THỜI GIAN)

Ngay từ năm 1960, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc hoạch

định và thực thi một chính sách dân số quốc gia nhằm ổn định quy mô dân số

và phân bố dân cư một cách hợp lý.

Ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 216 CP về

kiểm soát sinh đẻ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên của Chính phủ Việt Nam

thể hiện mối quan tâm tới vấn đề giảm sinh. Để đánh dấu sự kiện này, từ năm

1997, Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 26/12 là ngày dân số Việt

Nam.

Tuy nhiên, hậu quả chiến tranh và cơ chế kinh tế cũ đã hạn chế những

kết quả đạt được trong giai đoạn này. Giữa thập niên 90, dân số Việt Nam ở

mức trên 70 triệu người và tỷ suất sinh hàng năm trên 2% (bình quân mỗi phụ

nữ có trên 3,6 con). Nói một cách khác, sau 30 năm, dân số Việt Nam đã tăng

hơn gấp đôi (1960: 30 triệu; 1990: 66 triệu).

Sự gia tăng dân số quá nhanh gây trở ngại cho sự phát triển tinh tế - xã

hội, cải thiện đời sống, hạn chế các điều kiện phát triển trí tuệ, văn hoá và thể

lực. Đảng và Chính phủ đã nhận thức được những thách thức và đe doạ gắn

liền với xu hướng dân số đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước. Chính vì vậy, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII đã ra

Nghị quyết 4 về vấn đề Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện đường

lối này, ngày 3/6/1993 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 270 TTg phê

duyệt "Chiến lược Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000" và ngày

21/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền, cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế

hoạch hoá gia đình.

Các văn bản này là những công cụ để nâng cao nhận thức của xã hội

trước các vấn đề dân số và khích lệ toàn xã hội cùng hành động để ổn định

quy mô dân số, thực hiện kế hoạch hoá gia đình theo mong muốn, thực hiện

gia đình ít con, giảm tỉ lệ gia tăng dân số và gắn vấn đề dân số phát triển với

phát triển tinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục.

1. Các chính sách dân số

1.1. Chính sách dân số và KHHGĐ trước năm 1993

* Nghị định số 99/TTg năm 1961 đã đưa ra những mục tiêu dưới đây

đối với phát triển dân số và kế hoạch hoá sinh đẻ:

- Giảm tỉ lệ gia tăng dân số từ 3,5% xuống 2,5% và sau đó là 2%.

- Mỗi gia đình có từ 2 - 3 con.

* Quyết định số 162/HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng) ban hành ngày

18/10/1988 đã quy định như sau:

- Phần lớn gia đình tối đa có 2 con.

- Đối với đồng bào thiểu số mỗi gia đình có tối đa 3 con.

- Ở các thành phố, thị trấn, khu vực kinh tế phát triển, cán bộ nhà nước,

tuổi kết hôn sớm nhất đối với nam là 24 và với nữ là 22.

- Khoảng cách mỗi lần sinh từ 3 đến 5 năm.

1.2. Chính sách dân số và KHHGĐ sau năm 1993 đến nay

a) Những chủ trương lớn

* Ngày 11/1/1993 Hội "Kế hoạch hoá gia đình" Việt Nam được thành

lập theo Quyết định số 13/TTg Của Thủ tướng Chính phủ (tiếng Anh kí hiệu

VINAFPA) với các mục đích sau:

"Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một hoặc hai con nhằm

thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, bình đẳng hạnh phúc. Đó là chìa khoá

để tăng hạnh phúc gia đình, phát triển đất nước".

Tính đến năm 2007, sau 14 năm thành lập Hội đã không ngừng tăng

cường mở rộng hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế tạo nên những

thành công chung của quốc gia, giảm số con trung bình của pa nữ (năm 1960

là 6,1 con/ mẹ xuống còn 2,09 con/ mẹ vào năm 2006); góp phần làm giảm tỉ

lệ phát triển dân số xuống 1,3% vào năm 2005. Hiện nay mục tiêu của Hội

KHHGĐ vẫn hướng vào "Tất cả vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho đất

nước".

* Nghị quyết 04 - NQ HNTW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa

Vũ ngày 14/10/1993 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình bao gồm:

- Chiến lược dân số và KHHGĐ là:

+ Một bộ phận quan trọng của chiến lược đất nước

+ Nhân tố cơ bản nâng cao chất lượng cuốc sống của mỗi cá nhân, gia

đình, xã hội

- Những biện pháp nhằm thực hiện chiến lược dân số và KHHGĐ là:

+ Vận dụng, tuyên truyền, giáo dục nhân dân kết hợp chặt chẽ với các

dịch vụ DS - KHHGĐ có hiệu quả cho mỗi người dân.

+ Khuyến khích mọi người chấp nhận quy mô gia đình nhỏ

- Chiến lược DS - KHHGĐ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhanh chóng

nên cần có đầu tư nhiều từ các nguồn: ngân sách Nhà nước, các cộng đồng

các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi Chính phủ.

- Xã hội hoá việc thực hiện chiến lược DS - KHHGĐ.

Mục tiêu:

+ Mục tiêu tổng quát: Khuyến khích gia đình quy mô nhỏ, điều đó đem

lại điều kiện tốt cho cuộc sống phồn vinh hạnh phúc.

+ Mục tiêu cụ thể: Hướng dẫn mỗi gia đình có một đến hai con.

b) Chính sách dân số được cụ thể hoá trong “Pháp lệnh dân số”' năm

2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Nhằm nâng cao trách nhiệm của công dân, của các tổ chức và toàn xã

hội đối với công tác dân số, đồng thời tăng cường sự thống nhất quản lý nhà

nước về dân số, ngày 9/1/2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp

lệnh dân số và bắt dẫu có hiệu lực vào ngày 1/5/2003. Những văn bản pháp

luật mới về dân số đã ra đời và khẳng định: Dân số là một trong những yếu tố

quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

“Pháp lệnh dân số” năm 2003 bao gồm 7 chương và được cụ thể hoá

các nội dung trong 40 điều.

Chương I. Những quy định chung, bao gồm 7 điều:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Nguyên tắc của công tác dân số

Giải thích từ ngữ

Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số

Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhân dân trong

công tác dân số.

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân

trong công tác dân số.

Các hành vi bị nghiêm cấm

+ Chương II (từ điều 8 đến điều 19) đã nêu rõ: Quy mô dân số, cơ cấu

dân số và phân bố dân cư.

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc

thực hiện KHHGĐ đã được cụ thể hoá như sau:

1) Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

a. Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các

lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động,

công tác, thu nhập và nuôi dạy con của các cá nhân, các cặp vợ chồng trên

cơ sở bình đẳng.

b. Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.

2) Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

- Sử dụng các biện pháp tránh thai

- Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh

nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

HIV/ AIDS;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh

sản, kế hoạch hoá gia đình.

Chương III. Chất lượng dân số (được cụ thể hoá từ điều 20 đến điều

25).

Chương IV. Các biện pháp thực hiện công tác dân số (từ điều 26 đến

điều 32).

Chương V. Quản lý nhà nước về dân số (điều 33 đến 36).

Chương VI. Khen thưởng và xử lý vi phạm (điều 37, 38).

Chương VII. Điều khoản thi hành (điều 39, 40).

Để triển khai thực thi Pháp lệnh dân số năm 2003 đúng mục đích và nội

dung, Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số. Nghị định

trên bao gồm 6 chương với 36 điều, cụ thể.

Điều 4 trong Nghị định nêu rõ: Mục tiêu chính sách dân số là “duy trì

mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, đảm bảo

cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý nâng cao chất lượng dân số”.

Điều 17 trong Nghị định: Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá

nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình:

1) Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời

nhau trong việc thực hiện KHHGĐ. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm

thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã

hội.

2) Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

a. Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các

lần sinh cho phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế -

xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với

lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập

và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.

b. Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh

tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.

c. Được cung cấp thông tin và dịch vụ KHHGĐ

3) Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

a. Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình

đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

b. Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

c. Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp

pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy

mô dân số.

d. Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số, các quy chế, điều lệ

hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước hương ước của cộng

đồng về dân số và KHHGĐ.

e. Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh

sản và KHHGĐ.

Đầu thế kỷ XXI những văn bản quy định của nhà nước có liên quan đến

dân số quốc gia, bao gồm

+ Nghị định số 94/20021NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số -

Gia đình và trẻ em, được Thủ tướng Phan Văn Khải ký duyệt.

+ Thông tư liên tịch số 9512002/TTLT - BTC - UBDSGĐTE ngày

22/10/2002 của Bộ Tài chính, Uỷ ban DS-GĐ-TE. Thông tư đã hướng dẫn nội

dung, mức chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hoá

gia đình.

2. Các chương trình dân số

2.1. Chương trình dân số từ 1993 - 1995

- Mỗi gia đình chỉ có tối đa từ 2 - 3 con (vùng dân tộc ít người) và

khoảng cách giữa hai lần sinh từ 3 đến 5 năm.

- 57% cặp vợ chồng chấp nhận tránh thai để kế hoạch hoá gia đình.

- Tổng số dân khoảng 75,078 triệu người

Một vài biện pháp thực hiện chủ yếu:

- Tổ chức mạng lưới DS/KHHGĐ ở cấp cơ sở ít nhất là 113 số làng, xã.

- Đẩy mạnh chiến dịch thông tin -giáo dục - truyền thông về DS/

KHHGĐ.

- Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, tư vấn về tránh thai và DS/

KHHGĐ.

- Thực hiện các biện pháp đình sản tự nguyện đối với cả nam và nữ.

2.2. Chương trình dân số 1996 - 2000

- Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con

- Tổng tỷ suất sinh dưới 2,9

- Tổng dân số giữ ở mức khoảng 82 triệu tới năm 2000.

Các biện pháp KHHGĐ nói trên cần được đẩy mạnh.

2.3. Chiến lược dân số Việt Nam từ 2001 - 2010

Trên cơ sở tình hình dân số hiện tại và những xu hướng dự kiến của

Việt Nam về dân số và phát triển, chiến lược dân số tiếp theo giai đoạn 2001 -

2010 nhằm bảo đảm phát triển vốn nhân lực và nâng cao chất lượng cuộc

sống thông qua việc xây dựng các gia đình nhỏ, hạnh phúc, khoẻ mạnh và

sung túc, dưới đây là một số nguyên tắc chỉ đạo của chiến lược dân số mới:

- Vốn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững.

- Đầu tư cho chương trình dân số mang lại hiệu quả cao.

- Hộ gia đình và cá nhân là những nhân tố trung tâm của việc chăm sóc

sức khoẻ ban đầu. Cung cấp thông tin toàn diện và dịch vụ chất lượng cao

cho nhân dân để giúp họ đạt được các mục tiêu sức khoẻ cá nhân, tạo điều

kiện cho họ tự kiểm soát hành vi sinh sản của mình.

- Huy động xã hội trên cơ sở các mạng lưới hiệu quả của các nhà

chuyên môn có năng lực, những người tình nguyện trong nhân dân sẽ tạo ra

sự bền vững cho chương trình này.

Mục tiêu trước mắt của chiến lược:

- Duy trì những xu hướng hiện tại về giảm tỉ lệ sinh đẻ theo phương

thức đảm bảo sức khoẻ.

- Nâng cao chiến lược dân số thông qua việc thực hiện có hiệu quả các

chương trình sức khoẻ sinh sản và giáo dục.

- Đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thông qua việc tăng

cường bình đẳng nam, nữ, bình đẳng trong sức khoẻ sinh sản, giáo dục và

các chương trình phát triển khác.

- Tận dụng tối đa chính sách "khen thưởng dân số" để xây dựng vốn

nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển quốc gia.

- Đảm bảo phân bố dân cư hợp lý, phát triển bền vững và cân bằng.

- Củng cố gia đình như một đơn vị xã hội cơ bản và cải thiện sức khoẻ,

phúc lợi gia đình.

Chiến lược mới:

- Tăng cường ủng hộ đối với việc thay đổi hành vi dân số.

- Thực hiện chương trình KHHGĐ và SKSS với trọng tâm nâng cao

chất lượng y tế, tiếp cận với các nhóm dân cư còn thiếu dịch vụ.

- Thúc đẩy tư vấn giáo dục và dịch vụ SKSS cho vị thành niên và

những người chưa lập gia đình.

- Cải thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy bình đẳng nam nữ.

- Đưa những biến số dân số vào kế hoạch hoá phát triển, kể cả kế

hoạch hóa khu vực, đô thị, môi trường.

- Cải thiện môi trường pháp lý nhằm đảm bảo môi trường xã hội thuận

lợi với mục đích củng cố gia đình, tăng phúc lợi gia đình, xây dựng gia đình

như một đơn vị bảo vệ sức khoẻ ban đầu.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY CHƯƠNG VĐây là một chương có thời lượng ngắn và chủ yếu là các chủ trương,

chính sách và quy định của Đảng, Nhà nước về dân số / SKSS nên chỉ là một

bài.

Mục tiêu cần đạt:

- Sinh viên nắm được những nội dung chủ yếu của các chính sách và

chương trình dân số của Việt Nam. Trong đó, sinh viên cần nắm vững mục

tiêu của chính sách và chương trình dân số từng giai đoạn, đặc biệt chiến

lược dân số đến 2010. Hiểu và vận dụng đúng Pháp lệnh dân số năm 2003.

- Có thái độ tích cực trong các hoạt động của mình để thực hiện tốt các

chính sách và chương trình dân số.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách dân số, đặc biệt Pháp lệnh

dân số 2003. Biết tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng và thực hiện đúng

các nội dung của Pháp lệnh dân số

Phương pháp giảng dạy:

- Sử dụng phương pháp đọc tài liệu để hiểu rõ mục tiêu của các chính

sách và chương trình dân số, khai thác các nội dung của chính sách và

chương trình dân số, đặc biệt chiến lược dân số của Việt Nam hiện nay.

- Thảo luận nhóm lớn để sinh viên trao đổi những hiểu biết về các chính

sách dân số, đặc biệt Pháp lệnh dân số 2003.

- Có thể sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để khắc sâu những mục

tiêu và nội dung chính của các chính sách dân số, chương trình dân số.

- Nội dung chủ yếu của bài này bao gồm: Đặc điểm và các loại chính

sách và chương trình dân số. Cần tập trung vào chính sách dân số của Việt

Nam từ trước đến nay và các chương rình dân số hiện nay cùng chiến lược

dân số đến 2010. Tập trung cho sinh viên khai thác các quy định tại Pháp lệnh

dân số 2003. Khi khai thác các nội dung đó, cần cho sinh viên liên hệ với thực

tiễn để thấy rõ trách nhiệm thực hiện đúng Pháp lệnh dân số và tuyên truyền

cho mọi người hiểu đúng và thực hiện đúng Pháp lệnh dân số.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V

Câu 1. Trình bày khái niệm chính sách dân số. Nêu đặc điểm và phân

loại các chính sách dân số?

Câu 2. Trình bày khái niệm chương trình dân số, chỉ rõ các đặc điểm

của chương trình dân số?

Câu 3. Nêu rõ các nguyên tắc, các mục tiêu của việc xác định chính

sách, chương trình dân số?

Câu 4. Chính sách dân số của Đảng và Chính phủ Việt Nam từ 'năm

1960 đến đầu thế kỷ XXI được chỉ rõ trong các văn bản, chỉ thị, quyết định

nào?

Câu 5. Pháp lệnh dân số năm 2003 của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam bao gồm mấy chương, điều: Các chương đó phản ánh nội dung gì?

Câu 6. Hãy nêu rõ nội dung diều 4, điều 10 trong Pháp lệnh dân số

2003 và điều 17 trong Nghị định 104 của Thủ tướng Chính phủ (ký ngày

16/9/2003) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh dân số?

Câu 7. Là một công dân, một sinh viên, một nhà sư phạm trong tương

lai, anh (chị) suy nghĩ gì về vai trò, vị trí, chức năng của mình trong việc nhận

thức. thực hiện, tuyên truyền về giáo dục dân số"

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS và chống bạo lực trong gia

đình - Hội Kế hoạch hoá gia đình VN - Hà Nội. 2002.

2. Cha mẹ trò chuyện với con cái về giới tính, tình dục và HIV/ AIDS -

Bộ Giáo dục và đào tạo / UNICEF - Hà Nội. 2002.

3. Chiến lược dân số và chăm sóc SKSS Uỷ ban quốc gia dân số và

KHHGĐ, Trường ĐH Y khoa - Hà Nội. 1997.

4. Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS - Bộ Y tế. 2002.

5. Cơ sở khoa học của việc giáo dục dân số - Bộ Giáo dục. 1984.

6. Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống -

R.C.Shanna. 1988.

7. Dân số, môi trường và tài nguyên - Lê Thông (chủ biên) NXB Giáo

dục. 1988.

8. Địa lý dân cư - Lê Thông - NXB Giáo dục. 1996.

9. Đối mặt với sự thật- Tình dục đồng giới nam và HIV/ AIDS ở Việt

Nam - Vũ Ngọc Bảo - Nhà xuất bản Thế giới. 2005.

10. Giáo dục dân số - Nguyễn Đức Minh (chủ biên) - Bộ Giáo dục.

1988.

11. Giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình trong các trường đại học -

Hà Nội. 1995.

12. Giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS

trong trường học - Bộ Giáo dục - Đào tạo. 1998.

13. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Bộ Giáo dục và đào tạo

- UNFPA - Hà Nội. 2001.

14. Hỏi đáp thắc mắc về phòng nhiễm HIV/ AIDS cho học sinh sinh viên

- Trung tâm hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS - Hà Nội. 2002.

15. Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2005 -

UB quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - Hà Nội. 2000.

16. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục dân số - Dự án VIE/94/PO1 - Hà

Nội 1995.

17. Mười điều cần biết về sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Trung tâm

tư vấn tâm lí giáo dục và tình yêu - hôn nhân - gia đình - TP Hồ Chí Minh.

2001.

18. Những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 -

Nhà xuất bản Tư pháp - Hà Nội. 2006.

19. Pháp lệnh dân số và văn bản hướng dẫn thi hành - Nhà xuất bản

Chính tả quốc gia - Hà Nội. 2005.

20. Phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về SKSS vị thành

niên - Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Quĩ dân số Liên hợp quốc Hà Nội. 1999.

21. Số liệu thống kê về giới ở Việt Nam - Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ

của phụ nữ Việt Nam - Hà Nội. 2001.

22. Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế - NXB Y

học - Hà Nội. 2000.

23. Sổ tay dành cho tuyên truyền viên - Hội KHHGĐ Việt Nam - NXB Y

học - Hà Nội. 2000.

24. Sổ tay về giáo dục dân số - Viện KHGĐ - Hà Nội.

25. Sức khoẻ sinh sản cho mọi người: Tính đến những khác biệt về

quyền lực giữa nam và nữ - Barbara Klugman, Sharon Fonn, KhinSan Tim.

2001.

26. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên - UBQGDS - KHHGĐ - Trường Đại

học Sư phạm - Hà Nội. 2001.

27. Tài liệu giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên - Dự án

VIE/97/P13 - Hà Nội. 2001.

28. Tài liệu truyền thông thay đổi hành vi về dân Số/SKSS Uỷ ban DS-

GĐ và TE - Hà Nội. 2002.

29. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên/ Giáo dục giới tính, tình dục

và sức khỏe sinh sản - Quỹ dân số thế giới, TT giáo dục đạo đức công dân -

Viện chiến lược và chương trình GD - cục V26 -Bộ Công an - TT dạy nghề

KOTO 2005.

30. Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khoẻ - Nguyễn Quỳnh Trang,

Debra Efroymson, Nguyễn Khánh Linh - NXB Thanh Niên - Hà Nội. 1999.

31. Tình yêu và nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ Việt Nam - Ilonka

Brugemawn, Barbara Franklim. Care Quốc tế tại Việt Nam. Trường Đại học

Vrife Amsterdam, Unicef Việt Nam. 5/1995.

32. Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - Trung tâm

sức khỏe phụ nữ và gia đình - Hà Nội. 2002.

33. David Shaffer - Develơp mental Psychology Childhood and

adolescence - Second Edition - N.Y.1992.

34. Introduction to Prychology - Dennis Cuốn - USA Second Edition 1

980.

35. State of world population 2005 - UNFPA - United Nations Population

Pund, 220 East 42nd Street, 23rd FI. New York. NY. 10017. USA (Tổng hợp

về dân số thế giới năm 2005).

PHÁP LỆNH DÂN SỐ NĂM 2003Pháp lệnh dân số được ban hành ngày 09/1/2003. Bắt đầu có hiệu lực

từ ngày 01/5/2003.

Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 06/2003/PL UBTVQH11

ngày 09 tháng 01 năm 2003 về dân số.

Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

của đất nước.

Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong công

tác dân số. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường

thống nhất quản lý nhà nước về dân số.

Căn cứ vào Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày

25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10.

Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002

của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002 - 2007) và năm 2003.

Pháp lệnh này quy định về dân số.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Pháp lệnh này quy định về quy mô dân số, phân bố dân cư chất

lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước

về dân số.

2. Pháp lệnh này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính

trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn

vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ

quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp

Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia

nhập có quy định khác.

Điều 2. Nguyên tắc của công tác dân số

1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong lĩnh vực dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng

cuộc sống cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

2. Bảo đảm việc chủ động, tư nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia

đình trong hẻm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản lựa chọn nơi cư

trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

3. Kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân. gia đình với lợi ích của

cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng,

tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong pháp lệnh này, các ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khái niệm dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia. khu

vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính, thời gian cụ thể.

2. Qui mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực vùng

địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.

3. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính độ tuổi

dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và đặc trưng

khác.

4. Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỉ lệ cao.

5. Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực vùng địa

lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

6. Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất; trí tuệ

và tinh thần của toàn bộ dân số.

7. Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia

khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.

8. Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần

và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.

9. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá

nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh

con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi con có

trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

10. Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động

tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chất lượng

dân số.

11. Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá

mức độ phát triển con người được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ

giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.

12. Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội khi

mỗi cặp vợ chồng có hai con.

13. Dịch vụ dân số là hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm

cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về

dân số(sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm

sóc sức khoẻ sinh sản. kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số

và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

14. Đăng kí dân số là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản

về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian.

15. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống thông tin được thu

thập qua đăng kí dân số và toàn bộ dân cư và được thiết lập trên mạng điện

tử.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số

1. Công dân có quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin về dân số;

b) Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn

và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật;

c) Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá

gia đình và nâng cao chất lượng dân số;

d) Lựa chợn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật;

2. Công dân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con,

no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;

b) Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ tinh

thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;

c) Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều

chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng

dân số;

d) Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của

pháp luật liên quan đến công tác dân số.

Điều 5. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác

dân số

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số,

thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công

tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp

tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá

gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào

các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực

hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành

viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi

hành pháp luật về dân số.

4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm:

a) Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách

phát triển kinh tế - xã hội;

b) Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;

c) Cung cấp các loại dịch vụ dân số;

d) Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình;

Điều 6. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể

nhân dân trong công tác dân số.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm:

1. Tham gia ý kiến vào việc hoạch định chính sách, xây dựng quy

hoạch, kế hoạch dân số và các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;

2. Tổ chức thực hiện công tác dân số trong hệ thống của mình;

3. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và toàn dân thực hiện

pháp luật về dân số;

4. Giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Cản trở cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;

2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;

3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai

giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được

phép lưu hành;

4. Di cư và cư trú trái pháp luật;

5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái

với chính sách dân số, truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh

hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;

6. Nhân bản vô tính con người.

Chương II

QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

Mục 1

QUY MÔ DÂN SỐ

Điều 8. Điều chỉnh quy mô dân số

1. Nhà nước điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển tinh tế

- xã hội, tài nguyên. môi trường thông qua các chương trình, dự án phát triển

kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để điều

chỉnh mức sinh và ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức chịu

trách nhiệm đối với các chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ sinh sản,

kế hoạch hoá gia đình. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chịu

trách nhiệm đối với các chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ sinh sản,

kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn, địa phương.

Điều 9. Kế hoạch hoá gia đình

1. Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh

góp phần đảm bảo cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

2. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:

a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ

chồng chủ động thực hiện kế hoạch hoá gia đình;

b) Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đảm bảo chất lượng,

thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;

c) Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách

bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu

rộng trong toàn nhân dân;

3. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các

chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều

kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó

khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi

thành niên.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc

thực hiện kế hoạch hoá gia đình

1. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các

lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động,

công tác, thu nhập và nuôi dạy con của các cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở

bình đẳng;

b) Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.

2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

a) Sử dụng biện pháp tránh thai;

b) Bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh

nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

HIV/AIDS;

c) Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh

sản kế hoạch hoá gia đình;

Điều 11. Tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hoá gia đình

1. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm xây dựng

chương trình, nội dung tuyên truyền, tư vấn về kế hoạch hoá gia đình; phối

hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền.

tư vấn về kế hoạch hoá gia đình;

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền được tiếp nhận thông tin, tham

gia tuyên truyền, tư vấn việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

3. Các cơ quan thông tin tuyên truyền có trách nhiệm tuyên truyền, phổ

biến pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nội dung và hình thức

tuyên truyền phải phù hợp và dễ hiểu đối với từng nhóm đối tượng.

Điều 12. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình

1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất,

nhập khẩu các phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia

đình theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp phương tiện tránh thai và kế hoạch hoá

gia đình có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, phương tiện, dịch vụ, kỹ thuật

an toàn, thuận tiện; theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho

người sử dụng (nếu có).

Mục 2

CƠ CẤU DÂN SỐ

Điều 13. Điều chỉnh cơ cấu dân số

1. Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số

hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng

khác; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển.

2. Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương

trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà

nước có chính sách; cơ quan tổ chức có biện pháp phát triển các dịch vụ xã

hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai.

Điều 14. Bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý

1. Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa

chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự

nhiên; điều chỉnh mức sinh nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ

tuổi.

2. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học -

kỹ thuật, đào tạo ngành nghề, sử dụng lao động phù hợp với giới tính, độ tuổi,

dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

3. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chính sách và lập kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm sự cân đối về giới tính, độ tuổi,

cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý và từng đơn vị hành chính.

Điều 15. Bảo vệ các dân tộc thiểu số.

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, tinh

thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn bằng các

chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và đáp

ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình,

nâng cao chất lượng dân số.

2. Cơ quan tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các dân tộc

thiểu số trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia

đình.

Mục 3

PHÂN BỐ DÂN CƯ

Điều 16. Phân bố dân cư hợp lý

1. Nhà nước thực hiện phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực vùng

địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính bằng các chương trình, dự án khai

thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để phát huy thế mạnh của từng nơi về phát

triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lập quy hoạch, kế

hoạch phân bố dân cư phù hợp với các khu vực, vùng địa lý kinh tế, các đơn

vị hành chính ưu tiên đầu tư cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn, vùng có điều kiện tinh tế - xã hội khó khăn. mật độ dân số thấp

nhằm tạo việc làm và điều kiện sống tốt để thu hút lao động.

Điều 17. Phân bố dân cư nông thôn.

1. Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích phát triển toàn diện

nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng để hạn chế

động lực di dân ra đô thị.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án cho vay vốn, tạo việc

làm, tăng thu nhập, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện chính sách định

canh, định cư để ổn định đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, hạn chế du

canh, du cư và di cư tự phát.

Điều 18. Phân bố dân cư đô thị

1. Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết để hạn chế tập trung

đông dân cư vào một đô thị lớn; thực hiện việc quy hoạch phát triển đô thị, kết

hợp xây dựng đô thị lớn vừa và nhỏ tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư

hợp lý.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức.., doanh

nghiệp, người sử dụng lao động tại các đô thị tạo điều kiện về chỗ ở cho

người lao động từ nơi khác đến.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm quản lý đô thị, quản lý lao động từ nơi khác đến.

Điều 19. Di cư trong nước và di cư quốc tế

1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho di cư trong nước và di cư quốc

tế phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có

người di cư hoặc người nhập cư.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã

hội, cải thiện đời sống của nhân dân nhằm giảm động lực di cư tự phát, giải

quyết kịp thời các vấn đề của di cư tự phát theo quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã

hội, cải thiện đời sống của nhân dân giảm động lực di cư tự phát. giải quyết

kịp thời các vấn đề của di cư tự phát theo qui định của pháp luật.

Chương III

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Điều 20. Nâng cao chất lượng dân số

1. Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước

trong sự nghiệp phát triển đất nước.

2. Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể

chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt

Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước.

Điều 21. Biện pháp nâng cao chất lượng dân số

Các biện pháp nâng cao chất lượng dân số bao gồm:

1. Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ bình

đẳng về thể chất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao nhưng chỉ số cơ bản về

chiều cao, cân nặng, sức bền; tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học

vấn và tăng thu nhập bình quân đầu người;

2. Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểu và chủ động, tự

nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

3. Đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng,

đặc biệt về giáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất

lượng dân số.

4. Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đầu kiện kinh tế - xã hội khó khăn,

người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số.

Điều 22. Trách nhiệm nâng cao chất lượng dân số.

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá

nhân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số thông qua các

chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật,

xây dựng hệ thống an ninh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ

sức khoẻ và rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí

tuệ, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội, giữ gìn giá trị văn hoá, tinh

thần và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm phối hợp với

các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và triển khai thực hiện mô hình

nâng cao chất lượng dân số với phát triển gia đình bền vững, mô hình tác

động nâng cao chất lượng dân số cộng đồng; cung cấp thông tin, tuyên

truyền, tư vấn và giúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện pháp nâng cao

chất lượng dân số

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung cấp thông tin, hướng dẫn,

giúp đỡ và tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

Điều 23. Biện pháp hỗ trợ sinh sản

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức

khoẻ trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm trên đối với người có nguy cơ bị

khuyết tật về đen, nhiễm chất độc hoá học; tư vấn về đến di truyền; giúp đỡ

về vật chất tinh thần đối với người bị khuyết tật về đen, nhiễm chất độc hoá

học, nhiễm HIVI/ AIDS.

2. Nhà nước đấu tư và khuyến kích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh sản nhằm giúp đỡ

người vô sinh, người triệt sản và những người có nhu cầu theo quy định của

phát luật.

Điều 24. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và

bền vững.

1. Nhà nước có chính sách và biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức

phân biệt giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, bảo đảm phụ nữ và

nam giới có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình no

ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích duy trì gia đình nhiều thế hệ;

mở rộng các dịch vụ xã hội phù hợp với các hình thái gia đình, đảm bảo cho

mọi thành viên trong gia đình được hưởng các quyền lợi và thực hiện đầy đủ

các nghĩa vụ.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn, giúp

đỡ gia đình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng cuộc sống no

ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

4. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm hỗ trợ nhau trong việc

thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá

gia đình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng thành viên.

Điều 25. Nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các

biện pháp phát triển kinh tế, các dịch vụ xã hội, đảm bảo an ninh xã hội nhằm

nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng trong phạm vi địa phương.

Chương IV

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ

Điều 26. Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số.

1. Nhà nước đưa quy hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm đảm bảo quy mô, cơ cấu, chất

lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã

hội, tài nguyên và môi trường.

2. Hội đồng.nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp đưa quy hoạch, kế

hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương mình.

3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm đưa chỉ tiêu kế hoạch thực hiện công tác dân số vào kế hoạch

hoạt động, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức

mình; định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện.

Điều 27. Xã hội hoá công tác dân số

Nhà nước thực hiện xã hội hoá công tác dân số bằng việc huy động

mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số. Cơ quan, tổ

chức, cá nhân tham gia công tác dân số được hưởng quyền, lợi ích từ công

tác dân số.

Điều 28. Huy động nguồn lực cho công tác dân số.

1 Nhà nước có chính sách và cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho

công tác dân số.

2. Quỹ dân số được thành lập ở trung ương và do cơ quan quản lý nhà

nước về dân số quản lý.

3. Quỹ dân số được hình thành từ các nguồn: hỗ trợ của ngân sách

nhà nước; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước

ngoài.

4. Việc huy động và sử dụng quỹ dân số phải thực hiện theo qui định

của pháp luật.

Điều 29. Thực hiện giáo dục dân số.

1. Giáo dục dân số được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ

thống giáo dục quốc dân.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ

em chỉ đạo xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp với

từng cấp học, bậc học.

Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng

dạy và học tập theo chương trình, giáo trình quy định.

Điều 30. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số

1. Nhà nước có chính sách và biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong

lĩnh vực dân số với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng

độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

2. Phạm vi hợp tác quốc tế bao gồm

a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực dân

số

b) Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế

trong lĩnh vực dân số.

c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại

trong lĩnh vực dân số.

d) Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực

dân số.

3. Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài tổ

chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động dân số.

4. Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội về lĩnh vực dân số của nước ngoài

được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Điều 31. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số

1. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng

cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp chú trọng đối với

cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho

cán bộ làm công tác dân số, ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách cộng tác

viên dân số ở cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi địa

phương.

Điều 32. Nghiên cứu khoa học về dân số

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tổ

chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài nâng cao chất

lượng dân số, nhất là ở vùng cổ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,

vùng có điều kiện tinh tế - xã hội khó khăn.

2. Nhà nước có chính sách để bảo hộ, phổ biến, ứng dụng kết quả đã

nghiên cứu về dân số vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội và làm căn

cứ cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công

tác dân số.

3. Các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về

dân số có trách nhiệm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất

lượng, hiệu quả các đề tài nghiên cứu về dân số để ứng dụng trong thực tế

đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ

Điều 33. Nội dung quản lý nhà nước về dân số.

Nội dung quản lý nhà nước về dân số bao gồm:

1. Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,

chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;

2. Ban hành và tổ chức, phối hợp thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về dân số;

3. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà

nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;

4. Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý

nhà nước về dân số;

5. Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin,

số liệu về dân số, công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về

dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ.

6. Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm

công tác dân số;

7. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển

giao công nghệ trong lĩnh vực dân số.

8. Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân

dân thực hiện pháp luật về dân số;

9. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số. 10 Kiểm tra, thanh

tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.

Điều 34. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số

1. Chính phủ Thống nhất quản lý nhà nước về dân số.

2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em chịu trách nhiệm trước Chính phủ

thực hiện quản lý nhà nước về dân số.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về dân số theo sự phân

công của Chính phủ.

4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền

hạn của cơ quan quản lý nhà nước về dân số và trách nhiệm của các bộ, cơ

quan ngang bộ trong việc phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia để và trẻ em thực

hiện quản lý nhà nước về dân số.

5. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dân số ở

địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Điều 35. Đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

1. Nhà nước tổ chức và quản lý hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài

sản của quốc gia.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác

các thông tin cơ bản về dân số và có quyền được sử dụng thông tin, số liệu

từ hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.

3. Việc xây dụng, quản lý, khai thác và cung cấp thông tin dữ liệu từ hệ

cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định quy trình, thủ tục, nội dung về đăng ký dân số và

hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Điều 36. Khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm

pháp luật về dân số được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại,

tố cáo.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 37. Khen thưởng

1. Cơ quan tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác dân số thì

được in thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có biện pháp khuyến khích

khen thưởng những cá nhân, gia đình thực hiện tết công tác dân số.

Điều 38. Xử lý vi phạm

1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và

các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tuỳ tính

chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu

trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của

pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Pháp

lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số

thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách

nhiệm hình sự. nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp

luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực của Pháp lệnh

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2003

Những qui định trước đây trái với pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 40. Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này;

MỤC LỤCBảng các từ viết tắt

Lời giới thiệu

Chương IKHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ

1. Lịch sử giáo dục dân số

2. Khái niệm, bản chất của giáo dục dân số

3. Mục tiêu của giáo dục dân số

4. Đối tượng của giáo dục dân số

5. Nội dung giáo dục dân số

6. Phương thức tổ chức và phương pháp giáo dục dân số

7. Các khoa học có liên quan với giáo dục dân số

8. Giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông ở nước ta

Hướng dẫn giảng dạy chương I

Chương IICƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC DÂN SỐ

I. Cơ sở dân số học

1. Các quan điểm cơ bản và tính quy luật phát triển dân số

2. Phát triển dân số, phân bố dân cư và vấn đề đô thị hoá

3. Sự phát triển dân số trên thế giới và Việt Nam

II. Cơ sở sinh học

1. Nguyên lý thụ thai ở người

2. Nguyên lý tránh thai ở người

3. Các biện pháp tránh thai

III. Cơ sở tâm lý - xã hội học

1. Khả năng tự điều chỉnh của cá nhân

2. Các yếu tố tâm lý - xã hội ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ

Hướng dẫn giảng dạy chương II

Chương IIISỨC KHOẺ SINH SẢN

I. Các khái niệm

1. Sức khoẻ sinh sản

2. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

3. Cơ sở sinh lý của chăm sóc sức khoẻ sinh sản

II. Một số vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản

1. Kế hoạch hoá gia đình

2. Phá thai an toàn

3. Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản bệnh lây qua

đường tình dục

4. Vấn đề làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ em

III. Giới và sức khoẻ sinh sản

1. Khái niệm giới

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển giới

3. Một số vấn đề về giới và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Hướng dẫn giảng dạy chương III

Chương IVSỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

I. Khái niệm chung về vị thành niên

1. Khái niệm tuổi vị thành niên

2. Đặc điểm vị thành niên ở Việt Nam

3. Nhu cầu và mối quan tâm của vị thành niên

4. Vị thành niên và vấn đề giới

II. Tâm sinh lý tuổi dậy thì

1. Khái niệm tuổi dậy thì

2. Đặc điểm cơ bản tuổi dậy thì ở nam và nữ

3. Một số điều vị thành niên cần biết

4. Chăm sóc vị thành niên ở giai đoạn dậy thì

III. Tình bạn, tình yêu, tình dục tuổi vị thành niên

1. Tình bạn tuổi vị thành niên

2. Tình yêu tuổi vị thành niên

3. Tình dục tuổi vị thành niên

4. Mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục

5. Một số vấn đề vị thành niên cần được quan tâm hướng dẫn

Hướng dẫn giảng dạy chương IV

Chương VCHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ

I. Quan niệm về chính sách dân số và chương trình dân số

1. Lý do cơ bản phải có chính sách và chương trình dân số

2. Chính sách dân số

3. Chương trình dân số

II. Những nguyên tắc và mục tiêu của chính sách, chương trình DS VN

1. Nguyên tắc

2. Mục tiêu

III. Chính sách dân số ở Việt Nam từ 1960 đến 2010

1. Chính sách dân số trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI

2. Mối quan hệ giữa chính sách dân số với những vấn đề có liên quan

IV. Nhà nước Việt Nam và việc ban hành các chính sách dân số

1. Các chính sách dân số

2. Các chương trình dân số

Hướng dẫn giảng dạy chương V

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

---//---

GIÁO TRÌNHGIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN

(Dành cho sinh viên ngành Tâm lý - Giáo dục các trường đại học sư phạm)

Tác giả:

PGS.TS. TRẦN QUỐC THÀNH (Chủ biên)

TS.NGUYỄN THỊ MÙI - ThS. LÊ THỊ HỒNG AN

Sách do Quỹ dân số Liên hợp quốc (United Nguồn Population Fund - UNFPA)

tài trợ thông qua dự án VNM7PGOO09 - Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Hà Nội - 2009