52
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG ******** NUOÂI BEÂ ÑÖÏC LAI HÖÔÙNG SÖÕA NUOÂI BEÂ ÑÖÏC LAI HÖÔÙNG SÖÕA LAÁY THÒT LAÁY THÒT NĂM 2009 CAÅM NANG CAÅM NANG

Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG********

NUOÂI BEÂ ÑÖÏC LAI HÖÔÙNG SÖÕANUOÂI BEÂ ÑÖÏC LAI HÖÔÙNG SÖÕALAÁY THÒTLAÁY THÒT

NĂM 2009

CAÅM NANG CAÅM NANG

Page 2: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG********

Chòu traùch nhieäm noäi dung vaø xuaát baûnTrung Taâm Khuyeán Noâng TP.HCM

NĂM 2009

NUOÂI BEÂ ÑÖÏC LAI HÖÔÙNG SÖÕALAÁY THÒT

CAÅM NANG

Page 3: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Lời mở đầu Phần I. Giống và công tác giống 1. Cho biết những yêu cầu cần thiết của việc chăn nuôi bê đực nuôi thịt? 2. Đặc điểm sinh lý của bê là như thế nào? 3. Thời điểm nào xuất bán bê đực nuôi thịt là thích hợp nhất? 4. Muốn nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt thì chọn giống bê nào? 5. Các phương thức để lựa chọn giống bê đực lai hướng sữa lấy thịt?Phần II. Chuồng trại nuôi bê 1. Có cần thiết phải xây chuồng nuôi bê không? 2. Nên chọn vị trí và hướng chuồng như thế nào là tốt nhất? 3. Cho biết một số yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng chuồng trại? 4. Để đảm bảo cho bê có môi trường sống thoải mái thì diện tích chuồng nuôi như thế nào là phù hợp? 5. Cho biết các kiểu chuồng thông dụng khi nuôi bê?Phần III. Chăm sóc và nuôi dưỡng 1. Đặc điểm cơ bản về tiêu hóa thức ăn ở bê là gì? 2. Cho biết những loại thức ăn cần thiết để nuôi bê? 3. Cần phải chăm sóc và nuôi dưỡng bê sữa (từ sơ sinh – 5, 6 tháng tuổi) như thế nào? 4. Cho biết nhu cầu sữa cho giai đoạn bê sơ sinh? 5. Sữa thay thế là gì? Cách pha chế và sử dụng sữa thay thế? 6. Khi nuôi bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi bằng sữa thay thế phải chú trọng vấn đề gì?

Trang 68

88

9

9

101111

11

12

1215171718

1820

21

22

MỤC LỤC

3Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 4: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

7. Thời điểm nào tập ăn sớm cho bê là hiệu quả nhất? 8. Thời điểm nào cai sữa cho bê là tốt nhất? Nguyên tắc cai sữa cho bê? 9. Nuôi dưỡng bê đến 5 - 6 tháng tuổi như thế nào? 10. Khẩu phần thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa (6 – 21 tháng tuổi) như thế nào? 11. Giai đoạn nuôi vỗ béo bò từ 22 – 24 tháng tuổi cần chú ý vấn đề gì? 12. Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vỗ béo bò? 13. Các dạng nuôi vỗ béo bò thường được áp dụng hiện nay? 14. Hãy cho biết khẩu phần ăn của bò vỗ béo? 15. Có thể thay thế các thực liệu trong khẩu phần thức ăn nuôi bê được không? 16. Có thể chế biến rơm, cỏ ủ để nuôi bê? 17. Cho biết một số kết quả nghiên cứu về nuôi bê được lai hướng sữa lấy thịt?Phần IV. Biện pháp phòng trị bệnh 1. Cho biết những nguyên tắc phòng bệnh trong chăn nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt? 2. Cho biết các cách cấp thuốc cho bê? 3. Làm cách nào để nhận biết bê mắc bệnh? Cho biết những nguyên nhân làm bệnh phát sinh trên bê? 4. Hãy cho biết bê đột ngột sốt, khó thở, chảy nước mũi, nước bọt, sưng hạch dưới hàm và chết nhanh là bệnh gì? 5. Làm thế nào để phòng và trị hiệu quả bệnh tụ huyết trùng? 6. Bê 2 – 12 tuần tuổi bị sốt, bỏ ăn, đi phân táo sau đó lỏng màu vàng, đôi khi có lẫn máu là bệnh gì? 7. Trường hợp bê bị bệnh tiêu chảy phân trắng do E.coli thì hướng xử lý thế nào?

22

2323

23

2425

2628

2930

3031

3132

33

34

35

36

36

4 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 5: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

8. Tác hại và triệu chứng của bệnh lỡ mồm long móng như thế nào? 9. Cho biết biện pháp phòng trị bệnh lỡ mồm long móng? 10. Bê bị tiêu chảy phân trắng thối khắm, suy dinh dưỡng, còi cọc đôi khi tử vong là bệnh gì? 11. Hãy cho biết triệu chứng điển hình của bệnh giun đũa bê? 12. Làm thế nào để phòng trị bệnh giun đũa cho bê? 13. Bê bị ho ra giun là do bệnh gì? Điều trị bằng thuốc gì? 14. Thú nhai lại mắc bệnh sán lá gan trong trường hợp nào? Bệnh có biểu hiện ra sao? 15. Làm thế nào để tránh cho bò khỏi bị nhiễm sán lá gan? 16. Bê bị ve phải xử lý như thế nào? 17. Tại sao bò bị chướng bụng đầy hơi? Bò bệnh có những biểu hiện gì? 18. Điều trị bò bị chướng bụng đầy hơi bằng cách nào?

Tài liệu tham khảo

37

37

39

3940

41

41

4243

43

44

50

5Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 6: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, do đời sống kinh tế xã hội ngày càng nâng cao nên nhu cầu tiêu thụ thịt bò rất lớn. Trong khi đó, nghề nuôi bò thịt ở nước ta chưa phát triển do tập quán chăn nuôi trâu bò cày kéo, sau khi khai thác 9 – 10 năm mới đưa đi giết thịt. Trước nhu cầu của thị trường, một số công ty kinh doanh thực phẩm phải nhập thịt bò từ nước ngoài để cung ứng cho thị trường thành phố.

Hiện nay, với tình hình phát triển mạnh mẽ của nghề chăn nuôi bò sữa ở TP.HCM, tính đến ngày 30/9/2009 tổng đàn bò sữa tại thành phố là 76.324 con, bình quân khoảng 37.000 bê sinh ra/năm, trong đó ước chừng có 19.000 con bê đực, trên dưới 10%/ tổng số bê đực được nông dân giữ lại nuôi, số còn lại sau khi bú xong sữa đầu đều bị giết thịt làm bê thui. Điều này, gây lãng phí nguồn thịt bò chất lượng cao.

Để khai thác tốt nguồn cung cấp thịt tiềm năng này, Viện Khoa họ c Nông nghiệ p miền Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khẩu phần nuôi dưỡng bê đực lai Holstein Friesian (HF) hướng sữa lấy thịt tại TP.HCM. Kết quả cho thấy nếu dùng sữa SCMR (Soybean Calf Milk Replacer), CMR (Calf Milk Replacer) thay thế cho sữa bò mẹ trong thời gian nuôi 72 ngày đầu và nuôi bê đến 120 ngày thì nông dân sẽ tăng lợi nhuận từ 159.143đ - 257.246đ so với phải lỗ 947.964đ nếu dùng sữa bò mẹ để nuôi bê. Ở giai đoạn từ 5 – 14 tháng tuổi nếu sử dụng các phụ phẩm như rơm ủ urê, hèm bia, xác mì để nuôi bê, nông dân không còn lệ thuộc vào thức ăn hỗn hợp của các nhà máy chế biến thức ăn gia súc mà vẫn cho kết quả tăng trọng tốt. Bình quân nuôi trong nông hộ có thể đạt tăng trọng từ 705,1 - 707,5g/con/ngày, lợi nhuận từ 1 – 1,5 triệu đồng/con sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc, chuồng trại, điện nước… Ở giai đoạn vỗ béo bò thịt từ 15 - 18

6 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 7: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

tháng tuổi, nếu sử dụng thêm các phụ phẩm như khoai mì lát, vỏ khoai mì khô cũng cho hiệu quả tương đương như nuôi bằng cám hỗn hợp (824.830đ – 927.824đ so với 912.720đ) trong 3 tháng vỗ béo.

Như vậy, với nguồn bê đực lai HF từ đàn bò sữa của TP.HCM, chúng ta có thể sản xuất ra hàng ngàn tấn thịt bò chất lượ ng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vừa giúp nông hộ nâng cao thu nhập, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay, giá sữa bò không tăng trong khi chi phí đầu vào như thức ăn đều tăng cao. Tuy nhiên, muốn nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt đạt hiểu quả, cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của bê.

Qua kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi muốn giới thiệu với đông đảo bạn đọc cẩm nang “Nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt” do Trung tâm Khuyến nông thành phố biên soạn. Nội dung cuốn sách trình bày, dưới hình thức hỏi đáp, những vấn đề cần thiết trong chăn nuôi bê đực lai để giúp người chăn nuôi rút ra những bí quyết thành công, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho kinh tế nông hộ, giải quyết một phần lực lượng lao động phụ, tạo ra sản lượng thịt bò chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu xã hội.

Chúng tôi hy vọng quyển cẩm nang này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức cơ bản để đi đến thành công trong chăn nuôi.

Do các nghiên cứu về đặc điểm nuôi dưỡng đối tượng này chưa được quan tâm nhiều nên quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để chất lượng cẩm nang ngày càng tốt hơn.

TS. Trần Viết Mỹ

7Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 8: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

PHẦN I. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG

1. Hỏi: Cho biết những yêu cầu cần thiết của việc nuôi bê đực lai lấy thịt?

Đáp: Chăn nuôi bê là một khâu quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi bò. Bê sơ sinh có khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, viêm phổi,.. ngoài ra bê còn kém thích nghi với điều kiện khí hậu và ngoại cảnh. Vì vậy, cần nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt cho bê sinh trưởng và phát triển.

Yêu cầu chăn nuôi bê thịt là phải đạt được tốc độ tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt mềm thơm ngon, không mắc các bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm để giá thành hạ, đạt hiệu quả kinh tế cao.

2. Hỏi: Đặc điểm sinh lý của bê là như thế nào?Đáp: Bê sau khi sinh có sự thay đổi rất lớn về hoàn cảnh

sống như sau: - Nguồn dinh dưỡng: từ chỗ hoàn toàn do máu mẹ cung

cấp (qua tĩnh mạch rốn) vào thẳng cơ thể nay chuyển sang bú sữa mẹ và phải tiêu hóa qua cơ quan tiêu hóa.

- Khí O2 và CO2: do mạch máu mẹ cung cấp và thải ra, cũng phải chuyển qua dạng tự hô hấp bằng phổi.

- Hệ thần kinh: mọi hoạt động trước đây đều diễn ra trong cơ thể mẹ, sau khi sinh bê phải chịu mọi kích thích bên ngoài trực tiếp tác động lên cơ thể.

- Hệ tuần hoàn: từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành hồng cầu tăng lên trong khi đó bạch cầu giảm xuống (sơ sinh số lượng bạch cầu là 10 triệu, sau 50 ngày nuôi giảm xuống còn 7 triệu). Nói chung, khả năng chống bệnh của bê kém.

8 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 9: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

- Hệ tiêu hóa: khi chưa bú sữa đầu các tuyến tiêu hóa, dạ dày và ruột hoạt động kém (HCl và các men khác không có), đến khi bú sữa đầu thì các tuyến tiêu hóa mới hoạt động và khả năng chống bệnh tăng lên.

Thông thường, trong 2 tuần đầu sau khi sinh khả năng điều tiết thân nhiệt, phản xạ có điều kiện của bê đã được hình thành nhưng vẫn còn yếu. Để thích ứng với những thay đổi trên, đòi hỏi bê phải trãi qua từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau gồm 3 giai đoạn: bú sữa (sơ sinh – 6 tháng tuổi), nuôi lớn (7 – 21 tháng tuổi), vỗ béo (22 – 24 tháng tuổi).

3. Hỏi: Thời điểm nào xuất bán bê đực nuôi thịt là thích hợp nhất?

Đáp: Tuổi và khối lượng bê xuất thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi bê thịt, vì nó liên quan chặt chẽ đến thời gian nuôi, chi phí thức ăn, chi phí lao động và những chi phí phụ khác đảm bảo mức tăng trọng trên một đơn vị thời gian để đạt được độ béo và khối lượng cơ thể nhất định.

Trong chăn nuôi bê thịt, ngoài chỉ tiêu về khối lượng, còn quan tâm đến khả năng tích lũy mỡ vì độ béo khác nhau thì tỷ lệ thịt, chất lượng, hình thái thịt và thành phần dinh dưỡng của thịt cũng khác nhau. Trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay, tuổi giết mổ bê đực nuôi thịt thích hợp vào khoảng 24 tháng tuổi, vừa cho năng suất thịt cao và vừa có chất lượng thịt ngon.

4. Hỏi: Muốn nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt thì chọn

giống bê nào?Đáp: Bê đực lai hướng sữa lấy thịt là những bê được sinh ra từ

bò bố mẹ là giống Holstein Friesian (HF) hoặc tinh bò đực Holstein Friesian (HF) phối với bò cái nền lai Sind. Bê lai sẽ cho tầm vóc và năng suất cao, dễ nuôi, thích nghi với điều kiện n ước ta.

9Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 10: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trọng bình quân ở bê đực lai F1 (1/2 HF) 0,52kg/con/ngày, F2 (3/4 HF) 0,62kg/con/ngày, F3 (7/8 HF) 0,49kg/con/ngày. Khả năng tăng trọng ở bê đực lai F2 (3/4 HF) cao hơn F1 (1/2 HF) và F3 (7/8 HF). Như vậy, ở bê đực lai F1 (1/2 HF) mặc dù khả năng thích nghi cao nhưng tỷ lệ máu bò HF thấp nên khả năng tăng trọng chưa cao. Ngược lại, bê đực lai F3 (7/8 HF) có tỷ lệ máu bò HF cao hơn, nhưng khả năng thích nghi lại kém hơn, dẫn đến tăng trọng thấp. Do vậy, tốt nhất nên sử dụng bê đực lai 3/4 HF để nuôi lấy thịt.

5. Hỏi: Các phương thức để lựa chọn giống bê đực lai hướng sữa lấy thịt?

Đáp: Nên chọn những con bê đực lai phàm ăn, khối lượng sơ sinh lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, thân hình cân đối, dáng vóc nhanh nhẹn, đầu cổ ngắn, mắt tinh, ngực sâu và nở, bụng thon gọn, dài đòn, lưng thẳng và rộng, da mỏng và tổ chức liên kết dưới da phát triển tốt, lông bó ng mượt, mông vai phát triển, lông đuôi dài, đuôi luôn cử động, bốn chân thẳng, tỷ lệ giữa thịt và xương của phần thân mình là tỷ lệ thịt 78 - 86%, tỷ lệ xương 14 - 22%, toàn thân bắp thịt nở nang.

Ngoài ra, để chọn được bê đực lai tốt cần biết rõ nguồn gốc và tính năng sản xuất của đời bố mẹ.

10 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 11: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

PHẦN II. CHUỒNG TRẠI NUÔI BÊ

1. Hỏi: Có cần thiết phải xây chuồng nuôi bê không?Đáp: Chuồng nuôi có tác dụng che mưa, nắng; chống nóng,

lạnh, chống ẩm ướt để vật nuôi có sức khỏe và tăng trọng tốt. Cho nên cần thiết phải xây dựng chuồng trại nuôi bê, để tránh những ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Chuồng nuôi phải đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng bệnh như: có hệ thống cống rãnh thoát phân, nước tiểu; sát trùng và tiêu độc hàng tuần, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Nếu chuồng trại kém vệ sinh, mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng làm cho vật nuôi tiêu hao nhiều năng lượng, kém ăn, gầy yếu, bệnh tật dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi hộ mà đầu tư chuồng nuôi hợp lý: có thể làm bằng gỗ, tre; nếu có điều kiện thì xây nền bằng xi măng, mái lợp bằng tole hoặc lá, chiều cao ít nhất là 3m để tạo sự thông thoáng.

2. Hỏi: Cho biết những lợi ích của việc nuôi bê con trong cũi? Kích thước cũi bê?

Đáp: Bê con mới sinh chức năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh, vì vậy khi thời tiết thay đổi đột ngột bê dễ mắc bệnh. Nếu nuôi trên nền đất hoặc nền xi măng ẩm ướt (không có rơm khô lót nền), bê dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm giun sán, đi lại trượt té gây sưng khớp, què chân.

- Lợi ích của việc nuôi bê trong cũi (làm bằng gỗ hoặc hàn sắt) như sau:

+ Đảm bảo vệ sinh hơn. + Giảm thiểu rủi ro bê nhiễm giun sán. + Tránh mưa và lạnh, hạn chế bệnh đường tiêu hóa. + Tỷ lệ bê nuôi sống cao và khỏe mạnh.

11Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 12: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

- Kích thước cũi bê: dài 120cm, rộng 90cm, cao 90cm; sàn cũi cao cách mặt đất 30cm, được lót bằng những thanh gỗ 4 x 4cm, khe hở 2,5cm; thanh chắn quanh cũi là tre hay gỗ 4 x 4cm, khoảng hở 7cm; mặt sau làm cửa đóng mở cho bê ra vào khi cần; mặt trước làm giá để xô sữa và nước cho bê uống.

3. Hỏi: Nên chọn vị trí và hướng chuồng như thế nào là

tốt nhất?Đáp: Nên xây dựng chuồng trại ở nơi có đủ nguồn nước

chất lượng tốt cho bê uống và vệ sinh chuồng trại, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, nền đất cao ráo, chắc chắn, thoát nước tốt, không ẩm ướt, thuận tiện trong việc đi lại chăm sóc, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tốt nhất nên xây chuồng xa nhà ở và cuối hướng gió để tránh ô nhiễm môi trường sống, xung quanh chuồng trại có cây bóng mát càng tốt, để giảm nhiệt độ quanh khu vực chuồng nuôi, tạo khí hậu mát mẻ.

Tùy theo vùng cụ thể và vị trí khu đất mà bố trí hướng chuồng cho phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi của thời tiết tác động xấu đến vật nuôi. Do Việt Nam có điều kiện khí hậu nóng ẩm của vùng nhiệt đới gió mùa nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất để có thể tránh được mưa tạt theo gió Tây Nam vào mùa mưa, và chắn gió lạnh Đông Bắc vào mùa khô. Tuy vậy, phải dựa theo từng vùng cụ thể mà xác định hướng chuồng cho thích hợp.

4. Hỏi: Cho biết một số yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng chuồng trại?

Đáp: Chuồng bê yêu cầu rất đơn giản, chủ yếu là tránh mưa tạt gió lùa. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

(1) Mái chuồng: cao vừa phải để tránh gió lùa, nhưng phải đảm bảo độ dốc để dễ thoát nước, thông thoáng và tránh nước mưa hắt vào chuồng. Không nên làm mái quá thấp vì sẽ không

12 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 13: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

thoáng khí, ít ánh sáng và làm cho không khí trong chuồng nóng và ẩm vào mùa hè.

Có thể làm mái chuồng bằng: ngói, lá, tole; thiết kế theo kiểu 1 mái, 2 mái hoặc 2 mái có nóc đôi để tăng đối lưu không khí, giảm ẩm độ trong chuồng. Cột kèo có thể làm bằng tre, gỗ hoặc sắt cạnh. Tốt nhất làm bằng kim loại vì không bị mối mọt và thời gian sử dụng dài hơn.

(2) Tường: xây bao quanh để tránh mưa tạt, cao 1,2 - 1,3 m, kín phía Bắc, thoáng phía Nam. Trong điều kiện khí hậu ở miền Nam nên để chuồng mở (không tường) về phía Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt.

(3) Cửa: cửa ra vào phải đủ rộng để tránh vật nuôi cọ xát vào cửa khi di chuyển và thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, quản lý đàn. Cửa cần được cố định, vững chắc. Trước cửa ra vào phải có hố tiêu độc.

(4) Nền chuồng: mặt nền phải cao hơn mặt đất bên ngoài khoảng 40 – 50cm để nước mưa không tràn vào chuồng, có độ dốc vừa phải để dễ thoát nước.

Nền chuồng làm bằng xi măng, lát gạch hoặc nền đất sét nện chặt, nhưng phải đảm bảo chắc chắn không đọng nước, không trơn láng, gồ ghề, độ dốc 3 - 4% về phía có rãnh thoát nước dẫn về hố ủ phân.

Hiện nay, nền chuồng nuôi bê ở nhiều nông hộ thường được láng xi măng rất trơn làm cho bê lúc nào cũng sợ bị trượt ngã, do đó dễ bị stress và thường mắc các bệnh về chân móng.

(5) Máng ăn, máng uống: đặt cố định ở phía trước, dọc theo đường phân phối thức ăn, có thể làm bằng ximăng hoặc kim loại, nếu bằng kim loại thì phải chú ý không để mép máng sắc cạnh gây sát thương cho gia súc, nên làm máng ăn, máng uống riêng.

- Máng ăn: nên xây bằng gạch láng xi măng, không xây máng ăn quá sâu dễ gây tồn đọng thức ăn, khó làm vệ sinh và khó

13Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 14: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

khăn cho bê khi lấy thức ăn; các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh, thành máng phía trong (phía bê ăn) phải thấp hơn thành máng phía ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi. Kích thước máng ăn: rộng 60cm, dài 120cm.

- Máng uống: bố trí máng uống hợp lý để tiết kiệm diện tích, kích thước máng uống 60 x 60 x sâu 40 cm, được làm bằng xi măng láng gạch men, có lỗ thoát nước đảm bảo vệ sinh và tiện lợi.

(6) Rãnh thoát phân, nước tiểu: được thiết kế theo chiều dài của chuồng ở tiếp theo sau chỗ bê đứng và tập trung vào hố chứa, lòng rãnh cạn và xây lượn tròn, chiều rộng của rãnh vừa đủ lọt xẻng to (20 - 25 cm) để dễ thao tác khi làm vệ sinh.

(7) Hố chứa phân và nước thải: có khu vực chứa và ủ phân riêng, cách chuồng ít nhất là 5m và cách nguồn nước sinh hoạt ít nhất là 100m, có nắp đậy và ở cuối hướng gió. Tốt nhất nên xử lý chất thải bằng hệ thống biogas vừa tận dụng được khí đốt, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh, cỏ dại.

5. Hỏi: Để đảm bảo cho bê có môi trường sống thoải mái thì diện tích chuồng nuôi như thế nào là phù hợp?

Đáp: Diện tích chuồng nuôi như sau:

Nhóm bê, bòChiều dàichỗ đứng

(m)

Chiều rộngchỗ đứng

(m)

Diện tích

ở (m2)

Diện tíchxây dựng

(m2)Bê sơ sinh – 6 tháng tuổi 1,0 0,9 0,9 1,5

Bê đực 7 – 18 tháng 1,2 1,0 1,2 2,0

Bê đực trên 18 tháng 1,5 1,0 1,5 2,4

Bò vỗ béo 1,6 1,1 1,7 2,4

14 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 15: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

- Chuồng nuôi nên làm nhiều gian để phân đàn theo lứa tuổi. Có hệ thống song sắ t ngăn để phân chia vị trí và giới hạn phạm vi đi lại của mỗi con bê. Chiều cao của song sắ t ngăn giữa 2 ô khoảng 80 – 100cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm.

- Trong điều kiện nuôi nhốt, không có đồng cỏ chăn thả nên bố trí sân chơi ở ngoài trời cho bê vận động tự do, diện tích sân chơi mỗi con cần 4m2/con.

6. Hỏi: Cho biết các kiểu chuồng thông dụng khi nuôi bê?Đáp: Có nhiều kiểu chuồng đã được xây dựng trong các trại

chăn nuôi bê, nhưng nhìn chung có 2 kiểu chính là kiểu chuồng 2 dãy đối đầu, đối đuôi và kiểu chuồng 1 dãy có lối đi phía trước.

(1) Kiểu chuồng 1 dãy: - Chuồng có lối đi, máng ăn, máng uống ở mặt trước; phía

sau chuồng là rãnh thoát nước thải. Chiều dài nơi bê đứng tính từ mép trong máng ăn đến hiên sau là 2m. Hiên trước rộng tối thiểu 1,2 m.

- Vách phía máng ăn và máng uống có thanh đứng song song làm bằng sắt tròn, ống nước hoặc gỗ để dễ dàng cố định vị trí bê. Khe hở của song sắ t chỗ cho đầ u bê vào máng ăn rộng 30 - 35 cm. Song sắ t đứng đặt chếch 1 góc 15o so với các song sắ t ngang. Trên các song sắ t đứng là các song sắ t ngang, chiều cao của các song sắ t ngang thấp hơn chiều cao vây bê 20 –25 cm. Trên song sắ t có xích để cột bê khi cần thiết.

Ưu điểm: thích hợp cho chăn nuôi gia đình vì dễ đặt vị trí chuồng, tận dụng được các nguyên vật liệu để xây dựng, kỹ thuật làm chuồng đơn giản.

Khuyết điểm: tốn nhiều diện tích xây dựng và nguyên vật liệu, mưa dễ tạt vào máng ăn và chuồng nuôi.

15Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 16: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

(2) Kiểu chuồng 2 dãy: - Chuồng hai dãy đối đầu: lối đi ở giữa rộng khoảng 2m,

máng ăn, uống bố trí dọc theo 2 bên đường đi cho ăn, lối đi vào làm vệ sinh chuồng ở 2 bên tiếp theo sau chỗ đứng của bê, khoảng cách giữa hai con bê khi cột vào vị trí chuồng là 1,2 – 1,5 m. Chiều dài nơi bê đứng tính từ mép trong máng ăn đến hiên sau là 2 m. Trong chuồng có thể bố trí xích sắt hoặc cột đóng bằng gỗ làm ngăn để cố định bê.

- Chuồng hai dãy đối đuôi: tương tự như kiểu chuồng hai dãy đối đầu nhưng đường đi ở giữa dành cho người làm vệ sinh, còn máng ăn ở lề đường đi phụ hai bên.

Ưu điểm: Tiết kiệm được diện tích xây dựng, thích hợp với quy mô đàn lớn như hợp tác xã, trang trại hoặc gia đình có điều kiện chăn nuôi bê kinh doanh.

Khuyết điểm: đòi hỏi vật liệu xây dựng phải có chất lượng tốt.

16 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 17: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

PHẦN III. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG

1. Hỏi: Đặc điểm cơ bản về tiêu hóa thức ăn ở bê là gì?Đáp: - Bê là loài gia súc nhai lại, dạ dày chia làm bốn túi trong đó

ba túi gồm dạ cỏ, tổ ong và lá sách gọi chung là dạ dày trước, không có các tuyến tiết dịch tiêu hóa mà vai trò chủ yếu của các túi là tiếp nhận thức ăn, ợ lên miệng để nhai lại và nghiền nát thức ăn và quá trình lên men tiêu hóa bởi vi sinh vật. Túi thứ 4 là dạ múi khế gọi là dạ dày thực, có hệ thống tuyến tiêu hóa phát triển mạnh.

Trong giai đoạn bú sữa, dạ dày trước kém phát triển, sữa chủ yếu tiêu hóa ở dạ múi khế. Giai đoạn bê ăn thức ăn thô, lúc này dạ dày trước phát triển trong đó dạ cỏ là nơi dự trữ một lượng lớn thức ăn và là một thùng lên men, cung cấp môi trường cho hệ vi sinh vật hoạt động nhờ tác dụng đệm của nước bọt.

Tiêu hóa thức ăn chủ yếu nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Vì thế, bê có khả năng ăn các loại thức ăn nhiều xơ như rơm, cỏ,… Khi tiêu hóa thức ăn sẽ sinh ra hơi trong dạ cỏ, trong trường hợp bình thường thì hơi sẽ được thải ra ngoài qua ợ hơi. Tuy nhiên, khi ăn nhiều cỏ non, thức ăn tinh như cám, rỉ mật, xác mì,… hơi sinh ra quá nhiều không thoát kịp sẽ dẫn đến hiện tượng chướng hơi dạ cỏ, có thể làm chết bê.

- Ruột non: có quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra dưới tác dụng của dịch ruột, dịch tụy, dịch mật tiết ra các men: trypsin, chymotrypsin, elastaz, lipaza, amilaza, depeptidaza, cacboxypolipeptidaza, . . . Thức ăn đi qua ruột non khoảng 4h30 phút, tốc độ nhu động vận chuyển thức ăn của ruột non bình quân là 11.71 m/h, nhờ quá trình này thức ăn được đưa xuống ruột già.

- Ruột già: là nơi thức ăn tiếp tục được lên men vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng của thức ăn chưa được tiêu hóa, các sản phẩm còn lại của quá trình lên men ở dạ cỏ, dịch nhờn, các men tiêu hóa, các tế bào già,…..được vi sinh vật tiếp tục phân giải, tiêu

17Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 18: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

hóa và hấp thu như ở dạ dày nhưng với số lượng ít hơn. Một khối lượng nước đáng kể cũng được hấp thu ở ruột già.

2. Hỏi: Cho biết những loại thức ăn cần thiết để nuôi bê?Đáp: Thức ăn cho bê phong phú và đa dạng bao gồm sữa

nguyên hoặc sữa thay thế, thức ăn thô xanh như rơm cỏ tươi, rơm cỏ khô, rơm cỏ ủ urê hoặc kiềm hóa, thức ăn ủ chua, thức ăn củ quả bầu bí, phế phụ phẩm công, nông nghiệp, thức ăn tinh. Tỷ lệ thức ăn tinh/thô (tính trên vật chất khô) là 55 - 80% / 20 - 45% hay thức ăn tinh là 1,5 - 2,0% thể trọng; thức ăn thô 6 - 7% thể trọng.

Khẩu phần thức ăn (KPTĂ) hợp lý cho bê đực lai hướng sữa nuôi thịt, cần đảm bảo những nhu cầu cơ bản để duy trì, sinh trưởng, phát triển và sản xuất thịt. Thức ăn nuôi bê gồm:

- Thức ăn cơ bản: thô xanh, tinh, giàu đạm: 7,5 – 8 đơn vị thức ăn (ĐVTĂ) và 100g protein tiêu hóa/ĐVTĂ cho 1kg tăng trọng.

- Thức ăn bổ sung: muối ăn: 12g, canxi 20g, phospho 12g cho 100kg trọng lượng.

Mỗi tháng nên cân hoặc đo bê một lần để kiểm tra tốc độ tăng trọng và điều chỉnh khẩu phần thức ăn hợp lí cho bê.

3. Hỏi: Cần phải chăm sóc và nuôi dưỡng bê sữa (từ sơ sinh – 5, 6 tháng tuổi) như thế nào?

Đáp: Khi bê mới sinh ra, dùng giẻ sạch lau hết nhớt ở miệng, mũi cho bê dễ thở; sau đó lau khô mình hoặc để cho bò mẹ tự liếm con, bóc móng để bê con đỡ trơn trợt khi tập đi. Tiếp theo, dùng kéo đã sát trùng cắt rốn cho bê, vết cắt cách thành bụng 5 – 7 cm rồi nhúng rốn vào cồn iod 5%. Tiếp tục cân trọng lượng, đeo số tai và ghi hồ sơ. Sau đó, đưa vào ổ rơm để giữ ấm, không để bê bị lạnh.

- Khoảng 1 giờ sau khi sinh cho bê bú sữa mẹ ngay, bú sữa đầu càng sớm và càng nhiều lần càng tốt. Sữa đầu do bò mẹ

18 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 19: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 5 ngày, đây là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa, thỏa mãn các nhu cầu dinh dưỡng của bê và chứa nhiều chất bổ dưỡng hơn sữa thường như hàm lượng protein cao gấp 4 lần, chất béo cao gấp 1,5 lần, khoáng cao gấp 2,5 - 3 lần, vitamin A và C cao gấp 10 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng kháng thể rất cao, khoảng 6% vì thế giúp nâng cao sức đề kháng cho bê. Khoảng 24 giờ sau khi sinh, niêm mạc ruột hấp thu nguyên vẹn lượng kháng thể vào máu và trở thành nguồn kháng thể đầu tiên trong máu bê sơ sinh. Ngoài ra, sữa đầu có hàm lượng MgSO4 cao (0,37%), hoạt động như là một chất tẩy nhẹ, tẩy “cứt su”, làm sạch đường tiêu hóa. Độ chua của sữa đầu cao ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- Trong trường hợp có nhiều bò mẹ đẻ cùng thời gian, việc hỗn hợp sữa đầu của nhiều con mẹ cho bê bú sẽ nâng cao tác dụng bảo hộ của kháng thể trong sữa đầu so với sữa đầu của bò mẹ riêng rẽ. Tuyệt đối không được thanh trùng sữa đầu bằng nhiệt, vì sữa đầu sẽ bị đông đặc ở nhiệt độ khoảng 80oC trở lên.

- Cách cho bê bú: có thể cho bê bú bình hoặc bú xô: 1 - 2 tuần đầu cho bê bú bằng bình có núm vú cao su, sau đó tập cho bê bú xô. Các dụng cụ cho bê bú hoặc uống sữa phải luôn sạch sẽ và tiệt trùng. Cần tách bê con ngay sau khi sinh để dễ chăm sóc, nuôi dưỡng và lượng sữa cho bê bú hàng ngày khoảng 10 – 12% trọng lượng của bê. Cho bê bú 4 - 5 lần/ngày, mỗi lần là 1 - 1,5 lít sữa.

- Sữa cho bê phải có nhiệt độ ổn định trong các lần bú (không nên bữa ấm bữa lạnh), tốt nhất là sữa vừa vắt ra cho bê bú ngay, khi đó nhiệt độ của sữa là 37 – 40oC. Bê bú sữa lạnh hoặc bú nhiều sữa trong một lần dễ bị tiêu chảy. Có thể hấp cách thủy sữa ở nhiệt độ 80 – 90oC sau đó hạ nhiệt độ xuống 38oC mới cho bê bú. Dụng cụ cho bê bú phải sạch sẽ, bú xong dùng khăn lau sạch mõm của bê. Ngoài ra, cần phải cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu của bê, thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến việc trao đổi chất của cơ thể. Phải cung cấp đủ nước sạch và mát cho bê uống tự do.

19Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 20: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

- Giai đoạn này phải luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc sát trùng thường xuyên, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Mùa hè tắm cho bê 1 lần/ngày, mùa đông tắm cho bê vào trưa nắng ấm, tối thiểu 1 tuần/lần.

- Từ 2 – 3 tháng tuổi có thể kìm hãm sừng phát triển bằng cách trui sừng bằng que sắt nóng hoặc bôi NaOH đậm đặc (nhớ bôi vazelin xung quanh gốc sừng, không cho NaOH lan ra). Khi trui sừng cho bê tùy thuộc vào độ dày của da gốc sừng nên có thể tiến hành trong thời gian từ 5 – 20 giây, yêu cầu phải làm phỏng phần dưới da để tạo thành một vòng phỏng làm cho máu không thể đến nuôi sừng được nữa, vết thương phải được sát trùng ngừa nhiễm trùng, vết thương có màu nâu và khô là đạt.

4. Hỏi: Cho biết nhu cầu sữa cho giai đoạn bê sơ sinh?Đáp: Bê sơ sinh có dạ dày phát triển chưa hoàn chỉnh nên

nguồn thức ăn chủ yếu của bê giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ hoặc chất lỏng thay thế sữa mẹ.

Bảng nhu cầu lượng sữa hàng ngày cho bê

Ngày tuổi Số lượng sữa (lít/ngày) Số lần bú (lần/ngày)

3 - 4 1 4 – 5

4 - 7 1,5 3 – 4

7 - 30 2 - 3 2 – 3

30 - 60 4 - 5 2

60 - 90 3 - 4 2

- Số lượng sữa và số lần bú sữa của bê trong ngày phụ thuộc vào tuổi của bê, lượng sữa trung bình bê bú hàng ngày bằng khoảng 10 - 12% trọng lượng bê.

20 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 21: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Có thể thay thế sữa bò mẹ bằng sữa nhân tạo có thành phần dưỡng chất tương đương với sữa mẹ để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả chăn nuôi bê, các loại sữa thay thế như SPRAYFO VIOLET, SCMR, CMR.

5. Hỏi: Sữa thay thế là gì? Cách pha chế và sử dụng sữa thay thế?

Đáp: Sữa thay thế là một hỗn hợp các nguyên liệu, có đặc điểm sinh học gần giống sữa nguyên, có giá trị dinh dưỡng tốt: vật chất khô 12,1%, đạm thô 3%, béo thô 3,4%, khoáng tổng số 0,4% và lactose 3,3% là gần tương đương sữa bò tươi, có độ ngon miệng và dễ tiêu hóa. Khi thay thế sữa nguyên để nuôi bê sẽ làm giảm giá thành nên lợi nhuận 7 - 10% so với tổng chi phí, tạo điều kiện cho nuôi bê đực sữa theo hướng lấy thịt, góp phần tăng thu nhập bền vững cho ngành chăn nuôi bò sữa.

- Cách pha chế và sử dụng sữa thay thế: dùng nước ấm 80oC để pha sữa, cứ 1kg sữa thay thế dạng bột pha với 7 lít nước tạo thành 8kg sữa thay thế có giá trị dinh dưỡng gần tương đương sữa bò tươi. Sữa thay thế được thay dần sữa bò mẹ như sau:

Ngày(ngày thứ 8 - cai sữa)

Sữa bò mẹ(%)

Sữa thay thế(%)

1 100 0

2 70 30

3 50 50

4 30 70

5 trở đi 0 100

21Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 22: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

6. Hỏi: Khi nuôi bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi bằng sữa thay thế phải chú trọng vấn đề gì?

Đáp: - Chuồng trại, dụng cụ luôn sạch sẽ. Bình bú sữa phải được

rửa sạch ngay sau mỗi lần bú để phòng bệnh tiêu chảy.- Ổn định giờ cho bê bú và lượng sữa mỗi ngày. Từ tuần thứ

2 trở đi, chỉ cho bê bú ngày 2 lần.- Sữa cho bê bú phải có nhiệt độ tương đương nhiệt độ

khoảng 37 - 40oC. Nếu sữa quá lạnh hoặc thay đổi thất thường sẽ gây tiêu chảy.

- Luôn có đủ nước sạch cho bê uống tự do.- Cung cấp cỏ non, cỏ khô chất lượng tốt giúp cho sự phát

triển dạ cỏ của bê.

7. Hỏi: Thời điểm nào tập ăn sớm cho bê là hiệu quả nhất?Đáp: Từ tháng tuổi thứ 3 trở đi lượng sữa mẹ giảm dần,

trong khi đó nhu cầu cho phát triển của bê tăng nhanh do đó phải tập cho bê con biết ăn sớm. Tập ăn sớm giúp để hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của bê phát triển tốt, nhờ thế bê sử dụng tốt các loại thức ăn. Dùng thức ăn tinh hỗn hợp (có 120 - 130g protein tiêu hóa trong 1 kg thức ăn), cỏ tươi, rơm khô để tập ăn. Sau 15 ngày tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp, cho ăn xen vào giữa hai bữa uống sữa, còn rơm khô, cỏ tươi luôn có trong máng để bê ăn tự do. Tuy nhiên, lượng cỏ cho ăn phải giới hạn cho đến khi bê có thể tiêu thụ 0,75kg thức ăn tập ăn/ngày. Nếu cho bê ăn rơm mà thấy bê không tiêu thụ hết lượng thức ăn tập ăn thì ta nên ngưng không cho ăn rơm, cỏ tiếp vì bê sẽ không phát triển tốt.

22 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 23: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

8. Hỏi: Thời điểm nào cai sữa cho bê là tốt nhất? Nguyên tắc cai sữa cho bê?

Đáp: Nếu làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, bê có thể ăn sớm được nhiều các loại thức ăn khác nhau thì có thể cai sữa cho bê lúc 10 - 12 tuần tuổi, khi bê đã có thể ăn được trên 1,5kg cám hỗn hợp mỗi ngày. Thời điểm này, bê đạt khối lượng trung bình 70kg, tiêu tốn hết 240 lít sữa, 40kg cám hỗn hợp và 155kg cỏ xanh, tiết kiệm được 7 - 10% chi phí so với sử dụng sữa bò mẹ nuôi bê.

- Nguyên tắc cai sữa cho bê:+ Giảm dần số lượng sữa và chỉ cho bê uống 1 lần/ngày.+ Luôn đủ nước sạch để bê uống tự do.+ Khi bê đã có thể ăn trên 1kg thức ăn tinh mỗi ngày thì

ngưng cho uống sữa, đến 10 - 12 tuần tuổi thay dần thức ăn tinh nuôi bê bằng thức ăn tinh của bò lớn.

+ Luôn giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ.

9. Hỏi: Nuôi dưỡng bê đến 5 - 6 tháng tuổi như thế nào?Đáp: Mỗi loại thức ăn có thành phần và giá trị dinh dưỡng

khác nhau, dựa vào các cơ sở này để phối hợp xây dựng khẩu phần thức ăn (KPTĂ) hợp lý cho bê. Thông thường, việc đánh giá khẩu phần chủ yếu dựa trên đơn vị thức ăn (ĐVTĂ) và đạm tiêu hóa. Trong mỗi ĐVTĂ cần 80 - 100g protein tiêu hóa, 9 - 10g can xi, 5 - 6g phospho, 5 - 6g natri. Nên cân đối tỷ lệ tinh/ thô (tính bằng vật chất khô) là 55 - 80%/ 20 - 45% hay thức ăn tinh là 1,5 - 2,0% thể trọng; thức ăn thô 6 - 7% thể trọng.

10. Hỏi: Khẩu phần thức ăn cho bê giai đoạn sau cai sữa

(6 – 21 tháng tuổi) như thế nào? Đáp: Thời kỳ này chuyển từ thức ăn là sữa mẹ sang thức ăn

thô xanh và một phần thức ăn tinh. Giai đoạn này nếu nuôi dưỡng

23Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 24: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sau này của bê. Nên phân đàn bê thành nhóm có tuổi, thể trọng tương đồng để dễ chăm sóc, quản lý.

Khẩu phần cho bê theo từng lứa tuổi như sau:- Từ 7 - 12 tháng tuổi: 15 - 20kg cỏ tươi (cỏ ủ chua hoặc

rơm khô) + 1kg cám hỗn hợp.- Từ 13 - 18 tháng tuổi: 20 - 25kg cỏ tươi + 1,5kg cám hỗn hợp.- Từ 19 - 21 tháng tuổi: 30 - 35kg cỏ tươi + 2kg cám hỗn hợp.Bê uống rất nhiều nước trung bình 40 - 50 lít/con/ngày, nhất

là khi nắng nóng bê cao sản có thể cần trên 50 lít nước/ngày, cho nên phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho bê uống tự do, tốt nhất nên sử dụng nước máy, nước giếng, không nên sử dụng nước sông, ao hồ.

Chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để phân dính bết lông và trong máng luôn có nước sạch để bê uống tự do. Thường xuyên tắm cho bê, mùa hè tắm 1 – 2 lần/ngày, mùa đông ít nhất là 1 - 2 lần/tuần vào lúc trời nắng ấm. Trường hợp nuôi bê tại chuồng phải thường xuyên cho bê ra vận động ngoài trời 2 – 3 giờ/ngày.

11. Hỏi: Giai đoạn nuôi vỗ béo bò từ 22 – 24 tháng tuổi cần chú ý vấn đề gì?

Đáp: Vỗ béo bò trước khi giết thịt làm cho bò tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn, nâng cao chất lượng thịt, tăng tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh bò.

- Thời kỳ này mức tăng trọng tuy có chậm nhưng chiều cao, dài thân mình đã đạt được gần bằng khoảng 60 – 70% các chỉ tiêu tương ứng của bê trưởng thành. Các cơ bắp phát triển mạnh, cơ quan nội tạng dần dần được hoàn thiện về cấu tạo, riêng bộ máy tiêu hóa phát triển hoàn thiện nhất là dạ cỏ, tổ ong, lá sách. Trong giai đoạn này các cơ bắp, mô mỡ, mô liên kết phát triển mạnh nên cần

24 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 25: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

nuôi dưỡng tốt và thức ăn phải giàu glucid (cỏ, rơm,..), giàu năng lượng (thức ăn tinh) để tích lũy mỡ và nâng cao độ béo của bò.

- Trước khi đưa vào vỗ béo bê phải được tẩy giun, sán lá gan bằng các loại thuốc như: levamisol, albendazole.

- Thức ăn của bò nuôi vỗ béo gồm cỏ tươi, rơm khô, thức ăn tinh (cám hỗn hợp, khoai lang, khoai mì, bắp). Lượng thức ăn tinh cho mỗi con vỗ béo từ 1 – 2 kg/ngày trong vòng 3 tháng vì vừa là nguồn cung cấp năng lượng, vừa là nguồn tích lũy mỡ nhanh cho cơ thể. Nên kích thích cho bò ăn càng nhiều càng tốt, cho ăn tự do, vận động ít hoặc không cho vận động để bò tăng trọng nhanh. Đảm bảo KPTĂ tinh cao để vỗ béo, bê tơ có thể tăng trọng 1,0 kg/con/ngày.

- Nước uống phải cung cấp thường xuyên và đầy đủ. 12. Hỏi: Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vỗ béo bò?Đáp: Bao gồm một số yếu tố như sau:- Giống: các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng, phát

triển, tích thịt và độ béo khác nhau. Trên bê đực lai hướng sữa thì mức tăng trọng bình quân của bê đạt từ 500 - 600 gam/con/ngày.

- Tuổi: tuổi giết mổ khác nhau sẽ cho chất lượng thịt khác nhau. Cụ thể như:

+ Dưới 1 năm tuổi: sự phát triển của cơ thể chủ yếu là kết quả của sự tích luỹ các mô cơ và xương, còn mỡ và mô liên kết tương đối thấp.

+ Đến 1,5 tuổi: sự tích luỹ mô cơ cao, còn mô xương tương đối thấp.

+ Sau 18 tháng tuổi: tốc độ sinh trưởng của tế bào cơ giảm xuống thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên, kèm theo là hàm lượng calori cũng tăng lên, còn mô liên kết giảm. Thời gian này do sự trao đổi chất thay đổi, làm giảm khả năng tích luỹ nitơ, cường độ hình thành protein giảm thấp và sự sinh trưởng

25Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 26: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

của tế bào bị kìm hãm, đồng thời tốc độ tích lũy mỡ tăng lên. Cụ thể là khi sơ sinh thành phần protein là 18,25%; đến 18 tháng là 17,18%. Trong khi đó, mỡ tăng tương ứng là 3,64% lúc sơ sinh; 26,74% lúc 18 tháng tuổi. Nếu giết thịt lúc 18 tháng tuổi mỡ tích luỹ trong cơ bắp cao hơn mỡ nội tạng. Theo nhiều tác giả, trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, vỗ béo bò ở giai đoạn 22 – 24 tháng tuổi là hiệu quả kinh tế nhất.

- Tính biệt và thiến: ở các cơ sở chăn nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt, thường giết thịt vào 15 – 18 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm xác nhận rằng, bê đực không thiến đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn bê đực thiến, do vậy chi phí thức ăn tính cho kg tăng trọng thấp hơn so với bê đực thiến. Tuy nhiên, sự tích lũy mỡ trong cơ bắp ở bê đực thiến cao hơn và sớm hơn bê đực không thiến. Ở 15 – 18 tháng tuổi, thể trọng bê đực không thiến và bê thiến là 400 – 450 kg.

- Nuôi dưỡng: sức sản xuất thịt của bê phụ thuộc trước hết vào mức độ dinh dưỡng. Mức dinh dưỡng cao sẽ đạt được khối lượng thịt gấp 2 lần so với mức độ dinh dưỡng thấp, thành phần thân thịt ở gia súc nuôi dưỡng kém đạt tỷ lệ xương và dây chằng tương ứng là 25 – 30% thân thịt, năng lượng của thịt giảm 40 – 45%. Thông thường, khẩu phần nhiều thức ăn thô thì tỷ lệ nội tạng cao, tỷ lệ thịt xẻ thấp; ngược lại, khẩu phần nhiều thức ăn tinh thì tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nội tạng thấp.

- Stress môi trường: nhiệt độ môi trường cao cản trở thải nhiệt từ cơ thể thông qua dẫn nhiệt. Trong môi trường càng nóng ẩm thì việc thải nhiệt thừa càng khó khăn. Do vậy, khi bò bị stress nhiệt sẽ làm hạn chế khả năng thu nhận thức ăn và năng suất giảm.

13. Hỏi: Các dạng nuôi vỗ béo bò thường được áp dụng

hiện nay?Đáp: Trong điều kiện chăn nuôi gia đình của nước ta có 3

cách vỗ béo bò thích hợp như sau:

26 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 27: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

(1) Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng: bò cần được chăn thả 8 – 10 giờ/ngày ngoài bãi chăn để tận dụng được nhiều cỏ tươi mà không phải tốn công thu cắt cỏ và vận chuyển về chuồng. Sau khi chăn thả, bò được bổ sung thêm một ít thức ăn tinh và muối ăn.

Cách vỗ béo này thường áp dụng ở những nơi có diện tích đồng cỏ lớn và năng suất đồng cỏ tương đối khá mới đảm bảo mỗi ngày bò gặm được từ 20 – 25 kg cỏ. Tuy nhiên, để tăng năng suất đồng cỏ chăn thả thì đồng cỏ phải được cải tạo, diệt trừ cỏ dại, trồng cây bóng mát, giữ ẩm đất bằng cách tưới nước hay đắp đập ngăn nước để cỏ có năng suất cao.

Dành cho đàn bò vỗ béo ở những bãi cỏ gần nguồn nước, gần chuồng để chăn thả được nhiều giờ ngoài bãi. Nếu khoảng cách từ chuồng đến bãi chăn quá 2 km thì phải làm lán ngoài đồng cho bò ngủ qua đêm trong suốt thời gian chăn thả.

(2) Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả: hình thức vỗ béo này thường áp dụng ở những hộ có diện tích đồng cỏ giới hạn, bò vừa gặm được một phần cỏ ngoài bãi chăn vừa được cung cấp thêm thức ăn tinh tại chuồng. Lượng thức ăn tinh cần được đảm bảo đầy đủ để tạo điều kiện cho bò chóng béo. Có thể bổ sung thêm phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn vỗ béo cho bò như:

+ Bã mía, lá và ngọn mía: cho ăn tươi hoặc ủ chua, 2 – 3 kg/con/ngày

+ Vỏ và mắt dứa: ủ chua, 3 kg/con/ngày, khi ăn thường trộn với thức ăn tinh.

+ Hèm bia: 5 – 10 kg/con/ngày, kết hợp với cỏ họ đậu.(3) Nuôi nhốt hoàn toàn: đây là phương thức nuôi thâm

canh tại chuồng để giảm vận động, tập trung chất dinh dưỡng vào việc tích lũy mỡ và nâng cao độ béo của bò, nhằm làm cho bò đạt mức tăng trọng nhanh trong thời gian ngắn để có tỷ lệ thịt xẻ cao, tạo ra các vân mỡ trong các sớ cơ nên phẩm chất thịt được nâng

27Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 28: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

cao, giảm chi phí sản xuất đồng thời tăng hiệu quả chăn nuôi. Sau thời gian vỗ béo khối lượng cơ thể bò tăng từ 15 – 20% so với trước khi vỗ béo.

14. Hỏi: Hãy cho biết khẩu phần ăn của bò vỗ béo?Đáp: Tiêu chuẩn thức ăn và khẩu phần nuôi bò vỗ béo như sau:

Bảng: Khẩu phần vỗ béo

Khối lượng (kg)

Cỏ tươi (kg)

Cỏ khô (kg)

Rơm khô(kg)

Thức ăn ủ tươi (kg)

Thức ăn tinh (kg)

230 30 1 5 - 0.5

260 35 1 5 - 1.5

290 35 1 3 4 1.0

320 40 1 5 4.5 1.5

- Khẩu phần cho bò vỗ béo (nuôi nhốt hoàn toàn) thông

thường có tỷ lệ tinh/thô (tính theo vật chất khô) là 75/25 hoặc 80/20. Với khẩu phần này, tăng trọng sẽ đạt cao nhất.

Tuy nhiên, để bò thích nghi với khẩu phần vỗ béo, tránh các rối loạn dinh dưỡng, khẩu phần vỗ béo cần có giai đoạn nuôi chuyển tiếp 1 tháng, tùy vào trọng lượng bò để xác định khẩu phần ăn. Trung bình một bò có trọng lượng 200 - 250 kg, giai đoạn chuyển tiếp cho ăn như sau:

+ 25 kg cỏ xanh hoặc + 15 – 20 kg cỏ xanh+ 1,5 - 2kg TĂHH + 1,5 - 2 kg TĂHH + 0,2 kg urê + 5 - 6 kg rơm ủ urê

28 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 29: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Sau thời gian nuôi chuyển tiếp, cho bò ăn khẩu phần vỗ béo như sau:

+ 25 kg cỏ xanh hoặc + 15 – 20 kg cỏ xanh+ 3,5 - 4kg TĂHH + 3,5 - 4 kg TĂHH+ 0,2 kg urê + 5 - 6 kg rơm ủ urêĐể đạt được khả năng chuyển hóa thức ăn cao nên trộn lẫn

thức ăn tinh với thức ăn thô xanh để đảm bảo bình ổn môi trường dạ cỏ.

- Thường xuyên tắm cho bò để kích thích bò ăn uống khoẻ. Mùa hè tắm 2 lần/ngày. Mùa đông chải khô 1 tuần 2 lần cho bò bằng bàn chải.

15. Hỏi: Có thể thay thế các thực liệu trong khẩu phần

thức ăn nuôi bê được không?Đáp: Khi sử dụng các thực liệu trong khẩu phần, nếu loại

thực liệu này không có, khó kiếm hay giá cao, có thể thay thế bằng thực liệu khác có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau, nhưng phải thay đổi từ từ tránh làm xáo trộn môi trường và hệ vi sinh vật dạ cỏ.

- Các loại cỏ voi, cỏ tự nhiên, thân bắp: có thể thay thế cho nhau.- Rơm khô, thân bắp khô, cỏ khô: có thể thay thế cho nhau- 1 kg cỏ khô = 4 - 5 kg cỏ tươi- 1 kg rơm khô (không ủ) = 2 kg cỏ tươi- 1 kg bánh dầu bông vải = 750 g bánh dầu phộng- 1 kg bánh dầu phộng = 2 kg bánh dầu dừa- 1 kg cám = 5 kg hèm bia - 1 kg cám = 6,0 kg xác mì- 1 kg cám = 7,0 kg xác đậu

29Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 30: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

16. Hỏi: Có thể chế biến rơm, cỏ ủ để nuôi bê?Đáp: Để nâng cao chất lượng thức ăn cần chú ý các cách

chế biến như sau:+ Rơm: nên ủ rơm bằng urê từ 3 – 5% với quy trình như

sau: hòa tan 3 – 5kg urê và 0,5kg muối trong 100 lít nước, sau đó tưới đều trên 100kg rơm khô, nén chặt, phủ kín bằng nilon và để 18 – 21 ngày lấy ra cho bò ăn.

+ Cỏ tươi: được dự trữ dưới hình thức ủ chua để chủ động nguồn thức ăn vào thời điểm khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn. Có thể sử dụng cỏ ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi, lượng thay thế khoảng 15 – 20 kg/con/ngày.

17. Hỏi: Cho biết một số kết quả nghiên cứu về nuôi bê được lai hướng sữa lấy thịt?

Đáp: Theo kết quả đề tài “nghiên cứu xây dựng khẩu phần nuôi dưỡng bê đực lai HOLSTEIN FRIESIAN (HF) hướng sữa lấy thịt tại TPHCM của Phạm Hồ Hải - Viện Khoa họ c Nông nghiệ p miền Nam, gồm 2 nội dung sau:

- Nội dung 1: Sản xuất thử nghiệm chất thay sữa từ nguồn nguyên liệu địa phương thay thế sữa bò mẹ nuôi bê đực lai Hà Lan sau khi sinh (1 - 3 ngày tuổi) đến khi cai sữa (4 tháng tuổi). Kết quả cho thấy:

+ Hoàn toàn có thể sử dụng bột đậu nành, bột sữa ít béo tổ hợp thành công thức thay sữa có giá trị dinh dưỡng tương đương với sữa nguyên (sữa bò mẹ), sử dụng thay thế gần như toàn bộ sữa nguyên nuôi bê từ sơ sinh đến khi cai sữa.

+ Công thức sữa thay thế từ bột đậu nành (SCMR) và từ sữa bột ít béo (CMR) với giá thành thấp hơn sữa nguyên, dễ dàng sử dụng và có giá trị dinh dưỡng không thua kém sữa nguyên.

30 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 31: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

+ Mức tăng trọng bình quân khi sử dụng sữa thay thế cho bê giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là tương đương với khi dùng sữa nguyên và ở mức 400 - 500 gam/con/ngày.

+ Tổng lượng sữa thay thế sử dụng nuôi bê giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa từ 270 - 280 kg (tương đương với 30 - 33 kg sữa thay thế dạng bột). Sử dụng sữa thay thế nuôi bê tiết kiệm được 30 - 40% chi phí so với khi sử dụng sữa nguyên.

- Nội dung 2: Thử nghiệm khẩu phần nuôi dưỡng bê sau khi cai sữa đến khi giết thịt (từ 5 - 18 tháng tuổi) trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương. Kết quả bước đầu cho thấy: sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp chế biến trong khẩu phần nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt cho kết quả tốt với mức tăng trọng bình quân của bê đạt từ 500 - 600 gam/con/ngày.

PHẦN IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH

1. Hỏi: Cho biết những nguyên tắc phòng bệnh trong

chăn nuôi bê đực lai hướng sữa lấy thịt?Đáp: - Hàng ngày quét dọn chuồng trại, môi trường xung quanh

sạch sẽ, đảm bảo thoáng khí, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải, tránh tồn đọng nước tạo điều kiện cho vi trùng phát triển.

- Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại, phát quang khu vực xung quanh chuồng trại, khơi thông cống rãnh. Vệ sinh máng ăn, uống hàng ngày, cần có hệ thống biogas để xử lý chất thải.

- Bảo quản tốt nguồn thức ăn tránh ẩm mốc, không để thức ăn thừa tồn lâu trong máng.

- Hạn chế đến mức thấp nhất mọi khả năng lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.

- Bê mới mua về phải nhốt riêng ít nhất 15 ngày, nếu không có triệu chứng bệnh truyền nhiễm mới nhập đàn.

31Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 32: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

- Định kỳ tiêm vaccin phòng các bệnh như: tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng.

- Định kỳ tẩy nội, ngoại kí sinh trùng như ve, ghẻ, ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là ký sinh trùng đường máu (Tiêm mao trùng, biên trùng, lê dạng trùng)…

- Hàng ngày phải quan sát các triệu chứng bất thường của thú để có thể phát hiện được bệnh một cách sớm nhất, thuận tiện cho việc chẩn đoán và điều trị.

- Bê ốm phải cách ly kịp thời để điều trị, nếu bệnh chết phải được xử lý theo quy định của thú y.

- Không bán chạy, không mua và vận chuyển bê mắc bệnh truyền nhiễm.

2. Hỏi: Cho biết các cách cấp thuốc cho bê?Đáp: Tùy theo loại thuốc cần sử dụng và sự hướng dẫn ở

nhãn thuốc, sẽ cấp thuốc cho thú theo các đường sau đây: cho uống, tiêm bắp thịt, tĩnh mạch, tiêm dưới da.

- Cho uống: dùng một chai bằng cao su hoặc chai nước ngọt, cho thuốc vào chai, dùng tay nắm dây vàm, nâng đầu thú lên cao, tay kia cầm chai thuốc cho vào khóe miệng, đổ từ từ cho thú kịp nuốt.

- Tiêm bắp thịt: nguyên tắc chung là tiêm vào nơi có khối cơ dày, không có dây thần kinh và mạch máu lớn chạy qua. Trên bê có nhiều vị trí tiêm bắp thịt, nhưng để an toàn cho người tiêm, vị trí thuận lợi nhất là bắp thịt cổ.

Lưu ý: tại 1 vị trí không nên tiêm quá 20cc thuốc, nếu lượng thuốc cấp nhiều hơn 20cc cần phải tiêm mũi thứ 2 tại vị trí khác.

- Tiêm tĩnh mạch: gồm tĩnh mạch cổ (cấp lượng thuốc lớn) và tai (cấp lượng thuốc nhỏ).

Lưu ý:+ Tránh bọt khí trong ống tiêm khi lấy thuốc.

32 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 33: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

+ Tốc độ bơm thuốc vừa phải.+ Chỉ tiêm tĩnh mạch đối với thuốc được chỉ định tiêm

tĩnh mạch.+ Khi truyền dịch nên truyền qua tĩnh mạch cổ, tránh bọt

khí trong ống dẫn và không nên truyền dịch quá nhanh. Trong lúc truyền dịch nếu thấy bê khó thở, mệt mỏi, hoảng sợ phải ngưng truyền.

- Tiêm dưới da: chọn vùng da mỏng (vùng cổ), dùng tay kéo da lên, đâm kim xuyên qua da và bơm thuốc. Cách tiêm này thường áp dụng để tiêm vaccin, cafein, camphorate, atropin, strychnin.

Hình: Các vị trí tiêm bắp trên bê

3. Hỏi: Làm cách nào để nhận biết bê mắc bệnh? Cho biết những nguyên nhân làm bệnh phát sinh trên bê?

Đáp: Trong chăm sóc hàng ngày phải quan sát các triệu chứng bất thường của thú để có thể phát hiện được bệnh một cách sớm nhất, thuận tiện cho việc chẩn đoán và điều trị. Những hiện tượng bất thường ở bê như:

+ Ăn ít hoặc không ăn.

33Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 34: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

+ Không hoặc nhai lại rất ít.+ Phân, nước tiểu có màu sắc bất thường.+ Thú đi lại không bình thường.- Thông thường, những bệnh xảy ra trên bê phần lớn là do

chăm sóc nuôi dưỡng kém, bê không được bú sữa đầu hoặc thiếu sữa, bị nhiễm nhiều giun sán, thiếu sinh tố A,…. Bệnh thường thấy ở các đàn nhiều bê, chuồng trại ẩm, thiếu vệ sinh đã làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sẵn có dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Để đảm bảo cho bê phát triển tốt thì trong vòng 4 ngày đầu sau khi sinh phải cho bê bú sữa đầu để nhận được kháng thể mẹ truyền. Khi đỡ đẻ phải nhúng cuống rốn của bê vào cồn iod để bê không bị nhiễm trùng. Trường hợp bê được nuôi nhân tạo thì phải cho ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi, đúng lượng và đúng cữ ăn trong ngày. Nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và mở đường cho các mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh cho bê.

Ngoài ra, nên nhốt bê thành từng nhóm theo độ tuổi để dễ chăm sóc quản lý và áp dụng khẩu phần thức ăn phù hợp.

4. Hỏi: Hãy cho biết bê đột ngột sốt, khó thở, chảy nước mũi, nước bọt, sưng hạch dưới hàm và chết nhanh là bệnh gì?

Đáp: Đó là bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh với mức độ dịch lẻ tẻ ở các vùng nóng ẩm nhưng có khi thành dịch địa phương. Bệnh thường phát sinh vào thời điểm giao mùa hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, nuôi nhốt chật chội, vận chuyển đường xa, thức ăn kém vệ sinh. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thức ăn, nước uống, người và dụng cụ chăn nuôi, thú y.

Hầu hết thú bệnh ở thể cấp tính thường chết nhanh trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, một số trường hợp có thể kéo dài đến 72 giờ. Thú bệnh bỏ ăn, thân nhiệt 41 – 42oC, mắt

34 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 35: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

đỏ, chảy nhiều nước bọt, nước mũi, ngưng nhai lại, sau đó chướng hơi dạ cỏ, niêm mạc mắt mũi bị tụ huyết. Sưng hạch dưới hàm, tụ máu lan xuống yếm và lên quanh đầu. Thú thở khó, phân có lẫn máu đỏ tươi, nước tiểu đỏ hơi vàng và có mùi khai đặc biệt. Trường hợp bệnh nặng, con vật có thể liệt một chân hoặc toàn thân, bụng trướng, mắt trợn ngược rồi lăn ra chết.

Ở thể bán cấp tính: triệu chứng thể hiện như trên nhưng không mãnh liệt, bệnh kéo dài trên 1 tuần, thú kiệt sức rồi chết nếu không điều trị kịp thời. Có trường hợp thú khỏi bệnh nếu sức đề kháng của thú tốt.

5. Hỏi: Làm thế nào để phòng và trị hiệu quả bệnh tụ huyết trùng?

Đáp: Trước hết phải làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch như sau:

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ 2 – 3 lần/tháng phun thuốc sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh.

+ Phát hiện sớm và cách ly thú bệnh, thú nhập đàn.+ Diệt chuột+ Không nuôi chung các loại thú khác nhau trong trại.+ Không vận chuyển, giết mổ, phân phối và sử dụng thịt thú

bệnh chết mà phải thực hiện tiêu hủy theo Pháp lệnh thú y 2004.Ngoài ra, để hạn chế bệnh xảy ra cần tiêm phòng vaccin tụ

huyết trùng P52 cho bê từ 6 tháng tuổi trở lên. Định kỳ 2 lần/năm vào lúc giao mùa.

- Thú bệnh có thể áp dụng biện pháp điều trị như sau:+ Kháng sinh đặc trị: streptomycine tiêm bắp liều 25mg/

kg thể trọng ngày 2 lần, liệu trình 3 - 5 ngày hoặc gentamycine, terramycine, septotryl...

+ Hạ sốt: analgin, paracetamol+ Trợ lực: vitamin C, gluconat canxi, Bcomplex

35Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 36: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

+ Trợ tim: strychnin B1, camphorate, cafein.Tuy nhiên, đây là bệnh bắt buộc phải công bố dịch.

6. Hỏi: Bê 2 – 12 tuần tuổi bị sốt, bỏ ăn, đi phân táo sau đó lỏng màu vàng, đôi khi có lẫn máu là bệnh gì?

Đáp: Đó là bệnh phó thương hàn, do nhiều chủng Salmonella gây ra.

- Thể nhiễm trùng huyết cấp: thường xảy ra ở bê 2 tuần tuổi. Sốt 40 – 42oC, bê chết ngay hoặc sau 24 – 48 giờ. Có biểu hiện liên quan đến thần kinh như co giật nhãn cầu, tác động không đồng nhịp. Có trường hợp chết khi chưa biểu hiện triệu chứng tiêu chảy.

- Thể viêm ruột cấp: xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thân nhiệt 40 - 41oC, tiêu chảy, đôi khi kiết lỵ, phân hôi thối có chứa chất nhầy, đau bụng, kêu rên, hõm hông trũng sâu, mất nước. Bê con ốm còi, chậm lớn. Bệnh thường kéo dài 2 - 7ngày.

- Thể mãn tính: thường xảy ra ở bê lớn và bò trưởng thành. Sốt nhẹ, tiêu chảy kéo dài có những gợn máu ở phân, kém ăn.

Bệnh có thể điều trị bằng một trong các loại thuốc sau: Florphenicol 200 mg/15 kgP (bê), 200 mg/20 kgP (bò trưởng thành); Enrofl oxacin 100 mg/ 20 – 30 kgP (bê), 100 mg/ 30 – 40 kgP (bò); Oxytetracyclin 10 – 20 mg/ kgP (bê), 10 – 30 mg/ kgP (bò).

7. Hỏi: Trường hợp bê bị bệnh tiêu chảy phân trắng do E.coli thì hướng xử lý thế nào?

Đáp: Bệnh xảy ra là do bê thiếu sữa đầu hoặc uống sữa quá nhiều trong một cữ, không đúng cữ, sữa quá lạnh và khẩu phần của bò mẹ thiếu thức ăn xanh.

Bệnh thường xảy ra trên bê dưới 2 tháng tuổi, với biểu hiện: phân có màu trắng hoặc hơi vàng bám trên lông phủ quanh hậu môn có mùi đặc biệt, mí mắt lõm xuống do mất nước nặng. Bê chết trong vòng 1 tuần và nếu khỏi bệnh thì vẫn còn đi tiêu chảy và ho dai dẳng.

36 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 37: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Khi bê có triệu chứng bệnh phải ngừng cho bú trong vòng 24 giờ, sau đó cho ăn nước cháo rồi tăng dần lượng sữa cho đến khi đạt 2/3 tổng số thức ăn là sữa. Nếu có bò mới đẻ, thì vắt sữa đầu và cho bê uống mỗi ngày 0,5 lít. Ngoài ra, để chống mất nước cần tiêm dươi da hay tĩnh mạch nước muối sinh lý.

8. Hỏi: Tác hại và triệu chứng của bệnh lỡ mồm long móng như thế nào?

Đáp: Lỡ mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây nên. Bệnh lây lan rất nhanh và rộng, virus có hướng thượng bì, hình thành mụn nước ở mõm và vùng da tiếp giáp với móng làm long móng. Bệnh ít làm thú chết nhưng gây thiệt hại lớn về kinh tế. Các ổ dịch lỡ mồm long móng có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều vào các tháng nóng ẩm từ tháng 4 – tháng 9. Đây là bệnh nằm trong danh sách phải công bố dịch ở tất cả các quốc gia.

Thời gian ủ bệnh là 2 – 7 ngày, sốt cao 41oC – 42oC trong 2 – 3 ngày, ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn; hay chép miệng, chảy nhiều nước bọt đặc, trắng như bọt xà phòng; nổi mụn đỏ từng đám ở niêm mạc miệng, mũi, lợi răng, vòm khẩu cái, trên mặt lưỡi, mụn to lên dính lại với nhau và sau 24 giờ vỡ ra gây lở loét; quanh móng chân, kẽ móng, đệm bàn chân có mụn đỏ, mọng nước như ở miệng, vỡ ra để lại các vết loét đỏ. Nếu bị nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn kế phát hoặc ruồi đẻ vào sinh dòi thì móng chân bị thối và long ra, thú đi lại khó khăn hoặc không đi được. Trên bê có biến chứng viêm phế quản, phổi, viêm cơ tim, bệnh nặng có thể gây tử vong. Tỷ lệ tử vong 30 – 50% (thú non), 2 – 5% (thú trưởng thành).

9. Hỏi: Cho biết biện pháp phòng trị bệnh lỡ mồm long móng?

Đáp: Đây là bệnh bắt buộc phải công bố dịch, do vậy cần thực hiện theo các yêu cầu sau:

37Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 38: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

+ Khi nghi có bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương. Lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và công bố dịch khi kết quả xét nghiệm dương tính.

+ Bao vây, khoanh vùng ổ dịch, xử lý gia súc ốm, chết: tiêu hủy, chôn sâu 2,5m có thuốc sát trùng.

+ Tổng tẩy uế chuồng trại, phun thuốc sát trùng formol 2%, NaOH 3%, nước vôi 10%, TH4 20cc/8lít nước hoặc virkon 1g/1lít nước. Phun 2 – 3lần/tuần khi có dịch.

+ Nghiêm cấm vận chuyển gia súc từ ổ dịch ra ngoài và ngược lại. Cách ly theo dõi gia súc nhập từ nơi khác đến.

+ Tuyệt đối không mổ gia súc bệnh, chết và sử dụng thịt của chúng.

+ Hạn chế khách tham quan, thương lái mua bán gia súc vào chuồng trại.

+ Định kỳ tiêm vaccin aftovax phòng bệnh lỡ mồm long móng cho gia súc tại vùng bị uy hiếp quanh ổ dịch và vùng đệm, 2 lần/năm, lần 2 cách lần 1 khoảng 6 tháng; tuyệt đối không tiêm thẳng vaccin vào ổ dịch.

- Bệnh thường gây chết bê dưới 6 tháng tuổi, điều trị bệnh không hiệu quả do không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc sát trùng: xanh methylen, cồn iod bôi vào vết loét hoặc giấm chua, nước chanh, khế, nước muối rửa các vết loét hàng ngày, liên tục 4 - 5 ngày. Các vết loét ở chân có thể dùng bàn chải chà rửa sạch đất, cắt bỏ da chết. Nếu nhiễm trùng nặng thì dùng kháng sinh pendistrep, trợ lực bằng vitamin C. Điều trị tích cực có thể khỏi sau 15 ngày. Nhưng gia súc có biến chứng nội tạng không chữa được.

Do bệnh lây lan mạnh, chủ trương hiện nay là thiêu hủy các thú mắc bệnh này. Người chăn nuôi có trách nhiệm khai báo kịp thời cho cán bộ thú y khi có gia súc mắc bệnh.

38 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 39: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

10. Hỏi: Bê bị tiêu chảy phân trắng thối khắm, suy dinh dưỡng, còi cọc đôi khi tử vong là bệnh gì?

Đáp: Đó là bệnh giun đũa bê do giun tròn Toxocara vitrulorum ký sinh trong tá tràng của bê gây ra. Giun cái đẻ trứng ở ruột non vật chủ, trứng theo phân ra ngoài môi trường, gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm trong thời gian từ 7 ngày – 2 tháng. Khi bê ăn phải trứng gây nhiễm, ấu trùng trong trứng được giải phóng ở ruột, di hành về gan, tim, phổi, sau đó được nuốt xuống ruột non và phát triển thành giun trưởng thành sau 43 ngày. Khi ấu trùng giun đi qua phổi có thể gây tụ huyết hay viêm phổi. Có thể thấy mụn nước hay mụn mủ ngoài da về sau đóng vẩy. Giun sống nhiều trong ruột có thể gây tắt ruột, tắt ống dẫn mật, ống tuyến tuỵ, đôi khi lồng ruột. Khi con vật sốt cao do bệnh khác, giun có thể trườn lên dạ dày, thực quản, miệng hoặc từ yết hầu vào thanh quản, khí quản, phổi gây ngạt thở. Bê có thể nhiễm giun đũa từ mẹ qua nhau thai khi ấu trùng di hành trong máu, và ấu trùng giun có thể lây nhiễm cho bê qua sữa bò mẹ bị nhiễm giun.

Bệnh giun đũa có tính mùa vụ, chủ yếu là vào vụ đông – xuân. Tuổi mắc bệnh phổ biến nhất của bê là vào lúc 15 – 60 ngày tuổi (chiếm tỷ lệ 64%) và sớm nhất có thể mắc vào lúc 14 ngày tuổi (23%), nếu không có biện pháp phòng trị, bệnh có thể gây ra thiệt hại cho bê con.

11. Hỏi: Hãy cho biết triệu chứng điển hình của bệnh giun đũa bê?

Đáp: Bệnh tiến triển. Triệu chứng điển hình là dáng đi lù đù, chậm chạp, đầu cúi, đuôi cụp, lưng cong. Nếu bệnh nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, thở yếu, đau bụng giãy dụa, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, mũi khô, hơi thở thối, thân nhiệt 40oC – 41oC. Khi thú sắp chết thân nhiệt hạ xuống dưới mức bình thường.

39Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 40: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Phân lúc đầu có màu vàng hay trắng, 3 – 4 ngày sau phân có màu xanh sẫm rồi chuyển sang màu vàng thẫm có lẫn máu và chất nhầy. Vài ngày sau, phân dần dần chuyển sang màu trắng và lỏng dần, mùi thối khắm, thú ỉa vọt cần câu, phân dính ở khuỷu chân và quanh hậu môn. Bê gầy sút nhanh và chết vào lúc phân lỏng trắng. Thời gian tiến triển của bệnh nhanh nhất là 5 ngày, chậm nhất là 48 ngày, nhưng thông thường là 11 – 30 ngày, thú thường chết từ 7 - 16 ngày sau khi phát bệnh vì kiệt sức. Tỷ lệ bê chết chiếm 30% số bê bị bệnh. Nếu được điều trị sớm, bê sẽ khỏi bệnh sau 5 – 10 ngày.

12. Hỏi: Làm thế nào để phòng trị bệnh giun đũa cho bê?Đáp: Để phòng trị bệnh hiệu quả, ta áp dụng các biện pháp sau:+ Đảm bảo chuồng trại khô ráo sạch sẽ, định kỳ tiêu độc

sát trùng chuồng trại, ủ phân trước khi sử dụng làm phân bón cây trồng nhằm tận dụng nhiệt độ cao khi ủ làm mất hiệu lực gây bệnh của trứng và ấu trùng giun đũa.

+ Chú ý vệ sinh khi chăn thả, tránh các bãi chăn ẩm thấp, nhiều chất thải của bò.

+ Tẩy giun định kỳ cho bò mẹ vào giữa mùa xuân (tháng 3 dương lịch) hằng năm để đề phòng bê nhiễm giun qua nhau. Tẩy phòng cho bê ở 2 thời điểm: 20 ngày tuổi và 30 ngày tuổi.

- Đối với bê dưới 2 tháng tuổi khi mắc bệnh sử dụng phác đồ điều trị sau:

+ Levamisol: 1cc/10 kg thể trọng, tiêm dưới da.+ Vitamin ADE: 3cc/con, tiêm bắp thịt.+ Cafein natribenzoat: 5cc/con, tiêm bắp thịt.Sau 1 tháng tiêm lặp lại lần 2 để chống tái nhiễm.- Đối với bê trên 2 tháng tuổi có thể sử dụng Ivermectin với

liều dùng 1cc/12 kg thể trọng; tiêm dưới da để đồng thời tiêu diệt các loại ngoại ký sinh trùng khác như ve, bét, rận ... Kết hợp các thuốc trợ sức vitamin ADE, cafein.

40 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 41: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

13. Hỏi: Bê bị ho ra giun là do bệnh gì? Điều trị bằng thuốc gì?

Đáp: Đó là biểu hiện của bệnh giun phổi, bệnh thường thấy ở bê từ 7 – 12 tháng tuổi, do giun Dictyocanlus sống ký sinh trong phế quản và khí quản của bê gây ra. Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi lột xác 2 lần thành ấu trùng gây nhiễm. Khi bê ăn phải ấu trùng di hành qua màng ruột, vào máu rồi vào phổi qua các mao mạch. Sau 3 tuần, con vật có triệu chứng ho về đêm, gầy yếu, lông rụng, có nước mũi đục như mủ. Lúc đầu thú ủ rũ, khát nước, thỉnh thoảng ho khan từng cơn. Nếu nhiễm quá nhiều giun và bội nhiễm vi khuẩn thì thú sốt, thở hổn hển, chảy nhiều nước mũi, ho ra giun, tiêu chảy. Bệnh có thể kéo dài 2 tháng, nếu chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ khỏi.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau để điều trị: Levaject (7,5%): 1ml/10kg thể trọng; Tetramisol 10 – 15mg/kg thể trọng.

Để phòng bệnh hiệu quả cần định kỳ tẩy giun cho bê 2 lần/năm, vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm.

14. Hỏi: Thú nhai lại mắc bệnh sán lá gan trong trường hợp nào? Bệnh có biểu hiện ra sao?

Đáp: Bệnh sán lá gan là do hai loài sán Fasciola gigantica và Fasciola hepatica. Chúng sống ký sinh ở gan, túi mật và ống dẫn mật, có khi thấy ở phổi, tim để lấy chất dinh dưỡng và ăn hồng cầu từ gan mật để sống làm cho gia súc ốm yếu, suy nhược, thiếu máu. Đồng thời, chúng tiết độc tố tác động lên hệ thần kinh gây hội chứng thần kinh ở bê, tác động vào niêm mạc ruột gây viêm ruột tiêu chảy dai dẳng.

Trứng sán theo ống dẫn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân. Nếu gặp điều kiện môi trường thuận lợi trứng phát triển thành mao ấu, mao ấu di chuyển trong nước và chui vào ốc nước ngọt limnae để phát triển thành bào ấu rồi vĩ ấu, sau đó chui ra

41Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 42: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

khỏi ốc rụng đuôi và biến thành ấu trùng cảm nhiễm bám vào cây cỏ, khi thú nhai lại ăn cỏ có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan.

- Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính, thú bỏ ăn, chướng hơi dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân lỏng xám có mùi tanh. Sau vài ngày, con vật bệnh nằm bệt không đi được và chết trong tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức, thể cấp tính thường xảy ra ở bê dưới 6 tháng tuổi, nếu không được điều trị bê sẽ chết sau 15 – 20 ngày; thể mãn tính gia súc có biểu hiện kém ăn, gầy yếu, niêm mạc nhợt nhạt, lông da khô, thủy thũng nhẹ ở mí mắt, hầu cổ hay tiêu chảy kéo dài.

15. Hỏi: Làm thế nào để tránh cho bê khỏi bị nhiễm sán lá gan?

Đáp: Để phòng bệnh sán lá gan cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tẩy sán cho toàn đàn 2 lần/năm bằng thuốc Dertyl B, định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra phân để phát hiện sán lá gan ở những đàn gia súc mới nhập về nuôi.

- Ủ phân để diệt trứng và ấu trùng của sán.- Chăn thả luân phiên hoặc cắt cỏ phơi khô cho bò ăn, chú ý

không nên cắt phần cỏ chìm trong nước.- Dùng hóa chất CaO, CuSO4, N-trityl morpholine phun vào

cây thủy sinh, cỏ mọc dưới nước để diệt các loài ốc limnae nhằm tránh truyền lan mầm bệnh.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng.Có thể sử dụng các loại thuốc sau để trị sán lá gan: Han - DertylB

10 mg/kg thể trọng; Fascioranida 5 – 6mg/kg thể trọng; Albendazole 7,5mg/kg thể trọng; Dovernix 1ml/15 kg trọng lượng. Kết hợp các thuốc trợ sức để tăng sức đề kháng như vitamin C, Bcomplex.

42 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 43: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

16. Hỏi: Bê bị ve phải xử lý như thế nào?Đáp: Có thể sử dụng bình phun thuốc trừ sâu để chứa các

dung dịch như: amitraz hoặc neguvon, bayticol, asuntol và phun khắp mình bê để diệt ve. Tránh phun thuốc trực tiếp vào mắt bê, tốt nhất là rọ mõm hoặc cột ngắn dây lại sau khi khô lông thì thả ra để tránh bê liếm thuốc có thể gây ngộ độc. Trường hợp bê bị ngộ độc thuốc có thể sử dụng atropin để giải độc. Ngoài ra, có thể sử dụng ivermectin hoặc doramectin với liều 0,1 - 0,3mg/kg, tiêm bắp hoặc dưới da định kỳ 3 tháng/lần.

Lưu ý:- Nên tắm chải bê thật sạch trước khi phun thuốc.- Sau khi phun thuốc diệt ve trên cơ thể bê nên nhốt bê 1 - 2

giờ và phun thuốc khắp nền, vách chuồng để diệt những con ve còn sống sót.

17. Hỏi: Tại sao bê bị chướng bụng đầy hơi? Bò bệnh có những biểu hiện gì?

Đáp: Khi bê ăn phải rơm mốc, cỏ mốc, cỏ ngập nước lâu ngày lẫn bùn đất, đang ăn rơm khô chuyển sang ăn nhiều cỏ non, ăn thức ăn nhiều nước, thức ăn nhiều chất bột đường, thức ăn quá chua hoặc thay đổi thức ăn đột ngột sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức, dạ cỏ không kịp thải hơi ra ngoài, gây chướng hơi cấp. Sự tăng quá mức về thể tích dạ cỏ khi hướng hơi làm chèn ép hệ thống tuần hoàn, hô hấp gây chết đột ngột.

Bệnh xuất hiện rất nhanh, con vật biểu hiện đau bụng luôn ngoảnh lại nhìn bụng, bụng chướng to, thở khó, tần số hô hấp tăng, hai chân dang ra, lưỡi thè, chảy dãi, có thể nằm giãy dụa và chết. Thông thường, khoảng 2/3 hõm hông bên trái to lên, cao hơn cả xương sống, lấy tay ấn vào thấy căng như mặt trống, gõ vào vùng đó giống như gõ trống. Nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng, sau giảm dần và mất hẳn. Thú bỏ ăn, đi táo, rối loạn tuần hoàn

43Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 44: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

và hô hấp, niêm mạc mắt, mũi tím bầm, không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí tiêu tiểu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thú sẽ bị ngạt và chết sau một giờ.

18. Hỏi: Điều trị bê bị chướng bụng đầy hơi bằng cách nào?Đáp: Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà áp dụng một trong

các biện pháp sau:- Cho đứng chỗ dốc, đầu cao hơn mông, kéo lưỡi nhiều lần

cho ợ hơi hoặc dùng rơm khô hay muối rang bọc giẻ chà xát mạnh lên hông trái và hai bên sườn. Ngoài ra có thể dùng một trong 3 cách sau đây:

+ Cách 1: 200g tỏi + 300ml rượu + 300g gừng đâm nhuyễn, vắt lấy nước cho bò uống.

+ Cách 2: 20 nhánh tỏi + 10 lá trầu + 1 chén than củi giã nát, pha với 1 - 2 lít nước dưa cải chua cho bò uống.

+ Cách 3: trường hợp bò đã ngã quỵ phải lập tức chọc troca vào hõm hông trái cho hơi thoát ra từ từ kết hợp với chích Pilocarpine liều 50 - 80mg/con nhằm kích thích nhu động dạ cỏ, để bò nơi thoáng mát và chích thuốc trợ sức, cho ăn cháo gạo loãng có pha chút muối. Sau khi hơi thoát ra hết phải rút troca ra, bắt buộc phải tiêm kháng sinh trong 3 ngày liên tục để chống nhiễm trùng: Ampi-septol: 1ml/10 – 12kg thể trọng hoặc gentamycine: 1ml/10kg thể trọng (2 – 3 IU/kg thể trọng).

Để phòng bệnh hiệu quả cần chú ý các vấn đề sau:- Bảo quản tốt nguồn thức ăn, tránh ôi mốc. Nếu thức ăn bị

hỏng phải loại bỏ, không cho bò ăn.- Cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cắt và cho ăn tại

chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.- Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà

phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp.

44 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 45: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Bê đực lai

Chuồng nuôi một dãy Chuồng nuôi hai dãy

Ô chuồng phân đàn bê Máng ăn của bê

45Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 46: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Cám công nghiệp Hèm bia

Xác mì Thức ăn ủ chua

Cỏ xanh Rơm khô

46 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 47: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Ủ rơm với urê Phối trộn thức ăn tinh và thô

Giun đũa ở ruột non của bê

Bê suy nhược do bị tiêu chảy (Bệnh Giun đũa bê)

Bê bị tụ huyết vùng đầu (Bệnh tụ huyết trùng)

Vaccin phòng bệnh

tụ huyết trùng

47Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 48: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Bê mắc bệnh lỡ mồm long móng Vaccin phòng bệnh lỡ mồm long móng

Khí quản chứa nhiều giun phổi (Bệnh giun phổi)

Bò gầy do nhiễm sán lá gan

48 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 49: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

Bê bị tiêu chảy, mất nước (Bệnh phó thương hàn)

Bê bị tiêu chảy phân trắng (Bệnh do E.coli)

Bò thở gấp bằng miệng (Bệnh chướng hơi dạ cỏ)

Troca thoát hơi dạ cỏ (Bệnh chướng

hơi dạ cỏ)

49Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 50: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cẩm nang Kỹ thuật chăn nuôi - Dương Thanh Liêm và ctv, 1993. NXB Nông nghiệp. 2. Cẩm nang Chăn nuôi gia súc ăn cỏ - Nguyễn Văn Thưởng và ctv, 2002. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. Chăn nuôi bò thịt - Lê Đăng Đảnh và ctv, 2004. NXB Nông nghiệp TP.HCM. 4. Bài giảng các tiến bộ trong chăn nuôi thú nhai lại cho lớp cao học chăn nuôi - Lê Đăng Đảnh (Trường Đại học Nông lâm TP.HCM), 2007. 5. Tài liệu tập huấn Chăn nuôi bò thịt - Hoàng Kim Giao và ctv, 2008. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

50 Cẩm nang nuôi bê đự c lai hướ ng sữ a lấ y thị t

Page 51: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit
Page 52: Cam Nang Chan Nuoi Be Duc Sua Lay Thit