56
NSL NATURAL SCIENCES LIBRARY TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC TÖÏ NHIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC TÖÏ NHIEÂN THÖ VIEÄN 2015 THÖ VIEÄN ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC TÖÏ NHIEÂN TP. HOÀ CHÍ MINH CAÅM NANG

CAÅM NANG THÖ VIEÄN · mời tham gia hội thảo chuyên đề do thư viện tổ chức theo định kỳ, chủ đề của hội thảo được thông báo trên cổng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NSLNATURAL SCIENCES LIBRARY

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC TÖÏ NHIEÂNTRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC TÖÏ NHIEÂN

THÖ VIEÄN2015

THÖ VIEÄN ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC TÖÏ NHIEÂNTP. HOÀ CHÍ MINH

CAÅM NANG

-1-

Thư gởi bạn đọc

Hân hạnh chào đón bạn đọc đến với Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

Các bạn hãy đến với thư viện chúng tôi tại cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ,

Quận 5 và cơ sở Linh Trung, Thủ Đức. Đồng thời, các bạn cũng có thể đến với thư viện qua cổng thông tin thư viện tại địa chỉ

http://www.glib.hcmus.edu.vn.

Với quan điểm “Giá trị thư viện không phải ở chỗ thư viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin mà là thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin một cách có hiệu quả như thế nào từ nhiều nguồn ở khắp nơi thông qua công nghệ mới”, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu

và giảng dạy cho tất cả bạn đọc của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nói riêng và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói chung; ngoài ra Dịch

vụ tham khảo của thư viện còn đáp ứng nhu cầu thông tin cho tất cả mọi đối tượng khác.

Đến với thư viện, các bạn không những được hỗ trợ đắc lực để hoàn

thành tốt nhiệm vụ học tập, giảng dạy, và nghiên cứu mà còn được thỏa mãn mọi nhu cầu về tri thức. Chúng tôi mong mỏi được chia sẻ mọi câu

hỏi cùng tất cả các bạn.

Chúc sức khỏe

ThS. Dương Thúy Hương

Giám đốc thư viện

-3-

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU …………………………………………………………………………………. 5

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG …………………………………………………………………………… 7

DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN ………………………………………………………………… 8

DỊCH VỤ KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG ……………………………………………. 9

CHÍNH SÁCH PHỤC VỤ ……………………………………………………………………………… 9

NỘI QUY SỬ DỤNG ………………………………………………………………………………… 10

II. TÌM TIN TRỰC TUYẾN …………………………………………………………………. 13

II.1. MỤC LỤC TRỰC TUYẾN ……………………………………………………. 13

TRA CỨU NHANH ………………………………………………………………………… 13

TRA CỨU OPAC …………………………………………………………………………… 15

II.2. BỘ SƯU TẬP THÔNG TIN SỐ …………………………………………….. 27

SƯU TẬP SỐ ……………………………………………………………………………….. 28

SƯU TẬP ẢO ……………………………………………………………………………….. 32

II.3. CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN …………………………………………… 34

TRA CỨU TÀI LIỆU Ở SCIENCE DIRECT ………………………………………… 35

II.4. TÀI NGUYÊN MỞ …………………………………………………………… 43

BỘ MÁY TRA CỨU ……………………………………………………………………….. 43

ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN ………………………………………………………………… 51

-4-

-5-

Giới thiệu

Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên với tên gọi quen

thuộc Thư viện Cao học –

Graduate Library, đã trở nên gần gũi với bạn đọc và đồng

nghiệp trong và ngoài nước trong hơn mười bốn năm

qua. Bởi vì sự ra đời và

những sinh hoạt tích cực của nó đã đánh dấu một bước

đột phá trong hoạt động thông tin thư viện và đã tạo

nên một bước ngoặt cho sự

phát triển hệ thống thông tin thư viện Việt Nam.

Kể từ ngày 11/5/1995, Đại học Tổng hợp TP. HCM khai sinh ra một thư viện, hay đúng

hơn là một “mô hình thư viện hiện đại”. Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, với nội dung nghiệp vụ gần như hoàn toàn đổi mới, với việc ứng dụng tin học triệt để và

phong cách phục vụ mở, Thư viện Cao học đã dễ dàng thu hút sự đồng tình và ủng hộ

trước hết là người sử dụng trong và ngoài ĐH Tổng hợp, tiếp đến là lãnh đạo các cấp, và sau cùng là đồng nghiệp xa gần. Thư viện Cao học áp dụng chính sách “vết dầu loang”

để nhân rộng mô hình thư viện đổi mới này với phương châm CHUẨN HÓA – HỘI NHẬP – PHÁT TRIỂN. Dần dần với sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo ĐH Tổng hợp TP. HCM và sau

này của ĐHQG và trường ĐH Khoa học Tự Nhiên, Thư viện Cao học đã chủ động đứng ra

tổ chức hội thảo và tập huấn để quảng bá mô hình thư viện hiện đại, thành lập Câu lạc bộ Thư viện thu hút 162 hội viên. Hệ quả đã làm đổi mới sâu rộng về quan điểm, tổ

chức, quản lý, và nghiệp vụ trong các thư viện đại học phía Nam vào những năm cuối thế kỷ XX, đồng thời cũng tạo nên một dấu ấn sâu đậm về mô hình thư viện hiện đại

trong cả nước. Thư viện ĐH Khoa học Tự Nhiên luôn tiên phong trong đổi mới.

-6-

Cổng thông tin Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên

http://www.glib.hcmus.edu.vn

Lịch sử sử dụng công nghệ Web Đầu năm 1996, Thư viện Cao học bắt đầu sử dụng hệ điều hành nguồn mở Linux cùng với việc sử dụng một Remote Access Server gồm 8 đường dây điện thoại, mạng Intranet

của Thư viện Cao học được truy cập khắp nơi. Mặc dù chưa được quảng bá một cách

rộng rãi nhưng mạng Intranet Thư viện Cao học đã được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ TP. HCM tại thời điểm đó. Xét về mặt lịch sử Mạng Intranet Thư viện Cao học

có trước Mạng Intranet Trí tuệ Việt Nam.

Năm 1997, Thư viện Cao học tham gia cuộc triển lãm “Tháng Sách, Báo, Tài liệu Khoa học – Kỹ thuật” từ 19/4 –

19/5/1997 tại Trung tâm Thông

tin khoa học - Công nghệ TP. HCM. Thư viện Cao học đã giới

thiệu “Phương pháp nhện bò” để tìm tin trên mạng Intranet và

Internet; trình bày trang Web của

Thư viện Cao học với việc truy cập từ 79 Trương Định đến máy

chủ của Thư viện Cao học bằng “dialing up”. Đây là lần đầu tiên

một đơn vị thông tin thư viện giới

thiệu công nghệ Web đến toàn thể người xem tại một cuộc triển

lãm về Khoa học công nghệ. Thư viện giới thiệu “Phương pháp nhện bò”

-7-

Công nghệ Phần mềm cổng thông tin tích hợp : iPortLib

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu : Oracle Portal

Phần mềm nguồn mở : Greenstone, OAI-PMH

Tài nguyên Các bộ sưu tập thông tin số nội sinh :

o Luận án tiến sĩ; o Luận văn cao học;

o Chuyên ngành: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, công nghệ

thông tin, môi trường, vật liệu học, thông tin-thư viện; o Kỷ yếu hội nghị;

o Bản tin Thư viện-Công nghệ thông tin; o Vv…

Các bộ sưu tập ảo do gặt hái siêu dữ

liệu

Các cơ sở dữ liệu trực tuyến của :

o Trường ĐH. Khoa học Tự nhiên; o Đại học Quốc gia TP.HCM

Bản tin điện tử phát hành từ 1998

Sự kiện hoạt động thư viện từ 1995

Tài nguyên mở

Dịch vụ OPAC : Mục lục tra cứu công cộng trực tuyến.

Chat reference: Tham khảo giao tiếp trực tuyến.

Các phòng chức năng Tầng 9

Phòng lưu hành

Phòng đọc sinh viên

Phòng tạp chí

Tầng 10 Phòng tham khảo Phòng đọc cao học Phòng không gian học tập chung

-8-

Dịch vụ thông tin thư viện

Dịch vụ lưu hành

Phục vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà tại:

Cơ sở chính, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5., TP. HCM

Cơ sở Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM. (Cách cơ

sở chính 20 km)

Dịch vụ tham khảo

Đáp ứng yêu cầu thông tin cho mọi đối

tượng sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, vv… thông

tin được cung cấp dưới dạng in ấn hoặc điện tử bao gồm danh mục tài

liệu, tóm tắt, toàn văn (Text, Doc, HTML, PDF…); Tài liệu đa phương

tiện: hình ảnh, âm thanh,

phim,vv…(CD-ROM, VCD, DVD). Đặc biệt thông tin có thể tổ chức thành bộ

sưu tập chuyên ngành trên CD-ROM phục vụ truy tìm, lướt tìm theo tác giả, nhan đề, từ khóa, tiêu đề đề mục,….Dịch vụ kèm theo: photocopy, dịch thuật, tư vấn.

Tại bàn

Thông qua cuộc phỏng vấn bạn đọc, cán bộ tham khảo xác định yêu cầu của bạn đọc và đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh chóng, chính xác, phù hợp với chi phí hợp lý.

Trực tuyến (chat reference)

Hướng dẫn sử dụng thư viện trực tuyến – bạn đọc có nhu cầu có thể kết nối với máy

tính của bộ phận tham khảo để được hướng dẫn sử dụng thư viện sau khi đã đăng ký và được cấp một tài khoản để truy cập vào tài nguyên và dịch vụ tham khảo trực

tuyến.

Tư vấn hỗ trợ và cung cấp thông tin theo yêu cầu – mọi đối tượng bạn đọc đều có

thể sử dụng dịch vụ này thông qua những yêu cầu thông tin cụ thể bằng các hình

thức như: trực tiếp với cán bộ tham khảo, qua điện thoại hay thư điện tử. Thông tin phù hợp sẽ được tái đóng gói (information repackaging) bằng phần mềm Greenstone

để cung cấp trực tuyến hay xuất ra đĩa CD-ROM theo yêu cầu của bạn đọc.

Tổ chức hội thảo chuyên đề trực tuyến – bạn đọc sau khi đăng ký tài khoản sẽ được

mời tham gia hội thảo chuyên đề do thư viện tổ chức theo định kỳ, chủ đề của hội thảo được thông báo trên cổng thông tin, tài liệu tham khảo sẽ được đưa lên trước

(nếu có). Một số chuyên gia về các lĩnh vực khoa học cơ bản sẽ được mời để chủ trì các hội thảo này. Thông qua các máy tính có nối mạng Internet, các thành viên tham

-9-

gia hội thảo có thể thảo luận song phương hoặc đa phương với người chủ trì hoặc

với các thành viên khác.

Dịch vụ khai thác thông tin trên mạng

Phòng không gian học tập chung (Learning Commons)

Phục vụ miễn phí nhu cầu sử dụng tài nguyên điện tử cho độc giả thư viện.

Dịch vụ cung cấp: Thiết bị đọc sách Kindle Fire, Học ngoại ngữ qua mạng, CSDL CD-

ROM, Phim khoa học và Phim truyện, Chương trình truyền hình.

Chính sách phục vụ

Đối tượng phục vụ (xếp theo thứ tự ưu tiên)

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của trường Đại học khoa học Tự nhiên; học viên sau

đại học và sinh viên của trường Đại học khoa học Tự nhiên; cán bộ phục vụ của

trường Đại học khoa học Tự nhiên;

Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, học viên sau đại học và sinh viên thuộc các trường

thành viên của Đại học Quốc gia TP. HCM;

Các đối tượng khác: nhà khoa học, nghiên cứu, doanh nhân, vv…

Thủ tục làm thẻ

Học viên sau đại học và sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự nhiên

o Đăng ký tham dự lớp “Hướng dẫn sử dụng thư viện” tại phòng Tham khảo (lầu 10, tòa nhà I);

o Chụp hình và làm thẻ đối với hệ Sau đại học; thẻ có giá trị sử dụng trong

suốt khóa học;

-10-

o Mọi trường hợp thẻ bị mất mát, hư hỏng đều phải làm đơn xin cấp lại.

o Đối với trường hợp bạn đọc sử dụng thẻ sinh viên hoặc thẻ ATM làm thẻ thư

viện, bạn đọc vẫn phải đăng ký tham dự lớp “Hướng dẫn sử dụng thư viện” mới đủ điều kiện để sử dụng thư viện.

Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và cán bộ phục vụ của trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, sử dụng thẻ cán bộ như thẻ thư viện sau khi đã đăng ký vào cơ sở dữ liệu bạn đọc của thư viện.

Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu thuộc các trường thành viên của Đại học Quốc gia TP.

HCM, đăng ký làm thẻ tại phòng tham khảo (Lầu 10, tòa nhà I).

Học viên sau đại học và sinh viên thuộc các trường thành viên của Đại học Quốc gia

TP. HCM, sử dụng thẻ học viên và thẻ sinh viên cùng giấy giới thiệu để vào thư viện, thư viện chỉ phục vụ từng trường hợp có yêu cầu cụ thể.

Các đối tượng khác nếu có nhu cầu sử dụng thư viện phải qua bộ phận dịch vụ tham

khảo (Phòng tham khảo, tầng 10, tòa nhà I).

Nội quy sử dụng

Phòng tham khảo

o Xuất trình thẻ thư viện tại quầy tham khảo;

o Chọn tài liệu trên giá để đọc tại chỗ;

o Để tài liệu tại bàn sau khi đọc xong;

o Tài liệu chỉ được photocopy không quá 10% số trang, riêng luận văn, luận án và báo cáo khoa học không được photocopy;

o Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin trực tuyến và Internet.

Phòng tạp chí

o Chọn tạp chí trên giá theo từng folder để đọc tại chỗ;

o Để tạp chí tại bàn sau khi đọc xong.

Phòng lưu hành

o Xuất trình thẻ thư viện tại quầy lưu hành;

o Chọn tài liệu trên giá để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà;

o Để sách đúng nơi quy định sau khi đọc xong;

o Sách mượn về nhà làm thủ tục tại quầy lưu hành, mỗi lần mượn 03 cuốn với thời hạn 03 tuần (có thể gia hạn thêm 01 tuần);

-11-

o Mượn sách quá hạn sẽ bị phạt 1.000 đ/cuốn/ngày trong thời hạn 30

ngày. Quá hạn sau 30 ngày, thư viện sẽ chuyển danh sách độc giả vi

phạm cho phòng công tác sinh viên xử lý;

o Mọi trường hợp sách bị mất mát, hư hỏng (rách, mất trang, dính bẩn,

ẩm ướt,...) đều phải đền bù: giá bìa sách cộng thêm tiền xử lý mã vạch, tem từ, phân loại, nhãn (50.000 đ/cuốn);

o Đem sách ra ngoài không qua thủ tục tại quầy lưu hành và bị hệ thống

an ninh phát hiện sẽ bị xử phạt 100.000 đ/cuốn, truất quyền độc giả và thông báo về phòng công tác sinh viên.

Phòng Không gian học tập chung (Learning Commons)

o Đọc tại chỗ tất cả các tài liệu như: sách in, sách điện tử, CD-ROM, phần

mềm học tiếng Anh…;

o Mượn thiết bị đọc sách điện tử (Kindle Fire) tại quầy thủ thư để được

hướng dẫn sử dụng;

o Mượn đĩa CD-ROM và tai nghe để học ngoại ngữ hoặc xem các chương

trình truyền hình;

o Trả các thiết bị sau khi đã sử dụng tại quầy thủ thư. Mọi trường hợp hư

hỏng, mất mát đều phải đền bù theo giá trị hiện hành của thiết bị;

o Truy cập Internet để phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí. Nghiêm cấm các trường hợp truy cập các website có nội dung xấu. Nếu vi phạm sẽ bị

tước quyền độc giả;

o Sử dụng các dịch vụ in ấn, scan tài liệu, vui lòng liên hệ quầy thủ thư.

Thư viện cơ sở Linh Trung – Thủ Đức o Bạn đọc xuất trình thẻ thư viện, để cặp, túi xách đúng nơi quy định;

o Sử dụng máy tính để tra cứu tài liệu; o Chọn sách trên giá để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà;

o Bạn đọc có thể đọc tại thư viện hoặc đem sang phòng tự học. Sách phải

trả trước 15 giờ 45 cùng ngày; o Báo và tạp chí chỉ đọc tại chỗ

o Sách mượn về nhà làm thủ tục tại quầy lưu hành, mỗi lần mượn 03 cuốn với thời hạn 03 tuần (có thể gia hạn thêm 01 tuần);

o Mượn sách quá hạn sẽ bị phạt 1.000 đ/cuốn/ngày trong thời hạn 30 ngày. Quá hạn sau 30 ngày, thư viện sẽ chuyển danh sách độc giả vi

phạm cho phòng công tác sinh viên xử lý;

o Mọi trường hợp sách bị mất mát, hư hỏng (rách, mất trang, dính bẩn, ẩm ướt,...) đều phải đền bù theo quy định giá bìa sách cộng thêm tiền

xử lý mã vạch, tem từ, phân loại, nhãn (50.000 đ/cuốn);

o Đem sách ra ngoài không qua thủ tục tại quầy lưu hành và bị hệ thống

an ninh phát hiện sẽ bị xử phạt 100.000 đ/cuốn, truất quyền độc giả và

thông báo về phòng công tác sinh viên.

-12-

-13-

Tìm tin

trực tuyến

Bạn đọc tìm tin trực tuyến qua:

1. Mục lục trực tuyến OPAC 2. Bộ sưu tập thông tin số

3. Cơ sở dữ liệu trực truyến

4. Tài nguyên mở

1. Mục lục trực tuyến (OPAC – Online Public Access Catalog)

Có 2 cách để tra cứu tài liệu trong hệ thống mục lục thư viện trên cổng thông tin của

Thư viện: (1) vào Tra cứu nhanh trên trang chủ hoặc (2) click chọn Tra cứu OPAC

Tra cứu nhanh Nằm ngay trên giao diện trang chủ của Thư viện http://www.glib.hcmus.edu.vn. Tra cứu được tất cả các loại tài liệu có trong Thư viện

-14-

Diễn giải:

- Tiêu đề Đề mục: là phản ánh nội dung tài liệu được thể hiện theo quy tắc của

Thư viện học: gồm có Đề mục chính và các phụ đề, được cách nhau bởi dấu gạch dài (— ) Ví dụ: Anh ngữ Sách có nội dung là giảng dạy hay nghiên cứu tiếng Anh.

Anh ngữ—Anh ngữ báo chí Sách có nội dung là giảng dạy hay

nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành Báo chí - Nhan đề: là nhan đề (tựa đề) của tài liệu

- Tác giả: là tên tác giả của tài liệu

- Tất cả: chọn khi cần tìm trên tất cả các tiêu đề

Minh họa: Chọn Đề mục trong giao diện tìm kiếm với từ khóa “việt nam”

Danh sách liệt kê những Đề mục có chứa Từ khóa “Việt Nam” có trong tiêu đề chính và

cả trong tiêu đề phụ. Dò tìm Đề mục thích hợp (Ví dụ: chọn Tiêu đề đề mục “Tảo—Việt Nam”). hệ thống sẽ cho ta một danh sách những tài liệu mang Đề mục này.

Danh sách tài liệu ứng với Đề mục “Tảo – Việt Nam”. Dò tìm tài liệu thích hợp (Ví dụ: chọn Tài liệu thứ hai)

-15-

Ta có 2 kiểu xem cơ bản: Tóm lượt và Chi tiết. Vào xem chi tiết rồi dựa vào dữ liệu xếp

giá, ta sẽ tìm được tài liệu trong kho sách

Tra cứu OPAC

Trên trang chủ, chọn mục “Tra cứu OPAC”. Giao diện phần Tra cứu OPAC có các loại

tìm kiếm: Tìm kiếm cơ bản,

Sách,

Tạp chí,

Luận văn,

Công trình nghiên cứu,

Hội nghị - Báo cáo,

Tài liệu multimedia

-16-

Tìm kiếm cơ bản

Tra cứu được tất cả các tài liệu có trong Thư viện, giống như phần Tra cứu nhanh được hiển thị ở trang chủ.

Tìm kiếm Sách Phần tìm kiếm Sách ta có 3 cách tìm kiếm: Tìm kiếm cơ bản, Tìm kiếm chi tiết và

Tìm kiếm nâng cao

-17-

Tìm kiếm cơ bản

Chọn tiêu đề gồm Đề mục, Nhan đề, Tác giả, Tất cả. Nhập từ khóa cần tìm và nhấn nút Tìm kiếm

Ví dụ: Chọn tiêu đề là Tác giả và nhập từ khóa là “Ngọc Tú”

Dò tìm danh sách liệt kê các Tác giả có chứa từ khóa “Ngọc Tú” Ví dụ: Chọn tác giả Lê Ngọc Tú

Dò tìm danh sách các tài liệu của tác giả này

Chọn tài liệu cần tìm Ví dụ: Chọn tài liệu Bài tập hóa sinh Ta có 2 kiểu xem cơ bản: Tóm lượt và Chi tiết

-18-

Vào xem Chi tiết để biết dữ liệu xếp giá của quyển sách trong kho sách của Thư viện

Tìm kiếm chi tiết

Nhập từ khóa trong Nhan đề, Tác giả, Đề mục, Thông tin xuất bản, Năm xuất bản, Số

phân loại, Số ISBN. Khi đó hệ thống sẽ tìm các từ khóa đưa vào kết hợp với toán tử AND. Nhấn nút Tìm kiếm

Ví dụ: Tìm các tài liệu có nhan đề chứa từ tin học của tác giả Phương Lan và thuộc đề mục Lập trình. Ta thực hiện như sau: nhập Nhan đề là tin học; Tác giả là Phương Lan;

Đề mục là Lập trình

-19-

Diễn giải thêm:

- Thông tin xuất bản: tên Nhà xuất bản tài liệu

- Năm xuất bản: năm xuất bản của tài liệu - Số phân loại: mỗi quyển sách được Cán bộ Thư viện ấn định cho 1 số phân loại

duy nhất dùng để làm dữ liệu xếp giá trong kho sách của Thư viện

- Số ISBN: mỗi quyển sách khi xuất bản đều có 1 số ISBN duy nhất - Số dòng/trang: chọn số lượng Nhan đề hiển thị trong kết quả tìm kiếm, chọn số

nằm trong khoảng từ 10 – 100

Kết quả hiển thị danh sách Nhan đề tài liệu tương ứng với các thông tin cần tìm

Ví dụ: Chọn tài liệu ASP 3.0 ASP.NET (Active Server Pages) : Giáo trình tin học lý thuyết và bài tập của Nguyễn Phương Lan, Lê Hữu Đạt, Hoàng Đức Hải

-20-

Vào xem Chi tiết để biết dữ liệu xếp giá của quyển sách trong kho sách của Thư viện

-21-

Tìm kiếm nâng cao

Nhập từ khóa vào Nhan đề AND/OR/NOT Tác giả AND/OR/NOT Đề mục AND/OR/NOT Thông tin xuất bản và Năm xuất bản. Nhấn nút Tìm kiếm.

Ví dụ: Tìm các tài liệu có nhan đề chứa từ thiết kế của tác giả Nguyễn Hữu Lộc hoặc tìm các tài liệu có nhan đề chứa từ thiết kế thuộc đề mục autocad thì thực hiện như sau:

Nhập vào Nhan đề từ khóa là thiết kế, chọn AND, nhập tên Tác giả là Nguyễn Hữu Lộc, chọn OR, nhập Đề mục là autocad

Kết quả hiển thị danh sách Nhan đề tài liệu tương ứng với các thông tin cần tìm

-22-

Ví dụ chọn tài liệu Bài tập thiết kế mô hình ba chiều với AutoCad 2000 của tác giả

Nguyễn Hữu Lộc

Vào xem Chi tiết để biết dữ liệu xếp giá của quyển sách trong kho sách của Thư viện

Tìm kiếm Tạp chí Trong phần tìm kiếm Tạp chí ta cũng có 3 cách tìm kiếm: Tìm kiếm cơ bản, Tìm kiếm

chi tiết và Tìm kiếm nâng cao. Các bước tìm kiếm về cơ bản cũng tương tự như trong

phần tìm kiếm Sách. Tuy nhiên trong Tạp chí, ngoài việc tìm kiếm các Tạp chí có trong Thư viện, chúng ta còn có thể tìm kiếm từng bài viết có trong các Tạp chí chuyên ngành

như: Tạp chí Hóa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tạp chí Địa chất, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Tạp chí Sinh học, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.

-23-

Tìm kiếm cơ bản

Chọn tiêu đề: Đề mục, Nhan đề, Tác giả, Tất cả và nhập từ khóa cần tìm. Nhấn nút Tìm kiếm

Ví dụ: Chọn Tiêu đề là Nhan đề và nhập vào Từ khóa là công nghệ

Dò tìm danh sách Nhan đề của Tạp chí

Diễn giải thêm:

- Tác giả: là Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm phát hành Tạp chí - Nhan đề: nhan đề của Tạp chí

- Số kỳ trong năm: số lượng số Tạp chí phát hành trong năm

Chọn Tạp chí cần tìm. Có 2 dạng xem cụ thể: Tóm lượt và Chi tiết

Ví dụ: Chọn Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ - Xem tóm lượt: hiển thị các thông tin cơ bản của Tạp chí như Nhan đề, Số ISSN,

Các số đã phát hành

-24-

- Xem chi tiết: hiển thị thêm các thông tin như Cơ quan chủ quản, Tổng biên tập,

Đề mục, …

Nhìn vào danh sách Các số đã phát hành để tìm số tạp chí cần tìm Ví dụ: Chọn số Vol.10, no.11 (11/2007) số 11, tập 10, phát hành vào tháng 11/2007

Nhìn vào danh sách các bài viết có trong số Tạp chí để tìm bài viết cần tìm. Cũng có 2

dạng xem cụ thể: Tóm lượt và Chi tiết

-25-

Ví dụ: Chọn bài Tách tâm tán xạ bằng mô hình prony và đặc trưng động máy bay trong trường điện tử

- Xem tóm lượt: hiển thị các thông tin cơ bản của bài viết gồm Nhan đề, Tác giả

và số trang bài viết trong Tạp chí

- Xem chi tiết: hiển thị thêm các thông tin về nội dung trong bài viết gồm Đề mục

và Nội dung tóm tắt của bài viết

Tìm kiếm chi tiết Cách tra cứu tương tự phần tìm kiếm chi tiết của Sách

Tìm kiếm nâng cao Cách tra cứu tương tự phần tìm kiếm nâng cao của Sách

Tìm kiếm bài viết trong Tạp chí Dùng để tìm kiếm một bài viết cụ thể trong các Tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Hóa

học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tạp chí Địa chất, Tạp chí Các Khoa học về

Trái đất, Tạp chí Sinh học, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.

-26-

Vào Tìm kiếm cơ bản của Tạp chí, đánh dấu vào ô Bài viết

Chọn Tiêu đề, nhập Từ khóa cần tìm và nhấn nút tìm kiếm

Ví dụ: Chọn Tiêu đề Đề mục và nhập vào Từ khóa là mô hình prony, nhấn nút Tìm kiếm

Chọn Tiêu đề Đề mục

Chọn bài viết cần tìm

Xem thông tin bài viết: - Xem tóm lượt: hiển thị các thông tin cơ bản của bài viết gồm Nhan đề, Tác giả

và số trang bài viết trong Tạp chí

-27-

- Xem chi tiết: hiển thị thêm các thông tin về nội dung trong bài viết gồm Đề mục

và Nội dung tóm tắt của bài viết

Tìm kiếm Luận văn; Công trình nghiên cứu; Hội nghị-Báo cáo và

Tài liệu multimedia có cách tìm kiếm tương tự như Sách

2. Bộ sưu tập thông tin số - Digital Collections

-28-

Sưu tập số nội sinh

Góc bên trái là danh sách các bộ sưu tập của thư viện, bạn đọc chọn lựa theo yêu cầu.

Một số bộ sưu tập ở đây đòi hỏi phải đăng kí quyền truy nhập, để sử dụng các bộ sưu tập này bạn đọc phải liên hệ với thư viện để được cấp tài khoản truy nhập.

Ví dụ: chúng ta chọn bộ sưu tập toán học phần I :

Tất cả các bộ sưu tập được thiết lập bằng phần mềm mã nguồn mở Greenstone, trong

mỗi bộ sưu tập đều có phần giới thiệu và hướng dẫn cách tra cứu. Ở bộ sưu tập này, chúng ta có các cách tìm kiếm như sau:

Cách thứ nhất là gõ từ khóa vào ô tìm kiếm , đồng thời lựa chọn các thông số bên trên

phù hợp với nhu cầu của mình.

Ở ô đầu tiên, chúng ta sẽ chọn nơi có từ khóa mà chúng ta muốn tìm (ví dụ muốn từ

khóa nằm ở nhan đề tài liệu thì ta chọn “nhan đề” )

-29-

Ở ô thứ hai, chúng ta sẽ giới hạn tìm kiếm bằng cách chọn lựa tìm tất cả các tài liệu

chứa một số từ trong từ khóa hay chỉ những tài liệu có đầy đủ các từ trong từ khóa.

Ví dụ: chúng ta tìm các tài liệu có nhan đề chứa cụm từ “giải tích”

-30-

Kết quả cho thấy là tìm được 7 nhan đề có từ “giải” , 10 nhan đề có từ “tích”, nhưng chỉ

có 2 tài liệu có nhan đề thỏa điều kiện là có chứa đầy đủ cụm từ “giải tích”.

Cách thứ hai, chúng ta có thể lựa chọn theo nhan đề hoặc đề mục hoặc tác giả, tất cả đều được sắp xếp theo thứ tự A, B, C

Hiển thị các tài liệu theo nhan đề

Hiển thị theo đề mục (chủ đề) của các tài liệu

-31-

Hiển thị theo tác giả.

Sau khi chọn được luận văn cần thiết, chúng ta sẽ vào được giao diện dưới đây:

-32-

Ở đây có hiển thị những phần chính của tài liệu cần tìm, chúng ta có thể tra cứu trực tiếp

vào từng phần như từng chương của luận văn, phần tổng kết, mục lục,….

Ví dụ, ở đây khi chúng ta nhấp chuột vào chương 3 , thì nội dung của phần này sẽ hiện ra dưới định dạng Pdf.

Sưu tập ảo

Ngoài các bộ sưu tập số được thực hiện, thư viện còn có các bộ sưu tập ảo tại các kho dữ liệu khắp nơi trên thế giới – đây là một hình thức thư viện ảo. Phương pháp này tập

hợp các siêu dữ liệu thư tịch (bibliographic metadata) theo chuẩn OAI-PMH từ địa chỉ liên kết URL được cung cấp, sau đó xây dựng thành Bộ sưu tập số và cho phép bạn đọc tìm

kiếm dữ liệu. Mỗi bộ sưu tập là tập hợp các biếu ghi OAI từ một hoặc nhiều địa chỉ liên

kết URL, Bộ sưu tập ảo này đang trong tiến trình hoàn thiện.

Chúng ta có thể chọn bộ sưu tập theo nhu cầu, tìm hiểu các thông tin cơ bản về các tài

liệu trong bộ sưu tập, và nếu muốn xem chi tiết hơn thì sẽ có các đường link dẫn đến kho dữ liệu chính.

-33-

Giao diện của bộ sưu tập ảo :

-34-

3. Cơ sở dữ liệu trực tuyến (Mua quyền sử dụng)

Chúng ta có thể chọn kho dữ liệu bằng cách click vào tên kho dữ liệu mình muốn chọn.

Ví dụ: chọn Science direct

-35-

Tra cứu tài liệu ở Science Direct

Tra cứu nhanh

Góc bên trên, chúng ta có phần tra cứu nhanh, chúng ta có thễ gõ tên nhan đề, nội dung

hay từ khóa vào để tra cứu tài liệu cần.

Ý nghĩa các mục trong phần tra cứu :

Title, abstract, keywords Nhan đề, tóm tắt, từ khóa

Author Tác giả

Journal/ book title Nhan đề tạp chí

Volume Tập

Issue Số phát hành

Page Trang

-36-

Ví dụ, chúng ta tìm các tài liệu có từ “information technology” nằm trong nhan đề, tóm

tắt hay từ khóa của tài liệu

Sau khi tìm kiếm thì trang web sẽ liệt kê ra danh sách những tài liệu có chứa thông tin mà chúng ta mong muốn, góc trên bên trái hiển thị tổng số tài liệu tìm thấy (ở đây là

880,569 tài liệu).

Trước mỗi tài liệu thì có một biểu tượng thể hiện quyền truy cập của đọc giả đối với tài

liệu này:

Cho phép đọc giả xem toàn văn tài liệu.

Chỉ cho phép xem mục lục và tóm tắt.

Để xem toàn văn hay download tài liệu dưới dạng Pdf, chúng ta nhấp chuột vào biểu

tượng Pdf , để xem tóm tắt của tài liệu chúng ta chọn Preview

.

-37-

Chúng ta có thể xuất ra trích dẫn, lưu dưới dạng RIS hay ASCII bằng cách nhấp chuột

vào biểu tượng Export Citations

Nếu muốn chia sẽ tài liệu với người khác, chúng ta chọn những tài liệu cần chia sẻ rồi

chọn Email Articles để gởi link tài liệu đó vào mail của người khác (với nguồn gởi là địa chỉ mail của chúng ta mặc dù chúng ta không cần đăng nhập vào mail

của mình).

Để chi tiết hơn, chúng ta vẫn có thể tiếp tục giới hạn các loại tài liệu bằng cách nhìn vào ô bên trái. Tùy vào nhu cầu, chúng ta có thể chọn Limit to hay Exclude để thu gọn lại

kết quả tìm kiếm hơn nữa.

Limit To : là chỉ tìm những tài liệu thỏa điều kiện được chọn.

Exclude: là chỉ tìm như những tài liệu không có điều kiện được chọn

Chọn các điều kiện mong muốn rồi nhấp vào

Limit to Hay Exclude.

Ở đây chúng ta sẽ giới hạn bằng cách chỉ

chọn những tài liệu có dạng sách và xuất bản năm 2009.

-38-

Sinh viên sử dụng hệ thống wi-fi để truy cập tài nguyên điện tử thư viện

Kết quả sau khi tìm kiếm chỉ còn 3,328 tài liệu thỏa điều kiện đưa ra.

Ngoài ra, chúng ta có thể tìm bằng một cách khác đó là tìm theo thứ tự A, B, C hoặc chủ

đề của tài liệu, chúng ta có thể nhìn cột dọc bên trái ở trang chủ.

-39-

- Góc trên là dùng tra cứu theo tên

nhan đề (Browse by title), click vào chữ cái nào thì danh sách những tài

liệu bắt đầu bằng chữ cái đó sẽ hiện

ra.

- Góc dưới là tìm theo chủ đề (Browse

by subject), ở đây tài liệu được phân ra làm bốn chủ đề chính, trong

một chủ đề chính lại có nhiều chủ đề con, tùy theo nhu cầu của mình mà

chúng ta chọn chủ đề phù hợp.

Tra cứu nâng cao

Để tra cứu một cách chi tiết hơn, chúng ta có thể dùng tra cứu nâng cao bằng cách nhấp

chuột vào “Advanced Search”

-40-

o Advanced Search

Trong Advanced Search, tùy theo nhu cầu mà chúng ta điều chỉnh các tùy chọn phù hợp với loại tài liệu mà chúng ta muốn tìm.

Ở đây chúng ta có thể chọn từ khóa giới hạn nằm trong các mục chuyên biệt bằng cách nhấp chuột vào dấu mũi tên xuống bên góc phải.

Chúng ta có thể chọn từ khóa nằm trong tóm tắt , nhan đề , tác giả, số ISBN,.....

-41-

Chúng ta cũng có thể cho kết hợp 2 từ khóa giới hạn bằng cách chọn kiểu kết hợp và gõ

từ khóa giới hạn thứ hai vào ô bên dưới.

AND : Tìm tài liệu có cả từ khóa 1 và

từ khóa 2.

OR : Tìm tài liệu có ít nhất 1 trong 2

từ khóa.

AND NOT : Tìm tài liệu có từ khóa 1 và không có từ khóa 2

Ngoài ra chúng ta có thể chọn lựa tài liệu là tạp chí hay sách, hay là cả hai trong phần

Include , giới hạn chủ đề của tài liệu bằng cách lựa chọn chủ đề phù hợp trong phần

Subject, và thời gian xuất bản của tài liệu trong phần Dates

o Expert Search

Phần này là nâng cấp thêm một bước so với Advanced, dành cho những người cần tìm

tài liệu một cách chi tiết và rõ ràng hơn nữa.

Ở đây, phần tìm kiếm chúng ta sẽ trực tiếp gõ thêm vào các khóa tìm kiếm cũng như các cấu trúc thông dụng.

-42-

o Các khóa thông dụng

- title-abs-key / tak: tựa bài báo, tóm tắt, từ khóa

- title / ttl: tiêu đề của bài báo hoặc tiêu đề của chương

- authors: họ & tên tác giả

- authfirst: tên của tác giả (first name)

- authlastname: họ của tác giả (last name)

- srctitle / src: tựa tạp chí, sách hoặc tài liệu tham khảo

- affiliation / aff: tên của tổ chức, cơ quan nơi tác giả làm việc hay cộng tác

- all: tìm kiếm tất cả các phần của văn bản

Chú ý: ta có thể gõ nguyên khóa hoặc viết tắt đều được

o Các cấu trúc thông dụng

- AND : tìm tài liệu có từ khóa 1 và từ khóa 2

o Vd: tll (computer AND math)

- OR : tìm tài liệu có từ khóa 1, hoặc từ khóa 2 , hay cả hai từ khóa.

o Vd: tll (computer OR math)

- AND NOT : tìm tài liệu có từ khóa 1, và không có từ khóa 2

o Vd: tll (computer AND NOT math)

- W/nn : tìm tài liệu có 2 từ khóa ở cách nhau một số từ nhất định.

o nn là số từ 1 tới 255 ; là khoảng cách giữa hai từ khóa.

o Vd: tll (computer W/1 math) : tìm các tài liệu mà nhan đề có 2 từ

khóa computer và math cách nhau đúng 1 từ.

- PRE/nn : tìm tài liệu có 2 từ khóa ở cách nhau một số từ nhất định, và từ

thứ nhất luôn đứng trước từ thứ 2

o Vd : tll (computer PRE/2 math) : tìm các tài liệu mà nhan đề có 2 từ

khóa computer và math cách nhau từ 2 từ trở xuống.

o Tìm kiếm gần đúng

Khi chúng ta không nhớ rõ từ khóa hay cụm từ cần tìm thì có thể thay thế bằng dấu “*” hoặc “?”

- * (dấu hoa thị) thay thế cho 0 hoặc nhiều chữ cái trong cùng 1 từ

o h*r*: kết quả có thể gồm: heart, horse, herb …

- ? (dấu chấm hỏi) thay thế cho 1 ký tự trong 1 chữ cái

o H?art: kết quả là Heart

o Ph??e : kết quả là Phone, phase

-43-

4. Tài nguyên mở (thông tin trên web)

Bộ máy tra cứu

Ngày nay, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng

ta. Internet chính là một kho thông tin khổng lồ, vì vậy muốn tìm kiếm thông tin trên đó, đòi hỏi chúng ta phải có một số kỹ năng trong việc sử dụng những công cụ tìm kiếm

thông dụng để có được thông tin cần thiết, điển hình là các bộ máy tìm kiếm (Search Engines), chẳng hạn như: Google: http://www.google.com.vn , Yahoo: www.yahoo.com ,

Dogpile: http://dogpile.com… kết hợp với những toán tử Boolean (AND, OR, NOT).

Ở đây chúng tôi sử dụng công cụ tìm kiếm là Google để minh hoạ. Có hai cách tìm kiếm, đó là căn bản và nâng cao. Trong Google toán tử AND được thay bằng dấu cộng “ + ”

hoặc khoảng trắng (ký tự trắng) và toán tử NOT được thay bằng dấu trừ “ - ”.

Tìm kiếm căn bản

Đầu tiên, trên thanh địa chỉ chúng ta nhập vào: http://www.google.com.vn sẽ được giao

diện như bên dưới.

Trong ô tìm kiếm chúng ta nhập từ khóa cần tìm và nhấp vào “Tìm với Google” để được kết quả. Hiện nay khi nhập vào từ khóa muốn tìm kiếm, bộ máy tìm kiếm google sẽ tự

động dự đoán, liệt kê những kết quả tìm kiếm mà những người dùng khác trên mạng đã sử dụng.

Trong quá trình tìm kiếm, chúng ta sử dụng một số mẹo nhỏ kết hợp với các toán tử Boolean theo các cách như sau:

1. Chỉ ra các từ khóa đặc trưng cần tìm, gợi tả, cụ thể, tránh sử dụng những từ khóa

chung chung khi nhập vào ô tìm kiếm như các từ the, dog, internet, dog, web … (nếu chúng ta muốn google liệt kê những thông tin có từ khóa đó chúng ta phải

nhập: +the, +internet …) để được kết quả cụ thể hơn.

-44-

2. Sử dụng các cụm từ phải đặt trong cặp dấu nháy ( “ ” ) để được kết quả ngắn gọn.

Ví dụ tìm tất cả các thông tin có nội dung là “trường đại học khoa học tự nhiên”.

Kết quả đưa ra những từ khóa mà những người khác trên mạng đã sử dụng để

tìm thông tin. Nếu chúng ta chọn trường đại học khoa học tự nhiên tp. Hồ

Chí Minh sẽ nhận được 1.680.000 thông tin có liên quan. Nếu chúng ta chọn “trường đại học khoa học tự nhiên” sẽ nhận được 351.000 thông tin có liên

quan.

Nhấp vào liên kết dẫn đến trang cần quan tâm

3. Sử dụng toán tử “OR” mở rộng phạm vi tìm kiếm để được một trong hai kết quả. Ví

dụ chúng ta muốn tìm thông tin về bệnh H1N1 hoặc trung tâm điều trị thì chúng ta gõ vào từ khóa “bệnh H1N1” OR “ trung tâm điều trị” và nhấp vào “Tìm với

Google”.

-45-

Nhấp vào “Tìm với Google” chúng ta sẽ có được 151.000 thông tin có liên quan đến

hai nhóm từ khóa cần tìm

Nhấp vào liên kết dẫn đến trang cần quan tâm

4. Sử dụng toán tử AND để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, trong Google quy định toán tử

AND tương đương với dấu “+” hoặc khoảng trắng giữa hai từ. Ví dụ chúng ta muốn

tìm thông tin về “bệnh H1N1” + “trung tâm điều trị” (chúng ta cũng có thể nhập “bệnh H1N1” “trung tâm điều trị” )

-46-

Nhấp vào “Tìm với Google” sẽ thu được 9 kết quả mà kết quả thể hiện luôn có hai cụm từ khóa trên nằm trong nội dung.

Nhấp vào liên kết dẫn đến trang cần quan tâm

5. Và khi chúng ta muốn kết quả sau khi tìm kiếm trong nội dung không xuất hiện từ

khóa hoặc cụm từ khóa thì sử dụng toán tử “NOT”, trong Google toán tử NOT tương đương với dấu “-“ Ví dụ chúng ta muốn tìm thông tin về bệnh H1N1 nhưng không

có trung tâm điều trị trong đó thì chúng ta gõ “bệnh H1N1” -“trung tâm điều trị” (chú ý: dấu “-” phải luôn đi liền với từ khóa hoặc cụm từ khóa gõ vào)

-47-

Nhấp vào “Tìm với Google” kết quả sẽ liệt kê ra cho chúng ta 7.290 các thông tin

về bệnh H1N1 mà không có trung tâm điều trị trong đó.

Nhấp vào liên kết dẫn đến trang cần quan tâm

-48-

6. Có thể kết hợp ba toán tử lại với nhau trong một quá trình tìm kiếm. Ví dụ muốn tìm

thông tin bệnh H1N1 và thuốc điều trị nhưng không có bệnh trung tâm đièu trị trong kết quả cuối ta tiến hành như sau: "bệnh H1N1" +"thuốc điều trị " –“trung tâm đièu trị "

Nhấp vào “Tìm với Google” kết quả sẽ hiển thị 274 thông tin cần tìm

Nhấp vào liên kết dẫn đến trang cần quan tâm

Như trình bày ở trên là những thủ thuật cơ bản nhất giúp chúng ta tìm thông tin trên Internet một cách hiệu quả và chính xác. Kết quả sau tìm kiếm nhiều hay ngắn gọn là do

chúng ta phải biết chọn từ khóa hoặc cụm từ khóa nào thích hợp nhất, bám sát nội dung nhất, kết quả nào được nhiều người đọc sẽ được sắp xếp trên cùng

-49-

Ngoài ra còn một số toán tử khác hỗ trợ chúng ta tìm thông tin như:

- cache: tìm kiếm bản sao của những trang mà Google đã tạo ra

chỉ mục.

- link: tìm các trang có liên kết đến một trang cụ thể.

- info: hiển thị bất kỳ thông tin nào mà Google có được về

site.

- define: hiển thị một định nghĩa.

- stocks: hiển thị giá cả chứng khoán.

- allintitle: hiển thị các site có chứa tất cả những từ cần tìm trong

tiêu đề.

- intitle: hiển thị các site có những từ chính xác trong tiêu đề.

- allinurl: tìm các site có tất cả những từ tìm kiếm trong URL.

- inurl: tìm tất cả các site có từ tìm kiếm trong URL.

- site: giới hạn kết quả tìm kiếm trong 1 trang hoặc một nhóm trang có

địa chỉ chính xác. Ví dụ: tìm linux site:edu có nghĩa là tìm những trang web học linux có tên miền là .edu

Chú ý: Không được chèn khoảng trắng sau những toán tử info:, cache:, link:, related:, site:

Chúng ta có thể truy cập vào trang web http://www.google.com/help/operators.html để tìm hiểu kỹ hơn các toán tử được sử

dụng tìm kiếm thông tin.

Tìm kiếm nâng cao

Trên thanh địa chỉ chúng ta gõ vào: http://www.google.com.vn sẽ được giao diện và

nhấp chuột vào dòng “Tìm kiếm nâng cao” như bên dưới.

-50-

Chúng ta sẽ có được một giao diện làm việc như hình II

Hình II

Ở trong giao diện trên, muốn tìm thông tin chúng ta nhập vào từ khóa như Hình II-a, và chọn kết quả hiển thị trên một trang màn hình như Hình II-b sau đó nhấp vào “Tìm

với Google” (trong ô nhập từ khóa có 4 ô chúng ta cần nắm rõ đó là ô “có tất cả các từ”

tương đương với toán tử AND, ô “có cụm từ chính xác” tương đương với dấu nháy kép “” , ô “có ít nhất một trong các từ” tương đương với toán tử OR, ô “không có các từ”

tương đương với toán tử NOT )

Các bước tìm kiếm trong phần nâng cao như sau:

1. Nhập từ khoá cần tìm vào như Hình II-a

2. Chọn bao nhiêu kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên một trang màn hình Hình II-b

3. Nhấp vào ô Ngôn ngữ và chọn ngôn ngữ muốn xem Hình II-c

4. Nhấp vào ô Ngày tháng và chọn phạm vi cập nhật của trang Hình II-d

5. Nhấp vào ô Xuất hiện và chọn từ khóa sẽ xuất hiện ở vị trí nào trong trang thông

tin Hình II-e

6. Sau cùng nhấp vào “Tìm với Google” để được kết quả.

Google sẽ tìm kiếm và hiển thị kết quả theo các thiết lập mà chúng ta vừa yêu cầu.

-51-

Đánh giá thông tin Trong thời đại công nghệ thông tin, Internet ngày càng trở thành người bạn thân thiết

của mỗi người, họ sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau. Riêng đối với sinh

viên, việc sử dụng Internet để tìm tài liệu và thông tin phục vụ công việc học tập và nghiên cứu là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, thông tin trên Internet lại thường được tự

xuất bản, không có sự biên tập, không ai chịu trách nhiệm về thông tin hiện hành, Internet không phải là một thư viện và chất lượng các trang tin rất khác nhau. Với mong

muốn giúp các bạn sinh viên tìm kiếm thông tin một cách chính xác, phù hợp và có giá trị

nghiên cứu, thư viện xin giới thiệu một số tiêu chí đánh giá thông tin trên Internet, cụ thể như sau:

Tác giả

o Được viết bởi một chuyên gia

o Ai viết? Có phải là trang web cá nhân?

o Thông tin liên hệ, điạ chỉ e-mail của người viết

o Thông tin của nhà tài trợ cho trang web

o Nhà xuất bản/ nhà tài trợ

o Ai kiểm soát trang web

o Thể hiện ở mục “About us”, “philosophy”, “background”

Nội dung

o Chính xác

o Danh sách các tác phẩm được trích dẫn hoặc tham khảo

o Liên kết đến các nguồn khác cùng đề tài

o Dễ dàng trong sử dụng

o Được viết tốt và tổ chức tốt

o Cập nhật

Tính khách quan

o Mục đích: thông báo, thuyết phục, mua bán…

o Đối tượng: học sinh, sinh viên, nhà khoa học…

o Quan điểm

o Cung cấp cả hai mặt của một vấn đề

o Bài viết không thiên vị

o Liên kết với các trang được trình bày theo quan điểm khác

-52-

Tính bao quát/ phạm vi

o Có đầy đủ các khía cạnh của đề tài hay không?

o Có liên quan/thích hợp với thông tin đang cần không?

o Có xa rời mục đích và đối tượng chính hay không?

Tính hiện hành/tính cập nhật

o Trang web được thiết lập khi nào?

o Lần cập nhật sau cùng

o Thông tin cập nhật có đáp ứng mục đích người sử dụng

Lưu ý: đánh giá thông tin trên web phải bao gồm tất cả các tiêu chí kể trên, thứ tự ưu

tiên có thể trình bày như sau:

Các trang web của chính phủ, lần cập nhật sau cùng gần nhất;

Các trang web được kiểm soát bởi các tổ chức, cơ quan;

Các trang web cá nhân;

Các trang web không có tác giả.

Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

Tham khảo tài liệu là một việc làm tất yếu trong học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy

nhiên, để trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo sau mỗi bài viết hay công trình

nghiên cứu lại đòi hỏi một số kỹ năng đối với người thực hiện. Nhằm cung cấp cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản trong vấn đề này, thư viện đã tham khảo và sử dụng nội

dung của chuyên đề “Kỹ năng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo” của Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam tại Hà Nội, cụ thể như sau:

Các bước trong quá trình nghiên cứu và trích dẫn

o Xác định nguồn tin;

o Tìm những điểm nhấn, những ý tưởng quan trọng;

o Tóm tắt và/hoặc diễn giải thông tin hoặc chép lại chính xác đoạn văn;

o Ghi lại những ý tưởng (chính xác hoặc diễn giải) đó cộng với thông tin về nguồn tin, ví dụ tác giả, ngày tháng xuất bản, nhan đề, nơi xuất bản, nhà

xuất bản;

o Duy trì, phát triển và quản lý danh sách nguồn tin tham khảo;

o Tổng hợp các ý tưởng trong bài viết, bao gồm những thông tin cần thiết về

nguồn trích dẫn;

o Ghi nhận ý tưởng, kiến thức của những người mà mình đã sử dụng trong bài

viết;

-53-

o Tập hợp và mô tả thông tin đầy đủ về các nguồn tin mà bạn đã trích dẫn,

tham khảo trong một danh mục, sử dụng kiểu danh mục phù hợp.

Định nghĩa về trích dẫn

o Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của

mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo.

o Hiện có rất nhiều kiểu trích dẫn được chấp nhận.

Khi nào cần trích dẫn nguồn tin

o Tất cả các loại tài liệu bạn sử dụng trong quá trình xây dựng nên bài viết của mình cần phải được trích dẫn:

sách, báo và tạp chí,

ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử,

DVD, băng ghi âm, trang web,

các bài giảng, các mẩu đối thoại cá nhân như email…

o Bất cứ khi nào bạn sử dụng từ ngữ, ý tưởng, hoặc tác phẩm của cá nhân

hoặc tổ chức nào.

Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo

o Ghi lại một cách chi tiết và chính xác các thông tin cơ bản về tài liệu/nguồn

tin

o Chèn thông tin trích dẫn vào vị trí phù hợp trong câu/đoạn/bài viết

o Cung cấp danh mục tài liệu trích dẫn/tài liệu tham khảo ở cuối bài viết

Các thông tin cơ bản về tài liệu/nguồn tin

o Sách

tác giả, người biên tập, biên soạn;

năm xuất bản;

tên sách;

lần xuất bản;

số tập;

nơi xuất bản (tỉnh, thành phố);

nhà xuất bản.

o Bài viết từ tạp chí chuyên ngành

tác giả bài viết;

năm xuất bản;

-54-

tên bài viết;

tên tạp chí;

số và tập của tạp chí;

trang của bài viết.

o Bài viết từ báo, tạp chí phổ thông

tác giả bài viết;

ngày tháng năm phát hành;

tên bài viết;

tên báo;

trang của bài viết.

o Internet

những thông tin tương tự như trên,

ngày truy cập tài liệu trên mạng,

tên cơ sở dữ liệu hoặc

địa chỉ web (URL).

Trích dẫn trong đoạn văn

o Định nghĩa

Trích dẫn tài liệu trong đoạn văn có nghĩa là chỉ ra trong bài viết của bạn khi nào bạn đã sử dụng ý tưởng/kiến thức của người khác.

Kiểu trích dẫn Harvard sử dụng họ của tác giả, tiếp đó là năm xuất

bản. Về cơ bản, số trang nên được ghi trong các phần trích dẫn trong bài viết (trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải) để người đọc dễ

tìm kiếm đến thông tin họ cần.

o Phương pháp

Trích dẫn nguyên văn (quotation): sao chép chính xác từ ngữ, câu,

đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này bắt buộc phải ghi cả số trang

của nguồn trích.

Trích dẫn kiểu diễn giải (paraphrasing): diễn giải câu chữ của tác giả

khác bằng câu chữ của mình, sử dụng từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫn kiểu diễn giải thì không bắt

buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần thiết, nhất

là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin mình cần.

-55-

o Một số trường hợp cần chú ý

Nếu các tác giả từ nhiều nguồn trích có cùng họ thì phải ghi cả

những chữ cái đầu của tên và tên đệm, ví dụ (Hamilton, CL 1994) hoặc CL Hamilton (1994).

Trường hợp tác giả có tên Việt Nam thì phải ghi đầy đủ cả họ, tên đệm và tên theo trật tự HỌ-ĐỆM-TÊN để tránh nhầm lẫn vì ở Việt

Nam có rất nhiều người có trùng họ.

Nếu hai hay nhiều tác giả cùng được trích dẫn trong một ý/câu, các trích dẫn phải được thể hiện ở cùng một vị trí và phân cách bằng

dấu chấm phẩy (;) và sắp xếp theo trật tự chữ cái của họ tác giả, ví dụ (Brown 1991; Smith 2003).

Nếu là tên tổ chức có từ 3 từ trở lên và tên viết tắt của tổ này thông

dụng với bạn đọc, có thể dùng từ viết tắt. Ví dụ: ILO (2003) - International Labor Organisation.

Lập danh mục tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo

o Danh mục tài liệu trích dẫn (Reference): Gồm các tài liệu được trích dẫn trong bài viết.

o Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography): Bao gồm các tài liệu được trích dẫn và các tài liệu không được trích dẫn trong bài viết nhưng được tác

giả tham khảo trong quá trình hoàn thành bài viết và những tài liệu mà tác

giả cho rằng có thể hữu ích với người đọc.

o Thực hiện

Các nguồn tin điện tử/trực tuyến cần phải được ghi lại một cách có hệ thống và thống nhất, tương tự như với ấn phẩm in.

Điểm khác biệt chính là ở chỗ cần phải chỉ ra bạn đã truy cập nguồn

tin trực tuyến vào thời gian nào.

Lý do của sự khác biệt này là ở chỗ các trang web thay đổi rất

thường xuyên, cả về mặt nội dung và hình thức.

Vì vậy, cung cấp thông tin về ngày truy cập cũng giống như là cung

cấp thông tin về lần xuất bản của tài liệu.

Danh mục tài liệu trích dẫn/tham khảo được sắp xếp theo trật tự chữ

cái của tác giả.

Nếu tài liệu không có tác giả thì sẽ được trích dẫn theo tên tài liệu

Tất cả các tài liệu trích dẫn/tham khảo được sắp xếp trong danh mục

theo từ quan trọng đầu tiên của tên sách (trong tiếng Anh, bỏ qua các từ như the, an, a).

-56-

Một số ví dụ về kiểu trích dẫn Harvard

o Yêu cầu

Kiểu trích dẫn Harvard yêu cầu dòng thứ hai trở đi của mỗi tài liệu

phải được lùi vào 1 tab với mục đích là làm nổi bật thứ tự chữ cái.

o Sách có một tác giả

Lý thuyết này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 (Comfort, Andrew 1997, tr. 58).

HOẶC

Comfort, Andrew (1997, tr. 58) cho rằng…

Comfort, Andrew 1997, A good age, Mitchell Beazley, London.

o Sách có hai, ba tác giả

Nguyễn, Văn An; Bùi, Văn Mạnh và Đỗ, Xuân Quý (1997, tr. 45) bàn

về ý kiến này…

Nguyễn, Văn An; Bùi, Văn Mạnh và Đỗ, Xuân Quý 1997, Lý thuyết về kinh tế học, Viện Kinh tế học, Hà Nội.

o Sách không có tác giả

Điều này dường như chưa bao giờ xảy ra trước năm 1995 (Quảng cáo trong lĩnh vực thể thao 1990, tr. 14)…

HOẶC

Trong cuốn Quảng cáo trong lĩnh vực thể thao (1990, tr. 14) người

ta cho rằng …

Quảng cáo trong lĩnh vực thể thao 1990, Nhà xuất bản Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

o Nguồn tin trên Internet

“Chất xúc tác là yếu tố sống còn trong phản ứng này” (Nguyễn, Vân

Anh 2002).

Nguyễn, Vân Anh 2002, Quá trình sản xuất than hoạt tính. Truy cập

ngày 3 tháng 1 năm 2002, từ http://theses.ctu.edu.vn/