210
- 1 - BGIÁO DC VÀ ðÀO TO TRƯỜNG ðẠI HC NÔNG NGHIP 1-HÀ NI MSc. Ph¹m Quang Hïng – GS.TS. §Æng Vò B×nh ThS. NguyÔn V¨n Th¾ng – ThS. §oµn Liªn – ThS. NguyÔn ThÞ Tó Chñ biªn: MSc. Ph¹m Quang Hïng Gi¸o tr×nh Ch¨n nu«i c¬ b¶n Hµ Néi - 2006

Chăn nuôi cơ bản

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chăn nuôi cơ bản

Citation preview

Page 1: Chăn nuôi cơ bản

- 1 -

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP 1-HÀ NỘI

MSc. Ph¹m Quang Hïng – GS.TS. §Æng Vò B×nh

ThS. NguyÔn V¨n Th¾ng – ThS. §oµn Liªn – ThS. NguyÔn ThÞ Tó

Chñ biªn: MSc. Ph¹m Quang Hïng

Gi¸o tr×nh

Ch¨n nu«i c¬ b¶n

Hµ Néi - 2006

Page 2: Chăn nuôi cơ bản

- 2 -

Lời nói ñầu

Giáo trình Chăn nuôi cơ bản (CNCB) ñược một số thầy cô giáo trong khoa CNTY

trường ðHNN I biên soạn.

Giáo trình này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các biện pháp kỹ

thuật chăn nuôi trong giai ñoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới. Những kiến thức này dùng

ñể giảng dạy cho các ñối tượng là sinh viên ðH Nông nghiệp mà không ñược học chuyên

ngành chăn nuôi như kinh tế, trồng trọt, cơ khí…

Chúng tôi ñã tham khảo nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước ñể biên soạn

giáo trình này. Nhưng do yêu cầu của ñối tượng phục vụ và khuôn khổ của chương trình nên

các chương chỉ giới thiệu những kiến thức cần thiết nhất. Trong chừng mực, giáo trình biên

soạn và xuất bản lần ñầu tiên nên không tránh khỏi thiếu sót. Mong các ñộc giả thông cảm và

góp ý ñể bổ sung giáo trình hoàn thiện hơn.

Các tác giả

Page 3: Chăn nuôi cơ bản

- 3 -

Bài mở ñầu I. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi 1.1. Cung cấp thực phẩm Con người cần phải có những chất dinh dưỡng ñể duy trì sự sống. Ngoài nước và không khí, con người cần những nguyên liệu cung cấp năng lượng, cung cấp những chất cần thiết ñể cấu tạo nên cơ thể ... ñể con người sinh trưởng và phát triển. Một trong những nguồn nguyên liệu là thực phẩm mà gia súc, gia cầm ñã cung cấp như trứng, thịt, sữa, có giá trị dinh dưỡng cao, không những cung cấp thêm chất bổ mà còn thay thế một phần lương thực.

1.2. Cung cấp phân bón Phân do gia súc thải ra hàng ngày là phân hữu cơ, có tác dụng làm tăng thêm ñộ xốp và ñộ phì của ñất. Phân này có hàm lượng cao về nitơ, phốt phát và kali..., ñóng góp tích cực vào việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Lượng phân do gia súc, gia cầm thải ra: Trung bình: Gà : 50 - 60 kg/con/năm Vịt : 75 - 90 kg/con/năm Ngỗng : 125 - 150 kg/con/năm Trâu : 4500 kg/con/năm Lợn : 1000 kg/con/năm.

1.3. Cung cấp sức kéo Hiện nay ñối với nước ta chăn nuôi còn là nguồn sức kéo chính cho ngành trồng trọt. Như việc khai thác, vận chuyển gỗ ở các lâm trường, việc cày, bừa ñất, kéo xe vận chuyển hàng hoá vẫn ñang là nhu cầu lớn với nhân dân.

Ngay cả ở một số nước tiên tiến vẫn còn phải dùng sức kéo của gia súc như trâu,bò, ngựa, lạc ñà...

1.4. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp và y học - Da, xương, sừng, móng: dùng trong công nghiệp và thủ công nghiệp tạo ra các sản phẩm như giầy, dép, bóng, keo dán, ñồ mỹ nghệ .... - Lông dùng làm chăn gối, len và các loại áo ấm... - Ngành y học ñã sử dụng mật gấu ñể chế biến thành một số loại thuốc chữa bệnh - Trứng gà dùng ñể chế vacxin, thuốc bóng ảnh ...

1.5. Tận dụng phế phụ phẩm của các ngành công, nông nghiệp - Như: cám, tấm, bổi, ... - Bột cá, bã mắm, bã bia, bã ñậu, ...

- Bột thịt, bột xương, bột máu, …

- Vỏ dứa, vỏ dưa, … - Bã mía, rỉ mật ñường, …

1.6. Phục vụ cho quốc phòng - Như: da làm bao súng, bao ñạn... - Ngựa dùng ñể cưỡi.

Page 4: Chăn nuôi cơ bản

- 4 -

- Chó dùng ñể phát hiện. -Voi ñể kéo và vận chuyển... -Thịt ñể nuôi quân... 1.7 -Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu - Con giống ñược bán ra nước ngoài. - Da dùng ñể làm dầy, áo mũ ñể xuất khẩu.

- Thịt hộp là mặt hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Trứng gia cầm còn làm trứng muối ñể tiêu dùng và xuất khẩu - Vỏ trứng ñà ñiểu làm ñồ trang sức ñể xuất khẩu

II. Tình hình chăn nuôi trong nước và trên thế giới 2.1. Tình hình chăn nuôi trong nước

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nghề trồng lúa, ngô, khoai, sắn và chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu bò … ñã từ lâu ñời.

2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn Các giống lợn của Việt Nam thường nhỏ con, có tỷ lệ nạc thấp. Do vậy từ những năm

1960, nước ta ñã tiến hành nhập một số giống lợn ngoại, chủ yếu ñể phục vụ lai giống là chính. Trong các giống lợn nhập từ nước ngoài thì giống lợn Landrace và Yorkshire ñang ñược coi là 2 giống tốt nhất và ñược nuôi rộng rãi ở nhiều trại chăn nuôi trong cả nước. Giống lợn Yorkshire ñược nhập từ năm 1964 và giống lợn Landrace ñược nhập từ năm 1970, ñây là 2 giống lợn thiên hướng nạc, với tỷ lệ nạc trên 50%. Lợn Landrace và Yorkshire ñược lai với lợn cái nội tạo ra con lai F1 có 1/2 máu ngoại, và tiếp tục dùng lợn ñực ngoại cho lai với con cái F1 ñể tạo ra con lai 3/4 và 7/8 máu ngoại.

Theo ðinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001) cho biết kết quả ñánh giá chỉ tiêu sinh lý, sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Landrace, và Yorkshire như sau:

Các chỉ tiêu ðVT Landrace Yorkshire Tuổi phối giống lần ñầu ngày 254,11 282,00

Tuổi ñẻ lứa ñầu ngày 368,11 395,88

Số con ñẻ ra sống/ổ con 9,98 10,29

Khối lượng sơ sinh/ổ kg 13,32 13,14

Khối lượng sơ sinh/con kg 1,34 1,28

Số con 21 ngày tuổi con 9,10 8,86

Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ kg 44,20 41,04

Khối lượng 21 ngày tuổi/con kg 4,88 4,36

Số con cai sữa/ổ con 8,96 8,67

Khối lượng cai sữa/ổ kg 86,17 75,73

Khối lượng cai sữa/con kg 7,36 8,72

Tỷ lệ nuôi sống % 92,97 93,77

Song song với 2 giống lợn trên, Việt Nam còn nuôi giống lợn Duroc do miền Nam

nhập vào từ Mỹ trong những năm chiến tranh. Và gần ñây lại nhập thêm giống lợn Pietrain từ Bỉ về ñể cải tạo các giống lợn nội.

Page 5: Chăn nuôi cơ bản

- 5 -

Bảng: Số lượng lợn phân theo ñịa phương

(Theo niên giám thống kê năm 2004 - ðV: nghìn con)

1998 1999 2000 2001 2002 2003 Sơ bộ 2004

Cả nước 18132.4 18885.8 20193.8 21800.1 23169.5 24884.6 26143.7

ðồng bằng sông Hồng 4795.0 5051.2 5398.5 5921.8 6307.1 6757.6 6898.4

Hà Nội 298.3 302.9 307.9 341.3 366.6 366.6 372.0

Vĩnh Phúc 385.9 399.9 461.8 432.8 466.8 496.2 520.5

Bắc Ninh 368.8 398.5 419.7 417.5 443.6 473.3 451.3

Hà Tây 780.9 830.8 896.8 1030.7 1117.4 1224.8 1137.8

Hải Dương 566.7 589.7 613.5 709.4 752.9 787.3 820.1

Hải Phòng 430.8 464.8 483.0 518.2 562.9 588.0 589.2

Hưng Yên 344.3 400.2 432.8 459.2 499.3 545.6

Thái Bình 582.1 690.8 778.3 794.6 905.9 1015.1

Hà Nam 251.6 268.2 278.4 308.2 327.2 348.3 348.9

Nam ðịnh 523.0 537.6 562.7 629.1 675.4 716.2 736.8

Ninh Bình 262.6 270.5 283.7 323.5 340.5 351.7 361.1

ðông Bắc Bộ 3191.0 3338.4 3509.8 3868.0 4007.4 4236.1 4391.0

Hà Giang 220.2 235.8 248.0 271.2 277.6 290.6 308.1

Cao Bằng 230.5 238.6 245.0 262.9 269.6 284.1 295.9

Bắc Kạn 124.5 128.1 157.2 152.7 147.3 154.0 158.6

Tuyên Quang 243.3 256.5 266.1 276.4 293.5 315.0 330.6

Lào Cai 211.1 219.1 229.1 316.7 326.3 342.9 316.8

Yên Bái 257.9 268.1 283.0 296.1 307.3 321.2 336.8

Thái Nguyên 335.9 339.1 348.1 430.4 448.3 465.9 502.4

Lạng Sơn 240.4 257.2 277.5 304.4 315.5 333.6 333.8

Quảng Ninh 258.9 271.5 289.2 305.0 328.2 355.4 366.4

Bắc Giang 669.7 703.9 718.3 781.0 803.4 843.0 899.2

Phú Thọ 398.6 420.6 448.3 471.2 490.4 530.4 542.4

Tây Bắc Bộ 818.7 834.9 867.5 1026.9 1050.9 1098.9 1176.2

ðiện Biên Lai Châu

221.2 220.8 232.4 268.1 275.9 287.3 199.8 143.0

Sơn La 333.9 336.5 340.4 419.7 431.1 441.0 452.9

Hoà Bình 263.6 277.6 294.7 339.1 343.9 370.6 380.5

Bắc Trung Bộ 2774.3 2709.6 2944.0 3351.9 3569.9 3803.4 3852.4

Thanh Hoá 1009.3 1037.7 1088.1 1114.9 1290.2 1359.1 1351.0

Nghệ An 775.8 794.5 821.7 1093.8 1117.8 1190.4 1215.2

Hà Tĩnh 351.0 355.2 366.9 406.3 400.3 473.9 466.5

Quảng Bình 267.3 273.0 278.5 281.0 293.7 300.8 317.7

Quảng Trị 172.0 136.2 185.6 211.5 222.8 226.8 242.4

Thừa Thiên-Huế 198.9 113.1 203.2 244.4 245.1 252.4 259.6

Page 6: Chăn nuôi cơ bản

- 6 -

Duyên hải Nam Trung Bộ 1617.8 1626.1 1725.0 1922.0 2028.7 2137.7 2220.5

ðà Nẵng 101.4 89.4 107.4 106.6 108.8 108.5 111.0

Quảng Nam 459.7 431.9 474.2 501.7 526.5 542.3 555.8

Quảng Ngãi 354.2 386.1 402.7 482.5 517.4 539.5 562.8

Bình ðịnh 384.5 393.0 411.1 545.2 574.9 627.6 663.0

Phú Yên 202.2 206.4 209.5 164.6 172.7 181.1 187.2

Khánh Hoà 115.8 119.3 120.1 121.4 128.4 138.7 140.7

Tây Nguyên 948.0 1030.4 1122.8 1111.6 1191.2 1329.8 1488.7

Kon Tum 118.2 120.7 123.9 125.1 106.9 119.7 122.7

Gia Lai 268.1 283.8 302.0 280.2 294.2 317.0 337.7

ðắk Lắk ðắk Nông

382.0 442.4 497.9 507.7 549.9 622.6 589.9 117.3

Lâm ðồng 179.7 183.4 199.0 198.6 240.2 270.5 321.1

ðông Nam Bộ 1394.0 1497.9 1649.6 1651.8 1862.7 2072.5 2402.7

Ninh Thuận 66.7 69.9 72.6 65.1 67.8 81.8 99.8

Bình Thuận 190.1 194.1 211.8 212.2 234.7 242.5 260.4

Bình Phước 106.8 120.0 134.5 127.3 146.2 160.0 187.5

Tây Ninh 107.4 113.3 120.4 118.0 130.7 156.3 184.5

Bình Dương 118.2 135.1 178.9 222.8 246.7 269.0 288.2

ðồng Nai 487.5 537.2 580.8 575.5 681.1 771.5 966.7

Bà Rịa-Vũng Tàu 127.1 137.3 138.9 136.8 144.0 169.5 194.5

TP. Hồ Chí Minh 190.2 190.9 211.7 194.1 211.5 221.9 221.1

ðB sông Cửu Long 2593.6 2797.2 2976.6 2946.1 3151.6 3448.6 3713.8

Long An 178.4 183.8 187.1 212.1 213.7 241.1 280.2

Tiền Giang 384.2 406.3 429.1 437.6 464.6 486.4 495.4

Bến Tre 252.2 261.8 280.8 272.6 288.5 312.1 315.4

Trà Vinh 202.3 208.1 225.2 232.0 282.5 307.8 349.6

Vĩnh Long 217.5 234.7 245.7 256.9 269.0 285.2 300.9

ðồng Tháp 176.5 186.9 186.5 214.3 227.4 272.2 304.0

An Giang 162.6 165.5 186.1 164.9 179.8 203.8 252.3

Kiên Giang 220.2 263.1 277.0 265.2 296.7 331.0 358.2

Cần Thơ Hậu Giang 217.0 242.6 242.6 289.2 288.0 314.5

149.3 181.0

Sóc Trăng 204.9 218.2 224.7 226.4 236.3 256.1 273.8

Bạc Liêu 168.9 185.7 206.0 187.1 203.3 222.3 226.4

Cà Mau 208.9 240.7 285.8 187.8 201.8 216.1 227.3

2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm Vào những năm 1960-1970 của thế kỷ 20, ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta còn phát triển theo phương thức chăn thả là chính. Sau những năm 1970, nước ta ñã từng bước chuyển vào chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp, ñã nhập nhiều giống gia cầm vào nuôi nhân thuần hoặc lai tạo như giống gà Leghorn, Rhode Island, Hybro, Gold-line,

Page 7: Chăn nuôi cơ bản

- 7 -

Brown Nick, Hy-line, Sasso, Kabir, Tam Hoàng, Lương Phượng và các giống vịt như vịt siêu trứng QH1, Khakicampbell, CV2000 Layer; các giống ngan R31, R51, R71, …

Số lượng gia cầm phân theo ñịa phương (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2004 - ðV: nghìn con)

2000 2001 2002 2003 Sơ bộ 2004

Cả nước 196188 218102 233287 254610 218153

ðồng bằng sông Hồng 52577 57137 59695 65503 59084

Hà Nội 2938 3155 3299 3321 2759

Vĩnh Phúc 5018 6871 5231 6028 5030

Bắc Ninh 3038 3406 3802 3956 3388

Hà Tây 7743 8824 9912 11393 10485

Hải Dương 7003 7312 7981 8592 7758

Hải Phòng 4247 4438 4567 5051 4396

Hưng Yên 5543 5790 6073 6179 6206

Thái Bình 6615 6360 7085 8531 7796

Hà Nam 2573 3187 3276 3510 3348

Nam ðịnh 4846 5027 5415 5729 5068

Ninh Bình 3013 2767 3054 3213 2850

ðông Bắc Bộ 31602 35346 38301 42190 39510

Hà Giang 1223 1597 1745 2055 2047

Cao Bằng 1549 1509 1590 1845 1909

Bắc Kạn 1227 948 990 1208 1220

Tuyên Quang 2432 3029 3366 3982 4131

Lào Cai 1376 1965 2074 2100 1857

Yên Bái 2411 2429 2526 2674 2324

Thái Nguyên 2621 4700 5015 4818 4735

Lạng Sơn 2962 3495 3534 3641 3658

Quảng Ninh 2165 1815 2299 2448 2167

Bắc Giang 7077 7564 8102 9662 8257

Phú Thọ 6559 6295 7060 7757 7205

Tây Bắc Bộ 5077 6856 7114 7849 7875

Bắc Trung Bộ 22504 27159 29786 36680 35595

Duyên hải Nam Trung Bộ 13682 14361 15365 16192 14797

Tây Nguyên 6102 7415 8440 10059 8682

ðông Nam Bộ 20633 23111 24595 24674 17050

ðồng bằng sông Cửu Long 44011 46717 49991 51463 35561

2.1.3. Tình hình chăn nuôi trâu bò Từ xa xưa, con trâu, con bò ñược coi như "ñầu cơ nghiệp" của người nông dân Việt Nam với chăn nuôi nhỏ, lẻ thì ngày nay vị trí của chúng ñược mở rộng rất nhiều, ñặc biệt là ñàn bò ñược mở rộng với quy mô lớn như các nông trường, trang trại ở khắp nơi trong cả

Page 8: Chăn nuôi cơ bản

- 8 -

nước. ðồng thời nhiều giống bò cũng ñược nhập từ nước ngoài vào ñể nuôi thuần chủng và cải tạo giống ñịa phương như:

- bò Holstein Friesian ñược nhập từ Hà Lan là giống chuyên sữa có màu lông lang trắng ñen

- bò Sahival có nguồn gốc từ Ấn ðộ lông màu ñỏ nâu, ñỏ vàng - bò Zebu, bò Red Sindhi lông màu ñỏ cánh gián có nguồn gốc từ Ấn ðộ và Pakistan

Số lượng trâu và bò phân theo ñịa phương (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2004 - ðV: nghìn con)

Số lượng trâu Số lượng bò

2002 2003 Sơ bộ 2004

2002 2003 Sơ bộ 2004

Cả nước 2814.5 2834.9 2869.8 4062.9 4394.4 4907.7

ðồng bằng sông Hồng 171.2 165.0 154.6 502.1 542.3 604.4

Hà Nội 12.7 12.4 11.2 41.7 43.3 45.1

Vĩnh Phúc 33.4 33.2 32.3 108.2 121.4 134.8

Bắc Ninh 12.0 11.3 9.5 44.0 48.3 54.6

Hà Tây 28.6 27.4 26.2 98.2 105.7 119.8

Hải Dương 27.0 24.7 21.6 42.2 43.1 44.6

Hải Phòng 12.9 12.2 10.9 10.5 11.1 12.0

Hưng Yên 5.2 4.8 3.9 30.5 31.6 36.9

Thái Bình 7.6 7.1 6.7 41.0 43.6 47.4

Hà Nam 3.6 3.6 3.4 27.2 29.9 34.8

Nam ðịnh 9.4 9.3 9.1 27.1 29.4 34.1

Ninh Bình 18.8 19.0 19.8 31.5 34.9 40.3

ðông Bắc Bộ 1222.4 1224.1 1213.1 543.9 577.8 618.7

Hà Giang 129.9 133.0 134.7 62.6 65.6 69.0

Cao Bằng 107.5 108.8 111.2 111.4 114.5 117.9

Bắc Kạn 83.0 81.7 83.5 33.5 35.3 37.2

Tuyên Quang 131.8 129.5 131.8 26.7 32.5 38.5

Lào Cai 120.9 124.4 102.4 18.5 19.2 16.6

Yên Bái 89.2 93.2 96.3 27.5 26.5 26.3

Thái Nguyên 121.5 114.7 112.3 26.1 32.4 39.9

Lạng Sơn 185.2 188.2 188.7 46.0 48.4 48.8

Quảng Ninh 62.1 62.1 61.8 15.2 15.8 18.9

Bắc Giang 99.0 94.2 94.3 76.7 82.4 90.5

Phú Thọ 92.3 94.3 96.1 99.7 105.2 115.1

Tây Bắc Bộ 390.3 399.4 437.8 182.0 193.5 209.7

Bắc Trung Bộ 689.4 706.9 719.4 855.9 899.0 990.4

Thanh Hoá 204.4 212.4 216.7 236.2 243.3 282.3

Nghệ An 283.4 287.9 288.8 294.7 315.2 350.0

Hà Tĩnh 101.1 104.8 109.0 146.5 157.0 167.7

Page 9: Chăn nuôi cơ bản

- 9 -

Quảng Bình 35.8 36.0 36.7 104.4 105.4 107.0

Quảng Trị 36.0 36.5 37.9 55.1 57.7 61.8

Thừa Thiên-Huế 28.7 29.3 30.3 19.0 20.4 21.6

Duyên hải Nam Trung Bộ 129.9 131.9 134.3 793.5 842.1 917.9

Tây Nguyên 62.1 65.8 68.7 432.5 476.0 547.1

ðông Nam Bộ 112.0 106.0 105.5 474.8 534.6 599.7

ðB sông Cửu Long 37.3 35.8 36.4 278.2 329.1 419.8

2.1.4. Tình hình thức ăn cho vật nuôi

Trong các ñiều kiện sống của cơ thể thì dinh dưỡng là nhân tố quan trọng nhất mà ñộng vật không ngừng lấy thức ăn từ bên ngoài ñể nuôi cơ thể.

Tác dụng của các chất dinh dưỡng ñối với ñộng vật hoặc là phân giải thành nhiệt năng ñể xúc tiến sự hoạt ñộng của cơ thể hoặc là tổng hợp thành các vật chất phức tạp ñể tu bổ cho các tổ chức chết hoặc già cỗi. Vì vậy thức ăn không những là nhu cầu cần thiết ñể duy trì sự sống mà còn là nhu cầu của sự sinh trưởng, cho sản phẩm…

Nước ta là một nước nông nghiệp trồng nhiều lúa, ngô, khoai, sắn, ñậu tương… là những nguyên liệu tốt làm thức ăn cho vật nuôi, ñược trồng nhiều ở các vùng trong cả nước.

Về diện tích gieo trồng và sản lượng thu ñược cũng có ảnh hưởng không nhỏ ñến tình hình chăn nuôi.

Bảng: Diện tích trồng các loại cây lương thực năm 2000 và 2004 phân theo ñịa phương (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2004 - ðV: nghìn ha)

Ngô Sắn Khoai lang Lạc ðậu tương

2000 2004 2000 2004 2000 2004 2000 2004 2000 2004

Cả nước 730.2 990.4 237.6 383.6 254.3 203.6 244.9 258.7 124.1 182.5

ðồng bằng sông Hồng 92.9 84.0 8.3 7.4 64.2 40.5 30.2 33.6 33.5 48,7

Hà Nội 12.1 8.6 0.4 0.2 3.8 2.9 3.5 3.9 2.3 1.9

Vĩnh Phúc 20.1 18.7 2.1 2.6 7.8 5.1 3.7 3.9 4.6 6.2

Bắc Ninh 4.4 2.4 0.1 0.1 3.3 2.2 1.8 1.9 1.4 1.9

Hà Tây 20.6 14.3 3.1 2.9 11.2 9.0 4.2 4.7 12.5 19.0

Hải Dương 5.2 5.6 0.1 0.1 7.7 3.7 1.6 1.4 1.8 1.9

Hải Phòng 0.6 1.6 0.2 0.1 4.1 2.7 0.1 0.1 - -

Hưng Yên 7.2 6.7 - - 3.7 1.3 2.9 2.5 3.6 5.5

Thái Bình 4.7 11.3 0.1 0.1 8.9 4.2 2.6 2.6 3.0 6.0

Hà Nam 7.9 5.6 1.1 0.2 3.4 2.1 1.0 1.0 2.3 3.5

Nam ðịnh 3.4 4.1 0.3 0.3 7.0 4.3 3.7 6.1 2.0 2.8

Ninh Bình 6.7 5.1 0.8 0.8 3.3 3.0 5.1 5.5 - -

ðông Bắc 183.2 216.0 48.4 49.5 49.7 47.0 31.6 34.4 31.9 43.6

Hà Giang 41.8 43.7 3.2 2.5 1.2 1.3 2.1 3.6 6.2 14.8

Cao Bằng 31.5 34.4 1.6 2.3 2.1 1.8 0.6 0.8 6.9 7.3

Page 10: Chăn nuôi cơ bản

- 10 -

Bắc Kạn 9.9 13.5 3.1 2.9 0.4 0.4 0.4 0.5 1.1 2.5

Tuyên Quang 11.7 14.3 3.7 3.5 2.4 4.7 3.0 2.9 1.8 2.1

Lào Cai 22.5 23.9 6.2 5.1 0.4 0.4 0.7 1.0 3.6 5.2

Yên Bái 9.9 13.0 8.6 12.0 2.5 2.4 1.1 1.4 - -

Thái Nguyên 10.7 15.9 3.6 4.2 11.8 10.1 5.5 4.3 3.4 3.6

Lạng Sơn 12.7 17.6 4.7 4.5 2.6 2.7 1.6 1.7 2.0 2.3

Quảng Ninh 4.9 5.8 1.6 1.3 6.7 6.2 2.5 2.9 1.4 1.0

Bắc Giang 11.4 13.8 3.5 3.2 14.8 12.9 7.3 9.1 5.5 4.8

Phú Thọ 16.2 20.1 8.6 8.0 4.8 4.1 6.8 6.2 - -

Tây Bắc 104.2 138.1 35.3 40.5 6.0 6.4 6.8 8.0 11.6 23.0

Bắc Trung Bộ 92.8 141.0 38.4 48.4 89.0 67.1 70.2 79.2 2.7 6.2

Duyên hải Nam Trung Bộ 28.5 38.5 37.1 51.5 18.5 12.2 26.3 24.4 - -

Tây Nguyên 86.8 208.9 38.0 69.9 9.3 10.3 21.9 24.8 15.0 24.6

ðông Nam Bộ 122.8 131.4 24.4 109.9 7.7 8.1 49.0 41.3 9.9 5.2

ðB sông Cửu Long 19.0 32.5 7.7 6.5 9.9 12.0 8.9 13.0 5.5 13.7

Bảng: Sản lượng các loại cây lương thực năm 2000 và 2004 phân theo ñịa phương (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2004 - ðV: nghìn tấn)

Ngô Sắn Khoai lang Lạc ðậu tương

2000 2004 2000 2004 2000 2004 2000 2004 2000 2004

Cả nước 2005.9 3453.6 1986.3 5572.8 1611.3 1535.7 355.3 451.1 149.3 242.1

ðồng bằng sông Hồng 279.6 343.4 74.4 86.2 508.0 360.7 53.3 75.7 44.6 80.2

Hà Nội 31.7 27.0 2.8 1.9 24.7 19.4 4.2 5.1 0.7 2.2

Vĩnh Phúc 54.9 72.2 17.3 25.1 45.0 40.8 4.6 5.9 5.7 9.6

Bắc Ninh 11.5 7.6 0.6 0.4 30.6 27.1 2.9 3.6 2.0 3.1

Hà Tây 69.0 64.8 24.0 35.5 85.3 73.4 5.7 8.9 14.4 28.9

Hải Dương 19.4 24.8 0.8 0.7 72.1 36.8 2.2 2.2 3.3 3.4

Hải Phòng 1.8 7.4 1.6 1.2 37.8 26.4 0.3 0.4 - -

Hưng Yên 19.1 28.3 - - 33.1 14.0 7.3 7.5 5.7 10.2

Thái Bình 19.1 55.4 0.8 0.9 85.2 48.1 5.4 6.5 6.4 11.9

Hà Nam 23.3 22.7 15.5 3.4 23.1 19.9 2.2 2.5 3.5 6.2

Nam ðịnh 10.9 15.6 2.0 2.6 52.1 33.2 11.0 21.8 2.9 4.7

Ninh Bình 18.9 17.6 9.0 14.5 19.0 21.6 7.5 11.3 - -

ðông Bắc 425.5 629.5 426.7 580.8 287.0 299.4 35.4 51.4 27.9 42.6

Hà Giang 71.7 88.6 21.2 18.6 4.2 5.9 1.8 3.3 4.4 12.6

Cao Bằng 75.8 88.7 13.0 19.4 8.9 8.4 0.3 0.5 4.3 5.2

Bắc Kạn 21.2 36.9 26.8 30.6 1.4 1.6 0.3 0.4 1.2 2.6

Tuyên Quang 38.6 56.2 38.2 40.3 14.8 25.8 3.9 6.1 2.1 2.9

Page 11: Chăn nuôi cơ bản

- 11 -

Lào Cai 38.3 61.0 64.1 56.7 1.7 2.2 0.7 1.0 2.2 4.2

Yên Bái 19.5 30.3 68.5 206.9 12.5 12.3 1.2 1.7 - -

Thái Nguyên 30.8 54.4 31.4 40.9 54.9 55.2 5.4 5.0 3.8 4.3

Lạng Sơn 44.8 76.5 37.0 35.7 11.7 12.9 2.0 2.5 2.3 2.4

Quảng Ninh 12.9 19.3 13.5 10.4 39.4 36.1 2.4 4.2 1.2 1.1

Bắc Giang 29.4 45.8 32.2 30.7 115.7 117.4 8.7 17.1 6.4 7.3

Phú Thọ 42.5 71.8 80.8 90.6 21.8 21.6 8.7 9.6 - -

Tây Bắc 227.8 384.0 265.3 390.0 23.6 30.4 6.5 9.5 15.0 24.5

Bắc Trung Bộ 227.4 517.5 255.2 554.7 470.7 414.9 98.3 138.5 3.4 8.6

Duyên hải Nam Trung Bộ 71.6 136.9 329.5 776.2 95.0 74.4 35.2 38.4 - -

Tây Nguyên 320.3 737.0 351.5 995.6 63.2 81.4 25.5 24.2 21.1 24.2

ðông Nam Bộ 401.9 534.5 215.5 2138.4 39.7 56.1 81.5 78.9 5.0 5.0

ðB sông Cửu Long 51.8 170.8 68.2 50.9 124.1 218.4 19.6 34.5 12.1 30.7

2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi ở Việt Nam

a) Thuận lợi - Nhà nước ñã có nhiều chính sách ñể khuyến khích chăn nuôi. - ðội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ñược ñào tạo ngày càng nhiều. - Các trang thiết bị phục vụ cho ngành chăn nuôi ngày càng hiện ñại. - Các trang trại tư nhân cũng ñầu tư phát triển chăn nuôi các loại gia súc gia cầm. - Các công ty nước ngoài ñã ñầu tư, liên doanh ñể phát triển ngành chăn nuôi ở Việt Nam như ñầu tư con giống và thức ăn. - Việt Nam có ñiều kiện thuận lợi về khí hậu ñể phát triển các loại cây trồng quanh năm. - Nhân dân ta lại có nhiều kinh nghiệm tận dụng và chế biến thức ăn cho vật nuôi. - Nhiều giống vật nuôi ở Việt Nam ñã thích nghi với ñiều kiện nhiệt ñới và có khả

năng chống bệnh tật cao như lợn Ỉ , lợn Móng Cái , gà Ri… - Trên thế giới có nhiều giống vật nuôi tốt mà chúng ta có thể nhập vào ñẻ nuôi thuần chủng hoặc lai tạo.

b) Khó khăn Ngành chăn nuôi vẫn còn ñang gặp nhiều hạn chế như

- Nhà nước chưa quản lý ñược hết các con giống, mà các con giống phần nhiều thường do các công ty hoặc các trang trại tùy tiện nhập ở nước ngoài vào hoặc tự lai tạo.

- Các con giống còn do các hộ chăn nuôi tùy tiện lai tạo ở khắp nơi gây ảnh hưởng không nhỏ ñến chất lượng ñàn giống. - Về thức ăn cho vật nuôi, các ñịa phương ñua nhau sản xuất chạy theo lợi nhuận mà nhà nước chưa có ñiều kiện ñể kiểm tra chất lượng. - Về diện tích dùng cho chăn nuôi cũng do ảnh hưởng của chuyển ñổi cơ cấu cây trồng hoặc do bố trí lại khu dân cư cũng làm ảnh hưởng ñến nguồn thức ăn của vật nuôi.

Page 12: Chăn nuôi cơ bản

- 12 -

- Về khí hậu, do những năm gần ñây nạn phá rừng nghiêm trọng ñã xảy ra nắng hạn hoặc lũ, lụt cũng ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. - Về tình hình bệnh dịch ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ñã gây thiệt hại ñáng kể cho ngành chăn nuôi.

2. 2. Tình hình chăn nuôi trên thế giới Sự phát triển chăn nuôi trên thế giới ngày nay ñược thể hiện ở tốc ñộ phát triển cả về số lượng và chất lượng vật nuôi cũng như về sức sản xuất của chúng (thịt, trứng, sữa,…)

Số lượng vật nuôi trên thế giới (Theo tạp chí chăn nuôi số 3 năm 2004)

Loại vật nuôi Năm 2002

(ðV: nghìn con) Bò 1.366.664 Trâu 167.162 Cừu 1.034.008 Dê 743.374 Ngựa 56.324 Lừa 40.447 La 13.325 Lạc ñà 18.483 Thỏ 522.885 Lợn 941.022 Gà 15.853.857 Vịt 1.065.701 Ngỗng 245.911 Gà tây 250.662

Sản xuất thịt lợn trên thế giới giai ñoạn 1997-2003 (Nguồn: FAO)

Năm Số lượng ñàn lợn (triệu con) Sản lượng thịt lợn (triệu tấn) 1997 1.061,6 82,3 1998 1.125,0 87,7 1999 1.150,0 88,7 2000 1.149,3 89,5 2001 1.170,6 91,2 2002 1.201,9 94,2 2003 1.219,6 95,8

Bình quân 1.154,0 89,6

Page 13: Chăn nuôi cơ bản

- 13 -

Sản xuất và phân phối thịt lợn của một số quốc gia năm 2001 (ðV: nghìn tấn; Nguồn: FAO)

Quốc gia Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu

ðan Mạch 1.700 1.390 44,0 ðức 4.070 560 780,0 Braxin 1.970 340 0,3 Canaña 1.730 730 110,0 Hà Lan 1.460 810 780,0 Hồng Kông 0 60 340,0 Mêhicô 1.060 67 287,0 Mỹ 8.690 640 440,0 Nga 1.500 12 420,0 Nhật Bản 1.200 1 1.120,0 Trung Quốc 42.980 290 440,0 Việt Nam 1.415 50 0,3

Sản lượng xuất nhập khẩu thịt lợn của một số nước trên thế giới năm 2003 (ðV: nghìn tấn; Nguồn: FAO)

Quốc qia Xuất khẩu Nhập khẩu

EU 1.300 - Mỹ 726 490 Canaña 815 - Braxin 379 - Hồng Kông - 300 Nhật Bản - 1.200 Nga - 710 Mêhicô - 310 Các nước khác 680 190 Tổng 3.900 3.200

Page 14: Chăn nuôi cơ bản

- 14 -

CHƯƠNG I

SINH LÝ GIA SÚC, GIA CẦM

Trong chương sinh lý gia súc, gia cầm, chúng tôi chỉ ñề cập ñến những vấn ñề cơ bản nhất như sinh lý tiêu hóa, sinh lý nội tiết, sinh lý sinh dục của vật nuôi nhằm ñáp ứng kịp thời cho những ñối tượng không ñược học chuyên ngành chăn nuôi nhưng muốn hiểu biết ñể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

I. Sinh lý tiêu hoá 1.1. Ý nghĩa của quá trình tiêu hoá thức ăn

Tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hoá học phức tạp ñến dạng ñơn giản ñể cơ thể ñộng vật có thể hấp thụ và lợi dụng ñược. Trong quá trình trao ñổi chất ñộng vật phải lấy thức ăn từ bên ngoài vào ñể cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể ñể duy trì quá trình sống bình thường.

Những chất dinh dưỡng gồm có: - Protein - Gluxit - Lipit - Nước - Khoáng - Vitamin Thức ăn sau khi vào ống tiêu hoá của gia súc phải ñược phân giải thành các vật chất ñơn giản mới ñược cơ thể gia súc lợi dụng ñể tạo thành các vật chất ñặc biệt của bản thân chúng. Riêng muối vô cơ, nước và vitamin có thể ñược hấp thu từ trạng thái ban ñầu. Cho nên trong chăn nuôi có thể thông qua con ñường thức ăn và hoạt ñộng tiêu hoá, hấp thu ñể ñạt tới mục ñích cải tạo giống vật nuôi.

1.2. Quá trình tiêu hoá và hấp thu 1.2.1. Tiêu hóa thức ăn ở miệng Miệng có nhiệm vụ lấy thức ăn và nước uống nhờ vào hai cơ quan thị giác và khứu giác ñể phân biệt và chọn lọc thức ăn cho thích hợp. Vì thế khi nuôi gia súc, gia cầm chúng ta phải căn cứ vào khẩu vị của gia súc, gia cầm ñể chế biến thức ăn. ðộng tác lấy thức ăn ở các loài gia súc có khác nhau: lợn dùng môi dưới nhọn ñưa thức ăn vào miệng, kết hợp với răng, lưỡi và vận ñộng ñặc biệt của ñầu ñể lấy thức ăn; trâu bò dùng lưỡi vì lưỡi trâu bò rất dài, vận ñộng linh hoạt và mạnh, kết hợp với răng hàm dưới và lợi hàm trên hoặc nhờ ñộng tác kéo giật của ñầu ñể lấy thức ăn; ngựa chủ yếu dùng môi trên và răng cửa ñể lấy thức ăn; dê, cừu lấy thức ăn gần giống như ngựa, môi trên của cừu có khe hở tiện cho việc gặm cỏ rất ngắn. Cách uống thì ñộng vật nhờ vào tác ñộng hấp dẫn của áp lực âm xoang miệng. Ở trong xoang miệng, thức ăn chịu tác dụng của hai quá trình là tiêu hoá hoá học và tiêu hoá cơ học:

Page 15: Chăn nuôi cơ bản

- 15 -

+ Tiêu hoá cơ học: là nhờ tác ñộng chủ yếu của răng và cơ hàm nhai nghiền thức ăn. Cho nên có thể dựa vào ñộ mòn của răng mà ñoán tuổi trâu bò. Quá trình nhai còn ñể hỗn hợp thức ăn với nước bọt, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch vị tiêu hoá ñồng thời thức ăn ñược thấm ñều với nước bọt. Ngoài ra ñộng tác nhai còn kích thích các thụ quan trong miệng gây ra sự tiết dịch tiêu hoá và sự vận ñộng của dạ dày, ruột một cách phản xạ, chuẩn bị tốt cho quá trình tiêu hoá. + Tiêu hoá hoá học: Chủ yếu nhờ vào các enzym có trong nước bọt tiết ra. Khi nhai thì có 3 tuyến nước bọt là.

- ðôi tuyến dưới hàm. - ðôi tuyến dưới lưỡi. - ðôi tuyến dưới tai tiết ra dịch ñổ vào xoang miệng. Ngoài ra còn nhiều tuyến nước

bọt nhỏ ñược phân bố tản mạn trên bề mặt của xoang miệng cũng ñược tiết ra ñổ vào xoang miệng.

* Về thành phần, tính chất, tác dụng của nước bọt - Thành phần: Trong nước bọt chứa 99-99,4 % nước và 0,6-1 % vật chất khô. Trong vật chất khô có chứa chất hữu cơ mà chủ yếu là Protein (ở thể keo là chất nhày Muxin và enzym). Chất vô cơ thì gồm các loại muối như muối clorua, muối sunphat, muối photphat của các nguyên tố natri, canxi, kali và magiê. Nước bọt còn chứa một số sản phẩm trao ñổi như CO2, urê, muối Bicacbonat natri. Trong nước bọt còn chứa enzym Amilaza và Mantaza. - Tính chất:

Nước bọt là dịch thể không có màu sắc, chỉ hơi ánh, có phản ứng kiềm (pH của nước bọt: 7,32 (ở lợn); 7,36 (ở chó và ngựa); 8,1 (ở ñộng vật nhai lại)). Tỷ trọng của nước bọt: từ 1,002 - 1,009. - Tác dụng của nước bọt:

+ Nhờ chất nhày Muxin làm cho thức ăn ñược dính lại từng viên ñể gia súc dễ nuốt + Phân giải tinh bột của thức ăn thành những vật chất ñơn giản như:

(C6H10O5) n Dextrin + Mantoza

Khi nhai tạo thành ñường Mantoz:

C12H22O11 + H2O 2 Glucoz (C6H12O6) Nước bọt có thể hoà tan ñược các chất trong thức ăn, làm xuất hiện vị giác và các phản xạ tiết dịch tiêu hoá. Nước bọt của ñộng vật nhai lại còn có tác dụng trung hoà axit hữu cơ sinh ra trong quá trình lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ. Nước bọt còn có khả năng diệt khuẩn, ñặc biệt nó có khả năng hoà tan vi khuẩn. Ở những gia súc mà tuyến mồ hôi kém phát triển thì sự thải nước bọt có tác dụng ñiều hoà thân nhiệt. Ở gia súc trưởng thành, trong một ngày ñêm bò tiết ra khoảng 60 lít, ngựa tiết ra khoảng 40 lít, lợn tiết ra khoảng 15 lít ...

Amilaza

Mantaza

Page 16: Chăn nuôi cơ bản

- 16 -

Ở gia cầm thì mỏ không có khả năng nghiền nát thức ăn. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở miệng không ñáng kể vì tuyến nước bọt của gia cầm không phát triển, nước bọt rất ít men tiêu hoá. Mỏ là một cơ quan vạn năng của gia cầm. Ở gà và gà tây thì mỏ ñược bao phủ bởi một lớp sừng cứng. Ở ngỗng và vịt, mỏ ñược phủ một lớp màng mỏng bằng sáp. Màng này có các ñầu mút thần kinh nên cũng là một cơ quan xúc giác. Vòm của khoang miệng là ñáy của khoang mũi, ñồng thời là chỗ ñặt của thân lưỡi trong nửa trước của khoang. Trong phần sau của khoang miệng có lõ mũi sau, qua ñó mà liên hệ ñược với hốc mũi. hàng loạt các mấu gờ của hầu làm ranh giới cho khoang miệng và hầu, những mấu gờ này xếp theo hàng ngang ñi qua vòm trên của khoang miệng. ðáy khoang miệng có lưỡi gắn vào khoang miệng nhờ các dây hãm của lưỡi. Phù hợp với hình dạng của mỏ, lưỡi gà hẹp và nhọn ñầu, lưỡi ngỗng và vịt rộng hơn. Ở vịt hai bên lưỡi còn có các mấu gờ mảnh như sợi. Ngoài các mấu gờ (chồi) vị giác còn có những chồi xúc giác. Khoang miệng có màng nhầy. Các tuyến của khoang miệng và hầu phát triển rất mạnh ở gà và gà tây cũng như ở tất cả các loài chim ăn hạt khác. Tuyến nước bọt tiết ra dịch nhầy ñể bọc lấy thức ăn và làm cho thức ăn ñược bôi trơn tạo ñiều kiện dễ nuốt.

1.2.2. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày 1.2.2.1. Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày ñơn Thức ăn từ miệng ñược ñưa xuống dạ dày nhờ phản xạ phức tạp có sự tham gia của cơ lưỡi, cơ hàm ....

Như dạ dày ñơn của chó, mèo, ngựa, ... từ ngoài vào trong ñược chia làm 4 lớp: + Lớp tương mạc: là lớp ngoài cùng + Lớp cơ + Lớp dưới màng nhày + Lớp màng nhày: là lớp trong cùng Trong lớp màng nhày thì có tuyến tiết ra dịch nhày và tuyến tiết dịch tiêu hoá, chỉ có một số ít ở sâu vào dưới lớp màng nhày. Màng nhày của dạ dày ñược chia làm 3 vùng rõ rệt: thượng vị, thân vị và hạ vị. Các tuyến ở vùng thân vị có tế bào chủ, tế bào vách và tế bào phụ. Tuyến vùng thượng vị có tế bào phụ. Tuyến vùng hạ vị có tế bào chủ và tế bào phụ. - Tế bào chủ tiết ra men - Tế bào vách tiết ra HCL - Tế bào phụ tiết ra dịch nhày

Gia súc có dạ dày ñơn thì tiêu hoá gồm hai quá trình : - Tiêu hoá cơ học: nhờ tác dụng co bóp của các lớp cơ dạ dày. - Tiêu hoá hoá học: ñược thực hiện nhờ dịch vị của dạ dày tiết ra

Page 17: Chăn nuôi cơ bản

- 17 -

Ảnh: Sự phân bố các khu tuyến của các loại dạ dày

A. Người, B. Chó, C. Ngựa, D. Lợn, E. Loài nhai lại

1. Thực quản, 2. Khu tuyến thượng vị, 3. Khu tuyến thân vị 4. Khu tuyến hạ vị, 5. Tá tràng

* Thành phần và tính chất, tác dụng của dịch vị: Dịch vị là một dịch thể thuần khiết, trong suốt có phản ứng axit và ñộ pH của dịch vị thay ñổi tuỳ thuộc vào loài: VD: pH = 1,5 - 2 (ở chó) pH = 2,5 - 3 (ở lợn) pH = 2,17 - 3,14 (ở bò) pH = 1,3 - 3,1 (ở ngựa). Tỷ trọng của dịch vị: 1,002 - 1.004 (ở chó); 1,003 (ở bê); 1,006 (ở dê). Trong dịch vị có chứa 99,5% nước và 0,5% vật chất khô. Trong vật chất khô có chứa chất hữu cơ và chất vô cơ. Thành phần của chất vô cơ gồm axit HCl, muối clorua, muối sunphat, muối photphat của các nguyên tố Ca, Na, K, Mg. Chất hữu cơ gồm có: Protein (chủ yếu là các enzym, axit lactic, adenozin triphotphat, urê, axit uric ... Hàm lượng của chúng trong dịch vị khác nhau ở các loài gia súc. Nó phụ thuộc vào tuổi và các loại thức ăn. Axit HCl có trong dịch vị tồn tại ở 2 dạng: tự do và liên kết (ở dạng liên kết thì liên kết với dịch nhày hoặc với chất hữu cơ trong thức ăn). Dịch vị tiết ra càng nhanh thì hàm lượng HCl tự do càng nhiều. Axit HCl tự do là thành phần chủ yếu quyết ñịnh ñộ axit của dịch vị (ñộ axit của dịch vị do HCl tự do, HCl liên kết, photphat axit và axit lactic tạo nên). Trong các bệnh khác nhau thì hàm lượng axit HCl ở dịch vị cũng biến ñổi.

Page 18: Chăn nuôi cơ bản

- 18 -

HCl ñược hình thành từ các tế bào vách ở phần màng nhày thân vị. Quá trình trao ñổi chất trong tế bào nhờ xúc tác của anhydraza cacbonic CO2 kết hợp với nước: CO2 + H2O H2CO3 Khi vận chuyển các chất ñể nuôi tế bào vách thì trong thành phần của máu có muối NaCl cho nên có sự kết hợp: NaCl + H2CO3 NaHCO3 + HCl Sau khi HCl ñược hình thành thì ñổ vào xoang dạ dày ñể tạo thành thành phần của dịch vị. + Axit HCl trong dịch vị có tác dụng: - Hoạt hoá men pepxinogen

- Làm trương nở khối thức ăn ñể làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hoá

- Duy trì ñộ pH của dịch vị - Diệt vi khuẩn không có lợi ở dạ dày - Kích thích ñóng mở van hạ vị và tiết dịch tụy.

* Một số enzym (men) của dịch vị - Pepxin

Là enzym chủ yếu của dịch vị. Khi mới tiết ra ở dạng không hoạt ñộng (pepxinogen). Nhờ tác dụng hoạt hoá của HCl một phần pepxinogen chuyển thành pepxin hoạt ñộng, pepxin này lại tiếp tục hoạt hoá pepxinogen còn lại (giai ñoạn tự xúc tác).

Pepxin có tác dụng phân giải protein của thức ăn tạo thành những thành phần ñơn giản (anbumoz và pepton). Enzym pepxin chỉ hoạt ñộng trong môi trường axit và tốc ñộ phân giải Protein cũng khác nhau. Nồng ñộ HCl thích hợp cho sự phân giải các loại protein cũng khác nhau (thường dao ñộng từ 0,1 - 0,5 %). - Chymozin Enzym này có tác dụng làm ngưng kết sữa. Chymozin thuỷ phân lớp protein bảo vệ trên bề mặt mixen cazeinogen, tách polipeptit. Sau ñó cazeinogen chuyển thành cazein. Enzym này có tác dụng trong môi trường toan yếu, trung tính và kiềm yếu với sự có mặt của muối Canxi, tạo Ca-Cazeinat ñông vón ñể lưu lại trong dạ dày lâu hơn. Ở ñộng vật bú sữa enzym chymozin nhiều hơn enzym pepxin vì nó có liên quan ñến dinh dưỡng sữa.

- Catepxin Enzym này có tác dụng phân giải protein giống pepsin, pH thích hợp cho enzym này hoạt ñộng dao ñộng từ 4 - 5 chủ yếu ở gia súc non. Nếu pH = 7 thì enzym này không hoạt ñộng. Trong dịch vị của ñộng vật bú sữa enzym này ở dạng hoạt ñộng. Ở ñộng vật trưởng thành hầu như nó không hoạt ñộng.

- Lipaza Enzym này hoạt ñộng yếu. Nó phân giải mỡ trung tính thành axit béo và glyxerin. Tác dụng của nó biểu hiện rõ ở mỡ sữa (mỡ nhũ hoá). Trong dịch vị ñộng vật trưởng thành lipaza hoạt ñộng yếu hơn, pH thích hợp cho lipaza hoạt ñộng phụ thuộc vào từng loài ñộng vật.

Page 19: Chăn nuôi cơ bản

- 19 -

Ở các vùng khác nhau của dạ dày, hoạt lực của dịch vị tiết ra cũng khác nhau. Ví dụ: Dịch vị của tuyến ñường cong nhỏ tiết ra có hoạt tính cao hơn so với dịch vị ñược tiết ra ở ñường cong lớn. - Amilaza Phần thượng vị trong dạ dày xảy ra sự phân giải tinh bột vì có enzym amilaza của nước bọt lẫn trong thức ăn từ miệng ñưa xuống. Trong dịch vị thuần khiết không có enzym amilaza (có tác giả cho rằng trong dịch vị của lợn có loaị enzym này). Nói chung sự tiết dịch vị ñối với các loại thức ăn khác nhau thì cũng khác nhau vì số lượng và chất lượng của dịch vị phụ thuộc vào tính chất của thức ăn. Ví dụ: Khi ăn thịt thì dịch vị của chó tiết ra nhiều, ñộ toan cao và sức tiêu hoá mạnh, hoặc cùng một loại thức ăn nếu thức ăn vào càng nhiều thì lượng dịch vị tiết ra càng nhiều, ñộ cứng của thức ăn càng lớn thì lượng dịch vị càng lớn.

* ðối với gia cầm thì tiêu hóa thức ăn ở diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ. Diều của gia cầm là túi chứa thức ăn rất phát triển ở gà. Vịt ngỗng không có diều, nhưng ở ñoạn dưới thực quản có một chỗ phình ra tạo thành hình bầu dục. Khả năng tiêu hoá thức ăn ở diều rất kém. Thức ăn dừng lại ở diều từ 3-4 giờ, lâu nhất từ 16-18 giờ, thức ăn ñược làm mềm ướt và ñẩy dần xuống dạ dày. - Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày tuyến (cuống mề): Trong dạ dày tuyến thức ăn chịu sự biến ñổi hóa học. Trong nếp màng nhày của dạ dày tuyến có nhiều tuyến hình ống và hình mấu lồi. Các tuyến hình ống tiết ra dịch nhầy ñể tránh cho thành dạ dày không tự tiêu hóa mình, còn các tuyến hình mấu lồi tiết ra enzym pepxin làm phân giải protein. - Tiêu hoá ở dạ dày cơ (mề):

Phần dạ dầy cơ ở gà và gà tây có thành rất dầy, ñược tạo thành chủ yếu nhờ các cơ trơn rất khỏe màu ñỏ lẫn màu xanh. Hai bên mặt ngoài của dạ dầy có lớp gân sáng, tất cả các cơ trơn ñều gắn chặt vào ñó. Ở phần trên và phần dưới dạ dầy có ở mỗi phần một túi kín. Bên trong có màng nhầy chứa nhiều tuyến hình ống chia thành từng ñám. Chất tiết của tuyến này thấm vào thức ăn rắn. Cùng với biểu bì ở bề mặt, lớp sừng dầy tạo thành một bề mặt vững chắc. Do phải làm việc liên tục, lớp sừng luôn luôn ñược bổ sung thêm. Gà và gà tây thường ăn thêm các viên ñá nhỏ vào dạ dày cơ. Với sự co bóp mạnh của một hệ thống cơ khỏe, thức ăn dễ bị nghiền giữa các hòn ñá nhỏ.

1.2.2.2. Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày kép Như dạ dày 4 túi ở trâu, bò, dê, cừu. + Túi 1 là dạ cỏ có dung tích 80% + Túi 2 là dạ tổ ong có dung tích 5% + Túi 3 là dạ lá sách có dung tích 7% + Túi 4 là dạ múi khế có dung tích 8%

Các túi 1, 2, 3 gọi là dạ dày trước. Ở dạ dày trước không có tuyến tiết dịch tiêu hoá. Và sự tiêu hoá nhờ vào vi sinh vật sống cộng sinh ở ñó. Ở dạ múi khế thì có tuyến tiết ra dịch tiêu hoá.

Page 20: Chăn nuôi cơ bản

- 20 -

Trâu, bò, dê, cừu khi ăn chỉ nhai sơ bộ rồi nuốt xuống dạ cỏ, ñến lúc nghỉ ngơi yên tĩnh mới ợ lên ñể nhai lại. Nhai lại ñược xem như một thích ứng sinh lý của loại gia súc này. Nhai lại có tác dụng giúp cho con vật ăn nhanh, dự trữ ñược khối lượng thức ăn lớn trong dạ cỏ. Sau khi vào dạ cỏ thức ăn ñược nước bọt và dịch trong dạ cỏ thấm ướt làm mềm. Khi vận ñộng của dạ cỏ bị ngừng thì thức ăn sẽ tích tụ lại trong dạ cỏ, từ ñó các thể khí do quá trình lên men và thối rữa sinh ra sẽ không ñược thải ra ngoài và gây nên hiện tượng trướng hơi. Sau khi ñẻ 3 tuần, bê nghé bắt ñầu nhai lại. Nếu như cho bê nghé ăn thức ăn thô sớm thì ñộng tác nhai lại sẽ xuất hiện sớm hơn. Bình thường sau khi ăn 30-70 phút thì trâu, bò bắt ñầu nhai lại (dê cừu sau khi ăn 20-45 phút). Thời gian của mỗi lần nhai lại trung bình từ 40 - 50 phút. Sau ñó nghỉ một thời gian rồi lại tiếp tục nhai lại. Mỗi ngày ñêm con vật nhai lại từ 6 - 8 lần (gia súc non khoảng 16 lần). Thời gian nhai lại trung bình trong mỗi ngày là 7 giờ.

* Tiêu hoá ở dạ cỏ Dạ cỏ ñược coi như một túi lên men lớn, có 50% vật chất khô tiêu hoá của khẩu phần ñược tiêu hoá nhờ các loài VSV sống cộng sinh ở ñó. Nước bọt ở trâu, bò thường tiết ra với lượng lớn, có pH = 8,1 nên khi nước bọt ñưa xuống dạ cỏ thì có tác dụng trung hoà các axít sinh ra trong quá trình lên men ñể giữ cho pH ở dạ cỏ luôn bằng 6,5-7,4. Kết quả của quá trình lên men trong dạ cỏ sinh ra các axít: axetic, propionic, butiric ... Các sản phẩm tạo thành trong quá trình lên men thì một phần ñược dạ cỏ hấp thu và phần còn lại ñược chuyển xuống bộ phận dưới. Do ñó những sản phẩm có tính axit không bị tích tụ lại ở dạ cỏ, còn một ít nữa thì ñược nước bọt trung hoà. Trong một ngày ñêm loài nhai lại có thể sử dụng ñược khoảng 100g protein có giá trị hoàn toàn từ vi sinh vật. Vi sinh vật ở dạ cỏ có 3 loại: Thảo phúc trùng, nấm, vi khuẩn. Khi thay ñổi khẩu phần ăn thì hệ vi sinh vật cũng thay ñổi cho nên ñối với loài nhai lại, việc chuyển dần từ khẩu phần này sang khẩu phần kia có ý nghĩa hết sức quan trọng. + Thảo phúc trùng: có khoảng 100 loài khác nhau và sinh sản nhanh, một ngày từ 4 - 5 thế hệ. Tác dụng của thảo phúc trùng là tiêu hoá về mặt cơ giới tức là xé rách màng xelluloz bên ngoài màng tế bào ñể làm nguồn dinh dưỡng của bản thân và tạo ñiều kiện cho các loại vi khuẩn khác tiếp tục phân giải. Thảo phúc trùng biến ñổi protein, tinh bột, ñường và một phần celluloz thành protein, polisacarit của bản thân. Trong 1g chất chứa ở dạ cỏ chứa khoảng 1 triệu thảo phúc trùng. + Nấm: Có tác dụng là mọc chồi làm phá vỡ các cấu trúc vách các tế bào của thức ăn thức vật và tiết một số enzym tiêu hóa xơ. + Vi khuẩn: Chiếm một số lượng lớn ở dạ cỏ, trong 1g chất chứa có tới 1010 vi khuẩn và chia làm 10 nhóm chính.

- Vi khuẩn phân giải cellulo. Chúng tiết ra enzym cellulaza thuỷ phân các chất xơ tự nhiên như Bacteroides, succinogenes, flavefaxiens…

- Vi khuẩn phân giải hemicellulo, như butyrivibrio fibrisolvens, Bacteroides, ruminicola...

Page 21: Chăn nuôi cơ bản

- 21 -

- Vi khuẩn phân giải tinh bột. Phần lớn các vi khuẩn phân giải chất xơ ñều có khả năng phân giải tinh bột như Bacteroides, amilophilus, succiamylolytica …

- Vi khuẩn sử dụng ñường - Vi khuẩn sử dụng axit như một số vi khuẩn có khả năng sử dụng axit lactic, succinic,

malic, fumaric … - Vi khuẩn phân giải protein. Một số vi khuẩn này có khả năng phân giải protein, lấy axit

amin làm nguồn năng lượng.

- Vi khuẩn tạo NH3 như Bacteroides ruminicola, selenomonas ruminanticum …

- Vi khuẩn tạo CH4 như methano bacterium ruminanticum …

- Vi khuẩn phân giải lipit. Một số vi khuẩn có khả năng phân giải axit béo mạch dài tạo xeton, một số khác hydro hoá axit béo không bão hoà thành bão hoà.

- Vi khuẩn tổng hợp vitamin. Vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B … Tiêu hoá cellulo:

Do enzym cellulaza của vi khuẩn phân giải cellulo thành những phần nhỏ hơn ñầu tiên thành dixacarit cellobioza, sau ñó ñến dạng monoxacarrit như glucoz. Sản phẩm cuối cùng là axit béo bay hơi. Tiêu hoá tinh bột và ñường:

Trong dạ cỏ loài nhai lại, tinh bột lên men dễ dàng tạo thành axit béo bay hơi và không bay hơi. Mặt khác, chúng tổng hợp các polixacarit, glicogen và amilopectin trong tế bào của chúng. Axit béo bay hơi tạo thành ở dạ cỏ sẽ ñược hấp thu ở dạ dày trước và ñược sử dụng làm nguồn năng lượng của cơ thể vật nuôi.

Tiêu hoá protein:

Trong dạ cỏ loài nhai lại, dưới tác dụng của vi sinh vật, protein sẽ ñược phân giải ñến peptit, axit amin, sau ñó ñến amoniac. Sản phẩm tạo thành sẽ ñược vi sinh vật sử dụng ñể tổng hợp thành protein của bản thân chúng. Trong quá trình tổng hợp, phần lớn protein thức ăn (40-80%) ñược chuyển thành protein vi sinh vật, protein còn lại không ñược phân giải sẽ chuyển vào dạ múi khế và ruột.

Tổng hợp vitamin: Trong quá trình hoạt ñộng sống, vi sinh vật trong dạ cỏ còn tổng hợp ñược vitamin

như riboflavin, axit nicotinic, biotin, B12 và vitamin K...

* Tiêu hoá ở dạ tổ ong Dạ tổ ong ñược coi như một bộ phận kéo dài của dạ cỏ, chỉ có các loại thức ăn loãng

và thức ăn ñược vi sinh vật tiêu hoá một cách sơ bộ mới chuyển qua ñược dạ tổ ong. Dạ tổ ong có tác dụng co bóp làm một phần thức ăn thô sẽ trở lại dạ cỏ và một phần lỏng sẽ chuyển xuống dạ lá sách cho nên có thể xem dạ tổ ong như một nơi vận chuyển.

* Tiêu hoá ở dạ lá sách Dạ lá sách ñược xem như một dụng cụ lọc. Khi nó co bóp thì phần thức ăn loãng sẽ chuyển vào dạ múi khế còn loại thức ăn thô sẽ ñược giữ lại giữa các lá sách ñể các lá sách

Page 22: Chăn nuôi cơ bản

- 22 -

nghiền nhỏ hơn (dạ lá sách coi như bộ phận tiêu hoá cơ học). ở dạ lá sách có khả năng hấp thu nước và axit béo bay hơi.

* Tiêu hoá ở dạ múi khế Dạ múi khế chia làm hai phần : thân vị và hạ vị, ở lớp màng nhày của dạ múi khế có các tuyến tiết dịch vị, thành phần của dịch có các enzym pepxin, chymozin và lipaza. Lượng axit HCl chiếm 0,12-0,46% nên dịch nhày thường có phản ứng axit, pH = 2,17-3,12. Vì vậy sau quá trình tiêu hoá ở dạ cỏ thì các chất chứa ở dạ cỏ cùng các vi sinh vật ñược chuyển xuống dạ tổ ong, qua dạ lá sách vào dạ múi khế thì vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt bởi axit HCl nên các loại enzym ở dạ múi khế và ruột non sẽ phân giải xác vi sinh vật ñể cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể gia súc.

1.2.2.3. Tiêu hoá thức ăn ở dạ dày trung gian Như dạ dày của lợn

- Giống dạ dày ñơn là có thượng vị, thân vị, và hạ vị. - Giống dạ dày kép là có túi mù. ở túi mù có các loại vi sinh vật thực hiện quá trình

phân giải thức ăn giống như dạ dày trước của dạ dày kép. Dạ dày lợn là dạ dày trung gian giữa dạ dày ñơn và dạ dày kép. Phần màng nhày của thượng vị ở dạ dày lợn có các tuyến tiết dịch nhày và có sự tiêu hoá tinh bột (dịch nhày không có enzym và HCl). ở túi mù có quá trình lên men của vi khuẩn, kết quả của quá trình lên men này là sản sinh ra các axit hữu cơ mà chủ yếu là axit lactic nhưng nồng ñộ thấp (0,1%) cho nên quá trình lên men không nhiều. Phần thân vị và hạ vị có các tuyến tiết ra dịch vị, trong thành phần có enzym pepxin, chymozin, HCl (0,35 - 0,45%).

Ảnh: Các bộ phận tiêu hóa của lợn

a - dạ dày, b - hạ vị , c - ruột non , d - ruột già , h - gan , i - thận

Enzym pepxin có hoạt tính phân giải protein mạnh. Chymozin làm ngưng kết sữa

nhanh, enzym này có ở cả lợn con và lợn lớn. Trong dạ dày lớn ñường cũng ñược tiêu hoá

Page 23: Chăn nuôi cơ bản

- 23 -

nhờ enzym trong nước bọt và trong thức ăn thực vật. Nơi có ñiều kiện thuận lợi ñể tiêu hoá ñường là vùng thượng vị và manh nang. Lợn tiết ra dịch vị liên tục và khi cho ăn thì lượng dịch vị ñược tăng lên. ðối với lợn con trước một tháng tuổi trong dịch vị không có axit HCl tự do vì lúc này lượng axit tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhày. Hiện tượng này gọi là "thiểu HCl", ñây là một ñặc ñiểm quan trọng trong quá trình tiêu hoá ở dạ dày lợn con. Khi thiếu HCl tự do trong dịch vị nên vi sinh vật có ñiều kiện phát triển gây bệnh ñường tiêu hoá ở lợn con. Enzym trong dịch vị ñã có từ khi lợn con mới ñẻ nhưng trước 20 ngày tuổi chưa có khả năng tiêu hoá vì trong dịch vị không có HCl.

Sức tiêu hoá của dịch vị lợn con tăng theo tuổi một cách rõ rệt (ở 9 ngày tuổi tiêu hoá 30 mg fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2- 3 giờ, ñến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ). Khả năng tiết ngưng kết sữa của dịch vị lợn con cũng biến ñổi theo tuổi. Lượng enzym chymozin trong dịch vị lợn con tăng lên trước 1 tháng tuổi sau ñó lại giảm, ñồng thời thức ăn khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau ñến sự tiết dịch vị. Thức ăn hạt kích thích tiết dịch vị mạnh hơn là sữa, dịch vị chứa axit HCL nhiều hơn và sức tiêu hoá mạnh hơn.

1.2.3. Tiêu hoá thức ăn ở ruột Thức ăn sau khi tiêu hoá ở dạ dày sẽ lần lượt chuyển xuống ruột.

Ruột ñược chia làm hai phần: ruột non và ruột già. + Ruột non gồm: - Tá tràng - Không tràng - Hồi tràng + Ruột già gồm: - Manh tràng - Kết tràng - Trực tràng

1.2.3.1. Tiêu hoá thức ăn ở ruột non Ruột non chiếm ñịa vị quan trọng trong toàn bộ quá trình tiêu hoá. Ở ñây thức ăn chịu

tác ñộng trực tiếp của các dịch là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột, sẽ ñược phân giải ñến sản phẩm cuối cùng ñể dễ dàng ñược ñưa vào máu và bạch huyết.

* Dịch tụy Do tuyến tụy nằm bên cạnh tá tràng tiết ra có hai chức năng - Chức năng nội tiết thì chỉ có một số tế bào tập trung thành cụm như quần ñảo ở chung quanh có mạch máu ñể thẩm thấu. - Chức năng ngoại tiết là tiết dịch tiêu hoá qua ống dẫn ñổ vào ruột. Dịch tụy tiết ra ở trong tuyến tụy qua 1-2 ống dẫn ñổ vào tá tràng. Dịch tụy có tác dụng phân giải từ 60- 80% các thành phần protein, gluxit và lipit của thức ăn. Về tính chất thì dịch tụy là một dịch thể có phản ứng kiềm pH = 7,8 - 8,4 (ngựa 7,3-7,6; lợn 7,7-7,9; bò 8,0) dịch tụy không có màu và trong suốt. Lượng dịch tụy tiết ra trong một ngày ñêm ở lợn khoảng 8 lít, ngựa khoảng 7 lít, bò là 6-7 lít, chó 200-300 ml.

Page 24: Chăn nuôi cơ bản

- 24 -

Về thành phần gồm có: 90% nước, 10% vật chất khô. Trong thành phần của vật chất khô thì chất hữu cơ chủ yếu là protein tồn tại ñưới dạng men tiêu hoá. Chất vô cơ thì gồm các loại muối như muối Bicacbonat Natri (NaHCO3), muối clorua, muối photphat của các nguyên tố Na, Ca, K ...

Trong dịch tụy có chứa các nhóm enzym: � Một số enzym phân giải protein của thức ăn - Tripxin ðây là men chủ yếu của dịch tụy, khi mới tiết ra ở dạng không hoạt ñộng là tripxinogen, sau nhờ tác dụng hoạt hoá của enzym enterokinaza tiết ra ở vách tá tràng thì tripxinogen thành tripxin có tác dụng phân giải protein thành peptit và axit amin. - Chymotrypxin Enzym này khi mới tiết ra ở dạng không hoạt ñộng là chymotripxingen, sau ñó nhờ tác dụng hoạt hoá của enzym tripxin trở thành chymotripxin hoạt ñộng. Chymotripxin có tác dụng phân giải protein và polipepetit phân tử lớn thành peptit và axit amin. Chymotripxin có tác dụng yếu hơn tripxin. - Cacboxipolipeptidaza Enzym này có tác dụng cắt mạch peptit ñể tạo ra axit amin có gốc cacboxyl tự do. - Dipeptidaza Enzym này phân giải dipeptit thành 2 axit amin. - Protaminaza Enzym này chỉ thuỷ phân protamin. - Nucleaza Enzym này phân giải axit nucleic thành mononucleotit.

� Một số enzym phân giải gluxit của thức ăn

- Amilaza

ðây là enzym phân giải tinh bột và ñường glycogen thành ñường mantoz. Tác dụng của amilaza dịch tụy mạnh hơn nhiều so amilaza của nước bọt. Amilaza dịch tụy phân giải cả tinh bột sống và tinh bột chín, tác dụng của nó ñược tăng cường bởi dịch mật. - Mantaza

Thuỷ phân ñường mantoz thành ñường glucoz. - Lactaza

Thuỷ phân ñường lactoz thành ñường galactoz và ñường glucoz. Nó có ý nghĩa quan trọng ñặc biệt ñối với gia súc bú sữa. - Sacaraza

Thuỷ phân sacaroz thành glucoz và fructoz. � Nhóm enzym phân giải lipit của thức ăn

- Lipaza

Enzym này thuỷ phân mỡ thành glyxerin và axit béo. Lượng lipaza trong dịch tụy tăng lên khi hàm lượng mỡ trong thức ăn tăng lên.

* Dịch mật Dịch mật ñược hình thành ở gan sau ñó ñưa vào dự trữ ở túi mật. Khi có quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non thì dịch mật mới từ túi mật ñổ vào tá tràng (ngựa không có túi mật).

Page 25: Chăn nuôi cơ bản

- 25 -

Sự tiết dịch mật ở gan là một quá trình tiết dịch tiêu hoá nhưng ñồng thời cũng là một quá trình bài tiết các sản phẩm của sự phân giải các hồng cầu già ở gan. Hồng cầu có tuổi thọ khoảng 130 ngày, sau khi trở về gan, hồng cầu lại bị tiêu huỷ chỉ còn giữ lại sắt nên dịch mật có màu. Dịch mật ở gan khi chuyển ñến túi mật thì có sự biến ñổi về thành phần cho nên người ta chia làm hai loại là dịch mật ở gan và dịch mật ở túi mật.

Dịch mật ở gan có pH = 7,5 và tỷ trọng là 1,009-1,013. Dịch mật ở túi mật có pH = 6,8 và tỷ trọng là 1,026-1,048. Sở dĩ có sự thay ñổi này là do khi ñến túi mật thì một số chất hoà tan và một số chất

khác bị túi mật hấp thu, mặt khác lớp màng nhày lại tiết ra dịch nhày ñổ vào túi mật nên dịch mật ở túi mật ñậm ñặc hơn và tỷ trọng cũng cao hơn. Về tính chất thì dịch mật có màu xanh, màu vàng, có vị ñắng và có phản ứng kiềm. Trong thành phần của dịch mật có hai loại sắc tố mật: + Bilirubin: Thường có màu vàng thẫm, có ở trong loài gia súc ăn thịt. + Bilivecdin: Có máu xanh thẫm ở loài gia súc ăn cỏ. Sắc tố mật thường xuất hiện trong máu cho nên nó là một chỉ tiêu ñể chẩn ñoán bệnh.

Các axit mật gồm có: axit colic, axit desoxicolic, axit glicocolic. Trong mật các chất này ở dạng kết hợp với các chất khác như glicocol và taurin. Trong thành phần của mật, ngoài sắc tố mật và axit mật còn có colesterin, photphatit, mỡ thuỷ phân và tự do, sản phẩm phân giải protein (urê và axit uric, kiềm purin), muối kali, natri, canxi, photphat và các axit khác. - Tác dụng của dịch mật: Lượng mật thải ra trong một ngày ñêm ở ngựa từ 6 - 8 lít, bò từ 7 - 9,5 lít, cừu và dê từ 1 - 1,5 lít và ở lợn từ 2,4 - 3,8 lít. Nó làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và làm nhũ hoá mỡ và làm tăng diện tích tiếp xúc của mỡ với dịch tiêu hoá. Các muối kiềm trong dịch mật có tác dụng trung hoà axit từ dạ dày ñưa xuống ruột non và làm ngừng tác dụng của enzym pepxin phân giải enzym tripxin; làm tăng cường hoạt lực của enzym lipaza, amilaza và proteaza của dịch tuỵ và dịch ruột. Các axit mật dễ dàng liên kết với các axit béo ñể tạo thành một phức chất hoà tan. Từ phức chất này dễ ñược hấp thu vào máu và bạch huyết.

* Dịch ruột Trên toàn bộ màng nhày ruột non có tuyến brunner phân bố ở ñoạn tá tràng và tuyến lieberkun. Những tuyến này tiết ra dịch ruột. Dịch ruột là một dịch thể thuần khiết không màu và có phản ứng kiềm (pH = 8,2-8,7). Trong dịch ruột có chứa dịch nhày và các hạt nổi lơ lửng. Những hạt này do biểu mô màng nhày bong ra, tinh thể colesterin và các chất khác tạo thành. Trong dịch ruột có chứa nhiều enzym aminopeptidaza, prolinaza, dipeptidaza ... Trong dịch ruột còn có các enzym hoạt ñộng yếu như: nucleaza, lipaza, amilaza. Ngoài ra còn chứa cả enzym enterokinaza và peptidaza. Thành phần dịch ruột cũng thay ñổi tuỳ thuộc vào tính chất của thức ăn. Nếu thức ăn giàu protein thì hàm lượng enzym phân giải protein trong dịch ruột tăng lên; thức ăn nhiều tinh bột thì hàm lượng enzym phân giải tinh bột tăng lên.

Page 26: Chăn nuôi cơ bản

- 26 -

1.2.3.2. Tiêu hoá thức ăn ở ruột già Các chất hỗn hợp của thức ăn ñã ñược tiêu hoá hoặc chưa ñược tiêu hoá ở ruột non và các dịch tiêu hoá ñược gọi là dưỡng chấp. Dưỡng chấp ñược chuyển từ ruột non tới manh tràng của ruột già qua van hồi manh. Van này chỉ chuyển dưỡng chấp ñi theo một chiều và mỗi lần ñóng mở có chu kỳ 30 - 60 giây. Trong lớp màng nhày của ruột già có các tuyến nhưng dịch ñược tiết ra rất ít. Trong thành phần của dịch ruột già cũng có các enzym tương tự như trong dịch ruột non nhưng hoạt ñộng yếu hơn. Do ñó ở gia súc ăn thịt thì quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột già không quan trọng vì thức ăn chủ yếu ñược tiêu hoá và hấp thu ở ruột non. Tiêu hoá ở ruột già còn nhờ vào các loại enzym trong dưỡng chấp từ ruột non ñưa xuống. ðối với gia súc dạ dày ñơn như ngựa ăn nhiều thức ăn xanh và gia súc có dạ dày 4 túi thì sự tiêu hoá thức ăn ở ruột già ñóng một vai trò quan trọng vì ruột già có rất nhiều vi khuẩn cư trú tại ñó. Trong 1 gam chất chứa ở ruột già có tới 15 tỉ vi khuẩn, những vi khuẩn này chủ yếu tập chung ở manh tràng. ở ñó bao gồm các loại vi khuẩn tham gia vào quá trình lên men ñường, vi khuẩn phân giải chất xơ và vi khuẩn gây thối rữa protein. Quan trọng là vi khuẩn phân giải chất xơ và vi khuẩn lên men ñường, các loại vi khuẩn này phân giải thức ăn tương tự như trong dạ cỏ của gia súc nhai lại, cũng tạo thành các sản phẩm như axit béo dễ bay hơi, ñường glucoza và ñược cơ thể gia súc lợi dụng. Trong quá trình lên men thì vi khuẩn sinh ra các thể khí như CO2, CH4, H2S ... Khi thối rữa protein, các sản phẩm không ñược hấp thu sẽ gây ñộc với cơ thể: crezol, phenol, scatol, indol ... Những chất này ñược hấp thu vào máu và về gan ñể giải ñộc. Ruột già còn là cơ quan bài tiết. Qua vách ruột già chất khoáng và một số chất khác ñược thải ra ngoài. Ở phần cuối ruột già có quá trình hấp thu nước và hình thành phân. Ở ngựa thì manh tràng ñược xem như là dạ cỏ. Manh tràng ngựa có dung tích 32 - 36 lít (trong khi ñó ở dạ dày có 7 - 15 lít) và khoảng 40 - 50% chất xơ và 39% protein tiêu hoá tại ñó nhờ vào các vi sinh vật.

* Tiêu hoá thức ăn ở ruột gia cầm Ruột gia cầm gồm có

+ ruột non + ruột già + trực tràng Chiều dài ruột ở gà và gà tây dài hơn 5-6 lần chiều dài thân, ở ngỗng và vịt là từ 4-5

lần. Thành của ruột có cơ trơn, bên trong có lớp màng nhầy ruột và các lông nhung. Trong thân của lông nhung có các tuyến liberkun hình ống. Số lượng và kích thước thay ñổi. Ruột có nhiều khúc cong, chiếm phần lớn xoang bụng về phía bên phải và ñược xoang bụng bao bọc. Giữa ruột và thành cơ thể có hai túi khí bảo vệ, ñó là túi bụng và túi sau ngực. a) Tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Ruột non có 3 phần: tá tràng, ruột giữa và ruột sau. Chiều dài tá tràng của gà vào khoảng 30 cm, ruột giữa là 85-120 cm và ruột sau gần 16 cm. Chiều rộng của tá tràng là 0,8-1,2 cm, của ruột giữa là 0,6-1,0 cm và của ruột sau hơi nhỏ hơn. Trên 1 cm2 màng nhầy của tá tràng có gần 8000 tuyến liberkun, của ruột giữa là 6000 còn của ruột sau là 6500.

Page 27: Chăn nuôi cơ bản

- 27 -

- Tá tràng ñi ra từ dạ dày cơ, có hình chữ U kéo dài tới phần hông. Tại các phần khác nhau của tá tràng nối lièn với ruột sau, với manh tràng, với gan và với tuyến tụy. - Ruột giữa là phần dài nhất của ruột non. ðó là một khúc ruột có tới 10 khúc cuộn tạo thành 3 vòng và 1/4, màng treo ruột giữ cho ruột ở ñúng vị trí. - Ruột sau là phần ruột ngắn nhất của ruột non, nằm ở chính giữa xoang bụng và kết thúc ở chỗ có manh tràng. Phần cuối của ñoạn ruột này nằm sát vào dưới cột sống, ở ñó có hai tuyến gan và tụy chảy vào ruột non . Gan là tuyến to nhất trong hệ thống các cơ quan tiêu hóa. Khối lượng của nó theo các só liệu thống kê trên cơ sở quan sát ở gà Leghorn là 1,89% khối lượng cơ thể. Khối lượng gan có mối tương quan với khói lượng của thận. Túi mật là nơi dự trữ mật. Từ thùy trái của gan, mật chảy vào khúc lượn của tá tràng qua ống dẫn của ống mật. Từ thùy phải của gan, mật chảy ra ống dẫn mật ñến túi mật rồi lại qua ống của túi ñó chạy tới khúc lượn của tá tràng. Tuyến tụy là một tuyến lẻ màu hơi ñỏ hoặc trắng nhợt nằm ở khúc lượn của tá tràng, gồm có hai hay ba thùy gắn liền nhau. Thường có hai ống dẫn (ngỗng và vịt) hay ba ống dẫn (gà, gà tây). Các ống của tuyến tụy chảy vào tá tràng cùng với các ống thông của gan chảy vào túi mật. Chất tiết của tuyến tụy có nhiều loại enzym khác nhau (chủ yếu là enzym diastasa phân giải gluxit). Ngoài ra còn có các ñảo Langherans tiết ra hocmon insulin. b) Tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Ruột già: tương ñối ngắn, rộng hơn ruột non, ngăn cách với ruột non bởi một màng nhầy có nhiều nếp gấp lớn. Manh tràng bắt ñầu từ chỗ lồi tiếp giữa ñoạn sau của ruột non và ruột già, ñó là do ruột phân nhánh mà ra. Ở gà, ngỗng và vịt chiều dài của manh tràng là 20-25 cm, ở gà tây là 30 cm. Trong manh tràng chủ yếu là tiêu hóa xơ. Ở gà nếu thiếu manh tràng thì sự tiêu hóa xơ thô sẽ giảm xuống. Trong manh tràng còn có sự hấp thu nước và các sản phẩm hòa tan của sự phân giải protein. Các vi sinh vật trong manh tràng tạo ñược các vitamin nhóm B, các vitamin này ñược màng ruột hấp thu dần dần. c) Trực tràng

Trực tràng ở gia cầm rất ngắn, chạy xuống phía dưới tới lỗ huyệt. Trực tràng chủ yếu là chứa phân. Lỗ huyệt chung cho cả nước giải và phân. Các ống dẫn tinh và ống dẫn trứng cũng chạy tới ñó. Bằng hai nếp nhăn ngang lỗ huyệt ñược chia ra làm 3 phần: Trực tràng mở ra ở phần bên, phần giữa là lỗ thông của ống dẫn nước tiểu, ống dẫn tinh hay ống dẫn trứng. Phần thứ 3 kết thúc bằng lỗ hậu môn.

1.2.4. Quá trình hấp thu Sự hấp thu là quá trình nhận các chất khác nhau vào máu và bạch huyết, qua da và nội bì dưới da, qua màng nhày ống tiêu hoá và túi mật, qua bề mặt của phế bào, phổi, xoang bụng... Quan trọng nhất là sự hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn ở các bộ phận ñường tiêu hoá. Bởi vì nhờ quá trình này mà cơ thể nhận ñầy ñủ các chất cần thiết cho sự hoạt ñộng và sự bồi ñắp của cơ thể.

Page 28: Chăn nuôi cơ bản

- 28 -

Ở miệng hầu như không có sự hấp thu vì thức ăn dừng lại ở ñây không lâu. Trong dạ dày có sự hấp thu nước, glucoz, axit amin, các chất khoáng nhưng ở mức ñộ không nhiều vì có sự tiết dịch vị ngược chiều từ tuyến ñổ vào xoang dạ dày. Trong dạ dày trước của loài nhai lại có quá trình hấp thu mạnh vì lớp màng nhày của dạ dày trước có nhiều lớp tế bào thượng bì, trên tế bào có nhiều mạch quản làm cho diện tích bề mặt tăng lên rất lớn. Ruột non là nơi hấp thu chủ yếu của các loại gia súc. ở ruột non thức ăn ñã ñược phân giải gần như triệt ñể. Lớp màng nhày của ruột non có rất nhiều nhung mao làm tăng bề mặt của ruột non lên 20-25 lần. Trên bề mặt nhung mao có vô số vi nhung mao làm cho bề mặt hấp thu của màng nhày ruột tăng lên nhiều lần (ở chó là 500 m2). ðó là ñiều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Ở ruột già cũng có quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng nhưng ở mức ñộ ít hơn nhiều vì phần lớn các chất dinh duỡng ñã ñược hấp thu ở ruột non. * Protein: ðược hấp thu chủ yếu ở ruột non dưới dạng axit amin và một phần dưới dạng peptit có phân tử nhỏ. Ở lợn con giai ñoạn bú sữa có thể hấp thu dạng nguyên vẹn là

γ-globulin. Ở gia súc nhai lại dạ dày có thể hấp thu các sản phẩm phân giải protein của vi sinh

vật. * ðường: ðược hấp thu chủ yếu ở ruột dưới dạng monosaccarit như ñường glucoz, galactoz, fructoz và một phần disaccarit như lactoz. * Mỡ: ðược hấp thu dưới hai dạng: - Hấp thu các sản phẩm ñã phân giải như axit béo và glixerin

- Hấp thu dưới dạng mỡ nhũ hoá (các hạt mỡ có kích thước 0,5 µ).

* Nước: ðược hấp thu ở tất cả các bộ phận trong ñường tiêu hoá nhưng chủ yếu ở ruột vì trong ống tiêu hoá nước ñược trao ñổi rất nhiều, trước hết là do sự tiết dịch tiêu hoá. Tốc ñộ hấp thu nước thay ñổi phụ thuộc vào hỗn hợp với muối, ñường, hoặc dưỡng chấp. * Chất khoáng: ðược hấp thu chủ yếu ở ruột non. Sắt ñược hấp thu ở dạng muối; ñồng, kẽm, i-ôt và những chất khác ñuợc hấp thu ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.

II. Sinh lý nội tiết 2.1. Khái niệm Các tuyến trong cơ thể thường ñược chia làm 2 loại: * Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến mà chất tiết ra có ống dẫn như tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến ruột ... * Tuyến nội tiết: Là loại không có ống dẫn mà chất tiết ra từ trong tuyến ñược thẩm thấu trực tiếp vào máu và bạch huyết ñể chuyển ñi khắp cơ thể. Những chất tiết ra từ tuyến nội tiết gọi là hocmon hay kích tố. Hocmon có tác dụng ñiều tiết các quá trình sinh lý quan trọng trong cơ thể như quá trình trao ñổi chất, quá trình sinh trưởng, phát dục ...

Page 29: Chăn nuôi cơ bản

- 29 -

Tác dụng của hocmon khác với thần kinh là thời gian tác dụng của hocmon chậm và kéo dài trên phạm vị rộng và có ñộ chính xác nhất ñịnh. Tuyệt ñại bộ phận hocmon là các chất hoá học có cấu trúc phân tử nhỏ dễ thấm vào tế bào và vách mạch quản.

2.2. ðặc ñiểm của hocmon - Hocmon thường không mang tính chất ñặc hiệu theo loài. Ví dụ: oestrogen lấy trong buồng trứng của ngựa cái vẫn có tác dụng ñối với gia súc khác hoặc chuột cái và ngược lại.

- Hocmon có tác dụng với liều lượng rất ít tính bằng ñơn vị γ hay ñơn vị sinh vật.

Thời gian tác dụng của hocmon khác nhau, có những hocmon tác dụng với thời gian rất ngắn như adrenalin (kích thích sự phân giải glycogen thành glucoz ở gan), có loại tác dụng lâu hơn như tiroxin. Trong thực tế ứng dụng ñiều trị, người ta phải dùng hocmon một cách liên tục hoặc tìm cách kéo dài tác dụng của nó. - Hocmon có tác dụng riêng biệt ñối với một vài bộ phận trong cơ thể như secretin của tá tràng chỉ có tác dụng lên tuyến tụy. - Hocmon có tác dụng ñến các bộ phận ở xa hoặc ở gần tuyến: hocmon tuyến yên. - Hocmon ñược sản xuất ra một cách không liên tục, tuỳ theo từng giai ñoạn sinh lý, tuỳ vào nhu cầu như prolactin khi nuôi con, hocmon nhau thai khi có chửa thì tiết ra nhiều ...

2.3. Chức năng sinh lý của một số tuyến nội tiết 2.3.1. Tuyến giáp trạng Tuyến giáp trạng ñược nằm ở hai bên ñầu trên của khí quản và xếp thành ñôi ở giữa có một eo nhỏ, khối lượng của tuyến: + bò sữa: 23 - 41 g + bò thịt: 21 - 36 g + ngựa: 20 - 35 g + lợn: 12 - 30 g + cừu: 4 - 7 g Cấu tạo tuyến giáp trạng ñược chia làm nhiều thuỳ nhỏ và mỗi thuỳ nhỏ lại do rất nhiều bao tuyến tạo thành, mỗi bao tuyến ñược xem là nơi tổng hợp và dự trữ hocmon. * Tác dụng sinh lý của tuyến giáp trạng: Tuyến giáp trạng tiết ra hocmon tiroxin, hocmon này cấu tạo nên từ hai thành phần: - axit amin tirozin - i-ôt ðầu tiên là i-ôt vô cơ từ cơ quan tiêu hoá ñược hấp thu vào máu và vận chuyển về gan, sau ñó ñến tuyến giáp trạng. Khả năng hấp thụ i-ôt của tuyến giáp trạng mạnh gấp 80 lần so với cơ quan khác nên tuyến giáp trạng luôn có 0,05% i-ôt so với khối lượng của tuyến. Khi i-ôt vô cơ ñến tuyến giáp trạng thì ñược chuyển thành i-ôt hữu cơ. I-ôt hữu cơ ñược oxy hoá và kết hợp với axit amin tirozin ñể tạo thành monoiodotirozin và diiodotirozin. Sau ñó nhờ tác dụng của enzym xitocromoxidaza, peroxidaza và hocmon tireostimulin của tuyến yên, monoiodotirozin và diiodotirozin ñược chuyển thành tiroxin.

Tiroxin khi ñược hình thành trong xoang bao tuyến thường ñược kết hợp với globulin thành tireoglobulin dự trữ trong xoang bao tuyến, khi cơ thể cần thì phân giải thành tiroxin.

Tiroxin tham gia vào quá trình trao ñổi chất như trao ñổi protein, mỡ, ñường, muối vô cơ, nước và vitamin. Vì vậy tiroxin có ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình sinh trưởng phát dục

Page 30: Chăn nuôi cơ bản

- 30 -

của cơ thể. Do ñó ở gia súc nếu cắt bỏ tuyến giáp trạng thì sự sinh trưởng sẽ bị ngừng, các hệ thống xương ống sẽ bị cốt hoá sớm làm cho con vật có tầm vóc nhỏ. Ở gia súc trưởng thành sau khi cắt tuyến giáp trạng thì trao ñổi chất giảm tới 30-50 %.

Khi nhược năng tuyến giáp thì cơ thể có biểu hiện da bị tích nước (thuỷ thũng), lông rụng, tim ñập chậm, thân nhiệt giảm, hoạt ñộng của hệ thống thần kinh cũng bị rối loạn tổ chức liên kết. Tuyến giáp trạng do thiếu iode tạo nên bướu cổ.

Khi trạng thái tuyến giáp hoạt ñộng mạnh sinh hiện tượng ưu năng làm cho quá trình trao ñổi chất tăng lên gấp 2 lần so với bình thường, thân nhiệt cao, tần số tim ñập nhanh và khối lượng cơ thể giảm.

Trong chăn nuôi lợn nhiều nước dùng metiltiouraxil và propiltiouraxil ñể vỗ béo lợn 9-10 tháng tuổi, chất này ức chế cơ năng tuyến giáp trạng, làm giảm sự oxy hoá, từ ñó lợn không thích hoạt ñộng nên béo nhanh.

2.3.2. Tuyến yên Kích thước, khối lượng tuyến yên của các loài gia súc có khác nhau. Khối lượng tuyến yên bình quân ở bò là khoảng 3,8g, ngựa khoảng 2,1g, cừu khoảng 0,4g và ở lợn khoảng 0,3g. Tuyến yên ñược chia làm 3 thuỳ: - Thuỳ trước

- Thuỳ giữa - Thuỳ sau

Sau khi cắt tuyến yên thì ñộng vật có những biến ñổi về hình thái và sinh lý khác nhau tuỳ theo loài và tuổi.

• Biểu hiện sau khi cắt tuyến yên: - Ở gia súc non: quá trình sinh trưởng bị ngừng, xương ống bị cốt hoá sớm làm cho con

vật có tầm vóc nhỏ. - Ở gia súc trưởng thành: tuyến sinh dục bị teo ñi, ở gia súc cái thì tuyến vú cũng bị teo. - Ở gia súc chưa ñến tuổi trưởng thành: cơ quan sinh dục không tiếp tục phát triển nữa.

Cắt tuyến yên còn làm teo tuyến giáp trạng nên làm giảm quá trình trao ñổi chất, dẫn ñến hiện tượng nhược năng tuyến giáp trạng, làm vỏ tuyến thượng thận cũng teo ñi, trao ñổi protein, gluxit, lipit bị rối loạn.

2.3.2.1. Hocmon của thuỳ trước tuyến yên

• Somatotropin hocmon (STH) - kích sinh trưởng tố: Tác dụng tuỳ theo tuổi của gia súc, ñối với gia súc non thì Somatotropin hocmon làm

tăng cường sinh trưởng, giúp quá trình tổng hợp protein. Do ñó khối lượng, tầm vóc và các cơ quan bên trong của cơ thể ñều tăng lên. ðối với sự trao ñổi lipit, nó thúc ñẩy oxy hoá mỡ, làm giảm lượng mỡ ñự trữ ở dưới da. Somatotropin hocmon còn ảnh hưởng ñến sự phát triển của xương thông qua sự trao ñổi canxi và photpho.

• Prolactin : Prolactin hocmon làm cho tuyến vú hoàn toàn phát dục và tiết sữa. Ngoài ra nó còn

kích thích thể vàng tiết ra progesteron. Trong thực tiễn chăn nuôi có thể dùng prolactin ñể làm tăng sản lượng sữa của gia súc cái hoặc làm cho nó tiết sữa.

Page 31: Chăn nuôi cơ bản

- 31 -

• Gonadostimulin hocmon (GH) - kích sinh dục tố: Chia làm 2 loại:

+ Foliculostimulin hocmon (FSH) + Luteinostimulin hocmon (LH)

Chúng ñều có liên hệ trực tiếp ñối với hoạt ñộng sinh dục của ñộng vật. FSH ñược tiết ra ở gia súc ñực và gia súc cái. ðối với con cái FSH làm tăng cường sự phát triển của các bao noãn trên buồng trứng, cùng với LH làm cho trứng chín và tiết ra oestrogen. ðối với con ñực, FSH tác ñộng vào ống sinh tinh ñể sản sinh ra tinh trùng ñồng thời kích thích dịch hoàn tiết ra androgen.

Trong chăn nuôi chứng chậm sinh, vô sinh thường do lượng FSH tiết ra không ñủ khi con vật ñã ñến tuổi thành thục về tính. Một trong những nguyên nhân làm mật ñộ tinh trùng ít, hoạt lực tinh trùng kém là do lượng hocmon tiết ra không ñủ.

LH có tác dụng kích thích làm cho trứng chín và rụng trứng, hình thành nên thể vàng, kích thích thể vàng tiết ra progesteron (ñối với con ñực thì kích thích tiết ra androgen).

Nếu cắt bỏ tuyến yên thì trứng không thành thục và không rụng, không xuất hiện ñặc tính sinh dục thứ cấp. Mặt khác LH làm tăng ñộ tiết dịch trong bao noãn. Dịch tiết nhiều làm tăng áp lực trong bao noãn làm bao noãn vỡ ra và trứng rụng.

Muốn trứng rụng tốt thì tỷ lệ LH/FSH = 3/1, có trường hợp có ñộng dục mà không rụng trứng vì tỷ lệ trên không thích hợp.

Những trường hợp ñộng dục giả, chậm sinh và vô sinh thường là do mất cân bằng về nội tiết sinh dục gây nên.

* Tireostimulin hocmon (TSH) - kích giáp trạng tố: TSH có tác dụng kích thích sự phát dục của tuyến giáp trạng ñể tiết ra tiroxin. Nếu cắt

bỏ tuyến yên của nòng nọc thì biến thái bị ngừng và nòng nọc không rụng ñược ñuôi, không thành ñược ếch nhái. Vì sau khi cắt tuyến yên thì sự hoạt ñộng nội tiết của tuyến giáp trạng ngừng ñột ngột.

* Adreno cortico trophin hocmon (ACTH) - kích thượng thận tố: ACTH có tác dụng thúc ñẩy sự hoạt ñộng của miền vỏ tuyến thượng thận làm tiết ra các hocmon. ACTH làm tăng sự tái hấp thu muối và nước ở trong ống thận nhỏ. Nó còn ảnh hưởng ñến sự tạo thành ñường từ mỡ và axit amin. Kết quả là làm tăng ñường huyết và tăng cường thải nitơ. Trong chăn nuôi người ta ñã nghiên cứu ñể chữa bệnh thiếu máu, kích thích tạo máu.

2.3.2.2. Hocmon của thuỳ giữa * Molanopho stimulin hocmon (MSH) - giãn sắc tố: Hocmon này có tác dụng làm cho các tế bào sắc tố của ếch và một số ñộng vật khác giãn ra, nghĩa là làm cho các hạt sắc tố bên trong tế bào phân tán ñều làm cho da có màu tương ứng. ðược biểu hiện rõ nhất ở ñộng vật như màu ñen của ếch.

2.3.2.3. Hocmon của thuỳ sau (thuỳ thần kinh) Thuỳ thần kinh tiết ra hocmon oxytoxin và vazopressin. * Oxytoxin: Có tác dụng làm tăng cường sự co bóp của cơ trơn tử cung, bàng quang, ruột non và cơ quanh tuyến vú.

Page 32: Chăn nuôi cơ bản

- 32 -

* Vazopressin: Có tác dụng thúc ñẩy các ống thận nhỏ tái hấp thu nhiều nước làm giảm lượng nước tiểu thải ra. Làm co các huyết quản nên làm tăng huyết áp. * ðiều hoà hoạt ñộng của tuyến yên: Tuyến yên một mặt liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương, một mặt có tác dụng quan trọng ñối với các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Do ñó tuyến yên có ảnh hưởng ñiều hoà ñến các hoạt ñộng của cơ thể. Trên một mức ñộ nhất ñịnh tuyến yên ñiều hoà sự sinh trưởng phát dục của cơ thể, sự trao ñổi chất sinh dục ... Tuyến yên duy trì sự hoạt ñộng phù hợp với yêu cầu của cơ thể nhờ 2 con ñường: một là sự khống chế của hệ thần kinh trung ương (ñặc biệt là vùng dưới ñồi), hai là tác dụng qua lại giữa tuyến yên và các tuyến nội tiết khác.

2.3.3. Tuyến sinh dục nội tiết * Tác dụng sinh lý của tuyến sinh dục: Từ thời cổ xưa con người ñã biết thiến hoạn ñể tăng cường khả năng sản xuất của gia súc. Sau khi thiến ảnh hưởng ñầu tiên ñến quá trình trao ñổi chất và hoạt ñộng của ñộng vật: dê ñực hoặc lợn ñực thiến dễ vỗ béo, ngựa ñực, bò ñực thiến thì yên tĩnh, cày kéo tốt. ðặc tính sinh dục thứ hai của ñộng vật thiến không phát triển, tuyến sinh dục phụ teo ñi, không biểu hiện phản xạ về tính. ðộng vật cái không biểu hiện ñộng dục. Nếu ghép tuyến sinh dục cho ñộng vật ñã cắt tuyến sinh dục thì ñộng vật ñó có thể khôi phục ñặc tính sinh dục thứ hai, phản xạ về tính cũng khôi phục bình thường. Nếu ghép tuyến sinh dục khác tính cho ñộng vật ñã thiến thì sau khi ghép ñộng vật ñó sẽ xuất hiện phản xạ khác tính và ñặc tính sinh dục thứ cấp như gà mái có ñặc tính của gà trống...

2.3.3.1. Chức năng nội tiết của buồng trứng Khi bao noãn ở trên buồng trứng thành thục thì các tế bào hạt ở trong bao noãn sẽ tiết ra oestrogen (oestrogen bao gồm oestradiol, oestron và oestriol; trong ñó oestradiol có hoạt tính mạnh nhất). Oestrogen ảnh hưởng ñến sự phát triển của ñặc tính sinh dục thứ cấp ở gia súc cái như màu lông, tiếng kêu. Nó kích thích sự phát triển cơ quan sinh dục cái như màng nhày âm ñạo, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh, làm cho tuyến vú phát triển. Oestrogen làm, hưng phấn vỏ não gây hiện tượng ñộng dục; ảnh hưởng ñến sự trao ñổi protein, kali, làm tăng tính thấm của mạch quản, dẫn ñến xung huyết, giảm tiểu cầu ... Oestrogen còn kích thích tuyến yên tiết ra LH và prolactin. Progesteron là hocmon do thể vàng tiết ra có tác dụng trong một thời gian nhất ñịnh. Nếu gia súc cái không ñược thụ thai thì thể vàng chỉ tồn tại khoảng một tuần rồi dần dần teo ñi nên ta gọi là thể vàng chu kì tính. Nếu gia súc cái ñược thụ thai thì thể vàng sẽ tăng cường phát triển, duy trì trong suốt quá trình mang thai nên ta gọi là “thể vàng chửa”. Tác dụng của progesteron là hạn chế sự hình thành và sự bài tiết của gonadostimulin của thuỳ trước tuyến yên và ức chế sự thành thục của các bao noãn trên buồng trứng. Làm cho màng nhày tử cung tiếp tục phát triển và tăng cường tiết dịch ñể cho trứng ñã thụ tinh có thể cố ñịnh và sinh trưởng tại ñó.

Page 33: Chăn nuôi cơ bản

- 33 -

Progesteron ức chế sự co bóp của cơ tử cung (an thai) và kích thích các tuyến vú phát triển.

2.3.3.2. Chức năng nội tiết của dịch hoàn Dịch hoàn là nơi tiết ra hocmon androgen. Nó bao gồm testosteron, androsteron, dehydroandrosteron. Androgen làm tăng cường sự phát triển các ñặc tính sinh dục thứ cấp và các cơ quan sinh dục phụ của con ñực, ñồng thời thúc ñẩy sự tích luỹ và tổng hợp protein, tổng hợp các chất khoáng trong các mô bào. Riêng gia cầm, dịch hoàn nằm trong xoang bụng, nhờ sự thích ứng sinh vật và nhờ túi hơi ñiều hoà nhiệt ñộ nên nó vẫn hoạt ñộng bình thường.

III. Sinh lý sinh dục Sinh dục là một quá trình sinh lý quan trọng và cơ bản nhất của gia súc trong việc duy trì nòi giống.

3.1. Thành thục về tính Gia súc ñực sinh trưởng phát dục ñến khi có khả năng sản sinh tinh trùng, con cái có khả năng sản sinh ra trứng; trứng và tinh trùng có thể kết hợp ñược với nhau tạo thành hợp tử rồi phát triển thành bào thai gọi là thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào các yếu tố như giống, thức ăn, ñiều kiện dinh dưỡng, biện pháp chăm sóc, quản lý và yếu tố khí hậu.

Bảng 1.1. Thời gian thành thục về tính của một số loài gia súc (tháng tuổi) (Sinh lý học gia súc, ðHNN I, 1996)

Loài gia súc Con ñực (tháng) Con cái (tháng) Lợn 5 - 8 6 - 8

Trâu 18 - 32 18 - 24

Bò 12 - 18 8 - 12

Ngựa 12 - 20 12 - 18

Dê 6 - 8 7 - 8

3.2. Thành thục về thể vóc Là thời kỳ mà gia súc ñã sinh trưởng phát triển ñến lúc hoàn hảo, ở thời kỳ ñó thì khối lượng và kích thước các chiều, tầm vóc của cơ thể ñã ổn ñịnh. Tuổi thành thục về thể vóc cũng phụ thuộc vào các yếu tố như giống, thức ăn, ñiều kiện dinh dưỡng, biện pháp chăm sóc, quản lý và yếu tố khí hậu ... Tuổi bắt ñầu thành thục về thể vóc của một số loài gia súc như sau:

Bảng 2.1. Tuổi bắt ñầu thành thục về thể vóc của một số loài gia súc (Sinh lý học gia súc, ðHNNI, 1996)

Loài gia súc Con ñực (tháng) Con cái (tháng) Lợn 6- 8 6- 8

Trâu 36 - 42 30 - 36

Bò 24 - 30 24 - 30

Ngựa 48 36

Dê 12 - 18 12 - 18

Page 34: Chăn nuôi cơ bản

- 34 -

Theo Lê Xuân Cương (1986), giai ñoạn từ 1-1,5 tháng tuổi, tinh hoàn lợn ñực ngoại Yorkshire và Landrace chưa hoạt ñộng sản xuất tinh. Ở lợn ñực 15 ngày tuổi số lượng ống sinh tinh nhiều, kích thước ống rộng, vách ống có tế bào thượng bì nhiều lớp hình trụ. Tinh nguyên bào ở trạng thái phân chia, nhiễm sắc thể hình mạng lưới. Các tế bào phân chia kiểu Metoz chiếm 28 - 33% ở lợn ðB x Ỉ và 45 - 46% ở lợn L x Ỉ. Ở lợn ñực 30 ngày tuổi trong các tế bào sinh dục ñã thấy xuất hiện tiền tinh trùng, chiếm tỷ lệ 2-3%. Ở giai ñoạn 45 ngày tuổi, ống sinh tinh rộng. ðặc biệt tiền tinh trùng rất nhiều chiếm 27-35%. Tinh trùng ở giai ñoạn này ñã chiếm từ 3-5 % tống số tế bào dòng tinh. Ở giai ñoạn 60 ngày tuổi, tiền tinh trùng xuất hiện 48-51%. Tinh trùng chứa ñầy trong ống sinh tinh chiếm 15-20% ở lợn lai ðB x Ỉ và 20 - 25% ở lợn lai Ld x Ỉ. Có thể coi giai ñoạn này là giai ñoạn hình thành và phát triển tinh trùng của lợn ñực. Ở các giống lợn nội thuần chủng như Ỉ, Móng Cái thì sự xuất hiện tinh trùng của lợn ñực càng sớm hơn, 40 ngày tuổi ñã có tinh trùng thành thục, hoạt lực 0,6-0,7. ðến 50-55 ngày tuổi ñã có thể giao phối thụ thai ñó là nguyên nhân tệ nạn của lợn con nhảy lợn mẹ trong nhiều vùng chăn nuôi lạc hậu.

3.3. Sinh lý sinh dục ñực Cơ quan sinh dục ñực gồm có dịch hoàn, dương vật, ống dẫn tinh và một số tuyến sinh

dục phụ như tuyến tiền liệt, cầu niệu ñạo…

3.3.1. Sinh tinh trùng Khi gia súc ñực ñã ñến tuổi thành thục thì dịch hoàn ñã bắt ñầu sinh tinh trùng. ở một số loài ñộng vật như nai, lạc ñà, voi mỗi năm chỉ có một thời kỳ giao phối nhất ñịnh, lúc ñó mới có tinh trùng thành thục, dịch hoàn ở vào trạng thái hoạt ñộng, dịch hoàn to ra. ở gia súc dịch hoàn không ngừng sản sinh ra tinh trùng cho nên bất kỳ lúc nào gia súc ñực cũng có thể giao phối. Các giai ñoạn sản sinh tinh trùng: + Giai ñoạn 1: từ tinh nguyên bào qua 3-5 lần phân chia nguyên nhiễm tạo ra tinh bào sơ cấp. + Tinh bào sơ cấp qua 2 lần phân chia giảm nhiễm tạo ra tinh bào thứ cấp + Tinh bào thứ cấp hoàn chỉnh về cấu tạo ñể thành tinh trùng. * Mật ñộ tinh trùng: + Ở bò: Mật ñộ tinh trùng biến ñộng có thể từ 0 - 3 x 109, bình thường ñạt 2 - 2,2 x 109 tinh trùng/ml tinh dịch (Giáo trình Chăn nuôi trâu bò, ðHNN I, 1991).

Ở nông trường Moncada (Ba Vì) mật ñộ tinh trùng ở bò ñạt 1,3-1,4 tỷ/ml (2004) Mật ñộ tinh trùng ở trâu cũng khác nhau rất xa, khoảng 631 triệu ñến 1034 triệu/ml.

Tài liệu từ Ấn ðộ và Ai Cập 210-2000 triệu/ml trâu Murrah. Mật ñộ tinh trùng về mùa ñông (từ tháng 11 ñến tháng giêng) cao hơn về mùa xuân (tháng 2 - tháng 4) và mùa hè (tháng 5 - tháng 7). Về mùa thu (tháng 8 - tháng 10), mật ñộ tinh trùng kém hơn mùa hè. Sự thay ñổi theo mùa có thể là do có những thay ñổi trong hoạt ñộng của tuyến giáp và dịch hoàn. (Giáo trình Chăn nuôi trâu bò, ðHNN I, 1991). + Ở lợn nội: 80-100 triệu/ml

+ Ở lợn ngoại: 150- 200 triệu/ml (tài liệu của Viện Chăn nuôi, 2000)

Page 35: Chăn nuôi cơ bản

- 35 -

Cùng với sự thành thục của tinh trùng thì hocmon androgen cũng ñược tiết ra trong dịch hoàn.

3.3.2. Cấu tạo của tinh trùng: Cấu tạo của tinh trùng gồm 3 phần chính: ñầu, cổ, thân và ñuôi.

Thành phần gồm: - 75% nước - 25% vật chất khô, trong ñó: + 85% protein

+ 13,2% lipit + 1,8% khoáng

- ðầu tinh trùng chứa nhiều ADN. Ngoài ra còn có nhiều men tham gia vào quá trình oxy hoá của tinh trùng.

ðầu tinh trùng: ngoài là lớp màng mỏng, trong chủ yếu chứa nhân. Phía trên ñầu có thể ñỉnh (acrosom), chứa các enzym khác nhau: các enzym phân giải protein, hyaluronidaza.

Acrosom, photphataza, esteraza… Nếu bị tổn thương thể ñỉnh thì tinh trùng mất khả năng thụ tinh.

- Cổ: cổ rất ngắn, nối vào phía sau của nhân. Từ cổ bắt nguồn 9 ñôi sợi kéo dài xuống tận ñuôi.

- Thân và ñuôi: ñuôi có nhiều lipit. Ngoài gồm 9 ñôi sợi, giữa có 2 sợi trung tâm. Ngoài ra còn có sợi xoắn. Bên ngoài những bó trục là ty thể, chứa các enzym phosphoryl ôxy hoá, ñoạn giữa ñuôi chứa photpholipit, lexiti, ñây là chất dự trữ năng lượng. Ty thể là nguồn phát năng lượng cho vận ñộng của tinh trùng. Sợi trục là cơ quan vận ñộng của tinh trùng.

3.3.3. ðặc tính sinh lý của tinh trùng 3.3.3.1. Sức sống và sức vận ñộng

Tinh trùng vận ñộng nhờ ở ñuôi và sức vận ñộng cũng như sức sống ñều chịu ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh như nhiệt ñộ, ánh sáng, áp suất thẩm thấu, ñộ toan kiềm, các chất hóa học… Tốc ñộ vận ñộng tự do của tinh trùng tùy từng loại có khác nhau: + Ngựa : 5 mm/phút + Dê, bò : 3 mm/phút + Chó, thỏ: 2 mm/phút

- Nhiệt ñộ: Trong giới hạn sinh lý về nhiệt ñộ của sự sống, nếu nhiệt ñộ càng cao tinh trùng hoạt ñộng càng nhanh, thời gian sống rút ngắn vì quá trình chuyển hoá năng lượng xảy ra mạnh, năng lượng dự trữ cho tinh trùng hoạt ñộng bị tiêu hao nhanh. Ngược lại nhiệt ñộ thấp thì hoạt ñộng giảm, tiêu hao năng lượng giảm thì thời gian sống lại kéo dài. Nếu nhiệt ñộ tăng quá cao, trên giới hạn sinh lý thì tinh trùng bị chết. Nhưng nhiệt ñộ hạ xuống dưới giới

Page 36: Chăn nuôi cơ bản

- 36 -

hạn thích hợp, thậm chí dưới 00C thì tinh trùng không chết mà ở vào trạng thái "tiềm sinh". Nếu tăng dần nhiệt ñộ lên 37-390C thì hoạt ñộng của nó ñược khôi phục lại. Ngày nay với kỹ thuật bảo tồn tinh dịch trong môi trường Nitơ lỏng -1960C (tinh ñông viên) cho phép bảo tồn ñược hàng chục năm.

- Áp suất thẩm thấu: Tinh trùng rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu. Nó sẽ bị chết rất nhanh nếu áp suất thẩm thấu quá thấp hoặc quá cao. Pha chế môi trường tinh dịch cần chú ý tới yếu tố này.

ðộ pH: Trong ñiều kiện nhiệt ñộ giống nhau, nhưng ñộ pH khác nhau vận ñộng của tinh trùng cũng khác nhau vì pH ảnh hưởng tới hệ thống enzym của tinh trùng qua ñó ảnh hưởng ñến trao ñổi chất của tinh trùng. Ở môi trường axit yếu tinh trùng ít vận ñộng nên thời gian sống kéo dài, vì vậy muốn bảo tồn tinh dịch lâu cần chú ý ñiều chỉnh ñộ pH thích hợp. Trong kĩ thuật bảo tồn người ta thường dùng muối bicacbonat ñể ñiều chỉnh ñộ pH vì muối này ít có ảnh hưởng xấu ñến tinh trùng.

- Ánh sáng: ðặc biệt ánh sáng chiếu thẳng trong ñó có các tia hồng ngoại làm cho tinh trùng hoạt ñộng mạnh và thời gian sống sẽ giảm. Những tia khác như tia tử ngoại ñều có ảnh hưởng xấu ñến tinh trùng. ðể bảo quản tốt, người ta dùng các lọ màu ñể ñựng tinh dịch và ñể trong bóng tối.

- Các chất hoá học: tinh trùng rất mẫn cảm với những hoá chất lạ vốn không có trong môi trường tinh dịch.

Sức sống của tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp ñến tỷ lệ thụ thai, khả năng sinh trưởng phát triển và sức ñề kháng của ñời con. 3.3.3.2. Hô hấp của tinh trùng

Trong quá trình hoạt ñộng, tinh trùng cần có năng lượng lấy qua 3 phương thức phân giải yếm khí ñường fructoz, oxi hoá ñường bằng hô hấp hiếu khí, và phân giải ATP. Hô hấp yếm khí xảy ra chủ yếu khi tinh trùng sống ở ống sinh tinh và tinh hoàn phụ. Hô hấp hiếu khí xảy ra khi tinh trùng ñược phóng vào ñường sinh dục con cái hoặc lấy ra ngoài ñể pha chế tinh dịch.

- Hô hấp hiếu khí: oxi hoá ñường Trong ñiều kiện có oxi, tinh trùng sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí với nguyên liệu chính

là glucoz, ngoài ra còn có fructoz.

C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal Người ta thấy rằng môi trường ñường sinh dục cái, ñặc biệt trong giai ñoạn ñộng dục

và rụng trứng có ñủ ñiều kiện thuận lợi ñể tinh trùng hô hấp hiếu khí. ðó là môi trường giàu oxi do kết quả của tăng sinh và mở rộng lòng ñường sinh dục, ñồng thời giàu glucoz do giãn mạch máu tử cung âm ñạo, máu ñến nhiều cung cấp nhiều glucoz.

- Hô hấp yếm khí bằng phân giải yếm khí ñường fructoz. Trong ñiều kiện thiếu oxi tinh trùng tiến hành hô hấp yếm khí với nguyên liệu là

fructoz với sự tham gia của các enzym Hexokinaza và photphataza ñể giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và axit lactic

fructoz axit lactic + CO2 + Q (27,7 Kcal) Hệ số phân giải frutoz là số mg fructoz sử dụng trong một giờ của 109 tinh trùng ở

nhiệt ñộ 370C.

Page 37: Chăn nuôi cơ bản

- 37 -

- Phân giải ATP: cổ và ñuôi tinh trùng chứa enzym ATPaza có tác dụng phân giải ATP thành ADP và giải phóng năng lượng (từ 7 - 12 Kcal). Năng lượng sinh ra trong quá trình hô hấp yếm khí và hiếu khí một phần ñược dùng ñể tái tạo ATP.

3.3.4. Dịch hoàn phụ Tinh trùng sau khi ñược hình thành ở dịch hoàn thì ñược ñưa về dịch hoàn phụ ñể tiếp

tục phát triển ñến khi gia súc cần sử dụng thì tinh trùng từ dịch hoàn phụ ñưa ra ngoài. Ở dịch hoàn phụ có những ñiều kiện thích hợp hơn: nhiệt ñộ thấp hơn ở dịch hoàn, môi trường axit yếu, các chất ñiện giải phân li tồn tại dưới dạng ion cũng ít hơn trong dịch hoàn. Khi tinh trùng chuyển xuống phần dưới của dịch hoàn phụ thì lớp tế bào vách ở ñó tiết ra chất lipoprotein ñể bao bọc mặt ngoài của tinh trùng và lớp màng ñó có thể bảo vệ tinh trùng khi tinh trùng ñã ra ngoài cơ thể hoặc rơi vào những ñiều kiện sống bất lợi. Mặt khác màng lipoprotein mang ñiện tích âm nên tinh trùng không thể liên kết với nhau thành từng mảng.

Nếu tinh trùng ở quá lâu trong dịch hoàn phụ nó sẽ dần dần thay ñổi về sinh lý và hình thái, mất sức sống và khả năng thụ tinh, cuối cùng thoái hoá rồi chết. Cho nên gia súc ñực ñã lâu không ñược giao phối thì khi giao phối lần thứ nhất trong tinh dịch thường thấy tinh trùng kỳ hình và suy nhược.

* Tinh hoàn phụ Tinh hoàn phụ là ống dài uốn lượn gấp khúc: ở ngựa có chiều dài 70m, bò và dê 60m,

lợn ñực 100m. Tinh trùng không ngừng ñược sinh ra ở ống sinh tinh sau ñó ñi vào tinh hoàn phụ lưu lại ở ñấy một thời gian. Thời gian tinh trùng lưu lại tinh hoàn phụ ở bò là 7-9 ngày. Trong tinh hoàn phụ có ñủ ñiều kiện cần thiết ñể tinh trùng sống, phát triển và thành thục.

- pH axit yếu ñể kìm hãm bớt sự vận ñộng của tinh trùng. - Yếm khí, thiếu oxi. - Nhiệt ñộ thấp hơn thân nhiệt từ 3-40C. Do ñó tinh trùng ít hoạt ñộng, giảm tiêu hao

năng lượng, thời gian sống lâu hơn. Tinh trùng trong dịch hoàn phụ sau 2 tháng vẫn còn khả năng thụ tinh.

- Tinh hoàn phụ hấp thu một số muối khoáng giữ cho áp suất thẩm thấu không thay ñổi, thuận lợi cho sự sống của tinh trùng.

- Vách tinh hoàn phụ có nhiều mạch máu là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng.

- Mặt khác ñuôi tinh trùng tiết ra lipoprotein bao lấy tinh trùng làm cho tinh trùng mang ñiện âm. Giữa các tinh trùng có lực ñẩy do mang ñiện cùng dấu, làm cho tinh trùng không bị ngưng kết thành khối.

Các ion kim loại như sắt Fe2+, Pb2+ hoặc axit sẽ làm cho tinh trùng mất ñiện ngưng kêt lại với nhau và mất khả năng thụ tinh.

3.3.5. Tác dụng sinh lý của các tuyến sinh dục phụ Tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu ñạo, tinh nang. Chất tiết của tuyết sinh dục phụ gọi là tinh thanh. Thành phần chất tiết của các tuyến sinh dục phụ cũng như thứ tự tiết của chúng trong phản xạ phóng tinh có ý nghĩa sinh lý ñặc biệt. ðầu tiên tuyến cầu niệu ñạo tiết, thứ ñến tinh trùng cùng với chất tiết của tuyến tiền liệt và tinh hoàn phụ, cuối cùng là chất tiết của tinh nang.

Page 38: Chăn nuôi cơ bản

- 38 -

+ Tuyến cầu niệu ñạo Tuyến cầu niệu ñạo còn gọi là tuyến củ hành tiết ra dịch nhớt trong suốt và trung tính, có tính sát trùng, có tác dụng rửa sạch và làm trơn niệu ñạo trước khi phóng tinh. + Tuyến tiền liệt. Nằm ở phần cuối của ống dẫn tinh, chất tiết trong suốt có mùi hăng ñặc trưng, khối lượng chất tiết nhiều, tham gia thành phần của tinh dịch. Tác dụng: - Dịch tiết có pH kiềm ñể trung hoà H2CO3 do tinh trùng sản sinh, mặt khác dịch tiết có nhiều protein ñể hấp thu CO2 trong môi trường niệu ñạo - Hoạt hoá tinh trùng do tuyến này tiết ra enzym chống ngưng kết tinh trùng. - Tuyến tiền liệt còn có chức năng nội tiết, tiết ra hocmon prostaglandin. Prostaglandin

có nhiều loại PGEs, PGE2a, PGF2a… ở gia súc tuyến tiền liệt tiết prostaglandin dưới dạng

PGF2a có tác dụng sinh lý: khi phóng tinh làm tăng co cơ trơn ống dẫn tinh và cơ trơn niệu

ñạo. Khi theo tinh dịch vào ñường sinh dục cái làm tăng co bóp cơ trơn tử cung do ñó sẽ làm tăng tốc ñộ vận ñộng của tinh trùng tiến nhanh vào ống dẫn trứng ñể thụ tinh. Khi pha chế tinh dịch nếu bổ sung thêm prostaglandin với tỷ lệ thích hợp sẽ nâng cao ñược tỷ lệ thụ thai. + Tuyến tinh nang Chất tiết của tinh nang không trộn lẫn với tinh trùng, mà là dịch keo phèn có chứa

γ-globulin. Dịch keo này gặp chất tiết của tuyến tiền liệt thì ngưng ñọng lại bịt kín âm ñạo

ngăn không cho tinh dịch trào ngước ta ngoài sau khi giao phối. Mặt khác do có nhiều

γ-globulin nên nó còn có tác dụng chống sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào ñường

sinh dục cái.

3.3.6. Tinh dịch Tinh dịch là chất lỏng màu trắng ñục có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2 - 7,5) có mùi hăng ñặc trưng, gồm tinh trùng và tinh thanh.

+ Lượng và thành phần của tinh dịch Lượng tinh dịch và tinh trùng thay ñổi tuỳ theo loài gia súc.

Bảng 3.1: Lượng tinh dịch và nồng ñộ tinh trùng (theo Milovanov)

Gia súc Lượng tinh dịch

(ml) Nồng ñộ tinh trùng

(100 triệu/mm3)

Tổng lượng tinh trùng trong tinh dịch

(1000 triệu)

Bình quân Nhiều nhất Bình quân Nhiều nhất Bình quân Nhiều nhất

Ngựa Bò Lợn Cừu

50-100 4-5

200-400 1-2

600 15

1000 3,5

0,08-0,2 1-2

0,1-0,2 2-5

0,8 6 1 8

4-20 4-10

20-80 2-10

60 30 100 18

(Giáo trình Sinh lý, ðHNN I, 1996)

Các yếu tố ảnh hưởng ñến lượng và thành phần của tinh dịch - Loài, giống, gia súc: ðó là ảnh hưởng của vốn gen ñối với quá trình tổng hợp các thành phần của tinh dịch, ñặc biệt ở các tuyến sinh dục phụ.

Page 39: Chăn nuôi cơ bản

- 39 -

- Kiểu thụ tinh: ở các gia súc phóng tinh âm ñạo như trâu, bò, dê, cừu, lượng tinh dịch ít nhưng số tinh trùng/ml tinh dịch lại nhiều. Ngược lại những gia súc phóng tinh tử cung như lợn, ngựa, chó thì lượng tinh dịch nhiều nhưng nồng ñộ tinh trùng lại thấp (số tinh trùng/ml). Có thể giải thích là do môi trường âm ñạo axit bất lợi cho sự sống của tinh trùng, thực tế có một số tinh trùng bị chết ở ñây, vì vậy tinh trùng phải có nồng ñộ cao. - Chế ñộ sử dụng: khai thác tinh hợp lý thì lượng tinh dịch và chất lượng tinh trùng ñều tốt. Nếu khai thác tinh với cường ñộ cao, khoảng cách giữa hai lần lấy tinh ngắn thì lượng tinh dịch giảm rõ rệt và chất lượng tinh trùng cũng giảm. Riêng gia súc quá lâu mới phóng tinh thì lượng tinh dịch nhiều, nhưng tỷ lệ kì hình tăng, hoạt lực giảm dẫn ñến chất lượng tinh dịch giảm rõ rệt.

- Chế ñộ dinh dưỡng: yếu tố này hết sức quan trọng có tác dụng rõ rệt ñến lượng và thành phần tinh dịch.

- Ngoài ra các yếu tố khác như khí hậu, thời tiết, nhiệt ñộ, ẩm ñộ, trạng thái sinh lí… cũng có ảnh hưởng ñến lượng và thành phần tinh dịch.

Trong công tác thụ tinh nhân tạo, phải thường xuyên kiểm tra thành phần, số lượng và chất lượng tinh trùng bằng các chỉ tiêu sau ñây:

1) Thể tích tinh dịch 1 lần suất tinh: V 2) Nồng ñộ tionh trùng: C 3) Hoạt lực của tinh trùng: A 4) Sức ñề kháng của tinh trùng: R 5) Tỷ lệ kì hình: K 6) Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh: V.A.C

3.3.7. Giao phối Giao phối là chuỗi phản xạ phức tạp ñể ñưa tinh trùng con ñực vào ñường sinh dục cái

gặp trứng. Giao phối là chuỗi phản xạ không ñiều kiện mang tính chất bẩm sinh. Tuy nhiên chuỗi

phản xạ này chỉ xảy ra khi gia súc ñã thành thục về tính và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường sống, cũng như trạng thái chức năng của các tuyến nội tiết sinh dục. Những thành tựu về sinh lí sinh dục trong những năm gần ñây ñã khám phá ra trung khu sinh dục và giao phối ở vùng dưới ñồi và sự biệt hoá sinh dục ở các trung khu này phụ thuộc vào hoocmon sinh dục.

3.3.8. Sự di ñộng của tinh trùng trong ñường sinh dục cái 3.3.8.1. Sự di ñộng của tinh trùng

Sau khi vào ñường sinh dục cái, tinh trùng tiếp tục di ñộng ñể tiến ñến gặp trứng ở 1/3 ống dẫn trứng phía trên. Tinh trùng di ñộng ñược là nhờ tác dụng tổng hợp của các nhân tố sau: - Do khả năng vận ñộng của bản thân tinh trùng với vận tốc 4mm/phút. - Do ñộng tác phóng tinh khi giao phối. - Trong ống dẫn trứng tiết ra chất peptilizin có tác dụng thu hút tinh trùng về phía trứng.

Page 40: Chăn nuôi cơ bản

- 40 -

- Nhờ sự co bóp, nhu ñộng của ñường sinh dục cái từ ngoài vào trong. Thời kì con cái ñộng dục thì tử cung co bóp mạnh nhất, nếu phối ñúng thời ñiểm thì tinh trùng vận ñộng nhanh, gặp trứng thụ tinh có hiệu quả. - Tác dụng của hocmon: Prostaglandin của tuyến tiền liệt theo tinh dịch tới tử cung và ống dẫn trứng, có tác dụng kích thích sự co bóp của cơ trơn như oxitoxin của thuỳ sau tuyến yên theo máu tới kích thích sự co bóp của cơ trơn. Oxitoxin của thuỳ sau tuyến yên theo máu tới kích thích sự co bóp của tử cung, ống dẫn trứng giúp tinh trùng di ñộng nhanh hơn. Do ñó dùng oxitoxin thêm vào môi trường pha chế tinh dịch ñể phối cho gia súc cái sẽ góp phần tăng tỷ lệ thụ thai. Dưới tác dụng của các nhân tố trên, thời gian tinh trùng di ñộng sau khi giao phối ñến gặp ñược trứng là tương ñối ngắn: ở lợn 2-3 giờ, ở bò và dê 4 giờ. 3.3.8.2. Thời gian sống của tinh trùng trong ñường sinh dục cái

Thời gian sống của tinh trùng phụ thuộc vào các yếu tố: - Vị trí ñường sinh dục cái, như ở âm ñạo thời gian sống của tinh trùng ngắn, như bò từ 1-6 giờ, ở tử cung thì thời gian sống dài hơn, ở bò 30 giờ, lợn 30 giờ. - Chất lượng tinh trùng còn tuỳ thuộc vào con ñực giống. - Thời gian sống của tinh trùng dài nhất là 36-48 giờ.

3.4. Sinh lý của cơ quan sinh dục cái Cơ quan sinh dục của con cái gồm các bộ phận chủ yếu là buồng trứng (sản sinh ra trứng và hocmon) và cơ quan sinh dục phụ (ống dẫn trứng, sừng tử cung, thân tử cung, âm ñạo, âm môn).

Ảnh: Sinh dục cái của lợn

1. Buồng trứng, 2. Ống dẫn trứng, 3. Loa kèn, 3'. Lỗ ống dẫn trứng thông với xoang phúc mạc

4. Sừng tử cung, 5. Thân tử cung, 6. Cổ tử cung, 7. Âm ñạo, 8. Tiền ñình của niệu sinh dục,

9. Lỗ niệu ñạo, 10. Rãnh âm hộ, 13. Âm vật, 14. Lõm của bao bì, 15. Âm môn,

16-17. Niêm mạc tiền ñình, 18. Tuyến tiền ñình

Page 41: Chăn nuôi cơ bản

- 41 -

3.4.1. Sự hình thành trứng Trứng ñược hình thành ở buồng trứng từ những bao noãn nguyên thuỷ hay noãn nguyên bào. Số lượng noãn nguyên bào khá nhiều có thể ñến hàng chục nghìn, nhưng chỉ có vài chục tế bào trong số ñó phát triển thành trứng. Quá trình phát triển từ noãn nguyên bào ñến hình thành trứng trải qua 3 giai ñoạn. * Giai ñoạn tăng số lượng noãn nguyên bào: Noãn nguyên bào nguyên phân liên tiếp nhiều lần làm tăng số lượng noãn bào. Do cơ chế nguyên phân nên các noãn bào ñược hình thành ñều có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n và ñều ñược bao bọc bởi lớp tế bào biểu mô. Giai ñoạn này diễn ra ở thời kỳ phát triển sớm của ñời sống cá thể khi chưa thành thục về tính. ðến khi thành thục về tính thì các noãn nguyên bào sẽ tuần tự tiếp tục phát triển ñể hình thành trứng chín theo 2 giai ñoạn như sau:

- Giai ñoạn sinh trưởng: Noãn nguyên bào tích luỹ chất dinh dưỡng, tăng kích thước, , khối lượng và hình thành các noãn bào sơ cấp hay noãn bào cấp 1 (2n nhiễm sắc thể)

- Giai ñoạn hình thành trứng nhờ cơ chế giảm phân: Noãn bào cấp 1 tiến hành giảm phân qua 2 lần phân bào liên tiếp.

+ Lần phân bào 1: Noãn bào cấp 1 phân chia cho ra noãn bào cấp 2 hay noãn bào thứ cấp có khối lượng lớn vì chứa toàn bộ noãn hoàng của noãn bào cấp 1 và 1 cực cầu kích thước bé là cực cầu thứ nhất

+ Lần phân bào 2: Noãn bào cấp 2 phân chia hình thành tế bào trứng lớn và cực cầu thứ 2 bé. Trong lúc ñó, cực cầu thứ nhất phân chia thành 2 cực cầu bé. Kết quả giảm phân từ 1 noãn bào cấp 1 cho 1 trứng lớn và 3 cực cầu bé. Trứng và cực cầu ñều chứa n nhiễm sắc thể bằng bộ nhiễm sắc thể ñơn bội. Trứng có khối lượng lớn vì ñã nhận toàn bộ noãn hoàng từ noãn bào cấp 1, ñiều ñó có ý nghĩa ñối với sự phát triển của hợp tử. Kết thúc giảm phân: trứng chín.

3.4.2. Cấu tạo trứng Trứng là 1 loại tế bào lớn, chỉ mang n nhiễm sắc thể. Ở bò tế bào trứng có kích thước 0,135-0,400 mm; ở lợn 0,120-0,140 mm. Từ trong ra ngoài, tế bào có cấu tạo:

- Trong giữa có nhân chứa n nhiễm sắc thể, bao xung quanh nhân là lớp noãn hoàng rồi ñến lớp màng trong suốt.

- Tiếp là lớp màng phóng xạ gồm các tế bào biểu mô xếp thành nhiều lớp theo cách bố trí phóng xạ, ngoài cùng là lớp tế bào hạt

3.4.3. Sự chín và rụng trứng - Dưới tác dụng của hocmon FSH của tuyến yên tế bào hạt xung quanh bao noãn phân

chia nhiều, làm khối lượng bao noãn tăng lên, ñồng thời LH kích thích tế bào hạt tiết oestrogen và dịch làm thể tích bao noãn tăng và nổi lên trên bề mặt của buồng trứng: ñó là bao noãn chín với ñường kính ở bò là 1,5cm, ở lợn là 1cm.

- LH của tuyến yên tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym phân giải protein, làm phân giải vách bao noãn do ñó vách bao noãn vỡ ra, trứng chín rời khỏi mặt buồng trứng gọi là rụng trứng.

- Ngoài tác dụng của hocmon, sự rụng trứng còn chịu sự ảnh hưởng của ñộng tác giao phối. Thỏ và mèo chỉ sau khi giao phối trứng mới rụng.

Page 42: Chăn nuôi cơ bản

- 42 -

Ứng dụng: ðể kích thích trứng chín và rụng, có thể tiêm các hocmon sinh dục như huyết thanh ngựa chửa kết hợp với HCG. Ở bò mỗi chu kỳ có thể rụng từ 1-5 trứng. Ở lợn, chó, thỏ: từ 20-30 trứng rụng trong 1 chu kỳ. Sự rụng trứng còn phụ thuộc vào ñiều kiện dinh dưỡng, nếu khẩu phần thiếu protein, khoáng sẽ ảnh hưởng ñến sự rụng trứng.

3.4.4. Sự hình thành thể vàng Sau khi trứng rụng, tại ñó tạo ra 1 xoang, từ ngày thứ nhất ñến ngày thứ tư xoang chứa máu gọi là thể huyết, từ ngày thứ năm trở ñi thì trở thành thể vàng do trong xoang có chứa tế bào hạt chứa sắc tố vàng. Thể vàng tiết progesteron có tác dụng an thai ức chế việc tiết FRF, LRF của vùng dưới ñồi, và FSH, LH của thuỳ trước tuyến yên làm gia súc ngừng ñộng dục, ngừng thải trứng. Nếu trứng ñược thụ tinh thì thể vàng tồn tại gần hết thời gian có chửa , làm cho các trứng khác không chín, gia súc ngừng ñộng dục cho mãi ñến sau khi ñẻ (bò, dê, cừu) và sau khi cai sữa (lợn, chó, mèo) mới xuất hiện rụng trứng và ñộng dục trở lại. Nếu trứng không ñược thụ tinh thể vàng chỉ tồn tại 3 - 15 ngày, sau ñó sẽ teo ñi, gọi là thể vàng sinh lý. Cơ chế tiêu huỷ thể vàng như sau: Ở hầu hết các loài gia súc vào ngày thứ 14 sau khi trứng rụng mà không thụ tinh, thì tử

cung tiết hocmon prostatglandin F2α (trừ chó, mèo, và bộ linh trưởng). PGF2α theo máu từ tử

cung ñến buồng trứng gây tác dụng co mạch máu ngoại vi nuôi thể vàng, do ñó thể vàng rơi vào tình trạng không ñược cung cấp chất dinh dưỡng và trong vòng 24 giờ sẽ bị tiêu huỷ. Sự

tiêu huỷ thể vàng dưới tác dụng của PGF2α làm giảm và ngừng tiết progesteron, do ñó trứng

tiếp tục phát triển và chín, xuất hiện chu kỳ ñộng dục tiếp theo.

3.4.5. Sự di ñộng và thời gian sống của trứng Trứng rụng sẽ rơi vào loa kèn (vòi Falôp) và sau ñó ñi vào ống dẫn trứng. Vách của loa kèn và ống dẫn trứng có nhiều nhung mao rung ñộng theo chiều từ ngoài vào trong kết hợp với sự co bóp nhu ñộng của cơ trơn ống dẫn trứng có tác dụng ñẩy tế bào trứng di ñộng dần vào trong ñến 1/3 ống dẫn trứng phía trên là nơi thụ tinh. Nếu trứng ñi vào sâu hơn nữa thì bên ngoài trứng sẽ ñược bao bọc 1 lớp albumin ngăn cản sự thụ tinh của tinh trùng. Sau khi trứng rụng, trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong thời gian ngắn: ở bò là 20 giờ, ngựa 10 giờ, lợn 8-12 giờ, thỏ 6 giờ. Còn thời gian sống của tinh trùng thường dài gấp ñôi vì vậy khi phối giống phải ñưa tinh trùng vào sớm trước khi trứng rụng thì tỷ lệ thụ thai ñảm bảo hơn. Cũng có trường hợp trứng di chuyển theo ñường ñặc biệt như di ñộng ngoài ống dẫn trứng và nằm ở xoang bụng, hoặc di ñộng sang ống dẫn trứng ñối diện

3.5. Chu kỳ tính Khi ñến tuổi thành thục về tính thì buồng trứng xuất hiện nhiều trứng, có trứng chín,

có chất dịch và oestrogen chứa trong bao tuyến ñẩy lùi trứng về một bên làm cho bao tuyến căng mọng nên trứng rụng ra. Quá trình này xuất hiện lặp ñi lặp lại trong những khoảng thời gian nhất ñịnh gọi là chu kỳ tính vì song song với hiện tượng này có sự biến ñổi về tính.

Page 43: Chăn nuôi cơ bản

- 43 -

Thời gian trung bình của một chu kỳ sinh dục của các loài gia súc: - Ngựa: 21 ngày - Bò: 21 ngày - Trâu: 25 ngày

- Cừu: 17 ngày - Dê: 17 ngày - Lợn: 21 ngày Chu kỳ tính còn phụ thuộc vào tuổi, ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ... Sự giao phối ở ña số ñộng vật hoang dã có muà nhất ñịnh. Giao phối có mùa làm cho ñời sau ñược sinh ra ở mùa có lợi nhất. Một năm chỉ xuất hiện 1 ñến 2 lần ñộng dục, thời gian dài. Ở gia súc trong một chu kỳ tính hiện tượng ñộng ñực ñược biểu hiện rõ rệt nên người ta chia ra làm 4 thời kỳ: - Thời kỳ trước ñộng dục - Thời kỳ ñộng dục - Thời kỳ sau ñộng dục - Thời kỳ yên tĩnh.

3.5.1. Thời kỳ trước ñộng dục Gia súc cái bắt ñầu có những hoạt ñộng về sinh lý liên quan ñến sự phát triển và thành thục của các bao noãn. Lúc này các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường phát triển, số lượng nhung mao tăng lên, nhu ñộng của sừng tử cung tăng cường, sự phân bố mạch quản trong màng nhầy tử cung tăng lên, biểu mô âm ñạo tăng sinh và dày lên. Các tuyến ở ñường sinh dục tăng cường hoạt ñộng. Tất cả những biến ñổi này ñều tạo ñiều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào ñường sinh dục cái ñể thụ tinh với tế bào trứng.

3.5.2. Thời kỳ ñộng dục Thời kỳ này xuất hiện tính dục của gia súc cái. Lúc này trứng rụng, toàn bộ cơ thể và cơ quan sinh dục của con cái biểu hiện một loạt biến ñổi về hình thái và sinh lý như: âm hộ tăng sinh, dịch nhờn từ âm ñạo chảy ra. Vào cuối thời kỳ này gia súc súc biểu hiện hưng phấn cao ñộ, kém ăn, hay kêu và nhảy lên lưng con khác, ñứng tư thế giao phối. Thời gian biểu hiện ñộng ñực trung bình ở các loại gia súc như sau: - Ngựa: 6 - 7 ngày - Bò: 1 - 3 ngày - Trâu: 4 - 5 ngày - Cừu: 1 - 2 ngày - Dê: 1 - 2 ngày - Lợn: 2 - 3 ngày - Chó: 8 - 14 ngày.

Thời gian ñộng dục này còn phụ thuộc vào giống, tuổi, ñiều kiện chăm sóc và nuôi

dưỡng…

Page 44: Chăn nuôi cơ bản

- 44 -

3.5.3. Thời kỳ sau ñộng dục Gia súc cái trở nên yên tĩnh, không muốn gần con ñực. Biến ñổi chủ yếu trong cơ quan sinh dục là: Trong buồng trứng có xuất hiện thể vàng, thể vàng tiết ra progesteron làm thay ñổi tính hưng phấn của trung tâm sinh dục và hệ thần kinh trung ương, ñộng ñực kết thúc. Sự tăng sinh ở màng nhầy tử cung và sự tiết dịch nhờn ñều ngừng, tế bào màng nhày bong ra và khôi phục lại trạng thái sinh lý bình thường.

3.5.4. Thời kỳ yên tĩnh Gia súc biểu hiện trạng thái yên tĩnh tương ñối về tính. ðặc ñiểm của thời kỳ này là cơ quan sinh dục không biểu hiện hoạt ñộng rõ rệt. Bao noãn trong buồng trứng dần dần phát dục, thể vàng dần dần bị teo ñi. Buồng trứng, tử cung, âm ñạo ñều từ một trạng thái sinh lý này chuyển sang một trạng thái sinh lý khác, nghĩa là từ một chu kỳ tính này sang một chu kỳ tính sau. Quy luật của chu kỳ tính thường chịu sự ñiều tiết của hệ thần kinh trung ương. Các kích thích bên trong và bên ngoài cơ thể như khí hậu, ánh sáng, nhiệt ñộ, ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, trạng thái của cơ quan sinh dục ... ñều ảnh hưởng ñến chu kỳ tính qua phương thức phản xạ thần kinh - thể dịch. Các kích thích sau khi tác ñộng vào thụ quan thông qua hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng ñến hoạt ñộng nội tiết của thuỳ trước tuyến yên, từ ñó làm thay ñổi quy luật của chu kỳ tính. Trong ñiều kiện thức ăn thiếu protein giá trị hoàn toàn, vitamin, khoáng thì chu kỳ tính của bó kéo dài, bao noãn phát triển chậm, thậm chí có bao noãn teo ñi. Ngựa làm việc quá nhiều có ảnh hưởng không tốt ñến chu kỳ tính.

IV. Cơ quan sinh sản của gia cầm 4.1 Cơ quan sinh dục ñực Cơ quan sinh dục ñực là 2 dịch hoàn treo trên phúc mạc hơi thấp hơn các thùy thận. Hình dạng của chúng là hình hạt ñậu, hình trứng, màu từ vàng ñến trắng xám, ñôi khi chúng có mang sắc tố. Kích thước thay ñổi khá nhiều. Dịch hoàn trái to hơn dịch hoàn phải. Trong thời kỳ hoạt ñộng sinh dục, dịch hoàn to phồng lên còn trong thời kì thay lông (thời kì yên tĩnh) mô của chúng thoái hóa mạnh. Chiều dài trung bình của dịch hoàn là 4 cm, chiều rộng là 2,5 cm. Bên trong dịch hoàn có toàn bộ mạng lưới những ống sinh tinh liên hệ với nhau bởi mô liên kết. Trong các ống tinh trùng ñược sinh ra và trưởng thành. Sự thành thục sinh dục cơ thể ñực bắt ñầu khi gà trống còn ñang lớn, tinh trùng có thể ñược sản xuất khi gà trống từ 3-4 tháng tuổi. Kích thước dịch hoàn và sự sản sinh ra tinh trùng ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố bên trong còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, ñặc biệt là vào thức ăn và ánh sáng. Nếu gà trống ăn ñói thì chúng có dạng bại sinh dục. Trong thời kì bắt ñầu sinh sản nếu ñược ăn no ñủ thì gà trống sẽ thành thục sớm và bắt ñầu vào thời kì hoạt ñộng sinh dục. Thiếu vitamin B gây ra sự thoái hóa dịch hoàn. Nếu gà trống ñang lớn mà bị nhốt trong lồng nhiều ánh sáng thì dịch hoàn của chúng bé và không thể bắt ñầu thành thục ñược. Trái lại nếu chiếu sáng quá nhiều (ví dụ chiếu sáng ban ñêm) quá trình thành thục có thể ñược rút ngắn lại. Dịch hoàn phụ nằm ở miền giữa của dịch hoàn phải và trái. Cũng như dịch hoàn, dịch hoàn phụ cũng phát triển mạnh về kích thước vào mùa xuân. Dịch hoàn phụ gắn vào dịch

Page 45: Chăn nuôi cơ bản

- 45 -

hoàn bằng các rãnh, các rãnh này sau ñó ñi vào một ống rất phát triển của dịch hoàn phụ. ống này tiếp tục chạy tới ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh có nhiều khúc cong trên ñường ñi, ở phía dưới chúng ñi song song với ống dẫn nước giải. Cả hai ống dẫn tinh chảy vào phần giữa của huyệt ở hai bên phải và trái ống dẫn nước tiểu. Trước khi chạy tới huyệt, các ống dẫn tinh mở rộng ra tạo thành một cái túi tinh, túi tinh này dùng ñể dự trữ tinh dịch. Gai sinh dục phát triển ở vịt ñực và ngỗng ñực thành một cơ quan hình xoắn ốc nằm ở sâu bên ñưới của phần sau huyệt. Khi cương lên nó chứa ñầy bạch huyết. Gà trống và gà tây trống không có gai dao cấu này. Trên thành dưới của phần sau huyệt chúng chỉ có hai mấu lồi không lớn thay cho cơ quan dao cấu. ðây là một cơ quan thoái hóa, nhờ ñó mà ta có thể phân biệt ñược ñực, cái ở gà con một ngày tuổi. Ở gà và gà tây, hành ñộng giao phối ñược thực hiện nhờ sự áp sát hai lỗ huỵệt.

4.2. Cơ quan sinh dục cái Cơ quan sinh dục cái gồm có hai tuyến nhưng trong quá trình phát triển của gia cầm, buồng trứng bên phải và ống dẫn trứng bên phải phần lớn ñã thoái hóa hoàn toàn. Ở gà, gà tây, vịt và ngỗng thường chỉ có buồng trứng bên trái hoạt ñộng. Gà mái con, buồng trứng trông giống như một cái dải, ở gà mái trưởng thành có dạng hình chữ nhật. Mặt dưới buồng trứng ñược phủ một nếp nhăn nằm ngang. Buồng trứng gắn chặt với thùy trước của thận trái, phía trên buồng trứng gắn với phổi trái, phía sau buồng trứng ñược che lấp bởi dạ dầy cơ. Trong thời gian nghỉ ñẻ mùa ñông kích thước buồng trứng có chiều dài là 12-34 mm, chiều rộng có kích thước 8-22 mm và bề dầy 3,5-10 mm. Trong thời kì ñẻ trứng to lên rõ rệt. Trong buồng trứng có những quả trứng chuẩn bị ñể thụ tinh. Những tế bào trứng ñã có từ khi gà con mới nở. Tỉếp sau ñó chúng chỉ còn phải chín vì số lượng tế bào trứng không tăng thêm nữa. Trong buồng trứng, số lượng tế bào trứng nhiều hơn số trứng thực tế mà gà mái có thể ñẻ ra. Trong thời gian phát triển, lúc ñầu các tế bào trứng ñược bọc bởi một tầng tế bào không có liên hệ với biểu hình phát sinh. Tầng tế bào này sẽ trở thành nhiều tầng, sự tạo thêm này sẽ tiến sát tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follcun có một khoang hở chứa ñầy chất dịch. Bên ngoài follicun trông giống như một cái túi, trong thời kì ñẻ trứng, nhiều follicun trở nên chín làm thay ñổi hình dạng của buồng trứng, lúc này buồng trứng giống như một chùm nho. Sau thời kì ñẻ trứng, buồng trứng lại trở thành hình dạng ban ñầu. Các follicun chín vỡ ra, quả trứng chui ra ngoài cùng với dịch của follicun. Quá trình này gọi là sự rụng trứng. Sự rụng trứng ñầu tiên báo hiệu sự bắt ñầu thành thục. Màng follicun còn lại trong buồng trứng sẽ tạo thành thể vàng, ở chim có lẽ chúng sản sinh ra hocmon. Tế bào trứng ñược giải phóng sau khi vỡ follicun rơi vào ống dẫn trứng. ống dẫn trứng là một ống dài, có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ trên thành ống. Có một lớp màng nhầy lót bên trong thành, trên bề mặt màng nhầy có tiêm mao rung ñộng. Bên ngoài ống dẫn trứng có màng trơn. Buồng trứng ñược treo trong xoang bụng nhờ màng treo ruột. Trong thời kì ñẻ trứng, khối lượng của ống dẫn trứng thay ñổi rõ rệt, dài ra nhiều. Thí dụ chiều dài ống dẫn trứng của gà Leghorn dài thêm ra từ 30-60 cm, của gà Plymouth Rock từ 13-23 cm và ñến 47-50 cm. Phần tạo lòng trắng của ống dẫn trứng to ra theo chiều ngang từ

Page 46: Chăn nuôi cơ bản

- 46 -

1,5-13 mm. Sức chứa của nó tăng lên 50 lần. Buồng trứng chia ra làm 5 phần: phễu, phần tạo lòng trắng, eo hẹp tử cung và âm ñạo.

V. Sự thụ tinh Thụ tinh là một quá trình ñồng hoá lẫn nhau giữa trứng và tinh trùng ñể tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành bào thai rồi thành thai nhi. Sau khi giao phối, tinh trùng vào ñường sinh dục của con cái và tuỳ theo vị trí của ống dẫn trứng mà ảnh hưởng ñến sức sống của tinh trùng. Âm ñạo là nơi bất lợi cho tinh trùng vì chất tiết của màng nhày âm ñạo có tính axit làm cho nó mau chết hơn. Cổ tử cung là nơi thích hợp nhất cho tinh trùng, vì ở ñó có nhiều tuyến dịch nhày và dịch nhày có tính axit yếu.

Ở ñộng vật thụ tinh âm ñạo như bò, dê, thỏ thì tuyệt ñại ña số tinh trùng chết ở âm ñạo, chỉ còn 1/30 - 1/20 vào tử cung. Hiện tượng sinh học này chứng tỏ nồng ñộ tinh trùng của ñộng vật thụ tinh âm ñạo phải nhiều và cũng chứng tỏ muốn tăng hiệu suất thụ tinh nhân tạo. ðối với loài nhai lại ta phải bơm tinh dịch vào cổ tử cung. Quá trình thụ tinh gồm 3 giai ñoạn.

5.1. Giai ñoạn thứ nhất Tinh trùng phá vỡ màng phóng xạ ñể vào màng trong suốt của trứng. Muốn vào ñược màng trong suốt thì nó phải tiết ra enzym hyaluronidaza ñể phá vỡ các chất keo của tế bào hạt (phá màng phóng xạ). Enzym hyaluronidaza không có tính chất ñặc hiệu theo loài, lợi dụng ñặc tính này có thể trộn tinh trùng khác loài và tiến hành giao phối. Phải có ñủ lượng enzym nhất ñịnh thì mới phá vỡ ñược màng keo này, cụ thể số lượng tinh trùng ở thỏ khoảng 25.000-62.000/ml. Nếu quá nhiều ñến 180.000/ml thì nó có thể phân huỷ cả tế bào trứng. Nếu quá ít thì không thể phá vỡ ñược màng nên không thể thụ tinh ñược.

5.2. Giai ñoạn thứ hai Tinh trùng ñi qua màng trong suốt ñể vào màng noãn hoàng. Tinh trùng qua màng trong suốt nhờ enzym zonalizin, enzym này có tính chất ñặc hiệu cho loài, chính do tính chất này mà chỉ có tinh trùng cùng loài mới có thể qua ñược màng trong suốt. Cuối cùng tinh trùng qua màng noãn hoàng nhờ enzym muraminidaza Thường chỉ có 1 hoặc 2-3 tinh trùng qua ñược màng noãn hoàng ñể vào tiếp xúc với nhân của tế bào trứng, còn các tinh trùng khác không vào ñược sẽ nằm chung quanh màng trong suốt bị chết ñể trở thành dinh dưỡng nuôi hợp tử sau này. Chỉ có một hoặc (hãn hữu) có 2-3 tinh trùng vào ñược màng noãn hoàng là vì khi có một tinh trùng vào thì màng này sẽ có sự biến ñổi sinh hiện tượng quánh hoá.

5.3. Giai ñoạn thứ ba ðồng hoá giữa tinh trùng và trứng. Khi tinh trùng vào trong màng noãn hoàng thì ñầu của nó ñồng hoá nhân của tế bào trứng, còn nguyên sinh chất thì ñồng hoá thân và ñuôi tinh trùng ñể tạo thành hợp tử, quá trình này ñược tiến hành ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Sau ñó nhờ vận ñộng của tiêm mao ống dẫn trứng mà hợp tử di chuyển về tử cung hay sừng tử cung ñể làm tổ. Hợp tử lúc ñầu thẩm thấu ñể sống, sau phát triển các màng thai rồi hình thành nên tuần hoàn nhau thai. Máu mẹ qua nhau thai vào bào thai nuôi con, cơ thể con qua nhau thai vào máu mẹ ñể thải cặn bã.

Page 47: Chăn nuôi cơ bản

- 47 -

Ngoài thụ tinh tự nhiên trong chăn nuôi người ta còn áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. ðể ñề phòng một số bệnh truyền nhiễm khi gia súc giao phối nên thụ tinh nhân tạo ñã cải tạo giống gia súc nhanh chóng, nâng cao tỷ lệ sinh sản. Thụ tinh nhân tạo là dùng tinh dịch pha loãng, tinh ñông viên hoặc tinh cọng rạ bơm vào cổ hoặc thân tử cung của con cái ñộng dục. Hiện nay phương pháp ghép phôi ñang ñược ứng dụng trong chăn nuôi. ðiều ñó tạo ra khả năng sử dụng một cách có hiệu quả lớn nhất. Những con bò cái cao sản, lấy phôi của chúng ghép cho những con có sản lượng thấp hơn.

VI. Sinh lý chửa ñẻ của gia súc 6.1. Sinh lý chửa

Thời gian chửa của gia súc ñược tính từ khi trứng thụ tinh ñến khi ñẻ. Hợp tử của gia súc có vú trong giai ñoạn phôi ñầu có thể phân thành hai lớp tế bào:

sáng và tối, các tế bào sáng hơn tạo thành lớp ngoài, dưới ñó là các tế bào tối. Các tế bào sáng giữ vai trò dinh dưỡng thai (lá nuôi).

Phôi thai ñược phát triển từ các tế bào trung tâm tối (lá nuôi). Ở giai ñoạn phân chia này của hợp tử ñược gọi là túi phôi.

Túi phôi ñược tăng lên về kích thước, màng trong suốt bị mỏng ñi rất nhiều và vỡ ra. Sau ñó bào thai bắt ñầu phát triển nhanh, Túi noãn hoàng ñược hình thành và chứa ñầy dịch protein trong suốt do lá nuôi ñồng hoá từ chất tiết của màng nhầy tử cung.

Cùng với túi noãn hoàng, bào thai và màng thai cũng ñược hình thành: Màng ối, màng niệu và màng ñệm. ở ngựa và bò sau hai tháng, cừu và lợn sau một tháng (từ khi trứng thụ tinh) các màng này cơ bản ñược hình thành. Phần lớn ở gia súc có vú, màng ñệm liên quan chặt chẽ với màng nhầy tử cung hình thành nhau. Nhau là cơ quan phức tạp, ñược tạo nên do sự biến ñổi của màng nhày tử cung và màng ñệm.

Sự phát triển phôi thai của gia súc trải qua hai giai ñoạn chủ yếu: + Phôi - giai ñoạn này bắt ñầu từ lúc thụ tinh và kết thúc vào 1/3 ñầu của thời kì chửa,

tất cả các cơ quan ñược hình thành ở giai ñoạn này. + Thời kì thai - kéo dài từ cuối thời kì phôi ñến khi ñẻ, trong thời gian này tất cả các

cơ quan tiếp tuc sinh trưởng và phát triển, thai hình thành cá thể giống bố mẹ. Phôi thai của tất cả gia súc ñều sinh trưởng phát dục liên tục trong suốt thời kì phôi

thai. Chiều dài của thai một tháng tuổi: ngựa 0,5 cm, bò 0,9-1 cm, lợn 1,6-1,8 cm. Ở ngựa khối lượng thai trước khi ñẻ là 26-60 kg, dài 100-150 cm, ở bò trọng lượng thai 20-60 kg, dài 80-100 cm, ở lợn thai nặng gần 1 kg, dài 20-25 cm.

Dinh dưỡng thai: ở ngựa và lợn trong suốt thời gian chửa ñược nuôi bằng dinh dưỡng phôi. Biểu mô màng ñệm của ngựa và lợn không giáp sát với biểu mô màng nhày tử cung, giữa chúng có một khe hở chứa ñày dinh dưỡng phôi do màng ñệm hút vào và biến ñổi thành.

Ở loài ñộng vật có nhau phức tạp hơn thì chất nuôi phôi từ lúc ñầu ñến lúc tạo thành nhau là dinh dưỡng phôi. Về sau nhau phát triển, màng ñệm liên kết chặt chẽ với mô của tử cung nên thai nhận các chất dinh dưỡng từ máu của cơ thể mẹ.

Phôi nhận các chất dinh dưỡng và oxi, thải C02 và các sản phẩm trao ñổi không cần thiếu qua nhung mao của màng ñệm. Quá trình này tiến hành rất phức tạp. Sự vận chuyển các chất khác nhau từ máu mẹ vào máu thai là có sự chọn lọc chặt chẽ. Hàm lượng các chất trong

Page 48: Chăn nuôi cơ bản

- 48 -

máu thai, ñặc biệt là khoáng, như canxi, natri, kali và sắt khác với hàm lượng của chúng trong máu mẹ. Thai có thể hút và dự trữ nhiều hợp chất sắt ñể sử dụng sau khi ñẻ ra vì sữa mẹ hầu như không có sắt. Các protein cao phân tử của máu mẹ ñược các enzym trong nhau thai phân giải thành anbumoz, sau ñó lại ñược tổng hợp trong cơ thể của thai. Mỡ và ñường phức tạp cũng ñược phân giải trong nhau, sau ñó lại ñược tổng hợp.

Nhau còn có khả năng tích luỹ các chất như các vitamin A, B, C. Một số chất ñi qua nhau dễ dàng (hocmon, một số kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ). Ngược lại nhau không cho nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng ñi qua. Trong một số trường hợp, gia súc mẹ mắc bệnh vẫn ñẻ ra con khoẻ mạnh.

Khả năng của biểu mô màng ñệm cho ñi qua một số chất từ máu mẹ và máu thai và giữ lại hoặc làm biến ñổi hoá sinh học một số chất khác ñược gọi là hàng rào nhau thai.

Các xung thần kinh có thể truyền từ cơ thể mẹ sang thai thông qua nhau nhờ các chất ñặc biệt (chất môi giới). Song không phải chỉ có mẹ ảnh hưởng ñến thai mà còn có sự liên hệ ngược lại. Thai không hình thành một cách bị ñộng, nó có yêu cầu nhất ñịnh ñối với cơ thể mẹ về việc cung cấp các sản phẩm trao ñổi chất.

Sự liên hệ về tuần hoàn giữa cơ thể mẹ và thai thông qua hệ tuần hoàn nhau thai.

* Những biến ñổi sinh lý khi có chửa Khi bắt ñầu có chửa, nhiều cơ quan ñặc biệt là cơ quan nội tiết của con cái có sự biến

ñổi về chức năng. Cơ chế liên hệ giữa các tuyến nội tiết trong thời kì này rất phức tạp và chưa ñược tìm hiểu ñầy ñủ.

Hocmon oestrogen sinh ra khi bao noãn phát triển và thành thục có tác dụng kích thích sự tăng sinh màng nhày và sự phát triển của cơ tử cung. Hocmon progesteron xúc tiến việc gắn thai vào tử cung và làm giảm sự mẫn cảm của nó ñối với các kích thích khác. Trong khi chửa thể vàng tồn tại và tiết progesteron (riêng ở ngựa vào nửa sau của thời kì chửa thể vàng nhỏ lại và cuối thời kì chửa hầu như teo hoàn toàn). Nó có tác dụng ñối với sự phát triển bình thường của thai. Ở ngựa, ngoài thể vàng nhau thai cũng tiết ra progesteron nên khác với một số ñộng vật là cắt buồng trứng của ngựa vào thời gian chửa không thấy hiện tượng xảy thai.

Trong nhau thai của ngựa và lợn, ngoài progesteron còn có nhiều hocmon sinh dục cái và cả gonadotropin. Lượng gonadotropin trong máu ngựa tăng lên rõ rệt ở 40 ngày chửa, ñến 80-90 ngày ñạt tới cực ñại và ñến ngày thứ 120 giảm ñi rõ rệt. ðồng thời hàm lượng oestrogen trong nước tiểu tăng rõ rệt từ ngày 120-130 ngày và ñạt tới cực ñại ở ngày thứ 200, sau ñó giảm dần tới cuối thời kì chửa.

Ở gia súc cái có chửa, sự phát triển của bao noãn và hiện tượng rụng trứng thường bị ngừng lại. Tuy nhiên theo nghiên cứu của A.N.Buiko - Rogalevich cho thấy rằng ở một số ngựa trong thời kì chửa ñầu (1-2 tháng) vẫn có bao noãn chín và trứng rụng.

Trong thời kì có chửa, trao ñổi chất của cơ thể mẹ tăng rất mạnh. Sự ñồng hoá tăng, dị hoá giảm. Thời kì ñầu, con mẹ béo ra. Thời kì cuối, thai sinh trưởng mạnh, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng ở con mẹ nên nó bắt ñầu gầy (vì vậy trong chăn nuôi cần chú ý bồi dưỡng gia súc cái ở thời kì chửa cuối). Trao ñổi chất của gia súc ảnh hưởng ñến sinh trưởng của sừng, móng. Trong thời kì ñầu sinh trưởng của sừng tăng lên như to ra, về sau nhỏ lại (có thể nhờ vòng ở sừng mà ñoán ñược số lần chửa của con mẹ).

Page 49: Chăn nuôi cơ bản

- 49 -

Trong thời gian chửa, glicogen ñược tích luỹ trong gan. Mỡ trung tính và colesterin trong máu tăng lên. Dung lượng máu tăng nhưng thành phần có hình ít biến ñổi. Lượng hemoglobin ở mức bình thường, máu ñông nhanh hơn, hồng cầu sa lắng chóng hơn. Lượng canxi, phốt pho trong máu giảm vào nửa sau của thời kì chửa, còn lượng kali tăng lên. Cuối thời kì chửa, lượng kiềm trong máu giảm.

Hoạt ñộng của tim trở nên khó khăn vì áp lực ở xoang bụng, xoang chậu làm ảnh hưởng ñến nửa thân và chi sau. Cơ tim làm việc nặng nên trương to sinh hiện tượng tâm thất trương to do chửa.

Hô hấp trở nên yếu và nhanh, chuyển từ hô hấp ngực bụng thành phương thức ngực. Cơ quan tiêu hoá và bài tiết bị tử cung ép nên khó hoạt ñộng, sinh ra hiện tượng ñại

tiện và tiểu tiện nhiều lần, trong nước tiểu có protein…

Thời gian có chửa khác nhau tuỳ loài gia súc, giống, tuổi. Các yếu tố khí hậu và ñiều kiện dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng ñến thời gian có chửa. Thời gian có chửa của một số loài gia súc như sau:

Gia súc Thời gian chửa (ngày) Ngựa 340

Bò 280

Trâu 330

Dê, cừu 152

Lợn 114

Lạc ñà 365

Chó 61

Mèo 58

Thỏ 31,5

Voi 610

6.2. Sinh lý ñẻ ðẻ là quá trình sinh lý ñưa thai ñã thành thục từ ñường sinh dục con mẹ ra ngoài. Về nguyên nhân gây ñẻ nói chung cho rằng:

- ðầu tiên là thai sinh trưởng và vận ñộng ngày càng mạnh làm cho thụ quan áp lực và cơ giới ở ñường sinh dục con mẹ hưng phấn. Khi ñến một mức ñộ nhất ñịnh gây ra ñộng tác ñẻ một cách phản xạ. - Ở thời kì cuối có chửa hàm lượng hocmon progesteron trong máu hạ xuống nhanh chóng, còn hocmon oestrogen thì tăng lên, Sự thay ñổi hàm lượng hai loại hocmon này ñều làm cho thụ quan hoá học trong tử cung tăng tính mẫn cảm ñối với kích thích nên sinh phản ứng mạnh ñối với các chất như axetilcolin, hocmon oxitoxin. - Ngoài ra do oestrogen có thể tăng cường sự tổng hợp axetilcolin trong cơ thể và ức chế hocmon có tác dụng phá hoại hocmon tuyến yên. Mặt khác hocmon tuyến yên lại có thể ức chế hocmon cholinesteraz (có tác dụng phá hoại axetilcolin) cho nên trong khi ñẻ hàm lượng axetilcolin và hocmon tuyến yên trong cơ thể ñều tăng. Khi ñẻ hoạt ñộng nội tiết của thuỳ sau tuyến yên cũng tăng cường một cách phản xạ.

Page 50: Chăn nuôi cơ bản

- 50 -

Nhưng cần phải nhấn mạnh là: trạng thái chức năng của vỏ não và mối liên hệ qua lại giữa nó với các trung tâm dưới vỏ ảnh hưởng quan trọng ñối với quá trình ñẻ. Lazarep ñã chứng minh là mấy ngày cuối cùng của thời kì chửa tính hưng phấn của vỏ não hạ xuống còn hưng phấn của tuỷ sống tăng cao. Quan sát trên lâm sàng thấy gia súc thường ñẻ vào buổi tối. (theo tài kiệu của V.O.Lipping, 85% ngựa ñẻ vào buổi tối). Ban ñêm tính hưng phấn của vỏ não giảm nên ảnh hưởng ức chế của nó ñối với các trung tâm dưới vỏ giảm, có lợi cho quá trình sinh ñẻ

Thời gian ñẻ của một số loài gia súc như sau:

Gia súc Thời gian ñẻ Ngựa 15 - 30 phút

Cừu 15 phút - 2,5 giờ

Chó 1 - 8 giờ

Bò 20 phút - 4 giờ

Lợn 2 - 6 giờ

Thỏ 15 - 20 phút

Câu hỏi ôn tập chương I 1/ Nêu ý nghĩa của quá trình tiêu hóa thức ăn? 2/ Nêu cấu tạo của các loại dạ dầy? 3/ Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở các loại dạ dầy? 4/ Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? 5/ Nêu quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột già? 6/ Nêu ñặc ñiểm sinh lý tiêu hóa thức ăn của gia cầm? 7/ Sự hấp thu là gì? 6/ Nêu chức năng sinh lý của một số tuyến nội tiết? 7/ Nêu tuổi bắt ñầu thành thục về tính và thể vóc của vật nuôi? 8/ Nêu ñặc tính sinh lý sinh dục ñực của gia súc? 9/ Nêu ñặc tính sinh sinh dục cái của gia súc? 10/ Sự thụ tinh là gì?

Page 51: Chăn nuôi cơ bản

- 51 -

CHƯƠNG II

GIỐNG VẬT NUÔI

Trong chương này, chúng ta sẽ ñề cập ñến những khái niệm cơ bản về vật nuôi, giống,

dòng vật nuôi. Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau, các giống vật nuôi ñược phân loại

thành các nhóm nhất ñịnh. Các nhóm vật nuôi khác nhau trong cùng một căn cứ phân loại ñòi

hỏi những ñịnh hướng sử dụng, ñiều kiện chăn nuôi và quản lý khác nhau. Phần cuối cùng

của chương nhằm giới thiệu sơ lược về các giống vật nuôi chủ yếu hiện ñang ñược sử dụng

trong sản xuất chăn nuôi ở nước ta. ðể tìm hiểu chi tiết thêm về nguồn gốc, năng suất, hướng

sử dụng của các giống vật nuôi này, có thể tham khảo tài liệu trong trang Web của Viện Chăn

nuôi: www.vcn.vnn.vn

I. Một số khái niệm cơ bản về vật nuôi

1.1. Sự thuần dưỡng vật nuôi

Tất cả những loài gia súc, gia cầm hiện nay ñều có nguồn gốc là ñộng vật hoang dã và ñã ñược thuần dưỡng do ban tay và trí óc của con người. Trước khi trở thành những vật nuôi như hiện nay, những ñộng vật hoang rã ñã phải trải qua một quá trình chọn lọc, huấn luyện và cải tiến nuôi dưỡng lâu dài.

+ Thời gian và nơi thuần dưỡng vật nuôi.

Theo cổ sinh vật học và ñịa cổ sử học, loài chim và ñộng vật có vú bậc cao xuấthiện vào ñại trung sinh (125 triệu năm). Lịch sử thuần dưỡng gia súc mãi về sau mới bắt ñầu và gắn liền với lịch sử văn hoá của loài người. Nghiên cứu các bộ xương loài vật ñược khai quật, phân tích lớp ñất bao bọc hoặc các dấu vết còn lại từ xưa, người ta có thể biết ñược tuổi của nhiều loài vật, kể cả những loài vật ñã tiệt chủng từ hàng chục vạn năm nay

Cũng do ñó mà người ta biết rằng ở thời ñại ñồ ñá cũ, lúc loài người mới biết dùng những công cụ thô sơ bằng ñá, bằng xương và sử dụng lửa, thì chó là súc vật ñầu tiên ñược thuần dưỡng khoảng 1 vạn ñến 1 vạn rưỡi năm nay.

+ Những thay ñổi của loài vật qua quá trình thuần dưỡng.

Vật nuôi hiện nay ñã trải qua một quá trình thuần dưỡng lâu dài. Sự thuần dưỡng ñó không phải là một sự ngẫu nhiên.

Sự thuần dưỡng vật nuôi lúc ñầu chỉ là một việc không có ý thức rõ rệt, sau dần dần mới trở thành một công việc hoàn toàn có mục ñích có kế hoạch, có phương pháp, có kỹ thuật và trải qua nhiều ñời ñã trở thành một việc chọn lọc có ý nghĩa lớn trong ñời sống của con người. Sự thuần dưỡng bắt ñầu bằng việc bắt thú hoang huấn luyện , khai thác nó, biến ñổi nó thành gia súc, gia cầm và ngày nay ñã ñến một giai ñoạn cao là tạo nên những phẩm giống gia

súc, gia cầm cao sản có hướng sản xuất nhất ñịnh như cho thịt, cho sữa cho trứng…

Page 52: Chăn nuôi cơ bản

- 52 -

Trải qua một quá trình thuần dưỡng lâu dài ñó, vật nuôi ñã bắt nguồn từ ñộng vật hoang dã ñã có những thay ñổi như sau:

+ Thay ñổi về khả năng sản xuất

ðây là một sự thay ñổi quan trọng và có ích nhất ñối với ñời sống con người. Bò rừng là một con vật to lớn, nhưng sức tăng trong chậm, khả năng tích luỹ mỡ kém, còn thịt thì rất dai. Sữa của nó cũng chỉ ñủ cung cấp cho con bú. Trái lại hiện nay có những bò sữa cho từ 5000-6000kg sữa một chu kỳ có con cho ñến 10.000-19.000kg trong một năm. Có loài bò thịt tăng trọng nhanh ñến một năm tuổi ñã ñạt 500kg và hơn. Lợn rừng thì lớn chậm, ñẻ ít, còn lợn nhà thường tăng trọng nhanh ñẻ 12 con trung bình trong một lứa, có con ñẻ ñến 14-18 con/lứa. Gà rừng thì ñẻ ít, khoảng 50 trứng 1 năm còn gà nhà hiện nay trung bình ñẻ trên, dưới 300 quả trứng 1 năm. ðó là một thành công lớn trong việc thuần dưỡng vật nuôi.

+ Sức sản xuất của vật nuôi tiến theo hướng nhất ñịnh

Không những sức sản xuất của vật nuôi so với ñộng vật hoang dã ñược thay ñổi, ñược nâng cao rõ rệt mà còn ñi vào những hướng nhất ñịnh, theo nhu cầu ñời sống của con người.

So với thời kỳ mới bắt ñầu thuần dưỡng, chủ yếu chỉ nhằm ñể ăn thịt, sau ñó mới ñể cày, kéo và lấy sữa thì hiện nay vật nuôi ñã chia theo phẩm giống, mỗi phẩm giống có những ñặc tính sản xuất và hướng sản xuất riêng. Như hướng bò sữa, bò thịt. Lợn hướng mỡ, hướng

nạc và siêu nạc. Gà vịt ñẻ trứng cho hướng chuyên thịt, chuyên trứng…

Ngoài những thay ñổi cơ bản trên vật nuôi còn có những thay ñổi về ngoại hình, tính tình và chức năng của các bộ phận. Như hoạt ñộng của bộ máy sinh dục của gia súc cũng khác thú hoang. Thú hoang thường sinh sản theo mùa còn gia súc có thể sinh sản quanh năm, có các chu kỳ ñộng dục ñều ñặn.

Một số ñặc tính mới ở gia súc là tính thành thục sớm, mức ñộ vỗ béo nhanh, khả năng sử dụng và tiêu hoá các chất dinh dưỡng tăng, thời kỳ có chửa ngắn, nhưng tính miễn dịch thì kém.

ðặc biệt sự thuần dưỡng ñã ảnh hưởng ñến các phản xạ thần kinh và tính tình con vật, như có thể nuôi ở chuồng, thả rông, ăn thô, ăn tinh, sống ở vùng nóng, vùng lạnh, làm việc

nặng, vỗ béo lấy mỡ, lấy thịt…

Có thể nói rằng những thay ñổi của ñộng vật hoãng dã ñể trở thành vật nuôi mà tồn tại ñến nay là do một số yếu tố sau ñây.

+ Trong ñiều kiện sống chung với người (thức ăn ñược người cung cấp, khí hậu ñiều

hoà ñược ở chuồng trại…), vật nuôi nói chung ñã thay ñổi về ngoại hình lẫn thể chất và thích nghi với hoàn cảnh ñó.

+ Do con người thường chọn lọc những con vật có ích phù hợp với nhu cầu của ñời sống thường xuyên ñào thải những con vật không hợp với mục ñích nói trên, nên vật nuôi hiện nay có những ngoại hình và ñặc tính khác nhau rõ rệt như bò sữa cao sản, lợn siêu thịt, gà hướng trứng, gà hướng thịt.

Page 53: Chăn nuôi cơ bản

- 53 -

+ Do con người dùng vật nuôi ñể sản xuất, nên ngoại hình, chức năng của một số bộ phận cơ thể ñã cơ bản thay ñổi, như bò sữa cao sản có bầu vú rất to. Gà ñẻ trứng ñầu nhỏ mình thanh. Những thay ñổi này dần dần làm cho vật nuôi khác xa thuỷ tổ của chúng, ñáp ứng ñược nhu cầu của ñời sống con người

1.2. Khái niệm về vật nuôi chủ yếu Khái niệm vật nuôi ñề cập ở ñây ñược giới hạn trong phạm vi các ñộng vật ñã ñược

thuần hoá và chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta cũng chỉ xem xét 2 nhóm vật nuôi chủ yếu là gia súc và gia cầm.

Các vật nuôi ngày nay ñều có nguồn gốc từ các ñộng vật hoang dã. Quá trình biến các

ñộng vật hoang dã thành vật nuôi ñược gọi là quá trình thuần hoá, quá trình này ñược thực hiện bởi con người. Các vật nuôi ñược xuất hiện sau sự hình thành loài người, thuần hoá vật nuôi là sản phẩm của sự lao ñộng sáng tạo của con người. Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa vật nuôi và vật hoang dã. Theo Isaac (1970), những ñộng vật ñược gọi là vật nuôi khi chúng có ñủ 5 ñiều kiện sau ñây:

- Có giá trị kinh tế nhất ñịnh, ñược con người nuôi với mục ñích rõ ràng; - Trong phạm vi kiểm soát của con người; - Không thể tồn tại ñược nếu không có sự can thiệp của con người; - Tập tính ñã thay ñổi khác với khi còn là con vật hoang dã; - Hình thái ñã thay ñổi khác với khi còn là con vật hoang dã. Người ta cho rằng, các quá trình thuần hoá vật nuôi ñã diễn ra chủ yếu tại 4 lưu vực

sông bao gồm Lưỡng Hà (Tigre và Euphrate), Nil, Indus và Hoàng Hà, ñây cũng chính là 4 cái nôi của nền văn minh cổ xưa (bán ñảo Arap, Ai Cập, ấn ðộ và Trung Quốc). Cho tới nay, các bằng chứng khảo cổ học phát hiện thấy chó là ñộng vật ñược thuần hoá sớm nhất, sau ñó là dê và cừu, ngựa là con vật ñược thuần hoá sau cùng.

1.3. Khái niệm về giống, dòng vật nuôi 1.3.1. Giống vật nuôi

Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm về giống trong phân loại sinh vật học. Giống vật nuôi thuộc ñơn vị phân loại dưới của loài. Giống vật nuôi là một

tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, ñược hình thành do quá trình chọn lọc và nhân

giống của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có các ñặc ñiểm về ngoại hình, sinh

lý, sinh hoá, lợi ích kinh tế giống nhau, các ñặc ñiểm này di truyền ñược cho ñời sau. Trong thực tế, một nhóm vật nuôi ñược coi là một giống cần có những ñiều kiện sau: - Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng; - Có một số lượng nhất ñịnh: Số lượng ñực cái sinh sản khoảng vài trăm con ñối với

trâu, bò, ngựa; vài nghìn con ñối với lợn; vài chục nghìn con ñối với gà, vịt; - Có các ñặc ñiểm riêng biệt của giống, các ñặc ñiểm này khác biệt với các giống khác

và ñược di truyền một cách tương ñối ổn ñịnh cho ñời sau; - ðược Hội ñồng giống vật nuôi quốc gia công nhận là một giống.

1.3.2. Dòng vật nuôi Dòng là một nhóm vật nuôi trong một giống. Một giống có thể vài dòng (khoảng 2 - 5

dòng). Các vật nuôi trong cùng một dòng, ngoài những ñặc ñiểm chung của giống còn có một

Page 54: Chăn nuôi cơ bản

- 54 -

vài ñặc ñiểm riêng của dòng, ñây là các ñặc ñiểm ñặc trưng cho dòng. Tuy nhiên, trong thực tế người ta có những quan niệm khác nhau về dòng. Các quan niệm chủ yếu bao gồm:

- Nhóm huyết thống: Là nhóm vật nuôi có nguồn gốc từ một con vật tổ tiên. - Nhóm vật nuôi ñịa phương: Là các vật nuôi trong cùng một giống nhưng ñược nuôi

ở các ñịa phương khác nhau. - Dòng cận huyết: Bao gồm các vật nuôi có nguồn gốc từ một con vật tổ tiên. ðể tạo

nên dòng cận huyết, người ta sử dụng phương pháp nhân giống cận huyết trong ñó các thế hệ sau ñều thuộc huyết thống của ñực ñầu dòng này.

1.4. Những tính trạng cơ bản của vật nuôi Các tính trạng (còn gọi là chỉ tiêu hay ñặc ñiểm) về ngoại hình, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi ñược sử dụng ñể mô tả, ñánh giá một giống vật nuôi cũng như từng cá thể vật nuôi. Các tính trạng này thường là những tiêu chuẩn chọn lọc vật nuôi, giữ chúng làm giống nhằm tạo ra ñời sau phù hợp với mong muốn của người chăn nuôi. Thông thường các tính trạng ngoại hình ñều là các tính trạng chất lượng, chúng bị chi phối bởi một vài gen nhất ñịnh, việc di truyền các tính trạng chất lượng này tuân thủ theo các quy luật di truyền cơ bản của Mendel. Trong khi ñó, các tính trạng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm, vốn là các tính trạng có giá trị kinh tế cao lại là các tính trạng số lượng. Các tính trạng này do rất nhiều gen chi phối và chịu tác ñộng sâu sắc bởi ñiều kiện ngoại cảnh.

1.4.1. Tính trạng về ngoại hình Ngoại hình của một vật nuôi là hình dáng bên ngoài của con vật. Tuy nhiên, trên

những khía cạnh nhất ñịnh, ngoại hình phản ảnh ñược cấu tạo của các bộ phận cấu thành cơ thể, tình trạng sức khoẻ cũng như năng suất của vật nuôi. Chẳng hạn, căn cứ vào hình dáng của một con trâu cầy, nếu thấy nó to lớn, vạm vỡ, gân guốc có thể dự ñoán nó có khả năng cầy kéo tốt; quan sát một con bò cái sữa, nếu thấy nó có bầu vú lớn, tĩnh mạch vú to và nổi rõ có thể dự ñoán nó cho năng suất sữa cao...

ðể ñánh giá ngoại hình vật nuôi, người ta dùng mắt ñể quan sát và dùng tay ñể sờ nắn, dùng thước ñể ño một số chiều ño nhất ñịnh. Có thể sử dụng một số phương pháp ñánh giá ngoại hình sau ñây:

- Quan sát từng bộ phận và tổng thể con vật, phân loại ngoại hình con vật theo các mức khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của người ñánh giá.

- Dùng thước ño ñể ño một số chiều ño trên cơ thể con vật, mô tả những ñặc trưng chủ yếu về ngoại hình thông qua số liệu các chiều ño này. Số lượng các chiều ño tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của các bộ phận cơ thể ñối với mục ñích chọn lọc và nhân giống. Chẳng hạn, ñể chọn lọc ngoại hình ngựa ñua người ta phải sử dụng rất nhiều chiều ño khác nhau, nhưng ñể ñánh giá ngoại hình lợn nái người ta chỉ cần xem xét một vài chiều ño cơ bản. Trong tiêu chuẩn chọn lọc gia súc của nước ta hiện nay, các chiều ño cơ bản của trâu, bò, lợn bao gồm:

+ Cao vai (ñối với trâu bò còn gọi là cao vây): Chiều cao từ mặt ñất tới ñiểm sau của

u vai (ño bằng thước gậy). + Vòng ngực: Chu vi lồng ngực tại ñiểm tiếp giáp phía sau của xương bả vai (ño bằng

thước dây).

Page 55: Chăn nuôi cơ bản

- 55 -

+ Dài thân chéo (ñối với trâu bò): Khoảng cách từ phía trước của khớp bả vai-cánh

tay ñến mỏm sau của u xương ngồi (ño bằng thước gậy). + Dài thân (ñối với lợn): Khoảng cách từ ñiểm giữa của ñường nối giữa 2 gốc tai tới

ñiểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng ñuôi (ño sát da, bằng thước dây).

Các chiều ño trên còn ñược sử dụng ñể ước tính khối lượng của con vật. Sau ñây là một vài công thức ước tính khối lượng trâu, bò, lợn:

Khối lượng trâu Việt Nam (kg) = 88,4 (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo Khối lượng bò vàng (kg) = 89,8 (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo Khối lượng lợn (kg) = [(Vòng ngực)2x Dài thân]/14.400

Trong các công thức trên, ñơn vị tính chiều ño vòng ngực, dài thân chéo của trâu bò là mét, ñơn vị tính chiều ño vòng ngực, dài thân của lợn là cm.

- Phương pháp ñánh giá ngoại hình hiện ñang ñược sử dụng rộng rãi nhất là ñánh giá bằng cho ñiểm. Nguyên tắc của phương pháp này là hình dung ra một con vật mà mỗi bộ phận cơ thể của nó ñều có một ngoại hình ñẹp nhất, ñặc trưng cho giống vật nuôi mà người ta mong muốn. Có thể nói ñó là con vật lý tưởng của một giống, các bộ phận của nó ñều ñạt ñược ñiểm tối ña trong thang ñiểm ñánh giá. So sánh ngoại hình của từng bộ phận giữa con vật cần ñánh giá với con vật lý tưởng ñể cho ñiểm từng bộ phận. ðiểm tổng hợp của con vật là tổng số ñiểm của các bộ phận. Trong một số trường hợp, tuỳ tính chất quan trọng của từng bộ phận ñối với hướng chọn lọc, người ta có thể nhân ñiểm ñã cho với các hệ số khác nhau trước khi cộng ñiểm chung. Cuối cùng căn cứ vào tổng số ñiểm ngoại hình ñạt ñược ñể phân loại con vật.

1.4.2. Tính trạng về sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay

của toàn cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. ðể theo dõi các tính trạng sinh trưởng của vật nuôi cần ñịnh kỳ cân, ño, ñong các cơ quan bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, ño, ñong này phụ thuộc vào loại vật nuôi và mục ñích theo dõi ñánh giá. Chẳng hạn: ðối với lợn con, thường cân khối lượng lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ. ðối với lợn thịt, thường cân khối lượng khi bắt ñầu nuôi, kết thúc nuôi và ở từng tháng nuôi. ðể biểu thị tốc ñộ sinh trưởng của vật nuôi, người ta thường sử dụng 3 ñộ sinh trưởng sau ñây:

ðộ sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời ñiểm sinh trưởng, nghĩa là các thời ñiểm thực hiện các phép ño.

ðộ sinh trưởng tuyệt ñối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một ñơn vị thời gian. Công thức tính như sau:

trong ñó, A: ñộ sinh trưởng tuyệt ñối V2, t2: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời ñiểm t2

12

12

tt

VVA

−=

Page 56: Chăn nuôi cơ bản

- 56 -

V1, t1: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời ñiểm t1

ðộ sinh trưởng tương ñối: Là tỷ lệ phần khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời ñiểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời ñiểm sinh trưởng

trước. ðộ sinh trưởng tương ñối thường ñược biểu thị bằng số phần trăm, công thức tính như

sau: trong ñó, R(%): ñộ sinh trưởng tương ñối (%) V2: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời ñiểm sau V1: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời ñiểm trước

Theo quy luật chung, ñồ thị ñộ sinh trưởng tích luỹ có dạng ñường cong hình chữ S với các pha sinh trưởng chậm, sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm và cuối cùng là pha cân bằng. ðồ thị ñộ sinh trưởng tuyệt ñối có dạng ñường cong gần như hình parabon với pha sinh trưởng nhanh, ñạt cực ñại sau ñó là pha sinh trưởng chậm. ðồ thị ñộ sinh trưởng tương ñối có dạng ñường cong gần như hình hyperbon: liên tục giảm dần theo lứa tuổi. Có thể so sánh ñường cong sinh trưởng thực tế với ñường cong sinh trưởng lý thuyết ñể phân tích, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng của các sự sai khác.

1.4.3. Các tính trạng năng suất và chất lượng sản phẩm Năng suất và chất lượng sữa

ðối với vật nuôi lấy sữa, người ta theo dõi ñánh giá các tính trạng chủ yếu sau: - Sản lượng sữa trong 1 chu kỳ tiết sữa: Là tổng lượng sữa vắt ñược trong 10 tháng

tiết sữa (305 ngày); - Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ mỡ sữa trung bình của 1 kỳ tiết sữa. ðịnh kỳ mỗi tháng phân

tích hàm lượng mỡ sữa 1 lần, căn cứ vào hàm lượng mỡ sữa ở các kỳ phân tích và sản lượng sữa hàng tháng ñể tính tỷ lệ mỡ sữa.

- Tỷ lệ protein sữa: Là tỷ lệ protein trung bình của 1 kỳ tiết sữa. Cách xác ñịnh và tính toán tương tự như ñối với tỷ lệ mỡ sữa.

ðể so sánh sản lượng sữa của các bò sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau, người ta quy ñổi về sữa tiêu chuẩn. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ 4%. Công thức quy ñổi như sau:

SLSTC (kg) = 0,4 SLSTT (kg) + 15 F(kg)

trong ñó, SLSTC: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (sữa có tỷ lệ mỡ 4%), tính ra kg

SLSTT: Sản lượng sữa thực tế, tính ra kg F : Sản lượng mỡ sữa (kg)

0,4 và 15: Các hệ số quy ñổi (mỗi kg sữa ñã khử mỡ tương ñương với 0,4 kg sữa tiêu chuẩn; mỗi kg mỡ sữa tương ñương với 15 kg sữa tiêu chuẩn).

Do không thể trực tiếp vắt sữa lợn ñược nên ñể ñánh giá khả năng cho sữa của lợn người ta sử dụng khối lượng toàn ổ lợn con ở 21 ngày tuổi. Lý do ñơn giản là lượng sữa lợn

1002/)(

(%)12

12 xVV

VVR

+

−=

Page 57: Chăn nuôi cơ bản

- 57 -

mẹ tăng dần từ ngày ñầu tiên sau khi ñẻ, ñạt cao nhất lúc 3 tuần tuổi, sau ñó giảm dần. Mặt khác, cho tới 21 ngày tuổi, lợn con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, lượng thức ăn bổ sung thêm là không ñáng kể.

Năng suất và chất lượng thịt

ðối với vật nuôi lấy thịt, người ta theo dõi các tính trạng chủ yếu sau: - Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi: Là khối lượng tăng trung bình trên ñơn

vị thời gian mà con vật ñạt ñược trong suốt thời gian nuôi (thường tính là g/ngày). - Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: Là số kg thức ăn chi phí trung bình cho mỗi kg

tăng trọng mà con vật ñạt ñược trong thời gian nuôi. - Tuổi giết thịt: Là số ngày tuổi vật nuôi ñạt ñược khối lượng mổ thịt theo quy ñịnh. - Các tỷ lệ thịt khi giết thịt: + Lợn: Tỷ lệ thịt móc hàm (khối lượng con vật sau khi ñã loại bỏ máu, lông, phủ tạng

so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vật sau khi ñã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, ñầu, ñuôi, 4 bàn chân - gọi là khối lượng thịt xẻ - so với khối lượng sống), tỷ lệ nạc (khối lượng thịt nạc so với khối lượng thịt xẻ). Trên con vật sống, người ta ño ñộ dày mỡ lưng ở vị trí xương sườn cuối cùng bằng kim thăm hoặc bằng máy siêu âm. Giữa ñộ dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc của thân thịt có mối tương quan âm rất chặt chẽ, vì vậy những con lợn có ñộ dày mỡ lưng mỏng sẽ có tỷ lệ nạc trong thân thịt cao và ngược lại.

+ Trâu bò: Tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vật sau khi ñã loại bỏ máu, da, phủ tạng, ñầu, ñuôi, 4 bàn chân so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt tinh (khối lượng thịt so với khối lượng sống).

+ Gia cầm: Tỷ lệ thân thịt (khối lượng con vật sau khi ñã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, ñầu, cánh, chân - gọi là khối lượng thân thịt- so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt ñùi, thịt ngực (khối lượng thịt ñùi, thịt ngực so với khối lượng thân thịt).

Năng suất sinh sản

ðối với vật nuôi dùng ñể sinh sản, các tính trạng năng suất chủ yếu bao gồm:

+ Con cái:

- Tuổi phối giống lứa ñầu. - Tuổi ñẻ lứa ñầu. - Khoảng cách giữa hai lứa ñẻ: Số ngày từ lứa ñẻ trước tới lứa ñẻ sau. - Tỷ lệ thụ thai: Số cái thụ thai so với tổng số cái ñược phối giống. - Tỷ lệ ñẻ: Số cái ñẻ so với tổng số cái có khả năng sinh sản (với trâu bò, dê, ngựa). - Số con ñẻ ra còn sống sau khi ñẻ 24 giờ, số con còn sống khi cai sữa, số lứa

ñẻ/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm (với lợn); tỷ lệ ñẻ 1 con/lứa, sinh ñôi, sinh ba (với dê, cừu).

- Khối lượng sơ sinh, cai sữa.

+ Con ñực:

- Tuổi bắt ñầu sử dụng phối giống.

Page 58: Chăn nuôi cơ bản

- 58 -

- Phẩm chất tinh dịch: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần phối giống (ký hiệu là: VAC). VAC là tích số của 3 tính trạng: lượng tinh dịch bài xuất trong 1 lần phối giống (dung tích: V); số lượng tinh trùng/1ml tinh dịch (nồng ñộ: C); tỷ lệ tinh trùng có vận ñộng thẳng tiến (hoạt lực: A).

ðể ñánh giá khả năng sản xuất trứng ở gia cầm, người ta theo dõi các tính trạng chủ yếu sau:

- Tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên: Ngày tuổi của ñàn mái khi bắt ñầu có 5% tổng số mái ñẻ trứng.

- Sản lượng trứng/năm: Số trứng trung bình của 1 mái ñẻ trong 1 năm. - Khối lượng trứng: Khối lượng trung bình của các quả trứng ñẻ trong năm. - Các tính trạng về phẩm chất trứng (ñường kính dài, ñường kính rộng, chỉ số hình

thái: rộng/dài, tỷ lệ các phần cấu thành quả trứng: lòng ñỏ, lòng trắng, vỏ,...)

Các tính trạng theo dõi, ñánh giá về sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm nêu trên ñều là các tính trạng số lượng, chúng ta cần hiểu biết rõ về bản chất của các tính trạng này.

1.5. Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

ðể ñánh giá ñúng ñắn sự phát triển của vật nuôi, cần nắm vững những quy luật sinh trưởng, phát dục của chúng như:

1.5.1. Quy luật sinh trưởng phát dục không ñều.

- Không ñều về khả năng tăng trọng của cơ thể, lúc vật nuôi còn nhỏ thì khối lượng tăng chậm, ít sau ñó thì khối lượng tăng nhanh dần và ñến lúc trưởng thành thì khả năng tăng trọng của cơ thể chậm lại rồi dần dần ổn ñịnh và cuối cùng chỉ còn khả năng tích luỹ mỡ nếu nuôi dưỡng tốt.

- Không ñều về sự phát triển các hệ thống xương, ñối với gia súc ăn cỏ thì trong giai ñoạn bào thai, hệ thống xương phát triển chiều cao với tốc ñộ nhanh. Sau khi ñẻ ra ngoài thì phát triển mạnh về chiều dài, chiều sâu và cuối cùng là phát triển về chiều rộng.

Gia súc ăn tạp như lợn thì trong bào thai phát triển mạnh về chiều rộng, sau khi ñẻ ra ngoài phát triển mạnh về chiều dài, chiều cao, chiều sâu.

- Không ñều về phát triển các bộ phần trong cơ thể

Giai ñoạn sau khi ñẻ ra ngoài

1 2 3

1 da, cơ xương, tim ruột

2 máu, dạ dày thận lách, lưỡi

3 dịch hoàn gan, phổi não

Giai ®o¹n bµo thai

Page 59: Chăn nuôi cơ bản

- 59 -

- Không ñều về khả năng tích luỹ mỡ, ñầu tiên mỡ tích luỹ ở dưới da, rồi ñến 2 lá mỡ dự trữ và mỡ xen kẽ các thớ thịt và cuối cùng mỡ bao quanh cơ quan nội tạng.

Bầu vú của gia súc cái cũng phát triển không ñều, phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh lý như gia súc có chửa, gia súc nuôi con thì bầu vú lớn hơn.

Sự phát triển không ñều còng biểu hiện ở cả thành phần hoá học của cơ thể gia súc ví dụ:

Bê con lúc mới sinh ra thì tỷ lệ vật chất khô trong cơ thể chiếm 25,81%. Lúc ñược 6 tháng tuổi tỷ lệ vật chất khô chiếm 30,93% và lúc 12 tháng tuổi chiếm 36,25%.

1.5.2. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai ñoạn

ðể nghiên cứu và theo dõi và phát triển vật nuôi người ta chia làm 2 giai ñoạn.

1.5.2.1. Giai ñoạn trong cơ thể mẹ (giai ñoạn bào thai)

Ở giai ñoạn này thì cơ thể ñược ổn ñịnh về môi trường sống như nhiệt ñộ, ñộ pH. Dinh dưỡng hoàn toàn ñược cơ thể mẹ cung cấp và trong giai ñoạn này dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào từng giống vật nuôi.

Lợn chửa 114 ngày

Bò chửa 9 tháng 10 ngày

Trâu chửa 11 tháng

Chó chửa 61 ngày.

Giai ñoạn bào thai ñược chia làm 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ phôi.

Thời kỳ phối bắt ñầu từ lúc trứng thụ tinh cho ñến khi hợp tử bám chắc vào tử cung hay sừng tử cung. ðặc ñiểm thời kỳ này là hợp tử phân chia rất nhanh như ở lợn 22 ngày ñầu, ở bò 34 ngày ñầu. Nguồn dinh dưỡng của phôi thì dựa vào noãn hoàng của tế bào trứng và dịch tử cung của con mẹ tiết ra.

+ Thời kỳ tiền thai:

Thời kỳ tiền thai bắt ñầu từ lúc hợp tử ñã bám chắc vào tử cung hay sừng tử cung cho ñến khi xuất hiện mầm của các cơ quan, thời kỳ này quá trình phát dục xảy ra mạnh mẽ, nguồn dinh dưỡng ñược thông qua nhau thai vào bào thai nuôi con như:

ở lợn từ ngày 23-38

ở bò từ ngày 35-60

+ Thời kỳ thai nhi:

Thời kỳ thai nhi bắt ñầu từ khi kết thúc thời kỳ tiền thai cho ñến khi ñẻ ra ngoài như

ở lợn từ ngày 39-114

ở bò từ ngày 61-280

Page 60: Chăn nuôi cơ bản

- 60 -

Cần chú ý ở thời kỳ phôi, vì hợp tử chưa có màng bảo vệ nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. Do ñó ở thời kỳ phôi cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt ñể tránh hợp tử bị tiêu biến hoặc ñẩy ra ngoài.

Thời kỳ thai nhi cũng cần nuôi dưỡng tốt ñể gia súc cái có chửa khi ñẻ ñạt trọng lượng sơ sinh cao.

1.5.2.2. Giai ñoạn ngoài cơ thể mẹ (ñược chia làm 4 thời kỳ)

+ Thời kỳ bú sữa

Thời kỳ bú sữa tính từ lúc ñẻ ñến khi cai sữa như:

ở bò thường 6 tháng

ở lợn thường tính vào 28, 35, 42, 60 ngày

+ Thời kỳ thành thục (phát triển sinh dục)

Bắt ñầu từ lúc cai sữa ñến khi thành thục về tính, thời kỳ này cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục phát triển nhanh, con vật dễ thích nghi và dễ huấn luyện.

+ Thời kỳ trưởng thành

Thời kỳ trưởng thành bắt ñầu từ lúc có hiện tượng về tính ñến khi cơ quan sinh dục và các chức năng sinh lý khác ñã hoàn chỉnh. ở thời kỳ này trao ñổi chất cũng như toàn bộ cơ thể của con vật ñã ổn ñịnh, tính di truyền ñược ổn ñịnh.

+ Thời kỳ già cỗi

Thời kỳ già cỗi thì các khả năng sản xuất của con vật dần dần giảm ñi rồi mất hẳn.

II. Các phương pháp chọn giống vật nuôi

Chọn giống là một nội dung quan trọng của công tác giống. Làm thế nào ñể chọn ñúng ñược những con vật giống tốt? Câu hỏi ñó là cả một vấn ñề không ñơn giản, bởi vì các khái niệm về con giống tốt cũng như các phương pháp chọn giống vật nuôi cũng thay ñổi theo thời gian và ngày càng ñược hoàn thiện.

2.1. Khái niệm về chọn lọc và loại thải

Chọn lọc vật giống bao gồm hai khâu cơ bản:

- Quyết ñịnh lựa chọn con vật làm giống ñược gọi là chọn lọc vật giống. Quyết ñịnh này thường xảy ra trong thời gian nuôi hậu bị các con ñực và con cái (từ khi tách mẹ tới lúc chuẩn bị phối giống). Ví dụ, trong quá trình nuôi những lợn cái con từ cai sữa mẹ tới lúc có thể phối giống, người ta tiến hành các theo dõi ñánh giá ñể chọn lọc một số làm vật giống, số còn lại sẽ ñược nuôi thịt.

- Quyết ñịnh không ñể cho con vật tiếp tục làm giống nữa ñược gọi là loại thải vật

giống. Quyết ñịnh này thường xảy ra sau mỗi chu kỳ sản xuất của con vật, chẳng hạn sau mỗi lứa ñẻ của lợn nái, mỗi chu kỳ vắt sữa của bò sữa... hoặc theo ñịnh kỳ về thời gian cũng như các kiểm tra ñánh giá nhất ñịnh. Ngoài ra người ta cũng có thể buộc phải loại thải con vật khi nó gặp một tai biến bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, năng suất.

Page 61: Chăn nuôi cơ bản

- 61 -

2.2. Các phương pháp chọn lọc

- Chọn lọc hàng loạt

Là phương pháp ñịnh kỳ theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi ñạt ñược ngay trong ñiều kiện của sản xuất, căn cứ vào các kết quả theo dõi ñược mà quyết ñịnh tiếp tục sử dụng hay loại thải chúng. ðây là phương pháp chọn lọc ñơn giản, không tốn kém, dễ thực hiện. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng sản phẩm của con vật luôn chịu ảnh hưởng của các ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc cũng như một số nhân tố khác, do vậy chọn lọc hàng loạt cũng là một phương pháp có ñộ chính xác kém.

- Kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể)

Phương pháp này thường ñược tiến hành tại các cơ sở chuyên môn hoá ñược gọi là các trạm kiểm tra năng suất. Kiểm tra năng suất ñược tiến hành trong giai ñoạn hậu bị nhằm chọn lọc những vật nuôi ñược giữ lại làm giống. ðể loại trừ một số ảnh hưởng của môi trường, tạo những ñiều kiện thuận lợi phát huy hết tiềm năng di truyền của con vật, người ta nuôi chúng trong ñiều kiện tiêu chuẩn về chuồng nuôi, chế ñộ dinh dưỡng (cho ăn không hạn chế)... Trong quá trình nuôi kiểm tra, con vật ñược theo dõi một số chỉ tiêu nhất ñịnh. Các kết quả ñạt ñược về các chỉ tiêu này ñược sử dụng ñể ñánh giá giá trị giống và căn cứ vào giá trị giống ñể quyết ñịnh chọn lọc hay loại thải con vật. Nhược ñiểm chủ yếu của phương pháp này là không ñánh giá ñược các chỉ tiêu theo dõi trực tiếp ñược trên bản thân con vật, chẳng hạn không ñánh giá ñược sản lượng sữa, tỷ lệ mỡ sữa.. ở bò ñực giống, phẩm chất thịt ở lợn ñực giống...

Kiểm tra năng suất hiện ñang ñược sử dụng khá rộng rãi trong chăn nuôi lợn ở nhiều nước. Các lợn ñực giống hậu bị ñược nuôi kiểm tra năng suất từ lúc chúng có khối lượng từ 25-30 kg cho tới 90-110 kg. Ba chỉ tiêu theo dõi chính bao gồm: tăng trọng trung bình (g/ngày) trong thời gian nuôi kiểm tra, chi phí thức ăn trung bình cho mỗi kg tăng trọng trong thời gian kiểm tra (kg thức ăn/kg tăng trọng) và ñộ dày mỡ lưng ño bằng máy siêu âm ở vị trí xương sườn cuối cùng khi kết thúc kiểm tra (mm).

- Kiểm tra ñời con

Phương pháp này ñược sử dụng ñể ñánh giá chọn lọc các ñực giống. ðể kiểm tra ñời con, người ta cho các ñực giống tham dự kiểm tra phối giống với một số lượng cái giống nhất ñịnh. Khi các cái giống này sinh ra ñời con, người ta nuôi các con của chúng tại các trạm

kiểm tra có các ñiều kiện tiêu chuẩn về chuồng nuôi, chế ñộ dinh dưỡng… giống như ñối với kiểm tra năng suất. ðời con ñược theo dõi những chỉ tiêu nhất ñịnh về năng suất, căn cứ vào các chỉ tiêu ñạt ñược ở ñời con ñể ñánh giá giá trị giống của con ñực và quyết ñịnh chọn lọc hay loại thải các ñực giống này. Phương pháp này có ñộ chính xác cao, có thể ñánh giá chọn lọc ñược cả các tính trạng mà người ta không thể theo dõi trực tiếp trên bản thân con vật cần ñánh giá. Tuy nhiên, ñây là một phương pháp tốn kém, ñòi hỏi phải có một thời gian theo dõi ñánh giá khá dài, do vậy khoảng cách thế hệ bị kéo dài ra, ảnh hưởng ñến hiệu quả chọn lọc.

Page 62: Chăn nuôi cơ bản

- 62 -

- Kiểm tra kết hợp

Là phương pháp kết hợp giữa kiểm tra năng suất và kiểm tra ñời con. Chẳng hạn, ñể kiểm tra kết hợp nhằm chọn lọc lợn ñực giống người ta tiến hành như sau: Cũng như ñối với kiểm tra ñời sau, cho các lợn ñực giống tham dự kiểm tra phối giống với một số lợn nái giống nhất ñịnh. ðời con của chúng ñược nuôi tại trạm kiểm tra và ñược theo dõi các chỉ tiêu năng suất với 2 mục ñích: kiểm tra năng suất của ñời con nhằm chọn lọc các lợn ñực giống hậu bị ñồng thời căn cứ vào năng suất của ñời con ñể chọn lọc lợn ñực giống là bố của chúng.

- Một số phương pháp chọn giống trong gia cầm

Trong nhân giống gia cầm, người ta thường tổ chức thành các gia ñình. Trong mỗi gia ñình có 1 con ñực và một số con cái, do ñó ñời con của chúng là các anh chị em cùng bố khác mẹ.

+ Chọn lọc cá thể: Là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình của chính bản thân con vật ñể chọn lọc, không quan tâm ñến giá trị trung bình của gia ñình.

+ Chọn lọc theo gia ñình: Là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình trung bình của tất cả các cá thể trong gia ñình ñể quyết ñịnh giữ toàn bộ gia ñình ñó làm giống hay loại thải toàn bộ gia ñình ñó.

+ Chọn lọc trong gia ñình: Là phương pháp căn cứ vào sự chênh lệch giữa giá trị kiểu hình của cá thể so với giá trị kiểu hình trung bình gia ñình của nó.

+ Chọn lọc kết hợp: Chọn lọc kết hợp trong trường hợp này là phương pháp kết hợp giá trị trung bình của gia ñình với giá trị chênh lệch giữa năng suất cá thể so với trung bình gia ñình. Như vậy, thực chất của chọn lọc kết hợp chính là chọn lọc cá thể, nghĩa là căn cứ vào P ñể chọn lọc.

2.3. Loại thải vật giống Quyết ñịnh này ñược thực hiện khi vật nuôi vừa hoàn thành một chu kỳ cho sản phẩm (lợn cái vừa cai sữa ñàn con, gà mái vừa hoàn thành chu kỳ ñẻ trứng...) hoặc khi phát hiện thấy sức khoẻ, năng suất của chúng bị giảm sút (số và chất lượng tinh của ñực giống ở các trạm thụ tinh nhân tạo...).

III. Nhân giống vật nuôi

Sau khi chọn lọc ñược các vật giống bao gồm cả con ñực và con cái phù hợp với yêu cầu, người ta cho chúng phối giống với nhau nhằm tạo ñược ñời con có năng suất và chất lượng tốt. Cách thức phối giống giữa những ñực và cái giống ñược gọi là nhân giống vật nuôi. Có hai phương pháp nhân giống ñó là nhân giống thuần chủng và lai giống.

3.1. Nhân giống thuần chủng 3.1.1. Khái niệm Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống bằng cách cho các ñực giống và cái giống của cùng một giống giao phối với nhau. Do vậy, thế hệ con vẫn là giống thuần, nghĩa là chỉ mang các ñặc ñiểm của một giống ban ñầu duy nhất. Chẳng hạn: cho lợn ñực Móng Cái phối giống với lợn cái Móng Cái, ñời con vẫn là giống thuần Móng Cái.

Page 63: Chăn nuôi cơ bản

- 63 -

3.1.2. Nhân giống thuần chủng theo dòng Nhân giống theo dòng là một phương thức ñặc biệt của nhân giống thuần chủng nhằm tạo ñược một tập hợp vật nuôi có chung các ñặc ñiểm cơ bản của giống nhưng lại hình thành và duy trì ñược một vài ñặc ñiểm riêng biệt của dòng. Trong quá trình nhân giống thuần chủng người ta xác ñịnh ñược một con giống có năng suất rất cao về một tính trạng nào ñó và người chăn nuôi muốn duy trì ñặc ñiểm tốt này ở các thế hệ sau. Nhân giống thuần chủng theo dòng ñáp ứng ñược nhu cầu này. Mục tiêu của nhân giống theo dòng là tạo ñược một nhóm vật nuôi mà qua các thế hệ, ngoài các ñặc ñiểm chung của giống, chúng vẫn giữ ñược ñặc ñiểm tốt của con giống xuất sắc ñó. Do con ñực có vai trò truyền ñạt di truyền rộng rãi hơn con cái rất nhiều lần nên bước khởi ñầu quan trọng của nhân giống theo dòng là phải xác ñịnh ñược ñực giống có thành tích nổi trội. Con ñực này ñược gọi là ñực ñầu dòng. Trong các bước tiếp theo, người ta thường sử dụng giao phối cận huyết ở một mức ñộ nhất ñịnh kết hợp với chọn lọc nhằm duy trì, củng cố ñặc ñiểm tốt của ñực ñầu dòng ở các thế hệ sau. Các cặp giao phối cận huyết trong nhân giống theo dòng chỉ có một tổ tiên chung duy nhất là con ñực ñầu dòng. Dòng ñược tạo thành gọi là dòng cận huyết. Trong sản xuất gia cầm công nghiệp, người ta ñã tạo ra một số dòng cận huyết.

3.2. Lai giống 3.2.1. Khái niệm Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các ñực giống và cái giống

thuộc 2 quần thể khác nhau phối giống với nhau. Hai quần thể này có thể là 2 dòng, 2 giống hoặc 2 loài khác nhau. Do vậy, ñời con không còn là dòng, giống thuần mà là con lai giữa 2 dòng, giống khởi ñầu là bố và mẹ của chúng. Ví dụ: cho lợn ñực yorkshire phối giống với lợn cái Móng Cái, ñời con là con lai Yorkshire x Móng Cái.

3.2.2. Ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống ñỡ bệnh tật và năng suất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ chúng.

Mức ñộ ưu thế lai của một tính trạng năng suất ñược tính bằng công thức sau: 1/2(AB + BA) - 1/2(A + B)

H (%) = x 100 1/2(A+B)

trong ñó, H: ưu thế lai (tính theo %) AB: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố A, mẹ B BA: giá trị kiểu hình trung bình của con lai bố B, mẹ A A : giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) A

B : giá trị kiểu hình trung bình của giống (hoặc dòng) B

Khi tính ưu thế lai, nếu chỉ sử dụng năng suất của một loại con lai, chẳng hạn bố giống A lai với mẹ giống B, chúng ta ñã bỏ qua ảnh hưởng ngoại cảnh mẹ (sản lượng sữa, tính nuôi con khéo...) cũng như ảnh hưởng ngoại cảnh bố ñối với con lai. ðối với các vật nuôi, ảnh hưởng ngoại cảnh mẹ thường quan trọng hơn.

Cần phân biệt 3 biểu hiện sau ñây của ưu thế lai: - Ưu thế lai cá thể (ký hiệu HI): Là ưu thế lai do kiểu gen của chính con vật gây nên.

Page 64: Chăn nuôi cơ bản

- 64 -

- Ưu thế lai của mẹ (ký hiệu HM): Là ưu thế lai do kiểu gen mà mẹ con vật gây ra thông qua ñiều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh mẹ). Chẳng hạn, nếu bản thân mẹ là con lai, thông qua sản lượng sữa, khả năng nuôi con khéo... mà con lai có ñược ưu thế lai này.

- Ưu thế lai của bố (ký hiệu HB): Là ưu thế lai do kiểu gen mà bố con vật gây ra thông qua ñiều kiện ngoại cảnh cung cấp cho nó (ngoại cảnh bố). Ưu thế lai của bố không quan trọng bằng ưu thế lai của mẹ. Có rất ít tính trạng có ñược ưu thế lai của bố, song cũng có thể thấy rằng, khả năng thụ thai, tình trạng sức khoẻ của con ñực lai tạo nên ưu thế lai cho ñời con của nó.

Các tính trạng liên quan ñến khả năng nuôi sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy ñể cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một giải pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn. Hai quần thể vật nuôi càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu ñược khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Ưu thế lai cao nhất ở thế hệ F1, ưu thế lai ở thế hệ F2 (giao phối giữa F1 với F1, hoặc giữa F1 với giống hoặc dòng bố, mẹ khởi ñầu) chỉ bằng 1/2 ưu thế lai của F1.

3.2.3. Các phương pháp lai giống Lai kinh tế

- Khái niệm: Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con ñực và con cái khác giống, hoặc khác dòng, con lai ñược sử dụng vào mục ñích thương phẩm (nghĩa là ñể thu các sản phẩm như thịt, trứng, sữa...) mà không vào mục ñích giống. Chẳng hạn: cho lợn yorkshire phối giống với lợn Móng Cái, con lai F1 yorkshire x Móng Cái ñược nuôi lấy thịt; cho bò Holstein (Hà Lan) phối giống với bò Lai Sind, con lai F1 Holstein x Lai Sind ñược nuôi ñể lấy sữa.

- Các phương pháp lai kinh tế + Lai kinh tế ñơn giản (giữa 2 giống, hoặc 2 dòng) Sơ ñồ lai như sau:

Cái ðực Giống, dòng A Giống, dòng B

Con lai F1(AB)

Lai kinh tế ñơn giản giữa 2 giống, dòng tạo ñược con lai F1 mà tại mỗi locut ñều có 2 gen của 2 giống, dòng khác nhau, do ñó ưu thế lai cá thể là 100%.

Lai kinh tế ñơn giản hiện ñang ñược ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các loài vật nuôi ở nước ta. Người ta thường dùng con ñực thuộc các giống nhập nội lai với cái thuộc các giống ñịa phương. Chẳng hạn, lai lợn ñực yorkshire hoặc Landrace với lợn cái Móng Cái, bò ñực Holstein và bò cái Lai Sind, gà trống Rhode và gà mái Ri, vịt ñực Anh ðào với vịt cái Cỏ. Chúng ta cũng thực hiện việc lai giữa các dòng như: gà trống Leghorn dòng BVX với gà mái

Page 65: Chăn nuôi cơ bản

- 65 -

Leghorn dòng BVY... Nhìn chung, các con lai ñều có năng suất cao, khả năng chống bệnh tốt và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho sản xuất chăn nuôi.

+ Lai kinh tế phức tạp (giữa 3, 4 giống, hoặc 3, 4 dòng)

Sơ ñồ lai 3 giống như sau:

Cái ðực Giống, dòng A Giống, dòng B Cái lai ðực F1(AB) Giống, dòng C

Con lai F1(AB)C

Như vậy so với lai ñơn giản giữa 2 giống hoặc dòng, lai giữa 3 giống hoặc dòng do sử dụng mẹ lai (hoặc bố lai) nên con lai F1(AB)C ngoài ưu thế lai cá thể ra còn có ưu thế lai của mẹ (hoặc bố). Trong chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay, chúng ta ñang sử dụng một số công thức lai "3 máu". Ở các tỉnh phía Bắc, dùng nái lai F1 (bố Yorkshire, mẹ Móng Cái) phối giống với ñực Landrace hoặc dùng nái lai F1 (bố ñực Landrace, mẹ Móng Cái) phối giống với ñực Yorkshire, các công thức này ñược gọi là lai "3 máu, 75% máu ngoại". ở các tỉnh phía Nam, dùng nái lai F1 giữa Yorkshire và Landrace phối giống với ñực Duroc hoặc Pietrain... ðối với phương hướng cải tạo ñàn bò vàng Việt Nam, bước khởi ñầu là lai giữa bò ñực Sind hoặc Sahiwal với bò cái vàng ñược gọi là "Sind hoá". Trong bước tiếp theo có thể sử dụng bò cái ñã ñược "Sind hoá" theo 2 hướng: lai với bò ñực hướng sữa (Holstein) nhằm tạo con lai nuôi lấy sữa, hoặc lai với bò ñực hướng thịt (Charolaire, Brahman...) nhằm tạo con lai nuôi lấy thịt.

Sơ ñồ lai 4 giống như sau:

Cái ðực Cái ðực

Giống, dòng A Giống, dòng B Giống, dòng C Giống, dòng D

Cái lai ðực lai

F1(AB) F1(CD)

Con lai F1(AB)(CD)

Như vậy, trong lai 4 giống hoặc dòng, do cả bố và mẹ ñều là con lai nên con lai F1(AB)(CD) có ñược ưu thế lai cá thể, ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố. Tuy nhiên, ñể

Page 66: Chăn nuôi cơ bản

- 66 -

thực hiện ñược lai 4 giống, dòng người ta phải có ñủ 4 dòng giống ñảm bảo ñược yêu cầu cho việc lai giống. ðiều này không phải dễ dàng ñối với bất cứ ñiều kiện sản xuất nào. Hiện nay trong sản xuất gà công nghiệp, chúng ta thường sử dụng sơ ñồ lai 4 giống hoặc dòng này. ðể sản xuất gà thịt Hybro, lai gà trống dòng A với gà mái dòng V1 tạo trống lai AV1, lai gà trống dòng V3 với gà mái dòng V5 tạo mái lai V35, lai trống AV1 với mái V35 tạo gà thịt lai thương phẩm AV135. Tương tự như vậy, ñể sản xuất gà thịt BE88, lai gà trống dòng B1 với gà mái dòng E1 tạo trống lai BE11, lai gà trống dòng B4 với gà mái dòng E3 tạo mái lai BE43, lai trống BE11 với mái BE43 tạo gà thịt lai thương phẩm BE1143.

+ Lai phản giao

Tiếp theo lai kinh tế ñơn giản, người ta có thể sử dụng con lai phối giống với một trong 2 giống gốc khởi ñầu, cách lai này gọi là phản giao (back cross).

Sơ ñồ lai phản giao như sau: Cái ðực Cái ðực

Giống, dòng A Giống, dòng B Giống, dòng A Giống, dòng B Cái lai ðực ðực lai Cái F1(AB) Giống, dòng F1(AB) Giống, dòng A (hoặc B) A (hoặc B)

Con lai Con lai F2(AB)A hoặc F2(AB)B F2(AB)A hoặc F2(AB)B

Tại mỗi locut của con lai ñều có 1 gen thuộc 1 trong 2 giống, dòng khởi ñầu, khi phối giống với 1 trong 2 giống, dòng khởi ñầu ñó, thế hệ F2 sẽ chỉ có 50% số gen tại các locut là thuộc 2 giống, dòng khác nhau. Vì vậy, ưu thế lai cá thể của F2 chỉ bằng 1/2 ưu thế lai của F1. Tuy nhiên, do ưu thế lai của mẹ quan trọng hơn ưu thế lai của bố nên trong phản giao, người ta thường sử dụng con cái là con lai. Trong chăn nuôi lợn ở một số tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay, nhiều ñịa phương ñã dùng ñực Yorkshire tiếp tục phối giống với nái lai có bố là yorkshire, mẹ là Móng Cái tạo nên con lai F2 75% "máu ngoại". Việc dùng ñực lai F1 giữa Yorkshire (hoặc Landrace) và Móng Cái phối giống với nái Móng Cái cho con lai F2 75% "máu nội" ñã bị cấm sử dụng.

Lai luân chuyển

- Khái niệm: Lai luân chuyển là bước phát triển tiếp theo của lai kinh tế, trong ñó sau mỗi ñời lai người ta lại thay ñổi ñực giống của các giống ñã ñược sử dụng. - Các phương pháp lai luân chuyển

Cũng như lai kinh tế, lai luân chuyển có các phương pháp lai giữa 2 giống, 3 giống và 4 giống.

Page 67: Chăn nuôi cơ bản

- 67 -

Sơ ñồ lai luân chuyển 2 giống:

Cái (A) ðực (B)

Cái lai F1 (AB) ðực (A)

Cái lai F2 (AB)A ðực (B)

Cái lai F3 (ABA)B ðực (A)

... . . .

Cái lai F4 (ABAB)A

Ưu ñiểm nổi bật của lai luân chuyển là trong quá trình lai ñã tạo ñược ñàn cái giống ñể tự thay thế, chỉ cần nhập ñực giống (hoặc tinh dịch) từ bên ngoài, không cần phải tiếp tục giữ các giống, dòng thuần ban ñầu như trong lai kinh tế. Một ưu ñiểm quan trọng của lai luân chuyển là qua các ñời lai vẫn có thể duy trì ñược ưu thế lai ở một mức ñộ nhất ñịnh.

Lai cải tiến

Lai cải tiến ñược sử dụng trong trường hợp một giống về cơ bản ñã ñáp ứng ñược yêu cầu, song còn một vài nhược ñiểm cần ñược cải tiến. Chẳng hạn, một giống lợn có năng suất cao, chất lượng thịt tốt, thích ứng với ñiều kiện sản xuất ñịa phương, nhưng khả năng sinh sản lại kém, cần hoàn thiện tính trạng này bằng pháp pháp lai cải tiến.

ðể thực hiện việc lai cải tiến, người ta lai giống ban ñầu này với một giống có ưu ñiểm nổi bật về tính trạng cần ñược cải tiến. Các thế hệ tiếp theo ñược phối giống trở lại với chính giống ban ñầu. Trên cơ sở lai trở ngược và chọn lọc qua các thế hệ lai, nhược ñiểm của giống ban ñầu dần dần ñược khắc phục. Khi ñã ñạt ñược mong muốn ở một thế hệ lai nhất ñịnh (thường là F3), người ta cho các con vật trong cùng thế hệ này phối giống với nhau (tự giao) ñể cố ñịnh các ñặc ñiểm của giống vừa mới ñược hoàn thiện.

Page 68: Chăn nuôi cơ bản

- 68 -

Sơ ñồ lai cải tiến như sau:

Cái (A) ðực (B)

Cái F1 (1/2A) ðực (A)

Cái F2 (3/4A) ðực (A)

Cái lai F3 (7/8A) ðực lai F3 (7/8A)

Tự giao ở F3

Lai cải tạo

Lai cải tạo ñược sử dụng trong trường hợp một giống về cơ bản không ñáp ứng ñược yêu cầu, có nhiều ñặc ñiểm xấu cần ñược cải tạo. Chẳng hạn, một giống ñịa phương năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh tế thấp... cần khắc phục các nhược ñiểm này.

ðể thực hiện việc lai cải tạo, người ta phải lai giống xấu này với một giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, gọi là giống cao sản. Trong các thế hệ tiếp theo, tiếp tục cho con lai phối giống trở lại với giống cao sản. Các ñặc ñiểm xấu của giống ban ñầu dần dần ñược khắc phục bằng cách chọn lọc qua các thế hệ lai. Khi ñã ñạt ñược yêu cầu ở một thế hệ lai nhất ñịnh (thường là F3), người ta cho các con vật trong cùng thế hệ này phối giống với nhau (tự giao) ñể cố ñịnh các ñặc ñiểm tốt của giống.

Page 69: Chăn nuôi cơ bản

- 69 -

Sơ ñồ lai cải tạo như sau:

Cái (A) ðực (B)

Cái F1 (1/2A) ðực (B)

Cái F2 (1/4A) ðực (B)

Cái lai F3 (1/8A) ðực lai F3 (1/8A)

Tự giao ở F3

Lai tổ hợp (lai gây thành)

Là phương pháp lai giữa các giống với nhau nhằm tạo một giống mới mang ñược các ñặc ñiểm tốt của các giống khởi ñầu. Hầu hết các giống vật nuôi cao sản hiện nay ñều là kết quả của lai tổ hợp. Công việc tạo giống này phải xuất phát từ những chủ ñịnh và mục tiêu cụ thể, ñòi hỏi các khâu theo dõi, chọn lọc, ghép ñôi giao phối, chăn nuôi, quản lý hết sức chặt chẽ và một tiến trình thực hiện khá dài, vì vậy cần một sự ñầu tư lớn cả về nguồn nhân lực lẫn kinh phí. Lai tổ hợp có thể bao gồm 2, 3 hoặc 4 giống khởi ñầu. Chẳng hạn, ñể tạo ñược giống lợn trắng thảo nguyên Ucraina, người ta chỉ sử dụng 2 giống ban ñầu là lợn Yorkshire và lợn ñịa phương Ucraina, thời gian thực hiện là 7 năm. ðể tạo giống ngựa kéo Orlov, người ta ñã lai giữa 4 giống ngựa của ảrập, Anh, ðan Mạch, Hà Lan và phải mất 50 năm mới hình thành ñược giống mới.

Lai xa

Lai xa là lai giữa 2 loài khác nhau. Chẳng hạn lai giữa ngựa và lừa, con lai là la; lai giữa ngan và vịt, con lai có tên là mula (chúng ta vẫn quen gọi là "vịt pha ngan", hoặc "vịt lai ngan"). Con la là vật nuôi quen thuộc ở các nước Châu Âu, chúng có sức làm việc cao, khả năng chịu ñựng tốt. Thịt vịt lai ngan hiện ñang là sản phẩm chăn nuôi ñược ưa chuộng ở thị trường ðài Loan, Hồng Công...

Do sự khác biệt lớn về di truyền giữa bố và mẹ nên con lai có ưu thế lai cao. Tuy nhiên, sự khác biệt về số lượng nhiễm sắc thể của 2 loài khởi ñầu thường gây nên hiện tượng bất thụ (không có khả năng sinh sản) ở con lai.

Page 70: Chăn nuôi cơ bản

- 70 -

IV. Hệ thống tổ chức trong công tác giống vật nuôi

4.1. Hệ thống nhân giống vật nuôi Hệ thống nhân giống vật nuôi ñược tổ chức theo sơ ñồ hình tháp. Sơ ñồ này bao gồm:

ñỉnh tháp với số lượng vật nuôi ít nhất là ñàn hạt nhân, giữa tháp với số lượng vật nuôi lớn hơn là ñàn nhân giống còn ñáy tháp với số lượng vật nuôi ñông nhất là ñàn thương phẩm. Với cách tổ chức như vậy, thông thường sơ ñồ hình tháp sẽ gồm 3 phần, tuy nhiên trong một vài trường hợp hệ thống nhân giống lại gồm 4 phần mà 2 phần ở giữa của hình tháp là ñàn nhân giống. Hình vẽ sau mô tả hệ thống nhân giống vật nuôi này. Hạt nhân

Nhân giống

Thương phẩm

Hệ thống nhân giống hình tháp

Trong hệ thống nhân gióng này, ñàn hạt nhân có nhiệm vụ tạo ra những ñực giống, cái giống dùng ñể tự thay thế và cung cấp cho ñàn nhân giống. ðôi khi, người ta có thể nhập bổ sung những ñực và cái giống từ các ñàn hạt nhân khác. ðàn nhân giống có nhiệm vụ chủ yếu tạo ra những ñực, ñôi khi cả cái giống cung cấp cho ñàn thương phẩm. Người ta có thể nhập các ñực giống và ñôi khi cả cái giống từ ñàn hạt nhân ở trên ñể thay thế cho ñàn này. ðàn

thương phẩm có nhiệm vụ tạo ñực, cái giống ñể sản xuất ra các vật nuôi thương phẩm (cho thịt, trứng, sữa...). Người ta nhập các ñực giống và ñôi khi cả cái giống từ ñàn nhân giống ở trên ñể thay thế cho ñàn này.

4.2. Một số biện pháp công tác giống

4.2.1. Theo dõi hệ phổ Theo dõi hệ phổ ñể lập kế hoạch phối giống nhằm tránh giao phối ñồng huyết, hoặc

nếu phải giao phối giữa những con vật có họ hàng thì cũng không ñể hệ số cận huyết vượt quá 5%. Trong sản xuất chăn nuôi hiện nay, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ñang ñược ứng dụng rộng rãi, tinh dịch các ñực giống thường ñược bảo quản và sử dụng trong một thời gian dài, chẳng hạn 15-20 năm ñối với tinh ñông lạnh (cọng rạ) của bò ñực giống. Vì vậy nếu không theo dõi quản lý hệ phổ một cách chặt chẽ có thể dễ dàng gây ra việc giao phối giữa bố với con (hệ số cận huyết 25%, ông với cháu (hệ số cận huyết 12,5%).

Page 71: Chăn nuôi cơ bản

- 71 -

4.2.2. Lập các sổ, phiếu theo dõi Ở các cơ sở giống cũng như các cơ sở chăn nuôi, ñể theo dõi công tác giống cần lập

các sổ, phiếu theo dõi cũng như thường xuyên thực hiện việc theo dõi ghi chép. Có 3 loại sổ, phiếu theo dõi chủ yếu sau:

- Các loại sổ sách theo dõi chung gồm theo dõi về số ñầu con, sinh sản, phối giống, thức ăn, bệnh tật...

- Các sổ theo dõi từng cá thể vật giống, ñược gọi là lý lịch con giống - Các phiếu, còn gọi là thẻ theo dõi hàng ngày của từng cá thể

4.2.3. ðánh số vật nuôi ðể phân biệt các vật giống, người ta thường sử dụng phương pháp ñánh số vật nuôi. ðánh số thực chất là ñặt tên cho vật nuôi, ñánh số vật nuôi phải ñảm bảo các nguyên tắc sau:

- Việc ñánh số không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tới các hoạt ñộng bình thường của con vật, ñồng thời cũng phải ñơn giản, rẻ tiền;

- Số của con vật phải dễ ñọc, không trùng lặp với nhau và tồn tại ñược trong thời gian dài;

- Có thể thông qua hệ thống ñánh số phân biệt ñược giống, nguồn gốc, huyết thống của con vật.

Các phương pháp ñánh số thường ñược sử dụng cho vật giống như sau: - ðánh số bằng cách bấm khoét ở rìa tai, hoặc ñục lỗ tai: Phương pháp này thường

ñược áp dụng cho lợn. Người ta có các quy ñịnh riêng về các vị trí khác nhau ở hai tai tương ứng với các con số hàng ñơn vị, hàng chục, hàng trăm. Dụng cụ chuyên dụng ñể ñánh số tai là kìm bấm rìa tai và kìm ñục lỗ tròn.

- ðeo biển nhựa ghi số vào tai: Phương pháp này hiện ñang ñược sử dụng rộng rãi ñối với bò, trâu và lợn. Con vật ñược ñục lỗ ở tai, sau ñó ñeo một biển nhựa trên có ghi số vào tai.

- ðeo biển nhôm có ñục số nổi vào gốc cánh hoặc chân: Phương pháp này ñược áp dụng cho gia cầm. Với gia cầm non, biển nhôm ñược ñeo gài vào gốc cánh, với gia cầm lớn hoặc ñã trưởng thành, biển nhôm ñược ñeo vòng vào chân;

- Ngoài ba phương pháp chủ yếu trên, cũng có thể ñánh số con vật bằng một số cách sau:

+ Xăm số vào sau tai: có thể áp dụng cho lợn, dụng cụ chuyên dụng là kìm xăm số; + ðục số vào da: có thể áp dụng cho trâu, bò, ngựa, dụng cụ chuyên dụng là các dùi số

ñược nung nóng; + Dùng hoá chất viết số vào da.

4.2.4. Lập sổ giống Sổ giống ñịa phương, quốc gia hay của một tổ chức những người chăn nuôi là hình thức ghi chép, theo dõi huyết thống, năng suất của các vật giống của ñịa phương, trong toàn quốc hoặc thuộc sở hữu của một nhóm người chăn nuôi. Các tư liệu này rất quan trọng giúp cho công việc quản lý giống, chọn lọc, trao ñổi con giống cũng như việc theo dõi ñánh giá kết quả của các chương trình, biện pháp kỹ thuật tác ñộng ñối với các vật giống. Việc xây dựng sổ giống gắn liền với các trung tâm quản lý các dữ liệu giống vật nuôi. ðây cũng là các căn cứ ñể thực hiện các chương trình chọn lọc, nhân giống trên quy mô lớn.

Page 72: Chăn nuôi cơ bản

- 72 -

V. Giới thiệu một số giống vật nuôi phổ biến ở nước ta

Lịch sử phát triển của công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi nước ta gắn liền với

sự phát triển của sản xuất chăn nuôi nước ta. Theo Niên giám thống kê, năm 2001 cả nước ta

có 2.819.400 trâu, 3.896.000 bò, 21.741.000 lợn, 569.400 dê, 158.037.000 gà và 57.973.000

vịt, ngan, ngỗng.

Các giống vật nuôi ñịa phương ñã ñược hình thành từ lâu ñời trong hoàn cảnh các nền

sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh tác khác nhau của các

vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. ðặc ñiểm chung của các giống ñịa phương là có hướng

sản xuất kiêm dụng (cho 2 loại sản phẩm chăn nuôi trở lên), tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, phù

hợp với ñiều kiện sản xuất chăn nuôi tận dụng ñiều kiện thiên nhiên cũng như sản phẩm phụ

của cây trồng, thích ứng với môi trường khí hậu nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao.

5.1. Các giống vật nuôi ñịa phương

5.1.1. Trâu Việt Nam

Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu ñầm

lầy (swamp buffalo), ñược nuôi ở các vùng

sinh thái khác nhau, sử dụng với nhiều mục

ñích: cày kéo, lấy thịt và lấy phân. Trâu có tầm

vóc khá lớn, ngoại hình tương ñối ñồng nhất,

toàn thân mầu ñen, cổ ngực có dải trằng hình

chữ V, khoảng 5% trâu có mầu trắng. Nghé sơ

sinh có khối lượng 28 - 30kg. Khối lượng trâu

ñực và trâu cái trưởng thành có thể phân thành 3 mức ñộ to, trung bình và nhỏ (tương ứng như

sau: 450 - 500 và 400 - 450kg, 400 - 450 và 350 - 400kg và 350 - 400 và 300 - 350kg) tuỳ

thuộc vào ñiều kiện nuôi dưỡng, chọn lọc và sử dụng. Dựa vào tầm vóc, người ta còn chia

trâu thành hai nhóm: trâu ngố là trâu có tầm vóc lớn và trâu gié là trâu có tầm vóc nhỏ. Nhìn

chung, trâu ở miền núi có tầm vóc lớn hơn trâu ở vùng ñồng bằng. Khả năng sinh sản của trâu

thấp: tuổi ñẻ lứa ñầu muộn (4 - 5 tuổi), biểu hiện ñộng dục không rõ nét, nhịp ñẻ thưa (1,5 - 2

năm/lứa). Sản lượng sữa thấp (600 - 700kg/chu kỳ), tỷ lệ mỡ sữa cao (9 - 12%). Tốc ñộ sinh

trưởng chậm, tỷ lệ thịt xẻ thấp (43 - 48%). Một số ñịa phương sau ñây thường có trâu tầm vóc

lớn: Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), Mường Và, Mai Sơn (Lai

Châu), Thanh Chương (Nghệ An), Quảng Nam, Bình ðịnh, Tây Ninh.

5.1.2. Các giống bò Việt Nam

Bò vàng

Bò ñược nuôi ñể lấy thịt, cầy kéo và lấy phân. Hầu hết chúng có lông da mầu vàng nên

gọi là bò vàng. Nhìn chung, bò vàng có tầm vóc nhỏ, khối lượng trưởng thành phổ biến ở con

ñực là 200-250kg, con cái là 140-160kg, ñực giống tốt: 250-280kg, cái giống tốt: 180-200kg.

Khả năng sinh sản tương ñối tốt: tuổi ñẻ lứa ñầu tương ñối sớm (30-32 tháng), nhịp ñẻ tương

Page 73: Chăn nuôi cơ bản

- 73 -

ñối mau (13-15 tháng/lứa). Sản lượng sữa thấp

(300-400 kg/chu kỳ), tỷ lệ mỡ sữa cao (5,5%).

Tốc ñộ sinh trưởng chậm, tỷ lệ thịt xẻ thấp

(45%). Một số ñịa phương sau ñây có các

nhóm bò tốt: Lạng Sơn, bò Mèo (ðồng Văn -

Hà Giang), Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên.

Bò Lai Sind

Cách ñây khoảng 70 năm, bò Red

Sindhi ñược nhập vào nước ta và nuôi ở một số

ñịa phương. Việc lai giữa bò Sindhi và bò vàng

ñã hình thành nên giống bò Lai Sind. Bò Lai

Sind là giống bò tốt, thích nghi cao với ñiều

kiện nuôi dưỡng và khí hậu nước ta. Bò có tầm

vóc tương ñối lớn (ở tuổi trưởng thành con ñực

nặng 250-300kg, con cái nặng 200-250kg),

mầu lông vàng sẫm, tai to và hơi rủ, yếm cổ phát triển kéo dài tới rốn, u vai cao. Khả năng

sinh trưởng, cho thịt và cầy kéo ñều tốt hơn bò vàng. Khả năng sinh sản tương ñối tốt, sản

lượng sữa 790-950 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 5%. Tốc ñộ sinh trưởng nhanh hơn bò vàng, tỷ lệ

thịt xẻ tương ñối cao (50%).

5.1.3. Ngựa Việt Nam

Ngựa Việt Nam ñược nuôi nhiều ở vùng núi,

ven ñô thị và ñược dùng ñể thồ hàng, kéo xe hoặc

cưỡi. Nhìn chung, ngựa có mầu lông khá ña dạng, tầm

vóc nhỏ. Ở tuổi trưởng thành, khối lượng con ñực

170-180kg, con cái 160-170kg. Ngựa Việt Nam có thể

kéo xe trọng tải 1400 - 1500kg, thồ ñược 160-180kg

hàng, hoặc cưỡi với tốc ñộ trung bình 25 km/giờ.

5.1.4. Dê Việt Nam

Dê nội

Có thể chia dê nội thành hai nhóm: dê cỏ và dê núi. Dê cỏ chiếm ña số và ñược nuôi

chủ yếu ở vùng trung du, ñồng bằng và ven biển. Dê cỏ có mầu lông ña dạng: trắng, ghi, nâu,

ñen; tầm vóc nhỏ (ở tuổi trưởng thành, con ñực 40 - 45kg, con cái 26 - 28kg). Dê núi ñược

nuôi ở các tỉnh vùng núi miền Bắc như Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn... Chúng có tầm vóc lớn

Page 74: Chăn nuôi cơ bản

- 74 -

hơn dê cỏ (ở tuổi trưởng thành, con ñực 40 -

50kg, con cái 34 - 36kg). Nhìn chung dê Việt

Nam có tầm vóc nhỏ, chủ yếu ñược nuôi ñể

lấy thịt. Khả năng sinh sản tương ñối tốt: dê

cái 6 tháng tuổi ñã thành thục về tính, tỷ lệ ñẻ

sinh ñôi chiếm 60 - 65%. Sản lượng sữa thấp

chỉ ñủ nuôi con. Tốc ñộ sinh trưởng chậm, tỷ

lệ thịt xẻ thấp (dê cỏ 43%, dê núi 45%).

Dê Bách Thảo

Dê Bách Thảo có nguồn gốc từ các

giống dê Beetal, Jamnpari (Ấn ðộ) và Alpine,

Saanen (Pháp) ñược nhập vào nước ta cách ñây

hàng trăm năm, hiện ñược nuôi chủ yếu ở một

số tỉnh duyên hải miền nam trung bộ: Phan

Rang, Phan Thiết, Khánh Hoà. Dê Bách Thảo

ñược nuôi ñể vắt sữa, ña số dê có hai sọc ñen

chạy dọc theo mặt, thân mầu ñen, bụng cẳng

chân và ñuôi mầu trắng. Tầm vóc của dê Bách

Thảo lớn hơn dê nội, ở tuổi trưởng thành con ñực có khối lượng 65-75 kg, con cái 42-45 kg.

Khả năng sinh sản tương ñối tốt: tuổi ñẻ lứa ñầu 12-14 tháng tuổi, 2/3 số dê cái ñẻ 2 con/lứa.

Sản lượng sữa 170-200 kg/chu kỳ cho sữa 150 ngày.

5.1.5. Các giống lợn nội chủ yếu

Lợn Ỉ

Lợn Ỉ có nguồn gốc từ Nam ðịnh và là

giống lợn ñịa phương của hầu hết các tỉnh ñồng

bằng sông Hồng. Có hai nhóm lợn Ỉ chính: nhóm

béo hơn là Ỉ mỡ, nhóm thanh hơn là Ỉ pha (hoặc

nhóm tầm vóc lớn hơn là Ỉ gộc). Nhìn chung, lợn

có tầm vóc nhỏ, toàn thân mầu ñen, ñầu và tai

nhỏ, mắt híp, má béo xệ, mõm ngắn và cong,

lưng võng, chân ngắn và nhỏ thường ñi bằng bàn, bụng to, lợn nái chửa xệ thường có bụng xệ

kéo lê sát ñất. Lợn Ỉ thành thục tính dục sớm: con cái lúc 3-4 tháng tuổi (12-18 kg), con ñực

lúc 1,5-2 tháng tuổi. Khối lượng lúc trưởng thành con ñực 40-50 kg, con cái 60-80 kg. Khả

năng sinh sản tương ñối khá (ñẻ 10-11 con/lứa). Lợn thịt có tốc ñộ sinh trưởng chậm

Page 75: Chăn nuôi cơ bản

- 75 -

(300-350 g/ngày), tiêu tốn nhiều thức ăn (5-5,5 kg thức ăn/kg tăng trọng), nhiều mỡ ít nạc (tỷ

lệ nạc 32-35 %). Hiện nay lợn ỉ gần như bị tuyệt chủng, số lượng lợn thuần còn rất ít.

Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ Quảng

Ninh, hiện ñược nuôi ở một số tỉnh ñồng bằng

sông Hồng và khu bốn cũ. Lợn Móng Cái có

tầm vóc lớn và thanh thoát hơn lợn Ỉ. Lông da

có mầu ñen vá trắng, ñầu ñen có ñốm trắng ở

trán, vai có dải trắng vắt ngang, bụng và 4 chân

trắng, lưng mông và ñuôi ñen, nhưng chóp

trắng. Giữa hai vùng lông và ñen trắng có dải

ngăn cách rộng 2-5 cm trong ñó da màu ñen

còn lông mầu trắng. Nhìn chung, lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn lợn ỉ (ñẻ 10-12

con/lứa). Lợn thịt có tốc ñộ tăng trọng 350-400 g/ngày, tiêu tốn 5,0-5,5 kg thức ăn/kg tăng

trọng, tỷ lệ nạc 33-36 %. Hiện nay lợn Móng Cái chủ yếu ñược sử dụng làm nái nền lai với

lợn ñực ngoại sản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng làm nái trong các công thức lai phức tạp

hơn.

Lợn Mường Khương

Lợn Mường Khương ñược nuôi ở một số

ñịa phương vùng núi phía Bắc và Tây Bắc. Toàn

thân lợn mầu ñen, có 6 ñốm trắng ở trán, bốn

chân và chóp ñuôi, tai to và rủ, mõm dài. So với

lợn Ỉ và lợn Móng Cái, lợn Mường Khương có

tầm vóc lớn hơn, dài mình hơn, chân khoẻ hơn,

nhưng khả năng sinh sản kém (ñẻ 6-8 con/lứa),

sinh trưởng chậm (lợn thịt 1 năm tuổi có khối lượng 60-70 kg).

Lợn Mẹo

Lợn Mẹo ñược nuôi ở vùng núi phía tây tỉnh

Nghệ An. Lợn có mầu ñen, tai to, mõm dài.

Khả năng sinh sản và cho thịt của lợn Mẹo

tương tự như lợn Mường Khương.

Page 76: Chăn nuôi cơ bản

- 76 -

Lợn Ba Xuyên

Lợn Ba Xuyên là giống lợn ñược hình

thành trên cơ sở lai tạo giữa lợn ñịa phương

Nam bộ với lợn ñịa phương ở ñảo Hải Nam

(Trung Quốc), lợn Craonaise (Pháp) tạo ra lợn

Bồ Xụ. Lợn Bồ Xụ ñược lai với lợn Berkshire

(Anh) hình thành nên lợn Ba Xuyên. Lợn Ba

Xuyên có tầm vóc khá lớn, mầu lông trắng có

ñiểm các ñốm ñen. Con ñực và cái trưởng

thành có khối lượng 120-150 kg, Khả năng

sinh sản ở mức trung bình. Lơn thịt 10-12

tháng tuổi nặng 70-80 kg. Lợn Ba Xuyên ñược nuôi ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Lợn Thuộc Nhiêu

Giống như lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc

Nhiêu ñược hình thành từ việc lai lợn Bồ Xụ

với lợn Yorkshire (Anh). Lợn Thuộc Nhiêu có

tầm vóc khá lớn, lông da mầu trắng. Con ñực

và cái trưởng thành có khối lượng 120-160 kg,

khả năng sinh sản tương ñối khá. Lợn thịt 8

tháng tuổi ñạt 75-85 kg. Lợn Thuộc Nhiêu

ñược nuôi ở các tỉnh miền ðông Nam Bộ.

5.1.6. Các giống gà chủ yếu của Việt Nam

Gà Ri

Là giống gà nội phổ biến nhất. Gà Ri có

tầm vóc nhỏ, ở tuổi trưởng thành con trống

nặng 1,8-2,3 kg, con mái nặng 1,2-1,8 kg. Gà

Ri có dáng thanh, ñầu nhỏ, mỏ vàng, cổ và

lưng dài, chân nhỏ mầu vàng. Phổ biến nhất là

gà trống có bộ lông mầu nâu sẫm, gà mái lông

mầu vàng nhạt. Gà Ri thành thục về tính tương

ñối sớm (4,5-5 tháng tuổi). Sản lượng trứng

90-120 quả/mái/năm, khối lượng trứng nhỏ

(38-42 g), gà mái có tính ấp bóng cao, ấp trứng và nuôi con khéo. Nuôi thịt có tốc ñộ tăng

trưởng chậm, thịt thơm ngon. Gà Ri thích hợp với nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả.

Page 77: Chăn nuôi cơ bản

- 77 -

Gà ðông Tảo

Gà ðông Tảo có nguồn gốc từ thôn

ðông Tảo thuộc huyện Khoái Châu (Hưng

Yên). Gà có tầm vóc lớn, ñầu to, mào nụ, cổ và

mình ngắn, ngực nở, lườn dài, bụng gọn, ngực

và bụng ít lông, chân màu vàng, to xù xì. Gà

trống có bộ lông mầu nâu sẫm tía, con cái lông

mầu vàng nhạt. Gà con mọc lông chậm. Khi

trưởng thành, con trống nặng 3,5-4 kg, con mái

nặng 2,5-3 kg. Khả năng sinh sản kém, gà mái

ñẻ trứng muộn, sản lượng trứng 55-65 quả/mái/năm, trứng to (50-60 g), tỷ lệ ấp nở thấp, gà

mái ấp trứng và nuôi con vụng.

Gà Hồ

Gà Hồ có nguồn gốc từ thôn Song Hồ

thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Tầm

vóc, hình dáng và mầu sắc của gà Hồ tương tự

gà ðông Tảo. ở tuổi trưởng thành con trống

nặng 3,5 - 4 kg, con mái nặng 3-3,5 kg. Gà mái

ñẻ trứng muộn, sản lượng trứng 50-60

quả/mái/năm, trứng to (50-60 g), tỷ lệ ấp nở

thấp, gà mái ấp trứng và nuôi con vụng.

Gà Mía

Gà Mía có nguồn gốc từ

thôn ðường Lâm thuộc huyện Ba

Vì (Hà Tây). Gà Mía có tầm vóc

tương ñối to, mào ñơn (mào cờ),

con trống có lông mầu ñen, con

mái mầu nâu sẫm và có yếm ở

lườn. Ở tuổi trưởng thành, con

trống có khối lượng 3-3,5 kg, con mái 2-2,5 kg. Khả năng sinh sản thấp: gà mái ñẻ trứng

muộn, sản lượng trứng 55-60 quả/mái/năm, khối lượng trứng 52-58 g.

Ngoài ra còn có gà Tre, gà ác (lông trắng, chân 5 ngón, xương ñen), gà

H'Mông.

Page 78: Chăn nuôi cơ bản

- 78 -

5.1.7. Các giống vịt, ngan, ngỗng của Việt Nam

Vịt Cỏ

Là giống vịt nội phổ biến nhất, ñược

nuôi ñể lấy trứng và thịt. Vịt Cỏ có mầu lông

khá ña dạng, ña số mầu cánh sẻ, tầm vóc nhỏ, ở

tuổi trưởng thành con trống 1,5-1,7 kg, con mái

1,4-1,5 kg. Khả năng sinh sản của vịt Cỏ khá

tốt: tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên 130-140 ngày

tuổi, sản lượng trứng 200-210 quả/mái/năm,

khối lượng trứng 60-65 g. Vịt thịt nuôi chăn thả

giết thịt lúc 2 tháng tuổi con trống nặng 1,2-1,3

kg; con mái nặng 1,0-1,2 kg.

Vịt Bầu

Vịt Bầu có nguồn gốc từ vùng Chợ Bến

(Hoà Bình), mầu lông khá ña dạng nhưng chủ

yếu là mầu cà cuống. Vịt Bầu chủ yếu nuôi lấy

thịt, vịt có tầm vóc lớn: ở tuổi trưởng thành con

trống nặng 2,0-2,5 kg, con mái 1,7-2,0 kg. Tuổi

ñẻ trứng quả trứng ñầu muộn hơn vịt Cỏ

(154-160 ngày tuổi), sản lượng trứng cũng thấp

hơn (165-175 quả/mái/năm), khối lượng trứng

lớn hơn (62-70 g). Tuy nhiên, tốc ñộ sinh trưởng

nhanh và khả năng cho thịt tốt hơn vịt Cỏ: nuôi theo phương thức chăn thả giết thịt lúc 65-72

ngày tuổi vịt nặng 1,4-1,6 kg.

Ngoài ra còn có vịt Kỳ Lừa (Lạng Sơn) tương tự như vịt Bầu, vịt Ô Môn (Vĩnh Long)

có ngoại hình, khả năng sản xuất tương tự như vịt Cỏ, vịt Bầu Quỳ (Nghệ An) có chất lượng

thịt cao.

Ngan nội

Ngan nội có ba mầu lông chủ yếu: trắng,

ñen và loang ñen trắng. Ngan nội có tầm vóc nhỏ,

ở tuổi trưởng thành con trống 3,8-4,0 kg, con mái

2,0-2,2 kg. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên: 225-235

ngày tuổi, sản lượng trứng 65-70 quả/mái/năm,

khối lượng trứng 65-70 g. Ngan nuôi chăn thả

thường giết thịt lúc 11-12 tuần tuổi khối lượng

ngan trống 2,9-3,0 kg, ngan mái 1,7-1,9 kg.

Page 79: Chăn nuôi cơ bản

- 79 -

Ngỗng Cỏ

Ngỗng Cỏ (còn gọi là ngỗng Sen) có 3 mầu lông chủ yếu: trắng, xám và vừa trắng vừa

xám. Nhìn chúng ngỗng Cỏ tầm vóc nhỏ, ở tuổi trưởng thành con trống 4,0-4,5 kg, con mái

3,6-4,0 kg. Con mái có sản lượng trứng 60-76 quả/mái/năm, khối lượng trứng 140-170 g.

5.2. Các giống vật nuôi chủ yếu nhập từ nước ngoài

Các giống ngoại nhập vào nước ta hoặc ñược nuôi thuần chủng ñể tạo sản phẩm chăn

nuôi, hoặc ñược lai với các giống trong nước. Những thành tựu ñạt ñược trong lai giống lợn,

bò, gia cầm gắn liền với các tiến bộ kỹ thuật về thụ tinh nhân tạo ñã làm ña dạng hoá sản

phẩm, tăng năng suất, cải tiến chất lượng góp phần ñáp ứng nhu cầu ngày một tăng về số

lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi theo với nhịp ñộ gia tăng dân số cũng như tốc ñộ

tăng trưởng của nền kinh tế ñất nước và cải thiện ñời sống của nhân dân.

5.2.1. Các giống trâu bò nhập nội

Trâu Murrah

Trâu Murrah ñược nhập từ ấn ðộ,

Pakistan là nhóm trâu sông (river buffalo).

Trâu Murrah có tầm vóc lớn, toàn thân mầu

ñen, da mỏng, sừng cong xoắn. Lúc trưởng

thành, trâu ñực nặng 700-750 kg, trâu cái nặng

500-600 kg. Khả năng cho sữa khá:

1.500-1.800 kg/chu kỳ 9-10 tháng. Tỷ lệ mỡ

sữa 7-9 %. Tỷ lệ thịt xẻ: 48 %.

Bò sữa Holstein Fiesian

Là giống bò sữa ôn ñới nổi tiếng thế

giới có nguồn gốc từ Hà Lan. Bò Holstein

Fiesian có mầu lông lang trắng ñen. Khi trưởng

thành, bò ñực nặng 800-1.000 kg, bò cái nặng

500 - 550 kg. Bò cái có dáng thanh, ñầu nhỏ,

da mỏng, bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi

rõ. ñàn bò sữa tại Hà Lan hiện có sản lượng

sữa trung bình 8000 kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ

mỡ sữa 4,1%. Tuy nhiên, bò thích ứng kém

với ñiều kiện nhiệt ñới và khả năng chống chịu bệnh thấp. Bò Holstein Fiesian ñược nuôi phổ

Page 80: Chăn nuôi cơ bản

- 80 -

biến ở nhiều nước, ñược nhập vào nước ta lần ñầu qua ñường Trung Quốc (bò Lang trắng ñen

Bắc Kinh), sau ñó từ Cu Ba, gần ñây từ Australia và Mỹ ñể lai với bò Vàng hoặc bò Lai Sind

hoặc nuôi thuần chủng ñể phát triển ñàn bò sữa của nước ta.

Bò Red Sindhi

Bò Red Sindhi có nguồn gốc Pakistan,

ñược nhập vào nước ta từ Ấn ðộ và Pakistan.

Bò có mầu lông ñỏ vàng hoặc nâu thẫm, thân

ngắn, chân cao, mình lép, tai to rủ, yếm và nếp

gấp da ở dưới cổ và âm hộ rất phát triển. Bò

ñực có u vai cao, ñầu to trán gồ, sừng ngắn. Bò

cái có bầu vú phát triển, núm vú to dài, tĩnh

mạch vú nổi rõ. Lúc trưởng thành, bò ñực nặng

450 - 500 kg, bò cái nặng 350 - 380 kg. Sản lượng sữa 1.400-2.100 kg/chu kỳ 270-290 ngày.

Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5 %.

Bò Shahiwal

Bò Shahiwal có nguồn gốc từ Pakistan.

Bò có ngoại hình, tầm vóc tương tự như bò

Red Sindhi. Bò cái có bầu vú phát triển hơn.

Sản lượng sữa: 2.100-2.300 kg/chu kỳ 9 tháng.

Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%. Cũng như bò Red

Sindhi, bò Shahiwal thích nghi với khí hậu

nóng ẩm, chịu ñựng kham khổ và sữa chống

bệnh tốt.

5.2.2. Các giống ngựa, dê nhập nội Ngựa Cabadin ðược nhập từ Liên Xô cũ, là giống ngựa có tầm vóc lớn, khả năng sử dụng cưỡi hoặc

kéo ñều tốt. Ngựa Cabadin ñược nuôi thích nghi qua nhiều thế hệ tại Bá Vân (Thái Nguyên) và cũng ñã ñược sử dụng ñể lai tạo với ngựa Việt Nam nhằm cải tiến tầm vóc và khả năng sản xuất.

Dê Barbari

ðược nhập từ Ấn ðộ, dê có thân hình thon chắc, mầu lông trắng có ñốm vàng nâu, tai nhỏ và thẳng. Lúc trưởng thành, con ñực nặng 30-35 kg. Con cái có bầu vú phát triển, cho sữa 0,9-1 kg/ngày với chu kỳ vắt sữa 145 - 148 ngày. Dê có khả năng chịu ñựng kham khổ, ăn tạp, hiền lành, phù hợp với ñiều kiện chăn nuôi ở nước ta.

Page 81: Chăn nuôi cơ bản

- 81 -

Dê Alpine

Là giống dê sữa của Pháp, mầu lông chủ yếu là vàng, ñôi khi có ñốm trắng, tai nhỏ và thẳng. Lúc trưởng thành, con ñực nặng 50-55 kg, con cái nặng 40-42 kg. Sản lượng sữa 900-1.000 kg/chu kỳ 240-250 ngày. Dê Alpine và tinh dịch của chúng ñã ñược nhập vào nước ta ñể nuôi thử nghiệm và cho lai với dê Bách Thảo.

5.2.3. Các giống lợn nhập nội

Lợn Yorkshire

Lợn có nguồn gốc từ vùng Yorshire

(Anh) và là giống lợn phổ biến trên thế giới.

Lợn có tầm vóc lớn, toàn thân mầu trắng, tai

nhỏ dựng thẳng. ở tuổi trưởng thành, lợn ñực

nặng 350-380 kg, lợn nái nặng 250-280 kg.

Khả năng sinh sản và cho thịt ñều tốt. Lợn cái

phối giống lần ñầu lúc 8-9 tháng tuổi, trung

bình mỗi lứa ñẻ 11-12 con. Lợn thịt tăng trọng

trung bình 700-750 g/ngày, tỷ lệ nạc 50-55 %,

tiêu tốn 2,2-2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng.

Lợn Landrace

Lợn Landrace có nguồn gốc từ ðan

Mạch và là giống lợn cho nạc nổi tiếng thế

giới. Lợn có tầm vóc lớn, mình dài có 16 ñôi

xương sườn, hình dáng giống quả thuỷ lôi,

ñầu nhỏ, mông và ñùi phát triển. Toàn thân

mầu trắng, tai to rủ che kín mắt. Ở tuổi

trưởng thành, lợn ñực nặng 300-320 kg, lợn

nái nặng 220-250 kg. Lợn cái phối giống lần ñầu lúc 8-9 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa ñẻ

11-12 con. Lợn thịt tăng trọng trung bình 700-750 g/ngày, tỷ lệ nạc trên 55%, tiêu tốn 2,3-2,5

kg thức ăn/kg tăng trọng.

Page 82: Chăn nuôi cơ bản

- 82 -

Lợn Duroc

Có nguồn gốc từ Mỹ. Lợn có tầm vóc

lớn, toàn thân mầu nâu (tuy nhiên cũng có

dòng Duroc mầu trắng), tai nhỏ dựng thẳng. Ở

tuổi trưởng thành, lợn ñực nặng 300-320 kg,

lợn nái nặng 220-250 kg. Lợn thịt tăng trọng

trung bình 650-700 g/ngày, tỷ lệ nạc 50-55 %,

tiêu tốn 2,4-2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Có

khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt ñới,

tuy nhiên khả năng sinh sản hơi thấp.

Lợn Piétrain

Có nguồn gốc từ Bỉ và là giống lợn có

tỷ lệ nạc cao nhất. Lợn có tầm vóc lớn, vai,

mông nở, ñùi phát triển. Lông da mầu trắng vá

ñen, tai nhỏ dựng thẳng. Ở tuổi trưởng thành,

lợn ñực nặng 300-320 kg, lợn nái nặng

220-250 kg. Lợn cái phối giống lúc 14 tháng

tuổi, trung bình mỗi lứa ñẻ 11-12 con. Lợn thịt

tăng trọng trung bình 650-700 g/ngày, tỷ lệ nạc

trên 60%, tiêu tốn 2,4-2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng.

5.2.4. Các giống gà nhập nội Các giống gà trứng

Gà Leghorn

Là giống gà chuyên cho trứng có nguồn gốc

từ Italia, gà mầu lông trắng, mào ñơn rất phát triển.

Gà có tầm vóc nhỏ, con trống 2,2-2,5 kg, con mái

1,6-1,8 kg. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu 140 ngày tuổi, sản

lượng trứng 240-260 quả/mái/năm, khối lượng trứng

50-55 g, vỏ trứng mầu trắng. Hai dòng gà Leghorn

thuần chủng BVX và BVY nuôi tại Ba Vì ñã ñược

công nhận là giống quốc gia của Việt Nam.

Page 83: Chăn nuôi cơ bản

- 83 -

Gà Goldline

Gà Goldline gồm 4 dòng thuần của Hà Lan, các dòng thuần ñược lai với nhau nhằm

tạo gà mái lai thương phẩm nuôi lấy trứng. Gà mái có bộ lông mầu nâu, sản lượng trứng

245-300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 56-60 g, vỏ trứng có mầu nâu.

Gà Brown Nick

Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, gà mái ñẻ có bộ lông mầu nâu, ñẻ

trứng sớm: bắt ñầu ñẻ lúc 18 tuần tuổi, sản lượng trứng ñạt 300 quả khi gà mái 76 tuần tuổi,

khối lượng trứng 58-60 g, trứng có mầu nâu.

Gà Hisex Brown

Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, gà mái ñẻ cũng có lông mầu nâu, sản

lượng trứng 290-300 quả khi gà mái 76 tuần tuổi, khối lượng trứng 50-60 g.

Gà Hy Line

Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp. Tương tự như gà Brown-Nick, gà mái

ñẻ trứng sớm (18 tuần tuổi), sản lượng trứng ñạt 280-290 quả khi gà mái 76 tuần tuổi.

Gà Isa Brown

Do hãng Merial cung cấp, gà mái có bộ lông mầu nâu, lúc 20 tuần tuổi ñạt tỷ lệ ñẻ

50%, tới 76 tuần tuổi ñạt sản lượng 329 quả/mái, khối lượng trứng trung bình 62,7 g, vỏ trứng

mầu nâu.

Các giống gà thịt

Gà Hybro

Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, ñược nhập vào nước ta từ năm 1985,

gồm các dòng trống A và V1, các dòng mái V2 và V3. Các công thức lai của gà Hybro ñược

sử dụng trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp nước ta trong những năm 1985-1995, năm 1997

ñã bị loại bỏ do không cạnh tranh ñược với các giống gà mới nhập sau này.

Gà Arbor Acres (AA)

Do hãng BC Partners cung cấp. AA là một trong

những giống gà thịt cao sản, có bộ lông mầu trắng. Lúc 49

ngày tuổi, gà trống ñạt 2,8 kg, gà mái ñạt 2,6 kg, tiêu tốn

2,1-2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản

lượng trứng 180-190 quả/mái/năm.

Page 84: Chăn nuôi cơ bản

- 84 -

Gà BE 88

Là bộ giống gà thịt nhập từ Cu Ba gồm 4 dòng thuần: các dòng trống B1 và E1, các

dòng mái B4 và E3. Các công thức lai của bộ giống gà BE 88 cho năng suất thịt cao hơn so

với gà Hybro.

Gà Isa Vedette

Do hãng Merial cung cấp. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống

nặng 2,5-2,6 kg, gà mái nặng 1,2-2,3 kg, tiêu tốn 1,9-2,0 kg

thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng 170

quả/mái/năm.

Gà Avian

Do hãng Avian Farms Inc. cung cấp. Gà Avian có năng suất thịt xấp xỉ tự gà AA, lúc

49 ngày tuổi gà trống nặng 2,4-2,5 kg, gà mái nặng 2,2-2,3 kg, tiêu tốn 2,1-2,2 kg thức ăn cho

mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng 190 quả/mái/năm.

Gà Ross 208

Do hãng BC Partners cung cấp. Ross

208 cũng là một trong những giống gà thịt

cao sản, 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,6 kg,

gà mái nặng 2,2 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg

cho mỗi kg tăng trọng.

Gà Lohmann

Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, lúc 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,6 kg,

gà mái nặng 2,2 kg, tiêu tốn 2,1-2,2 kg cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản lượng trứng

175-185 quả/mái/năm.

Gà Hubbard

Do hãng Tyson Foods cung cấp, gà có năng suất tương tự các giống Issa Vedette và

AA.

Page 85: Chăn nuôi cơ bản

- 85 -

Các giống gà thả vườn

Gà Tam Hoàng

ðược nhập từ Trung Quốc gồm hai dòng

Jiangcun và 882. Gà trống có mầu lông nâu cánh

dán, gà mái lông mầu vàng, chân và mỏ vàng.

Gà mái ñẻ 130-160 quả/mái/năm, khối lượng

trứng 45-58 g. Gà thịt dòng 882 ở 91 ngày tuổi

ñạt 1,7-1,9 kg, tiêu tốn 2,8-3,0 kg cho mỗi kg

tăng trọng. Gà có sức kháng bệnh cao, thích hợp

với nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả.

Gà Lương Phượng hoa

ðược nhập từ Quảng Tây (Trung

Quốc), gà có hình dáng bên ngoài gần giống

với gà Ri, mầu lông vàng hoặc vàng ñốm hoa,

ñen ñốm hoa, da chân và mỏ màu vàng. Khi

trưởng thành, gà trống nặng 2,7 kg, gà mái

nặng 2,1 kg. Gà mái ñẻ bắt ñầu ñẻ trứng lúc 24

tuần tuổi, tới 66 tuần tuổi ñạt 170 quả/mái. Gà

thịt 65 ngày tuổi ñạt 1,5-1,6 kg, tiêu tốn

2,4-2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng.

Gà Sasso

Do hãng Sasso (Pháp) cung cấp, gồm

nhiều dòng, dòng SA31 ñược nhập vào nước

ta. Gà thương phẩm có màu lông nâu ñỏ, thích

nghi cao với ñiều kiện nóng ẩm. Khi trưởng

thành, gà mái nặng 2,4 kg, tới 66 tuần tuổi sản

lượng trứng ñạt 180-190 quả/mái. Gà thịt 63

ngày tuổi ñạt 2,2-2,5 kg, tiêu tốn 2,4-2,5 kg

thức ăn/kg tăng trọng.

Gà Kabir

Do hãng Kabir (Israel) cung cấp, gồm

nhiều dòng. Gà mái ở tuổi trưởng thành nặng

2,2-2,3 kg, khả năng sinh sản cao hơn gà Tam

Hoàng hoặc Lương Phượng, 24 tuổi bắt ñầu ñẻ

trứng, tới 52 tuần tuổi ñạt 150-180 quả/mái. Gà

Page 86: Chăn nuôi cơ bản

- 86 -

thịt thương phẩm có khả năng tăng trọng nhanh, 9 tuần tuổi ñạt 2,1-2,3 kg, tiêu tốn 2,2-2,4 kg

thức ăn/kg tăng trọng, da vàng, thịt chắc gần giống với gà Ri.

5.2.5. Các giống vịt nhập nội

Vịt Bắc Kinh

Là giống vịt thịt nổi tiếng, ñược nhập từ

những năm 1960. Vịt có bộ lông mầu trắng

tuyền, mỏ vàng, cổ to dài vừa phải, ngực nở

sâu rộng. Lúc trưởng thành, vịt trống nặng

2,8-3 kg, vịt mái nặng 2,4-2,7 kg. Sản lượng

trứng ñạt 130-140 quả/mái/năm, khối lượng

trứng 75-85 g. Vịt thịt lúc 56 ngày tuổi, con

trống nặng 2,3-2,5 kg, con mái nặng 2-2,2 kg,

tiêu tốn 2,8-3,2 kg thức ăn/kg tăng trọng.

Vịt CV Super M. (Cherry Valley Super Meat)

Do hãng Cherry Valley (Anh) cung

cấp. Vịt có hình dáng, mầu sắc lông tương tự

vịt Bắc Kinh. Vịt mái bắt ñầu ñẻ trứng lúc 26

tuần tuổi, sản lượng trứng nuôi tại Anh ñạt

220 quả/mái/40 tuần ñẻ, nuôi tại Việt Nam ñạt

170-180 quả/mái/năm. Vịt thịt thương phẩm

nuôi theo phương thức công nghiệp tại Anh

ñạt 3- 3,2 kg lúc 49 ngày tuổi, tiêu tốn 2,8 kg thức ăn/1 kg thịt hơi, nuôi chăn thả tại Việt

Nam ñạt 2,8-3 kg lúc 75 ngày tuổi.

Vịt Khaki Campbell

Là giống vịt chuyên trứng nổi tiếng có

nguồn gốc từ nước Anh. Vịt có mầu lông vàng

nhạt (mầu Kaki), mỏ con trống có mầu xanh lá

cây sẫm, mỏ con mái có mầu xám ñen. Lúc

trưởng thành, con trống nặng 2,2-2,4 kg, con

mái nặng 2-2,2 kg. Vịt mái bắt ñầu ñẻ trứng lúc

140-150 ngày tuổi, năng suất trứng 250-280

quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65-75 g.

Page 87: Chăn nuôi cơ bản

- 87 -

5.2.6. Các giống ngan, ngỗng nhập nội

Ngan Pháp

ðược nhập từ hãng

Grimand Fress gồm 2 dòng R31

(màu xám ñen) và R51 (màu

trắng tuyền). Cả 2 dòng ngan

này ñều có khả năng cho thịt và

sinh sản cao, thích ứng tốt với

ñiều kiện nhiệt ñới. Con trống

nặng 4,4-4,8 kg lúc 88 ngày

tuổi, con mái nặng 2,4-2,6 kg lúc 77 ngày tuổi. Sản lượng trứng ñạt 100 quả/mái/năm. Nuôi

thịt lúc 12 tuần tuổi con trống nặng 3,3-3,4 kg, con mái nặng 2,5 kg.

Ngỗng Sư Tử

ðược nhập từ Trung Quốc vào những năm 1960. Ngỗng có mầu lông xám sẫm, ñầu to

mỏ ñen, mào to mầu ñen. Lúc trưởng thành, con trống nặng 4-4,5 kg, con mái nặng 3,6-4 kg.

Sản lượng trứng 30-38 quả/mái/6 tháng, khối lượng trứng 140-170 g. Ngỗng thịt lúc 70 ngày

tuổi ñạt 3,3-3,6 kg.

Ngỗng Rheinland

ðược nhập từ ðức, có mầu lông trắng tuyền. Lúc trưởng thành, con trống nặng

5,5-6,5 kg, con mái nặng 4,5-5,5 kg. Sản lượng trứng 45-50 quả/mái/năm. Khối lượng trứng

120-180 g. Ngỗng thịt lúc 70 ngày tuổi ñạt 3,8-4,3 kg.

Ngỗng Italia

Có mầu lông trắng tuyền. Lúc trưởng thành, con trống nặng 5,5-6,5 kg, con mái nặng

5-5,5 kg. Sản lượng trứng 50-70 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 150-180 g. Ngỗng thịt lúc 70

ngày tuổi ñạt 4-4,4 kg.

Page 88: Chăn nuôi cơ bản

- 88 -

Câu hỏi và bài tập chương II

Câu hỏi 1. Khái niệm về vật nuôi? Sự khác biệt giữa vật nuôi ñã ñược thuần hoá với ñộng vật hoang

dã?

2. ðịnh nghĩa giống vật nuôi? Phân biệt sự khác nhau giữa giống và dòng vật nuôi? Khi nào

một nhóm vật nuôi ñược gọi là một giống vật nuôi?

3. Các cách phân loại giống vật nuôi?

4. Khái niệm về vật giống, chọn giống và nhân giống vật nuôi?

5. Những kỹ năng gì cần thiết ñối với người làm công tác giống vật nuôi?

6. Ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi?

Bài tập

1. Mỗi cá nhân sưu tầm ảnh chụp cùng tài liệu mô tả nguồn gốc, ngoại hình, năng suất của hai

giống vật nuôi khác nhau. Cả lớp biên tập thành một tài liệu giới thiệu ñặc ñiểm các giống vật

nuôi có ở nước ta.

2. Lập bảng danh sách các giống vật nuôi và phân loại các giống này theo các căn cứ phân

loại khác nhau theo mẫu sau:

I. Phân loại các giống vật nuôi hiện ñang có ở nước ta

Phân loại theo

mức ñộ tiến hoá

Phân loại theo

hướng sản xuất

Phân loại theo

nguồn gốc Tên

giống

vật nuôi Nguyên

thuỷ

Quá

ñộ

Gây

thành

Chuyên

dụng

Kiêm

dụng

ðịa

phương

Nhập

nội

Lợn Móng

Cái b b b

Lợn

Landrace b b b

...

Page 89: Chăn nuôi cơ bản

- 89 -

CHƯƠNG III

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN VẬT NUÔI Mục tiêu: - Có những hiểu biết về vai trò các chất dinh dưỡng - Nắm ñược các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi - Các loại thức ăn và các nguồn cung cấp thức ăn cho vật nuôi - Biết sử dụng các loại thức ăn ñể phối hợp một khẩu phần ăn cho vật nuôi

I. Vai trò của các chất dinh dưỡng

+ Khái niệm

Dinh dưỡng là những quá trình hoá học và sinh lý nhằm chuyển hoá thức ăn thành các

mô và các hoạt chất sinh học của cơ thể... Những quá trình này bao gồm sự thu nhận thức ăn,

sự tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng, vận chuyển các chất dinh dưỡng ñã hấp thu ñến tế

bào và thải bỏ những chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Dinh dưỡng học là một môn khoa học nghiên cứu các quá trình trên nhằm hiểu biết vai

trò của các chất dinh dưỡng, cung cấp ñầy ñủ các chất dinh dưỡng cho ñộng vật, giúp cho cơ

thể ñộng vật chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những sản phẩm của cơ thể

có hiệu qủa nhất.

Mục ñích của dinh dưỡng là nghiên cứu tìm ra nhu cầu của ñộng vật ñối với các chất

dinh dưỡng khác nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu sinh lý và sản xuất của chúng.

Trong quá trình sống ñộng vật luôn luôn thu nhận thức ăn từ bên ngoài. Thức ăn là

những sản phẩm có nguồn gốc ñộng vật, thực vật, khoáng vật và vi sinh vật. Những sản phẩm

ñó có thể cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể ñộng vật, nhưng phải phù hợp với cấu tạo

và chức năng sinh lý của bộ máy tiêu hoá, con vật có thể ăn ñược, tiêu hoá, hấp thu ñược và

sinh sống ñược trong một thời gian dài.

+ Một số thành tựu của khoa học dinh dưỡng và thức ăn gia súc

Trên cơ sở sự tiến bộ của các phương pháp ñịnh lượng thành phần hoá học và sự hiểu

biết sâu sắc các quá trình sinh hoá, sinh lý của cơ thể ñộng vật, người ta ñã tìm ra nhiều chất

dinh dưỡng có vai trò quan trọng ñối với sự sống và sức sản xuất của ñộng vật.

Gần ñây là những thành tựu về nhu cầu các chất dinh dưỡng như: nhu cầu năng lượng,

protein, axit amin, các chất khoáng, vitamin...ñược nhiều tổ chức, trung tâm nghiên cứu luôn

bổ sung các số liệu mới. Song song với việc tìm ra các chất dinh dưỡng mới, các nhà dinh

dưỡng còn tìm ra nhu cầu của từng chất trong quan hệ tối ưu với các chất khác. Ví dụ: nhu

cầu protein, axit amin trong mối quan hệ với năng lượng khẩu phần, methionin và vitamin

Page 90: Chăn nuôi cơ bản

- 90 -

B12, tryptophan và axit nicotinic...Do những phát hiện này người ta ñã cung cấp cho vật nuôi

những khẩu phần cân bằng, nhờ vậy hiệu quả sử dụng thức ăn ñã tăng lên rất rõ.

1.1. Dinh dưỡng nước

1.1.1. Vai trò của nước

Trong cơ thể ñộng vật nước chiếm khoảng 60 - 75 % khối lượng cơ thể. ðộng vật mới

sinh nước chiếm tới 75 - 80 %, ñộng vật trưởng thành nước chỉ chiếm 45 - 60 %.

Nước tuy không cung cấp năng lượng nhưng có vai trò quan trọng trong ñời sống của

ñộng vật. Nước là dung môi quan trọng trong cơ thể, nước thực hiện nhiều chức năng sinh lý

quan trọng cho sự sống (Roubicek, 1964).

Nước có tác dụng hòa tan các chất trong quá trình tiêu hoá, nước cần thiết cho quá trình

vận chuyển chất dinh dưỡng tới các tế bào của cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài. Nước

có hằng số ñiện môi cao nên nó có khả năng hoà tan rất nhiều chất và vận chuyển chúng khắp

cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra nước còn giữ vai trò làm dung môi cho tất cả

các phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể. Quá trình phân giải các chất ñể sinh ra năng lượng

thông qua hàng loạt các phản ứng phức hợp bao gồm phản ứng giải phóng hydro và thuỷ

phân. Trong cơ thể nước chiếm một tỷ lệ cao, do ñó nó có tác dụng giữ thể hình cho ñộng vật.

Nước có tỷ nhiệt cao nên có tác dụng ñiều hoà thân nhiệt. ðể bốc hơi 1 gram nước mất

khoảng 580 calo. Nước còn có tác dụng làm trơn các khớp nối và làm chất ñệm bảo vệ cho hệ

thần kinh.

Nước có vai trò quan trọng trong ñời sống của ñộng vật, thiếu nước sẽ ảnh hưởng

nghiêm trọng tới sức khoẻ và sức sản xuất của chúng.

1.1.2. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

1.1.2.1. Nhu cầu

Nhu cầu nước của vật nuôi phụ thuộc vào:

- Số lượng thức ăn ăn vào.

- Nhiệt ñộ môi trường.

- Sản phẩm sản xuất ra.

Nhu cầu nước là rất quan trọng, cách cung cấp nước tốt nhất cho con vật là cho chúng

tiếp xúc tự do với nguồn nước và ñược uống thoả thích. Ngoài ra cần chú ý ñảm bảo nước

uống phải sạch.

1.1.2.2. Nguồn cung cấp

Nước ñi vào cơ thể vật nuôi từ 3 nguồn:

- Nước uống: hàng ngày vật nuôi uống một lượng nước nhất ñịnh.

- Nước trong thức ăn: trong thức ăn có chứa một lựơng nước tuỳ thuộc vào loại thức ăn.

Page 91: Chăn nuôi cơ bản

- 91 -

- Nước sinh ra do quá trình phân giải các chất (nước trao ñổi chất): quá trình oxy hoá

100 g lipit sinh ra 119 g nước, 100 g tinh bột sinh ra 56 g nước, 100 g protein sinh ra 45 g

nước (National research Council, 1981).

1.2. Dinh dưỡng protein và axit amin

1.2.1. ðịnh nghĩa và phân loại

Protein là một hop chất hữu cơ phức tạp có phân tử lượng lớn. Cũng như gluxit

(carbonhydrate) và lipit thành phần hoá học của protein bao gồm cácbon, hydro, oxy, ngoài ra

nó còn chứa nitơ và lưu huỳnh.

Protein ñược tìm thấy trong tất cả các quá trình xẩy ra trong tế bào. Mỗi loại cơ thể ñều

có các protein ñặc hiệu của mình, thêm vào ñó chúng chiếm số lượng lớn trong cơ thể và có

thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên. Protein trong thức ăn gia súc ñược cơ thể gia súc phân

giải và sử dụng làm cơ chất ñể tổng hợp nên protein của cơ thể và các sản phẩm. Protein cũng

là nguồn năng lượng và thực hiện một số chức năng lý hoá học không ñặc hiệu khác.

Tóm lại: Protein là một trùng hợp của nhiều axit amin, chúng gắn với nhau qua mạch

nối peptit.

Có nhiều cách ñể phân loại protein. Nếu dựa vào thành phần hoá học thì protein có 2

loại: protein ñơn giản và protein phức tạp.

Protein ñơn giản là loại protein mà trong thành phần của nó chỉ chứa toàn axit amin

như: protamin, histon, albumin, globulin...

Protein phức tạp là loại protein khi thuỷ phân ngoài axit amin ra còn chứa các hợp chất

khác như axit nucleic, gluxit, lipit...

Nếu dựa vào hình dạng và tính chất hoà tan thì protein ñược chia thành 3 nhóm chính:

- Protein hình sợi: là những protein không hoà tan, khó tiêu hoá. Chúng gồm những

chuỗi thon, dài, có nhiều sợi nhỏ, liên kết với nhau bằng liên kết chéo. Chúng thường có mặt

trong các mô bảo vệ và nâng ñỡ của cơ thể ñộng vật gồm: collagen, elastin và keratin.

- Protein hình cầu: là những protein hình tròn hay hình bầu dục, có thể hoà tan trong

nước hay dung môi loãng. Nhóm này bao gồm: albumin, globulin, histon, protamin.

- Protein kết hợp: là loại protein khi thuỷ phân ngoài các axit amin còn có các nhóm ghép

khác nhau như: photphoprotein, glucoprotein, lipoprotein, hromoprotein, nucleoprotein.

Trong thức ăn gia súc người ta phân biệt hai loại protein là protein thuần và protein thô

(protein thuần = protein thô - hợp chất nitơ phi protein, protein thô ñược xác ñịnh bằng cách

lấy lượng nitơ x 6,25).

Axit amin ñược tạo thành do protein bị thuỷ phân dưới tác dụng của các men tiêu hoá.

Mỗi axit amin ñều có nhóm amin (-NH2) và nhóm cacboxyl (- COOH).

Page 92: Chăn nuôi cơ bản

- 92 -

Protein ñược cấu tạo từ 20 - 22 axit amin. Các axit amin ñược liên kết với nhau thông qua

mạch peptit ñể tạo nên các phân tử protein khác nhau.

Căn cứ vào tầm quan trọng khác nhau của các axit amin người ta có thể phân loại thành 3

nhóm sau:

- Nhóm axit amin cần thiết còn gọi là nhóm axit amin thay thế ñược một phần.

- Nhóm axit amin rất cần thiết còn gọi là nhóm axit amin không thay thế ñược.

- Nhóm axit amin không cần thiết còn gọi là nhóm axit amin thay thế ñược.

Nhóm axit amin cần thiết bao gồm: arginin, tyrozin, cystin. Nhóm axit amin rất cần thiết

bao gồm: lyzin, methionin, tryptophan, histidin, phenylalanin, lơxin, izolơxin, valin, treonin.

Nhóm axit amin không cần thiết gồm các axit amin còn lại như: alanin, axit aspartic, axit

glutamic...

* Ý nghĩa của mối quan hệ cân bằng axit amin trong khẩu phần

Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một mẫu cân ñối về axit amin,

những axit amin nằm ngoài cân ñối sẽ bị oxy hoá cho năng lượng. Do vậy nếu cung cấp axit

amin theo tỷ lệ cân ñối sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng protein, tiết kiệm ñược protein thức ăn.

Nguyên nhân làm mất cân bằng axit amin có thể là do khẩu phần thiếu một vài axit amin

nào ñó, có thể là do khẩu phần thừa một loại axit amin nào ñó, có thể do có sự ñối kháng các

axit amin và sự có mặt không ñồng thời các axit amin trong khẩu phần.

1.2.2. Vai trò của protein và axit amin

Khi gia súc ăn thức ăn chứa protein, dưới tác dụng của các men tiêu hoá protein ñựơc

phân giải thành các axit amin và ñược hấp thu vào máu. Cơ thể gia súc sẽ sử dụng axit amin

ñó ñể tổng hợp nên các protein ñặc hiệu của cơ thể. Như tổng hợp các men, một số các kích tố

có nguồn gốc protein, các globulin miễn dịch của cơ thể. Các chất này có vai trò ñặc biệt quan

trọng ñối với cơ thể gia súc, nhất là quá trình tổng hợp các men trong cơ thể vì nhờ nó mà

hàng loạt các phản ứng sinh hoá học ñược thực hiện nhanh chóng và có trật tự.

Trong cơ thể protein có thể liên kết với các chất có nguồn gốc khác nhau như gluxit,

lipit...tạo thành các phức chất phức tạp, khi ñó chúng có những tính chất hoàn toàn mới và có

vai trò hết sức quan trọng ñối với cơ thể. Ví dụ như lipoprotein tham gia cấu tạo màng tế bào,

màng của các bào quan trong tế bào...

Protein là thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào, các mô và các cơ quan của cơ thể.

Mặt khác cấu tạo ñó luôn thay ñổi, một phần nào ñó bị phá huỷ ñi thì một phần mới ñược

hình thành ñể thay thế.

Protein tham gia vào việc bảo vệ cơ thể thông qua các protein miễn dịch và các men

khử chất ñộc.

Page 93: Chăn nuôi cơ bản

- 93 -

Protein có vai trò quan trọng ñối với quá trình sinh trưởng và quá trình sinh sản ở ñộng

vật.

Một phần protein mà cơ thể không sử dụng sẽ ñược dùng làm nguồn nguyên liệu ñể

cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi oxy hoá 1g protein giải phóng 4,1 kcal.

Tóm lại protein là chất mang sự sống: Bất cứ nơi nào có hiện tượng sống chúng ta ñều

thấy nó ñi liền với protein và bất cứ nơi nào có protein không ở trạng thái tan rã, chúng ta sẽ

gặp hiện tượng sống.

1.2.3. Các phương pháp ñánh giá chất lượng protein

1.2.3.1. Giá trị sinh học protein (Biological Value - BV)

ðể xác ñịnh giá trị sinh học protein người ta tiến hành thí nghiệm cân bằng nitơ, xác

ñịnh lượng nitơ ăn vào, lượng nitơ bài xuất ra ở phân và nước tiểu, trên cơ sở các kết quả thu

ñược người ta có thể xác ñịnh giá trị sinh học protein theo công thức của Thomas- Mitchel

(1909) như sau;

N ăn vào - (N phân - N trao ñổi ) - (N nước tiểu - N nội sinh) BV = * 100

N ăn vào - (N phân - N trao ñổi)

Giá trị sinh học protein ñược xác ñịnh cho duy trì, sinh trưởng và hình thành các mô

mới.

Giá trị sinh học protein của một số thức ăn cho duy trì và sinh trưởng ở lợn (Amstrong

và Mitchell, 1955) như sau:

Loại thức ăn BV (%)

Sữa 95 - 97

Cá 74 -89

ðỗ tương chín 63 - 76

Hạt bông 63

Hạt lanh 61

Ngô 49 -61

ðại mạch 57 -71

1.2.3.2. Tỷ lệ hiệu quả protein (Protein Efficien Ratio - PER)

ðể xác ñịnh chất lượng protein, Oshome, Mendel và Ferry (1919) ñã ñưa ra công thức

sau:

Tăng trọng cơ thể (g) PER =

Protein tiêu thụ (g)

Page 94: Chăn nuôi cơ bản

- 94 -

1.2.3.3. Thang giá trị hoá học của protein (Chemical Scores - CS)

Block và Mitchell (1946) ñã nhận ñịnh rằng những protein nghèo chất lượng là do thiếu

hụt một số axit amin cần thiết, vì vậy lấy hàm lượng axit amin của trứng làm chuẩn, xác ñịnh

hàm lượng axit amin của các thức ăn khác rồi ñem so sánh với axit amin của trứng, từ ñó rút

ra chỉ số gọi là thang giá trị hoá học.

Ví dụ: tỷ lệ Lyzin trong protein trứng là 7,2 %, trong protein lúa mì là 2,7%.

Vậy CS của lyzin lúa mì là: 2,7/7,2 = 37,5 %

1.2.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng protein

1.2.4.1. Hỗn hợp các loại thức ăn với nhau

Một khẩu phần ăn nếu ñem nhiều loại thức ăn hỗn hợp với nhau, các axit amin sẽ bổ

sung cho nhau tạo nên sự cân bằng axit amin trong khẩu phần.

Trên cơ sở ñó người ta có thể chọn các loại thức ăn ñể phối hợp với nhau tạo ra hỗn hợp

thức ăn có giá trị sinh học protein cao ñể nuôi dưỡng gia súc.

1.2.4.2. Bổ sung axit amin công nghiệp

Trong khẩu phần của lợn và gà hiện nay thường thiếu một số axit amin quan trọng như:

lyzin, methionin, triptophan...Các axit amin này ñược gọi là các axit amin hạn chế. Trong thực

tế người ta thường bổ sung các axit amin thiếu này vào trong khẩu phần của gia súc và gia

cầm. Hầu hết các axit amin bổ sung thường ñược sản xuất bằng con ñường lên men vi sinh vật

và gọi là axit amin công nghiệp.

Trong chăn nuôi khi bổ sung axit amin công nghiệp vào khẩu phần người ta thường

giảm lượng bột cá, khô dầu ñỗ tương, khô dầu lạc ñể giảm giá thành sản xuất cho 1 kg thức ăn

hỗn hợp, tiết kiệm ñược protein ñộng vật và thực vật.

Các thí nghiệm bổ sung lyzin 0,3 % và methionin 0,1 % vào khẩu phần cho lợn và gà

con ñã làm tăng trọng cao hơn từ 15-20 %, giảm chi phí thức ăn 10-15 % so với lô ñối chứng.

1.2.4.3. Xử lý nhiệt thức ăn

Thức ăn dùng cho chăn nuôi nói chung là những nguyên liệu sống, trong ñó một số loại

hạt như hạt họ ñậu và một số củ như: củ sắn, củ khoai tây... cần ñược xử lý nhiệt ñể làm tăng

giá trị sinh học của protein và khử một số chất ñộc có trong một số thức ăn.

Khi xử lý nhiệt một số chất như: antitrypsin, antichymotrypsin... bị nhiệt ñộ phá huỷ,

làm tăng tỷ lệ tiêu hoá protein của thức ăn, ñồng thời nhiệt ñộ cũng làm tăng tốc ñộ giải

phóng methionin, giúp cho methionin có mặt ñồng thời với các axit amin khác, do ñó làm

tăng hấp thu các axit amin.

Trong quá trình xử lý nhiệt cần ñảm bảo nhiệt ñộ và thời gian xử lý thích hợp.

Page 95: Chăn nuôi cơ bản

- 95 -

1.2.5. Nguồn cung cấp

Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, xơ thô dưới 18%. Thức ăn bổ

sung protein có nguồn gốc ñộng vật: bột cá, bột thịt, sữa bột, bột thịt xương, bột máu, nước

sữa... Thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc thực vật: hạt ñỗ tương, lạc, ñậu xanh, ñậu triều,

ñậu nho nhe, khô ñỗ tương, khô lạc, khô dầu hướng dương, khô dầu dừa, khô dầu bông.

1.3. Dinh dưỡng gluxit

Gluxit là tên gọi của một nhóm chất dinh dưỡng gồm: ñường, tinh bột, cellulose, keo

thực vật và các hợp chất có liên quan. Một phần nhỏ Gluxit tìm thấy trong cơ thể ñộng vật

như glucose và glycogen. Phần lớn gluxit có mặt trong thức ăn thực vật, gluxit chiếm khoảng

75 % khối lượng vật chất khô của thức ăn thực vật và là nguồn thức ăn chủ yếu của gia súc.

Gluxit ñược tạo thành do quá trình quang hợp của thực vật, ñó là phản ứng quan trọng

trong tự nhiên. Chlorophyl của thực vật ñã hấp thụ năng lượng bức xạ của mặt trời ñể chuyển

thành năng lượng hoá học trong các hợp chất gluxit.

Như vậy thực vật ñã chuyển năng lượng mặt trời dưới dạng quang năng thành năng

lượng hoá học trong các hợp chất gluxit trong thức ăn thực vật. ðây là nguồn năng lượng chủ

yếu ñể ñộng vật sử dụng trong quá trình sống của nó.

1.3.1. Vai trò của gluxit

Tất cả ñộng vật muốn hoạt ñộng ñều cần có một số năng lượng nhất ñịnh. ðộng vật

thu nhận gluxit từ thức ăn, dưới tác dụng của các men tiêu hoá của các tuyến tiêu hoá, gluxit

bị phân giải thành các sản phẩm cuối cùng (các ñường ñơn, các axit béo bay hơi) và ñược hấp

thu vào cơ thể.

Trong cơ thể các sản phẩm này sẽ tham gia vào quá trình oxy hoá ñể cung cấp năng

lượng cho cơ thể hoạt ñộng.

Một trong những thành phần quan trọng của tế bào là axit nucleic có sự tham gia của

gluxit: ñường D-riboza tham gia cấu tạo axit ribonucleic (ARN), ñường D-dezoxyriboza tham

gia cấu tạo axit dezoxyribonucleic (ADN).

Gluxit còn tham gia liên kết với các chất khác như lipit, protein tạo nên các hợp chất

mới có vai trò quan trọng ñối với cơ thể: ví dụ như glucoprotein phủ ở bề mặt ngoài của màng

tế bào, nó có vai trò quan trọng ñối với tế bào trong các hoạt ñộng của tế bào như di chuyển

(tế bào hồng cầu), phân chia sinh sản, nhận diện kháng nguyên...

Gluxit dưới dạng axit glucuronic tham gia vào quá trình khử chất ñộc ở gan.

1.3.2. Phân loại gluxit

1.3.2.1. ðường ñơn giản

- Pentose (C5)

Page 96: Chăn nuôi cơ bản

- 96 -

D-ribose và D-dezoxyribose có mặt trong cơ thể ñộng vật và có vai trò quan trọng

trong cấu tạo nhân tế bào.

-Hectose (C6)

+ D-glucose: d- glucose là loại ñường ñơn phổ biến nhất trong tự nhiên và có nhiều trong hoa

quả chín. Trong cơ thể ñộng vật glucose có trong máu.

+ D-galactose: d-galactose thường có trong ñường lactose (ñường sữa), trong hợp chất

galactozit của não, các mô thần kinh...

+ D- mannose: thường thấy trong hoa quả và các hợp chất với protein.

+ D-fructose : thường thấy trong hoa quả chín và là loại ñường có ñộ ngọt nhất. Fructose là

thành phần của ñường mía.

1.3.2.2. Nhóm disaccarit

- Saccarose (còn gọi là ñường mía, ñường củ cải). Saccarose ñược tạo thành do sự kết hợp

giữa một phân tử D-glucose và một phân tử D-fructose.

- Mantose (ñường mạch nha). Mantose ít gặp ở dạng tự do. Thành phần của nó bao gồm hai

phân tử D-glucose liên kết với nhau. Mantose ñược tạo thành do thuỷ phân tinh bột dưới tác

dụng của men amylaza.

- Lactose (còn gọi là ñường sữa). Thành phần của nó gồm phân tử D-glucose liên kết với phân

tử D-galactose Trong sữa bò hàm lượng lactose chiếm khoảng 4,6- 4,8 %.

- Cellobiose: Cellobiose thu ñược khi thuỷ phân cellulose. Thành phần của nó bao gồm hai

phân tử β-D-glucose liên kết với nhau.

1.3.2.3. Nhóm polysaccarit

- Tinh bột: Tinh bột là loại gluxit dự trữ của thực vật ñược hình thành trong quá trình quang

hợp. Nó tích luỹ chủ yếu trong các loại hạt như hạt thóc, hạt ngô, hạt mạch và trong các loại

củ như: khoai lang, sắn...

Tinh bột tồn tại ở hai dạng: amylose và amylopectin. Amylose có thể tan trong nước

nóng, thành phần của nó bao gồm 200-800 phân tử D-glucose liên kết với nhau qua mạch

glucozit 1- 4. Amylopectin không tan trong nước nóng, thành phần của nó bao gồm khoảng 5-

6 nghìn phân tử D-glucose liên kết với nhau qua mạch glucozit 1- 4 và glucozit 1- 6.

- Glycogen: còn gọi là tinh bột ñộng vật, nó có nhiều trong gan (10%) và trong cơ (1%).

Thành phần và kiểu liên kết của nó giống như tinh bột.

- Cellulose

Cellulose là một cấu trúc phổ biến nhất ở thực vật, nó chiếm khối lượng lớn trong mọi

cây trồng và là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vách tế bào thực vật.

Page 97: Chăn nuôi cơ bản

- 97 -

Thành phần của cellulose bao gồm nhiều phân tử β-D-glucose liên kết với nhau.

Cellulose chỉ bị men tương ứng của vi sinh vật phân giải.

- Hemicellulose

Hemicellulose là một chất hữu cơ không thuần nhất, thành phần của nó bao gồm nhiều

phân tử ñường khác nhau như: glucose, xylose, manose, arabinose, galactose liên kết với

nhau.

- Pectin

Pectin nằm ở phần vách của tế bào thực vật. Thành phần của nó gồm glucose, galactose,

arabinose liên kết với nhau một cách phức tạp. Do vậy nó khó bị phân giải.

- Lignin

Lignin là một hợp chất hữu cơ phức tạp, có trọng lượng phân tử cao và là một trùng hợp

của phenyl-propan. Cấu trúc ñặc biệt của lignin chưa ñược mô tả ñầy ñủ và hình dạng của nó

luôn thay ñổi tuỳ theo loại thực vật.

1.3.3. Nguồn cung cấp

Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18%. Bao gồm

các loại hạt ngũ cốc như ngô, gạo, hạt cao lương, mạch, mỳ... và phế phụ phẩm của ngành xay

xát như cám gạo, cám ngô, cám mỳ, tấm... Ngoài ra còn có các loại củ, quả như sắn, khoai

lang, khoai tây, bí ñỏ...

1.4. Dinh dưỡng lipit

Lipit là tên gọi của một nhóm chất phổ biến trong tự nhiên, có nhiều trong các hạt của cây

trồng và trong cơ thể ñộng vật. Lipit không tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu

cơ như: cồn, ete, benzen...

1.4.1. Vai trò của lipit

Mỡ ñược tích luỹ ở tất cả các bộ phận trong cơ thể ñộng vật, nó phản ánh mức dinh

dưỡng của cơ thể. Mỡ thường ñược tích luỹ ở dưới da và quá trình tích luỹ này tăng lên theo

giai ñoạn sinh trưởng, giai ñoạn cuối ñược tích luỹ xunh quanh các cơ quan nội tạng và trong

các sợi cơ. Mỡ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Năng lượng

do lipit cung cấp thường lớn gấp 2 - 2,5 lần so với các chất dinh dưỡng khác. Khi oxy hoá 1g

mỡ giải phóng 9,3 kcal năng lượng.

Mỡ thường tập trung ở dưới da của ñộng vật, nó có tác dụng giữ ấm cho cơ thể ñộng vật.

Mỡ là dung môi quan trọng ñể hoà tan các vitamin A, D, E, K. Do vậy khẩu phần thiếu

mỡ lâu ngày sẽ làm con vật thiếu các vitamin hoà tan trong mỡ và sẽ mắc bệnh.

Page 98: Chăn nuôi cơ bản

- 98 -

Lipit ở trạng thái liên kết với protein tạo thành phức chất lipoprotein, phức chất này có

vai trò quan trọng ñối với tế bào. Lipoprotein tham gia cấu tạo màng tế bào, tham gia cấu tạo

màng các bào quan trong tế bào, nó quyết ñịnh tính chất của các loại màng này.

ðối với nhiều loại ñộng vật lipit là nguồn cung cấp nước. Khi oxy hoá 100 g lipit sẽ giải

phóng 119 g nước. Loại nước này ñặc biệt quan trọng ñối với ñộng vật ngủ ñông.

1.4.2. Phân loại lipit

1.4.2.1. Lipit ñơn giản

+ Lipit trung tính (triglyxerit)

Lipit trung tính là este của glyxerin với các axit béo. ðối với ñộng vật các axit béo

thường là: axit stearic, axit palmitic, axit oleic.

+ Các loại sáp (xerit)

Sáp là những este của rượu bậc một và axit béo thuộc lớp cao phân tử. Ví dụ như sáp ong,

lanolin... Sáp có vai trò bảo vệ ñối với cơ thể ñộng, thực vật.

+ Sterit

Sterit là este của rượu ña vòng colesterol và axit béo.

1.4.2.2. Lipit phức tạp

+ Photpholipit

Photpholipit hay còn gọi là photphatit có nhiều trong mỡ, dây thần kinh... Photpholipit là

thành phần của phức chất lipoprotein trong màng tế bào ñộng vật.

+ Xerebrozit

ðây là nhóm lipit phức tạp nhưng không chứa photpho, thành phần của nó gồm:

Sphingozin, các axit béo và ñường galactose.

1.4.3. Nguồn cung cấp

Nguồn cung cấp lipit cho gia sỳc là cỏc loại dầu thực vật và mỡ ñộng vật. Các loại

thức ăn hạt nhiều dầu như: hạt cao su, hạt cọ dầu, hạt gai, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt

vừng, hạt lạc, hạt ñậu tương và một số loại khụ dầu.

1.5. Dinh dưỡng khoáng

ðối với vật nuôi, chất khoáng có vai trò ñặc biệt quan trọng trong ñời sống của chúng.

Ngoài chức năng tham gia cấu tạo nên các mô của cơ thể, chất khoáng còn tham gia vào nhiều

quá trình chuyển hoá quan trọng trong cơ thể. Trong thành phần cấu tạo của nhiều enzym có

mặt các nguyên tố khoáng khác nhau. Ví dụ Fe có trong thành phần cấu tạo của xitocrom

reductaza, fumaric dehydrogenza, Cu có mặt trong xitocrom oxydaza. Chính vì thế thỉếu

khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao ñổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất sút

kém.

Page 99: Chăn nuôi cơ bản

- 99 -

ðối với ñộng vật bậc cao người ta phân các nguyên tố khoáng cần thiết thành hai loại

sau:

- Các nguyên tố khoáng ña lượng: canxi (Ca), phốt pho (P), kali (K), natri (Na), clo (Cl)

và magiê (Mg).

- Các nguyên tố khoáng vi lượng: sắt (Fe), ñồng (Cu), coban (Co), kẽm (Zn), mangan

(Mn), iốt (I), selen (Se)...

Còn một số nguyên tố khoáng có mặt trong cơ thể ñộng vật với số lượng vô cùng nhỏ,

các nguyên tố này ñược gọi là các nguyên tố khoáng siêu vi lượng. Tác dụng của các nguyên

tố này chưa ñược nghiên cứu rõ.

1.5.1. Vai trò của một số nguyên tố khoáng ña lượng

1.5.1.1. Canxi và phốtpho

Trong cơ thể Ca chiếm 1,3% ñến 1,8 %; P chiếm 0,8 % ñến 1 % khối lượng cơ thể.

Ở xương những tiểu phần khoáng có cấu tạo như những tinh thể apatit

[3 Ca3(PO4)2Ca(OH)2] những tinh thể này có chứa muối cacbonat và xitrat magiê. Những tinh

thể khoáng tích luỹ suốt dọc trục sợi colagen.

Người ta ví xương như một tấm bê tông mà sợi colagen là cốt sắt tạo ra sự mền dẻo của

xương.

Trong huyết thanh Ca tồn tại ở một số dạng sau:

- Ca++ hoạt ñộng (hoạt hoá enzym, kích thich cơ và thần kinh...) có khoảng 2/3 Ca huyết

thanh dưới dạng này.

- Ca không hoạt ñộng (không ở dạng ion), có khả năng khuyếch thẩm, tham gia vào

thành phần các muối xitrat và photphat.

- Ca nằm trong protein, không hoạt ñộng, không khuyếch thẩm.

Canxi có vai trò quan trọng trong cấu tạo xương và răng. Thành phần quan trọng của

xương và răng là canxi và phôtpho. Canxi trong xương luôn ở trạng thái trao ñổi với các dịch

thể xung quanh. Vitamin D và Parahormôn thực hiện chức năng ñiều hoà quá trình dung nạp

và bài tiết canxi ở xương.

Canxi ở dưới dạng ion cùng với các ion khác nhau như: K+, Na+... tham gia vào hoạt

ñộng của dây thần kinh. Ca++ có ảnh hưởng ñến hoạt ñộng sinh lý của cơ vân, cơ tim, cơ trơn.

Quá trình co cơ có sự tham gia của Ca++. Ngoài ra canxi còn tác dụng ñối với quá trình ñông

máu, ñông sữa.

Photpho tập trung chủ yếu ở trong xương, có khoảng 80 % photpho ở trong xương, phần

còn lại nằm ở trong cơ.

Page 100: Chăn nuôi cơ bản

- 100 -

Photpho thường ñi cùng với canxi tham gia cấu tạo xương và răng. Photpho ñược hấp

thu vào máu dưới dạng PO4- - và ñược chuyển ñến các cơ quan. Photpho ở trong xương luôn

ñược chuyển hoá.

Photpho tham gia cấu tạo axit nucleic. axit nucleic là hợp chất mang mật mã di truyền

và thực hiện truyền ñạt mã di truyền ñể tổng hợp protein trong cơ thể.

Photpho tham gia cấu tạo ATP, ATP là hợp chất chứa năng lượng, nó cung cấp năng

lượng cho mọi hoạt ñộng của cơ thể. Người ta còn thấy ATP biến ñổi thành 3', 5' AMP vòng,

chất này tham gia vào quá trình ñiều hoà hàm lượng ñường trong máu. Photpho tham gia hệ

ñệm trong huyết tương dưới dạng hệ ñệm photphat. Photpho còn tham gia cấu tạo nhiều hợp

chất khác như: photphoprotein, photpholipit...có vai trò quan trọng trong cơ thể ñộng vật. Một

số chất chứa photpho như: xephalin, sesinphotphatit tham gia vào cấu tạo hệ thống thần kinh.

Những biểu hiện khi thiếu Ca, P

Thiếu Ca, P con vật gầy còm, sưng khớp, xương biến dạng, xương xốp, dễ gẫy. ở lợn

hay gặp hiện tượng bại liệt hai chân sau.

Thiếu photpho làm sinh trưởng của con vật bị giảm. Nguyên nhân là con vật giảm tính

thèm ăn, ăn ít, trao ñổi năng lượng bị rối loạn, hiệu suất lợi dụng thức ăn kém. Thiếu Ca sinh

trưởng của xương không bình thường.

Thiếu photpho gây rối loạn ñộng dục, tỷ lệ thụ thai giảm. Khảo sát tỷ lệ ñẻ của ñàn bò

nuôi ở những vùng ñất thiếu photpho, tỷ lệ ñẻ chỉ có 40 %, nếu ñàn bò này ñược bổ sung

photpho vào khẩu phần, tỷ lệ ñẻ của chúng tăng lên tới 60 - 70 %.

Thiếu Ca trầm trọng và kéo dài, chu kỳ ñộng dục và tỷ lệ thụ thai không bị ảnh hưởng

nhưng mức sinh sản giảm: con ñẻ ra bị yếu và mắc các bệnh về xương.

Thiếu Ca, P trong khẩu phần làm giảm sản lượng sữa. Trong thực tế thấy bò sữa bị bệnh

sốt sữa hay còn gọi là bệnh giảm Ca máu. Biểu hiện của bệnh: thân nhiệt hạ thấp, hôn mê, Ca

huyết thanh giảm.

Ở gà mái ñẻ thiếu Ca thường xảy ra hơn. Khi bị thiếu Ca làm giảm sản lượng trứng, ñộ

dày vỏ trứng.

Nguồn cung cấp Ca, P và những nhân tố ảnh hưởng ñến sự lợi dụng Ca, P khẩu phần.

Thức ăn giàu Ca, P là các thức ăn khoáng như: cacbonat canxi, bột vỏ hầu hến...

Các thức ăn ñộng vật như bột xương, bột thịt, bột cá... cũng rất giầu Ca, P.

Trong thức ăn thực vật có ít Ca, trong thức ăn họ ñậu có nhiều Ca hơn so với họ thực

vật khác. Trong các hạt họ hoà thảo và phụ phẩm của nó thì hàm lượng photpho nhiều hơn

canxi.

Người ta thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự lợi dụng Ca, P khẩu phần.

Page 101: Chăn nuôi cơ bản

- 101 -

- Tỷ lệ tiêu hoá thực của Ca, P giảm dần theo tuổi của con vật.

- Parahocmôn làm tăng canxi huyết và giảm photpho trong máu.

- Khẩu phần thiếu vitamin D làm giảm sự hấp thu Ca, P, tăng thải P ở nước tiểu.

Vitamin D còn giữ vai trò ñiều chỉnh sự mất cân ñối tỷ lệ Ca/P của khẩu phần.

- Tỷ lệ Ca/P: tỷ lệ Ca/P tốt nhất từ 1,5/1 ñến 2/1.

- Trong thực vật một phần photpho ở dạng muối phytat có tên chung là phytin khó hoà

tan. Photpho phytin trong thức ăn thực vật chiếm 1/2 -3/4 photpho tổng số. Photpho phytin có

thể bị men phytaza của vi sinh vật phân giải.

1.5.1.2. Kali, Natri và Clo

Thiếu Na và Cl trong khẩu phần làm giảm tính thèm ăn, con vật sút cân, gầy yếu và

giảm sức sản xuất, con vật có thể bị chết sau một thời gian dài bị thiếu. Tuy nhiên thừa Na, Cl

thì lại gây ñộc, 14-28g muối ăn mỗi ngày có thể giết chết gà trong vòng 8-12 giờ. Muối hoà

tan trong nước ñộc hơn so với trộn vào thức ăn với cùng một lượng muối. Mức bình thường

của muối ăn trong khẩu phần của gia súc, gia cầm là 0,5 - 1 % khối lượng khẩu phần.

Thiếu K không xảy ra trong thực tế sản xuất. Bằng thực nghiệm người ta thấy thiếu K

con vật gầy yếu, giảm ăn và có tai biến về cơ.

K, Na, Cl ñều là các chất khoáng có vai trò duy trì áp xuất thẩm thấu trong cơ thể và ảnh

hưởng ñến hoạt ñộng của nhiều enzym khác nhau.

Na và K còn tham gia dẫn truyền xung ñộng thần kinh. Clo có vai trò là thầnh phần của

axit HCL trong dịch vị của dạ dày. Quá thừa Clo gây trạng thái co giật cơ và rối loạn hoạt

ñộng thần kinh.

1.5.1.3. Magiê

Cũng như Canxi, Magiê cần cho sự hình thành và phát triển của xương. Mg tham gia

ñảm bảo khả năng hoạt ñộng của hệ thống thần kinh và cơ. Mg có tác dụng ức chế sự hưng

phấn thần kinh. Mg nằm trong một số enzym và có tác dụng như một chất hoạt hoá. Mg còn

có tác dụng quan trọng trong quá trình tổng hợp protein.

Giảm thấp hàm lượng Mg trong máu gây ra một bệnh gọi là bệnh bại liệt cỏ xanh. Triệu

chứng ñiển hình là co cơ, thần kinh bị kích thích, con vật ñi khập khiễng, bại liệt và có thể bị

chết. Nguyên nhân trực tiếp là nồng ñộ Mg, Ca và Na trong máu giảm, ñồng thời hàm lượng P

và K lại tăng lên.

Nguyên nhân làm giảm hàm lượng Mg trong máu là do sự hấp thu Mg kém.

Do ăn nhiều cỏ non chứa nhiều nước, nhiều ñạm hoà tan, nghèo năng lượng và xơ. Do

nhiệt ñộ ngoài trời thấp, mưa nhiều, con vật kém ăn, có thể là do con vật bị bệnh ký sinh

trùng, già yếu.

Page 102: Chăn nuôi cơ bản

- 102 -

1.5.2. Vai trò của một số nguyên tố khoáng vi lượng

1.5.2.1. Sắt

Trong cơ thể sắt có hai dạng chính:

- Sắt hoạt ñộng Fe++ (chiếm 73 % tổng số lượng sắt trong cơ thể) có mặt trong

hemoglobin, myoglobin, trong một số enzym như: catalaza, peroxidaza...

- Sắt dự trữ Fe+++ (chiếm 27 % tổng số lượng sắt trong cơ thể), ở dưới dạng feritin và

hemosiderin.

Sự chuyển hoá Fe trong cơ thể rất mạnh, nhờ ñó máu luôn ñược ñổi mới (tuổi thọ trung

bình của hồng cầu là 100 ngày).

Sắt có vai trò quan trọng ñối với cơ thể ñộng vật: Fe tham gia vào quá trình tổng hợp

hemoglobin (tham gia nhiệm vụ này còn có Cu, vitamin B12 và axit folic), sắt tham gia vào

quá trình photphorin oxy hoá, dẫn truyền ñiện tử, hoạt hoá peroxidaza.

Triệu chứng ñiển hình của sự thiếu sắt là sự thiếu máu, bệnh này phổ biến ở gia súc non.

Nguyên nhân là do con vật non cần rất nhiều sắt nhưng sữa lại có ít sắt, không ñáp ứng ñủ yêu

cầu cho con vật. Lợn con một tuần tuổi mỗi ngày cần 7 mg sắt, nhưng lại chỉ cung cấp ñược 1

mg sắt từ sữa mẹ.

ðể ngăn ngừa bệnh người ta thường tiêm dung dịch dextran sắt cho lợn con sau khi ñẻ.

1.5.2.2. ðồng

ðồng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể vì ñồng có mặt trong nhiều

enzym hay hệ thống enzym.

Thiếu ñồng gia súc có hiện tượng thiếu máu và giảm sinh trưởng. ðồng tham gia vào

quá trình chuyển hoá sắt, thiếu máu là triệu chứng ñiển hình do thiếu ñồng. Thiếu ñồng gây ra

sự biến ñổi colagen và khung protein của xương, do ñó ảnh hưởng ñến sự phát triển bình

thường của xương.

Thiếu ñồng làm biến ñổi màu lông do sự tổng hợp melanin bị ảnh hưởng.

Thiếu ñồng làm giảm hoạt tính của hệ thống xitocrom-oxidaza là nguyên nhân của

nhiều tổn thương ñối với cơ thể như: giảm sinh trưởng, rụng lông...

ðồng còn có liên quan ñến sự hình thành myelin của hệ thống thần kinh, do vậy thiếu

ñồng con vật có những rối loạn thần kinh, ñiển hình là con vật bị bệnh ataxia (con vật không

phối hợp ñược vận ñộng, dáng ñi bất thường). Người ta còn thấy Cu có vai trò ñối với quá

trình sinh sản, thiếu ñồng thai có thể bị teo biến.

1.5.2.3. Coban

Coban giữ chức năng kép, vi sinh vật dạ cỏ sử dụng Co ñể tổng hợp vitamin B12.

Vitamin B12 là yếu tố sinh trưởng của vi sinh vật dạ cỏ và cũng là yếu tố dinh dưỡng của vật

Page 103: Chăn nuôi cơ bản

- 103 -

chủ. Vitamin B12 cần thiết cho quá trình methyl hoá và ñồng phân hoá. Một trong những rối

loạn sinh hoá của sự thiếu vitamin B12 (do thiếu Co ở loài nhai lại) là sự chuyển hoá axit

propionic thành axit sucxinic (một chất chuyển hoá trung gian của chu trình Krebs) bị ngăn

trở.

Nếu thiếu vitamin B12, axit methyl malonic không chuyển ñược thành axit sucxinic, nó

là một chất ñộc ñối với cơ thể.

Ở loài nhai lại thiếu Co làm giảm tính thèm ăn, chậm lớn, gầy yếu. Thiếu Co cũng gây

hiện tượng thiếu máu, nhưng cho ñến nay người ta chưa rõ cơ chế.

Ở loài ñộng vật dạ dày ñơn vì hệ vi sinh vật ñường tiêu hoá không phát triển cho nên

khả năng tổng hợp vitamin B12 từ Co rất thấp. Vì vậy ở những loài này bổ sung Co ñể mong

ñáp ứng nhu cầu vitamin B12 ít có hiệu quả so với loaì nhai lại.

1.5.2.4. Kẽm

Kẽm có quan hệ ñến nhiều chức năng sinh lý của cơ thể:

- Tham gia quá trình tổng hợp protein: thiếu Zn nhiều giai ñoạn của quá trình tổng hợp

protein bị ngăn trở. Sự tổng hợp ADN bị ảnh hưởng dẫn ñến sự phân chia tế bào bị ngăn trở,

bởi vì ADN polymeraza là một enzym chứa Zn. Thiếu Zn sự tổng hợp ARN thông tin bị chậm

lại.

- Làm giảm tính thèm ăn: một trong những triệu chứng ñầu tiên khi thiếu Zn là làm

giảm tính thèm ăn rõ rệt. Mất tính thèm ăn xuất hiện rất sớm khi thiếu Zn nhưng có thể khắc

phục ñược nếu bổ sung Zn kịp thời.

- Thiếu Zn dẫn ñến sự rối loạn về xương. Người ta thấy rằng khi thiếu Zn làm giảm sự

ñồng hoá và dị hoá của xương và như vậy làm giảm sự trao ñổi Ca của xương.

- Thiếu Zn xuất hiện những biểu hiện ở da rất ñiển hình: da bị sừng hoá, lông thô kém

phát triển, con vật chậm lớn. Do Zn có quan hệ ñến sự phát triển của thượng bì, nên thiếu Zn

vết thương sẽ lâu lành.

1.5.2.5. Iốt

Iốt là thành phần của hocmon thyroxin. Hocmon này có chức năng ñiều hoà sự trao ñổi

gluxit, lipit, protein, ñiều hoà sự trao ñổi nhiệt năng và sinh trưởng. Thiếu I sẽ làm rối loạn sự

trao ñổi chất, con vật chậm lớn, tuyến giáp sưng to (bướu cổ), sản lượng trứng, sữa bị giảm.

Iốt có nhiều trong thức ăn vùng biển. Cá biển giầu I (400 mg/kg)

Thức ăn thực vật chúa rất ít I.

Page 104: Chăn nuôi cơ bản

- 104 -

1.6. Dinh dưỡng vitamin

1.6.1. Khái niệm và phân loại

Vitamin còn gọi là sinh tố, một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu ñược ñối với mọi

sinh vật. ðó là các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử bé, có cấu tạo hoá học rất khác

nhau nhưng ñều có hoạt tính sinh học nhằm ñảm bảo cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể

hoạt ñộng bình thường. Vitamin thực hiện các chức năng xúc tác các phản ứng hoá học trong

cơ thể sinh vật. ða số các trường hợp vitamin là coenzym của các enzym khác nhau.

Vitamin là một nhóm hợp chất hữu cơ, phân tử bé, có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc

tổng hợp. Chúng ñều cần cho cơ thể ñộng vật với một lượng nhỏ nhằm duy trì các hoạt ñộng

bình thường.

Với một lượng nhỏ trong khẩu phần, vitamin giúp cho cơ thể ñộng vật phát triển bình

thường, sinh sản ñều ñặn, có khả năng chống ñỡ bệnh tật cao. Ngược lại chỉ cần thiếu một

trong các vitamin cần thiết thì cơ thể sẽ mắc bệnh gọi là bệnh thiếu vitamin (avitaminosis).

Dựa vào ñặc tính hoà tan người ta phân vitamin thành hai nhóm sau:

- Nhóm vitamin hoà tan trong dầu mỡ: gồm các vitamin A, D, E, K.

- Nhóm vitamin hoà tan trong nước: gồm các vitamin B1, B2, B3, B5, B6,B8, B12 và

vitamin C.

1.6.2. Nhóm vitamin hoà tan trong dầu mỡ

1.6.2.1. Vitamin A (Axeroptol, chất chống khô giác mạc mắt)

Nguồn cung cấp vitamin A quan trọng nhất là dầu cá. Vitamin A có mặt trong các thức

ăn có nguồn gốc ñộng vật như: lòng ñỏ trứng, sữa, bơ và gan. Caroten có trong mỡ ngựa, mỡ

bò, lòng ñỏ trứng, bơ...nhưng không có trong mỡ lợn và mỡ cừu. Caroten có nhiều trong thức

ăn thực vật.

Caroten có nhiều dạng khác nhau và có hoạt tính khác nhau.

Caroten biến ñổi thành vitamin A ở thành ruột dưới tác dụng của men tương ứng.

ðơn vị quốc tế của vitamin A:

1 UI = 0,3 mg retinol

1 mg vitamin A = 3300 UI

Vitamin A có vai trò quan trọng ñối với cơ thể ñộng vật.

+ Vitamin A tham gia vào chức năng dinh dưỡng biểu mô và thượng bì.

Vai trò của vitamin A thường biểu hiện ở da, niêm mạc các tuyến tiết, ñường hô hấp,

tiêu hoá và mắt. Thiếu vitamin A kéo dài sẽ sinh ra bệnh khô mắt, niêm mạc và da.

- ðối với da: vitamin A có tác dụng nuôi dưỡng da, tránh hiện tượng sừng hoá.

Page 105: Chăn nuôi cơ bản

- 105 -

- Vitamin A có tác dụng duy trì cấu trúc lipoprotein của màng tế bào, tránh hiện tượng

thoái hoá niêm mạc ñường hô hấp, ñường tiêu hoá và ñường sinh dục. Thiếu vitamin A sẽ ảnh

hưởng ñến sinh sản của ñộng vật: ở con ñực có hiện tượng sản xuất tinh trùng kém, ở con cái

dễ bị xảy thai. Caroten rất cần cho bò sữa và bò sinh sản, tỷ lệ thụ thai của bò sinh sản sẽ tăng

lên khi có ñủ mức caroten. Vitamin A làm tăng tỷ lệ ñẻ trứng của gà. Vitamin A hoặc caroten

cần thiết cho gà con vì khả năng dự trữ của nó rất thấp.

+Vitamin A và sự tổng hợp kháng thể.

Vitamin A tăng cường tổng hợp immumoglobin và kích thích tổng hợp kháng thể

protein do ñiều khiển tổng hợp axit nhân. Vitamin A làm to lách và tuyến ức là những cơ quan

có nhiệm vụ tạo ra các tế bào sản sinh kháng thể.

Vitamin A trực tiếp kích thích hoạt tính của các tế bào limpho là các tế bào sản sinh ra

kháng thể bằng cách nhân nhanh các kháng thể này. Theo Zimzen và Grobke (1974) vitamin

A làm tăng khả năng chống chịu stress nhiệt ở ñộng vật nuôi.

+ Vitamin A với hoạt ñộng thị giác

Vitamin A tham gia cấu tạo Rodopsin trong võng mạc mắt, còn gọi là chất màu tím thị

giác. Cấu tạo của Rodopsin gồm một phần protein là Opsin và một phần không phải protein là

Retinen. Retinen ñược xác ñịnh là aldehyt của vitamin A và gọi là Retinal. Khi ánh sáng chiếu

vào võng mạc mắt Rodopsin phân giải thành Opsin và Retinal. ở chỗ tối lại xảy ra quá trình

tổng hợp Rodopsin, do ñó làm tăng ñộ nhạy cảm của mắt ñối với ánh sáng.

Rodopsin Opsin + Retinen

Retinol

Khi thiếu vitamin A tốc ñộ tái tạo Rodopsin bị chậm lại, khả năng thích ứng của mắt ñối

với ánh sáng tối kém và sinh bệnh quáng gà.

1.6.2.2. Vitamin D (Canxiferol, vitamin chống bệnh còi xương)

Vitamin D2 (Ergocanxiferol): vitamin D2 có nguồn gốc thực vật, ñược tạo thành khi

thức ăn thực vật ñược chiếu tia tử ngoại.

Ergosterol Vitamin D2

Vitamin D3 (colecanxiferol): vitamin D3 có nguồn gốc ñộng vật, dưới da ñộng vật có

chất 7- dehydrocolesterol dưới tác dụng của tia tử ngoại sẽ biến thành vitamin D3.

Vitamin D thưòng có trong cá biển, dầu gan cá, sữa, lòng ñỏ trứng gà...Trong thức ăn

thực vật có tiền vitamin D2.

Vai trò của vitamin D

- Vitamin D tham gia vào sự chuyển hoá Ca, P

Page 106: Chăn nuôi cơ bản

- 106 -

Tầm quan trọng của vitamin D trong sự trao ñổi Ca, P ñược biết ñến từ lâu. Vitamin D3

và sản phẩm trao ñổi của nó là 25 – OH - D3 có tác dụng xúc tiến nhanh quá trình hấp thu Ca

ở ruột và huy ñộng Ca ở xương.

Vitamin D có tác dụng tăng cường quá trình hấp thu Ca ở niêm mạc ruột như sau:

1,25 - (OH)2 - D3 có tác dụng kích thích niêm mạc ruột tổng hợp protein liên kết với

Ca++ tạo pH thích hợp giúp Ca hấp thu vào máu dễ dàng.

Vitamin D có tác dụng kích thích sự hoà tan của khoáng xương ñể chuyển vào máu và

nó còn tăng cường quá trình cốt hoá xương ñảm bảo sự hình thành xương ở ñộng vật. Vitamin

D tăng cường quá trình hấp thu muối photphat ở ống thận.

Thiếu vitamin D ảnh hưởng ñến sự hấp thu Ca và P, làm quá trình khoáng hoá xương

không ñầy ñủ, gây còi xương ở ñộng vật non, mền xương ở ñộng vật trưởng thành.

- Vitamin D còn có tác dụng nhất ñịnh ñến sự trao ñổi protein và gluxit trong cơ thể.

- ðối với gia súc non vitamin D có tác dụng kích thích sinh trưởng.

Biểu hiện khi thiếu vitamin D:

Khi thiếu vitamin D gây bệnh ở xương, biểu hiện ở gia súc non là sự kém ăn, gặm vôi ở

tường, uống nước phân, quá trình tiêu hoá bị rối loạn. ở thời kỳ ñang lớn có thể gặp hiện

tượng rối loạn hoạt ñộng thần kinh.

Gà ñẻ trứng khi thiếu vitamin D thưòng gặp hiện tượng mỏ mền, xương dòn, ñẻ trứng

mỏng vỏ hoặc không có vỏ, sức ñẻ trứng giảm.

1.6.2.3. Vitamin E (Tocoferol)

Vitamin E có nhiều trong mầm của các hạt như: mầm lúa mì và trong một số dầu thực

vật: dầu ñỗ tương, dầu hạt bông...

Vai trò của vitamin E

- Vitamin E là chất chống oxy hoá

Thường axit béo chưa bão hoà dễ bị oxy hoá bởi oxy phân tử và tạo ra peroxit. Peroxit

là một chất ñộc, nó ñầu ñộc màng ty thể, ức chế các enzym của ty thể, ngăn cản trao ñổi năng

lượng và tổng hợp ATP của ty thể. Vitamin E có tác dụng ngăn cản sự tạo thành peroxit.

Thiếu vitamin E làm ứ ñọng peroxit, nên nhu cầu vitamin E liên quan ñền lượng axit

béo trong khẩu phần.

- Vitamin E còn là chất chống oxy hoá của β- caroten, vitamin A và axit linoleic.

- Vitamin E tham gia vận chuyển ñiện tử trong phản ứng oxy hoá- khử nhờ phản ứng

biến ñổi thuận nghịch giữa dạng quinon và quinol, chất này tham gia vào quá trình oxy hoá-

khử giữa dehydrogenaza và xitocrom b trong chuỗi hô hấp tế bào của ty lạp thể.

Page 107: Chăn nuôi cơ bản

- 107 -

- Vitamin E cần thiết cho quá trình photphoryl oxy hoá trong cơ, do ñó vitamin E tham

gia vào quá trình chuyển hoá gluxit, lipit, axit nucleic và các axit amin có lưu huỳnh.

- Vitamin E còn chống ñược bệnh cơ trắng, teo cơ, thoái hoá cơ ở dê, cừu, chuột...

1.6.3. Nhóm vitamin hoà tan trong nước

1.6.3.1. Vitamin B1 (Tiamin, vitamin chống viêm dây thần kinh)

Vitamin B1 là những tinh thể không màu, dễ hoà tan trong nước và axit axêtic, Vitamin

B1 không tan trong ete.

Vitamin B1 bền trong môi trường axit và nhiệt ñộ cao, nhưng lại bị oxy hoá trong môi

trường kiềm.

Vitamin B1 có nhiều trong nấm, men bia, cám gạo, sũa, gan...

Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong trao ñổi chất ñặc biệt là trao ñổi gluxit và trong

hoạt ñộng thần kinh.

Vitamin B1 ñóng vai trò coenzym của men khử carboxyl, men này có vai trò quan trọng

trong chuyển hoá gluxit, hoặc chuyển hoá axit pyrovic. Thiếu vitamin B1 dẫn ñến sự tích tụ

các axit này trong mô bào và gây rối loạn quá trình trao ñổi chất. Biểu hiện rõ nhất là trong

bệnh tê phù ở lợn con, lợn con giảm tính thèm ăn, gầy mòn, thở khó khăn, thân nhiệt hạ thấp

và thần kinh bất ổn.

Hệ thần kinh là nơi chuyển hoá gluxit rất mạnh, nếu thiếu B1 hệ thần kinh giảm hoạt

ñộng, trước tiên là hệ thần kinh ngoại biên, sau ñó là tim mạch. Những triệu chứng này

thường thấy trong các bệnh viêm dây thần kinh.

Vitamin B1 tham gia vào quá trình dẫn truyền xung ñộng thần kinh, vitamin B1 giúp

tổng hợp axetylcolin, ñồng thời ức chế colinesteraza, giảm phân giải axetylcolin. Axetylcolin

có vai trò dẫn truyền xung ñộng thần kinh.

1.6.3.2. Vitamin B2 (Riboflavin, Lactoflavin)

Vitamin B2 ở dạng tinh thể có màu vàng, da cam, kém hoà tan trong nước và hầu như

không tan trong các dung môi khác. Vitamin B2 chụi ñược nhiệt ñộ cao nhưng dễ bị phá huỷ

bởi tia tử ngoại.

Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn xanh, men bia, nấm, thức ăn có nguồn gốc ñộng vật

như: bột thịt, sữa...

Vai trò của vitamin B2

Vitamin B2 tham gia cấu tạo hai coenzym: Flavin mononucleotit (FMN) và Flavin

Adenin Dinucleotit (FAD) của lớp men vàng, tham gia quá trình vận chuyển hydrogen trong

quá trình hô hấp mô bào. Thiếu vitamin B2 gây ra rối loạn trao ñổi chất ở mô bào.

Page 108: Chăn nuôi cơ bản

- 108 -

Cùng với vitamin A, vitamin PP, vitamin B2 tham gia quá trình thu nhận ánh sáng ở

mắt, bảo vệ niêm mặc mắt, da và các biểu mô. Thiếu vitamin B2 thường có hiện tượng viêm

lưỡi, loét miệng, bong da, viêm giác mạc...

Khi thiếu vitamin B2 gà con sinh trưởng chậm, yếu ớt, da khô, dễ bị ỉa chảy... ở gà ñẻ tỷ

lệ ñẻ vẫn bình thường nhưng tỷ lệ ấp nở giảm, gan sưng to và tích mỡ.

Lợn khi thiếu vitamin B2 sinh trưởng giảm, da bị tróc, viêm miệng...ở lợn cái buồng

trứng bị thoái hoá.

1.6.3.3. Vitamin B6 (Piridoxin)

Vitamin B6 dễ hoà tan trong nước, cồn, axeton, chịu ñược tác ñộng của nhiệt, axit và

kiềm nhưng dễ bị hỏng dưới tác ñộng của ánh sáng.

Vitamin B6 là nhóm ghép của các men thực hiện quá trình chuyển hoá axit amin.

Vitamin B6 có tác dụng quan trọng ñối với sự chuyển hoá protein, ñồng thời có tác dụng

tổng hợp một số hợp chất cần cho hoạt ñộng thần kinh. Khi thiếu B6 ñộng vật thường có triệu

chứng rối loạn thần kinh, cấu tạo tế bào của hệ thống thần kinh bị thoái hoá. Quá trình tạo

máu bị ảnh hưởng sâu sắc nên thường gây chứng thiếu máu với hiện tượng hồng cầu nhỏ và ít

huyết sắc tố.

Vitamin B6 còn ảnh hưởng ñến sự tổng hợp kích tố của tuyến yên và buồng trứng. Cho

nên thiếu B6 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của ñộng vật.

Khi thiếu vitamin B6 gia súc thường chậm lớn, da, lông mất bóng và có triệu chứng

thiếu máu.

Vitamin B6 có nhiều trong các loại thức ăn ñộng, thực vật như: thịt bò, gan bò, ngô, ñậu

co ve...

1.6.3.4. Vitamin B12 (Cyanocobalamin)

Vitamin B12 tinh thể có màu ñỏ sẫm, dễ hoà tan trong nước và rượu. B12 dễ bị ánh sáng

phân huỷ.

Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn ñộng vật như: thịt, gan, trứng, sữa ,bột cá... Trong tự

nhiên B12 ñược vi sinh vật tổng hợp.

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu và tái tạo mô. B12 giúp

tạo nhóm metyl hoặc vận chuyển nhóm metyl giúp quá trình oxy hoá mỡ ở gan, tránh cho gan

bị nhiễm mỡ.

Vitamin B12 tham gia quá trinh tổng hợp axit nucleic, tổng hợp protein ở riboxom, ñồng

thời có quan hệ tới hoạt ñộng của nhiều chất khác như: axit folic, axit pantotenic...

Thiếu vitamin B12 làm cho quá trình chuyển hoá gluxit, lipit bị rối loạn, kèm theo những

triệu chứng thần kinh.

Page 109: Chăn nuôi cơ bản

- 109 -

Khi gà thịt thiếu B12 làm cho sinh trưởng chậm, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ

chết cao.

Lợn khi thiếu vitamin B12 gây sút cân, giảm tính thèm ăn, lông bị xơ...xuất hiện các

triệu chứng thiếu máu, rối loạn hoạt ñộng thần kinh.

II. Các phương pháp ñánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn

2.1. Phân tích thành phần hoá học thức ăn

2.1.1. Khái niệm

Phương pháp phân tích thức ăn là phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức

ăn. Trong thức ăn có nước, protein, gluxit, lipit, khoáng... Trên cơ sở tỷ lệ các chất dinh

dưỡng ñã phân tích ñược ñể ñánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Ưu ñiểm của phương pháp này là biết ñược thành phần các chất dinh dưỡng có trong

thức ăn, từ ñó tính ñược khối lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho gia súc, gia cầm.

Phương pháp này ñơn giản, dễ thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Nhược ñiểm của phương pháp này là mới phản ánh về mặt số lượng các chất dinh

dưỡng của thức ăn, còn về mặt chất lượng, tức là khả năng tiêu hoá hấp thu, lợi dụng các chất

dinh dưỡng của con vật chưa ñược biết tới.

Ví dụ lông của gia cầm có tới 50-60 % protein thô nhưng gia súc không tiêu hoá, hấp

thu ñược nếu không ñược chế biến.

2.1.2. Phương pháp tiến hành

Tiến hành ñịnh lượng vật chất khô, protein, lipit, khoáng...

2.2. Thử mức tiêu hoá

2.2.1. Mục ñích xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa

Tỷ lệ tiêu hoá là tỷ lệ phần trăm của một chất dinh dưỡng nào ñó ñã hấp thu ñược so

với phần ăn vào.

Chất dinh dưỡng ăn vào – chất dinh dưỡng ở phân TLTH (%) = x 100

Chất dinh dưỡng ăn vào

Chất dinh dưỡng ăn vào có thể là protein, gluxit, lipit. Riêng ñối với chất khoáng

không áp dụng công thức này.

Việc xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá có hai mục ñích chính sau:

- ðánh giá việc sử dụng một chất dinh dưỡng, một loại thức ăn hay một khẩu phần của con

vật.

- ðịnh lượng khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng của con vật.

Page 110: Chăn nuôi cơ bản

- 110 -

Ngoài ra còn biết ñược ảnh hưởng của phương pháp chế biến thức ăn, thành phần của

khẩu phần, tuổi, loài... ñến tỷ lệ tiêu hoá.

2.2.2. Các phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá

2.2.2.1. Phương pháp invivo

+ Bước chuẩn bị

Chọn gia súc, gia cầm khoẻ mạnh, có sức sản xuất ñại diện cho cả ñàn. Trong thực tế

người ta thường chọn ñực thiến ñể dễ tách phân và nước tiểu. Phải có thiết bị ñể thu thức ăn

và phân: ñối với ñại gia súc cần có giỏ ñựng thức ăn treo ở mồm và túi ñeo ở dưới hậu môn;

ñối với lợn phải có cũi ñặc biệt và dùng máng ñể hứng phân, nước tiểu riêng; ñối với gia cầm

phải làm phẫu thuật lắp hậu môn giả và túi cao su ñể tách phân, nước tiểu.

Cần phải có thời gian nhất ñịnh ñể con vật bài tiết hết thức ăn cũ, làm quen với thức ăn

thí nghiệm. Thời gian cụ thể như sau:

- Trâu, bò, dê, cừu: 10 - 15 ngày.

- Ngựa, lợn: 8 - 10 ngày.

- Gia cầm: 6 - 8 ngày.

+ Bước thí nghiệm

* Thử mức tiêu hoá của một khẩu phần

Tiến hành phối hợp khẩu phần và phân tích thành phần hoá học của khẩu phần ñó. Sau

ñó cho con vật ăn khẩu phần ñã phối hợp, xác ñịnh lượng thức ăn ăn vào và lượng phân thải

ra hàng ngày, xác ñịnh thành phần hoá học của phân. Căn cứ vào sự chêch lệch về khối lượng

các chất dinh dưỡng giữa thức ăn và phân, từ ñó tính ñược tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng.

Ví dụ: Xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá protein của một khẩu phần, người ta thu ñược số liệu

như sau:

- Lượng thức ăn thu nhận: 100g

- Tỷ lệ ni tơ trong thức ăn: 2,5 %

- Lượng phân thải ra: 20g

- Tỷ lệ ni tơ trong phân: 2,0 %

(100 x 2,5%) – (20 x 2%) TLTH protein (%) = x 100

(100 x 2,5%)

= 84 %

Phương pháp này mất thời gian và phức tạp vì phải thu nhặt phân hàng ngày. ðể giảm

thời gian lấy phân người ta dùng một số chất chỉ thị như: Fe2O3, Cr2O3... nghiền nhỏ, trộn ñều

Page 111: Chăn nuôi cơ bản

- 111 -

vào thức ăn thí nghiệm rồi cho con vật ăn. Hàng ngày lấy mẫu phân 2 –3 lần, mỗi lần 100g,

xác ñịnh thành phần hoá học của phân, lượng chất chỉ thị trong phân, từ ñó tính tỷ lệ tiêu hoá.

Ví dụ:

Xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá protein, người ta thu ñược số liệu như sau:

- Tỷ lệ ni tơ trong thức ăn: 2,5 %

- Tỷ lệ Cr2O3 trong thức ăn: 1%

Hay 10 mg Cr2O3 trong 1 g thức ăn

- Tỷ lệ Cr2O3 trong phân: 5 %

Hay 50 mg Cr2O3 trong 1 g phân

- Tỷ lệ ni tơ trong phân: 2,0 %

(1g x 2,5%)/10 mg – (1g x 2%)/50 mg TLTH protein (%) = x 100

(1 g x 2,5%)/10 mg

= 84 %

* Xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá của một loại thức ăn trong khẩu phần

ðể xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá của một loại thức ăn người ta phải thiết lập hai khẩu phần:

khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm (khẩu phần cơ sở + thức ăn thí nghiệm), khối lượng

vật chất của hai khẩu phần phải tương ñương nhau. Sau ñó cho con vật ăn, xác ñịnh tỷ lệ tiêu

hoá của hai khẩu phần rồi từ ñó tính tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn thí nghiệm.

ðể tính toán tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn thí nghiệm cần phải xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá của

khẩu phần cơ sở và tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần thí nghiệm. Khi phối hợp thức ăn thí nghiệm

vào khẩu phần thí nghiệm có thể phối hợp với tỷ lệ 10, 20, 30%.

Gọi a là tỷ lệ (%) của thức ăn thí nghiệm phối hợp vào khẩu phần

Gọi b là tỷ lệ (%) của thức ăn còn lại của khẩu phần cơ sở

Gọi A là tỷ lệ tiêu hoá (%) của thức ăn thí nghiệm

Gọi B là tỷ lệ tiêu hoá (%) của khẩu phần cơ sở

Gọi T là tỷ lệ tiêu hoá (%) của khẩu phần thí nghiệm

Ta có:

(B x b) + (A x a) = T (b + a)

(a + b) = 100 suy ra b = 100 – a

B(100 – a) + (A x a) = T(100 – a + a)

B(100 – a) + (A x a) = T(100)

100 (T - B) + Ba A = a

Page 112: Chăn nuôi cơ bản

- 112 -

100 (T - B) A = + B a

Ví dụ: Xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá của một loại thức ăn thí nghiệm (A) biết tỷ lệ tiêu hoá

của khẩu phần cơ sở (B) là 90%, tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần thí nghiệm (T) là 91%, phối hợp

thức ăn thí nghiệm (a) vào khẩu phần thí nghiệm là 20%.

Áp dụng công thức trên ta có:

100 (91 - 90) A = + 90 = 95 % 20

Ưu ñiểm của phương pháp là xác ñịnh ñược khả năng tiêu hoá của một loại thức ăn,

trên cơ sở ñó ñể so sánh khả năng tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau.

Nhược ñiểm là kết quả chưa thật chính xác, vì trong phân còn có các chất thải của dịch

tiêu hoá, xác vi khuẩn, tế bào niêm mạc ruột... làm tăng chất thải trong phân.

2.2.2.2. Phương pháp in-vitro

+ Phương pháp sử dụng tỳi sợi hay kỹ thuật sử dụng tỳi nilon

Phương pháp này sử dụng các túi không bị tiêu hoá, bền trong môi trường dạ cỏ. Các

túi có cấu tạo bằng sợi hoặc nilon, kích thước thông thường 10 x 17 cm, mắt lưới của túi có

ñường kính 20-40 µm ñể cho dịch dạ cỏ dễ dàng xâm nhập vào trong túi và các chất dinh

dưỡng có thể thoát ra ngoài.

Cách tiến hành: Cân khoảng 3-4 g thức ăn (tính theo vật chất khô) cho vào trong túi,

buộc chặt, rồi ñặt vào trong dạ cỏ của con vật ñã ñược mổ lỗ dò với thời gian theo dõi khác

nhau. Sau một thời gian nhất ñịnh, lấy các túi ra, rửa bằng nước sạch và tiến hành sấy khô.

Cân khối lượng thức ăn còn lại, căn cứ vào sự chêch lệch giữa khối lượng ñầu và cuôí tính

ñược tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn.

Thời gian lưu túi trong dạ cỏ phụ thuộc vào loại thức ăn: ñối với thức ăn thô có thể ñặt

túi với thời gian 12, 24, 48 và 72 giờ, ñối với thức ăn giàu protein có thể ñặt túi với thời gian

2, 6, 12, 24 và 36 giờ.

+ Phương pháp hai giai ñoạn

Nguyên tắc của phương pháp là thức ăn sau khi ủ với dịch dạ cỏ trong khoảng 48 giờ,

ñem thuỷ phân bằng enzym hoặc xử lý bằng nước rửa trung tính. Sau ñó chất dinh dưỡng

trong thức ăn ñược chuyển qua một bộ phận lọc. Khi lọc xong, các chất dinh dưỡng này coi

như ñã ñược tiêu hoá.

Giai ñoạn 1: Cân khoảng 0,5 g mẫu thức ăn thô, khô cho tiêu hoá trong ñiều kiện yếm

khí nhờ vi sinh vật dạ cỏ, ở nhiệt ñộ 39oC trong bóng tối. Sau ñó cho vào mẫu thức ăn một

Page 113: Chăn nuôi cơ bản

- 113 -

dung dịch ñệm ñể giữ cho pH luôn trung tính, giống như pH trong dạ cỏ. Quá trình tiêu hoá

này xảy ra trong khoảng 48 giờ.

Giai ñoạn 2: Là quá trình tiêu hoá do men pepsin, dài khoảng 48 giờ nhằm loại bỏ

protein không tiêu hoá ñược. Sau khi ñã bỏ phần trên của mẫu, ñem phần còn lại rửa sạch, sấy

khô ñể xác ñịnh lượng vật chất khô.

2.3. Phương pháp cân bằng nitơ

2.3.1. Khái niệm

Cân bằng nitơ là phương pháp xác ñịnh lượng nitơ ñược tích luỹ trong cơ thể hay bị

phân giải ra ngoài sau khi con vật ăn một lượng nitơ nhất ñịnh, trên cơ sở ñó ñể ñánh giá giá

trị dinh dưỡng của thức ăn, ñặc biệt ñể ñánh giá chất lượng protein trong thức ăn.

Một loại thức ăn chứa một lượng nitơ nào ñó, khi vào trong ñường tiêu hoá, nitơ ñược

chuyển hoá như sau:

N ở trong phân

N ăn vào N tích luỹ

N ñược hấp thu

N trong nước tiểu

Như vậy:

N tích luỹ = N ăn vào - (N trong phân + N trong nước tiểu)

N thải ra = (N trong phân + N trong nước tiểu)

Nếu N ăn vào = N thải ra, cân bằng nitơ = 0: con vật không tích luỹ N.

Nếu N ăn vào > N thải ra, cân bằng nitơ > 0: con vật có tích luỹ N.

Nếu N ăn vào < N thải ra, cân bằng nitơ < 0: con vật tiêu hao N của cơ thể.

Trong thực tế cân bằng N dương thường gặp ở gia súc ñang sinh trưởng, gia súc mang

thai, gia súc ốm ñã khỏi ñang phục hồi sức khoẻ. Thăng bằng nitơ thường gặp ở gia súc ñã

trưởng thành, cơ thể ñã tương ñối ổn ñịnh, trong trường hợp khẩu phần ñủ và hơi thiếu

protein. Cân bằng nitơ âm hay gặp ở gia súc ñã già yếu, gia súc bị bệnh, khi khẩu phần thiếu

protein nghiêm trọng hoặc khi khẩu phần ñủ protein nhưng chất lượng kém.

2.3.2. Phương phỏp tiến hành

Ví dụ: một thí nghiệm cân bằng nitơ trên bò ñực thiến có kết quả như sau:

Thí nghiệm N ăn vào (g) N thải ra (g) Cân bằng nitơ (g)

1 200 170 +30

2 200 220 -20

Page 114: Chăn nuôi cơ bản

- 114 -

Như vậy ở thí nghiệm 1 con vật tích luỹ ñược lượng protein trong một ngày sẽ là:

30 x 6,25 = 187,5 g. Ở thí nghiệm 2 con vật mất ñi một lượng protein trong một ngày sẽ là:

20 x 6,25 = 125 g.

2.4. Phương pháp cân bằng cacbon

2.4.1. Khái niệm

Phương pháp cân bằng cacbon là phương pháp xác ñịnh khả năng tích luỹ lipit trong

cơ thể con vật, trên cơ sở ñó ñể ñánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Khi con vật ăn các loại thức ăn, trong thức ăn có chứa các chất như: protein, lipit,

gluxit. Trong cơ thể cacbon ñược biến ñổi theo sơ ñồ như sau:

Sơ ñồ chuyển hoá cacbon trong cơ thể gia súc

Cacbon trong phân + khí tiêu hoá

Cacbon ăn vào Protein tích luỹ Mỡ tích lũy

Axit amin { axit béo CO2 + H2O + ATP

Các bon hấp thu

{NH2 urê

Chất không chứa N Mỡ

CO2 + H2O + ATP Nước tiểu

Như vậy:

Cacbon tiêu hoá = Cacbon ăn vào – (Cacbon trong phân + Cacbon khí tiêu hoá)

Cacbon tích luỹ = Cacbon tiêu hoá - (Cacbon nước tiểu + Cacbon thải ra theo ñường

hô hấp)

Cacbon tích luỹ trong cơ thể = Cacbon tích luỹ trong mỡ + Cacbon tích luỹ trong

protein

2.4.2. Phương pháp tiến hành

Ví dụ: Người ta ñã tiến hành cân bằng nitơ, cacbon ñối với lợn thịt thu ñược kết quả

như sau:

Page 115: Chăn nuôi cơ bản

- 115 -

Cacbon (g) Nitơ (g)

Thu

nhận

Thải ra Cân bằng Thu

nhận

Thải ra Cân bằng

Khẩu phần 740 32,4

Phân 120 4,0

Nước tiểu 19 19,4

ðường hô hấp 391

Tổng 740 530 + 210 32,4 23,4 + 9

Căn cứ vào lượng nitơ tích luỹ có thể tính lượng protein tích luỹ trong cơ thể như sau:

Protein tích luỹ = 9 (g) x 6,25 = 56,25 g

Lượng cacbon tích luỹ trong protein:

56,25 (g) x 52,54 % = 29,55375 g

(Tỷ lệ cacbon trong protein của thịt lợn chiếm 52,54%)

Như vậy lượng cacbon tích luỹ trong mỡ sẽ là:

210 g - 29,55375 g = 180,44625 g

Lượng mỡ tích luỹ ñược trong cơ thể sẽ là:

180,44625 g x 100/76,5 = 235,877451 g

(Tỷ lệ cacbon trong lipit của thịt lợn chiếm 76,5%)

Phương pháp cân bằng nitơ, cacbon có ưu ñiểm là cho biết cụ thể tác dụng của các

chất dinh dưỡng trong thức ăn sau khi ñược hấp thu, tăng trọng của gia súc là do tích luỹ

protein hay tích luỹ lipit. Gia súc non tăng trọng chủ yếu do tích luỹ protein, còn gia súc ñã

trưởng thành tăng trọng chủ yếu do tích luỹ lipit.

III. Chế biến và dự trữ thức ăn

3.1. Các phương pháp chế biến thức ăn

3.1.1. Cắt ngắn

Cắt ngắn thức ăn thường ñược áp dụng ñối với các loại thức ăn thô, thức ăn xanh như:

cây cỏ hoà thảo, họ ñậu hoặc cỏ khô, các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, thân cây ngô... ðộ

dài thích hợp của các loại thức ăn trên ñối với trâu, bò, ngựa là 3-5 cm. Cỏ xanh cũng có thể

ñem cắt ngắn nhưng kích thước cắt nên dài hơn so với các loại cỏ phơi khô.

3.1.2. Nghiền nhỏ

Nghiền nhỏ các loại hạt, nguyên liệu thô, cứng, mà gia súc khó ăn, khó tiêu hoá hấp thu

thành các loại thức ăn có kích thước nhỏ giúp cho dịch tiêu hoá thấm ñều hơn. Riêng ở gia

Page 116: Chăn nuôi cơ bản

- 116 -

cầm làm cho sự co bóp của dạ dày cơ, ruột non tốt hơn, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn ở ruột.

Mặt khác khi nghiền nhỏ giúp cho quá trình sản xuất thức ăn hỗn hợp ñược thuận lợi, các loại

thức ăn khi trộn với nhau ñều hơn.

3.1.3. Nấu chín hay hấp chín

Nấu chín thức ăn làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng, khử các chất ñộc và các

chất có hại trong thức ăn, những chất ức chế men tiêu hoá trong thức ăn như chất ức chế men

trypsin (kháng trypsin) có trong ñỗ tương, lạc và lá hạt họ ñậu khác, khử axit cyanhydric

(HCN) có trong ñậu mèo, sắn, khử chất gossipol có trong hạt bông hoặc chất solanin có trong

vỏ, mầm khoai tây sống.

ðỗ tương nấu chín thì tỷ lệ tiêu hoá và giá trị sinh học của protein ñược nâng cao. ðỗ

tương sống có tỷ lệ tiêu hoá của protein là 77 %, sau khi hấp chín tỷ lệ tiêu hoá tăng lên 88 %.

3.1.4. ðường hoá

ðường hoá là phương pháp ñể cho tinh bột và các ña ñường khác bị thuỷ phân, sản sinh

ra những ñường ñơn giản hơn. Quá trình thuỷ phân ñòi hỏi nhiệt ñộ thích hợp ñể các men có

sẵn trong thức ăn hoạt ñộng mạnh.

ðường dễ tan trong thức ăn hạt thường chỉ có 0,5-2,0 %, khi ñường hoá ñường dễ tan

tăng lên tới 8-12 %, làm tăng tính ngon miệng, tăng tỷ lệ tiêu hoá. Thức ăn ñược ñường hoá

thích hợp với gia súc non, gia súc vỗ béo cuối kỳ.

Cách làm thức ăn ñường hoá như sau:

ðem thức ăn hạt ñã nghiền nhỏ cho vào thùng, cho nước nóng 80-100 0 C vào theo tỷ lệ

1:2 - 1:2,5 (1kg thức ăn cho vào 2- 2,5 l nước nóng), quấy ñều, giữ ở nhiệt ñộ 55 - 60 ñộ.

Toàn bộ quá trình ñường hoá mất khoảng 5-6 giờ. Thức ăn ñường hoá ñể quá lâu dễ bị thối

mốc.

3.1.5. Xử lý kiềm

Các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, bã mía, thân cây ngô...thường

nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hoá. ðối với nước ta ñây lại là nguồn thức ăn quan

trọng cho trâu, bò.

ðể nâng cao tỷ lệ tiêu hoá của rơm, thân cây ngô khô... người ta có thể dùng nhiều

phương pháp khác nhau.

- Phương pháp xử lý rơm bằng urê

Xử lý bằng dung dịch urê 4%: hoà tan 40g urê trong một lít nước, dùng 1 lít dung dịch

urê cho 1 kg rơm, trộn thật ñều sau ñó cho vào túi nilon, hàn kín và tiến hành ủ trong 21 ngày

là có thể dùng cho gia súc ăn.

Page 117: Chăn nuôi cơ bản

- 117 -

3.2. Các phương pháp dự trữ thức ăn

3.2.1. Ủ xanh

Ủ xanh thức ăn là một quá trình lên men, thông qua ñó ñể bảo quản thức ăn xanh

trong một thời gian dài mà giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh thay ñổi ít. Ủ xanh là quá trình

lên men do vi sinh vật, trong quá trình hoạt ñộng các vi sinh vật sản sinh ra các axit hữu cơ,

các axit hữu cơ này sẽ có tác dụng bảo tồn thức ăn.

+ Lợi ích

- Ủ xanh tránh ñược sự tổn thất các chất dinh dưỡng so với các phương pháp dự trữ

khác. Khi phơi khô thức ăn chất dinh dưỡng mất 20 - 30 %, khi ủ xanh chất dinh dưỡng chỉ

mất khoảng 10 %.

- Trong thời gian ủ ñiều kiện thời tiết ảnh hưởng ít so với phương pháp dự trữ khác.

- Ủ xanh có thể giảm dược một số chất ñộc, chất có hại, giảm không gian dự trữ.

- Ủ xanh có thể thực hiện với qui mô lớn, thời gian bảo quản dài.

* Nguyên lý ủ xanh và các giai ñoạn của quá trình ủ xanh

- Nguyên lý ủ xanh

Thực chất của quá trình ủ xanh là xếp chặt thức ăn xanh vào hố ủ, không cho không khí

lọt vào. Trong quá trình ủ các vi sinh vật sẽ hoạt ñộng và sản sinh ra các axit hữu cơ, các axit

hữu cơ này sẽ có tác dụng bảo tồn thức ăn.

- Các giai ñoạn của quá trình ủ xanh

+ Giai ñoạn 1: Hô hấp của tế bào thực vật

Tế bào thực vật thực hiện quá trình hô hấp: Giai ñoạn ñầu là quá trình hô hấp hiếu khí

và giai ñoạn sau là quá trình hô hấp yếm khí. Tế bào thực vật sẽ phân giải ñường giải phóng

năng lượng.

C6 H12 O6 + 6 O2 6CO2 + 6 H2O + 674 kcal

+ Giai ñoạn 2: Giai ñoạn hình thành các axit hữu cơ do hoạt ñộng của vi sinh vật trong

hố ủ.

- Hình thành axit hữu cơ do E. coli

Vi khuẩn E. coli phát triển ñầu tiên, nó chuyển ñường của thức ăn xanh thành axit

formic, axit axetic, axit lactic, một ít axit butiric và CO2. Vi khuẩn E. coli phát triển tốt ở nhiệt

ñộ 20- 40 0C và pH môi trường > 4,5.

Vi khuẩn E. coli hoạt ñộng trong thời gian ngắn.

- Quá trình hình thành axit lactic

Vi khuẩn lactic phát triển tốt trong môi trường yếm khí và ñóng vai trò quan trọng trong

quá trình ủ xanh.

Page 118: Chăn nuôi cơ bản

- 118 -

Có 3 yếu tố giúp cho vi khuẩn lactic phát triển nhanh là: yếm khí, ñủ ñường và vi khuẩn

lactic nhiều. Khi vi khuẩn lactic hoạt ñộng mạnh ñường trong thức ăn xanh sẽ ñược chuyển

phần lớn thành axit lactic, axit lactic là nhân tố chủ yếu ñể bảo tồn thức ăn ủ xanh.

Với pH trong khoảng 3,5- 4,2 sẽ ức chế tất cả các vi khuẩn khác hoạt ñộng kể cả vi

khuẩn lactic. Quá trình lên men ngừng lại và thức ăn ñược bảo tồn trong ñiều kiện yếm khí.

Các nhân tố hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lactic như: không ñảm bảo yếm khí,

thiếu ñường sẽ làm cho sự hình thành axit lactic không tốt, tạo ñiều kiện cho các vi khuẩn gây

thối hoạt ñộng. Quá trình gây thối sẽ làm tổn thất các chất dinh dưỡng của thức ăn.

Vi khuẩn butyric là vi khuẩn gây thối, nó hoạt ñộng tốt ở nhiệt ñộ 20 - 500C và pH >

4,2.

* Những nhân tố ảnh hưởng ñến quá trình ủ xanh

+ ðiều kiện yếm khí

ðiều kiện yếm khí là ñiều kiện rất quan trọng cho quá trình ủ xanh, nó tạo ñiều kiện cho

vi khuẩn lactic hoạt ñộng và nhanh chóng ñạt ñược pH thích hợp cho quá trình ủ xanh.

+ Hàm lượng ñường trong thức ăn

Hàm lượng ñường trong thức ăn phải ñủ ñể cung cấp năng lượng cho vi khuẩn lactic

hoạt ñộng.

Hiệu số ñường: E - F > 0

E: Lượng ñường thực tế.

F: Hạn ñộ ñường tối thiểu

F = B x 1,7

B: Lượng axit lactic nồng ñộ 0,1 N ñưa vào 100 g chất khô của thức ăn ñể tạo pH =

4,2.

Hệ số 1,7 = 100/ 60

Cứ 100 g ñường glucose khi lên men sẽ hình thành 60g axit lactic.

Hàm lượng ñường tối thiểu là lượng ñường cần thiết ñể ñảm bảo hoạt ñộng cho vi

khuẩn lactic.

Trong thực tế các loại cỏ họ hoà thảo thường có hiệu số ñường dương, do ñó dễ ủ. Còn

các loại cỏ họ ñậu thường có hiệu số ñường âm, do ñó khó ủ. ðể ủ xanh ñạt kết quả người ta

thường trộn các loại cỏ có nhiều ñường với các loại cỏ ít ñường.

+ Hàm lượng nước trong thức ăn

Hàm lượng nước thích hợp cho quá trình ủ xanh vào khoảng 65-75 %. Hàm lượng

nước cao axit hữu cơ bị pha loãng khó ñạt ñược trị số pH < 4,2.

Page 119: Chăn nuôi cơ bản

- 119 -

Nếu hàm lượng trong thức ăn quá cao vi khuẩn lactic khó hoạt ñộng, lượng axit lactic

thấp.

Nếu hàm lượng nước trong thức ăn thấp, khó nén chặt thức ăn, khó tạo ñược ñiều kiện

yếm khí,

+ ðiều kiện về nhiệt ñộ trong hố ủ

Nhiệt ñộ thích hợp trong hố ủ vào khoảng 19-35 0C. Nhiệt ñộ thích hợp sẽ tạo ñiều kiện

cho vi khuẩn lactic hoạt ñộng tốt.

IV. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn

4.1. Tiêu chuẩn ăn

4.1.1. Khái niệm

Trước năm 1750 chưa có tiêu chuẩn ăn. Sau năm 1750 nhờ sản phẩm trồng trọt tăng lên,

ngoài một số lớn lương thực giành cho con người, phần còn lại sử dụng cho chăn nuôi. Sự

phát hiện và nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng ñối với ñộng vật nuôi là yêu cầu cấp

thiết ñối với chăn nuôi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm như thế nào ñể ñạt năng suất cao mà giá

thành lại hạ? Từ ñó tiêu chuẩn ăn ra ñời.

Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày ñêm.

Nhu cầu dinh dưỡng ñược xây dựng từ thí nghiệm.

+ Mức ăn: tiêu chuẩn ăn + số dư an toàn.

4.1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn

Tuỳ theo trình ñộ phát triển của ngành chăn nuôi ở mỗi nước, mà người ta ñưa ra nội

dung tiêu chuẩn ăn khác nhau. Nội dung tiêu chuẩn ăn bao gồm:

- Nhu cầu năng lượng: Biểu thị bằng số kcal năng lượng trao ñổi (ME), hoặc năng lượng

thuần (NE)/ngày.

- Nhu cầu protein: Số g protein thô hoặc protein tiêu hoá/ngày.

- Nhu cầu các chất khoáng: Ca, P, Mg, Na... tính theo g/con/ngày.

Fe, Cu, Co, Mn, Zn... tính theo mg/con/ngày.

- Nhu cầu vitamin: A, D, E (UI), caroten, B1, B2... tính theo mg/con/ngày.

+ Thí dụ về tiêu chuẩn ăn

- Tiêu chuẩn ăn cho gà ñẻ trứng thương phẩm giống Leghorn/con/ngày.

Giai ñoạn 1: Bắt ñầu ñẻ ñến 42 tuần tuổi

Khí hậu mát Khí hậu nóng ME (kcal ) 305 275 Protein thô (g) 17 17

Page 120: Chăn nuôi cơ bản

- 120 -

Giai ñoạn 2: Từ 42 tuần tuổi ñến 62 tuần tuổi

Khí hậu mát Khí hậu nóng ME(kcal) 310 275 Protein thô(g) 15,5 15,3 - Tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt (theo NRC - 1988)

Khối lượng

Chỉ tiêu 1-5 5- 10 10- 20 20 - 50 50- 110

Tăng trọng (g/ngày) 200 250 450 700 820

Lượng TA thu nhận (g) 250 460 950 1 900 3 110

Tiêu tốn TA (Kg/kg tăng) 1,25 1,84 2,11 2,71 3,79

ME thu nhận (Kcal) 805 1 490 3 090 6 200 10 185

Nhu cầu hàng ngày

Protein (g) 60 92 171 285 404

Lizin (g) 3,5 5,3 9,0 14,3 18,7

Ca (g) 2,2 3,7 6,6 11,4 15,6

P (g) 1,8 3,0 5,7 9,5 12,4

4.2. Khẩu phần ăn

4.2.1. Khái niệm

Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thoả mãn tiêu chuẩn ăn.

Ví dụ: Khẩu phần ăn cho lợn thịt có khối lượng 60-80 kg, tăng trọng 600 g/ngày gồm:

- Gạo: 1,76 kg

- Khô lạc: 0,3 kg

- Rau muống: 2,8 kg

- Bột vỏ sò: 54 g

- Muối ăn: 40 g

Khẩu phần ăn này có 7 000 kcal ME, 224 g protein tiêu hoá, 16 g Ca, 13 g P.

Khẩu phần ăn thường biến ñổi tuỳ theo vùng sinh thái, khí hậu. Các nguồn nguyên liệu

làm thức ăn gia súc ở các nước ôn ñới khác các nước nhiệt ñới.

Page 121: Chăn nuôi cơ bản

- 121 -

Thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của cùng một loại thức ăn có nhiều biến ñộng.

Các loại thức ăn ở các vùng ôn ñới có thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng cao và ổn ñịnh

hơn so với vùng nhiệt ñới.

4.2.2. Những nguyên tắc phối hợp khẩu phần

+ Nguyên tắc khoa học

- Khẩu phần ăn phải ñáp ứng ñầy ñủ dinh dưỡng của con vật. ðảm bảo sự cân bằng các

chất dinh dưỡng: cân bằng axit amin, cân bằng các chất khoáng, cân bằng các vitamin...

- Khối lượng của khẩu phần phải phù hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hoá.

Ngưòi ta thường dùng chỉ tiêu: lượng vật chất khô thu nhận/100 kg khối lượng cơ thể.

ðối với trâu, bò chỉ tiêu này trong khoảng 2,5 - 3,0, lợn 2,5.

- Khẩu phần phải ngon miệng: Khẩu phần phải ñược phối hợp từ các loại thức ăn tốt,

thích hợp với từng loại, lứa tuổi gia súc, gia cầm. ðảm bảo tính ngon miệng ñể gia súc, gia

cầm thu nhận tốt.

+ Nguyên tắc kinh tế

Khẩu phần ăn phải thực tế và rẻ tiền. Khẩu phần phải tận dụng ñược các thức ăn sẵn có

của ñịa phương, có khả năng sản xuất chủ ñộng tại chỗ. Tận dụng các thức ăn rẻ tiền ñể hạ giá

thành.

4.2.3. Các bước phối hợp khẩu phần

+ Bước 1: Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng.

Căn cứ vào bảng tiêu chuẩn ăn của gia súc, gia cầm, ñể xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng

cho ñối tượng cần phối hợp khẩu phần.

+ Bước 2: Lựa chọn các loại thức ăn ñể xây dựng khẩu phần ăn, xác ñịnh thành phần

hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá thành từng loại thức ăn.

+ Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần ăn.

Hiện nay có nhiều phương pháp ñể lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm như: phương

pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình ñại số, phương pháp lập khẩu phần

ăn trên máy vi tính theo các chương trình phần mềm khác nhau.

+ Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh lại khẩu phần ăn, ñáp ứng tiêu chuẩn ăn.

+ Bước 5: Ứng dụng trong thực tế.

ðem khẩu phần ñã phối hợp cho ñối tượng gia súc, gia cầm ăn. Nếu như sức khoẻ, sức

sản xuất của chúng vẫn bình thường thì khẩu phần ñó ñạt yêu cầu.

* Ví dụ cụ thể

Phối hợp thức ăn hỗn hợp cho gà thịt từ 4 - 7 tuần tuổi, có tỷ lệ protein thô: 20,8 %,

trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 2 850 kcal ME.

Page 122: Chăn nuôi cơ bản

- 122 -

Khi phối hợp cần tiến hành theo các bước.

- Bước 1: Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng: theo ñầu bài ñã cho.

- Bước 2: Xác dịnh các loại thức ăn, thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các

loại thức ăn ñó.

Các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng

Số TT Tên thức ăn Protein thô (%) ME(kcal/kg)

1

2

3

4

5

6

7

8

Ngô

Tấm gạo

Bột sắn

Cám gạo loại 1

Khô dầu ñậu tương

Bột cá loại 1

Bột bèo dâu

Premix khoáng- vitamin

8,70

10,00

2,00

13,50

42,00

57,00

20,00

-

3330

3090

2848

2800

2420

2948

1850

-

- Khi phối hợp cần chú ý: Thức ăn bổ sung như premix khoáng- vitamin chỉ sử dụng với

lượng thấp: 0,5 - 1 %.

- Một số loại thức ăn nhiều xơ, có một số chất có hại chỉ sử dụng với một tỷ lệ giới hạn.

Như sắn có chứa HCN (axit cyanhydric), do ñó chỉ sử dụng tối ña 10 - 15 % trong khẩu phần

thức ăn của gia cầm.

- Bột bèo dâu chỉ bổ sung 4 -5 % trong khẩu phần.

- Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần ăn.

Trong ví dụ này lượng các loại thức ăn bổ sung trong 100kg thức ăn hỗn hợp như sau:

Bột bèo dâu 4kg

Premix khoáng - vitamin 1kg 5kg

Các loại thức ăn còn lại: 100 kg - 5 kg = 95 kg.

Trong 100 kg thức ăn hỗn hợp cần có 20,8 kg protein. Lượng protein do bột bèo dâu

cung cấp là: 4 kg x 20 % = 0,8 kg.

Như vậy còn thiếu: 20,8 kg - 0,8 kg = 20 kg protein do 95 kg các thức ăn còn lại cung

cấp.

- Tỷ lệ (%) protein của 100 kg thức ăn sẽ là: 20 x100/ 95 = 21,05 (%).

Phân chia các thức ăn còn lại thành hai hỗn hợp như sau:

Page 123: Chăn nuôi cơ bản

- 123 -

- Hỗn hợp 1 gồm: Ngô, tấm gạo, cám gạo loại 1 và sắn. ðây là các loại thức ăn giàu

năng lượng.

- Hỗn hợp 2 gồm: Bột cá loại 1 và khô dầu ñậu tương. ðây là các thức ăn giàu protein.

* Chia hỗn hợp 1 thành 10 phần: Ngô 4 phần, tấm gạo 3 phần, cám gạo loại 1 1 phần và

bột sắn 2 phần.

Tính % protein trung bình của hỗn hợp 1:

4 x 8,7 % +3 x 10 % +1 x 13,5 % +2 x 2 % % Pr TB 1 = = 8,23 % 10

* Chia hỗn hợp 2 thành 3 phần: Bột cá loại 1 1phần, khô dầu ñậu tương 2 phần.

Tính % protein trung bình của hỗn hợp 2:

57 % +2 x 42 % Pr TB 2 = = 47 % 3

Áp dụng phương pháp hình vuông Pearson: vẽ một hình vuông, kẻ hai ñường chéo. Góc

trái phía trên của hình vuông viết % protein của hỗn hợp 1, góc trái phía dưới viết % protein

của hỗn hợp 2, giữa hai ñường chéo viết % protein của thức ăn hỗn hợp cần phối hợp. Tìm

hiệu số giữa các số trên ñường chéo: hiệu số giữa % protein của hỗn hợp 1 và % protein của

hỗn hợp thức ăn ñịnh phối hợp viết vào góc phải phía dưới của hình vuông, hiệu số giữa%

protein của hỗn hợp 2 và % protein của hỗn hợp thức ăn ñịnh phối hợp viết vào góc phải phía

trên của hình vuông. Cộng kết quả và ghi kết quả vào góc phải phía dưới cùng của hình

vuông:

Hỗn hợp 1 8,23 25,50

21,05

Hỗn hợp 2 47,00 12,82

38,32

* Xác ñịnh khối lượng của hỗn hợp 1 trong 95 kg:

Trong 38,32 kg có 25,50 kg hỗn hợp 1

Trong 95 kg có x kg

Page 124: Chăn nuôi cơ bản

- 124 -

25,5 x 95 x = = 63,2 kg 38,32

Hỗn hợp 2 sẽ là: 95 kg - 63,2 kg = 31,8 kg.

* Xác ñịnh từng loại thức ăn:

63,2 x 4 - Ngô: = 25,28 kg. 10

- Tấm gạo: 6,32 x 3 = 18,96 kg.

- Sắn: 6,32 x2 = 12,64 kg.

- Cám gạo loại 1: 6,32 x1 = 6,32 kg.

+ Hỗn hợp 2: tổng cộng có 3 phần.

31,8 x 2 - Khô dầu ñậu tương: = 21,2 kg 3 - Bột cá loại 1: 31,8 kg - 21,2 kg = 10,6 kg.

+ Bước 4: Kiểm tra lại

Giá trị dinh dưỡng của 100 kg thức ăn hỗn hợp

Tên thức ăn Khối lượng

( kg) Protein thô

( kg) ME

( Kcal)

Ngô

Tấm gạo

Bột sắn

Cám gạo loại 1

Khô dầu ñậu tương

Bột cá loại 1

Bột bèo dâu

Premix khoáng- vitamin

Tổng

25,28

18,96

12,64

6,32

21,20

10,60

4,00

1,00

100,00

2,20

1,90

0,25

0,85

8,90

6,04

0,80

-

20,94

84.182,4

58.586,4

35.998,7

17.696,0

51.304,0

31.248,8

7.400,0

-

286.416,30

Như vậy thức ăn hỗn hợp có tỷ lệ protein thô là 20,94 %, trong một kg thức ăn hỗn hợp

có 2.864,16 kcal năng lượng trao ñổi (ME). Thức ăn hỗn hợp ñã ñảm bảo nhu cầu năng lượng

và protein như yêu cầu ñặt ra.

+ Bước 5: Ứng dụng trong thực tế.

Page 125: Chăn nuôi cơ bản

- 125 -

Câu hỏi ôn tập chương III

1/ Vai trò của nước, nguồn cung cấp và nhu cầu về nước của gia súc, gia cầm?

2/ Vai trò dinh dưỡng của protein và các biện pháp nâng cao giá trị sinh học protein trong

chăn nuôi?

3/ Vai trò dinh dưỡng của gluxit và cho biết các ñại diện của gluxit?

4/ Vai trò dinh dưỡng của lipit và ứng dụng của việc bổ sung lipit vào khẩu phần?

5/ Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng và những biểu hiện khi thiếu chất khoáng trong cơ

thể vật nuôi?

6/ Vai trò dinh dưỡng của vitamin và những biểu hiện khi thiếu vitamin trong cơ thể vật nuôi?

7/ Các phương pháp chế biến thức ăn, ý nghĩa và ứng dụng trong chăn nuôi?

8/ Ủ xanh là gì? Các giai ñoạn và ñiều kiện của quá trình ủ xanh?

9/ Trình bày phương pháp thử mức tiêu hóa của một khẩu phần?

10/ Trình bày phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa của một loại thức ăn trong khẩu phần?

11/ ðơn vị thức ăn là gì? Các ñơn vị thức ăn thường sử dụng trong chăn nuôi?

12/ Tiêu chuẩn ăn và nội dung tiêu chuẩn ăn?

13/ Khẩu phần ăn và các nguyên tắc phối hợp khẩu phần?

Page 126: Chăn nuôi cơ bản

- 126 -

CHƯƠNG IV

CHĂN NUÔI LỢN

Trong chương này chủ yếu ñề cập ñến kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn.

Phần chăn nuôi lợn ñực giống, lợn cái giống và lợn thịt ñề cập ñến 2 vấn ñề chính: - Những chỉ tiêu ñánh giá sức sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất của từng loại lợn. - Các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi các loại lợn. Phần chăn nuôi lợn con còn ñề cập ñến những ñặc ñiểm cơ bản của lợn con ñể từ ñó có biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con phù hợp và ñạt hiệu quả cao.

I. Chăn nuôi lợn ñực giống

Chăn nuôi lợn ñực giống mục ñích là ñể phối giống, sản sinh ra lợn con với số lượng nhiều, chất lượng tốt.

Lợn ñực giống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện di truyền các tính trạng kinh tế ở lợn. Một năm có 800-5000 lợn con nhận ñược thông tin di truyền từ một lợn ñực giống (tuỳ theo phối trực tiếp hay thụ tinh nhân tạo)

1.1. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn ñực giống 1.1.1. Phẩm chất tinh dịch + Thể tích tinh dịch (V): là lượng tinh dịch ñược xuất ra trong một lần khai thác tinh. Lợn là loài gia súc có khả năng sản xuất tinh dịch nhiều nhất so với các loài gia súc khác ; Lợn ñực nội : 80-100 ml/lần Lợn ñực ngoại : 250-300 ml/lần + Nồng ñộ tinh trùng (C): là số lượng tinh trùng có trong 1 ml tinh dịch. Tinh dịch của lợn ñực nội có 80-100 triệu/1ml Tinh dịch của lợn ñực ngoại có 150-200 triệu/1ml + Hoạt lực của tinh trùng (A): Chỉ tiêu này ñược ñánh giá bằng tỷ lệ phần trăm tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát ñược. Yêu cầu A ≥ 0,7 (≥ 70%). Nếu hoạt lực của tình trùng dưới 70% thì tỷ lệ thụ thai sẽ thấp + Sức kháng của tinh trùng (R): Chỉ tiêu này nói lên sức chống chịu của tinh trùng ñối với môi trường bất lợi, thường ñược ñánh giá bằng sức chống chịu của tinh trùng với dung dịch NaCl 1% Yêu cầu: R của tinh trùng lợn ñực nội ≥ 1500 lần. R của tinh trùng lợn ñực ngoại ≥ 3000 lần. Nghĩa là mức ñộ pha loãng tinh dịch bằng dung dịch NaCl 1% làm cho tất cả tinh trùng trong tinh dịch bị chết.

Page 127: Chăn nuôi cơ bản

- 127 -

+ Tỷ lệ kỳ hình (K): Nói lên số lượng tinh trùng có hình dạng không bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tinh trùng ñã quan sát ñược. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Yêu cầu: K ≤ 10%. + Chỉ tiêu VAC : ðây là chỉ tiêu tổng hợp, ñược ñánh giá kết hợp bởi 3 chỉ tiêu: thể tích, hoạt lực và nồng ñộ tinh trùng. Chỉ tiêu này nói lên số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh. Lợn ñực nội: VAC ñạt trung bình 6-10 tỷ Lợn ñực ngoại: VAC ñạt trung bình 25-30 tỷ Trong thụ tinh nhân tạo, người ta căn cứ vào chỉ tiêu này ñể ñịnh ra tỷ lệ pha loãng tinh dịch và tính toán số lượng liều tinh. Một liều tinh cần phải có 1-2 tỷ tinh trùng tiến thẳng, tùy theo phối cho lợn nái nội, lợn nái lai hay lợn nái ngoại: Phối cho lợn nái nội: yêu cầu 1 tỷ/liều (30-40 ml tinh pha) Phối cho lợn nái lai (ngoại x nội): yêu cầu 1,5 tỷ/liều (50-60 ml tinh pha)

Phối cho lợn nái nội: yêu cầu 2 tỷ/liều (90-100 ml tinh pha) Mỗi lần khai thác tinh lợn ñực nội có thể cho 4-5 liều tinh, lợn ñực ngoại có thể cho 20-25 liều tinh (nếu phối cho lợn nái nội). + Màu sắc của tinh dịch: phải có màu trắng sữa pH của tinh dịch: 6,8-7,8

1.1.2. Khả năng ñảm nhiệm ðược ñánh giá bằng số lượng lợn cái mà lợn ñực phối ñược trong 1 năm. Nếu phối trực tiếp thì mỗi lợn ñực phối ñược khoảng 50 lợn cái/năm. Nếu thụ tinh nhân tạo thì mỗi lợn ñực phối ñược khoảng 500 lợn cái/năm.

1.1.3. Khả năng thụ thai ðể ñánh giá khả năng thụ thai của lợn ñực giống thì căn cứ với những lợn cái ñược phối với nó và ñược xác ñịnh bằng tỷ lệ thụ thai Số lợn cái có thai Tỷ lệ thụ thai = x 100 Số lợn cái ñược phối với lợn ñực ñó 1.1.4. Khả năng ñẻ con Căn cứ vào những ñàn con của những lợn nái ñược phối với lợn ñực ñó ñể ñánh giá, chủ yếu là dựa vào 2 chỉ tiêu: - Số con sơ sinh còn sống/ổ - Khối lượng sơ sinh/con

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất của lợn ñực giống 1.2.1. Giống Giống có ảnh hưởng nhiều nhất ñến phẩm chất tinh dịch. Các giống lợn ngoại có khả năng sản xuất tinh dịch nhiều hơn lợn nội và chất lượng tốt hơn, rõ rệt nhất là chỉ tiêu VAC, chỉ tiêu này của tinh dịch lợn ñực nội là 6-10 tỷ tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác. Trong khi ñó của tinh dịch lợn ñực ngoại là 25-30 tỷ. Khả năng phối giống với lợn cái của lợn ñực ngoại cũng cao hơn lợn ñực nội, nhất là khi dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Giống cũng ảnh

Page 128: Chăn nuôi cơ bản

- 128 -

hưởng ñến khả năng ñẻ con, khối lượng sơ sinh của các giống lợn ngoại cao hơn các giống lợn nội. Khối lượng sơ sinh của lợn nội (lợn Móng Cái): 0,5-0,6 kg/con Khối lượng sơ sinh của lợn ngoại : 1,3-1,4 kg/con

1.2.2. Thức ăn và dinh dưỡng Thức ăn là ñiều kiện và tiền ñề ñể giống phát huy hết tiềm năng vốn có. Do ñó thức ăn có ảnh hưởng nhiều ñến sức sản xuất của lợn ñực giống, ảnh hưởng nhiều nhất là ñến phẩm chất tinh dịch. Nếu cung cấp cho lợn ñực giống thiếu năng lượng và thiếu protein thì lợn ñực gầy yếu, giảm tính hăng, nồng ñộ tinh trùng loãng, tinh trùng kỳ hình nhiều. Nếu thiếu vitamin A, D, E thì làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tinh trùng có sức kháng thấp. Nếu thiếu các vitamin trên trong thời gian dài có thể làm teo các tuyến sinh dục, lợn ñực dần dần mất phản xạ sinh dục, tình trạng này gọi là "liệt dục do ăn uống". Nhưng nếu cung cấp cho lợn ñực giống quá thừa năng lượng thì lợn ñực sẽ quá béo làm giảm tính hăng, ngại phối giống, thời gian nhảy giá không ñược lâu vì 2 chân sau phải chịu một khối lượng nặng và chất lượng tinh dịch cũng kém.

Chất lượng protein có ảnh hưởng nhiều ñến chất lượng tinh dịch. Nếu các axit amin

không thay thế bị thiếu và không cân ñối trong khẩu phần thì chất lượng tinh dịch sẽ kém. Do ñó cần ưu tiên nguồn protein ñộng vật cho lợn ñực giống với hàm lượng trong khẩu phần cao hơn nguồn protein thực vật. Nếu cho lợn ñực giống ăn nhiều thức ăn tinh thì nồng ñộ tinh trùng ñậm ñặc hơn so với khi cho ăn nhiều thức ăn thô xanh.

1.2.3. Cường ñộ sử dụng Sử dụng lợn ñực giống nhiều quá hay ít quá ñều không tốt, cả 2 trường hợp ñều làm giảm sức kháng của tinh trùng và làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình vì khi sử dụng nhiều quá thì tinh trùng chưa kịp bao bọc bởi lớp lipoprotein nên sức kháng thấp, còn nếu ñể lợn ñực giống nghỉ quá 10 ngày thì tinh trùng ở lại trong dịch hoàn phụ lâu quá sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, tinh trùng sẽ già và yếu ñi.

1.2.4. Chế ñộ vận ñộng Nếu cho lợn ñực giống vận ñộng ít quá thì lợn sẽ béo, giảm tính hăng và cơ năng sản xuất tinh trùng kém. Nhưng nếu cho vận ñộng nhiều quá sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, lợn bị gầy, cũng giảm tính hăng và phẩm chất tinh dịch kém.

1.2.5. Mùa vụ Mùa vụ có ảnh hưởng ñến nhiệt ñộ và ẩm ñộ của chuồng nuôi. Theo Signoret (1968) thì nhiệt ñộ thuận lợi cho quá trình sản xuất tinh trùng là 17-18 oC. Cho nên những tháng nóng phẩm chất tinh dịch của lợn ñực giống kém hơn những tháng mát. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh (1971) trên lợn ñực Landrace nuôi ở vùng Hà Nội thì những tháng nóng nhất của mùa hè chỉ tiêu VAC chỉ ñạt 16-20 tỷ, trong khi ñó ở những tháng mùa ñông, VAC ñạt tới 50-55 tỷ. Có trường hợp nhiệt ñộ môi trường cao quá làm mất hoàn toàn phản xạ sinh dục của lợn ñực giống, trường hợp này gọi là "liệt dục do khí hậu".

Page 129: Chăn nuôi cơ bản

- 129 -

1.2.6. Lứa tuổi Giai ñoạn có phẩm chất tinh dịch tốt nhất của lợn ñực nội là 1-2 năm tuổi, của lợn ñực ngoại là 2-3 năm tuổi. Thường sau 4 năm tuổi phẩm chất tinh dịch của lợn ñực giống giảm ñi nhiều nên cần xem xét ñể loại thải.

1.3. Biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất của lợn ñực giống 1.3.1. Chọn lợn ñực làm giống ðể chọn ñược lợn ñực giống tốt thì ở nước ta thường tiến hành chọn ở các trại kiểm tra năng suất và thường dùng phương pháp "Kiểm tra năng suất cá thể" ñối với lợn ñực ở giai ñoạn hậu bị. Hiện nay nước ta chủ yếu là dùng lợn ñực ngoại cho nên phương pháp này thường ñược sử dụng khi chọn lợn ñực ngoại làm giống. Phương pháp ñược tiến hành như sau: chọn những lợn ñực con có ngoại hình ñặc trưng của giống, có thân hình cân ñối, ñạt khối lượng lúc 2 tháng tuổi cao hơn khối lượng trung bình của ñàn. Những lợn này có lý lịch rõ ràng, ñược sinh ra từ cặp bố mẹ tốt, lợn nhanh nhen, khỏe mạnh. Sau ñó ñược nuôi trong một ñiều kiện tiêu chuẩn về chuồng nuôi và dinh dưỡng ñể hạn chế các yếu tố ảnh hưởng. Lợn ñược nuôi 1 con/ô và cho ăn tự do. Thời gian nuôi kiểm tra: tùy theo mức ñộ tăng trọng của lợn vì bắt ñầu nuôi khi lợn

ñạt khối lượng 25 ± 2 kg và kết thúc nuôi kiểm tra khi lợn ñạt khối lượng 90 ± 2 kg.

Các chỉ tiêu cần kiểm tra: + Khả năng tăng trọng (g/ngày): + Hiệu quả sử dụng thức ăn (tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng) + ðộ dày mỡ lưng: ño bằng máy siêu âm ở vị trí xương sườn cuối (ño ở khối lượng kết thúc nuôi) Tiêu chuẩn chọn giống (của Viện chăn nuôi Quốc gia):

+ Khả năng tăng trọng: ≥ 650 g/ngày

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn ≤ 2,9 kg TĂ/kg tăng trọng

+ ðộ dày mỡ lưng: ≤ 13 mm

Khi lợn ñực hậu bị ñạt 3 chỉ tiêu trên thì kiểm tra lại ngoại hình và tập cho nhảy giá ñể kiểm tra phẩm chất tinh dịch của 3 lần khai thác ñầu. Yêu cầu về ngoại hình: ñúng ñặc ñiểm giống, thân hình cân ñối, lưng dài và thẳng, bụng gọn, chân cao, thẳng và chắc khỏe, hai móng chân khít, hai dịch hoàn cân ñối và lộ rõ, ít nhất có 12 vú. Con ñực phải phàm ăn, hiền lành nhưng không chậm chạp, tính dục hăng. Những con ñực không biết nhảy giá hoặc phẩm chất tinh dịch kém thì loại thải.

1.3.2. Nuôi dưỡng tốt lợn ñực giống * Nhu cầu dinh dưỡng: ðể nâng cao sức sản xuất của lợn ñực giống chúng ta cần cung cấp cho lợn ñực giống ñầy ñủ cả về năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng. + Năng lượng: Mức năng lượng cung cấp cho lợn ñực giống tuỳ từng lứa tuổi và khối lượng lợn. Nói chung, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cho lợn ñực giống cần có 3100-3200 kcal ME. Ở nước ta nguồn năng lượng chính cung cấp cho lợn gồm có: ngô, sắn, khoai lang, thóc, cao lương.

Page 130: Chăn nuôi cơ bản

- 130 -

+ Protein: Mức protein cung cấp cho lợn ñực giống tuỳ theo tuổi và giống. Lợn ñực còn non cần nhiều protein hơn lợn ñực ñã trưởng thành, lợn ñực ngoại cần cung cấp protein nhiều hơn lợn ñực nội. Nói chung hàm lượng protein thô trong khẩu phần ăn của lợn ñực ngoại cần bảo ñảm 16-17%, của lợn ñực nội cần bảo ñảm 14-15%. Những ngày lợn ñực phối giống hoặc khai thác tinh nên có chế ñộ bồi dưỡng thêm bằng cách cho ăn thêm 2 quả trứng hoặc 0,5 lit sữa. Nguồn cung cấp protein cho lợn gồm có bột cá, bột tôm, bột thịt, ñậu tương, lạc, bèo hoa dâu, nấm men, axit amin công nghiệp .... Trong khẩu phần ăn của lợn ñực giống nên ưu tiên hàm lượng protein ñộng vật cao hơn protein thực vật. Cần chú ý chất lượng protein, nghĩa là cần ñầy ñủ và cân ñối các axit amin không thay thế, quan trọng nhất là lyzin, methionin và tryptofan (lyzin 0,6%; methionin 0,16%; tryptofan 1,12% trong khẩu phần). + Vitamin: quan trọng nhất là các vitamin A, D, E Nhu cầu: vitamin A: 4000 UI/kg TĂ vitamin D: 200 UI/kg TĂ vitamin E: 44 UI/kg TĂ ðể cung cấp vitamin A cho lợn ñực giống thì ngoài các sản phẩm ñộng vật như bột cá, trứng, sữa thì còn có thể cung cấp ở dạng caroten (tiền vitamin A). Caroten có nhiều nhất trong các loại thức ăn củ quả màu ñỏ, màu vàng như: cà chua, bí ñỏ, cà rốt. Vitamin D có nhiều ở trong các sản phẩm ñộng vật như bột cá, trứng, sữa nhưng cũng có thể bổ sung cho lợn ở dạng tiền vitamin D bằng cách cho lợn vận ñộng ngoài trời và dùng rau xanh ñược phơi dưới ánh sáng mặt trời ở ñiều kiện thích hợp. Vitamin E có nhiều trong các thức ăn hạt mọc mầm nên những ngày lợn ñực phối giống cần bổ sung thêm giá ñỗ hoặc thóc mầm. Nếu phẩm chất tinh dịch của lợn ñực giống kém thì có thể tiêm hỗn hợp vitamin ADE. + Khoáng : Quan trọng nhất ñối với lợn ñực giống là Ca, P. Khi cung cấp Ca, P cho lợn ñực giống cần chú ý cả về số lượng và tỷ lệ Ca/P. Trong khẩu phần ăn của lợn ñực giống cần bảo ñảm: 0,75% Ca và 0,6% P.

Tỷ lệ Ca/P thích hợp: 1,2 - 1,8. Nguồn cung cấp: bột xương, bột vỏ sò, vỏ hến, ñá vôi. Trong nuôi dưỡng lợn ñực giống cần chú ý không ñể cho lợn quá béo, quá gầy, không

gây cho lợn có bụng to sệ. Chúng ta có thể tham khảo tiêu chuẩn ăn cho lợn ñực giống của Việt Nam và của NRC

(Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ): + Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp lợn (TCVN 1547 - 1994)

Lợn ñực giống Chỉ tiêu

Hậu bị Trưởng thành

Năng lượng trao ñổi (Kcal/kg) 3000 3000

Protein thô (%) 17 15

Xơ thô (%) 7 7

Canxi (%) 0,7 0,7

Page 131: Chăn nuôi cơ bản

- 131 -

Photpho (%) 0,5 0,5

Lyzin (%) 1,0 0,8

Methionin (%) 0,5 0,4

Muối NaCl (%) 0,5 0,5

+ Nhu cầu dinh dưỡng của lợn ñực giống (NRC - 2000)

Năng lượng trao ñổi: 3265 Kcal/kg. Protein thô 13% Lysin 0,60% Methionine 0,16% Canxi 0,75% Photpho 0,60% Vitamin A 4000 UI Vitamin D3 200 UI Vitamin E 44 UI

* Kỹ thuật nuôi dưỡng: Tùy từng giống và tùy từng giai ñoạn tuổi ñể có kỹ thuật nuôi dưỡng khác nhau. Ở giai ñoạn hậu bị thì nên cho ăn tự do ñể lợn phát huy hết tiềm năng tăng trọng của nó. Khi bắt ñầu phối giống thì nên cho ăn hạn chế ñể lợn không béo quá. Có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của lợn ñực giống hoặc của lợn nái chửa kỳ II ñể cho lợn ñực ăn. Cũng có thể dùng thức ăn ñậm ñặc ñể trộn với thức ăn tinh bột hoặc mua nguyên liệu ñể tự phối trộn. Nên cho lợn ñực ăn khô và cho uống ñủ nước. Không nên cho lợn ñực ăn một lúc quá no bằng cách cho ăn nhiều bữa trong ngày và chế biến tốt ñể thức ăn có thể tích nhỏ.

1.3.3. Chế ñộ sử dụng Lợn ñực thành thục về tính rất sớm, nhưng chúng ta không nên cho ñi phối giống sớm khi lợn chưa thành thục về thể vóc. Khi lợn ñực ñược 8 tháng tuổi mới cho ñi phối giống ñể không ảnh hưởng ñến sự phát triển tầm vóc của lợn và ñể ñàn con sinh ra có sức sống cao. Cường ñộ sử dụng lợn ñực giống thích hợp:

Theo quy trình của Bộ: lợn ñực nội 4-5 ngày sử dụng 1 lần, lợn ñực ngoại 3-4 ngày sử dụng 1 lần. Những con ñực khoẻ có thể sử dụng 2 ngày một lần nhưng cần có chế ñộ bồi dưỡng thêm. Không nên cho lợn ñực giống nghỉ quá 10 ngày, nếu nghỉ lâu thì cơ năng sản xuất tinh trùng yếu ñi, sức kháng của tinh trùng sẽ kém, lợn ñực giảm tính hăng. Nên cho phối giống hay lấy tinh vào buổi sáng sớm hay buổi chiều mát.

Sau khi phối giống hoặc khai thác tinh thì không nên cho lợn ñực tắm ngay vì dễ bị cảm lạnh và không nên cho ăn ngay mà sau khoảng 30 phút mới cho ăn.

1.3.4. Chăm sóc lợn ñực giống Công việc quan trọng nhất là cho lợn ñực giống vận ñộng. Cho vận ñộng thích hợp thì có nhiều tác dụng :

- Tăng cường phát triển cơ bắp, tăng thể lực - Hạn chế béo, tăng tính hăng

Page 132: Chăn nuôi cơ bản

- 132 -

- Tổng hợp vitamin D 3 - Thay ñổi môi trường không khí

Có 2 hình thức cho lợn ñực giống vận ñộng : - Vận ñộng tự do: là hình thức thả cho lợn ñực giống ra sân vận ñộng và ñể lợn tự vận

ñộng. Mỗi ngày nên cho vận ñộng 2 lần, mỗi lần khoảng 1 giờ. - Vận ñộng cưỡng bức: là hình thức người ñuổi cho lợn ñực chạy trên sân vận ñộng hay

trên ñường vận ñộng với vận tốc khoảng 4 km/h. Với hình thức này mỗi ngày chỉ nên cho vận ñộng 1 lần với thời gian 15-30 phút. Công việc tiếp theo là tắm chải cho lợn ñể lợn ñược sạch sẽ, tránh ñược một số bệnh ngoài da, làm tăng lần tiếp xúc với người ñể thuận lợi cho việc sử dụng, nuôi dưỡng lợn ñực. Về mùa hè tắm cho lợn còn có tác dụng làm giảm nhiệt ñộ chuồng nuôi. Mùa hè nên tắm cho lợn 2 lần/ngày, những ngày nhiệt ñộ cao quá nên làm mát cho lợn bằng cách phun nước lên mái chuồng hoặc phun sương lên mình lợn. Cần ñịnh kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch và cân khối lượng lợn ñể biết ñược chế ñộ sử dụng, nuôi dưỡng và chăm sóc ñã hợp lý chưa ñể ñiều chỉnh lại. ðối với lợn ñực giống yêu cầu phải rắn chắc, không quá béo, quá gầy. Khi lợn ñực hậu bị ñược 6-7 tháng tuổi thì nên tập cho nhảy giá. Chuồng lợn ñực cần ñủ rộng (4-5 m2/con) ñể lợn có thể ñi lại vận ñộng thoải mái.

II. Chăn nuôi lợn cái giống 2.1. Cơ cấu ñàn lợn cái giống + Lợn cái hậu bị: là từ khi chọn làm giống ñến khi cho ñi phối giống có chửa (thường từ 2 tháng tuổi cho ñến hết 8 tháng tuổi) + Lợn nái kiểm ñịnh: là từ khi phối giống có chửa ñến khi cai sữa con lứa 2 . Loại này thường chiếm khoảng 50% so với ñàn nái cơ bản. + Lợn nái cơ bản: là từ khi cai sữa con lứa 2 ñã ñạt tiêu chuẩn làm giống. Có 2 loại nái cơ bản: - Lợn nái hạt nhân: chuyên sản xuất ra con giống. - Lợn nái sinh sản nói chung: chuyên sản xuất ra lợn nuôi thịt.

2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn nái Căn cứ vào khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa của lợn nái ñể ñánh giá.

2.2.1. Khả năng sinh sản: ñược ñánh giá qua những chỉ tiêu sau: + Tuổi ñẻ lứa ñầu: Trung bình lúc 12 tháng tuổi. + Số con ñẻ ra /lứa (tính cả số thai chết và số con chết khi ñẻ ra) + Số con còn sống ñến 24 giờ (kể từ khi ñẻ xong con cuối cùng) Từ chỉ tiêu này có thể ñánh giá tỷ lệ sống của ñàn con Số con còn sống ñến 24 giờ Tỷ lệ sống = ----------------------------------- x 100 Số con ñẻ ra + Số con cai sữa /lứa và số con cai sữa /nái/năm Từ chỉ tiêu này có thể ñánh giá tỷ lệ nuôi sống của ñàn con :

Page 133: Chăn nuôi cơ bản

- 133 -

Số con cai sữa Tỷ lệ nuôi sống = ---------------------- x 100 Số con ñể lại nuôi + Khối lượng sơ sinh của ñàn con: ñược xác ñịnh trước khi cho lợn con bú lần ñầu. Trong nghiên cứu nên cân từng con, trong sản xuất có thể cân cả ổ. + Khối lượng cai sữa của ñàn con: Tính trung bình trên 1 lợn con và trên 1 ổ. Khối lượng của con bé nhất + Tỷ lệ ñồng ñều của ñàn con = ----------------------------------- x 100 Khối lượng của con lớn nhất + Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ : Trong quá trình nuôi con lợn mẹ bị hao hụt khối lượng cơ thể nhiều hay ít KL lợn mẹ sau 24 giờ ñẻ con - KL lợn mẹ khi cai sữa con Tỷ lệ hao hụt = ------------------------------------------------------------- x 100 KL lợn mẹ sau 24 giờ ñẻ con Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, trung bình là 15%

2.2.2. Khả năng tiết sữa Có hai phương pháp xác ñịnh ñể ñánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái: - Căn cứ vào khối lượng của toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi, vì ở 21 ngày ñầu nguồn dinh dưỡng chủ yếu của lợn con là sữa mẹ, lợn con ñã biết nhấm nháp thêm nhưng không ñáng kể, cho nên khối lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi cao chứng tỏ lợn mẹ tiết sữa nhiều và chất lượng sữa tốt. - Xác ñịnh lượng sữa tiết ra trong cả kỳ tiết sữa (2 tháng). ðể xác ñịnh lượng sữa thì cân khối lượng của toàn ổ lợn con lúc sơ sinh và lúc 30 ngày tuổi rồi áp dụng công thức ñể tính: M = m 1 + m 2 M - lượng sữa tiết ra cả kỳ m 1 : lượng sữa tiết ra ở tháng thứ nhất

m 1 = ( KL 30 ngày - KL ss ) x 3

3 là hệ số, nghĩa là ñể tăng 1 kg khối lượng cơ thể thì lợn con cần khoảng 3 kg sữa mẹ m 2 : lượng sữa tiết ra ở tháng thứ hai m 2 = 4/5 m 1

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất của lợn nái 2.3.1. Giống và di truyền Giống khác nhau thì khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa khác nhau. Giống có ảnh hưởng nhiều nhất ñến khối lượng sơ sinh của ñàn con. Khối lượng sơ sinh của các giống lợn ngoại thường cao hơn các giống lợn nội KL SS của lợn ngoại : 1,3-1,4 kg KL SS của lợn nội (Móng Cái): 0,5-0,6 kg Khả năng tiết sữa của các giống lợn ngoại cũng cao hơn các giống lợn nội Lợn nái ngoại trung bình tiết 6 kg sữa /ngày Lợn nái nội trung bình tiết 3,5 kg sữa /ngày

Page 134: Chăn nuôi cơ bản

- 134 -

Ở lợn con ñẻ ra có thể có những kỳ hình di truyền như kỳ hình bộ xương, không có chân hay hở vòm miệng, không có hậu môn ....

2.3.2. Thức ăn và dinh dưỡng Nếu cung cấp cho lợn nái không ñủ các chất dinh dưỡng, ñặc biệt là khi thiếu protein thì lợn nái sẽ không ñộng dục hay ñộng dục chậm, làm giảm lứa ñẻ trong 1 năm. ở giai ñoạn có thai nếu thiếu protein thì khối lượng sơ sinh của ñàn con thấp, con ñẻ ra ít. ở giai ñoạn nuôi con nếu thiếu protein thì sản lượng sữa giảm, ñàn con còi cọc. Thiếu năng lượng lợn nái sẽ gầy, sẽ không ñộng dục hay ñộng dục chậm, thai phát triển kém, ñặc biệt là trong gian ñoạn nuôi con lợn nái sẽ bị hao hụt khối lượng rất nhiều. Nhưng nếu quá thừa protein trong giai ñoạn có thai thì sẽ làm tăng tỷ lệ chết thai. Nếu quá thừa năng lượng trong thời gian dài thì sẽ gây cho lợn nái quá béo, dẫn ñến không ñẻ hay ñẻ ít do số trứng rụng ít.

Thiếu vitamin A sẽ có hiện tượng sảy thai, ñẻ non. Thiếu vitamin D, Ca, P ñàn con ñẻ ra còi cọc, chất lượng sữa kém, lợn nái dễ bị liệt chân trước hoặc sau khi ñẻ. Chất lượng khẩu phần cũng ảnh hưởng, ñặc biệt là sự ñầy ñủ và cân ñối các axit amin không thay thế. Nếu chất lượng khẩu phần kém dẫn ñến hiện tượng tiêu thai.

2.3.3. ðiều kiện khí hậu ðối với lợn nái nhiệt ñộ thích hợp là 18-210C. Nếu nhiệt ñộ chuồng nuôi trên 300C thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ chết phôi, chết thai sẽ cao, thai phát triển kém. Trong giai ñoạn nuôi con nhiệt ñộ cao quá làm tăng tỷ lệ chết của lợn con do lợn mẹ ñè vì lợn mẹ ñứng nằm không yên và do lợn mẹ ăn ít nên thiếu sữa cho con bú. Do ñó mùa hè tỷ lệ thụ thai và số con ñẻ ra /lứa thường thấp hơn các mùa khác. Nếu nhiệt ñộ cao kết hợp với ẩm ñộ cao sẽ làm tăng số lợn nái không ñộng dục hay ñộng dục chậm. Nếu nhiệt ñộ quá thấp thì tỷ lệ lợn con chết cao do bị cảm lạnh dẫn ñến tỷ lệ nuôi sống của ñàn con sẽ thấp.

2.3.4. Lứa ñẻ Khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa 1 thấp và tăng dần từ lứa 2 ñến lứa 6. Sau lứa 6 thì bắt ñầu giảm và sau lứa 8 thì giảm nhiều. Cho nên sau lứa 8 nên xem xét ñể loại thải lợn nái mới ñem lại hiệu quả cao cho ngành chăn nuôi lợn (ở các cơ sở giống nên loại thải sớm hơn)

2.3.5. Tuổi phối lứa ñầu và khối lượng của lợn nái Lợn cái thành thục về tính sớm nhưng không nên cho ñi phối giống sớm. Trước 8 tháng tuổi lợn cái chưa thành thục về thể vóc, nếu cho ñi phối giống thì sẽ ảnh hưởng ñến sự phát triển tầm vóc của lợn, số con ñẻ ra ít, ñàn con yếu, nhất là ñối với lợn cái ngoại. Khi ñược 8 tháng tuổi nhưng khối lượng còn thấp cũng chưa nên cho ñi phối vì sẽ ảnh hưởng ñến khối lượng ñàn con. ðối với lợn cái nội khi khối lượng ñạt 35-40 kg, lợn cái ngoại ñạt 100-110 kg mới cho ñi phối giống.

2.3.6. Kỹ thuật, phương pháp và phương thức phối giống Nếu phối giống ở thời ñiểm chưa thích hợp hoặc kỹ thuật dẫn tinh không tốt thì tỷ lệ thụ thai thấp, số con ñẻ ra ít.

Page 135: Chăn nuôi cơ bản

- 135 -

Nếu dùng phương pháp phối trực tiếp thì có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai và số con ñẻ ra so với phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhất là ñối với lợn cái phối lần ñầu và lợn nái khó thụ thai.

Nếu dùng phương thức phối lặp và phối kép thì tăng số con ñẻ ra, nếu dùng phương thức phối kép thì tăng khối lượng sơ sinh của ñàn con so với dùng phương thức phối ñơn.

2.3.7. Số con ñể lại nuôi Số con ñể lại nuôi có ảnh hưởng nhiều ñến khả năng tiết sữa của lợn nái. Số con ñể lại

nuôi nhiều thì lượng sữa tiết ra nhiều và ngược lại. Nhất là khi số con ñể lại nuôi ít hơn số vú thì những vú không ñược bú sẽ bị lép ñi, sức sản xuất sữa của lợn nái càng kém. Nhưng nếu số con ñể lại nuôi nhiều hơn số vú thì sẽ ảnh hưởng ñến khối lượng cai sữa của lợn con và tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ sẽ cao. Do ñó, tốt nhất là số con ñể lại nuôi bằng số vú của lợn nái.

2.3.8. Chăm sóc Về mùa hè nếu không thường xuyên tắm cho lợn và không làm mát cho lợn thì sức sản

xuất giảm. Nếu không giữ chuồng nuôi và môi trường xung quanh sạch sẽ và không tiêm phòng ñầy ñủ cho lợn thì lợn dễ bị bệnh, năng suất sinh sản giảm.

2.3.9. Ảnh hưởng của lợn ñực Nếu lợn nái tốt nhưng cho phối với lợn ñực có chất lượng tinh dịch kém thì làm giảm tỷ lệ thụ thai, số con ñẻ ra và chất lượng ñàn con kém.

2.4. ðặc ñiểm sinh lý sinh dục và phối giống cho lợn cái 2.4.1. Chu kỳ ñộng dục của lợn nái Khi lợn cái thành thục về tính thì có hiện tượng ñộng dục và hiện tượng này ñược lặp ñi lặp lại sau một thời gian nhất ñịnh gọi là chu kỳ ñộng dục. ða số lợn cái nội xuất hiện ñộng dục lần ñầu vào 4-5 tháng tuổi, lợn cái ngoại vào 6-7 tháng tuổi, nhưng 1-2 chu kỳ ñầu chưa ổn ñịnh và sau ñó ổn ñịnh dần, mỗi chu kỳ ñộng dục thường kéo dài 18-21 ngày và trải qua 4 giai ñoạn : + Giai ñoạn trước ñộng dục: kéo dài khoảng 2 ngày Ở giai ñoạn này bộ phận sinh dục bên ngoài ñã bắt ñầu có những thay ñổi : âm hộ có hiện tượng xung huyết, mọng dần lên, có màu hồng tươi, hơi mở ra, có nước nhờn loãng chảy ra. Lợn bắt ñầu biếng ăn, hay kêu rít, tỏ ra không yên. Nhưng ở giai ñoạn này lợn cái chưa cho lợn ñực nhảy lên lưng nó. Chúng ta không nên cho phối giống ép ở giai ñoạn này vì trứng chưa rụng. + Giai ñoạn ñộng dục : kéo dài 2-3 ngày ðến giai ñoạn này hoạt ñộng sinh dục mãnh liệt, âm hộ mở to hơn và từ màu hồng chuyển sang màu mận chín, dịch nhờn chảy ra keo ñặc hơn. Lợn rất biếng ăn, tỏ ra không yên như muốn phá chuồng ñể ñi tìm lợn ñực, lợn thích nhảy lên lưng con khác và ñã chịu ñứng yên cho lợn ñực nhảy lên lưng nó. + Giai ñoạn sau ñộng dục: kéo dài 3-4 ngày ðến giai ñoạn này các dấu hiệu của hoạt ñộng sinh dục giảm dần. Lợn cái vẫn ñi tìm lợn ñực nhưng không cho lợn ñực nhảy lên lưng nó, âm hộ teo lại và tái nhạt, ăn uống tốt hơn. + Giai ñoạn yên lặng sinh dục: kéo dài 10-12 ngày

Page 136: Chăn nuôi cơ bản

- 136 -

Lợn cái ñã yên tĩnh hoàn toàn, không có phản xạ với lợn ñực nữa. Lợn ñã ăn uống bình thường, âm hộ teo nhỏ, trắng nhạt.

2.4.2. Thời ñiểm phối giống thích hợp cho lợn cái Mục ñích của việc phối giống là tạo ñiều kiện cho tinh trùng và trứng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng với số lượng cần thiết và chất lượng tốt. Muốn vậy, chúng ta cần xác ñịnh thời ñiểm phối giống thích hợp cho lợn cái. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng tinh trùng sau khi phối phải mất 2-3 giờ mới lên tới 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Sự hoạt ñộng của tinh trùng trong ống dẫn trứng của lợn cái ñược duy trì từ 38-40 giờ nhưng chỉ có khả năng thụ thai tốt trong khoảng 15-20 giờ ñầu sau khi phối. Lợn là loài ña thai, mỗi lần ñộng dục có khoảng 15-25 trứng rụng. Khoảng 25-30 giờ sau khi có hiện tượng chịu ñực trứng mới rụng. Trứng rụng rải rác và kéo dài, có khi kéo dài ñến 10 tiếng ñồng hồ. Sau khi rụng khỏi buồng trứng thì trứng rơi vào loa kèn và chuyển ñộng dần vào ống dẫn trứng. Trứng có thể sống trong ñường sinh dục ñến 20 giờ sau khi rụng nhưng chỉ có khả năng thụ thai tốt trong khoảng 10 giờ ñầu. Từ những hiểu biết trên ña số các nhà chăn nuôi ñề nghị:

+ Nếu phối 1 lần thì nên phối trong khoảng 24-30 giờ kể từ khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên.

+ Nếu phối 2 lần thì lần 1 nên phối trong khoảng 15-24 giờ và lần 2 trong khoảng 24-36 giờ kể từ khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên.

+ Nếu phối 3 lần thì nên phối lần ngay khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên và sau ñó phối lần 2 cách lần 1 từ 10-12 giờ, phối lần 3 cách lần 2 cũng từ 10-12 giờ.

Nếu tính từ khi lợn cái có hiện tượng ñộng dục thì ñối với lợn cái nội nên phối lần 1 vào cuối ngày thứ 2 hoặc ñầu ngày thứ 3. Còn ñối với lợn cái ngoại nên phối lần 1 vào cuối ngày thứ 3 hoặc ñầu ngày thứ 4.

Trong thực tế ñể thuận tiện thì có thể áp dụng quy tắc "Sáng-chiều", nghĩa là nếu lợn cái bắt ñầu ñứng yên buổi sáng thì chiều phối lần 1 và sáng hôm sau phối lần 2. Nếu phối 1 lần thì ñể sáng hôm sau mới phối. Còn nếu lợn cái bắt ñầu ñứng yên buổi chiều thì sáng hôm sau phối lần 1 và chiều hôm sau phối lần 2. Còn nếu phối 3 lần cũng theo quy tắc "Sáng-chiều" nhưng lần 1 phối ngay khi lợn cái bắt ñầu ñứng yên. ðể xác ñịnh thời ñiểm lợn cái bắt ñầu chịu ñực thì hàng ngày nên kiểm tra 2 lần (vào buổi sáng và buổi chiều). Có nhiều phương pháp ñể xác ñịnh nhưng có 2 phương pháp hay ñược sử dụng và có ñộ chính xác cao: + Dùng lợn ñực thí tình: cho lợn ñực ñến tiếp xúc với lợn cái. Khi thấy lợn cái chạy lại ngay với lợn ñực và tỏ ra quyến luyến thì chứng tỏ lợn cái ñã bắt ñầu chịu ñực. Cũng có thể lợn ñực tự phát hiện ñược lợn cái nào ñã ñến thời ñiểm chịu ñực. + Dùng tay ấn lên lưng, lên mông lợn cái, nếu thấy lợn cái ñứng yên, cong ñuôi lên thì chứng tỏ lợn cái ñã bắt ñầu chịu ñực. Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số phương pháp khác như dùng feromon có mùi lợn ñực cho lợn cái ngửi, dùng ohmmetre ñể ño ñiện trở âm ñạo, dùng giấy ño ñộ pH của niêm dịch âm ñạo.

Page 137: Chăn nuôi cơ bản

- 137 -

2.4.3. Biện pháp kích thích ñộng dục cho lợn cái Trong thực tế sản xuất có rất nhiều lợn cái hậu bị chậm ñộng dục, nhiều con ñã 10-12 tháng tuổi vẫn chưa ñộng dục. Và cũng có rất nhiều lợn nái sau khi cai sữa con lâu mà chưa ñộng dục trở lại. Do ñó, chúng ta cần dùng nhiều biện pháp kích thích ñể những lợn này ñộng dục sớm hơn. + Sử dụng kích dục tố: - Dùng huyết thanh ngựa chửa (PMSG) Qua nghiên cứu người ta thấy rằng trong huyết thanh ngựa chửa có cả FSH và LH nhưng lượng FSH thường nhiều hơn. Liều tiêm : 20-25 UI/1 kg khối lượng cơ thể Thường sau khi tiêm 4-5 ngày thì lợn cái sẽ biểu hiện ñộng dục, lâu nhất là sau 15 ngày. - Dùng kích tố nhau thai (HCG) HCG cũng có cả FSH và LH nhưng lượng LH thường nhiều hơn. Liều tiêm : 15-20 UI/1 kg khối lượng cơ thể Dùng HTNC kết hợp với HCG thì kết quả sẽ tốt hơn là khi dùng riêng lẻ từng kích dục tố.

- Dùng prostaglandine (PGF 2α )

PG có tác dụng gây thoái hoá thể vàng, cho nên những lợn nái chậm ñộng dục do nguyên nhân tồn tại của thể vàng thì dùng PG tiêm sẽ cho hiệu quả cao. Nhưng PG ñắt nên ñối với lợn nái ít sử dụng hơn. - Dùng gonesterol: kích dục tố này có chứa FSH, LH và oestrogen, nhưng LH có phần trội hơn. Trong chăn nuôi dùng kết hợp với HTNC sẽ cho kết quả tốt hơn. Dùng kích dục tố ñã ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho những cơ sở chăn nuôi lợn nái. Bằng biện pháp này ñã xác ñịnh ñược những lợn cái vô sinh ñể loại thải nhằm giảm những ngày nuôi vô ích (thường sau 2 lần tiêm nếu không thấy lợn cái ñộng dục thì chứng tỏ ñã vô sinh) + Dùng lợn ñực thí tình: Hàng ngày cho những lợn cái chậm ñộng dục tiếp xúc với lợn ñực thí tình. Nhờ tiếp xúc với lợn ñực, lợn cái sẽ bị kích thích và qua hệ thống thần kinh ly tâm làm cho tuyến yên tiết ra FSH và LH, do ñó lợn cái sẽ ñộng dục.

Ảnh: Nhốt lợn ñực gần chuồng lợn nái ñể kích thích ñộng dục sớm

Page 138: Chăn nuôi cơ bản

- 138 -

2.4.4. Phương pháp và phương thức phối giống cho lợn cái 2.4.4.1. Phương pháp phối giống + Phối trực tiếp Khi lợn cái ñộng dục ñã xác ñịnh ñược thời ñiểm phối giống thích hợp thì cho ñến phòng phối giống hoặc cho ñến phòng lợn ñực và người giúp cho lợn ñực nhảy. Ưu ñiểm: - Có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai và số con ñẻ ra do lợn cái ñược kích thích nhiều hơn nên trứng rụng nhiều. Nhược ñiểm: - Làm giảm khả năng ñảm nhiệm của lợn ñực và giảm hiệu quả trong chăn nuôi. - Dễ làm lây lan bệnh nếu 1 trong 2 con bị bệnh. - Khó khắc phục khi khối lượng của lợn ñực và lợn cái chênh lệch nhau nhiều. - Khó khăn khi ñưa lợn ñực ñi phối giống xa. - Dễ bị rủi ro vì khó kiểm tra phẩm chất tinh dịch trước khi phối giống. + Thụ tinh nhân tạo: Là phương pháp lấy tinh dịch của lợn ñực giống ñã qua kiểm tra, pha chế cho vào dụng cụ dẫn tinh và bơm vào cổ tử cung của lợn cái ñang ñộng dục. Ưu ñiểm: - Có thể khắc phục tất cả các nhược ñiểm của phương pháp phối trực tiếp. Nhược ñiểm: - Có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai ñối với những lợn cái phối lần ñầu và lợn nái khó thụ thai. - Dễ bị viêm bộ phận sinh dục của lợn cái nếu kỹ thuật dẫn tinh không tốt. - Cần có môi trường bảo quản và dụng cụ dẫn tinh, cần người có trình ñộ kỹ thuật cao, có phương pháp khai thác tinh và dẫn tinh ñúng kỹ thuật. 2.4.4.2. Phương thức phối giống

Có 4 phương thức phối giống + Phương thức phối ñơn: Khi lợn cái ñộng dục thì cho phối với 1 lợn ñực giống và cho phối 1 lần. Ưu ñiểm: tốn ít lợn ñực giống và chế ñộ sử dụng lợn ñực giống hợp lý. Nhược ñiểm: tỷ lệ thụ thai thường thấp, số lượng bào thai không nhiều, vì trứng rụng rải rác nên số trứng gặp ñược tinh trùng ít. Cho nên chỉ áp dụng ñối với lợn nái dễ thụ thai và ñẻ sai con. + Phương thức phối lặp : Khi lợn cái ñộng dục thì cho phối với 1 lợn ñực giống và cho phối 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 10-12 giờ. Ưu ñiểm: Nâng cao tỷ lệ thụ thai và số lượng bào thai, vì tinh trùng vào ñường sinh dục con cái rải rác nên số lượng trứng ñón ñược tinh trùng nhiều. Nhược ñiểm: ảnh hưởng ñến chế ñộ sử dụng lợn ñực giống nếu như phối trực tiếp (thụ tinh nhân tạo thì không ảnh hưởng) và dễ bị rủi ro nếu lợn ñực ñó có chất lượng tinh dịch kém, tốn nhiều tinh.

Page 139: Chăn nuôi cơ bản

- 139 -

+ Phương thức phối kép: Khi lợn cái ñộng dục thì cho phối với 2 lợn ñực giống và cho phối 2 lần (có thể 3 lần), cách nhau 10-12 giờ, cũng có thể cách nhau 5-10 phút nếu cần nâng cao khối lượng sơ sinh của ñàn con. Ưu ñiểm: nâng cao sức sống của bào thai do tinh trùng một lúc vào ñường sinh dục con cái nhiều nên trứng có ñiều kiện chọn lọc những tinh trùng khoẻ. Nhược ñiểm: tốn lợn ñực giống. + Phối hỗn hợp tinh dịch: Trộn tinh dịch của 2 hay nhiều lợn ñực giống và dẫn tinh ñơn hoặc dẫn tinh kép cho lợn cái ñang ñộng dục. Ưu ñiểm: nâng cao khối lượng sơ sinh và số lượng ñàn con ñẻ ra so với không hỗn hợp tinh dịch. Nếu dùng hỗn hợp tinh dịch ñể dẫn tinh kép thì kết quả càng tốt hơn. Nhược ñiểm: chỉ sử dụng ñược trong thụ tinh nhân tạo, phối trực tiếp không sử dụng ñược.

2.5. Thời kỳ phát triển của thai lợn Thời gian có chửa của lợn nái trung bình là 114 ngày và trải qua 3 thời kỳ:

2.5.1. Thời kỳ phôi thai: 1-22 ngày Khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng thì ở ñay xảy ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng và tạo thành hợp tử. 20 giờ sau khi thụ tinh, hợp tử bắt ñầu phân chia. ðầu tiên hợp tử ñược phân chia thành 2 tế bào phôi và 48 giờ sau khi thụ tinh ñược phân chia thành 8 tế bào phôi và ñến lúc này hợp tử bắt ñầu chuyển dần vào 2 bên sừng tử cung và làm tổ ở ñó. Ở trong sừng tử cung hợp tử tiếp tục phân chia thành hàng trăm tế bào phôi và sau ñó các màng của bào thai ñược hình thành. - Màng ối ñược hình thành sau 7-8 ngày Màng ối là màng trong cùng, bao bọc quanh bào thai. Dịch ối có rất nhiều tác dụng: giúp cho bào thai nằm thoải mái, ñệm ñỡ cho bào thai không bị va chạm với các cơ quan xung quanh, giúp cho quá trình sinh ñẻ dễ dàng và là nguồn dinh dưỡng của bào thai. - Màng niệu: hình thành sau khoảng 10 ngày. Màng niệu là màng ở giữa, có chứa dịch niệu, trong dịch niệu có các muối, ñường glucoza, kích tố nhau thai. -Màng ñệm (màng nhung): hình thành sau khoảng 12 ngày, là màng ngoài cùng, tiếp giáp với niêm mạc tử cung của lợn mẹ. Trên khắp bề mặt của màng ñệm có nhiều lông nhung, những lông nhung này hút chất dinh dưỡng từ mẹ truyền vào cho phôi thai. ðến cuối thời kỳ này hình dáng ñầu, hố mắt, tim, gan ñược hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh. Ở thời kỳ này sự kết hợp giữa mẹ và con chưa ñược chắc chắn cho nên rất dễ bị sảy thai nếu có tác ñộng không tốt của ngoại cảnh. ðây là thời kỳ quyết ñịnh số lượng phôi. Thời kỳ này gọi là thời kỳ hình thành.

2.5.2. Thời kỳ tiền thai: 23-39 ngày ðến thời kỳ này bắt ñầu hình thành nhau thai nên sự kết hợp giữa mẹ và con chắc chắn hơn, ít bị sảy thai.

Page 140: Chăn nuôi cơ bản

- 140 -

ðến cuối thời kỳ này thai ñã ñược hình thành tương ñối hoành chỉnh, hầu hết các cơ quan bộ phận ñã ñược hình thành. Khối lượng thai tăng khá nhanh, gấp 4-5 lần khối lượng phôi ở cuối thời kỳ phôi thai.

2.5.3. Thời kỳ bào thai: 40 ngày - ñẻ ðến thời kỳ này sự trao ñổi chất của thai rất mãnh liệt và tiếp tục hoàn thành nốt những bộ phận còn lại như hình thành da, mọc lông, mọc răng và bắt ñầu thể hiện ñặc ñiểm giống. Khối lượng thai tăng rất nhanh, ñến cuối thời kỳ này khối lượng mỗi thai nặng gấp hơn 100 lần so với thời kỳ tiền thai và gấp hơn 1000 lần so với thời kỳ phôi thai. Thời kỳ này ảnh hưởng nhiều nhất ñến khối lượng thai, ñặc biệt là từ 90 ngày trở ñi thai phát triển rất mạnh. Trong thực tế sản xuất ñể thuận tiện cho việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái, người ta thường chia làm 2 kỳ : - Chửa kỳ I : 84 ngày ñầu - Chửa kỳ II : 30 ngày cuối.

2.6. Quy luật tiết sữa của lợn nái Có 2 quy luật chính

2.6.1. Quy luật tiết sữa ñầu và sữa thường Thời gian tiết sữa ñầu là 1 tuần kể từ sau khi ñẻ. Trong sữa ñầu, hàm lượng protein,

vitamin cao hơn ở sữa thường. ðặc biệt trong sữa ñầu có nhiều γ-globulin và MgSO4, 2 chất

này rất quan trọng ñối với lợn con. Bắt ñầu từ tuần thứ hai lợn tiết sữa thường. Ở sữa thường hàm lượng lipit, ñường lactoza và khoáng (Ca, P) cao hơn ở sữa ñầu. Nghiên cứu quy luật này có ý nghĩa ñối với lợn con. Sau khi ñẻ ra cần tranh thủ cho lợn con bú sữa ñầu càng sớm càng tốt. Sữa ñầu có ý nghĩa nhất ñối với lợn con là 24 giờ ñầu

sau khi ñẻ. Sau 24 giờ γ-globulin thấm qua thành ruột lợn con khó khăn hơn do lượng kháng

men trong sữa ñầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần lại.

2.6.2. Quy luật tiết sữa không ñều - Tiết sữa không ñều theo thời gian: Từ 1-15 ngày sau khi ñẻ lượng sữa của lợn nái tăng dần. Từ 15-21 ngày lượng sữa tiết ra nhiều nhất và tương ñối ổn ñịnh. Sau 21 ngày lượng sữa của lợn nái bắt ñầu giảm và sau 28 ngày lượng sữa giảm ñi rất nhanh và chất lượng sữa cũng giảm. Do ñó ñồ thị tiết sữa của lợn nái thường có ñỉnh cao ở tuần thứ hai, thứ ba. - Tiết sữa không ñều ở các vị trí vú Thường các vú phía trước ngực của lợn nái lượng sữa tiết ra nhiều hơn ở các vú phía sau. Nếu lợn nái có 6 ñôi vú thì thường 3 ñôi phía trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn 3 ñôi phía sau. Nếu có 7 ñôi vú thì thường 4 ñôi phía trước lượng sữa nhiều hơn 3 ñôi phía sau.

Page 141: Chăn nuôi cơ bản

- 141 -

* Thành phần của sữa ñầu và sữa thường của lợn nái.

Thành phần Sữa ñầu (%) Sữa thường (%) VCK Protein Lipit ðường lactoza Khoáng

23 15,7 5,2 3,5 0,7

17 6

7,5 4,1 0,9

Nguồn: Lê Hồng Mận, 2002

+ γ-globulin là loại protein kháng thể có tác dụng tăng cường sức ñề kháng của lợn

con. + MgSO4 có tác dụng tẩy các chất cặn bã trong quá trình phát triển của bào thai. Nếu không nhận ñược sữa ñầu thì lợn con có sức ñề kháng yếu và dễ bị rối loạn tiêu hóa.

2.7. Nuôi dưỡng lợn cái giống

2.7.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng - Lợn cái hậu bị: Từ lúc ñược chọn làm giống ñến 6 tháng tuổi có thể cho lợn ăn với khẩu phần ăn cho phép lợn bộc lộ ñến mức tối ña tiềm năng di truyền về tốc ñộ sinh trưởng và tích luỹ mỡ của nó. Sau ñó nên khống chế thức ăn, nhất là những loại thức ăn giàu năng lượng ñể vừa tiết kiệm ñược thức ăn, vừa tránh ñược tăng trọng không cần thiết. Nhưng trước khi cho ñi phối giống khoảng 10-14 ngày nên tăng mức ăn cho lợn cái với mục ñích làm tăng số trứng rụng (phương pháp Flushing cho lợn cái hậu bị) - Lợn nái ở giai ñoạn chờ phối :

Mức dinh dưỡng ñược cung cấp theo tuổi, khối lượng, giống và thể trạng của lợn nái. Lợn dưới 2 năm tuổi nên cung cấp nhiều protein, vitamin và khoáng hơn những lợn nái ñã trên 2 năm tuổi. Lợn ngoại nhu cầu dinh dưỡng cao hơn lợn nội, lợn gầy mức dinh dưỡng cần cung cấp cao hơn lợn béo. Giai ñoạn này với thời gian rất ngắn, thường chỉ 6-7 ngày. Trong nuôi dưỡng nên giữ cho lợn có ñộ béo vừa phải (Mức ăn cho lợn ngoại 2-2,5 kg TĂ/ngày). - Lợn nái chửa : Mức dinh dưỡng của lợn nái ñược cung cấp theo tuổi, giai ñoạn có chửa và tuỳ theo giống. Cần chú ý 2 giai ñoạn quan trọng là 3 tuần ñầu có chửa và 3 tuần cuối. Ở 3 tuần ñầu không yêu cầu cao về số lượng thức ăn mà chủ yếu là về chất lượng thức ăn. Giai ñoạn này dễ sảy thai, tiêu thai nếu cho lợn nái ăn thức ăn có chất lượng kém như bị thiu mốc, các axit amin không thay thế bị thiếu hay không cân ñối. Ở giai ñoạn 3 tuần cuối cần chú ý cả về số lượng và chất lượng thức ăn. Khối lượng thai ở giai ñoạn này tăng rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng. ở giai ñoạn này dễ ñẻ non nếu chất lượng thức ăn không tốt. Thức ăn cần ñược chế biến tốt ñể có thể tích nhỏ, tạo ñiều kiện cho lợn nái ăn ñược nhiều, vì ñường ruột của lợn bé lại do bị thai chèn.

Page 142: Chăn nuôi cơ bản

- 142 -

- Lợn nái nuôi con Lợn nái cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình tạo sữa nuôi con. ðặc biệt là ở tháng ñầu nuôi con, vì chất dinh dưỡng của lợn con chủ yếu dựa vào sữa mẹ. Nếu không cung cấp ñầy ñủ các chất dinh dưỡng thì ñàn con sẽ còi cọc và tỷ lệ hao hụt của lợn nái rất cao. Nên dùng khẩu phần cao năng lượng ñể nuôi lợn nái ở giai ñoạn này ñể giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái trong quá trình nuôi con. Tốt nhất là dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ñược sản xuất từ nhiều công ty khác nhau và có thể bổ sung thêm dầu thực vật, mỡ lợn ñể nâng cao hàm lượng năng lượng trong khẩu phần. Khi sử dụng khẩu phần cần chú ý: 3-4 ngày trước khi lợn nái ñẻ cần giảm lượng thức ăn xuống ñể thai không bị chèn, lợn dễ ñẻ hơn và tăng dần số bữa ăn trong một ngày lên. Trong ngày lợn ñẻ chỉ nên cho uống nước ấm pha muối hay cháo loãng. Sau khi lợn nái ñẻ không nên cho ăn nhiều một cách ñột ngột mà phải tăng dần ñến 7 ngày sau mới cho ăn tự do. Trước khi cai sữa con 3-4 ngày nên giảm mức ăn của lợn nái ñể tránh viêm vú. Sau khi cai sữa con 2-3 ngày mới cho ăn bình thường.

2.7.2. Nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của lợn cái hậu bị theo NRC năm 2000 có tỷ lệ tăng nạc khác nhau và cho ăn tự do với 90% vật chất khô. - Nhu cầu năng lượng: + Hậu bị, chờ phối, chửa kỳ I: 2800-2900 Kcal ME/1 kg TĂ + Lợn nái chửa kỳ II: 3000 Kcal ME/1 kg TĂ + Lợn nái nuôi con: 3100-3200 Kcal ME/1 kg TĂ Có thể cung cấp ở mức 3500-3600 Kcal ME/1 kg TĂ (bổ sung mỡ ñộng vật) - Nhu cầu protein (% protein thô trong khẩu phần):

Lợn cái hậu bị

Lợn chờ phối, chửa kỳ I

Lợn nái chửa kỳ II Lợn nái nuôi con

Lợn ngoại 14-18 13-14 14-15 17-18

Lợn nội 12-16 11-12 12-13 15-16

- Nhu cầu vitamin + vitamin A: - lợn hậu bị, chờ phối: 2300 UI/1 kg TĂ - lợn nái có thai: 4000 UI/1 kg TĂ - lợn nái nuôi con: 2000 UI/1 kg TĂ + vitamin D: 200 UI/1 kg TĂ + vitamin E: 44 UI/1 kg TĂ + vitamin B1: 1,2-2 mg/1 kg TĂ - Nhu cầu khoáng: + Ca: 0,8 % trong khẩu phần + P: 0,7 % - Lượng thức ăn hỗn hợp/ngày cho lợn cái giống (lợn ngoại): + Lợn cái hậu bị: 1-2,5 kg/ngày (tùy tháng tuổi)

Page 143: Chăn nuôi cơ bản

- 143 -

+ Lợn nái chờ phối: 2-2,5 kg/ngày (tùy thể trạng lợn) + Lợn nái mang thai: 1,8-2,5 kg/ngày (tùy giai ñoạn và tùy thể trạng lợn) + Lợn nái nuôi con: 5-5,3 kg/ngày ðối với lợn nái nội, lượng thức ăn hàng ngày nên cung cấp bằng 2/3 lượng thức ăn cho lợn nái ngoại. Chúng ta có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn ăn cho lợn nái nội của Việt Nam và cho lợn nái ngoại của NRC

Bảng: Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn cho lợn nái sinh sản giống nội (Móng Cái) (Con/ngày ñêm) (Nguyễn Thiện và CTV)

84 ngày có chửa ñầu 30 ngày có chửa cuối Nuôi con

Khối lượng lợn mẹ (kg) Chỉ tiêu

50-60 61-70 71-80 81-90 61-70 71-80 81-90 61-70 71-80 81-90

Năng lượng trao ñổi (Kcal)

2507 2842 3104 3415 3462 3845 4084 7403 8191 8621

Protein thô (g) 119 124 136 149 151 168 179 384 426 453

Muối (g) 5,0 5,7 6,2 6,8 6,9 7,7 8,2 13,6 15,0 15,8

Canxi (g) 7,3 8,2 9,0 9,9 10,1 11,2 11,9 18,4 20,3 21,4

Photpho (g) 5,9 6,7 7,3 8,1 8,2 9,1 9,7 15,0 16,5 17,4

Bảng: Nhu cầu trong khẩu phần của lợn nái mang thai (theo NRC năm 2000)

Khối lượng lợn nái lúc phối giống (kg)

125 150 175 200

Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg) Protein thô (%) Lysin tổng số (%) Methionine tổng số (%) Canxi (%): 0,75 Photpho (%): 0,60 Vitamin A : 4000 UI Vitamin D3: 200 UI Vitamin E : 44 UI

3265 12,9 0,58 0,15

3265 12,8 0,57 0,15

3265 12,4 0,54 0,14

3265 12,0 0,52 0,13

Page 144: Chăn nuôi cơ bản

- 144 -

Bảng: Nhu cầu trong khẩu phần của lợn nái nuôi con (90% vật chất khô)

Khối lượng lợn nái sau khi ñẻ (kg): 175 kg

Tăng trọng hàng ngày của lợn con (gam)

150 200 250

Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg) Protein thô (%) Lysin tổng số (%) Methionine tổng số (%) Canxi (%) : 0,75 Photpho (%): 0,60 Vitamin A : 2000 UI Vitamin D3 : 200 UI Vitamin E : 44 UI

3265 16,3 0,82 0,21

3265 17,5 0,91 0,23

3265 18,4 0,97 0,24

2.8. Chăm sóc lợn cái giống + Chuồng trại: Hướng chuồng có ảnh hưởng khá lớn ñến nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ñộ thoáng và ánh sáng của chuồng nuôi. ðối với ñiều kiện khí hậu nước ta thì chuồng hướng nam hoặc hướng ñông nam là thích hợp. Hiện nay kiểu chuồng lồng ñang ñược các cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại ở nước ta ưa chuộng. Nhất là ở giai ñoạn nuôi con, nuôi ở chuồng lồng ñã nâng cao ñược số con cai sữa/nái/năm. Dùng kiểu chuồng lồng không những có thể giữ cho nền chuồng luôn ñược sạch sẽ, khô ráo mà còn tiết kiệm ñược diện tích chuồng nuôi.

Diện tích chuồng nuôi cho lợn cái giống: - Lợn cái hậu bị, chờ phối: 1,2-1,5 m2/con - Lợn nái có thai: 3 m2/con - Lợn nái nuôi con: + chuồng lồng: 3 m2/con + chuồng nền: 5-6 m2/con Chuồng lợn nái cần ñược thường xuyên quét dọn sạch sẽ, ấm về mùa ñông, thoáng về

mùa hè. + Trợ sản cho lợn nái ñẻ - Chuẩn bị chuồng và làm ổ ñẻ trong ô chuồng bằng cách lót rơm hoặc bao tải dưới nên chuồng. Nếu ñẻ ở chuồng nền thì lót rơm, còn ở chuồng lồng thì lót bao tải. - Chuẩn bị một số dụng cụ: khăn lau, thúng, cân, kìm bấm răng nanh, ñèn, kéo, kim chỉ, thuốc sát trùng và thuốc kích thích ñể phòng ngừa lợn ñẻ không bình thường. Thường cứ 5-10 phút lợn nái ñẻ 1 con. Khi lợn con ra thì người chăm sóc cần cầm lợn con lên và lấy khăn lau khô cho lợn con. ðầu tiên lau mồm miệng ñể con không bị ngạt, rồi lau ñến thân mình ñể lợn con không bị cảm lạnh. Sau ñó có thể tiến hành cắt rốn ngay cho lợn con hoặc cho vào thúng ñể lợn nái ñẻ xong mới tiến hành cắt rốn luôn cả ñàn. Trước khi cắt nên lấy chỉ buộc rốn lại cách cuống rốn khoảng 3 cm rồi cắt bỏ phần còn lại, khi cắt xong dùng cồn i-ôt ñể sát trùng. Nếu không cắt rốn thì dễ bị nhiễm trùng do lợn con dẫm lên làm ñứt rốn và khi lợn con ñi hay bị vướng vào chân.

Page 145: Chăn nuôi cơ bản

- 145 -

Công việc tiếp theo là bấm răng nanh ñể khi bú lợn con không cắn vú lợn mẹ. Thường sau khi ñẻ con cuối cùng khoảng 30-60 phút thì nhau thai ra. Khi ñó phải lấy ngay ra khỏi ổ ñể lợn nái không ăn. Nếu ñể lợn nái ăn nhau thai thì sẽ quen dẫn ñến hay ăn con và sẽ gây rối loạn tiêu hoá. Nếu gặp trường hợp lợn nái ñẻ không bình thường thì phải can thiệp, như lợn ñẻ khó, ñẻ khô, lợn con ñẻ ra bị ngạt hay thai bị chết trong bụng không ra ñược. + Trường hợp lợn ñẻ khó. Can thiệp: - Cho lợn mẹ uống nước muối loãng ñể tăng sức cho lợn rặn. - Xoa dầu hay các lá nóng vào bụng ñể kích thích lợn nái rặn. - Tiêm oxytoxin hoặc lutalyse (là các hormon thúc ñẻ). - Cho tay vào ñể kéo lợn con ra nếu thấy cần thiết. - Có thể mổ ñể lấy lợn con ra. + Trường hợp lợn ñẻ khô Biểu hiện: lợn nái rặn rất nhiều nhưng con không ra và không thấy có nước ối chảy ra hoặc ñã ra từ trước. Can thiệp: - Cho dầu thực vật có trộn kháng sinh vào cổ tử cung. - Kết hợp tiêm oxytoxin - Có thể cho tay vào kéo lợn con ra + Trường hợp thai chết trong bụng. Can thiệp: - Tiêm oxytoxin - Cho tay vào kéo lợn con ra - Có thể mổ lấy lợn con ra nếu cổ tử cung không mở + Trường hợp lợn con ñẻ ra bị ngạt. Can thiệp: - Hà hơi thổi ngạt - Hô hấp nhân tạo - Bôi rượu hoặc cồn vào rốn và xung quanh mũi lợn con - Ngâm lợn con vào nước ấm khoảng 30-350C trong khoảng 5 phút và làm hô hấp nhân tạo tiếp.

III. Chăn nuôi lợn con 3.1. Một số dặc ñiểm của lợn con 3.1.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của lợn con Lợn con có tốc ñộ sinh trưởng nhanh nhưng không ñều qua các giai ñoạn. Nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi ñầu, sau ñó tốc ñộ có phần giảm xuống do lượng sữa mẹ bắt ñầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con giảm xuống. Theo dõi tốc ñộ tăng trọng của lợn con thì thấy rằng: khối lượng lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 14 lần so với lúc sơ sinh. Do lợn con có tốc ñộ sinh trưởng nhanh nên khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ: lợn con ở 20 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích luỹ ñược 9-14 g protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi ñó lợn lớn chỉ tích luỹ ñược 0,3-0,4 g protein.

Page 146: Chăn nuôi cơ bản

- 146 -

Nhưng ngược lại ñể tăng 1 kg khối lượng cơ thể thì lợn con tiêu tốn ít thức ăn hơn. Vì ñể sản xuất ra 1 kg nạc cần ít năng lượng hơn ñể sản xuất ra 1 kg mỡ.

3.1.2. ðặc ñiểm phát triển của bộ máy tiêu hoá Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh về dung tích, kích thước và khối lượng nhưng về chức năng thì chưa hoàn thiện. VD: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,03 lit). Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,11 lit). Dung tích ruột già lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần so với lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lit). Chức năng chưa hoàn thiện do một số men tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi ñầu. + Men pepsin:

Khoảng 25 ngày ñầu sau khi ñẻ men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn vì trong dịch vị chưa có HCl ở dạng tự do. ðiều ñó chứng tỏ vách dạ dày chưa phát triển hoàn thiện. Sau 25 ngày tuổi men pepsin mới có khả năng tiêu hoá và sau 4 tuần mới có hoạt tính mạnh. Lợn con dưới 4 tuần tuổi chỉ có khả năng tiêu hoá tốt protein trong sữa lợn mẹ nhờ men catepsin và kimozin. + Men amilaza và mantaza: Lợn con dưới 3 tuần tuổi 2 men này chưa có hoạt tính mạnh, do ñó khả năng tiêu hoá tinh bột còn kém, chỉ tiêu hoá ñược khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Ở giai ñoạn này lợn con có khả năng tiêu hoá tốt ñường lactoza trong sữa lợn mẹ nhờ men lactaza. + Men Saccaraza: 2 tuần ñầu hoạt tính còn thấp, nếu cho lợn con ăn ñường saccaroza thì rất dễ bị ỉa chảy.

3.1.3. ðặc ñiểm về cơ năng ñiều tiết nhiệt Cơ năng ñiều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, do ñó thân nhiệt của lợn con chưa ñược ổn ñịnh. ðể có khả năng ñiều tiết nhiệt tốt thì cần có cả 3 yếu tố: thần kinh, mỡ và nước. Khả năng ñiều tiết nhiệt nhờ thần kinh của lợn con ñang còn kém. Trung khu ñiều tiết nhiệt nằm ở vỏ não, mà não của gia súc nói chung và của lợn nói riêng là cơ quan phát triển chậm nhất. Khả năng ñiều tiết nhiệt nhờ mỡ của lợn con cũng còn kém do mỡ tích luỹ dưới da còn ít, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể lợn con cũng còn ít. Ở giai ñoạn này lợn con duy trì ñược thân nhiệt chủ yếu là nhờ có hàm lượng nước trong cơ thể lợn con cao. Lúc sơ sinh hàm lượng nước trong cơ thể lợn con chiếm tới 81-81,5%, ở giai ñoạn 3-4 tuần tuổi chiếm 75-78%. Nói chung, khả năng ñiều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần ñầu mới ñẻ ra. Cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt ñộ thấp, ẩm ñộ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức ñộ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt ñộ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt ñộ của

Page 147: Chăn nuôi cơ bản

- 147 -

chuồng nuôi càng thấp, thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhanh. Tuổi của lợn con càng ít, thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhiều. Sau 3 tuần tuổi cơ năng ñiều tiết nhiệt của lợn con mới tương ñối hoàn chỉnh, thân nhiệt của lợn con ñược ổn ñịnh hơn (39-39,50C)

3.1.4. ðặc ñiểm về khả năng miễn dịch của lợn con Khả năng miễn dịch của lợn con ở 3 tuần ñầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng

thể hấp thu ñược từ sữa mẹ vì trong máu của lợn con mới ñẻ ra hầu như chưa có kháng thể (γ -

globulin). Trong sữa ñầu của lợn nái hàm lượng protein khá cao, chiếm tới 15-16%, trong ñó gần

một nửa là γ - globulin.

Phân tử γ-globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất ở 24 giờ ñầu, nhờ trong sữa ñầu có kháng men (antitrypsin) làm mất hoạt lực của men trypsin nên lợn con

hấp thu ñược nguyên vẹn cả phân tử γ-globulin. Và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách

ruột lợn con còn rộng nên γ-globulin ñược hấp thu vào máu dễ dàng hơn. Sau 24 giờ sự hấp

thu γ-globulin của lợn con kém hơn do hàm lượng của kháng men giảm nhanh và do khoảng

cách của các tế bào vách ruột hẹp dần lại. Khi ñược bú sữa ñầu thì ñến 24 giờ trong máu lợn con ñã ñạt ñược 20,3 mg

γ-globulin/100ml máu. ðến 3 tuần tuổi ñạt 24 mg/100ml máu.

Nếu lợn con không ñược bú sữa ñầu thì sau 3 tuần mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể nên sức ñề kháng rất kém.

3.2. Biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn con 3.2.1. Cho bú sữa ñầu và cố ñịnh ñầu vú cho lợn con Trong sữa ñầu hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, vật chất khô gấp 1,5 lần so với sữa thường, protein gấp 2 lần, vitamin A gấp 5-6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và Fe

gấp 1,5 lần. ðặc biệt trong sữa ñầu có nhiều γ-globulin và MgSO4. γ-globulin là kháng thể, nó

có tác dụng tạo sức ñề kháng cho lợn con. Lợn con hấp thu γ-globulin bằng con ñường ẩm

bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ-globulin giảm ñi rất nhanh theo thời gian, nó chỉ

có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất ở 24 giờ ñầu sau khi ñẻ ra, sau ñó sự hấp thu

γ-globulin kém hơn. Nếu không ñược bú sữa ñầu thì 20 - 25 ngày tuổi lợn con mới có khả năng tạo kháng thể. Còn MgSO4 có tác dụng tẩy các chất cặn bã trong quá trình tiêu hoá ở thời kì phát triển thai ñể hấp thu các chất dinh dưỡng mới. Nếu lợn con không nhận ñược MgSO4 thì quá trình tiêu hoá của lợn con bị rối loạn. Do ñó cần cho lợn con bú sữa ñầu càng sớm càng tốt, chậm nhất là 2 giờ sau khi ñẻ ra lợn con phải ñược bú sữa ñầu. Khi lợn mẹ ñẻ xong nên bắt ñầu cố ñịnh ñầu vú cho lợn con. Nếu không cố ñịnh ñầu vú thì những con khoẻ thường tranh bú ở các vú phía trước ngực có nhiều sữa hơn, những con yếu phải bú phía sau nên tỷ lệ ñồng ñều của ñàn con thấp . Khi cố ñịnh ñầu vú nên ưu tiên những con nhỏ yếu ñược bú các vú phía trước ngực. Việc cố ñịnh ñòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ, bắt từng con cho bú. Nếu làm ñều ñặn thì sau 3-4 lần lợn con sẽ quen và sẽ tự bú ở vú ñã quy ñịnh cho nó.

Page 148: Chăn nuôi cơ bản

- 148 -

3.2.2. Tập cho lợn con ăn sớm Tập cho lợn con ăn sớm với 2 mục ñích chính: - ðể sau 21 ngày khi sữa lợn mẹ bắt ñầu giảm thì lợn con ñã biết ăn tốt ñể không ảnh hưởng nhiều ñến tốc ñộ sinh trưởng của lợn con. - Thúc ñẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con sớm phát triển hoàn thiện vì khi có thức ăn vào dạ dày thì kích thích tế bào vách của dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị. Ngoài ra tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái trong quá trình nuôi con và nâng cao khối lượng cai sữa của lợn con vì qua nghiên cứu thấy rằng: Khối lượng cai sữa của lơn con chịu ảnh hưởng tới 57% của thức ăn bổ sung, khoảng 38% của sữa mẹ và 5% của khối lượng sơ sinh. Mặt khác giúp lợn con sớm làm quen với thức ăn và sớm biết ăn ñể có thể cai sữa sớm hơn. Nên bắt ñầu tập cho lợn con ăn từ 6-7 ngày tuổi vì lúc này lợn con ñã bú ñược sữa ñầu hoàn chỉnh. Tốt nhất là dùng thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn của các công ty sản xuất thức ăn dành riêng cho lợn con tập ăn, loại thức ăn này thường thơm ngon, dễ tiêu nên lợn con nhanh biết ăn. Cũng có thể rang các thức ăn hạt lên rồi nghiền nhỏ và cho vào máng ñể lợn con tự nhấm nháp cả ngày. Thức ăn hạt rang lên cũng có mùi thơm, lợn con sẽ thích ăn và tinh bột biến thành dextrin tạo ñiều kiện cho lợn con tiêu hoá tốt hơn. Nếu tập ñều ñặn thì ñến 20 ngày tuổi lợn con ñã biết ăn tốt. Nếu không ñược tập thì ñến 30 ngày tuổi lợn con mới ăn thêm ñược nhiều.

Lợn con ñược tập ăn sớm thì sẽ tăng trọng nhanh hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.

3.2.3. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho lợn con Nguồn dinh dưỡng của lợn con ở 21 ngày ñầu chủ yếu là sữa mẹ. Số lượng và chất

lượng sữa của lợn nái ở giai ñoạn này có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của lợn con. Do ñó cần chú ý nuôi dưỡng tốt lợn nái mới ñủ sữa cho lợn con.

Sau 21 ngày sữa của lợn mẹ bắt ñầu giảm mà nhu cầu các chất dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do ñó nếu chưa cai sữa cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng mới ñảm bảo cho lợn con phát triển bình thường. + Bổ sung năng lượng:

Nói chung trong 1kg thức ăn hỗn hợp của lợn con cần có 3200-3300 Kcal ME. ðể bổ sung năng lượng cho lợn con cần chọn những loại thức ăn có chất lượng cao, dễ tiêu và có hàm lượng xơ thấp (2-3%) như tấm gạo, cám gạo loại I, bột ngô. Bằng phương pháp bổ sung mỡ ñộng vật và thực vật vào khẩu phần ăn của lợn mẹ hay bổ sung trực tiếp vào khẩu phần ăn của lợn con cũng có thể bổ sung thêm năng lượng cho lợn con. + Bổ sung protein:

Lợn con có hệ cơ ñang phát triển rất mạnh, khả năng tích luỹ protein rất lớn nên cần nhiều protein mới ñáp ứng ñược nhu cầu của nó, nhất là sau 21 ngày tuổi sữa lợn mẹ bắt ñầu giảm nên cung cấp thiếu protein cho nhu cầu của lợn con. Hỗn hợp thức ăn cho lợn con cần bảo ñảm 20-22% protein thô. Tốt nhất là ưu tiên cho lợn con nguồn protein ñộng vật có giá trị sinh vật học cao như bột cá, bột sữa, bột thịt. Nguồn protein thực vật tốt nhất cho lợn con là bột ñỗ tương. Nhưng chú ý là khả năng tiêu hoá protein thực vật của lợn con còn kém nên cần

Page 149: Chăn nuôi cơ bản

- 149 -

hạn chế hàm lượng protein thực vật trong khẩu phần. Trong các axit amin không thay thế thì ñối với lợn con quan trọng nhất là lyzin và methyonin. + Bổ sung vitamin:

ðối với lợn con quan trọng nhất là vitamin A, B1, D. Vitamin A có tác dụng kích thích sinh trưởng, chống viêm da, viêm phổi. Vitamim B1 có tác dụng kích thích tính thèm ăn, nếu thiếu thì tính thèm ăn của lợn con giảm, có khi còn gây nôn mửa, gây bại liệt cơ tim. Vitamin D có tác dụng giúp cho cơ thể con vật lợi dụng tốt Ca và P, nếu thiếu thì lợn con sẽ bị còi xương.

Nhu cầu: Vitamin A : 2200 UI/1 kg thức ăn. Vitamin B1 : 1- 1,5 mg/1 kg thức ăn. Vitamin D : 220 UI/1 kg thức ăn. + Bổ sung khoáng:

Quan trọng nhất là: Ca, P, Fe, Cu. Ca và P có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương. Nếu thiếu 2 nguyên tố này thì

lợn con mắc bệnh còi xương, chậm lớn. Trong khẩu phần ăn của lợn con cần bảo ñảm 0,9% Ca, 0,7% P và Ca/P: 1,2-1,8.

Lợn con rất hay thiếu Fe. Trong cơ thể lợn con sơ sinh có khoảng 50 mg Fe mà lợn con mỗi ngày cần 7-10 mg ñể duy trì sinh trưởng, trong khi ñó sữa lợn mẹ mỗi ngày chỉ cung cấp ñược khoảng 1mg Fe. Nếu không bổ sung Fe kịp thời thì chỉ sau khoảng 1 tuần là lợn con có hiện tượng thiếu Fe. Khi thiếu sắt lợn con sẽ bị bệnh thiếu máu, ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn chậm lớn. Có nhiều phương pháp ñể bổ sung Fe cho lợn con:

- Dùng dextran-Fe tiêm cho lợn con vào ngày thứ 3-5 sau khi ñẻ và nên tiêm nhắc lại lần 2 sau 10 ngày. Liều tiêm 1-2 ml/con (tùy nồng ñộ Fe). Trong dextran-Fe thường có 100-125 mg Fe/1ml. Cũng có thể dùng FeSO4 hoà vào nước cho lợn con uống.

- Thiếu Cu cũng như thiếu Fe sẽ dẫn ñến hiện tượng thiếu máu. Có thể dùng CuSO4 , CuO ñể bổ sung cho lợn con.

3.2.4. Giữ ấm cho lợn con ðể giữ ấm thì tốt nhất nên sưởi ấm cho lợn con bằng cách lót rơm hoặc bao tải dưới nền chuồng và dùng ñèn hồng ngoại hay bóng ñèn 100 W treo phía trên ñể cả phần bụng và phần lưng của lợn con ñều ñược ấm. Về mùa ñông nên sưởi ấm cho lợn con ít nhất trong 3 tuần tuổi ñầu. Bên cạnh ñó cần chú ý thêm việc che kín chuồng ñể tránh gió lùa. Nhiệt ñộ thích hợp cho lợn con ở các tuần tuổi như sau: - 1 tuần tuổi: 32-340C - 2 tuần tuổi: 30-320C - 3 tuần tuổi: 28-300C Sau ñó cứ thêm 1 tuần tuổi thì giảm 10C. Ẩm ñộ thích hợp: 65-70%

3.2.5. Cho lợn con vận ñộng ðối với lợn con bú sữa cho vận ñộng bên ngoài có nhiều tác dụng: - Giúp cho quá trình tạo vitamin D3. - Giúp cho lợn con tiếp xúc và thích nghi dần với ñiều kiện ngoại cảnh.

Page 150: Chăn nuôi cơ bản

- 150 -

Do ñó, nếu có ñiều kiện thuận lợi thì nên cho lợn con vận ñộng ñều ñặn hàng ngày. Hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn nái và lợn thịt ñều không chú ý ñến việc cho lợn vận ñộng, có lẽ với mục ñích tiết kiệm diện tích chuồng nuôi và giảm công chăm sóc lợn.

3.2.6. Cai sữa cho lợn con Thời gian cai sữa cho lợn con sớm hay muộn phụ thuộc vào từng giống lợn và ñiều

kiện kinh tế của từng cơ sở chăn nuôi và của từng gia ñình chăn nuôi. Lợn con giống ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại thì có thể cai sữa sớm hơn so với lợn nội và lợn lai nhiều máu nội. Cai sữa sớm cho lợn con có nhiều ưu ñiểm: làm tăng lứa ñẻ/năm, giảm hao hụt cho lợn nái và giảm chi phí cho sản xuất 1 kg khối lượng cơ thể lợn con. Qua tính toán thấy rằng: nếu cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi thì chi phí giảm xuống khoảng 20% so với cai sữa ở 60 ngày tuổi. Khi cai sữa lợn con chú ý phải tiến hành từ từ trong vòng 7 ngày ñể không ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng phát dục của lợn con và tránh viêm vú cho lợn mẹ. Bằng cách giảm dần số lần cho lợn con bú trong 3-4 ngày mới tách hẳn. ðối với lợn con cần chú ý cung cấp ñầy ñủ các chất dinh dưỡng nhưng không cho ăn nhiều ngay ñể tránh bị ỉa chảy. ðối với lợn mẹ có sản lượng sữa cao thì 2-3 ngày trước khi cai sữa lợn con nên giảm lượng thức ăn, sau khi cai sữa 2-3 ngày mới cho ăn bình thường. Hiện nay ở các nước chăn nuôi phát triển thường cai sữa lợn con ở 21-28 ngày tuổi. Ở nước ta nhiều cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại cũng ñã cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi.

IV. Chăn nuôi lợn thịt 4.1. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn thịt 4.1.1. Tốc ñộ sinh trưởng ðể xác ñịnh tốc ñộ sinh trưởng của lợn thịt nhanh hay chậm, thì chúng ta xác ñịnh khả năng tăng trọng trong 1 ngày hay 1 tháng (g/ngày hay kg/tháng). Chỉ tiêu này là 1 chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quan trọng. Nếu lợn tăng trọng nhanh thì thời gian nuôi thịt ngắn, sớm giải phóng chuồng ñể nuôi ñợt khác. Những lợn có tốc ñộ sinh trưởng nhanh thường tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng cũng ít.

4.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Xác ñịnh mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng Cách tính: Tổng kg thức ăn Tổng ñơn vị thức ăn HQSDTT = hay

Tổng khối lượng tăng Tổng kg khối lượng tăng

ðây là một chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật rất quan trọng, càng giảm chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng tăng thì càng hạ giá thành trong chăn nuôi.

4.1.3. Năng suất và chất lượng thân thịt Chỉ tiêu này ñược xác ñịnh khi kết thúc nuôi thịt và qua mổ khảo sát. Năng suất và chất lượng thân thịt ñược ñánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Page 151: Chăn nuôi cơ bản

- 151 -

Khối lượng móc hàm + Tỷ lệ móc hàm = x 100 Khối lượng sống

Khối lượng móc hàm = K. L sống - ( tiết + lông+ nội tạng )

KL móc hàm - (ñầu+ 4 chân) + Tỷ lệ thịt xẻ = x 100 KL sống

KL thịt xẻ - ( KL xương + da ) + Tỷ lệ thịt tinh = x 100 KL thịt xẻ

KL nạc + Tỷ lệ nạc = x 100 KL thịt xẻ + Tỷ lệ mỡ, xương, da: Tính tương tự như tỷ lệ nạc. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, kĩ thuật nuôi dưỡng, kĩ thuật khảo sát. Năng suất và chất lượng thân thịt còn ñược ñánh giá qua các chiều ño.

+ ðộ dài thân thịt: thường ño từ ñốt xương sườn ñầu tiên ñến mấu xương khung bằng thước dây. + ðộ rộng thân thịt: ño qua ñiểm giữa của xương sườn 6-7 bằng thước compa + ðộ dày mỡ lưng: ño ở vị trí xương sườn 6-7 chiếu lên phần lưng bằng thước kẹp + Diện tích “mắt thịt” (diện tích cơ dài lưng): có nhiều phương pháp ño nhưng phương pháp dùng giấy bóng kính mờ có kẻ ô ly là có ñộ chính xác cao nhất.

4.2. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất của lợn thịt 4.2.1. Giống

Giống khác nhau thì sức sản xuất thịt, mỡ khác nhau, rõ rệt nhất là giữa các giống lợn ngoại và lợn nội.

- Tốc ñộ tăng trọng: Lợn ngoại tăng trọng nhanh hơn lợn nội (lợn nội tăng 300-350 g/ngày, lợn ngoại tăng 750-800 g/ngày).

- Hiệu quả sử dụng thức ăn: Các giống lợn ngoại tiêu tốn ít thức ăn hơn các giống lợn nội. Ví dụ: Lợn nội tiêu tốn 4,5-5 kg TĂ/1kg tăng trọng, lợn ngoại tiêu tốn 2,5-3 kg TĂ/1 kg tăng trọng.

- Tỷ lệ móc hàm: Giống lợn nội từ 70-75% , giống lợn ngoại từ 80-82%. - Tỷ lệ nạc: Giống lợn ngoại cao hơn giống lơn nội (lợn nội: 35-46%, lợn ngoại:

52-62%)

4.2.2. Phương pháp nhân giống Dùng lợn lai kinh tế nuôi thịt thì lợn tăng trọng nhanh hơn lợn thuần chủng và tiêu tốn

ít thức ăn hơn. Trong ñiều kiện ở Việt Nam con lai kinh tế giữa lợn ngoại và lợn nội tăng trọng nhanh hơn lợn nội thuần, nhưng còn chậm hơn lợn ngoại thuần.

Page 152: Chăn nuôi cơ bản

- 152 -

4.2.3. Thức ăn, dinh dưỡng và kĩ thuật nuôi dưỡng Nếu cung cấp không ñầy ñủ các chất dinh dưỡng thì lợn tăng trọng chậm, tỷ lệ xương

cao, nhất là khi thiếu năng lượng và protein. Trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì sẽ nâng cao tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ.

Ở tháng cuối nuôi thịt nếu cho lợn ăn nhiều thức ăn thực vật có hàm lượng dầu mỡ cao (> 4%) thì thịt mỡ sẽ mềm. Dùng thức ăn hỗn hợp viên thì lợn tăng trọng nhanh hơn và chi phí thức ăn ít hơn so với dạng tơi do nước bọt tiết nhiều hơn và thức ăn viên ít rơi vãi hơn.

Dùng thức ăn ủ men thì lợn tăng trọng nhanh hơn so với dùng thức ăn không ủ men. Phương pháp cho lợn ăn cũng ảnh hưởng: nếu cho lợn ăn tự do thì tăng trọng nhanh

hơn cho ăn hạn chế nhưng tỷ lệ mỡ cao hơn.

4.2.4. Chế ñộ chăm sóc Nếu cho lợn vận ñộng không thích hợp thì sẽ ảnh hưởng ñến tốc ñộ tăng trọng của lợn.

Ở giai ñoạn ñầu nuôi thịt, nếu không cho lợn vận ñộng hay cho vận ñộng ít thì lợn chậm lớn. Nhưng ở tháng cuối nuôi thịt nếu cho lợn vân ñộng nhiều quá thì lợn sẽ tăng trọng chậm do tiêu hao nhiều năng lượng.

Nếu nhiệt ñộ chuồng nuôi quá cao thì lợn tăng trọng chậm do lợn phải thở nhiều nên rất mệt, tính thèm ăn giảm, nhất là ở giai ñoạn cuối nuôi thịt khi mỡ ñã tích lũy nhiều, hơn nữa lợn là loài gia súc có tuyến mồ hôi kém phát triển nên chịu nóng kém.

Nếu nhiệt ñộ chuồng nuôi quá thấp thì lợn cũng chậm lớn do lợn phải mất nhiều năng lượng ñể duy trì thân nhiệt, ảnh hưởng nhiều nhất là ở tháng ñầu nuôi thịt.

Ẩm ñộ của chuồng nuôi cao sẽ gây cho lợn hay bị ốm, nhất là ñối với lợn ngoại (phổ biến nhất là bệnh xuyễn).

4.2.5. Tính biệt và thiến ðối với lợn ngoại và lợn lai nhiều máu ngoại thì những lợn không thiến sẽ có tốc ñộ

sinh trưởng nhanh hơn những lợn ñược thiến vì những lợn không thiến có hormon sinh dục cũng chính là hormon kích thích sinh trưởng. Nhưng ñối với lợn ñực dùng ñể nuôi thịt nếu không thiến thì ảnh hưởng ñến chất lượng thịt mỡ, thịt mỡ sẽ có mùi hôi do mùi hôi của tuyến sinh dục ñực. Cho nên cả lợn ñực ngoại và lợn ñực lai nhiều máu ngoại khi nuôi thịt ñều nên thiến.

Lợn cái nội và lợn lai mang ít máu ngoại thì nên thiến, vì những lợn này thành thục về tính sớm, nếu không thiến thì tăng trọng chậm vì mỗi lần ñộng dục lợn biếng ăn.

4.2.6. Khối lượng lúc 60 ngày tuổi Lợn thịt thường ñược bắt ñầu nuôi từ 60 ngày tuổi, do ñó giữa khối lượng 60 ngày

tuổi và khối lượng giết thịt có một tương quan chặt. Nếu lợn có khối lượng lúc 60 ngày tuổi cao thì trong quá trình nuôi lợn tăng trọng nhanh, sớm ñạt ñược khối lượng giết thịt. Do ñó, khi chọn lợn nuôi thịt thì cần chọn những con có khối lượng lúc 60 ngày tuổi cao. Tùy từng con lai và tùy từng giống ñể có yêu cầu khối lượng lúc 60 ngày tuổi ñạt ở mức khác nhau:

- ðối với lợn lai 1/2 máu ngoại thì yêu cầu ≥ 12 kg. - ðối với lợn lai 3/4 máu ngoại thì yêu cầu ≥ 15 kg - ðối với lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại thì: ≥ 18 kg

Page 153: Chăn nuôi cơ bản

- 153 -

4.2.7. Thời gian nuôi thịt Nếu thời gian nuôi thịt ngắn quá khi khối lượng còn nhỏ mà ñã kết thúc nuôi thịt thì tỷ

lệ nước và tỷ lệ xương cao. Nếu thời gian nuôi thịt dài quá khi lợn ñạt trên 100 kg thì không kinh tế vì tiêu tốn

thức ăn cho 1 kg tăng trọng cao và tỷ lệ mỡ cao. Do ñó, ñể nuôi lợn thịt có hiệu quả kinh tế cao thì tùy từng con lai và tùy từng giống

ñể có thời gian nuôi thịt thích hợp. - ðối với lợn lai 1/2 máu ngoại: 5,5 - 6 tháng nuôi (7,5 - 8 tháng tuổi). - ðối với lợn lai 3/4 máu ngoại: 4,5-5 tháng nuôi (6,5-7 tháng tuổi). - ðối với lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại thì: 3,5-4 tháng nuôi (5,5-6 tháng tuổi).

4.3. Biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn thịt Trong chăn nuôi lợn thịt ñể có hiệu quả kinh tế cao thì cần ñạt ñược các yêu cầu sau:

+ Lợn tăng trọng nhanh. + Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp. + Có tỷ lệ nạc cao.

Các biện pháp kĩ thuật cần thực hiện ñể ñạt các yêu cầu ñó:

4.3.1. Chọn lợn ñể nuôi thịt Không nên chọn các giống lợn thuộc hướng mỡ ñể nuôi thịt mà chỉ nên

nuôi những lợn hướng kiêm dụng hay hướng nạc. Các giống lợn nội của ta phần lớn thuộc hướng mỡ. Các con lai 1/2 máu ngoại thường thuộc hướng kiêm dụng. Lợn lai kinh tế 3/4 máu ngoại, các giống lợn ngoại như Landrace, Yorkshire và con lai giữa các giống lợn ngoại ñều thuộc lợn hướng nạc.

Khi chọn từng cá thể lợn ñể nuôi thịt thì nên chọn những con trường mình, mông vai nở, lưng dài, lông mượt, phàm ăn, có khối lượng cai sữa cao.

4.3.2. Kĩ thật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt Lợn thịt hướng kiêm dụng hay hướng nạc ñều nuôi theo quy trình 3 giai ñoạn

dựa theo ñặc ñiểm sinh trưởng phát dục và ñặc ñiểm tiêu hóa của lợn. + Giai ñoạn 1: 12-30 kg ( lợn ngoại thường từ 18-30 kg) Ở giai ñoạn này tế bào cơ và tế bào xương của lợn ñang phát triển mạnh do ñó cần cung cấp nhiều protein, vitamin, khoáng. Giai ñoạn này có thể cho ăn tự do, nếu cho ăn hạn chế thì nên cho ăn 4 bữa một ngày. Nhu cầu các chất dinh dưỡng Năng lượng: 3000 Kcal ME/ 1kg TĂ

- Protein thô : 18-19% trong khẩu phần - Vitamin : vitamin A : 1700 UI/1kg TĂ

vitamin B1: 1mg/1kg TĂ vitamin D : 200 UI/ 1kg TĂ

- Khoáng : Ca : 0,7% ; P : 0,6% - Nước uống : 4-5 lít/con/ngày - Tỷ lệ xơ : không quá 5%

Page 154: Chăn nuôi cơ bản

- 154 -

Chuồng lợn ở giai ñoạn này cần nhiều ánh sáng, hệ số chiếu sáng của chuồng nuôi thích hợp là 1/7 - 1/8. Nên phân ñàn hợp lí, mỗi ô chuồng nên nhốt 15-16 con có cùng tháng tuổi và có khối lượng tương ñương nhau. Diện tích chuồng nuôi: 0,3-0,4 m2/ con + Giai ñoạn 2: Lợn từ 31-60 kg

Ở giai ñoạn này hệ cơ và xương cũng ñang phát triển mạnh. Nên hạn chế những loại thức ăn giàu năng lượng ñể lợn không béo sớm. ðối với lợn cái không thiến có thể cho ăn tự do vì lợn tích luỹ mỡ ít. Còn lợn ñực và lợn cái thiến thì nên cho ăn hạn chế ñể hạn chế sự tích luỹ mỡ mạnh.

Nhu cầu dinh dưỡng: - Năng lượng : 3100 Kcal ME/ 1kg TĂ - Protein thô : 16-17% trong khẩu phần. - Vitamin : vitamin A: 1300 UI/ 1kg TĂ

vitamin B1: 1 mg/ 1kg TĂ vitamin D : 150 UI/ 1kg TĂ

- Khoáng : 0,6% Ca ; 0,5%P - Nước uống : 6-8 lít/ con/ ngày. - Tỷ lệ xơ : Không quá 7%.

Chuồng lợn ở giai ñoạn này cũng cần nhiều ánh sáng, hệ số chiếu sáng của chuồng nuôi 1/7 - 1/8. Cần ghép: 12-15 con/ ô chuồng; 0,5-0,6 m2/ con. + Giai ñoạn 3: Lợn từ 61-100 kg ðến giai ñoạn này lợn bắt ñầu tích luỹ mỡ mạnh, tính thèm ăn giảm, thích ngủ nhiều. Nên tăng tỷ lệ thức ăn giàu gluxit và giảm tỷ lệ thức ăn giàu protein trong khẩu phần mới ñem lại hiệu quả kinh tế cao. Không nên cho lợn ăn những loại thức ăn có mùi vị ñặc biệt (mắm tôm, bột cá....). Các loại thức ăn cần ñược chế biến nhỏ ñể lợn ăn ñược nhiều. Nhu cầu dinh dưỡng:

- Năng lượng : 3200 Kcal ME/ 1kg TĂ - Protein thô : 14-15% trong khẩu phần - Vitamin : vitamin B1: 1 mg/ 1kg TĂ

vitamin E : 11 UI/ 1kg TĂ - Khoáng : 0,5% Ca ; 0,45% P - Tỷ lệ xơ : Không quá 7% - Nước uống : 8-10 lít/ con/ ngày

Mức dinh dưỡng trên là cho lợn thịt hướng nạc. ðối với lợn thịt hướng kiêm dụng cần ñiều chỉnh ñể hàm lượng protein thô trong khẩu phần thấp hơn khoảng 1%.

ðể lợn thịt cho tỷ lệ nạc cao thì nồng ñộ năng lượng trong 1 kg thức ăn nên giảm dần qua 3 giai ñoạn (3200, 3100, 3000 Kcal ME/1 kg thức ăn). Phương thức nuôi này thường áp dụng cho lợn nuôi thịt hướng nạc.

Chuồng lợn ở giai ñoạn này chỉ cần ít ánh sáng ñể lợn ngủ ñược nhiều, hệ số chiếu sáng của chuồng nuôi 1/15-1/16.

Page 155: Chăn nuôi cơ bản

- 155 -

Ghép ñàn: 10-12 con/ô chuồng, 0,8-1 m2/con. Cần chú ý chống nóng cho lợn hơn chống rét vì giai ñoạn này lợn ñã béo, mà lợn là loài gia súc hầu như không có tuyến mồ hôi nên chịu nóng kém.

Khi nuôi nhiều nên áp dụng phương thức "cùng vào cùng ra" ñể hạn chế sự lây truyền bệnh và có thời gian trống chuồng ñể khử trùng..

Có thể tham khảo tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt của Việt Nam và của NRC. * Nhu cầu dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp lợn thịt (TCVN 1547-1994)

Loại lợn

Lợn con (10-12 kg)

Lợn choai (20-50 kg)

Lợn vỗ béo (50-90kg)

Chỉ tiêu

Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại

Năng lượng trao ñổi (Kcal/kg)

3000 3200 3200 2800 2900 3000 2800 2900 3000

Protein thô (%) 15 17 19 12 15 17 10 12 14

Xơ thô (%) 5 5 5 7 6 6 8 7 7

Canxi (%) 0,6 0,7 0,8 0,5 0,6 0,7 0,3 0,4 0,5

Photpho (%) 0,4 0,5 0,6 0,35 0,4 0,5 0,25 0,3 0,35

Lyzin (%) 0,9 1,0 1,1 0,6 0,7 0,8 0,5 0,6 0,7

Methionin (%) 0,4 0,5 0,6 0,3 0,4 0,5 0,2 0,3 0,4

Muối(NaCl) (%) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

* Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt ăn tự do (NRC 2000)

Khối lượng (kg)

10-20 20-50 50-80 80-120

Lượng ME trong khẩu phần Kcal/kg

Protein thô (%)

Canxi (%)

Photpho tổng số (%)

Vitamin A (UI)

Vitamin D3

Lyzin

3265

20,9

0,70

0,60

1750

200

0,94

3265

18,0

0,60

0,50

1300

150

0,77

3265

15,5

0,50

0,45

1300

150

0,61

3265

13,2

0,45

0,40

1300

150

0,47

Page 156: Chăn nuôi cơ bản

- 156 -

Câu hỏi và bài tập chương IV Câu hỏi: 1. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn ñực giống và những yếu tố ảnh

hưởng ñến các chỉ tiêu ñó? 2. Các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức sản xuất của lợn ñực giống? 3. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn nái và những yếu tố ảnh hưởng ñến

các chỉ tiêu ñó? 4. Các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái? 5. Nêu những ñặc ñiểm cơ bản của lợn con? 6. Các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn con? 7. Những chỉ tiêu cơ bản ñánh giá sức sản xuất của lợn thịt và những yếu tố ảnh hưởng ñến

các chỉ tiêu ñó? 8. Các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi lợn thịt?

Bài tập Mỗi cá nhân cần tham khảo thêm các công thức hỗn hợp thức ăn dùng cho các loại lợn.

Page 157: Chăn nuôi cơ bản

- 157 -

CHƯƠNG V

CHĂN NUÔI GIA CẦM

Mục ñích: Chương này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về quá trình hình thành trứng của gia cầm, cấu tạo của trứng và các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng trứng. Các chỉ tiêu ñánh gia sức ñẻ trứng và các yếu tố ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng. Các bước chuẩn bị trứng ấp, chế ñộ ấp và kỹ thuật ấp. Qui trình nuôi dưỡng các loại gà.

I. Sức sản xuất trứng Sức sản xuất trứng là một ñặc tính có ích và quan trọng của gia cầm ñẻ trứng. Sức sản xuất trứng cũng là một ñặc tính tái sản xuất quan trọng của tất cả các loài gia cầm. Quá trình hình thành trứng ñược thực hiện trong ñường sinh dục, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của gia cầm mái và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh - thể dịch và các yếu tố của môi trường ngoài.

1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục và quá trình hình thành trứng của gia cầm Trứng gia cầm ñược hình thành ở cơ quan sinh dục của gia cầm mái. Cơ quan này bao

gồm 2 bộ phận quan trọng là buồng trứng và ống dẫn trứng.

1.1.1. Buồng trứng Buồng trứng là nơi hình thành tế bào trứng (lòng ñỏ) và cũng là nơi tổng hợp kích tố sinh dục cái (kích tố buồng trứng). ở gia cầm trưởng thành chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển, còn buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải bị thoái hoá, nguyên nhân gây thoái hoá chưa ñược giải thích rõ. Buồng trứng nằm trong xoang bụng, lệch về phía trái cột sống, phía trước thận. Trên mặt buồng trứng có rất nhiều nang trứng ở các giai ñoạn phát triển khác nhau. Ngay từ khi mới nở gia cầm ñã có một số lượng tế bào trứng nguyên thuỷ nhất ñịnh. Khi trưởng thành chỉ có một số tế bào trứng phát triển, số còn lại bị thoái hoá. Khối lượng buồng trứng thay ñổi theo tuổi. Buồng trứng ở gà con 1 ngày tuổi chỉ nặng 0,03 g; 5 - 6 tháng tuổi nặng 6 - 7 g và ở gà sau khi ñẻ quả trứng ñầu tiên buồng trứng nặng tới 35 - 40 g. Buồng trứng là nơi hình thành lòng ñỏ, màu của lòng ñỏ do các chất mang sắc tố như caroten và xantophin quyết ñịnh.

1.1.2. Ống dẫn trứng Sau khi rụng, tế bào trứng rơi vào ống dẫn trứng. Bộ phận này có cấu tạo hình ống, dài và có nhiều khúc cuộn. Trong ống dẫn trứng có tầng cơ trên thành ống, có một lớp màng nhầy lót bên trong, trên bề mặt màng nhầy có tiêm mao rung ñộng. Trước khi thành thục về tính, ống dẫn trứng của gà mái dài khoảng 8 - 10 cm, nặng 0,2 - 0,3 g. Trong thời kỳ ñẻ, ống dẫn trứng dài khoảng 60- 80 cm, nặng 40- 0 g, ñường kính ñạt khoảng 10 cm. Khi gà nghỉ ñẻ, ống dẫn trứng chỉ dài khoảng 15 - 25 cm.

Căn cứ vào ñặc ñiểm hình thái và chức năng sinh lý có thể chia ống dẫn trứng thành 5 phần: loa kèn, bộ phận tiết lòng trắng, phần eo, tử cung và âm ñạo (hình vẽ trang bên).

Page 158: Chăn nuôi cơ bản

- 158 -

+ Loa kèn Loa kèn là bộ phận ñầu tiên của ống dẫn trứng, có hình phễu, nằm phía dưới và ôm lấy

buồng trứng. Loa kèn dài khoảng 7 cm, ñường kính khoảng 8 - 9 cm. Thành của loa kèn tương ñối dày. Sau khi tế bào trứng rơi vào loa kèn, nếu gặp tinh trùng thì sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Tế bào trứng dừng lại ở ñây khoảng 20 phút. Lớp lòng trắng ñầu tiên ñược tiết ra ở cổ phễu, bao bọc xung quanh lòng ñỏ, do lòng ñỏ chuyển ñộng xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng trắng xoắn lại tạo nên dây chằng lòng ñỏ, nhưng chưa hoàn chỉnh. Dây chằng lòng ñỏ ñược hoàn chỉnh dần, ñến tận tử cung mới kết thúc. Dây này có tác dụng giữ lòng ñỏ ở vị trí trung tâm quả trứng.

+ Bộ phận tiết lòng trắng

Bộ phận tiết lòng trắng là phần dài nhất của ống dẫn trứng, chiều dài của nó khoảng 30 - 35 cm (vào thời kỳ ñẻ nhiều có thể dài tới 50 cm). Bên trong bộ phận tiết lòng trắng có 15 - 25 nếp gấp dọc, các nếp gấp này cao khoảng 4,5 mm và dày khoảng 2,5 mm. Phần này có rất nhiều tuyến tiết ra lòng trắng, có thể tạo ra 1/2 - 2/3 khối lượng lòng trắng của trứng. Trứng dừng ở phần này khoảng 3 giờ.

+ Phần eo (bộ phận tạo màng vỏ)

Phần eo là phần ống dẫn trứng co lại, ñường kính nhỏ, chiều dài khoảng 8 cm. Chức năng của phần eo là tạo ra một phần lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng ở ñây khoảng 70 - 75 phút.

Page 159: Chăn nuôi cơ bản

- 159 -

+ Tử cung

Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 - 10 cm. Thành của tử cung có cơ dọc và cơ vòng; niêm mạc của tử cung có các tuyến tiết ra dịch chứa nhiều nước và chất khoáng. Nhờ ñộ thẩm thấu cao của màng dưới vỏ mà nước và muối khoáng ngấm vào trong trứng làm cho lòng trắng loãng ra. Phía ngoài màng dưới vỏ bắt ñầu hình thành vỏ cứng, mới ñầu là sự lắng ñọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau ñó tăng lên do quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng ñọng ñược hoà lẫn với số ít lòng trắng tạo nên những núm gai rất vững. Những núm gai nhỏ này gắn chặt với nhau nhưng giữa chúng có khoảng trống là các lỗ nhỏ, ñó là các lỗ khí của vỏ trứng có tác dụng trao ñổi khí. Các tuyến ở tử cung còn tiết các sắc tố làm cho vỏ trứng có màu sắc khác nhau. Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo lớp màng mỏng phủ lên trên bề mặt vỏ trứng. Trứng qua tử cung mất khoảng 19 - 20 giờ.

+ Âm ñạo

ðây là ñoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, dài 7 - 12 cm, niêm mạc nhẵn có tuyến tiết ra dịch nhầy tạo ñiều kiện cho sự ñẻ trứng ñược dễ dàng và tham gia hình thành lớp keo trên vỏ. Trong lúc ñẻ trứng âm ñạo lồi ra khỏi huyệt ñể giữ cho trứng khỏi bẩn.

Trứng ñược hình thành trong các bộ phận của ống dẫn trứng mất khoảng 23,5 - 24 giờ.

1.2. Cấu tạo của trứng gia cầm Trứng các loài gia cầm ñều có cấu tạo chung, bao gồm: vỏ, màng dưới vỏ, lòng trắng và

lòng ñỏ.

1.2.1. Vỏ trứng Vỏ làm nhiệm vụ bảo vệ lòng trắng, lòng ñỏ và tạo hình dáng của trứng. Phía ngoài vỏ

ñược phủ một lớp keo dính do âm ñạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ñộ ma sát giữa thành âm ñạo và trứng, tạo ñiều kiện thuận lợi khi gà ñẻ, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng và ngăn cản sự xâm nhập của tạp khuẩn vào trứng.

Page 160: Chăn nuôi cơ bản

- 160 -

Vỏ trứng có ñộ dày trung bình 0,2 - 0,6 mm. ðộ dày của vỏ trứng không ñều: dày nhất ở ñầu nhỏ và giảm dần về phía ñầu lớn. Trên bề mặt vỏ có nhiều lỗ khí, trung bình mỗi vỏ trứng gà có khoảng 7 600 – 10 000 lỗ khí. Mật ñộ lỗ khí phân bố không ñều, nhiều nhất phía ñầu lớn và giảm dần về phía ñầu nhỏ.

Dưới vỏ cứng là hai lớp màng dưới vỏ, chúng ñược tạo thành từ những sợi protein bện lại với nhau. Hai lớp này gắn chặt với nhau và chỉ tách ra ở phía ñầu lớn của trứng tạo thành buồng khí, có vai trò quan trọng trong quá trình trao ñổi khí ñể phôi phát triển. Những trứng bẩn sẽ cản trở ñến ñộ dẫn truyền khí, do ñó ảnh hưởng ñến sự phát triển của phôi và ñôi khi dẫn ñến chết phôi. Thông thường vỏ trứng chiếm khoảng 12% khối lượng trứng.

1.2.2. Lòng trắng Lòng trắng gồm 4 lớp có ñộ quánh khác nhau, tỷ lệ các lớp như sau: Lớp lòng trắng

loãng ngoài chiếm 23,2%; lớp lòng trắng ñặc giữa 57,3%; lớp lòng trắng loãng giữa 11,8% và lớp lòng trắng ñặc trong chiếm 2,7%. Tỷ lệ các lớp này dao ñộng và phụ thuộc vào khối lượng trứng, ñộ tươi của trứng, giống, loài, cá thể, chế ñộ nuôi dưỡng chăm sóc và bảo quản trứng, vv ...

Lòng trắng có tác dụng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. Trong lòng trắng còn có dây chằng lòng ñỏ, cấu tạo bằng protein, hình xoắn, có tác dụng giữ cho lòng ñỏ luôn ở vị trí trung tâm của trứng và ít bị chấn ñộng.

1.2.3. Lòng ñỏ Lòng ñỏ là tế bào trứng gia cầm, nằm ở trung tâm của quả trứng, có dạng hình cầu,

ñường kính khoảng 35 - 40 mm. Lòng ñỏ bao gồm các phần sau: màng, nguyên sinh chất và nhân.

Màng của lòng ñỏ rất mỏng, có khả năng ñàn hồi cao, chiều dày màng lòng ñỏ khoảng

16 ñến 20µ. Tính ñàn hồi và ñộ bền của màng lòng ñỏ giảm dần theo thời gian bảo quản; ở những trứng cũ màng thường bị rách do va chạm mạnh. Màng lòng ñỏ có tính thẩm thấu và chọn lọc cao ñể thực hiện trao ñổi chất giữa lòng trắng và lòng ñỏ.

Nguyên sinh chất bao gồm nhiều lớp: bào quan chứa ty lạp thể, lưới Golgi, thể vùi chứa protein, lipit, gluxit và các axit amin… ðặc biệt là protein và lipit kết hợp với nhau tạo thành lipoprotein. Từ ñó hình thành nên những thể vùi lòng ñỏ gồm nhiều tầng, ñó là những vòng tròn ñồng tâm, có màu sắc ñậm nhạt khác nhau còn gọi là ñĩa sáng và ñĩa tối. ở giữa lòng ñỏ tập trung một lớp lòng ñỏ trắng, lớp này kéo dài tới tận ñĩa phôi gọi là hốc lòng ñỏ. Hốc lòng ñỏ có nhiệm vụ thu hút các chất dinh dưỡng cho phôi phát triển ở giai ñoạn ñầu.

Trên bề mặt lòng ñỏ có một ñĩa tròn, ñường kính khoảng 1 - 2 mm, màu nhạt hơn màu lòng ñỏ, ñó là nhân tế bào trứng hay còn gọi là ñĩa phôi. Nếu trứng ñược thụ tinh thì ñĩa phôi chiếm gần hết diện tích nhân của tế bào trứng. Trong nhân có chứa AND, ARN, protein và 40 ñôi nhiễm sắc thể. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ giữ vai trò trao ñối chất giữa nguyên sinh chất và nhân. Màu sắc của lòng ñỏ phụ thuộc vào hàm lượng caroten trong thức ăn và sắc tố trong cơ thể gia cầm. Lòng ñỏ chiếm khoảng 32% so với khối lượng trứng. Tỷ lệ lòng ñỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, di truyền, cá thể, tuổi, ñiều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, mùa vụ...

Page 161: Chăn nuôi cơ bản

- 161 -

1.3. Thành phần hoá học của trứng gia cầm Ở các loài gia cầm khác nhau, trứng có thành phần hoá học khác nhau. Bảng 5.1: Thành phần hoá học của trứng gia cầm (%)

Chất hữu cơ Loài Nước VCK

Tổng số Protein Lipit Gluxit

Chất vô cơ

Gà Gà Tây Vịt Ngỗng

73.6 73.7 69.7 74.6

26.4 26.3 30.3 29.4

25.6 25.5 29.3 28.2

12.8 13.1 13.7 14.0

11.8 11.7 14.4 13.0

1.0 0.7 1.2 1.2

0.8 0.8 1.0 1.2

Số liệu bảng trên cho biết thành phần hoá học của trứng các loại gia cầm. Trứng thuỷ cầm có tỷ lệ nước ít hơn và mỡ nhiều hơn trứng của gia cầm trên cạn.

Thành phần hoá học của các phần ở trứng cũng khác nhau.

1.3.1. Thành phần hoá học của vỏ Bao gồm chủ yếu các tinh thể cacbonat canxi (89,97%), ngoài ra còn chứa 2% MgCO3;

0.5 - 5% Ca3(PO4)2; Mg2(PO4)2. Protein của vỏ chủ yếu là colagen làm hoà tan các muối khoáng trong quá trình hình thành vỏ cứng. Hàm lượng canxi và photpho trong vỏ phụ thuộc vào các chất này trong khẩu phần và mức ñộ ñáp ứng vitamin D cho gia cầm. Nếu khẩu phần thiếu canxi hoặc vitamin D, gia cầm thường ñẻ trứng vỏ mềm hoặc không vỏ.

+ Màng dưới vỏ: chủ yếu là keratin, một loại protein keo dính, chứa nhiều lưu huỳnh. Ngoài ra còn có các ion Ca2+ và một số ion khác.

1.3.2. Thành phần hoá học của lòng trắng Chủ yếu là albumin - một loại protein hoà tan trong nước và trong muối trung tính, khi

ñun nóng dễ bị ñông vón. Lòng trắng còn có mucoprotein và muxin, ngoài ra còn có các ion Fe, có tác dụng liên kết chặt chẽ với các thể protein do ñó hạn chế sự lợi dụng của vi sinh vật.

1.3.3.Thành phần hoá học lòng ñỏ Lòng ñỏ là phần giàu chất dinh dưỡng nhất của trứng, protein chiếm 17%, trong ñó

nhiều nhất là ovovitelin; lipit chiếm 33%, lipit của lòng ñỏ chứa nhiều axit béo như axit palmitic, stearic... Lòng ñỏ có màu vàng vì chứa nhiều sắc tố ... Ngoài ra còn chứa nhiều chất khoáng như K, Na, Mg, Ca... ở các dạng muối.

Ngoài các chất dinh dưỡng như protein, lipit, gluxit và các chất khoáng, trong trứng còn có nhiều loại vitamin như: A, D, E, K và các vitamin nhóm B. Như vậy trứng là loại sản phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.

1.4. Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng trứng gia cầm ðể ñánh giá chất lượng trứng gia cầm người ta căn cứ vào: khối lượng trứng, màu sắc

vỏ, ñộ dày vỏ, hình thái trứng, tỷ lệ lòng trắng lòng ñỏ, …

1.4.1. Khối lượng trứng ðây là một trong những chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá chất lượng trứng. Trong trường

hợp gia cầm có sản lượng trứng như nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng khác nhau. Do ñó, khối lượng trứng là chỉ tiêu ñánh giá sản lượng trứng tuyệt ñối

Page 162: Chăn nuôi cơ bản

- 162 -

ở gia cầm. Ví dụ: một gà mái ñẻ 200 trứng, mỗi trứng có khối lượng trung bình 50 g, sản lượng trứng tuyệt ñối của con gà mái ñó là 10 kg. Nếu khối lượng trứng trung bình ñạt 60 g thì sản lượng trứng tuyệt ñối là 12 kg.

Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, tuổi, khối lượng của gia cầm mẹ và chế ñộ nuôi dưỡng.

1.4.2. Chất lượng vỏ

* Màu sắc Màu sắc vỏ trứng do sắc tố ở tử cung quyết ñịnh. Tính trạng này có hệ số di truyền cao

(h2 =0,55 - 0,77). Mỗi giống, dòng có màu sắc vỏ ñặc trưng phù hợp với màu lông. Thực tế màu sắc vỏ trứng không ảnh hưởng ñến chất lượng trứng, nhưng ảnh hưởng ñến thao tác kỹ thuật trong kiểm tra trứng ấp và thị hiếu người tiêu dùng.

* ðộ dày ðộ dày vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ấp. Nếu vỏ quá mỏng, trứng dễ

dập vỡ không ñủ khoáng cho phôi phát triển; nếu vỏ quá dày, quá trình hô hấp của phôi bị cản trở và gà con khó mổ vỏ khi nở. ðộ dày vỏ trứng biến ñộng trong khoảng 0,31 - 0,38 mm. ðộ dày vỏ không ñều, có xu hướng giảm dần từ ñầu nhỏ ñến ñầu lớn. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào mức ñộ dinh dưỡng trong thức ăn, ñặc biệt hàm lượng Ca, P và vitamin D. Khi khẩu phần thiếu Ca, P hoặc vitamin D thì trứng gia cầm ñẻ ra thường có vỏ mềm hoặc không có vỏ.

1.4.3. Hình thái trứng Thông thường trứng gia cầm có hình bầu dục, một ñầu lớn một ñầu nhỏ. Hình thái

trứng ñược biểu thị qua chỉ số hình thái: là tỷ lệ giữa ñường kính lớn và ñường kính nhỏ. Chỉ số hình thái trung bình của trứng gà là 1,32 (dao ñộng trong khoảng 1,13 - 1,67), của trứng vịt là 1,30 (khoảng 1,20 - 1,58). Trứng có chỉ số hình thái dao ñộng xung quanh trị số trung bình của dòng, giống là tốt nhất. Những trứng có chỉ số hình thái càng xa chỉ số trung bình thì tỷ lệ ấp nở càng thấp. Khi chọn lọc trứng ấp cần loại bỏ những trứng có hình dạng không bình thường. Thường gặp một số trường hợp trứng dị hình sau:

- Trứng có vỏ mềm: do thức ăn thiếu một số khoáng chất (Ca, P…), do cơ thể bị chấn ñộng thần kinh quá mạnh, chưa kịp tạo vỏ trứng ñã ñẻ, hoặc do tử cung bị viêm làm mất chức năng tạo vỏ… Trứng ñẻ ra chỉ có màng lòng trắng dày và dai.

- Trứng giả (trứng nhỏ không có lòng ñỏ): do một giọt máu hoặc vật lạ xuất hiện trong ống dẫn trứng ñã kích thích phần phân tiết lòng trắng tiết ra bao bọc lấy vật lạ, tiếp tục ñến phần tạo vỏ và ñẻ ra ngoài.

- Trứng có hai lòng ñỏ (trứng quá to): do hai tế bào trứng cùng rụng một thời ñiểm hoặc cách nhau không quá 20 phút.

- Trứng trong trứng: trường hợp này ít gặp. Nguyên nhân là: khi một trứng ñã ñược tạo ra hoàn chỉnh, bị kích thích ñột ngột, ống dẫn trứng co lại gây ra nhu ñộng ngược lên phía trên, nếu trứng này gặp tế bào trứng mới rụng thì nó ñược nằm cùng với lòng ñỏ trứng mới bên ngoài ñược bao bọc tiếp lòng trắng và vỏ cứng. Nếu không gặp tế bào trứng mới rụng, nó cũng sẽ ñược ñẩy xuống phần dưới ñể tạo lòng trắng và vỏ cứng.

- Trứng biến dạng: là những trứng quá dài, quá tròn, hoặc bị thắt eo ở giữa. Nguyên nhân do sự co bóp không ñều của ống dẫn trứng.

Page 163: Chăn nuôi cơ bản

- 163 -

1.4.4. Khối lượng lòng trắng, lòng ñỏ Khối lượng lòng trắng, lòng ñỏ ñược xác ñịnh ñể tính tỷ lệ lòng trắng/lòng ñỏ. ðây là

chỉ tiêu liên quan ñến tỷ lệ ấp nở; bình thường chỉ số này khoảng 2/1 là ñạt yêu cầu trứng ấp.

1.4.5. Chỉ số lòng ñỏ Là tỷ lệ giữa chiều cao lòng ñỏ và ñường kính lòng ñỏ. Chỉ số này biểu hiện trạng thái

và chất lượng của lòng ñỏ; ở trứng gia cầm tươi, dao ñộng trong khoảng 0,4 - 0,5. Chỉ số này phụ thuộc vào loài, giống, cá thể... và giảm dần theo thời gian.

1.4.6. Chỉ số lòng trắng ñặc Chỉ số lòng trắng ñặc (CSLTð) là tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng ñặc và ñường kính

trung bình của lòng trắng.

CSLTð = 2/)( dD

H

+

Trong ñó H là chiều cao lòng trắng ñặc (mm), D là ñường kính lớn và d là ñường kính nhỏ (mm).

Chỉ số này ở trứng gà tươi khoảng 0,08 - 0,09.

1.4.7. ðơn vị Haugh Ngoài các chỉ tiêu trên ở một số nước còn dùng ñơn vị Haugh ñể kiểm tra chất lượng

trứng ấp. ðơn vị Haugh (HU) ñược xác ñịnh thông qua khối lượng trứng (W) và chiều cao lòng trắng ñặc (H). ðơn vị Haugh ñược tính theo công thức sau:

HU = 100 log (H+ 7,57 – 1,7W 0,37) Trong thực tế người ta thường dùng bảng tính sẵn ñơn vị Haugh, khi biết chiều cao

lòng trắng ñặc và khối lượng trứng. ðơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt.

Cách phân biệt trứng mới, trứng cũ:

+ Quan sát bên ngoài: Trứng mới trên bề mặt vỏ thường có chấm vôi lấm tấm màu sáng; trứng cũ có màu vỏ xỉn, nhẵn bóng.

+ Soi trứng: Trứng mới có buồng khí nhỏ, lòng trắng trong, lắc không có tiếng ñộng. Trứng cũ có buồng khí lớn, lòng trắng ñục vàng, lắc có tiếng ñộng do dây chằng bị ñứt.

+ ðo tỷ trọng: Trứng mới có tỷ trọng cao hơn trứng cũ. Trứng bảo quản càng lâu tỷ trọng càng giảm.

1.5. Sức ñẻ trứng của gia cầm 1.5.1. Một số chỉ tiêu ñánh giá sức ñẻ trứng * Sức ñẻ trứng: là số trứng thu ñược của mỗi ñàn hoặc mỗi mái ñẻ ra trong một khoảng thời gian xác ñịnh nào ñó

Có nhiều cách tính; có thể tính bằng số trứng ñẻ trong một tháng, một năm, một chu kỳ ñẻ trứng sinh học hay của một ñời mái ñẻ. Trong thực tế thường tính bằng số trứng ñẻ trong 365 ngày kể từ khi gia cầm ñẻ quả trứng ñầu tiên, hay ñược tính bằng số trứng ñẻ ra cho ñến khi gà ñược 500 ngày tuổi hoặc bằng số trứng ñẻ ra trong một chu kỳ ñẻ trứng sinh học (từ khi ñẻ quả trứng ñầu tiên cho ñến khi ngừng ñẻ thay lông).

Page 164: Chăn nuôi cơ bản

- 164 -

* Chu kỳ ñẻ trứng: là khoảng thời gian ñẻ trứng liên tục. Chu kỳ này có thể ngắn hoặc dài. Giữa các chu kỳ ñẻ trứng có thời gian nghỉ ñẻ. Chu kỳ ñẻ trứng càng dài thì thời gian nghỉ ñẻ càng ngắn và ngược lại.

* Nhịp ñộ ñẻ trứng: là ñộ lặp lại của chu kỳ ñẻ trứng. Sự lặp lại tương ñối giống nhau về chu kỳ ñẻ trứng gọi là nhịp ñộ ñẻ trứng ñều, nếu khác nhau gọi là ñẻ trứng không ñều.

Những gia cầm ñẻ tốt có chu kỳ ñẻ trứng dài, nhịp ñộ ñẻ trứng ñều, thời gian nghỉ ñẻ ngắn, còn những gia cầm ñẻ xấu có dấu hiệu ngược lại.

* Cường ñộ ñẻ trứng ñược biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm số trứng ñẻ ra trong một khoảng thời gian xác ñịnh, không kể ñến chu kỳ hay nhịp ñẻ. Công thức tính như sau:

F = zn

n

+ x 100

Trong ñó: F = cường ñộ ñẻ trứng (%); n = số ngày ñẻ trứng và z = số ngày nghỉ ñẻ. Ví dụ: Một gà mái ñẻ 15 trứng trong 30 ngày thì cường ñộ ñẻ trứng là 50%.

1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất trứng Sức sản xuất trứng là chỉ tiêu phức tạp và không ổn ñịnh, chịu ảnh hưởng của các yếu

tố bên trong và bên ngoài ñược nêu dưới ñây. - Các giống, dòng gia cầm khác nhau có sức sản xuất trứng khác nhau. Ví dụ: Giống gà

Goldline ñạt sản lượng trứng 313 - 323 quả/năm, giống gà Ri chỉ ñạt 90 - 110 quả/năm. Những dòng ñược chọn lọc kỹ thường ñạt chỉ tiêu này cao và hơn những dòng không chọn lọc kỹ 15 - 30% về sản lượng trứng.

- Tuổi của gia cầm mẹ có liên quan trực tiếp ñến sức ñẻ trứng. ở gà, sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm 15 - 20% so với năm thứ nhất. ở vịt, sản lượng trứng ñạt cao vào năm thứ hai; còn ở ngỗng, tăng dần từ năm thứ nhất ñến năm thứ ba, sau ñó giảm dần.

- Tuổi thành thục sinh dục là ñặc ñiểm di truyền cá thể và có ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng của gia cầm. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào loài, giống, dòng, mùa vụ nở, thức ăn chăm sóc…. ở gà, chỉ tiêu này biến ñộng trong khoảng 150 -190 ngày.

- Mùa vụ có ảnh hưởng trực tiếp ñến sức ñẻ trứng của gia cầm. Về mùa hè, nhiệt ñộ cao, sản lượng trứng thường giảm so với mùa xuân và mùa thu. Nhiệt ñộ thích hợp cho gà ñẻ là 15 - 200C.

- Ánh sáng cũng liên quan ñến sản lượng trứng, ñược xác ñịnh thông qua thời gian chiếu sáng và cường ñộ chiếu sáng. ở nước ta, ñối với gà ñẻ phải ñảm bảo thời gian chiếu sáng 14 - 16 giờ mỗi ngày và cường ñộ chiếu sáng 3 – 4 W/m2 nền chuồng.

- Thời gian nghỉ ñẻ thay lông: Sau một chu kỳ ñẻ trứng sinh học, gia cầm nghỉ ñẻ thay lông. Những con thay lông sớm là những con ñẻ kém và kéo dài thời gian thay lông, nghỉ ñẻ tới 4 tháng và ảnh hưởng tới sản lượng trứng. Ngược lại, nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ ñẻ dưới hai tháng. ðặc biệt, những cá thể cao sản có thời gian nghỉ ñẻ chỉ 4 - 5 tuần.

Ngoài các yếu tố trên, sức sản xuất trứng còn phụ thuộc vào dinh dưỡng, chăm sóc, dịch bệnh, tính ấp bóng…

Page 165: Chăn nuôi cơ bản

- 165 -

II. Kỹ thuật ấp trứng 2.1. Chuẩn bị trứng ấp 2.1.1. Thu nhặt trứng

Sau khi ñẻ, trứng ñược tiếp xúc với môi trường xung quanh, dễ bị bẩn, nhiễm khuẩn và nấm mốc. Vì vậy, cần phải có quy trình thu nhặt sớm ñể hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào trứng. Các loài gia cầm khác nhau thường ñẻ trứng vào các thời ñiểm khác nhau trong ngày. Gà thường ñẻ vào khoảng 8 - 14 giờ, vịt thường ñẻ vào khoảng 0 - 5 giờ sáng. Vào mùa ñông gà, vịt thường ñẻ muộn hơn so với mùa hè. Mùa ñông khí hậu thời tiết nước ta rất lạnh, mùa hè lại rất nóng nên ảnh hưởng tới chất lượng trứng ấp. Chính vì vậy, cần thu trứng giống nhiều lần trong ngày, ít nhất là 4 lần. Không ñể trứng lâu ở chuồng khi nhiệt ñộ cao. Trứng thu xong phải ñược chuyển ngay về nơi tập trung ñể phân loại, xông sát trùng trước khi ñưa vào kho bảo quản. Quá trình thao tác không làm lẫn lộn trứng của các ñàn khác nhau.

Các trứng bẩn, dập và nứt… phải ñược xếp vào vỉ riêng và chuyển về kho trứng thương phẩm, không bảo quản chung phòng với trứng giống. Ta không nên lau trứng giống bằng khăn ướt hoặc nhúng rửa, chỉ nên xông khô bằng hơi formol và thuốc tím.

2.1.2. Vận chuyển trứng Nguyên tắc vận chuyển trứng là không ñể trứng xây sát, vỏ bị vỡ dập, dây chằng lòng

ñỏ bị ñứt và dẫn ñến sự xáo trộn lòng trắng với lòng ñỏ. Phải có xe chuyên dùng ñể vận chuyển. Xe vận chuyển phải có mui bạt phủ kín. Nếu vận chuyển trứng ñi xa thì các khay trứng phải ñặt vào các thùng cát tông và xe phải có ñiều hoà nhiệt ñộ. Các dụng cụ thu trứng phải ñược sát trùng. Về mùa hè, nên vận chuyển trứng vào buổi sáng hoặc chiều mát; vào mùa ñông, nên vào buổi trưa.

2.1.3. Chọn lọc trứng Chất lượng trứng ấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong ñó quan trọng nhất là chất lượng

ñàn bố mẹ và ñiều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Trứng ấp phải ñược chọn từ những ñàn bố mẹ khoẻ mạnh, ñược nuôi dưỡng ñúng kỹ thuật, không bị thiếu các chất dinh dưỡng ñặc biệt là các vitamin và chất khoáng quan trọng, không có dịch bệnh nguy hiểm và có ñộ tuổi thích hợp. Nhìn chung những trứng ñẻ ở thời ñiểm ñẻ rộ có khả năng ấp nở cao hơn so với những trứng ñẻ ở ñầu và cuối kỳ.

Phải ñảm bảo yêu cầu chung về chất lượng trứng ấp. Vỏ phải sáng, sạch sẽ, không sần sùi, không có vết rạn nứt, loại bỏ trứng dính phân, dính máu. ðộ dày của vỏ vào khoảng 0,35 - 0,36 mm, chỉ số hình dạng trứng khoảng 1,33 - 1,36 mm là thích hợp. Nên chọn những trứng ñều ñặn, cân ñối, không quá to hoặc quá nhỏ, buồng khí nằm ở ñầu lớn, lòng ñỏ tròn nằm ở giữa. Khi soi nhìn thấy rõ bóng ñen của lòng ñỏ, lòng trắng phải ñặc, sánh trong suốt, sạch sẽ, không có máu hoặc dị vật. Tỷ lệ giữa các phần lòng trắng, lòng ñỏ, vỏ và màng vỏ tương ứng là: 56, 32, 12. Tỷ lệ giữa lòng trắng/lòng ñỏ là 2/1. ðặc biệt, thể trọng gà con mới nở phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng của trứng, vì vậy khi chọn lọc trứng ấp cần quan tâm ñến chỉ tiêu này. Trứng ñủ lớn, có ñộ ñồng ñều cao ñạt mọi yêu cầu vệ sinh sẽ cho gà con chất lượng cao, ñồng ñều, mau lớn và tỷ lệ nuôi sống cao… Tuỳ giống gà, khối lượng trứng giống tốt nhất ñể ấp có thể chênh nhau chút ít, nhưng nói chung khoảng 50 - 60g. Trứng trên 60g thường là trứng của gà ñẻ năm thứ hai, nên ít ñược ưa chuộng. Ngoài ra cần phải quan tâm

Page 166: Chăn nuôi cơ bản

- 166 -

ñến hàm lượng các vitamin A, B2 và carotenoit trong trứng. Cụ thể trong 1 gam lòng ñỏ trứng gà cần có 6 – 8 mg vitamin A và 4 - 5 mg B2. Trong 1 gam lòng ñỏ gà tây cần có 9 -11mg vitamin A và 15mg carotenoit. Trong 1 gam lòng ñỏ trứng thuỷ cầm cần có 10 - 13mg vitamin A và 6 - 7 mg B2 và không dưới 2mg carotenoit.

Trứng giống phải mới; trứng càng mới càng có tiềm năng cho tỷ lệ ấp nở nở cao và cho nhiều gà con loại I. Tuổi của trứng gà giống từ lúc ñẻ ñến lúc ñưa vào ấp không nên quá 7 ngày dù ñược bảo quản tốt nhất.

2.1.4. Bảo quản trứng Trứng giống chưa ấp ngay nhất thiết phải ñược bảo quản trong kho sạch, thoáng khí,

khô ráo, không có vi khuẩn gây bệnh, dễ cọ rửa lau chùi không bụi bặm, ngăn ñược sự xâm nhập của kiến, ruồi, dán, chuột… Phòng có ñủ kệ, sàn, xe ñẩy và các loại vỉ, thùng ñựng trứng ñúng quy cách. Không ñể trứng sát nền và sát tường. Trước khi ñưa vào kho lạnh, phải làm mát dần trứng trong vài ba giờ ở 22 - 230C. Nhiệt ñộ thích hợp trong kho bảo quản trứng khoảng 16 - 210 C. Nếu nhiệt ñộ bảo quản cao hoặc thấp thì kết quả ấp nở giảm. ẩm ñộ thích hợp ñể bảo quản trứng vào khoảng 70 - 75 %, ẩm ñộ thấp quá sẽ làm trứng mất nước nhiều, tỷ lệ hao hụt cao, ẩm ñộ cao quá tạo ñiều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Thời gian bảo quản 3 - 5 ngày là thích hợp, không nên kéo dài quá 7 ngày. Sau 7 ngày khối lượng trứng giảm nhiều do sự bốc hơi nước, dung tích buồng khí tăng, lòng trắng ñặc lại, lòng ñỏ loãng do nước từ lòng trắng ngấm sang, màng lòng ñỏ giảm tính ñàn hồi.

2.1.5. Khử trùng trứng Trước khi ñưa vào kho bảo quản, trứng cần ñược khử trùng ñể tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc. Có nhiều phương pháp khử trùng khác nhau ñược nêu ra dưới ñây. - Khử trùng bằng hơi formandehyd

Trứng ñược ñưa vào phòng nhỏ hoặc máy ấp riêng. Dung dịch formalin ñược rót vào bát hoặc cốc sứ với khối lượng xác ñịnh rồi ñược ñặt vào phòng hoặc máy gần quạt gió.

Liều dùng: 1m3 phòng hoặc máy cần 35ml dung dịch formalin, và 17,5g thuốc tím (KMnO4). ðổ thuốc tím vào dung dịch formalin và ñóng cửa lại, phản ứng sẽ giải phóng formaldehyd.

Nếu khử trùng trong máy ấp, yêu cầu phải giữ nhiệt ñộ trong máy là 37 -380C, thời gian khử trùng kéo dài 20 - 30 phút. Nếu khử trùng trong phòng riêng, không có nguồn nhiệt thì nhiệt ñộ trong phòng nên giữ ở 12 - 220 C trong suốt 3 giờ.

- Chiếu trứng bằng tia tử ngoại

Khay trứng ấp ñược ñặt vào giá bàn, ñèn ñể cách khay trứng 40 cm chiếu cả hai phía cả trên và dưới, thời gian chiếu kéo dài 20 -30 phút. Chiếu trứng bằng tia tử ngoại có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát triển phôi, có thể làm tăng tỷ lệ nở 5 - 6%.

- Sát trùng trứng bằng nước ôxy già (H2O2)

Phun lần ñầu tại chuồng gà bằng dung dịch H2O2 20 ml/galon nước (1 galon =3,785 lít). Khi trứng về tới trạm ấp ñược phun lần thứ hai bằng dung dịch H2O2 10%. Sau ñó nhập trứng vào kho và cho ấp, không phải sát trùng nữa. Dụng cụ dùng ñể phun trứng có thể là bơm tay hoặc bình phun ñeo vai. Trứng ñược phun ướt ñẫm như ñược nhúng rửa.

Page 167: Chăn nuôi cơ bản

- 167 -

2.2. Chế ñộ ấp Chế ñộ ấp bao gồm: nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ñảo trứng, thoáng khí, làm lạnh trứng.

2.2.1. Nhiệt ñộ ấp Nhiệt ñộ ấp là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình ấp và ảnh hưởng nhiều ñến tỷ lệ

ấp nở. Nhiệt ñộ ấp thay ñổi tuỳ theo loại máy ấp, phương thức ấp, mùa vụ, thời ñiểm ấp. Ở máy ấp ñơn kỳ, nhiệt ñộ ấp như sau: 1 - 3 ngày: 380C 4 - 12 ngày: 37,80C 13 -19 ngày: 37,50C. Ở máy nở từ ngày 19 ñến 21: 370C. Ở máy ấp ña kỳ: 1 - 15 ngày: 37,8 0 C 16 - 18 ngày: 37,5 0 C Khi sang ngày thứ 19 trứng ñược chuyển sang máy nở và duy trì ở nhiệt ñộ 37 0 C.

Các lô trứng vào sau cũng có nhiệt ñộ ấp 37,5 0 C, nhưng khi vào lô trứng mới trong 24 giờ ñầu tăng nhiệt ñộ ấp lên 37,8 0 C.

Ở miền Bắc nước ta, về mùa ñông cần tăng nhiệt ñộ ấp lên so với các mùa khác. Nhiệt ñộ ấp cao quá hoặc thấp quá so với quy ñịnh ñều ảnh hưởng không tốt ñến sự

phát triển của phôi.

- Nhiệt ñộ cao trong những ngày ấp ñầu tiên làm phôi bị tụ huyết, xuất huyết, các mạch máu căng ñầy, các mô và cơ quan phủ tạng ñều trong tình trạng trên. Nhiệt ñộ cao ñột ngột vào giữa thời kỳ ấp gây chết phôi, phôi tụ huyết, xuất huyết lấm tấm ở da, có khi thấy ở tim, não. Vào ngày thứ 19 soi kiểm tra thấy sự phát triển của phôi rất khác nhau. Phần lớn trứng phát triển nhanh có màu ñỏ sẫm, cổ phôi nhô lên buồng khí. Một số trứng ở ñầu nhọn ñã tối ñen, nhưng phần lớn trứng còn lại ñầu nhọn vẫn còn sáng, vì lòng trắng chưa tiêu hết, có màng túi niệu với hệ thống mạch máu bọc ngoài. Gà con mổ vỏ sớm ở ngày ấp thứ 18 - 19. Vết mổ vỏ nhỏ, mảnh vỏ rơi ra nhỏ hơn bình thường. Một số trứng có hiện tượng vết mổ vỏ nằm thấp về phía ñầu nhọn (dấu hiệu bay hơi nhanh). Trứng nở sớm hơn bình thường. Gà con nở ra nhỏ, lông xơ xác, thưa, ngắn và bẩn. Bụng gà con to do túi lòng ñỏ còn lớn. Nhiều gà con hở rốn, rốn có vết máu khô thành vẩy. Máu ở rốn là dấu hiệu ñặc trưng của nhiệt ñộ cao.

- Nhiệt ñộ thấp cũng ảnh hưởng ñến sự phát triển của phôi. Thiếu nhiệt trong những ngày ấp ñầu tiên làm giảm hẳn sự phát triển của phôi, hệ thống mạch máu kém phát triển, phôi bé, nằm gần vỏ, yếu, ít di ñộng. Phôi phát triển chậm làm thời gian ấp nở kéo dài so với bình thường. Gà con mổ vỏ chậm và không ñồng loạt. Vết mổ nằm gần ñầu lớn của trứng. Vỏ trứng ở vết mổ rơi ra từng mảnh lớn. Gà con khó phá vỏ trứng ñể chui ra ngoài. Nếu thiếu nhiệt không nhiều, gà con nở ra lông dài, rốn kín, không có vết sẹo, túi lòng ñỏ bé, bụng mềm, nhưng nói chung gà yếu, hay nằm, ñứng không vững. Nếu thiếu nhiệt kéo dài làm gà con nở ra nặng bụng do túi lòng ñỏ lớn và chứa ñầy dịch lòng ñỏ loãng.

2.2.2. Ẩm ñộ Ẩm ñộ cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình ấp. Người ta thường dùng ñộ ẩm

tương ñối (%) ñể theo dõi ẩm ñộ trong máy ấp.

Page 168: Chăn nuôi cơ bản

- 168 -

Ở máy ấp nở riêng yêu cầu ñộ ẩm như sau: 1 -12 ngày: 50 - 65 % 13 - 19 ngày: 45 - 53 % ở máy nở: 55 - 70 % - Ẩm ñộ cao quá mức quy ñịnh có ảnh hưởng tương tự như nhiệt ñộ thấp. Nếu ẩm ñộ

quá cao và kéo dài, gà sẽ nở rất chậm so với bình thường, quá trình nở kéo dài. Nói chung gà con nở ra yếu, nhiều gà loại hai. Lông gà bị dính bết ở vùng rốn và hậu môn. Màu lông, da chân, mỏ nhợt nhạt. Bụng to, mềm do túi lòng ñỏ trong bụng còn rất lớn và chứa ñầy dung dịch lòng ñỏ loãng.

- Ẩm ñộ thấp gây hậu quả tương tự như trường hợp thừa nhiệt. ẩm ñộ thấp trong những ngày ấp ñầu tiên làm trứng bốc hơi nhanh, mất nhiều nước, gây tỷ lệ chết phôi cao. Gà con nở ra bao giờ cũng nhỏ, nhanh nhẹn, lông tốt. ðôi khi gà nở quá sớm trong lúc màng túi niệu còn hoạt ñộng, các mạch máu còn nhiều máu, có thể thấy hiện tượng quanh mỏ gà còn dính máu.

2.2.3. Sự trao ñổi khí trong máy ấp Phôi gà là một cơ thể sống nên nó liên tục trao ñổi khí với môi trường bên ngoài bằng quá trình hô hấp. Nồng ñộ O2 thích hợp cho quá trình ấp là 21%, nồng ñộ CO2 tốt nhất là 0,2 - 0,3%. Trong máy ấp và máy nở thiếu sự thông thoáng sẽ ảnh hưởng ñến sự phát triển của phôi. Nồng ñộ O2 giảm dưới 21% và khí CO2 vượt quá 0,2 - 0,3% sẽ gây chết phôi hàng loạt. Thiếu sự thông thoáng làm nhiệt ñộ và ẩm ñộ không ñều ở các vùng khác nhau trong máy, các lô trứng ñặt ở vị trí khác nhau trong máy sẽ phát triển nhanh chậm khác nhau.

2.2.4. ðảo trứng và làm lạnh Trong quá trình ấp cần tiến hành ñảo trứng nhằm: - Phân bố nhiệt ñều cho tất cả trứng ấp. - Làm thay ñổi vị trí của quả trứng, tránh hiện tượng phôi dính vỏ. - Kích thích hệ thống tuần hoàn phát triển, mạch máu lưu thông, phôi phát

triển tốt. - Tránh hiện tượng túi lòng ñỏ bị dính trong giai ñoạn ấp cuối ñể gà không bị

hở rốn. Chế ñộ ñảo trứng: Từ ngày ấp 1 – 16, cứ 1 - 2 giờ ñảo một lần. Sau thời gian ấp, trứng

ñược chuyển sang khay nở, ở ñây trứng ñược ñặt nằm ngang, không xếp quá chặt, không cần phải ñảo. Trứng gà ñược chuyển sang khay nở ngày thứ 19 - 20, vịt và ngan ngày thứ 25 – 26 và trứng ngỗng ngày thứ 29.

Làm lạnh trứng gúp cho phôi tản bớt nhiệt, ñặc biệt giai ñoạn ấp cuối.

2.3. Các phương pháp ấp trứng 2.3.1. Ấp tự nhiên

ấp tự nhiên là sử dụng gia cầm mái ñể ấp, phương pháp này ñược ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia ñình. Có thể căn cứ vào ngoại hình con mái hoặc kết quả ấp thực tế ñể chọn mái ấp. Mái ñược chọn ấp thường là những con cánh rộng, chân thấp, nhiều lông tơ. Không dùng con mái có lông ở bàn chân và ngón chân.

Page 169: Chăn nuôi cơ bản

- 169 -

Phải chuẩn bị nguyên liệu lót ổ; nguyên liệu lót ổ phải khô, sạch, mềm và không có mầm bệnh. ổ ấp phải ñược ñặt ở nơi cao ráo, không bị hắt mưa, không có gió lùa.

2.3.2. Ấp trứng bằng máy + Chuẩn bị trứng

Trứng ñược lấy ra khỏi kho bảo quản 8-10 giờ trước khi ñưa vào ấp. Trước khi xếp vào khay trứng phải ñược xông sát trùng khoảng 20 phút. Trứng ñược xếp vào khay theo chiều thẳng ñứng, ñầu lớn ở phía trên. Nếu xếp không ñúng, phôi phát triển kém và có thể bị chết. Mỗi khay cần có thẻ ghi chép các thông tin trong quá trình ấp và ñể phân biệt các lô trứng khác nhau.

+ Chuẩn bị máy

Phải tiến hành kiểm tra máy ấp và cho chạy thử ñể phát hiện các sai sót. Tiến hành rửa máy, lau sạch, ñể máy khô. Chạy máy cho ñến khi nhiệt ñộ và ẩm ñộ trong máy ấp ñạt yêu cầu. Sau ñó sát trùng máy bằng hỗn hợp 17,5 g thuốc tím, 35 ml formol cho một m3 dung tích máy; thời gian xông là1 giờ.

+ ðưa trứng vào máy

- ðưa khay trứng vào máy theo số thứ tự và xếp từ trên xuống theo sơ ñồ bố trí khay khắp trên máy.

- Trước khi ñóng máy phải kiểm tra lại các khay, xem ñặt ñúng vị trí chưa. Nên cho máy ñảo thử cả hai chiều ñể khắc phục kịp thời sai sót, tránh ñược tình trạng khi máy vận hành bị liệt khay, trứng sẽ bị vỡ hàng loạt.

- ðóng cửa máy và các lỗ thông khí ñiều chỉnh các bộ phạn ñảo cho các khay nằm nghiêng 450 so với trục thẳng ñứng.

Sau ñó cho máy vận hành. + Chuyển trứng sang máy nở

Trứng ñược chuyển sang máy nở sau khi ấp 18-19 ngày. Cần chuyển nhanh, gọn ñể không làm nguội trứng. Tiến hành soi trứng ñể loại bỏ trứng chết phôi, trứng không có khả năng nở.

+ Ra gà

Cuối ngày ấp thứ 21, khi gà nở dã khô lông, người ta ñưa gà ra khỏi máy nở. Gà con ñược phân thành gà loại I và loại II, ñược xếp vào hộp. Hộp ñựng gà có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa 15- 25 con. Cần lót hộp bằng vỏ bào hoặc trấu ñã ñược sát trùng. Các hộp gà ñược ñậy nắp, ñặt vào phòng ấm, không có gió lùa và không quạt trực tiếp.

2.4. Kiểm tra sinh học trứng ấp ðây là một công việc không thể thiếu trong khi thực hiện quy trình ấp trứng nhân tạo.

Mục ñích là: + ðánh giá chất lượng sinh học của trứng + Lập ra chế ñộ ấp phù hợp với sự phát triển của phôi cho từng trường hợp cụ thể + ðề ra những biện pháp nhằm nâng cao kết quả ấp nở và chất lượng gà con + Xác ñịnh nguyên nhân của kết quả ấp nở xấu. Các bước bước tiến hành:

Page 170: Chăn nuôi cơ bản

- 170 -

+ Trước khi ấp, kiểm tra ñánh giá các chỉ tiêu bên ngoài như khối lượng trứng, ñộ dày vỏ, chỉ số hình thái…thông qua chọn lọc.

+ Trong khi ấp tiến hành soi và cân trứng

2.4.1. Soi trứng Trong thời gian ấp tiến hành soi trứng nhằm ñánh giá sự phát triển và sức sống của

phôi, ñồng thời xác ñịnh số trứng có phôi, số trứng chết phôi, thời gian chết phôi và nguyên nhân gây chết phôi. Dựa vào kích thước, vị trí và ñặc ñiểm phát triển của phôi sau từng thời kỳ mà người ta quyết ñịnh ngày soi trứng.

Trứng gà thường ñược soi vào các ngày ấp thứ 6, 11 và 19; trứng vịt, gà Tây vào các ngày 7, 13 và 25; trứng ngỗng vào các ngày 8, 15 và 28.

Giải phẫu và kiểm tra bên trong trứng, xác ñịnh nguyên nhân chết phôi.

2.4.2.Cân trứng Cân trứng ñể theo dõi sự hao hụt trứng có phù hợp với từng giai ñoạn hay không vì ở mỗi giai ñoạn ấp sự bốc hơi nước khác nhau. ở trứng gà, trong 6 ngày ấp ñầu tiên khối lượng trứng giảm không quá 0,5 - 0,6%/ngày. Sau ngày thứ 11 tỷ lệ này khoảng 0,6 - 0,8%/ngày. Thông qua việc kiểm tra trứng ấp có thể ñánh giá ñược chế ñộ ấp ñể ñiều chỉnh kịp thời.

Ảnh: Quá trình hình thành phôi ở gia cầm

Page 171: Chăn nuôi cơ bản

- 171 -

III. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt Gà thịt thường ñược nuôi cho ñến 7 - 10 tuần tuổi. Người ta hay nuôi trên nền có ñệm

lót và nuôi riêng theo tính biệt.

3.1. Công việc chuẩn bị trước khi nhận gà 3.1.1. Vệ sinh chuồng trại và các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Khi kết thúc ñợt nuôi cũ, ñể chuẩn bị cho ñợt nuôi mới, cần bắt ñầu ngay tổng vệ sinh, sửa chữa, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Qui trình như sau:

- Chuyển toàn bộ thiết bị và dụng cụ ñã sử dụng ra ngoài chuồng. - Hót toàn bộ lớp ñộn chuồng cũ và chuyển ñến nơi quy ñịnh. - Quét sạch và cọ rửa chuồng kể cả tường, nền, lưới, trần, cửa và rèm che. Có thể dùng

vòi nước ñể phun với áp suất mạnh. - Tiến hành sát trùng lại bằng dung dịch formol với liều 1 lít/m2 nền chuồng và sát

trùng toàn bộ dụng cụ trong chuồng và gian kho. Có thể sát trùng bằng dung dịch xút 2% với liều lượng 2,5 lít/m2 nền ñất hoặc 1lít/m2 nền xi măng.

- Quét sạch bụi bẩn bám trên chụp sưởi và lau bằng, nhúng khăn vào dung dịch formol 2% ñể lau sạch.

- ðối với loại máng ăn, máng uống có thể tháo ra, cọ rửa tại bể nước và ñược sát trùng bằng dung dịch formol 2%. Trường hợp máng cố ñịnh thì sát trùng cùng với nền chuồng và tiến hành cọ rửa lại bằng nước sạch trước khi nhận gà về.

- Bố trí hố sát trùng ở các lối ra vào khu chuồng và từng chuồng. - Khi chuồng khô ñưa chất ñộn chuồng mới vào, rải ñều, dày 10 - 15 cm tuỳ thuộc vào

thời gian nuôi. Sau ñó sát trùng một lần nữa bằng dung dịch formol 2%. - ðưa vào chuồng những dụng cụ ñã ñược sát trùng. - Che kín chuồng từ 7 - 10 ngày ñầu. Trước khi ñưa gà vào nuôi phải khử trùng lại

toàn bộ chuồng và các thiết bị bằng dung dịch formol 2% với liều lượng 0,5 lít/m2.

3.1.2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ chăn nuôi Trước khi nhận gà mới, chuẩn bị ñầy ñủ các thiết bị cần thiết ñể nuôi gà theo ñúng quy

trình. + Các loại máng ăn

Khay ăn: Trong 5 - 7 ngày ñầu tiên gà con tập ăn bằng khay. Khay ăn làm bằng tôn hoặc chất dẻo, có hình tròn, vuông hoặc chữ nhật. Kích thước khay: 70 x 70 x 3 cm dùng cho 75 - 100 gà con.

Máng ăn: Từ tuần tuổi thứ 2 gà ñã bắt ñầu làm quen với máng hình trụ tròn, còn gọi là máng P50 (dùng cho 50 con) hoặc máng dài với ñịnh mức 3 - 5 cm/gà.

+ Các loại máng uống

Tuần ñầu tiên dùng máng tròn 3,6 - 4 lít (1galon) cho 50 gà. Từ tuần tuổi thứ 2 dùng máng dài hình chữ U (ñịnh mức 3cm/gà).

+ Lớp lót chuồng

Sử dụng ñệm lót nhằm mục ñích tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà với nền chuồng và tạo cho chuồng khô ráo. Có thể sử dụng dăm bào, trấu, cỏ khô hay rơm cắt nhỏ, vv... Các nguyên liệu dùng làm chất ñộn chuồng phải khô, sạch, không mang mầm bệnh và chất ñộc

Page 172: Chăn nuôi cơ bản

- 172 -

hại, không bị mốc, không có mùi khác thường; khi dùng không bị dính bết vào nhau. Trước khi ñưa vào dùng, phải ñược khử trùng.

+ Rèm che

Gà thịt thường ñược nuôi bằng chuồng hở vách lưới. Cần chuẩn bị rèm, che hai bên chuồng trong một hai tuần ñầu và những ngày thời tiết lạnh. Thường sử dụng các loại vải bạt, bao tải hoặc cót ép.

+ Quây gà Trong 7 ñến 10 ngày ñầu, gà con thường ñược nhốt trong quây. Quây có thể ñược làm

bằng chất dẻo, tấm phocmica, tôn, nhôm lá; hoặc cót ép, phên tre. Chiều cao quây khoảng 40 - 50 cm, chiều dài 13 - 14m.

+ Chụp sưởi

Cần có chụp sưởi ñể ñảm bảo nhiệt ñộ chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu của gà con. Có thể dùng chụp sưởi, bómg ñiện thường hoặc bóng hồng ngoại. Trong ñiều kiện không có ñiện, có thể dùng bếp than, dầu.

3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng 3.2.1 Chọn gà Khi nuôi gà thịt thương phẩm cần chọn các tổ hợp gà chuyên thịt, nặng cân mau lớn như Hybro, Sasso, Issa. Gà loại I là những gà ñạt thể trọng của giống; nhanh nhẹn; lông khô, bông, sạch phủ kín toàn thân; cánh áp sát vào thân; bụng mềm, thon; rốn khô không bị hở; mỏ chắc, khít, không bị vẹo; mắt tròn, to, tinh nhanh; chân to, bóng, vững. Loại bỏ gà loại II là những con quá nhỏ và những con yếu, không ñứng vững, lông dính, cánh xệ, bụng to căng cứng, rốn hở ướt, có những khuyết tật về ngoại hình như bẹt chân, khoèo chân, khoèo ngón, vẹo mỏ, mù mắt, vv

3.2.2. Nhận gà vào chuồng - Trước khi nhận gà vào chuồng phải kéo rèm che kín chuồng, bật chụp sưởi, ñổ nước

sạch vào máng uống. - Chuyển hộp ñựng gà vào chuồng, khi chuyển phải nhẹ nhàng, cẩn thận, ñặt ñủ số hộp

xung quanh quây và thả gà từ từ vào quây. - Kiểm tra lại số lượng, tình trạng sức khoẻ và loại bỏ số gà chết. - Tránh gây xáo trộn gà. Trong một quây nên nuôi gà cùng ngày tuổi.

3.2.3 Nhu cầu dinh dưỡng Gà thịt có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các loại gà khác, vì gà thịt có tốc ñộ tăng trọng

nhanh, trao ñổi chất mạnh. Gà thịt có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp.

Hiện nay thường có 3 loại thức ăn tương ứng với 3 giai ñoạn nuôi sau ñây: - Thức ăn khởi ñộng: dùng cho giai ñoạn gà 1 - 21 ngày tuổi. - Thức ăn gà choai: dùng cho giai ñoạn gà 22 - 37 ngày tuổi. - Thức ăn vỗ béo: dùng cho giai ñoạn gà trên 37 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn dinh dưỡng cho gà thịt ñược ñưa ra ở bảng 5.2. Ngoài ra cần chú ý ñến hàm lượng vitamin trong khẩu phần. Trong 1 kg thức ăn hỗn

hợp cần có vitamin A 10000 – 12000 UI; vitamin D3: 2000 - 3000UI; vitamin E: 30 - 50mg;

Page 173: Chăn nuôi cơ bản

- 173 -

vitamin B1: 2 - 3 mg; B2: 5 - 6 mg; B6: 4 - 6mg; B12: 0,02 - 0,03mg; vitamin C: 100 - 150mg (Theo hãng ROCHE).

Gà nuôi thịt thường ñược áp dụng khẩu phần ăn tối ña, gà ñược ăn tự do trong suốt thời kỳ nuôi. Tuy nhiên cũng cần biết lượng thức ăn thu nhận trung bình/ngày ñể chủ ñộng trong việc xây dựng cung ứng thức ăn, tránh bị ñộng, thiếu hụt hoặc lãng phí. Bảng 5.2: Tiêu chuẩn dinh dưỡng cho gà thịt thương phẩm

Tuần tuổi Chỉ tiêu

0 – 3 4 - 7 7 - 10

Năng lượng trao ñổi (kcal/kg TĂ) 3 000 3 000 3 100

Protein thô (%) 24 21 18

Xơ thô (%) 4 5 6

Canxi (%) 0.9 - 1.0 0.9 - 1.0 1.1 - 1.3

Photpho (%) 0.4 0.4 0.35

Muối ăn (%) 0.3 - 0.5 0.3 - 0.5 0.3 - 0.5

Lyzin (%) 0.9 - 1.0 0.9 - 1.0 0.8

Metionin (%) 0.6 0.6 0.4

Bảng 5.3: Hướng dẫn thức ăn cho gà thịt

Tuần tuổi g/con/ngày g/con/tuần Cộng dồn

1 17,00 119 119

2 27,00 189 308

3 50,00 350 658

4 67,00 469 1127

5 81,00 567 1694

6 98,00 686 2380

7 130,00 910 3290

8 140,00 980 4270

9 150,00 1050 5320

Cần bố trí ñủ máng ăn cho gà theo ñịnh mức ñã nêu ở trên. Nước uống: ngoài yêu cầu vệ sinh, an toàn, mát về mùa hè và ấm về mùa ñông, nước

uống cần phải ñược cung cấp ñầy ñủ và luôn mới. Nước gà uống thường chóng bẩn, nhanh lên

Page 174: Chăn nuôi cơ bản

- 174 -

men chua, nên cọ rửa máng uống ít nhất 3 lần trong ngày. Cần bố trí ñủ và hợp lý máng uống trong chuồng ñể gà không phải tìm nước xa quá 3m.

3.2.4. Chế ñộ chăm sóc + Nhiệt ñộ môi trường

Gà nuôi thịt có nhu cầu về nhiệt ñộ môi trường khá nghiêm ngặt, nhằm bảo ñảm tối ưu cho cơ thể hấp thu ñược nhiều thức ăn và phát triển tốt. Nói chung các giống gà thịt cao sản có nhu cầu nhiệt ñộ như sau

Tuần 1: 35-330C Tuần 4 : 26-240C Tuần 2 : 32-300C Tuần 5 : 23-210C Tuần 3: 29-270C Tuần 6,7,8, : 20-180C Tuy nhiên, trong thực tế cần căn cứ vào sức khoẻ của ñàn gà và ñiều kiện thời tiết từng

mùa ñể sử dụng chụp sưởi cho thích hợp. + Ánh sáng và chế ñộ chiếu sáng

Trong 1-2 tuần ñầu, gà thịt cần ñược chiếu sáng 23-24 giờ/ngày, cường ñộ chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. sau ñó giảm dần và duy trì ở cường ñộ 1–2 W/m2. Với cường ñộ ánh sáng mờ như vậy, chỉ ñủ cho gà hoạt ñộng và ăn uống nhưng không nhiều cho nên cần bật ñèn sáng vào một số thời ñiểm nhất ñịnh ñể kích thích cả ñàn ăn nhiều hơn. Sau 20 - 30 phút gà ăn xong lại tắt ñèn sáng, bật ñèn mờ. + Ẩm ñộ không khí Gà rất nhạy cảm với ẩm ñộ của không khí và của lớp ñộn chuồng. Khi ẩm ñộ cao gà có biểu hiện khó thở, dễ bị bệnh ñường hô hấp. ẩm ñộ cao còn tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nấm mốc, ký sinh trùng,… ẩm ñộ thấp quá cũng ảnh hưởng không tốt, gà có da khô, hay ngứa, chuồng bụi bặm, gà hay mổ cắn nhau. ẩm ñộ thích hợp của chuồng nuôi là 65 - 70%.

+ Vệ sinh phòng bệnh

- Hàng ngày cần tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống theo quy trình ñối với các loại gà.

- Cấm tuyệt ñối không cho người không có trách nhiệm vào khu nuôi dưỡng. - Trước khi vào chuồng bắt buộc phải thay quần áo, dày dép và bước qua hố sát trùng

trước cửa chuồng. - Thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng. - Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khoẻ ñàn gà, phát hiện dịch bệnh kịp thời.

IV. Kỹ thuật chăn nuôi gà ñẻ

Chăn nuôi gà ñẻ gồm 3 giai ñoạn: giai ñoạn gà con, giai ñoạn gà hậu bị và giai ñoạn gà ñẻ. Mỗi giai ñoạn ñòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng. Cần có những biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai ñoạn nhằm tạo ñiều kiện cho gà phát huy hết khả năng sản xuất của giống.

4.1. Giai ñoạn gà con

Thời gian nuôi gà hướng thịt từ 0-56 ngày tuổi, hướng trứng từ 0-63 ngày tuổi.

Page 175: Chăn nuôi cơ bản

- 175 -

4.1.1. ðặc ñiểm của gà con + Gà con có khả năng tự dưỡng, có thể nuôi tách mẹ ngay từ khi gà ñược 1 ngày tuổi. + Gà con có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, nhưng chức năng một số cơ quan chưa hoàn

thiện, ñặc biệt là hệ thống các enzim, dung tích bộ máy tiêu hoá nhỏ. Vì vậy, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho gà con phải ñầy ñủ và hoàn thiện, dễ tiêu hoá và hấp thu.

+ Gà con rất nhạy cảm với mọi thay ñổi của ñiều kiện sống vì thân nhiệt chưa ổn ñịnh, sức ñề kháng còn yếu, trong khi ñó tốc ñộ sinh trưởng lại rất nhanh. Vì vậy phải có qui trình nuôi dưỡng thích hợp mới có thể ñạt kết quả tốt.

4.1.2. Chuẩn bị trước khi nhận gà + Vệ sinh tiêu ñộc chuồng trại và các thiết bị dụng cụ chăn nuôi Gà con thường ñược nuôi trên nền có ñệm lót, trước khi nhận một ñợt gà mới, cần tiến

hành vệ sinh tiêu ñộc chuồng trại theo qui trình sau: - Chuyển toàn bộ trang thiết bị và các dụng cụ chăn nuôi ra ngoài. - Hót toàn bộ lớp ñộn chuồng cũ và chuyển ñến nơi qui ñịnh - Quét sạch tường, trần, nền nhà và lưới. - Dùng vòi nước có áp suất mạnh ñể cọ rửa nền chuồng, ñể khô ráo; tiến hành sửa chữa

những hư hỏng nếu có. - Phun dung dịch formol 2% với liều 1 lít/ m2 nền chuồng. - Sau khi formol khô, phun dipterex 1% với liều o,65 lít/ m2 - Toàn bộ máng ăn, máng uống ñược ngâm,rửa sạch bằng nước lã. Sau ñó ngâm vào bể

thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% từ 10-15 phút.Lấy ra tráng lại bằng nước sạch rồi ñem phơi khô.

- Lau sạch chụp sưởi, sau ñó sát trùng bằng dung dịch formol 2%. - Quét và rửa sạch sạch quây gà, phơi khô, sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc

crezyl 3%. - Khi chuồng khô, ñưa chất ñộn chuồng mới vào, rải dày 10-15cm tuỳ thuộc vào thời

gian nuôi. Sau ñó sát trùng bằng dung dịch formol. - ðưa vào chuồng những dụng cụ và thiết bị chăn nuôi ñã ñược sát trùng. - ðóng kín chuồng từ 7-10 ngày. Trước khi ñưa gà vào nuôi phải khử trùng lại toàn bộ

chuồng và các dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch formol 2% với liều 0,5 lít/ m2 . + Chuẩn bị thiết bị dụnh cụ chăn nuôi Các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho gà con trong giai ñoạn này ñược chuẩn bị giống

như ñối với gà thịt.

4.1.3. Chọn lọc, vận chuyển và ñưa gà vào chuồng + Chọn gà con Chất lượng gà con lúc mới nở ảnh hưởng rất nhiều ñến kết quả nuôi dưỡng sau này.Vì

vậy cần tiến hành chọn lọc thật nghiêm ngặt. Trước khi chọn phải xác ñịnh hướng nuôi cụ thể ñể chọn ñúng giống ñịnh nuôi. Gà phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và ñạt 7 tiêu chuẩn gà loại I:mắt tròn và tinh nhanh; mỏ chắc, khít, không bị vẹo;lông bông, xốp và sạch sẽ;bụng mềm và thon; rốn khô, không bị hở.;chân vững và thẳng.ðạt khối lượng ñăc trưng của giống: các giống gà nhẹ cân ở 1 ngày tuổi khối lượng ñạt trên 35g, các giống gà

Page 176: Chăn nuôi cơ bản

- 176 -

nặng cân ñạt trên 38gam.Thiếu một trong 7 tiêu chuẩn trên là gà loại II, không chọn ñể nuôi gà ñẻ.

+ Vận chuyển gà con: Tuỳ thuộc vào khoảng cách mà ñịnh ra phương tiện vận chuyển cho thích hợp. Có thể

dùng xe máy, ô tô, vv…, nhưng khi vận chuyển gà ñều dùng hộp bằng bìa cứng theo tiêu chuẩn ñể chống nóng và chống lạnh. Có thể dùng hộp 1 ngăn, hộp 2 ngăn …, mỗi ngăn ñựng từ 15-25 gà con. Nếu xếp ít hơn 15 con sẽ lãng phí hộp; nếu xếp trên 25 con, gà dễ bị ngạt. Khi xếp hộp cần chú ý sự thông thoáng cho gà con, nhiệt ñộ trong hộp thích hợp 30-320C. Không nhốt gà trong hộp quá 48 giờ.

+ ðưa gà vào chuồng: Công việc này phải ñược thực hiện thận trọng và nhẹ nhàng. - Trước khi ñưa gà vào chuồng phải chuẩn bị ñầy ñủ các thiết bị và dụng cụ cần thiết,

kéo rèm che kín chuồng, bật chụp sưởi. - Sắp xếp máng ăn, máng uống theo hàng và khoảng cách ñều ñặn, ñủ số lượng. ðổ

thức ăn và nước uống vào máng. - Chuyển hộp ñựng gà vào các quây và nhẹ nhàng thả gà vào quây. Trong cùng một

quây nên nhốt gà cùng ngày tuổi, không nhốt gà chênh nhau quá 5 ngày tuổi. - Kiểm tra lại số lượng và tình trạng sức khoẻ ñàn gà, loại bỏ số gà chết.

4.1.4. Nuôi dưỡng gà con + Nhu cầu các chất dinh dưỡng: Trong giai ñọan gà con, ñặc biệt là tuần lễ ñầu tiên phải chú ý ñến thành phần và chất

lượng khẩu phần. Thức ăn phải có ñầy ñủ chất dinh dưỡng. Bảng 5.4 ñưa ra tiêu chuẩn ăn của gà con theo NRC (1988). Bảng 5.4: Nhu cầu dinh dưỡng của gà con (NRC, 1988)

Thành phần dinh dưỡng ðơn vị Nhu cầu

Năng lượng trao ñổi kcal/ kg TĂ 2900 - 3000

Protein thô % 19 - 20

Canxi % 0,9 - 1,1

Phospho tổng số % 0,6 - 0,7

Chất béo % 3,0 - 4,0

Chất xơ % 2,5 - 3,0

Muối ăn % 0,3 - 0,5

Lyzin % 1,1

Metionin + Cystin % 0,8

Metionin % 0,45

Tryptophan % 0,2

Page 177: Chăn nuôi cơ bản

- 177 -

Ngoài ra, phải bổ sung cho gà con các loại vitamin cần thiết như: vitamin A 11000 UI/ kg; D3 2200UI/ kg; B1 2,2mg; B2 4,4mg…

+ Số lượng thức ăn: Trước ñây trong giai ñoạn gà con, gà thường ñược ăn tự do. Hiện nay với các bộ giống

gà hướng thịt, nếu cho ăn tự do trong suốt giai ñoạn gà con thì khi kết thúc giai ñoạn hậu bị bước vào ñẻ gà mái thường quá béo. Vì vậy, cần cho ăn theo ñịnh mức ñể gà ñạt thể trọng chuẩn. Có thể tham khảo ñịnh mức cho ăn ở bảng 5.5. Bảng 5.5: ðịnh mức thức ăn cho gà con (g/con/ngày)

Tuần tuổi Gà hướng trứng Gà hướng thịt

1-2 13-15 15-20

3-4 30-35 40-50

5-6 40-50 55-65

7-8 55-60 70-80

Trong thực tế, các giống gà hướng trứng thường cho ăn tự do trong 3 tuần lễ ñầu, các

giống gà hướng thịt cho ăn tự do trong 2 tuần ñầu. Hàng tuần phải cân mẫu một số lượng gà nhất ñịnh ñể biết thể trọng bình quân và ñộ ñồng ñều của gà. Trên cơ sở ñó tiếp tục ñiều chỉnh khẩu phần cho hợp lý.

Từ tuần thứ 2, khi hệ tiêu hoá của gà ñã phát triển mạnh, cần bổ sung thêm máng sỏi với kích thước viên sỏi và mức cho ăn như sau:

- Tuần thứ 2: dùng sỏi có kích thước 1-2mm, mức cho ăn 0,1kg/ 100 gà. - Tuần 3- 4 : dùng sỏi có kích thước 3-4mm, mức cho ăn 0,3kg/100 gà. - Tuần 5-8 : dùng sỏi có kích thước 3-4mm, mức cho ăn 0,6kg/100 gà.

+ Sử dụng máng ăn: Trong 7-10 ngày ñầu tiên thường dùng khay ăn, có thể dùng khay kích thước

70x70x3cm cho 80-100 gà con, hoặc dùng khay kích thước 50x50x3cm cho 50 gà con. Từ tuần thứ 2 thay dần khay ăn bằng máng tròn P50 với ñịnh mức 1 máng/ 50 gà, hoặc

dùng máng dài 1,65m ñịnh mức 1 máng/50 gà. + Cung cấp nước uống cho gà: Nhu cầu về nước của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt ñộ môi trường, nhiệt ñộ

nước uống, khối lượng cơ thể, lượng thức ăn thu nhận, tính chất thức ăn, vv…Trong thực tế gà thường ñược uống nước tự do. Yêu cầu nước phải trong, sạch, không mang mầm bệnh và có nhiệt ñộ thích hợp. Mùa hè nhiệt ñộ nước uống không cao hơn nhiệt ñộ môi trường, mùa ñông nhiệt ñộ nước uống không dưới 200C. Phải thay nước thường xuyên, không ñể gà uống nước bẩn, nước chua.

Trong 1-2 tuần ñầu thường dùng máng chụp có sức chứa 2 lít ñịnh mức cho 80-100 gà con. Từ tuần thứ 2 dùng máng uống tự ñộng hay máng dài với ñịnh mức 1-2cm/ con. Các máng uống ñược ñặt trên các hố thoát nước ñể nước không rơi vãi làm ướt chất ñộn chuồng, trên máng uống có lưới bảo vệ ñể gà không làm bẩn nước.

Page 178: Chăn nuôi cơ bản

- 178 -

4.1.5 Chăm sóc và quản lý gà con ðể ñạt ñược kết quả cao trong chăn nuôi, ngoài nuôi dưỡng hợp lý cần tạo mọi ñiều

kiện thuận lợi, thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát dục của gà con. Các ñiều kiện ñó là: + Nhiệt ñộ môi trường Nhiệt ñộ là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường, nó luôn gắn liền

với ñời sống của gà từ khi chúng còn là những phôi trứng trong máy ấp cho ñến lúc nở ra, trưởng thành và tái sản xuất. Trong từng giai ñoạn của ñời gà, nhu cầu về nhiệt ñộ có khác nhau. Nhiệt ñộ lý tưởng ñối với gà cũng chính là nhiệt ñộ thích hợp cho từng giai ñoạn, trong ñó gà có thể sống và phát triển thuận lợi nhất. Nói chung gà không chịu ñược nóng và lạnh, nhất là gà con, chúng rất nhạy cảm với sự thay ñổi nhiệt ñộ môi trường. Gà con bị lạnh quá hoặc nóng quá có thể chết hàng loạt. Nhiều thí nghiệm công bố nhiệt ñộ thích hợp ñối với gà con như sau:

- Tuần 1: 35-330C - Tuần 4: 26-240C - Tuần 2: 32-300C - Tuần 5: 23-210C - Tuần 3: 29-270C - Tuần 6, 7, 8: 20-180C

Có thể sử dụng các nguồn nhiệt như ñèn hồng ngoại, chụp sưởi ñiện, bóng ñiện. Nếu

không có ñiện có thể dùng các nguồn nhiệt khác như bếp than, bếp dầu, vv… + Yêu cầu về oxy và ñộ ẩm không khí Nhu cầu về oxy của gà nói chung rất cao, gấp hai lần so với nhu cầu của ñộng vật có

vú tính theo 1kg thể trọng. Vì vậy không khí trong chuồng thiếu oxy và bị ô nhiễm sẽ gây tác hại cho gà. Trong chuồng gà thường chứa nhiều khí ñộc như C02, NH3, H2S, vv… Nồng ñộ các chất khí này thường cao hơn gấp nhiều lần so với nồng ñộ cho phép (CO2: 0,3%; NH3: 30mg; H2S: 10mg/ m3 không khí). ðể loại thải nhanh các khí ñộc và cung cấp ñủ lượng không khí trong lành, biện pháp quan trọng nhất là phải bảo ñảm sự lưu thông không khí, duy trì tốc ñộ gió hợp lý, giữ cho chất ñộn chuồng khô ráo, sạch sẽ. Nhu cầu về lượng không khí mới phụ thuộc vào lứa tuổi của gà và mật ñộ nuôi. ðối với gà con cần ñảm bảo 3- 4m3 không khí mới/giờ/kg khối lượng, và nhu cầu này tăng dần theo tuần tuổi.

Gà con rất nhạy cảm với ñộ ẩm của không khí và của lớp lót ñộn chuồng. ðộ ẩm thích hợp nhất ñối với gà là 65-70%. Khi ẩm ñộ cao, gà con có biểu hiện khó thở, ngạt, dễ bị các bệnh về ñường hô hấp. Ngoài ra, ẩm ñộ cao còn tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các loại nấm mốc, ký sinh trùng; gà dễ mắc bệnh cầu trùng. Ngược lại, ẩm ñộ quá thấp có thể làm không khí khô hanh, chuồng nhiều bụi, gà dễ bị ngứa, hay mổ cắn nhau. Mặt khác, ñộ ẩm không khí thấp làm cho sự bốc hơi, toả nhiệt của cơ thể gà tăng lên, gà dễ bị mất nhiệt.

Nhiệt ñộ và ẩm ñộ có liên quan chặt chẽ với nhau, những biến ñổi của nhiệt ñộ bao giờ cũng kèm theo biến ñổi của ẩm ñộ và ngược lại. Vì vậy, phải giải quyết ñồng bộ cả hai yếu tố nói trên. ðặc biệt chú ý ñến sự thông gió, chất lượng lớp ñộn chuồng và các biện pháp duy trì sự khô ráo trong chuồng.

+ Ánh sáng và chế ñộ chiếu sáng Gà rất nhạy cảm với ánh sáng. Trên thực tế sản xuất, ánh sáng ñã tác ñộng mạnh mẽ

ñến sự sinh trưởng, phát dục của chúng. Chính vì vậy, chương trình chiếu sáng có một vị trí

Page 179: Chăn nuôi cơ bản

- 179 -

quan trọng trong chăn nuôi gà con. Theo nguyên tắc, kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng lượng thức ăn thu nhận, kích thích cho cơ thể phát triển song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Rút ngắn thời gian chiếu sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Cho ñến nay có khá nhiều chương trình chiếu sáng ñược giới thiệu, tuy chưa hoàn toàn thống nhất nhưng ñều cho kết quả tương tự nhau. Chúng ta cần tham khảo, vận dụng sao cho phù hợp với ñiều kiện thực tế sản xuất ñể ñạt hiệu quả kinh tế cao. Khái quát có hai chương trình chiếu sáng: chương trình áp dụng cho chuồng kín và chương trình áp dụng cho chuồng hở.

Chiếu sáng cho chuồng kín:

- ðối với gà hướng trứng:1 tuần tuổi chiếu sáng 20-22 giờ/ngày với cường ñộ chiếu sáng 2-4 W/m2 nền chuồng. Từ tuần thứ 2, mỗi tuần giảm 1 giờ ñể ñến 9 tuần tuổi chiếu sáng 12 giờ/ngày với cường ñộ chiếu sáng 1-2 w/ m2 nền chuồng.

- ðối với gà hướng thịt: 1 ngày tuổi 23 giờ; 2 ngày tuổi 22 giờ; 3 ngày tuổi 20 giờ. Từ ngày thứ 4 ñến ngày thứ 8 mỗi ngày giảm 2 giờ chiếu sáng. Từ ngày thứ 9 ñến 9 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ ngày. Cường ñộ chiếu sáng ở 1 tuần tuổi 2-3 W/m2 nền chuồng. Từ 2-9 tuần tuổi cường ñộ chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng.

Chiếu sáng cho chuồng hở (thông thoáng tự nhiên):

- ðối với gà hướng trứng: 1 tuần tuổi chiếu sáng 19-22 giờ/ngày. Từ 2-9 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 20 phút ñể ñến 10 tuần tuổi thời gian chiếu sáng là 16 giờ/ngày với cường ñộ chiếu sáng 3 W/m2 nền chuồng.

- ðối với gà hướng thịt: 1 ngày tuổi chiếu sáng 23 giờ. Từ 2- 6 ngày tuổi mỗi ngày giảm 2 giờ chiếu sáng. Từ ngày thứ 7 chiếu sáng 13 giờ/ngày. Cường ñộ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng.

+ Mật ñộ nuôi: Mật ñộ nuôi là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng. Mật ñộ nuôi quá cao sẽ ảnh

hưởng không tốt ñến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà con, ñồng thời còn làm xuất hiện nhiều bệnh khác nhau như cầu trùng, nấm quạt và bệnh ñường tiêu hoá, vv… Ngược lại, mật ñộ nuôi quá thấp sẽ làm lãng phí diện tích nền chuồng. Mật ñộ nuôi thích hợp cho gà con phụ thuộc vào phương thức nuôi và kỹ thuật thông thoáng.

- Nuôi trên nền: 1-2 tuần tuổi 15-12 con/m2, 3- 4 tuần tuổi 11-10 con/m2, 5- 6 tuần tuổi 10-9 con/ m2, 7-8 tuần tuổi 8-7 con/m2 nền chuồng.

+ Quản lý gà con: - Phải có sổ sách ghi chép những thay ñổi hàng ngày của gà như: tình hình sức khoẻ,

lượng thức ăn, nước uống thu nhận, tình hình dịch bệnh. - Phải thường xuyên theo dõi ñàn gà ñể lpại thải những con có khuyết tật, gà bệnh, gà

yếu, gà không ñủ phẩm chất, loại bỏ nhữnh con chết. + Vệ sinh phòng bệnh gà con: - Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống và chuồng trại. - Phải thường xuyên phun thuốc diệt ruồi, muỗi, ñánh bã chuột. - Làm sạch xung quanh chuồng nuôi, phát quang bụi rậm, cắt cỏ, dọn rác. - Khi vào khu chuồng nuôi phải mặc quần áo bảo hộ, bước qua hố sát trùng. - Cấm tuyệt ñối không cho người lạ vào chuồng nuôi. - Thực hiện nghiêm túc lịch tiêm phòng.

Page 180: Chăn nuôi cơ bản

- 180 -

4.2. Giai ñoạn gà hậu bị Giai ñoạn hậu bị là giai ñoạn sau gà con cho ñến khi gà thành thục về tính. Thời gian

nuôi: gà hướng trứng từ 64-126 ngày, gà hướng thịt từ 57-133 ngày.

4.2.1. Chuẩn bị Giai ñoạn hậu bị thường ñược nuôi trên nền có ñệm lót. Trước khi ñưa gà về nuôi cần

phải tiến hành vệ sinh, tiêu ñộc chuồng trại theo ñúng qui trình như ñối với giai ñoạn gà con.

4.2.2. Chọn lọc Sau khi kết thúc giai ñoạn gà con, chuyển lên nuôi gà hậu bị cần tiến hành chọn lọc gà

thật nghiêm ngặt ñể loại thải những gà không ñạt yêu cầu. Chủ yếu dựa vào ngoại hình và sinh trưởng phát dục ñể chọn lọc.

+ Dựa vào ngoại hình Phải nghiêm khắc loại bỏ những gà có khuyết tật, ví dụ mỏ không ñều, ñầu quá to hay

quá dài, mào kém phát triển, mắt ñục lờ ñờ, cánh gãy, ngón chân cong, xương biến dạng… Quan sát sự chuyển màu của mắt: Gà con thường có mắt màu xanh lá cây hoặc màu

xanh xám. Khi gà ñược 4 tháng tuổi mắt chuyển sang màu ñỏ hoặc màu da cam. Nếu màu mắt chuyển chậm có thể do gà bị thiếu các vitamin hoặc gà bị bệnh cầu trùng.

Nên chọn những con khoẻ mạnh, hiếu ñộng nhưng không dữ tợn. Giai ñoạn này, cơ thể gà chưa phát triển hoàn chỉnh nên chân tương ñối cao, thân mình tuy còn hẹp nhưng ñã có hệ cơ phát triển và bộ lông ñầy ñủ. Gà trống ñã ñủ lông dài ở cổ và hông.

+ Dựa vào sinh trưởng Sau khi kết thúc giai ñoạn gà con, gà phải ñạt khối lượng trung bình của giống. ở 8

tuần tuổi, giống gà hướng trứng khối lượng 600g; giống hướng thịt ñạt trên1000g. Khi tiến hành chọn lọc cần kết hợp cả hai chỉ tiêu trên. Tuyệt ñối không chọn những

gà có ñủ tiêu chuẩn về khối lượng nhưng lại mắc khuyết tật về ngoại hình.

4.2.3. Nuôi dưỡng gà hậu bị + Nhu cầu về các chất dinh dưỡng: ðể ñảm bảo yêu cầu về sức khoẻ, tầm vóc và mọi ñặc ñiểm sinh lý của gà ñẻ thì việc

nuôi dưỡng gà hậu bị có tính chất quyết ñịnh. Trong giai ñoạn này không cần thiết cho gà phát triển nhanh. Nếu cho gà ăn quá ñầy ñủ, gà sẽ béo mập, ảnh hưởng nghiêm trọng ñến sức ñẻ trứng sau này. Vì vậy cần phải có biện pháp nuôi dưỡng thích hợp ñể gà hậu bị bước vào ñẻ có cơ thể cân ñối, hệ cơ, xương phát triển tốt, ñạt thể trọng chuẩn nhưng không ñược béo mập. Muốn vậy, cần phải cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ñầy ñủ các chất dinh dưỡng, ñặc biệt các loại vitamin và các chất khoáng. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà hậu bị về cơ bản không khác nhiều so với giai ñoạn gà con nhưng nồng ñộ protein và năng lượng thấp hơn. Có thể tham khảo tiêu chuẩn ăn ở bảng 5.6.

Bảng 5.6: Nhu cầu dinh dưỡng của gà hậu bị

Thành phần dinh dưỡng ðơn vị Nhu cầu Năng lượng trao ñổi kcal/kg TĂ 2700-2800 Protein thô % 15-16 Canxi % 1.0-1.1 Phosphor tổng số % 0.6-0.7

Page 181: Chăn nuôi cơ bản

- 181 -

Chất béo % 3.0-4.0 Chất xơ % 3.0-5.0 Muối ăn % 0.3-0.5 Lyzin % 0.7 Methionin + Cystin % 0.6 Methionin % 0.35 Tryptophan % 0.15

Ngoài ra cần cung cấp cho gà ñầy ñủ các loại vitamin cần thiết như vitamin A; D,

vitamin nhóm B, vv … với ñịnh mức tương tự như giai ñoạn gà con. + Cách cho ăn và số lượng thức ăn Trong giai ñoạn gà hậu thường áp dụng khẩu phần ăn hạn chế nhằm mục ñích kìm

hãm sự phát dục sớm, kéo dài tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên, hạn chế số lượng trứng nhỏ và làm tăng sức bền ñẻ trứng.

Nuôi dưỡng hạn chế có những lợi ích sau: - Giúp cho gà ñẻ trứng to và ñều ngay từ khi bước vào ñẻ và tăng ñược sản lượng

trứng. Tác dụng này càng thể hiện rõ nếu gà hậu bị ñược nuôi hạn chế vào thời kỳ mùa hè (ngày dài), bởi vì ánh sáng ban ngày càng dài càng thúc ñẩy nhanh sự thành thục về tính. Vì thế, hạn chế thức ăn vào mùa hè có tác dụng mạnh hơn vào mùa ñông (khi mà ngày ngắn).

- Giảm tỷ lệ chết của gà mái trong thời kỳ ñẻ, giảm cả hội chứng chết ñột tử. Có thể áp dụng một trong các biện pháp cho ăn hạn chế sau: - Hạn chế số lượng thức ăn: Biện pháp này thường ñược áp dụng từ tuần 6- 8 cho ñến

khi tỷ lệ ñẻ của gà ñạt 5% (21-23 tuần), số lượng thức ăn cho ăn chỉ bằng 70% so với ăn tự do.

- Hạn chế thời gian tiếp xúc với thức ăn: Có thể áp dụng phương pháp cho ăn cách nhật, một ngày ăn, một ngày nghỉ. Phương pháp này áp dụng trong khoảng 12-16 tuần, phụ thuộc vào mùa vụ và tuổi thành thục của các giống. Trước ngày cho nhịn, phải tăng thức ăn lên, trong ngày nhịn có thể dùng 1/2- 1,0kg thức ăn hạt rắc trên nền chuồng, sỏi ñược cho ăn bình thường.

- Pha loãng nồng ñộ dinh dưỡng: Trong phương pháp này gà vẫn ñược ăn ñầy ñủ về số lượng theo khẩu phần bình thường nhưng chất lượng thức ăn giảm. Hàm lượng protein giảm còn 13- 15%, năng lượng trao ñổi 2600-2700 kcal/kg TĂ, hàm lượng xơ tăng cao trên 7%.

Tất cả những khẩu phần nuôi hạn chế phải ñảm bảo ñầy ñủ các chất khoáng và vitamin, nếu không bệnh dinh dưỡng sẽ xuất hiện.

Riêng gà trống vẫn cho ăn tự do cho ñến khi gà ñạp mái. Song song với việc áp dụng khẩu phần ăn hạn chế, hàng tuần phải cân mẫu một số gà

nhất ñịnh ñể tính thể trọng bình quân rồi so với thể trọng chuẩn. Nếu thể trọng ñạt thấp hơn chuẩn phải tiếp tục tăng khẩu phần theo ñịnh mức. Nếu thể trọng vượt chuẩn, vẫn tiếp tục duy trì khẩu phần ñang ăn cho ñến khi ñạt mức xấp xỉ chuẩn mới tăng lên mức khẩu phần tiếp theo. Chỉ tăng dần ñều và không bao giờ ñược giảm lượng thức ăn.

Page 182: Chăn nuôi cơ bản

- 182 -

+ Sử dụng máng ăn Trong giai ñoạn hậu bị thường dùng máng tròn P50 với ñịnh mức 1 máng/37 con, hoặc

dùng máng dài 1,65m với ñịnh mức 3-5cm dài máng/ con. Cần chú ý bổ sung thêm máng sỏi trong chuồng gà hậu bị. Từ 9-16 tuần tuổi sử dụng

sỏi có kích thước 6-7mm, ñịnh mức 800gam/ 100 gà. Sau 16 tuần, sử dụng sỏi kích thước 9-11mm, ñịnh mức 1,4kg/ 100 gà.

+ Sử dụng máng uống ðể cung cấp nước cho gà trong giai ñoạn hậu bị, có thể dùng máng dài với ñịnh mức

3cm/con hoặc dùng máng uống tự ñộng ñịnh mức 2cm chỗ ñứng/con. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp, nhu cầu nước của gà khoảng 0,2 lít/con/ngày.

Hàng ngày phải cọ rửa máng và thay nước mới ít nhất 2 lần. Nếu ñể nước bẩn, chua gà sẽ không bao giờ uống ñủ theo nhu cầu. Mỗi lần cọ rửa, thay nước mới có tác dụng kích thích gà uống ñủ nước.

4.2.4. Chăm sóc và quản lý gà hậu bị + Nhiệt ñộ chuồng nuôi Trong giai ñoạn hậu bị, gà ñã lớn, có khả năng ñiều tiết thân nhiệt. Tuy vậy, muốn ñạt

ñược kết quả tốt vẫn cần phải có nhiệt ñộ chuồng nuôi thích hợp. ðối với gà hậu bị, nhiệt ñộ thích hợp là 18-200C. Về mùa hè, nhiệt ñộ ở nước ta thường tăng cao ảnh hưởng ñến chức năng sinh lý của gà, gà ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, thở gấp, thể trọng giảm. Nếu nhiệt ñộ tiếp tục tăng cao sẽ gây tình trạng chết nóng hàng loạt, nhất là ñối với các giống gà nặng cân. ðể chống nóng cho gà, có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Chuồng gà ñúng qui cách, cao, khấu ñộ rộng, mái lợp bằng vật liệu cách nhiệt tốt, có mái nhỏ trên nóc, mái hiên rộng ñể hạn chế ánh nắng.

- Hướng chuồng hợp lý, xung quanh chuồng trồng cây tầng cao có bóng mát nhưng vẫn thoáng.

- Vệ sinh chuồng tốt, không ñể phân tích tụ trong chuồng vào mùa nóng. - Giảm mật ñộ gà kết hợp loại thải trước khi bước vào mùa nóng. - Cho gà ăn khẩu phần thích hợp với nhiệt ñộ cao, chiếu sáng vào ban ñêm ñể gà ăn

hết khẩu phần, có ñủ nước mát cho gà uống. - Khi nhiệt ñộ môi trường tăng quá cao, cần làm mưa nhân tạo trên chuồng hoặc phun

bụi trực tiếp trong chuồng. + Ẩm ñộ chuồng nuôi ðối với gà hậu bị, ẩm ñộ thích hợp là 70%, yêu cầu không khí mới 3,5m3/kg/giờ. Khi

ẩm ñộ không khí cao hơn 75% trong thời tiết lạnh, hơi nước sẽ ñọng lại trong lớp ñộn chuồng, gây tình trạng ẩm ướt, bẩn và hôi. Việc chăm sóc gà sẽ gặp nhiều khó khăn, bệnh tật cũng từ ñó phát sinh, lây lan và gây tác hại. Vì vậy ñiều tiết ẩm ñộ trong chuồng là một khâu quan trọng, cần phải giữ cho chuồng thông thoáng, sạch sẽ.

+ Ánh sáng và chế ñộ chiếu sáng Xây dựng chương trình chiếu sáng cho ñàn gà hậu bị phải gắn liền với ñặc ñiểm di

truyền của giống và kết quả nuôi dưỡng tốt hay xấu ñể xác ñịnh ñược thời ñiểm ánh sáng tác ñộng kích thích. Nếu tác ñộng quá sớm, gà sẽ thành thục sớm, ñẻ sớm trong khi thể trọng chưa ñạt chuẩn sẽ cho trứng nhỏ, tỷ lệ ñẻ không cao và thường giảm nhanh thời kỳ ñẻ rộ.

Page 183: Chăn nuôi cơ bản

- 183 -

Ngược lại, tác ñộng ánh sáng quá muộn, gà thành thục muộn, ñẻ muộn, trứng to hơn nhưng sản lượng trứng sẽ ít hơn bình thường.

Chương trình chiếu sáng cho chuồng kín:

- ðối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 11 giờ/ngày, ñộ chiếu sáng 0,5-1 W/m2 nền chuồng. Sau ñó mỗi tuần giảm 1 giờ ñể ñến tuần 16 thời gian chiếu sáng chỉ còn 8 giờ/ ngày, cường ñộ chiếu sáng 0,5–1 W/m2 nền chuồng. Tuần 17, 18 vẫn giữ chiếu sáng 8 giờ/ngày, cường ñộ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng. Tuần 19, 20 thời gian chiếu sáng tăng lên 10 giờ/ngày, cường ñộ chiếu sáng 1-1,5 W/m2. Sau 20 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ cho ñến khi ñạt 16 giờ chiếu sáng/ngày trong giai ñoạn gà ñẻ.

- ðối với gà hướng thịt: từ 9-19 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ngàyvới cường ñộ chiếu sáng 1 W/m2 nền chuồng. Sau ñó, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho ñến khi ñạt 16 giờ/ngày.

Chương trình chiếu sáng cho chuồng hở: - ðối với gà hướng trứng: 10 tuần tuổi chiếu sáng 16 giờ/ngày. Từ 11-13 tuần, mỗi

tuần giảm 20 phút ñể ñến tuần 13,chiếu sáng 15 giờ/ngày. Từ 13-19 tuần tuổi, mỗi tuần giảm 30 phút ñể ñến tuần 19 chiếu sáng 12 giờ/ngày. Cường ñộ chiếu sáng từ 10-19 tuần tuổi là 3 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần tuổi, mỗi tuần tăng thêm 30 phút cho ñến khi ñạt 16 giờ/ngày.

- ðối với gà hướng thịt: 10-19 tuần chiếu sáng 13 giờ/ ngàyvới cường ñộ chiếu sáng 4 W/m2 nền chuồng. Sau 19 tuần, mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng cho ñến khi ñạt 16 giờ/ ngày.

+ Mật ñộ nuôi: Với ñặc ñiểm khí hậu và ñiều kiện chuồng nuôi hiện nay, mỗi ô chuồng không nên

nuôi quá 500 gà. Mật ñộ nuôi ở 12 tuần tuổi 5-6 con/ m2 nền chuồng. Trên 12 tuần 4-6 con/ m2 nền chuồng. Nếu mật ñộ nuôi cao quá gà sẽ phát triển không ñồng ñều và hay ăn lông của nhau.

Chuyển gà hậu bị sang chuồng nuôi gà mái ñẻ là khâu quan trọng trong chăm sóc và quản lý gà hậu bị, làm thay ñổi ñiều kiện sống của ñàn gà. Gà càng già càng khó quen với ñiều kiện sống mới. Nên chuyển gà từ tuần tuổi 16 ñến tuần tuổi 21, không chuyển muộn hơn khi gà ñã ñẻ ñạt 5%. Lúc chuyển gà thường kết hợp chọn lọc gà lên nuôi gà ñẻ và loại thải những gà không ñạt yêu cầu.

4.3. Giai ñoạn gà ñẻ

Thời gian nuôi ñối với gà hướng trứng tính từ ngày 127, ñối với gà hướng thịt tính từ ngày 134 trở ñi.

4.3.1. Chọn lọc gà mái ñẻ Sau khi kết thúc giai ñoạn gà hậu bị chuyển sang giai ñoạn gà ñẻ cần tiến hành chọn

lọc thật nghiêm ngặt. ðối với gà hướng thịt thường ñược chọn vào cuối tuần tuổi 20 (140 ngày tuổi), ñối với gà hướng trứng vào cuối tuần tuổi 19 (133 ngày tuổi). Cũng có những dòng gà phát triển nhanh hoặc chậm hơn, nên thời ñiểm chọn sớm hơn hoặc muộn hơn chút ít. Chủ yếu dựa vào ñặc ñiểm ngoại hình và sinh trưởng phát dục ñể chọn.

Page 184: Chăn nuôi cơ bản

- 184 -

+ Dựa vào ngoại hình ðối với những ñàn gà nuôi ñúng kỹ thuật trong thời gian hậu bị, việc chọn giống lần

này không khó, những ñàn gà nuôi không ñúng, quá béo hoặc quá gầy ñều gây khó khăn trong việc chọn lọc.

Chọn những con có ñầu rộng và sâu. Mắt to và lồi, có màu ñỏ hoặc màu da cam. Mỏ ngắn, chắc và khít. Mào trên, mào dưới cùng hệ mạch máu phát triển. Thân dài, sâu, rộng, xoang bụng phát triển, khoảng cách giữa cuối xương lườn và xương lưỡi hái phát triển. Chân màu vàng, móng ngắn. Lông mềm và sáng bóng.

+ Dựa vào sinh trưởng phát dục ðối với gà hướng thịt, tiêu chuẩn thể trọng ñặc biệt quan trọng, quyết ñịnh năng suất

ñẻ của ñàn gà. Những gà quá béo sẽ ñẻ kém, dễ dẫn ñến ngừng ñẻ, chịu nóng kém. ðối với những giống gà hướng trứng cũng tương tự, không nên chọn gà quá béo. Tuy nhiên, tình trạng quá béo ít xảy ra ở gà hướng trứng và không ñến mức như ở gà hướng thịt.

ðể chọn gà hậu bị ñạt yêu cầu về thể trọng, có thể tham khảo tiêu chuẩn sau: ñối với gà hướng trứng, khối lượng trung bình ñạt 1,4-1,5kg. ðối với gà hướng thịt, khối lượng ñạt 1,8-2,0kg.

Trong thời kỳ ñẻ trứng, vì một nguyên nhân nào ñó có những cá thể ngừng ñẻ, làm giảm tỷ lệ ñẻ trứng của toàn ñàn, chi phí thức ăn tăng cao. Vì vậy, muốn ñạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gà ñẻ cần phải nhanh chóng loại thải những cá thể ñó (số gà ngừng ñẻ thường chiếm 5-15% tổng ñàn). Mỗi năm tiến hành loại thải 3- 4 lần, chủ yếu dựa vào ñặc ñiểm ngoại hình. Gà ñẻ tốt có ñặc ñiểm: mào trên và mào dưới phát triển, to và mềm, màu ñỏ tươi; xương háng dễ uốn và có khoảng cách rộng; bộ lông ñầy ñủ, lông ñuôi cong; lỗ huyệt to, nhờn, ướt và cử ñộng tốt, niêm mạc nhạt màu. Gà ñẻ ít hoặc ngừng ñẻ có ñặc ñiểm: mào bé hoặc tụt mào, khô cứng và nhạt màu; xương háng cứng, khó uốn, khoảng cách hẹp; lỗ huyệt nhỏ, khô, màu ñậm, ít cử ñộng, vv…

4.3.2. Nuôi dưỡng gà mái ñẻ + Nhu cầu các chất dinh dưỡng: ðể ñàn gà ñẻ trong giai ñoạn sản xuất ñạt sản lượng cao, khối lượng trứng to, hệ số

trao ñổi thức ăn có lợi nhất, biện pháp nuôi dưỡng là kỹ thuật quyết ñịnh. Cần cung cấp cho gà mái ñẻ ñầy ñủ các chất dinh dưỡng ñể thoả mãn nhu cầu hàng ngày của gà (kể cả nhu cầu duy trì và nhu cầu cho sản xuất). Có thể tham khảo tiêu chuẩn ăn của gà mái ñẻ ở bảng 5.7. Bảng 5.7: Tiêu chuẩn ăn cho gà mái ñẻ (theo LHXNGC Việt Nam)

Thành phần dinh dưỡng ðơn vị Gà ñẻ hướng thịt Gà ñẻ hướng trứng

Năng lượng trao ñổi kcal/ kgT.Ă 2800-2950 2750 - 2850

Protein thô % 17-18 16-17

Canxi % 3.6-3.8 3.8- 4.0

Photpho % 0.5-0.6 0.55 - 0.6

Muối ăn % 0.3- 0.5 0.3- 0.5

Lyzin % 0.8- 0.9 0.7- 0.8

Methionin + Cystin % 0.55- 0.7 0.5- 0.65

Tryptophan % 0.15- 0.20 0.15 - 0.18

Page 185: Chăn nuôi cơ bản

- 185 -

+ Lượng thức ăn cho ăn Cung cấp thức ăn cho gà mái ñẻ hàng ngày cần tuân theo nguyên tắc sau: - Thời kỳ từ tuần tuổi 18-22 cho ñến lúc tỷ lệ ñẻ ñạt cao nhất, gà cần ñược ăn khẩu

phần tăng nhanh khối lượng ñến mức tối ña, gần như tự do ñể gà ñẻ sớm, ñẻ rộ và nhanh chóng ñạt ñỉnh cao về tỷ lệ ñẻ và khối lượng trứng. Nếu không, gà ñẻ muộn, không ñạt ñược ñỉnh cao so với chuẩn, sản lượng trứng thấp.

- Không bao giờ ñược giảm khẩu phần ăn khi tỷ lệ ñẻ ñang tăng lên ñỉnh cao và ñang duy trì tỷ lệ ñẻ cao.

- Nếu gà bị các yếu tố stress tác ñộng, nhất là bị nóng, không thể ăn hết lượng thức ăn cần thiết thì phải nhanh chóng khắc phục nguyên nhân. Bằng mọi cách làm cho gà thu nhận ñược một lượng chất dinh dưỡng nhất ñịnh ñể ñẻ tốt ñúng yêu cầu.

- Sau khi ñạt ñỉnh cao, tỷ lệ ñẻ có xu hướng giảm dần, phải theo dõi ñể ñiều chỉnh một cách hợp lý. Không nên giữ nguyên khẩu phần làm gà tích mỡ, càng giảm ñẻ nhanh. Ngược lại nếu giảm khẩu phần quá nhanh, cũng không ñúng, gà sẽ giảm ñẻ nhanh vì thiếu thức ăn.

Hàng ngày cần bổ sung thêm máng sỏi. Kích thước viên sỏi 9-11mm với ñịnh mức 1,4kg/100 gà. Cũng có thể rắc sỏi trên lớp ñộn chuồng.

+ Máng ăn Có thể dùng máng tròn P50 hoặc máng dài 1,65m với ñịnh mức 1 máng/ 17 gà. ðổ

thức ăn ñầy 1/3-2/3 máng. Máng ñược treo ngang tầm lưng gà ñể gà không phải rướn cổ lấy thức ăn.

+ Nước uống ðối với gà mái ñẻ, nước uống rất quan trọng. Nó không những ñảm bảo cho hoạt ñộng

sống của cơ thể mà còn cần thiết cho sự tạo trứng. Vì vậy, nước ảnh hưởng trực tiếp ñến sản lượng trứng. Nói chung cho gà uống nước tự do. Nước phải ñảm bảo trong, sạch, mát, không mang mầm bệnh, có nhiệt ñộ thích hợp. Có thể sử dụng máng dài với ñịnh mức 3-5cm dài máng/con, hoặc máng uống tự ñộng. Máng uống ñược ñặt xen kẽ với các máng ăn, và ñược ñặt trên các hố thoát nước ñể không làm ẩm ướt chất ñộn chuồng.

4.3.3. Chăm sóc và quản lý + Nhiệt ñộ chuồng nuôi Trong các yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhiệt ñộ là yếu tố quan trọng nhất. Trong

ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp, tiêu tốn thức ăn thấp nhất mà khả năng sản xuất lại có thể ñạt cao. Nhiệt ñộ thích hợp ñối với gà mái ñẻ từ 10-200C. Về vấn ñề này còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả cho rằng nhiệt ñộ thích hợp nhất ñối với gà mái ñẻ trong khoảng 22-250C; từ 0-50C và 25-300C là không tốt; dưới 00C và trên 300C là nguy hiểm. Trong ñiều kiện khí hậu Việt Nam, về mùa hè nhiệt ñộ thường tăng cao, khó tạo ñược nhiệt ñộ thích hợp, cho nên cần lựa chọn những giống gà, dòng gà chịu ñược nóng, thích nghi với khí hậu nóng ẩm.

+ ðộ ẩm chuồng nuôi ðộ ẩm ngoài trời ảnh hưởng trực tiếp ñến ñộ ẩm trong chuồng. Nhưng trong thực tế,

ñộ ẩm trong chuồng thường cao hơn ñộ ẩm ngoài trời. ðặc biệt với chuồng gà mái ñẻ, ñộ ẩm cao hơn nhiều là do gà thải nhiều nước ra ngoài trong khi thở, nước bốc hơi từ phân gà, từ máng uống, từ cống rãnh, do ñộ thông thoáng trong chuồng kém, vv…

Page 186: Chăn nuôi cơ bản

- 186 -

ðộ ẩm thích hợp ñối với gà mái ñẻ là 65-70%, về mùa ñông không ñược vượt quá 80%. Nếu ñộ ẩm cao kết hợp với nhiệt ñộ cao, gà càng dễ chết vì choáng nóng. Nếu ẩm ñộ thấp gà càng nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, ñặc biệt bệnh ñường hô hấp.

Ngoài ẩm ñộ, cần ñảm bảo thông khí trong chuồng nuôi nhằm mục ñích ñẩy khí ñộc trong chuồng ra ngoài và ñưa một lượng khí mới trong sạch vào chuồng.

+ Ánh sáng và chế ñộ chiếu sáng Ánh sáng rất quan trọng ñối với gà ñẻ trứng, nó kích thích sự phát triển của buồng

trứng, trứng chín và rụng trứng thông qua hoạt ñộng của hệ thống nội tiết và sự tiết các hocmon sinh dục.

Thực tế cho thấy ñối với gà mái ñẻ cần chiếu sáng mỗi ngày từ 14-16 giờ với cường ñộ chiếu sáng 1-1,5 W/m2 nền chuồng.

+ Mật ñộ nuôi Mật ñộ nuôi gà mái ñẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong ñó quan trọng nhất là

phương thức nuôi, trang thiết bị chuồng nuôi và giống gà. Mật ñộ nuôi thích hợp ñối với các loại chuồng như sau:

- Nuôi trên nền có ñệm lót: 5-7 con/m2 nền chuồng. - Nuôi trên lồng: 8 con/m2 lồng. Với ñặc ñiểm khí hậu và ñiều kiện chuồng nuôi hiện nay, mỗi ñàn không nên quá 500

con ñối với gà hướng trứng và không quá 350 con ñối với gà hướng thịt. + Thu nhặt trứng: - Thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng ñể hạn chế dập vỡ. - Tuỳ thời tiết nóng hay lạnh có thể nhặt trứng 2- 4 lần/ ngày. - Sau khi thu nhặt, trứng ñược xếp vào các khay, khử trùng và ñưa vào kho bảo quản

càng sớm càng tốt. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống theo ñúng qui trình. Theo dõi

tình hình sức khoẻ, dịch bệnh của gà. Phát hiện kịp thời những gà mắc bệnh ñể nuôi cách ly. Loại bỏ gà chết, gà ñẻ kém ra khỏi ñàn.

Câu hỏi ôn tập chương V

1. Trình bày quá trình hình thành trứng gia cầm? 2. Cho biết cấu tạo của trứng gia cầm ? 3. Phân tích các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng trứng gia cầm? Giải thích các trường

hợp trứng dị hình? 4. Trình bày các chỉ tiêu ñánh giá sức ñẻ trứng và các yếu tố ảnh hưởng ñến sức ñẻ

trứng gia cầm? 5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả ấp nở trứng gia cầm? 6. Trình bày qui trình nuôi dưỡng gà thịt? 7. Các chỉ tiêu chọn lọc gà con, gà hậu bị và gà ñẻ ? 8. Trình bày qui trình nuôi dưỡng gà con? 9. Trình bày qui trình nuôi dưỡng gà hậu bị? 10. Trình bày qui trình nuôi dưỡng gà ñẻ?

Page 187: Chăn nuôi cơ bản

- 187 -

CHƯƠNG VI

CHĂN NUÔI TRÂU BÒ

Do yêu cầu của ñối tượng phục vụ và khuôn khổ của giáo trình, chương Chăn nuôi trâu bò soạn cho sinh viên ngành kinh tế chỉ nhằm:

- Giúp sinh viên nhận biết ñược ñặc ñiểm một số giống trâu, bò chính nuôi ở nước ta. - Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiện nay và thời gian sắp tới ñối với:

+ bê, nghé + trâu, bò sinh sản + trâu, bò sữa + trâu, bò cày kéo

I . Chăn nuôi bê nghé 1.1. Một số ñặc ñiểm sinh lý của bê nghé 1.1.1. ðặc ñiểm về sinh trưởng - phát dục Bê nghé có tốc ñộ sinh trưởng tương ñối nhanh, mức tăng trọng có thể ñạt 400 - 1200 g/ngày. Khả năng tăng trọng phụ thuộc vào: giống, chế ñộ nuôi dưỡng, chăm sóc... Ví dụ: bê lai Sind tăng trọng 400 - 500 g/ngày, bê Hà Lan: 600 - 700 g/ngày.

1.1.2. Sự phát triển của cơ quan tiêu hoá Khi mới sinh ở bê nghé môi trên và môi dưới bằng nhau, dần dần môi trên phát triển nhanh hơn môi dưới và chìa ra. Bê sơ sinh có 6 - 8 răng cửa, còn nghé mọc răng chậm hơn: sau khi ñẻ 3 - 7 ngày răng mới bắt ñầu mọc, cho ñến 2 - 3 tháng tuổi mới mọc ñủ 8 cái răng. Bình thường sau khi ñẻ sau khi ñã khô lông, bê nghé tự tìm vú của con mẹ ñể bú. Khi bê nghé bú nhờ có phản xạ co rãnh thực quản, rãnh thực quản co lại tạo thành hình ống nối liền thực quản và dạ lá sách, do ñó sữa chảy theo rãnh thực quản vào thẳng dạ lá sách. Nếu cho bê bú nhân tạo không ñúng kỹ thuật, sữa có thể tràn vào dạ cỏ và bị lên men thối. Ở bê nghé sơ sinh dung tích dạ múi khế gấp 2 lần dung tích dạ cỏ. Khi bê nghé biết ăn thức ăn thực vật (6-8 tuần tuổi trở ñi), dạ cỏ và dạ lá sách phát triển mạnh ñể phù hợp dần với loại thức ăn mới: thức ăn thực vật. Khả năng tiêu hoá bột ñường của bê nghé kém, khi 2 tháng tuổi ở tá tràng mới xuất hiện men amilaza và lactaza, nhưng hoạt lực còn thấp. Do ñó bê nghé sơ sinh không có khả năng tiêu hoá thức ăn tinh bột, chỉ có khả năng tiêu hoá ñường sữa.Việc bổ sung thức ăn bột ñường dưới dạng cháo loãng sớm là không phù hợp với ñặc ñiểm sinh lý tiêu hoá của bê. Dịch vị của bê nghé phân tiết liên tục, lúc ăn cũng như lúc ñói. Dịch dạ múi khế có men lipaza, nhưng nó chỉ tiêu hoá ñược mỡ ở dạng nhũ hoá. Khả năng tiêu hoá mỡ giảm dần: 10-20 ngày tuổi tiêu hoá ñược 8 - 9 g mỡ/kg khối lượng cơ thể, 2 tháng tuổi chỉ tiêu hoá ñược 6-7 g mỡ/kg khối lượng cơ thể.

Page 188: Chăn nuôi cơ bản

- 188 -

1.1.3. Sự phát triển của hệ thống bảo vệ cơ thể Tác dụng phòng chống bệnh tật của gan ở bê sơ sinh rất hạn chế, rất nhiều ñộc tố và vi trùng không ñược phân giải hoặc giữ ở gan, mà ñi vào tuần hoàn lớn gây tác hại ñến cơ thể.

Hàm lượng γ-globulin trong máu của bê sơ sinh rất thấp, do ñó khả năng ñề kháng của bê

trong giai ñoạn này rất kém. Sau này hàm lượng γ-globulin trong máu của bê dần dần tăng lên

và sức ñề kháng của bê cũng tăng dần.

1.1.4. Khả năng ñiều hoà thân nhiệt Khi mới sinh thân nhiệt của bê nghé cao hơn thân nhiệt của trâu bò trưởng thành (từ 1,0-1,50C). Trung khu ñiều hoà thân nhiệt của bê nghé hoạt ñộng chưa tốt, trao ñổi chất của bê nghé mạnh, nên thân nhiệt cao hơn so với giai ñoạn trưởng thành.

1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng bê nghé 1.2.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc bê nghé trong giai ñoạn bú sữa ñầu Khi bê nghé mới ñẻ ra có sự thay ñổi lớn về môi trường sống: trong cơ thể mẹ thai ñược bảo vệ và nuôi dưỡng ñặc biệt, còn khi ñẻ ra bê nghé phải chụi sự tác ñộng của môi trường và nguồn cung cấp dinh dưỡng cũng thay ñổi. Thức ăn của bê nghé khi mới ñẻ là sữa ñầu. Sũa ñầu có ñặc tính sinh học và hoá học khác hẳn so với sữa thường. Sữa ñầu có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa thường và giảm dần sau khi ñẻ. Về hàm lượng vật chất khô:

- Sau khi ñẻ 4 h giảm còn 24,5 % - Sau khi ñẻ 8 h giảm còn 21,0 % - Sau khi ñẻ 12 h giảm còn 19,0 % - Sau khi ñẻ 24 h giảm còn 15,6 %

Về hàm lượng protein: Sau khi ñẻ hàm lượng protein là 20%, sau 12 h giảm còn 12%, sau 24 h chỉ còn 7,2 %. So sánh về giá trị dinh dưỡng giữa sữa ñầu và sữa thường

Chất dinh dưỡng Sữa ñầu Sữa thường

Protein (%) 18 - 20 3 - 4

Albumin (%) 2 - 3 0,5 - 0,6

Globulin (%) 7 - 12 0,1

Vitamin A (mg/l) 6 000 600

ðộ chua của sữa ñầu: 48 - 50 0T, sữa thường: 18 - 20 0T. ðặc biệt trong sữa ñầu có

hàm lượng γ-globulin cao và có khả năng thẩm thấu nguyên vẹn vào máu. Khả năng thẩm

thấu nguyên vẹn của γ-globulin giảm dần sau khi ñẻ, người ta thấy rằng: ở 60 h sau khi ñẻ

γ-globulin hết khả năng thẩm thấu. Trong sữa ñầu còn có MgSO4 , ñây là một chất tẩy nhẹ, có tác dụng vệ sinh ñường tiêu hoá. ðộ chua của sữa ñầu cao có tác dụng hạn chế sự hoạt ñộng cuả vi khuẩn trong ñường ruột, ñặc biệt là E. Coli. Vì vậy cho bê nghé bú sữa ñầu càng sớm càng tốt. Người ta thấy rằng: cho bú sữa ñầu sớm có tác dụng giảm tỷ lệ măc bệnh ở bê nghé. Nếu cho bú sau khi ñẻ 1 giờ tỷ lệ mắc bệnh 5 - 6 %, nếu cho bú sau khi ñẻ 7 giờ tỷ lệ mắc bệnh 24 - 28 %.

Page 189: Chăn nuôi cơ bản

- 189 -

Lượng sữa cho bú không nên vượt quá 8 % so với khôí lượng cơ thể. Nếu lượng sữa cho bú quá 8% so với khôí lượng cơ thể sữa sẽ tràn vào dạ cỏ, trong khi ñó dung tích dạ cỏ nhỏ, lại không co bóp nên sữa bị giữ lại dạ cỏ và lên men thối, làm cho bê nghé bị tiêu chảy. Phải cho bê nghé bú từ từ ñể sữa chảy xuống dạ múi khế. Mỗi lần nuốt bê có thể nuốt 30 ml sữa, do ñó khi cho bú nhân tạo thì ñường kính lỗ của ñầu vú cao su khoảng 1 - 2 mm là vừa. Nếu lỗ quá to lượng sữa xuống quá nhiều sẽ tràn qua rãnh thực quản, rơi xuống dạ cỏ và lên men thối. Cho bê bú ñúng giờ, khoảng cách giữa các lần cho bú ñều nhau, sẽ thuận lợi cho quá trình tiêu hoá của bê. Trong giai ñoạn mới ñẻ (trong khoảng 1 tháng tuổi) người ta thường nuôi bê trên cũi nhằm ñảm bảo vệ sinh, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn.

1.2.2. Kỹ thuật nuôi bê nghé trong giai ñoạn bú sữa (từ 7 ngày tuổi ñến cai sữa) 1.2.2.1. Xác ñịnh tiêu chuẩn ăn

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác ñịnh tiêu chuẩn ăn nhưng phương pháp thường dùng là căn cứ vào nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. Nhu cầu duy trì phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, nhu cầu sản xuất phụ thuộc vào khả năng tăng trọng.

Tiêu chuẩn ăn = nhu cầu duy trì + nhu cầu sản xuất Bảng 6.1: Nhu cầu duy trì của bê

P (kg) ðơn vị TĂ P (kg) ðơn vị TĂ P (kg) ðơn vị TĂ

25 0,7 60 1,2 120 1,7

30 0,8 70 1,3 140 2,0

35 0,9 80 1,4 160 2,2

40 1,0 90 1,5 180 2,4

50 1,1 100 1,6 200 2,6

Bảng 6.2: Nhu cầu cho tăng trọng của bê từ sơ sinh ñến 24 tháng tuổi

Tăng trọng hàng ngày (g)

300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 Tháng tuổi

ðơn vị thức ăn

1 0,9 1,1 1,3 1,4 1,6 1,8 2,0 2,2

1 - 2 0,7 1,1 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0 2,2 2,4

2 - 3 0,7 1,1 1,3 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 2,6

3 - 4 0,8 1,2 1,4 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5 2,8

4 - 5 0,9 1,3 1,5 1,8 2,0 2,3 2,5 2,7 3,0

5 - 6 1,0 1,3 1,6 1,8 2,1 2,5 2,6 2,9 3,2

6 - 7 1,1 1,4 1,7 2,0 2,2 2,5 2,8 3,1 3,4

7 - 8 1,1 1,5 1,7 2,1 2,3 2,6 2,9 3,2 3,5

8 - 9 1,2 1,6 1,9 2,2 2,5 2,8 3,1 3,4 3,7

Page 190: Chăn nuôi cơ bản

- 190 -

Mỗi ñơn vị thức ăn cần có 125-90 g protein tiêu hoá: giai ñoạn 1-6 tháng tuổi: 125-110 g, từ 6 tháng tuổi trở ñi: 100-90 g. Mỗi ñơn vị cần có 7-8 g Ca, 4-5 g P, cứ 100 kg khối lượng cơ thể cung cấp 15 g NaCl. Các loại thức ăn cho bê + Sữa nguyên: Là loại thức ăn chủ yếu của bê, sữa là loại thức ăn dễ tiêu hoá và có sự cân bằng các chất dinh dưỡng. Nếu như thiếu sữa nguyên bê sẽ chậm sinh trưởng, còi cọc và dễ mắc bệnh. Luợng sữa nguyên cho bê bú vào khoảng 200 - 700 kg, tuỳ thuộc vào: giống, yêu cầu tăng trọng, mục ñích của người chăn nuôi. Trong ñiều kiện không có sữa thay thế lượng sữa cho bú của từng loại bê như sau: bê Việt Nam: 300 lít cho bú 3- 4 tháng, bê lai Sind: 420 lít cho bú 4 -5 tháng, bê Hà Lan: 600 lít cho bú 6 tháng, bê ñực làm giống cho bú 720 lít.

+ Sữa thay thế: Sữa thay thế là một loại thức ăn có thể thay thế một phần sữa nguyên. Sữa thay thế phải ñảm bảo ñầy ñủ các chất dinh dưỡng như sữa nguyên, dễ tiêu hoá, ñảm bảo ñủ các axit amin không thay thế. Sữa thay thế có thể sử dụng ở 10 - 15 ngày tuổi. + Thức ăn tinh hỗn hợp: Lượng protein trong thức ăn tinh hỗn hợp cần ñảm bảo 16 - 18 %. Tập cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp từ 15 - 20 ngày tuổi và cho ăn ở dạng ñặc. Lượng thức ăn tập ăn 0,1 kg/con/ngày, sau ñó tăng dần theo tuổi. + Cỏ khô: Cỏ khô là loai thức ăn tập ăn quan trọng cho bê, nó có tác dụng khích thích sự phát triển dạ cỏ. Có thể tập cho bê ăn từ 10 ngày tuổi. Cỏ khô phải ñảm bảo chất lượng tốt, thơm, ngon. + Cỏ tươi: Có thể tập cho bê ăn cỏ tươi ở 20 ngày tuổi (sau khi tập cho ăn cỏ khô). Lượng cỏ tươi cung cấp cho bê nghé vào khoảng 7 - 8 % so với khối lượng cơ thể. + Thức ăn củ quả: ðây là loại thức ăn giàu tinh bột và ñường. Vì vậy cho bê nghé ăn quá nhiều sẽ gây ỉa chảy. Thường cho bê nghé ăn vào tháng thứ 2.

• Các hình thức nuôi dưỡng, quản lý bê nghé: + Nuôi bê nghé theo mẹ: là hình thức cho bê nghe bú trực tiếp và luôn luôn theo mẹ. Hình thức này thường ñược áp dụng trong chăn nuôi trâu bò cày kéo, trâu bò thịt, trâu bò sinh sản. Nhược ñiểm của hình thức này là không xác ñịnh ñược lượng sữa bú ñược của bê, do ñó việc bổ sung thức ăn sẽ khó khăn. + Nuôi bê nghé tách mẹ: Là hình thức tách hẳn bê nghé khỏi con mẹ từ sơ sinh và cho bú gián tiếp bằng bình có ñầu vú cao su. Hình thức này ñòi hỏi ñầu tư và trình ñộ kỹ thuật cao. Hình thức này khắc phục ñược nhược ñiểm của hình thức trên và có thể áp dụng ñược cơ giới hoá, chuyên môn hoá. Ngoài 2 hình thức trên người ta có thể áp dụng hình thức nuôi bê nghé tách mẹ không hoàn toàn và nuôi bê bảo mẫu.

1.2.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng bê từ 7 - 24 tháng tuổi Giai ñoạn này khả năng thích ứng của bê nghé ñã khá cao, song cần nuôi dưỡng chăm sóc tốt ñể ñảm bảo bê nghé sinh trưởng tốt và ñúng hướng sản xuất. Tuỳ theo mục ñích sử dụng, yêu cầu tăng trọng ñể cung cấp lượng thức ăn và thành phần của khẩu phần khác nhau. ðối với bê gây giống cho ăn nhiều thức ăn tinh, yêu cầu tăng trọng 700-800 g/ngày. ðối với bê cái ñể khai thác sữa sau này cần cung cấp nhiều thức ăn xanh, yêu cầu tăng trọng 600-700 g/ngày. Về khẩu phần: ñối với bê 7-12 tháng tuổi cung cấp 55-75 % tính theo số ñơn vị thức

Page 191: Chăn nuôi cơ bản

- 191 -

ăn là thức ăn thô xanh, ñối với bê 12-24 tháng tuổi cung cấp 80-90 % tính theo số ñơn vị thức ăn là thức ăn thô xanh. Khi bê nghé ñã ăn ñược nhiều cỏ nên chăn thả bê nghé ngoài ñồng cỏ. Bê cái có thể ñộng dục vào khoảng 12-16 tháng tuổi, do ñó cần theo dõi ñể có thể phối giống vào tuổi thích hợp.

II. Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản 2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của bò cái Cơ quan sinh dục của bò cái bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm ñạo...

2.1.1. Buồng trứng Buồng trứng hình bầu dục, khi sơ sinh chỉ nặng khoảng 0,3 g, khi trưởng thành buồng trứng rộng khoảng 0,8 - 1,5 cm, dài 2 - 3 cm. Buồng trứng vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết. Buồng trứng gồm lớp tuỷ và lớp vỏ ngoài cùng. Lớp vỏ gồm có nhiều noãn bào ở các giai ñoạn phát triển khác nhau, tầng ngoài của lớp vỏ là những noãn bào sơ cấp nhỏ, tâng trong là những noãn bao thứ cấp ñang sinh trưởng, khi noãn bao chín lại nổi dần ra ngoài. ðến một giai ñoạn nhất ñịnh noãn bao sẽ vỡ ra, trứng rụng và rơi vào ống dẫn trứng, nơi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng. Nếu gia súc không chửa thể vàng sẽ tồn tại 10 - 15 ngày, sau ñó sẽ tiêu biến ñi. Lớp tuỷ gồm các sợi chun, có nhiều mạch máu và dây thần kinh.

2.1.2. Ống dẫn trứng ống dẫn trứng dài khoảng 10 - 30 cm, nằm gọn trong màng treo tử cung. Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ và màng tương.

2.1.3. Tử cung Tử cung của bò là tử cung ñơn, có 2 sừng, từ trong ra ngoài gồm 3 lớp: màng nhầy, màng cơ và màng tương. Thai thường cố ñịnh ở sừng tử cung ña số ở sừng tử cung phía bên phải.

2.1.4. Âm ñạo

Âm ñạo gồm 3 lớp: màng nhầy, lớp cơ và lớp màng ngoài.

2.2. Thần kinh và thể dịch trong quá trình hoạt ñộng sinh dục của bò cái Khi trâu bò cái ñã ñến tuổi thành thục về tính, tuyến yên, tuyến sinh dục ñã hoàn thiện, do sự tác ñộng của ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt ñộ, mùi vị của con ñực... tác ñộng lên cơ quan nhận cảm của con cái, từ ñó truyền vào vỏ ñại não, vào vùng dưới ñồi (Hypothalamus), vùng duới ñồi sẽ tiết ra yếu tố giải phóng, kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH. FSH tác ñộng lên buồng trứng, kích thích noãn bào phát triển, noãn bào sẽ tiết ra kích tố estrogen làm con cái ñộng dục. Khi lượng estrogen ñạt ñến mức ñộ nhất ñịnh sẽ ức chế lại vùng dưới ñồi, ức chế tuyến Yên phân tiết FSH, LH chiếm ưu thế. LH tác ñộng lên noãn bào ñã chín làm trứng rụng và hình thành thể vàng, dưới tác dụng của LTH (Luteotropinhormon) thể vàng phân tiết progesteron, progesteron ức chế tuyến Yên phân tiết FSH và LH, làm gia súc ngừng ñộng dục.

Page 192: Chăn nuôi cơ bản

- 192 -

Thân kinh có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt ñộng sinh dục của trâu bò cái. Tác ñộng xoa bóp cũng gây hưng phấn thần kinh và hoạt ñộng của cơ quan sinh dục. Xoa bóp cổ tử cung, buồng trứng có thể kích thích trâu bò cái ñộng dục. Chăn thả chung con ñực và con cái có thể nâng cao tỷ lệ ñộng dục. Ngoại cảnh có ảnh hưởng ñến quá trình ñộng dục: ở các nước ôn ñới về mùa ñông do thiếu ánh sáng, sinh sản của trâu bò kém, ở các nước nhiệt ñới về mùa hè tỷ lệ ñộng dục của trâu rất thấp. Cơ chế ñiều tiết hoạt ñộng sinh dục là cơ chế thần kinh - thể dịch.

2.3. Tuổi thành thục của trâu bò cái Tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Thành thục sớm hay muộn tuỳ thuộc vào giống, cá thể, mức ñộ dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu... Các giống bò ñã ñược cải tạo như: bò Hà Lan, bò Jec xây ( Jersey) thường thành thục sớm hơn các giống bò ñịa phương. Thí dụ: bò Hà Lan từ 293 ñến 594 ngày, bò Jec xây từ 234 ñến 554 ngày, bò Phi châu từ 569 ñến 808 ngày. Phạm vi chêch lệch có thể từ 6 ñến 24 tháng tuổi. Mức ñộ dinh dưỡng ảnh hưởng ñến tuổi thành thục về tính. Dinh dưỡng cao thành thục ở 440,1 ngày, dinh dưỡng thấp thành thục ở 710,7 ngày (Jonbert). Tuổi thành thục về tính của bò vàng Việt Nam thường khoảng 12 - 18 tháng tuổi.Tuổi ñẻ ñầu tiên của bò lai Sind là 35 tháng, bò Lang-Trắng-ðen dưới 33 tháng, trâu Việt Nam 41 tháng.

2.4. Chu kỳ ñộng dục Chu kỳ ñộng dục tính từ lúc bắt ñầu ñộng dục cao ñộ của lần ñộng dục này ñến ñộng dục cao ñộ của lần sau. Thời gian của một chu kỳ từ 18 - 24 ngày, trung bình là 21 ngày. Triệu trứng ñộng dục biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào từng giai ñoạn: - Giai ñoạn ñầu; Tính từ lúc có hiện tượng ñộng dục xuất hiện ra bên ngoài ñến lúc chụi ñực. Lúc này bao noãn ñã sinh trưởng mạnh, dịch bào ñã nhiều, estrogen ñã bắt ñầu kích thích cơ quan sinh dục và thần kinh hưng phấn, làm cho cơ quan sinh dục tăng sinh, xung huyết, tiết dịch nhờn trong suốt, âm môn hơi bóng, cổ tử cung hé mở. Con cái thường nhảy lên lưng con khác, kém ăn, chạy nhảy, kêu. Thời gian này ở bò kéo dài 6 - 10 h.

- Giai ñoạn giữa: Bò ñộng dục cao ñộ, các biểu hiện rõ rệt hơn: cổ tử cung mở to, niêm dịch nửa trong nửa ñục, bò cái chụi ñực, giai ñoạn này kéo dài 10 - 15 h. ðây là giai ñoạn phối giống thích hợp.

- Giai ñoạn cuối: Tính từ lúc bò cái không chụi ñực nữa ñến khi cơ quan sinh dục trở lại trạng thái bình thường, giai ñoạn này niêm dịch trở thành bã ñậu, trứng thường rụng vào ñầu giai ñoạn này. + ðặc ñiểm ñộng dục của trâu. Biểu hiện ñộng dục của trâu không rõ như ở bò ( ñộng dục thầm lặng). Chu kỳ ñộng dục của trâu thường dài hơn ở bò, bình thường 18 - 36 ngày, có thể kéo dài tới 60 - 90 ngày và có khi ñộng dục theo mùa vụ.

Page 193: Chăn nuôi cơ bản

- 193 -

2.5. Kỹ thuật phối giống cho trâu bò 2.5.1. Tuổi bắt ñầu phối Tuổi bắt ñầu phối giống thích hợp cho bò cái sinh sản khoảng 18 - 22 tháng tuổi. Khối lượng bắt ñầu phối phải ñạt 65 - 70 % so với khối lượng khi trưởng thành Tuổi bắt ñầu phối giống thích hợp cho trâu cái khoảng 30 tháng tuổi.

2.5.2. Các hình thức phối giống - Phối tự nhiên: Chăn thả trâu bò ñực và cái chung trong một ñàn, cho chúng tự giao phối với nhau. Hình thức này có ưu ñiểm là không tốn công, tỷ lệ thụ thai cao. Hạn chế là không theo dõi, quản lý ñược, dễ lây lan dịch bệnh. - Phối có hướng dẫn: tiến hành chăn thả ñực cái riêng, khi con cái ñộng dục tăng cường theo dõi và cho ñực phối vào thời ñiểm thích hợp. Hình thức này có ưu ñiểm là nắm ñược ngày phối từ ñó xác ñịnh ñược tháng có thai và có chế ñộ nuôi dưỡng hợp lý. ñồng thời chủ ñộng ñiều khiển sinh sản theo mùa vụ, hạn chế sự lây lan bệnh tật, tiết kiệm ñược ñực giống. - Thụ tinh nhân tạo: áp dụng cho những nơi gần cơ sở nuôi ñực giống và trong công tác lai tạo. Tỷ lệ ñực/cái thích hợp cho phối trực tiếp: ở bò 1/40 - 1/50, ở trâu 1/20- 1/30.

2.5.3. Kỹ thuật phối giống Trứng rụng và di chuyển từ buồng trứng ñến vị trí 1/3 ống dẫn trứng phía trên, cần 6 - 12 h, ñó cũng là thời gian có khả năng thụ thai, Nếu trứng ñã di chuyển xuống phía dưới, trứng ñã già ñi và có màng albumin bao bọc gây khó khăn cho quá trình thụ tinh. Tinh trùng ñến vị trí 1/3 ống dẫn trứng phía trên cần 10 - 14 giờ. Căn cứ vào ñặc ñiểm di chuyển của trứng và tinh trùng, thời gian trứng rụng, chúng ta có thể phối giống vào cuối giai ñoạn 2 hoặc ñầu giai ñoạn 3. Tức là lúc buồng trứng có noãn bào chín vàsắp rụng trứng, cổ tử cung mở to, niêm dịch trắng ñục, con cái chịu ñực cao ñộ. Nếu phát hiện ñộng dục vào buổi sáng, chiều cho phối lần thứ nhất, sáng hôm sau phối lần thứ hai.

2.5.4. Mùa vụ phối giống Do ñặc ñiểm khí hậu thời tiết của nước ta, ñặc ñiểm hoạt ñộng nông nghiệp, nguồn thức ăn có tính chất mùa vụ, trong một năm khi vào thời vụ cày bừa, khi rét, khi thiếu cỏ là những thời ñiểm không thích hợp cho trâu bò sinh sản. Không nên phối cho bò vào các tháng 3, 4, 5, 9, 10, 11 và trâu vào các tháng 1, 2, 3, 7, 8, 9. Nếu phối vào các tháng ñã nói trên trâu bò sẽ ñẻ vào các tháng không thích hợp.

2.6. Nuôi dưỡng quản lý trâu bò cái sinh sản 2.6.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò cái sinh sản bao gồm: nhu cầu duy trì, nhu cầu cho phát triển thai, nếu trong thời gian mang thai trâu bò phải làm việc thì phải cộng thêm nhu cầu làm việc.

Nhu cầu duy trì phụ thuộc vào khối lượng cơ thể của trâu bò.

Page 194: Chăn nuôi cơ bản

- 194 -

Bảng nhu cầu duy trì của trâu bò

Khối lương (kg) ðơn vị TĂ Khối lượng (kg) ðơn vị TĂ

275 3,3 425 4,1

300 3,3 450 4,5

325 3,5 475 4,5

350 3,7 500 4,7

370 400

3,8 4,0

550 600

4,9 5,1

Nhu cầu dinh dưỡng cho thai phụ thuộc vào tháng có thai, từ khi có thai tháng thứ 3 ñến tháng thứ 6 cộng thêm 0,5-1,0 ðVTĂ, từ tháng thứ 7 ñến tháng thứ 9 cộng thêm 1,0-2,0 ðVTĂ. Mỗi ñơn vị thức ăn cần có 90-100 g protein tiêu hoá, 7-8 g Ca, 4-5 g P, cứ 100 kg khối lượng cơ thể bổ sung 8-10 g muối ăn. Khi phối hợp khẩu phần cần chú ý ñến tháng có chửa: thời kỳ chủa ñầu (bắt ñầu - tháng thứ 6) cho ăn chủ yếu thức ăn xanh, thời kỳ chửa cuối cần bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp dễ tiêu.

2.6.2. Chăm sóc quản lý trâu bò cái sinh sản - ðịnh chế ñộ làm việc: Trong 6 tháng chửa ñầu có thể cho trâu bò cái làm việc vừa phải, tránh các công việc năng nhọc. Từ tháng thứ 7 trở ñi cho trâu bò nghỉ làm việc. - ðề phòng xẩy thai do tác ñộng cơ giới: Chuồng trại ñảm bảo khô ráo, bãi chăn thả rộng rãi, bằng phẳng. Không chăn thả theo ñàn quá ñông. - Chăm sóc khi trâu bò ñẻ: Trước khi trâu bò ñẻ cần chuẩn bị chuồng nuôi sạch sẽ, có rơm ñộn chuồng. Biểu hiện của trâu bò sắp ñẻ: bụng sa xuống, sụt hông, âm ñạo xưng to và nhão, niêm dịch nhiều nhưng loãng, vú mọng. ñầu tiên màng ối vỡ, trâu bò răn mạnh ñể ñẩy thai ra. Tư thế của thai bình thường: 2 chân trước ra trước, móng úp sấp hoặc 2 chân sau ra trước móng ngửa. Nếu tư thế của thai không bình thường cần ñiều chỉnh thai ñúng tư thế. Sau khi ñẻ 4 - 6 h nhau thai sẽ ra. Nếu sau 10 - 12 h nhau thai không ra là không bình thường, cần phải can thiệp. Sau khi ñẻ cần rửa sạch phần thân sau, ñầu vú, cơ quan sinh dục bằng thuốc tím 0,1 % hoặc nước muối 10 % rồi mới cho bê nghé bú. Sau khi trâu bò ñẻ 10-15 phút cần cho uống nước muối có pha thêm ít cám (10 kg nước + 10 kg cám + 50 g muối). Ngày thứ nhất sau khi ñẻ cho ăn cỏ khô và nước cháo loãng.

III. Chăn nuôi trâu bò ñực giống 3.1. ðặc ñiểm cấu tạo cơ quan sinh dục 3.1.1. Âm nang Âm nang giống như cái túi ở giữa hai ñùi, trong ñó có tinh hoàn phụ, tinh hoàn... Cấu tạo âm nang gồm 3 lớp: ngoài cùng là lớp da, giữa là lớp cơ và bên trong giáp với tinh hoàn là lớp tương mạc.Dưới da có lớp màng gân gắn chặt với da, khi sợi cơ của lớp này co lại, lớp da cũng nheo lại. Dưới lớp màng gân là lớp cơ gồm những sợi cơ vân gắn chặt với màng tương mạc của tinh hoàn. Nếu những sợi cơ trên co lại thì cả tinh hoàn cũng co lên. Do âm nang có cấu tạo như vậy nên có tác dụng ñiều tiết nhiệt cho tinh hoàn, nhiệt ñộ của tinh hoàn luôn thấp hơn thân nhiệt 3 - 4 0C.

Page 195: Chăn nuôi cơ bản

- 195 -

3.1.2. Tinh hoàn Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng và kích tố sinh dục ñực. Lớp màng ngoài của tinh hoàn là màng trắng, mặt trong của nó phát ra các bức ngăn chia tinh hoàn thành nhiều ô. Trong mỗi ô có khoảng 2 - 3 ống sinh tinh nhỏ với ñộ dài khoảng 50 - 60 cm. Các ống sinh tinh nhỏ từ các ô tập trung lại ở thể hygmor, hình thành lưới ống sinh tinh thẳng. Trong ống sinh tinh có hai loại tế bào: tế bào sinh dục ñể sản sinh ra tinh trùng, tế bào sertoli có tác dụng dinh dưỡng. Xung quanh ống sinh tinh nhỏ là tổ chức gian chất gồm mạch máu, lâm ba và tế bào kẽ. Tinh hoàn bò ñực trưởng thành dài 8-12 cm, rộng 4-6 cm, nặng khoảng 300-500 g.

3.1.3. Dịch hoàn phụ Dịch hoàn phụ là nơi hình thành cuối cùng và nơi dự trữ tinh trùng. Ngoài là lớp vỏ, trong gồm nhiều ống của tinh hoàn và của dịch hoàn phụ ñể tích trữ tinh trùng và dẫn tinh trùng ñến ống dẫn tinh.

3.1.4. Ống bẹn Ống bẹn là cửa thông giưã xoang bụng dưới và dịch hoàn phụ ñể cho thần kinh, mạch máu, ống dẫn tinh thông qua mà ngưòi ta gọi chung là thừng dịch hoàn.

3.1.5. Tuyến phụ Tuyến sinh dục phụ tiết ra tinh thanh trong khi giao phối. Tuyến sinh dục phụ gồm: Tuyến niệu ñạo, tuyến tiền liệt, túi tinh.

3.1.6. Dương vật Dương vật là ñường niệu ñạo, ñồng thời cũng là cơ quan giao phối, gồm 3 phần: ñầu, mình và gốc.

Page 196: Chăn nuôi cơ bản

- 196 -

3.1.7. Bao bì Bao bì là bộ phận cuối của cơ quan sinh dục, dài và hẹp, ở phía sau rốn, chung quanh có lông. Nó có tác dụng bảo vệ quy ñầu, phân tiết dịch nhờn và ñưa dương vật vào âm ñạo.

3.2. Thần kinh thể dịch trong quá trình hoạt ñộng của ñực giống Khi ñực giống ñến tuổi thành thục về tính, chức năng các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục hoàn thiên. Dưới tác ñộng của các nhân tố ngoại cảnh, kích thích ñược truyền vào vùng dưói ñồi (hypothalamus), xuống tuyến yên. Tuyến yên tiết ra FSH, LH. FSH có tác dụng kích thích quá trình hình thành tinh trùng, LH có tác dụng kích thích tế bào kẽ tiết ra kích tố sinh dục ñực testosteron. Testosteron hoạt hoá tế bào thượng bì ống sinh tinh, mẫn cảm với kích thích của FSH ñể sản sinh ra tinh trùng. Testosteron còn có tác dụng xúc tiến sự phát triển tổ chức cơ năng của các tuyến phụ, duy trì sức sống của tinh trùng và khả năng thụ thai của tinh trùng. Testosteron cũng có tác dụng nhất ñịnh ñối với sự phát triển cơ thể và hình thành ñặc ñiểm thứ cấp ở con ñực.

3.3. Tuổi thành thục về tính của trâu bò ñực giống Thành thục về tính của trâu bò ñực giống tính từ khi trong tinh hoàn xuất hiện tinh trùng. Giống, tuổi, khối lượng, dinh dưỡng và nhiều nhân tố khác ñều có ảnh hưởng ñến tuổi thành thục về tính. Bê ñực giống sinh trưởng tốt, 32 - 36 tuần tuổi ñã có tinh trùng trong ống sinh tinh, 39 tuần tuổi có tính hăng và trên 39 tuần tuổi có thể xuất tinh lần ñầu. Nói chung tuổi thành thục của bò ñực giống từ 6 - 11 tháng tuổi. Các giống chín sớm, mức dinh dưỡng tốt, có sự tác ñộng kích thích nhất ñịnh.. sẽ thành thục sớm và lấy tinh lần ñầu sớm. Tuổi sử dụng lần ñầu ở liên xô quy ñịnh từ 14 - 18 tháng tuổi. Khối lượng khi bắt ñầu sử dụng phải ñạt 60 - 70 % so với khối lượng khi trưởng thành. Trong ñiều kiện ở nước ta có thể cho phối ở 18 - 24 tháng tuổi. Trâu ñực cần cho phối muộn hơn.

3.4. Phẩm chất tinh dịch Lượng tinh dịch tuỳ thuộc vào giống, tuổi, cá thể, dinh dưỡng... có khác nhau. Bình quân khoảng 5 - 6 ml, biến ñộng từ 1 - 15 ml. Mật ñộ tinh trùng có thể từ 0 - 3.109 , trung bình khoảng 2 - 2,2 .109 tinh trùng trong một ml tinh dịch. Mùa hè khi trời nóng bức, nuôi dưỡng kém, nồng ñộ tinh trùng giảm xuống nhiều. pH tinh dịch thường là 6,6 - 6,9, thức ăn, sức khoẻ, cách lấy tinh, cách bảo quản... ñều có ảnh hưởng ñến ñộ pH. Lượng chất khô trong tinh dịch cũng biến ñổi theo giống, tuổi và ñiều kiện nuôi dưỡng, phạm vi biến ñộng từ 3 - 10 %. Hệ số tương quan giữa số lượng tinh trùng và hàm lượng chất khô là 0,48. Lượng ñường fructose ở trong tinh dịch rất cao. Có thể từ 376 - 1062, bình quân là 683 mg/100 ml tinh dịch . Axit lactic nằm trong khoảng 510 - 1100 mg/100 ml tinh dịch. Hàm lượng axit lactic nhiều hay ít phụ thuộc vào sự hoạt ñộng của tinh trùng sau khi lấy tinh. Nếu dùng biện pháp ức chế tốt sự hoạt ñộng của tinh trùng thì hàm lượng axit lactic sẽ thấp. Trong tinh dịch cũng như trong tinh trùng có rất nhiều axit amin cần thiết, trong ñó hàm lượng arginin là cao nhất, sau ñó là: lizin, glyxin, glutamin.

Page 197: Chăn nuôi cơ bản

- 197 -

Hàm lượng phốtpho trong tinh dịch bò tương ñối cao, ñạt 128,9 mg/ 100 ml tinh dich. Hàm lượng phốtpho càng cao thì số lượng tinh trùng càng lớn ( r = 0,88). Ngoài ra trong tinh dịch còn có một số chất khác như: vitamin, men và một số kích tố.

3.5. Những nhân tố ảnh hưởng ñến phẩm chất tinh dịch 3.5.1. Giống

Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường ñộ trao ñổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với ñiều kiện thời tiết, khí hậu tốt hay kém sẽ có chất lượng tinh dịch khác nhau. Lượng tinh dịch ở bò ñực ngoại có thể ñạt 10 - 15 ml trong 1 lần lấy tinh, bò Việt Nam khoảng 3 - 5 ml, trâu càng ít hơn.

3.5.2. Thức ăn Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng ñến chất lượng tinh dịch. Trao

ñổi chất của bò ñực giống cao hơn bò thường từ 10 - 12%, khi giao phối cường ñộ trao ñổi chất tăng từ 10 - 12 %, thành phần tinh dịch cũng ñặc biệt hơn các sản phẩm khác, vì vậy thức ăn của bò ñực giống ñòi hỏi cả về số lượng và chất lượng. Nhiều thí nhiệm ñã chứng minh rằng: giá trị sinh học của protein trong thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt ñến chất lượng tinh dịch. Vitamin cũng rất quan trọng ñối với bò ñực giống, thiếu vitamin E và vitamin A làm dịch hoàn kém phát triển, phản xạ về tính kém. Phốtpho là một nguyên tố khoáng quan trọng ñối với bò ñực giống, thiếu phốtpho thì quá trình hình thành tinh trùng giảm, tỷ lệ thụ thai ở con cái thấp. Loại hình thức ăn cũng có ảnh hưởng rõ rệt ñến chất lượng tinh dịch, nên sử dụng thức ăn toan tính ñối với bò ñực giống.

3.5.3. Chăm sóc Thức ăn, giống tốt nhưng nếu chăm sóc không tốt cũng ảnh hưởng ñến chất lượng tinh

dịch. Một con bò ñực giống có thể sống 15 - 20 năm, nhưng thời gian sử dụng trung bình trong khoảng 5 - 8 năm, thậm chí chỉ 2 - 3 năm. Berker ñã nghiên cứu 2 254 con bò bị loại thải, trong ñó chỉ có 10 % do khả năng di truyền cho ñời sau kém bị loại thải, còn lại do nhiều nguyên nhân khác.

3.5.4. Khí hậu, thời tiết Ở các nước ôn ñới chất lượng tinh dịch kém nhất về mùa ñông, tốt nhất về mùa hạ và

mùa thu, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng. Trong ñiều kiện nước ta cần chú ý ñến nhân tố nóng, ẩm. Ngoài ra còn nhiều nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng tinh dịch như: chế ñộ lấy tinh, tuổi, mức ñộ ñồng huyết bệnh tật..

IV. Chăn nuôi bò sữa 4.1. Cấu tạo tuyến sữa Tuyến sữa là cơ quan sản xuất sữa ở trâu bò cái. Cấu tạo của tuyến sữa bao gồm: tổ chức liên kết, mạch máu, dây thần kinh, tuyến thể, hệ thống dẫn sữa. Tuyến sữa gồm 2 phần chính: Phần phân tiết gồm các tuyến bào; phần dẫn sữa gồm có các ống dẫn sữa lớn và các ống dẫn nhỏ.

Page 198: Chăn nuôi cơ bản

- 198 -

- Hệ thống phân tiết: Hệ thống phân tiết bao gồm các bao tuyến, các bao tuyến có chức năng tổng hợp sữa. Mỗi bao tuyến ñược cấu tạo bởi các tế bào thượng bì ñơn, các tế bào này liên kết với nhau và tạo ra xoang bao tuyến. Xoang bao tuyến ñược thông ra ngoài bởi ống dẫn sữa nhỏ. Trong thời kỳ tiết sữa mạnh, các tế bào tích trữ nhiều dịch phân tiết. Chung quanh bao tuyến là một lớp tổ chức liên kết mỏng, có nhiều vi ti huyết quản, thần kinh, lâm ba và cơ thượng bì. - Phần dẫn sữa gồm rất nhiều ống dẫn sữa nhỏ từ các tuyến bào ñi ra , nối với nhau thành ống dẫn nhỏ, ñến ống dẫn lớn, tiếp ñến là bể sữa và ống tiết sữa. Ngoài tổ chức trên còn có 4 tầng cơ rất dày gồm: cơ dọc, cơ vòng, cơ hỗn hợp và cơ tia. Bể sữa chia làm 2 phần: phần trên gọi là bể tuyến, phần dưới gọi là bể ñầu vú.

4.2. Thành phần của sữa và quá trình hình thành sữa 4.2.1. Thành phần của sữa Thành phần của sữa bao gồm có nước, mỡ sữa, protit, ñường sữa, khoáng, vitamin và men. Hàm lượng các chất trong sữa của mỗi giống bò không giống nhau, ngay trong cùng một giống tuỳ theo ñiều kiện nuôi dưỡng, kỹ thuật vắt sữa hàm lượng các chất trong sữa cũng khác nhau. ` Thành phần sữa của một số giống trâu bò

Thành phần (%) Loại sữa

Nước Mỡ Protit ðường Khoáng

Bò Thanh Hoá 82,83 4,69 6,75 4,91 0,84

Bò lai Sind 81,71 5,65 6,35 4,65 0,79

Bò Hà Lan 87,50 3,80 3,30 4,70 0,70

Trâu Việt Nam 79,9 8,50 5,70 4,97 0,87

(Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ)

Mỡ: khác với các loại mỡ khác, mỡ trong sữa gồm nhiều axit béo có trọng lượng phân tử thấp (C4 - C8 ) chiếm tới 33-36 % trong tổng số axit béo trong mỡ, vì thế nên mỡ sữa dễ

tiêu. ðường kính của hạt mỡ: 2-3 µm, 1 ml sữa có khoảng 20 - 50 tỷ hạt mỡ.Trong sữa tươi,

hạt mỡ khó liên kết với nhau, do xung quanh hạt mỡ có lớp albumin bao bọc. Khi ñể lâu hay lắc mạnh lớp albumin sẽ bị phân huỷ, hạt mỡ kết hợp với nhau nổi lên trên. Protit: Protit trong sữa tươi gồm: cazein, albumin, globulin, galactalbumin, galactglobulin. Cazein chiếm 2- 8%, albumin chiếm 0,5%, globulin chiếm 0,1%. Cazein gồm có: C, O, N, H, P, S, không tan trong nước và rượu. Dưối tác dụng của muối, axit yếu và men tiêu hoá cazeinogen kết tủa lại. Albumin: Albumin không có P, có thể hoà tan trong nước, dưới tác dụng của tiêu hoá và axit albumin không lắng xuống, ñun nóng ở nhiệt ñộ 800C thì lắng xuống. Albumin dễ tiêu hoá do phân tử nhỏ và có tác dụng lớn trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của mạch máu. Globulin: Khi ñun nóng globulin không ngưng kết, globulin là một chất kháng thể rất cần thiết cho bê nghé sơ sinh. Sữa thường chỉ có 0,1 %, nhưng sữa ñầu có tới 12 %.

Page 199: Chăn nuôi cơ bản

- 199 -

ðường sữa (lactose): Có màu trắng, kết tinh, không hoà tan trong rượu và trong ete, lactose dễ lên men dưới tác dụng của vi khuẩn lactic. Sữa thường ñường chiếm 4 -5 %, nhưng trong sữa ñầu lại giảm xuống ñể tránh lên men. Vitamin: trong sữa có ñầy ñủ các loại vitamin, tuỳ theo ñiều kiện thức ăn và nuôi dưỡng hàm lượng có thay ñổi vitamin A với hàm lượng cao nhất là 1 000 - 6 000 mg/kg trong sữa ñầu, giảm xuống còn 6 mg/kg trong sữa thường. Vitamin C có khoảng 15 mg/kg sữa, dễ bị oxy hoá, vắt sữa vào ban ñêm mùa ñông nhiều vitamin C hơn vắt sữa vào ban trưa, chiều và mùa hè có nhiều ánh nắng. Vitamin C dễ bị nhiệt phân huỷ. Ngoài ra còn có vitamin E, D, B, vitamin E có khả năng chịu nhiệt cao. Khí thể: Trong sữa còn hoà tan một số khí thể, 1lít sữa có 57-87 ml khí thể. Khi mới vắt sữa lượng khí thể rất cao, khi ñể lâu hay ñun sôi khí thể bay ra hết. Men: Trong sữa còn có một số men (peroxydaza, dehydraza, catalaza). Người ta lợi dụng những ñặc ñiểm của men ñể kiểm nghiệm sữa rất có hiệu quả.

4.2.2. Quá trình hình thành sữa Tuyến sữa tiếp nhận nguyên liệu từ máu ñưa ñến, chủ ñộng chuyển hoá thành sữa với ñặc tính, thành phần khác hẳn máu. Trong sữa ñường gấp 90 lần trong máu, mỡ gấp 9 lần, protit ít hơn 2 lần, K nhiều gấp 5 lần, Ca gấp 13 lần, P gấp 10 lần, Na ít hơn 7 lần... Qua nghiên cứu người ta thấy: ñể hình thành 1 lít sữa cần có 400 - 500 lít máu chảy qua tuyến sữa. Mỡ sữa: Chủ yếu do các axit béo tạo nên. ðường sữa: gồm 2 phân tử glucose và galactose kết hợp với nhau tạo thành. galactose một phần ñược tạo thành từ glucose, một phần từ axit béo. Protit: Cazein và globulin ñược tuyến sữa tổng hợp từ các axit amin do máu chở tới, zactalbumin và lactglobulin do tuyến vú tổng hợp. Tuyến sữa lợi dụng albumin có sẵn trong máu ñể tạo albumin sữa. Kháng thể trong sũa do máu ñưa tới. Trong quá trình hình thành sữa các kích tố của tuyến Yên, tuyến Giáp, buồng trứng... có tác dụng nhất ñịnh kích thích quá trình tạo sữa, trong ñó tuyến Yên ñóng vai trò quan trọng.

4.2.3. Tác dụng của thần kinh và thể dịch trong quá trình bài tiết sữa Tác dụng của thần kinh: Nhiều thí nghiệm và thực tiễn ñã chứng minh thần kinh có tác dụng rất lớn trong quá trình bài tiết sữa. ðộng tác xoa bóp có tác dụng kích thích tuyến yên phân tiết prolactin, mặt khác thần kinh trực tiếp kích thích các cơ thượng bì co bóp làm cho sữa xuống bể sữa. Xoa bóp bầu vú sản lượng sữa có thể tăng 10-12%, tỷ lệ mỡ tăng 0,2-0,4%. Tác dụng của thể dịch: Quá trình bài tiết sữa bị ảnh hưởng của quá trình thần kinh - thể dịch. Dưới tác dụng của thần kinh thuỳ sau tuyến Yên phân tiết ra oxytoxin, vasopressin làm cho các tế bào thượng bì, các tầng lớp cơ ở tuyến bào, ở ống dẫn sữa co bóp có thứ tự ñể ñẩy sữa ra ngoài.

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa 4.3.1. Giống và cá thể Giống là yếu tố cơ bản, không có giống tốt thì nhất ñịnh không có sản lượng sữa cao. Các giống bò ñịa phương hiện nay do chưa cải tạo nên sản lượng sữa thấp. Trong cùng một giống cùng ñiều kiện nuôi dưỡng, sản lượng sữa cũng không giống nhau, có con cao con thấp,

Page 200: Chăn nuôi cơ bản

- 200 -

do quá trình sinh trưởng phát dục, kết cấu về giải phẫu, tổ chức của các cơ quan, ñặc biệt là tuyến vú khác nhau. Sự khác nhau giữa các cá thể tạo ñiều kiện cho chúng ta tiến hành chọn lọc.

4.3.2. Thức ăn

Trong khi tiết sữa khẩn trương nếu thiếu thức ăn, bò sữa sẽ huy ñộng nguồn dinh dưỡng trong cơ thể cho quá trình tạo sữa, nhưng không ñược lâu, cơ thể sẽ gầy sút và ảnh hưởng ñến thời gian sử dụng sau này. Nếu thức ăn quá dư thừa, bò sữa sẽ béo lên. Loại hình thức ăn cũng có tác dụng rõ rệt ví dụ thức ăn xanh, củ quả, bã bia... là loại thức ăn tăng sữa rất tốt. Mức ñộ protein trong khẩu phần của bò sữa cũng ảnh hưởng ñến sản lượng sữa. Lượng protein cao hoặc thấp quá ñều không tốt.

Ảnh hưởng của mức protein trên 1kg sữa

Lượng protein (g) Tỷ lệ sữa giảm trong

10 tuần (%)

40,3 19,2

50,7 16,9

59,4 15,4

69,8 19,1

79,0 20,6

ðối với loại sữa có tỷ lệ mỡ 3,4 - 3,8 %, mỗi kg sữa cần cung cấp 60 g protein. Cần cung cấp ñầy ñủ vitamin, khoáng và nước uống cho bò sữa.

4.3.3. Chăm sóc quản lý Bò sữa rất mẫn cảm với sự chăm sóc quản lý. Chăm sóc quản lý không những ảnh hưởng ñến sản lượng sữa, mà còn ảnh hưởng ñến bệnh tật, tỷ lệ sinh sản, tính tình...tất cả ñều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến sản lượng sữa.

4.3.4. Kỳ cho sữa Trong một kỳ cho sữa, thường tháng thứ 2 có sản lượng cao nhất sau ñó sản lượng sữa giảm dần. Trong một ñời bò sữa, luợng sữa ñạt cao nhất lúc 4 - 8 năm tuổi. Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa như: Kỹ thuật vắt sữa, tuổi ñẻ lứa ñầu, tháng có thai, tầm vóc của bò sữa, ñộng dục, tỷ lệ ñẻ, sẩy thai. ảnh hưởng của việc dùng thuốc...

4.4. Nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý bò sữa 4.4.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò sữa ñược xác ñịnh trên cơ sở nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất. Nhu cầu duy trì phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, nhu cầu sản xuất phụ thuộc vào sản lượng sữa, ngoài ra còn nhu cầu cho thai phát triển và nhu cầu cho sự phục hồi , phát triển cơ thể. + Nhu cầu cho sản xuất sữa: Nhu cầu cho sản xuất sữa phụ thuộc vào sản lượng sữa, 4 % mỡ ( sữa tiêu chuẩn). Cách tính lượng sữa tiêu chuẩn: M = ( M’ x 0,4 ) + (15 x F )

Page 201: Chăn nuôi cơ bản

- 201 -

M; là lượng sữa tiêu chuẩn có tỷ lệ mỡ 4 %. M’: là lượng sữa thực tế vắt ñược. 0,4: là tỷ lệ mỡ 4%. F: là lượng mỡ thực tế tính theo lượng sữa vắt ñược. 15: là hệ số. Mỗi kg sữa 4 % cần cung cấp 0,5 ñơn vị thức ăn. + Nhu cầu cho thai phát triển: Nhu cầu cho thai phát triển phụ thuộc vào tháng có thai. Nếu chửa 5 tháng thì bổ sung thêm 0,4 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 6 tháng thì bổ sung thêm 0,7 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 7 tháng thì bổ sung thêm 0,9 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 8 tháng thì bổ sung thêm 1,2 ñơn vị thức ăn Nếu chửa 9 tháng thì bổ sung thêm 1,5 ñơn vị thức ăn. + Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể; Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể phụ thuộc vào tuổi của trâu bò sữa. Nếu trâu bò sữa 3 năm tuổi cần bổ sung 0,4 ñơn vị thức ăn. Nếu trâu bò sữa 4 năm tuổi cần bổ sung 0,3 ñơn vị thức ăn. Nếu trâu bò sữa 5 năm tuổi cần bổ sung 0,2 ñơn vị thức ăn. + Nhu cầu cho sự phục hồi cơ thể: Khi cạn sữa ñối với những trâu bò gầy sút, ñể tăng trọng 200 g/ngày cần bổ sung 1 ñơn vị thức ăn. Mỗi ñơn vị thức ăn cần có 100-110 g protein tiêu hoá, 6-7 g Ca, 4-5 g P, 6-7 g NaCl. Khi phối hợp khẩu phần cho trâu bò sữa cần chú ý các loại thức ăn trong khẩu phần.

4.4.2. Chăm sóc quản lý ðối với trâu bò sữa công tác chăm sóc quản lý ñòi hỏi sự cẩn thận, chặt chẽ và chu ñáo. ðối với trâu bò vắt sữa cần chú ý một số ñiểm sau: - Thái ñộ phải hoà nhã, nhất là khi vắt sữa. Người vắt sữa phải nắm vững ñặc ñiểm, tính tình của từng con trâu, bò sữa. - Thường xuyên tắm chải và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. - Thức ăn phải ñảm bảo sạch sẽ. Cứ 10 ngày một lần, căn cứ vào sản lượng sữa ñể ñiều chỉnh khẩu phần cho thích hợp. Phải chú ý ñảm bảo cung cấp ñủ nước uống sạch. Một con bò có năng suất sữa 6-7 kg/ngày cần cung cấp 40 kg nước vào mùa ñông, 60 kg nước vào mùa hè. Cần chú ý phòng và ñiều trị bệnh kịp thời cho trâu bò sữa, nhất là bệnh viêm vú.

4.4.3. Kỹ thuật vắt sữa 4.4.3.1. Vệ sinh

Trước khi vắt sữa cần tiến hành tráng dụng cụ ñựng sữa bằng nước sôi. Sau khi vắt sữa phải gặt sạch vải lọc, khăn mặt bông và rửa sạch, khử trùng dụng cụ ñựng sữa bằng nước sôi. Tiến hành vệ sinh chuồng sạch sẽ trước khi vắt sữa. Trâu bò sữa trước khi vắt sữa phải rửa sạch mông và bầu vú. Dùng nước nóng 40 - 450C ñể rửa bầu vú. Khi rửa kết hợp với việc xoa bóp bầu vú, thao tác như sau: xoa từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Khi vắt gần hết sữa cần nghỉ vắt và tiến hành xoa bóp từng núm vú ñể khai thác triệt ñể sữa.

Page 202: Chăn nuôi cơ bản

- 202 -

4.4.3.2. Vắt sữa

Trong thực tế hiện nay thường sử dụng cách vắt sữa bằng tay và vắt sữa bằng máy. + Vắt sữa bằng tay. - Vắt nắm: cả 2 tay nắm vào ống ñầu vú và co các ngón tay lại theo thứ tự từ trên xuống dưới: ñầu tiên là ngón tay trỏ, tiếp ñến là ngón giữa, ngón nhẫn, cuối cùng là ngón út. - Vắt vuốt: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt ống ñầu vú ở phía trên, sau ñó vuốt xuống. Khi vắt phải chú ý tránh tai nạn. + Vắt sữa bằng máy Trước khi vắt sữa cần vệ sinh máy và chuẩn bị tốt các bước cần thiết trước khi lắp cốc vắt sữa vaò ống ñầu vú. Tần số bóp của cốc vắt sữa từ 40 - 45 lần/phút là vừa. + Số lần vắt sữa trong ngày. Số lần vắt sữa trong ngày phụ thuộc vào sản lượng sữa của từng con. Nếu sản lượng sữa 10 - 15 kg/ ngày, vắt 2 lần/ ngày. Nếu sản lượng sữa 15 - 20 kg/ ngày, vắt 3 - 4 lần/ ngày. + Thời gian vắt sữa. Nếu vắt 2 lần/ngày: sáng 3 h - 4 h 30’ chiều 15h - 16 h. Nếu vắt 3 lần/ ngày: sáng 3 h - 4 h 30’. trưa 10 h - 11 h chiều 17 h - 18 h.

4.5. Biện pháp nâng cao khả năng cho sữa 4.5.1. Giống Giống là nhân tố cơ bản nhất và lâu dài nhất ñể nâng cao khả năng cho sữa. Chất lượng giống của ñàn bò sữa của nước ta còn thấp, tỷ lệ bò vắt sữa trong ñàn còn quá ít. Hơn nữa khí hậu của nước ta ña số không phù hợp với các giống bò sữa ôn ñới. Nhu cầu về sữa ñể cải thiện ñời sống của nhân dân ngày càng tăng, năng suất lao ñộng ngày càng phải nâng cao, do ñó công tác giống càng trở nên cấp bách, Hiện nay chúng ta ñang tăng cường xây dựng trại nhân giống, chọn lọc ở các tỉnh, trại nhân giống thuần ở các vùng có khí hậu tốt như: Mộc Châu - Sơn La, ðức Trọng - Lâm ñồng.

4.5.2. Thức ăn Thức ăn là yếu tố quan trọng ñể ñảm bảo và nâng cao chất lượng giống. Hiện nay ở nhiều nơi do không chủ ñộng sản xuất, dự trữ ñầy ñủ thức ăn, nên bò tơ chậm ñộng dục, bò cái gầy yếu, sữa ít. Giống không tốt, thức ăn lại thiếu nên sản lượng sữa lại càng thấp, không phát huy ñược khả năng của ñàn bò hiện có và nâng cao chất lượng giống về sau.

4.5.3. Chăm sóc, quản lý Muốn có giống tốt, sản lượng sữa cao, ngoài biện pháp giải quyết tốt thức ăn cần phải có biện pháp chăm sóc và quản lý tốt. Nếu chăm sóc không tốt, quản lý không chặt sẽ không thể tiến hành ñược công tác giống, sức khoẻ của con vật không ñược ñảm bảo. Công tác quản lý chăm sóc ñòi hỏi tỷ mỷ, lâu dài, thường xuyên do ñó phải có sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm cao.

Page 203: Chăn nuôi cơ bản

- 203 -

4.5.4. Nâng cao tỷ lệ ñẻ Bê tơ không chửa ñẻ sẽ không có sữa, bò cái không chửa ñẻ thời gian cạn sữa sẽ kéo dài, không những không vắt ñược sữa mà còn không có bê ñể bổ sung cho ñàn bò sữa.

V. Chăn nuôi trâu bò cày kéo 5.1. Sức kéo của trâu bò 5.1.1. Hướng sử dụng sức kéo của trâu bò Sức kéo của trâu bò ñược sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên chở hàng hoá dưới một số hình thức sau: - Cày bừa: ðây là công việc quan trọng trong sản xuất trồng trọt. Bò kéo cày kém hơn trâu nhất là ở ruộng nước, nhưng ở những vùng ñồng màu, với ñặc ñiểm là ñất cát nhẹ bò ñược dùng phổ biến hơn, vì bò có khả năng chụi nóng, chụi rét hơn trâu. Khi sử dụng các công cụ kéo nhẹ, bò có tốc ñộ nhanh hơn trâu. - Kéo xe: Bò lai Sind ñược sử dụng phổ biến ñể kéo xe trên các tuyến ñường ngắn, còn trâu kéo xe khoẻ hơn nhưng tốc ñộ chậm nên thường ñược sử dụng ñể kéo xe, kéo gỗ ở những vùng trung du, miền núi. - Thồ: Hình thức thồ hàng thường ñược áp dụng cho ngựa ở các vùng núi cao. Một số nơi còn dùng trâu bò ñể ép mía, nghiền thức ăn cho gia súc. Nhìn chung trong ñiều kiện thực tế của sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, lợi dụng sức của trâu bò ñể nâng cao sức lao ñộng và giải phóng ñôi vai còn khá phổ biến.

5.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức kéo của trâu bò 5.1.2.1. Giống

Giống là yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sức kéo. Những giống có tầm vóc càng lớn, càng có khả năng cày kéo tốt. Những giống có khả năng chụi ñược khí hậu nóng ẩm, cũng như thích nghi ñược công việc cày kéo thì có sức kéo tốt. Trong thưc tế hiện nay bò lai Sind có sức kéo tốt hơn bò Việt Nam. Các giống bò ôn ñới tuy to lớn, nhưng không thích nghi với công việc cày kéo.

5.1.2.2. Cá thể

Trong cùng một giống, các cá thể có tầm vóc, ngoai hình, thể chất , tính tình khác nhau, do ñó sức kéo cũng khác nhau. Những cá thể có tính tình hiền lành nhưng nhanh nhẹn, không gan lì , dữ tợn cũng không quá nhút nhát là những cá thể có sức kéo tốt, dễ ñiều khiển. Những cá thể có tầm vóc lớn thì có sức kéo lớn. Những cá thể có ngoại hình phù hợp với hướng cày kéo, thể chất thô săn thì có sức kéo tốt. 5.1.2.3. Tính biệt và tuổi

Thông thường con ñực có sức kéo khoẻ hơn so với con cái. Con cái tính tình hiền, sức kéo yếu nên dùng ñể cày bừa ở nơi ñất nhẹ. Trong giai ñoạn trưởng thành (3 - 6 tuổi) là giai ñoạn trâu bò cho sức kéo tốt nhất. 5.1.2.4. Nuôi dưỡng chăm sóc

Trâu bò ñược nuôi dưỡng tốt, chăm sóc , quản lý và sử dụng hợp lý sẽ có khả năng bảo vệ và nâng cao ñược sức kéo.

Page 204: Chăn nuôi cơ bản

- 204 -

5.1.2.5. Chế ñộ sử dụng hợp lý

Trong quá trình khai thác sức kéo cần có chế ñộ sử dụng hợp lý. Quan hệ giữa sức kéo, thời gian làm việc và vận tốc theo công thức sau:

3'''=++

T

T

V

V

P

P

Trong ñó P, V, T là sức kéo trung bình, tốc ñộ và thời gian làm việc phù hợp với khả năng của trâu bò, P', V', T' là sức kéo, tốc ñộ và thời gian làm việc thay ñổi ñể phù hợp với khả năng của trâu bò. Ví dụ: Một con bò nặng 300 kg, có sức kéo trung bình 50 KG N, kéo xe với tốc ñộ 0,7 m/s, làm việc 8 h/ngày. Nếu sức kéo ñòi hỏi là 60 KG N, tốc ñộ kéo xe là 0,7 m/s, Hỏi thời gian làm việc là bao nhiêu thì thích hợp?

( ) 2462,238150

6038

''3' h

V

V

P

PTT =−=

+−=

+−=

5.1.2.6. Công cụ và trình ñộ sử dụng

Xe và cày bừa không tốt ñều ảnh hưởng ñến năng suất làm việc của gia súc. Với xe bánh sắt không có ổ bi chỉ kéo ñược 5 - 7 tạ, nếu xe có bánh lốp và có ổ bi có thể kéo ñược 17 - 20 tạ. Người cày bừa thành thạo có năng suất cao hơn so với người không thành thạo. 5.1.2.7. Tính chất của mặt ñường, mặt ruộng

Sức kéo không những phụ thộc vào trọng tải, mà còn phụ thuộc vào hệ số ma sát của mặt ñường. Nếu trâu bò kéo xe trên ñường bằng thì mối quan hệ giữa trọng tải, sức kéo và hệ số ma sát với mặt ñường ñược biểu thị bằng công thức:

C

P=W

Trong ñó W là trọng tải, P là sức kéo, C là hệ số ma sát với mặt ñường. Như vậy nếu trọng tải lớn thì ñòi hỏi sức kéo lớn, hệ số ma sát càng nhỏ thì trọng tải càng lớn. Nếu trâu bò kéo xe trên ñường dốc thì ñòi hỏi sức kéo phải lớn hơn. Sức kéo khi lên dốc = Sức kéo trung bình + sức kéo phụ Sức kéo phụ là sức kéo giữ cho trâu bò và xe ñứng ñược trên dốc.

Sức kéo phụ = (khối lượng xe + khối lượng bò + trọng tải). sin α

Trong ñó α là ñộ dốc.

Ví dụ: Một con bò nặng 350 kg, kéo một chiếc xe có khối lượng 200 kg, trọng tải của xe là 1000 kg, leo lên dốc có ñộ dốc là 70, sức kéo trung bình khi ñi trên ñường bằng là 50 KG N và khi lên dốc sức kéo sẽ là: Sức kéo lên dốc = 50 + { ( 200 + 350 + 1000 ) sin 70 }

= 50 + ( 1550 x 0,12) = 236 KG N

Như vậy khi kéo xe lên dốc, với ñộ dốc 70, bò phải sản ra một sức kéo gấp gần 5 lần so với khi không lên dốc. Khi cày bừa ở ruộng lầy thụt năng suất giảm 30 - 40 % so với khi cày bừa ở ruộng cạn.

Page 205: Chăn nuôi cơ bản

- 205 -

5.1.2.8. Thời tiết khí hậu

Khi thời tiết khí hậu quá nóng, quá rét ñều ảnh hưởng tới sức kéo của trâu bò. Nước ta có 2 vụ chính là vụ chiêm và vụ mùa, khi cày bừa cho vụ mùa thì thời tiết quá nóng, ngược lại khi cày bừa cho vụ chiêm thì thời tiết lại quá rét.

5.2. Nuôi dưỡng và quản lý trâu bò cày kéo 5.2.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò cày kéo Tiêu chuẩn ăn = nhu cầu duy trì + nhu cầu sản xuất Nhu cầu sản xuất phụ thuộc vào sức kéo. A = P. L Trong ñó: A là công (Nm) P là sức kéo (N) L là ñộ dài ñường ñi (m)

5.2.2. Chăm sóc và quản lý trâu bò cày kéo 5.2.2.1. Chống nóng

Trong khi làm việc trâu bò sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn, nếu trâu bò làm việc trong ñiều kiện nóng bức thì khả năng toả nhiệt sẽ bị hạn chế. Quá trình toả nhiệt của cơ thể theo nhiều con ñường khác nhau: qua da, qua quá trình hô hấp, qua con ñường bài tiết. Quá trình toả nhiệt của cơ thể theo nhiều phương thức: truyền nhiệt, bức xạ nhiệt, khuếch tán nhiệt và bốc hơi nước. Các phương thức truyền nhiệt, bức xạ nhiệt, khuếch tán nhiệt ñều rất hạn chế khi nhiệt ñộ môi trường cao, hơn nữa trâu bò ít tuyến mồ hôi nên khả năng toả nhiệt qua phương thức bốc hơi nước hạn chế. Do ñó chống nóng cho trâu bò là rất cần thiết. ðể chống nóng nên cho trâu bò làm việc vào thời ñiểm mát mẻ trong ngày, cho trâu ñằm tắm thường xuyên. Trâu bò có tầm vóc nhỏ, màu da sáng có khả năng chịu nóng tốt hơn. 5.2.2.2 . Chống rét

Vào mùa ñông nhiệt ñộ môi trường thấp, thức ăn kém sẽ làm cho trâu bò kiệt sức, dễ bị ñổ ngã khi làm việc nặng. Cần chống rét cho trâu bò trong vụ ñông - xuân bằng cách: ñảm bảo chuồng ấm áp, khô ráo, tránh gió lùa, những ngày quá rét cần có áo ấm cho trâu bò. Không sử dụng quá sức trâu bò khi làm việc, không ñi làm quá sớm. Tăng thêm lượng thức ăn cho trâu bò khi quá rét.

VI. Chăn nuôi trâu, bò thịt Chăn nuôi trâu bò thịt thì giai ñoạn nuôi thịt thường bắt ñầu từ khi cai sữa ñến 24 tháng tuổi rồi giết thịt. Thường trâu bò thịt gặm cỏ tươi ngoài bãi chăn thả mỗi ngày thu ñược khoảng 10 kg thức ăn. Vậy phải cho ăn thêm một số loại thức ăn tại chuồng như cỏ tươi, cỏ khô, cỏ ủ chua,

rơm, củ, quả… - Cuối kì khi giết thịt trâu bò thường ñạt trên dưới 300 kg, nên cần tổ chức nuôi vỗ béo khoảng 3 tháng (từ tháng thứ 22 - 24). - Trong giai ñoạn nuôi vỗ béo thì ngoài thức ăn thô còn cho ăn thêm 1 kg thức ăn tinh mỗi ngày. - Thức ăn tinh và củ, quả cho ăn mỗi ngày 2 lần trước khi ăn cỏ tươi. - Cỏ khô luôn có ở trong máng ñể cho trâu bò ăn tự do.

Page 206: Chăn nuôi cơ bản

- 206 -

- Lượng cỏ tươi cho trâu bò ăn buổi sáng ít hơn buổi chiều từ 30-40% vì ñêm trâu bò sẽ có thời gian ñể nhai lại. - Thường xuyên tắm vào mùa hè, chải vào mùa ñông cho lông, da sạch sẽ (hai ngày một lần). - Chuồng trại cần quét dọn sạch sẽ, tránh ruồi muỗi ñốt trâu bò, tạo ñiều kiện cho trâu bò ăn và nghỉ yên tĩnh. - Trong chuồng cần cung cấp ñủ nước sạch ñể trâu bò uống tự do.

6.1. Thức ăn thô Cung cấp cho trâu bò thường có hàm lượng chất xơ trên 18%.

6.1.1. Thức ăn xanh Bao gồm các loại rau cỏ thiên nhiên mà trâu bò sử dụng lúc tươi xanh như cỏ voi, cỏ

họ ñậu, ngọn mía…

6.1.2. Thức ăn khô Bao gồm các loại như rơm, cỏ khô, cây ngô phơi khô…

6.1.3. Thức ăn củ, quả Bao gồm các loại như khoai lang, bầu, bí…

6.1.4. Thức ăn phế phụ phẩm Bao gồm các loại như hèm bia, bã ñậu, rỉ mật ñường…

6.2. Thức ăn tinh Là thức ăn có hàm lượng protein, ñường, mỡ cao.

6.2.1. Thức ăn củ, quả Bao gồm các loại như: khoai, ngô, tấm, cám…

6.2.2. Thức ăn bổ sung ñạm - Gồm các loại như bột cá, bột thịt. - Urê trộn ñều vào thức ăn tinh cho trâu, bò ăn dần dần hoặc hoà vào nước rồi phun ñều vào cỏ khô hoặc rơm cho trâu bò ăn.

6.2.3. Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin - Như sử dụng ñá liếm. - Các bánh dinh dưỡng ñược chế biến từ khoáng, vitamin, rỉ mật ñường.

Câu hỏi ôn tập chương VI 1/ ðặc ñiểm ngoại hình, sức sản xuất của một số giống bò ñang nuôi ở Việt Nam? 2/ ðặc ñiểm tiêu hóa của bê, nghé? Từ ñó ñề xuất các biện pháp nuôi dưỡng hợp lý? 3/ Các phương thức nuôi dưỡng bê, nghé? Ưu nhược ñiểm của từng phương thức? 4/ Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của ñàn trâu bò nước ta? 5/ Kỹ thuật phối giống cho trâu bò vừa cày kéo, vừa sinh sản (tuổi, hình thức, mùa vụ phối giống)? 6/ Thành phần của sữa? Các nhân tố ảnh hưởng ñến sản lượng sữa? 7/ Bò cạn sữa là gì (mục ñích, ý nghĩa, nguyên tắc và phương pháp cạn sữa)? 8/ Những nhân tố ảnh hưởng ñến sức kéo của trâu, bò? 9/ Mối quan hệ giữa sức kéo (P), vận tốc (V) và thời gian (t)? Ứng dụng trong việc sử dụng trâu bò cày kéo?

Page 207: Chăn nuôi cơ bản

- 207 -

Tài liệu tham khảo

1. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường ðHNN I Hà Nội. 2000-2001 2. Các chuyên ñề chăn nuôi. NXB Khoa học và Kỹ thuật 3. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Trường ðHNN I Hà Nội. 2000-2001 4. Trần Cừ - Cù Xuân Dần - Lê Thị Minh. Sinh lý học gia súc. NXB Nông Thôn. 1975 5. Nguyễn Xuân Tịnh - Tiết Hồng Ngân - Nguyễn Bá Mùi - Lê Mộng Loan. Sinh lý học gia

súc. NXB Nông Nghiệp. 1996 6. N.V. Kurilov - A.P. Krotkova. Sinh lý và hoá sinh tiêu hoá của ñộng vật nhai lại. NXB

Khoa học và Kỹ thuật. 1979 7. Trần ðình Miên. Chọn giống và nhân giống gia súc. NXB Nông nghiệp. 1977 8. ðặng Vũ Bình - ðinh Văn Chỉnh - Nguyễn Hải Quân - Ngô Thị ðoan Trinh. Giáo trình

chọn giống và nhân giống vật nuôi. 1995 9. Vũ Duy Giảng - Nguyễn Thị Lương Hồng - Tôn Thất Sơn. Dinh dưỡng và thức ăn gia

súc. NXB Nông Nghiệp. 1999 10. Viện chăn nuôi quốc gia. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt

Nam. NXB Nông Nghiệp. 1995 11. Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. NXB Nông Nghiệp.

2000 12. ðào Trọng ðạt - Phan Thanh Phương. Bệnh gia súc non. NXB Nông Nghiệp. 1986 13. Lê Văn Tri - Nguyễn Ngọc Doãn. Sinh học vitamin. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1987 14. GS-TS A.Henning. Chất khoáng trong nuôi dưỡng ñộng vật nông nghiệp. NXB Khoa học

và Kỹ thuật. 1984 15. P.E Xondachencop. Trao ñổi chất và năng suất ở ñộng vật nhai lại. NXB Nông Nghiệp.

1984 16. Lê Xuân Cương. Năng suất sinh sản của lợn nái. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 1986 17. US Feed Grasin Council. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp. 1996 18. Tài liệu tập huấn "Kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại”. Cục khuyến nông - Bộ Nông nghiệp và

Công nghiệp thực phẩm 19. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. Hội ñồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ. NXB Nông Nghiệp.

1998 20. Giáo trình chăn nuôi lợn ðHNN I. NXB Nông Nghiệp. 1999 21. Nguyễn Trọng Tiến - Nguyễn Xuân Trạch - Mai Thị Thơm - Lê Văn Ban. Giáo trình chăn

nuôi trâu bò ðHNN I. 1991 22. Các tài liệu của các hãng nươc ngoài hướng dẫn nuôi các tổ hợp gà thịt: Hybro, BE,

Hubbard, ISA vedette, Sasso… 23. Các tài liệu của các hãng nước ngoài hướng dẫn nuôi các tổ hợp gà trứng: ISa Brown; Hy-

line Brown; Goldline 54 24. Giáo trình ấp trứng nhân tạo - Trường công nhân kỹ thuật nuôi gia cầm. 1993 25. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu ðoàn: Giáo trình chăn

nuôi gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiêp. Hà nội 1994

Page 208: Chăn nuôi cơ bản

- 208 -

26. Quy trình Kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp (tiêu chuẩn ngành) Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội 1991

27. Võ Bá Thọ - Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 1996

28. Milos Satava a kolektive - Chov drubeze (velka zootechnika)-statni zemedelske nakladatelsvi. Praha 1984

Page 209: Chăn nuôi cơ bản

- 209 -

Mục lục

Bài mở ñầu MSc. Phạm Quang Hùng

I. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi ............................................................................1 II. Tình hình chăn nuôi trong nước và trên thế giới ...........................................................2

Chương I. Sinh lý gia súc, gia cầm MSc. Phạm Quang Hùng

I. Sinh lý tiêu hoá.............................................................................................................12 II. Sinh lý nội tiết ..............................................................................................................26 III. Sinh lý sinh dục ............................................................................................................31 IV. Cơ quan sinh sản của gia cầm ......................................................................................42 V. Sự thụ tinh ...................................................................................................................44 VI. Sinh lý chửa ñẻ của gia súc ..........................................................................................45

Chương II. Giống vật nuôi GS.TS. ðặng Vũ Bình

I. Một số khái niệm cơ bản về vật nuôi ...........................................................................49 II. Các phương pháp chọn giống vật nuôi.........................................................................58 III. Nhân giống vật nuôi .....................................................................................................60 IV. Hệ thống tổ chức trong công tác giống vật nuôi ..........................................................68 V. Giới thiệu một số giống vật nuôi phổ biến ở nước ta ..................................................70

Chương III. Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi ThS. Nguyễn Văn Thắng

I. Vai trò của các chất dinh dưỡng ..................................................................................87 II. Các phương pháp ñánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn .......................................107 III. Chế biến và dự trữ thức ăn ........................................................................................113 IV. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn ......................................................................................117

Chương IV. Chăn nuôi lợn MSc. Phạm Quang Hùng

I. Chăn nuôi lợn ñực giống ............................................................................................124 II. Chăn nuôi lợn cái giống .............................................................................................130 III. Chăn nuôi lợn con ......................................................................................................143 IV. Chăn nuôi lợn thịt.......................................................................................................148

Chương V. Chăn nuôi gia cầm ThS. Nguyễn Thị Tú

I. Sức sản xuất trứng......................................................................................................155 II. Kỹ thuật ấp trứng........................................................................................................163 III. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt .........................................................................................169 IV. Kỹ thuật chăn nuôi gà ñẻ ...........................................................................................172

Page 210: Chăn nuôi cơ bản

- 210 -

Chương VI. Chăn nuôi trâu bò ThS. ðoàn Liên

I. Chăn nuôi bê nghé ......................................................................................................185 II. Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản ...................................................................................189 III. Chăn nuôi trâu bò ñực giống .....................................................................................192 IV. Chăn nuôi bò sữa........................................................................................................195 V. Chăn nuôi trâu bò cày kéo..........................................................................................201 VI. Chăn nuôi trâu bò thịt ................................................................................................203