61
3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2012-2017 Phan Sỹ Hiếu, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Văn Vương TÓM TẮT Các số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy ngành chăn nuôi Việt Nam có vai trò ngày càng tăng trong nông nghiệp Việt Nam, góp phần cung cấp ngày càng dồi dào nhu cầu trong nước và phần nào dư để xuất khẩu. Những thành tựu của ngành chăn nuôi có sự đóng góp lớn từ chính sách phát triển chăn nuôi quy mô lớn từ năm 2011 đến nay, trong đó, chăn nuôi gia trại và trang trại phát triển rất mạnh. Các số liệu trên website của 12 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đại diện cho thấy: nhiều tỉnh (9/12) rất chú trọng đến việc phát triển bền vững ngành chăn nuôi của tỉnh mình, cụ thể thông qua việc ban hành các quy hoạch đến năm 2020, 2025 và 2030; xây dựng các khu giết mổ tập trung lớn (4/12). Các tỉnh đại diện (12/12) đều không gặp khó khăn về tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi mà chủ yếu gặp khó khăn về thị trường vốn và chất lượng nguồn nhân lực; 8/12 tỉnh gặp khó khăn về nguồn thức ăn chăn nuôi; 11/12 tỉnh khó khăn về cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi. Chỉ có 3/12 tỉnh đã xây dựng được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng là Bình Định, Hà Tĩnh và Hà Nội. Trong đó, Hà Nội là địa phương duy nhất đã bắt đầu xây dựng được sản phẩm chăn nuôi có thương hiệu, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI …xttm.mard.gov.vn/XTTM_Site_Admin/CacBanTin/LD-04-2018.pdf · 5 chăn nuôi lợn thịt (72,1% là thức ăn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

3

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT VÀ

HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VIỆT NAM 2012-2017

Phan Sỹ Hiếu, Nguyễn Thị Lan Anh,

Phạm Văn Vương

TÓM TẮT

Các số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy ngành chăn nuôi

Việt Nam có vai trò ngày càng tăng trong nông nghiệp Việt Nam,

góp phần cung cấp ngày càng dồi dào nhu cầu trong nước và

phần nào dư để xuất khẩu. Những thành tựu của ngành chăn nuôi

có sự đóng góp lớn từ chính sách phát triển chăn nuôi quy mô lớn

từ năm 2011 đến nay, trong đó, chăn nuôi gia trại và trang trại

phát triển rất mạnh.

Các số liệu trên website của 12 Sở Nông nghiệp và phát triển

nông thôn đại diện cho thấy: nhiều tỉnh (9/12) rất chú trọng đến

việc phát triển bền vững ngành chăn nuôi của tỉnh mình, cụ thể là

thông qua việc ban hành các quy hoạch đến năm 2020, 2025 và

2030; xây dựng các khu giết mổ tập trung lớn (4/12). Các tỉnh đại

diện (12/12) đều không gặp khó khăn về tiêu thụ các sản phẩm

chăn nuôi mà chủ yếu gặp khó khăn về thị trường vốn và chất

lượng nguồn nhân lực; 8/12 tỉnh gặp khó khăn về nguồn thức ăn

chăn nuôi; 11/12 tỉnh khó khăn về cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi.

Chỉ có 3/12 tỉnh đã xây dựng được chuỗi giá trị từ sản xuất đến

tiêu dùng là Bình Định, Hà Tĩnh và Hà Nội. Trong đó, Hà Nội là

địa phương duy nhất đã bắt đầu xây dựng được sản phẩm chăn

nuôi có thương hiệu, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

4

Số liệu điều tra 22/63 Sở Nông nghiệp cho thấy số lượng các

cơ sở sản xuất giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi chủ yếu do

các Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện với quy mô bình quân

lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Mức độ tự

đáp ứng được nguồn cung thức ăn công nghiệp tại mỗi tỉnh là rất

thấp, bình quân dưới 40%. Mức độ đáp ứng về nguyên liệu cho

sản xuất thức ăn công nghiệp cũng thấp, bình quân dưới 50%.

Các số liệu điều tra sơ cấp tại 12 tỉnh đại diện cho thấy ngành

chăn nuôi có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2011-

2017 theo hướng ngày càng phát triển bền vững: quy mô chăn

nuôi bình quân và số lượng gia trại, trang trại tăng; tỷ lệ sử dụng

giống đang tăng, đặc biệt là giống lai; người dân ý thức hơn tới

xử lý chất thải; phương thức tiêu thụ sản phẩm có cải thiện, và

chi phí sản xuất được duy trì thấp hơn giá bán (trừ lợn năm

2017). Người/tổ chức chăn nuôi đang cần hỗ trợ vốn, ổn định giá

đầu vào, cần giống tốt (đặc biệt đối vời bò thịt). Một số tỉnh đang

phải đối diện với những khó khăn như: (i) Phần lớn chuồng trại

chăn nuôi đều nằm trong khu dân cư. Các tỉnh có tỷ lệ chuồng

trại nằm ngoài khu dân cư năm 2017 tương đối cao hơn gồm: Hà

Nội (22,6%), Vĩnh Long (43,8%), Đồng Tháp (54%), và Hải

Dương (18,7%); các tỉnh khác có tỷ lệ này nhỏ hơn 10%; (ii)

Ngoài các tỉnh có tỷ lệ xử lý chất thải bằng hầm biogas năm 2017

tương đối cao là Bình Định (22,22%), Hà Tĩnh (12,46%), Thanh

Hóa (16,67%), và Hải Dương (50%), các tỉnh khác có tỷ lệ này

rất nhỏ; (iii) Trừ Hải Dương và Bắc Giang, tỷ lệ lợn thịt giống

ngoại ở mức thấp ở hầu hết các tỉnh còn lại. Hà Tĩnh và Bình

Định là hai tỉnh có tỷ lệ chăn nuôi lợn thịt giống nội cao; (iv)

Lạng Sơn là tỉnh duy nhất ít sử dụng thức ăn công nghiệp trong

5

chăn nuôi lợn thịt (72,1% là thức ăn tận dụng và 27,9% là thức ăn

hỗn hợp), và có tỷ lệ tiêm phòng dịch rất thấp.

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, người chăn nuôi cần

tiếp tục tìm cách giảm giá thành, tăng sử dụng hầm biogas hoặc

công nghệ xử lý chất thải mới hiện đại hơn, tiếp tục đẩy mạnh

chăn nuôi xa khu dân cư. Để tránh khủng hoảng, ngành chăn nuôi

cần sử dụng mô hình toán kinh tế để hỗ trợ quá trình giám sát các

hoạt động sản xuất, xuất và nhập khẩu thịt các loại nhằm giảm

thiểu rủi ro.

6

1. Giới thiệu

Chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng của nông nghiệp, với

đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi, cung cấp các sản

phẩm như thịt, trứng, sữa, và mật ong cho nhu cầu tiêu dùng

hàng ngày của người dân. Các sản phẩm thịt chiếm tỷ trọng lớn

trong rổ hàng hóa dùng để tính chỉ số giá hay lạm phát của những

nước như Việt Nam. Vì thế, những thay đổi về sản lượng thịt hơi

hay chính sách xuất nhập khẩu thịt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ổn

định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn 2000-

2015, bình quân tăng khoảng 8 lần trong vòng 15 năm. Tuy

nhiên, trong 3-4 năm gần đây, giá trị sản xuất của hầu hết các tiểu

ngành đều có dấu hiệu chững lại, thậm chí giảm như lúa gạo và

cà phê, nhưng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng

mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị sản

xuất của ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp nói chung

liên tục tăng qua các năm: từ 19,8% năm 2000 lên 26,8% năm

2016, và 33% năm 2017. Năm 2016, giá trị sản xuất chăn nuôi

ước đạt gần 150 nghìn tỷ đồng (gần 8 tỷ USD), tốc độ tăng

trưởng so với năm 2015 đạt khoảng 5,0-5,5%. Do đó, tăng trưởng

của ngành nông nghiệp nói chung trong tương lai sẽ ngày càng

phụ thuộc vào ngành chăn nuôi.

Trong ngành chăn nuôi, thị phần của giá trị sản xuất gia súc

thay đổi không đáng kể, ổn định ở mức 1,8% kể từ năm 2000.

Các vật nuôi như lợn và gia cầm đóng góp nhiều nhất vào giá trị

sản xuất của ngành chăn nuôi Việt Nam.

7

Vị trí địa lý 12 tỉnh được lựa chọn điều tra

N

8

Đồ thị 1. Tỷ trọng Giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành

nông nghiệp và tỷ trọng của một số loài vật nuôi trong ngành

chăn nuôi giai đoạn 2000-2017 (%)

Nguồn: Tính dựa trên cơ sở dữ liệu của Trung tâm Tin học và

Thống kê

9

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bắt đầu

xây dựng các chương trình điều tra cơ bản với tần suất 2-3

năm/lần. Chương trình điều tra chăn nuôi là một trong số các

chương trình đó và đã được triển khai 2 lần vào năm 2012 và

2014 với tên gọi “Điều tra cơ cấu biến động về quy mô, năng

suất và phương thức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi”.

Chương trình điều tra chăn nuôi vừa được tiến hành năm 2017

với tên gọi “Điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi”. Mục tiêu của 3 chương trình điều tra này là

cập nhật số liệu về quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và hiệu

quả ngành chăn nuôi Việt Nam.

Năm 2012 và 2014, chương trình điều tra chăn nuôi chọn 12

tỉnh và thành phố đại diện cho 6 vùng sinh thái; tại mỗi tỉnh chọn

3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 2 thôn và mỗi thôn

chọn ngẫu nhiên 20 hộ. Năm 2017, chương trình điều tra tiếp tục

tiến hành với mục đích và phương pháp tương tự như chương

trình điều tra đã được triển khai năm 2012 và 2014. Bên cạnh đó,

trong chương trình điều tra năm 2017 còn điều tra mở rộng cho

63 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cả nước về tình

hình quản lý thức ăn gia súc, con giống, nguyên liệu sản xuất

thức ăn và mỗi tỉnh mẫu điều tra 20 cơ sở tư nhân thu mua các

sản phẩm chăn nuôi (thương lái). Các hộ/Doanh nghiệp/Hợp tác

xã được chọn dựa trên danh sách hộ đã được điều tra năm 2014.

Chương trình điều tra năm 2012 và 2014 được thiết kế thực hiện

trên 4.680 đơn vị mẫu (4.320 mẫu hộ và trang trại; 360 doanh

nghiệp). Năm 2017 chương trình điều tra được thiết kế thực hiện

4.788 đơn vị mẫu (4320 mẫu hộ và trang trại; 360 thương lái và

108 doanh nghiệp) được lựa chọn trên địa bàn 12 tỉnh/thành phố

đại diện cho vùng sinh thái trong cả nước.

10

2. Số liệu thống kê chăn nuôi của Tổng cục Thống kê

2.1. Xu thế biến động GDP bình quân đầu người

Đồ thị 2. GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000-2017

(USD/người)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)

GDP bình quân đầu người của Việt Nam biến động theo xu

thế tăng dần trong giai đoạn 2000-2017. Năm 2017, GDP bình

quân đạt 2.200 USD/người, tăng khoảng 4,5 lần so với mức 480

USD trong năm 2000. GDP bình quân đầu người không thay đổi

trong năm 2008 và tăng nhẹ trong giai đoạn 2012-2016. Nhìn

chung, tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt cao nhất trong

giai đoạn 2007-2011 sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính

thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).

11

2.2. Giá trị và cơ cấu giá trị xuất khẩu các sản phẩm

chăn nuôi

Về giá trị xuất khẩu, ngành chăn nuôi có giá trị rất thấp so với

các ngành hàng khác, tuy nhiên trong vòng 6 năm (từ năm 2009

đến năm 2015), giá trị xuất khẩu của ngành đã tăng gần 3 lần và

đạt gần 450 triệu USD vào năm 2015. Tuy nhiên, tổng giá trị

xuất khẩu có xu hướng chững lại trong 3 năm gần đây, thường

dao động quanh mức 400 triệu USD/năm.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thô hay

sơ chế và chế biến trong vòng 12 năm có mức tăng trưởng bình

quân cao, lần lượt là 14,2% và 10,5% (rất cao so với các ngành

khác). Từ năm 2010 đến 2014, xuất khẩu các sản phẩm chế biến

chăn nuôi tăng đột biến, bình quân tới 32,3%/năm.

Về cơ cấu giá trị xuất khẩu, sản phẩm chế biến chăn nuôi có

xu hướng tăng đáng kể, năm cao có thể chiếm gần 60%, năm

thấp khoảng 25%, những năm gần đây dao động quanh mức 55-

60%.

12

Đồ thị 3. Giá trị và cơ cấu giá trị xuất khẩu chăn nuôi giai

đoạn 2005-2015 và dự báo đến năm 2020

Ghi chú: *là số dự báo bằng phương pháp trung bình động với n =

3 (giá trị năm dự báo bằng trung bình của 3 năm trước đó)

2.3. Giá trị và cơ cấu giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn

nuôi

13

2.3. Giá trị và cơ cấu giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn

nuôi

Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi, trong

đó, thịt gà nhập chiếm 55%, thịt lợn chiếm 16%, và thịt bò chiếm

17%.

Đồ thị 4. Cơ cấu lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam

năm 2016 (%)

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi thô và chế biến đều

có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu các sản phẩm thô tăng mạnh trong

khi giá trị nhập khẩu các sản phẩm chế biến lại tăng chậm hơn.

Kết quả là, tỷ trọng nhập khẩu nhóm sản phẩm thô tăng nhanh và

lớn hơn tỷ trọng nhóm sản phẩm chế biến và tỷ trọng này vẫn

duy trì trong 5 năm tiếp theo.

14

Đồ thị 5. Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu nhóm sản phẩm

chăn nuôi giai đoạn 2005-2020

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu HS của Tổng cục Hải Quan

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu HS của Tổng cục Hải Quan

15

2.4. Số lượng và phân bố đàn vật nuôi theo vùng

Trong giai đoạn 2012-2016, tăng trưởng trong chăn nuôi lợn,

trâu, bò lần lượt là 2,35%/năm, -1,05%/năm và 1,42%/năm. Chăn

nuôi gia cầm mở rộng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 5

năm đạt 4,06%/năm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng

đàn lợn năm 2016 đạt trên 29 triệu con, đàn gia cầm đạt 361,7

triệu con, đàn bò thịt đạt 5,5 triệu con, đàn bò sữa đạt 282,99

nghìn con, đàn trâu đạt 2,5 triệu con. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

được phân bổ giữa các vùng trong cả nước như sau:

− Chăn nuôi lợn nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng và

Trung du và miền núi phía bắc với tỷ trọng trên 50% trong năm

2016.

− Chăn nuôi gia cầm phát triển nhất ở Đồng bằng sông Hồng

với tỷ trọng khoảng 26% năm 2016.

− Chăn nuôi trâu nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi

phía bắc (khoảng 56%); Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

(32%) năm 2016.

− Chăn nuôi bò nhiều nhất ở Bắc trung bộ và Duyên hải miền

Trung với tỷ trọng khoảng 43,5% năm 2016.

− Chăn nuôi bò sữa chủ yếu ở Đông Nam Bộ; Bắc trung bộ và

Duyên hải miền Trung với khoảng 61% năm 2016.

2.5. Sản lượng thịt

Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thịt các loại năm 2016

đều tăng so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể là: sản lượng thịt trâu

hơi xuất chuồng tăng 0,93%, đạt 86,6 nghìn tấn; Sản lượng thịt

bò hơi xuất chuồng tăng 2,97%, đạt 308,6 nghìn tấn; Sản lượng

thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 4,95%, đạt 3.664,6 nghìn tấn; Sản

lượng thịt gia cầm hơi tăng 5,89%, đạt 961,6 nghìn tấn. Trong

16

giai đoạn 2012-2016, sản lượng thịt các loại đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân cao. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân

của thịt lợn đạt 3,77%/năm; thịt bò đạt 1,22%/năm; thịt trâu giảm

0,52%/năm; thịt gia cầm đạt 7,15%/năm. Sản lượng sữa tươi tăng

mạnh nhất trong giai đoạn này với mức bình quân 20,13%/năm.

Ngành chăn nuôi hiện sản xuất khoảng 4,5 - 5 triệu tấn thịt/năm.

Trong cơ cấu sản lượng thịt của ngành chăn nuôi, thịt lợn là

sản phẩm có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 72,98% trong tổng sản

lượng thịt hơi năm 2016, tuy nhiên lại có xu hướng giảm nhẹ so

với mức 73,97% của năm 2012. Tiếp theo là sản lượng thịt gia

cầm với mức 19,15% năm 2016. Trong khi đó, thịt trâu và thịt bò

lại tương đối ổn định với tỷ trọng 1,72-2,07% cho thịt trâu và

6,15-6,88% cho thịt bò, và đang có xu hướng giảm nhẹ qua các

năm.

Đồ thị 6. Sản lượng thịt hơi các loại, giai đoạn 2012-2016

(nghìn tấn)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

17

2.6. Phương thức chăn nuôi

Theo số liệu của Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và

Thủy sản năm 2016 của Tổng cục Thống kê, kinh tế trang trại

phát triển nhanh về số lượng ở hầu hết các vùng trong cả nước.

Tính đến thời điểm 01/7/2016, Việt Nam có 33.488 trang trại,

tăng 13.460 trang trại (tăng 67,2%) so với năm 2011. Từ năm

2011 đến năm 2016, bình quân mỗi năm số lượng trang trại của

cả nước tăng hơn 13%. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có

số lượng trang trại tăng mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại), chiếm

gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả

nước. Đến ngày 01/7/2016, cả nước có 9.216 trang trại trồng trọt,

chiếm 27,5% trong tổng số trang trại của cả nước; 20.869 trang

trại chăn nuôi, chiếm 62,4%; 112 trang trại lâm nghiệp, chiếm

0,3%; 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 7%

và 941 trang trại tổng hợp, chiếm 2,8%. Số lượng trang trại thủy

sản giảm mạnh, giảm 2.172 trang trại (giảm 48%) so với năm

2011, giảm trung bình gần 10% mỗi năm. Số lượng trang trại

tăng tập trung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi, tăng

14.521 trang trại (gấp 3,3 lần) so với cùng kỳ năm 2011. Trong

vòng 5 năm qua, bình quân mỗi năm trang trại chăn nuôi tăng

hơn 45%1.

2.7. Nhu cầu tiêu dùng thịt

Xu hướng tiêu dùng các loại thịt của Việt Nam trong giai đoạn

2012-2016 tăng. Trong đó, lượng tiêu thụ thịt trâu bò có tốc độ

1 Cần kiểm tra lại khái niệm trang trại sau:

Đối với gà và vịt: 1000 con đẻ/hộ, hoặc 1000 con thịt/hộ, hoặc 500 con thả

vườn/hộ

Đối với lợn: Có doanh thu trên 1 tỷ/năm

18

tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn này, trung bình

6,94%/năm; tiếp theo là lượng tiêu thụ gia cầm, trung bình

4,1%/năm. Lượng tiêu thụ thịt lợn tăng trưởng thấp nhất, với

trung bình 2,21%/năm. Tiêu dùng bình quân đầu người của Việt

Nam đối với các sản phẩm từ chăn nuôi cũng tăng đáng kể, từ 1,3

kg/người/tháng năm 2002 lên 1,9 kg/người/tháng năm 2014, chủ

yếu do mức tăng tiêu dùng của khu vực nông thôn, từ 1,1

kg/người/tháng lên 1,8 kg/người/tháng.

Hai khu vực tiêu thụ thịt lớn nhất cả nước đó là ĐBSH và

ĐNB. Đây là những khu vực có thành phố lớn, tập trung đông

dân cư là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khu vực Đồng bằng sông

Cửu Long có mức tiêu thụ thịt ở mức thấp nhất cả nước, chỉ

khoảng 1,5 kg thịt/người/tháng2.

Đồ thị 7. Tiêu thụ thịt bình quân/người/tháng tại Việt Nam

giai đoạn 2002-2014 (kg/người/tháng)

Nguồn: VHLSS, 2014

2 Đây là số điều tra của TCTK, không rõ có sát với thực tế không vì các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long là những tỉnh có sản lượng thịt các loại rất lớn,

thừa để tự cung tự cấp và dư xuất khẩu nhiều. Đây cũng là số liệu của năm

2014, chưa cập nhật đến năm 2016. Theo số liệu ước của Trung tâm Tin học

và Thống kê, tiêu thụ thịt bình quân đầu người 1 tháng ở Hà Nội là 3kg.

19

Đồ thị 8. Tiêu thụ thịt các loại bình quân của Việt Nam

giai đoạn 2012-2016 (nghìn tấn/năm)

Nguồn: OECD-FAO Agricultural Outlook

Đồ thị 9. Cơ cấu tiêu thụ thịt của Việt Nam năm 2016 (%)

Nguồn: Channuoivietnam.com

Số liệu thống kê của Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh

Tế thế giới (OECD) cũng cho thấy xu hướng tiêu dùng các loại

thịt của Việt Nam tăng trong giai đoạn 2012-2016. Trong đó,

lượng tiêu thụ thịt trâu bò giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng

mạnh nhất, trung bình 6,94%/năm; tiếp đến là tiêu thụ thịt gia

20

cầm, trung bình 4,10%/năm. Tiêu thụ thịt lợn có tốc độ tăng

trưởng thấp nhất, trung bình 2,21%/năm.

Thịt lợn vẫn là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt

Nam. Năm 2016, thịt lợn chiếm đến 72,6% tổng lượng tiêu thụ

thịt cả nước. Tiếp theo là thịt gia cầm, chiếm 19,1%; thịt bò

chiếm 6,1%; thịt trâu chiếm 1,7%. Các loại thịt khác chỉ chiếm

0,5% trong tổng lượng tiêu thụ thịt cả nước3.

2.8. Diễn biến giá cổng trại của một số sản phẩm chăn nuôi

chính

Trong giai đoạn 2012-2017, giá thịt bò hơi đạt mức cao vào

năm 2011 (75.000 đồng/kg) và sau đó giảm xuống còn 68.000

đồng/kg năm 2013 và tiếp tục giảm trong giai đoạn 2013-2017,

với mức bình quân dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Tại thị

trường bán lẻ, giá thịt bò loại 1 trong năm 2017 biến động phổ

biến ở mức 250.000-270.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 4,5 lần so

với mức giá tại cổng trại. Giá cổng trại của thịt bò hơi giảm trong

năm 2017, nhưng mức giảm không nhiều như mức giảm của lợn

hơi. Giá của thịt bò hơi bằng khoảng 25% của giá thịt bò loại 1,

và bằng khoảng 30% giá thịt bò nói chung. Giá cổng trại của gà

hơi giảm đáng kể trong năm 2017. Giá cổng trại của sữa giảm

nhẹ trong năm 2017. Giá cổng trại của vịt hơi tăng trong năm

2017. Giá trứng tại địa phương thay đổi đáng kể trong giai đoạn

2012-2016 với mức giá cao nhất đạt được là 4.400 đồng/quả. Tuy

nhiên, giá trứng chủ yếu ở mức 3.000-4.000 đồng/quả. Giá trứng

thông thường bằng 1/20 giá gà/vịt hơi.

3 Số liệu ở đoạn này thực ra là chưa rõ cho lượng thịt tiêu dùng nội địa hay cho

sản lượng thịt lợn hơi sản xuất ra.

21

Đồ thị 10. Giá cổng trại của

trâu, bò và lợn hơi, 2010-2017

(đồng/kg)

Đồ thị 11. Giá cổng trại của

gà, vịt hơi, và sữa, 2010-2017

(đồng/kg)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu giá của Trung tâm Tin học và Thống kê

22

3. Số liệu thống kê chăn nuôi công bố của 12 tỉnh đại diện,

giai đoạn 2012-2016

3.1. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người

Năm 2016, các tỉnh có tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi cao

(chăn nuôi chiếm trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp) là Hà

Tĩnh, Hà Nội, và Bắc Giang. Các tỉnh có tỷ trọng giá trị sản xuất

chăn nuôi thấp (chăn nuôi chiếm dưới 30% giá trị sản xuất nông

nghiệp) là Thanh Hóa, Vĩnh Long, Tây Ninh và Gia Lai. 9/12

tỉnh đã có quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và 2030,

trừ Đồng Tháp, Vĩnh Long, và Tây Ninh.

Năm 2014, trong 12 tỉnh và thành phố chỉ có 6 tỉnh có số liệu

công bố chính thức về tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong

tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014. Trong đó, Hà Nội và

Bắc Giang là hai tỉnh/thành phố có tỷ trọng cao nhất, lần lượt là

56,48% và 51,97%. Các tỉnh có tỷ trọng thấp nhất là Hải Dương

(30,4%) và Hà Tĩnh (24,7%).

Số liệu GDP/người không được các tỉnh và thành phố điều tra

công bố đầy đủ. Những tỉnh có số liệu công bố là Lạng Sơn,

Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đồng Nai vào khoảng 1.700

USD/người, tức là thấp hơn mức trung bình quân cả nước năm

2014, gần 2.000 USD/người. Thu nhập bình quân đầu người cả

nước năm 2017 ước đạt 2400 USD4.

3.2. Số đầu con

Trong 12 tỉnh và thành phố, Thanh Hóa là tỉnh có đàn trâu lớn

nhất; đứng thứ 2 là tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh có đàn trâu nhỏ nhất là

Vĩnh Long với 272 con.

4 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-tang-truong-manh-gdp-binh-quan-

dau-nguoi-uoc-dat-2400-usd-2017102310015457.htm

23

Trong 12 tỉnh và thành phố, Gia Lai là tỉnh có đàn bò lớn nhất,

Đứng thứ 2 là tỉnh Bình Định. Tỉnh có đàn bò nhỏ nhất là Đồng

Tháp.

Trong 12 tỉnh và thành phố, Hà Nội là tỉnh có số lượng lợn lớn

nhất, Đứng sau Hà Nội là tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có đàn lợn nhỏ

nhất trong 12 tỉnh là Tây Ninh. Hà Nội có thể là tỉnh có trọng

lượng lợn xuất chuồng bình quân thuộc nhóm cao nhất trong các

tỉnh.

Trong 12 tỉnh và thành phố, Thanh Hóa là tỉnh có đàn gia cầm

lớn nhất, tiếp theo là tỉnh Bắc Giang.

3.3. Tiếp cận khoa học và công nghệ

Vấn đề tiếp cận thị trường và KHCN dường như không phải là

khó khăn đối với hầu hết các tỉnh và thành phố điều tra. Hơn

60% số tỉnh gặp khó khăn về quỹ đất để mở rộng quy mô sản

xuất và nguồn cung thức ăn chăn nuôi. 80% số tỉnh gặp khó khăn

trong việc phát triển chăn nuôi cân bằng với bảo vệ môi trường.

Cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực ở hầu hết các tỉnh

đều được đánh giá là không thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

3.4. Quy hoạch sản xuất và chế biến

Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp, có 7/12 tỉnh và thành

phố gồm Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn, Gia Lai, Đồng Nai, Tây

Ninh, và Vĩnh Long đã công bố chính thức quy hoạch phát triển

chăn nuôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Các

thông tin và số liệu hiện nay cho thấy Bắc Giang và Lạng Sơn là

2 tỉnh có mục tiêu định lượng cụ thể cho các năm 2015, 2020.

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi

trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 53% năm 2015 và

55% năm 2020. Tương tự, định hướng của tỉnh Lạng Sơn lần lượt

là 40% và 45%.

24

Các Sở Nông nghiệp và PTNT như Hà Nội, Hải Dương, Bắc

Giang đều đang và sẽ xây dựng, mở rộng khu chăn nuôi nằm xa

khu dân cư.

Năm 2016, có 7/12 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Hải Dương,

Lạng Sơn, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long đều đã công

bố chính thức quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030.

Năm 2016, các tỉnh đã bắt đầu hình thành khu giết mổ tập

trung là Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Tây Ninh, và Đồng Nai với ít nhất

30 cơ sở giết mổ tập trung được huy động. Lạng Sơn chưa có 1

cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn nào.

Năm 2016, Hà Nội là tỉnh duy nhất trong 12 tỉnh và thành

phố điều tra xây dựng được 2 vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm

ở Ba Vì và Gia Lâm. Bắc Giang gặp khó khăn về quỹ đất cho

chăn nuôi do đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất khác.

Năm 2016, có 3/12 tỉnh đã xây dựng được chuỗi giá trị từ sản

xuất đến tiêu dùng là Bình Định, Hà Tĩnh, và Hà Nội. Trong đó,

Hà Nội là địa phương duy nhất đã bắt đầu xây dựng được sản

phẩm chăn nuôi có thương hiệu, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.5

Năm 2016, Hà Tĩnh là tỉnh có định hướng và quy hoạch chăn

nuôi chi tiết nhất, từ diện tích, tổng đàn, giống cho các vật nuôi

chính như lợn, bò, hươu, trâu, và gia cầm.

5 Một số sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu:

1 Tương Nam Đàn

2 Nước mắm Phú Quốc

3 Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)

4 Bánh Cu đơ (Hà Tĩnh)

5 Sữa (Ba Vì, Hà Tây, Hà Nội)

6 Gà Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên)

7 Nhãn lồng (Hưng Yên)

8 Gà đồi Yên Thế ở Bắc Giang

25

Bình Định là tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn nhất

trong 12 tỉnh điều tra.

3.5. Thuận lợi và kho khăn trong sản xuất và tiêu thu

Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và PTNT, 12 tỉnh/thành

phố đều cho rằng họ có điều kiện thị trường thuận lợi. 11/12 tỉnh

thành phố cho rằng thuận lợi về tiếp cận Khoa học công nghệ (trừ

Đồng Tháp). Chỉ có 4 tỉnh (Bắc Giang, Hà Tĩnh, Bình Định và

Đồng Nai) cho rằng thuận lợi về quy mô sản xuất. 4/12 tỉnh (Hà

Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn) cho rằng thuận lợi về

nguồn thức ăn. Bắc Giang được xem là thuận lợi về đồng cỏ và

nguồn nước để phát triển chăn nuôi. Môi trường chăn nuôi không

thuận lợi đối với hầu hết các tỉnh trừ Hà Nội, Bắc Giang và Bình

Định. Năm 2016, cơ sở hạ tầng không thuận lợi đối với 11/12

tỉnh/thành phố (trừ Bắc Giang). Tất cả các tỉnh và thành phố

trong phạm vi điều tra đều gặp khó khăn về chất lượng nguồn

nhân lực.

Tại các tỉnh được điều tra đều có điều kiện thuận lợi về thị

trường, về tiếp cận KHCN. Chỉ có 4 tỉnh (Bắc Giang, Hà Tĩnh,

Bình Định và Đồng Nai) cho rằng thuận lợi về quy mô sản xuất.

4/12 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn) cho rằng

thuận lợi về nguồn thức ăn. Môi trường chăn nuôi không thuận

lợi đối với hầu hết các tỉnh trừ Hà Nội, Bắc Giang và Bình Định.

Cơ sở hạ tầng không thuận lợi đối với 11/12 tỉnh/thành phố (trừ

Bắc Giang). Tất cả các tỉnh và thành phố trong phạm vi điều tra

đều gặp khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực. Bắc Giang được

xem là thuận lợi về đồng cỏ và nguồn nước để phát triển chăn

nuôi. Hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn về thị trường vốn ở khu

vực nông thôn.

26

4. Số liệu tổng hợp từ các chương trình điều tra năm 2012,

2014 và 2017

4.1. Đặc điểm chung của mẫu điều tra năm 2017

Đối tượng trả lời chủ yếu là chủ hộ (gần 70%). Các hộ/doanh

nghiệp/HTX nuôi lợn thịt, lợn nái, gà thịt, bò sinh sản, bò thịt là

chủ yếu (> 300).

Đồ thị 12. Tỷ lệ % người trả

lời phân theo quan hệ với chủ

hộ

Đồ thị 13. Số lượng hộ phân

theo loài vật nuôi

Số lượng thương lái bình quân theo tỉnh là 30, thấp nhất là các

tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Long, cao nhất ở Đồng Nai,

Tp. Hà Nội, Lạng Sơn, và Thanh Hóa. Thương lái chủ yếu thu

mua các vật nuôi như lợn thịt, gà thịt, vịt thịt, và vịt trứng.

27

Đồ thị 14. Số lượng phiếu thương lái theo tỉnh và thu mua

bình quân theo loài vật nuôi

Số lượng phiếu thương lái theo tỉnh và thu mua bình quân

theo loài vật nuôi

28

4.2. Chuồng trại chăn nuôi

Vị trí chuồng nuôi: Vị trí chuồng nuôi trong giai đoạn 2015-

2017 phần lớn nằm trong khu dân cư. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu

hướng giảm từ 79,1% năm 2015 xuống còn 73,3% năm 2017.

Ngược lại, tỷ lệ chuồng trại có vị trí ngoài khu dân cư đang theo

xu hướng tăng từ 20,9% năm 2015 lên 26,7% năm 2017.

Đồ thị 15. Tỷ lệ vị trí chuồng trại trong chăn nuôi,

giai đoạn 2015-2017 (%)

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2017

Loại chuồng nuôi: Phần lớn chuồng nuôi của các cơ sở chăn

nuôi trong giai đoạn 2015-2017 là chuồng cố định và đang có xu

hướng tăng (tăng từ 61,3% năm 2015 đến 71,6% năm 2017). Tỷ

lệ chuồng tạm giảm từ 38,7% năm 2015 xuống 28,4% năm 2017.

Trong đó, chăn nuôi lợn thịt có tỷ trọng chuồng cố định cao

nhất, chiếm 85,1%, và có xu hướng tăng so với 2015 (74,3%),

theo sau là chăn nuôi bò thịt với tỷ trọng chuồng cố định chiếm

68,1% năm 2017 (tăng so với 55,3% năm 2015). Tỷ lệ chuồng cố

định trong chăn nuôi gà thịt chỉ chiếm 50,1% năm 2017, tăng nhẹ

so với 44% năm 2015. Chăn nuôi vịt thịt chỉ có 33,1% là chuồng

29

cố định, tăng nhẹ so với 25,4% năm 2015 và thấp hơn nhiều so

với tỷ trọng chuồng tạm (chiếm 66,9% năm 2017).

Đồ thị 16. Tỷ lệ loại chuồng trại trong chăn nuôi,

giai đoạn 2015-2017(%)

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2017

4.3. Phương thức xử lý chất thải

Phần lớn chất thải trong chăn nuôi trâu, bò (bao gồm cả bò thịt

và bò sinh sản), và gà được xử lý bằng ủ kín lấy phân. Trong năm

2017, 75,2% chất thải trong chăn nuôi trâu được xử lý bằng ủ kín

lấy phân, tăng nhẹ so với năm 2016 (+1%) nhưng lại giảm so với

năm 2014 (-3,3%). Tỷ lệ xử lý chất thải bằng ủ kín lấy phân này

có xu hướng tăng trong chăn nuôi gà (tăng từ 62,4% năm 2014

lên 64,3% năm 2017) nhưng lại giảm trong chăn nuôi bò (giảm từ

74,5% năm 2014 xuống còn 65,6% đối với bò sinh sản và 58,1%

đối với bò thịt trong năm 2017). Trong khi đó, phương pháp ủ lấy

phân trong chăn nuôi lợn ngày càng giảm về tỷ trọng, từ 40%

xuống còn 26,9% trong giai đoạn 2011-2017).

30

Đồ thị 17. Tỷ lệ phương thức xử lý chất thải trong chăn

nuôi lợn thịt, giai đoạn 2012-2017 (%)

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017

Tỷ lệ phương thức xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt,

giai đoạn 2012-2017 (%)

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017

31

Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi trâu, bò, lợn, và gà bằng

hầm biogas đang có xu hướng tăng. Tuy xử lý chất thải chăn nuôi

trâu bằng biogas có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ áp dụng còn thấp

(chỉ chiếm 11,3% năm 2017). Tương tự, tỷ trọng chất thải trong

chăn nuôi bò được xử lý bằng hầm biogas tăng nhẹ đối với bò

sinh sản từ 10,8% năm 2014 lên 12,9% năm 2017 và đặc biệt

tăng nhanh đối với bò thịt từ 7,5% năm 2014 lên 27,8% năm

2017. Tỷ trọng chất thải trong chăn nuôi gà được xử lý bằng hầm

biogas tăng đáng kể từ 8,5% lên 15,1% trong giai đoạn 2014-

2017. Trong khi đó, chủ yếu chất thải trong chăn nuôi lợn được

xử lý bằng hầm biogas (chiếm 64,9% năm 2017) và theo xu

hướng ngày càng tăng (tỷ lệ này năm 2011 là 38,5%).

4.4. Quy mô và cơ cấu chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi

Chăn nuôi lợn chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ (chiếm 81,3% năm

2017 đối với lợn nái, 76,7% đối với lợn thịt), giảm so với năm

2015 nhưng tăng so với năm 2014. Năm 2017, chăn nuôi theo

quy mô gia trại đối với lợn nái chiếm 15,7%, tăng nhẹ so với năm

2014 (15,4%); tỷ lệ này đối với lợn thịt là 19%, giảm nhẹ so với

năm 2014. Chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại năm 2017 chỉ

chiếm 3% đối với lợn nái; 4,2% đối với lợn thịt, giảm so với năm

2014.

Chăn nuôi trâu, bò (bao gồm cả trâu, bò sinh sản và trâu, bò

thịt) chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ và xu hướng giảm rất chậm. Tỷ

trọng chăn nuôi trâu, bò ở quy mô gia trại và trang trại hầu hết ở

mức dưới 1%.

Chăn nuôi gà, vịt trong năm 2017 (bao gồm cả gà thịt và gà

trứng; vịt thịt và vịt trứng) theo quy mô nhỏ lẻ chiếm tới khoảng

95% và có xu hướng tăng so với năm 2014. Dưới 5% chăn nuôi

32

gà, vịt được thực hiện ở quy mô gia trại trong khi quy mô trang

trại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Đồ thị 18. Quy mô chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn

nuôi giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017.

Cơ cấu giống

Phần lớn trong cơ cấu giống lợn là giống lai (chiếm 45,2% với

lợn nái và 73,7% đối với lợn thịt) và có xu hướng giảm dần trong

giai đoạn 2012-2017. Tương tự, tỷ trọng lợn nái giống ngoại có

xu hướng giảm từ 27,2% năm 2014 xuống 22,5% năm 2017.

Trong khi đó, tỷ trọng lợn nái và lợn thịt giống nội đứng thứ 2

trong cơ cấu giống và có xu hướng tăng mạnh lên đáng kể trong

giai đoạn 2015-2017.

Cơ cấu bò sinh sản giai đoạn 2012-2017 chủ yếu là giống lai

và có xu hướng tăng, chiếm từ 61,2% (năm 2012) - 68,8% (năm

2017), trong khi bò sinh sản giống nội có xu hướng giảm, chiếm

từ 29,2% (năm 2017) - 36,5% (năm 2013). Tỷ lệ bò thịt giống

33

ngoại và giống lai đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012-

2017.

Đồ thị 19. Cơ cấu giống lợn thịt giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017.

Giai đoạn năm 2012-2017, tỷ lệ trâu sinh sản giống nội chiếm

chủ yếu (chiếm trên 85%) nhưng có xu hướng giảm; tỷ lệ trâu

sinh sản giống lai có xu hướng tăng từ 4% năm 2012 lên 14,8%

năm 2017, tỷ lệ trâu sinh sản giống ngoại chiếm tỷ lệ không đáng

kể (dưới 1%). Đối với trâu thịt, tỷ lệ trâu thịt giống nội có xu

hướng giảm trong giai đoạn 2012-2017 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng

rất cao (trên 80%). Tỷ lệ trâu thịt giống ngoại không đáng kể và

còn có xu hướng giảm, trong khi tỷ lệ giống lai có xu hướng

tăng.

Cơ cấu giống gà thịt chủ yếu là giống nội (chiếm khoảng 55%

năm 2017) và có xu hướng giảm, trong khi gà thịt giống lai biến

động theo xu thế tăng (chiếm 30% năm 2017). Gà thịt giống

ngoại chiếm tỷ trọng thấp nhất (dưới 10%). Tương tự, gà trứng

(gà nuôi lấy trứng) giống nội trong năm 2017 chiếm tỷ trọng

khoảng 70% và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017,

34

trong khi gà trứng giống lai tăng. Gà trứng giống ngoại chiếm tỷ

trọng không đáng kể.

Giai đoạn 2012-2017, tỷ lệ vịt thịt và vịt trứng giống lai bình

quân chiếm khoảng trên 50% và có xu hướng tăng đối với vịt

trứng (vịt nuôi lấy trứng), giống nội chiếm khoảng 40% và có xu

hướng giảm đối với vịt trứng và tăng với vịt thịt; giống ngoại

chiếm gần 10% và có xu hướng giảm.

4.5. Phương thức chăn nuôi

Phương thức phối giống

Phương thức phối giống chủ yếu trong chăn nuôi trâu là phối

giống theo tự nhiên, chiếm trên 90%; phối giống theo phương

pháp nhân tạo chỉ chiếm tỷ lệ thấp (dưới 10%)

Đồ thị 20. Phương pháp phối giống lợn sinh sản giai đoạn

2012-2017

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017.

Đối với bò, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái bắt đầu có

xu hướng tăng từ 26,8% năm 2012 lên 43,8% năm 2017. Phương

thức phối giống theo tự nhiên chiếm trên 50%.

35

Đối với chăn nuôi lợn, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo chiếm từ 63% -

70%, tỷ lệ phối giống theo phương pháp tự nhiên chiếm từ 23,5%

- 31%.

Thức ăn sử dụng

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là thức ăn

tận dụng chiếm tỷ lệ tới 97% đối với trâu thịt và chiếm từ 76,3%

- 82,8% đối với bò thịt, bò sinh sản. Việc sử dụng thức ăn công

nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng, cho

thấy người chăn nuôi đã bắt đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật

để tăng năng suất chăn nuôi.

Đồ thị 21. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt

giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2012, 2014 và 2017.

Thức ăn công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chăn nuôi

lợn và có xu hướng tăng với tỷ trọng chiếm 66,1% đối với lợn nái

và trên 40% đối với lợn thịt năm 2017. Nguồn thức ăn tận dụng

và thức ăn hỗn hợp (tự chế) có xu hướng giảm xuống trong chăn

36

nuôi lợn thịt. Đối với chăn nuôi lợn nái, nguồn thức ăn tận dụng

vẫn chiếm 34%, thức ăn hỗn hợp (tự chế) chiếm 23%.

Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi gà thịt có

xu hướng tăng từ 17,3% (năm 2012) lên 35,6% (năm 2017).

Thức ăn hỗn hợp (tự chế) cũng có tỷ trọng tăng từ 12,6% năm

2012 lên 19,9% năm 2017. Mặc dù có xu hướng giảm nhưng

thức ăn tận dụng vẫn là hình thức chủ yếu được dùng trong chăn

nuôi gà thịt, chiếm tỷ trọng 44,4% trong năm 2017.

Đối với gà nuôi lấy trứng, thức ăn tận dụng vẫn là hình thức

chủ yếu, có xu hướng giảm qua các năm, bình quân giai đoạn

2012-2017 chiếm tỷ lệ 67%; thức ăn công nghiệp có xu hướng

tăng, từ mức 9,4% năm 2012 lên 23,5% (năm 2017).

Lao động

Sử dụng lao động trong chăn nuôi bò chủ yếu là tận dụng lao

động của gia đình chiếm từ 96,9% đến 98,7% cho cả đối tượng

bò thịt và bò sinh sản. Tỷ lệ thuê lao động thời vụ và thường

xuyên là rất thấp, dưới 3%.

4.6. Phương thức tiêu thu sản phẩm

Thời gian xuất bán

Trong năm 2017, thời gian xuất bán trâu thịt bình quân là 13,9

tháng, cao hơn so với 2 năm trước; bò thịt là 12,5 tháng, thấp hơn

so với mức 12,8 tháng năm 2016. Thời gian nuôi lợn thịt tương

đối đồng đều trong giai đoạn 2015-2017. Trung bình một con lợn

thịt nuôi khoảng 5 tháng thì xuất bán. Thời gian nuôi gà thịt bình

quân năm 2017 là 4,7 tháng, không thay đổi so với năm 2015.

Thời gian nuôi vịt thịt bình quân giai đoạn 2015-2017 là 3 tháng.

37

Đối tượng và hình thức xuất bán

Đối tượng xuất bán trâu thịt và bò thịt trong các hộ gia đình

chủ yếu vẫn là thương lái chiếm tới 95,3% đối với trâu thịt và

93,8% đối với bò thịt trong năm 2017. Tỷ lệ trâu thịt, bò thịt bán

cho các lò mổ tăng nhẹ trong giai đoạn 2015-2017. Trâu, bò thịt

được bán cho thương lái chủ yếu dưới hình thức mua bán tự do

(chiếm khoảng 86%). Còn lại một phần nhỏ (trên 10%) có giao

kèo miệng và chỉ khoảng 2% giao dịch thông qua hợp đồng.

Tương tự, đối tượng xuất bán gà thịt vẫn chủ yếu là thương lái

(chiếm khoảng 77,8%) và có xu hướng giảm qua 3 năm từ năm

2015 đến năm 2017. Tỷ trọng gà thịt bán cho các doanh nghiệp

chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 8,4%) nhưng lại có xu hướng tăng dần

qua 3 năm. Tỷ trọng gà thịt bán cho các lò mổ chiếm không đáng

kể (chỉ khoảng 0,1%). Hình thức xuất bán gà thịt vẫn chủ yếu là

hình thức tự do (chiếm gần 90%) và có xu xướng giảm, thay thế

bởi hình thức giao kèo bằng miệng. Hình thức xuất bán thông

qua hợp đồng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,2%).

Đối tượng xuất bán vịt thịt qua các năm vẫn chủ yếu là thương

lái (khoảng trên 80%) và có xu hướng tăng. Vịt thịt được xuất

bán cho các lò mổ chiếm một tỷ lệ nhỏ (chỉ khoảng 7%) và đang

có xu hướng giảm dần qua các năm. Hình thức xuất bán vịt thịt

chủ yếu là theo hình thức tự do (chiếm trên 80%, nhưng có xu

hướng giảm dần trong giai đoạn 2015-2017.

38

Đồ thị 62. Đối tượng xuất

bán lợn thịt giai đoạn

2015-2017

Đồ thị 73. Hình thức xuất bán

lợn thịt giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu

quả ngành chăn nuôi năm 2017.

39

Lợn thịt chủ yếu được xuất bán trực tiếp cho thương lái (tỷ

trọng bình quân trong 3 năm 2015-2017 là 90,9%), một phần nhỏ

bán cho mò mổ và doanh nghiệp. Bán lợn thịt cho các lò mổ và

doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn rất nhỏ.

Năm 2017, tỷ lệ xuất bán lợn thịt cho lò mổ đạt 5,9%, bán cho

doanh nghiệp chiếm 3,4%, cao hơn lần lượt là 1% và 2,9% so với

năm 2016. Trong giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ các hộ xuất bán theo

hình thức tự do có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn

chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm 76,1%). Tỷ lệ hộ xuất bán theo

hình thức giao kèo bằng miệng và hợp đồng còn nhỏ nhưng đang

có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, hình thức giao kèo

bằng miệng có tỷ lệ tăng từ mức 18,9% năm 2016 lên 20,5% thị

phần năm 2017; hình thức xuất bán theo hợp đồng năm 2017

chiếm 4,8%, tăng 0,1% so với năm 2016.

4.7. Hiệu quả chăn nuôi

Các loại chi phí

Các chi phí chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt bao gồm: chi phí

giống, thức ăn, thuốc thú y, chi phí rủi ro và chi phí khác (điện,

nước, hao mòn…).

Theo kết quả điều tra năm 2017, chi phí của hoạt động chăn

nuôi lợn tính bình quân/đầu con là tương đối cao với mức chi phí

bình quân từ lúc tách mẹ đến xuất bán khoảng 2,4 triệu đồng/con.

Trong đó, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn (lên đến

81%), tiếp đến là chi phí về giống (khoảng 8%).

Tương tự như chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi gà (khoảng 59%), chi phí

giống chiếm khoảng 18%, chi phí thuốc thú y là 9%, còn lại là

chi phí rủi ro và chi phí khác cùng chiếm tỷ trọng 7%.

40

Khác với chăn nuôi lợn và gà, chi phí chủ yếu trong chăn nuôi

bò là chi phí về giống với tỷ trọng chiếm 59%, tiếp đến là chi phí

thức ăn chiếm 33%, còn loại các loại chi phí khác như: chi phí

thuốc thú y, chi phí rủi ro.

Đồ thị 24. Cơ cấu các loại chi phí trong chăn nuôi lợn thịt (%)

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả

ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2017

Hiệu quả chăn nuôi

Ngành chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2017

khi giá bán lợn hơi biến động thất thường. Giá bán bình quân lợn

hơi năm 2017 chỉ đạt 27.519 đồng/kg.

Chăn nuôi lợn thịt năm 2017 cũng không mang lại hiệu quả về

kinh tế. Chăn nuôi lợn thịt của hai tỉnh Hà Nội và tỉnh Vĩnh Long

được coi là có hiệu quả nhưng thực tế hiệu quả lại không cao (lợi

nhuận bình quân là 443.199 đồng/con tại Hà Nội và 525.278

đồng/con tại Vĩnh Long).

41

Trong khi đó, kết quả điều tra cho thấy hoạt động chăn nuôi

bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Từ khi

nuôi thịt đến khi xuất chồng, bình quân 1 con bò mang lại lợi

nhuận khoảng 8,9 triệu đồng. Tuy nhiên, tại tỉnh Thanh Hóa,

chăn nuôi bò không tạo thêm lợi nhuận, bình quân lỗ 1,7 triệu

đồng/con.

Tương tự với bò, chăn nuôi gà thịt mấy năm trở lại đâu đều

mang lại hiệu quả cho người dân, do giá bán gà thịt không biến

động nhiều và người dân có thể tận dụng được nhiều thức ăn dư

thừa của gia đình. Kết quả điều tra cho thấy lợi nhuận bình quân

tính trên 1 con gà đạt khoảng 76,5 nghìn đồng.

4.8. Tiêm phòng Vaccine

Tỷ lệ không tiêm phòng có xu hướng giảm, giảm mạnh đối

với gia cầm. Tuy nhiên, tỷ lệ không tiêm phòng vẫn rất cao ở gà

và lợn, rất thấp đối với bò thịt. Tỷ lệ tự tiêm tăng rất mạnh trong

giai đoạn 2011-2017 đối với cả 3 loài vật nuôi chính. (Xem đồ thị

25).

5. Hệ thống sản xuất giống và thức ăn chăn nuôi cấp tỉnh

năm 2017

5.1. Doanh nghiệp nhà nước

Kết quả thu thập số liệu thứ cấp cho thấy bình quân trên một

tỉnh, số doanh nghiệp nhà nước sản xuất giống trâu thịt, trâu sinh

sản, bò thịt, bò sinh sản, gà thịt, gà trứng đều bằng 1. Bình quân

một tỉnh có số doanh nghiệp Nhà nước sản xuất giống lợn đực

giống, lợn nái, lợn thịt, vịt thịt, vịt trứng lần lượt là 1,4; 1,5; 1,3;

1,5; 1,5.

42

Đồ thị 25. Tiêm phòng Vaccine giai đoạn 2011-2018

0

10

20

30

40

50

60

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Lợn thịt Không tiêm Lợn thịt Tự tiêm Lợn thịt Thuê NV thú y tiêm

0

10

20

30

40

50

60

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Gà thịt Không tiêm Gà thịt Tự tiêm Gà thịt Thuê NV thú y tiêm

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Bò thịt Không tiêm Bò thịt Tự tiêm Bò thịt Thuê NV thú y tiêm

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu

quả ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2017

0

10

20

30

40

50

60

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Lợn thịt Không tiêm Lợn thịt Tự tiêm Lợn thịt Thuê NV thú y tiêm

0

10

20

30

40

50

60

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Gà thịt Không tiêm Gà thịt Tự tiêm Gà thịt Thuê NV thú y tiêm

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Bò thịt Không tiêm Bò thịt Tự tiêm Bò thịt Thuê NV thú y tiêm

Nguồn: Số liệu điều tra thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu

quả ngành chăn nuôi, thực hiện năm 2017

43

Đồ thị 26. Số lượng bình quân doanh nghiệp nhà nước sản

xuất giống năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và

chăn nuôi cấp tỉnh năm 2017

Số lượng bình quân doanh nghiệp nhà nước sản xuất giống

năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và

chăn nuôi cấp tỉnh năm 2017

44

Số lượng bình quân sản xuất con giống của một doanh nghiệp

Nhà nước trong năm 2017 là 18 con trâu thịt, 10 con trâu sinh

sản, 30 con bò thịt, 10 con bò sinh sản, 29 con lợn đực giống, 885

con lợn nái, 1770 con lợn thịt, 5467 con gà thịt, 23800 con gà

trứng, 17000 con vịt thịt, 3600 con vịt trứng.

Bảng 1. Số con giống sản xuất bình quân của một doanh

nghiệp Nhà nước năm 2017

Tên vật nuôi

Tổng số con

giống sản xuất

bình quân 1

doanh nghiệp

Nhà nước năm

2017

Tên vật

nuôi

Tổng số con

giống sản xuất

bình quân 1

doanh nghiệp

Nhà nước năm

2017

Trâu thịt 17.5 Lợn thịt 1770.3

Trâu sinh sản 10.0 Gà thịt 5466.7

Bò thịt 30.0 Gà trứng 23800.0

Bò sinh sản 10.0 Vịt thịt 17000.0

Lợn đực giống 28.8 Vịt trứng 3600.0

Lợn nái 885.3

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

Về quy mô sản xuất giống của doanh nghiệp Nhà nước năm

2017, 100% cơ sở sản xuất quy mô nhỏ sản xuất giống trâu thịt,

trâu sinh sản, bò đực sinh sản. 100% cơ sở sản xuất quy mô lớn

giống vịt thịt, vịt nuôi lấy trứng. Đối với sản xuất giống bò thịt,

có 50% cơ sở sản xuất quy mô vừa, 50% cơ sở sản xuất quy mô

nhỏ. Đối với sản xuất nái, có 30% cơ sở sản xuất quy mô lớn,

40% cơ sở sản xuất quy mô vừa, 30 % cơ sở sản xuất quy mô

nhỏ.

45

Bảng 2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp Nhà

nước phân theo quy mô năm 2017

Loài vật nuôi Quy mô

lớn (%)

Quy mô

vừa (%)

Quy mô

nhỏ (%)

Tổng

(%)

Trâu thịt 100.0 100.0

Trâu sinh sản 100.0 100.0

Bò thịt 50.0 50.0 100.0

Bò sinh sản 100.0 100.0

Lợn đực giống 16.7 33.3 50.0 100.0

Lợn nái 30.0 40.0 30.0 100.0

Lợn thịt 14.3 42.9 42.9 100.0

Gà thịt 33.3 33.3 33.3 100.0

Gà trứng 66.7 33.3 100.0

Vịt thịt 100.0 100.0

Vịt trứng 100.0 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

5.2. Doanh nghiệp nước ngoài

Kết quả thu thập số liệu thứ cấp cho thấy bình quân trên một

tỉnh, số doanh nghiệp nước ngoài sản xuất giống lợn nái, lợn thịt,

gà thịt, gà trứng, vịt trứng lần lượt là 6, 31, 32, 6 và 2 doanh

nghiệp.

Số lượng sản xuất con giống bình quân của một doanh nghiệp

nước ngoài trong năm 2017 là 885 con lợn nái, 1770 con lợn thịt,

5467 con gà thịt, 23800 con gà trứng, 17000 con vịt thịt, 3600

con vịt trứng.

46

Đồ thị 27. Số lượng bình quân doanh nghiệp nước ngoài sản

xuất giống năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

Bảng 3. Tổng số con giống sản xuất bình quân của một

doanh nghiệp nước ngoài năm 2017

Tên vật nuôi Tổng số con giống sản xuất bình quân 1 doanh

nghiệp nước ngoài

Lợn nái 137300.0

Lợn thịt 72285.0

Gà thịt 1515800.0

Gà trứng 2695833.3

Vịt trứng 8000.0

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

47

Về quy mô sản xuất giống của doanh nghiệp nước ngoài năm

2017, 100% cơ sở sản xuất quy mô lớn đối với sản xuất giống lợn

nái, lợn thịt, gà thịt, gà trứng, vịt thịt, vịt trứng. 100% cơ sở sản

xuất quy mô vừa vịt nuôi lấy trứng.

Bảng 4. Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp nước

ngoài phân theo quy mô năm 2017

Loài vật

nuôi

Quy mô

lớn (%)

Quy mô

vừa (%)

Quy mô

nhỏ (%) Tổng (%)

Lợn nái 100 100

Lợn thịt 100 100

Gà thịt 100 100

Gà trứng 100 100

Vịt thịt 100 100

Vịt trứng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

5.3. Doanh nghiệp tư nhân

Kết quả thu thập số liệu thứ cấp cho thấy bình quân trên một

tỉnh, số doanh nghiệp tư nhân sản xuất xuất giống bò thịt, bò sinh

sản, lợn đực giống, lợn nái, lợn thịt, gà thịt, gà trứng, vịt thịt, bò

sữa lần lượt là 1; 1; 3; 2; 4; 2; 1;3;3.

Về số lượng sản xuất con giống, bình quân trong năm 2017

một doanh nghiệp tư nhân sản xuất được 300 con giống bò thịt,

55 con giống bò sinh sản, 4.431 con giống lợn đực, 6.004 con

giống lợn nái, 28.934 con giống lợn thịt, 1.271.760 con giống gà

thịt, 2.000 con giống gà trứng, 121.000 con giống vịt thịt, 3.233

con giống bò sữa.

48

Đồ thị 28. Số lượng bình quân doanh nghiệp tư nhân sản xuất

giống năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

Số lượng bình quân doanh nghiệp tư nhân sản xuất giống

năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

Số lượng bình quân doanh nghiệp tư nhân sản xuất giống

năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

49

Bảng 5. Số con giống sản xuất bình quân của một doanh

nghiệp tư nhân năm 2017

Tên vật nuôi

Tổng số con

giống sản xuất

bình quân 1

doanh nghiệp tư

nhân năm 2017

Tên vật

nuôi

Tổng số con giống

sản xuất bình quân

1 doanh nghiệp tư

nhân năm 2017

Bò thịt 300.0 Gà thịt 1271760.0

Bò sinh sản 55.0 Gà trứng 2000.0

Lợn đực giống 4431.8 Vịt thịt 121000.0

Lợn nái 6004.1 Bò sữa 3232.7

Lợn thịt 28933.5

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

Bảng 6. Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp tư nhân

phân theo quy mô năm 2017

Loài vật nuôi

Quy mô lớn

(%)

Quy mô vừa

(%)

Quy mô nhỏ

(%)

Tổng

(%)

Trâu thịt 100.0 100

Trâu sinh sản 100.0 100

Bò thịt 100.0 100

Bò sinh sản 50.0 50.0 100

Lợn đực giống 33.3 66.7 100

Lợn nái 45.5 18.2 36.4 100

Lợn thịt 30.8 38.5 30.8 100

Gà thịt 66.7 33.3 100

Gà trứng 60.0 40.0 100

Vịt thịt 66.7 33.3 100

Vịt trứng 50.0 50.0 100

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

50

Về quy mô sản xuất giống của doanh nghiệp tư nhân năm 2017,

đối với sản xuất giống trâu sinh sản, bò sinh sản, lợn nái, gà thịt, gà

trứng, vịt thịt, vịt trứng có số cơ sở sản xuất quy mô lớn chiếm tỷ lệ

cao, lần lượt là 100%; 50%; 45,5%; 60%; 66,7%; 60%; 50%. Đối

với sản xuất giống trâu thịt có 100% cơ sở sản xuất quy mô vừa.

Đối với sản xuất giống bò thịt, lợn đực giống có số cơ sở quy mô

nhỏ chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 100% và 66,7%.

5.4. Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh chủ yếu tham gia sản xuất giống lợn

thịt và lợn nái. Trong năm 2017, bình quân 1 tỉnh có 8 doanh

nghiệp liên doanh sản xuất giống lợn nái, 14 doanh nghiệp liên

doanh sản xuất giống lợn thịt. Bình quân một doanh nghiệp liên

doanh sản xuất được 9.233 con giống lợn nái, 5.000 con giống

lợn đực trong năm 2017.

Bảng 7. Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp liên

doanh phân theo quy mô năm 2017

Loài vật nuôi Quy mô lớn

(%)

Quy mô

vừa (%)

Quy mô

nhỏ (%)

Tổng

(%)

Trâu thịt 100.0 100

Trâu sinh sản 100.0 100

Bò thịt 50.0 50.0 100

Bò sinh sản 50.0 50.0 100

Lợn đực giống 83.3 16.7 100

Lợn nái 100.0 100

Lợn thịt 100.0 100

Gà thịt 66.7 33.3 100

Gà trứng 100.0 100

Vịt thịt 100.0 100

Vịt trứng 50.0 50.0 100

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

51

Về quy mô sản xuất giống của doanh nghiệp liên doanh năm

2017, đối với sản xuất giống gà trứng, vịt thịt, gà thịt, lợn đực

giống có số cơ sở sản xuất quy mô lớn chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là

100%; 100%; 66,7%; 83,3%. Đối với sản xuất giống trâu thịt và

trâu sinh sản có 100% cơ sở sản xuất quy mô vừa. Đối với sản

xuất giống lợn nái, lợn thịt có 100% cơ sở doanh nghiệp liên

doanh quy mô sản xuất nhỏ.

5.5. Hộ và trang trại

Kết quả thu thập số liệu thứ cấp cho thấy bình quân trên một

tỉnh trong năm 2017, có 1.701 hộ và trang trại sản xuất giống trâu

thịt, 1.909 hộ và trang trại sản xuất giống bò thịt, 3.968 hộ và

trang trại sản xuất sản xuất giống lợn thịt, 3.377 hộ và trang trại

sản xuất giống gà thịt, 2.214 hộ và trang trại sản xuất giống gà

trứng. Số hộ và trang trại sản xuất giống trâu sinh sản, bò sinh

sản, lợn đực giống, lợn nái, vịt thịt, vịt trứng, bò sữa ít hơn, lần

lượt là 22, 10, 119, 190, 66, 85 và 188 hộ và trang trại.

Về quy mô sản xuất giống của hộ và trang trại năm 2017,

phần lớn các cơ sở sản xuất giống có quy mô sản xuất vừa và

nhỏ. Đối với sản xuất giống trâu thịt, bò thịt có 100% cơ sở sản

xuất giống quy mô nhỏ. Đối với sản xuất giống lợn thịt, gà thịt,

gà trứng vịt trứng có số cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ

cao, lần lượt 72,7%, 60%, 66,7%, 80%.

52

Đồ thị 29. Số lượng bình quân hộ và trang trại sản xuất giống

năm 2017 trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và

chăn nuôi cấp tỉnh năm 2017

Số lượng bình quân hộ và trang trại sản xuất giống năm 2017

trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và

chăn nuôi cấp tỉnh năm 2017

Số lượng bình quân hộ và trang trại sản xuất giống năm 2017

trên 1 tỉnh

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và

chăn nuôi cấp tỉnh năm 2017

53

Bảng 8. Tỷ lệ cơ sở sản xuất giống của hộ và trang trại theo

quy mô năm 2017

Loài vật nuôi Quy mô lớn

(%)

Quy mô vừa

(%)

Quy mô nhỏ

(%)

Tổng

(%)

Trâu thịt 100.0 100

Trâu sinh sản 50.0 50.0 100

Bò thịt 100.0 100

Bò sinh sản 33.3 33.3 33.3 100

Lợn đực giống 66.7 33.3 100

Lợn nái 33.3 33.3 33.3 100

Lợn thịt 27.3 72.7 100

Gà thịt 40.0 60.0 100

Gà trứng 33.3 66.7 100

Vịt thịt 25.0 25.0 50.0 100

Vịt trứng 20.0 80.0 100

Bò sữa 75.0 25.0 100

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

5.5. Số lượng và quy mô cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

năm 2017

Về số lượng cở sở sản xuất thức ăn chăn nuôi năm 2017, đối

với sản xuất thức ăn công nghiệp, bình quân 1 tỉnh có 1 doanh

nghiệp Nhà nước sản xuất, 3 doanh nghiệp nước ngoài, 2 doanh

nghiệp liên doanh và 8 doanh nghiệp tư nhân. Đối với sản xuất

thức ăn hỗn hợp tự chế, bình quân mỗi tỉnh có 1 doanh nghiệp

Nhà nước, 500 hộ và trang trại sản xuất thức ăn. Đối với thức ăn

tự nhiên, bình quân 1 tỉnh có 200 hộ và trang trại sản xuất.

54

Bảng 9. Số lượng và quy mô cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

bình quân 1 tỉnh

Tên loại

thức ăn

Số

ợn

g

D

N

nh

à

ớc

Quy

bình

quân

(tấn/c

s/năm

) DN

nhà

nước

Số

ợn

g

D

N

ớc

ng

i

Quy

bình

quân

(tấn/c

s/năm

) DN

nước

ngoài

Số

ợn

g

D

N

liê

n

do

an

h

Qu

y

bìn

h

qu

ân

(tấ

n/c

s/

m)

DN

liên

doa

nh

Số

ợn

g

D

N

nh

ân

Quy

bình

quân

(tấn/c

s/năm

) DN

nhân

Số

lượ

ng

hộ/t

ran

g

trại

Quy

bìn

h

quâ

n

(tấn

/cs/

m)

hộ/t

ran

g

trại

Thức ăn

công

nghiệp 1 48000 2.5 94000 2.0

105

000 7.9

56202

.9

Thức ăn

hỗn hợp tự

chế 1 130 500 7

Thức ăn tận

dụng 1 11064

Thức ăn tự

nhiên 200 148

Thức ăn

khác 1 5 200

Thức ăn

khác 2 6 14000

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và

chăn nuôi cấp tỉnh năm 2017

55

Về quy mô sản xuất năm 2017, bình quân một cơ sở sản xuất

của doanh nghiệp nhà nước sản xuất được 48.000 tấn thức ăn

công nghiệp, 130 tấn thức ăn hỗn hợp tự chế. Bình quân một cơ

sở sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài sản xuất được 94.000

tấn thức ăn công nghiệp, gấp 1,95 lần so với doanh nghiệp Nhà

nước sản xuất. Bình quân một cơ sở sản xuất của doanh nghiệp

liên doanh sản xuất được 105.000 tấn thức ăn công nghiệp, gấp

2,2 lần so với doanh nghiệp Nhà nước.

5.6. Mức độ tự đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn cho các

vật nuôi khác nhau

Mức độ tự đáp ứng về thức ăn công nghiệp bình quân của 12

tỉnh thấp, thường dưới 45%, thấp nhất là cho bò sữa. Mức độ tự

đáp ứng nhu cầu từ thức ăn tự nhiên, tận dụng hay hỗn hợp tự

chế cao hơn.

Bảng 10. Mức độ % đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn cho

các loại vật nuôi theo loại thức ăn

Tên vật nuôi

% tự

đáp ứng

về thức

ăn công

nghiệp

% tự

đáp

ứng về

thức ăn

hôn

hợp tự

chế

% tự

đáp

ứng về

thức

ăn tận

dụng

% tự

đáp

ứng về

thức ăn

tự

nhiên

% tự

đáp

ứng về

thức

ăn

khác 1

Trâu thịt 100.0 50.0 75.0

Trâu S.sản (>3 tuổi) 100.0 50.0 75.0

Bò thịt 52.5 50.0 75.0

Bò S.sản (>3 tuổi) 40.0 42.5 50.0 75.0

Lợn đực giống 10.0 73.3 50.0

lợn nái 37.5 38.0 35.0

Lợn thịt 32.5 34.0 30.0

56

Tên vật nuôi

% tự

đáp ứng

về thức

ăn công

nghiệp

% tự

đáp

ứng về

thức ăn

hôn

hợp tự

chế

% tự

đáp

ứng về

thức

ăn tận

dụng

% tự

đáp

ứng về

thức ăn

tự

nhiên

% tự

đáp

ứng về

thức

ăn

khác 1

Gà thịt 42.5 38.0 45.0

Gà trứng 42.5 38.0 40.0

Vịt thịt 37.5 38.0 40.0

Vịt trứng 37.5 38.0 43.3

Bò sữa 10.0 55.0 70.0

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

5.7. Mức độ đáp ứng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức

ăn chăn nuôi

Kết quả thu thập số liệu cho thấy khả năng tự đáp ứng nguyên

liệu để sản xuất thức ăn công nghiệp cho lợn nái là khá cao

(93%), đối với trâu thịt đáp ứng được 66,7%, đối với bò thịt đáp

ứng được 43%, đối với bò sinh sản đáp ứng được 20%, đối với

trâu sinh sản đáp ứng được 10%. Khả năng tự đáp ứng nguyên

liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp tự chế và thức ăn tận dụng cho

các vật nuôi khác nhau đạt 100%. Khả năng đáp ứng nguyên liệu

để sản xuất thức ăn hỗn hợp tự chế đối với lợn thịt đạt 100%, lợn

nái đạt 93%, bò sinh sản đạt 60%, bò thịt đạt 67,5%, trâu thịt đạt

62,5%.

57

Bảng 11. Mức độ % đáp ứng nguồn nguyên liệu để sản xuất

thức ăn chăn nuôi

Loại nguyên liệu

% tự

đáp

ứng

nguyên

liệu để

sản

xuất

thức ăn

công

nghiệp

% tự

đáp

ứng

nguyên

liệu để

sản

xuất

thức ăn

hôn

hợp tự

chế

% tự

đáp

ứng

nguyên

liệu để

sản

xuất

thức ăn

hôn

hợp tự

chế

% tự

đáp

ứng

nguyên

liệu để

sản

xuất

thức ăn

tận

dụng

% tự

đáp

ứng

nguyên

liệu để

sản

xuất

thức ăn

khác

Trâu thịt 66.7 100.0 62.5 100.0 30.0

Trâu S.sản (>3 tuổi) 10.0 100.0 10.0 100.0

Bò thịt 43.3 100.0 67.5 100.0

Bò S.sản (>3 tuổi) 20.0 100.0 60.0 100.0 60.0

Lợn đực giống 100.0 100.0

lợn nái 93.3 100.0 93.3 100.0

Lợn thịt 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra thứ cấp về hệ thống sản xuất giống và chăn

nuôi cấp tỉnh năm 2017

6. Kết luận và kiến nghị

Các số liệu công bố bởi TCTK cho thấy ngành chăn nuôi Việt

Nam có một số xu hướng chính sau:

Chăn nuôi có vai trò ngày càng tăng trong nông nghiệp Việt

Nam trong bối cảnh thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu

cầu về lương thực thiết yếu có xu hướng giảm, thay vào đó là

tăng tiêu thụ các sản phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa.

Trừ trâu, trong giai đoạn 2012 - 2016, số lượng đầu con

tăng tương dối mạnh đối với lợn (2,35%/năm) và ở mức thấp hơn

58

đối với bò (1,4%/năm). Tăng trưởng số đầu con gia cầm rất

nhanh (4,06%/năm).

Trọng lượng bình quân tăng mạnh hơn mức tăng số đầu

con, dẫn đến sản lượng thịt hơi các loại đạt tốc độ tăng trưởng

bình quân qua 5 năm cao. Cụ thể là, đối với thịt lợn hơi là

3,77%/năm; thịt bò hơi là 1,22%/năm; thịt gia cầm hơi là

7,15%/năm. Sản lượng sữa tươi tăng mạnh nhất trong giai đoạn

này với mức bình quân 20,13%/năm. Tổng sản lượng thịt hơi các

loại đạt khoảng 4,5 - 5 triệu tấn thịt/năm.

Tiêu dùng các loại thịt của Việt Nam đang có xu hướng

tăng trong giai đoạn 2012-2016. Trong đó, tiêu thụ thịt trâu bò có

tốc độ tăng trưởng cao nhất, trung bình 6,94%/năm; theo sau là

tiêu thụ thịt gia cầm, trung bình 4,1%/năm; tiêu thụ thịt lợn có tốc

độ tăng trưởng thấp nhất, với trung bình 2,21%/năm.

Về cơ cấu thịt nhập khẩu năm 2016, thịt gà các loại chiếm

tỷ trọng lớn nhất, với 55%; tiếp theo là thịt trâu bò các loại,

chiếm 27% tổng lượng thịt nhập khẩu; và cuối cùng là thịt lợn,

chiếm 16%.

Trong giai đoạn 2010-2016, chăn nuôi hộ quy mô nhỏ giảm

chậm đến năm 2014 nhưng giảm rất nhanh đến năm 2017. Chăn

nuôi trang trại phát triển rất mạnh, bình quân 16,5%/năm trong

giai đoạn 2011-2014.

Các số liệu hay thông tin thứ cấp công bố bởi Cục Thống kê

hay của các Sở Nông nghiệp và PTNT tại 12 tỉnh đại diện có một

số xu hướng chính sau:

Các tỉnh có trình độ phát triển chăn nuôi cao (chăn nuôi

chiếm trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp) là Hà Tĩnh, Hà Nội,

và Bắc Giang. Các tỉnh có trình độ phát triển chăn nuôi thấp

59

(chăn nuôi chiếm dưới 30% giá trị sản xuất nông nghiệp) là

Thanh Hóa, Vĩnh Long, Tây Ninh và Gia Lai.

Có 9/12 tỉnh đã có quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm

2020 và 2030, trừ Đồng Tháp, Vĩnh Long, và Tây Ninh. Hà Tĩnh

là tỉnh có định hướng và quy hoạch chăn nuôi chi tiết nhất, từ

diện tích, tổng đàn, giống cho các vật nuôi chính như: lợn, bò,

hươu, trâu, và gia cầm.

Các tỉnh đã bắt đầu hình thành khu giết mổ tập trung là Hà

Tĩnh, Vĩnh Long, Tây Ninh, và Đồng Nai với ít nhất 30 cơ sở

giết mổ tập trung. Lạng Sơn chưa có 1 cơ sở giết mổ tập trung

quy mô lớn nào.

Hà Nội là tỉnh duy nhất trong 12 tỉnh điều tra xây dựng

được 2 vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm ở Ba Vì và Gia Lâm.

Bắc Giang trước đây được xem là thuận lợi về đồng cỏ và

nguồn nước để phát triển chăn nuôi nhưng gần đây lại gặp khó

khăn về quỹ đất trong chăn nuôi do phát triển công nghiệp.

Hầu hết các tỉnh đều gặp khó khăn về thị trường vốn ở khu

vực nông thôn.

Bình Định là tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn nhất

trong 12 tỉnh đại diện.

Cả 12 tỉnh đại diện đều cho rằng họ có điều kiện thuận lợi

về thị trường tiêu thụ các sản phẩm thịt và về tiếp cận khoa học

công nghệ trong chăn nuôi.

Chỉ có 4 tỉnh (Bắc Giang, Hà Tĩnh, Bình Định và Đồng

Nai) cho rằng thuận lợi về quy mô sản xuất.

4/12 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn) cho

rằng thuận lợi về nguồn thức ăn.

Môi trường chăn nuôi không thuận lợi đối với hầu hết các

tỉnh trừ Hà Nội, Bắc Giang và Bình Định.

60

Cơ sở hạ tầng không thuận lợi đối với 11/12 tỉnh/thành phố

(trừ Bắc Giang).

Tất cả các tỉnh và thành phố trong phạm vi điều tra đều gặp

khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực.

Năm 2016, có 3/12 tỉnh đã xây dựng được chuỗi giá trị từ

sản xuất đến tiêu dùng là Bình Định, Hà Tĩnh, và Hà Nội. Trong

đó, Hà Nội là địa phương duy nhất đã bắt đầu xây dựng được sản

phẩm chăn nuôi có thương hiệu, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

Các số liệu hay thông tin thứ cấp cung cấp bởi 22/63 Sở Nông

nghiệp và PTNT trên cả nước có một số xu hướng chính sau:

Số lượng các cơ sở sản xuất giống vật nuôi chủ yếu do các

Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện với quy mô bình quân lớn

hơn nhiều so với các Doanh nghiệp trong nước.

Phương pháp phối giống chủ yếu là nhân tạo đối với lợn và

bò sữa; đối với trâu, gà và vịt chủ yếu là phương pháp phối giống

tự nhiên.

Các Doanh nghiệp Nhà nước ít tham gia vào sản xuất thức

ăn chăn nuôi, chủ yếu là các Doanh nghiệp nước ngoài với quy

mô bình quân cũng cao hơn.

Mức độ tự đáp ứng được nguồn cung thức ăn công nghiệp

tại mỗi tỉnh là rất thấp, bình quân dưới 40%.

Mức độ đáp ứng về nguyên liệu cho sản xuất thức ăn công

nghiệp cũng thấp, bình quân dưới 50%.

Các số liệu điều tra sơ cấp tại 12 tỉnh đại diện cho thấy ngành

chăn nuôi có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2011-

2017 như sau:

Tăng quy mô chăn nuôi bình quân rất mạnh.

Tăng số lượng gia trại, trang trại.

61

Tỷ lệ sử dụng giống lai cao.

Tỷ lệ sử dụng giống ngoại chưa cao nhưng đang tăng.

Tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp, hỗn hợp tự chế tăng.

Tỷ lệ sử dụng hầm biogas tăng.

Tỷ lệ chuồng cố định, xa khu dân cư tăng.

Phương thức tiêu thụ sản phẩm có cải thiện.

Chi phí sản xuất được duy trì thấp hơn giá bán (trừ lợn

năm 2017).

Các số liệu điều tra sơ cấp tại 12 tỉnh đại diện cho thấy, khó

khăn hiện nay của ngành chăn nuôi lợn chủ yếu do lượng cung

tăng quá nhanh trong khi nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước

không tăng nhanh tương ứng. Do các sản phẩm chăn nuôi là các

sản phẩm thay thế, khi giá thịt lợn giảm dẫn đến giá các loại thịt

khác giảm theo, chưa kể một lượng lớn thịt bò/trâu và gà đã được

nhập khẩu. Người hay tổ chức chăn nuôi đang cần hỗ trợ vốn, ổn

định giá đầu vào, cần giống tốt (đặc biệt đối vời bò thịt).

Các số liệu điều tra sơ cấp tại 12 tỉnh đại diện cho thấy một số

tỉnh hiện đang đối diện với 1 số khó khăn chính như sau:

Phần lớn chuồng trại chăn nuôi đều nằm trong khu dân cư.

Các tỉnh có tỷ lệ chuồng trại nằm ngoài khu dân cư năm 2017

tương đối cao hơn là Hà Nội (22,6%), Vĩnh Long (43,8%), Đồng

Tháp (54%), và Hải Dương (18,7%). Các tỉnh khác có tỷ lệ này

nhỏ hơn 10%.

Các tỉnh có tỷ lệ xử lý chất thải bằng hầm biogas năm 2017

tương đối cao là Bình Định (22,22%), Hà Tĩnh (12,46%), Thanh

Hóa (16,67%), và Hải Dương (50%). Các tỉnh khác có tỷ lệ này

rất nhỏ.

62

Trừ Hải Dương và Bắc Giang, tỷ lệ lợn thịt giống ngoại

thấp ở hầu hết các tỉnh còn lại. Hà Tĩnh và Bình Định là hai tỉnh

có tỷ lệ chăn nuôi lợn thịt giống nội cao.

Các tỉnh không có bò thịt giống ngoại gồm: Bình Định, Gia

Lai, Hải Dương, Thanh Hóa và Đồng Nai; giống lai chiếm từ

52,7% đến 65,5%. Giống nội có xu hướng giảm, chiếm từ 28,2%

đến 40,3%.

Lạng Sơn là tỉnh duy nhất ít sử dụng thức ăn công nghiệp

cho chăn nuôi lợn thịt (thức ăn tận dụng chiếm 72,1%; thức ăn

hỗn hợp chiếm 27,9%), và có tỷ lệ tiêm phòng dịch rất thấp.

Tổng hợp số liệu từ chương trình điều tra chăn nuôi năm 2017

cho thấy để ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần:

Ngành hàng thịt lợn cần có biện pháp giảm chi phí sản xuất

xuống thấp hơn nữa hoặc giảm cung để giá thịt cao hơn so với

chi phí sản xuất.

Tiếp tục tăng sử dụng hầm biogas hoặc công nghệ xử lý

chất thải mới/hiện đại hơn, đặc biệt đối với bò thịt.

Tiếp tục tăng tỷ lệ hộ/cơ sở chăn nuôi xa khu dân cư.

Tiếp tục đa dạng hóa cách bán các sản phẩm chăn nuôi.

Do giá các sản phẩm thịt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì

thế cần sử dụng mô hình toán kinh tế để hỗ trợ quá trình giám sát

các hoạt động sản xuất, xuất và nhập khẩu thịt các loại nhằm

giảm thiểu rủi ro cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Các số liệu điều tra sơ cấp tại 12 tỉnh đại diện cho thấy một số

tỉnh hiện đang đối diện với những khó khăn chính như sau:

Phần lớn chuồng trại chăn nuôi đều nằm trong khu dân cư.

Trừ các tỉnh có tỷ lệ chuồng trại nằm ngoài khu dân cư năm 2017

tương đối cao hơn như Hà Nội (22,6%), Vĩnh Long (43,8%),

63

Đồng Tháp (54%), và Hải Dương (18,7%), các tỉnh khác có tỷ lệ

này nhỏ hơn 10%.

Ngoài các tỉnh có tỷ lệ xử lý chất thải bằng hầm biogas năm

2017 tương đối cao là Bình Định (22,22%), Hà Tĩnh (12,46%),

Thanh Hóa (16,67%), và Hải Dương (50%), các tỉnh khác có tỷ

lệ này rất nhỏ.

Trừ Hải Dương và Bắc Giang, tỷ lệ lợn thịt giống ngoại

thấp ở hầu hết các tỉnh còn lại. Hà Tĩnh và Bình Định là hai tỉnh

có tỷ lệ chăn nuôi lợn thịt giống nội cao.

Lạng Sơn là tỉnh duy nhất ít sử dụng thức ăn công nghiệp

cho chăn nuôi lợn thịt (thức ăn tận dụng chiếm 72,1% và thức ăn

hỗn hợp chiếm 27,9%), và có tỷ lệ tiêm phòng dịch rất thấp.