12
Cô giáo Hồng 5 Truyện ngắn: NGUYỄN THƯỢNG THIÊM Một khoảng tâm hồn Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 417 - 5187 THỨ BẢY, NGÀY 24/11/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp XEM TIẾP TRANG 2 Ấn tượng nhà cổ bên dòng sông Cái 11 1 TUẦN CON SỐ Đến hết tháng 10/2018, trong toàn tỉnh có 367/639 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 57,3% Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng TRANG 8 TRANG 7 Sống đẹp từ những hành động đẹp 9 Ngóng mẹ. Minh họa: Phan Nhân 4 Q uá trình lãnh đạo dựng Ðảng và dựng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn cách mạng thành công thì Ðảng phải vững mạnh, phải dựa vào dân, tổ chức vận động nhân dân tham gia và lãnh đạo nhân dân thực hiện những nguyện vọng, lợi ích thiết thực cho nhân dân. Nước phải lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Tiếp tục thực hiện tư tưởng của Người, BCHTW Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/ TW ngày 3/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 5 năm qua, công tác dân vận ở Lâm Đồng đạt những kết quả khá căn bản và toàn diện. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động nhân dân được đổi mới; có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới có nhiều chuyển biến tích cực và nâng lên rõ rệt. Các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đạt nhiều kết quả. Từ đó Nghị quyết số 25-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dận vận trong tình hình mới, thời gian tới cùng với tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, cần chú trọng công tác dân vận của các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp... Như hoa dã quỳ cao nguyên Trạm Hành làm du lịch cộng đồng

CUỐI TUẦN - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201811/29056_BLD_cuoi_tuan_ngay_24.11.2018.… · phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, tỷ lệ nguồn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Cô giáo Hồng5Truyện ngắn:

NGUYỄN THƯỢNG THIÊM

Một khoảng tâm hồn

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 417 - 5187THỨ BẢY, NGÀY 24/11/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp

XEM TIẾP TRANG 2

Ấn tượng nhà cổ bên dòng sông Cái

11

1 TUẦN CON SỐ

Đến hết tháng 10/2018, trong toàn tỉnh có 367/639 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 57,3%Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng

TRANG 8

TRANG 7

Sống đẹp từ những hành động đẹp

9

Ngóng mẹ. Minh họa: Phan Nhân

4

Quá trình lãnh đạo dựng Ðảng và dựng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn cách mạng thành công thì Ðảng

phải vững mạnh, phải dựa vào dân, tổ chức vận động nhân dân tham gia và lãnh đạo nhân dân thực hiện những nguyện vọng, lợi ích thiết thực cho nhân dân. Nước phải lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Tiếp tục thực hiện tư tưởng của Người, BCHTW Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.

Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 5 năm qua, công tác dân vận ở Lâm Đồng đạt những kết quả khá căn bản và toàn diện. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động nhân dân được đổi mới; có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói,

giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới có nhiều chuyển biến tích cực và nâng lên rõ rệt. Các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đạt nhiều kết quả. Từ đó Nghị quyết số 25-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy lan tỏa sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dận vận trong tình hình mới, thời gian tới cùng với tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ, cần chú trọng công tác dân vận của các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp...

Như hoa dã quỳ cao nguyên

Trạm Hành làm du lịch cộng đồng

THỨ BẢY 24 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN2 KINH TẾ - XÃ HỘI

Đổi mới công tác dân vận... TIẾP TRANG 1

Chế phẩm sinh học từ công nghệ enzim đạt Cúp vàng sản phẩm chất lượng cao

Huy động hơn 22.500 tỷ đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

... Theo đó, các cấp ủy và chính quyền, các ngành, các địa phương cần tăng cường đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chú trọng nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Phát huy quyền làm chủ, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách và quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp. Thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị, nguyện vọng, lợi ích chính đáng và đơn, thư khiếu nại, tố

cáo của nhân dân. Để làm tốt nhiệm vụ và giải pháp

trên, cần tiếp tục vận dụng, phát huy một số bài học kinh nghiệm của thời gian qua. Đó là: Nơi nào các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu có nhận thức đúng về vai trò và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên đối với công tác dân vận, thì nơi đó tạo được sự đoàn kết, đồng thuận của nhân dân. Do đó, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân nâng cao. Hiệu quả công tác cải cách hành chính, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị chính đáng của nhân dân phụ thuộc vào công tác dân vận của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở và việc

xây dựng đội ngũ công chức có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, nắm bắt tình hình nhân dân, đặt mình vào vị trí người dân. Các cấp, các ngành phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất quan điểm, giải quyết kịp thời bức xúc của nhân dân. Bài học tiếp theo là phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội”. Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự án liên quan đến lợi ích nhân dân thì công tác dân vận phải được tham gia ngay trong tất cả các giai đoạn triển khai mới tạo được sự đồng thuận trong xã hội.

LAN HỒ

Trở về từ Chương trình Truyền thông, khảo sát sản phẩm thương hiệu chất lượng cao năm 2018 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/11, ông Nguyễn Phước (nhân vật trong bài “Chế phẩm sinh học từ công nghệ nuôi cấy enzim” đăng trên Báo Lâm Đồng ngày 19/11) cho biết, chế phẩm sinh học của ông đã được trao tặng Cúp vàng sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao và quyền sử dụng dấu hiệu. Theo đó, chế phẩm sinh học mang thương hiệu Smart Mother EM của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM có trụ sở tại 35/16 Nguyễn Văn Cừ (phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) đã được Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam, Viện Chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn công nhận là sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao và đã được trao Cúp vàng. Để đạt được danh hiệu này, chế phẩm sinh học của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM đã vượt qua hơn 70 sản phẩm, thương hiệu khác trong cả nước.

Như Báo Lâm Đồng đã đưa tin, chế phẩm sinh học Smart Mother EM do ông

Ông Nguyễn Phước (hàng trên, bên phải) nhận Cúp vàng sản phẩm, thương hiệu chất lượng cao.

Nguyễn Phước nghiên cứu và sản xuất từ công nghệ nuôi cấy enzim - một công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Sau một thời gian nghiên cứu tại Nhật Bản, ông Phước đã nuôi cấy thành công enzim (thay vì phải nhập từ nước ngoài về như trước đây) để chiết xuất các vi sinh vật có lợi trong môi trường nước trái cây, trứng, sữa… và loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và vi khuẩn tạp trong chế phẩm bằng phương pháp thủy phân. Do đó, các chế phẩm sinh học do ông sản xuất vừa tuyệt

đối an toàn cho người sử dụng vừa cải tạo hiệu quả nguồn đất, nước và xử lý các loại nấm bệnh, sâu bệnh trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Mục tiêu của ông Phước là hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, khôi phục lại hệ sinh thái vốn đang bị hủy hoại bởi các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, từ đó góp phần cải tạo môi trường, mang đến sức khỏe cho cộng đồng.

ĐÔNG ANH

Thống kê 7 năm qua, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã huy động hơn 22.500 tỷ đồng

phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, tỷ lệ nguồn vốn huy động của nhân dân hơn 64,5%, vốn doanh nghiệp hơn 26,6%,

vốn tín dụng gần 7,4% và vốn ngân sách nhà nước gần 1,5%.

Kết quả đã thu hút 77 doanh nghiệp FDI đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở

Lâm Đồng với tổng nguồn vốn hơn 266 triệu USD. Tiêu biểu như 2 doanh nghiệp đến từ Hà Lan là Tập đoàn Tài chính Bejo đầu tư tại huyện Lâm Hà 11,5 triệu USD sản xuất

giống rau xuất khẩu lớn nhất ASEAN; Công ty TNHH Agrivina triển khai Dự án nhân giống hoa cao cấp với tổng nguồn vốn 25

triệu USD tại Đà Lạt và vùng phụ cận. Ngoài ra, hàng năm, Lâm Đồng còn tiếp

nhận khoảng 30 chương trình, dự án, viện trợ hơn 1,8 triệu USD phát triển nông nghiệp

công nghệ cao trên địa bàn…VĂN VIỆT

61% tổng số vụ vi phạm lâm luật chưa phát hiện đối tượng

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, trong 10 tháng đầu năm 2018, lực lượng

kiểm lâm và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 742 vụ, diện tích thiệt hại do phá rừng 53,3971 ha,

lâm sản thiệt hại là 3.086,583 m3. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ vi phạm giảm 133

vụ (15%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 17,8206 ha (25%), lâm sản thiệt hại

giảm 112,184 m3 (4%). Tổng số vụ đã xử lý 629 vụ (xử phạt hành chính 597 vụ, xử lý

hình sự 32 vụ), tịch thu 1.015,59 m3 gỗ tròn, thu nộp ngân sách hơn 4,3 tỷ đồng. Đặc biêt, tỷ lệ số vụ vi phạm chưa phát hiện đối tượng

còn cao, chiếm 61% tổng số vụ vi phạm. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm cho biết, đến

hết năm 2018, tỉnh Lâm Đồng phải phấn đấu giảm ít nhất 20% số vụ vi phạm Luật Bảo

vệ và phát triển rừng, đồng thời giảm ít nhất 30% diện tích, khối lượng lâm sản thiệt hại, giảm trọng điểm vi phạm so với năm 2017. HOÀNG YÊN

Tăng cường kiểm tra, giám sátcác hội chợ, triển lãm thương mại

Trồng 100 cây hoa anh đào Nhật Bản trao tặng cho Đà Lạt

Ngày 21/11, UBND TP Đà Lạt đã phối hợp cùng Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA và Công ty Sàn giao dịch hoa Himeji tổ chức lễ trồng cây anh đào Nhật Bản trên đồi hoa quốc tế Vườn hoa thành phố nhân kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển và 45 năm thiết lập

quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước Việt Nam - Nhật Bản.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng; đồng chí K’Mák - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Tôn Thiện San - Chủ tịch

UBND TP Đà Lạt. Phía Nhật Bản có ngài Kansai Hayashi - đại diện tổ chức JICA tại Việt Nam, ngài Shibayama Eiichi - Tổng Giám đốc Công ty Sàn giao dịch hoa Himeji.

Các đại biểu đã trồng 100 cây hoa anh đào Nhật Bản do Tổ chức JICA trao tặng TP.Đà Lạt dưới sự hỗ trợ của Công ty Sàn giao dịch hoa Himeji. Cây giống hoa anh đào được mang đến từ Nhật Bản (có tên gọi là Sakura) đã 3 năm tuổi, cao trên 3 m. Sau khi trồng, quà tặng ý nghĩa này sẽ được chăm sóc và hứa hẹn trổ hoa sau 3 năm.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Tôn Thiện San đã cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản đã dành cho Đà Lạt những tình cảm tốt đẹp. Đồng thời khẳng định đây là sự kiện thắt chặt giao lưu nhân dân, tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nhà nước, hai dân tộc. Những cây hoa anh đào Nhật Bản được trao tặng sẽ góp thêm sắc màu cho thành phố hoa Đà Lạt. QUỲNH UYỂN

Lãnh đạo tỉnh, thành phố cùng ngài Shibayama Eiichi tham gia trồng hoa anh đào.

Được biết, từ nay đến cuối năm 2018, Lâm Đồng sẽ có 8 hội chợ thương mại được tổ

chức trên phạm vi toàn tỉnh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân tại địa phương.Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết thêm, thời gian gần đây, nhiều doanh

nghiệp đăng ký tổ chức hội chợ thương mại trên địa bàn được Sở Công thương xác

nhận, tuy nhiên trong quá trình tổ chức, một số đơn vị tham gia hội chợ vẫn chưa

thực hiện tốt nội dung kinh doanh đã được sở xác nhận, nhất là vẫn còn để xảy ra các

sai phạm như: tổ chức các dịch vụ cấm kinh doanh tại hội chợ, không đảm bảo

công tác an ninh trật tự, hàng hóa không xuất trình được hóa đơn chứng từ…

Để hạn chế tình trạng này, đảm bảo an ninh trật tự trong tổ chức hội chợ, tạo tâm lý

yên tâm cho người dân khi vui chơi, mua sắm tại các hội chợ, Sở Công thương Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu ngành Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng tăng cường

công tác kiểm tra, giám sát tại các hội chợ, triển lãm thương mại khi được tổ chức tại

Lâm Đồng, thời gian kiểm tra, giám sát trong suốt thời gian diễn ra hội chợ, có báo

cáo với Sở Công thương và UBND tỉnh sau khi hội chợ kết thúc.

AN NHIÊN

3 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XUÂN TRUNG

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bảo Lộc lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020

đưa ra định hướng “phát huy các nguồn lực xây dựng thành phố Bảo Lộc phát triển bền vững, đạt tiêu chí đô thị loại II”, còn Nghị quyết 04 - NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thì nhấn mạnh “phát triển thành phố Bảo Lộc toàn diện, bền vững giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” - sau đây gọi tắt là Nghị quyết Đảng bộ Bảo Lộc và Nghị quyết 04. Vì vậy, việc phát triển kinh tế của Bảo Lộc không chỉ quan trọng đối với thành phố mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế vùng và của Lâm Đồng, bởi nền kinh tế của Bảo Lộc có quy mô chỉ đứng sau thành phố Đà Lạt. Do đó, Thành ủy Bảo Lộc xác định quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của thành phố gắn với yêu cầu tái cơ cấu trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng như ngành nông nghiệp, đặc biệt phấn đấu vượt mức từ 5% trở lên nhóm chỉ tiêu về kinh tế. Sau gần 3 năm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế mà nghị quyết đề ra, theo đánh giá tại Kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến nêu: Tốc độ tăng trưởng bình quân của Bảo Lộc đạt 9,7%, đạt mục tiêu Nghị quyết. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ vượt yêu cầu, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng tốt, số doanh nghiệp thành lập mới tăng… là những tín hiệu khả quan của nền kinh tế thành phố.

Theo báo cáo sơ kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhiệm kỳ của Thành ủy Bảo Lộc, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 14.278 tỷ đồng, tăng bình quân 9,1%/năm; trong

Kinh tế Bảo Lộc “phát triển tốt, vượt yêu cầu”Kinh tế thành phố Bảo Lộc “có tốc độ tăng trưởng bình quân khá”, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ “vượt yêu cầu đề ra”… Đó là kết luận của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến về việc thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bảo Lộc và Nghị quyết số 04 - NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau gần 3 năm triển khai.

đó, công nghiệp ước tăng 7,7%/năm và xây dựng tăng 12,5%/năm. Đóng góp vào mức tăng trưởng công nghiệp của thành phố phải kể đến các ngành công nghiệp có lợi thế của địa phương, đó là công nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm có mức tăng 9,02%; công nghiệp sản xuất dệt tăng 17% và sản xuất trang phục tăng 7,7%... Để đạt mức tăng trưởng công nghiệp nêu trên, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đã thực hiện tái cơ cấu sản xuất, mở rộng quy mô, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường, tạo năng lực cạnh tranh, nhất là đối với các sản phẩm chè chế biến, lụa tơ tằm, sản phẩm may mặc, cơ khí, khai khoáng. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất trong

khu vực thương mại, dịch vụ ước đạt 21.087 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng hàng năm 11,2%. Riêng đối với xuất khẩu trong 3 năm qua đạt 550 triệu USD, tăng bình quân lên tới 32,3% là nhờ vào thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của thành phố ngày càng được mở rộng. Đối với sản xuất nông nghiệp có mức tăng 7,7%/năm - so với Nghị quyết 04 đặt ra là 5 - 6%/năm và Nghị quyết Đảng bộ Bảo Lộc 4 - 5%/năm. Với mức tăng hàng năm trong khu vực nông nghiệp, ước tính giá trị sản xuất nông nghiệp 3 năm qua của Bảo Lộc đạt 6.325 tỷ đồng; trong đó ngành chăn nuôi chiếm 43,88%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,68% và trồng trọt chiếm 52,44% trong cơ cấu giá

trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Hiện tại, giá trị sản xuất bình quân đối với chè và cà phê của thành phố đạt từ 135 - 150 triệu đồng/ha/năm, riêng chè chất lượng cao đạt từ 270 - 300 triệu đồng/ha/năm, còn cây dâu tằm và cây ăn quả đạt từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm; rau, hoa đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Mặt khác, theo Thành ủy Bảo Lộc, sau quá trình triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là chương trình khởi nghiệp, số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tăng bình quân hàng năm 12,47% trong 3 năm qua. Và đến nay toàn thành phố có 833 doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm 6 doanh nghiệp có vốn thuộc sở hữu

nhà nước, 811 danh nghiệp ngoài nhà nước. Ngoài ra, còn có 3.750 hộ kinh doanh cá thể, 44 hợp tác xã và tổ hợp tác.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu kinh tế thành phần cũng đạt được những kết quả đáng chú ý. Đấy là tổng đầu tư toàn xã hội trong 3 năm qua trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đạt 9.552 tỷ đồng, nếu so với kế hoạch 5 năm mà Nghị quyết 04 đặt ra là 19.000 tỷ đồng và Nghị quyết Đảng bộ Bảo Lộc là 17.500 tỷ đồng cho thấy, để hoàn thành chỉ tiêu này thành phố cần phải nỗ lực hơn nữa. Riêng đối với thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.409 tỷ đồng trong 3 năm, bằng 55,76% so với Nghị quyết Đảng bộ Bảo Lộc. Với mức thu ngân sách này, bình quân mỗi năm thành phố Bảo Lộc tăng thu 8,64%; trong đó thuế, phí tăng bình quân 16,09%/năm.

Đánh giá chung của Thành ủy Bảo Lộc, quá trình phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp của thành phố đang trong giai đoạn chuyển đổi và bước đầu hình thành mối liên kết sản xuất giữa nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, hạn chế đó là chưa tạo được sự kết nối sản xuất, chế biến, lưu thông nhằm định hình chuỗi giá trị đối với từng ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là phát huy hiệu quả các sản phẩm mang thương hiệu của Bảo Lộc đã được chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Vì vậy, trong hai năm tới, thành phố cần tiếp tục chỉ đạo nhằm tạo đột phá trong việc tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo mức tăng trưởng bình quân hàng năm tăng từ 10 - 11%, duy trì cơ cấu kinh tế với 87% đến từ khu vực phi nông nghiệp… góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế mà nghị quyết của tỉnh và thành phố đề ra.

Phơi trà Oolong ở Bảo Lộc. Ảnh: Võ Đình Quýt

Phát động thi đua nước rút, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2018

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt vừa phát động phong trào thi đua nước rút, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2018 tới toàn thể các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo UBND tỉnh, năm 2018 là năm thứ ba thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2016 - 2020) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Do đó, việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của năm 2018 có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn 2016 - 2020.

Trong 10 tháng đầu năm 2018, tình hình KT-XH của địa phương tiếp tục ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.876,1

tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 556 triệu USD, đạt 88,2% kế hoạch. Thu hút khách du lịch ước đạt hơn 5.265 ngàn lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ, đạt 81% kế hoạch. Giải quyết việc làm 26.000 người, đạt 89,7% kế hoạch,...

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu KT-XH năm 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng phát động phong trào thi đua nước rút từ nay đến cuối năm 2018 với các nội dung cụ thể, như:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trọng tâm là 4 chương trình trọng tâm và 12 công trình trọng điểm; đẩy mạnh thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại; tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, quản lý bảo vệ rừng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội theo chương trình,

kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, tập trung chỉ đạo và điều hành tốt công tác thu ngân sách nhất là các nguồn thu từ lĩnh vực thuế, phí và nhà, đất; rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước để có biện pháp thu hồi kịp thời; quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách trên địa bàn đã được Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh giao từ 10% trở lên.

Qua đó, yêu cầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn những nội dung thi đua cụ thể, sát với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương, đơn vị mình để phát động và tổ chức thực hiện. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và trong thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2018… C.THÀNH

Đoàn nông dân đến từ Indonesia vừa có chuyến tìm hiểu kinh nghiệm tại Lâm Đồng trong lĩnh vực trồng và chế biến cà phê. Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, đoàn nông dân Indonesia đã tới thăm một số mô hình trồng cà phê bền vững, thu mua và chế biến cà phê cũng như một số tổ hợp tác nông dân liên kết sản xuất cà phê tại Lâm Hà, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt. Mục tiêu của nông dân bạn muốn

học hỏi thêm kinh nghiệm về chế biến cà phê tại nguồn, ngay tại vùng canh tác, đồng thời tìm hiểu cách tổ chức và vận hành các nhóm liên kết nông dân. Ngoài ra, đoàn cũng tới thăm một số mô hình trồng, chế biến cà phê kết hợp làm du lịch, du lịch canh nông hướng tới thu hút du khách. Được biết, Indonesia cũng là quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới, sau Brasil, Việt Nam và Colombia.

D.QUỲNH

Đoàn nông dân Indonesia tìm hiểu kinh nghiệm tại Lâm Đồng

Đoàn nông dân Indonesia thăm vườn cà phê của nông dân Lâm Hà.

4 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: NGUYỄN THƯỢNG THIÊM

Sáng nay, Trường Trung học cơ sở Đạ Loan tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt

Nam. Chưa đến bảy giờ, sân trường đã nhộn nhịp hơn mọi ngày. Từng nhóm học sinh tụ tập dưới những tán cây bàng, cây viết cao to, xõa bóng mát. Em nào cũng mặc đẹp, khăn quàng đỏ thắm trên vai, có em nâng niu những bông hoa tự kiếm quanh nhà, tươi tắn đầy màu sắc.

Bảy giờ, dưới sân trường, hai sân bóng chuyền dành cho nam và nữ bắt đầu thi đấu giao hữu. Hàng trăm học sinh đứng quanh sân hò reo cổ vũ cho thầy cô giáo - những cầu thủ không chuyên. Nhiều pha bóng qua lại dài tới vài phút mà bóng vẫn trong cuộc.

9 giờ, các hoạt động vui chơi tạm dừng. Hội đồng nhà trường tổ chức tọa đàm nội bộ nhân ngày truyền thống của ngành mình. Sau khi nhìn khắp lượt, thầy Khoa - Hiệu trưởng hỏi:

- Sao không thấy cô Hồng nhỉ? Có ốm đau gì không?

Cô Lan chủ tịch công đoàn cho biết, sáng nay vẫn thấy cô tập thể dục sớm. Thầy Khoa lẩm bẩm, lạ thật, ngày nhà giáo mà cô giáo vắng mặt. Không tham gia hoạt động thể thao, cũng không dự họp… kỷ luật để đâu chứ! Tôi đề nghị tổ Văn cần kiểm điểm nghiêm khắc, công đoàn chú ý xếp loại thi đua cuối học kỳ.

Cả phòng họp lao xao. Những con mắt nhìn nhau, dò hỏi.

* * *Ngay từ chiều mười chín - trước

ngày diễn ra kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Hồng đã tất bật với việc ủi phẳng những bộ quần áo cũ, phân loại rồi chia thành từng bọc nhỏ, gói thật cẩn thận. Vừa làm cô vừa nghĩ: “Bộ này dành cho thằng Mập, tên nó là Khanh nhưng nó lớn nhanh so với tuổi, bạn cùng lớp gán cho nó cái tên

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, từ ngày 23

đến 25/11, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (số 02, Hoa Lư, Hà Nội) phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Tháp tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018” .

Tại đây diễn ra triển lãm “Hành trình di sản văn hóa Việt Nam”, giới thiệu 100 bức ảnh đẹp về di sản Việt Nam.

Cùng đó là khu vực trưng bày của các tỉnh, thành phố với chủ đề “Di sản văn hóa các vùng miền”.

Có thể kể đến những di

NINH THẾ HÙNG

Tiếp tôi trong phòng làm việc bài trí đơn giản mà trang nhã, trên tầng lầu

ngôi trường mới xây, cô Đinh Thị Hồng Dung, Hiệu trưởng cho biết: Năm học 1994-1995, Trường Hiệp Thuận tách ra từ Trường Tiểu học Ninh Gia, gồm trường chính ở thôn Hiệp Thuận và một điểm lẻ tại thôn Tân Phú, cách trường chính đến gần 10 cây số. Từ 10 lớp với 220 học sinh khi thành lập, đến nay, trường có 13 lớp với 383 học sinh. Trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, UBND huyện và UBND tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường cho đạt chuẩn, đây cũng là một tiêu chí của xã nông thôn mới. Ngày mới thành lập, cán bộ, giáo viên, nhân viên chỉ có 16 người. Đến nay, trường phát triển cả về qui mô lẫn chất lượng. Năm 2008, được công nhận là trường đạt mức chất lượng tối thiểu và duy trì đến năm 2013. Cán bộ, giáo viên hiện có 24 người, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn, trong đó có 88,9% trên chuẩn theo quy định. Trường có 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Thiết bị và các phòng chức năng được đầu tư hiện đại, nên giáo viên

Như hoa dã quỳ cao nguyên

Được Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đức Trọng giới thiệu Trường Tiểu học Hiệp Thuận ở xã Ninh Gia vừa đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và hiệu trưởng đã góp phần xây dựng ba trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tôi liền đi xuống ngôi trường ở xã xa nhất về phía tây của huyện, vào giữa buổi học.

có điều kiện để dạy lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh ham học hơn. Kết quả học tập của các em luôn đạt cao, không thua các trường vùng thị trấn. Khi trường mở lớp học hai buổi một ngày, học sinh xin học nhiều, nhưng trường chỉ mở được 9 lớp với 268 học sinh. Năm học 2017-2018, trường ở mức 93,5/100 điểm, đạt Tập thể lao động tiên tiến, được UBND huyện tặng giấy khen và có 16 cá nhân đạt Lao động tiên tiến, 2 người đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở. Vốn theo nghề giáo dục nên tôi thầm nghĩ quả là một thành tích đáng nể, không nhiều trường đạt được.

Dù biết trước khi thành cán bộ quản lý giáo dục, phải là giáo viên dạy giỏi, tôi vẫn hỏi cô Dung đạt giáo viên giỏi năm nào. Cô không trả lời mà lục trong tủ, đưa cho tôi một bản ghi các danh hiệu thi đua. Đọc lướt nhanh, tôi thấy nể phục vì các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng mà cô đạt được.

Năm học 1988-1989, cô giáo Đinh Thị Hồng Dung tốt nghiệp trường sư phạm. Đến năm học 1991-1992 đang dạy tại Trường cấp I-II Hiệp Thạnh cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Năm học 1993-1994, đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và đạt liên tiếp đến năm học 1995-1996. Năm học 1996-1997, cô xin chuyển công tác về Trường Tiểu học Ninh Gia và ngay năm học đó, cô lại đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Cô trở thành cán bộ quản lý trường học, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Gia, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăng Srõn và bây giờ là Hiệu trưởng trường Hiệp Thuận. Năm nào cô cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc lao động tiên tiến, có hai năm là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và từng được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen... Năm 2018, cô được đề nghị tặng bằng khen của Bộ GD&DT trong công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn

còn công việc cụ thể của hiệu trưởng thì sao? - Tôi hỏi.

- Hiệu trưởng phải lãnh đạo tập thể nhà trường bắt tay thực hiện lộ trình đề ra với quyết tâm cao, sáng tạo, linh hoạt và không ngừng đổi mới.

Trả lời vậy, rồi cô Dung ví von:- Hiệu trưởng phải quyết

tâm nhưng cũng cần khéo léo để luôn đưa tập thể hướng tới mục tiêu xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia. Xin liệt kê một số công việc để thấy tính phức tạp trong quản lý của hiệu trưởng khi trường thực hiện xây dựng trường chuẩn. Trước hết là tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thông qua và thực hiện quy chế phối hợp giữa nhà trường và địa phương về kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý học sinh. Lại còn phải phối hợp với các đoàn thể địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng, của phụ huynh vào việc giáo dục học sinh và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Quan trọng nhất vẫn là chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt kế hoạch năm học, phải làm sao đến cuối năm học, trường đạt tập thể lao động tiên tiến... Đầu việc thì nhiều, bận bịu suốt ngày, cứ như có con mọn, nhưng thấy việc làm hiệu quả thì quên hết vất vả. Đấy cũng là niềm vui của nghề dạy học, đó cũng là một cách trả ơn cho đời vậy.

Tạm biệt cô hiệu trưởng, ra về khi học trò vừa tung tăng tan học trên con đường có những khóm dã quỳ nở vàng, trong ánh nắng chiều hôm, tôi chợt nghĩ, cô Hiệu trưởng Đinh Thị Hồng Dung cũng tựa loài hoa dân dã đó. Đã bao năm cô tận tâm góp sức mình trong ngành Giáo dục huyện Đức Trọng và coi đó là niềm vui cuộc sống, như điều tất phải làm để trả ơn cho xã hội. Cô như hoa dã quỳ bình dị mà mạnh mẽ, âm thầm mà rực rỡ, nở những bông hoa luôn hướng về phía mặt trời, tô thắm cho miền đất đỏ cao nguyên.

Trường Tiểu học Hiệp Thuận. Ảnh: N.T.H

Hiệu trưởng Đinh Thị Hồng Dung.

quốc gia giai đoạn 1997-2017.Năm học 2000-2001, cô Dung

được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Gia, đúng vào giai đoạn trường lập đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia. Cô sử dụng những kinh nghiệm đào tạo học sinh giỏi, giáo viên giỏi, cách thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao để tổ chức hoạt động nhà trường, góp phần vào việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trường Tiểu học Ninh Gia đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2004, thì năm 2005 cô Dung chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăng Srõn, một trường có phần lớn học sinh là người dân tộc Chil và Kơ Ho Sre. Sau hai năm chuẩn bị, cô đã xây dựng và thực hiện lộ trình hành động để trường đạt chuẩn từ điểm xuất phát rất thấp về mọi mặt. Đến năm học 2012-2013, sau 8 năm cô làm hiệu trưởng, Trường Tiểu học Đăng Srõn đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

Chuyển về Trường Tiểu học Hiệp Thuận tháng 9/2015 đúng vào thời điểm trường ở vào giai đoạn cuối của lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, cô Dung lại lao vào tổ chức hoạt động của trường để kết quả dạy và học đạt cao. Hiện trường đã nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và công bố dịp 20/11 năm nay.

Khi được hỏi về kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, hiệu trưởng chia sẻ:

- Trên cơ sở thực tế của trường, đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia theo Thông tư 59/2012/TT-BGD&ĐT, tự đánh giá xem trường đang ở vị trí nào, còn thiếu những gì, cái gì cần duy trì và phát huy, cái gì cần bổ sung, sau đó xây dựng kế hoạch, xác định rõ hướng đi và đề ra những giải pháp hiệu quả và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

- Đấy là tính kế hoạch phải có,

5 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

năm ấy, bạn bè ai cũng nhận được giấy báo nhập trường, riêng Thiện chờ mãi, chờ mãi… Anh khóc sưng cả mắt, bỏ cả ăn uống… Lỡ mất cơ hội được làm thầy giáo.

Năm 1977, Thiện xung phong làm công nhân vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng. Năm 1984, khi Hồng tròn 7 tuổi, ông Thiện về quê đón vợ con vào nơi mình công tác. Khi cô tốt nghiệp phổ thông, ông hướng cho con thi vào ngành sư phạm, thực hiện tiếp mơ ước mà ông không có cơ may khi còn trai trẻ.

Hồng thi đỗ Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Không nói cũng biết ông Thiện vui thế nào. Ngày nhập trường, ông tự dẫn con bằng xe máy từ vùng Ba, lên tận chợ Đà Lạt mua chăn gối, đồ dùng cá nhân cần thiết, rồi tự tay ôm những vật dụng ấy cho con vào

phòng cấp cứu trông như mớ giẻ rách. Nó bị sao vậy. Xây xát nhẹ thôi, nhưng cô ôm trò giàn giụa nước mắt. Sao lại ra nông nỗi này, con ơi? Dạ con ra thăm cô nhân ngày… Hồng quát lên: Dẹp đi, cô không thăm trò thì thôi, sao phải ra thăm cô. Từ năm sau, cô cấm! Những chuyện nhỏ thế, ai chú ý làm gì. Nhưng cũng vì thế mà tình yêu thầy trò ngày càng sâu đậm.

Làm chủ nhiệm lớp 6A, cô hiểu từng trò của mình. Hiếu thích nghịch ngầm. Hà hay ngủ gật. Hoa yêu văn nghệ. Hùng luôn trêu ghẹo bạn. Thành luôn giơ tay phát biểu trong các tiết học để thể hiện mình… Từng ấy học sinh, từng ấy tính cách, nhưng trò nào cũng yêu quý Hồng như yêu quý mẹ mình. Năm học nào, Hồng cũng được bình xét là giáo viên dạy giỏi. Trò

Cô giáo Hồngcủa cô đều hạnh kiểm tốt và lên lớp thẳng… Cô còn được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.

* * *Vậy mà, trong dịp kỷ niệm ngày

nhà giáo năm nay, cô bị xem xét tư cách. Khả năng trừ điểm danh hiệu thi đua là có thật. Tin ấy lan rất nhanh. Không đồng nghiệp nào nghĩ cô Hồng sẽ bị khiển trách. Ngay cả một số cha mẹ học sinh cũng biết tin này.

Chiều hôm ấy, chưa đến giờ làm việc, trước phòng thầy hiệu trưởng đã có đến sáu, bảy vị cha mẹ học sinh và hơn chục em thuộc lớp cô Hồng chủ nhiệm đứng đợi. Nhiều tiếng bàn ra, tán vào:

- Cô Hồng mà bị kỷ luật là cháu… bỏ học.

- Phải gặp hiệu trưởng nói rõ chuyện này mới được.

- Ôi dào, họ đã tính rồi, khó thay đổi lắm.

- Khó là khó thế nào? Cô Hồng có làm điều gì vi phạm đạo đức hay tư cách nhà giáo không? Tôi kiện lên tận Sở Giáo dục cho mà xem.

Vừa lúc đó, thầy Khoa - Hiệu trưởng đến. Ông chào mọi người, rồi mở cửa phòng. Không ngờ cả hơn chục con người ùa vào. Thầy Khoa chưa hiểu có chuyện gì, thì một giọng ồm ồm của vị gần bảy mươi tuổi phát ra như một chiếc loa công suất lớn:

- Thưa thầy, chúng tôi phản đối việc nhà trường kỷ luật cô Hồng.

- Dạ, chúng tôi đã có quyết định gì đâu ạ.

- Ngày nhà giáo, trò đi thăm thầy đã xưa như trái đất rồi. Nay, thầy đi thăm trò thì có tội gì cơ chứ?

Một cụ bà chừng gần tám mươi tuổi, miệng nhai trầu bỏm bẻm, vừa nói vừa đưa tay quệt miệng:

- Thưa thầy, sáng nay, cô Hồng đến nhà tôi rất sớm...

XEM TIẾP TRANG 11

tận ký túc xá. Đà Lạt lạnh mà toàn thân ông vã mồ hôi. Một sự khổ cực sung sướng.

Hồng ra trường và được giới thiệu về một huyện phía Nam của tỉnh dạy trung học cơ sở ở một trường vùng núi rất nhiều khó khăn. Những thiếu thốn ban đầu được bù lại bởi tình thương yêu của con trẻ dành cho cô. Hồng là con thứ ba của một gia đình có năm con gái. Cô cao giống bố, dáng đẹp, có gương mặt phúc hậu và rất ưa nhìn. Sau mỗi giờ học, hay ngày nghỉ, học sinh vây quanh cô, đến nhà thăm cô tíu tít, ríu ran… Hồng nhớ một lần, cũng vào ngày trước khi diễn ra kỷ niệm 20 tháng 11, một tốp học sinh ra thăm cô từ rất sớm. Chẳng may một em bị tai nạn. Cô bỏ hết việc nhà, chạy thẳng ra bệnh viện. Ôi con Còi... nó nằm trong

Mở “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam 2018” tại Hà Nội

Bộ VH,TT&DL vừa ban hành Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

8 di sản được trở thành di sản phi vật thể cấp quốc gia đợt này gồm:

1. Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng

Thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

hội với những nét đặc trưng di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO tôn vinh như: hát xoan, quan họ, diễn xướng Nhã nhạc Cung đình, đờn ca tài tử, hò ví giặm, hát then cổ, diễn xướng dân gian, các hoạt động giao lưu văn hóa cộng đồng.

Một trong những nội dung hấp dẫn của “Không gian di sản văn hóa Việt Nam 2018” là khu vực giới thiệu riêng về áo dài Việt Nam. Khách tham quan sẽ được giới thiệu lịch sử áo dài Việt Nam, ngắm nhìn áo dài của những nhân vật nổi tiếng và cả áo dài đương đại của các nhà thiết kế…

Trong khuôn khổ triển lãm, các em thiếu nhi từ 6 đến 10 tuổi được tham gia hoạt động tương tác “Thiếu nhi với di sản văn hóa Việt Nam”, thực hiện vẽ tranh di sản bằng chì, bột màu, sáp hoặc các chất liệu khác…

Trôm, tỉnh Bến Tre); 2. Nghề làm bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre); 3. Hò Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp); 4. Lễ hội Cầu Ngư ở Quảng Bình (các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới); 5. Lễ Bỏ mả của người Raglai (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận); 6. Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu (xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ và xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên); 7. Hát Pả Dung của người Dao (xã Phúc Chu, huyện Định Hóa và xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên); 8. Hát Soọng Cô của người Sán Dìu, tỉnh Vĩnh Phúc (các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên). TS tổng hợp

(theo hanoimoi.com.vn)

Hải Phòng; hồ Ba Bể (Bắc Kạn); lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Yến sào Khánh Hòa; hò ví dặm Nghệ An; cồng chiêng Tây Nguyên...

Bên cạnh đó, có chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, lễ

sản nổi bật như: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát xoan - Phú Thọ; cao nguyên đá Hà Giang; quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình; Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà,

Không gian triển lãm áo dài được thiết kế đẹp mắt.

Khanh Mập. Nhà nó nghèo, lại đông em. Bố thì gà trống nuôi con, suốt ngày làm lụng ngoài đồng. Được cái nó ngoan và học giỏi... Bộ này dành cho Huệ Tồ, con gái, dáng người mảnh khảnh, khi lao động trên trường, việc gì cũng nhận làm. Thật như đếm, chả giấu ai chuyện gì. Bộ này… bộ này…bộ này…”. Cứ thế, Hồng xếp gọn từng bọc vào hai chiếc bao tải, buộc sẵn lên xe máy.

Sáng hôm sau, tập thể dục xong, Hồng phóng xe máy đến một số nhà học sinh do cô chủ nhiệm. Vừa đến cổng nhà thằng Mập, cô gặp ngay ông Lành, ông đon đả:

- Chào cô, hôm rày hai mươi tháng mười một, sao cô không đến trường?

- Dạ, cháu đến cho em Mập mấy bộ quần áo. Khổ, đi học mà quần áo chưa lành. Bạn bè có đứa không hiểu còn chê cười…

Mập trong nhà chạy ra:- Em chào cô. Em không nhận

đâu. Cô cho bạn khác đi ạ.- Mập này, em có thương cô

không. Đây là quà cô tặng cho em vì em chăm ngoan và học giỏi mà.

Ông Lành xúc động, nước mắt quanh mi, nghẹn ngào: Thôi con, con nghe ba, con nhận cho cô vui. Học giỏi là cô mừng…

Không kịp vào nhà uống nước theo lời mời của ông Lành, Hồng lại tất tả phóng xe đi…

* * *Hồng sinh ra trong một gia đình

thuần nông thuộc đồng bằng sông Hồng. Bố Hồng tên là Thiện. Năm 1966, Thiện tốt nghiệp phổ thông, thời ấy không phải thi đại học... Thiện có dáng người cao to, đẹp trai, giọng nói vang, ấm, truyền cảm, cuốn hút người nghe. Bố mẹ khuyên anh vào sư phạm làm nghề dạy học vì nó cao quý mà cũng hợp với tạng người. Thiện hồ hởi nộp đơn. Trung tuần tháng tám

Minh họa: Phan Nhân

Lễ hội Cầu Ngư của Quảng Bình nằm trong danh mục Di sản văn hóa

phi vật thể cấp quốc gia.

6 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TRỊNH CHU

Từ lần gặp gỡ đó về sau, cứ có dịp là chúng tôi tìm đến nhau chẳng vì lý do gì khác ngoài

câu chuyện về gia tài âm nhạc của nhạc sỹ Hoàng Hiệp.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 1948. Nhưng niên điểm đánh dấu sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của ông lại là năm 1957, khi ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời. Bấy giờ, giới nhạc sĩ và công chúng nghe nhạc mới xôn xao và khâm phục tài năng của người nhạc sĩ quê An Giang vừa tập kết ra Bắc. Trong 20 năm sống ở Thủ đô Hà Nội, từ 1955 đến 1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết khoảng 100 ca khúc, in đậm chặng đường mà cả dân tộc ta đã trải qua, trở thành tiêu biểu của dòng nhạc cách mạng Việt Nam và luôn làm người nghe rung động: “Khi xa xót uất hận, khi thắm thiết reo vui, khi rộn ràng hùng tráng, khi tình tứ mượt mà, khi trữ tình sâu lắng”, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền nhận xét về âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp trong Lời giới thiệu Hoàng Hiệp tuyển tập 100 ca khúc do Nhà Xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995.

Theo nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền, Hoàng Hiệp đã hát về dòng sông quê hương, hát về những mối tình lứa đôi chung thủy, hát về những người mẹ Việt Nam anh hùng, hát về những chiến sĩ gang thép, hát về những lừng lẫy chiến công, hát về những lẽ sống trên đời... “Với hàng trăm bài hát, không bài nào giống bài nào và cũng không

Dấu ấn nhạc sĩ Hoàng Hiệp trên đất Lâm Đồng

Nguyệt vọng lầu, đường Trương Công Định, TP Đà Lạt, chính nơi gợi cảm hứng sáng tạo để nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết nên ca khúc Vọng nguyệt lầu. Ảnh: T.Chu

Một buổi sáng đầu Đông năm 2017, tôi đang ngồi uống cà phê ở quán Gió nằm trên đường Trần Phú, TP Bảo Lộc, thì tình cờ gặp nhà văn Trần Đại, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, sống và viết tại TP Bảo Lộc. Có lẽ độ 5 năm nay, chúng tôi mới lại gặp nhau. Thế nên, vừa trông thấy tôi, nhà văn Trần Đại đã hỏi ngay, rằng có biết anh Lưu Lục Xuyên, con trai cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp, mới chuyển về TP Bảo Lộc sinh sống? Tôi thú thật là mình chưa nghe thông tin này. Nhà văn Trần Đại bèn lôi điện thoại ra gọi và lát sau con trai cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp có mặt tại quán Gió.

HỒ SƠ TƯ LIỆU

THƠM QUANG

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖), húy Lê Lợi (黎利), là người có công trong cuộc

khởi nghĩa Lam Sơn, người đã đập tan quân xâm lược nhà Minh và lập ra triều đại nhà Lê Sơ thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Những trang sử vẻ vang vua Lê Thái Tổ còn được lưu danh trong khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Lê Lợi sinh ngày 10/9/1385 (tức ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương”. Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Lê Lợi qua Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Lê Lợi thường nói với mọi người rằng: “Kẻ trượng phu sinh ra ở trên cõi đời, cần phải cứu thoát nạn lớn, lập nên công nghiệp vĩ đại, nỡ nào lại chịu để cho người ngoại bang sai khiến hay sao”.

Đầu năm Bính Thân (1416), tại núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước làm lễ thề đánh giặc giữ yên

Tượng đài Lê Lợi ngày nay.

KHÔI NGUYÊN THẢO

Anh bạn trước là nhà thơ, sau vài năm làm báo không còn viết thơ nữa. Vợ hỏi, bạn nói

tại không có không gian sáng tác. Không gian sáng tác của bạn - ngày kia vui vẻ khoe lên facebook là một ô cửa sổ. Ô cửa hướng ra lùm cây nho nhỏ, có dăm ba tiếng chim hót, có ánh sáng trời đủ sáng. Thế là đủ mỹ mãn. Đủ lí do để làm thơ, viết lách trở lại. Đủ để vợ thấy mình vẫn lãng mạn như ngày trẻ, thuở chưa từng bon chen ngột ngạt phố xá.

Một ông bác - nhà văn đồng hương tôi cùng chơi nói, bác không thể sống nếu thiếu cửa sổ. Con gái bác là kiến trúc sư, thiết kế cho bố căn phòng ở tầng cao nhất đầy đủ tiện nghi, nhà vệ sinh, khoảng sân rộng trồng ổi, trồng khế. Cái sân thượng ấy như một góc quê thu nhỏ giữa phố với ổi, khế trồng trong bồn nhưng vẫn ra hoa kết trái như trong vườn nhà. Nhưng ông cụ vẫn kêu ngột ngạt quá, cứ như thể bị nhốt lưng chừng trời. Con gái không biết làm sao nhưng ông thì biết, cửa sổ được đập ra rộng gấp đôi, bỏ hết cửa chớp cửa lùa kiểu cách, làm song chắn như những ô cửa thế kỷ trước, đón hẳn những mảng mây trắng nắng xanh mỗi ngày la đà băng qua. Ông bảo không ở đâu bằng cái chốn lưng chừng của mình. Thiếu gì cũng nhịn được chứ thiếu khí trời, thiếu một ô cửa rộng đón gió đón nắng là không thể chịu được.

Thấy người khác “khát” cửa sổ, bỗng nhớ tới khung cửa sổ rộng nhà mình 10 năm trước. Một khung cửa sổ hướng về hướng Tây, mở ra một khoảng trời be bé, chi chít hoa khế tím nở, ríu rít tiếng lũ chim chuyền cành trò chuyện với nhau. Thi thoảng buổi sáng ngó ra cây

khế mùa sai quả, lại nghĩ tới món tép xào khế, cá nấu khế,… lại vui vẻ đi chợ nấu những món chân quê. Thầy phong thủy nói cửa sổ rộng, mở ra không hợp hướng chủ nhà, cần kê hẳn một cái tủ rộng vào đó. Ừ thì kê. Hết cả chim chóc chuyền cành trên những cành khế, hết cả ngó nghiêng những chùm khế lúc lỉu. Những món ăn nấu khế cũng thưa dần. Hai vợ chồng trẻ nên chẳng nỡ cãi nhau về ô cửa sổ, miễn sao sống với nhau thoải mái. Nhưng rồi, dần dần thấy lòng mình quả thực không hiểu sao đôi khi vẫn khó mà thoải mái khi ô cửa sổ ấy không bao giờ mở ra lần nữa. Dường như một ô cửa sổ mình yêu khép lại cũng như khép cửa lòng mình.

* * * * *Những ngôi nhà tôi từng ở những

ngày thơ cũ cũng có những ô cửa rộng mở. Ngày 6 tuổi ở khu tập thể Trung Đô, thường phải ở nhà một mình, mẹ khóa trái cửa mỗi khi đi làm. Cơm canh có đủ trong căn phòng tập thể bé tin hin, nhìn đâu cũng thấy góc thấy tường. Tối trước đó, mẹ thường viết mẫu cho những chữ đầu trang, rồi qua hôm sau con cứ thế hì hụi viết theo. Ngồi tự tập viết chữ chán thì trèo lên ô cửa sổ có song sắt hướng ra ngõ nho nhỏ. Bên kia ngõ là rặng phi lao của nhà hàng xóm. Có những mùa hè nóng bức, phi lao chảy nhựa nâu màu hổ phách, thơm ngan ngát. Dưới chân những cây phi lao là dãy dài hoa móng tay nở hồng thắm trong nắng mai. Lại có anh hàng xóm học tầm cấp ba hay huýt sáo bài: “Ngoài kia có cô bé nhìn qua khe nghe tiếng đàn của tôi”. Có thế thôi mà tới giờ dù không thể nhớ tên anh hàng xóm ấy là Hưng hay Hùng nhưng nhớ tận cùng cái mùi hăng hăng tinh dầu phi lao từ những thân cây. Nhớ cả những luống hoa móng tay rung rinh phớt hồng trong nắng sớm. Hình ảnh bên ngoài

Một khoảng tâm hồnTẢN VĂN

giống ai, nhạc của anh đậm đà dấu ấn Hoàng Hiệp, ấy là cái tài của anh vậy”, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền đánh giá.

Sau 1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp trở lại miền Nam, công tác tại Nhà Xuất bản Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, rồi chuyển sang Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh và có một thời giam đảm trách cương vị Tổng Thư ký Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian này, ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết nhạc cho kịch, cho cải lương, cho phim truyện và phim tài liệu... Năm 2000, nhạc sĩ Hoàng Hiệp được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 2, với các ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Viếng lăng Bác, Nhớ về Hà Nội. Năm 2013, ông qua đời tại nhà riêng, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.

Theo anh Lưu Lục Xuyên, với mảnh đất Lâm Đồng, nhạc sĩ Hoàng Hiệp cũng ghi dấu ấn bằng 6 ca khúc, bao gồm: Tôi yêu Đà Lạt (sáng tác năm 1986), Tiếng hát bên dòng thác (sáng tác năm 1991), Con thuyền trăng (sáng

tác năm 1992), Ngọn nến đã tắt (sáng tác năm 1993), Thuyền thiên nga (sáng tác năm 1993) và Vọng nguyệt lầu (sáng tác năm 1993).

Nguyệt vọng lầu, đường Trương Công Định, TP Đà Lạt, chính là nơi gợi cảm hứng sáng tạo để ông viết nên ca khúc Vọng nguyệt lầu. Ca khúc này được nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết ở giọng đô trưởng, gồm 2 đoạn đơn. Đoạn 1, ông dựa trên âm nhạc ngũ cung, với những quãng rất trầm, giai điệu chậm rãi, tiết tấu đều đều nghe như điệu khua mái chèo trong đêm khuya. Đoạn 2, nhạc sĩ Hoàng Hiệp thay đổi hoàn toàn tiết tấu, khiến câu nhạc trở nên cao trào, réo rắt và rồi đưa âm nhạc quay về dìu dặt, mênh mang ở phần kết.

5 ca khúc còn lại về địa danh Lâm Đồng, mỗi ca khúc có một vẻ đẹp riêng, từ âm nhạc cho đến ca từ. Tuy nhiên, vì khuôn khổ của bài báo có hạn, tôi đành hẹn độc giả một dịp khác sẽ phân tích sâu hơn. Nếu độc giả muốn tự tìm hiểu, thì cả 6 bài hát trên đều nằm trong cuốn Hoàng Hiệp tuyển tập 100 ca khúc do Nhà Xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tên khai sinh Lưu Trần Nghiệp, sinh năm 1931, tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1945, ông đã tham gia cách mạng, vào Đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 1948. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc, sống ở Thủ đô Hà Nội. Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Hiệp trở lại miền Nam. Âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp là sự hòa quyện giữa trữ tình lãng mạn và cách mạng hào hùng, tiêu biểu như: Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Cô gái vót chông, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây, Viếng lăng Bác, Ngọn đèn đứng gác, Đất quê ta mênh mông, Con đường có lá me bay, Nhớ về Hà Nội, Nơi anh gặp em, Trở về dòng sông tuổi thơ, Thơ tình lính biển...

7 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Lê Lợi qua Di sản Mộc bản triều Nguyễn

quê hương. Đó là hội thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. Ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý... Sau một thời gian chuẩn

bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi.

Đặc biệt là cuộc vây hãm Vương Thông ở thành Đông Quan và tiêu diệt viện binh giặc tại Chi Lăng, Xương Giang cuối năm 1427 là kết

quả thắng lợi của tư tưởng quân sự của Lê Lợi - Nguyễn Trãi. Sau khi đánh đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế vào năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê, lấy hiệu là Thuận Thiên.

Khi lên ngôi, với quyết tâm phục hồi, củng cố phát triển đất nước, Lê Lợi đã cho tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Lê Lợi cũng chú ý tới việc phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nhân tài. Năm 1428, vua cho mở khoa thi Minh Kinh. Năm 1431, thi khoa Hoành từ. Năm 1433, Lê Lợi đích thân ra thi văn sách. Đấy là chưa kể năm 1426 trong khi đang vây đánh Đông Quan, Lê Lợi đã mở một khoa thi đặc cách lấy đỗ 32 người, trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Về ngoại giao, ông đã thiết lập quan hệ bình thường giữa triều Lê và triều Minh. Ngoài ra, vua kiên quyết đập tan

những âm mưu và hành động bạo loạn muốn cát cứ của một số ngụy quân trước, điển hình là vụ Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Lai Châu.

Vua Lê Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì mất, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân Thanh Hóa đã lập đền thờ tại quê hương. Và đền thờ Lê Lợi ở tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã được các triều đại phong kiến Việt Nam xếp vào hàng miếu thờ các bậc đế vương. Mỗi lần quốc lễ, triều đình đều sai quan đến tế, nhân dân quanh năm được phụng thờ. Dưới triều Nguyễn, đền thờ Lê Lợi cũng được các bậc vua chúa quan tâm đặc biệt. Năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long đã đích thân đến yết miếu Lê Thái Tổ. Đến năm Canh Tý (1840), thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn trọng các triều trước và tỏ ý yên ủi các thần, vua Minh Mạng đã cho tỉnh Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hóa ngày nay) sửa đắp lăng vua Lê và lập bia ký.

Sở dĩ các vua triều Nguyễn quan tâm đến miếu thờ Lê Thái Tổ bởi vì theo vua Minh Mạng: “Lê Thái

Tổ oai võ giỏi, mưu lược lớn, khai sáng trước, Thánh Tông nối sau, lập ra pháp chế, việc gì cũng có thể lưu mãi về sau, thực không thể bàn ai hơn ai kém được”. Hay như: “Từ đời Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông và Lê Thái Tổ, thừa vận lần lượt nổi lên, đều là vua sáng dựng nghiệp một đời”. Cảm phục tài năng và đức độ của Lê Thái Tổ, vua Tự Đức đã có bài thơ ngự chế như sau:

Lam Sơn nổi giận dấy nhân binhGian khổ mười năm nghiệp đế thànhTừng nói trượng phu không chịu khuấtCòn nhường Thiên Khánh chiếm

Tiên ThanhCó thể nói, vua Lê Thái Tổ với

cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng đã kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, giành lại giang sơn cho nước Đại Việt, mang lại cuộc sống thái bình cho dân tộc. Năm 2018, lễ hội kỷ niệm 590 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang cũng được tổ chức nhằm thể hiện lòng tôn kính, sự tri ân đối với các bậc tiền nhân đã có công bảo vệ và dựng xây đất nước.

Năm 1428, vua Lê Thái Tổ cho mở khoa thi Minh Kinh để tuyển chọn nhân tài.

PHẠM VĨNH

Thời gian

LAN PHƯƠNG

Bụi phấnEm yêu bụi phấn bay bay,Bụi thành hoa dưới bàn tay cô thầy.Bụi hồng cái tuổi thơ ngâyBụi vương mái tóc, đong đầy ước mơ!

Bụi cùng trang sách học trò,In sâu bài toán, bài thơ nghĩa tình.Tươi nguyên màu trắng, trắng tinhMà sao còn mãi bóng hình quê hương.

Bay bay bụi phấn vấn vương,Nghĩa thầy, tình bạn chặng đường tuổi hoa.Tóc thầy bụi phấn sương phaCâu ca dao mãi mặn mà thầy ơi!

Em nhặt bụi phấn rơi rơiDệt thành áo trắng đầy vơi nỗi niềm!...

Giật mình. Hoa quỳ nởChấm vàng bên lối quaĐâu phải lần đầu nhỉSao bồn chồn trong ta?

Thu đã qua lặng lẽTa lỡ nhịp tháng ngàyLá rơi vàng lối rẽSe lạnh mùa heo may!

Chiều nào nhìn mây trắngChợt bầy chim thiên di

Trời cao xanh vời vợiNỗi khát thèm ra đi!

Rồi giã từ làng xómTheo cánh buồm tuổi thơVới bao nhiêu kỉ niệmCuộc phiêu du mong chờ!

Chim thiên di mùa vụTa thiên di cuộc đờiMây trắng ơi mây trắngMang mang lối luân hồi?

ô cửa sổ ấy đẹp như một bức tranh in dấu mãi từ trong kí ức ấu thơ.

Khi không còn ở tập thể, căn nhà nhỏ của bố mẹ cũng có ô cửa sổ nhỏ hướng ra mặt đường. Dường như bên ngoài ô cửa sổ ấy là bao la không gian, thời gian, mùa và năm tháng trôi qua. Là tiếng rao bánh mì, bánh bao chứa đựng những tảo tần khuya sớm ngang qua cửa sổ. Là mùa xuân én lượn ngang qua. Là tháng Ba mùa hoa gạo đến rồi tàn trên cây gạo cổ thụ sừng sững ngoài cửa sổ. Là tháng Tư những mảng mây trắng nắng trong chênh chao gọi hè. Là tiếng ve tháng Năm vọng đâu đó từ những vòm cây già cỗi bên đường... Có năm cả đám con nít đua theo trào lưu gấp hạc giấy treo lên cửa sổ hàng trăm con tung tăng chao liệng, qua năm khác lại đổi trào lưu sang gấp những dây mành quả trám. Hàng trăm, hàng ngàn quả trám nho nhỏ bằng giấy màu xanh đỏ, xâu nối nhau thành từng dây dài, treo lên thành rèm nơi cửa sổ. Mỗi

Một khoảng tâm hồn

khi nhắc lại vẫn tủm tỉm cười với nhau rằng vì sao ngày con nít lại kiên trì đến mức ấy.

Nhớ nhất về ô cửa sổ nơi nhà cũ vẫn là nhớ những đêm mang nỗi buồn khó cắt nghĩa gọi tên của tuổi mới lớn. Cạnh ô cửa sổ mẹ kê cái sập gỗ nho nhỏ. Khi buồn lại bó gối ngồi nhìn qua ô cửa sổ, nơi có một khoảng trời trăng sao bé nhỏ, có bụi quỳnh nở đầy hoa đong đưa cánh trắng muốt trong gió ngan ngát hương đêm. Khi rảnh rỗi lại mang sách ra bên song cửa ngồi đọc, chết chìm trong những nụ cười và nước mắt, sống lãng đãng với tình yêu của Meggie (Tiếng chim hót trong bụi mận gai), Scarlett (Cuốn theo chiều gió), Maguerite (Trà hoa nữ)... Rảnh hơn nữa thì có những buổi chỉ ngồi ngắm mây trôi và nghe nhạc Trịnh, hát nghêu ngao.

Mỗi năm về lại góc phố nhỏ, vẫn ngồi lại cái sập đã bóng màu thời gian bên ô cửa, thấy khoảng trời của mình đã vô tình bị xén bớt đi

khi những khách sạn, cao ốc mọc lên mỗi ngày một cao. Trăng sao ít ngang qua cửa sổ. Biêng biếc một chút buồn. Rồi tự an ủi, thì thôi, những lấp lánh đèn màu từ những ngôi nhà cũng có vẻ đẹp của nó mà, sau những ô cửa của người ta đang mở kia chắc cũng nhiều ấm cúng, chỉ có điều mình biết hay không biết mà thôi.

Nhà tôi sắp chuyển về chung cư, cửa sổ hướng ra một khúc sông nho nhỏ, có những con thuyền chầm chậm ngang qua. Nhà chưa nhận nhưng đã nghĩ trong đầu về một băng ghế nhỏ bên ô cửa cho mẹ và con gái, như cái sập nhỏ bên ô cửa nhà bố mẹ. Để con gái có một khung trời kỷ niệm gắn bó với những tháng năm thơ ngây như mình từng có. Và có thể chiều những lãng đãng lòng mình khi muốn ngồi đọc sách, nghe nhạc bên một ô cửa sổ có mây trôi. Chỉ vậy thôi mà cũng thấy lòng mình phơi phới vui như đã gặp lại những ngọt ngào thơ cũ.

Ngóng mẹ. Minh họa: Phan Nhân

8 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Là đô thị du lịch nổi tiếng ở Việt Nam, bên cạnh các món ăn truyền thống của người Việt, Đà Lạt nay đã có thêm rất nhiều các địa chỉ ẩm thực của Nhật, Thái, Ấn Độ..., trong đó phải kể đến các quán ăn Hàn Quốc.

GIA KHÁNH - HOÀI NHƯ

Nhiều địa chỉ để chọnCó rất nhiều các quán ăn Hàn Quốc như

vậy để người địa phương lẫn du khách đến Đà Lạt có thể thưởng thức ẩm thực xứ Hàn trong thời tiết đang dần chuyển sang mùa đông những tháng cuối năm.

Một địa chỉ rất quen thuộc cho những người thích món Hàn lâu nay tại Đà Lạt chính là Fungi Chingu - Quán nướng với 3 địa điểm, đó là Fungi Chingu tại Chợ đêm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1; Fungi Chingu Nhà Đèn đường 3/2, Phường 1 và Fungi Chingu trên đường Bùi Thị Xuân, Phường 2.

Hầu như các quán đều sử dụng bếp nướng không khói phổ biến ở Hàn Quốc, không gian thiết kế ấm cúng, thực đơn đa dạng với hơn 30 món đặc trưng của xứ sở kim chi.

Theo quản lý hàng Fungi Chingu trên đường Bùi Thị Xuân, các món ăn ở đây đều giữ nguyên cách chế biến kiểu Hàn nên các món canh không hợp khẩu vị người Việt cho lắm, tuy nhiên món nướng, cơm và gà sốt lại rất được thực khách ưa chuộng. Canh rong

Thưởng thức món Hàn ở xứ lạnh Đà Lạt

Các món ăn được trình bày rất bắt mắt tại quán Doori BBQ.

Tạo một không gian văn hóa du lịch với các sản phẩm độc đáo chất lượng cao, mang đậm bản sắc địa phương để thu hút du khách gần xa. Đó là phát triển du lịch hướng tới cộng đồng - cách mà xã Trạm Hành (thành phố Đà Lạt) đang hướng đến.

HOÀNG YÊN

Vào độ cuối thu, trời thường nắng buổi sáng và mưa buổi chiều khiến cho Trạm Hành (ở độ cao trên 1.600 mét so với mực nước

biển) có một không gian đẹp lạ lùng. Ở đây, độ ẩm cao nên trời thường có sương mù vào lúc sáng sớm và chiều tối nên đi trong không gian sương mù, du khách có thể cảm nhận làn hơi nước phả vào mặt mát lành. Cùng với những ngôi nhà nhấp nhô trong làn sương tạo nét huyền bí, lối vào những ngôi nhà có hoa nở quanh năm, xa xa vườn hồng trái đỏ rực xen với cà phê xanh ngát.

Vốn chỉ quen với sản xuất nông nghiệp, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, vườn cây, song giờ đây nhiều nông dân Trạm Hành đã mạnh dạn thử sức với một công việc khá mới mẻ, đó là làm du lịch. Ít ai nghĩ, những công việc nhà nông như: chăm tỉa, hái quả lại trở thành các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Việc hái hồng, thử nghiệm với việc làm hồng sấy gió và tìm hiểu về cách chăm sóc, thu hoạch chè, cà phê của người nông dân lại được đông đảo khách du lịch thích thú. Giống như nhiều hộ nông dân khác tại thôn Trạm Hành 1, gia đình chị Nguyễn Thị Loan trước đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Ban đầu sản phẩm hồng sấy gió của chị làm ra chưa có đầu ra, khi chị lên Facebook truyền thông cho sản phẩm của mình, chị tiến hành mở cửa cho

Trạm Hành làm du lịch cộng đồng

khách du lịch trải nghiệm các công đoạn của việc làm hồng sấy từ việc hái hồng, gọt hồng, treo hồng… miễn phí. Nhờ lượng khách đến đồi chè Cầu Đất cùng tuyến nên họ cũng ghé cơ sở của chị để tham quan, thấy hay họ bắt đầu truyền tai giới thiệu cho nhau. Và chỉ trong một thời gian ngắn, vườn hồng và cơ sở hồng sấy gió của chị đã có khá đông người tới tham quan, trải nghiệm. Giờ thì sản phẩm hồng của gia đình không kịp cung cấp cho du khách cũng như thị trường. Chị Loan chia sẻ thêm, đây là lần đầu tiên tôi biết đến cách thức làm nông nghiệp gắn với du lịch. Vườn hồng và cơ sở sấy hồng của gia đình mỗi ngày thu hút 7 - 10 lượt khách, dịp lễ có hàng chục lượt khách đến tham quan, mua sản phẩm. Du khách đến đây không phải để du lịch dịch vụ mà họ muốn trải nghiệm trở thành người nông dân thực thụ.

Anh Nguyễn Trọng Hoàng (du khách ở Hà Nội) cho biết: “Khi đến du lịch Đà

Lạt, gia đình chúng tôi tham quan rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng của thành phố, tuy nhiên điều làm gia đình chúng tôi ấn tượng và thú vị hơn cả là tour du lịch đồi chè Cầu Đất, trong đó có việc đi tham quan và trải nghiệm những công đoạn làm hồng sấy gió. Từ đó, giúp các thành viên trong gia đình hiểu thêm về văn hóa cũng như làng nghề của người dân địa phương. Bên cạnh đó, còn được mua sản phẩm ngon, rẻ hơn trên thị trường. Đặc biệt hơn cả là người dân ở đây rất nhiệt tình và thân thiện. Họ đón tiếp và trò chuyện với gia đình tôi như những người bạn thực sự, điều đó khiến tôi cảm thấy gia đình mình là những vị khách rất đặc biệt”.

Việc Trạm Hành thành lập các HTX đã tạo ra sản phẩm độc đáo cho du lịch Trạm Hành. Tại đây, du khách có thể tới tận vườn hái hồng, chụp ảnh với hồng, tận tay làm công đoạn hồng sấy gió và mua sản phẩm hồng đem về… Anh Lê Văn Chung,

Giám đốc HTX Hồng Sấy gió Trường Gia Phát cho biết, hiện HTX đã có 40 thành viên tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm hồng, ngoài sản xuất bán cho thị trường các thành viên còn tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Riêng cơ sở của anh, vì nằm trên đường vào nhà máy chè cổ Cầu Đất nên lượt khách vào tham quan, mua sản phẩm rất đông. Thông qua đây, sản phẩm đặc trưng của địa phương được quảng bá và nhiều người biết đến hơn.

Ông Trương Văn Thường - Phó Chủ tịch UBND xã Trạm Hành cho biết, Trạm Hành là một xã vùng ven của Đà Lạt, có điều kiện thiên nhiên trong lành, con người thuần hậu, rất thuận lợi để phát triển du lịch. Do vậy, Trạm Hành ưu tiên phát triển loại sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, thân thiện với môi trường - hướng tới cộng đồng, trong đó việc xây dựng thương hiệu riêng và quảng bá các sản phẩm đặc thù của địa phương, xây dựng thương hiệu hồng sấy gió, cà phê, rau, hoa, trà là ưu tiên hàng đầu. Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn đến các khu vực sản xuất nông nghiệp rau, hoa công nghệ cao, đường vào các điểm du lịch, tạo điều kiện cho các tour du lịch, khách du lịch tham quan dễ dàng, đầu tư phát triển các shop mua bán các sản phẩm địa phương, các dịch vụ ăn uống đa dạng, lành mạnh, hợp vệ sinh, lấy chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm động lực thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, xã còn mời gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch xanh gắn với du lịch cộng đồng, nghĩa là người dân được hưởng lợi từ phát triển du lịch như du lịch tham quan vườn, lưu trú homestay, bán sản phẩm địa phương… Mục tiêu đến năm 2020, Trạm Hành đón 500 - 1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm, các điểm du lịch trên địa bàn xã trở thành một trong những điểm du lịch theo hướng chất lượng bền vững, có tính chuyên nghiệp.

Du khách thích thú chụp hình với hồng. Ảnh: H.Y

biển và canh đậu hũ non là 2 trong số nhiều món canh rất dễ ăn cho người Việt hơn cả.

Tuy nhiên, nhiều người đến đây lại thường chọn các món thịt nướng, cơm trộn, gà chiên và canh rong biển. Đồ ăn kèm của quán khá đa dạng với lá vừng, củ cải muối, hành muối, dưa chuột muối và một thứ không thể thiếu với người Hàn Quốc là kim chi. Thực khách đến đây khi ăn có thể thưởng thức cùng Soju - một loại rượu đặc trưng của người Hàn.

Một địa chỉ khác cũng nên thử trong tiết trời chiều Đà Lạt se lạnh, đó là Doori BBQ, cũng là một quán nướng Hàn Quốc nằm ở trên đường Nguyễn Thị Nghĩa do một ông chủ người Hàn Quốc vận hành.

Điểm nổi bật ở quán này là những hình vẽ đặc trưng của Hàn Quốc rất đẹp. Ông chủ

người Hàn cho biết tất cả các gia vị cho các món nướng, các loại sốt và nước chấm ăn kèm đều được chế biến theo công thức riêng của mình và chính điều này tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho từng món ăn tại quán của ông.

Tại đây, thực khách có thể thưởng thức các món thịt nướng, tokbokki, canh đậu non hay miến xào, ăn kèm với kim chi, su su xào, củ sắn muối, khoai lang ngào đường và ớt ngâm tương. Trong lúc ăn, bên cạnh rượu Soju còn có thêm các thức uống Soju trái cây, rượu gạo Hàn Quốc, Soju Hajime.

Dành cho giới trẻVới nhiều bạn trẻ nếu muốn thưởng thức

món Hàn theo phong cách trẻ vẫn có không ít địa chỉ để lựa chọn tại Đà Lạt.

Eun Woo Tea - Trà sữa và ẩm thực Seoul là một địa chỉ như vậy. Nằm trên đường Trần Nhân Tông, Phường 8, quán này là sự tích hợp giữa quán trà sữa và quán ăn với không gian tràn ngập hình ảnh của các nhóm nhạc K - pop đang nổi hiện nay tại Hàn Quốc.

Điểm nổi bật, các món ăn nơi đây như chủ quán cho biết đã “điều chỉnh” chút ít theo khẩu vị của người Việt, tuy nhiên vị cay đặc trưng xứ Hàn vẫn được lưu lại trong nhiều món như lẩu tokbokki, bánh xèo Hàn Quốc hay bạch tuộc xào cay. Đồ ăn kèm của quán cũng khá đa dạng và được trình bày đẹp mắt, cùng với kim chi còn có các món truyền thống của người Hàn dùng hằng ngày như củ cải muối chua, đậu phộng, khoai tây và cá cơm rang mặn.

Cũng theo chủ quán Eun Woo Tea, dù nhiều món Hàn nơi đây đã được chế biến cho phù hợp với khẩu vị người Việt, tuy nhiên vẫn có những món giữ nguyên bản cách nấu và chế biến của người Hàn với nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, điển hình là món lẩu tokbokki và vị chủ quán này thường mời thực khách thử dùng.

Vì là quán ăn tích hợp với quán trà sữa nên nước uống đặc trưng ở Eun Woo là… trà sữa, nguyên liệu chế biến cho các loại trà này theo chủ quán đều làm tại chỗ và sử dụng trong ngày.

Một quán khác cũng khá phù hợp cho giới trẻ lui đến, đó là Gilda Korean Food - Món ngon Hàn Quốc nằm trên đường Bùi Thị Xuân, Đà Lạt.

Đến đây thực khách có thể thưởng thức các món ăn nhanh của Hàn Quốc như gimbap (cơm cuộn), bibimbap (cơm trộn), các món mì - miến, món canh và vài món phụ khác như tokbokki, khoai tây chiên, xúc xích...

Hầu như các món nơi đây đều được chế biến để phù hợp với khẩu vị Việt nhưng cũng có những món rất đặc trưng nguyên bản kiểu Hàn. Món ăn kèm nơi đây cũng khá đa dạng và ngon, đậm như kim chi, củ cải, dưa chuột, cà tím muối.

Tất nhiên, quán hướng vào giới trẻ nên thức uống ở đây chủ yếu là các loại trà sữa, rất nhiều loại thực khách tha hồ chọn lựa. Cộng với phong cách trang trí tại quán khá lạ mắt, với những góc chụp ảnh “chuyên trị” những người thích “sống ảo”.

9 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HẢI YẾN

Đợt 1 của cuộc thi đã kết thúc vào tháng 5/2018. Với hình ảnh ghi lại hai ĐVTN đang lao động

giúp gia đình chị Cil K’Nghe, thôn Cil Mup, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông xây sân bê tông vào chiến dịch tình nguyện hè năm 2017, tác giả Lê Xuân Sơn - Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) đã giành giải nhất. Xuân Sơn cho biết, đây là công trình thanh niên do Đoàn trường CĐSP thực hiện nhằm hỗ trợ thiết thực một gia đình có công với cách mạng. Tổng kinh phí thực hiện là 15 triệu đồng và ĐVTN tham gia 30 ngày công để hoàn thành. Tấm ảnh “bắt” được khoảnh khắc nụ cười của ĐVTN, thể hiện tâm thế hào hứng của những nhà giáo tương lai khi lao động như những người thợ để giúp dân đã thuyết phục Ban giám khảo chấm giải nhất thể loại ảnh.

Cùng với ảnh, cuộc thi còn dành cho các tác phẩm thuộc hình thức video. Theo thể lệ, nội dung tác phẩm video, hình ảnh thể hiện các hoạt động tiêu biểu của công tác Đoàn, Hội, Đội tỉnh Lâm Đồng; Tuổi trẻ Lâm Đồng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”. Cùng đó là các nội dung về Chương trình “Đồng hành với thanh niên trong học tập”, “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, “Đồng hành với thanh niên rèn luyện

Sống đẹp từ những hành động đẹpCuộc thi video, ảnh “Tuổi trẻ Lâm Đồng sống đẹp” năm 2018 được phát động từ tháng 3 năm 2018 và kéo dài đến tháng 2 năm 2019, được chia thành 2 đợt. Cuộc thi như một hình thức thể hiện sinh động các mặt công tác Đoàn và phong trào thanh niên, tác phong và hình ảnh nhân văn của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) từ góc nhìn của các đoàn viên, tổ chức Đoàn.

và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”; Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; Công tác quốc tế thanh niên; Công tác xây dựng Đoàn; Đoàn tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên...

Cuộc thi dành cho đối tượng dự thi là cá nhân đoàn viên, thanh thiếu nhi đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cùng các tập thể là các tổ

chức cơ sở đoàn trên toàn tỉnh.Theo dõi trang fanpage facebook

Tuổi trẻ Lâm Đồng, các hình ảnh, video gửi về, được thẩm định để đăng tải đã thể hiện những mảng màu đa dạng, toát lên tính xung kích, sôi nổi, nhân văn… trong hoạt động của ĐVTN. Đó là hoạt động thăm và tặng quà các gia đình chính sách, những hoạt động thiện nguyện của các tổ chức đoàn… Hay video của nhóm học sinh Trần Hoàng Thiện, Đinh Như Quang Huy, Phạm Anh Tuấn đến từ lớp 12a4, Trường THPT Đức Trọng

khi dành tặng những đóa hoa hồng cùng việc trao thực phẩm tới các chị lao công, những cụ già bán vé số… trong Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 như đem đến những cảm nhận thật đời, đó là sự quan tâm của những chàng trai biết thấu hiểu và sẻ chia ân cần. Video này cũng đã được bình chọn nhiều nhất.

Với tính chất của một cuộc thi khá mở, đăng tải hình ảnh trên mạng xã hội trong suốt cuộc thi, giải thưởng được trao theo hai kênh: Giải hình ảnh, video được bình chọn qua thao tác Like (Thích)

nhiều nhất và Giải hình ảnh, video do Ban giám khảo chấm.

Kết thúc đợt 1, Ban tổ chức đã nhận được 119 tác phẩm (trong đó có 108 hình ảnh và 11 video). Theo đánh giá của anh Phan Đức Thái - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn thì cuộc thi đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của tuổi trẻ Lâm Đồng nói riêng, tuổi trẻ Việt Nam nói chung, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động của Đoàn - Hội - Đội. Đồng thời, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật; tập hợp được những tác phẩm nghệ thuật về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng qua các thời kỳ, từ đó tạo nên kho tư liệu ảnh, video phong phú qua các thời kỳ hoạt động Đoàn… Tuy nhiên, một số đơn vị còn xem nhẹ công tác tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia cuộc thi nên số lượng đăng ký tham gia chưa đạt yêu cầu đề ra; bên cạnh đó, nội dung một số tác phẩm còn mang tính sở thích cá nhân, chưa tập trung đúng yêu cầu chủ đề mà cuộc thi đặt ra, vì vậy không được tham gia thi.

Cuộc thi đang tiếp tục triển khai đợt 2, đến thời điểm này Ban tổ chức đã nhận được trên 70 tác phẩm dự thi. Với ý nghĩa của “Tuổi trẻ Lâm Đồng sống đẹp”, Ban tổ chức hy vọng cuộc thi sẽ tiếp tục được hưởng ứng mạnh mẽ để lan tỏa những hành động đẹp, xây dựng lối sống đẹp trong ĐVTN.

Tác phẩm đoạt giải nhất trong đợt 1 của tác giả Lê Xuân Sơn - Trường CĐSP Đà Lạt. (ảnh do nhân vật cung cấp)

Em Huỳnh Duy, lớp 7A, Trường THCS Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, mắc căn bệnh hiểm nghèo mang tên "Thalassemia - bệnh lý huyết học di truyền” từ lúc lên 5 tuổi, nhưng vẫn quyết tâm đến trường.

LÂM VIÊN - DIỄM TRANG

Mang trong mình căn bệnh quái ác trên, khiến cơ thể không tự sản sinh ra máu

để nuôi cơ thể được mà phải sống dựa vào máu truyền hoàn toàn, nên dù đang học lớp 7 nhưng Duy chỉ nặng chưa đến 20 kg, thân hình ốm yếu, xanh xao, tím tái. Hiện nay, cứ 20 ngày em lại phải đến bệnh viện để truyền máu, nhưng không phải lần nào cũng có sẵn, có khi bệnh viện thiếu máu em phải nằm chờ đợi mấy ngày. Các bác sĩ cho biết căn bệnh đã ảnh hưởng đến 2 lá lách và chèn thận nên càng nguy hiểm hơn cho sức khỏe và tính mạng của Duy.

Dù bác sĩ có chỉ định em không nên đi học để đảm bảo sức khỏe,

Nghị lực vượt khó của cậu học sinh mắc bệnh hiểm nghèo

nhưng Duy vẫn nài xin bố mẹ đưa đến trường để được học cùng các bạn khi em có thể. Nhiều lần đang ngồi học trong lớp Duy bị ngất xỉu, các thầy cô phải đưa đi cấp cứu, nhưng sau đó Duy vẫn quyết tâm đến lớp để thu nhận kiến thức.

Khi biết hoàn cảnh thương tâm của cậu bé lớp 7 đầy nghị lực, với tinh thần tương thân tương ái, Đoàn Thanh niên Chi nhánh Vietnam Airlines Đà Lạt phối hợp với cán bộ, nhân viên của Chi nhánh đã đến Trường THCS Đam Pao thăm em Duy và tặng quà với

tổng giá trị 20 triệu đồng. Số tiền này do các đoàn viên, thanh niên quyên góp, vận động.

Nhìn ánh mắt tràn đầy nghị lực của Duy - một học sinh đang từng ngày, từng giờ chống chọi với căn bệnh quái ác nhưng vẫn khát khao được sống để đến trường. Hy vọng với tinh thần “lá lành đùm lá rách” sẽ có thêm nhiều đơn vị đoàn thể, cá nhân, tập thể, các mạnh thường quân chung tay góp sức để giúp đỡ em Duy vượt qua nghịch cảnh, ổn định sức khỏe tiếp tục đến trường như niềm khao khát của em.

Đoàn Thanh niên Chi nhánh Vietnam Airlines Đà Lạt thăm, tặng quà cho em Duy.

Phổ biến pháp luật về kinh doanh vận tải cho các doanh nghiệp

Ngày 21/11, Công an TP Đà Lạt đã tổ chức phổ biến các quy định của pháp luật cho các doanh nghiệp về kinh doanh vận tải hành khách với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận.

Theo Công an TP Đà Lạt, vào những tháng cuối năm, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa thường rất sôi động và cũng hết sức phức tạp. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số nhà xe tự ý lập “bến cóc” ngay tại văn phòng, đón và trả khách không đúng nơi quy định, ảnh hưởng tới hoạt động lưu thông của người dân và du khách. Bên cạnh đó, vẫn còn xe khách chạy không đúng tuyến đã đăng ký, đậu lấn chiếm lòng lề đường, chạy lấn làn đường…

Qua đó, Đội CSGT Công an TP Đà Lạt đã phối hợp Phòng CSGT, Thanh tra giao thông (Sở GT&VT), Công an các xã, phường tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh vận tải. Ngoài ra, Công an TP Đà Lạt còn tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa, nhất

là vận chuyển vật liệu xây dựng, xe hết hạn đăng kiểm, chở quá khổ, quá tải...

Thượng tá Nguyễn Văn Châu, Phó Trưởng Công an TP Đà Lạt cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn TP Đà Lạt đã giảm cả 3 tiêu chí nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và còn diễn biến hết sức phức tạp. Do đó, các lực lượng chức năng vẫn không thể lơ là, cần tăng cường tuần tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có cả taxi, xe buýt, xe khách chạy tuyến đường dài….

Tại buổi phổ biến pháp luật, Công an TP Đà Lạt cũng đã giải đáp một số thắc mắc của các doanh nghiệp, nhất là vấn đề đậu đỗ xe, đón và trả khách. Đồng thời, tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải. Công an TP Đà Lạt đề nghị các doanh nghiệp viết cam kết, không vi phạm các quy định của pháp luật trong việc kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa.

VĂN BÁU

10 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

GƯƠNG SÁNG ĐỜI THƯỜNG

DIỄM THƯƠNG

Chị Lê Thị Hương sinh năm 1978, vào công tác tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng

từ năm 2005, với công việc là tổ chức cắt cơn, giải độc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội trong quá trình cai nghiện. Với môi trường làm việc đặc thù, đối tượng khám chữa bệnh là những người nghiện ma túy thì không chỉ cần làm tốt chuyên môn mà còn giúp người bệnh điều trị cả về tâm lý. Công tác tiếp nhận và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học viên rất quan trọng, vì từ đó có thể phân loại hồ sơ, chẩn đoán bệnh chính xác, đảm bảo điều trị hiệu quả và kịp thời cho các học viên.

Trong công việc khám chữa

Nữ bác sỹ tận tâm với người cai nghiện ma túy14 năm làm việc trong môi trường đặc thù, điều trị cắt cơn cho các học viên cai nghiện ma túy là chừng ấy năm chị Lê Thị Hương - Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Lâm Đồng luôn gắn chữ “tâm” song hành cùng công việc có phần vất vả gấp nhiều lần so với đồng nghiệp khác trong ngành.

bệnh hàng ngày, bác sỹ Lê Thị Hương tâm sự: Làm việc trong môi trường này, gặp mặt không biết bao nhiêu tay “anh chị”, tuy nhiên vào đây điều trị rồi, mỗi khi tôi và điều dưỡng xuống các đội thăm khám sức khỏe cho các học viên, đều thấy họ là những bệnh nhân “ngoan ngoãn” của mình. Giúp họ điều trị, cắt cơn, cai nghiện, chúng tôi vẫn thường nghe các bệnh nhân tâm sự về cuộc đời, về những trăn trở trong cuộc sống của họ khi khỏi bệnh trở về; tôi và các anh em trong phòng luôn khích lệ tinh thần các em mới đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, góp phần tích cực trong công tác giáo dục ở đơn vị. Tôi vẫn tự nhủ làm bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho học viên cai nghiện không chỉ đơn thuần là khám bệnh, kê thuốc mà còn phải quan tâm cả về môi trường sinh hoạt, ăn uống, vật chất, tinh thần, động viên, giải thích những vấn đề mà học viên chưa hiểu. Có sự quan tâm toàn diện như vậy, các em mới mau hồi phục.

Ông Dương Đức Thành - Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma

túy tỉnh Lâm Đồng nhận xét: Chị Hương là một bác sỹ rất tận tâm, trong 4 năm trở lại đây (từ 2014 - 2018) đã chăm sóc điều trị cho gần 500 học viên, tất cả đều cắt cơn an toàn. Ngoài khám bệnh, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các bệnh thường ngày cho học viên, còn phải làm công tác tuyên truyền, động viên các học viên quyết tâm từ bỏ ma túy. Trong quá trình công tác, bác sỹ Hương còn có nhiều sáng kiến kỹ thuật đóng góp cho cơ sở như thành lập tổ y tế bạn giúp bạn, đánh giá biểu hiện học viên ngáo đá điển hình và đề xuất biện pháp điều trị thích hợp… Môi trường cai nghiện rất khó khăn, phức tạp, đặc biệt là lĩnh vực y tế khi những học viên cai nghiện ma túy có tỷ lệ mắc bệnh nguy hiểm rất nhiều, nguy cơ lây nhiễm rất cao, nhất là các bệnh dễ lây nhiễm như lao phổi, viêm gan, HIV/AIDS... Nếu không có lương tâm, trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và yêu nghề thì rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Tâm sự về chuyện nghề, chuyện đời chị Hương bộc bạch, thật sự làm việc trong

môi trường nhiều áp lực và có phần căng thẳng khi thường xuyên tiếp xúc với những người nghiện ma túy là một lựa chọn không hề dễ dàng, mà những người làm việc ở đây như tôi đều chọn chữ tâm song hành cùng công việc, xem học viên như người thân trong một gia đình. Bởi cai nghiện ma túy rất khó khăn, tôi luôn phải tìm hiểu, trau dồi các kiến thức về ma túy, phác đồ điều trị và cả cách ứng xử với người nghiện. Mỗi người cai nghiện thành công là một niềm hạnh phúc đối với một người làm ngành y như tôi.

Chia tay chị, rời khỏi cơ sở cai nghiện trong một buổi sáng trời mưa rất lớn, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh nữ bác sỹ trong chiếc áo blouse trắng cầm ô che mưa tiễn chúng tôi ra về. Từ ánh mắt dịu dàng của chị, trong câu nói chân thành “đây là ngôi nhà thứ hai của mình rồi, còn học viên, mình còn người thân, còn phải cố gắng chăm sóc”… có lẽ đó cũng sẽ là ấn tượng mà những học viên cai nghiện thành công rời khỏi nơi này nhớ về chị như chúng tôi, vị nữ bác sỹ tận tâm, tận tình.

Chị Lê Thị Hương.

Lợi dụng khu vực hẻo lánh, ông Thăng đã thuê máy múc ngày đêm san gạt lòng suối Đạ Quay để chiếm đất trồng sầu riêng. Khi vụ việc được chính quyền địa phương phát hiện thì diện tích ông Thăng san gạt lòng suối đã lên đến gần 2 ha.

HẢI ĐƯỜNG

Theo phản ánh của người dân Thôn 3 (xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai), vào

giữa tháng 6/2018, ông Trần Ngọc Thăng đã thuê máy múc về san gạt lòng suối Đạ Quay (đoạn qua Thôn 3, xã Hà Lâm) để chiếm đất. Tuy nhiên, do đây là khu vực hẻo lánh, ít người qua lại nên khi tiếng máy múc gầm rú, người dân cứ nghĩ do hộ dân nào đó đang đào hố trồng sầu riêng trong rẫy. Đến khoảng giữa tháng 7/2018, khi ông Thăng san gạt ra giữa lòng suối thì người dân phát hiện và trình báo tới chính quyền địa phương.

“Việc san gạt, lấn chiếm lòng suối Đạ Quay trái phép của ông Thăng đang gây ra nhiều hệ lụy cho người dân chúng tôi. Trước đây, lòng suối rộng nên về mùa mưa nước thoát rất nhanh. Tuy

Ngang nhiên san lấp lấn chiếm lòng suối Đạ Quay

nhiên, nhiều tháng qua, do lòng suối bị ông Thăng lấn chiếm làm thu hẹp lại nên khi mưa lớn kéo dài nhiều ngày đã tạo ra lũ quét uy hiếp nhiều diện tích cây trồng của bà con. Đặc biệt, trên địa bàn Thôn 3 có 1 cây cầu liên xã Hà Lâm - Đạ P’Loa đang bị nước suối chảy xiết uy hiếp khiến nguy cơ sạt lở rất cao. Cùng với đó, khi lòng suối thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước tưới của người dân trong mùa khô sắp tới” - bà Thủy, Thôn 3, xã Hà Lâm phản ánh.

Còn theo ông Liệu, cũng ở Thôn 3 nói rằng hành vi san gạt, lấn chiếm lòng suối Đạ Quay

của ông Trần Ngọc Thăng khiến người dân địa phương rất bức xúc. Chắc chắn phải có ai đó “du di” thì ông Thăng mới ngang nhiên san lấp một diện tích lòng suối lớn như vậy. “Vụ việc đã được người dân chúng tôi trình báo lên chính quyền địa phương và phản ánh tại buổi tiếp xúc cử tri của HĐND huyện Đạ Huoai mới được tổ chức gần đây. Tuy nhiên, đến hiện tại, ông Thăng vẫn dựng nhà tạm đưa máy móc vào đào hố trồng sầu riêng đã lên cao hơn 1 m trên đất lấn chiếm. Chúng tôi mong rằng, cơ quan chức năng có biện pháp xử lý nghiêm để tạo lòng tin cho người

dân” - ông Liệu cho hay.Liên quan đến vụ việc, trao

đổi với ông Phạm Doãn Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Lâm được biết: “Sau khi tiếp nhận thông tin, xã đã cử cán bộ xuống ghi nhận hiện trường và lập biên bản vi phạm đối với ông Trần Ngọc Thăng. Ước tính tổng diện tích do ông Thăng san gạt lấn chiếm lòng suối là gần 2 ha. Tuy nhiên, do hành vi vi phạm của ông Thăng vượt qua thẩm quyền, nên UBND xã đã có báo cáo gửi UBND huyện Đạ Huoai để xử lý”.

Trong khi đó, ông Phan Thanh Bình, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đạ Huoai, cho hay: “Sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Hà Lâm về vụ việc, Phòng đã cử người tới hiện trường đo vẽ lại diện tích mà ông Thăng san lấp lấn chiếm lòng suối Đạ Quay để có biện pháp xử lý. Song do vụ việc vượt quá thẩm quyền của huyện, nên Phòng đã tham mưu UBND huyện gửi báo cáo vụ việc tới Sở Tài nguyên - Môi trường và UBND tỉnh Lâm Đồng để có biện pháp xử lý tiếp theo. Hiện, mọi hoạt động sản xuất của ông Trần Ngọc Thăng trên diện tích lấn chiếm đã bị đình chỉ”.

Ông Thăng dựng chòi và trồng sầu riêng trên đất lấn chiếm lòng suối Đạ Quay với diện tích gần 2 ha. Ảnh: H.Đ

Giải quyết 19 hồ sơ lâm nghiệp qua dịch vụ bưu chính

Theo danh mục có hiệu lực từ ngày 19/11, thẩm quyền của UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết 19 hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) trên lĩnh vực lâm nghiệp qua dịch vụ bưu chính công ích.

Qua đó, 3 TTHC được UBND tỉnh Lâm Đồng giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích với thời gian nhiều nhất từ 45 - 50 ngày gồm “thành lập Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý”; “Thẩm định quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh”; “Phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng do địa phương quản lý”.

Hai TTHC giải quyết thời gian ngắn nhất với 10 ngày gồm: “Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách và vốn viện trợ không hoàn lại”; “Chuyển đổi mục đích sử dụng 3 loại rừng do UBND tỉnh Lâm Đồng xác lập”.

Còn lại 14 TTHC được giải quyết với thời gian từ 30 - 36 ngày.

MẠC KHẢI

ĐƠN DƯƠNG: Trường mầm non tư thục đầu tiên đạt chuẩn quốc gia

Vừa qua, Trường Mầm non tư thục Thiên An xã Lạc Lâm đã tổ chức đón nhận Bằng trường chuẩn quốc gia mức độ I. Năm học 2018 - 2019, Trường Mầm non tư thục Thiên An có 12 nhóm lớp với 547 cháu, đây là ngôi trường được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố với số tiền lên đến trên 4,5 tỷ đồng. Đến nay, trường đã có 32 giáo viên, công nhân viên. Năm học qua, trường có 100% giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, trong đó có 50 % giáo viên đạt danh hiệu Xuất sắc, 5 giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 100% giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 100% số cháu đều được khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tỷ lệ bé khỏe bé ngoan năm học 2017 - 2018 đạt 96%. Trường Mầm non tư thục Thiên An nhiều năm liền được ngành Giáo dục huyện Đơn Dương đánh giá là ngôi trường có nhiều thành tích trong công tác giáo dục, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của huyện Đơn Dương ngày càng phát triển toàn diện.

NGỌC THANH

11 THỨ BẢY 24 - 11 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

Ấn tượng nhà cổ bên dòng sông Cái

NGUYỆT THU

Dòng sông Cái có chỗ hẹp dòng, nước chảy xiết nhưng khi về gần

biển bỗng hiền hòa mênh mang, lãng mạn và đẹp như tranh thủy mặc - người dân địa phương kể cho chúng tôi như vậy. Một sự đối xứng tình cờ mà không ngẫu nhiên, bên kia sông là làng lụa Tân Châu nổi tiếng một thời, bên này sông là làng gốm cổ Quảng Đức một thời vang danh.

Theo những ghi chép còn lại, làng gốm Quảng Đức đã có lịch sử trên 300 năm, khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Khi xưa, làng gốm thịnh vượng, lò gốm trong làng quanh năm đỏ lửa, trên bến dưới thuyền tấp nập thương nhân. Những sản phẩm bình dân từ cái trã kho cá, cái lu, đến những sản phẩm cao cấp đòi hỏi kỹ thuật cao, thể hiện tính mỹ thuật như bình, lọ, chum, chóe, nậm rượu, bình vôi, chậu cá… được làm từ làng gốm Quảng Đức phân phối khắp tỉnh, cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả ở Nam Bộ, thậm chí theo người Pháp xuất dương.

Nét đặc biệt của gốm Quảng Đức nếu nhìn kỹ sẽ thấy một lớp vỏ sò sần sùi được người thợ nung để tiến vua khi xưa. Do gốm được kết hợp với vỏ sò để kích thích nhiệt độ trong lò, nên khi ở nhiệt độ trên 1.000 độ C người thợ sẽ tráng một lớp men tươi lên trên, biến đổi màu sắc cho ra một gam màu khá độc lạ, màu sắc của gốm Quảng Đức không bao giờ trùng lắp. Đây là minh chứng cho hiện tượng gốm tráng men tươi một thời, được người dân sưu tập và chủ nhân nhà cổ Quảng Đức Xưa sưu tầm

được trên 10 năm nay.Khác với những dòng gốm

khác của Việt Nam là ở khuôn đúc gốm, do người thợ sử dụng màu sắc tự nhiên đưa vào khuôn nên họa tiết không bị xê dịch nhiều. Mặt khác, do xuất phát điểm của gốm Quảng Đức là của người Chăm, nên thường không bị đóng rong rêu.

Căn nhà cổ Quảng Đức Xưa được xây dựng, tôn tạo và đưa vào hoạt động du lịch nhằm giúp du khách có thêm một hoài niệm về một làng quê trù phú xa xưa. Đồng thời để lưu giữ, bảo tồn di sản của cha ông để lại và đó cũng chính là ý tưởng chủ đạo của chủ nhà cổ Quảng Đức Xưa tại Phú Yên.

Bước vào ngôi nhà gỗ thứ nhất là nhà một gian hai chái, được bài trí với khung dệt cổ của người làng nghề lụa Ngân Sơn cùng những vật dụng đánh bắt cá ven sông như: nôm, lộng, chấn, đăng; những vật gia dụng: khuôn bánh thuẫn, bánh kẹp, bánh in, chát, lu gốm, cối xay lúa, quạt giê lúa, đôi nừng, cày bừa và những chiếc máy may cũ kết hợp làm bàn cà phê, máy điện thoại cổ…

Ngôi nhà cổ thứ hai là nhà ba gian hai chái được trạm trổ tinh vi, cầu kỳ khẳng định tay nghề cao của thợ cung đình xưa. Ngôi

Nhà cổ Quảng Đức Xưa.

nhà được bài trí với những cổ vật của làng gốm Quảng Đức, với những sản phẩm thuộc dòng gốm Quảng Đức cao cấp. Một số đồ cổ bằng đồng thau mà theo chủ nhân của nó là vô giá. Đó là những chậu kiểng trồng hoa, hồ cá kiểng cho dòng gốm không tráng men. Trong số này có một chiếc chậu còn khá nguyên vẹn và khắc rõ dòng chữ “1934 Village Quang Duc”. Họa tiết tinh tế trên đất nung đã minh chứng dòng gốm nổi tiếng của Việt Nam đã được các thương nhân người Pháp sử dụng và mang sang châu Âu.

Nội thất bên trong cổ kính như bàn thờ, bộ tràng kỷ đều được làm bằng gỗ gõ và gỗ ké, chủ yếu là gỗ gõ mộc nên có màu đen

Nét đẹp gốm Quảng Đức thu hút khách tìm hiểu, nghiên cứu.

Chúng tôi ấn tượng khi về Phú Yên không chỉ bởi vùng đất của nắng và gió biển, những con người hồn hậu, chân chất mà ở đó còn là không gian cổ kính của nhà cổ Quảng Đức Xưa bên bờ sông Cái...

Thiếu nữ Quảng Đức với trang phục cổ.

như gỗ mun, tạo vẻ huyền bí sang trọng cho căn nhà.

Căn nhà cổ với nhiều bức vách ngăn được trạm trổ hai mặt mang tính nghệ thuật cao và khẳng định tay nghề của thợ cung đình xưa. Những họa tiết được gắn với nét văn hóa người Việt xưa như Chuột sa hũ nếp, long ly quy phụng, mong muốn về cuộc sống ấm no đủ đầy cho người dân.

Anh Phạm Võ Quốc Bảo - người trông coi, quản lý tại điểm du lịch nhà cổ Quảng Đức Xưa với vẻ hiếu khách, niềm nở, thanh lịch, trẻ trung hướng dẫn cho đoàn chúng tôi cho biết thêm: Do đam mê đồ cổ, thích sưu tầm cổ vật lưu giữ, đó là: gốm Quảng Đức, một dòng gốm được đánh

giá là độc đáo trong các dòng gốm cổ của người Việt nên chủ nhân của nhà cổ đã xây dựng nhà cổ Quảng Đức. Mong muốn du khách sẽ được hoài niệm về một làng quê trù phú và cũng lưu giữ, bảo tồn di sản của cha ông là ý tưởng chủ đạo để mở cửa nhà cổ Quảng Đức Xưa với mục đích giới thiệu đến công chúng về một làng nghề nổi tiếng cũng như để lưu giữ những sản phẩm bình dị mà độc đáo của cha ông. Chủ nhân của nhà cổ Quảng Đức Xưa chính là nhà báo Phạm Lê Quốc Cường - Lê Xuân Tựu và cũng là một người con của Tuy An, Phú Yên và của chính làng lụa Ngân Sơn và gốm Quảng Đức giàu bản sắc văn hóa.

Trải nghiệm ngắm nhà cổ, du khách còn được thưởng thức bánh ít dừa, uống cà phê, giải khát trà xanh, nước trái cây giữa tiết trời nóng bức sẽ cho bạn một cảm giác thư thái khi ngồi nghỉ chân dưới tán cây, bên ngôi nhà cổ. Cùng với những điểm đến không thể bỏ qua trong tuyến du lịch phía bắc tỉnh Phú Yên như gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng, Thành An Thổ, chùa Đá Trắng…Nhà cổ Quảng Đức Xưa thực sự là điểm dừng chân thú vị đối với du khách trong hành trình khám phá và tìm hiểu văn hóa Phú Yên.

Cô giáo... TIẾP TRANG 5

... Cô đem chiếc xe đạp, bảo cho con Còi, cháu tôi đây, làm phương tiện để đến lớp hàng ngày. Nhà nó xa trường hơn hai cây số, hôm nào cũng đến muộn, bị nhà trường ghi vào sổ liên lạc… Tôi hỏi, bao nhiêu tiền, nhà tôi không có đâu, cháu đi bộ cũng được. Cô bảo, không tiền bạc gì đâu, cháu tặng bé Còi đấy ạ. Tôi nghễnh ngãng, tưởng cô bảo “đòi bé Còi” gì đó, thế là tôi xua cô ấy ra khỏi nhà. Khi nghe bố cháu nói, tôi mới hiểu tấm lòng cô

Hồng đối với học trò nghèo... Tôi hỏi thầy, có người còn ăn nọ, ăn kia… vẫn nhăn răng đấy thôi. Nếu kỷ luật, tôi xin nhận thay cho cô Hồng.

Tất cả cười ồ lên vì câu nói của cụ. Thầy Khoa như hiểu ra mọi chuyện:

- Thưa các cụ. Nghe các cụ nói, tôi đã hiểu ra rồi. Ừ nhỉ, sao ngày kỷ niệm nhà giáo thì học sinh, hay cha mẹ học sinh cứ phải đến thăm thầy? Những năm trước đây, cũng có hiện tượng, em nào, phụ huynh nào không đến thăm

thì… học sinh đó bị điểm thấp hoặc hạnh kiểm thấp. Không thể chấp nhận được. Nghĩ cho đúng thì học sinh là trung tâm trong nhà trường. Phải được đối xử tôn trọng và thương yêu nhất. Ngừng một lát, thầy Khoa nói tiếp:

- Thưa các cụ. Chuyện cô Hồng giờ tôi mới biết. Việc làm của cô sẽ là một tấm gương cần được nhân rộng trong trường cho những ngày kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam các năm tiếp theo. Không có trò sao có thầy…

Xin cảm ơn các cụ. Mời các cụ ngồi uống nước ạ…

Giữa lúc đó, trên loa phóng thanh của trường phát ra lời hát:

“Trên những nẻo đường của Tổ quốc xinh tươi có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương, có những bài ca nghe rạo rực lòng người. Bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em người giáo viên nhân dân… Tự hào như em người chiến sĩ văn hóa, lớn lên trong chiếc nôi quê hương Việt Nam”.

THỨ BẢY 24 - 11 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Góc ảnh đẹp

Quay tơ. Ảnh: Võ Đình Quýt

VIẾT TRỌNG

Tấm huy chương vàng giải tỉnh đầu tiênCầm tấm huy chương vàng và chiếc cúp vô

địch trên tay, bà Nguyễn Thị Liên không giấu được niềm vui: “Đây là chiếc cúp vô địch cá nhân đầu tiên tôi giành được ở một giải tỉnh lớn như vậy” - bà cười tươi.

Người Hà Nội, năm nay 53 tuổi, bà Liên cùng gia đình mới chỉ vào Đà Lạt sinh sống vào năm 2014. Bà Liên đến với bóng bàn từ khoảng năm 46 tuổi, khi đó một người bạn biết chơi bóng bàn rủ bà đến một câu lạc bộ thử tập cho vui, rồi bà bắt đầu chơi từ đó. Tự tập là chính, nhưng rồi lâu dần bà đâm mê bóng bàn, chơi bóng bàn trở thành một thói quen, được bà duy trì hằng ngày.

Tại Đà Lạt, bà gia nhập Câu lạc bộ bóng bàn của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh và mỗi ngày đi tập chừng 2 tiếng, từ 5-7 giờ tối. “Câu lạc bộ sinh hoạt rất vui, mọi người ở đây rất hòa đồng, đi tập vừa khỏe người, vừa giao lưu được với mọi người chứ mình từ xa vào lúc đầu đâu biết ai, nhờ bóng bàn mà quen với mọi người ở đây” - bà nói.

Tại Giải Bóng bàn các nhà Quản lý và Trung cao tuổi toàn tỉnh 2018 năm nay, bà Liên lần lượt vượt qua các đối thủ trong tỉnh để vào đến trận chung kết và giành huy chương vàng và cúp vô địch trong nhóm tuổi nữ từ 45 trở lên của Giải trung cao tuổi. Nhưng đây không phải là tấm huy chương vàng duy nhất tại giải giành được mà bà còn có thêm 1 huy chương vàng nữa trong nội dung đánh đôi nam nữ trong Giải trung cao tuổi cho nhóm tuổi từ 45 trở lên. VĐV nam cùng giành huy chương vàng với bà là ông Hoàng Thúc Trinh, cũng là một thành viên trong Câu lạc bộ Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

“Vào Đà Lạt mới giành được huy chương

Những tay vợt xuất sắc sân chơi trung cao tuổiĐó là 3 trong rất nhiều VĐV nổi bật tại Giải Bóng bàn Trung cao tuổi toàn tỉnh Lâm Đồng vừa được tổ chức mới đây. Với họ, đến với bóng bàn và tìm thấy rất nhiều niềm vui ở môn thể thao này.

giải tỉnh chứ trước đây có thi đấu đâu mà có” - bà Liên cười tươi và khẳng định năm đến ở giải này sẽ lại tiếp tục đăng ký thi đấu.

Nhà báo yêu thể thao Với những người yêu bóng bàn trong tỉnh,

Võ Trần Phú không phải là một cái tên xa lạ. Đơn giản vì tay vợt này đã gắn bó rất lâu

với bóng bàn, từng so tài ngang ngửa với rất nhiều VĐV bóng bàn mạnh trong tỉnh, từ giải từ cấp thành phố Đà Lạt đến giải cấp tỉnh và ông cũng từng giành rất nhiều huy chương.

Là người Đà Lạt, năm nay đã vào hàng “thất thập” - 70 tuổi (sinh năm 1948), ông Võ Trần Phú từng tham gia kháng chiến, là một nhà báo, đạo diễn, nhà quay phim, nghệ sỹ nhiếp ảnh… tên tuổi của tỉnh, từng làm việc cho các cơ quan truyền thông trong tỉnh. Nay dù đã về hưu ông vẫn tiếp tục cộng tác cho báo, đài, là thành viên tích cực của Hội Nhà báo tỉnh.

Nhưng nhà báo đa tài này cho biết không chỉ mê bóng bàn, ngày còn trẻ ông còn chơi được nhiều môn thể thao trong đó có bóng chuyền, từng là một cầu đập trên hàng công, đến khi lớn tuổi ông mới chuyển sang chơi bóng bàn. Không chỉ thường xuyên tập luyện với các thành viên trong Câu lạc bộ Bóng bàn Nguyễn Công Trứ hằng ngày, ông còn tích cực tham gia các giải thành phố và giải tỉnh.

“Bóng bàn trong nhà nên ở Đà Lạt chơi lúc nào cũng được, sáng chiều, mưa nắng không ảnh hưởng. Tập bóng bàn với người cao tuổi rất có lợi về sức khỏe, rèn luyện chân tay cứng cáp, giảm thoái hóa khớp, luyện phản xạ tay chân nhanh nhẹn hơn, mắt cũng được rèn luyện để nhìn theo bóng chống lão hóa. Rất nhiều ích lợi mà người lớn tuổi nên tham gia” - ông suy nghĩ.

Thi đấu tại giải Trung cao tuổi tỉnh lần này, ông chính là một trong những VĐV lớn tuổi nhất trong nội dung từ 65 tuổi trở lên và tuy chỉ giành được huy chương bạc nhưng với ông việc thắng thua ở giải không quan trọng vì, như ông cười, chỉ tham gia thi đấu với mọi người đã là vui rồi.

Thể thao là niềm vuiCũng là một tay vợt quen thuộc trong các

giải bóng bàn của tỉnh trong nhiều năm nay, đặc biệt là Giải các nhà Quản lý và Trung cao tuổi hằng năm, đó là ông Nguyễn Đức Thìn.

Sinh năm 1952, năm nay đã 66 tuổi, ông Thìn quê ở Quảng Ngãi nhưng vào Lâm Đồng rất lâu, từng là cán bộ kháng chiến trong vùng Di Linh, Bảo Lộc. Ông công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Lâm Đồng rất lâu cho đến khi về hưu.

Ông Thìn cho biết ông bắt đầu với bóng bàn cũng từ khá lâu, lúc đầu chỉ là tự chơi, tự

tập cho mình là chính : “Thì ngày đó ai cũng vậy mà, có lớp lang bài bản gì đâu, cứ có bàn bóng và người chơi cùng là được rồi, vợt thì vợt chợ cũng được, chơi dần rồi lên tay”- ông cười vui.

Ông tham gia các giải bóng bàn từ khi còn đi làm việc, đến khi về hưu ông tham gia vào Câu lạc bộ Bóng bàn Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, hằng ngày đến đây tập luyện và thường xuyên có mặt tại các giải tỉnh, rất có duyên với huy chương tại các giải ông tham dự. Tính đến nay, ông đã giành trên 20 huy chương ở các giải trong tỉnh, trong đó có không ít là huy chương vàng.

Tại Giải bóng bàn các nhà Quản lý và Trung cao tuổi 2018 năm nay, ông Thìn lại tiếp tục giành huy chương vàng với cúp vô địch trong nhóm tuổi trên 65 Giải Trung cao tuổi.

Nhưng cũng như nhà báo Võ Trần Phú, với ông Thìn, niềm vui của bóng bàn mang lại chính là sức khỏe. Ông chơi bóng bàn vì thấy môn thể thao này giúp ích ông rất nhiều, giúp ông nhanh tay, nhanh mắt, nhanh chân, nâng cao thể lực lẫn tinh thần khi cùng chung nhau tập luyện thi đấu với mọi người. “Tôi nghĩ người lớn tuổi nên chọn một môn thể thao để tập luyện và bóng bàn rất phù hợp với người ở Lâm Đồng - Đà Lạt”.

Bà Nguyễn Thị Liên. Nhà báo Võ Trần Phú. Ông Nguyễn Đức Thìn.

Đội tuyển Việt Nam rời Yangon (Myanmar) với trận hòa không bàn thắng.

Toàn đội sẽ chuẩn bị cho cuộc tiếp đón Campuchia vào ngày 24/11.

Trước đó, vào lúc 10 giờ 30 sáng 21/11, huấn luyện viên Park Hang-seo cho các cầu thủ tập nhẹ trên sân phụ của sân vận động Thuwunna, duy trì trạng thái thi đấu cho các cầu thủ, tránh sức ì. Số cầu thủ đá chính ở trận gặp Myanmar chỉ thả lỏng, trong khi các cầu thủ dự bị hoặc không thi đấu tập với cường độ vừa phải.

Vẫn còn những điều khiến huấn luyện viên Park Hang-seo chưa hài lòng ở trận hòa Myanmar 0-0 tối 20/11, nhưng mọi nỗi buồn, sự tiếc nuối đã được gạt sang một bên.

Sau một đêm nghỉ ngơi, Ban huấn luyện cùng các tuyển thủ đều thống nhất xác định chặng đường còn dài và cần phải tiếp tục duy trì sự tập trung, trước mắt là trận gặp Campuchia trên Sân vận động Hàng Đẫy sau đây ba ngày.

Hiện tại, không có cầu thủ nào của đội tuyển Việt Nam gặp vấn đề về chấn thương hay sức khỏe nhưng Văn Hậu và Ngọc Hải

đều đã phải nhận thẻ vàng trong những trận đấu đã qua của bảng A, vì thế huấn luyện viên Park Hang-seo đã phải nhắc nhở các cầu thủ cần thi đấu tập trung nhưng cũng phải tỉnh táo, kiềm chế, tránh phạm những lỗi phản ứng không đáng có với trọng tài.

Không loại trừ khả năng khi đội tuyển Việt Nam tiếp đón Campuchia lúc 19 giờ 30 ngày 24/11, huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ có thêm những sự thay đổi trong đội hình xuất phát, trao cơ hội thi đấu cho một số cầu thủ dự bị vẫn chưa ra sân thi đấu một phút nào từ đầu AFF Suzuki Cup 2018 đến nay.

Cơ hội lọt vào Bán kết với vị trí nhất bảng A vẫn trong tầm tay đội tuyển Việt Nam nhưng chúng ta không được phép chủ quan, nhất là khi Campuchia đang rất hưng phấn và tự tin khi vừa vượt qua đội tuyển Lào. Theo kế hoạch, sau khi quay lại Hà Nội, thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo sẽ vẫn tập luyện trên sân Yanmar của Liên đoàn bóng đá Việt Nam để chuẩn bị cho trận đấu cuối cùng vòng đấu bảng gặp Campuchia.

TTXVN

Đội tuyển Việt Nam tập trung sức lực để đánh bại Campuchia