26
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội”. Sinh viên thực hiện : PHẠM VĂN HUỲNH Lớp : KHĐ Khóa : 54 Chuyên ngành : KHOA HỌC ĐẤT Giáo viên hướng dẫn : TS.PHAN QUỐC HƯNG

đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Embed Size (px)

DESCRIPTION

tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã lệ chi, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Citation preview

Page 1: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng

bền vững tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội”.

Sinh viên thực hiện : PHẠM VĂN HUỲNH

Lớp : KHĐ

Khóa : 54

Chuyên ngành : KHOA HỌC ĐẤT

Giáo viên hướng dẫn : TS.PHAN QUỐC HƯNG

Page 2: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

NỘI DUNG BÁO CÁO

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Phần 3: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Phần 4: Kết quả nghiên cứu

Phần 5: Kết luận và kiến nghị

Page 3: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

1.1 Tính cấp thiết của đề tài- Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của con người- Đất đai luôn chịu sự tác động của con người thông qua các loại hình sử dụng đất, sự tác động của con người làm cho tính bền vững của đất đai ngày càng giảm dần, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.- Xã Lệ Chi là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, với tổng diện tích tự nhiên là 810,11 ha (trong đó có 440,93 ha là đất nông nghiệp). Hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua của xã chưa cao- Vì vậy, để giúp xã Lệ Chi lựa chọn được loại hình sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của xã, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội”.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Page 4: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

Mục đích:Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã. Yêu cầu: - Nắm chắc các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Lệ Chi.- Những đề xuất, kiến nghị phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

Page 5: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Khái quát về hiệu quả sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.4 Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Page 6: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :- Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đất nông nghiệp, các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn của xã.- Phạm vi trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia lâm, TP.Hà Nội

3.2 Nội dung nghiên cứu:- Nghiên cứu một số đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất của xã

- Hiện trạng sử dụng đất của xã Lệ Chi - Xác định các loại hình sử dụng đất trong xã - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp- Phương pháp xử lí số liệu điều tra- Phương pháp chuyên gia

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Page 7: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

- Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất* Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu:+ Giá trị sản xuất = Lượng sản phẩm thu được x Giá bán sản phẩm+ Chi phí trung gian+ Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - chi phí trung gian+ Hiệu quả đồng vốn đầu tư vào sản xuất = Giá trị gia tăng/1 đơn vị chi phí.* Đánh giá hiệu quả xã hội qua các chỉ tiêu:+ Khả năng giải quyết việc làm.+ Giá trị một ngày công lao động+ Khả năng nâng cao đời sống của người dân+Chi phí trung gian trong quá trình sản xuất.* Đánh giá hiệu quả môi trường theo các tiêu chí:+ Tình hình sử dụng phân bón+ Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật+ Phân tích một số chỉ tiêu: Hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong các mẫu đất đại diện cho các LUT

Page 8: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội.4.1.1 Đặc điểm tự nhiên- Lệ Chi là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm, cách trung tâm huyện khoảng 10km. - Địa hình của xã không đồng nhất, bị chia cắt bởi hệ thống đê sông Đuống, Địa hình tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.- Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu của xã Lệ Chi mang nét đặc trưng của vùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa- Xã Lệ Chi chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn của sông Đuống: lưu lượng nước trung bình hằng năm khoảng 2.700m3/s4.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Lệ Chi là 810,11 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có diện tích là 440,93 ha chiếm 54,43% tổng diện tích tự nhiên. - Toàn xã có 9927 nhân khẩu, 2347 hộ, tỉ lệ phát triển dân số là 0,95%, dân cư được phân bổ trên 6 thôn

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Page 9: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

- Cơ cấu kinh tế đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh- Công tác giáo dục được chăm lo, con em nhân dân đến trường đạt tỉ lệ cao, tỉ lệ sinh giảm đáng kể, văn hoá thể dục thể thao được quan tâm- Vấn đề an ninh trật tự được giữ vững trên địa bàn xã- Cơ sở hạ tầng những năm gần đây đó được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Page 10: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Ảnh 1: xã Lệ Chi- huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội

Page 11: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

4.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Lệ Chi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bảng 4.1 Các loại hình và kiểu sử dụng đất nông nghiệp xã Lệ Chi

STT Loại hình sử

dụng đất (LUT)

hiệu

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%) Kiểu sử dụng đất

1 Chuyên lúa LUT1 42,58 9,66 Lúa xuân- Lúa mùa

2 2Lúa-1màu LUT2 124,87 28,32

Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương

Lúa xuân- Lúa mùa- Rau các

loại (su hào, cải bắp, ..)

3 Chuyên màu LUT3 116,18 26,35 Ngô

4 Chuyên rau LUT4 140,0 31,75

Cải bẹ- Củ đậu- Su hào

Súp lơ xanh- Dưa chuột- Bắp

cải

5 Chuyên cá LUT5 17,30 3,92 Chuyên cá

Page 12: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Bảng 4.2 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất xã Lệ Chi Tính trên 1ha

STT LUT Kiểu sử dụng đất GTSX

(Triệu đ/ha)

CPTG

(Triệu đ/ha)

GTGT

(Triệu đ/ha)

HQĐV

(lần)

1 Chuyên lúa Lúa xuân- Lúa mùa 45,01 19,35 25,66 1,33

2 2Lúa-màu

Lúa xuân-Lúa mùa-Đậu tương 69,85 26,18 43,67 1,67

Lúa xuân-Lúa mùa-Su hào 91,54 30,01 61,53 2,05

Lúa xuân-Lúa mùa-Cải bắp 107,03 31,43 75,60 2,41

3 Chuyên màu Ngô đông xuân-Ngô hè thu 39,20 15,90 23,30 1,46

4 Chuyên rau Cải bẹ-Củ đậu-Su hào 174,86 38,92 135,94 3,49

Súp lơ xanh-Dưa chuột-bắp cải 178,39 38,07 140,32 3,68

5 Chuyên cá Chuyên cá 75,45 22,60 52,85 2,34

Page 13: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

4.4 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

Bảng 4.3 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất xã Lệ ChiTính trên 1 ha

STT Kiểu sử dụng đất CPTG

(Triệu đồng)

(công/ha)

GTNC

(1000d/công)

1 Lúa xuân-Lúa mùa 19,35 350,0 73,31

2

LX-LM-Đậu tương 26,18 546,0 79,98

LX-LM-Su hào 30,01 670,0 91,83

LX-LM-Cải bắp 31,43 665,0 113,68

3 Ngô đông xuân-Ngô hè thu 15,90 490,0 47,55

4 Cải bẹ-củ đậu-su hào 38,92 846,0 160,68

Súp lơ xanh-dưa chuột-bắp cải 38,07 924,0 151,86

5 Chuyên cá 22,60 840,0 62,91

Page 14: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

STT Hiệu quả

LUT

Số công LĐ

(công/ha)

GTNC (nghìn

đồng/công) HQĐV (lần)

1 Cao (3*) >700 >100 >2,5

2 Khá (2*) 400-700 50-100 1,5-2,5

3 Thấp (1*) <400 <50 <1,5

STT Kiểu Sử dụng đất LĐ GTNC HQĐV Tổng

1 Lúa xuân - lúa mùa 1* 2* 1* 4*

2

LX-LM-đậu tương 2* 2* 2* 6*

LX-LM-su hào 2* 2* 2* 6*

LX-LM-cải bắp 2* 3* 2* 7*

3 Ngô đông xuân-ngô hè thu 2* 1* 1* 4*

4 Cải bẹ-củ đậu-su hào 3* 3* 3* 9*

Súp lơ xanh-dưa chuột-cải bắp 3* 3* 3* 9*

5 Chuyên cá 3* 2* 2* 7*

Bảng 4.5 Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất xã Lệ Chi

Bảng 4.4 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất

Page 15: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Bảng 4.6 Mức độ chấp nhận của người dân với loại hình sử dụng đất

STT LUT Mức độ chấp nhận

của người dân Lý do

1 Chuyên lúa 1* Hiệu quả không cao, vụ đông nhàn hơn

nhiều lao động không có việc làm.

2 2 lúa-1 màu 3*

Đại đa số ai cũng làm, có GTSX cao, tạo

thu nhập khá cho gia đình, giải quyết

việc làm ở vụ đông.

3 Chuyên màu 1* Đem lại hiệu quả kinh tế không cao

4 Chuyên rau 4*

Có giá trị kinh tế cao, giúp người dân

nhanh chóng thoát nghèo và có của ăn

của để.

5 Chuyên cá 3* Mang lại hiệu quả kinh tế khá, tuy nhiên

phải có vốn đầu tư cao.

1* Không chấp nhận 2* Chấp nhận bình thường 3* Chấp nhận 4* Rất ủng hộ và khen ngợi

Page 16: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

4.5 Hiệu quả môi trường Bảng 4.7 Tổng hợp mức độ bón phân của một số loại cây trồng

Cây trồng

Lượng bón thực tế, kg/ha So với tiêu chuẩn (*)

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)

P.C

(tấn/ha)

N

(kg/ha)

P2O5

(kg/ha)

K2O

(kg/ha)

P.C

(tấn/ha)

Lúa xuân 75,4 62,5 64,5 6,4 120-130 80-90 30-60 8-10

Lúa mùa 67,9 55,0 64,5 5,8 80-100 50-60 0-30 6-8

Cải bắp 153,3 44,0 104,2 15,0 180-200 80-90 110-120 25-30

Su hào 128,9 37,0 91,4 12,5 180-200 80-90 110-120 25-30

Ngô 70,5 75,0 65,7 6,4 120-150 80-90 30-60 8-10

Đậu tương 21,5 18,5 20,6 4,0 20 40-60 40-60 5-6

Dưa chuột 70,8 35,2 18,8 10,5 69 32 9 30-35

Súp lơ 150,2 121,2 150,5 25,4 150 343,5 361,5 30-35

Cải bẹ 90,6 75,8 20,5 2,0 80-140 60-80 30-80 3-5

Củ đậu 260,3 110,6 80,4 2,5 255-320 111-133 107-122 3-4

Page 17: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Bảng 4.8 Mức độ sử dụng thuốc BVTV tại xã Lệ Chi

STT Tên thuốc Cây trồng Độ độc

Lượng dùng thực tế Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Hoạt chất (g) a.i/ha/vụ

Cách ly (ngày)

Hoạt chất (g) a.i/ha/vụ

Cách ly (ngày)

1 DANTOX 5EC Lúa Trung bình 30 7 10-25 10

2 ANVIL 5SC Lúa, Ngô Trung bình 35 10 50 14

3 ATACO 500ND Đậu tương Trung bình 500 - 500-600 -

4 WAMTOX 100EC Lúa Trung bình 120 3 75-100 -

5 SOLITO 320EC Lúa Ít độc 480 5 320 -

7 FUJIMIN 20SL Lúa, cà chua Trung bình 240 4 200-300 7

8 MEKONMECTIN

3.8EC Súp lơ Trung bình 49,4 3 41,8 5

9 PADAN 95SP Lúa Trung bình 190 5 76 7

Page 18: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Ảnh 2: Một số loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng

Page 19: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Bảng 4.9 Kết quả phân tích hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất Đơn vị tính: mg/kg đất khô

STT LUT

NO3- Kim loại nặng

Kết quả Đánh giá

Cu Pb Zn

1 Chuyên lúa 7,94 Thấp 36,13 21,82 55,12

2 2 lúa-1 màu 3,41 Rất thấp 32,38 26,81 61,48

3 Chuyên màu 19,90 Trung bình 27,21 23,50 63,69

4 Chuyên rau 4,02 Rất thấp 54,75 53,45 68,90

5 Chuyên cá 2,50 Rất thấp 28,94 17,33 60,23

Loại tiêu chuẩn Theo Bashour 2001[34] 50 70 200

QCVN 03:2008/BTNMT

Page 20: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Bảng 4.10 Thang đánh giá hàm lượng NO3- trong đất

Đơn vị tính: mg/kg đất khô. 0-5 5-15 15-30 30-40 >40

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Page 21: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

4.6 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp LUT Chuyên rau> LUT 2 lúa-1 màu>LUT Chuyên cá> LUT Chuyên

lúa> LUT Chuyên màu LUT chuyên rau đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao nhất cần

tiếp tục được mở rộng diện tích LUT 2 lúa- 1 màu có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở mức khá, có

hiệu quả tích cực đến môi trường đất nên cũng cần chú trọng phát triển. LUT chuyên cá có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở mức khá, chưa

ảnh hưởng lớn đến môi trường, tuy nhiên cần có vốn đầu tư ban đầu lớn LUT chuyên lúa tuy có hiệu quả kinh tế không cao song hiệu quả xã hội

vẫn ở mức khá, ít ảnh hưởng đến môi trường, đây vẫn là LUT có vai trò quan trọng, đặc biệt trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực

LUT chuyên màu đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đều thấp, tuy ít ảnh hưởng đến môi trường cần hạn chế hoặc có những biện pháp kĩ thuật mới để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Page 22: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

Bảng 4.11 Cân đối diện tích các kiểu sử dụng đất được đề xuất

STT Kiểu sử dụng đất Diện tích hiện

trạng (ha)

Diện tích

tương lai (ha)

Biến động

diện tích (ha)

1 Lúa xuân- lúa mùa 42,58 22,08 -20,5

2 Lúa xuân- lúa mùa- cải bắp 124,87 143,87 +19,0

3 Ngô đông xuân- ngô hè thu 116,18 91,08 -25,1

4 Súp lơ xanh- dưa chuột- cải bắp 140,00 165,10 +25,1

5 Nuôi cá 17,30 18,80 +1,5

7 Tổng 440,93 440,93 0

Page 23: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

4.7 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Giải pháp quy hoạch sử dụng đất

Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã hợp lí, thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa”, cấp giấy chứng nhận và quyền sử dụng đất cho nhân dân trong xã.

Giải pháp kĩ thuật Thực hiện chương trình khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ

khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao Tăng cường liên kết cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, ứng

dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất. Cần có cơ chế quản lí sử dụng thuốc BVTV, đưa chương trình IPM vào sản

xuất đảm bảo cho sự phát triển bền vững Giải pháp về chính sách và vốn Có cơ chế đãi ngộ phù hợp với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ

khoa học kĩ thuật Xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng nhà nước, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất

Page 24: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Lệ chi là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. 2.Về hiệu quả kinh tế có kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: lúa xuân- lúa mùa- cải bắp , súp lơ xanh- Dưa chuột- bắp cải. 3.Về hiệu quả xã hội: LUT thu hút được nhiều công lao động nhất là LUT chuyên rau có GTNC và HQĐV đều ở mức cao, tất cả các tiêu chí đánh giá đều đạt 3* theo tiêu chuẩn đánh giá. 4.Về hiệu quả môi trường: LUT có ảnh hưởng tốt đến chất lượng môi trường nhất là LUT chuyên cá, các LUT còn lại đa phần đều ít gây hại đến môi trường, LUT chuyên rau có tác động xấu đến môi trường khi hàm lượng Cu trong đất vượt ngưỡng cho phép. 5. LUT Chuyên rau> LUT 2 lúa-1 màu> LUT Chuyên cá> LUT Chuyên lúa> LUT Chuyên màu

KẾT LUẬN

Page 25: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu của đề tài sớm được đưa ra thực hiện trên địa bàn xã để

có thể khẳng định và xem xét ở những vùng có điều kiện tương tự. Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu chuyển giao tiến bộ

khoa học kĩ thuật giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể đem lại hiệu quả cao.

Page 26: đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững

LOGO