26
DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI I – KHÁI NIỆM VỀ CẶP OXI HÓA – KHỬ CỦA KIM LOẠI Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử. Một cặp oxi hóa – khử được biểu diễn dưới dạng oxi hóa/khử (M n+ /M). Ví dụ: Cu 2+ và Cu tạo thành một cặp oxi hóa – khử Cu 2+ /Cu II – PIN ĐIỆN HÓA 1. Khái niệm về pin điện hóa, suất điện động và thế điện cực a) Cấu tạo pin điện hóa: Hai cốc thủy tinh, một cốc chứa 50 ml dung dịch CuSO 4 1M, cốc kia chứa 50 ml dung dịch ZnSO 4 1M. Nhúng một lá Cu vào dung dịch CuSO 4 , một lá Zn vào dung dịch ZnSO 4 . Nối hai dung dịch bằng một hình chữ U đựng dung dịch Na 2 SO 4 (hoặc KNO 3 ). Ống này được gọi là cầu muối. Thiết bị nói trên được gọi là pin điện hóa vì khi nối hai lá kim loại bằng một dây dẫn sẽ đo được một dòng điện đi từ lá Cu (điện cực +) đến lá Zn (điện cực –) b) Suất điện động và thế điện cực: - Sự xuất hiện dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn chứng tỏ rằng có sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực nói trên, tức là trên mỗi điện cực đã xuất hiện một thế điện cực nhất định - Suất điện động của pin (E) là hiệu của thế điện cực dương (E (+) ) và điện cực âm (E (-) ). Điện cực dương là điện cực có thế lớn hơn suất điện động của pin luôn là số dương E = E (+) – E (-) - Suất điện động chuẩn của pin (E o ) là suất điện động khi nồng độ ion kim loại ở điện cực đều bằng 1M (ở 25 o C) E o = E o (+) – E o (-) hoặc E o = E o catot – E o anot

Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠII – KHÁI NIỆM VỀ CẶP OXI HÓA – KHỬ CỦA KIM LOẠI

Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử. Một cặp oxi hóa – khử được biểu diễn dưới dạng oxi hóa/khử (Mn+/M). Ví dụ: Cu2+ và Cu tạo thành một cặp oxi hóa – khử Cu2+/Cu

II – PIN ĐIỆN HÓA

1. Khái niệm về pin điện hóa, suất điện động và thế điện cực

a) Cấu tạo pin điện hóa:

Hai cốc thủy tinh, một cốc chứa 50 ml dung dịch CuSO4 1M, cốc kia chứa 50 ml dung dịch ZnSO4 1M. Nhúng một lá Cu vào dung dịch CuSO4, một lá Zn vào dung dịch ZnSO4. Nối hai dung dịch bằng một hình chữ U đựng dung dịch Na2SO4 (hoặc KNO3). Ống này được gọi là cầu muối. Thiết bị nói trên được gọi là pin điện hóa vì khi nối hai lá kim loại bằng một dây dẫn sẽ đo được một dòng điện đi từ lá Cu (điện cực +) đến lá Zn (điện cực –)

b) Suất điện động và thế điện cực:

- Sự xuất hiện dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn chứng tỏ rằng có sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực nói trên, tức là trên mỗi điện cực đã xuất hiện một thế điện cực nhất định - Suất điện động của pin (E) là hiệu của thế điện cực dương (E(+)) và điện cực âm (E(-)). Điện cực dương là điện cực có thế lớn hơn và suất điện động của pin luôn là số dương

E = E(+) – E(-)

- Suất điện động chuẩn của pin (Eo) là suất điện động khi nồng độ ion kim loại ở điện cực đều bằng 1M (ở 25oC)

Eo = Eo(+) – Eo

(-) hoặc Eo = Eocatot – Eo

anot

- Ví dụ Eo = EoCu2+/Cu – EoZn2+/Zn gọi là suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn – Cu

a) Quan sát thí nghiệm:

Chuẩn bị sẵn pin điện hóa Zn – Cu, nối hai điện cực Zn và Cu bằng một dây dẫn, trên dây có mắc nối tiếp một vôn kế: - Xuất hiện dòng điện một chiều từ lá Cu (cực +) sang lá Zn (cực –) nhưng chiều di chuyển của dòng electron mạch ngoài thì ngược lại, từ lá Zn (cực –) sang lá Cu (cực +). Suất điện động của pin đo được là 1,10 V - Điện cực Zn bị ăn mòn dần 

Page 2: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

- Có một lớp kim loại đồng bám trên điện cực Cu - Màu xanh của cốc đựng dung dịch CuSO4 bị nhạt dần

2. Cơ chế phát sinh dòng điện trong

pin điện hóa

b) Giải thích hiện tượng của thí nghiệm:

- Điện cực Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e (sự mất electron xảy ra trên bề mặt lá Zn và lá Zn trở thành nguồn electron nên đóng vai trò cực âm, các electron theo dây dẫn đến cực Cu). Do vậy cực Zn bị ăn mòn - Trong cốc đựng dung dịch CuSO4, các ion Cu2+ di chuyển đến lá Cu, tại đây chúng bị khử thành Cu kim loại bám trên cực đồng: Cu2+ + 2e → Cu. Nồng độ Cu2+ trong dung dịch giảm dần, khiến cho màu xanh trong dung dịch nhạt dần - Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn – Cu, nồng độ ion Zn2+ trong cốc đựng dung dịch ZnSO4 tăng dần, nồng độ ion Cu2+ trong cốc kia giảm dần. Đến một lúc nào đó, dòng electron trong dây dẫn không còn, dòng điện tự ngắt - Để duy trì được dòng điện trong quá trình hoạt động của pin điện hóa, người ta dùng cầu muối. Vai trò của cầu muối là trung hòa điện tích của 2 dung dịch: các ion dương Na+ hoặc K+ và Zn2+ di chuyển qua cầu muối đến cốc đựng dung dịch CuSO4. Ngược lại , các ion âm SO4

2- hoặc NO3- di chuyển qua cầu muối đến dung dịch ZnSO4 - Ở mạch ngoài (dây dẫn), dòng electron đi từ cực Zn sang cực Cu còn dòng điện đi từ cực Cu sang cực Zn. Vì thế điện cực Zn được gọi là anot (nơi xảy ra sự oxi hóa), điện cực Cu được gọi là catot (nơi xảy ra sự khử). Vậy trong pin điện hóa, anot là cực âm còn catot là cực dương - Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong pin điện hóa Zn – Cu: quy tắc α

Page 3: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Cu2+ + Zn → Zn2+ + Cu

c) Kết luận:

- Có sự biến đổi nồng độ của các ion Cu2+ và Zn2+ trong quá trình hoạt động của pin - Năng lượng của phản ứng oxi hóa – khử trong pin điện hóa đã sinh ra dòng điện một chiều - Những yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hóa như: nhiệt độ, nồng độ của ion kim loại, bản chất của kim loại làm điện cực

III – THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠI

1. Điện cực hiđro chuẩn

Để có thể so sánh thế điện cực giữa hai cặp oxi hóa – khử, điều cần thiết trước hết là thế điện cực của chúng phải được so sánh với một tiêu chí nào đó. Có nghĩa là ta phải chọn cặp oxi hóa – khử để quy chiếu và quy ước nó có thế điện cực bằng 0. Cặp quy chiếu được chọn là cặp oxi hóa – khử 2H+/H2

Cấu tạo của điện cực hiđro chuẩn: gồm một thanh platin (Pt) được đặt trong một dung dịch axit có nồng độ ion H+ là 1M (pH = 0). Bề mặt điện cực hấp thụ khi hiđro, được thổi liên tục vào dung dịch dưới áp suất 1 atm. Như vậy trên bề mặt điện cực hiđro xảy ra cân bằng oxi hóa – khử của cặp oxi hóa – khử 2H+/H2

Quy ước rằng: thế điện cực của điện cực hiđro chuẩn bằng 0,00 V ở mọi nhiệt độ, tức là:

Eo2H

+/H = 0,00 V

2. Thế điện cực chuẩn của kim loại

Ta dùng thế điện cực hiđro chuẩn Eo2H+/H2 để xác định thế điện cực chuẩn

cho các cặp oxi hóa – khử khác. Bằng cách nối cặp oxi hóa – khử Mn+/M chuẩn (cation Mn+ có nồng độ 1M, nhiệt độ 25oC) với cặp 2H+/H2 chuẩn. Thế điện cực chuẩn của kim loại cần đo được chấp nhận bằng suất điện động của pin tạo bởi điện cực hiđro chuẩn và điện cực chuẩn của kim loại cần đo. Có 2 trường hợp xảy ra với giá trị của thế điện cực chuẩn: - Thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M là số dương nếu khả năng oxi hóa của ion Mn+ trong nửa pin Mn+/M là mạnh hơn ion H+ trong nửa pin 2H+/H2 - Thế điện cực chuẩn của cặp Mn+/M là số âm nếu khả năng oxi hóa của ion Mn+ trong nửa pin Mn+/M là yếu hơn ion H+ trong nửa pin 2H+/H2 Ví dụ: Thế điện cực chuẩn của các cặp kim loại: Eo

Zn2+

/Zn = – 0,76 V ; EoAg

+/Ag = + 0,80 V

Page 4: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

IV – DÃY THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠI

Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại là dãy sắp xếp các kim loại theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn

     

Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại còn được gọi là dãy thế oxi hóa – khử chuẩn của kim loại, hoặc dãy thế khử chuẩn của kim loại. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người ta dùng tên dãy sao cho phù hợp

V – Ý NGHĨA CỦA DÃY THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠI

1. So sánh tính oxi hóa – khử

Trong dung môi nước, thế điện cực chuẩn của kim loại EoM

n+/M càng lớn thì tính oxi hóa của cation

Mn+ càng mạnh và tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại

2. Xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử

Xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử cũng là sự tìm hiểu về phản ứng đó trong điều kiện tự nhiên có xảy ra hay không. Có một số phương pháp xác định chiều của phản ứng oxi hóa – khử:

a) Phương pháp 1 (phương pháp định tính):

- Kim loại của cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn khử được cation kim loại của cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn (nói cách khác, cation kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn có thể oxi hóa được kim loại trong cặp có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn) - Ví dụ: ion Pb2+ có oxi hóa được Zn hay không trong phản ứng: Pb2+(dd) + Zn(r) → Pb(r) + Zn2+(dd) Nếu phản ứng hóa học trên xảy ra giữa 2 cặp oxi hóa – khử Pb2+/Pb và Zn2+/Zn, ta viết các cặp oxi hóa – khử trên theo trình tự: cặp nào có giá trị Eo lớn hơn ở bên phải, cặp nào có giá trị Eo nhỏ hơn ở bên trái. Ta có:

Page 5: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Theo quy tắc α: ion Pb2+ oxi hóa được Zn, sản phẩm là những chất oxi hóa (Zn2+) và chất khử (Pb) yếu hơn. Phản ứng trên có xảy ra - Kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn âm khử được ion hiđro của dung dịch axit (nói cách khác, cation H+ trong cặp 2H+/H2 có thể oxi hóa được kim loại trong cặp oxi hóa – khử có thế điện cực chuẩn âm)

b) Phương pháp 2 (phương pháp định lượng):

Quay lại ví dụ ion Pb2+ có oxi hóa được Zn hay không trong phản ứng: Pb2+(dd) + Zn(r) → Pb(r) + Zn2+

(dd). Phản ứng hóa học trên được tạo nên từ hai nửa phản ứng: - Nửa phản ứng oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e, ta có Eo

Zn2+

/Zn = -0,76 V- Nửa phản ứng khử: Pb2+ + 2e → Pb, ta có Eo

Pb2+

/Pb = -0,13 V Thế oxi hóa – khử của cả phản ứng (Eo

pư) được tính theo công thức: Eopư = Eo

Pb2+

/Pb – EoZn

2+/Zn = -0,13 –

(– 0,76) = +0,63 V Eo của phản ứng oxi hóa – khử là số dương (Eo

pư > 0), kết luận là phản ứng trên có xảy ra

3. Xác định suất điện động chuẩn của pin điện hóa

Eopin = Eo

(+) – Eo(-)

Ví dụ: suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn – Cu là: Eopin = Eo

Cu2+

/Cu – EoZn

2+/Zn = 0,34 – (–0,76) =

1,10 V

4. Xác định thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử

Ví dụ: Biết suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn – Ag là 1,56 V và thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Ag+/Ag là +0,80 V. Hãy xác định thế điện cực chuẩn của cặp Zn2+/Zn Ta có Eo

pin = EoAg

+/Ag –

EoZn

2+/Zn → Eo

Zn2+

/Zn= EoAg

+/Ag – Eo

pin = +0,80 – 1,56 = –0,76 V

Page 6: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

ĐIỆN PHÂN

I – KHÁI NIỆM

Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li - Sự điện phân là quá trình sử dụng điện năng để tạo ra sự biến đổi hóa học - Trong quá trình điện phân, dưới tác dụng của điện trường các cation chạy về cực âm (catot) còn các anion chạy về điện cực dương (anot), tại đó xảy ra phản ứng trên các điện cực (sự phóng điện) - Tại catot xảy ra quá trình khử cation (Mn+ + ne → M) còn tại anot xảy ra quá trình oxi hóa anion (Xn- → X + ne) - Người ta phân biệt: điện phân chất điện li nóng chảy, điện phân dung dịch chất điện li trong nước, điện phân dùng điện cực dương tan

II – SỰ ĐIỆN PHÂN CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Điện phân chất điện li nóng chảy

Trong thực tế, người ta thường tiến hành điện phân những hợp chất (muối, bazơ, oxit) nóng chảy của các kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca, Mg, Al

Ví dụ 1: Điện phân NaCl nóng chảy có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   NaCl   Anot ( + ) 2| Na+ + e → Na                  2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là: 2NaCl  2Na + Cl2 Cần có màng ngăn không cho Cl2 tác dụng trở lại với Na ở trạng thái nóng chảy làm giảm hiệu suất của quá trình điện phân. Một số chất phụ gia như NaF, KCl giúp làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hệ…

Ví dụ 2: Điện phân NaOH nóng chảy có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   NaOH    Anot ( + ) 4| Na+ + 1e → Na                           4OH- → O2 + 2H2O + 4e

Phương trình điện phân là: 4NaOH  4Na + O2 + 2H2O

Ví dụ 3: Điện phân Al2O3 nóng chảy pha thêm criolit (Na3AlF6) có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   Al2O3   Anot ( + ) 4| Al3+ + 3e → Al                        3| 2O2- → O2 + 4e

Page 7: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Phương trình điện phân là: 2Al2O3   4Al + 3O2

Criolit (Na3AlF6) có vai trò quan trọng nhất là làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 từ 2050oC xuống khoảng 900oC, ngoài ra nó còn làm tăng độ dẫn điện của hệ và tạo lớp ngăn cách giữa các sản phẩm điện phân và môi trường ngoài. Anot làm bằng than chì thì điện cực bị ăn mòn dần

do chúng cháy trong oxi mới sinh: C + O2  CO2 và 2C

+ O2   2CO

2. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước

Trong sự điện phân dung dịch, ngoài các ion do chất điện li phân li ra còn có các ion H+ và OH- của nước. Do đó việc xác định sản phẩm của sự điện phân phức tạp hơn. Tùy thuộc vào tính khử và tính oxi hóa của các ion có trong bình điện phân mà ta thu được những sản phẩm khác nhau. 

Ví dụ khi điện phân dung dịch NaCl, các ion Na+, H+(H2O) chạy về catot còn các ion Cl-, OH-(H2O) chạy về anod. Ion nào trong số chúng sẽ phóng điện ở các điện cực.

Cơ sở để giải quyết vẫn đề này là dựa vào các giá trị thế oxi hóa – khử của các cặp. Trong quá trình điện phân, trên catot diễn ra sự khử. Vì vậy khi có nhiều dạng oxi hóa thì trước hết dạng oxi hóa của cặp có thế lớn hơn sẽ bị khử trước. Ngược lại trên anot sẽ diễn ra sự oxi hóa dạng khử của cặp có thế oxi hóa – khử nhỏ nhất trước.

a) Khả năng phóng điện của các cation ở catot: Ở catot có thể xảy ra các quá trình khử sau đây:

- Mn+ + ne → M - 2H+(axit) + 2e → H2 - Hoặc ion hiđro của nước bị khử: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- Dạng oxi hóa của những cặp có thế càng lớn càng dễ bị khử. Theo dãy thế oxi hóa – khử thì khả năng bị khử của các ion kim loại như sau: - Các cation từ Zn2+ đến cuối dãy Hg2+, Cu2+, Fe3+, Ag+…dễ bị khử nhất và thứ tự tăng dần - Từ Al3+ đến các ion đầu dãy Na+, Ca2+, K+…không bị khử trong dung dịch - Các ion H+ của axit dễ bị khử hơn các ion H+ của nước

b) Khả năng phóng điện của các anion ở anot: Ở anot xảy ra quá trình oxi hóa các anion gốc axit như Cl-, S2-…hoặc ion OH- của bazơ kiềm hoặc nước - 2Cl- → Cl2 + 2e - 4OH- → O2 + 2H2O + 4e - Hoặc ion OH- của nước bị oxi hóa: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e Dạng khử của những cặp có thế oxi hóa – khử càng nhỏ càng dễ bị oxi hóa. Theo dãy thế oxi hóa – khử thì khả năng bị oxi hóa của các anion như sau: - Các anion gốc axit không chứa oxi dễ bị oxi hóa nhất theo thứ tự: RCOO- < Cl- < Br- < I- < S2-… - Các anion gốc axit như NO3-, SO4

2-, PO43-, CO3

2-, ClO4-…không bị oxi hóa - Riêng các ion OH- của kiềm hoặc của nước khó bị oxi hóa hơn các ion S2-, I-, Br-, Cl-… - Nếu khi điện phân không dùng các anot trơ như graphit, platin (Pt) mà dùng các kim loại như Ni, Cu,

Page 8: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Ag…thì các kim loại này dễ bị oxi hóa hơn các anion vì thế oxi hóa – khử của chúng thấp hơn, và do đó chúng tan vào dung dịch (anot tan)

c) Một số ví dụ:

- Điện phân dung dịch CuCl2 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )  CuCl2   Anot ( + ) Cu2+ + 2e   Cu                            2Cl-   Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là: CuCl2   Cu + Cl2 - Điện phân dung dịch K2SO4 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot (–)   K2SO4   Anot (+)    H2O, K+                 (H2O)             H2O, SO4

2- 2| 2H2O + 2e   H2 + 2OH-                    2H2O   O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân là: 2H2O   2H2 + O2 - Điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ có màng ngăn có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   NaCl   Anot ( + ) H2O, Na+            (H2O)          Cl-, H2O 

    2H2O + 2e   H2 + 2OH-                  2Cl-   Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là: 2NaCl + 2H2O   2NaOH + H2 + Cl2 Nếu không có màng ngăn thì: Cl2 + 2NaOH   NaCl + NaClO + H2O nên phương trình điện phân là: NaCl + H2O  NaClO + H2 - Điện phân dung dịch NiSO4 với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   NiSO4   Anot ( + ) Ni2+, H2O               (H2O)         H2O, SO4

2-    2| Ni2+ + 2e   Ni                      2H2O   O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân là: 2NiSO4 + 2H2O   2Ni + 2H2SO4 + O2 - Điện phân dung dịch NiSO4 với anot bằng Cu có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   NiSO4   Cu ( + )       Ni2+, H2O            (H2O)            H2O, SO4

2-        Ni2+ + 2e   Ni                          Cu   Cu2+ + 2e

Phương trình điện phân là: NiSO4 + Cu   CuSO4 + Ni - Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng Cu (như hình vẽ sau đây): Ở catot ( – ): Cu2+(dd) + 2e   Cu làm giảm nồng độ ion Cu2+ ở bên nhánh trái của ống chữ U 

Page 9: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Ở anot ( + ): Cu(r)   Cu2+(dd) + 2e làm tăng nồng độ ion Cu2+ ở bên nhánh trái của ống chữ U và anot dần dần bị hòa tan Phương trình điện phân là: Cu(r) + Cu2+(dd)    Cu2+(dd) + Cu(r) - Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa FeCl3, CuCl2 và HCl với anot trơ có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )   FeCl3, CuCl2, HCl   Anot ( + ) Fe3+, Cu2+, H+                                                  2| Fe3+ + 1e Fe2+                                                  Cu2+ + 2e   Cu                                        2Cl-   Cl2 + 2e                                                  2H+ + 2e   H2                                                  Fe2+ + 2e   Fe

Quá trình điện phân lần lượt xảy ra ở các điện cực là: 2FeCl3   2FeCl2 + Cl2 CuCl2   Cu + Cl2 2HCl   H2 + Cl2 FeCl2   Fe + Cl2

III – ĐỊNH LUẬT FARADAY

Khối lượng chất giải phóng ở mỗi điện cực tỉ lệ với điện lượng đi qua dung dịch và đương lượng của chất

m = 

Trong đó: - m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam) - A: khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực - n: số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận - I: cường độ dòng điện (A) - t: thời gian điện phân (s) - F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1) 

-  : đương lượng gam hóa học 

Biểu thức liên hệ: Q = I.t = 96500.ne   ne =   (ne là số mol electron trao đổi ở điện cực)

Ví dụ: Điện phân 100 ml dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn với cường độ dòng điện I = 1,93A. Dung dịch thu được sau khi điện phân có pH = 12. Biết thể tích dung dịch không đổi, clo không hòa tan trong nước và hiệu suất điện phân 100%. Thời gian tiến hành điện phân là: A. 50 s                              B. 60 s                                C. 100 s                                 D. 200 s

Giải:

Page 10: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

pH = 12   [OH-] = 10-2   nOH- = 10-3 M 

Tại catot (–) xảy ra phản ứng: 2H2O + 2e   H2 + 2OH-   ne = 10-3 mol   t =   =   = 50 s 

hoặc   mH2 = 10-3 gam   t =   = 50 s   Đáp án A

IV - ỨNG DỤNG CỦA ĐIỆN PHÂN

Sự điện phân có nhiều ứng dụng trong công nghiệp

1. Điều chế các kim loại (xem bài điều chế các kim loại) 2. Điều chế một số phi kim như H2, O2, F2, Cl2 3. Điều chế một số hợp chất như NaOH, H2O2, nước Gia – ven 4. Tinh chế một số kim loại như Cu, Pb, Zn. Fe. Ag, Au… 5. Mạ điện 

Điện phân với anot tan cũng được dùng trong mạ điện, nhằm bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật mạ. Anot là kim loại dùng để mạ (như hình vẽ là vàng) còn catot là vật cần mạ (cái thìa). Lớp mạ thường rất mỏng, có độ dày từ 5.10-5 ÷ 1.10-3 cm

 

 

 

 

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1 . Những kết luận nào sau đây không đúng: Từ dãy điện hoá của kim loại

1. KL càng về phía bên trái thì càng hoạt động(càng dễ bị oxi hóa),các ion của kim loại đó có tính oxi hóa càng yếu(càng khó bị khử )

2. KL bên trái dãy được KL bên phải(đứng sau) ra khỏi dd muối.

3. KL không tác dụng với nước đẩy được kim loại bên phải (đứng sau ) ra khỏi dd muối.

4. KL đứng trước H2 đẩy được hidro ra khỏi dd axit không có tính oxi hoá của nguyên tố trung tâm.

5. Chỉ những KL đầu dãy mới đẩy được hidro ra khỏi nước.

A. 1. B. 2. C. 3, 4. D. 4, 5.

Page 11: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Câu 2. Cho 3 pt ion:

a) Cu2+ + Fe Cu + Fe2+.

b) Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+.

c) Fe2+ + Mg Mg2+ + Fe.

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Tính khử của : Mg > Fe > Fe2+ > Cu. B. Tính khử của Mg > Fe2+ > Cu > Fe.

C. Tính oxi hoá của : Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+. D. Tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+.

Câu 3.Từ pt ion rút gọn : Cu + 2Ag+ Cu2+ + 2Ag. Hãy cho biết kết luận nào sau đây là sai:

A. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+. B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+. D. Cu bị oxi hoá bởi Ag+.

Câu 4. Cho một ít bột Fe vào dd AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dd A gồm

A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2, AgNO3. C.Fe(NO3)3, AgNO3 dư. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, AgNO3.

Câu 5. Cho một lá sắt vào dd chứa một muối trong những muối sau: ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2, NaNO3, Mgl2, AgNO3.

Số trường hợp xảy ra phản ứng là?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 6.Trong dãy điện hoá của kim loại vị trí một số cặp oxi hoá khử được sắp xếp như sau:

Al3+/Al, Fe2+/Fe, Ni2+/Ni, Cu2+/Cu, Fe3+/ Fe, Ag+/Ag, Hg2+/Hg.

Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu, Hg kim loại tác dụng được với dd muối sắt (III) là kim loại nào?

A. Al, Fe, Ni, Hg. B. Al, Fe, Cu, Hg. C. Al, Fe, Ni, Cu. D. Kq khác

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Fe có thể khử Cu2+ thành Cu vì Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hoá.

B. Các cation kim loại kiềm và kiềm thổ có tính oxi hoá rất yếu nên ta phải dùng catot của bình điện phân để khử chúng ở trạng thái dd.

C. Vỏ tàu thuỷ bằng thép rất dễ bị ăn mòn điện hoá nên phải đóng vỏ tàu bằng Zn để chống ăn mòn điện hoá.

D. dãy điện thế của kim loại được xếp theo chiều giảm của tính khử của các kim loại.

Page 12: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

E. Dãy điện thế của kim loại được xếp theo chiều giảm tính oxi hoá của ion kim loại.

Câu 8. Thuỷ ngân rất độc và dễ bay hơi.Nếu không may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì chất nào sau đây có thể dùng để khử độc thuỷ ngân là?

A. bột Fe. B. Bột lưu huỳnh. C. Nước. D. natri.

Câu 9. Bột Cu có lẫn Pb và Zn. Dùng hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất?

A. dd Cu(NO3)2 dư. B. dd Pb(NO3)2 dư. C. ZnSO4 dư. D. Tất cả đều sai.

Câu10.dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:

A. Bột Fe dư, lọc. B. Bột Al dư, lọc. C. Bột Cu dư, lọc. D. Tất cả sai.

Câu 11.Cho 1 tấm mỏng bằng sắt vào dd chứa 1 trong các muối sau đây: AlCl3 (1), CuSO4 (2), Pb(NO3)2 (3), ZnCl2 (4), NaNO3 (5), AgNO3 (6). Trường hợp xảy ra phản ứng hoá học là:

A. 1, 2. B. 4, 5, 6. C. 2, 3. D. 1, 2, 5. E. 2, 3,6.

Câu 12. Kim loại sau đây tác dụng với dd Pb(NO3)2 loãng và dd HNO3 loãng tạo 2 muối khác nhau?

A. Cu. B. Al. C. Ba. D. Fe.

Câu 13.Các cặp chất dưới đây trường hợp nào có xảy ra phản ứng ?

A. Cu và dd HCl. B. Zn và dd Pb(NO3)2. C. Fe và dd MgCl2. D. Ag và dd Fe(NO3)3.

Câu 14.Những kim loại nào phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường ?

A. K, Na, Mg, Ag. B. Li, Ca, Ba, Cu.

C. Fe, Pb, Zn, Hg. D. K, Na, Ca, Ba.

Câu 15. Fe không tan trong dd nào?

A. dd HCl. B. dd Fe2(SO4)3 C. dd FeSO4. D. dd H2SO4 loãng.

Câu 16. Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì?

A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7e ở lớp ngoài cùng

B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ

C. Kim loại có xu hướng nhận thêm e để đạt cấu trúc bền

D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Câu 17. Cho các chất sau: Fe, Mg, Cu, AgNO3, CuCl2. Số cặp chất tác dụng với nhau là?

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8

Page 13: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Câu 18. Cho bốn kim loại: Al, Fe, Pb, Cu và bốn dd muối: Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, MgCl2, AgNO3. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn chất trên?

A. Không kim loại nào. B. Al. C. Pb. D. Fe

Câu 19. Cho bốn dd sau: ZnCl2, AgNO3, CuSO4, FeCl2. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dd trên?

A. Al. B. Ni. C. Ag. D. Zn

Câu 20. Để tách kim loại Ag ra khỏi hh bột gồm ba kim loại Ag, Fe, Cu mà không làm thay đổi khối lượng của Ag có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dd HCl. B. dd CuCl2 C. dd AgNO3. D. dd FeCl3

Câu 21. Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dd H2SO4 loãng( không dùng thêm bất cứ chất nào khác, kể cả quỳ tím, nước nguyên chất) có thể nhận biết được những kim loại nào? D. Ba, Mg, Fe, Al

A. Cả 5 kim loại. B. Ag, Fe. C. Ba, Al, Ag.

Câu 22. Tính chất hóa học chung cúa kim loại là?

A. Dễ bị khử. B. Có tính oxi hóa

C. Dễ bị oxi hóa. D. Dễ nhận các e tạo thành các ion

Câu 23. Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính khử?

A. Sn, Al, Zn, Mg, Ca. B. Al, Fe, Zn, Ca, Mg

C. Fe, Al, Zn, Ca, Mg. D. Fe, Zn, Al, Mg, Ca

Câu 24. Cho một mẩu đồng vào dd AgNO3 dư, thu được dd X. Nhúng thanh sắt vào dd X cho tới khi phản ứng xảy ra ht. Lấy thanh sắt ra thu được dd Y. dd Y gồm? A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2

Câu 25. Cho một ít bột Cu vào dd Fe(NO3)3 lấy dư đến khi phản ứng kết thúc thu được dd X. Thêm dd AgNO3 dư vào dd X, khuâý đều để các phản ứng xảy ra ht, được dd Y. Các muối trong dd X là?

A. AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2. B. AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3

C. AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3

Câu 26. Khi loại nào sau đây tác dụng với dd Pb(NO3)2 loãng và dd HNO3 loãng tạo thành hai muối khác nhau?

A. Cu. B. Al. C. Ba. D. Fe

Câu 27. Cho các cặp oxi hóa khử sau: Sn4+/Sn2+, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Cho biết tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự : Sn4+ < Cu2+ < Fe3+, túnh khử giảm dần theo thứ tự Sn2+ > Cu > Fe3+. Dự đoán các phương trình sau đâu có xảy ra không? 1. Cu + FeCl3, 2. SnCl2 + FeCl3

Page 14: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

A. 1 không, 2 có phản ứng. B. 1 có, 2 không phản ứng

C. Cả 1, 2 đều phản ứng. D. Cả 1, 2 đều không phản ứng

Câu 28. Al và Fe đều không tan trong dd nào dưới đây?

A. HCl loãng. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4. D. H2SO4 đặc nguội

Câu 29. Cho mẩu Na vào dd CuSO4 . Tìm phát biểu đúng chi thí nghiệm trên?

A. PTPƯ xảy ra Na + CuSO4 → Na2SO4 + Cu.

C. Có khí H2 thoát ra và có kết tủa màu xanh trong ống nghiệm

B. Kim loại màu đỏ xuất hiện, dd nhạt màu dần, đồng thời có một lượng khí nhỏ thoát ra.

D. Cả A và B đều đúng

Câu 30. Cho K vào dd FeCl2 . Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Fe bị đẩy ra khỏi muối .

B. Có khí thoát ra đồng thời có kết tủa nâu đỏ

C. Có khí thoát ra đồng thời xuất hiện kết tủa trắng, sau đó hóa nâu đỏ

D. Cả A và B đều đúng

Câu 31. Cho Mg vào các dd AlCl3, NaCl, FeCl2, CuCl2. Có bao nhiêu dd cho phản ứng được với Mg?

A. 4. B. 3. C2. D. 1

Câu 32. Cho Ag vào dd CuSO4 thấy Ag không tan. Tìm lời giải thích đúng?

A. Ag có tính khử yếu hơn Cu nên không oxi hóa được Cu2+ thành Cu

B. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Ag+ đã khử Cu thành Cu2+

C. Cu có tính khử yếu hơn Ag nên Ag không khử Cu2+  thành Cu

D. Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+ nên không oxi hóa được Ag thành Ag+

Câu 33. Cho hh Ạl, Fe, Cu vào dd CuSO4 dư chất rắn thu được sau phản ứng là?

A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Al và Cu

Cây 34. Cho các dd X1: dd HCl, dd X2 : dd KNO3, dd X3 : dd HCl và KNO3, dd X4 : dd Fe2(SO4)3. dd nào có thể hòa tan đựoc Cu?

A. X1, X2, X4. B. X3, X4. C. C2, X3. D. X4

Câu 35. Cho các kim loại Ag, Mg, Zn vào dd CuCl2. Sau phản ứng thu được hh 3 kim loại. Đó là?

A. Zn, Mg, Cu. B. Zn, Mg, Ag C. Mg, Ag, Cu. D. Zn, Ag, Cu

Page 15: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Câu 36. : Hai kim loại X, Y và các dd muối clorua của chúng có các phản ứng hoá học sau:

X + 2YCl3 XCl2 + 2YCl2 và Y + XCl2 YCl2 + X. phát biểu đúng là

A. ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+ B. kim loại X khử được ion Y2+

C. kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y D. ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+.

Câu 37. Cho các dd: (1) HCl; (2) KNO3; (3) HCl + KNO3; (4) Fe2(SO4)3.Hỏi Cu bị hoà tan trong các dd nào ?

A. 1,2 B. 2,3 C. 3,4 D. 1,4

Câu 38. Cho các chất: (1)Fe(NO3)2; (2)Cu(NO3)2; (3) Fe(NO3)3; (4)AgNO3; (5)Fe; . Những cặp chất td với nhau là

A. 1,2; 2,4; 3,5; 4,5 B. 1,2; 2,3; 4,5 C. 1,4; 2,5; 3,5; 4,5 D. 2,4; 3,4; 3,5; 4,5

Câu 39. Hh X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hh X hoà tan hoàn toàn trong dd nào?

A. HCl B NaOH C. AgNO3 D. NH3

Câu 40. : Khi nhúng một thanh đồng vào dd Fe2(SO4)3 thì

A. không thấy có hiện tượng gì. B. thấy thanh đồng tan ra và có sắt tạo thành.

C. thấy thanh Cu tan ra và dd có màu xanh. D. Thấy thanh Cu tan ra, dd có màu xanh và có sắt tạo thành

Câu 41.Cho hai thanh kim loại M hoá trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dd CuSO4 và thanh 2 vào dd Pb(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh 1 giảm và khối lượng thanh 2 tăng. Kim loại M là

A. Mg. B. Ni. C. Fe. D. Zn

Câu 42. Cho hh gồm Fe và Pb tác dụng hết với dd Cu(NO3)2 thì thấy trong quá trình phản ứng, khối lượng chất rắn

A. tăng dần. B. Giảm dần.

C. Mới đầu tăng, sau đó giảm. D. Mới đầu giảm, sau đó tăng.

Câu 43. Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liện hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại ?

A. b ≥ 2a                       B. b = 2a/3               C. a ≥ 2b                     D. b > 3a

Bài Tập CĐ 1. Một Kim lọai Tác Dụng Với Một dd Muối

Dạng Tăng Giảm Khối Lượng Đơn Giản

Câu 1 : Nhúng một thanh kẽm có khối lượng 20 g vào dd Cu(NO3)2 một thờii gian thấy khối lượng thanh kẽm giảm 1% so với khối lượng ban đầu. Khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng là? A. 0,2 gam. B. 6,5 gam. C. 13,0 gam. D. 0,1 gam.

Page 16: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

Câu 2. Hoà tan ht một lượng Zn trong dd AgNO3 dư thấy khối lượng chất rắn tăng 3,02 gam so với khối lượng kẽm ban đầu. Cũng lấy lượng Zn như trên cho tác dụng hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là.

A. 1,1325. B. 1,6200. C. 0,8100. D. 0,7185

Câu 3.Nhúng một thanh sắt vào dd Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam. Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là ? A. 11,2 gam. B. 5,6 gam.

C. 0,7 gam. D. 6,4 gam.

Câu 4. Nhúng 1 thanh Fe vào dd D chứa CuSO4 vàHCl một thời gian thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) thì nhấc thanh Fe ra, thấy khối lượng thanh Fe giảm đi 6,4 gam so với ban đầu. Khối lượng Fe đã tham gia phản ứng là:

A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 44,8 gam. D. 50,4 gam.

Câu 5. Nhúng một thanh sắt vào dd CuSO4 đến khi dd hết màu xanh thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Nếu lấy dd thu được cho tác dụng với dd NaOH dư thì thấy có m gam kết tủa tạo thành. Giá trị của m là:

A. 5,35. B. 9,00. C. 10,70. D. 4,50.Câu 6: Ngâm 1 vật bằng đồng có khối lượng 15g trong 250g dd AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì

lượng AgNO3 trong dd giảm 17%. Khôí lượng vật sau phản ứng là?

Câu 7: Cho 1 lá kẽm ( lấy dư) sạch vào dd Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra ht, thấy khối lượng lá kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối CuNO3)2 có trong dd ban đầu là?:( cho Cu=64, Zn=65, N=14, O=16).

Câu 8. Cho 2,24 gam bột sắt vào một cốc có chứa 400 ml dung dịch AgNO3 0,225 M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra ht, thu được m gam chất rắn không tan. Trị số của m là ?

Câu 9. Hòa tan hết 6,16 gam Fe vào 300 ml dd AgNO3 có nồng độ C (mol/l). Sau khi phản ứng xong, thu được hai muối sắt có khối lượng là 24,76 gam. Trị số của C là?

Câu 10. Cho 2,24 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,9M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch sau phản ứng có những chất tan nào khối lượng bao nhiêu?

Câu 11.Cho 7,8 gam bột kim loại kẽm hòa tan trong 100 ml dd Fe2(SO4)3 1M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra ht, lọc dd sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Trị số của m là ?

Câu 12. Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dd AgNO31M. Khi phản ứng xảy ra ht thì khối lượng Ag thu được là bao nhiêu? Dd thu được có muối nào nồng độ là bao nhiêu?

Câu 13. Hòa tan 0,784 gam bột sắt trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra ht thu được 100 ml dung dịch A. Nồng độ mol/l chất tan trong dung dịch A là ?

Câu 14. Cho 19,5 gam bột kim loại kẽm vào 250 ml dd Fe2(SO4)3 0,5M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra ht. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là?

Câu 15. Cho 5,608 gam hỗn hợp A hai chất rắn dạng bột gồm đồng kim loại và muối Fe(NO3)3 vào một cốc thủy tinh. Rót nước vào cốc và khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng, thấy trong cốc còn lại 0,128 gam chất rắn không tan. Khối lượng mỗi chất có trong 5,608 gam hỗn hợp A là:

Page 17: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

A. 0,768g Cu; 4,84g Fe(NO3)3 B. 1,28g Cu; 4,328g Fe(NO3)3 C. 0,078g Cu; 5,53g Fe(NO3)3 D. 0,96g Cu; 4,648g Fe(NO3)3

Dạng Tìm Kim Loại

Câu 1.Cho một đinh sắt luợng dư vào 20 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng độ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tất cả kim loại X tạo ra bám hết vào đinh sắt còn dư, thu được dung dịch D. Khối lượng dung dịch D giảm 0,16 gam so với dung dịch nitrat X lúc đầu. Kim loại X là:

A. Đồng (Cu) B. Thủy ngân (Hg) C. Niken (Ni) D. Một kim loại khác (Cu = 64; Hg = 200; Ni = 59)

Câu 2. Nhúng một miếng kim loại X vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng miếng kim loại có khối lượng tăng 15,2 gam. Cho biết tất cả kim loại bạc tạo ra đều bám vào miếng loại X. Kim loại X là:

       A. Đồng            B. Sắt             C. Kẽm          D. Nhôm

Câu 3 .   Cho một thanh kim loại M vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch (có kim loại Cu bám vào). Cân lại dung dịch thấy khối lượng dung dịch tăng so với trước khi phản ứng. M không thể là:

A. Pb                          B. Fe                            C. Zn                          D. A và C

Câu 4. Nhúng một một miếng kim loại M lượng dư vào 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, kim loại Cu tạo ra bám hết vào miếng kim loại M. Đem cân lại thấy khối lượng dung dịch giảm 13,8 gam so với trước khi phản ứng. M là kim loại nào?

Câu 5. X là một kim loại. Ngâm miếng kim loại X vào 100 ml dung dịch CuSO4 1,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, miếng kim loại có khối lượng tăng 0,96 gam. X là?

Câu 6. Y là một kim loại. Nhúng thanh kim loại Y vào 100 cm3 dung dịch CuCl2 3 M. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy khối lượng thanh Y giảm 0,3 gam. Y là kim loại nào ?

Câu 7.Nhúng một thanh kim loại M (hoá trị 2) có khối lượng 20 gam vào dd AgNO3 một thời gian thấy khối lượng thanh M tăng 15,1% so với khối lượng ban đầu. Nếu lấy lượng M bằng lượng M tham gia phan ứng trên tác dụng hết với dd HCl thì thu được 0,448 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Mg. B. Ni. C. Pb. D. Zn.

Câu 8. Nhúng một miếng kim loại M vào dung dịch CuSO4, sau một lúc đem cân lại, thấy miếng loại có khối lượng lớn hơn so với trước khi phản ứng. Cho biết kim loại bị đẩy ra khỏi muối bám hết vào miếng kim loại còn dư. M không thể là:

a) Fe                         b) Zn                            c) Ni                           d) Al

Dạng : Bài Toàn Sử Dụng Bảo Toàn E, Kim Loại Trung Gian

Câu 1. Cho hh gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dd CuCl2 dư rồi lấy chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd HNO3 đặc.Hỏi số mol khí NO2 thóat ra là bao nhiêu?

Page 18: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai

A.0,8 mol B. 0,3 mol C. 0,6 mol D. 0,2 mol

Câu 2. Cho 11,6g hh X gồm Mg, Al và Zn tác dụng ht với dd AgNO3 thấy khối lượng chất rắn tăng 64,0 gam. Nếu cho 11,6 gam X tác dụng hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 17,20. B. 14,40. C. 22,80. D. 16,34.

Câu 3. Cho 10,7 gam hh X gồm Mg, Al và Fe tác dụng ht với dd HCl thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 10,7 gam X tác dụng hết với dd CuSO4 thì thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là

A. 22,4. B. 34,1. C. 11,2. D. 11,7.

Câu 4.Hoà tan ht 15,8 gam hh X gồm Mg, Fe, Al trong dd H2SO4 loảng dư, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 15,8 gam X tác dụng hết với dd CuCl2 thì thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là

A. 38,4. B. 22,6. C. 3,4. D. 61,0.

Câu 5. Chia 14,8 gam hh gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan ht trong dd H2SO4 đặc nóng dư, thu được 21,8 gam muối. Phần 2 cho tác dụng hết với dd AgNO3 thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là

A. 25,0. B. 17,6. C. 8,8. D. 1,4.

Câu 6. Hoà tan ht 23,4 gam G gồm Al, Ni, Cu bằng dd H2SO4 đặc, nóng, thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc). Nếu cho 23,4 gam G tác dụng ht với dd AgNO3 thì thấy khối lượng chất rắn thu được tăng m(g) so với khối lượng của G. Giá trị của m là ?

A. 623,08. B. 311,54. C. 523,08. D. 411,54.

Câu 7. Cho 21,1 gam hh X gồm Mg, Fe và Al tác dụng hết với dd HCl, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 21,1 gam X tác dụng hết với dd CuSO4 thì sau phản ứng, thấy khối lượng chất rắn bằng x% so với khối lượng ban đầu. Giá trị của x là ?

A. 197,16 %. B. 97,16 %. C. 294,31 %. D. 94,31%.

Bài giảng được biên soạn và tổng hợp bởi CLB Gia Sư Bách Khoa

Mọi đóng góp ,thắc mắc của bạn đọc xin gửi vể địa chỉ :

[email protected]

Hoặc liên hệ với trưởng nhóm gia sư Nguyễn Gia Huy 0904532035

Page 19: Day Dien Hoa Va Bai Tap Dien Phan Kim Loai