4
Điệp khúc khủng hoảng October 25, 2011 By Guest 5 Comments 25 tuổi, tôi vẫn thường tự hỏi “tôi đang sống trong một xã hội như thế nào?”, không dễ dàng để tìm thấy câu trả lời thỏa mãn, nhưng tôi không thể cứ vô tư tồn tại mà không suy nghĩ về chúng. Năm 2008, khi tôi ra trường và bắt đầu đi làm, thì từ “khủng hoảng kinh tế “ vang lên như một điệp khúc bất tận. Việt Nam độc lập được 35 năm, đổi mới được 25 năm, và hội nhập được 15 năm, nhưng là một công dân, tôi thấy bản thân mình còn lạc hậu, đất nước mình cũng vậy. Thành phố phát triển nhất Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người thông kê năm 2010 vào khoảng 2,800$, nếu đem so sánh với Singapore có thu nhập bình quân gấp 20 lần, thì đúng là khập khiễng, như rồng với tôm. Nhưng đặt như vậy để thấy rằng Singapore với diện tích nhỏ hơn, dân số cùng gần tương đương với thành phố Hồ Chí Minh thì việc quy mô nhỏ nên dễ thành công khi áp dụng các chính sách kinh tế xã hội không phải là khác biệt cơ bản tạo nên rồng và tôm. Vấn đề là họ đã xây dựng những chính sách khoa học và hợp lý để phát triển cả hai mặt kinh tế và xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, điểm yếu là không thể đưa ra các chính sách hiệu quả và cũng không đủ trình độ quản lý để áp dụng các chính sách này. Để quản lý một bộ máy từ nhỏ đến lớn như công ty gia đình, tập đoàn, trường học, bệnh viện, hay một đất nước chỉ bằng kinh

Điệp Khúc Khủng Hoảng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

vev

Citation preview

Page 1: Điệp Khúc Khủng Hoảng

Điệp khúc khủng hoảngOctober 25, 2011 By Guest 5 Comments

25 tuổi, tôi vẫn thường tự hỏi “tôi đang sống trong một xã hội như thế nào?”, không dễ dàng để tìm thấy câu trả lời thỏa mãn, nhưng tôi không thể cứ vô tư tồn tại mà không suy nghĩ về chúng. Năm 2008, khi tôi ra trường và bắt đầu đi làm, thì từ “khủng hoảng kinh tế “ vang lên như một điệp khúc bất tận.

Việt Nam độc lập được 35 năm, đổi mới được 25 năm, và hội nhập được 15 năm, nhưng là một công dân, tôi thấy bản thân mình còn lạc hậu, đất nước mình cũng vậy. Thành phố phát triển nhất Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người thông kê năm 2010 vào khoảng 2,800$, nếu đem so sánh với Singapore có thu nhập bình quân gấp 20 lần, thì đúng là khập khiễng, như rồng với tôm. Nhưng đặt như vậy để thấy rằng Singapore với diện tích nhỏ hơn, dân số cùng gần tương đương với thành phố Hồ Chí Minh thì việc quy mô nhỏ nên dễ thành công khi áp dụng các chính sách kinh tế xã hội không phải là khác biệt cơ bản tạo nên rồng và tôm. Vấn đề là họ đã xây dựng những chính sách khoa học và hợp lý để phát triển cả hai mặt kinh tế và xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, điểm yếu là không thể đưa ra các chính sách hiệu quả và cũng không đủ trình độ quản lý để áp dụng các chính sách này.

Để quản lý một bộ máy từ nhỏ đến lớn như công ty gia đình, tập đoàn, trường học, bệnh viện, hay một đất nước chỉ bằng kinh nghiệm và cảm tính mà thiếu tư duy khoa học thì không thể phát triển được. Theo cuốn “Nhà kinh tế cảm tính”, để ra quyết định trong nhiều hoàn cảnh phức tạp thì dựa theo cảm tính đôi khi phát huy hiệu quả, nhưng trong phần lớn các trường hợp nếu thiếu phân tích logic và tư duy khoa học thì con người dễ bị cảm tính đánh lừa. Người ta xót xa nghe hay nhìn thấy một bệnh nhân ung thư vật vã với căn bệnh, nhưng người ta bỏ qua nếu nghe thấy hàng năm có hàng ngàn bệnh nhân ung thư ở Việt Nam. Nếu dựa vào cảm tính, con người dễ dàng xem nhẹ những vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt nếu vấn đề đó được nêu chung chung qua những con số thống kê. Con số càng lớn, càng khô khan thì con người càng dửng dưng. Vì vậy, con người phải được trang bị về mặt tư duy và các công cụ ra quyết định để có thể giải quyết các vấn đề thực tế nghiêm trọng nhưng lại bị cảm tính đánh lừa làm người ta xem nhẹ. Ở Việt Nam, giáo dục lạc hậu, thiếu thốn dịch vụ y tế, đầu tư kém hiệu quả, chất lượng thực phẩm xuống cấp thê thảm, hệ thống giao thông lộn xộn… phải chăng đang bị xem nhẹ bởi các nhà quản lý cảm

Page 2: Điệp Khúc Khủng Hoảng

tính thiếu trình độ tư duy và hoạch định chính sách? Việc quản lý thiếu tư duy khoa học có thuộc phạm trù đạo đức hay không còn tùy thuộc quan điểm từng người. Nếu đúng như vậy, một đứa trẻ dễ dàng suy ra rằng Việt Nam cần phải phát triển đào tạo con người để khắc phục nhược điểm trên. Nhưng dao sắc không gọt được chuôi, những sản phẩm của chính nền giáo dục Việt Nam không thể đào tạo ra những con người có  tư duy hay sáng tạo khác biệt được. Có vẻ như các nhà quản lý giáo dục đã bó tay sau khi nỗ lực cải cách sách giáo khoa, cải cách phương pháp dạy và học. Cái cần là cải cách con người họ không dám và không đủ khả năng để làm. Xu thế du học trong chục năm trở lại đây là dấu hiệu tốt, mang lại niềm hi vọng cho nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng sự tư duy và sáng tạo không thể được đào tạo chỉ trong vài năm, nó bắt rễ sâu hơn từ môi trường giáo dục trong gia đình và xã hội từ rất sớm. Hơn nữa, thành phần ưu tú khi du học về có cơ hội tham gia vào xây dựng và thực hiện các chính sách hay không, hay là các vị trí đó đã được dành sẵn cho các cậu ấm cô chiêu cũng du học trời tây. Việt Nam đang khát nhân tài nhưng với cơ chế này thì đất nước phải đợi chờ rất lâu để  thỏa mãn cơn khát. Như ông Alan Phan nói thì sau năm 2030 Việt Nam mới có cơ may để làm việc ấy.

Tại Việt Nam, lạm phát đình đốn (kinh tế trì trệ, thị trường tài chính và bất động sản đóng băng, lạm phát cao, nội tệ mất giá) diễn ra hoàn toàn có thể giải thích được và có thể nó đã được dự đoán trước là sẽ xảy ra dù sớm hay muộn. Nguyên nhân là phần lớn vốn được sử dụng để đầu cơ, hay đầu tư vào các dự án kém hiệu quả. Ở Việt Nam, luật đầu tư còn nhiều kẽ hở, trong khi đó lại thiếu cơ chế bảo vệ thành quả nhà đầu tư, trình độ lao động cải thiện chậm, hạ tầng giao thông lạc hậu tăng chí phí,… thị trường đầy những nhà đầu tư tìm cơ hội làm giàu nhanh chóng. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã rất lạc hậu, nếu Việt Nam không phát triển đào tạo người lao động thì năng suất lao động không thể tăng lên, và về lâu dài không thể thoát khỏi trì trệ về kinh tế.

Trái đất không nở ra nhưng con người ngày một đông lên cùng với tham vọng xây dựng thêm nhiều công trình. Khoảng cách ngày càng hẹp lại. Tương tác giữa con người với thiên nhiên, con người với con người diễn ra bằng tốc độ ngày càng nhanh, trong khi con người chưa kịp hiểu hết về những cách thức tương tác ấy. Ví dụ như khủng hoảng kinh tế diễn ra 4, 5 năm nay nhưng vẫn còn nhiều giả thiết khác nhau giải thích về nguyên nhân khủng hoảng. Con người đã không thể dự đoán trước cuộc khủng hoảng này cũng như gặp khó khăn trong việc dự đoán những diễn biến tiếp theo. Nguồn gốc sâu sa của cuộc khủng hoảng là đồng tiến vốn là đại diện cho giá trị dùng để trao đổi đã bị con người lạm dụng  dùng để đại diện cho cả những giá trị ảo. Chế độ bản vị vàng, một công cụ để kiềm chế bớt sự lạm dụng này đã bị dỡ bỏ gần 1 thế kỷ mà không có sự thay thế nào. Thị trường tài chính là tay phủ thủy biến những dự tính trong tương lai thành giá trị ở hiện tại và hợp pháp hóa nó bằng sự đồng tình của chính phủ. Nhưng không phải dự tính nào cũng thành sự thật, và niềm tin vào những dự tính này lúc có lúc không còn tùy theo tâm trạng. Lúc lạc quan con người hay làm quá, có khi lên tận trời. Người ta nhận biết rõ điều này, nhưng có lẽ mọi người đều cho rằng hậu quả không rơi vào mình. Kết quả là các giá trị ảo phình lên dần theo sự phát triển của nền kinh tế và đến một lúc nào đó có dấ hiệu khiến con người trở nên bi quan thì các giá trị ảo này xẹp xuống, đó là lúc khủng hoảng xảy ra. Nếu không có một sự đột phá nào đó về công nghệ để làm các nhà đầu tư sôi nổi trở lại thì kinh tế thế giới sẽ còn trì trệ. Và nếu con người tiếp tục lạm dụng đồng tiền thì khủng hoảng sẽ lại xuất hiện với chu kỳ ngắn hơn và thiệt hại lớn hơn.(Tạ thị Hòa)