268
GING DY CHUYÊN NGÀNH BNG TI NG ANH - GII PHÁP QUAN TRNG TRƯNG CAO ĐNG ĐNÂNG CAO CHT LƯNG ĐÀO TO NHÂN LC TRONG THI KHI NHP TEACHING SPECIALIZED IN ENGLISH - IMPORTANT SOLUTIONS IN COLLEGE FOR IMPROVING EMPLOYMENT TRAINING PERIOD OF INTEGRATION PGS.TS. Nguyn Văn TTrưng Đi hc Vinh Tóm tt: Ging dy chuyên ngành bng tiếng Anh là mt yêu cu tt yếu trong đào to, phát trin ngun nhân lc hin nay. Vì vy, các trường cao đẳng, khi thc hin hoạt động trên, cần xác định tm quan trng ca vic ging dy chuyên ngành bng tiếng Anh; đào tạo, bồi dưỡng, tuyn dụng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và năng lực tiếng Anh gii; phát triển năng lực tiếng Anh ca sinh viên; xây dng kế hoch ging dy khoa hc, phù hp, khthi; to lp môi trường làm vic, dy - hc, sdng tiếng Anh trong nhà trường; đảm bảo các điều kin và động lc cho hoạt động ging dy chuyên ngành bng tiếng Anh. Summary: Specialized teaching in English is an indispensable requirement in the training and development of human resources at present. So colleges, while performing work on, to determine the importance of teaching subjects in English; training, retraining and recruiting faculty vienco high qualifications and good English proficiency; English capacity development of students; building science teaching plans, appropriate and feasible; create work environments, teaching - learning, use of English in schools; ensure the conditions and motivation for teaching subjects in English. 1. Giáo dc đào to (GD-ĐT) thế gii trong thế k21 đang chuyển mnh tGD tinh hoa sang GD đại chúng, tvic chcung cp tri thc sang chyếu phát triển năng lực toàn din của người hc. Sphát trin ca kinh tế tri thc, ca toàn cu hóa, sbùng ncủa GD đã tạo điều kin cho mỗi người dân các quc gia, lãnh thđược học để biết, học để làm, học để chung sng, học để tkhẳng định mình”. Con người đang xích lại gn nhau mt cách thân thiện để gii quyết nhng vấn đề có tính cht toàn cầu như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, đói nghèo và sbất bình đẳng,... Góp phn thc hin hành động chung đó, nhiều ngôn ngtrên thế gii, trong đó có tiếng Anh, được sdng để phát trin GD ĐT, khoa học

GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

GGIIẢẢNNGG DDẠẠYY CCHHUUYYÊÊNN NNGGÀÀNNHH BBẰẰNNGG TTIIẾẾNNGG AANNHH -- GGIIẢẢII PPHHÁÁPP QQUUAANN

TTRRỌỌNNGG ỞỞ TTRRƯƯỜỜNNGG CCAAOO ĐĐẲẲNNGG ĐĐỂỂ NNÂÂNNGG CCAAOO CCHHẤẤTT LLƯƯỢỢNNGG ĐĐÀÀOO TTẠẠOO

NNHHÂÂNN LLỰỰCC TTRROONNGG TTHHỜỜII KKỲỲ HHỘỘII NNHHẬẬPP

TEACHING SPECIALIZED IN ENGLISH - IMPORTANT SOLUTIONS IN

COLLEGE FOR IMPROVING EMPLOYMENT TRAINING PERIOD OF

INTEGRATION

PPGGSS..TTSS.. NNgguuyyễễnn VVăănn TTứứ

TTrrưườờnngg ĐĐạạii hhọọcc VViinnhh

Tóm tắt:

Giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là một yêu cầu tất yếu trong đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực hiện nay. Vì vậy, các trường cao đẳng, khi thực hiện

hoạt động trên, cần xác định tầm quan trọng của việc giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh; đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên

môn cao và năng lực tiếng Anh giỏi; phát triển năng lực tiếng Anh của sinh viên;

xây dựng kế hoạch giảng dạy khoa học, phù hợp, khả thi; tạo lập môi trường làm

việc, dạy - học, sử dụng tiếng Anh trong nhà trường; đảm bảo các điều kiện và

động lực cho hoạt động giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Summary:

Specialized teaching in English is an indispensable requirement in the

training and development of human resources at present. So colleges, while

performing work on, to determine the importance of teaching subjects in English;

training, retraining and recruiting faculty vienco high qualifications and good

English proficiency; English capacity development of students; building science

teaching plans, appropriate and feasible; create work environments, teaching -

learning, use of English in schools; ensure the conditions and motivation for

teaching subjects in English.

1. Giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) thế giới trong thế kỷ 21 đang chuyển mạnh

từ GD tinh hoa sang GD đại chúng, từ việc chỉ cung cấp tri thức sang chủ yếu phát

triển năng lực toàn diện của người học. Sự phát triển của kinh tế tri thức, của toàn

cầu hóa, sự bùng nổ của GD đã tạo điều kiện cho mỗi người dân ở các quốc gia,

lãnh thổ được “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định

mình”. Con người đang xích lại gần nhau một cách thân thiện để giải quyết những

vấn đề có tính chất toàn cầu như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, đói nghèo và

sự bất bình đẳng,... Góp phần thực hiện hành động chung đó, nhiều ngôn ngữ trên

thế giới, trong đó có tiếng Anh, được sử dụng để phát triển GD – ĐT, khoa học –

Page 2: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

công nghệ, để giao lưu và hội nhập như một phương tiện của hòa bình, hữu nghị.

Hiện có hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính

thức. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới xem tiếng Anh là động lực, phương tiện

để phát triển kinh tế - xã hội. Singapore chỉ trong năm mươi năm đã từ một lãnh thổ

thuộc địa, trở thành một quốc đảo lớn mạnh, một con rồng châu Á vì đã xác định

“nếu thắng trong GD, sẽ thắng trong kinh tế” và “tiếng Anh là chìa khóa của mọi

thành công”.

Ở Việt Nam, từ năm 1980, khi tiến hành cải cách GD lần thứ ba, tiếng Anh

đã trở thành một môn học quan trọng trong nhà trường, từ Phổ thông đến dạy Nghề,

Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH). Trong chương trình GD miền Nam trước năm 1975,

tiếng Anh là môn học phổ biến, thông dụng trong nhà trường và trong đời sống xã

hội. Hiện nay, sự phát triển của hoạt động dạy học và sử dụng tiếng Anh ở nước ta

đã tạo cơ hội để đi tắt, đón đầu, tiếp nhận các tri thức khoa học – công nghệ hiện đại

trên thế giới, làm cho quá trình đổi mới và hội nhập tiến nhanh trên các lĩnh vực.

Năm 2008, theo đề nghị của Bộ GD-ĐT, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Dạy và học

ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” với mục tiêu

đến năm 2020 có 30% số cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước có trình độ

ngoại ngữ bậc 3 trở lên. Chương trình dạy học tiếng Anh ở phổ thông, việc phát

triển các cơ sở GD có yếu tố nước ngoài; các chương trình GD, ĐT theo chuẩn quốc

tế; điều kiện chuẩn đầu ra tiếng Anh trong đào tạo trình độ CĐ, ĐH, sau ĐH; các

tiêu chí chung về chuẩn đào tạo nghề trong khu vực và thế giới,... đã có tác động

thúc đẩy hoạt động giảng dạy tiếng Anh trong ngành GD-ĐT, trong xã hội. Đối với

GD phổ thông, đề án dạy học các môn bằng tiếng Anh được thực hiện ở các trường

THPT Chuyên, để đến năm 2020, có 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu

chí của Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu. Đối với GD ĐH, mục tiêu

đến năm 2020, sinh viên (SV) tốt nghiệp có thể sử dụng, giao tiếp tiếng Anh trong

làm việc, tạo cơ hội cho nguồn nhân lực của Việt Nam hội nhập với khu vực

ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thế giới. Tuy nhiên,

việc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong các cơ sở dạy nghề, CĐ -

ĐH hầu như mới bắt đầu và cần phải có những tổng kết, đánh giá để có những bài

học kinh nghiệm.

2. Hiện nay, nhiều CSĐT trình độ ĐH, trình độ sau SĐH ở trong nước đã tổ

chức giảng dạy một số bài giảng, học phần, khóa ĐT, chuyên ngành ĐT bằng tiếng

Anh hoặc liên kết với các cơ sở GD ĐH ở nước ngoài ĐT nhân lực bằng tiếng Anh.

Giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh trong các CSĐT Nghề, trường CĐ-ĐH có

một vị trí quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh có tác dụng thúc đẩy, tăng

cường khả năng tiếp cận, khai thác các nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng

Page 3: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

tiếng Anh, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế, tham dự

các hội nghị hội thảo quốc tế của giảng viên (GV), chuyên viên, SV. Đối với SV,

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tạo cho họ có khả năng thích ứng với môi

trường toàn cầu, cơ hội việc làm, khả năng thành công cao hơn trong sự nghiệp của

bản thân.

Đối với các trường CĐ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, để triển khai xây dựng

CSĐT tiên tiến, phải nâng cao năng lực tiếng Anh nói chung, tiếng Anh chuyên

ngành cũng như việc giảng dạy, học tập, ĐT chuyên ngành bằng tiếng Anh. Quyết

định số 3036/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP. Hồ Chí Minh về tiêu chí

trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh cũng

đã khẳng định những tiêu chí về trình độ tiếng Anh của GV và SV các trường CĐ.

Điểm c và d của tiêu chuẩn 3 “Đội ngũ GV: c) 100% GV chuyên ngành ngoại ngữ

đạt trình độ C1 trong đó có 30% đạt trình độ C2 theo khung tham chiếu Châu Âu; d)

100% GV chuyên ngành đạt trình độ B1 trong đó có 50% đạt trình độ B2 theo

khung tham chiếu Châu Âu”. Đối với SV, tại điểm b của tiêu chuẩn 4: “Năng lực

ngoại ngữ: SV chuyên ngành ngoại ngữ đạt trình độ B2 trong đó có 50% đạt trình

độ C1 theo khung tham chiếu Châu Âu; SV chuyên ngành đạt trình độ B1 trong đó

có 30% đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu”.

3. Từ thực tiễn triển khai giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh trong đào

tạo trình độ CĐ, ĐH và sau ĐH ở một số cơ sở GD- ĐT, tại Hội thảo này, chúng tôi

xin đề xuất một số ý kiến về việc nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành

bằngtiếng Anh cho người học trong các trường CĐ hiện nay:

3.1. Xác định vị thế, tầm quan trọng của việc giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh trong các trường CĐ, xem đó là hoạt động để nâng cao chất lượng ĐT

nguồn nhân lực, phát triển bền vững thương hiệu và uy tín của nhà trường. Không

lấy đó như một hoạt động có tính chất phong trào, hình thức, phô trương, đối phó,

làm lãng phí nguồn lực của nhà trường, của SV và của xã hội.

3.2. Xây dựng kế hoạch, khảo sát và xác định nhu cầu giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh ở một số học phần, ngành, bộ môn, khoa phù hợp với mục

tiêu, nội dung ĐT, trình độ của GV, năng lực của SV và nhu cầu nhân lực của xã

hội. Do đặc trưng của hệ thống từ vựng, ngữ pháp, có thể triển khai dạy bằng tiếng

Anh ở các chuyên ngành thuộc về Khoa học - Công nghệ (như Công nghệ Thông

tin,....), sau đó là các chuyên ngành kinh tế, các chuyên ngành Khoa học Xã hội –

Nhân văn. Tùy điều kiện cụ thể, có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy toàn bộ học

phần, hoặc ở một số tiết; sử dụng để giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành, tổ

chức thi và đánh giá. Không nóng vội, đốt cháy giai đoạn, sẽ không đạt kết quả như

mong muốn, dẫn đến chán nản, bỏ cuộc. Bước đầu, có thể kết hợp giảng dạy bằng

tiếng Anh và giảng dạy bằng tiếng Việt trong một học phần, một đối tượng, một

Page 4: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

khóa học, tạo điều kiện cho SV làm quen, dễ tiếp nhận. Thực hiện mối quan hệ hỗ

trợ lẫn nhau giữa việc giảng dạy tiếng Anh tổng quát (tiếng Anh cơ bản - basic

English), tiếng Anh chuyên ngành (technical English) và giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh (Specialized instruction in English).

3.3. Xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ GV, kỹ thuật viên, giáo viên

thực hành chuyên ngành có năng lực sử dụng, giảng dạy bằng tiếng Anh. Đảm bảo

cân đối, hài hòa giữa trình độ chuyên môn và năng lực tiếng Anh chuyên ngành.

Xác định mối quan hệ giữa GV tiếng Anh cơ bản, GV dạy tiếng Anh chuyên ngành

và GV dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. GV không những có đủ trình độ khoa học

của chuyên ngành mà còn phải nắm được những quy luật của Ngôn ngữ học, Tâm

lý học, Giáo dục học khi cung cấp tri thức, rèn luyện tay nghề cho SV bằng tiếng

Anh với tư cách là một ngoại ngữ. Mạnh dạn cử cán bộ đi đào tạo trình độ sau ĐH ở

các CSĐT sử dụng tiếng Anh ở nước ngoài. Tăng cường mời chuyên gia nước

ngoài giảng dạy một số học phần bằng tiếng Anh để xây dựng bài giảng, bồi dưỡng

cán bộ, phát triển kỹ năng sư phạm cho GV. Tạo điều kiện cho GV dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh đi nâng cao trình độ tiếng Anh, trao đổi kinh nghiệm ở các cơ

sở trong và ngoài nước. Cử GV tham gia các khóa học về giảng dạy môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 và các

chương trình tập huấn do các cơ sở GD trong và ngoài nước tổ chức.

3.4. Một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh là phải chú trọng phát triển năng lực tiếp thu bài

giảng bằng tiếng Anh của SV. Thực hiện phân hóa, phân loại trình độ, năng lực

tiếng Anh của SV khi nhập học hoặc trong quá trình ĐT để xây dựng các lớp, các

học phần, các tiết dạy lý thuyết và thực hành bằng tiếng Anh. Chú ý nâng cao trình

độ tiếng Anh tổng quát (cơ bản) cho SV. Đưa tiêu chí trình độ, năng lực sử dụng

tiếng Anh chuyên ngành vào việc xây dựng chuẩn đầu ra. Tích hợp tri thức, kỹ năng

chuyên ngành (nội dung khoa học của học phần) và tri thức, kỹ năng tiếng Anh

chuyên ngành (phương tiện truyền đạt). Chú ý nhu cầu, nguyện vọng của SV, căn

cứ vào năng lực hiện có của bản thân để đăng ký tham gia học chuyên ngành bằng

tiếng Anh hoặc học chuyên ngành bằng tiếng Việt, không ép buộc một cách chủ

quan. Có thể giảm thiểu thời lượng hoặc thay thế, cộng điểm đánh kết quả học tập

học phần tiếng Anh cho những SV đủ năng lực tham gia học chuyên ngành bằng

tiếng Anh. Giáo dục, động viên SV xác định đúng mục tiêu, động cơ, thái độ học

tập, có kế hoạch phù hợp với khả năng để sử dụng tiếng Anh trong việc tiếp thu tri

thức, kỹ năng của chuyên ngành.

3.5. Xây dựng môi trường giảng dạy và học tập, bồi dưỡng và sử dụng tiếng

Anh trong nhà trường. Đa dạng hóa các hình thức nâng cao trình độ sử dụng tiếng

Anh cho mọi đối tượng trong nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh

Page 5: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

cơ bản với tư cách là một học phần trong chương trình ĐT. Linh hoạt, sáng tạo

trong việc sử dụng các hình thức giảng dạy (dạy lý thuyết, xemina, thực hành, kiểm

tra,…) để phù hợp với yêu cầu khoa học của chuyên ngành và hấp dẫn, thu hút SV,

rèn luyện được năng lực nghe - đọc - nói - viết – dịch tiếng Anh. Xây dựng, phát

triển khoa tiếng Anh, các đơn vị và trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, dịch vụ tiếng Anh

của nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng tiếng Anh ngoài chương trình, xã hội hóa các

hình thức học tập để nâng cao trình độ tiếng Anh cho GV, SV và các đối tượng

khác. Đưa trình độ sử dụng tiếng Anh làm tiêu chí đánh giá, xếp loại, đề bạt, nâng

lương, chuyển ngạch đối với cán bộ quản lý, GV, nhân viên.

3.6. Đảm bảo các điều kiện và động lực cho hoạt động giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh. Biên soạn, dịch thuật các giáo trình, tài liệu chuyên ngành

bằng tiếng Anh; tăng cường xuất bản các ấn phẩm của nhà trường bằng tiếng Anh

hoặc song ngữ Anh – Việt. Triển khai sử dụng tiếng Anh trong các cuộc hội thảo,

xemina, giao lưu. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị ĐT tương thích với việc giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Triển khai thi, kiểm tra đánh giá học phần, khóa

luận tốt nghiệp của chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tổ chức dự giờ, thảo luận, góp ý

kiến về giáo án, giờ giảng, học phần chuyên ngành dạy học bằng tiếng Anh. Thực

hiện cơ chế khen thưởng đối với những GV, cán bộ, nhân viên kỹ thuật đã sử dụng

tiếng Anh trong giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho SV. Liên kết với các doanh

nghiệp tuyển dụng, sử dụng nhân lực có trình độ tiếng Anh để tạo động lực phấn

đấu cho SV. Tổ chức các chương trình giao lưu tiếng Anh, giới thiệu việc làm, trao

đổi kinh nghiệm sử dụng ngoại ngữ trong công việc để giúp SV nâng cao năng lực

tiếng Anh.

4. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc nâng cao trình độ

tiếng Anh cho SV và giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là một điều kiện quan

trọng để cạnh tranh chất lượng và phát triển bền vững của các trường CĐ. Đó là

mục tiêu vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. Các trường CĐ cần phải có lộ

trình hợp lý để thực hiện đúng mục tiêu ĐT, phù hợp với điều kiện đảm bảo của nhà

trường, thỏa mãn nhu cầu và năng lực của người học, đáp ứng nguồn nhân lực có

trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ thành thạo, tác phong công nghiệp, góp phần

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Page 6: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Thị Xuân Dung - Cái Ngọc Duy Anh (2010), “Giảng dạy tiếng Anh

chuyên ngành trước tình hình mới - Thách thức và giải pháp”, Tạp chí Khoa học

Đại học Huế, số 26 (60), năm 2010.

[2] Lâm Quang Đông (2011), “Tiếng Anh chuyên ngành – Một số vấn đề về

nội dung giảng dạy”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 193, tháng 11/2011.

[3] Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày

23/5/2014 về việc phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm

2020, Hà Nội, 2014.

[4] Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số 3036/QĐ-

UBND ngày 20/6/2014 về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và

quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

Page 7: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

7

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NĂNG LỰC TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI

CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP CỘNG

ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)

PGS.TS. Võ Phước Tấn

ThS. Võ Văn Khôi

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Tóm tắt

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, giảng viên luôn được xem là lực lượng

nòng cốt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết định việc

nâng cao chất lượng giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020

xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất

lượng cao là một đột phá chiến lược” và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục là giải pháp then chốt để thực hiện chiến lược. Trên tinh thần đó,

nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,

đặc biệt khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hiệp định TPP, FTA thế hệ mới đã và

đang đi vào đời sống xã hội, có tác động không nhỏ đến sự phát triển của giáo dục

Đại học-Cao đẳng Việt Nam. Tại hội thảo này, nhóm tác giả trình bày nghiên cứu:

“Ứng dụng mô hình năng lực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực giảng dạy

tiếng anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng đáp ứng yêu cầu hội nhập Cộng

đồng Kinh tế ASEAN (AEC)” như một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực trường Đại học-Cao đẳng theo hướng phát triển bền vững và hội nhập.

Từ khóa: Năng lực giảng dạy, tiếng Anh chuyên ngành

1. Đặt vấn đề

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một thị trường và cơ sở sản xuất thống

nhất trong khu vực chính thức thành lập vào cuối năm 2015. Khi trở thành một khối

kinh tế thống nhất, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 toàn cầu với 640 triệu dân,

tăng trưởng GDP đạt 3000 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm tỷ trọng 7,36% kim

ngạch xuất khẩu và 8,5% kim ngạch nhập khẩu. Mục tiêu của ASEAN là nhằm

thúc đẩy 10 nước thành viên phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập thế giới.

Quá trình hội nhập sẽ mở ra những cơ hội mới hướng đến sự phát triển bền

vững và thịnh vượng nhưng thách thức về chu chuyển tự do của lao động có kiến

thức, kỹ năng và thông thạo ngoại ngữ đang đặt ra cho giáo dục Đại học-Cao đẳng

Việt Nam những nhiệm vụ ngày càng khẩn trương hơn.

Trong bối cảnh mới như vậy, đặt vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên dạy

tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ

Page 8: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

8

trọng tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục - đào tạo hiện nay như Luật Giáo Dục

2010 đã nêu” Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo

dục”. Với mục tiêu giáo dục nêu trên đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của

đội ngũ giảng viên Cao đẳng đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đảng, Nhà nước

cũng đã xác định “ Phát triển đội nhũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục -

đào tạo (GD-ĐT) là một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục - đào tạo Việt Nam.

2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1. Khái niệm năng lực

Năng lực (competency) là một khái niệm không có sự nhìn nhận thống nhất

trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Năng lực vừa có thể nhìn nhận ở góc độ cá nhân -

được gọi là năng lực cá nhân (McClelland, 1970; Lucia và Lepsinger, 1999; Parry,

1996), nhưng cũng vừa có thể nhìn nhận ở góc độ tổ chức - năng lực của tổ chức

(Prahalad Hamel, 1990). Khi xem x t năng lực ở góc độ cá nhân, năng lực có thể

được mô tả dưới dạng kiến thức, kỹ năng và khả năng nhưng cũng có thể được mô tả

ở góc độ hành vi, thái độ hay động lực.

Hiểu một cách đơn giản, năng lực (competency) là “tập hợp các yếu tố của một

cá nhân thiết yếu để hoàn thành một công việc hoặc một vị trí trong một tổ chức”.

Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Hiểu

theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động

nào đó ở một thời điểm nhất định. Trong tiếng Anh, khái niệm năng lực được dùng

với nhiều từ tương đồng nhau như: competence, ability, capability... chính vì thế,

chúng ta khó có thể tìm ra một định nghĩa chính xác cho khái niệm này. Do đó, hiểu

một cách chung nhất, năng lực là khả năng áp dụng hoặc sử dụng kiến thức, kĩ năng,

hành vi và đặc điểm cá nhân để thực hiện tốt một công việc, nhiệm vụ hay chức

năng riêng biệt.

2.2. Mô hình giảng dạy ngoại ngữ hiện nay

2.2.1. Mô hình TESEP – Tertiary, Secondary, Primary

Trong mô hình TESEP, tiếng Anh được giảng dạy như là một học phần trong

chương trình học, bị giới hạn, lệ thuộc bởi bối cảnh giáo dục chung do Nhà trường

đưa ra như: thời khóa biểu, trang thiết bị dạy học, sĩ số lớp học… chính điều này đã

làm ảnh hưởng và gây cản trở không nhỏ cho quá trình giảng dạy của giảng viên.

Nhược điểm của mô hình TESEP là phải lệ thuộc vào các nguyên tắc, điều lệ

hay giá trị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra, điều này k o theo nhiều hệ

lụy trong cách dạy và học tiếng Anh hiện này. Thực tế cho thấy với một lớp học

đông sinh viên, giảng viên rất khó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng

thực hành và rèn kỹ năng giao tiếp cho sinh viên (một trong những yếu tố bắt buộc

Page 9: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

9

của giảng dạy ngoại ngữ thời hội nhập), do vậy, giảng viên sẽ dạy đối phó và quay

về với cách dạy thầy làm trung tâm (transmission methodology).

Đặc trưng giảng dạy của mô hình TESEP

Tiếng Anh được dạy theo kiểu truyền thống, đó là theo cấu trúc tuần tự các bài và

được dạy như là một môn học trong chương trình học.

Các yếu tố như: quy định thời gian, thời khóa biều, số lượng sinh viên, trang thiết

bị…đã ảnh hướng rất lớn đến phương pháp dạy học của người giảng viên.

Các yếu tố trên kéo theo những hệ lụy:

- Giảng viên khó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp

theo cặp, nhóm, phương pháp giao tiếp…)

- Vẫn áp dụng phương pháp thầy làm trung tâm.

- Không theo kịp yêu cầu đào tạo nhân lực cho quá trình hội nhập.

Nguồn: Holliday, 1994

2.2.2. Mô hình Active learning

Ative Learning được đánh giá là một phương pháp học tập tiếng Anh hiệu

quả, độc đáo theo cách thức One on One, Face to Face, được công nhận bởi các

ngôi trường danh tiếng như Saint John University, University of New Hampshire…

và các tổ chức giảng dạy tiếng Anh khác. Ative Learning làm cho tính tự chủ của

người học được nâng cao, nghĩa là người học tích cực, chủ động trong qua trình học

tập của mình, thay vì chỉ tiếp thu một cách thụ động kiến thức từ người thầy. Khi

học viên có cơ hội tích cực vận dụng ngôn ngữ để suy nghĩ, lắng nghe, quan sát và

thực hành một hành động trong một ngữ cảnh có ý nghĩa, để đạt một mục tiêu nhất

định, học viên sẽ ghi nhớ những điều học được lâu hơn.

McKeachie trích dẫn sơ đồ học tập hình chóp từ Edgar Dale so sánh mức độ

ghi nhớ của người học đối với hai thái độ học tập thụ động và chủ động như sau:

Page 10: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

10

10% điều chúng ta đọc ĐỌC

20% điều chúng ta nghe NGHE LỜI NÓI

30% điều chúng ta thấy XEM PHIM THỤ ĐỘNG

XEM HÌNH ẢNH

50% điều chúng ta nghe THEO DÕI MINH HỌA

và thấy THẤY MỘT VIỆC ĐƯỢC LÀM TẠI CHỖ

70% điều chúng ta nói THAM GIA THẢO LUẬN, PHÁT BIỂU CHỦ ĐỘNG

90% điều chúng BẮT CHƯỚC KINH NGHIỆM THẬT

ta nói và làm THỰC HIỆN VIỆC THẬT

Hình 1. Sơ đ h c t p hình chóp của Edgar Dal , theo Mckeachie

2.2.3. Mô hình ESP (English for Special Purposes)

Mô hình ESP (English for Special Purposes) có thể hiểu là một dạng tiếng

Anh được thiết kế để giảng dạy theo nhu cầu và đáp ứng yêu cầu của từng chuyên

ngành cụ thể. ESP tiếp cận theo hướng lấy người học hay việc học làm trung tâm.

Cách tiếp cận này là một quá trình liên kết, từ nhu cầu của người học, thiết kế

chương trình, việc áp dụng đến vai trò của giáo viên.

ESP yêu cầu người học phải có trình độ tiếng Anh nhất định hay cần có trình

độ tiếng Anh cơ bản cho nên đường hướng dạy và học của ESP rất phong phú,

nhưng phổ biến nhất là mô hình người học tiếng Anh trực tiếp. Tại các trường Cao

đẳng, Đại học Việt Nam hiện giảng dạy tiếng Anh dưới các loại hình: tiếng Anh với

tư cách ngôn ngữ hạn hẹp, tiếng Anh cho mục tiêu học thuật, tiếng Anh cho mục

tiêu nghề nghiệp, với sự cam kết về mục tiêu của người học, người dạy và nội dung

chương trình, trong đó, chú trọng tiếng Anh cho mục tiêu học thuật đáp ứng nhu cầu

của người học ở những trình độ khác nhau, cho các bậc học.

2.3. Đặc điểm của tiếng Anh chuyên ngành

Tiếng Anh chuyên ngành có những đặc điểm sau:

a. Đặc điểm cố hữu, thường trực hay tuyệt đối (Absolute Characterstics) là:

- ESP đáp ứng những mục đích cụ thể của người học;

- ESP sử dụng các phương pháp và hoạt động của chính chuyên ngành mà nó

phục vụ;

- ESP tập trung vào loại ngôn ngữ phù hợp với những hoạt động đó về mặt

ngữ pháp, từ vựng, ngữ vựng, kĩ năng học tập, diễn ngôn và thể loại.

b. Đặc điểm biến thiên (Variable Characteristics) là:

- ESP có thể liên quan tới, hoặc được thiết kế riêng cho những chuyên ngành

cụ thể;

Page 11: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

11

- Trong một số tình huống giảng dạy cụ thể, ESP có thể sử dụng phương pháp

khác với tiếng Anh cơ bản;

- ESP thường được thiết kế cho người lớn hoặc ở các cơ sở đào tạo bậc Đại

học hoặc ở bối cảnh công tác chuyên môn nhất định.

2.4. Đánh giá chung về các mô hình

Trong các mô hình trên, mỗi mô hình đều có những thế mạnh đặc thù, nếu áp

dụng đúng thời điểm, không gian và mục tiêu sẽ mang lại thành công cho người

học, giúp họ đạt được mục đích đặt ra. Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển đào

tạo của các Trường Cao đẳng – đặc biệt là quá trình hội nhập của đất nước - việc áp

dụng hoàn toàn một trong các mô hình trên sẽ không mang lại hiệu quả như mong

đợi. Đối với mô hình Mô hình TESEP vốn chỉ phù hợp cho các trường triển khai

đào tạo theo hình thức niên chế, tức là bị khống chế từ các quy định của cấp lãnh

đạo đề ra. Mô hình Active learning lại phù hợp trong một không gian hẹp với sự

tương tác của số ít học viên với người dạy, điều này là không thể áp dụng hoàn toàn

trong môi trường dạy học hiện nay ở bậc Cao đẳng, Đại học vốn chịu sức p về sĩ

số của các lớp học. Mô hình ESP là một dạng đòi hỏi chuyên sâu dành cho những

lớp học chuyên ngành hay những đối tượng có trình độ tiếng Anh khá, học tập cho

mục đích nghiên cứu và phát triển học thuật. Tuy nhiên, trong những thời điểm nhất

định và tùy vào học phần giảng dạy, giảng viên vẫn sử dụng những thế mạnh của

các mô hình trên nhằm đa dạng hóa phương pháp dạy học, mạng lại hiệu quả trong

đào tạo.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp gắn với quan sát

có kế thừa số liệu lịch sử để nhận diện rõ hơn mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực

giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại các cơ sở giáo dục Đại học - Cao đẳng của

Việt Nam khi hội nhập AEC.

3. Thực trạng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành hiện nay

3.1. Thực trạng ngu n nhân lực giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Việt

Nam

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, con người được coi là một "tài

nguyên đặc biệt", một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy, việc phát triển

con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong

hệ thống phát triển các nguồn lực.

Về đội ngũ giảng viên, tính đến cuối năm học 2013 - 2014, cả nước có 471

trường ĐH, CĐ, số giảng viên trong các trường này là 91.633 người nhưng chỉ có

517 người có học hàm giáo sư. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, số lượng giảng viên

hiện nay vẫn thiếu và yếu về số lượng.

Page 12: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

12

Qua rà soát các trường đại học năm 2013 của Bộ GD-ĐT cho thấy trung bình

tỷ lệ sinh viên Đại học, Cao đẳng trên số giảng viên quy đổi (SV/GV) đạt 22,7,

nhiều trường có tỷ lệ SV/GV vượt quá quy định (45 trường có trên 30 - 50 SV/GV),

09 trường có trên 50 SV/GV. Đặc biệt, trong 3.575 ngành đào tạo ĐH,CĐ được Bộ

GD-ĐT khảo sát, trên 500 ngành có số sinh viên vượt quá 30 SV/GV quy đổi, trong

đó gần 100 ngành có tỷ lệ SV/GV đạt trên 100 tập trung ở khối ngành Kinh tế -

quản lý, Luật và Giáo dục.

Hiện tại, Việt Nam đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi dào về số lượng

nhưng lại rất hạn chế về mặt chất lượng. Cả nước có khoảng 14.000 Tiến sĩ và Tiến

sĩ khoa học; 1.432 giáo sư; 7.750 phó giáo sư; 16.000 thạc sĩ; 30.000 cán bộ hoạt

động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên Đại học, Cao đẳng, trong số đó

49% giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên. Trong số 9.000 tiến sĩ

được điều tra thì có 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ có 30% thực sự làm công tác

chuyên môn. Theo kết quả điều tra gần đây, hiện tại ở nước ta 63% số sinh viên tốt

nghiệp đại học chưa có việc làm, nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhận sinh viên vào

làm việc phải mất từ 1 đến 2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên ra trường có

việc làm thì về cơ bản cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc... Rõ ràng là chất

lượng nguồn nhân lực của nước ta chưa cao, có sự mâu thuẫn giữa lượng và chất

của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam

hiện nay đạt mức 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

xếp thứ 73/133 quốc gia. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta cũng có sự mất

cân đối nghiêm trọng: cứ 1 SV tốt nghiệp đại học thì có 1,16 SV tốt nghiệp trung

cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật. Trong khi đó, tỷ lệ này của thế giới tương ứng là 4

và 12. Ở Việt Nam, cứ 1 vạn dân thì có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế

giới là 100 và Trung Quốc là 140... Hơn nữa, nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước

ta lại phân bố không hợp lý: 92,2% cán bộ có trình độ Tiến sĩ trở lên tập trung ở 2

thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2/10 thành phố được đánh

giá hấp dẫn nhất ở Châu Á , số cán bộ có trình độ từ tiến sĩ trở lên ở các vùng Tây

Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ chiếm chưa tới 1%. Trong số giáo sư và phó giáo sư,

có tới 86,2% ở Hà Nội; 9,5% ở Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương còn lại

chưa tới 4,3%.

3.2. Trình độ của sinh viên

Theo TS. Lâm Quang Đông, ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, thì ESP

đòi hỏi người học phải đạt trình độ trung cấp hoặc cao cấp và phải có kiến thức nền

nhất định về tiếng Anh, nhưng thực tế kiến thức nền của người học hiện nay còn

yếu, chưa đáp ứng chuẩn của việc học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Học viên bắt

buộc phải hoàn thành chương trình tiếng Anh căn bản trước khi vào ESP, nhưng

Page 13: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

13

kiến thức căn bản của họ quá yếu, chưa đạt trình độ tiền Trung cấp

(Preintermediate) nên ESP đối với họ quả thật là một gánh nặng cực kì vất vả.

Mặt khác, khi tiếp xúc với các vấn đề chuyên ngành bằng tiếng Anh như

kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh thì bên cạnh nền tảng tiếng Anh chưa tốt, người

học còn khá mơ hồ về nội dung họ đã được học bằng tiếng Việt. Điều đó khiến cả

sinh viên và giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành không thể phát huy hết

những yêu cầu của chương trình, do vậy khó có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra

trong chương trình học.

Hiện nay, chủ trương của ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ dạy tiếng anh căn bản sao

cho sinh viên đạt trình độ tương đương B1 (theo khung tham chiếu châu Âu CEFR)

hay ELTS 4.0 (hệ chuẩn), hoặc B2/ C1 hay IELTS 5.0 - 6.0 (hệ chất lượng cao đẳng

cấp quốc tế) là được, còn ESP là việc riêng của sinh viên sau này. Theo kết quả

khảo sát tiếng Anh đầu vào Trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM năm 2014, dù chỉ thi 2

kỹ năng nghe và đọc hiểu trên máy tính nhưng rất ít SV đạt tới trình độ A2 - trình

độ tối thiểu đủ để bắt đầu chương trình tiếng Anh tổng quát. Theo tiến sĩ Nguyễn

Trí Nhân, việc dạy tiếng Anh tổng quát chưa tốt, chỉ chú trọng ngữ pháp, từ vựng,

SV chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng nghe - nói - đọc - viết khiến SV khó theo dõi

khi nghe giảng bằng tiếng Anh.

3.3. Quy định về chất lượng nhân lực của cộng đ ng kinh tế ASEAN -

AEC

Hiện nay, mặc dù chưa có các tiêu chuẩn thống nhất trong tất cả các nước

ASEAN về thị trường lao động nhưng chắc chắn đây phải là thị trường của những

người có chứng chỉ nghề nghiệp hoặc bằng cấp được các nước ASEAN công nhận.

Mức độ lành nghề hay tính chuyên nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu và đây được

xem là một trong những rào cản kỹ thuật lớn nhất đối với thị trường lao động

ASEAN.

Trong bối cảnh một thị trường chung, 8 ngành nghề được tự do di chuyển

thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm có: kế toán, kiến

trúc sư, bác sỹ, nha sỹ, kỹ sư, y tá, người thẩm định nhà đất-quan trắc viên và

chuyên gia ngành du lịch (mới bổ sung tháng 5/2015). Thỏa thuận này mở ra cho

người lao động Việt Nam không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nước mà

còn mở rộng ra các thị trường khu vực, người lao động có cơ hội tương tác và nâng

cao kinh nghiệm, kỹ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong khu vực. Tham

gia AEC, Việt Nam có lợi thế lớn nhất là lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ và

có cơ cấu dân số vàng. Để có thể thực sự di chuyển trong khối, người lao động phải

thông thạo ngoại ngữ, bằng cấp được thừa nhận và tay nghề phải đáp ứng được

chuẩn mực của nước sở tại.

Page 14: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

14

3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

3.4.1. Một số hạn chế

Đội ngũ giảng viên được trẻ hóa chưa bắt kịp và thay thế cho thế hệ lão

thành đã và đang đến độ tuổi nghĩ hưu, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế và tình yêu

nghề chưa mãnh liệt làm giảm sút nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Chất lượng tay nghề của giảng viên ở một số chuyên ngành đào tạo của Nhà

trường còn yếu và thiếu, cần phải được sớm điều chỉnh.

Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại

ngữ còn rất hạn chế. Điều này làm giảm khả năng tự học, tự nâng cao trình độ trong

yêu cầu phát triển ngày nay của đất nước, nhất là yêu cầu về năng lực đào tạo nguồn

lao động cho quá trình hội nhập kinh tế hiện nay của đất nước.

3.4.2. Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân được nhắc đến đầu tiên đó là mức lương hiện

nay chi trả cho một tiết giảng tương đối thấp, không hấp dẫn và giữ chân các nhà

giáo giỏi cũng như mời các chuyên gia tư vấn, xây dựng chương trình đào tạo, chiến

lược phát triển dài hạn cho nhà trường.

Trong những năm qua, việc các tập đoàn giáo dục nước ngoài thâm nhập vào

Việt Nam đã tạo ra một cuộc cạnh tranh về tất cả các mặt đối với các cơ sở giáo dục

trong nước trong đó có cạnh tranh về nguồn giảng viên. Khi đó, người dạy sẽ có

nhiều cơ hội lựa chọn nơi làm việc với mức lương ưu đãi và môi trường làm việc

Page 15: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

15

được đáp ứng, dẫn đến sự chảy máu chất xám trong ngành giáo dục và Nhà trường

không phải là ngoại lệ.

4. Giải pháp ứng dụng mô hình năng lực trong phát triển ngu n nhân

lực giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng đáp ứng yêu

cầu hội nh p cộng đ ng kinh tế ASEAN (AEC)

4.1. Bối cảnh tiến hành

Sự phát triển và biến đổi không ngừng của kinh tế thế giới đã tác động trực

tiếp hoặc gián tiếp vào sự phát triển của nước ta trong đó có ngành giáo dục. Để

sinh viên ra trường có thể làm việc và bắt kịp xu thế phát triển của thế giới thì nâng

cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một yêu cầu nhất thiết cần phải thực hiện.

Bên cạnh đó, việc Bộ giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình theo hướng

năng lực sau 2015 là một thách thức đồng thời cũng là một yêu cầu cho các cơ sở

đào tạo bậc học cao hơn, Chương trình đào tạo của các Trường Cao đẳng và Đại

học phải đảm bảo tính liên thông và kế thừa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho

quá trình học tập và phát triển của sinh viên. Yêu cầu đó được cụ thể hóa trong

chuẩn đầu ra của nhà trường với các chuẩn năng lực kiến thức, kỹ năng và thái độ

mà sinh viên phải đạt được sau khi tốt nghiệp.

Thêm nữa, yêu cầu về những phẩm chất và năng lực của người lao động

trong thế kỷ 21, đó là: Năng lực tự hoàn thiện, Năng lực giao tiếp ứng xử, Năng lực

thích ứng, Năng lực tổ chức và quản lý, Năng lực hoạt động chính trị xã hội, Năng

lực hợp tác và cạnh tranh, Năng lực lao động nghề chuyên biệt và Năng lực nghiên

cứu khoa học. Để có thể cạnh tranh trong công việc, nguồn nhân lực Việt Nam phải

được trang bị đầy đủ các phẩm chất và năng lực chung ấy.

4.2. Giải pháp ứng dụng mô hình năng lực trong phát triển ngu n nhân

lực giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng đáp ứng yêu

cầu hội nh p cộng đ ng kinh tế ASEAN (AEC)

4.2.1. Mô hình đề xuất

Với những yêu cầu cũng như thách thức được nhận diện trong các phân tích

trên, rõ ràng chúng ta cần có những giải pháp mang tính đột biến mới có thể tạo ra

một đội ngũ giảng viên đủ tầm để tạo ra nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, đáp ứng

những đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng cần có của người lao động trong thế kỷ 21.

Khi bàn về việc ứng dụng các mô hình năng lực vào đào tạo và phát triển đội

ngũ giảng viên, chúng tôi đã đưa ra một số mô hình được áp dụng hiện nay. Tuy

nhiên năng lực được xem như những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và

những đòi hỏi của công việc, điều này có nghĩa là các năng lực luôn bị chi phối bởi

bối cảnh cụ thể - môi trường, bối cảnh cụ thể của đất nước, tổ chức và vị trí cụ thể

trong tổ chức đó – trong đó các năng lực được đòi hỏi (Valkeavaara, 1998, Dooley

Page 16: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

16

et al., 2001). Vì thế, trong điều kiện của toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh chóng

của môi trường và khoa học công nghệ, những mô hình được đưa ra ở trên như

không phát huy được tính hiệu quả của chúng, do vậy chúng tôi xin đề xuất một mô

hình (được sử dụng rất phổ biến ở cấp vi mô và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên

toàn thế giới), bao gồm các bước như sau:

4.2.2 Hệ thống các năng lực cần phát triển cho giảng viên

Đối với giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, để hoàn thành nhiệm

vụ, họ cần được trang bị đầy đủ cả hai nhóm năng lực: năng lực chuyên môn và

năng lực ngoại ngữ, hai nhóm năng lực này hòa quyện vào nhau tạo nên năng lực

nghề nghiệp của họ. Tại Trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM, nếu đúng lộ trình của đề án

ngoại ngữ quốc gia 2020, đến lúc này trường phải đưa vào giảng dạy môn học

chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy

chuyên ngành giỏi ngoại ngữ chứ không phải giảng viên ngoại ngữ đơn thuần vẫn

chưa đảm bảo. Trên thực tế đó, nhóm tác giả nghiên cứu, đề xuất khung năng lực

cốt lõi dùng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên như sau:

Bảng 3.1 Nhóm năng lực cốt lõi

Năng lực dạy học

- Năng lực biên soạn bài giảng và thiết kế kế hoạch dạy

học

- Năng lực sử dụng trang thiết bị dạy học

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực kiểm tra, đánh giá

- Năng lực hoạt động xã hội

Năng lực nghiên cứu khoa

học

- Năng lực chọn đề tài nghiên cứu

- Năng lực viết đề cương nghiên cứu

MÔ HÌNH

NĂNG LỰC

Tầm nhìn, sứ mạng và mục

tiêu

Kế hoạch chiến lược

Xác định năng lực cần thiết Đánh giá các nguồn lực

Hợp nhất các kế hoạch

Page 17: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

17

- Năng lực xử lý các số liệu cũng như tài liệu tham

khảo

- Năng lực biện giải

- Năng lực viết báo cáo đề tài.

Năng lực phát triển cá nhân

- Năng lực tự học

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực thích ứng với môi trường.

4.3. Điều kiện để sử dụng mô hình năng lực trong giáo dục

Mô hình năng lực chú trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức tức

nó chú trọng vào “con người phương tiện” chứ không phải “con người mục đích”.

Chính vì thế, để đạt mục tiêu trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên cho Nhà

trường, cần hạn chế những nhược điểm của quan điểm hành vi trong giáo dục, đồng

thời cũng như cần phối hợp các mô hình năng lực khác trong quá trình thực hiện

công tác đào tạo nhân lực.

Mô hình năng lực được sử dụng như những công cụ cho việc tuyển lựa giảng

viên, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và những chỉ dẫn cụ thể cho những hoạt

động giáo dục đào tạo và phát triển. Vì thế, cần nhận thức mô hình năng lực là

những công cụ chứ không phải là mục tiêu.

Để việc áp dụng mô hình năng lực có hiệu quả nhất thiết phải có một danh

mục các năng lực được thiết kế một cách cẩn thận, có cơ sở khoa học và phù hợp

với bối cảnh thực tế của đất nước và của cơ sở đào tạo. Do đó, những nghiên cứu

nghiêm túc và cụ thể phải được thực hiện và được cập nhật thường xuyên trong điều

kiện nền kinh tế toàn cầu hóa và thay đổi nhanh hiện nay.

5. Kết lu n

Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên là một công việc đòi hỏi cả sự quyết

tâm lẫn sự vào cuộc quyết liệt của các các cấp lãnh đạo, trong đó chú ý đến quá

trình quy hoạch chiến lược của tổ chức và hoạt động nghiên cứu nhằm xác định các

năng lực phù hợp với tổ chức trong tiến trình phát triển của đơn vị và của ngành.

Với nghiên cứu tiền đề, hy vọng sẽ góp thêm một hướng nhìn trong phát triển đội

ngũ giảng viên giảng dạy tiếng anh chuyên ngành tại các trường Cao đẳng đáp ứng

yêu cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập quôc tế.

Page 18: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

18

Tài liệu tham khảo

[1] Đại học sư phạm Hà Nội (2014), chương trình đào tạo và rèn luyện năng

lực sư phạm;

[2] Lam, Nguyễn Hữu (2003), Role and competency profiles of human

resource development practitioners in Vietnam. Swiss-AIT-Vietnam, Hanoi:

International Conference on Management Education for 21th Century Procedings.

[3] Lâm Quang Đông (2011), Tiếng Anh chuyên ngành – một số vấn đề về

nội dung giảng dạy, tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 11 (193)-2011.

[4] McLagan, P. A. & Suhadolnik, D. (1989), Models for HRD practice.

Alexandria, VA: American Society for Training and Development.

[5] Nguyễn Hữu Lam, Mô hình Năng lực trong Giáo dục, Đào tạo, và Phát

triển Nguồn Nhân lực, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị (CEMD) - Đại

học Kinh tế TPHCM.

[6] Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực NXB tổng hợp

Tp.HCM.

[7] Luật giáo dục sửa đổi 2010, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[8] Võ Phước Tấn (2015), Phát triển nguồn nhân lực Đại học - Cao đẳng đáp

ứng yêu cầu hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Kỷ yếu Hội thảo khoa học

2015 tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại.

Page 19: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

19

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CBI (CONTENT BASED INSTRUCTION)

TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC

CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

TS. Phạm Xuân Thu

ThS. Phan Thị Thanh Hằng

Lê Cát Vi

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

1. Đặt vấn đề

Đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, tham gia

các diễn đàn đa phương với các quốc gia trong khu vực và thế giới thì ngoại ngữ,

đặc biệt là tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Việc đưa các ngoại ngữ vào

giảng dạy và giảng dạy chuyên môn bằng các ngoại ngữ tại các trường Đại học –

Cao đẳng tại Việt Nam là một nhu cầu xã hội tất yếu. Trong số các ngoại ngữ được

sử dụng để dạy các môn chuyên ngành, tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn. Giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các trường Cao đẳng - Đại học là hết sức cần

thiết, một thực tế khách quan trong xu hướng chung của thế giới và khu vực, cũng

như trong bối cảnh đất nước đang phát triển và hội nhập.

Hầu hết các môn khoa học được dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện

nay ở nước ta đều có nội dung được lấy từ giáo trình nước ngoài. Nếu có trình độ

ngoại ngữ, đặt biệt là tiếng Anh, thì rất thuận lợi để cập nhật bài giảng, đưa vào bài

giảng những thông tin mới, đồng thời có tài liệu phong phú để thực hiện các đề tài

nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành. Đúng là tiếng

Việt có khả năng chuyển tải tất cả những nội dung khoa học, nhưng vấn đề là hiện

nay có nhiều thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh một cách chủ quan, thiếu chính xác.

Do đó, có nhiều điểm khác nhau trong cách hiểu của chúng ta so với cách hiểu của

người nước ngoài về cùng một nội dung.

Đối với sinh viên, việc giảng dạy và học tập chuyên môn bằng tiếng Anh

không chỉ giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn nâng cao chất lượng

chuyên môn. Tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục học tập tốt hơn ở bậc Cao học, Nghiên

cứu sinh. Sinh viên có thể đọc hiểu, nói được và trao đổi được những vấn đề chuyên

môn bằng ngoại ngữ để sau này có thể làm việc với người nước ngoài hoặc học tập

ở nước ngoài. Ngoài ra sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn thì khi trả lời phỏng vấn

của các doanh nghiệp nước ngoài.

Thực tế cho thấy, nhiều yếu tố chi phối khả năng triển khai việc giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh: Khả năng tiếng Anh của giảng viên (GV), khả năng

tiếng Anh của sinh viên (SV), chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu tiếng Anh

cũng như môi trường đào tạo, phương pháp truyền đạt là những yếu tố quan trọng

Page 20: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

20

chi phối khả năng triển khai việc giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Chính vì vậy, việc chọn phương pháp truyền đạt, hướng dẫn, giảng dạy các môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh là cực kỳ quan trọng.

Việc giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh được áp dụng rất nhiều

phương pháp “truyền thống” như học chú trọng ngữ pháp hoặc chú trọng dịch từ

vựng. Tuy nhiên, các phương pháp đó phát triển các kỹ năng biệt lập nhau, thiếu kết

nối, làm cho sinh viên vận dụng kiến thức kém linh hoạt. Chính vì vậy, phương

pháp học ngoại ngữ lồng ghép kiến thức (Content-Based Instruction – CBI) được

nghiên cứu và giới thiệu tại Mỹ bởi các giáo sư ngôn ngữ tại đại học George

Washington và Arizona.

Theo Short (1993), “CBI là giảng dạy ngoại ngữ dựa trên nội dung, giáo viên

sử dụng chủ đề nội dung, chứ không phải là quy tắc ngữ pháp hoặc danh sách từ

vựng, như giàn bài để được hướng dẫn”. Điều này có nghĩa CBI là phương pháp

hướng dẫn, giảng dạy một môn học bằng ngoại ngữ cần chú trọng nhiều về nội

dung của môn học, thể hiện thông qua các từ khóa (key words) liên quan đến nội

dung hơn là các vấn đề về ngữ pháp hay là từ vựng.

Đây là phương pháp giảng dạy lấy kiến thức làm trọng tâm, và ngoại ngữ trở

thành phương tiện để tiếp cận các kiến thức đó. Phương pháp này đã được áp dụng

thành công ở Mỹ và Canada từ hơn 10 năm nay cho các học sinh nhập cư không nói

tiếng Anh, và hiện được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến. Áp dụng CBI trong giảng

dạy sẽ góp phần tạo hiệu ứng tốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo các môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các trường Đại học – Cao đẳng ở Việt Nam.

2. Cơ sở lý lu n

2.1. Mô hình dạy ngoại ngữ l ng ghép kiến thức - CBI

Mô hình dạy ngoại ngữ lồng ghép kiến thức (CBI) là phương pháp giảng dạy

ngôn ngữ lấy kiến thức làm trọng tâm và ngoại ngữ trở thành phương tiện để tiếp

cận các kiến thức đó. Theo Grabe Stoller (1997), mô hình CBI cung cấp các tình

huống thực tế lồng ghép với chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ để thúc đẩy sự

phát triển kiến thức của người học. Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy tích hợp

các kiến thức và kỹ năng được thường xuyên cập nhật. Do vậy, phương pháp tiếp

cận của CBI góp phần thúc đẩy chiến lược học tập cũng như sự phát triển ngôn ngữ

của người học.

Theo Briton và cộng sự (1989), mô hình CBI là sự kết hợp giữa việc giảng

dạy ngôn ngữ với các chủ đề cụ thể. Leaver và Stryker (1989) định nghĩa CBI như

một cách học ngôn ngữ hiệu quả nên bắt đầu học thông qua việc học một nội dung

hay một môn học cụ thể bằng ngôn ngữ đó, không phải bắt đầu bằng việc chú trọng

về mặt ngữ pháp hay từ ngữ. Để giảng dạy một môn học bằng ngoại ngữ, cần chú

trọng nhiều vào các từ khóa liên quan đến nội dung hơn là các vấn đề về ngữ pháp.

Page 21: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

21

Quy trình xây dựng bài giảng bằng ngoại ngữ bắt đầu từ xây dựng nội dung bài

giảng rồi mới đến xử lý các vấn đề về ngôn ngữ. Xuất phát điểm từ mô hình nghiên

cứu trực tiếp (Central Location Test- CLT), mô hình dạy chuyên ngành bằng tiếng

anh luôn thay đổi linh hoạt, không đồng nhất, tùy thuộc vào khả năng sư phạm, bối

cảnh và điều kiện của người học. Tác giả Stryker và Leaver (1997), dưới một góc

nhìn khác, họ cho rằng mô hình CBI thực sự là một cách tiếp cận toàn diện để học

ngôn ngữ. Bởi nó tích hợp toàn bộ các kiến thức, phương pháp luận, giáo trình và

ngôn ngữ chỉ trong một chương trình giảng dạy.

Như vậy, nội dung của CBI là tập trung hướng dẫn việc giảng dạy dựa vào

nội dung, không phải vào ngôn ngữ. Cách học ngôn ngữ một cách hiệu quả là nên

bắt đầu học thông qua việc học một nội dung hay một môn học cụ thể bằng ngôn

ngữ đó, không phải bắt đầu bằng việc chú trọng về mặt ngữ pháp hay từ ngữ. Để

giảng dạy một môn học bằng ngoại ngữ, cần chú trọng nhiều vào các từ khóa (key

words) liên quan đến nội dung hơn là các vấn đề về ngữ pháp.

2.2. Đặc điểm cơ bản của CBI

Mô hình CBI bao gồm bốn đặc điểm cơ bản sau:

Kiến thức cốt lõi: Chương trình giảng dạy nên xuất phát từ nội dung kiến

thức cốt lõi chứ không chỉ đơn thuần là hình thức, chức năng hay các tình

huống thực tế.

Chủ yếu sử dụng các công cụ hỗ trợ (tài liệu, văn bản, băng hình, video, các

công cụ trực quan,…) của người bản ngữ.

Người học nên sử dụng ngoại ngữ để tìm hiểu thông tin mới và đánh giá nó

dựa trên trình độ và khả năng tương ứng.

Phù hợp với nhu cầu của người học: các kiến thức, tài liệu, nội dung,… cần

phù hợp với nhận thức, sự hứng thú, nhu cầu của học sinh nói riêng và lớp

học nói chung.

2.3. Mô hình CBI

Nghiên cứu của Graber và Stoler (1997) được thực hiện trên rất nhiều đối

tượng khác nhau và nó đã cho thấy việc áp dụng mô hình phù hợp không chỉ đối với

cấp tiểu học mà còn mang lại hiệu quả tối ưu đối với bậc trung học và đặc biệt là đại

học. Tương ứng, theo Med (1999), chương trình học sẽ được thiết kế dựa trên mức

độ chú trọng giữa ngôn ngữ và nội dung kiến thức như hình 1.

Hình 1: Mô hình giảng dạy CBI

Page 22: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

22

Mặc dù có sự khác nhau giữa phần trọng tâm ngôn ngữ hay kiến thức nhưng

cả hai thành phần luôn là một thể đồng nhất không thể thiếu, nó tùy thuộc vào mục

tiêu của chương trình học, khóa học, hay bối cảnh giáo dục.

Ở cực trái của mô hình, việc giảng dạy và học tập tập trung vào việc cung

cấp toàn bộ nội dung kiến thức bằng ngoại ngữ. Cả giáo viên và học sinh, sinh viên

đều sử dụng duy nhất một loại ngôn ngữ và giáo dục hoàn toàn trong môi trường

ngôn ngữ đó. Theo chiều từ trái sang phải, chương trình thay đổi linh hoạt từ việc

sử dụng kết hợp ngoại ngữ và nội dung kiến thức cho đến việc dạy và học có sử

dụng các từ khóa liên quan đến chủ đề hay ngoại ngữ là một công cụ bổ trợ thêm.

Cực phải của mô hình CBI là việc dạy ngoại ngữ đơn thuần dựa trên cơ sở từ vựng

và ngữ pháp.

Các chương trình đầu tiên được thực hiện tại Montreal, Canada từ năm 1965

với ngoại ngữ là tiếng Pháp dành cho đối tượng những đứa trẻ nói tiếng Anh. Sau

đó, mô hình lan rộng ra toàn Canada, Mỹ áp dụng rộng rãi ở bậc tiểu học và trung

học (Cummin, 1987; Genesee, 1987; Johnson & Swan, 1997). Các biến thể của

chương trình phát triển mạnh mẽ sang ngôn ngữ tiếng Anh dành cho đối tượng các

bậc học cao hơn (Snow, 2001)

3. Ứng dụng CBI trong giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

Theo Krashen (1982), trong mô hình CBI, sinh viên có thể tiếp thu các nội

dung kiến thức dễ dàng, đồng thời tăng khả năng ngôn ngữ của họ. Để đạt được

mục tiêu cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, Krashen nói rằng trọng tâm của phương

pháp là nội dung kiến thức phải phù hợp, thu hút và có ý nghĩa, không phải chỉ dựa

trên các hình thức ngữ pháp.

Dựa trên việc triển khai mô hình, có hai loại giáo án tương ứng:

Loại thứ nhất là giáo án dựa trên chủ đề (topical syllabus), trong đó việc lựa

chọn chủ đề phụ thuộc vào nội dung kiến thức cần cung cấp cho SV (Brinton và

cộng sự, 1989). Từ các chủ đề này, giáo viên sẽ tích hợp các hoạt động ngôn ngữ

với nội dung kiến thức tương ứng. Ví dụ, giáo viên có thể chọn chủ đề của "quảng

cáo", sau khi lựa chọn, giáo viên tổ chức cho SV tham gia vào một loạt các hoạt

động, chẳng hạn như thiết kế và điều hành một cuộc khảo sát thị trường, so sánh và

đối chiếu thái độ tiêu dùng,... Trong những trường hợp như vậy, sinh viên sẽ được

làm quen nhiều hơn với các nội dung và ý nghĩa của chủ đề. Krashen và Terrell

(1998) cho rằng giáo viên phải chọn lọc các chủ đề phù hợp để có thể làm tăng

động lực của sinh viên trong việc học.

Loại giáo án thứ hai của phương pháp tiếp cận dựa trên nội dung là giáo án

nội dung (content syllabus). Giáo án này đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng

của việc giảng dạy các vấn đề học thuật, ngoại ngữ (Brinton và cộng sự, 1989).

Giáo viên phải thiết kế các hoạt động dạy học khác nhau trong đó kết hợp đầy đủ

Page 23: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

23

bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), nhằm tăng cường hiểu biết của học sinh, phát

triển giao tiếp, và các kỹ năng tư duy tích cực. Để tăng cường hiệu quả của việc áp

dụng mô hình, Krashen (1985) chủ trương nên kết hợp với việc sử dụng một loại

văn bản mở rộng, chẳng hạn như một cuốn tiểu thuyết hay một câu chuyện ngắn.

Việc này có thể giúp SV phát triển kỹ năng đọc, viết với văn phong học thuật, từ đó

“vô tình” tăng cường sự hiểu biết của họ. Để đảm bảo đọc thành công, Taguchi và

cộng sự (2004) cho rằng các nội dung đọc cần phải liên quan đến kiến thức nền sinh

viên, khi đó hiệu suất đọc của họ sẽ tốt hơn (Inoue, 1998). Lin (2004) cũng chứng

minh rằng thông qua những câu chuyện đọc từ sách, SV không chỉ đơn thuần đọc,

mà họ còn có thể liên kết những kinh nghiệm cá nhân của mình với nội dung đó. Đó

là một hướng phát triển kỹ năng đọc rất tích cực.

Với mô hình CBI, để đạt được hiệu quả của việc sử dụng tiếng Anh trong

giảng dạy chuyên môn, điều cần lưu ý khi lồng ghép ngoại ngữ là: coi ngoại ngữ là

công cụ và phương tiện, nội dung là cốt lõi. Mỗi phần khác nhau của chương trình

môn học cần sử dụng phương pháp lồng ghép ngoại ngữ thích hợp nhằm đạt được

mục tiêu truyền tải nội dung và sinh viên hứng thú với việc học, không bị sức ép

của ngôn ngữ. Việc chọn lựa được phương pháp lồng ghép thích hợp sẽ làm sáng tỏ

hơn nội dung cần truyền đạt và hỗ trợ cho việc vận dụng ngoại ngữ trong việc khai

thác thông tin và nhận thức vấn đề của sinh viên.

Với những nội dung chuyên môn rất phức tạp và đặc thù, mục tiêu đầu tiên là

cần sinh viên nắm được nội dung chuyên môn thì việc lồng ghép cần khéo léo và

nhẹ nhàng. Cho sinh viên đọc trước tài liệu bằng cả hai thứ tiếng. Sau khi nghiên

cứu nội dung phần tiếng Việt và đã hiểu thấu nội dung đó rồi thì mới chuyển sang

nghiên cứu nội dung vấn đề đó bằng ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với một số nội dung

đơn giản thì có thể cho sinh viên đọc trực tiếp bằng ngoại ngữ.

Điều quan trọng là giáo viên cần cung cấp đầy đủ tài liệu chuyên môn bằng

ngoại ngữ cho sinh viên và trong quá trình giảng, giáo viên thường xuyên lặp lại các

thuật ngữ. Tránh tạo cho sinh viên cảm giác mệt mỏi vì rào cản ngoại ngữ trong

việc hiểu các kiến thức chuyên môn.

Những nội dung mà giáo viên đòi hỏi sinh viên tự nhận thức và khám phá thì

việc cung cấp cho sinh viên các bài báo khoa học và tài liệu bằng tiếng Anh, sinh

viên tự đọc hiểu, thảo luận nhóm và rút ra các thông tin cần thiết cho các chủ đề mà

giáo viên yêu cầu sinh viên tìm hiểu trong nội dung ấy. Đây là một phương pháp

giúp SV tự chuyển tải các nhận thức tự khám phá trong quá trình trao đổi thảo luận

và tham khảo tài liệu viết bằng ngoại ngữ khác tiếng Việt thành kiến thức khắc sâu

vào tâm trí của SV, đồng thời sinh viên có thêm vốn từ ngoại ngữ chuyên ngành.

Bên cạnh đó, cần phối hợp thảo luận nhóm bằng ngoại ngữ, giảng viên trình

bày sơ lược phần lý thuyết giúp SV nắm khái niệm, các đối tượng có liên quan, đưa

Page 24: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

24

ra những so sánh, đối chiếu làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của vấn đề, các thuật ngữ

chuyên môn, đồng thời phân bổ thời gian một cách phù hợp.

4. Kết lu n

So với các mô hình tiếng Anh chuyên ngành (ESP) hay tiếng anh học thuật

(EAP), CBI phụ thuộc vào nhu cầu nghề nghiệp của người học. Mục tiêu của CBI là

giúp sinh viên chuẩn bị và sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh cụ thể. Thay vì việc

học một ngôn ngữ đơn thuần, chương trình cho ph p học ngoại ngữ trong bối cảnh

của môn học cụ thể.

Mô hình nhấn mạnh vai trò của người giảng viên, không chỉ phải có kiến

thức về chuyên ngành, môn học, khả năng sư phạm, họ cần có trình độ ngoại ngữ

cần thiết để truyền tải các nội dung kiến thức đó đến người học. Bên cạnh đó, trọng

tâm của mô hình là người học, do đó, nội dung của chương trình phải xuất phát từ

nhu cầu, từ đó tạo ra động lực trong quá trình học tập.

Sau thời gian học tập và nghiên cứu những chủ đề học thuật khác nhau,

người học sẽ được giảng viên giao một bài tập hoặc dự án nhỏ để có thể vận dụng

ngay những kiến thức vừa học. Người học triển khai dự án được giao bằng cách chủ

động tìm hiểu thông tin, làm việc nhóm, sau đó là viết bài hoặc thuyết trình trước

lớp cho giáo viên chấm điểm và nhận x t. Qua đó, những kỹ năng mềm như kỹ

năng nghiên cứu, làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo cũng được cải thiện đáng kể

qua từng bài học. Đây là điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp CBI so với

những phương pháp học tiếng Anh khác.

Tóm lại, sử dụng mô hình CBI trong giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

không chỉ nâng cao kiến thức, hiểu biết của SV về các vấn đề mà còn giúp xây dựng

và phát triển đồng thời các kỹ năng ngoại ngữ. Ngoài ra, nghiên cứu (Custodio &

Sutton, 1998) đã chỉ ra rằng CBI thường tích hợp những kiến thức rất hấp dẫn, từ đó

tạo động lực cho SV khi cung cấp nhiều cơ hội để họ để khám phá kiến thức. Do

đó, việc sử dụng CBI đem lại hiệu quả cao trong các lớp học chuyên ngành sử dụng

ngoại ngữ.

Page 25: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

25

Tài liệu tham khảo

[1] Brinton, D. (2003). Content-based instruction. In D. Nunan

(Ed.), Practical English Language Teaching (pp. 199–224). New York: McGraw

Hill.

[2] Brinton, D. M., Snow, M. A., & Wesche, M. B. (1989). Content-based

second language instruction. New York: Newbury House.

[3] Grabe, W., & Stoller, F. L. (1997). Content-based instruction: Research

foundations. In M. A. Snow, & D. M. Brinton (Eds.), The content-based classroom:

Perspectives on integrating language and content (pp. 5–21). NY: Longman.

[4] Krashen S D(1985). The inpul hypolhesis: Issues undin~pliculions. New

York: Longman

[5] Short (1993). Assessing integrated language and content instruction.

TESOL Quurrerly 27:4, 627-656

[6] Snow, M.A.(2001). Content-based and immersion models for second and

foreign language teaching. In M. Celce-Murcia (Ed.), Teaching English as a Second

or Foreign Language (3rd ed.) (pp. 303–318). Boston, MA: Heinle & Heinle.

[7] Stryker, S. & Leaver, B.L. (Eds.) (1997). Content based instruclion in

foreign language educution. Washington DC: Georgetown University Press.

Page 26: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

26

BÀN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP NGOẠI

NGỮ CHUYÊN NGÀNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

DISCUSSION ON INTEGRATED TEACHING – LEARNING FOR

SPECIALIZED ENGLISH IN VAN LANG UNIVERSITY (VLU)

ThS. Dương Thị Như Hiền

Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM

Tóm tắt

Để hòa nhập với thế giới, việc sử dụng tốt các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là

tiếng Anh, được xem như một điều kiện cần. Bên cạnh kiến thức tiếng Anh giao tiếp

căn bản, giảng dạy lồng ghép ngoại ngữ chuyên ngành là cần thiết nhằm nâng cao

hơn nữa khả năng tiếp thu của sinh viên cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Trong

những năm qua, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy việc giảng dạy lồng

ghép ngoại ngữ ở bậc đại học, nhưng các cơ sở đào tạo đại học theo hệ thống quốc

tế cũng như hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung, và trường Đại học Văn Lang

(ĐHVL) nói riêng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bài viết sau đây

nhằm mục đích phác họa một số khiếm khuyết trong dạy lồng ghép Tiếng Anh

chuyên ngành (giảng viên, phương pháp giảng v.v), những trở ngại trong việc dạy

và học lồng ghép này (chênh lệch trình độ sinh viên,thiếu tài liệu phù hợp, cơ sở

vật chất) cũng như đưa ra một số giải pháp; từ đó cùng chia sẻ một số kinh

nghiệm trong việc dạy_học theo hình thức lồng ghép ngoại ngữ chuyên ngành cho

sinh viên khoa Công nghệ Thông tin và Công nghệ Sinh học tại trường ĐHVL.

Từ khóa: Kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn ngành, dạy lồng ghép Tiếng Anh

chuyên ngành;

Abstract

Under globalization, using language skills, especially English language

skills, is a need. Beside English language knowledge provided in general English,

professional knowledgeis also meaningful. Learners can use knowledge gained

from integrated courses for their future career and for their coming academic

purposes. Although many universities in Vietnam, including VAN LANG University

(VLU), have made efforts in improving the integrated teaching_ learning of

specialized English for undergraduates, but the results seem to be not so effective.

This article aims to draw out the problems at present such as

shortcomings(teachers, teaching method,etc.), obstacles in integrated

teaching_learning specialized English(difference ofstudents’level, lack of material,

aid teaching), and some solutions, from there, share several experiences on

Page 27: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

27

integrated teaching_ learning English language, which are applying for faculty of

Information Technology and Biotechnology in Van Lang University.

1. Một số khiếm khuyết trong việc dạy lồng ghép ngoại ngữ chuyên ngành

1.1. Tổng quan về những khiếm khuyết trong việc dạy l ng ghép tiếng

Anh chuyên ngành tại một số trường Đại h c tại TP.HCM

Lâu nay việc giảng dạy lồng ghép ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường

Đại học là một vấn đề còn quá nhiều khiếm khuyết.

Thứ nhất: Đối tượng đảm nhận giảng dạy theo hình thức lồng ghép ngoại

ngữ chuyên ngành là ai? Mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên môn như thế nào?–

Điều này tùy thuộc vào những quan điểm của từng Trường áp dụng trong quá trình

giảng dạy xuất phát từ vấn đề coi trọng ngôn ngữ hay coi trọng chuyên môn.

Thứ hai:Phương pháp dạy như thế nào cho phù hợp.

Thứ ba: Lựa chọn giáo trình và biên soạn bài giảng cho sinh viên (SV) đã có

hay chưa, và nếu chưa có thì cách giải quyết ra sao.

Tất cả những lý do trên đã là rào cản cho việc giảng dạy lồng ghép ngoại ngữ

chuyên ngành nói chung và Tiếng Anh (TA) nói riêng trong một số trường Đại học.

Có trường quan niệm dạy hình thức lồng ghép này là chỉ cần cung cấp cho các em

sinh viên một số bài chuyên môn của ngành, rồi hướng dẫn các em dịch và đọc sách

để hiểu hoặc thông qua những bài dịch đó giúp các em khai thác các tài liệu tham

khảo bằng tiếng Anh, vì thế cho nên đã tận dụng các sách chuyên môn làm bài

giảng, mà không biên soạn chương trình, bài giảng riêng cho phù hợp với mục đích

đề ra là dùng ngôn ngữ TA để chuyển tải nội dung chuyên môn của ngành. Hiểu

như vậy là chưa đủ và có thể làm mất đi khả năng ngôn ngữ trong việc sử dụng

tiếng Anh, chưa kể đôi khi sinh viên không thể Nghe, Đọc, Dịch đúng những nội

dung khó, mà chỉ khi có kiến thức cơ bản rất chắc về ngôn ngữ Anh văn mới có thể

giúp các em vượt qua. Vì thế vào giai đoạn đầu phải có sự kết hợp giữa giảng viên

(GV) ngôn ngữ và GV được đào tạo ở nước ngoài thì việc tiếp thu của sinh viên

(SV) mới tốt, mới có thể hiểu và đồng hoá những kiến thức chuyên môn thông qua

những giờ học trên lớp bằng tiếng Anh (TA). Do đó, phải dạy và học trên cơ sở kết

hợp kiến thức ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và truyền tải thông tin, còn kiến

thức chuyên môn ngành là cốt lõi.

Để đạt được hiệu quả thực sự của việc lồng ghép ngoại ngữ thì giảng viên và

sinh viên cần hiểu rõ vai trò của ngoại ngữ trong việc nghiên cứu, học tập chuyên

môn. Hầu hết các môn khoa học được dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện

nay ở nước ta đều có nội dung được lấy từ giáo trình nước ngoài. Nếu có trình

độ ngoại ngữ thì rất thuận lợi để cập nhật thông tin đưa vào bài giảng, đồng thời có

tài liệu phong phú để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp

chí khoa học chuyên ngành. Bên cạnh những tiện ích việc sử dụng ngôn ngữ nước

Page 28: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

28

ngoài trong giảng dạy, thì chúng ta cũng gặp không ít hạn chế vì sự không tương

đồng về ngôn ngữ giữa các nền văn hoá mà TA cũng không là ngoại lệ; do đó, hiện

nay có nhiều thuật ngữ được dịch từ tiếng nước ngoài một cách chủ quan, thiếu

chính xác trên cùng một nội dung. Ví dụ: “noise”_theo nghĩa từ điển là “tiếng ồn ”

nhưng trong ngữ cảnh các em đang học thì phải dịch là “lắng nghe từ phía ai…”,

một ví dụ khác “gun”- có nghĩa là súng trong giao tiếp, nhưng trong công nghệ chế

biến hoặc ngành kỹ thuật khác thì chỉ coi đó là “thiết bị gây tê”_ việc sử dụng

không chính xác thuật ngữ như thế này sẽ gây nên tình trạng nhầm lẫn khó chấp

nhận trong lĩnh vục khoa học.

Trong thực tế, ngay tại TP.HCM có biết bao nhiêu chuyên ngành được đào

tạo tại các trường Đại học theo hệ thống Quốc tế hoặc hệ thống giáo dục Việt nam:

ĐH Việt _Đức, ĐH RMIT, và khoa Công nghệ thông tin (CNTT) và Công nghệ

sinh học (CNSH) của ĐHVL. Mỗi lĩnh vực chuyên ngành lại đòi hỏi những bài học

cụ thể khác nhau, thậm chí nhiều cách dạy khác nhau. Tuy nhiên những cách dạy đó

lại phải bắt nguồn từ việc kết hợp phương pháp giảng dạy môn Anh văn là công cụ

giao tiếp và kiến thức của môn học chuyên ngành mang tính cốt lõi, tức là giờ học

chuyên ngành phải được giảng dạy trên cơ sở kết hợp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp

của môn tiếng Anh cho việc tiếp thu kiến thức ngành. Vì vậy không thể có những

giáo trình chính thống cho mọi ngành, mà may ra có thể có một số lĩnh vực như

kinh tế, văn hoá, xã hội hoặc một vài ngành kỹ thuật có thể sử dụng một số tài liệu,

giáo trình có sẵn để giảng dạy, còn đại bộ phận các ngành khác, giáo viên phải tự

biên soạn hoặc tiết chỉnh bài giảng sao cho phù hợp với chuyên ngành khi được

đảm nhiệm giảng dạy; đặc biệt đối với lĩnh vực CNTT và CNSH là những ngành

mà đối tượng nghiên cứu là công thức, thông số chính xác, thuật toán, chỉ tiêu,

thông số v.v,, thật là không dễ dàng. Việc đồng hoá những kiến thức chuyên ngành

đã khó, lại phải giảng dạy bằng TA thì càng khó khăn hơn.

Để có thể học được theo hình thức chuyên ngành lồng gh p TA, trước hết

các sinh viên phải có kiến thức nền tảng về Anh văn cơ bản (AVCB), giai đoạn mà

những kiến thức chung nhất về ngữ pháp, về xã hội đã được trang bị trên cơ sở 4 kỹ

năng - Nghe, Nói, Đọc, Viết - thì mới có thể tiếp thu tốt kiến thức chuyên ngành

trong quá trình học. Điều này thì xem như ít có trường nào làm được.

Mặt khác, thực tế cho thấy ít có một giáo trình chuyên ngành nào có sự gắn

kết giữa nôi dung chuyên môn ngành với kiến thức ngôn ngữ. Riêng đối với lĩnh

vực TH hoặc công nghệ sinh học CNSH cũng gặp tình trạng chung, việc học AVCB

không gắn kết được với kiến thức ngành, nhiều kiến thức cơ bản của sinh viên còn

quá yếu, không vững vàng, mà giờ học theo hình thức ngoại ngữ lồng ghép không

có điều kiện hoặc không có thời giờ để ôn lại, do đó những sinh viên đã k m thì

càng k m hơn, mà theo thời gian thì nội dung chuyên môn ngày càng khó.

Page 29: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

29

Qua tham khảo một số bài giảng chuyên ngành theo hình thức lồng ghép

ngoại ngữ chuyên ngành của một số trường bạn thì chỉ thấy hầu hết là các bài được

trích dẫn ra từ các tài liệu chuyên môn hoặc sử dụng sách TA, biến giờ dạy thành

đơn thuần giờ dịch bài. Mục tiêu giảng dạy không phù hợp, thời lượng sắp xếp

không hợp lý. Ví dụ chỉ 3 đơn vị học trình mà đặt ra mục tiêu cho sinh viên phải

tiếp thu 6 đơn vị bài học trong cuốn INFORMATION TECNOLOFY_NXB Oxford

quả là không tưởng. Các giáo viên đảm nhiệm dạy lại chỉ là những thầy chuyên

môn biết tiếng Anh chứ không phải những thầy có phương pháp giảng dạy tiếng

Anh do đó cũng hạn chế phần nào về phương diện truyền đạt, v.v, Tôi hoàn toàn

nhất trí với phát biểu của Thạc sĩ Phạm Tố Mai, GV khoa Kinh tế đối ngoại Trường

ĐH Kinh tế - Luật, tại buổi tọa đàm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do ĐH

Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 4/02/2016 “Thực tế bài giảng dù được thiết kế

bằng tiếng Anh nhưng GV phải sử dụng xen kẽ tiếng Anh và tiếng Việt. Khi giảng,

GV phải nhìn mặt sinh viên (SV) để điều chỉnh việc dạy tiếng Anh hay tiếng Việt

cho phù hợp bởi trình độ tiếng Anh của SV rất chênh lệch”. Cũng theo thạc sĩ Mai,

GV được khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt

không được lại chuyển qua tiếng Việt. GV cũng khuyến khích SV báo cáo bằng

tiếng Anh nhưng chỉ có khoảng trên 30% SV làm việc này. “Bài thi kiểm tra cuối kỳ

bắt buộc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi chỉ ra đề thi dạng

bài trắc nghiệm chứ không dám ra tự luận”, tình trạng này cũng diễn ra tại Khoa

Công nghệ thông tin và Công nghệ sinh học_ĐHVL.

1.2. Những trở ngại trong việc dạy và h c l ng ghép ngoại ngữ chuyên

ngành tại khoa CNTT và CNSH trường ĐHVL

Lâu nay, tiếng Anh đang là một “rào cản” không dễ vượt qua trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Có thể nói cản trở lớn nhất trong

học tập, công việc, giao lưu của người VN hiện nay vẫn là ngoại ngữ _ tại hội thảo

về đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -

2020” Đại học Ngoại Ngữ (ĐHNN) tổ chức tại Tp.HCM đã đề cập. Nhận thức rõ

tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sinh viên -

ĐHVL trong công việc trong tương lai, việc giảng dạy và học tập chuyên môn bằng

tiếng nước ngoài không chỉ giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn nâng

cao chất lượng chuyên môn. Tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục học tập tốt hơn ở bậc

cao học, nghiên cứu sinh. Sinh viên có thể đọc hiểu, nói được và trao đổi được

những vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ để sau này có thể làm việc với người

nước ngoài hoặc học tập ở nước ngoài. Ngoài ra sinh viên sẽ có tự tin hơn thì khi trả

lời phỏng vấn của các doanh nghiệp nước ngoài.

Trường ĐHVL những năm qua đã đưa ra nhiều cải tiến về chương trình cũng như

đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, ĐHVL đã gặp phải không ít những khó khăn:

Page 30: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

30

Thứ nhất, phần lớn SV Trường ĐHVL đến từ các tỉnh lẻ, những vùng miền

mà tiếng Anh chưa thật sự được đầu tư ở các bậc học phổ thông. Điều này là khó

khăn lớn nhất cho việc giảng dạy tiếng Anh nói chung, dạy theo hình thức lồng

gh p Anh văn chuyên ngành (AVCN) nói riêng tại Trường. Kiến thức ngôn ngữ của

SV còn khá hạn chế cùng với tâm lý ngại học tiếng Anh khiến cho SV không tự tin

trong việc học tiếng Anh, thiếu tinh thần cầu tiến. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về

kiến thức ngôn ngữ của SV trong cùng một lớp làm cho việc giảng dạy theo hình

thức này đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Đối với Anh văn tổng quát, SV có

thể bù đắp phần hổng kiến thức bằng cách theo học các lớp học ngoại khóa tại các

trung tâm khác, nhưng đối với hình thức lồng ghép này, nếu không có sự nỗ lực

thực sự của bản thân SV thì việc dạy và tiếp thu kiến thức chuyên môn ngành là một

rào chắn lớn.

- Trình độ ngoại ngữ của SV cũng không đồng đều, dẫn tới khả năng tiếp thu

môn học bằng tiếng Anh rất khó khăn. Vì thế, nếu các em chưa thực sự giỏi về

ngoại ngữ giao tiếp mà lại được nhồi thêm hàng loạt thuật ngữ chuyên môn, nội

dung bài khá khó thì hậu quả tất yếu là kiến thức không hiểu và ngoại ngữ thì càng

ngày càng trở nên lúng túng.

Thứ hai, Trường Đại học Văn Lang là một trường đào tạo đa ngành, phần lớn

là các ngành thuộc khối kinh tế, công nghệ kỹ thuật. Tài liệu học phù hợp trên thị

trường còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, lựa chọn, biên soạn giáo trình, bài giảng

phục vụ cho nhu cầu thực tế của SV cũng là một trở ngại. Nguyên nhân trở ngại này

là do giảng viên chuyên ngành CNTT và CNSH không có kiến thức về phương pháp

giảng dạy tiếng Anh, trong khi đó giảng viên tiếng Anh hiếm có người biết sâu về

kiến thức chuyên ngành. Chính vì vậy, để lựa chọn, thiết kế được một bài giảng

chuyên ngành đáp ứng được cả yêu cầu về kiến thức chuyên môn cho việc lồng ghép

ngoại ngữ cần có sự phối hợp giữa giảng viên chuyên ngữ và giảng viên chuyên

ngành. Đây là một quá trình tốn kém thời gian, công sức và không thật dễ dàng.

Thứ ba, Khó khăn đáng kể nữa cho những khóa học lồng ghép ngoại ngữ

chuyên ngành này chính là chênh lệch trình độ ngôn ngữ giữa các SV, thêm vào đó

sự hạn chế về cơ sở vật chất _ không có điều kiện tiếp cận phòng học đa chức năng

dành cho việc giảng dạy.

Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực cố gắng của đội ngũ giảng viên khoa CNTT và

CNSH_ Trường Đại học Văn Lang, những khó khăn trên đã phần nào được khắc

phục. Hầu hết các môn chuyên ngành giảng dạy ở Trường đều đã được tiết chỉnh

phù hợp thông qua sự kiểm định về nội dung của khoa chuyên môn và sự thẩm định

về kiến thức ngôn ngữ của Hội đồng Khoa học (HĐKH) trường. Phần kế tiếp của

bài viết sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cho việc giảng dạy lồng ghép tiếng Anh

chuyên ngành tại Khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Văn Lang.

Page 31: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

31

2. Một số giải pháp khi giảng dạy l ng ghép Tiếng Anh chuyên ngành tại

khoa CNTT và CNSH của Đại h c Văn Lang

Từ những thực tế trên, xuất phát từ nhu cầu của sinh viên và cấu trúc của

chương trình đào tạo, khi xây dựng chương trình đào tạo cho chương trình này,

chúng tôi xác định rõ mục tiêu đào tạo là: Tìm ra một phương pháp dạy lồng ghép

tiếng Anh chuyên ngành sao cho thích hợp nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

và Công nghệ sinh học cho sinh viên, ngoài việc tiếp thu kiến thức chuyên môn,

giúp sinh viên khai thác chuyên môn từ các tài liệu tham khảo đồng thời có thể dần

dần trao đổi với người nước ngoài bằng tiếng Anh.

Từ mục tiêu trên chúng tôi phải hoàn thành các yêu cầu chủ yếu sau:

(1) Xây dựng được nội dung bài giảng phù hợp với thời lượng cho phép toàn khoá.

(2) Chọn, biên soạn được giáo trình giảng dạy trên lớp.

(3) Giảng dạy trực tiếp trên lớp theo tài liệu đã chọn và biên soạn.

(4) Đánh giá chất lượng sinh viên thông qua phương pháp giảng dạy cụ thể.

2.1. Về giáo viên giảng dạy

Giáo viên giảng dạy là yếu tố quyết định hiệu quả trong tiến trình dạy lồng

ghép TA chuyên ngành. Các GV chuyên ngành công nghệ thông tin và Công nghệ

sinh học – Trường Đại học Văn Lang gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với các thuật

ngữ chuyên ngành, bài học chuyên ngành bởi vì thói quen của GV ở các trường là

dạy bằng tiếng Việt. Thực tế, không thể lấy GV chuyên Anh qua dạy CNTT hoặc

CNSH, còn tìm GV ngành CNTT hoặc CNSH đáp ứng được yếu tố cần thiết cho

phương pháp dạy ngoại ngữ cũng không dễ dàng.

Một hạn chế nữa là khả năng phát âm tiếng Anh của GV cũng ảnh hưởng rất

lớn đến khả năng phát âm sau này của SV. Nếu học tập với GV phát âm Tiếng Anh

chưa thật đúng trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến sự lệch lạc về cách phát âm,

tạo nên một thói quen rất khó khắc phục về sau.

Xuất phát từ quan điểm kiến thức chuyên ngành là cốt lõi, ngôn ngữ là

phương tiện chuyển tải đến sinh viên những kiến thức chuyên môn, ngay giai đoạn

đầu áp dụng theo hình thức dạy lồng ghép ngoại ngữ chúng tôi kết hợp giữa giáo

viên bản địa sử dụng TA và giáo viên vững vàng chuyên ngành biết tiếng Anh phối

hợp cùng dạy. Để đảm bảo việc giảng dạy của họ có hiệu quả hơn, Đối với GV

nước ngoài Khoa cần yêu cầu họ phải có chương trình và giảng dạy theo bài giảng

đã chuẩn bị và cho sinh viên đọc trước, việc làm này giúp sinh viên dễ dàng hơn

trong việc tiếp thu. Giáo viên sẽ giảng kiến thức ngành kết hợp một phần phương

pháp giảng dạy tiếng anh từ GV nước ngoài, giúp SV bớt đi những khó khăn khi

phải dùng ngoại ngữ_TA để tiếp thu kiến thức chuyên môn ngành (đây là vấn đề rất

khó nhưng cần thiết phải làm, không có cách nào khác để đảm nhiệm việc giảng

dạy), đáp ứng mục tiêu đề ra. Bên cạnh những khó khăn trên, thì lợi thế rất quý của

Page 32: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

32

giảng viên khi tham gia giảng dạy theo hình thức lồng ghép này là có nhiều cơ hội

làm việc với các chuyên gia người nước ngoài thông qua các đợt tập huấn, hội

thảo quốc tế, đặc biệt là các tiết học trên lớp từ đó năng lực về chuyên môn và ngoại

ngữ không ngừng được nâng cao.

2.2. Lựa ch n và biên soạn giáo trình, bài giảng

Vấn đề thiếu giáo trình chuẩn - thống nhất cũng ảnh hưởng đến kết quả của

tiến trình dạy. Việc thống nhất một chương trình trong toàn khoa là cần thiết. Có

một chương trình rõ ràng, GV không phải tự mày mò biên soạn và người học cũng

dễ tiếp cận, nghiên cứu, học tập tích cực hơn. Khi lựa chọn và biên soạn giáo trình,

bài giảng giáo viên cần hướng tới nhu cầu thực tế của người học và yếu tố vận dụng

tài liệu dạy học cũng như những chủ điểm, khối kiến thức và kỹ năng phù hợp với

đối tượng người học. Nhưng cần lưu ý, tất cả tài liệu học được lựa chọn đều cần có

thời lượng phân bổ, tổ chức hợp lý và khoa học theo chuẩn chương trình khung.

2.3. Về phương pháp giảng dạy

Về phương pháp giảng dạy trên lớp, chúng tôi áp dụng hoàn toàn phương

pháp dạy tiếng Anh, phân bố thời gian hợp lý cho từng tiết học để kết thúc một bài

đúng kế hoạch đặt ra. Những năm gần đây khi có những học sinh tình nguyện từ các

nước nói tiếng Anh đến trường làm việc, chúng tôi tổ chức những buổi giao lưu

giữa các thực tập sinh này với sinh viên. Việc làm này đã tạo rất nhiều hứng thú cho

sinh viên trong khoa.Để tăng tính tích cực, tính sáng tạo, sử dụng các kiến thức

chuyên ngành năng động hơn trong quá trình học của sinh viên và giúp cho việc

khai thác các tài liệu tham khảo chuyên môn tốt hơn, chúng tôi đã giao bài tập

chuyên đề cho từng nhóm sinh viên (6-8 sinh viên), hướng dẫn cách khai thác tài

liệu trên mạng, sau đó các nhóm sẽ lần lượt trình bày chuyên đề của nhóm mình tại

lớp. Trong quá trình thuyết trình, các thành viên trong nhóm sẽ bổ sung, các nhóm

khác nêu câu hỏi thảo luận và giải đáp. Giáo viên là người giúp sinh viên phương

pháp trình bày, định hướng, gợi mở cách giải đáp. Cách học này giúp sinh viên tự

tin trong thuyết trình và làm quen dần với cách giao tiếp tự do về những kiến thức

chuyên môn; từ đó nắm vững hơn về lý thuyết và vận dụng được lý thuyết vào các

tình huống thực tế. Trong quá trình học là sự tương tác uyển chuyển giữa thầy và

trò. Từ sự liên hệ thực tế đã tạo nên sức hấp dẫn, kích thích sự khám phá _ tìm tòi

của SV. Tuy nhiên với cách học này có tác dụng rất tốt đối với những sinh viên học

khá, còn những sinh viên đã k m thì rất khó khăn tiếp thu.

Sự kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt khác nhau vào

những tình huống cụ thể sẽ mang lại những nét mới và hiệu quả riêng biệt. Vậy,

hiệu quả của việc lồng ghép ngoại ngữ phụ thuộc vào việc chọn lựa phương pháp và

cách vận dụng phương pháp ấy của từng giáo viên. Thành công của việc lồng ghép

ngoại ngữ chuyên ngành phụ thuộc phần lớn vào sự linh hoạt của giáo viên, nhưng

Page 33: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

33

cần chú ý đến vai trò của sinh viên nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho việc lồng

ghép ngoại ngữ.

Điều cần lưu ý là ngoại ngữ là phương tiện và nội dung cần truyền đạt là cốt

lõi. Mỗi phần khác nhau của chương trình môn học cần sử dụng phương pháp thích

hợp nhằm đạt được mục tiêu truyền tải nội dung và sinh viên hứng thú với việc học,

không bị sức ép của ngôn ngữ. Việc chọn lựa được phương pháp dạy thích hợp là

yếu tố quyết định đến hiệu quả giờ học như Hymes (1972) and Campbell and wales

(1970) đã nhận định trên Applied Linguistics 1;1-47.

2.4. Về đánh giá chất lượng h c t p

Về đánh giá chất lượng học tập của sinh viên, chúng tôi sử dụng nhiều hình

thức khác nhau như:

- Đánh giá tại lớp, thông qua việc thảo luận cặp đôi;

- Thông qua thuyết trình chuyên đề của các nhóm, trong đó giáo viên Anh

văn sẽ đánh giá thông qua các kỹ năng về ngôn ngữ, giáo viên chuyên ngành sẽ

đánh giá sự hiểu biết về chuyên môn của ngành;

- Thông qua kiểm tra giữa kì;

- Thông qua kiểm tra cuối kì;

- Dựa trên mức độ tham gia thảo luận của các nhóm và của từng sinh viên

mà các sinh viên sẽ có các điểm cộng khác nhau vào điểm cơ sở của từng nhóm.

Trên đây là một số công việc mà khoa CNTT CNSH _ Trường Đại học

Văn Lang đã áp dụng trong nhiều năm qua. Tôi nhận thấy rằng: để có thể giảng dạy

lồng ghép ngoại ngữ chuyên ngành nói chung và chuyên ngành CNTT và CNSH

nói riêng, trước hết chúng ta phải thống nhất một phương pháp chung cho các khoa,

ngành về chọn tài liệu, biên soạn chương trình, bài giảng, khối lượng kiến thức,

phương pháp lên lớp, nhưng quan trọng hơn cả là sao cho trình độ, kiến thức của

sinh viên ở các học kỳ cơ bản phải có sự chuyển tiếp, gắn kết ngay từ những học kỳ

đầu tiên, tức là phải xây dựng được một chương trình học có tính xuyên suốt trong

toàn khoá, vừa đảm bảo các học phần cơ bản lại vừa có thể tiếp thu những học phần

chuyên môn ở các học kỳ tiếp theo.

Trên đây là một số vấn đề tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy chuyên

ngành lồng ghép tiếng Anh tại khoa CNTT & CNSH tại Trường Đại học Văn Lang

để quí vị cùng chia sẻ.

Page 34: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

34

Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Quang Việt (2005), So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và

Việt Nam, Cục Thống kê Liên Hợp Quốc.

[2] Canale, M. and Swain, M. (1980), Theoretical bases of communicative

approaches to second language teaching and testing. Applied Linguistics 1, 1-47.

[3] Ivannitskaya, L.; Clark, D.; Montgomery, G. & Primeau, R. (2002).

Interdisciplinary learning: Process and Outcomes.Innovative Higher Education,

Vol, 27, No. 2, Winter 2002, pp. 95-111.

[4] Rake, S. M. and. Burns, R. C (2004), Meeting Standards Through

Integrated Curriculum. Association for Supervision and Curriculum Development

(ASCD), Alexandria- Virginia U.S.A

[5] Nguyễn Minh Thuyết (2012), Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác.

VnExpress tháng 9/2012, tại http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/giao-duc-viet-

nam-den-luc-phai-lot-xac-1/

Page 35: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

35

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP (COMMUNICATIVE APPROACH)

TRONG GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

APPLYING COMMUNICATIVE APPROACH IN TEACHING ENGLISH

FOR SPECIFIC PURPOSES

ThS. Ngô Thị Bích Lan

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM (HUFLIT)

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc giảng dạy các môn chuyên ngành bằng

tiếng Anh tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam là hết sức quan trọng và cần

thiết. Phương pháp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh hiện nay vẫn đang là

vấn đề được bàn thảo và tranh luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi bài

viết, tác giả xin giới thiệu và phân tích những đặc trưng cơ bản của phương pháp

giao tiếp (Communicative Approach) trong giảng dạy tiếng Anh, trên cơ sở đó đưa ra

một số đề xuất nhằm phát huy tính hiệu quả của phương pháp này trong việc giảng

dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam.

Abstract

Nowadays, in the era of globalization and international integration, it is very

important and necessary for Vietnamese College and Universities to teach English

for Specific Purposes. The method of teaching English for Specific Purposes is

controversial in different perspectives. In this paper, the writer introduces and

analyzes basic characteristics of Communicative Approach in English and gives

some sugesstions to apply this method in teaching English for Specific Purposes in

Vietnamese College and Universities.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực ASEAN,

việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes) tại các

Trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi tiếng

Anh được xác định là ngôn ngữ quốc tế, các mảng nghiên cứu, học thuật, giảng dạy

đều cần đến tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi trình độ nhất định của giảng viên và

sinh viên trong dạy và học bằng tiếng Anh. Phương pháp giảng dạy các môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh hiện nay vẫn đang là vấn đề được bàn thảo và tranh luận dưới

nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng tiếng Anh chuyên

ngành là một bộ phận không thể tách rời của tiếng Anh tổng quát. Trong phạm vi

bài viết, tác giả xin giới thiệu và phân tích những đặc trưng cơ bản của phương pháp

giao tiếp (Communicative approach) trong giảng dạy tiếng Anh và việc ứng dụng

Page 36: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

36

phương pháp này trong giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

2. Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) trong giảng dạy

tiếng Anh

Trong lịch sử tiến trình dạy và học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng,

các phương pháp giảng dạy luôn gắn liền với những nghiên cứu về ngôn ngữ học,

tâm lý học và sư phạm học. Theo Celce Murica, giáo sư hàng đầu về Ngôn ngữ học

ứng dụng của Đại học California, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ dựa trên 3 nền

tảng chính là bản chất ngôn ngữ, bản chất người học và mục đích giảng dạy, học

tập. Trên cơ sở đó, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ được xác định là sự tổng hợp

quá trình dạy và học dựa trên các hướng tiếp cận cụ thể về tài liệu, phương tiện

giảng dạy và cách thức tương tác giữa người dạy và người học. Cho đến hiện nay,

ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều phương

pháp khác nhau, trong đó có phương pháp giao tiếp (Communicative Approach)

được xem là phổ biến.

Phương pháp giao tiếp hay còn gọi là Lối tiếp cận giao tiếp (Communicative

Approach) được hình thành và phát triển khoảng thập niên 80 với những nghiên cứu

đầu tiên của Hymes và Halliday. Theo đó, mục đích của việc sử dụng phương pháp

này là đạt được kỹ năng ngôn ngữ trong giao tiếp, khả năng không chỉ sử dụng đúng

ngữ pháp để hình thành câu mà còn sử dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng.

Mục tiêu của phương pháp giao tiếp đặt ra 3 yêu cầu: trôi chảy (fluency), chính xác

(accuracy), phù hợp (appropriacy). Hiện nay, phương pháp giao tiếp được xem là

phương pháp mang lại hiệu quả thực tế cao nhất trong giảng dạy ngoại ngữ. Phần

lớn các sách giáo trình tiếng Anh phổ biến trên thế giới và Việt Nam đều được biên

soạn dựa theo phương pháp này. Có thể nói, với mục tiêu cuối cùng của việc dạy và

học ngoại ngữ là phát triển kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills) và năng lực giao

tiếp (communicative competence), phương pháp giao tiếp được đánh giá cao về

hiệu quả và tính ứng dụng thực tế.

Để sử dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh, người học là

đối tượng đóng vai trò trung tâm chứ không phải giáo viên. Để thiết kế và đưa ra bài

học hoặc chương trình giảng dạy hiệu quả, người dạy cần nắm rõ nhu cầu và mục

đích của người học, tức là lưu ý đến định hướng giao tiếp (intention of

communication) của người học. Ngoài chức năng diễn đạt tư duy hay chức năng

ngôn ngữ (language function), ngôn ngữ còn là phương tiện giao tiếp (means of

communication). Do đó, phương pháp giao tiếp đòi hỏi người dạy phải tính đến các

yếu tố xã hội, văn hóa của ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày và bối cảnh người

học sử dụng. Để giao tiếp hiệu quả, người học cần sử dụng các hình thức ngôn ngữ

tương thích với tình huống giao tiếp (situations).

Page 37: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

37

Phương pháp giao tiếp đòi hỏi người dạy thực hiện phương pháp giảng dạy

theo 5 bước cơ bản:

- Giới thiệu ngữ liệu (Presentation)

- Bài tập thực hành (Exercise)

- Hoạt động giao tiếp (Communicative activities)

- Đánh giá (Evaluation)

- Củng cố (Consolidation).

Trong quá trình dạy và học, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức

và đánh giá hiệu quả của bài học và kỹ năng thực hành của người học. Người học

đóng vai trò là trung tâm, thực hiện các nhiệm vụ (task) do giáo viên đưa ra nhằm

thực hiện các ý định giao tiếp (intention) qua từng ngữ cảnh cụ thể. Để đạt hiệu quả

tối ưu, người dạy cần áp dụng nhiều bài tập và tình huống thực hành thông qua các

nhiệm vụ (task) nhằm phát huy cao độ tính tích cực của người học.

Các hoạt động dạy và học ngoại ngữ gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ, đòi

hỏi giáo viên phải phát huy tối đa tính chủ động của người học, không để người học

tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Người học học ngôn ngữ thông qua việc sử

dụng nó như một phương tiện giao tiếp (learn by doing) chứ không phải nghe giáo

viên giảng giải về ngôn ngữ (learning about the language). Để hoạt động giao tiếp

đạt hiệu quả, giáo viên cần biết cách khai thác và tổ chức nhiều hoạt động tương tác

như giao tiếp theo nhóm, cặp, đồng thời các kỹ năng nghe nói đọc viết được tiến

hành đan xen, không tách rời. Trong những tình huống thực tế, giáo viên đóng vai

trò là người điều hành, tổ chức, quản lý và tư vấn, cần khuyến khích sự sáng tạo và

tính linh hoạt của người học, chấp nhận những sai sót và mắc lỗi của người học.

Qua đó, người học chủ động thể hiện mong muốn và nhu cầu học tập, học được

những vấn đề thật sự cần thiết, học qua những lỗi sai của bản thân. Phương pháp

giao tiếp không khuyến khích học thuộc lòng và trình bày kiến thức một cách máy

móc, giáo viên cần chấp nhận sự khác biệt và sáng tạo của người học trong từng

hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

3. Áp dụng phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) trong

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

Hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam đang thực hiện dạy và học theo học chế

tín chỉ, lấy người học làm trung tâm. Nhằm tối đa hóa hiệu quả của học chế tín chỉ,

giáo dục đại học cần đổi mới phương pháp giảng dạy, thay phương pháp giảng dạy

truyền thống, lấy người dạy làm trung tâm thành lấy người học làm trung tâm, nâng

cao tính tích cực và chủ động của người học. Trong xu thế đó, việc giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng cần được thực hiện theo phương pháp phát huy

vai trò trung tâm của người học. Việc ứng dụng phương pháp giao tiếp

(Communicative Approach) trong giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh có thể

Page 38: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

38

mang lại những hiệu quả tích cực, phù hợp với yêu cầu của việc dạy - học theo hệ

thống tín chỉ.

3.1. Những điều kiện cần thiết

Để có thể thực hiện dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh,

người dạy và người học cần đáp ứng những điều kiện tối thiểu.

Thứ nhất, đối với người học, chủ thể đóng vai trò trung tâm của hoạt động

dạy - học (đối với bậc giáo dục Đại học, Cao đẳng, người học ở đây được xác định

là sinh viên (SV)).

- Trình độ tiếng Anh: người học cần có trình độ tiếng Anh tối thiểu với 4 kỹ

năng cơ bản (nghe-nói-đọc-viết). Trình độ tối thiểu sẽ tùy thuộc vào độ khó, yêu

cầu, mục đích của từng môn học, ngành học và trình độ SV đầu vào của các trường.

Khác với việc học ngoại ngữ, người học có thể chọn lớp để bắt đầu tùy thuộc vào

trình độ hiện có thì việc học chuyên ngành đòi hỏi người học phải có trình độ nhất

định về ngoại ngữ (tiếng Anh) có thể đọc hiểu, sử dụng tài liệu chuyên ngành bằng

tiếng Anh và nghe hiểu lời giáo viên giảng. Có thể thấy, trừ SV các lớp chuyên ngữ

(tiếng Anh) bắt buộc phải học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, phần lớn SV

các ngành khác học môn chuyên ngành bằng tiếng Anh còn mang tính chất gượng

ép. Tùy theo tình hình của lớp học và trình độ SV, tỉ lệ sử dụng tiếng Anh của giảng

viên cũng thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

- Khả năng tự học: Theo yêu cầu của giáo dục và đào tạo theo hệ thống tín chỉ,

người học cần có khả năng và phương pháp tự học. Cho đến hiện nay, mặt bằng

chung của GD ĐH Việt Nam là khả năng tự học của SV còn rất yếu. Quá trình

chuyển đổi từ hệ thống niên chế sang hệ thống tín chỉ của các trường ĐH, CĐ vẫn

đang diễn ra chậm rãi, vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm, vẫn đang chủ yếu thay

đổi phương pháp giảng dạy là chính. Trên thực tế, nhiều GV gặp khó khăn khi

giảng dạy các môn được chuyển từ học phần sang tín chỉ do thời gian lên lớp bị rút

ngắn, yêu cầu phải đổi mới phương pháp giảng dạy… Trong khi đó, SV vẫn đang

loay hoay giữa cách học truyền thống và cách học mới, đòi hỏi nhiều kỹ năng và

phương pháp tự học vốn chưa được đào tạo và hướng dẫn một cách quy củ. Để đáp

ứng được yêu cầu học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, đòi hỏi SV phải có

khả năng tự học độc lập mới có thể chủ động tiếp nhận kiến thức, thực hành và học

tập theo sự hướng dẫn và quản lý của GV.

Thứ hai, đối với người dạy (giảng viên - GV).

- Trình độ tiếng Anh: Để có thể giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh, ngoài kiến thức chuyên môn, GV phải có trình độ tiếng Anh ở mức khá, có

khả năng đọc hiểu, sử dụng và giảng giải bằng tiếng Anh. Tình hình hiện tại cho

thấy phần lớn GV dạy các môn chuyên ngành chưa được đào tạo bài bản về tiếng

Anh chuyên ngành, nếu có, chủ yếu là GV tự đào tạo, tự học và phần lớn giỏi ở kỹ

Page 39: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

39

năng đọc hiểu hoặc dịch thuật tài liệu hơn là giảng dạy bằng tiếng Anh (trừ các GV

được tốt nghiệp từ các trường nước ngoài sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ học

thuật). Trên thực tế cũng có những trường ĐH, CĐ sử dụng lực lượng GV chuyên

Anh để giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, điều này cũng gây khó

khăn cho GV và thiệt thòi về mặt kiến thức chuyên sâu cho SV.

- Tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh: Hiện nay, phần lớn tài liệu chuyên

ngành vẫn được sử dụng là tài liệu tiếng Việt, trừ một số môn đặc thù liên quan đến

quan hệ quốc tế, ngoại thương hoặc kinh doanh quốc tế sử dụng những thuật ngữ và

tài liệu chuyên ngành tiếng Anh, phần lớn các môn học khác vẫn sử dụng nguồn tài

liệu tiếng Việt. Chưa kể, nguồn tài liệu, giáo trình tiếng Việt dành cho ĐH, CĐ ở

Việt Nam vẫn còn hạn chế. Chủ yếu vẫn do GV phụ trách các bộ môn tìm tòi, chọn

lọc thêm các tài liệu tiếng Anh để phục vụ cho việc giảng dạy và hướng dẫn SV học

tập, nghiên cứu. Phần lớn các trường ĐH, CĐ còn thiếu hệ thống tư liệu chuyên

ngành bằng tiếng Anh. Để có thể dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh, bắt buộc phải có hệ thống tư liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, không thể dạy

môn chuyên ngành bằng tiếng Anh mà vẫn phải sử dụng tài liệu tiếng Việt.

3.1. Áp dụng phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) trong

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh như thế nào?

Xác định mục đích của người h c và chương trình h c

Nếu như áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học ngoại ngữ, 2 mục

tiêu cuối cùng cần đạt được đối với người học là kỹ năng ngôn ngữ (linguistic

skills) và năng lực giao tiếp (communicative competence) thì đối với việc dạy và

học chuyên ngành bằng tiếng Anh, kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills) và năng lực

giao tiếp (communicative competence) là tiền đề, nền tảng của người học để bắt đầu

tiếp nhận các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Nếu cơ sở đào tạo có chiến

lược thực hiện giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh nên có kế hoạch đào tạo cho

SV về năng lực giao tiếp và các kỹ năng về ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh. Trình độ

giao tiếp và kỹ năng tiếng Anh của SV cần đạt một mức chuẩn tối thiểu (tùy theo

quy định của từng trường) trước khi vào học các lớp chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Trong quá trình học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, SV sẽ có cơ hội

tiếp tục thực hành (practice) và phát triển (improve) các kỹ năng và năng lực tiếng

Anh vốn có, từ đó phát triển cả về tư duy ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành. Sau

quá trình đó, kết quả cuối cùng SV có thể đạt được mục tiêu chuyển hóa và sử dụng

tiếng Anh chuyên ngành như một ngôn ngữ giao tiếp đặc thù của ngành học. Nói

cách khác, đối với người học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, kỹ năng tiếng

Anh bao gồm kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills) và năng lực giao tiếp

(communicative competence) vừa là tiền đề vừa mục đích. SV buộc phải có kỹ năng

tiếng Anh ở trình độ đối thiểu để tiếp nhận các kiến thức chuyên ngành bằng tiếng

Page 40: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

40

Anh, sau quá trình học tập, các kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành được

phát triển lại trở thành kỹ năng ngôn ngữ (tiếng Anh) và năng lực giao tiếp (chuyên

ngành) một cách thuần thục. Như vậy, kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh của

SV không chỉ đơn giản là học để thi, mà là học để ứng dụng, trở thành năng lực tư

duy của SV. Lúc bấy giờ, trình độ tiếng Anh của SV xác định theo định hướng giao

tiếp (intention of communication) trở thành tiếng Anh chuyên ngành (English for

Specific Purpose).

Quá trình giúp phát huy tính chủ động của người h c

Áp dụng phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) trong giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh, giảng viên có thể thực hiện theo các bước:

- Giới thiệu ngữ liệu (Presentation)

- Bài tập thực hành (Exercise)

- Hoạt động giao tiếp (Communicative activities)

- Đánh giá (Evaluation)

- Củng cố (Consolidation).

Thay vì cách dạy truyền thống cũ, phần lớn kiến thức được giảng viên chủ

động truyền đạt, áp dụng phương pháp giao tiếp (communicative approach) giúp

giảng viên thay đổi từ vai trò truyền đạt trở thành vai trò cố vấn, người học (SV) từ

vai trò thụ động tiếp thu kiến thức trở thành người chủ động tiếp thu kiến thức,

tương tác và học hỏi. Áp dụng phương pháp giao tiếp, quá trình dạy các môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh của giảng viên có thể được áp dụng tổng quát qua 5

bước cơ bản, cụ thể như sau:

1. Giới thiệu ngữ liệu (Presentation): GV cần cung cấp đề cương chi tiết môn

học (Syllabus), bao gồm thời gian, nội dung các buổi học, hệ thống bài tập (tổng quát)

theo yêu cầu môn học và các nguồn tài liệu tham khảo (giáo trình chính và tài liệu tham

khảo thêm). Để giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, các nguồn tài liệu

chính bắt buộc phải bằng tiếng Anh. Phải có nguồn tài liệu được cung cấp bởi GV thì

SV mới có thể chủ động thực hành các bài tập, các nhiệm vụ (task) theo yêu cầu của

GV và môn học. Việc định hướng nguồn tài liệu giúp SV sử dụng nguồn tài liệu có giá

trị, tránh để SV sử dụng tài liệu lan man, kiến thức không đúng trọng tâm yêu cầu. Bên

cạnh đó, GV có thể hướng dẫn SV bổ sung thêm các nguồn tài liệu bên ngoài (nếu cần

thiết). Khi được cung cấp đề cương chi tiết môn học, SV có thể tự sắp xếp thời gian và

lên kế hoạch chủ động học tập, không bị động chờ đợi GV.

2. Bài tập thực hành (Exercise): Đây là nội dung cho SV tự học tại nhà, bao

gồm bài tập nhóm, bài tập cá nhân, thực hành, khảo sát… tùy theo tính chất và yêu

cầu của từng môn học. Thông qua nguồn ngữ liệu được cung cấp, GV đồng thời

giao nhiệm vụ cụ thể (task) để SV chủ động làm việc ngoài giờ lên lớp và báo cáo

kết quả trước lớp hoặc trước GV. GV đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ SV trong

Page 41: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

41

quá trình SV tự học để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thông qua các bài tập được

giao, SV chủ động thực hành và phát triển các kỹ năng cần thiết, tự tìm tòi và học

hỏi, chủ động tiếp nhận kiến thức chuyên ngành thông qua các hoạt động chứ không

bị động nghe giảng từ GV như cách dạy truyền thống cũ.

3. Các hoạt động giao tiếp (Communicative activities) tại lớp học: Trên lớp,

GV cần thiết kế các hoạt động đi kèm bài giảng để tăng tính tương tác giữa GV –

SV và giữa SV với nhau như thuyết trình, thảo luận nhóm, làm việc theo cặp đôi...

Trong phương pháp giao tiếp (communicative approach) chú trọng nhất là các hoạt

động giao tiếp (communicative activities). Các hoạt động tương tác giữa GV-SV và

giữa SV với nhau giúp SV trau dồi kỹ năng ngôn ngữ (linguistic skills) và năng lực

giao tiếp (communicative competence). Qua các hoạt động tương tác, SV chủ động

thể hiện kỹ năng, năng lực và kiến thức hiện có, tiếp thu qua bài giảng của GV, qua

các hoạt động tự học, bài tập được giao… Từ đó, GV giúp SV củng cố, chỉnh sửa

những kiến thức, quan điểm, kỹ năng còn yếu, thiếu hoặc chưa phù hợp.

4. Đánh giá (Evaluation) & củng cố (Consolidation): Trong từng nhiệm vụ

(task) và hoạt động (activity) được GV phân công cho SV thực hiện, GV phải tiến

hành đánh giá phần thể hiện (performance) và kết quả thực hiện (result) của SV.

Qua đó, GV chỉ ra cho SV những ưu điểm, khuyết điểm, các lỗi, thông tin chưa phù

hợp… để SV nhận thức được lỗi sai, chủ động tiếp nhận và sửa đổi đồng thời phát

huy những ưu điểm tích cực hiện có. Hoạt động đánh giá và củng cố của GV đồng

thời giúp SV kiểm tra tính hiệu của quá trình tự học, từ đó thúc đẩy SV có sự điều

chỉnh hoặc phát huy năng lực và phương pháp tự học của mình.

Tóm lại, có thể thấy, phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) có

rất nhiều ưu điểm phù hợp với yêu cầu của hệ thống giáo dục theo tín chỉ là lấy người

học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tùy theo tính

chất, nội dung, hình thức của từng môn học chuyên ngành cũng như trình độ SV, đội

ngũ GV, năng lực của từng cơ sở đào tạo có thể xem xét và thực hiện giảng dạy các

môn chuyên ngành bằng tiếng Anh ở nhiều mức độ khác nhau. Với tính hiệu quả và

thực tế cao mà phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) mang lại trong

việc dạy - học ngoại ngữ, việc áp dụng phương pháp này vào trong giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh nên được xem xét một cách tích cực và cần thiết.

Page 42: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

42

Tài liệu tham khảo

[1] Saeed Ahmad (2013), “Applying Communicative Approach in Teaching

English as a Foreign Language: A case study of Pakistan”, Porta Linguarum 20,

page 187-203.

[2] Trần Văn An, Hoàng Hữu Cường (2013), “Giảng dạy tiếng Anh chuyên

ngành trên thế giới và một số đề xuất trong giảng dạy tiếng Anh PCCC”, Tạp chí

Phòng cháy & Chữa cháy, trang 35-36.

[3] Klaus Brandle (2008), Communicative language teaching in action:

putting principles to work, Upper Saddle River, N.J. Pearson/Prentice Hall.

[4] Trần Thị Lan (2009), “Đổi mới phương pháp giảng dạy từ lý thuyết đến

thực tế”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH, ĐH Hà

Nội.

[5] Jack C. Richards (2006), Communicative Language Teaching Today,

Cambridge University Press, New York.

[6] Sandra J. Savignon (2002), Interpreting Communicative Language

Teaching, Yale University Press, London.

[7] Ramanathan, V. (1999), “English is here to stay: a critical look at

institutional and educational practice in India”, TESOL Quarterly, page 211-231.

[8] Vasilopoulos, V. (2008), “Adapting communicative language instruction

in Korean universities”, The Internet TESOL Journal, page14.

Page 43: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

43

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

ThS. Ngô Ng c Thuyên

Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

Tóm tắt

Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh cơ bản và chuyên

ngành bằng tiếng Anh cho các đối tượng người học tại các trường Đại học và Cao

đẳng trên phạm vi cả nước là một vấn đề đang thu hút nhiều quan tâm của các nhà

quản lý ở cấp lãnh đạo ở các cơ sở đào tạo và đồng thời đây là nhu cầu thực của

Doanh nghiệp và xã hội. Trước thực trạng, rất nhiều trường và đơn vị đào tạo đang

xây dựng chương trình theo hướng hội nhập và theo chuẩn mực quốc tế, các môn

chuyên ngành được giàng dạy bằng tiếng Anh đang được áp dụng một cách rộng

rãi, đại trà và chưa được đồng bộ và hệ thống. Với những lí do trên tác giả đã đưa

ra những giải pháp thực tiễn như áp dụng mô hình kim cương trong từng bài giảng

(tác giả nghiên cứu từ các trường Đại học trên thế giới), sử dụng phương pháp

CLIL như thế nào cho hiệu quả, và đồng thời đưa ra những đề xuất cá nhân để việc

thực hiện giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh hiệu quả, thống nhất và đem lại

những giá trị thực tế cho người học và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường

Đại học và Cao đẳng.

1. Mở đầu

Trong bối cảnh hội nhập khi Việt Nam đã tham gia vào khối AEC và Tổ

chức thương mại Quốc tế WTO hay TPP trong thời gian ngắn nhất, đồng thời với

thực trạng hiện nay, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc và sinh

sống đã lên đến con số 77.087 người (Nguồn: Sở TBLĐ XH tại thời điểm tháng

07/2012), và theo số liệu thống kê từ Bộ văn hóa, thể thao và du lịch trong năm

2015, Việt Nam đã đón hơn 6 triệu du khách đến tham quan và tìm cơ hội đầu tư,

thì việc một Sinh viên Đại học đứng trước cơ hội đồng thời cũng như thách thức

chính là phải giao tiếp và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, thuần thục và

không chỉ trong giao tiếp thông thường mà còn trong môi trường làm việc chuyên

nghiệp trở nên tất yếu và cần thiết. Hơn nữa, từ khi Việt Nam trở thành thành viên

chính thức của ASEAN, nhiều sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam và sinh

viên Việt Nam có thể thực tập ở nhiều nước khác, nên việc giảng dạy chuyên ngành

khác bằng tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Để xã hội hóa giáo

dục, các trường Đại học đã khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo

phục vụ nhu cầu của Doanh nghiệp, xã hội và người học, và giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh được đưa vào chủ trương phát triển và hoạch định chiến lược

của nhiều trường. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập về

Page 44: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

44

trình độ tiếng Anh của người học khác nhau, về việc chất lượng giảng viên có đáp

ứng được yêu cầu đầu ra của môn học, về tài liệu giáo trình đang được áp dụng

chưa được hệ thống và khác biệt rải rác ở các trường. Với khuôn khổ nghiên cứu

giới hạn, nên tác giả đã chú trọng đến vấn đề hứng thú của người học trong các môn

học chuyên ngành bằng tiếng Anh và đưa ra các phương pháp sư phạm phù hợp để

nâng cao tính sáng tạo, chủ động của người học đồng thời tạo hứng thú trong học

tập và gia tăng chất lượng cho học viên và chương trình.

2. Nội dung

2.1. Thực trạng

Các môn học đang áp dụng giảng dạy bằng tiếng Anh tại các

trường Đại học trong địa bàn TPHCM:

Hiện nay, việc áp dụng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đang được

thực hiện phổ biến và rộng rãi ở những lĩnh vực về Kinh doanh (Business) như:

Marketing, Nhân sự, Kế toán, Tài chính, Quản trị du lịch khách sạn, Ngoại thương,

Chuỗi cung ứng tại các trường có chương trình đào tạo chất lượng cao như: Đại học

Ngoại thương, Đại học mở, Đại học Tài chính Marketing và Đại học Hoa Sen...Các

môn học trong những chuyên ngành như: Khoa học máy tính, Kỹ thuật cơ khí,

Công nghệ chế biến, Quy hoạch đô thị, Khoa học cây trồng, Nuôi trồng thủy sản,

Thú y, Kỹ thuật sinh học, Vận tải, Môi trường v.v... vẫn chưa được nhiều trường

chú trọng và tập trung đầu tư để phát triển.

Một số môn học phổ biến đang được giảng dạy bằng tiếng Anh như sau:

STT Tên môn h c Tên môn h c (English

name) Trường áp dụng

1 Quản trị nhân sự Human Resource

Management

Đại học Hoa Sen,

Đại học Ngoại

thương, Đại học

Mở

2 Hành vi tổ chức Organization Behaviors Đại học Hoa Sen,

Đại học Ngoại

thương, Đại học

Mở, Đại học Kinh

tế -Luật

3 Quan hệ công chúng Public Relations Đại học Hoa Sen

4 Quản trị chiến lược Strategic Management Đại học Hoa Sen

5 Kế toán quản trị Management Accounting Đại học Tài chính

– Marketing

Đại học Hoa Sen

6 Kiểm toán căn bản Basic Auditing Đại học Tài chính

Page 45: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

45

– Marketing

7 Phân tích báo cáo tài

chính

Financial Statement

Analysis

Đại học Tài chính

– Marketing

Đại học Hoa Sen

8 Quản trị hệ thống phân

phối

Marketing Channel

Management

Đại học Hoa Sen

9 Quản trị Marketing B2B B2B Marketing

Management

Đại học Hoa Sen

10 Chiến lược định giá Pricing Strategy Đại học Hoa Sen

11 Quản trị bán hàng Sales Management Đại học Hoa Sen

12 Quản trị nhãn hiệu Brand Management Đại học Hoa Sen

13 Quản trị sản phẩn Product Management Đại học Hoa Sen

14 Quản trị truyền thông

Marketing tích hợp

Integrated Marketing

Communication

Management

Đại học Hoa Sen

15 Lương, thưởng và phúc

lợi

Remuneration, Rewards

and Benefits

Đại học Hoa Sen

16 Nghệ thuật lãnh đạo Leadership Đại học Hoa Sen

17 Nghiệp vụ phòng khách

sạn

Hotel Housekeeping

Service

Đại học Tài chính

– Marketing

18 Nghiệp vụ lễ tân khách

sạn

Hotel Front Office Service Đại học Tài chính

– Marketing

19 Quản trị khách sạn Hospitality Management Đại học Tài chính

– Marketing

20 Quản trị Resort Resort Management Đại học Tài chính

– Marketing

21 Tổ chức sự kiện Event Planning Đại học Tài chính

– Marketing

22 Kinh tế vi mô Microeconomics Đại học Tài chính

– Marketing

Đại học Mở

23 Kinh tế vĩ mô

Macroeconomics Đại học Tài chính

– Marketing

Page 46: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

46

Đại học Mở

24 Quản trị học Management Đại học Hoa Sen,

Đại học Mở, Đại

học Tài chính –

Marketing, Đại

học Kinh tế- Luật,

Đại học Ngoại

thương

25 Tài chính doanh nghiệp Corporate Finance Đại học Hoa Sen,

Đại học Mở, Đại

học Tài chính –

Marketing

26 Tài chính quốc tế International Finance Đại học Hoa Sen,

Đại học Mở, Đại

học Tài chính –

Marketing

27 Nghiệp vụ kinh doanh

vàng và ngoại hối

Foreign Exchange and

Gold transaction

Đại học Tài chính

– Marketing

28 Quản trị Ngân hàng

thuong mại

Bank Management Đại học Tài chính

– Marketing

29 Quản trị rủi ro ngân hàng Bank Risk Management Đại học Tài chính

– Marketing

30 Giao dịch thương mại

quốc tế

International Trade

Transactions

Đại học Tài chính

– Marketing

31 Quàn trị Xuất –Nhập khẩu Export- Import

Management

Đại học Tài chính

– Marketing, Đại

học Ngoại thương

32 Vận tải và bảo hiểm ngoại

thương

Transport and Insurance Đại học Tài chính

– Marketing, Đại

học Ngoại thương

33 Đàm phán trong kinh

doanh

Negotiations in Business

Trade

Đại học Tài chính

– Marketing, Đại

học Ngoại thương

34 Quản trị sự thay đổi Change Management Đại học Hoa Sen,

Đại học Ngoại

thương

35 Tuyển dụng và phát triển Recruitment and

Development

Đại học Hoa Sen

Page 47: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

47

36 Thuế Taxation Đại học Kinh tế -

Luật, Đại học Mở,

Đại học Hoa Sen

37 Tài chính tiền tệ Monetary Finance Đại học Kinh tế -

Luật, Đại học Mở,

Đại học Hoa Sen

38 Kế toán tải chính Financial Accounting Đại học Hoa Sen,

Đại học Tài chính

– Marketing

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Website của các trường Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh

tế Luật, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Mở, Đại học Ngoại thương

Chất lượng đào tạo:

Về giảng viên: tiêu chí tuyển dụng chưa đáp ứng được yêu cầu đối với các

môn học chuyên ngành. Hiện nay, vì số lượng giảng viên có khả năng giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh chưa đủ để đảm bảo được nhu cầu và xu hướng tăng

từ xã hội và gia đình nên việc tuyển chọn cũng không đòi hỏi những tiêu chí theo

đúng chuẩn mực. Giảng viên chỉ cần có bằng cấp đúng chuyên môn và có thể giao

tiếp được bằng tiếng Anh thì có thể giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh hiện đang là thực trạng của một số trường Đại học.

Về giáo trình và tài liệu: Vì tính hạn chế trong giáo trình và tài liệu và các

trường hiện không áp dụng đồng bộ các giáo trình và theo một version chuẩn.

Về chất lượng sinh viên và nội dung giảng dạy: Việc thực hiện chưa được

đồng bộ và phương pháp giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh chưa

được phổ biến và nghiên cứu rộng rãi để phát triển và nâng cao hiệu quả đối với

chương trình và Sinh viên. Sinh viên vẫn còn hạn chế về khả năng tiếng Anh và

việc tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành mới bằng một ngôn ngữ không phải là mẹ

đẻ không tránh khỏi những khó khăn, rào cản và hạn chế trong quá trình học và

nghiên cứu.

Trong quá trình tác giả tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, tác

giả đã đúc kết vấn đề ở người học theo mô hình như sau:

Page 48: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

48

Tác giả chọn vấn đề này để nghiên cứu và tìm ra giải pháp trong việc hỗ trợ

người học trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn và khả năng ngoại ngữ, tạo

hứng thú trong việc học và đam mê trong các môn học chuyên ngành bằng tiếng

Anh.

2.2. Giải pháp

2.2.1. Sử dụng phương pháp CLIL

CLIL là chữ viết tắt của Content and Language Integrated learning (phương

pháp học Ngôn ngữ tích hợp với kiến thức theo chủ điểm các môn học). CLIL là

phương pháp giảng dạy tiên tiến và được áp dụng ở rất nhiều quốc gia phát triển

trên thế giới. Đây là phương pháp dạy và học kết hợp giữa nội dung và ngôn ngữ

sao cho một học viên thông qua hai ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và một ngôn ngữ khác)

vừa nắm được thuần thục về nội dung chương trình cũng như đạt được một chuẩn

cao của ngôn ngữ (Peeter Mehisto, thuộc trường Đại học London). Hay nói một

cách khác CLIL là bao gồm tổ hợp những phương pháp giảng dạy về nội dung

thông qua một ngôn ngữ khác. CLIL được khám phá ra bởi sự kết hợp giữa 2 lý

thuyết: Thuyết vùng phát triển lân cận (zone of proximal development- ZPD) được

phát triển bởi nhà tâm lý học Lev Vygotsky, nêu sự phát triển giữa việc người học

nhận được sự hỗ trợ và người học không nhận được sự hỗ trợ và lý thuyết Thụ đắc

ngôn ngữ (Second Langague Acquisition) của Stephen D. Krashen, nêu ra việc phát

triển năng lực ngôn ngữ (mẹ đẻ hay ngoại ngữ) thông qua quá trình thụ đắc trực tiếp

tức thông qua hoạt động vô thức, diễn ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ và

các hoạt động tương tác thông qua ngoại ngữ.

Page 49: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

49

Với phương pháp CLIL chúng ta sẽ có mô hình sau:

Nguồn: The European Framework for CLIL Teacher Education

CLIL khuyến khích chúng ta chú trọng đến nội dung giảng dạy và đồng thời

ứng dụng ngôn ngữ đơn giản để đạt được mục tiêu thông qua quá trình tương tác,

hướng dẫn từ Giảng viên. Người học sẽ chủ động trong việc tiếp cận với kiến thức

bằng những chỉ dẫn và hỗ trợ từ người giảng dạy. Điểm quan trọng của phương

pháp CLIL là tập trung vào nội dung và sự hiểu biết của người học về đề tài đó,

không phải tập trung vào vấn đề cấu trúc câu trong ngôn ngữ (Bentley, 2010).

Có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ trong việc ứng dụng phương pháp CLIL:

+ Scaffolding (Giàn giáo) được coi là phương pháp giáo dục hiệu quả phù

hợp với trình độ phát triển của học viên. Mục đích của Scaffolding là mở rộng kiến

thức và phát triển kĩ năng hiện tại của học viên lên trình độ cao hơn. Hiệu quả của

phương pháp này là giúp học viên có thể tự thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn

đề trong khả năng của mình, giáo viên chỉ giúp đỡ chi tiết trong trường hợp cần

thiết nhất. Thông qua đó, hình thành ở người học tinh thần trách nhiệm, tính tự lực.

Đối với công cụ này đòi hỏi người dạy phải không ngừng khơi gợi trí tò mò và niềm

đam mê của người học thông qua câu hỏi, thông qua lời giải thích có khả năng gợi

mở thêm kích thích sự ham học hỏi từ người học.

Ví dụ: Tiết học về GDP. Cho Học viên giải thích GDP là gì trước khi người

dạy cho học viên định nghĩa. Đặt những câu hỏi gợi mở: Samsung sản xuất ra chiếc

điện thoại Galaxy Note 7 ở Thái Nguyên được tính vào GDP của Việt Nam hay Hàn

Quốc?

+ Sử dụng những cuốn từ điển chuyên biệt của Oxford như: Dictionary

of Tourism and Trave, Dictionary of Media and Communication, Dictionary of

Finance and Banking v.v... cung cấp những từ chuyên ngành cho người học, hoặc

người dạy trong mỗi buổi học có thể cung cấp một bảng từ chuyên ngành liên quan

đến nội dung giảng dạy trong ngày hôm đó.

Page 50: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

50

Ví dụ: Nếu như tiết học về Financial Statements, giảng viên có thể cung cấp

một bảng từ vựng như sau:

American English British English Meanning

Account Receivable Debtor Idividuals or company who

owe the money from your

business

Account Payble Creditor Individual or company who

let your business borrow

money

Income Statement Profit and Loss

Account

The report which is stated

for the earnings or loss of

your business

+ Sử dụng thang cấp độ tư duy trong dạy h c:

Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mục tiêu và

hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với

người học. Thang cấp độ tư duy của Benjamin S. Bloom (1956), sau khi được điều

chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom's Revised Taxonomy) gồm:

1. Nhớ (Remembering)

2. Hiểu (Understanding)

3. Vận dụng (Applying)

4. Phân tích (Analyzing)

5. Đánh giá (Evaluating)

6. Sáng tạo (Creating).

Thiết kế những bài đánh giá bao hàm tất cả những nội dung chính trong

thang đo để đảm bảo người học có thể đạt được tất cả những kiến thức được truyền

tải trong môn học.

2.2.2. Diamond Lesson Plan

Một buổi học sẽ được thiết kế theo mô hình Kim cương – lý thuyết này được

phát triển bởi Collegenet (Tổ chức chuyên đào tạo giảng viên và hướng dẫn giảng

viên cách soạn một giáo án hấp dẫn của Anh). Lý thuyết này được ứng dụng rộng

rãi ở các trường ở Anh quốc. Buổi học chuẩn sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng ( 60 phút) ở

Anh, do đó, thiết kế nội dung giảng dạy sẽ có độ dài là 60 phút và bao gồm tất cả 9

hoạt động trong mô hình kim cương. 9 hoạt động sẽ được giải thích theo thứ tự của

buổi học trong phần trình bày dưới đây:

Page 51: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

51

Nguồn: Collegenet.co.uk

A. Appetisier (Hoạt động làm nóng không khí trong lớp) Có rất

nhiều phương pháp và thông thường mất khoảng 3-5 phút. Hoạt

động này chủ yếu làm nóng không khí, thu hút sự chú ý của người

học, không nhất thiết phải liên quan đến nội dung môn học.

Ví dụ: chơi game về số, chơi game về người/ Công ty nổi tiếng.

Đưa hình ảnh của các CEO của các công ty lớn như: Jack Ma, Mark

Zuckerberg, Bill Gates, Carlos Slim v.v.... và hỏi các học viên đó là ai?

B. Recap (Hoạt động ôn lại bài cũ): Có rất nhiều phương pháp và mất

khoảng 1-3 phút. Hoạt động này kiểm tra lại nội dung của bài học

trước.

Ví dụ: Trong vòng 1 phút liệt kê lại những key words của bài học

trước. Giảng viên sẽ viết lên bảng theo nội dung mà SV liệt kê.

C. Big Picture: Có rất nhiều phương pháp và mất khoảng 3-5 phút.

Đưa hình ảnh về nội dung mới trong buổi học này và cho học viên tự

động suy nghĩ hoặc tìm ra liên kết.

Ví dụ: Trong môn học lịch sử, giáo viên chuẩn bị bài mới về những

đặc điểm của chiến tranh lạnh có thể để Big Picture như sau:

Page 52: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

52

D. Exposition: Thời lượng cho hoạt động này: 10 -15 phút. Giáo viên

sẽ giới thiệu về nội dung chính của buổi học. Lưu ý: Nên ngắn gọn

súc tích và để học viên mở rộng và phát triển kiến thức từ nội dung

chính mà Giáo viên đã tập trung truyền đạt. Hoạt động này thường

được kết hợp với hoạt động Question and Answer để hỗ trợ tính

hiệu quả của hoạt động.

E. Question and Answer: Thời lượng cho hoạt động này khoảng từ

05-07 phút và nhằm củng cố kiến thức đã được truyền đạt ở hoạt

động Exposition. Có rất nhiều phương pháp được thiết kế cho hoạt

động này.

Ví dụ: Đặt câu hỏi gọi tên học viên ngẫu nhiên để trả lời.

F. Active Learning: Thời lượng cho hoạt động này khoảng từ 10-15

phút. Hoạt động này có thể được thiết kế theo chia group, chia cặp,

hoặc cá nhân. Có thể dùng Case Study hoặc dùng những tình huống

để học viên thực hiện và giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Trong môn học Địa lý Du lịch, Giáo viên có thể sử dụng

phương pháp mô hình Kim tự tháp, và yêu cầu học viên liệt kê ra

những điểm du lịch đặc sắc nhất theo thứ tự tính hấp dẫn về cảnh

đẹp thiên nhiên:

G. Check and Summarize: Thời lượng cho hoạt động này khoảng từ

07-10 phút . Hoạt động này kiểm tra kiến thức mà học viên đã được

truyền đạt trong suố buổi học và hoạt động này là hoạt động không

thể thiếu để Giáo viên đánh giá được hiệu quả của buổi học mà Giáo

viên đã chuẩn bị. Có rất nhiều phương pháp đánh giá: Đặt câu hỏi,

1

2 3

4 5 6

7 8 9 10

00

Page 53: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

53

chơi trò chơi, dùng hình ảnh để liên kết nội dung v.v....

H. Bridge: Thời lượng cho hoạt động này khoảng từ 1-3 phút. Hoạt

động này là tạo cầu nối giữa kiến thức của buổi học hiện tại với kiến

thức của buổi học tiếp theo. Ví dụ: Yêu cầu học viên đọc tài liệu

được cung cấp từ Giáo viên cho buổi học tiếp theo, xem Clip về nội

dung của buổi học tiếp theo tại nhà.

2.2.3. Đề xuất khác

+ Tiêu chí tuyển dụng đối với Giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh cần phải phù hợp và đảm bảo được chất lượng của chương trình đào tạo

như: Tốt nghiệp Cao học từ đúng chuyên ngành giảng dạy tại các nước phát triển

trên thế giới, Có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đang giảng dạy, Có chứng chỉ

TESOL (Chứng chỉ giảng dạy bằng tiếng Anh). Qui trình tuyển dụng cần theo các

bước như sau: 1. X t hồ sơ 2. Dạy Demo chuyên ngành bằng tiếng Anh (30 phút)

được phê duyệt và kiểm định bởi hội đồng 3. Phỏng vấn bằng tiếng Anh 4. Tuyển

dụng.

+ Chọn lọc và xây dựng một bộ giáo trình chuẩn, cập nhật version mới nhất

để đảm bảo kiến thức và thông tin được truyền đạt còn giá trị và hữu dụng.

3. Kết lu n

Việc triển khai giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh ở các trường đại học ở

Việt Nam theo từng cấp độ, lộ trình và nhóm ngành thích hợp là yêu cầu khách

quan của sự phát triển của giáo dục đào tạo và xã hội.

Để thực hiện được việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, một số các

mô hình giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đã chỉ ra ở trên phải được áp dụng,

có sự đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của người học, người sử dụng nhân

lực, và của dư luận xã hội và sự đồng bộ áp dụng từ các trường và đơn vị đào tạo.

Trong tương lai, nếu có điều kiện, cần có thêm nhiều hội thảo về các biện

pháp thực hiện, phân tích và tổ chức thí điểm quan điểm, các mô hình và lộ trình

được đề nghị từ nghiên cứu này, để từ đó rút ra một số bài học thực tế nhằm nâng

cao tính khả thi của việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các trường đại

học Việt Nam.

Page 54: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

54

Tài liệu tham khảo:

Websites:

[1] Big picture Online: http://www.collegenet.co.uk

[2] Content and Language Integrated project (CILT/DfES) Online:

http://www.cilt.org.uk/clip/#toppage

[3] European Framework for CLIL Online http://clil-cd.ecml.at/

EuropeanFrameworkforCLILTeacherEducation/tabid/2254/language/en-GB/Default.aspx

[4] Oxford and the Dictionary http://www.oxforddictionaries.com/words/about

Biliography:

[5] Bentley, K (2010) The TKT Course CLIL Module, Cambridge:

Cambridge University Press

[6] Richards, J. and T. Rodgers. (2001). Approaches and methods in

language teaching. Cambridge: Cambridge University Press.

Peeter Mehisto (2012) Criteria for producing CLI learning material, London

University, pp. 15-33

[7] Zone of proximal development. (2009). In Penguin dictionary of

psychology. Retrieved from Credo Reference database

[8] Krashen, S. (2003) Explorations in Language Acquisition and Use: The

Taipei Lectures.

[9] Portsmouth, NH: Heinemann

Page 55: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

55

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG HỌC

ThS. Nguyễn Thị Diễm Em

Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài viết nêu lên các yếu tố cấu thành nên việc giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh hiệu quả cũng như đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Ngoài ra, những thuận lợi và khó khăn khi

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng được đề cập, bài viết dùng phân tích

định tính dựa vào kết quả phỏng vấn nhóm của 153 sinh viên thuộc các chuyên

ngành khác nhau từ trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính Tp. HCM, Đại Học Kinh Tế

Tp. HCM, trường Saigontech. Kết quả cho thấy, 5 nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng

trực tiếp đến việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là môi trường học tập,

sự phân bổ lớp học, chương trình giảng dạy, sinh viên và giảng viên. Theo đó, bài

viết cũng đưa ra từng nhóm giải pháp dựa vào 5 nhóm yếu tố trên như tạo ra các

lớp học có sĩ số ít dưới 35 sinh viên/lớp; phân bổ lớp học dựa đều theo trình độ

ngoại ngữ và năng lực học tập, chương trình giảng dạy nên được sắp xếp các môn

học bằng tiếng Anh cân đối và theo thứ tự kiến thức cơ bản đến nâng cao, bổ sung

một năm đầu tiếng Anh cho sinh viên, đầu vào chuyên ngành nên là IELTS 4.5 hoặc

TOEIC 450 sau 1 năm học; thái độ học tập của sinh viên cần được cải thiện; đầu tư

vào nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao giỏi chuyên môn, kĩ năng giảng dạy và có

trình độ Anh ngữ tốt. Ngoài ra, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được

đề cập ở phần cuối bài viết.

Từ khóa: chất lượng giảng dạy, tiếng Anh

1. Đặt vấn đề

Tiếng Anh ngày càng trở nên thông dụng và có thể nói tiếng Anh là một công

cụ có thể giúp một cá nhân thành công hơn ở một góc độ nào đó, đặc biệt trong bối

cảnh hội nhập (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2016). Tại các trường Đại học

hiện nay, việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đã được bước đầu áp dụng.

Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào thống kê tình hình giảng dạy này và các yếu tố nào

thực sự góp phần làm nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh. Trong giới hạn của bài viết, tôi sẽ nêu lên một số yếu tố liên quan đến việc

giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh: những thuận lợi và khó khăn khi

giảng dạy bằng tiếng Anh, các yếu tố cấu thành nên việc giảng dạy bằng tiếng Anh

hiệu quả cũng như đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh.

Page 56: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

56

2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

Tổng số mẫu phân tích và khảo sát là 153 em sinh viên trường Đại học Kinh

tế Tài chính Tp. HCM và Đại học Kinh tế Tp.HCM, trường SaigonTech học các

môn chuyên ngành quản trị, thương mại du lịch marketing và tài chính, ngân hàng.

Trong đó có 90 nữ và 63 nam, đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm 1, 2, 3, 4 và

sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm. Bài viết chỉ phân tích định tính theo phương pháp

phỏng vấn và thu thập dữ liệu, xử lý và thống kê thông qua phần mềm google docs.

3. Mô hình phân tích và kết quả nghiên cứu việc giảng dạy chuyên

ngành tiếng Anh hiện nay tại các trường

Trong những năm gần đây, hầu hết các trường Đại học ở Việt Nam giảng dạy

bằng tiếng Anh ở nhiều chuyên nghành bằng việc thí điểm một số môn dễ. Tuy

nhiên, việc áp dụng vẫn chưa sâu rộng. Hiện nay có hai mô hình được áp dụng:

Mô hình thứ nhất, chương trình tiếng Việt hoàn toàn, kèm vài môn bằng

tiếng Anh khi giảng dạy. Ở mô hình này, sinh viên được tiếp xúc với việc giảng dạy

bằng tiếng Anh, bước đầu làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành kinh doanh, tài

chính, luật… Nhưng để cho việc giảng dạy bằng tiếng Anh hiệu quả cần rất nhiều

yếu tố, nếu đưa vào vài môn chuyên ngành bằng tiếng Anh và không có lộ trình để

sinh viên hoàn thiện tiếng Anh thì rõ ràng, khi học bằng tiếng Anh, hiệu quả sẽ

không cao, vì trình độ sinh viên hoàn toàn khác nhau. Thêm vào đó, tiếng Anh có

được sử dụng trong suốt quá trình giảng dạy hay không? Hay chỉ là dùng slides

thuyết trình bằng tiếng Anh nhưng giải thích bằng tiếng Việt. Lại thêm một tình

huống nữa đặt ra, chỉ giảng dạy một số môn bằng tiếng Anh nhưng lại dùng tiếng

Việt để giải thích.

Nguồn: kết quả khảo sát (Nguyễn, 2016)

Page 57: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

57

Trước hết, hãy xem xét thuận lợi và khó khăn của từng hình huống. Tình

huống 1: các môn được dạy song ngữ (slides bằng tiếng Anh+giảng dạy hoàn toàn

bằng tiếng Việt), sinh viên vừa tiếp thu được bài thông qua tiếng Việt, vừa có thể

quen dần và nắm được các thuật ngữ bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, ở một khía cạnh

khác, nếu chỉ hiểu được thuật ngữ tiếng Anh của ngành thì việc hiệu quả nâng cao

và rèn luyện tiếng Anh chuyên môn của sinh viên vẫn chưa được cải thiện, vì thực

tế sinh viên ít có cơ hội được trình bày, thuyết trình hay phản biện bằng tiếng Anh,

sinh viên chỉ đọc và hiểu tiếng Anh, các kiến thức đều được giảng bằng tiếng Việt,

100% sinh viên khi được phỏng vấn cho rằng, khả năng tiếng Anh của các em chỉ

tăng một ít và việc giao tiếp chuyên ngành bằng tiếng Anh vẫn không được cải thiện

mặc dù đã hiểu rõ các thuật ngữ đó.

Tình huống 2: việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh bằng việc kết

hợp xen kẽ Anh - Việt khi giảng dạy, mức độ sử dụng tiếng Anh - Việt là 50 - 50.

Theo kết quả phỏng vấn, 85% sinh viên hài lòng với cách giảng dạy này, vì khi

giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh nếu sinh viên không hiểu, vẫn được giảng viên

giải thích bằng tiếng Việt để hiểu rõ hơn, song song đó các em có cơ hội được trình

bày và phản biện bằng tiếng Anh khi giảng viên đưa ra vấn đề. Ngoài ra, trong kết

quả bài phỏng vấn, có một điều hay được rút ra là, nếu ở một lớp được trang bị

tiếng Anh theo lộ trình từ năm nhất, ở những năm 2, 3 và 4 trình độ tiếng Anh của

sinh viên tăng dần, mức độ và tỷ lệ sử dụng giữa Anh - Việt của giảng viên tăng lên

dần khi giảng dạy giúp sinh viên cải thiện được kết quả học tập bằng tiếng Anh hơn

nữa.

Mô hình 2: chương trình dạy vài môn trong chuyên ngành bằng tiếng Anh

hoàn toàn; theo khảo sát, nếu dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trong khi mức độ tiếp

thu và khả năng tiếng Anh của sinh viên trong lớp không đều sẽ làm cho hiệu quả

giảng dạy tổng thể không cao. Tùy tình hình mỗi lớp, khi khảo sát, chúng tôi tách ra

5 lớp để quan sát và nhận thấy rằng: 60% sinh viên cho rằng mình chỉ có thể hiểu

được 50-70% lượng kiến thức giảng dạy bằng tiếng Anh nếu được học chung với

lớp sinh viên có khả năng ngoại ngữ giỏi. Cho nên một câu hỏi đặt ra là: liệu có nên

tách riêng và phân chia tùy theo trình độ ngoại ngữ mà sinh viên sẽ được học bằng

tiếng Anh hoàn toàn hay theo tỷ lệ Anh - Việt.

Như vậy, theo 2 mô hình giảng dạy vừa phân tích ở trên và kết quả định tính

thông qua việc khảo sát sinh viên khi học chuyên ngành bằng tiếng Anh, có thể

thấy, việc sử dụng tiếng Anh để giảng dạy có nhiều cái lợi và cũng có những khó

khăn nhất định. Phần phân tích tiếp theo sẽ chỉ ra rõ những điều được và khó khăn

khi sinh viên được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Page 58: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

58

Lợi ích

- Tiếp thu các kiến thức bằng thuật ngữ tiếng Anh

giúp sinh viên vận dụng vào giao tiếp, thuyết trình

tốt hơn.

- Khi sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn ở

các bậc Thạc sỹ của các chương trình nước ngoài

thì thuận lợi hơn.

- Sử dụng tiếng Anh thành thạo hơn, khả năng

phát triển cá nhân tốt hơn, tăng khả năng thích ứng

với môi trường toàn cầu, cơ hội việc làm tốt hơn

(Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2016)

Khó khăn

- Sinh viên tiếp thu bài

chậm hơn nếu giảng viên

giảng dạy bằng tiếng Anh

nhanh vì trình độ tiếng

Anh không đều.

- Chưa hiểu rõ bài

- Còn mơ hồ các kiến thức

nếu chưa nắm được các

phần đầu (Thanhnien.vn,

2015)

Cũng theo kết quả phỏng vấn sinh viên chuyên ngành được học bằng tiếng

Anh theo các mô hình như trên, có thể đưa ra các yếu tố cấu thành cho việc giảng

dạy bằng tiếng Anh hiệu quả hơn đó là:

Nguồn: kết quả khảo sát (Nguyễn, 2016)

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy được có năm nhóm yếu tố chính cấu thành

nên chất lượng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh: môi trường học tập, sự

phân bổ lớp học, chương trình giảng dạy, sinh viên và giảng viên.

Page 59: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

59

X t nhóm đầu tiên đó là môi trường học tập, theo đánh giá của sinh viên

được phỏng vấn, 100% cho rằng môi trường học tập có ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng và kết quả học tập của họ, đặc biệt là lớp học chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Các nhóm sinh viên khảo sát đưa ra nhiều lập luận cho câu trả lời này, vì nếu sĩ số

lớp quá đông, sự ổn định và tập trung vào môn học không cao, sinh viên mong

muốn rằng họ học trong môi trường giảng dạy bằng tiếng Anh với số lượng sinh

viên dưới 35 sinh viên/ 1 lớp để có thể lắng nghe giảng dạy rõ hơn và thời gian trao

đổi với giảng viên nếu không hiểu bài sẽ nhiều hơn.

Xét nhóm thứ 2 là sự phân bổ lớp học, các sinh viên cho rằng, khả năng tiếp

thu bài của họ khi giảng viên giảng bài chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó,

nếu khả năng ngoại ngữ của sinh viên trong một lớp học không đều việc tiếp thu sẽ

khó khăn, khi đó tốc độ giảng bài của giảng viên sẽ mang tính quyết định chất

lượng giảng dạy (Báo Phụ nữ online, 2016).

Xét nhóm thứ 3 đó là chương trình giảng dạy, thực tế chương trình giảng dạy

có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên chất lượng và hiệu quả

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Chúng ta có thể thấy hai trường hợp, nếu

chương trình giảng dạy không hợp lí, các môn khó (các môn chuyên ngành) học

trước và môn dễ (các môn kiến thức nền tảng và căn bản của ngành) học sau thì nếu

giảng dạy bằng tiếng Việt cũng khó đạt kết quả cao. Hơn 60% sinh viên được khảo

sát hài lòng với chương trình giảng dạy của mình, 40% sinh viên còn lại chưa thực

sự hài lòng vì cách áp dụng học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh của nhà

trường, trong khi chất lượng và trình độ tiếng Anh sinh viên chưa đều (Huế City,

2015). Ngoài ra, trong kết quả phỏng vấn, sinh viên nhóm ngành tài chính, kế toán

thường yếu Anh văn hơn nhóm ngành quản trị, để lý giải điều này, các em cho rằng

sự tiếp xúc với các môn giảng dạy bằng tiếng Anh của nhóm ngành tài chính, kế

toán hiện nay thấp hơn rất nhiều so với nhóm ngành quản trị, vì lượng kiến thức tài

chính và kế toán khó hơn và đa số tiếp xúc với tính toán, sinh viên ít được rèn luyện

các kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Anh hơn. Như vậy, việc sắp xếp các môn học

giữa các nhóm ngành sao cho hợp lý cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra.

Nhóm thứ 4 đó là sinh viên, nhóm sinh viên khảo sát cho rằng, khi đánh giá

kết quả hay chất lượng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, thì khả năng của

chính bản thân sinh viên cần được xem xét. Ví dụ, sinh viên nếu năng lực học rất

giỏi, tuy nhiên tiếng Anh yếu thì không thể tiếp thu bài tốt, hoặc khả năng tập trung

chưa cao cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy (Thanhnien.vn, 2015).

Nhóm cuối cùng, đó là giảng viên, việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh hiệu quả hay không hiệu quả đều phải x t đến vấn đề chất lượng giảng viên ở

mọi khía cạnh. Nhìn vào sơ đồ bên trên, có thể thấy 3 nhóm yếu tố khác cấu thành

nên chất lượng giảng viên giảng dạy bằng tiếng Anh, đó là phát âm, giọng điệu của

Page 60: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

60

giảng viên; nội dung giảng dạy; phong cách giảng bài và khả năng tổ chức lớp học

của giảng viên. (Viện khoa học giáo dục Việt Nam, 2016). Khi giảng dạy bằng tiếng

Anh, nếu phát âm và giọng điệu của giảng viên không chuẩn cũng không thể kích

thích sinh viên và làm lớp học tham gia tích cực. Ở đây, Anh ngữ chỉ là công cụ

giảng dạy nhưng nếu đã dạy bằng tiếng Anh mà giọng điệu không rõ ràng sẽ không

thu hút người học. Ngoài ra, nội dung giảng dạy cũng khá là quan trọng. Nếu nội

dung quá nhiều hoặc đi sâu vào lí thuyết, thiếu tính thực tiễn cao cũng tạo nên buổi

học không hiệu quả. Thêm vào đó, giả sử tất cả các yếu tố được phân tích ở trên

được cải thiện sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh, nhưng khi giảng dạy, tổ chức lớp học k m cũng dẫn đến kết quả kém.

Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

thì cần tập trung cải thiện các yếu tố cấu thành nên nó. Phần viết tiếp theo sẽ đưa ra

các giải pháp và kiến nghị.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

và kiến nghị

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh được phân tích rất rõ ràng như ở phần trên. Như vậy, nhà quản lý có thể đưa ra

các nhóm giải pháp xoay quanh 5 nhóm yếu tố trên để cải thiện và nâng cao chất

lượng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Nhà trường cần tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho sinh viên, trong giới

hạn của bài nghiên cứu liên quan đến việc giảng dạy bằng tiếng Anh. Nhóm sinh

viên được khảo sát có nguyện vọng học lớp có sĩ số ít hơn, tầm dưới 35 sinh

viên/lớp học để được trao đổi nhiều hơn. Như vậy, nếu xét về khía cạnh sĩ số lớp,

nhà trường có thể điều chỉnh số lượng học viên trong một lớp để sinh viên có thể

tiếp thu bài tốt hơn.

Ngoài ra, lớp học cần được phân bổ hợp lý hơn dựa trên trình độ ngoại ngữ.

Điều này rất khó có thể áp dụng trên diện rộng, vì còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

như học lực của sinh viên. Nghĩa là, có nhiều sinh viên giỏi và học tốt nhưng Anh

ngữ kém hoặc có nhiều sinh viên học chưa tốt nhưng Anh ngữ tốt, hoặc có sinh viên

học tốt, Anh ngữ tốt. Nếu chỉ xét về góc độ ngoại ngữ và xếp lớp nhưng trình độ và

khả năng tiếp thu khác nhau vẫn dẫn đến công tác giảng dạy bằng Anh ngữ kém

hiệu quả. Như vậy, có nên chăng khi có thể lọc và sắp xếp các lớp có trình độ tương

đồng nhau và khả năng ngoại ngữ như nhau vào một lớp. Thực tế, ở có vài trường

Đại Học trên địa bàn Hồ Chí Minh đã áp dụng hình thức này, lọc và xếp dựa theo

khả năng học tập và trình độ ngoại ngữ. Theo kết quả phỏng vấn, 1 nhóm sinh viên

thuộc nhóm này cho rằng khi được học cùng một lớp, khả năng tiếp thu của họ rất

nhanh, trình độ Anh ngữ tương đồng nên rất thuận tiện khi được giảng dạy bằng

Anh ngữ, các kĩ năng thuyết trình hay tư duy và giải quyết vấn đề nhanh chóng,

Page 61: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

61

100% sinh viên lớp hài lòng về vấn đề này. Như vậy, giải pháp này nên được cân

nhắc thận trọng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh.

Nhóm giải pháp liên quan đến vấn đề sinh viên, có thể kết hợp với nhóm giải

pháp trên, vì nếu được phân bổ và kích thích hợp lí thì hiệu quả giảng dạy vẫn cao hơn.

Chương trình giảng dạy cần được đưa ra một cách hợp lí nhất; tạo điều kiện cho

sinh viên giỏi Anh ngữ trước và có nền tảng, các sinh viên được khảo sát đưa ra các

ý kiến cho rằng, học chuyên ngành bằng tiếng Anh nên có lộ trình, ví dụ có những

trường dạy sinh viên tiếng Anh trong suốt một năm đầu, một học kì đầu, có những

trường kết hợp giảng dạy môn học tiếng Anh khi sinh viên học giai đoạn đại cương

và mức độ khó tăng dần để sinh viên khi vào học chuyên ngành có thể học tốt tiếng

Anh. Giải pháp này cần được các trường xem xét áp dụng. Ngoài ra, sự sắp xếp các

môn chuyên ngành nào được giảng dạy bằng tiếng Anh và thứ tự ra sao cũng nên

được quan tâm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu của sinh viên.

Một mô hình lí tưởng đưa ra đó là, sinh viên được học Anh ngữ từ năm nhất, được

rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ và sau đó đầu vào học chuyên ngành từ năm 2 có thể là

4.5 IELTS or TOIEC 450, điều này tuy khó nhưng kích thích và tạo mục tiêu giúp

sinh viên nỗ lực học Anh ngữ (Đại học Trà Vinh, 2016). Có vài trường liên kết với

nước ngoài đã áp dụng thành công với giải pháp này và trong quá trình giảng dạy,

giảng viên và sinh viên chỉ được dùng tiếng Anh để trao đổi. Sau một quá trình rèn

luyện, khả năng Anh ngữ đầu ra của sinh viên sẽ tốt hơn. Ngoài ra, như đã đề cập

phần trên, sự sắp xếp về các môn giảng dạy bằng tiếng Anh cũng nên được cân nhắc

theo nhóm ngành quản trị, tài chính và kế toán.

Yếu tố cuối cùng có tác động đến chất lượng giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh là giảng viên. Hiện tại, đội ngũ giảng viên có thể giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh đa phần là các giảng viên trẻ hoặc giảng viên đã từng học ở nước

ngoài. Nên việc đầu tư, phát triển lực lượng giảng viên là hết sức cần thiết, yếu tố

chuyên môn và khả năng giảng dạy cũng cần được chú trọng, nếu giảng viên có khả

năng Anh ngữ tốt nhưng kĩ năng giảng dạy chưa tốt cũng ảnh hưởng chất lượng

giảng dạy bằng tiếng Anh, do đó nhà trường cần xem xét tuyển dụng lực lượng trẻ ở

nhiều khía cạnh, không chỉ x t trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, nội dung giảng dạy

được truyền tải cũng rất quan trọng, hội tụ đủ các yếu tố trên, nhưng nội dung biên

soạn bài giảng không hợp lí hoặc cách tổ chức sắp xếp lớp học không hiệu quả cũng

là ảnh hưởng chất lượng giảng dạy. Do đó, cần bồi dưỡng thêm các kĩ năng giảng

dạy, kĩ năng mềm cho lực lượng giảng viên có thể giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh.

Qua bài viết, có thể thấy rằng, tiếng Anh được sử dụng như là một công cụ để

truyền tải kiến thức, giúp sinh viên sử dụng thuần thục và giao tiếp tiếng Anh chuyên

Page 62: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

62

ngành hiệu quả, nhưng nếu quá lạm dụng và chỉ chú trọng vào việc dung tiếng Anh

để giảng dạy, trong khi đó sinh viên không hiểu được bản chất vấn đề hay nội dung

giảng dạy thì công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng trở nên kém

hiệu quả thay vì học hoàn toàn bằng tiếng Việt. Điều này, các nhà quản lí cần cân

nhắc rõ trước khi thực hiện áp dụng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Đóng góp của bài viết

Chỉ ra được 5 nhóm yếu tố cấu thành nên chất lượng giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh và đưa ra các hướng giải pháp. Đóng góp vào khung lý

thuyết khi phân tích chất lượng giảng dạy.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Như vậy, bài viết đã đưa ra một vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và có đề cập đến các nhóm giải pháp để nâng cao

chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn một số hạn chế; đó là mẫu nghiên

cứu còn ít, và đa số là kết quả định tính theo phỏng vấn nhóm sinh viên khảo sát nên

tính bao quát còn chưa cao. Chỉ nghiên cứu và khảo sát ý kiến của đối tượng sinh

viên thuộc nhóm ngành kinh tế, mà chưa đề cập đến các nhóm ngành khác như kĩ

thuật, y…Trong những nghiên cứu tiếp theo, có thể nghiên cứu số mẫu nhiều hơn, và

nhiều nhóm ngành hơn. Ngoài ra, ở phần giải pháp, bài viết chưa đề cập đến nhóm

giải pháp từ yếu tố sinh viên tác động đến chất lượng giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh, nội dung này có thể được nghiên cứu kĩ hơn ở các bài nghiên cứu khác.

Page 63: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

63

Tài liệu tham khảo

[1] Báo phụ nữ online (2016). “Dạy, học tiếng Anh chuyên ngành: Trò và

thầy đều loay hoay”. Tại: http://phunuonline.com.vn/giao-duc/chuyen-giao-

duc/day-hoc-tieng-anh-chuyen-nganh-tro-va-thay-deu-loay-hoay-66379/ (truy cập

ngày 18.04.2016).

[2] Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2016). “Giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh tại Trường ĐH KHXH NV – mục tiêu và lộ trình thực hiện”. Tại:

http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=657eb651-058b-4036-bf27-3216ad0da2ad (truy

cập ngày 18.04.2016).

[3] Đại học Trà Vinh (2016).“Giảng Dạy Các Môn Chuyên Ngành Bằng

Tiếng Anh”. Tại: http://fl.tvu.edu.vn/khoa-ngo-i-ng/nguon-thong-tin-viec-lam-thoi-

khoa-bieu-phuong-phap-hoc-hoat-dong-sinh-vien/hoat-dong-sinh-vien/239-gi-ng-d-

y-cac-mon-chuyen-nganh-b-ng-ti-ng-anh (truy cập ngày 15.04.2016).

[4] Huế City (2015). “Tiên phong giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh”. Tại: http://huecity.com.vn/vi/news/Giao-duc-65/Tien-phong-giang-day-mon-

chuyen-nganh-bang-tieng-Anh-4112/#.VxnJdfl97X4 (truy cập ngày 18.04.2016).

[5] Lê, Thị Mai Hương (2010). “Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành nhìn từ

những góc độ khác nhau”. Tạp chí Luật học, số 11.

[6] Nguyễn, Thị Diễm Em (2016). Các yếu tố cấu thành và giải pháp nâng

cao hiệu quả giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường học.

[7] Thanhnien.vn (2015).“Sợ học chuyên ngành bằng tiếng Anh” Tại:

http://thanhnien.vn/giao-duc/so-hoc-chuyen-nganh-bang-tieng-anh-615719.html (truy

cập ngày 18.04.2016)

[8] Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2016). “Khả năng và biện pháp thực hiện

giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ”. Tại: http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-

25-281_kha-nang-va-bien-phap-thuc-hien-giang-day-chuyen-mon-bang-ngoai-ngu.html

(truy cập ngày 18.04.2016)

Page 64: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

64

NNÂÂNNGG CCAAOO CCHHẤẤTT LLƯƯỢỢNNGG DDẠẠYY HHỌỌCC TTIIẾẾNNGG AANNHH

TTRROONNGG ĐĐÀÀOO TTẠẠOO NNHHÂÂNN LLỰỰCC NNGGÀÀNNHH CCÔÔNNGG NNGGHHỆỆ TTHHÔÔNNGG TTIINN

ThS. Phạm Liên Hoàn

Giám đốc Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Liên Anh

Tóm tắt:

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong đào tạo nhân lực công nghệ

thông tin (CNTT) là yếu tố quan trọng để góp phần xây dựng một cơ sở đào tạo tiên

tiến, hội nhập quốc tế và khu vực. Từ thực tiễn sử dụng nhân lực của các doanh

nghiệp sử dụng nhân lực CNTT, các cơ sở đào tạo nghề cần phải xác định đúng mối

quan hệ mật thiết giữa năng lực tiếng Anh và trình độ CNTT; hoàn thiện học phần

tiếng Anh chuyên ngành và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng

dạy; đa dạng hóa các hình thức nâng cao trình độ tiếng Anh; đưa tiêu chí năng lực

tiếng Anh vào việc kiểm định chất lượng đầu ra của nhân lực ngành CNTT.

1. Đặt vấn đề

- Trong thế kỷ 21, giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) đang có những bước chuyển

biến mạnh mẽ để phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội (KT-XH), của khoa

học - công nghệ và nhu cầu đa dạng của đời sống con người. Thế giới đang chuyển

từ GD tinh hoa sang GD đại chúng, từ việc chỉ cung cấp tri thức sang chủ yếu bồi

dưỡng phẩm chất, hình thành kỹ năng và phát triển năng lực của người học. Bốn trụ

cột của GD thế giới trong thế kỷ 21 (học để biết, học để làm, học để chung sống,

học để tự khẳng định mình) đang tác động tới mọi lĩnh vực của hoạt động GD của

các quốc gia, vùng lãnh thổ,... đòi hỏi phải có con người năng động, cải tạo và ứng

phó được với cuộc sống, với thế giới luôn biến đổi. Khoa học - Kỹ thuật phát triển

một cách nhanh chóng và sâu rộng, năng lực của con người trở thành mấu chốt của

cuộc sống và cũng là mục tiêu phát triển bền vững của GD-ĐT của các quốc gia.

Phát triển GD-ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trở thành xu thế phổ biến của GD

hiện đại; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với

GD gia đình và GD xã hội.

- Sự phát triển của kinh tế tri thức đã làm cho CNTT phát triển nhanh chóng,

tạo cho con người trên thế giới được sống trong một thế giới phẳng. CNTT là

phương tiện, động lực để hoạt động của con người liên thông, liên kết, hợp tác với

nhau một cách nhanh, chính xác, bền vững.

- Cùng với các điều kiện khác, tiếng Anh là chìa khóa để đi sâu vào việc

nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, đối với các

cơ sở đào tạo nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng, nâng cao chất lượng

Page 65: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

65

dạy học tiếng Anh là một trong những giải pháp then chốt để phát triển bền vững

nguồn nhân lực CNTT hiện nay.

- Xây dựng cơ sở đào tạo tiên tiến phải nâng cao năng lực tiếng Anh nói

chung và trình độ sử dụng tiếng Anh chuyên ngành nói riêng. Quyết định số

3036/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh về tiêu

chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

cũng đã khẳng định những tiêu chí về trình độ tiếng Anh và trình độ Tin học của

giảng viên và sinh các trường Cao đẳng. Quyết định đã nêu điểm c, d và đ tại tiêu

chuẩn 3 “Đội ngũ giảng viên: c) 100% giảng viên chuyên ngành Ngoại ngữ đạt trình

độ C1 trong đó có 30% đạt trình độ C2 theo khung tham chiếu Châu Âu) 100%

giảng viên chuyên ngành đạt trình độ B1 trong đó có 50% đạt trình độ B2 theo

khung tham chiếu Châu Âu; đ) 100% giảng viên không chuyên ngành CNTT có

chứng chỉ Tin học IC3 (hoặc tương đương)”.

Và nêu điểm b và c tại tiêu chuẩn 4 “Sinh viên: b) Năng lực ngoại ngữ: sinh

viên chuyên ngành Ngoại ngữ đạt trình độ B2 trong đó có 50% đạt trình độ C1 theo

khung tham chiếu Châu Âu; sinh viên chuyên ngành đạt trình độ B1 trong đó có

30% đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu; c) Năng lực ứng dụng CNTT:

có chứng chỉ IC3 trở lên.”

2. Thực trạng chất lượng dạy h c tiếng Anh trong việc phát triển bền

vững ngu n nhân lực CNTT

- Thực trạng dạy học nhân lực CNTT

Do sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của CNTT trong cuộc sống hiện nay

nên việc đào tạo CNTT được phát triển với quy mô lớn. Môn học về CNTT được bố

trí ở các cấp học, bậc học, ngành học, từ phổ thông đến đại học và sau đại học; từ

các chuyên ngành chuyên sâu đến các chuyên ngành ứng dụng CNTT. Vì vậy, việc

dạy học bộ môn CNTT đã được triển khai về chương trình, nội dung, phương pháp,

tài liệu, giáo trình dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả. Cơ sở hạ tầng và thiết bị,

máy móc phục vụ cho dạy học CNTT cũng được tăng cường luôn đổi mới.

- Thực trạng trình độ tiếng Anh của nhân lực ngành CNTT

Có thể nói, nếu không có trình độ tiếng Anh cơ bản, không thể sử dụng

CNTT phục vụ tốt cho công việc và các nhu cầu của cuộc sống. Kỹ năng sử dụng

máy tính có thể do thói quen, nhưng nếu không có trình độ tiếng Anh chuyên

ngành, không thể khai thác hết tính năng của CNTT để phục vụ tốt hơn cho các

công việc liên quan đến máy tính, đó là chưa nói đến các trình độ chuyên sâu, sang

tạo phần mềm, kỹ năng xử lý kỹ thuật phần cứng,…

- Thực trạng việc kết hợp dạy học tiếng Anh và dạy học CNTT trong đào tạo

nhân lực ngành CNTT ở các trường Cao đẳng nghề.

Có một số quan niệm sai lầm của sinh viên ngành CNTT cho rằng chỉ cần

Page 66: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

66

tiếng Anh tối thiểu là có thể giỏi CNTT. Và điều đó đã hạn chế khả năng nắm bắt,

nghiên cứu, ứng dụng những tính năng vô hạn của CNTT. Ở một số cơ sơ sở đào

tạo, do điều kiện thiếu giáo viên chuyên ngành nên sinh viên ngành CNTT chỉ được

học giáo trình tiếng Anh chung, chưa có giáo trình tiếng Anh chuyên ngành CNTT

nên chưa phát huy được hiệu quả của một công cụ, phương tiện học tập.

- Thực trạng nhân lực CNTT đang làm việc tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát

Triển Liên Anh (Công ty Liên Anh) và một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.

Công ty Liên Anh là đơn vị hoạt động tư vấn, dịch vụ, cung cấp, lắp đặt, sữa

chữa hệ thống máy tính trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Hoạt

động của Công ty có uy tín đối với các tập thể, cá nhân, các địa phương, đợn vị vì

chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, trong đó có chất lượng đội ngũ kỹ thuật, nhân

viên của Công ty. Sở dĩ như vậy là vì Công ty đã có một chính sách tuyển chọn, bồi

dưỡng năng lực CNTT kết hợp với việc nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành

để đáp ứng tốt nhất cho các hoạt động của Công ty. Sự liên kết giữa Công ty với các

cơ sở đào tạo nhân lực ngành CNTT là một trong những nguyên nhân để nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Liên Anh.

3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy h c tiếng Anh nhằm phát

triển bền vững ngu n nhân lực CNTT

Từ quan điểm của người sử dụng lao động, trực tiếp thực hiện các hoạt động

về CNTT, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau đây:

Một là, cần xác định đúng mối quan hệ mật thiết giữa năng lực tiếng Anh và

trình độ CNTT

- Xác định quan hệ mật thiết giữa tri thức, kỹ năng tiếng Anh với tri thức, kỹ

năng CNTT trong quá trình đào tạo

- Quán triệt nhận thức này không chỉ cho sinh viên CNTT mà cả đội ngũ

giảng viên (nhất là giảng viên CNTT, giảng viên tiếng Anh), cán bộ quản lý, nhân

viên và phụ huynh của sinh viên.

Hai là, xây dựng, cập nhật và hoàn thiện học phần tiếng Anh chuyên ngành

cho ngành CNTT

- Xây dựng khung chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho CNTT

- Tích hợp những kiến thức giữa 2 lĩnh vực (CNTT và tiếng Anh) trong quá

trình giảng dạy lý thuyết, thực hành và kiểm tra, đánh giá.

- Tăng cường các loại giáo trình, tài liệu tiếng Anh chuyên ngành cho đào tạo

CNTT; bắt buộc sinh viên CNTT sử dụng tài liệu tiếng Anh trong quá trình đào tạo.

Thứ ba, không ngừng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp của

giảng viên tiếng Anh và giảng viên chuyên ngành CNTT trong đào tạo CNTT

- Xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu giảng dạy để chương trình dạy học tiếng

Anh bám sát với tiến độ thực hiện chương trình đào tạo CNTT.

Page 67: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

67

- Xây dựng hệ thống từ vựng tiếng Anh phù hợp với những tri thức, kỹ năng

CNTT của sinh viên trong từng học kỳ, năm học.

- Thiết kế giảng dạy một số tiết CNTT bằng tiếng Anh để rèn luyện kỹ năng

sử dụng tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên.

- Tổ chức các hình thức ngoại khóa, câu lạc bộ, hội thi,… để nâng cao năng

lực tiếng Anh cho sinh viên ngành CNTT.

- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn giảng viên dạy

tiếng Anh cho ngành CNTT để tiếp cận với những đổi mới chương trình, phương

pháp dạy học ngoại ngữ và sự phát triển của khoa cộng CNTT.

Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức nâng cao trình độ tiếng Anh trong đào

tạo nguồn nhân lực CNTT.

- Tận dụng, khai thác các hình thức giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy

học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành CNTT.

- Mở các lớp bồi dưỡng tiếng Anh ngoài chương trình cho sinh viên CNTT.

- Xã hội hóa các hình thức học tập để nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh

viên ngành CNTT.

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp CNTT, các cơ sở giảng dạy tiếng

Anh để phát triển năng lực tiếng Anh cho người học trong quá trình học tập, thực

hành và bồi dưỡng sau đào tạo.

- Tạo điều kiện cho giảng viên tiếng Anh và giảng viên CNTT liên hệ thường

xuyên với các doanh nghiệp CNTT để gắn đào tạo với sử dụng, liên kết giữa nhà

trường và doanh nghiệp.

Thứ năm, đưa tiêu chí năng lực tiếng Anh vào việc kiểm định chất lượng

đầu ra của nhân lực ngành CNTT.

- Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh ở từng học kỳ, năm học

cho sinh viên ngành CNTT.

- Thiết kế tiêu chí trình độ tiếng anh trong xây dựng chuẩn đầu ra ngành CNTT.

- Phối hợp với các nhà tuyển dụng trọng việc đề cao tiêu chí trình độ tiếng

Anh của kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên ngành CNTT.

4. Kết lu n

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

hiện nay là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng. Tuy nhiên, nếu các cơ sở đào tạo cung

ứng cho xã hội những sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ tạo nên những bất cập,

hậu quả lớn hơn. Trình độ, năng lực tiếng Anh là một trong những phẩm chất, năng

lực cần có của nhân lực CNTT. Vì vậy, tăng cường chất lượng, hiệu quả giảng dạy

tiếng Anh trong đào tạo CNTT, một trách nhiệm không chỉ của các trường học mà

còn của người sử dụng lao động, là góp phần tạo nên thương hiệu của các trường Cao

đẳng Nghề, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề hiện nay.

Page 68: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

68

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 58/CT-TW về đẩy mạnh và ứng dụng

CNTT phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

[2] Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh (2015), Quyết định số 1737/GDĐT-

GDCN ĐH ngày 08 tháng 6 năm 2015 về thang điểm đánh giá tiêu chí trường tiên

tiến bậc Cao đẳng và TCCN theo quyết định số 3036/QĐ-UBND của UBND Thành

phố, TP. Hồ Chí Minh.

[3] Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật công nghệ

thông tin.

[4] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009

của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn

nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

[5] Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23

tháng 05 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao

đến năm 2020, Hà Nội.

[6] Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số 3036/QĐ-

UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập

khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

Page 69: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

69

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP, MÔ HÌNH THỰC HÀNH TIẾNG ANH

CHO NGƯỜI HỌC ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ ĐÁP ỨNG

ĐƯỢC XU THẾ HỘI NHẬP

ThS. Võ Hoa Sơn

Công ty TNHH Bác sỹ máy tính Đăng Dũng

Tóm tắt:

Khả năng ngoại ngữ yếu kém của sinh viên Việt Nam là rào cản làm cho sinh

viên ra trường trong tiến trình hội nhập. Hầu như tất cả sinh viên đều nhận thấy và

đều nổ lực rèn luyện ngoại ngữ, cũng như những kế hoạch của nhà trường tạo bước

đột phá trong việc dạy ngoại ngữ. Nhưng kết quả thu được rất hạn chế, trong khi

nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh thì quá bức thiết. Có nhiều nguyên nhân lý giải

việc này và cũng rất nhiều biện pháp được đưa ra để đạt được hiệu quả. Tuy nhiên,

thực tế sinh viên ra trường kém tiếng Anh hầu như phổ biến mặc, dù họ có thể có

bằng A, B…Tại sao?.

Chúng ta cần phải tìm đúng nguyên nhân và câu hỏi đặt ra là trong xu thế

hội nhập năng lực ngoại ngữ của Sinh viên như thế nào là đáp ứng được? Đó chính

là khả năng giao tiếp với người nước ngoài của Sinh viên, cụ thể là nói người ta

nghe được và hiểu được những gì người ta nói. Đó chính là mơ ước của mọi người,

là mối quan tâm lớn của các nhà giáo dục.

Bài viết này nêu ra một phương pháp học và dành cho số đông Sinh viên nghèo

và các tỉnh không có điều kiện về tài chánh và môi trường giao tiếp, mất căn bản về

tiếng Anh với hi vọng Sinh viên để có thể giao tiếp tốt trong thời gian ngắn nhất.

1. Đặt vấn đề

Khả năng ngoại ngữ của Sinh viên Việt Nam thật đáng lo ngại, hình như hiện

tượng “câm” và “điếc ” khi tiếp xúc với người nước ngoài rất phổ biến. Dĩ nhiên, có

một số ít trong môi trường hội nhập có thể giao tiếp thoải mái với người nước ngoài và

thành phần đó có vẻ xem như là đẳng cấp trên. Họ có thu nhập cao, cơ hội thăng tiến

nhiều. Rất tiếc, đó chỉ là một số ít cho dù họ được đầu tư về tiền bạc và môi trường

giao tiếp tiếng Anh cực tốt. Còn Sinh viên nghèo thì cứ loay hoay tìm giải pháp – cứ

hết phương pháp này đến phương pháp khác mà kết quả không được bao nhiêu!

Phần lớn sinh viên Việt Nam là nghèo, cha mẹ lo tiền cho ăn học đã quá vất

vả, còn lấy đâu có tiền để vào các trung tâm, lấy đâu có tiền mà tạo môi trường

ngoại ngữ. Từ đó, việc giao tiếp với người nước ngoài trở thành một khát vọng khó

đạt được.

Một nghịch lý trong xu thế hội nhập là khả năng ngoại ngữ yếu sẽ khó có

công việc tốt khi ra trường, mà muốn giỏi tiếng ngoại ngữ cần phải có tiền, có điều

Page 70: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

70

kiện mà sinh viên nghèo lấy đâu ra tiền……cứ vòng lẩn quẩn đó dẫn tới nguồn

nhân lực trong việc đào tạo của chúng ta chất lượng quá k m……

Có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều Video Clip…đề cập

đến vấn đề này, các vấn đề nêu ra đều rất hay, nhiều phương pháp học sáng tạo có

thể đúc kết như sau:

Nhiều Website tập luyện âm, nói đúng giọng Mỹ. Điều này tốt, nhưng để

đạt hiệu quả thì phải được rèn luyện từ nhỏ nên đều này làm cản trở việc

học ngoại ngữ làm Sinh viên rất ngại.

Có người nói học thuộc lòng những câu mẫu rồi đem ra ứng dụng. Điều

này xem ra có vẻ thiếu khoa học vì bộ nhớ con người không phải ai cũng

siêu việt như vậy!.

Cũng có phương pháp theo kiểu phản xạ. Nếu không vào trường thì phản

xạ lấy đâu ra?, mà trường dạy theo phương pháp phản xạ thì phải giảng

viên nước ngoài, học phí cao Sinh viên không có khả năng.

Có người thấy mấy ông cyclo, bà bán hàng nói chuyện với người nước

ngoài ào ào thì cũng theo phương pháp này. Xem ra cũng đúng nhưng lấy

đâu ra môi trường để giao tiếp như họ….

Thật là khó khăn khi giải quyết vấn đề này, mà lại áp dụng cho nhiều người,

nhiều thành phần, mà lại cấp thiết cho quá trình hội nhập.

Tác giả có may mắn là hồi nhỏ học trường làng con nhà nghèo, lớn lên học

CNTT, cũng loay hoay tìm phương pháp học tiếng Anh và đã thử nhiều phương

pháp, cuối cùng cũng thấy thực sự tiếng Anh không khó .

Trước tiên ta ta cần tìm hiểu các vấn đề sau:

- Những đứa bé ở Mỹ học và nói Tiếng Anh như thế nào?

- Ứng dụng CNTT hiệu quả trong việc học tiếng Anh ra sao?

- Vấn đề nói giọng Mỹ hay giọng bồi?

- Tự tạo môi trường tiếng Anh như thế nào?

- Kỹ năng xin việc trên mạng

Thực tế cho thấy Phương pháp này dành cho tất cả mọi người hiệu quả trong

vòng 6 tháng

2. Giải quyết vấn đề

a- Chúng ta có bao giờ nghĩ một đứa bé sinh ra ở Mỹ học tiếng Anh như thế

nào không? Thực sự đó là một quá trình tích lũy: Nghe, nói, nhìn từ năm này sang

năm khác (chí ít là tới lúc đi học). Chúng cũng nói “ngọng”, cũng nói “không đầu

không đuôi”, rồi nhìn, rồi quan sát cho đến khi đủ từ để diễn đạt thì người ta bảo

chúng biết “nói”, rồi từ biết nói đến diễn đạt được nhiều vấn đề, nhiều sự việc là

“rành”. Đó!, trẻ em Mỹ tập nói là như vậy. Còn chúng ta thì sao?

Vấn đề này tôi chợt nghĩ việc học tiếng Anh của tôi ngày xưa: cần phải có

Page 71: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

71

vốn từ. Khi đó tôi dùng 2 hộp: hộp chưa học khi đọc xong bỏ qua hộp đã học rồi và

làm ngược lại (có vẻ giống trẻ em Mỹ học nói quá!), thầy giáo của tôi lúc đó nói

“mưa dầm thấm lâu”. Tuy nhiên, hồi đó tôi còn trẻ, học nhởn nha như thế là được,

còn bây giờ cấp bách quá thì sao?. Câu trả lời là phải học và học nhanh thôi. Nếu

trẻ em nước ngoài cần có vốn từ (khoảng 3000 từ) thì chúng cần khoảng 4 đến 5

năm vừa nhìn, vừa tập nói vừa nhớ… chúng ta chỉ có 2 tháng lại phát âm quá kém

thì phải làm sao?

Chúng ta Các bạn làm theo tôi nhé!. Không làm gì cả (vì là con nít mà),

download 3000 từ tiếng Anh thông dụng, chuẩn bị headphone, in thành 100 bản

nghe và đọc theo .[1]

https://www.youtube.com/watch?v=03qBkslZhKs

Chú ý : nghe hiểu nghĩa. Bạn che một bên, nghe và liên tưởng nghĩa của nó.

Nghe và đọc theo: cứ nghe và đọc theo đúng cũng được mà gần đúng cũng

được (vì là con nít được nói ngọng, để sửa sau!)

Bạn phải bỏ ra 2 tháng về phần này, lặp đi lặp lại, nghe, đọc lại và không làm

gì khác, cứ nghĩ mình là đứa trẻ ở Mỹ là được. Khi bạn học 3000 từ trong 2 tháng

và chỉ cần thuộc 40% là tốt rồi

b- Lớn rồi – không nói “ngọng” nữa

Bạn phải dùng CNTT thôi, chuẩn bị tập MicroPhone nhé!

- Nếu bạn dùng hệ điều hành windows trên máy PC thì dùng

translate.google.com ở đó điền từ vựng nào thì đọc to cho máy dịch, nếu máy dịch

đúng thì xem như ta hết “ngọng”. Để làm việc này bạn cần 1 tháng. Cũng cần chú ý

là không cần đúng 100% đâu, nếu không đúng (máy dịch sai nghĩa) thì cũng chẳng

đáng lo, vì khi giao tiếp còn ngữ cảnh nữa mà!

- Nếu bạn dùng hệ điều hành Android thì cũng vậy.

Bạn cũng có thể 2 phần này làm cùng lúc cũng được.

c- Đủ rồi – nói chuyện thôi

Ở phần này chúng ta thường gặp phải và tốn rất nhiều thời gian là học ngữ

pháp, rồi đàm thoại. Chúng ta quá nặng về văn phạm từ đó khi đàm thoại cứ sợ bị

sai dẫn tới mất khả năng phản xạ - đó là khuyết điểm rất lớn trong cách đào tạo của

chúng ta. Như vậy chúng ta phải làm thế nào?

Phải song song cả hai, nhưng đặt nặng nói trước

Những đứa trẻ ở Mỹ từ quan sát hằng ngày, thu nhận thông tin bên

ngoài để có vốn từ, sau đó tập nói - từ những câu bập bẹ đầu tiên, đến những câu

dài hơn để diễn tả ý tưởng, mong muốn, đề nghị…..của mình; chúng chưa biết cái

gì gọi là văn phạm cho đến lứa tuổi đi học thì mới bắt đầu viết câu đầu tiên, từ câu

ngắn gọn, rồi những câu dài hơn, rồi đến những câu văn vẻ, tả cảnh, cảm xúc……

Đã có nhiều phê phán về cách học tiếng Anh trong Nhà trường - nặng về văn

Page 72: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

72

phạm dẫn đến Sinh viên khi ra trường khó lòng hội nhập. Rút kinh nghiệm từ

những thực tế trên phương pháp học mà tác giả đề nghị như sau:

Tập nói trước đồng thời bắt đầu đọc tài liệu về cấu trúc câu.

Sau khi chúng ta có được số vốn từ, chúng ta bắt đầu nghe những câu đàm

thoại thông dụng và tập trả lời [2] :

Bạn có thể bắt đầu từ WEBSITE https://www.youtube.com/watch?v=ewdrAO5nCpo

Ví dụ như ta nghe câu này Do you understand ?

Bắt đầu chúng ta học rất chậm bằng cách ghép từ (nên nhớ chúng ta đặt

trường hợp là 5 tuổi của người bản xứ)

Understand : hiểu

You : bạn , anh

Bây giờ chúng ta tập ghép câu (bằng cách này chúng ta làm giảm nhẹ phần

ngữ pháp nặng nề)

Chúng ta ngừng lại và xem cấu trúc câu

Rõ ràng, nếu như cách học này, ta đã biết được từ bạn.. hiểu….sau đó là (?),

cái này chúng ta chưa biết vì nó liên quan tới văn phạm (dĩ nhiên đối với các sinh

viên quá mất căn bản, không biết gì). Chúng ta ngừng lại và vào google đánh từ

khóa: các câu hỏi trong tiếng Anh [3]

http://www.daikynguyenvn.com/hoc-tieng-anh/cac-loai-cau-hoi-tieng-

anh.html( Download và mỗi ngày dành khoảng 30 phút)

Như vậy là ta chúng ta hoàn hiểu câu hỏi.

Đến đây chúng ta có thể quên văn phạm nhưng phải rút ra ….khi cần hỏi

người ta là …….như thế, còn khi người ta hỏi….. thì trả lời ra sao…..

Câu trả lời.:

Không (no), tôi (I) có lẽ (probably) cần (need) nghiên cứu (research) thêm

(more) (những từ trong ngoặc là đã học nghe, nói ở phần đầu)

Page 73: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

73

No , I probably need to do more research .

Như vậy chúng ta đã rành rẽ mọi vấn đề về câu hỏi và câu trả lời này[4]

http://vndoc.com/download/tai-lieu-van-pham-anh-van-ngu-phap-tieng-anh/83949

Như vậy, chúng ta rút ra các bước sau:

B1- nghe và lập lại (chú ý nói to và thể hiện ngữ cảnh)

B2 vào translate.google.com (để xem ta nói người nước ngoài có nghe

không)

Mở Mic và luyện đọc cho đến khi nào bên trái dịch được thì chúng ta nói

người nước ngoài nghe tốt ( cũng không cần được 100% đâu);

B3 Nghe và trả lời

Bắt đầu bạn nghe và trả lời trọng tâm và không cần dài dòng

Nếu người ta hỏi câu trên tới thời điểm này trả lời No là quá tốt. Nếu người

ta hỏi Tại sao?, lúc đó mới “need to do more research”

Cần lưu ý là ở giai đoạn này nên kèm theo động tác và cố gắng nói lớn. Cứ

như vậy mà luyện tập thì chúng ta đã đàm thoại có giọng chuẩn và rành rẽ từng câu.

Cách làm các câu kế tiếp cũng vậy càng được nhiều câu thông dụng chừng nào tốt

chừng nấy. Song song đó nếu có điều kiện nên uống “caf tiếng Anh” hoặc có điều

kiện tiếp xúc với người nước ngài là rất tốt.

Trong bước này, ta dành mỗi ngày khoảng 30 phút “đọc” ngữ pháp để có

thông tin về cấu trúc câu và “không cần học thuộc”. Phải tạo được sự thoải mái

trong phần này.

B4- Tự tạo môi trường tiếng Anh

Có nhiều Clip đàm thoại tiếng anh, bạn không nên tham lam quá nhé!. Nghe

đoạn hội thoại đơn giản, và khi nghe cần phải hiểu được từng từ (không bỏ qua và

thật chậm ), bạn có thể theo WebSite[5]

https://www.youtube.com/watch?v=M6CKjsj3yV8

Ở Website này có 2 nhân vật đàm thoại với nhau, nếu ta là nhân vật B thì

máy là nhân vật A và ngược lại. Chú ý nghe thật kỹ và trả lời ngắn gọn và rành rẽ

từng câu một và sau đó lập lại nhiều lần - từ phản xạ chậm sau đó nhanh dần. Sau

đó chúng ta tiếp tục tạo càng nhiều môi trường càng tốt.

Page 74: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

74

B5- Rèn luyện nâng cao bằng cách nghe kể chuyện, đọc tin tức , nghe nhạc,

xem phim …..

3. Kết quả thực hiện

Trong quá trình tiếp xúc và giảng dạy, tác giả có thể khẳng định trên 90%

sinh viên khả năng giao tiếp ngoại ngữ rất kém – từ không đủ vốn từ, phát âm sai,

không hiểu người ta nói gì……Tác giả thử truyền đạt phương pháp học ngoại ngữ

này cho sinh viên tự học, kết quả ban đầu rất khả quan và được nhiều sinh viên áp

dụng.

4. Kết lu n và kiến nghị

Tác giả không phải học chuyên ngành ngoại ngữ, nhưng đứng trước câu hỏi

“Xây dựng mô hình học tập, mô hình thực hành tiếng Anh cho người học để

nâng cao năng lực ngoại ngữ đáp ứng được xu thế hội nhập”, tác giả thấy cần

phải có ý kiến nhằm mục đích nâng cao khả năng ngoại ngữ cho sinh viên để “nghe

và nói” được với người nước ngoài trong thời gian ngắn nhất. Bài viết này dành cho

những sinh viên và nhiều người không có điều kiện, muốn giao tiếp tốt với người

nước ngoài trong quá trình hội nhập.

Tác giả đề nghị nếu thấy có hiệu quả thì nhân rộng và miễn phí phương pháp

này cho nhiều người, để trong thời gian ngắn chúng ta sẽ có đội ngũ có năng lực

phục vụ cho đất nước.

Tài liệu tham khảo

[1] https://www.youtube.com/watch?v=03qbkslzhks.

[2] https://www.youtube.com/watch?v=ewdrao5ncpo.

[3] đại kỷ nguyên,http://www.daikynguyenvn.com/hoc-tieng-anh/cac-loai-

cau-hoi-tieng-anh.html

[4] http://vndoc.com/download/tai-lieu-van-pham-anh-van-ngu-phap-tieng-

anh/83949.

[5] https://www.youtube.com/watch?v=m6ckjsj3yv8.

Page 75: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

75

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

HỘI NHẬP QUỐC TẾ

ThS. Nguyễn Thị Thủy Dương

ThS. H Thị Thanh Hảo

ThS. Lê Thị Thúy

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Abstract

In the current context of globalization and deeply international integration,

foreign languages, especially English, plays a crucial role and the key to open all

doors for intergration and development. However, in the opinion of most experts

and employers at home and abroad, limited English competence is one of the

challenges for Vietnamese students as integration with other countries in the region

and the world. Understanding this, the College of Foreign Economic Relations

(COFER) has always advocated promoting innovation in teaching and learning

methods to all teachers and students to improve the quality of teaching and learning

English. This article, therefore, aims at introducing some active teaching methods

leading students to active and experiential learning to achieve the training

objectives of the school as well as to meet the requirements of improving the

competence of using English for students in the international intergration

environment.

Từ khóa: Phương pháp giảng dạy (PPGD), Phương pháp giảng dạy chủ động

(PPGDCĐ)

1. Đặt vấn đề

Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã chính thức thành lập vào cuối năm 2015. Sự

ra đời của cộng đồng này chắc chắn sẽ tác động lớn đến thị trường lao động Việt

Nam. Bên cạnh những thuận lợi như lao động Việt Nam có cơ hội tìm việc làm tại

các thị trường phát triển như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, … Việt

Nam cũng sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng cao từ các nước trong khu vực tới

làm việc. Cơ hội và thành công sẽ đến với những ai có trình độ chuyên môn, đặc

biệt là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Chính

vì vậy, một trong những thách thức mà các trường cao đẳng, đại học phải đối mặt là

làm thế nào để đào tạo sinh viên có trình độ chuyên môn và tiếng Anh đáp ứng nhu

cầu hội nhập và phát triển của xã hội.

Một trong những phương pháp giúp nâng cao chất lượng dạy và học các

chuyên ngành nói chung và tiếng Anh nói riêng đó là phương pháp giảng dạy chủ

động (PPGDCĐ). Các kết quả nghiên cứu của Biggs (2003) cho thấy có mối liên hệ

Page 76: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

76

chặt chẽ giữa các hoạt động của người học với hiệu quả học tập; khả năng tiếp thu

và vận dụng bài học của sinh viên tăng lên khi được học tập chủ động. Trước hết,

bài viết này giới thiệu về PPGDCĐ, sau đó đề cập một số đặc điểm của phương

pháp này, tiếp đến trình bày các PPGDCĐ trong giảng dạy tiếng Anh và cuối cùng

đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi triển khai các PPGDCĐ để đạt hiệu quả cao

nhất.

2. Giải uyết vấn đề

2.1. Khái niệm về phương pháp giảng dạy chủ động

Phương pháp giảng dạy chủ động (Active teaching) là một thuật ngữ rút gọn,

được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Chủ động" trong phương

pháp giảng dạy chủ động được dùng với nghĩa là hoạt động, tích cực, trái nghĩa với

bị động, thụ động (Bonwell & Eison, 1991).

PPGDCĐ hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức

của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính chủ động của người học chứ

không phải là tập trung vào phát huy tính chủ động của người dạy. Tuy nhiên để

dạy học theo PPGDCĐ thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương

pháp thụ động. Nghĩa là giảng viên phải tạo ra được các cơ hội học tập thông qua

các hoạt động đa dạng, kích thích sinh viên khám phá, áp dụng, phân tích và đánh

giá các ý tưởng hơn là truyền đạt thông tin một chiều. Theo đó sinh viên sẽ có cơ

hội để thắc mắc các vấn đề xoay quanh các khái niệm hay các ý tưởng, từ đó tiến tới

giải quyết vấn đề. Bằng cách này, người học sẽ luôn ý thức được quá trình học của

họ, họ biết đang học gì và phải học như thế nào. Đây cũng chính là cách hướng dẫn

người học cách xây dựng động cơ học tập chủ động và hình thành thói quen học tập

chủ động suốt đời cho họ.

2.2 Một số đặc điểm của phương pháp giảng dạy chủ động

2.2.1. Người học là trung tâm trong phương pháp dạy

Trong PPGDCĐ, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là

chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giảng

viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ

chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Người

học, khi được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ sẽ trực tiếp quan

sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình,

từ đó họ vừa nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm

ra" kiến thức, kỹ năng đó không theo những khuôn mâu sẵn có. Dạy theo PPGDCĐ

thì giảng viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hoạt động.

Tùy vào mục tiêu của từng môn học cụ thể, người giảng viên sẽ tổ chức các hoạt

động phù hợp giúp sinh viên học tập chủ động để đạt được các mục tiêu ấy.

Page 77: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

77

2.2.2. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên

PPGDCĐ xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho sinh viên không chỉ

là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong xã hội

đang phát triển nhanh về thông tin, khoa học và công nghệ như hiện nay thì bản

thân người thầy không thể cập nhật đầy đủ thông tin và cũng không thể nhồi nhét

vào đầu sinh viên khối lượng kiến thức ngày càng nhiều; vai trò của người thầy vì

vậy không còn là “người truyền đạt thông tin” nữa mà là người hướng dẫn cho sinh

viên phương pháp tự học từ những môn học đầu tiên của chương trình. Nói như vậy

không có nghĩa vai trò của người thầy không còn quan trọng mà giờ đây người thầy

sẽ là người hướng dẫn cho người học đi tìm tri thức. Trong các phương pháp học thì

cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp,

kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ sự ham học, khơi dậy nội lực vốn

có trong mỗi con người, và vì thế kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.

2.2.3. Phối hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác

Lớp học là môi trường giao tiếp giữa giảng viên – sinh viên, sinh viên – sinh

viên, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến

thức. Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của sinh viên thường không

đồng đều tuyệt đối, vì vậy khi áp dụng PPGDCĐ buộc phải chấp nhận sự phân hóa

về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế

thành một chuỗi hoạt động độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri

thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân.

Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ,

khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới.

2.2.4. Vai trò của giảng viên trong PPGDCĐ là người hướng dẫn, tổ chức

hoạt động

Trong PPGDCĐ người thầy đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các

hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để sinh viên tự lực lĩnh hội kiến thức, nội

dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu về chuyên môn, kỹ năng theo yêu cầu của

chương trình. Trên lớp, sinh viên hoạt động là chính, giảng viên chỉ là người hướng

dẫn. Trong quá trình giảng dạy, ngoài giờ lên lớp, người thầy cần phải theo dõi các

hoạt động tự học của sinh viên, giúp đỡ khi cần thiết, trao đổi thảo luận và góp ý để

người học đi đúng hướng. Như vậy, người thầy trong giảng dạy và học tập chủ động

không còn đơn thuần đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người

hướng dẫn cho sinh viên trên con đường đi tìm tri thức; cần phải đầu tư công sức và

thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp

với vai trò là người gợi mở, hướng dẫn, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong

các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của sinh viên.

Page 78: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

78

2.2.5. Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá của sinh viên

Trước đây giảng viên giữ độc quyền đánh giá sinh viên, nhưng trong

PPGDCĐ thì giảng viên phải hướng dẫn sinh viên phát triển kỹ năng tự đánh giá để

tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giảng viên cần tạo điều kiện thuận

lợi để sinh viên được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh

hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà

trường phải trang bị cho sinh viên. Một điểm cần chú ý trong việc đánh giá đó là

phải đánh giá dựa trên quá trình (formative assessment), tránh tập trung đánh giá

vào cuối học kỳ và đa dạng các hoạt động đánh giá để người học có cơ hội thể hiện

sự tiến bộ của mình trong quá trình học.

3. Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy chủ động

PPGDCĐ được chia thành 2 nhóm, tùy theo mức độ gắn kết với thực tế ít và

nhiều: Nhóm phương pháp giúp sinh viên học tập chủ động (active learning) và

nhóm phương pháp giúp sinh viên học tập qua trải nghiệm (experiential learning).

3.1. Một số PPGDCĐ giúp sinh viên h c t p chủ động

3.1.1. Phương pháp vận dụng kỹ thuật động não (Brainstorming)

Động não là kỹ thuật giúp sinh viên trong một thời gian ngắn nảy sinh được

nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó, trong đó có nhiều ý tưởng sáng

tạo. Các giáo trình giảng dạy tiếng Anh thương mại tại trường Cao đẳng Kinh tế

Đối ngoại đều khởi động bài học bằng kỹ thuật động não. Ví dụ, giáo trình ProFile

2 dạy cho lớp tiếng Anh Xuất nhập khẩu luôn bắt đầu với phần Bàn chuyện kinh

doanh (Talking business) giúp sinh viên động não suy nghĩ tất cả các khía cạnh liên

quan đến chủ đề sắp học. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho buổi thảo luận

sau mỗi bài học. Tuy nhiên, giảng viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin cần

thiết làm tiền đề cho sinh viên động não.

3.1.2. Phương pháp vận dụng kỹ thuật Suy nghĩ - Từng cặp - Chia sẻ

(Think – pair – share)

Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho các sinh viên cùng suy nghĩ

về một chủ đề, sau đó các sinh viên ngồi bên cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về

ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng

vài phút), sau đó chia sẻ với cả lớp bằng cách thuyết trình trước lớp.

Áp dụng kỹ thuật này trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe rất hiệu

quả. Các bài nghe trong giáo trình ProFile 1 và 2 áp dụng cho lớp Anh văn 1, Anh

văn 2, và tiếng Anh Xuất nhập khẩu đều có dạng bài tập theo trình tự này.

Phương pháp này có ưu điểm là tạo được sự tự tin cho sinh viên; tập cho sinh

viên diễn đạt bằng tiếng Anh những suy nghĩ của mình, không sợ sai (đây là điểm

yếu mà đa số sinh viên học ngoại ngữ đều mắc phải), giúp các sinh viên luyện nghe,

Page 79: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

79

luyện nói trôi chảy.

3.1.3. Phương pháp học dựa trên vấn đề (Problem-based learning)

Phương pháp học dựa trên vấn đề được thực hiện bằng cách đưa sinh viên

vào vấn đề có thực, hướng những suy nghĩ và ngôn ngữ phát ra theo mẫu kiến thức

mới trong tình huống có thực sẽ giúp sinh viên hiểu bài sâu sắc và vận dụng ngôn

ngữ một cách tự nhiên. Ví dụ: các phần Ngôn ngữ ứng dụng (Language For) trong

bộ giáo trình ProFile và phần Kỹ năng (Skills) trong bộ giáo trình Market Leader

giảng dạy tại trường có thể áp dụng kỹ thuật này.

3.1.4. Phương pháp vận dụng hoạt động nhóm (Group-based Learning)

Các nhóm (từ 5 đến 7 người) được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định,

được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của môn học, được giao cùng

một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Các thành viên đều phải làm việc

chủ động, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành

viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với

các nhóm khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm còn lại phải đặt

các câu hỏi phản biện hoặc câu hỏi đề nghị làm sáng tỏ vấn đề. Hoạt động này giúp

sinh viên học hỏi lẫn nhau từ cách viết câu, dùng từ, phát âm, kiến thức bài mới,

cách diễn đạt bằng tiếng Anh cho trôi chảy, cách giữ bình tĩnh… đến việc nâng cao

kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp với nhau. Hầu hết các bài học trong các

giáo trình tiếng Anh dạy tại trường đều có phần yêu cầu sinh viên làm việc nhóm.

Trước khi vào bài học, sinh viên làm nhóm để tìm hiểu chủ đề. Trước khi luyện kĩ

năng nghe hay đọc, sinh viên làm nhóm để thảo luận vấn đề sắp học. Sau khi kết

thúc bài học (có thể là bài nghe hay đọc) sinh viên hoạt động nhóm để rút ra nội

dung cần học và luyện kĩ năng nói.

3.1.5. Phương pháp vận dụng hoạt động đóng vai (Role playing)

Đóng vai là hoạt động được áp dụng ở hầu hết các phần luyện kĩ năng nói

trong mỗi bài học ở tất cả các giáo trình giảng dạy tiếng Anh tại trường. Hoạt động

đóng vai có ưu điểm là gây hứng thú và chú ý cho sinh viên; tạo điều kiện làm nảy

sinh óc sáng tạo của sinh viên. Hoạt động này giúp sinh viên vận dụng ngôn ngữ

mới một cách tự nhiên linh hoạt, đạt được hiệu quả cao trong thực hành giao tiếp

bằng ngoại ngữ. Ngoài ra, hoạt động còn giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy

suy xét, phản biện (critical thinking); nhận biết về kiến thức, kỹ năng và thái độ cá

nhân của bản thân.

3.2. Một số PPGDCĐ giúp sinh viên học tập trải nghiệm (Experiential

Learning)

Học tập qua trải nghiệm thường là quá trình đạt được thông tin thông qua

nghiên cứu một vấn đề mà không cần kinh nghiệm trực tiếp (direct experience).

Thông thường trong cách dạy truyền thống, giảng viên thường bắt đầu bài giảng từ

Page 80: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

80

các khái niệm có tính khái quát hoặc trừu tượng trước khi cho sinh viên được thực

hành và làm các hoạt động thực tế. Tuy nhiên, đối với cách tiếp cận theo PPGDCĐ

thì hoạt động trải nghiệm được xem là hoạt động đầu tiên trong quá trình học tập.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu sơ n t một số PPGDCĐ giúp sinh viên học tập qua

trải nghiệm.

3.2.1. Học dựa vào dự án (Project-based Learning)

Khi nói về việc học ngoại ngữ, các hoạt động học tập của sinh viên chỉ giới

hạn trong trường học. Sinh viên thiếu thực tế, thiếu tính tự chủ và tinh thần hợp tác

trong học tập, thiếu kiến thức văn hóa. Vì vậy, nhu cầu của các em là được thực

hành các kỹ năng giao tiếp, được làm quen với công việc thực tế, được tiếp xúc với

người bản ngữ, được tìm hiểu văn hóa các nước nói tiếng Anh… Với phương pháp

học dựa vào dự án, sinh viên sẽ phải làm việc theo nhóm và khám phá những vấn đề

trên, sau đó sẽ thuyết trình trước lớp và chia sẻ những gì họ đã làm được trong dự

án của mình. Trong buổi thuyết trình có thể sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một

vở kịch, một bản báo cáo viết tay, một trang web hoặc một sản phẩm được tạo ra.

Trong quá trình làm việc, mỗi nhóm được phân công một công việc như tìm

thêm tài liệu, soạn bài thuyết trình trên giấy, trình bày bài thuyết trình tại chỗ, tạo

blog (hình chụp, thuyết minh, chú giải…) và lên lịch thực hiện dự án từ Tuần 1

Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 … thật rõ ràng cụ thể.

Phương pháp học dựa trên dự án tạo ra những cơ hội nhằm giúp người học

theo đuổi được những sở thích của mình, và tự mình đưa ra quyết định về câu trả lời

hay tìm ra giải pháp cho các vấn đề trình bày trong dự án. Phương pháp này giúp

sinh viên nâng cao kĩ năng lập giả thiết; kỹ năng thiết kế - triển khai; kỹ năng giao

tiếp bằng viết; kỹ năng thuyết trình.

3.2.2. Nghiên cứu tình huống (Case studies)

Hầu hết sinh viên đều cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tham gia học tập với

phương pháp này, đặc biệt khi họ được yêu cầu phân tích, đánh giá, đưa ra quan

điểm hay giải pháp riêng của mình về những vấn đề đặt ra. Vì vậy sẽ rất hữu ích nếu

giảng viên có những hướng dẫn ban đầu về mặt phương pháp, giới thiệu trước cho

sinh viên những từ, cụm từ then chốt (key words) để họ dễ dàng diễn đạt ý kiến.

Phương pháp này được triệt để áp dụng cho tất cả các bài học trong phần

Case Study của bộ giáo trình Profile và Market Leader đang được sử dụng giảng

dạy tại trường. Sự đa dạng của các tình huống được đưa ra không chỉ khuyến khích

người học phát huy tính chủ động, óc sáng tạo mà còn đem đến sự thoải mái, sảng

khoái về mặt tinh thần khi tham dự lớp. Yếu tố này làm người học có thể tiếp thu

nội dung kiến thức bài giảng dễ dàng, sâu sắc và nhớ lâu hơn các phương pháp

giảng dạy truyền thống.

3.2.3. Phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning)

Page 81: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

81

Phương pháp học tập phục vụ cộng đồng rất lí tưởng cho công tác dạy và học

ngoại ngữ. Phương pháp này đem lại cho người học một môi trường học tập đầy ý

nghĩa, dẫn dắt họ đạt đến giá trị nhân văn (Jacoby, 1996).

Một chương trình học ngoại ngữ của Trường Đại học Sacred Heart (Mỹ) có

dùng phương pháp học tập này như sau: mỗi tuần sinh viên có thể đến khu nhà bếp

của một tổ chức nào đó trong khu vực, hoặc một trường cấp 1, hoặc một trung tâm

gia sư, hoặc một tổ chức người cao tuổi... để phục vụ. Họ chuẩn bị và dọn thức ăn,

trợ giúp những giáo viên trong lớp thể dục, kể cho các bạn nhỏ nghe về đất nước

của mình, dạy toán hay tin học, cùng chung tay với những người tình nguyện viên

khác, hay giúp các cô chú cấp dưỡng đi chợ mua rau… Nói chung, sinh viên có rất

nhiều cách phục vụ khác nhau. Khi trở về lớp học, sinh viên có cơ hội để thảo luận

về vô vàn những cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm và những gì họ đã quan sát được.

Họ cũng sẽ có cơ hội đọc và nghiên cứu những vấn đề đang ảnh hưởng đến những

người mà họ đang phục vụ (có thể về những trẻ vô gia cư, về hệ thống phúc lợi xã

hội, về chế độ ưu đãi cho người già, về nhà ở cho người thu nhập thấp, về giáo dục

trẻ em…). Đây là việc học có ý nghĩa. Những bài tập ngôn ngữ của họ sẽ không còn

khô khan, chán ngắt. Họ sẽ có những phản hồi rất thật về những vấn đề rất thật.

Như thế, sinh viên đang học biểu đạt suy nghĩ và ý tưởng về những vấn đề quan

trọng liên quan đến cộng đồng. Phương pháp này giúp sinh viên nêu cao vai trò và

trách nhiệm đối với xã hội; nhận biết được bối cảnh các tổ chức xã hội; ham tìm

hiểu và học tập suốt đời, tư duy suy x t; làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp bằng văn

viết và thuyết trình.

4. Kiến nghị và kết lu n

4.1. Một số lưu khi triển khai các phương pháp giảng dạy chủ động

4.1.1. Một môn học có thể áp dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức

học tập

Mỗi một phương pháp trên đều có ưu điểm riêng của nó do vậy người thầy

nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu của bài học.

Giảng viên có thể kết hợp 2 hoặc 3 phương pháp vào một cùng một thời điểm giảng

dạy, ví dụ khi sử dụng phương pháp giảng dạy và học tập dựa vào nghiên cứu tình

huống, giảng viên có thể đồng thời sử dụng phương pháp động não và làm việc

nhóm.

4.1.2. Áp dụng các phương pháp giảng dạy cần tính tới điều kiện tổ chức

lớp học

Các PPGDCĐ sẽ hiệu quả hơn với các lớp học ít người, chừng khoảng 30 –

40 sinh viên. Tuy nhiên, giảng viên có thể giảm thiểu những yếu tố làm giảm hiệu

quả giảng dạy bằng cách sử dụng triệt để các thiết bị giảng dạy như máy chiếu,

laptop, micro không dây, cassette, loa…, kết hợp áp dụng PPGD đối với lớp đông

Page 82: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

82

như tổ chức hoạt động cặp, nhóm. Ngoài ra, khi áp dụng PPGD giúp sinh viên học

tập qua trải nghiệm như mô phỏng hay nghiên cứu tình huống, lớp học cần được

trang bị máy móc và thiết bị đủ tiêu chuẩn để sẵn sàng cho sinh viên có thể sử dụng,

giúp bài báo cáo trôi chảy, đạt được mục tiêu truyền tải của sinh viên. Đối với các

hoạt động tổ chức bên ngoài lớp học như học dựa trên dự án hay học tập phục vụ

cộng đồng, việc tìm các đối tác doanh nghiệp hoặc cơ sở thực tập phù hợp có một ý

nghĩa quan trọng trong việc đóng góp cho kết quả học tập của sinh viên.

4.2. Kết lu n

Đổi mới PPGD là trào lưu chung của ngành giáo dục nước nhà. Tuy nhiên

đổi mới như thế nào để sinh viên tích cực học tập, đạt hiệu quả cao trong dạy và học

mới là vấn đề mà đội ngũ giảng viên đang trăn trở. Để nâng cao chất lượng bài

giảng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của học viên trong thời đại hội nhập

quốc tế, người giảng viên tiếng Anh cần biết lựa chọn các phương pháp sao cho phù

hợp với nội dung dạy học, phù hợp với năng lực sư phạm của chính mình, thích hợp

với điều kiện và phương tiện dạy học… Từ đó, giảng viên cần vận dụng phối hợp

một cách linh hoạt các phương pháp dạy học trong thực tiễn giảng dạy, nhằm phát

huy tối đa những mặt mạnh của từng phương pháp và hạn chế những mặt yếu của

nó bởi vì không có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Trên đây chỉ là một

vài kinh nghiệm nhỏ, xin được trao đổi, luận bàn cùng đồng nghiệp.

Page 83: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

83

Tài liệu tham khảo

[1] Biggs J. (2003), Teaching for Quality Learning at University, 2nd

ed.,

The Society for Research into Higher Education and Open University Press,

Berkshire, England.

[2] Bonwell C. C., and Eison J. A. (1991), Active Learning: Creating

Excitement in the Classroom, ASHE-ERIC Higher Education Report No. 1, George

Washington University School of Education and Human Development,

Washington, DC.

[3] Hmelo-Silver C. E. (2004), Problem-based learning: What and how do

students learn? Educational Psychology Review, 16: 235–266.

[4] Jacoby B. (1996), Service-Learning in Today's Higher Education. In:

Barbara Jacoby and Associates (Eds.), Service-Learning in Higher Education:

Concepts and Practices. San Francisco CA: Jossey-Bass.

[5] Kolb D. A. (1984), Experimental Learning. Englewood Cliffs, New

Jersey: Prentice Hall.

[6] Kritzerow P. (1990), Active learning in the classroom: The use of group

role plays. Teaching sociology, 18(2), 223-225.

[7] Lyman F. (1987), Think-Pair-Share: An expanding teaching technique.

MAA-CIE Cooperative News, 1: 1-2.

[8] Lyman F. T. (1981), The responsive classroom discussion: The inclusion

of all students. In: A. Anderson (Ed.), Mainstreaming Digest. College Park:

University of Maryland Press. pp. 109-113

[9] Naunton, Jon (2005). Profile 2. Oxford : OUP

[10] David Cotton, David Falvey & Simon Kent (2006). Market Leader

(Third edition), Pearson.

Page 84: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

84

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM NHẰM NÂNG CAO

KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC HỌC PHẦN

CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

ThS. Trần Thị H ng Hải

ThS. Nguyễn Thị Lan Truy

ThS. Nguyễn Hoàng Anh Thư

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Tóm tắt

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thông thạo tiếng Anh là một lợi thế rất lớn để

nắm bắt được nhiều cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay. Nhu cầu

về nhân lực vững tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh trong các lãnh vực chuyên ngành

kinh tế, thương mại, kế toán, tài chính, luật,… ngày càng cao. Tuy nhiên, hiện nay

sinh viên (SV) các trường Cao đẳng ra trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của

xã hội về khả năng giao tiếp tiếng Anh, cụ thể 51,7% SV tốt nghiệp không đáp ứng

được yêu cầu về khả năng sử dụng tiếng Anh của các doanh nghiệp. Trong khuôn

khô bài báo này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu lợi ích của phương pháp làm

việc nhóm (PPLVN) trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của SV hệ Cao

đẳng, với mong muốn áp dụng phương pháp làm việc nhóm sẽ giúp các em làm

quen với cách học mới, tự tin dạn dĩ trong giao tiếp tiếng Anh. Áp dụng PPLVN

nhằm giúp các em học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh một cách có hiệu quả

để đóng góp vào quá trình nâng cao chất lượng dạy và học các môn chuyên ngành

bằng tiếng Anh của SV hệ Cao đẳng.

1. Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, các công ty

Việt Nam ngày càng mở rộng đối tác và thị trường nước ngoài. Đồng thời các công

ty nước ngoài đang ồ ạt đầu tư kinh doanh vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, sự

kiện Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific

Partnership) vừa được ký kết vào ngày 5/10/2015 giữa 12 quốc gia trong khu vực,

đã đánh dấu một bước tiến, một cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên,

để duy trì và đẩy mạnh mối quan hệ đa phương được bền vững, nguồn lao động trí

thức trẻ Việt Nam cần rèn luyện và trao dồi kỹ năng về ngôn ngữ toàn cầu - cầu nối

quan trọng giữa các dân tộc trên thế giới nói chung và những dân tộc trong Hiệp hội

nói riêng. Do đó có thể thấy tiếng Anh là một “công cụ không thể thiếu” trong tất cả

các lãnh vực và ngành nghề. Thông thạo kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong thời kì

hội nhập là chìa khóa để mở cửa giao lưu với thế giới, đặc biệt kỹ năng giao tiếp các

lãnh vực chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ là “chìa khóa mở cửa tương lai” của SV

sau khi tốt nghiệp và giúp các em có thể làm việc một cách chuyên nghiệp và có

hiệu quả trong môi trường sử dụng tiếng Anh.

Page 85: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

85

Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008 - 2020

đã được triển khai ngày 30/9/2015 cũng với mục tiêu này. Nội dung của đề án: “Đổi

mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển

khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm

đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại

ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa

số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng và Đại học có đủ năng lực

ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường

hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người

dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

Việc giảng dạy và học tập các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh không chỉ

giúp SV nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn nâng cao chất lượng chuyên môn. SV

có thể hiểu bài giảng, đọc tài liệu, thảo luận và trao đổi những vấn đề chuyên môn

bằng tiếng Anh để sau khi tốt nghiệp, SV có thể đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của

doanh nghiệp nước ngoài hoặc SV có nhiều thuận lợi hơn khi học tập ở nước ngoài.

Thực tế giảng dạy cho thấy khi vốn kiến thức cơ bản về tiếng Anh chưa đủ

tốt thì SV sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội những kiến thức chuyên ngành

bằng tiếng Anh và việc học những môn chuyên ngành bằng tiếng Anh không mang

lại kết quả gì. Như vậy để học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh có hiệu quả

thì trình độ tiếng Anh tốt của SV sẽ là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, thực tiễn

cũng cho thấy những hạn chế về các kỹ năng tiếng Anh, vốn từ chuyên ngành bằng

tiếng Anh sẽ là rào cản rất lớn trong việc nắm bắt và hiểu kiến thức chuyên môn. Từ

đó SV dần dần sẽ trở nên thụ động và không dám trao đổi ý kiến trong giờ học. Vì

vậy PPLVN sẽ giúp khắc phục tối đa những mặt hạn chế về kỹ năng giao tiếp tiếng

Anh giúp SV không bị sức ép về mặt ngôn ngữ và trở nên hứng thú với việc học

chuyên môn bằng tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học các môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh một cách có hiệu quả.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Để đảm bảo tính khách quan của bài nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã

chọn 422 SV năm nhất khối không chuyên hệ Cao đẳng thuộc khoa Thương mại

quốc tế để phát phiếu điều tra (vì đây là nhóm đối tượng có trình độ tiếng Anh đầu

vào khá và cũng là nhóm SV có tìm năng được tiên phong học những môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh).

2.1.2. Công cụ nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn.

- Kết quả của bảng câu hỏi được phân tích thống kê.

Page 86: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

86

- Bảng khảo sát gồm 7 câu hỏi được chia thành các nhóm như sau:

Kiến thức của SV về việc PPLVN (câu 1, 2, 3).

Ý kiến cá nhân của SV về việc học nhóm trong giờ tiếng Anh trên lớp (từ

câu hỏi 4, 5).

Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp tiếng Anh

của SV để từ đó Giảng viên (GV) có thể giúp SV nhìn ra điểm khuyết và

cùng nhau khắc phục (câu hỏi 6, 7).

(*) SV có thể vận dụng kiến thức hiểu biết cá nhân về PPLVN cùng với

những liên hệ thực tế để trả lời hoặc đánh dấu chọn.

Trong quá trình làm khảo sát, nhóm nghiên cứu đã giải thích từng câu hỏi và

phỏng vấn trực tiếp cho 30 SV trên các lớp, để những SV còn lại hiểu rõ hơn về

mục đích của việc điều tra và có câu trả lời xác thực với bảng câu hỏi của nhóm

nghiên cứu.

Câu trả lời của SV được ghi chú lại một cách cẩn thận để không bỏ sót điểm

quan trọng nào.

2.1.3. Khái quát về PPLVN của SV năm nhất trong giờ học tiếng Anh tại

trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại (CĐKTĐN)

Việc làm việc nhóm nhằm giúp SV tự phát hiện ra những ưu, khuyết điểm cá

nhân, tăng cường ý thức trách nhiệm cá nhân, phát huy tinh thần hợp tác, giao tiếp

và chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả học tập.

2.2. Khái niệm PPLVN

2.2.1. Định nghĩa PPLVN

Theo Richards (1994), việc sắp xếp hoạt động dạy - học được chia thành 4

loại: dạy cả lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và làm việc theo nhóm. Thế

nào là dạy theo PPLVN? Gower và Walters (1983) đã định nghĩa, dạy theo PPLVN

là khi người học được chia thành những nhóm nhỏ (trên 2 người cho mỗi nhóm)

nhằm hoàn thành công việc được giao. Mục tiêu của việc dạy theo PPLVN là

khuyến khích và tạo động lực cho người học giao tiếp một cách lưu loát và không bị

gián đoạn. PPLVN được xem như cơ hội tốt cho người học sử dụng và học ngoại

ngữ. Richards (1994) đã nhấn mạnh thông qua quá trình làm việc theo nhóm, SV sẽ

có cơ hội sử dụng và khai thác khả năng ngôn ngữ của mình mà không có cảm giác

sợ hãi hay bị đe dọa và từ đó có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ khác nhau với

kết quả tối ưu.

2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thành công PPLVN

Về vấn đề tương tác trong việc học ngôn ngữ, Gebhard (2005) đã hoàn toàn

tin rằng thành công trong việc học ngoại ngữ phần lớn phụ thuộc vào sự hợp tác của

người học trong lớp. Long và Richards (1987) cũng đã khẳng định khi người học

ngoại ngữ tương tác với nhau và tập trung vào kĩ năng giao tiếp như trao đổi thông

Page 87: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

87

tin chẳng hạn, thì người học sẽ (a) nắm được nhiều thông tin về người bạn nói của

mình, (b) có cơ hội để yêu cầu người bạn nói của mình làm rõ vấn đề đang thảo

luận, (c) tự điều chỉnh trong việc lĩnh hội kiến thức sao cho phù hợp với khả năng

của mình, (d) có cơ hội để học hỏi các cấu trúc và dạng hội thoại mới thông qua quá

trình trao đổi.

2.3. Ưu điểm của PPLVN

PPLVN có những điểm mạnh, theo Doff (1988):

Thứ nhất, việc thực hành ngôn ngữ sẽ nhiều hơn khi SV tương tác với nhau

theo nhóm. Trong các giờ học tiếng Anh, PPLVN cho phép SV sử dụng nhiều tiếng

Anh để giao tiếp hơn trong suốt quá trình thảo luận. Do cùng nhau làm việc, nên

việc tham gia và sử dụng tiếng Anh sẽ tăng một cách đáng kể. Ví dụ, trong một lớp

học có khoảng 40 SV, sẽ mất khoảng 20 phút để GV hỏi ý kiến về một chủ đề nào

đó, mỗi SV chỉ có được khoảng 0.5 phút để nói. Nhưng nếu GV chia lớp thành 10

nhóm (mỗi nhóm 4 SV), thì thời gian để mỗi SV thực hiện là 5 phút.

Thứ hai, PPLVN sẽ giúp SV làm việc tích cực hơn trong các giờ học ngoại

ngữ. Trong một lớp học truyền thống, GV thường đóng vai trò là diễn giả, SV là

thính giả, dẫn đến giờ học kém hiệu quả. Vì vậy, hướng dẫn và sắp xếp lớp học theo

nhóm sẽ khuyến khích SV tham gia bài học tích cực hơn. Quan điểm nầy thể hiện khá

rõ trong bài nghiên cứu của Kohonen (2001): “Trong các hoạt động nhóm, mỗi thành

viên sẽ quan tâm đến tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho sự thành công lẫn

nhau, thành công của chính bản thân và những thành viên khác trong nhóm.”

Thứ ba, PPLVN tạo cho người học cảm giác an toàn. SV sẽ cảm thấy ít lo

lắng hơn khi cùng thảo luận và trình bày một vấn đề nào đó theo nhóm, đặc biệt sẽ

giúp các SV nhút nhác tự tin hơn trong việc nêu ra quan điểm trước đám đông. Làm

việc theo nhóm, sẽ giúp các SV này có được cảm giác an toàn vì họ tránh được cái

nhìn trực tiếp của GV hay ánh mắt ‘soi mói’ của các bạn cùng lớp.

Bên cạnh đó, làm việc nhóm sẽ tạo điều kiện cho các SV giúp đỡ lẫn nhau và

khuyến khích SV chia sẻ các ý tưởng và kiến thức hiện có nhằm giải quyết vấn đề

hiệu quả nhất. Thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, SV có điều kiện giúp nhau

củng cố lại kiến thức cũ cũng như học hỏi các kiến thức mới. Cũng theo Byrne

(1987), trong các hoạt động nhóm, SV có thể đối mặt và nói chuyện trực tiếp với

nhau; đây chính là hình thức giao tiếp rất gần gũi với đời sống hàng ngày. Từ đó,

SV có khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn và tự tin hơn khi giao tiếp bên

ngoài lớp học. Nunan (1999) cũng đã viết: “PPLVN thật sự cần thiết cho bất kì một

lớp học nào khi dựa vào nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm.

2.4. Cách thức tổ chức lớp theo PPLVN

Gebhard (2005) đã giới thiệu một vài phương pháp để nhóm SV (theo sự lựa

chọn của GV hoặc sắp xếp một cách ngẫu nhiên). Thông thường, GV phân nhóm

Page 88: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

88

SV thảo luận dựa vào tính cách, khả năng và kinh nghiệm. Ngoài ra, GV cũng cho

phép SV tự quyết định nhóm tham gia, hoặc phân nhóm ngẫu nhiên (cùng số, cùng

hình ảnh). Tuy nhiên, việc cho phép SV tự chọn nhóm tham gia thảo luận có khả

năng tạo nên sự cô lập cho một vài SV, hoặc một sự phân tầng về cấp độ giữa các

nhóm tham gia (Davis, 1999)

Wei (1999) cũng đã đề xuất một phương pháp gh p nhóm theo nguyên tắc

mỗi nhóm mới đều bao gồm các thành viên đại diện từ các nhóm cũ. Phương pháp

này bao gồm hai bước như sau:

Bước 1:

Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D

Bước 2:

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Với phương pháp phân nhóm này, mỗi nhóm mới ở bước 2 sẽ gồm có 4 SV,

và mỗi SV đều có thông tin nhận được từ quá trình làm việc theo nhóm ở bước 1.

Thông qua cách này, SV có thể chia sẻ ý kiến và cải thiện khả năng giao tiếp mà

không có bất kì sự can thiệp nào từ phía GV. Tuy nhiên, cách tạo nhóm này cũng

tốn thời gian để di chuyển và hình thành nhóm mới.

Ngoài ra, Sesnan (1997) cũng gợi ý việc hình thành các nhóm hoạt động cố

định trong một khoảng thời gian dài bằng những tên gọi thú vị như, ‘Lions’,

‘Eagles’… Và theo Richards (1994), các hoạt động nhóm thành công sẽ do nhiều

yếu tố quyết định như kích cỡ nhóm, mục đích hoạt động, và vai trò của các thành

viên trong nhóm.

Việc tổ chức nhóm thảo luận cũng được Ur (1996) hướng dẫn trong ba bước:

Bước 1: Trước khi SV làm việc nhóm

Việc hướng dẫn rõ ràng ngay từ đầu sẽ rất quan trọng cho việc tổ chức dạy –

học theo PPLVN, vì nếu SV không hiểu chính xác những gì họ đang làm sẽ lãng phí

nhiều thời gian.

A A

A A

B B

B B

C C

C C

D D

D D

A B

C D

A B

C D

A B

C D

A B

C D

Page 89: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

89

Bước 2: Trong khi SV làm việc nhóm

GV nên đến tất cả các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ và đóng góp ý kiến khi

cần. Tuy nhiên, GV không nên can thiệp quá nhiều trong lúc SV đang thảo luận

nhằm kích thích tư duy suy nghĩ, khả năng tự giải quyết tình huống, đặc biệt là cải

thiện khả năng tự tin giao tiếp của SV.

Bước 3: Sau khi SV thảo luận nhóm

Sau khi SV trình bày kết quả thảo luận, cả lớp góp ý. Lewis và Hill (1992)

cho rằng GV nên để cho tất cả SV muốn góp ý trình bày hết ý kiến của mình. Trong

khi đó, Byrne (1987) lại đề xuất việc GV chỉ nên để một vài thành viên góp ý kiến

thôi. Bởi vì như vậy thì sẽ có những bạn được thực tập nhiều hơn những bạn khác.

2.5. Áp dụng PPLVN để cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của SV

PPLVN được xem là có tiềm năng lớn trong việc giảng dạy kĩ năng giao tiếp

ngoại ngữ. Xét về tính hữu ích của quá trình làm việc nhóm, Harmer (1992) đã

khẳng định PPLVN là một trong những cách hiệu quả, nhằm kích thích sự tham gia

thảo luận cũng như khuyến khích SV sử dụng nhiều tiếng Anh để giao tiếp ngay tại

lớp. Cũng theo Harmer, có những hoạt động dạy – học có thể được thực hiện một

cách hiệu quả thông qua hình thức thảo luận nhóm, đặc biệt có khả năng tập trung

phát triển cả tính lưu loát lẫn tính chính xác trong giao tiếp cho SV. Cũng theo Giáo

sư Burtis người đến từ trường Đại học California, Hoa Kỳ nói trong chuyến viếng

thăm trường Đại học Nguyễn Trãi ngày 2 tháng 8 năm 2012 “Sau nhiều nghiên cứu,

các nhà sư phạm đã đưa ra kết luận, sinh viên chỉ nhớ được 80% nếu có trải nghiệm

và 95% nếu giảng lại cho người khác nghe. Vì vậy, thay vì tìm cách nói càng nhiều

càng tốt và nói nhanh trong một khoảng thời gian nhất định, người thầy nên tìm

cách dạy mới hiệu quả hơn, dạy ít mà sinh viên vẫn nhớ được nhiều."

Đóng kịch (Role play) cũng là một hình thức điển hình để đưa SV ra khỏi

lớp học để hòa nhập vào môi trường thực tế. SV được trực tiếp áp dụng những lý

thuyết của môn học vào thực tế và quan trọng hơn nữa là đóng kịch giúp SV biết

tiếng Anh được sử dụng như thế nào trong các tình huống cụ thể. Có cùng quan

điểm này, Nguyen (2002) đã chứng minh PPLVN rất phù hợp cho những hoạt động

mà đòi hỏi sự giao tiếp hay trao đổi thông tin nhiều người với nhau.

3. Kết quả thực hiện

3.1. Phân tích dữ liệu

Kết quả của các phiếu điều tra (questionnaires) được phân tích dựa vào phần

mềm phân tích dữ liệu SPSS phiên bản SPSS 11.5. SPSS (viết tắt của Statistical

Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác

thống kê. SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội. Câu trả lời

phỏng vấn được ghi chú lại và diễn giải.

3.1.1. Sự hiểu biết của SV về PPLVN

Page 90: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

90

Qua kết quả khảo sát (bảng 1), đa số sinh viên đã biết qua PPLVN và đã ứng

dụng việc học nhóm với môn tiếng Anh. Con số này chiếm trên 75% trên tổng số

phiều điều tra, bao gồm phiếu trả lời thường xuyên (22.7%) và thỉnh thoảng (52.6%).

Bảng 1: Mức độ ứng dụng PPLVN trong giờ h c tiếng Anh

Tần suất làm việc

nhóm Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm

tích luỹ

Thường xuyên 96 22.7 22.7 22.7

Thỉnh thoảng 222 52.6 52.6 75.4

Không bao giờ 104 24.6 24.6 100.0

Tổng cộng 422 100.0 100.0

Tuy nhiên, công việc mà các em được phân công làm nhóm khi còn học phổ

thông là cùng nhau làm bài tập. Con số này chiếm trên ½ tổng số phiếu khảo sát.

63.27% SV được khảo sát cho biết GV thường chỉ mời 2 SV thực tập những đoạn

hội thoại trong bài. Trong khi đó, chỉ có khoảng ¼ SV đã từng có kinh nghiệm

trong việc học nhóm thông qua thảo luận các đề tài nhưng chỉ gói gọn trong sách

giáo khoa (bảng 2).

Bảng 2: Mục đích của việc ứng dụng PPLVN

Khảo sát về thái độ của SV đối với PPLVN trong (bảng 3), có 58.29% SV

cho biết “Từ ý kiến của những người làm việc chung, SV nảy sinh ra những ý tưởng

mới, so với ý tưởng ban đầu”. Bên cạnh đó, làm việc nhóm cũng mang lại sự tự tin

cho 50.71% khách thể tham dự điều tra. Tuy vậy, vẫn có đến hơn 20% sinh viên

nghĩ là làm việc nhóm tạo cảm giác bị lệ thuộc vào người khác, nên SV cảm thấy

không thoải mái trong quá trình học tập.

Bảng 3: Thái độ của SV khi làm việc với nhóm do GV chỉ định

Ứng dụng làm việc nhóm trong

các hoạt động Tần số Phần trăm

Đàm thoại 267 63.27

Thảo luận đề tài 99 23.46

Bài tập 214 50.71

Tổng cộng 422 100

Thái độ của SV khi làm việc với nhóm Tần số Phần trăm

Gò bó 90 21.33

Không muốn hợp tác 75 17.77

Kích thích sự sáng tạo 246 58.29

Tự tin 214 50.71

Tổng cộng 422 100

Page 91: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

91

3.1.2. Ý kiến của SV về PPLVN

3.1.2.1 Chọn lựa thành viên trong nhóm làm việc

Hơn phân nửa số lượng SV được khảo sát (63.6%) bày tỏ sự hứng thú với

làm việc nhóm 3 hoặc 4 người. SV cho biết, nhóm làm việc 4 người là vừa đủ, thích

hợp cả về mặt nhân lực lẫn việc sắp xếp chổ ngồi (2 SV ngồi bàn trên quay lại để

lập thành một nhóm với 2 SV ngồi bàn dưới). Nhóm SV đề xuất làm việc nhóm có

5 hoặc 6 SV chiếm 33%. Nhóm này giải thích “Tay đông thì vỗ nên kêu” có nghĩa

là “càng đông thành viên, thì càng phong phú về ý tưởng, học tập sẽ vui hơn, hứng

thú hơn và hiệu quả hơn”. Trong quá trình điều tra lấy ý kiến, cũng có một số lượng

nhỏ SV đề xuất phương án khác, nhưng con số không đáng kế, chỉ chiếm 3.6% trên

tổng số phiếu điều tra (bảng 4)

Bảng 4: Số lượng SV trong một nhóm làm việc

Số lượng SV trong một nhóm Tần số Phần trăm Phần trăm

hợp lệ

Phần trăm

tích lũy

Nhóm 3 hoặc 4 thành viên 268 63.6 63.6 63.6

Nhóm có 5 hoặc 6 thành viên 139 32.9 32.9 96.4

Đề xuất khác 15 3.6 3.6 100.0

Tổng cộng 422 100.0 100.0

Trong PPLVN, ngoài việc đề cập đến số lượng thành viên trong nhóm, nhóm

nghiên cứu cũng quan tâm đến chất lượng làm việc nhóm cũng như cách thức thành

lập nhóm làm việc. Kết quả (bảng 5) cho thấy hơn ¾ SV trả lời là thích làm việc

nhóm với những thành viên mà SV tự chọn. Nhóm nghiên cứu cũng nhận x t đây là

một giải pháp hợp lý, vì SV cảm thấy thoải mái khi làm việc với những người cùng

trình độ, cùng cách học, và cùng quan điểm. 11% SV trong số những SV tham gia

khảo sát đã chọn làm việc nhóm theo sự bố trí của GV.

Bảng 5: Ch n lựa thành viên trong nhóm

Chọn lựa thành viên trong

nhóm Tần số Phần trăm

Phần trăm

hợp lệ

Phần trăm

tích luỹ

Bạn do bạn chọn 318 75.4 75.4 75.4

Bạn cùng giới 2 0.5 0.5 75.8

Bạn ngồi bên cạnh 55 13.0 13.0 88.9

Ban giảng viên chỉ định 47 11.1 11.1 100.0

Tổng cộng 422 100.0 100.0

3.1.2.2 Ảnh hưởng của làm việc nhóm

Ngoài những yếu tố về kích cở của nhóm làm việc, đối tượng làm việc, nhóm

nghiên cứu cũng điều tra để tìm hiểu về những yếu tố phát sinh khi làm việc nhóm.

Page 92: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

92

Trong phần câu hỏi này, SV có thể đưa ra nhiều chọn lựa. Dưới đây là kết quả

thống kê.

Theo kết quả (bảng 6), 72.51% SV cho rằng khi làm việc nhóm, ngoài việc

SV được tự do nêu ra ý kiến cá nhân, SV còn nhận được đóng góp bổ ích những

người bạn trong nhóm và 69.90% chia sẻ nhờ vào việc học nhóm, SV hiểu và nhớ

bài tốt hơn. 8.53% thì cho biết, làm việc nhóm sẽ gò bó ý tưởng của SV, vì có

những ý tưởng SV rất tâm đắc nhưng các bạn cùng nhóm không thống nhất, nên ý

kiến cuả SV không có được cơ hội để trình bày. Vì vậy, những SV nầy cho rằng,

làm việc độc lập là giải pháp mà SV bình chọn.

Bảng 6: Ý kiến của SV khi được yêu cầu làm việc nhóm

Ý kiến của SV khi được yêu cầu làm việc nhóm Tần số Phần trăm

Bạn có cơ hội trình bày ý kiến cá nhân 253 59.95

Nhận được sự góp ý từ bạn cùng nhóm 306 72.51

Hiểu và nhớ bài tốt hơn

Cảm thấy khó chịu vì lệ thuộc vào bạn cùng nhóm

295

36

69.90

8.53

Lý do khác 7 1.66

Tổng số SV tham gia khảo sát 422 100

3.1.2.3 Những mặt hạn chế của PPLVN

Một vấn đề nữa mà nhóm nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm, đó là những

khó khăn mà hầu hết SV năm nhất khối không chuyên ngữ gặp phải khi học môn

tiếng Anh tại trường CĐKTĐN. Những khó khăn này chính là sự khác biệt giữa

cách học tập, hình thức kiểm tra trong quá trình học và kiểm tra cuối kỳ so với khi

SV còn học ở phổ thông. Trường CĐKTĐN thiết kế chương trình học tiếng Anh

gồm có 4 kỹ năng: NGHE, NÓI, ĐỌC, và VIẾT. Vì vậy, để đáp ứng được những

yêu cầu của trường đặt ra, SV phải tập làm quen với việc thường xuyên phải thảo

luận những vấn đề trong bài học, phải mạnh dạn phát biểu ý kiến, và tập tự ghi chép

những thông tin bài giảng từ giảng viên, và những ý kiến của SV. Để tìm hiểu rõ

hơn về những vấn đề liên quan về thái độ học tập của SV, nhóm nghiên cứu thiết kế

câu hỏi đưa ra nhiều phương án chọn lựa.

Theo thống kê (bảng 7), khi làm việc nhóm, 69.67% SV cho biết là không đủ

lượng từ ngữ để diễn đạt ý tưởng. Vì vậy, SV thường giữ im lặng khi GV đặt câu

hỏi. SV cũng thừa nhận khi học nhóm môn tiếng Anh, SV sử dụng tiếng Việt nhiều

hơn tiếng Anh khi thảo luận (con số nầy chiếm 45.02%). SV cho biết đã cố gắng sử

dụng tiếng Anh khi đưa ra ý kiến nhưng chỉ làm được điều đó trong giai đoạn đầu,

sau đó do các bạn trong nhóm không hiểu hết được ý bằng tiếng Anh của SV, nên

SV phải sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải thích hoặc có trường hợp SV chỉ đưa ra được

Page 93: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

93

một hoặc hai ý tưởng bằng tiếng Anh, sau đó SV có ý tưởng nhưng do lung túng

trong việc sử dụng tiếng Anh nên quay lại thói quen sử dụng tiếng Việt. Việc SV e

ngại mặt hạn chế về khả năng tiếng Anh của mình nên chỉ lắng nghe một cách thụ

động, hoặc có tư tưởng ỷ lại vào những thành viên trong nhóm, cũng chiếm khoảng

½ số lượng sinh viên tham dự khảo sát. Tỷ lệ tương ứng cụ thể cho hai trường hợp

này là 46.45%, và 50.59%.

46.45% SV thuộc nhóm chỉ lắng nghe một cách thụ động và từ chối đóng

góp ý kiến trong phấn thảo luận đưa ra lý do “Những ý kiến của tôi đã được các bạn

nêu ra hết rồi, hoặc tôi không có ý kiến”. Về vấn đề này, 50.95% cho biết, có những

thành viên trong nhóm thật sự không phải không biết cách làm việc hoặc không có

ý tưởng làm việc, nhưng vì các bạn quen ỷ lại vào các bạn khác trong nhóm (do kết

quả làm việc mang tính tập thể). Một số ít SV tỏ vẻ nhút nhát không dám đưa ra ý

kiến vì sợ bạn cùng nhóm chê cười ý kiến không sâu sắc, và điều gây cho nhóm

nghiên cứu ngạc nhiên vì con số này chiếm gần ¼ trên tổng số phiếu điều tra.

28.91% cho biết, tiếng ồn từ các nhóm khác cũng có ảnh hưởng lớn đến sự tập trung

của SV.

Một yếu tố nữa mà SV gặp phải khi làm việc nhóm là nói chuyện ngoài lề

trong tiết học thảo luận (41.23%). Chỉ có 3.32% SV bày tỏ thái độ không hài lòng

khi GV tự ý can thiệp vào cuộc thảo luận của nhóm. Phần lớn thì SV rất cảm kích

sự nhiệt tình giúp đỡ của GV

Bảng 7: Yếu tố ảnh hưởng của làm việc nhóm

Yếu tố ảnh hưởng của làm việc nhóm Tần số Phần trăm

Chi nói tiếng Việt 134 31.75

Vốn tiếng Anh không đủ để trình bày ý. 294 69.67

Nói tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh 190 45.02

Có cơ hội để nói chuyện ngoài chủ đề 174 41.23

Giáo viên tự ý can thiệp vào việc các em đang

thảo luận 14 3.32

Không đủ kiến thức để đưa ra ý kiến 132 31.28

Lắng nghe một cách bị động 196 46.45

Có thái độ ỷ lại vào bạn cùng nhóm 215 50.95

Bạn cùng nhóm hay chê cười khi bạn bị mắc lỗi 98 23.22

Tiếng ồn từ những nhóm khác 122 28.91

Ý KIẾN KHÁC:

Tổng số SV tham gia khảo sát

422

Page 94: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

94

4. Kết lu n và kiến nghị

4.1. Kết lu n

Tóm lại, PPLVN là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả trong

phương pháp dạy học chủ động và tích cực. Phương pháp này đóng một vai trò

quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói chung và

chuyên ngành bằng tiếng Anh nói riêng tại các trường Cao đẳng. PPLVN cũng tạo

điều kiện cho SV không những có cơ hội luyện tập, chia sẻ ý kiến, kích thích tạo

sáng kiến và sự tự tin hơn trong giao tiếp mà còn giúp SV học hỏi thêm những kỷ

năng mới, nhận biết ưu thế của từng cá nhân và sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết

(Theo Dunkill, 2012)

PPLVN là một phương pháp dạy học hoàn toàn phù hợp trong việc cải thiện

khả năng giao tiếp tiếng Anh, và trao đổi kiến thức chuyên môn của SV. Mặc dù

nhiều SV ngại ngùng và sợ nói sai khi sử dụng tiếng Anh để thảo luận bài vở,

nhưng được sự hướng dẫn, động viên từ GV, SV cũng quen dần với việc thảo luận

nhóm để chia sẻ ý tưởng và học hỏi lẫn nhau. Phương pháp dạy học mới, hoạt động

nhóm có thể được sử dụng trong bất kỳ môn học nào, bất kỳ giai đoạn nào của bài

học. Vì vậy, điều kiện quan trọng và trước tiên là phải tổ chức thành công hoạt động

nhóm.

SV ngoài việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi lên lớp, các bạn lại được một lần

nữa nghe lại nội dung, ý kiến của những bạn trong nhóm. Bằng cách này, các bạn sẽ

tự giải đáp những thắc mắc về bài học cho nhau, trước khi nghe ý kiến của GV. Nếu

SV được GV giúp đỡ, định hướng đúng mức, cùng với sự tích cực học tập theo sự

hướng dẫn của GV, thì các bạn sẽ rất vững vàng để bước vào thế giới làm việc trong

thời hội nhập.

Từ những luận chứng của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng

với luận chứng của nhóm nghiên cứu, hiệu quả của PPLVN phụ thuộc vào cả vai trò

của GV lẫn sự tích cực học tập của SV.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng bài nghiên cứu này sẽ có thể giúp thầy và trò

trong các trường Cao đẳng có thể nâng cao được chất lượng dạy và học tiếng Anh

nói chung và việc giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh nói riêng. Từ đó,

cải thiện khả năng của SV, giúp SV tự tin khi rời ghế nhà trường. Trong quá trình

nghiên cứu, với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bài nghiên cứu vẫn còn nhiều

mặt hạn chế. Vì thế, nhóm thực hiện đề tài mong muốn có thể tìm hiểu sâu và rộng

hơn vấn đề này trong những bài viết tiếp theo.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với SV

SV cần có ý thức sự thay đổi về mục tiêu và phương pháp học tập: Để có thể

học tốt được môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, SV cần tích cực, tự giác cao hơn

Page 95: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

95

trong việc chủ động trau dồi vốn từ vựng, các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, thảo

luận, thuyết trình để có thể đáp ứng yêu cầu cuả khoá học cũng như yêu cầu của xã

hội về chuyên ngành mà các bạn đang theo học.

SV cần tích cực hợp tác trong thảo luận nhóm: SV nên tích cực tham gia

thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân trong mọi vấn đề đang bàn luận, đồng thời

tập trung theo dõi ý kiến của bạn trong nhóm, ghi chú những ý tưởng hay để có thể

ứng dụng trong công việc sau nầy. Tục ngữ Việt Nam có câu “Học thầy không tày

học bạn.”

SV cần tham gia thường xuyên các câu lạc bộ tiếng Anh và các hoạt động

ngoại khóa để nâng cao khả năng giao tiếp và khắc phục tính nhút nhát: SV có thể

đăng ký để tham gia vào câu lạc bộ nói tiếng Anh tại các trường hoặc SV có thể

tham gia vào những câu lạc bộ nói tiếng Anh tại các trung tâm Ngoại ngữ và Nhà

Văn hoá Thanh niên. Có thể những câu lạc bộ tiếng Anh hiện tại ở thành phố Hồ

Chí Minh chỉ là những câu lạc bộ cho những chủ đề giao tiếp tổng quát, tuy nhiên,

nếu SV thông thạo tiếng Anh tổng quát và SV có kiến thức và từ vựng chuyên

ngành tốt, thì SV cũng sẽ trình bày được những điều mình muốn nói khá dễ dàng.

SV nên hợp tác giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Khi một bạn đưa ra ý kiến,

những bạn khác phải tập trung theo dõi, và đưa ra những góp ý chân thành, để tránh

làm bạn có cảm giác mất hứng thú, hay cảm thấy xấu hỗ vì những ý kiến chưa hoàn

chỉnh hay thậm chí sai hướng. Khi có được cơ hội làm việc với nhóm có những

cộng sự sẳn sàng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, SV sẽ thoát khỏi được cảm giác căng

thẳng, để có tự tin trình bày ý tưởng của mình. Điều này giúp tất cả thành viên trong

nhóm cải thiện cả về mặt kiến thức lẫn khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.

Cuối cùng nhưng cũng không k m phần quan trọng chính là động cơ của SV.

SV sẽ sẳn sàng tình nguyện hợp tác nếu SV có lòng tin vào kết quả của những điều

SV đang làm. Ngược lại thì SV lại có cảm giác làm việc miễn cưỡng, và hậu quả là

SV hầu như không gặt hái được gì sau bài học.

4.2.2. Đối với GV

Trong quá trình hình thành và nâng cao khả năng giao tiếp cho SV, vai trò

của GV là rất quan trọng. Sự hướng dẫn rõ ràng của GV giúp SV viên bắt tay vào

làm việc nhóm tốt hơn. Một khi SV hiểu rõ yêu cầu cuả GV, SV sẽ làm nhiệm vụ

được giao với sự tự tin và thoải mái. Trái lại, khi SV bối rối, lúng túng, không hiểu

rõ mục đích yêu cầu cuả GV, SV sẽ không làm việc hiệu quả.

Về thời gian làm việc nhóm: Trong gần hơn 2 giờ (cho những trường thiết kế

ngày học 4 ca) và gần 4 giờ (cho những trường thiết kế giờ giảng 2 ca) trên mỗi

buổi học, cùng với đề cương chi tiết cụ thể cho mỗi buổi giảng, GV nên thiết lập

thời lượng cụ thể cho mỗi lần làm việc nhóm. Chẳng hạn như, GV được ra yêu cầu

của bài, hướng dẫn và cho SV thảo luận trong 5 hoặc 7 phút hoặc có thể 10 hoặc 15

Page 96: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

96

phút (tuỳ vào khối lượng công việc của bài). Sau đó, GV có thể chủ động mời các

nhóm trình bày hoặc để các nhóm xung phong trình bày phần thảo luận của nhóm.

Điều này giúp SV làm quen dần với việc làm việc nhóm, và cũng giúp SV dạn dĩ

hơn, tự tin hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài.

GV cũng nên tạo động lực và khuấy động không khí học tập cho SV, trước

khi bắt đầu bài học bằng các trò chơi nhỏ về từ vựng liên quan đến chủ đề mà SV

sắp được học, cư thế như sau:

Trắc nghiệm (Quizzes): SV mỗi nhóm được yêu cầu để giải quyết một

câu hỏi liên quan đến nội dung bài buổi học trước.

Động não (Brainstorming): SV mỗi nhóm được hỏi để suy nghĩ càng

nhiều ý tưởng càng tốt về một chủ đề sắp học. Chẳng hạn như (chủ đề của

môn giao nhận vận tải (Logistics), SV có thể nêu những yếu tố liên quan

như kích cở của các loại tàu biển, tên các loại tàu đi biển, các loại hàng

hóa được vận chuyển bằng tàu biển).

Những trò chơi khởi động này không mất nhiều thời gian để chuẩn bị và thực

hiện trong lớp học. Vì vậy, GV cần sử dụng chúng một cách đều đặn vào đầu buổi

học để giúp SV ôn lại kiến thức cũ hoặc làm quen với việc sử dụng tiếng Anh một

cách nhạy bén.

Để cải thiện vốn từ vựng cho SV, GV có thể thiết kế một trò chơi nhỏ về

cung cấp từ vựng liên quan một chủ đề nào đó để tất cả SV tham gia trước khi yêu

cầu SV thảo luận một đề tài cụ thể. GV yêu cầu SV làm việc theo nhóm và cung cấp

nhiều từ nhất mà SV có thể, sau đó, SV được yêu cầu trao đổi tác phẩm của mình

với những nhóm khác, để cùng nhau cập nhật từ mới. GV nên yêu cầu SV sử dụng

những từ vựng đã có, để nói về chủ đề. Ví dụ như, GV có thể yêu cầu SV những

phương thức thanh toán trong quy trình xuất nhật khẩu hàng hóa (môn học xuất

nhập khẩu), GV cũng nên khuyến khích SV sử dụng phương pháp Co-switch (có

nghĩa là chữ nào nói được bằng tiếng Anh thì nói, không nói được thì có thể chèn

tiếng Việt) để nêu ra ý tưởng cuả nhóm, sau đó thì GV yêu cầu những nhóm khác

giúp chuyển những ý tưởng tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau cùng là GV yêu cầu các

nhóm thực tập cùng nhau trả lời câu hỏi “Những phương thức thanh toán xuất nhập

khẩu là gì?” Làm như vậy, GV sẽ giúp SV làm quen với kiến thức chuyên ngành,

làm quen với thuật ngữ chuyên ngành và làm quen với việc trình bày quan điểm của

mình đối với một câu hỏi nào đó. GV nên dành thời gian cung cấp cho SV những từ

vựng cần thiết cho công việc sắp thảo luận. Một khi SV đủ tự tin về nguồn từ vựng

và kiến thức cuả SV đã có thì SV sẽ mạnh dạn thực tập, và sẽ thấy hứng thú hơn

trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu.

Đối với SV không tích cực tự giác đóng góp ý kiến khi làm việc nhóm thì

GV nên giúp các em ý thức đúng đắn về vấn đề học nhóm, GV nên giúp SV hiểu rõ,

Page 97: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

97

học nhóm là sự đóng góp “cho đi” và cũng chính là “nhận lại” (nhận từ sự đóng góp

của bạn cùng nhóm). GV nên giúp SV hiểu biết hết ý nghĩa và tận dụng của việc

học nhóm.

SV cũng nên được định hướng PPLVN không phải là cách giúp SV giảm tải

khối lượng công việc mà SV phải làm, mà là giúp SV hiểu sâu và hiểu rõ hơn về

những điều mà SV đang theo học thông qua cả việc cung cấp kiến thức từ GV lẫn

sự học hỏi từ bạn.

Bên cạnh đó, GV cần để ý quan sát, theo dõi tiến trình làm việc với SV chặt

chẽ hơn nữa và khéo léo thiết lập thời gian làm việc hợp lý để tránh thời gian nhàn

rỗi của SV khi làm việc nhóm. Đồng thời GV cũng nên đi vòng vòng để hỗ trợ SV

kịp lúc. Tuy nhiên, GV không nên can thiệp quá sâu, hoặc tự ý can thiệp vào “công

trình” mà nhóm đang xây dựng, vì như vậy sẽ cắt ngang việc tư duy của SV. GV

nên khuyến khích SV tự do tư duy, bất kể việc tư duy có thể lệch vấn đề đang bàn

luận. Về lý thuyết học thì đó cũng là kỹ thuật giúp cho SV học được từ những tư

duy, suy nghĩ sai của mình.

GV sinh hoạt về cách làm việc nhóm trước khi cho SV tiến hành làm việc

nhóm bằng cách yêu cầu mỗi nhóm phân ra nhóm trưởng, thư ký nhóm. Nhóm

trưởng nên phân chia công việc hợp lý cho mỗi thành viên hoặc sẽ mời những bạn

nhút nhát trình bày trước, sau đó, những SV nổi trội trong nhóm sẽ đưa ra ý kiến

sau. Làm như vậy, nhiều SV yếu có cơ hội tập trung làm việc hơn và học hỏi được

nhiều hơn từ bạn trong nhóm. Hoặc GV nên đưa ra qui định sẽ tính điểm cá nhân

khi mời lên trả lời nội dung thảo luận, hoặc có thể GV sẽ đề nghị chọn bất kỳ bạn

nào trong nhóm đại diện trà lời để lấy kết qủa cho cả nhóm. Điều này sẽ giúp SV

trong nhóm tích cực làm việc hơn, SV khá, giỏi trong nhóm sẽ giúp GV thúc đẩy và

giảng giải cho SV yếu trong nhóm trước khi nghe GV giảng lại.

4.2.3. Đối với Nhà trường

Do nguồn SV đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau, vì vậy, nền tảng về ngoại

ngữ của các bạn cũng khác nhau. Nhà trường nên sắp xếp lớp học theo trình độ của

SV, làm như vậy, SV khá, giỏi không phải mất thời gian để chờ đợi những SV học

yếu, và ngược lại, SV học yếu không bị áp lực quá lớn về việc thua kém bạn.

Do việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là một mô hình mới ở những hệ

thống trường công lập Việt Nam, nên lớp học sẽ hiệu quả hơn nếu sĩ số lớp được

giới hạn không quá 20 SV/ 1 lớp. Bởi vì SV phải học một kiến thức mới bằng ngôn

ngữ nước ngoài, với số lượng SV hợp lý, GV sẽ dễ dàng kiểm soát và giúp đở SV

vượt qua những khó khăn trong sự tiếp nhận kiến thức. Thứ hai, mỗi SV làm việc

theo nhóm, hoặc theo cặp hoặc cá nhân sẽ được quan tâm nhiều hơn từ các giáo

viên. Thứ ba, lớp có sĩ số ít, sẽ giảm đi sự căng thẳng cho SV nhút nhát để nói

chuyện trước lớp.

Page 98: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

98

Phòng học nên được bố trí phù hợp và thuận tiện cho việc di chuyển để

người dạy và người học có thể phát huy điểm mạnh của các họạt động dạy-học hiệu

quả cũng như hoạt động thảo luận nhóm và các hoạt động khác như đóng kịch tình

huống (role play).

Tóm lại, học kiến thức mới không phải bằng tiếng mẹ đẻ là một khó khăn

cho SV Cao đẳng ở Việt Nam, vì vậy PPLVN có nghĩa là giúp nhiều SV có cơ hội

để thảo luận, trao đổi ý kiến với nhau để SV có thể nhớ và hiểu bài rõ hơn.

Page 99: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

99

Tài liệu tham khảo

[1] Byrne, D. (1987). Techniques for Classroom Interaction. Longman Group UK Ltd.

[2] Davis, B. G. (1999). Cooperative Learning: Students Working in Small

Groups. Stanford University Newsletter on Teaching. Vol. 10, No. 2, 1-4.

[3] Doff, A. (1988). Teach English: A Training Course for Teachers.

Cambridge University Press.

[4] Gebhard, J. G. (2005). Teaching English as a Foreign or Second

Language. USA: The University of Michigan Press.

[5] Gower, R. & Walters, S. (1983). Teaching Practice Book: a Reference

Book for EFL Teachers in Training. England: Clays Ltd., St. Ives plc.

[6] Harmer, J. (1992). The Practice of English Language Teaching. Longman

Group UK Ltd.

[7] Kohonen, V. (2001). Towards Experiential Foreign Language Education.

In V. Kohonen, R. Jaatinen, P. Kaikkonen and J. Lehtovaara, Experiential Learning

in Foreign Language Education. London: Pearson Education, 8-60.

[8] Lewis, M. & Hill, J. (1992). Practical Techniques for Language

Teaching. Commercial Colour Press.

[9] Long, M. H. & Richards, J. C. (1987). Methodology in TESOL – A Book

of Readings. Newburry House Publishers.

[10] Nguyen, H. D. (2002). Phuong Phap Giang Day Tieng Anh trong

Truong Pho Thong. Tuyen Quang: Nha xuat ban Giao duc.

[11] Nunan, D. (1999). Second Language Teaching and Learning. Heinle &

Heinle Publishers.

[12] Richards, J. C. (1994). Reflective Teaching in Second Language

Classroom. Cambridge Unviersity Press.

[13] Sesnan, B. (1997). How to Teach English. Oxford University Press.

[14] Ur, P. (1996). A course in Language Teaching Practice and Theory.

Cambridge University Press.

[15] Wei, S. (1999). Literature Teaching. English Teaching Forum, Vol. 37, 25-27

[16] Dunkill (2012). 13 cách khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, được

đăng tại trang web www.duhoctrungquoc.com.vn/huong-nghiep-va-ki-nang-

mem.html tham khảo ngày 20/02/2015.

[17] Hiếu Nguyễn (2012). Mô hình lớp học hiện đại nâng cao chất lượng dạy

học ĐH. Ngày 02/8/2012) ., được đăng tại trang web http://www.tinmoi.vn/Mo-

hinh-lop-hoc-hien-dai-nang-cao-chat-luong-day-hoc-DH-01994516.html (Online.

Truy cập ngày 16/4/2015)

[18] Tuổi trẻ ( 2015). Vì sao sinh viên ra trường không nói được tiếng Anh?

được đăng tại trang web http://huc.edu.vn/chi-tiet/617/.html

Page 100: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

100

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN

CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU

TRONG VIỆC HỌC MÔN TIẾNG ANH THƯ TÍN THƯƠNG MẠI

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ThS. Phạm Ng c Duy

ThS. Lê Tuyết Vân

Nguyễn Thị Khánh Vân

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Abstract

Nowadays, English is the most common language in the world. In contact

with people from different countries, people tend to communicate in English so

English is regarded as ‘the language of communication’, playing a very important

role in the global integration. This fact is true to all the countries including Vietnam

in the development of international relations in a hope to attract foreign investment,

expand business opportunities, enrich knowledge and exchange cultures… Among

the ASEAN members, Singapore is typically successful with its multi-language

policy which is dominated by English, representing ‘soft power’ in world-wide

politics and economy in the charming island country.

How to teach and study English effectively is, therefore, a hot topic

nowadays. Doctors should make accurate diagnoses of patients’ diseases so that

their prescription and treatment can work. Similarly, awareness of difficulties

students face in studying English is essential and deadly needed so that teachers

can help students with the right method. The authors, therefore, aim their efforts at

solutions to difficulties faced by the COFER’s students majoring in Import-Export

when they study Business Correspondence in English.

Key words: students, teachers, difficulties, solutions, Business

Correspondence in English

1. Đặt vấn đề:

Theo Ashley (2003, tr.5), thư tín thương mại bằng tiếng Anh cho dù ở dưới

dạng là thư, fax, hay email thì cũng là yếu tố quan trong bậc nhất trong công việc và

các giao dịch thương mại. Một bức thư gửi đi đóng vài trò như một vị đại sứ quyết

định nhiều đến việc thành bại của giao dịch thương mại. Một giáo sư tại trường Đại

học Adams State, bang Colorado, Mỹ cũng đã cho rằng một bức thư tín đem đến

cho người viết cơ hội để thể hiện sự quan tâm của họ đối với một Công ty hay vị trí

tuyển dụng; đồng thời, cũng giúp cho nhà tuyển dụng biết được người viết là ai và

những kỹ năng của họ. Với thâm niên 30 năm giảng dạy học phần này, trong đó có

17 năm là dạy cho sinh viên cao đẳng chuyên ngành Xuất Nhập Khẩu tại trường,

Page 101: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

101

nhóm tác giả thấy rằng sinh viên rất sợ môn tiếng Anh Thư tín Thương mại nếu

không muốn nói đây là môn học mà sinh viên sợ nhất trong các môn tiếng Anh của

trường. Do đó, các tác giả trăn trở rất nhiều và cố gắng tìm ra những khó khăn cụ

thể mà sinh viên gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục với hi vọng

giúp cho việc học và dạy môn tiếng Anh Thư tín Thương mại hiệu quả hơn, đóng

góp một phần thành công trong giao dịch thương mại của các công ty Việt Nam để

họ có thể tự tin hội nhập quốc tế.

2. Giải quyết vấn đề

Để tìm được những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học môn

tiếng Anh Thư tín Thương mại, nhóm tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát 10 lớp Khóa

16 (397 sinh viên) khối cao đẳng chuyên ngành Xuất nhập khẩu tại trường Cao đẳng

Kinh tế Đối ngoại. Đồng thời, nhóm tác giả cũng quan sát phương pháp học tập, các

khó khăn của sinh viên trong suốt quá trình giảng dạy học phần này, kết hợp việc

tham khảo ý kiến của giảng viên tham gia giảng dạy môn học này. Từ đó, nhóm

nghiên cứu tổng hợp và phân tích để tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất để

nâng cao kết quả học tập của sinh viên ở môn tiếng Anh Thư tín Thương mại.

3. Kết quả thực hiện

Dựa vào kết quả thống kê, nhóm thực hiện đề tài đã tìm ra những khó khăn

của sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành Xuất nhập khẩu của trường Cao đẳng Kinh

tế Đối ngoại trong việc học môn tiếng Anh Thư tín Thương mại

3.1. Khó khăn về từ vựng

Từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và

học tiếng Anh nói riêng, vì nếu không có vốn từ thì người học sẽ gặp khó khăn khi

diễn đạt ý tưởng. Theo Wilkins (1972), chúng ta không thể truyền đạt bất kì một

thông tin nào nếu như không có từ vựng. Điều này chứng tỏ không có ngôn từ

người học sẽ không thể viết hay nói được, và từ vựng chính là cốt lõi của ngôn ngữ

(Lewis, 1993, trang 89). Chính vì vậy, người học phải luôn trang bị cho mình một

lượng từ nhất định để giao tiếp, đặc biệt là những từ vựng về chuyên ngành vì họ sẽ

sử dụng rất nhiều trong công việc. Như Dudley-Evans (1997) và Dovey (2006)

khẳng định tiếng Anh chuyên ngành phần lớn nhằm trang bị cho người học các kiến

thức cụ thể để làm việc và có thể sử dụng tại cơ quan hay cho các công việc chuyên

môn. Tiếng Anh chuyên ngành ngày càng trở nên thực tế và được nhiều người trên

khắp thế giới cần cho các mục đích rất cụ thể như đọc các tài liệu mang tính học

thuật hay giải quyết công việc hàng ngày (Hutchinson & Waters, 1987). Tuy nhiên,

theo kết quả khảo sát 397 sinh viên K16 khối cao đẳng thuộc chuyên ngành Xuất

nhập khẩu tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, khoảng 64% sinh viên cho biết

các bạn gặp khó khăn trong quá trình viết thư và hiểu được nội dung bài học ở học

phần Thư tín Thương mại do những hạn chế về mặt từ vựng.

Page 102: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

102

Bảng 1: Những lỗi về từ vựng sinh viên mắc phải khi học môn Thư tín Thương

mại

Những lỗi về từ vựng của sinh viên khi h c

môn Thư tín Thương mại

Số lượng sinh viên gặp khó

khăn (Phần trăm - %)

1. Lỗi dùng từ có nghĩa tương đồng 51%

2. Lỗi dùng sai từ loại 37%

3. Lỗi dùng nhầm từ này với từ khác 62%

4. Lỗi do không nắm được các cụm từ cố

định

75%

5. Lỗi dùng từ không đúng chuyên ngành 50%

Dựa vào kết quả khảo sát ở Bảng 1 đối với 397 sinh viên K16 tại trường, đa số

sinh viên (75%) không nắm được những cụm từ cố định (fixed expressions/ word

collocations) khi dùng trong tiếng Anh, nên các em thường hay dịch những cụm từ

theo cách dịch ‘từ sang từ’, nhưng Nattinger (1980) đã khẳng định ngôn ngữ không

đơn thuần được tạo ra từ những từ đơn lẻ, nó có những từ vựng cố định. Người bản

xứ khi sử dụng tiếng Anh có rất nhiều những cụm từ cố định vì chúng giúp đẩy mạnh

quá trình xử lý ngôn ngữ và làm cho việc giao tiếp trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn

(Nattinger & De Carrico, 1992 & Williams, 1998). Trong quá trình giảng dạy môn

này, giảng viên đã nhận thấy rất nhiều lỗi khi viết vì sinh viên không quen hay không

biết cách sử dụng của các cụm từ cố định. Ví dụ: Khi muốn viết ‘đặt một đơn hàng’,

sinh viên thường hay viết ‘put an order’ thay vì phải sử dụng ‘place an order’. Hay

các em thường hay viết ‘We are pleasure in sending you our latest catalogue.’ thay vì

phải viết ‘We have pleasure in sending you our latest catalogue.’

Ngoài ra, sinh viên cũng hay nhầm lẫn từ này với từ khác khi viết vì trong

tiếng Anh có nhiều từ có cách viết gần giống nhau (ví dụ: ‘conscience – lương tâm’,

‘conscious – tỉnh táo’ và ‘conscientious – tận tâm’). Hoặc sinh viên hay nhầm lẫn

nghĩa giữa từ này và từ khác khi dịch hay khi viết như trong trường hợp ‘If you are

prepared to increase your discount to 25% for the complete stock, so that we in turn

can offer a special offer to our customers, then we are willing to buy.’ Trong câu

trên sinh viên nhầm lẫn ‘to be prepared’ có nghĩa ‘vui lòng/ sẵn sàng’với ‘to

prepare’ có nghĩa ‘chuẩn bị’, hoặc nhầm lẫn giữa ‘in turn’ có nghĩa ‘đến lượt’ với

‘in return’ có nghĩa ‘đền đáp lại’.

Như chúng ta đều biết khi viết tiếng Anh, người viết thường cố gắng sử dụng

từ đồng nghĩa để tránh sự lặp từ. Tuy nhiên, do hạn chế về việc tiếp cận và sử dụng

trong thực tế, nên trên một nửa sinh viên được khảo sát đã nhầm lẫn khi sử dụng

những từ có nghĩa tương đồng. Chính điều này đã làm nội dung bài viết của các em

bị sai hoặc bị hiểu theo nghĩa không đúng. Ví dụ: Sinh viên thường nhầm lẫn hai từ

‘quotation’ và pricelist’ vì cả hai đều có nghĩa ‘bảng báo giá’ trong tiếng Việt. Thế

Page 103: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

103

nhưng, các em không biết được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này trong tiếng

Anh. Từ ‘quotation’ mang nghĩa ‘bảng báo giá còn thương lượng được’, trong khi

từ ‘pricelist’ có nghĩa ‘bảng báo giá cố định’.

Hơn thế nữa, kiến thức và từ vựng tiếng Anh chuyên ngành là một công cụ rất

cần thiết giúp cho người học tiếp cận được nhiều tài liệu và khám phá một lượng lớn

kiến thức về chuyên ngành bổ trợ cho quá trình học, nghiên cứu và công việc tương

lai của sinh viên (Strevens, 1988). Thế nhưng, dựa vào kết quả khảo sát, khoảng 50%

sinh viên không hoàn thành tốt bài viết của mình do vốn từ chuyên ngành quá hạn

hẹp. Ví dụ: sinh viên không hiểu được cụm từ ‘documents against acceptance’, dẫn

đến các em gặp khó khăn khi hiểu ý nghĩa của câu ‘As agreed upon in our previous

negotiations, you will draw on us at 30 days, documents against acceptance.’ Thuật

ngữ ‘documents against acceptance’ ở câu trên là ‘chấp nhận đổi lấy chứng từ’ có

nghĩa ‘nhà nhập khẩu sau khi nhận được hối phiếu được ký phát bởi nhà xuất khẩu sẽ

ký chấp nhận lên hối phiếu đồng ý trả tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát hối

phiếu đó và đổi lại sẽ nhận được bộ chứng từ thanh toán.’

Cuối cùng, khoảng 37% sinh viên gặp vấn đề về từ loại của từ trong suốt quá

trình viết. Nhóm tác giả trích dẫn vài ví dụ minh họa thu được trong quá trình quan

sát và chấm bài của sinh viên. Các em nhầm danh từ ‘industry’ với tính từ

‘industrial’, vì vậy các em hay viết ‘industry generator’ thay vì phải viết ‘industrial

generator’, hay các em nhầm động từ ‘deliver’ với danh từ ‘delivery’, nên khá

nhiều bạn viết ‘We can delivery by December 1 for the Christmas rush.’ thay vì

phải viết ‘We can deliver by December 1 for the Christmas rush.’

3.2. Khó khăn về ngữ pháp

Theo Fox (2008) ngữ pháp là một kỹ năng cần thiết trong soạn thảo thư tín

thương mại, email và thông báo. Việc lặp lại các lỗi ngữ pháp liên tục sẽ làm cho

người khác đánh giá bạn là người thiếu kiến thức và bất cẩn. Các lỗi ngữ pháp

nghiêm trọng luôn mang đến ấn tượng không tốt về bạn. Lanard (2006) cho rằng

cách chắc chắn nhất để giảm bớt việc giao dịch trong kinh doanh của công ty bạn là

bạn hãy thêm vào các văn bản của mình một vài lỗi ngữ pháp đơn giản. Không có gì

làm cho khách hàng đánh giá thấp thông điệp của công ty bạn bằng việc họ phát

hiện ra những lỗi ngữ pháp thông thường trong thư bạn gửi. Wang (2015) nói rằng

ngữ pháp tốt được đánh giá ngang bằng với mức độ tin cậy. Nó giống như việc bạn

dành ra thời gian để giao tiếp với mọi người về công việc dưới dạng viết. Những gì

bạn viết ra chính là phần mở rộng của bản thân bạn và không có cách nào nhanh

hơn để mọi người biết rằng bạn là một người tùy tiện và bất cẩn bằng cách gửi đi

một bức thư có các lỗi ngữ pháp.

Sinh viên chuyên ngành Xuất nhập khẩu K16 nói riêng và sinh viên chuyên

ngành Xuất nhập khẩu nói chung đều rất nan giải với ngữ pháp khi học học phần

Page 104: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

104

tiếng Anh thư tín. Qua bảng khảo sát đa số các em (91%) đều cho rằng chương trình

học, nhà trường và thầy cô giáo đều hướng đến việc đào tạo để các em ra trường nắm

bắt được xu thế chung của xã hội là vừa giỏi chuyên môn vừa sử dụng tốt tiếng Anh

trong công việc, nhưng thực tế những khó khăn về ngữ pháp đang là một yếu tố làm

giảm sự tự tin của các em khi viết thư từ, email, thông báo bằng tiếng Anh.Với kinh

nghiệm nhiều năm giảng dạy, nhóm tác giả nhận thấy rằng các em không hẳn là

không biết gì về ngữ pháp mà thường là kiến thức về ngữ pháp của các em rời rạc,

không chắc chắn nên không thể áp dụng tốt lý thuyết vào thực hành được.

Bảng 2: Những lỗi về ngữ pháp sinh viên mắc phải khi học môn Thư tín Thương mại

Những lỗi về ngữ pháp sinh viên mắc phải khi h c

môn Thư tín Thương mại

Số lượng sinh viên

gặp khó khăn (Phần

trăm - %)

1. Lỗi về thì 80%

2. Lỗi liên quan đến sự hòa hợp giữa chủ ngữ và

động từ

78%

3. Lỗi liên quan đến giới từ 70%

4. Lỗi về việc liên kết nhiều mệnh đề trong câu 52%

5. Lỗi liên quan đến sự không hòa hợp giữa đại từ và

mệnh đề đứng trước

45%

Lỗi về thì: Tiếng Anh có nhiều thì và mỗi thì có một cách sử dụng riêng,

người viết cần nắm chắc để diễn đạt được điều mình đang nói liên quan đến quá

khứ, hiện tại hay tương lai. Trong giao dịch thư tín cũng như trong công việc người

viết phải dùng đúng thì để nói về một đơn hàng hay một thông báo đã gửi, đang gửi

hay sắp gửi. Có hơn 80% sinh viên cho rằng vì không nắm vững cách dùng các thì

và hay lẫn lộn giữa cấu trúc của thì này với thì khác nên các em rất lúng túng trong

việc thể hiện đúng ý tưởng của mình lúc viết.

Ví dụ 1: Để cảm ơn nhà phân phối đã đồng ý cho mình hưởng chiết khấu

20% của đơn hàng, sinh viên thường viết ‘We would like to thank you for the 20%

trade discount that you give us.’ trong khi câu đúng phải là ‘We would like to thank

you for the 20% trade discount that you gave us.’

Ví dụ 2: Khi thể hiện sự cảm kích của nhà phân phối với khách hàng về việc

đặt hàng trong thời gian qua sinh viên viết ‘We appreciate that you placed a number

of orders with us in the past.’ Thực tế câu đúng phải là ‘We appreciate that you

have placed a number of orders with us in the past.’

Lỗi liên quan đến sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ: Thông thường khi

viết tiếng Anh người viết phải chia động từ cho phù hợp với chủ ngữ của câu để có

một câu đúng. Tuy nhiên 78% sinh viên được hỏi cho rằng việc xác định chủ ngữ là

số ít hay số nhiều để chia động từ cho đúng nhiều lúc rất khó với các em. Theo các

Page 105: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

105

em nhiều từ, cụm từ trong tiếng Anh về mặt hình thức thì là số ít như “people”

(người ta), “children” (trẻ em), “a number of” (một số) nhưng về mặt nghĩa lại là số

nhiều nên các em rất hay nhầm. Thêm vào đó khi kết hợp với một số liên từ thì đôi

lúc phải dựa vào vị trí của danh từ làm chủ ngữ là đứng trước hay sau liên từ để

dùng động từ phù hợp nên rất khó cho các em.

Ví dụ 1: Để nói rằng mỗi mẩu hàng trước khi gửi đi đều được dán nhãn sinh

viên thường viết ‘Each of the samples were labeled before shipment.’ vì các em

nghĩ samples số nhiều nên động từ đi theo cũng số nhiều trong khi câu đúng phải là

‘Each of the samples was labeled before shipment.’

Ví dụ 2: Khi diễn đạt rằng khâu quảng cáo và phân phối hàng của công ty

mình đang có sự cố sinh viên viết ‘Our advertising, as well as our distribution, are

troubling’dù câu đúng phải là ‘Our advertising, as well as our distribution, is

troubling’

Lỗi liên quan đến giới từ: Trong tiếng Anh có những từ phải kết hợp với một

giới từ mới tạo ra nghĩa hoàn chỉnh. Có những từ khi đi với các giới từ khác nhau

thì sẽ có nghĩa khác nhau. Có 70% sinh viên được khảo sát cho rằng việc phải nhớ

kết hợp với giới từ, dùng đúng giới từ và hiểu đúng nghĩa của các cụm từ có giới từ

là những khó khăn lớn đối với các em.

Ví dụ 1: Để thể hiện sự quan tâm của mình về một mặt hàng sinh viên viết

‘We are interested about the pure wool Gabardines.’ trong khi câu đúng là ‘We are

interested in the pure wool Gabardines.’

Ví dụ 2: Khi hỏi xem nhà phân phối có cung cấp được cho mình 1.000 đôi

giày cỡ 12-14 sinh viên viết ‘Please let us know if you could provide us 1,000 pairs

of shoes sizes 12-14.’cho dù câu đúng phải là ‘Please let us know if you could

provide us with 1,000 pairs of shoes sizes 12-14.’

Lỗi về việc liên kết nhiều mệnh đề trong câu: Để cho bài viết của mình thể

hiện được văn phong trang trọng, người viết cần sử dụng câu phức nhiều mệnh đề

hơn là câu đơn. Tuy nhiên, hơn một nửa (52%) số sinh viên được hỏi trả lời rằng

các em mắc lỗi kết hợp các mệnh đề mà không có dấu câu, liên từ phù hợp. Các em

thường có thói quen sử dụng nhiều câu đơn liên tục, còn việc liên kết nhiều mệnh

đề để tạo thành một câu phức đúng với các em vẫn đang rất khó.

Ví dụ 1: Sinh viên thường viết ‘I’ve already written to you concerning your

debt of $1,994. This should have been cleared three months ago.’trong khi câu có

văn phong tốt hơn là ‘I’ve already written to you concerning your debt of $1,994

which should have been cleared three months ago.’

Ví dụ 2: Để diễn đạt rằng công ty mình đang mong nhận được tiền hàng và

rồi sẽ gửi hàng theo điều kiện C.I.F cho khách sinh viên viết ‘We look forward to

receiving your remittance. We will send the chairs C.I.F’mặc dù câu có nghĩa trang

Page 106: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

106

trọng hơn là ‘We look forward to receiving your remittance and will then send the

chairs C.I.F’

Lỗi liên quan đến sự không hòa hợp giữa đại từ và mệnh đề đứng trước: Khi

dùng “they” (họ, chúng nó), “it” (nó), “her” (cô ấy) cũng như những đại từ khác

trong tiếng Anh người viết phải chắc chắn là người đọc sẽ hiểu chính xác đối tượng

mà bạn muốn nhắc đến là ai hay là cái gì. Nếu cách dùng các đại từ này gây ra sự

hiểu nhầm thì người viết đang mắc lỗi không có sự hòa hợp giữa đại từ và mệnh đề

đứng trước. Gần một nửa sinh viên (45%) cho biết lúc viết một bức thư hay một văn

bản nào đó dường như là các em không để ý đến phần này hoặc là không chắc về

các đại từ mà mình đang dùng nên bài viết của các em thường mắc nhiều lỗi này.

Ví dụ: Sinh viên thường viết ‘These items are made from the best quality

leather and we are sure that it can meet your demand.’trong khi chủ ngữ của câu

trước là ‘These items’ nên câu đúng phải là ‘These items are made from the best

quality leather and we are sure that they can meet your demand.’

3.3. Khó khăn về văn phong

Văn phong thư tín thương mại theo Ashley (2003, tr.34) trong Handbook of

Commercial Correspondence cần thể hiện được tính đơn giản, tính lịch thiệp, tính rõ

ràng và chính xác, tính ngắn gọn và tính logic. Tính đơn giản bao gồm các yếu tố như

cấu trúc câu không quá cầu kỳ, phức tạp, không dùng các biệt ngữ, thuật ngữ khó

hiểu hay từ viết tắt và phải viết đúng ngữ pháp. Tính lịch thiệp yêu cầu người viết

phải soạn thảo và chỉnh sửa bức thư của mình cẩn thận, có cách xưng hô phù hợp,

dùng thể bị động và chủ động nhuần nhuyễn, tránh dùng các cụm từ mang tính mỉa

mai và châm biếm đối tác. Tính rõ ràng và chính xác đòi hỏi người viết phải cẩn thận

với các con số, dấu thập phân, đơn vị đo lường và tiền tệ, ngày tháng và các phần

đính kèm hay trích dẫn. Để đảm bảo tính logic người viết phải tính đến việc sắp xếp

các ý theo trình tự hợp lý, xác định mục tiêu của văn bản trước lúc viết, phải dùng

đúng các từ kết nối để liên kết những điều đã nói với nhứng điều sắp nói ra.

Bảng 3: Những lỗi về văn phong sinh viên mắc phải khi học môn Thư tín

Thương mại

Những lỗi về văn phong sinh viên mắc phải khi

h c môn Thư tín Thương mại

Số lượng sinh viên gặp khó

khăn (Phần trăm - %)

1. Lỗi về tính đơn giản 60%

2. Lỗi về tính lịch thiệp 65%

3. Lỗi về tính rõ ràng và chính xác 70%

4. Lỗi về tính logic 55%

Lỗi phổ biến nhất về tính đơn giản mà 60% sinh viên mắc phải liên quan đến

việc diễn đạt ý ngắn gọn, rõ ràng. Để nói về việc mình đang hồi âm cho một thư hỏi

về việc giao hàng trễ, sinh viên viết ‘I beg to acknowledge receipt of your letter of

Page 107: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

107

the 15th

May in connection with the delivery which was late.’ trong khi câu văn đơn

giản và dễ hiểu hơn là ‘I am replying to your letter of 15 May asking us about the

late delivery.’

Lời chào đầu thư và cuối thư phải nhất quán với nhau để đảm bảo tính lịch

thiệp nhưng có đến 65% sinh viên thường bắt đầu Dear John và kết thúc Yours

faithfully thay vì Dear John và kết thúc Yours sincerely. Bên cạnh đó các em cũng

thiếu chữ ‘s’sau lời chào cuối thư nên đúng ra là Yours faithfully thì sinh viên toàn

viết Your faithfully.

Có đến 70% sinh viên gặp khó khăn về tính rõ ràng và chính xác. Lỗi các em

hay mắc nhất ở phần này đó là nhầm lẫn giữa dấu chấm và dấu phẩy lúc ghi số do

cách ghi số của người Việt trái ngược với người Anh và Mỹ. Để diễn đạt khoản tiền

một ngàn hai trăm chín mươi bảng Anh, cách ghi đúng là ‘I’m enclosing a cheque

for £1,290 on amount’ thì sinh viên toàn ghi ‘I’m enclosing a cheque for £1.290 on

amount’. Ngoài ra, sinh viên cũng thường không ghi ngày tháng đúng. Ví dụ các em

hay ghi ‘Thank you for your enquiry of 1.2.2015’ trong khi tháng nên viết thành chữ

tránh hiểu lầm vì cụm 1.2.2015 có thể hiểu 1 Feb, 2015 hoặc 2 Jan, 2015.

Hơn một nửa sinh viên (55%) tham gia khảo sát cảm thấy khó khăn với tính

logic. Các em thường mắc lỗi trong việc sắp xếp các ý tưởng nên bức thư bên dưới

không đạt yêu cầu về mặt logic.

Dear Mr.John,

We would look forward to your order.

Unfortunately, we can not offer you a 4 % trade discount because our usual

discount is 3%.

We are enclosing our latest catalogue as requested.

Thank you for your enquiry.

Yours sincerely,

Bức thư trên nên được sắp xếp ý theo thứ tự sau cho logic

Dear Mr.John,

Thank you for your enquiry. (đề cập thư đã nhận)

We are enclosing our latest catalogue as requested. (nêu những thông tin

đáp ứng được yêu cầu của khác hàng trước rồi đến những yêu cầu không đáp ứng

được sau).

Unfortunately, we can not offer you a 4 % trade discount because our usual

discount is 3%.

We would look forward to your order. (kết thúc lịch sự mong được làm ăn

với khách hàng)

Yours sincerely,

Page 108: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

108

Một lỗi khác liên quan đến tính logic là sinh viên thường dùng sai liên từ

trong câu như ‘Although this new type has all the qualities you need but the price is

much lower.’ trong khi chỉ cần dùng một trong hai liên từ trên là đủ.

4. Kết lu n và kiến nghị

4.1. Kết lu n

Tóm lại, việc phát hiện, tổng kết những khó khăn mà sinh viên Cao đẳng

chuyên ngành Xuất nhập khẩu của trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại gặp phải khi

viết thư tín thương mại bằng tiếng Anh để từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu giải quyết

được những khó khăn đó rất cấp thiết. Giáo viên cần trang bị cho sinh viên vốn từ

vựng tiếng Anh phong phú, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành và giúp sinh viên có

phương pháp để nắm vững và phát triển từ vựng. Ngoài ra giáo viên cũng cần hệ

thống hóa văn phạm, đặc biệt là những vấn đề văn phạm mà sinh viên thường gặp

khi học môn tiếng Anh Thư tín Thương mại. Giúp sinh viên có văn phong viết thư

tín thương mại bằng tiếng Anh sao cho phù hợp và thuyết phục cũng là một việc cần

chú ý. Quan trọng hơn cả là phải cho sinh viên thực hành viết nhiều thư tín thương

mại bằng tiếng Anh và chỉnh sửa lỗi sai. Cùng với giáo viên, sinh viên cũng cần

nhận thức được tầm quan trọng của môn học, xác định mục tiêu và phát huy tinh

thần tự học của mình. Với những nỗ lực từ hai phía của cả giáo viên và sinh viên,

nhóm tác giả hi vọng những lớp cán bộ sau này của Việt Nam có thể viết thư tín

thương mại bằng tiếng Anh hiệu quả, góp phần vào thành công chung của đất nước

trong quá trình hội nhập toàn cầu.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với giảng viên

Theo Hutchinson và Waters (1984), phần lớn giáo viên chuyên ngành thường

là những giáo viên dạy tiếng Anh căn bản, tiếng Anh tổng quát nhưng do tính chất

đòi hỏi của công việc nên họ chuyển sang dạy tiếng Anh chuyên ngành, vì thế các

giáo viên phải tự tìm tòi học hỏi, tự nghiên cứu kiến thức chuyên ngành, nâng cao

chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu về kiến thức cho sinh viên sau khi tốt

nghiệp. Thế nên, để dạy tốt môn tiếng Anh Thương tín Thương mại, giáo viên cần

dành nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức chuyên ngành, vì khi được hỏi khoảng

trên 75% sinh viên mong muốn được học với giáo viên tiếng Anh chuyên ngành có

kiến thức sâu về chuyên ngành đang dạy để giải đáp những thắc mắc, thuật ngữ

chuyên ngành khó hiểu cho các em. Giáo viên nếu được nên đăng ký tham gia các

khóa học ngắn hạn hay văn bằng 2 về chuyên ngành kinh tế. Hoặc giáo viên có thể

kết hợp giữa việc dạy ở trường và đi làm công ty để luôn cập nhật kiến thức thực

tiễn trong việc truyền đạt cho sinh viên những kinh nghiệm và những kiến thức thật

sự cần thiết khi học môn này.

Page 109: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

109

Trong quá trình giảng dạy môn này, giáo viên không cần phải chọn những tài

liệu, giáo trình quá phức tạp, khó hiểu, quá nhiều lý thuyết. Các tài liệu phù hợp với

trình độ và nhu cầu của người học nên được ưu tiên vì chúng sẽ tạo ra sự đam mê

học hỏi và đáp ứng nhu cầu công việc tương lai của các em.

Giáo viên nên thay đổi phương pháp giảng dạy theo phương châm lấy người

học làm trung tâm (learner-centered) khi dạy môn này, tạo nhiều cơ hội để sinh viên

tham gia thảo luận và thực hành viết các mẫu thư trong và ngoài lớp. Giáo viên nên cho

các em có cơ hội tiếp xúc thực tế bằng những mẫu thư mà các công ty hay sử dụng.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khuyến khích sinh viên áp dụng Công nghệ Thông tin,

tìm kiếm tài liệu trên mạng để phục vụ cho việc học và nghiên cứu môn học này.

Johns và Dudley-Evans (1991) đã mô tả năm vai trò của giáo viên khi dạy

tiếng Anh chuyên ngành như sau: người giáo viên, cộng tác viên, người thiết kế

khóa học và cung cấp tài liệu, nhà nghiên cứu và chuyên viên đánh giá. Vậy ngoài

những đề xuất ở trên, nhóm tác giả còn muốn nhấn mạnh giáo viên nên là người

cùng tham gia học và nghiên cứu với sinh viên để có thể thấy những khó khăn thật

sự của sinh viên khi tham gia học môn học này. Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá

cũng là một trong những yếu tố cần thiết, quyết định đến việc thành công khi dạy

môn Thư tín Thương mại nhằm nhắc nhở thường xuyên cho các em việc phải đảm

bảo các yếu tố quan trọng trong một bức thư thương mại.

4.2.2. Đối với sinh viên

Để học tập hiệu quả các môn tiếng Anh chuyên ngành nói chung và môn

tiếng Anh Thư tín Thương mại nói riêng, Cooker (2008, tr.21) đã đề xuất tự học nên

thật sự là quá trình tự tiếp cận, không phải hoàn toàn dựa vào tất cả các hoạt động

trên lớp của giáo viên và ông cũng đã nhấn mạnh việc tự học chỉ xảy ra khi sinh

viên tìm được học tập là niềm vui và khi sinh viên đóng vai trò quan trọng trong

việc chọn lựa giáo trình và phương pháp học tập phù hợp. Người học cần phải thấy

được mục tiêu của việc học tiếng Anh chuyên ngành một cách rõ ràng như: giúp

người học nắm bắt những kiến thức về thương mại và phát triển kỹ năng giao tiếp

bằng tiếng Anh; giúp người học cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh trong lớp

học; hay giúp người học chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho quá trình thực tập

và công việc trong tương lai. Chính vì vậy bản thân mỗi người học cần phải tìm

hiểu môn học thường xuyên, cần dành nhiều thời gian cho quá trình tự học để nâng

cao kiến thức chuyên ngành.

Từ vựng tổng quát và từ vựng chuyên ngành đều đóng một vai trò quan trọng

khi sinh viên tham gia môn học này. Thay đổi chiến lược hay cách học từ mới hiệu

quả hơn cũng quan trọng không kém. Các em cần phải tự bổ sung từ vựng cho mình

bằng việc thiết lập một kế hoạch mục tiêu cần phải học bao nhiêu từ mỗi ngày (10

từ chẳng hạn) và phải học một cách thường xuyên, liên tục, đều đặn mỗi ngày. Học

Page 110: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

110

từ vựng cần kết hợp với việc sử dụng thường xuyên để củng cố trong quá trình thảo

luận và viết trong cũng như ngoài lớp. Sinh viên nên rèn luyện tính tỉ mỉ khi học từ

vựng bằng việc tham khảo tất cả các yêu tố liên quan của từ các em đang học như

cách phát âm, tất cả các nghĩa và cách sử dụng của từ, cũng như những ví dụ của từ

đó. Khi học từ mới, các em cũng nên học và nghiên cứu tất cả các từ loại liên quan

đến từ đó.

Để có một lá thư hay một văn bản trang trọng không mắc các lỗi về ngữ

pháp, sinh viên cần có những giải pháp khắc phục từ phần gốc. Nắm chắc ngữ pháp

tiếng Anh căn bản thực sự là một giải pháp rất cấp thiết. Có một sự thật là dù hầu

hết sinh viên đã được học rất nhiều kiến thức ngữ ở bậc học phổ thông để kiểm tra

và thi cử nhưng đa phần là các em không áp dụng được kiến thức đó trong lúc viết

những văn bản thông thường cũng như thương mại. Do đó cùng với sự hướng dẫn

của giảng viên về tài liệu học tập, các trang tự học trên mạng và phương pháp học

tập, cá nhân mỗi sinh viên cần nỗ lực tự học, tự tìm tòi, hệ thống lại kiến thức về

ngữ pháp và trao đổi với giáo viên đứng lớp những vướng mắc của mình.

Viết lại phần bài giáo viên đã sửa để ghi nhớ sâu hơn cũng là một việc mang

lại hiệu quả cao. Thường thì sau khi nhận bài giáo viên đã sửa về sinh viên chỉ xem

qua rồi cất vào sách hay đâu đó chứ không có thói quen viết lại phần bài đó vào vở.

Do đó cho dù giáo viên có cố gắng chấm, nhận xét và tỉ mỉ tìm ra lỗi giúp sinh viên

để các em khắc phục thì cũng không có tác dụng gì nhiều. Sinh viên cần tự viết lại

bài mình dựa vào những lỗi mà giáo viên đã chỉ ra để tránh lặp lại những lỗi đó ở

các bài viết sau cũng như bổ sung thêm những ý còn thiếu mà lần viết trước các em

quên để bài viết có nội dung hoàn chỉnh và phong phú hơn. Thông qua việc làm

này, sinh viên sẽ nhớ được từ vựng chuyên ngành, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ

năng viết các văn bản tiếng Anh thư tín thương mại của các em sẽ ngày càng được

cải thiện giúp các em thấy tự tin hơn lúc viết.

Sinh viên cần nhận thức được rằng đọc sách báo và tài liệu liên quan đến

môn học là hoạt động hữu ích. Ngoài cuốn giáo trình tiếng Anh thư tín thương mại

Business Corresspondence in English của Lê Mạnh Tiến và Lê Tuyết Vân biên

soạn, trên thị trường cũng như trên mạng đang có rất nhiều sách báo và tài liệu tham

khảo về tiếng Anh thư tín thương mại. Sinh viên cần dành thời gian để đọc thêm các

tài liệu bên ngoài để làm giàu thêm kiến thức về tiếng Anh thương mại và ngữ pháp.

Học phải đi đôi với hành, để viết tốt đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên

luyện tập. Muốn chuyển tải đến người đọc những văn bản thương mại chất lượng

sau này thì bây giờ sinh viên phải thường xuyên luyện viết các loại văn bản như thư,

thông báo, email, fax. Viết lại nhiều lần sẽ giúp các em ghi nhớ mẫu câu, văn phong

và bố cục của một bức thư một cách vô thức. Những kiến thức đó sẽ ăn sâu vào

tiềm thức và lúc cần các em chỉ việc viết ra lại mà không phải lo nghĩ gì nhiều.

Page 111: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

111

Tài liệu tham khảo

[1] Els Van Geyte, Writing – Learn to write better academic essays, NXB

Tổng hợp TP.HCM, 2010.

[2] Nguyễn Trọng Đàn, The Language of Business Correspondence in

English, NXB Lao động – Xã hội.

[3] SaigonBook, Mẫu thư tín tiếng Anh thương mại, NXB Đà Nẵng, 2010.

[4] Lê Mạnh Tiến & Lê Tuyết Vân, Business Correspondence in English,

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại.

Tài liệu nước ngoài

[5] Andrea, B. G. (2000). How to write better Business Letters. Barron’s

Educational Series, Business & Economics.

[6] Ashley, A. (2003). A Handbook of Commercial Correspondence. Oxford

University Press.

[7] Cooker, L. (2008). Some self-access principles. Independence, 43, 20-21.

[8] Dovey, T. (2006). What purposes, specifically? Re-thinking purposes and

specifity in the context of the new vocationalism. Journal of English for Specific

Purposes, Volume 25, issue 4.

[9] Dudley-Evans, T. (1997). Developments in English for Specific

Purposes: A multi-disciplinary approach. Cambridge University Press.

[10] Fox, S. (2008). Business Etiquette for Dummies. John. Wiley & Sons,

Inc. 2nd

Edition.

[11] Hutchinson, T. & Waters, A. (1987). English for Secific Purposes: A

learning Centered Approach. Cambridge University Press.

[12] Hutchinson, T. & Waters, A. (1984). English for Technical

Communication. Longman Group (UK) Limited.

[13] Johns, A. M. & Dudley-Evans, T. (1991). English for Specific Purposes:

International in Scope, Specific in Purpose. TESOL Quarterly 25:2, 297-314.

[14] Lewis, M. (1993). The lexical approach: The state of ELT and the way

forward. Hove, England: Language Teaching Publications.

[15] Nattinger, J. R. (1980). A lexical phrase grammar for ESL. TESOL

Quarterly, 14(3), 337-344.

[16] Nattinger, J. R. & De Carrico, J. S. (1992). Lexical phrases and

language teaching. Oxford: Oxford University Press.

[17] Strevens, P. (1988). ESP after twenty years: A re-appraisal. In M.

Tickoo (Ed.), ESP: State of the art (1-13). SEAMEO Regional Language Centre.

[18] Wilkins, D. A. (1972). Linguistics in Language Teaching. Hodder &

Stoughton Educational.

Page 112: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

112

[19] Williams, A. (1998). Prefabricated chunks in the teaching of the

language of negotiations. Unpublished M. Ed Thesis Manchester University of

Manchester.

Những website tham khảo

[20] Adams State College Career Services Guide to Business

Correspondence, tham khảo tại trang https://www.adams.edu/students/career-

services/media/guide-to-business-correspondence.pdf, ngày 03/04/2016.

[21] Top Ten List of Grammar Errors to Avoid in Business Letters, tham

khảo tại trang http://www.spadealaw.com/content/top-ten-list-grammar-errors-

avoid-business-letters, ngày 10/04/2016.

[22] 5 Common Grammar Mistakes to Avoid in Business Writing, tham khảo

tại trang http://www.shutterstock.com/blog/5-common-grammar-mistakes-to-avoid-

in-business-writing, ngày 16/04/2016.

Page 113: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

113

CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI HỌC

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

ThS. Phạm Ng c Diễm

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM

Tóm tắt

Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con

người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ giới hạn trong đất nước Việt

Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Những phát triển vượt bậc của Khoa

học Công nghệ đã đem đến cho con người những đổi thay có tính đột phá trên

nhiều lĩnh vực. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO,

tham gia các diễn đàn đa phương với các quốc gia trong khu vực và thế giới thì

ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở nên quan trọng hơn. Nâng cao chất lượng việc

giảng dạy và học tập tiếng Anh nói chung và các chuyên ngành bằng tiếng Anh tại

các trường Đại học và Cao đẳng trên phạm vi cả nước là một vấn đề đang thu hút

nhiều quan tâm của các nhà quản lý. Việc đưa ngoại ngữ vào giảng dạy và giảng

dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam là

một nhu cầu xã hội tất yếu. Chính vì lẽ này, có thể nói rằng tiếng Anh đóng một vai

trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày từ việc giao tiếp đến những cơ hội trong

học tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, đã

có nhiều nghiên cứu đề cập thực trạng đào tạo và những thách thức về chương

trình, giáo trình, giáo viên, người dạy, người học. Nhìn chung, sự thành công của

việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phụ thuộc vào các yếu tố quyết định

những hoạch định về chương trình, giáo trình, giảng dạy và hình thức kiểm tra

đánh giá đối với môn học và nhận thức cũng như động cơ học tập của sinh viên.

Theo đó, việc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh là kế hoạch nằm trong

lộ trình của Nhà trường nhằm triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ

thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” (Đề án NNQG 2020). Dựa trên

tình hình thực tế tại trường, tác giả sẽ nêu một số đề xuất có tính chiến lược nhằm

nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Anh tại Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Năm 2008, chính phủ đã phê duyệt đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ

thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. Một trong các giải pháp là đổi

mới đồng bộ các yếu tố liên quan đến giảng dạy tiếng Anh ở các cấp để có thể đạt

chuẩn và mục tiêu đề ra. Yêu cầu này càng đặt ra cho các nhà giáo dục một nhiệm

vụ lớn về việc đào tạo cán bộ công chức bằng cách nào để số đông họ có thể sử

dụng tiếng Anh trong công việc thành thạo và hiệu quả trong đó phát triển phẩm

Page 114: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

114

chất, năng lực của người học là một trong những nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Và

thực tế cho thấy, sản phẩm cuối cùng của Giáo dục - Đào tạo chính là chất lượng

người học có đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội hay không. Cho đến ngày

nay, chúng ta có thể nhận thấy rằng “Nhu cầu xã hội” là một vấn đề đặt ra cho giáo

dục phải giải quyết, đó là đáp ứng một cách đầy đủ cho xã hội một đội ngũ lao động

đủ sức làm việc, hòa nhập và hợp tác với tất cả mọi đối tượng. Để đạt được điều

này, không có con đường nào khác là phải nâng cao năng lực dạy và học.

Với tình hình thực tế nêu trên, các trường Cao đẳng, Đại học nói chung vả

trường HOTEC nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong việc

nâng cao chất lượng ngoại ngữ, vì thế việc đổi mới phương pháp dạy và học ngoại

ngữ nhằm đáp án chuẩn đầu ra theo đề án 2020 và tiêu chí của Trường tiên tiến,

theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế theo quyết định số 3036/QĐ-UBND là

nhiệm vụ hàng đầu mà Ban Giám hiệu trường quyết tâm thực hiện trong suốt thời

gian qua. Với quan niệm được rằng ngoài việc nâng cao trình độ tiếng Anh tổng

quát cho sinh viên theo các tiêu chí của Đề án NNQG 2020, mục đích của việc

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh còn thúc đẩy và tăng cường khả năng tiếp

cận, khai thác các nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng tiếng Anh, viết bài

báo quốc tế và tham dự các hội nghị hội thảo quốc tế của giảng viên cũng như đối

với sinh viên. Khả năng thích ứng với môi trường toàn cầu, cơ hội việc làm và khả

năng thành công cao hơn cho sinh viên là điều đặc biệt quan trọng mà chương trình

đào tạo cần hướng đến.

2. Thực Trạng

Tình hình chung của việc dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Để tạo ra những bước chuyển biến mới trong đào tạo Cao đẳng, Đại học,

nhiều trường đã chủ trương bước đầu tổ chức giảng dạy một số môn chuyên ngành

bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh vẫn là

những khó khăn thách thức của nền giáo dục chúng ta.

Theo TS. Bảo Khâm, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Huế, việc giảng dạy

các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đang gặp rất nhiều trở ngại chung như thiếu

sự ủng hộ và quan tâm của một số nhà quản lý giáo dục; năng lực tiếng Anh ở một

số giáo viên và sinh viên còn hạn chế, đáng lo ngại; tài chính, cơ sở vật chất, nguồn

tài liệu, giáo trình chưa đáp ứng; chương trình học lạc hậu, thiếu linh hoạt.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Sỹ Thư, Trưởng Ban quản lý đề án ngoại ngữ

quốc gia 2020, cho rằng đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã bước sang năm thứ 5,

bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn nhiều khó khăn. Vì thế, đòi hỏi các

nhà khoa học, chuyên gia, các cấp quản lý phải cùng nhau đồng hành và có những

bước đi tích cực, đột phá cho vấn đề này.

Khi nghiên cứu về thực trạng của việc dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh,

Page 115: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

115

Thạc sỹ Đỗ Thị Xuân Dung cũng cho rằng thực tế giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh trong thời gian qua bộc lộ những khó khăn và hạn chế về nhiều mặt; dẫn

đến việc nhiều cơ sở đào tạo không đạt được những mục tiêu mong muốn cũng như

lãng phí về mặt tài chính khi đầu tư cho công tác này. Đứng trước những thách

thức của toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường, việc đầu tư chiến lược dạy và học

tiếng Anh để nâng cao năng lực cho sinh viên một cách hiệu là mục tiêu hàng đầu

mà các nhà quản lý giáo dục cần phải quan tâm.

Tình hình dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HOTEC).

Sinh viên tại trường HOTEC có nguồn gốc rất đa dạng, từ khắp các tỉnh thành,

phía Bắc từ Thái Nguyên trãi dài đến gần cực Nam ở Bạc Liêu và xuất thân gia đình

chủ yếu là lao động. Về trình độ tiếng Anh, khi tiến hành kiểm tra đầu vào của các

sinh viên, thực tế đã cho thấy đa số sinh viên chưa đạt chuẩn tốt nghiệp phổ thông

như Bộ đề ra hay trình độ tương đương vỡ lòng, sơ cấp là chiếm đa số. Sinh viên vẫn

chưa quen với cách học tiếng Anh chuyên sâu hóa về nội dung chuyên ngành. Kiến

thức ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành của các em vẫn còn hạn chế.

Như vậy, để đào tạo một số khá đông sinh viên ở mức thấp nhất về năng lực

tiếng Anh theo mục tiêu của đề án 2020 là một thách thức rất lớn cho giáo viên và

cán bộ quản lý về chuyên môn cũng như bài toán phát triển của trường tiên tiến theo

xu hướng hội nhập.

Để thực hiện chương trình giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh,

trường đã thành lập ban học thuật gồm giảng viên chuyên ngành và giảng viên tiến

Anh cùng phối hợp giảng dạy.

Mục tiêu cụ thể theo lộ trình từng năm học. Kế hoạch này được xây dựng

cho 3 năm học, bắt đầu từ năm học 2015 – 2016, đến cuối năm học 2017 – 2018.

Thời điểm

(đến cuối

năm h c)

Mục tiêu cụ

thể tối thiểu B c Cao đẳng

B c TCCN.

THPT

B c TCCN.

THCS

2015 – 2016

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng Anh

sử dụng từ 10%

đến 30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng

Anh sử dụng từ

10% đến 30%

tiếng Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng Anh

sử dụng từ 10%

đến 30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng

Anh sử dụng

tối thiểu 10%

tiếng Anh

2016 - 2017

Các bài học

chuyên ngành

bằngTiếng Anh

sử dụng từ 40%

Các bài học

chuyên ngành

bằngTiếng

Anh sử dụng

Các bài học

chuyên ngành

bằngTiếng Anh

sử dụng từ 40%

Các bài học

chuyên ngành

bằngTiếng

Anh sử dụng

Page 116: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

116

Thời điểm

(đến cuối

năm h c)

Mục tiêu cụ

thể tối thiểu B c Cao đẳng

B c TCCN.

THPT

B c TCCN.

THCS

đến 70% tiếng

Anh

tối thiểu 40%

tiếng Anh

đến 70% tiếng

Anh

tối thiểu 20%

tiếng Anh

2017 - 2018

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng Anh

sử dụng từ 80%

đến 100% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng

Anh sử dụng

tối thiểu 80%

tiếng Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng Anh

sử dụng tối

thiểu 50% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng Tiếng

Anh sử dụng

tối thiểu 30%

tiếng Anh

( Nguồn từ Ban học thuật)

Trong thời gian qua, cùng với chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám hiệu trong

việc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh, Ban học thuật đã nỗ lực thực

hiện, thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình

độ tiếng Anh cũng như phương pháp giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho

việc dạy và học các chuyên ngành bằng tiếng Anh. Với nỗ lực nêu trên bước đầu

theo từng cấp bậc từ thấp đến cao và có những chuyển biến tích cực cho chủ trương

này. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đào tạo theo chuẩn của đề án 2020, trường

vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn lực, trình độ tiếng Anh của giảng viên cũng như

của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

3. Giải pháp

Với tình hình thực tế của việc dạy và học các chuyên ngành bằng tiếng Anh

của các trường Cao đẳng, Đại học trong phạm vi cả nước nói chung và trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM nói riêng, trường HOTEC sẽ đối mặt với nhiều

khó khăn và thách thức trong việc nâng cao chất lượng ngoại ngữ, vì thế việc đổi

mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ nhằm đáp án chuẩn đầu ra theo đề án 2020

và tiêu chí của Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế theo quyết

định số 3036/QĐ-UBND là nhiệm vụ hàng đầu mà Ban Giám hiệu trường quyết

tâm thực hiện trong suốt thời gian qua. Trong quá trình đổi mới, những yếu tố sau

đây cần được chú trọng và nghiêm túc thực hiện nhằm đảm bảo tính hiệu quả của

việc dạy và học các chuyên ngành bằng tiếng Anh.

3.1. Đối với nhà quản lý chuyên môn

Trong quá trình đổi mới giáo dục, vai trò của người quản lý mang yếu tố

quyết định sự thành công hay thất bại. Tại hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học

và công tác kiểm tra đánh giá Tiếng Anh đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên

các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp các tỉnh/TP miền Trung và Miền Nam” được tổ

chức tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh vào ngày 13/11/2015,

Page 117: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

117

Bà Vũ Thị Tú Anh (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Phó trưởng ban trung

ương Ban quản lý dự án Ngoại ngoại ngữ quốc gia 2020) cho rằng “sự thành công

của đề án cũng như chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh và sinh

viên không phải do các nhà chuyên môn, không phải từ Khoa/Tổ bộ môn và chương

trình đào tạo mà được quyết định do vai trò của nhà quản lý giáo dục.” Chính vì lẽ

này, với sự định hướng từ Ban Giám hiệu nhà trường, cùng với sự nỗ lực của đội

ngũ giảng viên của trường đã quyết tâm xây dựng mô hình giảng dạy tiếng Anh

nhằm giúp cho giảng viên và sinh viên nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình.

3.1.1. Thành lập Ban học thuật giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

Chiến lược phát triển nguồn giảng viên phải gắn với chiến lược phát triển

của trường. Do đó, để có thể đưa ra một chiến lược phát triển nguồn nhân lực thực

sự có giá trị, lãnh đạo trường cần phải rà soát lại chiến lược phát triển của mình

trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề năng lực cốt lõi. Tận dụng nguồn năng lực

sẵn có để thành lập đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành chủ đạo bằng cách

chọn ra một số giảng viên tiêu biểu, có năng lực và tâm huyết với nghề để đảm

trách giảng dạy các chuyên ngành từ các ngành khác nhau. Bên cạnh đó, công tác

đào tạo và bồi dưỡng giáo viên luôn được quan tâm hướng đến. Để giảng dạy các

môn học bằng tiếng Anh hiệu quả cần phải có chế độ đào tạo giáo viên bài bản và

bồi dưỡng giáo viên thường xuyên. Theo đó, các khoá bồi dưỡng giáo viên phải

được tổ chức thích hợp về thời gian, trình độ và điều kiện tham gia. Chương trình

đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cần có những thay đổi về phương pháp tiếp cận hoạt

động dạy học, người học và tài liệu hiện đại. Phải làm cho giáo viên nhận thức được

tầm quan trọng của việc tiếp cận người học và cách thức hướng hoạt động học thành

hoạt động nhắm vào người học, phục vụ người học, phát huy tính chủ động tự học

của người học.

3.1.2. Biên soạn chương trình và giáo trình phù hợp với nhu cầu xã hội.

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá và tốc độ tiến

nhanh như vũ bão của Khoa học - Công nghệ đang đặt ra trước sự nghiệp giáo dục

Page 118: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

118

và đào tạo, đặc biệt đối với giáo dục đại học của các nước đang phát triển nhiều vận

hội và thách thức mới. Từ những nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng để phát

triển Kinh tế - Xã hội trong thời kỳ hội nhập và từ những bài học kinh nghiệm của

những nước trong khu vực, nhà quản lý chuyên môn của trường nên xây dựng, rà

soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu tiêu chí

trường tiên tiến và nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động, trên cơ sở tham khảo

các chuyên gia, doanh nghiệp, các trường tiên tiến trong nước cũng như khu vực.

Chương trình giảng dạy ngoại ngữ phải định hướng theo cách đánh giá ngoài, theo

chuẩn quốc tế để tạo nền tảng cho sinh viên đạt kết quả cao nhất trong các kỳ kiểm

tra chuẩn đầu ra của trường hoặc trong các cuộc sát hạch, tuyển dụng của doanh

nghiệp. Cải cách kiểm tra, đánh giá dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường. Sắp xếp

học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh khi sinh viên đã hoàn thành các học phần

tiếng Anh cơ bản trong chương trình đào tạo đảm bảo tính logic và khoa học.

Hình thức kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, nghiêm túc và

chặt chẽ để sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá đầu ra, tránh gây

hoang mang cho người học mà ngược lại làm cho người học nhận thức được tầm quan

trọng của chất lượng đầu ra và giá trị của từng kỳ thi để họ lựa chọn cho đúng đắn.

Để đạt được những kết quả rõ nét trong việc giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh, những chuyên gia biên soạn chương trình và giáo trình cần chú ý hơn

nữa yếu tố nhu cầu thực tế của người học và yếu tố vận dụng tài liệu dạy học cũng

như những chủ điểm, khối kiến thức và kỹ năng phù hợp với đối tượng người học.

Thời lượng phân bổ cũng cần được tổ chức hợp lý và khoa học hơn. Chương trình

và giáo trình được biên soạn có tính đến yếu tố nhu cầu người học sẽ tránh làm cho

người học hụt hẫng, nhàm chán vì phải luyện tập tiếng Anh hoặc tiếng Anh chuyên

ngành trong những môi trường “khô cứng”, tình huống xa lạ với thực tế công việc,

không có tính “thực” (authentic). Dựa trên những kết quả nghiên cứu của đề tài về

nhu cầu người học và cũng chính là nhu cầu thực sự của họ khi làm việc, chương

trình và giáo trình cần thiết phải có sự cân đối giữa các khối kiến thức và kỹ năng

như đã tìm hiểu về nhu cầu.

3.1.3. Đẩy mạnh liên kết đào tạo trong và ngoài nước.

Page 119: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

119

Việc liên kết đào tạo trong và ngoài nước cũng là một trong những mô hình

góp phần tạo cơ hội nâng cao chất lượng, uy tín thương hiệu và phát triển năng lực

ngoại ngữ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong khối

ASEAN cũng như trong khu vực châu Á và trên thế giới. Trong quá trình liên kết

đào tạo tạo với nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên có cơ hội

tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình dội tiếng Anh của mình. Bên

cạnh đó, việc mời các đối tác nước ngoài tham gia giảng dạy và sinh hoạt chung với

Khoa chuyên môn, tăng cường trao đổi về chuyên môn và học thuật là yêu cầu thiết

yếu trong việc tổ chức dạy và học các chuyên ngành bằng tiếng Anh.

3.1.4. Phát huy chính sách khen thưởng động viên cho giảng viên và sinh viên.

Bên cạnh việc khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ, Ban Giám

hiệu nên nghiên cứu các chế độ chính sách hợp lý cho giảng viên giảng dạy các

chuyên ngành bằng tiếng Anh, cũng như quan tâm đến chính sách khen thưởng cho

giảng viên và sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ nhằm tạo động lực cho việc dạy và

học các chuyên ngành bằng tiếng Anh hiệu quả hơn.

3.2. Đối với giảng viên

3.2.1. Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ

ngoại ngữ

Tuy đứng trước bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa và sự bùng nổ của tri

thức, cũng như trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều

điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ, song phát triển đội ngũ giảng viên có

chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, trong

những điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển thì ngoại ngữ là điều kiện

tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến trình hội nhập và phát

triển. Áp lực đạt chuẩn về kỹ năng thực hành tiếng Anh của giảng viên trong khi

nền tảng được đào tạo với phương pháp giảng dạy tiếng Anh như một môn khoa

học không khỏi gây tâm lý lo ngại trong dư luận. Tuy nhiên, đề án 2020 vẫn được

ghi nhận là sự quyết liệt đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, đổi mới về phương pháp

giảng dạy đặt nền tảng từ chất lượng của người Thầy và đảm bảo về năng lực ngoại

Page 120: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

120

ngữ của người học bằng quy định về chuẩn đầu ra.

3.2.2.Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập

Cùng với việc nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc giảng

dạy cũng như định hướng cho sinh viên phương pháp học để đạt mục tiêu đề ra,

giảng viên các khoa chuyên ngành cần cố gắng quyết tâm, nỗ lực học tập nâng cao

trình độ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cao của việc giảng dạy, tình hình giảng viên

có chuyển biến rất đáng kể trong những năm qua.

Nhìn chung, giảng viên cần nhận thức được rằng trong bối cảnh thời mở cửa,

ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sang thị trường Việt Nam,

mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho các lao động trẻ. Theo những khảo sát thực

tế cho thấy, giữa hai người có năng lực chuyên môn ngang nhau, nhà tuyển dụng

chắc chắn sẽ lựa chọn người có thêm khả năng ngoại ngữ. Từ nhận thức đúng đắn

được điều này, vai trò của giảng viên sẽ là một trong những yếu tố rất cần thiết

trong việc truyền tải kiến thức cũng như áp dụng những phương pháp tối ưu nhất

trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ theo tình hình kinh tế hiện nay.

Cần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc hiểu và dịch thuật các tài liệu chuyên

môn để sinh viên có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu thêm những tài liệu chuyên môn

bằng tiếng Anh. Song song đó giảng viên cũng nên chú trọng việc phát triển kỹ năng

giao tiếp bằng tiếng Anh cho sinh viên trên nội dung chuyên môn của ngành học.

Điều cần lưu ý là ngọai ngữ là phương tiện và nội dung cần truyền đạt là cốt lõi.

Mỗi phần khác nhau của chương trình môn học cần sử dụng phương pháp lồng gh p

ngoại ngữ thích hợp nhằm đạt được mục tiêu truyền tải nội dung và sinh viên hứng thú

với việc học, không bị sức p của ngôn ngữ. Việc chọn lựa được phương pháp lồng

gh p thích hợp sẽ làm sáng tỏ hơn nội dung cần truyền đạt và hỗ trợ cho việc vận dụng

ngoại ngữ trong việc khai thác thông tin và nhận thức vấn đề của sinh viên.

3.3. Đối với sinh viên

3.3.1. Thay đổi thói quen, nhận thức về việc học để đáp ứng nhu cầu xã hội

Từ trước đến nay học sinh sinh viên và cả những học viên đã đi làm khi được

học tiếng Anh đều có thể nêu những lý do khác nhau, nhưng ít người xác định rõ

mình học vì cái gì, để làm việc gì sau khi kết thúc khóa học. Lý do có thể khách

hoặc chủ quan nhưng đã có rất nhiều sinh viên, học viên nêu những lý do rất chung

rằng họ học vì mọi người xung quanh đã học; hoặc họ không muốn mình thua

k m… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thuần Anh - Bộ môn Đảm bảo

Chất lượng và An toàn Thực phẩm, Khoa Công Nghệ Thực phẩm, Trường Đại học

Nha Trang đã chỉ ra rằng “Nếu thay đổi được nhận thức và thói quen của sinh viên,

học viên về việc xác định mục tiêu học tiêu của việc học tiếng Anh là để phục vụ

công việc, để đáp ứng nhu cầu xã hội thì kết quả đào tạo sẽ có nhiều khác biệt,

động cơ học tập rõ ràng và kế hoạch học tập chi tiết, phù hợp sẽ giúp học viên tiết

Page 121: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

121

kiệm thời gian, tăng tính hiệu quả và trở nên yêu thích việc học hoặc nhận thấy việc

học có ý nghĩa và cần phấn đấu.”

Ngoài ra, theo tình hình thực tế, một trong những khó khăn chính trong việc

giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh hiện nay là trình độ tiếng Anh không

đều của sinh viên. Để có thể tham gia và đảm bảo yêu cầu môn học, trình độ tiếng

Anh của sinh viên phải ở trình độ trung cấp. Ngoài ra, để có thể hoàn thành môn

học chuyên ngành bằng tiếng Anh với kết quả tốt nhất, điều quan trọng nhất là bản

thân mỗi sinh viên phải tự xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập tích cực,

có kế hoạch cụ thể, phù hợp với khả năng để hoàn thành chương trình học.

TS. Trương Thị Thu Hằng, người đã từng tham gia giảng dạy các khoá biên

phiên dịch Anh - Việt Nhân học do Trung tâm TVHN&PTNNL tổ chức các năm

học trước cho rằng, để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần phải làm việc chăm

chỉ, đọc và thể hiện tư duy tích cực trong đánh giá lý thuyết. Với môn học chuyên

ngành, phương pháp giảng dạy kết hợp với seminar sẽ là phương pháp sử dụng chủ

yếu nên việc tích cực tham gia phát biểu sẽ là điều kiện cần.

TS. Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng Phòng QLKH-DA, đòi hỏi cao nhất của

chương trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải đảm bảo hai yếu tố, thứ

nhất, đó là tính khoa học của giáo trình, và hai là khả năng ngoại ngữ của SV. Nếu

thỏa mãn được hai yêu cầu này, hiệu quả của việc giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh sẽ rất rõ ràng.

3.3.2. Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp.

Giảng viên và sinh viên cần nhận thức được rằng “Tự học là yếu tố quyết định

chất lượng học tập, chất lượng đào tạo, là con đường nhanh chóng đưa sự nghiệp

giáo dục nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.”

Với những nội dung chuyên môn rất phức tạp và đặc thù, mục tiêu đầu tiên là cần

sinh viên nắm được nội dung chuyên môn thì việc lồng gh p cần kh o l o và nhẹ

nhàng. Sinh viên nên đọc trước tài liệu bằng cả hai thứ tiếng. Sau khi nghiên cứu

nội dung phần tiếng Việt và đã hiểu thấu nội dung đó rồi thì mới chuyển sang

nghiên cứu nội dung vấn đề đó bằng ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với một số nội dung

đơn giản thì có thể cho sinh viên đọc trực tiếp bằng ngoại ngữ.

Trong quá trình học tập của mình, sinh viên cần rèn luyện kỹ năng đọc hiểu

và dịch thuật các tài liệu chuyên môn để tự học, tự nghiên cứu thêm những tài liệu

chuyên môn bằng tiếng Anh. Song song nên tham gia các hoạt động ngoại khóa,

câu lạc bộ tiếng Anh để phát triển thêm kỹ năng giao tiếp trên nội dung chuyên môn

của ngành học.

“Trăm hay không bằng tay quen" là câu tục ngữ nhắc nhở về mối quan hệ

giữa lý thuyết và thực hành trong lao động và học tập. Vì vậy, hoạt động ngoại

khóa đóng vai trò rất lớn không chỉ trong quá trình tham gia h c t p tại giảng

Page 122: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

122

đường Đại h c mà còn sau khi ra trường. Sinh viên có thể giao tiếp tiếng Anh

với người nước ngoài, thực hành những kỹ năng ngôn ngữ được học một cách tự

nhiên và hào hứng.

Trước hết, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên giải tỏa căng

thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở giảng đường. Ngoài ra, hình

thức này cũng tạo cơ hội cho sinh viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học

tiếng Anh cho những thành viên yêu thích tiếng Anh, muốn rèn luyện các kỹ năng

sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp.

Thêm vào đó, để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình, sinh viên cần nhận

thức được rằng hoạt động ngoại khóa là hoạt động giúp cho người học bù đắp được

những thiếu hụt về mặt thực hành trên lớp trong giờ học chính khóa. Tham gia vào

hoạt động ngoại khóa, người học sẽ có cơ hội vận dụng được tất cả những kiến thức

học trên lớp vào các kỹ năng ngôn ngữ. Hơn nữa, hoạt động ngoại khóa còn tạo

được hứng thú học tập cho người học vì họ sẽ có cơ hội để trình bày những vấn đề

mà họ quan tâm thích thú qua các hoạt động ngoại khóa như tranh luận (debate),

thuyết trình (presentation) hoặc phát triển được khả năng sáng tạo, tìm tòi của mình

qua các hoạt động như diễn kịch (drama), đố vui (puzzles) nhằm hỗ trợ cho việc

tiếp thu kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh hiệu quả hơn.

Sinh viên chuyên khối

ngành Kỹ thuật, QTKD,

TCNH tham gia hoạt

động ngoại khóa(4/2016)

Câu lạc bộ tiếng Anh

được tổ chức tại trường

Page 123: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

123

Trong những đợt sinh hoạt câu lạc bộ ngoại khóa này đã thật sự tạo ra cơ hội

tốt cho các em sinh viên chuyên ngữ được tiếp xúc, giao lưu cùng bạn bè, Thầy Cô

giáo và người nước ngoài. Ngoài kỹ năng ngôn ngữ, các em còn được rèn luyện kỹ

năng giao tiếp, ứng xử, rèn luyện tính tích cực, chủ động để tạo ra cơ hội và khẳng

định mình. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ khả năng ngôn

ngữ để học các chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng như để chuẩn bị cho các em sau

khi ra trường có thể nhanh chóng thích nghi và tìm được việc làm thích hợp.

4. KẾT LUẬN

Những phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã đem đến cho con

người những đổi thay có tính đột phá trên nhiều lĩnh vực. Đối với Việt Nam trong

giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO như đã nêu trên, chúng ta không thể phủ

nhận được tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay. Chính vì lẽ này, việc đưa ngoại

ngữ vào giảng dạy và giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ tại trường là một nhu

cầu xã hội tất yếu đòi hỏi nhà quản lý phải cùng nhau đồng hành và có những bước

đi tích cực, đột phá cho vấn đề này bởi sự thành công của việc này phụ thuộc vào

chiến lược của trường nói chung và các nhà quản lý chuyên môn nói riêng.

Hơn ai hết, tất cả nhà quản lý, giảng viên, sinh viên phải nhận thức rõ mục

đích của việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh để chọn hướng đi đúng đắn

nhằm thúc đẩy và tăng cường khả năng tiếp cận, khai thác các nguồn tài liệu khoa

học và chuyên môn bằng tiếng Anh. Vai trò của ngoại ngữ tác động đến nhiều yếu

tố trong quản lý, trong đào tạo và liên kết đối với một trường tiên tiến trong nước và

khu vực. Vì vậy, chúng ta nên có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của ngoại ngữ

trong chiến lược phát triển nhà trường theo xu hướng hội nhập ngày nay, đồng thời

nhận định được những cơ hội cũng như thách thức để đưa ra giải pháp hiệu quả cho

vấn đề phát triển năng lực ngoại ngữ song song với phát triển năng lực nghề nghiệp

cho đội ngũ giảng viên và cho nguồn lao động được đào tạo tại trường. Nâng cao

khả năng thích ứng với môi trường toàn cầu, cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt

nghiệp cũng như đẩy mạnh tính cạnh tranh về chất lượng giáo dục cũng như nâng

cao thương hiệu của nhà trường, đặc biệt là cấp Giáo dục Đại học được xem như là

cấp học của tri thức trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Page 124: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

124

Tài liệu tham khảo

[1] Celce-Murcia, M. & Olshtain, E. (2000).. Getting started with blended

learning. Griffith Institute for higher education.

[2] Đặng Tự Ân, Mô hình trường học mới Việt Nam. Hỏi – Đáp. NXB Giáo

dục Việt Nam, 2014.

[3] David, N. (2007). Principles of language learning and teaching. Longman

[4] Lê Đức Ngọc, 2015. Đổi mới căn bản toàn diện hoạt động đào tạo đại

học. Công ty đảm bảo đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục.

[5] Nguyễn Minh Tuấn, 2015.Xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ

cho sinh viên từ định hướng đến thực tiễn. Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng

dạy và học Tiếng Anh chuyên ngành trong các trường chuyên nghiệp Thành phố”

Ngày 06 tháng 11 năm 2015

[6] Trương Thị Thu Hằng, 2010. Dạy và học bằng song ngữ- Phương pháp

tốt nhất để nâng cao trình độc chuyên môn và ngoại ngữ của sinh viên hiện nay. Tạp

chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng, số 2(37),2010, 192-197.

[7] Nisha, M. (2006). Understanding Extension Eduacation. India: Kalpaz

Publications. Salasar Imaging System, Delhi.

[8] Phan Văn Hòa, Nguyễn Thị Thùy Trang, 2008. Dạy văn hóa và dạy học

ngoại ngữ: một quá trình thống nhất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà

nẵng, số 6(29), 2008, 162-169

[9] Tiêu chí Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày

20 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

[10] Trần Trung Ninh, Những xu hướng đổi mới đào tạo giáo viên - Bài học

từ các nước Mĩ La Tinh và ở Colombia, Tài liệu Hội thảo Đào tạo nghiệp vụ sư

phạm ở trường đại học Sư phạm Hà Nội, 1/2014.

Page 125: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

125

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

Lê Thị Kim Hoàn

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Tiếng Anh chuyên ngành thì thật sự đóng vai trò quan trọng trong tình hình

hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc học Anh văn chuyên

ngành của sinh viên vẫn còn hạn chế bởi nhiều lý do. Trong đó, lý do nổi bật nhất

là thiếu giáo viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Nên việc tiếp cận tiếng Anh

chuyên ngành của sinh viên chưa được chuyên sâu. Vì thế, cần có một hướng mới

để sinh viên tiếp cận tiếng Anh chuyên ngành đạt hiệu quả cao hơn. Bài tham luận

này tập trung nghiên cứu về nguyên nhân và thực trạng sử dụng tiếng Anh của

giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, bài tham

luận sẽ nêu một số đề xuất có tính chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực phục

vụ giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

TP. HCM.

1. Đặt vấn đề

Theo thông tin thống kê từ Wikipedia

Ngày nay có khoảng 1.5 tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số

này ngày càng tăng lên.

Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh.

Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến

trong việc học.

Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh.

Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc

tiếng Anh hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh.

Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng

Anh trước khi tốt nghiệp

Có thể nói tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi. Hiện nay, Việt

Nam đã là một thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO và là một điểm đến hấp

dẫn với các đối tác, tập đoàn nước ngoài cũng như du khách quốc tế. Do đó, nhu

cầu học tiếng Anh cũng như việc bổ sung kiến thức, có được bằng cấp để có thể

phát triển, giành lấy cơ hội cho bản thân trong tương lai là một nhu cầu cấp bách và

chính đáng trong giới trẻ. Và người đóng vai trò làm cầu nối để sinh viên có đủ tri

thức nghề, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế không ai khác hơn là những

người Thầy. Muốn vậy người Thầy phải đảm trách nhiệm về cả hai khía cạnh:

chuyên môn và ngoại ngữ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng giảng viên có thể

hoàn thiện cả hai mặt trên còn rất hạn chế. Vì thế, làm thế nào để phát triển nguồn

Page 126: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

126

nhân lực phục vụ giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đó chính là mục tiêu

nghiên cứu của bài tham luận này.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Khái niệm tiếng Anh chuyên ngành (TACN)

Munby (1978): TACN là khóa học tiếng Anh trong đó nhu cầu giao tiếp của

người học chi phối toàn bộ chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy.

Kennedy và Bolitho (1984): TACN là một khóa học tiếng Anh dựa trên cơ sở

điều tra mục đích của người học và các nhu cầu giao tiếp nảy sinh từ mục đích đó.

Robinson (1991): TACN là một khóa học tiếng Anh thường hướng mục tiêu

cuối cùng và dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhằm xác định cụ thể học viên phải

làm gì và làm được gì thông qua phương tiện tiếng Anh.

Dudley evans (1998): TACN đề cập đến một số đặc điểm sau được thiết kế

nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học, nó sử dụng các phương pháp và hoạt

động (ngôn ngữ) của chuyên ngành mà nó phục vụ, nó tập trung các kiểu loại ngôn

ngữ phù hợp với các hoạt động này về ngữ pháp, từ vựng.

Đến lượt EOP và EAP: TACN được chia nhỏ hơn nữa thành những tiểu loại

như tiếng Anh y học, tiếng Anh kỹ thuật, tiếng Anh cho tâm lý học …

Một luận điểm tương đối thống nhất giữa các khái niệm này là: TACN là một

loại tiếng Anh đặc biệt mà từ kiến thức đến kỹ năng thực hành đều nhằm phục vụ

một chuyên ngành đặc biệt nào đó (Kinh tế, Y học, Luật, Kiến trúc, CNTT...) về cả

mục đích học thuật lẫn nghề nghiệp.

2.2. Đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Anh

2.2.1. Về phát âm

Có vài điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Vì thế, đa số người Việt

chúng ta khi mới học Tiếng Anh, do bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ, cứ nghĩ quy

cách tiếng Anh cũng giống như tiếng Việt. Điều này dẫn đến thứ Tiếng Anh của

người Việt đôi khi sử dụng lại không hiệu quả, người nghe khó hiểu hoặc hiểu sai ý

do phát âm khác biệt của tiếng Việt với tiếng Anh do người bản ngữ phát âm.

Tiếng Việt có thể đánh vần từng ký tự phát âm thành từ, còn tiếng Anh là

không thể (viết một đàng, phát âm một nẽo), nếu gặp từ mới, phải đọc theo người

dạy hoặc tra từ điển (tuyệt đối không tự đánh vần như tiếng Việt).

Tiếng Việt không phát âm phụ âm cuối từ do đó các từ được phát âm tách

biệt hẵn ra, rất dễ nghe. Còn tiếng Anh thì phải phát âm gần như đủ hết các phụ âm,

kể cả phụ âm cuối từ, do đó các từ phát ra sẽ luyến với nhau (linking) rất khó nghe.

VD người bản ngữ phát âm 4 từ 1 vần "get out of here" nghe thành có vẽ như 1 từ

"getoutofhere".

Tiếng Việt hầu như không có từ nhiều vần trong khi tiếng Anh đa số là nhiều

vần. Do bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, người Việt có khuynh hướng phát âm một từ

Page 127: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

127

nhiều vần tiếng Anh như là nhiều từ một vần. VD từ 4 vần "entertainment" có

khuynh hướng phát âm thành 6 từ một vần "en tơ ten nơ mân tơ".

Tiếng việt hầu như không nhấn từ khi phát âm (trừ khi cố tình), từ nào cũng

được phát âm đều như nhau (dễ nghe). Còn tiếng Anh lại rất tôn trọng qui tắc nhấn

âm trong từ, âm nhấn sẽ to, rõ còn âm không nhấn sẽ nhỏ, lướt nhanh, khi nói nhanh

gần như bị nuốt mất. VD từ 4 vần "entertainment" khi phát âm nhanh nghe có vẽ

như là chỉ còn 2 vần "entrtainmnt".

Tiếng Việt chủ yếu dùng thì hiện tại, còn quá khứ và tương lai chỉ cần thêm

"đã" hoặc "sẽ" và tiếp diễn thì thêm "đang" là xong. Tiếng Anh có đến ...12 thì

gồm: 3 thì đơn, 3 thì k p, 3 thì tiếp diễn đơn, 3 thì tiếp diễn kép, qui tắc rất là nhiêu

khê, khó nhớ. Do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ, người Việt có khuynh hướng chỉ dùng

toàn thì hiện tại trong tiếng Anh.

Tiếng Việt không chia động từ theo ngôi và số, danh từ ít nhiều gì cũng chỉ

một dạng ,VD: anh "đi", tôi "đi", hắn cũng "đi"; một "chai", hai cũng "chai"...Còn

tiếng Anh thì động từ biến dạng theo ngôi, danh từ biến theo số. VD: I "go", you

"go", but he "goes"; one "bottle", but two "bottles"... Do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ,

người việt có khuynh hướng; I go, you go, he also go; one bottle, two bottle also.

2.2.2 Về cấu trúc câu

Tiếng Việt khi thời điểm nào thì chỉ dùng một từ để hỗ trợ

Vd: quá khứ thì dùng từ “đã”. Tương lai thì dung từ” sẽ”. Hầu như các câu

còn lại là ở dạng hiện tại

Nhưng ngược lại cấu trúc văn phạm trong tiếng Anh thì rất nhiều gồm 12 thì

khác nhau

1. Thì hiện tại đơn

2. Hiện tại tiếp diễn

3. Hiện tại hoàn thành

4. Hiện tại hoàn thành tiếp diễn

5. Quá khứ đơn

6. Quá khứ tiếp diễn

7. Quá khứ hoàn thành

8. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (ít dùng)

9. Tương lai đơn

10. Tương lai tiếp diễn

11. Tương lai hoàn thành

12.Tương lai hoàn thành tiếp diễn

Điều này dẫn đến kết quả dễ nhằm lẫn trong cách dùng gây cho người nghe

hiểu sai ý của người trình bày.

Page 128: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

128

2.2.3. Về từ vựng

Trong ngôn ngữ tiếng Việt có bảng chữ cái ghép vần nên rất dễ dùng từ để

nói. Ngôn ngữ tiếng Anh thì không phải thế. Muốn nói được một câu thì phải biết

nhiều từ. Hiện tại có khoảng 100.000 họ từ và nếu muốn nói được thì ít nhất phải có

khoảng 10.000 từ đến 20.000 cho người bản địa. Thêm vào đó, chúng ta còn phải

nói đến một từ lại có nhiều nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó, còn phải ghi nhớ các loại

từ dùng trong chuyên ngành. Từ vựng cũng là một trở ngại lớn cho người muốn nói

tốt tiếng Anh.

2.3. Nhu cầu đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Anh hiện nay

Những phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã đem đến cho con người

những đổi thay có tính đột phá trên nhiều lĩnh vực. Chất lượng cuộc sống được nâng

cao, khả năng hòa nhập được mở rộng, và nhu cầu của con người cũng không ngừng

biến đổi về lượng và chất. Trong giao tiếp, giáo dục, ứng dụng khoa học kỹ thuật hay

cả trong nghệ thuật, nhiều người trên thế giới đã chọn học tiếng Anh để làm phương

tiện mở cánh cổng tri thức, và điều đó đã làm cho công tác dạy và học tiếng Anh trên

toàn thế giới trở thành một mối quan tâm lớn. Các nhà khoa học, ngôn ngữ học và cả

những người thực hành giảng dạy đều mong muốn nghiên cứu tìm ra cách tiếp cận

ngôn ngữ này với những quan điểm hiện đại, để vừa hiểu được bản chất vấn đề vừa

khai thác những phương pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong xu

hướng chung về đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ (Teaching English as a

Foreign Language- TEFL), đã có nhiều nghiên cứu đề cập việc dạy và học tiếng Anh

chuyên ngành (English for Specific Purposes-ESP) cùng những thách thức về chương

trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập loại hình tiếng Anh

có tính chuyên biệt này. Xét về lý thuyết, việc đào tạo phải đạt được mục tiêu quy mô

lớn về số lượng và đạt chuẩn về chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu của một đối tượng

đào tạo đông đảo trong xã hội, và nhằm tạo ra những sản phẩm đào tạo có chất lượng

thật sự - có nghĩa là người học phải dùng được tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành

trong công việc của họ sau khi tốt nghiệp.

2.4. Đặc điểm của giáo viên giảng dạy chuyên ngành

Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ

giáo viên dạy nghề đã ngày càng phát triển về số lượng, phù hợp về cơ cấu ngành

nghề, không ngừng nâng cao năng lực. Đa phần giáo viên dạy nghề hiện có đủ trình

độ chuyên môn, trình độ kỹ năng nghề, khả năng hiểu biết thực tế, trình độ tin học,

ngoại ngữ, sư phạm, khả năng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,

phương pháp giảng dạy mới vào quá trình đào tạo và ngày càng có nhiều chuyển biến

tích cực. Tuy nhiên, do môi trường đào tạo theo lối cũ nên giáo viên chỉ tập trung chủ

yếu vào chuyên môn, thiếu sự đầu tư cho ngoại ngữ nếu có cũng ở cấp độ giao tiếp

bình thường chưa quan tâm đến đầu tư chuyên sâu cho tiếng Anh chuyên ngành.

Page 129: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

129

2.5. Mô tả đề tài nghiên cứu

2.5.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các giáo viên dạy chuyên ngành tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Thành Phố Hồ Chí Minh

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu để

nghiên cứu.

3. Kết quả thực hiện

Từ đặc điểm của giáo viên dạy chuyên ngành tác giả nhận thấy sở dĩ thiếu sự

đầu tư tiếng Anh của giáo viên chuyên ngành là do một số nguyên nhân sau.

3.1. Nguyên nhân khách quan

3.1.1 Sự khác biệt giữa chuyên ngành tiếng Anh và giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh

Có một sự khác biệt rõ giữa giáo viên dạy tiếng anh chuyên ngành và giáo

viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Do đó, thiếu sự đồng bộ giữa giáo viên dạy

tiếng anh chuyên ngành và giáo viên dạy chuyên ngành bằng tiếng anh. Giáo viên

chuyên ngành thường không thông thạo ngoại ngữ, còn giáo viên ngoại ngữ lại

không thông thạo chuyên ngành. Do vậy, giảng viên giỏi tiếng Anh đã thiếu mà vừa

giỏi tiếng Anh vừa có chuyên môn lại càng ít hơn.

3.1.2 Hạn chế tài chính

Một hướng khác, để dạy tiếng Anh hiệu quả có thể chọn nguồn giảng viên

nước ngoài và giảng viên người Việt tốt nghiệp từ các nước nói tiếng Anh. Thế

nhưng, để mời được nguồn giảng viên này thì trường phải cân nhắc đến năng lực tài

chính và thực tế cũng không dễ để mời được họ.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

3.2.1. Giáo viên chuyên ngành (GVCN) không có khả năng tiếp cận

ngoại ngữ

Nhiều người vẫn nghĩ muốn phát âm chuẩn tiếng Anh cần phải có khiếu hoặc

có gien kiểu “con nhà nòi”. Trong thực tế, một trong những nguyên nhân chính dẫn

đến tình trạng phát âm sai và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh kém của nhiều người

hiện nay chính bởi phương pháp học tiếng Anh quá chú trọng vào văn phạm và viết

lách hơn là các kỹ năng nghe, nói. Người lớn cần có một chương trình học tiếng Anh

dành riêng cho mình vì họ không chú trọng nhiều đến bằng cấp mà cần phát triển kỹ

năng giao tiếp tiếng Anh để áp dụng thực tế trong công việc và cuộc sống.

3.2.2. GVCN không có thời gian đầu tư học ngoại ngữ

GVCN công việc quan trọng nhất vẫn là tập trung chuyên môn, cập nhật tính

mới cho chuyên ngành đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, họ còn phải chăm

lo gia đình. Vì thế sắp xếp thời gian đầu tư cho ngoại ngữ gặp khó khăn

Page 130: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

130

3.2.3. GVCN không muốn đầu tư học ngoại ngữ

Thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan như “công việc trước giờ không

cần đến tiếng Anh nên ngoại ngữ dần bị mai một”, “quá bận rộn nên không có thời

gian đi học”, “do nhà trường không dạy kĩ năng nghe nói nên giờ tôi không thể giao

tiếp tiếng Anh” vô tình là nguyên nhân kìm hãm quyết tâm cải thiện trình độ ngoại

ngữ của mỗi người. Quan trọng nhất là bạn phải tìm cho mình được một phương

pháp học phù hợp: linh động, không gò bó về thời gian mà vẫn tập trung phát triển

kĩ năng giao tiếp một cách hiệu quả.

3.2.4. GVCN không đủ tài chính học ngoại ngữ

Tài chính cũng là một vấn đề nan giải cho việc đầu tư học ngoại ngữ. Một

khóa học tiếng Anh ở trung tâm uy tính thì học phí rất cao có thể bằng hoặc cao hơn

cả một tháng lương của một giáo viên lao động công chức. vì thế tính tự giác để đầu

tư cho vấn đề này đạt tỉ lệ không cao.

4. Kết lu n và kiến nghị

Tóm lại, khi thế giới đang theo xu hướng toàn cầu hóa, thì việc tạo ra cho xã

hội nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, ngoại ngữ thành thạo là cần thiết

và cấp bách. Trong đó, giáo viên vừa có chuyên môn vừa có ngoại ngữ sẽ đóng vai

trò nồng cốt. Từ những yếu tố phân tích ở trên, chúng tôi xin được có một số đề

xuất và kiến nghị như sau:

4.1. Đào tạo, b i dưỡng giảng viên

Để giảng dạy TA hiệu quả cho đối tượng cán bộ công chức, cần phải có chế

độ đào tạo giáo viên bài bản và bồi dưỡng giáo viên thường xuyên. Theo đó, các

khoá bồi dưỡng giáo viên phải được tổ chức thích hợp về thời gian, trình độ và điều

kiện tham gia. Chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phải có những thay đổi

về phương pháp tiếp cận hoạt động dạy học, người học và tài liệu hiện đại. Phải làm

cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp cận người học và cách

thức hướng hoạt động học thành hoạt động nhằm vào người học, phục vụ người

học, phát huy tính chủ động tự học của người học.

4.2. Giao lưu, h c t p chuyên ngành giữa các quốc gia

Thay gì mời giáo viên bản ngữ ta có thể cải thiện chất lượng cho việc đào tạo

giảng viên qua các hoạt động hợp tác học thuật, giảng dạy, nghiên cứu giữa các

quốc gia lân cận và tiên tiến nhằm trao đổi ý tưởng, vạch ra hành động chiến lược

và chính sách cải cách giáo dục, thúc đẩy công tác nghiên cứu về giáo dục sư phạm,

giảng dạy, phát triển công tác truyền bá kiến thức, thông tin qua các hoạt động hợp

tác nghiên cứu mang tính quốc tế.

4.3. Xây dựng chế độ phù hợp trong quá trình h c t p

Thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ đầy đủ về giờ làm, các giờ hoạt động

khác, chính sách lương phù hợp để giáo viên an tâm đầu tư học tập.

Page 131: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

131

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Thị Xuân Dung, Cái Ngọc Duy Anh. Giảng dạy tiếng Anh chuyên

gành trước tình hình mới- Thách thức và giải pháp. Tạp chí khoa học Đại học Huế,

số 26 (60)-2010.

[2] Đỗ Thị Xuân Dung. Sử dụng phương pháp TBL (Task-Based Learning)

trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành. Thông báo KH số 2-2006, trường ĐHNN

Huế. Báo cáo tại Hội thảo KH về Ngoại ngữ không chuyên và ngoại ngữ chuyên

ngành - Trường ĐHNN Huế-2006

[3] Đỗ Thị Xuân Dung. Tiếng Anh chuyên ngành- Một cách nhìn mới. (ESP-

A New Perspective). Báo cáo tại Hội nghị Khoa học của khoa Giáo dục- ĐH

Sydney- Úc- 2001, In kỷ yếu Khoa học tháng 4/2001

[4] Đỗ Thị Xuân Dung.(2014) Dạy và học tiếng anh chuyên ngành theo nhu

cầu xã hội. Ngôn ngữ đời sống. Số 12 (2014)

[5] Lâm Quang Đông (2011). Tiếng Anh chuyên ngành- một số vấn đề về

nội dung giảng dạy. Ngôn ngữ đời sống. Số 11(193)-2011

[6] Hoàng Văn Vân (2008). Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

tiếng Anh không chuyên ở ĐHQG Hà Nội. ngoại ngữ 24 (2008) 22-37

[7] Dudley Avans, T (1998) reseach perspectives on English for academic

purposes. Cambridge: Cambridge university Press

[8] Kennedy, C& Bolitho, R (1984) English for specific purposes London

Macmillan

[9] Munby T (1978) communicative syllabus design. Cambridge: Cambridge

university Press

[10] Robinson, P (1991) ESP today: A practitioner’s guide Hemel Hemstead:

Prentice Hall.

[11] Anthony, Laurence (1997) English for specific purposes what does it

mean? Why is different?

Page 132: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

132

DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH GÓC NHÌN T CÁC

THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH

ThS. Nguyễn H ng Nhu

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành cho

các đối tượng người học không chuyên ngữ tại trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Thành Phố Hồ Chí Minh là một vấn đề đang được quan tâm. Đã có nhiều nghiên

cứu đề cập thực trạng đào tạo và những thách thức về chương trình, giáo trình,

giáo viên, người dạy, người học… Bài tham luận nghiên cứu và trình bày giải pháp

dạy tiếng Anh chuyên ngành cho khối ngành kỹ thuật tại Nhà trường tạo thói quen

và bắt đầu bằng những thuật ngữ, đồng thời tập trung phân tích khía cạnh nhu cầu

người học như một yếu tố cơ bản để quyết định những hoạch định về chương trình,

giáo trình, giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá đối với môn học chuyên ngành

có sử dụng tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí

Minh. Một số đề xuất có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng việc dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí

Minh.

Theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND về tiêu chí trường học tiến tiến, theo

xu thế hội nhập khu vực và Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng mô hình tiên tiến, hiện đại và hội nhập, đáp ứng nhu cầu học tập

của học sinh và yêu cầu của xã hội; tiếp cận được với giáo dục ở các nước trong khu

vực và quốc tế nhưng vẫn đảm bảo mang đậm bản sắc dân tộc; tham gia đào tạo đội

ngũ học sinh năng động, có năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại

ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; góp phần đổi

mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa một số

loại hình dịch vụ sự nghiệp công; tạo điều kiện để một số cơ sở giáo dục có điều

kiện trở thành nhân tố tiên phong trong quá trình xây dựng nền giáo dục tiên tiến,

hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của một số cơ sở giáo dục theo

hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Đạo đức: giáo dục học sinh những giá trị đạo đức cơ bản phù hợp với nền

văn hóa dân tộc như yêu nước, trung thực, có lòng nhân ái, sống có trách nhiệm với

bản thân, gia đình và xã hội; ý thức chấp hành luật pháp và những giá trị đạo đức

mang tính cộng đồng thế giới như ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội; tinh

thần đoàn kết quốc tế...; Tri thức: được trang bị những kiến thức hiện đại về khoa

học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; những kỹ năng thực tế để làm chủ cuộc

sống bản thân và hòa nhập cộng đồng; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học đủ để có

Page 133: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

133

thể làm việc ở môi trường quốc tế; những kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi về khoa học;

kỹ năng ứng dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế; sức

khỏe: học sinh được hướng dẫn để hiểu biết về thân thể; việc giữ gìn và bảo vệ sức

khỏe; việc rèn luyện để tăng cường thể chất; cách phòng chống dịch bệnh của thời

đại và bảo vệ sức khỏe trong tình trạng ô nhiễm môi trường sống xung quanh; thẩm

mỹ: được trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc, hội họa,... hướng dẫn học

sinh biết hưởng thụ văn hóa, thẩm mỹ; biết cảm nhận cái đẹp từ đó nâng cao giá trị

tinh thần; tác phong: được hình thành tác phong hiện đại, văn minh phù hợp với xu

thế quốc tế.

Tổng uan

Trong các tiêu chí của Trường tiến tiến theo Quyết định 3036, vấn đề hội

nhập khu vực và Quốc tế là đang nói đến ngôn ngữ dùng chung khi giao tiếp đó là

tiếng Anh. Triển khai giảng dạy chuyên ngành lồng gh p ngoại ngữ đối với khối

ngành kỹ thuật tại nhà trường là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa năng lực của sinh

viên về cả chuyên môn lẫn ngoại Ngữ. Vấn đề đặt ra trong việc lồng gh p này là

làm thế nào để có được hiệu quả thực sự.

Việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành là một trong những

yếu tố quan trọng trong công thức thành công. Trong lĩnh vực kỹ thuật cũng thế,

chính vì vậy mà học tiếng anh chuyên ngành kỹ thuật cũng như dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh đang được rất nhiều người quan tâm.

Thực tế, ngoại ngữ mà trong đó cụ thể là tiếng Anh đang ngày càng khẳng

định được vai trò của mình trong công việc. Khác với kinh tế thời xưa, yếu tố hội

nhập toàn cầu đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với nhân viên cũng như tạo ra

hàng ngàn thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh để chiếm

lĩnh thị trường. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ngoại ngữ trở thành một trong những tiêu

chí để đánh giá năng lực của một người. Ở lĩnh vực kỹ thuật cũng không nằm ngoài

qui luật, vì vậy ý thức về sự cần thiết trau dồi khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên

môn trong ngành nghề ngày càng được nâng cao. Đặc trưng của tiếng anh mỗi

chuyên ngành thể hiện ở thuật ngữ, từ vựng được sử dụng. Dù rằng, lượng từ

chuyên môn xuất hiện trong các tài liệu không thực sự nhiều nhưng đây là một khó

khăn không hề nhỏ cho người đọc cũng như dịch thuật. Tính chính xác luôn được

đặt lên hàng đầu, không thể suy diễn ngữ nghĩa mà không có cơ sở. Điều này khẳng

định được rằng kiến thức chuyên môn cũng là một trong những yếu tố giúp chúng ta

tiếp thu kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh dễ dàng hơn.

Mặc dù có sự khác nhau rất nhiều giữa tiếng Anh giao tiếp thông dụng và

tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật, nhưng một khi người học đã nắm bắt hầu hết các

cách giao tiếp và đạt được sự phản xạ trong các tình huống sử dụng tiếng Anh thông

thường, thì quá trình học tiếng Anh chuyên ngành sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn

Page 134: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

134

có những lợi thế cơ bản khi học tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật, một khi khả năng

giao tiếp tiếng Anh đã ở một mức tương đối. Biết cách sử dụng với cách thuật ngữ

dựa trên các cấu trúc căn bản trong tiếng Anh, hiểu nghĩa các thuật ngữ dựa trên

kiến thức mà bạn đã học ở trường hoặc từ công việc, biết cách diễn đạt hoặc truy

vấn theo cách khác đối với những thuật ngữ bạn chưa biết nghĩa. Có nhiều nguồn tài

liệu để bạn có thể thực hành đọc và nghe những thuật ngữ chuyên biệt trong các

chuyên ngành khác nhau. Việc bạn cần là xác định một trong những kênh học tập

mà bạn thích nhất. Tiếng Anh chuyên ngành chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên biệt

và nhiều khi hiếm gặp khi tìm kiếm trong các từ điển thông thường. Do đó, cách

chung nhất là cố gắng hiểu bối cảnh hoặc tình huống đó một cách chung nhất và sau

đó đọc tiếp các tài liệu liên quan.

Sự đam mê yêu thích nghề nghiệp của chính bản thân cũng đem lại lợi thế

trong quá trình học tiếng Anh chuyên ngành, mỗi nghề nghiệp khác nhau đều có

những thuật ngữ rất chuyên biệt của riêng của chúng. Vì thế mới có ngôn ngữ cho

phim, ngôn ngữ chuyên ngành, mỗi lĩnh vực có cả hàng tá, hàng trăm hay hàng

nghìn thuật ngữ chuyên biệt. Mỗi thuật ngữ là một từ hay một từ gh p đặc trưng cho

mỗi bối cảnh sử dụng từ riêng biệt hay thuật ngữ có thể dùng chung cho những tình

huống tương tự.

Phân tích thực trạng và giải pháp dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

Phân tích

Mặc dù từ lâu tiếng Anh đã được giảng dạy như một môn học bắt buộc ở các

trường phổ thông cũng như các trường Cao đẳng và Đại học trên cả nước, song vẫn

có thể nói đây là bộ môn chưa được phát triển ở Việt nam nói chung và các khoa

chuyên ngành tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nói

riêng. Việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không

chỉ về trình độ mà còn về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giáo viên dạy

tiếng Anh. Tuy nhiên, tình hình thực tế đào tạo tại các trường Cao đẳng và Đại học

hiện nay cho thấy có những lý do và những khó khăn nhất định khiến các giáo viên

dạy tiếng Anh khó tiếp cận được với bộ môn để có thể nâng cao phương pháp giảng

dạy của mình.

Thói quen dịch các thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt là một vấn đề cần

được quan tâm. Việc dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt vừa tốn công, vừa

không hiệu quả và tệ hơn hết là còn gây hiểu nhầm ý nghĩa của thuật ngữ. Về lâu về

dài sẽ dẫn đến thua thiệt khi nói chuyện với người nước ngoài. Việc dịch một thuật

ngữ tiếng Anh sang thuật ngữ tiếng Việt, mà hầu hết là từ Hán Việt, không giúp

chúng ta hiểu được vấn đề. Đơn cử như các thuật ngữ sử dụng trong kỹ thuật (điện,

điện tử, viễn thông, cơ khí,…) nếu chuyển thể tiếng Việt đôi khi gây ra khó hiểu và

không rõ hết ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành. Ngoài ra các từ chuyển thể

Page 135: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

135

tiếng Việt: tham chiếu, tham trị, hàm, khuôn mẫu hàm, so sánh ... trong lập trình

không giúp cho việc học lập trình dễ hiểu hơn tí nào.

Kiến thức chuyên ngành có nhiều khái niệm, thuật ngữ đặc thù, mà muốn

giảng dạy được tiếng Anh chuyên ngành, giáo viên tiếng Anh cũng phải có kiến

thức nhất định về những khái niệm, thuật ngữ đó. Khó khăn đặt ra là giáo viên tiếng

Anh cần có kiến thức chuyên ngành đến mức độ nào để có thể đảm nhiệm việc

giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. Đây cũng là một lý do khiến nhiều người tranh

luận rằng việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành phải để cho giáo viên chuyên

ngành chứ không phải giáo viên tiếng Anh. Song điều đó lại tạo thành cái vòng luẩn

quẩn – đó là vấn đề giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành hay dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh.

Những giải pháp

Đối với các môn học, học phần thuộc kiến thức cơ sở, chuyên ngành:

Cần đẩy mạnh các thuật ngữ chuyên ngành, thường xuyên thay thế các “thuật

ngữ” này như những từ đã được Việt hóa. Tạo thói quen nói và phát âm các thuật

ngữ chuyên ngành mọi lúc mọi nơi khi tham gia học tập, giảng dạy của HSSV và

giảng viên trên tiết giảng lý thuyết và thực hành.

Đối với những ngành có thể xác định được rõ công việc cụ thể mà sinh viên

tốt nghiệp có thể đảm nhận và thường xuyên sử dụng thuật ngữ chuyên ngành (EOP

hoặc EVP: English for Occupational/Vocational Purposes - tiếng Anh cho mục đích

nghề nghiệp) cần được coi là chủ đạo, và một trong những căn cứ cơ bản để xây

dựng chương trình và giáo trình là các tình huống công việc cụ thể, đòi hỏi việc sử

dụng ngôn ngữ chuyên ngành trong quá trình làm việc, chẳng hạn tiếng Anh ngành

điện, điện tử, viễn thông tuỳ theo từng đối tượng sinh viên mà lựa chọn loại hình

ESP phù hợp.

Mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên môn: để đạt được hiệu quả thực sự của

việc lồng gh p ngoại ngữ thì giảng viên và sinh viên cần hiểu rõ vai trò của ngoại

ngữ trong việc nghiên cứu, học tập chuyên môn. Hầu hết các môn khoa học được

dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay ở nước ta đều có nội dung được lấy từ

giáo trình nước ngoài. Nếu có trình độ ngoại ngữ thì rất thuận lợi để cập nhật bài

giảng, đưa vào bài giảng những thông tin mới, đồng thời có tài liệu phong phú để

thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên

ngành. Đúng là tiếng Việt có khả năng chuyển tải tất cả những nội dung khoa học,

nhưng vấn đề là hiện nay có nhiều thuật ngữ được dịch từ tiếng nước ngoài một

cách chủ quan, thiếu chính xác. Do đó, có nhiều điểm khác nhau trong cách hiểu

của chúng ta so với cách hiểu của người nước ngoài về cùng một nội dung.

Đối với học phần, môn học chuyên ngành:

Tiếng Anh chuyên ngành cực kỳ quan trọng, nếu không biết sẽ không có chìa

Page 136: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

136

khóa để mở các kiến thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Không

đọc được tài liệu tiếng Anh thì sinh viên cũng rất khó làm đề án, luận văn chuyên

sâu. Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành còn nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế đa số

giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành tại trường là giảng viên chuyên ngữ giao

tiếp. Những giảng viên này khi dạy tiếng Anh chuyên ngành không đáp ứng được

bởi tiếng Anh chuyên ngành có thuật ngữ riêng.

Khác với giảng dạy tiếng Anh tổng quát, giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

giảng viên không chỉ giảng dạy ngôn ngữ mà là ngôn ngữ với nội dụng chuyên sâu.

Giảng viên tiếng Anh nên tham vấn giảng viên chuyên ngành một số nội dung liên

quan đến bài giảng, đặc biệt là các thuật ngữ chuyên ngành. Không nên sát nhập các

chuyên ngành lại với nhau (Điện công nghiệp và Điện tử Viễn thông) điều này sẽ

gây khó khăn cho người dạy lẫn người học. Ở đây tác giả không đề cập đến vấn đề

người dạy mà là sự phối hợp giữa giảng viên giảng dạy (chuyên ngữ) và giảng viên

chuyên ngành. Nếu là giảng viên chuyên ngành đảm nhận luôn công tác giảng dạy

tiếng Anh chuyên ngành là điều tuyệt vời. Do đó để giải quyết vấn đề nội tại, chúng

ta từng bước phối hợp từng giai đoạn.

- Phối hợp giữa giảng viên chuyên ngữ và giảng viên chyên ngành

- Hiệu chỉnh đề cương chi tiết phù hợp với từng chuyên ngành

- Biên soạn giáo trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

Kiến nghị – Đề xuất:

- Ban giám hiệu Nhà trường có chỉ đạo mạnh mẽ việc áp dụng 30% tiếng

Anh trên tất cả các học phần, môn học bằng các thuật ngữ chuyên ngành và sử dụng

các thuật ngữ này như những từ gán “Việt hóa” nhằm tạo thói quen nói tiếng Anh

bằng thuật ngữ chuyên ngành của giảng viên và học sinh sinh viên.

- Trong chương trình đào tạo mạnh dạng hướng học phần Anh văn chuyên

ngành sang Anh văn giao tiếp, tạo bước đệm ban đầu cho học sinh sinh viên có

được năng lực giao tiếp.

Kết lu n:

Tóm lại, việc có hay không một lộ trình đào tạo tiếng Anh theo hướng chú

trọng vào người học, đáp ứng nhu cầu của người học không phải là đơn giản, nhưng

lại là một việc rất nên làm và nên làm càng sớm càng tốt. Bởi vì Việt Nam chung ta

đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương (TPP) dù chưa có sự phân tích kỹ càng và toàn diện nhu cầu thực sự việc sử

dụng tiếng Anh chuyên ngành của người làm việc, dù khó khăn trong quá trình

giảng dạy hay chịu ảnh hưởng của chương trình, giáo trình hoặc phương thức tổ

chức lớp học. Khi mà toàn xã hội đang tích cực xây dựng những mô hình kinh tế,

giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe v.v… hướng đến nhu cầu hội nhập của

người lao động, phục vụ chính cái mà con người cần thì việc tổ chức đào tạo tiếng

Page 137: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

137

Anh cơ bản và chuyên ngành theo nhu cầu xã hội như đã đề cập sẽ giúp tiết kiệm

được nhiều tiền của và công sức của các đơn vị đào tạo, đồng thời tạo ra cho xã hội

nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có năng lực ngoại ngữ để bắt kịp với

các nước Asian và hội nhập toàn cầu.

Trong phạm vi bài tham luận này, tác giả chỉ phản ánh một số khía cạnh tác

động thường xuyên các thuật ngữ chuyên ngành đối với tất cả các học phần chuyên

ngành đối với người dạy và người học tạo thói quen phát âm, sử dụng thuật ngữ để

làm cơ sở cho việc đẩy mạnh công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Biên soạn chương trình, giáo trình hoặc hàm ý cho việc tổ chức các khóa học tiếng

Anh chuyên ngành.

Tài liệu tham khảo

[1] Tạp chí Kinh tế và Phát triển– Journal Economics - Development

[2] Luka, I. (2009) Development of Students’ English for Specific Purposes.

Competence in Tourism Studies at tertiary Level. English for Specific Purposes World,

Issue 4 (25), Volume 8. Online Journal for Teachers at http://esp-world.info, retrieved

on 12 March 2010.

[3] Web Site tham khảo

Page 138: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

138

DẠY VÀ HỌC BẰNG SONG GIẢNG - PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC GIÚP

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CHO THẦY VÀ TRÒ

ThS. Phạm Thị Vân Trinh

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Hầu hết hiện nay năng lực về ngoại ngữ của các sinh viên Cao đẳng, Đại

học không chuyên ngữ nói chung, sinh viên bậc Cao đẳng không chuyên ngữ của

trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đa phần rất

kém về các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói. Theo đề án Đề án Ngoại ngữ

của Quốc gia 2020 thì các trường Cao đẳng, Đại học phải sử dụng ngoại ngữ vào

giảng dạy những môn học chuyên ngành. Với nguồn lực hiện tại tại của Nhà

trường, việc triển khai đề án này, Quyết định 3036 và công văn 1737 gặp không ít

khó khăn và trở ngại. Để giải quyết vấn đề này, bài tham luận sẽ trình bày một số

thuận lợi và khó khăn khi tham gia giảng dạy tiếng Anh bằng phương pháp đơn

giảng, giới thiệu phương pháp song giảng và đề xuất các giải pháp ứng dụng

phương pháp song giảng tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ

Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh ngày càng được xem như

là phương tiện giao tiếp và được tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện sử dụng trong các

cơ sở giáo dục đào tạo từ bậc tiểu học đến Cao đẳng, Đại học và Sau đại học của

các nước trong khu vực và trên thế giới. Tại Việt Nam, thực hiện theo đề án “Dạy

và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ năm 2008 - 2020”

theo quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30/9/2008 (gọi

tắt là Đề án Ngoại ngữ của Quốc gia 2020), tất cả các cơ sơ giáo dục phải áp dụng

chương trình dạy bằng ngoại ngữ cho một số môn cơ bản, chuyên ngành và chuyên

sâu ở một số ngành trọng điễm, mũi nhọn và tiên tiến. Theo Coleman (2006), việc

Anh ngữ hóa giáo dục ở các bậc Cao đẳng, Đại học đóng vai trò quan trọng trong

bối cảnh hội nhập và tăng khả năng cạnh tranh của các Trường Cao đẳng, Đại học

trong mỗi quốc gia, trong mỗi khu vực cũng như trên trường quốc tế. Việc dạy học

bằng tiếng Anh tạo cho sinh viên khả năng thích ứng với môi trường toàn cầu hóa,

góp phần mang lại nhiều cơ hội việc làm và khả năng thành công cho các sinh viên

sau khi tốt nghiệp.

Thực hiện theo đề án Ngoại ngữ của Quốc gia 2020, các môn học chuyên

ngành phải giảng dạy bằng tiếng Anh, vì vậy có thể nói rằng việc nắm vững các kỹ

năng nghe, nói, đọc, viết đối với người học và người Thầy là hết sức quan trọng,

không những giúp cho người Thầy truyền đạt được kiến thức, tạo sự hứng thú đối

Page 139: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

139

với người học, đồng thời cũng nâng cao bốn kỹ năng của người Trò. Việc giảng dạy

một chuyên ngành bằng ngoại ngữ sẽ giúp cho người học được hòa quyện mình

trong ngôn ngữ nước ngoài thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và cả tư duy

bằng ngoại ngữ. Toàn bộ nội dung được truyền đạt bằng ngoại ngữ, bằng cách này,

người học phát triển được kỹ năng ngôn ngữ phục vụ những mục đích cụ thể trước

mắt. Phương pháp giảng dạy bằng ngoại ngữ, tuy khó khăn bước đầu, nhưng giúp

người học tự tin cả về ngôn ngữ và nền tảng chuyên môn, nền tảng này là một kỹ

năng động chứ không chỉ đơn thuần là một khối kiến thức bị động (Collin, 2010).

Với mục tiêu xây dựng trường Cao đẳng tiến tiến theo xu thế hội nhập khu

vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh theo đề án Ngoại ngữ của Quốc gia 2020

của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014

(gọi tắt là Quyết định 3036) về tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực

và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; công văn số 1737/GDĐT – GDCN ĐH ngày

8 tháng 6 năm 2015 (gọi tắt là Công văn 1737) của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành

phố Hồ Chí Minh, các trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam đã và đang khởi động

hoặc triển khai quá trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu thế này, vì vậy

để bắt kịp xu thế của thời đại, đi tắt đón đầu bước tiến của giáo dục tri thức trong thời

đại mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, giỏi tri thức và

giỏi nghề cho xã hội, việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy cho các học phần

chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ

Chí Minh là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khả thi có thể

áp dụng vào trong thực tiễn và mang tính thời sự.

Trong bài tham luận này, tác giả sẽ trình bày thuận lợi và khó khăn trong

việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo phương pháp đơn giảng hiện nay

đã và đang thực hiện, trên cơ sở đó giới thiệu phương pháp song giảng và đề xuất

các giải pháp ứng dụng phương pháp song giảng vào trong thực tế tại trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, bài tham luận phải trả lời được một số câu hỏi:

Những thuận lợi và khó khăn nào trong việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh theo phương pháp đơn giảng hiện nay đã và đang thực hiện tại nhà trường?

Phương pháp song giảng là gì? Các lợi ích và thách thức gì khi sử dụng phương

pháp này trong quá trình giảng dạy? Mức độ phù hợp của phương pháp này như thế

nào? Các giải pháp gì cho việc ứng dụng phương pháp song giảng vào thực tế tại

trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh?

2. Giải uyết vấn đề

2.1. Những thu n lợi và khó khăn trong việc giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh th o phương pháp đơn giảng tại nhà trường

Page 140: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

140

2.1.1 Đơn giảng là gì?

Đơn giảng có nghĩa là chỉ có một giảng viên tham gia giảng dạy trên lớp ở

một học phần chuyên ngành. Giảng viên này có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, lập kế

hoạch giảng dạy, hướng dẫn, nội dung bài giàng, đánh giá và phân loại sinh viên khi

kết thúc học phần. Có thể nói người giảng viên phải một mình làm tất các các công

đoạn của quá trình giảng dạy của một học phần chuyên ngành mà mình đảm nhận.

2.1.2 Những thuận lợi

Hiện nay, Nhà trường đã và đang triển khai giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng anh theo kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16/9/1015 (gọi tắt là kế hoạch 81),

trong đó nêu rõ mục đích, ý nghĩa, tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn. Song song

đó, nhà trường cũng ban hành quyết định thành lập Ban hỗ trợ học thuật giảng dạy

chuyên ngàng bằng tiếng Anh (gọi tắt là Ban hỗ trợ). Ban hỗ trợ này được thành lập

theo từng năm học và thực hiện nhiệm vụ 13 nhiệm vụ cụ thể trong từng học kỳ của

năm học. Đây là những thuận lợi về phía lãnh đạo nhà trường, quyết tâm thực hiện đề

án Ngoại ngữ của Quốc gia 2020, đạt các tiêu chí về trường tiên tiến theo quyết định

3036 và công văn 1737 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Mặt khác, lực lượng cán bộ tham gia Ban hỗ trợ có trình độ chuyên môn về

ngoại ngữ có kinh nghiệm cùng với 13 nhiệm vụ cụ thể được đề ra trong từng học

kỳ của năm học đã và đang triển khai theo tiến độ của kế hoạch 81.

2.1.3 Những khó khăn

Về năng lực ngoại ngữ của sinh viên

Hầu hết sinh viên bậc Cao đẳng không chuyên ngữ tại trường nói chung, tại

khoa Quản trị Kinh doanh nói riêng rất yếu k m về ngoại ngữ, bao gồm bốn kỹ

năng: nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Các sinh viên không được sử dụng các tài

liệu các học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh, đa số các đề cương của các học

phần chuyên ngành đều bằng tiếng Việt. Do vậy rất lúng túng trong khi nghe hoặc

ghi ch p từ ngữ chuyên môn trong quá trình dạy và học các học phần chuyên ngành.

Mặt khác, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành không đủ thời lượng vì phải nói

tiếng Anh và nói tiếng Việt cùng một vấn đề, cũng như kiến thức để các sinh viên

có thể lĩnh hội tất cả các tri thức của các từ ngữ chuyên ngành của một ngành học

cụ thể mà các bạn đang theo học tại một khoa chuyên môn.

Mặt khác, đa số sinh viên của trường thuộc các tỉnh thành hoặc khu vực lân

cận thành phố Hồ Chí Minh, trình độ ngoại ngữ đầu vào của các sinh viên rất thấp

có thể do thời gian học ngoại ngữ từ bậc tiểu học đến phổ thông chưa tiếp xúc nhiều

với tiếng Anh hoặc đa phần là học ngữ pháp. Ngay cả kỳ thi trung học của quốc gia,

môn ngoại ngữ cũng là thi viết mà chủ yếu là ngữ pháp, chính vì vậy, kỹ năng lắng

nghe, giao tiếp, đọc còn hạn chế. Đây cũng là thực trạng về năng lực ngoại ngữ của

thế hệ sinh viên Việt Nam nói chung và tại trường nói riêng. Nguyên nhân của tình

Page 141: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

141

trạng này có thể là do phương pháp dạy và học, tách rời giữa dạy và học ngoại ngữ

với dạy và học chuyên môn, làm cho sinh viên không coi trọng việc học ngoại ngữ

ngay từ khi còn ở bậc tiểu học.

Về năng lực ngoại ngữ của các giảng viên giảng dạy chuyên ngành

Nhiều giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành đều có đầy đủ các chứng

chỉ ngoại ngữ đạt từ trình độ B1 tương đương trở lên theo khung tham chiếu 6 bậc

của Châu Âu, không những không thể sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy chuyên

ngành vì kỹ năng nghe, nói còn hạn chế. Việc pháp âm chưa chuẩn, lo sợ phát âm

sai sẽ gây tác dụng phụ đến người học thay vì tạo hứng thú cho người học bằng

cách sử dụng tiếng Anh thì làm cho người học cảm thấy chán nản khi học và không

tin tưởng vào người Thầy.

Bên cạnh đó, đa số các giáo trình thể hiện trong đề cương toàn bộ là tiếng

Việt, vì vậy đối với người giảng viên giảng dạy chuyên ngành không phải là giảng

viên chuyên ngữ phải thực hiện việc biên soạn bài giảng bằng tiếng Anh thì không

hề dễ chút nào.

Mặt khác, việc triển khai kế hoạch 81 đến các Khoa chuyên môn, Ban hỗ trợ

chỉ có thể giúp các giảng viên về mặt phát âm, dịch thuật nhưng không thể hiểu hết

ý nghĩa của các từ ngữ chuyên ngành của học phần chuyên ngành tại Khoa chuyên

môn vì vậy khi dịch ngữ nghĩa chuyên ngành cũng khó có thể chính xác về ngữ

nghĩa. Chẳng hạn thuật ngữ “Behaviour Finance” dịch theo tiếng việt là “Hành vi

tài chính” và “Finance Behaviour” dịch là “Tài chính hành vi”, nhưng cốt lõi của

vấn đề đó chính là do hành vi của nhà quản trị tác động chủ quan hoặc khách quan

đến các chi phí tài chính. Một ví dụ khác, thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” so sánh

với từ gốc tiếng Anh là “communism”, ở đây không hề có từ “sản” mà chỉ gần

nghĩa với từ “chung” (common) hoặc từ “cộng đồng” (community). Nhưng trong

tiếng Latin, từ “communism” có nghĩa là “chung”, nếu dịch chính xác phải là “chủ

nghĩa cộng đồng” chứ không phải là “chủ nghĩa cộng sản”. Bên cạnh đó thuật ngữ

Hán Việt rất khó hiểu và được thêm vào như là một thói quen khi sử dụng, vì vậy

khi dịch sang tiếng Anh cũng không có ý nghĩa. Ví dụ, từ “tiền tệ” nếu theo nghĩa

Hán Việt thì “tệ” cũng chính là tiền, nhưng do sử dụng lâu dài trở thành thói quen

nên thường từ “tiền” được gắn thêm từ “tệ” trong thuật ngữ “tiền tệ” nhưng chữ “tệ”

ở không có nghĩa gì, nếu dịch sang tiếng Anh sẽ là “money money” là không đúng

bản chất ngữ nghĩa. Đó chỉ là thuật ngữ, một từ nhưng nếu là một một câu hay một

đoạn định nghĩa, khi chuyển tải từ tiếng Việt sang tiếng Anh thì ngữ nghĩa của nó sẽ

không đúng giá trị cốt lõi của nó.

Vì vậy, nếu một giảng viên chuyên ngữ không chuyên ngành có thể dịch theo

ngữ nghĩa nhưng không hiểu giá trị cốt lõi của vấn đề, mặt khác giảng viên chuyên

ngành không chuyên ngữ sẽ rất khó khăn khi phải sử dụng từ ngữ nào để đưa vào

Page 142: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

142

bài giảng bằng tiếng Anh. Do vậy, giảng viên chuyên ngành nếu yếu về ngoại ngữ

thì không thể cập nhật vào bài giảng hoặc đưa vào bài giảng những thông tin mới,

thời sự, đồng thời không có giáo trình chuyên ngành bằng tiếng Anh thì không thể

tự dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách thuần túy đúng ngữ nghĩa và đúng giá

trị cốt lõi.

Để khắc phục những khó khăn do hạn chế về năng lực của sinh viên và giảng

viên đối với phương pháp đơn giảng, tác giả giới thiệu phương pháp song giảng có

thể nâng cao khả năng dạy và học chuyên ngành bằng tiếng anh của Thầy và Trò

2.2. Phương pháp song giảng “t am t aching”1 là gì?

Song giảng có nghĩa là có hai (hoặc nhiều hơn) giảng viên cùng tham gia, hỗ

trợ hoặc phối hợp giảng dạy đồng thời trên lớp cùng học phần chuyên ngành. Các

giảng viên tham gia song giảng có trách nhiệm như nhau cùng chuẩn bị, lập kế

hoạch giảng dạy, hướng dẫn nội dung bài giảng trên lớp, đánh giá và phân loại sinh

viên khi kết thúc học phần trong cùng một học phần chuyên ngành.

Hình 1: Mô hình giảng dạy song giảng

2.2.1 Phương pháp song giảng có những lợi ích và thách thức gì?

Đối với sinh viên

Phương pháp này sẽ giúp cho sinh viên tích cực hơn trong học tập, tạo sự

tương tác giữa giảng viên với sinh viên, tạo hứng thú đối với người học, các kiến

thức chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ được sinh viên lĩnh hội toàn bộ cả về từ ngữ

và giá trị cốt lõi.

Với mục tiêu đào tạo những sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội về cả về chất,

lẫn về lượng với chương trình giảng dạy tiên tiến của Nhà trường, ngoài việc truyền

thụ các nội dung của các môn học chuyên ngành còn rèn luyện, trau dồi nâng cao

1Dịch sát nghĩa Tiếng Anh cụm từ “Team teaching” là “Nhóm giảng” hoặc co – teaching là “đồng giảng, hợp

tác giảng”. Trong khuông khổ bài tham luận này, tác giả xin được phép dịch là “song giảng – hai hoặc nhiều

giảng viên cùng tham gia giảng dạy”.

Giảng viên chính thứ 1

Giảng viên chuyên ngành

Giảng viên chính thứ 2

Giảng viên chuyên ngữ/

hoặc không chuyên ngữ

nhưng được đào tạo chuyên

ngành bằng Tiếng Anh

SINH VIÊN

Page 143: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

143

các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh cho sinh viên qua mỗi học phần

chuyên ngành. Thông qua phương pháp song giảng, sinh viên sẽ học được kỹ năng

phối hợp, làm việc theo nhóm có hiệu quả, kỹ năng giải quyết xung đột và giải

quyết vấn đề…

Tuy nhiên, đối với việc áp dụng phương pháp song giảng vào trong từng

buổi học thì vai trò của người học được xem là rất quan trọng, người Trò phải tiếp

thu nhiều kiến thức hơn, cường độ học tập nhiều hơn so với phương pháp đơn

giảng, vì vậy chịu sự chi phối của hai người Thầy, buộc sinh viên phải tập trung chú

ý, nắm bắt các kiến thức được đào sâu và mở rộng.

Đối với giảng viên

Phương pháp này sẽ hỗ trợ tốt nhất về năng lực của giảng viên chuyên ngành

khi giảng dạy bằng tiếng Anh, giúp cho người giảng viên tự tin, tạo được hứng thú

nơi người học. Mặt khác, việc hỗ trợ tác động qua lại trong quá trình tham gia giảng

dạy sẽ tạo động lực giúp các giảng viên chuyên ngành nâng cao được năng lực về

ngoại ngữ, đồng thời giảng viên chuyên ngữ sẽ có được vốn kiến thức chuyên

ngành. Nếu sử dụng các giảng viên chuyên ngành được đào tạo bằng tiếng Anh hỗ

trợ cho các giảng viên chuyên ngành càng phát huy được khả năng chuyên môn

cũng như nâng cao năng lực về ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, việc tham gia phối hợp cùng nhau giảng dạy, các giảng viên

phải làm việc gấp nhiều lần so với phương pháp đơn giảng vì phải thống nhất từ kế

hoạch, tài liệu, phương pháp giảng dạy, phân công trách nhiệm và công việc cần

phải làm của từng giảng viên ở nhiều giai đoạn của buổi giảng trước khi lên lớp.

2.2.2 Sự phù hợp khi sử dụng phương pháp song giảng

Phương pháp song giảng là phương pháp giảng dạy tích cực và là phương

pháp còn khá mới ở tại Việt Nam. Hiện nay, một số trường đại học đã áp dụng

phương pháp này vào trong quá trình đào tạo chương trình cao đẳng, đại học chất

lượng cao và sau đại học, toàn bộ các học phần chuyên ngành đều giảng dạy bằng

tiếng Anh. Việc sử dụng phương pháp này có những ưu điểm, giúp cho các giảng

viên tương hỗ, có mối quan hệ khắng khích với nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng nâng

cao nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời thúc đẩy quá trình dạy - học tích cực, sinh

viên sẽ có thể học được nhiều hơn, hiểu rõ kiến thức hơn và kỹ năng ngoại ngữ yếu

k m dần được khắc phục.

Song, việc sử dụng phương pháp song giảng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, sĩ số sinh viên trong lớp phải thấp, thường tối đa không quá 40

sinh viên/lớp.

Thứ hai, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy theo phương pháp song

giảng phải đáp ứng về chất và lượng: số lượng giảng viên tham gia, năng lực ngoại

ngữ, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy phù hợp.

Page 144: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

144

Thứ ba, cơ sở vật chất phải đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng

Thứ tư, thù lao giảng dạy phải có sự minh bạch, rõ ràng giữa các giảng viên

với nhau về khối lượng công việc.

Thứ năm, chế độ đãi ngộ về thù lao của nhà trường phải tương xứng với

năng lực đối với giảng viên tham gia giảng dạy bằng phương pháp này.

Bên cạnh, mức độ phù hợp của phương pháp này cũng còn phải xem x t đến

quyết tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, cũng như “yêu nghề và cùng sẻ chia” của

những giảng viên tham gia giảng dạy bằng phương pháp song giảng.

3. Các giải pháp

Từ những phân tích nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp có thể vận

dụng phương pháp song giảng vào trong quá trình giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh tại các khoa chuyên môn như sau:

Thứ nhất, Ban Giám hiệu nhà trường, cùng các Trưởng đơn vị phải cam kết

quyết tâm thực hiện giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo từng giai đoạn.

Các giai đoạn thực hiện phải có đánh giá và rút kinh nghiệm. Cụ thể:

- Ban Giám hiệu nhà trường cam kết nâng cao chất lượng đào tạo và tạo mọi

điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ cho giảng viên tham gia giảng

dạy bằng phương pháp song giảng.

- Các khoa/Tổ chuyên môn rà soát toàn bộ các đề cương các học phần

chuyên ngành đề nghị hiệu chỉnh tài liệu chính là các giáo trình chuyên ngành bằng

tiếng Anh.

- Các khoa/Tổ chuyên môn phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ chuyên môn và

đề cử học phần chuyên ngành của học kỳ cụ thể thí điểm mô hình giảng dạy bằng

phương pháp này (ở giai đoạn đầu), sau mỗi học kỳ có đánh giá và rút kinh nghiệm.

Ở giai đoạn 2, mở rộng mô hình cho các học phần chuyên ngành. Ở giai đoạn 3, áp

dụng cho tất cả các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.

- Nâng cao vai trò của Ban hỗ trợ và giảng viên giảng dạy tham gia giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh: bố trí giảng viên chuyên ngữ hỗ trợ, phối hợp và

cùng tham gia giảng dạy với các giảng viên chuyên ngành của từng Khoa/Tổ.

Thứ hai, cử các giảng viên chuyên ngành tham gia các khóa học ngắn hạn

(dưới 1 năm) ở nước ngoài hoặc trong nước về phương pháp giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cũng như lĩnh hội các

phương pháp mới phục vụ giảng dạy của giảng viên.

Thứ ba, nâng cao hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh của sinh viên, mục đích

giúp các sinh viên nâng cao kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, làm việc

nhóm. Đối với các bạn tham gia câu lạc bộ tiếng Anh có chế độ khuyến khích bằng

cách cộng vào kết quả điểm rèn luyện hoặc tuyên dương trước trường khi tham gia

tích cực vào câu lạc bộ tiếng Anh.

Page 145: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

145

Thứ tư, mỗi Khoa/Tổ chuyên môn thành lập câu lạc bộ tiếng Anh. Câu lạc bộ

này gồm các giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, thành

viên cố định của Ban hỗ trợ là giảng viên chuyên ngữ. Chủ nhiệm câu lạc bộ là

Trưởng/Phó Trưởng khoa hoặc thành viên cố định của Ban hỗ trợ có nhiệm vụ thiết

kế chương trình sinh hoạt định kỳ tại Khoa chuyên môn.

4. Kết lu n

Để có thể giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo đề án đề án Ngoại

ngữ của Quốc gia 2020, đạt các tiêu chí về trường tiên tiến theo quyết định 3036 và

công văn 1737 và sẽ không thể thành công khi áp dụng một phương pháp giảng dạy

nào nếu không có sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV của Nhà trường, những đề

xuất giải pháp của tác giả được diễn giải theo quan điểm cá nhân mà tác giả thấy

phù hợp và có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay.

Page 146: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

146

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

[1] Lê Thị Mai Hương, Giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành nhìn từ những

góc độ khác nhau, Tạp chí Luật học, số 11/2010.

[2] Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Giảng dạy bằng tiếng anh các học phần chuyên

ngành Quốc tế học tại Khoa Quốc tế học, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà

Nẳng: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nằng,

số 4(89)-2015.

[3] Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày

30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.

[4] Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ Tướng Chính

phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cở sở

giáo dục khác.

[5] Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Năng lực tiếng anh của

sinh viên các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trước yêu cầu của một nền kinh

tế tri thức: Thực trạng và những giải pháp. Truy cập tại:

https://www.google.com/webhp?sourceid=chrome-

instant&ion=1&espv=2&ie=UTF-8# ngày truy cập 6/4/2016

[6] Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, (2014), Quyết định 3036/QĐ-

UBND ngày 20 tháng 6 năm 2015 về tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập

khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh.

[7] Coleman, J.A. (2006), “English-Medium Teaching in European Higher

Education”, Language Teaching 39, UK: Cambridge University Press

[8] Collins, A.B., (2010), “English-Medium Higher Education: Dilemma and

Problems”, Eurasian Journal of Educational Research 39.

Page 147: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

147

ĐỂ VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH

BẰNG TIẾNG ANH ĐẠT HIỆU QUẢ

ThS. Lâm Ánh Nguyệt

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài viết này đề cập đến nội dung làm cách nào để giảng viên có thể đưa bài

giảng các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh của mình đến với sinh viên một cách

hiệu quả, sinh viên có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản nhằm vận dụng vào các

bài tập thực hành trên lớp cũng như tích lũy được một số thuật ngữ tiếng Anh

chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này. Hòa nhập chung với xu thế các nước

trên thế giới nói chung, môi trường đào tạo tại Việt Nam nói riêng, Trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang mong muốn đẩy mạnh

nội dung này trong công tác giảng dạy tại Trường nhằm hướng đến xây dựng

Trường tiên tiến.

1. Đặt vấn đề

Việc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện ngôn ngữ để dạy học đã trở

nên phổ biến ở nhiều nước ở châu Á. Vai trò thống trị của các nước thuộc khối nói

tiếng Anh trong nền kinh tế, chính trị quốc tế, việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ

trung lập trên internet, đã khiến tiếng Anh ảnh hưởng đến chính sách ngôn ngữ của

rất nhiều nước.

Đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, gia nhập

TPP, tham gia các diễn đàn đa phương với các quốc gia trong khu vực và thế giới

thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trở nên quan trọng hơn. Việc đưa các ngoại ngữ

vào giảng dạy và giảng dạy chuyên môn bằng các ngoại ngữ tại các trường đại học

Việt Nam là một nhu cầu xã hội tất yếu. Trong số các ngoại ngữ được sử dụng để

dạy nội dung các chuyên ngành, tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn. Giáo dục

chuyên môn bằng tiếng Anh tại các trường là một sự cần thiết, một thực tế khách

quan trong xu hướng chung của thế giới và khu vực, cũng như trong bối cảnh đất

nước đang phát triển và hòa nhập.

Ngoại ngữ chuyên ngành như "chiếc cầu nối" kinh tế và văn hóa Việt Nam

với thế giới bên ngoài. Thế giới đang bước vào thời kì kinh tế tri thức. Xã hội mới

phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư

duy sáng tạo của con người. Để có thể vươn lên hội nhập vào cộng đồng thế giới,

chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, đồng thời cần biết áp

dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo, tìm ra được phương thức phát triển

phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Một điều dễ dàng nhận thấy khi chúng ta đã bước qua ngưỡng cửa đầu tiên

Page 148: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

148

của thế kỉ XXI là sinh viên được tiếp xúc hàng ngày với thông tin cập nhật, với

khoa học kĩ thuật và công nghệ đang biến đổi rất nhanh chóng cùng với sự hiện diện

của các ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh với hàng loạt thuật ngữ chuyên ngành.

Như vậy, vai trò của ngoại ngữ chuyên ngành trong giai đoạn hiện nay là vô cùng to

lớn và mang tính chất quyết định chất lượng của quá trình hội nhập quốc tế.

Về phương diện đào tạo, phương pháp giáo dục, công nghệ dạy và học, nghị

quyết TW2 của Đảng đã nêu rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào

tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của

người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại

vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho

học sinh, nhất là sinh viên đại học."

Trên cơ sở để sinh viên Trường có thể hộp nhập cùng sinh viên trong nước và

khu vực cũng như mục tiêu giáo dục đã nêu trên, tôi xin Đề xuất giải pháp để việc

giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đạt hiệu quả trong bài viết này.

2. Giải quyết vấn đề

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết này là phương pháp

nghiên cứu lý thuyết. Phân tích thực trạng đang diễn ra để tìm hiểu đầy đủ những

nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm và từ đó đề xuất các giải pháp.

3. Kết quả thực hiện

3.1. Một số mô hình sử dụng khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

đang được các tổ chức giáo dục áp dụng

* Mô hình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP – English For Spcecial

Purposes): Ở mô hình này, người học được học tiếng Anh trực tiếp với nội dung và

kỹ năng chuyên ngành cùng ngữ pháp của tiếng Anh.

* Mô hình giảng dạy song song (Parallel Instruction). Các học phần tiếng

Anh được dạy song song với các học phần chuyên môn.

* Mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung chuyên ngành (CLIL Content and

Language Integrated Learning) của Châu Âu, còn được gọi là phương pháp giảng

dạy tiếng Anh qua các môn học, chú trọng vào cả hai yếu tố: nội dung chuyên môn

và ngôn ngữ giảng dạy.

* Mô hình tích hợp của Mỹ (The Integrated Approach): Sử dụng cho những

sinh viên nước ngoài có tiếng Anh còn hạn chế. Mô hình này tập trung vào việc sử

dụng các phương tiện thông tin kỹ thuật hiện đại; nâng cao các kỹ năng tư duy đối

với sinh viên và tổ chức việc dạy học lấy sinh viên làm trung tâm.

* Mô hình dạy ngoại ngữ chuyên ngành do giảng viên ngoại ngữ đảm nhiệm.

Đồng thời, dựa trên quan điểm giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, còn

có các mô hình:

* Mô hình thẩm thấu ngoại ngữ (FLIP Foreign Language Immersion

Page 149: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

149

Program): Sau khi đã học hai năm tiếng Anh như một ngoại ngữ, sinh viên đăng ký

học các lớp chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Anh.

* Mô hình dạy tất cả chuyên môn bằng tiếng Anh (an English-medium

university): Tất cả học phần đều được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh là ngoại ngữ của

sinh viên. Giảng viên là những người dạy chuyên ngành có năng lực tiếng Anh tốt.

* Mô hình chuẩn bị ngoại ngữ căn bản.

* Mô hình dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ thông qua một dự án.

3.2. Kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16/9/2015 do Trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về việc giảng dạy các môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh ban hành có đề cập đến tiến độ dự kiến đạt được như sau:

Thời điểm

đến cuối

năm học

Mục tiêu cụ thể

tối thiểu Bậc cao đẳng

Bậc TCCN,

THPT

Bậc TCCN,

THCS

2015-2016

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng từ 10%

đến 30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng từ 10%

đến 30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng từ 10%

đến 30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng tối

thiểu 10%

tiếng Anh

2016-2017

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng từ 40%

đến 70% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng tối thiểu

40% tiếng Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng từ 40%

đến 70% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng tối

thiểu 20%

tiếng Anh

2017-2018

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng từ 80%

đến 100% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng tối thiểu

80% tiếng Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng tối

thiểu 50% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng Anh

sử dụng tối

thiểu 30%

tiếng Anh

3.3. Thực trạng sinh viên

Thứ nhất, trình độ tiếng Anh của các bạn còn hạn chế, ngay cả tiếng Anh

giao tiếp thông dụng.

Hiện nay, hầu như các bạn học sinh, sinh viên đều được tiếp xúc với tiếng

Anh ngay khi còn học các lớp phổ thông. Bên cạnh đó, khi theo học tại Trường,

sinh viên sẽ được giảng dạy chương trình tiếng Anh cơ bản và nếu kết quả kỳ thi

kiểm tra đánh giá kết thúc của 5 học phần tiếng Anh sẽ được xem như đạt trình độ

Page 150: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

150

năng lực tiếng Anh khi tốt nghiệp. Thế nhưng theo tác giả nếu chỉ dừng lại ở 5 học

phần này, sinh viên chưa thể cải thiện nhiều về năng lực tiếng Anh.

Để triển khai được các lớp giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

đòi hỏi người học phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu: có trình độ tiếng Anh cơ

bản tương đối khá, có khả năng tiếp thu chuyên ngành tốt và có hứng thú với ngành

học, môn học. Nếu không có những yếu tố này sẽ khó tổ chức lớp học; sinh viên

cũng khó vượt qua những khó khăn khi tham dự lớp học.

Thứ hai, để sinh viên có thể nắm bắt nội dung giảng dạy bằng tiếng Việt là

một vấn đề nan giải.

Mặc dù sinh viên được học một học phần tiếng Anh chuyên ngành nhưng với

thời lượng 3 tín chỉ lý thuyết (45 tiết) chưa thể trang bị nhiều cho sinh viên vốn

tiếng Anh chuyên ngành mà chủ yếu học một số thuật ngữ cơ bản. Vì vậy, khi sinh

viên bước vào bài giảng chuyên ngành cũng sẽ gặp không ít bỡ ngỡ.

Thêm vào đó chương trình giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

chủ yếu do giảng viên tự biên soạn dựa trên những nội dung giảng dạy từ trước đối

với môn học đó. Vì vậy, sẽ có những nội dung chưa được sắp xếp khoa học, một số

thuật ngữ được sử dụng chưa chính xác và diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của bài học

nhưng không có một bộ phận kiểm tra hoặc trợ giúp biên soạn lại.

Thứ ba, ý thức tự học của sinh viên chưa được nâng cao.

Đây là một hệ lụy k o dài từ rất lâu do cách học truyền thống để lại. Sinh

viên chủ yếu nghe nội dung truyền đạt từ giảng viên, rất ít bố trí thời gian tự tìm

hiểu, tự học tại nhà. Nếu chỉ nghe bài giảng trên lớp của giảng viên sẽ không ghi

nhớ sâu, sẽ không hiểu tường tận bài giảng và sẽ khó có thể vận dụng vào bài tập

thực hành.

3.4. Thực trạng đội ngũ giảng viên

Thứ nhất, trình độ tiếng Anh để giảng dạy các môn chuyên ngành của giảng

viên còn hạn chế.

Giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đòi hỏi giảng viên phải

đáp ứng cả hai yêu cầu: giảng dạy chuyên môn tốt và có trình độ tiếng Anh tốt. Đây

là điều kiện khó đáp ứng trong các ngành học ở nước ta hiện nay vì nhiều giảng

viên có trình độ chuyên môn tốt nhưng lại hạn chế về năng lực sử dụng ngoại ngữ

nói chung và tiếng Anh nói riêng. Nhiều người có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ

nhưng không thể sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy chuyên ngành vì họ ít được rèn

luyện kỹ năng nghe, nói. Những giảng viên được đào tạo sau Đại học ở các nước

nói tiếng Anh có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy nhưng số này không

nhiều và thuộc lớp trẻ nên ít được giao giảng dạy các môn chuyên ngành hẹp trong

chương trình đào tạo. Thực tế này đòi hỏi phải có chính sách sử dụng đội ngũ phù

hợp mới hy vọng mang lại kết quả mong muốn.

Page 151: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

151

Việc xác định đúng thời điểm để triển khai là cần thiết nhưng các trường

phải luôn có ý thức hướng đến chuẩn chất lượng, nhất là trong bối cảnh hội nhập

quốc tế hiện nay. Nếu trình độ tiếng Anh của giảng viên không chuẩn rất có thể ảnh

hưởng đến chất lượng đào tạo. Giảng viên phát âm không chuẩn thì người học khó

tiếp thu và khi sử dụng tiếng Anh để dạy cũng không chuẩn. Không những thế, nếu

trình độ tiếng Anh của người dạy còn nhiều lỗi về phát âm, ngữ pháp,... sẽ làm cho

người học thiếu niềm tin và mất hứng thú trong học tập. Do đó, giảng viên phải

được tạo điều kiện đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm đáp

ứng yêu cầu đặt ra.

Thứ hai, hạn chế về mặt kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho

giảng viên.

Đây cũng là một trong những vấn đề gây trở ngại cho việc thực hiện đúng

theo kế hoạch giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đã đề ra vì đa số giảng viên

nếu muốn giảng dạy bằng tiếng Anh rất cần được tham gia một khóa bồi dưỡng kỹ

năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Cần thiết được hướng dẫn cách tự rèn luyện và nâng

cao kỹ năng tiếng Anh.

Thứ ba, giảng viên rất cần nhận được sự hỗ trợ từ Ban Giám hiệu, các phòng

ban và các giảng viên giảng dạy tiếng Anh.

Để có thể soạn bài giảng phong phú và chính xác, giảng viên cần tìm đọc rất

nhiều tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng tiếng Anh, tra cứu và lựa chọn từ ngữ

thật chính xác đưa vào nội dung.

Với trình độ giao tiếp và khả năng tiếng Anh chuyên ngành còn hạn chế,

giảng viên cần sự trợ giúp của đồng nghiệp giảng dạy tiếng Anh để sửa lỗi phát âm,

kiểm tra câu từ trong bài giảng để bám sát với nội dung cần truyền đạt.

4. Kết lu n và kiến nghị:

Có thể nói, với kế hoạch đề ra và những thực trạng hiện nay của Nhà trường

xuất phát từ cả sinh viên lẫn phía giảng viên, việc thực hiện giảng dạy các môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất nhiều từ người học,

người dạy và tất cả các bộ phận. Tuy nhiệm vụ khó khăn nhưng với phương châm

lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người học, xây dựng

Trường trở thành Trường tiên tiến trong khu vực, tập thể Nhà Trường không thể

không thực hiện. Vì vậy, là một thành viên của Trường, tôi mong muốn đóng góp

một số kiến nghị để phần nào góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trên.

Thứ nhất, Trường cần nghiên cứu mô hình giảng dạy thích hợp cho kế hoạch

đã đề ra.

Việc thực hiện giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh hiện nay đang thực

hiện tại Trường là mô hình tích hợp ngôn ngữ vào nội dung chuyên ngành, bên cạnh

đó sinh viên còn được học thêm học phần tiếng Anh chuyên ngành do giảng viên

Page 152: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

152

chuyên ngữ giảng dạy. Và hướng đến của Nhà trường là giảng dạy tất cả chuyên

môn bằng tiếng Anh.

Có thể thấy đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp trong giai đoạn hiện

nay của Nhà trường. Tuy nhiên, thay vì sử dụng mô hình tích hợp, chúng ta có thể

thí điểm xem x t giảng dạy theo hình thức song song ở một số môn. Từ đó, tổng kết

đánh giá xem mô hình nào đạt được hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, tạo thêm nhiều sân chơi cho sinh viên có cơ hội giao tiếp tiếng Anh

thông qua câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức những buổi Hội thảo lắng nghe ý kiến sinh

viên về việc học tiếng Anh chuyên ngành và học các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh. Tổ chức các buổi sinh hoạt tiếng Anh có chủ đề mang tính chuyên sâu về một

số ngành nghề.

Thứ ba, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo phong phú bằng tiếng Anh tại

Trung tâm Thông tin thư viện, hoặc có thể mua tài liệu từ các nguồn mở trên mạng

và cung cấp mã số cho giảng viên tự truy cập và tải về những thông tin cần thiết cho

việc giảng dạy. Bên cạnh đó, Ban học thuật cần hỗ trợ để các môn giảng dạy tiếng

Anh chuyên ngành sẽ phát hành được một số cuốn sổ tay hoặc cẩm nang tiếng Anh

chuyên ngành, chẳng hạn như kế toán, tin học…mang tính chất nội bộ, phục vụ cho

nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên.

Thứ tư, bố trí một giảng viên dạy tiếng Anh hỗ trợ cho 1 đến 2 giảng viên

thực hiện giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Thứ năm, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng:

Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng để giảng viên đạt chuẩn tiếng Anh theo quy

định của Trường tiên tiến. Có thể mở thêm các lớp giảng dạy tiếng Anh chuyên

ngành cho giảng viên, bên cạnh đó rèn luyện thêm về cách phát âm chuẩn xác.

Thứ sáu, nâng cao trình độ cho giảng viên bằng nhiều hình thức.

Cử giảng viên đi học sau đại học tại các nước tiên tiến, sử dụng ngôn ngữ

chính trong học tập bằng tiếng Anh. Nội dung này cũng đang được Nhà trường chú

trọng quan tâm trong thời gian vừa qua, tuy nhiên chỉ mới được triển khai trong

phạm vi rất hẹp và điều kiện để được tham gia rất cao. Để có thể cử được nhiều

giảng viên tham gia hơn nữa cần tìm các trường có chương trình giảng dạy tiếng

Anh nhưng điều kiện tham dự học không yêu cầu quá cao.

Cử giảng viên đi học tiếng Anh theo các chương trình ngắn hạn. Nếu nhà

trường không thể mở các lớp bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành tại trường cho

giảng viên, có thể tạo điều kiện để giảng viên tham gia các chương trình giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh ngắn hạn do một số tổ chức có uy tín mở.

Tạo điều kiện và khuyến khích giảng viên trẻ tham gia các khóa hội thảo, tập

huấn ngắn hạn của các tổ chức Quốc tế, tham gia các dự án của các tổ chức Quốc tế.

Page 153: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

153

Tài liệu tham khảo

[1] Ngọc Hà (2015). Tiên phong giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh. Website của Báo Thừa Thiên Huế www.hue.vnn.vn, ngày truy cập 16/3/2016.

[2] David R.Mitchell (2004). Special Education Needs and Inclusive

Education. Website của google giới thiệu về sách. www.books.google.com.vn, ngày

truy cập 03/4/2016.

[3] Đào Hồng Thu (2013). Về vấn đề phát triển ngoại ngữ chuyên ngành

trong quá trình Hộp nhập Quốc tế. Website của Thư viện Học liệu mở Việt Nam

www.voer.edu.vn, ngày truy cập 16/3/2016.

[4] Nguyễn Thanh Thủy (2015). Một số giải pháp tăng cường năng lực

giảng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành hàng hải tại Trường Cao đẳng hàng hải 1.

Website của Trường Cao đẳng Hàng hải, www.cdhh.edu.vn, ngày truy cập

18/3/2016.

[5] Nguyễn Văn Toàn (2010). Khả năng và biện pháp thực hiện giảng dạy

chuyên môn bằng ngoại ngữ. Website của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

www.vnies.edu.vn, ngày truy cập 16/3/2016.

[6] Đàm Xuân Vận (2015). Báo cáo tham thuận chuẩn hóa năng lực ngoại

ngữ cho giảng viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường Đại học Nông

Lâm. Website của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, www.tuaf.edu.vn, ngày

truy cập 18/3/2016.

Page 154: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

154

GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH TRONG VẬT LÝ

CHO SINH VIÊN, HỌC SINH

ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người có ích cho bản thân, cho gia đình

và xã hội. Thế nên chất lượng người học được đào tạo ở các trường học sẽ có vai

trò vô cùng quan trọng đối với trường học đó. Trong xu hướng hội nhập hiện nay,

để tồn tại và phát triển, mỗi trường học phải có được lợi thế để cạnh tranh, và theo

cá nhân tôi thì lợi thế đó phải là chất lượng của việc đào tạo người học. Sau một

thời gian công tác tại trường ở vai trò giáo viên giảng dạy Vật lý, tôi xin đề xuất

giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sinh viên, học sinh khi tốt nghiệp thông

qua bồi dưỡng tiếng Anh trong Vật lý cho các em.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ

cao hơn về tay nghề, về kỹ năng sống, về đạo đức… thì nhà trường cần những giải

pháp để nâng cao chất lượng người học sau khi được đào tạo. Đó cũng là yêu cầu tất

yếu để trong xu hướng hội nhập hiện nay, nhà trường có thể khẳng định và phát

triển thương hiệu của mình, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

Đội ngũ giảng viên chúng tôi được nhà trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong

quá trình công tác. Do đó, khi giảng dạy, tôi luôn băn khoăn tìm cách nâng cao chất

lượng giảng dạy, để sản phẩm của mình – người học – ngày càng được hoàn thiện

hơn.

Tôi nhận thấy thông qua việc giảng dạy Vật lý, ta có thể bồi dưỡng thêm

tiếng Anh chuyên ngành Vật lý cho các em, tuy nhiên điều này còn tùy cấp độ ở đối

tượng sinh viên Cao đẳng hay Học sinh Trung cấp.

2. Giải quyết vấn đề

Theo tiêu chuẩn 4 về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực

và Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh của trường Cao đẳng (tại Quyết đinh số 3036/QĐ-

UBND ngày 20/6/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh), ở mục 2.

Đảm bảo năng lực sau tốt nghiệp:

Năng lực ngoại ngữ: sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ đạt trình độ B2

trong đó có 50% đạt trình độ C1 theo khung tham chiêu Châu Âu; sinh viên chuyên

ngành đạt trình độ B1 trong đó có 30% đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu

Âu;

Như vậy, theo tiêu chí trường tiên tiến thì sinh viên tốt nghiệp phải đạt được

Page 155: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

155

trình độ ngoại ngữ thấp nhất là B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Tiếng Anh là

một công cụ hữu hiệu để các em có thể chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu phục

vụ việc học và cũng như cho các em một nền tảng để sau này các em dễ dàng trong

việc học tập nâng cao trình độ. Theo tôi, ta có thể góp phần bồi dưỡng tiếng Anh

cho các em thông qua môn Vật lý như sau:

- Đối với học sinh trung cấp:

+ Trong tài liệu giảng dạy Vật lý, ta có thể giới thiệu một vài thuật ngữ

chuyên ngành liên quan đến kiến thức của bài học. Vì đối tượng là Học sinh Trung

cấp, nên mỗi bài ta chỉ giới thiệu những thuật ngữ khoa học có liên quan đến các

khái niệm, định nghĩa, định luật, định lý, đại lượng… trong bài học ấy. Mỗi bài

khoảng 3-5 thuật ngữ, được viết sau thuật ngữ tiếng Việt. Trong bài kiểm tra, giáo

viên có thể hỏi trắc nghiệm, thuật ngữ tiếng Anh đó có nghĩa tiếng Việt là gì.

+ Giáo viên có thể cho các em một bài tập nhỏ, yêu cầu các em dịch từ tiếng

Anh sang tiếng Việt. Bài tập nhỏ ở đây có độ dài khoảng 5-10 dòng trên trang A4,

nội dung liên quan đến tiểu sử các nhà bác học Vật lý, hoặc các vấn đề có liên quan

đến giải thích hiện tượng Vật lý, bài tập Vật lý... Bài tập này phải thật đơn giản để

các em không cảm thấy khó khăn, thấy nản khi tiếp xúc. Một học phần chỉ nên có

khoảng từ 2-3 bài tập dạng này.

- Đối với Sinh viên Cao đẳng:

+ Cũng giống như các em Học sinh Trung cấp, trong mỗi bài học, Giáo viên

sẽ giới thiệu cho các em khoảng từ 5-8 thuật ngữ chuyên ngành. Bài kiểm tra, bài

thi có thể có câu hỏi trắc nghiệm cho các thuật ngữ giáo viên đã dạy.

+ Giáo viên cho các em bài tập về nhà theo nhóm hoặc cá nhân bằng tiếng

Anh với mức độ có khó hơn so với trung cấp, nhưng cũng cần phải đơn giản.

Thiết nghĩ, ngay từ khi học trung cấp, các em đã được tiếp xúc với tiếng Anh

chuyên ngành, thì khi có cơ hội học tiếp Cao đẳng liên thông, các em sẽ có chút nền

tảng ban đầu, để có thể tiếp tục làm quen và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình;

các em Sinh viên Cao đẳng cũng vậy.

3. Kết quả thực hiện

Các đề xuất trên của tôi chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình

thực hiện vì nó liên quan đến chương trình học, trình độ học sinh, sinh viên, khả

năng tiếng Anh của người dạy,…Điều này cần có thời gian để nghiên cứu thêm

nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, cá nhân tôi và những thầy cô, anh chị

đồng nghiệp trong trường chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình để mang lại hiệu quả giảng

dạy cao nhất.

4. Kết lu n và kiến nghị

Để người học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì ngoài kiến thức

chuyên môn, người học phải có được một số kỹ năng nhất định về vi tính, về ngoại

Page 156: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

156

ngữ; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian… Những kỹ năng này

sẽ giúp ích cho các em rất nhiều, không chỉ trong công việc sau này, mà cả ở ngoài

cuộc sống. Nhà trường là nơi cần hỗ trợ các em những kỹ năng này, và tôi cũng đã

đề xuất một vài giải pháp để cải thiện năng lực ngoại ngữ của các em học sinh, sinh

viên khi tốt nghiệp.

Tài liệu tham khảo

[1] Quyết định về tiêu chí trường tiên tiến (Quyết định số 3036/QĐ-UBND)

ngày 20 tháng 06 năm 2014 của UBND thành phố về tiêu chí trường tiên tiến theo

xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] TS. Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn”, http://nghiencuubiendong.vn, truy cập ngày 20.3.2016.

[3] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), "Xu hướng phát triển giáo dục Việt Nam

trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ý nghĩa thực tiễn đối với dự

báo phát triển giáo dục trong nhà trường hiện nay”, http://vinhphuc.edu.vn.

Page 157: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

157

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH CHO

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

KINH TẾ - KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TThhSS.. VVăănn CCôônngg KKhháánnhh HHiiệệpp

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế thì ngoại ngữ, đặc

biệt là tiếng Anh trở nên rất quan trọng. Việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy và giảng

dạy chuyên môn bằng tiếng Anh tại các trường là một sự cần thiết, là một nhu cầu

tất yếu, một thực tế khách quan trong xu hướng chung của thế giới và khu vực, cũng

như trong bối cảnh đất nước đang phát triển và hòa nhập. Trong đó đội ngũ giảng

viên là lực lượng cốt cán, trung tâm thực hiện các mục tiêu GD-ĐT, trực tiếp quyết

định chất lượng GD-ĐT. Luật giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai

trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Trong những năm qua,

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo có phẩm chất đạo

đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng

cao. Tuy nhiên trên thực tế, nhà trường và giảng viên vẫn đang lúng túng trong việc

triển khai giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh. Các khó khăn phát sinh từ rất

nhiều nguyên nhân khác nhau: Kiến thức ngoại ngữ của Giảng viên chuyên ngành,

trình độ ngoại ngữ của HSSV, cũng như kiến thức của các chuyên ngành của giảng

viên khoa ngoại ngữ.

1. Đặt vấn đề

Trong thực tế trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội thì quản lý luôn giữ vai

trò quan trọng trong việc vận hành và phát triển. Trong lĩnh vực GD-ĐT, quản lý là

nhân tố giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng. Quản lý

giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp qui luật của chủ thể quản lý các

cấp đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của

các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ

thống về mặt số lượng cũng như chất lượng.

Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đã

được đề cập tại nhiều hội thảo, đề án, đề tài nghiên cứu, luận văn với phạm vi rộng

hoặc ở một số đề tài trong phạm vi của một ngành, một địa phương cụ thể. Nâng

cao chất lượng giảng viên có thể thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, mời thầy về

dạy hoặc cử đi học nước ngoài, sau đó về đóng góp cho nhà trường. Cùng với các

Page 158: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

158

điều kiện khác, tiếng Anh là chìa khóa để đi sâu vào việc nghiên cứu, phát triển và

ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, đối với nhà trường nói chung và khoa CNTT

nói riêng, thì nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành là một trong

những giải pháp then chốt để phát triển bền vững nguồn nhân lực CNTT hiện nay.

Xây dựng cơ sở đào tạo tiên tiến phải nâng cao năng lực tiếng Anh nói chung

và trình độ sử dụng tiếng Anh chuyên ngành nói chung. Quyết định số 3036/QĐ-

UBND ngày 20/6/2014 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh về tiêu chí trường

tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã

khẳng định những tiêu chí về trình độ tiếng Anh của giảng viên. Quyết định đã nêu

điểm c và d tại tiêu chuẩn 3 “Đội ngũ giảng viên”: c) 100% giảng viên chuyên ngành

Ngoại ngữ đạt trình độ C1 trong đó có 30% đạt trình độ C2 theo khung tham chiếu

Châu Âu; d) 100% giảng viên chuyên ngành đạt trình độ B1 trong đó có 50% đạt

trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu.

Tác giả chọn hướng nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cho khoa CNTT trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài của mình, với mong

muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đào tạo của nhà trường trong công

cuộc đổi mới.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Thực trạng giảng viên chuyên ngành CNTT

Tạo cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất

lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh thì việc đánh giá

thực trạng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành của khoa CNTT là rất cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu là: tổng hợp số liệu trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của

đội ngũ giảng viên; Phương pháp trò chuyện: tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ giảng

viên của khoa CNTT nhằm tìm hiểu về trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên.

Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của Giảng viên khoa CNTT

Đang h c SĐH Thạc sỹ Nghiên cứu sinh Ghi Chú

Số lượng 10 14 1

Tỷ lệ % 41.6 58.4 4.2

Số liệu thống kê tại khoa CNTT: 24 Giảng viên biên chế

Qua bảng 2.1 đội ngũ giảng viên của khoa CNTT phần nào đã đạt được chuẩn

trình độ chuyên môn và đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đội ngũ giảng viên đã từng

bước nâng cao nhận thức vai trò GD – ĐT trong sự phát triển của xã hội và đã thấy

được trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, năng lực bổ trợ của giảng

viên CNTT chủ yếu là ngoại ngữ. Để có thể tiếp thu kiến thức mới theo sự phát triển

của cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ thì người giảng viên CNTT cần phải có

một kiến thức ngoại ngữ vững chắc. Người giảng viên CNTT cần phải đọc hiểu được

Page 159: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

159

các tài liệu nước ngoài – chủ yếu là tiếng Anh – thì mới có thể xây dựng một nền giáo

dục Việt Nam hiện đại, khoa học, mang đậm bản sắc, làm nền tảng cho sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước.

Bảng 2.2: Trình độ ngoại ngữ của Giảng viên khoa CNTT

Trình độ

Ghi chú A2 B1 B2 Khác

Số

lượng 5 14 3 2

Trình độ khác: Cử

nhân hoặc chứng chỉ B

Quốc gia Tỷ lệ

% 20.8 58.3 12.5 8.3

Số liệu thống kê tại khoa CNTT: 24 Giảng viên biên chế

Qua bảng thống kê đa phần là chứng chỉ “B1” chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên

đây chỉ là văn bằng chứng chỉ, thực tế năng lực sử dụng ngoại ngữ rất hạn chế, vì

sau khi được cấp chứng chỉ thì ít có môi trường sử dụng dẫn đến mai một dần. Năng

lực sử dụng ngoại ngữ yếu do những nguyên nhân sau:

- Tuổi đời cao rất khó khăn trong việc học tập ngoại ngữ.

- Ngại sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.

- Phương pháp học tập ngoại ngữ thiếu cơ bản và hệ thống.

Tuy nhiên, qua kết quả trò chuyện tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ giảng viên

thì về năng lực bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên CNTT thì còn chưa

cao, chủ yếu chỉ “B1” được cấp là trong quá trình học sau đại học. Do đó, việc học

ngoại ngữ chủ yếu là để có văn bằng, chứng chỉ nên chưa chú ý đến chất lượng.

2.2. Thực trạng giảng viên khoa Ngoại ngữ

Bên cạnh việc đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên chuyên ngành của

khoa CNTT thì việc đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên khoa ngoại ngữ

cũng rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức của

HSSV khi học những môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Bảng 2.3: Trình độ của Giảng viên khoa Ngoại ngữ

Đang h c SĐH Thạc sỹ Nghiên cứu sinh Ghi Chú

Số lượng 1 17 0

Tỷ lệ % 5.6 94.4 0

Số liệu do khoa Ngoại ngữ cung cấp: 18 Giảng viên biên chế

Bảng 2.4: Trình độ Tiếng Anh của Giảng viên khoa Ngoại ngữ

Tương đương Ghi Chú

C1 C2 B2

Số lượng 12 5 1

Tỷ lệ % 66.7 27.8 5.6

Số liệu do khoa Ngoại ngữ cung cấp: 18 Giảng viên biên chế

Page 160: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

160

Bảng 2.5: Trình độ Tiếng Anh (Thi Quốc tế) của Giảng viên khoa Ngoại ngữ

IELTS 6.5 IELTS 7.0 IELTS 8.0 Ghi Chú

Số lượng 1 3 1

Tỷ lệ % 5.6 16.7 5.6

Số liệu do khoa Ngoại ngữ cung cấp: 18 Giảng viên biên chế

Qua bảng 2.3, 2.4 và 2.5 cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng

viên khoa Ngoại ngữ là rất tốt. Tuy nhiên, nhiều giảng viên có bằng Thạc sĩ lý luận

và phương pháp giảng dạy tiếng Anh hơn là Thạc sĩ ngôn ngữ Anh.

2.3. Thực trạng việc h c chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Còn rất nhiều HSSV ngành CNTT cho rằng chỉ cần học chuyên ngành ở

trường là có thể giỏi CNTT. Chính vì thế các em HSSV vẫn chưa xem trọng Ngoại

ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, do đó, hạn chế khả năng nghiên cứu trao dồi

tài liệu tiếng Anh dẫn đến các em “ngại” đọc các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành

CNTT nên chưa phát huy được hiệu quả của một công cụ, phương tiện học tập.

Theo PGS.TS. Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH NV thì việc

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường ĐH KHXH NV: “Khó khăn

chính trong việc giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh hiện nay, đó chính là trình

độ tiếng Anh không đều của SV. Để có thể tham gia và đảm bảo yêu cầu môn học,

trình độ tiếng Anh của SV phải ở trình độ trung cấp hoặc tương đương bậc 3 theo

khung trình độ năng lực chung về ngoại ngữ (6 bậc) của Bộ GD ĐT”. Và ngay tại

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thì trình độ ngoại ngữ

đầu vào của HSSV là yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh, do các em Cao đẳng thì học ở HK IV, còn hệ TCCN thì học

kỳ II.

3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh cho khoa CNTT trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thu t Thành phố H Chí Minh

Cơ bản trước hết là môi trường giáo dục tương đối thuận lợi, nhịp sống khẩn

trương, náo nhiệt của nền kinh tế thị trường trong việc phát triển của Thành phố Hồ

Chí Minh bên cạnh đó tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng trong sự phát triển của xã

hội. Trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, phần phương

hướng, nhiệm vụ KT-XH cũng đã nêu “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất

lượng dạy và học, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao

chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường...”

Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 về tiêu chí trường

tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, đã giúp cho

đội ngũ giảng viên nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp GD – ĐT.

Tập thể cán bộ giảng viên phải biết đoàn kết nhất trí để phát huy tinh thần tương

Page 161: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

161

thân tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cùng tiến bộ trong sự nghiệp phát

triển của trường. Tôi xin đề xuất một số ý kiến sau đây:

3.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nh n

thức về trách nhiệm của đội ngũ giảng viên và Xây dựng quy hoạch tổng thể và

phát triển đội ngũ giảng viên

- Tổ chức thực hiện học tập, nghe phổ biến về các chỉ thị, nghị quyết của

Đảng, Quốc hội, các văn bản chính sách của Nhà nước và của Ngành; Nhiệm vụ và

kế hoạch hoạt động GD – ĐT của năm học mới.

- Quy hoạch đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh trong quy hoạch phải có mục tiêu, kế hoạch và chương trình thiết thực. Trên cơ

sở quy mô đào tạo của Nhà trường trong những năm tới, cần có kế hoạch xem xét,

lựa chọn.

- Qua thực tiễn giảng dạy, hàng năm cần đánh giá phân loại giảng viên giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh một cách khách quan, chính xác.

- Sàng lọc đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

3.2. Công tác b i dưỡng, tự b i dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và

nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

- Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo các chương trình tiên tiến, các chương

trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

- Tạo điều kiện cho giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh có

cơ hội tham gia học tập kinh nghiệm tại một số trường có chất lượng.

- Cử giảng viên tham gia các khoá học Phương pháp Giảng dạy môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh (ATE). Khóa học được đồng phát triển bởi Hội đồng Anh và

Khoa Sư Phạm, Đại học Oxford.

- Liên kết với các trường ngoại ngữ có uy tín tổ chức học tiếng Anh chuyên

ngành và thi cho giảng viên. Đặc biệt là thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

- Thường xuyên tổ chức trao đổi giữa 2 Khoa CNTT và Ngoại ngữ nhằm

từng bước hoàn thiện chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho CNTT. Tích hợp

những kiến thức giữa 2 lĩnh vực (CNTT và tiếng Anh) trong quá trình giảng dạy lý

thuyết, thực hành và kiểm tra, đánh giá. Hiện tại môn học tiếng Anh chuyên ngành

của khoa CNTT chủ yếu là các bài về cấu trúc máy tính, đây chỉ là môn cơ sở của

khoa CNTT, nên việc thay đổi nội dung chương trình cần chú trọng đến những thuật

ngữ, những thông báo lỗi trong quá trình sử dụng máy tính, phần mềm, cấu hình….

Điều này cần phải có hỗ trợ của khoa CNTT.

- Đối với Giảng viên CNTT: Khoa có kế hoạch tổ chức 1 tháng/1 lần và đề

nghị 20% giảng viên khoa đọc 1 đoạn tiếng Anh chuyên ngành, từ đó giảng viên

Page 162: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

162

khoa Ngoại ngữ sẽ hướng dẫn những từ phát âm chưa đúng. Tăng cường các loại

giáo trình, tài liệu tiếng Anh của chuyên ngành CNTT; bắt buộc sinh viên CNTT sử

dụng tài liệu tiếng Anh trong quá trình đào tạo. Tổ chức các hội thi sử dụng tiếng

Anh chuyên ngành CNTT cho HSSV như: Tổ chức đoán từ tiếng Anh chuyên

ngành, Tổ chức thi định nghĩa tiếng Anh chuyên ngành bằng tiếng Anh…

- Đối với Giảng viên khoa Ngoại ngữ: Cần tìm hiểu các nội dung của chuyên

ngành CNTT qua đó xây dựng hệ thống từ vựng tiếng Anh phù hợp với những tri

thức, kỹ năng của HSSV tránh việc giảng dạy Tiếng Anh tổng quát vì mục đích của

việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là thúc đẩy và tăng cường khả năng

tiếp cận, khai thác các nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng tiếng Anh.

- Đối với Giảng viên nói chung: việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trình độ tiếng

Anh phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính công tác giảng dạy của giảng

viên. Tránh tình trạng bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức hợp lý hóa về trình

độ đào tạo.

- Hiện tại với việc đề nghị mua tài liệu dựa vào Đề cương chi tiết thì khó có

thể tăng cường các Từ điển tiếng Anh chuyên ngành. Từ điển tiếng Anh chuyên

ngành cần phải cập nhật ít nhất 1 lần/năm.

3.3. Tạo môi trường làm việc phát huy được năng lực lẫn cơ hội phát

triển nghề nghiệp và có chính sách tăng thêm thu nh p để thu hút và giữ chân

giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

- Tạo điều kiện về chủ trương để giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh được bồi dưỡng chuyên môn, học tập ở nước ngoài. Trước hết cần động

viên giảng viên tâm huyết, gắn bó với trường.

- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp để trao đổi rút kinh nghiệm về kiến

thức bài học và phương pháp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Xây dựng kế hoạch trên cơ sở thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ một cách

hợp lý để tăng cường các điều kiện lao động và công tác, nâng cao thu nhập cho

giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn nhằm từng bước để giảng viên khoa

CNTT và giảng viên khoa Ngoại ngữ đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

- Tạo điều kiện về thời gian, đồng thời thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối

với những giảng viên đi học tập nhằm đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

- Liên kết, hợp tác với nước ngoài, thường xuyên mời chuyên gia, giảng viên

chuyên ngành CNTT nước ngoài vào trường sinh hoạt nhằm tăng cường khả năng

sử dụng tiếng Anh của giảng viên CNTT.

4. Kết lu n

Đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo

dục và sự thành công của đổi mới giáo dục. Thực tế cho thấy thành công của các

Page 163: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

163

cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào “chí muốn thay đổi” cũng như chất

lượng của giảng viên. Trong việc đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước thì quan trọng nhất là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng

nhân tài. Công việc đó không thể thực hiện ở một phía, không thể thực hiện được ở

một cá nhân mà phải thực hiện ở nhiều người, nhiều thời gian liên tục và trong

nhiều hoạt động khác nhau.

Vì vậy, để xây dựng đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh cho khoa CNTT Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm của Ban Giám

hiệu, là công tác trọng yếu của lãnh đạo khoa hiện nay. Thực tế để nâng cao chất

lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh ngang tầm với sự

phát triển và đòi hỏi của xã hội cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ.

Tài liệu tham khảo

[1] Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh (2015), Quyết định số 1737/GDĐT-

GDCN ĐH ngày 08 tháng 6 năm 2015 về thang điểm đánh giá tiêu chí trường tiên

tiến bậc Cao đẳng và TCCN theo quyết định số 3036/QĐ-UBND của UBND Thành

phố, TP. Hồ Chí Minh.

[2] Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số 3036/QĐ-UBND

ngày 20 tháng 6 năm 2014 về tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực

và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[3] Trần Văn An – Hoàng Hữu Cường. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

trên thế giới và một số đề xuất giảng dạy tiếng anh PCCC.

http://www.academia.edu, 14/04/2016.

[4] Anh Quyên , 2014. Giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường

ĐH KHXH NV – mục tiêu và lộ trình thực hiện. http://hcmussh.edu.vn, 14/4/2016.

[5] Khóa Phương pháp Giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

https://www.britishcouncil.vn, 14/04/2016.

Page 164: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

164

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG

GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH CHO NGƯỜI HỌC

ThS. Lê Như Dzi

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vấn đề

giảng dạy tiếng Anh trong chương trình giáo dục ở nước ta hiện nay đang được nhà

nước và xã hội quan tâm. Nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đã được tổ chức ở các

trường về những chủ đề như: nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng

dạy, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng viên, tăng cường phương tiện giảng

dạy, tài liệu tham khảo, cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn

1 số nội dung chưa thể đáp ứng yêu cầu của thực tế xã hội hiện nay, trong đó có

vấn đề sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành ở giáo dục nghề nghiệp

vẫn còn sự tồn tại giữa việc giảng viên ngoại ngữ dạy anh văn chuyên ngành cho

người học hay giảng viên chuyên môn có sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy chuyên

ngành cho người học thì loại nào hiệu quả hơn.

1. Đặt vấn đề

Đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, tham gia

các diễn đàn đa phương với các quốc gia trong khu vực và thế giới thì ngoại ngữ,

đặc biệt là tiếng Anh trở nên quan trọng hơn. Việc đưa các ngoại ngữ vào giảng dạy

và giảng dạy chuyên môn bằng các ngoại ngữ tại các trường là một nhu cầu xã hội

tất yếu. Trong số các ngoại ngữ được sử dụng để dạy nội dung các chuyên ngành,

tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn vì vậy giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh tại

các trường chuyên nghiệp là một sự cần thiết.

Với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế tri thức,

thách thức đặt ra đối với các trường đại học, cao đẳng là làm thế nào để đào tạo ra

được sinh viên đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Một trong cách tiếp cận để

nâng cao chất lượng và hội nhập với các nước trong khu vực ngoài kỹ năng tay

nghề người lao động thì ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu đối với mọi lĩnh vực

đời sống – kinh tế - văn hóa và xã hội.

Thực trạng hiện nay trong đào tạo tại nhà trường, cá nhân thấy rằng việc

nâng cao khả năng về ngoại ngữ cho HSSV theo đề án 2020 và theo tiêu chuẩn

trường tiên tiến 3036 cho người học vẫn còn nhiều trở ngại bao gồm: đối tượng đầu

vào các bậc học với sự không đồng đều về trình độ ngoại ngữ từ khi còn học phổ

thông là rất lớn mặc dù trước đây trường có tổ chức kiểm tra tiếng Anh đầu vào để

xếp lớp rồi phân công giảng viên dạy theo giáo trình và chương trình thống nhất của

tổ bộ môn đối với tiếng Anh giao tiếp.

Page 165: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

165

Một thực tế khác là sinh viên bậc Cao đẳng trong từng khóa học đến từ nhiều

tỉnh với điều kiện học tập khác nhau nên tất yếu có sự phân hóa đa dạng về trình độ

và kỹ năng sử dụng tiếng Anh. Điều này cho thấy với cùng một nội dung và phương

pháp giảng dạy nhưng mức độ tiếp thu và thực hành của từng sinh viên trong học kỳ

đầu có sự chênh lệch lớn.

Một khó khăn đặt ra là giảng viên tiếng Anh cần có kiến thức chuyên ngành

đến mức độ nào để có thể đảm nhiệm việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. Đây

cũng là một lý do khiến nhiều người cho rằng việc giảng dạy tiếng Anh chuyên

ngành phải để cho giáo viên chuyên ngành chứ không phải giảng viên tiếng Anh,

nhưng đa số GV khối kinh tế - kỹ thuật hiện nay yêu cầu kiến thức kỹ năng tiếng

Anh để đứng lớp chưa như mong muốn.

Riêng đối với chương trình học môn Anh văn chuyên ngành hiện nay do

Khoa Ngoại ngữ phân công giảng viên dạy vẫn còn sự trở ngại cho mục tiêu trang

bị kiến thức Anh văn chuyên ngành cho người học, đó là nội dung chương trình

giảng dạy thiếu sự gắn kết với khoa chuyên môn về cập nhật – hiệu chỉnh chương

trình đào tạo, việc quản lý chương trình còn chưa rõ ràng về sự phối hợp của các

bên liên quan dẫn đến giảng viên Khoa Ngoại ngữ được phân dạy HSSV ở từng

khoa kinh tế - kỹ thuật thì khó đi sâu vào chuyên môn của ngành nghề mà chủ yếu

chỉ mang tính dịch thuật, văn phạm và từ vựng trong khi giảng viên chuyên ngành

tại các khoa kinh tế - kỹ thuật có chuyên môn sâu thì khả năng ngoại ngữ chưa đáp

ứng để khoa chủ động phân công dạy Anh văn chuyên ngành.

Chính vì thực trạng trên mà khi HSSV đã học xong các môn Anh văn trong

trường vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về mục tiêu đọc và hiểu các tài liệu liên

quan đến ngành học phục vụ cho việc nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành

chuyên môn của chương trình.

2. Giải quyết vấn đề

Trong năm học này, Nhà trường có chủ trương thành lập Ban hỗ trợ học

thuật có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển khai việc hỗ trợ tiếng Anh cho các

giảng viên dạy chuyên ngành có điều kiện và kỹ năng vận dụng kiến thức Anh văn

lồng ghép vào trong hoạt động giảng dạy nhằm từng bước tạo điều kiện cho HSSV

tiếp cận và thích nghi trong việc học và tự học tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên

để cải thiện và trao dồi nhiều hơn. Bản thân nhận thấy rằng đây là chủ trương rất kịp

thời và đúng hướng để có thể cùng lúc đạt được 2 mục tiêu lớn là giải pháp phát

triển kỹ năng ngoại ngữ cho người dạy và người học.

Qua đây, cá nhân có một số giải pháp nhằm phát huy được hiệu quả việc sử

dụng tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành như sau:

Giúp cho GV và HSSV nhận thức rõ mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên

môn:

Page 166: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

166

Để đạt được hiệu quả thực sự của việc lồng ghép ngoại ngữ thì giảng viên và

sinh viên cần hiểu rõ vai trò của ngoại ngữ trong việc nghiên cứu, học tập chuyên môn.

Vì phần lớn các môn khoa học kỹ thuật được dạy ở các trường Cao đẳng hiện

nay ở nước ta đều có nội dung được lấy từ giáo trình nước ngoài hoặc từ giáo trình

trong nước nhưng đã qua khâu tham khảo tài liệu nước ngoài. Nếu có trình độ ngoại

ngữ thì rất thuận lợi để cập nhật bài giảng, đưa vào bài giảng những thông tin mới,

đồng thời có tài liệu phong phú để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết

bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Trong khi tài liệu tiếng Việt thì có khả năng chuyển tải tất cả những nội dung

khoa học, nhưng vấn đề là có nhiều thuật ngữ được dịch từ tiếng nước ngoài một

cách chủ quan, thiếu chính xác. Do đó, có nhiều điểm khác nhau trong cách hiểu

của chúng ta so với cách hiểu của người nước ngoài về cùng một nội dung.

Đối với HSSV, việc giảng dạy và học tập chuyên môn bằng tiếng nước ngoài

không chỉ giúp các em nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn nâng cao chất lượng

chuyên môn. Các em có thể đọc hiểu, nói được và trao đổi được những vấn đề

chuyên môn bằng tiếng Anh để sau này có thể làm việc với các doanh nghiệp có

yếu tố nước ngoài hoặc học tập ở các nước; thuận lợi hơn thì khi tham gia quá trình

tuyển dụng từ các doanh nghiệp mà đó cũng là chuẩn bị hành trang trong xu thế hội

nhập và tham gia cộng đồng Đông nam á.

Việc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành trong việc lồng ghép

vào trong nội dung bài giảng cũng như trong tài liệu kỹ thuật cần có quá trình và

phân chia giai đoạn tiếp cận như sau:

Giai đoạn 1: GV cho HSSV làm quen với những thuật ngữ, từ khóa bằng

tiếng Anh trong nội dung bài giảng, giải thích ý nghĩa và tiến dần đến cụm từ, câu

có chứa thuật ngữ đó (năm thứ 1 của khóa học)

Giai đoạn 2: Tăng tỉ lệ sử dụng nội dung trong bài giảng dạng song ngữ,

HSSV thường xuyên tiếp cận với tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh đã được GV

hướng dẫn phương thức đọc và hiểu tài liệu chuyên ngành có giới hạn (năm thứ 2

của khóa học).

Giai đoạn 3: HSSV có thể đọc – hiểu 1 số tài liệu mang tính chuyên môn sâu

như cẩm nang sử dụng thiết bị - dụng cụ thực hành chuyên môn, đọc hiểu để trình

bày nguyên lý hoạt động - vận hành các thiết bị hoặc thông hiểu thông số kỹ thuật.

(năm thứ 3 của khóa học) bằng cách trước khi thảo luận nhóm bằng tiếng Anh,

giảng viên trình bày sơ lược phần lý thuyết giúp HSSV nắm khái niệm, các đối

tượng có liên quan, đưa ra những so sánh, đối chiếu làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của

vấn đề, các thuật ngữ chuyên môn, đồng thời phân bổ thời gian một cách phù hợp.

Khi đã có nhiều môn chuyên ngành được giảng dạy bằng song ngữ thì có thể

bỏ môn Anh văn chuyên ngành để tăng thêm thời lượng cho các học phần chuyên

Page 167: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

167

môn được giảng dạy bằng song ngữ do giảng viên chuyên môn phụ trách.

Thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn ngoại ngữ trong nhà trường để sinh viên

có điều kiện thực hành học thuật dùng tiếng anh thông qua sinh hoạt Đoàn – Hội và

hỗ trợ của Ban học thuật trường với thành viên là các giảng viên khoa chuyên

ngành.

4. Kết lu n – Kiến nghị

Cần có sự phối hợp giữa khoa Ngoại ngữ với các khoa có đầu ra người học

về việc hiệu chỉnh – cập nhật chương trình giảng dạy về nội dung, thời lượng,

phương pháp và mục tiêu cần đạt được khi học Anh văn chuyên ngành.

Lên kế hoạch và xây dựng lộ trình để lồng ghép tiếng Anh vào trong các

môn học chuyên ngành dần tiến tới việc dạy song ngữ và tiến tới bỏ môn tiếng Anh

chuyên ngành trong chương trình đào tạo dự kiến khoảng 3 năm.

Ban hỗ trợ học thuật của nhà trường cần xây dựng các chủ đề hỗ trợ theo

định kỳ hàng tháng và theo nhu cầu của các khoa để bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ

cho GV khối kinh tế - kỹ thuật.

Mời giảng viên nước ngoài dạy một số môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

(sau khi HSSV đã học một số chuyên ngành bằng song ngữ ) thông qua tổ chức –

hiệp hội có giảng viên tình nguyện nước ngoài thì Khoa cần yêu cầu phải có chương

trình và giảng dạy theo bài giảng đã chuẩn bị và cho HSSV đọc trước thì các em

mới có thể tiếp thu tốt hơn.

Nhà trường nên tìm đối tác để tổ chức các buổi tập huấn cho GV về việc biên

soạn và giảng dạy chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh vừa là bồi dưỡng nghiệp vụ

và ngoại ngữ cho GV cũng là nâng cao năng lực đội ngũ để cải thiện chất lượng

giảng dạy cho người học.

Khi xây dựng chương trình cần chú ý hơn nữa tới các biện pháp mang tính

chiến lược về phát triển vốn thuật ngữ chuyên ngành. Quan điểm cũng như mong

muốn của chúng tôi là làm sao giúp cho sinh viên có được kĩ năng để tự xây dựng

vốn từ vựng chuyên ngành của mình, ví dụ như nắm được các quy tắc cấu tạo từ về

hình thái cũng như nội dung, sự biến đổi nghĩa của từ từ nghĩa thông thường

sang nghĩa chuyên biệt, v.v. Chương trình hay giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành

hoàn toàn không phải, và cũng không thể là một cuốn từ điển thuật ngữ chuyên

ngành.

Để thực hiện được việc giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, một số các

mô hình giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh cần phải được áp dụng, có sự đồng

thuận của các cơ quan quản lý giáo dục, của nhà trường, đội ngũ giảng viên, người

học.

Page 168: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

168

Tài liệu tham khảo

[1] Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về CDIO, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,

13-14/12/2010.

[2] Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học

sinh, sinh viên trong quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà nội.

[3] Nguyễn Thị Phương Hoa (10/2005), Phát triển bền vững chất lượng của

các trường đại học thông qua phát triển năng lực học tập.

[4] Trần Bá Hoành (9/1993), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm - Viện

KHGD.

Page 169: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

169

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC

GIẢNG DẠY MỘT SỐ HỌC PHẦN BẰNG TIẾNG ANH

Huỳnh Thị Tuyết H ng

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, thực tiễn

công tác phát triển đội ngũ giảng viên phục vụ công tác giảng dạy một số học phần

bằng tiếng Anh tại Khoa Lý luận Chính trị nhằm đề xuất các giải pháp phát triển

nguồn nhân lực phục vụ công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cả về:

chất lượng, số lượng, cơ cấu. Đáp ứng lộ trình phát triển và các tiêu chí để trở

thành trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Đáp ứng nhu cầu

học tập của học sinh, sinh viên và yêu cầu của ngành; tiếp cận được với giáo dục ở

các nước trong khu vực và quốc tế của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành

phố Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Ngày 29/11/2011, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo

giới thiệu đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Đề án ngoại ngữ Quốc gia

2020 nhằm mục tiêu đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung

cấp, Cao đẳng và Đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong

giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.

Tiếp đến, ngày 31/01/2012 Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành

Quyết định số 448/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực

sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2011 – 2020.

Trước yêu cầu đặt ra, là phải giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cho

người học trong bối cảnh hội nhập là vấn đề then chốt trong hoạch định của Ban

Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích

thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tham luận đề xuất các giải pháp phát triển nguồn

nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường nguồn nhân lực phục

vụ công tác giảng dạy một số học phần bằng tiếng Anh tại Khoa Lý luận Chính trị.

2. Giải quyết vấn đề

Trong chiến lược phát triển trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và

quốc tế tại khu vực Thành phố, nếu hoạt động phát triển nguồn nhân lực phục vụ

công tác giảng dạy một số học phần bằng Tiếng Anh tại Khoa Lý luận chính trị

Page 170: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

170

được thực hiện theo chính sách cơ chế phân cấp phân quyền, phối hợp hoạt động

theo chiều dọc và chiều ngang với tinh thần hợp tác; phát triển nguồn nhân lực cả

về: chất lượng, số lượng, cơ cấu phù hợp với điều kiện của Nhà trường, thì sẽ góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành của Nhà trường đáp ứng

yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

2.1. Giải pháp phát triển ngu n nhân lực thực hiện dạy bằng tiếng Anh

cho một số môn tại Khoa Lý lu n Chính trị

2.1.1 Về mặt số lượng

* Thực trạng về số lượng:

Năm học 2015 – 2016, Khoa Lý luận Chính trị có 09 giảng viên cơ hữu, 01

nhân viên văn phòng. Cụ thể bảng thống kê về năm sinh, giới tính, chức vụ và văn

bằng chứng chỉ ngoại ngữ như sau:

H và tên Năm sinh

Nam Nữ

Chức

vụ

VB, CC

ngoại ngữ

Các h c phần

đào tạo tại khoa

Nguyễn Phú Tuấn Anh 1963 PTK Tiếng Anh B - Giáo dục chính

trị

- Những nguyên

lý của chủ nghĩa

Mác-Lênin 1

- Những nguyên

lý của chủ nghĩa

Mác-Lênin 2

- Tư tưởng Hồ

Chí Minh

- Đường lối cách

mạng của Đảng

cộng sản Việt

Nam

- XHH - Văn hóa

- CSVH Việt

Nam

Huỳnh Thị Tuyết Hồng 1978 QTK Tiếng Anh B2

(2016)

Nguyễn Văn Kiên 1983 PTK Tiếng Anh B1

(2015)

Nguyễn Thị Huyền 1983 GV Tiếng Anh B1

(2013)

Hồ Nhật Hoàng 1976 TT Toefl 460

(2013)

Nguyễn Thị Thanh Huệ 1986 TT Tiếng Anh B1

(2015)

Đang họcVB2

(Tiếng Hoa)

Trần Thị Tươi 1987 GV Tiếng Anh B1

(2015)

Phạm Thị Hòa 1986 GV Tiếng Anh B1

(2016)

Trần Thị Mỹ Duyên 1982 GV CN Ngoại ngữ

(Tiếng Anh)

Huỳnh Ngọc Diệu Nhi 1991 NV Tiếng Anh B

Theo bảng thống kê trên thì có 8/9 giảng viên có khả năng sử dụng Tiếng

Anh tương đương từ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

trở lên.

Page 171: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

171

* Giải pháp:

- Khoa cần tiến hành xây dựng kế hoạch hình thành Câu lạc bộ tiếng Anh tại

khoa, để từ cơ sở đó tổ chức các buổi tọa đàm, tư vấn, lựa chọn một số học phần

trong phạm vi quản lý của khoa để soạn giảng các tiết dạy có sử dụng tiếng Anh.

2.2.2 Về mặt cơ cấu

* Thực trạng

Tổng số

giảng viên

Tuổi ≤ 30 Tuổi 31 - 35 Tuổi 36 - 40 Tuổi 41-<60

9 3 33,3% 3 33,3% 2 22,2% 1 11,2%

Tỷ lệ giảng viên độ tuổi từ 41 đến dưới 60 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 11,2%. Ở độ

tuổi này khó có thể bồi dưỡng nâng cao trình độ về ngoại ngữ.

Tỷ lệ giảng viên độ tuổi từ 31 đến 35 chiếm tỉ lệ 33.3%, từ 36 đến 40 chiếm tỷ

lệ 22,2%. Nhìn vào số liệu thống kê trên cho thấy tuổi trung bình của giảng viên trong

khoa là 35 tuổi, điều này chứng tỏ đội ngũ giảng viên trong khoa đa số còn rất trẻ.

Tỷ lệ giảng viên độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ 33.3%. Đây là lực lượng trẻ,

năng động thuận lợi cho việc bồi dưỡng ngoại ngữ, thay thế dần cho số giảng viên

cao tuổi.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu giới tính thì tỉ lệ nam giảng viên chiếm 33,33% và

nữ giảng viên chiếm 66,67%. Nhìn chung thì cơ cấu giới tính có độ chênh lệch, tỉ lệ

giảng viên nữ gấp 2 lần tỉ lệ giảng viên nam.

* Giải pháp

Cơ cấu về thâm niên giảng dạy và độ tuổi trung bình của khoa theo tỉ lệ

thống kê là trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm nên thuận lợi cho Câu lạc bộ tiếng

Anh tại khoa duy trì hoạt động thường xuyên và phát triển.

2.2.3 Về mặt chất lượng

* Thực trạng

Bảng thống kê thực trạng về số lượng thì có 8/9 giảng viên có khả năng sử

dụng tiếng Anh tương đương từ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng

cho Việt Nam trở lên. Mà theo mô tả mức độ tương thích giữa Khung năng lực

ngoại ngữ Việt Nam và Khung tham chiếu chung Châu Âu là “Có thể hiểu được

các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề

quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v.... Có thể xử lý hầu hết các tình

huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn

giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả

được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày

ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.”

Tuy nhiên, do không thường xuyên sử dụng ngoại ngữ nên kỹ năng thực

hành ngoại ngữ còn hạn chế so với yêu cầu thực tế.

Page 172: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

172

* Giải pháp

Để Câu lạc bộ tiếng Anh tại khoa duy trì hoạt động thường xuyên và phát

triển thì cần thực hiện chiến lược lâu dài theo hướng:

+ Bồi dưỡng đội ngũ phát triển trình độ ngoại ngữ

+ Đa dạng hóa các loại hình, phương thức bồi dưỡng

+ Mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu trong và ngoài đơn vị

+ Tham khảo giáo trình tiên tiến hiện đại của nước ngoài được giảng dạy

2.2 Giải pháp sử dụng ngu n nhân lực thực hiện dạy bằng tiếng Anh cho

một số môn tại Khoa Lý lu n Chính trị

* Thực trạng

Thực trạng về nguồn nhân lực thì đã trình bày chi tiết ở phần 2.1. Vấn đề đặt

ra ở đây là giảng dạy một số môn lý luận chính trị bằng tiếng Anh là yêu cầu rất cao

vì nó đòi hỏi giảng viên dạy phải đạt trình độ tương đương C1, C2.

* Giải pháp

“Sử dụng hợp lý tiếng Anh trong bài giảng” một số học phần thuộc phạm

vi quản lý của khoa. Sử dụng hợp lý tiếng Anh trong bài giảng đề cập ở giải pháp

này không có ý phân biệt giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành với giảng dạy môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh mà chỉ dừng lại ở mức phổ dụng, cung cấp cho sinh

viên một số khái niệm cơ bản, tăng cường việc thực hành sử dụng từ vựng theo

tình huống. Giảng viên cần giúp sinh viên khả năng tự nghiên cứu, tìm tài liệu,

định hướng phát triển nâng cao trình độ tiếng Anh của các em. Đây chính là điều

cần thiết phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu lâu dài của mỗi sinh viên.

2.3 Môi trường ngu n nhân lực

*Thực trạng

Theo thông báo số 61/TB-CĐKTKT ngày 05 tháng 4 năm 2016 về việc

thành lập các Tổ hỗ trợ học thuật giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các

Khoa, gắn việc thực hiện Kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16 tháng 9 năm 2015

về việc tổ chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh vào hoạt động của

Khoa, tổ chuyên môn tạo thành mạng lưới hoạt động giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh trong Nhà trường.

* Giải pháp

Với mong muốn thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh tại Khoa như đã trình bày ở

trên và hoạt động theo khuôn khổ quy định tại đơn vị.

Mặt khác, do định hướng phát triển chi phối trực tiếp yêu cầu về đội ngũ

giảng viên, nên giải pháp này mang tính đón đầu, với mục tiêu đưa đội ngũ giảng

viên hiện tại nhanh chóng đạt đến trạng thái mong đợi đáp ứng yêu cầu mới, trong

đó đặc biệt lưu ý là yêu cầu hội nhập quốc tế của đội ngũ giảng viên.

Page 173: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

173

3. Kết quả thực hiện

Theo khảo sát ý kiến trực tiếp của 9 giảng viên tại khoa thì có 7/9 giảng viên

đồng ý việc thành lập Câu lạc bộ tiếng Anh của Khoa Lý luận Chính trị đạt tỉ lệ

77,78%. Với mong muốn Câu lạc bộ tiếng Anh duy trì sinh hoạt 1 tuần/1 buổi là ít

nhất.

Đề xuất một số ý kiến:

+ Cần có cơ chế kiểm soát hoạt động của Câu lạc bộ

+ Có sự hỗ trợ của Ban học thuật

4. Kết lu n và kiến nghị

Các giải pháp xây dựng có tính hệ thống, nó được xác định trên khung lí

thuyết chung về phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và môi trường

nguồn nhân lực. Để các giải pháp phải được thực hiện liên kết, hỗ trợ, tạo thành

chuỗi liên hoàn, thúc đẩy lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm tạo ra sức

mạnh tổng hợp phát triển.

Tài liệu tham khảo

[1] Báo báo tổng kết năm học 2014 - 2015 của Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.

[2] Kế hoạch hành động 413/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc gia.

[3] Kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Trường

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh về việc tổ chức giảng dạy chuyên

ngành sử dụng tiếng Anh vào hoạt động của khoa, tổ chuyên môn.

[4] Thông báo số 61/TB-CĐKTKT ngày 5 tháng 4 năm 2016 về việc thành

lập các Tổ hỗ trợ học thuật giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các khoa.

[5] Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 Ban hành

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

[6] Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tiêu chí Trường tiên tiến, theo xu thế

hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

[7] http://www.tinmoi.vn/bo-gd-dt-gioi-thieu-de-an-ngoai-ngu-quoc-gia-2020-

01656713.html

Page 174: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

174

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG TẠI TRƯỜNG

ThS. Lê Thị Hiền

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển một cơ

sở giáo dục là một việc làm rất quan trọng, cần thiết. Trong giới hạn bài viết này,

chúng tôi trình bày cơ sở pháp lý và thực tiễn, sự cần thiết phải xây dựng chiến

lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh. Từ đó, đề xuất một số “giải pháp xây dựng chiến lược phát triển nguồn

nhân lực phục vụ công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đảm bảo

tính bền vững tại trường”.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, nhu cầu học nâng cao trình độ tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh

chuyên ngành để có thể làm việc trong một môi trường hội nhập ngày càng cao.

Học tiếng Anh chuyên ngành không chỉ giúp cho người học có thể tìm hiểu chuyên

sâu hơn về lĩnh vực nghề nghiệp của mình qua nhiều nguồn tài liệu nước ngoài mà

còn giúp mở rộng cánh cửa cho con đường tương lai nghề nghiệp của họ. Hiểu biết

tiếng Anh chuyên ngành giúp người lao động có cơ hội tham gia vào các cuộc hội

thảo, trao đổi với cộng sự trong chuyên môn, đặc biệt người học khi ra trường sẽ có

được năng lực ngoại ngữ độc lập, tự tin đối mặt với các áp lực công việc trong một

môi trường học làm việc mang tính quốc tế. Như vậy, tiếng Anh chuyên ngành

đóng một vai trò then chốt và là chìa khóa để phát triển hội nhập, là điều kiện

tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu cho người học trong tiến trình

hội nhập và phát triển.

Trong đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai

đoạn 2008 - 2020” với mục tiêu chung cũng nhấn mạnh: năng lực sử dụng ngoại

ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020

đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng

lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi

trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá. Để thực hiện được điều đó, giảng viên

chuyên ngành - nguồn nhân lực tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phải là người

đi đầu trong việc nâng cao năng lưc ngoại ngữ (tiếng Anh) để có thể đáp ứng được

năng lực của nguồn lao động khi ra trường.

Mặt khác, hội nhập sẽ dẫn đến việc di chuyển các nguồn lực lao động từ các

địa phương, các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó, một tất yếu việc định

cư và nhu cầu học tập của người học và sự lựa chọn một trường học chất lượng là

Page 175: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

175

một điều không còn xa trong giai đoạn tới. Vậy, để đáp ứng được nguồn lao động ra

trường có thể làm việc được trong môi trường quốc tế và đáp ứng nhu cầu học tập

cho người học thì không chỉ sử dụng Tiếng Anh giao tiếp mà còn phải sử dụng

thành thạo tiếng Anh chuyên ngành để làm việc. Một tất yếu đặt ra cần phải xây

dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh đảm bảo tính bền vững.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng chiến lược

- Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo

dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020";

- Căn cứ vào Quyết định số 2631/QĐ-TTg ban hành ngày 31/12/2013 của Thủ

tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành

phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Căn cứ vào Quyết định số 3036/QD-UBND ban hành ngày 20/6/2014 của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về tiêu chí Trường tiên tiến, theo xu thế hội

nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Căn cứ vào Quyết định số 955/QĐ-GDĐT-GDCN ĐH ngày 30/6/2014 của

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Hệ thống chỉ

tiêu Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm.

2.2. Thực tiễn giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường, cơ

hội và thách thức

Thu n lợi:

- Nhà trường tạo mọi điều kiện để CB- GV- NV được tham gia học tập, nâng

cao trình độ ngoại ngữ. Trong đó, có kế hoạch bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ

ngoại ngữ (tiếng Anh) cho giáo viên chuyên ngành.

- Có chính sách khuyến khích giảng viên chuyên ngành giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh.

- Thành lập Ban học thuật, tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên chuyên ngành

nâng cao năng lực tiếng Anh.

Tất cả hoạt động trên đã kích thích được việc hăng say học tập nâng cao trình

độ ngoại ngữ, thực hiện tốt chương trình trong đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo

ban hành. Ý thức về điểm mạnh và điểm yếu, thách thức và cơ hội của Nhà trường

cũng đã thấm đến với nhiều cán bộ, viên chức (CBVC). Nhiều CBVC đã bày tỏ sự

quan tâm đối với tương lai phát triển của Nhà trường trong giai đoạn hội nhập mới.

Đây cũng là một yếu tố thuận lợi.

Hạn chế:

Đội ngũ giảng viên có thể sử dụng ngoại ngữ giảng dạy chuyên ngành còn ít,

Page 176: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

176

chưa có kinh nghiệm trong việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Hầu hết

giảng viên trước đây chủ yếu họ được bồi dưỡng chuyên môn, chưa được chú trọng

đào tạo ngoại ngữ;

Trình độ ngoại ngữ của giảng dạy chuyên ngành chưa đồng đều giữa các đơn vị,

chưa có kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Việc trao đổi học thuật chỉ dừng lại trong hoạt động của Nhà trường, chưa có

sự liên kết với doanh nghiệp nước ngoài để cọ sát, trao đổi về chuyên môn phát

triển ngoại ngữ chuyên ngành;

Sinh viên còn yếu về ngoại ngữ, việc truyền đạt từ người dạy qua người học

gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội:

Là một Trường công lập trong Thành phố, Nhà trường được sự quan tâm chỉ

đạo từ cơ quan chủ quản có văn bản ban hành chỉ đạo thực hiện cụ thể, điều này là

cơ hội để Nhà trường đổi mới tư duy, vận động, thay đổi toàn diện phấn đấu đạt

được những yêu cầu đề ra trong chiến lược phát triển của mình. Có cơ hội phát triển

nhu cầu đào tạo và nghiên cứu có yếu tố quốc tế ở các chuyên ngành của Trường.

Thách thức:

Trong xu thế hội nhập, việc phát triển một nền giáo dục có yếu tố nước ngoài

đang trở thành một xu thế tất yếu, vì vậy nếu Nhà trường không vận động và kịp

thời thay đổi toàn diện sẽ đưa Nhà trường vào một vị trí bất lợi. Sự cạnh tranh giữa

các cơ sở đào tạo giáo dục về chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực ra Trường đáp

ứng thị trường lao động trong khu vực đang được đặt ra cấp thiết.

3. Giải pháp xây dựng chiến lược phát triển ngu n nhân lực phục vụ

công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đảm bảo tính bền vững tại

Trường

Cần xây dựng giải pháp chiến lược cho từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và

dài hạn, trong đó chú trọng đến các yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững như:

Một là, cần thiết phải thành lập Ban chỉ đạo rà soát, xây dựng chiến lược

phát triển của Nhà trường để tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược

phát triển nguồn nhân lực, trong đó cần rà soát giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài

hạn (ngắn hạn: kế hoạch năm học 2014 - 2018, rà soát bổ sung đưa nội dung xây

dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh nhằm đảm bảo tính bền vững vào lộ trình trung hạn của Nhà trường và

dài hạn tính đến 2025).

Hai là, giải pháp phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ Giảng viên

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh:

- Nhà trường cần tiến hành rà soát, quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội

ngũ. Để xây dựng đội ngũ phù hợp với thực tế, trước tiên phải tuân thủ theo quy

Page 177: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

177

trình và nguyên tắc cụ thể. Trên cơ sở kế hoạch, các khoa, tổ bộ môn chuyên ngành

phối hợp với phòng chức năng lên phương án tuyển dụng, phải đảm bảo về số lượng

và chất lượng, tính cả đến phương án dự phòng cho từng giai đoạn;

- Đổi mới công tác tuyển dụng: Hướng tới lựa chọn GV ngoài chuyên môn,

phải tính đến chuẩn tiếng Anh dự tuyển của GV, tổ chức phỏng vấn, thi trong tuyển

dụng, quan tâm yếu tố đầu vào, lựa chọn để tuyển dụng dựa trên dự báo cần tuyển;

- Hoàn thiện cơ chế, tạo môi trường thuận lợi cho Giảng viên hiện có: Bố trí,

sắp xếp giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải dựa trên

cơ sở tôn trọng sở trường, kỹ năng của mỗi giảng viên và đánh giá đúng năng lực

thật sự của họ khi lựa chọn;

- Dự kiến chỉ tiêu đối với Giảng viên giảng dạy chuyên ngành theo giai đoạn,

để đảm bảo kế hoạch dài hạn, giảng viên có thể sử dụng tiếng Anh giảng dạy;

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực giảng dạy bằng

tiếng Anh cho Giảng viên chuyên ngành.

Ba là, đảm bảo về cơ cấu hợp lý đáp ứng được quy định, mục tiêu phát

triển của Nhà trường. Trong quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh phải chú trọng đến các yếu tố: cân đối hợp

lý giữa các Khoa, các chuyên ngành đào tạo, xác định được quy mô giảng viên trên

sinh viên, từ đó dự báo về cơ cấu GV giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo

lộ trình cụ thể. Bên cạnh đó, cần xác định yếu tố rủi ro như: đầu vào của tuyển sinh,

bố trí việc làm phù hợp cho giảng viên.

Bốn là, đảm bảo về mặt tài chính bền vững cho phát triển đội ngũ. Xây

dựng chiến lược phải tính đến dự kiến tài chính cho chiến lược để phục vụ cho việc

phát triển đội ngũ hoạt động theo chiến lược đã hoạch định của Nhà trường. Cần

xây dựng cơ chế về tài chính cụ thể tạo điều kiện, khuyến khích để Giảng viên

chuyên ngành tham gia học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh. Vì việc giảng dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh

người giảng viên cũng có sự đầu tư về mặt tài chính, thời gian và sức lực để làm

được điều đó. Và song song đó, chính sách đối với người giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh phải được đảm bảo hơn so với các tiết dạy thông thường...song song

với quyền lợi thì phải có những quy định trách nhiệm đi kèm.

Năm là, đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị cho giảng viên tham gia giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Khi xây dựng chiến lược cơ sở vật chất cần xác

định, quy hoạch cơ sở vật chất, phòng xưởng và những điều kiện cần thiết phù hợp

với chuyên ngành học của sinh viên.

Sáu là, chú trọng đến công tác hợp tác trong nước và quốc tế, nhất là

doanh nghiệp nước ngoài đặt tại Việt Nam, hợp tác không chỉ để đào tạo, trao đổi

học thuật, nghiên cứu khoa học mà còn cung ứng nguồn lao động chất lượng cao,

Page 178: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

178

tạo điều kiện cho giảng viên giao lưu, tham quan, dự hội thảo để giảng viên phát

triển kỹ năng ngôn ngữ chuyên ngành.

Bảy là, xây dựng thực hiện đề án đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, trước

hết là tiếng Anh cho giảng viên chuyên ngành. Thực hiện định lượng chỉ tiêu cho

từng giai đoạn, hướng tới mục tiêu tất cả các giảng viên chuyên ngành có thể sử

dụng tốt ít nhất 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu.

Tám là, trong xây dựng chiến lược cũng phải chú ý đến các công cụ đảm

bảo chiến lược được triển khai thực hiện đúng lộ trình, đánh giá được chất lượng

của việc thực hiện các chỉ tiêu chiến lược thông qua việc: Kiểm tra, đánh giá bằng

những công cụ khảo sát để đo lường.

4. Kết lu n và kiến nghị

Trên đây là giải pháp xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ

công tác giảng dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh đảm bảo sự phát triển bền vững

tại trường trong hệ thống các trường công. Giải pháp xây dựng chiến lược này xuất

phát từ thực tiễn đáp ứng cho Nhà trường nhằm đào tạo, chuẩn bị tốt nguồn nhân

lực phục vụ tốt công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh trong xu thế hội

nhập hiện nay.

Căn cứ vào bản định hướng này nhà trường có thể xây dựng chiến lược ngắn,

trung và dài hạn trong quá trình phát triển chung cho mình, cho từng bộ phận trực

thuộc và cho giảng viên chuyên ngành có chuẩn đầu ra trong thời gian tới đảm bảo

tính bền vững.

Để biến mục tiêu của định hướng thành hiện thực phải có sự hỗ trợ chỉ đạo

sâu sát của lãnh đạo nhà trường, sự hỗ trợ của Khoa Ngoại ngữ và các lãnh đạo của

Khoa chuyên ngành, các đơn vị phòng chức năng.

Page 179: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

179

Tài liệu tham khảo

[1] Quyết định 1400/QĐ –TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ

trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” ngày 30 tháng 9 năm 2008,

Thủ tướng Chính phủ.

[2] Bùi Thị Tiệp (2014), Nguồn nhân lực của các nước Asean và những tham

chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC, Kinh tế và phát triển, số 212 tháng 2

năm 2015.

[3] PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn (Chủ nhiệm đề tài), “Khả năng và biện pháp

thực hiện giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ”Mã số: B2007-bCTGD -

06,Thuộc chương trình nghiên cứu khoa họccấp bộ giai đoạn 2006-2008 “Phát triển

giáo dục và đào tạoViệt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”.

[4] triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

(http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/NghiencuuTraodoi/2015/32972/Phat-

trien-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-giai-doan-20152020-dap-ung.aspx)\

[5] http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/32972/Phat-

trien-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-giai-doan-20152020-dap-ung.asp.

[6] Quyết định số 2631/QD-TTg ban hành ngày 31/12/2013 về Phê duyệt Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2025.

[7] Quyết định số 3036/QD-UBND ban hành ngày 20/6/2014 về tiêu chí

Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Quyết định số 955/QD-GDDT-GDCN ĐH ban hành ngày 30/6/2014 Về

việc phê duyệt Hệ thống chỉ tiêu Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ

thuật Phú Lâm.

Page 180: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

180

GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH TẠI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ

THUẬT TP. HCM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ThS. Đỗ Đặng Nguyệt Hằng

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Chủ trương của Nhà trường là trong năm học 2015-2016, mỗi khoa, bộ môn

thuộc khối không chuyên ngữ (tiếng Anh) sẽ chọn 2 học phần chuyên ngành để

giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây là kế hoạch nằm trong lộ trình của Nhà trường

nhằm triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

giai đoạn 2008-2020” theo quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Bài viết này là tìm hiểu thực trạng sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các học phần

chuyên ngành cho HSSV tại Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật TP.HCM trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khả thi để triển khai thực

hiện việc giảng dạy bằng tiếng Anh.

1. Đặt vấn đề

Trong thời đại ngày nay, giáo dục là cánh cửa tri thức tiên tiến, là nơi tiếp

cận những thành tựu của loài người trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, Tiếng Anh là

ngôn ngữ mang tính quốc tế và thông dụng nhất trên thế giới và cũng là ngoại ngữ

được giảng dạy cho các đối tượng đào tạo không chuyên ngữ tại Trường. Theo quy

định và trong các chương trình đào tạo do Bộ GD ĐT, ngoại ngữ là học phần bắt

buộc, chủ yếu nằm trong phần kiến thức chung.

Theo quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê

duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn

2008 – 2020". Với mục đích: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong

hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở

các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về

trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số

lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp,

Cao đẳng và Đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao

tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến

ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. CM là một trong những Trường học

đào tạo nguồn nhân lực với đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết đạp ứng được yêu

cầu về ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, có năng lực thực hiện và thiết kế

sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin theo yêu cầu thực tế và có cơ hội học

Page 181: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

181

tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc học cao hơn. Do đó, HSSV của

Khoa CNTT có động cơ học tiếng Anh cao, bởi vì sau khi tốt nghiệp, các em sẽ trở

thành những kỹ thuật viên trong tương lai và tham gia vào thị trường lao động quốc

tế cho nên các em cần phải chứng minh khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh

trong công việc của mình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì khả năng sử

dụng tiếng Anh của đa số HSSV sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được đòi hỏi của

thị trường lao động, hầu như HSSV sau khi tốt nghiệp không sử dụng được ngoại

ngữ để đọc tài liệu và giao tiếp quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự tách biệt giữa giảng dạy ngoại ngữ với việc giảng

dạy chuyên môn được thể hiện qua từng chương trình đào tạo mà Trường đang thực

hiện. Để khắc phục vấn đề này, giảng dạy chuyên môn cần phải có sự thay đổi thích

hợp nhằm nâng cao năng lực của HSSV về cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ.

2. Thực trạng

Khả năng về dạy tiếng Anh

Đội ngũ Giảng viên giảng dạy tiếng Anh nhiệt tình, có tâm huyết, không

ngừng phấn đấu học tập, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên đổi mới phương pháp

giảng dạy phù hợp mới các đối tượng HSSV. Tuy nhiên, một trong những hạn chế,

khó khăn đó là giảng viên giảng chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng

về ngành học mà mình giảng dạy. Mặc dù, đã có sự phối kết hợp giữa Giảng viên

giảng dạy tiếng Anh với Giảng viên chuyên ngành, nhưng đôi khi cũng còn nhiều

trở ngại trong việc chuyển tải nội dung bài học tới các em một cách thực sự có hiệu

quả bởi chính họ cũng không được đào tạo về các chuyên ngành này. Giảng viên

chuyên ngành có chuyên môn nhưng lại “rất ngại” đọc tiếng Anh nên có khuynh

hướng bằng lòng với những nội dung hiện tại, chưa chủ động cập nhật chương trình

và bài giảng của mình, đưa vào bài giảng những thông tin mới, đồng thời không có

tài liệu để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí khoa

học chuyên ngành. Thực tế, nhiều Giảng viên còn thụ động, thiếu tự tin trong khi

truyền tải nội dung chuyên ngành đến sinh viên.

Không chỉ khó khăn về năng lực ngoại ngữ, việc dạy các học phần chuyên

ngành bằng tiếng Anh hiện nay cũng đang gặp trở ngại lớn khi các Giảng viên phải

tự biên, tự diễn.

Khả năng về h c tiếng Anh

Mặc dù tiếng Anh là học phần bắt buộc ở các bậc học nhưng trình độ tiếng

Anh của HSSV khi mới vào trường vẫn còn rất k m và không đồng đều. Các kỹ

năng về ngôn ngữ này của HSSV còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng

nghe, nói. Khả năng nghe và nắm bắt thông tin của đại đa số các HSSV là dưới mức

trung bình. Ngoài ra, cũng có rất nhiều các HSSV đến từ các vùng nông thôn, vùng

sâu, vùng xa của các tỉnh, nơi việc dạy và học tiếng Anh rất ít được chú trọng.

Page 182: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

182

Hơn nữa, tình trạng yếu kém hiện nay trong việc học ngoại ngữ của sinh viên

là do phương pháp dạy và học: chủ yếu là do sự tách rời giữa dạy và học ngoại ngữ

với dạy và học chuyên môn, làm cho HSSV coi ngoại ngữ như là một món trang

điểm, không liên quan gì đến chuyên môn cả; ngược lại khi dạy và học chuyên môn

thì thuần túy dùng tiếng Việt, nội dung học không có liên quan gì đến ngoại ngữ,

coi tiếng Việt là một ngôn ngữ đủ chuyển tải tất cả những nội dung khoa học.

Thực trạng về chương trình đào tạo

Các học phần chuyên ngành đề nghị giảng dạy bằng tiếng Anh hầu như không

có giáo trình giảng dạy, không có một chương trình cụ thể thống nhất từ Bộ Giáo dục

và Đào tạo. Chương trình khung và đề cương chi tiết hay chương trình chi tiết học

phần cố định khó khăn trong việc thay đổi cho thích hợp với điều kiện thực tế. Giảng

viên của Trường tự xác định thời lượng, nội dung, phương pháp dạy. Cụ thể, thời

lượng dạy chỉ là thử nghiệm từ một đến hai tiết mỗi mỗi học kỳ. Mỗi Giảng viên

được giao nhiệm vụ giảng dạy bằng tiếng Anh phải tự lên kế hoạch, sắp xếp chương

trình, tìm tài liệu, tự mày mò biên soạn giáo án và tự thuyết phục học sinh sao cho các

em chịu học các giờ dạy của mình. Thậm chí, sau khi tự mày mò biên soạn giáo án/đề

cương giảng dạy, các Giảng viên cũng không biết dạy học sinh vào giờ nào khi

chương trình luôn quá tải, việc phân phối các tiết học rất sát sao nên tìm ra các tiết

học để bổ sung cho việc giảng dạy bằng tiếng Anh dường như quá khó. Hầu hết

Giảng viên đều phải dạy bổ sung vào các buổi trong giờ tự học của HSSV. Điều này

không chỉ tạo thêm áp lực về thời gian và cả kiến thức cho học sinh, họ không có

động lực học tập nghiêm túc mặc dù Giảng viên giảng dạy thực sự.

Việc giảng dạy các học phần chuyên ngành sử dụng tiếng Anh còn mang tính

chất thử nghiệm chưa thực sự được xem là bắt buộc nên thái độ giảng dạy và học

tập của Giảng viên cũng như HSSV cũng chỉ là đối phó, kết quả thu được không

như mong muốn.

3. Giải quyết vấn đề

Hầu hết các học phần chuyên ngành được dạy tại Khoa Công nghệ Thông

tin, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM đều có nội dung được tham khảo

từ giáo trình nước ngoài, chủ yếu từ các nguồn tài liệu tiếng Anh. Vì vậy, muốn

nâng cao chất lượng ngoại ngữ của HSSV, trước hết cần phải làm cho HSSV hiểu

rõ vai trò của ngoại ngữ trong việc nghiên cứu, học tập chuyên môn. Việc được

giảng dạy và học tập chuyên môn bằng tiếng Anh có nhiều tiện ích:

- Không chỉ nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn làm cho việc học chuyên

môn của sinh viên đạt kết quả tốt hơn, bởi vì nó kích thích được sự hứng khởi của

người học, đòi hỏi sinh viên phải nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn nhiều nội dung

khoa học của môn học và nhớ lâu hơn, mở rộng tầm hiểu biết về cách đặt vấn đề và

giảng dạy các vấn đề này trong các giáo trình nước ngoài.

Page 183: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

183

- Giúp cho HSSV đọc hiểu, nói và trao đổi được những vấn đề chuyên môn

bằng ngoại ngữ để sau này có thể làm việc và học tập trong môi trường quốc tế.

- Tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục học tập tốt hơn ở bậc học cao hơn và rào

cản về ngôn ngữ sẽ rút ngắn hơn.

Để thực hiện được yêu cầu trên thì việc xây dựng khung chương trình, đề

cương chi tiết hay chương trình chi tiết học phần cũng như biên soạn giáo trình cần

được thay đổi cho phù hợp, chú ý đến yếu tố về nhu cầu thực tế của ngành để đưa ra

một khung chương trình và khối lượng kiến thức phù hợp: hủy các học phần không

cần thiết không tạo được sự gắng kết với chuyên môn, bổ sung vào các học phần

chuyên ngành quan trọng dưới hình thức song ngữ (Việt – Anh), thời lượng phân bố

cho từng bài học cũng cần hợp lý và khoa học (ví dụ như thực hiện bài giảng bằng

tiếng Anh nhưng khi giảng dạy lồng ghép song ngữ để HSSV dễ dàng theo dõi bài

học). Nội dung bài học cần chọn các nội dung có liên quan đến ngành học để HSSV

có thể tiếp thu được một lượng kiến thức chuyên môn nhất định sau khi học xong

học phần. Việc phân bổ bài học cũng phải dựa trên sự phân bố hợp lí với các học

phần về chuyên môn. Trong mỗi bài học cần lồng ghép tất cả các kỹ năng, các bài

tập thực hành, các tình huống giao tiếp trong công việc, cung cấp các Website hay

tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, để HSSV tạo lập được thói quen tự tìm tòi học

hỏi ở nhà hoặc giới thiệu và cung cấp các từ điển chuyên ngành để họ tham khảo

thêm. Chẳng hạn như:

- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và

phù hợp với từng nhóm sinh viên. Sử dụng nhiều loại giáo cụ trực quan khác nhau

trong giờ giảng, tăng sức hấp dẫn cho bài giảng.

- Khuyến khích sinh viên tích cực sử dụng tiếng Anh trong giờ học, tạo sự

tự tin trong giao tiếp cho sinh viên,…

Giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đòi hỏi Giảng viên phải

đáp ứng cả hai yêu cầu: giảng dạy chuyên môn tốt và có trình độ tiếng Anh tốt. Đây

là điều kiện khó đáp ứng trong các ngành học ở nước ta hiện nay vì nhiều giảng

viên có trình độ chuyên môn tốt nhưng lại hạn chế về năng lực sử dụng ngoại ngữ

nói chung và tiếng Anh nói riêng. Nhiều Giảng viên có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ

nhưng không thể sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy chuyên ngành vì họ ít được rèn

luyện kỹ năng nghe, nói. Nếu trình độ tiếng Anh của Giảng viên không chuẩn rất có

thể ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thầy phát âm không chuẩn thì người học

khó tiếp thu và nếu trình độ tiếng Anh của người dạy còn nhiều lỗi về phát âm, ngữ

pháp,... sẽ làm cho người học thiếu niềm tin và mất hứng thú trong học tập. Do đó,

Giảng viên phải được tạo điều kiện đào tạo và tự đào tạo để nâng cao trình độ ngoại

ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Page 184: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

184

4. Kiến nghị

Thay đổi chương trình khung, đề cương chi tiết hay chương trình chi tiết học

phần phù hợp cho việc sử dụng tiếng Anh (dạng song ngữ: Việt - Anh) cho các học

phần chuyên ngành. Khó khăn lớn khi triển khai thực hiện chương trình này là trình

độ tiếng Anh của cả học sinh và giáo viên không đồng đều. Học sinh của trường đến

từ nhiều tỉnh thành, là những em có năng lực tư duy tốt nhưng có sự chênh lệch khả

năng ngoại ngữ giữa sinh viên vùng nông thôn và thành thị. Trong khi đó, HSSV lại

phải tiếp xúc với nhiều thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh. Hơn nữa, sự khác

biệt giữa chương trình đào tạo ở Việt Nam và các nước là rất lớn nên Giảng viên

phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, chọn lựa. Có một chương trình rõ ràng,

Giảng viên sẽ thuận lợi hơn và người học cũng dễ tiếp cận hơn từ đó họ sẽ học tập

tích cực hơn.

Để triển khai được các lớp giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

đòi hỏi người học phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu: có trình độ tiếng Anh cơ

bản tương đối khá, có khả năng tiếp thu chuyên ngành tốt và có hứng thú với ngành

học và các học phần. Nếu không có những yếu tố này sẽ khó tổ chức lớp học; sinh

viên cũng khó vượt qua những khó khăn khi tham dự lớp học và trong một số

trường hợp, sinh viên sẽ xin trở về với lớp học truyền thống.

Tài liệu tham khảo

Website Cổng thông tin điện tử chính phủ: http://www.chinhphu.vn/

Page 185: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

185

GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH CÓ LỒNG GHÉP TIẾNG

ANH TẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ThS. Lâm Văn Thi

ThS. Huỳnh Kim Liên

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay thì việc sử dụng tiếng Anh

trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động giao tiếp xã hội

trong và sau quá trình dạy – học là nhu cầu cần thiết của học sinh, sinh viên và

giảng viên. Trong hai năm qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, tập thể

giảng viên, học sinh - sinh viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM

đã có nhiều nỗ lực trong việc vận dụng tiếng Anh trong các hoạt động học tập,

giảng dạy của mình và đã đạt được nhiều thành quả, bên cạnh đó cũng có một số

hạn chế nhất định cần phải giải quyết.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng quá trình lồng ghép

tiếng Anh vào nội dung bài giảng các học phần chuyên ngành Quản trị kinh doanh

năm học 2015 - 2016 và đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

tiếng Anh cho người học và người dạy.

1. Đặt vấn đề

Trong xã hội hiện nay, khi mà sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,

với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp xóa bỏ khoản cách về không gian, thời

gian và đẩy nhanh quá trình giao lưu tri thức của nhân loại thì ngoại ngữ (mà phổ

biến nhất hiện nay là tiếng Anh) là một công cụ cực kỳ quan trọng trong quá trình học

tập, nghiên cứu và tiếp thu văn minh của nhân loại. Đứng trước tình hình đó, năm

2008, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Bộ Giáo dục và đào tạo và giao nhiệm vụ cho Bộ

là phấn đấu đạt mục tiêu 30% số cán bộ viên chức trong các cơ quan nhà nước có

trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2020. Tại TP.HCM, ngày 20 tháng 6 năm

2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ký ban hành quyết định 3036/QĐ-UBND về

“Tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại TP. HCM”

trong đó tiêu chí về ngoại ngữ đối với học sinh – sinh viên và giảng viên là một trong

những tiêu chí quan trọng để xem x t, đánh giá trường tiên tiến.

Trước xu thế chung của xã hội và yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục –

đào tạo, năm học 2014-2015, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM đã có

những bước đi cụ thể để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên và và đạt nhiều

kết quả khả quan. Trên nền tảng đó, năm học 2015 – 2016, Nhà trường đã ban hành

Page 186: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

186

kế hoạch số 81/ KH-CĐKTKT ngày 16 tháng 9 năm 2015 về việc tổ chức giảng dạy

chuyên ngành sử dụng tiếng Anh trong giai đoạn 2015 - 2018.

Thực tiễn qua gần 1 năm vận hành và sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy gần

20 học phần chuyên ngành Quản trị kinh doanh cho sinh viên các khóa 6, 7 và 8 đã

thu được một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế cần giải quyết

để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng Anh cho giảng viên và học sinh –

sinh viên.

2. Thực trạng vấn đề

Từ tháng 9 năm 2015, thực hiện theo kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT, ngày 16

tháng 9 năm 2015 về việc thực hiện “Tổ chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng

tiếng Anh từ năm học 2015-2016 đến cuối năm học 2017-2018”, tập thể đội ngũ

giảng viên khoa Quản trị kinh doanh đã tiến hành lồng gh p tiếng Anh vào nội dung

giảng dạy chuyên ngành ở cấp độ 1 với gần 20 học phần và tiến hành đồng bộ ở các

khóa 6, 7, 8 bậc cao đẳng, ngành Quản trị kinh doanh. Từ thực tiễn hoạt động nảy

sinh một số vấn đề sau đây:

2.1. Về phía người dạy

- Giảng viên khi lồng gh p tiếng Anh chuyên ngành vào bài giảng phần lớn

thực hiện theo hướng dẫn của kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT và chủ yếu thực hiện ở

mức độ tối thiểu, tức là khi thực hiện biên soạn bài giảng và slide trình chiếu giảng

viên chủ yếu thực hiện hai việc:

+ Chuyển thể tiêu đề các bài dạy thành song ngữ Việt – Anh

+ Sử dụng 5 – 10 thuật ngữ chuyên môn ở dạng song ngữ Việt – Anh.

- Việc xác định đâu là thuật ngữ chuyên môn chính gặp khó khăn, nên giảng

viên lồng gh p theo hướng thuận tiện, tức là những từ mà họ biết hoặc trong tài liệu,

giáo trình có ghi thì được ưu tiên sử dụng.

- Mức độ sử dụng các thuật ngữ tương đối độc lập, rời rạc giữa các bài

(chương), giữa học phần này với học phần khác, ít có tính liên thông kế thừa theo

thời gian và theo dòng chảy của chương trình đào tạo.

- Giảng viên phát âm chưa chuẩn, và kỹ thuật chuyển ngữ chưa hợp lý làm

ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

- Giảng viên chưa thấy rõ lợi ích mang lại trong việc lồng gh p tiếng anh nên

khi tiếng hành soạn thảo thường theo quy định, có tính chất nghĩa vụ; ít có sáng tạo,

tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.2. Về phía người h c

Do năng lực tiếng Anh của sinh viên còn nhiều hạn chế, nên lúc đầu khi tiếp

cận bài giảng lồng gh p tiếng Anh thì hứng thú, nhưng theo thời gian khi số lượng

các từ tiếng Anh nhiều thì sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu bài học

dẫn đến chất lượng học tập không tốt.

Page 187: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

187

2.3. Về phía các hoạt động hỗ trợ

- Ban hỗ trợ đã được thành lập ở cấp trường và cấp khoa, tuy nhiên các hoạt

động tương đối đơn điệu, ít có hiệu quả.

- Tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh hiện nay tại Thư viện

còn rất ít gây khó khăn cho sinh viên – giảng viên trong việc tham khảo, sử dụng

tiếng Anh cho phù hợp.

- Các công cụ nghe nhìn còn hạn chế, chất lượng chưa tốt cũng tác động đến

việc phát âm và trình chiếu tiếng Anh.

- Thời khóa biểu sắp xếp chưa thật sự hợp lý gây khó khăn cho sinh viên

trong việc lựa chọn thời gian học tập, lựa chọn lớp học, lựa chọn giảng viên.

- Sĩ số sinh viên/lớp quá đông kết hợp với tinh thần học tập của sinh viên

chưa tốt, khả năng tiếng Anh không đồng đều cũng làm cho chất lượng dạy – học

giảm sút.

3. Biện pháp giải uyết

Từ trực trạng quá trình giảng dạy học phần chuyên ngành có lồng gh p tiếng

Anh cấp độ một tại khoa QTKD nêu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để

góp phần thực hiện tốt hơn kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT, ngày 16 tháng 9 năm

2015 về việc thực hiện “Tổ chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh từ năm

học 2015-2016 đến cuối năm học 2017-2018”, hướng đến thực hiện Quyết định số

3036/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh

về “Tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố

Hồ Chí Minh” cũng như đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Bộ Giáo dục và đào tạo đó là:

3.1. Về cơ chế uản l của nhà trường

- Hoàn thiện các quy định, yêu cầu cũng như hỗ trợ giảng viên về chế độ

chính sách để giảng viên yên tâm về mặt tư tưởng, từ đó có những ý tưởng sáng tạo

mang lại hiệu quả khi thực hiện việc lồng gh p tiếng Anh trong bài giảng chuyên

ngành của mình.

- Tiếp tục duy trì các chế độ, chính sách giúp giảng viên nâng cao năng lực

tiếng Anh để có thể hoàn thành tốt việc thực hiện lồng gh p tiếng Anh cấp độ 1 và

có hướng nâng lên cấp độ 2, 3 trong tương lai gần.

3.2. Về phía giảng viên

- Nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh của mình để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

- Cần xem x t nội dung giảng dạy trong chương trình tổng thể để lồng gh p

tiếng Anh một cách hợp lý, theo hướng lặp lại và tăng dần số lượng thuật ngữ

chuyên ngành theo thời gian và theo tiến độ học phần.

3.3. Về phía công tác hỗ trợ

- Ban hỗ trợ tiếng Anh cần cải tiến hoạt động của mình nhằm nâng cao chất

Page 188: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

188

lượng hỗ trợ giảng viên tốt hơn.

- Thư viện cần bổ sung các tài liệu tham khảo tiếng Anh đa dạng nhằm giúp

sinh viên giảng viên nâng cao chất lượng dạy học của mình.

- Công tác đào tạo có thể thí điểm lựa chọn, tách theo năng lực tiếng Anh của

sinh viên để giúp giảng viên có môi trường giảng dạy tốt đồng thời có thể xem x t,

đánh giá hiệu quả của việc lồng gh p tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành một

cách hiệu quả hơn.

4. Kết lu n

Việc tăng cường sử dụng tiếng Anh là xu hướng tất yếu để hướng đến nâng

cao chất lượng đào tạo phù hợp xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh

những thành quả đạt được thì công tác giảng dạy, học tập và quản lý tại Khoa Quản

trị kinh doanh nói riêng và tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM nói

chung cũng còn nhiều hạn chế cần phải cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

hướng đến việc cung cấp cho xã hội một nguồn lao động giỏi về chuyên môn, thích

ứng tốt với môi trường hội nhập là một yêu cầu cấp thiết.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ phản ánh một số khía cạnh nhỏ rút

ra từ thực tiễn giảng dạy học phần chuyên ngành lồng gh p tiếng Anh, chúng tôi hy

vọng những thực tiễn, giải pháp, kiến nghị đó góp phần vào việc thực hiện tốt các

chủ trương, chính sách của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Tài liệu tham khảo

Đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn

2008 - 2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạo được Thủ tướng chính phủ phê duyệt

theo quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008.

Page 189: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

189

GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH TẠI KHOA QUẢN TRỊ

KINH DOANH: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

ThS. Phạm Thị Vân Trinh

ThS. Bùi Thị Hoàng Trúc

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài tham luận trình bày những thuận lợi và khó khăn của Khoa Quản trị

Kinh doanh khi triển khai thực hiện Đề án Ngoại ngữ của Quốc gia 2020 thì các

trường Cao đẳng, Đại học phải sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy những môn học

chuyên ngành tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thực thi việc giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh một cách có hiệu quả tại Khoa Quản trị Kinh doanh.

1. Đặt vấn đề

Việt Nam hội nhập sâu và rộng trong nhiều lĩnh vực trên phạm vi khu vực và

toàn cầu, vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao vị thế cạnh tranh của Việt

Nam đối với các nước trong khu vực, thế giới về kinh tế, xã hội, giáo dục… là bài

toán nan giải. Đứng trước những cơ hội, song cũng là những thách thức lớn, đòi hỏi

nền giáo dục Việt Nam phải từng bước có sự thay đổi về tư duy lẫn nhận thức, đào

tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, vừa

khẳng định vai trò và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên chính trường và

thương trường trong khu vực và quốc tế. Trước những cơ hội và thách thức đó,

ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 1400/QĐ-TTG đề án “Dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ năm 2008 - 2020” (gọi

tắt là Đề án Ngoại ngữ của Quốc gia 2020) yêu cầu các cơ sở giáo dục phải sử dụng

phương tiện Tiếng Anh vào trong giảng dạy. Đây có thể nói là quyết sách trong đào

tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của Việt Nam.

Nếu x t dưới góc độ chính sách ngôn ngữ thì có thể thấy Việt Nam đặt nặng

vai trò năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân lực có chất lượng cao. Đối

với các doanh nghiệp, thì ngoài bằng cấp đòi hỏi sinh viên phải có năng lực về

ngoại ngữ đạt được các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Trong đào tạo, các cơ sở

giáo dục trên phạm vi cả nước từ cấp tiểu học đến nghiên cứu sinh đều đòi hỏi khả

năng về ngoại ngữ của học sinh, sinh viên và học viên. Trong đó, Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường quyết tâm

thực hiện việc đưa ngoại ngữ tham gia vào quá trình giảng dạy chuyên ngành để

tiến tới đạt chuẩn Trường Cao đẳng tiên tiến theo Quyết định 3036/ QĐ-UBND

ngày 20 tháng 6 năm 2014 (gọi tắt là Quyết định 3036) của Chủ tịch Ủy ban nhân

Page 190: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

190

dân Thành phố Hồ Chí Minh về tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu

vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự quyết tâm của Ban Giám hiệu, CB-GV-NV của Nhà trường thông qua

việc ban hành các kế hoạch hành động cụ thể, đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ

tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế. Các khoa chuyên môn từng bước triển khai các

kế hoạch, hành động cụ thể nhưng cũng có những mặt thuận lợi và cũng có một số

vướng mắc khi triển khai giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh trong các khoa

chuyên môn, trong đó có Khoa Quản trị Kinh doanh.

Mục tiêu của bài tham luận này xác định những thuận và những khó khăn,

vướng mắc trong việc sử dụng tiếng Anh tham gia vào giảng dạy chuyên ngành của

các học phần chuyên môn của Khoa. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất các giải

pháp nhằm giúp Khoa Quản trị Kinh doanh hoàn thiện và triển khai vận dụng tiếng

Anh tham gia vào quá trình giảng dạy chuyên ngành một cách có hiệu quả nhất.

Như vậy, câu hỏi đặt ra: (1) Những thuận lợi và khó khăn nào trong việc

triển khai giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh áp dụng tại Khoa Quản trị Kinh

doanh. (2) Các giải pháp nào để thực thi việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh một cách có hiệu quả tại Khoa Quản trị Kinh doanh?

2. Giải uyết vấn đề

2.1. Những thu n lợi

Theo kế hoạch hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16/9/1015 (gọi tắt là kế

hoạch 81), Nhà trường đã và đang thực hiện từng giai đoạn đưa tiếng Anh vào quá

trình giảng dạy của các học phần trong học kỳ 1 và 2 của năm học 2015 - 2016. Đây

có thể nói là một chiến lược đúng đắn của Ban Giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ,

quyết tâm nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên trong Trường, nhằm từng bước xây

dựng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là trường tiên

tiến trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu rất quan tâm và không ngừng nâng cao trình độ,

nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể cán bộ, giảng viên của Trường, đặc biệt là nâng

cao trình độ, nghiệp vụ tiếng Anh đạt chuẩn của Châu Âu. Trong đó, Khoa Quản trị

Kinh doanh có 6/9 giảng viên cơ hữu đều đạt chuẩn tiếng Anh từ B1 tương đương

trở lên theo khung tham chiếu 6 bậc của Châu Âu. Có thể thấy, đó là trách nhiệm, là

cam kết của Ban Giám hiệu nhà trường, cùng tập thể CB-GV đối với người học, đối

với xã hội, đào tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, có trình độ và đạo đức

với nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Sự đoàn kết trong nội bộ, dám nghĩ dám làm của tập thể CB-GV Khoa Quản

trị kinh doanh quyết tâm thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động đưa tiếng Anh

vào trong quá trình giảng dạy chuyên ngành của Nhà trường đề ra và có cam kết cao

đối với xã hội đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu. Đó là trách nhiệm, lương

Page 191: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

191

tâm của người Thầy đối với người Trò, là trách nhiệm của CB-GV của Khoa đối với

tổ chức, toàn thể CB-GV trong Nhà trường.

2.2 Những khó khăn

Về phía sinh viên

Mặc dù trong chương trình đào tạo bậc cao đẳng các sinh viên phải tham gia các

lớp tiếng Anh thương mại 1,2,3 (đối với khóa 6) và tiếng Anh thương mại 1, 2 (đối

với khóa 7). Khi tốt nghiệp các sinh viên phải có chứng chỉ TOIEC đạt 400 điểm trở

lên, nhưng đa số các sinh viên tại Khoa Quản trị kinh doanh rất yếu và k m hầu hết

các kỹ năng nghe và nói, đọc và viết tiếng Anh.

Nguyên nhân: Thứ nhất, một phần do trình độ tiếng Anh đầu vào của các bạn quá

k m vì đa số các bạn ở các tỉnh, khu vực ngoại thành của Thành phố và trình độ tiếng

Anh lại không đồng đều. Vì vậy khi lĩnh hội tri thức về ngôn ngữ ngoại ngữ không tiếp

thu được hết. Thứ hai, các sinh viên rất yếu về kỹ năng giao tiếp và còn rụt rè, e ngại

khi phát biểu. Chính vì tâm lý thiếu tự tin này mà các bạn cũng khó có thể nói tiếng

Anh và học các môn có sử dụng tiếng Anh một cách có hiệu quả. Thứ ba, sinh viên

thiếu kỹ năng tự học, kỹ năng đọc và kỹ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề,

lĩnh vực môn học mà mình đang nghiên cứu chủ yếu khi đến lớp, Thầy giảng bao nhiêu

thì Trò tiếp thu bấy nhiêu. Thứ tư, thiếu tài liệu các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

cho các bạn học tập và tham khảo tại khoa chuyên môn. Đa phần các giáo trình trong

đề cương của các học phần đều là giáo trình tiếng Việt, vì vậy các thuật ngữ, từ ngữ

chuyên ngành tiếng Anh không thể hiểu và biết được.

Về phía giảng viên

Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa đều đạt trình độ tiếng Anh từ B1

tương đương theo tiêu chuẩn khung tham chiếu 6 bậc của Châu Âu. Đây cũng là

yếu tố thuận lợi để Khoa dễ dàng triển khai các kế hoạch hành động, chương trình

đào tạo có chất lượng của Nhà trường. Mặc dù, các giảng viên trong Khoa đa số là

giảng viên trẻ có trình độ về ngoại ngữ nhất định, nhưng cũng có những giảng viên

lớn tuổi. Vì vậy, khi triển khai đưa tiếng Anh vào tham gia giảng dạy chuyên ngành

thì cũng gặp một số trở ngại nhất định trong giai đoạn đầu, cụ thể:

Một là: khả năng phát âm đúng chuẩn một từ, một câu hay một đoạn văn cụ

thể rất khó chính xác. Về mặt khoa học, tiếng Anh là ngôn ngữ và phải có thời gian,

môi trường để có thể phát huy giá trị của ngôn ngữ. Tuy nhiên, do các thế hệ trước,

tiếng Anh không được chú trọng các kỹ năng và đi ngược với nguyên lý nghe, nói,

đọc và viết, đa số các thế hệ trước học theo cách viết, đọc, nghe, nói. Chính vì vậy,

khả năng phản xạ để nói, phát biểu một vấn đề, thường phải mất một khoảng thời

gian để có thể sắp xếp thứ tự các từ ngữ và sau đó sẽ chuyển từ tiếng Việt sang

tiếng Anh và cuối cùng mới phát ra thành lời.

Page 192: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

192

Hai là, do không có sự phản xạ, không có môi trường giao tiếp bằng tiếng

Anh, do vậy khi phát biểu hay nói một từ, một câu, một đoạn văn với tâm lý sợ sai

khi đứng trước các bạn sinh viên. Điều này sẽ có phản ứng tiêu cực, thay vì sử dụng

tiếng Anh trong giảng dạy sẽ giúp các sinh viên hiểu bài nhiều hơn nhưng ngược lại

sinh viên không hiểu Thầy đang trình bày vấn đề gì, loay hoay giải thích và cuối

cùng hiệu quả mang lại không cao.

Ba là, việc giảng viên không chuyên ngữ giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh rất khó chuyển đổi một từ, một câu, một đoạn từ tiếng Việt sang tiếng Anh vì

kỹ năng dịch thuật có hạn, hơn nữa các Thầy/Cô muốn sử dụng tiếng Anh thì phải

tìm kiếm trên mạng xem có bài viết nào bằng tiếng Anh thuộc học phần mình đang

giảng dạy, sao ch p một từ, một câu, một đoạn và lồng gh p vào trong bài giảng,

như vậy sẽ không bám sát với giáo trình chính thể hiện trong đề cương. Mặc khác,

đa phần tài liệu bắt buộc là các giáo trình chính thể hiện trong đề cương chi tiết học

phần môn học là tiếng Việt. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện của Trường lại không

có tài liệu các học phần chuyên ngành tiếng Anh cho Khoa chuyên môn. Chính vì

vậy, giảng viên không chuyên ngữ dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh sử dụng tài

liệu tiếng Việt dịch sang tiếng Anh đưa vào bài giảng là hết sức khó khăn.

Bốn là, sĩ số lớp quá đông cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh, vì trình độ tiếng Anh của các bạn sinh viên không

đồng đều, do vậy giảng viên phải giảng nhiều lần một vấn đề cả bằng tiếng Anh và

bằng tiếng Việt.

3. Các giải pháp

Căn cứ vào điều kiện thực tế trên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp

nhằm thực thi việc giảng chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Quản trị Kinh

doanh như sau:

Khoa cần đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường cho ph p bổ sung tài liệu chính

là các giáo trình bằng tiếng Anh cho các học phần chuyên ngành. Đầu tư, mua một

số tài liệu giáo trình nước ngoài các học phần giảng dạy bằng tiếng Anh. Cần tổ

chức việc biên soạn tài liệu, bài giảng, giáo trình bằng tiếng Anh.

Hình thành các Câu lạc bộ sinh hoạt tiếng Anh cho sinh viên và cho giảng

viên. Cần phát triển mạnh và tổ chức các hoạt động giao lưu bằng ngoại ngữ, các

buổi sinh hoạt chuyên môn bằng tiếng Anh tại Khoa.

Đào tạo tại chỗ do các giảng viên của Khoa ngoại ngữ phụ trách. Sau khóa

học, giảng viên không chuyên ngữ được Nhà trường cấp bằng cao đẳng ngoại ngữ,

hoặc cử giảng viên tham gia các khóa học về phương pháp giảng dạy bằng tiếng

Anh tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài hoặc thu hút những giảng viên có kinh

nghiệm giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Page 193: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

193

Nâng cao vai trò của Ban hỗ trợ và Tổ hỗ trợ học thuật tiếng Anh tại Khoa

Quản trị Kinh doanh.

Giới hạn sĩ số lớp đối với các học phần giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh cho phù hợp.

Cần thông báo cho sinh viên ngay từ đầu khóa học về việc sẽ học một số học

phần tiếng Anh cùng với các yêu cầu cụ thể về năng lực tiếng Anh mà sinh viên cần

đạt được.

Khoa cần đề xuất chế độ đãi ngộ cho giảng viên tham gia giảng dạy chuyên

ngành tiếng Anh.

4. Kết lu n

Thực thi chiến lược và kế hoạch hành động đưa tiếng Anh vào trong quá

trình giảng dạy chuyên ngành ở các Khoa chuyên môn, trong đó có Khoa Quản trị

Kinh doanh là một chiến lược đúng đắn và đang đi đúng lộ trình chuẩn hóa chương

trình đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao của quốc gia, từng bước xây dựng

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thành trường Cao

đẳng tiên tiến trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Với những chiến lược của

Nhà trường, Khoa Quản trị Kinh doanh luôn cố gắng và vận dụng mọi cơ hội về chủ

trương, nguồn lực để thực thi một cách có hiệu quả nhất, đặc biệt là chủ trương đưa

tiếng Anh vào quá trình giảng dạy chuyên ngành. Từ những yếu tố thuận lợi và khó

khăn mà Khoa gặp phải, theo quan điểm của nhóm tác giả đề xuất các giải pháp, để

có thể đóng góp phần công sức cũng như thể hiện quyết tâm của giảng viên đối với

sự nghiệp trồng người của Khoa và của Trường, nhóm tác giả hy vọng rằng các giải

pháp này sẽ được thực thi và mang lại hiệu quả cao khi áp dụng tại Khoa Quản trị

Kinh doanh.

Tài liệu tham khảo

[1] Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Năng lực tiếng anh của

sinh viên các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM trước yêu cầu của một nền kinh

tế tri thức: Thực trạng và những giải pháp.

[2] Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ

ký về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc

dân giai đoạn 2008 – 2020”.

[3] Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, (2014), Quyết định số

3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2015 về tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế

hội nhập khu vực và quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 194: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

194

GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG TIẾNG ANH DẦN

THAY CHO TIẾNG VIỆT– MỘT ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN CHUYÊN NGHIỆP

ThS. Trần Xuân Ng c Bách

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Nội dung bài tham luận gồm 3 phần:

1. ESP và EMOI trong bối cảnh hội nhập: trình bày ý kiến về việc sử dụng

tiếng Anh dần thay cho tiếng Việt trong giảng dạy chuyên ngành (English As A

Medium Of Instruction –EMOI) và dạy Tiếng Anh chuyên ngành (English For

Specific Purposes – ESP). Khẳng định của EMOI qua những ưu thế nổi bật.

2. Những vấn đề cần quan tâm trong định hướng thực hiện dạy chuyên ngành

sử dụng tiếng Anh (EMOI)

3. Phần kết luận.

1. ESP và EMOI trong bối cảnh hội nh p, những ưu thế nổi b t của

EMOI

Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, trong thực tế sử dụng, thường

được phân loại theo lĩnh vực sử dụng: ngoại ngữ (tiếng Anh) cơ bản (phổ thông –

General), học thuật (Academic) và chuyên ngành (English for Specific Purposes –

ESP). Ngoại ngữ được xem là một môn h c trong chương trình học tập mà người

học phải hoàn thành theo yêu cầu. Ngoại ngữ cơ bản được xem là nền tảng phải có

trước khi học ngoại ngữ chuyên ngành.

Để trang bị cho người đã biết Tiếng Anh phổ thông có điều kiện nhiều hơn

trong học thuật cũng như tìm kiến việc làm, chương trình ESP đã được thực hiện từ

lâu dưới ba hình thức: các Khoa tự biên soạn giáo trình, hoặc đặt mua các giáo trình

ESP do các nhà xuất bản nổi tiếng phát hành, hoặc chế biến lại từ các giáo trình đã

có sẵn. Tất cả cùng song hành với chương trình Tiếng Anh phổ thông.

Song song với việc dạy tiếng Anh và xem Tiếng Anh là một môn học, do

tính chất toàn cầu của tiếng Anh, ngôn ngữ này hiện nay còn được xem là một công

cụ, một phương tiện để truyền bá và nắm bắt tri thức, Công nghệ, Kỹ thuật tại các

nước không nói tiếng Anh. Trong phạm vi quốc gia và ngay tại TP HCM, càng ngày

càng có nhiều ngành học, môn học được dạy bằng Tiếng Anh tại nhiều trường Đại

học, Cao đẳng (chưa kể đến việc khuyến khích dạy các môn Toán và Khoa học tại

các trường THPT theo Đề án 2020 của Chính phủ). Từ ghép EMOI hoặc EMI

(English as a medium of instruction – Tiếng Anh là phương tiện giảng dạy) ngày

càng được nhiều người biết đến.

EMOI và ESP có mối quan hệ về mục tiêu và phương tiện. Mục tiêu của

EMOI là phương tiện của ESP và ngược lại. Mục tiêu của ESP là phương tiện của

Page 195: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

195

EMOI. Nếu đối với ESP, mục tiêu đầu ra là thành tựu ngôn ngữ tiếng Anh (English

language competency) và phương tiện là các bài học liên quan đến ngành nghề

(Technical lessons in English), thì đối với EMOI, mục tiêu đầu ra là kiến thức, kỹ

năng ngành nghề (Professional knowledge and skills) và phương tiện là tiếng Anh

(English Medium).

Đề án 2020 của chính phủ về nâng cao năng lực tiếng Anh cho HS – SV đã

khẳng định và khuyến khích EMOI, coi đây là một thước đo năng lực trình độ tiếng

Anh. Cụ thể là chủ trương khuyến khích các trường phổ thông sử dụng tiếng Anh

làm phương tiện giảng dạy các môn văn hóa.

Đối với khối giáo dục chuyên nghiệp, việc tổ chức dạy - học tiếng Anh vẫn

luôn được nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, đặc biệt là các trường quan

tâm. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng ASEAN, khi tiếng Anh là lợi thế

sống còn trong tìm kiếm việc làm và thực hiện nghề nghiệp. Việc tăng cường tiếng

Anh tổng quát (General English) lẫn tiếng Anh ngành nghề (ESP) đang được các

trường chuyên nghiệp triển khai, hướng đến mục tiêu cuối cùng là làm sao người

học có thể sử dụng tiếng Anh tốt nhất trong môi trường làm việc sử dụng tiếng Anh

làm ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ làm việc.

Trong thực hiện, EMOI có hai khuynh hướng áp dụng.

Khuynh hướng thứ nhất hiện đang áp dụng dối với các ngành học, môn học,

các module tại các trường quốc tế, đó là sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong giảng

dạy và kiểm tra đánh giá. Để có thể tiếp thu bài học, người học phải có một trình độ

tiếng Anh nhất định, tối thiểu là B2 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc). Khuynh

hướng này chỉ có hai chọn lựa, hoặc khả thi – một khi 3 yếu tố: năng lực người dạy-

chương trình - năng lực tiếng Anh của người học được hội đủ, hoặc vô khả thi.

Khuynh hướng này chú trọng đến sản phẩm, đó là việc áp dụng được chương trình,

và không có cấp độ áp dụng.

Khuynh hướng thứ hai là học các thuật ngữ chuyên môn xen kẽ trong các bài

học chuyên ngành, thể hiện trong các bài viết, các diễn đàn trên internet, trong một

số sách tham khảo chuyên ngành trên thị trường. Một tham luận tại Hội thảo Ngành

GD-ĐT năm 2012 đã giới thiệu về mô hình “Mưa dầm, thấm lâu” cũng là một bước

báo cáo trãi nghiệm của mình đối với khuynh hướng trên. Khuynh hướng này

hướng về một quy trình gồm nhiều cấp độ: bắt đầu từ việc đưa thuật ngữ vào bài

dạy, vào kiểm tra đánh giá và kết thúc là dạy và kiểm tra đánh giá hoàn toàn bằng

tiếng Anh. Việc vận hành ở cấp độ nào tùy thuộc vào năng lực tiếng Anh của người

học.

Trong đặt tên cho thuật ngữ, để phân biệt, có thể định danh khuynh hướng 1

là: dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, và khuynh hướng 2 là: dạy chuyên ngành

sử dụng tiếng Anh

Page 196: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

196

EMOI, vận hành theo khuynh hướng thứ hai, có những ưu điểm và lợi thế

hơn hẳn so với ESP, thể hiện ở những điểm sau:

- Ưu thế về tính trực tiếp: Các chương trình đào tạo công nghệ, kỹ thuật

tiên tiến bằng tiếng Anh được giới thiệu và chuyển giao ngày càng nhiều, do đó việc

tổ chức giảng dạy cũng nên bằng tiếng Anh. Việc dịch sang tiếng Việt là một cản

trở lớn, tốn thời gian, kinh phí, không an toàn về độ chính xác và lãng phí phải dịch

lại khi có những chương trình tương tự.

- Ưu thế về tính cụ thể và trực quan: Bản chất việc dạy nghề là phải cụ thể

và trực quan, phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, phải dạy ở phòng học bộ

môn và tại xưởng thực hành, được đầu tư nghiêm túc và ngày càng phát triển; trong

khi đó một chương trình ESP dẫu có hiện đại, cũng chỉ là một cuốn sách bài học,

sách bài tập, đĩa CD hoặc CD Rom và được triển khai trong phạm vi một phòng học

ngoại ngữ.

- Ưu thế về tính gắn bó với bài h c cụ thể: EMOI chuyển tải chương trình

đào tạo của ngành học bằng tiếng Anh, do đó tiếng Anh đi đôi với kiến thức kỹ

năng chuyên ngành; trong khi đó các giáo trình ESP hiện nay là thiết kế sẵn (các

giáo trình English for [ngành học] trên thị trường), mang tính chung nhất cho một

ngành nghề nhất định, không thể xác định cụ thể đối tượng người học, có những bài

học không gắn sát với chương trình đào tạo và khi triển khai luôn có những bài dạy

không khớp, trước hoặc sau nội dung bài dạy chuyên ngành.

- Ưu thế về tính lặp lại: điều kiện và tần suất lặp lại của EMOI là vô tận, thể

hiện bằng lý thuyết, thực hành, bài tập, bài học ôn, bài kiểm tra, bài thi cuối học

phần, và còn nối kết khi người học hoàn thành chương trình học, tìm được việc làm

theo ngành nghề. Điều kiện và tần suất lặp lại của ESP rất hạn chế, nằm trong

chương trình môn học ESP và bị ngắt quãng khi môn học kết thúc.

- Ưu thế về mức độ thẩm thấu: do các đặc điểm trên của EMOI, tiếng Anh

học từ chuyên ngành đào tạo gắn bó và thẩm thấu sâu hơn nhiều so với chương

trình ESP chỉ giới hạn trong thời lượng ít ỏi từ 45 đến 60 tiết học như tình hình

chung hiện nay.

- Ưu thế về ngu n lực giảng dạy: EMOI được thực hiện bởi giáo viên

chuyên ngành, là người được đào tạo bài bản về phương pháp giảng dạy bộ môn,

đang có đều kiện cho trình độ tiếng Anh ngày càng tốt hơn theo yêu cầu phổ cập về

chuẩn tiếng Anh, yêu cầu về nghiên cứu khoa học. Trong khi đó hầu hết giáo viên

dạy ESP hiện nay ban đầu được đào tạo để dạy Anh văn tổng quát, nên sẽ gặp rất

nhiều khó khăn khi phải đảm nhiệm tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt là các ngành

kỹ thuật.

- Ưu thế về yêu cầu năng lực tiếng Anh ban đầu của người h c: các bài

học của ESP đòi hỏi năng lực tiếng Anh phổ thông của người học phải đạt được một

Page 197: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

197

trình độ nhất định, trong khi thực tế đã chứng minh việc học nghề bằng tiếng nước

ngoài là khả thi, ngay cả với người chưa biết ngoại ngữ đó.

Do những lợi thế trên, lĩnh vực dạy nghề có nhiều điều kiện hứa hẹn sẽ là

mảnh đất màu mỡ cho EMOI ươm chồi nảy lộc và chính EMOI cũng là biện pháp

nếu không thay thế thì cũng bổ sung cho ESP phát triển năng lực tiếng Anh lâu dài

cho người học.

2. Những vấn đề cần quan tâm trong định hướng thực hiện dạy chuyên

ngành sử dụng tiếng Anh (EMOI)

2.1. Dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh, một khái niệm mang ý nghĩa

“dần thay thế bằng tiếng Anh”, tuy mục tiêu cuối cùng vẫn là giảng dạy bằng tiếng

Anh (EMOI), nhưng không hề là một sự thay “đổi ngay lập tức”.

Dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh trong một ngành học, một môn học là

một quá trình phải được xác lập theo từng cấp độ sử dụng tiếng Anh và tùy vào tình

hình thực tế (khả năng tiếng Anh của người học) để lựa chọn cấp độ.

2.2. Người dạy là người đóng vai trò uan tr ng nhất. Người dạy xác định

trình độ tiếng Anh của người học để điều chỉnh cấp độ sử dụng tiếng Anh của mình,

người dạy xác định và giới thiệu ngữ liệu, xác định tần số lặp lại dữ liệu và xác định

sử dụng kênh trong 3 kênh: kênh chữ, kênh hình ảnh và kênh âm thanh là hiệu quả

nhất trong bài dạy cụ thể.

Người dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh, ngoài năng lực tiếng Anh đủ để

tổ chức cho người học học bằng tiếng Anh hợp lý, còn phải là người nắm bắt được

kỹ thuật chuyển mã (Code Switching) trong sử dụng tiếng Việt – tiếng Anh một

cách có mục đích. Kỹ năng này đóng vai trò then chốt quyết định thành công của

chương trình.

2.3. Việc dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh phải được đầu tư ngay từ

đầu, phải có kế hoạch, và phải được tổ chức đ ng loạt và nghiêm túc.

Trên thực tế, việc tổ chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh phải

gặp những lực cản rất lớn về tập quán, thói quen học bằng tiếng Việt trong môi

trường sử dụng tiếng Việt của thầy và trò.

Do đó, EMOI không thể là tự phát hoặc ngẫu hứng, mà phải được quán triệt

trở thành một chủ trương với quyết tâm cao của cơ sở giáo dục chuyên nghệp. Đồng

thời phải được triển khai bằng một kế hoạch trung hạn hoặc dài hạn.

Trong khuôn khổ bài viết, người trình bày tham luận đề xuất một số nét về

Kế hoạch này như sau:

- Thăm dò, thống kê năng lực tiếng Anh của giảng viên các Khoa chuyên

ngành.

- Vận động quán triệt chủ trương đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy

của đơn vị. Tranh thủ đồng thuận của các Khoa chuyên ngành.

Page 198: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

198

- Lên kế hoạch tổng thể trung hạn (từ 3 - 5 năm) và kế hoạch từng năm với lộ

trình hợp lý.

- Tổ chức bồi dưỡng trong nội bộ: Kết hợp với đội ngũ giáo viên dạy ESP tổ

chức hỗ trợ kỹ năng sử dụng tiếng Anh cá nhân cũng như các chuyên đề bồi dưỡng

về phát âm, về tiếng Anh trên lớp.

- Phân chia việc sử dụng tiếng Anh trong dạy chuyên ngành theo 3 cấp độ:

cấp độ chèn tiếng Anh trong nội dung trình bày, cấp độ thay thế bằng tiếng Anh, và

cấp độ sử dụng tối đa tiếng Anh trên lớp cũng như trong kiểm tra đánh giá. Khởi

động đồng loạt từ cấp độ 1 và áp dụng kỹ thuật Chuyển mã (Code Switching) làm

nền tảng cho việc sử dụng tiếng Anh.

- Dự giờ các giờ dạy bằng tiếng Anh do giáo viên bản ngữ dạy tại các cơ sở

đào tạo quốc tế để nâng cao và hoàn thiện tiếng Anh trong giờ dạy của bản thân.

- Thành lập Ban học thuật EMOI cấp Trường gồm nhiều thành phần liên

quan để phối hợp triển khai, tư vấn, vận hành, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh tiến độ

kế hoạch này.

2.4. Việc dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh phải được đầu tư về bồi

dưỡng nguồn nhân lực từ đầu, do các yếu tố bên ngoài trường và phải được xác định

cụ thể theo đề xuất sau:

- Đối tượng bồi dưỡng: người dạy

- Mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng để người dạy, bằng năng lực tiếng Anh của

mình, có thể sử dụng được để đưa tiếng Anh vào nội dung giảng dạy của mình một

cách tự nhiên và hiệu quả.

- Biện pháp:

+ Qua các chuyên đề có mục tiêu như trên (các chuyên đề tập huấn hiện nay

ngành đang tổ chức là chưa phù hợp với yêu cầu giảng dạy chuyên ngành sử dụng

tiếng Anh).

+ Xây dựng ngày càng đa dạng các chương trình học giao lưu giữa các

trường sử dụng tiếng Anh trong khu vực và trường sở tại, tạo điều kiện cho giảng

viên tham gia.

+ Đưa giảng viên thực tập (vừa học vừa làm) các trường dạy bằng tiếng Anh

có cùng chuyên ngành tại các quốc gia trong khu vực.

3. Kết lu n

Việc dạy học sử dụng tiếng Anh theo từng cấp độ xuất phát từ hiện tượng

ngày càng nhiều sử dụng song ngữ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài đã được

học, khi một trong hai ngôn ngữ trên gặp khó khăn trong diễn đạt (biện pháp chuyển

mã – code switching).

Tác dụng hiểu kỹ nhớ lâu ngôn ngữ thứ hai của các thế hệ người Việt đi

trước, khi được học chương trình phổ thông hoặc chương trình dạy kỹ thuật bằng

Page 199: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

199

tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, …), giúp hiểu thêm về tác dụng của ngoại ngữ trong

thực hành.

Dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh (EMOI) tuy không mới, nhưng dạy

chuyên ngành sử dụng tiếng Anh theo cấp độ, là một lĩnh vực mới, đang được

trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP. HCM tổ chức thực hiện năm đầu tiên sau

một thời gian dài nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm.

Thành quả ban đầu trong học kỳ 1 năm học 2015 – 2016 tuy đáng khích lệ,

nhưng chưa thể là yếu tố đánh giá mức độ thành công của Kế hoạch.

Trong thời gian tới, những ý kiến trong các tham luận về chuyên đề này,

những kinh nghiệm, trãi nghiệm của các trường trong khối GD chuyên nghiệp (nếu

có), sẽ là những đóng góp rất có giá trị cho việc tìm ra một giải pháp trong số các

giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho HS – SV Thành phố trong thời kỳ

Hội nhập.

Page 200: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

200

GIẢNG DẠY MÔN CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ThS. Lưu Thị Mai Vy

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài tham luận nêu một số thuận lợi và khó khăn bước đầu của việc giảng dạy

các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.

HCM, đồng thời nêu lên vai trò mới của giáo viên chuyên ngành từ đó đề xuất một

số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn chuyên ngành bằng

tiếng Anh tại trường.

1. Đặt vấn đề

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học

công nghệ, y tế, kinh tế, kỹ thuật và giáo dục, tầm quan trọng của tiếng Anh không

thể phủ nhận và bỏ qua vì đây là ngôn ngữ được dùng phổ biến ở khắp nơi trên thế

giới. Và tiếng Anh càng thể hiện vai trò tất yếu của nó khi Việt Nam hội nhập Cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 và ký kết hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương (TTP) vào đầu năm 2016. Rõ ràng là người lao động Việt Nam

đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức để có thể đáp ứng được yêu cầu

các nhà tuyển dụng. Một trong những yêu cầu họ phải chuẩn bị đó là nắm vững

môn chuyên ngành của chương trình Đại học hoặc Cao đẳng; đồng thời có khả năng

sử dụng tiếng Anh giao tiếp và cả tiếng Anh chuyên ngành. Do đó, việc dạy tiếng

anh chuyên ngành (ESP) và giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại

các trường Đại học, Cao đẳng cần được quan tâm và phải có định hướng cũng như

lộ trình thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên của khối

chuyên nghiệp – lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động trong và

ngoài nước. ESP được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học, sử

dụng các phương pháp và hoạt động ngôn ngữ của chuyên ngành mà nó phục vụ,

tập trung vào cách sử dụng ngôn ngữ, các kĩ năng, diễn ngôn và phong cách

(Dudley- Evans,1998). ESP thường được thiết kế dành cho học viên trưởng thành ở

bậc Đại học, Trung học chuyên nghiệp, người đã đi làm hoặc thậm chí dành cho học

viên trung học. Tuy nhiên, những học viên này cần phải có những hiểu biết, kiến

thức cơ bản về tiếng Anh. Hay nói cách khác, học viên phải học qua chương trình

cơ sở, còn được gọi là tiếng Anh cơ bản (General English) trước khi bắt đầu chương

trình ESP. Và để sinh viên có thể học được môn chuyên ngành bằng tiếng Anh thì

cần phải qua giai đoạn học tiếng Anh cơ bản và học tiếng Anh chuyên ngành.

Page 201: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

201

Nhìn chung, theo Robinson (1991) có hai loại hình cơ bản khi dạy ESP đó là

phương pháp truyền thống ( the traditional ESP teaching) và phương pháp tích hợp

(the integrated language learning). Phương pháp truyền thống vốn dĩ được sử dụng

rộng rãi chỉ tập trung vào việc học ngôn ngữ để người học có thể giao tiếp một cách

chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là người học chủ yếu được dạy những thuật ngữ

chuyên ngành (terminology) liên quan đến ngành nghề của họ và nắm được một số

tình huống giao tiếp trong chuyên môn chứ không tiếp thu được bất kì tri thức hay

kỹ năng mới nào. Trái ngược với phương pháp truyền thống, phương pháp tích hợp

là sự kết hợp giữa học ngôn ngữ để giao tiếp song song với kiến thức chuyên ngành.

Hay nói cách khác đó là việc học ngôn ngữ và việc học nghề được hợp nhất lại, bổ

sung và hỗ trợ lẫn nhau. Việc dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh có thể được

xếp vào phương pháp thứ hai. Ở phương pháp này, tiếng Anh trở thành công cụ để

truyền tải kiến thức (English as a Medium of Instruction – EMI). Nói về phương

pháp tích hợp thì có một số mô hình giảng dạy trên thế giới như mô hình dạy dựa

vào nội dung (content-based instruction), mô hình tích hợp ngôn ngữ và nội dung

chuyên ngành (CLIL- Content and Language Integrated Learning), mô hình thẩm

thấu (Immersion Program). Nhìn chung, các mô hình này đều có điểm chung đó là

dạy các môn học bằng tiếng Anh và đều đem lại kết quả khả quan trong việc học

ngoại ngữ hai (Tarnopolsky,2013). Song, chọn mô hình nào thì còn phụ thuộc vào

môi trường đào tạo, năng lực cũng như nhu cầu của người học và chính sách giáo

dục của mỗi địa phương.

2. Thực trạng dạy và h c môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường

CĐ Kinh tế - Kỹ thu t TP. HCM

Hiện nay, Trường có 2 nhóm đối tượng học sinh - sinh viên các lớp không

chuyên tiếng Anh và sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại. Bài tham luận

chỉ đề cập đến đối tượng là học sinh, sinh viên các lớp không chuyên tiếng Anh.

Đối tượng sinh viên các lớp không chuyên có 3 khối: khối cơ sở, khối phổ thông và

khối cao đẳng. Việc dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường tập trung vào

sinh viên các Khoa Công nghệ Kỹ thuật - Cơ khí, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa

Tài chính - Ngân hàng, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Công nghệ Kỹ thuật Điện

- Điện tử Viễn thông và Khoa Công nghệ May và Thiết kế Mỹ thuật.

2.1 Khó khăn

2.1.1 Đối tượng học

Trình độ tiếng Anh của học sinh, sinh viên của trường còn hạn chế và không

đồng đều. Do đó việc học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh gây khó khăn và

cũng là áp lực khá lớn đối với thầy cô cũng như các em khi phải hiểu được nội dung

chuyên ngành bằng ngôn ngữ thứ hai. Thêm vào đó, việc nghiên cứu tài liệu ở nhà,

nghe hiểu trên lớp, diễn đạt ý tưởng cũng như trao đổi quan điểm với các thành viên

Page 202: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

202

trong lớp cũng gặp trở ngại do trình độ tiếng Anh không đáp ứng được. Ngoài ra, có

một bộ phận không nhỏ các sinh viên học chuyên ngành vốn không thích học tiếng

Anh và thậm chí là sợ học môn tiếng Anh. Động cơ học tập của các em chưa đủ

mạnh để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong quá trình học. Do đó việc học

chuyên ngành bằng tiếng Anh có thể khiến cho nỗi sợ bấy lâu nay lớn dần. Một vấn

đề khó khăn khác đó chính là khi bước vào năm học đầu tiên ở trường, hầu hết sinh

viên không nắm rõ, thậm chí không biết gì về ngành nghề mà các em đã chọn. Vì vậy

đòi hỏi các em vừa có thể hiểu được kiến thức chuyên ngành và cải thiện được năng

lực tiếng Anh là một nhiệm vụ hết sức nặng nề cho các em (Tarnopolsky, 2013).

2.1.2 Đối tượng dạy

Có hai vấn đề chính trong việc sử dụng tiếng Anh của giáo viên chuyên

ngành đó là về năng lực và về nhận thức. Thứ nhất đó là năng lực ngoại ngữ của

giáo viên chuyên ngành chưa đủ để có thể giảng nội dung chuyên ngành bằng hoàn

toàn tiếng Anh. Hiện tại số lượng giáo viên chuyên ngành đạt trình độ B2 theo

chuẩn khung năng lực châu Âu (CEFR) vẫn còn chưa đáp được nhu cầu giảng dạy

tại trường. Do đó, trong quá trình dạy, dẫn đến một số giáo viên sử dụng đến kỹ

thuật đền bù (compensatory tatics), có nghĩa là giáo viên giảng bài bằng tiếng Việt

và sau đó tóm tắt bài giảng lại bằng tiếng Anh. Điều này đảm bảo nội dung bài học

được truyền tải và sinh viên hiểu được trọn vẹn bài học với trình độ năng lực tiếng

Anh còn tương đối thấp. Và rõ ràng đây cũng là một lựa chọn đem lại lợi ích nhất

định về ngôn ngữ và thậm chí còn có ích cho việc củng cố từ vựng tiếng Anh cho

sinh viên. Song, điều này lại hoàn toàn trái với các nguyên tắc của việc dạy nội

dung chuyên ngành bằng tiếng Anh (Pavon & Ellison, 2013). Khó khăn mà giáo

viên chuyên ngành gặp phải đó là phải đổi qua một phương pháp giảng dạy khác mà

phương pháp này tập trung vào các hoạt động học tập nhằm phần nào đó phát triển

được năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Đồng thời, mục tiêu của phương pháp này

không phải chỉ là cung cấp nội dung mà còn là dạy để sinh viên hiểu được, lưu giữ

được và sử dụng được kiến thức đó bằng tiếng Anh.

Vấn đề thứ hai khi dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đó là các giáo

viên chuyên ngành đôi khi muốn sinh viên cải thiện trình độ năng lực ngoại ngữ nên

trong quá trình dạy cũng dành thời gian giải thích những vấn đề liên quan đến ngoại

ngữ. Nguyên nhân chính là vì trình độ tiếng Anh sinh viên còn thấp do đó không thể

tránh khỏi mắc các lỗi sai khi dùng tiếng Anh trong quá trình học. Điều này làm mất

đi một khoảng thời gian vốn dĩ nên dành cho việc truyền tải nội dung chuyên ngành

đến sinh viên.

2.2 Thu n lợi

Song song với những khó khăn đó thì tại trường việc giảng dạy môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh cũng có những thuận lợi.

Page 203: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

203

Thứ nhất là Nhà trường đã tạo điều kiện việc đưa tiếng Anh vào các bài dạy

chuyên ngành qua việc đưa ra lộ trình cụ thể theo kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT

ngày 16-9-2015 về việc tổ chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh vào

hoạt động của khoa, tổ chuyên môn. Đồng thời thành lập các tổ hỗ trợ học thuật

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các khoa.

Bên cạnh đó việc mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển các chương trình giao

lưu liên kết với các trường nước ngoài cũng tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh, mà gần đây nhất là chương trình thiết kế ý tưởng

(LeX) phối hợp với trường Singapore Polytechnic.

Về đội ngũ giảng viên, trường cũng đã tổ chức các lớp học ngoại ngữ bồi

dưỡng dành cho giáo viên chuyên ngành. Hơn nữa, đội ngũ giảng viên tại trường là

những thầy cô giáo trẻ luôn nhiệt tình và không ngừng nâng cao năng lực chuyên

môn cũng như trình độ ngoại ngữ.

Một điểm thuận lợi không thể bỏ qua đó là việc học tiếng Anh ngày nay

không còn phụ thuộc vào giáo viên trên lớp nữa. Với sự bùng nổ công nghệ thông

tin hiện nay, sinh viên có thể học ngoại ngữ ở bất cứ nơi đâu và đặc biệt là qua

nguồn internet.

3. Vai trò mới của giáo viên chuyên ngành khi dạy môn chuyên ngành

bằng tiếng Anh

Phương pháp này không đảm bảo những giáo viên tham gia đều có thể thích

nghi một cách dễ dàng vì thực tế đã chứng minh cho thấy sự linh hoạt về các loại

hình và đặc trưng của môi trường đào tạo gây khó khăn cho việc chọn lựa cách thức

thực hiện. Chỉ có thể nói rằng khi dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đòi hỏi giáo

viên chuyên ngành phải điều chỉnh lại việc giảng dạy, phải không ngừng cải thiện

năng lực và cần được đào tạo kỹ lưỡng (Marsh, 2010). Song câu hỏi đặt ra là việc

này sẽ được tiến hành như thế nào. Không có một hình mẫu cụ thể nào và sự thành

công của nó phụ thuộc vào kết quả của việc phân tích môi trường đào tạo (context),

đánh giá nhu cầu người học, và nguồn lực về con người lẫn học liệu.Việc giảng dạy

có thành công hay không, không phải do năng lực ngôn ngữ và chuyên môn của

giáo viên chuyên ngành quyết định mà nó còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nội

dung giảng dạy và việc sử dụng ngôn ngữ. Chỉ đơn thuần bồi dưỡng kiến thức căn

bản tiếng Anh cho giáo viên chuyên ngành không chưa đủ mà các giáo viên chuyên

ngành cần nâng cao ý thức ngôn ngữ,từ đó sẽ kích hoạt nhận thức của họ về cái mà

họ học được (input) cũng như cái mà họ mong đợi sinh viên đạt được(output). Điều

này đưa năng lực ngoại ngữ của giáo viên chuyên ngành đến một đẳng cấp sư phạm

mới. Giáo viên chuyên ngành không những phải điều chỉnh lại nội dung giảng dạy

tương ứng với tiếng Anh mà còn phải biết làm thế nào để sinh viên có thể hiểu được

nội dung đó.

Page 204: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

204

Khi dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, giáo viên cũng cần phải chú ý

đến khả năng giao tiếp ngôn ngữ (communication) của sinh viên. Theo Coyle

(2007), khả năng giao tiếp ở đây không giống với khả năng giao tiếp mà giáo viên

ngoại ngữ phải giúp sinh viên có được, mà ở đây, khả năng giao tiếp chính là khả

năng sử dụng ngoại ngữ phù hợp trong các hoạt động học tập chuyên ngành. Chính

khả năng này giúp sinh viên tham gia tích cực trong quá trình đàm phán thảo luận ý

nghĩa (negotiation of meaning). Lúc này, ngoại ngữ sẽ trở thành công cụ chứ không

còn là đích đến. Do vậy, nhiệm vụ của người giáo viên chuyên ngành khi sử dụng

tiếng Anh giảng dạy là phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên sử dụng tiếng Anh,

giúp các em sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong các kỹ năng ngôn ngữ có liên quan

đến nội dung chuyên ngành.

Khi giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh thì việc xác định lại trung tâm

của lớp học là điều cần thiết. Chúng ta đã quá quen thuộc với phương pháp lấy giáo

viên làm trung tâm (teacher-centred) hay là lấy học sinh làm trung tâm (student-

centred). Ở lớp học dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh này thì ta có thể nói sinh viên

vẫn được chú trọng, song trên hết đó chính là phương pháp lấy suy nghĩ làm trung

tâm (thinking-centred). (Pavon Ellison, 2013). Điều này có nghĩa là trong khi

tương tác thì cả giáo viên và sinh viên đều phải suy nghĩ tìm cách làm thế nào để

đạt được kiến thức chuyên ngành đồng thời hiểu được phương tiện truyền tải được

kiến thức đó, ở đây chính là tiếng Anh. Nó đòi hỏi sự tự nhận thức và sự tự điều

chỉnh vì nó liên quan đến việc suy nghĩ có ý thức về quá trình học tập. Rất nhiều

hoạt động trong lớp học môn chuyên ngành liên quan đến ứng dụng thực tế thông

qua việc giải quyết vấn đề (problem solving task) và sự cộng tác (cooperative

learning). Vì vậy, giáo viên chuyên ngành phải xem x t sự cân bằng về nhận thức

lẫn ngôn ngữ trong việc xác định mục tiêu khi thiết kế các hoạt động học tập cũng

như biên soạn giáo trình học tập.

Khi tham gia giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, giáo viên chuyên

ngành không những chỉ được quán triệt tư tưởng về vai trò mới mà cần lưu ý đến

nguyên tắc 3Ms (medium, methods and materials): phương tiện truyền tải kiến thức,

phương pháp giảng dạy và tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy.

3.1. Công cụ truyền tải kiến thức: tiếng Anh

Việc giáo viên chuyên ngành điều chỉnh ngôn ngữ của mình để sinh viên có

thể hiểu được họ là hết sức quan trọng. Richard & Lockart (1996) mô tả nguyên tắc

nói chuyện với giáo viên (teacher talk) là sự hỗ trợ thiết yếu để tạo điều kiện cho

quá trình hiểu ngôn ngữ và kết quả đạt được của người học. Như vậy, giáo viên

chuyên ngành cần phải điều chỉnh ngôn ngữ của mình trong khi dạy môn chuyên

ngành bằng tiếng Anh. Hay nói cách khác, họ phải nắm được cách thức sử dụng

tiếng Việt và tiếng Anh trong lớp học của mình. Để tạo bước đệm (scaffold) và giúp

Page 205: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

205

sinh viên dễ tiếp thu nội dung khi học môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, giáo viên

phải điều chỉnh lại và làm đơn giản hóa ngôn ngữ khi hướng dẫn bằng tiếng Anh

nhằm cung cấp cho sinh viên một vốn thuật ngữ dễ hiểu và gần gũi với ngôn ngữ

mẹ đẻ của người học. Ngôn ngữ đơn giản sẽ làm cho người học cảm thấy thích thú

và tham gia vào các hoạt động trong lớp hơn. Ví dụ, trong văn hóa người Tây, câu

chào hỏi là “How are you?” thì khi dạy các em sinh viên Việt Nam giáo viên có thể

chào “Are you good?”. Câu sau sẽ gần gũi với văn hóa Việt Nam hơn vì người Việt

gặp nhau thường hỏi nhau về sức khỏe. Ngoài ra, giáo viên có thể điều chỉnh ngôn

ngữ của họ bằng nhiều cách như nói chậm hơn, sử dụng từ đồng nghĩa hay trái

nghĩa và dành thời gian cho việc xử lý thông tin về ngôn ngữ lẫn kiến thức chuyên

ngành. Ngoài ra, giáo viên có thể đặt câu hỏi để giúp sinh viên hiểu được nội dung

dễ dàng hơn đồng thời phát triển kỹ năng suy nghĩ của sinh viên. Giáo viên tận

dụng tất cả các dạng câu hỏi từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở tùy thuộc vào nội dung

bài học.

3.2 Về phương pháp

Việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ cả thầy và

trò vì cả hai đều phải cố gắng để tiếp thu được kiến thức qua việc mã hóa thông tin

từ một ngôn ngữ khác và sau đó trình bày sự hiểu biết của mình về kiến thức đó. Do

đó, giáo viên cần nắm được các thủ thuật để tạo bước đệm cho sinh viên hiểu bài

trong quá trình giảng dạy. Ngoài việc điều chỉnh ngôn ngữ đã nêu trên, thì giáo viên

cần xây dựng nền tảng kiến thức cho sinh viên trước khi dạy một nội dung mới.

Thêm vào đó, giáo viên phải tạo ra được sự liên kết và liên tưởng giữa các kiến thức

mới và kiến thức cũ để sinh viên có thể nhớ lại được bài cũ. Ngoài ra, giáo viên cần

đưa ra những lời giải thích cho các hoạt động trong lớp thật rõ ràng và từng bước

một cụ thể. Trong quá trình dạy, giáo viên cũng nên tận dụng hình ảnh minh họa

kèm chú thích bằng tiếng Anh đối với các dàn ý, biểu đồ, đồ thị và hình ảnh. Các

công cụ đồ họa tư duy cũng nên được đưa vào bài giảng để trình bày thông tin, ví

dụ như bản đồ, đồ thị, mốc thời gian…Giáo viên có thể hướng sự chú ý của sinh

viên đến các nội dung cụ thể và quan trọng bằng cách đánh dấu những khái niệm

quan trọng, từ vựng cần học với bút dạ quang hoặc sử dụng ngân hàng từ vựng

(word bank).

3.3 Về tài liệu h c t p và giảng dạy

Giáo viên cần cung cấp cho sinh viên các tài liệu hỗ trợ học tập như tài liệu

đã được chỉnh sửa lại phù hợp với trình độ sinh viên hay là các văn bản hướng dẫn

cách học tập có hiệu quả. Ngoài ra, giáo viên cũng cần dành thời gian biên soạn

giáo trình giảng dạy bằng tiếng Anh kèm theo tài liệu học tập ví dụ như kho từ vựng

(word bank) do từ trước đến nay do đều dạy bằng tiếng Việt.

Page 206: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

206

4. Kết lu n và kiến nghị

4.1. Kết lu n

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của tiếng

Anh như một ngôn ngữ chung (lingua franca) và nhu cầu lớn đòi hỏi về người lao

động có tay nghề với tiếng Anh nhất định, tiếng Anh đã chuyển dần từ vị thế là một

môn học ngoại ngữ tại trường để trở thành một phương tiện giao tiếp, truyền đạt

kiến thức trong các môn học tại trường. Do đó vai trò của giáo viên chuyên ngành

không còn đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức bằng tiếng mẹ đẻ mà là phải truyền

đạt kiến thức ấy bằng tiếng Anh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng giảng dạy.

Ngoài ra, giáo viên chuyên ngành cũng cần hiểu rõ vai trò mới của mình, qua đó

trao đổi và học hỏi thêm ở các giáo viên ngoại ngữ nhằm hoàn thiện phương pháp

giảng dạy cho phù hợp với vai trò mới.

4.2. Kiến nghị

Về phía nhà trường, cần đầu tư thêm cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho

việc dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh, giúp cho giáo viên lẫn học

sinh có cơ hội tiếp cận tiếng Anh một cách dễ dàng. Cử giáo viên chuyên ngành

tham gia các lớp tập huấn phương pháp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

(ATE - Academic Teaching Exellence) trong nước. Tăng cường bồi dưỡng và tạo

điều kiện cho giáo viên chuyên ngành nâng cao trình độ tiếng Anh. Có chế độ phù

hợp đối với các giáo viên tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, đây

cũng chính là động lực giúp giáo viên vượt qua các trở ngại trong việc giảng dạy.

Về phía giáo viên chuyên ngành tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ. Ngoài

ra cần tham khảo và học hỏi giáo viên dạy ngoại ngữ các phương pháp giảng dạy

cần thiết qua việc dự giờ học hỏi, các cuộc hội thảo và chuyên đề. Đồng thời kết

hợp với giáo viên ngoại ngữ biên soạn giáo trình chuyên môn bằng tiếng Anh.

Page 207: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

207

Tài liệu tham khảo

[1] Coyle, D.(2007).CLIL–A pedagogical approach from the European

perspective. Encylopedia of language an education.New York, NY: Springer.

[2] Han, J., & Singh,M. (2014). Internationalizing Education through

English Medium Instruction. Centre for Educational Research, University of

Western Sydney.

[3] Marsh, D.(Ed.). (2002). CLIL – The European dimension: Actions, trends

and foresight potential. Strasbourg: Public Serviced Contract DG EAC, European

Commission.

[4] Nguyen Van Toan (2009).Khả năng và biện pháp thực hiện giảng dạy

chuyên môn bằng ngoại ngữ. Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam

trong quá trình hội nhập quốc tế. 03/2009.Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.

[5] Pavon,V., & Ellison, M. (2013). Examining teacher roles and

competences in Content and Language Integrated Learning (CLIL).

Lingvarvmarena. Vol.4,65-78.

[6] Richards, J.C.,& Rodgers,T.S. (2003). Approaches and Methods in

Language Teaching. Cambrigde: Cambridge University Press.

[7] Robinson,P.C. (1991). ESP Today: A practittioner’s guide. Hamel,

Hempstead: Prentice Hall.

[8] Tarnopolsky, O. (2013).Content-based Instruction, and Immersion in

Teaching ESP at Tertiary Schools in Non-English-Speaking Countries. Journal of

ELT and Applied Linguistic,Issue 1, Volume 1.

Page 208: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

208

GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ: GIẢNG VIÊN

CHUYÊN NGỮ HAY GIẢNG VIÊN CHUYÊN NGÀNH

ThS. Trần Thị H ng Thi

Trường Cao đẳng Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh tế trong bối

cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu là một nhu

cầu thực tế của sinh viên và xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý và các giảng viên phải

thực sự vận động để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh những thách thức về thực trạng

đào tạo, chương trình, giáo trình, thì đội ngũ giảng viên giảng dạy tiếng Anh

chuyên ngành kinh tế cũng là một khía cạnh vẫn còn mang nhiều tính tranh cãi.

Một số nhà quản lý và sinh viên cho rằng giảng viên chuyên ngành kinh tế biết

tiếng Anh sẽ giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành kinh tế tốt hơn giảng viên chuyên

ngữ. Tuy nhiên các nhà ngôn ngữ và giảng viên tiếng Anh lại có quan điểm ngược

lại. Bài tham luận này trình bày quan điểm về việc giảng dạy tiếng Anh chuyên

ngành kinh tế: giảng viên chuyên ngữ hay giảng viên chuyên ngành biết tiếng Anh.

1. Sơ lược về khái niệm

Tiếng Anh chuyên ngành được biết đến dưới tên gọi English for Specific

Purposes (ESP), để phân biệt với một thuật ngữ khác là General English – Tiếng

Anh tổng quát.

Munby (1978) cho rằng ESP là các khóa học tiếng Anh trong đó nhu cầu giao

tiếp của người học chi phối toàn bộ chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy.

Hutchison & Waters (1987) thì cho rằng tiếng Anh chuyên ngành là một

phương pháp tiếp giảng dạy ngôn ngữ mà theo đó tất cả các quyết định về nội dung

và phương pháp đều được dựa trên lý do học tập của người học.

Dudley-Evans (1998) cho rằng tiếng Anh chuyên ngành có các đặc điểm

tuyệt đối như sau:

- Tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng những mục đích cụ thể của người học.

- Tiếng Anh chuyên ngành sử dụng các phương pháp và hoạt động của chính

chuyên ngành mà nó phục vụ.

- Tiếng Anh chuyên ngành tập trung vào loại ngôn ngữ phù hợp với những

hoạt động đó về mặt ngữ pháp, từ vựng, ngữ vựng, kỹ năng học tập, diễn ngôn và

thể loại.

Ngoài ra tiếng Anh chuyên ngành còn có những đặc điểm biến thiên như sau:

- Tiếng Anh chuyên ngành có thể liên quan tới, hoặc được thiết kế riêng cho

những chuyên ngành cụ thể.

Page 209: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

209

- Trong một tình huống giảng dạy cụ thể, tiếng Anh chuyên ngành có thể sử

dụng phương pháp khác với tiếng Anh tổng quát.

- Tiếng Anh chuyên ngành thường được thiết kế cho người lớn hoặc ở bậc

đại học, cao đẳng, hoặc ở bối cảnh công tác chuyên môn nhất định.

- Tiếng Anh chuyên ngành nói chung chỉ dành cho học viên ở trình độ trung

cấp hoặc cao cấp về tiếng Anh.

Như vậy, các tác giả trên đều thống nhất rằng tiếng Anh chuyên ngành trước

tiên là việc giảng dạy tiếng Anh, và phục vụ mục đích, nhu cầu hết sức cụ thể trong

việc học tiếng Anh của người học.

2. Một nghiên cứu từ thực tế

Hai tác giả MjaidAsgari và Saeed Ketabi đã thực hiệu một cuộc nghiên cứu

về sự khác biệt trong việc học tiếng Anh chuyên ngành kế toán được giảng dạy bởi

giảng viên chuyên ngữ và giảng viên chuyên ngành.

Cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Islamic Azad, với 60 học viên

chuyên ngành kế toán tham dự. Các học viên được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 30

người. Một nhóm được học tiếng Anh chuyên ngành kế toán với một giảng viên

chuyên ngữ, nhóm còn lại học với giảng viên chuyên ngành kế toán thông thạo

tiếng Anh. Cả 2 nhóm được học với giảng viên của mình trong 4 tuần, mỗi tuần 4

buổi, mỗi buổi 1 tiếng. Sau khóa học họ được làm bài kiểm tra. Kết quả phân tích

bài kiểm tra cho thấy thành tích của nhóm được giảng dạy bởi giảng viên chuyên

ngữ cao hơn một chút so với nhóm được giảng dạy bởi giảng viên chuyên ngành.

3. Thực tế giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành:

3.1. Cách nhìn nh n của sinh viên

Thực tế giảng dạy của các đồng nghiệp và bản thân người viết đã cho thấy

một số điều sau:

- Đa số sinh viên cho rằng giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành đồng nghĩa với

việc giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Trong hình dung của sinh viên,

giảng viên tiếng Anh chuyên ngành cũng cần có hiểu biết chuyên sâu về chuyên

ngành như giảng viên chuyên ngành. Chính kỳ vọng này đã tạo áp lực khá lớn đối

với giảng viên tiếng Anh chuyên ngành.

- Trình độ tiếng Anh tổng quát của sinh viên không đủ để đáp ứng với việc

học tiếng Anh chuyên ngành, dẫn tới thái độ chán nản vì không theo kịp chương

trình học.

- Sinh viên không nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên

ngành. Họ cho rằng tiếng Anh chuyên ngành không thực sự phục vụ cho công việc,

đặc biệt là các sinh viên hệ Cao đẳng. Những sinh viên này cho rằng hệ Cao đẳng

không có cơ hội làm việc cho công ty nước ngoài, do đó tiếng Anh chuyên ngành là

không cần thiết đối với họ.

Page 210: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

210

3.2. Cách nhìn nh n của giảng viên chuyên ngành

Phần lớn giảng viên chuyên ngành thông thạo tiếng Anh hoặc tốt nghiệp tại

các nước có sử dụng tiếng Anh tin rằng việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

cũng chính là giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Họ thường tập trung vào

việc khai thác nội dung của kiến thức chuyên môn hơn là hướng dẫn sinh viên sử

dụng ngôn ngữ tiếng Anh bằng ngữ liệu là kiến thức chuyên môn.

3.3. Cách nhìn nh n của giảng viên chuyên ngữ

Đối với các giảng viên chuyên ngữ, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành

chính là giảng dạy tiếng Anh với ngữ liệu là kiến thức chuyên môn. Giảng dạy tiếng

Anh chuyên ngành là một lĩnh vực của giảng dạy tiếng Anh. Phương pháp giảng

dạy tiếng Anh chuyên ngành là một trong các môn học bắt buộc trong chương trình

đào tạo Thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh.

4. Kết lu n

Người bản ngữ tiếng Anh muốn giảng dạy tiếng Anh cũng phải có chứng chỉ

giảng dạy tiếng Anh. Điều này cho thấy việc cho rằng các giảng viên chuyên ngành

thông thạo tiếng Anh có thể giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành là một quan điểm

chưa chính xác. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành khác hoàn toàn với việc giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh về bản chất, nội dung, phương pháp. Giảng dạy

tiếng Anh chuyên ngành là một phần của giảng dạy tiếng Anh và đòi hỏi giảng viên

phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định về giảng dạy tiếng Anh mới có thể

giảng dạy một cách hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

[1] Dudley-Evans, T. (1998), Research perspectives on English for academic

purposes. Cambridge: Cambridge University Press.

[2] Hutchison, T and Waters, A. (1987) English foap specific purposes, A

learning-centred approach. Cambridge: Cambridge University Press.

[3] Munby, J. (1978) Communicative syllabus design. Cambridge:

Cambridge University Press.

[4] EFL/ESP teacher controversy regarding accounting students’ course

achievements. (2013). Retrieved from http://www.irjabs.com/files_site/paperlist/r_

1835_131103133417.pdf

Page 211: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

211

LÀM GÌ ĐỂ DẠY VÀ HỌC CHUYÊN NGÀNH

BẰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Nguyễn Thị Tâm

Khoa Giáo dục Pháp luật & Kỹ năng sống

Tóm tắt

Cùng với vấn đề toàn cầu hóa nhất là khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc

tế nhu cầu học tiếng Anh, tiếng Anh chuyên ngành không ngừng tăng. Thực hiện

theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 tại Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi

mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Theo lộ trình phát triển và thực

hiện các tiêu chí về trường tiên tiến theo Quyết định số 3036/QĐ –UBND ngày 26-

06-2014 về tiêu chuẩn trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và Quốc tế.

Triển khai giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là cần thiết nhằm nâng cao

năng lực hơn nữa cho sinh viên cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Vấn đề đặt ra là

việc giảng dạy như thế nào cho hiệu quả.

1. Đặt vấn đề

Thực tế hiện nay việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh đang rất khó

khăn, các trường đều đã và đang tiến hành nhưng việc giảng dạy môn chuyên ngành

bằng tiếng Anh chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tùy thuộc vào cách triển khai

của mỗi trường, hiện nay chưa có một mô hình chuẩn chung nào cho các trường

trong việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh hiệu quả. Tùy theo năng lực và

điều kiện của mình việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các trường gặp

khá nhiều khó khăn. Từ phía người dạy và người học như: thiếu giảng viên chuyên

ngành giỏi tiếng Anh, thiếu tài liệu giáo trình giảng dạy chuyên ngành, trình độ

tiếng Anh của sinh viên không đồng đều…Tâm lý sinh viên ngại, lo sợ khi học

chuyên ngành bằng tiếng Anh.

1.1. Khó khăn từ phía người dạy

Thực tế hiện nay tại các trường Cao đẳng, Trung cấp có rất ít giảng viên

chuyên ngành đi học ở nước ngoài về, các giảng viên còn lại không phải giảng viên

chuyên ngành nào cũng giỏi tiếng Anh. Họ có thể có các chứng chỉ mà cơ quan

quản lý yêu cầu nhưng không thể giảng dạy bằng tiếng Anh vì kỹ năng nghe, nói

hạn chế.

Trong khi đó một số giảng viên kỹ năng nghe, nói tốt nhưng kiến thức

chuyên ngành yếu dẫn đến khả năng trình bày bài giảng kém thiếu sức cuốn hút.

Nhiều giảng viên giỏi chuyên môn nhưng trình độ tiếng Anh hạn chế, việc

phát âm, đọc không chuẩn của thầy cô cũng gây rất nhiều trở ngại, thầy đọc sai,

phát âm sai gây hiểu sai cho học trò, mất niềm tin đối với người học.

Page 212: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

212

Còn giảng viên tiếng Anh lại không có chuyên môn về chuyên ngành, làm

thế nào để có sự kết hợp giữa giảng viên tiếng Anh và giảng viên chuyên ngành.

1.2. Khó khăn từ phía người h c

Do trình độ tiếng Anh tổng quát của các em không đồng đều, khả năng ngoại

ngữ hạn chế. Ở phổ thông các em đã được học tiếng Anh nhưng có sự chênh lệch

trình độ khá lớn giữa các địa phương. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở phổ

thông chỉ chú trọng đến ngữ pháp, từ vựng các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ

năng nghe - nói - đọc - viết nên hầu hết các kỹ năng nghe, nói của sinh viên đều rất

yếu dẫn đến tâm lý sinh viên rất ngại học tiếng Anh chuyên ngành.

Việc nhiều sinh viên có trình độ khác nhau trong cùng một lớp cũng gây

không ít khó khăn cho cả người dạy và người học. Học sinh khá thì thấy chán, học

sinh yếu thì theo không kịp dẫn đến nản chí, bỏ cuộc giữa chừng.

1.3. Thiếu tài liệu giáo trình chuyên ngành về tiếng Anh

Hiện nay tài liệu giảng dạy tiếng Anh giao tiếp và phát triển kỹ năng được

nhập khẩu từ các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới khá nhiều và đa dạng. Nhưng tài

liệu, giáo trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh chưa được quan tâm đúng

mức, còn rất ít, hạn chế. Tài liệu, giáo trình chuyên ngành về tiếng Anh dành cho sinh

viên rất ít, hầu hết là giáo trình tiếng Anh thương mại của nước ngoài, của hội đồng

khoa học, do giảng viên tự soạn. Nội dung tài liệu, giáo trình do giáo viên tự soạn

thường chỉ chú trọng đến khối lượng từ vựng, học thuật chuyên ngành còn phát triển

kỹ năng rất hạn chế, đôi khi chỉ chuyên về dịch thuật, bài tập củng cố từ vựng.

2. Giải pháp

2.1. Nhà trường.

Tăng cường thời lượng học tiếng Anh cơ bản cho sinh viên trong 3 học kỳ

đầu để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Để khuyến khích sinh viên nhà

trường cần hỗ trợ thêm kinh phí cho sinh viên năm nhất về tài liệu học tập hoặc có

chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo, học giỏi có hoàn cảnh khó khăn về kinh phí.

Cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để khuyến khích giảng viên giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh như tính hệ số tiết dạy, biên soạn giáo trình tài liệu

tính giờ cao hơn thông thường vì giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức so với

giảng dạy thông thường.

Những giáo viên dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh giỏi được ưu tiên x t

nâng lương trước hạn, đạt các danh hiệu thi đua, đưa đi đào tạo thêm ở nước ngoài,

hỗ trợ thêm kinh phí để giáo viên tự học ngoại ngữ nâng cao trình độ.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho

giảng viên, cử giảng viên các khoa đi học tiếng Anh. Thời gian tổ chức các lớp

tiếng Anh phải phù hợp về thời gian, lịch học để tạo điều kiện cho giáo viên tham

gia liên tục, đầy đủ.

Page 213: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

213

Mở và duy trì câu lạc bộ tiếng Anh có sự tham gia của giảng viên tiếng Anh để

các giáo viên có cơ hội thường xuyên trao đổi nâng cao kỹ năng nghe, nói tiếng Anh.

Thành lập tổ học thuật tại các khoa cần có sự tham gia của giảng viên khoa

ngoại ngữ trong công tác biên soạn tài liệu, giáo trình chuyên ngành.

2.2. Biên soạn chương trình, tài liệu:

Thông thường các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành soạn sẵn đều không

hiệu quả, kém hấp dẫn vì quá nặng về ngôn ngữ, từ vựng, không cập nhật nội dung

chuyên môn của ngành. Giáo viên biên soạn tài liệu, giáo trình phải có năng lực

biên soạn, tổng hợp, cập nhật nội dung cho phù hợp với thực tế giảng dạy. Chương

trình biên soạn nên chú trọng nhiều đến tính thực tiễn nâng cao các kỹ năng nghe,

nói, đọc, viết để các em ứng dụng vào chính công việc của mình. Cần có sự hỗ trợ

từ giảng viêng tiếng Anh trong việc biên soạn tài liệu giáo trình.

Để phù hợp với trình độ của sinh viên hiên nay nên triển khai h c chuyên

ngành tiếng Anh song ngữ sẽ hiệu quả, phù hợp hơn đối với các em. Song song đó

cần biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên ngành bằng song ngữ để các em truy

cập, sử dụng dễ dàng, các em nên được tiếp cận, học tập ngay từ đầu.

Tại các xưởng thực hành tên máy móc, quy trình, nội quy xưởng, quy trình sử

dụng nên ghi bằng hai ngôn ngữ để cả giáo viên và học sinh đều nhìn, học mọi lúc,

mọi nơi chứ không nhất thiết tới giờ chuyên ngành tiếng Anh các em mới được học.

2.3. Giáo viên

Vai trò của giảng viên trong giảng dạy là rất quan trọng, việc giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh nên do các giảng viên chuyên ngành giỏi ngoại ngữ

phụ trách. Cần có sự hỗ trợ, kết hợp thêm từ giảng viên tiếng Anh trong việc biên

soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng.

Cử giảng viên chuyên ngành đi tập huấn ở nước ngoài để có điều kiện tiếp

cận tài liệu, giáo trình biên soạn chương trình cho phù hợp. Giảng viên phải tự nỗ

lực trao dồi thêm trình độ tiếng Anh của mình.

2.4. Sinh viên:

Cần tổ chức kiểm tra trình độ đầu vào của sinh viên để sắp xếp lớp học cho

phù hợp với trình độ của sinh viên, phù hợp với nhu cầu.

Các lớp giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh nên ch n những sinh viên

có trình độ tiếng Anh cơ bản tương đối khá, khả năng tiếp thu chuyên ngành

tốt, hứng thú với ngành học, môn học để đạt hiệu quả, tạo động lực và lôi cuốn

những sinh viên khác. Nếu không có những điều này sẽ khó tổ chức duy trì lớp học,

các em khó vượt qua khó khăn, bỏ cuộc giữa chừng.

Để khuyến khích sinh viên nên có chính sách hỗ trợ về tài liệu, giáo trình, hỗ

trợ kinh phí cho sinh viên đặc biệt là sinh viên nghèo, học giỏi.

Page 214: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

214

Chính bản thân sinh viên cần phải tự nỗ lực, ý thức trong học tập, nghiêm túc

để nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên ngành của mình.

Tạo sân chơi như câu lạc bộ tiếng Anh, các cuộc thi thuyết trình bằng tiếng

Anh dành cho sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ hay sinh viên học chuyên ngành

bằng tiếng Anh để các em thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.

Tổ chức cho các em tham quan ở những doanh nghiệp có vốn nước ngoài

hay các tình huống thực tế giả định để các em có dịp học hỏi, trao đổi nâng cao kỹ

năng nghe, nói.

3. Kết lu n - kiến nghị

Để khuyến khích, phát triển giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh nhà

trường nên có chế độ chính sách phù hợp để khích lệ giáo viên : Tính hệ số giờ dạy

cao hơn, hợp lý hơn, số giờ biên soạn giáo trình tài liệu cao hơn thông thường vì

giảng viên phải đầu tư nhiều công sức.

Cần phải có chế độ đào tạo trình độ tiếng Anh cho giảng viên bài bản,

thường xuyên để giáo viên luyện tập nâng cao các kỹ năng tránh bị mai một.

Tài liệu tham khảo

[1] Triển khai giảng dạy chuyên ngành lồng ghép ngoại ngữ - Tiến sĩ

Nguyễn Thuần Anh. Khoa công nghệ thực phẩm – Đại học Nha Trang.

[2] Nguyễn Tấn Hùng, 2010. Dạy và học bằng song ngữ - Phương pháp tốt

nhất để nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của sinh viên hiện nay. Tạp chí

Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng, số 2(37),2010, 192-197.

[3] Đỗ Thị Xuân Dung, Cái Ngọc Duy Anh. Giảng dạy tiếng Anh chuyên

gành trước tình hình mới- Thách thức và giải pháp. Tạp chí khoa học Đại học Huế,

số 26 (60)-2010

[4] http://news.zing.vn/Day-hoc-tieng-Anh-chuyen-nganh-Thay-tro-deu-loay-

hoay-post611643.html Dạy học tiếng Anh chuyên ngành: Thầy trò đều loay hoay

[5] http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/lo-hong-tieng-anh-chuyen-nganh-

2009122512143728.htm.

Page 215: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

215

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

CHO HSSV NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ TẠI KHOA CNKT CƠ KHÍ

ThS. Phạm Thanh Hải

ThS. Huỳnh Thị Thanh Thảo

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trong xu thế hội nhập toàn cầu của khu vực và thế giới, Việt Nam đã ký kết

và tham gia thành công các tổ chức ASEAN, hiệp định FTA…đánh dấu sự hội nhập

của Việt Nam vào thế giới, làn sóng đầu tư của các nước với công nghệ hiện đại

vào Việt Nam ngày càng lớn, yêu cầu đội ngũ lao động phải có trình độ tay nghề,

có khả năng tự cập nhật kiến thức và trình độ chuyên môn để theo kịp công nghệ

của chuyên ngành. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM được quy hoạch là

trường trọng điểm khu vực Đông Nam Á, trong chương trình đào tạo ngành CNKT

Cơ Điện Tử tại Khoa Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí đã trang bị cơ bản cho HSSV một

số kiến thức tiếng Anh chuyên ngành qua các môn học chuyên ngành để giúp người

học có thể hiểu được một số từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực nghề nghiệp, tăng

khả năng tự cập nhật kiến thức và khoa học công nghệ.

Từ khóa: Tiếng anh chuyên ngành, chương trình đào tạo tiên tiến.

1. Đặt vấn đề

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên

theo quyết định số 4832/QĐ-BGDĐT và quyết định số 2631/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020, tầm

nhìn 2025 đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn tiên tiến khu vực Đông Nam Á đã tạo điều

kiện rất lớn trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển nhà trường, ngành

Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử được chọn là một trong bốn ngành trọng điểm của

nhà trường, đặc thù là có công nghệ luôn luôn đổi mới nên việc cập nhật công nghệ,

kỹ thuật mới là một yêu cầu bắt buộc đối với ngành nghề nên khi xây dựng chương

trình đào tạo phải trang bị các kỹ năng tìm kiếm, cập nhật kiến thức mới cho người

học sau khi ra trường, một trong những công cụ giúp người học tiếp cận các kiến

thức và khoa học công nghệ mới là vốn tiếng Anh chuyên ngành, để giải quyết vấn

đề đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh sinh viên là một vấn đề khó khăn

do quỹ thời gian đào tạo hạn chế, trình độ tiếng Anh của giảng viên và học sinh hạn

chế…khi thực hiện kế hoạch số 81/ KH – CĐKTKT kế hoạch về tổ chức giảng dạy

tiếng Anh chuyên ngành giai đoạn từ năm học 2015 - 2018.

2. Giải quyết vần đề

2.1. Đổi mới chương trình đào tạo

Năm 2014-2015 thực hiện kế hoạch nhà trường về việc rà soát, đổi mới các

chương trình đào tạo theo hướng hội nhập, chương trình đào tạo ngành Công nghệ

Page 216: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

216

Kỹ thuật Cơ điện tử đã được cập nhật, bổ sung trong đó có nội dung tăng cường kỹ

năng tiếng Anh chuyên ngành trong từng môn học chuyên ngành để đảm bảo khả

năng tự cập nhật kiến thức của người học trên các trang tài liệu chuyên ngành.

2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Thực hiện chuẩn đầu ra chương trình đào tạo CNKT Cơ điện tử về việc tăng

cường tiếng Anh chuyên ngành trong từng môn học. Các giảng viên của bộ môn

trong quá trình giảng dạy đã thực hiện đổi mới phương thức giảng dạy từ thụ động

sang tích cực người học như: học theo dự án, seminar, học trên mô hình thực tế

trong đó chú trọng tăng cường nội dung đưa tiếng Anh chuyên ngành vào trong

từng nội dung bài giảng

+ Slide bài giảng (cấp độ 1 theo KH 81 ngày 16/9/2015)

Nhằm mục đích giới thiệu một số từ ngữ chuyên ngành trong bài học đến học

sinh sinh viên, Sau khi học xong bài học này, những thuật ngữ chuyên ngành như

input, output, sensor, motor, solenoid… sẽ giúp ích cho HSSV trong quá trình tìm

kiếm thông tin, đọc hiểu các catalogue.

Hình 1: Trích chuẩn đầu ra CTĐT cơ điện tử Hình 2: Thông tin kỹ thuật

Hình 3: Một trang slide bài giảng bằng tiếng Anh chuyên ngành cấp độ 1

Page 217: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

217

+ Khai thác các catalogue thiết bị :

Trong quá trình thực hiện giảng dạy, các giảng viên khai thác tối đa các tài

liệu kỹ thuật (catalogue) để hướng dẫn cho học sinh trong quá trình giảng dạy các

kiến thức liên quan đến thiết bị :

+ Hướng dẫn tự h c

Thông qua các thuật ngữ chuyên ngành do giảng viên hướng dẫn trên lớp,

HSSV tìm hiểu thêm kiến thức liên quan đến tài liệu chuyên ngành trên mạng

internet như các video, hình ảnh… chỉ cần nhập từ khóa tiếng Anh trên lớp liên

quan đến nội dung bài học từ đó .

2.3. Trang tài liệu h c t p

Bộ môn đã xây dựng trang Website tập hợp các bài giảng, các đường link

đến các trang website liên quan đến từng lĩnh vực, từng môn học trong chương trình

đào tạo, trong quá trình giảng dạy giảng viên sẽ hướng dẫn HSSV khai thác các tài

Hình 4: Catalogue thiếtbị

Hình 5: ứngdụng light signal khi search trênmạng internet

Page 218: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

218

liệu trên trang này, có một ưu thế là các kiến thức mới, kỹ thuật mới luôn luôn được

cập nhật hàng ngày. Trong quá trình học tập và tìm kiếm thông tin trên các diễn đàn

học sinh sinh viên vừa được tiếp cận các kiến thức mới, những thuật ngữ chuyên

ngành và cơ hội giao lưu trao đổi thông tin với các thành viên trên diễn đàn.

2.4. Tăng cường hoạt động ngoại khóa

+ Sinh hoạt chuyên đề Solidworks cho CLB Robotics

Trong quá trình sinh hoạt chuyên đề Solidworks hàng tuần của CLB

Robotics đều lồng ghép phần tiếng Anh là các câu lệnh trong phần mềm

Solidworks, hướng dẫn kỹ thuật trả lời các câu hỏi trong phần thi chứng chỉ online

cho học viên.

Hình 6: Trang tổng hợp tài liệu học tập online bộ môn

Hình 7: Buổi sinh hoạt chuyên đề Solidworks lồng ghép từ ngữ chuyên ngành

Page 219: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

219

+ Hỗ trợ sau giờ học

Sau quá trình học tập trên lớp, những nội dung liên quan đến bài học đều

được hỗ trợ tại phòng Openlab.

Hình 8: Một câu hỏi thi trong bài thi chứng chỉ solidwoks

Hình 9: Giảng viên tư vấn sau giờ học liên quan đến Proximity Sensor

Line Features:

An operator console utilising a PLC (

Programmable Logic Controller) for the line

control funtion with a HMI for order control

and quantity information.

PLC-HMI (OP77/KP400) containing the

follow informations:

- Entered order length L0, R, L1, L2...

- View the quantity of sheet was done.

- Proximity Sensor

- Available reset length to "zero" with any

possition of the sheet.

- Adjustable the variation of step on

screen directly in "PARAMETER" page.

- Adjustable the pressing speed on screen

directly in "PARAMETER" page.

- In "TEST" mode, all motion FWD/REV

of roll forming, UP/DOWN of pressing die

Hình 10 :thông số của máy có liên quan nội dung bài học Proximity Sensor

Page 220: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

220

3. Kết lu n và kiến nghị

Qua quá trình triển khai kế hoạch 81/ KH – CĐKTKT kế hoạch về tổ chức

giảng dạy tiếng anh chuyên ngành giai đoạn từ năm học 2015-2018 tại bộ môn

CNKT Cơ điện tử Khoa Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí đã cơ bản đạt được một số kết

quả ban đầu :

- Sự hợp tác tích cực từ các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của bộ môn

trong việc đưa các từ ngữ chuyên ngành vào nội dung bài giảng.

- Xây dựng được trang tài liệu học tập, tạo các đường link đến các trang

website có liên quan đến nội dung kiến thức chuyên ngành.

- Tập hợp được các tài liệu kỹ thuật, các catalogue có liên quan phục vụ

giảng dạy.

- Học sinh sinh viên có thể đọc, hiểu được cơ bản các cataologue.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn như sau :

- Trình độ tiếng Anh của giảng viên và học sinh có giới hạn nên khó khăn

trong việc triển khai giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

Tài liệu tham khảo

[1] Quyết định 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 quyết định về

tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập và khu vực tại Thành Phố Hồ Chí

Minh.

[2] Công văn số 1737 /GDĐT-GDCN ĐH ngày 8 tháng 6 năm 2015 về

thang điểm đánh giá tiêu chí trường tiên tiến bậc Cao đẳng và TCCN theo quyết

định số 3036/QĐ-UBND của UBND thành phố.

[3] Bộ tài liệu tiếng anh chuyên ngành

[4] Thực tiễn công tác đào tạo tại Khoa Công nghệ kỹ thuật Cơ khí.

Page 221: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

221

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TPHCM

ThS. Dương Thị Tuyết Lan

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, tham gia

các diễn đàn đa phương với các quốc gia trong khu vực và thế giới thì ngoại ngữ,

đặc biệt là tiếng Anh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc đưa các ngoại ngữ

vào giảng dạy và giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ tại các trường Cao đẳng,

Đại học Việt Nam là một nhu cầu xã hội tất yếu. Phần lớn sinh viên, học viên Cao

học ở các trường Đại học ở nước ta rất yếu kém về ngoại ngữ, không sử dụng được

ngoại ngữ để đọc tài liệu và giao tiếp quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Nguyên nhân yếu kém ngoại ngữ này do nhiều yếu tố, tuy nhiên một trong số đó là

do sự tách rời giữa việc giảng dạy ngoại ngữ với việc giảng dạy chuyên ngành ở

các trường Đại học và Cao đẳng. Để khắc phục tình trạng này, tác giả nêu lên sự

cần thiết phải giảng dạy chuyên ngành bằng song ngữ và đề xuất một số biện pháp

và mô hình cũng như những chính sách cụ thể để đảm bảo việc thực hiện công việc

này nhằm nâng cao năng lực của sinh viên cả về chuyên môn và ngoại ngữ.

1. Đặt vấn đề

Khoa học công nghệ phát triển vượt bậc trên thế giới, đặc biệt là ứng dụng

của công nghệ thông tin đã đem đến những đổi thay cho con người, làm cho chất

lượng cuộc sống được nâng cao, khả năng hòa nhập được mở rộng và nhu cầu của

con người cũng không ngừng biến đổi. Trong giao tiếp, giáo dục, kinh tế, khoa học

kỹ thuật, ngay cả nghệ thuật, nhiều người trên thế giới lựa chọn học tiếng Anh để

làm phương tiện mở cánh cổng tri thức. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Anh là

mối quan tâm lớn trên thế giới. Trong xu hướng đào tạo tiếng Anh như một ngoại

ngữ (Teaching English as a Foreign Lnaguage - TEFL) đã có nhiều nghiên cứu về

dạy tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes - ESP) với nhiều

chương trình, giáo trình, phương pháp học tập loại hình tiếng Anh có tính chất

chuyên biệt này. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập trên thị trường lao động thế giới đòi

hỏi người lao động ngoài khả năng giao tiếp ngoại ngữ mà còn phải sử dụng được

ngoại ngữ để trao đổi chuyên môn trong công việc và nâng cao trình độ theo xu

hướng quốc tế.

Việc sử dụng tiếng Anh như một phương tiện ngôn ngữ để dạy học đã trở nên

phổ biến ở nhiều nước ở Châu Á. Một trong những giải pháp nâng cao năng lực

tiếng Anh của sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng tiếng Anh cũng như

Page 222: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

222

mang tiếng Anh vào chuyên ngành của người học để họ có thể sử dụng trong công

việc thuộc lĩnh vực chuyên môn ở tương lai chính là dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh. Khi tiếp cận chuyên môn của chuyên ngành bằng ngoại ngữ, người học thật sự

được chuẩn hóa kiến thức với phạm vi toàn cầu, được tiếp cận với kiến thức chuyên

ngành bằng những thuật ngữ mà cả thế giới đều sử dụng; vì vậy, sự liên thông đào

tạo sẽ dễ dàng và được chấp nhận trên phạm vi khu vực và thế giới.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Giảng dạy tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành (ESP) th t sự cần

thiết để phục vụ công việc tương lai của người h c.

TACN là một loại tiếng Anh đặc biệt mà từ kiến thức đến kỹ năng thực hành

đều nhằm phục vụ một chuyên ngành đặc biệt nào đó (kinh tế, y học, luật, kiến trúc,

CNTT...) về cả mục đích học thuật lẫn nghề nghiệp. Như vậy một người học TACN

thành công phải là người biết đem kiến thức và kỹ năng được học ứng dụng vào

công việc; có thể đọc sách, báo về chuyên ngành của mình, có thể dịch thuật tài liệu

để bổ sung cho công việc, có thể viết báo cáo, thư tín, hoặc trả lời điện thoại, nói

chuyện với người khác... ở những môi trường có sử dụng tiếng Anh để làm việc,

hoặc có yếu tố nước ngoài trong một vài lĩnh vực làm việc. Theo Zhang (2007) và

Bouzidi (2009), việc học tiếng Anh chuyên ngành phải được xuất phát từ nhu cầu

thực tiễn của người học, từ những nhu cầu sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các chức

năng công việc tại công sở. Hutchinson & Water (1987) thì cho rằng dạy TACN

phải dựa vào nhu cầu riêng biệt của người học trong chính chuyên ngành của họ.

Nếu chỉ dừng lại ở việc dạy TACN theo phương cách giống như dạy tiếng Anh cơ

bản, thì bản thân từ TACN (ESP) và ý nghĩa sâu xa của nó sẽ không còn giá trị.

Chúng ta xem xét một tình huống khả thi trong tương lai như sau: một nhóm

kỹ sư - kỹ thuật viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau xử lý một sự cố dây chuyền

sản xuất trong thời gian gấp rút hoàn thành đơn đặt hàng đúng thời hạn. Để trao đổi,

sửa chữa, họ cần phải có chung một ngôn ngữ, ví dụ tiếng Anh. Như vậy, để thực

hiện thành công quá trình giao tiếp, họ phải sử dụng: (1) kiến thức ngôn ngữ TA

giao tiếp (đưa ra ý kiến, đề xuất, đồng ý, không đồng ý, xác định rõ thông tin khi

chưa hiểu…), (2) kiến thức chuyên môn về kỹ thuật (3) kiến thức TA chuyên ngành

và trình bày chuyên môn bằng tiếng Anh để hợp tác xử lý sự cố trong nhóm lao

động đa quốc tịch.

Như vậy, sử dụng TA cơ bản để giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong chuyên

ngành trong công việc thực tế là một xu thế giảng dạy TA trong thời đại thế giới đa

chiều, là một nhu cầu thiết yếu trong môi trường lao động hội nhập ASEAN và trên

thế giới ngày nay.

2.2 Mối liên hệ giữa ngoại ngữ và chuyên môn

Để đạt được hiệu quả thực sự của việc dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh thì

Page 223: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

223

giảng viên và sinh viên cần hiểu rõ vai trò của ngoại ngữ trong việc nghiên cứu, học

tập chuyên môn.

Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các môn khoa học được dạy ở các trường Đại

học, Cao đẳng hiện nay ở nước ta đều có nội dung được lấy từ giáo trình nước

ngoài, đặc biệt là giáo trình bằng tiếng Anh. Đúng là chúng ta có thể chuyển tải tất

cả nội dung tài liệu khoa học sang tiếng Việt và sinh viên có thể nắm bắt nhanh

chuyên môn với tiếng mẹ đẻ nhưng vấn đề là hiện nay có nhiều thuật ngữ được dịch

từ tiếng nước ngoài một cách chủ quan, thiếu chính xác. Kết quả là cách hiểu của

chúng ta có nhiều điểm khác nhau so với cách hiểu của người nước ngoài về cùng

một nội dung. Hơn nữa, nếu giảng viên chuyên ngành giỏi tiếng Anh thì rất thuận

lợi để cập nhật bài giảng, đưa vào bài giảng những thông tin mới, đồng thời có tài

liệu phong phú để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí

khoa học chuyên ngành và trên hết họ là những người truyền tải kiến thức chuyên

ngành bằng tiếng Anh một cách tốt nhất cho sinh viên.

Đối với sinh viên, việc giảng dạy và học tập chuyên môn bằng tiếng nước

ngoài không chỉ giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ mà còn nâng cao chất

lượng chuyên môn. Tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục học tập tốt hơn ở bậc Cao học,

Nghiên cứu sinh. Sinh viên có thể đọc hiểu, nói được và trao đổi được những vấn đề

chuyên môn bằng ngoại ngữ để sau này có thể làm việc với người nước ngoài hoặc

học tập ở nước ngoài. Ngoài ra sinh viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn thì khi trả lời

phỏng vấn của các doanh nghiệp nước ngoài.

2.3. Thực trạng dạy Tiếng Anh chuyên ngành và chuyên ngành bằng

Tiếng Anh hiện nay

Theo TS. Bảo Khâm, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Huế, việc giảng

dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh đang gặp rất nhiều trở ngại chung như

thiếu sự ủng hộ và quan tâm của một số nhà quản lý giáo dục; năng lực tiếng Anh ở

một số giáo viên và học sinh hạn chế, đáng lo ngại; tài chính, sơ sở vật chất, nguồn

tài liệu, sách giáo khoa chưa đáp ứng; chương trình học lạc hậu, thiếu linh hoạt…

2.3.1. Sinh viên sợ học chuyên ngành Tiếng Anh

Đối với một số trường Đại học và Cao đẳng, việc giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh gặp nhiều khó khăn mà trước hết là khó thu hút sinh viên. Theo

Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân, Quyền Trưởng khoa Sinh học - Công nghệ sinh học

Trường ĐH Khoa học tự nhiên, cho biết việc thuyết phục SV tham gia lớp học tiếng

Anh rất khó. “Giảng viên phải làm nhiều thứ để SV thấy được đây là cơ hội rèn

tiếng Anh chuyên ngành không mất phí mà không trung tâm ngoại ngữ nào có thể

dạy được”, tiến sĩ Nhân cho biết. Tuy nhiên, ở môn thực tập kỹ thuật gien do tiến sĩ

Nhân giảng dạy chỉ có 56 SV đăng ký tự nguyện tham gia lớp tiếng Anh trong khi

có đến 151 SV chọn lớp tiếng Việt. Sau thời gian học thử có 5 SV xin rút lui để

Page 224: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

224

quay về chương trình tiếng Việt. Kết quả của lớp tiếng Anh có 5,4% SV đạt loại

giỏi, trên 44% loại khá, trên 37% trung bình và gần 2% loại kém.

Năm 2012, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM thử nghiệm dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh nhưng không thành công. Bởi cùng mức độ đề trong

bài thi kết thúc môn học, SV học bằng tiếng Việt đạt trên 80% trong khi học bằng

tiếng Anh chỉ đạt 50%. Năm 2014 trường này tiếp tục chọn ngẫu nhiên 5 lớp để

triển khai và mở rộng ra 10 lớp trong năm 2015. Theo tiến sĩ Vũ Đức Lung, Phó

Hiệu trưởng nhà trường, do chọn ngẫu nhiên lớp học, trình độ SV khác nhau nên

việc dạy học rất khó khăn. Ở các lớp này, giảng viên dạy lý thuyết bằng tiếng Anh

nhưng thực hành trợ giảng phải giải thích lại bằng tiếng Việt.

2.3.2 Thiếu giảng viên có khả năng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

Đại diện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết theo đúng lộ trình của đề án

ngoại ngữ quốc gia 2020, đến lúc này trường phải đưa vào giảng dạy môn học

chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đến nay một số khoa mới đang trong quá

trình chuẩn bị do năng lực còn hạn chế. Để triển khai phải có chương trình, đội ngũ

giảng viên, SV đáp ứng đầu vào ngoại ngữ. Trong đó, giảng viên phải là người dạy

chuyên ngành giỏi ngoại ngữ chứ không phải giảng viên ngoại ngữ đơn thuần. Tuy

nhiên, hiện chỉ một số khoa có sẵn đội ngũ giảng viên đi học từ nước ngoài về như:

Công nghệ thông tin, Hóa, Toán, Lý… Cũng theo đại diện này, trường phải có

chính sách khuyến khích giảng viên dạy bằng tiếng Anh vì giảng viên phải đầu tư

nhiều công sức hơn khi dạy bằng tiếng Việt.

Cũng vấn đề này, tiến sĩ Trương Vũ Khanh, Khoa Kỹ thuật hóa học Trường

ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết tỷ lệ chung SV/giảng viên của khoa này 15/1,

trong đó tỷ lệ SV/giảng viên có thể sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy lên tới 130/1.

Tương tự, khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM hiện

cũng có khoảng 20 trong tổng số 50 giảng viên có khả năng sử dụng tiếng Anh

giảng dạy. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Trí Nhân cho rằng giảng viên cũng cần tự rèn

luyện kỹ năng tiếng Anh của mình để phát âm chuẩn, dùng từ chính xác và nói đúng

ngữ pháp.

Trước thực tế này, PGS.TS. Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia

TP.HCM, cho rằng cần triển khai một cách cẩn thận và bắt đầu từ bước nhỏ, thậm

chí có thể dạy song ngữ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trước khi tiến tới dạy hoàn toàn

bằng tiếng Anh.

3. Kết quả thực hiện

- Trong những năm gần đây, Đảng bộ và BGH của trường Cao đẳng Kinh tế-

Kỹ thuật TPHCM đưa ra chủ trương phải nâng cao chất lượng đào tạo để có thể

cạnh tranh được trong cơ chế và quy chế tuyển sinh như hiện nay. Nâng cao chất

lượng dạy và học được xem là yếu tố sống còn trong môi trường giáo dục cạnh

Page 225: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

225

tranh gay gắt và theo xu hướng liên kết đào tạo trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn lao động được đào tạo tại trường không ngừng được nâng cao chất lượng về

chuyên môn và ngoại ngữ - tin học. Đội ngũ giảng viên luôn được khuyến khích và

tạo điều kiện tốt nhất nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị và ngoại ngữ. Việc

lồng ghép ngoại ngữ vào giảng dạy chuyên ngành và tiến tới dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM trong thời gian

qua có những mặt tích cực đáng kể:

- Thành lập Ban học thuật hỗ trợ giảng dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh,

bước đầu ghi nhận có hiệu quả đáng khích lệ.

- Khuyến khích GV ở các Khoa Tổ chuyên ngành dự giảng tiết dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh qua các hội thi Giáo viên dạy giỏi hàng năm.

- Thành lập Câu lạc bộ TA sinh hoạt chuyên đề theo chuyên ngành từng khoa

với sự phối hợp, hỗ trợ của Ban học thuật và GV và sinh viên chuyên ngữ Anh của

Khoa NN.

- Tham gia các chương trình giao lưu, học tập với sinh viên các nước trong

khu vực, gần đây nhất là chương trình LEX giao lưu, liên kết học tập với SV

Singapore.

Các hoạt động trên thể hiện nỗ lực và quyết tâm của Nhà trường cùng đội

ngũ GV là đưa TA vào giảng dạy chuyên ngành một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt ở giai đoạn sơ khởi này, vẫn còn rất nhiều vấn

đề khó khăn để có thể dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, cụ thể tập trung vào 3 yếu

tố: (1) trình độ ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên chuyên ngành, (2) vấn đề tài

chính và (3) mô hình thích hợp cho việc dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh.

Trình độ ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên chuyên ngành còn nhiều

hạn chế

Trình độ chuyên môn của giảng viên chuyên ngành của trường hiện nay đã

được chuẩn hóa và không ngừng được nâng cao. Nhà trường cũng liên kết với cơ sở

đào tạo trong nước để bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho giảng viên chuyên ngành

và kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, khi đã đạt được chứng chỉ ngoại

ngữ nhưng thầy cô lại không giao tiếp, không sử dụng vào cuộc sống cũng như

công việc giảng dạy nên sẽ mai một là việc tất yếu. Mặt khác, khi giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh không phải chỉ có chứng nhận là được mà phải thật sự giỏi

ngoại ngữ và biết cách lồng ghép ngoại ngữ để dạy chuyên ngành. Điều đó đòi hỏi

giảng viên phải được bồi dưỡng một khóa học dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

một cách chuyên nghiệp.

Vấn đề tài chính

Có thể nói, tài chính là vấn đề lớn nhất đối với một trường Cao đẳng công

lập khi thực hiện chương trình dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh. Ở một số trường

Page 226: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

226

Đại học, Cao đẳng đã có chương trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

nhiều năm nay với giảng viên là người nước ngoài có chuyên môn chuyên ngành

hoặc giảng viên đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí cho

những chương trình này rất cao mà những trường công lập không thể thực hiện

được nếu không có sự hỗ trợ về mặt tài chính.

Vấn đề tài chính còn liên quan đến chính sách đãi ngộ, bởi vì giảng viên dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh sẽ phải làm việc rất nhiều để có được những bài

giảng chuyên ngành bằng tiếng Anh hấp dẫn, hiệu quả và đảm bảo được kiến thức

chuyên môn cho sinh viên chuyên ngành. Thực tế là có những giảng viên trình độ

tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế nhưng vẫn không ứng dụng được ngoại ngữ vào giảng

dạy chuyên ngành hoặc dạy mà không hiệu quả. Do vậy, nhà trường phải có chính

sách đãi ngộ xứng đáng với những giảng viên có năng lực trong giai đoạn này.

Mô hình dạy chuyên ngành bằng TA

Thực tế cho thấy, hiện nay chưa có trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam nào

thực hiện mô hình dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh thành công, ngoại trừ các

trường Đại học, Cao đẳng quốc tế có đội ngũ giảng viên là chuyên gia người nước

ngoài hoặc giảng viên chuyên ngành đi du học với chi phí đào tạo cao như chương

trình học tại nước ngoài. Vì vậy, đây là khó khăn rất lớn cho các trường mới bắt đầu

thực hiện dạy chuyên ngành bằng TA tìm mô hình thích hợp cho từng trường.

Đối với sinh viên chuyên ngành trường Cao đẳng KT - KT TPHCM, việc

chuẩn hóa và nâng cao trình độ tiếng Anh cơ bản trước khi học chuyên ngành bằng

tiếng Anh là một điều kiện tiên quyết. Quy trình học của sinh viên như sau:

Hiện nay, sinh viên chuyên ngành rất yếu tiếng Anh nên thời lượng chuẩn

hóa và nâng cao năng lực TA cơ bản đã được chú trọng và tăng lên. Tuy nhiên, do

nhận thức sinh viên chưa cao nên các em còn tâm lý e ngại và sợ các học phần tiếng

Anh hoặc học với tâm thế đối phó. Vì vậy, trước khi tiến hành chương trình dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh, cần phải giải thích được cho sinh viên hiểu rõ lợi ích

và hiệu quả của việc dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh. Trong quá trình dạy,

chúng ta phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng tiếp cận môn học cho các em, các nguồn hỗ

trợ học thuật không những cho giảng viên mà còn cho sinh viên mà các nguồn này

phải thật sự thích hợp với đối tượng sinh viên, gần gũi và hiểu rõ khó khăn cùa các

em, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc để tạo tâm lý an tâm học tập, không phải là đối

tượng thí nghiệm hoặc phải “tự bơi” để vượt qua được môn học một cách quá vất vả

so với chương trình chuyên ngành bằng tiếng Việt. Trong giai đoạn đầu, chúng ta

nên tuyển chọn sinh viên đầu vào giỏi, có năng lực ngoại ngữ tốt, có hoài bão làm

trong môi trường làm việc quốc tế để đưa vào học chương trình tiên tiến này.

TA cơ bản TA chuyên ngành Chuyên ngành bằng TA

Page 227: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

227

Một khó khăn khác là vừa phải tăng thời lượng học TA cơ bản và TA chuyên

ngành, vừa phải cân đối số tín chỉ và thời gian học tại trường Cao đẳng. Chúng ta có

thể bỏ giai đoạn học TA chuyên ngành mà chuyển hẳn dạy chuyên môn bằng TA.

Để thực hiện được quy trình này, cần sự nỗ lực rất lớn từ giảng viên chuyên

ngành và các ban hỗ trợ học thuật cho giảng viên và sinh viên.

Do quy chế tuyển sinh, các trường Cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng

KT - KT TPHCM nói riêng chịu rất nhiều áp lực. Nếu chúng ta không chuẩn bị sẵn

sàng cho sự thay đổi này mà làm theo trào lưu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng đào tạo và thời gian ra trường của sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến việc tuyển

sinh của trường.

Tóm lại, mô hình dạy và học chuyên ngành bằng TA có thể như sau:

Để thực hiện mô hình này thành công thì vai trò của Ban học thuật rất quan

trọng. Chúng ta phải hình thành một Ban học thuật thật chuyên nghiệp: giỏi về

chuyên môn và ngoại ngữ, hoạt động hiệu quả thì việc dạy chuyên môn bằng TA

mới có thể thực hiện được. Ban học thuật cùng với Khoa sẽ tìm kiếm nguồn tài liệu

chuyên ngành, trợ giảng, thiết kế bài giảng, kịch bản lên lớp, hỗ trợ sinh viên, thậm

chí có thể dạy kèm sinh viên yếu, tổ chức CLB TA chuyên ngành…. Ban hỗ trợ này

có thể từ nguồn giảng viên các Khoa và các sinh viên chuyên ngành tốt nghiệp giỏi,

sinh viên chuyên ngành nước ngoài, chuyên gia trong nước từ các doanh nghiệp và

nước ngoài làm thời vụ… Ban hỗ trợ càng hoạt động có hiệu quả và thiết thực thì

chương trình dạy chuyên môn bằng tiếng Anh sẽ càng thành công.

Tuy nhiên, nhà quản lý giáo dục phải nhận thức được vai trò của Ban học

thuật, phải có biên chế làm việc, phải được đầu tư vào hoạt động theo chiều sâu chứ

không chỉ là một công cụ hỗ trợ. Ban học thuật phải ở vị trí tư vấn được cả về

chuyên môn lẫn ngoại ngữ và được hỗ trợ về tài chính một cách tốt nhất.

TA cơ bản Chuyên ngành bằng TA

TA cơ bản Chuyên ngành bằng TA

Ban hổ trợ học

thuật giảng viên

Ban hổ trợ học

thuật sinh viên

Page 228: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

228

4. Kết lu n và kiến nghị

Dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh là xu thế nâng cao chất lượng đào tạo và

thương hiệu của các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Trường Cao đẳng KT-KT

TP. HCM cũng không thể xa rời xu thế này khi muốn phát triển và hội nhập. Trước

tình hình thực tế cũng như những khó khăn đã nêu, tác giả đưa ra những đề xuất sau

đây:

Về sinh viên:

- Chuẩn hóa và nâng cao năng lực TA cơ bản trước khi học chuyên ngành

bằng TA.

- Nâng cao nhận thức cho SV về vai trò của TA trong công việc thời kỳ hội

nhập.

- Tư vấn, giải thích, chuẩn bị tâm lý cho SV về chương trình học chuyên

ngành bằng TA.

- Thành lập Ban hỗ trợ học thuật cho SV, hướng dẫn, giúp đỡ việc học

chuyên ngành bằng TA cho sinh viên một các thiết thực và hiệu quả.

- Trong giai đoạn đầu, tuyển chọn SV giỏi và có năng lực ngoại ngữ tham gia

chương trình học chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Có chính sách khen thưởng, tuyên dương những SV tham gia tốt chương

trình học tiên tiến này.

Về giảng viên:

- Nhận thức được vai trò của TA trong công việc giảng dạy chuyên ngành

trong thời kỳ hội nhập.

- Tiếp tục nâng cao khả năng ngoại ngữ và khả năng ứng dụng ngoại ngữ vào

giảng dạy chuyên môn.

- Chọn lọc những giảng viên có năng lực tốt về chuyên môn và ngoại ngữ để

tiếp tục bồi dưỡng các khóa học dạy chuyên ngành bằng Tiếng Anh, ví dụ cụ thể là

khóa học Phương pháp Giảng dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh (ATE) lần

đầu tiên tại Việt Nam do Hội đồng Anh tổ chức. Khóa học được đồng phát triển bởi

Hội đồng Anh và Khoa Sư Phạm, Đại học Oxford cung cấp các công cụ ngôn ngữ

thiết thực và các phương pháp giảng dạy để giúp giảng viên dạy chuyên ngành bằng

TA chuyên nghiệp và đạt hiệu quả.

- Có chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng đối với những GV tham gia

chương trình hiệu quả

- Thành lập Ban học thuật hỗ trợ GV dạy chuyên ngành bằng TA một các

hiệu quả và thiết thực.

Về Nhà quản lý giáo dục:

- Nghiên cứu mô hình đào tạo thích hợp để đưa chương trình dạy chuyên

ngành bằng TA vào thực tiễn.

Page 229: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

229

- Nhận thức được vai trò quan trọng của Ban học thuật hỗ trợ cho giảng viên

và sinh viên trong việc dạy và học chuyên ngành bằng TA.

- Nhà quản lý giáo dục phải xây dựng lộ trình dạy chuyên ngành bằng TA

một cách hợp lý, khoa học, vừa sức, không nóng vội và chủ quan xây dựng chương

trình trên nền móng chưa thật sự vững vàng vì việc thay đổi này mang tính chiến

lược và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Giai đoạn đầu cần chuẩn bị đủ

nguồn lực về con người và tâm lý sẳn sàng đổi mới, đồng thời triển khai dạy song

ngữ trong chuyên ngành, lồng ghép ngoại ngữ vừa phải để làm cho GV và SV quen

dần với tiếng Anh trong chuyên ngành.

- Có thể xây dựng ngân hàng đề thi các môn chuyên ngành có một phần trắc

nghiệm chuyên ngành bằng TA. Khi đó, GV và SV buộc phải bổ sung bài giảng và

tài liệu bằng TA để có thể vượt qua môn học.

- Có chính sách đãi ngộ cho GV, SV và những cá nhân có thành tích trong

quá trình thực hiện chương trình tiên tiến này.

- Thực hiện liên kết đào tạo, chia sẻ mô hình dạy và học chuyên ngành bằng

TA với các trường Đại học trong nước đang thực hiện chương trình này và liên kết

đào tạo với nước ngoài, tiến tới mở rộng đào tạo ra nước ngoài, trước hết là trong

khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Bên cạnh đó, nhà quản lý giáo dục phải quyết tâm, quyết liệt thực hiện được

chương trình đào tạo với dạy chuyên ngành bằng TA, đồng thời phải có sự đồng

thuận và phối hợp của tất cả mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để hiện thực

hóa việc dạy chuyên ngành bằng TA này.

Khi chúng ta thành công trong việc dạy chuyên ngành bằng TA, được công

nhận bởi các cơ sở đào tạo trên thế giới khi liên thông, liên kết, chúng ta sẽ có một

bước phát triển vượt bậc về giáo dục và đào tạo nghề trong nước, khu vực và thế

giới. Trong tương lai có thể xuất khẩu lao động mà mình đào tạo sang nước ngoài,

thậm chí có thể mở rộng việc đào tạo ra thế giới. Như vậy, việc dạy chuyên ngành

bằng TA là một đòi hỏi thiết yếu trong giai đoạn phát triển và hội nhập.

Page 230: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

230

Tài liệu tham khảo

[1] Widdowson, H.G. (1981). English for Specific Purposes: Criteria for

Course Design in English for Academic and Technological Purposes, Eds. L.

Selinker, E. Tarone, and V. Hanzeli Rowley. Mass; Newburry

[2] Luka, I. (2009) Development of Students’ English for Specific Purposes.

Competence in Tourism Studies at tertiary Level. English for Specific Purposes

World, Issue 4 (25), Volume 8. Online Journal for Teachers at http://esp-world.info,

retrieved on 12 March 2010

[3] Đỗ Thị Xuân Dung, Cái Ngọc Duy Anh. Giảng dạy tiếng Anh chuyên

ngành trước tình hình mới- Thách thức và giải pháp. Tạp chí khoa học Đại học Huế,

số 26 (60)-2010.

[4] Phan Văn Hòa, Nguyễn Thị Thùy Trang, 2008. Dạy văn hóa và dạy học

ngoại ngữ: một quá trình thống nhất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà

nẵng, số 6(29), 2008, 162-169

[5] Nguyễn Tấn Hùng, 2010. Dạy và học bằng song ngữ- Phương pháp tốt

nhất để nâng cao trình độc chuyên môn và ngoại ngữ của sinh viên hiện nay. Tạp

chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng, số 2(37),2010, 192-197.

[6] http://123doc.org/document/1921359-bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-day-

va-hoc-tieng-anh-chuyen-nganh-trong-tinh-hinh-moi-thach-thuc-va-giai-phap-

pps.htm

Page 231: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

231

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG

TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ThS. Nguyễn Thị Yến

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin có một số ý kiến về những thuận

lợi và khó khăn trong giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp góp phần

nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cho người học

trong bối cảnh hội nhập.

Mở đầu

Trong bối cảnh hình thành cộng đồng ASEAN với thị trường lao động tự do

luân chuyển mang tính cạnh tranh thì tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh

cần phải được quan tâm và đánh giá đúng lúc và phải có định hướng lộ trình thực

hiện nghiêm túc đặc biệt là đối với học sinh sinh viên của khối chuyên nghiệp.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan

trọng của việc dạy tiếng Anh cho học sinh sinh viên, cụ thể là dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh trong đào tạo ngành nghề nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình

độ kỹ thuật cao và khả năng thích ứng nghề nghiệp với các nước trong khu vực.

1. Quan điểm dạy – h c tiếng Anh trên thế giới, Việt Nam

Đối với một số nhà ngôn ngữ học như Schachter (1981) hay Taylor (1994)

thì giáo viên tiếng Anh không cần biết và dạy các kiến thức chuyên ngành mà nên

đặt mục tiêu phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ của học viên và từ đó học viên

có thể áp dụng cho chuyên ngành của họ. Taylor cũng cho rằng nếu giáo viên biết

về kiến thức chuyên ngành học sẽ sa đà vào giảng dạy nội dung mà quên đi việc

truyền tải ngôn ngữ. Mackay (1981) và Ferguson (1997) thì cho rằng giáo viên nên

biết một số kiến thức chuyên ngành cơ bản và những kiến thức về văn hóa, lý luận

cũng như thể loại văn bản. Riêng Troike (1994) thì cho rằng giáo viên tiếng Anh

cũng cần là những chuyên gia được đào tạo về lĩnh vực đó nếu như họ không muốn

trở thành những "kẻ ngốc" trên bục giảng (tr.88). Theo Dudley-Evans và St John

(2001) thì để giải quyết câu hỏi này nên có sự thống nhất và kết hợp giữa giáo viên

tiếng Anh và giáo viên chuyên ngành để có thể đưa lại kết quả giảng dạy tốt nhất.

Đây chính là tiền đề để khái niệm “English as a medium of instruction” ra đời

Phương pháp này đã từng được áp dụng tại đại học Birmingham tuy nhiên

phương pháp này thường đòi hỏi kinh phí cao cũng như thời gian dài và phải thay

đổi cách nhìn truyền thống về vai trò của giáo viên trong lớp học.

Page 232: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

232

Tại Việt Nam Đề án 2020 của chính phủ về nâng cao năng lực tiếng Anh cho

học sinh sinh viên đã khẳng định và khuyến khích xem ngoại ngữ ngoài là một môn

học còn là một công cụ, một phương tiện để truyền bá và nắm bắt tri thức, công

nghệ, kỹ thuật. Cụ thể là chủ trương khuyến khích các trường phổ thông sử dụng

tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy các môn văn hóa.

Tại Tp. Hồ Chí Minh theo Sở GD-ĐT TPHCM, trong tổng số 50 trường có

yếu tố nước ngoài ở TPHCM, có 35 trường dạy chương trình nước ngoài, còn lại

dạy chương trình do Bộ GD-ĐT quy định, kết hợp dạy thêm một phần chương trình

nước ngoài, các môn toán, khoa học bằng tiếng Anh… Trong năm học 2012 - 2013,

số học sinh theo học các trường quốc tế trên địa bàn TPHCM là gần 13.000 em,

trong đó có 5.000 là học sinh Việt Nam (chiếm gần 40%) cũng khẳng định vị trí

quan trọng của việc coi tiếng Anh là phương tiện giảng dạy.

Đối với khối giáo dục chuyên nghiệp, việc tổ chức dạy – học tiếng Anh vẫn

luôn được nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, đặc biệt là các trường quan

tâm. Việc tăng cường tiếng Anh tổng quát, tiếng Anh nghề đang được các trường

triển khai, hướng đến mục tiêu cuối cùng là làm sao người học có thể sử dụng được

tiếng Anh tốt nhất trong môi trường giao tiếp và làm việc.

Tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, chủ trương của

Nhà trường là trong năm học 2015-2016, mỗi khoa, bộ môn thuộc khối không

chuyên ngữ (tiếng Anh) sẽ được khuyến khích chọn môn chuyên ngành để giảng

dạy bằng tiếng Anh. Đây là kế hoạch nằm trong lộ trình của Nhà trường nhằm triển

khai quyết định 3036 của ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

- Kế hoạch số 81/ KH-CĐKTKT, ngày 16 tháng 9 năm 2015 về việc tổ chức

giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh trong giai đoạn 2015-2018.

- Thông báo số 61/TB-CĐKTKT ngày 5 tháng 4 năm 2016 về việc thành lập

các Tổ hỗ trợ học thuật giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các khoa.

2. Mô hình dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thu t Tp. H Chí Minh

Dạy tiếng Anh tổng quát (225 tiết, giảng viên Ngữ văn Anh) Dạy tiếng

Anh chuyên ngành (45 tiết, riêng Khoa CNTT hệ Trung cấp là 60 tiết, giảng viên

Ngữ văn Anh) Dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo từng cấp độ (cấp độ 1-

chèn tiếng Anh trong nội dung trình bày khoảng 30%, tài liệu hoàn toàn bằng tiếng

Anh, giảng viên giảng dạy là giảng viên chuyên ngành được sự cố vấn của Ban học

thuật; cấp độ 2 – cấp độ thay thế bằng tiếng Anh, và cấp độ sử dụng tối đa tiếng

Anh trên lớp cũng như trong kiểm tra đánh giá. Khởi động đồng loạt cấp độ một

làm nền tảng cho việc sử dụng tiếng Anh).

2.1. Những thu n lợi và khó khăn trong việc triển khai chương trình dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Trường

Page 233: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

233

2.1.1. Thuận lợi

Cơ chế chính sách

Hiện nay Trường đã và đang xây dựng cũng như triển khai nhiều biện pháp

nhằm thực hiện dạy chuyên ngành tiếng Anh tại cấp độ một như: tạo nhiều điều

kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ như cấp kinh phí và thời gian để các

giảng viên tham gia học tiếng Anh; khuyến khích tạo điều kiện cho các giảng viên

học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ ở nước ngoài; cử giảng viên tham gia tập

huấn chuyên môn ở nước Ngoài; vận động quán triệt chủ trương đưa tiếng Anh vào

chương trình giảng dạy; có kế hoạch tổng thể dài hạn và kế hoạch từng năm theo lộ

trình; thành lập Ban học thuật gồm nhiều thành phần liên quan như giáo viên dạy

chuyên ngành tiếng Anh, giáo viên dạy chuyên môn;…để phối hợp triển khai, vận

hành, tổng kết đánh giá, điều chỉnh tiến độ theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, sự mở rộng quan hệ quốc tế, nhu cầu học tập của giới trẻ, nhu

cầu về nhân lực cao của xã hội và sự đầu tư của nhà trường cũng là những thuận lợi

quan trọng có thể đem lại điều kiện tốt cho việc triển khai thực hiện dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh.

Đội ngũ giảng viên

Hiện nay tính tới thời điểm tháng 3 năm 2016, Trường có đội ngũ giảng viên

đông đảo khoảng 207 người, có tuổi đời trung bình 37 tuổi, đây là lực lượng trẻ,

năng động thuận lợi cho việc bồi dưỡng ngoại ngữ. Trong đó có 122 người có trình

độ thạc sỹ (chiếm 59%) và 49 người đang học sau đại học, 10 người đang học

Nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong nước. Các giảng viên hầu hết đều tốt

nghiệp tại các trường Đại học uy tín trong nước, đa dạng ngành ngề như các trường

trong hệ thống Đại học quốc gia. Với đội ngũ trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm

nên thuận lợi cho việc triển khai dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh.

2.1.2 Khó khăn

Khó khăn chính trong việc giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh hiện nay,

theo ý kiến của nhiều giảng viên và sinh viên đó chính là trình độ tiếng Anh không

đều của sinh viên, sinh viên có trình độ ngoại ngữ thấp, đội ngũ giảng viên còn

thiếu.

Về sinh viên

Để có thể tham gia và đảm bảo yêu cầu môn học, trình độ tiếng Anh của

Sinh viên phải ở trình độ trung cấp hoặc tương đương bậc 3 theo khung trình độ

năng lực chung về ngoại ngữ (6 bậc) của Bộ GD ĐT, khả năng tự học tốt. Tuy

nhiên chất lượng đầu vào của Trường còn thấp (năm học 2015-2016: 980 sinh viên

cao đẳng chính qui, 107 sinh viên hệ liên thông và 944 học sinh hệ trung cấp trong

đó phần lớn là trung cấp cơ sở). Các sinh viên cao đẳng hầu hết thuộc các tỉnh ngoại

thành nơi mà tiếng Anh không có nhiều cơ hội phát triển. Gần 50% các em học hệ

Page 234: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

234

trung cấp cơ sở có trình độ tiếng Anh hạn chế; thói quen thụ động trong hoạt động

học tập. Theo đánh giá của khoa Ngoại ngữ thì “đa số sinh viên chưa đạt chuẩn tốt

nghiệp (tiếng Anh) phổ thông như Bộ đề ra, hay trình độ tương đương vỡ lòng, sơ

cấp là chiếm đa số. Sinh viên vẫn chưa quen với cách học tiếng Anh chuyên sâu hóa

về nội dung chuyên ngành. Kiến thức ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành của các

em vẫn còn hạn chế”. Đây thực sự là một trở ngại vô cùng lớn.

Về đội ngũ giảng viên

Hiện nay Nhà trường có rất ít giảng viên được đào tạo, nghiên cứu ở nước

ngoài (chưa đến 1%); các cán bộ nghiên cứu sinh đang theo học tại các cơ sở đào

tạo trong nước; giảng viên thuộc khối kỹ thuật có văn bằng 2 tiếng Anh cũng như

giảng viên tiếng Anh có văn bằng 2 thuộc khối ngành kỹ thuật (chưa đến 1%). Theo

thống kê của phòng Tổ chức Hành chính hiện nay Trường có 90% giảng viên

chuyên ngành đã và đang được bồi dưỡng trình độ B1, 20 % đạt trình độ B2, 94,4%

giảng viên chuyên ngành ngoại ngữ đạt trình độ C1, 27,8% đạt trình độ C2. Theo kế

hoạch 81/ KH-CĐKTKT thì giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh là giảng viên chuyên ngành, với đội ngũ hiện có nếu không có lộ

trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp thì Đề án rất khó thành công. Đây là nỗi lo

lớn của hầu hết các khoa, theo ý kiến một số lãnh đạo khoa chuyên môn như QTKD

“giảng viên phát âm chưa chuẩn, và kỹ thuật chuyển ngữ chưa hợp lý làm ảnh

hưởng đến chất lượng giảng dạy. Các giáo viên đảm nhiệm dạy lại chỉ là những

thầy chuyên môn biết tiếng Anh chứ không phải những thầy có phương pháp giảng

dạy tiếng Anh do đó cũng hạn chế phần nào về phương diện truyền đạt. GV được

khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt không được lại

chuyển qua tiếng Việt”; khoa TCNH “đa số các giảng viên chuyên ngành giảng dạy

bằng tiếng Anh chưa được tập huấn về phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh

viên khi giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh”.

Như vậy về cơ bản đội ngũ giảng viên của trường chưa đủ đáp ứng và sẵn

sàng tham gia giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh ở cấp độ cao, rộng ngay

được, chỉ có thể tiến hành thí điểm ở một số môn chuyên ngành. Việc thành lập Ban

học thuật, tổ chuyên môn hỗ trợ là chưa đủ, hơn nữa do đang trong thời kỳ đầu thử

nghiệm nên hoạt động của ban học thuật còn gặp nhiều khó khăn, một số Khoa có

nhận x t “Ban hỗ trợ đã được thành lập ở cấp trường và cấp khoa, tuy nhiên các

hoạt động tương đối đơn điệu, ít có hiệu quả”

Đối với giáo trình, tài liệu h c t p

Theo TS. Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng Phòng QLKH-DA, trường ĐH KHXH

NV “đòi hỏi cao nhất của chương trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

phải đảm bảo hai yếu tố, thứ nhất, đó là tính khoa học của giáo trình, và hai là khả

năng ngoại ngữ của SV”. Hiện nay tài liệu giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

Page 235: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

235

tại Trường được biên soạn theo giáo trình chuyên ngành - nội dung theo yêu cầu

của Khoa. Về cơ bản các giáo trình này chưa được Hội đồng khoa học trường thẩm

định về mặt dịch thuật. Đây là điều gây lo lắng cho chất lượng học tập chuyên

ngành của các khoa. Theo ý kiến một số khoa chuyên môn như khoa QTKD “thiếu

tài liệu các môn chuyên ngành bằng tiếng anh cho các bạn học tập và tham khảo tại

khoa chuyên môn, đa phần các giáo trình trong đề cương của các học phần đều là

giáo trình tiếng Việt, vì vậy các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành tiếng Anh không

thể hiểu và biết được. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện của Trường lại không có tài

liệu các học phần chuyên ngành tiếng Anh cho Khoa chuyên môn”; khoa Tài chính

– Ngân hàng “chương trình giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh chủ

yếu do giảng viên tự biên soạn dựa trên những nội dung giảng dạy từ trước đối với

môn học đó. Vì vậy, sẽ có những nội dung chưa được sắp xếp khoa học, một số

thuật ngữ được sử dụng chưa chính xác và diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của bài học

nhưng không có một bộ phận kiểm tra hoặc trợ giúp biên soạn lại”.

Để có thể dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, bắt buộc phải

có hệ thống tư liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, không thể dạy môn chuyên ngành

bằng tiếng Anh mà vẫn phải sử dụng tài liệu tiếng Việt.

Điều tra, khảo sát

Hiện nay Trường chưa có bất kỳ kết quả khảo sát nào có tính khoa học được

công bố về sinh viên và giảng viên tham gia học và dạy chuyên ngành bằng tiếng

Anh. Việc khảo sát, xác định trình độ đầu vào cần thiết để sinh viên có thể học tốt

chương trình tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật và khảo sát, thống kê năng lực tiếng

Anh của giảng viên các Khoa chuyên ngành là cấp thiết bởi đây là cơ sở cho việc

xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn của Trường.

2.2. Một số giải pháp thực hiện dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh

Trong sân chơi hội nhập, hội nhập về ngôn ngữ, cụ thể tiếng Anh là cần thiết.

Với chủ trương dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh theo Tôi là một quyết sách đúng

đắn của Lãnh đạo Trường song với điều kiện của Trường hiện nay rất cần sự chung

tay, đồng lòng của toàn bộ đội ngũ giảng viên cũng như các cấp lãnh đạo, cần có kế

hoạch lộ trình cụ thể, quán triệt từng khoa, từng lãnh đạo chứ không phải trách

nhiệm của một tổ chức, bộ phận nào trong trường. Trong lộ trình thực hiện trong

giai đoạn đầu nên tổ chức thí điểm ở một số khoa có tiếp xúc với ngoại ngữ nhiều

như Công nghệ thông tin, hay các khoa có chương trình tiên tiến liên kết với nước

ngoài. Bên cạnh đó Trường cần đầu tư chuẩn bị nguồn nhân lực cũng như hệ thống

giáo trình đủ chuẩn phục vụ công tác giảng dạy. Trong bài viết này tác giả xin đưa

ra một số giải pháp như sau:

Page 236: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

236

2.2.1. Xây dựng nguồn nhân lực

Giảng viên

- Quán triệt sâu rộng tới từng đơn vị, cá nhân nhận thức rõ tầm quan trọng

của việc nâng cao năng lực ngoại ngữ, phổ biến, vận động, giao nhiệm vụ và đưa

vào tiêu chí thi đua khen thưởng, đánh giá cán bộ viên chức hàng năm. Nếu chúng

ta không chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi này mà làm theo trào lưu thì sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo và thời gian ra trường của sinh viên, từ đó ảnh

hưởng đến việc tuyển sinh của trường. Nhà quản lý giáo dục phải xây dựng lộ trình

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh một cách hợp lý, khoa học, vừa sức, không nóng

vội và chủ quan xây dựng chương trình trên nền móng chưa thật sự vững vàng vì

việc thay đổi này mang tính chiến lược và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.

Giai đoạn đầu cần chuẩn bị đủ nguồn lực về con người và tâm lý sẵn sàng đổi mới,

lồng ghép ngoại ngữ vừa phải để làm cho giáo viên và sinh viên quen dần với tiếng

Anh trong chuyên ngành.

- Khảo sát, thống kê năng lực tiếng Anh của giảng viên các Khoa chuyên

ngành từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và

năng lực ngoại ngữ cho giảng viên dạy chuyên ngàng bằng tiếng Anh.

- Bồi dưỡng tiếng Anh: chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên

chuyên ngành ở các nước sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy; khuyến khích giảng

viên chuyên ngành dự giờ các giờ dạy bằng tiếng Anh do giáo viên bản ngữ dạy tại

các cơ sở đại học uy tín trong nước hay cơ sở đào tạo quốc tế.

- Nâng cao chất lượng hoạt động ban học thuật nhằm tạo sự phối hợp giữa

giáo viên chuyên ngành và giáo viên tiếng Anh chuyên ngành trong thiết kế chương

trình học, bồi dưỡng về phát âm về kỹ năng dạy tiếng Anh trên lớp cho giảng viên

chuyên ngành. Theo Tôi lực lượng cần được đào tạo về phương pháp, chuyên môn

đầu tiên là các thành viên Ban học thuật, việc cử thành viên Ban học thuật tham dự

các khóa đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài có sử dụng tiếng Anh là cần thiết. Ngoài

đầu tư về chuyên môn Ban học thuật cũng cần được đầu tư về kinh phí hoạt động.

Vì theo ý kiến của giảng viên khoa ngoại ngữ “Ban học thuật phải có biên chế làm

việc, phải được đầu tư vào hoạt động theo chiều sâu chứ không chỉ là một công cụ

hỗ trợ. Ban học thuật phải ở vị trí tư vấn được cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ và

được hỗ trợ về tài chính một cách tốt nhất”.

- Có chế độ khuyến khích giảng viên thu thập tư liệu, biên soạn giáo trình

chuyên ngành bằng tiếng Anh phù hợp với chương trình đào tạo của Trường theo

hướng chú trọng phát triển kỹ năng hơn là đến ngôn ngữ. Các tài liệu giáo trình

chính thống trong giảng dạy cần phải được thẩm định nghiệm thu từ các hội đồng

khoa học của Trường.

Page 237: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

237

Sinh viên

- Khảo sát chuẩn đầu vào ngoại ngữ phù hợp của sinh viên có thể học được

chuyên ngành bằng tiếng Anh, có chương trình bồi dưỡng cho các sinh viên chưa đủ

chuẩn. Khảo sát sinh viên về mức độ sử dụng tiếng Anh trong bài giảng, tiếp thu

chuyên môn, giáo trình giảng dạy và giảng viên trong giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh để từ đó có điều chỉnh phù hợp, đề xuất thiết kế chương trình học thích

hợp với trình độ sinh viên tại Trường.

- Do thời lượng học cần tuân thủ theo qui định của Bộ GD ĐT, đảm bảo

học sinh - sinh viên có thể tiếp thu kiến thức chuyên môn nên cần đẩy mạnh tận

dụng chương trình tín chỉ, giao một số phần kiến thức cho sinh viên tự học tại nhà.

Điều này đảm bảo cho giảng viên có thể giảng dạy chậm nhằm có thời gian cho việc

cung cấp thêm vốn kiến thức tiếng Anh. Ngoài ra cần tăng cường ứng dụng công

nghệ thông tin trong việc tự học như cài đặt phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh chuyên

ngành, phần mềm kiểm tra và đánh giá tại các máy thuộc Trung tâm TT- TV để sinh

viên thực hành tra cứu, làm bài, nộp bài kiểm tra trực tuyến như Thư viện nghiên

cứu ProQuest là nguồn tài nguyên thực sự đa ngành giúp người học khai thác phục

vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu; EDO (English Discoveries Online) là chương

trình tiếng Anh trực tuyến được Đề án 2020 công nhận là 1 trong 3 chương trình

học tiếng Anh trực tuyến tốt nhất hiện nay giúp người dùng nâng cao năng lực tiếng

Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.

- Tạo sân chơi hứng thú cho sinh viên học tập chuyên ngành bằng tiếng Anh

như ngoài việc duy trì câu lạc bộ tiếng Anh giao tiếp cơ bản thì mở thí điểm câu lạc

bộ Điện tiếng Anh, Tài chính tiếng Anh, Cơ khí tiếng Anh…Trong mỗi giờ sinh

hoạt có giảng viên chuyên ngành dạy bằng tiếng Anh, giảng viên chuyên ngữ Anh

tham gia để các em không cảm thấy nhàm chán như các câu lạc bộ giao tiếp thông

thường vừa giúp các em củng cố và trau dồi kiến thức chuyên môn.

2.2.2. Chuẩn hóa ngu n tài liệu tham khảo, giáo trình h c t p

- Cần tổ chức việc biên soạn các tài liệu, bài giảng, giáo trình bằng tiếng

Anh. Các tài liệu giáo trình chính thống trong giảng dạy cần phải được thẩm định

nghiệm thu từ các hội đồng khoa học của Trường.

- Trung tâm Thông tin Thư viện cần trang bị nhiều các tập chí, sách tham

khảo chuyên ngành bằng tiếng Anh, đầu tư một số phần mềm tiếng Anh chuyên

ngành phục vụ miễn phí cho giảng viên và sinh viên.

3. Kết lu n

Ngay thời điểm này nếu được hỏi “Có nên tiến hành giảng dạy chuyên ngành

bằng tiếng Anh tại trường với đội ngũ giảng viên và sinh viên hiện tại?”. Tôi chắc

tới 90% sẽ trả lời là khó thành công và cũng sẽ có những ý kiến cho rằng không thể

thực hiện. Nhưng trong sân chơi hội nhập này không có chỗ cho người nhút nhát,

Page 238: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

238

chậm đổi mới. Việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh sao cho hiệu quả là

một thử thách cho trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh. Dù đang

trong giai đoạn thử nghiệm với nhiều khó khăn và thách thức từ phía đội ngũ giảng

viên cũng như sinh viên nhưng trong bất kỳ mục tiêu nào phương trâm của Trường

vẫn luôn xác định rõ chuẩn đầu ra để hướng tới chất lượng - Hiệu quả thiết thực -

đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Hữu Cường - Trần Văn An, một số quan điểm chính trong giảng

dạy tiếng Anh chuyên ngành trên thế giới và một số đề xuất trong giảng dạy tiếng

Anh PCCC, Đại học Phòng cháy Chữa cháy.

[2] Nguyễn Văn Toàn, Lê Mạnh Thạnh, Lê Văn Thuyết, Trần Thị Tú Anh,

Nguyễn Hoàng, Trần Văn Phước, Trương Viên, Phan Minh Tiến, Lê Đông Phương.

Khả năng và biện pháp thực hiện giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ, Đại học

Huế.

[3] Hội thảo “ Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh chuyên

ngành tại các trường trung cấp chuyên nghiệp Tp. Hồ Chí Minh”

[4] Kế hoạch số 81/KH – CĐKTKT ngày 16 tháng 9 năm 2015 về việc tổ

chức giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành sử dụng tiếng Anh vào hoạt động của

Khoa, tổ chuyên môn.

[5] Thông báo số 61/TB-CĐKTKT ngày 05 tháng 4 năm 2016 về việc thành

lập tổ hỗ trợ học thuật giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các Khoa.

[6] Dự thảo “đánh giá việc thực hiện lộ trình đạt chuẩn trường tiên tiến –

trọng điểm trong xu thế hội nhập theo chuẩn khu vực đông Nam Á giai đoạn 2013-

2015 và định hướng thực hiện giai đoạn 2016-2020” của trường Cao Đẳng Kinh tế -

Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

[7] http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=657eb651-058b-4036-bf27-3216ad0da2ad

[8] http://edu.hochiminhcity.gov.vn/

Page 239: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

239

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẢI TIẾN GIÚP SINH VIÊN

ĐẠT ĐƯỢC KỶ NĂNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

ThS. Nguyễn Thị Hương

Trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tiếng Anh đã trở thành vị trí rất quan

trọng trong xã hội. Để đảm bảo chất lượng đào tạo đối với sinh viên khi ra trường,

chúng ta phải tính đến nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tiếng Anh chuyên ngành nên

đặc biệt tập trung. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này chúng tôi chỉ xin giới

thiệu một số phương pháp cải tiến nhằm giúp cho sinh viên chủ động học tập

(active learning) và thực hiện các trải nghiệm học tập (experiential learning) để đạt

được mục tiêu cũng như kỹ năng mong muốn. Các nghiên cứu gần đây cũng cho

thấy sinh viên ngày càng có ý thức học chủ động. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi

sự kết hợp cả người dạy và người học. Như vậy, ý thức học dựa trên phương pháp

được cải tiến mang lại hiệu quả nhất.

Các phương pháp cải tiến dưới đây nhằm mục đích giúp cho sinh viên biết

vận dụng kiến thức được truyền đạt để chủ động khám phá những vấn đề mà chúng

gặp phải trong quá trình học, tích cực tìm ra giải pháp để giải quyết đồng thời biết

cách ứng dụng qua các tình huống thực hành và trong thực tiễn. Từ đó, sự hiểu biết

và vận dụng tiếng Anh của sinh viên khi ra trường đạt được sự chuẩn hoá theo mục

tiêu chương trình đào tạo theo CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate).

Đối với các sinh viên học chuyên ngành, việc tổ chức những hoạt động linh động và

phù hợp để cho sinh viên thực hành từ chuyên ngành bằng tiếng Anh phải được đề

ra và thực hiện thường xuyên.

1. Đặt vấn đề

Tại sao phải cải tiến phương pháp giảng dạy?

Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế, kinh tế tri thức.

Đất nước đang đòi hỏi đội ngũ trí thức với đầy đủ chuyên môn và các kỷ năng khác

như vi tính và ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Vai trò của trường Đại học và Cao

đẳng rất nặng nề. Các trường phải luôn tìm ra và phát triển phương pháp sao cho nó

giúp cho sinh viên chủ động hơn trong học tập. Một trong những chương trình đạt

chất lượng và chuẩn hoá đào tạo là chương trình CDIO. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là

khung sườn mẫu mà muốn được hiệu quả thật sự thì việc áp dụng phải thay đổi và

có sự tương tác liên tục và đồng bộ giữa 3 yếu tố: chuẩn dự định đầu ra (Intended

learning outcomes), hoạt động dạy và học (Teaching and learning activities) và

đánh giá hoạt động học tập (Assessment)

Page 240: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

240

Kiến thức Kỹ năng

Hình 1: Mục tiêu đào tạo kết hợp

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên cần được cải tiến vì 3 lý do:

Thứ nhất, xác định tiêu chuẩn đầu ra (Learning outcomes). Sinh viên ra

trường phải là đội ngũ với đầy đủ kỹ năng đáp ứng được nhu cầu xã hội. Nếu tiêu

chuẩn thay đổi thì hoạt động dạy và học cũng thay đổi cho phù hợp. Vì thế, khi đã

xây dựng đầu ra rồi, giảng viên phải đề ra các phương pháp tổ chức việc giảng dạy

và học tập (Teaching – learning) cho sinh viên trong suốt quá trình học tập.

Thứ hai, trong mục tiêu đào tạo phải có chương trình kết hợp (integrated

curriculum). Sinh viên bên cạnh chuyên ngành của mình nên kết hợp một số chuyên

ngành khác để bổ sung và hoàn thiện chuyên ngành chính của mình và đạt được sự

chuẩn hoá. Ví dụ, sinh viên rèn luyện thêm kỹ năng vi tính, ngoại ngữ, giao tiếp hay

làm việc nhóm. Như vậy, học tập kết hợp phải tổ chức để sinh viên thích nghi và đạt

được mục tiêu chuẩn hoá khi ra trường.

Thứ ba, kỹ năng làm việc nhóm. Sinh viên cần được rèn luyện kỹ năng làm

việc theo nhóm. Kỹ năng này giúp cho sinh viên rất nhiều trong việc làm tương lai.

Giảng viên thành lập nhóm, phân công một cách hợp lý nhiệm vụ cụ thể từng thành

viên trong nhóm, giải quyết mâu thuẩn của nhóm nếu có. Học tập theo nhóm là cơ

hội cho sinh viên thể hiện mình, học hỏi từ bạn, ứng dụng lý thuyết vô thực hành và

biết cách xử lý tình huống. Tuy nhiên, việc tổ chức và điều hành nhóm có hiệu quả

là một thách thức lớn cho giảng viên

Kỹ năng cá

nhân

Kiến thức

chuyên

ngành

Kỹ năng

giao tiếp

Kiến thức

cơ bản

Kỹ năng

làm việc

Page 241: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

241

20% nghe

30% nhìn

50% thực hành

90% truyền đạt

Hình 2: Tháp học tập hiệu quả

2. Phương pháp giảng dạy chủ động (Active teaching)

Phương pháp giảng dạy chủ động là gì?

Phương pháp giảng dạy chủ động chỉ là thuật ngữ chung ngụ ý là phương

pháp giúp sinh viên tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Phương pháp này

chủ yếu tập trung vào người học. Làm thế nào để phát huy tính chủ động tích cực

của sinh viên trong học tập là sự nỗ lực rất lớn của giảng viên.

Phương pháp này trước tiên được thể hiện trong chương trình (syllabus).

Chương trình không chỉ đơn giản là trình tự liệt kê mà phải nó phải thể hiện được

sự sắp xếp hợp lý các kế hoạch hoạt động đề ra. Trong chương trình giảng viên

phân chia hợp lý giữa lý thuyết và thực hành để tạo cơ hội cho mọi sinh viên đều

được tham gia phát biểu ý kiến, hoặc thắc mắc xoay quanh kiến thức đang học.

Điều này giúp cho sinh viên cũng cố vững chắc kiến thức đồng thời làm cơ sở để tự

đào sâu thêm kiến thức.

Với ý thức học một cách chủ động và đạt được kết quả như mong muốn sẽ

làm cho sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học. Từ đó, sinh viên có động

cơ và kế hoạch học tập tốt hơn nữa.

Nghiên cứu của Biggs (2003) chỉ ra mối liên hệ giữa hoạt động và kết quả

học tập của người học. Kiến thức được cũng cố và tăng lên khi nó được vận dụng

trong thực tiển hoặc nó được truyền lại cho người khác.

3. Đặc điểm của phương pháp giảng dạy chủ động

Phương pháp giảng dạy chủ động có những đặc điểm gì?

3.1. Người h c chủ động

Người học là đối tượng trực tiếp của quá trình dạy và là chủ thể của quá trình

học. Vì thế, quá trình giảng dạy phải tập trung vào người học và phương pháp đưa ra

Page 242: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

242

phải khơi dậy và kích thích người học làm cho người học tự khám phá được khả năng

của chính mình, biết cách tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức theo phương pháp

riêng của mình. Điều này giúp người học bộc lộ và phát huy khả năng sáng tạo.

Giảng viên vừa truyền đạt kiến thức vừa phải khơi dậy và kích thích tính tò mò của

sinh viên, làm cho sinh viên cảm thấy được sự hấp dẫn của bài học, khám phá được

những điều mới mẻ hơn là chỉ nghe những kiến thức nhàm chán kinh điển.

3.2. Rèn luyện phương pháp tự h c

Phương pháp tự học là phần rất quan trọng trong quá trình học tập. Kiến thức

trên lớp chỉ là cơ sở, tiền đề giúp cho sinh viên tiếp tục tự khám phá thêm tri thức.

Ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, giảng viên không thể truyền đạt một lúc toàn

bộ kiến thức mà phải rèn luyện cho sinh viên khả năng tự đi tìm tri thức. Nếu sinh

viên có phương pháp tự học tốt kết quả học tập sẽ khả quan. Vì thế, rèn luyện

phương pháp tự học cho sinh viên là mục tiêu chính trong phương pháp giảng dạy

chủ động. Tuy nhiên, sinh viên không thể tự mình có thể nắm bắt mọi tri thức được

khám phá mà sinh viên rất cần thảo luận và chia sẻ với bạn bè, quá trình học tập

mới trọn vẹn.

3.3. Kết hợp h c t p cá nhân và h c t p hợp tác

Trình độ sinh viên trong một lớp không bao giờ đồng đều do mức độ tiếp thu

kiến thức, tư duy không giống nhau. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp chủ động

này cũng thay đổi theo tình huống thực tế cũng như trình độ của sinh viên. Để đạt

được mục tiêu của chuẩn đầu ra mà không có sự phân cách trình độ quá lớn giữa

các sinh viên giảng viên nên phối hợp việc học cá nhân với việc hợp tác trong học

tập của sinh viên. Vai trò của học tập hợp tác giúp sinh viên bộc lộ kiến thức cá

nhân đồng thời tiếp thu thêm kiến thức của người khác thông qua việc thảo luận,

tranh luận hoặc đóng góp ý kiến. Việc cùng học với nhau cũng hình thành kỷ năng

làm việc nhóm, điều này phù hợp với môi trường làm việc cho sinh viên trong

tương lai

3.4. Vai trò của giảng viên trong phương pháp giảng dạy chủ động

Trong phương pháp giảng dạy chủ động, đối tượng chính là sinh viên nhưng

vai trò của giảng viên không kém phần quan trọng. Giảng viên bên cạnh việc truyền

đạt kiến thức phải thiết kế, tổ chức và hướng dẫn những hoạt động thực hành cá

nhân hoặc nhóm cho cả lớp. Ngoài ra, giảng viên phải theo dõi hoạt động và đóng

góp ý kiến để hoạt động đi đúng hướng. Để đạt chuẩn đầu ra theo CDIO giảng viên

đầu tư công sức và thời gian rất nhiều để thiết kế bài giảng cũng như hoạt động học

tập cho sinh viên sao cho tiết học thật sự sinh động và hiệu quả

3.5. Kết hợp việc đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên

Quá trình học tập có được cải thiện và tiến bộ hay không là phải được đánh

giá. Trước đây, việc đánh giá chỉ do giảng viên thực hiện vào cuối học kỳ. Nhưng

Page 243: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

243

với phương pháp này bên cạnh việc đánh giá của giảng viên để tạo điều kiện thuận

lợi cho sinh viên được tham gia đánh giá lẫn nhau, quá trình học tập nhanh chóng,

kịp thời cải thiện qua từng giai đoạn. Việc sinh viên tự đánh giá lẫn nhau giúp sinh

viên rút ra ưu khuyết điểm của chính mình để điều chỉnh việc tự học. Kết hợp việc

đánh giá của giảng viên và đánh giá cá nhân của sinh viên giúp sinh viên tiến bộ

trong quá trình học tập

4. Một số phương pháp giảng dạy chủ động

Một số phương pháp giảng dạy chủ động đã từng được thực hiện phổ biến

trước đây ở các trường Đại học tiên tiến. Tuy nhiên, việc ứng dụng một cách hiệu

quả thì giảng viên phải tính đến đối tượng, môi trường và điều kiện học tập thực tế

của trường lớp. Trong phần giới hạn một số phương pháp dưới đây chỉ tập trung

làm thế nào lý thuyết được thể hiện trong thực hành giảng dạy. Điều này được thực

hiện thông qua định hướng, cách thức, kỹ thuật và tài liệu. Những gì cần mà giảng

viên phải chú ý là sự kết hợp các tài liệu cần thiết để học, tài liệu đó có thích hợp và

hiệu quả trong kỹ thuật và phương pháp mà giảng viên sử dụng không. Phương

pháp học ngôn ngữ thông qua nghe nói đã được lựa chọn, đặc biệt là ở Mỹ, phương

pháp này dựa trên mẫu: kích thích – phản ứng – cũng cố (stimulus – response –

reinforcement). Thực hiện cũng cố liên tục tạo ra thói quen học tốt cho sinh viên.

Việc cũng cố này có kết quả tốt trong các bài thực hành lập đi lập lại và các chi tiết

thông tin sẽ được thay đổi liên tục. Hai phương pháp giảng viên nên thực hành: thứ

nhất là PPP: giới thiệu – thực hành – sáng tạo (presentation – practice –

production); thứ hai là ESA: khởi động – học – thực hành (engage – study –

activate)

4.1. Phương pháp giảng dạy th o hướng PPP

Dạy ngoại ngữ thông qua nghe nói tiêu chí đòi hỏi chính xác và hình thành

thói quen quán tính sử dụng ngôn ngữ thông qua mẫu được lập đi lập lại, sữa lỗi,

khuyến khích và cũng cố. Quá trình này trải qua 3 giai đoạn:

4.1.1. Giới thiệu (presentation)

Giai đoạn này là phần đầu của quá trình dạy học. Giảng viên đưa ra tình

huống và kiến thức cần thiết dùng trong tình huống đó. Các tình huống nên gần gũi,

thực tế và hấp dẫn đối với sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên đưa ra những mẫu

thực hành cá nhân và thực hành nhóm cùng với kiến thức cụ thể sử dụng trong

những tình huống đó.

4.1.2. Thực hành (practice)

Giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hành theo mẫu cá nhân hoặc nhóm.

Mỗi mẫu thực hành giảng viên nên cho thay đổi thông tin, chi tiết sao cho thật đa

dạng và nên để cho mỗi sinh viên có cơ hội được thực hành. Giảng viên vừa theo

dõi việc thực hành vừa chú ý sửa lỗi cho sinh viên. Việc trực tiếp thực hành giúp

Page 244: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

244

cho sinh viên ghi nhớ rất kỹ kiến thức được học và cách sử dụng. Việc thực hành

thường xuyên cũng giúp cho sinh viên sử dụng ngôn ngữ thành thói quen và quán

tính. Đây là mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ dùng để giao tiếp.

4.1.3. Sáng tạo (production)

Sau khi sinh viên thực hành theo mẫu có sẵn theo hướng dẫn một cách thuần

thục, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên mở rộng thực hành bằng cách sử dụng chính

vốn ngôn ngữ của mình vào mẫu câu. Việc này giúp sinh viên sáng tạo mẫu câu

theo ý riêng của mình, mặc dù đôi khi từ dùng không chính xác hoặc câu không

được chuẩn giảng viên lắng nghe và điều chỉnh cho sinh viên. Giảng viên nên

khuyến khích sinh viên sáng tạo càng nhiều càng tốt.

Phương pháp giảng dạy theo hướng PPP này đôi khi không theo một chiều:

giới thiệu- thực hành- sáng tạo mà giảng viên có thể thay đổi sao cho phù hợp và

hiệu quả. Ví dụ, giảng viên có thể quay lại phần hướng dẫn nếu sinh viên thực hành

có nhiều lỗi sai hoặc quay lại phần thực hành nếu phần sáng tạo chưa hoàn chỉnh.

Việc áp dụng các bước tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của lớp và trình độ tiếp thu

của sinh viên

Hình 3: Phương pháp giảng dạy theo hướng PPP

4.2. Phương pháp giảng dạy th o hướng ESA (Engage – study – activate)

Bộ ba thành phần khác mà phương pháp giảng dạy chủ động có thể đi theo

là: liên kết– học – hoạt động. Trước tiên, giảng viên yêu cầu sinh viên tập trung chú

ý vào chủ đề hoặc hình ảnh được đưa ra, sau đó sinh viên thực hành thông qua một

số hướng dẫn mà giảng viên đưa ra, đồng thời sinh viên sẽ học hoặc sửa kiến thức

giảng viên nêu ra khi quan sát sinh viên thực hành. Kiến thức này đôi khi là mới

nhưng cũng có thể chỉ là kiến thức cũ.

4.2.1 Liên kết (engage)

Bước đầu tiên, giảng viên kích thích sự chú ý của sinh viên bằng những chủ

đề. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng kỹ năng giảng dạy của giảng viên được đánh giá

cao thông qua những chủ đề này, bởi vì kiến thức không đa dạng đôi khi không hấp

dẫn và nhàm chán nhưng nếu nó được đặt trong những tình huống hay ngữ cảnh hấp

dẫn mà kích thích được sự tò mò hoặc sáng tạo của sinh viên thì đó là sự thành công

của giảng viên. Điều này đòi hỏi giảng viên đầu tư công sức rất nhiều.

4.2.2. Học (study)

Giai đoạn này giảng viên có thể thay đổi tùy vào quá trình giảng dạy. Nếu bắt

đầu bài học mới thì giai đoạn này thực hiện trước tiên. Tuy nhiên, học cũng có thể

Page 245: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

245

quay lại sau giai đoạn hoạt động do sinh viên có nhiều lỗi khi thực hành (hình 4c)

4.2.3 Hoạt động (activate)

Quá trình dạy - học thể hiện thành công trong giai đoạn này. Kiến thức có

được “tiêu hóa” tốt hay không? Giảng viên khuyến khích sinh viên sử dụng vốn

ngôn ngữ của chính mình để thực hiện những yêu cầu của giảng viên. Mục tiêu của

phương pháp giảng dạy chủ động này là sinh viên đạt được kỷ năng sử dụng thành

thạo giao tiếp bằng tiếng Anh sau khi ra trường. Để đạt được yêu cầu này, sinh viên

phải luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách tự do không gò bó trong nhiều tình

huống khác nhau. Nếu lỗi có xuất hiện trong quá trình thực hành, giảng viên sẽ

hướng dẫn sửa lại.

Liên kết Liên kết

Học Học

Hoạt động Hoạt động

(a) (b)

Liên kết

Học

Hoạt động

(c)

Hình 4: Phương pháp giảng dạy theo hướng ESA

Giống với phương hướng PPP, ESA cũng không nên áp dụng một cách cứng

nhắc theo cùng một chiều xuôi và trật tự. Theo Swan (1005) mẫu PPP chỉ thích hợp

ở mức độ cơ bản, chủ yếu tập trung vào các mẫu đơn giản. Đối với những bài học

đòi hỏi những kỷ năng ngôn ngữ cao hơn thì mẫu ESA sẽ thích hợp hơn. Ví dụ,

trong giai đoạn liên kết (engage) giảng viên đưa ra chủ đề mà sinh viên có thể đã có

vốn ngôn ngữ sẵn có để xử lý được. Sinh viên bước qua giai đoạn thực hành

(activate). Nếu trong quá trình thực hành, kiến thức củ bị quên hay kiến thức mới

chưa biết sẽ được giảng viên nêu lên để học (study)( hình 4b)

Page 246: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

246

5. Một số hình thức hoạt động trong phương pháp giảng dạy chủ động

5.1. Phương pháp giảng dạy dành cho nhóm sinh viên h c t p chủ động

(Active learning)

5.1.1. Phương pháp động não (brainstorming)

Sinh viên vận dụng kinh nghiệm để tư duy vấn đề mà giảng viên đưa ra. Việc

động não giúp cho sinh viên có nhiều ý tưởng và trong đó có thể là những ý tưởng

sáng tạo. Đây cũng là cơ sở cho buổi thảo luận. Nếu được hướng dẫn cách động

não, sinh viên sẽ có tư duy tốt. Từ đó, mọi vấn đề có thể dể dàng được giải quyết

nhờ được suy nghĩ trước.

5.1.2. Phương pháp suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ (think – pair – share)

Phương pháp này chủ yếu nhấn mạnh vào phần thực hành từng cặp đôi. Hai

sinh viên cùng suy nghĩ và chia sẻ ý kiến trên cùng một chủ đề. Phương pháp này

giúp cho một số sinh viên nhút nhát thiếu tự tin trước nhiều người, có thể bộc lộ ý

kiến trước người khác. Thực hành cặp đôi thuận lợi cho lớp học với số lượng sinh

viên đông. Mọi sinh viên đều có cơ hội chia sẻ ý tưởng của mình.

5.1.3. Phương pháp dựa trên vấn đề (problem based learning)

Hmelo-Silver (2004) cho rằng khi vấn đề được đưa ra nhằm dựa vào đó để

học thêm kiến thức chứ không giải quyết vấn đề đó. Phương pháp học dựa trên vấn

đề thực tế giảng viên muốn đưa ra tình huống thật để sinh viên dùng kỹ năng, kiến

thức cũ, học thêm kiến thức mới để giải quyết vấn đề. Điều này giúp sinh viên có

kinh nghiệm, vốn sống cho mình khi ra thực tế.

5.1.4. Phương pháp dựa trên hoạt động nhóm (group based learning)

Phương pháp học dựa trên nhóm thường sử dụng cho các hoạt động có chủ đề

rộng mà đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người. Tuy nhiên, có thể các thành viên trong

nhóm sẽ được phân công, phụ trách một phần trong chủ đề. Sinh viên có cơ hội trải

nghiệm cách làm việc nhóm, có cơ hội tiếp thu thêm kiến thức từ bạn cùng nhóm.

5.1.5. Phương pháp đóng vai (role play)

Phương pháp đóng vai giúp sinh viên được trải nghiệm qua nhiều vai trò

khác nhau mà mình có thể gặp một lúc nào đó trong thực tế. Kỹ năng cũng như cách

ứng xử giả định này giúp sinh viên nảy sinh óc sáng tạo và kinh nghiệm quý báo

cho thực tế xã hội sau này

5.2. Phương pháp giảng dạy dành cho nhóm sinh viên h c t p qua trải

nghiệm (Experiential learning)

Quá trình học tập được qua trải nghiệm giúp cho sinh viên có được kinh

nghiệm thực tế. Thông thường qua những mô phỏng hành vi, tình huống thật hay

những hoạt động do người khác thực hiện, sinh viên quan sát, tư duy, học tập và

thực hiện theo sẽ giúp cho sinh viên bộc lộ được khả năng sáng tạo riêng và những

kỹ năng xử lý mà chỉ thật sự có trong những tình huống cụ thể. Quá trình này sẽ

Page 247: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

247

không hoàn toàn giống nhau giữa các sinh viên bởi vì nó phụ thuộc vào đặc điểm

sinh lý, trình độ tiếp thu cũng như sự nhận thức của mỗi cá nhân. Vì thế, tùy vào

mục tiêu, cá nhân sinh viên, các phương pháp sau đây sẽ được áp dụng:

5.2.1. Phương pháp trả lời cơ bản (total physical response – TPR)

Phương pháp này do Dr. Asher (1977) nghĩ ra. Phương pháp này chủ yếu

dùng cho người học còn ở trình độ thấp hoặc sinh viên còn yếu. Giảng viên dùng

phương pháp này ở giai đoạn đầu của quá trình học để cũng cố kiến thức cơ bản.

Sinh viên lắng nghe giảng viên hướng dẫn, hiểu và làm theo yêu cầu. Thông

thường, giai đoạn này giảng viên thường đưa ra mẫu chuẩn cơ bản còn sinh viên

hoàn toàn làm theo yêu cầu của giảng viên. Dần dần các mẫu mới được mở rộng và

phức tạp hơn nhưng giảng viên vẫn không yêu cầu sinh viên sáng tạo mà chỉ cần

theo chỉ dẫn.

5.2.2. Phương pháp học dựa trên tiếng mẹ đẻ (community language

learning – CLL)

Phương pháp này giảng viên sẽ đứng ở vị trí trung gian, im lặng quan sát mà

không tham gia vào quá trình học của sinh viên. Mục đích của phương pháp này là

giúp cho sinh viên cảm thấy tự tin hơn trong những tình huống ở mức độ cao hơn.

Trong đó, để giúp cho sinh viên, giảng viên sẽ “dịch”, gợi ý hoặc sửa câu cho sinh

viên. “Dịch” ở đây ngụ ý là giảng viên giúp sinh viên dựa trên tiếng mẹ đẻ để có thể

hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu quá dựa vào tiếng mẹ đẻ sinh viên khó đạt

được mức độ sử dụng ngôn ngữ cao hơn.Vì vậy, giảng viên bên cạnh việc sử dụng

tiếng mẹ đẻ để dịch còn phải hướng dẫn cho sinh viên biết cách làm thế nào để dựa

vào tiếng mẹ đẻ để hiểu tiếng Anh

5.2.3. Phương pháp học dựa trên thực hành (task-based learning – TBL)

Một trong những phương hướng mà phương pháp dạy giao tiếp tiếng Anh áp

dụng là học thông qua ứng dụng trong thực hành. Cách thức mà các giảng viên

thường dùng “im lặng” (silent way), trong đó giảng viên yêu cầu sinh viên chủ động

và tích cực dùng vốn ngôn ngữ của chính mình để tham gia vào hoạt động. Giảng

viên chỉ giúp đở trong trường hợp cần thiết như hoạt động đi không đúng hướng,

cần hướng dẫn thêm một số kiến thức bổ sung, hay giải thích những vấn đề mà sinh

viên thắc mắc. Một vấn đề còn được chú ý trong phương pháp này là nó được xem

như là “điểm cuối” (deep-end strategy) mà theo Willis (1994) cho rằng nó giống

phương pháp giảng dạy theo hướng PPP. Nói cách khác, sinh viên sau khi hoàn

thành việc thực hành, giảng viên sẽ thực hiện bước sửa chữa và đánh giá để rút ra

ưu khuyết điểm. Tuy nhiên, phương pháp dựa trên thực hành được xem là hữu hiệu

nhất dùng để giảng dạy tiếng Anh dành cho giao tiếp, nhưng nó vẫn có điểm yếu, ví

dụ như sinh viên chỉ cố gắng hoàn tất yêu cầu mà giảng viên đưa ra hoặc sinh viên

chỉ đơn giản máy móc làm theo mẫu có sẵn mà không hiểu dụng ý của thực hành

Page 248: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

248

muốn dạy cho sinh viên về mặt ngôn ngữ như cách sử dụng từ, cấu trúc câu hoặc so

sánh sự tương đương giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài thì hiệu quả của phương

pháp này cũng không đạt yêu cầu cao nhất.

6. Kết lu n

Mặc dù một số phương pháp giảng dạy chủ động nêu ra ở trên nhằm cố gắng

cải thiện tình trạng học thụ động của sinh viên để dần dần đầu ra đạt được chuẩn

CDIO. Tuy nhiên, muốn có kết quả thật sự còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan

và chủ quan. Nhưng yếu tố quan trọng và quyết định chính là người học – cũng

chính là sinh viên. Và yếu tố chính làm cho sinh viên thành công trong học tập của

mình chính là phương pháp học tập. Trong một phương pháp học tập hiệu quả, sinh

viên biết cách cân đối thời gian hợp lý cho tất cả các hoạt động học tập cho kiến

thức và kỹ năng. Kỹ năng biết sắp xếp thời gian một cách khoa học sẽ rèn luyện cho

sinh viên kỹ năng làm việc hiệu quả về sau. Nhiệm vụ quan trọng của giảng viên ở

giai đoạn này chính là hướng dẫn cho sinh viên tự tìm cho mình phương pháp học

tốt nhất. Ngoài ra, giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà phải chỉ cho sinh

viên cách dùng kiến thức đó như thế nào và ở đâu. Trong phương pháp giảng dạy

chủ động, vai trò của giảng viên trở nên khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi cả về sức lực

lẫn tinh thần, đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng sư phạm. Vì thế, giảng viên muốn thực

hiện phương pháp này có kết quả sẽ phải thay đổi tư duy, thay đổi một số phương

hướng đã từng làm nhưng không có hiệu quả

Tóm lại, phương pháp giảng dạy không bao giờ đứng yên hay dừng lại, nó

phải luôn chuyển động theo chiều hướng đi lên. Từ việc luôn rút ra ưu khuyết trong

quá trình thực hiện, hy vọng sẽ có ngày càng nhiều phương pháp giảng dạy hiệu quả

hơn nữa để lực lượng đầu ra của chúng ta thật sự chất lượng đáp ứng được chuẩn

CDIO – tiêu chuẩn đòi hỏi trong giai đoạn hội nhập của nước ta hiện nay.

Tài liệu tham khảo

[1] Asher, J. (1977) Learning Another Language Through Action. The

Complete Teacher’s Guidebook. Sky Oaks Production

[2] Biggs, J. (2003) Teaching for Quality ;Learning At University, 2nd

ed.,

The Society for Research into Higher Education and Open University Press,

Berkshire, England.

[3] Hmelo-Silver C. E (2004), Problem-basede learning, what and how do

students learn? Educational Psychology Review, 16: 235 – 266

[4] Swan, M 2005b Legislation by hypothesis: the case of task-based

instruction. Applied Linguistics 26/3

[5] Willis, J 1994 Task-based language learning as an alternative to PPP. The

Teacher Trainer 8/1

Page 249: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

249

RÈN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC

NGOẠI NGỮ ĐÁP ỨNG XU THẾ HỘI NHẬP

Lê Thị Quỳnh

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không

thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Cùng với

sự phát triển của Công nghệ, Y học, Kỹ thuật và Giáo dục… đó là những nơi mà

tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy có một khả năng giao tiếp tiếng Anh

tốt sẽ tăng đáng kể xác suất thành công của bạn. Bài tham luận này tôi tham gia với

tư cách người học Anh văn muốn chia sẻ thêm một cách rèn kỹ năng đọc hiểu tiếng

Anh trong xu thế hội nhập.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngoại ngữ đóng vai trò then chốt và là chìa

khóa để phát triển hội nhập. Kinh nghiệm của các nước phát triển và các nước

công nghiệp mới nổi trên thế giới cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình

Dương đã chỉ rõ, trong những điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển thì

ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết, là phương tiện đắc lực và hữu hiệu trong tiến

trình hội nhập và phát triển. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều các

trung tâm ngoại ngữ từ các trung tâm đã có tiếng như VUS, ILA, AMA…hay

các trung tâm ngoại ngữ khác; không chỉ dành cho trẻ em, học sinh, hay những

người chuẩn bị du học, làm việc hoặc định cư nước ngoài mà còn có Tiếng Anh

cho người bận rộn, người lớn tuổi …để thấy nhu cầu học Anh văn cao như thế

nào. Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành

giảng dạy nhiều nội dung ngành học bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu

ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Thực tế rõ ràng rằng, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh tốt

sẽ tìm được những công việc tốt hơn so với những người mà trình độ tiếng Anh còn

hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết được tiếng Anh sẽ thực hiện công việc hiệu

quả hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và

trên các trang Web.

Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ

ràng là tiếng Anh. Thêm nữa, công việc chất lượng cao đòi hỏi phải có khả năng

hiểu và giao tiếp được tiếng Anh. Do đó, các công ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt

động ra các nước khác và những công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt

nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu

cầu.

Page 250: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

250

Trong thế giới công nghệ, hầu như tất cả các lĩnh vực đều được hưởng lợi từ

sự phát triển của nó. Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ cơ bản và dễ dàng nhất để

lưu trữ cũng như hình thành, miêu tả một chương trình - công cụ giao tiếp đơn giản.

Vì vậy, tiếng Anh hầu hết có trong các hệ thống giáo dục trong tất cả các nước trên

thế giới. Trên hết tất cả, các trường đại học muốn trang bị cho sinh viên khả năng

tiếng Anh với ba lý do:

- Tìm được công việc yêu thích liên quan đến chuyên ngành mình được học.

- Có khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài.

- Dễ dàng tìm kiếm thông tin.

Trong bối cảnh thời mở cửa, có ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước

ngoài đầu tư sang thị trường Việt Nam, cũng như lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho các lao động trẻ. Tuy vậy, nếu không có

trình độ Tiếng Anh nhất định, người lao động Việt không thể giành lấy cơ hội ngàn

vàng này. Theo những khảo sát thực tế cho thấy, giữa hai người có năng lực chuyên

môn ngang nhau, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ lựa chọn người có thêm khả năng

ngoại ngữ.

Nhưng thực trạng của việc h c và sử dụng Tiếng Anh như thế nào?

Theo khảo sát của Vụ Giáo dục Đại học về việc sinh viên sau khi ra trường

đáp ứng yêu cầu kỹ năng tiếng Anh, có khoảng 49,3% sinh viên đáp ứng được yêu

cầu của người sử dụng, 18,9% sinh viên không đáp ứng được và 31,8 sinh viên cần

đào tạo thêm.

2. Giải uyết vấn đề

Như ta đã biết học Anh văn là phải học đều 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc –

Viết. Nghe và nói là hai kỹ năng mà đa phần người học Anh văn đều “ Ngán” bởi vì

muốn Nghe được và nói được phải có sự tương tác trực tiếp. Hai kỹ năng Đọc và

Viết có thể tự rèn luyện được. Trong bài tham luận này tôi muốn giới thiệu một

cách thức luyện kỹ năng đọc tiếng Anh theo kịp với xu thế hội nhập

Bất cứ ai học Anh Văn đều có thể đọc nhưng đọc như thế nào, hiểu được đến

đâu cần phải có kỹ năng đọc. Cải thiện kỹ năng đọc sẽ giúp giảm thời gian đọc,

giúp ta tập trung vào nội dung cần thiết. Để cải thiện kỹ năng đọc Anh văn ta cần

phải biết:

- Xác định rõ mục đích việc đọc.

- Chọn đúng tài liệu.

- Sử dụng phương pháp đọc đúng.

- Sử dụng kỹ thuật ghi note.

2.1. Xác định mục tiêu đ c rõ ràng sẽ tăng đáng kể hiệu quả đọc của ta.

Không phải tất cả các dòng chữ in ra chúng ta đều phải đọc. Trên cơ sở mục tiêu

Page 251: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

251

của việc đọc ta phải chọn và ưu tiên nắm bắt thông tin có sẵn trên bài viết. Mục tiêu

đọc có thể là:

- Bài luận hay seminar.

- Tóm lược báo cáo.

- Một chủ đề nào đó.

- Các câu hỏi về chủ đề cụ thể nào đó.

- Sử dụng mục tiêu đọc để giúp ta lấy thông tin liên quan đến công việc đang

thực hiện.

2.2. Ch n tài liệu

Cần chọn tài liệu để xem nó có chứa đựng những thông tin liên quan dến

mục đích đọc của mình không? Như ngày xuất bản, thông tin có được cập nhật

không?

Đọc lời giới thiệu của nhà xuất bản để có cái nhìn tổng quan về nội dung

sách. Kiểm tra nội dung để tìm các chương liên quan. Tra phần sách tham khảo để

tìm thêm nội dung quan tâm. Khi đã chọn đúng tài liệu ta có thể dùng các kỹ thuật

sau đây:

2.2.1. Scanning: Là đọc bài viết với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ

thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi cụ thể như: tên riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc

các cụm từ mà không cần nắm được nội dung của văn bản. Bạn lướt nhanh qua các

phần để tìm những từ, nhóm từ liên quan đến công việc bạn đang cần.

Các bước cần có khi scanning?

- Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.

- Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang tìm kiếm thông

tin gì. Và định hướng đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ, ngày tháng …

Càng định hình được dữ liệu cụ thể, bạn càng đỡ mất thời gian.

- Bạn cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết và

“ uét” một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm. Thông tin có thể

được sắp xếp theo vần hay theo thứ tự thời gian vì vậy bạn có thể căn cứ vào điều

này để xác định dễ dàng hơn.

- Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông

tin đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc và trả lời câu hỏi.

Nên đ c scanning như thế nào?

-Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc.

-Khi tìm thấy thông tin hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu hay đoạn chứa thông

tin

-Bạn có thể đọc theo đường zic zắc từ dưới lên trên và từ phải qua trái để

chắc chắn rằng bạn không bị chú ý vào nội dung của bài text. Nhớ là khi scanning

bạn chỉ đọc lướt qua chứ không cần chú ý đến nội dung bài viết.

Page 252: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

252

2.2.2. Skimming: là quá trình đọc nhanh để tìm nghĩa tổng quát của tài liệu

hãy để mắt bạn lướt nhanh qua các câu, các nhóm từ có hàm nghĩa. Tập trung xác

định các điểm chính yếu. Kỹ thuật này dùng để:

- Xem trước phần chọn lọc trước khi xem chi tiết.

- Khẳng định rõ hơn phần đã đọc sau khi xem kỹ phần chi tiết

Bạn có thể đọc lướt các mục sau:

- Phần giới thiệu.

- Đoạn hay chương đầu, cuối chương kết luận hay tóm tắt của tài liệu.

- Mục lục của sách.

Khi nào nên áp dụng?

Khi mà đoạn văn quá dài và thời gian thì có hạn. Skimming giúp bạn đọc

được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn,

xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập, nắm bắt được những thông tin

quan trọng qua đó quyết định được bạn nên đi sâu vào đọc đoạn đó hay không.

Các bước để thực hiện skimming?

- Đọc phần title của bài viết, sau đó đọc đoạn mở đầu để xác định được nội

dung chính trong bài viết.

- Đọc các câu chủ đề của từng đoạn, các câu chủ đề này thường là câu đầu

tiên của bài text. Nhưng đôi khi đoạn văn lại được mở đầu bằng câu hỏi hay câu dẫn

dắt, thì khi đó topic sentence lại thường nằm cuối đoạn.

- Đọc vào đoạn văn, chú ý trả lời các câu hỏi who, what, which, where,

when, why. Những từ quan trọng trong đoạn văn các bạn nên nắm bắt thường được

ẩn nấp dưới dạng danh từ, số từ, các từ được in đậm hay viết hoa.

- Người đọc cần nắm được logic trình bày của bài bằng cách dựa vào các

marking words( từ dấu hiệu) như: because, firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai),

finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ

thời gian khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra

đoạn văn được trình bày theo cách nào: listing (liệt kê), comparison-contrast (so

sánh-đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết

quả).

2.3. Đ c chi tiết và ghi not

Một khi bạn đã chọn lọc được thông tin hữu ích, lúc đó bạn có thể bắt đầu

đọc chi tiết. Kỹ thuật ghi note rất có lợi khi đọc như sau:

- Gạch dưới và tô màu (underlining and highlighting) những từ và nhóm từ

quan trọng nhất liên quan đến nội dung.

- Những từ trọng tâm (keywords) nói lên tiêu đề chính khi bạn đọc. Sử dụng

một hoặc hai từ trọng tâm đối với một điểm chính.

Page 253: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

253

- Các câu hỏi (questions) để giúp bạn nắm được điều bạn đọc. Cần ghi lại các

câu hỏi bạn đặt ra khi đọc, chúng sẽ gợi nhớ để bạn theo dõi công việc.

- Tóm lược (summaries) những điều bạn đã hiểu khi đọc.

Các kỹ thuật trên khuyến khích các hoạt động tích cực khi đọc cũng như giúp

bạn ghi lại những điều hữu ích khi đọc, tránh những nội dung không cần thiết, mất

nhiều thời gian. Hãy nhớ luôn luôn dùng kỹ thuật ghi note để tăng cường khả năng

tập trung và hiểu nội dung của bạn.

2.4. Tăng tốc độ đ c (Incr asing your r ading sp d)

Bí quyết để tăng tốc độ đọc là không phải tăng tốc độ di chuyển của mắt trên

trang giấy mà là tăng số lượng từ trong một đoạn ngắn. Nói một cách khác là chia

câu thành nhiều đoạn ngắn và khi đọc để mắt của bạn giữa mỗi đoạn để nắm được ý

của đoạn đó và lặp lại. Đừng lo lắng về bạn đọc nhanh như thế nào, thay vì vậy tập

trung đọc nhanh các đoạn mà bạn đã phân ra, dần dà bạn sẽ quen và việc phân đoạn

sẽ diễn ra một cách tự nhiên, quen thuộc. Khả năng đọc nhanh sẽ đến với bạn

\

Ngày nay, học tiếng Anh trên Web, Internet, online, chat room… không hề lạ

với những người sử dụng Internet tuy nhiên cách học này chỉ hữu dụng với lối giao

tiếp thông thường bởi những câu đơn giản, không chú trọng ngữ pháp, hoặc không

phù hợp trình độ thì dễ bị “đuối” do đó một số người sau một thời gian học bằng

phương pháp này thường bỏ dở, ngày nay nhiều trường Đại học, Cao đẳng (đặc biệt

là các trường có các chương trình tiên tiến) đều đưa tiếng Anh vào giảng dạy các

môn chuyên ngành nên kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh là rất cần thiết để các bạn sinh

viên đọc, nghiên cứu tài liệu, giáo trình. Ngoài ra ta còn có thể luyện đọc hiểu tiếng

Anh bằng cách chọn các chủ đề mà ta yêu thích như: âm nhạc, thể thao, sức khỏe,

các truyện ngắn (300,500,800 từ) Cách này khá hữu dụng bởi vì những chủ đề mà ta

yêu thích thì dễ tiếp thu và lôi cuốn hơn, hoặc luyện đọc bằng trang Web (cá nhân).

Chúng ta nên sử dụng trong một nhóm những người có cùng mục đích (luyện đọc

Page 254: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

254

hiểu), cùng trình độ và thời gian thực hiện bài linh động cũng như tính chia sẻ cao.

Lúc đó kỹ năng đọc sẽ tăng đáng kể.

3. Kết lu n và giải pháp

Để đạt được tiêu chuẩn Anh văn B1, B2 cho sinh viên các ngành và chuyên

ngữ cũng như tiến tới học tập, đọc tài liệu Tiếng Anh và khi tốt nghiệp tìm kiếm

việc làm học sinh – sinh viên cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập môn

Tiếng Anh cũng như sự hỗ trợ từ Nhà trường cũng như Câu lạc bộ, đội, nhóm.

Tóm lại, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh, sinh viên cần phải:

- Sử dụng Từ điển Anh – Việt (khi đã tiến bộ chuyển sang Từ điển Anh –

Anh) để tăng vốn từ vựng.

- Tích cực đọc (Tiếng Anh) mọi lúc, mọi nơi. Ngay cả khi không hiểu nghĩa

- Có một cuốn sổ nhỏ để ghi những từ mới, những từ chưa hiểu nghĩa để tra

từ điển.

- Đọc Tiếng Anh theo các chủ đề ưa thích để giảm sự “ngán”

- Tổ chức các Câu lạc bộ, nhóm biên dịch tiếng Anh để tăng cường kỹ năng

đọc hiểu tiếng Anh (dành cho sinh viên chuyên ngữ hoặc những bạn yêu thích Anh

văn).

Khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh kỹ năng Nghe – Nói tiếng Anh có

ưu thế trong giao tiếp thì kỹ năng Đọc hiểu và Viết lại là thế mạnh của những bạn

có khả năng đọc hoặc làm việc độc lập. Do đó phấn đấu và tự tin trong công việc,

cuộc sống bạn sẽ thành công.

Tài liệu tham khảo

[1] Improving your reading skills - University of Leicester-http://www2.le.

ac.uk/offices/ld/resources/study/reading

[2] Vũ Trung Kiên (2015), Chiến lược IELTS 7.0 alphabooks, Nhà xuất bản

Lao động, Hà Nội

Page 255: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

255

SỬ DỤNG HỢP LÝ TIẾNG ANH TRONG BÀI GIẢNG

CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH

ThS. Diệp Thị Lành

ThS. Liêu Quang Hiệp

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Sử dụng được tiếng Anh giao tiếp trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp

là nhu cầu cần thiết của học sinh sinh viên nói chung và giao tiếp được tiếng Anh

chuyên ngành là cơ hội thăng tiến và hội nhập với môi trường doanh nghiệp. Trước

yêu cầu thực tế vô cùng cần thiết và cấp bách đó, sử dụng bài giảng chuyên ngành có

sử dụng tiếng Anh là nội dung quan trọng trong các kế hoạch hành động của Khoa

Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí

Minh. Thực hiện theo kế hoạch 81/KH-CĐKTKT, nhóm tác giả đã thực hiện việc đưa

tiếng Anh vào bài giảng chuyên ngành, giúp HSSV có thêm kiến thức trong việc tra

cứu tài liệu, tài nguyên cho quá trình học tập, nghiên cứu. Việc sử dụng hợp lý tiếng

Anh trong các bài giảng chuyên ngành đã góp phần giúp HSSV hứng thú hơn trong

học tập, có thêm nguồn tài liệu khi nghiên cứu, báo cáo môn học.

Từ khóa: Bài giảng tiếng Anh; sử dụng tiếng Anh hợp lý trong bài giảng; tiếng Anh

chuyên ngành.

1. Đặt vấn đề

Trong thời kỳ hội nhập, trong công tác đào tạo tại nhà trường phải có sự phối

hợp giữa chuyên môn và sử dụng tiếng Anh, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật

Thành phố Hồ Chí Minh (CĐ KTKT TPHCM) trong năm học 2015 – 2016 đã xây

dựng kế hoạch 81/KH – CĐ CKTKT đưa tiếng Anh vào trong giảng dạy môn

chuyên ngành, nhằm tạo điều kiện cho học sinh sinh viên (HSSV) sau khi tốt nghiệp

dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp và có khả năng hội nhập. Đưa tiếng Anh

vào trong bài giảng chuyên môn để thực hiện theo kế hoạch 81/KH – CĐKTKT là

một vấn đề cấp thiết của tất cả giảng viên (GV) của nhà trường nói chung và giảng

viên khoa Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí (CNKT Cơ khí) nói riêng, nhưng việc đưa

tiếng Anh chuyên môn vào trong bài giảng với khối lượng bao nhiêu là phù hợp với

trình độ HSSV của khoa. Tránh tình trạng chạy theo phong trào để thực hiện kế

hoạch nhà trường đưa ra, cụ thể là GV chỉ sử dụng tiếng Anh trong bài giảng

chuyên ngành một cách sơ sài, không tập trung vào những từ khóa chuyên ngành.

Bên cạnh đó, nếu GV lạm dụng quá nhiều tiếng Anh trong giờ giảng chuyên ngành

sẽ dẫn đến hiện tượng làm HSSV sợ tiếng Anh dẫn đến việc không còn hứng thú

giờ học chuyên ngành. Trên cơ sở đó, việc sử dụng hợp lý tiếng Anh trong bài giảng

các học phần chuyên ngành là một bài toán cho tập thể sư phạm của khoa nói chung

Page 256: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

256

và nhiệm vụ ban hỗ trợ học thuât tiếng Anh. Sử dụng tiếng Anh trong bài giảng

chuyên ngành là một nhiệm vụ chiến lược của khoa, đặc biệt trong giai đoạn hiện

nay trong việc đào tạo các ngành mũi nhọn tiên tiến như : Ô tô, Cơ điện tử,… khẳng

định thương hiệu các ngành đào tạo của khoa, cũng như thương hiệu của nhà trường

tiên tiến đối với cơ quan quản lý giáo dục, học sinh, xã hội, doanh nghiệp. Từ đó

một số vấn đề đặt ra trong việc sử dụng tiếng Anh hợp lý trong chuyên môn như :

◊ Phía giảng viên: Lựa chọn từ ngữ chuyên môn bằng tiếng Anh hợp lý, để

đọc, dễ hiểu đưa vào trong bài giảng.

◊ Phía ban h c thu t : Hỗ trợ giảng viên cách phát âm; kiểm tra chính xác từ

ngữ mà giảng viên muốn chuyển tải đến học sinh – sinh viên

◊ Phía nhà trường: Hỗ trợ giảng viên tính hệ số tiết giảng có sử dụng tiếng

Anh chuyên ngành trong giờ giảng dạy chuyên môn.

Trong bài tham luận này, nhóm tác giả đã nghiên cứu việc sử dụng hợp lý tiếng

Anh trong các bài giảng chuyên ngành, nhằm mục đích giúp cho HSSV có thêm

vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu.

2. Giải quyết vấn đề

Theo kế hoạch số 81, mục tiêu trong năm học 2015 - 2016 về việc sử dụng

tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành như sau:

Thời điểm

(đến cuối năm

h c)

Mục tiêu cụ

thể tối thiểu

B c Cao

đẳng

B c TCCN/

THPT

B c TCCN/

THCS

2015 - 2016

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng

Anh sử dụng

từ 10 đến

30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng

Anh sử dụng

từ 10 đến

30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên ngành

bằng tiếng

Anh sử dụng

từ 10 đến

30% tiếng

Anh

Các bài học

chuyên

ngành bằng

tiếng Anh sử

dụng tối

thiểu 10%

tiếng Anh Với mục tiêu trên, trong thời gian qua, các giảng viên trong khoa Công nghệ

Kỹ thuật Cơ khí nói chung và giảng viên thực hiện tham luận nói riêng đã sử dụng

tối thiểu là 10% tiếng Anh trong các bài giảng học phần chuyên ngành. Những từ

ngữ, câu chữ tiếng Anh được sử dụng trong bài giảng các học phần đã được chọn

lọc để tránh tình trạng lạm dụng tiếng Anh. Việc chọn lọc được dựa vào các tiêu chí

sau:

- Ưu tiên các từ liên quan đến các chi tiết, bộ phận máy hoặc máy móc, trang

thiết bị, dụng cụ.

Ví dụ: gear, gearbox, lathe machine, air compressor, micrometer…

- Lược bỏ các giới từ, đại từ bằng tiếng Anh

Ví dụ: Bộ truyền đai (belt transmission) làm việc theo nguyên lý ma

sát (friction) giữa dây đai (belt) và bánh đai (wheel)

Page 257: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

257

- Sử dụng những hình ảnh có chú thích bằng tiếng Anh

Ví dụ:

- Giúp học sinh phân biệt được nghĩa của từ tiếng Anh trong chuyên ngành

và trong đời sống hàng ngày

Ví dụ: Iron (chuyên ngành: Vật liệu sắt ; đời sống : bàn là)

Belt (Chuyên ngành: dây đai ; đời sống: dây nịt)

Spring (Chuyên ngành: lò xo ; đời sống: mùa xuân)

Giảng viên cần biết rõ mục tiêu của việc sử dụng tiếng Anh trong chuyên

ngành khác với việc dạy ngoại ngữ tiếng Anh. Sử dụng tiếng Anh trong các bài

giảng chuyên ngành giúp cho HSSV biết được các từ khóa, các từ tiếng Anh cần

thiết liên quan đến ngành nghề đang theo học, từ đó HSSV có thể sử dụng chúng để

tra thông tin trên các trang web tìm kiếm, vì nếu tra bằng tiếng Anh thay cho tiếng

Việt thì chắc chắn rằng kết quả sẽ ra nhiều hơn và tính cập nhật sẽ thường xuyên

hơn. Mặt khác, HSSV còn có thể đọc hiểu được các catologue bằng tiếng Anh của

sản phẩm do nước ngoài sản xuất mà không cần phải dịch toàn bộ từ ngữ trong đó.

Vì vậy, trong quá trình giảng bài chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh, giảng viên

không cần phải nói hoặc soạn toàn bộ nội dung bằng tiếng Anh. Giảng viên có thể

giảng những nội dung chuyên môn bằng tiếng Việt và khi gặp những từ quan trọng,

là từ khóa, thì giảng viên sẽ chú thích thêm bằng tiếng Anh và hướng dẫn phát âm

cho HSSV. Nếu giảng viên giảng toàn bộ bằng tiếng Anh thì có thể làm cho HSSV

không hiểu chuyên môn và không biết được các từ khóa chuyên môn và kết quả là

bài giảng đó không đạt được mục tiêu đặt ra.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Những mặt đạt được

Tính đến thời điểm này, tác giả đã biên soạn được các bài giảng điện tử có sử

dụng tiếng Anh dựa vào các tiêu chí đã nêu. Việc đưa tiếng Anh vào bài giảng giúp

cho giảng viên có cơ hội rèn luyện ngoại ngữ cho bản thân và giúp cho HSSV biết

được các từ khóa, các từ ngữ tiếng Anh thường được sử dụng trong ngành nghề của

mình đang theo học, góp phần nâng cao động cơ học tập cho HSSV, giúp cho

Page 258: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

258

HSSV có thêm công cụ để tìm kiếm các nguồn tài nguyên cho việc tìm hiểu ngành

nghề, nghiên cứu khoa học.

Một số hình ảnh nhóm tác giả đã thực hiện

Hình 3.1. Slide bài giảng môn Nguyên lý – Chi tiết máy

Hình 3.2. Slide bài giảng học phần Nguyên lý – Chi tiết máy

Page 259: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

259

Hình 3.3. Slide bài giảng học phần Thiết bị điện – điện lạnh

Hình 3.4. Slide bài giảng học phần Thiết bị điện – điện lạnh

Page 260: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

260

Hình 3.5. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh

Hình3.6. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh

Page 261: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

261

3.2. Những mặt chưa đạt được

- Một số giảng viên còn chưa tự tin nên không đăng ký hoặc thực hiện rất ít

việc đưa tiếng Anh vào bài giảng chuyên ngành.

- Một số học sinh sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng của các từ tiếng

Anh chuyên ngành nên không ghi nhận hoặc chưa sử dụng tiếng Anh trong việc tra

cứu thông tin, tìm tài nguyên cho các bài báo cáo, thuyết trình môn học.

4. Kết lu n và kiến nghị:

4.1. Kết lu n

- Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng

Anh là yêu cầu cần thiết cho người lao động để có thể tiếp nhận được các kỹ thuật,

công nghệ từ các nước phát triển. Giảng viên trong trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ

thuật Tp. Hồ Chí Minh nói chung và khoa Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí nói riêng đã

được kế hoạch 81/KH-CĐKTKT định hướng từng nấc thang trong việc sử dụng

tiếng Anh trong giảng dạy chuyên ngành để cuối cùng đi đến bậc cao nhất chính là

sự hòa hợp, khẳng định thương hiệu của một trường học được định hướng trở thành

trường tiên tiến với các ngành đào tạo mũi nhọn, có sự liên kết với nước ngoài như

Sửa chữa ô tô (Úc), Cơ điện tử (Singapore), Công nghệ thông tin (Úc),…Kết quả

thực hiện kế hoạch 81 sẽ được tổng kết vào năm học 2017-2018 nhưng đến thời

điểm này, đa số các giảng viên đã đăng ký thực hiện việc đưa tiếng Anh vào giảng

dạy chuyên ngành theo cấp độ 1. Trong học kỳ I cũng đã có một đợt các giảng viên

thực hiện tiết giảng mẫu theo hướng có sử dụng tiếng Anh và đã đạt được những ý

kiến đánh giá tích cực từ các giảng viên ngoại ngữ trong việc phát âm, thể hiện câu

từ tiếng Anh.

4.2. Kiến nghị

- Để tăng mức độ hợp lý khi sử dụng tiếng Anh trong bài giảng chuyên

ngành, nhóm tác giả có một số kiến nghị sau:

- Nhà trường tiếp tục đề ra kế hoạch, tổ chức các buổi học thuật có liên quan

đến chủ đề sử dụng tiếng Anh trong chuyên ngành để các giảng viên có thể tham

gia, học tập kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, hướng dẫn HSSV

sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong học tập và nghiên cứu.

- Nhà trường kết hợp với Khoa chuyên ngành tổ chức các cuộc thi, hội thảo,

nghiên cứu khoa học cho HSSV có nội dung liên quan đến việc sử dụng tiếng Anh

trong chuyên ngành như: Biên dịch tài liệu kỹ thuật, tài liệu học tập, sưu tập nguồn

tài nguyên (hình ảnh, video clip) tra cứu bằng tiếng Anh.

Page 262: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

262

Tài liệu tham khảo

[1] Cung Kim Tiến, 2003, Từ điển kỹ thuật cơ khí Anh – Việt, Nhà xuất bản

Thanh niên, Việt Nam, 638 trang.

[2] Nhiều tác giả, 1994, Sổ tay tiếng Anh kỹ thuật, Nhà xuất bản TP.HCM,

Việt Nam, 699 trang.

[3] https://en.wikipedia.org/wiki/Conveyor_belt , truy cập ngày 04/04/2016.

[4] http://www.globalspec.com/learnmore/motion_controls/power_transmission_

mechanical/round_belt_pulleys , truy cập ngày 04/4/2016.

[5] Thực tiễn công tác giảng dạy tại Khoa Công nghệ kỹ thuật Cơ khí.

Page 263: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

263

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN NGÀNH

BẰNG TIẾNG ANH TẠI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ThS. Bùi Thị Phương Linh

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ ChíMinh

Tóm tắt

Bài viết này, tác giả trình bày lộ trình giảng dạy chuyên ngành sử dụng

Tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật TP. HCM từ năm 2015-2018

và thực trạng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Tài chính Ngân

hàng. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để đảm bảo đúng lộ trình và giảng dạy

có hiệu quả chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Tài chính Ngân hàng.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, ASEAN đã thỏa thuận cho một số ngành nghề được tự do di

chuyển. Theo thỏa thuận này, nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, thợ lành nghề

hoặc trình độ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh thì được di

chuyển tự do hơn. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, các chuyên gia WB và Tổ chức

Lao động quốc tế (ILO) thì lao động Việt Nam để sẵn sàng di chuyển sang làm việc

ở các nước ASEAN chưa cao. Và rào cản lớn nhất phải tháo gỡ chính là ngoại ngữ

tiếng Anh. Xét về khả năng sử dụng tiếng Anh thì các thí sinh Việt Nam có điểm

trung bình thuộc nhóm thấp nhất: 5,78 (tính theo thang điểm từ 0 đến 9) và đứng

sau Malaysia, Philippines, Indonesia. Và ngành Tài chính ngân hàng cũng là ngành

đang yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng sử sụng ngoại ngữ. Trong

quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế luôn cần nguồn lực thuộc lĩnh vực tài chính

ngân hàng có chất lượng cao vững chuyên môn, thuần thục kỹ năng, đặc biệt là sở

hữu được vốn ngoại ngữ tốt. Nhìn thấy được thực trạng này và xu hướng nhu cầu

nhân lực chất lượng cao có khả năng sử dụng ngoại ngữ, Ban lãnh đạo trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM đã xây dựng kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT về tổ

chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh từ năm học 2015 – 2016 đến cuối

năm học 2017 – 2018. Do đo, tác giả chọn viết tham luận “Thực trạng và giải pháp

giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Tài chính ngân hàng” nhằm

đưa ra các giải pháp để đảm bảo thực hiện kế hoạch 81 và nâng cao hiệu quả giảng

dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Tài chính ngân hàng.

2. Giải quyết vấn đề

Trong bài tham luận, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả thực hiện phân tích tổng

hợp các thông tin thứ cấp được thu thập từ tài liệu chuyên ngành, sách báo, Internet

và thống kê; so sánh, đối chiếu các số liệu nội bộ của Khoa Tài chính ngân hàng để

Page 264: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

264

làm cơ sở lý luận phân tích thực trạng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại

Khoa Tài chính ngân hàng.

Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để khảo sát thực trạng của

việc giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Tài chính ngân hàng.

3. Kết quả thực hiện

3.1. Kế hạch tổ chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh tại

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thu t TP. HCM

Theo kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16 tháng 9 năm 2015 về việc tổ

chức giảng dạy chuyên ngành sử dụng tiếng Anh từ năm học 2015 - 2016 đến cuối

năm học 2017 - 2018 thì lộ trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh ở bậc

Cao đẳng từ năm 2015 - 2018 như sau:

Năm học 2015 - 2016: Các bài học chuyên ngành bằng Tiếng Anh sử dụng

từ 10% đến 30% tiếng Anh.

Năm học 2016 - 2017: Các bài học chuyên ngành bằng tiếng Anh sử dụng tối

thiểu 40% tiếng Anh.

Năm học 2017 - 2018: Các bài học chuyên ngành bằng tiếng Anh sử dụng tối

thiểu 80% tiếng Anh.

3.2 Thực trạng giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh tại khoa Tài

chính ngân hàng.

Trong năm học 2015 - 2016, Khoa Tài chính ngân hàng đã thực hiện theo kế

hoạch 81/KH-CĐKTKT thực hiện giảng dạy các môn chuyên ngành sử dụng từ 10%

đến 30% tiếng Anh. Theo cấp độ 1 này thì các bài học chuyên ngành chèn một số từ

khóa bằng tiếng Anh của bài học vào nội dung giảng dạy chuyên ngành như các thuật

ngữ, các khái niệm,…được phát âm chính xác và được nhắc lại trong bài dạy.

Khoa Tài chính ngân hàng đã bắt đầu giảng dạy cấp độ 1 cho các môn

chuyên ngành. Để hiểu thêm tình hình dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh, tác giả đã thực hiện khảo sát 124 sinh viên trong đó có 56 sinh viên năm 2 và

68 sinh viên năm 3, đối với sinh viên năm 2 đã học xong tiếng Anh 3, đối với sinh

viên năm 3 đã học xong tiếng Anh 4 và đang học tiếng Anh chuyên ngành. Để biết

được thái độ của sinh viên khi dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, tác giả đã khảo

sát hỏi sinh viên 2 câu hỏi. Kết quả khảo sát câu hỏi thứ nhất “Học môn chuyên

ngành sử dụng tiếng Anh bạn thấy thế nào?” thể hiện qua biểu đồ sau:

Page 265: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

265

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy khi được hỏi về việc học môn chuyên ngành

có sử dụng tiếng Anh thì có 26.6% sinh viên trả lời là “Thích”, 58.9% sinh viên trả

lời là “Bình thường” và 14.5% sinh viên trả lời là “Không thích”. Kết quả trên cho

thấy sinh viên Cao đẳng có thái độ tích cực đối với với việc giảng dạy chuyên

ngành bằng tiếng Anh.

Kết quả khảo sát câu hỏi thứ hai “Giảng viên sử dụng tiếng Anh trong lúc

giảng, bạn cảm thấy thế nào?” thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy khi được hỏi về giảng việc dạy chuyên ngành

sử dụng tiếng Anh trong lúc giảng bài thì có 4% sinh viên trả lời là “Rất thú vị”,

34% sinh viên trả lời là “Thú vị”, 56% sinh viên trả lời là “Bình thường”, 3% sinh

viên trả lời là “Hơi chán” và 3% sinh viên trả lời là “Chán”. Kết quả trên cho thấy

sinh viên khi được giảng dạy bằng tiếng Anh có tới 38% cho là “Rất thú vị” và

“Thú vị” cho thấy sinh viên cũng rất hứng thú khi được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Đối với nội dung các từ tiếng Anh được sử dụng trong các môn học chuyên

ngành, tác giả đã sử dụng 4 câu hỏi. Kết quả câu hỏi thứ nhất “Các thuật ngữ tiếng

Anh sử dụng trong bài học thì như thế nào?” được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy khi được hỏi về việc hiểu các thuật ngữ tiếng

Anh sử dụng trong bài học thì có 1% sinh viên trả lời là “rất dễ hiểu”, 19% sinh

Page 266: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

266

viên trả lời là “Dễ hiểu”, 44% sinh viên trả lời là “Bình thường”, 36% sinh viên trả

lời là “Khó hiểu”. Kết quả trên cho thấy, khi giảng viên tiến hành sử dụng các thuật

ngữ tiếng Anh trong bài thì chỉ có 20% cho rằng là dễ hiểu và 44% cho rằng là bình

thường và 36% cho là khó hiểu. Do đó, các sinh viên vẫn còn gặp khó khăn khi học

môn chuyên ngành có sử dụng tiếng Anh.

Kết quả câu hỏi thứ hai “Số lượng từ sử dụng trong bài học như thế nào?” thì

có 21% sinh viên trả lời là “nhiều”, 64.5% sinh viên trả lời là “Vừa đủ”, 14.5% sinh

viên trả lời là “Ít”. Kết quả này cho thấy sinh viên cho rằng số lượng từ tiếng Anh

sử dụng trong các môn chuyên ngành như vậy là phù hợp ở cấp độ 1 số lượng sử

dụng tiếng Anh là từ 10% đến 30%. Do đó, khi tăng lên cấp độ 2 và 3 trong các

năm tiếp theo thì cần phải có các giải pháp phù hợp.

Kết quả câu hỏi thứ ba “Các môn chuyên ngành có nên sử dụng tiếng Anh

không?” thì có 76.6% sinh viên trả lời là “Có” và 23.4% sinh viên trả lời là

“Không”. Kết quả này cho thấy bản thân sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết

sử dụng tiếng Anh trong các môn chuyên ngành.

Kết quả câu hỏi thứ tư “Tất cả các môn chuyên ngành nên sử dụng giảng dạy

bằng tiếng Anh không?” thì có 30.5% sinh viên trả lời là “Có” và 60.5% sinh viên

trả lời là “Không”. Kết quả này cho thấy, mặc dù các sinh viên ý thức được các môn

chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh nhưng không phải môn chuyên ngành nào

cũng nên giảng dạy bằng tiếng Anh.

Để biết nhận định của sinh viên đối với hàm lượng tiếng Anh sử dụng trong

các môn chuyên ngành, tác giả đã tiến hành hỏi 2 câu hỏi. Kết quả câu hỏi thứ nhất

“Các môn chuyên ngành nên giảng dạy tiếng Anh bao nhiêu phần trăm?” thì kết quả

được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhìn biểu đồ trên, ta thấy có 10% sinh viên cho rằng các môn chuyên ngành

dạy 20% tiếng Anh, 40% sinh viên cho rằng các môn chuyên ngành nên dạy 30%,

Page 267: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

267

40% sinh viên cho rằng các môn chuyên ngành nên dạy 30% tiếng Anh, 36% sinh

viên cho rằng các môn chuyên ngành nên dạy 50% tiếng Anh, 9% sinh viên cho

rằng các môn chuyên ngành nên dạy 70%, 5% sinh viên cho rằng các môn chuyên

ngành nên dạy trên 70% tiếng Anh. Kết quả trên cho thấy, mặc dù sinh viên có nhận

thức rằng các môn chuyên ngành nên dạy bằng tiếng Anh nhưng chỉ nên dạy

khoảng 50% tiếng Anh chứ không dạy 100% bằng tiếng Anh.

Kết quả câu hỏi thứ hai “Các môn chuyên ngành nên dạy toàn bộ bằng tiếng

Anh?” thì có 21% sinh viên trả lời là “Có” và có 79% sinh viên trả lời là “Không”.

Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với câu hỏi thứ nhất là sinh viên cho rằng các

môn chuyên ngành không nên dạy toàn bộ bằng tiếng Anh.

4. Kết lu n và kiến nghị

4.1 Những mặt hạn chế khi giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng

Anh tại Khoa Tài chính ngân hàng:

Hiện nay, Khoa Tài chính ngân hàng đang triển khai việc giảng dạy các môn

chuyên ngành bằng tiếng Anh nhưng vẫn còn tồn tại các hạn chế sau:

*Đối với giảng viên:

Thứ nhất, trình độ ngoại ngữ của các giảng viên dạy chuyên ngành vẫn còn

thấp chủ yếu là ở trình độ B1 và đang học lấy B1.

Thứ hai, đa số các giảng viên chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh chưa

được tập huấn về phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên khi giảng dạy

chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Thứ ba, Thư viện của Trường chưa có nhiều các tài liệu tiếng Anh của các

môn chuyên ngành nên cũng khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo cho các

môn chuyên ngành.

*Đối với sinh viên:

Thứ nhất, trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn thấp chủ yếu là học xong

tiếng Anh 3 và 4 và đang học tiếng Anh chuyên ngành nên khó khăn khi học các

môn chuyên ngành bằng tiếng Anh mặc dù các sinh viên này cũng rất thích học

môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Thứ hai, đầu vào của sinh viên Trường tương đối thấp nên khi học cũng có

sự phân hóa rõ giữa các nhóm học sinh. Do đó, khi giảng dạy chuyên ngành bằng

tiếng Anh cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

Thứ ba, sinh viên chưa có nhiều các tập chí, sách tham khảo chuyên ngành

bằng tiếng Anh nên cũng gặp khó khăn khi tìm kiếm các tài liệu tham khảo khi học

các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh.

4.2 Những kiến nghị

Từ những hạn chế trên, tác giả đưa ra các kiến nghị sau nhằm nâng cao hiệu

quả giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh tại Khoa Tài chính ngân

Page 268: GIIẢẢNNGG HDD ẠẠYY ÀCCHUUYYÊÊNN AN NGGÀNNHH …ktkthcm.edu.vn/uploads/Phong NCKH/hoithao/KYHT_GV_5-2016.pdfviệc giảng dạy các chuyên ngành bằng tiếng Anh trong

268

hàng tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. HCM như sau:

*Đối với giảng viên:

Thứ nhất, các giảng viên dạy chuyên ngành phải không ngừng học hỏi và

tăng cường các kỹ năng ngoại ngữ của mình, đặc biệt là các tiếng Anh chuyên

ngành trong các môn mà mình đảm trách giảng dạy.

Thứ hai, các giảng viên phải tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp giảng

dạy và đánh giá sinh viên khi giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh để

truyền đạt dễ hiểu và đánh giá đúng trình độ của sinh viên.

Thứ ba, các giảng viên nên tự chủ động tìm kiếm các giáo trình bằng tiếng

Anh để phục vụ cho việc giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh của

mình.

*Đối với sinh viên:

Thứ nhất, các sinh viên khi vào học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh

nên học xong môn tiếng Anh chuyên ngành và tự nậng cao trình độ ngoại ngữ của

mình để dễ dàng tiếp thu các môn chuyên ngành.

Thứ hai, khi sang các năm tiếp theo với năng lực hiện tại của sinh viên thì

việc sử dụng tiếng Anh nhiều trong các môn chuyên ngành sẽ gây rất nhiều khó

khăn cho sinh viên khi tiếp thu bài. Do đó, cần phải có sự kiểm tra trình độ tiếng

Anh của sinh viên trước khi học các môn chuyên ngành để bố trí hàm lượng tiếng

Anh cho phù hợp.

Thứ ba, sinh viên nên tự chủ động tìm hiểu tham khảo các tài liệu chuyên

ngành bằng tiếng Anh qua nhiều kênh như sách, báo, tạp chí, internet,…

Tài liệu tham khảo

[1] Kế hoạch số 81/KH-CĐKTKT ngày 16 tháng 9 năm 2015 về việc tổ chức

giảng dạy chuyên ngành sử dụng Tiếng Anh từ năm học 2015 - 2016 đến cuối năm

học 2017 - 2018. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TPHCM.

[2] Khánh Bình, 2015. Gia nhập cộng đồng ASEAN: Nỗi lo yếu kém nguồn

nhân lực. Báo Sài Gòn Giải Phóng.

[3] Lê Hữu Lập, 2016. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Báo nhân

dân.

[4] Trần Anh Tuấn, 2014. Nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng: 40% sinh

viên ra trường làm trái ngành, thất nghiệp. Báo Sài Gòn Giải Phóng.

[5] Vũ Văn Hà, 2014. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ASEAN. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM.