18
Hoàn thin pháp luật ưu đãi xã hội Vit Nam Nguy n ThTuy ết Mai Khoa Lut Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã s: 60 38 50 Người hướng dn: TS. Nguyn Hu Chí Năm bảo v: 2009 Abstract: Trình bày mt svấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, lược sphát tri n ca pháp luật ưu đãi xã hội, phân tích vai trò và ý nghĩa cũng như những nguyên tắc điều chnh xuyên sut ca pháp luật ưu đãi xã hội. Nghiên cứu các quy đị nh vđối tượng được hưởng ưu đãi xã hội, chế độ ưu đãi trợ cp ca pháp luật ưu đãi xã hi và thc trng áp dụng các quy định đó ở Vi t Nam, làm rõ nhng thành tựu đạt được và nhng hn chế tn tại. Phân tích phương hướng hoàn thi n pháp luật ưu đãi xã hội và đưa ra một ski ến nghvề: Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội; Các chế độ trcấp ưu đãi; Hoàn thi ện cơ chế thc thi, ki m tra, giám sát vi c thc hi n pháp luật ưu đãi xã hội; Vi c xây dng pháp luật ưu đãi xã hội nhm hoàn thi n pháp luật ưu đãi xã hội Vi t Nam Keywords: Cu chi ến binh; Dch vxã hi; Pháp lut Vi t Nam; Ưu đãi xã hội Content 1. Tính c p thiết của đề tài Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuc chi ến tranh ác li t và lâu dài vi rt nhiu shy sinh và mt mát. bt kthi knào những người có công đều được kính tr ọng, được hưởng nhng chính sá ch ưu đãi từ phía Nhà nước, các t chc và cộng đồng xã hi. Trong hthng an sinh xã hi ca Việt Nam thì ưu đãi xã hội chi ếm mt vtrí rt quan trọng. Ưu đãi xã hội đó là minh chứng cho truyn thống "Ăn quả nhk tr ng cây" ca dân tc ta, là tình cm và là sbiết ơn của thế hđi sau đối vi những người đã hy sinh xương máu vì độc lp tdo ca Tqu c. Thc hi n t ốt chính sách ưu đãi xã hội sto ra không nhng cho người thuộc đối tượng chính sách mà còn là những đối tượng khác ni m tin vào mt xã hi tt đẹp, vào scông bng của đất nước, là sđộng viên, khích lhcng hi ến, hy sinh cho đất nước... Tsau khi giành được chính quyền cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành một lot hthng các văn bả n pháp luật để điều chnh vấn đề này. Các văn bản pháp lut qua từng giai đoạn, tng thi kđã được sửa đổi, bsung, hoàn thi ện hơn, phù hợp hơn với thc ti n.

Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hộ Việt Namrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6676/1/v_l0...Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Khoa Luật

Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Chí

Năm bảo vệ: 2009

Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, lược sử phát triển của

pháp luật ưu đãi xã hội, phân tích vai trò và ý nghĩa cũng như những nguyên tắc điều

chỉnh xuyên suốt của pháp luật ưu đãi xã hội. Nghiên cứu các quy định về đối tượng

được hưởng ưu đãi xã hội, chế độ ưu đãi trợ cấp của pháp luật ưu đãi xã hội và thực trạng

áp dụng các quy định đó ở Việt Nam, làm rõ những thành tựu đạt được và những hạn chế

tồn tại. Phân tích phương hướng hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội và đưa ra một số kiến

nghị về: Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội; Các chế độ trợ cấp ưu đãi; Hoàn thiện cơ chế

thực thi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội; Việc xây dựng pháp

luật ưu đãi xã hội nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam

Keywords: Cựu chiến binh; Dịch vụ xã hội; Pháp luật Việt Nam; Ưu đãi xã hội

Content

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài với rất nhiều sự hy sinh

và mất mát. ở bất kỳ thời kỳ nào những người có công đều được kính trọng, được hưởng những

chính sách ưu đãi từ phía Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng xã hội.

Trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam thì ưu đãi xã hội chiếm một vị trí rất quan

trọng. Ưu đãi xã hội đó là minh chứng cho truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc

ta, là tình cảm và là sự biết ơn của thế hệ đi sau đối với những người đã hy sinh xương máu vì

độc lập tự do của Tổ quốc. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội sẽ tạo ra không những cho

người thuộc đối tượng chính sách mà còn là những đối tượng khác niềm tin vào một xã hội tốt

đẹp, vào sự công bằng của đất nước, là sự động viên, khích lệ họ cống hiến, hy sinh cho đất

nước...

Từ sau khi giành được chính quyền cho đến nay, Nhà nước ta đã ban hành một loạt hệ thống

các văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Các văn bản pháp luật qua từng giai đoạn, từng

thời kỳ đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn.

Những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước ta đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đời sống của

người dân được nâng cao và từ đó những chính sách dành cho người có công có những bước tiến

đáng kể, góp phần làm ổn định đời sống cho các đối tượng chính sách, đảm bảo sự công bằng xã

hội.

Tuy nhiên, pháp luật về ưu đãi xã hội hiện nay còn một số mặt hạn chế. Có thể thấy như mức trợ

cấp còn thấp so với tốc độ gia tăng giá cả của đời sống xã hội đã dẫn đến tình trạng đời sống của

nhiều người, nhiều gia đình chính sách chưa được bảo đảm. Thủ tục để được công nhận là đối tượng

chính sách (liệt sĩ, thương binh...) nhìn chung là đầy đủ, khá đơn giản nhưng lại không linh hoạt;

thực tiễn tồn tại rất nhiều trường hợp do thời gian hay những lý do khác đã không đáp ứng được

những yêu cầu về mặt thủ tục, giấy tờ mà pháp luật yêu cầu nên đã không được công nhận là đối

tượng chính sách để được hưởng ưu đãi xã hội...

Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận về ưu đãi xã hội, thông qua thực

tiễn để tìm ra những hạn chế của pháp luật ưu đãi xã hội, từ đó hoàn thiện hơn nữa pháp luật về

ưu đãi xã hội. Đó chính là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về pháp luật ưu đãi xã hội.

Trong nội dung của đề tài, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như những hạn

chế của pháp luật ưu đãi xã hội từ đó nêu lên những kiến nghị có thể được áp dụng để hoàn thiện

hơn pháp luật về ưu đãi xã hội, góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo công bằng cho các đối

tượng được hưởng ưu đãi xã hội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu chính là những vấn đề thực tiễn cũng như lý luận về pháp

luật ưu đãi xã hội, phân tích và tìm ra những tồn tại của pháp luật ưu đãi xã hội từ đó đưa ra

những cách thức hoàn thiện các quy phạm pháp luật ưu đãi xã hội.

Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những quy phạm pháp luật về chính sách đối với người có

công trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được viết dựa trên sự tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó tác giả sử

dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp

phân tích, so sánh…

5. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật ưu đãi

xã hội.

Đưa ra khái niệm pháp luật ưu đãi xã hội. Phân tích vai trò, ý nghĩa cũng như những nguyên

tắc điều chỉnh xuyên suốt pháp luật ưu đãi xã hội.

Phân tích thực trạng pháp luật ưu đãi xã hội, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp

luật ưu đãi xã hội.

Đưa ra những vấn đề cơ bản cũng như mô hình để xây dựng pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt

Nam.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3

chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật ưu đãi xã hội.

Chương 2: Quy định pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam và thực trạng áp dụng.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam.

Chương 1

Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật ưu đãi xã hội

ở chương này tác giả trình bày một số nội dung sau:

- Khái niệm pháp luật ưu đãi xã hội.

- Các nguyên tắc của pháp luật ưu đãi xã hội

- Vai trò, ý nghĩa của pháp luật ưu đãi xã hội.

- Lược sử phát triển của pháp luật ưu đãi xã hội.

1.1. Khái niệm pháp luật ưu đãi xã hội

Với đặc điểm lịch sử của dân tộc Việt Nam, lịch sử của những cuộc đấu tranh giành và giữ

nước nên những người có công là một bộ phận lớn những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp

bảo vệ Tổ quốc, đó là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương binh, liệt sĩ, người có công

giúp đỡ cách mạng… Họ là những người có công với cách mạng, với đất nước, được Nhà nước và

nhân dân ghi nhận, biết ơn sâu sắc. Do vậy, ưu đãi xã hội xét ở một góc độ nào đó chính là những

ưu đãi đối với người có công với cách mạng (pháp luật ưu đãi xã hội Việt Nam hiện nay chỉ quy

định về đối tượng này).

Tuy nhiên đối tượng người có công được hưởng ưu đãi xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm

vi những người có công với cách mạng mà còn được hiểu theo nghĩa rộng, đó là những người đã

cống hiến sức lực, năng lực, trí tuệ và mạng sống của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát

triển đất nước mà không có bất kỳ sự đòi hỏi, yêu cầu bù đắp nào. Họ là những người có thành

tích xuất sắc bảo vệ cho sự bình an của xã hội, làm rạng danh đất nước, cống hiến, hy sinh vì lợi

ích của đất nước, của dân tộc, được sự công nhận của pháp luật mà không có sự phân biệt tôn

giáo, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp…, như Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ

nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà kinh tế, Nhà khoa học có đóng góp xuất sắc…

Chính sách ưu đãi xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Căn cứ vào nhiệm

vụ chính trị, kế hoạch phát triển, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở mỗi thời kỳ mà Đảng,

Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi khác nhau đối với người có công để ghi nhận những

đóng góp, công lao to lớn của người có công; thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước

và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước; bù đắp một phần nào đó cho họ

về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền (năm

1945), tuy còn nhiều khó khăn, phải đương đầu với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược nhưng

Đảng và Nhà nước ta vẫn rất chú trọng đến công tác xây dựng cũng như thực hiện chính sách

này. Chính sách ưu đãi đối với người có công là một chính sách đặc biệt giành cho những đối

tượng đặc biệt. Vì thế, Nhà nước với vai trò và chức năng của mình, sử dụng các biện pháp khác

nhau để xây dựng và triển khai đưa các chính sách ưu đãi đối với người có công vào cuộc sống.

Không những vậy, Đảng và Nhà nước còn vận động, kêu gọi và khuyến khích mọi người dân,

các tổ chức tham gia các phong trào thiết thực nhằm mục đích thực hiện tốt nhất chính sách ưu

đãi đối với người có công.

Pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể chế hóa các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với

người có công, các quyền ưu đãi của người có công và những đảm bảo về mặt pháp lý cho việc

thực hiện các quyền đó. Pháp luật ưu đãi người có công quy định những nguyên tắc, cách thức,

phương pháp thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công; quy định quyền hạn, trách

nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ưu đãi đối với người có công; điều chỉnh

tất cả các hoạt động ưu đãi đối với người có công nhằm mục đích đảm bảo thực hiện một cách

tốt nhất, hữu hiệu nhất các chế độ, ưu đãi đối với đối tượng đặc biệt này.

Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận, pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể các quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ

chức và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Luận văn cũng trình bày về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

ưu đãi xã hội. Theo đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội là những quan hệ xã hội

hình thành trong lĩnh vực ưu đãi đối với người có công. Đó là quan hệ giữa hai bên Nhà nước và

người có công cùng với thân nhân của họ trong nhiều mặt của đời sống xã hội, những quan hệ

phát sinh từ sự trợ giúp của cộng đồng. Để điều chỉnh những mối quan hệ đó, Nhà nước sử dụng

phương pháp mệnh lệnh - quyền uy, nó thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đền ơn

đáp nghĩa và tình cảm, trách nhiệm của cộng đồng đối với người có công.

1.2. Các nguyên tắc của pháp luật ưu đãi xã hội

Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng có bốn nguyên tắc cơ bản xuyên suốt và toàn bộ hệ thống

pháp luật ưu đãi xã hội ở nước ta. Đó là, nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề ưu đãi xã

hội; nguyên tắc đảm bảo công bằng, công khai trong thực hiện ưu đãi xã hội; nguyên tắc kết hợp hài

hòa chính sách kinh tế và mức ưu đãi; và nguyên tắc xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội.

Như đã phân tích trong luận văn, đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội là những người có công,

họ là những người đã cống hiến, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, để góp phần phát triển đất nước. Họ là

những người anh hùng đối với đất nước nhưng cũng chính là những người phải chịu "thiệt thòi" khi

sức khỏe bị suy giảm, bị thương tật, tuổi già, hoàn cảnh gia đình khó khăn… Vì thế, Nhà nước với tư

cách là người quản lý xã hội, là người đại diện cho toàn thể nhân dân, là người có trách nhiệm trước

hết trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội. Nhà nước, thông qua các cơ

quan chức năng của mình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề

về ưu đãi xã hội như đối tượng được hưởng ưu đãi, chế độ cụ thể đối với từng đối tượng, trách nhiệm

của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật ưu đãi xã hội… Trên cơ sở các văn bản

pháp luật được ban hành, Nhà nước giao cho các ngành, các cấp, các địa phương triển khai thực hiện

các quy định của pháp luật ưu đãi xã hội, đưa pháp luật ưu đãi xã hội vào cuộc sống.

Chính sách ưu đãi xã hội mang tính văn hóa, chính trị và nhân văn sâu sắc. Thực hiện tốt

chính sách ưu đãi xã hội sẽ giúp cho đất nước, cho dân tộc có được sự phát triển bền vững, đảm

bảo công bằng xã hội. Nguyên tắc công bằng được thể hiện ở sự bình đẳng giữa cùng đối tượng

phải được hưởng cùng một loại chế độ ưu đãi như nhau. Sự bình đẳng ở đây không chỉ là sự bình

đẳng giữa những người có công với nhau mà còn là sự bình đẳng giữa những người có công với

các thành viên khác trong xã hội. Việc công khai, minh bạch những chính sách, chế độ ưu đãi,

quá trình thực hiện ưu đãi… là rất cần thiết, nó sẽ đảm bảo được nguyên tắc công bằng, tạo cơ

hội cho mọi người dân tham gia giám sát các hoạt động liên quan đến ưu đãi xã hội, để pháp luật

ưu đãi xã hội được thực thi một cách hiệu quả nhất.

Trong luận văn, tác giả cũng phân tích về nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế

và mức ưu đãi. Pháp luật ưu đãi xã hội ngoài việc thể hiện sự biết ơn đối với những cống hiến

của người có công, ưu đãi xã hội còn nhằm mục đích đảm bảo, cải thiện đời sống cho người có

công, hỗ trợ phần nào cuộc sống vật chất, tinh thần của họ. Vì thế, pháp luật ưu đãi xã hội phải

đảm bảo sự kết hợp hài hòa và phù hợp với chính sách kinh tế, không được đặt ra những mức trợ

cấp thấp hơn mức thu nhập trung bình của xã hội mà cũng không được đặt ra những mức trợ cấp

cao hơn khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước, sự trợ giúp của cộng đồng.

Xã hội hóa công tác ưu đãi xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì thế, việc chăm lo cho

người có công không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà đó còn là tình cảm và là trách nhiệm

của cộng đồng, của xã hội, là sự thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta,

truyền thống " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

1.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật ưu đãi xã hội

ưu đãi xã hội là một phần quan trọng và đặc biệt trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam.

Pháp luật ưu đãi xã hội được ban hành nhằm bảo vệ một số đối tượng đặc biệt đã đóng góp

xương máu, tuổi trẻ, công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Pháp luật ưu

đãi xã hội là sự thể chế hóa những chính sách ưu đãi đối với người có công của Nhà nước trong

đời sống xã hội. Những chế độ, ưu đãi mà Nhà nước giành cho họ không chỉ là những sự hỗ trợ

về vật chất, tinh thần mà nó còn tạo cho họ niềm tin vào một chế độ xã hội tốt đẹp, là động lực

giúp họ tiếp tục phấn đấu; khuyến khích những thành viên khác trong xã hội cống hiến cho sự

nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Thực hiện tốt pháp luật ưu đãi xã hội là việc làm có ý

nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp ổn định cuộc sống của những người có công mà còn góp

phần vào sự ổn định và phát triển của xã hội, của đất nước.

Chính sách ưu đãi người có công không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang tính kinh tế.

Những chế độ trợ cấp của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo và nâng cao đời

sống cho những người có công; đối với một số đối tượng đặc biệt như không còn khả năng lao động,

không còn nơi nương tựa, già yếu… thì đây còn là nguồn thu nhập của họ để ổn định đời sống.

1.4. Lược sử phát triển của pháp luật ưu đãi xã hội (từ sau Cách mạng tháng Tám -

1945 đến nay)

Luận văn trình bày sự phát triển của pháp luật ưu đãi xã hội người có công ở nước ta qua

thời 05 thời kỳ: từ sau Cách mạng tháng Tám - 1945 đến năm 1954; giai đoạn thứ hai là từ năm

1954- 1975; tiếp theo là giai đoạn từ năm 1975 - 1985; giai đoạn từ năm 1986 - 1994 và cuối

cùng là giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Luận văn cũng trình bày tóm tắt những kết quả, thành

tựu đạt được trong từng giai đoạn, nêu ra những hạn chế, tồn tại của những văn bản pháp luật ưu

đãi xã hội qua những thời kỳ đó.

Qua những phân tích trong luận văn, có thể nói, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, trải qua

nhiều triều đại, nhiều chế độ khác nhau nhưng ở thời kỳ nào, giai đoạn nào, chế độ nào thì những

người có công với đất nước đặc biệt là những người có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại

xâm, giành độc lập tự do cho đất nước đều được ghi nhận, suy tôn và Nhà nước đều có những

chính sách, những ưu đãi đối với họ. ở mỗi thời kỳ khác nhau do quan điểm, chế độ chính trị, sự

phát triển của nền kinh tế, xã hội… mà quan niệm về đối tượng được công nhận là người có

công cũng khác nhau, những ưu đãi, trợ cấp đối với họ cũng khác nhau, nó phản ánh bản chất

của từng chế độ xã hội, từng thời kỳ. Nhưng nhìn chung, những người có công là những người

đã hy sinh, cống hiến hết sức mình, có những đóng góp lớn lao để bảo vệ, xây dựng, giữ vững

đất nước, đem lại hòa bình, độc lập, vẻ vang cho đất nước và họ được Nhà nước công nhận, xã

hội suy tôn và thể hiện lòng biết ơn bằng những ưu tiên, ưu đãi trong mọi mặt của đời sống, cả

về vật chất lẫn tinh thần.

Tóm lại, dù ở bất kỳ thời kỳ, chế độ nào thì tiêu chí cơ bản để xác định người có công đó là

những cống hiến xuất sắc của họ không chỉ trong cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ đất nước mà còn

cả trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

Những người có công, không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo… nếu có cống hiến, hy

sinh, có công lao to lớn đối với đất nước đều được ghi nhận, tôn vinh và thể hiện sự biết ơn

thông qua những chính sách trợ cấp, ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần.

Pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều

chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách đối với người có công

trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Pháp luật ưu đãi xã hội không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân

văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay.

Nó giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, lòng dũng cảm và phấn đấu rèn luyện không

ngừng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Với chức năng của mình, Nhà nước ban hành pháp luật ưu đãi xã hội và triển khai thực hiện

chúng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Nhà nước đóng vai trò vừa là người lãnh đạo, thực hiện

vừa là người định hướng cho việc triển khai pháp luật, chính sách về ưu đãi xã hội, huy động tối

đa nguồn lực từ cộng đồng, xã hội để giúp đảm bảo cho người có công được hưởng những quyền

lợi của mình, cải thiện cuộc sống của họ, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên thành người có ích

cho xã hội.

Chương 2

Quy định pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam và thực trạng áp dụng

Trong chương này tác giả trình bày về những vấn đề sau:

- Đối tượng và các hình thức ưu đãi.

- Những thành tựu của pháp luật ưu đãi xã hội Việt Nam.

- Những hạn chế, tồn tại của pháp luật ưu đãi xã hội.

2.1. Đối tượng và các hình thức ưu đãi

Theo pháp luật hiện hành có 11 nhóm với 17 đối tượng được hưởng trợ cấp, bao gồm: Người

hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945

đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1975; liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực

lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh;

bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng,

hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo

vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; và thân nhân của họ.

Luận văn cũng trình bày về những chế độ, trợ cấp hiện hành mà những người có công được

hưởng theo quy định của pháp luật. Theo đó, những người có công căn cứ trên mức độ suy giảm

khả năng lao động, mức độ cống hiến, sự hy sinh… của họ mà Nhà nước giành cho họ những

mức trợ cấp, ưu đãi khác nhau.

Việc hỗ trợ người có công phải là sự hỗ trợ trên mọi phương diện của đời sống vật chất và

tinh thần. Sự hỗ trợ đó không chỉ là một khoản tiền mà còn là sự chăm sóc sức khỏe, việc làm,

học tập, bên cạnh đó còn có những ưu đãi về nhà ở; về việc tham quan; công tác mộ, nghĩa trang

liệt sĩ.

Những người có công với cách mạng tùy vào mức độ cống hiến, vào hoàn cảnh gia đình của

từng đối tượng mà sẽ được Nhà nước, địa phương xét cho việc miễn, giảm tiền mua, thuê nhà

ở… Việc ưu đãi về nhà ở có thể được thực hiện dưới một số hình thức như: tặng nhà tình nghĩa;

hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở; mua nhà trả góp; miễn giảm tiền sử dụng đất;

miễn giảm tiền chuyển quyền sử dụng đất khi mua nhà của Nhà nước… Tùy thuộc vào từng

hoàn cảnh của người có công, vào mức độ cống hiến của họ, vào khả năng của địa phương, sự

phát triển của đất nước, vào sự đóng góp của cộng đồng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở

địa phương sẽ có những chính sách phù hợp cho các đối tượng là người có công.

Bên cạnh những chăm sóc về vật chất, Nhà nước còn quan tâm đến đời sống tinh thần của

những người có công. Tùy vào khả năng của địa phương mà hằng năm địa phương tổ chức cho

những người có công được đi tham quan, hoặc kết hợp giữa điều dưỡng và tham quan. Vào dịp

Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ, các cấp chính quyền thường tổ chức đi thăm, tặng

quà cho các đối tượng, gia đình chính sách.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, thành phố, quận, huyện… và sự đóng góp của

nhân dân, các tổ chức, công tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ, đầu tư xây dựng, nâng cấp nghĩa

trang, mộ liệt sĩ, xây dựng nhà bia ghi tên liệt sĩ được các cấp chính quyền ở Trung ương, địa

phương quan tâm rất nhiều. Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ cho những gia đình chính sách có

nguyện vọng giữ lại phần mộ liệt sĩ tại nghĩa trang gia tộc…

Những ưu đãi, trợ cấp đối với người có công và thân nhân của họ theo quy định của pháp

luật hiện hành là khá đầy đủ và toàn diện. Nó đã khẳng định được tầm quan trọng của sự cống

hiến, hy sinh của những người có công, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong công tác

chăm sóc, hỗ trợ người có công; thể hiện rõ truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần

làm hoàn thiện hơn hệ thống Luật Ưu đãi xã hội nói riêng và Luật An sinh xã hội nói chung ở

nước ta.

2.2. Những thành tựu của pháp luật ưu đãi xã hội

Pháp luật ưu đãi xã hội hiện hành không chỉ mở rộng về đối tượng được hưởng ưu đãi mà

còn nâng cao mức trợ cấp, phụ cấp cũng như những ưu tiên, ưu đãi trên hầu hết các lĩnh vực cho

các đối tượng được hưởng ưu đãi nhằm đảm bảo đánh giá đúng và đủ những công lao của họ và

đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người có công. Mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với

người có công và thân nhân của họ được đảm bảo tương ứng với mức tiêu dùng của toàn xã hội.

Một điểm bổ sung quan trọng khác của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005

đó là chế độ đối với bố mẹ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền

tuất hàng tháng không phụ thuộc vào tuổi đời; thân nhân 2 liệt sĩ được hưởng trợ cấp nuôi

dưỡng. Trước đây, bố mẹ, vợ hoặc chồng người có công nuôi liệt sĩ phải hết tuổi lao động hoặc

mất sức lao động từ 61% trở lên mới được hưởng chế độ, còn thân nhân 2 liệt sĩ chỉ được hưởng

trợ cấp tiền tuất.

Cùng với các chế độ ưu đãi, Pháp lệnh đã đưa ra cơ chế xử lý vi phạm đối với một số loại

hành vi. Người có công đang hưởng ưu đãi mà phạm tội bị phạt tù có thời hạn nhưng không

được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt bị đình chỉ chế độ ưu đãi. Người

phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì không được

hưởng ưu đãi nữa.

Trong thời gian qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Ban ngành đoàn thể ở

địa phương và sự hỗ trợ của các nguồn lực khác trong xã hội cùng với sự nỗ lực tự vươn lên của

các đối tượng và gia đình chính sách, có thể thấy đời sống của những đối tượng chính sách đã

được cải thiện hơn rất nhiều, hầu hết các gia đình chính sách đã có cuộc sống ngang bằng và cao

hơn mức sống trung bình của khu dân cư nơi gia đình chính sách cư trú.

Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thể hiện qua những quy định bằng pháp luật các

ưu đãi, mức trợ cấp cho các đối tượng người có công, còn có thể thấy những kết quả lớn lao của

phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn"… trong quần chúng nhân dân, các tổ

chức, doanh nghiệp trong xã hội. Thông qua các phong trào này, có rất nhiều tổ chức, đoàn thể

nhận chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc gia đình liệt sĩ; đỡ đầu con

liệt sĩ, con thương binh; đón thương binh nặng về gia đình chăm sóc; giúp hàng nghìn gia đình

chính sách có nhà ở ổn định, tặng hàng nghìn sổ tiết kiểm và nhiều sự hỗ trợ khác không chỉ về

mặt vật chất mà còn chăm lo đến đời sống tinh thần của người có công.

Thông qua những ưu đãi của Nhà nước, sự quan tâm, giúp sức của cộng đồng, một số đối

tượng là người có công đã nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn trở thành những doanh nghiệp

sản xuất, kinh doanh giỏi, không những chỉ tự cải thiện cuộc sống của mình, của gia đình mình

mà còn tạo cơ hội giúp đỡ những đối tượng là người có công có được dạy nghề, được làm việc,

lao động để trở thành những người "tàn nhưng không phế", tạo thêm thu nhập cho gia đình, trở

thành những điển hình trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

2.3. Những hạn chế, tồn tại của pháp luật ưu đãi xã hội

Luận văn trình bày về những hạn chế và tồn tại của pháp luật ưu đãi xã hội. Theo đó, pháp

luật ưu đãi xã hội của Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số điểm cần phải sửa đổi, bổ sung cho

hoàn chỉnh như sau:

Thứ nhất, về đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội

Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội theo pháp luật ưu đãi xã hội hiện nay đã mở rộng rất

nhiều so với trước đây. Tuy đã được mở rộng nhưng những quy định đó vẫn chưa bao quát hết

những đối tượng là người có công.

Chỉ xét ở nghĩa hẹp của khái niệm người có công, tức là những người có công với cách mạng

theo quy định hiện hành, thì vẫn còn thiếu những quy định đối với đối tượng là Thanh niên xung

phong.

Như đã nói ở trên, đất nước ta đã thoát khỏi thời kỳ chiến tranh, khái niệm người có công

không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có công với cách mạng nữa mà khái niệm đó cần

được hiểu theo nghĩa rộng. Hiểu theo nghĩa rộng thì tiêu chí cơ bản để xác định đối tượng là

người có công đó là sự cống hiến và những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc trên mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội. Dựa trên tiêu chí này thì pháp luật ưu đãi xã hội của nước ta hiện nay

còn thiếu sót rất nhiều. Những đối tượng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú,

Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân hay Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh

hùng Lao động được tuyên dương sau 30/4/1975, Nhà khoa học có những phát minh, nghiên cứu

xuất sắc…, xét về mặt công trạng, những đóng góp xuất sắc vì lợi ích của dân tộc, của đất nước

thì họ là những đối tượng cần được hưởng những trợ cấp, những ưu đãi xã hội và được Nhà

nước, xã hội tôn vinh. Những đối tượng này, hoàn cảnh sống, điều kiện sinh hoạt, khả năng lao

động, tình hình sức khỏe… không giống như những đối tượng là người có công với cách mạng

như đã trình bày ở trên. Do đó, những quy định về ưu đãi, trợ cấp có thể là đơn giản hơn, linh

hoạt hơn. Việc quy định những đối tượng này được hưởng những quyền lợi theo pháp luật ưu đãi

xã hội sẽ giúp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội của nước ta cũng như đảm bảo

tính công bằng của pháp luật ưu đãi xã hội.

Ngoài ra, pháp luật vẫn chưa có những quy định về quyền hưởng ưu đãi đối với người có

công là người Việt Nam ở nước ngoài hay là người nước ngoài có những cống hiến lớn lao trong

công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc ở Việt Nam cũng như trong thời kỳ đổi mới, phát

triển đất nước.

Thứ hai, về chế độ trợ cấp, ưu đãi

Mức trợ cấp hiện tại so với trước đây đã được nâng cao và điều chỉnh tương ứng với mức

sống trung bình của xã hội, giúp ổn định được phần nào đời sống của những người có công. Tuy

nhiên, vật giá ngày càng tăng cao, những mặt hàng thiết yếu trong đời sống hằng ngày không

ngừng leo thang, gây nên những ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nói chung và đến

những đối tượng là người có công, đặc biệt là người không có nguồn thu nhập nào khác mà chỉ

trông chờ vào những chế độ ưu đãi của Nhà nước. Trong khi mỗi người dân đều mong muốn có

được cuộc sống đầy đủ hơn, nhu cầu "ăn ngon, mặc đẹp" đã trở nên phổ biến thì đời sống của

những người có công vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, không những phải đối mặt với vấn đề sức

khỏe mà còn phải đối mặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Vì thế, trong tình hình mới, Nhà nước cần nghiên cứu để điều chỉnh mức trợ cấp hợp lý hơn

để những người có công có thể ổn định được cuộc sống, vươn lên thành người có ích cho xã hội.

Tình hình kinh tế, xã hội luôn biến động không ngừng do đó sự điều chỉnh mức trợ cấp còn

cần phải kịp thời và nhanh chóng. Mức trợ cấp cũng cần chú ý hơn đến những đối tượng chính

sách có mức độ suy giảm lao động lớn, sống cô đơn cần sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì

cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, những ưu đãi về miễn giảm các loại thuế, hỗ trợ về nhà ở, đất đai, ưu tiên trong

giáo dục - đào tạo, bố trí sắp xếp việc làm còn nhiều thiếu sót cần phải sửa đổi thêm.

Thứ ba, hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội còn thiếu tính thống nhất, tản mạn thiếu đồng bộ

hiệu lực pháp lý còn thấp

Những chế độ ưu đãi đối với người có công hiện nay khá đầy đủ và toàn diện nhưng nhìn

chung còn khá tản mạn, quy định trong nhiều văn bản khác nhau.

Những quy định về quyền được hưởng ưu đãi đối với những người có công là người Việt

Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp to lớn cho công cuộc kháng chiến ở Việt

Nam thì vẫn chưa được quy định.

Các ưu đãi trong lĩnh vực việc làm đã được ghi nhận trong Pháp lệnh Ưu đãi người có công

nhưng tính thực tiễn là rất thấp vì không có những quy định hướng dẫn cụ thể cũng như những

quy phạm đảm bảo cho quy định đó được thực hiện.

Do hiệu lực pháp lý còn thấp nên sự điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội vẫn chưa phát

huy, huy động được tối đa nguồn lực từ cộng đồng. Những khoản trợ cấp đối với người có công

được phân bổ từ nguồn ngân sách Nhà nước, nhưng nguồn ngân sách này là có hạn, số lượng

người có công là rất lớn, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao nên chỉ nhờ vào nguồn ngân

sách này thì đời sống của người có công khó có thể được đảm bảo từ đó không đảm bảo được

nguyên tắc công bằng xã hội.

Thứ tư, về thủ tục xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi

Thủ tục xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi hiện tại đã được đơn giản hóa, phù hợp hơn

với điều kiện thực tại. Tuy nhiên, do chưa có sự quản lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng lạm

dụng, khai man để được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công. Tình trạng người có công

thực sự không được hưởng ưu đãi, sống cuộc sống khó khăn trong khi đó nhiều người không

tham gia kháng chiến, không có thương tích thật sự, không có những cống hiến xuất sắc lại được

hưởng những chế độ ưu đãi của Nhà nước vẫn còn tồn tại khá nhiều. Tình trạng này đã gây nên

sự bất bình đẳng trong xã hội, bất ổn về chính trị. Vì thế, bên cạnh việc nghiên cứu nhằm đơn

giản hóa thủ tục xác nhận để được hưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho những người có công tiếp cận

và hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước thì còn cần phải quản lý chặt chẽ hơn, nâng cao

trình độ, nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác ưu đãi người có công để tránh việc công nhận

nhầm đối tượng, đảm bảo quyền lợi cho những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc.

Qua những phân tích ở trên, có thế thấy pháp luật ưu đãi xã hội đã có một bước tiến dài. Số

lượng đối tượng được hưởng ưu đãi đã được nâng lên thành 11 nhóm với 17 đối tượng được

hưởng ưu đãi. Các chế độ ưu đãi cũng rất phong phú và đa dạng như trợ cấp thường xuyên, trợ

cấp một lần, ưu đãi về giáo dục đào tạo, hỗ trợ cải thiện nhà ở, miễn giảm thuế, điều dưỡng,

chăm sóc sức khỏe…

Pháp luật ưu đãi xã hội đã phản ánh vai trò chủ đạo của Nhà nước đối với công tác ưu đãi

người có công, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo cho người có công có

được cuộc sống ổn định. Pháp luật ưu đãi xã hội đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong

việc quản lý và tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến người có công.

Bên cạnh đó, pháp luật ưu đãi xã hội cũng kích thích sự hưởng ứng các phong trào "Đền ơn

đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn" của các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ

chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân và toàn cộng đồng góp phần nâng cao đời

sống các đối tượng, gia đình chính sách, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng và trở thành những

người có ích cho xã hội, đất nước.

Tuy nhiên, pháp luật ưu đãi xã hội vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập cần được lưu ý như:

đối tượng điều chỉnh tuy rộng nhưng chưa đầy đủ; hiệu quả pháp lý còn thấp; những quy định

của pháp luật còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ; việc thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội vẫn còn

chưa đầy đủ, nhiều sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người có công và sự bất ổn

về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước.

Chương 3

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam

Trong chương này, tác giả trình bày những nội dung sau:

- Phương hướng hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam.

- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội.

3.1. Phương hướng hoàn thiện

Trong quá trình tổng kết, hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội, các cơ quan chức năng cần phải

lưu ý đến những điểm sau:

- Pháp luật ưu đãi xã hội phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

- Pháp luật ưu đãi xã hội phải đảm bảo tính toàn diện.

- Pháp luật ưu đãi xã hội phải đảm bảo tính thực tiễn.

- Xã hội hóa hoạt động ưu đãi xã hội, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà

nước, đối tượng ưu đãi và cộng đồng, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Trong luận văn, tác giả đã phân tích cụ thể những vấn đề trên. Luận văn cũng đưa ra một vấn

đề là cho dù chính quyền, cộng đồng có ra sức giúp đỡ mà chính những đối tượng được hưởng

ưu đãi lại chỉ trông chờ vào những trợ cấp, ưu đãi của Nhà nước, sự trợ giúp của cộng đồng mà

không nỗ lực, phấn đấu vươn lên thì sự trợ giúp đó cũng không thể phát huy được hết tác dụng,

không cải thiện được chính cuộc sống của họ. Những sự trợ giúp về vật chất hay tinh thần của

Nhà nước, cộng đồng là có hạn so với nhu cầu, đòi hỏi của những người có công, nó chỉ nên là

một động lực hay là một đòn bẩy để người có công dựa vào đó để nỗ lực học tập, rèn luyện, lao

động, tự vươn lên thay đổi chính cuộc sống của mình. Chính sự phấn đấu vươn lên của họ mới là

nhân tố quan trọng và quyết định tới việc cải thiện đời sống của bản thân cũng như gia đình

người có công. Nếu thiếu sự nỗ lực này thì dù chính sách ưu đãi của Nhà nước có ưu việt, sự

giúp đỡ của cộng đồng có kịp thời thì cũng không thể đem lại kết quả mong muốn được.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội

Qua nghiên cứu tác giả cho rằng, cần phải nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở

những điểm sau;

- Về đối tượng được hưởng ưu đãi:

Tác giả cho rằng, hiện tại pháp luật hiện hành còn thiếu những quy định đối với đối tượng là

Thanh niên xung phong, những người chịu rất nhiều mất mát, hy sinh trong công cuộc kháng

chiến bảo vệ Tổ quốc.

Pháp luật vẫn chưa có những quy định về quyền được hưởng ưu đãi của những người có

công với cách mạng đang sinh sống ở nước ngoài hay những quy định về người nước ngoài đã có

công lao to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần vào thắng lợi to lớn, sự độc

lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Quan niệm về người có công cần được hiểu theo nghĩa rộng. Những quy định về những đối

tượng không phải là người có công với cách mạng sẽ đơn giản và linh hoạt hơn rất nhiều.

- Về mức trợ cấp, ưu đãi:

Mức trợ cấp hàng tháng, một lần cho những đối tượng người có công hiện nay nhìn chung là

khá hợp lý, đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho họ. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu sửa đổi để

nâng cao mức trợ cấp hơn nữa đặc biệt là những đối tượng người có công gặp nhiều khó khăn

trong cuộc sống, không có nguồn thu nhập nào khác mà chủ yếu trông chờ vào chế độ ưu đãi, trợ

cấp của Nhà nước, những gia đình chính sách đang sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa. Cần

phải kịp thời điều chỉnh mức trợ cấp khi mà đời sống thực tế có những thay đổi bất lợi cho người

có công.

Ngoài những nhu cầu được đảm bảo về đời sống vật chất, thì đời sống tinh thần, sức khỏe…

của những đối tượng này cũng cần phải được đảm bảo. Đời sống của những người có công còn

rất nhiều khó khăn, cộng thêm những di chứng do chiến tranh để lại khiến sức khỏe của họ bị

ảnh hưởng nghiêm trọng. Họ được Nhà nước cấp thẻ Bảo hiểm y tế để được khám chữa bệnh

miễn phí. Khi đau ốm, vết thương tái phát, họ chỉ có thể trông chờ vào việc khám, chữa trị tại các

cơ sở y tế của Nhà nước, nơi mà thẻ Bảo hiểm y tế của họ được chấp nhận. Thế nhưng, mức Bảo

hiểm y tế được quy định theo pháp luật hiện hành chỉ ở mức 3% tiền lương tối thiểu chung, quy

định mức này là còn khá thấp, không đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho những đối

tượng này.

Việc hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo không chỉ là những khoản trợ cấp, miễn giảm tiền học

phí và các loại đóng góp khác… mà còn cần phải đảm bảo cho họ được vấn đề "đầu ra". Vấn đề

giải quyết việc làm đối với người có công là rất quan trọng, nó không những giúp họ tái hòa nhập

với cộng đồng, vượt qua mặc cảm tự ti để vươn lên lao động, sản xuất tự nâng cao đời sống của

mình và tạo cơ hội giúp đỡ những đối tượng là người có công khác có điều kiện cải thiện cuộc

sống của họ.

Bên cạnh đó, song song với việc đầu tư nâng cao đời sống về vật chất cho đối tượng chính

sách, đời sống tinh thần cũng cần được quan tâm đúng mức. Công tác điều dưỡng luân phiên cần

gắn kết giữa tham quan và điều dưỡng, tạo điều kiện cho những đối tượng chính sách có cơ hội

được tham quan những di tích, danh lam thắng cảnh từ đó tinh thần được sảng khoái và công tác

điều dưỡng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

- Về cơ chế thực thi, kiểm tra, giám sát việc

thực hiện pháp luật ưu đãi xã hội:

Việc kiểm tra, giám sát trước hết phải được thực hiện ngay chính những cơ quan thực thi

công tác ưu đãi xã hội. Cấp trên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tuân thủ pháp luật của cấp

dưới, các cấp tự kiểm tra nội bộ mình để chấn chỉnh, sửa đổi ngay những vi phạm. Trong quá

trình điều tra, giám sát phải xử lý nghiêm minh các tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, quan

liêu, cố ý làm trái trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

Vấn đề lớn nhất hiện nay cần phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đó là về việc chi trả trợ

cấp và về việc thủ tục xác nhận đối tượng là người có công. Rất nhiều trường hợp dưới sự tiếp tay

của những cán bộ thực thi pháp luật ưu đãi xã hội, hồ sơ xác nhận là người có công đã bị giả mạo,

giấy tờ, hồ sơ còn thiếu nhưng lại được công nhận là đối tượng chính sách và được hưởng ưu đãi.

Ngoài việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, các địa phương cần phải phát động

toàn dân cũng như chính các đối tượng chính sách tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ

chính sách tại địa phương mình để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực xảy

ra.

- Về việc xây dựng Luật Ưu đãi xã hội

Hiện nay có rất nhiều ý kiến về việc cần phải xây dựng Luật Ưu đãi xã hội để nhằm mục đích

thực hiện tốt hơn chính sách đối với người có công, hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi xã hội,

đánh giá đúng tầm quan trọng của pháp luật ưu đãi xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng

như trong đời sống xã hội... Qua nghiên cứu, tôi tán thành với quan điểm cần phải xây dựng Luật

Ưu đãi xã hội và mô hình Luật ưu đãi người có công mà TS. Nguyễn Đình Liêu đã đưa ra trong

Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học năm 1999 với đề tài: "Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người

có công ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn"; tôi cũng đưa thêm vào mô hình này một chương quy

định về nghĩa vụ của người có công, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ưu đãi người

có công. Như vậy, mô hình Luật Ưu đãi người có công sẽ bao gồm 8 chương. Chương I là những

quy định chung, chương II sẽ quy định về các chế độ ưu đãi, chương III quy định về Quỹ đền ơn

đáp nghĩa, chương IV quy định về nghĩa vụ của người có công, trách nhiệm của cơ quan quản lý

Nhà nước về ưu đãi người có công sẽ được quy định tại chương V, chương VI là những chế độ

khen thưởng, chương VII quy định về việc xử lý vi phạm, chương cuối cùng chương VIII quy

định về điều khoản thi hành Luật ưu đãi người có công.

- Chương I: Những quy định chung. ở chương này sẽ quy định về phạm vi điều chỉnh, đối

tượng điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật ưu đãi xã hội

hiện hành sẽ bao gồm 11 nhóm với 17 đối tượng như quy định hiện hành, ngoài ra còn bổ sung

những đối tượng như Thanh niên xung phong, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang

được tuyên dương sau 30/4/1975, Nhà khoa học, Nhà kinh tế, có cống hiến xuất sắc, những

người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc ưu tú…

- Chương II: Các chế độ ưu đãi. Chương này sẽ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện được

hưởng ưu đãi đối với từng đối tượng cũng như thủ tục xác nhận là người có công.

- Chương III: Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Đây là một nguồn rất quan trọng bên cạnh nguồn ngân

sách Nhà nước để thực hiện công tác ưu đãi người có công. Những quy định ở chương này phải

thể hiện rõ vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện ưu đãi người có công, việc đóng góp vào

quỹ là trách nhiệm và là tình cảm của toàn dân, mọi đơn vị, tổ chức. Quy định về các đối tượng

được và không thuộc diện được vận động đóng góp vào Quỹ; mục đích sử dụng cũng như cách

thức quản lý Quỹ.

- Chương IV: Nghĩa vụ của người có công. Ngoài sự ghi nhận, tôn vinh của Nhà nước,

quyền được hưởng những ưu đãi, trợ giúp từ phía Nhà nước, cộng đồng, những người có công

còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ như những người công dân trong xã hội cũng như tuân thủ

những quy định của pháp luật ưu đãi người có công.

- Chương V: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về ưu đãi người có công. Việc đền

ơn đáp nghĩa, trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước, Nhà nước là chủ thể đóng vai trò chủ

đạo trong công tác ưu đãi người có công. Chương này sẽ quy định rõ về trách nhiệm của Chính

phủ, các Bộ trong việc quản lý, thực hiện ưu đãi người có công.

- Chương VI: Chế độ khen thưởng. Chương này sẽ quy định về việc khen thưởng đối với

những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ưu đãi người có công; những ưu tiên, khích lệ của

Nhà nước đối với những tổ chức, cá nhân tạo cơ hội việc làm cho người có công.

- Chương VII: Xử lý vi phạm. Chương này sẽ định ra các chế tài cũng như cách thức xử

lý những hành vi cố ý làm trái pháp luật trong quá trình thực hiện công tác ưu đãi, những

hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi người có công của những cán bộ thực thi pháp luật cũng

như những người có công đang hưởng ưu đãi mà phạm tội. Quy định về thẩm quyền, thủ tục

giải quyết những khiếu nại, tố cáo về những vấn đề của Luật Ưu đãi người có công.

- Chương VIII: Điều khoản thi hành. Chương này quy định về hiệu lực thi hành của Luật Ưu

đãi người có công và trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện pháp

luật ưu đãi người có công.

Kết luận

Ưu đãi người có công là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc

biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những

cống hiến của họ đối với đất nước. Những người có công, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân

tộc, tôn giáo… nếu có công lao to lớn, những thành tích đặc biệt xuất sắc đối với đất nước Việt

Nam thì đều được ghi nhận và tôn vinh. Pháp luật ưu đãi xã hội không chỉ mang tính chính trị,

kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý

tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nó giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện,

phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước,

bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha anh ta đã ra sức gìn giữ. Nó cũng thể

hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện ưu đãi người có công.

Pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều

chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách đối với người có công

trên tất cả lĩnh vực của cuộc sống.

Trải qua một thời gian dài pháp luật ưu đãi xã hội được triển khai, thực hiện, nó đã trở thành

công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến

người có công; đảm bảo cho người có công được hưởng những quyền ưu tiên, ưu đãi, có được

cuộc sống ổn định; đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, pháp luật

ưu đãi xã hội cũng bộc lộ không ít những mặt hạn chế, gây ảnh hưởng không tốt đến quyền được

hưởng ưu đãi của những người có công, đến sự công bằng xã hội. Hệ thống các văn bản pháp

luật về người có công tuy nhiều nhưng còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, hiệu lực pháp lý còn

thấp; diện đối tượng được hưởng ưu đãi của những người có công tuy rộng nhưng chưa đầy đủ;

quan niệm về người có công chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có công với cách mạng...

Những mặt tồn tại, những điểm bất cập này đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người

có công cũng như việc thực hiện quyền được hưởng ưu đãi mà Nhà nước, xã hội giành cho họ.

Do đó, việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công là một tất yếu khách quan.

Trong quá trình hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công cần phải đẩy mạnh cuộc vận động

toàn dân tham gia Quỹ đền ơn đáp nghĩa, thực hiện xã hội hóa sâu rộng công tác ưu đãi người có

công để có thêm nguồn lực chăm sóc tốt hơn đời sống của những gia đình chính sách. Đồng thời

qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Những vấn đề liên quan đến người có công là những vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, do đó

để xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi người có công phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, cần

phải được tiến hành từng bước, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo

công bằng xã hội. Trước hết cần phải hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi

người có công; bổ sung, ban hành những quy định mới để giải quyết những điểm bất hợp lý,

những thiếu sót của pháp luật ưu đãi người có công. Tập trung nguồn lực để giải quyết những

nhu cầu cấp thiết của những người có công như vấn đề về tăng mức trợ cấp; quan tâm đến dạy

nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh;

tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công tiêu biểu trong

lao động, học tập, trong sản xuất, kinh doanh và trong các hoạt động văn hóa, xã hội. Trên cơ sở

sự hệ thống hóa, những sửa đổi, bổ sung pháp luật ưu đãi người có công, tổng kết việc thực hiện

pháp luật ưu đãi người có công tiến tới xây dựng và ban hành Luật Ưu đãi người có công ở Việt

Nam.

References

các Văn bản, nghị quyết của Đảng

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương

khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

các văn bản pháp luật của nhà nước

2. Chính phủ (1994), Nghị định số 167/1994/NĐ-CP ngày 20/10 về việc thi hành Pháp lệnh

Quy định danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi

người có công với cách mạng, Hà Nội.

4. Chính phủ (2007), Nghị định số 16/2007/NĐ-CP quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

và thăm viếng mộ liệt sĩ; xây dựng, nâng cấp, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng

niệm, bia ghi tên liệt sĩ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, chăm sóc,

giữ gìn các công trình liệt sĩ (công trình ghi công liệt sĩ), Hà Nội.

5. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12 hướng dẫn thi hành một số

điều Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

6. Chính phủ (2008), Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13// hướng dẫn thi hành Pháp lệnh

ưu đãi người có công với cách mạng (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23/04 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu

đãi đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.

8. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

9. Quốc hội (2001), Hiến pháp (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

10. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

11. ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh Quy định danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh

hùng, Hà Nội.

12. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Hà

Nội.

13. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Sửa

đổi, bổ sung), Hà Nội.

các tài liệu tham khảo khác

14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày

16/01 bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày

26/7/2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với

cách mạng, Hà Nội.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Quyết định số 21/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày

20/8 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Quy chế sử

dụng và kinh phí tiếp đón, thăm hỏi, tặng quà và hỗ trợ tiền ăn, tàu xe đối với người có

công với cách mạng, Hà Nội.

16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày

15/11 hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng,

Hà Nội.

17. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2008), Thông tư liên tịch số

01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01 hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân

nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ, Hà Nội.

18. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế (2007), Thông tư liên tịch số

06/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 12/4 hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch

số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc

sức khỏe đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.

19. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính (2006), Thông tư

liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11 hướng dẫn về chế độ

ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với các mạng và con của họ,

Hà Nội.

20. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên

tịch số 07/2007/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BNV ngày 04/05 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ,

thương binh, người hưởng chính sách như thương binh ở địa bạn có điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn, Hà Nội.

21. Bộ Quốc phòng (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BQP ngày 24/7 hướng dẫn thực hiện chế

độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng đối

với người có công với cách mạng đang công tác trong quân đội, Hà Nội.

22. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp

luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Đình Liêu (1996), Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam, Luận án

phó Tiến sĩ khoa học Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Đình Liêu (2002), "Trợ cấp ưu đãi xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam", Khoa

học (Kinh tế - Luật), (1), 15 - 18.

26. Lưu Bình Nhưỡng (2004), "Những nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội", Luật học, (5), tr.

37-41.

27. Nguyễn Hiền Phương (2004), "Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội", Luật học, (1), tr.

39-45.

28. Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã hội Việt Nam - chương

trình đào tạo sau đại học.

29. Phạm Công Trứ (2004), "Luật an sinh xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam", Nhà nước

và pháp luật, (1), tr. 42-51.

30. Trường Đại học Lao động - Xã hội (2007), Giáo trình ưu đãi xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà

Nội.

31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật an sinh xã hội, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

32. Dương Đức Tuấn (2006), Những quy định mới về chế độ ưu đãi người có công với cách

mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

33. ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2007), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật

ưu đãi người có công với cách mạng 1997-2007, Đà Nẵng.

34. ủy ban nhân nhân quận Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng (2007), Tài liệu công tác triển khai

các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thương binh - liệt sĩ, Đà Nẵng.

các bài báo từ các trang web

35. Nguyễn Hữu Dũng (2008), "Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta", http://www.tapchicongsan.org.vn.

36. Nguyễn Thị Hằng (2007), "Ưu đãi người có công với các mạng một chính sách lớn của Đảng

và Nhà nước ta", http://www.tapchicongsan.org.vn.