8
ĐẠI BIU NHÂN DÂN TÒA SON: 37 HÙNG VƯƠNG - HÀ NI * ĐT: 08046090 - 08046231 * FAX: 08046659 * THƯ ĐIN T: [email protected] * www.daibieunhandan.vn TING NÓI CA QUC HI DIN ĐÀN CA ĐẠI BIU QUC HI, HI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ CTRI Ngày 21 - 8 - 2018 S233 (5271) Thba LIÊN KT ĐẠI HC - DOANH NGHI P Nguyên tc bình thông nhau CI CÁCH TI N TVENEZUELA Bình n hay hn lon? Gi i ta bi kch bng ni m tin và lòng nhân ái Tr.5 Tr.8 Tr.8 CHÀO M NG K NI M 73 N Ă M CÁCH M NG THÁNG TÁM VÀ QU C KHÁNH 2.9 Kni m trng th130 năm ngày sinh Chtch Tôn Đức Thng Thường trc Ban Bí thư Trn Quc Vượng thăm Trung Quc * Tng Bí thư, Chtch Trung Quc Tp Cn Bình tiếp Chtch Nước Trn Đại Quang dlknim ti An Giang nh: Nhan Sáng Chtch Quc hi Nguyn ThKim Ngân dlknim do Văn phòng Quc hi tchc nh: Lâm Hin Tng Bí thư, Chtch Trung Quc Tp Cn Bình tiếp Thường trc Ban Bí thư Trn Quc Vượng nh: Lương Anh Tun Phó Chtch Quc hi Uông Chu Lưu dHi tho Vai trò ca Quc hi trong hot động đối ngoi ca Nhà nước Phó Chtch Quc hi Uông Chu Lưu dhi tho Chiu 20.8, Đoàn công tác ca y ban Văn hóa, Giáo dc, TN, TN và NĐ đã làm vic vi SVăn hóa và Ththao TP HChí Minh vvic thi hành Pháp lnh Thư vin. Báo cáo vi Đoàn, đại din SVăn hóa và Ththao TP HChí Minh cho biết, vic thc hin các chính sách, pháp lut liên quan đến ngành thư vin đã khng định vai trò không ththiếu ca thư vin trong công cuc xây dng và phát trin đất nước. Thi gian qua, hthng thư vin công cng đã phkhp trên địa bàn thành ph; trên 600 đim đọc sách ti các xã, phường; 80% sthư vin trường tiu hc đạt chun tiên tiến, 276 thư vin trường THCS và 173 trường THPT đạt chun thư vin tiên tiến và xut sc. (Xem tiếp trang 7) * Chtch Nước Trn Đại Quang dlknim ti An Giang, Chtch Quc hi Nguyn ThKim Ngân dlknim do Văn phòng Quc hi tchc Thc hin chương trình giám sát vic thc hin Nghquyết 112/2015/QH13 ngày 27.11.2015 ca Quc hi vtăng cường công tác qun lý đất đai có ngun gc tnông trường, lâm trường quc doanh do các công ty nông nghip, công ty lâm nghip, ban qun lý rng và các tchc, hgia đình, cá nhân sdng, ngày 20.8, Đoàn giám sát ca Hi đồng Dân tc đã có các cuc làm vic ti huyn Cư M’gar và Krông Pk, Đắk Lk. Báo cáo ca UBND huyn Cư M’gar cho thy, trước khi thc hin Nghquyết 112, din tích đất có ngun gc đất nông trường, lâm trường ca huyn là 19.311,6ha, chiếm 23,43% tng din tích tnhiên toàn huyn. (Xem tiếp trang 7) Hi đồng Dân tc giám sát ti Đắk Lk Giám sát vic thi hành Pháp lnh Thư vin DÁN LUT HÀNH CHÍNH CÔNG Xóa bnhng quy định “na vi” Để gii quyết được nhng vướng mc vcác thtc hành chính (TTHC), mt trong nhng yêu cu đặt ra đối vi dán Lut Hành chính công là cn quy định rõ các TTHC. Đồng thi, xóa bđược quy định TTHC kiu “na vi” làm khó người dân và doanh nghip. Đây là ý kiến đưa ra ti Hi nghtng kết, đánh giá thc hin chính sách, pháp lut liên quan đến ni dung dán Lut Hành chính công do Ban son tho dán Lut tchc va qua. (Xem trang 3) Gn na nhim kHĐND các cp đã đi qua, cũng ngn y thi gian Lut Tchc Chính quyn địa phương và Lut Hot động giám sát ca QH và HĐND có hiu lc. Vi ưu thế vtrí, vai trò ca HĐND được nâng cao, tchc bmáy hoàn thin, chc năng, nhim vđầy đủ, nhưng đâu đó, Thường trc HĐND chưa thc hin hết trách nhim, quyn hn ca mình đã được quy định trong lut, chưa đáp ng kvng ca ctri. (Xem trang 4) C hriêng Hà Ni đã có 383 dán chm tiến độ, trong đó có nhng dán chm ti cchc năm! Chtch UBND TP Hà Ni Nguyn Đức Chung kiên quyết công khai 47 dán quá trì tr, buc phi thu hi. Nếu thng kê TP HChí Minh và các tnh thành khác thì các dán treo, chslà bao nhiêu? Khai thác tim năng tni lc, nhưng khai thác cách gì, hiu quđến đâu, nhng gì là bt cp...? Tim năng ni lc đâu khác chính là đất đai, con người, tài nguyên khoáng sn, hơn thế là tư duy, chiến lược và cách làm để phát huy hiu qumt cách tt nht. Tiếc rng nhng gì làm li không được như mong mun. Nhìn vào nhng “góc khut” làm phát sinh quá nhiu dán treo, chli tnhng ký tá, phê duyt để li tnhng nhim ktrước. Mt thi các b, ngành, địa phương thi nhau mdán, giao đất cho các chđầu tư nhưng thiếu kim soát cht ch. Nhiu chđầu tư “mượn uy”, tnhn lm bc, nhiu tin, di dào quan h, thâu tóm đất vàng, bbin bc... nhưng vn mng, cng vi tâm lý ăn xi, thiếu kinh nghim và tm chiến lược quá non nên dán treo lũ lượt ra đời cùng vi tư duy nhim k. (Xem tiếp trang 2) HOT ĐỘNG CA THƯỜNG TRC HĐND Chưa như kvng TRN ĐÌNH HUNguyên Phó Chtch HĐND tnh Qung Bình GIÁM SÁT VI C THC HI N NGHQUYT 112/2015/QH13 CA QUC HI Nên giao cho địa phương din tích đất không hiu quđã được chính quyn và ngành chc năng đo đạc, bàn giao, nhưng công tác qun lý đất đai ca các công ty nông, lâm nghip còn hn chế. Vic sdng, khai thác kém hiu qu. Mt scông ty đang trong tình trng phá sn nhưng vn khư khư “giđất”. Nếu các công ty nông, lâm nghip qun lý, khai thác sdng không hiu quthì cn bàn giao vđịa phương để thành lp khu tái định cư, hoc giao đất cho dân sn xut. (Xem trang 3) Góc khut dán“treo, ch”! ĐĂNG QUANG Sa đổi toàn din Lut Đầu tư công Sau khi phi hp vi các b, ngành và địa phương rà soát, BKế hoch và Đầu tư đã chra 18 nhóm vn đề chính sách vướng mc ca Lut Đầu tư công và đề xut hướng sa đổi. Do phm vi, ni dung sa đổi, bsung ca dtho Lut được mrng, BKế hoch Đầu tư va đề xut Chính phxem xét, quyết định, cho phép chuyn hình thc trình dán Lut thành Lut Đầu tư công (sa đổi)”. (Xem trang 5) Còn dư địa đổi mi Tđầu nhim kKhóa XIV đến nay, QH đã có mt sci tiến vphương thc tiến hành các phiên cht vn và trli cht vn, tho lun trên hi trường, được ctri, nhân dân đánh giá cao. Không dng nhng đổi mi này, dtho Đề án tiếp tc đổi mi, nâng cao cht lượng, hiu quhot động ca QH Khóa XIV đã được xây dng vi nhiu đề xut thiết thc. (Xem trang 3) (Xem tin trang 2) (Xem tin trang 2) (Xem tin trang 2) DTHO ĐỀ ÁN TI P TC ĐỔI MI, NÂNG CAO CHT LƯỢNG, HI U QUHOT ĐỘNG CA QH KHÓA XIV

ĐẠI BIỂU - daibieunhandan.vndaibieunhandan.vn/ONA_BDT/BaoIn/2018/233/233.pdf · Báo cáo với Đoàn, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết,

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI BIỂU

NHÂN DÂNTÒA SOẠN: 37 HÙNG VƯƠNG - HÀ NỘI * ĐT: 08046090 - 08046231 * FAX: 08046659 * THƯ ĐIỆN TỬ: [email protected] * www.daibieunhandan.vn

TIẾNG NÓI CỦA QUỐC HỘIDIỄN ĐÀN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI,HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ CỬ TRI

Ngày 21 - 8 - 2018Số 233 (5271)Thứ ba

LIÊN KẾT ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP

Nguyên tắc bình thông nhauCẢI CÁCH TIỀN TỆ Ở VENEZUELA

Bình ổn hay hỗn loạn?Giải tỏa bi kịch bằng niềm tin và lòng nhân ái

Tr.5 Tr.8 Tr.8

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 73 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2.9

Kỷ niệm trọng thể 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượngthăm Trung Quốc* Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang dự lễ kỷ niệm tại An GiangẢnh: Nhan Sáng

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ kỷ niệm do Văn phòng Quốc hội tổ chứcẢnh: Lâm Hiển

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng Ảnh: Lương Anh Tuấn

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự Hội thảoVai trò của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại của Nhà nước

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự hội thảo

Chiều 20.8, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TNvà NĐ đã làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh vềviệc thi hành Pháp lệnh Thư viện.

Báo cáo với Đoàn, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ ChíMinh cho biết, việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đếnngành thư viện đã khẳng định vai trò không thể thiếu của thư việntrong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thời gian qua, hệthống thư viện công cộng đã phủ khắp trên địa bàn thành phố; trên 600điểm đọc sách tại các xã, phường; 80% số thư viện trường tiểu học đạtchuẩn tiên tiến, 276 thư viện trường THCS và 173 trường THPT đạtchuẩn thư viện tiên tiến và xuất sắc. (Xem tiếp trang 7)

* Chủ tịch Nước Trần Đại Quang dự lễ kỷ niệm tại An Giang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ kỷ niệm do Văn phòng Quốc hội tổ chức

Thực hiện chương trình giám sát việc thực hiện Nghị quyết112/2015/QH13 ngày 27.11.2015 của Quốc hội về tăng cườngcông tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trườngquốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, banquản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, ngày20.8, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc đã có các cuộc làm việctại huyện Cư M’gar và Krông Pắk, Đắk Lắk. Báo cáo của UBNDhuyện Cư M’gar cho thấy, trước khi thực hiện Nghị quyết 112, diện tíchđất có nguồn gốc đất nông trường, lâm trường của huyện là 19.311,6ha,chiếm 23,43% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. (Xem tiếp trang 7)

Hội đồng Dân tộc giám sát tại Đắk Lắk

Giám sát việc thi hành Pháp lệnh Thư viện DỰ ÁN LUẬT HÀNH CHÍNH CÔNG

Xóa bỏ những quy định “nửa vời”Để giải quyết được những vướng mắc về các thủ tục hành chính (TTHC), một trong những yêu cầu đặtra đối với dự án Luật Hành chính công là cần quy định rõ các TTHC. Đồng thời, xóa bỏ được quy định TTHCkiểu “nửa vời” làm khó người dân và doanh nghiệp. Đây là ý kiến đưa ra tại Hội nghị tổng kết, đánh giáthực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến nội dung dự án Luật Hành chính công do Ban soạn thảodự án Luật tổ chức vừa qua. (Xem trang 3)

Gần nửa nhiệm kỳ HĐND các cấp đã đi qua, cũng ngần ấy thời gianLuật Tổ chức Chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sátcủa QH và HĐND có hiệu lực. Với ưu thế vị trí, vai trò của HĐND đượcnâng cao, tổ chức bộ máy hoàn thiện, chức năng, nhiệm vụ đầy đủ,nhưng đâu đó, Thường trực HĐND chưa thực hiện hết trách nhiệm,quyền hạn của mình đã được quy định trong luật, chưa đáp ứng kỳvọng của cử tri. (Xem trang 4)

Chỉ riêng Hà Nội đã có 383 dự án chậm tiến độ,trong đó có những dự án chậm tới cả chục năm!Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

kiên quyết công khai 47 dự án quá trì trệ, buộc phải thuhồi. Nếu thống kê ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thànhkhác thì các dự án treo, chờ sẽ là bao nhiêu?

Khai thác tiềm năng từ nội lực, nhưng khai tháccách gì, hiệu quả đến đâu, những gì là bất cập...? Tiềmnăng nội lực đâu khác chính là đất đai, con người, tàinguyên khoáng sản, hơn thế là tư duy, chiến lược vàcách làm để phát huy hiệu quả một cách tốt nhất. Tiếcrằng những gì làm lại không được như mong muốn.

Nhìn vào những “góc khuất” làm phát sinh quánhiều dự án treo, chờ lại từ những ký tá, phê duyệt đểlại từ những nhiệm kỳ trước. Một thời các bộ, ngành,địa phương thi nhau mở dự án, giao đất cho các chủđầu tư nhưng thiếu kiểm soát chặt chẽ. Nhiều chủ đầutư “mượn uy”, tự nhận lắm bạc, nhiều tiền, dồi dàoquan hệ, thâu tóm đất vàng, bờ biển bạc... nhưng vốnmỏng, cộng với tâm lý ăn xổi, thiếu kinh nghiệm và tầmchiến lược quá non nên dự án treo lũ lượt ra đời cùngvới tư duy nhiệm kỳ. (Xem tiếp trang 2)

HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND

Chưa như kỳ vọng! TRẦN ĐÌNH HUỀNguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình

GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 112/2015/QH13 CỦA QUỐC HỘI

Nên giao cho địa phươngdiện tích đất không hiệu quảDù đã được chính quyền và ngành chức năng đo đạc, bàn giao,nhưng công tác quản lý đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp cònhạn chế. Việc sử dụng, khai thác kém hiệu quả. Một số công ty đangtrong tình trạng phá sản nhưng vẫn khư khư “giữ đất”. Nếu các côngty nông, lâm nghiệp quản lý, khai thác sử dụng không hiệu quả thìcần bàn giao về địa phương để thành lập khu tái định cư, hoặc giaođất cho dân sản xuất. (Xem trang 3)

Góc khuất dự án“treo, chờ”!! ĐĂNG QUANG

Sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư côngSau khi phối hợp với các bộ,

ngành và địa phương ràsoát, Bộ Kế hoạch và Đầu tưđã chỉ ra 18 nhóm vấn đề

chính sách vướng mắc củaLuật Đầu tư công và đềxuất hướng sửa đổi. Do

phạm vi, nội dung sửa đổi,bổ sung của dự thảo Luật

được mở rộng, Bộ Kế hoạchvà Đầu tư vừa đề xuất

Chính phủ xem xét, quyếtđịnh, cho phép chuyển

hình thức trình dự án Luậtthành Luật Đầu tư công

(sửa đổi)”.(Xem trang 5)

Còn dư địa đổi mới Từ đầu nhiệm kỳ Khóa XIV đến nay, QH đã có một số cải tiến về phương thức tiến hành các phiên chấtvấn và trả lời chất vấn, thảo luận trên hội trường, được cử tri, nhân dân đánh giá cao. Không dừng ởnhững đổi mới này, dự thảo Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QHKhóa XIV đã được xây dựng với nhiều đề xuất thiết thực. (Xem trang 3)

(Xem tin trang 2) (Xem tin trang 2)

(Xem tin trang 2)

DỰ THẢO ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QH KHÓA XIV

Số 233 21 - 8 - 2018 tin tức - sự kiện ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Sáng 20.8, tại Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng,TP Long Xuyên, An Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBNDtỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 nămNgày sinh Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng (20.8.1888- 20.8.2018) - người cộng sản kiên cường, nhà lãnhđạo mẫu mực, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủtịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người con ưu tú của quêhương An Giang giàu truyền thống yêu nước và cáchmạng, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộngsản và công nhân quốc tế.

Dự Lễ kỷ niệm có Chủ tịch Nước Trần ĐạiQuang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn TấnDũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh;Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng;Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH UôngChu Lưu; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhànước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đại biểulãnh đạo các ban, bộ, ngành, Trung ương và địaphương; đại biểu lão thành cách mạng, các Mẹ ViệtNam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhândân, Anh hùng Lao động; các vị nhân sĩ, trí thức, tôngiáo, dân tộc; đại diện thân tộc Chủ tịch nước TônĐức Thắng, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dântỉnh An Giang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đọc Diễn văn Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Nước Trần ĐạiQuang đã ôn lại thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạtđộng cách mạng của Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng.

Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng sinh ngày20.8.1888 tại Cù lao Ông Hổ, thuộc làng An Hòa, tổngĐịnh Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ HòaHưng, TP Long Xuyên, An Giang). Sinh ra và lớn lêntrong truyền thống yêu nước, nhân ái của gia đình, quêhương và dân tộc, từ thuở niên thiếu, đồng chí TônĐức Thắng đã tận mắt chứng kiến những tội ác dã mancủa thực dân Pháp xâm lược đối với nhân dân ta. Cácphong trào yêu nước do Trương Định, Nguyễn TrungTrực, Thủ Khoa Huân… lãnh đạo nhân dân Nam Bộvùng lên khởi nghĩa, chống áp bức, bóc lột đã khơi dậylòng yêu nước, thương dân, nỗi đau của người dân mấtnước trong tâm tư, tình cảm của đồng chí Tôn Đức

Thắng. Đồng chí Tôn Đức Thắng đã sớm giác ngộcách mạng, tham gia phong trào yêu nước chống thựcdân Pháp.

Những năm tháng tuổi trẻ bôn ba ở nước ngoài,hoạt động trong phong trào công nhân, công đoànPháp, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia cuộc nổidậy của Hải quân Pháp ở Biển Đen, ủng hộ Cách mạngTháng Mười Nga vĩ đại, góp phần bảo vệ Nhà nướcXHCN đầu tiên trên thế giới...

Cách mạng Tháng Tám thành công, từ lao tù trởvề, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia ngay vàocuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,được phân công tham gia Xứ ủy Nam Bộ và sau đóđược Đảng, Nhà nước tin tưởng giao đảm nhiệm nhiềutrọng trách. Ở bất cứ cương vị nào, đồng chí Tôn ĐứcThắng luôn nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thầnyêu nước, ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường, lòngtrung thành, tận tụy, đạo đức cách mạng trong sáng,tích cực góp phần cùng tập thể Ban Chấp hành Trungương Đảng, QH, Chính phủ, Ủy ban Trung ươngMTTQ Việt Nam lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toànquân ta tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổquốc. Đồng chí Tôn Đức Thắng là “đại thụ” trong rừngcây đại đoàn kết toàn dân tộc, tiêu biểu cho chính sáchđại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Với những công lao, đóng góp to lớn đối với cáchmạng Việt Nam, phong trào bảo vệ hòa bình thế giớivà sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, Chủtịch nước Tôn Đức Thắng vinh dự là người đầu tiênđược Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chươngSao Vàng cao quý; Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao LiênXô tặng thưởng Huân chương Lênin; Ủy ban Giảithưởng quốc tế tặng Giải thưởng Lênin “Vì hòa bìnhvà hữu nghị giữa các dân tộc”; cùng nhiều phầnthưởng, danh hiệu cao quý khác.

Với 92 tuổi đời, gần 70 năm liên tục hoạt độngcách mạng, 27 năm liên tục làm Chủ tịch Mặt trận LiênViệt và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,hơn 10 năm trên cương vị Chủ tịch Nước, cuộc đời vàsự nghiệp của Bác Tôn là một tấm gương sáng ngời vềlòng yêu nước; sự trung thành, tận tụy với sự nghiệpcách mạng; tinh thần anh dũng, bất khuất; đức tính

khiêm tốn, giản dị; tình thương yêu đồng chí, đồngbào; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoànkết quốc tế vô sản.

Chủ tịch Nước Trần Đại Quang khẳng định: Cuộcđời và sự nghiệp cách mạng cao đẹp của Chủ tịch TônĐức Thắng thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên hôm nayluôn nêu cao ý chí cách mạng kiên cường, khôngngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạođức cách mạng; suốt đời học tập, nâng cao trình độ,năng lực hoạt động thực tiễn; luôn đặt lợi ích củaĐảng, của cách mạng và nhân dân lên trên lợi ích cánhân, sẵn sàng cống hiến, chiến đấu, hy sinh vì sựnghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

“Chúng ta nguyện tiếp tục phấn đấu thực hiệnthành công mong muốn của Bác Hồ và Bác Tôn kínhyêu, quyết tâm xây dựng Đảng và Nhà nước ta thật sựtrong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc và dân chủ XHCN; đẩy mạnh toàndiện, đồng bộ công cuộc đổi mới; giữ vững môi trườnghòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc;phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi mụctiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”, Chủtịch Nước nhấn mạnh.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cácdân tộc tỉnh An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang VõThị Ánh Xuân xúc động, trên vùng đất giàu truyềnthống cách mạng, Đảng bộ, nhân dân tỉnh An Giang rấtđỗi tự hào về tấm gương sáng ngời của nhà lãnh đạotiên phong của Đảng và Nhà nước ta - Chủ tịch TônĐức Thắng. Một con người thể hiện đầy đủ khí chấthào sảng của người dân vùng đất Nam Bộ, kết hợp vớiý chí quật cường, kiên trung và tinh thần yêu nước,thương dân nồng nàn của người chiến sĩ cộng sản, vịlãnh đạo kính mến của dân tộc.

Cả cuộc đời 92 năm - từ lúc sinh ra đến khi trở vềvới đất mẹ - Bác Tôn có không đầy 20 năm sinh sống,gắn bó với quê nhà. Hơn 70 năm cống hiến cho cáchmạng, chỉ có ba lần Bác Tôn chính thức được về thămmiền quê nghèo Cù lao Ông Hổ, đó là sau sự kiện phảnchiến ở Biển Đen năm 1919; sau Cách mạng Tháng

Tám năm 1945, khi Bác Tôn ra khỏi nhà tù Côn Đảovà sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thốngnhất đất nước. Giữ cương vị lãnh đạo với biết baotrọng trách, bộn bề việc nước, việc dân nhưng tronglòng Bác Tôn, tình yêu và nỗi nhớ quê hương xứ sởvẫn luôn da diết khôn nguôi.

Nhân dịp này, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cùnglãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ,ban, ngành, Trung ương và tỉnh An Giang đã tham dựLễ dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Chủ tịch NướcTôn Đức Thắng tại Khu Lưu niệm Chủ tịch Nước TônĐức Thắng ở Cù lao Ông Hổ.

+ Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, Văn phòngQuốc hội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinhChủ tịch Tôn Đức Thắng (20.8.1888 - 20.8.2018).

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn QH, Chủtịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tới dự.

Cùng dự có: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyênChủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Trung ươngĐảng, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển; các Ủyviên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH; Thườngtrực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH và cán bộ,đảng viên, người lao động cơ quan VPQH.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Ủy viên Trung ươngĐảng, Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm VPQH NguyễnHạnh Phúc đã ôn lại những nét chính về thân thế, sựnghiệp và những đóng góp to lớn của Chủ tịch Nước,Trưởng ban Thường trực QH Tôn Đức Thắng đối vớisự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm VPQH NguyễnHạnh Phúc nhấn mạnh, Lễ kỷ niệm là dịp để cán bộ,đảng viên, người lao động cơ quan VPQH bày tỏ sựkính trọng, lòng biết ơn sâu sắc với Chủ tịch Tôn ĐứcThắng - một chiến sĩ cách mạng kiên cường, mộtngười bạn chiến đấu thân thiết, lâu năm của Chủ tịchHồ Chí Minh; người chiến sĩ hết sức trung thành củaphong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhàlãnh đạo mẫu mực của Đảng, của dân tộc ta đã hiếndâng cả cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, độc lập dântộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên tại làngAn Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là

xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh AnGiang - một vùng quê giàu truyền thống yêu nước,cách mạng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người tổ chứcvà lãnh đạo Công hội bí mật đầu tiên của giai cấp côngnhân Việt Nam năm 1920, là một trong những ngườilãnh đạo chủ chốt cuộc bãi công của công nhân Ba Sonnăm 1925 - sự kiện quan trọng đánh dấu bước pháttriển về chất của phong trào công nhân nước ta.

Với 92 tuổi đời, gần 70 năm liên tục hoạt độngcách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã có nhiều cônglao, đóng góp to lớn, góp phần cùng Trung ương Đảng,Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toànquân ta tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giảiphóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc đời và sự nghiệp cáchmạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sángngời về lòng yêu nước; sự trung thành, tận tụy với sựnghiệp cách mạng; tinh thần anh dũng, bất khuất; đứctính khiêm tốn, giản dị; tình thương yêu đồng chí,đồng bào; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và tìnhđoàn kết quốc tế vô sản.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là ĐBQH liên tục từKhóa I đến Khóa VI. Đặc biệt, từ năm 1946, đồng chíTôn Đức Thắng đã được bầu làm Phó Trưởng banThường trực QH; năm 1948 là quyền Trưởng banThường trực QH và từ năm 1955 - 1960, là Trưởngban Thường trực QH. Đồng chí Tôn Đức Thắng làngười đầu tiên được QH và Chủ tịch Hồ Chí Minhtrao tặng Huân chương Sao Vàng - huân chương caoquý nhất của Nhà nước ta cùng nhiều phần thưởngcao quý khác.

Tiếp đó, các đại biểu đã nghe nguyên Viện trưởngViện Lịch sử Đảng Nguyễn Trọng Phúc nói chuyệnchuyên đề, trao đổi và làm rõ hơn về cuộc đời, thânthế, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của Chủ tịchTôn Đức Thắng, đặc biệt là trong thời gian Chủ tịchTôn Đức Thắng giữ cương vị Trưởng ban Thường trựcQH, qua đó giúp cho cán bộ, đảng viên, người laođộng cơ quan VPQH tiếp tục học tập, làm theo tấmgương mẫu mực về đạo đức cách mạng của Chủ tịchTôn Đức Thắng.

+ Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, Lãnh đạo QH vàcác đại biểu đã tham quan triển lãm ảnh về Chủ tịchTôn Đức Thắng tại Nhà Quốc hội; xem phim tài liệuvề “Người Cộng sản Tôn Đức Thắng”.

PHẠM THÚY - TTXVN

Chiều 20.8, tại Cần Thơ, dưới sự chủ trìcủa Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệmỦy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, Ủyban Đối ngoại phối hợp với Viện KAS -Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổchức Hội thảo Vai trò của QH trong hoạtđộng đối ngoại của Nhà nước.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịchQH Uông Chu Lưu tới dự và phát biểu.

Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhànước ta những năm qua đã đạt nhiều thànhtựu, vừa đóng góp cho hòa bình, ổn định,phát triển vừa nâng cao vị thế, uy tín củaViệt Nam trong khu vực và trên thế giới.Quan hệ giữa QH nước ta với Nghị viện cácnước tiếp tục được duy trì và thúc đẩy theođúng định hướng chiến lược đối ngoại củađất nước trên cả hai bình diện song phươngvà đa phương. Tuy nhiên, gần đây các nướclớn liên tục điều chỉnh chính sách tác độngmạnh đến cục diện quốc tế và khu vực châuÁ - Thái Bình Dương. Những thay đổi nàytạo ra nhiều cơ hội mới nhưng kèm theo đócũng xuất hiện nhiều bất lợi, thách thức đếnnền kinh tế nước ta.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng gópnhiều ý kiến quý báu cho hoạt động đốingoại, xoay quanh những vấn đề thời sự vàquan trọng như: Chính sách đối ngoại và sựtham gia của nghị viện, kinh nghiệm từNghị viện châu Âu (EP); ngoại giao nghịviện, những thuận lợi và thách thức với ViệtNam; vai trò của nghị viện trong triển khaichính sách đối ngoại Nhà nước tại một sốquốc gia; xu hướng phát triển của chính trịquốc tế...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch QHUông Chu Lưu nêu rõ, với vị trí là cơ quanđại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan

quyền lực Nhà nước cao nhất, QH quyếtđịnh các chính sách cơ bản về đối nội, đốingoại của Nhà nước. Hoạt động đối ngoạicủa QH có vai trò quan trọng trong ngoạigiao Nhà nước, đóng góp tích cực, hiệu quảvào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triểnđất nước; góp phần tăng cường quan hệ hữunghị hợp tác giữa QH và nhân dân Việt Namvới QH và nhân dân các nước.

Phó Chủ tịch QH nêu rõ, trong bối cảnhtình hình thế giới và khu vực chuyển biếnnhanh chóng và phức tạp, vai trò của QHtrong hoạt động đối ngoại của Nhà nướcngày càng có ý nghĩa. QH quyết định cácchính sách lớn về đối ngoại như tham giacác tổ chức quốc tế, phê chuẩn các điều ướcquốc tế đặc biệt quan trọng. Giám sát việcthực thi các điều ước quốc tế mà Việt Namlà thành viên, thực hiện các chính sách cơbản về đối ngoại và quyết định phân bổngân sách cho toàn bộ công tác đối ngoại,qua đó góp phần thúc đẩy công tác đốingoại của Nhà nước.

Trong nhiều năm qua, công tác đối ngoạicủa Nhà nước Việt Nam đã góp phần giữvững được môi trường hòa bình, ổn định,thuận lợi cho phát triển đất nước; góp phầnthực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xãhội; giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ,biển đảo của Tổ quốc; nâng cao vị thế quốctế của nước ta. Hoạt động đối ngoại đaphương đã được nâng tầm từ “tham gia tíchcực” lên “chủ động đóng góp xây dựng,định hình luật chơi chung”, bảo vệ và thúcđẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về anninh, phát triển của Việt Nam, đồng thời thểhiện tinh thần là “thành viên có trách nhiệmtrong cộng đồng quốc tế”. Nhấn mạnh điềunày, Phó Chủ tịch QH khẳng định, trong kết

quả chung đó, hoạt động đối ngoại của QHđã trở thành một bộ phận không thể tách rờitrong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhànước, hỗ trợ tích cực cho ngoại giao nhànước và bổ sung cho ngoại giao nhân dân,góp phần quan trọng vào việc thực thi hiệuquả đường lối chính sách đối ngoại của ViệtNam, đặc biệt trong công cuộc đổi mới toàndiện và tiến trình tích cực, chủ động hộinhập quốc tế của đất nước.

Phó Chủ tịch QH cho rằng, bên cạnh cáckết quả đạt được, việc triển khai công tác đốingoại của QH còn gặp những khó khăn, trởngại như vấn đề nhân lực, công tác nghiêncứu chiến lược, dự báo tình hình chưa đượcnhư mong muốn; nhận thức toàn diện vàchiến lược về công tác đối ngoại đa phươngnghị viện có mặt còn hạn chế; đội ngũ đạibiểu, cán bộ tham gia các hoạt động ngoạigiao nghị viện còn khiêm tốn…

Để nâng cao và phát huy tốt hơn nữa vaitrò tích cực của QH trong hoạt động đốingoại của Nhà nước, Phó Chủ tịch QH đềnghị các đại biểu tập trung thảo luận về diễnbiến tình hình thế giới và khu vực trong thờigian qua, những thuận lợi, khó khăn vàthách thức với hoạt động đối ngoại ViệtNam. Đồng thời, làm rõ vai trò của QH trênphương diện đối ngoại song phương, đaphương, lập pháp và giám sát; xu hướngphát triển của ngoại giao nghị viện trongthời gian tới và khuyến nghị những giảipháp nhằm tăng cường vai trò của Nghị việntrong các hoạt động đối ngoại của Nhànước; chia sẻ kinh nghiệm giữa các ĐBQHViệt Nam và các chuyên gia trong nước,quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Canada, Liên minhchâu Âu.

Tin và ảnh: CÔNG TRÀNG - HOÀNG ANH

Kỷ niệm trọng thể 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Nhiều vị được trao quyền là tính ngay đến việcmở dự án mới. Chính tư duy chụp giật này đã dẫnđến mối quan hệ với những doanh nghiệp chuyêntìm cách đánh đổi tiền bạc, vật chất lấy ô dù đểđược nhận dự án. Kẻ nghèo đi, người phất lên cũngtừ những mua bán, chuyển nhượng các dự án “giờiơi” từ tư duy làm kinh tế chụp giật.

Đất đai là nguồn lực của quốc gia, nhưngquản lý và sử dụng thế nào cho hiệu quả lại đangđặt ra nhiều suy nghĩ. Để phục vụ quá trình pháttriển của đất nước, rõ ràng đất nông nghiệp phảisan sẻ cho cho xây dựng các khu công nghiệp, đôthị và mở mang du lịch, dịch vụ. Tuy vậy, tỉnhthành nào cũng có những dự án tai tiếng về treo -chờ, phá vỡ quy hoạch chung. Không ít dự ánphải thay đổi mục đích sử dụng đất, chả thiếuchuyện nhà đầu tư này sang tay dự án cho nhàđầu tư khác, nhưng tình trạng treo - chờ vẫn cứkéo dài. Đó chính là lỗ hổng, yếu kém trong thuhút, vẫy gọi đầu tư.

Đóng góp cho kinh tế của các doanh nghiệpFDI là rất lớn, nhưng nhìn xem có bao nhiêudoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chuẩn chỉ, nộpthuế đầy đủ? Né thuế, trốn thuế, chuyển giá... thếnhưng các doanh nghiệp này vẫn sử dụng nhàxưởng, kho tàng trên những diện tích đâu có nhỏ.Các Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính... phải thiếtkế chính sách thu hút đầu tư gắn với những cam kết

về sử dụng đất đai. Chúng ta đã quá “rộng tay”,giao quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng cho doanhnghiệp mà thiếu đi những cam kết ràng buộc.

Trách nhiệm quy cho ai trong “vấn nạn” treo -chờ? Trong thể chế, cơ chế chung chung, bộ nàymột chút, ngành kia một ít đâu dễ ai dung cảm.Treo - chờ từ các dự án nhiều nhiệm kỳ trước đểlại. Treo - chờ lại đẻ thêm cả những dự án mớinhưng chưa biết nguồn vốn từ đâu? Đó chính là lỗhổng lớn trong quản lý, sử dụng đất mà việc chỉnhsửa Luật rất cần nhìn lại.

Vẫn là câu chuyện non tài chính, là căn bệnhthiếu tiền! Nhưng một cái thiếu cần chỉ thẳngchính là tư duy thiếu tầm và căn bệnh phô trương.Tỉnh nào cũng mơ có khu công nghiệp bề thế, cũngước có khu đô thị hoành tráng với công trình này,công trình kia.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều vừa ra “tối hậuthư” với những dự án treo - chờ, kiên quyết côngkhai thu hồi những dự án cả chục năm không độngtĩnh. Đây là việc làm bức bách không thể khác! Đấtđai là nguồn lực sao có thể để lãng phí mãi?

Không thể để diễn mãi “bài ca” buồn như“chuyện dài nhiều tập” về quản lý sử dụng đấtcông lỏng lẻo hiện nay! Góc khuất về buông lỏngquản lý, sử dụng đất công trong cả nước rất cần cómột cuộc tổng rà soát để thu hồi về sử dụng chođúng mục đích!

Kết luận thanh tra của Thanhtra Chính phủ về việc quảnlý nhà nước và thực hiện

pháp luật về thanh tra, tiếp công dân,khiếu nại, tố cáo tại tỉnh Đồng Tháptừ năm 2012 đến tháng 6.2017 chothấy, một số cơ quan, đơn vị chưathực sự quan tâm công tác tiếp côngdân, nhất là khối các sở của tỉnh.Điều đáng nói là, trong suốt thờigian này, có một số nơi, giám đốc sởkhông tiếp công dân ngày nào.

Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõnhững sở, ngành mà lãnh đạo “lười”tiếp dân, đó là Sở Nội vụ, Cục Thuế,Sở Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch… Giám đốc các sở, lãnh đạongành này trong suốt 5,5 nămkhông tiếp công dân ngày nào.

Câu hỏi đặt ra là, phải chăng ởnhững sở, ngành này các chính sáchvà việc thực thi chính sách tốt rồinên người dân không còn ý kiến?

Trong thời gian ấy, lãnh đạo các sở,ngành đã làm gì cho dân? Khôngtham gia tiếp dân thì lãnh đạo làmsao biết được người dân đang khúcmắc điều gì, vấn đề gì đang cầnđược tháo gỡ? Không tiếp dân,không hiểu được tâm tư của ngườidân, không thấy được vướng mắc,thì căn cứ vào đâu để tham mưugiúp việc ban hành chính sách sátvới thực tiễn?.

Bệnh “lười” tiếp công dânkhông còn là câu chuyện của riêngĐồng Tháp. Không ít địa phươngtrước đây như Quảng Nam, NinhThuận… cũng đã được Thanh traChính phủ điểm tên. Điều đó chothấy, việc tiếp công dân chưa đượckhông ít địa phương tuân thủ đúngquy định. Đó là chưa kể, việc thựchiện công tác này vẫn còn nhữngbất cập. Đó là bố trí cán bộ tiếp dânchưa đúng “vai”. Có nơi còn biểuhiện thiếu tinh thần trách nhiệm,

thái độ không đúng mực đối vớingười dân. ĐBQH Ngọ Duy Hiểu(TP Hà Nội) từng chỉ rõ, nhận thứccủa nhiều người đứng đầu cấp ủychính quyền địa phương, nhất là cơsở về công tác tiếp công dân, giảiquyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưađúng, chưa đầy đủ. Có lúc, có nơicòn “khoán trắng” cho cơ quanthanh tra hoặc bộ phận tiếp côngdân. Người đứng đầu chính quyền ởnhiều nơi chưa tiếp dân định kỳ mộttháng một lần theo quy định…Những “lát cắt” này cho thấy, dùLuật Tiếp công dân đã quy định rấtrõ trách nhiệm của những cơ quanvà người đứng đầu cơ quan trongviệc tiếp công dân, nhưng trên thựctế công tác này vẫn chưa được tuânthủ đúng quy định. Để sớm chấm dứt tình trạng

“lười” tiếp công dân cũng như nângcao hiệu quả công tác này, các cấpủy, tổ chức đảng, chính quyền phải

xác định, tiếp công dân là nhiệm vụchính trị quan trọng, thường xuyên,phát huy trách nhiệm của ngườiđứng đầu địa phương, cơ quan. Cáccơ quan nhà nước thực hiện nghiêmchế độ tiếp công dân, bố trí cán bộcó năng lực, trình độ, kinh nghiệm,phẩm chất đảm nhiệm công tác này.Khoảng trống chế tài đối với ngườiđứng đầu đang được coi là nguyênnhân chính dẫn đến hiệu quả tiếpcông dân chưa cao thời gian qua.Do đó, bên cạnh việc “điểm mặt, chỉtên” và công bố rộng rãi danh sáchlãnh đạo, địa phương, cơ quan yếukém trong công tác tiếp dân, đã đếnlúc, cần xây dựng chế tài xử lý đốivới cán bộ thực thi và người đứngđầu khi tiếp công dân. Theo đó, lấyhiệu quả của việc tiếp dân và giảiquyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chíđánh giá năng lực, kết quả công táccủa cán bộ, công chức, người đứngđầu. Chỉ khi có chế tài đủ mạnh,đủ sức răn đe thì bệnh “lười” tiếpdân của lãnh đạo mới không còntái diễn.

HÀ AN

“Lười” tiếp công dân?Góc khuất dự án“treo, chờ”! (Tiếp theo trang 1)

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự Hội thảo Vai trò của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại của Nhà nướcThực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp

cao hai Đảng, hai nước Việt Nam - TrungQuốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trựcBan Bí thư Trần Quốc Vượng thăm TrungQuốc từ ngày 19 - 23.8.

Chiều 20.8, tại Nhà khách Quốc gia ĐiếuNgư Đài ở Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư,Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếpthân mật Thường trực Ban Bí thư Trần QuốcVượng và Đoàn.

Tại buổi tiếp, Thường trực Ban Bí thưTrần Quốc Vượng trân trọng chuyển lờithăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trần ĐạiQuang tới Tổng Bí thư, Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình; chúc mừng Đảng, Nhànước và nhân dân Trung Quốc đã tổ chứcthành công Đại hội XIX và Kỳ họp thứ NhấtNhân đại và Chính Hiệp toàn quốc KhóaXIII. Thường trực Ban Bí thư bày tỏ tintưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồngchí Tập Cận Bình làm hạt nhân, nhân dânTrung Quốc nhất định sẽ giành được nhiềuthành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội và cải cách mởcửa, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựngtoàn diện xã hội khá giả, tiến tới xây dựngTrung Quốc thành cường quốc xã hội chủnghĩa hiện đại giàu mạnh, dân chủ, vănminh, hài hòa, tươi đẹp.

Thường trực Ban Bí thư Trần QuốcVượng cho rằng quan hệ hai Đảng, hai nướcthời gian qua tiếp tục có những phát triển tíchcực trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong năm2017, Lãnh đạo cấp cao nhất của hai Đảng,hai nước lần đầu tiên tiến hành thăm lẫn nhautrong cùng một năm. Việt Nam đánh giá caoviệc Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc TậpCận Bình lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên

thăm cấp Nhà nước và dự Hội nghị cấp caoAPEC 2017 ngay sau Đại hội XIX.

Thường trực Ban Bí thư Trần QuốcVượng đề nghị hai bên thực hiện thật tốt,hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấpcao hai Đảng, hai nước; tiếp tục củng cố,tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng,hai nước thông qua trao đổi, tiếp xúc cấp cao;tăng cường và nâng cao hiệu quả các cơ chếhợp tác giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩyhiệu quả các lĩnh vực hợp tác, giải quyết thỏađáng các vấn đề trên biển, giữ vững đà pháttriển của quan hệ hai nước và môi trường hòabình, ổn định của khu vực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc TậpCận Bình nhiệt liệt hoan nghênh Thường trựcBan Bí thư Trần Quốc Vượng và Đoàn sangthăm Trung Quốc; gửi lời thăm hỏi thân thiếtđến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủtịch Nước Trần Đại Quang và lãnh đạo Đảng,Nhà nước Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịchTrung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ vui mừngtrước những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhànước và nhân dân Việt Nam đã giành đượctrong sự nghiệp đổi mới; tin tưởng rằng nhândân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, sẽ thực hiện thắng lợicác mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đạihội XII đề ra, giành nhiều thành tựu to lớnhơn nữa trong sự nghiệp đổi mới và xây dựngchủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc TậpCận Bình nhấn mạnh Trung Quốc và ViệtNam là hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng,núi liền núi, sông liền sông, có nhiều điểmtương đồng. Việc không ngừng vun đắp, củngcố quan hệ láng giềng, hữu nghị giữa haiĐảng, hai nước là hết sức quan trọng, có ýnghĩa chiến lược đối với mỗi Đảng, mỗi nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập

Cận Bình nhấn mạnh Đảng, Chính phủ vànhân dân Trung Quốc hết sức coi trọngquan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng Đảng,Nhà nước và nhân dân Việt Nam khôngngừng củng cố và phát triển quan hệ haiĐảng, hai nước theo phương châm lánggiềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn địnhlâu dài, hướng tới tương lai và tinh thầnláng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đốitác tốt. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốcmong muốn hai bên tiếp tục tăng cườngtrao đổi cấp cao, củng cố tin cậy chính trị,thúc đẩy kết nối chiến lược, đẩy mạnh giaolưu nhân văn, đưa quan hệ hai Đảng, hainước tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnhtrong thời gian tới.

+ Cùng ngày, tại Đại Lễ đường NhânDân, Thường trực Ban Bí thư Trần QuốcVượng đã có cuộc hội đàm với Ủy viênThường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thưTrung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcVương Hộ Ninh.

Hai bên đã thông tin cho nhau về tìnhhình mỗi Đảng, mỗi nước, đánh giá toàn diệnvề những kết quả đạt được và những vấn đềtồn tại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốcthời gian qua; trao đổi ý kiến thẳng thắn vàchân thành về các biện pháp nhằm thực hiệnđầy đủ và nghiêm túc các thoả thuận và nhậnthức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng,hai nước, giải quyết thỏa đáng các vấn đềtrên biển, nâng cao hiệu quả hợp tác thựcchất, cùng có lợi trên các lĩnh vực.

Trong thời gian chuyến thăm, Thườngtrực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã có cáccuộc làm việc với một số cơ quan thuộcTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vềcác vấn đề mà hai bên cùng quan tâm; thămvà làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tạiTrung Quốc. Theo TTXVN

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm Trung Quốc

Số 233 21 - 8 - 2018chính trịĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

“Nặng” về giấy tờNhằm hiện thực hóa mục tiêu cải cách hành

chính, trong đó có cải cách TTHC, Chính phủ vàThủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đãcùng vào cuộc và đạt được những kết quả rấtđáng ghi nhận. TTHC ngày càng thống nhất,đồng bộ, đơn giản, minh bạch, tiếp cận phù hợpvới thông lệ quốc tế. Từ sau Đề án Đơn giản hóaTTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giaiđoạn 2007 - 2010 đến nay, các bộ, ngành đã hoànthành thực thi phương án đơn giản hóa 5.000TTHC. Việc kiểm soát TTHC trong quá trình xâydựng và tổ chức thực hiện được nghiêm túc vàphát huy hiệu quả. Với quan điểm TTHC chỉđược ban hành khi bảo đảm được tính cần thiết,hợp lý, hợp pháp và hiệu quả và có chi phí tuânthủ thấp nhất, trong quá trình thẩm tra văn bảnquy phạm pháp luật, trong 6 tháng đầu năm2018, Văn phòng Chính phủ đã có ý kiến đối với18 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định154 TTHC. Qua đó, đề nghị không quy định 24thủ tục, sửa đổi 117 thủ tục.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quyđịnh cũng như thực hiện các TTHC vẫn còn nhữngbất cập. Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinhtế Phùng Văn Hùng, thành viên Ban soạn thảo dự

án Luật Hành chính công, mặc dù TTHC được xácđịnh là trọng tâm của cải cách hành chính nhưnglại chưa được quy định với những nguyên tắcchung, chuẩn hóa trong một đạo luật. Các quyđịnh về TTHC lại đang nằm rải rác ở các luậtchuyên ngành. Trong khi đó, mỗi luật lại quy địnhkhác nhau, nhiều quy định không rõ ràng về thủtục, thẩm quyền. Hầu hết, các quy định “nặng” vềthành phần hồ sơ, giấy tờ, bản sao có công chứng.Nhiều quy trình TTHC chưa minh bạch, dễ dẫnđến nhũng nhiễu, tiêu cực.

Ủy viên Thường trực Phùng Văn Hùng thẳngthắn chỉ rõ, các đạo luật đã được ban hành hầu hếtmới chỉ tập trung theo hướng tăng cường quản lýnhà nước về chuyên ngành nên vấn đề dịch vụcông chưa được quan tâm xây dựng. Vì thế, có

không ít quy định còn thể hiện “không quản đượcthì cấm”. Chính các quy định này đã tạo rào cản,không đồng bộ với các quy định về đầu tư, kinhdoanh đã được sửa đổi theo hướng tạo thuận lợicho người dân và doanh nghiệp.

Là người có nhiều năm gắn bó với công táckiểm soát TTHC, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủtục hành chính - Văn phòng Chính phủ Ngô HảiPhan cho rằng, các quy định về TTHC, từ mẫuđơn, mẫu tờ khai cũng thể hiện đậm nét của nềnhành chính truyền thống, nặng về “xin - cho”, vẫncó câu chuyện ban phát, đây là điều mà chúng tacần phải khắc phục.

Ông Phan đặt vấn đề, khi đặt một Trung tâmhành chính công ở vị trí nào đó, chúng ta có xin ýkiến của người dân không? Hay đó là ý chí của thủ

trưởng, chỗ này phải đặt Trung tâm hành chínhcông, rồi đưa tất cả bộ máy ra đó làm việc, buộcngười dân phải đến đó mới làm được thủ tục.Trong khi ở các quốc gia khác, họ đưa ra các tiêuchí để đặt Trung tâm hành chính công, sau đó mớikhảo sát ý kiến của người dân xem đặt chỗ ấy cóđược không, có thuận lợi không. Tiếp đó, lấy ýkiến của người dân về loại dịch vụ nào thì đưa ratrung tâm đó, nếu người dân đồng thuận rồi thìmới thực hiện. Tiếc rằng, chúng ta chưa làm đượcđiều này. Dù đã có những cải cách nhất định vềTTHC, nhưng hiện người dân khi đi làm thủ tụcvẫn rất “nặng” giấy tờ, ông Phan nhấn mạnh.

Đừng để “mất điểm” vì thủ tụcThực tế cho thấy, đã xảy ra không ít tình huống

mà người dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh“khóc dở, mếu dở” vì các TTHC đôi khi chỉ nêutên thủ tục mà không quy định các thành tố khác,không chi tiết hóa các thủ tục, dẫn đến việc ápdụng tùy nghi mỗi nơi một kiểu. Đây cũng chínhlà kẽ hở để cán bộ thực thi làm khó người dân,doanh nghiệp. Từ vướng mắc thực hiện ở địaphương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm ĐồngNguyễn Văn Yên cho rằng, chúng ta chưa có cơ sởpháp lý chung và khung trong giải quyết TTHC.Chính phủ, bộ, ban, ngành, địa phương ban hànhquy định riêng, “mỗi ông một kiểu”. Có những thủtục không biết bao giờ mới hoàn thành vì phải quahai, ba cấp giải quyết, cấp dưới ngồi chờ cấp trên.Ông Yên đơn cử, doanh nghiệp đến Lâm Đồngđầu tư, theo quy định của Chính phủ, thì thủ tụcliên quan đến rừng và đất rừng là khoảng 60 ngày,nhưng thực tế thì chưa có trường hợp nào thựchiện trong thời hạn 60 ngày mà thường dài hơn.Bởi, những trường hợp này phải trình ra Trung

ương và qua nhiều hội đồng... Trong khi doanhnghiệp đến lại thắc mắc vì sao thủ tục vẫn chưaxong. Sự chậm chễ giải quyết TTHC này đã làm“mất điểm” của các tỉnh đối với doanh nghiệp. Đểkhắc phục được tồn tại này, ông Yên đề nghị, vấnđề gì phân cấp được cho tỉnh, cho Chủ tịch UBNDtỉnh thì Trung ương cần mạnh dạn phân cấp, kèmtheo đó là các quy định trình tự cụ thể để thựchiện, tránh tình trạng doanh nghiệp phải chờ đợi vìthủ tục.

Để không xảy ra tình trạng “mỗi ông một kiểu”trong áp dụng các TTHC, nhiều ý kiến đề nghị,cần luật hóa các quy định về TTHC trong dự ánLuật Hành chính công. Cùng với đó, cần hoànthiện các quy định về kiểm soát TTHC, ban hànhcơ chế phối hợp trong tiếp nhận và giải quyếtTTHC. Đặc biệt, cần quy định chế tài xử lýnghiêm người vi phạm khi thực hiện giải quyếtcác TTHC. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đề xuất, không đượcquy định TTHC “nửa vời” để tránh tùy nghi trongthực hiện. Mặt khác, cần kiểm soát chặt chẽ trongxây dựng chính sách, pháp luật chống lợi íchnhóm, lợi ích cục bộ, hạn chế chồng chéo.

Để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, côngchức, viên chức, tạo sự chuyển biến căn bản trongquan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước vớingười dân và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hànhchính nhà nước, cần tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, giám sát thực thi các TTHC. Nói nhưPhó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu,trong quá trình thực hiện các TTHC thời gian qua,không phải chúng ta không tiến hành thanh tra,kiểm tra, giám sát hoạt động này, mà là có làm,nhưng vẫn còn “bỏ lửng”.

HÀ AN

DỰ ÁN LUẬT HÀNH CHÍNH CÔNG

Xóa bỏ những quy định “nửa vời”Để giải quyết được những vướng mắc về cácthủ tục hành chính (TTHC), một trongnhững yêu cầu đặt ra đối với dự án LuậtHành chính công là cần quy định rõ cácTTHC. Đồng thời, xóa bỏ được quy địnhTTHC kiểu “nửa vời” làm khó người dân vàdoanh nghiệp. Đây là ý kiến đưa ra tại Hộinghị tổng kết, đánh giá thực hiện chínhsách, pháp luật liên quan đến nội dung dựán Luật Hành chính công do Ban soạn thảodự án Luật tổ chức vừa qua.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại Hội thảo Ảnh Hà An

Đây là ý kiến của lãnh đạo UBND huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk trong cuộc làm việcvới Hội đồng Dân tộc khi giám sát Nghị

quyết 112/2015/QH13 về tăng cường công tác quảnlý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địaphương.

Quản lý, sử dụng kém hiệu quảĐến thời điểm này, trên địa bàn huyện Cư M’gar

có 9 công ty nông nghiệp, trong đó có 6 công ty doUBND tỉnh quản lý, 2 công ty do Tổng Công ty càphê Việt Nam quản lý và 1 công ty do Bộ Tư lệnhQuân khu 5 quản lý với tổng diện tích là 7.196,2 ha;và 2 công ty lâm nghiệp quản lý 12.115,4ha. Sau khithực hiện Nghị quyết 112 của QH, toàn huyện ràsoát lại và con số thực tế còn lại là 15.348,4ha, trongđó có 4 công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắpxếp, đổi mới và 1 Công ty thuộc Bộ Tư lệnh Quânkhu 5 không thuộc đối tượng sắp xếp, đổi mới. Saukhi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp,trừ diện tích đã thu hồi, diện tích đất của các đơn vịbàn giao về địa phương quản lý là hơn 3.283ha.

Về tình hình sử dụng đất của các nông, lâmtrường từ năm 2015 đến tháng 7.2018, Phó Chủ tịchUBND huyện Cư M’gar Nguyễn Văn Minh khẳngđịnh, qua kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng đốivới diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường thìdiện tích đất sử dụng sai mục đích là 0,5ha; diện tíchđất đang bị lấn chiếm, tranh chấp là hơn 380ha; diệntích đất trồng chưa sử dụng là hơn 2.655ha... Tạicuộc làm việc với Đoàn giám sát của Hội đồng Dântộc, UBND huyện Cư M’gar xác định, công tácquản lý đất đai của các công ty nông, lâm nghiệpcòn buông lỏng đã dẫn đến tình trạng lấn chiếm,tranh chấp đất đai giữa người dân với các công ty,gây mất ổn định trật tự.

Trả lại địa phương quản lý và giao cho dân

Với diện tích đất sử dụng sai mục đích, đất bịlấn chiếm, chính quyền địa phương và các công tynông, lâm nghiệp phối hợp giải quyết như thếnào? Diện tích đất trồng rừng, trồng cây chưa sửdụng còn lại rất lớn, trong khi nhu cầu sử dụngcủa người dân ở thời điểm hiện tại rất cao, vậy thìphương án xử lý như thế nào?... Đặt hàng loạt câuhỏi, đồng thời chỉ rõ việc giao khoán ở mỗi địaphương khác nhau, các đối tượng cũng khác nhau,Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Đinh ThịPhương Lan cho rằng, cần đánh giá tính hiệu quảcủa việc giao khoán, chứ không thể giao xong rồiđể đó các công ty, hộ cá thể muốn sử dụng thế nàocũng mặc kệ. Nghĩa là phải xem xét trách nhiệmcủa người được giao khoán và trách nhiệm kiểmtra, đánh giá của chính quyền địa phương. Việctranh chấp đất nảy sinh từ nhu cầu của những

người dân địa phương là rất lớn. Điều này sẽ dẫnđến hệ lụy lớn, nguy cơ về mất an ninh trật tự, antoàn xã hội vùng nông thôn nếu huyện, tỉnh khôngcó giải pháp và không vào cuộc giải quyết kịpthời, thỏa đáng.

Theo Phó Cục trưởng Cục Đo đạc đất đai - BộTài nguyên và Môi trường Phạm Ngô Hiếu thìhuyện phải đánh giá được hiệu quả sau khi triểnkhai Nghị quyết 112 của QH. Đặc biệt phải đánh giáđược phương án sử dụng đất sao cho hiệu quả. Thựctế, đối với những hành vi như buông lỏng quản lýcủa các công ty nông, lâm nghiệp khi sử dụngkhông hiệu quả, bị lấn chiếm, chặt phá rừng, đã cócác quy định của pháp luật để xử lý. “Cứ áp việc xửlý của các chủ rừng, công ty nông, lâm nghiệp,chính quyền và cán bộ địa phương theo đúng quyđịnh của pháp luật chứ không thể du di để tái diễntình trạng này. Nếu không xử lý nghiêm thì đất lâmnghiệp do các công ty quản lý lâu dần sẽ hoàn toànbị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích là hiển nhiên”,ông Phạm Ngô Hiếu nêu ý kiến.

Từ thực tế của địa phương, Phó Chủ tịchUBND huyện Cư M’gar Nguyễn Văn Minh kiếnnghị các cơ quan chức năng và Chính phủ xemxét giao cho địa phương diện tích đất của Nôngtrường 30.4, Công ty Lâm nghiệp Buôn Wingkhông có khả năng quản lý, khai thác để huyệnbố trí, sắp xếp thành lập khu dân cư, khu tái địnhcư hoặc giao cho người dân địa phương để họ sảnxuất, ổn định cuộc sống. “Các công ty sử dụngkhông hiệu quả thì phải bàn giao về địa phương,chứ không thể ôm khư khư diện tích đất rừng đó,trong khi địa phương lại thiếu đất bố trí khu táiđịnh canh, định cư cho người dân, nhất là ở cácbuôn cách mạng tại các xã Cư Suê, Ea Kuêh”,ông Minh nói.

Phó Chủ tịch huyện cũng cho biết, huyện đã vàđang tiến hành đối thoại với người dân để tìm hiểurõ nguồn gốc đất đai, kiểm tra giấy tờ khẳng địnhquyền sử dụng nếu có. “Nếu người dân thiếu đất,dẫn đến lấn chiếm, tranh chấp thì chúng tôi cũngđề nghị tháo gỡ bằng việc cấp đất cho dân sảnxuất, ổn định cuộc sống, qua đó để người dân tintưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước”, ông Minh cho biết.

PHẠM DUY

GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 112/2015/QH13 CỦA QUỐC HỘI

Nên giao cho địa phương diện tích đất không hiệu quảDù đã được chính quyền và ngành chức năng đo đạc, bàn giao, nhưng công tác quản lýđất đai của các công ty nông, lâm nghiệp còn hạn chế. Việc sử dụng, khai thác kém hiệuquả. Một số công ty đang trong tình trạng phá sản nhưng vẫn khư khư “giữ đất”. Nếucác công ty nông, lâm nghiệp quản lý, khai thác sử dụng không hiệu quả thì cần bàngiao về địa phương để thành lập khu tái định cư, hoặc giao đất cho dân sản xuất.

Từ đầu nhiệm kỳ Khóa XIV đến nay, QH đãcó một số cải tiến về phương thức tiếnhành các phiên chất vấn và trả lời chấtvấn, thảo luận trên hội trường, được cửtri, nhân dân đánh giá cao. Không dừng ởnhững đổi mới này, dự thảo Đề án tiếptục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động của QH Khóa XIV đã đượcxây dựng với nhiều đề xuất thiết thực.

Tiếp tục đổi mới cách thức hoạt động “Nhiều nội dung, từ khi trở thành ĐBQH, tôi

vốn đau đáu, thì nay đã thực hiện hoặc chuẩn bịthực hiện” - Nguyên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnhNam Định Nguyễn Anh Sơn đã chia sẻ như vậy khicho ý kiến với dự thảo Đề án tiếp tục đổi mới, nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH KhóaXIV. Trong đó, đáng kể nhất là cách thức tranhluận, đối thoại tại các phiên họp toàn thể của QH.Việc tranh luận được QH Khóa XIV thực hiện từKỳ họp thứ Ba, đã góp phần thiết thực tăng tínhchủ động của các ĐBQH, làm cho không khí phiênhọp sôi động và quyết liệt hơn. Các ĐBQH khôngchỉ tranh luận về quan điểm, mà còn về cách nhìnnhận, đánh giá thực tiễn. “Cử tri đánh giá QH ngàycàng trí tuệ hơn, vì muốn tranh luận được, trungtâm hoạt động của QH là ĐBQH phải có trí tuệ”,ông Nguyễn Anh Sơn nêu rõ.

Việc chuyển từ QH tham luận sang QH thảoluận, tranh luận là một trong nhiều kết quả cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất đạt được thời gianqua. Dự thảo Đề án nêu rõ, đến nay, hệ thống phápluật đã hình thành, từng bước được bổ sung, hoànthiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền và quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.Công tác giám sát được tăng cường với sự kết hợpcủa nhiều phương thức tổng hợp, có sự phối hợpchặt chẽ của các cơ quan, tổ chức. Nội dung giámsát tập trung vào những vấn đề bức xúc, được dưluận đồng tình và đánh giá cao. Việc quyết định cácvấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là về kinhtế - xã hội, ngân sách nhà nước, công trình quantrọng của quốc gia ngày càng được cải tiến, bámsát và từng bước đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.Theo dự thảo Đề án, những thành tựu nêu trên làkết quả của quá trình phát huy nội lực, đổi mới,sáng tạo và mạnh dạn áp dụng nhiều cải tiến trongthực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH,các cơ quan của QH.

Tuy nhiên, hoạt động của QH cũng được nhậnđịnh còn một số hạn chế trong hoạt động lập pháp,giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đấtnước, cũng như hoạt động của ĐBQH, tổ chức kỳhọp của QH, hay phiên họp của UBTVQH. Do đó,UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số423/2017/UBTVQH14 về việc thành lập Ban chỉđạo Đề án, để giúp UBTVQH xây dựng Đề án. Đềán này dược xây dựng nhằm tiếp tục nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của QH, đáp ứng yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm QH thựcsự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quanđại biểu cao nhất của nhân dân, đoàn kết, sáng tạovà hành động vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát

triển bền vững của đất nước. Trong đó, theo TổngThư ký QH, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn HạnhPhúc, sẽ tập trung đổi mới, cải tiến về cách thứcthực hiện các hoạt động của QH, UBTVQH, và củatừng ĐBQH, không đổi mới những nội dung đòihỏi phải sửa đổi quy định pháp luật hiện hành.

Nên dành nhiều thời gian cho thảo luận tổ

Dù trong việc thảo luận đã có nhiều cải tiến, thìdự thảo Đề án vẫn đưa ra một số đề xuất đổi mớivới nội dung này. Theo đó, các quy định về thảoluận trong nội dung quy chế kỳ họp được đề nghịsửa đổi theo hướng tăng thời gian thảo luận tại lầntrình đầu tiên, để ĐBQH thảo luận kỹ về từng đềnghị, kiến nghị về dự án luật. Việc thảo luận toànbộ dự án luật sẽ không được thực hiện khi thựchiện lần thứ hai. Tại phiên họp xem xét, thông quadự án luật cũng có thể được phép thảo luận, songchỉ tập trung vào một số nội dung còn nhiều ý kiếnkhác nhau. Việc điều hành thảo luận cũng được đềxuất đổi mới theo hướng sẽ thảo luận lần lượt từngvấn đề lớn của dự án luật. Cơ quan trình, cơ quanthẩm tra sẽ phải giải trình ngay vấn đề ĐBQH nêu,không đợi đến cuối giờ mới giải trình. Cách điềuhành mới này được đề xuất nhằm giúp thảo luậndứt điểm từng vấn đề, tránh nhiều ĐBQH có ý kiếnvề việc trùng lặp, qua đó dành thời gian cho đạibiểu khác phát biểu.

Tuy nhiên, bên cạnh đề xuất được dự thảo Đềán đưa ra, theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tàichính - Ngân sách Lê Thanh Vân, cần dành nhiềuthời gian hơn cho thảo luận tại tổ về các dự án luật,để khi vào phiên họp toàn thể có điều kiện đi sâu,bàn kỹ càng về những vấn đề lớn, còn ý kiến khác

nhau. Chủ tọa điều hành phiên họp cũng không nênđiều khiển theo thứ tự đăng ký, mà có thể nắm vấnđề này được ĐBQH nào quan tâm thì sẽ ưu tiêncho đại biểu đó phát biểu, góp phần tạo lên nhữngtranh luận “nảy lửa” trên nghị trường, Ủy viênThường trực Lê Thanh Vân đề xuất.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần cân nhắc lấyphiếu xin ý kiến của các ĐBQH, nhằm “chốt” ngaymột số vấn đề còn ý kiến khác nhau ngay từ lầnthảo luận đầu tiên về các dự án luật. Như vậy, sẽ tạođiều kiện để bàn luận kỹ càng về những vấn đề lớn,phức tạp hơn, qua đó lựa chọn được phương ánhữu hiệu, phù hợp nhất trước khi trình dự án luật raQH xem xét, thông qua. Theo Phó trưởng Ban Dânnguyện Đỗ Văn Đương, đã đến lúc nên quy địnhtrong Nội quy kỳ họp về quyền “cắt ngang” củaChủ tọa điều hành, khi thấy ĐBQH phát biểu trùnglặp với đại biểu phát biểu trước đó, để tiết kiệmthời gian và nâng cao hiệu quả thảo luận.

Trong dòng chảy của mình, có thể khẳng địnhQH chưa bao giờ ngừng tìm tòi, đổi mới để nângcao chất lượng các hoạt động, đáp ứng yêu cầu củacử tri. Nhiệm kỳ nào, kỳ họp nào QH đều có cảitiến, đổi mới trong thực hiện công tác lập pháp,giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đấtnước. Song, như khẳng định của Phó Chủ tịch QHUông Chu Lưu, khi vẫn còn hạn chế, tồn tại, và códư địa đổi mới, thì QH sẽ còn tiếp tục đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động. Và,những đề xuất đổi mới được dự thảo Đề án đưa rakhông chỉ dừng lại trong thảo luận, mà còn ở thựchiện ba chức năng cơ bản của QH, về tổ chức kỳhọp của QH, phiên họp của UBTVQH, cơ chế phốihợp với các cơ quan khác, hoạt động tiếp xúc cử tricủa ĐBQH... LÊ BÌNH

DỰ THẢO ĐỀ ÁN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QH KHÓA XIV

Còn dư địa đổi mới

Những quy định về cách thức tổ chức thảo luận, tranh luận nêu trong dự thảo Đề án sẽ bảo đảmnhững hoạt động này được ĐBQH thực hiện tốt hơn, có tổ chức, có định hướng phù hợp, chứ không chỉgiúp thay đổi chất lượng của từng phát biểu. Nhưng điều quan trọng, quyết định đến chất lượng ý kiếnthảo luận, tranh luận của ĐBQH là sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề, bản lĩnh và ý thức trách nhiệm. NếuĐBQH chưa thực sự nắm bắt, hiểu biết sâu sắc về nội dung phát biểu, thiếu bản lĩnh thì việc thảo luận,tranh luận khó đạt chất lượng như kỳ vọng.

Do đó, ngoài những nội dung được dự thảo Đề án đề xuất, cần đề cập chương trình tập huấn, giúpĐBQH có thể tùy theo diễn biến của phiên thảo luận, điều chỉnh, hoàn thiện, thậm chí thay đổi cả nộidung phát biểu, không lệ thuộc vào phát biểu đã chuẩn bị trước, hạn chế những ý kiến trùng lặp trongquá trình thảo luận.

Nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định NGUYỄN ANH SƠN

Nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn góp ý vào dự thảo đề án

Chúng tôi đã chủ động thành lập đoàn liên ngànhkiểm tra, rà soát những khu vực có xảy ra tranh chấp,lấn chiếm và những vụ việc phát sinh giữa các công tyvới người dân. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợpvới các cơ quan của tỉnh, của Trung ương để tổ chứccác đợt kiểm tra nhằm xử lý tốt nhất các vụ việc xảy ra.Quan điểm là không để việc tranh chấp đất đai giữangười dân với các công ty nông, lâm nghiệp xảy rakéo dài.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar NGUYỄN VĂN MINH

Số 233 21 - 8 - 2018 ĐẠI BIỂU NHÂN DÂNhội đồng nhân dân và cử tri

NHỊP CẦU

Gần nửa nhiệm kỳ HĐND cáccấp đã đi qua, cũng ngần ấythời gian Luật Tổ chức Chínhquyền địa phương và Luật Hoạtđộng giám sát của QH và HĐNDcó hiệu lực. Với ưu thế vị trí, vaitrò của HĐND được nâng cao, tổchức bộ máy hoàn thiện, chứcnăng, nhiệm vụ đầy đủ, nhưngđâu đó, Thường trực HĐNDchưa thực hiện hết tráchnhiệm, quyền hạn của mình đãđược quy định trong luật, chưađáp ứng kỳ vọng của cử tri.Luật khá đầy đủ

Chưa cần nhiều trước đó, chỉ nghiêncứu Luật Tổ chức HĐND và UBND năm2003 đã thấy Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương có bước tiến vượt bậc, bổsung hoàn thiện nhiều điều khoản. Khôngnhững vị trí, vai trò của HĐND đượcnâng cao trong hệ thống chính trị địaphương, mà tổ chức, bộ máy lớn mạnh,hoàn thiện. Số lượng thành viên Thườngtrực HĐND từ 3 người lên 7 - 8 người; đạibiểu HĐND hoạt động chuyên trách cũngtăng hơn gấp đôi. Văn phòng tham mưu,phục vụ HĐND được củng cố về tổ chứcvà số lượng tăng lên khá nhiều, đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ mới.

Không những xác định vị trí, vai trò,tổ chức bộ máy của HĐND, Luật Tổchức chính quyền địa phương đã dànhhẳn một mục trong Chương VI với 35điều (từ Điều 78 - Điều 112) để quyđịnh: “Hoạt động của HĐND”. Đángchú ý trong đó có 4 điều ghi rõ: Nhiệmvụ, quyền hạn của Thường trực HĐND,nhất là những điều khoản về công việccủa Thường trực giữa hai kỳ họp, trongđó có Điều 106: “Phiên họp Thườngtrực HĐND” đã có đến 7 khoản, quyđịnh chi tiết hình thức hoạt động chủ yếucủa Thường trực tại các phiên họp vàtrách nhiệm của các ngành liên quan.

Cùng với Luật Tổ chức Chínhquyền địa phương, Luật Hoạt độnggiám sát của QH và HĐND đã dành

trọn Mục 2 Chương III quy định: “Hoạtđộng giám sát của Thường trựcHĐND”. Trong đó, xác định rõ ở Điều69: “Chất vấn và xem xét trả lời chấtvấn tại phiên họp của Thường trựcHĐND…”. Đồng thời cũng quy định:Giám sát chuyên đề của Thường trựcHĐND (Điều 70); Giải trình tại phiênhọp Thường trực HĐND (Điều 72).

Chưa thể hiện hết quyền lựcHoạt động của HĐND các cấp từ

đầu nhiệm kỳ đến nay đã có nhiều đổimới, tiến bộ, được cử tri đánh giá cao.Giám sát của các Ban HĐND đã chuyểnbiến rất tích cực; chất vấn của đại biểuHĐND tại kỳ họp đã có những khởi sắcmạnh mẽ. Nhưng xem ra một số nơi,Thường trực HĐND thực hiện chưa hếtnhiệm vụ, quyền hạn đã được quy địnhtrong luật. Khách quan để nhìn nhận:Thường trực HĐND đông, nhưng nhiềuđịa phương đa phần thành viên đều hoạtđộng kiêm nhiệm. Hơn nữa, đó là nhữngngười giữ các chức vụ quan trọng ở địaphương, với khối lượng công việc nhiều,ít có thời gian tập trung cho công việccủa HĐND. Bên cạnh đó, các đại biểu

HĐND hoạt động chuyên trách ở cơquan dân cử địa phương, chủ yếu chỉđảm nhiệm cấp phó, nên thường thiếuchủ động trong mọi công tác.

Có thể từ những khó khăn kháchquan, nên hoạt động của Thường trựcHĐND một số địa phương chưa đượcđều đặn và thể hiện hết quyền lực. Trướchết, phiên họp của Thường trực HĐNDchỉ diễn ra thường kỳ hàng tháng và rấtít khi tổ chức được phiên họp đột xuất.Hơn nữa, phiên họp hàng tháng củaThường trực HĐND một số nơi, nộidung khá đơn điệu, chỉ điểm qua tìnhhình công việc, do Văn phòng chuẩn bị.Chưa nhiều chương trình phiên họp tậptrung: Chất vấn và xem xét trả lời chấtvấn; hoặc tổ chức giải trình tại phiên họpThường trực như quy định rất mới, cótính thực quyền để nâng cao vị thế củaThường trực HĐND. Còn hoạt độnggiám sát giữa hai kỳ họp, mặc dùchương trình thông qua HĐND có nhiềuchủ thể giám sát. Nhưng thực tế, hầunhư các ban của HĐND đảm nhiệm, vìcho rằng Trưởng ban HĐND đã là ủyviên Thường trực. Những cuộc giám sát,kể cả giám sát chuyên đề của Thường

trực HĐND, nhưng rất ít thành viênThường trực tham gia. Từ đó, quá trìnhgiám sát của đoàn tại cơ quan, đơn vịchưa nghiêm túc và hiệu quả.

Thực hiện những điều Luật địnhSửa đổi, bổ sung luật pháp là công

việc bình thường, nhưng luật khá hoànchỉnh, chưa thực hiện được bao nhiêu màcứ yêu cầu sửa đổi, thật chưa cần thiết.Còn quy định hướng dẫn, thì cần tham giatích cực, chuẩn bị chu đáo để ban hànhkịp thời, nhưng hướng dẫn không thể làmột quy định thêm, không đúng với nộihàm cốt lõi của luật. Việc tăng thẩmquyền cho Thường trực cũng cần xem xétthận trọng để không những Thường trựcHĐND “lạm quyền” mà hoạt động củaHĐND dễ trở nên hình thức! Thực tế,nghị quyết của HĐND giao Thường trựcgiải quyết một số vấn đề, rồi báo cáoHĐND tại kỳ họp gần nhất. Nhưng đã báocáo chưa? Hay báo cáo như công việcđương nhiên Thường trực HĐND làm;HĐND không xem xét, cho ý kiến và coinhư sự việc đã rồi. Hơn nữa, tăng thẩmquyền Thường trực HĐND giữa hai kỳhọp, không khéo trong quá trình chuẩn bịcác dự thảo nghị quyết của HĐND,UBND và các cơ quan liên quan sẽ chuẩnbị “nghị quyết khung” để lại nhiều nộidung sau đó xin ý kiến Thường trực chođơn giản, chưa nghiên cứu đến sự phùhợp của luật định.

Vấn đề đặt ra hiện nay, cần tiếp tụcnghiên cứu kỹ Luật Tổ chức chínhquyền địa phương, Luật Hoạt động giámsát của QH và HĐND. Đặc biệt quantâm những nội dung mới và chưa đượcthực hiện trong thời gian qua. Đành rằngcàng nghiên cứu, càng thấy nhiều điềuphải làm; thực hiện nhiều càng thêm vấtvả. Nhưng khi đã được HĐND lựa chọntrao gửi trọng trách, các thành viênThường trực cần tích cực thực hiện.Trước hết, Thường trực HĐND nên đổimới các phiên họp hàng tháng để có nộidung: Chất vấn, trả lời chất vấn; giảitrình. Mỗi tháng chỉ nên tập trung mộtvài nhóm vấn đề; nếu nhiều nội dungcần chất vấn, nên bố trí thêm phiên họpđột xuất để các ngành liên quan trả lời,giải trình đầy đủ hơn.

Mặt khác, Thường trực HĐND quantâm tổ chức các đoàn giám sát, tập trunggiám sát chuyên đề. Đoàn giám sát cóthành phần chính: Chủ tịch, Phó Chủtịch, chí ít thì các Phó Chủ tịch HĐND;với sự tham gia lãnh đạo các ban liênquan của HĐND và một số chuyên giaam hiểu sâu chuyên môn, kỹ thuật. Báocáo kết quả giám sát được trình bàytrước HĐND, để đại biểu xem xét, thảoluận, chất vấn và đưa vào nghị quyếtnhững vấn đề cần thiết, nhằm tăng hiệuquả giám sát của Thường trực HĐND.

Báo động sạt lở bờ sông HiếuTình trạng sạt lở lưu vực sông Hiếu trên địa phận huyện

Nghĩa Đàn, Nghệ An đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sốngngười dân nơi đây. Tại xã Nghĩa Thịnh, 11 hộ dân xóm 1

đang sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu khi tình trạng trên diễnbiến ngày càng phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Có lẽ côngtác di dời cần được địa phương tính toán và tiến hành ngay đểtránh mọi diễn biến bất lường.

Từ chỗ cách tới 30m, sau chưa đến chục năm, sông Hiếu đã ápsát và cách ngôi nhà của gia đình anh Phạm Văn Tuấn (xóm 1) chỉcòn chừng 10m. Nguy hại nhìn thấy ngay là toàn bộ gần 3.000m2

đất trồng rau vốn đang cung cấp cho Thị xã Thái Hòa, bị lẹm dần.“Thu nhập giảm đi là một lý do, nhưng nguyên nhân chính khiếngia đình tôi và 10 hộ dân trong xóm 1 lo lắng nhất là tình trạng sạtlở đang để lại nhiều hố sụt và ngoạm sâu vào bờ sông”, anh Tuấncho biết. Cứ sau mỗi lần đổ đất lấp đầy, các moong mới lại xuấthiện. Đáng lo nhất, các điểm sụt lún đã lan dần vào móng nhà, gâyhiện tượng rạn nứt tường. Theo quan sát, trong vườn gia đình anhTuấn đã xuất hiện tới 8 hố sụt. Sau khi gia đình thuê chở đất về đểlấp nhưng lấp chỗ này lại lún chỗ khác.

Tình trạng sụt lún xuất hiện tại rất nhiều gia đình khác xungquanh, gây bất an khi mùa mưa lũ đang cao trào. Gần đây, vì lolắng cho sự an nguy, một vài hộ gia đình có điều kiện, hoặc nhờsự hỗ trợ của người thân đã dời đến chỗ khác sinh sống. Còn lạiđây chủ yếu là các hộ kinh tế khó khăn. Anh Lưu Văn Tài (xóm 1,xã Nghĩa Thịnh) bày tỏ: “Mấy hôm rồi mưa to, nước lên cao,chúng tôi chỉ đứng từ xa quan sát mà không dám lại gần bờ sông.Tình trạng sạt lở này sẽ còn tiếp diễn nếu lượng mưa cứ tiếp tụcnhư thế này.”

Những năm gần đây, sông Hiếu với chiều dài gần 5km qua xãNghĩa Thịnh đã có sự thay đổi dòng chảy. Với những vách đấtdựng đứng, nhiều điểm ăn sâu vào bờ cho thấy tình trạng sạt lở sẽkhông dừng lại ở đây. Dòng chảy mạnh vào mùa mưa cộng vớinền đất yếu gây nên sạt trượt, sụt lún trong khu dân cư. Vấn đề didời các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ cao đang trở nên cấpbách hơn bao giờ hết. Giải thích về tình trạng trên, Trưởng PhòngNN - PTNT huyện Nghĩa Đàn Lâm Văn Thắng khẳng định: Hàngnăm, vào mùa mưa bão, trong phương án phòng chống thiên tai,huyện yêu cầu phải di dời các hộ dân đến nơi an toàn. Trong tháng5 và tháng 7 vừa rồi, UBND huyện đã có buổi làm việc, chỉ đạoxã phối hợp với các ngành chức năng tìm đất để tái định cư chonhững trường hợp cấp bách.

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều hộ dân ở đây, sở dĩ xảy ratình trạng trên là do hoạt động khai thác cát sỏi và khoáng sản củanhiều năm trước, nắn dòng chảy của sông Hiếu. Lợi ích đâu chưathấy, chính các hộ dân tại xóm 1, xã Nghĩa Thịnh đang phải gánhchịu hậu quả. Họ cần được tái định cư khẩn cấp để tránh nhữngthiệt hại nghiêm trọng có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

NAM ANH

TUYÊN QUANG: Bội chi Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT giai đoạn 2013 - 2017 tại huyện Chiêm Hóa củaĐoàn ĐBQH tỉnh cho thấy: Tính đến hết năm 2017, tổng số thẻ BHYT được cấp trên địa bàn toàn huyện đạt 130.801thẻ/132.036 nhân khẩu, bằng 99,06%. Công tác thông tin, tuyên truyền chính sách về BHYT được thực hiện với hìnhthức đa dạng đến các tầng lớp nhân dân. Thủ tục cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT được thực hiện thuận lợi, nhanh gọntheo quy trình. Công tác cải cách TTHC và ứng dụng CNTT trong cấp, quản lý thẻ BHYT, giám định chi phí khám chữabệnh BHYT được thực hiện theo quy định... Tuy nhiên, việc lập danh sách, đối chiếu, rà soát thông tin cấp thẻ BHYTcủa một số xã còn sai sót, chậm, muộn, dẫn đến việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng chưa đúng thời gian quy định;từ năm 2016 đến nay Quỹ khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn luôn bị bội chi...

Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận những kiến nghị từ cơ sở, tổng hợp, báo cáo và đóng góp ý kiến với QH, các bộ,ngành Trung ương về việc sửa đổi, điều chỉnh một số quy định chưa phù hợp của Luật BHYT, quá trình triển khai thựchiện chính sách, pháp luật về BHYT nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của lĩnh vực này trong thời gian tới.

VIỆT LONGTHÁI BÌNH: Làm tốt giải phóng mặt bằng thực hiện dự án

Tại phiên họp thường kỳ lần thứ 26, Thường trực HĐND tỉnh đã nghe Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh trình bày báo cáo kết quả thẩm tra các tờ trình của UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầutư Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biểnvà bảo đảm AN - QP ven biển phía nam tỉnh (đường 221A); thống nhất phương án phân bổ kinh phí Chương trìnhmục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động; phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới năm 2018; phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2018 Chương trình mục tiêu quốc giagiảm nghèo bền vững...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đàm Văn Vượng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quanthực hiện công tác QLNN theo chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Dựán; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh căn cứ tình hình cấp thiết để sắp xếp thứ tựưu tiên các hạng mục thi công, bảo đảm mục tiêu, tiến độ, chất lượng công trình. UBND huyện Tiền Hải làm tốt côngtác GPMB, tích cực tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao của người dân trong vùng thực hiện Dự án...

XUÂN THÁIH. BA TRI, BẾN TRE: Liên kết đầu mối tiêu thụ nông sản còn hạn chế

Giám sát kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Vĩnh An, Thường trực HĐND huyện ghi nhận:Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã được triển khai thực hiện khá tốt, đạt được một số kết quả bước đầu, cósự chuyển biến trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân vàphát triển kinh tế ở địa phương… Tuy nhiên, kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã có mặt còn chungchung, trong tổ chức thực hiện vẫn còn một số mặt lúng túng; lãnh đạo điều hành đôi lúc chưa kịp thời và sát vớitình hình thực tế; chưa có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, việc liên kết các đầu mối tiêu thụ nông sản và ứng dụngcông nghệ cao còn hạn chế…

Đoàn giám sát đề nghị xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quántriệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụngtiến bộ khoa học, công nghệ sinh học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, kiểm soát ô nhiễm môi trường…

LONG HÀH. XÍN MẦN, HÀ GIANG: Đôn đốc giám sát giải quyết kiến nghị cử tri

Theo đánh giá tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND 2 cấp lần thứ 2, Khóa XIX do Thường trựcHĐND huyện tổ chức: 7 tháng đầu năm, HĐND huyện và các xã, thị trấn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định,phát huy tốt vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Trong đó, đã chuẩn bị tốt và tổ chức thành côngcác kỳ họp; các nghị quyết được ban hành có tính khả thi cao. Hoạt động TXCT luôn đổi mới cả về nội dung, phươngpháp, chất lượng được nâng lên. Tuy nhiên, một số đại biểu HĐND thiếu mạnh dạn trong tham gia giám sát; việcđôn đốc, giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri, đề xuất sau giám sát chưa kịp thời... Tại Hội nghị, các đại biểu đã tậptrung thảo luận, trao đổi về kinh nghiệm giám sát tại kỳ họp HĐND, giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề; cácgiải pháp nâng cao chất lượng giám sát và hoạt động của HĐND...

Kết luận tại Hội nghị, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hạng Kháy Vần đề nghị cần nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp của HĐND; các ban HĐND chủ động thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ theo quy định, bám sát thực tiễn; chú trọng đôn đốc giám sát việc giải quyết các kiến nghị chính đáng củacử tri, tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động của HĐND...

LAN PHƯƠNG

HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND

Chưa như kỳ vọng! TRẦN ĐÌNH HUỀ - Nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình

Khởi công năm 2013, thời điểm đóTổng Công ty Đầu tư phát triểnđường cao tốc Việt Nam (VEC) camkết năm 2017 cao tốc sẽ được đưavào sử dụng. Tuy nhiên, đến thờiđiểm này chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đã 2 lần xin gia hạntiến độ hoàn thành. Lần đầu tiên làngày 31.6.2018, tiếp đó là 31.7 vừaqua. Cam kết thông xe vào ngày 2.9tới cũng chưa có gì bảo đảm, bởitrong tuần này, Hội đồng Nghiệmthu Nhà nước sẽ đánh giá trực tiếptại hiện trường, khi đó mới có câu trảlời chắc chắn. Quá hẹn 1 năm

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khởicông tháng 5.2013, thuộc dự án trọng điểmquốc gia cao tốc Bắc - Nam, xuất phát từthôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện HòaVang (Đà Nẵng) và kết thúc tại xã Nghĩa Kỳ,huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Dự án cóchiều dài toàn tuyến là hơn 130km thiết kếtheo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp(giai đoạn 1). Tốc độ thiết kế 120km/h, đoạnđặc biệt khó khăn 100km/h. Để xây dựngtuyến cao tốc này, 13 gói thầu xây lắp đượctriển khai với tổng mức đầu tư lên đến34.500 tỷ đồng.

Với quy mô, tầm vóc của tuyến cao tốcđầu tiên ở miền Trung, nên từ ngày khởi công,cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mang “sứmệnh” rút ngắn thời gian đi lại giữa các địaphương, mở ra cơ hội đầu tư cũng như kết nốivận chuyển quốc tế của tam giác kinh tế ViệtNam - Lào - Campuchia. Đồng thời, bảo đảmgiao thông thông suốt, cứu trợ khẩn cấp chonhân dân trong khu vực thường xuyên bị ngậplụt. Vì lẽ đó, tiến độ, chất lượng công trìnhtoàn tuyến luôn được Chính phủ, lãnh đạo Bộ

Giao thông - Vận tải, chính quyền các địaphương và nhân dân trong khu vực theo dõisát sao. Sự kỳ vọng dành cho công trình ghidấu ấn miền Trung vì vậy cũng ngập tràntrong từng ánh mắt mong chờ ngày nhữngchuyến xe đầu tiên được lưu thông trên conđường đẳng cấp.

Mong đợi lớn như vậy nhưng đã gần 6năm thi công (quá 1 năm trong lời hứa từVEC cho ngày thông tuyến), đến thời điểmhiện tại, mới chỉ có 65km từ nút giao TúyLoan (TP Đà Nẵng) đến nút giao TP Tam Kỳ(Quảng Nam) được thông xe kỹ thuật và đưavào khai thác tạm. Riêng đoạn từ TP Tam Kỳ(Quảng Nam) đến điểm cuối của cao tốc tạiQuảng Ngãi dài 66km, chủ đầu tư đã hai lầnxin lùi tiến độ, lần đầu tiên là ngày 31.6, lầnthứ 2 là 31.7 vừa qua. Lý do được lãnh đạoVEC đưa ra là: Thời tiết bất lợi, vướng mắcvề mặt bằng phát sinh trong quá trình xâydựng thuộc địa bàn hai tỉnh Quảng Nam,

Quảng Ngãi; khó khăn trong giải quyếtkhiếu nại của người dân ảnh hưởng bởi quátrình thi công…

Chờ tiếng nói từ Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước

Một loạt nguyên nhân được chủ đầu tư đưara để giải thích cho việc chậm thông xe có thểđược cảm thông bởi thời tiết miền Trung vốnkhắc nghiệt, bởi một công trình quy mô trảidài trên địa bàn ba tỉnh, thành phố, việc giảiquyết hài hòa, thấu đáo lợi ích cho người dânkhông hề đơn giản. Nhưng đó chưa phải vấnđề cốt lõi của tiến độ thi công dự án chậmchạp trong thời gian dài. Nguyên nhân, nhưcác thành viên Hội đồng Nghiệm thu Nhànước cho biết, vẫn nằm ở chất lượng thi côngvà các điều kiện bảo đảm an toàn khai thác.

Được biết, trong Văn bản số272/TTHĐNTNN-CTTĐ ngày 27.7.2018

được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước gửi đếnVEC, Hội đồng đã đưa ra hàng loạt yêu cầuChủ đầu tư, Ban quản lý Dự án, các nhà thầuvề việc khắc phục tồn tại chất lượng thi công,điều kiện để thông xe, bảo đảm chất lượngcông trình và an toàn khai thác. Sau khi nhậnvăn bản này, Tổng công ty Đầu tư phát triểnđường cao tốc Việt Nam đã ban hành các Vănbản số 2155/VEC-QLTC và 2169/VEC-QLTC về việc triển khai khắc phục. Thựchiện yêu cầu của VEC, Ban quản lý Dự án đãban hành Văn bản EPMU-WB-18-88 để đônđốc, chỉ đạo tư vấn và nhà thầu thực hiệncông tác khắc phục.

Trong lần thị sát trực tiếp và làm việc vớichủ đầu tư ngày 3.8 vừa qua, Bộ trưởng BộGiao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể cùngđoàn công tác đã có nhiều ý kiến bức xúc liênquan đến chất lượng, tiến độ công trình. Thậmchí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể gay gắt chorằng: Một khối tài sản lớn như thế mà khôngvận hành là sự lãng phí lớn. Nếu lại chậm tiếnđộ, các cơ quan trực thuộc Bộ phải báo cáo đềxuất, giải pháp để xử lý nghiêm đối với chủđầu tư. Trước sự quyết liệt của Bộ trưởng,VEC đã hứa sẽ triển khai các giải pháp để xửlý, khắc phục các yêu cầu từ Hội đồngNghiệm thu Nhà nước, từ phía Đoàn công tác.Thời hạn thông xe được đưa ra là ngày Quốckhánh 2.9 tới.

Tất nhiên, đó là lời hứa của chủ đầu tư, còncó thông xe được đúng hẹn hay không cần quátrình đánh giá, thẩm định. Trong đó, kết luậncủa Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước sẽ mangyếu tố quyết định. Dự kiến, hôm nay (21.8)các thành viên Hội đồng sau khi kiểm tra thựcđịa sẽ có cuộc làm việc quan trọng với VECvà các đơn vị liên quan để đưa ra những đánhgiá khách quan về tuyến cao tốc Đà Nẵng -Quảng Ngãi; nhất là đoạn từ Tam Kỳ (QuảngNam) - Quảng Ngãi.

Đáng chú ý, trong số thành viên Hội đồngtrở lại miền Trung lần này, sẽ không cóPGS.TS Nguyễn Quang Đạo và PGS.TS BùiPhú Doanh. Đây là hai thành viên đã đưa ranhiều ý kiến quyết liệt, chỉ rõ những vị tríchưa bảo đảm, yêu cầu chủ đầu tư phải khẩntrương khắc phục nếu muốn đưa cao tốc vàosử dụng, vận hành. Hy vọng, với những thànhviên mới, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước sẽtiếp tục có đánh giá công tâm liên quan đếncông tác khắc phục bất cập của VEC. Việc caotốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có đủ điều kiệnthông xe vào ngày 2.9 tới đây hay không phụthuộc rất lớn vào những đánh giá này…

MẠNH TUÂN

Luật pháp đã tạo cơ sở pháp lý và trao cho Thường trực HĐND nhiều nhiệm vụ,quyền hạn. Vấn đề còn lại Thường trực HĐND các địa phương cần sơ kết đánh giáđúng tình hình thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giámsát của QH và HĐND. Thông qua đó, kịp thời điều chỉnh, đổi mới những hoạt động củaThường trực HĐND giữa hai kỳ họp HĐND, khẳng định thực quyền của Thường trựcHĐND, góp phần phát triển KT - XH, nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

Đại biểu phát biểu trong phiên giải trình về quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đấtchậm triển khai của Thường trực HĐND TP Hà Nội Ảnh: Phi Long

CAO TỐC ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI

Những câu hỏi lớn trước ngày thông xeHơn 10 ngày nữa, như những gì chủ đầu tư đã hứa tại buổi làm việc trước

lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dự kiến sẽ đượcthông xe toàn tuyến. Dẫu vậy, hiện vẫn ngổn ngang nhiều nỗi lo. Trong đó, câuhỏi lớn nhất là tuyến cao tốc này có đủ điều kiện chất lượng, bảo đảm an toàn chongười và phương tiện tham gia lưu thông vào ngày 2.9 hay không?

Bài 1: Liên tiếp thất hẹn

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn nút giao Bắc Quảng Ngãi Ảnh: Mạnh Tuân

Số 233 21 - 8 - 2018kinh tế - xã hộiĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Ngưỡng cửa đại học chỉ là điểm khởiđộng, quan trọng là đào tạo conngười sao cho khớp với guồng máytrên thị trường lao động đang khôngngừng thay đổi. Muốn vậy, đầu vàocủa doanh nghiệp tiệm cận chuẩn gìthì đầu ra của các trường cũng phảibắt kịp chuẩn tương ứng.

Một trong những vấn đề được cácđại biểu đặc biệt quan tâm tại Hộithảo Giáo dục 2018 do Ủy ban

Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ tổ chứclà liên kết đại học - doanh nghiệp. Mối quanhệ đó nói lên năng lực hệ thống giáo dục đạihọc Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong thờikỳ cách mạng 4.0, bối cảnh thúc đẩy tự chủvà hội nhập quốc tế, đây là điều kiện cănbản, phải được tạo thể chế và môi trườngthuận lợi.

Lợi đôi đườngLàm cách nào có đúng những người tôi

cần để phát triển công việc của mình? Câu hỏiđược TS Nguyễn Thanh Mỹ, Tổng Giám đốcTập đoàn Mỹ Lan đặt ra năm 2006 khi vềTrường ĐH Trà Vinh. Một thời gian ngắn sau,khoa Hóa học ứng dụng được thành lập, tậptrung đào tạo nhân lực về chất dẻo động, vậtliệu nano, in truyền thông và bao bì, cảmứng… Chương trình học kéo dài 4 năm rưỡi,sinh viên bắt đầu đi làm (có lương) từ học kỳ1 năm thứ hai (ở Mỹ Lan hoặc công ty khác).Giảng viên của nhà trường được đưa vào côngty làm việc để trang bị kinh nghiệm thực tế,ngược lại nhân viên Mỹ Lan cũng trực tiếptham gia giảng dạy...

TS Nguyễn Thanh Mỹ cho biết, trong 10năm hợp tác với Trường ĐH Trà Vinh vớitổng số tiền đầu tư 54 tỷ đồng, 48 kỹ sư tốtnghiệp hiện mang về doanh thu cho công tytừ 200 - 220 tỷ đồng/năm. Trong khi khoaHóa học ứng dụng của nhà trường ngàycàng trở thành địa chỉ uy tín thì dưới góc độdoanh nghiệp đây rõ ràng là một đầu tư rấtcó lợi.

Không “ngồi chờ” các trường Việt Nammở ngành đào tạo, cũng hạn chế nhập khẩulao động nước ngoài, tính toán của Tập đoànViettel trong những năm qua là tự đào tạonhân lực. Năm 2017, Viettel phối hợp vớiTrường đại học Công nghệ, ĐHQG Hà Nộithành lập Viện Công nghệ học vũ trụ (ngànhđầu tiên ở Việt Nam) tài trợ toàn bộ kinh phíhoạt động. 20 học viên khóa đào tạo đầu tiênđều được cấp học bổng, năm 2018, dự kiếntuyển dụng khoảng 60 sinh viên. Trong bốicảnh môi trường kinh doanh và sự phát triểnkhoa học - công nghệ biến động nhanh chóng,sự “bắt tay” này là cách chuẩn bị nhân lực mộtcách chủ động.

Trưởng Ban Thư ký sản xuất Tập đoànViettel Nguyễn Mạnh Hải chỉ ra cách có đượcnhân lực chất lượng cao là đào tạo qua thựctiễn. Hình thức “Tây làm ta xem, ta làm Tâyxem” được áp dụng, nghĩa là sự hỗ trợ bênngoài chỉ mang tính tư vấn, còn lại công việctrọng tâm là tự triển khai. Nhờ vậy, người Việtngày càng làm chủ, sáng tạo công nghệ. Phối

hợp với các đại học nghiên cứu, xây dựngngành đào tạo mới, một mặt sinh viên ratrường bắt nhịp luôn thị trường lao động, mặtkhác doanh nghiệp sẽ sử dụng được ngaynhân sự cho định hướng phát triển sản xuất,kinh doanh.

Nguyên tắc bình thông nhauKhông ít doanh nghiệp hiện nay áp dụng

hình thức hợp tác khác nhau với trường đạihọc như trao học bổng, cùng xây dựng giáotrình, tổ chức đào tạo, tổ chức cho sinh viênthực tập, tài trợ cho các hội cựu sinh viên…Kinh nghiệm liên kết nhà trường - doanhnghiệp mang lại hiệu quả cao khi doanhnghiệp tham gia đầy đủ và toàn diện vào cả 3khâu của GDĐH: Xây dựng ngành đào tạo;xây dựng nội dung và phương pháp đào tạo;tham gia định nghĩa các chuẩn đầu ra chosinh viên.

Các định hướng chính sách gần đây củaViệt Nam ngày càng coi trọng sự đáp ứng củaGDĐH đối với khả năng tìm việc làm của

sinh viên tốt nghiệp. Song thực tế lại chỉ rarằng phối hợp đại học - doanh nghiệp mangtính tự phát là chủ yếu. Đa phần sinh viênkhông được thực hành, không có môi trườngtrải nghiệm, ra trường thiếu kỹ năng làmviệc, còn nhà tuyển dụng cũng gặp khó khănkhi đi tìm đầu vào chất lượng cao. Không cóthống kê cấp hệ thống về vấn đề này ở ViệtNam, tuy nhiên có dữ liệu từ một số khảo sátdoanh nghiệp xuyên quốc gia. Các nghiêncứu dấu vết sinh viên tốt nghiệp (GTS) 2011cho thấy 1/3 doanh nghiệp báo cáo là khôngthể tìm ra nhân lực họ cần. Một khảo sát dànhriêng cho các giám đốc điều hành tại ViệtNam cho thấy 40% gặp khó khăn trong việctuyển nhân sự trên các cấp độ, các ngành vànghề nghiệp khác nhau. Khảo sát nhân lựcGTS cũng tiết lộ tình trạng thiếu hụt cấp caovề chuyên môn kỹ thuật và ngành trong mộtsố ngành công nghiệp.

Hiệu ứng tốt từ sự hợp tác đại học - doanhnghiệp như của Tập đoàn Viettel hay Mỹ Lancó thể lan rộng không? Câu trả lời không chỉnằm ở sự chủ động từ hai phía. Phó Chủ tịchHội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long,GS. TS Phạm Huy Dũng nhận định, hợp tácgiữa đại học và doanh nghiệp đang gặp trởngại vì chưa có quy định pháp luật về vấn đềnày. “Cần có cơ chế để đại học và xí nghiệp,doanh nghiệp hợp tác đào tạo phát triển, cósản phẩm đưa vào thị trường… Khi chưa cókhung pháp lý thì Trường Đại học ThăngLong cũng như các trường khác muốn mởrộng và phát triển cũng khó vì sẽ gặp phải rắcrối”, ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, theo Giám đốc Trung tâmKhảo thí và đánh giá chất lượng đào tạoĐHQG TP Hồ Chí Minh, TS Nguyễn QuốcChính, đã có khung trình độ quốc gia ViệtNam, có điều từ khi ban hành (2016) đến giờ,việc phối hợp giữa các hiệp hội nghề nghiệp,trường đại học với doanh nghiệp để làm rõ cácchuẩn cụ thể thì chưa triển khai. Do vậy, muốnxóa bỏ các “điểm nghẽn” của quá trình hợptác nhà trường - doanh nghiệp, thật sự cần cómột cơ chế rõ ràng, tính hệ thống cao.

THÁI MINH

LIÊN KẾT ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP

Nguyên tắc bình thông nhau

Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạoNgày 20.8, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chứcChương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam năm2018. Tới dự có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi ThếDuy; đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý dự Khu Côngnghệ cao Hòa Lạc; Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT, Tập đoànFPT và 100 người Việt trẻ tài năng làm việc trong lĩnh vực khoahọc công nghệ trong và ngoài nước.

Với định hướng phát triển đã được phê duyệt, Thủ tướngChính phủ mong muốn Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ trở thànhhình mẫu kinh tế thu nhỏ của Việt Nam phát triển dựa trên đổimới sáng tạo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để có thể thựchiện điều này, cần huy động tối đa nguồn lực trí tuệ, đặc biệt làtừ các chuyên gia, trí thức người Việt Nam được đào tạo, nghiêncứu, làm việc tại các quốc gia có nền tảng khoa học công nghệphát triển trên thế giới. Buổi trao đổi và làm việc với Đoàn cácchuyên gia công nghệ, nhà khoa học và tri thức của Việt Nam ởtrong và nước ngoài là cơ hội tốt để Khu Công nghệ cao Hòa Lạcvà các Tập đoàn công nghệ của Việt Nam tại Khu có thể trao đổi,thúc đẩy các cơ hội hợp tác, thu hút nhân tài, phát triển côngnghệ, tạo lập diễn đàn kết nối mạng lưới các nhà khoa học tríthức Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ Bùi Thế Duy tin tưởng, với những hỗ trợ của các bộ, ngànhcũng như tiềm năng, thế mạnh phát triển của Khu Công nghệ caoHòa Lạc, của các tập đoàn công nghệ tại Khu Công nghệ cao HòaLạc và với nhiệt huyết, tài năng, trí tuệ của các chuyên gia, nhàkhoa học, trí thức Việt Nam, buổi làm việc và trao đổi hôm naysẽ tạo nhiều cơ hội hợp tác, phát triển trong thời gian tới nhằmđóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của nền khoa học vàcông nghệ của đất nước.

Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa LạcNguyễn Chung Quỳnh trao đổi với Đoàn về tiềm năng, thế mạnhcủa Khu CNC Hòa Lạc cùng với các hoạt động thu hút đầu tư,phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ và đề xuất với Đoànvề nguồn nhân lực tri thức, hoạt động thúc đẩy, kết nối, khởinghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các đại biểu cũng được ngheđại diện Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT và Tập đoàn FPT giớithiệu về những công nghệ và sản phẩm tiêu biểu mà các tập đoànđang nghiên cứu phát triển, cũng như những đề xuất trong hợptác nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản phẩm với các chuyêngia công nghệ, nhà khoa học trong đoàn. Ở chiều ngược lại, cácchuyên gia công nghệ, nhà khoa học cũng đã trao đổi với BanQuản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và các tập đoàn về các khảnăng hợp tác, kết nối trong nghiên cứu phát triển công nghệ vàsản phẩm. Tin và ảnh: TRỌNG HIẾU

Chuẩn bị chiến lược rút lui vốn ODABộ Kế hoạch và Ðầu tư vừa trình Chính phủ Báo cáo Ðịnh

hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và vốn vay ưu đãi.

Theo thống kê, tổng vốn nước ngoài Việt Nam ký kết vay giaiđoạn 2016 - 2017 hơn 9,198 tỷ USD, trong đó vốn vay ODA 6,78tỷ USD, vay ưu đãi 2,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 216,8 triệuUSD. Trong đó, vốn vay ODA có lãi suất thấp, thời hạn vay dàithường từ 25 đến 40 năm và thời gian ân hạn hợp lý (5 - 10 năm).Với các ưu điểm này, vốn ODA giúp Việt Nam tiếp cận nguồn kỹthuật, tri thức, đổi mới, sáng tạo và là đòn bẩy, chất xúc tác huyđộng nguồn vốn khác, đặc biệt nguồn vốn trong nước. “Tuy nhiên,vốn vay ODA bắt đầu bộc lộ hạn chế như lãi suất tăng dần. NếuViệt Nam không cân nhắc kỹ có thể rơi vào bẫy “ODA và vay ưuđãi” khi lãi suất vay và phí thu xếp vốn cao hơn so với mức lãi suấtvay thương mại trên thị trường vốn trong nước”, Bộ Kế hoạch vàÐầu tư cảnh báo.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư nêu dẫn chứng, một số khoảnvay ưu đãi có kèm theo điều kiện ràng buộc về kỹ thuật, công nghệ,lựa chọn nhà thầu khiến chi phí vay thực tế có thể cao hơn nhiềuso với đấu thầu cạnh tranh. Ngoài ra, còn có rủi ro do tác động bấtlợi của biến động tỷ giá. Năng lực hấp thụ viện trợ nước ngoài củangành, địa phương và dự án cụ thể còn hạn chế. Các dự án vốn vaynước ngoài đều phải gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện, chậmphát huy hiệu quả.

Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cũng chỉ ra thách thức của Việt Namtrong huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế và giải quyết vấnđề xã hội, môi trường phát sinh của giai đoạn 2021 - 2025. Giaiđoạn này, cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển dịch, giảm dần khu vựcnhà nước khi quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễnra mạnh mẽ với việc thoái vốn khỏi nhiều DN sản xuất kinh doanh.

Từ thực trạng trên, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư kiến nghị Chínhphủ có quan điểm chỉ đạo trong thu hút và sử dụng vốn vay nướcngoài cho phát triển giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, chỉ cung ứngvốn ODA cho chương trình, dự án cần thiết kế với quy mô đủ lớnđể phát huy hiệu quả tối đa, tác động lan tỏa mạnh, đáp ứng nhucầu phát triển và tích cực đàm phán để tranh thủ tối đa các điềukiện ưu đãi. Các dự án cần kết hợp hài hòa giữa huy động vaytrong nước và vay nước ngoài. Trong đó, vay nước ngoài chỉ nêntài trợ cho nhu cầu đầu tư cần đến ngoại tệ như nhập khẩu côngnghệ, máy móc, thiết bị.

Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đề xuất vốn vay ODA và vay ưu đãi chỉnên chiếm 30 - 50% tổng mức đầu tư dự án, đóng vai trò vốn mồi,chất xúc tác cho nguồn vốn khác. Hạn chế sử dụng vốn vay nướcngoài để tài trợ cho nhu cầu mua sắm nội địa, vì làm tăng nợ côngnhưng không cải thiện năng lực trả nợ quốc gia. “Việt Nam cần chuẩnbị cho Chiến lược rút lui. Vốn ODA chỉ là kênh huy động ngoại tệtạm thời. Lợi ích lớn nhất của vốn vay nước ngoài là có nguồn ngoạitệ để tiếp cận công nghệ, tài sản đầu tư và kiến thức chuyên môn tiêntiến. Về lâu dài, chúng ta cần có chiến lược để tiếp cận các yếu tố đómà không cần ODA. Tức là Việt Nam cần tập trung xây dựng thịtrường vốn trong nước, tiếp cận thị trường vốn nước ngoài và nângcao chất lượng nguồn nhân lực trong nước để tiệm cận dần đến trìnhđộ quốc tế”, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư kiến nghị.

MINH HƯƠNG

Sau khi phối hợp với các bộ, ngành và địa phương ràsoát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra 18 nhóm vấnđề chính sách vướng mắc của Luật Đầu tư công và đềxuất hướng sửa đổi. Do phạm vi, nội dung sửa đổi,bổ sung của dự thảo Luật được mở rộng, Bộ Kếhoạch và Đầu tư vừa đề xuất Chính phủ xem xét,quyết định, cho phép chuyển hình thức trình dự ánLuật thành Luật Đầu tư công (sửa đổi)”.69/108 điều bị tác động, sửa đổi

Trong báo cáo mới nhất gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cho biết phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung của dựthảo Luật Đầu tư công được mở rộng hơn nhiều so với phạmvi, nội dung của dự thảo kèm theo Tờ trình số 127/TTr-CPtrước đây. Cụ thể, hiện nay đã lên tới 69/108 điều bị tác động,sửa đổi, bổ sung, đồng thời bãi bỏ 6 điều, bổ sung 4 điều mới.Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Chính phủ xem xét,quyết định, cho phép chuyển hình thức trình dự án luật thànhLuật Đầu tư công (sửa đổi).

Luật Đầu tư công được thực hiện từ hơn 3 năm nay. Báocáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, do lần đầu xây dựng,ban hành và thực hiện Luật nên không tránh khỏi những hạnchế về kinh nghiệm thực tiễn. Việc hình thành nhiều quy trìnhmới, thủ tục phức tạp cũng khiến cho các cơ quan, địa phươngkhó nắm vững và thực hiện thống nhất. Bên cạnh đó, một sốquy định trong Luật quá cứng nhắc hoặc chưa đầy đủ nênkhông đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Ví dụ điển hình làtrong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyếtđịnh đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn,nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch...Đặc biệt, giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như LuậtNgân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảovệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, LuậtQuy hoạch... hiện đang có những điểm chưa thống nhất.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn ChíDũng, việc sửa đổi Luật Đầu tư công phải hướng đến đơngiản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, công khai, dễ thựchiện, nhưng vẫn bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệuquả đầu tư công, tránh dàn trải, nợ đọng, thất thoát, lãngphí. Đồng thời, phải đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền,nâng cao tính chịu trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trongđầu tư công.

Trên tinh thần này, dự thảo Luật tập trung sửa đổi, bổ sungcác quy định liên quan đến 5 nhóm vấn đề. Thứ nhất là nhữngvấn đề chung, liên quan đến các quy định về thuật ngữ, phânloại dự án, đối tượng đầu tư công. Đây là nội dung quantrọng, liên quan đến sự đồng bộ với các luật liên quan, nhất làLuật Ngân sách nhà nước, đồng thời, có ý nghĩa quyết địnhđến việc đơn giản hóa trình tự, thủ tục liên quan đến nhữngquy định điều chỉnh, bổ sung này. Thứ hai là trình tự, thủ tụcquyết định chủ trương đầu tư, nhất là các vấn đề vướng mắctrong thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thẩmquyền quyết định chủ trương đầu tư; điều chỉnh chủ trương

đầu tư; các trường hợp đặc thù, đặc biệt... Thứ ba là trình tự,thủ tục quyết định đầu tư dự án, nhất là trong trường hợp điềuchỉnh dự án làm tăng tổng mức đầu tư, những vấn đề liênquan đến nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư...Thứ tư là kế hoạch đầu tư công, nhất là về cơ chế giao kếhoạch vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn, điều kiện dự án được bốtrí vốn trong kế hoạch trung hạn và hàng năm, thời gian giảingân vốn... đang có nhiều vướng mắc, cần có sự đổi mới,phân cấp triệt để, tăng cường hậu kiểm. Cuối cùng là vấn đềliên quan đến tính phù hợp giữa Luật Đầu tư công với các luậtcó liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng,Luật Đất đai, Luật Quy hoạch...

Gỡ vướng mắc, tạo thuận lợiSau khi phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra 18 nhóm vấn đề chính sáchvướng mắc của Luật Đầu tư công và đề xuất hướng sửa đổinhằm tạo thuận lợi trong triển khai các dự án, tăng cường giảingân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, có 2 bất cậpmà địa phương “kêu” khá nhiều trong quá trình thực thi làtiêu chí phân loại dự án nhóm A và thẩm quyền quyết địnhchủ trương đầu tư.

Theo quy định của Luật, thì dự án tại địa bàn có di tíchquốc gia đặc biệt, dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối vớiquốc gia về quốc phòng, an ninh thì sẽ thuộc “nhóm A”,không phân biệt tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, quy định nàyđang đẩy nhiều địa phương vào tình thế “lưỡng nan”, khi màrất nhiều dự án trên địa bàn có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản,nhưng vẫn phải trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.Chưa kể, các dự án này còn chịu sự điều chỉnh của các luậtkhác như Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường... nênthủ tục đầu tư rất phức tạp, qua nhiều cấp quản lý xem xét,phê duyệt. Trên thực tế, cũng rất khó xác định địa bàn đặc biệt

quan trọng quốc gia về quốc phòng, an ninh vì các địa bànđược bảo vệ bí mật, không được công bố công khai rộng rãi,dẫn đến khó phân loại dự án cho đối tượng này. Hơn nữa, khitổ chức đánh giá quá trình thực hiện Luật Đầu tư công, mộtsố ý kiến cho rằng tiêu chí dự án quan trọng quốc gia có tổngmức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên là chưa hợp lý bởi nếuso sánh với quy mô nền kinh tế thì tiêu chí xác định dự ánquan trọng quốc gia có xu hướng ngày càng nhỏ lại, chưa phùhợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế.

Trong Tờ trình mới nhất gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư đề xuất sửa đổi tiêu chí dự án quan trọng quốc gia lênmức 35 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh tiêu chí dự án nhóm Akhông phân biệt tổng mức đầu tư theo hướng không quy địnhđối với dự án thuộc địa bàn di tích quốc gia đặc biệt, sửa đổi,bổ sung tiêu chí về mức độ “tuyệt mật” đối với dự án thuộclĩnh vực quốc phòng an ninh.

Dự thảo Luật cũng điều chỉnh thẩm quyền quyết định chủtrương đầu tư chương trình, dự án, trong đó, đề xuất phân cấpcho HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhómA sử dụng toàn bộ vốn của địa phương; UBND các cấp quyếtđịnh chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C; bổ sung quy địnhvề thẩm quyền đối với dự án của địa phương sử dụng nguồnvốn hỗn hợp thuộc nhiều cấp ngân sách khác nhau...

Quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đốivốn cũng được sửa đổi theo hướng Bộ Kế hoạch và Đầu tưchỉ thực hiện nhiệm vụ này đối với các chương trình, dự ánthuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủtướng Chính phủ. Tất cả các trường hợp còn lại được thu gọntừ một thủ tục riêng thành một phần trong thủ tục thẩm địnhhồ sơ đề xuất dự án, đồng thời, phân cấp triệt để cho các bộ,ngành, địa phương tự thực hiện thẩm định nguồn vốn và khảnăng cân đối vốn.

HÀ LAN

Sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư công

Đào tạo qua thực tiễn tại các doanh nghiệp nhằm có được nguồn nhân lực chất lượng cao

Số 233 21 - 8 - 2018 ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

AN TOÀN THỰC PHẨM

Tổ chức Giải thưởng Môi trường TP Hồ Chí Minh năm 2018

Giải thưởng Môi trường TP Hồ Chí Minh năm 2018 được tổ chứcnhằm ghi nhận, tôn vinh các cá nhân, tập thể và cộng đồng có đónggóp tích cực trong bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Đồngthời, Giải thưởng là cơ sở để giới thiệu các cá nhân, tập thể và cộngđồng tham gia Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2019 của BộTài nguyên và Môi trường.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí MinhNguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, Giải thưởng Môi trường TP Hồ ChíMinh năm 2018 được xét chọn trên 6 nhóm lĩnh vực gồm quản lý nhànước về bảo vệ môi trường; giáo dục, đào tạo, truyền thông; tham vấn,tư vấn, phản biện, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệmôi trường; nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnhvực bảo vệ môi trường; phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môitrường, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môitrường; bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đadạng sinh học và an toàn sinh học; thực hiện chiến lược tăng trưởngxanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Để quảng bá Giải thưởng Môitrường TP Hồ Chí Minh năm 2018, Ban Tổ chức cũng sẽ đẩy mạnh côngtác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cùngcác hình thức khác nhau để các tổ chức, cá nhân, cộng đồng có thể tiếpcận và gửi hồ sơ xét tặng.

Mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng đoạt Giải thưởng sẽ được tặng Bằngkhen của UBND TP Hồ Chí Minh. Giải thưởng có giá trị trong 4 năm,sau đó các tập thể, cá nhân, cộng đồng có quyền tiếp tục đăng ký xéttặng Giải thưởng. Đặc biệt, các tập thể, cá nhân, cộng đồng đoạt Giảithưởng được phép quảng bá Giải thưởng trên các phương tiện truyềnthông đại chúng; được khai thác, sử dụng logo, biểu trưng của Giảithưởng trên các sản phẩm và hưởng các chế độ ưu đãi khác theo quyđịnh của pháp luật… Dự kiến, Giải thưởng Môi trường TP Hồ Chí Minhsẽ được tổng kết và trao giải vào tháng 12.

TRƯƠNG NGỌC

Nhập nhèm giá cả, chất lượngCòn hơn một tháng nữa mới đến

Rằm Tháng 8 nhưng thị trường bánhTrung thu đã bắt đầu sôi động. Trên cáctrang mạng xã hội, những người bánhàng online bắt đầu đăng bán loại bánhmini và quảng cáo là “bánh nội địa ĐàiLoan” hoặc “nội địa Trung Quốc” vớinhững mức rất khác nhau nhưng khôngcó thông tin về hạn sử dụng. Nhữngngày gần đây, Đội Quản lý thị trường số24, Chi cục Quản lý thị trường TP HàNội đã bắt giữ hơn 10.000 bánh trungthu mini nhập lậu (mini Đài Loan), giáchỉ từ 2.000 - 3.000/cái tại một cửahàng nông sản ở La Phù, huyện HoàiĐức, Hà Nội.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trườngsố 24 Nguyễn Huy Cường cho biết, cơsở này quảng bá bán hàng trên mạngnhưng khi lực lượng chức năng tớikiểm tra thì hàng còn rất ít, vì chủhàng chủ yếu vận chuyển về đêm, lựclượng chức năng không thể kiểm trahành chính được. Hiện toàn bộ lôhàng đã bị tạm giữ và xử lý theo đúngquy định.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng,những chiếc bánh trung thu mini giárẻ nếu nhìn bằng mắt thường sẽ thấylớp dầu mỡ dày bám dính trên bao bì,điều này gây ra lo ngại về chuyển hóachất béo quá mức cho phép trong việcbảo quản, ngoài ra còn có chức năngtạo mùi tạo vị cho bánh, dễ gây rabệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó,bánh trung thu không có thành phầndinh dưỡng công khai trên bao bìcũng tiềm ẩn nguy cơ về chất bảoquản, phẩm màu, phụ gia quá mứccho phép. Những nguy cơ trên có thể

gây ngộ độc ngay lập tức hoặc tích tụlâu dài, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đối với những loại bánh có giá bánquá rẻ, cũng cần đặt ngược câu hỏi, tạisao qua rất nhiều khâu trung gian màgiá rẻ vậy thì chắc chắn giá sản xuất banđầu còn thấp hơn rất nhiều. Tổng Thưký Hội Dinh dưỡng Việt Nam Từ Ngữcho rằng, để sản xuất ra một chiếc bánhtrung thu phải trải qua rất nhiều quytrình, trong đó có quy trình về vệ sinh.Giá mà rẻ thì quy trình này phải thay

đổi, có thể là cắt bớt quy trình, hoặc bỏngỏ khâu kiểm tra.

Nhiều chuyên gia về an toàn thựcphẩm cho biết, về nguyên tắc thựcphẩm đã chế biến qua nhiệt, không thểđể ở nhiệt độ thường mà phải bảo quảnmát không quá 4 độ C, hoặc phải luôntrong tình trạng hâm nóng. Theo tiêuchuẩn của một số nước tiên tiến, cácloại bánh Trung thu không cho phép đểở nhiệt độ thường quá 24 tiếng, có dùngbảo quản cũng chỉ được tối đa một tuần.

Chú trọng kiểm tra, xử lýTrước thực trạng “vàng thau lẫn

lộn”, Cục An toàn thực phẩm đã có vănbản số 4231/ATTP-KHTC gửi Vụ Khoahọc Công nghệ, Bộ Công thương vềviệc xác minh thông tin bánh trung thunhập lậu từ nước ngoài. Bên cạnh đó,tăng cường kiểm soát an toàn thựcphẩm đối với việc sản xuất, kinh doanhbánh trung thu.

Theo các chuyên gia, với nhữngtrường hợp buôn bán kinh doanh hàngthực phẩm nhập lậu, chỉ có thể xử phạthành chính, mức phạt ra sao còn tùythuộc vào giá trị định giá của lô hàng.Do giá trị của mỗi chiếc bánh trung thulà rất rẻ nên mức xử phạt theo quy địnhsẽ không đủ sức răn đe. Vì vậy, thịtrường này vẫn đang là miếng mồi béobở cho các gian thương trục lợi. Điềuđó đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, đặcbiệt là Chi cục Quản lý thị trường tạinhiều địa phương.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lýthị trường TP Hồ Chí Minh PhanHoàn Kiếm cho biết, đã có kế hoạchđể kiểm tra bánh trung thu đang lưuthông, phân phối trên địa bàn thànhphố, kiểm soát chặt từ nguồn nguyênliệu chứ không chờ tới khi sản phẩmra thị trường. Song, cũng có cái khó làhiện đang có rất nhiều loại bánh, từnhững thương hiệu nổi tiếng đến nhàhàng, khách sạn, kinh doanh trựctuyến, ai cũng có thể làm bánh nênviệc kiểm soát không đơn giản. Hiệnmột số mẫu bánh trung thu mini giá rẻđã được đưa đi kiểm định các chỉ tiêutheo quy định và sẽ sớm công bố đếnngười dân.

“Cơ quan có thẩm quyền cần đẩymạnh công tác thông tin, tuyên truyềnđể nâng cao ý thức, trách nhiệm củachính quyền các cấp, người sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng thực phẩmđồng thời báo cáo kết quả xử lý về CụcAn toàn thực phẩm để tổng hợp báocáo Ban chỉ đạo liên ngành trung ươngvề An toàn thực phẩm. Trước khi chờcơ quan chức năng, người tiêu dùngnên lựa chọn mua bánh của các hãngcó uy tín” - Cục trưởng Cục An toànthực phẩm Nguyễn Thanh Phongkhuyến cáo.

DƯƠNG CẦM

Trung bình mỗi ngày tại TP Hồ ChíMinh có 80 tấn rác thải nhựa và nilonthải ra môi trường. Tuy nhiên chođến nay chưa có thống kê chính xácbao nhiêu phần trăm của con sốkhổng lồ này được tái chế rồi trở lạithị trường, bao nhiêu phần trămphát tán ra tự nhiên. “Ô nhiễmtrắng” - loại ô nhiễm do túi nilon gâyra cho môi trường đang thực sựnghiêm trọng.“Đã ở mức khủng khiếp”

Nhiều chuyên gia đã khẳng định như vậyvề tình trạng ô nhiễm túi nilon. Cùng với sựgia tăng dân số và kinh tế, lượng túi nilonphát sinh ngày càng tăng, vượt mức kiểmsoát. Chỉ tính riêng tại 4 con kênh là kênhĐôi, kênh Tẻ, kênh Tàu Hũ, kênh Bến Nghétại TP Hồ Chí Minh, công nhân môi trườngvớt từ 10 - 40 tấn rác mỗi ngày, đợt cao điểmlên đến 80 tấn, trong đó, đa phần là rác thảisinh hoạt, túi nilon, mút xốp được xả thẳngxuống kênh.

Kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên vàMôi trường mới đây cho thấy, bình quânmỗi hộ gia đình sử dụng 223 túi/tháng,tương đương 1kg túi nilon/hộ/ tháng.Riêng TP Hồ Chí Minh có khoảng 30 tấnnilon được sử dụng mỗi ngày trong cácchợ, siêu thị, trung tâm thương mại; và 34- 60 tấn nilon/ngày tương đương từ 5 - 9triệu túi nilon/ngày từ các hộ dân. Lượngtúi nilon này tăng theo từng năm, tạo áplực rất lớn lên môi trường.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có thống kêchính xác bao nhiêu phần trăm của con sốkhổng lồ này được tái chế rồi trở lại thịtrường, bao nhiêu phần trăm phát tán ra tựnhiên. Theo Vụ Quản lý chất thải, Tổng cụcMôi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinhhoạt (trong đó có chất thải nhựa và túi nilon)chưa đạt được yêu cầu so với mục tiêu đề ra.

Tại khu vực nội thành của các đô thị trungbình đạt khoảng 85% và tại khu vực nôngthôn là 55%. Vấn đề quản lý chất thải từ túinilon gặp nhiều khó khăn do nhận thức củangười dân trong thu gom, phân loại, vậnchuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đặcbiệt và chất thải nhựa và túi nilon còn nhiềuhạn chế, thói quen sử dụng túi nilon còn kháphổ biến.

Tác hại khó lườngTheo nghiên cứu của các nhà khoa học,

ở môi trường tự nhiên túi nilon phải mất200 - 500 năm mới phân hủy. Nếu rác thảinilon chôn lấp không đúng cách sẽ gây ônhiễm môi trường đất và nước, gây cản trởsự sinh trưởng và phát triển các loại thựcvật, ngăn cản việc đưa nước từ đất đến cácloại thực vật làm các loại này kém pháttriển, đồng thời là nguyên nhân của sự xói

mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinhthái trong vùng.

Mặt khác, nếu đốt nilon sẽ tạo ra khí thảicó chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnhhưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năngmiễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và cácdị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và nguy hiểm hơn làcó khả năng gây ung thư… Sự lạm dụng tiệnlợi của túi nilon kết hợp thói quen vứt rác bừabãi của con người khiến túi nilon trở thànhthứ rác tràn lan trong cuộc sống. Thực tế nàykhông chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn làtác nhân ẩn chứa vi khuẩn bệnh tiềm tàng, tắcnghẽn cống rãnh, ô nhiễm môi trường. Vìvậy, nếu không có giải pháp thiết thực trongviệc hạn chế dùng túi nilon thì không bao lâunữa đường phố, kênh rạch, ruộng đồng…khắp mọi nơi sẽ tràn ngập túi nilon, môitrường sẽ hủy hoại nặng nề và khó có thểkhắc phục được.

Thay đổi thói quenĐể khắc phục mối nguy hại gây ô nhiễm

môi trường do túi nilon, thời gian qua TP HồChí Minh đã triển khai nhiều hoạt động thiếtthực, lan tỏa rộng rãi thông điệp giải quyết ônhiễm nhựa và nilon, nhằm kêu gọi cộngđồng cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùngvà thải bỏ chất thải nhựa. Cụ thể kiểm soátviệc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rácthải; tập trung các nguồn lực để giải quyếttriệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từchất thải, rác thải đang ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống và sinh kế của người dân;khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựngvà bàn giao các công trình bảo vệ môi trườngphục vụ lợi ích của cộng đồng như công trìnhxử lý nước thải, chất thải rắn đô thị và nôngthôn; trồng cây xanh chắn cát, chống xói lởvà ngăn ngừa xâm nhập mặn; thực hiện cáctiêu chí môi trường trong xây dựng nôngthôn mới; hỗ trợ người dân thích ứng vớibiến đổi khí hậu...

Bên cạnh việc khuyến khích người tiêudùng cắt giảm tối đa sử dụng các sản phẩmnhựa và túi nilon cũng như từ bỏ thói quenvứt rác bừa bãi, Sở Tài nguyên và Môitrường TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị cácđơn vị cần truyền thông mạnh mẽ hơn vềtác hại của chất thải nhựa, túi nilon đối vớikinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏecộng đồng.

Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên vàMôi trường TP Hồ Chí Minh sẽ chú trọngkiểm tra, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ônhiễm môi trường, xây dựng kế hoạchphòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môitrường trong các hoạt động sản xuất kinhdoanh; kiện toàn bộ phận chuyên trách vềbảo vệ môi trường các cấp, rà soát, xâydựng quy chế quản lý, bảo vệ môi trườngnội bộ; xây dựng quy trình phân loại và thugom phế thải nhựa có thể tái chế của ngườitiêu dùng và triển khai hình thức dán nhãnmác rõ ràng lên tất cả các vật liệu để xácđịnh khả năng tái chế của sản phẩm. Cùngvới đó, tăng cường tuyên truyền vận độngcác doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, trungtâm thương mại và siêu thị cắt giảm sửdụng nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sảnphẩm bằng nhựa và nilon, tăng cường sửdụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiệnvới môi trường thay thế túi nilon, sử dụngcác sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, táisử dụng…

LAN CHI

TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNGTP HỒ CHÍ MINH

Cảnh báo hiểm họa “ô nhiễm trắng”

Theo các chuyên gia, túi nilon thường dùng đựng thực phẩm được làm từ nhựa PE(Polyetylen) hoặc nhựa PP (Polypropilen). Thành phần của các loại nhựa này không chứa độc,nhưng những chất phụ gia làm cho nhựa mềm, dẻo lại có khả năng gây độc cho người sử dụng.Những loại bao bì tái chế không được ghi gì để phân biệt loại thu hồi tái chế và loại tinh khiết.

Túi nilon đang là vấn nạn ô nhiễm gây bức xúc đối với xã hội Nguồn: ITN

Ô nhiễm môi trường kênh rạch tại TP Hồ Chí Minh Nguồn: ITN

Thực phẩm chức năng có công dụng giảm cânsẽ bị kiểm tra chặt chẽ

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có Công văn số 4289/ATTP-SP gửi các cơ quan kiểm tra nhà nướcvề thực phẩm do Bộ Y tế chỉ định áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe cócông dụng giảm cân. Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chặtđối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe công bố công dụng giảm cân, chỉ tiêu kiểm tra là chấtSibutramine.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, Sibutramine là hoạt chất đã bị CụcQuản lý Dược, Bộ Y tế cấm sử dụng theo Công văn số 5149/QLD-CL ngày 14.4.2011 do có tác dụng khôngmong muốn và quyết định về việc rút số đăng ký của tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine ra khỏiDanh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam. Chất Sibutramine tạo cảm giácno và không thèm ăn nhưng tăng nguy cơ co giật, đau tim, loạn nhịp tim và đột quỵ. Tuy nhiên, trong thờigian vừa qua, thông qua chương trình giám sát chủ động, các cơ quan chức năng vẫn phát hiện một số sảnphẩm giảm cân có chứa Sibutramine, các sản phẩm này đã bị thu hồi và xử lý theo quy định.

Trước đó, hàng loạt thực phẩm chức năng giảm cân đã bị Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ(FDA) cấm lưu hành nhưng qua kiểm tra, phát hiện có bán tại Việt Nam. Đặc biệt, cuối tháng 6 vừa qua Côngan quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã triệt phá hoạt động của 1 nhóm đối tượng chuyên sản xuất thực phẩm chứcnăng giả với số lượng lớn. Cơ sở sản xuất tại ngõ 1, Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm. Các sản phẩmđược Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) xác định có thành phần Sibutramine.

Cuối tháng 7, Cục An toàn thực phẩm đã ký ban hành công văn số 3811/ATTP-SP gửi Giám đốc Sở Y tếcác tỉnh thành phố, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,Bắc Ninh đề nghị giám sát sản phẩm thực phẩm có chứa chất Sibutramine. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quanchức năng trên địa bàn triển khai lấy mẫu trên diện rộng, tập trung đánh giá chất lượng và độ an toàn củacác sản phẩm giảm cân. Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện viphạm, các địa phương cần xử lý nghiêm theo quy định hiện hành và báo cáo về Cục An toàn thực phẩm đểtổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Chính phủ.

THẢO MỘC

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 nămĐây là đề xuất của Bộ Công thương tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số

15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thuộctrách nhiệm của Bộ Công thương.

Theo đó, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan cóthẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiếnhành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân. Đáng nói là việc kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về

an toàn thực phẩm theo Danh mục tài liệu. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên 30câu hỏi (gồm 20 câu thuộc kiến thức chung và 10 câu thuộc kiến thức chuyên ngành) trong Bộ câu hỏiđể kiểm tra và đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm cho phù hợp với từng đối tượng áp dụng. Thờigian kiểm tra để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là 45 phút.

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng từ 80% số câuhỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 3ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấpgiấy xác nhận.

Dự thảo cũng nêu rõ nội dung kiến thức chung về an toàn thực phẩm bao gồm các quy định phápluật về an toàn thực phẩm; các mối nguy an toàn thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm; phương phápbảo đảm an toàn thực phẩm; thực hành tốt an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thựcphẩm có hiệu lực 3 năm, kể từ ngày cấp. Các cá nhân đã được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩmsẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm sản phẩm tương tự.

MINH NHẬT

Kiểm soát chất lượng bánh trung thuCục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây xuất hiện mặt hàng bánh trung thu nhậplậu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam, giá thành rẻ, không nhãn mác, không tự công bố sản phẩm,có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Để kịp thời xử lý các thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đãcó văn bản số 4231/ATTP-KHTC gửi Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương về việc xác minh thôngtin bánh trung thu nhập lậu từ nước ngoài.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa quyết định thànhlập 12 đoàn kiểm tra chuyên ngành để tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm dịp TếtTrung thu trên địa bàn 24 quận, huyện, tập trung từ đầu tháng 8 đến ngày 25.9.Theo đó, đoàn sẽ tập trung kiểm tra các đơn vị sản xuất bánh trung thu về nguyênliệu sản xuất bánh, điều kiện sản xuất và giấy tờ pháp lý; lấy mẫu xét nghiệm khi códấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm. Ðặc biệt chú trọng các cơ sở sản xuất bánhtrung thu nhỏ lẻ, kinh doanh sản phẩm bánh trung thu không rõ nguồn gốc.

Cần kiểm soát chặt chất lượng bánh Trung thu trên thị trường Nguồn: ITN

Số 233 21 - 8 - 2018pháp luật - đời sốngĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Không giới hạn những vấn đề luật giaoMặc dù Bộ Tư pháp đã nhiều lần có văn bản hướng dẫn về thẩm quyền ban

hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp huyện, xã, tuy nhiênđây vẫn là điểm vướng nhất trong quá trình thực hiện Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật.Điều 30 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, HĐND cấp

huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quyết địnhđể quy định những vấn đề được Luật giao. Như vậy, kể từ ngày Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật có hiệu lực (ngày 1.7.2016), HĐND, UBND cấp huyện, cấpxã chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật được giao trong luật, không phảitrong các loại văn bản khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện luật cho thấy, một số nộidung luật chưa giao cho chính quyền cấp huyện, cấp xã ban hành văn bản để thựchiện chức năng quản lý nhà nước, điều hành xã hội phù hợp với chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn, nhưng thực tế xã hội cần thiết phải ban hành.

Thực tế này dẫn đến tình trạng nếu ban hành thì trái luật, không ban hành thìkhông giải quyết được vấn đề thực tế của địa phương. Cụ thể, nếu chính quyền cấphuyện, cấp xã ban hành VBQPPL thì trái thẩm quyền do chưa được luật giao; còn nếuban hành văn bản áp dụng thì không phù hợp về nội dung của văn bản vì bảo đảm cáctiêu chí của một VBQPPL. Các VBQPPL nếu được ban hành sẽ bị bị xử lý vi phạmtheo Khoản 2, Điều 14 của Luật đó là “Ban hành văn bản không thuộc hệ thốngVBQPPL quy định tại Điều 4 của Luật này nhưng có chứa quy phạm pháp luật”; vàĐiểm D Khoản 1 Điều 103 Nghị định số 34 “văn bản có chứa QPPL nhưng khôngđược ban hành bằng hình thức VBQPPL”.

Không dừng lại ở đó, hiện các địa phương cũng lúng túng trong việc xác địnhhình thức, thể thức ban hành văn bản; không biết rõ văn bản quy phạm pháp luật hayvăn bản hành chính. Chẳng hạn, quyết định quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; hay nghị quyếtvề phát triển KT - XH của cấp huyện. Lý giải vướng mắc này, nhiều địa phương chorằng, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã sử dụng những thuật ngữ quáchuyên sâu. Trong khi đó, sự hướng dẫn của bộ chủ quản nhiều khi cũng “nửa vời”.Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4, Điều 27 của Luật năm 2015 thì HĐND cấp tỉnhcó thẩm quyền ban hành nghị quyết để quy định biện pháp có tính chất đặc thù phùhợp với điều kiện phát triển KT-XH của địa phương. Trường hợp để thực hiện đượcbiện pháp đặc thù đó mà cần phải quy định về trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ,yêu cầu, điều kiện… thì việc quy định những nội dung này trong nghị quyết củaHĐND cấp tỉnh là phù hợp với quy định “được giao trong luật”. Tuy nhiên, việc quyđịnh các biện pháp có tính chất đặc thù ở địa phương phải bảo đảm phù hợp vớiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; bảo đảm tính hợp hiến,tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cách hướng dẫn này, khiến địaphương không biết thế nào mà lần.

Từ thực tế này, để bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, nhấtlà Luật Tổ chức chính quyền địa phương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaHĐND, UBND các cấp, nhiều ý kiến cho rằng, Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 2015 nên sửa đổi theo hướng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạmpháp luật của chính quyền cấp huyện, cấp xã không chỉ giới hạn những vấn đề quyđịnh trong luật để tăng tính chủ động, sáng tạo trong điều kiện đặc thù của từng địaphương.

NGUYỄN MINH

Lo ngại tư tưởng vay không hoàn lạiCó thể khẳng định, đến thời điểm này, Nghị

định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một sốchính sách phát triển thủy sản là hệ thống các chínhsách đồng bộ, toàn diện nhất từ trước đến nay để hỗtrợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khaithác hải sản xa bờ; được kỳ vọng là cú hích đối vớingành thủy sản trong quá trình “vươn ra biển lớn”.

Tuy nhiên, theo Phó Tổng giám đốc AgribankPhạm Toàn Vượng, mặc dù được tổ chức, chỉ đạo sátsao ngay từ khi bắt đầu thực hiện; những khó khăntrong quá trình triển khai cũng kịp thời được tháo gỡ,song việc cho vay theo Nghị định 67 đã phát sinhkhông ít vướng mắc khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao.Tính đến đến hết tháng 7.2018, trên tổng số 622khoản vay, đã có 34 khoản vay được cơ cấu lại thờihạn trả nợ, 24 khoản vay có dư nợ bị chuyển quá hạngần 264 tỷ đồng, 11 khoản vay bị chuyển nợ xấu vớidư nợ trên 155 tỷ đồng. Việc nhiều khoản vay bịchuyển nợ quá hạn, cơ cấu nợ, chuyển nợ xấu… chothấy công tác thu hồi, xử lý nợ đối với các khoản vaytheo Nghị định 67 đang gặp rất nhiều khó khăn.

Mổ xẻ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng

trên, đại diện các chi nhánh Agribank cho rằng, bêncạnh những vướng mắc về chính sách tín dụng,chính sách bảo hiểm, hay những yếu tố khách quannhư thời tiết, hải lưu, ngư trường… thì điều đáng longại là có hiện tượng ngư dân có tư tưởng coichương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 làchính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, cốtình chây ỳ, không trả nợ, chờ ngân hàng xóa nợ...

Đơn cử, tại Agribank Quảng Bình - đơn vị triểnkhai thực hiện Nghị định sớm nhất nhưng có dư nợquá hạn cho vay nhiều nhất. Lý giải tình trạng này,Giám đốc Agribank Quảng Bình Nguyễn Trần Quýchia sẻ, có những con tàu tính ra... 100 năm sau mớitrả hết nợ bởi có những ngư dân viết đơn kiến nghịChính phủ khoanh nợ, giãn nợ, chỉ đồng ý trả số nợhàng năm rất thấp. Hay có những trường hợp đi

biển về lãi 400-500 triệu đồng nhưng không chịu trảnợ, thậm chí gửi tiền sang ngân hàng khác. Một sốtàu kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả đượcnợ vay nhưng cũng tìm mọi lý do khất lần khônghợp tác khi ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ.

Tại Thanh Hóa, một số chủ tàu không trả vốnngân hàng, không khai báo hiệu quả khai thác hoặckhai báo ở mức lãi thấp hay thua lỗ để chờ ngânhàng xóa nợ. “Có chủ tàu, chuyến nào cũng báo lỗtới 400-500 triệu đồng, tính ra mỗi năm lỗ hàng tỷđồng, thậm chí báo lỗ nhưng tàu cứ về bờ vài ngàylại thấy ra khơi. Trong khi, ngân hàng không có cơchế kiểm soát lịch trình của tàu cá. Do đó rất khókhăn trong việc đánh giá hiệu quả khai thác để làmcơ sở thu hồi nợ” - Phó Giám đốc Agribank ThanhHóa Trần Văn Thành bức xúc.

Kiên quyết xử lýPhát biểu tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Tín dụng,

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Quốc Hùngcho biết, tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong thực hiện Nghịđịnh 67 không phải là vấn đề riêng của Agribankmà là thực trạng chung của các ngân hàng khác.NHNN đã có báo cáo Chính phủ thực trạng này.

Đồng tình với những quan ngại cũng nhưnguyên nhân mà các chi nhánh đã phản ánh ở trênnên “không chỉ riêng ngành ngân hàng mà sự vàocuộc giải quyết vấn đề này một cách kịp thời củacác địa phương và các bên liên quan là rất cần thiếtđể thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách lớncủa Chính phủ” - ông Nguyễn Quốc Hùng nhấnmạnh. “Thời gian tới chúng ta cần phải có biệnpháp xử lý kiên quyết, mạch lạc vấn đề này, thậmchí phải “làm điểm” trong công tác xử lý để ngănchặn tình trạng lôi kéo làm sai lệch chính sách” -Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủysản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônNguyễn Văn Chung nêu ý kiến.

Về phía Agribank, Phó Tổng giám đốc PhạmToàn Vượng cho hay, từ kinh nghiệm liên tục bámsát địa bàn, tổng kết thực tiễn triển khai, Agribankđã kịp thời có nhiều giải pháp sát với tình hình, kịpthời tháo gỡ để nguồn vốn Nghị định 67 được khơithông. Tuy nhiên, để giải quyết các khó khăn cần có

sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các địa phương,các bộ, ngành. Agribank cũng kiến nghị sửa đổi, bổsung Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấpbù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng, theohướng cho phép các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợđược hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho khách hàngvay vốn giảm bớt khó khăn, tiếp tục khai thác đánhbắt; đồng thời, bổ sung nội dung về hỗ trợ lãi suấtđối với cơ chế chuyển đổi chủ tàu, trong đó hướngdẫn các trường hợp cụ thể. Đề nghị NHNN xem xét,đề xuất với Chính phủ có cơ chế xử lý rủi ro đặc thùhỗ trợ ngân hàng và các chủ tàu hoạt động khônghiệu quả, không có nguồn thu trả nợ, ngân hàng xửlý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ...

ĐỨC KIÊN

Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Bình Thuận HUỲNH QUANG HUY: Làm kỹ ngay từ khâu lựa chọn đối tượng

Sau 4 năm triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, Bình Thuận đã có gần 170 tàu 67 vươn khơi; manglại đời sống ổn định, sung túc cho bà con ngư dân, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánhgiá là địa phương đi đầu cả nước về thực hiện hiệu quả Nghị định. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là dongay từ khi bắt đầu, chúng tôi xác định phải làm rất kỹ công tác lựa chọn đối tượng. Bình Thuận chỉ chọnchủ tàu nào thực sự có quyết tâm làm nghề, quyết tâm bám biển. Cùng với đó là kinh nghiệm, khả năngđối ứng… để chọn cách làm phù hợp. Quan trọng hơn, ngay từ đầu, chúng tôi quán triệt rõ với các chủtàu đây là chính sách hỗ trợ, chứ không cho không. Vì thế, các chủ tàu đã vay là phải trả nợ; đã làm là phảihiệu quả. Đơn cử như các chủ tàu 67 tại huyện đảo Phú Quý - nơi chiếm tới hơn 70% (trong tổng số 170 tàu 67

của toàn tỉnh), đã thống nhất không chia lãi trong năm đầu ân hạn; chỉ chi trả những khoản chi thườngxuyên để vận hành tàu. Toàn bộ số lãi này sẽ được chuyển vào quỹ dự phòng, để bảo đảm trả lãi, trả gốcđúng hạn cho ngân hàng... Bên cạnh đó, bà con ngư dân sẵn sàng vươn khơi bám biển bất cứ lúc nào cóthể, nhất là khu vực Trường Sa, nên thu nhập luôn ở mức ổn định và khá cao. Cũng nhờ ý thức và quyếttâm đó, đến thời điểm này, Bình Thuận hầu như không có vướng mắc gì trong quá trình thực hiện Nghịđịnh cũng như trong quá trình thu hồi nợ.

THÁI BÌNH ghiChủ tàu 67 BT97238 CHÍN LỒNG ở thị xã Lagi, Bình Thuận: Cứ đà này, chỉ cần 6 năm tôi sẽ trả hết nợ Agribank!

Năm 2016, tôi đóng tàu BT97238 theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP với tổng chi phí trên 16 tỷ đồng.Qua một năm hoạt động, cá nhân tôi đã thu lãi khoảng 700 triệu đồng; gần chục bạn tàu trong đội, mỗingười cũng để ra được hơn 100 triệu đồng. Năm 2018, do ảnh hưởng của thời tiết và lượng tàu đánh bắtmỗi ngày một đông, ngư trường cạn kiệt nên đến thời điểm này, tàu BT97238 hoạt động chưa hiệu quảnhư cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sắp tới khi vào mùa đánh bắt, tôi tin sản lượng năm nay cũng khôngthua kém năm trước, vì tàu tôi lớn, có thể vươn khơi xa.

Tháng 10 tới đây cũng là thời điểm tàu BT97238 hết thời gian ân hạn, bắt đầu trả phần vay gốc choAgribank. Tôi đã chuẩn bị cho việc này ngay khi tàu BT97238 vươn chuyến biển đầu tiên. Với kinh nghiệmđi biển hơn 40 năm, tôi dám chắc mình sẽ trả hết gốc và lãi Agribank trong vòng 6 năm thay vì 10 nămtheo quy định.

BÌNH NHI ghi

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP

“Đầu” xuôi, “đuôi” chưa lọtHơn 4 năm, với 622 khoản vay thì có tới có 34 khoản đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ; 24 khoản vay có dư nợ bị chuyển quá hạn gần 264tỷ đồng; 11 khoản bị chuyển nợ xấu với dư nợ trên 155 tỷ đồng… là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị tháo gỡ cho vay theoNghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, do Agribank tổ chức ngày 21.8 tại Thanh Hóa.Đáng nói, với tình hình hiện nay, chắc chắn những con số trên sẽ còn gia tăng và nguy cơ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam (Agribank) rơi vào vòng nợ xấu là rất cao.

Thời gian qua, Thanh Hóa đã chủ trì và đưa ra nhiều giải pháp để tránh trục lợi chính sách. Ngoài việcyêu cầu các cơ quan chức năng cùng ngân hàng phân loại hiệu quả của từng tàu, đánh giá năng lực từng chủtàu để đưa ra định hướng phát triển… tỉnh kiên quyết xử lý các tàu yếu kém, cố tình chây ỳ theo các quyđịnh của Luật Tín dụng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa NGUYỄN ĐỨC QUYỀN

Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện, Agribankđã cho vay trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố venbiển với tổng số 679 tàu, trong đó 622 tàu đóngmới, nâng cấp và 57 tàu vay vốn lưu động, tổng dưnợ cấp tín dụng đạt hơn 5.465 tỷ đồng. Số tàu vayđóng mới, nâng cấp do Agribank tài trợ đã chiếmhơn 50% tổng số tàu của chương trình và gần 47%tổng dư nợ toàn ngành về cho vay đóng tàu theoNghị định 67.

Những con tàu 67 đã giúp bà con ngư dân Phú Quý sẵn sàng vươn khơi Ảnh: Việt Quốc

Các nguồn tài liệu, thông tin liên tục được bổ sung, cập nhật đãđáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu, tra cứu, tham khảo và các dịchvụ thư viện; tổ chức các chuyến phục vụ lưu động tại các trườnghọc, ngoại thành và vùng nông thôn mới…Công tác đào tạo nguồnnhân lực được tổ chức định kỳ các khóa bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Thường xuyên cử cán bộ tham giacác lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn tại một số nước như Hàn Quốc,Thái Lan… hoặc mời các chuyên gia sang tập huấn.

Từ thực tế, Sở Văn hóa và Thể thao nhận thấy còn một số bất cậptrong hệ thống văn bản pháp luật về thư viện, như Pháp lệnh Thư việnchưa điều chỉnh mô hình thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; thiếuquy định về hoạt động thư viện trong môi trường số… Sở Văn hóa vàThể thao kiến nghị, miễn thuế khi nhập khẩu các trang thiết bị phụ vụcộng đồng; điều chỉnh phân hạng thư viện cho phù hợp, cụ thể côngtác xếp hạng thư viện nên dựa trên quy mô, phạm vi hoạt động, khôngnên dựa vào phạm vi địa phương hành chính.

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN vàNĐ đánh giá cao hiệu quả thi hành chính sách, pháp luật về thưviện của Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh; cho rằng,đây là điều kiện quan trọng để tạo thói quen đọc sách, phục vụhiệu quả nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân, khuyến khíchmọi tầng lớp duy trì thói quen đọc sách phù hợp với điều kiệnmỗi cá nhân. Đoàn công tác ghi nhận những kiến nghị của Sởvà cho biết sẽ tổng hợp đầy đủ trong báo cáo để tiến xây dựngvà hoàn thiện chính sách, pháp luật về thư viện, góp phần tiếptục khẳng định vai trò quan trọng của ngành thư viện trong cuộcsống văn hóa, tinh thần và nhu cầu về tài liệu của mọi tầng lớpnhân dân.

+ Trước đó, Đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại Thư viện Khoahọc tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

TRUNG THÀNH

Giám sát việc thi hành Pháp lệnh Thư viện

Qua kiểm tra, theo dõi tình hình sửdụng đối với diện tích đất có nguồn gốcnông, lâm trường là 19.319,8ha, trong đódiện tích đất tự tổ chức sản xuất là11.718ha; diện tích đất sử dụng sai mụcđích là 0,5ha; diện tích đất liên doanh, liênkết là 367,3ha; diện tích đất đang bị lấnchiếm, tranh chấp là 380,3ha; diện tích đấttrồng chưa sử dụng là 2.655ha; diện tíchđất đang giao khoán là 3.846ha.

Diện tích quản lý, khai thác, sử dụngcủa các công ty được giao bị lấm chiếm,tranh chấp và bỏ hoang là rất lớn. Điều nàyđã và đang gây ra lãng phí, trong khi ngườidân rất thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở. Đặc

biệt là việc sắp xếp, bố trí đất ở, đất sảnxuất của các hộ gia đình đồng bào dân tộcthiểu số thiếu đất và cho cư dân di dân, táiđịnh cư trên địa bàn. Theo đánh giá củaUBND huyện Cư M’gar, công tác quản lýđất đai của các công ty nông, lâm nghiệpcòn buông lỏng, từ đó dẫn đến tình trạnglấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa ngườidân với các công ty nông, lâm nghiệp. Việcnày diễn ra kéo dài đã dẫn đến mất ổn địnhtrật tự, an toàn xã hội nhất là các vùng đồngbào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Tại cuộc làm việc với UBND huyệnKrông Pắk, lãnh đạo huyện cho biết, diệntích đất của các công ty nông, lâm nghiệp

bị người dân lấn chiếm để sản xuất và làmnhà ở lên đến vài nghìn hecta, trong đóriêng Công ty TNHH hai thành viên lâmnghiệp Phước An bị gần 800 hộ dân lấnchiến đến 2.171ha giai đoạn từ năm 2007đến 2015. Bên cạnh đó, diện tích đất đượcgiao nhưng các công ty không sử dụng làgần 1.200ha. Tổng diện tích các nôngtrường, lâm trường giao về cho địa phươnglà khoảng gần 500ha, trong đó có đất làmdự án tái định canh, định cư cho đồng bàodân tộc Mông ở xã Vụ Bổn hơn 268ha cho419 hộ theo Đề án do Ban Dân tộc tỉnh làmchủ đầu tư từ năm 2014. Địa phương đãbàn giao vào năm 2017 với diện tích 107hanằm trong quy hoạch rừng và đất có nguồngốc đất lâm nghiệp. Để tháo gỡ, UBNDhuyện cũng đã làm thủ tục đề nghị UBND

tỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng để làmkhu tái định cư, định canh cho người dânổn định cuộc sống.

Thay mặt Đoàn giám sát, Ủy viênThường trực Hội đồng Dân tộc, Phó Trưởngđoàn giám sát Lưu Văn Đức cho rằng, đốivới diện tích đất sử dụng sai mục đích, diệntích đất bị lấn chiếm, chính quyền địaphương và các công ty nông, lâm nghiệpphối hợp giải quyết dứt điểm để tránh xảy raxung đột quyền lợi giữa người dân với cáccông ty nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, các địaphương phải báo cáo tình hình thực tế tại địaphương để tỉnh giải quyết. Nếu nội dung nàothuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, Chínhphủ thì báo cáo để các cơ quan chức năng cóhướng giải quyết.

PHẠM DUY

Hội đồng Dân tộc giám sát tại Đắk Lắk (Tiếp theo trang 1)

Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND thành phốNguyễn Kim Pha cho biết, thành phố đang tập trung chỉđạo, thực hiện giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáothuộc thẩm quyền; quan tâm, chỉ đạo giải quyết nhữngkhiếu nại, tố cáo liên quan đến các dự án lớn, trọng điểmcủa thành phố.

Theo báo cáo của UBND thành phố, thời gian qua,thành phố nhận 4.633 đơn thư các loại, bằng 107,9% sovới cùng kỳ năm 2017 (4.633/4.293); trong đó, đơn khiếunại, tố cáo là 1.096 đơn (657 đơn khiếu nại; 439 đơn tốcáo); đơn kiến nghị, thỉnh cầu là 3.537 đơn; đơn có đủ điềukiện xử lý là 2.888 đơn. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộcthẩm quyền là 235 đơn; 180 vụ việc, bằng 151,2% so vớicùng kỳ năm 2017 (180/119); đã giải quyết 165 vụ việc,bằng 91,7% (165/180). Cụ thể, số vụ khiếu nại thuộc thẩmquyền là 102 vụ, đã giải quyết xong 96 vụ, đạt tỷ lệ 94,1%,trong đó, khiếu nại đúng 12 vụ, khiếu nại sai 34 vụ, khiếunại có đúng, có sai 12 vụ; rút đơn thông qua giải thích,thuyết phục 38 vụ. Số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền 78 vụ;đã giải quyết xong 69 vụ, đạt tỷ lệ 88,5%; trong đó, tố cáođúng 11 vụ, tố cáo sai 22 vụ, tố cáo có đúng, có sai 9 vụ;không có cơ sở giải quyết 27 vụ.

Thanh tra thành phố đã tham mưu giúp UBND thànhphố giải quyết 12 đơn khiếu nại; 1 đơn tố cáo; kiểm tra, ràsoát, đề xuất hướng giải quyết 20 vụ việc; rà soát, báo cáoUBND thành phố 31/33 vụ việc đạt tỷ lệ 93,9%; phối hợpvới UBND các quận Đồ Sơn, Hồng Bàng tham gia ý kiếnhồ sơ cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn.

Trong thời gian qua, thành phố đã tập trung giải quyếtđơn khiếu nại, tồn đọng kéo dài theo Kế hoạch số 50/KH-BDV của Ban Dân nguyện, UBTV QH về tổ chức, giám sát

giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến tại Kỳ họp thứ Tư, thứNăm của QH Khóa XIV và giám sát giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân năm 2017, UBND thành phố đã chỉ đạotổng hợp báo cáo kết quả giải quyết một số vụ việc khiếu nại,tố cáo phức tạp, kéo dài trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo cácquận, huyện, sở, ngành kiểm tra, rà soát theo Kế hoạch 2100của Thanh tra Chính phủ; Kế hoạch 365 của UBND thànhphố về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếunại, tố cáo phức tạp, tồn đọng; Đến thời điểm hiện nay,UBND các quận, huyện và các cơ quan chuyên môn đãtham mưu cho UBND thành phố giải quyết dứt điểm vàthống nhất phương án giải quyết đối với công dân theo đúngquy định pháp luật 30/31 vụ; còn 1 vụ chưa xử lý xong donguyên đơn không có mặt tại địa phương.

UBND thành phố đã có báo cáo kết quả giải quyết 10 vụviệc do Ban Dân nguyện, UBTV QH thực hiện giám sát năm2018; đã giải quyết xong 4 vụ, chuyển tòa án quận giải quyết1 vụ; hiện UBND thành phố đang chỉ đạo giải quyết 5 vụ…

Thành phố đang tập trung, giải quyết, đôn đốc các sở,ban, ngành, quận, huyện liên quan giải quyết dứt điểmnhững vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân, xử lý kịp thờinhững vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; tiếp tụcthực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dânvà giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết số 39 của QHvề tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chínhsách, pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai;Chỉ thị số 14 của TTg Chính phủ về chấn chỉnh và nângcao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

ĐÔNG BẮC

(Tiếp theo trang 1)

HẢI PHÒNG

Tập trung giải quyết những khiếu nại, tố cáo của công dân

Số 233 21 - 8 - 2018 ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Tổng Biên tập: ĐỖ CHÍ NGHĨA Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUỐC THẮNG - LÊ THANH KIM - PHẠM THỊ THANH HUYỀN Biên tập: MẬU THỊNH Trình bày: TRUNG DŨNGTài khoản : 2161.0000.397421 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh quận Đống Đa, Hà Nội Giấy phép xuất bản: 246/GP - BTTTT In tại công ty TNHH 1 TV in Quân đội 1 và Xí nghiệp II công ty TNHH 1 TV in Ba Đình - Bộ Công an

ĐẠI BIỂUNHÂN DÂN

Giá : 4.900đ

văn hóa

Nóng bỏng tính thời sự, nhưngkhông sao chép đời sống một cáchmáy móc, đơn thuần, các câuchuyện kịch của Lưu Quang Vũluôn thao thức, đau đáu với mỗicuộc đời, với xã hội. Kịch LưuQuang Vũ, vì vậy, luôn được khángiả yêu thích vì đã giải tỏa đượcnhững bi kịch với niềm tin và lòngnhân ái.Tinh thần công dân

Những tác phẩm của nhà thơ - nhà viếtkịch Lưu Quang Vũ tạo dấu ấn với sânkhấu Việt Nam từ những năm 1980. Ðặcbiệt, năm 1985, tại Hội diễn Sân khấu toànquốc, 6/8 vở kịch của ông giành Huychương Vàng, hai vở đoạt Huy chương Bạc- một con số kỷ lục trong làng sân khấunước ta cho đến thời điểm này. Qua đời ởtuổi 40, ngoài các tác phẩm thơ ca, LưuQuang Vũ đã để lại hơn 50 vở kịch. Từnhững chi tiết gần gũi, có thật trong cuộcsống, ông đã khái quát để trở thành chi tiếtnghệ thuật trong các kịch bản, từ đó lạiđược phổ vào đời sống nhân dân một cáchchân thực.

Tại hội thảo “Nhà viết kịch LưuQuang Vũ với sân khấu đương đại ViệtNam” sáng 20.8 nhân kỷ niệm 30 nămngày mất của ông, NSND Lê Tiến Thọ,Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam,khẳng định: Lưu Quang Vũ cũng viết vềđề tài chiến tranh, thời hậu chiến, nhưngông không sa đà vào những vấn đề quanhệ cá nhân hay quan hệ nam nữ trongchiến trường như mô típ ở một số kịchbản gần đây. “Lưu Quang Vũ luôn đặtmối quan hệ cá nhân trong mối quan hệxã hội để đẩy lên tầm tư tưởng. Vì vậy,nhiều tác phẩm của ông vươn tới tính thời

đại, bộc lộ xung đột xã hội, xung đột củacơ chế, cuộc chiến giữa trắng - đen, caothượng - thấp hèn, cái còn - cái mất…”.

Từ trường hợp của nhà viết kịch LưuQuang Vũ, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ đãkhái quát diện mạo sân khấu Việt Namthời kỳ đầu Đổi mới. Bà cho rằng: Mẫncảm nghệ sĩ và ý thức công dân đã thôithúc Lưu Quang Vũ viết những vở kịchchứa đựng nhiều vấn đề nóng bỏng củađời sống. “Lưu Quang Vũ đã cùng vớimột số tác giả như: Xuân Trình, Tất Đạt,Võ Khắc Nghiêm, Doãn Hoàng Giang,Sỹ Hanh... làm nên giai đoạn sân khấu sôiđộng khó có thể lập lại. Kịch là nơi LưuQuang Vũ có thể bộc lộ trực tiếp nhữngkhám phá và nhận thức của anh, là nơianh có thể đóng góp tích cực cho sânkhấu, cho xã hội...”.

Kịch Lưu Quang Vũ được đánh giá đadạng về thế giới nhân vật với đủ tính cách,xuất thân, từ nhân vật dân gian trong cácvở: “Lời nói dối cuối cùng”, “Hồn TrươngBa da hàng thịt”, “Linh hồn của đá”… haycác nhân vật lịch sử trong “Ông vua hóahổ”, “Ngọc Hân công chúa”, cho đếnnhững nhân vật đương đại ở lĩnh vực giáodục “Mùa hạ cuối cùng”, y tế có “Nguồnsáng trong đời”, “Hạnh phúc của người bất

hạnh”; sản xuất, kinh doanh có “Tôi vàchúng ta”, “Khoảnh khắc và vô tận”, “Nếuanh không đốt lửa”...

Rõ ràng, “tâm nguyện và mục đíchcuối cùng mà Lưu Quang Vũ muốn gửigắm qua các tác phẩm của ông chính làtinh thần công dân trước cuộc sống xãhội, những giá trị đạo đức của con ngườivề hạnh phúc, đối nhân xử thế trong mộtcơ chế đầy biến động với những cảm xúcmới mẻ, đầy khát khao...”, NSƯT ĐàoQuang nhận định.

Linh hoạt cho diễn xuất, dàn dựngCó nhiều lý giải vì sao kịch Lưu

Quang Vũ vẫn thu hút người xem, tạođam mê cho đạo diễn và các nghệ sĩ, diễnviên. Bên cạnh tính thời sự và giá trị nghệthuật, nhân văn, còn một yếu tố quantrọng là lối dàn dựng, diễn xuất, hóa thântrong từng vai diễn, phù hợp đời sốngđương đại. Như trong vở “Lời nói dốicuối cùng” của Nhà hát Tuổi trẻ, đạo diễn- NSƯT Chí Trung đã quyết định đẩymạnh yếu tố hài hước, song không làmmất đi tính chính kịch. Bối cảnh chuyểnđổi sân khấu cũng linh hoạt, đối lập rõ rệthơn khiến khán giả hứng khởi, vỗ tay tánthưởng sau mỗi lần chuyển cảnh.

Cũng từ hiện tượng kịch Lưu QuangVũ của Nhà hát Tuổi trẻ vẫn “đỏ đèn”trong bối cảnh khó khăn của sân khấu, đặtra vấn đề làm gì và làm thế nào để sânkhấu kịch “sống” được trong lòng côngchúng. NSƯT Chí Trung cho biết, nhữngnghệ sĩ đang bám trụ với nghề vẫn tìmmọi cách để truyền lửa tới đồng nghiệp,khán giả. Ngoài nỗ lực tiếp cận tác phẩmgốc theo chiều sâu, kết hợp với giới nghệsĩ, nghiên cứu phê bình, thì các đạo diễncũng tính đến chuyện làm mới vở kịch,cập nhật một số yếu tố đương đại như giớithiệu trailer kịch như cách điện ảnh thựchiện, lồng ghép những bản nhạc đượcsáng tác độc quyền. Chẳng hạn, vở“Nguồn sáng trong đời” được lồng cakhúc cùng tên của nhạc sĩ Tiến Minh doca sĩ trẻ Ðông Hùng thể hiện…

Ngoài sự thích thú với tính nghệ thuậttrong tác phẩm của Lưu Quang Vũ, cácnhà quản lý đơn vị nghệ thuật, đạo diễncòn có sự đồng điệu trong cách nhìn củaông. NSND Doãn Châu lý giải, khi đượcdàn dựng những kịch bản của Lưu QuangVũ, đạo diễn nào cũng vui mừng vì trongtay họ là những kịch bản hay về câuchuyện, kết cấu chặt chẽ, lời văn dí dỏmvà đặc biệt là độ hấp dẫn của các màn lớpđể lôi kéo người xem hết lớp này đến lớpkhác, hết màn này đến màn khác…“Thách thức lớn nhất mà họ cần vượt qualà làm sao có được tố chất của Vũ. Đó làchất nhân ái về nội dung và duyên dáng,dí dỏm trong cách thức đề cập những vấnđề nghiêm túc của xã hội”.

Điều này đã được kiểm chứng khi cùngmột tác phẩm của Lưu Quang Vũ nhưng ởcác đạo diễn khác nhau thì hiệu quả rấtkhác nhau. Có những đạo diễn đã thànhcông khi vượt qua được thách thức trên,như NSND Nguyễn Đình Nghi với “HồnTrương Ba, da hàng thịt”; Đình Quang với“Bệnh sĩ”; Ngọc Phương với “Đôi dòngsữa mẹ”; NSND Doãn Hoàng Giang với“Nàng Sita”… “Với kịch Lưu Quang Vũ,ông luôn bắt cộng tác viên ở từng vai tròphải động não để tìm nhiều cách diễn đạttốt nhất cho từng vở diễn khác nhau. Có lẽtrí thông minh và đầu óc sáng tạo phithường ấy đã để lại một đội ngũ nhữngngười làm sân khấu xuất sắc một thời, làmrạng danh nghệ thuật sân khấu nước nhàqua các tác phẩm của ông cùng bao tác giảtài hoa khác”, NSND Doãn Châu nói.

HƯƠNG SEN

Giải tỏa bi kịch bằng niềm tin và lòng nhân ái

Cảnh trong vở “Nguồn sáng trong đời” của Nhà hát Kịch Việt Nam

Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, trongđợt đoàn tụ thứ nhất diễn ra từ 20 - 22.8,khoảng 197 người Hàn Quốc được đoàn

tụ với người thân bị ly tán. Khoảng 337 ngườiHàn Quốc sẽ tham gia đợt đoàn tụ thứ hai, diễnra từ 24 - 26.8. Trong 3 ngày đoàn tụ, các giađình bị ly tán có tổng cộng 11 tiếng để gặp gỡtrực tiếp người thân của mình.

Đây là đợt đoàn tụ cho những gia đình bị lytán sau chiến tranh đầu tiên được tổ chức trong3 năm qua, trong bối cảnh Seoul - Bình Nhưỡngnỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều. Tổng thốngHàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo TriềuTiên Kim Jong-un đã nhất trí kế hoạch tổ chứcđoàn tụ cho những gia đình bị ly tán tại cuộcgặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên diễn ra ngày27.4. Theo kế hoạch được hai bên thống nhất,các cuộc đoàn tụ được chia thành hai đợt, mỗiđợt kéo dài 3 ngày, tại khu nghỉ dưỡng núi KimCương, phía đông Triều Tiên. Hơn 57.000người Hàn Quốc đã đăng ký tham gia đợt đoàntụ gia đình ngắn ngủi này, nhưng chỉ một phầnnhỏ trong số đó có thể thỏa mong ước gặp lạingười thân ở bên kia biên giới.

Chương trình đoàn tụ lần đầu tiên được tổchức vào năm 1985 nhưng nhiều lần bị giánđoạn. Các cuộc gặp mặt này được tổ chức

thường xuyên hơn sau Hội nghị thượng đỉnhliên Triều Tiên năm 2000. Kể từ đó đến đợtđoàn tụ gần đây nhất vào năm 2015, Hàn Quốcvà Triều Tiên đã tổ chức tổng cộng 20 đợt đoàntụ trực tiếp cho những gia đình bị ly tán, vớikhoảng 20.000 người tham gia. Ngoài ra,khoảng 3.700 người Hàn Quốc khác có cơ hộitrò chuyện với người thân ở Triều Tiên trongchương trình đoàn tụ trực tuyến được tổ chức từ2005 - 2007. Tuy nhiên, chưa một ai có cơ hộigặp lại người thân bị ly tán lần thứ hai.

Hơn 130.000 người đã đăng ký đoàn tụ vớingười thân bị ly tán, nhưng hơn một nửa trong sốđó đã không thể đợi đến ngày gặp lại người thân,vì tuổi cao sức yếu. Theo thống kê của Chính phủHàn Quốc, trong số những người còn sống, 41,2%người trong độ tuổi 80 và 21,4% trong độ tuổi 90.

Các cuộc đoàn tụ ngắn ngủi và đẫm nướcmắt của những gia đình bị ly tán một lần nữanhắc nhớ về mối liên kết sâu sắc giữa Hàn Quốcvà Triều Tiên, đồng thời cho thấy sự cách biệtgiữa hai miền kể từ khi bị chia cắt. Về mặt kỹthuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trongtình trạng chiến tranh do hai nước mới chỉ kýthỏa thuận đình chiến, chứ chưa ký Hiệp ướchòa bình.

NGỌC KHÁNH

Doanh nghiệp đóng cửa, ngân hàng phảivật lộn với các giao dịch và mọi người tranhgiành để tìm kiếm nhiên liệu… Hoảngloạn và hoài nghi là cách mà người dân vàdoanh nghiệp Venezuela đang phản ứngvới các biện pháp cải cách tiền tệ đầy phiêulưu của Chính phủ nhằm kiểm soát lạmphát sắp chạm mốc 1.000.000% trongnăm nay.Tăng 6.000% lương tối thiểu

Cách đây một năm, một tách cà phê ở Venezuelachỉ có giá khoảng 2.300 bolivar. Hiện tại, giá của nólà 2.000.000 bolivar. Để khắc phục vấn đề, chínhquyền Venezuela quyết định xóa 5 số 0 trên đồngbolivar thay vì 3 số 0 như kế hoạch ban đầu. Cụ thể,từ ngày 20.8, những tờ “bolivar fuerte” (bolivarmạnh) với mệnh giá từ 1.000 đến 100.000 sẽ đượcthay thế bởi những tờ “bolívar soberano” (bolivarchủ quyền) với mệnh giá từ 2 đến 500. Venezuelacũng sẽ ban hành đồng tiền mới, với một đồng sober-ano tương đương 100.000 fuertes. Sau cải cách, mộttách cà phê nói trên sẽ chỉ có giá khoảng 20 bolivar.

Bên cạnh đó, Tổng thống Maduro cũng công bốmột loạt biện pháp khác được kỳ vọng sẽ vực dậyVenezuela khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, trong đócó việc tăng lương tối thiểu lên 6.000% (gần 35lần) - tức mức lương tối thiểu mới sẽ tương đương1.800 bolivar. Đây là lần điều chỉnh lương tối thiểuthứ 5 trong năm qua của Venezuela, tương đươngvới khoảng 30 USD/tháng, so với 1 USD/thángtrước đó. Mức lương tối thiểu này sẽ bằng 1/2 giátrị đồng petro - đồng tiền điện tử Chính phủ đưa rahồi đầu năm, được định giá theo giá dầu với mức 1petro tương đương 60 USD. Các chuyên gia tiền ảonói rằng đồng petro không tạo được sự tin tưởng,bởi giới đầu tư thiếu niềm tin vào Chính phủVenezuela cũng như cách mà nước này quản lýđồng nội tệ hiện nay.

Trong khi đó, Caracas luôn cho rằng Venezuela lànạn nhân của một cuộc chiến tranh kinh tế do phe đốilập và các thế lực bên ngoài, gồm Mỹ, tiến hành.Năm ngoái, Mỹ đã tăng cường trừng phạt kinh tế đốivới Venezuela và nhiều quan chức cấp cao nhất củanước này. Để xoa dịu dư luận và giúp các doanhnghiệp vừa và nhỏ đối phó với việc chuyển đổi, ôngcho biết chính phủ sẽ trả tiền chênh lệch lương côngnhân trong 90 ngày. Tuy nhiên, nhà lãnh đạoVenezuela không nói chi tiết và vẫn chưa rõ làm thếnào chính phủ cạn tiền mặt có đủ khả năng xoay xởhoặc liệu có thể trả lương đúng hạn hay không.

Ông Maduro cũng công bố tỷ giá hối đoái duynhất và neo tỷ giá này vào đồng tiền ảo petro nhưngkhông cho biết mức khởi điểm. Trong bài phát biểutrên truyền hình hôm 18.8, ông Maduro nhấn mạnh:“Tôi muốn khôi phục kinh tế đất nước và có cách.Hãy tin tôi!”. Ông Maduro cho rằng đất nước cần thểhiện “kỷ luật tài chính” và dừng tình trạng in tiền quámức diễn ra thường xuyên những năm gần đây.

Hỗn loạn chồng chấtTuy nhiên, sự hỗn loạn có thể nhìn thấy rõ trong

các cửa hàng. Các chuyên gia cảnh báo, thay vì bảovệ nền kinh tế, chúng có nguy cơ phá hủy những gìcòn lại của một quốc gia từng giàu có vừa bị sa thảitrong siêu lạm phát. Theo số liệu từ Quốc hội do pheđối lập kiểm soát của Venezuela đưa ra, tốc độ lạmphát hàng năm ở nước này đã vượt ngưỡng 46.000%.Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đâycho rằng lạm phát tại Venezuela năm nay sẽ đạt1.000.000%, đưa nước này vào nhóm những quốcgia có mức lạm phát “khủng” nhất mọi thời đại,tương tự như Zimbabwe những năm 2000 và Đứcthập niên 1920. Tuy nhiên, con số này có nguy cơtăng cao hơn nữa sau cải cách.

Người dân Venezuela từ hôm 17.8 đã đổ xô đimua sắm trước khi đồng bolivar bước vào thời kỳmới. Họ xếp hàng dài trước các cửa hàng thựcphẩm và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu với hy vọngsẽ mua được đồ dự trữ trước khi thông báo đổitiền có hiệu lực. “Tôi đến để mua rau nhưng phảira về vì không thể xếp hàng chờ lâu. Mọi người

đều đang phát hoảng” - cô Alicia Ramirez ở thànhphố Maracaibo bày tỏ.

Trong khi đó việc tăng lương tối thiểu đang khiếnmột loạt doanh nghiệp hoặc chủ cửa tiệm phải đóngcửa. Marcos Vizcaino, 56 tuổi, cho biết đã đóng cửatiệm bán tự động mà cha anh mở từ năm 1965 vì anhkhông đủ khả năng tăng lương. “Tôi không thể chịuđựng được nữa, tôi từ bỏ”. Vizcaino nói thêm rằngdoanh nghiệp này đã mất tiền. “Tôi cảm thấy xấu chonhân viên của tôi, nhưng tôi không thể tiếp tục chảymáu như thế này”.

Ngoài các biện pháp cải cách tiền tệ, ông Madurocũng cho biết sẽ cắt giảm trợ cấp xăng để giảm buônlậu nhiên liệu của Venezuela sang các nước láng giềng,gây lãng phí hàng tỷ USD của Chính phủ mỗi năm.Tuy nhiên, ông cũng không thông báo thời điểm ápdụng khiến người dân cũng đổ xô tới các trạm xăng.

Caracas cabdriver Daniel Perez, 43 tuổi, hôm19.8 vội vã đi mua xăng nhưng các trạm xăng khôngchấp nhận hóa đơn bằng đồng bolivar hiện tại.“Chúng tôi đã xếp hàng từ sáng sớm, và chúng tôivẫn chưa đổ đầy một thùng xăng”, Perez nói. “Vớithảm họa kinh tế này, bạn không bao giờ biết sẽ tốnbao nhiêu tiền để đổ đầy bình tăng vào lần tới”.

Trong khi đó, lợi dụng sự hoang mang và bất mãncủa người dân, phe đối lập Venezuela đã kêu gọi tiếnhành các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốcvào ngày 21.8. Căng thẳng về kinh tế và sự bất mãnvề cơm ăn áo mặc của người dân rất có thể sẽ bùngphát thành một cơn thịnh nộ chính trị.

ĐẠT QUỐC

Hàn - Triều tổ chức đoàn tụ cho gia đình ly tán Ngày 20.8, tại khu nghỉ dưỡng núi Kim Cương, Triều Tiên, khoảng 180 gia đìnhđược đoàn tụ sau gần 70 năm bị ly tán, kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúcnăm 1953.

CẢI CÁCH TIỀN TỆ Ở VENEZUELA

Bình ổn hay hỗn loạn?

Áp phích quảng cáo cho đồng Bolivar

Tầm tuổi này, tôi thích nhất là câu mà Hoa hậu Ngọc Khánh chiasẻ: “Bố tôi từng nói: “Tình yêu là những chuyến xe buýt trongđời, đừng quá bi lụy khi lỡ một chuyến. Nhưng nên nhớ, càng vềchiều, xe càng ít…”. Mẹ cũng bảo: “Không nên để mất nănglượng, thời gian vào những điều không xứng đáng”...

Hôm rồi xem truyền hình trực tiếp “Gala dấu ấn 30 năm hoa hậu Việt Nam- Nhan sắc hoàng kim”, tự dưng thấy... bùi ngùi! Chẳng phải bùi ngùi vì...nhan sắc (đã “hoàng kim” bao giờ đâu mà qua), mà là hai từ “hoa hậu”

thường làm tôi nhớ lại cái thời... nghèo khó.Hồi cấp III, tôi là bạn thân cùng lớp của Hoa hậu Tỉnh. Vẫn còn nhớ lúc bạn

bước lên bục vinh danh, nó phải vẫy mãi, tôi mới dám đứng cạnh chụp cái ảnhchung, mà tự dưng thấy bạn mình xa khủng khiếp, sắc đẹp “có giá” ghê, baongười vây quanh, nhìn không chớp mắt. Chẳng bù cho tôi hồi đó, mang tiếng sởhữu một bộ sưu tập giải học sinh giỏi văn toàn quốc, mà... chẳng ai nhìn.

Tới lúc bạn “hoa hậu làng” của tôi đi thi “Hoa hậu báo Tiền Phong” (hẳn làlọt top 10), đêm chung kết, bọn tôi lúc đó đang là sinh viên năm nhất, trọ cùngnhà, TV chẳng có mà xem, cũng chẳng đủ thân để sang xem nhờ hàng xóm. Thếlà mấy tiếng liền đứng đu ngoài cửa nhà họ, nghển cổ nhòm qua cái khe cửa bétý, mỗi lần nghe đọc đến tên bạn, thiếu nước giẫm chân nhau nát bét để lé mắt chobằng được.

Ấy chính là năm Nguyễn Thu Thủy đăng quang, cũng là năm tôi được giảiNhất “Tác phẩm tuổi xanh” (đều do báo Tiền Phong tổ chức). Thế nên năm đó hễcó cuộc gì cần quảng bá các hoạt động xã hội của báo, là hai chúng tôi lại cùngđược kéo đi. “Oan uổng” nhất là cái lần truyền hình trực tiếp giải Việt dã báo TiềnPhong, con bé năm nhất mới ở quê ra trần đời đã bao giờ lên sóng THTT, lại còncó “gu thời trang” quê mùa, thế mà bị bắt đứng cạnh một nhan sắc lừng lững,thanh lịch hết biết trong một bộ juyp trắng, giày trắng, tóc dài tha thướt, khiến tôiđúng là vã hết mồ hôi khi bị phỏng vấn.

Trong đời mình, nếu có lúc được... theo đuổi nhất, thì chính là tối hôm đó, khitự dưng được lãnh nhiệm vụ cho Hoa hậu đi nhờ xe (chỉ vì cùng đường). Có mộtđoạn đường ngắn mà có hẳn một dàn xe dài khủng khiếp bám càng, hú còi inh ỏi.Cảm giác vừa tự hào (vì được chở Hoa hậu), vừa tủi thân ra phết (sao cũng cùngtên, cùng tuổi, cùng ở Thanh Xuân, cùng thân báo Tiền Phong, mà nó lại ra mộtgiời một vực như thế!)

Về sau, thế nào mà lại có duyên phỏng vấn hoa hậu. Phỏng vấn Nguyễn ThuThủy đầu tiên, tất nhiên rồi (về sau lại còn đặt hẳn loạt bài “Châu Âu du ký” đăngdài kỳ trên Báo Đại biểu Nhân dân). Rồi thì Ngọc Khánh, là vì sẵn mê nụ cườiJulia Roberts mà Khánh có, cũng là lúc Khánh đang ở vào một khúc quanh đángnhớ của cuộc đời. Hay mới đây là Nguyễn Cao Kỳ Duyên, người mà lúc đầu tôicòn không định phỏng vấn vì... lo nhạt. Nhưng hóa ra Duyên có kiểu đậm củaDuyên, nếu biết kích đúng huyệt.

Tầm tuổi này, tôi thích nhất là câu mà Ngọc Khánh chia sẻ: “Bố tôi từng nói:“Tình yêu là những chuyến xe buýt trong đời, đừng quá bi lụy khi lỡ một chuyến.Nhưng nên nhớ, càng về chiều, xe càng ít…”. Mẹ cũng bảo: “Không nên để mấtnăng lượng, thời gian vào những điều không xứng đáng”...

Phải, một đời người, kể cả là hoa hậu hay người thường, càng về chiều có thểxe càng ít dần! Nhưng biết đâu, chuyến xe đẹp nhất sẽ vẫn chờ ta ở chặng cuối?

NGUYÊN LÊ

Hoa hậu và... tôi

Quốc tế