144
1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1- Đặc điểm địa lý - địa hình Krong là một xã nằm ở phía tây huyện Kbang. Trung tâm xã cách thị trấn Kan Nak (huyện lỵ Kbang) khoảng 30 km. Phía bắc Krong giáp xã Đak KRong, phía nam giáp xã Lơ Ku và huyện Mang Yang, phía đông giáp xã Sơn Lang và xã Sơ Pai, phía tây giáp xã Kon Pne và huyện Mang Yang. Xã Krong có diện tích 312,82km 2 , nằm trong vùng địa hình núi thấp trung bình thuộc dãy Kông Kaih King (Kon Ka Kinh) và một phần cao nguyên Kông Hà Nừng. Krong có độ cao thấp dần từ bắc xuống nam, nghiêng từ tây sang đông. Xen kẽ trong vùng có một số thung lũng ven các sông Ba, Lơpa… Địa hình ở phía tây và phía bắc xã là những núi cao có rừng che phủ, núi cao nhất là: Gbang (1.064m) ở phía bắc, xuống phía tây nam và nam có nhiều núi độ cao trung bình dưới 1.000m như: Bok Kang (1.000m), Mơ Drong (500m), Gao Đang (420m)…Một phần diện tích phía đông xã thuộc cao nguyên Kông Hà Nừng, vùng này có bề mặt tương đối bằng phẳng, cao dần về phía trung tâm của cao nguyên từ 50-80m, độ cao tuyệt đối khoảng 800m, độ dốc trung bình từ 12 -18m nên bề mặt dễ bị bào mòn và xâm thực. Những thung lũng hẹp chủ yếu là vùng ven sông Ba và các phụ lưu. Giao thông trên địa bàn xã Krong trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Ngoài 2 tuyến giao thông chính gặp nhau tại ngã ba Thị trấn Dân Chủ, hiện nay ở gần Uỷ ban nhân dân xã, là tuyến đường nối Krong với trung tâm huyện lỵ dài 28 km men theo bờ bắc hữu ngạn sông Ba và tuyến đường qua dốc Đất Đỏ sang xã Sơn Lang và các xã phía Bắc của huyện Kbang dài 22 km. Hệ thống giao thông vào các thôn làng trong xã ngày càng được mở mang. Nếu như

I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

1

Chƣơng một

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN

I-ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1- Đặc điểm địa lý - địa hình

Krong là một xã nằm ở phía tây huyện Kbang. Trung tâm xã cách thị trấn

Kan Nak (huyện lỵ Kbang) khoảng 30 km. Phía bắc Krong giáp xã Đak KRong,

phía nam giáp xã Lơ Ku và huyện Mang Yang, phía đông giáp xã Sơn Lang và xã

Sơ Pai, phía tây giáp xã Kon Pne và huyện Mang Yang.

Xã Krong có diện tích 312,82km2, nằm trong vùng địa hình núi thấp trung

bình thuộc dãy Kông Kaih King (Kon Ka Kinh) và một phần cao nguyên Kông Hà

Nừng. Krong có độ cao thấp dần từ bắc xuống nam, nghiêng từ tây sang đông. Xen

kẽ trong vùng có một số thung lũng ven các sông Ba, Lơpa…

Địa hình ở phía tây và phía bắc xã là những núi cao có rừng che phủ, núi cao

nhất là: Gbang (1.064m) ở phía bắc, xuống phía tây nam và nam có nhiều núi độ

cao trung bình dưới 1.000m như: Bok Kang (1.000m), Mơ Drong (500m), Gao

Đang (420m)…Một phần diện tích phía đông xã thuộc cao nguyên Kông Hà Nừng,

vùng này có bề mặt tương đối bằng phẳng, cao dần về phía trung tâm của cao

nguyên từ 50-80m, độ cao tuyệt đối khoảng 800m, độ dốc trung bình từ 12-18m

nên bề mặt dễ bị bào mòn và xâm thực. Những thung lũng hẹp chủ yếu là vùng ven

sông Ba và các phụ lưu.

Giao thông trên địa bàn xã Krong trong những năm qua đã có nhiều chuyển

biến quan trọng. Ngoài 2 tuyến giao thông chính gặp nhau tại ngã ba Thị trấn Dân

Chủ, hiện nay ở gần Uỷ ban nhân dân xã, là tuyến đường nối Krong với trung tâm

huyện lỵ dài 28 km men theo bờ bắc hữu ngạn sông Ba và tuyến đường qua dốc

Đất Đỏ sang xã Sơn Lang và các xã phía Bắc của huyện Kbang dài 22 km. Hệ

thống giao thông vào các thôn làng trong xã ngày càng được mở mang. Nếu như

Page 2: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

2

trước năm 2000, việc đi lại từ các thôn 3, 5, 6 (tên thôn) của Krong gặp rất nhiều

khó khăn vì chỉ có những con đường mòn len lỏi dưới tán rừng thì hiện nay, với 32

km đường liên thôn, liên làng, hầu hết các thôn làng thuộc xã Krong đã có đường ô

tô vào tận nơi.

Giao thông thuận lợi đã góp phần quan trọng làm cho đồng bào các dân tộc

trong xã, nhất là bộ phận cư dân là người Bơhnar trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn,

có điều kiện tiếp cận với văn minh nhiều hơn…. làm cho đời sống vật chất, tinh

thần của đồng bào có những chuyển biến quan trọng theo xu hướng tích cực.

2- Tài nguyên thiên nhiên

Nguồn cung cấp tài nguyên nƣớc lớn nhất của Krong là Đak Krong (sông

Ba). Dòng sông này bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.240m trong dãy Ngok

Linh thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum, chảy theo sườn phía đông của dãy Trường Sơn

để ra biển Đông. Đây là con sông dài thứ nhì (304km) trên Tây Nguyên. Lưu vực

sông Ba chiếm diện tích 13.500 km2, trong đó có 11.450 km

2 thuộc tỉnh Gia Lai.

Lưu vực của sông Ba cũng là lưu vực sông rộng lớn nhất Tây Nguyên.

Đoạn sông Ba chảy qua xã Krong dài 20 km, núi vây sát các thung lũng, chỗ

rộng, chỗ hẹp. Do điều kiện địa hình và lượng mưa tập trung vào các tháng mùa

mưa, nước sông dâng cao, lưu lượng rất mạnh, nên thường có lũ lớn. Từ năm 1979

đến nay, mực nước lớn nhất trong các cơn lũ đo được tại An Khê lên tới 9,18m

(vào ngày 20-9-1986). Về mùa khô lòng sông cạn, nhiều nơi trơ cả đá ở đáy sông.

Trên địa bàn xã Krong, dù mới len lỏi ra khỏi vùng núi rừng trùng điệp nhưng phù

sa của dòng sông này đã kịp tạo nên nhiều cánh đồng nhỏ ven sông như cánh đồng

Đak Kơpier, Đak Bok...

Trên mỗi vùng đất sông Ba chảy qua, tùy từng bộ phận dân tộc, dân cư mà

nó được gọi bằng những cái tên khác nhau. Người Bơhnar gọi dòng sông này là

Đak Krong (sông Lớn) hay Krong Phar. Qua địa bàn xã Krong, ở phía tả ngạn,

sông Ba nhận thêm nước từ dòng Lơpa bắt nguồn từ dãy Kông Kaih King; ở phía

hữu ngạn, sông Ba nhận thêm nước từ các suối Kơpier, Hnir.

Krong thuộc tiểu vùng khí hậu núi Ngọc Linh, cao nguyên Kon Plông và

Kông Hà Nừng với nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới 160C; lượng mưa năm

trên 2.800mm, ba tháng mưa nhiều nhất là 9, 10 và 11. Mùa mưa thừa ẩm, mùa

khô đủ ẩm1. Lượng nước bốc hơi tăng vào các tháng mùa khô và giảm trong những

tháng mùa mưa.

Page 3: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

3

Đất đai của Krong có các loại chính là: Đất phù sa, có chủ yếu ở ven sông

Ba. Đây là loại đất màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng lúa nước. Tuy nhiên, diện

tích đất này ở Krong không nhiều; Đất xám bạc màu là loại đất được hình thành

trên phù sa cổ, đá mac-ma axit và đá cát. Loại đất này dễ thoát nước, khả năng giữ

chất dinh dưỡng kém, thường phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa núi và vùng đất bằng,

có địa hình bằng hoặc lượn sóng, tập trung thành vùng dọc sông Ba, thích hợp với

việc trồng các loại công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ các loại và mía; Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi thường ở độ cao trên 1.000m.

Quỹ đất ở Krong hiện nay được chia ra: Đất lâm nghiệp có 24.317,8 ha; Đất

nông nghiệp có 3.539,7 ha; Đất ở có 114,5 ha; Đất chuyên dùng có 29,3 ha; Đất

chưa sử dụng có 3.386 ha. Như vậy, trong cơ cấu sử dụng đất của Krong, đất lâm

nghiệp chiếm diện tích lớn nhất. Sau đó là đất nông nghiệp.

Với các công trình thuỷ lợi Đak Bok, Hnir…, Krong có 78 ha đất đai được

cung cấp nước tưới, đảm bảo cho việc trồng 2 vụ lúa mỗi năm.

Krong có nguồn tài nguyên rừng và động – thực vật rất phong phú, đa

dạng. Rừng của Krong thuộc loại rừng giàu nhất trong tỉnh. Với tổng diện tích

24.173,6 ha rừng nhiên của Krong, có một phần diện tích (144,2 ha) thuộc khu bảo

tồn Kông Ka Kinh. Rừng Krong đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khu vực

đầu nguồn sông Ba. Nguồn tài nguyên rừng của Krong còn có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với cộng đồng dân cư trong xã, vì rừng là nơi cung cấp các lâm thổ

sản như mật ong, song mây, gỗ củi… đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho cuộc

sống tự cung, tự cấp của phần lớn dân cư địa phương.

Với địa hình thiên nhiên đa dạng, là đầu nguồn của dòng sông Ba hùng vĩ là

những yếu tố làm cho Krong có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn du lịch sinh

thái, có tiềm năng nghiên cứu khoa học.

Diện tích rừng tự nhiên ở Krong từ sau giải phóng đến nay ngày càng bị thu

hẹp do việc phá rừng làm rẫy và trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày;

việc khai thác trái phép, chuyển mục đích sử dụng là những nguyên nhân làm cho

tài nguyên rừng suy giảm. Rừng trồng ở Krong trong những năm qua có tăng về

diện tích góp phần làm giảm diện tích đất trống, đồi núi trọc. Những loại cây chính

được chọn trồng trên đất Krong là bạch đàn, keo lá tràm…

II- ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI

Page 4: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

4

1-Lịch sử hình thành

Dưới thời Pháp thuộc (trước năm 1945), địa bàn hiện nay là xã Krong cùng

xã Sơ Pai ở phía đông và xã Lơ Ku ở phía nam đều thuộc tổng Bơnâm, huyện An

Khê. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975) về phía

chính quyền Sài Gòn, cùng với sự tách nhập và thay đổi địa giới hành chính của

huyện An Khê mà vùng đất nay thuộc Krong lúc thì thuộc tỉnh Pleiku, khi thì cắt

giao về cho Bình Định. Tuy nhiên, trên thực tế, vùng rừng núi phía tây bắc huyện

An Khê này cũng không chịu tác động nhiều bởi những sự đổi thay và tách nhập

này, vì nó luôn nằm trong vùng căn cứ địa cách mạng.

Sau ngày An Khê khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám

(20-8-1945), chính quyền cách mạng huyện An Khê được thành lập. Ở cơ sở, ta

vẫn giữ nguyên các làng và lập tại đó chính quyền cấp thôn. Tuy nhiên, do còn

nhiều khó khăn nên huyện An Khê mới chỉ quản lý được khu vực thị trấn và các

làng người Kinh, còn vùng đồng bào Bahnar ở phía bắc đường 19 và tây sông Ba là

vùng Bơnâm và Kannak vẫn thuộc sự quản lý của tỉnh.

Cuối năm 1947, tỉnh lập chính quyền ở khu Bơnâm (tổng Bơnâm cũ) và khu

Kannak (tổng Kannak cũ).

Tháng 3-1948, Đảng bộ lâm thời huyện An Khê được thành lập, tỉnh giao hai

khu Bơnâm và Kannak (sau đổi thành xã) về cho huyện An Khê quản lý.

Đầu năm 1950, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum được hợp nhất thành tỉnh Gia-

Kon. Tháng 5-1950, tỉnh Gia- Kon thành lập 8 khu (tương đương cấp huyện). 6

làng phía tây bắc của xã Bơnâm là: Đe Dơsei, Đe Nge, Đe Lur, Đe Pôt, Đe Klư và

Đe Mơtuk được tách ra, lập thành xã Lơpa làm căn cứ cho huyện Pleikon, xã

Bơnâm còn lại 25 làng2, thuộc khu 4. Cuối năm 1950, khu 4 được sáp nhập vào với

khu 7 (vùng người Kinh An Khê) lập thành huyện An Khê, xã Bơnâm thuộc huyện

này cho đến năm 1954.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Gia - Kon lại tách

làm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh Gia Lai chia thành 9 khu (tương đương

huyện). Xã Bơnâm từ năm 1954-1957 thuộc tỉnh quản lý, nhưng các làng ở phía

bắc là: Sơlam Bă Phen, Sơlam Bă Bak, Salam Bă Yeng, Pdrang Tănglăng, Pdrang

Teh Gôh, Adrang, Kon Jueng, Kơlêch cùng xã Lơpa (huyện 3) và 2 làng Sơlam Bă

Tuih, Sơlam Bă Tơm của xã Hơnơng huyện 1 được xây dựng thành căn cứ của

Page 5: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

5

tỉnh. Những năm đầu, căn cứ của tỉnh chưa được lập thành một cấp tương đương

khu mà chỉ giao cho Ban phụ trách Xây dựng căn cứ trực thuộc tỉnh đảm nhiệm.

Năm 1960 xã Bơnâm được chia tách làm các xã: Krong, Kơpier, Lơku,

Tơkan.

Ngày 28-02-1962, tỉnh quyết định lấy 2 xã Krong và Kơpier thuộc huyện 2

và xã Lơpa, huyện 3 thuộc vùng căn cứ bắc đường 19 để hình thành trung tâm Căn

cứ của tỉnh. Đến năm 1964, trung tâm Căn cứ tỉnh được gọi là khu 10 (huyện 10).

Năm 1972, tỉnh quyết định nhập huyện 10 và huyện 2 thành huyện 12.

Sau ngày giải phóng đến tháng 11-1975 các huyện 1, 12 và huyện 8 được sáp

nhập thành huyện An Khê. Từ tháng 2-1976, huyện 7 cũng được sáp nhập vào

huyện An Khê. Trong thời gian này, các xã trong vùng căn cứ của tỉnh gồm Lơpa,

Krong, Kơpier cũng sáp nhập thành 1 xã lấy tên là Krong, thuộc huyện An Khê.

Từ năm 1984, An Khê chia tách thành 2 huyện là Kbang (ở phía bắc) và An

Khê (ở phía nam) thì xã Krong thuộc huyện mới Kbang. Năm 2006 Krong tách

làng Krối cho xã Đak Smar mới thành lập nên xã Krong còn lại 23 làng.

Trên địa bàn xã Krong hiện có lâm trường Krông Pa thành lập năm 1988

đang đứng chân. Đến nay lâm trường có….......cán bộ, công nhân, chia thành…..

đội sản xuất.

2- Đặc điểm dân cư và tổ chức xã hội

Tính đến cuối năm 2006, Krong có 924 hộ gia đình với 4.238 nhân khẩu,

trong đó người Bơhnar chiếm tới 3.720 người (768 hộ), người Kinh chỉ có 526

người (145 hộ) và 39 người (11 hộ) thuộc các dân tộc khác.

Người Bơhnar ở xã Krong sinh sống trong 22 làng (Pơlei đe), chia làm 6

thôn. Ngoài ra, trong xã cón có 1 thôn đồng bào Kinh. Số thôn của Krong phân bố

cụ thể như sau: Thôn 1 là Pơlei đe Krối; thôn 2 gồm các làng: Pơlei đe Vir 1, Vir 2,

Kdar, Klah, Pơlei đe Teh Gôh (làng Đất Đỏ), Đak Chơkâu (chuyển từ Sơn Lang

sang năm 1998); Thôn 3 gồm các làng: Tung, Gút; Thôn 4 gồm các làng Jueng,

Đak Trâu; Hro, Tơleng; Thôn 5 gồm các làng Pơngăl, Adrong, Klư; Kơlếch, Tăng;

Thôn 6 gồm các làng: Tăng Lăng Tih (Lớn), Tăng Lăng Jé (Nhỏ), Lơ Hach; Thôn 7

là khu vực người Kinh.

Page 6: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

6

Làng là tổ chức xã hội duy nhất ta còn thấy trong khu vực người Bơhnar ở

Krong. Hiện nay toàn xã có 22 làng Bơhnar.

Danh từ chung để chỉ làng của người Bơhnar ở Krong là pơlei đe, hoặc kon.

Sau danh từ chung, mỗi làng đều có tên gọi riêng với nguồn gốc và ý nghĩa khác

nhau. Cách đặt tên làng rất phổ biến nhất ở người Bahnar xã Krong là dựa vào tên

sông, suối, nguồn nước mà làng sử dụng làm tên làng như: Jueng (uống nước Đak

Jueng), Tăng Lăng (uống nước Đak Tăng Lăng)… hoặc lấy tên một loại cây có

nhiều trong vùng làm tên làng như Klư (cây ráy), Trâu (khoai môn nước), Krối (cây

cam)... đặt tên theo tên núi mà làng định cư như Klung. Cũng có trường hợp, người

Bơhnar ở Krong dựa vào đặc điểm vùng đất mà họ định cư để đặt tên làng như Teh

Gôh (đất đỏ). Hiện tượng dùng tên người lập làng để đặt tên làng chỉ thấy ở những

làng tách ra từ làng Sơlam cũ như Sơlam Bă Phen, Sơlam Bă Bak…

Để phân biệt những làng cùng từ một làng gốc tách ra, đồng bào Bơhnar ở

Krong thường giữ tên làng gốc, cộng thêm đặc điểm của vùng đất mà các làng mới

tách ra cư trú hoặc tên già làng hay dùng tính từ có ý nghĩa chỉ sự mới, cũ, nhỏ, lớn… để hình thành nên tên làng.

Bên cạnh những làng có tên gọi hầu như không thay đổi trong suốt một thời

gian dài thì ở Krong cũng có nhiều làng tên gọi không ổn định. Tình trạng này đã

có nhiều chuyển biến từ sau giải phóng, đặc biệt là trong những năm gần đây, tên

làng đã ổn định hơn một mặt do chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà

nước ta làm cho vị trí các làng ít có sự thay đổi; mặt khác còn do sự quản lý chặt

chẽ của các cấp chính quyền địa phương, tên của các buôn làng đã được ghi vào

danh sách các làng buôn của địa phương đồng thời gắn với nhiều loại giấy tờ tuỳ

thân của các hộ thành viên trong làng và các cá nhân.

Đối với những người Bơhnar ở Krong, những hộ gia đình thành viên trong

một làng không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống. Tính chất của một công xã

láng giềng trong các làng Bơhnar đã rất rõ nét. Tuy nhiên những người lạ mới đến

sinh cơ lập nghiệp (trừ trường hợp do kết hôn với người trong làng) dù đã được sự

đồng ý của làng cũng không được phép ở giữa làng mà phải làm nhà ở gần hàng

rào của làng. Chỉ sau 2 hoặc 3 năm, nếu sự có mặt của họ không ảnh hưởng đến

mọi hoạt động của làng thì họ mới thật sự được thừa nhận là thành viên của làng

theo đúng nghĩa.

Những hộ dân sống trong một làng có quan hệ chặt chẽ với nhau cả trong

đời sống vật chất và tinh thần. Tổ chức tự quản của làng đảm nhiệm chức năng điều

Page 7: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

7

hòa, tập hợp các gia đình thành khối cộng cư thống nhất. Hệ thống tự quản của làng

gồm những người đàn ông từ 40 tuổi trở lên, có uy tín do một già làng (Kră pơlei)

đứng đầu. Từ sau năm 1975, mặc dù tính tự quản với vai trò của già làng vẫn còn

nhưng bên cạnh đó đã có sự tác động mạnh mẽ của các tổ chức chính quyền trong

việc điều hành mọi hoạt động của làng.

III- VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1- Văn hóa vật thể và sinh hoạt kinh tế

Trong cách bố trí truyền thống, đất đai của làng Bơhnar Krong được phân

thành các khu vực có mục đích sử dụng riêng: đất ở thường ở gần nguồn nước,

nghĩa địa luôn ở phía tây làng, khu vực canh tác, vùng săn bắn...

Mỗi làng có từ 30-70 nóc nhà. Chung sống trong làng là những gia đình mẫu

hệ hoặc phụ hệ. Nhà ở của người Bơhnar ở Krong là những ngôi nhà sàn nhỏ, mái

tranh được lợp bằng cách đưa phần gốc của cỏ tranh lên đường mè5 rồi bẻ cụp

xuống, cột chặt lại. Mặt bằng trong nhà thường chia làm 3 phần. Đầu hồi phía đông

là gian của vợ chồng chủ nhà; gian giữa là nơi cột rượu cúng. Nơi cột cần rượu

cúng mang ý nghĩa như vị trí linh thiêng trong nhà để gia chủ giao tiếp với thần

linh. Gian này cũng là nơi tiếp khách và là gian ngủ của những cô gái lớn chưa lấy

chồng; gian phía tây là gian giành cho các cậu bé chưa đến tuổi ngủ ở nhà rông.

Các làng Bơhnar Krong đều có nhà rông, đó là nơi hội họp của các già làng

mỗi khi có việc cần bàn bạc, nơi cho thanh niên đến ngủ đêm, nơi tụ họp của dân

làng khi có những việc trọng đại hay thực hiện những nghi lễ quan trọng… Trước

đây nhà rông còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quân sự. Nhà rông

ở các làng thuộc xã Krong thường được làm giữa làng. Cũng có khi nhà rông được

làm ở rìa làng như trường hợp làng Krối. Những ngôi nhà rông ở vùng này tuy

không cao như những nhà rông trên cao nguyên Pleiku, không dài rộng như nhà

rông của người Bơhnar ở Kông Chro nhưng nó vẫn thường là những ngôi nhà bề

thế nhất làng. Khi làm nhà rông, đồng bào phải lựa những loại gỗ tốt như trắc, dẻ,

giáng hương, trâm, căm xe... Trong số đó, những cây tốt nhất thường được chọn để

làm những cột cần chôn sâu một phần chân xuống đất.

Nhà rông được trang trí bằng nhiều cách: đan bằng nan nhuộm màu, chạm

thủng, hoặc chạm rồi tô màu… Hoa văn được thể hiện phổ biến ở các nhà rông là

hoa văn mặt trời cách điệu ở các dạng khác nhau. Bên ngoài các nhà rông, quan

trọng nhất là dải trang trí dọc theo sống nóc. Dải này phổ biến được tạo thành từ

Page 8: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

8

những tấm đan bằng lồ ô hoặc tre. Hai đầu của dải sống nóc là 2 cặp sừng đầu đốc

vươn lên cao hẳn so với phần nóc và được trang trí khá cầu kỳ. Hai đầu hồi nhà

rông là những tấm đan bằng lồ ô nhuộm màu tạo thành nhiều kiểu hoa văn khác

nhau khá đẹp mắt. Bên trong mỗi nhà rông, đồng bào bố trí ít nhất là 3 bếp. Quan

trọng nhất trong số này là bếp ở chính giữa – nơi chuẩn bị lễ vật mỗi khi dâng cúng

thần linh. Phần được trang trí bên trong tập trung vào giàn cột rượu chạy dọc giữa

sàn. Kỹ thuật trang trí thường thấy trên các đầu cột là khắc, vạch để tạo ta những

hình thù khác nhau như nồi đồng, chim, rùa, tắc kè, cá…

Rẫy, ruộng và tập quán canh tác: Ở Krong, phổ biến nhất hiện nay vẫn là

rẫy. Ruộng nước chiếm tỷ lệ rất ít. Theo cách gọi của người Bơhnar thì mir kông là

rẫy; mir na là ruộng nước 1 vụ.

Rẫy (mir) của người Bơhnar canh tác theo chu kỳ khép kín. Trong nền kinh

tế truyền thống, mỗi hộ gia đình thường có một diện tích đất rừng lớn đủ để họ

quay vòng sản xuất. Một đám rẫy thường chỉ sử dụng nhiều nhất là 3 vụ rồi bỏ hóa

và chuyển sang canh tác trên đám đất mới, cứ như vậy khoảng từ 8-10 năm người

ta mới quay lại canh tác trên đám rẫy ban đầu. Khác với rẫy, ruộng khô (ôr) là

những đám đất bằng phẳng ven sông suối được khai thác và sử dụng theo lối thâm

canh. Trên loại ruộng này công cụ sử dụng chính là cuốc. Ruộng nước (na) là loại

hình canh tác mới được du nhập vào khu vực người Bơhnar Krong khi vùng đất

này trở thành căn cứ của tỉnh từ phong trào đưa kỹ thuật mới vào sản xuất trong

vùng căn cứ cách mạng.

Ngoài những loại hình canh tác trên, người Bơhnar Krong cũng đã biết làm

vườn. Ở Krong, chủ yếu ta thấy những vườn gần nhà (jang, chung) chủ yếu để

trồng các loại cây làm thức ăn, cây ăn quả...

Người Bơhnar ở Krong chăn nuôi nhiều loại gia súc như lợn, chó, dê, gà...

theo phương thức nửa chăn dắt, nửa thả rông. Trước năm 1954, cư dân vùng này

không nuôi bò, còn trâu được nuôi khá nhiêu và hoàn toàn thả rông trong núi. Các

chủ trâu đánh dấu vật nuôi của mình bằng cách đeo vào cổ nó một chiếc mõ bằng

tre hoặc gỗ. Khi cần tìm trâu, người ta cứ lần theo tiếng mõ. Những con nghé đẻ

trong rừng chưa có mõ thì được nhận biết qua trâu mẹ mà nó theo. Trâu, dê và gà

được dùng nhiều trong các nghi lễ tín ngưỡng.

Công cụ lao động của người Bơhnar Krong cho đến nay vẫn còn rất thô sơ.

Việc phát rẫy vẫn chỉ dùng những chiếc rìu, rựa; Việc suốt lúa bằng tay vẫn là

Page 9: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

9

phương thức phổ biến trong mùa thu hoạch. Ngày nay, ở những vùng có ruộng

nước, đồng bào đã biết dùng liềm để thu hoạch lúa.

Những nghề thủ công chính có ở khu vực người Bơhnar xã Krong là:

Dệt vải là một nghề do phụ nữ đảm nhiệm. Hiện nay ở Krong, nghề dệt đã bị

mai một nhiều. Cả xã có trên 20 làng Bahnar nhưng chỉ còn 3 làng phụ nữ còn dệt

vải là: Krối, Hro và Kdar.

Nguyên liệu để dệt trước đây chủ yếu là nguồn sợi gai, lanh khai thác trong

tự nhiên. Trong xã cũng có một số phụ nữ lớn tuổi biết dùng quả bông làm thành

thành sợi dệt vải. Do sự công phu, tỉ mỉ của công việc này mà đến nay số lượng

phụ nữ biết nhuộm màu và xe sợi hiện còn rất ít. Những màu mà người Bahnar

Krong còn có người biết nhuộm là màu đen (găm), màu xanh (chàm), màu đỏ (brê

hay gôh) và màu vàng (dreng). Tuy nhiên, phần đông chị em ở Krong chỉ có thể

nhuộm được một hoặc hai màu. Chủ yếu là màu đỏ và đen.

Trang phục cổ truyền Bơhnar gồm 2 loại: loại dệt để mặc hàng ngày và loại

được dệt để mặc trong những dịp lễ hội. Trang phục bình thường chỉ dệt trơn,

không có hoặc rất ít hoa văn. Trang phục dùng trong dịp lễ hội hoa văn khá phong

phú. Trong kho tàng hoa văn trang trí trên trang phục Bahnar ta còn bắt gặp những

hình chữ S nối nhau, pơkao tơdróng (hoa cây đót), bơngai (người)…

Người Bơhnar Krong sử dụng những chiếc thắt lưng nhìn như một chiếc

vòng kim loại. Thắt lưng này vừa để giữ cho tấm váy không tuột khỏi thân, vừa là

một vật trang trí sinh động.

Tấm đắp (Sdrék) của người Bơhnar (đồng thời cũng được sử dụng làm tấm

choàng khi trời lạnh, làm địu cõng con) thường có chiều ngang trên dưới 2 mét.

Chiều dài thường dài hơn một chút. Tấm đắp là một miếng thổ cẩm dệt dài rồi gấp

lại. Các dải hoa văn trang trí trên tấm đắp cũng không cầu kỳ như hoa văn trên

trang phục, nhất là so với những bộ nữ phục.

Trước đây, do phụ thuộc vào kỹ thuật nhuộm nên tấm đắp của người Bơhnar

chỉ phổ biến 3 màu nền: chàm, đen và trắng. Ngày nay, do những tấm đắp thường

được dệt bằng len mua sẵn ở chợ nên có mầu sắc phong phú hơn nhiều.

Nếu như ở những tộc người khác, chiếc túi xách thường là đồ dùng của phụ

nữ thì ở cộng đồng người Bơhnar Krong, những chiếc túi đeo thường do người đàn

Page 10: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

10

ông sử dụng. Đó là những chiếc túi nhỏ, được dệt bằng thổ cẩm, có quai (dây đeo)

dài để đeo chéo qua vai. Trong túi đựng những đồ dùng cần thiết của một người

đàn ông như tẩu thuốc, sợi thuốc lá, bật lửa...

Nghề đan lát (tanh) của người Bơhnar Krong do những người đàn ông đảm

nhiệm. Công việc này thường được thực hiện vào trước mùa thu hoạch. Vật liệu

chính mà đồng bào thường dùng trong nghề đan lát là những loại cây thuộc họ tre

nứa như tre, le, lồ ô, giang… tạo ra các sản phẩm đan là đồ gia dụng như: nong,

nia, rổ, thúng, mủng các loại, đó đơm cá các loại; gùi các loại... Thành phẩm nghề

đan lát bằng các loại cây thuộc họ tre của người Bơhnar thường có màu vàng tự

nhiên của nan tre và màu đen do kỹ thuật nhuộm màu tạo thành.

Trong nghề đan lát của đồng bào thì đan gùi là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ,

khéo léo nhất. Gùi của người Bơhnar có nhiều loại, với các kiểu dáng và hoa văn

khác nhau: Gùi có hoa (brâng) là loại được đan để đựng những đồ vật quý trong

nhà như váy, áo, đồ trang sức... Gùi có hình ống tròn, miệng lớn, thon vào ở phần

giữa thân và hơi phình ra ở phần gần chân đế. Đây là loại gùi đẹp nhất trong số các

sản phẩm đan lát của người Bơhnar. Hiện nay, những người có thể đan được loại

gùi này không còn nhiều. Thông dụng hơn cả là những chiếc gùi đồng bào mang

trên vai như những chiếc ba-lô để đựng những vật dụng cần thiết khi di chuyển.

Nghề mộc do người đàn ông đảm nhiệm, nhưng do trình độ kỹ thuật còn rất

sơ khai, nên công cụ làm nghề của đồng bào cũng chỉ có chiếc rìu và con dao. Khi

tiến hành nghề mộc, đơn vị đo lường mà người Bơhnar sử dụng dựa vào độ dài trên

một số bộ phận của 2 tay. Sản phẩm nghề mộc của người Bơhnar là: nhà ở, nhà

rông, nhà mồ... trong đó, nhà rông có thể coi là sản phẩm độc đáo nhất.

Rèn sắt là nghề của đàn ông. Trước đây, mỗi làng thường có khoảng 1-2 thợ

rèn. Kỹ thuật rèn tuy chưa cao nhưng cũng đủ khả năng tạo ra những công cụ sản

xuất thông thường như: giáo, mác, rìu, cuốc, dao... Người thợ rèn chỉ làm nghề mỗi

năm khoảng vài ba tháng khi chuẩn bị bước vào mùa trồng tỉa mới. Ở Krong, trong

những năm chống Mỹ cứu nước, nghề rèn khá phát triển. Những sản phẩm của

nghề rèn không chỉ để dùng trong gia đình mà còn được sử dụng làm vũ khí hoặc

trao đổi lấy những vật dụng khác.

Sống giữa thiên nhiên, việc săn bắn, hái lượm cũng mang lại một nguồn lợi

quan trọng về lương thực, thực phẩm cho đồng bào Krong. Phụ nữ và trẻ em

thường hái lượm, nhặt, bắt các loại rau, củ rừng, côn trùng... làm thức ăn, còn

người đàn ông lại rất thông thạo nghề săn bắn và thu nhặt lâm thổ sản để trao đổi.

Page 11: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

11

Vùng Krong có nhiều mật ong. Người Bơhnar ở đây thường đi lấy mật ong vào

khoảng tháng 6 hàng năm. Mật ong rừng ở Krong là một loại hàng hóa có giá trị và

dễ trao đổi.

Trong săn bắn, việc dùng mũi tên tẩm thuốc độc do đồng bào tự chế bằng

những loại cây độc trong rừng rất phổ biến. Những loại cây thường được dùng để

làm thuốc độc là Kơrăr, Akăm, Tengneng và Tơngăngdok6. Trong 4 loại cây độc

trên thì 2 loại đầu mức độ độc tố không cao bằng Tengneng và Tơngăngdok nên

đồng bào còn dùng 2 loại này để tẩm mũi tên trong chiến đấu.

Ngoài ra đồng bào còn có cả một sưu tập các loại bẫy để bẫy những loại

chim thú khác nhau. Việc đánh bắt cá trên sông Ba và các phụ lưu của nó ở Krong

cũng được coi trọng trong sinh hoạt kinh tế nhằm tạo thêm nguồn thực phẩm.

3- Văn hóa phi vật thể

Cách tính lịch của người Bơhnar gần gũi với một chu kỳ canh tác nông

nghiệp trong năm. Trong ngôn ngữ Bơhnar, Khei là từ có nghĩa như tháng trong

tiếng Việt. Lịch của người Bơhnar được tính tháng theo tuần trăng. Một tháng bắt

đầu từ khi trăng mới mọc (trăng lưỡi gà) cho đến khi cả đêm không còn thấy trăng

nữa (Khei tôch).

Theo lịch Bơhnar, một năm được bắt đầu bằng Khei mônh (tương đương với

khoảng tháng 2 dương lịch), khi một mùa rẫy mới bắt đầu. Đó là khi lác đác có

những cơn mưa đầu mùa, cây gạo (TơDap) ra bông. Công việc cần làm lúc này là

chuẩn bị đất cho một mùa trồng tỉa. Đến khi hoa gạo rụng hết, đồng bào bắt tay vào

trỉa lúa là sang tháng mới khei bar và khei pêng (tương đương với tháng tư và tháng

năm dương lịch). Các tháng từ khei puân, khei pơđăm, khei tơdrou, khei tơpơh,

khei tơhngam (tương đương với khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 dương

lịch) là thời kỳ làm cỏ, chăm sóc cây trồng và bảo vệ mùa màng. Săn đuổi các loại

chim thú phá hoại cây trồng để có thêm thực phẩm. Việc thu hoạch được tiến hành

vào các tháng khei tơxin và khei minh jít (khoảng tháng 11-12 dương lịch). Hai

tháng còn lại của năm là khei ning nơng và khei nơng nớt/ khei gông kăp cùng có

nghĩa là tháng nghỉ ngơi (tương đương với tháng 1 và 2 dương lịch).

Trong cách tính lịch truyền thống, người Bơhnar Krong chưa biết đến cách

tính tháng nhuận. Nếu là năm nhuận, thường thì vào sau tháng 5 hoặc tháng 6 âm

lịch đồng bào mới điều chỉnh lịch. Dựa vào sao cày mà người Bơhnar trong vùng

gọi là guk đăk (sao mang cung) trong hệ sao thần nông để tính tháng nhuận. Người

Page 12: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

12

Bơhnar có câu “guk đăk mứt khei pđăm, năm khei tơdrou” (sao cày lặn vào tháng 5

và xuất hiện lại vào tháng 6).

Một cách tính thời gian khác của người Bơhnar là tính theo mùa. Trong tiếng

Bơhnar, từ chỉ mùa là yan. Đây là cũng là một cách tính lịch dựa vào chu kỳ canh

tác nương rẫy. Theo cách tính này 1 năm phân chia thành 6 mùa: yan chép choh

koh kal (mùa chuẩn bị diện tích/ đất), yan jơmul pơtăm (mùa trồng trỉa), yan sa

mók iok (mùa ăn lúa mới), yan kech (mùa gặt), yan puih (mùa thu hoạch xong),

yan ningnơng hpong pơsat (mùa nghỉ ngơi, lễ hội).

Người Bơhnar ở Krong tin rằng, trong cuộc sống hàng ngày, họ chịu sự chi

phối khắt khe của các thần linh. Cũng như các dân tộc là cư dân bản địa Tây

Nguyên khác, người Bơhnar ở Krong còn chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng

nguyên thủy (tín ngưỡng vạn vật hữu linh). Họ tin rằng xung quanh họ có rất nhiều

vị thần mà họ gọi là yang và có một hệ thống những chuyện cổ giải thích các hiện

tượng tín ngưỡng quanh mình.

Trong những vị thần được biết đến trong phong tục cổ truyền, người Bơhnar

coi trọng các vị thần sáng lập ra trời đất, muôn vật và các nghề. Những vị thần đó

là bok Kêi Dei và yă Kung Keh. Sau hai vị thần này Bok Glaih (thần sấm sét) cũng

là vị thần mà người Bơhnar kính sợ. Đồng bào tin rằng, mùa nắng bok Glaih ngủ,

khi mùa mưa xuống vị thần này mới đi xem xét công việc dưới mặt đất, những

người có tội hoặc xúc phạm đến thần linh sẽ bị thần Bok Glaih dùng xung glaih (lưỡi tầm sét) đánh chết.

Yă Pôm (nữ thần) là con bok Kêi Dei và yă Kung Keh. Đây là vị thần giàu

lòng nhân ái, thường hay cứu giúp những người nghèo khổ, nên được người

Bơhnar rất yêu mến và thường mời bà về trong những buổi tế lễ.

Yang Sri (thần lúa) còn có tên là yang Đai/ yang Mir Ba là vị thần coi giữ

lúa gạo và bếp núc. Chỗ ở của thần là ngoài rẫy, trong kho lúa hoặc nồi cơm.

Người Bơhnar cho rằng có hai yang Sri, một thần nam và một thần nữ. Họ đều là

cháu của bok Glaih. Đây là vị thần quan trọng nhất trong tín ngưỡng nông nghiệp.

Yang Đak (thần nước) có nhiều vị khác nhau, mỗi vị cai quản một khúc sông,

ngọn suối hay hồ nước... Trong khi thực hiện các lễ nghi, người Bơhnar khấn

chung là Yang Đak chứ không gọi riêng tên từng vị. Đây cũng là vị thần quan trọng

luôn được nhắc đến trong các lễ nghi nông nghiệp.

Page 13: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

13

Yang Kông (thần núi): người Bơhnar cho rằng mỗi ngọn núi đều có một vị

thần riêng.

Ngoài những thần cao siêu, người Bơhnar còn quan niệm có những thần là

động vật, cây cối, đồ dùng... mà con người có thể kết thân được. Trong khi cúng

bái, đồng bào Bơhnar ít nhắc đến những vị thần này trừ trường hợp một người nào

đó đã kết thân với một thần cụ thể. Có thể kể ra một số thần như:

Bok Kla (Kiek - ông cọp) là một con vật linh thiêng, cọp có thể bắt chước

được tiếng các thú vật khác và có khi cả người nữa.

Roih (voi) - Nơi ở của thần voi là cặp ngà. Thần này thường giúp người đánh

giặc. Làng nào có ngà thần khi đánh giặc luôn cử một người vác ngà voi theo để

thần phù hộ. Khi có chiến tranh, người Bơhnar cũng làm lễ khấn thần voi.

Kưt drók (cóc) là thần lúa hiện hình. Trong những lễ nghi nông nghiệp người

ta thường khấn vị thần này.

Đồng bào Bơhnar cũng tin rằng trong những cây cổ thụ, nhất là cây đa, cây

si, cây gỗ trắc... hay có các thần trú ngụ. Còn thần bản mệnh của mỗi làng lại trú ở

nhà rông. Yang Sưt, Yang Liêm là thần mang lại điều may mắn. Trong hệ thống

thần linh của người Bơhnar còn có cả những nhân vật anh hùng trong các sử thi của

họ như: Rôk, Sép, Diông...

Thực ra, ngoài một số vị thần có tên gọi, người Bơhnar còn tin là có những

vị thần chung chung cư trú ở khắp nơi và thường hóa thân vào các con vật, đồ

dùng, hay cây cối có hình thù kỳ dị. Các thần này cũng có khả năng ban ơn hoặc

mang tai họa đến cá nhân, gia đình và cộng đồng nên họ phải cầu xin, cúng tế. Rất

nhiều thần thuộc loại này đã trở thành thần bản mệnh của các làng, được bao bọc

trong các túi thiêng (Kdung) treo ở nhà rông.

Phong tục của cộng đồng Bơhnar thường liên quan đến việc lập làng, các lễ

hội gắn với cộng đồng... Khi thực hiện những nghi lễ của cộng đồng, thầy cúng và

già làng luôn là người thay mặt dân làng liên hệ với thế giới thần linh.

Sinh hoạt cộng đồng của các làng Bơhnar Krong thường là: những cuộc bàn

bạc giữa già làng với người đại diện cho các gia đình (luôn là đàn ông); Chuẩn bị

và tổ chức lễ ăn trâu vì nhiều lý do khác nhau như mừng chiến thắng, cầu an cho

dân làng, tạ ơn các yàng (thần), atâu (ma)... lễ sửa bến nước; Ở Krong có cả những

Page 14: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

14

lễ hội do các gia đình đứng ra tổ chức nhưng cả làng đều trực tiếp tham gia như lễ

bỏ mả, tạ ơn...

Mục đích cao nhất của những sinh hoạt cộng đồng là cố kết các thành viên

trong pơlei (làng) lại thành một khối thống nhất. Cũng bởi lẽ đó mà những sinh

hoạt cộng đồng của người Bơhnar thường được tiến hành theo những quy ước và

quy tắc chặt chẽ mà mọi thành viên đều tuân thủ một cách tự giác và nghiêm ngặt.

Điều hành công việc trong làng có hội đồng già làng, do một già làng gốc

(krătơnơm, có nơi gọi là kơngơl) đứng đầu. Người Bơhnar tin rằng, kră tơnơm là

người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn dân làng, vì vậy mà

làm theo họ sẽ gặp điều tốt. Tuy nhiên, nếu một làng nào đó thường xuyên gặp

phải điều không may thì đồng bào cũng tin rằng thần linh không ủng hộ kră tơnơm

cũ nữa, dân làng phải bầu lại người khác.

Do xuất hiện dưới dạng nghi thức nên những sinh hoạt cộng đồng thường

chứa những yếu tố bí ẩn. Đó chính là những cách thức biểu hiện lòng tin, niềm say

mê, ước muốn của đồng bào...

Trong làng Bơhnar Krong trước khi người Pháp đến đã có sự phân biệt giàu,

nghèo. Người giàu thường được đo bằng số chiêng, ché, số người ở (đích, đăm), số

trâu, bò. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, do Krong là căn cứ địa của tỉnh

nên tình trạng phân hóa giàu nghèo không tiếp tục phát triển.

Người Bơhnar có tục kết nghĩa. Tục này có thể được tiến hành giữa cá nhân

với cá nhân, nhưng cũng có khi được tiến hành giữa 2 làng.

Trong phạm vi giữa các thành viên, những hình thức kết nghĩa mà ta

thường thấy là: kết bạn (krao pố); kết nghĩa anh em… được tiến hành khi 2 người ở

2 làng khác nhau mà có tên trùng nhau; kết nghĩa cha con hay làm con bú sữa (krao

bă – kon, krao kon tơnơm)… do thần linh báo mộng hoặc do bói toán sau những

trận đau nặng. Đầu tiên, người ta nhờ người môi giới đi hỏi ý kiến. Nếu hai bên

chấp thuận thì định ngày làm lễ kết nghĩa trước sự chứng kiến của những người

làm môi giới và dân làng.

Việc kết nghĩa giữa 2 làng (sakang) nhằm tạo liên minh giữa các làng nhỏ để

cùng chống lại kẻ thù.

Việc kết nghĩa theo phong tục ở người Bơhnar được thực hiện trên nguyên

tắc tự nguyện. Phong tục này làm cho các cá nhân, cộng đồng gần gũi nhau hơn,

Page 15: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

15

cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, tạo thêm sức mạnh cho các cá

nhân và gia đình. Cũng có trường hợp, trong thời gian kết nghĩa, do có mâu thuẫn

dẫn đến tổn thương về mặt tình cảm làm cho người ta không còn tiếp tục giữ mối

quan hệ này nữa thì phải mời người trước đây đã làm chứng cho cuộc kết nghĩa

đến giải hòa. Nếu không thể hoà giải được, thì người khởi xướng ra việc bỏ lời hứa

(sơmăh túk) phải chịu phạt vạ cho thần linh. Trên thực tế thì đồng bào luôn mong

việc hoà giải thành công.

Khi đặt tên, người Bơhnar không không phân biệt những cái tên riêng để đặt

cho con trai hoặc con gái, cũng như không có một từ bổ ngữ nào để phân biệt giới

tính. Tuy nhiên, những người trong một gia đình lại thường được đặt tên có cùng

âm đầu hoặc vần cuối với tên cha, hay mẹ. Người Bơhnar cũng thường đặt tên cho

con gắn với một sự kiện nào đó của gia đình, đặc biệt là những sự kiện gắn với cha,

mẹ đứa bé. Gần đây, xu hướng đặt tên cho con theo những cái tên phổ biến ở người

Kinh ngày càng tăng.

Người Bơhnar vốn không có họ, việc xác nhận gia đình, dòng họ căn cứ trên

tiêu chí cùng chung một cặp ông bà gốc (bok tơm – yă tơm) được gọi là krung ktum

hay ktum ktong. Gia đình Bơhnar nghiêng theo dòng họ cha nhưng cũng không

hiếm trường hợp con rể về ở bên phía vợ tùy sự thỏa thuận giữa 2 bên. Chính điều

này làm cho nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xã hội Bơhnar đang ở giai đoạn lưỡng

hệ, chuyển dần từ mẫu hệ sang phụ hệ. Trong nhiều trường hợp, những cặp vợ

chồng trẻ thường không ở hẳn bên nào mà cứ khoảng 3 –4 tháng lại di chuyển từ

gia đình bên chồng sang gia đình bên vợ. Trong khoảng vài ba năm đầu, cặp vợ

chồng trẻ nhận được sự giúp đỡ của cả hai bên gia đình để có đủ điều kiện ra ở

riêng – thường là khi đã có con. Những thành viên trong gia đình chỉ hết trách

nhiệm với người thân đã chết sau khi làm lễ bỏ mả.

Từ thời thuộc Pháp đến nay, hầu hết đồng bào Bơhnar ở Krong đều bị gán

cho hoặc tự nhận họ Đinh và lấy tên lót là Văn hoặc Thị để phân biệt giới tính như

người Việt.

Ở người Bơhnar xã Krong, hôn nhân 1 vợ – 1 chồng trong xã hội đã bền

vững. Tình trạng ly hôn ít xảy ra. Những người họ hàng gần (Ktum gal) tuyệt đối

không được lấy nhau. Nếu vi phạm sẽ bị coi là loạn luân và phải chịu hình phạt

theo phong tục. Đối với những người có cùng cụ- kỵ (tức là đã đến đời thứ tư) có

thể lấy nhau sau khi đã làm một lễ tạ tội với thần linh và “cắt đứt bà con” (Sơlah

túk kơtum).

Page 16: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

16

Ở Krong, hệ thống lễ hội của người Bơhnar chủ yếu xoay quanh vòng đời

người và xoay quanh chu kỳ canh tác nương rẫy (thường được tính theo chu kỳ

canh tác lúa rẫy).

Trong vòng đời người, những lễ hội lớn nhất của đồng bào Bơhnar thường

liên quan đến tang ma. Người Bơhnar ở Krong đặc biệt coi trọng lễ bỏ mả mà đồng

bào gọi là grong brư hay grong pơxat. Lễ bỏ mả thường làm sau khi người chết

được chôn cất từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, trong những trường hợp gia chủ chưa

chuẩn bị đủ điều kiện thì ngày làm lễ bỏ mả (tức là thời gian nuôi mả) có thể kéo

dài hơn. Thông thường đồng bào làm lễ bỏ mả vào tháng ning nơng, sau khi đã làm

lễ đóng cửa kho lúa. Đây là lễ hội lớn nhất của người Bơhnar, kéo dài nhiều ngày,

lễ vật thường là trâu, heo và hàng chục ghè rượu.

Trong hệ thống lễ hội theo chu kỳ canh tác nương rẫy, lễ ăn cốm (Sa Mok) là

lễ hội lớn nhất. Lễ được tiến hành khi lúa sậm hạt, chuẩn bị chín. Tuỳ từng làng mà

sa mok được thực hiện trong phạm vi gia đình hay cộng đồng. Nếu trong phạm vi

gia đình, thực hiện nghi lễ xong, những người trong gia đình sẽ cùng một số người

thân thiết uống rượu, ăn cốm. Mỗi người khách sau khi ăn uống, trò chuyện xong,

ra về còn được chủ nhà tặng cho một gói nhỏ làm quà.

Tuy nhiên, không phải mọi làng Bơhnar ở Krong đều có Sa Mok. Với những

làng không làm cốm, lễ này được thay thế bằng sa puih, có nghĩa là ăn hết mùa như

ở pơlei đe Jueng; Những làng được tách ra từ làng Sơlam gốc thì không làm cốm

từ lúa non mà lấy lúa ngâm 1 đêm, sau đó giã thành cốm nên lễ này được gọi là sa

mok puih. Ở những làng này, sa mok puih, sa puih cũng được coi là lễ hội lớn nhất

trong chu kỳ canh tác nương rẫy. Thời gian thực hiện nghi lễ có thể kéo dài từ 2-3

ngày.

Sơmăh Kơ Cham là lễ hội lớn nhất của người Bơhnar trong năm. Lễ hội này

có quy mô tương đương như Tết nguyên đán của người Kinh. Trong Sơmăh Kơ

Cham, cả phần lễ và phần hội đều rất phong phú về nội dung và hình thức. Lúc này

những việc trọng đại phải làm như thu hoạch lúa, mang lúa vào kho, làm lễ bỏ mả

đã hoàn tất, cuộc sống của đồng bào đã có phần thư thái, thanh nhàn. Đây là thời

điểm kết thúc một năm cũ, chuẩn bị một mùa gieo trồng mới.

Việc tổ chức lễ Sơmăh Kơ Cham đánh dấu một thời điểm, một mốc thời

gian quan trọng trong năm. Nó phản ánh tinh thần hoà điệu giữa con người với trời

đất, thiên nhiên. Nó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một xã hội mà nền

kinh tế chủ yếu vẫn còn dựa vào nông nghiệp nương rẫy. Đây cũng là dịp để người

Page 17: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

17

Krong tưởng nhớ, tri ơn các Yàng có liên quan đến sự được mất của mùa màng

như: trời, mưa, đất, sấm, nước .v.v... đã giúp đỡ, nuôi sống tạo điều kiện cho các

loại cây nông nghiệp cùng gia súc phát triển. Họ cũng không quên ơn các thần núi,

thần sông... đã giữ gìn sự yên ổn, bình yên trong cuộc sống ở buôn làng cùng sự

phù trợ của ông bà, tổ tiên và những người thân đã khuất.

Lễ hội là không gian để người Bơhnar Krong thể hiện đến đỉnh cao những

giá trị văn hóa của mình như ẩm thực, trang phục, âm nhạc, soang, điêu khắc… và

là nơi biểu hiện đến mức cao nhất tính gắn kết cộng đồng.

Sử thi của người Bơhnar có thể được gọi là hơmon. Đây là loại hình văn học

dân gian đặc sắc, có giá trị đặc biệt với những đặc trưng riêng. Ở Krong, hiện chưa

có sử thi nào được sưu tầm, biên dịch, nhưng trong xã hiện có ít nhất 3 người có

khả năng hát kể sử thi ở những mức độ khác nhau: ông Đinh Wing ở làng Krối có

khả năng hát kể Diông Dư, Dăm bră Kmar; bà/yă Tanh ở làng Vir 1 có khả năng

hát kể Diông-Diơ, Diông Wăt, Bya Chen, Dăm Sơ Mlang; có khả năng hát kể

Diông Wăt.

Sống với núi rừng, người Bơhnar Krong tự chế tác nhiều nhạc khí có chất

liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, lá cây… Những loại nhạc khí phổ biến

ở Krong có: Alal là loại nhạc cụ được làm từ một ống lồ ô lớn, đường kính dài từ 8

–10 cm, dài 1m. Đây là loại nhạc cụ thường chỉ thấy phụ nữ sử dụng. Khi diễn tấu,

chị em để cây đàn nằm ngang trên đùi, hai tay dùng 2 chiếc que gõ lên các dây đàn,

một tay đánh phần giai điệu, một tay đánh phần đệm. Khinh khung được làm từ ống

nứa, có cấu tạo gần giống tơrưng, gồm 12 ống nứa dài ngắn, to, nhỏ, khác nhau kết

lại. Khi sử dụng, đồng bào thường buộc 4 sợi dây vào 4 chiếc cọc và đánh bằng 2

thanh gỗ nhỏ. Ở Krong không có những chiếc trống to, nhưng những chiếc trống

vừa và nhỏ lại rất phổ biến. Trống thường được biên chế chung trong giàn cồng

chiêng và do đồng bào tự làm.

Ngoài ra, ở Krong còn có những loại nhạc khí thuộc bộ gõ khác phổ biến ở

hầu hết các dân tộc Tây Nguyên như: đàn tơrưng, mõ...

Nhạc khí để thổi như đinh pơng/ pă pơng, kèn tơnôt (được làm từ sừng trâu,

sừng dê hay sừng bò tót); alal là một loại sáo được làm bằng ống nứa dài khoảng

30cm; đinh dúk gần giống khèn của người Mông, gồm 13-15 ống nứa nhỏ thủng cả

2 đầu, bó thành bó như hình sừng trâu.

Page 18: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

18

Nhóm nhạc khí có chất liệu thiên nhiên kết hợp với kim loại là những loại

nhạc cụ chủ yếu làm bằng tre, nứa, lồ ô, vỏ bầu kết hợp với những dây đàn làm

bằng kim loại. Ngày nay những nhạc cụ này thường được cải tiến cho có nhiều dây

hơn, nhiều phím hơn và có bộ phận khuyếch đại âm thanh nhưng nhìn chung vẫn

giữ được những yếu tố chủ yếu của các nhạc cụ cổ truyền như: kơni; tinh ning

(gong).

Đồng bào Bơhnar Krong sử dụng nhiều loại nhạc khí làm bằng kim loại phổ

biến ở Gia Lai và Tây Nguyên gồm như cồng, chiêng, lục lạc, chũm chọe.

Người Bơhnar ở Krong rất thích nhảy múa (soang). Đồng bào thường nhảy

múa trong những dịp lễ hội của gia đình hay cộng đồng. Múa dân gian ở đây

thường diễn ra trong tiếng cồng chiêng. Địa điểm nhảy múa có thể ở trước nhà

rông, ngoài bến nước, trong khu nhà mồ của làng. Các thiếu nữ Bơhnar nhảy múa

ngay từ tuổi thiếu niên cho đến lúc trở thành những bà già, thậm chí ngay cả khi

đang mang thai họ vẫn tham gia nhảy múa với cộng đồng trong những dịp lễ hội.

Nghệ thuật múa rối ở Krong là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc dân

gian với tập tục của cộng đồng. Những loại rối mà người Bơhnar thường làm là rối

người giã gạo, người đánh trống, người cầm súng... hoặc những con vật như chồn,

khỉ, chim... Rối được đặt trên các phiến gỗ có ròng rọc nối với cần điều khiển để

con người sử dụng. Nghệ thuật múa rối thường được thể hiện trong những lễ hội bỏ

mả để làm vừa lòng người chết, đồng thời thoả mãn nhu cầu nghệ thuật – thẩm mỹ

của người sống.

Nghệ thuật tạo hình thể hiện rõ nét nhất qua các điêu khắc gỗ, nhất là đẽo

tượng nhà mồ; trong nghệ thuật trang trí nhà ở, nhà rông, nhà mồ và trên hoa văn

của các sản phẩm dệt, đan.

Trong nghệ thuật tạo hình của người Bơhnar các hình trang trí dạng mặt trời

cách điệu thành sao 4 cánh, 8 cánh; rau dớn, tay thần; hình người ở nhiều tư thế

khác nhau; ngà voi, và những con vật gần gũi, thân thiện với con người như rùa,

khỉ khá phổ biến. Mảng điêu khắc gỗ cũng được nhiều người chú ý. Tượng gỗ

Bahnar tuy không thực về kích thước, về tỷ lệ cũng như hình khối, nhưng lại rất

sống động bởi nó thể hiện được nhiều khía cạnh của cuộc sống hiện tại và quan

niệm của đồng bào về thế giới thần linh. Tượng nhà mồ được tạc thô sơ, mộc mạc,

mang tính gợi hình cao chứ không thiên về tả chi tiết.

Page 19: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

19

Những cột lễ (gơng) cũng thể hiện khả năng nghệ thuật và tư duy của người

Bơhnar. Nó thường trang trí rất công phu, sắc màu rất sặc sỡ. Có lẽ cột lễ trong lễ

hội có trâu làm vật hiến sinh của người Bơhnar là ấn tượng nhất trong các cột lễ

của đồng bào Tây Nguyên.

Là căn cứ địa cách mạng của tỉnh Gia Lai trong những năm chống Mỹ cứu

nước, Krong tự hào còn lưu lại nhiều di tích lịch sử cách mạng kháng chiến đã

được Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

như: Địa điểm cơ quan Tỉnh uỷ Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ; Thị trấn Dân

Chủ; các trạm giao bưu (Trạm Thuận, trạm Kăt); Cơ quan Tỉnh đội; Cánh đồng của

Ban kinh- Tài…

Trên vùng đất có địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lịch sử

truyền thống vẻ vang, văn hóa cổ truyền đặc sắc, Krong hội đủ các giá trị để cùng

toàn huyện Kbang nói riêng, Gia Lai nói chung và cả nước vững bước trên con

đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là

mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân xã Krong đã kiên quyết đấu tranh và cống hiến

trọn đời.

Chƣơng hai

NHÂN DÂN KRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG

THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC (1945-1954)

Page 20: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

20

I-TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN

DÂN KRONG TRƢỚC NĂM 1930 ĐẾN KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG

8/1945

Xã Krong, huyện Kbang (thời kỳ kháng chiến chống Pháp và những năm đầu

chống Mỹ là một phần đất của vùng Bơnâm) có truyền thống yêu nước, yêu quê

hương, truyền thống đoàn kết đấu tranh chống áp bức, chống ngoại xâm từ bao đời.

Truyền thống tốt đẹp đó được gìn giữ và phát huy qua các giai đoạn lịch sử.

Đồng bào dân tộc thiểu số Krong có bản chất thật thà, chất phát, cần cù chịu

khó trong lao động sản xuất, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống các thế

lực phong kiến, đế quốc từ bên ngoài xâm lược để bảo vệ quê hương, buôn làng,

bảo vệ nền độc lập tự do và sự tồn vong của dân tộc mình.

Từ thế kỷ 16, 17 chế độ phong kiến nước ta bắt đầu suy yếu. Các cuộc tranh

giành quyền lực giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến thống trị diễn ra đã gây

nên bao cảnh tương tàn, đất nước chia cắt, nhân dân cực khổ lầm than. Chiến tranh

liên miên, cộng với chế độ cai trị bất công, xâu thuế, phu phen nặng nề, dẫn đến

mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt, là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc đấu

tranh của nông dân trong cả nước đầu thế kỷ 18.

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân lúc bấy giờ.

Mùa xuân 1771, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, lập căn cứ địa tại vùng "Tây

Sơn thượng đạo" (nay thuộc địa bàn của các huyện thị An Khê, Kbang, Kông Chro,

Đak Pơ). Khi ba anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ chuẩn bị

lực lượng khởi nghĩa, cùng với nhân dân trong vùng người Kinh và đồng bào các

dân tộc ở An Khê, có đồng bào Bơhnar Bơnâm đã tham gia tích cực trong lực

lượng nghĩa quân, xây thành đắp luỹ, sản xuất lương thực, cung cấp voi ngựa, đóng

góp lương thực, vật chất cho nghĩa binh...góp phần vào thắng lợi của đại quân Tây

Sơn trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, thống nhất đất nước năm 1789.

Những đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Bơnâm đã được lịch sử ghi

nhận: trong ba đạo quân Tây Sơn có đạo quân người thượng (trong đó có dân tộc

Bơhnar Bơnâm). Vùng đồng bào dân tộc Bơhnar Bơnâm cũng đã từng là nơi ẩn náu

an toàn cho con cháu các tướng lĩnh Tây Sơn khi phong trào Tây Sơn bị triều đình

nhà Nguyễn đàn áp, truy bắt.

Giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Cuộc khai thác thuộc địa

cùng với việc cướp đất, bắt phu, sưu cao thuế nặng và chính sách thâm độc "chia để

trị" đã tác động mạnh mẽ tới đời sống các dân tộc ở Tây nguyên. Phát huy truyền

thống yêu nước, đồng bào dân tộc Bơhnar Bơnâm tiếp tục đứng lên đấu tranh

chống giặc ngoại xâm với nhiều hình thức phong phú, từ bất hợp tác, đến sử dụng

Page 21: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

21

vũ khí thô sơ như cài bẫy, đặt chông giết bọn tay sai đi bắt phu thu thuế, phục kích,

chống càn, chặn đường tiếp tế, tiêu diệt các đồn bốt...

Cuối thế kỷ 19, hưởng ứng phong trào Cần Vương của các văn thân, sỹ phu

yêu nước, nhân dân các dân tộc huyện An Khê, trong đó có đồng bào dân tộc

Bơhnar Bơnâm đã tham gia trong ba đạo quân Sơn Hùng, Sơn Dũng và Hùng Dực

do ông Nguyễn Hảo ở Song An (An Khê) lãnh đạo chống thực dân Pháp.

Khi thực dân Pháp tiến hành các cuộc hành quân chinh phục vào vùng đồng

bào dân tộc thiểu số vùng nam bắc An Khê, đàn áp các làng Su, Bar Blôch, Tamui

(bắc An Khê)...nhân dân các làng nổi dậy đấu tranh vũ trang chống địch, đã ảnh

hưởng lớn đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bơhnar vùng Bơnâm.

Để thuận lợi cho các cuộc hành quân, địch mở các đường giao thông vào sâu

trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ An Khê, địch mở đường đến Kon

Hơnơng (Kbang ngày nay)...để chinh phục vùng đồng bào dân tộc Bơhnar Bơnâm

và các vùng xung quanh. Trên con đường này địch đóng các đồn lính khố xanh

(quân địa phương) như đồn Kannak, đồn Hlét (Bong Lới), đồn Thong Kó, đồn Kon

Krối, đồn Salam...dọc đông sông Ba. Nhân dân trong vùng đã nổi dậy đấu tranh với

nhiều hình thức chống lại âm mưu của thực dân Pháp.

Năm 1925 tên công sứ Qui Nhơn Jésusalémy cầm đầu đoàn hành quân lên

tận thượng nguồn sông Ba (vùng Salam) bắt dân làng, cưỡng ép lập tề. Nhân dân

lánh vào rừng bất hợp tác với địch.

Sau khi thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp tiến hành chế độ bóc lột xâu

thuế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, bắt dân làm đường, xây dựng đồn bốt phục

vụ cho mục đích chiến tranh của chúng; bắt nhân dân đóng thuế thân (thuế đinh tức

là thuế người). Nhân dân đấu tranh chống lại, trốn ra rừng, bất hợp tác với Pháp. Vì

vậy ở vùng Bơnâm mãi đến năm 1930 thực dân Pháp mới chỉ lập được tề ở các

làng gần đồn, dọc đông sông Ba, còn vùng trung tâm và vùng phía tây thì chúng

không xâm nhập được.

Các cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số chống thực dân Pháp diễn

ra liên tục, rộng khắp, quyết liệt, có lúc bị đàn áp, nhưng kẻ thù không thể khuất

phục được ý chí và tinh thần đấu tranh bền bỉ của đồng bào dân tộc thiểu số vùng

nam bắc An Khê. Đồng bào kiên quyết bất hợp tác với địch. Cho đến năm 1930

địch vẫn không chinh phục được vùng này. Nhiều làngvẫn nằm ngoài vùng kiểm

soát của chúng.

Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, là sự kiện quan trọng

đánh dấu bước ngoặt căn bản trong lịch sử cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo

Page 22: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

22

của Đảng, phong trào đấu tranh trong cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và

ảnh hưởng lan rộng đến các tỉnh Tây nguyên bằng nhiều con đường khác nhau.

Ở Gia Lai, tư bản Pháp cướp đất lập các đồn điền khai thác nguồn tài nguyên

và nhân công rẻ mạt. Thực hiện chủ trương "vô sản hoá" và sự tránh lưới mật thám

của địch, một số đảng viên và chiến sỹ cách mạng đến các đồn điền hoạt động. Các

tổ chức Công hội đỏ, Cứu tế đỏ, Hội tương tế, Ái hữu.... trong công nhân đồn điền

được thành lập, tập hợp giác ngộ công nhân về tinh thần yêu nước, ý thức giai cấp,

đấu tranh theo đường lối của Đảng. Tại An Khê tuy có các đồn điền Chầu Bầu, Sở

MIC của tư bản Pháp, nhưng lực lượng công nhân còn nhỏ bé, đấu tranh yếu, nên

chưa có tác động đến vùng Bơnâm.

Trong lúc đó, phong trào đấu tranh của đồng bào các làng vùng dân tộc thiểu

số An Khê vẫn tiếp tục nổ ra chống các cuộc hành quân chinh phục của Pháp như

nhân dân làng Đê Dong (nay thuộc xã Tơtung), Koh Jó (nay thuộc xã Kông

Lơngkhơng) nổi dậy bất hợp tác, đánh nhau với Pháp, giết chết 10 tên địch, ảnh

hưởng ít nhiều đến nhân dân vùng Bơnâm.

Tháng 9-1931 các già làng Sinh, Sơrah lãnh đạo nhân dân làng Kuk Kông

nổi dậy chống cuộc hành quân càn quét của đội lính khố xanh, giết 3 tên, làm bị

thương 2 tên. Cũng trong tháng 9-1931 các già làng Nhơn, Tum chỉ huy các làng

Đê Tơtung nổi dậy đánh địch, giết 10 tên và làm bị thương 3 tên. Đồng bào các

làng vùng Kannak cùng với làng Đê Bar, Tanúp (xã Tơtung ngày nay) cũng đã

đứng lên chống địch bắt phu thu thuế.

Năm 1936 ông Keh và ông Lui chỉ huy đồng bào Bơhnar tiến công đồn

Kannak giết tên đồn trưởng.

Như vậy, từ những năm 1930 đến trước khởi nghĩa giành chính quyền tháng

8-1945, mặc dù còn hạn chế nhưng ảnh hưởng phong trào đấu tranh của đồng bào

dân tộc dọc hai bên đường 19 chống bắt xâu thuế, bắt lính và vùng đồng bào Kinh

ở thị trấn An Khê đã ít nhiều lan tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bơnâm.

Năm 1936-1939 ảnh hưởng phong trào "Nước Xu" mang màu sắc tôn giáo

do ông Săm Brăm người dân tộc Chăm Hroi (tây Phú Yên) khởi xướng, nhân dân

nhiều nơi, nhất là vùng giáp ranh các tỉnh Gia Lai- Bình Định- Quảng Ngãi sôi nổi

đi lấy "nước thần", chuẩn bị vũ trang đánh Pháp. Phong trào phát triển ở vùng nam

bắc Kon Plong, giáp vùng Hơnờng bắc Bơhnâm, do Bok Thuần ở làng Kon Bưu

(xã Ngok Yêu) chỉ huy. Vùng Đak Krong, Kon Hơnơng (huyện Kbang hiện nay) là

một trong những căn cứ của nghĩa quân. Các phong trào trên đã tác động mạnh mẽ,

trực tiếp đến vùng Bơnâm. Nhân dân ở đây cũng tham gia đi lấy "nước thần",

Page 23: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

23

chống xâu thuế, chống bắt lính, nhiều làng bất hợp tác với địch, chủ làng bỏ việc,

không tiếp xúc với Pháp.

Với truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nhân dân vùng Bơnâm đã

vượt qua mọi gian khổ khó khăn, cùng nhân dân trong huyện đấu tranh chống chế

độ cai trị thực dân, phong kiến.

Những năm 1939-1944 tình hình trong tỉnh diễn biến phức tạp. Thực dân

Pháp ra sức thực hiện chính sách cai trị thực dân, bắt lính, bắt xâu xây dựng đồn

bốt và căn cứ quân sự, đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng, tăng cường kiểm

soát, ngăn chặn sự giao lưu, quan hệ qua lại của nhân dân vùng này với vùng khác.

Nhiều cuộc đấu tranh của các làng vùng nông thôn đồng bào dân tộc trong huyện tự

phát nổi dậy đấu tranh ngăn chặn các hành động cướp bóc của các toán lính vào

làng.

Năm 1943, khi Pháp bắt dân vùng Bơnâm làm đồn Hlét (Bong Lới, nay

thuộc xã Sơ Pai), nhân dân trong vùng kiên quyết không đi. Bọn Pháp khủng bố,

bắt một người dân làng Hlét tẩm xăng đốt nhằm uy hiếp tinh thần đồng bào trong

vùng, nhưng kẻ địch không thể làm lung lay ý chí của đồng bào.

Sau khi chiếm đóng An Khê, thực dân Pháp xây đồn Kannak (Giơ Nao) để

kiểm soát vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía bắc An Khê, vùng Bơnâm. Đồng

thời địch tăng cường bắt lính xây đồn Salam, Krối, Thong Kó, Hlét. Mỗi đồn có

khoảng một trung đội lính khố xanh.

Địch ở đồn Kannak mỗi lần càn lên vùng Bơnâm thường bắt dân đi phát dọn

đường cho chúng. Nhân dân trong vùng đấu tranh chống lại với nhiều hình thức.

Địch xây đồn Salam cách làng Salam khoảng 3 km, gần ruộng Đak Bok, có

khoảng 30 lính khố xanh. Địch bắt dân làng và các làng xung quanh làm đường,

nộp cây, cắt tranh tre để dựng đồn và bắt lính. Dân làng và thanh niên trốn ra rừng

không đi làm đường, không làm đồn, không đi lính cho địch.

Dưới sự hướng dẫn của già làng Drun, 7 thanh niên của làng Salam đã trốn

ra suối Tơnang, đêm đến bí mật dùng cây ná có tên được bọc bùi nhùi, châm lửa

cháy bùi nhùi rồi bắn tên vào đốt đồn, sau đó rút ra rừng. Đồn Salam bị đốt cháy,

địch buộc phải rút bỏ, kéo quân về đóng ở đồn Kannak.

Sau khi đồn Salam bị đốt, để phòng việc Pháp cho lính vào làng trả thù, già

làng Drun đã hướng dẫn dân làng mang rìu, rựa đốn cây ngã để rấp đường, không

cho binh lính vào làng, đồng thời tổ chức cho dân làng tìm cách lánh vào rừng. Sau

đó Pháp kéo quân vào đốt làng Salam để trả thù, đồng bào trong làng kiên quyết

không chịu khuất phục, chạy ra rừng bất hợp tác với địch. Mặc dù địch không đóng

Page 24: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

24

được đồn ở làng Salam nhưng chúng vẫn cho lính đến bắt dân làng đi xâu làm

đường.

Ở các làng xung quanh, khi nghe làng Salam bố phòng chống địch, đồng bào

cũng huy động nhau vót chông, đào hầm, làm mang cung rào làng chống Pháp.

Phong trào phát triển mạnh khắp vùng.

Ở các làng Krối, Thong Kó, Kon Chơch... nhân dân cũng nổi dậy đấu tranh

chống bắt xâu, bắt phu làm đường, xây đồn. Đồn Krối được dựng lên lớn thứ hai

sau đồn Kannak, thường xuyên có khoảng 30 lính người địa phương, có những lúc

cao điểm lên tới 50-60 tên. Đồn Krối có một số tên người dân tộc thiểu số như

Ngơl, Prak, Hlon...được Pháp giao nhiệm vụ coi phu làm đường, trồng bông, trồng

lúa. Ngơl là người vùng Cheo reo, lấy vợ làng Krối, đi lính cho Pháp, theo dõi việc

làm đường từ đồn Kannak (Giơ Nao) đến đồn Salam. Giặc Pháp bắt dân các làng

Krối, Thong Kó, Kon Chơch...đi phu, đi xâu, mỗi đợt 15 ngày, ai không đi thì bị

nộp phạt bằng heo, lúa. Những làng nào chống lại thì bị phạt nặng bằng một con

trâu. Trong thời gian đi xâu làm đường, người dân chịu sự cai quản chặt chẽ của tên

Ngơl và thường xuyên bị đánh đập, bị đói khát nên đau ốm, dịch bệnh. Đồng bào

trong vùng liên tục đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của chúng.

Ngoài làm đường, xây dựng đồn bốt, thực dân Pháp còn bắt dân trồng lúa,

trồng bông để phục vụ cho mục đích chiến tranh của chúng. Một số tên như Prak,

Hlon ...được chúng giao nhiệm vụ coi dân trồng tỉa, thu hoạch hoa màu. Hàng năm

chúng giao cho mỗi làng từ 3 đến 4 ha trồng lúa, trồng bông, đến vụ thu hoạch phải

nộp sản lượng cho chúng. Do để đảm bảo nguồn sống trước mắt cho gia đình, đồng

bào vẫn chịu khó trồng trọt, chăm bón, cây lúa, cây bông cho năng suất cao. Nhưng

đến khi thu hoạch, đồng bào đã bí mật giấu bớt nông sản, chỉ nộp một phần cho

chúng. Cứ 3 kg bông thì chỉ nộp 1 kg, 5 gùi lúa thì bớt lại 2, 3 gùi đem giấu ra

rừng, làm nguồn dự trữ lương thực cho gia đình.

Trong những năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, nhân dân đã tự

phát đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau, liên kết các làng, các vùng nổi dậy

chống lại ách cai trị hà khắc của thực dân Pháp.

Năm 1940 tình hình trong nước có nhiều thay đổi sau chiến tranh thế giới thứ

hai. Nhật chiếm Đông Dương, nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng, dưới ách cai

trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Ở Gia Lai, phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền và nông dân vùng

nông thôn đồng bào dân tộc phát triển, ít nhiều có ảnh hưởng đến các vùng đồng

bào dân tộc thiểu số vùng Bơnâm.

Page 25: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

25

Từ đầu năm 1945 không khí chuẩn bị khởi nghĩa trong cả nước ảnh hưởng

mạnh đến tình hình trong tỉnh.

Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp. Tại An Khê, trước sự tấn công của

quân Nhật, quân Pháp vừa chống cự vừa rút chạy vào rừng. Trước tình hình quân

Pháp hoang mang dao động, thanh niên các làng trong vùng Bơnâm cùng thanh

niên Hơnơng được sự tổ chức của các già làng đã uy hiếp binh lính đồn Hlét (Bong

Lới), chiếm đồn, lấy 30 súng địch về chôn giấu, trốn vào rừng kiên quyết bất hợp

tác với Nhật khi chúng vào làng bắt nộp lại súng và cướp bóc tài sản của nhân dân

(Sau giành chính quyền tháng 8-1945 một thời gian, số vũ khí trên sau được dân

làng mang nộp lại cho cán bộ, bộ đội ta dùng sử dụng trong việc huấn luyện dân

quân du kích trong vùng).

Sau đảo chính, quân Nhật vẫn thực hiện các thủ đoạn bóc lột xâu thuế, cướp

bóc tài sản lúa gạo của nhân dân, đồng bào các dân tộc càng thấy rõ bộ mặt thật của

phát xít Nhật. Khắp nơi trong tỉnh diễn ra phong trào đấu tranh chống Nhật.

Tháng 4-1945đoàn tù chính trị ở "căng an trí" Đak tô về Qui Nhơn, có ghé

Pleiku và An Khê. Thanh niên trí thức viên chức An Khê tổ chức đón tiếp và được

các chiến sỹ cộng sản trong đoàn gợi mở hướng hoạt động cho phong trào địa

phương.

Tháng 5-1945 Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê được thành lập do anh

Đỗ Trạc, Trần Thông, Nguyễn Diễm, Lý Bính... lãnh đạo. Đoàn thu hút thanh niên

thị trấn và vùng Kinh tham gia, mở rộng hoạt động ra vùng dân tộc đông tây sông

Ba. Ở Bơnâm, chưa có tổ chức thanh niên, nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng qua các

hoạt động xã hội của đoàn hoặc khi đồng bào vào thị trấn hoặc những lúc giao tiếp

với các làng người Kinh.

Tháng 8-1945 cao trào cách mạng trong cả nước dâng lên mạnh mẽ. Huyện

An Khê là cửa ngõ phía đông của Gia Lai, chịu ảnh hưởng trực tiếp phong trào

cách mạng ở các tỉnh đồng bằng như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên.

Ngày 14-8-1945 phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

thời cơ "ngàn năm có một" đã đến. Đảng ta quyết định phát động toàn dân tổng

khởi nghĩa giành chính quyền. Mệnh lệnh khởi nghĩa của Đảng được toàn thể dân

tộc ta hưởng ứng. Tổng khởi nghĩa đã nổ ra ở thủ đô Hà Nội và khắp cả nước.

Khí thế phong trào toàn quốc tác động mạnh đến nhân dân Gia Lai, mà nơi

tiếp nhận đầu tiên là An Khê, với các hạt nhân lãnh đạo là trí thức viên chức tiến bộ

trong Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê. Tại huyện An Khê, sau khi Nhật rút về

Bình Định, bọn nha lại cùng huyện trưởng hoang mang không dám đến sở làm

Page 26: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

26

việc. Binh lính bảo an ở huyện lỵ ngả theo phong trào quần chúng. Binh lính bảo an

đồn Kannak đa số là người dân tộc vùng Kannak, Bơnâm bỏ chạy về làng, truyền

lại tình hình ở thị trấn và tin tức các nơi cho dân làng. Nhân dân phấn khởi, bàn tán

nhau và mong đợi ngày thoát khỏi ách nô lệ hàng ngàn năm mà bao thế hệ đã chịu

đựng.

Nhanh nhạy nắm bắt tình hình, Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê đã khẩn

trương tập hợp lực lượng thanh niên và nhân dân thị trấn, vùng nông thôn người

Kinh và vùng dân tộc phụ cận, phân công đoàn viên về tận cơ sở, đi sâu vào các

làng dân tộc, huy động nhân dân tham gia cuộc biểu tình lớn ở huyện lỵ (thị trấn

An Khê).

Ngày 20-8-1945 chỉ sau khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô một ngày,

dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê, hàng trăm đồng bào

dân tộc vùng Bơnâm, Kannak, Hơnơng cùng hàng ngàn đồng bào thị trấn và vùng

nông thôn người Kinh có vũ trang gậy gộc, giáo mác, cung nỏ mang cờ đỏ sao

vàng, nổi chiêng trống kéo về thị trấn biểu dương lực lượng. Đoàn biểu tình kéo

đến đồn bảo an. Trung đội bảo an nhanh chóng giao nộp vũ khí, đi theo đoàn biểu

tình. Đoàn biểu tình kéo đến huyện đường, đại diện đoàn biểu tình tuyên bố xoá bỏ

hoàn toàn bộ máy cai trị bù nhìn thân Nhật, thiết lập chính quyền cách mạng tuyên

bố thi hành các chính sách của Việt Minh và kêu gọi đoàn kết Kinh-Thượng, ủng

hộ Việt Minh và chính quyền cách mạng.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, Uỷ ban nhân dân cách mạng

lâm thời huyện An Khê được thành lập. Cùng ngày lực lượng khởi nghĩa toả về các

vùng nông thôn phụ cận huyện lỵ, biểu dương lực lượng, tuyên truyền chính sách

của Việt Minh, tuyên bố xoá bỏ bộ máy tề tay sai, thu đồng triện của bọn tổng lý,

thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời các xã người Kinh (là các làng nhỏ,

đơn vị hành chính cũ của Pháp).

Ở các làng dân tộc thiểu số thuộc tổng Bơnâm, Kannak cũ, mỗi làng cử một

chủ tịch, làng lớn có thêm một phó chủ tịch và một liên lạc. Hình thức tổ chức

chính quyền vùng dân tộc thiểu số tuy đơn giản nhưng ghi dấu ấn tốt, đối với nhân

dân, vì lần đầu tiên dân làng được trực tiếp cử người thay mặt mình lo việc chung

và quan hệ với chính quyền cách mạng cấp trên. Chức danh chủ tịch, phó chủ tịch

này duy trì đến khi Pháp tái chiếm tỉnh nhà. Sau khi ta trở lại bám địa bàn hoạt

động, các đoàn công tác của tỉnh đến liên lạc, xây dựng cơ sở lâu dài, các chủ tịch,

phó chủ tịch làng rất phấn khởi thay mặt dân làng tiếp xúc với cán bộ đoàn công

tác, nhận nhiệm vụ được giao, tích cực vận động đồng bào ổn định đời sống, thực

hiện các chủ trương chính sách của chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt minh,

Page 27: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

27

bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, phát huy truyền thống đấu tranh yêu nước, tham

gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng ở các thôn làng.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945 thắng lợi là cuộc đổi đời

của nhân dân các dân tộc địa phương trong cuộc đấu tranh chống thực dân phong

kiến, chống áp bức bóc lột. Đồng bào Bơhnar vùng Bơnâm từ đây thực sự sống một

cuộc sống tự do độc lập, được thực hiện quyền làm chủ, quyền bình đẳng với các

dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc ở Gia Lai.

Cuộc vận động cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở An Khê là một quá trình

chuẩn bị tập hợp lực lượng từ trong thời kỳ sau đảo chính Pháp, cả vùng người

Kinh và vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn hai tổng Bơnâm và Kannak. Do sức

mạnh truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc An Khê,

ảnh hưởng to lớn của Đảng cộng sản Đông Dương và ảnh hưởng trực tiếp của

phong trào cách mạng các tỉnh lân cận, nên ở một địa phương tuy chưa có tổ chức

Việt Minh, chưa có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, mà cuộc khởi nghĩa ở An Khê

đã nổ ra khá sớm và giành thắng lợi trọn vẹn, tạo cơ sở thuận lợi cho nhân dân An

Khê, nhân dân vùng Bơnâm nói riêng tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài

chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1945-1954).

II-CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG CÙNG NHÂN DÂN

TRONG TỈNH VÀ CẢ NƢỚC, TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC (1945-1954)

1-Củng cố chính quyền, chăm lo đời sống nhân dân, chuẩn bị kháng

chiến lâu dài (8/1945-6/1946)

Sau khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện An Khê, đồng bào dân tộc thiểu

số vùng Bơnâm và nhân dân các dân tộc trong huyện được sống trong tự do, độc

lập, trở thành người chủ của đất nước, một lòng theo Đảng cùng chung sức xây

dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng cuộc sống mới.

Tuy nhiên, tình hình trong nước, tình hình ở tỉnh và các huyện còn rất nhiều

khó khăn, thử thách; chính quyền cách mạng mới thành lập nhưng chưa được củng

cố và xây dựng vững chắc; cơ sở chính trị ở các thôn làng, nhất là vùng nông thôn

đồng bào dân tộc thiểu số mới phát triển, cán bộ thiếu; chưa tuyên truyền sâu rộng

chủ trương chính sách của Đảng và Mặt trận Việt minh trong các tầng lớp nhân

dân; lực lượng vũ trang chưa được xây dựng, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó

khăn.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị, nghị quyết của

Trung ương, Xứ uỷ, Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh đã ban bố các quyền tự do dân

Page 28: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

28

chủ của nhân dân, quyền bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, nghiêm cấm chia

rẽ, kỳ thị giữa các dân tộc... động viên nhân dân thực hiện các chủ trương, chính

sách của Đảng, chính phủ, củng cố chính quyền, tăng gia sản xuất, cải thiện đời

sống nhân dân, bài trừ nội phản, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp tái

chiếm tỉnh nhà.

Ngày 10-12-1945 Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Đảng bộ Tây Sơn) ra đời trực tiếp

lãnh đạo phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Vùng dân tộc thiểu số Kannak và

Bơnâm lúc này thuộc tỉnh chỉ đạo, huyện An Khê chỉ quản lý vùng người Kinh và

thị trấn An Khê.

Sau khi thành lập, Đảng bộ Gia Lai lãnh đạo công tác củng cố, xây dựng

chính quyền các cấp từ tỉnh xuống cơ sở. Uỷ ban cách mạng lâm thời các huyện

được củng cố và đổi tên thành Uỷ ban hành chính với 5 thành viên, trong đó có 2

thành viên người dân tộc thiểu số. Ở các thôn làng vùng dân tộc thiểu số huyện An

Khê, sau khi giành chính quyền, chính quyền các làng vùng dân tộc được thành lập

với hình thức đơn giản, mỗi làng đều có Chủ tịch và phó chủ tịch do nhân dân bầu

ra.

Các cấp chính quyền sau khi hình thành đã đẩy mạnh việc tuyên truyền

đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ xuống tận nhân dân, tổ chức hội nghị

các giới, các địa phương để tiến hành thành lập Mặt trận Việt minh các huyện. Ở

vùng Bơnâm cũng như các xã vùng dân tộc thiểu số bắc An Khê, tuy chưa thành

lập các đoàn thể cứu quốc, nhưng trong từng làng, đồng bào đã lựa chọn, giới thiệu

người tiêu biểu phụ trách các giới trong làng, đại diện cộng đồng dân cư, tập hợp

quần chúng, tăng cường khối đoàn kết giữa đồng bào dân tộc- đồng bào Kinh cùng

ra sức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ.

Là địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện An Khê lúc bấy giờ, ảnh hưởng của

phong trào cách mạng trong tỉnh và vùng lân cận còn rất hạn chế, bên cạnh đó do

địa bàn hiểm trở, nên việc liên lạc giữa Bơhnâm với các vùng trong huyện cũng

gặp không ít khó khăn. Do tập quán từ lâu đời chủ yếu nhờ vào núi rừng, sông suối

để nuôi sống mình, cuộc sống của đồng bào chủ yếu là du canh du cư và thường

chọn những nơi gần sông, suối để dựng làng, từ đó tên làng được đặt theo tên của

các sông suối trong vùng. Đời sống vật chất kinh tế- xã hội, cũng như văn hoá tinh

thần của đồng bào còn nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy

với đốt, phát, chọc, trỉa. Hầu hết đồng bào không biết chữ và tiếng phổ thông, các

tập tục mê tín dị đoan vẫn còn duy trì trong từng gia đình, cộng đồng làng, đau ốm

thì cúng "Yàng", không có thuốc men chữa bệnh. Tình trạng thiếu lương thực, nông

cụ, thiếu muối, nên sản xuất chưa phát triển.

Page 29: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

29

Trước tình hình trên, cán bộ các đội công tác của tỉnh được phân công về các

thôn làng vùng dân tộc Bơnâm để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực củng

cố, xây dựng chính quyền, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, tiết kiệm, xây

dựng cuộc sống mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền cách mạng, nhân dân vùng

Bơnâm hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng ở các thôn

làng, hưởng ứng phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói do Chính phủ phát động.

Các vùng đất được phục hoá, mở rộng diện tích trồng lúa rẫy, hoa màu. Đồng bào

tích cực tham gia các phong trào thực hành tiết kiệm, xoá mù chữ, xây dựng đời

sống mới, hưởng ứng phong trào quyên góp xây dựng "Quĩ độc lập", "Quĩ cứu

đói". Ngoài tăng gia sản xuất, tiết kiệm, đồng bào còn khai thác lâm thổ sản để bán,

trao đổi lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày. Nhờ vậy đời sống

nhân dân dần dần được ổn định, nhân dân thực hiện ăn ở vệ sinh, xoá bỏ dần những

hủ tục lạc hậu.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được

sự hướng dẫn của các cấp chính quyền, nhân dân vùng Bơnâm hăng hái tham gia

ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội khoá I (23-12-1945) và bầu cử Hội đồng nhân

dân các cấp (27-3-1946). Lần đầu tiên trong đời, người dân Bơhnar vùng Bơnâm

được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, tự tay cầm lá phiếu cử tri

bầu cho người đại diện quyền lợi của nhân dân. Qua bầu cử, đồng bào Bơnâm đã

thể hiện tấm lòng của mình với Đảng, Chính phủ, một lòng tin tưởng vào sự nghiệp

cách mạng của Đảng.

Tình cảm của người dân vùng Bơnâm tin Đảng, tin Bác Hồ còn thể hiện ở

việc khi Chính phủ ta phát hành tiền Việt Nam (giấy bạc Cụ Hồ) thay thế tiền Đông

Dương ngân hàng của Pháp lưu hành trong chế độ cũ, mặc dù trong vùng dân tộc

thiểu số, người dân chưa quen sử dụng tiền để mua bán, trao đổi, nhưng đồng bào

đã lưu giữ lại đồng tiền có in hình Cụ Hồ.

Ngày 19-4-1946 Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tổ chức tại Pleiku.

Đại diện cho các làng vùng đồng bào Bơnâm đã cùng với hơn 1000 đại biểu các

dân tộc Tây nguyên và miền núi các tỉnh nam Trung bộ về tham dự. Đại hội đã trân

trọng đón đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Tố Hữu và đồng chí Bùi

San, đại diện Trung ương, Chính phủ mang đến. Đại hội thể hiện sự quan tâm sâu

sắc của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Sau Đại hội, nhân dân các thôn làng vùng Bơnâm đã tổ chức liên hoan nghe

phổ biến lời kêu gọi đại đoàn kết của Bác Hồ, nêu cao quyết tâm đoàn kết Kinh-

Thượng, giữ vững chính quyền, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp tái

Page 30: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

30

chiếm tỉnh nhà. Đồng bào vùng Bơnâm khắc ghi lời Người, nguyện một lòng cùng

nhân dân các dân tộc trong huyện, trong tỉnh xây dựng và củng cố chính quyền

cách mạng, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ quê hương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sau khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi,

đồng bào dân tộc Bơhnar vùng Bơnâm đã tích cực lao động sản xuất, phát huy

quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới, hăng hái thực hiện các chủ trương chính

sách của Đảng, Chính phủ, tham gia xây dựng, củng cố chính quyền các cấp huyện

xã, thôn làng. Thực dân Pháp trở lại xâm chiếm Gia Lai, đồng bào Bơnâm cùng

nhân dân các dân tộc trong huyện sẵn sàng vượt mọi khó khăn, phát huy truyền

thống đấu tranh cách mạng, bước vào cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung, bảo vệ

nền độc lập tự do cho dân tộc.

2-Nhân dân Krong trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc

(1946-1954)

Ngày 23-9-1945 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Nam bộ và một số tỉnh

nam Trung bộ, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trong cả

nước. Cuối năm 1945 đầu 1946, thực dân Pháp đánh đến phía nam và tây Gia Lai.

Chiến sự ở phía tây giáp Campuchia và phía nam giáp Đak Lak ngày càng mở

rộng. Nhân dân toàn tỉnh dốc nhân tài vật lực ra hai mặt trận chống địch, ngăn bước

tiến của chúng. Ngày 25-6-1946 Pháp tái chiếm Pleiku. Ta thực hiện vườn không,

nhà trống, vừa rút lui, vừa chiến đấu ngăn chặn bước tiến của địch.

Ngày 27-6-1946 thực dân Pháp chiếm thị trấn An Khê, cửa ngõ phía đông

của tỉnh Gia Lai và nhiều vị trí quan trọng khác. Sau chiếm đóng, Pháp đẩy mạnh

hoạt động chính trị, quân sự, thiết lập bộ máy thống trị từ tỉnh đến cơ sở. Vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, chúng lập hệ thống tề nguỵ, chánh tổng, chủ làng...để cai

trị nhân dân, tuyên truyền mị dân, gây chia rẽ Kinh-Thượng, kìm hãm sự phát triển

trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng việc duy trì các tập tục lạc hậu, tăng

cường càn quét, khủng bố, đốt phá tài sản, khủng bố quần chúng, lùng bắt cán bộ,

cơ sở...Âm mưu của chúng nhằm lập xứ "Tây Kỳ tự trị", xây dựng Gia Lai thành

căn cứ bàn đạp ở Tây nguyên để tấn công vùng tự do của ta, nhưng trước sự đoàn

kết đấu tranh của nhân dân các dân tộc, chủ trương của địch không thực hiện được.

Ở vùng Bơnâm, đồng bào vẫn một lòng kiên trung, tin Đảng, tin Bác Hồ, tin

vào cách mạng, sát cánh cùng nhân dân các dân tộc trong huyện, trong tỉnh dưới sự

lãnh đạo của Đảng bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ

và giữ gìn thành quả cách mạng đã giành được. Thực hiện chủ trương vũ trang toàn

Page 31: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

31

dân, các làng đều tổ chức dân quân. Mỗi người dân đều sẵn sàng một thứ vũ khí để

chống giặc.

Sau khi cơ quan tỉnh và huyện An Khê rút về Phú Phong, Bình Khê (Bình

Định), Đảng bộ kịp thời tăng cường cán bộ trở lại địa bàn nắm dân, xây dựng cơ sở,

xây dựng căn cứ vùng đồng bào dân tộc. Tỉnh uỷ chủ trương xây dựng cơ sở vùng

dân tộc thiểu số nam bắc An Khê, để tạo bàn đạp phát triển cơ sở lên vùng tây sông

Ba, phân công cán bộ đi sâu vào làng dân tộc vận động quần chúng, chuẩn bị chiến

trường hoạt động.

Vùng Bơnâm thời kỳ này rộng lớn, bao gồm cả thượng nguồn sông Ba và

sông Lơpa. Xã Bơnâm nằm trong vùng Bơnâm, với phạm vi hẹp hơn.

Địa bàn vùng Bơnâm lúc bấy giờ có ranh giới: Phía bắc giáp xã Hơnơng

(huyện Kon Plông), phía tây giáp vùng Lơpa, phía nam giáp xã Kannak, phía đông

là dãy núi Kbang, giáp với huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định).

Từ năm 1946 đến 1948, vùng Bơnâm chưa thành một đơn vị hành chính mà

vẫn thuộc sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của tỉnh, thông qua các đội công tác xây

dựng cơ sở địch hậu của tỉnh.

Đội công tác xây dựng cơ sở đầu tiên do đồng chí Trần Xi (Thánh), Lê Văn

Rui phụ trách, xây dựng vùng Bơhnâm để làm bàn đạp tiến lên xây dựng cơ sở ở

vùng Hà Bầu, Ngô Sơn, Tiên Sơn, Biển Hồ, và vùng Thiên chúa giáo Komơha.

Đội công tác thứ hai do đồng chí Trần Cung và chị Nay Mun phụ trách, hoạt

động chủ yếu ở vùng Bơnâm và Kannak. Với sự hoạt động tích cực của các đoàn

công tác của tỉnh và cán bộ "Phân ban quốc dân thiểu số miền Nam Trung bộ", đến

cuối năm 1946 hầu hết các làng vùng Bơnâm, Kannak ta đã phát triển được cơ sở

chính trị và lực lượng dân quân du kích, tổ chức phối hợp với quân chủ lực đánh du

kích nhiều trận tiêu diệt đồn bốt địch. Nhân dân Bơnâm tiếp tục tham gia củng cố

chính quyền, đấu tranh chống địch càn quét, lập tề điệp vùng dọc đường số 7 đông

sông Ba.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, tỉnh chủ trương củng cố lực lượng đẩy

mạnh phong trào kháng chiến địa phương, tổ chức, phân công lại cán bộ phụ trách

vùng dân tộc thiểu số nam bắc An Khê. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số bắc An

Khê và vùng Bơnâm do đồng chí Phạm Kiêm, cán bộ Việt minh tỉnh trực tiếp chỉ

đạo.

Tháng 10-1946 đại đội Đinh Drong, đơn vị vũ trang đầu tiên của địa phương

gồm người dân tộc thiểu số được thành lập tại Kannak. Sau thời gian đã phát triển

nhanh về số lượng và chia thành 2 đại đội YBhin nam và YBhin bắc. Đại đội

Page 32: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

32

YBhin bắc hoạt động chủ yếu ở địa bàn Bơnâm, Kannak làm nhiệm vụ chống tuần

tiễu, càn quét của địch vào vùng căn cứ, tổ chức dìu dắt, tập luyện dân quân du kích

xã thôn tác chiến. Đồng bào vùng Bơnâm, Kannak rất tích cực trong việc tham gia

đóng góp, ủng hộ lương thực nuôi quân.

Vùng Bơnâm là địa bàn vùng núi cao hiểm trở, chủ yếu là đồng bào dân tộc

thiểu số Bơhnar Bơnâm, dân cư thưa thớt với khoảng 1.836 người, đời sống nhân

dân còn rất nhiều khó khăn, dân trí thấp, hầu hết không biết chữ, không biết tiếng

phổ thông.

Vùng Bơnâm có 24 làng: Dọc theo hai bên sông Ba có các làng Salam Bă

Phel, Salam Bă Bak, Salam Bă Yeng, Kon Hro (Kon Haro), Kon Krối (Kon Krúi),

Thong Kó, Kon Chơch (Kon Chêch), Kon Jueng, BakBông, Hadăng (Hơdăng),

Kông Pham, Adrang, Tơleng.

Ở phía bắc, dọc sông Lơpa (hợp lưu với sông Ba tại Sơlam) có các làng:

Pdrang tănglăng, Pdrang ehgôh (vì ở trên vùng đất đỏ),

Ở phía tây có các làng: Koncharang (Konjrang) lớn, Koncharang (Konjrang)

nhỏ, Kon Klung lớn, Kon Klung nhỏ, Đe Latăng lớn, Đe Latăng nhỏ, Đe Latung.

Khu vực giữa có các làng: Đe Gút, Đe Kơlêch (có lúc chia thành 2 làng: Đe

Kơlếch lớn, Đe Kơlêch nhỏ).

(6 làng phía tây bắc Bơhnâm được cắt thành lập xã Lơpa làm căn cứ cho

huyện Pleikon là Đe tơsei, Đe Nge, Đe Lur, Đe Pôt, Đe Klư, Đe Mơtuk.

Năm 1947 địch mở chiến dịch Thu-đông, tấn công lên Việt Bắc. Ở Gia Lai,

địch tăng cường các hoạt động càn quét, khủng bố vùng căn cứ, vùng đồng bào dân

tộc, đánh phá cơ sở, gây nhiều khó khăn cho ta.

Cuối năm 1947 đầu năm 1948 chính quyền kháng chiến khu Bơnâm và

Kannak được thành lập (sau gọi là xã). Ủy ban kháng chiến hành chính khu Bơnâm

do ông Phan (Bă Chớ) làm chủ tịch, ông Bal làm Phó chủ tịch. Cơ sở kháng chiến

của khu Bơnâm sau khi được củng cố và phát triển đã đẩy mạnh phong trào quần

chúng trong vùng.

Năm 1947 địch tiến hành càn quét, đốt kho gạo ở làng Prang (khu Bơnâm),

bắt Chủ tịch Phan (Bă Chớ), ông Bal, Phó chủ tịch và một số cơ sở. Đội công tác

của huyện gồm các đồng chí Lê Văn Rui, Hà Cần cũng bị địch phục bắt khi đang

trên đường đi gây cơ sở ở phía tây.

Page 33: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

33

Do bị địch khủng bố ác liệt, một số cơ sở ta bị lộ, phong trào của huyện An

Khê gặp nhiều khó khăn. Dân chúng một số hoang mang, xa lánh cán bộ, gây khó

khăn cho ta khi làm công tác vận động, tuyên truyền.

Sau đợt càn, cán bộ tăng cường bám trụ củng cố cơ sở, ổn định tư tưởng

nhân dân. Cán bộ địa phương bám dân để tuyên truyền ảnh hưởng cách mạng và

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách mặt trận Việt minh. Khi vào làng, cán

bộ ta mang theo ảnh Bác Hồ hỏi: Đồng bào có đi theo Cụ Hồ không? Dân làng nhất

loạt trả lời: Theo Cụ Hồ để đánh Tây.

Vì vậy, mặc dù trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến với bao gian

khổ khó khăn, nhưng với truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng, đồng bào

Bơnâm vẫn bí mật nuôi giấu, che chở bảo vệ cán bộ, sẵn sàng ủng hộ lương thực

cho kháng chiến. Và để bảo vệ cán bộ, nhiều khi dân làng còn bí mật ngay cả đối

với người thân trong gia đình.

Năm 1947, sau thất bại chiến dịch Thu- Đông, thực dân Pháp chuyển hướng

sang chiến lược đánh kéo dài, mở rộng chiếm đóng, tiến hành các càn quét nhỏ lẻ

nhằm phá hoại cơ sở, bao vây kinh tế của ta. Ở Gia Lai chúng tăng cường hoạt

động bình định, dồn dân, phát triển tề điệp, tung quân đóng các đồn bốt, các vị trí

quan trọng trên địa bàn.

Ngày 14-3-1948 huyện An Khê được tỉnh tăng cường cán bộ, tiến tới thành

lập Đảng bộ huyện An Khê. Vùng Kannak, Bơnâm sau một thời gian do tỉnh trực

tiếp chỉ đạo được giao lại cho huyện uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện

An Khê trực tiếp quản lý và chia khu Kannak thành hai xã Nam Kannak và xã Bắc

Kannak. Bơnâm vẫn giữ nguyên như cũ (xã Krong ngày nay là một phần của Khu

Bơnâm). Khu Bơnâm do đồng chí Lê Thanh Cảnh và đồng chí Nguyễn Đình Trung

phụ trách.

Năm 1948 địch tăng cường càn quét đánh phá cơ sở của ta. Chỉ trong 6 tháng

đầu năm 1948 chúng tiến hành nhiều vụ khủng bố cơ sở vùng đồng bào Kinh An

Khê. Cơ quan Uỷ ban kháng chiến hành chính khu Bơnâm vừa mới được thành lập

trước đó đã bị đánh úp, gần 20 cán bộ và cơ sở nòng cốt bị bắt, một số đồng chí hy

sinh, cơ sở vùng chợ Đồn, Tân Tạo và khu Bơnâm bị mất liên lạc.

Tháng 6-1948 huyện An Khê tổ chức hội nghị cán bộ tại Vĩnh Thạnh (Bình

Định), đề ra một số nhiệm vụ cấp bách trước mắt, tăng cường giáo dục cán bộ,

nhân dân; khôi phục cơ sở những vùng bị đứt liên lạc, củng cố đội ngũ cán bộ cơ

sở, bao vây phá hoại kinh tế địch, ổn định tình hình trong dân, phát triển kinh tế

kháng chiến.

Page 34: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

34

Đồng bào Bơnâm hưởng ứng chủ trương của huyện, hăng hái tham gia các

phong trào do huyện phát động. Trong các làng, tinh thần đoàn kết được phát huy,

đồng bào càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng

và Mặt trận Việt minh.

Đảng bộ và chính quyền huyện lãnh đạo đẩy mạnh phong trào phát triển sản

xuất, tự túc lương thực phục vụ kháng chiến. Đồng bào vùng Bơnâm hăng hái lao

động sản xuất, tiết kiệm, trồng lúa, hoa màu, thu nhặt lâm thổ sản trao đổi nhu yếu

phẩm tự giải quyết được một phần lương thực trong điều kiện khó khăn thời chiến,

đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện từng bước.

Ở Bơnâm và các xã Nam, bắc Kannak, các xã phía nam Kon Plong như

Hơnơng, Đak Krong, Đak Pne... phong trào tăng gia sản xuất phát triển khắp các

làng. Chính quyền cách mạng được thành lập, cơ sở được củng cố, khôi phục.

Phong trào du kích chiến tranh trong xã được đẩy mạnh có sự phối hợp giữa dân

quân du kích, bộ đội tập trung và các đại đội độc lập của Trung đoàn 120. Cán bộ,

chiến sỹ của đại đội Y Bhin bắc hoạt động trên địa bàn khu Bơnâm và Kannak tích

cực hướng dẫn nhân dân trong các làng xã bố phòng rào làng, chống địch càn quét,

xây dựng lực lượng dân quân, du kích.

Sau Đại hội Đảng bộ huyện An Khê lần thứ nhất (18-2-1949) và Đại hội đại

biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai tổ chức tại Phú Mỹ, Bình Khê, Bình Định (21-2-1949),

công tác xây dựng căn cứ bàn đạp, củng cố chính quyền, Hội đánh Tây, xây dựng

lực lượng vũ trang, làng kháng chiến ở vùng dân tộc thiểu số nam bắc An Khê

được phát triển mạnh. Cán bộ tăng cường bám cơ sở, bám dân để tuyên truyền vận

động. Sau thời gian ngắn, cơ sở vùng Bơnâm đã được khôi phục, củng cố, trở thành

địa bàn đứng chân để mở hành lang phát triển lên phía tây tỉnh.

Ngày 15-3-1949 tỉnh Gia Lai thành lập đoàn cán bộ vận động củng cố chính

quyền kháng chiến khu Bơnâm (Sau thời gian ngắn trong năm 1949 được đổi thành

xã Bơnâm)1 và thành lập chi bộ Bơnâm gồm 7 đảng viên: Lê Thanh Cảnh, Nguyễn

Tăng Sum, Hà Quí Tấn, Nguyễn Thái, Siu Kút, HDứ, Lê Bá Cừu, do đồng chí Lê

Thanh Cảnh làm trưởng đoàn kiêm Bí thư chi bộ.

Sau khi thành lập, chi bộ đã đề ra chủ trương tích cực lãnh đạo nhân dân đẩy

mạnh tăng gia sản xuất, ổn định đời sống, phát triển đảng viên mới, xây dựng lực

lượng dân quân du kích, đẩy mạnh phong trào kháng chiến các thôn làng.

1 (�) Ban chấp hành Đảng bộ huyện Kbang: Lịch sử Đảng bộ huyện Kbang (1945-2000), Nxb chính trị quốc

gia, Hà Nội 2000, tr 109.

Page 35: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

35

Sau một thời gian hoạt động củng cố, chi bộ phát triển thêm một số đảng

viên người dân tộc thiểu số địa phương: Đinh Bal, Đinh Pleh, Bôl, Ngơh, Tơnă,

Nit, Bá Bak (ở làng Đe Pdrang, là Chủ tịch xã), Dơh (ở làng Pdrang tehgôh, phụ

trách dân quân xã), Bă Phen (Pring), ở Đe Sơlam, uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành

chính xã, Phen (ở Đe Gút), Grỡ (ở Đe Kơlêch) và 3 đảng viên khác ở làng Kon

Hro, Bak Bông, Đe Latăng...

Sau khi thành lập, các đảng viên được giao nhiệm vụ phụ trách Uỷ ban

kháng chiến hành chính, xã đội dân quân, trưởng thôn, phụ nữ...tích cực bám làng,

vận động nhân dân khôi phục cơ sở, xây dựng địa bàn hoạt động và là nòng cốt

lãnh đạo phong trào kháng chiến, phong trào sản xuất phục vụ kháng chiến ở địa

phương.

Sinh hoạt của đảng viên thời kỳ này chủ yếu là đơn tuyến. Mỗi làng có từ

một đến hai đảng viên. Một hoặc hai tháng mới sinh hoạt một lần tại một địa điểm

do Bí thư chủ trì. Nhiệm vụ của từng đảng viên là tuyên truyền giáo dục nhân dân

hiểu Pháp là kẻ thù xâm lược. Để giải phóng đất nước, không phải làm nô lệ, mọi

người phải đoàn kết theo Chính phủ, bộ đội Cụ Hồ đứng lên chống Pháp. Ai theo

Cụ Hồ, hãy hăng hái vót chông, đào hầm bố phòng chống Pháp, tích cực sản xuất

để có cơm ăn và đóng góp một phần cho kháng chiến... Ý thức giác ngộ chính trị

trong nhân dân được nâng cao, quyết một lòng đoàn kết đánh Pháp để giải phóng

đất nước.

Uỷ ban kháng chiến hành chính xã, chính quyền thôn và các đoàn thể ở thôn

(làng), xã, hội đánh Tây được củng cố. Du kích xã do anh Đinh Lối làm xã đội

trưởng. Đa số các thành viên trong các tổ chức là người dân tộc thiểu số ở địa

phương. Xã đẩy mạnh bố phòng xây dựng làng kháng chiến ở các làng vùng tây xã

giáp huyện Pleikon, tiêu biểu là làng Kon Klung, Đe Mơtuk. Đồng thời động viên

nhân dân tăng gia sản xuất, tiết kiệm, làm rẫy kháng chiến, vào rừng tìm kiếm mật

ong, sa nhân, gạc nai...để đổi lấy các mặt hàng phục vụ sản xuất.

Chi bộ xã Bơnâm ra đời với đa số đảng viên là người địa phương đã phát huy

vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến trong toàn xã. Phong trào ở Bơnâm ngày

càng phát triển trên các mặt, từ trong phong trào xuất hiện nhiều gương cán bộ,

đảng viên tiêu biểu trong hoạt động công tác.

Đồng chí Lê Thanh Cảnh, người Cửu Đạo, xã Tú An, huyện An Khê, là Bí

thư chi bộ đầu tiên của Bơnâm luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cán

bộ, đảng viên. Mặc dù có lúc những cơn sốt rét kinh niên hành hạ nên sức khoẻ suy

kiệt, nhưng đồng chí vẫn khắc phục khó khăn, bệnh tật, suốt mấy năm liền trèo đèo,

Page 36: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

36

vượt suối, bám sát địa bàn, phát triển cơ sở chính trị, giữ vững phong trào cách

mạng, phát động du kích chiến tranh, xây dựng làng kháng chiến.

Ông Bal là người làng Gút, một làng chỉ có 4 nóc nhà, ông là người duy nhất

ở Bơhnâm thời kỳ 1952-1954 nói được tiếng Kinh, là một trong những cán bộ có

đóng góp quan trọng trong công tác vận động quần chúng trong xã. Là cán bộ kinh

tế thuộc Ty kinh tế tỉnh, phụ trách công tác thu mua lâm thổ sản trong vùng

Bơhnâm. Một mình một xã rộng lớn nhưng ông không quản ngại khó khăn vất vả,

luôn tận tuỵ với công việc. Hàng thu mua chủ yếu là sáp ong, mật ong, gạc nai, củ

nâu, sa nhân và các dược liệu khác trong rừng. Sau khi thu mua hàng, ông đã vận

động các đoàn dân công các làng vận chuyển hàng hoá lâm thổ sản về vùng đồng

bằng Vĩnh Thạnh, Phú Mỹ (Bình Khê, Bình Định) để bán đổi lấy hàng nông cụ,

vải, thực phẩm như cá khô, mắm muối, cả một số đồ trang sức cho phụ nữ bằng

bạc như "Hơ mat" (loại cong quấn nhiều vòng ở cổ tay, hay cổ chân), cong đồng,

cong bạc, khoen tai...để đem về đổi lại cho đồng bào trong vùng, phục vụ nhu cầu

sản xuất và sinh hoạt, đời sống nhân dân.

Năm 1949 phong trào du kích chiến tranh phát triển ở Kannak và Bơnâm.

Tỉnh chủ trương xây dựng khu du kích Nam Kannak. Ở vùng Bơnâm, nhân dân hai

làng Kon Klung lớn, Kon Klung nhỏ (nay là làng Pngăl), làng Đê Mơtuk nằm về

phía tây xã (sau thuộc địa bàn xã Lơpa) ngay từ những ngày đầu chống Pháp cũng

đã tự động bố phòng, rào làng, cắm chông, với những vũ khí thô sơ như làm bẫy

đá, mang cung để chống lại các cuộc hành quân càn quét của địch từ đồn Pleibông,

Mang Yang vào rẫy cướp lúa, phá hoại hoa màu, bắt người. Trước sự bố phòng

chặt chẽ của đồng bào trong làng, nhiều cuộc càn của địch bị thất bại do binh lính

bị rớt hầm chông, trúng mang cung... Địch không thể tiếp tục cuộc càn. Đồng bào

các làng khác trong xã cũng đều bất hợp tác với địch, đồng bào kiên quyết không

nộp thuế, không lập tề. Địch đến thì lánh cư, địch đi thì trở về làng sản xuất, làm

ăn.

Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy khó khăn gian khổ,

đồng bào Bơnâm luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương, cần cù lao

động sản xuất, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, do vậy ngay từ ngày đầu

của cuộc kháng chiến, cùng đồng bào trong vùng bắc An Khê, phong trào nổi dậy

chống Pháp của đồng bào Bơnâm vẫn liên tục diễn ra khắp vùng. Ở Bơnâm đã sớm

xây dựng được cơ sở, thành lập chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất xây

dựng đời sống kinh tế, xã hội, vừa đấu tranh chống địch.

Ngày 15-4-1950 trước tình hình phát triển của cuộc kháng chiến, hai tỉnh Gia

Lai và Kon Tum hợp nhất thành tỉnh Gia-Kon. Tháng 5-1950 Ban cán sự tỉnh Gia-

Page 37: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

37

Kon quyết định phân chia địa bàn phía đông tỉnh thành 8 khu (tương đương huyện)

trực thuộc tỉnh để tiện cho việc chỉ đạo phong trào địa phương.

Huyện An Khê chia thành hai khu: Khu 4 là vùng đồng bào dân tộc thiểu số

phía bắc đường 19 và đông tây sông Ba, gồm các xã Bơnâm, nam Kannak, bắc

Kannak (năm 1952 tách vùng phía đông xã Bắc, lập xã Đông). Đồng chí Trần Văn

Lộc làm Bí thư Ban cán sự Đảng khu 4.

Khu 7 là vùng người Kinh An Khê, gồm thị trấn An Khê, xã An Tân (phía

bắc và đông thị trấn), xã Tân Phong (phía tây cầu sông Ba), do đồng chí Tô Dùng

làm Bí thư.

Tháng 10-1950 khi lập Khu 8 (tức huyện Pleikon) thì 6 làng tây bắc xã

Bơnâm được cắt ra để lập xã Lơpa làm căn cứ cho Khu 8 (khu 8 là vùng phía đông

đường 14, từ bắc đường 19 đến giáp ranh thị xã Kon Tum, phía đông giáp huyện

An Khê cũ, nay là phía bắc huyện Đak Đoa và phía bắc huyện Mang Yang).

Năm 1950 hòng chống phá phong trào kháng chiến của ta, thực dân Pháp

tăng cường các hoạt động càn quét, khủng bố, đi đôi với dụ dỗ mua chuộc, chiêu

an, phát triển gián điệp, lập hội "Yă Yang" ở vùng đồng bào dân tộc nhằm gây chia

rẽ, kích động sự thù hằn dân tộc để phá hoại khối đoàn kết kháng chiến của ta...

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 1950, địch tiến hành trên 200 cuộc càn quét lớn

nhỏ vào vùng căn cứ và du kích, đánh phá cơ quan, kho tàng...Quân dân xã Bơnâm

và các xã trong khu 4 kiên quyết chiến đấu chống địch, bảo vệ cơ sở, giữ vững

vùng căn cứ. Cơ sở kháng chiến của các xã vùng dân tộc thiểu số tiếp tục phát

triển, phong trào chiến tranh du kích được đẩy mạnh, đồng bào liên tiếp đấu tranh

chống địch càn quét.

Cùng với phong trào chung của Khu 4, phong trào kháng chiến chống Pháp

của đồng bào dân tộc xã Bơnâm từng bước phát triển. Chi bộ đảng, chính quyền,

Hội đánh Tây, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ khu 4 đã tăng cường lãnh đạo phong

trào địa phương. Nhân dân hăng hái tham gia các phong trào bố phòng chống địch,

tăng gia sản xuất. Hầu hết các làng trong xã đều có các đoàn xung phong sản xuất,

các tổ vần đổi công, tích cực tham gia phong trào tiết kiệm, ủng hộ lương thực cho

kháng chiến.

Phát huy truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng và những kết quả trong

các phong trào của nhân dân Bơnâm, nên đến cuối năm 1950, Bơnâm đã trở thành

một xã tiến bộ toàn diện. Với những kết quả đạt được trong những năm đầu kháng

chiến, chi bộ và quân dân xã Bơnâm đã được tỉnh tuyên dương là xã căn cứ vững

của khu 4, là bàn đạp để phát triển phong trào lên các Khu (huyện) phía tây của tỉnh

Page 38: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

38

và được thưởng cờ Tổ quốc tại Hội nghị quân dân chính đảng tỉnh Gia- Kon lần thứ

nhất (10-1950).

Từ đây Bơnâm cùng với các xã Hơnơng (khu 3) trở thành xã căn cứ bàn đạp

của Khu 4 và Khu 3. Vùng Bơnâm, Kannak liên hoàn, đã trở thành căn cứ của

huyện và của tỉnh.

Thất bại trong chiến dịch Biên giới 1950, ở Tây nguyên, thực dân Pháp tăng

cường càn quét dồn dân, phát triển tề điệp, đẩy mạnh các hoạt động quân sự chống

phá phong trào kháng chiến của nhân dân ta.

Để tăng cường thống nhất sự chỉ đạo trong tỉnh, Ban cán sự đảng tỉnh Gia -

Kon chủ trương sáp nhập một số Khu nhỏ thành huyện. Khu 5, khu 6 (nam đường

19) sát nhập thành huyện Đakbớt. Khu 7 và khu 4 (bắc đường 19) thành huyện An

Khê mới gồm vùng dân tộc thiểu số bắc đường 19 và vùng Kinh thị trấn. Xã

Bơnâm lúc này thuộc sự chỉ đạo của Ban cán sự huyện An Khê mới.

Năm 1950-1951 khi ổ gián điệp của địch ở An Tân (An Khê) hoạt động

mạnh, đồng chí Lê Thanh Cảnh được điều về phụ trách vùng Tú Thuỷ, Kannak, chi

bộ xã Bơnâm có sự thay đổi. Tháng 5-1951 đồng chí Nguyễn Đình Trung thay

đồng chí Lê Thanh Cảnh làm Bí thư xã Bơnâm.

Đến năm 1952-1953 ở các làng đều có đảng viên như Bă Bak, uỷ viên Ban

cán sự, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính, Príp (làng Hro), Bôl, Ngơk (làng

Kon Chơch), Pring (Bă Phen), uỷ viên Ban cán sự, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến

hành chính xã (làng Sơlam Bă Phel), Kở, Tuih (làng Sơlam), Banh, Ték (làng

Pdrang), Rop (làng Jueng), Gríp (Bă Nheo) làng Kơlêch, Pi, uỷ viên Ban cán sự, uỷ

viên Ủy ban kháng chiến hành chính xã (làng Đe Tănglăng), Phí (làng Đe Latung),

Nít, uỷ viên Ban cán sự, uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính xã (làng Đe Bak

Bông), Lối, xã đội trưởng (làng Đe Hơdăng), Phen (làng Gut), Dơh, phụ trách dân

quân (làng Đe Pdrang Tehgôh), Tek (làng Đe Pdrang Tănglăng)...

Số đảng viên công tác tại xã có các đồng chí Nguyễn Thái Thưởng, Nguyễn

Hồng Lạc, Thịnh Nguyên, Ngưk, Trần Hạ phụ trách giao liên, sau bổ sung thêm

đồng chí Đặng Ngọc Bân (Bo)...

Tháng 7-1951 Hội nghị cán bộ mở rộng huyện An Khê tổ chức tại vùng căn

cứ, có bí thư các xã tham dự, đề ra các nhiệm vụ công tác: Giáo dục chính trị, phát

động tư tưởng quần chúng đấu tranh chống địch dồn dân, bắt lính, phát triển tề và

Goum (ổ vũ trang), chống càn quét, bảo vệ sản xuất; củng cố và phát triển vùng

xung yếu dọc đường 7 và đường 19; xây dựng, củng cố vùng căn cứ, mở rộng vùng

du kích, chuyển các làng vùng cao như Kate, Kon Gôh, Bar Blôch, Bar

Page 39: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

39

Lơngkhơng...lên thành vùng du kích, chuyển các làng đang bất hợp tác với địch ở

tây xã Nam và hầu hết các làng ở vùng Bơhnâm thành vùng căn cứ du kích, lấy

làng Sơtơr (xã Nam) và hai làng Kon Klung lớn, Kon Klung nhỏ (xã Bơnâm) làm

nòng cốt rồi loang dần ra; củng cố tổ chức Đảng, chính quyền huyện, xã, các đoàn

thể và Hội đánh Tây; củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang gồm trung đội bộ

đội địa phương và dân quân du kích các xã ...

Với quan điểm để có phong trào nhân dân du kích chiến tranh mạnh thì cần

phải xây dựng căn cứ du kích mạnh; có căn cứ du kích và vùng du kích rộng và

mạnh, mới tạo được nơi đứng chân vững chắc, do vậy xây dựng căn cứ và vùng du

kích vững mạnh để tạo thế dựa cho phong trào địa phương phát triển; xây dựng

làng kháng chiến, mở rộng căn cứ về phía tây nam, tạo thế liên hoàn giữa căn cứ ba

huyện An Khê, Kon Plong và Pleikon.

Do nhân dân còn nặng về lánh cư khi địch đến, cán bộ huyện, xã đẩy mạnh

việc tuyên truyền giáo dục quần chúng, xây dựng lực lượng tại chỗ để đánh địch,

bảo vệ làng, vận động nhân dân xây dựng làng kháng chiến, cùng nhân dân đi bố

phòng làng. để chống địch càn quét. Các làng phân tán thành từng nhóm nhỏ vào

rừng lập làng để lánh địch và đánh địch, nên hình thành các "nhóm nhân dân kháng

chiến". Đây chính là tổ chức cơ sở của Mặt trận Liên Việt (Hội đánh Tây) lúc bấy

giờ và là hình thức tổ chức quần chúng phù hợp với thực tế vùng du kích và căn cứ

du kích ở Bơnâm trong thời kỳ chống Pháp.

Ngày 14-9-1951 huyện An Khê tổ chức Hội nghị ăn thề đoàn kết đánh Tây

tại làng Lơngkhơng nam Kannak có các đại biểu quân dân chính các xã đến dự,

thống nhất chủ trương phát triển làng kháng chiến, xây dựng vùng căn cứ địa của

huyện. Lễ đâm trâu ăn thề theo phong tục của đồng bào đã được tổ chức. Sau khi

hội nghị kết thúc, mọi người cùng anh Núp làng Sơtơr đồng thanh một lòng thề

"Giết sạch bọn cướp nước, đánh lũ giặc Tây".

Hội ăn thề đoàn kết đánh Tây và lễ đâm trâu tổ chức ở nam Kannak đã có

tác dụng thúc đẩy phong trào lập làng kháng chiến chống địch trong nhân dân, phát

động và hướng dẫn kinh nghiệm lập làng kháng chiến cho các làng xã trong vùng,

đồng thời biểu thị ý chí quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Pháp trong vùng đồng

bào dân tộc Bơhnar huyện An Khê.

Sau hội ăn thề, khí thế chống Pháp trong quần chúng các làng rất sôi nổi. Ở

Bơnâm, cán bộ xã cùng với cán bộ Ban cán sự huyện tăng cường vận động, hướng

dẫn nhân dân học cách đặt hầm chông, bẫy đá, bố phòng rào làng chống địch, xây

dựng làng kháng chiến.

Page 40: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

40

Đến năm 1951, với mức độ khác nhau, các làng tây nam xã Bơnâm, tây xã

Nam đều đã bố phòng thành hệ thống chông, mang cung quanh làng. Các tổ du

kích trong từng làng được tổ chức lại. Những nhóm tản cư nhỏ gọi là "Đơm"

(Đầm). Mỗi Đơm được coi như là một tổ chức quần chúng cơ sở để kháng chiến.

Cơ sở kháng chiến ở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bơnâm được đẩy

mạnh, chính quyền thôn xã được củng cố, phong trào nhân dân du kích chiến tranh

phát triển, lực lượng vũ trang, tổ dân quân du kích các làng trong xã được thành

lập. Ngoài ra còn hình thành các đội du kích liên thôn, du kích tập trung có lực

lượng bộ đội địa phương làm nòng cốt hướng dẫn tập luyện và tác chiến.

Đến năm 1951 đã có 19 làng thuộc vùng căn cứ huyện An Khê, trong đó có

các làng kháng chiến tiêu biểu là Kon Klung lớn, Kon Klung nhỏ (xã Bơnâm), Đe

Mơtuk (xã Lơpa, huyện Plei Kon).

Sau hội nghị ăn thề đoàn kết đánh tây ở Bar Lơngkhơng (nam Kannak), cuối

tháng 8-1952 hai huyện An Khê và Pleikon phối hợp tổ chức Hội ăn thề đoàn kết

đánh tây tại làng Pdrang lớn, xã Bơnâm. Hội ăn thề đoàn kết đánh Tây của xã

Bơnâm được tổ chức, có đông đủ đại biểu các làng kháng chiến của xã Bơnâm, là

những người có uy tín, đại diện cho dân các làng như các ông Đinh Rơi, Bôl, Ngơk

người làng Kon Chơch... và các làng Đê Lur, Đê Batuk, Đe Mơtưk (xã Lơpa, huyện

Pleikon) đến dự nhằm xây dựng khu căn cứ du kích liên hoàn từ tây An Khê đến

đông bắc huyện Pleikon.

Hội nghị thống nhất lấy làng Kon Klung, làng đã có phong trào kháng chiến

từ trước để làm nòng cốt cho phong trào chung của xã. Trong buổi uống rượu ăn

thề, đại biểu của từng làng đã đứng lên nguyện thề cùng đoàn kết đánh đuổi giặc

Tây. Hội ăn thề đoàn kết đánh Tây mang màu sắc phong tục đồng bào dân tộc thiểu

số địa phương. Với quan niệm có ăn thề thì mới thực sự tin nhau, vì trong buổi lễ

ăn thề đã có sự chứng kiến của Yàng, nếu làm sai những gì đã thề trong buổi lễ sẽ

bị Yàng phạt. Đã ăn thề thì cùng nhau đoàn kết một tai, một bụng theo cách mạng,

theo Bok Hồ đánh Tây là phù hợp với ý Yàng, đó cũng là ý nguyện một lòng của

đồng bào dân tộc Bơhnar vùng Bơhnâm cũng như đồng bào các dân tộc ở Gia Lai,

Tây nguyên.

Các làng như Kon Klung của Bơnâm dân cư thưa thớt, đời sống đồng bào

còn nghèo khó, nhưng tinh thần cách mạng rất cao. Nhân dân đã biết dựa vào địa

thế một vùng núi rừng hiểm trở rộng lớn để xây dựng hệ thống bố phòng quanh

làng. Để chống địch càn quét, đồng bào sử dụng các loại vũ khí thô sơ truyền thống

như bẫy chông, bẫy đá, mang cung, tên nỏ. Bẫy đá cũng là một thứ vũ khí lợi hại

của đồng bào, lợi dụng vật liệu sẵn có, bố trí hai bên sườn dốc, nơi có đường qua

Page 41: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

41

lại. Hai bên đường đồng bào kết hợp đặt hầm chông, gài mang cung để phục kích

chặn đường rút lui của địch khi vào làng. Quanh làng được rào và bố phòng khắp

các ngả, có vọng gác trên cây cao để quan sát từ xa, có đường bí mật rút ra rừng khi

cần thiết, khi cần lánh địch, đồng bào vừa rút vừa cắm chông để ngăn bước tiến của

chúng. Mỗi lần khi các toán địch càn đến đúng vào các điểm bố phòng của dân

làng, lực lượng du kích bắn tên ná, có cả tên thuốc độc, đồng thời giật bẫy đá cho

đá sập lăn xuống dốc vào toán lính địch. Chúng sợ hãi tránh vào hai bên đường thì

bị xốc chông, trúng mang cung và sập hầm chông. Hệ thống bố phòng bẫy đá,

mang cung, hầm chông và chông các loại của đồng bào dân tộc thiểu số vùng

Bơnâm đã từng là nỗi khiếp đảm của nhiều toán lính địch khi mạo hiểm càn quét

đến vùng này. Với cách đánh nhanh gọn, vừa lánh dân vào rừng, vừa cắm chông,

gài mang cung... chặn bước tiến của địch, nhân dân đã nhiều lần tự tổ chức chống

trả các cuộc hành quân càn quét của địch.

Trong làng, toàn dân đều là dân quân du kích, vừa sản xuất, vừa có nhiệm vụ

sẵn sàng tham gia chiến đấu, vót chông, gài mang cung, bố phòng, canh gác giữ

làng. Tinh thần bám làng để sản xuất và chiến đấu của nhân dân trong làng rất cao.

Đồng bào vừa đánh địch, vừa bám làng, bám rẫy sản xuất. Địch đến thì đánh, địch

đi thì trở lại sản xuất, để có lương thực ổn định cuộc sống, kiên quyết bất hợp tác

với địch. Anh Hroih và anh Phang là hai du kích tiêu biểu của làng Kon Klung

trong đấu tranh chống càn quét, bảo vệ dân làng.

Cùng với làng kháng chiến Sơtơr (xã Nam), làng Kon Klung của xã Bơnâm

là một trong những làng kháng chiến điển hình của huyện trong những năm kháng

chiến chống thực dân Pháp.

Khắp các thôn làng vùng Bơnâm dấy lên phong trào bố phòng làng kháng

chiến. Các đoàn thể quần chúng trong Hội đánh Tây đẩy mạnh công tác vận động

nhân dân kháng chiến chống Pháp. Các tổ đội dân quân du kích được tăng cường

lực lượng, trang bị vũ khí, phối hợp và tương trợ trong hoạt động chiến đấu đánh

địch giữ làng, bảo vệ căn cứ. Nhân dân đẩy mạnh bố phòng, vót chông, đào hầm,

xây dựng làng kháng chiến chống địch.

Do đặc điểm vùng thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là đồi núi cao, rừng già rậm

rạp, đất đai chỉ phù hợp với các loại cây màu như ngô, khoai, sắn, chuối, lúa chủ

yếu là lúa rẫy. Vì vậy ngô, khoai, sắn là cây lương thực chính. Để đảm bảo kháng

chiến lâu dài, chi bộ xã Bơnâm chú trọng vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản

xuất lương thực, phát triển kinh tế, mở rộng diện tích trồng trọt. Ngoài lúa rẫy,

đồng bào đã biết dẫn nước từ suối vào ruộng để gieo trồng. Việc trồng hoa màu

được chú trọng, nhất là cây mì (sắn), cây lương thực chính nhằm góp phần đảm bảo

Page 42: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

42

đời sống của người dân trong vùng trong thời kỳ kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo

của chi bộ xã, đồng bào Bơnâm tích cực sản xuất, ổn định đời sống, giảm tình trạng

đói kém, dịch bệnh không còn xảy ra. Ngoài ra, đồng bào còn tận dụng khai thác

nguồn tài nguyên rừng góp phần cải thiện đời sống hàng ngày.

Trong chị em phụ nữ của xã đã nêu cao khẩu hiệu hành động là: tích cực sản

xuất, chăn nuôi nhiều heo, gà cũng là góp phần đánh Tây (tiếng dân tộc: Rong

nhung, rong ier kung dang tôn Tây). Đi đầu trong phong trào sản xuất có nhiều

gương chị em phụ nữ tiêu biểu tham gia du kích, tích cực trong công tác, đảm đang

trong công việc gia đình.

Những năm đầu kháng chiến, chi bộ Bơnâm chú trọng giáo dục chính trị tư

tưởng trong cán bộ, nhân dân, đẩy mạnh phong trào học văn hoá và ổn định xã hội

trong vùng. Một số con em trong thôn làng được xuống học tại trường văn hoá của

tỉnh tại Vĩnh Thạnh (Bình Định).

Tại vùng Bơnâm có anh Giáp, cán bộ Ty học vụ tỉnh được phân công lên xã

Nam và xã Bơhnâm mở lớp bình dân học vụ làm giáo viên xoá mù chữ cho đồng

bào các làng trong vùng, tuyên truyền vận động dân làng ăn ở theo nếp sống mới,

nhà sạch, làng sạch.

Tuy là vùng núi cao, hiểm trở, rừng núi âm u, thường xuyên xảy ra đau ốm,

dịch bệnh, thuốc men thiếu thốn, nhưng đồng bào Bơnâm tích cực hưởng ứng

phong trào vệ sinh thôn làng, đau ốm dùng thuốc nam chữa bệnh, dần xoá bỏ việc

kiêng cữ theo các hủ tục lạc hậu. Thuốc nam do Ty Dân y tỉnh bào chế thành viên

hoặc thuốc nước được y tá huyện nhận về phát cho cán bộ các xã khi đi công tác

dùng chữa bệnh cho dân.

Ngoài việc đẩy mạnh củng cố bố phòng làng kháng chiến vùng phía tây xã, ở

vùng phía đông, cán bộ, nhân dân các làng còn tề vùng dọc đông sông Ba tích cực

đấu tranh chống bắt xâu, thu thuế, chống nộp lúa gạo, heo, gà, chống bắt lính bằng

cách lánh ra rừng. Đồng bào tranh thủ vận động tề nguỵ, giáo dục các chủ làng,

chánh tổng không làm việc cho địch. Dần dần ta nắm được số tề ở vùng này. Có

chánh tổng được ta giác ngộ, sau trở thành đảng viên như anh Bôl, người làng Kon

Chơch (sau này trong kháng chiến chống Mỹ đã trở thành cán bộ xã). Hay như

chánh tổng Bắp ở làng Hadăng, ta tranh thủ và nắm được, nên thường báo cáo tình

hình cho cán bộ ta.

Tháng 4-1952 Ban cán sự tỉnh tổ chức hội nghị quân dân chính đảng, đề ra

chủ trương xây dựng củng cố cơ sở, mở rộng và bảo vệ vùng căn cứ...

Page 43: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

43

Tháng 6-1952 hội nghị Ban cán sự huyện An Khê mở rộng triển khai chủ

trương của tỉnh. Chi bộ xã Bơnâm tiếp thu tinh thần hội nghị, lãnh đạo nhân dân

đẩy mạnh đấu tranh chống địch càn quét, du kích các thôn làng tích cực phối hợp

với các lực lượng địa phương chiến dấu ngăn chặn các cuộc càn của địch.

Tổ chức bộ máy trong Đảng, chính quyền xã Bơnâm được tăng cường thêm

cán bộ. Công tác xây dựng Đảng được củng cố ngày càng có bước phát triển. Ở

Bơnâm, đảng viên là người dân tộc ngày càng đông. Đến cuối năm 1952, 2/3 số

làng xã trong huyện đã có cơ sở Đảng.

Tháng 7-1952 đồng chí Nguyễn Thái Thưởng về nhận công tác tại xã

Bơnâm, giữ chức vụ Bí thư thay đồng chí Nguyễn Đình Trung sang làm Bí thư xã

Lơpa (huyện Pleikon). Ban cán sự xã Bơnâm lúc này gồm có các đồng chí Bá Bak,

chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính xã, Bá Phen, uỷ viên Uỷ ban khánh chiến

hành chính xã, đồng chí Dơh, phụ trách dân quân xã và một đồng chí ở Đe Latăng.

Đến cuối năm 1952 huyện bổ sung thêm cho Bơhnâm các đồng chí Đặng

Ngọc Bân (Bo), Hngưk, Huỳnh Nguyên (quê Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), Nguyễn

Hồng Lạc (quê Tuy Phước, Bình Định), Trần Hà (An Thái, Bình Định).

Để tăng cường công tác lãnh đạo phong trào địa phương, chi bộ xã Bơnâm

đã họp đề ra nhiệm vụ: Vừa lãnh đạo nhân dân kháng chiến, vừa đẩy mạnh phát

triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất,

chăn nuôi, nâng dần đời sống cán bộ, nhân dân. Tích cực bố phòng, tổ chức nhân

dân đấu tranh chống càn, củng cố lực lượng dân quân du kích, tổ chức đảng. Chi bộ

chú trọng phát triển đảng viên, lập các tổ đảng liên thôn, bám sát lãnh đạo nhân dân

đẩy mạnh bố phòng kháng chiến, tăng gia sản xuất, đồng thời tăng cường công tác

đào tạo, kèm cặp cán bộ thôn làng.

Đảng viên của xã ngày càng thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong chỉ đạo, lãnh

đạo phong trào đấu tranh ở địa phương, phát huy trách nhiệm trong việc tuyên

truyền vận động nhân dân phát triển sản xuất và đấu tranh chống địch. Nhiều cán

bộ người địa phương của xã có năng lực, luôn đi đầu trong công tác như anh Phan

(Bă Chớ), anh Bal, anh Pring (Bă Phen), Bá Bak, anh Bôl, Ngơh, Hngưt (Đinh

Rơi), Đinh Lối (xã đội trưởng). Nhiều cán bộ xã và cán bộ thôn đã độc lập công tác

trong phạm vi phụ trách. Với thành tích đạt được trong hoạt động, công tác, 18 cán

bộ xã thôn, tổ trưởng tổ Đảng liên thôn xã Bơnâm đã được bầu là chiến sĩ thi đua

"Công nông binh" của tỉnh Gia- Kon và của huyện An Khê.

Anh Đinh Lối, người làng Hadăng, là một xã đội trưởng tận tuỵ, tuy sống

trong làng còn tề, nhưng anh đã mạnh dạn thoát ly, nhận nhiệm vụ chỉ huy dân

quân du kích xã. Với tính tình trung thực, thẳng thắn trong công việc nên được anh

Page 44: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

44

em du kích tín nhiệm. Anh đã nhiều lần lãnh đạo dân quân du kích xã tham gia các

cuộc chống địch càn quét vào xã.

Tháng 9-1952 địch mở chiến dịch Oubangui I càn quét vào 03 xã Nam

Kannak, Bắc Kannak và xã Bơnâm vùng căn cứ huyện An Khê. Từ Kannak địch

tiến quân lên vùng Bơnâm. Để thực hiện cuộc càn quét, địch huy động một trung

đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh có xe cơ giới yểm trợ, chia thành 3 cánh:

cánh chính từ An Khê lên Konchơrang, một cánh phía nam từ đồn Sà Huồng vào

làng Sơtơr, một cánh phía bắc từ đồn Kannak theo suối Đak Tơkan tiến sâu lên

vùng Thong Kó, Bak Bông (Đe Bông), Kon Chơch, Krối, vùng căn cứ

Konchơrang. Hợp điểm là khoảng giữa làng Konchơrang, xã Bơnâm và làng De

Dong, xã Nam nhằm tiêu diệt cơ quan lãnh đạo, lực lượng bộ đội huyện, đốt phá tài

sản, hoa màu của nhân dân.

Một mặt do ta được Chánh tổng Bol người làng Kon Chơch được ta bố trí

làm tề hai mặt, báo cho biết kế hoạch của địch. Mặt khác do ta nhận định sát tình

hình, các cấp uỷ chỉ đạo nhân dân chuẩn bị đối phó chống địch. Nhân dân xã

Bơnâm cùng các xã trong vùng dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự huyện An Khê, chi

bộ các xã và lực lượng bộ đội huyện tổ chức lánh cư, phân tán, cất giấu lương thực,

tài sản, chống địch càn quét, tích cực bố phòng cắm chông, gài mang cung dày đặc

để đánh địch. Dân quân du kích các làng xã Bơnâm và các xã trong huyện phối hợp

với bộ đội chủ lực bố trí đánh địch, ngăn chặn các cuộc tấn công của địch để bảo vệ

vùng căn cứ. Kết quả sau 5 ngày thực hiện chiến dịch, địch bị sập hầm chông, bị

thương nhiều nên phải rút quân. Cánh quân từ đồn Katung, Sà Huồng càn vào các

làng phía tây như Đe Tơtung, Đe Latăng, Kon Chơrang lớn và nhỏ, Kon Klung lớn

và nhỏ cũng không tiến xa được. Cuộc càn quét của địch thất bại. Về phía ta cũng

bị thiệt hại về người và tài sản, hoa màu. Một số cán bộ của đoàn công tác của tỉnh

bị địch bắt và một đồng chí hy sinh.

Sau đợt chống càn, chính quyền, cấp uỷ xã Bơnâm lãnh đạo nhân dân ổn

định tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hoa màu, chăn nuôi để tự túc lương thực,

đảm bảo đời sống, chống nạn đói xảy ra. Đồng bào lập các kho lúa dự trữ lương

thực cho từng gia đình.

Năm 1953 ở chiến trường bắc Tây nguyên, ta giành được thắng lợi lớn trong

chống "bình định, chiêu an" của địch. Cơ sở kháng chiến mở rộng, vùng du kích và

vùng căn cứ ngày càng được củng cố và phát triển vững chắc. Chiến tranh nhân dân

phát triển khắp các vùng.

Trong năm 1953 nhiều làng trong vùng đồng bào dân tộc xảy ra nạn đói, dịch

bệnh do địch càn quét, dân không sản xuất được, mùa màng thất bát. Huyện đã tập

Page 45: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

45

trung chỉ đạo cứu đói, cứu đau, đi đôi với vận động tăng gia sản xuất, trồng rau

ngắn ngày để giải quyết kịp thời cái ăn cho dân. Đồng thời xuất kho lương thực dự

trữ để phân phát cho các hộ gia đình đang đói. Cán bộ y tế cơ quan mang thuốc đến

tận các làng cứu chữa cho đồng bào đau ốm, nhất là bệnh sốt rét và bệnh sâu quảng,

lở loét. Cán bộ, bộ đội cũng chia xẻ một phần lương thực của khẩu phần ăn cho

dân, cùng chịu thiếu thốn, ăn cháo, ăn rau, để dành phần gạo cho các cụ già, em bé

và người ốm nặng. Qua cứu đói, cứu đau, tình thương yêu giữa cán bộ, bộ đội và

đồng bào các làng dân tộc vùng căn cứ càng thêm gắn bó.

Với truyền thống đùm bọc, thương người như thể thương thân, tinh thần

tương trợ "lá lành đùm lá rách" trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy

cao độ. Đồng bào các làng của xã Bơnâm đã cùng với đồng bào vùng căn cứ tự

động quyên góp lương thực, chia xẻ những gì mình có được để giúp các làng thiếu

đói, với tinh thần "Một nắm mình cũng cho, một gùi mình cũng chia". Những hành

động tương trợ đó càng thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các làng dân tộc trong

vùng.

Năm 1952-1953 quân chủ lực liên khu V liên tiếp tấn công địch ở chiến

trường An Khê, có bộ đội địa phương, dân quân du kích phối hợp. đồng bào các

làng hăng hái đi dân công vận chuyển lương thực, vũ khí, làm lán trại, tiếp tế tải

thương, phục vụ hoạt động quân sự. Hệ thống cứ điểm phòng thủ phía bắc và phía

đông An Khê và các vị trí quan trọng của địch đã bị tiêu diệt. Ta phá các ổ vũ

trang, khu dồn, giải phóng dân trở về làng cũ. Xã An Tân, xã đông Kannak và phía

đông xã Bơnâm với trên 4 ngàn dân được hoàn toàn giải phóng.

Thất bại nặng nề về quân sự và chính trị, năm 1953 địch tăng cường bắt lính

đôn quân, dùng mọi hình thức, biện pháp để đánh phá phong trào kháng chiến của

quần chúng, ra sức tung biệt kích dò la, mở nhiều cuộc càn quét vùng căn cứ, vùng

du kích, đánh phá cơ quan, kho tàng và làng mạc dân cư vùng căn cứ.

Ngày 19-6-1953 địch lại huy động lực lượng gồm 3 tiểu đoàn mở cuộc hành

quân càn quét vào các xã Nam, Bắc và Bơnâm, trung tâm căn cứ của huyện An

Khê. Nhân dân Bơnâm và các xã trong vùng dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự

huyện, chi bộ xã đã đẩy mạnh công tác chuẩn bị, bố phòng, củng cố đội dân quân

du kích, phục kích đánh tiêu hao địch. Anh Đinh Lối, xã đội trưởng xã Bơnâm chỉ

huy dân quân du kích tập trung của xã Bơnâm bám sát cánh quân từ An Khê-

Kannak tiến lên làng Konchơrang, phục kích tiêu hao, tiêu diệt một số binh lính

địch, làm chậm bứơc tiến của chúng.

Page 46: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

46

Do ta bố phòng tốt, địch bị thương vì chông, mang cung, nên sau 7 ngày càn

quét, chúng không tiến sâu thêm được, buộc phải rút lui và đốt phá làng Kon

Chơrang nhỏ, phá một số rẫy của đồng bào dọc trên đường rút quân.

Địch càn quét đánh phá đã làm hàng trăm người dân bị chết, bị thương, bị

bắt, một số làng mạc, nhà cửa bị đốt phá. Bộ đội địa phương và dân quân du kích,

quân chủ lực Quân khu liên tiếp tấn công địch, bảo vệ vùng căn cứ, vùng giải

phóng. Ở vùng căn cứ, cơ sở kháng chiến trong các làng vẫn được giữ vững, mở

rộng. Phong trào đấu tranh chống bắt lính, phong trào du kích chiến tranh của đồng

bào Bơnâm và các làng xã vẫn giữ vững và phát triển mạnh mẽ.

Sau đông xuân 1952-1953 một vùng phía bắc đường 19 từ căn cứ Sơtơr (xã

Nam), vùng Bơnâm và Lơpa, vùng giải phóng phát triển rộng bao gồm phần lớn

huyện An Khê, huyện Kon Plông và một phần huyện Pleikon.

Từ năm 1953 đầu 1954, xã Bơnâm trở thành hậu cứ an toàn của ta và là hành

lang tiếp vận từ Bình Khê (Bình Định) lên mặt trận. Tại Bơnâm ta đã lập nhiều kho

tàng phục vụ cho mặt trận.

Ngày 26-1-1954 ta mở màn chiến dịch Đông xuân 1953-1954, hướng chính

là bắc Tây nguyên-Kon Tum. Hướng phụ là An Khê và đường 19, tiêu diệt cứ điểm

Babakơtu và Kơtung- búp bê. Dân quân du kích và nhân dân xã Bơnâm đã tham gia

chiến đấu trên các chiến trường. Nhiều thanh niên nam nữ người dân tộc Bơhnar

Bơnâm hăng hái xung phong tham gia lực lượng dân công tiếp vận với qui mô lớn,

dài ngày trên các hành lang, làm nhiệm vụ tiếp tế, cứu thương phục vụ chiến dịch.

Ở các thôn làng, nhân dân tích cực củng cố các tuyến phòng thủ, bố phòng

làng kháng chiến. Trên toàn xã đã có 19 làng bố phòng kháng chiến, chỉ còn 5 làng

còn tề (chủ làng) là Hadăng, Thong Kó, Kon Chơch, Kon Krối, Kon Hro.

Ngày 24-6-1954 với chiến thắng Đak Pơ, ta tiêu diệt binh đoàn ứng chiến cơ

động (GIM 100) của Pháp, tiếp đến giải phóng toàn bộ vùng An Khê. Nhân dân xã

Bơnâm tham gia phục vụ chiến trường vận chuyển lương thực, vũ khí đạn dược,

giúp bộ đội tiếp tục phát triển chiến đấu vào phía nam (Cheo reo) và lên phía tây

bao vây thị xã Pleiku.

Thắng lợi trên chiến trường An Khê, Tây nguyên cùng với thắng lợi cả nước

đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, Hiệp định Giơnevơ được ký kết (20-

7-1954). Theo các điều khoản của Hiệp định, Liên khu V thuộc vùng đối phương

tạm thời kiểm soát. Vùng Bơnâm nói riêng và Gia Lai nói chung thuộc khu vực

hoàn thành tập kết 30 ngày.

Page 47: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

47

Tại chân núi Hòn Cong, huyện An Khê, tỉnh tổ chức lễ mít tinh, diễu hành

mừng chiến thắng có đồng bào của các thôn làng các xã trong huyện đến dự. Buổi

lễ mừng chiến thắng cũng chính là cuộc biểu dương lực lượng của tinh thần đoàn

kết quân dân các dân tộc trong tỉnh trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược.

Sau lễ mừng chiến thắng, cán bộ, bộ đội trong tỉnh, huyện tập trung tại An

Khê để rút về Bình Định. Ở các xã, các thôn làng đồng bào dân tộc, chỉ có một số ít

cán bộ có kinh nghiệm công tác vùng dân tộc thiểu số ở lại bám địa bàn, ổn định

tình hình trong dân. Một số cán bộ địa phương được đi tập kết ra miền Bắc. Đồng

bào các thôn làng đã tổ chức liên hoan uống "rưọu cần" mừng chiến thắng và lưu

luyến chia tay cán bộ, anh em xuống đồng bằng đi tập kết. Xã Bơnâm có 3 đồng chí

ở diện đi tập kết là đồng chí Tuyh (Pring, Bă Phen), Tơm, Ganh. Kẻ ở người đi,

buồn vui lẫn lộn nhưng vẫn tin tưởng ngày thắng lợi của cách mạng miền Nam. Chi

bộ Bơnâm có sự thay đổi, đồng chí Nguyễn Thái Thưởng về quân khu học lớp binh

vận, đồng chí Đặng Ngọc Bân được phân công ở lại làm Bí thư xã.

Để ổn định tư tưởng trong nhân dân, tỉnh tổ chức cán bộ xuống các thôn

làng vùng giải phóng và cơ sở vùng chưa giải phóng tuyên truyền giải thích ý nghĩa

thắng lợi và nội dung Hiệp định Giơnevơ, giải quyết những tâm tư thắc mắc của

đồng bào, từ đó củng cố niềm tin của quần chúng vào sự nghiệp cách mạng giải

phóng dân tộc của Đảng.

Ngày 30-8-1954 chính quyền và các lực lượng vũ trang của ta rút hết khỏi

chiến trường Gia Lai và chuẩn bị tập kết. Từ đây người Bơhnar Bơnâm cùng với

đồng bào các dân tộc trong huyện, trong tỉnh và cả nước bước vào giai đoạn cách

mạng mới.

Qua những năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến, cán bộ và nhân dân

xã Bơnâm đã vượt mọi gian khổ hy sinh, đoàn kết đấu tranh cùng nhân dân các dân

tộc trong huyện, tỉnh giành được những thắng lợi to lớn.

Là một xã vùng sâu, vùng xa, mặc dù đời sống nhân dân còn muôn vàn khó

khăn, được sự tuyên truyền vận động và lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, nhân dân

Bơnâm đã nghe theo tiếng gọi của Đảng, hướng về Bok Hồ, một lòng theo Đảng,

theo cách mạng, đoàn kết đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giải phóng

quê hương. Với truyền thống đấu tranh cách mạng, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh

thần chịu đựng gian khổ, khó khăn, biết sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách đánh hay và

quyết tâm đánh giặc đến cùng. Đồng bào Bơhnâm là một trong các điển hình, tiêu

biểu cho tinh thần bất khuất của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Tây

nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, một lòng "thà chết không

Page 48: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

48

hàng". Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số

vùng căn cứ kháng chiến Bơnâm. Truyền thống đấu tranh cách mạng đó lại được

tiếp tục phát huy qua các thời kỳ chống Mỹ và cả trong hoà bình xây dựng và bảo

vệ quê hương.

Chƣơng ba

GIỮ GÌN PHÁT TRIỂN LỰC LƢỢNG, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI

"CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA MỸ-NGỤY (1954-1965)

I-Tham gia giữ gìn, củng cố lực lƣợng, bảo vệ căn cứ cách mạng (1954-

1958)

Chiến thắng Điện Biên Phủ đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đình

chiến ở miền Nam Việt Nam (20-7-1954), đất nước ta tạm thời chia thành hai miền,

ranh giới là vĩ tuyến 17. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, song

song cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đi

lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc dân

chủ để giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.

Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ là biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới

và căn cứ quân sự của Mỹ, tiến hành chiến tranh một phía, thực hiện nhiều biện

pháp chiến lược nhằm chống phá phong trào cách mạng nước ta. Nhận rõ kẻ thù

chính, nguy hiểm trước mắt và lâu dài của nhân dân miền Nam là đế quốc Mỹ và

bè lũ tay sai, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương

chuyển hướng đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành nghiêm

chỉnh Hiệp định, thực hiện hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất đất nước...

Ngày 22-7-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ

cả nước đứng lên chống kẻ thù mới của dân tộc, kêu gọi nhân dân miền Nam vượt

mọi gian khổ hy sinh, tiếp tục cuộc đấu tranh để giành độc lập dân tộc, thống nhất

nước nhà.

Page 49: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

49

Ở trên địa bàn tỉnh, theo Hiệp định Giơnevơ, cuối tháng 8-1954 địch tiếp

quản thị trấn An Khê và các vùng phụ cận, bao gồm cả khu vực Kannak và Bơnâm,

địch lập Quận An Khê, gồm cả vùng người Kinh và vùng đồng bào dân tộc thiểu số

ở nam, bắc đường 19, (đến năm 1959 đổi tên là quận An Túc, sáp nhập về tỉnh

Bình Định), tăng cường một loạt các biện pháp chiến lược về quân sự, chính trị,

kiểm soát chặt chẽ vùng thị trấn, vùng Kinh, khống chế toàn bộ vùng đồng bào dân

tộc; trắng trợn tiến hành các hoạt động vi phạm Hiệp định, tăng cường bắt lính, xây

dựng lực lượng nguỵ quân; lập đồn bốt và các cứ điểm trên các trục giao thông

chiến lược quan trọng 19, số 7; càn quét đánh phá vùng căn cứ và phong trào cách

mạng địa phương; lập bộ máy hành chính tay sai tề nguỵ xuống tận các thôn làng;

dùng chiêu bài lừa mị, kích động chia rẽ dân tộc; âm mưu tiêu diệt lực lượng và

ảnh hưởng cách mạng, khủng bố quần chúng với chính sách tố cộng, diệt cộng...

Sau Hiệp định đình chiến, cũng như hầu hết đồng bào các dân tộc trong

huyện, nhân dân Bơnâm đều mang tâm trạng lo lắng: cán bộ đi tập kết hết, không

có ai chỉ đạo, hướng dẫn khi bị địch đàn áp, khủng bố. Sau này biết có cán bộ ở lại

cùng với dân, lãnh đạo đấu tranh chống địch, đồng bào rất phấn khởi, càng tin

tưởng vào Đảng, tin Bok Hồ, quyết tâm một lòng theo Đảng làm cách mạng. Cán

bộ, đảng viên và nhân dân Bơnâm sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, khó khăn, phát

huy truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, vững vàng bước vào cuộc đấu

tranh mới chống kẻ thù xâm lược.

Là vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến của ta trong suốt thời kỳ

kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào Bơnâm vốn có truyền thống yêu nước,

đấu tranh cách mạng. Bước vào cuộc đấu tranh mới với những khó khăn phức tạp

mới, mọi hoạt động đều chuyển sang bí mật, các tổ chức kháng chiến đều giải thể,

chỉ còn số ít cán bộ ở lại với dân. Lòng dân tin Đảng, Bác Hồ, tin ở thắng lợi của

cách mạng, một lòng đoàn kết đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn của đế quốc

Mỹ.

Phương châm chung của Đảng ở miền Nam trong thời kỳ đấu tranh chính trị

là: Bảo tồn cơ sở, tích luỹ lực lượng, trường kỳ tồn tại, nắm vững ngọn cờ hoà bình

thống nhất, vững bước đưa phong trào tiến lên. Tại cuộc họp Ban cán sự tỉnh Gia

Lai ngày 15-9-1954 quyết định tiến hành phân chia địa bàn tỉnh thành 9 khu (tương

đương huyện), từ khu 1 đến khu 7 là vùng nông thôn đồng bào dân tộc Jrai và

Bahnar, khu 8 là thị trấn và vùng Kinh An Khê. Khu 9 bao gồm vùng nội thị, thị xã

Pleiku, các đồn điền Biển Hồ, Bàu Cạn, Đak Đoa và vùng Kinh phụ cận, vùng các

làng đồng bào dân tộc ven thị.

Page 50: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

50

Xã Bơnâm và xã Bắc, xã Nam, xã Đông nguyên là vùng dân tộc thiểu số

phía bắc đường 19 của huyện An Khê trong thời kỳ chống Pháp, nay thuộc địa bàn

huyện 2.

Tỉnh đã chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy, lựa chọn và bố trí cán bộ ở lại

không đi tập kết, trở lại địa bàn để bám dân, gây dựng cơ sở, lãnh đạo đấu tranh.

Cán bộ ở lại của tỉnh Gia Lai có 132 đồng chí, sau được bổ sung thêm 2 cán

bộ hợp pháp. Ở huyện 2, tỉnh bố trí 10 cán bộ ở lại thoát ly hoạt động bất hợp pháp,

trong đó có 7 cán bộ người Kinh, 3 cán bộ người dân tộc thiểu số. Ban cán sự Đảng

huyện 2 gồm 3 đồng chí. Mỗi xã được phân công từ một đến hai cán bộ người Kinh

phụ trách. Đồng chí Đặng Ngọc Bân (Bo) cán bộ ở lại huyện 2 được phân công làm

Bí thư xã Bơnâm, đồng chí Đinh Rơi là phó bí thư.

Thời gian đầu do yêu cầu bí mật nên cán bộ ở lại hoạt động đều phải thực

hiện phương châm "khéo công tác, khéo che giấu lực lượng". Cán bộ thực hiện ba

cùng với dân để bám địa bàn gây cơ sở, tìm cách liên lạc, móc nối với cơ sở là

người địa phương để nắm bắt tình hình, lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Để đảm bảo

bí mật, cán bộ ta chủ yếu đi công tác vào ban đêm, xoi đường mới để đi, tránh

đường mòn, ăn ngủ ngoài rừng, lương thực dựa vào dân và dựa vào số dự trữ sau

đình chiến, một số ít sinh hoạt phí được cấp trước khi trở lại địa bàn hoạt động.

Riêng vùng Bơnâm, căn cứ núi rừng hiểm trở, địch chưa lập được tề, việc đi lại

vùng này có thuận lợi hơn, gặp dân dễ dàng hơn, công tác tuyên truyền giáo dục

nhân dân được tiến hành chặt chẽ, sâu sát hơn các nơi khác.

Sau khi đã xây dựng được cơ sở mới và củng cố cơ sở cũ, mọi sinh hoạt ăn ở

của cán bộ ta đều dựa vào dân, được đồng bào góp cơm gạo nuôi giấu, bảo vệ.

Trong hoạt động, cán bộ ở lại xuống từng làng nắm dân, tuyên truyền vận động,

cùng nhân dân sản xuất và hướng dẫn lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Trong những

ngày đầu gian khó của cuộc kháng chiến, với truyền thống yêu nước cách mạng,

đồng bào đã coi anh em cán bộ ở lại như người thân trong gia đình, là thành viên

trong cộng đồng làng. Chính sự tin tưởng, đùm bọc, che chở, nuôi giấu và bảo vệ

cán bộ của đồng bào Bơhnar ở Bơnâm là một trong những yếu tố thuận lợi, tạo điều

kiện để cán bộ ta đi sâu tuyên truyền vận động, xây dựng cơ sở chính trị trong các

làng xã.

Những ngày đầu của cuộc kháng chiến, chi bộ Bơnâm đã đề ra nhiệm vụ

trước mắt là: Tích cực tiếp tục giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và

quần chúng thấu suốt nhiệm vụ đấu tranh chính trị lâu dài gian khổ với kẻ thù mới

là đế quốc Mỹ và bọn tay sai phản động. Xây dựng các tổ chức bí mật và công

khai, tập hợp lực lượng quần chúng, xây dựng các tổ tự vệ mật (M) làm nhiệm vụ

Page 51: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

51

bảo vệ cơ quan, cán bộ, chống gián điệp, biệt kích; xây dựng các tổ cơ sở nòng cốt

bí mật ở các làng, phân công tổ viên nắm từng hộ gia đình (bếp); phát triển các tổ

vòng đổi công, thu nhặt lâm thổ sản ...để tập hợp quần chúng nông dân hợp pháp tại

các làng; lợi dụng các lễ hội ở các làng để tuyên truyền giáo dục hợp pháp quần

chúng. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đấu tranh chống địch cướp bóc, bắt lính, lập tề,

bắt xâu thu thuế...bảo vệ và phục vụ công tác trên đường hành lang giao liên từ căn

cứ tỉnh đi các nơi.

Chuyển sang giai đoạn đấu tranh chính trị, ở Bơnâm đã có các đảng viên

người địa phương từ thời kỳ chống Pháp, chi bộ tiến hành chọn lọc đảng viên tốt,

lập chi bộ nhỏ; bố trí một số đảng viên sinh hoạt đơn tuyến, giao nhiệm vụ cụ thể

như tranh thủ vận động tề nguỵ khi chúng đến làng; chú trọng xây dựng quần

chúng thanh niên tốt, để tiến tới thành lập chi đoàn thanh niên lao động làm cơ sở

phát triển đảng viên mới những năm 1956-1957.

Để nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, chi bộ tổ chức cho cán bộ, đảng

viên và cơ sở nòng cốt của xã tham gia cuộc vận động "giáo dục chính trị tư tưởng,

quan điểm đường lối của Đảng", học tập các tài liệu của Liên tỉnh uỷ và tỉnh uỷ

biên soạn về chủ nghĩa cộng sản, công tác chi bộ, công tác quần chúng, công tác

đấu tranh của nhân dân miền Nam trước tình hình mới, chính sách dân tộc và các tờ

tin, nội san của Đảng bộ tỉnh. Qua đợt học tập, cán bộ, đảng viên được củng cố,

nắm vững công tác vận động quần chúng, nhất là vùng dân tộc thiểu số, chính sách

đoàn kết các dân tộc của Đảng. Đối với đảng viên người dân tộc, việc học tập được

thông qua tờ Vững Tiến, tờ nội san của Đảng bộ, sau được lấy tên là Thống Nhất

bằng tiếng Bơhnar (Pơling).

Cùng với công tác giáo dục chính trị, chi bộ Bơnâm chú trọng xây dựng các

tổ trung kiên nòng cốt ở các làng, xây dựng tổ chức đoàn trên cơ sở lực lượng thanh

niên tích cực trong các phong trào.

Từ những năm đầu đấu tranh chính trị 1954-1958 chi bộ Bơnâm đã thành lập

3 tổ du kích mật gồm 16 người làm nhiệm vụ đưa đón, bảo vệ cán bộ qua lại vùng

căn cứ. Tham gia chỉ huy du kích mật của xã có các anh Krơh trong cấp uỷ xã, anh

Ting (làng Bă Bak), anh Kueng (làng Adrang), anh Ngoih (làng Sơlam Kdar)...

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Bơnâm, nhân dân trong xã đẩy mạnh phong trào

lao động sản xuất tiết kiệm, ổn định đời sống, đoàn kết tham gia các hoạt động đấu

tranh bảo vệ, giữ vững căn cứ.

*Hưởng ứng các phong trào đấu tranh chính trị chống lập tề, bắt xâu, bắt

lính, đòi hiệp thương tổng tuyển cử:

Page 52: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

52

Từ năm 1955-1956 địch tăng cường kiểm soát vùng Kinh, thị trấn An Khê,

từ đó dần tiến sâu vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số lập bộ máy tay sai tề nguỵ. Ở

các vùng xã Đông, xã Nam, xã Bắc (huyện 2) địch đẩy mạnh việc lập tề nguỵ cơ

sở. Đồng bào trong huyện đấu tranh chống địch lập tề với nhiều hình thức.

Ở Bơnâm, ở vùng sâu vùng xa tuy ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh của

nhân dân vùng Kinh An Khê và các thôn làng lân cận lan đến không nhiều, nhưng

đồng bào trong xã đã vận dụng nhiều hình thức như trì hoãn khi địch bắt đưa người

ra làm tề. Khi bị địch ép buộc, quần chúng đã đưa cơ sở hợp pháp ra làm chủ làng,

chánh tổng. Vì vậy, mặc dù ngay từ khi tiếp quản, kẻ địch đã ráo riết thực hiện âm

mưu lập bộ máy cai trị tề nguỵ ở các làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng ở

hầu hết các làng thuộc xã Bơnâm- địa bàn vùng căn cứ- cho đến năm 1960, địch

vẫn không thể thiết lập được bộ máy tề tổng. Cả vùng căn cứ Bơnâm chúng chỉ lập

được một chánh tổng là ông Bol, người làng Kon Chơch (nay thuộc xã Lơku,

huyện Kbang). Trong thời kỳ chống Pháp, ông là tề hai mặt, vừa là chánh tổng do

Pháp đặt ra, nhưng lại là chủ tịch làng của ta. Đến thời kỳ chống Mỹ, ông được ta

bố trí làm chánh tổng, đại diện xã và trở thành cơ sở cốt cán của ta. Sau này để

tránh bị lộ, ta rút về huyện 2, phân công phụ trách công tác mặt trận của huyện.

Từ năm 1955, đồng bào tích cực đấu tranh chống địch lùng sục vào làng

cướp bóc, bắn phá, bắt người kháng chiến cũ, đấu tranh chống bắt xâu, bắt lính,

không làm thẻ kiểm tra, tham gia các cuộc đấu tranh chống "Trưng cầu dân ý",

chống bầu cử Quốc hội bù nhìn của nguỵ quyền Sài Gòn, tránh ra rừng rẫy không

đi bỏ phiếu, hoặc vứt bỏ phiếu không bầu, tẩy chay mọi âm mưu của địch.

Năm 1955-1956 phong trào đấu tranh đòi hiệp thương trong toàn tỉnh và diễn

ra rộng khắp. Ở huyện 2, đồng bào xã Đông tổ chức các đoàn kéo lên quận An Khê,

đồn Tú Thuỷ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

Hưởng ứng phong trào chung, trong vùng Bơnâm, đồng bào làng Đe Klư kéo

sang phối hợp cùng với dân làng Đe Lur do đồng chí Bă Minh, người làng Đe Klư

dẫn đầu kéo đến đồn Pleibông đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, đưa yêu cầu hiệp

thương. Địch bắt một số gồm 6 người để đưa về Kon Tum hòng uy hiếp đoàn đấu

tranh, nhưng ta đã lãnh đạo đưa ra khẩu hiệu đòi thả người bị bắt, vạch mặt kẻ thù

bắt người vô tội. Trước lý lẽ của quần chúng, địch phải thả số người bị bắt2

*Đấu tranh chống tố cộng, bảo vệ cơ sở cách mạng:

Năm 1956-1957, chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường thực hiện quốc

sách tố cộng, diệt cộng ở các tỉnh Tây nguyên. Năm 1958-1959 địch chuyển hướng

2 (

� )Theo ý kiến đồng chí Trần Văn Đông (Giới), thị xã An Khê.

Page 53: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

53

đánh phá trọng điểm ở các huyện 2, huyện 7 nhằm âm mưu tiêu diệt lực lượng ta,

tách cán bộ, đảng viên ra khỏi quần chúng. Mỗi đợt tố cộng của địch đã bắt bớ tra

tấn, tù đày nhiều người kháng chiến cũ, tình hình ngày càng trở nên khó khăn.

Quốc sách "tố cộng, diệt cộng" đã thể hiện bản chất dã man tàn bạo và bộc lộ

sự suy yếu của chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm, tay sai đắc lực của đế quốc

Mỹ, tuy nhiên cũng đã gây cho ta nhiều tổn thất.

Là vùng căn cứ du kích của tỉnh trong thời kỳ chống Pháp, nên một số làng

của xã Bơnâm cũng nằm trong mục tiêu đánh phá của địch. Thời gian đầu, địch tổ

chức các đoàn tố cộng từ 5-7 tên có lính vũ trang yểm trợ, càn quét các làng thuộc

xã Đông, phía đông xã Bắc và xã Nam, những vùng có tề chúng nắm được. Sau đó

chúng tiến sâu vào vùng căn cứ ta, càn quét, bao vây vùng Salam Prang, xã Bơnâm,

truy lùng, bắt giết cán bộ, đánh phá cơ sở của ta. Có nơi địch sử dụng cả người địa

phương giả làm thương lái, buôn bán muối, rựa vào các làng để do thám tình hình,

phát hiện cơ sở ta. Có nơi chúng còn giả là lính Cụ Hồ để dễ gần dân hòng dò la tin

tức cán bộ và cơ sở cách mạng. Thường xuyên tổ chức các toán lính bao vây các

làng, bắt những người nghi có liên quan đến cơ sở cách mạng để tra khảo, khai thác

tại chỗ, hoặc đưa về nhà rông, đánh đập xét hỏi bắt khai báo về cơ quan, kho tàng,

cán bộ...Cán bộ và nhân dân ở đây được cách mạng giáo dục, nên từ già đến trẻ, khi

có người lạ mặt hoặc lính địch hỏi đều trả lời: "Không biết, không nghe, không

thấy". Trước sự khủng bố điên cuồng của địch, nhân dân Bơnâm vẫn một lòng kiên

trung với Đảng, với cách mạng. Khi bị địch bắt tra hỏi về cán bộ, về cơ sở, đồng

bào chỉ trả lời "Họ đi tập kết hết rồi, không thấy". Vì vậy trong những năm tháng ác

liệt nhất, khi địch tố cộng, đánh phá cơ sở nhưng cán bộ hoạt động ở vùng căn cứ

Bơnâm vẫn luôn được nhân dân che chở, nuôi giấu, bảo vệ an toàn bằng mọi cách.

Những cán bộ, đảng viên và cơ sở khi bị địch bắt uy hiếp tinh thần vẫn luôn

nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất trước kẻ thù như các đồng chí Bol, người làng

Kon Chơch, đồng chí Banh, người làng Adrang là những cán bộ, đảng viên xã

Bơnâm, sống hợp pháp trong làng, bị địch bắt tra khảo nhiều lần nhưng vẫn kiên

quyết không nhận là cán bộ, buộc địch phải thả về. Các đồng chí lại tiếp tục hoạt

động cách mạng ở thôn làng. Hay như đồng chí bí thư làng Pdrang tănglăng, đồng

chí Bă Bak ở làng Salam Bă Bak trong một lần địch càn quét tố cộng vào làng, bị

địch bắt, chúng tra khảo đánh đập tại làng rồi đưa về An Khê giam giữ, khi được

thả về làng, một thời gian đồng chí lâm bệnh rồi qua đời. Tại làng Salam Tuih,

trong đợt địch tố cộng vào làng, cán bộ Tuih trốn vào rừng tránh địch. Không tìm

thấy cơ sở ta, địch bắt dân làng xét hỏi, dùng đá buộc vào người dìm xuống suối để

bắt khai cơ sở. Nhiều quần chúng bị chúng tra tấn dã man, quyết hy sinh tính mạng

mình để bảo vệ cơ sở, cán bộ. Trước tình hình trên, Tuih buộc trở về làng để cứu

Page 54: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

54

dân. Địch bắt Tuih đưa về An Khê tra tấn, bắt tố cộng. Tuih quyết không thực hiện

theo ý đồ của địch. Kẻ địch đã hèn hạ giết hại đồng chí.

Những cuộc càn quét, bắt bớ, tra khảo dã man của địch không làm nhân dân

Bơnâm nao núng. Kẻ thù càng tàn ác bao nhiêu thì ngọn lửa căm thù càng sục sôi

bấy nhiêu. Phát huy tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng, đồng bào trong xã

tuyệt đối giữ bí mật về cán bộ, cơ sở. Địch càn vào làng tố cộng, đồng bào nhất loạt

đứng lên đấu tranh, tìm mọi cách che chở, bảo vệ cán bộ. Cán bộ, đảng viên bám

dân, bám làng, ba cùng với dân để lãnh đạo đấu tranh. Trong đấu tranh chống âm

mưu thủ đoạn của địch. Nhân dân Bơnâm luôn giữ vững niềm tin tuyệt đối vào

Đảng, vào cách mạng, đồng bào động viên nhau "Cách mạng còn, dân còn".

Chiến dịch tố cộng và âm mưu thủ đoạn của địch, mặc dù đã gây nhiều tổn

thất, làm dao động trong một số quần chúng nhân dân, nhưng cán bộ, đảng viên

trong xã đã kịp thời tuyên truyền, động viên, ổn định tinh thần tư tưởng cho nhân

dân. Trong giai đoạn khó khăn ác liệt đó, cán bộ, đảng viên Bơnâm vẫn bám sâu

vào quần chúng để lãnh đạo nhân dân đấu tranh, bảo vệ căn cứ đứng chân của tỉnh

an toàn, đảm bảo đường dây liên lạc và sự chỉ đạo từ tỉnh xuống huyện, xã qua địa

bàn thông suốt, không bị gián đoạn.

*Lực lượng thanh niên tham gia phong trào cách mạng, văn hoá văn nghệ,

xây dựng đời sống mới:

Trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, thanh niên tiến bộ trong xã

là lực lượng nòng cốt, tích cực trong các phong trào đấu tranh chống địch, lao động

sản xuất và phục vụ kháng chiến. Từ những năm đầu của cuộc kháng chiến, lực

lượng thanh niên trong xã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh đòi hiệp

thương, chống tố cộng, diệt cộng. Thời kỳ địch tố cộng ác liệt, thanh niên tránh ra

rừng sống bất hợp pháp. Sau năm 1959 thanh niên các làng của xã hăng hái tình

nguyện thoát ly, tham gia du kích, lực lượng vũ trang địa phương đấu tranh chống

địch càn quét, bảo vệ căn cứ, hành lang... Trong phong trào đấu tranh cũng như lao

động sản xuất, thanh niên trong xã luôn đi đầu, tham gia với tinh thần quyết đưa

dân làng mình thoát cảnh đói nghèo quanh năm.

Vốn tiếp thu nhanh nhạy cái mới, nên thanh niên còn là lực lượng tích cực

trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào trong làng thay đổi các tập quán cũ,

xoá bỏ dần những hủ tục lạc hậu, lưu giữ lại những phong tục truyền thống tốt đẹp,

hướng tới điều hay, tham gia xây dựng đời sống mới ở các thôn làng. Có khi phải

mạnh dạn đấu tranh thuyết phục các già làng tham gia cải cách dân chủ trong làng.

Trong các làng của xã căn cứ Bơnâm phong trào học văn hoá, văn nghệ,

dùng thuốc nam chữa bệnh, xây dựng đời sống mới diễn ra sôi nổi. Việc học chữ

Page 55: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

55

lúc đầu mới chỉ tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, nhưng dần phong trào học

văn hoá đã được cả những người lớn tuổi trong các làng hưởng ứng. Đồng bào đã

có ý thức học chữ để làm cách mạng, do vậy nhu cầu học cái chữ dân tộc và chữ và

tiếng phổ thông phát triển mạnh. Người biết chữ chỉ cho người chưa biết chữ. Khi

đồng bào biết đọc, biết viết chữ dân tộc, chữ phổ thông, việc tuyên truyền vận động

thuận lợi hơn. Ta đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Chính

phủ xuống tận thôn làng, thông qua các tờ tin, nội san tiếng Bơhnar (Pơling). Do

điều kiện chiến tranh, không bàn ghế, giấy bút còn thiếu thốn, đồng bào đã biết hơ

lá chuối tươi, dùng bút làm bằng cây le vót nhọn đốt đầu cho dễ viết. Hoặc viết trên

nền đất, trên tấm mo nang, hay dùng rựa phạt bằng một mặt thân cây để làm bảng,

lấy than củi làm phấn. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ, đồng bào trong các

làng đã học và đọc được 24 chữ cái phổ thông, học chữ nào thuộc chữ nấy, tiến lên

biết đọc, biết viết và làm các phép tính. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng phong trào

học chữ lan rộng khắp.

Cùng với học chữ, phong trào văn nghệ ở xã căn cứ cũng được đẩy mạnh.

Một số làng thành lập đội văn nghệ thường xuyên đi biểu diễn giao lưu các làng.

Vào các mùa lễ hội theo phong tục tập quán của đồng bào, các làng trong vùng căn

cứ vang lên tiếng cồng chiêng. Thanh niên tiến bộ trong làng thường ra rừng tiếp

xúc với cán bộ để học chữ và tập các bài hát cách mạng từ thời kháng chiến chống

Pháp, có người còn sáng tác những bài dân ca bằng tiếng dân tộc động viên tinh

thần chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân. Phong trào văn nghệ phát triển ở

xã Bơnâm cũng như các xã trong huyện căn cứ, góp phần động viên tinh thần của

nhân dân hăng hái lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ căn cứ cách

mạng.

Trong những năm đầu kháng chiến, đời sống kinh tế trong vùng căn cứ tuy

còn rất nhiều khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết trong đấu tranh và lao động

sản xuất, nên đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trong vùng đã có những

bước chuyển biến. Cán bộ y tế tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện

"ba sạch", đau ốm chữa bệnh, dùng thuốc nam. Do vậy, trong các thôn làng của

Bơnâm, đồng bào đã thực hiện ăn chín, uống sôi, khi đau ốm biết dùng thuốc chữa

bệnh, từng bước xoá bỏ các tệ nạn mê tín cúng Yàng, tin "ma lai".

Qua phong trào học văn hoá, văn nghệ, chữa bệnh bằng thuốc nam, quan hệ

giữa đồng bào dân tộc thiểu số với cán bộ ngày càng gắn bó hơn. Đồng bào dành

mọi tình cảm thương yêu cán bộ như người con của dân làng. Mối quan hệ đó càng

củng cố thêm niềm tin vào Đảng, vào Bok Hồ trong lòng người dân Bơnâm.

*Đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng và bảo vệ căn cứ cách mạng

Page 56: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

56

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chi bộ và nhân dân

Bơnâm là đấu tranh chống địch càn quét, bảo vệ căn cứ và phát triển sản xuất, nâng

cao đời sống nhân dân.

Ngay từ cuối năm 1954. Tỉnh uỷ đã chủ trương xây dựng căn cứ địa làm bàn

đạp đứng chân lâu dài chỉ đạo phong trào Phương hướng chung là chuyển toàn bộ

vùng căn cứ du kích cũ của huyện 1, 2, 7 thời chống Pháp thành căn cứ của tỉnh.

Tỉnh chọn các xã Bơnâm (huyện 2), Hơnơng (huyện 1), xã Lơpa (huyện 3) để xây

dựng căn cứ phía bắc An Khê.

Bộ phận xây dựng căn cứ ở phía bắc trực thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ được

thành lập từ cuối năm 1954 đầu năm 1955 gồm các đồng chí Nguyễn Thanh Bình

(Tân), Trịnh Văn Cư (Xử) và một số cán bộ địa phương như Bă Nhao, Bă Nhuih,

Bă Mang (cán bộ huyện), Đinh Rơi (Hngưt), Bă Bak, Bă Tuih, Bă Choang (cán bộ

xã Bơnâm), Grip (Bă Nheo), làng Kơlêch... có nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị,

tạo nòng cốt cho vùng căn cứ tỉnh.

Năm 1959 đồng chí Nguyễn Thanh Bình chuyển công tác vào Đak Lak, đồng

chí Nguyễn Kim Chi (Asong), Bí thư xã Lơpa được bổ sung về bộ phận căn cứ, sau

thêm đồng chí Nguyễn Hữu Hạnh (Định)

Đến cuối năm 1960 Ban xây dựng căn cứ được thành lập do đồng chí Đinh

Rơi làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Tuân (Bá Bôh), phó trưởng ban và các đồng

chí Nguyễn Kim Chi (Asong), Bí thư xã Lơpa cùng một số cán bộ người địa

phương là Klơng, Seng, Hrum, Jeng....

Vùng căn cứ phía bắc An Khê gồm 8 làng của xã Bơnâm là Salam Bă Phen

(Vir), Salam Bă Bak, Salam Bă Yueng, Pdrang tehgôh, Pdrang tănglăng, Adrang,

Kon Jueng, Kơlêch (lớn và nhỏ), với 6 làng của xã Lơpa (căn cứ huyện 3) và 2 làng

của xã Hơnơng là Salam Tuih, Salam Bá Tơm (huyện 1).

Để đảm bảo sự bí mật, Ban xây dựng căn cứ tỉnh chủ yếu quan hệ với cấp uỷ

huyện 1, 2, 3, bí thư của các xã và cán bộ chủ chốt của các làng như Grip (Bă

Nheo, làng Kơlêch), Bă Choang (làng Kon Jueng), Bă Bak (làng Bă Bak), Bă

Yeng, (làng Bă Yeng), Kơh (làng Tănglăng) và một vài cán bộ ở làng Salam Tơm,

Salam Tuih. Dựa vào cán bộ và nhân dân xã Bơnâm, để xây dựng cơ sở chính trị và

ổn định đời sống nhân dân. Ban xây dựng căn cứ còn phối hợp với cán bộ xã để

tuyên truyền, giáo dục nhân dân các làng ý thức cảnh giác, bảo mật, không để địch

phát hiện lực lượng; vận động, tổ chức nhân dân phát triển sản xuất, đẩy mạnh

đoàn kết tương trợ lao động, phát động phong trào học văn hoá, hoạt động văn

nghệ lồng nội dung chính trị trong thơ ca cách mạng để vận động xây dựng đời

Page 57: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

57

sống mới, xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu như ma lai, cà răng, tham gia các

phong trào cách mạng...

Chọn địa bàn Bơnâm để xây dựng căn cứ, tỉnh uỷ Gia Lai đã dựa vào những

yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Vùng Bơnâm có địa thế rừng núi hiểm trở,

liên hoàn, dựa lưng vào dãy Kông Kaking cao 1761m, có dòng sông Ba (Krong

Phar) chảy qua, ba mặt là rừng núi, chỉ có phía nam, hướng An Khê, đường 19 là

hướng địch chiếm đóng, có đồn Kannak (huyện 2) là gần nhất. Đặc điểm địa thế

trên giúp ta đứng vững ổn định trên địa bàn căn cứ để chỉ đạo, và chủ động tự vệ

chống các âm mưu địch tấn công đánh phá cơ quan đầu não lãnh đạo của ta.

Một yếu tố quan trọng khác đó là Bơnâm là vùng căn cứ du kích cũ, nhiều

làng có cán bộ, đảng viên và du kích, nhân dân có bản lĩnh, được giác ngộ cách

mạng cơ bản từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Vì vậy, tháng 8-1954 thực

dân Pháp tiếp quản huyện An Khê nhưng không lập được chính quyền thôn, xã ở

đây. Có nơi địch phải chấp nhận người của dân cử ra làm chủ làng, tề xã.

Ta còn thuận lợi là vùng căn cứ tỉnh nối liền với căn cứ Vĩnh Thạnh của tỉnh

Bình Định và huyện Kon Plong của tỉnh Kon Tum, nằm trên trục hành lang Bắc-

Nam thuận lợi cho việc chỉ đạo từ trên xuống. Ngoài cơ quan Tỉnh uỷ Gia Lai, còn

có cơ quan chỉ đạo của Liên tỉnh 4 do đồng chí Trương Quang Tuân làm Bí thư. Do

điều kiện chiến tranh, để đảm bảo an toàn, nên có thời gian cơ quan Tỉnh uỷ thường

xuyên phải thay đổi địa điểm từ làng này qua làng khác, nhưng Bơnâm vẫn luôn là

khu trung tâm căn cứ của tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, đồng bào phát huy

truyền thống đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm, quyết tâm theo Đảng kháng

chiến, tạo nên "thế trận lòng dân", chỗ dựa vững chắc cho cán bộ và sau này là lực

lượng vũ trang của địa phương, của Quân khu và Trung ương.

Trong suốt 20 năm kháng chiến chống Mỹ, khu căn cứ của tỉnh luôn được

đảm bảo an toàn tuyệt đối. Dựa vào địa thế hiểm trở và dựa vào phong tục tập quán

của mình, đồng bào lấy cớ chống thú rừng về phá nương rẫy, đã bố phòng bằng

chông, mang cung trên các ngả đường chính, củng cố lại hệ thống làng chiến đấu

cũ. Biết rõ nơi đây là căn cứ cách mạng, cơ quan đầu não của tỉnh Gia Lai đứng

chân để chỉ đạo phong trào địa phương, cũng như có hành lang từ Bắc vào Nam,

nên kẻ địch đã nhiều lần tiến hành các cuộc càn quét, đánh phá ác liệt, dùng nhiều

thủ đoạn tấn công ta về quân sự, chính trị, gián điệp, bao vây phá hoại kinh

tế...nhưng đều thất bại. Phong trào cách mạng của nhân dân xã Bơnâm phát triển

mạnh là nòng cốt vững chắc cho khu căn cứ địa của tỉnh.

Năm 1960 đồng chí Đặng Ngọc Bân chuyển công tác khác, đồng chí Đinh

Rơi về thay làm Bí thư xã Bơnâm. Cuối năm 1960 đồng chí Đinh Rơi được tỉnh rút

Page 58: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

58

về huyện 2 làm đoàn trưởng xây dựng khu căn cứ, đồng chí Príp lên làm Bí thư,

đồng chí Bol làm Phó bí thư xã Bơnâm. Và tiếp sau đó, đồng chí Đinh Tuk (Bá

Phen) ở miền Bắc về làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Kim Chi (Asong), người Kinh,

cán bộ ở lại, bí thư xã Lơpa về làm phó Bí thư.

Trong xây dựng và bảo vệ căn cứ, chi bộ xã Bơnâm phối hợp chặt chẽ với bộ

phận xây dựng căn cứ tỉnh để đẩy mạnh các công tác xây dựng cơ sở chính trị,

chăm lo đời sống nhân dân, động viên nhân dân tăng gia phát triển sản xuất, tích

cực bảo vệ cơ quan, cán bộ...Chi bộ Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng tự vệ, dân

quân du kích và mọi mặt đều có bước phát triển cơ bản. Phong trào cách mạng của

nhân dân Bơnâm lớn dần cùng với sự hình thành và phát triển của vùng căn cứ cách

mạng.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cơ quan Tỉnh uỷ thường xuyên phải thay đổi

địa điểm qua các làng, xã trong vùng.

Năm 1956-1957 nhằm đánh lạc hướng địch, Tỉnh uỷ chuyển xuống làng Bak

Bôn (huyện 2) sau dời về phía sau làng Bă Bak, giáp núi, qua làng Kon Jueng

(nước Kơpier) một địa điểm tương đối kín đáo, bí mật. Tiếp đó tỉnh chuyển về làng

Kơlêch lần 2, đóng tại phía đông bắc làng, rồi về làng Tănglăng lần 2 ở suối Hlon,

một con suối nhỏ đổ xuống nước Kơpưng.

Năm 1957 tỉnh chuyển về phía bắc làng Adrang đóng ở rẫy Bă Ghêt, người

làng Adrang, do sống một mình, nên còn gọi là "làng một bếp, bếp một người".

Trong thời gian cơ quan tỉnh đóng tại đây, Bă Ghêt đã ủng hộ cho cơ quan cả một

chòi lúa của mình. Lúc này, còn có một bộ phận tình báo của Trung ương do đồng

chí Lê Cân (Hồ) phụ trách, đóng ở cạnh cơ quan tỉnh.

Đến đầu năm 1958, Tỉnh uỷ dời về làng Tăng lăng lần thứ 3, ở suối Kơpưng

gần rẫy của cha đồng chí Bă Kueng, rồi dời về làng Sơlam Tuih để tổ chức hội nghị

cán bộ toàn tỉnh, xong lại trở về chỗ cũ.

Năm 1959 Tỉnh uỷ dời về lại làng Kơlêch lần 3 tại rẫy Gríp (Bă Nheo), rồi

sang làng "Kơlêch ba bếp" cho đến cuối năm 1959.

Thời gian tháng 7-1959, tại đầm Bă Haih (Bă Tiêu) làng Hơnơng lớn, đại

diện Liên khu uỷ V tổ chức phổ biến nghị quyết 15 cho hai Liên tỉnh uỷ 2 và 4.

Cuối 1959, cơ quan Tỉnh uỷ chuyển về Adrang, đến năm 1966 đóng tại làng

Tengleng.

Năm 1967 Tỉnh uỷ chuyển về đóng tại làng Đe Tơtung, xã Lơpa.

Năm 1968-1969 chuyển về lại làng Tengleng, xã Krong.

Page 59: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

59

Năm 1970-1971 cơ quan Tỉnh uỷ đóng tại Đak Pơne, huyện 1.

Năm 1972-1975 Tỉnh uỷ và cơ quan Tuyên huấn chuyển về đóng tại nước

Kơpưng, xã Krong (huyện 2). Cơ quan Phụ nữ, thanh niên đóng ở làng Tehgôh, bên

sông Lơpa. Cơ quan tỉnh đội, tuyên huấn, mậu dịch, giao bưu đóng tại các địa điểm

dọc hai bên bờ sông Ba.

Phục vụ căn cứ của Tỉnh uỷ, đồng bào các làng của xã Bơnâm đã có nhiều

đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ cơ quan Tỉnh uỷ và các ban ngành của

tỉnh. Làng Kon Jueng có già làng Bă Choang rất hăng hái trong việc vận động đồng

bào trong làng cắt tranh, tre làm nhà cho cơ quan Tỉnh uỷ, cơ quan Tuyên huấn,

động viên dân làng đóng góp lương thực ủng hộ cho cách mạng.

Mặc dù địa hình của xã là vùng núi cao rừng già, quanh năm mây mù, việc

sản xuất, gieo trồng lúa cho năng suất không cao, đời sống của đồng bào trong

vùng những năm kháng chiến còn gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, có năm

mất mùa, nạn đói xảy ra. Có nhiều năm, do thiếu muối ăn, vải mặc, nông cụ và

thuốc men...tỉnh phải giải quyết việc cấp lương thực, thuốc men, cứu đói, cứu đau

cho đồng bào trong vùng. Nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ và sự giúp

đỡ của cán bộ, bộ đội đứng chân trên địa bàn, đồng bào đã yên tâm sản xuất, tập

trung trồng các loại cây màu như bắp, khoai, mì, chuối... Nhờ đó đã giảm dần tình

trạng đói xảy ra trong các thôn làng.

Từ năm 1954-1960, để đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế vùng

căn cứ, ta đi vào vận động, xây dựng tổ vần đổi công, dựa vào phong tục tập quán

và tổ chức tự có của đồng bào địa phương trong vùng căn cứ (gọi là Hơrơl) từ trong

thời kỳ chống Pháp. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, gieo trồng, gặt hái, mỗi làng

hình thành từng nhóm đổi công cho nhau từ khâu phát dọn, rẫy đến trồng trỉa, làm

cỏ và thu hoạch. Mỗi nhóm có từ 2-3 hộ cùng phát rẫy chung theo hướng con nước.

Đây là hình thức hợp pháp rất chắc chắn, thể hiện tính đoàn kết tương trợ của đồng

bào trong sản xuất.

Ở Bơnâm có đến 70-80% số lao động trong các làng tham gia tổ đổi công.

Phong trào có tác dụng tập hợp quần chúng, phát huy vai trò đoàn kết của nhân dân

trong các thôn làng. Nhờ đẩy mạnh sản xuất, nên chỉ tiêu lương thực bình quân đầu

người hàng năm ở các thôn làng của Bơnâm đều đạt và vượt.

Số lương thực nhân dân đóng góp được đưa vào dự trữ trong "kho cách

mạng" để phục vụ cho việc nuôi quân đánh giặc. Các làng đều dựng kho lúa dự trữ

cho cách mạng. Mỗi kho có từ vài trăm đến hàng ngàn gùi lúa. Phong trào sản xuất

phát triển, đời sống nhân dân trong các làng của xã cũng dần ổn định.

Page 60: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

60

Từ tổ vòng công, ta nắm cơ sở ở các làng, củng cố thành tổ chức hợp pháp

trong vùng căn cứ để sản xuất và đánh giặc. Đến năm 1961, để động viên đồng bào

tích cực sản xuất, từ phong trào tổ vần đổi công, tỉnh phát triển lên thành "tổ hợp

tác tương trợ lao động", đó là một tổ chức chính trị của giai cấp nông dân, đồng

thời là tổ chức sản xuất xây dựng hậu phương3 trong vùng căn cứ. Hình thức này

tồn tại đến năm 1979-1980, sau chuyển lên hợp tác xã.

Kết hợp việc vận động xây dựng tổ vần đổi công, cán bộ đội công tác, cán bộ

dân vận mặt trận dùng các hình thức để tuyên truyền cho đồng bào hiểu rõ âm mưu

thủ đoạn của địch và vì sao phải đánh Mỹ... thông qua ca dao, hò vè, các bài ca có

nội dung như: Người Kinh, người Thượng cùng một đất nước, phải cùng chung

sức, đoàn kết đánh giặc bảo vệ quê hương.

Để có thêm nguồn lương thực dự trữ, các làng hình thành "Rẫy cách mạng".

Mỗi làng đều phát thêm từ một đến hai "rẫy cách mạng". Đối với các hộ gia đình

đều có rẫy tự túc. Mỗi gia đình phát rẫy từ 1-2 ha tuỳ theo sức lao động của mình

để trồng lúa, mì, lấy lương thực ủng hộ cách mạng. Sau thu hoạch, mỗi gia đình chỉ

để lại từ 30- 50%, còn lại là đóng góp cho kháng chiến. Với tinh thần cách mạng,

hàng năm đồng bào trong xã luôn đóng góp vượt mức qui định. Trong vùng

Bơnâm, nhiều kho dự trữ cách mạng được hình thành, vừa là nơi cất giấu lương

thực chống địch càn quét, đốt phá, vừa là nguồn dự trữ để ủng hộ cho kháng chiến.

Một nhiệm vụ lớn đặt ra đối với cán bộ, bộ đội và nhân dân vùng căn cứ

Bơnâm là ra sức phát triển sản xuất. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, được sự

hướng dẫn của cán bộ ta, nhân dân Bơnâm đã biết thay đổi dần phương thức canh

tác dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, trồng thêm nhiều hoa màu, đắp

mương đập làm ruộng nước, làm thêm vụ lúa chiêm xuân...Tổ chức sản xuất thủ

công nghiệp, mở thêm lò rèn, dệt vải, chế biến bột sắn. Nghề thủ công truyền thống

như rèn, dệt vải... trong các làng được phát triển. Đồng bào học cách chế biến bột

sắn (mì) để tạo thêm món ăn trong bữa cơm gia đình.

Cùng với trồng lúa, phong trào trồng mì gòn phát triển khắp vùng Bơnâm,

thay thế cho cây mì địa phương năng suất thấp. Diện tích các rẫy tự túc, rẫy kháng

chiến trồng mì được mở rộng. Đồng bào coi rẫy mì là một hình thức "Kho lương

thực dự trữ trong lòng đất". Mỗi người mỗi vụ trồng 1000 gốc mì trở lên, có vùng,

có nơi như ở Kơpier, đồng bào đã vượt mức đề ra lên đến 3000 gốc mỗi vụ. Rẫy

lúa để dự trữ đóng góp, còn rẫy mì để ăn. Cây mì gòn đã trở thành cây lương thực

chiến lược trong vùng Bơnâm và trong toàn huyện suốt thời kỳ kháng chiến chống

3 (

�)Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-1975), tập I,

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1996, tr 300.

Page 61: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

61

Mỹ. Có những đợt bộ đội ta qua hành lang để vào chiến trường rất đông, chính các

rẫy mì là nguồn lương thực chủ yếu cung cấp cho các đơn vị.

Trong điều kiện chiến tranh, cán bộ, bộ đội, du kích bán thoát ly cũng đều

phải tự túc lương thực, thực phẩm theo chủ trương của tỉnh. Đối với số cán bộ ở lại,

từ năm 1954- 1960 cuộc sống hoàn toàn dựa vào dân và tự túc. Từ năm 1961 trở đi,

mặc dù Trung ương có chi viện nhưng rất ít, chủ yếu để mua phương tiện hoạt

động, còn mọi sinh hoạt ăn, mặc đều phải tự túc. Tuỳ từng nơi, mức qui định sản

xuất tự túc lương thực, thực phẩm khác nhau từ 30% đến 100%. Về thực phẩm,

ngoài chăn nuôi, các đơn vị, cơ quan còn săn bắn và đánh bắt cá từ các sông suối để

cải thiện bữa ăn hàng ngày. Nhờ đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trong vùng căn cứ, có

nơi đã tự túc được 6 tháng lương thực và sự đóng góp của nhân dân ngày một tăng.

Nhân dân vùng căn cứ Bơnâm vượt mọi khó khăn, tích cực sản xuất lương

thực với tinh thần vừa nuôi mình, vừa để nuôi bộ đội. Dân làng coi đó là trách

nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cùng với tăng cường bố phòng, rào làng chiến đấu, sẵn sàng đứng lên đấu

tranh chống địch, đồng bào trong xã tích cực hưởng ứng phong trào đóng góp nhân

tài vật lực cho cách mạng. Đồng bào với một tinh thần quyết tâm "Góp công sức để

đánh thắng Mỹ-Diệm". Khắp các làng trong xã, đồng bào hăng hái tự nguyện đóng

góp lúa gạo, trâu bò, chiêng ché cho cách mạng. Phong trào sôi nổi rộng khắp các

thôn làng. Các tổ chức đoàn thể phụ nữ, thanh niên đi đầu trong công tác tuyên

truyền vận động dân làng. Sự hy sinh, đóng góp sức người, sức của của nhân dân

Bơnâm đã góp phần vào thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước của dân tộc.

*Tham gia bảo vệ và phục vụ công tác hành lang đi ngang qua xã

Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, công tác giao thông liên lạc đã

được tỉnh, huyện chú trọng chỉ đạo song song với xây dựng căn cứ. Ở tỉnh, Ban

giao liên có 15 đồng chí (trong đó có 1 là người địa phương). Mỗi huyện có 2 giao

liên đảm nhiệm. Tuy đội ngũ làm công tác giao liên còn ít nhưng mạng lưới liên lạc

từ tỉnh xuống các huyện, xã, từ tỉnh về Khu uỷ, Liên tỉnh uỷ và các tỉnh bạn luôn

thông suốt, bảo đảm sự chỉ đạo của cấp uỷ.

Từ năm 1955 tỉnh đã hình thành đường dây bí mật xuống các huyện. Bơnâm

nằm ở trung tâm căn cứ tỉnh nên có các đầu mối giao liên qua xã, và từ sau khi

thành lập Mặt trận Tây nguyên (B3) năm 1964, đường hành lang qua xã ngày càng

tấp nập thường xuyên hơn.

Page 62: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

62

Đường hành lang Trung ương Bắc-Nam CO7 đông bắc được hình thành từ

cuối năm 1955, nhưng do điều kiện bí mật, nên việc liên lạc chỉ biết trong nội bộ

của từng tỉnh. Sau này, đường dây được móc nối giữa các tỉnh Gia Lai, Kon Tum,

Đak Lak, Bình Định, Phú Yên. Hành lang Bắc-Nam CO7 đông bắc chạy dọc từ

Kon Tum sang Đak Lak vào phía nam, ngang qua địa bàn xã, các đồng chí Bă

Khei, Đí...là những người tham gia công tác xây dựng hành lang nay. Đầu năm

1962 ta mở hành lang CO7 tây bắc, dọc biên giới Campuchia, năm 1964 chuyển

thành binh trạm do Mặt trận Tây nguyên (B3) quản lý.

Năm 1964-1965 hình thành thêm hai đường hành lang đông tây CO9, CO8.

Hành lang CO9 nối từ hành lang CO7 tây bắc (chạy dọc biên giới Việt Nam-Lào-

Campuchia) xuống huyện 4, huyện 3, huyện 2 và huyện 1, xuống tỉnh Bình Định.

Trên địa bàn xã có 2 trạm giao liên đưa đón cán bộ, bộ đội từ huyện 3 (bắc

Mang Yang, Đak Đoa ngày nay) nối vào tuyến hành lang 1B của Trung ương nằm

trên địa bàn xã Hơnơng (huyện 1, nay là xã Sơn Lang, huyện Kbang). Nhân dân,

cán bộ địa phương ngày đêm phục vụ hành lang, tích cực tham gia đưa đón và bảo

vệ an toàn cho cán bộ, bộ đội qua lại hành lang Bắc- Nam, tham gia dân công vận

chuyển vũ khí, đạn dược, hàng hoá, lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường,

làm giao liên liên lạc chuyển công văn, tài liệu. Ở các làng đều có tổ chức thanh

niên làm nòng cốt trong công tác bảo vệ cơ quan, bảo vệ cán bộ và hành lang giao

liên.

Do điều kiện bí mật, nên các cơ quan, đơn vị đều mang ký hiệu riêng. Cơ

quan Tỉnh uỷ có ký hiệu là "Bác Chín", cơ quan tỉnh đội gọi là "Chú Tám Kiệm",

cơ quan kinh tế gọi là "Chú Bảy Liêm"...Các cơ quan, đơn vị của tỉnh đóng ở các

làng xung quanh khu trung tâm căn cứ.

Việc giao thông liên lạc trong những năm này theo hai hình thức: Đường

hành lang từ tỉnh xuống huyện do các giao bưu đảm nhiệm, các huyện đều có từ 1

đến 2 người chuyên trách, và hình thức giao liên của nhân dân, từ làng này chuyển

sang làng khác.

Việc chuyển công văn giấy tờ từ cơ quan Tỉnh uỷ (Bác Chín) đến các xã, các

cơ quan và ngược lại, cũng như việc đưa đón cán bộ từ làng này sang làng khác

phần lớn là do cơ sở người địa phương đảm nhiệm. Các giao liên rất thông thuộc

đường đi. Các con đường đi lại là do họ tự soi lấy với muôn vàn lối biến hoá trong

rừng để tránh gặp địch. Công văn, tài liệu đều có ký hiệu như hình ché rượu một

cần hoặc hai cần, hình mũi tên, hình chiếc ná...Giao liên rất thông thạo các ký hiệu

ghi trên công văn và chuyển đến đúng địa điểm qui định. Phương tiện cất giấu tài

liệu rất đơn giản khi thì giấu trong cán rựa của người già đi làm rẫy, khi thì trong

Page 63: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

63

ống đựng tên của những người giả đi lên rừng săn bắn, khi là đáy của những chiếc

gùi đựng khoai sắn... để che mắt địch khi gặp chúng kiểm soát.

Tinh thần bảo vệ cán bộ của đồng bào Bơnâm rất cao. Nhiều thanh thiếu niên

người địa phương tích cực tham gia công tác giao liên như anh Hlang (làng Salam),

anh Vaih (Văk)...luôn đưa đón cán bộ đến địa điểm an toàn, chuyển công văn giấy

tờ kịp thời. Cán bộ được cải trang thành người địa phương đi săn bắn, đi lên rẫy để

tránh sự nghi ngờ của mọi người, che mắt địch và đánh lạc hướng sự dò la của biệt

kích, gián điệp.

Từ năm 1955 tỉnh thành lập trạm giao bưu Z2 tại địa điểm giữa hai dãy núi

Kông Sơlak và dãy Bok Kang, ở giữa có suối (đak) Knir chảy qua theo hướng bắc-

nam. Trạm đóng ở phía đông bờ đak Knir, trên một sườn dốc dưới chân dãy núi

Kông Sơlak. Đây là vị trí đặc biệt lợi hại, máy bay trinh sát của địch không thể rà

xuống thấp được. Vị trí này lại nằm ở trung tâm căn cứ, gần suối rất thuận lợi cho

việc đóng trạm giao liên. (Trạm B2 cách thị trấn Dân Chủ khoảng 2km về phía bắc,

trên địa bàn xã Krong ngày nay).

Từ năm 1959 công tác đưa đón cán bộ, bộ đội, vận chuyển vũ khí từ Bắc

vào Nam tăng, nên công tác giao liên đưa đón cán bộ, bộ đội vào chiến trường cũng

được củng cố và đẩy mạnh, lực lượng giao liên của tỉnh cũng được tăng cường.

Thanh niên trong các làng của Bơnâm như các anh Thuận, Vaih, Tơr....rất hăng hái

tham gia công tác giao liên, dân công vận chuyển vũ khí đạn dược trên đường hành

lang. Ngoài đường dây bất hợp pháp, ta còn tổ chức đường dây hợp pháp do thanh

niên các làng đảm nhiệm để chuyển tài liệu trong những lúc tình hình khó khăn. Do

địa hình hiểm trở, địa bàn rộng lớn, nên anh em giao liên đã phải trải qua nhiều

gian khổ, hy sinh để giữ sự chỉ đạo thông suốt của tỉnh và đảm bảo an toàn cho cán

bộ, bộ đội qua lại.

Thời gian đầu trạm B2 đóng ở vùng Bơnâm có 3 người đều là đảng viên, do

đồng chí Chăng (Hương), người Kinh làm trạm trưởng, còn đồng chí Thuận, trạm

phó và anh Vaih, người địa phương làng Salam tehgôh rất thông thạo địa hình.

Trạm có nhiệm vụ vận chuyển tài liệu và đưa đón cán bộ từ trạm Lập (trạm đầu tiên

của Gia Lai từ phía bắc vào) đến trạm ông Tiêu (nay thuộc khu vực xã Lơku).

Sau khi đoàn cán bộ quân sự từ miền Bắc vào căn cứ tỉnh, thì lực lượng bộ

đội ta từ miền Bắc vào ngày càng đông. Trong những ngày đầu 1959, trạm không

có địa điểm cố định mà thường xuyên di chuyển quanh vùng Prang tehgôh (xã

Krong ngày nay). Đến tháng 8-1961 để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và

đưa đón cán bộ ngày càng tăng, trạm được bổ sung thêm các anh Tơr, Glơi, Lơh,

Reh, Hram, Hro...và chuyển về đóng tại suối Knir, do đồng chí Đinh Thuận làm

Page 64: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

64

trạm trưởng (nên có tên là Trạm Thuận), thường xuyên có 9 người gồm 2 chị nuôi

và 7 anh em giao bưu. Ngoài kho tàng, trạm có 2 nhà khách nhưng nhiều khi bộ đội

vào đông, có đêm lực lượng qua trạm lên tới cả đại đội, tiểu đoàn, nên phải mắc

võng ngủ cả ngoài bãi khách4. Năm 1964 trạm Z2 được chuyển cho Quân khu,

được gọi là trạm B2.

Đóng trên địa bàn làng Sơlam tehgôh, trạm giao liên Z2 chủ yếu dựa vào dân

công các làng của xã Bơnâm để dựng lán, làm nhà, nơi tiếp đón khách ra vào hành

lang, làm đường và vận chuyển hàng hoá, đạn dược. Dân quân du kích các làng

tham gia công tác bảo vệ các trạm trên địa bàn.

Trên địa bàn xã còn có trạm giao bưu Z3, trạm trưởng là đồng chí Kăt, nên

còn gọi là trạm Kắt (sau đổi thành B3), được hình thành cùng thời gian trạm Z2 tại

vùng núi Lơpa, bên phía tây bờ sông Ba. Cán bộ, chiến sĩ của các trạm giao bưu

B2, B3 luôn đảm bảo việc đưa đón cán bộ qua lại đường hành lang và vận chuyển

hàng hoá, vũ khí đạn dược phục vụ kịp thời cho mặt trận.

Là trạm trung tâm của tỉnh, vừa là nơi giao điểm giữa hai trục giao thông

CO9 đông tây (từ khu 4 đến khu 1) với hành lang CO7 đông bắc (từ Kon Tum vào

Phú Yên) nên xã Bơnâm có vị trí rất quan trọng và thường xuyên tấp nập người qua

lại.

Có những năm chiến trường vào giai đoạn ác liệt, đường hành lang bị tắc, có

nhiều đoàn cán bộ của tỉnh bạn qua hành lang bị địch đánh phá phong toả ác liệt,

phải nằm lại vùng căn cứ từ một đến hai tháng. Cán bộ địa phương đã huy động

nhân dân trong xã tích cực đóng góp lương thực, thực phẩm phục vụ khách chu

đáo, đảm bảo cho cán bộ tiếp tục trở về nơi tập kết an toàn. Tình nghĩa giữa nhân

dân vùng căn cứ với cán bộ, bộ đội mặn mà và cảm động. để tiếp tế cho cán bộ, bộ

đội, đồng bào tự giác đem trái cây như chuối, đu đủ, rau, bí... treo lên cây dọc

đường hành lang. Để đáp lại nghĩa tình của dân làng, đôi khi cán bộ ta đã để lại

muối ăn, quần áo cho đồng bào.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngay từ sau năm 1954, Tỉnh uỷ đã

chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần

chúng cách mạng. Để tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, năm 1956-1957, Tỉnh

uỷ mở cuộc vận động "Xây dựng Đảng, xây dựng cơ sở chính trị" trong toàn Đảng

bộ.

4 (

� )Sở Văn hoá -Thông tin Gia Lai: Lý lịch di tích căn cứ địa cách mạng Krong- 10/2002

Page 65: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

65

Năm 1958-1959 trước tình hình địch đẩy mạnh tố cộng, diệt cộng, đánh phá

phong trào, đánh phá cơ sở, Tỉnh uỷ mở đợt vận động xây dựng Đảng, xây dựng cơ

sở lần thứ hai, với nội dung "Thương dân yêu nước, đứng lên làm cách mạng", "ba

yêu, ba ghét". Trong vùng đồng bào dân tộc, được gọi là "Phong trào đòi trả nợ

xương máu, đứng lên giữ gìn đất nước" (Iung kơting, pơjing teh đak). Các cuộc vận

động được triển khai xuống các huyện, trong tỉnh. Ban cán sự huyện 2 triển khai

hai cuộc vận động xuống tận các chi bộ xã, thôn.

Chi bộ xã Bơnâm phổ biến, quán triệt cuộc vận động, tổ chức học tập chủ

trương, Nghị quyết của Liên tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ, huyện uỷ về đường lối cách mạng,

chính sách đoàn kết dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng. Cán bộ, đảng viên

nghiên cứu học tập tài liệu học tập được biên soạn bằng tiếng Bơhnar, từ đó nâng

thêm nhận thức về Đảng, cách mạng, củng cố lập trường tư tưởng và ý chí chiến

đấu của người đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới, đồng thời tuyên truyền

sâu rộng trong nhân dân vùng căn cứ qua các buổi sinh hoạt dân làng...Các cuộc

vận động đã có tác dụng củng cố tư tưởng nâng cao giác ngộ trong cán bộ, đảng

viên và trong quần chúng, phát huy được vai trò lực lượng thanh niên trong các

thôn làng, làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh chống địch càn quét, trong

lao động sản xuất, thực hiện cải cách dân chủ trong làng và xây dựng, bảo vệ vùng

căn cứ.

II-Tham gia xây dựng lực lƣợng vũ trang, hƣởng ứng phong trào đồng

khởi, giải phóng nông thôn (1959-1960)

Năm 1959 Mỹ-Diệm ngày càng phát xít hoá bộ máy cai trị, ra Luật 10/59

tiếp tục khủng bố giết hại đồng bào ta. Cách mạng miền Nam đứng trước những

thử thách nghiêm trọng. Thực tế tình hình cách mạng toàn miền cho thấy chỉ đấu

tranh chính trị đơn thuần thì không thể thắng Mỹ-Diệm được.

Từ thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng trong tỉnh, tháng 6-1958, thực

hiện Nghị quyết Liên khu uỷ V và học tập tinh thần "Đề cương cách mạng miền

Nam" của đồng chí Lê Duẩn, Tỉnh uỷ Gia Lai tổ chức Hội nghị mở rộng quyết định

chuyển phong trào lên theo hướng mới, phân chia địa bàn thành ba vùng để chỉ đạo

sát phong trào từng vùng.

Trước âm mưu thủ đoạn tố cộng của địch, đồng bào đã thấy được "Phải đứng

lên đánh địch, không thể đấu tranh với Mỹ-Diệm bằng "cái tai, cái miệng được" (ý

nói đấu tranh chính trị đơn thuần). Nhiều nơi trong vùng đồng bào dân tộc cũng

như vùng Kinh, của huyện 2, huyện 7, quần chúng đã tự động nổi dậy diệt ác trừ

gian.

Page 66: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

66

Ở huyện 2 ngay từ tháng 8-1958, đồng chí Huỳnh Năng Thuận (AYơp), Bí

thư xã Đông đã chỉ huy tổ du kích mật phục kích diệt tên Khê, gián điệp từ thị trấn

An Khê vào Kanak nắm tình hình. Ở các huyện 7, 5, 4... ta đã lãnh đạo nhân dân

diệt một số tên gian ác để tạo khí thế cho quần chúng đấu tranh.

Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong toàn

miền Nam, tháng 1-1959 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ

15, xác định nhiệm vụ, đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Nghị

quyết xác định: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam

là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân...Con đường đó là sức mạnh của

quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với

lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, đứng lên

giành chính quyền cách mạng của nhân dân...

Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ra đời đã mở ra cho

cách mạng miền Nam một hướng phát triển mới, đó là tổ chức tự vệ, du kích mật ở

vùng căn cứ, nơi có cơ sở mạnh và chuẩn bị để thành lập lực lượng vũ trang tập

trung.

Trong không khí sục sôi cách mạng, tháng 8-1959 tại làng Kơlêch (xã

Bơnâm-huyện 2) Tỉnh uỷ triệu tập hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết 15, đề ra

nhiệm vụ phát triển lực lượng vũ trang, lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị, kết

hợp đấu tranh vũ trang, binh vận.

Đến cuối năm 1959 Nghị quyết được phổ biến xuống tận cơ sở, đã thổi bùng

lên ngọn lửa cách mạng ở tất cả các địa bàn nông thôn, thành thị, mở ra một cao

trào cách mạng trong toàn tỉnh. Trong vùng Bơnâm, đồng bào các dân tộc thiểu số

thề quyết một lòng đoàn kết đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự

do cho dân tộc.

Sau khi có Nghị quyết 15, phong trào quần chúng huyện 2 phát triển mạnh.

Lực lượng du kích, tự vệ mật phát triển, đẩy mạnh đánh địch diệt ác trừ gian, bảo

vệ căn cứ, bảo vệ nhân dân, hỗ trợ phong trào quần chúng các vùng. Đồng bào các

làng ở Bơnâm tổ chức uống rượu ăn thề cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh chống

địch, bảo vệ thôn làng.

Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, phong trào cách mạng của nhân dân

trong tỉnh, huyện phát triển mạnh, quần chúng nổi dậy diệt ác phá lỏng kèm, làm

cho bọn nguỵ quyền ở thôn xã co lại, không dám hung hãn như trước.

Hưởng ứng phong trào chung, chi bộ xã Bơnâm lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh

bố phòng làng chiến đấu, tăng cường công tác giữ gìn trật tự an ninh, củng cố vững

Page 67: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

67

chắc vùng căn cứ, phát triển dân quân du kích, tự vệ mật; đẩy mạnh chống càn

quét; tập trung sản xuất lương thực đảm bảo đời sống nhân dân và phục vụ kháng

chiến; củng cố chi bộ và các chi đoàn thanh niên lao động. Khắp các làng trong xã,

đồng bào tích cực tham gia phong trào bảo mật trừ gian.

Năm 1958, tại Bơnâm đã hình thành tổ tự vệ mật ở các làng, sau phát triển

thành đội du kích tập trung với 3 tổ công tác, 2 tổ giao liên, 7 tổ du kích mật, mỗi tổ

từ 7-9 người. Tổ du kích mật của làng Salam teh gôh (thuộc xã Krong sau chia

tách) gồm các anh Hlang, Hlớp, Hleng, Bak, Krinh...do Hlang làm đội trưởng. Vũ

khí trang bị cho các tổ du kích thôn làng chính là vũ khí thô sơ truyền thống như

tên, nỏ, ná, giáo, mác. Tên ná có tẩm thuốc lấy từ nhựa vỏ cây độc Teng neng là

thứ vũ khí rất lợi hại để chống lại các cuộc hành quân càn quét của địch, bảo vệ

thôn làng.

Giữa năm 1959 đoàn cán bộ quân sự Trung ương tăng cường cho tỉnh Gia

Lai gồm 30 người là sĩ quan từ thượng uý, đại uý trở lên, trong đó có 4 đồng chí là

người dân tộc thiểu số do Trung tá Bình, quê Đà Nẵng làm trưởng đoàn, Thiếu tá

Kpă Thìn (Bơhâm) làm đoàn phó lên đường vào chiến trường Gia Lai. Sau ba

tháng hành quân vất vả, mang vác nặng, chủ yếu là vũ khí, đạn dược, tháng 9-1959

đoàn về đến căn cứ của tỉnh đóng ở Kơpier (nay thuộc xã Krong)5.

Đến nơi đoàn được đồng chí Năm Vinh (Võ Trung Thành), Bí thư Tỉnh uỷ

cùng nhân dân căn cứ nồng nhiệt đón tiếp và giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ

trang của tỉnh. Trên cơ sở lực lượng quân sự của Trung ương tăng cường, Ban chỉ

huy quân sự Gia Lai được thành lập do đồng chí Kpă Thìn làm trưởng ban, đến

tháng 12-1960 Ban quân sự tỉnh đổi tên thành Ban chỉ huy tỉnh đội.

Tháng 10-1959, Tỉnh uỷ chỉ đạo nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang

địa phương do đoàn cán bộ quân sự Trung ương làm nòng cốt. Trên cơ sở lực

lượng du kích tại chỗ, ba trung đội vũ trang đầu tiên của tỉnh được thành lập tại

huyện 1, 2 và huyện 7 gồm trung đội 10 (làng 10), trung đội 20 (làng 20) và trung

đội 30 (làng 30).

Cuối năm 1959 khi tỉnh thành lập trung đội vũ trang, khắp vùng căn cứ,

thanh niên các làng hăng hái xung phong nhập ngũ. Lực lượng tự vệ mật, du kích

mật các làng tham gia vào trung đội vũ trang 10 là những thanh niên người địa

phương như các anh Đinh Phơ, Kuih, Chững, Chở, Phih, Gỉ, Wing, Yơh, Tinh,

Buch...có nhiệm vụ vào vùng địch kiểm soát: quận lỵ An Khê, Kannak để nắm tình

5 Tài liệu đã dẫn

Page 68: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

68

hình, báo cho cán bộ, cơ sở của ta, vận động dân làng giữ bí mật cơ quan, cán bộ,

bảo vệ căn cứ, không khai báo khi bị địch bắt.

Số thanh niên không được đi bộ đội, ở lại làng tham gia phong trào địa

phương: vót chông, bố phòng làng xã chiến đấu, mỗi người một ngày vót hàng trăm

cây chông để bố phòng chống địch, tham gia các đội dân công phục vụ trên các

tuyến hành lang vận chuyển vũ khí, đạn dược, hàng hoá.

Ngày 4-2-1960 tại vùng Đaklôh (xã Đak Pơne, huyện 1), tỉnh thành lập thêm

trung đội 40 sau chuyển cho tiểu đoàn 50 của Quân khu. Hơn 40 thanh niên trong

xã Bơnâm hăng hái tình nguyện gia nhập các lực lượng vũ trang. Các huyện phát

triển lực lượng dân quân du kích, thành lập tiểu đội vũ trang và trung đội vũ trang

tập trung. Lực lượng du kích và tự vệ mật phát triển mạnh ở các thôn làng.

Năm 1960 để thuận lợi trong việc chỉ đạo phong trào các địa phương, tỉnh

chủ trương chia tách một số xã của các huyện 1, 2. Ở huyện 2, xã Nam, xã Bắc và

xã Bơnâm chia thành các xã nhỏ.

Xã Bơnâm được chia thành các xã: Krong, Kơpier, Lơku, Tơkan. Từ bắc

vào: xã Krong nằm sát sông Ba (Krong Phar), do đồng chí Kơ làm Bí thư. Xã

Kơpier nằm dọc bên suối Kơpier, do đồng chí Gríp làm Bí thư. Xã Lơku nằm dọc

suối Lơku, do đồng chí Bol làm Bí thư. Xã Tơkan nằm hai bên suối Tơkan, do

đồng chí Príp làm Bí thư.

Sau khi chia tách, các xã đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống địch, phát

triển lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở.

Thời gian này có đoàn cán bộ quân sự từ Trung ương vào chiến trường Nam

bộ gồm các đồng chí Phong Vũ, Đức A, Đức B... nhưng do hành lang chưa thông,

nên đoàn ở lại chung trong cơ quan Tỉnh uỷ, giúp tỉnh trong việc mở lớp bồi dưỡng

cán bộ quân sự cho tỉnh. Cũng năm 1960 có hai đơn vị quân sự của Quân khu đóng

ở vùng căn cứ tỉnh: V38 (lựu pháo) do đồng chí Quang Minh chỉ huy, đóng ở làng

Sơlam kdar (Tuih) và V34 (công binh) đóng ở bắc sông Ba giáp làng Hơnơng nhỏ.

Đồng bào các làng vùng căn cứ đã tích cực tham gia đóng góp lương thực nuôi

quân, bảo vệ cán bộ, bộ đội.

Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong toàn tỉnh, tháng 12-1959

tại xã Đakhlôh (huyện 2), Tỉnh uỷ tổ chức Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ

nhất, đánh giá tình hình phong trào qua 5 năm dưới chỉ đạo của Đảng bộ từ 1954

đến cuối 1959 và đề ra phương hướng nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 15,

chuyển phong trào lên thế tiến công cả ba vùng, xây dựng, củng cố căn cứ vững

mạnh.

Page 69: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

69

Tháng 10-1960 phong trào Đồng khởi được phát động trong toàn tỉnh. Ngày

23-10-1960 lực lượng bộ đội tập trung tỉnh có sự phối hợp của nhân dân du kích

các xã huyện 1, huyện 2 tiến công cứ điểm Kannak. Trận tấn công tiêu diệt cứ điểm

Kannak thắng lợi là trận đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh, mở màn phong trào

đồng khởi vùng đồng bào dân tộc phía đông Gia Lai.

Phong trào Đồng khởi phát triển rộng khắp các thôn làng, đấu tranh chính trị

kết hợp với vũ trang khởi nghĩa làm tê liệt, tan rã bộ máy kìm kẹp cùng các tổ chức

phản động ở cơ sở. Ở huyện 1, huyện 2, ta vận động nhân dân các làng xã nổi dậy

xé cờ ảnh Diệm, đốt thẻ kiểm tra, xoá bỏ tề nguỵ, tuyên bố thành lập chính quyền

tự quản.

Hưởng ứng phong trào đồng khởi trong toàn huyện, trong các làng xã huyện

2, phong trào nhân dân du kích chiến tranh được phát động. Cán bộ, du kích bám

sát dân, tuyên truyền, vận động xây dựng, củng cố và mở rộng các tuyến bố phòng

bảo vệ căn cứ, hướng dẫn sản xuất phát triển kinh tế. Nhân dân tích cực củng cố hệ

thống bố phòng liên hoàn giữa các làng. Quanh các thôn làng, các tuyến bố phòng

được dựng lên, đồng bào rào làng, đào hầm cắm chông để chống các cuộc càn quét,

chống biệt kích, kiên quyết bất hợp tác với địch. Lực lượng du kích sẵn sàng phối

hợp với bộ đội địa phương tiến đánh các cuộc càn quét của địch vào vùng căn cứ.

Qua phong trào Đồng khởi 1959- 1960, ta đã diệt và bức rút hàng chục đồn

bốt như Kannak (huyện 2), Pleibông (huyện 3), Đakbớt (huyện 6), Ktoh (huyện 7),

quận lỵ và chi khu quân sự Lệ Thanh cùng một số dinh điền xung quanh (huyện 45)

tháng 12-1960, Ơi Nu (Cheo reo)...làm tan rã bộ máy tề điệp ác ôn, giải phóng và

giành quyền làm chủ ở hàng loạt thôn xã và các dinh điền. Nhân dân các huyện 1,

2, 7 và một phần huyện 3, 6 đã nổi dậy giành quyền làm chủ một vùng địa bàn rộng

lớn từ sông Ba đến đông sông Ayun với những hình thức và mức độ khác nhau.

Vùng căn cứ tỉnh, nhân dân hoàn toàn bất hợp tác với địch.

Sau thắng lợi của phong trào đồng khởi, nhân dân huyện 2 tăng cường xây

dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, thành lập uỷ ban tự quản, một hình

thức chính quyền cơ sở ở những nơi giành quyền làm chủ.

Tháng 11-1960, để phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân các dân tộc

trong tỉnh sau Đồng khởi, tại xã Đak Gleh (huyện 1) Liên khu uỷ V tổ chức Đại hội

đại biểu các dân tộc thiểu số miền Trung và Tây nguyên. Đại hội đã thành lập

Phong trào dân tộc tự trị Tây nguyên, lấy hình tượng Chim Chèo Bẻo làm biểu

tượng cho lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết đấu tranh bảo vệ giống nòi của nhân

dân các dân tộc Tây nguyên. Đại hội có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, phát

Page 70: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

70

huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh chống Mỹ- Diệm, giành

độc lập tự do cho dân tộc.

Nhân dân các làng xã huyện 2 cùng nhân dân xã Hơnơng (huyện 1) tham gia

đóng góp, ủng hộ lương thực, trâu bò, heo, gà để phục vụ Đại hội. Lực lượng du

kích các làng phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh tham gia bảo vệ an toàn trong

thời gian diễn ra Đại hội. Sau Đại hội, chi bộ xã Krong cũng như các xã huyện 1, 2,

phát huy thắng lợi Đại hội, nâng cao lòng tin tưởng của nhân dân vào thắng lợi của

kháng chiến và đẩy mạnh mọi mặt công tác trong xã.

Thắng lợi phong trào Đồng khởi trong toàn miền đã tạo điều kiện thuận lợi

cho sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960), đánh dấu

bước phát triển mới của phong trào cách mạng miền Nam. Phong trào dân tộc tự trị

Tây nguyên trở thành thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.

Giữa năm 1961 tại trung tâm căn cứ của tỉnh, Mặt trận dân tộc giải phóng

tỉnh Gia Lai được thành lập, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tập hợp các

giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong tỉnh tham gia vào mặt trận đấu tranh

chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Trong ngày Đại hội, lá cờ của Mặt trận tung bay

giữa khu căn cứ, tạo niềm phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân các làng xã trong

vùng. Đồng bào dân tộc thiểu số Krong cũng như nhân dân các làng xã trong huyện

náo nức trước sự kiện trên, động viên nhau tích cực tham gia thực hiện chương

trình của Mặt trận và các phong trào đấu tranh chống địch, xây dựng cuộc sống,

bảo vệ thôn làng.

Trong năm 1961-1962, các tổ chức mặt trận, các đoàn thể giải phóng các

huyện, xã lần lượt được thành lập. Ở Krong và các xã trong vùng, các chi hội thanh

niên, phụ nữ giải phóng, tổ "hợp tác tương trợ lao động" tập hợp lực lượng nông

dân đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chương trình hành động, cương lĩnh Mặt

trận, thu hút đông đảo quần chúng hội viên tham gia. Phụ trách công tác thanh niên

xã Krong có anh Vê, làng Đe Kon Jueng, Bí thư, chị Phen (Lơch), làng Sơlam Vir,

phó bí thư. Lãnh đạo phụ nữ xã có chị Phen, người làng Sơlam Vir, chị Ru, làng Đe

Kon Jueng.

Năm 1954-1960 là thời kỳ đấu tranh gian khổ khó khăn, dưới sự lãnh đạo

của tỉnh, huyện 2 và chi bộ Bơnâm, nhân dân trong xã đã kiên cường vượt mọi khó

khăn, tích cực tham gia xây dựng lực lượng, đẩy mạnh các phong trào quần chúng

trong việc bố phòng chống địch bảo vệ căn cứ, đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội. Kết quả đạt được trong thời gian qua của nhân dân Bơnâm đã

góp phần vào thắng lợi chung của phong trào đồng khởi trong toàn huyện, tỉnh, tạo

Page 71: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

71

điều kiện thuận lợi để cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh bước vào thời kỳ đấu

tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ.

III-Tiếp tục củng cố căn cứ vững chắc, tham gia đấu tranh chống chiến

lƣợc "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ-Nguỵ (1961-1965)

Cuối năm 1961, trước thắng lợi của phong trào đồng khởi, Mỹ- nguỵ bị đẩy

vào thế khủng hoảng chiến lược. Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của phong

trào cách mạng toàn miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc

biệt". Nội dung cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" là càn quét, dồn dân lập ấp chiến

lược trên qui mô lớn, dồn hàng triệu dân miền Nam vào các trại tập trung, tách lực

lượng cách mạng ra khỏi quần chúng. Mỹ- nguỵ triển khai kế hoạch Xtalây- Taylo,

nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, trong đó âm mưu dồn dân, lập ấp

chiến lược là "quốc sách" và "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

Trên địa bàn Gia Lai, Mỹ- nguỵ thực hiện hàng loạt các biện pháp quân sự,

chính trị, tiến hành các biện pháp hành quân càn quét, đánh phá triệt hạ làng mạc,

dồn dân vào các ấp chiến lược để dễ dàng kiểm soát, kìm kẹp dân, gây cho ta

những khó khăn lớn. Hàng ngàn nông dân phải rời bỏ thôn làng, vào sống trong các

ấp chiến lược, cuộc sống bị đảo lộn, ruộng rẫy bị triệt phá, hoang hoá...

Huyện 2 là vùng căn cứ, hơn một nửa số đồng bào sống bất hợp pháp, các

làng xã trong huyện đều có hệ thống bố phòng vững chắc, nên về cơ bản địch

không thực hiện được dồn dân lập ấp. Trừ một số làng vùng ven thị trấn An Khê và

dọc hai bên đường đường 19 từ thị trấn An Túc đến đèo Mang Yang, địch đã dồn

được một số dân và lập được các ấp chiến lược.

Ngày 28-2-1962, trước yêu cầu của việc củng cố, xây dựng căn cứ địa cách

mạng, tỉnh cắt các xã Krong, Kơpier (huyện 2) và xã Lơpa (huyện 3) thành lập Khu

căn cứ trực thuộc tỉnh (nay thuộc địa bàn xã Krong, huyện Kbang). Đồng chí

Hngứt (Đinh Rơi) được phân công làm Bí thư Ban cán sự khu căn cứ, đồng chí

Nguyễn Tuân (Bă Bôh) làm phó bí thư.

Đến năm 1964 Khu căn cứ tỉnh được gọi là huyện 10 (huyện căn cứ), đồng

chí Nguyễn Tuân (Bă Bôh) làm Bí thư, đồng chí Đinh Rơi làm phó Bí thư. Năm

1964-1965, đồng chí Nguyễn Kim Chi (Asong) thay đồng chí Nguyễn Tuân làm Bí

thư. Đến năm 1967 đồng chí Anh hùng Đinh Núp giữ chức vụ Bí thư huyện 10.

Ở mỗi xã, tỉnh phân công cán bộ người địa phương phụ trách.

Số làng của Khu căn cứ tỉnh bao gồm 26 làng: xã Krong gồm có 8 làng:

Hro, Salam Vir, Salam Kdar, Salam tehgôh, Pdrang tehgôh, Pdrang tănglăng, Bok

Dăk, Mơ Kong và được giữ nguyên cho đến năm 1975.

Page 72: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

72

- Xã Kơpier gồm có 10 làng: Kon Jueng, Tơleng, Adrang, Kơlêch Tih, Sang

Bửng, Kon Tăngcha, Đe Lơk, Đak Hlôh, Kon Chơch, Đe Muôn.

- Xã Lơpa gồm có 8 làng: Đe Btuk, Đe Hnghê, Đe Lur, Đe Pôt, Đe Klư, Đe

tơsei, Đe Mơkah, Đe Kon Klung.

Xã Krong, năm 1962-1965 đồng chí Kơ làm Bí thư. Từ năm 1966-1969

đồng chí Kueng làm Bí thư, đồng chí Ting làm chủ tịch.

Năm 1969- 1971 đồng chí Ting làm bí thư. Từ 1972-1975 đồng chí Đinh

Phơ làm Bí thư, đồng chí Pring (Tuk) là chủ tịch.

Xã Kơpier, năm 1960-1961 đồng chí Gríp làm Bí thư; năm 1962-1964 đồng

chí Kueng làm Bí thư, đồng chí Duing là chủ tịch.

Từ năm 1965-1967 đồng chí Đinh Deng làm Bí thư, Gróp là chủ tịch. Từ

1967-1969 đồng chí Hlim bí thư. Từ 1970-1975 đồng chí Duing làm Bí thư, đồng

chí Hlim là chủ tịch.

Xã Lơpa, năm 1955 chi bộ xã được củng cố, gồm có 6 đảng viên, đồng chí

Nguyễn Kim Chi (Asong) làm Bí thư; đồng chí Hmong (Bá Minh), dân tộc Bơhnar

làm phó bí thư, đồng chí Hnyưh là uỷ viên.

Năm 1963-1964 đồng chí Bá Minh làm Bí thư, đồng chí Bih làm chủ tịch,

đồng chí Hnyưh là uỷ viên, đồng chí Hyi phụ trách xã đội. Năm 1965-1967 đồng

chí Bih làm bí thư, đồng chí Hyi làm chủ tịch, đồng chí Bing là phụ trách xã đội,

đồng chí Hnyưh là uỷ viên.

Từ 1967-1971 đồng chí Hyi làm Bí thư, đồng chí Bơih làm chủ tịch, đồng

chí Hyui phụ trách xã đội, đồng chí Pyư là uỷ viên, Đinh thị Hyek phụ trách phụ

nữ.

Năm 1971-1975 đồng chí Đinh Bơih (hay Ngưh) làm Bí thư, đồng chí Pyư

làm chủ tịch, Đinh Byưh phụ trách xã đội, Ayêh uỷ viên, Đinh Thị Nhrơih phụ

trách phụ nữ.

Các xã đều có chi bộ đảng và lực lượng du kích. Xã Kơpier có 10 đảng viên,

Lơpa có 15 đảng viên, Krong có 11 đảng viên. Lực lượng du kích của Kơpier có

một tiểu đội, xã Lơpa có một trung đội (20 người), Krong có một tiểu đội 10 người

Đảng viên của Lơpa: Hninh (Bá Bek), Hnghê, Hniơng, Bá Minh (Hmong),

Jũ (làng Đe tơsei), Hyi...

Trong phong trào chung của các xã đã nổi lên những cán bộ tiêu biểu như:

Đồng chí Bá Hminh (Hmong), dân tộc Bơhnar, người làng Đê Lur, xã Lơpa (nay

Page 73: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

73

thuộc xã Krong, huyện Kbang) là một cán bộ người địa phương có nhiều đóng góp

cho phong trào của xã. Trong kháng chiến chống Pháp, Bá Minh đã tham gia làm

liên lạc. Sau Hiệp định Giơnevơ, tiếp tục tham gia vận động tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng trong quần chúng các làng. Năm 1957 Bá Minh được

vinh dự kết nạp vào Đảng cộng sản. Năm 1962 Bá Minh được phân công làm Bí

thư xã Lơpa. Sau khi tỉnh thành lập huyện 10- huyện căn cứ của tỉnh (1964), đồng

chí được rút về huyện 10, nhưng vẫn tăng cường làm Bí thư phụ trách xã Lơpa đến

cuối 1964. Bá Minh (Hmong) là tấm gương tiêu biểu của một cán bộ xã người địa

phương, năng nổ, một lòng vì Đảng, vì phong trào cách mạng. Sau năm 1975, khi

huyện nhà được giải phóng, Bá Minh tiếp tục được nhân dân trong xã tín nhiệm

làm Bí thư Đảng uỷ xã Krong từ năm 1976-1978.

Đồng chí Đinh Rơi, dân tộc Bơhnar người làng Kon Chơch (nay thuộc xã

Lơku, huyện Kbang), là phó Bí thư xã Bơnâm những năm đầu của cuộc kháng

chiến, năm 1960 sau Đại hội huyện 2 lần thứ nhất, được tỉnh rút về làm đoàn

trưởng xây dựng khu căn cứ cách mạng của tỉnh. Đồng chí luôn một lòng một dạ

phục vụ cách mạng, lăn lộn với phong trào địa phương, cùng với anh em cán bộ

người Kinh như Trịnh Văn Cư (Xử), Nguyễn Thanh Bình...bám địa bàn, bám dân,

nắm tình hình để gây dựng cơ sở, xây dựng vùng căn cứ của tỉnh.

Tại vùng căn cứ lúc bấy giờ không chỉ có cơ quan Tỉnh uỷ và Liên tỉnh 4, mà

còn có các cơ quan khác của tỉnh như Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng, các

đoàn thể thanh niên, phụ nữ, tỉnh đội và các ban tham mưu chính trị, hậu cần, các

ban của Đảng như Tuyên huấn, Tổ chức, An ninh, Ban Kinh tài, Ban lương thực,

Ban quân dân y, Bệnh xá, Ban giao bưu...nên công tác phòng gian bảo mật, đảm

bảo an toàn là vô cùng quan trọng.

Để tăng cường sự đoàn kết Kinh- Thượng và thuận lợi trong việc tuyên

truyền vận động đồng bào, các cơ quan của tỉnh đứng chân tại làng nào thì kết

nghĩa với làng đó, cùng dân làng sản xuất, bố phòng chống địch, bảo vệ khu căn

cứ. Từ năm 1962- 1968 Tỉnh uỷ và cơ quan Tuyên huấn đóng tại làng Kon Jueng,

xã Kơpier. Cơ quan dân vận, Mặt trận, văn hoá kết nghĩa với làng Tănglăng. Tỉnh

đội kết nghĩa với làng Adrang. Cơ quan dân y kết nghĩa với làng Kon Hro, cơ quan

Mậu dịch kết nghĩa với làng Salam Kdar ...

Là địa bàn vùng sâu, vùng xa, hiểm trở, nhân dân có truyền thống đấu tranh

cách mạng từ lâu đời, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã luôn quán triệt việc giữ

vững và bảo vệ căn cứ là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu, tổ chức triển khai các hoạt

động vũ trang, đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lấn chiếm của địch, bảo vệ

vững chắc vùng căn cứ.

Page 74: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

74

Do điều kiện chiến tranh nên việc sản xuất trong Khu căn cứ cũng gặp rất

nhiều khó khăn. Từ năm 1961 tỉnh thành lập Ban Kinh tài do đồng chí Tạ Quang

Kim làm trưởng ban, đồng chí Trần Như Trinh (Hlang) quản trị hành chính của

Văn phòng tỉnh uỷ, làm phó trưởng ban, đồng chí Nguyễn Văn Bùi (Bá Thái), uỷ

viên, phụ trách sản xuất. Năm 1963-1964 đồng chí Phạm Hồng làm trưởng ban. Từ

tháng 8-1964 đồng chí Ngô Thành (Chinh) thay đồng chí Phạm Hồng làm trưởng

ban Kinh tài. Trong Ban kinh tài có bộ phận sản xuất công doanh do đồng chí

Phạm Gia Tuấn phụ trách. Ban sản xuất các huyện do một uỷ viên Thường vụ,

trưởng ban kinh tế phụ trách, có nhiệm vụ vận động nông dân vào các tổ vòng đổi

công, tổ hợp tác tương trợ lao động, hướng dẫn tham gia sản xuất, tích cực đóng

góp lương thực ủng hộ cách mạng. Việc tổ chức làm ăn tập thể trong vùng căn cứ

được nhân dân thực hiện nghiêm túc, với tinh thần tự giác cao. Ban ngày đồng bào

bận lên rẫy sản xuất, tối về tham gia sinh hoạt trong làng. Đoàn thanh niên, tổ phụ

nữ là nòng cốt trong công tác vận động quần chúng.

Có sự hướng dẫn của cán bộ ban sản xuất, nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản

xuất lương thực, tăng diện tích rẫy nhằm đảm bảo lương thực cho cuộc sống và

đóng góp cho cách mạng.

Trong những năm chống Mỹ, mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị đều

phải dựa vào sự đóng góp của nhân dân vùng căn cứ. Để đảm bảo chỉ tiêu lương

thực của tỉnh đề ra, cán bộ, bộ đội cũng phải ra sức sản xuất tự túc lương thực.

Đồng bào Khu căn cứ của tỉnh cùng với cán bộ, bộ đội tích cực phát rẫy trồng mì,

phục vụ chiến trường. Mỗi rẫy rộng từ 2- 5 ha, cả làng chung sức phát rừng già để

làm rẫy cách mạng. Phong trào chăn nuôi được đẩy mạnh trong vùng căn cứ với

tinh thần: Chăn nuôi để ủng hộ cho cách mạng, giải phóng đất nước. Với tinh thần

đoàn kết và kinh nghiệm từ trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào đã tích cực

phát rẫy, trỉa lúa, bắp, trồng hàng triệu bụi mì để vừa tự túc lương thực ổn định

cuộc sống, vừa dành phần dự trữ cho cách mạng. Có những thời kỳ, ta gặp khó

khăn khi bị địch bao vây, phá hoại về kinh tế, nhân dân đói cơm, lạt muối, thiếu

quần áo, thuốc men, song toàn bộ lương thực sản xuất được đồng bào chia ba phần:

một phần để giống cho vụ sau, một phần giành cho người già và trẻ em, còn một

phần để cho cách mạng, người lớn khoẻ mạnh ăn khoai sắn là chính.

Năm 1962- 1963, phong trào nổi dậy phá ấp chiến lược trong tỉnh diễn ra

mạnh mẽ, đẩy địch vào thế ngày càng bị động. Chiến tranh nhân dân phát triển

mạnh, lực lượng du kích giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng làng xã chiến đấu.

Các tổ đội dân quân du kích các thôn làng của ba xã Khu căn cứ được tăng cường,

củng cố. Công tác an ninh của xã do một đồng chí trong chi uỷ phụ trách. Lực

lượng dân quân du kích, an ninh tăng cường nhiệm vụ bám sát cơ sở, vận động

Page 75: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

75

nhân dân đấu tranh chống địch càn quét, phòng gian bảo mật, chống thám báo, biệt

kích, gián điệp, đảm bảo địa bàn căn cứ trong sạch.

Tháng 4-1962 một tiểu đoàn nguỵ thuộc sư đoàn 9 bộ binh từ Vĩnh Thạnh

(Bình Định) đổ quân vào vùng Krong (Khu căn cứ) và Hơnơng (huyện 1) nhằm

triệt phá khu căn cứ, hành lang của ta. Lực lượng du kích xã Krong và xã Hơnơng

phối hợp với Tiểu đoàn 50 Quân khu bao vây đánh địch suốt 5 ngày đêm, loại khỏi

vòng chiến đấu 300 tên, bắn rơi 3 máy bay, địch buộc phải bỏ cuộc càn.

Năm 1963 hưởng ứng phong trào Thi đua Ấp bắc giết giặc lập công do Uỷ

ban Mặt trận giải phóng miền Nam phát động và chủ trương của tỉnh mở đợt giết

giặc giành dân, phong trào chiến tranh du kích phát triển khắp vùng căn cứ. Nam

nữ thanh niên và cả già đến trẻ các làng xã của Khu căn cứ tích cực vót chông, làm

bẫy chông, mang cung, bố phòng chống địch càn quét. Khí thế thi đua quyết tâm

tiêu diệt giặc Mỹ lan rộng khắp các buôn làng trong xã. Cán bộ, đảng viên ba xã

căn cứ bám sát dân làng để hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân tăng cường bố phòng bảo

vệ căn cứ, bảo vệ đường hành lang.

Tháng 11-1963 đế quốc Mỹ làm đảo chính quân sự, lật đổ Diệm- Nhu, mở

đầu thời kỳ khủng hoảng của chế độ nguỵ quyền tay sai, đồng thời tạo ra những

điều kiện thuận lợi để nhân dân miền Nam vùng lên đánh bại hoàn toàn chiến lược

"Chiến tranh đặc biệt " của đế quốc Mỹ.

Trong năm 1963- 1964 địch tăng cường càn quét, đánh phá Khu căn cứ (lúc

này được gọi là huyện 10), nhân dân và du kích xã Krong (huyện 10) phối hợp với

du kích xã Hơnơng (huyện 1) và lực lượng vũ trang của hai huyện tổ chức nhiều

cuộc phục kích chống địch càn quét vào vùng căn cứ, diệt hàng chục biệt kích,

thám báo, thu nhiều vũ khí các loại, bảo vệ khu căn cứ an toàn.

Tháng 5-1964 địch tổ chức tiến đánh vùng căn cứ của ta từ ba hướng. Hướng

từ An Khê, Kannak đánh dọc theo núi Kông Kaking (huyện 2); hướng từ Vĩnh

Thạnh (Bình Định) đánh vào vùng căn cứ Hơnơng (huyện 1); hướng từ Mang Đen

(Kon Plong) với khoảng một trung đoàn, có sự yểm trợ của phi pháo càn xuống

vùng Krong, khu căn cứ trung tâm của tỉnh và Hơnơng (huyện 1). Lực lượng bộ đội

huyện 10, 1, 2 cùng dân quân du kích hai xã Krong và Hơnơng phối hợp với chủ

lực quân khu V phục kích, tiến đánh nhiều trận, diệt và làm bị thương hàng trăm

tên địch, bảo vệ vững chắc vùng căn cứ, đường hành lang và kho tàng của ta.

Tháng 7-1964 địch đánh vào trạm B2 bên suối Đak Knir, các chiến sỹ của

trạm vừa đánh địch, vừa rút và đánh lạc hướng địch, bảo vệ kho vũ khí gần đó.

Page 76: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

76

Địch tăng cường các cuộc càn quét đánh phá, phá hoại bằng chất độc hoá học

nhằm tiêu diệt lực lượng ta, phá hoại kinh tế của ta, làmớuy yếu lực lượng ta.

Nhưng Khu căn cứ huyện 10 được giữ vững, đời sống nhân dân vẫn ổn định, phong

trào của quần chúng vẫn phát triển, đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, du

kích. Đâu đâu cũng hừng hực khí thế thi đua giết giặc, bảo vệ căn cứ. Các bãi

chông mang cung, cạm bẫy dựng lên, củng cố các tuyến bố phòng bao bọc các

làng, xã trong khu căn cứ.

Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, đồng bào ba xã căn cứ huyện 10 vẫn một

lòng đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn để vừa xây dựng căn cứ, tăng gia sản xuất

đảm bảo đời sống, đóng góp cho cách mạng, vừa đấu tranh chống địch càn quét,

bảo vệ khu căn cứ an toàn. Có những lúc khó khăn thiếu muối, ở vùng căn cứ, mỗi

người mỗi tháng chỉ được phân một nắp vỏ hộp dầu cù là muối hạt. Có khi lạt muối

cả tuần, nhiều người dân bị phù thũng, nhất là trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến

chống Mỹ cho đến những năm 1963, nhưng cán bộ và nhân dân ba xã căn cứ huyện

10 vẫn kiên cường, giữ vững truyền thống cách mạng, một lòng tin tưởng vào cách

mạng, bảo vệ cán bộ, bộ đội, tích cực sản xuất, xây dựng hậu cần tại chỗ, sẵn sàng

phục vụ nuôi quân và phục vụ kháng chiến.

Từ sau khi Mặt trận B3 thành lập (5-1964), yêu cầu phục vụ chiến trường

càng lớn, nhân dân vùng căn cứ phát thêm rẫy cách mạng, dựng thêm kho lúa, cùng

bộ đội trồng hàng triệu gốc mì. Các kho dự trữ luôn đảm bảo từ 2-3 tấn lương thực,

thực phẩm cung cấp cho mặt trận. Đồng bào trong xã còn tích cực tham gia vào các

đội dân công vận chuyển hàng hoá, vũ khí đạn dược, cung cấp kịp thời cho phía

trước.

Cuối năm 1964 cục diện chiến trường miền Nam thay đổi có lợi cho ta, Mỹ-

nguỵ lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tỉnh uỷ phát động toàn quân dân đẩy mạnh

ba mũi giáp công, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, củng cố và mở

rộng vùng căn cứ, vùng giải phóng.

Trung tâm căn cứ nơi Tỉnh uỷ đóng cách An Khê khoảng 50 km, cách đồn

Kanak 20 km. Để bảo đảm an toàn cho trung tâm căn cứ và cơ quan đầu não, Tỉnh

uỷ và các huyện căn cứ tổ chức thành ba tuyến: Tuyến đầu gồm các làng xã sống

hợp pháp vây quanh các đồn bốt, căn cứ của địch ở An Khê, Kannak...để theo dõi

tình hình phát hiện địch từ xa. Tuyến giữa gồm các làng xã sống nửa hợp pháp và

bất hợp pháp, nhằm phát hiện và đánh địch ở vòng ngoài. Cuối cùng mới đến tuyến

trung tâm đánh địch khi chúng đã lọt vào vòng trong. Ngoài ra, ta còn có phương

án chống địch đổ bộ, tập kích bằng đường không, bắn phá bằng B52, phi pháp và

chất độc hoá học, trinh sát bằng điện tử...

Page 77: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

77

Chi bộ các xã đẩy mạnh lãnh đạo xây dựng và phát triển vùng căn cứ vững

chắc về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá...động viên thanh niên tham gia

tổ, đội du kích làng xã và lực lượng vũ trang địa phương, chỉ đạo công tác chuẩn bị

lương thực, thực phẩm cho chiến trường; tăng cường dân công phục vụ các tuyến

hành lang, bảo đảm công tác giao liên đưa đón cán bộ, bộ đội ra vào chiến trường.

Các tổ chức đoàn thể được củng cố, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận

động nhân dân thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, Mặt trận, tham gia

công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong các làng, xã, phát triển sản xuất để ổn

định đời sống cho nhân dân trong vùng. Cán bộ xuống các thôn làng hướng dẫn

đồng bào cách trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất cao. Tinh thần cách mạng của

đồng bào vùng căn cứ huyện 10 tiếp tục được phát huy trong các giai đoạn sau này

của cuộc kháng chiến, nhất là công tác hành lang vận chuyển lương thực, vũ khí

đạn dược từ bắc vào nam ngày càng nhiều, khối lượng càng lớn.

Lực lượng của mỗi trạm giai đoạn này lên tới một trung đội, biên chế thành

các đơn vị: một tiểu đội quân bưu, hai tiểu đội vận chuyển hàng hoá, đạn dược từ

nam Kon Tum (đội 1) đến nam Sông Ba (đội 2). Do yêu cầu của chiến trường, có

ngày, số hàng cần vận chuyển lên đến 2-3 tấn, lực lượng của trạm không thể

chuyển hết, trạm phải huy động nhân dân các xã căn cứ Krong, Kơpier, Lơpa

(huyện 10). Không kể già trẻ, nam nữ, nhân dân trong huyện hăng hái tham gia

trong các đội dân công vận chuyển vũ khí, đạn dược phục vụ mặt trận.

Năm 1965, có phong trào bình bầu kiện tướng mang hàng, dưới các thùng

hàng của chiến sĩ giao bưu đều có ghi khẩu hiệu "đi như chong chóng, phóng như

tàu vũ trụ", thể hiện tinh thần thi đua của các chiến sỹ giao bưu trên các hành lang,

quyết tâm vì chiến trường, vì sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước.

Trên đường hành lang, phải băng rừng, trèo đèo lội suối hàng chục cây số từ

trạm này qua trạm khác, những chiến sỹ giao bưu cũng không quản ngại khó khăn,

có người mang vác, gùi cõng số lượng hàng hoá lên đến 70- 80kg một chuyến, có

ngày đi tới hai ba chuyến những vẫn đảm bảo hàng hoá an toàn.

Năm 1965, chiến trường ác liệt, các trạm thường xuyên có lực lượng bộ đội,

cán bộ vào mặt trận. Lực lượng qua hành lang có đoàn lên tới cả tiểu đoàn, các

đoàn cán bộ thường đi từ 40-50 người. Có trường hợp hành lang bị địch càn quét,

đánh phá, không qua được đường 19, nên các đoàn khách phải nằm lại trạm hàng

trăm người, có đoàn nằm lại căn cứ hơn hai tháng trời, như đoàn thiếu nhi tỉnh Phú

Yên ra miền Bắc bị kẹt lại tại căn cứ tỉnh từ 3- 4 tháng. Tỉnh uỷ và huyện 10 căn cứ

đã huy động nhân dân các làng xã đóng góp lương thực gạo, mì, bắp để cung cấp

cho cán bộ, bộ đội nghỉ lại.

Page 78: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

78

Ở các trạm giao liên, ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, đảm bảo giao

thông liên lạc qua lại hành lang, các chiến sỹ còn tích cực tăng gia sản xuất, đảm

bảo lương thực cho anh em trong đội, không để phải nhận lương thực trợ cấp và với

quyết tâm không để bộ đội qua trạm bị đói.

Năm 1965 trước đòn tấn công và nổi dậy của quân và dân ta trên khắp chiến

trường miền Nam, hệ thống ấp chiến lược của Mỹ- nguỵ gần như tan rã, nguỵ

quyền đứng trước nguy cơ sụp đổ. Mỹ- nguỵ lâm vào khủng hoảng chiến lược.

Thắng lợi của quân và dân toàn miền, có sự đóng góp của quân dân trong

tỉnh, huyện và vùng căn cứ huyện 10, góp phần quyết định làm thất bại chiến lược

"Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và tay sai, tạo điều kiện cho cuộc kháng

chiến của nhân dân trong toàn tỉnh và huyện 10 bước sang giai đoạn đấu tranh

chống các chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mỹ.

Chƣơng bốn

TIẾP TỤC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH, GIỮ VỮNG VÙNG

CĂN CỨ, GÓP PHẦN CÙNG NHÂN DÂN TRONG TỈNH

GIẢI PHÓNG QUÊ HƢƠNG (1965-1975)

Page 79: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

79

I- CHỐNG ĐỊCH CÀN QUÉT, GIỮ VỮNG VÙNG CĂN CỨ, NÂNG

CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (1965-1968)

Giữa năm 1965 Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam, thực hiện chiến lược "Chiến

tranh cục bộ" thay cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" bị phá sản, sử dụng quân

đội viễn chinh và quân đội nguỵ, trong đó quân Mỹ là lực lượng nòng cốt của chiến

lược, tiến hành kế hoạch "tìm diệt' và "bình định" nhằm tiêu diệt quân chủ lực, cơ

sở cách mạng và cơ quan đầu não của ta.

Tháng 8-1965, sư đoàn không vận số 1 Mỹ vào An Khê, xây dựng căn cứ

Tân Tạo. Lữ đoàn 3 sư đoàn 25 bộ binh vào cắm chốt tại Kơti Prông (phía tây Biển

Hồ). Hàng trăm cố vấn, chuyên viên kỹ thuật vào Quân đoàn II. Các căn cứ quân sự

Pleiku, An Khê được củng cố, xây dựng, tăng cường các hoạt động đánh phá cơ sở,

căn cứ của ta. Mỹ- nguỵ ra sức củng cố nguỵ quân, sử dụng các hình thức mua

chuộc dụ dỗ trong vùng đồng bào dân tộc và vùng chúng kiểm soát, tăng cường

gom xúc dân trở lại khu tập trung, ấp chiến lược với tên gọi mới là ấp tân sinh; đẩy

mạnh các cuộc hành quân "tìm diệt" vào vùng căn cứ, bao vây kinh tế, ngăn chặn

các cửa khẩu ở các vùng giáp ranh để triệt phá mọi nguồn tiếp tế của ta.

Các huyện căn cứ 1, 2 và huyện 10 là tiêu điểm đánh phá của địch. Kẻ thù

không từ một thủ đoạn độc ác nào, kể cả mở rộng qui mô chiến tranh hoá học để

tàn sát dân làng, thường xuyên hành quân càn quét dài ngày kết hợp với phi pháo,

rải chất độc để đánh phá cơ quan, lực lượng quân sự, kho tàng và huỷ diệt hoa màu,

ruộng rẫy của nhân dân. Các làng quanh khu căn cứ Tân Tạo thường xuyên bị bắn

pháo, rốc két. Các xã giáp đường 19 như xã Bắc, xã Đông Nam (huyện 2) bị xe

tăng, đạn bom cày xới. Trong vùng căn cứ huyện 10 ngày đêm phải hứng chịu hàng

loạt các đợt rải thảm của máy bay B52, phi pháo, chất độc hoá học cùng với những

cuộc càn quét, nương rẫy bị tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

Từ năm 1965 đến 1968, địch tổ chức nhiều cuộc hành quân lớn, có cả lực

lượng bộ binh, pháo binh, thám báo, biệt kích càn quét dài ngày theo lối "úp nơm",

"cuốn chiếu" vào vùng căn cứ để tìm kiếm cơ quan đầu não, lực lượng quân sự, kho

tàng của ta, tổ chức hàng chục cuộc càn quét qui mô tiểu đoàn trở lên, có máy bay,

phi pháo yểm trợ, kết hợp với hành quân, càn quét, đồng thời tăng cường hoạt động

chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, gây hoang mang trong tư tưởng cán bộ,

nhân dân.

Đầu tháng 4-1966 địch thường xuyên dùng trực thăng quần lượn vào sâu

vùng căn cứ, bắn phá nương rẫy, phát hiện kho tàng, lực lượng ta.

Page 80: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

80

Từ ngày 28-4 đến 17-5-1966 địch tiến hành cuộc càn quét lớn với 5 tiểu đoàn

quân Mỹ, có lính nguỵ phối hợp, đổ quân xuống vùng Kannak (huyện 2), bắc Đe

Sơlam, ngã ba Đak Kơpưng, ngã ba sông Lơpa- sông Ba, bắn phá mạnh vùng

huyện 1, 2 và nam huyện 10, thả bom, bắn rốc két xuống các vùng rẫy của đồng

bào, cơ quan Mặt trận tỉnh, thông tin, hậu cần, công binh...

Trước tình hình trên, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, cấp uỷ huyện 10 cùng

với huyện 1, 2 lãnh đạo các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng chống địch càn quét, củng

cố làng xã chiến đấu, rào lấp đường, hạn chế địch lùng sục, cất giấu tài sản, kho

tàng, tài liệu, có kế hoạch tránh càn cho người già, trẻ em.

Du kích các xã huyện 10 tham gia cùng lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, chủ

lực của quân khu chống trả liên tiếp các trận càn của địch. Sau 20 ngày chiến đấu

quyết liệt, ta đã đánh bại cuộc càn quét qui mô của địch, diệt và làm bị thương 336

tên, bắn rơi và phá huỷ 13 trực thăng các loại, bắn bị thương 3 chiếc khác, phá huỷ

nhiều loại súng đạn dược của địch.

Năm 1967 Sư không vận số 1 ở Tân Tạo tập trung đánh phá vùng căn cứ,

liên tục dùng máy bay rải chất độc hoá học triệt phá mùa màng, nương rẫy của

nhân dân, dùng pháo 175 ly bắn vào vùng căn cứ. Tình hình ngày càng ác liệt, lực

lượng vũ trang địa phương các huyện căn cứ tổ chức nhiều trận đánh trả quyết liệt

các cuộc càn quét của địch.

Đầu năm 1967 máy bay B52 của Mỹ-nguỵ oanh tạc, ném bom khu vực làng

Pdrang tănglăng, xã Krong (huyện 10) nơi trụ sở cơ quan tỉnh uỷ đóng. 11 căn nhà

của cơ quan Tỉnh uỷ cách nhau 15m, nên bom đều rơi vào khoảng trống, chỉ riêng

nhà của Ban quân sự tỉnh bị trúng bom, nhưng không thiệt hại về người. Các cuộc

đánh phá ác liệt của địch gây cho ta nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống

nhân dân, cán bộ trong vùng. Cũng trong năm 1967, máy bay B57 thả bom vào khu

căn cứ, bom rơi trúng cơ quan phụ nữ tỉnh, chị Lơ, tỉnh uỷ viên, hội trưởng hội phụ

nữ đầu tiên của tỉnh Gia Lai trúng bom bị hy sinh cùng với một số chị em khác.

Trước tình hình Mỹ -nguỵ tăng cường bắn phá vùng căn cứ của ta, huyện 10

lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh các phong trào đấu tranh chống âm mưu của địch.

Thực hiện chủ trương của huyện, chi bộ xã Krong, Kơpier, Lơpa phát động tư

tưởng, nâng cao giác ngộ chính trị cho nhân dân trong xã, tổ chức học tập lời kêu

gọi của Bác, mở đại hội "Nhân dân hiến kế đánh Mỹ" nhằm phát động phong trào

thi đua giết giặc lập công trong các làng xã. Nhân dân hưởng ứng sôi nổi, phát huy

truyền thống đấu tranh, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tăng cường củng cố và

xây dựng làng, xã chiến đấu. Phong trào vót chông bố phòng tiếp tục được đẩy

mạnh khắp các làng. Hàng năm mỗi người dân của ba xã căn cứ đóng góp hàng

Page 81: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

81

ngàn cây chông để bố phòng chống địch. Khí thế thi đua sôi nổi khắp vùng. Cây

chông được làm bằng thanh nứa vót nhọn, dài khoảng 50-60cm, cắm xiên trên mặt

đất ở các trục đường được lấp lá nguỵ trang, ngăn chặn có hiệu quả các toán thám

báo, biệt kích lùng sục sâu vào vùng căn cứ của ta. Những nơi có bãi chông, cán

bộ, bộ đội ta muốn qua lại phải có du kích dẫn đường.

Phong trào du kích chiến tranh phát triển ở các làng xã, hệ thống bố phòng

hầm chông, bẫy chông được xây dựng liên hoàn, tuỳ theo địa thế từng vùng để

chống lại các cuộc hành quân càn quét của địch. Với những kinh nghiệm chiến đấu

và tinh thần mưu trí, dũng cảm, nhân dân ba xã huyện 10 tích cực sáng tạo nhiều

hình thức đánh địch.

Lực lượng du kích các làng phát triển về số lượng, mạnh về chất lượng. Đội

du kích xã Krong trong thời gian từ 1964-1965 đã phát triển lên khoảng 30 người,

do đồng chí Klép làm xã đội trưởng. Đồng chí Đinh Kueng, chính trị viên huyện

đội kiêm Bí thư xã, trực tiếp phụ trách xây dựng, tập luyện dân quân du kích xã

Krong. Tại vùng làng Tănglăng giáp sông Lơpa và sông Ba là nơi trung đội du kích

thường xuyên luyện tập.

Năm 1967 địch tập trung đánh phá vùng căn cứ tỉnh, lực lượng vũ trang, du

kích các xã Krong, Kơpier, Lơpa (huyện 10) tích cực phối hợp với các lực lượng vũ

trang liên tục bám đánh, chống trả các cuộc càn quét lùng sục có qui mô lớn của

địch, bảo vệ dân, bảo vệ căn cứ.

Cuối năm 1967 đầu năm 1968 phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở cả ba

vùng chiến lược. Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tổng tấn công và nổi dậy

tết Mậu Thân. Tháng 1-1968 chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

được phổ biến đến các cấp, ngành trong tỉnh.

Hưởng ứng chủ trương chung, huyện 10 triển khai nhiệm vụ trước mắt, đẩy

mạnh hoạt động quân sự, chính trị, củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang, động

viên tinh thần quần chúng quyết tâm đánh thắng Mỹ-nguỵ.

Trong toàn huyện, phong trào quyết tâm đánh Mỹ diễn ra sôi nổi. Hầu hết

thanh niên, đoàn viên ba xã huyện 10 được động viên tham gia du kích, gia nhập

các lực lượng vũ trang huyện và các đội xung kích trên các tuyến hành lang vận

chuyển hàng hoá, lương thực, đạn dược từ các binh trạm của Mặt trận B3 xuống

các huyện phía đông. Qua đợt vận động, lực lượng du kích các xã tăng lên nhanh

chóng.

Trong năm 1968, du kích các xã phối hợp với bộ đội địa phương liên tiếp

tiến đánh nhiều trận chống địch càn quét, bảo vệ khu căn cứ tỉnh an toàn.

Page 82: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

82

Cuối năm 1968 trong một lần địch chuẩn bị đổ quân càn quét xuống vùng

ruộng huyện 10 (làng Tănglăng lớn, Tănglăng nhỏ), đồng chí Đinh Kueng, Bí thư

xã Krong cùng với các anh Duen, Mư (làng Pdrang), AMut (làng Tănglăng) tham

gia lực lượng vũ trang tỉnh, đã sử dụng súng car bin, trường Mas, tiểu liên, K44

cùng bắn hạ chiếc máy bay trực thắng của địch rơi cách điểm trú quân gần 1 km.

Sau đó chúng cho máy bay HA 43 (trực thăng vận) quần đảo bắn phá quanh khu

vực máy bay rơi. Nhưng ta không bị thiệt hại gì.

Cũng vào dịp cuối năm 1968 đồng chí Kueng cùng với anh Mư phối hợp với

các cánh quân đã nổ súng vào quân địch khi chúng vừa đổ quân xuống vùng làng

Mơtuk (xã Lơpa, huyện 10). Quân địch náo loạn, phải chuyển sang vị trí khác để

chốt quân, chuẩn bị cho cuộc càn quét...6

Các trận phục kích đánh địch chống càn của quân dân ba xã huyện 10 đã

ngăn chặn được nhiều cuộc càn quét vào vùng căn cứ của địch, thể hiện ý chí quyết

đấu tranh chống địch của nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh.

Thắng lợi liên tiếp của quân và dân ta trong và sau Tết Mậu Thân đã giữ

vững và mở rộng thêm vùng căn cứ, vùng giải phóng, thu hẹp phạm vi kiểm soát

của địch. Thắng lợi trên có sự đóng góp của nhân dân vùng căn cứ Krong, Kơpier,

Lơpa (huyện 10) góp phần làm thất bại âm mưu tìm diệt và bình định của địch.

Đi đôi với phong trào chống địch đánh phá càn quét, quyết giữ vững vùng

căn cứ trong đó có các xã Krong, Kơpier, Lơpa, chi bộ các xã chỉ đạo xây dựng

nâng cao chất lượng các tổ chức chính trị và đời sống cho nhân dân vùng căn cứ.

Các tổ chức quần chúng: thanh niên giải phóng, phụ nữ giải phóng và tổ hợp tác

tương trợ lao động ở ba xã căn cứ Krong, Kơpier, Lơpa được củng cố và phát triển

rộng rãi hơn, và có những hoạt động thiết thực đem lại lợi ích cho hội viên, nâng

cao đời sống cho các hộ gia đình.

Ban chấp hành các chi đoàn thanh niên được củng cố đủ từ 3- 5 người. Ở các

làng hình thành phân đoàn, gồm phân đoàn trưởng, phân đoàn phó và thư ký. Chi

hội phụ nữ các xã cũng được hình thành, tổ phụ nữ được thành lập ở các làng. Tổ

hợp tác tương trợ lao động- một tổ chức của nông dân các thôn làng tiếp tục phát

huy vai trò tập hợp, đoàn kết nông dân làm ăn tập thể, đẩy mạnh tăng gia sản xuất,

phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống mới ở thôn làng. Hội phụ nữ giải phóng phát

triển thêm hội viên, đẩy mạnh phong trào "Bốn đảm đang", tích cực vận động chị

em hội viên tham gia lao động sản xuất, tự túc lương thực và đóng góp nuôi quân.

Đoàn thanh niên giải phóng phát động trong lực lượng thanh niên phong trào "Ba

6 (� )Theo tư liệu đ/c Đinh Kueng, xã Krong, huyện Kbang cung cấp.

Page 83: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

83

xung kích", học tập lời kêu gọi của Bác, học tập nghị quyết của Đảng bộ huyện, nêu

cao khẩu hiệu Thanh niên xông lên hàng đầu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

Phong trào xung phong tòng quân, đi dân công phục vụ hành lang diễn ra mạnh mẽ

khắp các thôn làng. Tổ chức đoàn thanh niên vận động thanh niên trong làng xã

hưởng ứng các phong trào thi đua do Đoàn Liên khu V phát động. Phong trào thanh

niên xung phong tòng quân nhập ngũ, xung phong hoả tuyến phục vụ chiến đấu,

phong trào thanh niên Quyết Thắng phát triển mạnh trong những năm 1964-1965.

Hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên sôi nổi và rộng khắp vùng căn cứ.

Vào dịp Đại hội đoàn thanh niên tỉnh Gia Lai lần thứ nhất năm 1965 tại xã Krong,

đoàn đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên cắm trại, múa hát suốt ba ngày đêm

mừng thành công của Đại hội.

Ngày 12-7-1965 tại xã Đak Kơpier (huyện 10), Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

lần thứ II khai mạc. Đại hội đánh giá những thành tích và khuyết điểm, phân tích

thuận lợi, khó khăn trong lãnh đạo phong trào thời gian qua, đề ra nhiệm vụ trước

mắt của Đảng bộ trong tình hình mới.

Cuối năm 1965 tại làng Đak Sơmuôn, gần làng Tehgôh (xã Krong) Đại hội

lần thứ nhất của Đảng bộ huyện 10 khai mạc, đề ra nhiệm vụ quyết tâm đánh thắng

giặc Mỹ xâm lược, xây dựng huyện 10 về mọi mặt, thành trung tâm căn cứ vững

chắc an toàn cho tỉnh. Đồng chí Đinh Rơi được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn

Tuân (Bá Bôh) làm phó bí thư huyện 10. Sau Đại hội huyện 10, 03 xã Krong,

Kơpier, Lơpa cũng mở Đại hội bầu Ban chấp hành và cụ thể hoá nghị quyết Đại hội

huyện, quyết tâm xây dựng vùng căn cứ tỉnh, huyện vững mạnh về mọi mặt.

Năm 1966, cùng với chủ trương chủ động tấn công tiêu diệt địch, giành dân,

giữ lúa, huyện 10 đẩy mạnh chỉ đạo phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ sản xuất.

Chi bộ 03 xã tăng cường giáo dục tư tưởng trong cán bộ, nhân dân, phát huy phong

trào thi đua lao động sản xuất, tăng năng suất sản phẩm để phục vụ kháng chiến.

Trong những năm này, để triệt phá kinh tế và vùng căn cứ ta, Mỹ- nguỵ tăng

cường càn quét, dùng máy bay rải chất độc hoá học huỷ diệt cây trồng, nương rẫy

của đồng bào vùng căn cứ. Dọc đường hành lang của xã đều có rẫy trồng mì. Để

chống lại việc địch rải chất độc hoá học, ở các rẫy lúa, mì, bắp của dân, của các cơ

quan, bộ đội đều có bố trí người trực bắn máy bay và huy động nhân dân ra chặt

cây mì để hạn chế chất độc ngấm vào thân cây và củ. Tuy vậy, củ mì thường bị

đắng. Có thời điểm địch đánh phá ác liệt, hoa màu bị phá hoại, đồng bào trong

vùng căn cứ của huyện không sản xuất được, dẫn đến thiếu cái ăn, phải ăn củ rừng,

măng le hàng tháng trời. Lúa chủ yếu để dành nuôi quân đánh giặc.

Page 84: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

84

Chi bộ ba xã tích cực động viên nhân dân phát triển sản xuất, để đảm bảo

lương thực cho đời sống hàng ngày và đóng góp cho cách mạng, đồng thời có

những biện pháp để phòng chống chất độc hoá học, cất giấu, bảo vệ hoa màu, lúa

gạo, tài sản không để địch càn quét, cướp phá. Cán bộ, bộ đội và nhân dân các làng

thực hiện triệt để tiết kiệm. Ngay cả cây môn nước ở ngoài suối cũng chỉ cắt lá chứ

không được nhổ cả gốc. Các loại củ mài, đào xong là lấp ngay xuống để cho mọc

lại vào mùa sau. Các loại cây rừng cũng có tác dụng tích cực trong việc cứu đói cho

người dân những khi giáp hạt.

Quán triệt chủ trương coi cây mì là cây lương thực chiến lược chủ yếu, khắp

vùng căn cứ huyện 10, phong trào trồng mì phát triển. Cán bộ và nhân dân hăng hái

tham gia chiến dịch trồng mì. Cây mì gòn được khai thác triệt để từ củ đến lá để

chế biến làm nguồn thức ăn hàng ngày. Các rẫy cách mạng của thanh niên, phụ nữ

tiếp tục phát triển. Nhưng từ năm 1966 do yêu cầu của chiến trường, các đơn vị bộ

đội vào mặt trận ngày càng đông, nên nhiều khi rẫy cách mạng cũng không đủ để

cung cấp phục vụ bộ đội.

Thực hiện phương châm địch đến thì đánh, địch đi tiếp tục sản xuất; Quanh

năm sản xuất, bốn mùa có ăn, đồng bào các xã vùng căn cứ đã tranh thủ mọi thời

gian để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, ngoài

việc chăm bón cây trồng, rào chống thú rừng phá rẫy, đồng bào còn tích cực chống

địch càn quét, phá hoại để bảo vệ nương rẫy bằng nhiều hình thức: thu hoạch xong

là cất giấu nhanh lúa gạo trong các kho, hầm, phòng chống chất độc hoá học. Tinh

thần sản xuất của nhân dân 03 xã huyện 10 đã góp phần vào việc giữ vững sản

lượng lúa, hoa màu hàng năm, đảm bảo đời sống nhân dân và đóng góp vượt chỉ

tiêu cho cách mạng.

Năm 1967 tỉnh phát động nhân dân vùng căn cứ tương trợ sản xuất giữa các

làng, phát không cho dân trong vùng căn cứ 60 tấn lúa giống. Các làng xã trong

huyện đẩy mạnh thi đua sản xuất, do vậy bình quân đầu người đạt 250 kg lương

thực. Có xã đạt bình quân 400kg, một số tổ hợp tác đạt từ 450-1200 kg chất bột.

Các cơ quan và đơn vị bộ đội trong khu căn cứ cũng đẩy mạnh sản xuất tự túc đạt

bình quân đầu người 6kg lúa giống, 1000 gốc mì, tự túc lương thực từ 50-70%.

Trong các làng, đồng bào đã thích nghi dần với việc trồng mì, sử dụng tinh bột mì

vào bữa ăn hàng ngày. Trong 03 năm 1965-1968, bình quân hàng năm nhân dân

vùng căn cứ huyện 10 đạt mức gieo trồng 7kg giống trên đầu người một mùa vụ.

Từ trong phong trào lao động sản xuất, đã xuất hiện nhiều tấm gương cần cù dũng

cảm trong đồng bào của 03 xã huyện 10.

Page 85: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

85

Sản xuất phát triển, sản lượng lương thực, hoa màu dần tăng lên, nhân dân

các xã đóng góp lương thực với tinh thần tự nguyện rất cao. Nhiều gia đình do con

đông, ta không vận động nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ lương thực. Trong hoàn cảnh

nào của cuộc cách mạng, nhân dân vùng căn cứ huyện 10 luôn tích cực đóng góp

sức người, sức của để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Năm 1966 tỉnh tiếp đón đoàn cán bộ của Đảng cộng sản Trung Quốc đến

thăm và làm việc trong thời gian 4 ngày tại xã Krong, tìm hiểu về tinh thần quyết

tâm đánh Mỹ của nhân dân ta trong chiến tranh cục bộ. Đồng thời tham quan,

nghiên cứu xã chiến đấu A1, xã Yang Bắc (huyện 7), là xã vành đai diệt Mỹ, đối

diện, đương đầu với Sư không vận số I và khu căn cứ Tân Tạo (An Khê) của Mỹ.

Cũng trong năm này, tỉnh tiếp nhận 3 cán bộ quân sự của Bắc Triều Tiên vào

phối hợp với ta làm công tác vận động lính Nam Triều Tiên (lúc này trên địa bàn

tỉnh có 2 Tiểu đoàn Nam Triều Tiên đóng) và tìm kiếm, xây dựng cơ sở mật để bố

trí trở lại Nam Triều Tiên. Nhân dân các làng xã Krong tích cực tham gia công tác

giữ gìn an ninh, bảo vệ cán bộ, góp phần vào việc bảo mật trong vùng căn cứ.

Năm 1968, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, quyết tâm đánh cho Mỹ cút,

đánh cho nguỵ nhào, giành độc lập cho dân tộc. Trên chiến trường miền Nam tình

hình diễn biến ác liệt, tất cả mọi nhân tài vật lực được dồn cho chiến trường.

Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của chiến trường lúc này và để kịp thời huy động

lực lượng phục vụ chiến trường, chi bộ ba xã Krong, Kơpier, Lơpa đã tổ chức họp

dân để tuyên truyền vận động tham gia kháng chiến, vận động số thanh niên từ 18

đến 30 tuổi xung phong tình nguyện vào bộ đội.

Cán bộ xã đi xuống từng gia đình (bếp) vận động đồng bào "Thắt lưng buộc

bụng", "Dốc túi" (Tơtuh), "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho mặt trận", "thi đua vì

cách mạng", phát động học tập trong nhân dân và thanh niên các làng. Việc vận

động đi dân công được phân theo từng hạng A, B, C.

Hạng A là thanh niên từ 18 đến 30 tuổi, thời hạn đi từ 6 tháng trở lên, chủ

yếu là ra tuyến trước, có nhiệm vụ vận chuyển đạn dược, lương thực trên đường

hành lang, từ Bình Định, Quảng Ngãi lên, hoặc thu chiến lợi phẩm... về căn cứ.

Thanh niên các làng rất hăng hái tích cực tham gia dân công. Có số còn tình

nguyện gia nhập vào các đơn vị bộ đội tập trung của huyện, tỉnh, tiêu biểu như các

anh Đinh Phơ, Bí thư xã Krong, Yẻh (người xã Kơpier, sau trở thành huyện đội phó

huyện 10). Hạng B gồm những người trung niên có độ tuổi trên 30 và số dưới 18,

thời hạn đi dân công từ 10 ngày trở xuống. Số này có nhiệm vụ mang, cõng muối

gạo, dao rựa, đạn dược khoảng từ 20 kg từ Trạm Thuận xuống trạm Kăt thuộc

huyện 10, đường dây của tỉnh để về căn cứ hoặc chuyển ra mặt trận. Hạng C, chủ

Page 86: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

86

yếu là phụ nữ, người già và trẻ em sức khoẻ yếu ở tại thôn làng, làm công tác hậu

phương, gùi lúa từ kho về làng, giã, sàng xảy phục vụ phía trước, có cả bộ đội cùng

tham gia với dân làng. Không khí sôi nổi nhộn nhịp trong khắp các thôn làng.

Tiếng giã gạo thậm thịch vang lên suốt đêm ngày, vì mục tiêu phục vụ chiến

trường, đồng bào các xã Krong, Kơpier, Lơpa đã không quản ngại khó khăn vất vả,

hăng hái xay giã thật nhiều lúa gạo cho cách mạng. Có nhiều chị em phụ nữ trong

một ngày đã xay giã, sàng sảy 30 kg gạo giao cho cán bộ lương thực của xã, huyện.

Ở xã Kơpier, đồng bào không kể số lượng hàng hoá, lương thực nhiều hay ít,

mỗi khi có yêu cầu đều sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ với một quyết tâm "chỉ

có một củ mì cũng đi dân công", thể hiện tinh thần cách mạng cao của người dân

vùng căn cứ.

Phong trào đóng góp lúa gạo ủng hộ cách mạng tiếp tục được phát động

rộng khắp trong các thôn làng. Nhiều gương cá nhân, gia đình tiêu biểu ở ba xã căn

cứ huyện 10 trong đóng góp, ủng hộ phục vụ kháng chiến.

Ông Gróp, người làng Kon Jueng (xã Kơpier), một chủ tịch xã rất tích cực

trong công tác vận động nhân dân sản xuất, đóng góp lương thực ủng hộ cách

mạng, tham gia xây dựng nhà cho các cơ quan tỉnh, luôn gương mẫu đi đầu trong

mọi việc. Đến mùa vụ thu hoạch lúa được 100 gùi, ông đã đem ủng hộ 90 gùi, chỉ

giữ lại 10 gùi để làm giống và dành cho người già, trẻ nhỏ trong gia đình. Gia đình

bà Hyơ, mẹ của anh Hà Đình Vê, thu hoạch được 80 gùi lúa đã đem ủng hộ cho xã

77 gùi. Gia đình ông Gríp thu được 120 gùi, đóng góp 100 gùi...

Ở xã Lơpa, phong trào dân công diễn ra sôi nổi. Làng Đe Lur- làng trung tâm

của xã có phong trào phát triển. Có thời kỳ cao điểm, để kịp phục vụ yêu cầu của

chiến trường, hưởng ứng phong trào do tỉnh, huyện phát động, chỉ trong 10 ngày,

đồng bào các làng đã động viên nhau giã được 4 tấn gạo nộp cho xã phục vụ cho

nuôi quân. Các trung đội dân quân, du kích các thôn làng cùng hàng ngàn dân công

người dân tộc Bơhnar, kể cả nam phụ lão ấu (già trẻ gái trai) ngày đêm hăng hái giã

gạo, vận chuyển vào kho lương thực của xã.

Với truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng, ngay từ trong những ngày

đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mọi người dân ba

xã căn cứ Krong, Kơpier, Lơpa đều đã ý thức được một điều: Chỉ có một lòng đi

theo Đảng, theo Bok Hồ làm cách mạng đánh đuổi kẻ thù xâm lược mới giải phóng

quê hương, đất nước, mới mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình.

Cùng với thi đua sản xuất, phong trào văn hoá, văn nghệ, xây dựng đời sống

mới trong vùng căn cứ vẫn được phát triển. Ban ngày đồng bào bận lên nương rẫy

sản xuất, các buổi học văn hoá được tổ chức vào ban đêm. Cán bộ, bộ đội thường

Page 87: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

87

xuyên vào làng dạy cho thanh thiếu niên học chữ dân tộc, tiếng phổ thông, học hát,

học múa. Việc học văn hoá trong vùng căn cứ phát triển đã có tác dụng rất tích cực

trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng đến với nhân dân. Đồng bào hiểu

thêm về cách mạng, về chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng, ngày càng thêm tin

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Bok Hồ, tin vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng.

Phong trào văn nghệ, cất cao tiếng hát át tiếng bom phát triển ở các làng xã.

Làng nào cũng có đội văn nghệ, lúc đầu do tự phát. Sau này khi Liên khu uỷ 5 có

chủ trương thông qua phong trào văn nghệ để tuyên truyền vận động nhân dân, từ

đó phong trào văn nghệ trong thanh niên phát triển, nhiều bài hát mới có nội dung

cách mạng được đồng bào tự sáng tác. Lời ca tiếng hát đã có tác dụng động viên

nhân dân hăng say lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu, khơi dậy ý thức về cuộc

cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.

Phong trào xung phong tòng quân nhập ngũ, phong trào học văn hoá của

thanh niên, nhân dân xã Krong đã được Đoàn Liên khu V biểu dương khen ngợi

trong hội nghị do B3 tổ chức tại Đak Tô- Tân Cảnh. Tỉnh Gia Lai được nhân rộng

điển hình về phong trào tòng quân nhập ngũ và học văn hoá trong các tỉnh miền

núi, Tây nguyên học tập7.

Chiến tranh triền miên kéo theo tình trạng đói, bệnh tật. Cơ quan y tế tỉnh

thành lập từ đầu năm 1961, sau tổ chức thành tiểu ban Quân Dân y và là Ban dân y

sau này. Ban dân y và bệnh xá của tỉnh vừa phục vụ cho thương bệnh binh, cán bộ

nhân viên các cơ quan, vừa chăm lo sức khoẻ cho nhân dân trong vùng. Bệnh xá

tỉnh đóng tại khu trung tâm căn cứ, có xưởng dược, khai thác nguồn dược liệu tại

chỗ để bào chế một số thuốc nam thông thường. Bệnh xá, còn tự nghiên cứu pha

chế thuốc, dịch truyền để phục vụ việc chữa bệnh cho cán bộ, bộ đội và nhân dân

trong vùng, trong điều kiện nguồn thuốc được chuyển từ miền Bắc về và nguồn

thuốc ta mua từ vùng địch ra còn thiếu thốn. Ngành y tế tỉnh thường xuyên mở lớp

y tá, cứu thương, vệ sinh viên, phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh, "Xây

dựng làng sạch" trong các buôn làng, tổ chức các đoàn y tế lưu động khám chữa

bệnh cho nhân dân, khuyến khích người dân dùng thuốc nam chữa bệnh.

Được sự hướng dẫn của cán bộ y tế, trong từng thôn làng của xã Krong,

Kơpier, Lơpa, đồng bào đã biết chăm lo sức khoẻ bản thân, đau ốm đến trạm xá

khám chữa bệnh và sử dụng thuốc nam khi đau ốm theo hướng dẫn. Do vậy dịch

7 (

� )Theo tư liệu đồng chí Hồ Văn Khanh, nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Gia

Lai cung cấp.

Page 88: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

88

bệnh trong vùng dần hạn chế. Tình trạng đói xảy ra trong vùng phần nào được đẩy

lùi. Nạn lạt muối, thiếu quần áo, nông cụ cũng được giải quyết bằng cách khai thác

các luồng hàng từ vùng địch ở nội địa và đồng bằng lên.

Giữa năm 1968 các huyện 1, 2, 10 đã tiến hành bầu cử uỷ ban nhân dân cách

mạng các cấp. Đây là sự kiện quan trọng của huyện, xã cũng như trong toàn tỉnh.

Lần đầu tiên trong suốt 14 năm đấu tranh gian khổ ta đã có hệ thống chính quyền

các cấp hoàn chỉnh từ tỉnh xuống đến xã, thôn. Sự kiện trên đã khẳng định sự lớn

mạnh của lực lượng cách mạng và là niềm tự hào của nhân dân vùng căn cứ, cổ vũ

lòng tin, ý chí đấu tranh cách mạng của nhân dân còn đang sống trong vùng o ép

của địch, củng cố niềm tin vững chắc vào ngày toàn thắng đất nước.

Sau bầu cử, Uỷ ban nhân dân các xã đã thực hiện nhiệm vụ của một cơ quan

đại diện mang tính dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Các tổ chức đoàn thể được củng cố và phát triển, đẩy mạnh hoạt động tuyên

truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện chủ trương đường lối của

Đảng và mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam.

Trải qua những năm ác liệt thời kỳ 1965-1968, cán bộ, đảng viên và nhân

dân ba xã Krong, Kơpier, Lơpa (huyện 10) đã góp công sức vào công cuộc chiến

đấu chống càn quét, giữ vững và bảo vệ căn cứ, bảo vệ hành lang vận chuyển bắc-

nam, đồng thời ra sức sản xuất tiết kiệm để tự giải quyết đời sống và dành phần

đóng góp cho kháng chiến, nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội. Tinh thần hy sinh gian khổ

đó đã góp phần cùng toàn tỉnh đánh bại từng bước các âm mưu, thủ đoạn thâm độc

của kẻ thù, vững vàng đi vào giai đoạn kết thúc chiến tranh.

II-TIẾP TỤC GIỮ VỮNG CĂN CỨ. TIẾN TỚI CÙNG NHÂN DÂN

TRONG TỈNH GIẢI PHÓNG QUÊ HƢƠNG (1969-1975)

Sau thất bại chiến tranh cục bộ, Mỹ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá"

chiến tranh. Thực chất đây là chính sách dùng người Việt đánh người Việt, nhằm

kéo dài chiến tranh xâm lược. Chúng tăng cường xây dựng quân nguỵ thành đội

quân tay sai hiện đại, phát triển nhanh các loại quân địa phương để đủ sức thực

hiện âm mưu bình định, kìm kẹp dân, nhằm đánh bật lực lượng ta ra khỏi nông

thôn, vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh lâu dài.

Với lực lượng nguỵ quân được tăng cường, Mỹ-nguỵ mở nhiều cuộc tiến

công lớn, càn quét vùng nông thôn, vùng đông dân cư với các hình thức "bình định

cấp tốc", "bình định xây dựng", "bình định đặc biệt"...

Page 89: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

89

Ở Gia Lai, địch lấy ba huyện 1, 2, 10 là một trong các trọng điểm bình định,

liên tục mở nhiều cuộc càn quét, có cuộc đến qui mô vài tiểu đoàn trở lên. Ở dọc

đường 19, thuộc địa bàn huyện 2, một số dân bị dồn về ấp A1 (huyện 7).

Cùng với đánh phá dồn dân phía trước, địch tổ chức các cuộc càn quét đánh

phá sâu vào vùng căn cứ ta, với sự kết hợp của bộ binh và phi pháo yểm trợ, đồng

thời thả biệt kích xuống các vùng căn cứ để phát hiện cơ quan, kho tàng của tỉnh.

Trận càn quét kéo dài hai tháng bắt đầu từ tháng 9-1969. Cơ quan tỉnh phải

chuyển về Hơnơng (huyện 1), lánh lên làng Kon Kring (xã Đak Pơne). Địch rải

chất độc tràn lan nhằm huỷ diệt môi trường, phá hoại hoa màu, gây cảnh đói khổ để

dân chạy về vùng địch.

Dưới sự lãnh đạo của tỉnh, huyện 10, nhân dân các xã Krong, Kơpier, Lơpa

cũng như các nơi khác ra sức khắc phục khó khăn, quyết chống các biện pháp bình

định trong chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh của địch.

Trên tinh thần đó, huyện uỷ huyện 10 cũng như huyện 1, 2 tổ chức cho các

chi bộ mở các đợt học tập chính trị sau rộng trong nhân dân, khẳng định những

thắng lợi từ tết Mậu Thân đến 1969 là to lớn, động viên cán bộ, đảng viên và nhân

dân ra sức chiến đấu đánh bại chiến lược chiến tranh mới của địch.

Thư chúc mừng năm mới Kỷ Dậu (1969) của Bác với những lời kêu gọi thúc

giục: "Vì độc lập, vì tự do. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào" đã làm nức

lòng nhân dân toàn tỉnh cũng như nhân dân vùng căn cứ.

Từ năm 1969, anh hùng Đinh Núp, tỉnh uỷ viên được tỉnh phân công về làm

Bí thư huyện 10.

Tỉnh và huyện 10 chỉ đạo các xã Krong, Kơpier, Lơpa tiến hành xây dựng

dân quân du kích xã, đưa thêm đảng viên trẻ và 100% đoàn viên thanh niên vào đội

ngũ du kích tập trung chiến đấu ở xã và động viên đông đảo thanh niên tham gia du

kích thôn làng. Đây chính là lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bố phòng làng chiến

đấu, chống càn quét, chống thâm nhập của bọn biệt kích, thám báo, bảo vệ dân làng

an tâm sản xuất. Ba xã huyện 10 chỉ trong vòng 2 năm đã có 62 thanh niên tình

nguyện tòng quân, vào bộ đội chủ lực.

Thực hiện nhiệm vụ chống "bình định" của địch, lực lượng địa phương

huyện 2, phối hợp cùng với lực lượng công binh tỉnh phục kích giao thông trên

đường 19 đánh nhiều trận diệt Mỹ nguỵ và bọn "bình định nông thôn". Tiểu đoàn

450 có sự phối hợp của bộ đội địa phương huyện 2 và huyện 10 đánh sân bay Tân

Tạo, căn cứ Sư đoàn không vận số 1, diệt 15 địch và bắn cháy 25 máy bay, phá huỷ

14 nhà lính.

Page 90: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

90

Từ giữa đến cuối năm 1969, mật độ các cuộc càn quét tăng lên. Sau trận đổ

quân xuống Hơnơng bị ta tiêu diệt, đến 30- 9-1969, đại đội 2 tiểu đoàn 450 và du

kích 3 xã huyện 10 đã đánh trận dã ngoại, diệt một đại đội địch thu vũ khí và bắn

cháy một máy bay trực thăng. Tiếp theo địch cho phi pháo đánh phá căn cứ, máy

bay B52 rải thảm, máy bay cánh quạt rẽ lá, phát hiện hầm trú ẩn của ta, nhưng

những nỗ lực của quân dân vùng căn cứ đã ngăn chặn một bước âm mưu địch.

Phong trào du kích chiến tranh ở các huyện căn cứ vẫn được giữ vững. Lực

lượng du kích được tăng cường cả số lượng và chất lượng chiến đấu, cũng như

trang thiết bị. Ở huyện 10, ngoài trung đội tập trung, các xã Krong. Kơpier, Lơpa

còn xây dựng thêm 2 tiểu đội trinh sát, đƣợc huấn luyện kỹ thuật đặc công,

chuyên đi bám địch, đánh phục kích tập kích và đột nhập diệt ác...Du kích các

xã vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, tác chiến theo từng tiểu đội, từng làng,

từng khu vực. Trận địa chiến đấu luôn được chuẩn bị để sẵn sàng đánh địch bất cứ

lúc nào chúng đến. Sau mỗi đợt, du kích xã kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Đến ngày 2-2-1970, du kích xã Krong được tăng cường một trung đội, cùng

chủ lực và du kích xã Tây Nam (huyện 2) chặn đánh lực lượng địch đổ quân xuống

Kông Gbang. Ta đã phá huỷ 4 pháo 105 ly, 3 cối 81, cối 106, 7 ly, diệt 112 tên Mỹ

nguỵ...

Qua tháng 3-1970, du kích xã căn cứ huyện 2 cũng đánh một lực lượng biệt

kích ở Tú Thuỷ. Tháng 7-1970 lực lượng du kích xã Hơnơng (huyện 1) cũng tập

kích một trung đội biệt kích Mỹ ở Bong Lới.

Năm 1971 đế quốc Mỹ leo thang thêm một bước trong hoạt động mở rộng

chiến tranh xâm lược. Lực lượng vũ trang Gia Lai phối hợp chặt chẽ với phong trào

đấu tranh chính trị, đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố vùng căn cứ. Các huyện

1, 2, 10 huy động hàng trăm du kích ra phía trước. Phong trào bố phòng, xây dựng

làng xã chiến đấu chống càn quét,diệt thám báo biệt kích được đẩy mạnh hơn.

Ngày 16-3-1970 lực lượng bộ đội địa phương huyện 2 được tăng cường đại

đội công binh 17 của tỉnh đội, cùng du kích tập trung các xã huyện 10 đánh giao

thông trên đường 19, đoạn dốc Đak Pơ diệt đoàn xe 35 chiến trong đó có 6 xe tăng.

Thực hiện nghị quyết Tỉnh uỷ và của huyện 10 "Ra sức xây dựng thôn xã

vùng căn cứ và vùng giải phóng vững mạnh mọi mặt, để hỗ trợ cho phía trước đánh

địch...", đi đôi với củng cố lực lượng vũ trang, các xã phát động thi đua lao động

sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu lương thực, thực phẩm phục vụ cán bộ, bộ đội và

nhân dân. Các tổ vòng đổi công và các tổ hợp tác tương trợ lao động cũng được

củng cố và phát triển rộng thêm, tập hợp đa số nông dân vùng dân tộc vào tổ chức.

Càng ngày đồng bào dân tộc càng thấy rõ lối làm ăn tập thể ưu việt hơn hẳn cá thể.

Page 91: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

91

Các xã Lơpa, Krong...có đến 94- 97% số lao động tự nguyện vào tổ hợp tác. Các tổ

vòng đổi công, hợp tác rất thích nghi với việc làm ruộng lúa nước, trồng trọt theo

kỹ thuật mà cán bộ nông nghiệp hướng dẫn. Do vậy hàng năm, năng suất thu hoạch

tăng lên khá.

Đồng bào các làng ven sông Ba, Lơpa, ven suối đã biết khai phá để canh tác

ruộng nước, tuy nhiên diện tích nhỏ, không nhiều. Phương tiện chủ yếu dùng cuốc

và sức người, không sử dụng trâu giẫm ruộng như ở một số nơi. Ruộng nước có ở

một số làng như Pdrang, Sơlam tehgôh... (huyện 10), một số ruộng như Mơrung

(Salam Tehgôh, nay là Đak Chơkâu), Đak Kuk (bên suối Đak Kuk) đều do dân

làng tự khai phá. Từ năm 1960 đã hình thành cánh đồng ruộng nước Kơpưng

(huyện 10). Người đầu tiên khai phá làm ruộng nước là gia đình Bác Núp, Bí thư

huyện 10, sau đó đồng bào học cách để làm theo.

Phong trào làm "rẫy cách mạng" tiếp tục được phát triển. Làng nhiều bếp

làm rẫy lớn, làng nhỏ làm rẫy nhỏ, mỗi rẫy từ 1-2 ha tuỳ thuộc số khẩu của từng

làng. Rẫy được trồng xen canh các loại hoa màu, nhất là mì, bắp. Ta chủ trương

làm rẫy phân tán, rải ra nhiều vụ, trồng trỉa nhiều loại cây để hạn chế tác hại của

chất độc hoá học. Rẫy gia đình xen với rẫy cách mạng. Tại các rẫy đã được luân

canh trồng nhiều vụ, đồng bào tích cực phòng chống thú rừng phá rẫy, bảo vệ hoa

màu và kịp thời thu hoạch khi mùa vụ đến để chống sự phá hoại của địch. Từ

phong trào sản xuất, đời sống nhân dân trong xã được dần cải thiện, ổn định từng

bước. Đồng bào vùng căn cứ coi việc đóng góp ủng hộ kháng chiến là trách nhiệm,

nghĩa vụ của mỗi người nên rất nhiệt tình tham gia đóng đủ và vượt mức qui định.

Thóc gạo, mì bắp được đồng bào tự nguyện ủng hộ vào kho dự trữ cách mạng với

tinh thần dốc tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Năm 1969 có gia đình ông Grép làng Ktang (xã Kơpier) đóng góp 100 gùi

lúa cho cách mạng. Hay như Grơ, Grép...đã đóng góp, ủng hộ vượt chỉ tiêu của xã

đề ra. Ngoài ra còn rất nhiều gương điển hình của đồng bào các xã căn cứ trong lao

động sản xuất và đóng góp ủng hộ cho cách mạng. Đồng bào bảo nhau, phải chịu

đựng gian khổ ăn củ mì, rau rừng thay cơm trong mỗi bữa ăn gia đình, dành lúa gạo

để ủng hộ nuôi bộ đội đánh giặc. Và không chỉ người dân, mà có những thời điểm

khó khăn, chiến trường ác liệt, cán bộ, bộ đội cũng phải mang theo củ sắn làm

lương thực trong khi đi công tác và trong chiến đấu, gạo phải để dành cho thương

bệnh binh. Mặc dù trong điều kiện chiến tranh, nhưng nhân dân huyện 10 đã vượt

mọi khó khăn, để đóng góp sức người, sức của cho cách mạng.

Địch tăng cường dùng B52 thả hàng ngàn tấn bom đạn kết hợp với rải chất

độc hoá học triệt phá cây cối, hoa màu vùng căn cứ. Nhiều nương rẫy bị huỷ diệt,

Page 92: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

92

hàng trăm căn nhà của đồng bào bị đốt phá, nhiều người dân và súc vật bị nhiễm

độc. Ngoài ra chúng còn tìm mọi cách phong toả các cửa khẩu thu mua tiếp tế

lương thực của ta, kiểm soát chặt các cửa ra vào các ấp chiến lược, khu dồn nhằm

"không để lọt một hạt muối, một hạt gạo vào tay Việt cộng".

Trong điều kiện đó, tỉnh chủ trương giao mức sản xuất cho các cơ quan, ban

ngành, quân đội. Có nơi tự túc 100%, riêng bộ đội tự túc 60% còn 40% được cung

cấp8.

Thời gian này, hầu hết hàng hóa cung cấp cho vùng căn cứ của huyện 10 đều

phải mua từ Bình Định do ở Gia Lai địch kiểm soát gắt gao. Văn phòng ban tài

mậu và ngân khố tỉnh lúc ấy chỉ có khoảng 25-30 người, tiểu ban Thương nghiệp-

mậu dịch có một đội vận chuyển làm nhiệm vụ mua hàng dự trữ vào kho. Lực

lượng vận chuyển có khi phải huy động dân công các làng ba xã căn cứ huyện 10

lên tới hàng trăm người. Đường đi từ căn cứ huyện 10 xuống Kon Hơnơng, qua

Kông Chơrang, xuống Sông Côn, hoặc đi Hoài Sơn- An Lão hay Hoài Nhơn. Mỗi

chuyến đi phải mất 3-4 ngày mới đến nơi. Các mặt hàng chủ yếu là muối, vải,

thuốc men, đường, cá khô, pin đèn, nilông. Từ năm 1971-1972 hàng hóa chi viện

từ miền Bắc vào nhiều, chủ yếu là quần áo, võng, nilông, sau này có thêm bột ngọt.

Số hàng chi viện này tỉnh cũng phải cho quân ra lấy từ các trạm đông Kon Tum, tây

Quảng Ngãi. Riêng các loại nông cụ, ta hướng dẫn cho dân lượm vỏ bom, đạn của

địch về tự rèn ra nông cụ. Làng Tănglăng có lò rèn, thanh niên phát động phong

trào thu gom vỏ đạn, sắt vụn, sử dụng vỏ bom địch để rèn nông cụ như dao, rựa,

yết, rìu phục vụ cho sản xuất.

Để có nguồn hàng phục vụ đời sống sinh hoạt, nhân dân ba xã căn cứ Krong,

Kơpier, Lơpa đã không quản ngại khó khăn, tích cực tham gia các chuyến dân công

vận chuyển hàng hoá về căn cứ. Cuộc sống của nhân dân vùng căn cứ ngày càng

được cải thiện. Việc động viên sức người, sức của phục vụ tiền tuyến cũng được

đẩy mạnh hơn.

Ngày 5 đến 14-8-1969 tại làng Tănglăng, xã Krong (huyện 10), Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ III được tổ chức với 110 đại biểu đại diện cho trên 4000 đảng

viên trong Đảng bộ về dự. Trong thời gian diễn ra Đại hội, các tổ hội phụ nữ, đoàn

thanh niên có nhiệm vụ huy động nhân dân tham gia công tác hậu cần và bảo vệ hội

nghị.

Đồng bào các làng Đe Sơlam, Tănglăng...được phân công đóng góp lương

thực, thực phẩm để phục vụ Đại hội. Mỗi làng được phân từ 20-30 gùi lúa. Các

8 (� ) Sở Văn hoá-Thông tin Gia Lai: Lý lịch di tích căn cứ Krong, tháng 10/2002

Page 93: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

93

làng phân về cho từng bếp đảm nhận việc xay giã, sàng sảy. Ngoài lúa gạo, đồng

bào còn ủng hộ cả heo, trâu, rượu, từng nắm rau, trái bí, bắp chuối... ngoài rừng,

trên rẫy của gia đình. Nhiều chị em địu con nhỏ phía trước, gùi những bó củi lớn

phía sau để đóng góp cho Đại hội. Lực lượng thanh niên, du kích các thôn làng

được phân công làm nhiệm vụ canh gác, thông báo kịp thời tình hình xảy ra, cùng

ban an ninh xã, bộ đội đảm bảo an toàn cho Đại hội. Sự thành công và kết quả của

Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ có phần đóng góp không nhỏ của nhân dân các xã

của huyện 10.

Tháng 9-1969 trong lúc toàn huyện, xã đang tích cực triển khai Nghị quyết

của Đảng bộ tỉnh thì được tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong niềm đau

thương vô hạn, cán bộ, bộ đội và nhân dân xã Krong, Kơpier, Lơpa đã tập trung về

dự lễ truy điệu Bác tại khu rừng làng Prang tehgôh (xã Krong- huyện 10), trung

tâm căn cứ của tỉnh. Trong lòng mỗi người dân đều vang lên lời thề, nguyện thực

hiện theo Di chúc của Người, biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết

vượt mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết cùng đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, giành

độc lập cho dân tộc. Để tưởng nhớ Bác, đồng bào trong vùng căn cứ đã đánh bài

chiêng atâu trong 7 ngày để chịu tang Bác. Anh hùng Núp, Bí thư huyện 10 đã để

tang Bác 100 ngày không cắt tóc, cạo râu theo phong tục của đồng bào Bơhnar.

Năm 1972 trước những thắng lợi của quân và dân ta, Trung ương quyết định

mở chiến dịch tấn công chiến lược trên toàn miền Nam. Để chuẩn bị cho cuộc tiến

công và nổi dậy, tỉnh uỷ chủ trương phát động nhân dân các huyện căn cứ làm

đường chiến dịch. Hàng trăm dân công các xã huyện 10 tích cực tham gia cùng

nhân dân các huyện 1, 2 và lực lượng của tỉnh phát cây, đào đất mở con đường từ

trạm Lập (huyện 1) đến cầu Dây (sông Ba) phía đông tỉnh để phục vụ vận chuyển

hàng hoá, vũ khí, lương thực phục vụ cho chiến dịch.

Phát huy thắng lợi đạt được, các lực lượng vũ trang tỉnh, huyện mở nhiều

cuộc tấn công tiêu diệt địch, giải phóng nhiều vùng trong tỉnh, đưa dân lên thế làm

chủ. Cuộc tiến công và nổi dậy trên địa bàn tỉnh thu được nhiều thắng lợi lớn, góp

phần vào thắng lợi chung của nhân dân miền Nam.

Sau Hiệp định Paris 1973, ta đã mở rộng vùng giải phóng và củng cố vùng

căn cứ tỉnh và các huyện. Dân số sống trong vùng căn cứ ngày càng tăng. Trong

vùng căn cứ huyện 10, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giáo dục, y tế và giáo dục

phát triển thêm một bước. Bộ mặt vùng căn cứ dần được đổi mới. Tuyến hành lang

CO7 đông bắc ngang qua vùng căn cứ các huyện đông bắc của tỉnh ngày càng trở

thành tuyến giao thông trọng yếu trên tuyến hành lang Bắc-Nam.

Page 94: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

94

Để củng cố vùng căn cứ, từ giữa năm 1972, tỉnh đã có chủ trương xây dựng

thị trấn tại làng Đe Sơlam, xã Krong thuộc trung tâm căn cứ huyện 10. Công tác

chuẩn bị cho một thị trấn ra đời được tiến hành, hơn 250 m đường với sự huy động

sức lực của nhân dân các làng và bộ đội đã được hình thành, cùng với việc dựng

nhà, đào giếng...

Ngày 1-5-1973 thị trấn Dân Chủ của trung tâm khu căn cứ huyện 10 chính

thức được thành lập. Trong ngày khánh thành, có đông đảo cán bộ, bộ đội các cơ

quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn và nhân dân các làng xã trong huyện về dự.

Đại diện đoàn thanh niên đọc lời chào mừng thị trấn mới. Thị trấn được mang tên

Dân Chủ, là mật danh của tỉnh Gia Lai lúc bấy giờ (mật danh của Khu V là Vinh

Quang, Kon Tum là Yên Thế), do đồng chí Cao Văn Đông, người Nghĩa Hành

(Quảng Ngãi) làm chủ tịch. Thị trấn Dân Chủ là thể hiện mong ước làm người chủ

đất nước của đồng bào các dân tộc Gia Lai, đồng thời mang một ý nghĩa về một xã

hội dân chủ trên vùng đất Tây nguyên trong thời kỳ kháng chiến.

Thị trấn Dân Chủ được xây dựng trên vùng đất rộng khoảng 20 ha thuộc

làng Đê Sơlam, xã Krong (huyện 10), nằm trên bờ đông của sông Ba, bên phải là

dòng sông Ba, bên trái là dòng suối Đak Knir trong mát. Thị trấn nằm trên trục

hành lang Bắc- Nam và đông tây, núp dưới bóng cây xanh rất thuận lợi trong việc

bảo đảm an toàn bí mật cho một số cơ quan của tỉnh đứng chân và giao dịch với các

nơi khác. Toàn bộ thị trấn là một vùng thung lũng, bao quanh là các dãy núi Bok

Kang, Gbang, Mơtrong. Từ thị trấn về Kannak chỉ có một con đường chính phía

đông nam. Ở phía tây, bên kia sông Ba là vùng núi Kơpier, cũng là đường rút an

toàn khi bị địch càn quét vào vùng căn cứ. Từ vị trí này vượt qua dốc "đất đỏ" là

sang huyện 1. Ba đường gặp nhau tại ngã ba thị trấn Dân Chủ. Con đường hành

lang Bắc-Nam chạy dọc qua, đoạn ngang qua thị trấn được mở rộng chừng 8 m tuy

là đường đất nhưng bằng phẳng, đi lại rất thuận tiện, nhà cửa nhân dân được dựng

dọc hai bên đường.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, thị trấn dân Chủ được thành lập với 70 nhà lán

lợp tranh vách nứa dưới khu rừng già, lúc đầu chỉ có hơn chục hộ dân, chủ yếu là

người Kinh từ các khu dinh điền phía tây tỉnh được giải phóng năm 1965 về sinh

sống. Và khoảng 66 nóc nhà của đồng bào dân tộc Bơhnar làng Đe Sơlam vùng căn

cứ huyện 10. Tại thị trấn có trường cấp I, có trạm xá, nhà sinh hoạt cho cộng đồng,

có sân bóng chuyền, sân thể dục, cửa hàng mậu dịch, hiệu may và một số hàng

quán phục vụ các mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực do cơ quan mậu dịch phụ

trách, cửa hàng thuốc tây do ban Dân y phụ trách cung cấp thuốc men... cho nhân

dân và khách qua lại trên hành lang. thị trấn còn có lò rèn, bán dụng cụ sản xuất do

ban sản xuất phụ trách...

Page 95: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

95

Sau khi thị trấn Dân chủ được thành lập, sự mua bán trao đổi hàng hoá từ

đồng bằng lên, từ các vùng trong tỉnh về được tăng cường hơn, tạo điều kiện cải

thiện đời sống của cán bộ, bộ đội và nhân dân trong vùng căn cứ. Thị trấn ra đời trở

nên nhộn nhịp, đồng bào các làng ở quanh khu căn cứ Krong (huyện 10) rất phấn

khởi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào quanh vùng dần được nâng lên

một bước tuy còn nhiều những khó khăn, con em có điều kiện được đến trường

học.

Thị trấn Dân Chủ sinh hoạt cả ban đêm, đèn "măng sông" được thắp sáng và

đôi khi có ánh sáng điện máy nổ mỗi khi có hội họp, có các đoàn văn công đến biểu

diễn văn nghệ và đội chiếu phim phục vụ nhân dân. Đồng bào các làng trong vùng

căn cứ náo nức chờ đón những buổi văn nghệ, chiếu bóng của tỉnh.

Mặc dù trong điều kiện chiến tranh còn nhiều khó khăn, nhưng thị trấn Dân

Chủ ra đời bước đầu đã tạo nên một điểm sinh hoạt về chính trị, hoạt động kinh tế,

văn hoá trong vùng căn cứ của Tỉnh, là bộ mặt của cơ quan Tỉnh uỷ và là đầu mối

giao lưu giữa các huyện, các cơ quan trong tỉnh, giữa tỉnh Gia Lai với Bình Định,

Phú Yên, trở thành địa bàn dừng chân nghỉ ngơi an toàn của khách ra vào trên hành

lang Bắc-Nam,

Thị trấn Dân Chủ được xây dựng và củng cố về mọi mặt, tuy qui mô nhỏ và

tồn tại trong thời gian ngắn từ 1973 đến 1976, nhưng mang ý nghĩa to lớn, thắp lên

niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trong lòng

người dân vùng căn cứ. Ngày nay, những địa danh lịch sử của vùng căn cứ như thị

trấn Dân Chủ, dốc Bà Yên, dốc Bá Gô...đã in sâu vào tâm trí những cán bộ cách

mạng và người dân trong vùng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ cứu nước

đầy gian khổ ác liệt nhưng vô cùng vẻ vang.

Khi Hiệp định Paris được ký kết, ta tổ chức mít tinh mừng thắng lợi vào

ngày mùng một tết. Lá cờ rộng 2m được giương cao bay trong gió giữa trung tâm

căn cứ, đông đảo cán bộ, bộ đội và đồng bào các làng xã trong huyện về dự. Đêm

mùng một, các cơ quan đóng quanh thị trấn tổ chức đốt pháo, bắn súng đón giao

thừa mừng năm mới và mừng thắng lợi chung của dân tộc.

Cuối năm 1972 đầu 1973, thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện 2 và huyện

10 sáp nhập thành huyện 12. Các xã Krong, Kơpier, Lơpa lúc này thuộc địa bàn của

huyện 12. Uỷ ban nhân dân cách mạng huyện 12 lấy tên là huyện King Bơ (tên của

núi Kah King và Đak Bơ)9. Trên địa bàn xã Krong trong thời điểm này, ngoài đại

đội của tỉnh, còn có trung đoàn 95 của Quân khu và một số đơn vị của Mặt trận B3.

9 (�)Theo tư liệu đ/c ngô Thành (Chinh)

Page 96: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

96

Cùng với việc củng cố căn cứ và vùng mới giải phóng, tỉnh và Mặt trận Tây

nguyên khẩn trương thực hiện kế hoạch chuẩn bị chiến trường. Trước hết tập trung

sức huy động lực lượng củng cố tuyến đường chiến dịch qui mô phía đông tỉnh.

Đồng bào 03 xã Krong, Kơpier, Lơpa đã huy động hàng trăm dân công tham

gia mở hàng chục km đường, bắc thêm các cây cầu gỗ, vận chuyển hàng trăm tấn

hàng cho mặt trận. Có những đợt dân công hoạt động liên tục hàng mấy tháng trời

với hàng ngàn người tham gia.

Trên tuyến hành lang, hàng ngàn phụ nữ, thanh niên 03 xã căn cứ huyện 10

hăng hái tham gia phục vụ hành lang, vận chuyển vũ khí đạn dược, chiến lợi phẩm,

thuốc men, chăm sóc thương bệnh binh, bảo đảm lưu thông an toàn. Trong công tác

dân công, bảo vệ hành lang, hội phụ nữ, thanh niên giải phóng, phát huy vai trò

nòng cốt trong việc vận động tuyên truyền các hội viên.

Với Hiệp định Paris năm 1973, đế quốc Mỹ buộc phải rút quân nhưng không

huỷ bỏ các căn cứ quân sự ở miền Nam mà chuyển giao cho quân nguỵ Sài Gòn.

Mục tiêu hàng đầu của chúng là chiếm các vùng chiến lược quan trọng. "Lấn

chiếm", "bình định" được nâng lên thành quốc sách. Mỹ -nguỵ ra sức đôn quân, bắt

lính, thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ", chiếm đất giành dân, giành lại vùng

giải phóng của ta, tổ chức nhiều cuộc càn quét, chiếm đóng đồn bốt, đánh phá vùng

căn cứ với mật độ cao hơn.

Trên địa bàn Gia Lai, chúng mở các cuộc hành quân lấn chiếm với qui mô

lớn, sử dụng từ trung đoàn đến sư đoàn có phi pháo yểm trợ, đánh phá, giải toả các

khu vực bộ đội ta chốt giữ, cắm cờ dọc các trục giao thông.

Về phía ta, đi đôi với hoạt động quân sự đánh địch lấn chiếm, việc xây dựng

và phát triển thực lực được các cấp uỷ và chính quyền nhân dân các cấp xúc tiến

mạnh mẽ. Tỉnh tập trung ổn định đời sống nhân dân, nhất là số dân bị địch càn

quét, tàn phá nhà cửa, ruộng rẫy, hỗ trợ hàng ngàn mét vải, hàng trăm bộ quần áo

cho dân vùng căn cứ. Đi đôi với việc cứu lạt, cứu đói, tỉnh phát động phong trào thi

đua sản xuất vụ đông xuân và vụ mùa. Nhân dân các huyện căn cứ đã tập trung

trồng tỉa trên 6000ha với 550.000kg lúa giống, 43000kg bắp giống, 20 triệu gốc

sắn.

Nhân dân 03 xã căn cứ huyện 10 tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ thôn

làng, nương rẫy, hoa màu, bảo vệ vùng căn cứ. Lực lượng du kích được củng cố,

dưới sự chỉ đạo tổ chức của xã đội trưởng tăng cường phối hợp với lực lượng bộ

đội địa phương tấn công địch, chống càn quét, bảo vệ căn cứ. Các xã đều thành lập

trung đội du kích tập trung, thường trực tại xã có một tiểu đội du kích. Số lượng

thanh niên nam nữ trong các làng tham gia du kích ngày càng tăng, trong đó có cả

Page 97: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

97

thiếu niên và những người lớn tuổi. Xã đội trưởng xã Krong do anh Ghiu phụ trách.

Khi đại đội địa phương huyện bổ sung quân số, lực lượng thanh niên của xã hăng

hái tòng quân nhập ngũ. Ở xã Lơpa, cũng có nhiều thanh niên tham gia du kích,

đánh giặc giỏi. Các đội du kích ngoài việc đánh địch bảo vệ căn cứ, còn tích cực

tăng gia sản xuất, làm rẫy du kích để tự túc lương thực.

Nhân dân, du kích dưới sự chỉ đạo của chi bộ ba xã căn cứ đẩy mạnh xây

dựng hệ thống bố phòng, chông thò, mang cung trên các con đường tạo thành vành

đai liên hoàn giữa các làng để chống địch. Phong trào vót chông tiếp tục được phát

động, mỗi người từ 1000 đến 4000 cây chông/năm. Trên các tuyến bố phòng, đồng

bào làm cầu thang để lúc bình thường dân làng, cán bộ, bộ đội qua lại dễ dàng. Khi

địch càn đến, đồng bào rút thang, gài mang cung, cắm chông chặn đường tiến của

địch. Với sự bố phòng chặt chẽ của nhân dân trong làng xã, nhiều cuộc càn của

địch bị thất bại. Nhiều gương dũng cảm trong đấu tranh chống Mỹ- nguỵ ở các làng

của xã Krong như ông Đinh Druh, Đinh Yoi làng Adrang...

Từ sau hiệp định Paris năm 1973, địch không còn thực hiện các cuộc càn

quét vào căn cứ, mà chủ yếu sử dụng phi pháo bắn phá và rải chất độc hoá học phá

hoại hoa màu, nên đời sống của nhân dân vùng căn cứ Krong, Kơpier, Lơpa cũng

giảm bớt sự căng thẳng. Để phát triển kinh tế, đảm bảo lương thực cho sinh hoạt và

phục vụ kháng chiến, chi bộ các xã phát động nhân dân hưởng ứng phong trào xây

dựng căn cứ, thi đua lao động sản xuất, tăng diện tích trồng trọt lúa rẫy, mì, bắp.

Trong vụ mùa năm 1973, đồng bào các làng ở xã Kơpier cùng với Kơmui,

Kơdar, làm được trên 3 ha ruộng, khai thác và làm nà thổ dọc sông ba, dọc suối

Tơkan, Lơku, Kơpier. Nhân dân các làng Đe Mơtưk, làng Kan (xã Lơpa) đã tình

nguyện chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đất bằng để làm nà thổ, định cư tại

làng cũ góp phần tạo thế vững chắc cho phong trào và tăng thêm sản lượng sản xuất

lương thực của xã. Để phát rừng làm rẫy, đồng bào thực hiện theo chỉ đạo của

huyện, chỉ phát rừng non, rẫy cũ, không phát rừng già để bảo vệ rừng.

Các tổ hợp tác tương trợ lao động tiếp tục phát triển và củng cố trong các

làng vùng căn cứ. Làng Đe Lua (xã Lơpa) xuất hiện các tổ sản xuất tiêu biểu.

Phong trào hợp tác sản xuất trong từng làng phát triển với hình thức chấm công,

tính điểm...đã có tác dụng kích thích người dân hăng say lao động sản xuất, tăng

năng suất các vụ.

Với phong trào tăng gia sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi, trong những năm

1973-1974 nhân dân ba xã căn cứ huyện 10 đã đảm bảo tự túc được lương thực, về

muối ăn đã có để dự trữ khi huyện tổ chức mở nguồn hàng giao lưu với các vùng.

Page 98: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

98

Nhân dân còn tích cực khai thác lâm thổ sản như mật ong, sa nhân...để mua bán

trao đổi muối, gạo, dầu, vải vóc.

Trong các làng, được sự hướng dẫn của cán bộ xã, y tế xã, đồng bào thực

hiện xây dựng cuộc sống mới, phong trào sạch làng, sạch ngõ phát động trong các

thôn làng, biết dùng nước sạch, ngủ màn.

Công tác văn hoá giáo dục của 03 xã căn cứ huyện 10 dần được phát triển.

Thanh niên, du kích các làng tích cực tham gia phong trào bình dân học vụ, xoá mù

chữ. Tại thị trấn Dân Chủ có trường cấp I cho con em đồng bào dân tộc thiểu số

người địa phương các làng trong vùng căn cứ học tập. Huyện căn cứ có trường dân

tộc nội trú, mỗi lớp có từ 10-20 học sinh, do giáo viên của tỉnh về giảng dạy. Học

sinh học tại trường, vừa học văn hoá, vừa lao động sản xuất để tự túc lương

thực...Số thiếu niên người dân tộc địa phương học từ trường dân tộc nội trú huyện,

nhiều người đã trưởng thành như đồng chí Hà Sơn Nhin, hiện đang giữ chức vụ Bí

thư tỉnh uỷ Gia Lai; Đinh Tuyến Phúc, hiện là chủ tịch HĐND huyện, Đinh Yeng

bí thư huyện uỷ huyện Kbang, hay Đinh Danh Bí thư Đảng ủy xã, Klem đã từng

đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân và hiện là bí thư đảng uỷ xã Krong...

Trong năm này, trên địa bàn xã Krong, trường chuyên nghiệp đào tạo cán bộ

kỹ thuật đầu tiên của tỉnh được thành lập, ngoài ra còn có trường sơ cấp nông

nghiệp đóng tại suối Đak Nir, học viên là cán bộ từ các huyện trong tỉnh về học tập.

Các hoạt động văn nghệ được đẩy mạnh nhằm tuyên truyền chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân các làng. Đội văn nghệ xã Krong,

Kơpier, Lơpa thu hút đông đảo nam nữ thanh niên và nhân dân trong các làng vùng

căn cứ.

Từ ngày 23 đến 30-9-1973 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh họp lần thứ V tại

làng Sơlam Vir, xã Krong (huyện 12). Nhân dân làng Salam Vir và các làng trong

xã hăng hái tham gia đóng góp lúa gạo và rau màu phục vụ cho Đại hội. Lực lượng

du kích xã tích cực tham gia công tác bảo vệ an ninh, bảo đảm an toàn trong những

ngày diễn ra Đại hội.

Trong năm 1973-1975, 03 xã căn cứ của huyện 12 chú trọng công tác xây

dựng Đảng, có xã đạt chi bộ bốn tốt, số lượng đảng viên trong chi bộ tăng lên, phát

huy vai trò nòng cốt lãnh đạo nhân dân đấu tranh, sản xuất, xây dựng và bảo vệ căn

cứ. Tổ chức đoàn thanh niên nhân dân cách mạng và tổ chức quần chúng trong các

làng xã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện tốt chủ

trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Sự phát triển của các tổ chức Đảng và tổ

chức quần chúng là một trong những cơ sở để phong trào cách mạng các xã phát

triển.

Page 99: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

99

Cuối năm 1974, đầu 1975, thực hiện chủ trương của Trung ương, các tỉnh

miền núi khai thác gỗ quí để xây Lăng Bác Hồ, Tỉnh uỷ phổ biến xuống các huyện,

xã, được cán bộ và nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Chiến dịch khai thác gỗ để xây

Lăng Bác Hồ đượcphát động. Công trƣờng khai thác gỗ đƣợc thành lập ở huyện

12 do đồng chí Ksor Ní, phó bí thƣ tỉnh uỷ và các đồng chí Lê Tiên, tỉnh uỷ

viên, đồng chí Đinh Rơi trực tiếp chỉ đạo. Công trường đã huy động đông đảo

lực lượng cán bộ nhân viên các cơ quan, thanh niên, bộ đội và hàng trăm nhân dân

các xã căn cứ tham gia.

Ở huyện 12 do đồng chí Phó Bí thư huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo việc khai thác

gỗ. Số lượng được phân về các xã. Cán bộ xã vận động đồng bào các làng tham gia

phong trào khai thác gỗ xây Lăng Bác. Bằng phương pháp thủ công, nhân dân các

xã căn cứ đã đốn cây kéo gỗ gần hai tháng trời, vận chuyển cây ra đường ô tô cách

công trường gần 5 km. Đường dốc trơn trượt, việc vận chuyển vô cùng khó khăn,

nhưng với tình cảm của những người con Tây nguyên ơn Bác Hồ, đồng bào các

làng xã căn cứ đã không quản ngại gian khổ, khó khăn, tích cực tìm cây gỗ quí (gỗ

Trắc). Để vận chuyển cây từ nơi khai thác, đồng bào đã sáng kiến dùng thân cây gỗ

để làm con lăn, dùng sức người vừa kéo, vừa đẩy để di chuyển về nơi tập kết (Trạm

Lập). Mỗi cây gỗ phải huy động khoảng 20 người. Những khối gỗ được chuyển ra

miền Bắc xây dựng Lăng Bác là mang cả tình cảm, tấm lòng của đồng bào huyện

10, đồng bào Gia Lai đối với Bác Hồ.

Ngày 19-4-1974 tại làng Salam Vir, xã Krong, nơi cơ quan Tỉnh uỷ đóng,

đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng), Khu uỷ viên, Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai từ khoá II

(1965) đến khoá V (1973) đã qua đời sau thời gian lâm bệnh nặng. Cán bộ và nhân

dân các làng xã của huyện căn cứ vô cùng thương tiếc người đồng chí Bí thư hết

lòng tận tuỵ vì công việc, chỉ đạo sâu sát đối với công tác xây dựng căn cứ, luôn

chăm lo cho đời sống cán bộ và đồng bào dân tộc vùng căn cứ. Đồng chí Trần Văn

Bình là người có sáng kiến xây dựng thị trấn Dân chủ cho huyện căn cứ và cũng là

thị trấn của tỉnh Gia Lai. Lễ tang được tổ chức trọng thể trong niềm thương đau của

cán bộ và nhân dân trong vùng. Đồng bào đã để tang và trực tiếp đưa thi hài đồng

chí Bình đến nơi an nghỉ cuối cùng, vùng đất đã gắn bó với đồng chí qua 10 năm

làm Bí thư Tỉnh uỷ, lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương.

Năm 1975 tình hình chiến trường ngày càng sôi động, ta gấp rút triển khai

kế hoạch tiến công và nổi dậy trong toàn tỉnh. Lực lượng địa phương phối hợp với

chủ lực tấn công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng hàng vạn dân. Các cứ

điểm của địch đóng sâu trong vùng căn cứ đã bị ta nhổ sạch.

Page 100: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

100

Trước những đòn tấn công và nổi dậy quyết liệt của quân và dân trong tỉnh,

huyện, từng bước làm thất bại âm mưu, kế hoạch của địch, vùng giải phóng được

mở rộng. Ngày 23-3-1975 huyện An Khê hoàn toàn giải phóng. Tỉnh Gia Lai, hậu

phương trực tiếp của chiến trường đồng bằng Khu V đã góp phần quan trọng vào

thắng lợi chung của cách mạng toàn miền.

Trải qua 30 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ, quân và dân ba xã Krong, Kơpier, Lơpa đã cùng với quân dân trong tỉnh

đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân, đế quốc, giành thắng lợi vẻ vang,

cùng nhân dân cả nước bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa.

Là một xã vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế văn hoá xã hội còn thấp kém,

phong tục tập quán lạc hậu, nhưng với đức tính hiền hành, chất phác, thật thà, cần

cù lao động, được sự giác ngộ của Đảng, nhân dân xã Bơnâm trong kháng chiến

chống Pháp và nhân dân huyện 10 trong kháng chiến chống Mỹ luôn trung thành

với cách mạng, với dân tộc và quê hương mình.

Là một xã được vinh dự là trung tâm căn cứ của tỉnh, huyện, nằm trên đường

hành lang Bắc-Nam của Trung ương, nơi qua lại hội tụ của cán bộ, bộ đội thời kỳ

chống Mỹ cứu nước, chi bộ và nhân dân 03 xã (sau sát nhập thành 01 xã lấy tên là

Krong) đã lập nhiều thành tích xuất sắc, lập nhiều chiến công đánh địch, bố phòng,

xây dựng làng xã chiến đấu nhằm bảo vệ căn cứ, cơ quan, bảo vệ hành lang giao

thông thông suốt trong 30 năm kháng chiến cứu quốc.

Là địa bàn dân còn rất nghèo, nhưng với truyền thống yêu nước cách mạng,

nhân dân vùng căn cứ đã cố gắng nỗ lực dốc mọi nhân tài vật lực để phục vụ kháng

chiến, bảo vệ và nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội, và các cơ quan tỉnh trong hai cuộc

kháng chiến chống thực dân, đế quốc.

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã

Bơnâm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chi bộ 03 xã căn cứ trong kháng

chiến chống Mỹ, nhân dân 03 xã căn cứ luôn phát huy truyền thống anh hùng cách

mạng, đoàn kết chiến đấu, một lòng theo Đảng, Bok Hồ, không quản ngại gian khổ

hy sinh, anh dũng kiên cường đấu tranh chống địch, bảo vệ căn cứ tỉnh, huyện, bảo

vệ hành lang chiến lược an toàn. Với truyền thống cần cù trong lao động sản xuất,

đồng bào đã tích cực tham gia xây dựng căn cứ cách mạng của tỉnh, làm chỗ dựa

cho các lực lượng cách mạng và là hậu phương vững chắc, đóng góp sức người,

sức của, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu của cuộc kháng chiến. Vùng căn cứ Krong,

Kơpier, Lơpa xứng đáng với danh hiệu là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân

dân được Đảng, Nhà nước phong tặng.

Page 101: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

101

Chƣơng năm

KRONG TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ

QUÊ HƢƠNG ANH HÙNG (1975 - 2005)

I- ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI (1975 - 1985).

1- Ổn định tổ chức và đời sống nhân dân sau chiến tranh.

Ngày 23 - 3 - 1975, Khu 1 và Khu 2, nay thuộc địa bàn huyện Kbang

trong đó có xã căn cứ Krong anh hùng được hoàn toàn giải phóng, kết thúc một

thời kỳ đấu tranh nhiều hy sinh, gian khổ, nhưng rất đổi kiên cường, bất khuất của

quân và dân địa phương trong đấu tranh chống thực dân, đế quốc giành độc lập, tự

do, ấm no, hạnh phúc, giành quyền làm chủ về tay nhân dân. Từ đây Đảng bộ,

chính quyền và nhân dân Krong anh hùng bước vào thời kỳ mới, phát huy truyền

thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo xây dựng cuộc sống mới.

Thời điểm mới giải phóng, địa bàn xã Krong ngày nay bao gồm 03 xã

Krong, Lơpa, Kơpier và làng SơLam thuộc xã Hơnơng. Xã Krong (cũ) có 4 làng là

Tăng Lăng, Pdrang Tehgôh, Hro, Vir 1. Xã Lơpa có 5 làng là Pôt, Lur, MơTuk,

Tung, Kon Klung. Xã Kơpier có 5 làng là Jueng, Tơ leng, Kơlêch, Tăng và

Adrong. Xã Krong (cũ) do đồng chí Đinh Phơ là Bí thư, đồng chí Đinh Pring làm

Chủ tịch. Xã Lơpa đồng chí Đinh Ngưh làm Bí thư, đồng chí Đinh Bơih làm Chủ

tịch. Xã Kơpier đồng chí Đinh Duyng làm Bí thư, đồng chí Đinh Gyech làm Chủ

tịch. Toàn xã lúc mới giải phóng có hơn 1.700 dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc

Bơhnar.

Sau giải phóng hầu hết cán bộ, chiến sỹ đóng ở vùng căn cứ Krong

chuyển về Pleiku và An Khê. Lúc này tại thị trấn Dân chủ còn khảng 20 hộ người

Kinh sinh sống làm ăn từ trước giải phóng, đến tháng 11- 1975 cũng chuyển đi định

cư tại địa bàn xã Nghĩa An thuộc huyện Kbang hiện nay. Sau giải phóng đời sống

Page 102: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

102

nhân dân xã Krong còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức sản

xuất còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp. Là địa bàn hiểm trở, đường sá đi lại

khó khăn nên giao lưu kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế. Đồng bào Bơhnar sản

xuất và sinh sống chủ yếu là tự cung, tự cấp. Bên cạnh đó, xã Krong sau thời gian

dài trải qua chiến tranh ác liệt, nhiều hy sinh, mất mát, nay được hòa bình, độc lập

một số cán bộ và nhân dân có tư tưởng xã hơi nghỉ, ngơi thỏa mãn với những kết

quả đã đạt được. Đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình nhưng trình độ còn thấp, chưa có

kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý trong điều kiện hòa bình, xây dựng cuộc sống mới

xã hội chủ nghĩa. Đây thực sự là khó khăn lớn của Krong những ngày đầu sau giải

phóng. Tuy nhiên, Krong cũng có những thuận lợi cơ bản: tài nguyên rừng của địa

phương rất phong phú với nhiều loại gỗ, thú quý hiếm. Tình hình an ninh trật tự

của địa phương khá ổn định. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo ổn

định đời sống nhân dân, chuẩn bị tổ chức sản xuất. Đội ngũ cán bộ, đảng viên và

cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của các xã được hình thành, củng cố từ trước giải

phóng, được tôi luyện qua chiến tranh nên có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh chính

trị vững vàng. Nhân dân địa phương cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu quê hương,

một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Khí thế cách mạng của cán bộ và quần chúng

địa phương lên cao sau khi đất nước được hòa bình, độc lập và thống nhất.

Để giải quyết tình hình trước mắt tại địa phương, thực hiện chỉ đạo của

tỉnh, Huyện 12 chủ trương: tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng của

cán bộ, nhân dân, nhanh chóng củng cố tổ chức bộ máy chính quyền huyện, xã,

thôn, làng. Chuyển hướng kịp thời nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân,

phát động quần chúng tham gia bảo vệ chính quyền mới; chuẩn bị các điều kiện để

ổn định đời sống, tổ chức lại sản xuất; tập trung cứu đói, cứu đau trong dân. Trước

mắt vận động nhân dân ổn định định cư, chuẩn bị giống, nông cụ sản xuất vụ mùa

1975 và đông xuân 1975- 1976. Thực hiện chủ trương của huyện, các cấp ủy Đảng,

chính quyền, các đoàn thể quần chúng của các xã Krong, Lơpa, Kơpier tích cực

tuyên truyền nhân dân phát huy khí thế cách mạng, tăng cường đoàn kết, tập trung

ổn định đời sống. Các xã thực hiện tốt việc nhận và cấp phát hàng cứu đói, cứu đau

của huyện và tỉnh như lương thực, thực phẩm, muối đến các gia đình. Rà soát nắm

lại danh sách các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, nghèo đói để cứu trợ lương

thực, thuốc chữa bệnh. Các xã phát động phong trào đến từng hộ gia đình thực hiện

ăn chín, uống sôi, phát quang đường làng, tuyên truyền vận động nhân dân ốm đau

biết dùng thuốc để chữa bệnh... Để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài các xã

Krong, Lơpa, Kơpier phát động phong trào thi đua lao động sản xuất đến từng làng,

từng hộ gia đình. Tổ chức dân các làng đẩy mạnh phong trào khai hoang, phục hóa

cánh đồng đã có từ trước giải phóng để trồng cây lương thực; tổ chức nắm lại các

lực lượng lao động tại địa phương, số lượng lương thực, giống, nông cụ lao động

Page 103: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

103

trong dân để tiến hành triển khai sản xuất vụ mùa 1975 và vụ mùa đông xuân 1975

- 1976. Nhờ triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên đời sống nhân dân địa phương

đi dần vào ổn định.

Vào tháng 9- 1975, cùng với nhân dân trong huyện, trong tỉnh và cả

nước, nhân dân xã Krong, Lơpa, Kơpier tham gia đổi tiền Ngân hàng nhà nước Việt

Nam thay cho tiền ngụy Sài Gòn và tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũ ở miền

Bắc, chuẩn bị cho quá trình thống nhất hành chính, kinh tế và thị trường cả nước.

Tuy lượng tiền trong dân ít, song được cán bộ địa phương tuyên truyền và thông

báo chủ trương của Nhà nước, nhân dân địa phương đã tích cực tham gia đổi tiền

mới, phục vụ giao lưu, mua bán hàng hóa.

Theo chủ trương của Tỉnh ủy Gia Lai - Kon Tum, tháng 11 -1975 huyện

An Khê được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện 1, 2, 8 và huyện 10 nhằm phát

huy thế mạnh về đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật nhằm nhanh chóng phát triển sản

xuất, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn

cứ cách mạng. Đồng chí Nguyễn Thứ, Tỉnh ủy viên được phân công làm Bí thư

Huyện ủy, đồng chí Đinh Rơi, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch huyện. Ban Thường vụ

Huyện ủy An Khê phân công đồng chí Bă Minh, Huyện ủy viên làm Bí thư kiêm

Chủ tịch xã Krong. Ngày 25 - 4 - 1976, theo tinh thần của Hội nghị hiệp thương

chính trị thống nhất đất nước, nhân dân các xã Krong, Lơpa, Kơpier đã nô nức

tham gia bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. Huyện An Khê chủ trương

bố trí điểm bầu cử tùy theo số dân tập trung và đặc điểm phân bố dân cư để đảm

bảo việc bầu cử thuận lợi. Xã Krong được bố trí hai điểm bầu cử, xã Lơpa và xã

Kơpier mỗi đơn vị được bố trí một điểm bầu. Nhờ được tuyên truyền vận động từ

trước, nên ngay từ sáng sớm nhân dân các làng đã cùng nhau đến các điểm bầu cử

để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân. Có 100% nhân dân trong độ

tuổi trên địa bàn xã Krong ngày nay tham gia bầu cử Quốc hội nước Việt Nam

thống nhất.

Thực hiện Quyết định số 05 - QĐ/UB, ngày 13 - 9 - 1976, của Ủy ban

nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum, 03 xã Krong, Lơpa, Kơpier và làng SơLam (xã

Hơnơng) được sáp nhập thành xã Krong. Lúc này toàn xã Krong có 9 làng, 3 thôn,

262 hộ với 1.748 khẩu. Sau khi được sáp nhập, Đảng ủy, chính quyền xã Krong

nhanh chóng ổn định tổ chức và lãnh đạo nhân dân tích cực khai hoang, gieo trồng,

phát triển sản xuất. Vào ngày 02 - 10 - 1976, đã diễn ra Đại hội Đảng bộ xã Krong

lần thứ nhất. Đại hội đã bầu 09 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã. Đồng

chí Bă Minh được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Cấp ủy phân công đồng chí Đinh

Phơ, Phó bí thư Đảng ủy, giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Lúc này Đảng bộ

xã có 61 đảng viên sinh hoạt tại 3 chi bộ trực thuộc và 9 tổ đảng.

Page 104: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

104

Sau hơn một năm rưỡi tích cực, chủ động tổ chức đời sống nhân dân,

khai hoang phục hóa phát triển sản xuất lương thực, tập trung củng cố chính quyền,

Mặt trận và các đoàn thể xã đến các thôn làng, xây dựng đời sống văn hóa tinh

thần, với sự hỗ trợ tích cực của tỉnh, huyện và sự cố gắng của cán bộ, đảng và nhân

dân mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc xã Krong bước đầu đi vào ổn định.

Niềm tin của nhân dân vào cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục được

củng cố. Nhân dân địa phương đã từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi

phục, phát triển nương rẫy, ruộng nước tạo được một số tiền về kinh tế- xã hội để

Krong bước vào thời kỳ mới, thời kỳ tập trung xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

2- Khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng

(1976 - 1985)

Bước vào thời kỳ xây dựng quê hương sau thời gian dài đấu tranh chống

ngoại xâm, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền

xã Krong phải triển khai các nhiệm vụ mới mẻ và nặng nề là phát triển sản xuất, cải

thiện đời sống nhân dân, phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, củng cố an ninh

quốc phòng, xây dựng đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh, trong khi

điều kiện của xã còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên và lớn nhất của Krong

trên 95% dân số không biết chữ, cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội hầu như chưa có gì,

trình độ sản xuất và phong tục tập quán còn lạc hậu, chủ yếu độc canh cây lương

thực bằng phát đốt, chọc trỉa, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên năng

suất thấp, chất lượng kém, việc thiếu đói thường xuyên diễn ra khá phổ biến trong

cộng đồng dân cư. Đội ngũ cán bộ kiên cường, trung thành và hết lòng làm việc vì

mục tiêu lý tưởng cách mạng nhưng trình độ văn hóa thấp, năng lực lãnh đạo, quản

lý, triển khai nhiệm vụ công tác còn hạn chế, chưa thành thạo nhiệm vụ quản lý xã

hội trong thời bình.

Quán triệt nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ huyện An Khê lần thứ VI đề ra

là “thực hiện định canh, định cư 100%, ra sức thâm canh tăng vụ, phát triển nhiều

công trình thủy lợi, mở rộng diện tích lúa nước. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển,

trồng cây công nghiệp và chăn nuôi để đảm bảo lương thực và thực phẩm, giải

quyết nhu cầu cấp thiết của nhân dân, đồng thời làm nghĩa vụ cho nhà nước và xuất

khẩu”, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Krong đã vận dụng vào điều kiện thực tế địa

phương, đề ra nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của địa phương trong những năm đầu

xây dựng quê hương là: thực hiện định canh, định cư khai hoang phục hóa, phát

triển sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng cây lương thực để giải quyết cái ăn tại

chỗ cho dân và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Đấu tranh chống mê tín dị đoan, xóa

bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, phát triển giáo dục, y tế,

phát triển phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ... góp phần từng bước xây

dựng đời sống mới. Trong năm 1976, xã huy động nhân dân tiến hành xây dựng

Page 105: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

105

đập nước ở suối Đak Hnir để phục vụ tưới tiêu sản xuất; huy động hàng ngàn lượt

dân khai hoang được 3 ha trồng lúa nước và khai hoang phục hóa được 86 ha ruộng

rẫy, đưa diện tích đất sản xuất toàn xã cuối năm 1976 lên trên 310 ha.

Trong năm 1977 và những năm tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy,

Ủy ban nhân dân, hướng dẫn của các đoàn thể, nhân dân xã Krong đã triển khai

thực hiện tốt phong trào làm thủy lợi, khai hoang phục hóa đồng ruộng, phát triển

sản xuất lương thực. Từ ngày 16 - 01 đến 10 - 02 - 1977 cùng với nhân dân toàn

huyện, xã Krong đã huy động được 930 người dân tham gia chiến dịch khai hoang

25 ngày do huyện An Khê phát động. Kết quả đã khai hoang được 14,5 ha .Tất cả

nhân dân ở các làng, trừ những người già, em nhỏ, còn lại mọi người dân trong xã

đều tích cực tham gia khai hoang. Để phục vụ chiến dịch khai hoang, xã đã hướng

dẫn, chỉ đạo mỗi làng thành lập một đội văn nghệ quần chúng ra tận các công

trường khai hoang để phục vụ văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui vẻ, phấn khởi

để hăng say lao động sản xuất đạt thành tích tốt trong đợt khai hoang. Sau chiến

dịch nhân dân Krong còn tiếp tục phục hóa được 8 ha ruộng lúa nước. Đây là diện

tích đã được khai phá từ thời kháng chiến chống Mỹ, nay được phục hồi, mở rộng

thêm để trồng lúa nước hai vụ. Nhân dân các làng còn khai thác các vùng ruộng

nước nhỏ ở ven các sông, suối để sản xuất.

Sau chiến dịch khai hoang, phục hóa huyện An Khê chủ trương phát

động chiến dịch trồng mì nhằm đưa diện tích khai hoang vào sản xuất các loại cây

lương thực phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và trình độ, thói quen

canh tác lâu đời của người dân. Trong hai tháng 3 và 4 - 1977, xã Krong đã huy

động được 334 người tham gia trồng mì với diện tích 40 ha, năng xuất cuối vụ đạt

2,5 đến 3 tấn/ha/vụ. Nhờ đẩy mạnh khai hoang, sản xuất cây lương thực và các hoạt

động kinh tế khác nên đến cuối năm 1977, nạn đói kinh niên từng bưóc được giải

quyết. Tuy nhiên, lúc này đời sống của người dân trong xã cũng còn gặp nhiều khó

khăn, tình trạng đói giáp hạn vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Nhân dân cần cù, nhưng

trình độ và phương thức canh tác còn lạc hậu, nên năng suất trên diện tích còn khá

thấp. Năm 1977, huyện tiến hành sửa chữa, làm lại đường vào xã Krong, đảm bảo

để các loại xe nhỏ lưu thông, nhằm mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa. Nhưng thực

tế địa hình phức tạp, đường làm còn xấu nên việc đi lại, lưu thông của các phương

tiện cơ giới còn hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa, giao thông của xã với

huyện gần như bị gián đoạn.

Để giúp xã vượt khó, vươn lên từ tháng 4 - 1977, huyện An Khê đã mở

công trường khai hoang tại xã Krong. Đội thanh niên tình nguyện xung kích

Nguyễn Văn Trỗi của huyện đã đưa hơn 30 đoàn viên thanh niên về xã, cùng với

đồng bào tại các thôn, làng tiếp tục khai hoang được 22,4 ha. Huyện còn tổ chức

Page 106: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

106

cứu đói giáp hạn cho Krong 6 tấn gạo và 3 tấn mì. Vụ mùa năm 1978, xã Krong đã

gieo trồng được 180 ha, trong đó có 57 ha lúa rẫy, 13 ha lúa nước.

Nhờ đẩy mạnh phục hóa, phát triển sản xuất nên diện tích đất canh tác

của xã tăng khá qua các năm. Năm 1977 tổng diện tích đất nông nghiệp được đưa

vào sản xuất chỉ đạt 198 ha, năm 1979 đạt 385,2 ha. Đến năm 1985, diện tích đất

nông nghiệp của xã đưa vào sản xuất đạt 391 ha, trong đó diện tích lúa đạt 255,3

ha, ngô đạt 69,6 ha, mì đạt 52,99 ha.... Nhờ đẩy mạnh khai hoang phát triển sản

xuất nên đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nạn đói giáp hạn không

còn xảy ra gay gắt như những năm đầu mới giải phóng. Năm 1979, tổng sản lượng

lương thực quy thóc toàn xã đạt 549 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 336

kg thóc, cao hơn bình quân lương thực đầu người toàn huyện là 300 kg/người/năm.

Cùng với việc đẩy mạnh khai hoang, phục hóa phát triển sản xuất được

sự chỉ đạo chặt chẽ của huyện, xã Krong đã tiến hành xây dựng và phát triển các

tập đoàn sản xuất. Đến cuối năm 1978 toàn xã có 8 tập đoàn sản xuất. Mỗi tập đoàn

được tổ chức từ 2 đến 3 làng. Xã đã gửi một số cán bộ tập đoàn sản xuất và công

tác tại hợp tác xã đi đào tạo tại tỉnh và huyện để nâng cao trình độ quản lý. Phong

trào làm ăn tập thể của nhân dân ở Krong diễn ra rất sôi nổi. Phương thức hoạt

động của các tập đoàn sản xuất ở xã Krong thời điểm này là làm ăn chung, chấm

công và ăn chia theo sản phẩm, có phần tích lũy gây quỹ phúc lợi xã hội để chi hỗ

trợ cho các gia đình chính sách, neo đơn hoặc tổ chức các lễ hội tại làng. Tuy

nhiên, tại một số tập đoàn sản xuất nhận thức của người dân về làm ăn tập thể còn

hạn chế. Năm 1978 - 1979, một số dân ở làng Vir, Pơlei Krôi, Tung, Gút... không

chịu sống tại làng định canh, định cư mà đã tiến hành du cư vào rừng và về xã Sơn

Lang, Lơ Ku để phát rừng làm nương rẫy. Xã phải cử đồng chí Phơ xuống làng

Tung, làng Gút để tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ đường lối của Đảng, yên tâm

ở lại làm ăn cùng tập đoàn, khuyên những người ra đi hãy về làng làm ăn. Đồng chí

Hlang trực tiếp xuống làng Vir vận động nhân dân an tâm sản xuất. Đồng chí

Hyum trực tiếp xuống làng Pơlei Krôi lãnh đạo nhân dân sản xuất vụ đông xuân

1978 - 1979. Trong những năm 1980 - 1981, thực hiện chỉ đạo của huyện các tập

đoàn sản xuất của xã được củng cố. Ủy ban nhân dân xã chủ trương “củng cố và

hoàn thiện các tập đoàn sản xuất, làm cho các tập đoàn sản xuất thấy rõ được mục

đích, bước đi để hăng hái lao động sản xuất làm ra nhiều của cải cho xã hội. Đồng

thời, làm cho các tập đoàn luôn phát huy quyền làm chủ tập thể của mỗi tập đoàn

viên, trên cơ sở các tập đoàn phải thực hiện bằng được 5 công khai (10)

, sau khi

10

5 công khai: - công khai hóa chi thu

- công khai hóa công điểm

- công khai hóa hàng hóa

- công khai hóa các quỹ

Page 107: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

107

được củng cố đến năm 1983, Krong có 25 tập đoàn sản xuất, tổ chức ở 3 thôn, 11

làng. Các tập đoàn được bố trí từ 21 lao động đến trên 50 lao động, diện tích đất

sản xuất của mỗi tập đoàn giao động từ 23 ha đến trên 50 ha. Tập đoàn 2 là tập

đoàn lớn nhất trong số 25 tập đoàn sản xuất của xã với 53 lao động có tổng diện

tích đất sản xuất 51,8 ha. Phong trào tổ vòng công, đổi công, hợp tác làm ăn trong

các tập đoàn sản xuất ở Krong phát triển mạnh.

Phong trào làm ăn tập thể ở các tập đoàn đã từng bước đưa phương thức

sản xuất mới theo hướng thâm canh thay thế dần phương thức sản xuất phát, đốt,

chọc tỉa khá phổ biến trong đồng bào trước kia. Được sự hỗ trợ hướng dẫn của cán

bộ kỹ thuật nông nghiệp, cán bộ hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nhân dân đã tích

cực tham gia khai hoang, làm thuỷ lợi, xây dựng cánh đồng làm lúa nước hai vụ.

Năm 1983 Krong có 20 ha lúa nước hai vụ, năng suất đạt 2,4 tấn/vụ/ha.

Ngoài phần diện tích canh tác của tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, đa số

các hộ gia đình ở Krong đều có rẫy riêng để sản xuất lương thực và đóng góp nghĩa

vụ cho Nhà nước. Riêng trong năm 1983, nhân dân xã Krong đã làm nghĩa vụ cho

Nhà nước 24 tấn lúa, 6 tấn mì và hơn 3 tấn bắp. Thực hiện chủ trương của huyện,

xã Krong đã tiến hành khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động

trong các tập đoàn sản xuất. Đồng bào dân tộc ở xã tuy đã có bước chuyển biến về

nhận thức trong lao động sản xuất, cải thiện phương thức làm ăn, nhưng vẫn chưa

khắc phục được tâm lý thụ động trông chờ vào Nhà nước, chỉ làm cầm chừng đủ

ăn, chưa tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chỉ tập trung sản xuất các loại lương

thực. Đời sống của người dân tuy được cải thiện một bước, nhưng vẫn còn gặp

nhiều khó khăn, thiếu thốn. Các làng trong xã dân định canh, định cư chưa vững

chắc. Nạn đói giáp hạn vẫn còn xảy ra, bệnh tật luôn đe dọa, thiếu hàng tiêu dùng

và các nhu yếu phẩm cần thiết như: muối, thuốc chữa bệnh, dầu lửa, vải, nông cụ…

Sau khi có chủ trương khoán 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, do quản lý yếu

kém của Ban chỉ huy của các tập đoàn sản xuất, năng suất lao động thấp do công cụ

lao động sản xuất lạc hậu, sản xuất hàng hoá chưa phát triển… nên các tập đoàn

sản xuất ở địa phương dần dần bị giải thể, nhân dân trở lại phương thức làm ăn cá

thể.

Hợp tác xã mua bán xã Krong được thành lập từ cuối năm 1977 với nhiệm

vụ chủ yếu là đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào địa phương

như vải, muối, mắm, đồ dùng gia đình thiết yếu; đồng thời thu mua các mặt hàng

do dân sản xuất và khai thác. Nhờ có hợp tác xã mua bán, hoạt động giao lưu hàng

hoá ở Krong được đảm bảo thường xuyên. Thông qua hợp tác xã đồng bào địa

phương dùng lương thực, thực phẩm làm được để đổi lấy vải, muối mắm… phục

- công khai hóa kho tà ng

Page 108: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

108

vụ đời sống. Ngoài ra hợp tác xã cũng đã tiến hành thu mua nông sản của dân.

Trong năm 1982, hợp tác xã mua bán Krong đã mua của dân được 42 tấn lúa, 46

tấn mì, 9 tấn bắp, 5 tấn heo hơi, 660 kg song mây, 2.075kg hạt thầu dầu, 1500 lít

mật ong. Tuy nhiên, hoạt động của tác xã mua bán địa phương thời kỳ này cũng

gặp nhiều khó khăn. Việc thu mua hàng hoá của dân không thường xuyên, các mặt

hàng cung ứng cho dân còn đơn điệu, số lượng còn hạn chế nên chưa đáp ứng được

nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của nhân dân. Vì vậy, nhiều lúc dân phải đem các mặt

hàng lâm thổ sản khai thác được ra tận An Khê để đổi lấy vải vóc, quần áo, muối,

mắm để phục vụ đời sống hàng ngày.

Ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản, tiến hành trao

đổi hàng hoá phục vụ đời sống hàng ngày, hoạt động chăn nuôi ở Krong vẫn được

duy trì và phát triển. Các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà là những vật

nuôi chủ yếu của đồng bào địa phương. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu

thả rông và do thiếu thức ăn nên năng suất thấp. Sản phẩm làm ra một phần bán cho

Nhà nước, lấy hàng lấy tiền để mua các mặt hàng thiết yếu, phần lớn còn lại phục

vụ đời sống hàng ngày và các hoạt động lễ hội mang tính cộng đồng. Với điều kiện

tự nhiên khá thuân lợi, nhưng việc phát triển chăn nuôi ở Krong chưa tương xứng

với tiềm năng. Đến cuối năm 1985, tổng đàn gia súc toàn xã có trên 500 con, trong

đó có 32 con trâu, 96 con bò, 381 con heo.

Cùng với sự cố gắng lớn của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân

dân địa phương trong việc đẩy mạnh việc phát triển sản xuất ổn định đời sống, các

đơn vị kinh tế lâm nghiệp đứng chân trên địa bàn, chủ yếu là Lâm trường 3(11)

phối

hợp chặt chẽ với xã khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển vốn rừng tại địa phương và khai

thác nguồn lợi từ rừng có hiệu quả. Lâm trường 3 trong giai đoạn 1976 đến năm

1986 đã tích cực hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo lưu

thông thuận lợi, lâm trường cùng với dân các địa phương làm các tuyến đường liên

thôn, liên xã để vận chuyển gỗ và tạo thuận lợi cho dân đi lại, như năm 1979 mở

tuyến đường từ trung tâm xã Krong đi Đak KRong dài 15 km, trong các năm 1980

và năm 1984 sửa chữa trục đường chính từ Krong đi Kannak. Lâm trường cũng đã

giúp địa phương xây dựng đập thủy lợi Đăk HNir để phục vụ tưới tiêu cho cánh

đồng lúa nước 15 ha trồng hai vụ; giúp khai hoang và tổ chức sản xuất tại các cánh

đồng thuộc Thôn 4 và Thôn 8. Để đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức

khỏe nhân dân, năm 1983 Lâm trường đã tiến hành xây dựng lại trạm xá xã Krong

và từ năm 1984 đến 1988, cử 4 cán bộ y tế xuống trạm xá để phối hợp với cán bộ

của trạm xã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Lâm trường

phối hợp chặt chẽ với xã, tổ chức giao khoán rừng tự nhiên cho nhân dân địa

11

Năm 1988 đ ổ i tên thà nh lâm trường Krông Pa

Page 109: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

109

phương chăm sóc, bảo vệ theo chủ trương của Nhà nước, hàng năm từ 8.000 đến

10.000 ha. Nhân dân địa phương đã thu được nguồn lợi đáng kể từ việc bảo vệ,

khai thác các nguồn lâm thổ sản từ diện tích rừng này. Cùng với giao rừng để dân

bảo vệ, lâm trường cùng với Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể của xã

thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tham

gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để phục vụ mục tiêu có thể thu lợi ổn định, lâu

dài từ vốn rừng. Năm 1984, lâm trường cùng với xã mở chiến dịch toàn dân tham

gia trồng rừng. Chiến dịch đã huy động được hơn 200 lao động của 8 thôn, làng

tham gia, kết quả đã trồng mới được 150 ha rừng trên diện tích đất trống, đồi núi

trọc. Nhìn chung công tác phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau giữa lâm trường với cấp uỷ,

chính quyền và nhân dân địa phương giai đoạn 1976 đến 1985 khá chặt chẽ. Lâm

trường đã có các hỗ trợ tích cực để nhân dân địa phương thuận lợi trong việc phát

triển kinh tế - xã hội. Nhân dân địa phương đã tích cực phối hợp cùng lâm trường

tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng. Mối quan hệ tốt đẹp đã được phát huy hiệu

quả trong những năm đổi mới.

Cùng với việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, tuyên truyền vận động

nhân dân tham gia làm ăn tập thể, tiến hành định canh, định cư ổn định cuộc sống,

cấp ủy chính quyền, các đoàn thể và nhân dân xã Krong đã triển khai nhiều hoạt

động phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Sau giải phóng, nhất là giai đoạn

1979 - 1985, phong trào làm ăn tập thể phát triển các hoạt động văn hóa - văn nghệ

ở xã và các thôn làng được nhân dân tham gia sôi nổi. Mỗi thôn đều xây dựng được

một đội văn nghệ quần chúng. Xã xây dựng được một một đội văn nghệ lưu động

phục vụ nhân dân các ngày lễ kỷ niệm. Đội văn nghệ lưu động của xã và các đội

văn nghệ quần chúng của các thôn thường xuyên tổ chức văn nghệ tại các công

trường sản xuất, tạo không khí vui tươi, hăng say sản xuất đạt kết quả tốt. Các đội

chiếu phim của tỉnh, huyện hàng năm đều đến xã phục vụ đồng bào. Ngoài phục vụ

phim, các đội chiếu bóng lưu động đã kết hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền xây dựng nếp sống

mới, phương thức làm ăn mới, chống các hủ tục lạc hậu.

Phong trào “học tập để xây dựng đất nước” được triển khai khá sớm tại

Krong. Ngay từ những năm đầu giải phóng, được sự giúp đỡ của huyện, Krong đã

phát động phong trào vận động cán bộ, đảng viên và thanh niên còn mù chữ ra lớp

học xóa mù. Hàng đêm dưới ánh sáng đèn dầu, không phân biệt giới tính, tuổi tác

mọi người say sưa đánh vần học từng con chữ. Nhờ vậy, đến cuối năm 1979 có trên

80% cán bộ, đảng viên toàn xã biết chữ. Đến năm 1982 toàn xã có 60/76 đảng viên

biết đọc, biết viết, trong đó có 7 người đạt trình độ lớp 5. Xã đã cử 9 cán bộ, thanh

niên học tại trường vừa học vừa làm Đê Bar thuộc xã Nam, cử 8 cán bộ học trường

nội trú ở xã Đông. Nhiều thanh niên sau khi được xóa mù chữ, được xã bố trí tham

Page 110: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

110

gia các mặt công tác tại thôn, làng, các tập đoàn sản xuất và các ngành, đoàn thể

của xã. Năm 1980, huyện An Khê xây dựng một trường bổ túc văn hóa ở cụm xã

phía Bắc, đóng tại xã Krong, để phục vụ cho việc học tập của cán bộ, đảng viên và

thanh thiếu niên của hai xã Krong và Sơn Lang. Trường có 8 lớp, với 120 học viên

hầu hết là người dân tộc thiểu số địa phương. Nhiều học viên của trường sau khi

học xong chương trình bổ túc văn hóa tiểu học đã ra công tác và bổ sung nguồn cán

bộ cho chính quyền, đoàn thể cơ sở và huyện. Những năm 1980 - 1985, cấp ủy,

chính quyền và các đoàn thể quần chúng của xã thường xuyên tuyên truyền vận

động thanh niên còn mù chữ và trẻ trong độ tuổi đến trường. Đến năm 1985, xã

Krong có 6 giáo viên, 9 lớp tiểu học, với 207 học sinh. Tuy nhiên, do khó khăn về

cơ sở vật chất trường lớp, nhận thức của nhân dân về họ tập còn hạn chế, các điểm

trường phát triển chưa đến thôn, làng; đời sống của giáo viên và học sinh còn nhiều

khó khăn, thiếu thốn, nên việc duy trì sỹ số lớp học không đảm bảo. Đến năm 1985,

xã Krong vẫn còn trên 70 % thanh niên trong độ tuổi 15 - 35 mù chữ.

Bên cạnh việc duy trì phát triển sự nghiệp giáo dục, công tác chăm sóc sức

khỏe nhân dân được triển khai thường xuyên. Trong từng giai đoạn, được sự hướng

dẫn của cán bộ y tế, nhân dân các thôn, làng xã Krong đã tích cực tham gia phong

trào vệ sinh phòng bệnh, phòng chống sốt rét và các bệnh truyền nhiễm, vận động

nhân dân hàng tuần, hàng tháng làm vệ sinh chung trong làng, phát quang đường

làng để xây dựng môi trường sống xanh sạch; tuyên truyền để các hộ dân làm hố xí,

làm chuồng nhốt gia súc, thực hiện ăn chín, uống sôi, dùng bát đũa trong ăn uống.

Năm 1982, toàn xã có 200/295 hộ đào được hố xí gia đình. Đến năm 1983, toàn xã

có 70% gia đình thực hiện ăn chín, uống sôi, dùng bát, đũa trong các bữa ăn hàng

ngày; có 95% hộ gia đình cán bộ, đảng viên thực hiện ăn chín, uống sôi. Được sự

hỗ trợ của cán bộ y tế huyện, cán bộ y tế của Lâm trường 3, trạm y tế xã duy trì

hoạt động thường xuyên, triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác y tế dự

phòng như: hàng năm tiến hành phun thuốc DDT phòng sốt rét tại tất cả các làng,

tổ chức triển khai phòng chống dịch tả, lỵ; thường xuyên quan tâm chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân. Cán bộ y tế xã đã làm tốt việc cấp thuốc và chữa bệnh thông

thường cho nhân dân. Nhận thức về công tác phòng, chữa bệnh của nhân dân có

chuyển biến tích cực. Nhiều người bị bệnh đã biết đến trạm xá xã xin thuốc và điều

trị.

Nhân dân xã Krong tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa và các

phong trào xã hội khác do huyện An Khê phát động. Hàng năm xã thường xuyên

phát động phong trào trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác Hồ được nhân dân nhiệt

tình hưởng ứng. Năm 1982, thực hiện cuộc vận động của huyện, nhân dân xã

Krong đã ủng hộ 3.200 đồng xây dựng nghĩa trang liệt sỹ của huyện, ủng hộ xây

dựng nhà lưu niệm Bác Hồ 8.910 đồng; ủng hộ xây dựng ao cá Bác Hồ của huyện

Page 111: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

111

4.500 đồng; ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tại Nghệ Tĩnh 296 kg gạo. Trong nội bộ xã,

nhân dân đã có nhiều hoạt động thiết thực như quyên góp lương thực, tiền để hỗ trợ

những gia đình neo đơn khó khăn, gia đình chính sách tại các thôn làng. Đời sống

tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân cũng đã tích cực, hăng hái làm nghĩa

vụ cho nhà nước. Riêng năm 1982, toàn xã đã làm nghĩa vụ cho nhà nước 24 tấn

lúa, 6,3 tấn mì, 3,2 tấn bắp và 23.000 đồng tiền mặt.

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công tác giữ gìn quốc phòng

an ninh được xác định là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của địa phương. Được

sự chỉ đạo thường xuyên của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của

Huyện đội, Công an huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Krong luôn lãnh đạo

nhân dân nêu cao cảnh giác đấu tranh chống âm mưu phá hoại nhiều mặt của các

thế lực thù địch và bọn lâm tặc, buôn bán gỗ lậu. Ban chỉ huy xã đội được củng cố.

Các thôn, làng đều xây dựng được lực lượng dân quân tự vệ. Toàn xã đến cuối năm

1984 có 63 dân quân tự vệ. Lực lượng dân quân tự vệ của xã được huấn luyện định

kỳ hàng năm và hoạt động khá hiệu quả. Công tác khám tuyển, đưa thanh niên đi

nhập ngũ được triển khai thường xuyên. Giai đoạn 1976 - 1985, hàng năm, xã

Krong đều có từ 5 đến 12 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có nhiều người

làm đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ. Trong các đợt tuyển quân và trong cuộc

sống hàng ngày, phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, xã Krong luôn quan

tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương, quân đội, để những thanh niên nhập ngũ

an tâm huấn luyện, chiến đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lực lượng công an xã được

củng cố. Toàn xã đến cuối năm 1984 có 13 công an viên. Xã thường xuyên lãnh

đạo phát động phong trào quần chúng bảo vệ anh ninh tổ quốc. Lực lượng công an,

dân quân xã thường xuyên phối hợp với lực lượng bảo vệ của Lâm trường 3, lực

lượng Công an huyện truy quét bọn lâm tặc, bọn buôn gỗ lậu, phát hiện, ngăn chặn

kịp thời nhiều vụ phá rừng, khai thác lâm thổ sản trái phép.

Song song với nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế -xã hội, giữ vững

an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng được cấp ủy thường xuyên quan tâm.

Ngay từ khi mới giải phóng, đến những năm tiếp theo cấp ủy Đảng, chính quyền,

đoàn thể xã Krong, các thôn làng, tập đoàn sản xuất thường xuyên triển khai thực

hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đến các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền,

vận động đấu tranh chống các biểu hiện tư tưởng sai trái, lạc hậu, động viên nhân

dân tích cực tham gia sản xuất, xây dựng cuộc sống mới trên quê hương cách

mạng. Trong thời gian đầu mới giải phóng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính

trị tư tưởng ở xã Krong là tuyên truyền, vận động giáo dục nhân dân vào làm ăn tập

thể. Trong nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể thường xuyên đấu tranh tự phê bình

và phê bình nhằm đẩy mạnh chống tư tưởng ỷ lại, bảo thủ, xả hơi, trong cán bộ,

Page 112: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

112

đảng viên. Công tác quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và

cấp ủy cấp trên được triển khai trong nội bộ Đảng, sau đó tổ chức học tập trong

nhân dân. Tất cả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng trước khi quán triệt đến dân đã

được truyền đạt bằng tiếng Bơhnar để dân có thể tiếp thu. Trong 4 năm 1981 -

1984, Krong đã tổ chức được 24 buổi học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy

cấp trên và Nghị quyết của Đảng ủy đến cán bộ, đảng viên có 1.230 lượt người

tham dự. Tổ chức 186 buổi quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy và Trung

ương tại các tập đoàn sản xuất, có 134.640 lượt người tham dự. Qua các đợt học tập

các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân có

chuyển biến tích cực. Đã tạo sự đoàn kết nhất trí từ cán bộ, đến nhân dân trong việc

triển khai thực hiện đường lối của Đảng, nhất là trong hoạt động lao động sản xuất,

xây dựng cuộc sống mới, thực hiện phương thức làm ăn mới.

Bên cạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng Đảng bộ,

chi bộ trong sạch vững mạnh thường xuyên được quan tâm. Đảng ủy xã và các chi

bộ tích cực tuyên truyền giáo dục quần chúng ưu tú để kết nạp Đảng. Năm 1976

toàn xã có 61 đảng viên, đến năm 1984 Đảng ủy xã Krong có 82 đảng viên. Giai

đoạn từ năm 1980 - 1984 Đảng ủy xã Krong đã kết nạp mới được 22 đảng viên.

Hầu hết đảng viên của xã đều được phân công bố trí công tác tại Đảng ủy, Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ngành, đoàn thể của xã và tại các thôn, làng

và tập đoàn sản xuất. Lãnh đạo cấp ủy xã thường xuyên được kiện toàn và bố trí

các đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, có uy tín trong cán bộ

đảng viên làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch Mặt trận và

trưởng các ngành, đoàn thể của xã. Sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất vào tháng

10 - 1976, đến tháng 07 - 1978, đã diễn ra Đại hội Đảng bộ xã lần thứ hai. Đại hội

đã bầu 09 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1978 - 1982. Đồng

chí Hà Đình Vê được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã, đồng chí Đinh BLă được bầu làm

Phó bí thư thường trực. Đồng chí Đinh HLang được bầu làm Phó bí thư Đảng ủy,

giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Đến tháng 8 - 1982, diễn ra Đại hội Đảng

bộ xã lần thứ ba. Đại hội bầu 10 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm

kỳ 1982 - 1986. Đồng chí Đinh HLang được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã, giữ chức

Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; Đồng chí Đinh BLă, tiếp tục được bầu làm Phó bí

thư thường trực Đảng ủy xã. Đồng chí Đinh AMunh được bầu làm Phó bí thư Đảng

ủy xã, giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Đến năm 1985, đồng chí Đinh

AMunh mất, đồng chí Đinh HLang, Bí thư Đảng ủy xã, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân

dân xã.

Trong giai đoạn 1976 - 1985, Đảng ủy xã luôn phát huy vai trò hạt nhân lãnh

đạo thực hiện các nhiệm vụ lớn của địa phương như: định canh, định cư, khai

hoang xây dựng cánh đồng, xây dựng các tập đoàn sản xuất, làm ăn tập thể... Đảng

Page 113: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

113

bộ và các chi bộ của xã thực hiện tốt nguyên tắc đấu tranh tự phê bình và phê bình,

chống những tư tưởng nhận thức lệch lạc, vi phạm điều lệ Đảng và vi phạm chính

sách, pháp luật của Nhà nước. Hàng năm các chi bộ và Đảng ủy xã đều tổ chức

đánh giá chất lượng hoạt động đảng viên và thực hiện phân loại đảng viên một cách

nghiêm túc. Năm 1984 Đảng bộ xã có 82 đảng viên cuối năm phân loại có 42 đảng

viên tiền phong gương mẫu, được xếp loại I, có 37 đảng viên xếp loại II, có 1 đảng

viên sức khỏe yếu miễn sinh họat và có 2 đảng viên thiếu gương mẫu trong công

tác và sinh họat.

Để tạo nguồn cán bộ cho địa phương, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Krong

thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp chính trị, bổ túc văn hóa, bồi dưỡng nghiệp

vụ quản lý tập đoàn sản xuất. Hầu hết cán bộ công tác tại các tập đoàn sản xuất của

xã như tập đoàn trưởng, tập đoàn phó và thư ký tập đoàn đều được cử về huyện tập

huấn, học tập nghiệp vụ quản lý tập đoàn sản xuất. Năm 1984, xã đã cử 40 cán bộ

đi học bổ túc văn hóa, trong đó có 1 đồng chí được học bổ túc văn hóa tại huyện.

Có 60 đảng viên toàn xã được học lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ cơ sở. Đến

năm 1984, toàn xã có 100 cán bộ tập đoàn sản xuất, trong đó có 25 tập đoàn

trưởng, 25 tập đoàn phó và 50 thư ký các tập đoàn sản xuất đều được bồi dưỡng

kiến thức quản lý sản xuất.

Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể... của

xã thường xuyên được củng cố, bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, Mặt trận và các

đoàn thể xã triển khai nhiều mặt công tác qua các thời kỳ. Mặt trận xã thể hiện rõ

vai trò đoàn kết, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia các phong trào sản xuất,

khai hoang xây dựng cánh đồng, định canh định cư, vận động nhân dân mua công

trái, quyên góp tiền, quà giúp đỡ gia đình chính sách. Tổ chức Mặt trận các làng

thường xuyên vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới, xóa bỏ các hủ tục có hại

cho sản xuất và sức khỏe. Đoàn thanh niên xã Krong thường xuyên tổ chức các

hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

nhà nước góp phần ổn định tư tưởng nhân dân nói chung và đoàn viên thanh thiếu

niên nói riêng. Đoàn xã tham gia làm nòng cốt trong các cuộc vận động khai hoang,

làm thủy lợi, xây dựng cánh đồng Đak HNir. Ngoài nhiệm vụ sản xuất, thanh niên

xã tham gia phong trào dân quân, lực lượng an ninh thôn, xã và hăng hái thực hiện

nghĩa vụ quân sự. Trên cơ sở các phong trào do Trung ương Đoàn phát động, trong

giai đoạn 1976 - 1985, Đoàn xã thực hiện tốt bốn phong trào “thi đua phát huy

sáng kiến, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất”, “phong trào

thanh niên quyết thắng”, “phong trào học tập tốt để xây dựng đất nước”, “phong

trào rèn luyện thân thể và xây dựng nếp sống mới”. Hội phụ nữ xã tập trung phát

triển hội viên, đẩy mạnh phong trào “người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc”. Kết hợp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Page 114: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

114

Ban Chấp hành phụ nữ xã vận động chị em thực hiện tốt chính sách hậu phương,

quân đội, tích cực tham gia các phong trào sản xuất, các tổ vòng công, đổi công.

Chị em dân tộc xã Krong đã bước đầu biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác

ruộng nước ở các cánh đồng mới khai phá, tập cấy lúa thẳng hàng, làm cỏ, bón

phân như phụ nữ Kinh. Trong các đợt tuyển quân chị em động viên thanh niên hăng

hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Nhiều hội viên phụ nữ xã và cán bộ hội phụ

nữ các thôn thường xuyên vận động chị em tại các làng bỏ dần các tập tục lạc hậu

trong sinh đẻ, cưới xin, ma chay. Hội nông dân tập thể xã vận động hội viên nâng

cao tinh thần trách nhiệm, tích cực sản xuất, tiếp thu kỹ thuật mới trong sản xuất.

Nông dân xã tích cực tham gia phong trào khai hoang, làm thủy lợi, đẩy mạnh sản

xuất nông nghiệp. Hưởng ứng có hiệu quả bốn phong trào lớn do ngành y tế phát

động: toàn dân trồng và dùng thuốc nam; phong trào phòng chống dịch bệnh, ăn

chín, uống sôi, sạch làng, tốt ruộng; phong trào làm ba công trình nhà tắm, giếng

nước, nhà vệ sinh; phong trào phòng chống sốt rét, chống mê tín dị đoan, bỏ tập tục

sinh con ngoài rừng - hữu sinh vô dưỡng.

Sau 10 năm hòa bình lập lại, với sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ,

đảng viên và nhân dân xã Krong anh hùng, mọi mặt đời sống kinh tế - văn hóa- xã

hội của địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Phong trào khai hoang, phục

hóa xây dựng cánh đồng ở địa phương phát triển mạnh, xã đã từng bước đi vào ổn

định định canh định cư, thay đổi phương thức canh tác và giải quyết hậu quả chiến

tranh. Nhân dân trong xã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng tích cực tham

gia làm ăn tập thể, từng bước phá thế độc canh cây lúa rẫy. Phát triển cây lúa nước,

triển khai chăn nuôi gia súc gia cầm, bước đầu định hình cơ cấu kinh tế nông - lâm

kết hợp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, nhất là

về y tế, giáo dục và xây dựng nếp sống mới. Cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể

của xã được thường xuyên củng cố, triển khai thực hiện có hiệu quả một số nhiệm

vụ chính trị của địa phương. Cán bộ đảng viên của xã đã phát huy được truyền

thống cách mạng, sự đoàn kết nhất trí, trung thành với sự nghiệp cách mạng của

Đảng, quyết tâm xây dựng vùng căn cứ cách mạng đi lên. Tuy nhiên, nhìn nhận

một cách khách quan, sau 10 năm giải phóng đời sống của người dân địa phương

vẫn hết sức khó khăn. Chưa chấm dứt được nạn đói giáp hạt. Chỗ ở, cái ăn, các mặt

của người dân vẫn còn thiếu thốn nhiều. Trình độ dân trí của người dân vẫn rất

thấp, còn trên 70% dân số mù chữ. Phương thức làm ăn tuy có được cải thiện,

nhưng trình độ canh tác lạc hậu, dựa nhiều vào thiên nhiên nên năng suất thấp. Việc

giao lưu kinh tế - văn hóa còn hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của

địa phương. Đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình

cách mạng, nhưng hạn chế về trình độ học vấn, trình độ lãnh đạo và quản lý.

Những khó khăn, vướng mắc này, với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và

Page 115: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

115

nhân dân địa phương, sự hỗ trợ tích cực của tỉnh và của huyện Kbang đã từng bước

được giải quyết trong những năm đổi mới.

II- KRONG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2005)

1- Krong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội theo đƣờng lối đổi mới của

Đảng.

Xã Krong anh hùng bước vào thực hiện công cuộc đổi mới trên cơ sở những

thành tựu và kinh nghiệm thu được qua 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã

hội, khắc phục hậu quả chiến tranh; tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể của

địa phương được củng cố một bước. Thuận lợi lớn của địa phương là nhận thức về

xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của cán bộ, đảng viên và nhân dân có

nhiều chuyển biến tích cực. Phương thức làm ăn và nếp sống mới bước đầu hình

thành và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Xã được tỉnh, huyện và các đơn vị kinh

tế quốc doanh đứng chân trên địa bàn hỗ trợ, giúp đỡ. Tuy nhiên, trước yêu cầu

thực tiễn của công cuộc đổi mới, Krong vẫn còn đối diện với những khó khăn,

thách thức vô cùng lớn. Do điểm xuất phát ban đầu rất thấp kém, nên sau 10 năm

giải phóng, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Krong hầu như chưa có gì

đảng kể. Đời sống của đại bộ phận người dân vẫn rất nghèo. Sản xuất nông nghiệp

ở xã mang nặng tính tự cung, tự cấp, phương thức sản xuất lạc hậu, tệ mê tín dị

đoan và nếp sống cũ rất nặng nề. Quan hệ sản xuất mới được hình thành, nhưng

chưa được củng cố vững chắc. Các mặt văn hóa - xã hội phát triển chậm. Sự nghiệp

giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng

mức. Trình độ mặt bằng dân trí của xã thấp so với toàn huyện. Trình độ lãnh đạo,

quản lý của cán bộ còn nhiều hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn này đặt ra

cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Krong phải tự lực vươn lên phát huy ưu

điểm, khắc phục khó khăn, thử thách để từng bước thực hiện thắng lợi đường lối

đổi mới của Đảng.

Một thuận lợi lớn cho Krong nói riêng và các xã phía bắc huyện An Khê nói

chung là ngày 28 - 12 - 1984, Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 81/HĐBT,

tách ra một phần phía bắc huyện An Khê, thành lập huyện Kbang. Nhờ địa bàn

quản lý thu hẹp nên việc lãnh đạo, chỉ đạo của huyện đối với cơ sở sẽ thường

xuyên, thuận lợi và sâu sát hơn. Ngày 19 - 5- 1985, huyện Kbang chính thức ra mắt

toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân địa phương tại làng Bong Lới, xã

Sơ Pai. Ngay trong buổi ra mắt, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã phát động phong trào thi đua “ra sức

khắc phục khó khăn trước mắt, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, củng cố tổ chức đảng và

chính quyền cơ sở”. Tiếp đó từ ngày 10 đến ngày 13 - 9 - 1986, đã diễn ra Đại hội

Page 116: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

116

Đảng bộ huyện lần thứ nhất. Sau khi đánh giá tình hình của địa phương sau gần

một năm thành lập, Đại hội đề ra một số nhiệm vụ chính trong 5 năm 1986 - 1990:

- Tập trung đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp toàn diện, coi nông nghiệp là

mặt trận hàng đầu.

- Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, các công trình thủy lợi

vừa và nhỏ, mở rộng mạng lưới giao thông, đẩy nhanh tiến độ thi công các công

trình đưa vào sản xuất phục vụ sản xuất và đời sống.

- Nhanh chóng phát triển, củng cố thương nghiệp quốc doanh và tập thể đủ

sức chi phối thị trường xã hội, đảm bảo các mặt hàng theo định hướng.

- Phát triển mạnh văn hóa - giáo dục - y tế, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín

dị đoan gây cản trở cho sản xuất và đời sống.

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc sâu

rộng trong toàn dân.

- Nâng cao năng lực tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể trong

việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy Kbang, tháng 11 - 1986, xã Krong tổ

chức Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV. Đại hội bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 1986 -

1988 gồm 11 đồng chí. Đồng chí Đinh HLang, Huyện ủy viên, được bầu làm Bí thư

Đảng ủy xã, kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Đồng chí Đinh Văn Thuyền

được bầu làm Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã. Đồng chí Đinh Danh được bầu

làm Phó bí thư Đảng ủy xã, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Nghị quyết Đại hội

IV Đảng bộ xã xác định: tiếp tục tu sửa các công trình thủy lợi hiện có, đảm bảo đủ

nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xúc tiến đổi mới cây trồng vật nuôi, cải tiến kỹ

thuật tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đảm bảo tự cân đối lượng thực trên địa

bàn xã. Có kế hoạch cùng với Lâm trường 3 khảo sát quy hoạch đất rừng, đất nông

nghiệp trên địa bàn xã, tưng bước tiến tới giao rừng cho tập đoàn sản xuất, hộ gia

đình và người lao động chăm sóc, bảo vệ theo quy định của nhà nước. Củng cố hợp

tác xã mua bán, chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo cơ

chế mới. Thường xuyên phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân.

Tăng cường đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn, phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật

đến mức thấp nhất. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trẻ em trong độ tuổi ra lớp.

Đảng viên, cán bộ xã, thôn, tập đoàn sản xuất gương mẫu đi đầu trong việc đưa con

em đến trường. Có kế hoạch mở ra các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ, đảng viên và

nhân dân, gắn với việc quy hoạch cho đi học các lớp dài hạn, ngắn hạn tại tỉnh và

huyện.

Để tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên và

nhân dân, trong những tháng cuối năm 1986 và đầu năm 1987, Đảng bộ xã Krong

Page 117: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

117

đã tiến hành tổ chức quán triệt sâu tinh thần Nghị quyết Đại hội IV Đảng bộ xã,

Nghị quyết Đại hội I Đảng bộ huyện Kbang, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của

Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI

đến tất cả cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn xã.

Phương thức tiến hành, trước tiên quán triệt Nghị quyết trong nội bộ đảng và đội

ngũ cán bộ xã, cán bộ thôn và cán bộ các tập đoàn sản xuất. Sau đó cấp ủy phân

công cán bộ trực tiếp về các thôn, tập đoàn sản xuất tổ chức truyền đạt những nội

dung cơ bản của các Nghị quyết đến các tầng lớp nhân dân bằng tiếng Bahnar. Có

trên 97% cán bộ xã, thôn và các tập đoàn sản xuất và 85% nhân dân toàn xã được

trực tiếp học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng. Sau khi được học tập Nghị

quyết nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Krong có chuyển biến tích

cực. Nhân dân đã bước đầu nhận thức được đường lối đổi mới của Đảng và tích cực

hăng say lao động sản xuất, ổn định đời sống.

Giai đoạn từ 1986 - 1988, triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về ba

chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất

khẩu; Nghị quyết 10 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới quản lý kinh tế

nông nghiệp; Chỉ thị 47 của Bộ Chính trị về giải quyết một số vấn đề cấp bách về

ruộng đất và các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất

huyện Kbang, Nghị quyết Đại hội IV của Đảng bộ xã Krong, cấp ủy Đảng, chính

quyền xã Krong lãnh đạo nhân dân thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: đẩy mạnh

sản xuất nông nghiệp, mũi nhọn là cây lương thực; phát triển chăn nuôi gia súc, gia

cầm; tiếp tục xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu; tiến

hành định canh, định cư cho nhân dân tại các thôn làng; củng cố nâng cao chất

lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã mua bán; huy động nhân dân làm nghĩa

vụ lương thực cho nhà nước; phát triển các lĩnh vực giáo dục - y tế - văn hóa thông

tin; phát động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng toàn xã trong 2 năm 1987

- 1988 là 1.054 ha, vượt chỉ tiêu huyện giao 50 ha, trong đó diện tích lúa 534,7 ha,

có 38 ha lúa nước, diện tích bắp đạt 274 ha, diện tích mì 108,9 ha, trong đó có 9,4

ha mì H34. Ngoài diện tích cây lương thực chủ lực được trồng từ những năm trước

nay được mở rộng diện tích, Krong đã bước đầu phát triển các cây thực phẩm như

đậu xanh 13 ha, giong riềng 14 ha và các cây công nghiệp ngắn ngày như mía trồng

được 10 ha, thơm 6.553 gốc, thuốc lá 2,3 ha. Các loại cây ăn quả tiếp tục được

trồng mới. Đến cuối năm 1988, toàn xã có 5.344 cây mít, 4.009 cây xoài. Ngoài

việc mở rộng diện tích gieo trồng và đa dạng hóa các loại cây trồng trong hai năm

1987 - 1988, xã đã kết hợp chặt chẽ với Lâm trường 3 khoanh nuôi, bảo vệ rừng và

trồng mới được 37 ha. Lâm trường 3 đã giúp xã xây dựng một cửa hàng mua bán

tại trung tâm xã. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các hộ gia đình phát triển khá. Đến

Page 118: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

118

cuối năm 1988, toàn xã có 45 con trâu, bò 102 con, heo 815 con, đàn dê 71 con, có

gần 1.000 con gà và trên 500 con vịt. So với năm 1985, đàn trâu của xã tăng 22

con, đàn bò tăng 6 con và đàn heo tăng 434 con. Nhân dân trong xã bước đầu biết

sử dụng trâu, bò để kéo cày và lấy phân gia súc, gia cầm phục vụ sản xuất nông

nghiệp. Tuy nhiên lúc này mạng lưới thú ý còn yếu, nên dịch bệnh gia súc, gia cầm

xảy ra chưa được điều trị kịp thời. Tập quán chăn nuôi thả rông còn khá phổ biến,

nên năng suất chăn nuôi còn thấp.

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi trong những

năm đầu đổi mới, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Krong lãnh đạo nhân dân tiếp tục

tu sửa các công trình thủy lợi và tiếp tục triển khai công tác định canh, định cư cho

đồng bào địa phương. Trong 2 năm 1987 - 1988, xã đã huy động được 3.010 lượt

ngày công để tu sửa các công trình thủy lợi Đak HNir, Đak Bok, Đak Kơ Ti, Đak

Tơ Nang và đào kênh mương dẫn nước vào cánh đồng. Xã đã xây dựng được hai tổ

lò rèn tại thôn 1 và thôn 2 để sản xuất các nông cụ, phục vụ sản xuất nông - lâm

nghiệp. Trong hai năm xã đã khai hoang được thêm 5 ha ruộng lúa nước. Về công

tác định canh, định cư đến cuối năm 1990, Krong đã cơ bản hoàn thành việc định

cư cho dân tại các thôn làng. Tuy nhiên, công tác định cư ở xã chưa thật sự vững

chắc, công tác quy hoạch tổng thể còn nhiều hạn chế, chưa đầu tư đúng mức các

công trình cần thiết như đường sá, trường học, trạm y tế, giống nước... Chưa đảm

bảo yêu cầu 5 có(12)

theo quy định của nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động,

hướng dẫn nhân dân gắn công tác định cư với phát triển kinh tế vườn chưa tốt. Tại

một số làng dân còn có tư tưởng muốn chuyển đi nơi khác, không muốn định cư,

không muốn ở gần đường ô tô.

Hợp tác xã mua bán tích cực hoạt động, thường xuyên nhận các mặt hàng

thiết yếu từ công ty thương nghiệp như: muối, dầu hỏa, vải và các mặt hàng thiết

yếu khác để bán cho nhân dân. Đồng thời tích cực mua các mặt hàng lương thực,

thực phẩm, lâm thổ sản do dân sản xuất và khai thác được để bán cho nhà nước.

Tuy nhiên, hoạt động của hợp tác xã mua bán chưa đồng bộ, thái độ phục vụ dân

đôi lúc còn chưa tốt. Các mặt hàng thiết yếu còn thiếu về số lượng, chưa phong phú

về chủng loại nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong xã.

Các mặt văn hóa - xã hội trên địa bàn xã tiếp tục được quan tâm lãnh đạo chỉ

đạo để phát triển. Năm học 1987 - 1988, toàn xã có gần 300 học sinh, trong đó

trường phổ thông cơ sở của xã có 233 học sinh, có 55 học sinh nội trú. Xã đã cử 6

học sinh đi học trường nội trú tại xã Đông, học bổ túc văn hóa tại huyện 9 người.

Đầu năm học số học sinh đông, nhưng đến cuối năm học số lượng bỏ học khá lớn,

trên 30%. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn thiếu thốn, đời sống giáo viên

12

5 có: Có vườn, có nhà, có giếng, có chuồng và có công trình vệ sinh.

Page 119: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

119

công tác tại xã còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng dạy và học còn thấp. Trạm y tế

thường xuyên nhận thuốc tại huyện để phục vụ khám, chữa bệnh và được cấp

thuốc. Cán bộ y tế xã đến tận thôn, làng để tổ chức phòng chống dịch bệnh, phát

động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh để phòng chống bệnh tật. Song do điều kiện thuốc

men thiếu thốn, trình độ cán bộ y tế còn hạn chế, nên việc khám chữa bệnh cho dân

còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về ăn chín, uống sôi,

phòng bệnh chưa tốt, phong tục tập quán lạc hậu, đau ốm vẫn còn gia đình không

đến trạm y tế, chỉ ở nhà tổ chức cúng Yàng nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công

tác chăm sóc sức khỏe ở địa phương. Về công tác thương binh, xã hội, Đảng ủy và

Ủy ban nhân dân xã Krong đã thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội,

thường xuyên gặp mặt, thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia

đình có công với cách mạng. Xã chỉ đạo các tập đoàn sản xuất hỗ trợ ngày công,

lương thực cho các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, mất sức lao động. Trong

năm 1988, xã đã vận động nhân dân đóng góp 488.750 đồng ủng hộ xây dựng

nghĩa trang liệt sỹ huyện, ủng hộ 98.800 đồng cho các chiến sỹ ở Trường Sa.

Vào tháng 12 - 1988 đã diễn ra Đại hội Đảng bộ xã Krong lần thứ V. Đại hội

bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1989 - 1990 gồm 12 đồng chí. Đồng chí

Đinh HLang, Huyện ủy viên, tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã. Đồng chí

Đinh Văn Thuyền được bầu làm Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã. Đồng chí Đinh

Danh được bầu làm Phó bí thư Đảng ủy xã, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, Nghị quyết Đại hội V Đảng

bộ xã Krong chủ trương “củng cố sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ và nhân dân,

đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới. Ra sức xây dựng và phát triển kinh tế toàn

diện theo cơ cấu lâm - nông - công nghiệp. Trong đó, nông nghiệp là mũi nhọn, đáp

ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm, giải quyết cơ bản cái ăn cho nhân dân,

đảm bảo hàng năm không để bị thiếu đói. Giữ vững và phát triển tài nguyên rừng,

sử dụng có hiệu quả đất rừng, làm lương thực, trồng cây công nghiệp để tạo hàng

hóa xuất khẩu. Tích cực phát triển tiểu thủ công nghiệp, mũi nhọn là ngành chế

biến. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Phấn đấu xây

dựng xã Krong từng bước giàu mạnh”.

Đảng bộ xã đề ra một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu giai

đoạn 1989 - 1990: kiên quyết đổi mới cơ cấu cây trồng xác định cây ngô lai là cây

trồng chính, cây màu là cây chủ lực. Ra sức thâm canh cây lúa để tăng năng suất và

sản lượng, đảm bảo tự cân đối lương thực trên địa bàn. Đảm bảo diện tích gieo

trồng hàng năm đạt trên 513 ha. Bình quân lương thực đạt từ 400 - 500 kg/người.

Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, phấn đấu đến năm 1990, đàn bò đạt trên 180

con, đàn trâu đạt 140 con, đàn heo đạt trên 760 con. Củng cố hợp tác xã mua bán,

động viên nhân dân khai thác các mặt hàng lâm thổ sản bán cho nhà nước. Trong

Page 120: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

120

năm 1989, phấn đấu đạt tổng doanh số mua vào 17 triệu đồng, tổng doanh số bán ra

60 triệu đồng. Phấn đấu thu ngân sách xã trong 2 năm đạt từ 3 đến 4 triệu đồng.

Tăng cường cán bộ, y tế xã, thôn , nâng cao chất lượng khám và điều trị, thường

xuyên phát động phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân. Phát triển hệ

thống trường lớp tại trung tâm xã và tại thôn 1, thôn 3 theo phương châm nhà nước

và nhân dân cùng làm. Vận động 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Tiến hành

mở các lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ và nhân dân, gắn với quy hoạch cử đi học

các lớp dài hạn, ngắn hạn tại tỉnh và huyện.

Trong 2 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội V Đảng bộ xã, với sự cố

gắng chung của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương, các mặt kinh tế - xã hội

của Kong tiếp tục được cải thiện. Xã đã tiến hành quy hoạch lại đất đai, giao cho

từng đội, tập đoàn sản xuất và hộ gia đình để bố trí sản xuất hợp lý. Xã cũng đã tiến

hành củng cố các tập đoàn sản xuất, đổi mới công tác quản lý nông nghiệp theo tinh

thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Các công trình thủy lợi tiếp tục được tu sửa

để phục vụ tưới tiêu phát triển sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng toàn xã năm

1990 đạt 507 ha, lương thực bình quân đầu người đạt 287 kg, chưa đạt chỉ tiêu do

Nghị quyết Đại hội V đề ra. Trong sản xuất lâm nghiệp xã đã phối hợp với Lâm

trường Krông Pa, tiến hành khảo sát, quy hoạch đất rừng và đất sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn xã. Phân loại tài nguyên rừng, để xác định rõ đất sản xuất và

đất rừng. Tiến hành giao đất, giao rừng cho tập đoàn sản xuất, hộ gia đình tổ chức

quản lý, bảo vệ. Năm 1997, lâm trường đã giao cho các tập đoàn sản xuất và các hộ

gia đình của xã 2.376 ha rừng để quản lý bảo vệ.

Bước vào những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21,

triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân xã

krong đã vượt qua những khó khăn, thách thức tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế

- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và đã thu được những kết quả quan trọng.

Tháng 6 - 1990, Đảng bộ xã Krong tổ chức Đại hội lần thứ VI. Đại hội bầu

Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 1990 - 1995 gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đinh

HLang, Huyện ủy viên tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng bộ xã. Đồng chí Đinh

Văn Thuyền được bầu làm Phó bí thư thường trực Đảng ủy. Đồng chí Đinh Danh

tiếp tục được bầu làm Phó bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Tháng 6 - 1995, Đảng bộ xã Krong tổ chức Đại hội lần thứ VII. Đại hội bầu Ban

Chấp hành khóa VII gồm 13 đồng chí. Đồng chí Đinh HLang tiếp tục làm Bí thư

Đảng ủy xã, hai đồng chí Đinh Văn Thuyền và Đinh Danh tiếp tục giữ chức phó Bí

thư Đảng ủy xã. Sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân xã khóa IX, nhiệm kỳ 1999 -

2004, đồng chí Đinh Thuyền được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Đồng

chí Đinh KLem được bầu làm chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khóa IX, nhiệm kỳ

Page 121: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

121

1999 - 2004. Tháng 5 - 2000 Đại hội Đảng bộ xã Krong lần thứ VIII. Đại hội đã

bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2000 - 2005 gồm 13 đồng chí. Đồng chí Hà

Đình Vê được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã, đồng chí Đinh KLem được bầu làm phó

Bí thư, kiêm Chủ tích Ủy ban nhân dân xã. Tháng 7 - 2005 diễn ra Đại hội Đảng

bộ xã Krong lần thứ IX. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2005 -

2010 gồm 14 đồng chí. Đồng chí Đinh Danh được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã.

Đồng chí Đinh KLem được bầu làm Phó bí thư, kiêm Chủ tích Ủy ban nhân dân xã.

Tháng 8 - 2007, đồng chí Đinh KLem thay đồng chí Đinh Danh làm Bí thư Đảng

ủy xã. Đồng chí Đinh Danh giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Huyện

Kbang điều đồng chí Nguyễn Hữu Chiêu tăng cường cơ sở, giữ chức Chủ tịch Ủy

ban nhân dân xã Krong. Tinh thần chung trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã

Krong từ khóa VI đến khóa VIII là tập trung phát triển sản xuất, thực hiện tốt việc

chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của xã. Chú

trong công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Làm tốt

công tác định canh, định cư xây dựng kinh tế gia đình vườn rừng theo hướng nông

lâm kết hợp. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật của

địa phương. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tạo bước chuyển biến mới trong các hoạt

động giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng nếp sống mới, con người mới. Thực hiện tốt

các chính sách xã hội, đẩy mạnh phong trào đến ơn đáp nghĩa. Tăng cường công

tác quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

Để tạo điều kiện phát triển sản xuất, xã hội huy động các nguồn lực tiến hành

khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất. Từ năm 1991 đến 2006, diện tích đất

sản xuất của xã Krong không ngừng tăng qua từng năm. Năm 1996, diện tích gieo

trồng các loại cây nông nghiệp toàn xã là 491 ha, đến năm 2006, diện tích gieo

trồng cây lương thực của xã tăng lên 1.225,5 ha. Bằng nguồn vốn đầu tư ngân sách,

các nguồn vốn chương trình quốc gia và huy động sự đóng góp công sức của nhân

dân, xã thường xuyên xây dựng và tu sửa các công trình thủy lợi, hệ thống kênh

mương phục vụ phát triển sản xuất. Năm 2002, bằng nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi

và vốn chương trình 135 đã đầu tư tổng số vốn trên 458 triệu đồng để tu sửa đập

Đak HNir và làm mới một số hạng mục kênh mương. Xã đã huy động 654 lượt

ngày công lao động công ích nạo vét kênh mương Đak HNir. Năm 2003, trên địa

bàn xã đã xây dựng mới đập thủy lợi Đak KơTy ở thôn 3. Huy động 178 công lao

động công ích sửa chữa và nạo vét kênh mương thủy lợi Đak Bok.

Nhân dân Krong tích cực triển khai thực hiện phát triển diện tích và tăng

năng suất các loại cây lương thực, từng bước tự túc lương thực tại chỗ. Xã chủ

trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm diện tích cây lúa

rẫy, tăng diện tích cây lúa nước; chú trọng công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật,

đưa sản xuất từ quảng canh sang thâm canh tăng vụ, tích cực khai thác hiệu quả các

Page 122: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

122

công trình thủy lợi, tăng diện tích và năng suất lúa nước. Năm 1990, diện tích lúa

nước toàn xã là 22 ha, đến năm 2006 tăng lên 98 ha. Năng suất lúa nước vụ mùa

của xã năm 1992 đạt 26 tạ/ha, đến năm 2006 đạt 37 tạ/ha.

Ngoài sản xuất cây lúa nước và lúa rẫy, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể

xã Krong tích cực vận động nhân dân đưa các loại cây mới, giống mới vào sản xuất

như bắp lai, mì cao sản, đậu xanh, thuốc lá để tăng giá trị kinh tế trên diện tích.

Năm 1990, trên địa bàn xã chưa trồng được bắp lai, đến năm 2005 diện tích bắp lai

toàn xã đạt 802 ha. Năm 1991, đậu xanh toàn xã chỉ có 45 ha, đến năm 2003 đã

tăng lên 203,2 ha.

Nhờ mở rộng diện tích canh tác và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất trên diện tích canh tác nên sản lượng

lương thực của xã tăng nhanh. Năm 1996, tổng sản lượng lương thực quy thóc của

xã đạt 850,75 tấn lương thực quy thóc, đến năm 2006 đạt 3.283,1 tấn, tăng 3,9 lần.

Sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người toàn xã năm 1996 là 256,64

kg/người, đến năm 2006, lương thực tính theo đầu người đạt trên 774,68 kg/người.

Đây là một thành tích rất lớn của Kong trong việc phát triển sản xuất lương thực.

Ngoài sản xuất lương thực, nhân dân trong xã đã bước đầu trồng các loại cây

công nghiệp ngắn ngày và dài ngày có giá trị kinh tế khá như đậu xanh, đậu phộng,

mía, thuốc lá, cà phê, tre lấy măng... Năm 2002, toàn xã có 61,3 ha cà phê. Năm

2003, toàn xã đã trồng được 4 ha thuốc lá, 4 ha cây bông vải. Việc mở rộng và

trồng mới thử nghiệm các loại cây công nghiệp sẽ mở ra một hướng đi mới cho

Krong trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, từng bước hình thành vùng sản

xuất hàng hóa.

Nhân dân trong xã cũng đã bước đầu chú trọng trồng cây ăn quả trong vườn

và trên rẫy để tăng thu nhập gia đình. Ngoài một số cây trồng truyền thống ở địa

phương như mít, xoài, nhân dân đã trồng thêm một số loại cây ăn quả mới như

chuối, dứa, nhãn... Năm 2001, toàn xã có 17 ha cây ăn quả, trong đó có 12 ha đang

trong thời kỳ thu hoạch. Đến thời điểm năm 2006, diện tích cây ăn quả của Krong

đã tăng lên 40 ha, trong đó có 20 ha cho thu hoạch quả. Việc phát triển cây ăn quả

tại địa phương đã góp phần cải tạo vườn tạp, tăng thu nhập từ đất vườn, giúp dân an

tâm định cư, phát triển kinh tế gia đình.

Cùng với việc mở rộng diện tích, đa dạng hóa các loại cây trồng, chăn nuôi

cũng có bước phát triển khá, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân. Phương thức

chăn nuôi của đồng bào có nhiều tiến bộ. Tập quán chăn nuôi thả rông gia súc dần

dần được khắc phục. Hiện nay đa số đồng bào địa phương chăn nuôi đã làm chuồng

trại. Chương trình đổi mới giống bò, heo đã có tác động tốt đến quá trình chăn nuôi

của người dân. Công tác phòng chống dịch bệnh, gia súc, gia cầm ngày càng được

chú trọng, nên đàn gia súc, gia cầm của xã tăng đều và ổn định. Năm 1990, tổng

Page 123: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

123

đàn gia súc toàn xã có 936 con, trong đó đàn trâu có 45 con, đàn bò 131 con, đàn

heo có 760 con. Đến năm 2006, tổng đàn gia súc của xã là 1.680 con, trong đó có

25 con trâu, 670 con bò, 580 con heo và 405 con dê. Nhiều hộ nghèo, thông qua

các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, tổ chức chăn nuôi đã từng bước thoát khỏi

đói nghèo.

Trong sản xuất nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi nhân dân

Krong đã đạt được những thành quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, trình độ canh

tác, chăn nuôi của người dân địa phương vẫn còn ở trình độ khá thấp. Phương thức

canh tác cũ, và các tập tục lạc hậu vẫn còn khá phổ biến, việc ứng dụng khoa học

kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, dịch vụ phục vụ sản xuất còn chậm phát triển.

Sản xuất nông nghiệp của Krong vẫn còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

khí hậu, nên nhiều năm do hạn hán kéo dài, gây thiệt hại lớn diện tích sản xuất, đời

sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn thấp và thiếu

ổn định, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, giá cả nông sản không ổn định

và thường xuyên bị tư thương gian lận, ép giá nên thu nhập của đa số nông dân ở

xã còn rất thấp. Năm 1995, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn xã là 98%, đến năm 2000 tỷ lệ

vẫn còn 82,22%.

Krong là một xã có diện tích rừng lớn, nên phát triển kinh tế lâm nghiệp

được xem là hướng đi phù hợp và bền vững. Trong thời kỳ đổi mới, nhất là khi các

lâm trường đứng chân trên địa bàn như Lâm trường Lơ Ku, Lâm trường Krông Pa,

Lâm trường Sơ Pai được sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tổ chức lại sản xuất, đi vào

thực hiện cơ chế quản lý mới theo hướng hoạch toán kinh doanh, công tác phối hợp

giữa xã và các lâm trường trong việc bảo vệ, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, tổ chức

trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi núi trọc ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Công tác bảo vệ tài nguyên rừng được cấp ủy, chính quyền, các ngành , đoàn

thể xã Krong quan tâm đúng mức. Xã thường xuyên phối hợp với các lâm trường

tuyên truyền đông đảo các tầng lớp nhân dân các văn bản qui phạm pháp luật có

liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng. Giáo dục để nhân dân tại các làng hiểu được

lợi ích thiết thực của việc bảo vệ rừng, ngăn chặn nhân dân phá rừng, lấn rừng làm

nương rẫy. Các lực lượng công an, dân quân xã, phối hợp chặt chẽ với lực lượng

bảo vệ rừng của các lâm trường, thường xuyên tổ chức truy quét các đối tượng khai

thác rừng trái phép. Cụ thể, năm 2003 phối hợp tổ chức 9 đợt truy quét, phát hiện

và xử lý 38 vụ vi phạm lâm luật. Nhờ vậy, tình trạng khai thác vận chuyển gỗ trái

phép và nạn phát lấn rừng làm nương rẫy từng bước được ngăn chặn. Song công

tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn là khâu yếu của địa phương. Việc khai thác, vận

chuyển gỗ trái phép vẫn còn xảy ra khá phổ biến, nhưng chưa có giải pháp và lực

lượng đủ mạnh để giải quyết kịp thời, dứt điểm. Nhiều loại lâm thổ sản, động vật

quý hiếm dưới tán rừng chưa được quản lý, bảo vệ tốt, nên việc khai thác, săn bắt

Page 124: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

124

trái phép vẫn thường xuyên xảy ra. Nạn phá rừng, lấn rừng làm nương rẫy vẫn còn

xảy ra, đặc biệt nạn khai thức, vận chuyển gỗ trái phép.có thời điểm diễn ra khá

nghiêm trọng

Để bảo vệ vốn rừng một cách bền vững, xã Krong cùng với các lâm trường

đã tiến hành triển khai giao khoán rừng đến từng hộ gia đình. Vào cuối năm 2005,

toàn xã có 290 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích 3.470 ha. Sau khi giao

khoán rừng đến từng hộ dân, chất lượng bảo vệ rừng tốt hơn, nhân dân phấn khởi,

yên tâm và có trách nhiệm hơn với rừng. Ngoài khoản tiền hỗ trợ theo diện tích

nhận bảo vệ, nhân dân đã thu được các sản phẩm dưới tán rừng để tăng thu nhập

gia đình. Ngoài khoanh nuôi, bảo vệ xã cũng đã phối hợp với các lâm trường vận

động nhân dân tham gia trồng rừng. Trong năm 2005 và 2006 nhân dân xã đã triển

khai trồng rừng bằng các loại cây bời lời, xoan, keo lai trên diện tích 80 ha.

Ngoài việc phối hợp với địa phương tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ, trồng

mới và phát triển vốn rừng, các lâm trường đứng chân trên địa bàn, nhất là lâm

trường Krông Pa thường xuyên hỗ trợ, giúp xã Krông đẩy mạnh phát triển kinh tế -

xã hội. Năm 1986, Lâm trường 3 hay còn gọi là Lâm trường Krông Pa (nay đổi tên

thành Công ty Lâm nghiệp Krông Pa) đã tuyển 150 lao động địa phương vào làm

công nhân lâm trường. Thành lập 2 đội sản xuất lâm nghiệp là đội 5 và đội 6, hầu

hết là đồng bào dân tộc Bơhnar của xã Krong làm nhiệm vụ trồng và chăm sóc

rừng. Từ năm 1988 đến nay, Công ty lâm nghiệp Krông Pa, thường xuyên huy

động các nguồn nhân lực, vật lực giúp xã sửa chữa kênh mương, đập thủy lợi phục

vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Công ty lâm nghiệp Krông Pa cũng đã tiến

hành giúp xã xây dựng nhà rông văn hóa tại một số làng; hỗ trợ xây dựng nhà tình

nghĩa. Bên cạnh hỗ trợ về vật chất, Công ty lâm nghiệp Krông Pa thường xuyên cử

cán bộ công nhân viên xuống tận các thôn làng tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn

nhân dân sản xuất, xóa đói giảm nghèo; phối hợp với địa phương tổ chức điều tra

các hộ đồng bào thiếu đất ở, đất sản xuất để giải quyết cho dân góp phần tạo điều

kiện cho nhân dân định canh, định cư phát triển kinh tế gia đình.

Cùng với phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, công tác định canh, định cư

gắn với xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy,

chính quyền, các ngành, đoàn thể xã Krong trong những năm đổi mới. Cấp ủy,

chính quyền địa phương xác định rõ, muốn phát triển được kinh tế - xã hội ổn định

nhất thiết phải làm tốt công tác định canh, định cư. Nhưng do tập quán sinh sống và

sản xuất lâu đời gắn với du canh, du cư, trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn

chế, nên việc định canh, định cư là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đã triển khai trong

thời gian dài nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để. Đến năm 2003, toàn xã có

8/22 làng, với 387 hộ và 1.873 khẩu định cư ổn định. Số làng còn lại một bộ phận

nhân dân vẫn chưa an tâm định cư. Điều này một mặt khách quan do tập quán và

Page 125: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

125

trình độ nhận thức của dân còn chưa tốt, mặt khác công tác lãnh đạo và tổ chức

triển khai thực hiện ở địa phương thiếu đồng bộ. Một số ít cán bộ từ xã, đến các

thôn làng, chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, vận động nhân dân định

canh, định cư. Việc đầu tư các hạng mục công trình phục vụ định canh, định cư

chưa thỏa đáng.

Gắn với công tác định canh, định cư là công tác xóa đói giảm nghèo. Những

năm qua được sự quan tâm đầu tư của các chương trình quốc gia, của tỉnh và

huyện, nhiều công trình phúc lợi xã hội như điện, đường, trường, công trình thủy

lợi, nước giọt tự chảy... được đầu tư và đưa vào sử dụng hỗ trợ cho dân xã Krong

từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo. Bằng nguồn ngân sách, tỉnh và huyện

thường xuyên hỗ trợ giống, phân bón, máy tuốt lúa đạp chân, máy sạ lúa thẳng

hàng... để các hộ nghèo có điều kiện sản xuất. Nhà nước cũng đã cấp không một số

mặt hàng như vải mặc, dầu thắp sáng, muối ăn, lương thực để các hộ nghèo đói có

điều kiện cải thiện cuộc sống. Nguồn vốn của Nhà nước cho dân vay ưu đãi phát

triển sản xuất, chăn nuôi... đã về đến xã. Đồng bào Bơhnar địa phương đã bước đầu

quan tâm đầu tư vay vốn để sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Tuy đã được quan tâm

đầu tư hỗ trợ nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác

xóa đói giảm nghèo ở Krong chuyển biến còn chậm. Tỷ lệ đói nghèo của xã vẫn

còn cao, đến năm 2005 vẫn còn 23,28% (theo tiêu chí cũ) .

Được sự quan tâm đầu tư của các chương trình quốc gia, vốn ngân sách của

tỉnh, huyện và đóng góp công sức của nhân dân, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy

lợi, điện, cơ sở trường học, trạm y tế... của xã Krong có sự thay đổi lớn trong

những năm đổi mới. Từ năm 2000 đến 2005, thông qua các chương trình 135, 132,

134 Nhà nước đã đầu tư cho xã 3,3 tỷ đồng để tu sửa và phát triển hệ thống giao

thông, thủy lợi, tiến hành xây dựng hệ thống trường lớp khá khang trang. Năm

2002, nhà nước đầu tư hơn 3,2 tỷ đồng để đưa điện về trung tâm xã và các làng.

Năm 2003, nhân dân Krong được dùng điện để thắp sáng, phục vụ đời sống và sản

xuất. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn 9/24 làng chưa được sử dụng

điện.

Trong những năm đổi mới, trên địa bàn xã Krong đã bước đầu hình thành các

cơ sở dịch vụ tiểu thủ công nghiệp hộ gia đình chuyên sửa chữa các phương tiện đi

lại, các loại máy móc phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Dịch vụ, thương

mại tại xã tuy vẫn còn nhỏ, nhưng bước đầu đã phục vụ tốt hơn yêu cầu đời sống

của nhân dân. Việc lưu thông hàng hóa giữa Krong và các địa phương khác từng

bước được mở rộng. Trên địa bàn xã vào thời điểm 2005 đã có 15 hộ buôn bán nhỏ

tại các điểm làng và trung tâm xã. Công ty lâm nghiệp Krông Pa đã mở cửa hàng

mua bán tại xã. Song do điều kiện giao thông chưa đảm bảo, có lúc bị chia cắt vào

mùa mưa, nên việc lưu thông hàng hóa của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đầu

Page 126: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

126

ra của các mặt hàng nông sản do dân sản xuất không ổn định, nhiều lúc bị tư

thương ép giá nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Song song với phát triển kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống

của người dân, các mặt văn hóa - xã hội ở Krong đã có những chuyển biến đáng kể

trong những năm đổi mới.

Quy mô giáo dục của Krong tăng khá nhanh, nhất là từ năm 1995 trở lại đây.

Năm học 1990 - 1991, xã Krong chỉ có 6 giáo viên tiểu học dạy 9 lớp, với tổng số

207 học sinh. Xã chưa có bậc học mầm non và trung học cơ sở. Đến năm 2006 -

2007, toàn xã có 59 giáo viên, xã có một trường mầm non, 8 lớp mẫu giáo với 170

cháu theo học. Xã đã có trường trung học cơ sở với tổng số 46 lớp học, số lượng

học sinh phổ thông toàn xã năm học 2006 - 2007 là 1.148 em, trong đó có 236 học

sinh cấp II. Trên địa bàn xã vào cuối năm 2006, cứ trên 3,8 người dân có 01 người

đi học. Đây là một thành công lớn đối với địa phương vùng sâu, vùng căn cứ cách

mạng có gần 87% dân số là đồng bào, dân tộc thiểu số. Ngoài các lớp học ở điểm

trường trung tâm hầu hết các làng trên địa bàn xã đều có lớp học. Đây là điều kiện

thuận lợi để huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp.

Nhận thức của người dân về sự cần thiết phải học tập, để nâng cao dân trí, có

kiến thức để phát triển kinh tế gia đình và phục vụ xã hội tốt hơn đã có chuyển biến

tích cực. Trong 10 năm trở lại đây tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường của

Krong đạt trên 90%. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập

giáo dục trung học cơ sở được triển khai và bước đầu đạt được một số kết quả khả

quan. Krong đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học -

chống mù chữ. Tuy phát triển khá về quy mô, nhưng chất lượng giáo dục của xã

còn thấp. Việc duy trì sỹ số còn gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh học hết bậc

tiểu học phải bỏ học để về nhà phụ giúp gia đình, số học sinh học lên bậc trung học

phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp còn rất ít. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc

đào tạo, phát triển nguồn cán bộ kế cận và nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.

Công tác phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, nhất là sốt rét và các chương trình

y tế quốc gia hàng năm được triển khai đến tận thôn, làng. Đội ngũ cán bộ y tế xã

được tăng cường. Năm 1996, toàn xã chỉ có một y sĩ, đến năm 2005, trạm y tế xã

có 5 cán bộ, trong đó có 1 bác sỹ, 1 y sĩ, 2 y tá và 1 nữ hộ sinh. Tất cả các thôn làng

đều có nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo nghiệp vụ, thường xuyên hướng dẫn

nhân dân tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Nhà nước thông qua y tế

xã đã cấp không các loại thuốc thiết yếu để nhân dân chữa bệnh thông thường. Có

100% đồng bào dân tộc và người nghèo được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế và

được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế. Đồng bào dân tộc ở Krong đau

Page 127: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

127

ốm, sinh đẻ đã biết tìm đến trạm y tế. Nhân dân các làng ở Krong, khi được tuyên

truyền, giáo dục đã nhiệt tình tham gia tiêm chủng mở rộng ở trẻ em và phụ nữ có

thai, thực hiện ăn chín, uống sôi, tham gia bảo vệ môi trường sống, không để dịch

bệnh xảy ra. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng rãi tại

các thôn làng trên địa bàn xã. Các chiến dịch truyền thông dân số lồng ghép với

dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã làm thay đổi nhận thức của người dân về việc

thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy mô gia đình ít con ấm no, hạnh

phúc. Phụ nữ ở Krong đã bước đầu thay đổi nhận thức, chấp nhận thực hiện kế

hoạch hóa gia đình. Năm 2005, toàn xã có 173 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp

dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, có 61 gia đình đăng ký không sinh con thứ

3.

Cùng với những tiến bộ đã đạt được, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở

Krong vẫn còn nhiều khó khăn. Ý thức tự chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh

tật của người dân còn thấp. Nhiều tập tục lạc hậu ảnh hưởng trực tiếp đến công tác

chăm sóc sức khỏe vẫn còn tồn tại. Hiện tượng ngủ không mắc mùng, ngủ rẫy vẫn

xảy ra phổ biến. Việc ăn chín, uống sôi chưa được thực hiện đồng bộ. Vệ sinh

phòng bệnh thực hiện chưa tốt. Nhiều phụ nữ sinh đẻ vì phải đi xa vẫn không đến

được trạm y tế. Đau ốm vẫn còn cúng, không đến cơ sở y tế để điều trị. Địa bàn xã

rộng, dân cư ở phân tán, lực lượng cán bộ y tế xã mỏng, nên chưa đáp ứng yêu cầu

chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày vẫn khá phổ biến. Tỷ

lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, đã tác động trực tiếp đến việc cải thiện, nâng cao

mức sống của các hộ gia đình trên địa bàn xã.

Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao ở Krong trong những

năm đổi mới có bước cải thiện. Các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được duy

trì và phát huy. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, được

triển khai sâu rộng trên địa bàn xã, đã góp phần đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, xây

dựng nếp sống mới. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được cải thiện, một

số hộ gia đình trong xã đã có ti vi, rađio để xem, nghe tin tức hàng ngày. Hoạt động

thể dục thể thao được duy trì ở các thôn làng. Xã đã tổ chức một số giải thể thao

hàng năm và tham gia thi đấu thể thao với xã bạn và các giải truyền thống do huyện

tổ chức. Krong đã có bưu điện văn hóa xã, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của

người dân. Tuy vậy, đời sống văn hóa tinh thần của người dân Krong còn thấp, đa

số nhân dân hầu như chưa được tiếp cận nhiều với các sản phẩm văn hóa tiên tiến,

hiện đại. Giao lưu văn hóa giữa xã với các địa phương khác còn nhiều hạn chế.

Krong là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong những năm đấu tranh chống thực

dân, đế quốc, nhưng sau hơn 30 năm giải phóng đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần

của người dân vẫn còn hết sức khó khăn, đang đặt ra cho các cấp, các ngành, mỗi

cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh phải suy nghĩ và hành động thiết thực cụ

Page 128: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

128

thể để giúp đồng bào địa phương vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc,

văn minh.

Công tác an ninh quốc phòng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên. Là xã có địa bàn rộng, tài nguyên rừng phong phú,

dân cư sống phân tán nhiều làng ở xa trung tâm, nên xã thường xuyên lãnh đạo lực

lượng công an, dân quân tự vệ tổ chức truy quét ở những vùng giáp ranh, ngăn chặn

việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép; tăng cường công tác vận động quần chúng

đấu tranh với các loại tội phạm, các phần tử gây rối trên địa bàn, đấu tranh ngăn

chặn việc truyền đạo trái phép tại các làng. Lực lượng dân quân tự vệ của xã được

củng cố, từ năm 1990 đến nay duy trì tốt việc huấn luyện đội ngũ dân quân tự vệ

hàng năm. Công tác khám tuyển nghĩa vụ và gọi thanh niên nhập nhũ được xã triển

khai tốt. Từ năm 1991 đến 2006, xã Krong có trên 80 thanh niên tham gia nhập ngũ

làm nghĩa vụ quân sự. Hàng năm xã đều tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình

quân nhân tại ngũ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Phong trào quần

chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì thường xuyên. Đảng uỷ, chính quyền xã

lãnh đạo các ngành, đoàn thể phối hợp với các lâm truờng, công an, huyện tổ chức

nhiều đợt phát động quần chúng tham gia tố giác, truy quét tội phạm. Trong 5 năm

2001 - 2005, xã Krong đã phối hợp với với công an huyện tổ chức được 4 Hội nghị

già làng, trưởng thôn để tuyên truyền, triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an

ninh chính trị trên địa bàn. Lực lượng công an của xã được củng cố. Hiện nay xã đã

có 23 công an viên phụ trách 24 làng, thường xuyên theo dõi năm bắt kịp thời tình

hình an ninh trật tự trong làng để đề xuất giải quyết kịp thời. Công tác kiểm tra hộ

tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng được triển khai thường xuyên trong 10 năm qua.

Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể của xã thường xuyên quan tâm giải

quyết kịp thời các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân, không để khiếu nại vượt

cấp xảy ra. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp nên tình hình an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững.

2- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, lãnh đạo nhân dân thực hiện

các phong trào cách mạng.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, công tác

xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong sạch vững mạnh luôn

được xem là nhiệm vụ then chốt, nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

chính trị của địa phương. Trong những năm đổi mới được sự lãnh đạo, chỉ đạo

thường xuyên của huyện ủy Kbang, Đảng bộ xã Krong đã có các giải pháp cụ thể

để xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ

chức.

Trong những năm đổi mới, trước những biến động phức tạp của tình hình thế

giới và những khó khăn trong nước tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ,

Page 129: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

129

đảng viên trong xã, Đảng bộ xã Krong chủ trương: mỗi cán bộ, đảng viên phải giữ

vững lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, lý tưởng cộng sản, nêu cao vai

trò tiền phong gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật, nói và làm theo Nghị quyết của

Đảng và luật pháp của Nhà nước. Mỗi cán bộ đảng viên phải ra sức học tập các Chỉ

thị, Nghị quyết của Đảng, nắm bắt được tình hình thực tiễn, để vận dụng đường lối

của Đảng vào địa phương phù hợp, hiệu quả. Đảng bộ và các chi bộ xây dựng

phong cách làm việc tập thể dân chủ, đoàn kết nội bộ, trên quan điểm lấy dân làm

gốc, trung thực, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm. Mỗi

chi bộ và từng đảng viên phải chống tư tưởng độc đoán, gia trưởng, chia rẽ, bè

phái, lười suy nghĩ, trông chờ ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên hoặc người khác, bảo thủ,

trì trệ, không muốn đổi mới, hoặc nôn nóng thoát ly thực tế tình hình.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân

được Đảng bộ xã Krong và các chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã quan tâm thường

xuyên. Hàng năm cùng với việc tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước, Đảng ủy xã Krong và các chi bộ đã chú trọng

công tác quán triệt học tập nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên

và quần chúng nhân dân. Tuyên truyền mục tiêu, lý tưởng của đảng và con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, chống

mọi biểu hiện tiêu cực, xa rời quần chúng trong cán bộ, đảng viên. Trong những

năm đổi mới, Đảng ủy xã tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo

đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân bằng nhiều hình

thức phù hợp với đặc điểm dân cư và quần chúng. Ngoài việc tổ chức quán triệt tập

trung tại xã đối với cán bộ chủ chốt của địa phương, xã phân công từng cán bộ,

đảng viên phụ trách các thôn làng, gắn học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết

của cấp trên với việc xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể của địa phương sát

với tình hình thực tiễn. Trong quá trình thực hiện xã luôn quan tâm kiểm tra, tiến

hành sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm, từ đó đề ra các biện pháp lãnh đạo, chỉ

đạo sát với thực tiễn để rút kinh nghiệm, từ đó đề ra các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo

sát với thực tiễn. Tuy nhiên, trong những năm đổi mới công tác giáo dục chính trị,

tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ở Krong vẫn còn nhiều hạn chế,

chậm được khắc phục. Năng lực truyền đạt của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên

truyền còn hạn chế, thêm vào đó nhận thức của người dân còn thấp, nên hiệu quả

công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,

luật pháp của Nhà nước đến dân chưa tốt. Việc triển khai quán triệt, thực hiện các

Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng nhiều lúc còn chậm. Chưa thực hiện tốt việc quán

triệt Nghị quyết cấp trên với việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ

thể của địa phương để triển khai thực hiện. Một số cán bộ, đảng viên của xã còn

Page 130: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

130

ngại học văn hóa, học lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Tính tiền phong gương

mẫu của một số ít cán bộ chưa cao, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bằng lòng với

cuộc sống khó khăn hiện tại. Năng lực vận động quần chúng của một số đảng viên

còn hạn chế.

Song song giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng tổ chức đảng,

chính quyền trong sạch vững mạnh, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình

hình mới được quan tâm đúng mức. Trong những năm đổi mới Đảng ủy xã đã xây

dựng được quy chế làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá

nhân phụ trách. Đảng ủy xã đã phát huy được vai trò lãnh đạo chính quyền, Mặt

trận và các đoàn thể trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, khắc phục tình

trạng quan liêu, không sát dân, nâng cao trách nhiệm của chính quyền và các đoàn

thể trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương. Đảng uỷ xã đã

thường xuyên lãnh đạo củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ xã, cán bộ tại các thôn,

làng để thực hiện tốt các nhiệm vụ của chính trị qua từng thời kỳ. Công tác phát

triển đảng viên cũng được quan tâm thường xuyên. Riêng trong nhiệm kỳ 2000 -

2005, xã Krong đã kết nạp mới được 24 đảng viên. Những đảng viên mới kết nạp

đã phát huy vai trò tiền phong gương mẫu trong quá trình công tác. Số đảng viên

của xã không ngừng tăng, năm 1988, toàn xã có 82 đảng viên, đến năm 2003 Đảng

bộ xã có 124 đảng viên, sinh hoạt tại 9 chi bộ trực thuộc.

Hoạt động của chính quyền xã Krong có nhiều đổi mới và đáp ứng ngày càng

tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ngày

càng tốt hơn. Nghị quyết các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã ra sát hợp với tình hình

thực tiễn của địa phương, gắn với từng vấn đề, chỉ tiêu cụ thể, là cơ sở để Ủy ban

nhân dân xã triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn của Ủy ban

nhân dân xã được cải tiến theo hướng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các

ban ngành của xã được củng cố, bố trí đội ngũ cán bộ có chuyên môn để triển khai

thực hiện có hiệu quả các mặt công tác. Thường trực Ủy ban và các ban ngành

chuyên môn của xã thực hiện tốt chế độ trực ban hàng tuần, để giải quyết kịp thời

các công việc phát sinh từ thực tiễn. Đội ngũ già làng, trưởng thôn đã phát huy

được vai trò ở cơ sở. Các tổ an ninh, tổ hòa giải tại các thôn làng được xây dựng và

củng cố từng bước phát huy tốt trong việc giữ gìn an ninh ở địa phương và giải

quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp của nhân dân trên cơ sở pháp luật.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ được quan tâm thường

xuyên. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1999, 100% cán bộ cấp xã và 57% cán bộ cấp

thôn của xã Krong được cử đi bồi dưỡng, học tập tại tỉnh và trung tâm bồi dưỡng

chính trị huyện. Trong 5 năm 2000 - 2005, xã đã cử 5 cán bộ đi học trung cấp lý

luận, 5 cán bộ đi học chương trình lý luận chính trị phổ thông, sơ cấp lý luận chính

trị. Trong 5 năm toàn xã có 161 lượt cán bộ tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn

Page 131: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

131

hạn và dài hạn do tỉnh và huyện mở. Trong những năm gần đây xã đã tiến hành

tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức xã, bố trí cán bộ trưởng, phó

các thôn làng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ văn hóa để đáp ứng tốt

hơn nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, thực tế ở Krong trong những năm qua công tác

tạo nguồn cán bộ gặp nhiều khó khăn. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của cán bộ lớn tuổi còn hạn chế, nhưng chậm được bổ sung cán bộ trẻ,

cán bộ có trình độ chuyên môn. Hiện nay số cán bộ trẻ, cán bộ nữ ở Krong còn

chiếm tỷ lệ thấp, trình độ chuyên môn còn yếu chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ

trong tình hình mới.

Bên cạnh công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, hoạt động của

Mặt trận và các đoàn thể quần chúng nhân dân xã Krong trong những năm đổi mới

không ngừng được cải thiện về nội dung và phương thức hoạt động nhằm đưa các

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Mặt

trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng xã Krong tăng cường công tác tuyên

truyền, vận động giữ vững khối đại đoàn kết tại địa phương. Thường xuyên phát

động phong trào hành động cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi các

Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, huyện, xã qua

các thời kỳ. Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”,

các tổ chức hội đã động viên nhân dân, khắc phục khó khăn, tự lực vươn lên để

thực hiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, xây

dựng quê hương Krong anh hùng theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mặt trận và các

đoàn thể nhân dân xã Krong luôn coi trọng việc tập hợp và lắng nghe ý kiến quần

chúng, thường xuyên quan tâm giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng

của nhân dân. Gắn nội dung chính trị trong hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể

với nội dung kinh tế - xã hội để chăm lo lợi ích thiết thực của các tầng lớp nhân dân

trong xã. Qua các thời kỳ, Mặt trận và các đoàn thể tập trung phát động phong trào

thi đua lao động sản xuất giỏi, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây

dựng cuộc sống mới trên quê hương cách mạng.

Trong những năm đổi mới Mặt trận Tổ quốc Việt nam xã Krong không

ngừng được củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức. Năm 1987, Krong đã thành lập

được tổ mặt trận ở các làng. Mặt trận xã và các tổ mặt trận làng (sau này là Ban

công tác mặt trận thôn, làng) thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương,

triển khai nhiều cuộc vận động mang lại hiệu quả thiết thực. Giai đoạn 1986 - 1990,

mặt trận xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương đường lối đổi mới của

Đảng, vận động nhân dân định canh, định cư, lập vườn, tăng gia sản xuất, xây dựng

đời sống mới tại các thôn làng. Trong cuộc vận động xây dựng Đảng, chính quyền

trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị và Nghị

quyết 05 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận xã đã phối hợp chặt chẽ

Page 132: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

132

với các Đảng ủy, các chi bộ và các đoàn thể tổ chức quần chúng góp ý cho Đảng,

chính quyền, cán bộ, đảng viên với tinh thần xây dựng, nói thẳng, nói thật. Thời kỳ

1991 - 1999, Mặt trận xã tập trung triển khai thực hiện các phong trào thi đua, các

cuộc vận động lớn như: “toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”;

phong trào giúp nhau làm kinh tế, xây dựng cuộc sống mới gắn với xóa đói giảm

nghèo; phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; phong trào bảo vệ an

ninh Tổ quốc, phòng chống các tệ nạn xã hội, đẩy mạnh thực hiện phong trào xây

dựng đời sống văn hóa, giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ

các hủ tục lạc hậu, mê tin dị đoan... Mặt trận xã phối hợp với các thôn, làng phát

động phong trào thi đua lao động sản xuất nông nghiệp, tập trung vào việc vận

động định canh, định cư, khai hoang phục hóa, làm thủy lợi nhỏ, phát triển diện

tích lúa nước, làm đường giao thông liên thôn, làng, thâm canh tăng vụ, cải tiến kỹ

thuật canh tác, tăng năng suất, làm kinh tế vườn, trồng cây hàng hóa... Qua phong

trào bà con nhân dân xã Krong đã bước đầu biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa

giống mới vào sản xuất, biết kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt để phát triển

kinh tế gia đình. Trong thời kỳ này nổi lên những gương điển hình trong việc triển

khai thực hiện các phong trào do Mặt trận phát động như gia đình các ông Đinh

Kueng, Đinh Túc, Đinh Phơ, Đinh Chrăm, Đinh Jú… Những năm 2000 - 2006,

Mặt trận xã Krong tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường hướng về

cơ sở để phát động phong trào thi đua trong nhân dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo của địa phương. Mặt trận cùng với

các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân thực hiện

các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống các

biểu hiện tiêu cực, chống các hủ tục lạc hậu, tệ mê tín dị đoan, vận động xây dựng

khối đại đoàn kết toàn dân. Mặt trận đã phát động quần chúng nhân dân tự giác

tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư,

xây dựng hương ước, quy ước thôn làng, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Cùng với những kết quả đạt được, hoạt động của Mặt trận xã Krong trong

những năm đổi mới còn bộc lộ những yếu kém. Vị trí, vai trò của Mặt trận ở một số

thời kỳ vẫn còn mờ nhạt, chưa thoát khỏi bệnh hình thức, hành chính hóa, nên

trong thực tế vai trò của Mặt trận chưa tương xứng với vị trí đã được xác định. Đội

ngũ cán bộ Mặt trận xã và các thôn làng tuy đã được củng cố một bước song vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu công tác mới. Việc bố trí, sử dụng cán bộ mặt trận tại

các thôn làng vẫn còn chắp vá. Cán bộ mặt trận làm việc đôi lúc còn thiếu sâu sát

dân, thiếu chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy phối hợp với chính quyền và

các tổ chức thành viên trong triển khai các mặt công tác. Điều kiện, phương tiện,

kinh phí hoạt động còn khó khăn; chế độ phụ cấp với cán bộ mặt trận còn thấp,

chưa đảm bảo được cuộc sống nên thiếu phấn khởi trong công tác.

Page 133: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

133

Đoàn thanh niên xã Krong trong những năm đổi mới, thường xuyên đẩy

mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã

hội cho đoàn viên, thanh niên. Thực hiện chỉ đạo của Huyện đoàn, đoàn xã đã tổ

chức và vận động đoàn viên thanh niên trong xã tham gia hai phong trào lớn do

Trung ương Đoàn phát động là phong trào “thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ

nước”. Hàng năm xã đoàn đều tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của

Đảng đến đông đảo đoàn viên thanh niên; tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, giáo

dục truyền thống yêu nước cho đoàn viên thanh niên. Đoàn xã thường xuyên tổ

chức xác buổi sinh hoạt, tọa đàm, thảo luận, giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao

nhận thức phân biệt đúng sai, tốt, xấu để tự rèn luyện vươn lên. Đoàn cũng đã tăng

cường các hình thức tọa đàm, cắm trại, diễn đàn thanh niên, thi tìm hiểu, hành trình

về nguồn, liên hoan văn nghệ... để tập hợp thế hệ trẻ. Hưởng ứng phong trào thanh

niên lập nghiệp, đoàn viên thanh niên xã Krong đã tích cực học tập văn hóa, tiếp

thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng nông

thôn mới. Đoàn viên thanh niên của xã qua các thời kỳ luôn là lực lượng nòng cốt

trong việc khai hoang xây dựng cánh đồng, làm thủy lợi, xây dựng, sửa chữa đường

giao thông tại các thôn làng... Phong trào tuổi trẻ giữ nước được triển khai khá tốt

trên địa bàn xã. Đoàn đã tổ chức nhiều buổi học tập luật quân sự cho thanh niên tại

các làng. Từ năm 1986 đến 2006, hàng năm trên địa bàn xã có hàng chục thanh

niên tham gia khám nghĩa vụ quân sự, trung bình hàng năm có trên 5 thanh niên

của xã tham gia nhập ngũ.

Hội phụ nữ xã thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng hiệu quả

hoạt động. Trong những năm đổi mới, Hội phụ nữ xã Krong đẩy mạnh triển khai

thực hiện có hiệu quả các phong trào: “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”,

“phụ nữ nuôi dạy con, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em bỏ học”,

“phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình

hạnh phúc...” Hội phụ nữ xã và các chi hội phụ nữ ở các thôn, làng thường xuyên

tuyên truyền, tổ chức học tập cho cán bộ, hội viên nâng cao nhận thức về đường

lối, chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; động viên chị em

giúp nhau làm kinh tế gia đình. Hội phụ nữ xã krong đã vận động chị em giúp nhau

vốn, giống cây trồng, vật nuôi và lao động để phát triển sản xuất. Riêng trong 5

năm 1989 - 1994, Hội Phụ nữ xã đã vận động 254 lượt hội viên phụ nữ có đời sống

kinh tế khá, giúp 286 lượt hội viên nghèo vay vốn với số tiền 23 triệu đồng, 56 con

heo giống, hỗ trợ giúp đỡ 532 công lao động. Đến thời điểm cuối năm 2006, toàn

xã có 72 hộ gia đình hội viên phụ nữ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội

huyện với số tiền là 504.376.000 đồng. Với số vốn được vay chị em đã đẩy mạnh

chăn nuôi, lập vườn trồng trọt, phát triển kinh tế hộ. Ngoài giúp nhau làm kinh tế,

Hội phụ nữ xã Krong, cũng đã phối hợp chặt chẽ với trạm y tế, ban dân số, gia đình

Page 134: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

134

và trẻ em xã thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao

nhận thức, hiểu biết của phụ nữ về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chương

trình tiêm chủng mở rộng, phát động phong trào nuôi con khỏe, dạy con ngoan...

Chị em phụ nữ xã Krong cũng đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Năm

2005, Krong có 5 cán bộ xã là nữ, chiếm tỷ lệ 20% tổng số cán bộ của xã.

Hội nông dân xã Krong từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,

đẩy mạnh cuộc vận động nông dân phát triển sản cuất, cải thiện đời sống, xóa đói

giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu về sản xuất nông nghiệp do Đại hội Đảng bộ xã

qua các nhiệm kỳ đề ra. Hội nông dân xã trong thời kỳ đổi mới đã phát động nông

dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế hộ; vận động đồng bào dân tộc địa

phương tiến hành định canh, định cư, phát triển kinh tế vườn, mở rộng diện tích sản

xuất cây lương thực, thực phẩm, vận động nông dân từng bước trồng cây công

nghiệp ngắn ngày và dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao; vận động phát triển

chăn nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ; sử dụng giống cây, con

có năng suất cao hiệu quả kinh tế khá để sản xuất. Hội nông dân xã cũng đã phối

hợp chặt chẽ với ngân hàng cho các hộ nông dân ở địa phương vay hàng trăm triệu

đồng. Bằng nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều nông dân ở Krong đã đầu tư sản xuất,

từng bước được xóa đói, giảm được nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng từ

chính mảnh đất quê hương mình.

Sau hơn 30 năm giải phóng, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng

trong hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ,

chính quyền và đồng bào các dân tộc Krong, đã đồng lòng khắc phục khó khăn,

từng bước xây dựng quê hương cách mạng giàu đẹp. Từ chỗ bị chiến tranh tàn phá

nặng nề, nhân dân xã Krong dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương

và sự hỗ trợ tích cực của huyện, của tỉnh và các đơn vị kinh tế lâm nghiệp đứng

chân trên địa bàn, đã đẩy mạnh khai hoang, làm thủy lợi, xây dựng cánh đồng, tiến

hành định canh định cư, phát triển sản xuất, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của xã Krong thay da đổi thịt theo thời gian.

Giao lưu kinh tế - văn hóa của Krong ngày càng được mở rộng. Đời sống của đại

bộ phận nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Các mặt văn hóa - xã hội có

nhiều tiến bộ. Trình độ dân trí của người dân Krong được nâng lên. Trường học

phát triển đến tận làng, đa số con em đồng bào địa phương được cắp sách đến

trường. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Các hủ tục

lạc hậu từng bước được đẩy lùi. Nhân dân địa phương đã biết tiếp thu các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Hệ thống chính trị của xã từng bước

được xây dựng và củng cố đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình

hình mới. Với truyền thống kiên trung, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến và cần

cù lao động trong những năm tháng hòa bình, ngày 28 - 10 - 1999, Chủ tịch nước

Page 135: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

135

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã ký Quyết định số 3812/QĐ - CTN, phong

tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cho

xã Krong. Đây là ghi nhận xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với những đóng

góp to lớn của nhân dân Krong cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Tuy có những tiến bộ bước đầu, nhưng thực tế hiện nay điều kiện hạ tầng

kinh tế - xã hội của Krong vẫn còn rất thấp kém. Đời sống kinh tế - văn hóa của

đồng bào các dân tộc xã Krong vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tỷ lệ đói

nghèo của xã vẫn còn rất cao. Sản xuất của đồng bào địa phương vẫn còn phụ thuộc

nhiều vào thiên nhiên, nên thu nhập và đời sống còn bấp bênh. Giao lưu kinh tế -

văn hóa giữa xã với các địa phương trong huyện, trong tỉnh còn gặp nhiều ách tắc,

nhất là vào mùa mưa. Để xã Krong anh hùng, vùng căn cứ vững chắc của tỉnh trong

hai cuộc kháng chiến từng bước đi lên, thoát khỏi đói nghèo, vươn lên giàu mạnh,

ngoài tự lực vươn lên của đồng bào địa phương nhất thiết phải có sự đầu tư đồng bộ

và thỏa đáng của tỉnh và Trung ương. Vùng căn cứ cách mạng Krong đang vẫy gọi

và chào đón mọi người về nguồn và chung tay xây dựng quê hương cách mạng giàu

đẹp.

Page 136: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

136

KẾT LUẬN

Xã Krong, huyện Kbang vùng đất căn cứ địa cách mạng tỉnh Gia Lai trong

hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ ngày nay đang đổi thay từng ngày trên con

đường đổi mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống đấu

tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ nhân dân các dân tộc địa phương. Khoảng

thời gian hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng anh hùng dưới sự lãnh đạo của Đảng,

trực tiếp là Đảng bộ huyện Kbang, Đảng bộ tỉnh Gia Lai, tuy ngắn so với lịch sử

hình thành và phát triển lâu dài của nhân dân địa phương nhưng có ý nghĩa cách

mạng to lớn, thay đổi nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân tộc Krong.

Với bản tính cần cù trong lao động sản xuất, kiên cường trong chống chọi

với thiên nhiên, và giặc ngoại xâm, đồng bào dân tộc Bơhnar vùng Krong đã sớm

tiếp thu ảnh hưởng phong trào đấu tranh yêu nước chống phong kiến của nhân dân

vùng Tây Sơn, An Khê, Bình Định. Mùa xuân 1771, khi anh em nhà Tây Sơn dựng

cờ khởi nghĩa- Tây Sơn thượng đạo, lập căn cứ ở vùng An Khê, Kông Chro, Kbang

ngày nay, đã có rất đông đồng bào Bơhnar, trong đó có đồng bào Bơhnar Bơnâm

Krong hưởng ứng tham gia lực lượng nghĩa quân, đóng góp lương thực, vũ khí, voi

ngựa cho nghĩa binh. Trong lực lượng Tây Sơn có đạo quân người dân tộc Bahnar,

tham gia đánh nhiều trận thắng lớn đánh bại các thế lực phong kiến, ngoại xâm

thống nhất đất nước. Sau khi nhà Tây Sơn bị suy yếu và thất bại, vùng Bơnâm

Krong, một trong những vùng hiểm yếu của Tây Sơn thượng đạo trở thành nơi ẩn

náu cho con cháu và tướng lĩnh Tây Sơn tránh sự đàn áp truy bắt của triều đình nhà

Nguyễn. Bằng việc tham gia phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ

XVIII, nhân dân Krong đã tham gia vào một trong những sự kiện lịch sử trọng đại

nhất của dân tộc Việt Nam chống lại sự áp bức phong kiến, ngoại xâm, thống nhất

đất nước, mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của đất nước ta.

Page 137: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

137

Từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc chiến xâm lược Việt Nam của

thực dân Pháp đã làm đảo lộn đời sống xã hội Việt Nam nói chung và đồng bào dân

tộc thiểu số Tây nguyên nói riêng. Chính sách sưu cao, thuế nặng, cướp đất lập đồn

điền, chính sách “chia để trị”, phân biệt, kỳ thị dân tộc thiểu số của thực dân, phong

kiến phát sinh mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa nhân dân các dân tộc Tây Nguyên

với giai cấp thống trị. Phát huy truyền thống yêu nước chống áp bức xâm lược,

đồng bào dân tộc Bơhnar An Khê và vùng Bơnâm - Krong tiếp tục đứng lên sát

cánh cùng đồng bào Kinh hưởng ứng các phong trào chống Pháp của các văn thân

sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương, nhiều thanh niên dân tộc

Bơhnar vùng Bơnâm - Krong - An Khê tham gia các đạo quân Sơn Hùng, Sơn

Dũng, Hùng Dực do ông Nguyễn Hảo ở Song An, An Khê lãnh đạo. Bằng nhiều

hình thức đấu tranh chống địch như bất hợp tác, lánh vào rừng đến sử dụng các loại

vũ khí thô sơ cài bẫy, đặt chông... gây cho địch nhiều thiệt hại. Những năm cuối thế

kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp cơ bản hoàn thành vũ trang xâm lược

Tây Nguyên, bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phong trào đấu tranh chống

Pháp của nhân dân Bơhnar vùng Krong vẫn diễn ra âm ỉ, kéo dài ở từng làng, trên

các trục đường, xung quanh đồn địch, chặn đánh các toán quân Pháp, lính khố xanh

đi thu thuế, bắt xâu, mở đường gây cho địch nhiều thiệt hại. Trước tinh thần đấu

tranh bất khuất của đồng bào dân tộc Bơhnar vùng bắc An Khê, thực dân Pháp

thẳng tay đàn áp khủng bố, có làng bị địch triệt hạ, nhiều người bị địch bắt, cưỡng

ép làm việc cho chúng, phong trào có lúc tạm lắng xuống, nhân dân phải lánh vào

rừng, đấu tranh bất hợp tác nhưng thực dân Pháp không thể khuất phục được lòng

yêu nước, ý chí chống áp bức xâm lược của đồng bào Bơhnar vùng Bơnâm. Đến

1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo chống Pháp, thì nhiều làng

Bơhnar ở Bơnâm vẫn nằm ngoài vùng kiểm soát của địch.

Ảnh hưởng phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân cả nước

dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ 1930, phong trào đấu tranh chống Pháp của đồng

bào vùng Bơnâm - bắc An Khê diễn ra quyết liệt hơn, vũ trang đánh địch chống càn

quét, bắt lính, bắt xâu, đóng thuế, xây dựng đồn bốt, đường giao thông. Có nơi như

ở làng Sơlam, nhân dân vũ trang tiến công đồn khố xanh, buộc địch phải rút về

Kannak. Phong trào chống Pháp của đồng bào Bơhnar bắc An Khê kéo dài đến

những năm trước cách mạng tháng 8/1945 và tiếp đó ảnh hưởng mạnh mẽ phong

trào yêu nước của Đoàn thanh niên Chấn hưng An Khê thông qua những binh lính

Bơhnar đóng đồn Kannak bỏ về làng tuyên truyền. Tinh thần yêu nước cách mạng

của nhân dân Krong được khơi dậy từ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân

dân An Khê và toàn tỉnh Gia Lai. Người dân Bơhnar Krong được cán bộ cách mạng

tuyên truyền và nhanh chóng hiểu rằng chỉ có con đường theo Việt Minh, theo

Đảng, Bác Hồ mới có tự do, độc lập, ấm no, bình đẳng với các dân tộc anh em,

Page 138: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

138

thoát cảnh áp bức nô dịch của thực dân, phong kiến. Trong những năm kháng chiến

chống Pháp (1946- 1954), được sự hướng dẫn của cán bộ và chính quyền cách

mạng, nhân dân vùng Bơnâm - Krong tự nguyện theo Đảng, hưởng ứng các phong

trào kháng chiến, tham gia xây dựng chính quyền, đoàn thể cứu quốc, xây dựng lực

lượng vũ trang, tổ chức đánh địch bảo vệ làng, thực hiện tinh thần: mỗi người dân

đều sẵn sàng một thứ vũ khí đánh địch. Nhiều con em đồng bào ở Bơnâm - Krong

tham gia đại đội Đinh Drong, đơn vị vũ trang địa phương người Bơhnar đầu tiên

của tỉnh được thành lập tại Kannak.

Tháng 3 - 1949, chi bộ xã Bơnâm thành lập gồm 7 đảng viên người Kinh

thuộc Đoàn cán bộ vận động củng cố chính quyền khu Bơnâm, đánh dấu bước phát

triển mới của phong trào cách mạng vùng Bơnâm và toàn vùng bắc An Khê nói

chung. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng chi bộ đã phát triển được thêm những

đảng viên người Bơhnar đầu tiên của xã như Đinh Bal, Đinh Pleh, Bá Bak, Dơh...

phụ trách chính quyền, dân quân và các đoàn thể, có đồng chí đã trở thành Bí thư

xã trong những năm 1952 - 1954. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, chính quyền và các

đoàn thể phong trào kháng chiến của nhân dân trong xã được đẩy lên toàn diện và

sâu rộng hơn. Cũng từ đây xã Bơnâm và Hơnơng trở thành vùng căn cứ liên hoàn

của Khu 4, Khu 8 từ Kannak đến đông đường 14, bắc đường 19, nam Konplông.

Trong những năm 1950- 1954, phong trào kháng chiến của nhân dân vùng Bơnâm

bắc An Khê lên cao, tạo thế trận làm chủ bao vây địch ở An Khê và các cứ điểm

dọc đường 19. Nhân dân sáng tạo nhiều hình thức đánh địch độc đáo, tập hợp nhau

dưới các tổ chức đoàn thể linh hoạt như các “nhóm nhân dân kháng chiến” hoặc

các nhóm tản cư để tương trợ nhau trong sản xuất, chống địch bảo vệ thôn làng.

Đảng viên người dân tộc tại chỗ ngày càng trưởng thành đóng vai trò nòng cốt

trong phong trào kháng chiến vừa đánh địch càn quét có hiệu quả vừa tổ chức nhân

dân sản xuất lương thực, hoa màu, chăn nuôi đảm bảo đời sống, do vậy mặc dù

địch đánh phá ác liệt kéo dài, nhưng nhân dân không bị nạn đói đe dọa. Trong

chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, xã Bơnâm trở thành hậu cứ an toàn và là hành

lang tiếp vận từ Bình Khê (Bình Định) lên mặt trận bắc Tây Nguyên của ta, góp

phần vào thắng lợi chung của quân dân Gia Lai trong kháng chiến chống Pháp.

Vượt qua mọi khó khăn thử thách, sáng tạo trong chiến đấu, sản xuất, một lòng

theo Đảng, cách mạng, phong trào đấu tranh của nhân dân Krong đã trở thành một

trong những điển hình, tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của đồng bào các dân tộc

Gia Lai trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, xã Bơnâm thuộc địa bàn huyện

2, trở thành nơi xây dựng căn cứ của tỉnh Gia Lai. Đó là niềm vinh dự, đồng thời là

trọng trách của chi bộ, chính quyền, nhân dân trong xã. Bước vào thời kỳ mới, cán

bộ và nhân dân Bơnâm đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết tương trợ, giúp

Page 139: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

139

đỡ nhau sản xuất, che giấu cán bộ, cùng với các cơ quan của tỉnh, Ban xây dựng

căn cứ triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa an toàn,

vững mạnh để chỉ đạo phong trào cách mạng toàn tỉnh. Chi bộ tích cực giáo dục

chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thấu suốt nhiệm vụ kết hợp

với đấu tranh chính trị, với đấu tranh vũ trang chống kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và

bọn tay sai phản động. Xây dựng các tổ tự vệ bí mật làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan,

cán bộ, chống gián điệp, biệt kích, xây dựng các tổ vòng công, đổi công, thu lượm

thổ sản... tập hợp giáo dục quần chúng sẵn sàng đấu tranh chống địch, lao động sản

xuất ổn định đời sống.

Qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, đối phó với đủ mọi âm mưu đánh

phá hủy diệt của các chiến lược chiến tranh của Mỹ nhưng chi bộ, nhân dân Krong

vẫn giữ vững niềm tin vào Đảng, cách mạng, động viên nhau: “cách mạng còn,

dân còn”. Dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở, quân và dân Krong cùng với các lực

lượng của tỉnh kiên cường bám trụ, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, dựa

vào lực lượng quần chúng nòng cốt là thanh niên, đẩy mạnh phong trào kháng

chiến. Tổ chức nhiều hoạt động trong phong trào kháng chiến như: thanh niên thoát

ly tham gia lực lượng vũ trang, dân quân du kích; bảo vệ, phục vụ hành lang; đánh

địch càn quét bảo vệ an toàn vùng căn cứ; phong trào “hợp tác tương trợ lao động”,

“học chữ để làm cách mạng”... Sức mạnh của nhân dân được chi bộ Krong phát

huy cao độ trong kháng chiến, nhất là những năm tháng ác liệt của chiến tranh.

Năm 1965, khi quân Mỹ lũ lượt kéo vào An Khê, rồi Gia Lai, chi bộ xã mở Đại hội

“nhân dân hiến kế đánh Mỹ”, các đoàn thể phát động phong trào “Bốn đảm đang”,

“Ba xung kích” thanh niên xông lên hàng đầu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hoặc

phong trào “quanh năm sản xuất, bốn mùa có ăn”. Vào mùa chiến dịch, khắp các

buôn làng nhộn nhịp không khí chuẩn bị, giã gạo suốt ngày đêm để đóng góp cho

cách mạng, cung cấp cho chiến trường. Tiêu biểu như gia đình ông Glép, làng

Ktang, xã Kơpier thuộc vùng căn cứ, mùa rẫy năm 1969, đóng góp 100 gùi lúa cho

cách mạng.

Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn trăm bề của kháng chiến, nhân dân

Krong và các xã vùng căn cứ vẫn làm tất cả để bảo vệ, phục vụ các sự kiện lớn của

tỉnh và Tây Nguyên diễn ra tại vùng căn cứ như Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu

số miền trung và Tây Nguyên (11- 1960) thành lập Phong trào dân tộc tự trị Tây

Nguyên; Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ 3 (8 - 1969); lần thứ 5 (9 -

1973)...

Sau Hiệp định Pari, trong lòng khu căn cứ của tỉnh bên dòng sông Ba thuộc

địa bàn xã Krong, một thị trấn ra đời mang tên thị trấn Dân Chủ trên đường hành

lang Bắc Nam của Trung ương. Hình thành và tồn tại trong một thời gian ngắn

(1973- 1976) nhưng thị trấn Dân Chủ trở thành điểm dừng chân quan trọng để nghỉ

Page 140: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

140

ngơi của các đoàn cán bộ ra bắc vào nam, nơi giao lưu, sinh hoạt chính trị, kinh tế -

văn hóa của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân vùng căn cứ và các vùng tiếp giáp các

tỉnh, trở thành biểu tượng, niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng

dân tộc do Đảng, Bác Hồ lãnh đạo. Với những thành tích và truyền thống trong

kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng căn cứ cách mạng của

tỉnh, xã Krong đã được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân.

Bước ra từ cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt, đời sống của nhân dân Krong

gặp vô vàn khó khăn. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, núi rừng hiểm trở, xa

vùng thị xã, thị trấn trong kháng chiến nay trở thành những khó khăn thử thách

trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của thời bình. Phát huy mạnh mẽ truyền

thống cách mạng của cán bộ, nhân dân, Đảng bộ xã Krong lãnh đạo chuyển hướng

nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, phát động quần chúng xây dựng và

bảo vệ chính quyền, chuẩn bị tốt các điều kiện để sản xuất, cứu đói, cứu đau ổn

định đời sống nhân dân. Phát động phong trào khai hoang, phục hóa trồng cây

lương thực xây dựng nếp sống mới, ăn chín, uống sôi, vệ sinh làng xóm, ốm đau

dùng thuốc, xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống, thực hiện định

canh, định cư. Năm 1977, diện tích đất nông nghiệp đưa vào sản xuất chỉ đạt 198

ha, năm 1985 tăng lên 391 ha, tăng gần gấp hai lần, bình quân lương thực cao hơn

bình quân chung toàn huyện Kbang. Nhiều phong trào thi đua của quần chúng xuất

hiện lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia như phong trào làm ăn tập thể, phong

trào “học tập để xây dựng đất nước”, “xóa đói giảm nghèo”, ăn uống vệ sinh,

phòng chống dịch bệnh. Bước vào thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của huyện và

tỉnh, Đảng bộ và nhân dân xã Krong nỗ lực vượt qua những khó khăn về cơ sở hạ

tầng, trình độ dân trí thấp... tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, mở

rộng diện tích gieo trồng đi đôi với làm thủy lợi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật

nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng năng xuất lao động trên diện tích. Năm 2005,

lương thực tính theo đầu người đạt bình quân 400kg - năm 1996 là 256,6 kg, một

thành quả to lớn trong sản xuất nông nghiệp của xã sau 30 năm hòa bình xây dựng,

phát triển. Toàn xã hoàn thành định canh, định cư đồng bào dân tộc Bahnar, các

mặt văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đổi thay trên quê hương cách mạng.

Lịch sử hình thành và phát triển của đồng bào dân tộc Bơhnar vùng Bơnâm,

sau này là xã Krong hàng thế kỷ qua hun đúc nên những giá trị truyền thống cao

đẹp và luôn được phát huy trong mọi điều kiện của đời sống cộng đồng.

Đó là những giá trị truyền thống của nền văn hóa mang đậm bản sắc cư dân

miền núi Tây Nguyên; tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; tinh thần quả cảm, kiên

cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương.

Page 141: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

141

Từ cuộc sống lao động của mình, đồng bào Bơhnar - Krong đã sáng tạo ra

những giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể phong phú mang đậm bản

sắc của cư dân miền núi Tây Nguyên, bao gồm tổ chức làng, kiến trúc - nhà ở, nhà

rông, nhà mồ, ngành nghề thủ công, trang phục và lễ hội, tập quán sản xuất, công

cụ lao động. Về văn hóa phi vật thể, tính đa dạng và truyền thống thể hiện rõ trong

thế giới quan, tín ngưỡng, thần linh, cách tính lịch, phong tục, tập quán - luật tục, lễ

hội truyền thống, nghệ thuật dân gian (điêu khắc, âm nhạc) những giá trị văn hóa

truyền thống của đồng bào Bơhnar - Krong được hình thành từ cuộc sống lao động

của quần chúng và trở lại phục vụ con người trong cộng đồng, chính vì vậy văn hóa

truyền thống của đồng bào Krong mang tính nhân văn sâu sắc.

Đặc điểm tự nhiên của Krong là vùng rừng núi, đời sống của nhân dân rất

khó khăn, phương thức sản xuất lạc hậu, tự cung tự cấp, thường bị thiếu đói. Cuộc

sống còn luôn bị tác động bởi thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh tàn phá đã tạo

ra cho nhân dân Krong tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, sáng tạo để

đảm bảo cuộc sống của bản thân và cộng đồng. Trong những năm kháng chiến

chống Pháp và Mỹ, mặc dù địch đánh phá, càn quét, rải chất độc hủy diệt môi

trường, nhưng quần chúng vẫn bám làng, ruộng rẫy sản xuất, tự túc lương thực và

đóng góp cho cách mạng. Trong hòa bình xây dựng quê hương, thực hiện chủ

trương của Đảng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo lại được phát huy cao độ

bằng các phong trào thi đua khai hoang, xây dựng cánh đồng, đẩy mạnh sản xuất

lương thực, xóa đói giảm nghèo đảm bảo cuộc sống và một phần làm nghĩa vụ

đóng góp cho nhà nước.

Bắt nguồn từ truyền thống văn hóa mang đậm tính nhân văn với tinh thần

lao động cần cù để vươn lên có cuộc sống tốt đẹp đã hun đúc nên tinh thần quả

cảm, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Krong. Mặc

dù sống trong địa bàn núi rừng hiểm trở, hạn chế giao tiếp với bên ngoài nhưng

được tác động bởi tinh thần đấu tranh chống áp bức xâm lược của các phong trào

nông dân thế kỷ XVIII, XIX, nhất là ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khởi nghĩa nông

dân Tây Sơn, nhân dân Krong đã bền bỉ chống thực dân Pháp xâm lược bằng mọi

thứ vũ khí tự tạo, chống địch càn quét, bắt xâu, bắt lính, lập tề... ý chí và mục tiêu

của các cuộc đấu tranh đó, trước tiên không ngoài việc bảo vệ cuộc sống tự do trên

quê hương của mình và tiếp đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, còn là cuộc

đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện sự bình đẳng giữa

các dân tộc.

Lịch sử của đồng bào dân tộc Bơhnar - An Khê, trong đó có nhân dân

Krong trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, nhưng phong trào đấu tranh

cách mạng của nhân dân Krong hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng có ý

Page 142: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

142

nghĩa đặc biệt quan trọng với những bài học kinh nghiệm lịch sử sâu sắc trong đấu

tranh và xây dựng quê hương.

Bài học kinh nghiệm thứ nhất rút ra từ thực tiễn cần được nhận thức rõ là,

luôn phát huy sức mạnh cộng đồng trong mọi phong trào cách mạng của quần

chún. Mặc dù có nhiều biến đổi về địa bàn hành chính, chia tách, sáp nhập với các

vùng xung quanh nhưng người Bơhnar vùng Bơnâm - Krong vẫn là một cộng đồng

thống nhất, tổ chức cuộc sống xã hội theo làng, cùng chung một phương thức sản

xuất, ngôn ngữ, tập hợp các hộ gia đình quần cư theo hệ thống tự quản của làng

gồm những người đàn ông từ 40 tuổi trở lên có uy tín do một già làng đứng đầu. Sự

tồn tại và phát triển của người dân Bơhnar vùng Krong trong điều kiện khắc nghiệt

của tự nhiên, núi rừng hiểm trở, biệt lập xuất phát từ nội sinh cộng đồng. Tụ cư

thành làng, tạo ra sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, thú dữ... để lao động sản

xuất, đấu tranh chống lại các thế lực bên ngoài. Trong kháng chiến chống thực dân,

đế quốc và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,

tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của nhân dân Krong đã được phát huy

cao độ, tạo ra các phong trào cách mạng của quần chúng đấu tranh chống địch, bảo

vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ, bảo đảm hành lang của tỉnh, trung ương qua địa bàn.

Những đóng góp sức người, sức của cũng như ý chí quyết tâm của cả cộng đồng

hướng về cách mạng, dốc hết cho cách mạng làm theo Đảng, Bác Hồ là nguyên

nhân cơ bản góp phần làm nên thắng lợi của phong trào cách mạng địa phương.

Bài học kinh nghiệm thứ hai là, để phát huy được sức mạnh cộng đồng, cần

tập trung lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh.

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta nói chung và nhân dân Krong nói

riêng từ khi có Đảng ra đời và lãnh đạo là hoạt động tự giác nhằm chống thực dân,

đế quốc, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cao cả đó cần

phải được tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể thống nhất lãnh đạo thực hiện

trên cơ sở tập hợp, đoàn kết quần chúng, phát huy sức mạnh cộng đồng để tạo ra

những phong trào hành động cách mạng thiết thực, tự giác trong kháng chiến và

xây dựng quê hương. Chi bộ và chính quyền kháng chiến Khu Bơnâm thành lập từ

rất sớm (3-1949), lúc đầu với đa số đảng viên người Kinh, sau đó nhanh chóng phát

triển thêm nhiều đồng chí người dân tộc địa phương đã lãnh đạo nhân dân trong xã

đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng lực lượng dân quân du kích và phong trào

kháng chiến các thôn làng. Những năm kháng chiến chống Mỹ khốc liệt và những

năm xây dựng phát triển kinh tế - xã hội với vô vàn những khó khăn thử thách, nhờ

xây dựng được tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh mà phong trào

cách mạng của nhân dân Krong luôn được giữ vững, bảo vệ được tính mạng, tài sản

của nhân dân, bảo vệ căn cứ cách mạng của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội, đảm

bảo cuộc sống của người dân, tăng cường an ninh quốc phòng.

Page 143: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

143

Bài học kinh nghiệm thứ ba là, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân. Do

đặc điểm điều kiện tự nhiên- xã hội của xã Krong thuộc vùng rừng núi hiểm trở,

cách biệt, sản xuất khó khăn, dân trí thấp nên đời sống của nhân dân rất thiếu thốn,

lạc hậu. Để phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân và nội lực của

quần chúng, đảng, chính quyền, các đoàn thể cần quan tâm chăm lo cải thiện mọi

mặt đời sống nhân dân. Trước hết cần làm cho dân hiểu rõ tinh thần tự lực cánh

sinh, sau đó hướng dẫn nhân dân tăng gia sản xuất, đảm bảo lương thực cho cuộc

sống của mình. Tạo điều kiện cho đồng bào mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế- xã

hội với các vùng khác, được học chữ quốc ngữ, xóa bỏ dần những tập tục lạc hậu,

xây dựng nếp sống mới, giữ gìn vệ sinh ăn uống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất và đời sống. Dù trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến, với

những điều kiện có được, Đảng, chính quyền cần giành sự quan tâm chăm lo bồi

dưỡng sức dân, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Trong hoà bình, xây dựng

phát triển kinh tế- xã hội, mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân được đặt lên hàng

đầu đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, qua đó làm cho nhân dân tin tưởng,

gắn bó với Đảng với chế độ XHCN.

Bài học kinh nghiệm thứ tư là, cần thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ

cán bộ địa phương có năng lực lãnh đạo, phẩm chất chính trị, đồng thời nâng cao

trình độ dân trí cộng đồng. Một trong những nguyên nhân thắng lợi quan trọng

phong trào cách mạng của nhân dân xã Krong, góp phần vào thắng lợi chung phong

trào cách mạng huyện Kbang và Gia Lai là trong mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc

nghiệt của công cuộc kháng chiến cũng như xây dựng quê hương, Đảng bộ, chính

quyền Krong đều xây dựng rèn luyện được đội ngũ cán bộ người địa phương đầy

nhiệt huyết, trung thành với cách mạng, có khả năng lãnh đạo, tổ chức phát động

quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, nêu gương cho

quần chúng noi theo.

Sau hơn 30 năm hòa bình với nhiệm vụ quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê

hương, khó khăn thách thức của Krong là cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, dân trí

thấp, xa trung tâm huyện, tỉnh. Tuy nhiên, khó khăn thách thức lớn nhất là trình độ

dân trí thấp, ảnh hưởng nhiều mặt hoạt động lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ

của Đảng, chính quyền và các đoàn thể; triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân, đào tạo nhân

lực... Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của cuộc

đấu tranh cách mạng, cần thường xuyên chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ cán

bộ tại địa phương có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng lực

lãnh đạo, đồng thời nâng cao trình độ dân trí cộng đồng tạo ra sức mạnh nội sinh

trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp.

Page 144: I-thongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/LICH SU XA KRONG.pdf · 2018-03-20 · 1 Chƣơng một ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ TRUYỀN I-ĐẶC ĐIỂM

144

Ngày nay, quê hương cách mạng Krong đang đổi thay, khởi sắc từng ngày

trên mọi mặt của kinh tế- xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện về vật chất

và tinh thần, tuy chưa tương xứng với sự đóng góp của một vùng căn cứ địa cách

mạng của tỉnh đối với sự nghiệp chung. Nhưng với truyền thống văn hóa, truyền

thống cách mạng của nhân dân được phát huy, bằng kinh nghiệm của đội ngũ cán

bộ, những thành quả trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, được sự quan tâm

của huyện và tỉnh, nhân dân xã Krong anh hùng sẽ đạt được những thành tựu to lớn

hơn nữa trong công cuộc đổi mới trở thành điểm sáng trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc của huyện Kbang và tỉnh Gia Lai./.