24
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIP - THY SN VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN BÁO CÁO TT NGHIP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y KHO SÁT GIT MĐÀN HEO TI LÒ MXÃ LONG PHÚ HUYN LONG PHÚ NĂM 2010 Sinh viên thc hin NGUYN THÁI BÌNH MSSV: 08ST04H042 Lp: CNTY – K2 8/2010

KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆN LONG PHÚ

NĂM 2010

Sinh viên thực hiện NGUYỄN THÁI BÌNH

MSSV: 08ST04H042 Lớp: CNTY – K2

8/2010

Page 2: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIỆP - THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆN LONG PHÚ

NĂM 2010

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Nguyễn Như Tấn Phước Nguyễn Thái Bình MSSV: 08ST04H042 Lớp: Tc CNTY K2

8/2010

Page 3: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

i

Tên đề tài: Khảo Sát Giết Mổ Đàn Heo Tại Xã Long Phú Huyện Long Phú Năm 2010. Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/04/2010 đến 19/06/2010 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thái Bình. Lớp: TC CNTY/K2 Mã số sinh viên: 08ST04H042 KS. Nguyễn Như Tấn Phước Thư ký ThS. Lâm Thanh Bình KS. Nguyễn Thị Thu Phương Cán bộ phản biện 1 Cán bộ phản biện 2

Sóc Trăng, ngày .....tháng.... năm 2010

Chủ tịch hội đồng BS. Tiền Ngọc Hân

Page 4: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

ii

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng cùng toàn thể Quý thầy cô. Đặc biệt là: Thầy Nguyễn Như Tấn Phước, Giáo viên hướng dẫn thực tập, và cùng tất cả thầy cô bộ môn của Trường đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn quí báu để giúp tôi làm hành trang bước vào thực tiển công tác sau này. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo cùng tập thể cán bộ, nhân viên Trạm Thú y huyện Long Phú gôm:

- Ông: Nguyễn Hữu Hùng Q.Trưởng Trạm Thú y Long Phú.. - Ông: Trương Khánh Vương Cán bộ kiểm dịch Trạm Thú y Long Phú. - Ông: Lâm Anh Khoa Cán bộ kiểm dịch Trạm Thú y Long Phú. - Ông: Nguyễn Tấn Nguyên Cán bộ kiểm dịch Trạm Thú y Long Phú. Đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm bổ ích, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Từ đó, giúp tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Cuối lời, xin kính chúc Ban Giám hiệu cùng toàn thể Quí thầy cô của Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng và cùng tập thể Lãnh đạo, nhân viên Trạm Thú y Long Phú được dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Xin chân thành cảm ơn.

SINH VIÊN THỰC TẬP

Nguyễn Thái Bình

Page 5: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

iii

MỤC LỤC

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................ 2

2.1 Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Trạm Thú y Long Phú.............................................. 2

2.1.1 Cơ cấu, tổ chức Trạm Thú y Long Phú .................................................................... 2

2.1.2 Hoạt động của Trạm Thú y Long Phú...................................................................... 3

2 .2 Nguyên nhân hình thành Điểm giết mổ gia súc tập trung xã Long Phú4

2 .3 Mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật.................................................................................................................. 5

2.3.1 Mục đích..................................................................................................................... 5

2.3.2 Yêu cầu....................................................................................................................... 5

2.3.3 Tầm quan trọng.......................................................................................................... 5

2.3.4 Cơ sở khoa học và Cơ sở pháp lý ............................................................................. 6

2.3.5 Những bệnh bắt buộc kiểm tra khi giết mổ gia súc ................................................. 6

2.3.5.1 Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm................................................................................... 6

2.3.5.2 Bệnh Dịch tả............................................................................................................ 6

2.3.5.3 Bệnh Tụ huyết trùng............................................................................................... 7

2.3.5.4 Bệnh Đóng dấu son................................................................................................. 7

2.3.5.5 Bệnh Lở mồm long móng ...................................................................................... 7

2.3.5.6 Bệnh Phó thương hàn ............................................................................................. 7

2.3.5.7 Bệnh Tai xanh ......................................................................................................... 7

2.4 Quy trình kiểm soát giết mổ ......................................................................................... 7

2.4.1 Kiểm tra thú sống....................................................................................................... 7

2.4.2 Kiểm tra vệ sinh thú y ............................................................................................... 8

2.4.3 Kiểm tra phủ tạng ...................................................................................................... 8

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 11

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 11

3.2 Phương tiện nghiên cứu.............................................................................................. 11

3.3 Ghi chép và xử lý số liệu............................................................................................ 11

Page 6: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

iv

3.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 11

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 12

4.1 Kiểm tra thú sống........................................................................................................ 12

4.2 Kiểm tra phủ tạng........................................................................................................ 12

4.3 Kiểm tra vệ sinh thú y................................................................................................. 12

4.4 Số lượng gia súc giết mổ trong 2 tháng..................................................................... 13

4.4.1 Tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh......................................................................................... 13

4.4.1.1 Số gia súc nhiễm bệnh đợt I (18/04 – 18/05/2010) ............................................ 13

4.4.1.2 Số gia súc nhiễm bệnh đợt II (19/05 – 19/06/2010)........................................... 14

4.4.2 Tổng kết số gia súc nhiễm bệnh của 2 tháng ......................................................... 16

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ......................................................................... 17

Page 7: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

1

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, giữa các ngành nghề này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thí dụ như ngành trồng trọt phát triển thì thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Hiện nay, chăn nuôi heo chiếm vị trí quan trọng vì nó là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm lớn nhất, quan trọng nhất ở nước ta. Ngành Thú y cũng được tổ chức thành một hệ thống từ trung ương đến địa phương, công tác Thú y cũng ngày càng được toàn xã hội quan tâm và chú ý nhiều kể từ khi các loại dịch bệnh trên gia súc gia cầm phát sinh và lây lan nguy hiểm trong những năm gần đây. Thông qua công tác Thú y đã góp phần tích cực trong việc phòng chông dịch bệnh, hạn chế sự lây lan và tiến tới đẩy lùi được một số loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tuy là vậy, nhưng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng vẫn luôn là mối đe dọa thường trực (bộc phát từ những mầm dịch bệnh cũ hoặc phát sinh từ những loại dịch bệnh mới ...) gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi, gây trở ngại khó khăn cho việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật. Xuất phát từ nguyên nhân kể trên nên đề tài được tiến hành là ‘‘Khảo Sát Kiểm Soát Giết Mổ Trên đàn Heo Tại Xã Long Phú Huyện Long Phú ’’ nhằm: * Mục đích - Nâng cao sự hiểu biết về công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. - Kiểm tra thú sống (kiểm lâm sàng) tất cả lượng gia súc mới nhập lò, kiểm soát giết mổ chặt chẽ tất cả lượng gia súc đã giết mổ tại điểm mổ gia súc tập trung, tái kiểm tra (kiểm vệ sinh thú y) sau khi thịt được đưa đi bày bán ngoài thị trường. * Ý nghĩa - Đem lại sự an toàn vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. - Góp phần ngăn chặn và hạn chế sự lây lan phát tán của dịch bệnh trên gia súc nhờ công tác kiểm dịch kiểm soát giết mổ. - Bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc kiểm soát được gia súc giết mổ tại lò tập trung, chất thải được xử lý vi sinh theo qui trình kỹ thuật.

Page 8: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Trạm Thú y Long Phú 2.1.1 Cơ cấu, tổ chức Trạm Thú y Long Phú * Cơ cấu Trạm Thú y Long Phú

* Tổ chức Trạm Thú y Long Phú

Trạm Thú y Long Phú là một đơn vị hành chính sự nghiệp, có chức năng quản lý Nhà nước về công tác Thú y trong phạm vi địa bàn huyện Long Phú bao gồm 10 xã và 01 thị trấn (tính từ thời điểm 01/04/2010). Tổ chức nhân sự tại Trạm Trạm Thú y Long Phú hiện tại gồm có 02 cán bộ biên chế Nhà nước, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Trung cấp đến Đại học Chăn nuôi Thú y và 03 cán bộ hợp đồng công việc tại đơn vị. Tổ chức cơ sở cụ thể: - 01 Trưởng Trạm chỉ đạo chung, kiêm thanh tra viên chuyên ngành, tham mưu cho Chi cục Thú y tỉnh và phòng Nông nghiệp & PTNT huyện. - 01 cán bộ phụ trách Kế toán tài vụ. - 01 cán bộ phụ trách công tác phòng chông dịch bệnh trên gia súc gia cầm. - 01 cán bộ phụ trách công tác Kiểm dịch động vật - kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y. - 01 cán bộ phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh trên thủy sản và các lĩnh vực phối hợp các công tác khác trong phạm vi liên quan với chuyên ngành (các Dự án, Chương trình ... của quốc tế, trung ương, tỉnh và huyện). Tổ chức mạng lưới Thú y cơ sở - Tổng số cán bộ Thú y cơ sở là 35 người gồm 11 Trưởng ban Thú y & 24 Thú y viên/10 xã và 01 thị trấn. Bình quân mỗi Ban có từ 02 – 03 Thú y viên hoạt động. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Trung cấp chăn nuôi thú y: 20 người. + Kỹ thuật viên chăn nuôi thú y: 10 người. + Sơ cấp chăn nuôi thú y: 05 người. (Được lấy từ Số liệu thống kê nhân sư Trạm Thú Y Huyện Long Phú)

TRẠM THÚ Y LONG PHÚ

Thú y Cơ Sở

Tổ Phong Trào Tổ Kiểm Dịch

Page 9: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

3

2.1.2 Hoạt động của Trạm Thú y Long Phú Tổ chức hoạt động cho hệ thống mạng lưới tuyến xã toàn huyện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chi cục Thú y tỉnh, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện. Cụ thể: Lên kế hoạch triển khai thực hiện các mặt công tác chuyên ngành. Tổ chức họp giao ban định kỳ (1lần/tháng) hoặc họp đột xuất tuỳ thuộc công việc và tuỳ thuộc từng thời điểm cụ thể. Nội dung công việc tóm tắt: - Phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn: Điều trị bệnh, tiêm phòng định kỳ, bổ sung và tiêm phòng đột xuất tuỳ tình hình dịch bệnh cho tất cả đàn gia súc, gia cầm. - Phòng chống dịch bệnh Thủy sản: Kiểm tra và xử lý các trường hợp dịch bệnh thủy sản bằng hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ môi trường. - Kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở hành nghề, cơ sở dịch vụ có liên quan. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng, trường hợp vi phạm qui định Thú y. - Các công tác phối hợp, liên đới khác (các Chương trình, Dự án, Mô hình ... của huyện, tỉnh, trung ương ... hoặc quốc tế). - Thu thập, tổng hợp báo cáo hoạt động từ tuyến dưới (xã); báo cáo, giải trình, kiến nghị hoặc đề xuất về cấp trên huyện và tỉnh. 2.1.2.1 Phòng và trị bệnh Qui trình phòng trị (công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm) Đối với heo: Vaccin tiêm phòng cơ bản là Tụ huyết trùng heo, Phó thương hàn heo, Dịch tả heo, Lở mồm long móng gia súc. Nay có tiêm phòng thêm vaccin PRRS (bắt đầu sử dụng từ tháng 08/2008). Đối với trâu bò: Vaccin tiêm phòng chủ yếu là Tụ huyết trùng trâu bò và vaccin Lở mồm long móng gia súc 2 đợt/năm. Đối với gia cầm: Tiêm phòng vaccin Cúm gia cầm H5N1 cho tất cả đàn gia cầm, thủy cầm trong toàn huyện. Có tổng cộng là 02 đợt tiêm phòng vaccin Cúm gia cầm (02 đợt chính và các đợt bổ sung). Ngoài ra, Chi cục Thú y tỉnh và Trạm Thú y huyện còn cung ứng vaccin cho hộ chăn nuôi tự tiêm phòng là chính. Vaccin cung ứng cơ bản là Dịch tả vịt, Newcastle gà, Tụ huyết trùng gia cầm, Gumboro gà, Đậu gà ... Chó, mèo chủ yếu là vaccin Dại chó 1 lần/năm. 2.1.2.2 Tình hình dịch bệnh Về tình hình chung thì các dạng dịch bệnh địa phương phổ biến vẫn còn xảy ra nhưng đã hạn chế nhiều so với trước. Nguyên nhân chủ yếu do mầm bệnh từ những con heo, trâu, bò từ nơi khác vận chuyển đến không qua sự kiểm dịch, kiểm soát của cơ quan Thú y, từ đó làm lây lan dịch bệnh cho đàn gia súc ở địa phương. Thường là bị xử lý khống chế ngay, không để xảy ra dịch lớn thiệt hại lớn. Tuy nhiên, sẽ để lại không ít hậu quả từ những ca bệnh mãn tính (chủ yếu là bệnh Viêm phổi địa phương lây truyền nhiều đời từ các trại chăn nuôi trong và ngoài tỉnh).

Page 10: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

4

2.1.2.3 Kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Kiểm dịch động vật xuất nhập huyện: Đối tượng kiểm dịch là heo, trâu, bò, gà, vịt vận chuyển hoặc kinh doanh (chủ yếu là heo con giống và gia cầm) tại các chốt kiểm dịch vận chuyển và các điểm chợ. Kiểm soát giết mổ: đối tượng chủ yếu là heo, trâu, bò, gia cầm. Địa điểm là ở các điểm giết mổ gia súc gia cầm tập trung hoặc các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong toàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay thì các điểm giết mổ gia súc gia cầm tập trung tương đối hoàn chỉnh, rất thuận lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh trên gia súc,gia cầm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Kiểm tra vệ sinh thú y: đối tượng kiểm tra là quầy thịt heo, trâu, bò và các điểm buôn bán gà, vịt trong khu vực các điểm chợ các xã trong huyện. 2 .2 Nguyên nhân hình thành Điểm giết mổ gia súc tập trung xã Long Phú Thực hiện tinh thần chỉ đạo số 13/CT. UBND tỉnh ngày 07 tháng 12 năm 1998 của UBND tỉnh Sóc Trăng và kế hoạch số 41/KH.TMDT 99 của sở Thương mại du lịch Sóc Trăng ngày 18 tháng 03 năm 1999 về việc tổ chức quy hoạch xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung (Trích từ Thông Báo của UBND Tỉnh Sóc Trăng gửi UBND Huyện Long phú ngày 07 tháng 12 năm 1998 về việc xây dựng lò giết mổ gia súc Huyện Long Phú), hơn nữa dịch bệnh trên gia súc gia cầm ngày càng phức tạp. Trạm Thú y huyện Long Phú đã đề xuất với UBND huyện hỗ trợ cấp mặt bằng và đồng thời vận động đối tác đầu tư xây dựng hình thành lò giết mổ đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 1999 cho đến tháng 02 năm 2010 thì đã chuyển đổi chủ đầu tư mới do điều kiện về mọi mặt của điểm cũ không phù hợp các qui định của chuyên ngành, đặc biệt là Tài nguyên – Môi trường. - Công suất giết mổ của cơ sở tối đa từ 60 – 80 con/ngày đêm. - Công suất giết mổ thực tế bình quân từ 25 – 30 con/ngày đêm. Về tổ chức cơ sở giết mổ gia súc tập trung xã Long Phú (điểm mới). Vị trí, diện tích và kết cấu lò giết mổ Cơ sở giết mổ gia súc tập trung (điểm mới) tọa lạc tại ấp Nước Mặn 2 – xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Diện tích tổng thể mặt bằng là 1175m2, toàn bộ nhà xưởng được xây dụng bằng bê tông kiên cố và có thiết kế kết cấu như sau: Phòng cán bộ Thú y trực kiểm soát giết mổ: 3m x 4m. Khu giết mổ gia súc: 9m x 16m (trang bị 05 chảo làm lông). Khu dự trữ gia súc: 4m x 9m (chia làm 14 ô chuồng kiên cố). Khu cách ly gia súc mắc bệnh: 4m x 6m. Khu xử lý chất thải: hầm chứa 2m x 4m x 1,5m chia làm 03 ngăn, ao xử lý vi sinh 16m x 30m. Hoạt động của cơ sở giết mổ Cơ sở giết mổ tập trung 7 hộ kinh doanh sản phẩm động vật về thực hiện công việc giết mổ tại cơ sở, bình quân mỗi hộ thuê mướn 02 công nhân phụ trách hàng ngày. Thời gian hoạt động: Thực hiện khâu giết mổ liên tục từ 00 giờ đến 04 giờ sáng hàng ngày, với số lượng công nhân giết mổ là 14 - 20 người, chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công. Kiểm tra chất lượng thịt: Do cán bộ Thú y huyện đảm trách, thực hiện theo đúng qui trình của công tác kiểm soát giết mổ.

Page 11: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

5

Nhân sự quản lý: 01 người. Công nhân quản lý: 01 người. 2 .3 Mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật. 2.3.1 Mục đích Công việc giết mổ gia súc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất thịt, do đó công tác kiểm soát chặt chẽ trước và sau khi giết mổ là rất cần thiết, giúp cho việc kiểm soát đựơc dễ dàng không bị nhầm lẫn các chứng bệnh truyền nhiểm với một số biểu hiện bên ngoài do quá trình vận chuyển gây ra, để cung cấp thịt động vật đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, công việc trên được thực hiện trực tiếp tại lò giết mổ tập trung do cán bộ Thú y hay các kỹ thuật viên chuyên ngành Thú y đảm nhiệm. 2.3.2 Yêu cầu - Về mặt dịch tể học: Phát hiện được những con trong đàn mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh Ký sinh trùng của gia súc gia cầm như bệnh Lepto, bệnh Brucella, bệnh Gạo lợn, bệnh Lao … Ngoài tính chất lây lan mạnh, nhanh gây thiệt hại cho gia súc, hơn nữa có thể lây sang người. Vì thế công tác phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh lây lan là rất cần thiết. Do đó, ngành Thú y cần phải chú trọng thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, nhằm ngăn chặn kịp thời các bệnh nguy hiểm trên gia súc, không cho chúng có điều kiện phát sinh ra môi trường và gây thiệt hại cho kinh tế chăn nuôi và sức khỏe con người. - Về mặt kinh tế: Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ gia súc sẽ tránh được nạn lạm phát giết mổ gia súc (giết mổ bừa bãi), góp phần tích cực trong việc phát triển đàn gia súc, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật ở nước ta, đảm bảo việc cung cấp nhu cầu sử dụng thịt gia súc cho người tiêu dùng ngày càng cao. Song song theo đó góp phần khống chế dịch bệnh lây lan, tạo điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, trao đổi hàng hóa giữa các nước, thu ngoại tệ để phát triển nền kinh tế nước nhà. 2.3.3 Tầm quan trọng Hàng năm theo số liệu thống kê của Cục Thú y thì các ổ dịch xảy ra trong toàn quốc đã giết hại hàng vạn gia súc và hàng chục vạn gia cầm. Điển hình trong đợt dịch Cúm gia cầm vừa qua tổng số gia cầm của huyện nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng là 148.798 con đã phải tiêu hủy 121.305 con gây thiệt hại lớn cho các nhà chăn nuôi, điều kiện quan trọng nhất là còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người (dựa trên số liệu thống kê tiêu hủy gia cầm năm 2009 do Trạm Thú Y Huyện Long Phú thống kê). Không những ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới khác, dịch bệnh trên gia súc đã gây thiệt hại rất lớn, như bệnh bò điên ở Anh và bệnh Lở mồm long móng (FMD), thêm một bệnh tái phát trở lại đó là bệnh dịch Cúm gia cầm ở các nước châu Á. Nguyên nhân chính là do công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm chưa được thực hiện triệt để theo tinh thần Pháp lệnh Thú y hiện hành, trong đó việc giết mổ gia súc, gia cầm bừa bãi không đúng nơi qui định là một trong những tác nhân làm phát tán dịch bệnh, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển thuận lợi.

Page 12: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

6

2.3.4 Cơ sở khoa học và Cơ sở pháp lý - Việc khám thịt và phủ tạng của gia súc sau khi giết mổ ở các lò giết mổ gọi là kiểm soát giết mổ, công tác khám thịt rất phức tạp, vì thời gian rất ngắn nhưng đòi hỏi chính xác, trách nhiệm này rất nặng đối với cán bộ Thú y. Để thực hiện tốt công tác kiểm soát này chúng ta cần phải nắm vững kiến thức xã hội cộng thêm kinh nghiệm của công tác thực tế nhiều, phải có lý luận để hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở tổ chức, thực hiện tốt công tác tại các cơ sở. - Cần nắm vững cơ bản toàn diện về nội dung và tinh thần Pháp lệnh Thú y hiện hành cùng các biện pháp xử lý hành chính trong công tác kiểm soát giết mổ. Khi kiểm soát giết mổ phát hiện gia súc mắc bệnh, việc xử lý, hủy bỏ phải xét kỹ lưỡng, dùng mọi phương pháp kiểm tra để việc khám thịt được chính xác, đồng thời không làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong toàn xã hội. 2.3.5 Những bệnh bắt buộc kiểm tra khi giết mổ gia súc 2.3.5.1 Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm Bệnh rất khó nhận biết được nên ta chỉ dựa vào hiện tượng đẻ non của gia súc, bệnh tích trên thai và cơ quan sinh dục. Kiểm tra sau khi giết mổ: Hạch lâm ba sưng to, mặt cắt có màu xám có điểm nhỏ màu đục, sau điểm nhỏ này thành hạt, có khi hạch lâm ba có màu vàng, mặt cắt có nước mủ màu vàng xanh không bị canxi hóa, dưới màng bọc thận và phần vỏ thận có hạt lấn chiếm, ngoài những bệnh tích trên thường thấy thịt cổ và 4 chân bị biến chất. 2.3.5.2 Bệnh Dịch tả

Bệnh thường xảy ra ở ba thể: Cấp tính, quá cấp tính, mãn tính. Dạng cấp tính và mãn tính của bệnh có thể ghép với một số bệnh khác (Tụ huyết trùng, Phó thương hàn), trong thịt thường có vi trùng Salmonella Choleraesuis, nếu người ăn phải dễ bị trúng độc. Kiểm tra sau khi giết mổ: lách nhồi huyết hình răng cưa đỉnh quay vào trong, thận xuất huyết lấm chấm hình đinh ghim, ruột dạ dày ruột viêm loét, da xuất huyết ăn sâu đến tổ chức mỡ. 2.3.5.3 Bệnh Tụ huyết trùng Vật sốt cao chảy nước mắt, mũi, thở khó, có khi ho hoặc ho nhiều, trên da có những vết đỏ hay tím bầm tạo thành từng đám, bệnh nặng con vật có biểu hiện sưng hầu. Gia súc mắc bệnh Tụ huyết trùng mổ khám thường thấy khí quản, phế quản tụ huyết, xuất huyết có bọt màu hồng (do có lẫn máu), các hạch sưng, tụ huyết, thận ứ máu có màu đỏ sẫm, phổi bị viêm, tụ huyết thành từng đám, nhiều vùng phổi bị đặc cứng lại (phổi bị gan hóa), xuất huyết mỡ vành tim, lách sưng to hoặc rất to. 2.3.5.4 Bệnh Đóng dấu son Vật sốt cao, da nổi từng mảng đỏ có hình vuông hoặc hình bầu dục, niêm mạc mắt đỏ ngầu, phân bón và nước tiểu vàng đậm, gia súc húc đầu vào khe chuồng. Kiểm tra sau khi giết mổ: lách sưng to bề mặt sần sùi, thận sưng to tụ máu, tim ứ máu, phổi tụ máu.

Page 13: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

7

2.3.5.5 Bệnh Lở mồm long móng Vật sốt cao, nổi mụn loét ở mồm, lợi, chảy nhiều nước dãi, mụn loét xuất hiện ở cả 4 chân, vật đi đứng khó khăn hoặc không đi được, mụn loét còn xuất hiện ở bụng và vú. Kiểm tra sau khi giết mổ: Bệnh tích biểu hiện không điển hình, chỉ thấy cơ tim mềm và trắng như bị luộc chín, các hạch tụ huyết, xuất huyết. 2.3.5.6 Bệnh Phó thương hàn Con vật sốt, táo bón phân lẫn chất nhầy, sau tiêu chảy phân loãng màu vàng hoặc lẫn máu, nôn mữa, chóp tai lạnh, da nổi ốc, tụ máu thành từng mãng đỏ hoặc tím xanh ở vùng da mỏng tai, bụng, đùi, mông ... Kiểm tra sau khi giết mổ: Lách sưng to cắt dai như cao su, gan tụ máu có nốt hoại tử, hạch lâm ba sưng mềm và đỏ, dạ dày và ruột viêm đỏ, nhăn nheo, bệnh nặng ruột loét từng mãng. 2.3.5.7 Bệnh Tai xanh Bệnh ở thể độc lực cao thường triệu chứng không điển hình nên khó nhận biết. Tỷ lệ khoảng 3 đàn thì một không biểu hiện triệu chứng, một biểu hiện mức độ vừa và một biểu hiện ở mức độ nặng. Nếu triệu chứng điển hình thì sốt cao, bỏ ăn kèm theo hiện tượng xuất huyết, xung huyết ở những vùng da non (bụng, bẹn, nách …) đặc biệt có biểu hiện “tai xanh” do xung huyết nặng chuyển màu tím tái. Nái mang thai thì có thai chết (thai lưu, thai gỗ …). Bệnh tích: Viêm phổi hoại tử, thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thùy phổi. Thùy phổi màu xám đỏ. Nhiều trường hợp viêm phế quản, phổi hóa mủ mặt dưới thùy đỉnh. Có trường hợp phế nang nhăn nheo, thâm xám hoặc hơi đen. Ngoài ra còn có các trường hợp khi thực hiện công tác kiểm soát giết mổ cán bộ thú y cần chú ý: - Thú bị ngộ độc: Có biểu hiện co giật, mắt trợn, nôn mữa có biểu hiện thần kinh, nếu nặng thì vật chết rất nhanh. - Thú bị mệt hoặc sắp chết: Con vật thở dữ dội, niêm mạc mắt đỏ ngầu, toàn thân đỏ ửng hoặc đỏ sẫm, lúc sắp chết thường giãy giụa, thân nhiệt hạ thấp, sờ vào thấy lạnh. - Heo đực giống, đực mới thiến, nái mang thai: Theo đúng qui định thì thú này không được giết mổ. 2.4 Qui trình kiểm tra 2.4.1 Kiểm tra thú sống - Đối tượng kiểm tra: Đối tượng chủ yếu là trên heo được thực hiện kiểm tra qua hai công đoạn. - Kiểm tra gia súc sống trước khi giết mổ, để kịp thời phát hiện và loại bỏ hoặc xử lý bằng những biện pháp thích hợp đối với những gia súc không đủ tiêu chuẩn giết mổ. - Kiểm tra thịt gia súc sau khi giết mổ và lăn dấu Chứng nhận thịt đủ tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thú y cho ra thị trường tiêu thụ. Công đoạn kiểm tra thú sống được thực hiện kiểm tra 100% gia súc nhập về dự trữ trước khi giết mổ phải phù hợp các yêu cầu sau: - Kiểm tra hành chính: Kiểm tra giấy Chứng nhận gia súc đã được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quyết định số 1242/QĐ ngày 04 tháng 07 năm 1996, của bộ

Page 14: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

8

Nông Nghiệp & PTNT về việc thực hiện tiêm phòng bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của gia súc gia cầm. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của gia súc nhằm xác định nguồn gốc của gia súc từ đâu đến, có nằm trong vùng dịch bệnh hay không để làm cơ sở chẩn đoán lâm sàng cho việc giết mổ an toàn. - Kiểm tra lâm sàng: Việc chăm sóc và khám thú sống đối với các loại động vật là rất cần thiết trong quá trình kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, chăm sóc theo dõi những gia súc chuẩn bị giết mổ ta có thể phân loại con khỏe, con yếu, con mắc bệnh truyền nhiễm đang ở trong thời kỳ mang bệnh, hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm và các loại bệnh khác. Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan nhằm để ghi nhận về tình trạng sức khỏe và biểu hiện bệnh lý của gia súc, kiểm tra kỹ lưỡng cụ thể ở các bộ phận sau: Đầu, mình, mắt, mũi, các vùng niêm mạc, cách thở, cách đi đứng … Làm cơ sở cho việc chẩn đoán để cách ly theo dõi và điều trị hoặc thực hiện biện pháp xử lý kịp thời theo qui định, nhằm bảo đảm tốt yêu cầu phòng chống dịch bệnh lây lan. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi cán bộ phụ trách công tác kiểm soát giết mổ cần phải nắm vững kiến thức về chẩn đoán phân biệt các bệnh truyền nhiễm gia súc, biết ý nghĩa của việc kiểm tra các hạch lâm ba đối với khám thịt và vị trí của chúng ở thân thịt và phủ tạng, cụ thể như sau: 2.4.2 Kiểm tra vệ sinh thú y - Nơi giết mổ: Kiểm tra điều kiện vệ sinh, nước phục vụ giết mổ có đảm bảo yêu cầu hay không, nếu chưa đạt yêu cầu đề nghị công nhân quản lý khắc phục. - Nơi khám thịt: Phải có giá treo thịt gia súc sau khi giết mổ, thịt phải được xẽ làm đôi rữa sạch máu và treo lên giá nhằm bảo đảm vệ sinh trong khâu giết mổ và cho việc khám được thực hiện dễ dàng. - Giờ khám thịt: Thường từ 30 phút đến 01 giờ đồng hồ là khám được, đối với những thân thịt có chât lượng kém thì tách riêng để vài giờ sau đó kiểm tra lại.

2.4.3 Kiểm tra phủ tạng Đây là công đoạn rất quan trọng để xác định thân thịt gia súc có đủ tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Công đoạn này được kiểm tra cụ thể như sau: - Khám Đầu Khám các hạch lâm ba dưới hàm, niêm mạc miệng, cơ hàm, cơ lưỡi xem có bình thường hay có bệnh lý gì không. - Khám các Hạch lâm ba Hạch dưới hàm, hạch bẹn sâu, hạch bẹn nông, hạch ở gan, hạch ở phổi, hạch lâm ba treo màng ruột. Tất cả các hạch này có màu trắng là gia súc khỏe, nếu có dấu hiệu xuất huyết hay bất thường là nghi bệnh. - Khám Lòng (toàn bộ xoang ngực, bụng) Cần chú ý thật kỹ lưỡng, nếu gia súc bị nhiễm trùng hay bị nhiễm độc thì phủ tạng sẽ có biểu hiện bệnh tích rõ ràng. - Khám Phổi Quan sát mặt trên dưới của lá phổi, xem màu sắc tổ chức tiểu thùy phổi, nắm bóp vuốt từ đầu đến cuối phổi, xem bên trong phổi có bọc mủ hay không, nếu gia súc khỏe phổi có màu hồng nhạt, thả vào nước thấy nổi.

Page 15: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

9

- Khám Tim Quan sát bên ngoài xem hình thái tổ chức cơ tim, mở vành tim, màng bao tim có tích nước hay không, quan sát bên trong xem màu sắc bên trong, độ đàn hồi của cơ tim, những chân cầu của vách tâm thất, nếu gia súc bệnh thì có xuất huyết mở vành tim. - Khám Gan Quan sát bên ngoài xem hình thái, khối lượng, rìa gan, màu sắc mặt trên và mặt dưới của gan. Quan sát bên trong cắt dọc theo đường ống dẫn mật kiểm tra sán lá gan, đồng thời cắt thật sâu vào tổ chức gan xem mặt cắt gan, tiểu thùy gan, dùng tay ấn nhẹ xem độ rắn, độ mềm của gan, kiểm tra gan có sưng không. - Khám Thận Quan sát bên ngoài xem hình thái, thể tích màu sắc của thận, tay bóp rốn thận xem màng thận bóp dễ hay khó, xem bên ngoài quả thận có xuất huyết hay không. Quan sát bên trong: Bổ dọc quả thận xem màu sắc tổ chức bên trong thận, nếu mặt cắt quả thận kiểm tra thấy có hoại tử và màu sắc, kích thước không bình thường thì là nghi bệnh. - Khám Lách Quan sát bên ngoài xem hình thái tổ chức có bị xung huyết, xuất huyết hay không, sờ vào lách bóp xem cứng hay mềm, nếu lách có hình răng cưa hay xuất huyết là gia súc mắc bệnh. - Khám Dạ dày, Ruột Quan sát tất cả các hạch lâm ba, nếu thấy có hiện tượng khả nghi hay bất thường thì cắt ra xem. - Khám Thân thịt Không nên cắt nát nhiều quá trên thân thịt, cần chú ý đến việc lấy huyết như thế nào, nếu trong quá trình lấy huyết không được hoàn hảo thì cần phải kiểm tra phân biệt là do gia súc bệnh hay do quá trình lấy huyết. - Khám Cơ mông Cắt dọc thớ cơ quan sát màu sắc, độ đàn hồi, kiểm tra độ dính ướt hay nho của thân thịt chú ý phát hiện hạt gạo, ký sinh trùng trong thớ cơ. Nếu phát hiện gạo thì phải tiếp tục kiểm tra các bộ phận khác. * Các biện pháp xử lý một số bệnh truyền nhiễm trong KSGM - Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm: Thân thịt luộc chín, phủ tạng và cơ quan sinh dục hủy bỏ toàn bộ. - Bệnh Dịch tả: Nếu toàn thân thịt có tụ huyết xuất huyết thì thịt và phủ tạng hủy toàn bộ, nếu chỉ phát hiện bệnh ở thể nhẹ, toàn thân thịt không thấy xuất huyết và tụ huyết thì luộc chín thân thịt và xử lý nội bộ. - Bệnh Tụ huyết trùng: Nếu nặng hủy toàn bộ thân thịt và nội tạng, nếu phát hiện ở thể nhẹ thì thân thịt luộc chín và xử lý nội bộ. - Bệnh Đóng dấu son: Hủy toàn bộ nội tạng, thịt luộc chín xử lý nội bộ. - Bệnh Phó thương hàn: Nếu nặng hủy toàn bộ thân thịt và nội tạng, nếu nhẹ thân thịt luộc chín và xử lý nội bộ. - Bệnh Lở mồm long móng: Đối với bệnh này cấm xuất ra khỏi lò giết mổ, toàn bộ thịt và

Page 16: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

10

phủ tạng đều phải luộc chín. - Bệnh Tai xanh (PRRS): Đối với bệnh này cấm xuất ra khỏi lò giết mổ, toàn bộ thịt và phủ tạng đều phải hủy bỏ. * Xử lý các trường hợp bất thường khác Đối với các trường hợp thịt kém phẩm chất không do nguyên nhân gia súc mắc bệnh truyền nhiễm thì cách phát hiện và xử lý như sau: - Thịt có màu vàng Cần phân biệt rõ triệu chứng này với bệnh Xoắn trùng, bệnh này sau khi mổ thường thấy da vàng, mỡ vàng, niêm mạc mắt, mồm, huyết quản có màu vàng. Nguyên nhân là do gia súc thừa caroten, xantofim, củ cải đường … hoặc do Ký sinh trùng tác động đến tổ chức gan phá hủy hồng cầu. Trường hợp này thì luộc chín những chổ thịt có màu vàng, phần còn lại tiêu thụ bình thường. - Thịt có màu xanh Do dùng quá nhiều thuốc điều trị bệnh trước khi giết mổ. Trường hợp này thì luộc chín toàn bộ, nếu xanh ít thì cắt bỏ phần bị xanh và luộc, phần còn lại sử dụng được. - Thịt có màu đen Nguyên nhân là do gia súc bị ung thư, do trúng độc hoặc cơ thể gia súc tích tụ nhiều huyết sắc tố. Cần phân biệt bệnh này với bệnh Nhiệt thán (bệnh Nhiệt thán không có sự chảy máu màu đen ở các lỗ tự nhiên). Trường hợp này nếu nặng hủy toàn bộ, nếu nhẹ luộc chín và tiêu thụ. - Thịt có mùi khác thường, mùi lạ Mùi lạ có thể thuộc loại thường hoặc bất thường, thuốc sâu, kháng sinh … Đối với thân thịt này thường thì hủy bỏ. Trường hợp có mùi do nhiễm các tạp chất khác như đất, phân … thì đề nghị rữa sạch và cho tiêu thụ bình thường. Xử lý các chứng cục bộ ở phủ tạng - Phổi: Nếu có hiện tượng phổi bị viêm, viêm màng ngực cấp, sung huyết, trên mặt phổi có sợi huyết nhỏ, phổi lép, vùng phổi bị hoại tử có màng bọc … hủy bỏ. - Tim: Phát hiện viêm tâm mạc nghiêm trọng thì toàn bộ tim hủy bỏ, viêm cơ màng tim có thể cho dùng được. - Gan: Gan cứng, hoại tử, trắng xám hoặc vàng, màu sắc bất thường thì hủy bỏ. - Lá lách: Khi có biến đổi bất thường phải hủy bỏ. - Thận: Phát hiện bị bệnh viêm ở các thời kỳ bể thận tích nước tiểu, thận viêm có mủ ... hủy bỏ. (Xử lý nội bộ là cách xử lý bằng phương pháp không cho xuất sản phẩm đông vật đó ra khỏi xã.)

Page 17: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

11

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian thực: Từ ngày 18/04/2010 đến ngày 19/06/2010 3.1.2 Địa điểm: Cơ sở giết mổ gia súc tập trung ấp Nước Mặn 2, xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Dụng cụ sử dụng (phục vụ công việc KSGM) : Dao khám thịt, găng tay cao su, khẩu trang, giày ủng bảo hộ, con dấu lăn Chứng nhận Kiểm soát giết mổ, thùng đựng các phụ phẩm, phế phẩm xử lý, bình, máy tiêu độc và sát trùng khu vực điểm giết mổ và dụng cụ. 3.2.2 Phương tiện : Xe gắn máy (cơ động trong việc kiểm tra từ điểm giết mổ và ngoài thị trường) 3.2.3 Trang thiết bị bảo hộ lao động (trang phục chống vi rut, máy ghi âm, roi điện, bình xịt phòng cháy chửa cháy ...) 3.2.4 Trang phục chuyên ngành: Cầu vai, ve áo, mủ kết pi đúng qui định trang phục của kiểm dịch viên chuyên ngành Thú y. Cùng sự hỗ trợ hành chính gồm: Các văn bản pháp quy chuyên ngành, Pháp lệnh Thú y, Nghị định 40 CP, thông tư Liên bộ tài chính ..., các loại biên bản xử phạt hành chính, biên bản làm việc ... (sử dụng trong các trường hợp xử lý gia súc không đủ tiêu chuẩn giết mổ, hoặc các tình huống chủ gia súc vi phạm, chống đối người làm nhiệm vụ theo qui định Thú y). 3.3 Ghi chép và xử lý số liệu 3.3.1 Ghi chép số liệu: Viết vào sổ nhật ký thực tập tất cả các số liệu thu thập được hàng ngày trong quá trình thực hiện. 3.3.2 Xử lý số liệu Xử lý văn bản bằng phần mềm vi tính Word, xử lý số liệu bằng Excel. 3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi, ghi chép sổ sách Ghi chép sổ theo dõi để cập nhật số lượng gia súc nhập tồn, để thực hiện công tác quản lý số lượng gia súc giết mổ trong từng thời điểm cụ thể theo yêu cầu của cơ quan Thú y. Công đoạn kiểm soát giết mổ được thực hiện trên những gia súc đã được kiểm tra thú sống đạt yêu cầu đưa vào giết mổ. 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Kiểm tra thú sống - Kiểm tra phủ tạng - Quan sát - Kiểm tra vệ sinh thú y trước và sau khi giết mổ Thời gian nghiên cứu - Kiểm thú sống: Từ 06 giờ đến 18 giờ hàng ngày. - Thời gian kiểm soát giết mổ: Từ 00 giờ đến 04 giờ sáng hàng ngày.

Page 18: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

12

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kiểm tra thú sống Qua công đoạn này ta thấy có vài trường hợp gia súc nhập về lò giết mổ có chung biểu hiện lâm sàng như: - Xuất huyết trên da từng mãng hoặc toàn thân, nguyên nhân do trên đường vận chuyển gia súc bị stress nhiệt, bị mệt ... - Gia súc bị què: Do thiếu can xi hoặc do trong quá trình khống chế trói buột gia súc và vận chuyển thiếu cẩn thận gây chấn thương chân hoặc móng của thú. - Ngoài ra, các biểu hiện lâm sàng thường thấy nhất là: Thú thở khó, gẫy đốt sống lưng, đi phân và nước tiểu một chỗ. Niêm mạc toàn thân nhợt nhạt, đôi khi có hiện tượng của bệnh Lao, Viêm phổi địa phương, suy dinh dưỡng (còi cọc, ốm yếu), heo nái già hoặc bị loại thải do sẩy thai hay do viêm nhiễm, bỏ ăn ... 4.2 Kiểm tra phủ tạng: Quá trình này dựa trên giấy tiêm phòng. Mẫu GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊM PHÒNG GIA SÚC Sở Nông Nghiệp & PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI CỤC THÚ Y SÓC TRĂNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:……./TP.200...

GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊM PHÒNG GIA SÚC

Họ tên:...................................................................................................................................... Địa chỉ:..................................................................................................................................... Loài gia súc:……………………………….:Trọng lượng: .................................................. Ngày tiêm phòng:…………………………...Loại vaccine: 1………..2............................. Có giá trị đến: .......................................................................................................................... Tiền vaccine: ........................................................................................................................... CHÚ Ý: Ngày…..tháng…năm....... -Sau khi tiêm nên theo dõi gia súc trong NHÂN VIÊN THÚ Y 36 giờ. Báo ngay cho thú y viên gần nhất (Ký – ghi rõ họ tên) khi gia súc có biểu hiện bất thường. - Chủ gia súc phải giữ lại giấy chứng nhận tiêm phòng này để xuất trình khi bán gia súc. 4.3 Kiểm tra vệ sinh thú y - Heo trước khi giết mổ thì không được vệ sinh cơ thể. - Nơi giết mổ + Trước và trong khi giết mổ: Chủ lò mổ vệ sinh bằng nước cây nước tại nơi tiến hành giết mổ. + Sau khi quá trình giết mổ trong ngày kết thúc thì chủ lò mổ có vệ sinh thêm một lần bằng thuốc sát trùng. - Cách xử lý nước thải trong quá trình giết mổ : nước thảy sau khi phục vụ quá trình giết mổ được thải xuống ao rồi sau đó ra ngoài môi trường.

Page 19: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

13

4.4 Số lượng gia súc giết mổ trong 2 tháng Dưới đây là các bảng kết quả theo dõi được trong gần 2 tháng vừa qua (từ 18/04/2010 đến ngày 19/06/2010).

Bảng 1: Tổng số lượng gia súc giết mổ trong 2 tháng

Thời gian

Tổng số lượng gia súc

Nhập Xuất

Tỷ lệ % số gia súc xuất

(so với nhập) 18/04/10 – 18/05/10 569 557 97,89% 19/05/10 – 18/06/10 345 329 95,36%

TỔNG CỘNG

914 886

96,94%

* Nhận xét Số gia súc nhập và xuất có sự chênh lệch là do phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ thịt trên thị trường, số gia súc tồn ngày trước sẽ được giết mổ tiếp theo cho những ngày sau đó. Các chủ mổ thường dự trù lượng heo mổ luôn luôn thừa để chủ động trong việc cung ứng ngoài thị trường. Số gia súc tồn dư đó luôn được quản lý lò và cán bộ thú y trực kiểm dịch kiểm soát quản lý chặt chẽ nhằm phát hiện các hiện tượng bất thường nếu có và dùng biện pháp cách ly theo dõi, xử lý triệt để các trường hợp bệnh truyền nhiểm nguy hiểm. 4.4.1 Tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh. 4.4.1.1 Số gia súc nhiễm bệnh đợt I (18/04 – 18/05/2010)

Bảng 2: Phân loại và tỷ lệ nhiễm bệnh theo từng loại đợt I

Loại bệnh Số gia súc bệnh Tỷ lệ % Phó thương hàn

Viêm phổi địa phương 27 29

4,85 5,21

Ký sinh trùng TỐNG CỘNG

114 170

20,47 30,52%

Page 20: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

14

Biểu đồ 1: Biểu diễn tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh đợt I Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) 25 20 15 10 5 0 Tên bệnh: Phó thương hàn Viêm phổi địa phương Ký sinh trùng Qua biều đồ trên cho ta thấy tỷ lệ gia súc nhiễm Ký sinh trùng rất cao. Kế đến là Viêm phổi địa phương, thứ ba là Phó thương hàn. Bệnh Ký sinh trùng là do một số tập quán chăn nuôi của bà con ở đây đa số là dân tộc Khơrme thường tận dụng các thức ăn có sẵn từ rau quả ngoài đồng ruộng hoặc vườn rẩy thiếu vệ sinh trước khi cho ăn. Bệnh Viêm phổi địa phương có nguyên nhân bắt nguồn từ số gia súc đã mang mần bệnh du nhập từ địa phương khác hoặc ở các trang trại chăn nuôi tư nhân có nguồn gốc bệnh di truyền từ số gia súc bố mẹ đưa về địa phương và từ đó lây lan. Bệnh không có thuốc tiêm phòng và cũng khó điều trị vì đây là loại bệnh mãn tính. Muốn tránh thiệt hại ta nên tăng cường khâu chăm sóc bồi dưỡng tốt cho gia súc nhầm năng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Bệnh Phó thương hàn có nguyên nhân tương đối khác với hai bệnh trên, tức là song song theo các loại bệnh truyền nhiễm khác (thường gọi tắt là bốn bệnh đỏ) hầu như đã khống chế được ba loại thì riêng có bệnh Phó thương hàn vẫn còn rãi rác dù không phát triển thành dịch. 4.4.1.2 Số gia súc nhiễm bệnh đợt II (19/05 – 18/06/2010)

Bảng 3: Phân loại và tỷ lệ nhiễm bệnh theo từng loại đợt II

Loại bệnh Số gia súc bệnh Tỷ lệ % Phó thương hàn

Viêm phổi địa phương 16 21

4,86 6,38

Ký sinh trùng TỐNG CỘNG

74 111

22,49 33,74

Page 21: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

15

Biểu đồ 2: Biểu diễn tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh đợt II Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) 25 20 15 10 5 0 Tên bệnh: Phó thương hàn Viêm phổi địa phương Ký sinh trùng * Nhận xét Qua biều đồ trên cho ta thấy tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh Ký sinh trùng (giun sán) vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, kế đến là Viêm phổi địa phương có phần tăng hơn so với tháng trước. Nguyên nhân có thể là do thời tiết thay đổi (giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa) là điều kiện cho loại bệnh này phát triển. Còn bệnh Phó thương hàn vẫn tỷ lệ bệnh như tháng qua. 4.4.2 Tổng kết số gia súc nhiễm bệnh của 2 tháng

Bảng 4: Tổng phân loại và tỷ lệ nhiễm bệnh

Loại bệnh Số gia súc bệnh Tỷ lệ % Phó thương hàn

Viêm phổi địa phương 43 50

4,85 5,64

Ký sinh trùng TỔNG CỘNG

188 281

21,22 39,12

Page 22: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

16

Biểu đồ 3: Biểu diễn tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh (02 tháng)

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) 25% 20% 15% 10% 5% 0% Tên bệnh: Phó thương hàn Viêm phổi địa phương Ký sinh trùng * Nhận xét Qua biểu đồ tổng hợp chung của hai tháng cho ta thấy tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh cao nhất là Ký sinh trùng (giun sán) chiếm 21,22% kế đến là bệnh Viêm phổi địa phương với tỷ lệ heo nhiễm bệnh là 5,64% và thứ ba vẫn là bệnh Phó thương hàn với tỷ lệ nhiễm bệnh là 4,85%.

Page 23: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

17

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Đa số các heo nhập vào lò giết mổ mắc phải các bệnh Ký sinh trùng, Phó thương hàn và Viêm phổi địa phương. - Chất thải trong quá trình giết mổ được xử lý tốt, thuốc sát trùng được sử dụng là Benkocid và vôi bột. - Quy trình kiểm soát giết mổ chưa được thực hiện tốt do khâu kiểm soát nôi tạng chỉ dựa trên kết quả tiêm phòng. - Không sát trùng vật dụng chuyên chở thú. 5.2 Kiến nghị - Trạm nên tăng cường và chủ động hơn trong công tác kiểm tra nội tạng. - Cần có biên pháp sử dụng thuốc sát trùng trên vật dụng chuyên chở thú.

Page 24: KHẢO SÁT GIẾT MỔ ĐÀN HEO TẠI LÒ MỔ XÃ LONG PHÚ HUYỆ …

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quy trình kiểm soát giết mổ gia súc. Trạm Thú Y Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng. Bệnh Nội Khoa, B.S Thú y Tiền Ngọc Hân biên soạn. Bệnh Truyền nhiễm trên gia súc, K.S Nghuyễn Như Tấn Phước biên soạn