54
LỜI NÓI ĐẦU Nhằm giúp cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội học tập tốt học phần Quân sự chung và Chiến thuật – Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK của môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh, nhóm giảng viên giảng dạy Khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh biên soạn Bài giảng Giáo dục Quốc phòng – An ninh tập 3. Nội dung bài giảng được tập thể tác giả biên soạn trên cơ sở nội dung chương trình khung môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài ra, các tác giả còn cập nhật, bổ sung một số nội dung cần thiết mà Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành gần đây. Bài giảng trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về quân sự phổ thông, những kỹ năng quân sự cần thiết như: hiểu biết và sử dụng được một số loại phương tiện, vũ khí thông thường; kiến thức về chiến thuật bộ binh; cách phòng, tránh vũ khí hủy diệt lớn và thành thạo kỹ thuật băng bó, chuyển thương. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Website: http://gdqp.hust.edu.vn. Email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn! Các tác gi

LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm giúp cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội học tập tốt học phần Quân sự chung và Chiến thuật – Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK của môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh, nhóm giảng viên giảng dạy Khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh biên soạn Bài giảng Giáo dục Quốc phòng – An ninh tập 3.

Nội dung bài giảng được tập thể tác giả biên soạn trên cơ sở nội dung chương trình khung môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài ra, các tác giả còn cập nhật, bổ sung một số nội dung cần thiết mà Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành gần đây.

Bài giảng trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về quân sự phổ thông, những kỹ năng quân sự cần thiết như: hiểu biết và sử dụng được một số loại phương tiện, vũ khí thông thường; kiến thức về chiến thuật bộ binh; cách phòng, tránh vũ khí hủy diệt lớn và thành thạo kỹ thuật băng bó, chuyển thương.

Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản sau.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Khoa Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Website: http://gdqp.hust.edu.vn. Email: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn! Các tác giả

Page 2: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn
Page 3: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………… 1

Bài 1. ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ…………………………………………………………5 I. Đội hình tiểu đội .................................................................................................. 5 II. Đội hình trung đội ............................................................................................... 9 III. Đổi hướng đội hình ......................................................................................... 14

Bài 2. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ QUÂN SỰ………………………………………….16 I. Khái quát chung ................................................................................................. 16 II. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ ................................................................. 19 III. Nội dung bản đồ .............................................................................................. 25 IV. Sử dụng bản đồ quân sự .................................................................................. 26 V. Giới thiệu bản đồ số.......................................................................................... 28

Bài 3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ SÚNG BỘ BINH……………………………….30 I. Súng tiểu liên AK............................................................................................... 30 II. Súng trường CKC ............................................................................................. 39 III. Súng trung liên RPĐ........................................................................................ 42 IV. Súng diệt tăng B40 .......................................................................................... 46 V. Súng diệt tăng B41 ........................................................................................... 51

Bài 4. THUỐC NỔ……………………………………………………………….Error! Bookmark not defined.

I. Khái quát chung .................................................. Error! Bookmark not defined. II. Một số loại thuốc nổ thường dùng ..................... Error! Bookmark not defined. III. Phương tiện gây nổ ........................................... Error! Bookmark not defined. IV. Sử dụng, bảo quản, vận chuyển........................ Error! Bookmark not defined. V. Ứng dụng của thuốc nổ..................................................................................... 85

Bài 5. PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN…………………………..Error! Bookmark not defined.

I. Vũ khí hạt nhân ................................................... Error! Bookmark not defined. II. Vũ khí hóa học ................................................... Error! Bookmark not defined. III. Vũ khí sinh học ................................................ Error! Bookmark not defined. IV. Vũ khí lửa ........................................................ Error! Bookmark not defined.

Bài 6. CẤP CỨU BAN ĐẦU VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH……………..Error! Bookmark not defined.

I. Băng bó, chuyển thương ..................................... Error! Bookmark not defined.

Page 4: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

II. Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh ........... Error! Bookmark not defined.

Bài 7. BA MÔN QUÂN SỰ PHỐI HỢP………………………………………Error! Bookmark not defined.

I. Kỹ thuật ném lựu đạn .......................................... Error! Bookmark not defined. II. Kỹ thuật chạy vũ trang ....................................... Error! Bookmark not defined. III. Kỹ thuật bắn súng quân dụng AK, CKC .......... Error! Bookmark not defined. IV. Tổ chức qui tắc thi đấu ..................................... Error! Bookmark not defined.

Bài 8. TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG………………...Error! Bookmark not defined.

I. Khái quát chung .................................................. Error! Bookmark not defined. II. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật........................... Error! Bookmark not defined. III. Hành động khi nhận nhiệm vụ.......................... Error! Bookmark not defined. IV. Thực hành chiến đấu ........................................ Error! Bookmark not defined.

Bài 9. TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU PHÒNG NGỰ……………….Error! Bookmark not defined.

I. Khái quát chung .................................................. Error! Bookmark not defined. II. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật........................... Error! Bookmark not defined. III. Hành động khi nhận nhiệm vụ.......................... Error! Bookmark not defined. IV. Thực hành chiến đấu ........................................ Error! Bookmark not defined.

Bài 10. KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK…………………………...Error! Bookmark not defined.

I. Lý thuyết bắn súng tiểu liên AK ......................... Error! Bookmark not defined. II. Thực hành bắn súng tiểu liên AK ...................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...151

Page 5: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Bài 1

ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

I. Đội hình tiểu đội

1. Đội hình tiểu đội hàng ngang a) Đội hình tiểu đội một hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội một hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm,

khám súng, giá súng. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành một hàng ngang … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội X thành

một hàng ngang” là dự lệnh,“tập hợp” là động lệnh. + Động tác: Tiểu đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp rồi quay về hướng các chiến sĩ, đứng nghiêm

hô khẩu lệnh “Tiểu đội X” (Nếu có tiểu đội khác cùng học tập ở bên cạnh thì phải hô rõ phiên hiệu của tiểu đội mình). Ví dụ: “Tiểu đội 1”, nếu không có tiểu đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô “Tiểu đội”, khi nghe hô “Tiểu đội” toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh. Khi tiểu đội đã sẵn sàng chờ lệnh, tiểu đội trưởng hô tiếp: “Thành một hàng ngang … tập hợp”, rồi quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp.

Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội nhanh chóng im lặng chạy vào tập hợp (nếu có súng phải xách súng hoặc mang súng theo qui định đối với từng loại súng) đứng về phía bên trái của tiểu đội trưởng thành một hàng ngang, giãn cách 70 cm (tính từ giữa hai gót chân của hai người đứng cạnh nhau) hoặc cách nhau khoảng 20 cm (tính từ khoảng cách hai cánh tay của hai người đứng cạnh nhau).

Theo thứ tự từ phải sang trái: chiến sĩ số 1 (trung liên), số 2 (súng trường hoặc tiểu liên), số 3, số 4 (tiểu liên), số 5 (súng M79), số 6 (B40 hoặc B41), số 7, số 8 (tiểu liên) (hình 1.1).

Khi đã có từ 2, 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều lên phía trước chính giữa đội hình cách 3 – 5 bước, quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp.

Từng người khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ.

Chú ý: Muốn kiểm tra giãn cách, từng người nắm tay phải lại, chống vào thắt lưng (sườn bên phải) khi khuỷu tay của mình sát với cánh tay trái người đứng bên phải là được.

Hình 1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang.

– Điểm số:

Page 6: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt điểm

số từ 1 cho đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình phải kết hợp quay mặt sang trái 450, khi điểm số xong phải quay mặt trở lại. Người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “HẾT”. Từng người trước khi điểm số của mình phải chuyển về tư thế đứng nghiêm, điểm số xong về tư thế đứng nghỉ.

Khi điểm số, các chiến sĩ phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm. + Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) … thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn bên phải (trái)” là dự lệnh,

“thẳng” là động lệnh. Khẩu lệnh kết hợp: “Nghiêm … Nhìn bên phải (trái) … thẳng”. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, trừ chiến sĩ làm chuẩn (người đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình)

vẫn nhìn thẳng, còn các chiến sĩ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống để dóng hàng và giữ giãn cách (nếu có súng khi xê dịch vị trí phải xách súng, sau khi xê dịch xong đặt súng xuống đúng vị trí).

Khi dóng hàng ngang từng người phải nhìn vào ve cổ áo của người đứng bên phải (trái) của mình. Khi tiểu đội đã dóng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi” tất cả tiểu đội đều

quay mặt trở lại, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí. Tiểu đội trưởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ, sau đó quay nửa bên trái (phải) đi đều về phía người

làm chuẩn cách 2 – 3 bước, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang. Nếu thấy gót chân của các chiến sĩ nằm trên một đường thẳng là hàng ngang đã thẳng. Nếu có chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, Tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh “Đồng chí X (hoặc số X)”… lên

(xuống)”, chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của mình phải quay mặt nhìn về hướng Tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của Tiểu đội trưởng. Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng Tiểu đội trưởng hô “Được”, các chiến sĩ quay mặt trở về hướng cũ.

Thứ tự sửa: từ người đứng gần tới người đứng xa. Tiểu đội trưởng có thể qua phải (trái) một bước để kiểm tra hàng.

Cũng có thể sửa một hoặc nhiều chiến sĩ cùng một lúc. Ví dụ: “Từ số 3 đến số 7 … lên (xuống)”, các chiến sĩ trong số được gọi làm động tác như khi sửa từng người.

Chỉnh đốn xong Tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy. Trường hợp lấy chiến sĩ đứng ở giữa hàng làm chuẩn để chỉnh đốn thì Tiểu đội trưởng phải dùng khẩu

lệnh để chỉ định người làm chuẩn: “Đồng chí X (hoặc số X làm chuẩn)”, chiến sĩ X nghe gọi, đứng nghiêm trả lời “Có” và giơ tay phải lên. Tiểu đội trưởng hô tiếp: “Nhìn giữa … thẳng”, các chiến sĩ đứng hai bên lấy người làm chuẩn để gióng hàng. Chiến sĩ làm chuẩn sau khi nghe dứt động lệnh “thẳng” khoảng 5 giây thì bỏ tay xuống vẫn đứng nghiêm.

Khi chỉnh đốn hàng, Tiểu đội trưởng có thể về bên phải (trái) đội hình. Động tác của Tiểu đội trưởng và các chiến sĩ làm như khi nhìn bên phải (trái) đội hình. – Giải tán: + Khẩu lệnh “Giải tán”, không có dự lệnh. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Giải tán” mọi người trong tiểu đội nhanh chóng tản ra, nếu đang

đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi giải tán. b) Đội hình tiểu đội hai hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hai hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm,

giá súng.

Page 7: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

* Động tác thực hiện theo ba bước sau: – Tập hợp: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng ngang, chỉ khác: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng ngang … tập hợp”. + Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng trên (số 1, 3, 5, 7), các số chẵn đứng hàng dưới (số 2,

4, 6, 8). Cự li giữa hàng trên và hàng dưới là 1 m (hình 1.2). – Chỉnh đốn hàng ngũ: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng ngang. – Giải tán: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng ngang.

Hình 1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang.

2. Đội hình tiểu đội hàng dọc a) Đội hình tiểu đội một hàng dọc * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội một hàng dọc thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển

vị trí.

* Động tác thực hiện theo bốn bước sau:

– Tập hợp: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành một hàng dọc … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội X thành

một hàng dọc” là dự lệnh,“tập hợp” là động lệnh. + Động tác của Tiểu đội trưởng giống như ở đội hình một hàng ngang. + Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội nhanh chóng im lặng chạy vào tập hợp (nếu có súng phải xách súng

hoặc mang súng theo qui định đối với từng loại súng) đứng sau tiểu đội trưởng thành một hàng dọc, cự li giữa người đứng trước và người đứng sau là 1 m (tính từ gót chân của hai người) theo thứ tự từ trên xuống dưới: chiến sĩ số 1 (trung liên) số hai (súng trường hoặc tiểu liên), số 3, số 4 (tiểu liên), số 5 M79, số 6 (B40 hoặc B41), số 7, số 8 (tiểu liên) (hình 1.3).

Khi đã có từ 2, 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều ra phía trước đội hình, cách 3 – 5 bước quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp.

Từng người khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ.

– Điểm số:

Page 8: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh.

+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ theo thứ tự từ trên

xuống dưới lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình phải đồng thời quay mặt hết cỡ sang bên trái, khi điểm số xong phải quay mặt trở lại. Người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”.

Khi điểm số, các chiến sĩ phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng

nghiêm. + Khẩu lệnh: “Nhìn trước … thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn

trước ” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Khẩu lệnh kết hợp: “Nghiêm … Nhìn trước … thẳng”. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, trừ chiến sĩ số 1 còn các chiến sĩ khác

dóng hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy người đứng trước mình (không nhìn thấy gáy người thứ đứng thứ hai trước mình), tự xê dịch sang phải, trái để thẳng hàng dọc và xê dịch lên, xuống để đúng cự li (nếu có súng khi xê dịch vị trí phải xách súng, sau khi xê dịch xong đặt súng xuống đúng vị trí).

Khi tiểu đội đã dóng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội đứng nghiêm. Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi đều về trước, chính giữa đội hình từ 2 – 3 bước, nhìn vào đội hình để kiểm tra hàng dọc.

Hàng dọc thẳng là cạnh mũ, cạnh vai của chiến sĩ nằm trên một đường thẳng. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh: “Đồng chí X (hoặc số X) … Qua phải

(hoặc qua trái)” để sửa, chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của mình làm theo lệnh của tiểu đội trưởng. Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng tiểu đội trưởng hô “Được”, lần lượt sửa từ trên xuống dưới, cũng có thể sửa từ 2 – 3 người chiến sĩ cùng một lúc. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy (ở bên trái phía trước đội hình).

– Giải tán: Khẩu lệnh, động tác giống như ở đội hình một hàng ngang. b) Đội hình tiểu đội hai hàng dọc * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hai hàng dọc thường dùng trong hành quân,

khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí. * Động tác thực hiện theo ba bước sau: – Tập hợp: Thực hiện tương tự như một hàng dọc, chỉ khác: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng dọc … tập hợp”). + Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng bên phải (số 1, 3,

5, 7), các số chẵn đứng hàng bên trái (số 2, 4, 6, 8); giãn cách giữa hai hàng là 70 cm (hình 1.4).

– Chỉnh đốn hàng ngũ: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng dọc. Khi dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng bên trái (hàng số chẵn) vừa dóng hàng dọc, vừa dùng ánh mắt để dóng hàng ngang.

– Giải tán: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng dọc.

Hình 1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc.

Hình 1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc.

Page 9: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

* Những điểm chú ý: + Trước khi tập hợp, người chỉ huy phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và

phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của tiểu đội. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng mặt trời chiếu vào mắt chiến sĩ.

+ Phải xác định được đội hình, vị trí tập hợp, hướng đội hình rồi đứng tại vị trí tập hợp hô khẩu lệnh tập hợp, sau đó làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp. Nếu vị trí tập hợp xa nơi Tiểu đội trưởng đứng (quá 20 m) thì Tiểu đội trưởng phải đôn đốc nhắc nhở tiểu đội về vị trí tập hợp. Tiểu đội trưởng không được hô dứt động lệnh “TẬP HỢP” rồi mới chạy đến vị trí tập hợp tiểu đội.

+ Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, chuẩn xác mẫu mực. Khi sửa sai cho chiến sĩ phải dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để chỉ huy.

+ Mỗi chiến sĩ khi đã vào tập hợp phải trật tự, động tác dóng hàng đúng cự li, giãn cách, tập trung nghe lệnh của Tiểu đội trưởng.

II. Đội hình trung đội

1. Đội hình trung đội hàng ngang a) Đội hình trung đội một hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình trung đội một hàng ngang thường dùng trong huấn luyện, kiểm tra, kiểm

nghiệm, khám súng, giá súng. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng ngang … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành

một hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

Hình 1.5. Đội hình trung đội một hàng ngang.

Hô xong khẩu lệnh Trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp. Phó trung

đội trưởng đứng sau Trung đội trưởng, đứng bên trái trung đội trưởng theo thứ tự là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang). Đúng cự li qui định, tự động dóng hàng xong thì đứng nghỉ (hình 1.5).

Khi tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, Trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chính giữa đội hình, cách 5 – 8 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập trung.

Từng người vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ. – Điểm số: + Điểm số theo từng tiểu đội để đổi hình, đổi hướng:

Page 10: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh, từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các Tiểu đội trưởng

không điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội điểm số xong thì hô “Hết”, không phải quay mặt. + Điểm số toàn trung đội để nắm quân số: Khẩu lệnh: “Điểm số”, không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội điểm số, các Tiểu đội trưởng cũng điểm số. Lần lượt điểm số theo thứ

tự và nối tiếp nhau từ tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 điểm số xong thì hô “Hết”, không phải quay mặt.

Động tác điểm số của từng người giống như điểm số đội hình tiểu đội. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hàng ngũ của đội hình tiểu đội hàng ngang, chỉ khác: vị

trí chỉnh đốn đội hình, cách người làm chuẩn 3 – 5 bước. – Giải tán: Khẩu lệnh, động tác giống như đội hình tiểu đội hàng ngang. b) Đội hình trung đội hai hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình trung đội hai hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm,

giá súng. * Động tác thực hiện theo ba bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh “Trung đội, thành hai hàng ngang … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành hai hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng, im lặng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội

trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội trưởng theo thứ tự là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành hai hàng ngang, các số lẻ đứng hàng trên, các số chẵn đứng hàng dưới (hình 1.6).

Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra đứng ở phía trước chính giữa đội hình cách 5 – 8 bước quay vào đội hình, đôn đốc trung đội tập hợp. Trung đội phó bước lên vị trí của trung đội trưởng.

– Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh, động tác của trung đội trưởng và các chiến sĩ trong trung đội giống như chỉnh đốn hàng ngũ

đội hình trung đội một hàng ngang. Chỉ khác: Cả hai hàng đều phải quay mặt và dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng dưới vừa dóng hàng

ngang vừa phải dóng hàng dọc. Người làm chuẩn đứng ở đầu (hoặc cuối) của từng hàng nhìn thẳng. Trung đội trưởng kiểm tra hàng trên trước, hàng dưới sau. – Giải tán: Thực hiện như đội hình tiểu đội hàng ngang.

Page 11: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 1.6. Đội hình trung đội hai hàng ngang.

c) Đội hình trung đội ba hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình trung đội ba hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm,

giá súng. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng ngang … tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành ba

hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

Hình 1.7. Đội hình trung đội ba hàng ngang.

Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội

trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội trưởng theo thứ tự từ trên xuống dưới là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành một hàng ngang. Khoảng cách giữa hàng trên và hàng dưới là 1 m (hình 1.7).

– Điểm số: Khẩu lệnh: “Điểm số”, chỉ có động lệnh không có dự lệnh.

Page 12: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Nghe dứt động lệnh, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (giống như đội hình tiểu đội một hàng ngang), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số của tiểu đội 1 tính số của mình. Người đứng cuối hàng của tiểu đội 2, tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết quân số của tiểu đội mình (đủ, thừa, thiếu), khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong đứng nghỉ.

– Chỉnh đốn hàng ngũ (tương tự như trên). – Giải tán (tương tự như trên).

2. Đội hình trung đội hàng dọc a) Đội hình trung đội một hàng dọc * Ý nghĩa: Đội hình trung đội hàng dọc thường dùng để hành quân,

di chuyển. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng dọc… tập hợp”, có dự lệnh

và động lệnh. “Trung đội, thành một hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.

Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng cách trung đội trưởng 1 m thành một hàng dọc, theo thứ tự từ trên xuống dưới là: phó trung đội trưởng, tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3.

Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 5 – 8 bước, quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp.

Từng người đã vào vị trí phải đứng ở tư thế nghỉ, nhanh chóng tự động dóng hàng, đúng giãn cách.

– Điểm số: Có hai cách điểm số. + Điểm số theo từng tiểu đội: Khẩu lệnh “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh, chỉ có động lệnh.

Nghe dứt động lệnh từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Tiểu đội trưởng không điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội không phải quay mặt sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”. Động tác điểm số của từng người như ở đội hình trung đội một hàng ngang.

+ Điểm số toàn trung đội: Khẩu lệnh “Điểm số”, không có dự lệnh, chỉ có động lệnh. Nghe dứt động lệnh toàn trung đội điểm số theo thứ tự từ một tới hết, tiểu đội trưởng cũng điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”.

– Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh: “Nhìn trước … thẳng”, có dự lệnh và động lệnh, “Nhìn

trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội đứng nghiêm dóng hàng, động tác

giống như ở đội hình tiểu đội hàng dọc, chỉ khác trung đội trưởng đi về phía trước đội hình cách 2 – 3 bước để kiểm tra hàng dọc.

Hình 1.8. Đội hình trung đội một hàng dọc.

Page 13: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

– Giải tán: Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội hàng ngang. b) Đội hình trung đội hai hàng dọc Đội hình trung đội hai hàng dọc thực hiện thứ tự như sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng dọc … tập hợp”, có dự lệnh và

động lệnh, “Trung đội, thành hai hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô xong khẩu lệnh, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng

nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp,

đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự là phó trung đội trưởng, tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành hai hàng dọc, các số lẻ đứng hàng dọc bên phải (sau tiểu đội trưởng), các số chẵn đứng hàng dọc bên trái.

– Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội

đứng nghiêm. Khẩu lệnh: “Nhìn trước … thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn

trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Nghe dứt động lệnh toàn trung đội đứng nghiêm dóng hàng dọc, động tác thực hiện như ở đội hình tiểu

đội hai hàng dọc, chỉ khác: Khi nghe dứt động lệnh, các tiểu đội trưởng qua trái nửa bước để đứng chính giữa đội hình của tiểu đội mình. Tất cả nhìn thẳng để dóng hàng dọc đồng thời dùng ánh mắt dóng hàng ngang.

Khoảng cách của trung đội trưởng đến tiểu đội 1 khi kiểm tra hàng là 5 – 8 bước. – Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang.

c) Đội hình trung đội ba hàng dọc Đội hình trung đội ba hàng dọc thực hiện thứ tự như sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng dọc … tập hợp”, có dự

lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành ba hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh.

Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.

Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự: Phó trung đội trưởng và tiểu đội 1, tiểu đội 2 đứng bên trái tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành một hàng dọc (hình 1.10).

– Điểm số: Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội ba hàng ngang, chỉ

khác là điểm số theo hàng dọc. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh, động tác

cơ bản giống ở đội hình trung đội một hàng dọc. – Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang. * Những điểm chú ý:

Hình 1.9. Đội hình trung đội hai hàng dọc.

Hình 1.10. Đội hình trung đội ba hàng dọc.

Page 14: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Trước khi tập hợp, trung đội trưởng phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của đội hình. Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời.

+ Phải xác định vị trí, hướng tập hợp rồi đứng tại vị trí đã xác định hô khẩu lệnh, nếu vị trí tập hợp xa vị trí của trung đội thì trung đội trưởng phải đôn đốc, nhắc nhở trung đội về vị trí tập hợp. Không được hô xong khẩu lệnh rồi mới chạy đến vị trí tập hợp, dù chỉ cách 2 – 3 bước.

+ Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, mẫu mực. III. Đổi hướng đội hình

Ý nghĩa: Dùng để đổi hướng đội hình cho phù hợp với nhiệm vụ và địa hình cụ thể, đồng thời rèn luyện ý thức hiệp đồng động tác trong đội hình.

1. Đổi hướng khi đang đứng tại chỗ a) Đổi hướng đội hình về bên phải (trái) – Khẩu lệnh: “Bên phải (trái) … quay”, có dự lệnh và động lệnh, “Bên phải (trái)” là dự lệnh, “quay” là

động lệnh. – Động tác: Nghe dứt động lệnh, tất cả mọi người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên phải

(trái). Đội hình lúc này đổi sang hướng mới nhưng không thể giữ được đúng giãn cách, cự li như trước khi đổi. b) Đổi hướng về đằng sau – Khẩu lệnh: “Đằng sau … quay”, có dự lệnh và động lệnh, “Đằng sau” là dự lệnh, “quay” là động lệnh. – Động tác: Nghe dứt động lệnh, tất cả mọi người trong đội hình đều thực hiện động tác quay đằng sau.

Đội hình lúc này được đổi sang hướng mới mà vẫn giữ được cự li, giãn cách như trước khi đổi. 2. Đổi hướng khi đang đi a) Tiểu đội một hàng ngang và hai hàng ngang đổi hướng – Đổi hướng về bên phải hoặc trái. + Khẩu lệnh: “Tiểu đội vòng bên phải (trái) … bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội vòng bên phải

(trái)” là dự lệnh, “bước” là động lệnh, vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, người đầu hàng làm trụ vừa làm động tác giậm chân vừa phối hợp với

các chiến sĩ trong tiểu đội từng bước xoay dần sang hướng mới (xoay 900) về bên phải (trái). Nếu là hai hàng ngang, khi xoay phải giữ đúng hướng và cự li, giãn cách giữa hai hàng.

– Đổi hướng về phía sau:

Hình 1.11. Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về bên phải.

Hình 1.12. Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về bên trái.

Page 15: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 1.13. Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về phía sau.

+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau … bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. Vòng bên nào hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ vòng xoay dần về hướng mới như khi vòng bên phải (trái) nhưng phải vòng 1800.

b) Tiểu đội một hàng dọc và hai hàng dọc đổi hướng – Đổi hướng về bên phải hoặc bên trái (hình 1.14). + Khẩu lệnh: “Tiểu đội vòng bên phải (trái) … bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội vòng bên phải

(trái)” là dự lệnh, “bước” là động lệnh, vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy.

+ Động tác: Nghe dứt động lệnh, số chuẩn xoay dần sang hướng mới 900, các chiến sĩ còn lại lần lượt đi

đến vị trí cũ của số chuẩn, đi sau số chuẩn đổi về hướng mới. Nếu là hai hàng dọc, khi vòng phải giữ đúng hướng và giãn cách giữa hai hàng.

– Đổi hướng về phía sau (hình 1.15): + Khẩu lệnh: “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau … bước”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội bên

phải (trái) vòng đằng sau” là dự lệnh, “bước” là động lệnh; vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, tiểu đội đi vòng bên phải (trái) về phía sau 1800.

Hình 1.14. Tiểu đội một hàng dọc đổi hướng về bên phải.

Hình 1.15. Tiểu đội một hàng dọc đổi hướng đi vòng đằng sau.

Page 16: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Bài 2 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ QUÂN SỰ

I. Khái quát chung

1. Khái niệm – Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát một phần bề mặt Trái đất lên mặt giấy phẳng theo những qui luật

toán học, trong đó các chi tiết ở thực địa đã được thu nhỏ, đơn giản hóa bằng các kí hiệu, màu sắc, chữ số và chữ viết.

– Bản đồ địa hình là bản đồ địa lý có tỉ lệ bằng hoặc lớn hơn 1 : 1.000.000, được chi tiết hóa và tiêu chuẩn hóa về nội dung và bố cục, thể hiện được các yếu tố cơ bản về tự nhiên, xã hội (dáng đất, thực vật, dân cư, đường sá, công trình kinh tế...).

– Tác dụng của bản đồ quân sự: Bản đồ quân sự là tài liệu giúp cho người chỉ huy nghiên cứu nắm bắt địa hình một cách nhanh chóng, chính xác mà không cần phải ra thực địa từ đó sử dụng các kí hiệu quân sự lập văn kiện chiến đấu thể hiện sự bố trí, điều động bộ đội, vũ khí trang bị kĩ thuật quân sự thực hành huấn luyện, diễn tập và chiến đấu đạt kết quả cao nhất.

2. Cơ sở toán học của bản đồ a) Khái lược về Trái đất Trái đất qui về khối tròn xoay: Khi xét hình dạng và kích thước Trái đất người ta bỏ qua phần lồi lõm của

mặt đất tự nhiên mà chọn mặt nước biển trung bình, phẳng lặng, khép kín kéo dài qua tất cả các lục địa làm hình dạng Trái đất và đặt tên là Geoid. Mặt biển cả phẳng lặng cho ta hình ảnh bề mặt Geoid. Trên đất liền, mặt nước trên ống thủy tinh song song với mặt Geoid. Đặc tính của bề mặt này là thẳng góc với phương của dây dọi ở mọi điểm. Trên máy kinh vĩ, sau khi cân bằng máy, trục đứng của máy thẳng góc với mặt nước ống thủy, tức trùng với dây dọi tại điểm đặt máy. Lúc này trục đứng của máy được chọn làm một trong những căn cứ để định giá trị góc đo.

Nhưng phương dây dọi tượng trưng cho lực hút Trái đất lại biến động theo khối lượng vật chất phân bố không đồng nhất trong vỏ Trái đất. Vì thế mặt Geoid cũng biến động theo, không thể biểu diễn bằng một biểu thức toán học thuận tiện cho việc suy giải và xử lý kết quả đo đạc.

– Trái đất qui về thể bầu dục (Ellipsoid): Kết quả nghiên cứu, đo đạc và tính toán chính xác của nhiều nhà khoa học cho biết Trái đất có dạng một thể bầu dục dẹt ở hai cực và hơi phình ra ở xích đạo.

Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, khi vệ tinh nhân tạo được phóng lên quỹ đạo đến nay, số liệu quan trắc vệ tinh đã được sử dụng để xác định kích thước ellipsoid Trái đất. Năm 1968, cơ quan bản đồ quân sự Mỹ (AMS) công bố kích thước ellipsoid Fischer với bán trục dài 6.378.150 mét và độ dẹt 1 : 298,3. Theo kích thước này mặt ellipsoid cao hơn mặt Geoid 80 mét ở chỗ cao nhất và thấp hơn mặt Geoid 60 mét ở chỗ thấp nhất.

Hình 2.1. Dạng Geoid và hình Elipxoid

Page 17: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Năm 1971, hiệp hội trắc địa và địa lý Quốc tế viết tắt là IUGG quyết định sử dụng ellipsoid Quốc tế với bán trục dài 6.378.160 mét và độ dẹt là 1 : 298,26 để giải quyết những công việc liên quan đến nhiều nước trên thế giới.

Những kích thước ellipsoid đã được công bố trên thế giới chủ yếu sử dụng kết quả đo đạc ở một số địa phương mà tính ra, chỉ có thể thích hợp với từng khu vực trên thế giới. Bởi vậy, mỗi quốc gia phải chọn ellipsoid có kích thước thích hợp nhất khớp lên phần lãnh thổ nước mình để sử dụng. Công việc này gọi là định vị ellipsoid. Điều kiện để định vị ellipsoid là độ chênh giữa mặt ellipsoid và bề mặt Geoid trên lãnh thổ nước mình là cực tiểu, bán trục ngắn trùng với trục quay của Trái đất. Ellipsoid sau khi định vị gọi là ellipsoid qui chiếu.

Ở Việt Nam, từ năm 1945 về trước, Pháp dùng ellipsoid Clack và chiếu hình Bonne để thành lập bản đồ. Từ năm 1960 đến 2000, ở miền Bắc nước ta sử dụng ellipsoid Krasopski, còn ở miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào lại dùng ellipsoid Everest cùng chung hệ thống với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Từ năm 2000 đến nay, cả nước sử dụng bản đồ VN–2000 có các tham số chính sau đây:

+ Ellipsoid qui chiếu quốc gia là ellipsoid WGS–84 toàn cầu. Điểm gốc tọa độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường

Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Hệ thống tọa độ phẳng: Hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang

đồng góc. b) Tỉ lệ bản đồ

Định nghĩa: Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa độ dài đoạn thẳng trên bản đồ với độ dài nằm ngang tương ứng của nó trên thực địa.

Tỉ lệ bản đồ được biểu diễn dưới ba dạng: – Tỉ lệ số bản đồ thường được viết dưới dạng phân số 1 : M. Tử số chỉ độ dài trên bản đồ, mẫu số chỉ độ

dài trên thực địa. – Tỉ lệ chữ: Một đơn vị độ dài trên bản đồ (cm) ứng với một đơn vị độ dài ngoài thực địa (m). Ví dụ: bản

đồ 1 : 25.000 có ghi 1 cm bằng 250 m thực địa. – Tỉ lệ thước: trên mỗi tờ bản đồ có thước tỉ lệ thẳng. c) Phép chiếu hình - Yêu cầu phép chiếu hình: + Giữ góc hướng: Góc giao nhau trong bản đồ bằng góc giao nhau ngoài thực địa. + Giữ tỉ lệ: Tỉ lệ của đoạn thẳng khác nhau trong bản đồ là không đổi. + Giữ diện tích: Diện tích đo tính được trong bản đồ bằng diện tích tương đương đo tính được ngoài thực

địa. * Trong thực tế chỉ có thể thỏa mãn một trong ba yêu cầu của phép chiếu hình, bản đồ quân sự thường

lấy yêu cầu giữ góc hướng làm chủ đạo. – Phép chiếu hình GAUSS (R = 6.378.245 m):

Page 18: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Phép chiếu hình GAUSS là phép chiếu hình giữ góc hướng theo mặt hình trụ ngang, trục Trái đất vuông góc với trục hình trụ tưởng tượng. Vòng tiếp xúc giữa Trái đất với hình trụ tưởng tượng gọi là Kinh tuyến trục.

+ Phép chiếu hình GAUSS chia Trái đất ra làm 60 múi, mỗi múi rộng 60 và được chiếu riêng biệt lên bề mặt hình trụ tưởng tượng.

Bổ dọc hình trụ tưởng tượng và trải phẳng ra ta được 60 múi chiếu hình bề mặt trái đất trên mặt giấy phẳng, Việt Nam chủ yếu ở múi chiếu hình 48 và 49.

Mỗi múi chiếu thành lập một hệ trục tọa độ vuông góc phẳng, trục x có hướng (+) về phía bắc, song song kinh tuyến trục và cách kinh tuyến trục 500 km về phía tây, trục y có hướng (+) về phía đông, là đường trùng với xích đạo.

Ví dụ: Toạ độ điểm M (x = 1220km; y = 48.465km), có nghĩa là điểm M nằm trong múi chiếu 48, cách đường xích đạo về phía Bắc 1220km, cách đường kinh tuyến trục về phía Tây 35km.

– Phép chiếu hình UTM (Universal Transvesal Mercators) R = 6.377.304 m. Phép chiếu hình UTM là phép chiếu hình giữ góc hướng, mặt

chiếu hình là mặt hình trụ ngang không tiếp xúc với Kinh tuyến trục mà cắt Trái đất theo hai cát tuyến cách Kinh tuyến trục 180 km về hai phía Đông và Tây.

+ Theo phép chiếu hình UTM, Trái đất cũng được chia thành 60 múi, đánh số múi từ 1 đến 60 kể từ kinh tuyến 1800 về hướng Đông.

+ Hệ tọa độ vuông góc của múi hình chiếu chỉ áp dụng cho khu vực từ 800 vĩ nam đến 840 vĩ Bắc. Mỗi múi chiếu thành lập một hệ trục tọa độ vuông góc phẳng, trục x có hướng (+) về phía bắc, song song kinh tuyến trục và cách kinh tuyến trục 500 km về phía tây, trục y có hướng (+) về phía đông, là đường trùng với xích đạo (cho các quốc gia nằm ở bắc bán cầu), là đường song song và cách xích đạo 10.000km về phía nam (cho các quốc gia ở nam bán cầu).

3. Phân loại bản đồ quân sự – Cấp chiến thuật: Hình 2.4. Múi chiếu hình UTM.

Hình 2.3. Múi chiếu hình GAUSS được triển khai.

Hình 2.2. Phương pháp chiếu hình GAUSS.

Page 19: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Tỉ lệ: Bản đồ tỉ lệ 1 : 25.000, 1 : 50.000 dùng cho tác chiến ở vùng đồng bằng, trung du; tỉ lệ 1 : 100.000 dùng cho tác chiến ở vùng núi.

+ Đặc điểm: Bản đồ tỉ lệ 1 : 25.000 thể hiện chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ các yếu tố trên thực địa, dùng để nghiên cứu những vấn đề tác chiến như: các tuyến phòng ngự, những vị trí khu vực nhảy dù, đổ bộ, chuẩn bị phần tử bắn cho pháo binh, thiết kế các công trình quân sự,…

Bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000, 1 : 100.000 thể hiện các yếu tố trên thực địa không chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ như tỉ lệ 1 : 25.000 nhưng được xác định là loại bản đồ chiến thuật cơ bản của quân đội ta; dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm vi rộng hơn, lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến đấu trong tất cả các hình thức chiến thuật.

+ Cấp sử dụng: đại đội đến sư đoàn. – Cấp chiến dịch: + Tỉ lệ: tỉ lệ 1 : 100.000 dùng cho tác chiến ở vùng đồng bằng, trung du; tỉ lệ 1 : 250.000 dùng cho

tác chiến ở vùng núi. + Đặc điểm: Bản đồ thể hiện các yếu tố trên thực địa có chọn lọc, tính tỉ mỉ kém nhưng tính khái quát

cao, tiện nghiên cứu địa hình khái quát, tổng thể, giúp cho lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến đấu ở cấp chiến dịch.

+ Cấp sử dụng: Quân đoàn, quân khu… – Cấp chiến lược: + Tỉ lệ: tỉ lệ 1 : 500.000, 1 : 1.000.000. + Đặc điểm: Bản đồ thể hiện các yếu tố trên thực địa có tính khái quát cao dùng để chuẩn bị và triển khai

các chiến dịch và chỉ huy các hoạt động quân sự phối hợp trên một hướng hay một khu vực chiến lược hoặc củng cố, xây dựng kế hoạch chiến lược quốc phòng an ninh của đất nước.

+ Cấp sử dụng: Bộ Tổng Tư lệnh và các cơ quan cấp chiến lược.

II. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ

1. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ GAUSS a) Bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 – Cách chia mảnh, đánh số: + Bản đồ Gauss lấy Kinh – Vĩ tuyến làm biên khung và lấy mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 làm cơ sở

để chia mảnh và ghi số hiệu các mảnh bản đồ có tỉ lệ lớn hơn. + Đánh số thứ tự múi chiếu hình từ 1 đến 60. Múi số 1 bắt đầu từ Kinh tuyến 1800 đến Kinh tuyến 1740

ngược chiều kim đồng hồ từ Tây sang Đông. + Từ xích đạo ngược về hai cực Trái đất cứ 4 độ vĩ tuyến chia thành một Đai vĩ tuyến, kí hiệu bằng chữ

cái in hoa A, B, C, D, E, F, G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y. – Ghi số hiệu: tên khu vực, kí hiệu đai – kí hiệu múi. Ví dụ: Hà Nội F–48. – Khuôn khổ: 40 vĩ độ và 60 kinh độ. b) Bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu bằng các chữ

A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (hình 2.5). – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000. Ví dụ mảnh A: Hà Nội F– 48–A. – Khuôn khổ: 20 vĩ độ và 30 kinh độ.

Page 20: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 2.5. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000.

c) Bản đồ tỉ lệ 1 : 200.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 36 phần bằng nhau, kí hiệu bằng

các chữ số La Mã (I, II,…., XXXVI) theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (hình 2.6). – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000. Ví dụ mảnh II: Hà Nội F– 48–II. – Khuôn khổ: 0040’ vĩ độ và 10 kinh độ.

Hình 2.6. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 200.000.

d) Bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 144 phần bằng nhau, đánh số từ

1 đến 144 từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Hình 2.7. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000.

– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000. Ví dụ mảnh 104: Hà Nội F– 48–104.

240

Page 21: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

– Khuôn khổ: 0020’ vĩ độ và 0030’ kinh độ. e) Bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 – Cách chia mảnh, đánh số: Chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu A, B, C,

D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (hình 2.8). – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000. Ví dụ mảnh C: Sơn Tây

F– 48–104–C. – Khuôn khổ: 0010’ vĩ độ và 0015’ kinh độ. f) Bản đồ tỉ lệ 1 : 25.000

– Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu a, b, c, d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000. Ví dụ mảnh: Thạch Thất F– 48–104–C– c.

Hình 2.8. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 và 1 : 25.000.

– Khuôn khổ: 005’ vĩ độ và 007’ 30” kinh độ.

2. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ UTM a) Bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 Bản đồ UTM tỉ lệ 1 : 1000.000 cũng có kích thước và cách chia như bản đồ Gauss cùng tỉ lệ. Trong cách

đánh số có một số điểm khác sau đây: + Đai 40 chỉ đánh số từ A đến U. + Mảnh bản đồ thuộc Bắc bán cầu thì thêm chữ N vào trước kí hiệu đai, thuộc Nam bán cầu thì thêm chữ

S. Ví dụ mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỉ lệ 1 : 1.000.000 có số hiệu NF – 48. b) Bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu bằng

các chữ A, B, C, D theo chiều kim đồng hồ từ trái qua phải. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000. Ví dụ mảnh A: Hà Nội NF– 48–A. – Khuôn khổ: 20 vĩ độ và 30 kinh độ.

Page 22: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 2.9. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000. Hình 2.10. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 250.000.

c) Bản đồ tỉ lệ 1 : 250.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 16 phần bằng nhau, kí hiệu bằng

các chữ số 1, 2,…, 16 theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000. Ví dụ mảnh 2: Hà Nội NF– 48–2. – Khuôn khổ: 10 vĩ độ và 10 30’ kinh độ. d) Bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 Bản đồ địa hình UTM tỉ lệ 1 : 100.000 có kích thước 0030’ × 0030’, được đánh số riêng không liên quan

đến bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000. Theo kinh tuyến chia trái đất thành các cột (30’), theo vỹ tuyến chia trái đất thành các hàng (30’). Các cột và hàng cắt nhau tạo thành các ô hình thang cong có kích thước 30’x30’. Số thứ tự của các cột bắt đầu từ 00 đến 99 và được đánh từ múi xuất phát từ 75o Đông tăng dần về phía đông; số thứ tự của các hàng bắt đầu từ 01đến 99 và được đánh từ đai xuất phát từ 4o Nam tăng dần về phía bắc (hình 2.11).

Hình 2.11. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000.

Số hiệu bản đồ UTM 1 : 100.000 gồm hai phần gộp lại là kí hiệu cột (2 chữ số) và kí hiệu hàng (2 chữ số). Dựa vào kinh – vĩ độ của mảnh bản đồ có thể tìm được số hiệu bản đồ theo công thức sau đây:

Kí hiệu cột: n = 2 (L – L0) – 1 Kí hiệu hàng: d = 2 (B+ B0) Trong đó: L – Kinh độ của đường biên khung phía đông. B – Vĩ độ của đường biên khung phía Bắc. L0 và B0 là tọa độ địa lý của điểm gốc. Ví dụ: Tìm số hiệu mảnh bản đồ UTM Hà Nội tỉ lệ 1 : 100.000. Dựa vào kinh

vĩ độ của mảnh bản đồ 1 : 100.000 Hà Nội ta biết L = 1060, B = 21,50. Tọa độ điểm gốc: L0 = 750 Đông, B0 = 40 Nam. Thay vào công thức trên, ta được: Kí hiệu cột: n = 2(106 – 75) – 1 = 61 Kí hiệu hàng: d = 2(21,5 + 4) = 51

Page 23: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Số hiệu của mảnh bản đồ là: 6151. e) Bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu I, II, III,

IV theo chiều kim đồng hồ theo các góc ¼ như hình 2.12. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000. Ví dụ mảnh I: 6151– I. – Khuôn khổ: 0015’ vĩ độ và 0015’ kinh độ. f) Bản đồ tỉ lệ 1 : 25.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu NE, SE,

NW, SW như hình 2.12. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000. Ví dụ: mảnh Đông Bắc: 6151 –I– NE. – Khuôn khổ: 007’30” vĩ độ và 007’30” kinh độ.

Hình 2.12. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 và 1 : 25.000.

3. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ VN - 2000 a) Bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 Giống như bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 GAUSS. Ví dụ: Hà Nội F–48. b) Bản đồ tỉ lệ 1:500.000 Giống như bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000 GAUSS. Ví dụ: Hà Nội F–48–A. c) Bản đồ tỉ lệ 1 : 250.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu bằng các

số 1, 2, 3, 4 theo chiều từ trái qua phải từ trên xuống dưới. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 5.00.000. Ví dụ mảnh 1: Hà Nội F– 48–A–1.

Page 24: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 2.13. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000 và 1 : 250.000.

– Khuôn khổ: 10 vĩ độ và 1030’ kinh độ. d) Bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 thành 96 phần bằng nhau, đánh số từ 1

đến 96 từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Hình 2.14. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000.

– Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000. Ví dụ mảnh 55: Hà Nội F– 48–55.

– Khuôn khổ: 0030’ vĩ độ và 0030’ kinh độ. e) Bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu A, B, C,

D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000. Ví dụ mảnh C: Sơn Tây

F– 48–10–C. – Khuôn khổ: 0015’ vĩ độ và 0015’ kinh độ. f) Bản đồ tỉ lệ 1 : 25.000 – Cách chia mảnh, đánh số: chia mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 thành 4 phần bằng nhau, kí hiệu a, b, c, d từ

trái qua phải, từ trên xuống dưới. – Ghi số hiệu: thêm kí hiệu riêng vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000. Ví dụ mảnh: thạch Thất F– 48–104–C– c. – Khuôn khổ: 007’30” vĩ độ và 007’30” kinh độ.

Page 25: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 2.15. Mảnh bản đồ tỉ lệ 1 : 50.000 và 1 : 25.000.

III. Nội dung bản đồ

1. Phần ngoài khung – Tên bản đồ: địa danh và số hiệu bản đồ. Ví dụ: Thạch Thất F– 48–104–C– c. Tên địa danh thường là cấp cao nhất theo địa giới hành chính mà bản đồ thể hiện hoặc địa danh nổi tiếng

trong vùng. – Tọa độ: gồm tọa độ địa lý và tọa độ ô vuông; được ghi ở các viền khung bản đồ. – Tỉ lệ bản đồ: gồm tỉ lệ số và tỉ lệ chữ được ghi ở khung nam của bản đồ. – Thước đo tỉ lệ thẳng: dùng để đo khoảng cách của các đoạn thẳng trên bản đồ. – Giản đồ góc lệch: dùng để chuẩn hướng cho bản đồ trên thực địa. – Thước đo độ dốc: dùng đo độ dốc của địa hình. – Giải thích các kí hiệu trong bản đồ: phần giải thích các kí hiệu trên bản đồ được ghi ở khung nam. – Nhà xuất bản, năm xuất bản: được ghi ở khung đông nam của bản đồ.

2. Phần trong khung – Chữ viết: thường dùng để ghi địa danh trên bản đồ. – Chữ số: dùng để ghi độ cao đường bình độ, kí hiệu đường bộ,… – Màu sắc: dùng để thể hiện yếu tố tự nhiên, xã hội. Bản đồ tỉ lệ 1 : 200.000 có 4 màu: lục; đen; lam và nâu; Bản đồ tỉ lệ 1 : 500.000 có 5 màu: lục, lam, đen, nâu và đỏ; Bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 có 7 màu: lục, lam, đen, nâu, đỏ, tím và tro. – Kí hiệu dùng để thể hiện các địa vật như: đường bộ, đường biên giới, cây độc lập, nhà cao tầng,… Có

các dạng kí hiệu sau: + Loại vẽ theo tỉ lệ bản đồ. + Loại vẽ nửa theo tỉ lệ, nửa không theo tỉ lệ bản đồ. + Loại vẽ không theo tỉ lệ bản đồ. – Đường bình độ: là những đường cong khép kín nối liền tất cả những điểm có cùng độ cao trên mặt đất,

được chiếu lên mặt phẳng ngang (mặt phẳng bản đồ).

Page 26: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 2.16. Đường bình độ.

+ Đặc điểm: Mọi điểm trên đường bình độ có độ cao bằng nhau; Đường bình độ lồng vào nhau, nhưng không xoáy ốc không cắt nhau (trường hợp biểu diễn núi hàm ếch, hang động dùng đường bình độ phụ); Các đường bình độ đối nhau có độ cao bằng nhau; Các đường bình độ càng sát nhau thì độ dốc càng lớn và ngược lại.

+ Khoảng cao đều đường bình độ: là độ chênh cao giữa 2 đường bình độ: đối với bản đồ đồng bằng trung du tỉ lệ 1 : 25.000; 1 : 50.000 và 1 : 100.000 tương ứng khoảng cao đều là 5 m, 10 m và 20 m.

+ Đường bình độ cái: trên bản đồ cứ 5 đường bình độ lại tô đậm 1 đường kèm với ghi chú độ cao; độ chênh cao giữa hai đường bình độ cái là 25 m, 50 m, 100 m... tương ứng với bản đồ tỉ lệ: 1 : 25.000, 1 : 50.000 và 1 : 100.000.

3. Kí hiệu quân sự – Bản đồ Quân sự là một trong những sơ đồ văn kiện mang tính mật và tuyệt mật. Trong bản đồ Quân sự

người ta dùng các kí hiệu quân sự, các hình vẽ qui ước, chữ viết tắt để thể hiện ý đồ tác chiến của ta với địch. Bao gồm:

+ Kí hiệu thể hiện sở chỉ huy các cấp; + Kí hiệu thể hiện vũ khí kỹ thuật; + Kí hiệu thể hiện hành quân; + Kí hiệu thể hiện hành động chiến đấu; + Kí hiệu thể hiện đội hình triển khai; + Kí hiệu thể hiện chiến hào, giao thông hào. – Màu sắc của kí hiệu Quân sự + Màu đỏ: Bộ binh, Tăng, Thiết giáp, Hải quân, Không quân, Đặc công, Trinh sát,

Hậu cần kỹ thuật… + Màu đen: Pháo binh, Công binh, Thông tin, Hóa học, Radar, Tên lửa, Pháo PK. + Màu vàng chỉ tình huống có sử dụng vũ khí hóa học (ta đường viền đỏ; địch đường viền xanh).

IV. Sử dụng bản đồ quân sự

1. Xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu a) Xác định tọa độ địa lý Để xác định tọa độ địa lý của một điểm có thể dưạ vào thang chia độ trên khung mỗi tờ bản đồ địa hình. Để xác định vĩ độ của điểm M chẳng hạn, từ M ta đặt mép thước song song với đường nối các vạch chia

của thang chia vĩ độ rồi đọc trị số. Thao tác tương tự như đối với kinh độ. b) Xác định tọa độ vuông góc (ô vuông) Khi xác định tọa độ vuông góc phẳng cần sử dụng triệt để lưới kilômét và các ô vuông do lưới kilômét

tạo ra trên bản đồ.

Page 27: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 2.17. Tọa độ ô 4. Hình 2.18. Tọa độ ô 9.

– Để chỉ vị trí gần đúng của một điểm nào đó trên bản đồ, ta cần gọi tên ô vuông có chứa điểm ấy. Tên của ô vuông được đặc trưng bằng hai số cuối của hai đường hoành độ (viết trước) và hai số cuối của đường tung độ (viết sau).

– Để biết rõ hơn điểm M nằm ở phần nào ta có thể dùng tọa độ ô 4 hoặc tọa độ ô 9 (hình 2.17, hình 2.18). – Trường hợp cần biết chính xác tọa độ của một điểm nào đó thì trình tự thực hiện được tiến hành theo

các bước: + Ghi tọa độ góc Tây Nam của ô vuông có chứa điểm cần xác định tọa độ M. + Từ M kẻ hai đường vuông góc (về phía Tây và về phía Nam) tới đường tung độ và hoành độ của ô

vuông. Đo khoảng cách từ điểm M đến chân đường vuông góc với đường tung độ và hoành độ. Nhân các khoảng cách đó với mẫu số tỉ lệ bản đồ. Cộng khoảng cách tới đường tung độ vào tung độ và khoảng cách tới đường hoành độ vào hoành độ của góc Tây Nam ô vuông nói trên. Đó chính là tọa độ điểm M.

2. Đo cự li, diện tích, độ dốc – Đo cự li: + Sử dụng thước milimét: Sử dụng thước để đo khoảng cách hai điểm trên bản đồ rồi nhân theo tỉ lệ bản

đồ để biết được khoảng cách trên thực địa. + Sử dụng thước tỉ lệ thẳng: Có thể dùng compa hoặc sợi chỉ để đo khoảng cách, sau đó đặt trên thước tỉ

lệ thẳng để biết được khoảng cách trên thực địa. – Đo diện tích: Chia khu vực cần đo thành các ô vuông nhỏ (ví dụ: 1 cm2). Diện tích khu vực đó là số ô

vuông qui đổi theo tỉ lệ của bản đồ. – Đo độ dốc: Khung phía Nam mỗi tờ bản đồ địa hình đều có vẽ biểu đồ để xác định độ dốc. Trên trục

ngang biểu diễn độ dốc hay góc nghiêng. Trên trục đứng biểu diễn khoảng cách tương ứng. Muốn xác định độ dốc của một đường nào đó, ta đo khoảng cách giữa hai đường bình độ trên đường đó

rồi áp khoảng cách đó vào trục đứng của biểu đồ, ta có ngay trị số độ dốc trên trục ngang.

3. Sử dụng bản đồ ngoài thực địa – Định hướng bản đồ: Bằng địa bàn: đặt địa bàn lên bản đồ, xoay bản đồ để trục X trùng với hướng chỉ Bắc – Nam của kim địa

bàn. Lợi dụng địa vật dài thẳng: xoay bản đồ để địa vật trên bản đồ trùng hướng địa vật trên thực địa. Bằng hai địa vật: dùng thước kẻ nối hai địa vật trên bản đồ, xoay bản đồ để thước kẻ chỉ theo hướng nối

hai địa vật trên thực địa. – Xác định điểm đứng: Bằng phương pháp giao hội 1 điểm với địa vật dài thẳng: xoay bản đồ để địa vật dài thẳng trên bản đồ

trùng hướng địa vật trên thực địa, dùng thước kẻ đặt trên bản đồ qua địa vật điểm chỉ về hướng địa vật đó trên thực địa, giao của thước kẻ với địa vật dài thẳng chính là điểm đứng.

Page 28: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Bằng phương pháp giao hội 2 điểm: dùng 2 thước kẻ đặt trên bản đồ qua 2 địa vật điểm chỉ về hướng 2 địa vật đó trên thực địa, giao của 2 thước kẻ chính là điểm đứng. Để tăng độ chính xác, cần kết hợp với ước lượng cự li.

+ Bằng phương pháp giao hội 3 điểm: tương tự cách trên. – Bổ sung địa vật lên bản đồ: Bằng phương pháp ngắm hướng đo cự li: từ một địa vật trên thực địa, đặt thước

trên bản đồ qua địa vật đó, hướng thước về địa vật cần bổ sung, ước lượng cự li, qui đổi theo tỉ lệ bản đồ rồi đánh dấu lên bản đồ.

Bằng phương pháp giao hội kết hợp ngắm hướng đo cự li: thực hiện được khi có từ 2 địa vật biết trước, cách làm tương tự như trên.

4. Chắp ghép, dán gấp, bảo quản bản đồ a) Chắp ghép bản đồ Chắp ghép bản đồ là việc ghép các mảnh bản đồ cùng tỉ lệ lại với nhau tạo ra mảng bản đồ lớn hơn biểu

diễn khu vực trong ý đồ tác chiến của người chỉ huy. – Chọn các mảnh bản đồ phù hợp: bản đồ cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu, cùng khu vực địa hình, cùng năm,

cùng nơi sản xuất. – Chắp bản đồ phải tuân thủ nguyên tắc sau: + Mảnh trái đè mảnh phải, mảnh trên đè mảnh dưới. + Các kí hiệu và lưới ô vuông nơi tiếp giáp giữa các mảnh bản đồ phải tiếp hợp với nhau chính xác. – Cắt khung bản đồ: + Cắt theo đường trong cùng sát với nội dung bản đồ. + Các mảnh hàng ngang cắt khung Đông. + Các mảnh hàng dọc cắt khung Nam. + Các mảnh ngoài cùng không cắt khung. b) Dán gấp bản đồ – Dán bản đồ: + Dán chiều ít mảnh trước. + Đặt hai tờ bản đồ úp nội dung vào nhau rồi quết hồ dán. + Dán khít hai tờ bản đồ. – Gấp bản đồ: + Gấp theo hình ziczac vừa với vật chứa. + Để phần cần sử dụng lộ phía ngoài. c) Giữ gìn bảo quản bản đồ – Tuân thủ qui định bảo mật. – Không để thất lạc, nhàu nát. – Không viết vẽ tùy tiện lên bản đồ.

V. Giới thiệu bản đồ số

1. Những vấn đề chung – Khái niệm: Bản đồ số là bản đồ thành lập dưới dạng cơ sở dữ liệu máy tính, trong đó toàn bộ thông

tin về các đối tượng được mã hóa thành dữ liệu số và lưu giữ trong các thiết bị nhớ. Bản đồ số được thành lập trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét

Page 29: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

chuyên dụng, các ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hóa các bản đồ đã được chế tác theo phương pháp cổ điển. Thông tin trong bản đồ số thường được tổ chức quản lí theo các lớp – tập hợp các dữ liệu có cùng thuộc tính (vùng, đường, điểm, chữ) về các đối tượng cùng loại, thể hiện một nội dung (một mục thông tin) của bản đồ tổng thể. Số lượng các lớp tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, nguồn cung cấp dữ liệu (các cơ sở dữ liệu ảnh quét có thể cho hàng trăm lớp) và khả năng quản lí của phần mềm chuyên dùng. Tùy theo yêu cầu sử dụng, các lớp thông tin có thể được hiển thị trên màn hình hoặc in trên giấy với tỉ lệ tùy chọn, riêng biệt hoặc chồng xếp với nhau tạo thành các bản đồ theo chủ đề thích hợp.

– Tính chất: + Thể hiện không gian ba chiều, ở dạng lập thể X, Y, Z. + Nghiên cứu đánh giá địa hình vừa có tính khái quát cao vừa có tính tỉ mỉ, chính xác. + Khai thác thuận tiện, nhanh chóng, chính xác. + Có tính cơ động, cấp phát thuận tiện, bảo quản bí mật, có thể truyền tải thông tin nhanh chóng, chính

xác, bí mật. + Chỉnh lí, tái bản dễ dàng, nhanh chóng, có tính tiết kiệm cao. Khi cần thiết có thể in ra giấy (với nhiều

loại tỉ lệ khác nhau) sử dụng như bản đồ thông thường.

2. Cơ sở dữ liệu – Các loại bản đồ giấy, phim ảnh... có sẵn. – Số liệu đo đạc mặt đất (bằng máy toàn đạc, máy toàn đạc điện tử, GPS... được lưu giữ trong bộ nhớ). – Ảnh hàng không và ảnh vệ tinh. – Thành lập bản đồ số: số hóa bản đồ, số liệu đo đạc, phim ảnh..: dùng bàn số hóa digitizer, số hóa bằng

phần mềm chuyên dụng (Mapping Office, FAMIS, CADmap, MicroStation...).

3. Ứng dụng bản đồ số trong lĩnh vực quân sự – Tổng quan về địa hình (mô phỏng bay). – Nghiên cứu chi tiết về đối tượng (hiển thị đối tượng). – Nghiên cứu, đánh giá địa hình ở nhiều hướng khác nhau. – Nghiên cứu vùng khống chế lan tỏa (tầm quan sát Radar, truyền sóng vô tuyến, phạm vi sát thương của

bom đạn…). – Nghiên cứu tương quan lực lượng cùng tính chất (chọn đối tượng). – Tính toán khả năng cơ động theo thời gian. – Tính toán lực lượng, phương tiện cần thiết (tổng bình quân lớn nhất, nhỏ nhất). – Tìm giải pháp tình thế tối ưu (mô phỏng đối tượng chạy theo quỹ đạo). – Truy nhập vị trí đối tượng. – Quyết tâm chiến đấu, chỉ huy chiến đấu…

Page 30: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Bài 3 GIỚI THIỆU MỘT SỐ SÚNG BỘ BINH

I. Súng tiểu liên AK

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a) Tác dụng và một số đặc điểm cơ bản của súng – Tác dụng: Súng tiểu liên AK là loại vũ khí tự động, trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực

địch bằng uy lực của đạn, báng súng và lưỡi lê khi đánh giáp lá cà.

Hình 3.1. Hình ảnh của một số loại súng tiểu liên AK.

– Đặc điểm cơ bản của súng AK: + Súng bắn liên thanh và phát một; + Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm kiểu 1943 do Liên Xô (cũ) sản xuất hoặc đạn kiểu 1956 (K56) do Trung

Quốc sản xuất với các loại đầu đạn khác nhau: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy.

+ Súng dùng chung đạn với súng CKC, K63, trung liên RPĐ và RPK; + Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên. b) Tính năng chiến đấu – Cỡ nòng 7,62 mm.

– Tốc độ ban đầu của đạn: AK: 710 m/s; AKM, AKMS: 715 m/s.

– Tầm bắn ghi trên thước ngắm: AK: 1–8; AKM, AKMS: 1–10.

– Tầm bắn hiệu quả nhất: trong vòng 400 m.

– Hỏa lực bắn tập trung: mục tiêu mặt đất, mặt nước là: 800 m.

– Bắn máy bay, quân dù trong vòng: 500 m.

– Tầm bắn thẳng:

Page 31: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Mục tiêu người nằm (cao 0,5 m): 350 m.

+ Mục tiêu người chạy (cao 1,5 m): 525 m.

– Đầu đạn có sức sát thương đến: 1500 m.

– Tốc độ bắn:

+ Tốc độ bắn lý thuyết: 600 phát/phút.

+ Tốc độ bắn chiến đấu:

* Khi bắn phát một khoảng: 40 phát/phút.

* Khi bắn liên thanh khoảng: 100 phát/phút.

– Khối lượng của súng:

+ Không có lê, không có đạn: AK thường 3,8 kg; AKM: 3,1 kg; AKMS: 3,3 kg.

+ Không có lê, đủ đạn: AK thường 4,3 kg; AKM: 3,6 kg; AKMS: 3,8 kg.

– Chiều dài của súng không có lê: AK 870 mm: AKM 880 mm; AKMS 640 mm.

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng và đạn

a) Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng

Cấu tạo chung của súng AK được thể hiện trên hình vẽ 3.2.

– Nòng súng:

+ Công dụng: làm buồng đốt chịu áp lực khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn, tạo cho đầu đạn có tốc độ ban đầu, làm đầu đạn xoay quanh trục để ổn định hướng khi bay.

+ Cấu tạo:

Cấu tạo của nòng súng được trình bày trên hình 3.3 và 3.4.

Hình 3.2. Cấu tạo chung của súng tiểu liên AK.

8. Ốp lót tay trên và ống dẫn thoi

1. Nòng súng

2. Đầu ruồi

3. Nắp hộp khóa nòng

3. Hộp khóa nòng 2. Thước ngắm

4. Thoi đẩy 4. Bệ khóa nòng

7. Bộ phận đẩy về

5. Khóa nòng 9. Báng súng

6. Bộ phận cò

9. Tay cầm

10. Hộp tiếp đạn

12. Thông nòng

8. Ốp lót tay dưới

11. Lê

Page 32: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

1. Nòng súng; 2. Bộ phận ngắm; 3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng; 4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy; 5. Khóa nòng; 6. Bộ phận cò; 7. Bộ phận đẩy về;

8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay; 9. Báng súng và tay cầm; 10. Hộp tiếp đạn; 11. Lê.

Hình 3.3. Cấu tạo bên ngoài của nòng súng.

1. Bệ đầu ngắm; 2. Ren đầu nòng; 3. Khâu truyền khí thuốc. 4. Nòng súng; 5. Bệ thước ngắm; 6. Thước ngắm; 7. Buồng đạn.

Hình 3.4. Cấu tạo bên ngoài của nòng súng.

a. Phần gốc nòng súng; b. Tiết diện của nòng súng. 1. Phần rãnh xoắn; 2. Đầu vào của đạn; 3. Buồng đạn; 4. Máng lắp chốt nòng.

Kích thước của nòng súng là: 7,62 mm, phía trong nòng súng có 4 rãnh xoắn. Đoạn cuối nòng súng không có rãnh xoắn là buồng đạn. Đầu nòng súng có ren để lắp vòng bảo vệ và lắp đầu bắn đạn hơi. Bên ngoài nòng súng có khâu truyền khí thuốc, lỗ truyền khí thuốc, khâu lắp ốp lót tay và bệ thước ngắm.

Súng AK cải tiến còn lắp thêm bộ phận giảm nảy để làm giảm góc nảy của súng nhằm tăng thêm độ trúng, chụm của súng khi bắn liên thanh.

– Bộ phận ngắm: + Công dụng: để ngắm bắn vào mục tiêu ở các cự li khác nhau. + Cấu tạo gồm:

Hình 3.5. Bộ phận ngắm. a. Đầu ngắm; b. Thước ngắm.

Page 33: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

a b – Đầu ngắm: Đầu ngắm có ren vặn vào bệ di động để hiệu chỉnh súng về tầm. Bệ di động để chứa thân

đầu ngắm, có vạch khắc để hiệu chỉnh súng về hướng, chốt định vị, khâu giữ lê và vành bảo vệ đầu ngắm. – Thước ngắm: Bệ thước ngắm có mặt dốc lấy góc bắn, có díp giữ thước ngắm. Thân thước ngắm có khe

ngắm, các vạch khắc từ 1 – 8 ứng với cự li bắn từ 100 – 800 m (đối với súng AKM và AKMS có vạch khắc ghi từ 1 – 10 ứng với cự li bắn từ 100 – 1000 m), vạch khắc chữ (, A, S) tương ứng với thước ngắm 3. Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm, có then hãm và lò xo để giữ cữ thước ngắm ở từng vị trí đã chọn. Riêng súng AKM và AKMS còn lắp thêm bộ phận ngắm ban đêm (khe ngắm và đầu ngắm có chấm lân tinh).

– Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:

Hình 3.6. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.

+ Tác dụng: Hộp khóa nòng có tác dụng để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khóa nòng, khóa nòng chuyển động. Nắp hộp khóa nòng để bảo vệ và che bụi bẩn cho các bộ phận bên trong hộp khóa nòng và để giữ cho bộ phận đẩy về liên kết với hộp khóa nòng.

+ Cấu tạo: Hình dạng và cấu tạo của hộp khóa nòng được trình bày trên hình 3.6 gồm có: ổ chứa khóa nòng, bên trái có mặt vát để làm cho khóa nòng tự xoay, gờ trượt để giữ hướng cho khóa nòng chuyển động, mấu hất vỏ

Lỗ chứa mấu gá nắp hộp khóa nòng

Các sống tăng độ cứng

Cửa thoát vỏ đạn

7. Khuyết giữ nắp hộp khóa nòng

1. Ổ chứa tai khóa nòng 2. Mấu hất vỏ đạn 3. Gờ trượt

6. Rãnh chứa đuôi lò xo đẩy về

5. Các lỗ lắp trục

8. Lẫy tiếp hộp giữ đạn 9. Vành cò

4. Khóa an toàn và cần định cách bắn

10. Tay cầm

11. Cổ báng súng

Page 34: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

đạn, khuyết chứa đuôi lẫy bảo hiểm, rãnh dọc chứa chân đuôi chốt lò xo đẩy về, khuyết giữ nắp hộp khóa nòng, các lỗ lắp trục. Nắp hộp khóa nòng để che bụi và bảo vệ các bộ phận trong hộp khóa nòng.

– Bệ khóa nòng và thoi đẩy: + Tác dụng: Bệ khóa nòng để chứa khóa nòng và định hướng chuyển động cho khóa nòng đồng thời còn

có tác dụng giương búa trong quá trình nạp đạn. Thoi đẩy chịu áp lực khí thuốc đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng lùi.

+ Cấu tạo: Cấu tạo của bệ khóa nòng gồm có: rãnh lượn có sườn đóng (ngắn) để đóng khóa và sườn mở (dài) để mở

khóa, lỗ chứa đuôi khóa nòng, mấu gạt cần lẫy bảo hiểm, rãnh trượt, khe trượt qua mấu hất vỏ đạn, ổ chứa lò xo đẩy về, mấu giương búa, vát giương búa và tay kéo bệ khóa nòng.

Cấu tạo của thoi đẩy gồm: mặt thoi, rãnh cản khí thuốc.

Hình 3.7. Bệ khóa nòng và thoi đẩy.

– Khóa nòng: + Tác dụng: để đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khóa nòng súng, làm đạn nổ, mở khóa nòng và

kéo vỏ đạn ra ngoài.

Hình 3.8. Khóa nòng.

+ Cấu tạo: Cấu tạo của bệ khóa nòng được trình bày trên hình 3.8, gồm: ổ chứa đáy đạn, ổ chứa móc đạn, lỗ chứa

kim hỏa, lỗ lắp trục móc đạn, mấu đóng mở có cạnh đóng (ngắn) và cạnh đóng dài (mở), 2 tai khóa để khớp vào

4. Tay kéo bệ khóa nòng

5. Rãnh lượn 7. Thoi đẩy

6. Khe trượt

2. Mặt vát

giương búa

1. Lỗ chứa đuôi khóa nòng

3. Mấu gạt cần lẫy bảo hiểm

6. Khe trượt

5. Tai khóa bên trái 1. Ổ chứa đít đạn

2. Ổ chứa móc đạn

3. Mấu đóng mở 4. Lỗ lắp trục móc đạn

Page 35: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

ổ chứa, tai khóa ở hộp khóa nòng, mấu đẩy đạn, khe trượt qua mấu hất vỏ đạn, đuôi khóa nòng, kim hỏa để chọc vào hạt lửa, móc đạn để giữ vỏ đạn kéo ra ngoài.

– Bộ phận cò: + Công dụng: để giữ búa ở thế giương, giải phóng búa khi bóp cò, làm búa đập vào kim hỏa, định cách

bắn liên thanh, phát một, khóa an toàn. + Cấu tạo: Cấu tạo của bộ phận cò được trình bày trên hình 3.9 và hình 3.10.

Hình 3.9. Cấu tạo cơ bản của bộ phận cò súng.

a. Khung cò; b. Búa và lò xo của búa; c. Tay cò; d. Cần định cách bắn và khóa an toàn.

Hình 3.10. Cấu tạo chi tiết của bộ phận cò súng.

a. Búa; b. Lò xo của búa; c. Cò; d. Lẫy phát một; e. Lẫy bảo hiểm; g. Lò xo lẫy bảo hiểm; h. Lò xo lẫy giảm tốc; i. Lẫy giảm tốc độ của búa;

k. Cần định cách bắn và khóa an toàn; I. Các trục. 1. Tai búa; 2. Khấc đuôi búa; 3. Hai đầu lò xo; 4. Vòng tì; 5. Ngàm giữ búa; 6. Chân cò;

7. Tay cò; 8. Đuôi lẫy cò; 9. Đầu lẫy bảo hiểm; 10. Đuôi lẫy bảo hiểm; 11. Mấu hãm; 12. Mấu tì; 13. Mấu lẫy phát một; 14. Then an toàn; 15. Lò xo của lẫy phát một.

Lẫy bảo hiểm giữ búa không đập vào kim hỏa khi chưa đóng nòng súng xong, búa để đập vào kim hỏa và để ngoàm lẫy phát một mắc vào khi bắn phát một, cò để giữ búa ở thế giương và giải phóng búa khi bóp cò, lẫy phát một để giữ búa khi bắn phát một, cần định cách bắn và khóa an toàn.

– Bộ phận đẩy về: + Tác dụng: để đẩy bệ khóa nòng, khóa nòng lùi về phía trước và giữ nắp hộp khóa nòng. + Cấu tạo:

a) b)

c) d)

Page 36: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 3.11. Bộ phận đẩy về.

Cấu tạo của bộ phận đẩy về được thể hiện trên hình 3.11 gồm: lò xo đẩy về, cốt lò xo và trụ hãm cốt lò xo đồng thời là cốt di động. Đầu trụ hãm có khuyết vành hãm lò xo. Đuôi cốt lò xo có chân để lắp vào rãnh dọc ở hộp khóa nòng và có mấu giữ nắp hộp khóa nòng.

– Ống dẫn thoi và ốp lót tay: + Tác dụng: Để dẫn thoi chuyển động, giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn. + Cấu tạo:

Hình 3.12. Ống dẫn thoi và Ốp lót tay.

a. Ốp lót tay; b. Lỗ thoát khí; c. Các khe tản nhiệt.

Cấu tạo của ốp lót tay được trình bày trên hình 3.12 gồm: ốp lót tay trên, ốp lót tay dưới, khe tỏa nhiệt ở giữa 2 ốp lót tay. Ống dẫn thoi có lỗ thoát khí ở đầu ống, AKM còn có lỗ thoát khí ở khâu truyền khí thuốc.

– Báng súng và tay cầm: + Tác dụng: để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn. + Cấu tạo: Báng súng và tay cầm thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa bêcanit. Riêng AKMS báng súng

được làm bằng kim loại (xem hình 3.13).

Hình 3.13. Báng súng và tay cầm.

Loại báng gỗ có ống chứa phụ tùng và nắp đậy, khuy mắc dây đeo súng. Loại báng súng kiểu gập có thân báng súng, trụ liên kết với hộp khóa nòng, chốt hãm báng súng. – Hộp tiếp đạn: + Công dụng: để chứa và tiếp đạn. + Cấu tạo (xem hình 3.14).

c

Page 37: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 3.14. Hộp tiếp đạn.

Cấu tạo của hộp tiếp đạn được trình bày trên hình 3.14 gồm: thân hộp để chứa đạn và giữ đạn. Mấu trước để mắc vào khuyết chứa ở hộp khóa nòng, mấu sau để mắc vào lẫy giữ hộp tiếp đạn. Lỗ kiểm tra đạn (khi đã lắp đủ 30 viên thì nhìn thấy hạt lửa qua lỗ kiểm tra). Bàn nâng đạn và lò xo bàn nâng đạn, có đế lò xo và mấu hãm nắp đáy hộp. Nắp đáy hộp để đậy kín đáy hộp, ở giữa có lỗ chứa mấu hãm nắp đáy hộp ở đế lò xo.

– Lê: + Tác dụng: để diệt địch khi đánh giáp lá cà, ngoài ra còn dùng làm dao, làm cưa và làm kéo. + Cấu tạo gồm: lưỡi lê, cán lê, bao lê.

Hình 3.15. Lê.

* Hộp phụ tùng: Để tháo lắp, lau chùi và bôi dầu cho súng. Phụ tùng gồm có: thông nòng, đầu thông nòng, chổi bôi đầu, cái vặn vít nhiều tác dụng, ống đựng phụ

tùng, lọ dầu. b) Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn Đạn súng AK chủ yếu dùng để tiêu diệt sinh lực địch và những mục tiêu dễ xuyên, dễ cháy khác. Cấu tạo

của đạn về cơ bản gồm có vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng và đầu đạn.

Đạn kiểu 1943 ĐĐ thường ĐĐ vạch đường ĐĐ xuyên cháy ĐĐ cháy

Page 38: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 3.16. Đạn của súng AK. 1. Vỏ; 2. Đầu đạn; 3. Thuốc phóng; 4. Hạt lửa;

5. Vỏ bọc; 6. Lõi thép; 7. Thuốc vạch đường; 8.Thuốc mồi; 9.Thuốc cháy.

Vỏ đạn để chứa thuốc phóng và liên kết các bộ phận của viên đạn. Hạt lửa để phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng để khi cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn đi. Đầu đạn để sát thương mục tiêu: đầu đạn thường để tiêu diệt sinh lực, đầu đạn vạch đường để tiêu diệt

sinh lực và chỉ mục tiêu, đầu đạn xuyên cháy để đốt cháy những chất dễ cháy và tiêu diệt sinh lực sau vật chắn, bọc thép mỏng. Đầu đạn cháy để gây cháy các vật dễ cháy như kho xăng dầu, quân nhu,...

3. Tháo lắp súng thông thường a) Qui tắc tháo, lắp súng Tháo lắp thông thường để lau chùi, bôi dầu và kiểm tra súng. Khi tháo lắp phải tuân theo qui tắc sau đây: Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng. Trước khi tháo súng phải kiểm tra xem trong súng còn đạn không (khám súng). Nếu còn đạn phải tháo

hết đạn ra mới được tháo súng. Phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo lắp. Trước khi tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ (bàn

hoặc chiếu, bạt, ni lông...), phụ tùng để tháo lắp. Khi tháo lắp phải dùng đúng phụ tùng, đúng thứ tự động tác và đặt các bộ phận đã tháo có thứ tự gọn

gàng, ngăn nắp. Khi gặp vướng mắc khó tháo hoặc khó lắp phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

b) Động tác tháo súng – Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và khám súng. – Bước 2: Tháo thông nòng. – Bước 3: Tháo ống đựng phụ tùng. – Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng. – Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về. – Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng. – Bước 7: Tháo ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên. c) Động tác lắp súng Thứ tự động tác khi lắp súng như sau: – Bước 1: Lắp ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên. – Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng. – Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về. – Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng. – Bước 5: Lắp ống đựng phụ tùng. – Bước 6: Lắp thông nòng. – Bước 7: Kiểm tra sự hoạt động liên hợp của súng và lắp hộp tiếp đạn.

4. Sơ lược chuyển động a) Vị trí các bộ phận trước khi lên đạn – Cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí trên cùng. – Khóa nòng ở tư thế đóng khóa, búa tì vào khóa nòng. b) Chuyển động các bộ phận của súng khi lên đạn

Page 39: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Đặt cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí bắn (liên thanh hay phát một), kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ rồi thả tay ra, khi đó bệ khóa nòng lao về tận cùng phía trước. Súng ở trạng thái sẵn sàng bắn, vị trí các bộ phận như sau:

– Búa ở tư thế giương. – Viên đạn thứ nhất trong buồng đạn. – Kim hỏa bị đẩy về sau. – Khóa nòng đã khóa nòng súng. c) Chuyển động các bộ phận của súng khi bắn – Khi bắn liên thanh: Đặt cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí bắn liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa

đập vào kim hỏa làm đạn nổ. Khi đầu đạn vừa đi qua lỗ trích khí thuốc trên thành nòng súng, một phần khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc vào ống dẫn thoi tác động vào mặt thoi làm bệ khóa nòng lùi thực hiện mở khóa nòng, kéo theo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn làm cho vỏ đạn bị hất ra ngoài; đồng thời mấu giương búa đè búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị nén lại. Khi bệ khóa nòng và khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra làm cho khóa nòng và bệ khóa nòng tiến về phía trước thực hiện đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng nòng súng, búa đập vào kim hỏa làm đạn nổ, mọi hoạt động của súng lặp lại như ban đầu. Nếu vẫn bóp cò đạn nổ tiếp, ngừng bóp cò đạn không nổ nhưng viên đạn tiếp theo đã vào trong buồng đạn, súng ở tư thế sẵn sàng bắn tiếp.

– Khi bắn phát một: Đặt cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí bắn phát một thì khi bóp cò chỉ một viên đạn nổ, muốn bắn phát tiếp, phải thả tay cò ra rồi lại bóp cò đạn mới nổ.

II. Súng trường CKC

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a) Tác dụng Súng trường bán tự động do nhà thiết kế vũ khí người Nga Sеrgei Gavrilovich Simonov thiết kế vào năm

1943, viết tắt là CKC (SKS). Năm 1956, Trung Quốc dựa theo kiểu này sản xuất và gọi là súng trường kiểu 56 (K56). Súng trang bị cho từng người sử dụng, dùng hỏa lực, báng súng, lưỡi lê để tiêu diệt sinh lực địch.

Hình 3.17. Súng trường CKC.

b) Tính năng chiến đấu Hầu hết các tính năng của súng CKC đều tương tự tính năng của súng

AK–47, nhưng có một số tính năng khác biệt sau: – Súng chỉ bắn phát một. – Tốc độ ban đầu của đầu đạn: 735 m/s. – Khối lượng của súng không có đạn/có đạn: 3,75/3,9 kg. – Chiều dài của súng khi giương lê: 1260 mm. – Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên.

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng a) Nòng súng – Tác dụng: giống tác dụng của nòng súng AK. – Cấu tạo: giống nòng súng AK, chỉ khác chiều dài của nòng súng CKC dài hơn nòng súng AK.

Page 40: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

b) Bộ phận ngắm Tác dụng và cấu tạo tương tự bộ phận ngắm của súng AKM, AKMS. c) Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng – Tác dụng: giống tác dụng hộp khóa nòng của súng AK. – Cấu tạo gồm có: lỗ chứa cần đẩy, lỗ trượt bệ khóa nòng, gờ trượt khóa nòng, mấu hất vỏ đạn, khuyết

lắp mấu đôi nắp hộp khóa nòng, lỗ lắp then hãm nắp hộp khóa nòng, cửa thoát vỏ đạn, cửa tiếp đạn, khấc tì để khóa nòng súng, lỗ bầu dục chứa đầu lẫy bảo hiểm, cửa để búa chuyển động, lẫy báo hết đạn, 2 trục tì để liên kết với bộ phận cò, hộp tiếp đạn và báng súng.

d) Nắp hộp khóa nòng – Tác dụng: để bảo vệ các bộ phận chuyển động trong hộp khóa nòng. – Cấu tạo: Có hai gờ trượt bệ khóa nòng, mấu đuôi nắp hộp, lỗ lắp then hãm và mấu lắp vào hộp khóa

nòng. e) Bệ khóa nòng – Tác dụng: giống tác dụng hộp khóa nòng AK. – Cấu tạo gồm có: khe lắp kẹp đạn, khuyết chứa cần đẩy, mặt vát, rãnh trượt làm cho bệ khóa nòng chuyển

động được thẳng hướng, mấu mở khóa nòng có rãnh chứa kim hỏa, mấu đóng cửa khóa để đè đuôi khóa nòng xuống khi đóng khóa, khuyết chứa đuôi kim hỏa, mấu giương búa, lỗ chứa bộ phận đẩy về.

f) Khóa nòng – Tác dụng: để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng khóa nòng làm đạn nổ, mở khóa nòng kéo vỏ đạn ra ngoài. – Cấu tạo gồm có: mấu đẩy đạn để đẩy đạn vào buồng đạn, ổ chứa móc đạn, lỗ lắp chốt kim hỏa, hai rãnh

trượt làm cho khóa nòng chuyển động đi thẳng hướng, mặt vát mở khóa, mặt vát đóng khóa, lỗ chứa kim hỏa, mặt tì, móc đạn và lò xo móc đạn, kim hỏa để chọc vào hạt lửa làm đạn nổ.

g) Bộ phận đẩy về – Tác dụng: để đẩy khóa nòng và khóa nòng về phía sau. – Cấu tạo gồm có: lò xo đẩy về, cốt lò xo, cốt di động (trục hãm) ở phía trước cốt lò xo; vành hãm lắp vào

vành tán ở đầu trụ hãm để ép lò xo đẩy lại về một mức nhất định. h) Bộ phận cò – Tác dụng: giống tác dụng của cò AK. – Cấu tạo gồm có: khung cò lẫy giữ hộp tiếp đạn, lẫy bảo hiểm để giữ cho búa không đập vào kim hỏa

khi khóa nòng chưa đóng nòng súng xong, búa để đập vào kim hỏa, lẫy cò để đẩy lẫy cò giải phóng búa khi bóp cò, lẫy bắn phát một để giữ búa ở thế giương sau khi đạn nổ, khóa an toàn để chẹn vào một phía sau tay cò, khóa an toàn cho súng.

i) Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo đẩy – Tác dụng: Thoi đẩy và cần đẩy để truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khóa nòng lùi. – Cấu tạo: Khác với AK, thoi đẩy và bệ khóa được chế tạo rời thành hai chi tiết riêng biệt. Cần đẩy và lò

xo cần đẩy là khâu trung gian để truyền tác dụng của cần đẩy vào bệ khóa nòng. j) Ống dẫn thoi và ốp lót tay Tác dụng và cấu tạo tương tự ống dẫn thoi và ốp lót tay của AK. k) Báng súng Tác dụng tương tự AK, còn cấu tạo có khác đó là báng súng có đầu báng, cổ báng và đế báng súng. Súng

CKC không có tay cầm riêng. l) Hộp tiếp đạn – Tác dụng: tương tự hộp tiếp đạn của AK.

Page 41: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

– Cấu tạo gồm có: hộp tiếp đạn lắp liền với báng súng và cấu tạo gồm thân hộp đạn, bàn nâng đạn và cần nâng đạn, lẫy báo hết đạn, lò xo cần nâng đạn, nắp hộp tiếp đạn.

m) Lê – Tác dụng: Lê lắp cố định ở đầu súng để tiêu diệt địch khi đánh giáp lá cà. – Cấu tạo gồm: lưỡi lê, cán lê, cốt lê và khuyết lê. * Phụ tùng: Để tháo lắp và bôi dầu cho súng. Phụ tùng gồm có: thông nòng, đầu thông nòng, chổi lông,

tống chốt, ống đựng phụ tùng, lọ dầu.

3. Tháo lắp súng thông thường a) Qui tắc tháo, lắp súng Tương tự súng tiểu liên AK. b) Động tác tháo súng (8 bước) Bước 1: Tháo đạn, khám súng. Bước 2: Tháo ống phụ tùng. Bước 3: Tháo thông nòng. Bước 4: Tháo nắp hộp khóa nòng. Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về. Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng. Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay. Bước 8: Tháo cần đẩy và lò xo cần đẩy. c) Động tác lắp súng Bước 1: Lắp cần đẩy và lò xo cần đẩy. Bước 2: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay. Bước 3: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng. Bước 4: Lắp bộ phận đẩy về. Bước 5: Lắp nắp hộp khóa nòng. Bước 6: Lắp thông nòng. Bước 7: Lắp ống phụ tùng. Bước 8: Kiểm tra hoạt động liên hợp của súng và khóa an toàn.

4. Sơ lược chuyển động a) Vị trí các bộ phận trước khi lên đạn – Cần định cách bắn và khóa an toàn ở vị trí trên cùng. – Khóa nòng ở tư thế đóng khóa, búa tì vào khóa nòng.

b) Chuyển động các bộ phận của súng khi lên đạn Lắp đạn vào hộp tiếp đạn, kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau rồi thả tay cho bệ khóa nòng lao về trước. Khi

đó vị trí các bộ phận như sau: – Búa ở tư thế giương. – Viên đạn thứ nhất nằm trong buồng đạn. – Kim hỏa bị đẩy về sau. – Khóa nòng đã khóa nòng súng.

Page 42: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

c) Chuyển động các bộ phận của súng khi bắn Mở khóa an toàn, khi bóp cò, búa được giải phóng, lò xo búa bung ra đẩy búa đập mạnh về trước, mặt

búa đập vào đuôi kim hỏa, kim hỏa lao về trước, đầu kim hỏa đâm vào hạt lửa, phát lửa đốt cháy thuốc phóng tạo ra khí thuốc có áp suất lớn. khi giãn nở đẩy đầu đạn chuyển động trong nòng súng. Khi đầu đạn vừa đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc phụt vào lỗ trích khí qua khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, đẩy cần đẩy lùi về sau tác dụng vào bệ khóa nòng, tuy nhiên khóa nòng vẫn giữ cò, lẫy cò chẹn vào dưới mấu đuôi búa nên búa không đập về trước được. Muốn bắn tiếp phát khác phải buông tay cò ra để cần lẫy cò lùi về phía sau và nâng lên đối chiếu với mặt tì lẫy cò. Bóp cò tiếp búa lại đập vào kim hỏa làm đạn nổ, cứ như thế bắn cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn.

Khi hết đạn bệ khóa nòng bị lẫy báo hết đạn chặn lại ở giữa hộp khóa nòng. Muốn bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động về phía trước phải kéo khóa nòng về sau, ngón tay trái ấn bàn nâng đạn xuống hoặc mở nắp hộp tiếp đạn ra để bàn nâng đạn hạ xuống rồi thả từ từ bệ khóa nòng, khóa nòng về trước.

III. Súng trung liên RPĐ

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a) Tác dụng Súng máy xách tay cỡ 7,62 mm do Liên Xô (cũ) sản xuất, viết tắt là RPĐ (PПД – Ручной Пулемет

Дегтярева). Đây là loại vũ khí tự động có hỏa lực mạnh của tiểu đội bộ binh, do một người sử dụng, dùng để tiêu diệt sinh lực của địch tập trung, những mục tiêu lẻ quan trọng hoặc những hỏa điểm của địch chi viện cho bộ binh xung phong.

Hình 3.18. Súng trung liên RPĐ.

b) Tính năng chiến đấu – Súng chỉ bắn được liên thanh, có thể bắn loạt ngắn (từ 3 – 5 viên), loạt dài

(từ 6 – 10 viên) hay bắn liên tục. – Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 1 – 10 tương ứng ngoài thực địa từ 100 m – 1000 m. – Tầm bắn thẳng: + Đối với mục tiêu người nằm (cao 0,5 m): 365 m. + Đối với mục tiêu người chạy (cao 1,5 m): 540 m. + Bắn máy bay, quân dù trong vòng : 500 m. – Tốc độ bắn chiến đấu: 150 phát/phút. – Hộp đựng băng đạn chứa được 100 viên. – Khối lượng của súng không có đạn: 7,4 kg. – Khối lượng của súng khi đủ 100 viên: 9,0 kg.

Page 43: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng a) Nòng súng – Tác dụng: tương tự tác dụng của nòng súng AK. – Cấu tạo: bên trong về cơ bản cấu tạo tương tự nòng súng AK. Bên ngoài nòng súng có lắp các bộ phận

tương tự AK nhưng RPĐ so với AK có một số khác biệt: Ở phía đầu nòng súng có khâu lắp chân súng, trên khâu truyền khí thuốc có ống điều chỉnh khí thuốc để

điều chỉnh áp suất khí thuốc vào mặt thoi. Quanh vành tán có 3 khuyết hình bán nguyệt khắc các số 1, 2, 3 để mắc vào chốt của khâu truyền khí thuốc giữa ống điều chỉnh ở từng vị trí đã chọn. Số 1 áp suất khí thuốc đẩy vào mặt thoi nhỏ nhất (sử dụng sau khi đã bắn được 300 viên). Số 2 áp suất khí thuốc đẩy mạnh vào mặt thoi lớn hơn (sử dụng khi súng mới chế tạo). Số 3 áp suất đẩy vào mặt thoi lớn nhất (sử dụng khi súng bị cáu bẩn các bộ phận chuyển động mà chưa có điều kiện lau chùi ngay, bệ khóa nòng lùi về sau không hết cỡ).

Hình 3.19. Cấu tạo của nòng súng RPĐ.

b) Bộ phận ngắm – Tác dụng: để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự li bắn khác nhau. – Cấu tạo: Bộ phận ngắm gồm có thước ngắm thẳng, thước ngắm ngang và đầu ngắm. + Thước ngắm thẳng có cấu tạo tương tự thước ngắm súng AK. + Thước ngắm ngang để ngắm bắn đón hoặc sửa sai lệch gió đường đạn. Mặt trên có khe ngắm, mặt sau

có 15 vạch khắc, vạch dài ở giữa là vạch số 0, mỗi bên có 7 vạch, các vạch cách nhau 1 mm (hay 2 li giác). Bên trái có núm vặn để điều chỉnh thước ngắm ngang (xem hình 3.20).

Hình 3.20. Thước ngắm ngang. 1. Thước ngắm ngang; 2. Khe thước ngắm; 3. Núm vặn thước ngắm ngang.

c) Hộp khóa nòng – Tác dụng: để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khóa nòng, khóa nòng chuyển động. – Cấu tạo: Hộp khóa nòng gồm có:

Khâu giữ ống dẫn thoi

Nòng súng Đầu ngắm

Ống dẫn thoi

Khâu truyền khí thuốc

Khâu điều chỉnh trích khí

Khâu trích khí thuốc

Khung lắp chân súng

2 1 3

Page 44: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Khấc tì ở trong hai bên thành hộp khóa nòng để mặt sau của hai phiến khóa tì vào khi khóa nòng đóng nòng súng.

+ Hai rãnh trượt để khớp vào hai gờ trượt ở bệ khóa nòng. + Mấu hất vỏ đạn để hất vỏ đạn ra khỏi hộp khóa nòng. + Rãnh dọc để lắp bộ phận cò và báng súng. + Gờ trượt ở bên phải để lắp tay kéo bệ khóa nòng. Đầu gờ trượt có khuyết chứa díp hãm tay kéo bệ khóa

nòng. + Khuyết ngang để chứa then hãm nắp hộp khóa nòng. + Chốt giữ bộ phận cò và báng súng. + Then hãm để giữ chốt của hộp khóa nòng. + Lỗ để lắp trục giữ bộ phận tiếp đạn. + Cửa thoát vỏ đạn. d) Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng – Bộ phận tiếp đạn: + Tác dụng: Bộ phận tiếp đạn dùng để kéo băng đạn, đưa viên đạn tiếp sau vào thẳng hướng, để sống đẩy

đạn đẩy viên đạn vào buồng đạn. + Cấu tạo gồm có: bàn đỡ băng đạn để đỡ và giữ băng đạn; bàn móng kéo băng để chứa và định hướng

chuyển động cho móng kéo băng; móng kéo băng để kéo băng đạn sang phải đưa đạn vào thẳng đường tiến của sống để đạn; cần móng kéo băng để gạt móng kéo băng sang phải hoặc sang trái; cần gạt để làm cho móng kéo băng chuyển động.

– Nắp hộp khóa nòng: + Tác dụng: để liên kết bộ phận tiếp đạn và đậy phía trên hộp khóa nòng. + Cấu tạo gồm có: lỗ lắp chốt chẻ; trục giữ cần móng kéo băng; díp hãm và then hãm.

Hình 3.21. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng.

e) Bệ khóa nòng và thoi đẩy – Tác dụng: Bệ khóa nòng để làm cho khóa nòng chuyển động còn thoi đẩy chịu sức đẩy của áp suất khí

thuốc làm cho bệ khóa nòng lùi. – Cấu tạo tương tự như bệ khóa nòng và thoi đẩy của súng AK. f) Tay kéo bệ khóa nòng – Tác dụng: để kéo bệ khóa nòng về sau khi lắp đạn. – Cấu tạo gồm có: mấu kéo, díp hãm, máng trượt, tay kéo. g) Khóa nòng – Tác dụng: để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở nòng súng, kéo vỏ đạn ra khỏi

buồng đạn. – Cấu tạo gồm có: thân khóa, phiến khóa, kim hỏa, móc đạn.

Page 45: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

h) Bộ phận cò và báng súng – Bộ phận cò: + Tác dụng: để giữ bệ khóa nòng và khóa nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng bắn, khi bóp cò thì phải giải

phóng bệ khóa nòng và khóa nòng làm đạn nổ, đóng hoặc mở khóa an toàn cho súng. + Cấu tạo gồm có: khung cò, lẫy cò, tay cò và khóa an toàn. – Báng súng. + Tác dụng: để tì vai khi bắn và chứa hộp phụ tùng của súng. + Cấu tạo: làm bằng gỗ bên ngoài có khuy mắc dây đeo, trong có khoan lỗ để chứa ống phụ tùng. i) Bộ phận đẩy về – Tác dụng: để luôn đẩy bệ khóa nòng về trước. – Cấu tạo: Giống bộ phận đẩy về của CKC, gồm có: lò xo, cốt lò xo, cần đẩy. j) Băng đạn và hộp băng – Tác dụng: dùng để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn. – Cấu tạo: băng đạn và hộp băng có hình dạng và cấu tạo như trên hình vẽ 3.22.

Hình 3.22. Hộp đạn và băng đạn. a. Hình dạng hộp đạn và băng đạn. b. Băng đạn.

1. Các mắt băng; 2. Lò xo liên kết; 3. Mấu giới hạn; 4. Mấu dẫn hướng; 5. Lá thép; 6. Mắt băng liên kết; 7. Ống băng; 8. Khóa hãm.

Băng đạn gồm có: các mắt băng đạn kiểu nửa hở để lắp viên đạn. Các mắt băng được liên kết với nhau theo kiểu bản lề.

Hộp băng có cấu tạo gồm: thân hộp và nắp hộp. Ngoài ra còn có khóa hãm và tay xách. k) Chân súng – Tác dụng: để đỡ súng khi bắn. – Cấu tạo: Cấu tạo chân súng gồm có: khâu lắp chân súng, hai chân súng, lò xo, díp hãm. * Đạn của súng RPĐ cỡ 7,62 mm (kiểu 1943 hoặc kiểu 1956). * Phụ tùng: để tháo lắp, lau chùi, bôi dầu cho súng. Phụ tùng súng gồm có: thông nòng, cán thông nòng,

cờ lê, doa lau ống dẫn thoi, doa lau ống trích khí, tống chốt, cái lấy vỏ đạn đứt, hộp đựng phụ tùng, lọ đựng dầu và chổi bôi dầu.

3. Tháo lắp súng thông thường a) Qui tắc tháo, lắp súng Tương tự súng tiểu liên AK. b) Động tác tháo súng – Bước 1: Tháo hộp băng đạn và khám súng. – Bước 2: Tháo hộp phụ tùng.

a) b)

Page 46: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

– Bước 3: Tháo thông nòng. – Bước 4: Tháo bộ phận đẩy về. – Bước 5: Tháo bộ phận cò và báng súng. – Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng. – Bước 7: Tháo tay kéo bệ khóa nòng. c) Động tác lắp súng – Bước 1: Lắp tay kéo bệ khóa nòng. – Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng. – Bước 3: Lắp bộ phận cò và báng súng. – Bước 4: Lắp bộ phận đẩy về. – Bước 5: Lắp thông nòng. – Bước 6: Lắp hộp phụ tùng. – Bước 7: Kiểm tra sự hoạt động liên hợp của súng và khóa an toàn.

4. Sơ lược chuyển động Xoay cần khóa an toàn về vị trí mở, lắp băng đạn vào bàn nâng đạn, kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau,

bóp cò. Bệ khóa nòng, khóa nòng lao về phía trước đẩy viên đạn vào băng đạn, đóng cửa nòng, mấu đóng mở trên bệ khóa nòng tác động vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt lửa làm đạn nổ.

Khi đầu đạn đi qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi, đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gặp mấu hất vỏ đạn hất vỏ đạn ra ngoài.

Bệ khóa nòng lùi, lò xo bộ phận đẩy về ép lại, bộ phận tiếp đạn kéo băng đạn sang bên phải cho viên đạn tiếp theo vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn. Bệ khóa nòng lùi hết mức bị lò xo đẩy về làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng lao về trước đẩy đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, làm đạn nổ. Hoạt động của súng lặp lại cho đến khi ngừng bóp cò hoặc hết đạn. Khi ngừng bóp cò mà còn đạn, bệ khóa nòng ở vị trí phía sau (bóp cò tiếp là đạn nổ). Khi hết đạn bệ khóa nòng ở vị trí phía trước.

IV. Súng diệt tăng B40

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a) Tác dụng Súng diệt tăng cầm tay cỡ 40 mm do Liên Xô (trước đây) chế tạo, gọi tắt là RPG–2. Việt Nam sản xuất

theo mẫu của Liên Xô gọi là súng B40. Súng diệt tăng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của tiểu đội bộ binh do một người hoặc một tổ sử dụng,

dùng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành... và sinh lực của địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.

Page 47: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hình 3.23. Súng và đạn diệt tăng B40.

b) Tính năng chiến đấu – Tầm bắn ghi trên thước ngắm đến 150 m. – Tầm bắn thẳng mục tiêu cao 2 m là 100 m. – Tốc độ bắn chiến đấu 4 – 6 phát/phút. – Súng được thiết kế theo nguyên lý bắn không giật (Fđđ = F khí thuốc phụt về sau). – Cỡ nòng súng: 40 mm. – Khối lượng của súng (không có đạn): 2,75 kg. – Khối lượng của súng (có đạn – 1,84 kg): 4,59 kg. – Đạn cỡ 80 m, cấu tạo theo nguyên lí nổ lõm, ngòi chạm nổ. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự

li bắn và tốc độ bay của đạn, với góc chạm 900: xuyên thép dày 200 mm, xuyên bê tông dày 600 mm.

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng và đạn a) Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng – Nòng súng: + Tác dụng: để định hướng bay cho đạn. + Cấu tạo nòng súng gồm có: Nòng súng là một ống thép có khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng để

mấu lắp đạn khớp vào giữ cho hạt lửa thẳng với lỗ kim hỏa. Phía trên nòng súng có bệ đầu ngắm và bệ thước ngắm để lắp đầu ngắm và thước ngắm; phía dưới có tai lắp hộp cò; ổ chứa bộ phận kim hỏa và lỗ thoát khí thuốc; ốp che nòng và khâu mắc dây súng. Ngoài ra bên phải đầu nòng súng có một số lỗ thoát khí.

– Bộ phận ngắm: + Tác dụng: để ngắm bắn mục tiêu ở các cự li khác nhau. + Cấu tạo gồm có: * Đầu ngắm: có thể gập hoặc dựng được nhờ díp giữ. * Thước ngắm: Trên thân thước có ba khe ngắm có ghi các số 50, 100, 150 ứng với cự li bắn 50 m, 100

m, 150 m, thước ngắm cũng có thể gập hoặc dựng được nhờ díp giữ. – Bộ phận kim hỏa: + Tác dụng: để đập vào hạt lửa. + Cấu tạo gồm có: * Kim hỏa để đập vào hạt lửa khi búa đập. * Lò xo kim hỏa để đẩy kim hỏa luôn tụt xuống dưới.

Page 48: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

* Vành dẫn để giữ cho kim hỏa chuyển động ở giữa ổ kim loại. * Vành tì để dẫn dưới lò xo kim hỏa tì vào. * Vành đệm để đệm giữa vành dẫn và nắp ổ kim hỏa. * Nắp ổ kim hỏa để giữ các bộ phận nằm trong ổ kim hỏa. – Bộ phận cò và tay cầm: + Tác dụng: để khóa an toàn cho súng khi đã lắp đạn và khi mở khóa

an toàn bóp cò búa đập kim hỏa. + Cấu tạo: Cấu tạo của bộ phận cò và tay cầm được trình bày trên hình

vẽ 3.24 và 3.25.

Hình 3.25. Cấu tạo bên trong của bộ phận cò.

1. Tay cò, lẫy cò; 2. Chốt an toàn, lò xo cần đẩy; 3. Cần búa, búa.

* Hộp cò để chứa các chi tiết của bộ phận cò, phía trước có vành cò, phía trên có lỗ lắp chốt hộp cò, phía sau có khuyết chứa mấu giữ hộp cò, phần dưới có khuyết chứa đuôi cán cần đẩy, lỗ tháo lắp cần đẩy và tay cầm, trục búa để lắp búa.

* Nắp hộp cò để đậy kín phía bên trái hộp cò. * Chốt lắp hộp cò. * Tay cò để bóp cò. * Lẫy cò để giữ búa ở thế giương. * Búa để đập vào kim hỏa khi bóp cò. * Cần đẩy và lò xo cần đẩy để đẩy búa đập vào kim hỏa khi bóp cò. * Khóa an toàn để giữ an toàn cho súng sau khi đã lắp đạn. b) Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn – Đầu đạn: + Tác dụng: để tiêu diệt mục tiêu.

1

2

Hình 3.24. Hộp cò và tay cầm.

1. Hộp cò; 2. Tay cầm.

3

1.

2 2

3

Page 49: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

Hinh 3.26. Cấu tạo của đầu đạn.

+ Cấu tạo: * Vỏ: để chứa các bộ phận của đầu đạn. * Chóp: để làm giảm sức cản không khí khi đạn bay và giữ tiêu cự giữa lượng nổ với mục tiêu. * Phễu: để tập trung nhiệt độ áp suất của thuốc nổ, áp suất và nhiệt độ rất cao để biến phễu đạn thành một

dòng kim loại (dòng nổ lõm). * Thuốc truyền nổ: dùng để truyền sức nổ của ngòi nổ sang thuốc nổ. * Thuốc nổ: để tạo dòng nổ lõm. * Cổ đạn: dùng để chứa phần trên ngòi nổ và nối liền với đuôi đạn. – Ngòi nổ: + Tác dụng: để làm nổ đạn khi đầu đạn chạm mục tiêu. + Cấu tạo: vỏ, kíp nổ và thuốc nổ, khối quán tính, kim hỏa và đế kim hỏa, lò xo kim hỏa. – Đuôi đạn: + Tác dụng: để giữ ổn định hướng cho đạn khi bay, nối liền đạn với ống thuốc phóng. + Cấu tạo gồm có: * Ống đuôi để chứa các bộ phận của đuôi đạn. * Mấu lắp đạn để khớp vào khuyết lắp đạn ở miệng nòng. * Ốp lót để chứa phần dưới ngòi nổ và nối liền với cổ đạn. * Cánh đuôi đạn để xoè ra giữ ổn định hướng bay cho đạn. * Vòng khép cánh đuôi để giữ cho cánh đuôi khép gọn trước khi lắp đạn vào súng. * Đáy ống đuôi để chứa hạt lửa, nối liền đạn với ống thuốc phóng. * Bộ phận quán tính để chọc nổ ngòi nổ. * Hạt lửa để đốt cháy thuốc phóng khi bị kim hỏa đập vào. – Ống thuốc phóng: + Tác dụng: để tạo ra phản lực khí thuốc có áp lực cao đẩy đạn bay đi. + Cấu tạo gồm: liều thuốc hình trụ và vỏ bọc. – Phụ tùng của súng, đạn: + Thông nòng để lau phía trong nòng súng. + Cái vặn vít để tháo bộ phận kim hỏa và vặn các vít. + Ống tháo lắp cần đẩy. + Tống chốt để tháo các bộ phận của bộ phận cò. + Ba lô để đựng đạn và phụ tùng. + Dây súng để mang đeo súng. + Nắp che đầu và đuôi nòng.

Page 50: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

3. Sơ lược chuyển động a) Chuyển động của súng – Trước khi giương búa: Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc an toàn ở đuôi búa. Then khóa an toàn chèn vào

mấu tì đuôi cò làm tay cò không chuyển động được. Lò xo kim hỏa đẩy kim hỏa tụt xuống, đuôi kim hỏa nhô ra ngoài nắp ổ kim hỏa.

– Khi giương búa: Mấu đầu lẫy cò khớp vào khấc giương búa giữ búa ở thế giương. Then chốt an toàn vẫn chẹn vào mấu tì đuôi cò.

Khi mở khóa an toàn, bóp cò: Ấn then an toàn sang trái (mở khóa) cho khuyết ở then an toàn thẳng với hướng lùi của mấu tì đuôi cò. Khi bóp cò, đầu về trước nâng lẫy cò lên làm mấu đầu lẫy rời khỏi khấc giương búa, lò xo cần đẩy bung ra đẩy búa đập vào đuôi kim hỏa làm cho lò xo kim hỏa ép lại, đầu kim hỏa đập vào hạt lửa.

b) Chuyển động của đạn – Ở trạng thái bình thường (ngòi nổ ở thế an toàn): chốt an toàn giữ ống quán tính và đế kim hỏa. – Khi bắn đạn đi (ngòi nổ hết an toàn): Kim hỏa đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng,

thuốc phóng cháy sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đạn đi, ống quán tính ép lò xo lại và tụt xuống hết mức. Trong quá trình đạn bay, lò xo ống quán tính lại đẩy ống quán tính lên trên cùng của ống kim hỏa, làm cho ngòi nổ hết an toàn.

– Khi đạn chạm mục tiêu: Trường hợp góc chạm lớn (khoảng 900), đạn đang bay nhanh đột nhiên bị mục tiêu chặn lại, đế kim hỏa ép lò xo kim hỏa lại đẩy kim hỏa đập vào kíp mồi làm kíp mồi nổ, kích thích kíp nổ và làm đạn nổ.

Trường hợp góc chạm nhỏ (khác 900) đế kim hỏa không đủ đà để ép lò xo kim hỏa lại nhưng khối quán tính theo đà trượt mạnh sang một bên, do sự tương tác giữa các mặt vát đẩy đế kim hỏa và kim hỏa đập vào kíp mồi làm đạn nổ.

4. Tháo, lắp súng thông thường a) Qui tắc tháo, lắp súng (như AK) b) Động tác tháo súng – Bước 1: Tháo nắp che đầu và đuôi nòng. – Bước 2: Tháo bộ phận kim hỏa. c) Động tác lắp súng (ngược lại tháo súng) – Bước 1: Lắp bộ phận kim hỏa. – Bước 2: Lắp nắp che đầu và đuôi nòng.

5. Qui tắc an toàn khi sử dụng súng – Khi bắn phía sau nòng súng cách ít nhất 1 m không được có vật chắn thẳng góc với trục nòng súng.

Trong phạm vi ít nhất 10 m phía sau nòng súng và góc loe tính từ trục nòng súng sang hai bên là 22,50 không được để đạn dược, chất dễ cháy hoặc có người qua lại.

– Trên đường bay của đạn cách miệng nòng 50 m trở lại không được có vật cản. – Khi bắn có vật tì miệng nòng súng phải nhô ra phía trước vật tì và xung quanh miệng súng ít nhất 20

cm không có vật cản làm ảnh hưởng tới cánh đuôi của đạn. – Khi bắn đạn phóng không đi (hạt lửa hỏng) giữ nguyên một phút rồi tháo đạn, tập trung nộp lên

trên. – Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải để nguyên tại chỗ để phá hủy theo qui tắc an toàn. – Cấm bắn súng B40 bằng vai trái. – Khi nằm bắn, thân người chếch so với hướng bắn 450 – 600.

Page 51: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

V. Súng diệt tăng B41

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a) Tác dụng Súng diệt tăng cầm tay cỡ 40 mm do Liên Xô chế tạo, gọi tắt là RPG–7V (–7B), Việt Nam gọi

là súng B41. Súng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do một người hoặc một tổ sử dụng, dùng

để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, lô cốt... và sinh lực của địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.

Hình 3.27. Súng và đạn diệt tăng B41.

b) Tính năng chiến đấu – Súng được chế tạo theo nguyên tắc không giật. – Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính quang học từ: 200 – 500 m. – Tầm bắn thẳng trong vòng: 330 m. – Tốc độ bắn chiến đấu: từ 4 đến 6 quả trong 1 phút. – Sơ tốc của đạn: 120 m/s. – Tốc độ lớn nhất của đạn: 300 m/s. – Đạn cỡ 85 mm, cấu tạo theo nguyên lý nổ lõm. – Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ bay của đạn, với góc chạm 900: xuyên được

thép dày 280 mm, xuyên được bê tông dày 900 mm, xuyên cát trên 800 mm.

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng và đạn a) Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của súng – Nòng súng: + Tác dụng: định hướng cho đạn bay. + Cấu tạo gồm: Đoạn ống có đường kính 40 mm (là cỡ súng). Cuối đoạn ống có đoạn phình rộng thành

một buồng chứa khí thuốc để giảm áp suất khí thuốc nén vào thành nòng súng khi bắn. Đuôi nòng có loa giảm lửa và giảm áp suất khí thuốc phụt về sau. Đầu nòng có khuyết lắp đạn, phía trên có bệ lắp đầu ngắm, bên trái có bệ lắp kính ngắm quang học, phía dưới có ổ kim hỏa, bên trong có lỗ kim hỏa để kim hỏa đập vào hạt lửa. Bên ngoài có ốp che nòng được lắp vào nòng súng bằng các khâu giữ và đinh vít.

– Bộ phận ngắm cơ khí: + Tác dụng: để ngắm bắn khi không có kính ngắm quang học. + Cấu tạo gồm: * Đầu ngắm có hai loại: Đầu ngắm chính (có dấu –) để bắn khi nhiệt độ không khí dưới 0 oC; đầu ngắm

phụ (có dấu +) dùng để bắn khi nhiệt độ không khí trên 0 oC (nhiệt độ không khí ở Việt Nam thường dùng đầu ngắm phụ). Đầu ngắm phụ gập được về phía trước đầu ngắm chính, khi dựng cao hơn đầu ngắm chính.

* Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch khắc ghi các số 2, 3, 4, 5 là các số chỉ tương ứng với tầm bắn từ 200 đến 500 m. Bên phải có các vạch khắc để giữ cữ ngắm ở từng vị trí. Trên cữ ngắm có khe ngắm, lỗ bầu dục ở giữa và núm điều chỉnh ở bên trái.

Page 52: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

– Bộ phận kim hỏa: + Tác dụng: để đập vào kim hỏa. + Cấu tạo gồm có kim hỏa, lò xo kim hỏa, vành tì và

nắp ổ kim hỏa. – Bộ phận cò và tay cầm: + Tác dụng: để giữ, thả búa, đóng mở khóa an toàn. + Cấu tạo gồm có hộp cò, nắp hộp cò, tay cò, lẫy cò,

búa, cần đẩy và lò xo cần đẩy, khóa an toàn. – Kính ngắm quang học: + Tác dụng: là bộ phận ngắm chính của súng. + Cấu tạo gồm: * Thân kính ngắm: để lắp hệ thống kính quang học, bộ

phận chiếu sáng, núm hiệu chỉnh tầm, núm hiệu chỉnh hướng.

* Hệ thống kính quang học: để thu ảnh mục tiêu và ngắm bắn. Gồm có kính bảo vệ, kính thu ảnh, lăng kính quay ảnh, kính vạch khắc và kính nhìn.

Kính vạch khắc để đo cự li mục tiêu và ngắm bắn: Dấu cộng dùng để hiệu chỉnh, các vạch ngang (vạch khắc tầm) có ghi số 2, 3, 4, 5 là các số chỉ trăm tương ứng với tầm bắn từ 200 – 500 m. Vạch khắc tầm kép tương ứng với tầm bắn 300 m là tầm bắn thẳng của súng. Các vạch dọc (vạch khấc hướng) ở 2 bên vạch hướng kép có ghi các số 1, 2, 3, 4, 5 để ngắm đón và bù sức gió. Các vạch cách nhau 10 li giác. Vạch hướng kép là vạch chuẩn hướng.

Đường cong đứt đoạn và vạch ngang ở bên phải phía dưới kính là thước đo cự li mục tiêu cao 2,7 m. Các số 2, 4, 6, 8, 10 là các số chỉ trăm tương ứng với cự li 200 m, 400 m, 600 m, 800 m, 1000 m; các vạch ở giữa các số 2, 4, 6, 8, 10 tương ứng với cự li đo 300 m, 500 m, 700 m, 900 m. Số 2, 7 ở dưới vạch ngang là số chỉ chiều cao mục tiêu 2,7 m.

b) Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn – Đầu đạn: + Tác dụng: để diệt mục tiêu. + Cấu tạo gồm có:

Hình 3.29. Cấu tạo các bộ phận của đạn.

Chóp đạn để làm giảm sức cản không khí khi đạn bay và giữ tiêu cự giữa lượng nổ lõm với mục tiêu; vỏ đạn để chứa thuốc nổ, phễu đạn là mạch điện ngoài, chóp dẫn điện để truyền điện từ bộ phận sinh điện đến phễu đạn; phễu đạn để tập trung nhiệt độ, áp suất của thuốc nổ khi đạn nổ để tạo thành luồng xuyên; thuốc nổ là loại thuốc nổ mạnh khi nổ có áp suất rất lớn và nhiệt độ cao; ngòi nổ để làm nổ đạn, cấu tạo gồm có bộ phận sinh điện lắp ở đầu đạn và bộ phận đầu nổ.

– Ống thuốc đẩy:

Hình 3.28. Lưới ngắm của bộ phận ngắm quang học.

Page 53: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

+ Tác dụng: để tăng thêm tốc độ bay của đạn. + Cấu tạo: Đầu ống thuốc đẩy có 6 lỗ phụt khí phản lực. Đuôi ống thuốc đẩy có bộ phận phát lửa đốt cháy

ống thuốc đẩy. – Đuôi đạn và ống thuốc phóng: + Tác dụng: để đẩy đạn đi và ổn định hướng cho đạn khi bay. + Cấu tạo: Ống đuôi đạn nằm trong ống thuốc phóng, có ren nối với đầu đạn, bên trong chứa thuốc mồi

cháy, thuốc phóng. Đuôi đạn có 4 cánh gập về phía trước và xoè ra khi bay. * Phụ tùng của súng và đạn (tương tự súng B40).

3. Sơ lược chuyển động a) Chuyển động của súng (bộ phận cò) như súng B40 b) Chuyển động của đạn Khi thuốc phóng cháy, phản lực khí thuốc phóng quả đạn đi với sơ tốc 120 m/s có một lượng khí thuốc

tác động vào đuôi đạn làm cho đạn vừa tiến vừa quay. Khi ra khỏi nòng súng, lực li tâm làm cho cánh đuôi được mở ra để ổn định hướng cho quả đạn trên đường bay.

Do lực quán tính, bộ phận phát lửa của ống thuốc đẩy hoạt động làm thuốc đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra 6 lỗ phụt khí phản lực làm cho tốc độ bay của đạn tăng lên đến 300 m/s.

Lực quán tính làm bộ phận phát lửa tự hủy trong đầu nổ hoạt động và giải phóng chốt hãm khối trượt. Trục quán tính hoạt động và giải phóng bi giữ khối trượt, khối trượt về vị trí nối mạch điện trong với mạch điện ngoài (nhưng chưa có nguồn điện). Lúc này đạn đã ra khỏi miệng nòng khoảng 18 m.

Khi đạn chạm mục tiêu bộ phận sinh điện tạo ra điện làm nổ kíp điện, làm nổ đạn. Khi thuốc nổ phát nổ, phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và

đốt cháy mục tiêu. Khi đạn không chạm mục tiêu (vật chắn), thuốc cháy chậm của bộ phận tự hủy cháy hết (sau 4 – 6 giây)

làm cho kíp của bộ phận tự hủy nổ, làm nổ đạn.

4. Tháo lắp súng thông thường a) Qui tắc tháo, lắp súng Như súng AK. b) Động tác tháo súng – Bước 1: Tháo kính quang học ra khỏi súng (nếu có). – Bước 2: Tháo bộ phận cò. – Bước 3: Tháo bộ phận kim hỏa. – Bước 4: Tháo nắp hộp cò. c) Động tác lắp súng Làm ngược lại thứ tự động tác khi tháo: – Bước 1: Lắp nắp hộp cò sau đó kiểm tra chuyển động của bộ phận cò. – Bước 2: Lắp bộ phận kim hỏa. – Bước 3: Lắp bộ phận cò vào súng. – Bước 4: Lắp kính ngắm quang học vào súng.

5. Qui tắc an toàn khi sử dụng súng – Phía sau vị trí bắn ít nhất 2 m không có vật chắn vuông có với trục nòng súng. – Khi chuẩn bị bắn và tháo đạn, phía sau nòng súng cách ít nhất 30 m và mỗi bên 22,50 so với trục nòng

súng cấm không được có thuốc nổ, chất dễ cháy hoặc người qua lại. – Khi bắn có vật tì, miệng nòng súng phải nhô ra khỏi phía trước vật tì, xung quanh miệng nòng súng

cách ít nhất 20 cm không được có vật cản làm ảnh hưởng cánh đuôi đạn.

Page 54: LỜI NÓI ĐẦU - gdqp.hust.edu.vn

– Khi bắn đạn phóng đi nhưng không nổ phải để nguyên tại chỗ phá hỏng theo qui tắc an toàn. – Cấm bắn súng B40 bằng vai trái. – Khi nằm chuẩn bị bắn, thân người chếch so với hướng bắn 450 – 600 .