29
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO NGHIÊN CỨU AN NINH MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 2017

NGHIÊN CỨU AN NINH MÐI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH VÀ VAI …cres.edu.vn/filedaylen/tomtathao.pdf · không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách mà còn là vấn đề

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO

NGHIÊN CỨU AN NINH MÔI TRƯỜNG TỈNH

BẮC NINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÃ SỐ: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI – 2017

Công trình được hoàn thành tại Viện Tài nguyên và

Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trịnh Thị Thanh

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN

- Viện Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Xây dựng

phương pháp chỉ thị trong đánh giá an ninh môi

trường”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi

trường Công an, (59), tr. 26-29.

2. Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Tình hình tội

phạm và vi phạm pháp luật về môi trường tại địa

bàn tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Công nghệ

và Môi trường Công an, (60), tr. 36-39.

3. Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Các mối liên

kết và nguyên tắc chính quản lý an ninh môi

trường”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi

trường Công an, (63), tr. 37-39.

4. Nguyễn Thị Phương Hảo (2015), “Giải pháp nâng

cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh môi

trường tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Khoa học Công

nghệ Công an, (65), tr. 32-35.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Trước đây, nói đến an ninh quốc gia là sự ổn định của chế độ

xã hội, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc

gia và đó là an ninh truyền thống. Bảo vệ an ninh quốc gia là

phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các

hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Trong những năm gần đây, thế giới chú trọng nhiều hơn tới

việc mở rộng khái niệm an ninh truyền thống sang những nguy

cơ đe dọa mới như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguy

cơ xuống cấp môi trường do nhiễm độc, phá huỷ tầng ôzôn,

hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất

và suy giảm đa dạng sinh học,... Các khái niệm an ninh được

đưa ra trên cơ sở các mối đe doạ - sức ép môi trường - bổ sung

vào các vấn đề xung đột quốc gia, cũng như các thay đổi môi

trường đã trở thành trọng tâm trong các mô hình hợp tác an ninh

toàn cầu. Cần phải dự báo và quy hoạch đối phó với sức ép

môi trường - mối đe doạ đến tính ổn định của đất nước. Chính

các quan điểm này đã thúc đẩy việc nghiên cứu mối quan hệ cụ

thể giữa môi trường và an ninh. An ninh môi trường (ANMT)

không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách mà còn là vấn đề thường

xuyên, lâu dài, liên quan đến mỗi quốc gia và toàn nhân loại,

ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi cá nhân và từng gia đình.

Một trong những đặc điểm của ANMT là nhiều trường hợp

không dễ nhận diện ngay từ đầu, vì chúng thường bị che lấp

dưới các vấn đề như sự tăng trưởng kinh tế nhanh, trong khoảng

thời gian ngắn. Sự phát triển kinh tế “nóng” này có thể mang lại

2

một số hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định, song cũng kéo theo

nguy cơ khai thác cạn kiệt tài nguyên, hy sinh các lợi ích môi

trường, tạo ra các xung đột môi trường. Để đảm bảo ANMT

trong chiến lược phát triển cần có sự đầu tư hợp lý, cân bằng giữa

lợi ích trước mắt và lâu dài, chú trọng kết hợp đầu tư phát triển

kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Có như

vậy, các trụ cột của phát triển mới bền vững, nhu cầu của các thế

hệ hiện tại được đáp ứng ngày càng tốt hơn và tạo cơ hội cho sự

phát triển của các thế hệ tương lai. Đối với Việt Nam, ANMT là

một vấn đề quan trọng của phát triển bền vững (PTBV) trong

bối cảnh hiện đại và đảm bảo ANMT là một thách thức lớn

trong quá trình PTBV.

Để xác định đúng các vấn đề của ANMT, giảm bớt ảnh

hưởng do nhận thức chủ quan của người đánh giá thì cần làm rõ

các đặc trưng cấu thành nên ANMT - điều mà các nghiên cứu

hiện nay vẫn chưa làm rõ được, nhất là ANMT ở cấp độ địa

phương. Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào làm rõ được vai

trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đảm bảo ANMT ở

Việt Nam.

Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ thủ đô có tốc độ phát triển xếp

vào loại nhanh trong vùng đồng bằng Bắc bộ cũng như toàn

miền Bắc, ANMT của Bắc Ninh sẽ có tác động rất lớn đến an

ninh của thủ đô, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một đề tài

nào nghiên cứu về ANMT tại đây.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, với quan điểm tiếp cận hệ

thống dựa trên sử dụng chỉ số và đánh giá sức chịu tải của môi

trường, luận án “Nghiên cứu an ninh môi trường tỉnh Bắc

Ninh và vai trò Công an nhân dân” được tiến hành.

3

2. Mục tiêu của luận án

i) Xác lập/hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của

ANMT và xây dựng bộ chỉ thị đánh giá ANMT cấp tỉnh.

ii) Đánh giá hiện trạng ANMT và xác định các vấn đề đặt ra

cho đảm bảo ANMT ở tỉnh Bắc Ninh.

iii) Phân tích, đánh giá vai trò của lực lượng Công an nhân

dân trong đảm bảo ANMT tại tỉnh Bắc Ninh;

iv) Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp đảm bảo ANMT cho

tỉnh Bắc Ninh.

3. Luận điểm bảo vệ

i) Nguyên nhân đe dọa mất ANMT của tỉnh Bắc Ninh là các

mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý

tại địa phương hoặc liên tỉnh.

ii) Công an nhân dân có vai trò quan trọng, là lực lượng

nòng cốt trong hoạt động phòng, chống tội phạm môi trường

trong đảm bảo ANMT ở nước ta.

iii) Đảm bảo ANMT cần được dựa trên 3 thành tố chính là

cơ sở pháp lý, chính sách về ANMT; ý thức công dân và sự tuân

thủ pháp luật về ANMT; và hệ thống tổ chức thực thi pháp luật

về ANMT, trong đó có lực lượng Công an nhân dân.

4. Điểm mới của luận án

i) Xác định các đặc trưng và những nguyên nhân gây mất

ANMT ở Bắc Ninh.

ii) Xây dựng chỉ số an ninh môi trường ESI phù hợp để đánh

giá hiện trạng ANMT tỉnh Bắc Ninh.

iii) Đánh giá vai trò của người CAND trong đảm bảo ANMT

của tỉnh Bắc Ninh.

4

iv) Đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn, đảm bảo ANMT cho

tỉnh Bắc Ninh.

5. Ý nghĩa của luận án

Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung

cấp cơ sở lý luận, phương pháp để xây dựng hệ số ESI phục vụ

đánh giá hiện trạng ANMT cấp địa phương, đồng thời là nguồn

tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu khác liên quan

đến lĩnh vực ANMT, góp phần làm phong phú thêm về nội

dung cho chuyên ngành khoa học môi trường và phát triển.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài

liệu tham khảo có giá trị về đảm bảo ANMT cho các cơ quan

quản lý Nhà nước về môi trường, đặc biệt là lực lượng CAND

của tỉnh Bắc Ninh.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 3

chương gồm: Chương 1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương

2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Kết

quả nghiên cứu và thảo luận.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về an ninh môi trường trên

thế giới và Việt Nam

1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về an ninh môi trường trên

thế giới

Các nghiên cứu về ANMT trên thế giới gắn liền với lịch sử

hình thành và phát triển của khái niệm ANMT và được chia

thành 2 giai đoạn: thời kỳ mở đầu là từ 1950 - 1990 và giai

đoạn thứ hai: từ sau 1990 đến nay. Khái niệm ANMT xuất hiện

5

lần đầu năm 1953, trong những tranh luận về mối liên quan

giữa biến đổi môi trường với an ninh. Năm 1977, Cục Tình báo

Liên bang của Mỹ (CIA) đã thiết lập một Trung tâm Môi trường

đầu tiên trên thế giới để đánh giá mối liên hệ giữa môi trường

và an ninh. Những năm đầu thập kỷ 1980, nhiều tổ chức và cá

nhân khác nhau đã bắt đầu đề cập tới những vấn đề an ninh nằm

ngoài lĩnh vực quân sự có ảnh hưởng tới quốc gia như: Felix

Dodds, Norman Myers, Jessica Tuchman Mathews, Michael

Renner, Richard Ullman, Arthur Westing, Michael Klare...

[Dabelko, 1996; Gleick, 1989, 1990c, 1991b; Romm, 1992;

1993].

Từ năm 1990 đến nay, những tranh luận về ANMT đã vượt

ra khỏi phạm trù lý thuyết đơn thuần. Sau hội nghị của Liên

hiệp quốc về phát triển ở Stockholm năm 1972 và sau Hội nghị

Rio 1992, nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh những biến

đổi của môi trường và nguồn tài nguyên cạn kiệt đóng vai trò là

những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột mạnh mẽ [Homer,

1991; Libiszewski, 1992; Bachler, 1994]. Xung đột này lại là

mối đe doạ nghiêm trọng cho an toàn của các cá nhân, các khu

vực hay các quốc gia. Vai trò của hiện tượng môi trường xuống

cấp góp phần vào tình trạng kém an ninh và xung đột, đã được

Homer (1991), Myers (1993), Levy (1995), Dokken và Greger

(1995), Wallensteen (1997), Bachler và cộng sự (1998) đưa ra.

Một vài nghiên cứu tiêu biểu khác như của Duraiappah

(2003), Becker (2005), Boris K. (2006) và Virgil (2010) đề cập

khá chi tiết các tác động của toàn cầu hóa đối với ANMT và sự

bền vững của xã hội loài người [Anantha, 2003; Becker, 2005;

Boris, 2006; Vigil, 2010].

6

1.1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến an ninh

môi trường tại Việt Nam

Tại Việt Nam đã có một số tài liệu “Bàn về An ninh Sinh

thái”, “An ninh môi trường” và “Những điều cần biết về an ninh

môi trường” từ năm 1998, nhưng là tài liệu tập huấn lưu hành

nội bộ. Từ năm 2002 (sau khi Hội nghị Thượng đỉnh về Môi

trường Thế giới tại Johannesburg - Nam Phi) diễn ra thì vấn đề

ANMT mới được đề cập tới nhiều ở Việt Nam.

Các tác giả Mạnh Ngọc Hùng (2007), Nguyễn Đình Hòe và

Nguyễn Ngọc Sinh (2010), Ngô Vương Anh (2013), Trần Minh

Tơn (2014) đã chỉ ra ANMT Việt Nam đang đứng trước nhiều

nguy cơ và chỉ ra 10 vấn đề về ANMT đối với Việt Nam. Năm

2010 và 2012, hai cuốn sách “Đảm bảo ANMT cho phát triển

bền vững” của Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh đã có

những phân tích, nghiên cứu khá nhiều về ANMT, đó là đưa ra

chỉ số ANMT (ESI) để đánh giá ANMT của quốc gia được tính

bằng 5 chỉ thị đơn. Vấn đề ANMT ở quy mô một địa phương

cũng đã được tác giả Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Quang

Thiên (2010) xem xét (tỉnh Sơn La, Hà Nội, tỉnh Long An, tỉnh

Thừa Thiên Huế).

1.2. Tổng quan về vai trò của các lực lượng quân đội, cảnh

sát/công an trong giữ gìn đảm bảo an ninh môi trường trên

thế giới và Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới: Xác lập vai trò hợp lý của Hội đồng bảo

an Liên hợp quốc và tổ chức cảnh sát quốc tế trong đảm bảo an

ninh môi trường

Hội nghị thượng đỉnh 1/1992 với 15 nước thành viên, đã

chỉ ra vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA)

7

trong lĩnh vực môi trường. Kể từ chiến tranh vùng Vịnh, HĐBA

bắt đầu can thiệp vào vấn đề môi trường.

Năm 1992, tại Hội nghị Lyon (Paris), Tổ chức Cảnh sát hình

sự Quốc tế (Interpol) bắt đầu đưa ra kế hoạch hành động nhằm

triển khai trấn áp tội phạm môi trường.

Tại Mỹ: Cảnh sát chịu trách nhiệm giám sát các vi phạm gây

ô nhiễm môi trường, bảo tồn động vật hoang dã, các chất độc

hại có liên quan đến cồn và mỗi bang có những quy định riêng

cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế. Cục điều tra liên bang

(FBI) chịu trách nhiệm kiểm soát, ngăn chặn, đối phó với hành

vi phạm tội môi trường dẫn đến khủng bố. Năm 1993, Bộ Quốc

phòng Mỹ bổ nhiệm thêm chức thứ trưởng phụ trách ANMT

[Dabelko, 1996].

Australia, các nước thành viên Châu âu, Anh, Ethiopia,

Rwanda, Uganda là những quốc gia đã thành lập lực cảnh sát

bảo vệ môi trường.

Tại Indonexia nhiệm vụ bảo vệ môi trường được phân cho

nhiều đơn vị thực thi pháp luật liên quan: ngoài Bộ Lâm nghiệp

Indonesia là cơ quan thực thi pháp luật chính trong việc bảo vệ

môi trường quốc gia, còn có Iterpol Jakarta, Cảnh sát Hàng hải

Indonesia (IMP), Cảnh sát quốc gia Indonesia, Bộ phận Điều

tra Hình sự (CID).

1.2.2. Tại Việt Nam: Trước khi lực lượng Cảnh sát môi trường

(CSMT) được thành lập, công tác phát hiện, điều tra tội phạm

về môi trường được quy định tại Chương XVII - Bộ Luật hình

sự thuộc về trách nhiệm của Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ. Các cơ quan Hải quan, Bộ

đội biên phòng, Kiểm lâm được giao thẩm quyền tiến hành một

số hoạt động điều tra ban đầu. Hiện nay, trách nhiệm quản lý

8

ANMT là một trong các nhiệm vụ chính của lực lượng CAND -

chủ thể giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động phòng, chống tội

phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

Các khái niệm công cụ

An ninh môi trường: Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng

Châu Mỹ của Liên Hợp Quốc xác định: “An ninh môi trường là

việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh

ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân

trong nước hay xuyên quốc gia” [Liên Hợp Quốc, 2002]. Tại

Khoản 28, Điều 3 Luật BVMT số 55/2014/QH13 ban hành

ngày 23 tháng 6 năm 2014 đã chính thức hóa khái niệm ANMT:

“là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự

ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia”.

Quốc hội Nước CHXCN Việt Nam, 2014a]. Nội hàm

ANMT của hai khái niệm này là cơ sở nghiên cứu cho đối

tượng nghiên cứu ANMT tại Bắc Ninh của luận án.

Các khái niệm xung đột môi trường, tranh chấp môi trường,

tội phạm môi trường, cảnh sát môi trường, bất ổn, nguy cơ và

sức chịu tải môi trường đã được thao tác hóa trong luận án.

Một số lý thuyết chính: Luận án vận dụng các lý thuyết: Lý

thuyết xung đột, Lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết Lựa

chọn hợp lý vào luận án để nhìn nhận và phân tích các vấn đề

liên quan.

9

Cách tiếp cận

Trong luận án, ba tiếp cận: Tiếp cận hệ thống, sức chịu tải

của môi trường và sử dụng chỉ số được xem như là phương

pháp luận để xem xét sự vật hiện tượng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án sử dụng kết hợp đồng

thời nhiều phương pháp điều tra xã hội học gồm: phỏng vấn cấu

trúc dựa trên bảng hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc các nhóm đối

tượng khác nhau, với các công cụ hỗ trợ như mô hình DPSIR,

phân tích SWOT, tham vấn chuyên gia kết hợp quan sát thực

địa để làm rõ thêm các vấn đề cần quan tâm.

2.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Các vấn đề nghiên cứu chính của luận án là tập trung vào

phân tích, đánh giá các nguyên nhân/tác nhân đe dọa ANMT và

các tác động/hậu quả do mất ANMT gây ra cho tỉnh Bắc Ninh,

từ đó xác định ngưỡng đảm bảo ANMT cho Bắc Ninh là gì.

Đồng thời đánh giá hiện trạng quản lý nhằm giữ gìn, đảm bảo

ANMT của tỉnh Bắc Ninh trong đó tập trung làm rõ vai trò của

Công an nhân dân mà tiên phong là lực lượng CSMT.

10

Hình 2.3: Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh

Bắc Ninh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng

sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh. Bắc giáp Bắc Giang; Nam giáp Hưng Yên và một

phần Hà Nội; Đông giáp Hải Dương và Tây giáp thủ đô Hà Nội.

Giải pháp

- Giảm thiểu ô

nhiễm; - Ngăn ngừa tranh

chấp, xung đột;

- Kiểm soát tác động từ bên ngoài;

- Đảm bảo an toàn cuộc sống.

Tác động/Hậu quả

của mất ANMT

- Mất ổn định chính trị:

khiếu nại, biểu tình;

- Mất ổn định xã hội: tranh chấp, xung đột;

- Mất ổn định kinh tế: suy

giảm kinh tế,…; - Đe dọa an toàn cuộc

sống.

Bên

ngoài

- Quản lý yếu kém;

- Phương thức phát triển

không bền vững;

- Biến đổi khí hậu; -Tranh chấp TNMT ngoại

tỉnh;

- Ô nhiễm từ ngoại tỉnh:

CTR, thực phẩm bẩn,…

Nội tại

Tác nhân đe dọa ANMT

Quản lý nhằm đảm bảo ANMT địa phương

CAND

- Sở TNMT;

- Các sở ban ngành khác;

- Chủ động phòng ngừa;

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm;

- Phối hợp phòng, chống

tội phạm

quan

QLMT

Ngưỡng đảm

bảo ANMT

11

Đặc điểm thủy văn và nước dưới đất: Mạng lưới thủy văn

dày đặc, mật độ từ 1,0 ÷ 1,2 km/km2. Có 03 hệ thống sông

chính chảy qua Cầu, Đuống và Thái Bình. Nước dưới đất: có

trữ lượng khai thác trên toàn tỉnh là 699.310m3/ngày và chất

lượng khá tốt.

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất: Tổng diện

tích đất tự nhiên của Bắc Ninh là 82,272km2, đất nông nghiệp

chiếm 65,85%, đất chuyển đổi mục đích thành KCN/CCN, làng

nghề chiếm 33,31%. Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo

về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như

đất sét, cát, than bùn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện với

126 xã, phường và thị trấn. Dân số Bắc Ninh là 1.114 nghìn

người, có mật độ 1.354 người/km2, gấp 4,996 lần trung bình của

cả nước (271người/km2) [UBND tỉnh Bắc Ninh, 2013].

Bình quân tăng trưởng kinh tế đạt 14,5%/năm. Toàn tỉnh có

15 KCN tập trung với diện tích 7.204 ha, trong đó có 10 KCN

đang hoạt động, 5 KCN đang xây dựng hạ tầng. Theo Quy

hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, Bắc Ninh sẽ có 24 CCN

với diện tích hơn 739ha giai đoạn năm 2020 - 2030 [UBND tỉnh

Bắc Ninh, 2015]. Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh

đứng thứ 5 của cả nước, thứ 2 miền Bắc. Toàn tỉnh hiện có 62

làng nghề tiểu thủ công nghiệp phân bố ở hầu hết các ngành

kinh tế. Các làng nghề này đã có những đóng góp tích cực làm

tăng giá trị phát triển kinh tế của địa phương.

3.2. Hiện trạng an ninh môi trường tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Những nguy cơ đe dọa ANMT tỉnh Bắc Ninh

12

a) Những nguy cơ nội tại

(1) Suy thoái, ô nhiễm môi trường gia tăng có nguy cơ gây

ra các sự cố môi trường đe dọa sự an toàn đối với đời sống con

người và phát triển kinh tế - xã hội.

Ô nhiễm môi trường tại các KCN: đã và đang trở thành vấn

đề bức xúc. Trong 15 KCN tập trung mới có 05 KCN xây dựng

hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ô nhiễm không khí không

kiểm soát được do hệ thống xử lý khói, bụi tại các nhà máy

không có hoặc có thì xử lý rất hạn chế. Chất thải rắn xử lý chưa

đạt yêu cầu, đặc biệt chất thải nguy hại. 100% các khu công

nghiệp của Bắc Ninh chưa có điểm tập trung thu gom chất thải

rắn theo quy định.

Ô nhiễm môi trường tại các CCN chưa được giải quyết triệt

để: hàm lượng TSS và COD trong mẫu nước thải lấy tại 10 CCN

đã hoạt động với ngành nghề sản xuất chính là: giấy, dệt, sắt

thép, gỗ, đa nghề... vượt hơn 20 lần giới hạn cho phép.

Chất lượng môi trường tại các làng nghề ô nhiễm nghiêm

trọng: chất lượng nước, không khí đo được đều vượt giới hạn

cho phép nhiều lần. Kết quả khảo sát đối với 350 hộ dân tại 7

xã/phường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì có 92,5% người dân

sống ở làng nghề được hỏi đánh giá môi trường sinh sống rất ô

nhiễm (trong khi tỷ lệ này ở các hộ dân sống cạnh KCN được

tham vấn chỉ là 31,7%).

(2) Tranh chấp, xung đột môi trường ngày càng căng thẳng

và tội phạm môi trường có xu hướng gia tăng phức tạp đe dọa

sự ổn định chính trị - xã hội địa phương.

Nạn đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy sản, khai

thác cát bừa bãi, thiếu kế hoạch vẫn chưa được kiểm soát. Số

13

lượng vụ khiếu kiện đông người tăng theo thời gian và có xu

hướng ngày càng căng thẳng. Xung đột môi trường xảy ra tập

trung tại các khu vực ven sông và các làng nghề.

Tại các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, các xung đột xảy ra

thường là xung đột giữa các nhóm xã hội, cộng đồng làm nghề

và không làm nghề, giữa nhóm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và

nông nghiệp,... Nguyên nhân dẫn đến các xung đột này là do sự

khác nhau về suy nghĩ và hướng lựa chọn con đường phát triển

cũng như ý thức môi trường giữa người làm nghề và người bị

ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của hoạt động làng nghề

tới lợi ích kinh tế của người dân không tham gia làm nghề; nguy

cơ gây bệnh tật cho cộng đồng tại các làng nghề,... đã đẩy các

xung đột ngày càng rõ và lên cao.

(3) Định hướng phát triển không bền vững và công tác quản

lý nhằm giữ gìn ANMT của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn

chế: Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối với

định hướng phát triển kinh tế hiện tại của địa phương cho thấy

có 127 phiếu (36,3%) cho rằng định hướng phát triển kinh tế

hiện nay của địa phương là chưa hợp lý (tỷ lệ này ở KCN là

36%, làng nghề là 48,7%) và có 30,3% số người được hỏi

không muốn tiếp tục phát triển kinh tế theo ngành nghề đang

sẵn có tại địa phương (39,5% ở KCN và chỉ có 18% ở làng

nghề). Kết quả này ngược với đánh giá về hiện trạng môi

trường tại 2 khu vực KCN và làng nghề.

b) Những nguy cơ từ bên ngoài

(1) An ninh nguồn nước bị đe dọa:

Bắc Ninh đang phụ thuộc vào nguồn nước cấp từ bên ngoài

lãnh thổ do hơn 60% lượng nước mặt chảy từ các tỉnh khác đến.

14

Các nhu cầu khác nhau của mỗi tỉnh trên một dòng sông đã xảy

mâu thuẫn, cạnh tranh, nhất là vào mùa khô. Các tỉnh trên thượng

nguồn lưu vực sông Cầu (Hà Nội, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc

Giang, Vĩnh Phúc) hiện đang khai thác, sử dụng nước với nhiều

mục đích khác nhau. Có sông chỉ đóng vai trò tiêu thoát nước

thải (như sông Ngũ Huyện Khê tiếp nhận nước thải từ hoạt động

sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nhiều làng nghề của Hà Nội)

gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng và chất lượng nguồn

nước mặt của Bắc Ninh. Chất lượng nước sông Thái Bình đang

bị ảnh hưởng bởi các khu dân cư và các làng nghề, khu công

nghiệp... dọc theo chi lưu của các con sông, đặc biệt là ở sông

Cầu và sông Thương (khu hoá chất Vĩnh Thịnh hoặc khu phân

đạm - hoá chất Bắc Giang). Nước sông Cà Lồ đã bị ô nhiễm do

tiếp nhận nước thải từ KCN Xuân Hoà (Phúc Yên) và các điểm

dân cư đông đúc dọc hai bờ sông.

Trữ lượng nước ngầm có khả năng khai thác cấp cho tỉnh

Bắc Ninh là 236.500m3/ngày, trong khi nhu cầu sử dụng là

380.200m3/ngày (năm 2020); 535.600m

3/ngày (năm 2030) và

817.600m3/ngày (năm 2050). Như vậy về lâu dài việc thiếu

nước ngầm là một nguy cơ rõ rệt.

(2) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Trong gần 50 năm qua,

thời tiết ở Bắc Ninh đã có nhiều biến đổi bất thường: nhiệt độ

tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ, lượng mưa giảm, chế độ thời tiết

gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về

cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển. Các

đánh giá bước đầu về tác động của biến đổi khí hậu đối với

ngành trồng trọt của Bắc Ninh cho thấy: Tổng sản lượng sản

xuất trồng trọt có thể giảm từ 1-5%, năng suất các cây trồng

15

chính có thể giảm đến 10%, đặc biệt đối với sản xuất lúa có thể

giảm từ 30-70% [Trần Mai Ước, 2010].

(3) Vấn nạn thực phẩm bẩn: Với vị trí trung tâm đồng bằng

Bắc bộ và có nhiều trục giao thông quan trọng, là cửa ngõ thủ

đô nên Bắc Ninh trở thành điểm trung chuyển, tập trung của

nhiều loại hàng cấm, hàng lậu, thực phẩm bẩn, hàng giả và chất

thải từ các tỉnh/thành khác đưa vào. Xã Tam Đa (huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh) là kho tái chế bì lợn, nội tạng lợn lớn

nhất miền Bắc.Trung tâm Giao thương Quốc tế Lim (thị trấn

Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) là một điểm đen trung chuyển

hàng lậu và thực phẩm chức năng giả nổi tiếng ở miền Bắc.

Chợ Từ Sơn (Bắc Ninh) cung cấp các chất cấm sử dụng trong

chăn nuôi như: vàng ô, chất tạo nạc Salbutamol,…

(4) Sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi

gen: Tôm thẻ chân trắng, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, gián đất, cây

bìm bôi hoa vàng, virus gây bệnh heo tai xanh, phẩy khuẩn tả

biến tính, cá hoàng đế, cá hổ, hoa ngũ sắc,…và giống cây trồng

biến đổi gen (ngô, bông, đậu tương, lúa…) đã xâm nhập vào Bắc

Ninh, làm phá hoại cây trồng, vật nuôi, gây ra những ảnh hưởng

nghiêm trọng tới hệ sinh thái, đa dạng sinh học bản địa.

3.2.2. Hiện trạng công tác quản lý nhằm giữ gìn ANMT của

tỉnh Bắc Ninh

(1) Hạn chế suy thoái, ô nhiễm môi trường: UBND tỉnh Bắc

Ninh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tổ chức xây

dựng và triển khai một số đề án xử lý chất thải, bảo vệ môi

trường tại các khu vực trọng điểm (KCN, CCN, làng nghề); Hỗ

trợ 100% kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ xử lý chất

thải rắn; Đánh giá mức độ ô nhiễm và phân loại các cơ sở sản

16

xuất trong các làng nghề, đặc biệt 6 làng nghề ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng (Phong Khê, Khắc Niệm, Đa Hội, Văn

Môn, Đồng Kỵ, Đại Bái); Đầu tư xây dựng mạng lưới quan

trắc, giám sát môi trường; Kiên quyết xử lý các trường hợp vi

phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường.

(2) Các công tác nhằm ngăn ngừa tranh chấp, xung đột môi

trường: giao Ban tuyên giáo tỉnh chủ trì phối hợp các đơn vị

liên quan tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông,

giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường, ngăn ngừa tranh

chấp, xung đột giữa cộng đồng dân cư với các cơ sở sản xuất,

đặc biệt tại các làng nghề.

(3) Công tác quy hoạch, quản lý nhằm giữ gìn ANMT: Hoàn

thiện hệ thống các văn bản pháp luật về môi trường trên địa bàn

tỉnh. Đã xây dựng và ban hành 1.354 văn bản (trong đó: 512

nghị quyết, 331 quyết định, 101 chương trình, 188 kế hoạch và

nhiều văn bản khác) để chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết 41

của Đảng nhằm đảm bảo tình hình ANMT của tỉnh. Triển khai

một số đề án quan trọng nhằm đánh giá hiện trạng môi trường.

(4) Các công tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước: chính

quyền tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi

trường và tham gia vào các ủy ban lưu vực sông; phê duyệt và

triển khai một số quy hoạch quan trọng liên quan đến quản lý và

khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước từ cấp tỉnh

xuống tới cấp huyện.

(5) Các công tác nhằm ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu: Các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển

khai thực hiện một số đề tài, dự án nhằm ứng phó với biến đổi

khí hậu, tập trung vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, sử

17

dụng năng lượng tái tạo, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi

thích ứng với biến đổi khí hậu.

(7) Các công tác nhằm giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn:

Sở Y tế, Chi cục Thú y phối hợp với lực lượng CSMT thực hiện

kiểm soát các sản phẩm thịt và rau củ quả tại các chợ đầu mối;

Xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh, buôn bán thực phẩm

bẩn, hàng giả ...; Phát triển mạng lưới sản xuất, phân phối các

sản phẩm nông sản sạch.

(8) Các công tác nhằm giữ gìn nguồn gen và đa dạng sinh

học bản địa và kiểm soát sự xâm nhập của các sinh vật ngoại

lai, sinh vật biến đổi gen: Ban hành các quyết định phê duyệt đề

án, dự án bảo tồn nguồn gen/hệ sinh thái quý bản địa như: Dự

án mở rộng vườn cò Đông Xuyên; dự án thành lập Khu bảo tồn

loài - sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên; Đề án điều tra, đánh giá

và giải pháp bảo tồn Vườn cò Đông Xuyên….

Công tác quản lý môi trường tại địa phương vẫn còn nhiều

hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là tại khu vực các làng nghề.

Kết quả khảo sát cho thấy có 19,4% số người được hỏi hài lòng

với công tác quản lý môi trường của các cơ quan chức năng tại

địa phương (24% số người sinh sống ở gần các KCN và 13,3%

số người sinh sống tại các làng nghề), tỷ lệ không hài lòng và

bức xúc chiếm tới 55,4% (trong đó tỷ lệ này ở làng nghề chiếm

tới 76% còn ở KCN là 40%).

3.3. Đánh giá hiện trạng ANMT tỉnh Bắc Ninh bằng chỉ số

Trên cơ sở phân tích hệ thống các khía cạnh trong nội hàm

của khái niệm ANMT, luận án chọn mỗi chức năng có đặc điểm

đặc trưng làm chỉ thị để đánh giá. Những đặc điểm này có tính

đại diện cho hệ thống ANMT nhưng không bao gồm toàn bộ

tính chất của hệ thống, chúng nhạy cảm với những biến đổi

18

ANMT, phản ánh bản chất của ANMT tại tỉnh Bắc Ninh. Luận

án đề xuất xây dựng bộ chỉ thị về ANMT của tỉnh Bắc Ninh

gồm 14 chỉ thị cụ thể gồm:

Bảng 2.1: Bộ chỉ thị đề xuất để đánh giá ANMT Bắc Ninh

Nội dung phản ánh

Ký hiệu

Tên chỉ thị

Đảm bảo cung cấp các chức năng môi trường an toàn

I1

Chỉ thị về xuống cấp dịch vụ môi trường: Tỷ lệ số hộ dân có nước sạch cho sinh hoạt/tổng số hộ gia đình

I2 Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng năng lượng tái tạo

I3 Chỉ thị về suy giảm đa dạng sinh học: Số gen quý biến mất/tổng số gen quý có trên địa bàn tỉnh

I4 Diện tích hệ sinh thái tự nhiên biến mất/tổng diện tích hệ sinh thái tự nhiên có trên địa bàn tỉnh

I5 Ảnh hưởng của các rủi ro môi trường và thiên tai (như lũ lụt, hạn hán và các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu)

Đe dọa ổn định chính trị

I6 Chỉ thị về bất ổn định do tài nguyên môi trường

Nguy cơ gây bất ổn xã hội

I7 Chỉ thị về mức độ tiềm ẩn xung đột môi trường gây mất ANMT do thiếu hụt tài nguyên

I8 Sự hài lòng của người dân đối với phương thức phát triển kinh tế đã lựa chọn của địa phương

Nguy cơ gây mất ổn định kinh tế

I9 Chỉ thị về nghèo đói do môi trường I10 Chi phí cho môi trường

Quản lý yếu kém

I11 Tỷ lệ xử lý chất thải I12 Vi phạm pháp luật về môi trường I13 Ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân đe dọa ANMT từ bên ngoài

I14 Chỉ thị về căng thẳng liên tỉnh về tài nguyên môi trường

Kết quả tham vấn chuyên gia đã lựa chọn ra 6 chỉ thị được

sử dụng để xây dựng chỉ số ESI đánh giá ANMT tỉnh Bắc Ninh:

chỉ thị về xuống cấp dịch vụ môi trường (I1); chỉ thị bất ổn định

do tài nguyên môi trường (I2); Chỉ thị về mức độ tiềm ẩn xung

19

đột môi trường gây mất ANMT do thiếu hụt tài nguyên (I3); Chỉ

thị về chi phí cho môi trường (I4); Chỉ thị về ô nhiễm môi

trường (I5) và Chỉ thị về căng thẳng liên tỉnh về tài nguyên môi

trường (I6).

Chỉ số ESI cho tỉnh Bắc Ninh (ký hiệu là ESIBN

) được tính

bằng phương trình sau:

ESIBN

= 1 – (

n

i iI1

/K)

Trong đó:

Ii - Giá trị định lượng hay lượng hóa của chỉ thị i

K - Tổng số của tất cả các chỉ thị đơn Ii.

Để xếp loại ANMT, nghiên cứu đã đề xuất đưa ra 5 mức

phân loại ANMT từ mức mất ANMT toàn diện đến ANMT

được đảm bảo. Giá trị ESIBN

sau khi tính được được đánh giá

theo thang phân loại như sau: Bảng 2.5: Thang phân loại mức độ ANMT

theo giá trị của chỉ số ESIBN

TT Giá trị ESIBN

Thang đánh giá 1 0,0 Mất ANMT toàn diện 2 0,0 <ESI

BN< 0,5 Mất ANMT

3 0,5 <ESIBN

< 0,7 ANMT được đảm bảo trung bình 4 0,7 <ESI

BN< 1,0 ANMT được đảm bảo khá tốt

5 1,0 ANMT được đảm bảo

Tổng hợp giá trị và đánh giá cho điểm theo các chỉ thị đề

xuất để đánh giá hệ thống ANMT của Bắc Ninh được thể hiện ở

bảng 3.10 sau: Bảng 3.10: Các chỉ thị và trọng số để đánh giá

ANMT tỉnh Bắc Ninh TT Chỉ thị Giá trị (Ii) 1 Chỉ thị về xuống cấp dịch vụ môi trường (I1) 1,0 2 Chỉ thị về bất ổn do tài nguyên môi trường (I2) 1,0

3 Chỉ thị về mức độ tiềm ẩn xung đột môi trường gây mất ANMT do thiếu hụt tài nguyên (I3)

0,3

4 Chỉ thị về chi phí cho môi trường (I4) 0 5 Chỉ thị về ô nhiễm môi trường (I5) 1,0 6 Chỉ thị về an ninh nguồn nước(I6) 0,3

20

Kết quả tính được ESIBN

= 1 – (

n

i iI1

/K) = 0,4. Theo

thang phân loại (bảng 2.5), tỉnh Bắc Ninh hiện đang ở mức

nguy cơ đe dọa mất ANMT. Như vậy, hiện trạng ANMT của

tỉnh Bắc Ninh hiện tại không đảm bảo cho sự phát triển bền

vững của địa phương, các nguy cơ chính là: sự xuống cấp các

dịch vụ môi trường, sự bất ổn định xã hội do tài nguyên môi

trường, các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại

các KCN/CCN tập trung và các làng nghề.

3.4. Đánh giá vai trò của Công an nhân dân (CAND) trong

đảm bảo ANMT tại Bắc Ninh

Lực lượng CAND tỉnh Bắc Ninh trong đó Phòng Cảnh sát

Phòng chống tội phạm về môi trường (CSMT) tỉnh Bắc Ninh là

lực lượng nòng cốt, chủ chốt trong mọi công tác đảm bảo

ANMT tại Bắc Ninh với quân số 19 đồng chí được chia thành

03 đội nghiệp vụ cơ bản: Tổng hợp; phòng ngừa, đấu tranh

chống các hành vi gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường;

Phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi hủy hoại, xâm phạm

tài nguyên môi trường.

Nguyên tắc thực hiện của lực lượng CSMT Bắc Ninh: Chủ

động phòng ngừa, ứng phó và giải quyết tranh chấp môi trường

đe dọa ANMT tỉnh Bắc Ninh; Chủ động phòng ngừa các xung

đột gây ra với môi trường đe dọa đến ANMT tỉnh Bắc Ninh;

Ứng phó các xung đột môi trường đe dọa đến ANMT tỉnh Bắc

Ninh; Sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường để

phòng tránh và hạn chế đe dọa đến ANMT tỉnh Bắc Ninh.

Lực lượng CSMT Bắc Ninh đã có những đóng góp vô cùng

quan trọng trong việc: điều tra, phát hiện, bắt giữ, ngăn chặn,

hạn chế tối đa các đối tượng vi phạm môi trường; đồng thời ổn

21

định, chấn chỉnh, ngăn chặn các tình huống bạo động gây mất

an ninh tại địa phương: trong các tình huống biểu tình đông

người, đặc biệt khi có bàn tay của các thế lực thù địch lợi dụng

kích động dân chúng; lập lại ngay trật tự xã hội, ổn định tâm lý

nhân dân, phá tan các âm mưu của các thế lực thù địch..... đảm

bảo an ninh cho địa phương:

3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm gìn giữ, đảm bảo ANMT

tỉnh Bắc Ninh

(1) Giải pháp nâng cao công tác giữ gìn, đảm bảo ANMT

cho tỉnh Bắc Ninh

Hạn chế suy thoái, ô nhiễm môi trường; Ngăn ngừa tranh

chấp, xung đột môi trường; Làm tốt công tác quy hoạch, quản

lý giữ gìn ANMT; Tăng cường công tác đảm bảo an ninh nguồn

nước; Chủ động công tác ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu; Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn; Giữ gìn nguồn gen

và đa dạng sinh học bản địa và kiểm soát sự xâm nhập của các

sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen.

(2) Giải pháp nâng cao năng lực CSMT tỉnh Bắc Ninh

Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện tổ chức, chức năng và nâng

cao trình độ chuyên môn của lực lượng CSMT;Tăng cường cơ

sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cao phục vụ

cho hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật

(VPPL) về môi trường; Thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ

bản, nắm tình hình tội phạm và VPPL về môi trường trên địa

bàn tỉnh.

22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Luận án đã phân tích, làm sáng tỏ và vận dụng cơ sở lý

thuyết và thực tiễn về đánh giá những nguy cơ gây mất ANMT

cho một khu vực ở cấp độ địa phương. Trên cơ sở đó, luận án

bước đầu xác định được ngưỡng đảm bảo ANMT cho tỉnh Bắc

Ninh, đồng thời xác định được vai trò nòng cốt của lực lượng

Công an nhân dân là Cảnh sát Môi trường trong đảm bảo

ANMT địa phương.

Từ việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng ANMT tại Bắc Ninh

và vai trò của CAND trong việc đảm bảo ANMT tại Bắc Ninh,

luận án rút ra một số kết luận sau:

1. ANMT của tỉnh Bắc Ninh đang bị đe dọa, bao gồm cả

nguyên nhân nội tại như (i) suy thoái, ô nhiễm môi trường (đất,

nước, không khí, chất thải) tại các KCN/CCN/làng nghề ngày

càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi

trường, sức khỏe người dân và đe dọa tới sự phát triển ổn định

kinh tế - xã hội; (ii) các xung đột/tranh chấp môi trường có xu

hướng ngày càng gia tăng biểu hiện ở số lượng vụ khiếu kiện,

đặc biệt là khiếu kiện đông người năm sau thường cao hơn năm

trước và tội phạm môi trường có xu hướng gia tăng phức tạp đe

dọa sự ổn định chính trị - xã hội địa phương (iii) định hướng

phát triển không bền vững và công tác quản lý nhằm giữ gìn

ANMT của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế. Cùng với các

nguyên nhân nội tại là 4 nguyên nhân từ bên ngoài như: (iv) an

ninh nguồn nước bị đe dọa do mâu thuẫn trong khai thác, sử

dụng và sự suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn tài nguyên nước

tại các lưu vực sông liên tỉnh; (v) ảnh hưởng của biến đổi khí

23

hậu; (vi) vấn nạn thực phẩm bẩn và (vii) sự xâm nhập của các

sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen làm suy giảm đa dạng

sinh học của địa phương.

Luận án đã xây dựng chỉ số đánh giá ANMT gồm 6 chỉ thị,

đặc trưng cho 6 khía cạnh trong nội hàm của khái niệm ANMT

phù hợp với điều kiện của tỉnh Bắc Ninh, đó là các chỉ thị: chỉ

thị về xuống cấp dịch vụ môi trường (I1); chỉ thị bất ổn định do

tài nguyên môi trường (I2); Chỉ thị về mức độ tiềm ẩn xung đột

môi trường gây mất ANMT do thiếu hụt tài nguyên (I3); Chỉ thị

về chi phí cho môi trường (I4); Chỉ thị về ô nhiễm môi trường

(I5) và Chỉ thị về căng thẳng liên tỉnh về tài nguyên môi trường

(I6). Kết quả tính toán ESIBN của Bắc Ninh là 0,4 - đúng với

hiện trạng ANMT nghiên cứu được của luận án.

2. Kết quả tính toán chỉ số ANMT là ESIBN

của Bắc Ninh

cũng chỉ ra rằng để đảm bảo ANMT, tỉnh Bắc Ninh cần tập

trung giải quyết các vấn đề: cung cấp nước sạch/hợp vệ sinh

cho người dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công

dân liên quan tới lĩnh vực tài nguyên môi trường và xử lý triệt

để các cơ sở, các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc

biệt là tại các khu vực làng nghề truyền thống.

3. Trong công tác đấu tranh với các loại tội phạm về môi

trường để giữ gìn ANMT, lực lượng CSPCTP về môi trường

Công an tỉnh Bắc Ninh đang là lực lượng giữ vai trò chủ lực

nòng cốt, tiên phong và đã thu được nhiều kết quả đáng khích

lệ. Tuy nhiên, do lực lượng CSPCTP về môi trường Công an

tỉnh Bắc Ninh mới được thành lập, số lượng cán bộ, chiến sỹ ít,

đa số là trẻ thiếu kinh nghiệm và chưa qua đào tạo nghiệp vụ

nên việc tiến hành công tác nghiệp vụ cơ bản còn lúng túng,

24

chưa đi vào nề nếp, kết quả còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu

cầu đặt ra.

Khuyến nghị

1. Nghiên cứu đã nêu được những kết quả đánh giá ANMT

của tỉnh Bắc Ninh và xác định vai trò quan trọng của lực lượng

CAND trong mục tiêu đảm bảo ANMT của tỉnh. Tuy nhiên,

những kết quả này mới chỉ là bước đầu, cần có thêm các nghiên

cứu chuyên sâu để có thể phân vùng theo mức độ mất ANMT

(KCN, làng nghề, đô thị, lưu vực sông) hoặc đánh giá mức độ

mất an ninh đối với từng thành phần môi trường (đất, nước,

không khí,…) ở Bắc Ninh.

2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy lực lượng cảnh sát môi

trường tỉnh Bắc Ninh, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức

pháp luật và khoa học - kỹ thuật cho cán bộ, chiến sĩ đồng thời

đầu tư trang thiết bị phương tiện chuyên dụng (tập trung nâng

cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo, khắc phục hậu quả

thiên tai, đánh giá ô nhiễm và xác định thiệt hại) đáp ứng yêu

cầu điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

để phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm về môi trường theo pháp

luật.

4. Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh

sát môi trường với các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên

và Môi trường, các địa phương và các cơ quan chức năng khác.

Qua đấu tranh cần kịp thời xác định nguyên nhân, điều kiện vi

phạm về bảo vệ môi trường để tham mưu cho cấp có thẩm

quyền ban hành các quy chế, đề xuất biện pháp giải quyết kịp

thời những vướng mắc trong công tác phòng, chống tội phạm về

môi trường.

25

5. Tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước và các kế hoạch, chỉ thị của Bộ,

Sở Công an về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm

và vi phạm pháp luật về môi trường.

6. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra công

khai, kết hợp với điều tra xử lý bằng các biện pháp nghiệp vụ

công an đối với các cơ sở, địa bàn có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường. Quan tâm chỉ đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập

đoàn kinh tế chủ đạo thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về

bảo vệ môi trường.

7. Ưu tiên kinh phí nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng

cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường theo chỉ đạo tại

Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12-6-2009 của Chính phủ, trong

kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm theo Luật Bảo vệ môi

trường, cần bổ sung mục chi cho công tác phòng ngừa, đấu

tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.