45
LUẬN VĂN: Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nay

Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nays1.downloadmienphi.net/file/downloadfile10/293/1307792.pdf · đưa ra một số kiến nghị

  • Upload
    hadieu

  • View
    231

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

LUẬN VĂN:

Ngoại hối và đổi mới chính sách

ngoại hối ở Việt Nam hiện nay

Lời nói đầu

Sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường là

nhu cầu khách quan có tính quy luật. Với vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội

địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc hình thành và phát triển thị trường ngoại

hối một cách toàn diện và hiện đại theo trình độ quốc tế là rất cần thiết. Thông qua

các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối mà hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế,

dự trữ quốc tế... trở nên linh hoạt và hiệu quả.

Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và

từng bước phát triển: chính sách quản lý ngoại hối đang dần dần được hoàn thiện phù

hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; nhũng nhân tố thị trường ngày càng

trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỉ giá hối đoái, bước đầu đã đưa một số

giao dịch kinh doanh vào cuộc sống. Mặc dù mới ở những bước đầu phát triển,

nhưng thị trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại hối cho

các Ngân hàng Thương mại, đồng thời cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng

ngừa rủi ro ngoại hối đối với các công ty Xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc

tế. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất non trẻ và sơ khai xét về trình

độ, quy mô thực hiện cũng như kĩ năng nghiệp vụ kinh doanh. Đặc biệt xung quanh

vấn đề chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều vấn đề phải xem xét và tiếp tục hoàn

thiện. Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã chọn đề tài:

“Ngoại hối và đổi mới chính sách ngoại hối ở Việt Nam hiện nay”

Để nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của chính sách quản lý ngoại hối và

đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam.

Chương I

Lý luận cơ bản về chính sách quản lý ngoại hối

và vai trò của đầu tư nước ngoài

1. Chính sách quản lý ngoại hối:

Chính sách quản lý ngoại hối là một chính sách quan trọng đối với bất kì một

quốc gia nào, nó có tác động đến sự thành công hay thất bại của các chính sách kinh

tế vĩ mô khác.

Quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ

phận của chính sách quản lý ngoại hối của một nước. Vì vậy, để có chính sách quản

lý ngoại hối có hiệu quả trước hết ta phải làm rõ những vấn đề liên quan trực tiếp đến

lĩnh vực này về mặt lý thuyết.

1.1 Ngoại hối

Nhu cầu của sự phát triển và xu hướng thế giới đã dần dần làm cho các giao

dịch này vượt qua biên giới một nước. Một nước muốn tồn tại và phát triển bạt buộc

phải có quan hệ trai đổi với thị trường thế giới. Chính từ những giao dịch này mà

phương thức thanh toán không ngừng phát triển, người ta không dùng vàng như trong

phương thức thanh toán cổ điển mà còn sử dụng các công cụ thanh toán khác gọi là

ngoại hối. Tuỳ theo những giác độ khác nhau mà người ta quan niệm ngoại hối khác

nhau:

+ Trên giác độ kinh doanh ngoại hối, những nhà kinh doanh hiểu ngoại hối là

những phương tiện thanh toán thể hiện dưới dạng ngoại tệ, nó bao gồm hối phiếu, séc

bằng ngoại tệ (phải dư có trên tài khoản ngân hàng nước ngoài).

+ Trên giác độ quản lý và hoạch định chính sách, ngoại hối được hiểu là toàn

bộ các loại tiền nước ngoài, các chứng từ, chứng khoán có giá trị bằng tiền nước

ngoài, các kim khí, đá quý.

1.2 Chính sách quản lý ngoại hối

Quản lý ngoại hối là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, là công cụ

vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế nhất là kinh tế đối ngoại.

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý những thể lệ của

chính phủ trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý, quản lý các giấy tờ

có giá trị ngoại tệ cũng như các quan hệ thanh toán tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát các luồng

vận động về ngoại hối từ nước ngoài vào và từ trong nước ra có liên quan đến quan

hệ ngoại thương cũng như những quan hệ khác bằng ngoại tệ, góp phần phát triển

ngoại thương tạo sự cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị đồng

tiền, xây dựng được quỹ dự trữ ngoại hối hợp lý.

Đối tượng quản lý ngoại hối: về phương diện quản lý đối tượng nằm trong

phạm vi điều chỉnh của chính sách ngoại hối bao gồm: “người cư trú” và “người

không thường trú”.

“Người cư trú” được hiểu là toàn bộ các tổ chức, các doanh nghiệp được

thành lập theo luật hiện hành của mỗi nước, hoạt động trên lãnh thổ nước đó hoặc đặt

đại diện ở nước ngoài. Ngoài ra, người cư trú còn bao gồm cả doanh nghiệp nước

ngoài được thành lập theo luật doanh nghiệp của nước ngoài nhưng được phép hoạt

động tại nước đó.

“Người không cư trú” được hiểu là các tổ chưc doanh nghiệp được thành lập

theo luật hiện hành của một nước, không kinh doanh trong nước đó hoặc các tổ chức

kinh doanh thành lập theo luật nước ngòai không kinh doanh trên lãnh thổ nước đó

hay là các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, của các chính ohủ đặt tại nước

đó. Dân cư là người không cư trú là những người mang quốc tịch nước ngoài đến

nước đó không nhằm mục đích định dư.

Với một chính sách quản lý ngoại hối quản lý được nguồn vốn ra vào một

quốc gia luôn là vấn đề quan trọng, còn các vấn đề khác như sử dụng ngoại tệ, buôn

bán kinh doanh ngoại hối thì được quy định tuỳ vào đặc điểm tình hình của từng thời

kì cụ thể. Chính vì vậy, không phải chính sách ngoại hối của tất cả các nước đều

giống nhau, mỗi nước đều có đặc trưng riêng của mình. Tuy nhiên, một chính sách

quản lý ngoại hối thường nằm trong bốn giai đoạn sau:

+ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối: Với chính sách này, nhà nước nắm

trong tay mình hoạt động kinh tế đối ngoại, việc vay nợ nước ngoài. Nhà nước áp đặt

tỷ giá một cách chủ quan cho việc chuyển đổi ngoại tệ ra bản tệ và ngược lại. Ngoài

ra nhà nước còn nghiêm cấm toàn bộ mua bán, kinh doanh và tàn trữ ngoại hối.

+ Chính sách thắt chặt ngoại thương ngoại hối: Với chính sách này, nhà nước

không nắm độc quyền ngoại thương ngoại hối nhưng toàn bộ việc xuất nhập khẩu

hàng hoá và tư bản vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các tổ chức cá nhân có ngoại tệ

đều phải bán lại cho nhà nước qua hệ thống ngân hàng. Các tổ chức, cá nhân được

phép mở tài khoản ngoại tệ phải chịu sự giám sát của ngân hàng. Khi họ muốn sử

dụng thì phải có sự cho phép của cấp có thẩm quyền.

+ Chính sách nới lỏng ngoại thương ngoại hối: Chính sách này không quản lý

chặt chẽ quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như các luồng vận động ngoại hối.

Nhà nước tác động vào tỷ giá hối đoái như là một thành viên của thị trường. Các tổ

chức cá nhân có nguồn thu ngoại tệ dưới mọi hình thức đều được tự do mở tài khoản

ở ngân hàng. Nhà nước sẽ mua lại khi cần thiết thông qua các công cụ về tỷ giá và lãi

suất.

+ Chính sách tự do ngoại thương ngoại hối: Nội dung của chính sách này là

thực hiện tự do hoá ngoại thương ngoại hối. Nhà nước không quản lý gắt gao hay hạn

chế giao dịch ngoại hối. Các hàng rào thương mại bị bãi bỏ, sự dịch chuyển của các

luồng hàng hoá dịch vụ là hoàn toàn do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định.

Trên đây là bốn loại hình của các chính sách quản lý ngoại hối. Tuỳ theo tình

hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước và xu hướng chung của nền kinh tế thế giới

mà mỗi quốc gia nên chọn một mô hình thích hợp. Sự cần thiết của chính sách quản

lý ngoại hối được thể hiện ở sự tồn tại hiện nay trong nền kinh tế nước ta một khối

lượng ngoại tệ khổng lồ. Nợ nước ngoài tính đến cuối năm 1997 của nước ta đã đạt

đến con số báo động 10.159 triệu USD. Tổng số đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào

nước ta tính đến hết năm 1997 đã thực hiện là 11.799 triệu USD trong tổng số 31.438

triệu USD vốn đăng kí gần 3 tỷ vốn ODA đã được giải ngân trong tổng số gần 11 tỷ

USD vốn cam kết.

2. Vai trò của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay:

Theo dự đoán về tình hình kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, IMF cho rằng

với sự năng động vốn có của Châu á và đặc biệt là Đông Nam á thì khu vực này rõ là

nơi có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi lại nằm

trong khu vực năng động như vậy chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của bên ngoài

và thực tế Việt Nam đã và đang gây được sự chú ý của thế giới.

Qua giai đoạn cải cách vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời thoát khỏi

khủng hoảng kinh tế và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, tạo ra một ví trí vững chắc

trong nền kinh tế khu vực còn là một vấn đề khó khăn và lâu dài. Việt Nam còn thiếu

rất nhiều điều kiện như vốn, công nghệ, thiếu kiến thức kinh doanh, thiếu kinh

nghiệm... mà ta cần tích luỹ dần bằng nhiều biện pháp khác nhau mà một biện pháp

nhanh nhất phù hợp nhất mà các nước trong khu vực có điều kiện tương đối giống ta

đã áp dụng đó là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp

đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh như

theo quy định của luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

FDI là một thực tế kết quả có tính quy luật phát triển lâu dài cả về chiều rộng

và chiều sâu bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá sâu sắc nền sản xuất vật chất và đời

sống xã hội, từ sự cuốn hút mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tự sự gia

tăng tích luỹ tư bản và công nghệ, từ nhu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế quốc gia

trước sức ép mãnh mẽ của cuộc cạnh tranh trên đường đua vào thế kỷ 21.

Mở cửa và hoà nhập đó là xu thế chung của toàn thế giới không một nước nào

có thể tồn tại và phát triển nếu không có giao lưu thương mại quốc tế. Bên cạnh đó

lại tồn tại những quốc gia dư thừa vốn và họ nhận thấy rằng việc kinh doanh tại một

quốc gia khác sẽ đem lại cho họ nhiều lợi nhuận hơn việc kinh doanh tại chính quốc.

Lợi nhuận đã đưa họ đến những vùng đất béo bở bên ngoài. Đó chính là lợi thế của

các nước xuất khẩu tư bản, còn các nước nhận đầu tư thì sao?

Các nước nhận đầu tư và đặc biệt là những nước đang phát triển và chậm phát

triển sẽ có lợi vì họ sẽ có vốn cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, một yếu tố

sống còn mà các nước này đang thiếu thốn. Mặc dù vốn có thể huy động bằng nhiều

nguồn khác nhau như vay nợ chẳng hạn nhưng vốn FDI vẫn có ưu thế hơn hẳn vì vốn

FDI không làm tăng khoản nợ nước ngoài của nước đó.

Ngoài ra thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn giúp cho nước nhận đầu tư nhanh

chóng tiếp thu được công nghệ tiên tiến của nước ngoài, học hỏi được kinh nghiệm

quản lý kinh tế của các nước, những vấn đề mà chúng ta phải mất nhiều năm hoặc

không có được.

Với một chính sách thu hút vốn FDI hữu hiệu thì FDI sẽ có vai trò hỗ trợ đắc

lực cho phát triển năng lực sản xuất xã hội, khai thác đầy đủ có hiệu quả mọi tiềm

năng đất nước góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động.

FDI có tác dụng rất đáng kể nhưng chúng ta cũng cần phải nhận thức đúng

đắn tránh bất cứ mọi sự ảo tưởng nào vào tính màu nhiệm của FDI gắn cho nó một

vai trò tích cực tự nhận thấy bất chấp các điều kiện bên trong của đất nước tách rời

với những cố gắng chủ quan của con người trong vai trò quản lý nhà nước về sản

xuất kinh doanh cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.

Như chúng ta đã biết chính sách đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng

của đường lối đổi mới của nhà nước ta, thực hiện chính sách kinh tế mở. Đường lối

đó là sự vận dụng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vào công cuộc xây

dựng và phát triển kinh tế. Do đó, cũng cần phải tránh quan điểm sai lầm coi chính

sách về FDI như là một chính sách hướng ngoại (chỉ biết mở cửa với bên ngoài) trái

lại đó là chính sách vừa mở cửa với bên ngoài vừa tạo điều kiện phát triển nội lức.

Sau đây là một số yêu cầu quan trọng cho FDI:

+ Hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.

“Bình đẳng cùng có lợi” nguyên tắc số một trong hợp tác theo cơ chế thị

trường cũng cần áp dụng một cách nghiêm túc trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Hợp tác đầu tư giữa ta với nước ngoài thực tế là tìm ra điểm gặp nhau (trong

đó hai bên cùng có lợi) để cùng sản xuất kinh doanh và chia sẻ kết quả, trên nguyên

tắc thoả thuận, tự nguyện, không bên nào áp đặt cho bên nào.

Hiệu quả kinh tế xã hội

Đứng về lợi ích của các nhà đầu tư thì mục tiêu cao nhất đó là lợi nhuận thu

được, đó chính là hiệu quả tài chính tính bằng thu nhập trừ đi tổng chi phí. Nhưng

nhà nước xét tới một dự án không chỉ ở khía cạnh hiệu quả tài chính của nó (nhân tố

làm tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước và góp phần vào phát triển kinh tế xã

hội), mà điều không kém phần quan trọng đó là hiệu quả người ta thường dựa vào các

chỉ tiêu sau:

- Trước hết dự án đầu tư phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,

phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho mục tiêu đó, phù hợp nhiều hay ít với quy hoạch

chung.

- Dự án phải tạo được nhiều việc làm và nâng cao được mức sống cho người

lao động với ít vốn đầu tư.

- Dự án phải tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá tương đối lớn nhất là hàng xuất

khẩu có chất lượng với giá cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ một cách hợp lý.

- Dự án chi ít ngoại tệ nhưng có khả năng thu nhiều ngoại tệ, điều này đặc biệt

quan trọng đối với các nước mà đồng bản tệ chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi.

- Dự án có khả năng thu hút được nhiều ngành nghề khác trong nước có liên

quan đến dự án.

- Cuối cùng dự án phải đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.

Vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư:

Vấn đề lựa chọn hình thức hợp tác đầu tư với nước ngoài thực chất là vấn đề

cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài sao cho có lợi nhất.

Một số hình thức đầu tư quy định trong luật đầu tư nước ngoài đều có mặt

mạnh và mặt yếu của nó, do vậy phải tuỳ theo điều kiện và yêu cầu cụ thể mà lựa

chọn, không nên cứng nhắc coi một hình thức nào là ưu việt nhất. Thậm chí có

trường hợp không nên sử dụng bất kỳ một hình thức nào có trong luật đầu tư nước

ngoài mà chỉ sử dụng hình thức thương mại hoặc đầu tư trong nước.

Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế

Việt Nam: Tuy chỉ mới qua 11 năm hoạt động nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài đã đóng góp được khá nhiều cho nền kinh tế Việt Nam.

Theo nguồn tin của SCCT và ngân hàng nhà nước, hiện nay số vốn thực hiện

của các doanh nghiệp đã lên tới 6 tỷ USD, đây là số vốn rất lớn đối với Việt Nam

chiếm tới 1/3 GDP trong năm 1994 và gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu trong năm

1994. Số vốn này đã góp phần giải quyết những khó khăn về vốn cho công cuộc phát

triển kinh tế đồng thời nó cũng hỗ trợ phần nào đối với sự thâm hụt của cán cân thanh

toán quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động đã giải quyết được công ăn việc làm cho

khoảng 16,5 vạn lao động trong đó 6,5 vạn là nhân viên trong các doanh nghiệp còn

10 vạn người làm các công việc xây dựng cơ bản ban đầu.

Đây là đóng góp rất đáng khích lệ của các doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế xã

hội của các dự án là khá lớn và trong tình trạng thất nghiệp rất nhiều của Việt Nam

hiện nay. Tuy chỉ có số ít các doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động nhưng kim

ngạch xuất khẩu đã được đánh giá là khả quan.

Năm Kim ngạch xuất khẩu Nghĩa vụ thuế với NSNN

1993 170 triệu USD 120 triệu USD

1994 330 triệu USD 136 triệu USD

Ta hãy thử hình dung hiện nay mới chỉ có một số doanh nghiệp đi vào hoạt

động và kể cả những doanh nghiệp đã hoạt động cũng chỉ rất cầm chừng mà kết quả

đã như vậy thì trong những năm tới khi mà có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động

và hoạt động của họ đã được mở rộng thì đóng góp của các doanh nghiệp này sẽ như

thế nào?

Chắc chắn đóng góp của các doanh nghiệp này cho nền kinh tế là rất lớn và có

thể đầu tư nước ngoài sẽ trở thành mũi nhọn, trở thành mẫu chốt cho công cuộc phát

triển kinh tế, trong việc hoà nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới.

Chương II

Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài.

1. Thực trạng đầu tư nước ngoài trong những năm vừa qua:

Sau 11 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài ở VIệt Nam với nỗ lực nhằm

hoàn thiện dần hệ thống văn bản pháp lý về đầu tư, Việt Nam đã không ngừng củng

cố quan hệ ngoại giao với các nước, cũng như cải thiện môi trường đầu tư trong nước

nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn FDI, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên

phong phú và nguồn lao động dồi dào phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của

đất nước. Những nỗ lực đó đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ. Những

kết quả đó thể hiện qua một số điểm sau đây:

1.1 Về số lượng dự án đầu tư và vốn đầu tư

Mục đích của thực hiện đầu tư trực tiếp tại Việt Nam là thu hút vốn nước

ngoài để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Do vậy dấu hiệu đầu tiên và

quan trọng nhất về kết quả đạt được của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đó là số

lượng dự án và vốn đầu tư.

Theo số liệu của NHNN và uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư, tính đến

cuối tháng 4.1995 đã có hơn 200 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam với hơn 700

công ty và tổng số vốn lên tới trên 14 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư khá

nhanh, vốn đầu tư của năm sau thường cao hơn nhiều so với năm trước. Quy mô một

dự án cũng ngày một tăng, vốn trong năm 88-90 quy mô một dự án khoảng 3,5 triệu

USD thì nay đã cao hơn nhiều, 5 tháng đầu năm 1995 quy mô một dự án đã tăng lên

18,4 triệu USD.

Về phía đối tác nước ngoài, phần lớn các dự án do các công ty thuộc khu vực

Đông á-Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu thực hiện. Những nước có vồn đầu tư lớn

nhất là Đài Loan, Hông Kông, Nam Triều Tiên, Singapore, úc, Nhật, Pháp, Anh, Hà

Lan...

Như vậy, từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết

tháng 12.199 nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2766 dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài với tổng số vốn đăng ký là 37.055,66 triệu USD . Tính bình quân mỗi năm

chúng ta cấp phép cho 230 dự án với mức 3.087,97 triệu USD vốn đăng ký.

Bảng dưới đây cho ta thấy nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta

có xu hướng tăng nhanh từ 1988 tới 1995 cả về dự án cũng như số vốn đăng ký.

Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng ký tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào

lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với

quy mô dự án lớn (hơn 3 tỷ USD/2 dự án). Như vậy, nếu xét trong thời kỳ 1988-1999

thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Việt Nam.

Số liệu vốn đầu tư trực tiếp

Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Số vốn năm trước (%)

Tổng số Trung bình Vốn đăng ký Quy mô

1988 37 371,8 10,05 - -

1989 68 582,5 8,57 156,67 85,27

1990 108 839,0 7,77 144,03 90,67

1991 151 1322,3 8,67 157,60 112,74

1992 197 2165,0 10,99 163,73 125,46

1993 269 2900,0 10,78 133,95 98,09

1994 343 3765,6 10,98 129,85 101,86

1995 370 6530,8 17,65 173,43 160,75

1996 325 8497,3 26,15 130,11 148,16

1997 345 4649,1 13,48 54,71 51,55

1998 275 3897,4 14,17 83,83 105,12

1999 278 1534,7 5,52 39,38 38,96

Tổng 2766 37055,6

Từ 1997 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có biểu hiện suy giảm,

nhất là đến các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm đó càng rõ rệt hơn: Nếu năm 1998

chỉ bằng 79,71% thì năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Số liệu tương ứng của vốn đăng ký

là 83,83% và 33,01%.

1.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

thời kỳ 1988-1999.

Có 785 dự án sau một thời gian triển khai đến nay có nhu cầu xin được tăng

vốn mở rộng sản xuất. Tổng số vốn đã được phê duyệt tăng thêm là 5.171 triệu USD

(bằng 14% tổng số vốn đăng ký và bằng 28,4% số dự án được cấp giấy phép).

127 dự án hết thời hạn thực hiện hợp đồng (bằng 4,6% số dự án được cấp giấy

phép), 466 dự án đã bị rút giấy phép (chiếm 16,8%). Như vậy, tính đến 31.12.1999

trên lãnh thổ Việt Nam còn 2173 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động,

với tổng vốn đăng ký của dự án còn hiệu lực là 36.086 triệu USD.

Đồ thị: Cam kết FDI và thực tế giải ngân (Đơn vị: triệu USD)

Đến hết năm 1998 đã có 838 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

(bằng 33,68% tổng số dự án được duyệt) và 624 dự án đang trong giai đoạn xây dựng

cơ bản (bằng 25,08% số dự án).

Về cơ cấu lãnh thổ:

Trước kia tỉ trọng rất chênh lệch giữa Bắc-Nam, giữa hai trung tâm thành phố

Hồ Chí Minh và Hà Nội thì tới nay khoảng cách này đã giảm dần.

Cho đến nay tỉ trọng vốn đổ vào phía Bắc đã tăng lên 35% sự vươn lên của

các tỉnh phía Bắc mà đặc biệt là Hà Nội một phần là do thế mạnh riêng của mỗi vùng

nhưng cũng một phần do chính sách điều chỉnh của nhà nước.

010002000300040005000600070008000

Tæng sè cam kÕtSè gi¶i ng©n

Tæng sè cam kÕt 7500 5950 4450 4000 1980Sè gi¶i ng©n 2230 1980 2000 800 800

1995 1996 1997 1998 1999

Về địa bàn đầu tư:

Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển

dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên chính phủ đã có những chính sách khuyến

khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn,

miền núi, vùng sâu vùng xa. Tuy vậy, cho đến nay vốn nước ngoài vẫn được đầu tư

tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi

trường kinh tế xã hội. Vốn đầu tư vào các vùng được xếp theo thứ tự sau:

Cơ cấu đầu tư theo vùng thời kỳ 1988-1999 (%)

1.Đông Nam Bộ 53,13 5.Đồng bằng sông Cửu Long 2,46

2.Đồng bằng sông Hồng 29,6 6.Bắc Trung Bộ 2,38

3.Duyên hải Nam Trung Bộ 7,64 7.Tây Nguyên 0,16

4.Đông Bắc 4,46 8.Tây Bắc 0,15

Về cơ cấu theo ngành kinh tế thời kỳ 1988-1999

Ngành Số dự án (%) Vốn đăng ký (%)

1.Nông-Lâm nghiệp 10,6 3,59

2.Thuỷ sản 3,6 0,96

3.Công nghiệp 40,6 37,78

4.Xây dựng 10,3 12,37

5.Khách sạn, du lịch 7,8 13,13

6.Giao thông, vận tải, bưu điện 5,3 9,23

7.Tài chính, ngân hàng 1,1 0,54

8.Văn hoá, Y tế, Giáo dục 3,3 1,27

9.Các ngành dịch vụ khác 9,4 21,13

Tổng 100 100

Số liệu trên cho thấy các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ

trọng lớn cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là các lĩnh vực khách sạn, du

lịch và dịch vụ. Các ngành nông, lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn thấp hơn.

Về hình thức đầu tư

Hiện nay theo quy định luật đầu tư nước ngoài thì có các hình thức đầu tư

nước ngoài như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và

hợp đồng hợp tác liên doanh.

Liên doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các hình thức đầu tư, nó chiếm tới

64,6% số dự án, chiếm 65,3% vốn đăng ký. Đứng thứ 2 là doanh nghiệp 100% vốn

nước ngoài, chiếm 27,1% số dự án và 17,5% vốn đăng ký. Hợp đồng hợp tác kinh

doanh chiếm 8,3% số dự án và 16,9% số vốn đăng ký.

2. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài:

Quản lý ngoại hối đã có từ lâu nên nó gắn với chính sách tiền tệ của quốc gia

nhưng quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ

thực sự tồn tại trong những năm gần đây. Là vấn đề quá mới nên những phát sinh,

tồn tại đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và giải quyết là vấn đề bức bách và thường

xuyên xảy ra. Sau đây là nghiên cứu thực trạng của việc quản lý ngoại hối trong các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.1 Vấn đề mở tài khoản:

2.1.1 Mở tài khoản tại ngân hàng trong nước:

Như quy định của ngân hàng nhà nước đã nêu ở trên các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài chủ được mở một tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một

ngân hàng thương mại ở Việt Nam, còn trong trường hợp doanh nghiệp có các chi

nhánh ở địa phương khác doanh nghiệp có thể mở các tài khoản phụ tại các địa

phương này để tiện cho hoạt động.

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý của ngân hàng nhà nước

đối với các hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì thay

bởi việc theo dõi nhiều tài khoản thanh toán khác nhau ngân hàng nhà nước chỉ phải

theo dõi hoạt động tài khoản tại một ngân hàng duy nhất mà doanh nghiệp mở tài

khoản.

Tuy nhiên hiện nay quy định này đang gây sự phản ứng mạnh mẽ của các

ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp này. Đặc biệt là sau công văn 67/CV-NH

cho ngân hàng nhà nước gửi tới các ngân hàng thương mại yêu cầu phải chấp hành

nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối trong các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo như thông tư số 06/TT-NH ban hành

ngày 18.9.1993. Các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại cho rằng những khó

khăn đó thể hiện như sau:

- Các công ty 100% vốn nước ngoài và các liên doanh hướng dẫn chỉ được

giao dịch với một ngân hàng, điều này giúp đơn giản hoá việc kiểm soát nhưng đồng

thời cũng mang những hiệu quả bất lợi cho các doanh nghiệp liên doanh và các công

ty 100% vốn nước ngoài.

- Các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh cho rằng bằng việc áp

dụng quy định một ngân hàng, ngân hàng vô hình chung đã hạn chế lượng tiền mà

các công ty này được phép hoặc mong muốn đi vay từ thị trường.

- Nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp là tất yêu và nó có ảnh hưởng lớn đến

hoạt động của doanh nghiệp, nó làm giảm bớt các dự án đầu tư của một số công ty và

có thể ảnh hưởng xấu đến dự án. Theo thông báo của ngân hàng ngoại thương Pháp

BFCE tại ngân hàng đã có tới 4 dự án đình hoãn vô thời hạn.

- Các ngân hàng cho rằng: Việc áp dụng quy định một ngân hàng dẫn đến rủi

ro lớn trong việc cho vay của các ngân hàng do khó đáp ứng được tốt các khoản vay

của các doanh nghiệp nhất là các khoản vay lớn. Thực tế là ở Việt Nam hiện nay các

ngân hàng khó đáp ứng được nhu cầu vay lớn của các doanh nghiệp.

Hơn nữa việc này làm giảm hiệu quả của các dịch vụ khách hàng của ngân

hàng thương mại, các ngân hàng đều muốn các doanh nghiệp vay vốn phải mở tài

khoản thanh toán tại ngân hàng của họ. Những kiến nghị này là phù hợp với yêu cầu

của các doanh nghiệp và nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung họ đã chưa hiểu kĩ

quan điểm của cơ quan quản lý. Trên thực tế, ngân hàng nhà nước chỉ hạn chế việc

mở tài khoản thanh toán để dễ dàng hơn trong việc quản lý ngoại hối của các doanh

nghiệp này ma không hạn chế việc mở tài khoản trong nước nhằm mục đích vay vốn.

Các doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản thanh toán nhưng có thể nhiều tài

khoản tiền vay.

2.1.2 Vấn đề mở tài khoản ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng nhà nước đã quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

được quyền mở tài khoản tại ngân hàng với mục đích:

- Tiếp nhận vốn vay của nước ngoài

- Gửi một phần doanh thu của doanh nghiệp trong phạm vi số tiền gốc và lãi

của khoản vay đến hạn phải trả

- Thanh toán các khoản chi phù hợp với hợp đồng vay vốn

- Chi trả nợ và lãi đến hạn

Qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước đã

thấy có nhiều tài khoản mở hoặc có hoặc có nhiều khoản vay chưa được ngân hàng

nhà nước xác nhận. Thực tế này cần phải được khắc phục nhanh chóng bởi vì với

những tài khoản mở ở ngân hàng trong nước việc chuyển tiền và thanh toán vẫn nằm

trong phạm vi quốc gia, ngân hàng nhà nước vẫn có thể tác động được khi cần thiết

trong khi tài khoản mở ở nước ngoài thì nếu không quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ gây ra

các tiêu cực hoặc ảnh hưởng bất lợi cho phía Việt Nam.

2.2 Vấn đề chuyển vốn vào:

Nhìn lại sau 11 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 6 tỷ

USD vốn thực hiện đó là điều đáng mừng. Tuy 6 tỷ USD vốn thực hiện chưa là gì đối

với các nước khác nhưng đối với Việt Nam nó đã nói lên nhiều điều.

Với 6 tỷ USD mà 16,5 vạn người đã có việc làm. Nhiều dây chuyền công nghệ

mới đã được đưa vào Việt Nam tạo điều kiện sản xuất được những hàng hóa có chất

lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vốn chuyển vào cũng làm

cải thiện phần nào cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam vốn đã thường xuyên

thâm hụt.

Vốn chuyển vào có tác động quan trọng như vậy nhưng nếu vốn chuyển vào

không được kiểm soát chặt chẽ thì nó có thể gây ra những hậu quả xấu về sau này đòi

hỏi ngân hàng phải quản lý được.

Nhưng vốn ngoại tệ đưa vào nhiều có thể dẫn đến sự hợp lý của chính sách

tiền tệ hiện tại, ngoài ra nó cũng có thể dẫn đến tăng lượng đôla trong điều kiện đồng

Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi.

Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì bên nước ngoài

phải chuyển vốn pháp định vào Việt Nam theo đúng tiến độ góp vốn đã ghi trong hợp

đồng.

Quy định rất cụ thể nhưng trên thực tế các doanh nghiệp không thực hiện cam

kết của mình trước đây. Họ chuyển vốn vào không theo lệnh góp vốn còn về phía

ngân hàng nhà nước cũng không có điều kiện nắm được chắc chắn dòng vốn ngoại tệ

chuyển vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác lập cán cân thanh toán quốc

tế của Việt Nam và toàn bộ chính sách tiền tệ nói chung.

Hơn nữa việc buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết về tiến độ

chuyển vốn sẽ có lợi cho bên Việt Nam bởi một số nguyên nhân:

-Vốn ngoại tệ chuyển vào là rất quý trong tình trạng thiếu ngoại tệ của ta hiện

nay và trong điều kiện đồng Việt Nam chưa thể thành đồng tiền tự do chuyển đổi.

-Số ngoại tệ chuyển vào lớn nên bên nước ngoài có xu hướng chậm chuyển

bởi chỉ cần chậm một ngày họ đã có lợi khá nhiều chứ chưa nói gì đến cả tháng, cả

năm. Trong khi có những doanh nghiệp cần những khoản chi trong ngày hoặc thậm

chí một vài ngày để thực hiện những công vụ cấp bách thì buộc bên nước ngoài thực

hiện cam kết là cần thiết.

Ví dụ, sau đây là một phương thức mà bên nước ngoài thường sử dụng do

những sơ hở về phía Việt Nam. Khi thực hiện dự án A, hai bên cam kết bên Việt

Nam đóng góp 30% vốn pháp định, bên nước ngoài đóng góp 70% vốn pháp định.

Lịch đóng góp của phía nước ngoài được quy định như sau: 1 tháng sau khi nhận

được giấy phép kinh doanh của SCCI, bên nước ngoài phải chuyển vào 25% vốn

pháp định, 50% sẽ đóng góp sau một năm và 25% còn lại sẽ đóng góp sau 1 năm tiếp

theo. Như vậy, phải sau 2 năm bên nước ngoài mới đóng góp đủ số vốn pháp định

trong khi lợi nhuận họ được chia theo tỷ lệ 7/3 ngay từ năm đầu tiên, đó còn chưa kể

đến tình trạng hiện nay đa số các doanh nghiệp lại không thực hiện việc góp vốn

pháp định theo như cam kết.

Chính vì vậy, ngân hàng nhà nước phải tìm biện pháp để kiểm soát được việc

chuyển vốn của bên nước ngoài bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam

và nhà nước Việt Nam.

Ngoài việc quản lý nguồn ngoại tệ chuyển vào một yêu cầu cấp thiết khác đó

là quản lý vốn góp bằng máy móc thiết bị.

Nó không phải là ngoại tệ nhưng liên quan đến lượng ngoại tệ mà bên nước

ngoài được chuyển ra. Bởi vì theo như quy định của nhà nước các doanh nghiệp được

chuyển ra nước ngoài số vốn góp khi kết thúc dự án mà vốn góp lại bao gồm vốn góp

bằng tiền, bưàng máy móc thiết bị hay bằng phát minh.

Tuy hiện nay việc chuyển vốn góp này chưa phát sinh do các dự án đều mới

được thực hiện nhưng sau này khi các dự án hoàn thành bên nước ngoài sẽ chuyển số

ngoại tệ của mình về nước thì nếu không nắm được số vốn chuyển ra làm sao chúng

ta chuẩn bị được ngoại tệ cho tương lai. Một sự thiếu tính toán, chuẩn bị thiếu chu

đáo sẽ gây ra những hậu quả rất khó lường trước được.

Vấn đề vốn góp bằng máy móc thiết bị hiện vẫn gây nhiều tranh cãi, các bên

không thống nhất được với nhau và giá trị của máy móc thiết bị góp vào. Bên Việt

Nam cho rằng bên nước ngoài đánh giá máy móc thiết bị đưa vào cao hơn giá trị thực

của nó.

2.3 Vấn đề chuyển vốn ra nước ngoài

Quản lý việc vốn vào đã rất quan trọng nhưng quản lý việc chuyển vốn ra còn

quan trọng hơn do nguồn ngoại tệ khan hiếm của ta hiện nay. Thắt chặt việc chuyển

ngoại tệ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là quan điểm của những nhà lãnh đạo nhưng thắt

chặt ở đây cũng chỉ ở trong chừng mực nào đó phù hợp với chủ trương “mở cửa” của

đất nước.

Thực tế hiện nay khi các doanh nghiệp có đủ các điều kiện quy định đã đóng

đủ vốn pháp định và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Việt Nam đều có thể

chuyển vốn ra nước ngoài qua con đường các ngân hàng thương mại mà không cần

phải báo cáo với ngân hàng nhà nước, đó là một tồn tại mà cần phải khắc phục trong

thời gian tới. Bởi vì nếu ngân hàng không nắm được lượng ngoại tệ chuyển ra khỏi

quốc gia thì rất có thể dẫn đến một sự sai lệch nào đó trong việc điều hành chính sách

tiền tệ quốc gia.

Hãy chỉ nhìn ra một nước ngay gần ta là Thái Lan, ngân hàng nhà nước Thái

Lan nắm được số liệu vốn chuyển ra, chuyển vào quốc gia trong từng ngày nhờ vào

hệ thống số liệu do các ngân hàng thương mại cung cấp.

Phải chăng ngân hàng nhà nước Việt Nam không có khả năng thực hiện điều

này: Thật ra ngân hàng nhà nước Việt Nam hoàn toàn có khả năng nắm được số liệu

đó nếu các ngân hàng thương mại kết hợp tốt với ngân hàng nhà nước, họ có trách

nhiệm đối với lĩnh vực này. Hiện nay tình trạng trên vẫn còn tồn tại do ta chưa có

một chế độ báo cáo thông tin của các ngân hàng thương mại.

2.4 Vấn đề về tỷ giá

Một thực tế không thể phủ nhận là sự nỗ lực và thành công của ngân hàng nhà

nước trong việc giữ tỷ giá ổn định trong thời gian qua, sự ổn định ở đây không phải

là sự cứng nhắc mà là tỷ giá có tác động thúc đẩy phát triển sản xuất, trợ giúp sự tăng

trưởng kinh tế.

Từ chế độ nhiều tỷ giá trước đây này Việt Nam đã thực hiện chế độ một tỷ giá

hình thành theo quan hệ cung cầu thị trường và có sự điều chỉnh của nhà nước.Với

chế độ tỷ giá như vậy, phía đối tác nước ngoài nói riêng và các nhà kinh doanh nói

chung đã yên tâm hơn trong việc bỏ vốn vào kinh doanh mà không lo sợ về biến

động của tỷ giá.

Tuy nhiên cũng còn nhiều tiếng kêu từ phía nhà sản xuất, họ cho rằng tỷ giá

của Việt Nam hiện nay là chưa hợp lý, ngân hàng nhà nước đã xác định tỷ giá cao

hơn giá trị thực của nó và theo họ cần phải phá giá đồng Việt Nam, đưa đồng Việt

Nam về với giá trị thực của nó nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tạo điều kiện cho hàng Việt

Nam có sức cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

Đây là phản ánh của các doanh nghiệp nhưng đó cũng chỉ là những phản ánh,

ngân hàng nhà nước có trách nhiệm xem xét đánh giá nhưng chấp nhận hay không đó

lại là một vấn đề khác. Họ nói phải phá giá nhưng chưa nhận thức được tác hại ghê

gớm của việc phá giá không đúng đối với nền kinh tế như thế nào. Chỉ cần một sự

biến động của tỷ giá thôi có thể phá tan thành quả của bao năm cải cách, phá tan

những cái đã có, mà để đạt được chúng ta phải lao tâm khổ tứ rất nhiều.

Thực tế là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ tồn tại tại ở

Việt Nam trong 12 năm qua nhưng ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá tới hoạt động

của những doanh nghiệp này không phải là không có. Theo uỷ ban nhà nước về hợp

tác và đầu tư đẻ có một số dự án không thực hiện được do sự biến động của tỷ giá đã

làm đảo lộn đến những tính toán ban đầu của họ. Ta có thể thấy được sự biến động tỷ

giá của đồng Việt Nam với USD qua bảng sau:

Số liệu tỷ giá USD thời kỳ 1988-1998 (Đơn vị: VNĐ)

Năm Tỷ giá chính thức Tỷ giá thị trường tự do

1988 3000 5000

1989 3900 4200

1990 5790 6800

1991 9640 11.975

1992 11.125 11.300

1993 10.695 10.545

1994 10.890 10.990

1995 11.007 11.660

1996 11.124 10.929

1997 11.065 10.864

1998 11.325 10.949

Đồ thị: Biến động tỷ giá trong thời kỳ 1988-1998

Như vậy năm 1988 là năm có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên đến

thời điểm 1998 tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng lên 2,2 lần và tỷ giá do ngân hàng

02000400060008000

10000120001400016000

ChÝnh thøc

Tù do

ChÝnh thøc 3000 5790 11125 10890 11007 11065

Tù do 5000 6800 11300 10990 11660 10864

1988 1990 1992 1994 1995 1997

nhà nước công bố đã tăng lên gần 4 lần. Chỉ trong vòng 10 năm mà tỷ giá biến động

lớn như vậy thì việc dự kiến quả là khó khăn.

Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp đổ vỡ do sự biến động này không

nhiều và chủ yếu tập trung vào những năm đầu vì đây là giai đoạn hết sức khó khăn

và đầy biến động trên thị trường Việt Nam, còn thời gian từ 1991 đến nay có thể nói

ngân hàng nhà nước đã kiểm soát được tình hình nhưng để đạt được một tỷ giá chuẩn

xác hơn chúng ta còn phải cố gắng nhiều. Vấn đề chuyển đổi tiền tệ của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như với các nước khác vấn đề ngoại tệ là thứ

yếu thì với Việt Nam, việc bảo đảm ngoại tệ cho các doanh nghiệp lại trở nên hết sức

khẩn thiết mà ai trực tiếp làm vấn đề này mới thấy được.

Tiếng kêu than của các nhà đầu tư đã làm đau đầu các nhà chức trách. Hàng

ngày ngân hàng nhà nước liên tục phải tiếp, giải thích những chất vấn của các nhà

đầu tư về vấn đề này.

Vấn đề này thực sự phát sinh từ khi nghị định 396/Ttg và đặc biệt sau công

văn 67/CV-NH của ngân hàng nhà nước gửi tới toàn bộ các ngân hàng thương mại

yêu cầu các ngân hàng thương mại chỉ được bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài khi có giấy phép của ngân hàng nhà nước.

Sau công văn 67/CV-NH các ngân hàng thương mại đã không bán ngoại tệ

cho các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chưa có giấy phép của ngân hàng nhà nước

và kết quả là các doanh nghiệp này bị khủng hoảng về nguồn ngoại tệ. Nhu cầu ngoại

tệ của họ quá lớn trong khi nguồn thu ít không đủ đáp ưhngs mà đặc biệt là các doanh

nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại. Trong khi lượng ngoại tệ dùng để bán cho

các doanh nghiệp này chỉ khoảng 130 triệu USD/năm. Trước khó khăn đó buộc ngân

hàng nhà nước phải tìm biện pháp khắc phục vì mặc dù nó là vấn đề không chỉ ảnh

hưởng đến các dự án đang hoạt động mà còn ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư

trực tiếp sau này.

Tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam năm 1999

(tính trung bình trong tháng) Đơn vị: đồng/USD

Thời gian Ngân hàng ngoại thương Thị trường tự do

Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra

Tháng 1 13.883 13.888 13.861 13.885

Tháng 2 13.880 13.884 13.864 13.899

Tháng 3 13.899 13.902 13.911 13.937

Tháng 4 13.901 13.905 13.919 13.942

Tháng 5 13.907 13.912 13.922 13.942

Tháng 6 13.915 13.920 13.935 13.956

Tháng 7 13.941 13.947 13.964 13.984

Tháng 8 13.955 13.962 13.978 13.988

Tháng 9 13.975 13.981 14.012 14.039

Tháng 10 13.990 14.004 14.000 14.025

Tháng 11 14.007 14.017 14.029 14.045

Tháng 12 14.015 14.021 14.123 14.135

Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Việt Nam

Nguyên nhân của tình trạng này có thể nói trước hết là ở phía các nhà doanh

nghiệp. Vì theo giấy phép của SCCI cấp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

phải tự cân đối nhu cầu thu chi ngoại tệ của họ và coi đây như một điều kiện khi

thẩm định dự án. Các doanh nghiệp đã chấp nhận yêu cầu này, nhưng trên thực tế qua

nhiều năm hoạt động họ vẫn chưa có sản phẩm xuất khẩu hoặc xuất khẩu qúa ít dó đó

không cân đối được nhu cầu ngoại tệ của họ. Hơn nữa các cơ quan quản lý thiếu

thông tin cho các doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn chưa hoàn chỉnh dẫn đến

13800

13850

13900

13950

14000

14050

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mua vµoB¸ n ra

nhiều doanh nghiệp tự coi mình là doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập

khẩu thì họ sẽ được bảo đảm nhu cầu ngoại tệ bằng biện pháp như:

- Mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại

- Thanh toán bằng hàng hoá có giá trị tương đương

Cho nên vấn đề ngoại tệ sẽ không thành vấn đề đối với các doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp quan niệm rằng họ sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam phải

nhập khẩu từ nước ngoài thì đó là hàng thay thế nhập khẩu. Những nhận thức đó là

hoàn toàn sai lầm vì hàng thay thế nhập khẩu phải nằm trong danh mục hàng thay thế

nhập khẩu do uỷ ban kế hoạch nhà nước công bố trong từng năm.

Tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam năm 2000

(tính trung bình trong tháng) Đơn vị: đồng/USD

Thời gian Ngân hàng ngoại thương Thị trường tự do

Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra

Tháng 1 14039 14042 14139 14171

Tháng 2 14055 14059 14109 14142

Tháng 3 14060 14062 14090 14117

Tháng 4 14062 14064 14104 14130

Tháng 5 14061 14085 14186 14200

Tháng 6 14084 14086 14185 14210

Tháng 7 14089 14091 14165 14186

Tháng 8 14104 14106 14185 14211

Tháng 9 14161 14163 14328 14366

Tháng 10 14305 14307 14460 14475

Tháng 11 14450 14452 14645 14682

Tháng 12 14509 14511 14581 14610

Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Việt Nam

Trong năm 2000, chính sách quản lý ngoại hối tiếp tục đổi mới theo hướng nới

lỏng các giao dịch ngoại lai, khuyến khích thu hồi nguồn vốn ngoại tệ vào Việt Nam

thông qua việc cho phép được nhận tiền chuyển từ nước ngoài về bằng ngoại tệ hoặc

138001390014000141001420014300144001450014600

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mua vµoB¸ n ra

VND, không phải đóng thuế, cho phép người cư trú là cá nhân được gửi tiết kiệm

bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc từ các tổ chức tín dụng được phép hưởng lãi suất

bằng ngoại tệ, được rút ra cả gốc và lãi bằng ngoại tệ, bán ngoại tệ cho các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh

doanh... Trong năm 2000, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện mua bán

ngoại tệ từ ngân sách nhà nước nhằm bổ sung nguồn ngoại tệ để điều tiết thị trường,

đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu.

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện biện pháp kết hối từ năm 1997, NHNN đã

thực hiện linh hoạt nhiều biện pháp khác thông qua công tác điều hành tỷ giá, mua

bán ngoại tệ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, quản lý trạng thái ngoại tệ nhằm

hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ, tăng nhanh vòng quay ngoại tệ hiện có nhằm đáp

ứng nhu cầu nhập khẩu. Việc NHNN tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối đã

góp phần giảm sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường, giải quyết khó khăn

về câù ngoại tệ của các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng

nguồn thu ngoại tê.

Trong bốn tháng đầu năm 2001, tỷ giá biến động ổn định, từ tháng 5/2001 đến

nay, tỷ giá có xu hướng tăng, mức tăng tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên

ngân hàng 6 tháng đầu năm là 2,2% so với tỷ giá cuối năm 2000; tỷ giá trên thị

trường tự do tăng khoảng 2,8%. Từ tháng 7 đến tháng 9/2001, tỷ giá trên thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng biến động khoảng 2% và thị trường tự do biến động 2,1%.

Nhìn dài hạn, ta có thể thấy tỷ giá trên thị trường tự do so với chỉ số tiêu dùng trên thị

trường xã hội (CPI) biến động, cách xa nhau không đáng kể. Tháng 9/2001 so với

tháng 12/1995, USD tăng 36,8%, CPI tăng 17,2%.

Năm USD (%) CPI (%)

1996 1,2 4,5

1997 14,2 3,6

1998 9,0 9,2

1999 1,1 0,1

2000 3,4 -0,6

9 tháng đầu 2001 3,3 -0,4

Tóm lại: Vấn đề quản lý ngoại hối của Việt Nam còn nhiều tồn tại cần giải

quyết, có những việc phải giải quyết tức thời như vấn đề chuyển đổi tiền tệ hay việc

mở tài khoản tại ngân hàng nhưng cũng có những công việc không phải một sớm một

chiều chúng ta có thể giải quyết được mà cần phải có thời gian. Sự nỗ lực của các

ngành, các cấp như vấn đề quản lý luồng ngoại tệ chẳng hạn.

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên

3.1 Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân của tình trạng này có thể nói trước hết là ở phía các nhà doanh

nghiệp. Vì theo giấy phép của SCCI cấp thì các doanh nghiệp phải tự cân đối nhu cầu

thu chi ngoại tệ của họ và coi đây như một điều kiện khi thẩm định dự án. Các doanh

nghiệp đều chấp nhận yêu cầu này, họ chấp nhận sẽ tự tìm nguồn thu là phải xuất

khẩu sản phẩm ra nước ngoài để thu ngoại tệ về phục vụ các nhu cầu chi ngoại tệ, đa

số trong các luận chứng kinh tế, kỹ thuật các doanh nghiệp đều xác định một tỷ lệ

khá cao dùng để xuất khẩu, một số doanh nghiệp còn xác định tỷ lệ 100% xuất khẩu,

nhưng thực tế qua nhiều năm hoạt động họ vẫn chưa có sản phẩm xuất khẩu hoặc

xuất khẩu quá ít.

Sở dĩ các doanh nghiệp lúc đầu thường xác định tỷ lệ xuất khẩu cao như vậy là

vì họ muốn dự án nhanh chóng được chấp thuận vì SCCI thường chấp thuận những

dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao vì hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án lớn. Hơn nữa,

khi lập hồ sơ dự án các doanh nghiệp chưa nhận thức được rằng nếu họ không đẩy

mạnh xuất khẩu để thu ngoại tệ thì nguồn thu về ngoại tệ rất khó khăn.

Các cơ quan quản lý thiếu thông tin cho các doanh nghiệp, các văn bản hướng

dẫn chưa hoàn chỉnh dẫn đến nhiều doanh nghiệp tự coi mình là doanh nghiệp sản

xuất hàng thay thế nhập khẩuthì họ sẽ được bảo đảm nhu cầu ngoại tệ bằng cách:

mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại hoặc thanh toán bằng hàng hoá có giá trị

tương đương.

Tuy nhiên, không phải ngân hàng nhà nước không có trách nhiệm gì trong vấn

đề này, trong một chừng mực nào đó việc quy định mở tài khoản tiền đồng Việt Nam

và ngoại tệ tại một ngân hàng tại Việt Nam phần nào đã ảnh hưởng đến việc thanh

toán của doanh nghiệp và thật ra nó cũng không hợp lý với một cơ chế thị trường

hoàn chỉnh.

Thêm vào đó là tỷ lệ kết hối thấp, tỷ giá tăng cao, nên các doanh nghiệp có

nguồn thu ngoại tệ đã nắm giữ ngoại tệ trên tài khoản của mình, không bán cho ngân

hàng, gây áp lực cho cung cầu ngoại tê. Các ngân hàng thương mại không mua được

ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đây cũng là nguyên nhân từ đầu năm đến

nay, NHNN phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại so với các năm trước

đây.

Rồi việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ trong thời gian qua như

tăng dự trữ ngoại tệ lên 8% đến 12% và 15%, tự do hoá lãi suất cho vay bằng ngoại

tệ, giảm tỷ lệ kết hối bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp từ 80% xuống 50%, hiện

nay còn 40%; giảm tỷ lệ lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân, chủ động can

thiệp tăng tỷ giá, thu hẹp biên độ mua bán ngoại tệ.

3.2 Nguyên nhân khách quan

Lĩnh vực đầu tư nước ngoài vẫn còn là khá mới mẻ đối với Việt Nam, cho nên

trong việc quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta còn nhiều

điều bất cập cũng là điều khó tránh khỏi. Trong đó quản lý ngoại hối lại càng là một

bài toán khó không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước có trình độ phát

triển kinh tế hơn hẳn Việt Nam.

Việc quản lý ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động bên

ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như việc FED liên tục cắt giảm lãi suất 10 lần từ tháng

4/1994 đến nay để cứu vãn xu hướng suy thoái của nền kinh tế Mỹ, vào thời điểm

tháng 1/2001, xuống còn 6,5%/năm, xuống còn 2%/ năm vào thời điểm tháng 6/2001.

Hay nói cách khác, những thay đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và những thay

đổi của thị trường ngoại hối thế giới nói riêng đều có ảnh hưởng ít nhiều đến chính

sách quản lý ngoại hối của Việt Nam. Trong khi đó, nước ta mở cửa với nền kinh tế

thế giới chưa lâu nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế trong môi trường

kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, thiếu sự nhạy bén trước những

thay đổi của môi trướng kinh tế thế giới.

Trong điều kiện hệ thống ngân hàng còn rất non nớt, thiếu cả thiết bị cũng như

kỹ năng chuyên môn đồng thời các hoạt động kinh tế còn chưa có trật tự thì việc

quản lý chặt chẽ các hoạt động ngoại hối cũng là việc không dễ dàng chút nào. Khó

khăn đó càng tăng thêm khi chúng ta đang rất cần đến các dự án đầu tư nước ngoài để

phát triển kinh tế xã hội cho nên việc quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài còn phải bảo đảm yếu tố tạo sự thông thoáng cho hoạt động đầu tư.

Chương III

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý ngoại hối của ngân

hàng nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Những định hướng cơ bản để hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối

Sở dĩ chúng ta đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể trong những năm qua

là do đường lối mở cửa đúng đắn của Đảng và nhà nước ta kết hợp với sự nỗ lực của

toàn Đảng và toàn dân nhằm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng tụt hậu, từng bước rút

ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Tiến hành đường lối mở cửa và chủ trương kếp hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại chúng ta tiến hành thực hiện đầu tư nước ngoài mà những thành tựu đã

đạt được của Việt Nam đã góp phần không nhỏ bởi lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi như việc ký hiệp định thương mại

Việt-Mĩ, với xu thế liên kết toàn cầu hiện nay cộng với môi trường hấp dẫn của Việt

Nam chắc chắn trong thời gian tới, tình hình đầu tư nước ngoài còn tiến triển hơn

nhiều.

Với sự tiến triển thuận lợi đó, số lượng các dự án sẽ ngày một tăng, lượng vốn

đổ vào Việt Nam càng nhiều và do vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý càng khó khăn

nặng nề mà riêng trong lĩnh vực ngân hàng vấn đề quản lý ngoại hối sẽ trở nên nhiều

bức xúc.

Để giải quyết những tồn tại hiện nay và quản lý một cách hữu hiệu hơn việc sử

dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ta cần thực hiện một số

biện pháp.

2. Những giải pháp cơ bản để thực hiện những định hướng trên:

2.1 Vấn đề quản lý luồng ngoại tệ ra, vào một quốc gia-vấn đề hết sức quan

trọng mà tương lai ngân hàng nhà nước phải quản lý được.

Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài luồng vốn chuyển vào là vốn pháp định, vốn

vay còn vốn chuyển ra là vốn đầu tư đã góp và vốn tái đầu tư, lợi nhuận của bên nước

ngoài chuyển trả vốn vay.

a.Việc quản lý luồng vốn vào:

Để quản lý luồng vốn chuyển vào Việt Nam, chúng ta nên bắt buộc các doanh

nghiệp phải đăng ký lịch chuyển vốn vào và góp vốn pháp định với ngân hàng nhà

nước Việt Nam, uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư và ngân hàng thương mại nơi

doanh nghiệp mở tài khoản.

Hàng tháng các ngân hàng thương mại phải báo cáo cho ngân hàng nhà nước

về tình hình tài khoản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này. Nếu như

việc này được thực hiện, ta sẽ có những thuận lợi sau:

Thứ nhất: Căn cứ vào lịch chuyển vốn của mỗi năm, ngân hàng nhà nước sẽ

nắm được số vốn sẽ được chuyển vào trong nước trong từng năm theo kế hoạch.

Thứ hai: Theo chế độ báo cáo đều đặn của ngân hàng thương mại, ngân hàng

nhà nước sẽ nắm được tình hình việc chuyển vốn không được kiểm soát, qua hình

thức này làm cho ngân hàng thương mại có trách nhiệm hơn trong việc báo cáo hoạt

động chuyển vốn của họ đối với ngân hàng nhà nước.

Ta có thể tham khảo quy trình báo cáo như sau:

Một vấn đề nữa mà ta phải quan tâm đó là việc chuyển vốn vào băng máy móc

thiết bị. Như đã đề cập ở phần trên, sự tồn tại về vấn đề này xoay quanh việc xác định

giá trị máy móc thiết bị đưa vào. Việc góp vốn bằng máy móc thiết bị cũng thuộc lĩnh

vực quản lý ngoại hối bởi vì giá trị máy móc thiết bị thiếu chuyển vào sẽ liên quan

đến lượng ngoại tệ chuyển ra khỏi Việt Nam khi dự án kết thúc hoạt động. Do vậy,

biện pháp là phải giúp hai bên thống nhất được với nhau về giá trị của máy móc thiết

bị, mà công việc này uỷ ban kế hoạch nhà nước, bộ thương mại và bộ tài chính cần

phối hợp để giải quyết.

Theo thông tin mới đây của SCCI, SCCI đã tham khảo việc ký với một công

ty kiểm nghiệm của Thuỵ Sỹ (SGS) để giải quyết những tồn đọng trong việc xác định

giá trị của máy móc thiết bị thiếu chuyển vào. Theo hợp đồng này, SGS sẽ là trung

gian đứng ra xác định giá trị máy móc thiết bị của nước ngoài chuyển vào. Phía nước

Ngân hàng Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Ngân hàng Thương mại

1

2

3

1 - Doanh nghiệp đăng kí lịch chuyển vốn, xin phép chuyển vốn vào, ra với NHNN

2 - Doanh nghiệp đăng kí lịch chuyển vốn, số vốn chuyển vào, ra với NHTM

3 - Hàng tháng, quý, NHTM báo cáo tình hình việc chuyển vốn của các doanh nghiệp, số vốn chuyển ra, chuyển vào.

ngoài khi chuyển máy móc thiết bị vào phải qua kiểm định của SGS, dựa trên giá trị

thực tế trên thị trường thế giới mà công ty sẽ cấp giấy chứng nhận giá trị máy móc

thiết bị của bên nước ngoài.

Nếu hợp đồng này được thực hiện thì vấn đề giá trị vốn góp bằng máy móc

thiết bị sẽ được giải quyết, phía Việt Nam không bị thiệt thòi còn phía nước ngoài

cũng sẽ được thoả mãn.

Ngân hàng nhà nước còn có một khó khăn do không nẵm được khi nào bên

nước ngoài đóng đủ vốn pháp định, điều này hết sức quan trọng vì nó cũng liên quan

đến quyền được chuyển vốn ra của doanh nghiệp sau này. Theo thông tư 06/TT-NH

của ngân hàng nhà nước Việt Nam: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ

được chuyển vốn ra khỏi Việt Nam khi đã đóng đủ vốn pháp định. Như vậy, nếu

ngân hàng nhà nước không biét các doanh nghiệp đã đóng vốn pháp định hay chưa

thì họ không thể quyết định được. Tuy nhiên, các dự án đầu tư nước ngoài thường có

thời gian hoạt động tương đối dài nên đây là vấn đề lâu dài mà ngân hàng cần phải

giải quyết.

Có vốn chuyển vào ắt phải có vốn chuyển ra nhưng trong điều kiện quỹ ngoại

tệ của Việt Nam ta còn khan hiếm như hiện nay, tình hình cán cân thanh toán quốc tế

còn thâm hụt, chúng ta nên kiểm soát chặt chẽ luồng ngoại tệ chuyển ra. Mà để quản

lý được luồng ngoại tệ chuyển ra này, ngân hàng nhà nước nên buộc các doanh

nghiệp chuyển ngoại tệ ra khỏi Việt Nam phải báo cáo, xin phép cơ quan ngân hàng.

Việc xin giấy phép này có thể gây ra một số khó khăn nào đó cho doanh

nghiệp nhưng trong điều kiện nước ta thì nó là việc nên làm. Tuy có khó khăn nhưng

nó xoá đi được tình trạng tự do, không được kiểm soát và tình hình không có số liệu

của ngân hàng nhà nước hiện nay, tiến tới đưa ngân hàng nhà nước trở thành nơi nắm

chắc được số liệu vốn chuyển vào, chuyển ra khỏi Việt Nam trong từng tháng, quý.

b.Quản lý nguồn vốn ra:

Đây là vấn đề rất quan trọng trong quản lý ngoại hối vì nó ảnh hưởng rất lớn

đến việc cân đối cán cân thanh toán quốc tế. Ngân hàng nhà nước cần có chính sách

quản lý chặt chẽ việc chuyển vốn ra khỏi Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài như việc yêu cầu các doanh nghiệp này phải có kế hoạch chuyển vốn

và phải được ngân hàng nhà nước cho phép. Qua đó, ngân hàng nhà nước có thể nắm

rõ tình hình vận động của luồng vốn, từ đó có biện pháp chuẩn bị lượng ngoại hối đủ

để đảm bảo không gây ra sự khủng hoảng ngoại hối cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu

đến nền kinh tế nói chung.

2.2 Vấn đề mở tài khoản của doanh nghiệp:

a.Việc mở tài khoản tại các ngân hàng ở Việt Nam:

Đây là vấn đề hiện đang gây nhiều tranh cãi trong các ngân hàng thương mại

và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp cho rằng việc quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài chỉ được mở tài khoản tiền đồng và ngoại tệ như hiện nay là quá bất công

trong khi các doanh nghiệp trong nước được mở số lượng tài khoản không hạn chế.

Đồng thời việc quy định như hiện nay là phi lý, không phù hợp với cơ chế thị trường

mà ta đang theo đuổi.

Nguyên nhân của tình trạng này ở cả hai phía, cả nhà quản lý và người thực

hiện nhưng có thể nói lý do chính ở người thực hiện.

Họ kiến nghị rằng việc cho phép mở một tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ

tại một ngân hàng Việt Nam đã dẫn đến những khó khăn của họ trong việc vay vốn là

không đúng bởi vì họ đã hiểu sai quan điểm của nhà nước hiểu sai văn bản hiện hành.

Ngân hàng nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản là nhằm

mục đích quản lý được việc sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp chứ không phải

hạn chế việc vay vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn hoạt động của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải ngân hàng nhà nước không có trách nhiệm gì trong vấn

đề này, trong một chừng mực nào đó việc quy địng mở một tài khoản tiền đồng Việt

Nam và ngoại tệ tại một ngân hàng Việt Nam phần nào đã ảnh hưởng đến việc thanh

toán của doanh nghiệp và thật ra nó cũng không hợp lý với một cơ chế thị trường

hoàn chỉnh.

Nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi chế độ báo cáo chưa vào quy

củ, khi tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một nhiều thì để quản lý tốt

được hoạt động của giao dịch vốn của các doanh nghiệp theo quy định hiện hành về

việc mở một tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ vẫn còn hợp lý. Nhưng để

giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vấn đề này thì ta nên tiến hành một số

việc như:

+Giải thích rõ cho các doanh nghiệp biết về quyền của doanh nghiệp được mở

nhiều hơn một tài khoản để phục vụ nhu cầu vay vốn của họ. Như vậy các doanh

nghiệp sẽ không bị vướng mắc trong viêc vay vốn đồng thời ngân hàng cũng không

phải chịu nhiều rủi ro trong cho vay vì doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản vốn

vay theo như họ hiểu.

+Tạo điều kiện cho việc quy định mở một tài khoản không ảnh hưởng đến

việc thanh toán của doanh nghiệp thì ngân hàng ở địa phương hiện tại không tham

gia hoạt động đối ngoại, điều này xuất phát từ tình hình khó khăn của doanh nghiệp

vì các doanh nghiệp này bắt buộc phải có thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những biện pháp tạm thời còn trong tương lai khi

chế độ báo cáo đã được triển khai, khi đồng Việt Nam đã trở thành đồng tiền tự do

chuyển đổi thì việc cho phép các doanh nghiệp mở nhiều hơn một tài khoản là điều

nên làm.

2.3 Quản lý việc mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp

Như đã đề cập ở những phần trên, hiện nay khó khăn và vấn đề nổi cộm nhất

trong hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là sự mất cân bằng

giữa thu và chu ngoại tệ.

Tất cả các doanh nghiệp đều mới hoạt động và đa số các doanh nghiệp đều ghi

trong đơn xin thành lập doanh nghiệp là sản phẩm của họ làm ra dùng để xuất khẩu

do vậy họ sẽ có nguồn thu ngoại tệ khá lớn.

Nhưng trên thực tế trong những năm đầu này, các doanh nghiệp thường không

xuất khẩu được hoặc xuất khẩu ít. Trong khi nhu cầu chi ngoại tệ của họ lại lớn như

nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, trả lương cho cán bộ công nhân

viên… mà đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại.

Từ những lý do trên ta thấy sự khủng hoảng ngoại tệ của các doanh nghiệp

này là tất yếu. Trong trường hợp như vậy ngân hàng nhà nước có để các doanh

nghiệp tự xoay xở hay không? Còn nếu ngân hàng trợ giúp thì họ trợ giúp bằng cách

nào trong điều kiện thiếu thốn ngoại tệ như hiện nay.

Do vậy ngân hàng nhà nước không thể làm ngơ trước tình hình trên vì không

thể để vì thiếu ngoại tệ mà để các xí nghiệp ngừng sản xuất dẫn đến đổ vỡ dự án và

ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài. Có nhiều dự án mà nhu cầu ngoại tệ quá lớn so với điều kiện quỹ

ngoại tệ ít ỏi của Việt Nam như các dự án về sản xuất ôtô chẳng hạn.

Trong trường hợp đó ngân hàng nhà nước phải có biện pháp giải quyết gấp và

coi đây như một nhiệm vụ trước mắt.

Trên thực tế qua đợt khảo sát các dianh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của

ngân hàng nhà nước vừa qua thì các doanh nghiệp thiếu ngoại tệ đó là các doanh

nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại.

Nhưng ngân hàng nhà nước giải quyết như thế nào? Trong điều kiện của ngân

hàng hiện nay, ta nên giải quyết theo những hướng sau:

-Ngân hàng nhà nước phải giải quyết có tính thời điểm nhu cầu ngoại tệ của

các doanh nghiệp, có thể không nhiều nhưng phải bảo đảm sản xuất. Ngân hàng nên

xem xét nhu cầu nào cấp bách thì giải quyết trước, chưa cấp bách thì giải quyết sau.

Những nhu cầu cấp bách đó là nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất

những cái mà thiếu nó sản xuất ngừng trệ. Và ngân hàng cũng chỉ giải quyết những

nhu cầu trong từng quý, nửa năm và tối đa là một năm trong khi chính phủ quyết định

một giải pháp cho vấn đề này.

Chỉ ưu tiên những nhu cầu về nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản

xuất kinh doanh và phụ tùng thay thế, còn nhu cầu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài hoặc

để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư thì doanh nghiệp phải tự cân

đối.

-Nhanh chóng phối hợp với uỷ ban kế hoạch nhà nước, bộ tài chính, bộ

thương mại để đưa ra một danh mục hàng thay thế nhập khẩu và công bố công khai

danh mục này trên phạm vi cả nước và đến tận tay của các nhà kinh doanh để tránh

tình trạng hiện nay ai cũng cho là mình sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.

NHTM nên tổ chức thu thập, khai thác và xử lý thông tin về hoạt động của các

doanh nghiệp một cách hệ thống, mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác thẩm

định, xét duyệt cho vay của ngân hàng. Trong đó, tăng cường quan hệ thông tin với

Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Đồng thời kết nối mạng thông tin với Sở kế

hoạch đầu tư, Cục thuế để có được các thông tin về tình hình doanh nghiệp tin cậy,

làm cơ sở đánh giá cho vay.

3. Những kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước nói riêng và đối với nhà nước

nói chung:

Để ngân hàng nhà nước thực hiện được tốt việc quản lý ngoại hối đối với các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm lành mạnh hơn môi trường đầu tư nước

ngoài của Việt Nam thì trong thời gian trước mắt chúng ta nên tiến hành một số bước

sau:

Thứ nhất: Ra văn bản quy định chế độ báo cáo thường xuyên của các ngân

hàng thương mại và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng tháng hàng

quý các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại phải báo cáo toàn bộ tình hình quản

lý ngoại hối như vốn chuyển vào, tình hình góp vốn pháp định, việc bán ngoại tệ cho

các xí nghiệp. Ngoài ra ngân hàng thương mại phải nghiêm túc chấp hành các quy

định về chuyển vốn cũng như mọi khoản khác liên quan đến vốn chuyển ra của

doanh nghiệp. Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật

trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, cố vấn cho chính phủ ra các văn bản quy phạm pháp

luật một cách khoa học và gắn với thực tiễn, đảm bảo tính thực thi cao. Ngân hàng

nhà nước theo dõi chặt chẽ tiến trình thực hiện góp vốn của đối tác nước ngoài trong

các dự án đầu tư, buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng tiến độ đã đề

ra khi xin giấy phép đầu tư.

Thứ hai: Nhà nước phải hoàn chỉnh những văn bản hiện có để phù hợp với

tình hình mới như:

+Nhanh chóng phối hợp với các ngành liên quan để đưa ra một danh mục

hàng thay thế nhập khẩu đầy đủ, chính xác.

+Giải thích làm rõ hơn các văn bản hiện có.

Với việc thực hiện các biện pháp trên thì vấn đề căng thẳng trong quản lý

ngoại hối trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài hiện nay sẽ phần nào được giải quyết.

Kết luận

Chính sách quản lý ngoại hối nói chung và chính sách quản lý ngoại hối trong

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng là vấn đề cấp bách hiện nay mà

ngân hàng nhà nước đang tập trung để sửa đổi và hoàn thiện

Tuy nhiên để hoàn thiện được nó chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều bởi vì

đầu tư nước ngoài là lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam, kinh nghiệm về quản lý

ngoại hối của ta còn quá ít. Do vậy trong thời gian tới chúng ta phải không ngừng

nâng cao tầm hiểu biết, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực có điều

kiện tương đối giống ta để đạt được một chính sách quản lý ngoại hối hữu hiệu nhất.

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, đề án nghiên cứu về chính

sách quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được

một số kết quả sau:

Hệ thống hoá được một số vấn đề cơ bản trong quản lý ngoại hối nói chung và

quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng,

những vấn đề cơ bản về lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Phân tích thực trạng của công tác quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, đề án đưa ra những ưu điểm, những

hạn chế và những nguyên nhân của các tồn tại.

Đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những vướng mắc hiện nay và những

kiến nghị có tính lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà

nước.

Những kiến nghị và giải pháp mà đề án đưa ra nhằm đóng góp để giải quyết

phần nào những vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực quản lý ngoại hối đối với các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Mục Lục

Lời nói đầu

Chương I:

Lý luận cơ bản về chính sách quản lý ngoại hối

và vai trò của đầu tư nước ngoài.

1.Chính sách quản lý ngoại hối

1.1. Ngoại hối

1.2. Chính sách quản lý ngoại hối

2. Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Sự cần thiết phảo thu hút vốn đầu tư nước ngoài

2.2. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những tác dụng mà đầu tư

nước ngoài mang lại

Chương II:

Thực trạng chính sách và tình hình quản lý ngoại hối

đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

ở Việt Nam hiện nay

1. Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

2. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

a.Vấn đề mở tài khoản

b.Về chuyển vốn vào Việt Nam

c.Vấn đề chuyển vốn ra khỏi Việt Nam

d.Vấn đề tỷ giá

3.Nguyên nhân của những tồn tại

3.1Nguyên nhân chủ quan

3.2Nguyên nhân khách quan

Chương III:

Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách

quản lý ngoại hối đối với các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

1. Những định hướng cơ bản để hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối

2. Những giải pháp để thực hiện những định hướng cơ bản trên

2.1. Về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ

2.2. Quản lý nguồn vốn

a.Luồng vốn vào

b.Luồng vốn ra

2.3. Quản lý việc mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp

4. Những kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước nói riêng và nhà nước nói

chung

Kết luận

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo thường niên ngân hàng nhà nước

2. Báo đầu tư kinh tế

3. Cẩm nang thị trường ngoại hối - Học viện Ngân hàng

4. Tạp chí ngân hàng

5. Thời báo ngân hàng

6. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic Hishkin

7. Thời báo kinh tế

8. Thông tư số 33/NH-TT ngày 15.3.1989 của ngân hàng nhà nước Việt Nam

hướng dẫn thi hành điều lệ quản lý ngoại hối của nước CHXHCNVN

9. Thông tư số 222/NH-TT ngày 20.10.1990 của ngân hàng nhà nước hướng

dẫn thi hành chỉ thị 330-CT về việc tăng cường quản lý ngoại hối

10. Thông tư số 203/NH-TT ngày 31.10.1991 của ngân hàng nhà nước hướng

dẫn thi hành quyết định số 337-HĐBT ngày 25.10.1991 của Hội đồng bộ

trưởng về một số biện pháp quản lý ngoại hối trong thời gian trước mắt

11. Thông tư số 7-TT/NH7 ngày 26.3.1991 của thống đốc ngân hàng nhà nước

Việt Nam hướng dẫn việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh

nghiệp

12. Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước só 468/2000/QĐ-NHNN7

ngày 8.11.2000 về việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp hợp tác kinh doanh

13. Báo cáo của ngân hàng nhà nước Việt Nam số 336/CV-NH7 ngày

29.4.1997 về tình hình chuyển đổi ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài

14. Công văn của ngân hàng nhà nước Việt Nam số 585/CV-NHNN7 ngày

6.7.1998 về việc hướng dẫn bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài và bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

15. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng Trung Ương - Học viện Ngân hàng