35
Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh A. LỜI MỞ ĐẦU : Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ nǎm 1990, công cuộc Đổi Mới ở Việt Nam được đẩy mạnh hơn với chủ trương là phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ. Là một phần của thị trường tiền tệ, với vai trò như là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội địa và nền kinh tế thế giới bên ngoài, trong những năm qua, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tiền tệ nói riêng cũng như đối với sự tăng tưởng của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, gần đây, bên cạnh những những chuyển biến tích cực như luân chuyển ngoại tệ của nền kinh tế được cải thiện, số lượng kiều hối tăng ấn tượng trong những tháng cuối năm, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng đã xảy ra nhiều biến động đáng kể như tình trạng đô la hóa, sự hoạt động tràn lan của thị trường chợ đen đã gây ảnh hưởng không nhỏ lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay đã và đang là vấn đề cấp thiết không chỉ SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 1 -

Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

A. LỜI MỞ ĐẦU:

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ nǎm 1990, công cuộc Đổi

Mới ở Việt Nam được đẩy mạnh hơn với chủ trương là phát triển một nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước;

công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại,

mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới

ngày càng mạnh mẽ.

Là một phần của thị trường tiền tệ, với vai trò như là chiếc cầu nối giữa nền

kinh tế nội địa và nền kinh tế thế giới bên ngoài, trong những năm qua, thị trường

ngoại hối Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ đối với sự ổn định và phát triển

của thị trường tiền tệ nói riêng cũng như đối với sự tăng tưởng của nền kinh tế nói

chung.

Tuy nhiên, gần đây, bên cạnh những những chuyển biến tích cực như luân

chuyển ngoại tệ của nền kinh tế được cải thiện, số lượng kiều hối tăng ấn tượng trong

những tháng cuối năm, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng đã xảy ra nhiều biến động

đáng kể như tình trạng đô la hóa, sự hoạt động tràn lan của thị trường chợ đen đã gây

ảnh hưởng không nhỏ lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên

cứu về thực trạng của thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay đã và đang là vấn đề cấp

thiết không chỉ đối với các nhà kinh tế, các nhà đầu tư ngoại hối mà còn đối với cả

Chính phủ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách tốt hơn.

Bài tiểu luận với đề tài “ Thị trường ngoại hối Việt Nam _ Thực trạng và

giải pháp” sẽ nêu ra một số thông tin về thực trạng hoạt động của thị trường ngoại hối

Việt Nam hiện nay cũng như đề xuất một số giải pháp để giải quyết những khó khăn

còn tồn tại.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 1 -

Page 2: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

B. NỘI DUNG CHÍNH:

I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỀ TÀI:

1. Khái niệm thị trường ngoại hối:

Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái ngoại tệ là thị trường tiền tệ quốc

tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị

như ngoại tệ.

Thị trường ngoại hối có tên tiếng Anh là The Foreign Exchange Market, và

được viết tắt là FOREX hay FX.

Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng

(chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp thì thị

trường ngoại hối còn là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng hay còn gọi là

Interbank.

2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối:

- Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình

nhất định mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. Do

đó nó còn được gọi là thị trường không gian.

- Là thị trường toàn cầu, hoạt động 24/24h. Do có sự chênh lệch múi giờ giữa

các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm, còn được gọi là thị

trường không ngủ.

- Trung tâm là thị trường liên ngân hàng - Interbank với các thành viên chủ yếu

là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương.

Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch toàn cầu.

- Giao dịch thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng vi tính,

telex, fax….

- Chi phí giao dịch thấp, hoạt động rất hiệu quả. Do thị trường có tính toàn cầu,

thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch cực lớn, công nghệ hoàn hảo, hàng hóa đồng

chất….dẫn đến chi phí thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả.

- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất là đồng USD, chiếm tới 41,5% trong tổng

số đồng tiền tham gia, kế đến là EURO và Yên Nhật đứng vị trí thứ 3.

- Nhạy cảm đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội…nhất là chính sách

tiền tệ của các nước đang phát triển.

3. Chức năng của thị trường ngoại hối:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 2 -

Page 3: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

- Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu

chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại.

- Công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm

điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ.

- Thị trường ngoại hối có chức năng tín dụng.

- Cung cấp các công cụ cho các nhà kinh tế nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro

hối đoái trong trao đổi ngoại tệ. Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu thu được

lợi nhuận nếu họ dự đoán được tỷ giá hối đoái.

4. Những thuận lợi và giá trị khi giao dịch trong thị trường ngoại hối:

* Không phí dịch vụ : Không phí trao đổi, không phí thanh toán, không phí chính

phủ, không phí môi giới. Người môi giới sẽ được trích từ phí giao dịch thông qua điểm

“bid-ask” (trung bình 3-5 pips)

* Không qua trung gian đặt lệnh: Giao dịch tiền tệ không cần trung gian và cho

phép khách hàng giao dịch trực tiếp với thị trường và được cập nhật thông tin trực tiếp

về giá và tỉ giá các cặp tiền tệ.

* Không giới hạn giao dịch: trong các thị trường khác hợp đồng giao dịch được giới

hạn bởi tỉ lệ nhất định (ví dụ hợp đồng quyền chọn tương lai đối với vàng là 5000

ounces). Trong Forex, có thể giao dịch với chỉ một tài khoản nhỏ 300$.

* Phí giao dịch thấp: Phí giao dịch cho các tài khoản nhỏ ( bid/ask spread) chỉ khoảng

0.1% với những điều kiện thường. Tài khoản càng lớn phí giao dịch càng thấp.

* Thị trường giao dịch 24h: Không phải chờ đợi giờ thị trường mở cửa và đóng cửa.

Giao dịch từ tối CN đến trưa thứ 6 giờ EST, có thể nói thị trường FOREX không bao

giờ ngủ. Đây là thuận lợi lớn đối với những người muốn giao dịch trong thời gian rảnh

hoặc thời gian thích hợp nhất trong ngày, bởi vì bạn có thể chọn giao dịch bất kì lúc

nào (sáng, trưa, tối hoặc đêm).

* Không ai có khả năng định hướng thị trường: Thị trường Forex quá lớn và quá

nhiều người tham gia nên không ai , cho dù cả 1 ngân hàng , có thể kiểm soát giá trị

trường trong dài hạn. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương chỉ có tác dụng trong

ngắn hạn và không hiệu quả. Ngân hàng trung ương ngày càng có ít tác động hay can

thiệp vào thị trường toàn cầu.

* Access (Truy cập): Forex được mở 24h/ngày từ khoảng 6g chiều Chủ Nhật tới

khoảng 3g chiều Thứ Sáu. Những người giao dịch riêng lẻ có thể đối phó với tin tức

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 3 -

Page 4: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

khi nó được tung ra còn hơn là đợi tiếng chuông mở cửa của những thị trường khác lúc

mọi người đều có những tin tức giống nhau. Điều này cho phép những người giao dịch

tham gia trước khi tin tức chi tiết được phân tích trên tỷ lệ giao dịch. Liquidity cao và

giao dịch 24 giờ cho phép những người tham gia thị trường vào và thoát ra bất cứ lúc

nào. Có nhiều nhà Môi giới phân phối Forex ở từng vùng, từng trung tâm thị trường

chính (Tokyo, Hong Kong, Sydney, Paris, London, Mỹ, v.v…) sẵn sàng tiếp tục đưa ra

giá mua và bán.

* Độ thanh khoản cao: Bởi vì thị trường Forex quá lớn, nó cũng rất dễ thanh khoản.

Điều này giúp bạn nhanh chóng thực hiện giao dịch chỉ với 1 cú nhấp chuột trong điều

kiện bình thường. Bạn có thể mua bán ngay lập tức tùy ý. Bạn không bao giờ bị “kẹt”

trong thị trường. Bạn cũng có thể thiết lập chế độ tự động cho sàn giao dịch kết thúc

lệnh giao dịch khi bạn đã đạt được lợi nhuận mong muốn ( định mức lãi) hoặc đóng

khi thị trường dịch chuyển ngược chiều mong muốn ( chống lỗ)

* Thị trường 2 mặt: tiền được giao dịch theo cặp, ví dụ: đô/yên, hoặc đô/đồng Thụy

Sỹ. Mỗi vị trí liên quan đến việc bán đồng tiền này và mua đồng tiền kia. Nếu người

giao dịch tin rằng đồng Thụy Sỹ sẽ cao giá hơn đô, họ có thể bán đô và mua đồng

Thụy Sỹ (bán sớm). Nếu người khác tin ngược lại thì họ sẽ mua đô và bán đồng Thụy

Sỹ (mua và trữ). Khả năng lợi nhuận tồn tại vì tỷ giá trao đổi (giá cả) luôn luôn dao

động. .Giao dịch Forex cho phép thu lời từ 2 phía cả tăng và giảm giá trị tiền tệ liên

quan tới đô. Trong mỗi giao dịch tiền tệ, mỗi bên đều có được và mất.

* Excution Quality: Bởi vì Forex rất hay thay đổi, hầu hết những giao dịch có thể

được thực hiện với giá của thị trường hiện tại. Trong tất cả những thị trường di chuyển

nhanh, không thể tránh được rủi ro trong tất cả các giao dịch (chứng khoán, bất động

sản, v.v…) nhưng có thể được tránh bằng 1 vài chương trình phần mềm của nhà môi

giới tiền tệ, các chương trình này sẽ thông báo cho bạn biết giá nhập vào chính xác

trước khi thực hiện lệnh. Bạn được phép chọn tránh hoặc chấp nhận rủi ro. Khả năng

thanh khoản của thị trường Forex rộng lớn đề ra những khả năng khớp lệnh có chất

lượng cao.

* Tính tập trung (Focus): Thay vì cố gắng chọn 1 chứng khoán, 1 khế ước, quỹ hỗ

tương hoặc bất động sản từ hàng chục ngàn thứ có sẵn trên thị trường, những người

giao dịch Forex chỉ tập trung vào 1 tới 4 đồng tiền. Những đồng dễ thay đổi và thông

dụng là: Yên Nhật, bảng Anh, đồng Thụy Sỹ và Euro. Những người giao dịch thành

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 4 -

Page 5: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

công cao là những người tập trung vào số lượng đầu tư có giới hạn. Những người mới

bắt đầu Forex thường tập trung vào 1 đồng tiền và sau đó kết hợp từ 1 đến 3 đồng

trong hoạt động giao dịch.

* Tính xu hướng (Trendiness): Trong 1 khoảng thời gian lịch sử, tiền tệ đã khẳng

định xu hướng là quan trọng. Mỗi đồng tiền có “tính cách” riêng của nó và đưa ra chỉ 1

xu hướng, bất kể những cơ hội giao dịch đa dạng trong thị trường đặc điểm Forex.

Tất cả các lệnh phải được đặt thông qua sàn giao dịch. Để giao dịch tiền tệ bạn phải

cần 1 sàn giao dịch tiền tệ Forex. Hầu hết những công ty giao dịch có những yêu cầu

về tài khoản ký quỹ khác nhau. Bạn cần phải hỏi họ những yêu cầu về tài khoản ký

quỹ nếu muốn tham gia giao dịch tiền tệ thông qua sàn giao dịch của họ.

5. Phân loại thị trường ngoại hối:

5.1. Theo nghiệp vụ kinh doanh:

- Thị trường giao ngay

- Thị trường kì hạn

- Thị trường hoán đổi

- Thị trường tương lai

- Thị trường quyền chọn

5.2. Theo tính chất giao dịch:

- Thị trường giao ngay

- Thị trường tiền gửi

5.3. Theo tính chất pháp lý:

- Thị trường chính thức

- Thị trường phi chính thức

5.4. Theo phạm vi thị trường:

- Thị trường ngoại hối quốc tế

- Thị trường ngoại hối nội địa

5.5. Theo phương thức giao dịch:

- Thị trường giao dịch trực tiếp

- Thị trường giao dịch qua môi giới

6. Thành phần tham gia thị trường ngoại hối:

- Các ngân hàng

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 5 -

Page 6: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

- Các ngân hàng trung ương: hầu hết ở các nước ngân hàng trung ương đóng vai

trò tổ chức, kiểm soát, điều hành và ổn định thị trường ngoại hối.

- Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư: tham gia với mục đích

kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khác hàng như một nhà môi giới.

- Các nhà môi giới: là chủ thể trung gian trong các giao dịch trên thị trường.

- Các doanh nghiệp: các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp

xuất nhập khẩu. Họ vừa là chủ thể cầu ngoại tệ,vừa là chủ thể cung ngoại tệ.

- Các cá nhân, các nhà kinh doanh: bao gồm các công dân trong và ngoài nước

có nhu cầu mua và bán ngoại tệ.

- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

- Các công ty đa quốc gia

7. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu trên thị trường ngoại hối:

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay: Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại

tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể

từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.

- Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh

lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua

bán.

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà

việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc

ký kết hợp đồng.

- Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ

giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận.

- Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua

bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu

lực,việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối chọn quyền: Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ

sở hợp đồng quyền chọn mua hay quyền chọn bán.

+ Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua

một số lượng ngoại tệ nhất định.

+ Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng không bắt buộc bán

một số lượng ngoại tệ nhất định.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 6 -

Page 7: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Người mua quyền chọn có thể bán hoặc hủy hợp đồng nếu thấy không có lợi.

Nhưng người bán quyền chọn phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua yêu cầu.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1. Diễn biến của thị trường ngoại hối Việt Nam trong những năm gần đây:

Năm 2009, tỉ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt

sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỉ giá lên ±5% khiến cho tỉ giá ngoại tệ liên

NH đã có đợt tăng đột biến.

Năm 2010, giá USD đã tăng khá mạnh trong năm 2009, sang đến tháng 1/2010

lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng

2/2010. Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể tăng từ nguồn vốn đầu tư trực

tiếp; từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức; từ vốn đầu tư gián tiếp; từ nguồn kiều hối từ

Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; nguồn thu từ khách quốc tế

đến Việt Nam gia tăng trở lại; kim ngạch xuất khẩu chuyển từ tăng trưởng âm (-) sang

tăng trưởng dương (+)… Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước

bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỉ giá giảm,

chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị trường chính thức đã

giảm đáng kể.

Đến cuối năm 2010, thị trường ngoại hối VN rơi vào tình trạng căng thẳng khi

cầu ngoại tệ quá lớn, trong khi nguồn cung lại khan hiếm. Điều này khiến cho giá

USD/VND tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.

Đầu tháng 11/2010, giá trị đồng USD đang giảm trên toàn thế giới nhưng ở Việt

Nam nó lại tăng mạnh. Đây là một nghịch lý và đã gây ra những tác hại lớn cho nền

kinh tế. Giá USD trên thị trường tự do liên tục bứt phá lên mức cao, bỏ xa tỷ giá chính

thức. Ngày 3/11, giá USD tự do đã lên tới 21.000 đồng/USD. Dù có giảm xuống chút

ít vào cuối giờ chiều, 20.800 đồng ở TP.HCM và 20.850 đồng ở Hà Nội, nhưng đã

vượt xa trần 19.500 đồng/USD mà NHNN công bố.

Đà tăng giá USD đã diễn ra liên tục trong suốt nửa tháng và ngày nào cũng

tăng. Thực tế này khiến người dân đổ xô đi mua ngoại tệ. Trong khi đó, DN lại "bó

tay" bởi không mua được để đáp ứng nhu cầu của mình hoặc mua không đủ. Tình hình

diễn ra tương tự ngay trên thị trường chính thức, khi tỷ giá liên ngân hàng có lúc lên

tới 19.880 đồng, chứ không phải 19.500 như trần. Các ngân hàng đều niêm yết giá

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 7 -

Page 8: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

đúng quy định, song thực tế, ngoài giá mua vào bán ra cộng thêm các chi phí khác đã

cao hơn giá niêm yết. Hiện tượng này dường như lặp lại tình hình của một số thời kỳ

trước. Đáng chú ý, trong hệ thống ngân hàng, quy mô giao dịch, trạng thái ngoại hối

cũng giảm. Nếu trước đây (hồi tháng 8) điều chỉnh là dương 3%, gần đây, đã giảm

xuống dương 1% và đến giai đoạn những ngày gần đây xuống xấp xỉ 0%.  Điều này

cho thấy, các ngân hàng cũng không dư thừa ngoại tệ, chứ đừng nói là còn găm giữ mà

không bán.

Đây thực sự là một ngịch lý khi trên thế giới USD mất giá, vàng tăng giá, còn ở

Việt Nam USD tăng giá, vàng lên giá và tiền Việt lại mất giá.

6 tháng đầu năm 2011, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, điểm nổi bật

nhất của thị trường ngoại tệ là duy trì được sự ổn định. Tỉ giá giao dịch dần hạ xuống.

Bắt đầu từ sự “giảm nhiệt” của tỉ giá trên thị trường tự do, chênh lệch tỉ giá giữa thị

trường này so với thị trường chính thức giảm dần xuống, thậm chí có thời điểm còn

thấp hơn cả thị trường chính thức – một hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua.

Trên thị trường chính thức, tỉ giá giao dịch của các NHTM thường ở mức thấp

hơn biên độ tối đa theo quy định (1% so với tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân

hàng do NHNN công bố); xen kẽ những ngày tăng, tỉ giá đã có nhiều ngày đứng và

nhiều ngày giảm, đây là điều hiếm thấy trước đây.

Khi thị trường tự do bị thu hẹp, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường tự do và thị

trường chính thức giảm thiểu, tỉ giá cơ bản ổn định và có xu hướng giảm, đã tạo thời

cơ để NHNN mua vào ngoại tệ. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 7, NHNN

đã mua được 5 tỉ USD dự trữ ngoại hối, một động thái mà từ giữa năm 2008 đến trước

tháng 5/2011 chưa thực hiện được. Các doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu bán

ngoại tệ cho ngân hàng; bước đầu chuyển dần quan hệ huy động và cho vay bằng

ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng; việc niêm

yết giá thanh toán, mua – bán trực tiếp bằng ngoại tệ đã được thu hẹp.

Tính đến ngày 29/9/2011, huy động vốn ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín

dụng từ nền kinh tế tăng 0,07% (tương đương 17 triệu USD) so với cuối tháng 8/2011.

Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ (thu nợ ngoại tệ) giảm 792 triệu USD, tương đương

2,71% so với cuối tháng 8/2011. Như vậy, trong tháng 9/2011, phần thu ngoại tệ (809

triệu USD) vẫn lớn hơn phần chi ngoại tệ trả nợ (745 triệu USD) của hệ thống ngân

hàng là 64 triệu USD.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 8 -

Page 9: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Mặt khác, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại NHNN tăng cao trong tháng 9/2011

cho thấy thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng tiếp tục được đảm bảo. Tính

đến ngày 29/9/2011, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại NHNN tăng 45,1% so với cuối

tháng 8/2011, tương đương với mức tăng thêm 586 triệu USD.

Xem xét biểu đồ tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND trong năm

nay, ta thấy, sau loạt tăng 14 lần liên tiếp, đến đầu tháng 10, tỷ giá bình quân liên ngân

hàng giữa USD với VND đã nối dài 5 tuần cố định. Và sau khi bán ra khoảng 1,5 - 1,8

tỷ USD hỗ trợ thị trường từ giữa tháng 8, chủ yếu cho nhập khẩu vàng, từ tháng 10 trở

lại đây NHNN không còn phải dùng giải pháp này. Ngày 7/12, trong ngân hàng, giá

USD bán ra thực tế đã quay về mốc 21.100 đồng, chỉ chênh khoảng 90 đồng so với

niêm yết. Trên thị trường tự do, những ngày này, giá mua bán USD đã hạ nhiệt, ổn

định ở khoảng 21.050 - 21.100 đồng/USD.

Mặc dù nhiều ngân hàng đều niêm yết giá mua và bán ở mức kịch trần, nhưng

biểu hiện cho thấy sự ổn định tương đối cũng đang dần trở lại. Điều này được ghi nhận

từ diễn biến tỷ giá trên cả thị trường chính thức và tự do. Cùng với xu hướng biến

động trên thị trường tự do, tỷ giá VND/USD trên hợp đồng kỳ hạn (NDF) cũng ghi

nhận sự ổn định ở hầu hết các kỳ hạn.

Có được kết quả này, một phần đến từ biện pháp mạnh tay của NHNN khi tăng

cường kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ ở một số tổ chức tín dụng đồng thời xử lý

mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm đã có tác động tích cực đến tỷ giá trong thời

gian gần đây.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 9 -

Page 10: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Song hậu thuẫn lớn nhất đang thể hiện là những chuyển biến tích cực của kinh

tế vĩ mô. Trong báo cáo tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam

(CG) năm 2011, diễn ra ngày 6/12, ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng thường trực Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, cho biết năm 2011 hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kết

quả khả quan, thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra và tạo sự hỗ trợ lớn cho yêu cầu ổn

định tỷ giá. Cụ thể là ở kết quả kiềm chế nhập siêu và trạng thái thặng dư của cán cân

tổng thể.

Theo báo cáo trên, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2011 dự

tính sẽ đạt con số kỷ lục là 202 tỷ USD, bằng 170% GDP. Trong đó, tổng kim ngạch

xuất khẩu đạt 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt

106 tỷ USD, tăng 25%. Theo đó, nhập siêu giảm mạnh, cả năm dự kiến khoảng 10 tỷ

USD, bằng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra

(không quá 18%). Cũng trong báo cáo trên, dự tính cán cân tổng thể năm 2011 sẽ

thặng dư tới 3,1 tỷ USD. Đây là sự cải thiện rất lớn khi năm 2009 cán cân tổng thể

thâm hụt tới 8,8 tỷ USD và năm 2010 thâm hụt 3,07 tỷ USD.

Trong những chuyển biến tích cực này, một dòng chảy ngoại tệ từ kiều hối cũng

đang góp phần đáng kể. Ước tính vừa công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy,

trong năm 2011, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD. Với con số

này, Việt Nam thuộc top 10 các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường

chính thức (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines, Pakistan, Bangladesh,

Nigeria, Ai Cập và Liban).

Trong những năm gần đây, lượng kiều hối về Việt Nam luôn ở mức cao, vượt 5

tỷ USD kể từ năm 2007. Thế nhưng số ngoại tệ từ kiều hối bán cho hệ thống ngân

hàng chỉ được 10%. Với những quy định quản lý thị trường ngoại tệ vừa được triển

khai (phạt tiền từ 300 - 500 triệu đồng đối với trường hợp mua bán ngoại tệ trái phép;

tịch thu tang vật ngoại tệ, tiền đồng...), ngành ngân hàng kỳ vọng sẽ mua được nhiều

ngoại tệ hơn từ nguồn kiều hối.

Với những hậu thuẫn đó, tỷ giá USD/VND đang có những điều kiện về vĩ mô

để ổn định. NHNN đang nắm khả năng giữ được cam kết điều chỉnh không quá 1%, dù

sau loạt điều chỉnh từ đầu tháng 10 vừa qua đã dùng tới 0,85% "quỹ cam kết" này. Tuy

nhiên, nhiều tổ chức thời gian qua cùng dự báo rằng, cầu ngoại tệ thời gian còn lại của

năm 2011 và đầu năm 2012 sẽ ở mức cao.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 10 -

Page 11: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Cụ thể là sau hơn 1 tháng giữ nguyên ở mốc 20.803 đồng, ngày 14/12, tỷ giá

liên ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng thêm 10 đồng, lên 20.813 đồng. Từ động thái

này, đôla trong các ngân hàng thương mại cũng nhích thêm 8 - 10 đồng so với trước,

mua vào phổ biến ở 21.015 đồng, bán ra 21.019 đồng.

Như vậy, kể từ cam kết không tăng tỷ giá quá 1% của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong cuộc họp với các ngân hàng thương mại hôm 7/9,

đến hôm nay, tỷ giá đã tăng tương đương 0,9%. Mức tăng này tương ứng với 185

đồng, kể từ mốc 20.628 đồng từ hồi đầu tháng 9.

Từ nhiều ngày nay, giá USD chính thức trong ngân hàng đã quay về đầu 21.000

đồng, bán ra phổ biến 21.100- 21.150 đồng, tương đương với thị trường tự do. Nhưng

thực tế, giá đôla trong ngân hàng sáng nay đã chênh thêm 100 đồng so với những hôm

trước. Tại Hà Nội, chủ một doanh nghiệp kinh doanh trang sức cho biết, đơn vị ông

được một số ngân hàng thương mại chào bán USD với giá 21.270 đồng, tăng ít nhất

120 đồng so với cách đây vài ngày.

Còn trên thị trường tự do, sau nhiều ngày mua bán phổ biến ở 21.100- 21.140

đồng, sáng nay, giá đang nhích nhẹ khoảng 30 đồng, giao dịch phổ biến 21.130-

21.180 đồng (mua vào- bán ra). Theo giải thích của các điểm thu đổi ngoại tệ, giá

nhích lên là do nhu cầu của thị trường bắt đầu "ấm" trở lại.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đánh

giá, việc đẩy tỷ giá lên 10 đồng sau cả tháng cố định vẫn nằm trong tỷ lệ cam kết của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nên không đáng ngại. Về nguyên nhân, theo ông, có

thể là do cầu USD đang mạnh về cuối năm, hơn nữa, đẩy tỷ giá lên song lại kiềm chế

được thị trường chợ đen, là một nhân tố để tăng giá USD, kích thích xuất khẩu.

Một số chuyên gia đánh giá, việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước lần

này có thể không gây tác động lớn tới thị trường. Nguyên nhân là, Nghị định 95 của

Chính phủ về xử phạt vi phạm ngoại tệ, vàng... đã khiến thị trường tự do "chùn" hơn

trước. Hiện nay, về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá, nhưng đã kiểm soát được

thị trường chợ đen, nên nếu vẫn nằm trong vùng 1% như cam kết của người đứng đầu

Ngân hàng Trung ương, thì không đáng ngại, một chuyên gia nhận định.

2. Những thách thức đối với thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay:

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng đang

đứng trước nhiều khó khăn cần phải giải quyết kịp thời:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 11 -

Page 12: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

- Trong hệ thống các tổ chức tín dụng, tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ lớn hơn gần

gấp 2 lần tốc độ tăng tín dụng nội tệ, tốc độ tăng tín dụng vàng cũng rất cao (gần gấp 3

lần tốc độ tăng tín dụng nội tệ) là những nghịch lý không giống nước nào trong khu

vực và trên thế giới. Hậu quả là đã làm tăng tình trạng đô la hóa (thậm chí vàng hóa)

vốn đã rất nặng nề, nay lại càng phức tạp thêm. Thêm vào đó, chênh lệch quá lớn giữa

lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ khiến các doanh nghiệp đổ xô đi vay USD, sau đó bán

ra lấy VND để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm cho nguồn cung ảo USD trên thị

trường gia tăng.  Các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng, cung ảo này sẽ biến thành cầu

thực khi các khoản vay đến kỳ đáo hạn và sẽ tạo áp lực lên tỉ giá những tháng cuối

năm.

- Nhập siêu liên tục tăng lên trong các tháng đầu năm làm cho cán cân thương

mại, cán cân thanh toán bị mất cân đối, tạo sức ép lên tỉ giá. Đó cũng là biểu hiện của

nợ thương mại nước ngoài không trong danh mục nợ tín dụng của Nhà nước và doanh

nghiệp với nước ngoài. Mặt khác, theo thống kê từ đầu năm đến nay, nguồn ngoại tệ 

từ  đầu tư  trực tiếp nước ngoài giảm, nguồn kiều hối sẽ khó tăng cao so với năm

trước. Nguồn ngoại tệ từ đầu tư gián tiếp, hỗ trợ phát triển chính thức và khách quốc tế

đến Việt Nam có thể tăng, nhưng không có ý nghĩa quyết định.

- Luật pháp về kinh tế thị trường còn rất yếu và thiếu, làm cho Nhà nước bị bất

lực trước vô số hiện tượng kinh tế ngầm nằm ngoài vòng kiểm soát hoặc không thể

kiểm soát được, gây thất thu thuế và ô nhiễm môi trường ở mọi loại doanh nghiệp,

thuộc mọi thành phần kinh tế. Điển hình về việc thiếu và yếu của luật pháp trên thị

trường tài chính thể hiện trong các lĩnh vực kiểm soát tình trạng đô la hóa, pha loãng

cổ phiếu, làm giá chứng khoán, kiểm soát giao dịch bất động sản, chi tiêu ngân sách

nhà nước (nhất là tiêu), lập “sân sau” để đầu tư chéo và thanh toán biên mậu chủ yếu

bằng tiền mặt nhằm trốn thuế và gian lận giá cả … đã làm cho thị trường tài chính Việt

Nam năm qua có khá nhiều hiện tượng “loạn”: loạn giá vàng, bất động sản, tỷ giá, lãi

suất và tín dụng ngoại tệ, vì vậy vô hình trung cùng các mất cân đối khác, thị trường

tài chính đã góp phần tạo thành tổng lực đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên tới 2 con số:

11,75% so với tháng 12/2009.

- Tốc độ tăng CPI  tuy đã chậm lại, nhưng vẫn còn cao, nên yếu tố lạm phát vẫn

hiện hữu. Người có vốn có thể vẫn chưa hết kỳ vọng vào các nơi “trú ẩn” an toàn,

trong đó có ngoại tệ.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 12 -

Page 13: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

- Mặc dù niềm tin vào đồng Việt Nam được củng cố nhưng tình trạng đô-la hóa

vẫn chưa được giải quyết triệt để; tín dụng ngoại tệ tăng cao, một số TCTD có hệ số sử

dụng vốn vượt 100%, một số TCTD huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng

cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn nước ngoài bị rút đột ngột. Trên thị trường vẫn

còn tình trạng các TCTD lách các quy định về tỷ giá làm tăng bất ổn trên thị trường

ngoại hối…

- Các chính sách như thắt chặt tiền tệ, dẹp bỏ thị trường chợ đen, giảm mức trần

lãi suất huy động USD… chỉ tác động ngắn hạn đến tỉ giá. Sự biến động tỉ giá trong

dài hạn tùy thuộc vào mức độ nhập siêu và chỉ số lạm phát của Việt Nam trong tương

lai. Và về lâu dài, để giải quyết tốt bài toán tỉ giá ở Việt Nam, cần phải giải quyết một

cách căn bản bài toán nhập siêu và lạm phát nhằm tạo dựng lòng tin vững chắc vào

tiền đồng.

- Hơn 70% giá trị hàng xuất khẩu có nguyên liệu là hàng nhập khẩu mà tỷ giá

liên tục tăng đã đồng nghĩa với nhập khẩu lạm phát, cộng hưởng với lạm phát trong

nước cùng đẩy giá hàng nhập khẩu cho tiêu dùng và nhập khẩu cho sản xuất lên cao.

Việc hầu như không có ngành công nghiệp phụ trợ, không chỉ làm cho giá trị gia tăng

thấp, mà còn làm cho nền kinh tế bị chia cắt cục bộ thành nhiều “tiểu nền kinh tế” có

những cơ chế khác nhau cả về sản xuất, tiêu thụ lẫn phương tiện thanh toán ngay trong

cùng một thị trường của quốc gia thống nhất.

- Đồng tiền Việt Nam dường như ngày càng quá nhỏ bé về sức mua nếu nhìn

xuyên về lịch sử 25 năm qua (từ ngày đổi tiền gần nhất là ngày 14-9-1985), còn nếu

nhìn vào nền kinh tế nói chung thì nước ta vẫn luôn là nền kinh tế bị nhập siêu (trừ

năm 1992). Nghĩa là, đồng nội tệ đã liên tục yếu đi so với sức mua bên ngoài mà vẫn

không cải thiện được tình trạng nhập siêu. Theo thời báo kinh tế Việt Nam, số 308

ngày 25-12-2010, nếu tính lũy kế chỉ 7 năm từ tháng 12/2003 đến tháng 12/2010, CPI

của Việt Nam đã tăng 200% (2 lần); Cũng theo nguồn trên, giá vàng tháng 12/2010 đã

cao hơn giá vàng tháng 12/2000 tới 7,3 lần, tức là sức mua của VND sau 10 năm nếu

so với vàng chỉ còn 13,7%. Trong khi đó, cuộc chiến tiền tệ giữa các cường quốc, cũng

như cuộc chiến nợ công giữa các quốc gia châu Âu cũng đang gây sức ép giảm sức

mua của nhiều đồng tiền, làm cho thị thường ngoại hối có nhiều thay đổi to lớn.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 13 -

Page 14: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

III. GIẢI PHÁP:

1. Cải cách thị trường ngoại hối chính thức để xoá bo chợ đen:

Việt Nam đang tồn tại hai loại tỷ giá: tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và tỷ

giá trên thị trường tự do (hay “chợ đen”). Các cơ quan chức năng đang dùng các biện

pháp hành chính để dẹp bỏ thị trường chợ đen. Tuy nhiên, đây không phải là một cách

tiếp cận căn cơ. Cách tốt nhất là chính thức hoá phần lớn nhu cầu ngoại tệ của người

dân vốn chỉ có thể được đáp ứng trên thị trường chợ đen.

Thị trường ngoại hối của một quốc gia thực chất là thị trường liên ngân hàng.

Khác với thị trường chứng khoán, mã giao dịch của thị trường ngoại hối là các cặp tỷ

giá so với đồng bản tệ, chẳng hạn USDVND, EURVND, GRBVND v.v. Cũng khác

với thị trường chứng khoán, nơi giá của các cổ phiếu niêm yết được xác định thông

qua giao dịch cận biên trên một sàn thị trường tập trung, ở đây, giao dịch được thực

hiện một cách phi tập trung. Các nhà đầu tư sẽ giao dịch với các ngân hàng thông qua

các nhà môi giới. Đến lượt, các ngân hàng sẽ mua bán ngoại tệ với nhau thông qua các

sàn EBS hoặc Reuters để duy trì trạng thái ngoại hối của mình.

Tất cả các giao dịch giữa các bên, dù giữa nhà đầu tư với các ngân hàng hay

giữa các ngân hàng với nhau, đều được thực hiện độc lập với các mức tỷ giá riêng rẽ.

Tuy nhiên, do sự cạnh tranh giữa môi giới và ngân hàng, các mức tỷ giá này có xu

hướng ngang bằng nhau. Cũng vì sự cạnh tranh, mức chênh lệch giữa tỷ giá mua và

bán (bid-ask spread) mà các ngân hàng áp dụng thường cũng thấp. Mức tỷ giá liên

ngân hàng mà chúng ta biết thường có tính ước lệ do các ngân hàng niêm yết hoặc các

hãng thông tấn thu thập trên thị trường liên ngân hàng.

Trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng trung ương hay ngân hàng Nhà nước

(NHNN) đóng vai trò như là một nhà tạo lập thị trường. Thông qua các hoạt động mua

và bán ngoại tệ với các ngân hàng thương mại (NHTM), NHNN có thể điều tiết tỷ giá

trên thị trường xung quanh mức mục tiêu mà mình mong muốn.

Thị trường “chợ đen” của Việt Nam phát triển vì nhu cầu đầu tư và sử dụng

ngoại tệ của các cá nhân không được thị trường liên ngân hàng và hệ thống NHTM

đáp ứng.

Người dân nhìn thấy các cơ hội gia tăng tài sản của mình khi nắm giữ ngoại tệ

nhưng không thể tham gia vào thị trường liên ngân hàng. Điều này ắt dẫn đến nhu cầu

mua và nắm giữ ngoại tệ trên thị trường chợ đen.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 14 -

Page 15: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Tương tự, người dân luôn có nhu cầu sử dụng ngoại tệ, chẳng hạn cho mục đích

du lịch nước ngoài hoặc khám chữa bệnh. NHTM không thể đáp ứng hết được các nhu

cầu này. Kết quả là họ tìm đến chợ đen.

Với nguồn cung hàng tỉ USD mỗi năm từ kiều hối, thị trường chợ đen ngày

càng lớn mạnh. Do tỷ giá liên ngân hàng không đến được với dân chúng nên tỷ giá tự

do trở thành tín hiệu chính để hầu hết các thành phần kinh tế tham chiếu cho các tính

toán kinh tế của mình.

Cách tốt nhất để hạn chế sự phát triển của thị trường chợ đen là hợp thức hoá

phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ mà người dân chỉ có thể được đáp ứng thông qua chợ

đen.

2. Mơ rộng đối tượng tham gia đầu tư và môi giới:

Hiện nay, trên thị trường liên ngân hàng của Việt Nam, chỉ có các doanh nghiệp

xuất – nhập khẩu được tham gia mua bán trên thị trường liên ngân hàng thông qua các

chi nhánh của các NHTM trong vai trò môi giới.

Nên mở rộng đối tượng môi giới ra các tổ chức được NHNN (hoặc một uỷ ban

quản lý thị trường ngoại hối) cấp giấy phép, ví dụ như các công ty chứng khoán, các

“nhà cái” ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Khi đó, các chi nhánh của NHTM sẽ phải

cạnh tranh với các nhà môi giới mới này trong việc mua bán ngoại tệ.

Các quỹ đầu tư và các cá nhân nên được phép tham gia đầu tư trên thị trường

liên ngân hàng thông qua các nhà môi giới. Việc đầu tư vào ngoại tệ cũng tương tự

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 15 -

Page 16: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

như việc đầu tư vào các loại tài sản khác. Nhà đầu tư có thể mở tài khoản giao dịch

ngoại tệ tại các công ty môi giới tương tự như tài khoản chứng khoán rồi nạp VND

hoặc USD vào tài khoản và giao dịch mua bán ngoại tệ. Khi muốn rút tiền, họ sẽ phải

bán ngoại tệ ra thị trường để lấy VND. Bằng cách này, tuy họ có tài khoản đầu tư bằng

ngoại tệ nhưng trên thực tế ngoại tệ không chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng.

3. Tách hoạt động sư dụng ngoại tệ khoi đầu tư:

Hiện tại hoạt động sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu

cũng như của cá nhân không được tách bạch khỏi hoạt động đầu tư.

Nên cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như người dân được mua ngoại tệ

để nhập khẩu hàng hoá hoặc đi du lịch/công tác nước ngoài từ các NHTM. Việc này sẽ

tương tự như người dân ra nước ngoài sử dụng thẻ Visa. Họ được mua với tỷ giá thống

nhất cộng với một tỷ lệ phí nhất định do rút ngoại tệ ra khỏi hệ thống liên ngân hàng.

NHTM sẽ áp dụng các mức phí khác nhau cho các đối tượng là doanh nghiệp hoặc

khách hàng cá nhân. Nhà nước có thể quy định các tỷ lệ tối thiểu cho các đối tượng

này.

Hiện nay, ở châu Âu, bên cạnh mức phí tối thiểu, người dân muốn sở hữu ngoại

tệ sẽ phải trả thêm từ 1 – 2% cho các khoản mua ngoại tệ cho các mục đích cá nhân.

Thủ tục mua ngoại tệ nên đơn giản. Với lượng mua thấp, chẳng hạn dưới 1.000 USD,

người dân chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân. Với lượng mua lớn hơn, họ phải

khai mục đích sử dụng.

Bởi tỷ giá mua ngoại tệ tiền mặt thường cao hơn tương đối so với tỷ giá liên

ngân hàng nên việc đầu tư bằng cách mua ngoại tệ gửi tiết kiệm thường không phải là

lựa chọn của nhà đầu tư.

4. NHNN: bo tư duy phân phối:

Trong một nền kinh tế thị trường, giá cả cần phải bình đẳng cho mọi đối tượng

và mục đích sử dụng. Nếu Nhà nước muốn hỗ trợ đối tượng nào hãy sử dụng chính

sách tài khoá.

Trong thị trường ngoại hối, mọi mục đích sử dụng ngoại tệ như xăng dầu hay

mỹ phẩm cần được đối xử bình đẳng. Các đối tượng này sẽ đều phải mua ngoại tệ với

tỷ giá như nhau, phản ánh cung – cầu ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế. Nếu Nhà nước

muốn trợ giá cho xăng dầu hay hạn chế việc mua mỹ phẩm, hãy áp dụng các biện pháp

thuế quan.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 16 -

Page 17: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Chỉ với tư duy này NHNN mới thực sự đóng vai trò là người tạo lập và điều tiết

thị trường ngoại hối. Là một tay chơi nắm thông tin ro ràng nhất và có vốn lớn nhất,

NHNN chắc chắn sẽ nhanh chóng làm giàu được quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia tương

tự như các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan

thực hiện sau năm 1997.

5. Bảo vệ giá trị sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền Việt Nam:

Trước hết, cần nhận diện và vận dụng các qui luật của tiền tệ: Lượng tiền nội tệ

cung ứng vào lưu thông càng lớn (bất luận từ kênh nào) so với mức đã bão hòa trước

đó thì tỷ giá càng tăng (đo bằng số đồng nội tệ/một đồng ngoại tệ), cũng đồng nghĩa

với lạm phát càng cao. Và ngược lại, bất kể lúc nào có lạm phát là có hiện tượng cung

tiền các kỳ trước đó quá cao so với nhu cầu thực của nền kinh tế. Cầu về ngoại tệ càng

lớn thì tỷ giá cũng càng tăng (nhưng chỉ trong ngắn hạn, nếu nền kinh tế không bị đô

la hóa) và ngược lại, tức là khi lãi suất huy động ngoại tệ phải càng tụt thì tỷ giá mới

sẽ phải tụt theo. Lãi suất nội tệ càng tăng thì ngược lại, không những tỷ giá sẽ càng tụt

mà chỉ số lạm phát cũng sẽ càng giảm… Suy cho cùng, sức mua đối nội và đối ngoại

của đồng nội tệ phải tăng tiến tới ổn định thì mới chống được lạm phát và giảm phát –

Đó là nguyên lý lý thuyết bất di bất dịch.

Thứ hai: Từ những nguyên lý mang tính qui luật nói trên, để chống gia tăng tỷ

giá lúc này cần phải có các giải pháp tương ứng để làm “xì hơi” từ từ các áp lực đang

làm cho tỷ giá và lạm phát tăng. Trong đó giải pháp mạnh để làm “xì hơi” có hiệu ứng

ro nhất chính là dùng ngoại tệ dự trữ (ngay cả rất hiếm cũng phải cân nhắc, sử dụng)

để mua tiền đồng vào, bán ngoại tệ ra theo các địa chỉ được xem là đang có áp lực lớn

nhất và thiết thực nhất.

Đồng thời với việc này là hàng loạt các giải pháp khác mang tính ngắn hạn như

phải có tín hiệu siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ và giảm ro rệt sự chi tiêu của

Chính phủ; Tăng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu trên thị trường tiền tệ sơ cấp; Nếu

cần, cũng phải tăng cả dự trữ bắt buộc tiền gửi; Sử dụng nhiều hơn các công cụ của

chính sách tiền tệ để tạo sóng lan tỏa tới thị trường tín dụng, lấy “đà” để tự thị trường

có điều kiện giảm dần lãi suất nội tệ theo qui luật; Về hành chính, phải công bố giảm

mạnh lãi suất huy động ngoại tệ, tăng mạnh lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và tiến tới

giảm dần, từng bước có lộ trình chấm dứt tín dụng ngoại tệ và tín dụng vàng; Buộc các

tổ chức tín dụng phải chuyển khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp từ nguồn huy động

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 17 -

Page 18: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

sang dư nợ tín dụng thay vì hạch toán vào mục “đầu tư”; Cân đối lại chi và tiêu ngân

sách nhà nước; Tạm dừng nhập khẩu những đơn hàng không thiết yếu; Đa dạng hóa cơ

cấu danh mục tiền dự trữ cũng như phương tiện thanh toán quốc tế…

Những giải pháp mang tính trung và dài hạn: Tăng cường các biện pháp mạnh

về quản lý nhà nước để chống đô la hóa bằng luật và hệ thống hành chính một cách

cương quyết sao cho trên đất Việt Nam nhất thiết chỉ tiêu tiền Việt Nam đối với mọi

thành phần, mọi khu vực kinh tế; Xác định lộ trình để không còn tín dụng ngoại tệ và

tín dụng vàng trong thị trường vốn; Quản lý chặt việc cung ứng tín dụng và sử dụng

phương tiện thanh toán của tất cả các nhóm ngân hàng, kể cả các ngân hàng có nhân tố

nước ngoài; Tiến tới khuyến khích các dòng ngoại tệ chảy vào Việt Nam chỉ được đi

qua thị trường ngoại hối và thị trường trái phiếu chính phủ,g cường mở chi nhánh

và/hoặc mở ngân hàng 100% vốn Việt Nam tại nước ngoài để vừa phát triển thị trường

dịch vụ ngân hàng ra nước ngoài, vừa đáp ứng nhanh nhất các nhu cầu tiền đồng ngay

từ ngoài biên giới lãnh thổ cho khách vào đầu tư hay du lịch tại Việt Nam; Phát triển

mạnh hệ thống các doanh nghiệp phụ trợ để cải thiện ro rệt cơ cấu chi phí trong giá

thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu theo hướng chi phí mua nguyên, nhiên liệu, sức

lao động cũng như thiết bị máy móc do Việt Nam sản xuất sẽ chiếm tỷ trọng lớn, tăng

mạnh hàm lượng nội địa hóa giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam; Có lộ trình chuyển

dứt khoát mô hình Ngân hàng Nhà nước hiện nay sang mô hình Ngân hàng Trung

ương độc lập với Chính phủ; Hình ảnh đồng tiền Việt Nam phải ngày càng được cải

thiện không chỉ về niềm tin vào sức mua ổn định, mà tiến tới cả về mệnh giá và tính

độc lập được bảo vệ, được tin tưởng trong mọi tầng lớp công chúng.

Thứ ba: Trên thị trường bất động sản, chỉ nên đáp ứng tín dụng trung và dài hạn

cơ bản bằng nguồn vốn có độ dài tương ứng qua thị trường chứng khoán/hoặc qua các

cơ chế chuyên nghiệp như ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, Công ty tài chính,

Quỹ đầu tư… độc lập hoặc hạch toán độc lập trong ngân hàng thương mại. Để thực

hiện được điều đó cần phải có cơ chế minh bạch cho phòng ngừa, kiểm soát rủi ro.

Đặc biệt là giải pháp “chứng khoán hóa” tín dụng bất động sản cần phải thông qua

thông tin về xếp hạng tín dụng, về kết quả kiểm toán độc lập đủ độ tin cậy cao, không

nên áp dụng nguyên lý “nồi lẩu nợ thập cẩm” tín dụng bất động sản như ở Mỹ đã làm

trong những năm 2001 – 2009. Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam còn

yếu, giải pháp hữu hiệu lúc này cho vấn đề giảm rủi ro tín dụng bất động sản chính là:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 18 -

Page 19: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Ngay trong các ngân hàng thương mại lớn nên thành lập các đơn vị hạch toán độc lập

như ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, công ty tài chính… để thực hiện các hoạt

động dịch vụ và tự doanh chuyên nghiệp về lĩnh vực bất động sản, như: thuê mua tài

chính, bảo hiểm khoản vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán bất động sản, bảo lãnh

vay vốn, hay lập Quỹ đầu tư tín thác để hình thành đội ngũ các nhà kinh doanh chuyên

nghiệp, trước khi ngân hàng thương mại có thể trở thành tập đoàn tài chính ở Việt

Nam.

Thứ tư: Trên thị trường chứng khoán, đề nghị Chính phủ có chính sách buộc

mọi doanh nghiệp cổ phần đều phải lên sàn, từng bước dẹp bỏ thị trường IPO không

chính thức hay IPO khép kín nội bộ. Để chống pha loãng cổ phiếu, mọi doanh nghiệp

cổ phần chỉ được phép phát hành bổ sung khi và chỉ khi có phương án tăng qui mô sản

lượng sản xuất kinh doanh một cách minh bạch và tổng số vốn cần huy động bổ sung

buộc phải đồng thời dưới 2 hình thức với tỷ lệ tương đương nhau, gồm: cổ phiếu và tỷ

lệ trái phiếu trung, dài hạn ghi danh cho phép thanh toán trước hạn ghi ro vào trái

phiếu theo qui định bằng pháp luật… Trái phiếu được quyền thanh toán trước hạn loại

này là để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp. Theo đó, pháp luật

cần cho phép nhà đầu tư có thể sử dụng quyền này trong việc gây áp lực thanh khoản

cho doanh nghiệp phát hành. Trái phiếu này nếu duy trì được đến kỳ đáo hạn, cho

phép nhà đầu tư được quyền hoặc là thanh toán lấy tiền về 100% theo mệnh giá trái

phiếu, hoặc là qui định một tỷ lệ thích hợp được quyền chuyển bổ sung vốn điều lệ

thành cổ phiếu phổ thông theo công thức công khai ghi trong qui chế phát hành cổ

phiếu tăng vốn như sau: số cổ phiếu phổ thông thu được bằng tổng giá trị trái phiếu

được chuyển đổi chia cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó đang hình thành tại sàn

chứng khoán vào thời điểm chuyển đổi.

Tóm lại, Chính phủ cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp điều hành

kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, đặc biệt là các giải pháp về điều hành

chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và quản lý hoạt động ngân hàng để luồng chu chuyển

ngoại tệ của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực. Cán cân

thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối nhà nước được củng cố và thanh khoản

ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được đảm bảo trong những tháng vừa qua là cơ sở

quan trọng để ổn định tỷ giá USD/VND và lãi suất ngoại tệ trên thị trường trong nước

trong năm đến.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 19 -

Page 20: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

C. KẾT LUẬN:

Đánh giá thị trường ngoại hối trong thời gian qua, mặc dù niềm tin vào đồng

Việt Nam được củng cố nhưng tình trạng đô-la hóa vẫn chưa được giải quyết triệt để;

tín dụng ngoại tệ tăng cao, một số TCTD có hệ số sử dụng vốn vượt 100%, một số

TCTD huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các

nguồn vốn nước ngoài bị rút đột ngột. Trên thị trường vẫn còn tình trạng các TCTD

lách các quy định về tỷ giá làm tăng bất ổn trên thị trường ngoại hối…

Vì vậy, năm 2012, NHNN ta cần có những giải pháp điều hành chính sách tiền

tệ nói chung cũng như thị trường ngoại hối nói riêng. Cụ thể là thực hiện các biện pháp

kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ để đảm bảo tăng trưởng tín dụng bằng ngoại

tệ phù hợp khả năng huy động vốn, chủ trương hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

Ngoài ra, NHNN cần điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu

thị trường, phù hợp với quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, diễn biến cán cân

thanh toán quốc tế và các cân đối vĩ mô; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về

quản lý ngoại hối, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, thu hút các nguồn tiền đầu

tư, kiều hối,... từ nước ngoài về nước, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

Nếu thực hiện được những giải pháp này trong tương lai thị trường ngoại hối

Việt Nam chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định nền kinh tế

nước nhà.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 20 -

Page 21: Thị trường ngoại hối Việt Nam_Thực trạng và giải pháp

Thị trường ngoại hối Việt Nam - Thực trạng và giải pháp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-thi-truong-ngoai-hoi-viet-nam-.200311.html

http://www.petrotimes.vn/thuong-truong/dien-dan-kinh-te/2011/09/thi-truong-

ngoai-hoi-viet-nam-dien-bien-va-xu-the

[2]. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/01/09/tổng-quan-thị-trường-tài-

chính-việt-nam-năm-2010-và-bài-học-cho-những-năm-tiếp-theo/

[3].http://www.tinkinhte.com/tai-chinh-dau-tu/phan-tich-nhan-dinh/thi-truong-ngoai-

hoi-lam-sao-de-thao-nut-that.nd5-dt.54899.123131.html

[4].http://infotv.vtv.vn/ngan-hang-tai-chinh/tin-tuc/61585-on-dinh-thi-truong-ngoai-

hoi-ty-gia-trong-nhung-thang-cuoi-nam

[5].http://www.viet-trader.com/kien-thuc-co-ban/tim-hieu-ve-thi-truong-ngoai-

hoi.html

[6]. http://www.vnbusiness.vn/thị-trường-ngoại-hối-lặng-sóng

[7]. http://vi.wikipedia.org/thị-trường-ngoại-hối

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Châu_B16QNH - 21 -