67
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔN: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LỚP 09CDSH NHÓM SINH VIÊN TRỊNH MỘNG NHI NGUYỄN THỊ MỸ PHƯƠNG HỒ TRẦN THÚY LINH NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN LƯƠNG PHÚ KHÁNH GIẢNG VIÊN: MAI THỊ THÁI

O nhiem thuc pham

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCMNGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌCMÔN: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

LỚP 09CDSHNHÓM SINH VIÊNTRỊNH MỘNG NHINGUYỄN THỊ MỸ PHƯƠNGHỒ TRẦN THÚY LINHNGUYỄN THỊ THANH TUYỀNLƯƠNG PHÚ KHÁNH

GIẢNG VIÊN: MAI THỊ THÁI

I.Nhiễm độc thực phẩm do tác nhân hóa họcNhững chất hóa học cho vào thực phẩm theo ý muốnNgộ độc do kim loại nặng lẫn vào thực phẩm Ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vậtCác loại thuốc kích thích tăng trưởngNgộ độc thực phẩm do bản thân thực phẩm có chứa chất gây độc tự nhiênCác chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến, các hợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩm

Các chất hóa học cho vào thực phẩm theo ý muốn chủ yếu là chất phụ gia thực phẩm.a. Khái niệm chất phụ gia thực phẩm-Là một chất có không có giá trị dinh dưỡng, khôngđược tiêu thụ thông thường như một thực phẩm vàkhông được sử dụng như thành phần của thực phẩm-Là một chất chủ ý bổ sung vào thực phẩm để giảiquyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến,bao gói, bảo quản, vận - chuyển thực phẩm, nhằmcải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thựcphẩm đó-Tồn tại trong thực phẩm với một giới hạn tối đa chophép đã được quy định

b. Mục đích khi sử dụng chất phụ gia thực phẩm Bảo quản thực phẩm-Chất sát khuẩn: muối nitrat, nitrit, acid benzoic, natribenzonat, natri borat (hàn the)…-Các chất kháng sinh: chloramphenicol, tetracycllin,streptomycin, penicillin…-Các chất chống oxy hóa: acid ascobic, acid citric, acidlactic…-Chất chống mốc: natri diacetat, diphenyl…

Tăng tính hấp dẫn của thức ăn-Chất tạo ngọt tổng hợp: saccarin-Các phẩm màu: vô cơ, hữu cơ, tổng hợp-Các chất làm trắng bột: khí chlor, oxit nitơ-Chất làm tăng khả năng thành bánh, dai, dày của bột:bromat, hàn the-Chất làm cứng thực phẩm: canxi clorua, canxi nitrat

c. Tác dụng tích cực của chất phụ gia thực phẩm-Tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích vàkhẩu vị của người tiêu dùng-Giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩmtới khi sử dụng-Tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thựcphẩm và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫntrên thị trường-Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm

d. Những nguy hại của phụ gia thực phẩm-Gây ngộ độc cấp tính-Gây ngộ độc mãn tính: dùng liều lượng nhỏ, thườngxuyên, liên tục, một số chất phụ gia thực phẩm tíchlũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài-Nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gen,quái thai, nhất là các chất phụ gia tổng hợp-Nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm: pháhủy chất dinh dưỡng, vitamin

e. Phân tích một số hóa chất thường có trong thực phẩm Hàn the-Borat còn gọi là hàn the. Đó là tên thương mãi của hóa chấtsodium tetra borateb decahydrate, có công thức là

Na2B4O7.10H2O.

-Là một loại bột trắng dễ hòa tan trong nước-Khi tiếp xúc với nước, ngoài tính hòa tan, chất này còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bảo hòa với 12 phân tửnước. Chính vì tính chất sau cùng này mà hóa chất trên đượcứng dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm

-Ngộ độc borat cấp tính, cơ thể sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng:

nhức đầu – cơ thể bải quải – mạch tim đập nhanh – áp suất

máu giảm – có thể bị phong giựt (seizure) và đi đến bất tỉnh.

Qua tiếp nhiễm dài hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm

(depression), và đối với phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn vì

hóa chất này sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng

-Là một hóa chất có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ-Vì đây là một loại thuốc sát trùng nhẹ cho nên tính độc hại của nó cũng ảnh hưởng lên con người. Khi tiếp xúc với borat qua đường thực quản, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu như bị dị ứng và có thể đưa đến tử vong khi hấp thụ một liều lượng lớn. Qua đường khí quản, da hoặc mắt, cơ thể cũng có phản ứng tương tự nhưng nhẹ hơn.

-Khi cho borat vào từng loại thực phẩm: Bánh tráng, bánh phở, hủ tiếu được dai, cứng, lâu thiu hơn Các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc và lâu thiu Các loại thực phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borat, chúng trở nên nên cứng và có vẻ tươi trở lại.

Để lòng bò được trắng, giòn,

để lâu vẫn tươi,lòng bò được

bỏ vào hồ nước rồi đổ chất tẩy

vào tẩy trắng và ngâm với hàn

the

Những miếng bì khô cho vào chậu nước,nước ngâm

bì bẩn nên bì thường ngả màu, thâm đen. Trước khi

bán phải tẩy bì bằng hóa chất, một muỗng nhỏ thuốc

tẩy ngâm với 200 lít nước có thể tẩy trắng hàng tạ bì.

Chất tẩy trắng bì không nhãn mác, chỉ có dòng chữ

viết tay "bột tẩy trắng" trên vỏ bao

Sulfite- Là một loại hóa chất thuộc nhóm sulfur có thể xâm nhập vào thực phẩm tự nhiên trong môi trường hay được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay làm tăng hương vị đặc biệt của thực phẩm- Theo FDA, 1% người tiêu dùng bị hóa chất này ảnh hưởng và làm dị ứng từ trạng thái nhẹ hoặc có thể đi đến tử vong

-Ở Việt Nam dùng hóa chất trên dưới các dạng trên và cóthêm chlor vào để nhằm hay mục tiêu, bảo quản thựcphẩm và làm trắng sản phẩm. Do đó, nguy cơ độc hại rấtcao vì nguyên tố chlor (chloro-sodium sulfite) là mộtnguyên nhân gây ra ung thư lên con người.-Đây là một loại bột trắng, khi bị tiếp nhiễm qua đường khíquản, căn cứ theo Cơ quan Quyền lực Âu châu về An toànThực Phẩm (AESA), cơ thể con người sẽ cảm thấy bị khóthở và có thể bị nghẹt thở. Đôi khi bị ho. Sự hiện diện củanguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của nguy cơ ung thưnếu bị tiếp nhiễm lâu dài.

Sulfua đioxit được dùng để làm thịt nhìn tươi hơn

Tẩy trắng bánh đa bằng hóa chất Sodium Hydrosulfite

Chất tạo màu nhân tạo (màu tổng hợp)-Được sử dụng trong phạm vi tương đối hẹp, thường sử dụng trong sản xuất bánh kẹo và đồ uống, rau quả-Các cơ quan bảo vệ sức khỏe cấm dùng nhiều chất màu nhân tạo để chế biến thực phẩm vì chưa biết hết tác dụng phức tạp của nó đối với cơ thể ngườiTatrzinLà chất dẫn xuất của acide pyzazol carboxylic, có màu vàng chanh, được dùng trong sản xuất bánh kẹo, mứt, rượu, vỏ ngoài phomát, thịt chín

Quinolein vàng-Là muối natri của monosilphonic và disulphonic của quinophtalin và quinolyindanedion, có màu vàng, được dùng trong sản xuất kẹo, rượu vỏ ngoài pho mát, thịt chín…AzorubinLà muối natri của acide anphtolsulphonic, có màu đỏ. Chất này được sử dụng trong công nghiệp nhuộm và in. chúng được dùng trong sản xuất mứt, kẹo, siro, nước giải kháttất cả các màu tổng hợp đều độc hại đối với con ngườiChất màu vô cơChủ yếu dùng để trang trí thực phẩm. Một số chất thường gặp là carbonat, bioxyl titan, oxyt sắt, oxyt nhôm, bạc. Phần lớn các màu vô cơ có tính độc

Các loại bánh mứt, hạt dưa đều có chất tạo màu nhân tạo

Melamine

-Là hợp chất hữu cơ, công thức hóa học là C3H6N6,

màu trắng, dạng bột tinh thể tan nhẹ trong nước- Melamine được biết đến như một chất gây hại nếu nuốt, hít và có thể hấp thụ qua da.- Mắt, da và đường hô hấp có thể gây kích thích khi tiếp xúc với melamine, nếu tiếp xúc lâu dài với melamine có thể gây ung thư và ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản.- Liều độc của melamine khá cao với liều gây chết trung bình là hơn 3 g/kg trọng lượng cơ thể.

- Do melamine có mức độ nitrogen cao - chiếm 66% khối

lượng nên việc cho melamine vào sữa lừa người tiêu dùng và

lừa được cả máy móc xét nghiệm về hàm lượng đạm (protein)

cao trong sữa, nhưng thực chất không phải như vậy.

- Về độc tính, melamine không được trao đổi chất, mà nhanh

chóng bài tiết qua nước tiểu. Tuy chưa có dữ liệu về độc tính

của melamine qua đường miệng ở người, nhưng các nhà khoa

học đã thấy có tác hại trên chuột. Tệ hại hơn, Trung tâm

Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) đã có kết luận rằng có

bằng chứng trên động vật thí nghiệm cho thấy, melamine có

sản sinh chất gây ung thư trong cùng điều kiện mà nó sản

sinh ra sỏi bàng quang.

Hầu hết các cuộc kiểm tra

protein hiện nay vẫn căn

cứ vào hàm lượng ni-tơ,

khi thêm melamine vào

sữa, chỉ số xét nghiệm sẽ

cho thấy hàm lượng ni-tơ

rất cao, gây hiểu lầm là

lượng protein cao, nhưng

đó chỉ là đạm giả, vì ni-tơ

trong melamine không có

giá trị dinh dưỡng.

f. Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm

-Chỉ được phép sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh tại thị

trường Việt Nam các phụ gia thực phẩm trong danh mục và

phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng vệ

sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền

-Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục trong sản

xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực

phẩm phải thực hiện theo “Quy định về chất lượng vệ sinh

an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế”

-Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục phải đảm bảo: Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính vốn có tự nhiên của thực phẩm-Các chất phụ gia thực phẩm trong “Danh mục lưu thông trên thị trường” phải có nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định

-Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: Trước khi sử dụng một chất phụ gia thực phẩm cần chú ý xem xét: Chất phụ gia có nằm trong danh mục hay không? Chất phụ gia có được sử dụng với thực phẩm mà cơ sở định sử dụng không? Giới hạn tối đa cho phép của chất phụ gia đó đối với thực phẩm là bao nhiêu? (mg/kg hoặc mg/lít) Phụ gia đó có phải cho thực phẩm hay không? Có bảo đảm các quy định về chất lượng vệ sinh an toàn, bao gói, ghi nhãn theo quy định hiện hành hay không?

Nước thải từ nhà máy ra ruộng

2. Ngộ độc do kim loại nặng lẫn vào thực phẩma. Nguyên nhân của sự ô nhiễm các kim loại nặng

Các nguyên tố kim loại nặng tồn tại và luân chuyển trong tự nhiên thường có nguồn gốc từ chất thải của hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các kim loại ấy trong quá trình công nghệ hoặc từ chất thải sinh hoạt của con người.Sau khi phát tán vào môi trường dưới dạng nói trên, chúng lưu chuyển tự nhiên, bám dính vào các bề mặt, tích lũy trong đất và gây ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, đó là căn nguyên chính dẫn đến tình trạng thực phẩm bị ô nhiễm

Rau quả sẽ bị ô nhiễm nếu được trồng trên nguồn đất ô nhiễm kim loại nặng, được tưới nước bị ô nhiễm.Cá, tôm, thủy sản nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng thường bị ô nhiễm. Gia súc, gia cầm được nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm (rau, cỏ...) được uống nguồn nước ô nhiễm thì thịt thành phẩm cũng khó tránh khỏi ô nhiễm các kim loại nặng. Ngoài ra thực phẩm có thể bị ô nhiễm các kim loại nặng một cách trực tiếp do thực phẩm bị tiếp xúc với các vật liệu dễ nhiễm kim loại nặng trong quá trình sản xuất và bao gói chứa đựng thực phẩm

Nước thải từ nhà máy ra sông

b. Hậu quả của ô nhiễm kim loại nặng lên Đối với người tiêu dùng- Gây ngộ độc cấp tính. Vd asen với liều lượng cao có thểgây chết người ngay- Ngộ độc mãn tính hoặc tích lũy Đối với thức ăn- Làm hư hỏng thức ăn. Ví dụ: chỉ cần có vết đồng cũng đỏkích thích quá trình oxy hóa và tự oxy hóa dầu mỡ…- Làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Ví dụ: chỉcần vết kim loại nặng cũng đủ để kích thích sự phân hủyvitamin C, vitamin B 1…

c. Một số kim loại nặng thường thấy trong thực phẩm

Asen (As)- Asen không được coi như một vị khoáng cần thiết.- Hợp chất vô cơ của asen với liều lượng cao rất độc- Ngộ độc do asen chủ yếu là ngộ độc cấp tính: bịnhiễm với liều lượng 0.06g As là đã bị ngộ độc, vớiliều lượng 0.15g/người có thể gây tử vong. - Liều lượng tối đa asen có thể chấp nhận được hàngNgày cho người là 0.05mg/kg thể trọng

-Triệu chứng ngộ độc:• Cấp tính: như bị dịch tả, xuất hiện rất nhanh, cókhi ngay sau khi ăn phải asen. Bệnh nhân nônmửa, đau bụng, tiêu chảy, khát nước dữ dội, mạchđập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím chết sau 24 giờ• Mãn tính: do tích lũy lượng nhỏ asen trong thờigian dài, có các biểu hiện: mặt xám, tóc rụng, viêmdạ dày và ruột, đau mắt, đau tai, cảm giác về sự di động bị rối loạn, gày gòm, kiệt sức

Chì (Pb)-Chì là một thành phần không ần thiết của khẩu phần ăn-Trung bình liều lượng chì do thức ăn, thức uống cung cấp cho khẩu phần ăn hàng ngày từ 0.0033-0.005 mg/kg thể trọng. Nghĩa là trung bình một ngày, người lớn ăn vào cơ thể từ 0.25-0.35 mg chì.-Với liều lượng đó hàm lượng chì tích lũy sẽ tăng dần theo tuổi, nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng cho rằng sự tích lũy liều lượng đó có thể gây độc đối với cơ thể bình thường khỏe mạnh

-Liều lượng chì tối đa hàng ngày có thể chấp nhận cho người, do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0.005mg/kg thể trọng-Triệu chứng ngộ độc chì: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, trong nước tiểu có poephyrin, phụ nữ dễ bị sẩy thai

Cho pin để bánh chưng nhanh chín và trong hơn có thể gây ung thưCác chất từ pin chủ yếu là kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) và thạch tín (As)...

Thủy ngân (Hg)-Thủy ngân không có chức năng gì cần thiết trong quá trình chuyển hóa cơ thể con người và thường có rất ít trong thực phẩm rau quả-Nếu thực phẩm có thủy ngân rất có tác hại cho sức khỏe con người.- Biểu hiện của ngộ độc thủy ngân: bệnh nhân thường có biểu hiện có vị kim loại trong cổ họng, đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi, bệnh nhân bị kích động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày thường chết vì suy thận

Đồng (Cu)

-Đồng là một thành phần cần thiết cho cơ thể do thức ăn đưa vào hàng ngày từ 0.033-0.05 mg/kg thể trọng. Với liều lượng này, người ta không thấy có tích lũy đồng trong cơ thể người bình thường-Liều lượng đồng chấp nhận hàng ngày cho là 0.5 mg/kg thể trọng. Liều lượng này không đáng lo ngại với điều kiện nồng độ molypđen và kẽm trong thức ăn không vượt quá giới hạn thông thường, vì các chất này ảnh hưởng đến chuyển hóa của đồng trong cơ thể của người

-Đồng không gây ngộ độc cho tích lũy, nhưng nếu ăn phải một lượng lớn muối đồng, thì bị ngộ độc cấp tính -Biểu hiện của ngộ độc gây như nôn nhiều do vậy làm thoát ra một lượng lớn đồng ăn phải. Cũng vì vậy ít thấy trường hợp tử vong do ngộ độc đồng. Chất nôn có màu xanh đặc trưng của đồng, sau khi nôn, nước bọt vẫn tiếp tục ra nhiều và trong một thời gian dài vẫn còn dư vị đồng trong miệng

Kẽm (Zn)-Kẽm là thành phần tự nhiên của thức ăn cần thiết cho đời sống của con người-Một khẩu phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0.17-0.25 mg Zn/kg thể trọng. Hàm lượng kẽm được quy định giới hạn trong thức ăn từ 5-10ppm không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng-Ngộ độc do kẽm cũng là ngộ độc cấp tính, do ăn nhầm phải

một lượng lớn kẽm (5-10g ZnSO4 hoặc 3-5g ZnCl2) có thể gây

tử vong với triệu chứng như: có kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, tiêu chảy, mồ hôi lạnh, mạch đập khẽ, tử vong

Thiếc (Sn)-Thiếc là một thành phần bình thường của khẩu phần ăn, không có chức năng sinh lý gì, nhưng tính chất độc hại rất thấp.-Liều lượng thiếc trong thực phẩm thường được quy định cho phép từ 100-200mg/kg-Thông thường không quá 100mg thức ăn có vị kim loại khó chịu và như vậy đã không đạt tiêu chuẩn về trạng thái cảm quan

f. Đề phòng ô nhiễm và ngộ độc do kim loại nặng-Từ việc phân tích các con đường ô nhiễm trên của các nguyên

tố kim loại nặng có thể thấy vấn đề phòng ô nhiễm và ngộ độc kim loại nặng là vấn đề cần thiết, phải gắn liền với các giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đất, nước và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm.

-Cần tiến hành việc điều tra khảo sát và thông báo rõ nguy cơ ô nhiễm này cho cơ quan chức năng để kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho những vùng sản phẩm bị ô nhiễm.

-Cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bao gói, đồ chứa đựng... về chỉ tiêu kim loại nặng để đảm bảo các thực phẩm, đồ dùng không gây nhiễm vào thức ăn, nhất là thức ăn cho trẻ em

3. Ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vậta. Hóa chất bảo vệ thực vật-Hiện nay các thuốc trừ sâu, trừ mốc trong nông nghiệp

được gọi bằng tên chung là hóa chất bảo vệ thực vật-Nhu cầu sử dụng hóa chất bảo vệ thức vật ở nước ta

khoảng 30-40ngàn tấn/năm-Bên cạnh những mặt lợi, việc sử dụng hóa chất bảo vệ

thực vật có thể để lại nhiều tác hại cho môi trường và sức khoẻ của con người

-Hóa chất bảo vệ thực vật có thể gây độc cho người qua các con đường chính như: thuốc ngấm vào trong đất, nguồn nước, và không khí (khi phun qua đó vào thức ăn đồ uống và vào cơ thể con người).

-Thuốc có thể trực tiếp ngấm qua da do tiếp xúc, thuốc ngấm vào thức ăn, đồ uống do vô tình hay hữu ý.

-Đặc biệt quan trọng là dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn dư trên bề mặt thực phẩm rau quả do người sản xuất thực hành sai nguyên tắc.-Con đường lây nhiễm độc chủ yếu qua đường ăn uống (tiêu hóa) chiếm 97.3% . Qua da và hô hấp chỉ chiếm 1.9 và 0.8%. Thuốc gây độc chủ yếu là WOLFATOX (77.3%), 666 (14.7%), DDT (8%), ngoài ra còn một số loại thuốc trừ sâu như: Carbaryl, Coumaphos, Lindan, Trichlorphon, Dichlorvos, Diazinon, Fenchlorphos, Chlopyrifos

b. Biểu hiện lâm sàng của khi ngộ độc hóa chất bảo vệ thựcvật Hội chứng về thần kinh-Rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ, giảm trínhớ-Rối loạn thần kinh thực vật như ra mồ hôi, ở mức độ nặnghơn có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt.Nặng hơn nữa có thể tổn thương đến não, hội chứng nhiễmđộc não thường gặp nhất là do thủy ngân hữu cơ sau đó đếnlân hữu cơ và chlor hữu cơ Hội chứng về tim mạchCo thắt mạch ngoại vi, nhiễm độc cơ tim, rối loạn nhịp tim,nặng là suy tim, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ, chlor hữucơ và nicotin.

Hội chứng hô hấpViêm đường hô hấp trên, thở khò khè, viêm phổi nặng hơn có thể suy hô hấp cấp, ngừng thở, thường là do nhiễm độc lân hữu cơ và chlor hữu cơ.Hội chứng tiêu hóa-gan mậtViêm dạ dày, viêm gan mật, co thắt đường mật thường là do nhiễm độc chlor hữu cơ, carbamat, thuốc vô cơ chứa Cu, SHội chứng về máuThiếu máu giảm bạch cầu, xuất huyết, thường do nhiễm độc cho, lân hữu cơ carbamat. Ngoài ra trong máu có sự thay đổi hoạt tính của một số men như men Axetyl cholinesteza do nhiễm độc lân hữu cơ. Ngoài ra có thể thay đổi đường máu. Tăng nồng độ axit pyruvic trong máu.

c. Phân tích một số hóa chất bảo vệ thực vật thường đượcdùng DDT (dichloro-diphenyl-trichloroethane)-DDT thuộc nhóm chlor hữu cơ, có tác dụng diệt sâu bệnh,duy trì hoạt tính trong vài tháng, nó khá bền vững trongmôi trường bên ngoài.-Vào cơ thể nó tích lũy khá lâu ở các mô cơ và gan. DDT chỉgây ngộ độc cho người và gia súc khi qua đường tiêu hóa-Liều gây chết đối với người chưa xác định được rõ ràng, cóthể nó ở mức độ trung bình khoảng 500mg/kg.-Do đặc tính tích lũy lâu trong cơ thể, nếu dùng DDT với liềuthấp dài ngày cũng có thể gây ngộ độc và tử vong.

666 công thức C6H6Cl6 (Hexachlorocyhexane)

-666 kết thành bột không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan mạnh trong dung môi hữu cơ-Khác với DDT, 666 gây nhiễm độc mạnh ở sâu bọ và ít gây độc với động vật máu nóng-666 sau 1 lần dùng vẫn còn tồn tại trong cơ thể một thời gian dàicác hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm Chlor hữu cơ bao gồm DDT VÀ 666 đều có tính tích lũy lâu trong cơ thể và là chất gây độc đối với hệ thần kinh trung ương, thường được tích lũy trong các mô mỡ và thải trừ rất chậm

Nhóm lân hữu cơ-Cũng có tác dụng mạnh đối với côn trùng và thực vật có hại -Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ thường được dùng với nồng độ thấp, thời gian tồn tại trên cây trồng ngắn và được phân hủy rồi đào thải nhanh khỏi cây trồng. Khi phân hủy, nó thường tạo ra các sản phẩm ít độc hoặc không độc-Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ có tính chuyển hóa nhanh trong cơ thể động vật có xương sống nên nó thường gây tác dụng độc lên hệ thần kinh, làm tê liệt men axetyl cholinesteraza và gây ngộ độc cấp tính.

Hóa chất dùng để ướp trái cây-Táo, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu sắc vẫn không thay đổi nhiều. Đặc biệt là trái cây nhập ngoại lưu thông trên thị trường nhiều ngày do tốn thời gian vận chuyển nên hầu hết đều được giới kinh doanh trái cây phun lên một lớp hóa chất bảo quản giữ trái cây tươi lâu-Hóa chất này có gốc chlor, peroxit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không mùi, không vị, không màu nên rất khó phát hiện. Những loại hóa chất này thẩm thấu rất mạnh vào bên trong củ quả

-Thông tin từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho thấy tại một số địa phương ở các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng giáp biên giới, người ta còn sử dụng cả chất 2,4D (thuốc diệt cỏ) để tẩm ướp củ quả nhằm mục đích bảo quản được lâu.-Các hóa chất này thấm vào bên trong làm trái cây cứng và giảm vị ngọt nhưng nguy hại hơn là chất bảo quản dễ gây ung thư và một số bệnh khác.-Gần đây, hóa chất được phát hiện dùng để phun hay tẩm nhanh trái cây sau thu hoạch là chất carbendazim. Chất này có tác dụng trị nấm, được xếp vào loại hóa chất gây rối loạn hệ thống nội tiết tố.

Quýt là một trong những loại quả có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thựcvật cao nhất

 

d. Biện pháp phòng chống ngộ độc chất hóa chất bảo vệthực vật-Tăng cường công tác quản lý hóa chất bảo vệ thực vật chặtchẽ của ngành nông nghiệp. Chỉ nhập hoặc sản xuất các loạihóa chất bảo vệ thực vật có hiệu quả cao đối với sinh vật gâyhại nhưng ít độc đối với người và động vật-Các loại rau quả tươi sử dụng ăn ngay cần phải thực hiệnnghiêm túc các biện pháp sau: Tôn trọng và đảm bảo thời gian cách ly quy định cho từngloại hóa chất bảo vệ thực vật trên từng loại rau quả Với rau quả nghi là có khả năng đã bị phun thuốc hóa chấtbảo vệ thực vật cần rửa sạch, ngâm nước nhiều lần. Với loại rau quả có vỏ, vẫn phải được rửa sạch rồi mới cắtbỏ vỏ

4. Các loại thuốc kích thích tăng trưởnga. SHS-Đây là chất chưa rõ công thức hóa học được dùng để kíchthích giá đỗ tăng trưởng-Loại thuốc trên có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhãn thuốc chỉghi: Vô căn giá đậu tố (chất kích thích giá đậu sạch không rễ)chữ viết tắt SHS. Ngoài hộp thuốc có ghi tác dụng là điều tiếtphối chế bằng nhiều loại thực vật sinh trưởng, rất công hiệu,không độc hại.-Sau khi tác dụng vào đậu sẽ có khả năng ức chế không chogiá mọc rễ, làm cho giá đậu to, mập, trắng nõn, nâng cao đượcchất lượng, tăng được sản lượng.

b. Hormon sinh trưởng-Bình thường, động vật tự tổng hợp được những hormonecần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhằm thulãi và tăng thời gian quay vốn, người sản xuất vô lương đãsử dụng thường xuyên thức ăn chứa hormone hoá học tổnghợp để tăng tốc quá trình trên ở vật  nuôi-Có hai loại thuốc phục vụ cho mục đích trên. Đó là nhómchất kích thích tăng trưởng và nhóm nguy hại hơn đối vớisức khỏe NTD - hormone sinh trưởng.

-Một lượng tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thịt có thể gâyra các hiệu ứng sau cho NTD: Phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh; gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh; tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc; gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn; làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tạo ra con giống yếu ớt; không sống được khi không có kháng sinh; một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ

Không thể đánh giá thịt qua bên ngoài

5. Ngộ độc thực phẩm do bản thân thực phẩm có chứa chất gây độc tự nhiêna. Ngộ độc cá nóc-Cá nóc là nguyên nhân của các vụ ngộ độc gây chết người

thường gặp ở nước ta. Ở Việt nam, qua khảo sát phát hiện có trên 20 loài cá nóc và chủ yếu là cá nóc độc

-Độc tố cá nóc có tên là Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh sản (Buồng trứng, túi tinh), mắt, mang, da, máu. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7)

-Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4 mg thịt cá có độc tố đã giết chết 1 con thỏ 1kg. Với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chếtngười

Triệu chứng ngộ độc:Lúc đầu xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng, tê ở môi, lưỡi, sau đó xuất hiện dị cảm kiến bò ở mặt, chân tay. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, váng đầu, đau bụng, có thể tiêu chảy, buồn nôn, vã mồ hôi, nói khó, nuốt khó: Dần dần bị liệt chân tay, cuối cùng là liệt hành tủy, giảm huyết áp, loạn nhịp tim, liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim mạch. Nếu sống qua 24 giờ thì hy vọng có thể sống được.

b. Ngộ độc cóc-Độc tố có trong cóc gọi là bufotoxin. Các bufotoxin

chính là: bufotalin, bufotonin, bufotenin …-Độc tố bufotoxin có trong: da cóc, trứng cóc, gan

cóc-Thịt và xương cóc không có độc tố bufotoxin.

-Ăn thịt cóc bị ngộ độc là do thịt cóc bị nhiễm độc từ các cơ quan chứa độc của cóc (da cóc, trứng cóc, gan cóc…). Điều này xảy ra trong quá trình làm thịt cóc: tay lột da cóc bị dính nhựa cóc sau dó tiếp tục cầm nắm vào thịt cóc, hoặc làm bể trứng cóc, hoặc để sót trứng cóc.

Lưu ý: độc tố trong cóc không bị nhiệt phân huỷ.

Triệu chứng ngộ độc cócXuất hiện 1-2giờ sau khi ăn

-Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn-Rối loạn tim mạch: huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin.-Rối loạn thần kinh và tâm thần: Bufotenin có thể gây ảo giác, ảo tưởng, rối loạn nhân cách. Với liều cao hơn nữa, có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, cuối cùng gây ngưng thở.

-Tổn thương thận, viêm ống thận cấp, vô niệu

c. Ngộ độc nấm Nấm độc màu vàng sáp (Gyromitra)-Có màu vàng sáp hay nâu, mũ nấm có nhiều nếp nhăn như bềmặt đại não, phát triển nhiều vào màu xuân-Chất độc trong nấm Gyromitra là acide havelic làm tan huyếtvà gây độc cho gan.-Ngộ độc xảy ra 8-10 giờ sau khi ăn nấm. Đau bụng, nôn, sauđó xuất hiện vàng da và có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vongtới 36%

Nấm độc màu nhạt (Amanita phalloides)-Mũ nấm đầu tiên nằm trong bao chung có dạng trứng, màu trắng. Khi trưởng thành mũ nâng lên và phá vỡ bao chung, mũ trở thành dạng lồi phẳng. Mũ màu đen nhạt, khô, mép không có khía rõ. Thịt nấm màu trắng.Cuống nấm màu trắng, hình trụ, hơi phình dạng củ ở gốc. Ở độ cao 2/3 kể từ gốc lên có vòng cuống dạng màng màu trắng. Gốc cuống có bao chung, màu trắng.-Độc tố của nấm là chất amanita hemónysin (độc tố mạnh nhất trong các độc tố có nguồn gốc thực vật, gây biến đổi trầm trọng ở gan và hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong tới 90%).-Ngộ độc xảy ra 9-11 giờ sau khi ăn, gây rối loạn dạ dày, ruột kèm theo đau bụng, vô niệu, gan to, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong. Có thể tử vong trong 6-16 ngày

Nấm đỏ (Amanita muscaria)-Mũ nấm khi còn non hình trứng, sau đó nâng lên dạng lồi rồi phẳng, màu sắc sặc sỡ: vàng, da cam đến đỏ. Trên mặt mũ có phủ vẩy trắng rất dễ tróc khỏi mũ. Mép mũ do những vết nhăn lõm xuống, màu trắng, đường kính mũ 6-12m. Cuống nấm hình trụ, hơi phình ở gốc, màu trắng, dài 5-10cm, đường kính 1-1,5cm, ở giữa rỗng. Vòng cuống màu trắng, đôi khi mép màu vàng-Nấm chứa cholin, muscarin và muscaridin. Muscarin gây tác hại cho hệ thần kinh giao cảm. Cholin không độc lắm nhưng khi bị oxy hoá thì thành chất rất độc-Ngộ độc xảy ra sau 1-6 giờ sau khi ăn, gây toát mồ hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy, co đồng tử, trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật. Tỷ lệ tử vong thấp

d. Thực phẩm chứa nhiều taninChứa nhiều tanin nhất là bắp chuối, ổi non, trái non, nước tràđặc, cà phê... (đa số có vị chát). Tanin là chất có thể gây táobón, ức chế hấp thu chất sắt trong thực phẩm nên có thể gâythiếu máu, thiếu sắt nếu sử dụng nhiều và thường xuyêne. Thực phẩm chứa nhiều nitric-nitratĐó là các loại như nước củ dền, củ dền đỏ, muối dưa chưachín (còn hăng). Nếu ăn nhiều các thứ này, có thể bị nhức đầu,nôn ói, tiêu chảy, thiếu ôxy, tím môi, tím mặt và thậm chí gâytử vong ở trẻ em.  Phân đạm bón rau là nitrat, nếu tồn dư trongthực phẩm ăn vào có thể nhiễm vào cơ thể. Nitric, nitrat cũngthường được dùng để bảo quản thịt, cá lâu hư.

f. Thực phẩm chứa nhiều chất solanin Củ khoai tây rất tốt cho sức khỏe nhưng khi chúng mọc mầmthì lại chứa nhiều chất solanin có thể gây tử vong cho trẻ em.Khi sử dụng chúng, phải khoét sâu, bỏ hết phần chân gốc mầmnhưng tốt nhất là tránh ăn khoai tây đã mọc mầmg. Thực phẩm chứa nhiều chất xyanhydricĐó là sắn (khoai mì) cao sản, măng, đậu mèo, đậu kiếm.Xyanhydric có thể gây tử vong ở trẻ em, người già, ốmyếu...

6. Các chất độc hại tạo ra trong quá trình chế biến, cáchợp chất tạo ra do phản ứng hóa học trong thực phẩma. Chất độc hại từ món nướngTrong quá trình nướng thực phẩm với nhiệt độ cao, chất béo từ

thực phẩm chảy xuống ngọn lửa bên dưới (than nóng hoặc các thanh nhiệt trong lò nướng điện), kèm theo đó là lượng dầu được dùng để phết lên thực phẩm hoặc vỉ nướng. Dầu mỡ cháy tạo ra loại khí độc PHA (polycyclic aromatic hydrocarbon) có thể gây ung thư. PHA sẽ bám vào thức ăn qua khói.

Ngoài ra khi nhiệt tăng quá mức sẽ dẫn tới phản ứng giữa hoạt chất creatinin và axits amino có trong protein của thịt, sinh ra nhiều chất độc khác, điển hình là HCA (heterocyclic amin). HCA thường được tạo ra trong quá trình chế biến các món thịt giầu protein ở nhiệt độ cao như nướng, rán.

b. Hóa chất trong nước tương-Hóa chất có tên viết tắt là 3-MCPD, hay tên hóa học đầy đủ là3-monochloropropane-1,2-diol. Trong quy trình sản xuất nướctương, phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl)trên các loại bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, haytrong các mô mỡ động vật v.v… cho ra phế phẩm trên và mộtsố hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol. Ngay saukhi giai đoạn chế biến nước tương xong, hàm lượng của cáchóa chất trên có thể tăng lên trong giai đoạn vô chai, dự trữ, vàngay cả trong khi nấu nướng, nếu hóa chất không được khửđúng mức ngay từ lúc ban đầu.

Ảnh hưởng 3-MCPD lên con người: Tương tự như các hợp chất hữu cơ chứa chlor khác, 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên cao hơn mức an toàn của cơ thể có thể chấp nhận được, nguy cơ bị ung thư sẽ xảy ra. Theo Ủy ban Khoa học Thực phẩm Âu châu, 3-MCPD được xếp vào hạng hóa chất có nguy cơ gây ung thư và di truyền (genotoxic carcinogen). Sự hiện diện của hóa chất trong cơ thể phải được hạn chế tối đa, và định mức chấp nhận hàng ngày trong cơ thể (Tolerable Daily Intake – TDI) là 2ug/Kg/cơ thể.

II. Nhiễm độc thực phẩm do tác nhân lý học-Ô nhiễm vật lý phóng xạ:  Sự ô nhiễm vào thực phẩm các vậtlạ hay phóng xạ tự nhiên là thường gặp nhất. Ô nhiễm phóngxạ sang thực phẩm tươi sống có thể xẩy ra khi có sự cố về môitrường (nổ hoặc dò dỉ phóng xạ từ các nhà máy điện nguyêntử, hay từ các trung tâm ứng dụng nguyên tử, hay từ các trungtâm ứng dụng phóng xạ), cũng có khi phóng xạ ở những vùngmỏ có chất phóng xạ. Các loài động vật và thực vật ở trongphạm vi vùng bị ô nhiễm, khi người ăn các loại thực phẩm nàythì bị nhiễm luôn. Các nguyên nhân ô nhiễm thực phẩm do tácnhân vật lý thường ít khi gây ngộ độc cấp tính mà thường bịtích luỹ từ từ.

-Các mảnh thuỷ tinh, gỗ, kim loại, đá sạn, xương, móng, lông, tóc và các vật lạ khác lẫn vào thực phẩm cũng gây nguy hại đáng kể như gãy răng, hóc xương, tổn thương niêm mạc dạ dày, miệng…

-Dùng chung dao, thớt hoặc để lẫn thực phẩm tươi sống với thức ăn chín. Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.-Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn.-Tay và miệng người bán hàng, người chế biến, nhân viên phục vụ bàn.-Người chế biến đang bị các bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, ói, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.-Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường, không che đậy thức ăn để bụi bẩn.

III.Một số biện pháp thông thường trong xử lý ngộ độcthực phẩmLoại trừ chất độc ra khỏi cơ thể:

-Gây nôn: thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay vào họng để kích thích nôn

-Rửa dạ dày: rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa.

-Tẩy ruột: nếu thời gian ngộ độc lâu trên 6 giờ thì có thể dùng thuốc tẩy magie sulphat, natri sulphat.

-Gây bài niệu bằng cách truyền dịch.

Giải độc:-Dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt-Trung hòa chất độc-Giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc

Nói chung khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời những biện pháp thông thường.

END