25
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tre luồng tại Thanh Hóa I. Tổng quan: Tính cho tới năm 2013, theo thống kê của sở Nông nghiệp và PT Nông thôn ghi trong báo cáo kế hoạch xây dựng vùng thâm canh luồng bền vững, Thanh Hóa có tổng khoảng 71.000 Ha rừng luồng nằm trên 15 huyện, trong đó 80% luồng tập trung tai khu vực miền núi Thanh Hóa, cụ thể là trên 7 huyện phía tây gồm có : Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh và Ngọc Lặc. 85% diện tích rừng luồng là đất 02 đã được giao cho dân có sổ chứng nhận quyền sử dụng trong vòng 50 năm, 15% còn lại thuộc các khu vực quốc doanh như nông trường, lâm trường, các khu quản lý rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Hầu hết các hộ nghèo đều lấy cây luồng làm nguồn thu nhập chính, đặc biệt khi gia đình có việc lớn như cho con đi học, cứoi gả, ốm đau thì rừng luồng thực sự trở thành Ngân Hàng của các gia đình. Đây cũng là nguyên nhân chinh dẫn đến hiện tượng khai thác quá mức các diện tích rừng luồng gây nên nguy cơ suy thoái nặng các diện tích luồng của người nghèo. 1: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH CHUỔI GIÁ TRỊ daq Đầu vào Sản xuất Thu gom Tiêu thụ Chế biến

Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tre luồng tại Thanh Hóa

I. Tổng quan: Tính cho tới năm 2013, theo thống kê của sở Nông nghiệp và PT Nông thôn ghi trong báo cáo kế hoạch xây dựng vùng thâm canh luồng bền vững, Thanh Hóa có tổng khoảng 71.000 Ha rừng luồng nằm trên 15 huyện, trong đó 80% luồng tập trung tai khu vực miền núi Thanh Hóa, cụ thể là trên 7 huyện phía tây gồm có : Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh và Ngọc Lặc.85% diện tích rừng luồng là đất 02 đã được giao cho dân có sổ chứng nhận quyền sử dụng trong vòng 50 năm, 15% còn lại thuộc các khu vực quốc doanh như nông trường, lâm trường, các khu quản lý rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.Hầu hết các hộ nghèo đều lấy cây luồng làm nguồn thu nhập chính, đặc biệt khi gia đình có việc lớn như cho con đi học, cứoi gả, ốm đau thì rừng luồng thực sự trở thành Ngân Hàng của các gia đình. Đây cũng là nguyên nhân chinh dẫn đến hiện tượng khai thác quá mức các diện tích rừng luồng gây nên nguy cơ suy thoái nặng các diện tích luồng của người nghèo.

1: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH CHUỔI GIÁ TRỊ

daq

Đầu vào của cây luồng:Cây luồng là loài cây chi phí sản xuất rẻ, ít chi phí đầu vào và dễ trồng, không mất thời gian chăm sóc bảo vệ . Hiện nay, đầu vào chủ yếu cho cây luồng chỉ có giống và (rất ít người mua ) ít phân hóa học để bón lúc ban đầu. Do lợi thế của cây luồng so với các loài cây khác là ngoài việc tách bụi làm giống, cây luồng còn được tạo giống bằng phương pháp chiết cánh, hom thân rất dễ vì vây việc phát triển giống cũng như phát triển diện tích trồng luồng .Vì lợi thế về giống nên Luồng hiện nay là một trong số ít loài được phát triển theo hướng Thâm canh ( ngoài ra còn có tre trúc Cao Bằng cùng với các loài tre lấy măng khác).Sản xuất: Cây luồng Thanh hóa được trồng tập trung tại các huyện miền núi, từ khu vực đồi có triền dốc thấp đến những khu vực có độ dốc lớn tới 35-40 đô.Là loại cây trồng 1 lần nhưgn có thời gian thu hoạch kéo dài tới 40-50 năm, thậm trí có những rừng luồng đã trên 60 năm nhưng vẫn có chất lượng cao.

Đầu vào Sản xuất Thu gom Tiêu thụChế biến

Page 2: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Việc chăm sóc luồng không đòi hỏi mất nhiều thời gian: chủ yếu là công chặt , tỉa, dọn cành nhánh trước mùa thu hoạch …

Sản phẩm. Đã từ lâu đời, cây luồng được xem là cây trồng bản địa của miền núi Thanh Hóa và chỉ có cây luồng ở khu vực này mới có chất lượng cao nhất: thân to, gióng dài, thẳng nhất và đanh nhất. và là laoì cây nguyên liệu cho nhiều laoị sản phẩm tre luồng từ sản phẩm thủ công đến các sản phẩm Công nghiệp.Lao động: Theo số liệu từ các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, lang Chánh, Bá Thước thì có từ 75 tới – 82 % người trồng luồng là người các dân tộc mường, thái trong đó có tới trên 50% hộ nằm trong danh sách hộ nghèo.Phần lớn các nông dân trồng luồng đều sản xuất theo thói quen và kinh nghiệm, dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thực hiện các hoạt động tập huấn kỹ thuật, nhưng số lượng người được tiếp cận còn rất hạn chế.

Điều kiện sản xuất: phần lớn các khu vực có luồng đều nằm ở các khu vực vùng núi cao, thiếu đường vận suất nên khi thu hoạch luồng người dân phải chặt, vác thủ công mất rất nhiều công sức khoảng cách vác nếu gần thì cũng 3-4 trăm mét, nhưng có khi lại dài trên vài nghìn mét, người nông dân phải tận dụng địa hình lao dốc hoặc cho luồng trôi dọc các đoạn sông, suối, vừa làm giảm chất lượng cây luồng vừa mất rất nhiều thời gian. Có khi cả ngày khai thác chỉ được khoảng 10 cây luồng.Thị trường. Trước năm 2005, thị trường tiêu thụ luồng chủ yếu là xây dựng, lượng luồng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 40-50% trữ lượng khai thác mà giá lại rất thấp, chỉ 400-450đ/kg ( nghiên cứu của GRET/LDP 2006. từ năm 2007 , đặc biệt là từ năm 2009 tới nay, với sự phát triển của các cơ sở sản xuất, chế biến luồng và các sản phẩm mới như nan ván sàn, ván ép, đũa, bột giấy… thị trường tiêu thụ luồng đã bùng nổ, luống được bán cho rất nhiều phân khúc thị trường, tất cả các phân khúc đều có nhu cầu lớn nên 100% lượng luồng đến tuổi khai thác và được khai thác đều được tiêu thụ ngay. Giá luồng tăng nhanh theo từng năm: năm 2008 giá 700đ/kg, năm 2011, giá 950đ/kg; năm 2013 giá luồng đạt 1100đ/kg.Thu gom: Vai trò của thu gom: Mặc dù được xem là ngân hàng của người ngèo, nhưng không phải khi nào cần tiền nông dân đều có thể thu hoạch luồng để bán ngay, vì vậy họ thường phải ứng tiền trươc từ thu gom,rrồi sau đó thu hoạch luồng sau để trảMặt khác, tuy diện tich trồng luồng tại Thanh Hóa rất lớn, và là nguồn cung chủ yếu cho tất cả các ngành, các tỉnh có sản phẩm từ tre luồng, nhưng việc thiếu đường vận suất, và vùng sản xuất nằm ở các khu vực vùng sâu, núi cao cùng với việc các hộ trồng luồng phần lớn là hộ ngèo, diện tích trồng luồng nhỏ, số lượng khai thác ít, không có phương tiện vận chuyển… đã hạn chế rất nhiều việc khai thác tập trung cây luồng. phần lớn luồng được chặt tỉa ở nhiều khu vực khác nhau, sau đó được dùng các phương tiện vận tải nhỏ hoặc vác bộ để chuyển về một khu vực tập trung để có thể đưa lên phương tiện vận tải đường dài.Hai yếu tố trên chính là nguyên nhân cho sự hình thành và phát triển tất yếu của mạng lười thu gom địa phương, những người vừa đóng vai trò quỹ tín dụng khẩn cấp vừa là người vận chuyển, gom hàng và tiêu thụ tập trung.

Page 3: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Lực lượng thu gom và phân loại.: theo khảo sát và phỏng vấn của nhóm ngành hàng cuối năm 2012, trên 4 huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang chánh có tới 118 thu gom chia làm 3 cấp: Thu gom thôn bản, thu gom xã và thu gom cấp huyệnChế biến:Các loại hình chế biến.Các sản phẩm chế biên chính.Công nghệ và đầu tư.Thị trường.Tiêu Thụ

2: CÁC TÁC NHÂN TRONG CÁC KHÂU

-TT giống -Hộ nông dân -Hộ gia đình -Hộ gia đình

-Hộ gia đình -Người làm thuê -Hộ cá thể -Doanh nghiệp

-Đại lý bản lẻ -Thương lái

-Người làm thuê

60% người nghèo 80% người nghèo 50% người nghèo 90% người nghèo

3: QUAN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN

Đầu vào Sản xuất Thu gom Tiêu thụChế biến

TT Giống

Hộ gia đình

Đại lý vật tư

Hộ sản xuất

Thương lái

Hộ gia đình

Doanh nghiệp

Hộ gia đình

Xuất khẩu

Hộ gia đình

Các Nhà máy

Page 4: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

4: SỰ THAM GIA CỦA NGỪƠI NGHÈO:

6: GIÁ, CHÍ PHÍ, LỢI NHUẬN, THU NHẬP2. Cơ sở sản xuất-chế biến (tính trên 1 tháng sản xuất)

Kết quả sản xuất kinh đoanh của HTX Sông Mã tháng 8/2011

TT Khoản mục ĐVT Số lượngĐơn giá

(đ)

I Doanh thu       1,213,479,800.00

  Nan bào Nan 250000 1200 300,000,000.00

  Rác ngâm Kg 328426 2300 755,379,800.00

Cung cấp vật tư đầu vào Sản xuất Thu gom Chế biến Xuất khẩu

-Hộ gia đình-Người bán vật tư-Người làm thuê

-Nông dân-Người làm thuê

-Nông dân-Người làm thuê

Người làm thuê Người làm thuê

Các Nhà máy

Page 5: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

  Bột giấy nghiền Kg   4600 -

  Đũa thô Kg 38275 4000 153,100,000.00

  Thu khác đồng     5,000,000.00

II Chi phí       1,118,612,840.00

2.1 Chi phí sản xuất       841,112,840.00

 Nguyên liệu TTSX nan (nan thô, ống, luồng cây…) cây 9000 23000 207,000,000.00

 Nguyên liệu TTSX rác ngâm ( mắt ống, rác đũa…) m3 155700 620 96,534,000.00

  Chi phí lương công nhân đồng     166,213,750.00

  Mua vật tư (xút, lưu huỳnh…) đồng     433,616,250.00

  Điện sản xuất đồng     22,887,500.00

  Chi phí tiền ăn đồng     10,430,000.00

2.2 Chi phí vận chuyển, bán hàng       212,000,000.00

2.3 Chi phí quản lý       24,500,000.00

  Lương quản lý đồng     22,500,000.00

  Đồ dừng văn phòng, đthoại đồng     2,000,000.00

2.4 Khấu hao TSCĐ đồng     30,000,000.00

2.5 Chi khác đồng     11,000,000.00

III Lợi nhuận đồng     94,866,960.00

  Một số chỉ tiêu hiệu quả      

Page 6: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

  Lợi nhuận/doanh thu %    

Nhận xét: Thông tin chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh của 1 xưởng sản xuất (HTX Sông Mã) cho thấy:Tổng doanh thu đạt 1,21 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ rác ngâm, bột giấy nghiền là chủ yếu, chiếm tới 62,8%.Lợi nhuận đạt khá cao, ở mức 94,8 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của tháng 8 đạt 7,8 %. Tỷ suất này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX có lãi, đạt hiệu quả.

7: TẠO VỊÊC LÀM:

8: DỊCH VỤ THÔNG TIN – PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG:

9: DỊCH VỤ ĐÀO TẠO –TƯ VẤN – KHKT:

10: khÓ KHĂN:4.3.2 Những khó khăn, hạn chế trong chế biến luồng tại Quan Hóa

Các cơ sở đang hoạt động đều gặp phải những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

và các vấn đề liên quan đến chính sách

TT Các khó khăn chủ yếu SLTỷ lệ (%)

I Về sản xuất    

  Nguyên liệu ko đảm bảo chất lượng 6 50,0

  Cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu 8 66,7

  Công nghệ sản xuất thấp 3 25,0

  Thiếu vốn đầu tư 9 75,0

  Cơ sở hạ tầng kém 3 25,0Lao động thay nghề thấp, không qua đào tạo, không ổn định 6 50,0

Sự liên kết của các CSCB trong huyện còn hạn chế 7 58,3

II Về thị trường  

  Thị trường không ổn định/hẹp/nợ đọng/ép giá 9 75,0

  Thiếu thông tin về thị trường 2 16,7

  Khả năng phát triển thị trường yếu 2 16,7

  Không đủ khả năng đáp ứng hợp đồng lớn 3 25,0

  Giá sản phẩm thấp, bị ép giá 3 25,0

Page 7: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

II Về chính sách   0,0

 Chưa được sự hỗ trợ nhiều từ các chính sách của nhà nước 2 16,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 12 CSCB năm 2012

4.3.2.1 Khó khăn, hạn chế trong sản xuất

Về nguyên liệu

Các khó khăn chủ yếu như: thiếu nguyên liệu sản xuất, nguyên liệu không

đảm bảo chất lượng, phải cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu (50% các cơ sở gặp

phải); Xét về quy mô sử dụng nguyên liệu thì ngành chế biến luồng tại Quan Hóa

mới sử dụng khoảng 50% lượng luồng cây khai thác trong huyện. Tuy nhiên, thực

tế hoạt động thì một số CSCB vẫn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu trong sản

xuất. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh trong thu mua với các tư thương mua luồng

xây dựng tỉnh ngoài. Khi nhu cầu luồng xây dựng tăng cao, thì giá luồng mua xây

dựng có thể cao hơn 1.000 – 2.000đ/cây so với giá mua của các CSCB trong huyện.

Chất lượng nguyên liệu cũng là một vấn đề cần phải quan tâm, mặc dù các

sản phẩm chế biến từ luồng tại Quan Hóa vẫn chủ yếu là sản phẩm thô, đơn giản

nhưng việc sử dụng luồng non cũng làm giảm chất lượng sản phẩm, và là nguyên

nhân gây suy thoái rừng luồng.

Về lao động

Mặc dù mới sử dụng khoảng 6% lao động của huyện vào chế biến luồng,

nhưng nhiều cơ sở vẫn thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề. Lao động chủ

yếu là người dân tộc thiểu số, còn mang nặng tính chất cộng đồng, phong tục tập

quán, hiệu suất lao động không cao. Việc thuê lao động nơi khác đến cũng rất khó

khăn, do Quan Hóa là vùng sâu, vùng xa, không thích hợp với lao động miền xuôi,

bên cạnh đó các CSCB không có khả năng tài chính để trả lương cho lao động miền

xuôi để họ sẵn sàng lên làm việc tại Quan Hóa.

Lao động tay nghề thấp ảnh hưởng tới việc áp dụng công nghệ mới vào sản

xuất, đưa vào sản xuất các sản phẩm đòi hỏi sự khéo léo, phức tạp hơn.

Về vốn

Page 8: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Đa số CSCB tại Quan Hóa là cơ sở sản xuất nhỏ và siêu nhỏ, hạn chế về khả năng

tài chính, tuy đã được vay vốn từ ngân hàng NN và PTNT Quan Hóa (16,7 tỷ đồng

– năm 2012) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất. Việc xin hỗ

trợ, vay vốn từ nguồn hỗ trợ nhà nước, quỹ tín dụng nước ngoài gặp khó khăn do

một số vướng mắc về thủ tục, khả năng viết các đề án/dự án xin hỗ trợ. Có tới 75%

số cơ sở thiếu vốn/ít vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới, xây

dựng cơ sở hạ tầng.

Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất thấp cũng là một khó khăn chủ yếu mà các cơ sở đang

gặp phải. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm của vùng. 83%

các CSCB luồng Quan Hóa là cơ sở sản xuất sản phẩm sơ chế (đũa thô, nan ván sàn

, rác ngâm - bột giấy), các sản phẩm này giá trị thấp, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu thấp

(20% nguyên liệu), gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tuy nhiên việc đầu tư công

nghệ mới vừa gặp khó khăn về vốn, và thiếu thông tin thị trường, chưa tiếp cận với

thị trường xuất khẩu.

Vấn đề liên kết

Liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng luồng Quan Hóa còn rất lỏng

lẻo. Ở khâu chế biến, việc liên kết trong mua bán luồng, các sản phẩm chủ yếu bằng

miệng, dựa trên sự quen biết và tin cậy giữa người mua và người bán. Do đó, gây ra

một số hạn chế, và rủi ro tiềm ẩn như:(1) Hiện tượng tranh mua, tranh bán, cạnh

tranh không lành mạnh giữa các tư thương/thu gom, giữa các xưởng chế biến; (2)

Không có ràng buộc chặt chẽ về chất lượng nguyên liệu, dẫn đến việc khó kiểm soát

chất lượng luồng khai thác; (3) sản xuất nhỏ lẻ, không đủ năng lực để đáp ứng hợp

đồng lớn, ; (4) Thiếu sự hợp tác, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ và

chính sách.

Về tổ chức, quản lý

Công tác quản lý còn nhiều bất cập: đối với những hộ cá thể thì người chủ

vẫn kiêm nhiệm hết mọi công việc từ thu mua nguyên liệu, điều hành sản xuất, giao

dịch với khách hàng, hoạch toán và thu chi tài chính. Đối với các HTX việc phân

Page 9: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

công công việc hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao còn chồng chéo và không

hiệu quả do việc phân công nhiệm vụ không gắn với quyền lợi và trách nhiệm của

từng thành viên. Các chủ xưởng còn rất hạn chế về kiến thức quản lý và kinh doanh.

4.3.2.2 Những khó khăn về thị trường

Khó khăn gặp phải trong tiêu thụ sản phẩm là thị trường tiêu thụ không ổn định,

thị trường hẹp. Trong tiêu thụ thường xuyên xảy ra tình trạng nợ đọng va bị ép giá

(75% cơ sở gặp khó khăn này). Ngoài ra một số khó khăn khác trong tiêu thụ như:

thiếu thông tin về thị trường, khả năng phát triển thị trường yếu, giá sản phẩm thấp.

Thị trường tiêu thụ của các CSCB luồng tại Quan Hóa chủ yếu là nội địa.

Chưa có cơ sở nào có đủ năng lực để tự xuất khẩu sản phẩm của mình. Các sản

phẩm tinh chế tại Quan Hóa như đũa ăn một lần, đũa tách đều xuất khẩu qua công

ty thương mại, mang nhãn mác của các công ty thương mại đó.

Tiêu thụ sản phẩm đa số theo hình thức mua bán tự do nhất là những cơ sở

sản xuất nhỏ, chưa áp dụng hình thức tiêu thụ theo hợp đồng vì vậy chưa gắn việc

giao dịch với khách hàng chưa gắn được quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.

Chưa có một tổ chức, cơ quan hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm

luồng tại Quan Hóa. Hội tre luồng Quan Hóa đã được thành lậpt ừ 2010, tuy nhiên

hoạt động còn hạn chế, chưa thực sự mang lại lợi ích các thành viên.

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa chặt chẽ, mà nguyên nhân từ khâu

giám sát chất lượng đầu vào, và tay nghề của công nhân. Vì vậy, tỷ lệ sản phẩm bị

loại khi tiêu thụ còn cao.

4.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ

Hầu hết các cơ sở nhận định là chưa có chính sách hỗ trợ, hoặc các chính sách

hỗ trợ chưa phù hợp. Một số vấn đề chính sách mà các cơ sở gặp phải như: chính

sách thuế, chính sách về tín dụng (tuy được ưu tiên về lãi suất nhưng thời hạn cho vay

ngắn, vốn vay chưa kịp quay vòng thì doanh nghiệp đã phải lo tiền để đáo hạn)

Nhà nước (cả ở cấp tỉnh và quốc gia) đã thông qua nhiều chính sách lâm

nghiệp nhưng các chính sách này có xu hướng tập trung hơn vào lâm sản hoặc cây

Page 10: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

lấy gỗ. Trong khi đó, Nhà nước chưa ban hành quy định cụ thể về quản lý trồng và

thu hoạch Luồng, có nghĩa là nông dân Luồng tuân theo chính sách chung chung áp

dụng cho toàn ngành lâm nghiệp. Đây là vấn đề gây ra nhiều bất cập cho nông dân

tre hoặc các xưởng sơ chế, ví dụ, thuế áp dụng chung cho tất cả lâm sản, bao gồm

tre trồng. Ngoài ra, việc khai thác tre quá mức trở nên khó quản lý hơn vì tre không

được bảo vệ như gỗ.

Page 11: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

11 GIẢI PHÁP :

KHÓ KHĂN

GIẢI PHÁP

Nhóm giải pháp phát triển hoạt động chế biến luồng

Phát triển hoạt động chế biến luồng là động lực tăng trưởng kinh tế cho huyện Quan Hóa, tạo việc làm tại chỗ và tăng thu nhập

cho người dân trong huyện. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến việc hạn chế ô nhiễm môi trường từ chế biến luồng. Các giải pháp chủ

yếu như sau:

4.3.2.1 Chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng cho doanh nghiệp

Chính sách đầu tư

Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong việc đầu tư chế biến lâm sản trên địa bàn. tạo cơ chế thuận lợi, hẫp dẫn và thông

thoáng, để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài.

Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, gắn các doanh nghiệp với các cơ sở chế biến và từng hộ trồng Luồng.

Các doanh nghiệp, nhà máy chế biến Luồng có chính sách đầu tư ban đầu cho vùng Luồng nguyên liệu, để khuyến kích người dân

trong chăm sóc, bảo vệ rừng Luồng thâm canh.

Chính sách tín dụng

11

Cung cấp đầu vàoSản xuất Thu gom Chế biến Xuất khẩu

Page 12: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Vốn cho vay đầu tư phải kịp thời, đúng tiến độ tránh phải qua nhiều khâu trung gian, gây nhiều phiền hà cho cho người sản

xuất. Áp dụng Nghị Định số 41/2010/ NĐ - CP ngày 10/04/2010, với mức vay như sau: tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là

cá nhân, hộ sản xuất nông lâm nghiệp. Tối đa 200 triệu đồng đối với các hộ sản xuất kinh doanh, sản xuất nghề hoặc làm dịch vụ phục

vụ lâm nghiệp, nông thôn, tối đa 500 triệu đồng đói với các đối tượng là hợp tác xã, chủ trang trại.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia.

Cần có những chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, đặc biệt là các doanh nhân trong và ngoài nước, đầu

tư vào kinh doanh rừng Luồng, chế biến Luồng, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp chế biến Luồng mới xây dựng, hoặc đổi mới

công nghệ sản xuất, đơn giản hoá các thủ tục lưu thông thương mại

4.3.2.2 Giải pháp về nguyên liệu

Thực hiện phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến luồng, giảm thiểu sự cạnh tranh giữa các cơ sở trong thu mua luồng.

Thực hiện liên kết giữa các xưởng, thống nhất mức giá thu mua luồng, cùng hợp tác để cạnh tranh với luồng xây dựng. Hội tre luồng

Quan Hóa nên phát huy vai trò điều phối giá cả thu mua luồng nguyên liệu cho các khu vực, và các đơn vị thành viên để đảm bảo các

thành viên thuận lợi hơn cho việc thu mua nguyên liệu.

Các CSCB cần liên kết chặt chẽ với nông dân, thu gom trong việc cung cấp nguyên liệu. Cũng cần có sự đầu tư, hỗ trợ trở lại

cho nông dân trồng luồng để họ có điều kiện cung cấp nguyên liệu chất lượng, bền vững.

Thực hiện thu mua nguyên liệu theo hợp đồng nhất là đối với những cơ sở sản xuất các sản phảm công đoạn tiếp theo để chủ

động về số lượng, giá cả, chất lượng sản phẩm, nguyên liệu của từng cơ sở cung cấp và lập kế hoạch thu mua nguyên liệu, tránh tình

trạng thừa, thiếu nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các cơ sở.

4.3.2.3 Giải pháp về công nghệ

12

Page 13: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Vì phần lớn các máy móc, thiết bị chế biến hiện nay là những công nghệ và thiết bị cũ và lạc hậu, công suất thấp và hao phí

nguyên liệu cao. Đây chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của ngành hàng, hao phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy

cần khuyến khích áp dụng những công nghệ, thiết bị tiên tiến thân thiện với môi trường, sản xuất và chế biến kết hợp với đa dạng hoá

sản phẩm, sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có.

Sử dụng công nghệ thông tin vào nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm. Đây là

bước khởi đầu của hội nhập và tiếp cận thị trường.

Các chủ cơ sở chế biến luồng nên tích cực tìm kiếm và mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Góp phần tăng

hàm lượng công nghiệp trong sản xuất, trong kết cấu sản phẩm để tạo ra ngành hàng chế biến có chất lượng cao và uy tín thương mại.

4.3.2.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường.

Trong quá trình chế biến Luồng, nhất là công nghệ chế biến bột giấy lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước.

Vì vậy cần phải xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường. Thay đổi công nghệ chế biến Luồng lạc

hậu bằng công nghệ chế biến tiên tiến.

Cần có chế tài và thực hiện nghiêm các chế tài đối với việc xả thải xuống sông. Công nghệ chế biến sản phẩm thô chỉ sử dụng

hết 20% nguyên liệu luồng cây, còn lại phụ phẩm được sử dụng để sản xuất bột giấy. Chỉ có 1/7 cơ sở sản xuất giấy và bột giấy tại

Quan Hóa có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên cũng không hoạt động liên tục, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Do lợi ích về kinh

tế, và cũng hạn chế về khả năng tài chính nên các CSCB chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra các hoạt động sản xuất ở cơ sở, xưởng, nhà máy chế biến Luồng để phát hiện ngăn chặn kịp

thời những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, cũng cần có nguồn hỗ trợ từ các chương trình/dự án của nhà nước, cùng với các doanh nghiệp xây dựng và áp

dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và địa phương

13

Page 14: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

4.3.2.5 Tăng cường đào tạo nghề

Trình độ, tay nghề của người lao động quyết định năng suất lao động. Vì vậy đối với các CSCB luồng Quan Hóa rất cần thiết

có lực lượng lao động lành nghề của địa phương. Trên thực tế, công tác đào tạo lao động chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết đều

công nhân đều tự học hỏi qua quá trình lao động. Trong thời gian tới cần chú ý hơn đến đào tạo lao động, đào tạo những ngành nghề,

kỹ thuật mà các đơn vị đơn có nhu cầu lớn như: thợ dập đũa, thợ điện, thợ cơ khí, thậm chí cả đội ngũ cán bộ kế toán.

Các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Sở Nông nghiệp và PTNT, đào tạo nghề của Trung tâm khuyến

công - Sở công thương nên áp dụng rộng rãi, hiệu quả hơn cho việc đào tạo nghề tại các CSCB luồng.

4.3.2.6 Đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất sản phẩm có GTGT cao

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu của hầu hết các cơ sở chế biến hiện tại. Các cơ quan liên quan quản

lý ngành hàng luồng ở Quan Hoá nên lập một kế hoạch về cơ cấu các loại sản phẩm có thể sản xuất trên địa bàn huyện để từ đó huy

động nguồn lực và lên kế hoạch sản xuất. Các sản phẩm có thể sản xuất như: giấy, ván nhân tạo, ngành hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mộc

dân dụng...

Sản xuất ít nhất 3 sản phẩm cho 3 công ty khác nhau là cần thiết để đối phó với những thay đổi của thị trường (bất ổn nhu cầu

và giá trong một ngành hàng không ổn định.

Phát triển các sản phẩm có GTGT cao hơn là cần thiết cho sự bền vững của ngành chế biến đang trở nên năng động hơn bởi

các lý do sau:

- Tiềm năng có những thị trường ít biến động hơn, sinh lợi nhuận cao hơn và sản phẩm đa dạng.

- Khả năng giành được sự tôn trọng và quan tâm hơn từ người mua.

14

Page 15: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

- Duy trì khả năng thương lượng với nhà đầu tư tiềm năng muốn xây dựng các xưởng chế biến khá hiện đại trong huỵện (nhà máy

Giấy Đài Loan) nếu họ nghĩ những xưởng hiện tại cũng có thể làm các sản phẩm GTGT cao hơn. Đó cũng là một biện pháp kêu gọi

đầu tư từ bên ngoài dặc biệt là đầu tư nước ngoài.

- Định hướng tạo ra sự cân bằng tốt hơn giữa các nguồn luồng và công nghiệp chế biến

Để thay đổi chính sách của địa phương theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ ở

địa phương, cần thấy rằng ngành hàng này có thể tạo nhiều việc làm tốt và thu nhập tại chỗ, do đó trở thành ngành công nghiệp GTGT

cao hơn. Vì thế sản xuất các sản phẩm GTGT cao và cần nhiều lao động, giảm bán trực tiếp luồng từ nông dân cho ngành xây dựng.

4.3.2.7 Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp

Sản xuất quy mô nhỏ lẻ dưới hình thức hộ SXKD cá thê sẽ chịu nhiều bất lợi nhất là trong khi thị trường có nhiều biến động

như: bị thiệt thòi trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, không đủ năng lực để ký kết các hợp đồng lớn, không có khả năng huy động

nguồn vốn tín dụng lớn từ các ngân hàng. Vì vậy nên khuyến khích thành lập các HTX, hoặc các công ty để tạo ra một ngành sản xuất

quy mô và mang tính chất công nghiệp.

4.3.2.8 Tăng cường vai trò của Hội tre luồng Quan Hóa

Trên cơ sở lợi thế của sự hợp tác, liên kết là để tiến tới GTGT cao hơn và sản phẩm chất lượng hơn; để có thông tin về ngành

hàng, giá, sản phẩm hay xu hướng mới; để thương lượng về giá; để bổ sung cho nhau; hợp tác trao đổi kỹ thuật và thợ lành nghề, bảo

dưỡng sửa chữa thiết bị, vận chuyển. Hội tre luồng Quan Hóa ra đời trên cơ sở sự cần thiết phải có sự liên kết để thúc đẩy phát triển

của chế biến luồng, vì vậy các thành viên trong Hội cần có ý thức xây dựng Hội, hợp tác tốt hơn để vận hành hoạt động của Hội.

Chính quyền huyện Quan Hóa cũng cần có sự quan tâm, sát sao hơn nữa trong việc hỗ trợ hoạt động của Hội tre luồng Quan

Hóa.

4.3.2.9 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm15

Page 16: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Xúc tiến công tác tìm kiếm thị trường để mở rộng thị trường cho sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới. Trong điều kiện năng lực

về thị trường của chủ các cơ sở còn hạn chế thì cần sự hỗ trợ từ những cơ quan, tổ chức, Hiệp hội.

Các doanh nghiệp cũng cần năng động hơn trong việc mở rộng thị trường, nâng cao khả năng phát triển thị trường, xây dựng

thương hiệu, nhãn mác riêng cho các sản phẩm từ luồng của Quan Hóa nói riêng, và Thanh Hóa nói chung, góp phần quảng bá hình

ảnh cây luồng của Quan Hóa, thu hút đầu tư vào ngành hàng Luồng.

16

Page 17: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

12: BẢNG TÓM TẮT:

Khâu cung cấp đầu vào Khân sản xuất Khâu thu gom Khâu chế biến Tiêu thụĐầu vào Giống, Phân, Lao động Giống, Phân, Lao động Luồng cây các loại Luồng cây, Đũa thô, nan thô,

đũa tinh, mành đan,bột giấy, rác ngâm

Hoạt động Làm giống, bón phân, làm đất và phát dọn

Trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển, bán

Khai thác, vận chuyển, mua, bán

Sơ chế, sản xuất, kinh doanh

Tiêu thụ,Sản xuất tinh

Đầu ra Luồng cây Luồng cây Luồng cây Đũa thô, nan thô, đũa tinh, mành đan,bột giấy, rác, rác ngâm

nan thô, đũa tinh, mành đan, bột giấy, rác ngâm

Tác nhân TT Giống – cửa hàng phân bón – lao động làm thuê

Nông dân, hộ gia đình, nông, lâm trường

Hộ nông dân.Thu góm cấp thôn.Thu gom cấp xã, huyện

Các HTX, Công ty, Hộ gia đình

Cơ sở chế biến và sản xuất tinh trong huyện và ngoài tỉnh

Vị trí địa lý Miền núi, tại huyện, xã Thôn, bản, nông trường Tại các bản, xã, huyện Các khu đất rộng, gần đường giao thông hoặc bên sông

Trong tỉnh và ngoài tỉnh

Sự tham gia của người nghèo

50% ( lao động làm thuê) >80% 50% lao động làm thuê

80-90% 20% lao động làm thuê trong khâu bốc vác và vận chuyển

Dịch vụ thông tin thị trừơng

Đơn vị cung ứng hàng hóa Chủ yếu do thu gom cung cấp

Chủ yếu do thu gom cấp trên và khách hàng

Khách hàng đầu ra Khách hàng

Dịch vụ đào tạo nghề

Tự phát, dự án tập huấn nâng cao, các chương trình tập huấn của ngành nông nghiệp, cơ sở sản xuất

Tự phát, dự án tập huấn nâng cao,

Không Tự đào tạo, kinh nghiêm

17

Page 18: Phan tich chuoi gia tri tre luong tai Thanh Hoa (1)

Giá thành và lợi nhuậnThách thức khó khăn

Kỹ thuật làm giống, khó chọn rừng luồng cấp nguyên liệu giống tiêu chuẩn. thiếu vật liệu và hóa chất hỗ trợ

Kỹ thuật.Áp lực chi tiêu.Diện tích đất

Thiếu phương tiện, thiếu đường vận xuất

Năng lực quản lý hạn chế; Công nghệ và thiết bị lạc hậu, lao động tay nghề thấp, thiếu vốn

Vận chuyển xa, khó khăn…Đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh, đối tác tiêu thụ ít, không có lựa chọn

Giải pháp khả thi

Xây dựng nhóm tổ hợp tác.Xây dựng mối liên kết xưởng – thu gom – tổ hợp tác ( mô hình cụm)

Trang bị phương tiện phù hợp. làm đường vận chuyển

Nâng cao năng lực quản lý; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và mua sắm thiết bị mới, đồng bộ.Hỗ trợ đào tạo nghề.Tìm vốn

Hỗ trợ phát triển các nhà máy hoàn thiện các sản phẩm tinh tại chỗ.Hỗ trợ Nâng cấp công nghệ, thiết bị cho các cơ sở nhỏ

B. ĐỀ NGHỊ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG THỜI GIAN TỚI

18