26
Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030. THUYẾT MINH TÓM TẮT Đồ án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030 ------------------------------ 1. Sự cần thiết của quy hoạch Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là các vấn đề về quản lý chất thải rắn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa được đầu tư công nghệ xử lý CTR sinh hoạt, ngay cả thành phố Lai Châu việc xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu bằng phương pháp đơn giản đốt và chôn lấp không hợp vệ sinh. Nhìn chung quá trình thu gom, vận chuyển CTR đến bãi chôn lấp tập trung rồi phân loại và xử lý theo tính chất mỗi loại thải rắn chưa được yêu cầu. Việc xử lý chất thải chưa triệt để, chưa đảm bảo vệ sinh, biện pháp xử lý đơn giản, biện pháp kỹ thuật sơ sài, gây ô nhiễm môi trường. Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc nghiên cứu “ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030” hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 2. Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch 2.1. Quan điểm quy hoạch Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững. Quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. 1

Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

THUYẾT MINH TÓM TẮTĐồ án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030

------------------------------

1. Sự cần thiết của quy hoạchCùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các đô thị và khu công nghiệp trên địa

bàn tỉnh cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là các vấn đề về quản lý chất thải rắn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa được đầu tư công nghệ xử lý CTR sinh hoạt, ngay cả thành phố Lai Châu việc xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu bằng phương pháp đơn giản đốt và chôn lấp không hợp vệ sinh. Nhìn chung quá trình thu gom, vận chuyển CTR đến bãi chôn lấp tập trung rồi phân loại và xử lý theo tính chất mỗi loại thải rắn chưa được yêu cầu. Việc xử lý chất thải chưa triệt để, chưa đảm bảo vệ sinh, biện pháp xử lý đơn giản, biện pháp kỹ thuật sơ sài, gây ô nhiễm môi trường.

Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, việc nghiên cứu “ Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030” hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

2. Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu quy hoạch2.1. Quan điểm quy hoạch

Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

Quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp.

Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn.

Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quản lý chất thải rắn tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

2.2. Mục tiêu quy hoạch

2 . 2 .1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển đô thị bền vững.

- Xây dựng hệ thống quản lý CTR hiện đại, CTR được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế ô nhiễm. CTR nguy hại được quản lý, xử lý triệt để theo các phương thức phù hợp.

1

Page 2: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.

2 . 2 .2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020:

+ 80% các đô thị có công trình tái chế chất thải thực hiện phân loại từ hộ gia đình.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 80% CTR xây dựng phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để sử dụng hoặc tái chế.

+ 50% bùn bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên và 30% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

+ 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Đến năm 2030: Nỗ lực phấn đấu để

+ 100% các đô thị có công trình tái chế CTR, thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

+ 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

2.3. Đối tượng quy hoạch

- Chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

- Chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn.

- Chất thải rắn công nghiệp.

- Chất thải rắn y tế.

- Chất thải rắn xây dựng, bùn cặn.

2

Page 3: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

- Chất thải phóng xạ là loại chất thải đặc biệt nguy hại, cần được nghiên cứu riêng và không xem xét trong quy hoạch này.

3. Đánh giá tổng hợp về hiện trạng quản lý CTR tỉnh Lai ChâuTheo kết quả điều tra khảo sát toàn tỉnh, việc thu gom, xử lý chất thải rắn tập

trung chủ yếu ở khu vực đô thị, dịch vụ thu gom ở các vùng nông thôn còn rất hạn chế.

Hiện nay CTR trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. Tuy nhiên lượng CTR xử lý mới chỉ tập trung cho các đô thị, tỷ lệ thu gom và xử lý không đồng đều, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 30-90% lượng CTR phát sinh từ đô thị. Chưa phân loại CTR tại nguồn làm tăng áp lực cho công tác thu gom, vận chuyển.

Với đặc điểm thành phần hữu cơ trong CTR sinh hoạt của các đô thị trên địa bàn tỉnh Lai Châu tương đối cao, Việc áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh để xử lý CTRSH là rất phù hợp. Để nhà máy xử lý CTR theo công nghệ chế biến phân vi sinh hoạt động tốt cần tăng cường hoạt động phân loại CTR và xây dựng các thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với rác thải y tế, tất cả các bệnh viện trong tỉnh xử lý bằng phương pháp đốt. Nhìn chung các cơ sở y tế đã đầu tư lò đốt tại chỗ hoặc thuê các đơn vị có lò đốt xử lý CTR nguy hại. Tuy nhiên, việc đầu tư các lò đốt phân tán tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm do không chuẩn hóa trong quá trình hoạt động cũng như khó đầu tư được công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, chất thải rắn công nghiệp và xây dựng hiện chưa được quản lý đúng quy định. Hiện tỉnh chưa có nơi xử lý chất thải rắn công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện việc tái chế, tái sử dụng CTR. Những chất thải có khả năng tái chế như kim loại, thủy tinh, nhựa được người dân và công nhân vệ sinh môi trường thu gom, phân loại rồi chuyển đến các cơ sở tái chế không chính thức.

Chi phí cho công tác quản lý chất thải là chi phí công ích nên luôn được đảm bảo từ nguồn chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn nên chi phí dành cho hạng mục này còn hạn chế

4. Dự báo khối lượng CTR phát sinh4.1. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

- Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị và tỷ lệ thu gom CTR tính toán theo QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng.

- CTR thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ 20% so với CTR sinh hoạt (theo kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới năm 2004).

Loại đô thị Chỉ tiêu thải chất thải rắn(kg/người.ngày)

Đặc biệt, I 1,3II 1,0III-IV 0,9V 0,8

3

Page 4: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

b. Chất thải rắn tại các điểm dân cư nông thôn

Hệ số phát thải tính theo đầu người có tính đến hệ số gia tăng chất thải hàng năm: 0,6 kg/người.ngđ.

c. Chất thải rắn công nghiệp

Khối lượng phát sinh năm 2020 là 0,2 tấn/ha và năm 2030 là 0,3 tấn/ha.

- Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán trong đô thị, khối lượng CTR thu gom được dự báo bằng 15% lượng CTR sinh hoạt đô thị.

d. Chất thải rắn y tế:

- Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện từ 0,7-1,5 kg/giường.ngđ

Tuyến bệnh viện Khối lượng CTR bệnh viện (kg/giường/ngày)

Khối lượng CTR y tế nguy hại(% tổng lượng CTR bệnh viện)

Bệnh viện cấp vùng 2,2 20Bệnh viện cấp tỉnh 1,5 20Bệnh viện cấp huyện, bệnh viện tư nhân 1,0 15

Trạm y tế xã, phòng khám tư nhân 0,7 15

e. Chất thải rắn xây dựng và bùn cặn

- Tỷ lệ phát sinh chất thải xây dựng chiếm 20% lượng chất thải rắn sinh hoạt

- Tỷ lệ phát sinh bùn cặn từ các công trình vệ sinh khoảng 0,25 kg/người.ngày.

4.2. Dự báo khối lượng CTR phát sinh theo các giai đoạn:

Loại hình chất thải Đến năm 2020(tấn/ngày)

Đến năm 2030(tấn/ngày)

Chất thải rắn sinh hoạt đô thị 113,8 201,2Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn 283,3 346,5Chất thải rắn xây dựng và bùn thải 225,5 303,3Chất thải rắn công nghiệp 117 175,5Chất thải rắn y tế 2,3 2,9Tổng cộng 742 1.029

5. Phân loại CTR tại nguồn:5.1. Chất thải rắn sinh hoạt:

CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn thành ba loại:

- Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa…, đựng bằng túi nilon màu xanh, thể tích túi trên 10 lít (chứa từ 3,5-4 kg). Các chất thải loại này sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ.

- Chất thải có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh... sử dụng túi nilon màu tối. Sau khi qua phân tách cụ thể tại điểm trung chuyển, chất thải tái chế từng loại sẽ được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế.

4

Page 5: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

- Chất thải khác: không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu giữ loại chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nilon phế thải hoặc các đồ chứa khác sẵn có trong dân. Những thành phần này sẽ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị tỉnh Lai Châu

Đô thị Tiêu chí xác địnhPhát triển KT-XH

Lộ trình thực hiệnGiai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

TP. Lai Châu – đô thị loại II

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, lịch sử và du lịch của tỉnh

Thí điểm phân loại CTR tại nguồn tại một số phường trung tâm

Áp dụng phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thành 3 loại: hữu cơ, tái chế và rác vô cơ.

Các thị trấn huyện lị còn lại

- Là thị trấn huyện lỵ- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện

- Thí điểm phân loại CTR tại nguồn trong nội thị

Áp dụng phân loại CTR tại nguồn trên phạm vi các đô thị. Nhân rộng mô hình ra khu vực nông thôn.

5.2. Chất thải rắn xây dựng:

Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư hay nhà thầu xây dựng và phải có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. CTR xây dựng nên được phân loại thành:

- Chất thải rắn xây dựng hữu cơ (cây xanh phát sinh từ quá trình giải phóng, chuẩn bị mặt bằng cho xây dựng);

- Đất, đá, bê tông, gạch vỡ, thủy tinh… (phát sinh từ quá trình, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, tháo dỡ công trình)

- Gỗ vụn, bìa, bao bì vật liệu xây dựng… (phát sinh từ quá trình xây dựng hay tháo dỡ công trình)

- Nhựa, gen nhựa… (phát sinh từ quá trình xây dựng hay tháo dỡ công trình)

- Sắt thép, ống nước cũ hỏng… (phát sinh từ trong quá trình tháo dỡ công trình)

5.3. Chất thải rắn công nghiệp:

Chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Lai Châu được phân loại thành 3 loại:

+ Chất thải rắn có thể tái chế.

+ Chất thải rắn không thể tái chế.

+ Chất thải rắn nguy hại.

Kết hợp đồng thời hai phương thức phân loại

- Phân loại CTR tại nguồn (phân loại sơ cấp): phân loại tại từng phân xưởng sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất. Trong giai đoạn trước mắt (từ nay đến năm 2020) áp dụng phương thức này đối với các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp đã và đang hoạt động. Từ năm 2020 đến năm 2030 sẽ áp dụng cho tất cả các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp còn lại

5

Page 6: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

- Phân loại CTR tại các khu phân loại tập trung (phân loại thứ cấp): nhằm tập trung một lượng lớn CTR của cùng một loại hình công nghiệp, sử dụng hệ thống máy phân loại (quạt khí, sàng lọc, từ tính, cần cẩu..) nhằm nâng cao hiệu quả đạt đuợc, thu nhiều lợi nhuận như tiết kiệm năng lượng và nhân công.

Khuyến khích tăng cường khả năng trao đổi CTR giữa các khu, cụm công nghiệp nhằm tăng khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.

5.4. Chất thải rắn y tế:

Phân loại CTR y tế theo quy định và quy trình của Bộ Y tế. Tiến hành thực hiện phân loại CTR y tế tại tất cả các cơ sở y tế trên toàn tỉnh bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân.

6. Phương thức thu gom và vận chuyển CTR:6.1. Chất thải rắn sinh hoạt:

a. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị:

Triển khai áp dụng mô hình thu gom không tiếp đất (mô hình đang áp dụng tại thành phố Lai Châu hiện nay), cụ thể như sau:

Tại các khu vực có hạ tầng giao thông thuận lợi: Người dân trực tiếp bỏ các túi đựng rác vào thùng chứa hoặc xe cuốn ép. Các thùng chứa rác đạt tiêu chuẩn được đặt tại các góc phố và các địa điểm thuận lợi cho xe chuyên dụng loại trung có thể vào gom rác, vận chuyển đến các điểm trung chuyển hoặc điểm xử lý tập trung của huyện và thành phố.

Tại các khu vực có hạ tầng giao thông không thuận lợi (xe chuyên dụng không tiếp cận được): Sử dụng nhân công dùng xe đẩy tay, gõ kẻng gom rác theo giờ thu về các điểm tập kết. Tại điểm tập kết, chất thải rắn từ các xe gom nhỏ được chuyển lên xe thu gom chuyên dụng và vận chuyển về cơ sở xử lý tập trung.

b. Chất thải rắn nông thôn:

Ưu tiên xử lý tại chỗ đối với chất thải hữu cơ (chăn nuôi, ủ phân bón, biogas...). Đối với chất thải tái chế không có nhu cầu sử dụng lại và chất trơ sẽ được thu gom thủ công hàng ngày hoặc định kỳ (tùy theo lượng thải thực tế phát sinh) chuyển đến các điểm trung chuyển (được xác định trong các quy hoạch nông thôn mới) trước khi chuyển về cơ sở xử lý tập trung.

Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại (bao bì, chai lọ đựng phân, thuốc...) được thu gom tập trung về các điểm tập kết của xã, định kỳ chuyển về các cơ sở xử lý tập trung theo quy hoạch.

6.2. Chất thải rắn xây dựng:

Đề xuất 2 phương thức thu gom và vận chuyển CTR xây dựng:

+ Phương thức 1: Các chủ đầu tư hay nhà thầu xây dựng tự chịu trách nhiệm việc thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR hoặc thuê khoán các cơ sở tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về CTR.

+ Phương thức 2: Công tác thu gom, phân loại và vận chuyển CTR xây dựng sẽ do các đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Các chủ đầu tư hay nhà thầu có trách nhiệm ký

6

Page 7: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng trên cơ sở các yêu cầu quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý CTR nói riêng.

6.3. Chất thải rắn công nghiệp:

Đề xuất 2 phương thức thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp:

+ Phương thức 1: Các cơ sở công nghiệp tự chịu trách nhiệm việc thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR hoặc thuê khoán các cơ sở tư nhân, đơn vị chuyên trách dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về CTR. Áp dụng đối với các loại CTR có thể tái chế, CTR không nguy hại

+ Phương thức 2: Áp dụng với CTR công nghiệp nguy hại. Việc thu gom, phân loại và vận chuyển CTR sẽ do các đơn vị chuyên trách thu gom định kỳ và chuyển đến lò đốt tập trung. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhiệm vụ ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý trên cơ sở các yêu cầu quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý CTR công nghiệp nguy hại nói riêng.

6.4. Chất thải rắn y tế:

CTR y tế sau khi phân loại tại nguồn được thu gom và vận chuyển đến khu vực lưu chứa chất thải của bệnh viện hoặc cơ sở xử lý. CTR y tế thông thường thu gom và vận chuyển cùng CTR sinh hoạt; CTR y tế nguy hại định kỳ thu gom, vận chuyển riêng đến lò đốt tập trung theo quy hoạch.

Trước mắt thu gom và xử lý tập trung theo quy mô huyện và thành phố. Tận dùng các lò đốt chất thải y tế đã được trang bị đầy đủ trong tất cả các bệnh viện cấp huyện trở lên. Các cơ sở y tế chưa được trang bị lò đốt có trách nhiệm phân loại, thu gom, vận chuyển đến các cơ sở y tế đã được trang bị lò đốt để xử lý.

Mô hình thu gom, xử lý tại chỗ: Áp dụng cho các huyện miền núi hoặc lượng chất thải rắn y tế rất ít như Nậm Nhùn, Mường Tè... và các xã có giao thông không thuận lợi, có bán kính thu gom xa (20-30 km trở lên tính đến cơ sở y tế có lò đốt gần nhất)

Về lâu dài các lò đốt sẽ được di chuyển ra khỏi bệnh viện theo lộ trình. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ xử lý bằng lò đốt đặt tại các cơ sở xử lý CTR tập trung theo định hướng Quy hoạch xử lý CTR y tế nguy hại toàn quốc đã được Thủ tướng phê duyệt.

7. Công nghệ xử lý:Ứng mục tiêu phát triển bền vững theo các tiêu chí như sử dụng triệt để giá trị của

CTR; giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu; đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư để đảm bảo thu hút, mạnh dạn tham gia xử lý rác tạo môi trường cảnh quan xanh – sạch. Cụ thể như sau

7.1. Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại phát sinh từ làng nghề, công ngiệp, chất thải rắn xây dựng

Áp dụng công nghệ xử lý hỗn hợp bao gồm:

+ Công nghệ sản xuất phân vi sinh với các chất hữu cơ;

+ Công nghệ tái chế với các chất vô cơ có thể tái chế;

+ Chôn lấp hợp vệ sinh với các thành phần còn lại;

7

Page 8: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

Ưu tiên các công nghệ sản xuất phân vi sinh, tái chế chất vô cơ trước khi áp dụng biện pháp chôn lấp.

7.2. Chất thải rắn nông nghiệp không nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt nông thôn:

Khuyến khích các biện pháp xử lý phân tán đối với các hộ gia đình có sản xuất chăn nuôi, trang trại, diện tích vườn rộng (các biện pháp sản xuất phân compost phân tán bằng hố ủ, bể biogas...). Tận dụng sản xuất sau ủ làm nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất, tận dụng năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi hàng ngày. Kết hợp hình thức tổ hợp vườn-ao-chuồng, đốt thiêu hủy để phòng trừ mầm bệnh, hoặc có thể dùng các thùng chứa rác tự tạo và đào các hố chứa để tự phân hủy rác; hố ủ phân trát bùn để xử lý rác thải sinh hoạt. Đối với chất thải rắn nông nghiệp không nguy hại bên cạnh các biện pháp xử lý có thể tận dụng cho sản xuất như:

+ Rơm, rạ: dùng làm nhiên liệu đốt trong sinh hoạt; nguyên liệu để nuôi trồng nấm rơm, đốt tại chỗ để tạo tro cải tạo chất lượng đất, ủ phân...

+ Vỏ trấu: nhiên liệu đốt trong sinh hoạt, lò hơi, sản xuất than trấu, củi trấu...

+ Phân gia súc: ủ bể biogas lấy năng lượng. Sản phẩm sau ủ có thể sử dụng phục vụ nông nghiệp. Nuôi giun quế làm thức ăn, nuôi trồng thủy sản.

Với các điểm dân cư tập trung xa khu vực phục vụ thu gom chất thải rắn, có thể áp dụng chôn lấp hợp vệ sinh sử dụng vôi bột và chế phẩm vi sinh E.M để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.

Về lâu dài, khi điều kiện kinh tế khu vực nông thôn phát triển, người dân đã quen với việc thu gom và xử lý CTR tập trung có thể áp dụng các lò đốt quy mô nhỏ. Lò đốt được bố trí tại các điểm trung chuyển CTR cấp xã hoặc bãi chôn lấp xã (theo quy hoạch nông thôn mới). Lượng CTR phải tập trung đủ, đảm bảo lò đốt hoạt động liên tục. Áp dụng công nghệ đốt không sử dụng nhiên liệu.

7.3. Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ làng nghề, hoạt động y tế, nông nghiệp, công nghiệp:

Xử lý bằng lò đốt chuyên dụng.

8. Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn:a. Lựa chọn vị trí các cơ sở xử lý CTR:

- Các cơ sở xử lý CTR lựa chọn theo hướng liên đô thị nhằm xử lý tập trung, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại để hạn chế chôn lấp, kéo dài tuổi thọ cơ sở xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Những định hướng quy hoạch bãi chôn lấp/cơ sở xử lý của một huyện, thành phố trong tỉnh

- Qua quá trình khảo sát thực địa và phân tích đánh giá tài liệu, số liệu, đề xuất phương án quy hoạch các cơ sở xử lý CTR sinh hoạt tại bảng sau:

b. Tiêu chí đề xuất lựa chọn vị trí và quy mô các cơ sở xử lý CTR:

- Ứng dụng bộ tiêu chí đề xuất gồm 10 tiêu chí sau:

8

Page 9: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

+ Phù hợp về địa hình, địa chất công trình, thổ nhưỡng, không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản, tránh vùng Kast, sụt lún tự nhiên, trượt lở, rạn nứt địa hình.

+ Phù hợp về thủy văn và địa chất thủy văn, tránh vùng ngập nước, xa nguồn nước mặt, nước ngầm.

+ Phù hợp về khí hậu, khí tượng cuối hướng gió, ít bão lụt.

+ Không ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái nhạy cảm.

+ Phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng và khả năng phát triển KT-XH, công nghiệp của địa phương,tiện trong vận chuyển tới cơ sở xử lý.

+ Quỹ đất đủ lớn hoặc có khả năng mở rộng đối với các bãi có sẵn, để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cần thiết dựa trên dự báo tới năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025.

+ Ưu tiên lựa chọn các cơ sở xử lý đang vận hành hoặc đã có dự án nghiên cứu làm cơ sở xử lý CTR để nâng cấp hạng phục vụ thành cơ sở xử lý cấp vùng tỉnh.

+ Khoảng cách thích hợp tới các nguồn phát sinh trong tỉnh, thuận tiện trong vận chuyển CTR tới cơ sở xử lý.

+ Nằm xa khu dân cư tập trung, không gần khu di lích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao, khu nghỉ dưỡng lớn, nguồn nước cấp lớn và các địa điểm/công trình nhậy cảm khác.

+ Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, được sự chấp thuận của cộng đồng.

c. Tổng hợp quy hoạch hệ thống xử lý CTR tỉnh Lai Châu:

Vị tríDiện tích (ha)

CS NM chế biến

phânhữu cơ

(tấn/ngày)

CS NM tái chế

(tấn/ngày)

CSlò đốt

CTR công nghiệp

(tấn/ngày)

CSLò đốt

CTR y tế(kg/ngày)

Phạm vi phục vụ

Thành Phố Lai Châu Cơ sở xử lý cấp vùng tỉnh

Bản Phan Lìn, xã San Thàng

15-20 150 80 60

300 (giai đoạn trước 2030) và 600 (giai đoạn sau

2030)

- Chôn lấp HVS CTR sinh hoạt không thể tái chế + Bùn thải + Xây dựng không thể tái chế + các thành phần không nguy hại trong CTR công nghiệp, y tế cho địa bàn thành phố.- Chế biến phân hữu cơ, tái chế chất vô cơ cho thành phố, huyện Tam Đường, Phong Thổ, các xã thuộc huyện Sìn Hồ giáp ranh với thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường- Đốt CTR công nghiệp nguy hại và CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh (trong giai đoạn đầu là thành phố và các huyện Phong Thổ, Tam Đường)

9

Page 10: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

Vị tríDiện tích (ha)

CS NM chế biến

phânhữu cơ

(tấn/ngày)

CS NM tái chế

(tấn/ngày)

CSlò đốt

CTR công nghiệp

(tấn/ngày)

CSLò đốt

CTR y tế(kg/ngày)

Phạm vi phục vụ

Huyện Tam Đường   Cơ sở xử lý cấp huyện

Bản Toòng Pẳn - Xã Bình Lư

5-7

- Chôn lấp HVS thành phần CTR sinh hoạt không thể tái chế + Bùn thải + thành phần CTR xây dựng không thể tái chế + các thành phần không nguy hại trong CTR công nghiệp, y tế cho địa bàn huyện- Là điểm tập trung, phân loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.- Là trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR nguy hại có thể tái chế đến cơ sở xử lý cấp tỉnh.

Huyện Phong Thổ Cơ sở xử lý cấp huyện

Thôn Nậm Cung - Xã Mường So

5-7

Chôn lấp HVS CTR sinh hoạt không thể tái chế + Bùn thải + Xây dựng không thể tái chế + các thành phần không nguy hại trong CTR công nghiệp, y tế cho địa bàn huyện- Là điểm tập trung, phân loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.- Là trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR nguy hại có thể tái chế đến cơ sở xử lý cấp tỉnh.

Huyện Than Uyên

Cơ sở xử lý cấp huyện (sau năm 2025 là liên huyện)

Bản Huỗi Hằm - Xã Mường Cang

7-9 50 50 (trước 2030)

Trước năm 2025: Chôn lấp HVS cho toàn bộ CTR phát sinh trên địa bàn huyện.Sau năm 2025: + Chôn lấp HVS CTR sinh hoạt không thể chế biến phân hữu cơ + bùn thải + CTR xây dựng không thể tái sử dụng + các thành phần không nguy hại trong CTR công nghiệp, y tế trên địa bàn huyện.+ Chế biến phân hữu cơ phục vụ cho địa bàn huyện Than Uyên và Tân Uyên.+ Lò đốt CTR y tế nguy hại

10

Page 11: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

Vị tríDiện tích (ha)

CS NM chế biến

phânhữu cơ

(tấn/ngày)

CS NM tái chế

(tấn/ngày)

CSlò đốt

CTR công nghiệp

(tấn/ngày)

CSLò đốt

CTR y tế(kg/ngày)

Phạm vi phục vụ

tập trung của huyện+ Là điểm tập trung, phân loại CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt+ Là trạm trung chuyển CTR công nghiệp có thể tái chế, CTR công nghiệp nguy hại đến cơ sở tái chế, lò đốt tập trung.

Huyện Tân Uyên Cơ sở xử lý cấp huyện

Đội 25, xã Trung Đồng 6-8

30 (trước 2030)

Trước năm 2025: Chôn lấp HVS cho toàn bộ CTR phát sinh trên địa bàn huyện.Sau năm 2025: + Chôn lấp HVS CTR sinh hoạt không thể chế biến phân hữu cơ + bùn thải + CTR xây dựng không thể tái sử dụng + các thành phần không nguy hại trong CTR công nghiệp, y tế trên địa bàn huyện.+ Lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung của huyện+ Là điểm tập trung, phân loại CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt+ Là trạm trung chuyển CTR sinh hoạt có thể chế biến phân hữu cơ, CTR công nghiệp có thể tái chế, CTR công nghiệp nguy hại đến cơ sở chế biến, tái chế tập trung.

Huyện Sìn Hồ Cơ sở xử lý cấp huyện

Xã Phăng Xu Lìn - H. Sìn Hồ

7-10 40 60 (trước 2030)

Trước năm 2025: Chôn lấp HVS CTR phát sinh trên địa bàn huyện (không bao gồm CTR y tế, công nghiệp nguy hại).Sau năm 2025: chôn lấp HVS sinh hoạt không thể chế biến phân hữu cơ + Bùn thải + Xây dựng + các thành phần không nguy hại trong CTR công nghiệp, y tế trên địa bàn huyện.+ Chế biến phân hữu cơ CTR trên địa bàn huyện. + Đốt CTR y tế nguy hại trên

11

Page 12: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

Vị tríDiện tích (ha)

CS NM chế biến

phânhữu cơ

(tấn/ngày)

CS NM tái chế

(tấn/ngày)

CSlò đốt

CTR công nghiệp

(tấn/ngày)

CSLò đốt

CTR y tế(kg/ngày)

Phạm vi phục vụ

địa bàn huyện.+ Là điểm tập trung, phân loại CTR công nghiệp, CTR sinh hoạt, CTR y tế.+ Là trạm trung chuyển CTR công nghiệp, CTR y tế có thể tái chế, CTR nguy hại đến các cơ sở xử lý tập trung.

Huyện Nậm Nhùn Cơ sở xử lý cấp huyện

Bản Nậm Nhùn - TT Nậm Nhùn

5-730

(trước 2030)

- Trước năm 2030:+ Chôn lấp HVS CTR phát sinh trên địa bàn huyện (không bao gồm CTR y tế, công nghiệp nguy hại).+ Lò đốt CTR y tế nguy hại- Sau năm 2030: + Chôn lấp HVS CTR phát sinh trên địa bàn huyện (không bao gồm CTR y tế nguy hại)+ Là điểm phân loại và trạm trung chuyển CTR y tế nguy hại đến lò đốt tập trung

Huyện Mường Tè Cơ sở xử lý cấp huyện

Xã Bun Tở 5

- Trước năm 2030:+ Chôn lấp HVS CTR phát sinh trên địa bàn huyện (không bao gồm CTR y tế, công nghiệp nguy hại).+ Lò đốt CTR y tế nguy hại- Sau năm 2030: + Chôn lấp HVS CTR phát sinh trên địa bàn huyện (không bao gồm CTR y tế nguy hại)+ Là điểm phân loại và trạm trung chuyển CTR y tế nguy hại đến lò đốt tập trung

9. Quy hoạch các điểm trung chuyển chất thải rắn:- Điểm tập kết chất thải rắn (áp dụng cho khu vực đô thị): Lựa chọn gần các điểm

phát sinh tập trung chất thải rắn như chợ, trung tâm thương mại; xa các điểm tập trung hoạt động ngoài trời, nhiều người qua lại như quảng trường, công viên. Các điểm tập kết bố trí trên các tuyến đường có bề rộng đủ lớn, đảm bảo hoạt động giao thông không bị cản trở. Thời gian bốc xếp mỗi điểm tối đa không quá 30 phút, sau khi kết thúc cần có xe rửa đường vệ sinh điểm tập kết. Các điểm tập kết ít ảnh hưởng đến môi trường nên có

12

Page 13: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

thể bố trí linh hoạt, tùy theo thực tế phát sinh CTR, hoạt động giao thông, bố trí các điểm công cộng… tại đô thị và sẽ được làm rõ trong các quy hoạch đô thị.

- Trạm trung chuyển chất thải rắn (áp dụng cho khu vực nông thôn): Chất thải rắn sẽ được tập trung tại trạm trung chuyển sau đó định kỳ chuyển về cơ sở xử lý chất thải rắn vùng huyện (tùy theo thực tế phát sinh chất thải rắn, khi đầy chuyến xe thì chuyển về cơ sở xử lý). Tại các xã, điểm dân cư tập trung xa cơ sở xử lý CTR vùng huyện có thể từ 1-2 xã bố trí 1 trạm trung chuyển (trường hợp xã lớn, phạm vi phục vụ rộng có thể bố trí từ 1-2 trạm). Quy mô mỗi trạm khoảng 0,1-0,2 ha, được xây dựng đảm bảo quy chuẩn QCVN 07/2010/BXD đối với trạm trung chuyển cỡ nhỏ bao gồm mái, kết cấu bao che, sân nền, có nguồn cấp nước sạch. Vị trí trạm trung chuyển không được bố trí gần nguồn nước, đầu hướng gió, các điểm nhạy cảm về môi trường, nhưng phải thuận đường vận chuyển bằng cơ giới nhỏ (xe cải tiến, xe tải nhỏ) đến khu xử lý vùng huyện. Vị trí cụ thể xác định trong các quy hoạch cấp xã.

- Mỗi cơ sở xử lý chất thải rắn cấp huyện sẽ là trạm tập trung phân loại và trung chuyển thứ cấp các thành phần chất thải không được bố trí công nghệ xử lý về các cơ sở xử lý tập trung của tỉnh.

- Đối với trạm trung chuyển chất thải rắn công nghiệp, gồm 2 loại:

+ Điểm tập kết (nằm trong ranh giới khu, cụm công nghiệp): Có vai trò tập kết các loại chất thải rắn công nghiệp trước khi đưa đến các trạm trung chuyển tập trung hoặc các cơ sở xử lý

+ Trạm trung chuyển tập trung (nằm trong các cơ sở xử lý cấp huyện): Có vai trò kết hợp với các hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và trung chuyển chất thải rắn công nghiệp nguy hại về cơ sở xử lý cấp tỉnh.

10. Đánh giá môi trường chiến lược:Xem xét và đánh giá toàn diện các tác động đến môi trường của các công nghệ

được lựa chọn áp dụng. Xem xét cụ thể các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại, cụ thể như sau:

- Vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống xử lý nước rác, khí đạt hiệu quả

- Đầu tư công nghệ tái chế hiện đại và có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường

- Công tác quản lý và vận hành bãi chôn lấp phải được thực hiện đúng và đầy đủ theo qui định của bãi chôn lấp hợp vệ sinh

- Đảm bảo trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khu xử lí

- Xây dựng khu vực bảo vệ (hệ thống cây xanh xung quanh) cách ly bãi chôn lấp, khu xử lý với khu vực dân cư xung quanh theo đúng quy định.

- Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước rỉ rác, nước ngầm, nước mặt, không khí và các rủi ro khác (bụi, tiếng ồn..) xung quanh các khu xử lý trong quá trình xây dựng và vận hành.

13

Page 14: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

11. Kế hoạch thực hiện quy hoạch:11.1. Giai đoạn 2016-2020

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đáp ứng cho việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý và nhận thức của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý CTR.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách trong đó khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý CTR.

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phân loại CTR tại nguồn. Hướng dẫn người dân thực hiện phân loại CTR tại nguồn

- Thực hiện thí điểm phân loại CTR tại nguồn tại thành phố Lai Châu

- Lập dự án và hoàn thiện xây dựng khu liên hợp xử lý CTR cấp tỉnh tại thành phố Lai Châu

- Xây dựng bổ sung các công trình xử lý nước rác cho các khu xử lý.

11.2. Giai đoạn 2020-2025

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phân loại CTR tại nguồn. Hướng dẫn người dân thực hiện phân loại CTR tại nguồn

- Thực hiện phân loại CTR tại nguồn tại TP Lai Châu. Áp dụng thí điểm phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị còn lại của tỉnh

- Đánh giá năng lực thu gom, vận chuyển CTR của các đơn vị làm công tác xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ tại Sìn Hồ và Than Uyên

11.3. Giai đoạn 2026-2030

- Triển khai thực hiện việc phân loại CTR rắn tại nguồn ở các đô thị trên phạm vi toàn tỉnh. Tiến tới nhân rộng mô hình phân loại CTR tại nguồn ra khu vực nông thôn.

- Hoàn thiện công tác xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại

- Đầu tư xây dựng mở rộng tất cả các cơ sở xử lý CTR theo quy hoạch.

- Xây dựng hệ thống xử lý CTR y tế tại các cơ sở xử lý trên địa bàn tỉnh.

12. Giải pháp thực hiện quy hoạch:12.1. Hệ thống quản lý:

- Về tổ chức thực hiện “Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lai Châu đến năm 2030” trước hết căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ UBND tỉnh giao cho các ngành, có tính đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của các ngành đó, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận dưới sự điều hành chung của UBND tỉnh.

14

Page 15: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

- Nhà nước quản lý bằng chủ trương và chính sách; khuyến khích và huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng, xã hội vào quản lý chất thải rắn; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để đẩy mạnh xã hội hóa trong quản lý chất thải rắn ở các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Cộng đồng là chủ thể thực hiện công tác quản lý chất thải rắn;

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.... tham gia thực hiện các hoạt động dịch vụ trong các khâu của quản lý tổng hợp chất thải rắn, chịu sự giám sát của cộng đồng và sự kiểm tra của Nhà nước.

12.2. Cơ chế chính sách:

Áp dụng đồng bộ các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn:

+ Huy động các nguồn đầu tư vào quản lý CTR: ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào lĩnh vực xử lý rác thải; sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; các hình thức đầu tư trong quản lý CTR cần được tạo điều kiện ưu đãi nhằm tăng sức hút; đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư; xây dựng kế hoạch và ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các cơ sở xử lý CTR.

+ Ban hành các công cụ kinh tế như phí cho người sử dụng dịch vụ; trợ cấp cho các cơ sở, cá nhân làm tốt công tác quản lý CTR; đặt cọc - hoàn trả cho các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm; giấy phép xả thải; dán nhãn môi trường, thưởng, phạt...

+ Xây dựng các cơ chế thúc đẩy phân loại CTR tại nguồn.

+ Xây dựng chính sách cho thị trường tái chế.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với cơ sở thu gom, vận chuyển CTR.

+ Xã hội hóa công tác quản lý CTR.

+ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý và xử lý CTR.

+ Tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển CTR.

+ Tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức cộng đồng.

+ Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR.

13. Khái toán kinh phí đầu tư:Tổng nhu cầu nguồn vốn khoảng 600,6 tỷ đồng trong đó:

+ Giai đoạn 2016-2020: 203,2 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2021-2025: 252,4 tỷ đồng;

+ Giai đoạn 2026-2030: 145 tỷ đồng;

Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lai Châu đến năm 2030 dự kiến sử dụng các nguồn vốn sau:

- Vốn đầu tư của ngân sách tỉnh Lai Châu;

15

Page 16: Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái …vpubnd.laichau.gov.vn/UserFiles/File/MINH TIEN/Nam 2015... · Web viewCTR y tế thông thường thu gom và vận

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030.

- Vốn quỹ bảo vệ môi trường;

- Vốn đầu tư của các đơn vị tư nhân;

- Vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức khác;

- Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế khác.

14. Kết luận, kiến nghị:Để “Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lai Châu đến năm 2030” được thực thi,

đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

- Tổ chức rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về CTR;

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR;

- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật;

- Ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các cơ sở xử lý CTR;

- Kết hợp mô hình do nhà nước quản lý - Công ty môi trường đô thị thực hiện và mô hình do doanh nghiệp thực hiện;

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Khuyến khích các doanh nghiệp môi trường đô thị sử dụng vốn tự có, vốn tín dụng để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp vói việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.

16