27
SỐ 16 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 07 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 06/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics tháng 07/2014

  • Upload
    vominh

  • View
    221

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics tháng 07/2014

SỐ 16

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 07 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 06/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

14 RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA

Hội đồng nghiên cứu rủi ro trong quản trị chuỗi cung ứng (viết tắt SCRLC), được thành lập vào năm 2006, gồm đại diện lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tầm toàn cầu như: Cisco, P&G, GR, Boeing, Coca Cola,… để chia sẻ những phương pháp quản trị rủi ro cho chuỗi cung ứng. Mới đây, Hội đồng đã công bố báo cáo về những vấn đề rủi ro mang tính toàn cầu trong quản trị chuỗi cung ứng (Emerging Risks in the Supply chain 2013) và đưa ra một số hướng để các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm.

Vấn đề 1: Rủi ro về Biến đổi khí hậu

Không thể phủ nhận là khí hậu toàn cầu đã và đang biến đổi, gây ra hàng loạt vấn đề đe dọa đến chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, lũ lụt xảy ra bất thường ở một số vùng trên thế giới nhưng lại hạn hán ở những vùng khác. Vấn đề này ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Nghiêm trọng hơn nó còn tạo ra các đợt di cư và các vấn đề chính trị khác kéo theo do thiếu hụt thực phẩm và nước ở một số khu vực trên thế giới. Một doanh nghiệp được chuẩn bị để đối phó các vấn đề xảy ra sẽ dùng cơ hội này để vượt qua đối thủ cạnh tranh thiếu sự chuẩn bị.

Vấn đề 2: Rủi ro do toàn cầu hóa, Hệ thống JIT, Chuỗi cung ứng tinh gọn

Hiện nay có 1 xu hướng chung áp dụng các quy trình sản xuất tinh gọn để giảm năng lực sản xuất dư thừa của các ngành. Điều này tạo ra lợi ích về tính hiệu quả nhưng nếu không có cân bằng hợp lý sẽ dẩn đến các gián đoạn của chuỗi cung ứng. Hàng loạt các gián đoạn do núi lửa phun ở Bán Đảo Iceland, Động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 đã làm tê liệt ngành sản xuất xe hơi và gây ra tổn thất chi phí cho toàn bộ chuỗi cung ứng xe hơi.

Vấn đề 3: Rủi ro do bất bình đẳng xã hội gia tăng và các rủi ro tiềm ẩn

Hàng ngày báo chí đầy ắp các tin tức về các bất ổn xã hội, các phong trào phản kháng, bạo lực chống lại việc phân phối của cải, việc làm bất bình đẳng trong nước và trên toàn cầu như phong trào “Chiếm lấy phố Wall”, làn sóng “Mùa Xuân Ả Rập”,…. Các sự kiện này ngày càng xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng nhiều đến chuỗi cung ứng. Ví dụ, Các cảng ở Mỹ là mục tiêu của phong trào “Chiếm lấy Phố Wall”, làm tê tiệt hoạt động vận tải, cản trở di chuyển của hàng hóa và tạo ra sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Vấn đề tương tự xảy ra ở Tunisia, Hy Lạp, Libya và Syria làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế, hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước này.

Vấn đề 4: Mất cân bằng giới tính và các rủi ro trong tƣơng lai của chuỗi cung ứng

Trung Quốc, “công xưởng của thế giới” là ví dụ rõ ràng nhất cho vấn đề này. Ở Trung Quốc, số nam giới trong độ tuổi kết hôn lớn hơn số lượng nữ giới dưới 15 tuổi là 30 triệu người. Nguyên nhân của việc mất cân bằng giới tính là do chính sách một con của Trung Quốc. Ấn Độ cũng đối mặt với tình trạng tương tự do có lịch sử văn hóa ưu chuộng con trai hơn con gái trong cơ cấu gia đình.

Vấn đề mất cân bằng giới tính này sẽ tạo ra một làn sóng nam giới ở nông thôn di dân ra thành phố để kiếm vợ dẫn đến tình trạng thành thị bị quá tải dân số, sản xuất nông thôn bị gián đoạn và thiếu hụt lương thực do thiếu lao động ở nông thôn. Trong tương lai, các nhà máy, doanh nghiệp và chuỗi cung ứng phụ thuộc vào lao động nữ (ngành may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử …) sẽ thiếu hụt nhân công và sản xuất không ổn định. Vấn đề mất cân bằng giới tính thực sự ảnh hưởng đáng kể đến Trung Quốc trong giai đoạn này đến năm 2020.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Vấn đề 5: Rủi ro về dân số gia tăng

Dân số sẽ tiếp tục tăng nhanh đến năm 2050, môi trường sẽ tiếp tục phải đối mặt nguy cơ dưới sức tiêu thụ của 9 tỷ người. Vì thế, giá nguyên liệu sẽ tăng do hầu hết nguồn nhiên liệu hóa thạch dự trữ sẽ cạn kiệt. Dân số tăng sẽ tạo sức ép lên các nguồn tài nguyên và đe dọa ổn định xã hội. Do việc chuyển đổi tiêu thụ và địa chính trị, ngành logistics và chuỗi cung ứng phải thay đổi để đáp ứng gánh nặng xã hội.

Không quá khó khăn để nhận ra rằng Châu Á sẽ trung tâm của thương mại thế giới. Các quốc gia đang nổi lên sau này sẽ trở thành các trung tâm công nghệ cao quan trọng của toàn cầu và trung tâm tiêu thụ hàng hóa. Ngành sản xuất giá thấp sẽ chuyển đến các khu vực mà trước kia có điều kiện kinh tế kém hơn. Ngành hàng hải được dự đoán sẽ tăng trưởng lớn nhất.

Khí hậu biến đổi sẽ ảnh hưởng đến lịch trình di chuyển của tàu bè. Tuyến Bắc Cực sẽ thích hợp cho tàu bè đi lại hơn vì các tuyến cũ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Mỗi khu vực kinh tế trở thành trung tâm kết nối giúp ngành logistics toàn cầu có thể tận dụng hình thức vận tải trung chuyển. Các tàu chở hàng sẽ ngày càng tăng kích thước, sẽ đòi hỏi các cảng sẽ phải tăng năng lực để có thể tiếp nhận. Do vậy, các kích thước của xe đầu kéo, container sẽ được chuẩn hóa theo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vấn đề 6: Di dân giữa thành thị và nông thôn

Những thay đổi của xã hội đã tạo ra khoảng cách về kinh tế và xã hội giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Từ những năm 1950 quá trình đô thị hóa đã bắt đầu gia tăng và tiếp tục đến nay. Theo công bố năm 2009 của Liên Hiệp Quốc thì ước tính năm 2010 51% dân số hay 6,9 tỉ người sống ở khu vực đô thị và đến năm 2050 sẽ là 69% dân số hay 9,1 tỉ người sống ở khu vực đô thị.

Hệ quả là lượng lớn vốn đầu tư chỉ tập trung vào một số khu vực để phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó các khu vực nông thôn sẽ bị bỏ rơi và trở nên nghèo đói hơn. Cùng với xu hướng đô thị hóa thì dân số nông thôn cũng già đi. Người trẻ tiếp tục di chuyển đến các thành phố và các khu vực đô thị, trong khi đó người già gần như sống ở các khu vực nông thôn hơn. Điều này sẽ gây áp lực lên cơ sở hạ tầng bao gồm trường học, bệnh viện, cảnh sát, phòng cháy chữa cháy, dịch vụ bưu điện, môi trường…

Với mật độ dân số tăng cao ở khu vực đô thị, căng thẳng giữa các nhóm văn hóa sẽ có xu hướng tăng. Khủng bố và các cuộc bạo loạn dân sự có thể gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và chuỗi cung ứng. Một số thách thức có thể được kể ra như sau:

- Thiếu cơ sở hạ tầng giao thông dẫn đến tắc nghẽn giao thông

- Ô nhiễm môi trường.

- Dịch vụ ở khu vực đông dân cư giảm chất lượng (như khả năng Giao hàng đúng giờ)

- Dự trữ hàng hóa cao hơn

- Đô thị càng phát triển, nhu cầu khách hàng sẽ càng đòi hỏi cao dẩn đến chi phí logistics cao.

- Tạo ra nhiều thách thức cho ngành cung cứng tại khu vực nông thôn.

- Chi phí và diện tích cho các cơ sở sản xuất.

Vấn đề 7: Rủi ro do các phòng trào dân chủ trên toàn cầu

Nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt các khu vực nhạy cảm như Trung Đông và Châu Phi, nơi mà các bất ổn xã hội xảy ra gây ra lật đổ, sụp đổ của các chính phủ cũng như dẩn đến việc hình thành các liên minh chính trị. Một trong những phong trào nổi bật là phòng trào “Mùa xuân Ả Rập”. Theo một báo cáo tình hình kinh doanh quốc tế của Grant Thornton năm 2012, có hơn 22% các công ty trên thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi phong trào này bao gồm nhiều nguồn cung trong các khu vực này bị gián đoạn, dẩn đến thời gian vận chuyển kéo dài và các vấn đề logistics khác.

Page 4: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

Vấn đề 8: Rủi ro do phụ thuộc vào công nghệ thông tin

Thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ thông tin dẫn đến các rủi ro bị tấn công mạng nhắm vào chính phủ, công ty, các mạng thông tin,... Theo nghiên cứu của Chính phủ Mỹ thì mạng lưới thông tin bị gián đoạn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia mà mỗi quốc gia phải đối mặt. Tương lai kinh tế của Mỹ vào thế kỷ sẽ phụ thuộc vào an ninh mạng.

Vấn đề 9: Rủi ro do khủng hoảng tài chính của các Chính phủ

Nhiều chính phủ như Nhật, Hy Lạp và Ý đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ nợ cao so với tổng thu nhập trong nước của họ. Để tránh rủi ro các nước cho vay sẽ không còn muốn cho vay thêm nữa, nhiều quốc gia phải tăng doanh thu thông qua tăng thu thuế cá nhân, thương mại và giảm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và mạng lưới an toàn xã hội dẩn đến biểu tình ở Hy Lạp và các quốc gia Châu Âu khác. Trong một số trường hợp, một số quốc gia phải chọn giải pháp quốc hữu hóa một số ngành chủ chốt. Các chuyên gia chuỗi cung ứng cần đưa yếu tố nợ xấu của các chính phủ vào trong việc ra quyết định của mình. Ví dụ, lạm phát cao sẽ làm mất giá trị của các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào các quốc gia đó, nó có thể quét sạch tất cả khoản tiết kiệm của quốc gia do chi phí đầu vào cho sản xuất cao. Thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ gây khó khăn cho sản xuất hay mở rộng sản xuất do hệ thống đường sá, tàu lửa, hàng không và cảng biển trì trệ, tắc nghẽn.

Vấn đề 10: Rủi ro do các chính sách xã hội của Chính Phủ

Các chính sách xã hội bao gồm phúc lợi xã hội như lương hưu, người tàn tật, y tế, thất nghiệp, giáo dục, nhà ở và thực phẩm cũng như tội phạm, nghèo đói và phân biệt chủng tộc, tôn giáo và giới tính và phân phối thu nhập. Để hỗ trợ các chính sách này cần nguồn thu thuế từ cá nhân, doanh nghiệp và thương mại cũng như vay từ các nguồn nước ngoài. Và khi chính phủ không có khả năng đi vay nữa thì họ sẽ tìm cách tăng thuế hoặc thu hẹp các chính sách này làm quyền lợi của một hay nhiều nhóm bị ảnh hưởng dẩn đến bất ổn xã hội. Tiêu biểu là phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” và “Mùa Xuân Ai Cập”.

Vấn đề 11: Rủi ro do sụp đổ của hệ thống ngân hàng, kinh tế và tài chính

Tất cả chuỗi cung ứng không chỉ phụ thuộc vào luồng di chuyển hàng hóa mà còn liên quan các dòng tài chính, bao gồm: cấp vốn cho nhà cung cấp, tỉ giá, lãi suất và các công cụ tài chính khác. Thị trường tài chính yếu sẽ ảnh ít nhiều đến chuỗi cung ứng như cảng biển đóng cửa, nhà bán lẻ không đủ nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh.

Trong khi đó, tiếp cận nguồn vốn ngày càng khó và đắt đỏ. Khách hàng thanh toán chậm và vốn lưu động bị đọng ở hàng tồn kho và các khoản phải thu chậm. Một công ty quản lý tốt cần tích hợp quản lý dòng tiền với các công cụ khác để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh và không ảnh hưởng chuỗi cung ứng.

Vấn đề 12: Rủi ro do mối đe dọa mạng xã hội

Việc sử dụng mạng xã hội tăng kéo theo các mối đe dọa. Vì các mạng lưới trở nên an ninh hơn, các tin tặc chuyển hướng sang các mạng xã hội bằng cách bẫy người sử dụng để chiếm quyền truy cập. Chuỗi cung ứng phức tạp với nhiều đối tác khác nhau liên hệ với nhau tạo ra hàng loạt các cơ hội lợi dụng để chiếm quyền truy cập của cả hai luồng cung cấp và sản phẩm cũng như tài sản sỡ hữu trí tuệ của nội bộ công ty, thông tin tài chính, các khách hàng quan trọng cũng như đối tác cung cấp. Mạng xã hội cung cấp phương tiện để dể dàng tiếp cận các thông tin nhạy cảm cũng như các vụ tấn công cố ý có tổ chức. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức mối đe dọa từ mạng xã hội cũng như thiết lập các mạng lưới và cơ sở thiết bị phù hợp và có kế hoạch nhanh chóng phục hồi khi có bất cứ gián đoạn nào.

Page 5: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Vấn đề 13: Rủi ro do các Siêu Đô Thị xuất hiện ngày càng nhiều

Siêu đô thị là các đô thị có trên 5 triệu dân. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các siêu đô thị là thách thức đối vớichuỗi cung ứng của công ty. Các siêu đô thị với mật độ dân số cao, cơ sở hạ tầng tắc nghẽn, môi trường bán lẻ chưa hoàn thiện là các thách thức của chuỗi cung ứng. Ngày nay các siêu đô thị thường tập trung ở các nước đang phát triển, chiếm 71% trong số 600 đô thị lớn nhất thế giới. Với tốc độ tăng dân số và các hoạt động kinh tế thì khối lượng hàng hóa lưu thông qua các siêu đô thị sẽ tăng.

Các đô thị mới với mật độ cao, diện tích rộng sẽ tạo ra cho chuỗi cung ứng các thách thức và cơ hội. Các vấn đề nảy sinh ở các đô thị này bao gồm sự tương phản giữa “xã hội” và “kinh tế”, hệ quả là các trung tâm phân phối chuyển ra ngoại ô. Việc này sẽ dẫn đến việc di chuyển xa, số trạm dừng tăng, tăng chi phí vận chuyển ví dụ đối với thực phẩm, chi phí vận chuyển chiếm 20-30%. Các siêu đô thị này sẽ làm tăng nhu cầu về vận chuyển nhưng cũng dẫn đến chi phí tăng theo.

Vấn đề 14: Rủi ro do Dân Số Già

Một trong những rủi ro lớn nhất theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới là “tăng trưởng dân số không bền vững. Có một xu hướng rõ ràng là số người trên 60 tuổi tăng từ 8% năm 1950 (200 triệu người) tăng lên 11% vào năm 2009 (760 triệu người) và dự kiến sẽ tăng gấp đôi 22% (gần 2 tỷ người) vào năm 2050. Hiện nay tốc độ tăng của số lượng người trên 60 tuổi là 2,6% trong khi đó tốc độ tăng dân số thế giới là 1%. Với tốc độ tiếp tục tăng sẽ tạo gánh nặng cho chính phủ và các vấn đề xã hội khác liên quan đến việc 1% dân số thế giới nắm giữ 40% tài sản trên thế giới.

Kết luận

14 vấn đề nói trên có thể ảnh hưởng đến bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Một số hướng các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tính đến trong quá trình xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro:

1. Đa dạng hóa nguồn cung cấp, đặc biệt đối với các nguồn cung ở những khu vực có tính rủi ro cao dưới tác động của biến đổi khí hậu, khu vực thường phái sinh bất ổn chính trị, xã hội.

2. Quan tâm đến chính sách đào tạo, kế thừa thế hệ lao động đến tuổi nghỉ hưu.

3. Cần thiết lập một chương trình an ninh mạng dành cho chuỗi cung ứng bao gồm chiến lược, chính sách và các tiêu chuẩn về an ninh mạng để tăng cường khả năng phục hồi trước các vụ tấn công mạng và giải thiểu mối đe dọa từ mạng

4. Sử dụng các công cụ để giảm các rủi ro tài chính bao gồm: bảo hiểm, sử dụng các công cụ tài chính tái sinh, phân tích và kiểm soát cơ cấu tài chính, tiền tệ, tình hình tài chính quốc gia của đối tác làm ăn.

Back

Page 6: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

ĐẠI GIA BÁN LẺ QUỐC TẾ DỒN DẬP ĐẾN VIỆT NAM Từ đầu năm đến nay, hàng loạt các đại gia là những nhà bán lẻ hàng đầu khu vực cùng với các thương hiệu thực phẩm đồ uống, thức ăn nhanh, thời trang danh tiếng của thế giới đang dồn dập vào Việt Nam và mở rộng thị phần.

Đầu năm 2014, một ông trùm bán lẻ của Nhật là AEON Mall đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Tập đoàn này khai trương trung tâm thương mại đầu tiên vào ngày 1/1/2014 tại quận Tân Phú, TPHCM và đang tiếp tục mở rộng thị phần. Dự kiến trong quý IV/2014, nhà bán lẻ này sẽ mở rộng thị phần ra Bình Dương, tỉnh giáp ranh TPHCM.

Ông lớn trong lĩnh vực fastfood là McDonald's khai trương sau Tết Nguyên đán với nhà hàng đầu tiên tại cửa ngõ Đông Sài Gòn cũng mạnh dạn mở thêm chi nhánh từ quý II/2014. Trong ngày công bố nhà hàng thứ hai tại trung tâm Quận 1, đại diện McDonald's Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã có kế hoạch cho cửa hàng thứ 4, tuy nhiên vẫn cân nhắc địa điểm nên chưa công bố.

Có mặt tại Sài Gòn trước McDonald's, ông trùm thức uống Starbucks đã tăng tốc khá nhanh. Hãng này dự kiến khai trương cửa hàng thứ 8 tại TPHCM vào quý III/2014 trong khi thương hiệu kem của Mỹ là Baskin Robbin đã kịp mở cửa hàng thứ 20 trong quý II vừa qua.

Hãng kem Dairy Queen của tỷ phú Warren Buffett đến Việt Nam hồi tháng 1/2014 với cửa hàng đầu tiên tại Quận 1, TPHCM và mở ngay cửa hàng thứ hai chỉ sau vài tháng. Theo kế hoạch, trong 5 năm tới, Dairy Queen sẽ mở chuỗi 60 cửa hàng, chủ yếu tập trung tại Sài Gòn.

Năm 2014, TPHCM còn đón hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ gia nhập thị trường. Đầu tháng 7, tập đoàn Mapletree (Singapore) bắt đầu lộ diện và công bố đối tác chuẩn bị cho cuộc đổ bộ mạnh mẽ vào năm 2015. Công ty Phát triển Khu phức hợp Thương mại Vietsin là liên doanh giữa Saigon Co.op và Mapletree vừa ký kết với 13 nhà bán lẻ vào khu thương mại SC VivoCity, cam kết thuê hơn 50% mặt bằng, tương đương 21.270 m2 sàn thương mại. Một trong 13 thương hiệu quốc tế được Mapletree giới thiệu có CGV, đại gia kinh doanh chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Hàn Quốc. Saigon Co.op và NTUC FairPrice cũng sẽ cho ra mắt một đại siêu thị với tên gọi Co.opXtra. Ngoài ra còn có các ông lớn F&B (ẩm thực đồ uống) khác như Starbucks, MOF, BreadTalk, ThaiExpress, Pepper Lunch và Shabu Ya cũng cam kết sẽ vào trung tâm thương mại này.

Sau động thái của Mapletree, đến lượt Robins Department Store, thành viên của Tập đoàn Bán lẻ Central đến từ Thái Lan vừa công bố kế hoạch tấn công thị trường phía Nam vào tháng 11 tới. Sau khi mở trung tâm bách hóa đầu tiên tại Hà Nội, Robins Department Store đã thuê 4 tầng lầu với diện tích hơn 10.000 m2 tại Crescent Mall (thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng) để chuẩn bị cho chiến dịch Nam tiến.

Caffe Bene, thương hiệu cà phê nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt tại 12 quốc gia cũng đã chọn quý III/2014 là thời điểm đặt chân vào thị trường Việt Nam. Mới đây, tại Seoul, công ty CaffeBene Vina đã ký hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền với Caffe Bene.

Trong báo cáo thị trường bất động sản TPHCM quý II/2014, CBRE Việt Nam dự báo cuộc đổ bộ của các thương hiệu bán lẻ quốc tế vào TPHCM sẽ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Theo khảo sát của Nielsen, trong quý I/2014 chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cao hơn mức trung bình của toàn cầu. Đây là một trong những nhân tố giúp các nhà bán lẻ quốc tế tự tin hơn khi gia nhập thị trường Việt Nam.

Công ty Cushman and Wakefield phân tích, hiện nay, khá nhiều các nhãn hàng quốc tế tiếp cận thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các thương hiệu khi vào Việt Nam đều đã có mặt tại các nước khác trước đó nên rất dễ dàng khi phân phối hàng sang Việt Nam như một kênh mới trong mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương của họ. Năm 2015, việc Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ theo các cam kết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ tác động tích cực đến số lượng nhà bán lẻ ngoại gia nhập thị trường.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 7: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

XE QUÁ TẢI SẼ KHÔNG THỂ ĐI VÀO ĐƢỜNG BOT

Bộ GTVT đang xúc tiến việc kiểm soát tải trọng xe đồng bộ trên tất cả các tuyến đường BOT bằng hệ thống trạm cân hiện đại được xây dựng ngay tại trạm thu phí.

Theo yêu cầu của Bộ GTVT, trên tất cả các trạm thu phí đường BOT được xây dựng, sẽ đồng thời đầu tư lắp đặt hệ thống cân tự động để kiểm soát tải trọng xe. Toàn bộ xe phải qua cân để xác định không chở quá tải mới được qua trạm thu phí để đi vào tuyến đường BOT. Xe quá tải bắt buộc phải hạ tải.

Từ nay đến kết thúc Dự án đầu tư mở rộng QL1 và 14 cũng sẽ hoàn tất mọi công tác để thu phí BOT bằng công nghệ hiện đại và tích hợp giám sát tất cả xe qua trạm thu phí, gồm kiểm soát loại xe, biển số xe, kiểm soát thu phí, kiểm soát tải trọng.

Để thực hiện, Bộ GTVT sẽ tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên Báo Giao thông và các phương tiện thông tin đại chúng, đến các doanh nghiệp, các chủ xe, trong toàn xã hội, về chủ trương hiện đại hóa thu phí của Bộ GTVT, bao gồm thu phí tự động và kiểm soát tải trọng xe tự động trên các tuyến đường bộ cả nước.

Nguyên tắc chung được áp dụng thống nhất với tất cả các cân KSTTX tại các trạm thu phí BOT sẽ đặt ở cả 2 chiều xe chạy. Mỗi chiều gồm có 1 hệ thống cân gồm sơ cấp là cân động tự động được đặt ngay trên mặt đường quốc lộ và 1 trạm cân thứ cấp là cân tĩnh được xây dựng ở gần đó.

Cân sẽ lắp trước cabin thu phí. Cân sơ cấp được lắp trên mặt đường của 2 làn xe tải và 2 làn xe thu phí tự động và bán tự động với mục tiêu là cân tối đa ngay trên làn thu phí. Trước khi xe vào trạm thu phí đã phải có đủ thông tin về xe. Toàn bộ các xe vận tải đều được kiểm soát tải trọng khi xe lưu thông bình thường qua cân sơ cấp được đặt ngay trên mặt đường trên các làn xe vận tải ngay trước cổng trạm thu phí. Cân sơ cấp tự động phát hiện xe quá tải sẽ báo trên màn hình trên giá long môn và barie trước trạm thu phí sẽ chặn lại, buộc xe vào cân tĩnh, đặt ở gần đó – để được cân tĩnh kiểm tra quá tải, dỡ tải mới được lưu thông tiếp.

Cùng với việc xây dựng các trạm cân là các kho, bãi hạ tải. Loại 1 xây dựng trên các tuyến trục chính có lưu lượng xe lớn, diện tích 10.000m2. Loại 2 xây dựng trên các tuyến có lưu lượng thấp hơn, diện tích 5.000 -7.000m2.Trong tháng 6 này Bộ sẽ tiến hành phê duyệt các thiết kế mẫu, để từ đó thống nhất áp dụng trên diện rộng.

YÊU CẦU KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI TỰ Ý THAY ĐỔI KÍCH THƢỚC THÙNG CHỞ HÀNG CỦA XE Ô TÔ TẢI TỰ ĐỔ

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký ban hành Văn bản số 7275 /BGTVT-VT gửi Các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục thuộc Bộ; các Sở Giao thông vận tải Yêu cầu Kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải tự đổ.

Cụ thể, lập danh sách biển số xe ô tô tải tự đổ chuyên chở vật liệu xây dựng để Ban Quản lý dự án có văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cung cấp các thông số về kích thước thùng xe theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp lần đầu và lần gần nhất; Thực hiện kiểm tra tại hiện trường và nghiêm cấm các xe vi phạm kích thước thùng hàng hoạt động tại khu vực công trường, đồng thời thông báo cho Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương để xử lý vi phạm theo quy định;

Các chủ phƣơng tiện vận chuyển vật liệu cho dự án cam kết không sử dụng xe vi phạm kích thước thùng hàng, nếu vi phạm sẽ chấm dứt hợp đồng vận chuyển. Bên cạnh đó, tạm đình chỉ thi công có thời hạn đối với nhà thầu tiếp tục để xe ô tô vi phạm kích thước thùng hàng vận chuyển vật liệu cho dự án đến khi có phương án vận chuyển vật liệu không sử dụng xe ô tô vi phạm kích thước thùng

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 8: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

hàng; xem xét không ký hợp đồng thi công đối với những nhà thầu tái phạm sử dụng xe vi phạm kích thước thùng hàng vận chuyển vật liệu cho dự án.

Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm cung cấp các thông số về kích thước thùng xe theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp lần đầu và lần gần nhất theo đề nghị của các Ban Quản lý dự án; Xử lý vi phạm đối với việc tự ý thay đổi kích thước thùng hàng theo quy định.

Các Chủ đầu tƣ, Ban Quản lý dự án và nhà thầu thi công dự án của ngành GTVT khi ký các hợp đồng để thực hiện dự án phải có nội dung cam kết tuân thủ đúng quy định về tải trọng phương tiện và kích thước thùng hàng khi vận chuyển vật liệu cho dự án và coi đây là một trong những tiêu chí để xem xét việc chấm dứt hợp đồng nếu có vi phạm.

Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và Sở Giao thông vận tải địa phương tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra đối với chủ xe ô tô tải tự đổ tại các địa phương, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc ngành giao thông vận tải về tình hình vi phạm tự ý thay đổi kích thước thùng hàng và xử lý vi phạm theo quy định. Cụ thể:

- Đối với chủ phương tiện vi phạm lần đầu, đề nghị Đơn vị đăng kiểm thu hồi Tem và Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, yêu cầu doanh nghiệp phải khắc phục, cắt giảm kích thước thùng hàng của xe phù hợp với quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BGTVT ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ô tô xi téc, rơ moóc và sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ trước khi kiểm định lại.

- Đối với chủ phương tiện vi phạm lần thứ hai trở đi, đề nghị Đơn vị đăng kiểm thu hồi Tem và Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đồng thời xử phạt theo điểm a khoản 7 Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định đối với hành vi vi phạm “tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” và xử phạt bổ sung theo điểm b khoản 9 Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP “buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước hoặc tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe”.

KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG XE TỪ GA ĐƢỜNG SẮT

Tổng Công ty Đường sắt VN vừa có văn bản yêu cầu các ga đường sắt mỗi khi nhận hàng từ xe ô tô xếp lên toa xe hàng phải yêu cầu chủ hàng hoặc lái xe trình giấy đăng kiểm và vận đơn để kiểm tra và đối chiếu. Nếu trọng lượng hàng hóa trên vận đơn lớn hơn trọng tải cho phép ghi trên giấy đăng kiểm phải từ chối tiếp nhận hàng.

Lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xếp hàng hóa lên ô tô trong khu vực ga đảm bảo không vượt quá tải trọng cho phép của phương tiện. Các ga phải thông báo cho chủ hàng trước 7 ngày để phối hợp thực hiện.

TỪ 06/07/2014, CHÍNH THỨC THU PHÍ TUYẾN TRÁNH BIÊN HÕA

Theo Công ty cổ phần Đầu tư Đồng Thuận căn cứ Quyết định số 2455/QĐ-BGTVT ngày 27/6/2014 của Bộ GTVT về việc thu phí tại trạm thu phí Km 1841+912 QL1 để hoàn vốn cho dự án. Thời gian thu phí sẽ bắt đầu Từ 0h00’ ngày 6/7/2014 tại Km 1841+912 QL1, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Mức thu phí sẽ thực hiện theo Thông tư số 37/2014/TT-BTC (ngày 25/3/2014) của Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí tuyến Quốc lộ 1, đoạn tránh thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể: Kể từ ngày 6/7/2014 đến hết ngày 31/12/2015, mức thu như sau:

- Đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng là 20.000 đồng/lượt, 600.000đ đối với vé tháng, 1.600.000đ áp dụng đối với vé quý.

Page 9: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

- Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn là 30.000 đồng/lượt, 900.000đ/tháng, 2.450.000đ/quý. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 44.000đ/lượt, 1.320.000đ/tháng, 3.550.000đ/quý.

- Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20’ là 80.000 đồng/lượt, 2.400.000đ/tháng, 6.500.000đ/quý. Đối với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 fit là 160.000 đồng/lượt, 4.800.000đ/tháng, 12.950.000đ/quý. Mức thu này áp dụng đến hết 31/12/2015.

Tải trọng của từng loại phương tiện áp dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế (trọng tải hàng hoá), căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Đối với việc áp dụng mức thu phí đối với xe chở hàng bằng container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): Áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng. Từ ngày 1/1/2016 trở đi, mức thu sẽ được Chủ đầu tư thông báo sau.

XE QUÁ TẢI DƢỚI 10% ĐƢỢC MIỄN PHẠT ĐẾN HẾT NĂM 2014

Bộ GTVT vừa ban hành Công văn số 8034/BGTVT-VT ngày 3/7/2014 về việc tạm thời chưa xử phạt vi phạm hành chính đối với một số trường hợp theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Theo Công văn này, từ ngày 04/07/2014 đến trước ngày 31/12/2014, trường hợp xe tải bị quá tải không quá 10% sẽ được miễn xử phạt. Mức phạt hiện hành dành cho v phạm quá tải dưới 10% theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP là 350.000 đ.

Trường hợp khác, nếu vi phạm quy định về tải trọng trục nhưng không vi phạm trọng lượng toàn bộ cho phép thì cũng được miễn phạt.

TP HCM: HẸN GIỜ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI QUA TỔNG ĐÀI 1080

Vừa qua Viễn thông TP Hồ Chí Minh (VNPT Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50-07V (địa chỉ số 428/56 QL1A, P.Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam tại TP HCM khai trương dịch vụ “Đăng ký hẹn ngày, giờ đăng kiểm xe cơ giới qua Tổng đài 1080-VNPT Hồ Chí Minh”. Sự ra đời của dịch vụ tiện ích này, giúp chủ phương tiện tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại đồng thời giúp Trung tâm Đăng kiểm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng.

Khi cần đăng kiểm xe cơ giới, chủ phương tiện hoặc tài xế gọi vào số (08) 1080 cung cấp các thông tin như: Số điện thoại liên lạc, biển số xe, loại xe…Điện thoại viên tiếp nhận giờ đăng ký theo yêu cầu và thông báo hồi âm thời gian đến đăng kiểm.

TP. HCM YÊU CẦU ĐẶT CÁC TRẠM CÂN TRONG CẢNG

Nhằm hạn chế tình trạng xe quá tải, UBND TP vừa chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với các cơ quan quản lý cảng trên địa bàn lắp đặt trạm cân tải trọng cố định bên trong khuôn viên các cảng trên địa bàn TP. Trong trường hợp các cảng không chịu hợp tác thì Thành phố sẽ lắp đặt trạm cân ngay trước cổng ra vào cảng thuộc phạm vi đất của Thành phố quản lý. TP đang nghiên cứu áp dụng biện pháp tạm giữ xe chở quá tải cho đến khi hạ tải đúng thiết kế. Ngoài ra, Thành phố cũng yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp kiểm tra tải trọng xe theo hướng linh hoạt, đột xuất và kịp thời để tác động trực tiếp đến tâm lý của các tài xế, tạo ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật.

Đồng thời Thành phố cũng chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý các trường hợp xe ô tô tải vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ trên các đoạn quốc lộ thuộc địa bàn Thành phố (Quốc lộ 1, Quốc lộ 13,…); xử lý đối các xe chở quá tải trọng trước khi vào và sau khi ra các tuyến đường cao tốc trên địa bàn Thành phố.

TP. HCM SẼ ĐẦU TƢ XÂY 2 BÃI HẠ TẢI

Thời gian vừa qua, Sở GTVT TP. HCM đã tăng cường công tác kiểm tra tình trạng xe quá tải trọng với tần suất hoạt động 3 ca (24/24 giờ) và liên tục 7 ngày trong tuần tại các trạm, chốt cân, đồng thời yêu cầu các DN vận tải ký cam kết chở đúng trọng tải. Đến nay tình trạng xe quá tải đã giảm đáng

Page 10: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

kể. Tuy nhiên, theo Sở GTVT TPHCM công tác xử phạt xe quá tải còn gặp nhiều khó khăn đối với những phương tiện phải hạ tải.

Để phục vụ công tác kiểm tra xử lý các phương tiện chở hàng quá tải, về lâu dài, Thành phố cũng đã chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu đầu tư 2 bãi hạ tải tại khu vực vòng xoay Mỹ Thuỷ, Q.2 với diện tích xây dựng trên 2.000m2 và khu vực nút giao Bình Thuận, huyện Bình Chánh được xây dựng trên 4.000m2.

DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN PHẢI CÓ VỐN TỐI THIỂU 05 TỶ ĐỒNG

Từ 01/07/2014, điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển bao gồm: Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải biển; Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, an ninh, hoạt động khai thác.

Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực khai thác tàu biển phải có bằng Đại học về một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khai thác tàu biển tối thiểu 03 năm.

Ngoài ra, Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải có vốn hoặc tài sản khác tối thiểu tương đương 20 tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển quốc tế và 05 tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển nội địa

SỬA ĐỔI TIÊU CHUẨN CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI THIẾT BỊ GHI DỮ LIỆU HÀNH TRÌNH TRANG BỊ CHO TÀU BIỂN

Các sửa đổi đối với tiêu chuẩn chức năng của thiết bị ghi dữ liệu hành trình của tàu (VDR) theo Nghị quyết MSC.333(90) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) sẽ được thực hiện từ ngày 01/07/2014.

Tiêu chuẩn chức năng đối với thiết bị VDR lắp đặt trên tàu từ ngày 01/7/2014 được thay đổi nhằm mục đích cập nhật các công nghệ mới và các bài học rút ra từ việc phân tích các sự cố hàng hải trong quá khứ.

Các thay đổi chủ yếu đối với tiêu chuẩn chức năng của thiết bị VDR bao gồm:

+ Hệ thống phải bao gồm phương tiện để thực hiện việc thử chức năng.

+ Bổ sung các yêu cầu về hoạt động đối với phương tiện ghi nổi tự do (float-free recording media) và ghi dài hạn (long-term recording media).

+ Kéo dài thời gian tối thiểu quy định các hạng mục dữ liệu lưu trữ phải được giữ lại lên 30 ngày (720 giờ) đối với phương tiện ghi dài hạn và 48 giờ đối với phương tiện ghi cố định và nổi tự do (fixed and float-free recording media).

Các dữ liệu phải được ghi bao gồm:

- Âm thanh buồng lái (ở một số kênh).

- Tín hiệu điện tử của thiết bị hiển thị chính của cả hai radar bố trí trên tàu.

- Tín hiệu điện tử của thiết bị hiển thị hải đồ điện tử (ECDIS).

- Tình trạng của tất cả các báo động bắt buộc (tham khảo Bảng 10.1.1 của Nghị quyết A.1021(26) - “Bộ luật về báo động và chỉ báo năm 2009”).

- Bánh lái - các thiết bị cung cấp năng lượng.

- Lệnh và sự đáp lại liên quan đến máy tàu - chỉ thị trạm điều khiển máy được sử dụng.

- Tất cả các dữ liệu của hệ thống nhận dạng tự động (AIS).

- Lắc ngang của tàu.

- Dữ liệu cấu hình của VDR.

- Nhật ký điện tử.

Page 11: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Tiêu chuẩn chức năng nói trên áp dụng cho thiết bị VDR lắp đặt trên tất cả các tàu khách hoạt động tuyến quốc tế và các tàu hàng hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 3.000 trở lên từ ngày 01/7/2014. Đối với thiết bị ghi dữ liệu hành trình đơn giản (S-VDR), tiêu chuẩn chức năng không thay đổi.

Các chủ tàu/công ty quản lý tàu cần lưu ý:

+ Thiết bị VDR, nếu lắp đặt trên tàu vào hoặc sau ngày 01/7/2014, phải có tiêu chuẩn chức năng không thấp hơn tiêu chuẩn được quy định tại Nghị quyết MSC.333(90).

+ Thiết bị VDR, nếu lắp đặt trên tàu trước ngày 01/7/2014, phải có tiêu chuẩn chức năng không thấp hơn tiêu chuẩn được quy định tại Nghị quyết A.861(20) đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết MSC.214(81).

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN DUYÊN HẢI

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải (TTDH) Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của Quy hoạch nhằm phát triển hệ thống TTDH nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông cho người và phương tiện hoạt động trên các vùng biển, đảo; phục vụ công tác quản lý điều hành, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường biển; phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển, đảo.

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030

Ngày 11/06/2014, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã ký Quyết định số: 2207/QĐ-BGTVT phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thể chế, chính sách về vận tải; phát triển thị trường vận tải, thực hiện tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính, tăng thị phần đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ vận tải tiên tiến; tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải, đảm bảo tính minh bạch, trật tự, kỷ cương; thực hiện tái cơ cấu và điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; phát triển phương tiện vận tải nhằm khai thác hiệu quả phương tiện, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, phát triển lực lượng kinh doanh vận tải, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp vận tải; tạo môi trường vận tải thân thiện, an toàn, văn minh, lịch sự và hội nhập quốc tế.

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định -thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của việc điều chỉnh Quy hoạch nhằm bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữa các vùng, miền trong nước bằng đường biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với năng lực theo quy hoạch của hệ thống cảng biển tại các thời điểm quy hoạch. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kin

8.000 TEU) hoặc lớn hơn, đủ năng lực để có thể kết hợp vai trò trung chuyển container quốc tế; các cảng chuyên dùng quy mô lớn cho các liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện sử dụng than.

Các luồng chính cần tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, gồm: Luồng vào cảng Hải Phòng với trọng điểm là đoạn luồng vào khu bến Lạch Huyện, đoạn kênh Hà Nam, sông Bạch Đằng vào khu bến Đình V - -

Page 12: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

- ; luồng vào cảng Cần Thơ và các cảng trên sông Hậu cho tàu 10.000 tấn đầy tải, tàu 20.000 tấn giảm tải qua kênh Quan Chánh Bố; tàu 3.000 tấn đến 5.000 tấn qua cửa Định An. Theo đó. Các dự án xây dựng cảng, khu bến phục vụ lọc hóa dầu Long Sơn, luồng Cái Mép – Thị Vải được nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư theo quyết định này.

Tổng kinh phí để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 ước tính khoảng từ 80-100 nghìn tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư đối với các bến cảng, cầu cảng chuyên dùng); trong đó kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển dự kiến khoảng từ 40-50 nghìn tỷ đồng.

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ NGÀNH LOGISTICS TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014- 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2030

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có quyết định phê duyệt án quy hoạch phát triển tổng thể ngành logistics giai đoạn 2014-2020 và đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2030, các cảng biển Vũng Tàu bảo đảm năng lực thông qua 140 đến 275 triệu tấn. Các giải pháp được đặt ra là phải ưu tiên xây dựng, đầu tư hạ tầng logistics chuyên nghiệp, trong đó có trung tâm logistics, phát triển hạ tầng giao thông kết nối cảng... Đề án đã xây dựng một cơ chế chính sách với nhiều ưu đãi dành cho nhà đầu tư, xây dựng các trung tâm tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư phục vụ hỗ trợ kinh doanh. Đề án cũng đề cập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trọng điểm như: Trung tâm đào tạo nhân lực, quy hoạch chi tiết, xây dựng chính sách, định chế tài chính tham gia cung cấp tài chính, xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép hạ, phát triển vận tải đường thủy nội địa, đường sắt,... Tổng diện tích dự kiến dành cho hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng tới năm 2030 vào khoảng 1.125 đến 1.343ha, ước tổng vốn thực hiện các chương trình ưu tiên đầu tư là 10.948 tỷ đồng, chủ yếu là các công trình hạ tầng vận tải và logistics.

ĐỀ XUẤT NẠO VÉT 2 TRIỆU M3 TUYẾN LUỒNG VŨNG TÀU- THỊ VẢI

Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) cho biết, đơn vị này vừa tổ chức cuộc họp về dự toán kinh phí nạo vét duy tu luồng hàng hải năm 2015.

Báo cáo của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải (ATHH) miền Nam, năm 2014, Tổng công ty sử dụng tổng kinh phí hơn 320 tỷ để duy tu nạo vét cho 8 tuyến luồng; và số tuyến luồng này cũng được Tổng công ty đề xuất thực hiện trong năm 2015… Cụ thể, Tổng công ty đề xuất nạo vét 370 triệu m3(-8,5m) luồng Sài Gòn-Vũng Tàu; con số tương ứng của tuyến luồng Vũng Tàu – Thị Vải là trên 2 triệu m3 và hạ độ sâu thêm 1,2m…

Tại cuộc họp, các ý kiến tập trung yêu cầu cân nhắc lại việc hạ độ sâu chuẩn tắc nạo vét luồng Vũng Tàu - Thị Vải từ -12,8m xuống -14m do lượng tàu lớn qua lại tuyến luồng này không nhiều (trung bình chỉ có 7 chuyến/tuần). Đối với những tuyến luồng khác, căn cứ vào lượng tàu thuyền và hàng hóa thông qua, để cân đối khối lượng nạo vét cần thiết, từ đó tính toán lại tổng kinh phí thực hiện để đưa ra dự toán phù hợp; đối với những tuyến luồng có kế hoạch thực hiện mô hình xã hội hóa, không đưa vào kế hoạch nạo vét duy tu năm 2015 do những tuyến luồng này không được bố trí kinh phí,…

Back

Page 13: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

NGÀNH CẢNG BIỂN

176,1 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng biển

Mặc dù kinh tế hàng hải quốc tế và trong nước có ảnh hưởng rất lớn từ suy thoái kinh tế, song lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn đảm bảo mức tăng trưởng khá ổn định. Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 176,1 triệu tấn, đạt 49,81% so với kế hoạch năm 2014 và tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2013, hàng container đạt 4,77 triệu TEU, tăng 19,46% so với cùng kỳ năm 2013.

Kết quả IPO cảng biển

Cảng Nha Trang sau khi chào hàng chỉ bán được 350.800 cổ phần (chiếm 6,3%) và thu về vỏn vẹn 3,5 tỉ đồng. Ở phía Bắc cảng Quảng Ninh cũng chỉ bán được có 7,5% cổ phần chào bán (854.500 trên tổng số 11,3 triệu cổ phần).

Khá hơn một chút là Cảng Đà Nẵng, bán được hơn 1,6 triệu cổ phần (tương đương 19,6%) trên tổng số 8,3 triệu cổ phần mang ra bán đấu giá. Được kỳ vọng nhiều nhất là Cảng Hải Phòng - cảng biển lớn nhất miền Bắc, cũng chỉ bán được hơn 17,6 triệu cổ phần (chiếm khoảng 47%) trên tổng số 37,6 triệu cổ phần chào bán.

Cảng biển khu vực Hải Phòng: sản lƣợng tiếp tục tăng nhanh

Sản lượng hàng hóa qua cảng khu vực Hải Phòng tiếp tục tăng nhanh, 6 tháng đã đạt gần 30 triệu tấn, tăng trưởng gần 15%. Mục tiêu 60 triệu tấn sản lượng hàng hóa thông qua Cảng biển khu vực Hải Phòng trong năm 2014 là hoàn toàn khả thi.

Cảng Vũng Áng Việt – Lào

Từ đầu năm đến nay, cảng Vũng Áng có 175 lượt tàu vào ra với 1.561.576 tấn hàng hóa thông qua, 2.522.443 tấn hàng hóa xếp dỡ. Doanh thu 6 tháng đầu năm của Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào đạt gần 136 tỷ đồng, bằng 116,83% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 51,54% so với kế hoạch đề ra.

Cảng Đà Nẵng: tăng trƣởng mạnh 6 tháng đầu năm

Sản lượng hàng container thông qua Cảng trong tháng 6 là 19.658 TEUS, đưa sản lượng container của 6 tháng đầu năm lên trên 105.700 TEUS, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 57% so với mục tiêu sản lượng của năm nay. Tổng số lượt tàu container từ đầu năm đến nay là 323 chuyến, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong 6 tháng đầu năm, Cảng đã thu hút được thêm 3 hãng tàu đưa tàu đến Cảng gồm hãng tàu ngoại SITC, 2 hãng nội địa là VINAFCO và Hưng Đạo Container. Như vậy, hiện nay có 12 hãng tàu container có tàu thường xuyên đến Cảng và hơn 40 hãng vỏ container. Trung bình mỗi tuần Cảng Đà Nẵng đón 15 chuyến tàu cập Cảng. Đặc biệt, sản lượng hàng container nội địa 2 Quý đầu năm đạt 25.449 teus tăng hơn 86% so với cùng kỳ năm 2013, góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng chung.

Cảng Sa Kỳ

Trong 06 tháng đầu năm 2014, điều kiện thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác các dịch vụ cảng biển, giao thông đi lại trên tuyến, nhờ đó kết quả sản suất khai thác của cảng đạt được nhiều khả quan. Cụ thể như sau: Tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng: trên 13.000 tấn đạt 66,1% kế hoạch năm 2014, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2013.Trong đó: Hàng hóa tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn thực hiện 7.551 tấn đạt 51,8 % kế hoạch năm. Hàng hóa tàu biển thực hiện 5.600 tấn đạt 81,6% kế hoạch năm.

Tổng hành khách thông qua cảng 06 tháng đầu năm đạt 65.000 lượt, tăng hơn 17,1% so với cùng kỳ và đạt 57,2% kế hoạch năm.

Doanh thu 06 tháng đầu năm đạt gần 2 tỷ đồng, đạt 61,4% kế hoạch năm 2014 và tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2013.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 06/2014 4

Page 14: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Cảng Quy Nhơn

Sản lương hàng hóa thông qua Cảng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 3.424.973 tấn, đạt 52% so với kế hoạch năm 2014. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 2.320.957 tấn, hàng nhập khẩu đạt 377.730 tấn và hàng nội địa đạt 726.286 tấn. Hàng container đạt 39.877 teus, tăng 33,6% so với cùng kỳ.

Doanh thu đạt 282,4 tỷ đồng, đạt 56,47% so vói kế hoạch năm 2014. Lọi nhuận đạt 21 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, đạt 60% so với kế hoạch năm 2014. Nộp ngân sách 17,5 tỷ đồng, đạt 58,3% so với kế hoạch năm 2014. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 52,98% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013.

Hàng hóa đóng container XNK qua Tân Cảng Sài Gòn tăng mạnh

Trong 6 tháng đầu năm, lượng hàng hóa XNK đóng container qua các cảng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn – nhóm cảng làm hàng container chủ lực của phía Nam và cả nước, đã đạt tổng cộng 1.701.483 container, tăng hơn 12% so với năm ngoái.

Riêng cảng Tân cảng Cát Lái - nơi chiếm trên 86% thị phần làm hàng container của TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận khoảng 1.379 chuyến tàu chở container. Sản lượng làm hàng của 10 hãng tàu lớn trong nước và trên thế giới thông qua Tân cảng Cát Lái trong thời gian này cũng đạt 1.075.698 container, tăng trên 16% so với năm ngoái và chiếm trên 63% tổng sản lượng làm hàng tại đây.

Tại cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép, sản lượng làm hàng cũng đã đạt 431.210 container, tăng gần 39% so với nửa đầu năm ngoái và chiếm trên 83% tổng sản lượng hàng container XNK thông qua nhóm cảng biển ở khu vực Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đầu năm đến nay, tại Tân Cảng - Cái Mép cũng đã đón 200 chuyến tàu container cỡ lớn. Nhưng theo đơn vị chủ quản cảng này, từ nay đến cuối năm, dự kiến lượng hàng hóa thông qua cảng này sẽ tăng từ 4.000 - 5.000 container/tuần khi có thêm 3 hãng tàu quốc tế lớn đưa tàu vào làm hàng tại Tân Cảng - Cái Mép

Cảng Cát Lái đang quá tải do ùn ứ container

Do lượng container tồn trong các kho bãi tăng cao gây quá tải, Cảng Cát Lái (TPHCM) sẽ ngưng nhận container từ các cảng xung quanh thuộc TPHCM và Bà Rịa -Vũng Tàu từ ngày 1/8 để giải phóng lượng container còn tồn đọng. Tuy nhiên đối với các container hàng nhập chuyển từ các cảng thuộc hệ thống của Tân Cảng Sài Gòn vẫn được tiếp nhận bình thường. Việc tạm ngưng tiếp nhận container chuyển về từ các cảng xung quanh sẽ áp dụng từ 1/8 cho đến khi có thông báo mới.

Tân Cảng Sài Gòn sẽ thành khu đô thị cao cấp

37 ha kho bãi của khu Tân Cảng (phường 22, quận Bình Thạnh) sẽ được xây dựng thành khu đô thị đa chức năng gồm nhà ở, khách sạn 5 sao, thương mại, giải trí... với quy mô dân số là 16.000 người.

Theo thông báo của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, từ ngày 1/7 đơn vị này sẽ ngưng thực hiện một số dịch vụ tại cảng Tân Cảng để phục vụ việc bàn giao mặt bằng cho Quân chủng hải quân xây dựng khu đô thị đa chức năng. Toàn bộ hoạt động kho bãi sẽ chấm dứt vào tháng 5/2015.

Tổng Công ty Tân Cảng đã kêu gọi đầu tư vào dự án khu Trung tâm Phức hợp Tân Cảng Sài Gòn với 4 khu chức năng chính là khu dân sinh cung cấp các căn hộ cao cấp có tầm nhìn ra sông Sài Gòn; khu thương mại - dịch vụ cung cấp các văn phòng làm việc hoạt động theo cơ chế tòa nhà thông minh và khu khách sạn cao cấp 5 sao; khu giải trí gồm khu tổ hợp mua sắm tại tầng hầm và trên mặt đất, lối đi bộ dọc sông Sài Gòn, các khu dịch vụ ẩm thực, khu biểu diễn văn hóa, các câu lạc bộ du thuyền... và cuối cùng là khu giáo dục - y tế.

Page 15: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Cảng khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Lƣợng hàng hóa thông qua các tăng 22%

Theo Sở GTVT Bà Rịa- Vũng Tàu, tính đến tháng 6, khối lượng hàng hóa thông qua các cảng toàn địa bàn tỉnh ước đạt 27,9 triệu tấn, đạt 54% kế hoạch và tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: hàng container đạt 10,91 triệu tấn; hàng lỏng 6,98 triệu tấn; hàng khô đạt 10 triệu tấn.

Kết quả này phản ảnh một điều là lượng hàng container và hàng khô xuất nhập khẩu đã có sự phục hồi đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái (hàng container tăng 56%, hàng khô tăng 24%). Hàng quá cảnh cũng phục hồi trở lại đạt 8,89 triệu tấn, tăng 42%. Sở GT-VTcho rằng việc lượng hàng phục hồi chủ yếu là do nền kinh tế của Việt Nam và thế giới đã có bước phục hồi (riêng Bà Rịa - Vũng Tàu xuất khẩu tăng 9,8%, nhập khẩu tăng 16%); thêm vào đó là các giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cảng biển nhóm 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải của tỉnh và các bộ, ngành trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả.

Cảng tổng hợp Thị Vải và cảng ODA Tân Cảng - Cái Mép: Thông qua 335.900 tấn và 5.223 TEU hàng hóa

Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng thông qua cảng tổng hợp Thị Vải là 335.900 tấn, doanh thu tạm tính đến hết ngày 16/06/2014 khoảng 11 tỷ; cảng ODA Tân Cảng - Cái Mép sản lượng thông qua 5.223 TEU, doanh thu là hơn 5 tỷ đồng.

Theo các cảng, kết quả kinh doanh còn khá khiêm tốn là do nền kinh tế chưa kịp phục hồi nên thị trường vận tải và khai thác cảng biển vẫn tiếp tục gặp khó khăn; giá dịch vụ giảm sâu do cạnh tranh không lành mạnh, trong khi các chi phí lại tăng cao; các cảng mới đưa vào hoạt động nên cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện...

Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải được khánh thành vào cuối tháng 1-2013, bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 13.000 tỉ đồng. Trong đó, cảng container Cái Mép có 2 cầu tàu có tổng chiều dài 600m, cho phép tàu container trọng tải 100.000 DWT cập bến, năng lực khoảng 700.000 TEU/năm. Cảng hàng tổng hợp Thị Vải gồm 2 cầu tàu có tổng chiều dài 600m cho tàu hàng tải trọng 50.000 tấn cập bến, năng lực 1,6- 2 triệu tấn/năm.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Vietnam Airlines sẽ IPO trong tháng 9

Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc bán cổ phần chiến lược theo lộ trình CPH, Vietnam Airlines đã triển khai thăm dò, xúc tiến ban đầu để tìm hiểu thông tin về các nhà đầu tư, hãng hàng không và tập đoàn tài chính quan tâm đến việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty. Tuy nhiên, do bán khoản vốn đầu tư khá lớn (20% vốn điều lệ - tương đương 2.820 tỷ đồng), các nhà đầu tư đều thận trọng và thông báo cần nhiều thời gian để xem xét đánh giá hiện trạng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines sẽ triển khai bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược song song với việc chào bán cổ phiếu ra công chúng. Trong vòng 3 tháng sau khi phương án CPH được phê duyệt, Vietnam Airlines sẽ hoàn thành việc IPO trong nước và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động. Liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp thành viên, 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đã hoàn tất bàn giao hệ thống kinh doanh xăng dầu mặt đất từ Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không VN (Vinapco) cho PV Oil, đồng thời tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty CP Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA).

Cùng đó, Vietnam Airlines đã hoàn tất việc thoái vốn tại Ngân hàng Techcombank và Tổng công ty CP Bảo hiểm Bảo Minh với tổng số vốn lên tới hơn 200 tỷ đồng, chiếm 67,6% tổng số vốn cần phải thoái theo kế hoạch. Từ nay đến cuối năm, Tổng công ty sẽ

4 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đã thực hiện hơn 41.700 chuyến bay an toàn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng vận chuyển hành khách đạt 5,4 triệu lượt, tăng 2,6% so với kế hoạch và tăng 11,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt hơn 654 tỷ đồng, bằng 195,6% kế hoạch, tổng doanh thu đạt hơn 19.700 tỷ đồng, bằng 34,4% kế hoạch năm.

Page 16: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

tiếp tục thoái vốn tại Công ty CP Giao nhận kho vận hàng không (ALS), Công ty CP Chứng khoán Hòa Bình (HBS); CTCP Cung ứng dịch vụ Hàng không (Airserco). Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang đề xuất thoái vốn đầu tư tại Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), đồng thời kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt chủ trương chuyển giao khoản vốn đầu tư tại Công ty CP Nhựa cao cấp hàng không (APLACO) cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.

NGÀNH ĐƢỜNG BỘ

Khởi động dự án đƣờng cao tốc lớn nhất phía Nam

Ngày 30/06/2014, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC vừa trao gói thầu xây lắp đầu tiên tại Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành cho liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) với giá trúng thầu là 1,415 tỷ yên và 2.457,36 tỷ đồng.

Theo hợp đồng vừa được ký kết, Liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco4 sẽ phải hoàn thành Gói thầu J2 trong vòng 32 tháng. Gói thầu J2 có lý trình bắt đầu từ Km 24+503 (tiếp giáp gói thầu J1) đến Km 29+264 (tiếp giáp gói thầu J3) với tổng chiều dài là 4,761 Km gồm cầu sông Chà và cầu cạn qua huyện Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh. Công trình được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, bề rộng cầu 21,75 m, vận tốc thiết kế giai đoạn I là 80 km/h, giai đoạn hoàn chỉnh là 100 km/h.

Sau khi hoàn thành, công trình giúp cho giao thông liên vùng phía Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.Hồ Chí Minh, nối trực tiếp với mạng đường cao tốc – quốc lộ, với hệ thống cảng biển Hiệp Phước, Thị Vải - Cái Mép và với Sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời Dự án góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, giảm thiểu tai nạn giao thông; rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa; rút ngắn hành trình từ tỉnh Long An đến TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngược lại từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư các khu công nghiệp do các Nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ kết nối với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu (dự kiến) tạo thành một phần của tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.

Tp. HCM xây thêm cầu Rạch Chiếc

TPHCM sẽ xây thêm cầu Rạch Chiếc nữa trên đường vành đai phía Đông (đường vành đai 2) thuộc quận 9. Dự kiến cây cầu này khởi công vào quí 4 năm 2014 và hoàn thành vào cuối tháng 12-2015

Tuy cùng bắc qua Rạch Chiếc, nhưng cầu Rạch Chiếc dự kiến trên đường vành đai 2 không cùng vị trí với cầu Rạch Chiếc hiện hữu trên Xa lộ Hà Nội.

Cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai phía Đông, quận 9 được giao cho Khu quản lý giao thông đô thị số 2 làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 871,2 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 1, sẽ xây dựng một nhánh cầu riêng biệt với 4 làn xe ( một nửa cầu) theo hướng đi từ cầu Phú Mỹ ra Xa lộ Hà Nội. Đồng thời, khu 2 cũng xây dựng nút giao giữa cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai phía Đông với đường D2 thuộc Khu Công nghệ cao và đoạn đường nối từ cầu Rạch Chiếc ra Xa lộ Hà Nội.

Việc xây dựng cầu Rạch Chiếc mới nhằm khép kín đường vành đai 2 theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải của TPHCM đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, cầu Rạch Chiếc mới sẽ kết nối đường vành đai 2 với Khu công nghệ cao và Xa lộ Hà Nội tạo thành mạng lưới giao thông khép kín.

Giá xe tải tăng mạnh

Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, từ đầu tháng 4/2014 đến nay, khi các tỉnh và Thành phố trong cả nước ra quân đồng loạt kiểm tra xe quá tải thì giá xe tải tăng mạnh.

Lý do nhiều doanh nghiệp vận tải không cho xe chở hàng hóa quá tải đã phải mua thêm xe nhằm bảo đảm nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Hiện loại xe đầu kéo đã qua sử dụng đời 2004 tăng từ 600 triệu đồng/xe lên gần 1 tỉ đồng/xe, xe đầu kéo đời 2007 từ 700 triệu đồng/xe tăng lên 1,1-1,2 tỉ

Page 17: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

đồng/xe. Trong khi đó, loại có tải trọng 14 tấn mới sản xuất hiệu Isuzu, Hino từ 1,4 tỉ đồng tăng lên 1,7 tỉ đồng/xe.

Do nhu cầu mua xe tải mới sản xuất tăng mạnh nên các hãng không cung cấp đủ xe và nhiều hãng hẹn 4-5 tháng mới nhập xe về. Tuy nhiên, việc mua xe tải mới cũng không dễ làm thủ tục đăng kiểm do ngành đăng kiểm quy định kích thước thùng xe theo tiêu chuẩn trong nước.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Đƣờng sắt bắt đầu giảm giá vận chuyển hàng hoá

Từ ngày 11/07/2014 đến hết ngày 30/9/2014, Tổng công ty Đường sắt VN này bắt đầu giảm giá nhằm thu hút vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường sắt. Ngành Đường sắt giảm 2% giá cước phổ thông nguyên toa đối với hàng hóa xếp ở các ga trên khu đoạn Sài Gòn – Kim Liên theo chiều bắc đi quá ga Kim Liên và hàng hóa xếp ở các ga phía Bắc vận chuyển vào phía Nam đến các ga trong khu đoạn từ Ga Kim Liên đến Ga Sài Gòn.

Đối với các đoàn tàu hàng chuyên tuyến chạy suốt (không phân biệt thành phần), khuyến mãi giảm 5% giá cước vận chuyển đoàn tàu. Không áp dụng giảm giá khuyến mãi đối với tàu chuyên tuyến cắt móc và tàu chuyên luồng.

Các hợp đồng vận tải hàng hóa bằng tàu chuyên tuyến có thời hạn đến hết ngày 30/06/2014 được gia hạn đến hết 10/07/2014. Việc ký hợp đồng từ ngày 11/07/2014 sẽ ưu tiên đối với khách hàng trực tiếp (đơn vị trực tiếp sản xuất hoặc được nhà sản xuất ủy quyền) và các khách hàng truyền thống, có uy tín, đã hợp tác lâu năm với ngành Đường sắt.

Tổng công ty Đường sắt VN cũng giao các công ty vận tải thống nhất xây dựng phương án khai thác và chỉ đạo các ga Giáp Bát, Sóng Thần thí điểm vận chuyển từ kho đến kho, được áp dụng cơ chế như đối với tàu chuyên tuyến.

Ngoài ra, Tổng công ty cũng điều chỉnh quy định về khấu trừ tiền cước vận chuyển. Trong trường hợp do lỗi của khách hàng, khách hàng cố tình không làm hóa đơn gửi hàng để cho tàu chạy được coi là khách hàng tự ý bỏ tàu. Ngoài tiền cước vận chuyển, khách hàng còn phải chịu phạt 50% số tiền cước vận chuyển đoàn tàu đó.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Bốn hãng tàu đồng triển khai một tuyến nội Á

Vào cuối tháng này, Cosco Container Lines, Wan Hai Lines, China Shipping Container Lines và Pacific International Lines sẽ đồng triển khai một tuyến mới nối Trung Quốc, Đông Nam Á và Tiểu lục địa Ấn Độ.

Tuyến Pakistan/Mundra Express, hay PMX, sẽ triển khai 6 tàu Panamax, hai tàu do Cosco khai thác, hai tàu thuộc Wan Hai, một tàu thuộc CSCL và một tàu thuộc PIL.

Tuyến sẽ bắt đầu từ Shanghai vào ngày 25/6 theo vòng xoay cảng: Shanghai; Ningbo và Shekou, Trung Quốc; Hong Kong; Singapore; Port Klang, Malaysia (chiều đi hướng bắc); Port Klang (chiều đi hướng tây); Karachi, Pakistan; Mundra, Ấn Độ; Port Klang (chiều đi hướng bắc); Singapore; Hong Kong; và trở lại Shanghai.

Theo một báo cáo gần đây của Drewry Maritime Research, giá thuê tàu rẻ hơn và tăng trưởng trong sản lượng hàng giúp cải thiện kết quả hoạt động của các hãng vận tải biển hoạt động trên các tuyến nội Á.

Page 18: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

Các hãng tàu đều trông chờ vào đợt tăng giá của mùa cao điểm

Theo thông lệ, mùa cao điểm trên tuyến Châu Á – Châu Âu thường bắt đầu từ tháng 7 hàng năm. Báo cáo tuần qua của Shanghai Containerized Freight Index (SCF) cho biết, sau khi công bố tăng giá cước chung (General Rate Increase - GRI), giá cước trả ngay (spot rate) từ Thượng Hải đi Bắc Âu đã tăng thêm USD 310/Teu lên tổng cộng USD 1416/Teu, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2014 đến nay và mức cước này đã ngang bằng mức cước cùng kỳ năm 2013. Giá cước từ Thượng Hải đi Địa Trung Hải cũng tăng USD 133/Teu lên tổng cộng USD 1700/Teu.

Tuy nhiên, “các hãng tàu sẽ không chỉ bị mất tín nhiệm mà còn có nguy cơ không thực hiện được việc tăng gia cước chung (GRI) do thông báo chậm cho khách hàng vì hầu hết những khách hàng lớn, chuyên nghiệp, để tránh mùa cao điểm, họ đã ký trước hợp đồng cho cả quí 3/2014 với giá thấp hơn USD 1300/Teu”. Đây là cảnh báo của một chuyên gia trong lĩnh vực môi giới,…

Khánh thành luồng Soài Rạp

Chiều ngày 21/06/2014, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức khánh thành luồng Soài Rạp. Sau 12 tháng thi công, luồng Soài Rạp dài 54km, độ sâu 9,5m đi qua tỉnh Tiền Giang, Long An và TP. Hồ Chí Minh đã hoàn thành nạo vét giai đoạn 2 vào tháng 4 vừa qua. Tháng 5/2014, lần đầu tiên luồng đón tàu 50.000 tấn hành hải an toàn vào cảng SPCT tại Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Việc khơi thông luồng Soài Rạp, sẽ giúp các tàu vào cảng tại TP. Hồ Chí Minh giảm đáng kể chi phí, tăng hiệu quả của cụm cảng Hiệp Phước. Luồng Soài Rạp được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận là luồng tàu biển thứ hai từ biển về TP. Hồ Chí Minh, rút ngắn khoảng 20km so với đi qua sông Lòng Tàu hiện hữu đã sử dụng cách đây hơn 100 năm. Tổng mức đầu tư Dự án là 2.797 tỉ đồng, trong đó vốn tài trợ từ Vương quốc Bỉ là 76 triệu euro, vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố là 624 tỉ đồng. Theo quy hoạch, trong các giai đoạn tiếp theo, luồng Soài Rạp sẽ được nạo vét sâu đến 12m để có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 70.000 tấn.

NGÀNH VẬN TẢI ĐƢỜNG THỦY

Trà Vinh chi hơn 20 triệu USD mua phà chở hàng

Để hàng hóa nhanh chóng đến với luồng hàng hải Quan Chánh Bố, Bộ GTVT quyết định đầu tư phà Láng Sắt trên tuyến quốc lộ 53.

Ngày 09/06/2014, UBND tỉnh Trà Vinh cho biết đã thu hồi trên 3 ha đất ven sông Láng Sắt ở huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải để triển khai dự án phà Láng Sắt có tải trọng 60 tấn. Công trình nằm trên tuyến quốc lộ 53, thuộc tiểu dự án 1, hợp phần A đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (dự án WB5).

Tiểu dự án 1 ban đầu có tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD. Khi bổ sung hạng mục phà Láng Sắt nâng vốn lên trên 122,8 triệu USD. Trong đó 80,8 triệu USD là vốn vay ODA, còn lại vốn đối ứng Chính phủ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án WB5 góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, giảm thiểu tắc nghẽn trên các tuyến đường bộ và đường thủy then chốt, góp phần tích cực vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội và tạo điều kiện cho việc liên thông giữa các vùng trong khu vực.

Đối với phà Láng Sắt, khi đưa vào sử dụng, dự kiến năm 2015, hàng hóa của Trà Vinh và các tỉnh miền Tây được vận chuyển bằng đường bộ trên tuyến quốc lộ 53 sẽ nhanh chóng đến với luồng hàng hải quan trọng trong vùng là kênh đào Quan Chánh Bố.

Kênh đào này đang được triển khai với vốn đầu tư 6.600 tỷ đồng, khi hoàn thành các tàu có trọng tải 10.000 tấn sẽ đi vào tất cả các cảng trong khu vực sông Hậu, góp phần rất lớn cho công tác vận tải hàng hóa, giảm giá thành - nhất là các mặt hàng nông, thủy sản - qua các cảng biển lớn của Trà Vinh và TP Cần Thơ.

Back

Page 19: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

FEDEX TRÖNG ĐẠM NHỜ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Kết thúc quý IV của năm tài khóa 2014, hãng chuyển phát nhanh FedEx (Mỹ) đã thu được những kết quả kinh doanh “trên cả tuyệt vời”. FedEx đã có kết quả kinh doanh quý IV của năm tài chính 2014 với doanh thu lên đến 11,8 tỷ USD, tăng 3,5% so với mức 11,4 tỷ USD của quý IV năm 2013 và cao hơn so với kỳ vọng của các nhà phân tích thị trường.

Theo báo cáo, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh lõi trong quý này đã tăng từ 502 triệu USD lên mức 1,18 tỷ. Ước tính, doanh thu cả năm của FedEx sẽ tăng từ 44,3 tỷ USD lên mức 45,6 tỷ USD, với thu nhập ròng tăng từ 1,56 tỷ USD lên 2,1 tỷ USD. Tăng trưởng của FedEx đến từ tất cả các lĩnh vực kinh doanh, nhưng thương mại điện tử đã giúp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

FedEx cho biết, doanh thu của hãng tăng nhẹ lên 7 tỷ USD trong quý IV, với thu nhập từ hoạt động kinh doanh cơ bản tăng khoảng 3% lên 475 triệu USD. Khối lượng bưu phẩm trong nước Mỹ tăng 3%, trong khi khối lượng bưu phẩm quốc tế tăng 2%.

Bộ phận kinh doanh mặt đất của FedEx cho biết, doanh thu của họ đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức 3,01 tỷ USD nhờ sự phát triển của thương mại điện tử. Khối lượng bưu phẩm trung bình hàng ngày tăng 8% cho cả FedEx mặt đất và Bộ phận chuyên về thương mại điện tử FedEx SmartPost, trong đó có sử dụng một phần dịch vụ của USPS cho công đoạn giao hàng cuối cùng.

FedEx giao vận cũng báo cáo doanh thu tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt mốc 1,55 tỷ USD, với thu nhập tăng 51% lên mức 122 triệu USD.

Nhận định về năm tài chính tiếp theo, FedEx cho biết họ kỳ vọng kết quả kinh doanh của năm 2015 thậm chí còn tốt hơn so với năm 2014 bởi đã được tăng vốn lên mức 4,2 tỷ USD, bao gồm cả sự gia tăng đội ngũ máy bay - một phần trong chương trình hiện đại hóa hạm đội vận tải của hãng và cũng tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ mặt đất.

FEDEX EXPRESS NHẬN GIẢI THƢỞNG AFSCA 2014

FedEx Express (FedEx), công ty con của tập đoàn FedEx đã giành được giải thưởng Công ty Vận chuyển Hàng hóa Hàng không tốt nhất khu vực Bắc Mỹ tại buổi lể trao giải Dịch vụ Chuỗi Cung ứng và Vận chuyển châu Á (AFSCAs) lần thứ 28 được công bố tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là lần thứ 11 FedEx giành được giải thưởng này kể từ năm 2002.

Giải thưởng AFSCAs hàng năm, do tạp chí thương mại Cargonews Asia tổ chức, là một trong những giải thưởng danh giá nhất trong ngành chuỗi dịch vụ cung ứng và vận chuyển tại châu Á

Giải thưởng một lần nữa khẳng định cam kết của FedEx trong việc đem lại những trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng của mình. FedEx Express sử dụng mạng lưới vận chuyển đường không, đường bộ và không ngừng sáng kiến để vận chuyển, giao hàng theo từng ngày, từng giờ, cùng với điều kiện cam kết bảo đảm hoàn cước. Chỉ tính trong năm 2013, FedEx đã giới thiệu một loạt những sáng kiến mới cũng như các cải tiến nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động và sự linh hoạt trong việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng trong khu vực như việc khai trương Trung Tâm Trung Chuyển Bắc Thái Bình Dương tại Osaka, Nhật Bản gần đây.

FEDEX TRAO GIẢI CUỘC THI ẢNH ĐI BỘ AN TOÀN

Tại TP. HCM, ngày 29/5/2014 – FedEx Express cùng với Qũy Phòng Chống Thương Vong Trẻ Em (AIP Foundation – Safe Kids Vietnam), Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, và Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách người chiến thắng của cuộc thi ảnh Đi Bộ An Toàn 2014.

Cuộc thi ảnh nhằm nâng cao ý thức về an toàn đi bộ cho các em học sinh trung học cơ sở trên toàn quốc bằng cách kêu gọi các em chụp lại những tình huống nguy hiểm về giao thông và những thói quen nguy hiểm hay an toàn của người đi đường. Trên 60.000 học sinh tại Việt Nam đã đăng ký tham gia từ tháng 2 đến tháng 4, với 4,175 bức ảnh được nộp trên trang web của cuộc thi và trang Facebook.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 20: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

Hội đồng giám khảo bao gồm các đại diện từ Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, Bộ GD&ĐT, Qũy Phòng Chống Thương Vong Châu Á, FedEx Express, và anh Nguyễn Thượng Thuyết, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp của tạp chí Heritage đã lựa chọn ra những em học sinh chiến thắng.

Cuộc thi Ảnh Đi Bộ An Toàn là một trong những sáng kiến năm trong chương trình Đi Bộ An Toàn (Walk This Way) năm nay. Chương trình thúc đẩy an toàn đường bộ do FedEx và Qũy Phòng Chống Thương Vong Châu Á (AIP) – Safe Kids phát động vào năm 2009. Tính đến nay, chương trình Đi Bộ An Toàn đã tiếp cận với hơn 46.446 học sinh từ 70 trường trung học và tiểu học tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Định và Nam Định, lắp đặt một công viên an toàn giao thông 1.700 mét vuông tại tỉnh Đồng Nai cho các em học sinh tiểu học và đóng góp 3.472 nón bảo hiểm, 19.855 áo phản quang và nón, 46.446 cuốn sách về an toàn đi bộ cho các em học sinh.

C.STEINWEG ĐỘNG THỔ TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHO BÃI TẠI HẢI PHÕNG

Trung tâm dịch vụ kho bãi của C.Steinweg (Hà Lan) vừa được động thổ tại KCN Đình Vũ, TP.Hải Phòng. Dự án có quy mô gồm: 03 nhà kho với tổng diện tích mặt sàn khoảng 30.000 m2; khu bãi lưu chứa hàng hóa với tổng diện tích mặt sàn khoảng 30.000 m2, đủ sức chứa 3.500 TEU; sản lượng hàng hóa lưu chuyển có thể lên tới 70.000 tấn/năm.

Theo kế hoạch, dự án sẽ khởi công xây dựng vào tháng 7/2014 trên diện tích đất 150.000 m2 và giai đoạn đầu chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2015. Ngay trong năm đầu tiên vận hành, dự kiến khối lượng xuất khẩu/nhập khẩu thông qua Trung tâm dịch vụ kho bãi này sẽ vượt mức 20.000 tấn, với giá trị hàng hóa dự tính vượt 40 triệu USD. Trong vòng 5 năm hoạt động, C.Steinweg Hải Phòng sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần vào kế hoạch phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Tập đoàn và những đóng góp của C.Steinweg cho thành phố Hải Phòng cũng sẽ tăng lên đáng kể.

C.Steinweg được thành lập vào năm 1847, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kho bãi và logistics hàng đầu thế giới với bề dày chuyên môn trong giao dịch hàng hóa và mạng lưới hoạt động hơn 100 văn phòng trên toàn thế giới.

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 06/2014:

Hoạt động DC:

- Trung tâm phân phối Sóng Thần đã tiếp nhận hàng hóa của khách hàng Masan nhập xuất hàng hóa từ đầu tháng 6. Hàng nhập xuất được vận hành liên tục 3 ca/ngày với sản lượng trung bình 1.000 Pallet/ngày. Do tháng 6 là cuối Quý 2 nên lượng hàng tăng vọt, có những ngày sản lượng nhập xuất lên đến 2.500 Pallet. Toàn DC cùng Team làm hàng đã tập trung cao nhất mọi nguồn lực để đáp ứng hoàn thành các đơn hàng nhập xuất hàng trong ngày. Để phù hợp với hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG) như các mặt hàng của Masan, sơ đồ làm hàng của DC 2 đã được điều chỉnh theo hình chữ I, nhập cửa trước xuất cửa sau và số lượng cửa xuất phía sau lên đến 14 cửa có thể cùng xuất hàng trong một thời điểm. Việc điều chỉnh này đã giúp quá trình làm hàng trở nên vô cùng thuận tiện và nhanh chóng. Bên cạnh đó những hàng hóa khác của các khách hàng như Vinamilk, Yazaki, Vagabond,… cũng tăng cao, công suất của các DC1, 2, 3 và 4 đều đạt 100 % capacity với volume nhập xuất thông qua đến 90.000 CBM/ tháng 6 . Đây là một con số kỷ lục mà DC Sóng Thần đạt được từ trước đến nay. Rất xứng đáng biểu dương tinh thần làm việc, nỗ lực cố gắng của tập thể CBCNV DC Sóng Thần trong tháng 6 vừa qua đã đạt được thành tích cao.

- Bước sang tháng 7, DC Sóng Thần sẽ tiếp tục các biện pháp để không ngừng cải tiến nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đảm bảo các KPI đã cam kết với các khách hàng, customize các ứng dụng của WMS để ngày càng tối ưu hóa công việc, nâng cao năng suất lao động.

- Tháng 7, Gemadept Logistics vinh dự tiếp nhận một chuyên gia IT đến từ Nhật Bản- ông Hidenori Megumi sang giao lưu thực tập theo chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản với thời gian làm việc là 3 tháng. Ông Hidenori Megumi sẽ cùng tham gia vào kế hoạch của công ty triển khai Kick-off dự án RF- Barcode tại DC Sóng Thần.

Page 21: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

Hoạt động vận tải phân phối:

- Trong tháng 6 vừa qua, hoạt động vận tải phân phối của Gemadept Logistics tiếp tục hoạt động rất hiệu quả. Khối lượng hàng cuối quý tăng cao nhưng đội xe của công ty cùng với các vendor ngoài đã bố trí sắp xếp hợp lý đáp ứng vận chuyển, hoàn thành khối lượng từng ngày theo đúng kế hoạch giao hàng tới các nhà phân phối và khách hàng.

- Trong tháng 7 đội xe vận tải phân phối của Công ty sẽ được đầu tư mua thêm với số lượng 10 chiếc để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao trong thời gian tới.

Hoạt động Business Solution:

- Trong tháng 6, Phòng Giải pháp và công nghệ thông tin BSIT- anh Kurt Bình được công ty cử đi học, sau 10 tháng đã hoàn thành khóa học Chương trình đạo tạo nâng cao trong quản trị 3PL của trường công nghệ danh tiếng MIT (USA) đã tốt nghiệp và trở về tiếp tục phụ trách phòng BSIT. Phòng BSIT đã tham gia nghiên cứu chuyên sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đã tham gia vào tất cả các dự án với nhiều giải pháp sáng tạo mang lại những kết quả ứng dụng hiệu quả cho các đơn vị.

Back

Page 22: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

Quản lý chuỗi cung ứng lạnh

Dây chuyền lạnh đề cập đến việc quản lý thời gian và kiểm soát nhiệt độ của sản phẩm nhạy cảm mà người ta làm cho nhiệt độ của nó tăng lên hay giảm xuống trong chuỗi cung ứng. Chính việc đó được làm từ con người và máy móc mà nó cần để di chuyển trên hành trình dài từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Lấy ví dụ, trong ngành công nghiệp Dược, khi họ mang một loại thuốc mới trên đường, nó được vận chuyển đến nhà phân phối, và nhà phân phối chuyển tiếp nó đến nhà thuốc, ở đó nó được chuyển đến tay người tiêu dùng.

Các lợi ích của việc quản lý chuỗi cung ứng lạnh

Trong cuộc hành trình dài của mình, dược phẩm nhạy cảm và các sản phẩm sinh học có thể thay đổi qua tay nhiều lần và đi qua các môi trường khác nhau, vì vậy điều quan trọng là các nhà cung cấp có thể xác định có hay không nó đã được tiếp xúc với nhiệt độ có thể gây thiệt hại hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm. Do đó Quản lý chuỗi cung cấp lạnh là một cách để đảm bảo an toàn bệnh nhân, toàn vẹn sản phẩm, tuân thủ quy định, quy trình và tối ưu hóa chi phí.

Những thách thức của quản lý nhiệt độ

Như là một phần của chuỗi cung ứng, các chủ hàng cần phải hiểu về những gì tạo thành các chuyến vận chuyển an toàn của các sản phẩm nhạy cảm, như dược phẩm, để đảm bảo an toàn việc giao hàng giống như việc lưu giữ ở trong kho. Nhận thức được yêu cầu nhiệt độ cho một số sản phẩm trong khi nó đang trên đường vận chuyển là một thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn vẹn. Xác nhận nhiệt độ, phương pháp vận chuyển, tuyến đường, phương tiện vận tải, và không gian lưu trữ, là những cách để đảm bảo và duy trì tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng.

Dƣới đây là một số yếu tố cần xem xét khi lựa chọn một thiết bị ghi nhiệt độ:

1. Độ chính xác đo nhiệt độ

2. Tính tiện dụng và khả năng di chuyển

3. Bộ nhớ thiết bị

4. Độ bền

5. Yếu tố hình thức của thiết bị

6. Đáp ứng tiêu chuẩn 21 CFR 11

7. Tính nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ

8. Khả năng để đo lường và xác định ảnh hưởng tác động nhiệt độ trên hành trình.

Gải pháp chuỗi cung ứng lạnh Smarttech

SmartTech chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện kiểm soát nhiệt độ cho chuỗi cung ứng lạnh Dược Phẩm, Phân phối Dược Phẩm, Dịch vụ hậu cần và Kho vận, Chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ thực phẩm.

SmartTech cung cấp các giải pháp xác nhận nhiệt độ nhạy cảm trong chuỗi phân phối, từ nhà máy đến người tiêu dùng, toàn bộ trong chuỗi cung ứng, giải pháp và dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh của SmartTech đáp ứng các tiêu chuẩn với chất lượng cao nhất. Thiết bị được kiểm chứng và phù hợp với các tiêu chuẩn GMP, GDP, CFR 21, WHO, MHRA, FDA và HACCP.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 23: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

Smarttech cung cấp giải pháp hoàn thiện trong chuỗi cung ứng lạnh, đặc biệt trong việc kiểm soát nhiệt độ hàng hoá, tư vấn, quản lý các hàng hoá nhạy cảm với nhiệt độ, thiết kế và giám sát nhiệt độ phù hợp với tất cả các ứng dụng.

Dược phẩm và khoa học đời sống

Hậu cần và giao thông vận tải

Dịch vụ máu

Thực phẩm

Kho vận

Kho lạnh và lưu trữ

Bệnh viện và y tế

Giáo dục

Thử nghiệm lâm sàn

Các khách hàng của Smarttech:

Schenker Logistics, Agility Logistics, Metro Cash & Carry, Falcon, Groz-Beckert, Nestle, Toshiba, Vinmec International Hospital, City International Hospital, Max Integra, Majestic Hotel, Ibis Hotel,....

Back

Page 24: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

FMCG ONLINE TOÀN CẦU SẼ TĂNG 17 TỶ USD TRONG 2 NĂM TỚI

Báo cáo do Kantar Worldpanel công bố đã đưa ra những chiến lược dành cho nhà bán lẻ và doanh nghiệp để có thể nắm bắt được cơ hội từ mức tăng trưởng dự báo cho doanh thu trực tuyến của thị trường FMCG. Kantar Worldpanel dự đoán đến năm 2016, các kênh mua sắm online sẽ mang về 53 tỷ USD cho thị trường FMCG toàn cầu – tăng 17 tỷ USD (47%) so với mức hiện tại là 36 tỷ USD.

Báo cáo dựa trên cơ sở các phân tích sâu rộng trên thói quen tiêu dùng của 100.000 hộ gia đình ở 10 trong số các thị trường lớn nhất về mặt doanh thu FMCG trực tuyến. Thông qua đó, báo cáo dự báo đến năm 2016, các kênh mua sắm online sẽ đóng góp 5,2% tổng doanh thu thị trường FMCG toàn cầu – trong khi hiện tại con số này là 3,7%.

Báo cáo dự đoán châu Á sẽ là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất. Hàn Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu với các kênh trực tuyến đóng góp 13,8% tổng doanh thu FMCG vào năm 2016. Hiện nay, 55% hộ gia đình Hàn Quốc có mua hàng FMCG trực tuyến, một con số đặc biệt cao mà chưa có nước nào trên thế giới có thể vươn tới được. Thị phần của các kênh mua sắm FMCG trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục ở Đài Loan và Trung Quốc và sẽ lần lượt đạt mức 4,5% và 3,3% của tổng thị trường FMCG ở các nước này.

Hiện nay, Anh là quốc gia tiên phong trong mua sắm FMCG trực tuyến ở Châu Âu. Người tiêu dùng FMCG trực tuyến ở Anh đặt hàng online trung bình một lần mỗi tháng và giỏ hàng của họ lớn gấp 5 lần so với khi mua ở các điểm mua sắm khác (ở hầu hết các nước, giỏ hàng online thường lớn gấp đôi so với giỏ hàng thông thường). Tuy nhiên, với mức tăng trưởng ấn tượng của loại hình mua sắm click & collect ở Pháp (thường gọi là “Drive”: người mua đặt hàng online và lái xe đến điểm mua sắm đã chọn để mang hàng về), Pháp sẽ nhanh chóng qua mặt Anh vào năm 2016 với mức đóng góp 6,1% trong doanh số FMCG so với mức 5,5% của Anh.

Mức tăng trưởng doanh thu trực tuyến của thị trường FMCG cho thấy cơ hội lớn dành cho các nhà bán lẻ và các doanh nghiệp. Người tiêu dùng trực tuyến hiện nay, thường là nhóm thu nhập cao và trung bình, có xu hướng chuộng các sản phẩm có thương hiệu hơn so với các sản phẩm nhãn hàng riêng. Đây là nền tảng vững chắc để các thương hiệu có thể phát triển tốt hơn nữa. Ở Pháp, 55% người tiêu dùng trực tuyến tái sử dụng cùng một danh sách cho các chuyến mua sắm khác nhau.

Như vậy, rõ ràng, điều quan trọng là các thương hiệu phải đảm bảo mình có một chỗ đứng trong danh sách mua sắm của người tiêu dùng để có thể đón đầu cơ hội từ mức tăng trưởng đã dự báo trước này.

Kantar Worldpanel là công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu thị trường dựa trên chương trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Bằng cách kết hợp giữa việc quan sát thị trường, thực hiện các phân tích cao cấp và đưa ra các giải pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, chúng tôi mang đến cả bức tranh tổng thể lẫn từng chi tiết nhỏ làm nguồn cảm hứng giúp khách hàng có những bước tiến thành công.

Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ nhân viên 3.500 người và sự hiện diện tại hơn 55 quốc gia, dịch vụ của chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu ở lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, sản phẩm cho em bé và các lĩnh vực khác. Kantar Worldpanel là một trong 13 công ty của Kantar Group – một công ty con thuộc sở hữu của WPP Group

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 25: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

NHỘN NHỊP ĐẦU TƢ VÀO CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

Từ đầu tháng 6, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam chứng kiến việc có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài xây nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam.

Mới nhất, ngày 11/6/2014, Công ty Công nghệ toàn cầu Laird (Anh) đã chính thức khánh thành nhà máy đầu tiên của mình ở Việt Nam. Nhà máy này đặt tại Bắc Ninh - nơi đang dần trở thành “thủ phủ” của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam, với hàng loạt nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động (ĐTDĐ) quy mô lớn của Samsung và Nokia.

Nhà máy ở Bắc Ninh của Laird chính là sự bổ sung cho trung tâm thiết kế mới của Laird và Công ty Chế tạo khuôn mẫu Model Solution mà Laird mới mua tại Seoul (Hàn Quốc), cũng như các nhà máy khác tại Trung Quốc, Malaysia. Hiện tại, Laird có 14 nhà máy ở châu Á, chuyên thực hiện việc nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế và chế tạo sản phẩm.

Sức hấp dẫn của công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay chính là các nhà máy sản xuất ĐTDĐ quy mô lớn, trong đó Samsung là lớn nhất (với 2 nhà máy 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và 2 tỷ USD ở Thái Nguyên).

Đầu tháng 6, UBND TP HCM đã chấp thuận cho Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất hàng điện tử tại khu Công nghệ cao của Thành phố. Đây là nhà máy thứ ba của Samsung đầu tư tại Việt Namvới tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD.

Theo tin từ Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trong số 60 nhà cung ứng linh kiện hiện tại cho SEV, thì có 45 nhà cung cấp của Hàn Quốc, 5 của Việt Nam và 10 là từ các quốc gia khác. Và không chỉ tập trung ở Bắc Ninh (28 nhà cung cấp), các nhà đầu tư còn tìm đến Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội… để xây dựng nhà máy của mình. Sau khi nhà máy ở Thái Nguyên của Samsung đi vào hoạt động, các nhà đầu tư vệ tinh cũng đã tìm đến tỉnh này. Hàng trăm triệu USD đã được các nhà sản xuất linh kiện điện tử đầu tư ở Thái Nguyên.

Cùng với đó, Hải Phòng cũng đang trở thành điểm đến của các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Ngày 6/6 vừa qua, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã cấp chứng nhận đầu tư cho CTCP 4P Electronics, do 3 nhà đầu tư (gồm Công ty TNHH 4P, 1 nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam và 1 nhà đầu tư quốc tịch Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án có vốn đầu tư 600 tỷ đồng này dự kiến sẽ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, bán thành phẩm, bảng mạch điện tử… cho các thiết bị điện tử, viễn thông và tin học.

Back

Page 26: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG LOGISTICS”

Đối tƣợng tham dự: Lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý; Phòng ban hoạt động về dự báo, hoạch định kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp; Bộ phận Quản trị chuỗi cung ứng, thu mua, bán hàng; Bộ phận logistics, kho bãi,….

Thời gian: 3 ngày 27, 28, 29/07/2014, sáng 08h30 – 11h30; chiều: 11h30 – 16h30

Địa điểm: Tòa nhà ITAXA, Số 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Mục tiêu đào tạo:

- Thiết lập mục tiêu, chiến lược, đánh giá và quản lý nhu cầu.

- Nâng cao khả năng quản lý vận hành doanh nghiệp, quản lý thu mua cung ứng, quản lý quy trình logistics, quản lý mối quan hệ doanh nghiệp và đối tác.

- Ứng dụng công nghệ lên chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng giám sát và đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng.

- Đào tạo tư duy và cách điều hành cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp tiến dần tới phát triển bền vững.

Học phí tham dự: 2.200.000 VND/học viên (Đã bao gồm: tài liệu, văn phòng phẩm, teabreak giữa giờ, và chứng nhận khóa học. Học phí này đã được hỗ trợ của Đề án). Ưu đãi: giảm 10% học phí cho Doanh nghiệp đăng ký từ 5 cán bộ trở lên.

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

GIẢI THƢỞNG QUỐC TẾ “LUẬN VĂN XUẤT SẮC 2014”

Giới thiệu: Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain) phối hợp với Hiệp hội Logistics Đức đã giới thiệu đến các tài năng trẻ Logistics Việt Nam giải thưởng quốc tế “Luận văn xuất sắc 2014”. 100 nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới sẽ được trao giải thưởng thường niên “Luận văn xuất sắc” do Hiệp hội Logistics Đức tài trợ.

Các bài luận văn được nộp thông qua sự đề cử của các giảng viên tại các trường đại học và được viết không trước hơn 1 năm kể từ thời điểm nộp. Số lượng lớn các giải thưởng, các chủ đề được trao tặng phản ánh sự phong phú, đa dạng các khía cạnh trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và Logistics.

Giải thƣởng: Giấy chứng nhận; Cơ hội tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Logistics Quốc tế diễn ra vào tháng 10/2014 tại Berlin (Đức) miễn phí; Cơ hội trở thành hội viên của Hiệp hội Logistics Đức miễn phí trong vòng nửa năm.

Điều kiện và điều lệ tham dự: Bài luận văn phải mang tính xây dựng, đóng góp lớn, có sự tương thích cao, là những nghiên cứu chuyên sâu về học thuật hoặc các ứng dụng thực tiễn,

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Page 27: Bản tin Logistics tháng 07/2014

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

thể hiện sự sáng tạo trong việc tìm kiếm những giải pháp cho các thách thức hiện tại thuộc lĩnh vực Logistics; Việc đăng ký phải thông qua các giáo sư/giảng viên; Luận văn cử nhân hoàn chỉnh gửi kèm theo đánh giá, nhận xét, giải thích của người hướng dẫn; Luận văn thạc sỹ gửi kèm theo dàn bài và nhận xét của người hướng dẫn; Giới hạn tối đa 100 bài luận được trao giải. Các bài luận đăng ký sớm sẽ nhận được sự ưu tiên.

CUỘC THI CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÀI CHÍNH

Đơn vị tổ chức: CEL Consulting cùng The Fresh Connection và Cộng đồng Tài Chính Cung Ứng vừa hợp tác giới thiệu cuộc thi tranh tài mang tên “Cool Connection” cho sinh viên toàn cầu để kết nối sinh viên, tài năng trẻ với các công ty toàn cầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Giá trị giải thƣởng: Giải thưởng cuộc thi chính có tổng trị giá tiền mặt 20,000 euros và các cơ hội thực tập tại các tập đoàn toàn cầu như: Philips, Heineken, Unilever…

Mục đích: nhằm kết nối các tổ chức giáo dục và các tập đoàn kinh tế, ngân hàng để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng và tài chính.

Vòng thi: chia thành 3 vòng dựa theo kết quả của nhóm qua trải nghiệm mô phỏng hoá một chuỗi cung ứng trên máy tính và trực tuyến - “The Cool Connection”. Vào 21/10/2014, những đội nào có kết quả đạt chuẩn quản lý chuỗi cung ứng “ảo” của mình sẽ được mời tham gia vòng đấu toàn cầu. Vào tháng 12/2014, cuộc thi sẽ công bố kết quả các đội vào chung kết để mời vào vòng thi đầu tổ chức tại Hà Lan vào tháng 3/2015.

Các đội vào vòng chung kết sẽ được hỗ trợ chi phí khách sạn trong vòng 1 tuần thi đấu tại Hà Lan. Tổng giải thưởng tiền mặt lên đến 20.000 euro. Cơ cấu giải thưởng tiền mặt bao gồm: Giải nhất: 10.000 euro, Giải nhì: 6.000 euor, Giải ba: 4.000 euro.

Cách thức tham dự: Để tham dự cuộc thi, các đội cần có 4 thành viên là SV chính qui năm cuối và được xác nhận hướng dẫn bởi một giảng viên đại học.

HỘI THẢO KHOA HỌC: “VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN TỪ NĂM 2015”

Đơn vị chủ trì: Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM

Thời gian: khoảng từ 13 đến 17/10/2014

Địa điểm: Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM

Back

"Computers are incredibly fast, accurate and stupid; humans are incredibly slow, inaccurate and brilliant; together they are powerful beyond imagination.”

- Albert Einstein (1879 - 1955)-