29
Mã HP: CS115 Nhóm: 8E Bài 1 . NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PIPETTES Carbonhydrate - Hạt hút ẩm (100g/nhóm): trải hạt gel mỏng (0,5 cm) trên khay inox, sấy 70 0 C trong 3 giờ (kiểm tra hạt hút ẩm chuyển màu xanh), chuyển hạt hút ẩm vào bình hút ẩm. - Cốc sứ: 3 cái/nhóm - Dung dịch H 2 SO 4 5%v/v: 100ml H 2 SO 4 (5%v/v) /nhóm, 5,1ml H 2 SO 4 đậm đặc cần sử dụng - Dung dịch NaOH 5%w/v:100ml NaOH 5%v/v/nhóm, NaOH - Sự khác nhau về chức năng giữa cân điện tử và cân phân tích Cân điện tử: Màn hình hiển thị 0,00g.Cân nhanh hóa chất với độ chính xác cao khoảng ±0,01g Cân phân tích: Màn hình hiển thị 0,0000g.Cân hóa chất với độ chính xác cao dao động trong khoảng 0,0001g Sử dụng cân điện tử: khi cần cân nhanh khối lượng hóa chất hoặc dụng cụ, những hóa chất dể bay hơi hoặc hóa lỏng ( thay đổi khối lượng và nồng độ trong thời gian ngắn) Sử dụng cân phân tích: khi cần biết chính xác khối lượng hóa chất hoặc dụng cụ - Giấy lọc (15×15cm 2 ): 9 tờ/nhóm,mục đích chuẩn bị giấy lọc: lọc Lipid - Tác dụng của Diethyl ether: Diethyl ether là dung môi hữu cơ không phân cực, dùng để hòa tan lipid ra khỏi mẩu, 1000ml Diethyl ether/nhóm. - Giấy lọc (15 15cm 2 ): 3 tờ /nhóm, mục đích chuẩn bị giấy lọc: gói mẩu. - Dây chỉ: Chỉ dùng để cột,cố định mẩu trong giấy lọc, 6 sợi/nhóm,10 cm/sợi chỉ. Nitơ Trang: 1

THUC TAP SINH HOA.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Bài 1. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PIPETTES

Carbonhydrate- Hạt hút ẩm (100g/nhóm): trải hạt gel mỏng (0,5 cm) trên khay inox, sấy 700C trong 3 giờ (kiểm tra hạt hút ẩm chuyển màu xanh), chuyển hạt hút ẩm vào bình hút ẩm.- Cốc sứ: 3 cái/nhóm- Dung dịch H2SO4 5%v/v: 100ml H2SO4 (5%v/v) /nhóm, 5,1ml H2SO4 đậm đặc cần sử dụng- Dung dịch NaOH 5%w/v:100ml NaOH 5%v/v/nhóm, NaOH- Sự khác nhau về chức năng giữa cân điện tử và cân phân tíchCân điện tử:

Màn hình hiển thị 0,00g.Cân nhanh hóa chất với độ chính xác cao khoảng ±0,01gCân phân tích:

Màn hình hiển thị 0,0000g.Cân hóa chất với độ chính xác cao dao động trong khoảng 0,0001gSử dụng cân điện tử: khi cần cân nhanh khối lượng hóa chất hoặc dụng cụ, những hóa chất dể bay hơi hoặc hóa lỏng ( thay đổi khối lượng và nồng độ trong thời gian ngắn)Sử dụng cân phân tích: khi cần biết chính xác khối lượng hóa chất hoặc dụng cụ

- Giấy lọc (15×15cm2): 9 tờ/nhóm,mục đích chuẩn bị giấy lọc: lọcLipid

- Tác dụng của Diethyl ether: Diethyl ether là dung môi hữu cơ không phân cực, dùng để hòa tan lipid ra khỏi mẩu, 1000ml Diethyl ether/nhóm.

- Giấy lọc (15 15cm2): 3 tờ /nhóm, mục đích chuẩn bị giấy lọc: gói mẩu.- Dây chỉ: Chỉ dùng để cột,cố định mẩu trong giấy lọc, 6 sợi/nhóm,10 cm/sợi

chỉ.Nitơ

- Hổn hợp 11,1 gram chất xúc tác Se:K2SO4:CuSO4 (theo tỉ lệ 1:100:10): 0,1gr Se,10gr K2SO4 1gr CuSO4; cách cân và chuẩn bị: dùng cân phân tích cân 0,1 gr Se,nhấn tare,tiếp tục cân 10gr K2SO4 tare,cân 1gr CuSO4

- H2SO4 chuẩn 0,1N:1000 ml.cách pha dung dịchCách pha:

+ Cho H2SO4 chuẩn để pha H2SO4 0,1N (1000 ml) vào bình định mức chứa 500ml nước cất, sau đó cho thêm nước để đạt 1000ml

- NaOH 40%w/v: 100 ml NaOH 40%w/v/nhóm, 40gr NaOH/nhóm.- Thuốc thử acid boric

+ 250ml thuốc thử/nhóm, Phương pháp sử dụng cân phân tích :

+ Nối cân với nguồn điện 220V

Trang: 1

Page 2: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

+ Bấm phím ON/OFF (1-3 giây) để mở cân. Khi trên màn hình hiển thị giá trị 0,0000g và phía bên trái của các chữ số này có hiện tín hiệu * báo hiệu cân đã ồn định.

+ Mở một bên cửa cân, đặt giấy cân mẩu hoặc cốc cân (≤ 40gram) vào giữa đĩa cân, đóng cửa cân lại chờ cân hiện các chử số và báo tín hiệu ổn định.

+ Bấm phím Tare để trừ bì vật cân.+ Thêm từ từ một lượng nhỏ chất cần cân vào cốc cân cho đến khi đạt

khối lượng cần lấy ( dùng thìa để lấy chất rắn,dùng ống hút để lấy chất lỏng). Để kết quả hiện số chóng ổn định, mỗi lần thêm chất cân vào cốc nên đóng cửa cân lại.

+ Kết quả thu được có khoảng dao động ±0,0001g so với khối lượng cần cân.

+ Tắt cân: bấm và giử phím ON/OFF (3-5 giây) đến khi màn hình hiện chử OFF

+ Rút dây điện ra khỏi ổ cắm và xếp dây dẩn lại.- NaOH 0,05N: ml/nhóm,cách pha.

Phương pháp pha chế dung dịch liên quan- Pha H2SO4 đươc thực hiện trong tủ hút,đeo găng tay,khẩu trang.

+ Cẩn thận dùng pipet, hoặc ống đong nhỏ lấy 5,1 ml dung dịch H2SO4

đậm đặc.+ Đong 80ml nước cất rồi cho vào cốc 250ml.+ Cho từ từ từng ít một H2SO4 vào nước cất.+ Chỉnh lại thể tích bằng nước cất để đạt được 100ml.+ Cho vào bình, đậy nắp lại, dán nhãn, ghi tên hóa chất, nồng độ, ngày

tháng, tên nhóm.- Pha NaOH,đeo găng tay, khẩu trang.+ Cân nhanh 5gr NaOH vào cốc nhựa nhỏ+ Đong 80ml nước cất rồi cho vào cốc 250ml+ Cho từ từ từng ít một NaOH vừa cân được vào nước cất để hòa

tan,khuấy đều bằng đủa thủy tinh+ Sau khi chất rắn đã hòa tan hoàn toàn ,chỉnh thề tích bằng nước cất

để đạt được 100ml.+ Cho vào bình, đậy nắp lại, dán nhãn, ghi tên hóa chất, nồng độ, ngày

tháng, tên nhóm- Pha NaOH được thực hiện trong tủ hút, găng tay, khẩu trang.

+ Cân nhanh 40gr NaOH bằng cân điện tử + Đong 80ml nước cất vào cốc 250ml.+ Cho từ từ NaOH vào nước (vì nồng độ NaOH 40% khi pha tỏa ra

lượng nhiệt lớn nên khi pha ta cần hạ nhiệt trong chậu nước lạnh) ,khuấy đều bằng đủa thủy tinh cho tan hết.

+ Chỉnh lại thể tích bằng nước cất để đạt được 100ml. Phương pháp pha 250 ml thuốc thử acid boric/nhóm

Trang: 2

Page 3: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

+ Đong 3ml ethanol C2H5OH.+ Dùng cân phân tích cân 0.99mg Methyl Red và 1,485mg Bromoresol

Green.+ Hòa tan 0,99mg Methyl Red trong 1,5 ml ethanol,dùng đủa thủy tinh

khuấy đều cho tan hết chất rắn (1)+ Hòa tan 1,485mg Bromoresol Green trong 1,5 ml ethanol,dùng đủa

thủy tinh khuấy đều cho tan hết chất rắn (2)+ Cân 1,5 gr acid boric, hòa tan vào 100ml nước cất chứa trong cốc

thủy tinh 250ml, lần lượt cho (1), (2) vào cốc.+ Chỉnh thể tích dung dịch bằng nước cất cho đến khi được 150ml

- H2SO4 chuẩn 0,05N:500 ml/nhóm, cách pha ( Đeo găng tay ,khầu trang khi thực hiện)

+ Chuẩn bị 2 bình định mức 250ml và 1 bình định mức 500ml+ Đong 250ml H2SO4 0,1N vào bình 250ml, bình còn lại đong 250ml

nước cất.+ Cho bình nước cất vào định mức 500 ml rồi cho từ từ bình đựng

H2SO4 còn lại vào và lắc nhẹ.- Cách sử dụng +Pipette pasture

- Pipette pasture là dạng pipet dạng nhỏ còn gọi là ống nhỏ giọt, thường có chiều dài (15 và 23 cm) và chứa khoảng 2ml dd, thường sử dụng để chuyển một lượng nhỏ chất lỏng (1-10ml) từ một đồ đựng này sang một đồ đựng khác hoăc một ống nghiệm khác, để sử dụng đầu tiên đặt đầu ống hút xuống dưới bề mặt chất lỏng, sau đó bóp phần bóng cao su hoặc phần bóng nhựa (ống nhỏ giọt bằng nhựa) để lấy lượng dung dịch cần sử dụng.

+Pipette thủy tinhTrợ pipet là dụng cụ phòng thí nghiệm hổ trợ hút dung dịch bằng pipet thủy

tinh, cách sử dụng: khi sử dụng phải cắm sâu đầu dưới của trợ pipet vào phần trên của pipet thủy tinh, cắm đầu dưới của pipet thủy tinh xuống dưới mực chất lỏng khoảng 2-3 cm, cấu tạo của trợ pipet có một con lăn nhỏ, để hút dung dịch ta xoay con lăn xuống, khi rút được dung dich dung với thể tích cần lấy, ta chuyền pipet thủy tinh qua dung cụ dựng hóa chất, xoay con lăn hướng lên, dung dịch sẻ được bơm xuống.

- Quả bóp cao su có ba van dùng để hút các dung dịch độc hại như acid mạnh, base mạnh, quả bóp cao su có ba van A, S, E, quả bóp cao su có ba van giúp cho người sử dụng không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch hoặc khí bay hơi từ dung dịch, hạn chế sự tiếp xúc giữa môi trường và dung dịch. Để sử dụng ta gắn bóng cao su ba chia vào pipet thủy tinh có chia vạch, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ ấn mạnh vào van A (Air), dùng các ngón tay bóp mạnh vào phần chính của quả bóp để đẩy không khí từ trong ra thả van A để quả bóp nén lại, gắn ống hút vào đầu cuối của quả bóp,nhúng đầu ống hút ngập sâu vào chất lỏng, Ấn vào van S (Suction) để hút chất lỏng đến thể tích cần lấy và thả van S ra. Ấn vào van E (Empty) để thả dung dịch ra.

Trang: 3

Page 4: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Nguyên lý hoạt động của pipet (Quả bóp cao su có ba van), (bóng cao su ba chia)

Van A (AIR: Không khí) khi nhấn vào van A không khí bên trong quả bóp cao su sẽ được thông với môi trường bên ngoài, khi bóp vào bóng cao su không khí sẻ được đẩy ra khỏi bóng, tạo nên một áp lực bên trong bóng cao su.

Van S (SUCTION: Hút) khi nhấn vào van S môi trường có áp lực bên trong bóng thông với môi trường dung dịch cần lấy, để giải phóng áp lực để làm căng bóng cao su như lúc đầu, dung dịch được hút lên theo pipet.

Van E (EMPTY: Rỗng) khi nhấn vào van này môi trường bên trong pipet thủy tinh thông với môi trường bên ngoài, dung dịch sẻ được thoát ra khỏi pipet thủy tinh do trọng lực, không khí sẻ đi vào van E để làm rỗng pipet thủy tinh.+ Micropipette

Micropipette là loại pipet có độ chính xác cao, có thể lấy một thể tích chính xác nhất định, khi lấy mẫu cần đặt micropipette thẳng đứng, trên thân của micropipette có một con xoay để điều chỉnh thể tích dung dịch cần lấy, một nút nhấn lớn và một nút nhấn nhỏ dùng để bỏ đầu tip, để lấy dung dịch ta dùng ngón cái nhấn vào nút nhấn lớn nằm ở đầu của micropipette tới nấc thứ nhất và nhúng pipet tip vào 3-4 mm vào dung dịch, thả nhẹ ngón trỏ để lấy dung dich, để bơm dung dịch ra khỏi micropipette ta dùng ngón trỏ nhấn nút nhấn lớn đến nấc thứ hai để bơm hết dung dich ra khỏi đầu tip (lưu ý: khi micropipette đang chứa dung dịch không được trút ngược micropipette vì dung dịch sẻ làm hư pipet) khi lấy dung dịch khác cần đổi đầu tip để tránh hư dung dịch.

+ Tại sao phải chuẩn bị bình hút ẩm. Bình hút ẩm là dụng cụ dùng để làm khô từ từ và những chất dể hút ẩm từ

không khí, dùng để hạ nhiệt độ dụng cụ trước khi cân để làm tránh ảnh hưởng của môi trường đến khối lượng của dụng cụ.

+ Tại sao phải trữ điện cực trong KCl 3M Vì dung dịch KCl 3M có pH ≈ 7, nên điện thế sinh ra ở đầu điện cực ≈ 0

mV,đầu điện cực sẻ tạm ngưng hoạt động, trữ điện cực trong dung dịch KCl 3M để duy trì tuổi thọ và giử ẩm cho đầu điện cực.

Trang: 4

Page 5: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

BÀI 2. pH và DUNG DỊCH ĐỆMBài tập 1: Phương pháp chuẩn bị 50ml dung dịch đệm 0,2M kèm theo một giá trị pH nhất địnhDung dịch đệm Na. AcetateA: 0,2M HAc (x ml)B: 0,2M NaAc(y ml)Bảng số liệu tỉ lệ thành phần trong dung dịch đệm Na. AcetatepH 3.6 3.8 4.0 4.2 4.4 4.6 4.8 5.0 5.2 5.4 5.6x 46.3 44.0 41.0 36.8 30.5 25.5 20.0 14.8 10.5 8.8 4.8y 3.7 6.0 9.0 13.2 19.5 24.5 30.0 35.2 39.5 41.2 45.2

Pha dung dịch đệm Na.Acetate: thực hiện trong tủ hút, găng tay,khẩu trang.- Pha 120ml dung dịch HAc 0,2M.Ta cần 1,326ml HAc.

Cách pha: + Dùng ống đong 5 ml để lấy 1,326 ml HAc sau đó cho vào ống đong loại

250ml rồi thêm nước cất từ từ đến 120ml.+ Dùng đủa thũy tinh khuấy đều.+ Cho vào bình đựng, đậy nắp, dán nhãn, ghi tên hóa chất, nồng độ, ngày

tháng, tên nhóm.- Pha 200ml dung dịch NaAc 0,2M. Ta cần 3,28g NaAc.

Cách pha:+ Dùng cốc nhựa cân 3,28g NaAc.+ Đong 100ml nước cất cho vào cốc 250ml.+ cho từ từ NaAc vào nước cất,dùng đủa thủy tinh khuấy đều.+ Chỉnh thể tích dung dịch bằng nước cất cho đến khi được 200ml.+ Cho vào bình đựng, đậy nắp, dán nhãn, ghi tên hóa chất, nồng độ, ngày

tháng, tên nhóm.Dung dịch đệm PhosphaseA: 0,2M NaH2PO4 (X ml)B: 0,2M Na2HPO4 (Y ml)

Bảng số liệu tỉ lệ thành phần trong dung dịch đệm PhosphasepH 5,7 5,8 5,9 6,0 6,1 6,2 6,3 6,4 6,5 6,6 6,7 6,8xy

93,56,5

92,08,0

90,010,0

87,712,3

85,015,0

81,518,5

77,522,5

73,526,5

68,531,5

62,537,5

56,543,5

51,049,0

pH 6,9 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 7,6 7,7 7,8 7,9 8,0Xy

45,055,0

39,061,0

33,067,0

28,072,0

23,077,0

19,081,0

16,084,0

13,087,0

10,090,5

8,591,5

7,093,0

5,394,7

Trang: 5

Page 6: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

*Pha dung dịch đệm phosphate-Pha 150ml NaH2PO4 0,2M cần 4,17g NaH2PO4

Cách pha:+ Đong 100ml nước cất cho vào ống đong 250ml.+ Cân 4,17g NaH2PO4.+ Cho NaH2PO4 vào nước cất.+ Dùng đủa thủy tinh khuấy đều đến khi tan hết chất rắn.+ Chỉnh thể tích dung dịch bằng nước cất đến khi đạt 150ml. + Cho vào bình đựng, dán nhãn, ghi tên hóa chất ,nồng độ, ngày tháng.

Pha 180ml Na2HPO4 0,2M ta cần 12,9g Na2HPO4

Cách pha+ Đong 100 ml nước cất cho vào cốc.+ Cân 12,9g Na2HPO4.+ Cho Na2HPO4 vào nước cất, khuấy đều bằng đủa thủy tinh.+ Chỉnh thể tích dung dịch bẳng nước cất đến khi đạt 180ml.+ Cho vào bình đựng, dán nhãn, ghi tên hóa chất ,nồng độ, ngày tháng.

*Dựa vào bảng sau để chuẩn bị 50ml dung dịch đệm 0,2M với các giá trị pH khác nhau:

Nhóm A b c d epH(Na.Acetate) 4.0 4.4 5.0 5.2 5.6

HAc 0,2M 41,0ml 30,5ml 14,8ml 10,5ml 4,8mlNaAc 0,2M 9,0ml 19,5ml 35,2ml 39,5ml 45,2ml

pH(phosphate) 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0NaH2PO4 0,2M 43,85ml 34,25ml 19,5ml 8,0ml 2,65mlNa2HPO4 0,2M 6,15ml 15,75ml 30,5ml 42ml 47,35mlCách pha dung dịch Na. Acetate có độ pH =5,6- Dùng ống đong loại 5ml đong lấy 4,8ml dung dịch HAc vừa pha cho vào cốc nhựa loại 50ml. - Dùng ống đong loại 50ml đong lấy 45,2ml dung dịch NaAc cho vào cốc. - Sau đó đem cốc dung dịch vừa pha đem đi chuẩn độ pH bằng pH kế.Bài tập 2:

1. pH=72. pH=53. [H+] = 1×10-8, dung dịch có tính base (base solution)4. Liên kết (bond)

Trang: 6

Page 7: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

5. Dung môi6. pH hoặc pOH7. Kw=[H+] x [OH-] = 1,00 x 10-14 ở 25◦C8. pH=pKa+log10= [A-]/[HA]9. Liên kết hydrogen tồi ưu10. Logarit11. 12. Tương tác ion,liên kết hydro13. Base14. Dung dịch đệm15. Cho proton16. 17. Nhận proton18. pKa19. Hệ đệm phosphate trong tế bào (Hydrogene Phophate)20. Hệ Carbonate trong máu (Bicarbonate)21. Dung dịch Acid22. 1,123. pH là chỉ số đo độ hoạt động của ion hydro trong dung dich vi vậy là độ acid

hay base của nó. pKa là giá trị mà ở đó 50%phân tử acid phân ly ra H+ và A- và còn lại 50% phân tử acid không phân ly. pH là thước đo nồng độ H+ trong khi pKa là thước đo mức độ phân ly của acid.

24. Acid formic manh hơn. Acid manh có khuynh hướng cho proton dể hơn.PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Trang: 7

Page 8: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Hình 2.2 : Cốc thủy tinh

Hình 2.1 : Các loại ống đong

Hình 2.3 : Máy đo pH

Trang: 8

Page 9: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

BÀI 3. VẬT CHẤT KHÔ KHÔNG ĐỔI VÀ TRO Kết quả thí nghiệmBảng khối lượng không đổi từng cốc.

Số thứ tự cốc Tên thí nghiệm Khối lượng không đổi từng cốc DMcốc (gram)

1 Vật chất khô không đổi 18,5252 Xác định tro 21,0783 Xác định tro 22,2654 Xác định tro 30,8885 Vật chất khô không đổi 21,7316 Vật chất khô không đổi 24,800

Bảng khối lượng mẫu trước khi sấy và tro hóa(2 gram).Số thứ tự từng cốc Khối lượng mẫu M1

1 2,018 gram2 2,004 gram3 2,023 gram4 2,022 gram5 2,028 gram6 2,011 gram

Xác định vật chất khô không đổiBảng khối lượng cốc+mẫu sau khi sấy sau 2 giờ:

Số thứ tự từng cốc Khối lượng cốc +mẫu sau khi sấy DMcốc+mẫu

1 20,380 gam5 23,595 gram6 26,500 gram

Bảng khối lượng cốc+mẫu sau khi sấy sau một đêm:Số thứ tự từng cốc Khối lượng cốc +mẫu sau khi sấy DMcốc+mẫu

1 19,354 gram5 22,675 gram6 25,595 gram

Nhận xét: Khối lượng cốc +mẩu sau khi sấy 2 giờ lớn hơn khối lượng cốc+mẩu sau khi sấy một đêm, suy ra khối lượng cốc+mẩu sau khi sấy 2 giờ vẩn chưa là khối lượng không đồi, nên sử dụng khối lượng cốc+mẫu sau một đêm sẻ đáng tin cậy và chính xác hơn.Công thức xác định vật chất khô không đổi:+ Khối lượng không đổi của mẫu DMmẩu =DMcốc+mẫu –DMcốc

+ Phần trăm vật chất khô không đổi của mẫu%DMmẫu = DMmẫux100/M1(%)Chú thích:

-M1: khối lương mẫu trước khi sấy (gr)-M2: Khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy(gr)

Trang: 9

Page 10: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

-DMcốc : Khối lượng không đổi của cốc(gr)-DMmẫu: Khối lượng không đổi của mẫu

Số thứ tự cốc

DMcốc

(gram) M1 (gram) DMcốc +mẫu

(gram)DMmẫu

(gram)%DMmẫu

(gram)1 18,525 2,018 19,354 0,829 44,20225 21,731 2,028 22,675 0,944 46,77906 24,800 2,011 25,595 0,795 39,5326

Nhận xét: Sau khi sấy, mẩu vật đả được loại bỏ hết toàn bộ nước, chỉ còn lại vất chất khô, %DMmẩu là thành phần phần trăm mà vật chất khô chiếm trong (2 gram ) mẩuXác định tro(Ash) Tro: là sản phẩm sinh ra sau quá trình phân hủy ở nhiệt độ cao.- Khối lượng cốc+tro sau khi nung DMcốc+tro

Số thứ tự cốc Khối lượng cốc+tro sau khi nung DMcốc+tro (gram)

2 21,0843 25,284 32,91

Công thức xác định tro (Ash)+Khối lương tro trong mẩu: DMtro=DMcốc+tro - DMcốc (gr)+Phần trăm tro trong mẩu%DMtro= DMtrox100/M1 (%)Chú thích:

-M1: Khối lượng mẩu trước khi nung (gr)- DMcốc+tro : Khối lượng cốc và tro sau khi nung (gr)- DMcốc: Khối lượng không đổi của cốc (gr)-DMtro: Khối lượng tro của mẩu (gr)

Số thứ tự cốc

DMcốc

(gram) M1 (gram) DMcốc +tro

(gram)DMtro

(gram) %DMtro (%)

2 21,078 2,004 21,084 0,006 0,29943 22,265 2,023 22,275 0,012 0,59324 30,888 2,022 30,897 0,009 0,4451

Nhận Xét: Sau ba lần thí nghiệm kết quả có sự chênh lệch nhỏ, suy ra thí nghiệm vẩn xảy ra sai sót dẩn đến sai số, khối lượng tro còn lại trong cốc phần lớn đều là chất vô cơ, là sản phẩm hình thành sau khi mầu bị nung ở 550oC. +Kinh nghiêm: Đối với thí nghiệm xác định tro(Ash) sau khi nung mẩu trong lò nung cần chờ một khoảng thời gian để nhiệt độ trong lò nung bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài vì khi mở lò ở nhiệt độ cao dẩn đến xốc nhiệt hư cốc, nhiệt độ cao làm sai kết quả thí nghiệm mặt khác nhiệt độ cao nên nguy hiểm với người sử dụng và những người xung quanh, khi lấy cốc ra cần tắt quạt, nhẹ nhàng gắp cốc ra vì trong cốc chỉ còn tro rất dể bay dần đến sai số kết quả thí nghiệm.

Trang: 10

Page 11: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Cách sử dụng lò nung:+Sơ đồ sử dụng

Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng lò nung

Sử dụng lò nung ( lò tro hóa)+ Ghim điện + Mở máy+ Cài đặt chương trình - Ấn để đèn sáng ở chế độ Wait, chỉnh thời gian chờ đợi (khoảng 5 phút).- Ấn để đèn sáng ở chế độ Time1, cài thời gian 1 để máy làm nóng đến nhiệt độ cài đặt (khoảng 30 phút).-Ấn để đèn sáng ở T1, cài đặt nhiệt độ cần thiết để tro hóa(550oC).-Ấn để đèn sáng ở chế độ Time2, cài thời gian hóa tro( 3 giờ).+ Kiểm tra ấn để xem lại cài đặt ở chương trình. Ấn để đèn sáng ở chế độ Wait.+Nhấn Start để khởi động máy.Tại sao phải sử dụng nước khử ionNước khử ion là nước đã khử khoáng, ion kim loại trong nguồn nước tới mức cực tiểu, là dạng nước tinh khiết có độ dẩn điện <5 microsiemen,các loại ion đươc khử như sodium, calcium, magnesium(cations), sulfates, carbon dioxide… Nước khử ion được sử dụng trong các nhà máy, phòng thí nghiệm… Mục đích sử dụng nhằm

Trang: 11

+-

key

wait Time1 Time2 Time(min)

Temp

Startstop

T1

P

info

save+

-

Page 12: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

kéo dài tuổi thọ máy móc, thiết bị, giảm năng lượng sử dụng, là nước có nồng độ pH nhất định ( dể dàng hơn trong việc kiểm soát chất lượng). Sử dụng nước chưa qua khử ion trong những máy móc, thiết bị, dụng cụ thường dẩn đến hư hóa chất, không có độ pH nhất định, các ion thường tao ra muối không tan làm tắt ống dẩn nước, hao tốn năng lượng, hóa chất, giảm tuổi thọ máy móc, thiết bị, giảm chất lượng sản phẩm.

Trang: 12

Page 13: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Bài 4. CARBOHYDRATE XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ1.Mục đích: Phân tích hàm lượng xơ thô (Crude fiber – CF) của một số loại quả, hạt.2.Nguyên tắc: Dựa vào khả năng hỏa tan những hợp chất không phải celllose (non –cellulotic ) bằng dung dịch acid sulphuric và sodium hydroxide.3.Thiết bị, dụng cụ, hóa chất, mẫu vật

-Hệ thống phân tích xơ, máy cất nước, máy lọc nước, bếp từ, máy khuấy từ, cân phân tích,…-Dụng cụ thí nghiệm: giấy bóng cân mẫu, giấy lọc, bình hút ẩm, hạt sillicagel, kẹp gắp cốc sứ,…-Hóa chất: H2SO4 1,25% và NaOH 1,25%, nước lọc, n-octanol, aceton,…-Mẫu sử dụng: Quả lekima mới chin (Vỏ vàng): tên tiếng pháp là pouteria lucuma, lekima là một cây ăn quả có nguồn gốc từ dãy Andes của Nam Mỹ. Giá trị dinh dưỡng cao, có hàm lượng cao vitamin B3, beta-caroiten, sắt và chất xơ, tăng hồng cầu. giảm cholesterol và triglecirid… Hình 4.1 : Lekima

Nguồn: Wikipedia4. Tiến hành thí nghiệm

-Thí nghiệm lặp lại 3 lần.-Mẫu tươi chuẩn bị sẵn trước khi thí nghiệm, dùng cối sứ và chày sứ giã nhuyển mẫu-Cân 1gram mẫu – M1 (bằng giấy bóng cân mẩu) cho vào bình tam giác loại 250ml.- Dùng ống đong thích hợp, đong 150ml H2SO4 1,25% cho vảo bình tam giác (đánh dấu lại mực nước dung dịch.-Đun bình tam giác trên bếp từ 20 phút, tính tử lúc sôi ( chú ý:khi đun không được để ba bình chạm nhau), chỉnh nhiệt độ ban đầu ở khoảng mức 7, khi thấy nước sôi sục nhẹ thì chỉnh về mức nhỏ hơn, chỉ để dung dịch sôi nhẹ.- Sau 20 phút ,tắt bếp, đeo găng tay lấy bình ra khỏi bếp, đặt bình vào khay inox có lót sẵn giấy carton. Chú ý: khi bình thủy tinh còn nóng, tuyệt đối không cho bình tiêp xúc với những vật lạnh như bàn sứ hay chạm vào những vật thủy tinh khác… để yên bình trong tủ hút cho bay hết khói sau đó lấy giấy bạc đậy lại.- Dùng máy hút chân không để loại bỏ H2SO4 1,25% -Rửa với nước cất 3 lần, lọc hết nước lấy lại phần mẩu trong giấy lọc cho lại vào bình tam giác ban đầu-Thêm 150ml NaOH 1,25% vào và đun trên bếp từ 20 phút như trên

Trang: 13

Page 14: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

- Dùng máy hút chân không để loại bỏ NaOH 1,25%-Rửa với nước cất 3 lần, lọc lại mẩu bằng giấy lọc đã được xác định khối lượng không đổi trước, gói mẩu lại và sấy đến khối lượng không đổi.

Xác định hàm lượng xơ thô+ -Khối lượng mẩu 1gram cân bằng cân phân tích –M1

Số thứ tự Khối lượng mẩu-M1 (gram)1 1,01092 1,05623 1,0047

-Công thức tính khối lượng xơ thô trong mẩu: DMxơ thô =DMcốc+xơ thô - DMcốc (gram)+ -Bảng khối lượng xơ thô còn lại sau khi xử lý qua H2SO4 1,25% và NaOH

1,25%

Số thứ tự

Khối lượng giấy + xơ thô DMcốc+xơ thô (gram)

Khối lượng giấy sau khi sấy DMgiấy

(gram)

Khối lượng xơ thô (gram) DMxơ

thô

1 1,8287 1,8021 0,02662 1,8086 1,7928 0,01583 1,8482 1,8296 0,0186

- Công thức tính phần trăm hàm lượng xơ thô ( Crude fiber – CF)%DMxơ thô =DMxơ thô x100/M1

+ Bảng phần trăm xơ thô

Số thứ tự Phần trăm xơ thô DMxơ thô (%) Phần trăm xơ thô trung bình (%)

1 2,63131,99282 1,4959

3 1,8513Nhận xét: Kết quả sau ba lần thí nghiệm có sự chêch lệch khá lớn, có thể trong quá trình xử lí mẩu bẳng H2SO4 1,25%, NaOH 1,25% và trong quá trình làm thí nghiệm đã làm thất thoát mẩu.+ H2SO4 1,25%/to hòa tan được vật chất khoáng, carbohidrat, hòa tan lipip, protein, hemicellulose…+ NaOH 1,25%/to hòa tan được+ Tài liệu tham khảo: Chất xơ hay chất xơ thực vật (fiber) là thành phần không tiêu hóa được có nguồn gốc từ thực vật hay chất thải của động vật ăn chất xơ, chất xơ được chia thành hai loại là:

-Chất xơ không tan trong nước như β-glucans, Cellulose, Chitin, hemicelluloses, Hexosane, Pentosane, Lignin, Xanthan.-Chất xơ tan trong nước như Frutans, Inulin, Polyuronide, Pectin, Alginic acids…

Nguồn: Wikipedia

Trang: 14

Page 15: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

-Xơ thô chủ yếu gồm cellulose, hemicelluloses, lignin, pectin, cutin, một vài protein của vách tế bào, các khoáng không tan.

Do chúng ta xử lý mẩu qua H2SO4 1,25%, NaOH 1,25% và nước khử ion nên phần lớn khối lượng chất xơ còn lại đều là chất xơ không tan trong nước

Hình 4.2 : Bình hút ẩm

Trang: 15

Page 16: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Bài 5. LIPID: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIPIDThao tác vận hành hệ thống Soxhlet để phân tích lipid:

- Cho 1 lít diethylether vào bình cầu (thao tác được thực hiện trong tủ hút ).- Dùng kẹp xếp các túi mẩu vào trụ chiết ( chú ý chiều cao của các túi mẩu phải thấp

hơn mức trên cùng của ống xifon trụ chiết.- Lắp trụ chiết vào bình cầu.- Mở nước cho chạy liên tục qua ống sinh hàn.- Đun nóng bình cầu khoảng 40-50oc trong khoảng 12 giờ.

Công thức tính:- Khối lượng không đổi của mẩu còn lại sau khi hòa tan hết lipid

DMmẫu còn lai sau phân tích = DMgiấy+mẫu -DMgiấy (gr)- Khối lượng lipid có trong mẫu

DMlipid = DMM1 – DMmẫu còn lại sau phân tích (gr)- Phần trăm lipid: %lipid=DMlipid x100/M1 (%)

+ M1 : Khối lượng mẫu ban đầu (gr)+ DMlipid: Khối lượng lipid (gr)Kết quả thí nghiệm:Bảng kết quả thí nghiệmSố thứ tự mẫu

Khối lượng giấy DMgiấy

(gr)

Khối lượng mẫu DMM1

(gr)

Khối lượng giấy và mẫu DMgiấy+mẫu

Khối lượng mẩu còn lại sau phân tích DMmẫu còn lai sau

phân tích

Khối lượng lipid có trong mẫu DMlipid (gr)

Phần trăm lipid %lipid (%)

1 1,8530 1,0139 2,2824 0,4294 0,5845 57,64872 1,8306 1,0402 2,2734 0,4674 0,5728 55,06633 1,8144 1,0080 2,2137 0,3993 0,6087 60,3869Nhận xét kết quả thí nghiệm của 3 lần lặp lại:Ngoài lipid, trong mẫu còn chứa một số hợp chất khác như vitamin hòa tan trong lipid, steroid, các sắc tố… củng được chiết suất ra. Tuy nhiên, hàm lượng các chất này rất ít nên kết quả thí nghiệm vẩn được chấp nhận, Lipid được chiết suất ra được gọi là lipid “thô”. Ngoài ra, sau khi chiết suất mẫu được sấy khô đến khối lượng không đổi nên khối lượng mất đi là lipid và nước nên kết quả thí nghiệm chỉ mang tính lý thuyết không chính xác tuyệt đối.

Kinh nghiệm rút ra được sau khi kết thúc bài học:

Trang: 16

Page 17: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Tốc độ của quá trình chiết suất lipid phụ thuộc vào mức độ nghiền nhỏ nguyên liệu ban đầu, diện tích tiếp xúc giữa mẩu và dung môi diethylether càng lớn thì lượng lipid trong mẫu càng dể hòa tan hơn và ngược lại.Nguyên lý hoàn lưu trong hệ thống soxhlet: Sử dụng Dietyl ether là dung môi có độ bay hơi cao và nhiệt độ sôi thấp khoảng 40-50oc nên khi được đun nóng trong bình cầu (a) Dietyl ether sẻ bay hơi đi qua ống lớn (b) đến ống sinh hàn (d) bị ngưng tụ và đọng lại tại ống chiết suất đang chứa mẫu tại (e) khi mực dung môi dietyl ether ngưng tụ đến đỉnh của vòi nhỏ (c) dung môi sẻ được hoàn lưu trở về bình cầu (a). (Hình 5.2)

Hình 5.2 : Cấu tạo hệ thống Soxhlet

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Trang: 17

b

c

d

a

e

Page 18: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Hình5.1 Cấu tạo từng bộ phận của hệ thống soxhlet

BÀI 6. NITROGEN: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG VÀ NH3

Sơ đồ tuần tự thao tác vô cơ hóa mẫu.

Sơ đồ tuần tự thao tác phân tích N tồng bằng hệ thống KjeltecTM2300.

Trang: 18

Mở hệ thống vô cơ hóa mẫu (ghim điện và nhấn nút Xanh).

Cân 0,5 gram mẫu bột (lekima mới chín vỏ vàng) vào ống kjeldahl.

Đặt ống kjeldahl (20 ống) vào hệ thống vô cơ hóa mẫu, đậy nắp ống.

Kiểm tra đường dây nối máy vô cơ hóa với hệ thống sục Foss và hoạt động của hệ thống.

Thêm vào khoảng 5ml H2SO4 đậm đặc bằng pipet Pasteur và một ít xúc tác Se:K2SO4:CuSO4 (1/2 muỗng).

Bật máy sụt khí Foss khi nhiệt độ máy vô cơ hóa mẫu đạt 100oC.

Khoảng 50 phút tắt máy vô cơ hóa mẩu, máy sục khí Foss và tủ hút vẩn còn hoạt động.

Bắt đầu tính thời gian từ khi nhiệt độ máy tăng lên 400oC.

Cân 0,5 gram mẫu bột (lekima mới chín vỏ vàng) vào ống kjeldahl.

Đặt ống kjeldahl lên kệ bằng găng tay vải

Cho 30ml acid boric vào bình tam giác 250ml

Chuyển mẫu đã vô cơ hóa vào bình chứa mẫu của hệ thống, thêm 30ml NaOH 40%.

Lấy bình tam giác 250ml chứa acid boric ban đầu ra

Bình tam giác đem chuẩn độ chuyển từ màu xanh lục sang màu hồng

Đặt bình tam giác vào vị khí thu NH3 bay ra

Page 19: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

Sơ đồ tuần tự thao tác phân tích N tồng bằng hệ thống Kjedahl truyền thống.

Sơ đồ tuần tự thao tác phân tích ammoniac bắng hệ thống chưng cất truyền thống.

Trang: 19

Chuyển ống đã vô cơ hóa mẩu vào bình chứa mẫu của hệ thống chưng cất.

Rửa hệ thống chưng cất đạm

Mở hệ thống ống sinh hàn

Cho 20ml acid boric vào bình tam giác 250ml đặt vào vị trí NH3 bay ra (đầu thu mẫu ngập trong dung dịch).

Nhấn nút màu vàng để khởi động hệ thống.

Hệ thống sẽ tự động bơm NaOH và tự động chưng cất NH3

Thu NH4OH vào bình tam giác khoảng 50ml, sau đó định phân dung dịch bằng H2SO4 0,1N đến khi dung dịch vừa chuyển sang màu hồng.

Cho 20ml acid boric vào bình tam giác 250ml đặt vào vị trí NH4OH tạo thành

Mở hệ thống ống sinh hàn

Rửa hệ thống chưng cất

Định phân dung dịch bằng dung dịch H2SO4 0,05N đến khi dung dịch trong bình tam giác chuyển sang màu đỏ nâu

Thu hồi thêm khoảng 50ml dung dịch được ngưng tụ ( đến khi màu dung dịch trong bình tam giác chuyển hoàn toàn thành màu xanh

Cho vào ống Kjedahl 50ml nước cất, 1ml mẫu nước mắm (nhãn hiệu Nha Trang, hiệu Ba con sò)

Đọc số ml dung dịch H2SO4 trên ống buret

Page 20: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

5) Công thức tínhCông thức tính hàm lượng nitơ tổng số trong mẫu N=0,0014*VH2SO4*100/m (%)Bảng số liệu khối lương, thể tích các chất và hàm lượng Nitơ tổng

Số thứ tự mẫu Thể tích H2SO4

VH2SO4 (ml)Khối lượng mẫu

(gram)Hàm lượng Nitơ

tổng (%)8e1 4 0,508 1,18e2 4,5 0,504 1,258e3 4,3 0,507 1,19

Mẩu nước đối chứng 0,2 5(ml) 0,056(%)

Công thức tính hàm lượng ammoniacNitơ ammoniac = 0,7x(V-Vo)/mTrong đó V:số ml H2SO4 0,05N dùng chuẩn độ mẫuVo : Số ml H2SO4 0,05N dùng chuẩn độ mẫu thửBảng số liệu mẫu nước đối chứng

Tên NhómThể tích H2SO4 0,05N

dùng chuẩn độ mẫu thử nước cất

Thể tích trung bình H2SO4

0,05N dùng chuẩn độ mẫu thử nước cất

1 0.260,222 0,22

3 0,18

Bảng số liệu khối lượng, thể tích các chất sử dụng và hàm lượng Nitơ ammoniac

Số thứ tự mẫuThể tích H2SO4 0,05 dùng chuẩn độ mẫu

(ml)

Khối lượng mẫu (ml)

Hàm lượng Nitơ ammoniac (%)

8e4 5,2

1

3,4868e5 5,7 3,8368e6 5,3 3,556

Mẫu nước đối chứng 0,22

Câu 7:a) Dùng MgO tạo môi trường kiềm yếu Mg(OH)2 nhưng vẩn đảm bảo tính kiềm mạnh hơn NH3 để đẩy muối amoni thành thể tự do, NH3 được thu vào bình chứa sẳn acid Boric rồi chuẩn độ ammoniac bằng dung dịch chuẩn.MgO + H2O Mg(OH)2

Trang: 20

Page 21: THUC TAP SINH HOA.doc

Mã HP: CS115 Nhóm: 8E

b) Với H2SO4 0,05N thì số gram Nitơ tương đương là 0,0007 gram.Với H2SO4 0,1N thì số gram Nitơ tương đương là 0,0014 gram.H2SO4 + 2NH3 (NH4)2SO4

c) Khi rửa hệ thống chưng cất đạm ta phải bóp ống dẩn qua bình thu hồi chất thải vì khi chưng cất hơi nước đi qua ống dẩn sẻ kéo theo một lượng các chất như NH3, nếu nhiệt độ cao quá sẻ dẩn đến hơi nước bốc lên quá nhanh lôi cuốn theo cả MgO vào ống dẩn, nên trong ống dẩn sẻ đọng lại một lượng hóa chất nhất định, để rửa sạch hệ thống chưng cất đạm phải bóp ống dẩn khí qua bình thu hồi để thu hồi và tái sử dụng hóa chất. d) NH3 ngưng tụ trong thí nghiệm chưng cất đạm là do khi đung sôi, nước bay hơi lôi cuốn NH3 theo ống dẩn qua ống sinh hàn, làm NH3 ngưng tụ rơi xuống bình tam giác.e) Khí NH3 kết hợp với acid H2SO4 dư tạo thành (NH4)2SO4 tan trong dung dịch2NH3 +H2SO4 (NH4)2SO4

(NH4)2SO4 lại tiếp tục tác dụng với NaOH ra NH3

(NH4)2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O + 2NH3

NH3 bay ra cùng với nước sang bình tam giác 250 ml chứa acid boric màu hồng ban đầu tác dụng ngay tạo ra dung dịch màu xanh (NH4)2B4O7 (Xanh) theo phản ứng:2NH3 + 4H3BO4 (NH4)2B4O7 + 5H2OTài liệu tham khảo:Giáo trình Hóa phân tích Đại Học Cân Thơ.Giáo trình Thực tập Sinh hóa Đại học Cần Thơ.Giáo trình Sinh hóa Đại Học Cần Thơ.http://www.wikipedia.org/http://www.slideshare.net/mobile/huongla121/bai-giang-thhoasinhmoinhat-23315001http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-cac-phuong-phap-dinh-luong-protein-52844/

Trang: 21