227
TRIẾT HỌC - TẬP 2 TRIẾT HỌC - TẬP 2 Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học (Tái bản có sửa chữa) TẬP THỂ TÁC GIẢ: - PGS - PTS Nguyễn Hữu Vui - PTS Phạm Ngọc Thanh - PTS Nguyễn Văn Tân - PGS Vũ Ngọc Pha LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện chủ trương đào tạo hệ nghiên cứu sinh và cao học trong nước, chấp hành Quyết định 1339 QĐ5ĐH ngày 7-7-1992 của Bộ Giáo dục và đào tạo; năm 1993 Vụ công tác chính trị và học sinh (Bộ Giáo dục và đào tạo) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tổ chức biên soạn và xuất bản lần đầu bộ giáo trình Triết học (dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học). Bộ giáo trình được biên soạn dựa trên kinh nghiệm của các lớp bồi dưỡng kiến thức triết học cho nghiên cứu sinh, học viên cao học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước thời gian qua. Nội dung giáo trình tập trung phục vụ mục tiêu đào tạo sau đại học và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu.

Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

TRIẾT HỌC - TẬP 2

TRIẾT HỌC - TẬP 2

Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao họckhông thuộc chuyên ngành triết học

(Tái bản có sửa chữa)

TẬP THỂ TÁC GIẢ:

- PGS - PTS Nguyễn Hữu Vui - PTS Phạm Ngọc Thanh

- PTS Nguyễn Văn Tân - PGS Vũ Ngọc Pha

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện chủ trương đào tạo hệ nghiên cứu sinh và cao học trong

nước, chấp hành Quyết định 1339 QĐ5ĐH ngày 7-7-1992 của Bộ Giáo dục

và đào tạo; năm 1993 Vụ công tác chính trị và học sinh (Bộ Giáo dục và đào

tạo) phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tổ chức biên soạn và xuất

bản lần đầu bộ giáo trình Triết học (dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao

học không thuộc chuyên ngành triết học).

Bộ giáo trình được biên soạn dựa trên kinh nghiệm của các lớp bồi

dưỡng kiến thức triết học cho nghiên cứu sinh, học viên cao học tại các

trường đại học, viện nghiên cứu trong nước thời gian qua. Nội dung giáo trình

tập trung phục vụ mục tiêu đào tạo sau đại học và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ

giảng dạy và nghiên cứu.

Bộ giáo trình gồm ba tập ứng với ba phần chương trình do Bộ chỉ đạo:

Tập I: Đại cương lịch sử triết học trước Mác.

Tập II: Khái lược lịch sử triết học Mác-Lênin.

Giới thiệu một số tác phẩm chủ yếu của C. Mác, Ph. Ăngghen và V. L.

Lênin.

Tập III: Một số chuyên đề.

Page 2: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Tập thể tác giả gồm các Phó giáo sư, Phó tiến sĩ, cán bộ giảng dạy

giàu kinh nghiệm của các trường đại học và học viện trong nước.

Tái bản bộ giáo trình Triết học lần này, chúng tôi đã làm việc với tinh

thần trách nhiệm và nỗ lực cao, cố gắng khắc phục những khiếm khuyết của

lần xuất bản đầu tiên. Dù vậy, bộ sách còn có thể có những thiếu sót khó

tránh khỏi. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến phê bình của đông đảo

bạn đọc.

Tháng 5 – 1995

VỤ CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ HỌC SINH

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Phần 1. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

I. NHỮNG TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN TRIẾT HỌC MÁC

Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết

học. Nhờ đó, giai cấp vô sản và chính đảng của nó có một thế giới quan thực

sự khoa học

Các nhà lý luận tư sản đã quan niệm sai lầm rằng, triết học Mác nói

riêng và chủ nghĩa Mác nói chung ra đời như một biệt phái, như một sự độc

thoại và tự dành cho mình quyền phát ngôn chân lý cuối cùng. Trái lại, sự

xuất hiện triết học Mác là một tất yếu lịch sử, một hiện tượng hợp quy luật. Nó

là kết tinh tất cả những giá trị cao quý của tư duy triết học, văn học, khoa học

của lịch sử nhân loại. Đồng thời, cũng dựa trện những tiền đề cần thiết về mặt

kinh tế, xã hội đạt được ở thời đại đó.

Có thể nói, sự ra đời của triết học Mác vừa là bước ngoặt cách mạng,

là đỉnh cao trong sự phát triển lý luận triết học, vừa là sự tiếp thu, kế thừa

biện chứng những di sản triết học và khoa học của nhân loại. Nói cách khác,

sự hình thành và phát triển triết học Mác không nằm ngoài dòng lịch sử chung

của tư duy khoa học và văn hóa thế giới.

Page 3: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

1. Tiền đề kinh tế - xã hội

Những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi vào giai

đoạn phát triển mới. Đặc biệt, vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX,

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh và trở thành lực

lượng kinh tế thống trị ở Anh, Pháp và một phần ở Đức. Sự phát triển của

nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về mặt công nghiệp đã thể hiện tính hơn hẳn

của nó so với nền sản xuất phong kiến. Nước Anh thời đó đã nổi lên như một

cường quốc công nghiệp. Cuộc cách mạng về công nghiệp ở Pháp được

hoàn thành vào giữa thế kỷ XIX. Nền công nghiệp ở Đức phát triển khá nhanh

(mặc dù còn có sự phụ thuộc nhất định vào Anh và Pháp), ở một số nươc Tây

Âu khác cũng có sự phát triển tương tự.

Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm bộc lộ

những mâu thuẫn bên trong vốn có của nó và biểu hiện về mặt xã hội là các

cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống các nhà tư bản. Nhiều phong

trào đấu tranh của công nhân đã mang tính chất của khởi nghĩa vũ trang, ở

Anh có phong trào Hiến chương mang tính chất chính trị và quần chúng rộng

lớn đòi pháp luật của nhà nước phải bảo đảm các quyền lợi của giai cấp công

nhân về tiền lương, giờ làm, V.V.; ở Pháp có cuộc khởi nghĩa cửa công nhân

Liông vào năm 1831; ở Đức có cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xilêđi nổ

ra vào năm 1844 - đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Đức.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản phát

triển đã đặt ra một nhu cầu khách quan là phải có một vũ khí lý luận sắc bén

phản ánh được một cách khoa học quá trình vận động cách mạng của giái

cấp công nhân. Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, lý luận cho cuộc cách mạng về

chính trị (cuộc cách mạng giành chính quyền) là một hiện tượng lịch sử khách

quan của mọi xã hội có giai cấp. Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến, khi

giai cấp tư sản còn ở buổi bình minh và còn là lực lượng cách mạng của xã

hội thì tình hình cũng diễn ra tương tự như vậy. Để chuẩn bị lật đổ chế độ

phong kiến và phá bỏ hệ tư tưởng của nó mà nền tảng là tôn giáo và thần

học, giai cấp tư sản đã mở đầu bằng những cuộc tấn công về tư tưởng. Điều

Page 4: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

đó thể hiện rõ trong các trào lưu văn hóa, triết học diễn ra trong suốt thời kỳ

Phục hưng cho đến thế kỷ XVII, XVIII.

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước tư bản Tây Âu

những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức, do đó

càng đòi hỏi cấp thiết phải có một vũ khí lý luận khoa học. Các học thụyết xã

hội chủ nghĩa không tưởng thời đó của Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen đã không

phản ánh được lợi ích căn bản của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công

nhân vì sự nghiệp giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn thể quần

chúng lao động bị áp bức, bóc lột.

Mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng gay

gắt, dẫn tới các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân các

nước Tây Âu vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cũng chứng tỏ rằng vai trò

lịch sử của giai cấp tư sản về cơ bản đã kết thúc. Trước đây, trong quá trình

làm cách mạng lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã

từng giương cao ngọn cờ chính nghĩa, bình đẳng, tự do và đã tập hợp được

đông đảo nhân dân (thợ thủ công và nông dân) và cả những lực lượng là tiền

thân của giai cấp vô sản sau này. Nhưng sau khi giai cấp công nhân đã trở

thành lực lượng thù địch số một của giai cấp tư sản thì giai cấp tư sản liền

thỏa hiệp với giai cấp phong kiến quý tộc để đàn áp giai cấp công nhân. Và

như vậy, một số học thuyết tư sản trước đây có những giá trị khoa học nhất

định, như kinh tế chính trị học thì nay bị các lý luận gia tư sản khuôn theo mục

đích chính trị của giai cấp tư sản cầm quyền nên không còn mang tính khách

quan khoa học nữa và sứ mệnh lịch sử sáng tạo lý luận cách mạng đã đặt lên

vai C.Mác và Ph.Ăngghen.

C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập ra lý luận khoa học bằng tất cả thiên tài

của trí tuệ, sự nồng cháy của tình cảm cách mạng cũng như sự phong phú

của hoạt động thực tiễn của các ông.

Triết học Mác ra đời đã phản ánh đúng đắn lịch sử khách quan phong

trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới, cũng như

Page 5: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nguyện vọng và lợi ích chân chính của nó. Với sự ra đời của triết học Mác,

giai cấp công nhân đã tìm thấy ở đó sức mạnh và vũ khí tinh thần của mình.

Giữa triết học Mác và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân có

mối liên hệ hữu cơ. Đúng như C.Mác nói: "Cũng giống như triết học thấy giai

cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là vũ khí

tinh thần của mình". Triết học Mác ra đời như một học thuyết khoa học đã dẫn

dắt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đi tới tự phát đến tự giác.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sự ra đời của triết học Mác là một

tất yếu lịch sử, không thể sớm hơn và cũng không thể muộn hơn, vì chính ở

thời điểm lịch sử đó các điều kiện đã được chín muồi.

2. Tiền đề lý luận

Tiền đề kinh tế - xã hội là hết sức quan trọng cho sự ra đời của triết học

Mác. Song đó chỉ là những tiền đề khách quan, chúng chỉ đặt ra các nhu cầu

lịch sử và tạo khả năng cho việc giải quyết các nhu cầu đó. Nhưng nhu cầu

lịch sử tự nó không được thực hiện và khả năng cũng không tự hiện thực

hóa, chúng cần có sự hoạt động của con người, của nhân tố chủ thể. Chủ thể

ở đây không chỉ là quần chúng nhân dân, mà còn là những cá nhân lỗi lạc, có

tầm trí tuệ cao, đủ sức nắm lấy và giải quvết những vấn đề mà tư tưởng tiên

tiến của loài người đặt ra. C.Mác và Ph.Ăngghen, như Lênin nhận xét, là

những cá nhân như thế.

Triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung không phải là một

trào lưu biệt phái, nó không tách rời văn minh chung của nhân loại. Nền văn

minh đó, trực tiếp là những trào lưu tư tưởng và lý luận ở châu Âu thế kỷ XIX:

triết học cổ điển Đức (với các đại biểu: Cantơ, Phíchtơ, Sêlinh, Hêghen,

Phoiơbắc), kinh tế chính trị học Anh (đại biểu: A.Xmít, Đ.Ricácđô), xã hội chủ

nghĩa không tưởng Pháp (đại biểu: Xanh Ximông, S.Phuriê) và Anh (R.Ôoen)

được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa và phát triển một cách xuất sắc.

Page 6: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen

và Phoiơbắc đã có ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lý luận đến sự hình

thành thế giới quan duy vật biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen.

Hai ông đã tiếp thu có phê phán triết học của Hêghen. Công lao của

Hêghen, theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen là đã phê phán phương

pháp siêu hình, đối lập nó với phương pháp biện chứng, là diễn đạt những

quy luật và phạm trù của phép biện chứng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng

những tư tưởng cách mạng trong phép biện chứng của Hêghen để luận giải

cho những khát vọng dân chủ - cách mạng của mình.

Đồng thời với việc đánh giá cao công lao của Hêghen trong việc phát

triển phép biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán quyết liệt chủ

nghĩa duy tâm của ông biểu hiện trong học thuyết về "ý niệm tuyệt đối", trong

quan niệm về nhà nước và pháp quyền.

Trên cơ sở đấu tranh, phê phán chủ nghĩa duy tâm, giải phóng phép

biện chứng của Hêghen khỏi tính chất thần bí C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây

dựng phép biện chứng duy vật - hình thức cao nhất của phép biện chứng, đối

lập căn bản với phép biện chứng của Hêghen.

Một đại biểu khác trong triết học cổ điển Đức có ảnh hưởng lớn đến sự

hình thành các quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen là Lútvích

Phoiơbắc. Những tư tưởng triết học duy vật và vô thần của ông tạo tiền đề lý

luận quan trọng cho bước chuyển của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa

duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ - cách mạng sang lập

trường cộng sản.

Phoiơbắc đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen một cách triệt để,

phê phán mạnh mẽ tôn giáo, bác bỏ quan niệm sai lầm của phái Hêghen trẻ

đã lẫn lộn tự nhiên với ý thức. Ông khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất,

không phụ thuộc vào con người và tồn tại vĩnh viễn, không do ai sáng tạo ra.

Con người cũng là sản phẩm của giới tự nhiên. Thần thánh không sáng tạo ra

con người, mà con người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình tùy

thuộc vào những điều kiện sống nhất định.

Page 7: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Những tư tưởng duy vật trên được Phoiơbắc trình bày chủ yếu trong

tác phẩm triết học Bản chất đạo Cơ đốc.

Tuy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học Phoiơbắc, nhưng C.Mác và

Ph.Ăngghen đã tiếp thu triết học đó một cách có phê phán. Hai ông khác

Phoiơbắc ở chỗ không vứt bỏ hoàn toàn triết học của Hêghen (bao gồm cả

phép biện chứng) như Phoiơbắc đã làm. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác và

Ph.Ăngghen là chủ nghĩa duy vật triệt để, còn chủ nghĩa duy vật của

Phoiơbắc vẫn chưa thoát khỏi tính chất duy tâm và siêu hình (đặc biệt khi

xem xét lĩnh vực xã hội).

Trong triết học của Phoiơbắc vấn đề thực tiễn xã hội chưa được hiểu

đúng, những quan niệm về đấu tranh chính trị - xã hội còn nhiều sai lầm. Với

tư cách là những nhà duy vật thực tiễn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gắn chặt

triết học của mình với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.

Khi phân tích sâu sắc quan điểm duy vật của Phoiơbắc trong các tác

phẩm Luận cương về Phoiơbắc, Hệ tư tưởng Đức, Lútvích Phoiơbắc và sự

cáo chung của triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá vai

trò to lớn của Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn

giáo, trong việc làm hình thành thế giới quan duy vật khoa học của hai ông.

Phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, như

C.Mác và Ph.Ăngghen thừa nhận, là một trong những tiền đề lý luận trực tiếp

của triết học Mác - Ăngghen.

Tuy nhiên, sự ra đời triết học Mác còn là kết quả của sự tiếp thụ tinh

hoa tư tưởng triết học của nhân loại.

Một cơ sở nữa không thể thiếu được để tạo ra các quan điểm duy vật

về lịch sử trong triết học Mác và khắc phục tính chất duy tâm trong các quan

niệm về xã hội của chủ nghĩa duy vật trước Mác là việc nghiên cứu và cải tạo

kinh tế chính trị học Anh với các đại biểu A.Xmít và D.Ricácđô.

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng nghiên cứu có phê phán những tư tưởng

xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa không tưởng từ năm 1843. Sự

Page 8: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nghiên cứu đó (đặc biệt về các đại biểu Xanh Ximông, Phuriê, Ôen) đã giúp

cho C.Mác và Ph.Ăngghen hiểu một cách duy vật - biện chứng về đời sống xã

hội, dự báo được sự phát triển tương lai qua hình thái kinh tế - xã hội cộng

sản chủ nghĩa.

3. Tiền đề khoa học tự nhiên

Ngoài tiền đề kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, sự ra đời triết học Mác

còn có tiền đề về khoa học tự nhiên.

Nếu sự phát triển của khoa học tự nhiên vào thế kỷ XVII, XVIII căn bản

là của các khoa học cụ thể, khoa học nghiên cứu các bộ phận riêng rẽ của tự

nhiên và do đó làm hình thành phương pháp siêu hình, thì cuối thế kỷ XVIII và

đầu thế kỷ XIX, sự phát triển của khoa học tự nhiên đã chuyển sang một giai

đoạn mới - giai đoạn phát triển khoa học tự nhiên lý luận. Khoa học này đòi

hỏi phải chuyển phương pháp nghiên cứu từ siêu hình, máy móc sang

phương pháp biện chứng, nghĩa là trình bày sự phát triển của tự nhiên như

một quá trình vận động, liên hệ, thống nhất.

Trong sự phát triển của khoa tự nhiên vào đầu thế kỷ XIX, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã nói đến ba phát minh lớn có ý nghĩa đối với sự hình thành

triết học duy vật biện chứng là: quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng,

học thuyết tế bào và thuyết tiến hóa của Đácuyn. Phát minh thứ nhất cho

phép vạch ra được mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động khác

nhau của thế giới vật chất. Phát minh thứ hai, chứng minh cho sự thống nhất,

sự phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của thế giới sinh vật.

Phát minh thứ ba - thuyết tiến hóa của Đácuyn giải thích tính chất biện chứng

của sự phát triển phong phú, đa dạng của các giống loài trong thế giới tự

nhiên hữu sinh.

Sự hình thành các khoa học tự nhiên mang tính lý luận như vậy đã làm

cho thứ triết học về tự nhiên trước đây có tham vọng đóng vai trò "khoa học

của các khoa học", Như Ph.Ăngghen nhận xét, không còn tồn tại nữa.

Page 9: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Việc ra đời của các khoa học tự nhiên mang tính lý luận, song việc tạo

khả năng chuyển từ phương pháp siêu hình sang phương pháp biện chứng

của nó đã làm nảy sinh khuynh hướng sai lầm trong một số các nhà khoa học

tự nhiên là xem thường triết học và phép biện chứng.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử như một triết học phù hợp với sự phát triển của các

khoa học cụ thể (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội). Đồng thời trở thành

thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học đó.

Như vậy, sự ra đời của triết học Mác không phải là kết quả của sự suy

tư cá nhân (mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen là những thiên tài của lịch sử), mà

là sự suy tư mang tầm vóc đúc kết và khái quát lịch sử thời đại.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CỦA C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN

Quá trình hình thành các quan điểm triết học của C.Mác và Ph.

Ăngghen diễn ra vào khoảng những năm 1842 - 1843 đến những năm 1847 -

1848, còn quá trình phát triển của các quan điểm đó có thể phân làm hai giai

đoạn: 1/ từ 1848 đến 1871 (thời kỳ Công xã Pari) và 2/ từ 1871 đến 1895.

Cần phải phân biệt quá trình hình thành và quá trình phát triển của triết

học Mác. Nói quá trình hình thành, như Lênin diễn đạt sau này, là nói quá

trình "Mác trở thành Mác", nghĩa là giai đoạn từ chủ nghĩa Mác chưa có, nó

đang từng bước được xây dựng theo những nhu cầu đặt ra của lịch sử. Khi

chủ nghĩa Mác đã hình thành thì tiếp đó là quá trình phát triển. Xét về bản

chất triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung, đây là quá trình liên

tục diễn ra trong hoạt động cách mạng và hoạt động lý luận của C.Mác và

Ph.Ăngghen cũng như trong sự vận dụng và phát triển sau này của các đảng

mácxít đối với chủ nghĩa Mác.

Một số nhà “Mác học tư sản” cố tình không muốn phân biệt hai giai

đoạn nói trên của triết học Mác để dễ dàng phủ nhận giai đoạn phát triển sau

này của nó. Một số người khác tìm cách phủ nhận học thuyết cách mạng của

Page 10: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Mác bằng cách đem đối lập tư tưởng của “Mác trưởng thành” với "Mác thời

trẻ", cho rằng trong giai đoạn phát triển lý luận của mình, Mác đã xa rời những

tư tưởng nhân đạo của giai đoạn trước.

Sự phân biệt hai quá trình trên tuy là cần thiết, song cũng hết sức

tương đối. Chúng phải được trình bày trong mối liên hệ hữu cơ và trong tính

liên tục của sự ra đời và phát triển triết học Mác.

1. Quá trình hình thành triết học Mác

a) Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen

Các Mác (5-5-1818 - 14-3-1883), sinh ra trong một gia đình luật sư, học

tại Trường Trung học Tơrevơ (1830 - 1835), sau đó học luật tại Trường Đại

học Bon (1835 - 1836) và Trường Đại học Tổng hợp Béclin (1836-1841). Tại

Trường Đại học Tổng hợp Béclin, C.Mác đã nghiên cứu triết học và lịch sử.

Sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của C. Mác là một quá

trình đầy khó khăn, phức tạp. C. Mác (và cả Ph. Ăngghen) không phải là

người cách mạng và người cộng sản "bẩm sinh". Ông sinh ra trong một gia

đình trí thức tư sản và nền học vấn tư sản đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông.

Trước khi làm quen với triết học Hêghen vào năm 1837, thậm chí C.

Mác đã là một tín đồ Kitô ngoan đạo. Trong thời kỳ học trung học, C. Mác đã

có những bài viết ca ngợi Chúa Kitô, coi sự hòa nhập với Chúa như là sự

vượt lên trên những hạn chế của bản thân mình để vươn tới một cuộc sống

thực sự thánh thiện. Tất nhiên niềm tin tôn giáo của C.Mác được hiểu theo

nghĩa là bản tính của con người khao khát hướng tới cái thiện (biểu tượng là

Chúa Kitô).

Năm 1837 C.Mác bắt đầu làm quen với triết học của Hêghen và có ý

thức rút ra từ triết học đó những kết luận có tính chất vô thần và cách mạng.

Cũng thời gian này ông tham gia phái Hêghen trẻ.

Từ năm 1839 đến năm 1841, C.Mác bắt đầu nghiên cứu lịch sử triết

học Hy Lạp Cổ đại, triết học thời Cận đại và viết luận án tiến sĩ về đề tài Sự

Page 11: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcơrít và triết học tự nhiên của

Êpiquya.

Trong luận án tiến sĩ, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng những tư tưởng duy

tâm của Hêghen, đề cao không đúng mức vai trò ý thức của con người, coi ý

thức như là động lực của sự phát triển xã hội, song C.Mác cũng đã bộc lộ

những quan điểm trái với Hêghen. Ông đánh giá cao vai trò của Êpiquya

trong việc làm phong phú nguyên tử luận của Đêmôcơrít.

Trong luận án cũng manh nha tư tưởng về phép biện chứng giữa tồn

tại và tư duy.

C.Mác đặc biệt đối lập với Hêghen và phái Hêghen trẻ trong quan niệm

về vai trò của phép biện chứng và triết học nói chung, ông coi nhiệm vụ của

triết học là phục vụ cuộc đấu tranh chính trị, phục vụ sự nghiệp giải phong

những người lao động. Phép biện chứng phải có nhiệm vụ phá bỏ hiện thực

cũ lỗi thời, hạn chế.

Như vậy, ngay từ thời kỳ đầu hoạt động chính trị - xã hội và khoa học,

mặc dù còn chịu ảnh hưởng tư tưởng duy tâm của Hêghen, C.Mác đã thể

hiện rõ khuynh hướng dân chủ cách mạng cũng như những bất đồng nhất

định với phái Hêghen trẻ trong việc giải quyết nhiều vấn đề triết học quan

trọng trong thời kỳ này.

Phriđrích Ăngghen (28-11-1820 — 5-8-1895), sinh ra trong một gia đình

chủ xưởng dệt ở thành phố Bácmen (Đức). Ông chỉ được học hết trung học

và buộc phải nghe cha làm một số công việc của nghề kinh doanh mà đối với

ông là "một việc xấu xa".

Trong khi làm nghề kinh doanh, Ph.Ăngghen đã kiên trì con đường tự

học, nuôi ý chí làm khoa học và hoạt động cách mạng cải biến xã hội. Từ năm

1838 đến năm 1841 ông sống ở Bácmen, vừa làm trong hãng buôn, vừa tự

học. Năm 1839 ông bắt đầu nghiên cứu triết học Đức, đặc biệt là các tác

phẩm của Hêghen. Tháng 3 năm 1839, Ph. Ăngghen đăng bài báo đầu tiên

Những bức thư từ Vêsphali, trong đó bắt đầu thể hiện lập trường dân chủ

Page 12: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

cách mạng của mình. Ông phê phán những chủ xưởng sùng đạo và tỏ mối

thiện cảm với công nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, Ph.Ăngghen vẫn chưa

hiểu được bản chất của giai cấp công nhân như một giai cấp cách mạng nhất

trong các giai cấp bị bóc lột của xã hội hiện đại.

Năm 1841, Ph.Ăngghen tới Béclin làm nghĩa vụ quân sự và dự thính

các bài giảng tại Trường Đại học Tổng hợp Béclin. Cũng thời gian này ông

tham gia nhóm Hêghen trẻ, và muốn cùng nhóm này rút ra từ triết học của

Hêghen những kết luận có tính chất vô thần và cách mạng. Cuối năm 1841

ông nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng của Phoiơbắc Bản chất đạo Cơ đốc, một

tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới quan của ông.

Trong hoạt động khoa học thời kỳ 1841 - 1842, Ph. Ăngghen còn viết

nhiều tác phẩm nhằm phê phán các quan điểm phản động của nhà triết học

Đức Sêlinh như: Sêlinh vè Hêghen, Sêlinh và sự linh báo, Sêlinh nhà triết học

nơi Chúa Kitô. Đặc biệt trong tác phẩm Sêlinh và sự linh báo (năm 1842), Ph.

Ăngghen thể hiện như một nhà vô thần, nhà dân chủ cách mạng. Tuy chưa

thoát khỏi lập trường duy tâm, nhưng ông đã thấy được sự mâu thuẫn giữa

tiến bộ và bảo thủ trong triết học của Hêghen; thấy được các nguyên lý triết

học của Phoiơbắc triệt để hơn của Hêghen

Cũng như C.Mác, Ph.Ảngghen coi nhiệm vụ của triết học là phải gắn

với thực tiễn đấu tranh chính trị. Cuối năm 1842, Ph. Ăngghen sang Anh và

bắt đầu nghiên cứu kinh tế chính trị học và phong trào công nhân. Đó là bước

chuẩn bị quan trọng cho sự chuyển biến thế giới quan và lập trường chính trị

của ông.

Tuy nhiên, nhìn chung cho đến giữa năm 1842, C.Mác và Ph.Ăngghen

vẫn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết các vấn

đề triết học và trong quan điểm chính trị vẫn là những nhà dân chủ các mạng.

b) Sự chuyển biến của C.Mác và Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng

Page 13: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Thời kỳ làm việc ở báo Sông Ranh là một mốc quan trọng của sự hình

thành và phát triển tư tưởng của C.Mác như một nhà sáng lập chủ nghĩa cộng

sản khoa học sau này.

Trong hàng loạt bài của C.Mác viết trên báo Sông Ranh (từ cuối năm

1842 đến đầu năm 1843) đã thể hiện rõ bước chuyển của C.Mác từ chủ nghĩa

duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách

mạng sang lập trường cộng sản.

Khuynh hướng tư tưởng nổi bật của C.Mác ở thời kỳ báo Sông Ranh là

bảo vệ lợi ích của những người bị áp bức bóc lột, đấu tranh cho dân chủ và

tự do. Khác với các nhà dân chủ cách mạng đương thời, C.Mác muốn đòi

quyền dân chủ thực sự và biện pháp đấu tranh cho quyền dân chủ phải mang

tính chất cách mạng, không thể thỏa hiệp.

Khuynh hướng tư tưởng trên của C.Mác thể hiện rõ trong sự phê phán

của ông đối với chế độ kiểm duyệt trong luật báo chí của nhà nước Phổ.

Trong khi luật đó một mặt yêu cầu các cơ quan kiểm duyệt phải tôn trọng

quyền tự do của nhà báo và của báo chí, mặt khác lại công khai cấm nhà báo

và báo chí viết, đăng các bài phê phán tôn giáo. Trong thời kỳ đó, người ta

không thể đấu tranh trực diện chống nhà nước Phổ, mà cuộc tranh về mặt

chính trị chỉ có thể bằng gián tiếp, hay như C.Mác nói, chỉ có thể khởi đầu

bằng cuộc đấu tranh phê phán tôn giáo - nền tảng tinh thần của chế độ chính

trị Phổ.

Từ tình hình trên, C.Mác thấy rằng việc phê phán tôn giáo một cách

trực tiếp đã mất ý nghĩa, và hơn nữa công việc đó đã được Phoiơbắc tiến

hành từ trước, vì vậy, kết luận của C.Mác lúc này là cuộc đấu tranh phê phán

tôn giáo phải được chuyển thành cuộc đấu tranh phê phán chính trị, phê phán

pháp quyền.

Để tiến hành cuộc đấu tranh về chính trị và pháp quyền chống chế độ

Phổ, C.Mác thấy cần phải đứng hẳn về phía quần chúng lao động, vì họ là đối

tượng bị nhà nước Phổ áp bức bóc lột nặng nề nhất (mặc dù lúc này C.Mác

chưa giác ngộ ý thức giai cấp vô sản). Việc C.Mác bảo vệ quyền lợi của nhân

Page 14: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

dân bàng cuộc đấu tranh chính trị phê phán nhà nước, phê phán pháp quyền

Phổ, nhưng lại dựa vào những quy định của luật pháp nhà nước mà tiến hành

cuộc đấu tranh chính trị, chứng tỏ C.Mác chưa thoát khỏi ảnh hưởng của triết

học pháp quyền duy tâm của Hêghen.

Thực tiễn đấu tranh dần dần giúp C.Mác hiểu ra rằng không thể tiến

hành cuộc đấu tranh chính trị giải phóng quần chúng bị áp bức trong khuôn

khổ pháp quyền và nền chính trị của nhà nước Phổ. Thắng lợi của cuộc đấu

tranh ấy phải nằm ở những cơ sở sâu xa hơn, căn bản hơn. Và C.Mác đã tìm

thấy cơ sở ấy ở trong xã hội công dân, tức trong các mối quan hệ kinh tế - xã

hội, trong cơ sở hạ tầng mà trên đó nhà nước và pháp quyền được dựng lên.

Vì vậy biến đổi xã hội công dân, biến đổi các mối quan hệ kinh tế - xã hội là

điều căn bản để biến đổi nhà nước, biến đổi pháp quyền đương thời như là

các công cụ áp bức, bóc lột quần chúng nhân dân.

Điều trên đây đã dẫn C.Mác tới chỗ xem xét lại triết học của Hêghen,

đặc biệt là triết học pháp quyền.

Từ cuối năm 1843 đến năm 1848 đánh dấu bước chuyển của C. Mác

và Ăngghen từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm sang lập trường chủ nghĩa

duy vật biện chứng.

Đánh dấu bước chuyển đó là việc C.Mác viết tác phẩm Góp phần phê

phán triết học pháp quyền của Hêghen, Lời nói đầu vào cuối năm 1843. Tác

phẩm chứa đựng nhưng tư tưởng duy vật sâu sắc. Theo C. Mác, nhà nước

và pháp quyền chỉ là bộ phận của kiến trúc thượng tầng phản ánh các mối

quan hệ kinh tế, do đó giải quyết các vấn đề xã hội không nằm trong việc giải

quyết vấn đề nhà nước và pháp quyền, mà nằm trong chính sách “xã hội

công dân” nghĩa là trong các mối quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp. Muốn

thay đổi nhà nước và pháp quyền phải đấu tranh để cải tạo bản thân xã hội

công dân.

Như vậy, sự phê phán của C. Mác đối với triết học pháp quyền của

Hêghen có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình chuyển biến thế giới

quan của C.Mác.

Page 15: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong tác phẩm trên, C.Mác cũng đưa ra nhiều tư tưởng quan trọng

khác. Ông đề cao vai trò của sức mạnh cách mạng trong việc biến đổi xã hội,

"Cố nhiên là vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán

của vũ khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất".

Đồng thời C. Mác cũng không xem nhẹ vai trò của vũ khí tinh thần, vũ khí lý

luận trong cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng: "... Lý luận cũng sẽ trở

thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng".

Những tư tưởng có tính chất kinh điển về tôn giáo cũng được C.Mác

nêu lên trong tác phẩm của mình, đặc biệt trong đó có luận điểm cho rằng tôn

giáo là sự đền bù - hư ảo cho những thiếu hụt thực tiễn của con người trong

cuộc đấu tranh với tự nhiên, cũng như trong việc giải quyết các mối quan hệ

xã hội. Luận điểm đó tuy ra đời trong thời kỳ C. Mác tiến hành cuộc đấu tranh

chính trị chống nhà nước và pháp quyền Phổ, song nó đúng với tôn giáo

trong mọi thời kỳ lịch sử (trước đây cũng như hiện nay). Vai trò ảnh hưởng

của tôn giáo có thể biến đổi cụ thể trong những giai đoạn khác nhau của sư

phát triển xã hội, nhưng chừng nào và ở đâu còn tôn giáo thì chức năng đền

bù - hư ảo hay an ủi mơ hồ của tôn giáo còn tác động.

Mọi sự chống đối chủ nghĩa Mác về mặt tôn giáo ngày nay đang diễn ra

mạnh mẽ trong các nhà tư tưởng tư sản và những người xét lại hiện đại,

nhưng vẫn không thể bác bỏ được luận điểm khoa học trên đây của C. Mác.

Như vậy, ta thấy thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội cũng như hoạt

động lý luận của C. Mác đã làm thay đổi các quan điểm tư tưởng của ông. Từ

chỗ tin theo tôn giáo, C. Mác đã phê phán tôn giáo, rồi chuyển từ phê phán

tôn giáo sang phê phán chính trị và pháp quyền. Điều đó đã giúp C. Mác hiểu

được sự cần thiết, tất yếu phải biến đổi các mối quan hệ kinh tế - xã hội, trên

cơ sở đó C. Mác xây dựng dần các quan điểm triết học của mình.

Thời kỳ 1844-1845.

Từ năm 1844, quan hệ giữa C.Mác và Ph.Ăngghen thật sự trở nên chặt

chẽ trên mọi lĩnh vực hoạt động chính trị xã hội và lý luận. Cũng từ đó trở đi,

tình bạn giữa hai ông đã trở nên vĩ đại nhất, như Lênin nói: vượt tất cả những

Page 16: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

chuyện cổ tích cảm động nhất của người xưa nói về tình bạn. Một điều lý thú

là, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen tiến hành hoạt động chính trị - xã hội cũng

như hoạt động lý luận khoa học trong những điều kiện rất khác nhau, nhưng

những kinh nghiệm tích lũy được và những kết luận khoa học của hai ông lại

hết sức thống nhất. Cuộc gặp gỡ năm 1844 đã góp phần thúc đẩy quá trình

chuyển biến căn bản lập trường chính trị và triết học của C.Mác và Ph.

Ăngghen. Quá trình chuyển biến này đã bị các nhà tư tưởng tư sản xuyên tạc.

Họ cho rằng sau năm 1844, C.Mác đã không còn là C.Mác nữa, ông đã chịu

ảnh hưởng của "một ông Ăngghen ít hiểu biết về khoa học"; rằng cuộc gặp gỡ

năm 1844 là điều bất hạnh đối với C.Mác. Đưa ra các luận điểm xuyên tạc đó,

các nhà Mác học tư sản muốn phủ nhận chủ nghĩa Mác phát triển, coi năm

1844 là điểm dừng của chủ nghĩa Mác và triết học Mác nói riêng.

Thực tế cho thấy cuộc gặp gỡ giữa C.Mác và Ph.Ăngghen năm 1844

có ý nghĩa quan trọng như thế.

Thời kỳ sống ở Anh từ năm 1842 đến năm 1844 đã ảnh hưởng sâu sắc

đến quan điểm chính trị và triết học của Ph.Ăngghen, tạo ra bước chuyển

hoàn toàn sang lập trường duy vật biện chứng. Lập trường đó thể hiện rõ

trong tác phẩm Bản thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học (viết cuối

năm 1843, đăng đầu năm 1844 trong Niên giám Pháp-Đức). Đây là tác phẩm

đầu tiên từ lập trường giai cấp vô sản cách mạng và phép biện chứng, Ph.

Ăngghen nghiên cứu chế độ sở hữu tư nhân như là cơ sở của xã hội tư sản,

phê phán kinh tế - chính trị học tư sản cũng như phương thức sản xuất tư bản

chủ nghĩa. Tác phẩm đó có ảnh hưởng lớn đối với C.Mác và được ông coi là

tác phẩm thiên tài V.I.Lênin cũng đánh giá rằng, trong tác phẩm đó

Ph.Ăngghen đã từ quan điểm của chủ nghĩa xã hội xem xét những hiện tượng

cơ bản của nền kinh tế tư bản như là kết quả của chế độ chiếm hữu tư nhân.

Nãm 1844, từ lập trường của chủ nghĩa xã hội, C.Mác nghiên cứu và

phê phán kinh tế - chính trị học Anh. Kết quả của việc nghiên cứu được thể

hiện trong cac tập bản thảo mà sau này được tập hợp lại và lấy tên là Bản

thảo kinh tế-triết học năm 1844.

Page 17: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Sự ra đời tác phẩm này đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong

giai đoạn phát triển triết học Mác. Tác phẩm chủ yếu nghiên cứu các vấn đề

kinh tế của xã hội tư bản như chế độ tư hữu, nguồn gốc của chế độ đó,

những mâu thuẫn giai cấp nảy sinh trong phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa. Nhưng các vấn đề kinh tế, đặc biệt vấn đề lao động được C.Mác

nghiên cứu vừa với tính chất của vấn đề kinh tế, vừa với tính chất của vấn đề

triết học. Đó là lý do vì sao tác phẩm được gọi là Bản thảo kinh tế - triết học

năm 1844.

Một vấn đề quan trọng C.Mác nghiên cứu trong tác phẩm này là vấn đề

lao động bị tha hóa. Thông qua việc nghiên cứu sự tha hóa của lao động mà

C.Mác phê phán chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và chế độ tư

bản thời đó nói chung.

Quan điểm của C.Mác về tha hóa không nhưng đối lập với quan điểm

của Hêghen, mà cũng khác căn bản với quan điểm của Phoiơbắc. Hêghen thì

nói tới sự tha hóa của "ý niệm tuyệt đối", còn Phoiơbắc thì nói tới sự tha hóa

của bản chất con người trong tôn giáo. Quan điểm của Hêghen là duy tâm,

còn Phoiơbắc tuy là nhà duy vật, nhưng cũng như Hêghen, ông chỉ đề cập

đến sự tha hóa trong lĩnh vực tinh thần, ý thức, trong kiến trúc thượng tầng.

C.Mác đã nói tới sự tha hóa của hiện tượng cơ bản của đời sống xã hội - hiện

tượng lao động. Sự tha hóa ấy, theo C.Mác, mang bản chất xã hội, nói cách

khác, nó là sự biến dạng của các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa bóc lột và

bị bóc lột.

Từ nghiên cứu sự tha hóa của lao động, C. Mác đi tới quan niệm sâu

sắc về con người, về vai trò của lao động sản xuất đối với sự hình thành và

phát triển con người. Tác phẩm của C.Mác cũng chú ý tới mối quan hệ giữa

lao động bị tha hóa với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, từ đó đi

tới kết luận tất yếu là muốn xóa bỏ tình trạng lao động bị tha hóa càn phải xóa

bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 ra đời trong thời kỳ triết

học Mác đang hình thành, do đó không tránh khỏi những hạn chế. Đối tượng

Page 18: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

và phương pháp nghiên cứu của kinh tế - chính trị học và của triết học như là

các bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác chưa được phân định rõ; những hạn

chế của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc chưa được chỉ ra đầy đủ. Thậm chí đôi

chỗ Mác quá đề cao Phoiơbắc. Một số khái niệm và tư tưởng của các nhà

triết học trước đó như "chủ nghĩa nhân đạo", "chủ nghĩa tự nhiên", "sự trở về

bản chất đích thực của con người", v.v. được C. Mác sử dụng chưa có sự

phát triển. Dó cũng là lý do để các học gia tư sản xuyên tạc chủ nghĩa Mác.

Những hạn chế trên đây được C.Mác khắc phục ngay khi viết tác phẩm

Luận cương vê Phoiơbắc vào năm 1845.

Năm 1844 Ph. Ăngghen sống ở Anh, trong thời gian này ông tiếp xúc

với phong trào công nhân, tìm hiểu đời sống của họ và viết tác phẩm: Tình

cảnh giai cấp công nhân Anh. Tác phẩm chứa đựng nhiều tư tưởng quan

trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ sự phân tích sâu sắc tình hình phát

triển công nghiệp ở Anh, Ph.Ăngghen đã làm rõ nguyên nhân ra đời của giai

cấp tư sản, giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đó. Ông

chứng minh rằng, nhân tố quyết định các mối quan hệ xã hội, trong đó mối

quan hệ giai cấp là sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Qua phân tích phong trào đấu tranh cách mạng, Ph.Ăngghen đã làm

nổi bật vai trò của giai cấp công nhân là giai cấp không chỉ do bị bóc lột nặng

nề, bị đau khổ, mà còn do địa vị kinh tế xã hội của mình mà có thể tự giải

phóng. Như vậy, có thể nói, Ph.Ăngghen đã bước đầu ý thức được sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là bước chuyển quan trọng của ông từ

lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa.

Cuối năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen viết chung tác phẩm Gia đình

thần thánh hay là Phê phán Sự phê phán có tính phê phán. Chống Brunô

Bauơ và đồng bọn (xuất bản mùa xuân năm 1845). Trong tác phẩm, lần đầu

C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày những nguyên lý của triết học duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, vạch rõ ranh giới giữa mình và phái Hêghen trẻ về

quan điểm triết học và chính trị. Hai ông tiếp tục phê phán triết học của

Hêghen, chỉ ra nguồn gốc nhận thức duy tâm và tính chất tư biện của triết học

Page 19: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

đó. Đồng thời hai ông đề cập nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch

sử về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. C.Mác và

Ph.Ăngghen phê phán mạnh mẽ quan điểm của phái Hêghen trẻ cho rằng chỉ

có những nhân vật lỗi lạc mới có năng lực phê phán và làm nên lịch sử, còn

quần chúng nhân dân chỉ là khối ý, chỉ có thể bị dẫn dắt, chứ không thể sáng

tạo lịch sử. Hai ông cũng nêu lên những tư tưởng quan trọng về sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân, về xu hướng phát triển của xã hội đến chủ nghĩa

cộng sản.

Mùa xuân nắm 1845, C.Mác viết tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc.

Đây là tác phẩm rất ngắn, nhưng như Ph.Ăngghen đánh giá, là mầm mống

thiên tài của thế giới quan mới của C.Mác. Tác phẩm đã phê phán những

thiếu sót của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc và qua đó phê phán những thiếu

sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung. C.Mác và Ph.Ăngghen tuy

vẫn thừa nhận rằng để tiến đến chủ nghĩa duy vật mới - chủ nghĩa duy vật

biện chứng, hai ông đã phải đi qua chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc; rằng chủ

nghĩa duy vật của Phoiơbắc có ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng tư tưởng,

nó là sự kết hợp, sự kế thừa của nhiều tư tưởng duy vật tư sản tiến bộ Tây

Âu, nhưng sự phê phán nó là điều cần thiết, vì trong nội dung tư tưởng của

nó còn chứa đựng nhiều thiếu sót căn bản.

Trước hết, C.Mác phê phán tính trực quan của chủ nghĩa duy vật

Phoiơbắc, không thấy được vai trò sáng tạo, tính năng động của ý thức như

một hình thức phản ánh đặc biệt của con người.

Một tư tưởng quan trọng mà Mác nêu lên trong tác phẩm là vai trò của

thực tiễn: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Sự

phát hiện vai trò của thực tiễn đối với sự biến đổi xã hội là một yếu tố làm nên

bản chất của bước ngoặt cách mạng trong triết học Mác sau này, làm cho triết

học Mác khác căn bản với triết học của Phoiơbắc và mọi chủ nghĩa duy vật

cũ. Thực tiễn được C.Mác hiểu trước hết là thực tiễn sản xuất, thực tiễn cách

mạng cải tạo xã hội.

Page 20: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong tác phẩm của mình C.Mác còn phê phán quan điểm của

Phoiơbắc về con người trừu tượng và khẳng định quan điểm của chủ nghĩa

duy vật khoa học về con người như là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Do

xuất phát từ quan điểm nhân bản chủ nghĩa về con người nên Phoiơbắc, như

C.Mác nhận xét, đã không hiểu đúng được những hiện tượng xã hội khác,

như hiện tượng tôn giáo. Phoiơbắc tuy có quan điểm duy vật cho rằng tôn

giáo là sự tha hóa của bản chất con người, nhưng vì không thấy được con

người mang bản chất xã hội, nên ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi đi tìm

con đường khắc phục tôn giáo.

Từ mùa thu năm 1845 đến tháng 5 năm 1846, C.Mác và Ph.Ăngghen

viết chung tác phẩm Hệ tư tưởng Đức. Tác phẩm đánh dấu bước tiến mới

của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Có thể nói tác phẩm này là sự phát triển những tư tưởng cơ bản trong

Luận cương về Phoiơbắc của C.Mác.

Đặc biệt vào năm 1847, C.Mác viết tác phẩm Sự khốn cùng của triết

học và cùng Ph.Ăngghen khởi thảo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, C.Mác đã phê phán tính

chất thỏa hiệp tiểu tư sản của Pruđông muốn dùng phương pháp cải lương,

điều hòa mâu thuân, thỏa hiệp chính trị trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ tư

bản, xây dựng chế độ xã hội mới.

C.Mác cũng chỉ ra tính chất duy tâm và siêu hình trong việc trình bày

các phạm trù kinh tế học. Các phạm trù đó được Pruđông quan niệm như là

những cái bất di bất dịch và siêu nghiệm. Đồng thời C. Mác khẳng định thế

giới khách quan, trong đó có xã hội con người, luôn vận động và phát triển, vì

vậy các phạm trù khoa học nói chung và phạm trù kinh tế nói riêng với tính

chất là những công cụ nhận thức, phản ánh thế giới khách quan, chúng cũng

không ngừng biến đổi, phát triển, nghĩa là chúng có tính lịch sử.

Page 21: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trên cơ sở phân tích các mối quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất của xã

hội tư bản, C.Mác đã nêu lên tính tất yếu của cuộc đấu tranh chính trị của giai

cấp công nhân chống giai cấp tư sản, ông chứng minh một cách khoa học sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Cũng trong tác phẩm này, khi phê phán Pruđông trong việc xuyên tạc

phép biện chứng của Hêghen, C.Mác đã nêu ra những tư tưởng của mình về

phép biện chứng duy vật.

Cùng với Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, tác phẩm Sự khốn cùng của

triết học đánh dấu giai đoạn chín muồi của chủ nghĩa Mác và từ đó trở đi (sau

năm 1847, 1848) nó đã trở thành một học thuyết khoa học; một hệ thống các

nguyên lý lý luận phản ánh đúng đắn các quy luật phát triển khách quan của

thế giới hiện thực.

Như vậy, sự hình thành triết học Mác từ năm 1842-1843 đến năm

1847-1848 là một quá trình hợp quy luật khách quan, là nhu cầu tất yếu của

lịch sử, được xây dựng trên những tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng của

thời đại. Đó cũng là quá trình tự đấu tranh gian khổ của C.Mác và

Ph.Ăngghen để từ bỏ lập trường triết học duy tâm chuyển sang lập trường

triết học duy vật biện chứng và để vượt qua lập trường dân chủ cách mạng,

xây dựng lập trường cộng sản.

Từ năm 1848 đến năm 1857, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển

những tư tưởng triết học của mình qua hàng loạt tác phẩm như Cách mạng

và phản cách mạng ở Đức (Ph.Ăngghen viết từ tháng mười năm 1851 đến

tháng mười năm 1852), Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850 (C.Mác viết từ

tháng một đến tháng ba năm 1850), Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui

Bônapác (C.Mác viết từ tháng mười hai năm 1851 đến tháng ba 1852).

Tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức của Ph.Ăngghen đã

phân tích sâu sắc nguyên nhân, tính chất và động lực của cách mạng ở Đức

năm 1848-1849. Khả năng phát triển và thái độ của nó đối với giai cấp trung

gian, cũng như đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, qua đó

làm phong phú thêm lý luân mácxit về cách mạng. Tác phẩm cũng chỉ ra

Page 22: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nguyên nhân kinh tế sâu xa của mọi cuộc cách mạng là do mâu thuẫn giữa

lực lượng sản xuất tiến bộ và quan hệ sản xuất lạc hậu, chứng minh tính quy

luật của cách mạng, vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử

và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Trong tác phấm Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapác,

C.Mác đã phát triển nhiều nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử

như nguyên lý về đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai

cấp đối kháng, về vai trò tất yếu của chuyên chính vô sản, về thái độ của giai

cấp công nhân đối với nhà nước tư sản trong đấu tranh cách mạng.

Nhiều vấn đề triết học, đặc biệt những vấn đề phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử được C.Mác phát triển trong các tác phẩm

nghiên cứu kinh tế - chính trị, tiêu biểu là bộ Tư Bản (viết từ những năm 40 và

xuất bản tập I năm 1867).

Thời kỳ Công xã Pari (1871), C.Mác viết Nội chiến ở Pháp nhằm tổng

kết kinh nghiệm đấu tranh của Công xã và tiếp tục phát triển những nguyên lý

của chủ nghĩa duy vật lịch sử như về nhà nước và cách mạng, về tính tất yếu

của chuyên chính vô sản V.V..

Năm 1875, C.Mác viết Phê phán Cương lĩnh Gôta, đây là tác phẩm lý

luận quan trọng nhất sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và bộ Tư bản.

Trong tác phẩm, C.Mác làm sâu sắc và phong phú thêm học thuyết về hình

thái kinh tế - xã hội, phát triển hơn nữa học thuyết mácxít về nhà nước và

cách mạng, và lần đầu trình bày tư tưởng về hai giai đoạn phát triển của hình

thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Tác phẩm Ông Đuyrinh đảo lộn khoa học (Chống Đuyrinh) của

Ph.Ăngghen được viết vào mùa thu năm 1876 đến giữa năm 1878, là một

trong những tác phẩm quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của triết học

Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung. Tác phẩm gồm ba phần chính:

phần thứ nhất - triết học; phần thứ hai - kinh tế chính trị học; phần thứ ba -

chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong tác phẩm, lần đầu tiên Ph. Ăngghen trình

bày hoàn chỉnh thế giới quan mácxít về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

Page 23: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nghĩa duy vật lịch sử, kinh tể chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, và chỉ

ra mối liên hệ hữu cơ giữa ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác.

Cần lưu ý, tuy đây là tác phẩm của Ph.Ăngghen, nhưng như chính ông

đã nói trong Lời tựa viết cho ba lần xuất bản, một phần hết sức lớn của cuốn

sách là do C.Mác đặt cơ sở và phát triển, bản thân C.Mác đã viết chương thứ

X trong phần kinh tế chính trị học (về quyển "Lịch sử phê phán").

Trong khoảng thời gian từ năm 1873 đến năm 1883 Ph.Ăngghen đã

viết tác phẩm triết học nổi tiếng Biện chứng của tự nhiên. Tác phẩm gồm

những bút ký yà những đoạn văn còn dưới dạng bản thảo, chưa hoàn thành,

được xuất bản toàn bộ lần đầu năm 1925 ở Liên Xô.

Tác phẩm được viết nhằm khái quát về mặt triết học những thành tựu

về khoa học tự nhiên đạt được vào giữa thế kỷ XIX nhằm bổ sung và phát

triển phép biện chứng duy vật.

Sau khi C.Mác mất (1883), Ph. Ăngghen một mặt tập trung sức lực và

trí tuệ để chuẩn bị cho việc xuất bản tập ba bộ Tư bản - một việc làm mà sau

này được V.I.Lênin đánh giá như là việc Ph.Ăngghen đã xây dựng cho người

bạn của mình một đài kỷ niệm vĩ đại và trên đó Ph.Ăngghen không ngờ đã

khắc luôn tên tuổi của mình, - mặt khác, tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu

tranh của giai cấp công nhân và hoàn thành các tác phẩm triết học quan trọng

của mình, trong đó đặc biệt có các tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của sở

hữu tư nhân và của nhà nước (1884), Lútvich Phoiơbắc và sự cáo chung của

triết học cổ điển Đức (1886).

Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà

nước được Ph.Ăngghen viết từ tháng ba đến tháng năm và xuất bản vào

tháng mười năm 1884. Trong tác phẩm, Ph. Ăngghen dựa vào những tài liệu

của Moócgăng để phát triển quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội

nguyên thủy và quá trình chuyển biến từ xã hội không giai cấp sang xã hội có

giai cấp. Ph.Ăngghen chứng minh rằng, sự phát triển của sản xuất vật chất đã

làm cho chế độ công xã nguyên thủy tan rã và hình thành xã hội có giai cấp

dựa trên sự sở hữu tư nhân.

Page 24: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Sự nghiên cứu lịch sử xã hội nguyên thủy đã giúp Ph.Ăngghen khẳng

định thêm luận điểm về đấu tranh giai cấp như là nội dung của lịch sử xã hội

có giai cấp.

Tác phẩm cũng chỉ ra quá trình tiến hóa của các hình thức gia đình, sự

hình thành giai cấp và nhà nước. Đặc biệt, Ph.Ăngghen đã khẳng định quan

điểm duy vật lịch sử về nhà nước như là sản phẩm của sự phân chia xã hội

thành giai cấp.

2. Đặc điểm của quá trình hình thành thế giới quan khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen và thực chất bước ngoặt cách mạng trong triết học do hai ông thực hiện

Sự hình thành thế giới quan duy vật khoa học của C.Mác và

Ph.Ăngghen là một quá trình hợp quy luật, là nhu cầu khách quan của lịch sử,

trước hết là lịch sử phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Quá trình đó là sự gắn bó chặt chẽ, không tách rời giữa lập trường

chính trị và quan điểm triết học.

Hoạt động lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen có mối liên hệ hữu cơ với

hoạt động thực tiễn cách mạng, đã tạo cho hai ông bước chuyển từ lập

trường triết học duy tâm sang lập trường triết học duy vật và từ lập trường

chính trị dân chủ cách mạng sang lập trường chính trị cộng sản.

Sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của C.Mác và

Ph.Ăngghen vừa là kết quả khái quát kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và kế

thừa có phê phán di sản lý luận của loài người, vừa là kết quả nghiên cứu,

tiếp thu những thành tựu của khoa học.

Quá trình hình thành triết học Mác cũng không tách rời tình cảm sâu

sắc của C.Mác và Ph.Ăngghen đối với những người lao động bị áp bức và

phong trào cách mạng của họ. Tình cảm đó là một nhân tố quan trọng không

những cho sự hình thành thế giới quan duy vật khoa học mà cho cả sự hình

thành chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghỉa của hai ông.

Page 25: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Sự hình thành triết học Mác là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư

tưởng xã hội.

Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp công nhân và đảng cách

mạng của nó, là vũ khí tinh thần cải tạo xã hội. Triết học Mác xem thực tiễn

không chỉ có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nhận thức, mà còn

đối với sự phát triển xã hội nói chung.

Trong triết học Mác, lý luận liên hệ chặt chẽ với thực tiễn là một nguyên

tắc cơ bản và làm nên sức mạnh cải tạo - xã hội. Mối liên hệ giữa lý luận cách

mạng và thực tiễn cách mạng cũng nói lên tính cân đối của học thuyết Mác.

Trong triết học Mác, tính cách mạng thống nhất hữu cơ với tính khách

quan khoa học. Lịch sử ra đời triết học Mác không những gắn liền với thực

tiễn đấu tranh cách mạng, của giai cấp công nhân, mà còn gắn liền vối sự

phát triển của khoa học. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội tiên tiến nhất

của lịch sử hiện đại, lợi ích của nó phản ánh lợi ích chung của mọi lực lượng

tiến bộ trong xã hội, vì vậy thế giới quan cách mạng của nó - triết học Mác

không thể không phản ánh đúng đắn, khách quan những quy luật phát triển

của lịch sử.

Một biểu hiện quan trọng của bước ngoặt cách mạng trong triết học do

C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện đó là sự ra đời một hình thức cao của chủ

nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và hình thức cao của phép

biện chứng là phép biện chứng duy vật. Triết học Mác là sự thống nhất giữa

chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

Triết học Mác là học thuyết duy vật triệt để về tự nhiên, xã hội và con

người. Đặc biệt việc sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện quan

trọng nhất của bước ngoặt cách mạng trong triết học do C.Mác và

Ph.Ăngghen thực hiện.

Triết học Mác ra đời làm biến đổi căn bản tính chất, đối tượng của triết

học và mối quan hệ của nó với các khoa, học cụ thể. Triết học Mác không hòa

tan vào các khoa học cụ thể, cũng không có tham vọng đóng vai trò "khoa học

Page 26: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

của mọi khoa học", thay thế các khoa học hoặc tồn tại tách rời chúng, mà nó

là cơ sở phương pháp luận của các khoa học cụ thể.

Triết học Mác có chức năng cơ bản là xóa bỏ nhưng có kế thừa cái cũ

và tạo lập cái mới, luôn gắn liền hữu cơ với thực tiễn cuộc sống, với phong

trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, cũng như với sự phát triển

của khoa học. Vì vậy nó không phải là một học thuyết ngưng đọng, mà trái lại

là một học thuyết sáng tạo, không ngừng được bổ sung, được làm phong phú

thêm bởi chính thực tiễn và cũng phát triển cùng với thực tiễn. Sự hình thành

các quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen qua hàng loạt tác phẩm đã

cho thấy đó là một quá trình phát triển liên tục, không ngừng. Sự ra đời của

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848 tuy đánh dấu bước chuyển căn

bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về thế giới quan cũng như về lập trường

chính trị, nhưng triết học Mác không phải dừng tại đó mà sau thời kỳ này hai

ông đã sáng tạo nhiều công trình triết học lớn nhằm tổng kết về mặt lý luận

những kinh nghiệm thực tiễn phong phú cửa phong trào đấu tranh cách mạng

của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, đưa triết học Mác

phát triển lên một đỉnh cao mới. Các nguyên lý triết học của C.Mác và

Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin và các đảng mácxít làm sâu sắc thêm trong

thực tiễn phát triển của thời kỳ lịch sử mới. Cho nên, triết học Mác nổi riêng,

và chủ nghĩa Mác nói chung, như các nhà sáng lập ra nó (C.Mác,

Ph.Ăngghen, V.I.Lênin) đã nói, không phải là một tín điều, một khuôn mẫu,

một công thức mà là kim chỉ nam cho hành động; triết học Mác dù đạt tới trình

độ phát triển cao như thế nào vẫn chưa phải là đã "xong xuôi" hẳn mà còn

tiếp tục được thực tiễn kiểm nghiệm bổ sung và phát triển.

III. GIAI ĐOẠN LÊNIN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC

Sau C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1870 - 1924) đã đưa sự phát

triển của triết học Mác lên một giai đoạn cao mới. Đây là giai đoạn trong tiến

trình liên tục của triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung. Giai

đoạn đó phản ánh khách quan những yêu cầu của thời đại mới.

Page 27: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Học thuyết do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập đã phản ánh được

những quy luật cơ bản của xã hội tư bản. Tuy nhiên, đó là xã hội tư bản phát

triển vào những năm giữa thế kỷ XIX; khi mà mâu thuẫn cơ bản của nó vẫn

chưa bộc lộ sâu sắc. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển

sang giai đoạn lịch sử mới - giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tức chủ nghĩa tư

bản độc quyền. Cách mạng vô sản tuy vẫn là tất yếu nhưng các quy luật của

nó biểu hiện khác với thời kỳ Mác. Tính trực tiếp và độ chín muồi của cách

mạng vô sản thể hiện rõ ở thời kỳ Lênin. Điều đó đòi hỏi phải có những kết

luận mới bổ sung cho học thuyết Mác về cách mạng. Đầu thế kỷ XX cũng là

thời kỳ có những phát minh lớn mang tính cách mạng trong khoa học tự

nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực vật lý học, dẫn tới cuộc khủng hoảng, được

V.I.Lênin gọi là "Cuộc khủng hoảng trong vật lý học". Khái quát thực tiễn phát

triển xã hội và khoa học thời kỳ này, Lênin đã viết một loạt tác phẩm triết học

quan trọng, trong đó có những tác phẩm được các nhà nghiên cứu so sánh

với Chống Đuyrinh hay Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen, đó là các

tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán, Bút ký triết

học v.v..

Thời kỳ Lênin là thời kỳ phát triển mới của những cuộc cách mạng

mang tính nhân dân, vì vậy trong lý luận của mình, Lênin đặc biệt quan tâm

vấn đề vai trò của nhân tố chủ quan, bao gồm sự lãnh đạo của đảng cách

mạng và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân.

Những điều trên cho thấy giai đoạn Lênin là không thể tách rời giai

đoạn hình thành, phát triển của triết học Mác. Do đó, điều mà các nhà Mác

học tư sản cho rằng giữa Mác và Lênin có sự đối lập; một người chỉ thuần lý

luận với một người chỉ thuần thực hành; một người tuyệt đối hóa yếu tố kinh

tế với một người duy ý chí là hoàn toàn không có căn cứ.

Giai đoạn phát triển của triết học Lênin được chia lam hai thời kỳ chủ

yếu:

1. Thời kỳ 1893 - 1907. Đó là thời kỳ V.I.Lênin tiến hành cuộc đấu

tranh kiên quyết chống phái dân túy, đặc biệt chống chủ nghĩa duy tâm và

Page 28: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

phương pháp siêu hình của nó, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện

chứng…

Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác đã được truyền bá

vào nước Nga. Đóng vai trò chính của việc truyền bá này là nhóm Giải phóng

lao động do Plêkhanốp đứng đầu. Nhóm này đã dịch ra tiếng Nga những tác

phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen như: Sự khốn cùng của triết học, Tuyên

ngôn của Đảng cộng sản, Lútvích Pkoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ

điển Đức, v.v.. Cùng với các tác phẩm dịch, Plêkhanốp đã viết nhiều tác

phẩm chống phái dân túy, đặc biệt là các tác phẩm: Chủ nghĩa xã hội và đấu

tranh chính trị, Những sự bất đồng giữa chúng ta, Bàn về sự phát triển của

quan điểm nhất nguyên về lịch sử, Khái luận về lịch sử của chủ nghĩa duy vật

v.v.. Như vậy nhóm Giải phóng lao động đã có những đóng góp nhất định

trong cuộc đấu tranh chống phái dân túy tự do chủ nghĩa và truyền bá chủ

nghĩa Mác vào nước Nga.

Tuy nhiên, Plêkhanốp đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc

đấu tranh chống phái dân túy. Ông đã không xác định được đúng theo quan

điểm mácxít những động lực nào đang thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ tư

sản Nga đến sự phát triển chín muồi. Trong cuộc đấu tranh giai cấp ở xã hội

Nga thời đó, ông đã không thấy rõ vai trò của các giai cấp cách mạng, đặc

biệt không hiểu được giai cấp nông dân là người đồng minh tin cậy của giai

cấp công nhân, thậm chí có thái độ mơ hồ xem giai cấp tư sản tự do chủ

nghĩa như là giai cấp cách mạng. Những sai lầm về nhận thức và sự xa rời

thực tiễn đấu tranh cách mạng sôi động đó của Plêkhanốp đã đưa ông tới chỗ

xa rời lập trường mácxít, chuyển sang lập trường mensêvích, cơ hội chủ

nghĩa.

Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết chống phái dân túy và

trong cuộc đấu tranh đó ông đã phát triển sáng tạo học thuyết Mác nói chung

và triết học Mác nói riêng, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử triết học Mác

- giai đoạn Lênin.

Page 29: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong thời kỳ 1893 - 1907 V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng

như: Những "người bạn dân" là thế nào và họ đấu tranh chống những người

dân chủ - xã hội ra sao? (1894), Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự

phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó (1894), Chúng ta

từ bỏ di sản nào? (1897), Làm gì? (1902), v.v..

Trong tác phẩm Những “người bạn dân”..., V.I.Lênin đã đấu tranh mạnh

mẽ chống phái dân túy về mặt quan điểm và phương pháp triết học, đặc biệt

phê phán chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình của Mikhailốpxki -

một đại biểu nổi tiếng của phái dân túy đã phủ nhận bản chất cách mạng và

sáng tạo của học thuyết Mác, coi chủ nghĩa Mác là học thuyết siêu hình và

giáo điều, không thừa nhận tính tất yếu khách quan của quá trình truyền bá

chủ nghĩa Mác vào nước Nga. Lênin đã chỉ ra công lao to lớn của C.Mác và

Ph.Ăngghen trong việc sáng tạo một học tuyết triết học có tính vạch thời đại.

Ông phê phán mưu đồ của phái dân túy muốn xóa nhòa ranh giới giữa phép

biện chứng của C.Mác và phép biện chứng của Hêghen. Phép biện chứng

của C.Mác phản ánh đúng đắn quy luật vận động và phát triển của thế giới

khách quan, nó là vũ khí sắc bén để nhận thức và cải tạo hiện thực, nhất là

hiện thực xã hội. Với sự ra đời của phép biện chứng duy vật và vận dụng nó

vào việc xem xét các hiện tượng xã hội, triết học Mác, như V.I. Lênin chỉ rõ,

đã khắc phục được những thiếu sót căn bản của triết học trước Mác, làm cho

nó trở thành một khoa học đích thực.

Cũng trong tác phẩm này, Lênin còn đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng

của lý luận nhận thức mácxít, như vấn đề chân lý và tiêu chuấn thực tiễn của

chân lý. Ông coi phản ánh đúng đắn, toàn diện hiện thực lịch sử la mhiệm vụ

chân chính của khoa học. Ông viết: "Không bao giờ có một người mácxít nào

đã xây dựng những quan điểm dân chủ - xã hội của mình trên một cơ sở nào

khác ngoài cái cơ sở là sự phù hợp của những quan điểm ấy với hiện thực",

ở một đoạn văn khác, Lênin cũng chỉ rõ: "... những người mácxít chắc chẳn là

chỉ mượn của học thuyết Mác những phương pháp quý báu mà nếu không có

thì không thể hiểu được những quan hệ xã hội, cho nên cái mà họ coi là tiêu

Page 30: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

chuẩn để đánh giá những mối quan hệ đó, hoàn toàn không phải là những

công thức trừu tượng và những điều vô lý khác, mà là sự chính xác và sự phù

hợp của sự đánh giá đó với thực tế".

Để bảo vệ và phát triển phép biện chứng duy vật của triết học Mác,

Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống các quan điểm siêu hình của phái dân

túy trong việc nhận thức các hiện tượng xã hội, phê phán sự nhìn nhận sai

lầm của họ đối với tiến trình lịch sử như không thấy tính chất mâu thuẫn, tính

liên tục và gián đoạn của tiến trình đó.

Đặc biệt, khi phê phán các quan điểm sai lầm của phái dân túy trong

việc nghiên cứu xã hội, Lênin rất quan tâm đến vấn đề quy luật phát triển của

xã hội. Ông đã nghiên cứu vấn đề này thông qua việc phân tích sâu sắc tư

tưởng của C.Mác trong bộ Tư bản về hình thái kinh tế - xã hội cũng như trong

việc phê phán sự xuyên tạc của Mikhailốpxki đối với tư tưởng đó. Lênin nói

rằng, do không thừa nhận tính chất "lắp đi lắp lại" của các hiện tượng xã hội,

nên phái dân túy cũng không thừa nhận quy luật phát triển khách quan của

lịch sử. Còn C.Mác do đã làm nổi bật các mối quan hệ kinh tế, quan hệ sản

xuất trong hàng loạt mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp, coi các quan hệ đó

có vai trò quyết định đối với mọi mối quan hệ xã hội khác nên đã khám phá rạ

tính "lắp đi lắp lại” của các hiện tượng xã hội và đi tới thừa nhận tính khách

quan, hợp quy luật trong sự phát triển của chúng. Lênin còn nhấn mạnh,

chính việc thừa nhận tính "lắp đi lắp lại", thừa nhận những quy luật kinh tế

(vật chất) của sự phát triển xã hội và sự hình thành các quy luật đó không phụ

thuộc vào ý thức con người mà C.Mác đã đi tới xây dựng khái niệm cơ bản

của chủ nghĩa duy vật lịch sử - khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và coi sự

phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên.

Ngoài ra, Lênin còn đề cập nhiều vấn đề quan trọng khác của chủ

nghĩa duy vật lịch sử như vấn đề vai trò của nhân tố chủ quan trong cách

mạng, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, v.v..

Cuộc đấu tranh của Lênin chống phái "chủ nghĩa Mác hợp pháp", "phái

kinh tế" và phái mensêvích trong thời kỳ này cũng có ý nghĩa quan trọng đối

Page 31: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

với sự phát triển triết học Mác, điều đó thể hiện trong tác phẩm Nội dung kinh

tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về

nội dung đó. Đồng thời, Lênin đã phát triển làm phong phú nguyên lý cơ bản

của triết học duy vật biện chứng và mối liên hệ hữu cơ giữa lý luận và thực

tiễn. Khi phê phán cơ sở lý luận của phái "chủ nghĩa Mác hợp pháp" là chủ

nghĩa Cantơ mới tách rời lý luận và thực tiễn, Lênin đã nhấn mạnh một đặc

điểm bản chất của triết học mácxít là mối liên hệ hữu cơ của nó với phong

trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản. Theo V.I.Lêmn, mối liên hệ

chặt chẽ của triết học Mác với lợi ích của giai cấp vô sản, đã không làm mất

tính khách quan khoa học của nó. Vì để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội

mới, giai cấp vô sản và chính đảng cách mạng của nó cần nhận thức đúng

đắn, khách quan hiện thực lịch sử.

Những nguyên lý quan trọng khác của chủ nghĩa duy vật biện chứng

như nguyên lý về mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan, về tính toàn

diện, tính lịch sử cụ thể trong nhận thức các hiện tượng của thế giới bên

ngoài cũng được Lênin phân tích sâu sắc. Ông phê phán mạnh mẽ phái "chủ

nghĩa Mác hợp pháp" mà đại biểu nổi tiếng là Xtơruvê đã có những quan

điểm phiến diện chủ quan, phi lịch sử về xã hội. Lênin còn chỉ ra rằng, tính

trừu tượng, sự ngụy biện trong việc xem xét xã hội là những đặc điểm của

chủ nghĩa chủ quan tư sản.

V.I.Lênin cũng đem đối lập chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa

khách quan tư sản. Những người theo chủ nghĩa duy vật khoa học không chỉ

thừa nhận tính tất yếu khách quan của tiến trình lịch sử, mà còn thừa nhận sự

tồn tại của những hình thái kinh tế xã hội đó sinh ra, không chỉ thừa nhận sự

thật lịch sử ma còn có quan điểm giai cấp đối với sự thật đó; không chỉ nói

đến xu thế tất yếu của lịch sử mà còn nói tới sự chi phối của nhân tố chủ

quan (của giai cấp) đối với xã hội.

Trong tác phẩm của mình, V.I.Lênin còn phê phán những quan điểm

của xã hội học chủ quan chủ nghĩa về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Những nhà xã hội học này đã không lấy mỗi quan hệ xã hội giữa những cá

Page 32: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nhân con người với nhau làm đối tượng nghiên cứu; họ đã tách con người ra

khỏi hoàn cảnh xã hội cụ thể nên không hiểu được bản chất của tư tưởng con

người.

Trong cuộc đấu tranh chống phái “chủ nghĩa Mác hợp pháp”, V.I.Lênin

đã làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác như là cơ sở lý luận khoa học của

toàn bộ học thuyết Mác.

Trong thời kỳ này, V.I.Lênin còn phát triển phong phú nhiều nguyên lý

triết học mácxít, đặc biệt là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử qua

tác phẩm Làm gì?. Lênin đã đấu tranh chống quan điểm siêu hình của phái

kinh tế và phát triển quan điểm mácxít về các hình thức đấu tranh của giai cấp

vô sản trước khi có chính quyền: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị và đấu

tranh tư tưởng và đặc biệt nhấn mạnh quá trình làm hình thành vai trò hệ tư

tưởng của giai cấp vô sản và ý thức tự giác của nó trong cuộc đấu tranh tư

tưởng. Theo Lênin, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa không hình thành một cách

tự phát, mà nó được đưa vào phong trào công nhân, được giáo dục trong giai

cấp công nhân, vì vậy bảo vệ, phát triển hệ tư tưởng Mác - Lênin, hệ tư

tưởng xã hội chũ nghĩa, truyền bá sâu rộng nó trong giai cấp công nhân và

nhân dân lao động là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cuộc đấu tranh tư

tưởng.

Vai trò của cuộc đấu tranh kinh tế và đấu tranh tư tưởng tuy rất quan

trọng vì đấu tranh kinh tế là giai đoạn tập dượt quần chúng chuẩn bị bước tới

hình thức đấu tranh cao, còn đấu tranh tư tưởng và nhằm nâng cao ý thức

giai cấp cho giai cấp công nhân, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh giành chính

quyền, song vai trò quyết định nhất vẫn là cuộc đấu tranh chính trị. Đây là

cuộc đấu tranh gay go nhất, quyết liệt nhất nhằm xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây

dựng chế độ xã hội mới. Tuy nhiên việc sử dụng mỗi hình thức đấu tranh cụ

thể là tùy thuộc vào từng điều kiện lịch sử nhất định, nhưng nhìn chung các

hình thức đấu tranh ấy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Đầu thế kỷ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế chính

trị sâu sắc. Nhân dân lao động Nga phải sống một cuộc sống cơ cực. Hàng

Page 33: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

chục triệu nông dân trung lưu bị phá sản. Tầng lớp địa chủ Nga đã chiếm

phần lớn ruộng đất của cả nước.

Cuộc xung đột quyền lợi giữa hai đế quốc Nga - Nhật đã dẫn tối cuộc

chiến tranh tàn khốc năm 1904 làm suy yếu cả hai nước Nga và Nhật. Sự thất

bại của đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh đã làm trầm trọng thêm cuộc

khủng hoảng trong nước. Đó cũng là những tiền đề kinh tế - xã hội làm bùng

nổ cuộc cách mạng ở Nga. Nhiều cuộc biểu tình, bãi công chống Nga hoàng

nổ ra liên tiếp và bị chính phủ đàn áp, khủng bố dã man, hàng nghìn công

nhân bị chết, cuộc đấu tranh lan ra khấp cả nước. Lúc này Lênin từ nước

ngoài trở về và lãnh đạo phong trào cách mạng. Cuối năm 1905 cuộc cách

mạng đã phát triển tới đỉnh cao, nhưng cũng bị đàn áp đẫm máu. Năm 1906 -

1907 giai cấp công nhân và lao động Nga đã phải chiến đấu trong điều kiện

hoàn toàn không cân sức. Do đó cuộc cách mạng đã thất bại.

Mặc dù thất bại (do giai cấp công nhân Nga không xây dựng được khối

liên minh vững chắc với nông dân; giai cấp tư sản tự do cấu kết với Nga

hoàng; bọn đế quốc bên ngoài giúp chính phủ Nga hoàng: đàn áp cách mạng

v.v..), nhưng cuộc cách mạng 1905-1907 đã để lại nhiều kinh nghiệm thực

tiễn quý báu.

Tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng

dân chủ của Lênin viết năm 1905 đã tổng kết về mặt lý luận những kinh

nghiệm quý báu của cách mạng Nga thời kỳ này. Đồng thời Lênin đã phê

phán quan điểm sai lầm của những người mensêvích muốn áp dụng một

cách máy móc những điều kiện của cách mạng tư sản các nước Tây Âu thế

kỷ trước vào điều kiện của nước Nga đầu thế kỷ XX. Lênin cũng đã chỉ rõ tính

chất và lực lượng của cuộc cách mạng Nga 1905-1907. Về tinh chất đó là

cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì nó còn phải giải quyết nhiệm vụ xóa bỏ

những tàn tích của chế độ phong kiến Nga hoàng. Người lãnh đạo cuộc cách

mạng là giai cấp công nhân. Lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân liên

minh với giai cấp nông dân. Nếu cuộc cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp

Page 34: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi thì nó sẽ tạo điều kiện cho cách

mạng chuyển thẳng lên cách mạng vô sản, cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một vấn đề quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vấn đề vai trò của

nhân tố chủ quan, của quần chúng nhân dân trong cách mạng và trong lịch sử

nói chung cũng được V.I.Lênin nêu ra trong tác phẩm của mình.

2. Thời kỳ từ 1907 đến trước Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917

Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 - 1907, xã hội Nga bước vào

thời kỳ phức tạp mới. Thế lực phản động hoành hành trên mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội. Về mặt tư tưởng, chủ nghĩa Mác bị tiến công từ nhiều phía.

Những nhà triết học đồng thời là những nhà dân chủ cách mạng, tiêu biểu

như Tsécnưsépxki, Bêlinxki, v.v. đã bị kẻ thù tư tưởng bôi nhọ và do đó bôi

nhọ luôn cuộc cách mạng Nga.

Trước tình hình thoái trào của cách mạng và sự khủng bố của lực

lượng phản động, trong hàng ngũ nhưng nhà cách mạng, như V.I.Lênin nhận

xét, "có tình trạng thoái chí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập

trường, nói chuyện dâm bồn". Trong lĩnh vực triết học thì có khuynh hướng

ngả sang chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, ra đời trào lưu "tìm thần" và "tạo thần"

trong giới trí thức. Chủ nghĩa Makhơ trong những năm này được dùng để

chống lại chủ nghĩa duy vật biện chứng, phá hoại tư tưởng cách mạng, tước

bỏ vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản. Những người theo chủ nghĩa Makhơ

ở Nga muốn làm sống lại triết học duy tâm của Béccli và Hium.

Tuy nhiên, sau thời kỳ thoái trào, phong trào cách mạng ở Nga dần đần

được khôi phục. Điều đó có những nguyên nhân khách quan.

Vào mùa thu năm 1914, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Các

nước đế quốc muốn lợi dụng cuộc chiến tranh để xóa bỏ ảnh hưởng của cuộc

cách mạng Nga lần thứ nhất 1905 - 1907 và giải quyết những mâu thuẫn

trong nước. Những thủ lĩnh của Quốc tế II đã ủng hộ cuộc chiến tranh đế

quốc, còn giai cấp tư sản các nước đế quốc thì tìm cách xô đẩy công nhân

Page 35: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nước mình đi chém giết công nhân nước khác nhằm ngăn cản phong trào

cách mạng.

Những người bônsêvích cách mạng đã kịch liệt phản đối chiến tranh đế

quốc và kêu gọi biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.

Cuộc chiến tranh đế quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến nước Nga lạc

hậu, làm cho nó trở thành khâu yếu trong sợi dây xích đế quốc chủ nghĩa.

Phong trào, cách mạng Nga phát triển, các cuộc đấu tranh của công nhân nổ

ra ở nhiều thành phố; nông dân nổi lên chống địa chủ ở nông thôn; binh lính

phản chiến ngoài mặt trận. Giai cấp tư sản Nga được sự giúp đỡ của đế quốc

Anh, Pháp đã có mưu đồ lập chính phủ mới. Tình thế cách mạng đã xuất hiện

và thời cơ giành thắng lợi của Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 đã đến.

Với thắng lợi của cách mạng đã ra đời hai chính quyền song song tồn tại:

Xôviết công nông - binh và chính phủ lâm thời. Xôviết công nông - binh đã bị

bọn mensêvích chiếm đa số.

Để xóa bỏ tình trạng hai chính quyền song song tồn tại và thiết lập

chính quyền cách mạng, những người bônsêvích nêu khẩu hiệu: "Toàn bộ

chính quyền về tay các xôviết". Song cuộc đấu tranh của những người công

nhân đã bị quân đội của chính phủ lâm thời đàn áp dã man bằng vũ lực. Giai

đoạn phát triển hòa bình của cách mạng đã chấm dứt, Cuộc cách mạng tháng

Mười năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng bônsêvích đã nổ ra và giành

được thắng lợi.

Hoạt động thực tiễn và lý luận của V.I.Lênin đã gắn liền với thời kỳ cách

mạng sôi động đó. Các tác phẩm triết học quan trọng của ông ra đời trong

thời kỳ này đã trang bị cho giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của

nó những vấn đề thế giới quan và phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động

thực tiễn và hoạt động nhận thức. Trong đó phải kể đến tác phẩm triết học

chủ yếu Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (viết tháng 10

năm 1908 và xuất bản tháng 5 năm 1909).

Ý nghĩa lịch sử tổng quát của tác phẩm là tiếp tục hoàn thiện và phát

triển triết học Mác, giải đáp những vấn đề quan trọng nhất của triết học đang

Page 36: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

đặt ra trước Đảng lúc đó; khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học

tự nhiên; phê phán toàn diện triết học duy tâm tư sản và chủ nghĩa xét lại

trong triết học; tác phẩm của V.I.Lênin là kiểu mẫu về tính đảng vô sản trong

cuộc đấu tranh chống kẻ thù của chủ nghĩa Mác; kiểu mẫu về sự kết hợp giữa

tính cách mạng nồng nhiệt với tính khoa học sâu sắc của triết học Mác. Đây

là tác phẩm kinh điển của giai đoạn Lênin trong quá trình phát triển triết học

Mác.

Từ sau thời kỳ thoái trào của cuộc cách mạng 1905-1907 đến trước và

trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), V.I.Lênin còn viết

nhiều tác phẩm bảo vệ triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung.

Trong đó, các tác phẩm: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ

nghĩa Mác, số phận lịch sử học thuyết Mác, Các Mác v.v. đã làm nổi bật ý

nghĩa to lớn của triết học Mác đối với việc cải tạo thế giới.

Trong tác phẩm Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành, của chủ nghĩa

Mác (viết năm 1913 nhân kỷ niệm 30 năm ngày C.Mác mất), Lênin đã phân

tích sâu sắc những nguồn gốc lịch sử, bản chất và kết cấu của chủ nghĩa

Mác. Lênin đã chứng minh rằng, học thuyết Mác ra đời là sự kế thừa hợp quy

luật những thành tựu tư tưởng và khoa học của nhân loại thế kỷ XIX, trong đó

trực tiếp là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội

Pháp. Trong phần nói về triết học, khi trình bày những cơ sở của triết học

Mác, Lênin đã nhấn mạnh tính chất duy vật của nó và nhận xét rằng tính duy

vặt đó là sự tổng hợp những cái tinh túy của chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ

XVIII và của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc. Theo Lênin, cả phép biện chứng

trong triết học cổ điển Đức cũng được triết học Mác tiếp thu một cách sáng

tạo và phát triển làm cho nó trở thành phương pháp lụận khoa học để nhận

thức và cải tạo thế giới. Lênin còn cho rằng, việc C.Mác vận dụng các quan

điểm duy vật vào xem xét, nghiên cứu lĩnh vực xã hội (tức sáng tạo chủ nghĩa

duy vật lịch sử) là một thành tựu vĩ đại của tư duy khoa học.

Page 37: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong tác phẩm, Lênin còn phát triển sâu sắc nhiều vấn đề khác của

triết học Mác như vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề vai trò lịch sử của giai cáp

vô sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ trật tự xã hội cũ, sáng tạo xã hội mới.

Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, V.I.Lênin tiếp tục phát

triển phép biện chứng mácxít. Sự phát triển đó được trình bày tập trung trong

tác phẩm Bút ký triết học (viết từ khoảng năm 1914 đến năm 1916).

Đây là tác phẩm triết học lớn được viết vào thời kỳ những mâu thuẫn

của chủ nghĩa tư bản đã trở nên gay gắt cực độ và cuộc khủng hoảng cách

mạng mới đang chín muồi. Vấn đề phép biện chứng là tư tưởng trung tâm

của tác phẩm.

Bút ký triết học của V.I.Lênin không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử

đương thời, mà đối với cả thời đại.

Trong tác phẩm, Lênin phân tích sâu sắc tư tưởng coi phép biện chứng

như là khoa học về sự phát triển. Trong thời kỳ phát triển mới của khoa học

vào đầu thế kỷ XX, vấn đề đặt ra đối với phép biện chứng, theo V.I.Lênin

không phải là thừa nhận hay không thừa nhận phát triển, mà là vấn đề hiểu

thế nào về phát triển.

V.I.Lênin đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề trung tâm trong lý luận về

phát triển là vấn đề nguồn gốc và động lực của phát triển. Khi giải quyết vần

đề này, ông đã chỉ ra hai quan điểm đối lập nhau: quan điểm biện chứng,

sống động và quan điểm siêu hình, nghèo nàn, chết cứng. Quan điểm siêu

hình coi phát triển chỉ là tăng lên và giảm đi, là sự lặp lại. Quan điểm biện

chứng coi phát triển là sự thống nhất của các mặt đối lập.

Trong Bút ký triết học, Lênin còn cho ta những mẫu mực tuyệt vời về

sự nghiên cứu các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật; nguyên

tắc về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích học và lý luận nhận thức;

những yếu tố cơ bản của phép biện chứng; về nguồn gốc nhận thức của chủ

nghĩa duy tâm V.V.. Đó là những cống hiến vô giá vào kho tàng triết học Mác.

Page 38: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong những năm 1914 - 1918, V.I.Lênin không chỉ phát triển mà còn

vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật vào việc phân tích thời đại lịch sử

mới, phê phán những sai lầm của bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II, chỉ

ra bản chất của chiến tranh và con đường giải quyễt nó bằng cách mạng vô

sản.

Những vấn đề trên được trình bày trong các tác phẩm: Bàn về khẩu

hiệu Liên bang châu Âu (1915); Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của

chủ nghĩa tư bản (1916); Nhà nước và cách mạng (1917).

Đặc biệt những vấn đề lý luận quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử,

như vấn đề nhà nước và cách mạng được V.I.Lênin phát triển sâu sắc trong

tác phẩm nổi tiếng Nhà nước và cách mạng. Tác phẩm này được viết vào giai

đoạn của chủ nghĩa đế quốc mà đặc trưng là sự phát triển của bộ máy quân

sự và quan liêu nhằm chống lại cách mạng, hình thành các tổ chức tư bản

độc quyền nhà nước, tăng cường sự can thiệp của nhà nước tư sản đế quốc

vào đời sống kinh tế, xã hội; đàn áp nền dân chủ. Chiến tranh đế quốc 1914 -

1918 làm sâu sắc thêm mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Tất cả cái

đó tạo tiền đề kinh tế, chính trị cho sự bùng nổ cách mạng vô sản, cách mạng

xã hội chủ nghĩa.

Khi những điều kiện cách mạng đã chín muồi, nhiệm vụ giành chính

quyền được đặt ra thì vấn đề thái độ của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với

nhà nước đế quốc, như V.I.Lênin chỉ rõ, không những chỉ có ý nghĩa chính trị

- thực tiễn, mà còn có tính chất nóng hổi nữa. Vấn đề này đã bị các thủ lĩnh

Quốc tế II xuyên tạc. Họ phủ nhận phương pháp giành chính quyền bằng

cách mạng trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc; phủ nhận quan điểm của

chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của nhà nước. Những người theo chủ

nghĩa vô chính phủ thì chống lại mọi nhà nước nói chung, kể cả nhà nước xã

hội chủ nghĩa.

Tình hình đó đặt cho V.I.Lênin nhiệm vụ phải tổng kết kinh nghiệm của

thời kỳ lịch sử mới, tiếp tục phát triển học thuyết Mác về nhà nước và cách

mạng trọng điều kiện khách quan của thế giới và nước Nga lúc đó. Nhiệm vụ

Page 39: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

đó đã được V.I.Lênin hoàn thành, xuất sắc trong tác phẩm Nhà nước và cách

mạng.

Đây là một tác phẩm có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như thực tiễn.

Không phải ngẫu nhiên mà V.I.Lênin lại say sưa nghiên cứu học thuyết Mác

về nhà nước ngay vào đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Mười. Vấn đề

nhà nước là vấn đề mà ở đó sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn hết sức chặt

chẽ. Học thuyết Mác về nhà nước giúp giai cấp vô sản đề ra một cách rõ ràng

những nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; nhìn thấy triển vọng

của cuộc đấu tranh cho một trật tự xã hội mới tốt đẹp. Chính vì vậy, V.I.Lênin

coi việc phê phán những quan điểm cơ hội chủ nghĩa xuyên tạc học thuyết

Mác về nhà nước, bảo vệ và phát triển học thuyết đó bằng việc tổng kết, khái

quát kinh nghiêm cách mạng ở nước Nga cũng như ở các nước trên thế giới

là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khi phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen về vấn đề nhà

nước, Lênin đã đặc biệt làm nổi bật nguyên lý quan trọng nhất của triết học

Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung là sự liên hệ hữu cơ giữa lý luận

và thực tiễn.

Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin đặt nhiệm vụ cho

những người cách mạng chân chính là phải khôi phục học thuyết khoa học

của C.Mác về nhà nước. Trước tình trạng học thuyết Mác bị xuyên tạc phổ

biến, V.I.Lênin đã trình bày lại những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác về

vai trò lịch sử và ý nghĩa của nhà nước, vấn đề này đã được trình bày trong

tác phẩm triết học nổi tiếng của Ph.Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, của sở

hữu tư nhân và của nhà nước. V.I. Lênin nhấn mạnh: nhà nước là sản phẩm

và biểu hiện mâu thuẫn không thể điều hòa được; sự tồn tại của nhà nước

chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa. Và khi nêu lên tư

tưởng của C.Mác: nhà nước là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với

một giai cấp khác. V.I.Lênin đã kết luận rằng, việc giải phóng giai cấp bị áp

bức không thể không xóa bỏ chính quyền nhà nước của giai cấp thống trị

bằng sức mạnh cách mạng, V.I.Lênin cũng làm sáng tỏ quan điểm duy vật

Page 40: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

của Ph.Ăngghen về nhà nước như một phạm trù lịch sử, nhà nước trong

những giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất xã hội và của mâu thuẫn

giai cấp.

Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác cũng được

V.I.Lênin phân tích trên lập trường duy vật khoa học. Cái chủ yếu của học

thuyết Mác về giai cấp, theo Lênin, là thừa nhận đấu tranh giai cấp của giai

cấp vô sản tất yếu dẫn tới thiết lập chính quyền nhà nước của nó.

Khi tổng kết những kinh nghiệm của Công xã Pari, Lênin đã đi đến

khẳng định về thái độ của cách mạng vô sản đối với nhà nước cũ tư sản là

không những chỉ phá bỏ nó mà còn phải biết thay thế nó, nghĩa là phải biết

xây dựng nhà nước mới của giai cấp vô sản như thế nào, phát triển nền dân

chủ của nó ra sao. V.I.Lênin cũng phê phán thái độ của bọn vô chính phủ

muốn xóa bỏ mọi hình thức nhà nước, kể cả nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong tác phẩm này, Lênin cũng phát triển tư tưởng đặc sắc của

Ph.Ăngghen về sự tồn tại tất yếu của nhà nước của giai cấp vô sản, chừng

nào giai cấp vô sản còn cần đến nhà nước không phải vì tự do, mà là để trấn

áp kẻ thù thì nhà nước còn tồn tại và ngày nào có thể nói đến tự do thì nhà

nước sẽ không còn là nhà nước nữa. Đồng thời V.I.Lênin cũng nhấn mạnh

bản chất của nhà nước vô sản là nhà nước của đa số nhân đân lao động, là

nhà nước mà trong đó nhân dân tự mình nắm lấy vận mệnh lịch sử.

Tác phẩm Nhà nước và cách mạng của V.I. Lênin ra đời đã ba phần từ

thế kỷ, song những vấn đề lý luận về nhà nứớc cho tới nay vẫn có giá trị to

lớn, nhất là đối với công cuộc đổi mới, xây dựng một nhà nước pháp quyền ở

nước ta hiện nay.

Sau Cách mạng tháng Mười, V.I.Lênin tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Trong các tác phẩm Bệnh ấu trĩ "tả khuynh" trong phong trào cộng sản

(1920), Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt. (1921), về chính sách

kinh tế mới (1921), Lênin đã bảo vệ phép biện chứng mácxít, tiến hành đấu

Page 41: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tranh không khoan nhượng chống phép siêu hình, chống chủ nghĩa chiết

trung và thuyết ngụy biện.

Sự phát triển phép biện chứng được Lênin gắn liền với việc nghiên cứu

các vấn đề cách mạng, phong trào công nhân, xây dựng chủ nghĩa xã hội,

chiến lược và sách lược của Đảng cộng sản v.v..

Riêng tác phẩm Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt...

V.I.Lênin còn đề cập những vấn đề cơ bản của lôgích biện chứng; vạch ra

mối liên hệ nội tại của các sự vật; nguyên nhân phát triển của chúng; đồng

thời, chỉ ra ý nghĩa to lớn của thực tiễn trong quá trình nhận thức. Trong tác

phẩm này, Lênin còn khái quát những nguyên tắc cơ bản của phép biện

chứng duy vật như: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên

tắc phát triển...

Đặc biệt phải kể đến bài báo nổi tiếng mà Lênin viết năm 1922: Về tác

dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu. Có thể coi đây là di chúc triết học của

V.I.Lênin. Bài báo đã nêu lên những vấn đề về xây dựng, củng cố sự liên

minh giữa các nhà triết học mácxít và các nhà khoa học tự nhiên nhằm tiếp

tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng, hoàn thiện phương pháp luận

của khoa học tự nhiên. Đồng thời, Lênin cũng chỉ ra sự cần thiết nắm vững có

phê phán và sáng tạo những truyền thống duy vật và biện chứng trước đây,

đặc biệt học thuyết vô thần của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và phép

biện chứng của Hêghen.

Như vậy, chủ nghĩa Lênin không phải là sự "giải thích" chủ nghĩa Mác

có tính khả thi, mà là sự khái quát kinh nghiệm và thực tiễn đấu tranh của giai

cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, là sự phát triển duy nhất

đúng đắn và triệt để chủ nghĩa Mác cách mạng trong thời đại đế quốc chủ

nghĩa và cách mạng vô sản.

Page 42: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Phần 2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM CHỦ YẾU CỦA MÁC - ĂNGGHEN - LÊNIN

A. TÁC PHẨM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Cuối tháng 8 năm 1844, trên đường từ Anh trở về Đức, Ăngghen đến

thăm Mác ở Pari. Hai ông thường xuyên trao đổi với nhau và Ăngghen kể lại

rằng: "Khi tôi đến thăm Mác vào mùa hè năm 1844 ở Pari, thì thấy rằng chúng

tôi hoàn toàn nhất trí với nhau trong mọi lĩnh vực lý luận, và từ đó trở đi đã bắt

đầu sự cộng tác giữa chúng tôi". Vào thời điểm này, Mác có ý định viết một

tác phẩm nhằm chống lại phái Hêghen trẻ. Mác đề nghị Ăngghen cùng viết

một tập sách chống lại hai anh em Bauơ. Công việc soạn thảo cuốn sách đó

đã hoàn thành vào cuối tháng 11 năm 1844 và được xuất bản cuối tháng 2

năm 1845 với nhan đề Gia đình thần thánh hay là Phê phán Sự phê phán có

tính phê phán. Chống Brunô Bauơ và đòng bọn. Tác phẩm này đánh dấu

bước phát triển mới trên con đường xây dựng những cơ sở lý luận của thế

giới quan vô sản và phân biệt ranh giới giữa Mác, Ăngghen với các nhà triết

học trước Mác cũng như các địch thủ tư tưởng của hai ông thời kỳ đó. Đây là

bước phát triển tiếp theo các quan điểm đã nêu ra trong tác phẩm Bản thảo

kinh tế - triết học năm 1844.

Vào thời gian đó, dưới áp lực của chính phủ Phổ, chính phủ Pháp đã ra

lệnh trục xuất Mác và một số người khác ra khỏi nước Pháp. Đầu tháng 2

năm 1845, Mác đã rời Pari đến Brúcxen. Mác đến Pari là để tìm kiếm một thế

giới quan mới. Tại Pari, ông đã chuyển hẳn sang lập trường của chủ nghĩa

duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Khi đi khỏi Pari, mục đích trước mắt của Mác

là: phải hoàn thành việc luận chứng và đề xuất học thuyết cách mạng mới,

tuyên truyền và phổ biến những tư tưởng đó trong phong trào vô sản.

Trong thời gian ở Brúcxen, Mác đã đề xuất những cơ sở khoa học của

một thế giới quan mới trên lập trường của giai cấp vô sản. Đồng thời, ông đã

Page 43: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tiến hành các hoạt động thực tiễn nhằm thành lập một chính đảng vô sản

cách mạng. Tại đây, Mác đã trình bày quan niệm duy vật về lịch sử trong

Luận cương về Phoiơbắc. Thế giới quan mới - những luận điểm cơ bản được

Mác nêu ra một cách cô đọng trong bản sơ thảo này đã được Mác và

Ăngghen trình bày rõ ràng và chi tiết hơn trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức.

Trong thời kỳ này, những người ủng hộ Mác và Ăngghen vẫn còn là

thiểu số trong phong trào công nhân. Trong khi đó, các phe phái đủ màu sắc

của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đang chiếm ưu thế. Nhiệm vụ quan trọng đặt

ra cho Mác và Ăngghen là phải chứng minh một cách khoa học những cơ sở

hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tuyên truyền hệ tư tưởng đó để tranh thủ

những người vô sản tiên tiến trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội

tiểu tư sản. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải phê phán triệt để những quan điểm duy

tâm của nền triết học Đức và chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản Đức lúc đó; đồng

thời, trình bày một cách chính diện những nguyên lý cơ bản của một thế giới

quan triết học mới và đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đầu

tháng 8 năm 1846, Mác viết: "Tôi thấy rằng, điều hết sức quan trọng là trước

khi tôi trình bày vấn đề một cách chính diện, thì cần phải có một tác phẩm

luận chiến nhằm chống lại nền triết học Đức và chống lại chủ nghĩa xã hội

Đức xuất hiện hồi bấy giờ. Điều đó là cần thiết để chuẩn bị cho công chúng

tiếp thu quan điểm của tôi trong lĩnh vực kinh tế - chính trị, quan điểm này trực

tiếp đối lập với khoa học Đức tồn tại cho đến ngày nay".

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời kỳ này ở Tây Âu đã tạo ra

những tiền đề khách quan chín muồi cho việc khái quát lý luận về vai trò lịch

sử của giai cấp vô sản và đề xuất các quan điểm duy vật về lịch sử. Phong

trào công nhân ở Tây Âu nói chung, ở Đức nói riêng đã phát triển mạnh,

nhưng nó chỉ tiếp tục phát triển được khi nó thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ tư

tưởng của các giai cấp khác, tự mình xây dựng được hệ tư tưởng độc lập

trên cơ sở tiếp thu một thế giới quan mới, một học thuyết cách mạng mới.

Điều đó càng thôi thúc Mác và Ăngghen quyết tâm nghiên cứu để đề xuất thế

giới quan mới ấy.

Page 44: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Mùa thu năm 1845, hai ông đã có đề cương cụ thể hơn để viết một tác

phẩm triết học gồm hai tập nhằm phê phán hệ tư tưởng Đức qua những đại

biểu của nó như Phoiơbắc, Bauơ, Stiếcnơ và những người "chủ nghĩa xã hội

chân chính" Đức. Có một nguyên nhân trực tiếp là mùa hè năm 1845,

Phoiơbắc đã viết một bài báo công khai tuyên bố mình là người cộng sản;

đến tháng 9 cùng năm, một loạt tác phẩm cơ bản của những người "chủ

nghĩa xã hội chân chính" đã được công bố; đặc biệt là việc xuất bản tập III tạp

chí Wigand’s Vierteljahrsschrift vào giữa tháng 10 với những bài của Bauơ và

Stiếcnơ nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản.

Hệ tư tưởng Đức được dự kiến như là một tác phẩm tập thể do Mác

chủ biên. Nhưng dự định đó không thành, cuối cùng chỉ có Mác và Ăngghen

cộng tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành tác phẩm này, đặc biệt là tập đầu.

Tháng 11 năm 1845 Mác và Ăngghen bắt tay vào viết. Kết cấu của

cuốn sách không phải được hình thành ngay từ đầu mà đã được điều chỉnh

trong quá trình viết. Về cơ bản, tác phẩm được hoàn thành vào tháng 4 năm

1846. Sau đó được hoàn thiện, bổ sung tiếp trong khoảng một năm và kết

thúc bằng bài báo của Ăngghen với nhan đề “Những người chủ nghỉa xã hội

chân chính”. Việc xuất bản tác phẩm này gặp rất nhiều khó khăn. Cuối năm

1846 đầu năm 1847, Mác và Ăngghen không hy vọng gì vào việc xuất bản tác

phẩm nữa và phải tìm cách công bố từng chương riêng rẽ. Đến tháng 8,

tháng 9 năm 1847, mới công bố được một chương của tập hai nói về cuốn

sách của Gruyn - một người "chủ nghĩa xã hội chân chính". Phần lớn các

chương của tác phẩm không được xuất bản lúc sinh thời của Mác và

Ăngghen. Sau này tác phẩm lần đầu tiên được in toàn bộ ở Liên Xô vào năm

1932 (chương II và chương III của tập hai không tìm thấy bản thảo).

Mặc dù tác phẩm này không được xuất bản vào lúc sinh thời của Mác

và Ăngghen, nhưng điều quan trọng là các tác giả đã đạt được mục đích của

mình. Ăngghen viết về điều đó như sau: "Chúng tôi lại càng vui lòng để bản

thảo đó cho sự phê phán gặm nhấm của chuột, nhất là vì mục đích chính của

chúng tôi - tức là, việc làm sáng tỏ vấn đề cho bản thân - đã đạt được rồi".

Page 45: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức được trình bày trong hai tập. Tập một gồm

Lời nói đầu và ba chương, tập hai gồm năm chương nhưng không tìm thấy

bản thảo của chương II và chương III.

Trong Lời nói đầu (vẫn chưa viết xong), hai ông trình bày một cách tổng

quát quan điểm duy vật về lịch sử cũng như học thuyết về chủ nghĩa cộng sản

của mình. Chương I (Phoiơbắc. Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan

điểm duy tâm.) là chương quan trọng nhất ở đây Mác và Ăngghen đã trình

bày một cách chính diện các quan điểm của mình; chương II (Brunô thần

thánh) phê phán Brunô Bauơ; chương III (Max thần thánh) phê phán Max

Stiếcnơ.

Tập hai phê phán “chủ nghĩa xã hội chân chính” mà nét điển hình của

nó là sự kết hợp giữa triết học Đức (chủ yếu là triết học Hêghen và triết học

Phoiơbắc) với những học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng (chủ yếu là

chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp). Trong chương đầu của tập hai, các tác

giả phê phán những bài báo của Demmích và Mattel, đại biểu cho triết học

của "chủ nghĩa xã hội chân chính"; trong chương IV phê phán cuốn sách của

Gruyn - đại biểu chủ yếu của "chủ nghĩa xã hội chân chính"; trong chương V

phê phán cuốn sách cúa Cunman - một người "chủ nghĩa xã hội chân chính".

Trong Hệ tư tưởng Đức, cần tập trung nghiên cứu những nội dung chủ

yếu sau đây:

1. Sự phê phán của Mác và Ăngghen đổi với hệ tư tưởng Đức

Trước hết, Mác và Ăngghen tập trung làm sáng tỏ những hạn chế của

triết học Phoiơbắc. Điều này đã được trình bày một cách cô đọng trong Luận

cương về Phoiơbắc. Trong Hệ tư tưởng Đức, các tác giả đã cụ thể hóa và

phân tích một cách chi tiết về những đặc điểm của triết học Phoiơbắc, đặc

biệt là sự liên quan của nó với chủ nghĩa cộng sản. Mác và Ăngghen chỉ rõ

rằng, Phoiơbắc dựa vào khải niệm "con người cộng đồng" để tự tuyên bố

mình là người cộng sản, mà trên thực tế là quy cái hiện tồn thành một phạm

Page 46: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

trù đơn giản và do vậy, quan niệm của Phoiơbắc về chủ nghĩa cộng sản

mang tính chất hoàn toàn trừu tượng, phi hiện thực. Tất cả những quan điểm

của Phoiơbắc về quan hệ giữa con người với nhau chỉ nhằm chứng minh

rằng con người luôn cần đến nhau và bao giờ cũng như vậy. Đối với

Phoiơbắc, điều quan trọng là phải xác lập một ý thức đúng đắn về cái hiện có,

trong lúc đó, đối với người cộng sản thực sự, điều quan trọng là lật đổ cái

hiện có ấy.

Mác và Ăngghen đã chỉ ra hạn chế cơ bản của Phoiơbắc trong vấn đề

con người: Phoiơbắc chỉ nói đến "con người trừu tựợng" mà không nói đến

con người thực tiễn lịch sử. Còn đối với người cộng sản - người duy vật thực

tiễn thì vấn đề lại là hành động thực tiễn của con người thực tiễn nhằm thay

đổi một cách thực tiễn cái thế giới hiện có. Cần chú ý rằng, nếu đôi khi ở

Phoiơbắc có những quan điểm tương tự như vậy thì những quan điếm ấy

không bao giờ vượt xa hơn những điều trực giác rời rạc và ảnh hưởng không

đáng kể đến thế giới quan chung của ông.

Mác và Ăngghen cũng chỉ rõ, so với các nhà triết học đương thời, ưu

điểm của Phoiơbắc là ông thừa nhận con người là "đối tượng của cảm giác".

Nhưng ông cũng chỉ dừng lại ở lý luận mà không xem xét con người trong

mối quan hệ xã hội nhất định, trong những điều kiện sinh hoạt nhất định của

họ, trong những điều kiện làm cho họ trở thành những con người đang tồn tại

và hành động thực sự. Ông chỉ biết đến quan hệ con người trong tình yêu và

tình bạn đã được lý tưởng hóa. Và do đó, ông không phê phán những điều

kiện sinh hoạt hiện tại. Mác và Ăngghen nhấn mạnh rằng: Phoiơbắc không

bao giờ hiểu được rằng, thế giới cảm giác được là tổng số những hoạt động

sống và cảm giác được của những cá nhân hợp thành thế giới ấy; đứng trước

hiện trạng của xã hội, ông đành lẩn trốn vào các quan niệm, khái niệm, lý

tưởng hoàn toàn trừu tượng, nghĩa là ông lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm, đúng

ở chỗ mà người duy vật cộng sản chủ nghĩa nhìn thấy cả sự tất yếu lẫn điều

kiện của hoạt động cải tạo thực tiễn của chính con người.

Page 47: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Khi nói đến quan hệ giữa con người với tự nhiên, Phoiơbắc thừa nhận

một cách siêu hình về một giới tự nhiên bất biến mà không hiểu được rằng

con người đã tác động đến giới tự nhiên, tạo nên một giới tự nhiên có tính

chất lịch sử. Mác, Ăngghen đã đưa ra những ví dụ sinh động để chứng minh

tính chất vô căn cứ của các quan niệm của Phoiơbắc trong vấn đề này: "Sự

xác thực cảm giác được" về cây anh đào, cái khoa học tự nhiên "thuần túy",

cái giới tự nhiên có trước lịch sử con người trên mấy hòn đảo san hô mới

hình thành ở châu Úc... ở Phoiơbắc, tự nhiên và lịch sử trở nên tách rời nhau,

không liên hệ với nhau.

Mác và Ăngghen đã nhận xét về chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc một

cách chính xác rằng: "Khi Phoiơbắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ vận

dụng đến lịch sử; còn khi ông có tính đến lịch sử thì ông không phải là nhà

duy vật. Ở Phoiơbắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau...".

Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen cũng đã phê phán một cách

sâu sắc những quan điểm duy tâm chủ nghĩa của phái "Hêghen trẻ". Các ông

chỉ rõ rằng: "Phái Hêghen trẻ thì phê phán tất cả mọi cái, bằng cách thay thế

từng cái một bằng những quan niệm tôn giáo hoặc tuyên bố cái đó là có tính

thần học. Phái Hêghen trẻ cũng như phái Hêghen già đều nhất trí tin tưởng

rằng tôn giáo, khái niệm, cái phổ biến, thống trị trong thếi giới hiện có". Phái

Hêghen trẻ vẫn là những kẻ duy tâm chủ nghĩa khi khẳng định cái hiện tồn là

sản phẩm của ý thức, khi họ khoa trương "đảo lộn thế giới" bằng việc đấu

tranh chống lại những câu nói mà tuyệt nhiên không hề chống lại thế giới hiện

thực đang tồn tại. Mác, Ăngghen đã phê phán Bauơ trong tác phẩm Gia đình

thần thánh..., đồng thời, cũng tiếp tục phê phán những vấn đề có liên quan.

Hai ông đã chỉ ra cái mưu toan của Bauơ đặt "tự ý thức tuyệt đối" lên trên cái

"thực thể", coi tư tưởng là cơ sở của thế giới hiện tồn. Hai ông cũng chỉ rõ sự

khác biệt giữa Bauơ với những người cộng sản trong khi giải quyết mối quan

hệ giữa lý luận và thực tiện, giữa nhận thức khoa học với hành động cải tạo

thực tiễn. Khi Bauơ lợi dụng những luận điểm của Phoiơbắc liên quan đến

chủ nghĩa cộng sản, các ông cũng chỉ rõ sai lầm của Phoiơbắc và sự khác

Page 48: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nhau giữa chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc với chủ nghĩa duy vật

thực tiễn của những người cộng sản.

Một đại biểu khác của Phái "Hêghen trẻ" là M.Stiếcnơ, Stiếcnơ tiếp tục

khẳng định rằng để biến đổi thực tiễn, chỉ cần biến đổi ý thức và các khái

niệm của các cá nhân mà thôi. Đập lại cái ảo tưởng về những con đường thủ

tiêu áp bức xã hội đó, Mác, Ăngghen khẳng định rằng:

"... Không thể đập tan được mọi hình thái và sản phẩm của ý thức bằng

sự phê phán tinh thần, bằng việc quy chứng thành "Tự ý thức",... mà chỉ bằng

việc lật đổ một cách thực tiễn những quan hệ xã hội hiện thực đã sản sinh ra

tất cả những điều nhảm nhí duy tâm đó; rằng không phải sự phê phán, mà

cách mạng mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi

lý luận khác".

Mác và Ăngghen cũng tập trung phê phán Stiếcnơ trong quan niệm về

lịch sử. Những quan điểm này của Stiếcnơ đã trở thành cơ sở tư tưởng cho lý

luận vồ chính phủ sau này khi nó phủ nhận những quy luật khách quan của

sự phát triển xã hội, tuyên truyền chủ nghĩa vị kỷ và thuyết trung tâm. Trong

cuốn sách Nhân vật duy nhất và sở hữu của nó, (1844), Stiếcnơ đã tuyên bố

cái tôi là thực tại duy nhất và toàn thế giới là sở hữu của nó, tất cả mọi cái

đều không tồn tại và chỉ là "bóng ma", mọi cá nhân hành động theo nguyên

tắc "không có gì cao hơn tôi"... Trong tác phẩm của mình, Stiếcnơ cũng dùng

những quan điểm trên vào việc chống chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, Mác và

Ăngghen đã phê phán một cách toàn diện những tư tưởng này của Stiếcnơ.

Hai ông chi rõ rằng: "... thánh Max Stiếcnơ, người không hiểu biết gì về toàn

bộ lịch sử hiện thực thì coi quá trình lịch sử đó là lịch sử của các "hiệp sĩ", của

bọn ăn cướp và của những ma quỷ mà dĩ nhiên là ông ta chỉ có thể thoát khỏi

ảo ảnh của chúng nhờ "không tin vào thần thánh". Quan niệm ấy thật sự có

tính chất tôn giáo". Khi vạch trần thủ đoạn của Stiếcnơ và Bauơ trong việc lợi

dụng quan niệm của Phoiơbắc về người cộng sản để chống lại chủ nghĩa

cộng sản, Mác và Ăngghen chỉ rõ, họ đã “đem quan niệm của Phoiơbắc về

người cộng sản, thay cho người cộng sản thực sự và họ đã làm một phần

Page 49: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

như vậy để có thể đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản...”. Đồng thời Mác,

Ăngghen cũng vạch trần thực chất các quan niệm của stiếcnơ về lịch sử, cho

đó cũng chỉ là sự lặp lại quan niệm duy tâm của Hêghen với những trò ảo

thuật khác nhau mà thôi.

Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác, Ăngghen còn tập trung phê phán "chủ

nghĩa xã hội chân chính" đang được phổ biến rộng rãi ở Đức lúc đó. "Chủ

nghĩa xã hội chân chính" phản ánh tâm trạng của giai cấp tiểu tư sản Đức

đang lo sợ trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển của cuộc

đấu tranh giai cấp. Trong khi kết hợp những mặt yếu của triết học cổ điển

Đức và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, những nhà tư tưởng của "chủ

nghĩa xã hội chân chính" (K.Gruyn, M.Ghetsơ...) đã đồng nhất việc phê phán

chủ nghĩa cộng sản với việc lý tưởng hóa các chế độ tiền tư bản, gieo rắc ảo

tưởng về khả năng phát triển của nước Đức lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chủ

nghĩa tư bản; tuyên truyền khẩu hiệu phi giai cấp về “tình yêu và tình anh em

nói chung”, phủ nhận đấu tranh chính trị và không tham gia phong trào thực

tiễn chống lại chế độ hiện tồn, coi thường cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ.

Khi nước Đức đang ở vào đêm trước của cuộc cách mạng dân chủ tư sản,

những quan điểm của "chủ nghĩa xã hội chân chính" đã có ảnh hưởng xấu

đến phong trào dân chủ và công nhân, vì vậy, trong Hệ tư tưởng Đức, Mác và

Ăngghen đã phê phán sâu sắc phái xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản tầm thường

này.

Mác, Ăngghen chỉ rõ: bản chất của "chủ nghĩa xã hội chân chính" là ở

chỗ, nó xa rời cuộc đấu tranh giai cấp và phong trào công nhân, "tách rời các

hệ thống cộng sản chủ nghĩa, cũng như các tác phẩm cộng sản chủ nghĩa

liên quan đến sự phê phán và luận chiến, với phong trào hiện thực". Về mặt

xã hội, "chủ nghĩa xã hội chân chính" là một trào lưu tư tưởng tiểu tư sản

phản ánh phong trào văn học xã hội chủ nghĩa mà nó nảy sinh ở bên ngoài

những lợi ích của một đảng chân chính".

K.Gruyn và những nhà tư tưởng khác của "chủ nghĩa xã hội chân

chính" mưu toan dựa vào những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Page 50: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Pháp. Mác và Ăngghen chỉ rõ rằng, trên thực tế họ đã xuyên tạc nội dung tư

tưởng Xanh Ximông, Phuriê và Cabê. Đồng thời hai ông cũng chỉ ra chỗ

giống nhau giữa Gruyn và Pruđông trong thái độ đối với phép biện chứng

Hêghen.

Nhìn chung, sự phê phán của Mác và Ăngghen đối với hệ tư tưởng

Đức sau Hêghen chứng tỏ rằng toàn bộ hệ tư tưởng này "chỉ lặp lại dưới hình

thức triết học, các quan điểm của thị dân Đức, những lời lẽ huênh hoang của

những người chú giải triết học này chỉ phản ánh sự nghèo nàn của thực tiễn

nước Đức" nhưng tất cả những vấn đề mà nó đề ra đều nảy sinh từ miếng đất

của hệ thống triết học nhất định, hệ thống Hêghen.

Nội dung phê phán của Hệ tư tưởng Đức rất phong phú và rộng lớn.

Nhưng ý nghĩa chung của tác phẩm này lại là ở chỗ hai ông trình bày một

cách chính diện một thế giới quan mới, vô sản, hình thành những cơ sở triết

học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận

chủ nghĩa cộng sản liên quan chặt chẽ với cuộc đấu tranh của giai cấp vô

sản.

2. Quan niệm duy vật về lịch sử

Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã vạch rõ nội dung của quan

niệm duy vật về lịch sử của mình, phân biệt thế giới quan mới của mình với

các quan điểm trước đây cũng như cùng thời với các ông. Thực chất của

quan niệm duy vật về lịch sử là ở chỗ thừa nhận vai trò quyết định của sản

xuất vật chất đối với cãc lĩnh vực còn lại của đời sống xã hội. Mác và

Ăngghen viết: "Quan niệm đó về lịch sử phụ thuộc vào khả năng giải thích sự

phát triển của quá trình hiện thực của sản xuất, xuất phát từ chính ngay sự

sản xuất vật chất ra đời sống trực tiếp; vào khả năng hiểu hình thức giao tiếp

của con người, hình thức gắn liền với phương thức sản xuất ấy và do phương

thức ấy sản sinh ra, tức là xã hội công dân ở những giai đoạn khác nhau của

nó, - là cơ sở của toàn bộ lịch sử; vào khả năng chỉ ra xã hội Công dân trong

hoạt động của nó với tư cách là nhà nước; vào khả năng giải thích toàn bộ

những sản phẩm lý luận khác nhau và mọi hình thái ý thức, như tôn giáo, triết

Page 51: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

học, đạo đức v.v. và theo dõi quá trình phát sinh và phát triển của chung từ

những cơ sở đó; nhờ vậy mà tất nhiên là có thể miêu tả được mọi sự vật

trong toàn bộ (và đo đó cũng có thể xem xét được cả sự tác động qua lại giữa

những mặt khác nhau của sự vật). Quan niệm đó về lịch sử không đi tìm một

phạm trù nào đó trong mỗi thời đại như quan niệm duy tâm về lịch sử đã làm,

mà nó luôn luôn đứng trên miếng đất hiện thực của lịch sử; nó không căn cứ

vào tư tưởng để giải thích thực tiễn; nó giải thích sự hình thành của tư tưởng

căn cứ vào thực tiễn vật chất".

Mác và Ăngghen đã lấy "sản xuất vật chất" làm điềm xuất phát để

nghiên cứu xã hội và lịch sử. Mác cũng đã nêu lên một nguyên lý cho rằng, xã

hội loài người bắt đầu sự tồn tại của mình khi mà con người bắt đầu sản xuất

ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống của chính con người; đó

cũng là chỗ phân biệt con người với động vật. Tiền đề đầu tiên của lịch sử

loài người là con người phải sống, do đó phải có thức ăn, thức uống, nhà ở,

quần áo... vì vậy, hành động lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu

sinh hoạt cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu nói trên. Sản xuất vật chất

quyết định toàn bộ đời sống xã hội.

Trong tác phẩm này, Mác, Ăngghen không những phát triển toàn diện

luận điểm về vai trò quyết định của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội,

mà lần đầu tiên, hai ông đã nêu lên tính biện chứng của lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất (lúc đó các ông gọi là hình thức giao tiếp). Đây là một

phát hiện hết sức quan trọng, nó soi sáng toàn bộ hệ thống các phạm trù của

chủ nghĩa duy vật lịch sử đang hình thành. Phát hiện này của Mác, Ăngghen

có thể tóm tắt như sau: các lực lượng sản xuất quyết định loại hình quan hệ

xã hội - "hình thực giao tiếp". Tới một giai đoạn nhất định trong sự phát triển

của chúng, các lực lượng sản xuất sẽ mâu thuẫn với "hình thức giao tiếp"

hiện tồn. Mâu thuẫn đó được giải quyết bằng cuộc cách mạng xã hội. Thay

cho "hình thức giao tiếp" trước đây đã trở thành xiềng xích, là một "hình thức

giao tiếp" mới, phù hợp với những lực lượng sản xuất phát triển hơn. Về sau

"hình thức giao tiếp" mới này đến lượt nó lại không còn phù hợp với các lực

Page 52: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

lượng sản xuất đang phát triển nữa, lại biến thành xiềng xích của những lực

lượng sản xuất này và bằng con đường cách mạng lại thay thế một "hình thức

giao tiếp" kế tiếp theo tiến bộ hơn. Giữa các giai đoạn luôn có một mối liên hệ

kế thừa kế tiếp nhau trong quá trình phát triển xã hội.

Chính Mác và Ăngghen cũng nhận thức rõ ý nghĩa của phát hiện nói

trên và các ông nhấn mạnh rằng: "như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, tất

cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những lực

lượng sản xuất và hình thức giao tiếp". Ngay trong tác phẩm này, Mác và

Ăngghen đã sử dụng phát hiện này để đi sâu thêm vào những vấn đề còn

chưa được giải thích rõ trước đây. Nếu trước đây Mác giải thích rằng các

quan hệ kinh tế quyết định các quan hệ chính trị, pháp quyền... thì giờ đây

các ông đã xác lập được cái cơ cấu quyết định chính ngay cái quan hệ kinh

tế, cái cơ sở sâu xa hơn của quá trình lịch sử: các lực lượng sản xuất quyết

định tất cả những quan hệ giữa người với người, quyết định quá trình phát

triển lịch sử qua các hình thái xã hội khác nhau. Nếu trước đây Mác đã chỉ ra

rằng sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, thì giờ đây ông đã phát

hiện được cơ cấu nội tại của chính cái cơ sở đó, chỉ ra yếu tố quyết định cuối

cùng mà các yếu tố khác phụ thuộc vào nó và trên cơ sở đó có thể giải thích

đúng đắn các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Liên quan đến vấn đề này, Mác và Ăngghen cũng đã phê phán một

cách sâu sắc, toàn diện quan niệm duy tâm về lịch sử, cái quan niệm biến tinh

thần, ý thức thành động lực của lịch sử mà không thèm đếm xỉa đến sản xuất

vật chất. Các ông chỉ ra rằng "cho đến lúc này, mọi quan niệm về lịch sử hoặc

hoàn toàn không biết đến cơ sở hiện thực đó của lịch sử, hoặc chỉ coi đó là

một cái thứ yếu, không có liên hệ gì với tiến trình của lịch sử", chính Hêghen

trong cuốn Triết học lịch sử cũng thú nhận rằng ông “xem xét chỉ riêng sự vận

động đi lên của khái niệm” và trong lịch sử, ông đã trình bày "thần luận chân

chính". Các ông chỉ rõ thêm rằng "triết học của Hêghen về lịch sử là biểu hiện

lôgích cuối cùng, đạt tới mức "thuần túy nhất", của toàn bộ cái khoa viết sử ấy

của người Đức, tức là cái khoa viết sử không nói đến những lợi ích hiện thực,

Page 53: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

không hề đả động đến những lợi ích chính trị, mà chỉ nói đến những tư tưởng

thuần túy".

Quan niệm duy vật về lịch sử là cơ sở lý luận chung, cơ sở phương

pháp luận cho một khoa học lịch sử chân chính; lý luận duy vật chủ nghĩa về

xã hội trở thành cơ sở lý luận trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã sử dụng chúng để luận chứng cho

vấn đề sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, con đường và biện pháp

thực hiện nó. Đồng thời với việc phát triển quan niệm duy vật lịch sử, Mác và

Ăngghen đã hình thành bộ máy phạm trù tương ứng của nó. Trong tác phẩm

này, các ông đưa ra những khái niệm mới như "phương thức sản xuất", “hình

thức giao tiếp”, bổ sung những nội dung mới của chủ nghĩa duy vật lịch sử

cho các khái niệm chung như "sản xuất", "lực lượng sản xuất", "xã hội công

dân", "lịch sử nhân loại"... Bộ máy các phạm trù này trở thành một hệ thống

hoàn chỉnh và vững chắc, phản ánh toàn bộ quá trình thực tiễn của đời sống

hiện thực của nhân loại.

Thực chất của quan điểm duy vật biện chứng đối với quá trình lịch sử là

việc thừa nhận những tính quy luật khách quan của sự phát triển xã hội do

chính hoạt động vật chất của con người tạo nên. Tính chất khách quan của

chúng thể hiện ở chỗ chúng không phụ thuộc vào ý chí chủ quan, vào ý thức

của con người. Nếu như quy luật của tự nhiên hoạt động không cần đến sự

tham dự của con người, thì quy luật xã hội lại chỉ thể hiện trong quá trình hoạt

động của con người. Mác và Ăngghen chỉ rõ: "Lịch sử chẳng qua chỉ là sự nối

tiếp của những thế hệ riêng rẽ trong đó mỗi thế hệ đều khai thác những vật

liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ trước để

lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục phương thức hoạt động được truyền

lại, nhưng trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và mặt khác, lại biến

đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi".

Và như vậy, tiến bộ xã hội bắt đầu từ tiến bộ của lực lượng sản xuất,

của sự phát triển phân công lao động. Mác và Ăngghen nhận xét rằng: "Phân

công lao động chỉ trở thành sự phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện

Page 54: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

sự phân chia thành lao động vật chất và lao động tinh thần". Đồng thời với sự

phân công lao động đó, việc phân phối lao động và sản phẩm lao động cũng

được thực hiện mà thật ra lại không đồng đều cả về số lượng và chất lượng,

vì vậy nó cũng bao hàm sở hữu. Mác và Ăngghen nhấn mạnh rằng "sự phân

công lao động và sở hữu tư nhân là những từ ngữ cùng nghĩa: người ta dùng

từ ngữ thứ nhất để nói về mặt hoạt động và dùng từ ngữ thứ hai để nói về

mặt sản phẩm của hoạt động".

Nếu như trong các tác phẩm trước, Mác và Ăngghen còn chưa phân

biệt chính xác giữa sở hữu tư sản với các loại sở hữu tư nhân khác, thì trong

tác phẩm này các ông đã phân tích kỹ và chỉ ra tính biện chứng của quá trình

thay thế các hình thức sở hữu trong sự phụ thuộc vào trình độ phát triển nhất

định của phân công lao động, Mác và Ăngghen chỉ rõ: "Những giai đoạn phát

triển khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình

thức khác nhau của sở hữu; nói một cách khác là mỗi giai đọạn mới của phân

công lao động cũng quy định những quan hệ giữa cá nhân với nhau, căn cứ

vào quan hệ củạ họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao

động". Trên cơ sở này, các ông đã phân chia các hình thức sở hữu trong lịch

sử thành các loại chủ yếu như sau:

a) Hình thức sở hữu bộ lạc phù hợp với giai đoạn chưa phát triển của

sản xuất và phân công lao động.

b) Hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước tồn tại trong thời Cổ

đại và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp bằng hiệp ước hay bằng chinh phục

nhiều bộ lạc thành một thành thị. Chế độ nô lệ tiếp tục tồn tại. Cùng với sở

hữu công xã là sở hữu tư nhân về bất động sản (tuy vẫn phụ thuộc sở hữu

công xã) gọi là tư hữu công xã. Đó chính là nền tảng xây dựng nên toàn bộ

cơ cấu xã hội. Điều đó lại gắn liền với sự phát triển của phân công lao động.

Thậm chí, về sau đã xuất hiện sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa

công nghiệp và thương nghiệp hàng hải.

c) Hình thức sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Điểm xuất phát

của thời kỳ này là chế độ chiếm hữu ruộng đất. Chế độ phong kiến với toàn

Page 55: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

bộ cơ cấu xã hội của nó cho thấy sự kém phát triển về lực lượng sản xuất và

phân công lao động. Giai cấp trực tiếp sản xuất là giai cấp nông dân, nông nô.

Cơ cấu đẳng cấp được hình thành vững chắc. Tương ứng với cơ cấu đẳng

cấp này của sở hữu ruộng đất ở thành thị là sở hữu phường hội, tức là tổ

chức phong kiến của thủ công nghiệp. Cần chú ý rằng, mặc dù có sự đối lập

giữa thành thị và nông thôn, có sự đối lập về đẳng cấp xã hội... nhưng nhìn

chung chưa có sự phân công lao động quan trọng nào cả.

d) Hình thức sở hữu tư bản chủ nghĩa. Trong tác phẩm này Mác,

Ăngghen tập trung nghiên cứu hình thức sở hữu này gắn liền với sự hình

thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Các ông chia hình thức sở hữu tư

bản chủ nghĩa làm 3 giai đoạn chủ yếu: 1) đến giữa thế kỷ XVII; 2) từ giữa thế

kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII; 3) từ cuối thế kỷ XVIII trở đi. Hình thức giao tiếp

tư bản chủ nghĩa đã được hình thành từ trong lòng xã hội phong kiến. Sự

phát triển của phân công lao động mà mở đầu là sự phân chia ra lao động vật

chất và lao động tinh thần, đã dẫn đến sự đối lập giữa thương nghiệp và công

nghiệp, đến sự phân công giữa các thành thị, và đến sự xuất hiện các công

trường thủ công rồi chuyển dần sang chể độ công xưởng. Sự hình thành thị

trường thế giới và vấn đề phân công lao động có tính chất quốc tế đã xuất

hiện.

Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Mác và Ăngghen đã phân tích sở hữu

tư sản và vạch ra những đặc điểm qua nó. Từ sự phân tích đó, các ông chỉ rõ

vị trí lịch sử của chủ nghĩa tư bản; chỉ rõ tính chất cách mạng của sự thay thế

quan hệ xã hội này bằng quan hệ xã hội khác tiến bộ hơn. Điều quan trọng

hơn là các ông đi đến kết luận về tính tất yếu của sự thủ tiêu chế độ tư hữu

và thiết lập chế độ sở hữu xã hội phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản

xuất đang phát triển.

Việc nghiên cứu các hình thái lịch sử trước đó và các giai đoạn phát

triển của sản xuất, làm sáng tỏ vai trò của nó trong sự phát triển các lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội đã đưa Mác và Ăngghen tới việc sáng tạo ra

một khái niệm mới hết sức quan trọng là "phương thức sản xuất" mà theo

Page 56: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Mác và Ăngghen "là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân

ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương

thức sinh sống nhất định của họ. Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ

như thế nào thì họ là như thế ấy; do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp

với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách họ sản

xuất".

Khái niệm "phương thức sản xuất" có ý nghĩa phương pháp luận đối

với việc nghiên cứu toàn bộ các giai đoạn phát triển của lịch sử, phân tích

đúng đắn các sự kiện lịch sử và thấy được triển vọng phát triển của xã hội.

Khi chỉ ra quá trình thay thế các phương thức sản xuất trong lịch sử, Mác và

Ăngghen cũng luận chứng cho sự ra đời tất yếu của một phương thức sản

xuất mới với một hình thức giao tiếp mới, một cơ cấu xã hội mới.

Trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen đã sử dụng quan niệm duy vật

về lịch sử vào việc giải thích một cách đúng đắn về ý thức xã hội, "... ngay từ

đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chứng nào con

người con tồn tại". Mác, Ăngghen đã chỉ ra rằng, lúc ban đầu, ý thức mới chỉ

là ý thức về hoàn cảnh gần nhất có thể cảm giác được và là ý thức về mối

liên hệ hạn chế với những người khác và vật khác ở bên ngoài cá nhân, đồng

thời cũng là ý thức về giới tự nhiên - một ý thức hoàn toàn động vật về giới tự

nhiên. Cái ý thức có tính chất xã hội lúc này còn là ý thức đàn bầy đơn thuần.

Sau này, cùng với sự phát triển của sản xuất vật chất và hình thức sở hữu, đã

diễn ra sự tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Quá trình phát

triển phân công lao động lại làm cho lao động trí óc biến thành một lĩnh vực

đặc biệt chỉ dành cho giai cấp thống trị và dần dần hình thành ảo tưởng cho

rằng ý thức là một lực lượng độc lập với tồn tại, bản thân ý thức là "tự tồn tại".

Nhưng thực chất đó chỉ là "giả ý thức" là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị

dùng để duy trì và tăng cường sự thống trị của mình.

Thực ra sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức lúc

đầu gắn liền trực tiếp với hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật chất của con

người; những quan niệm, tư duy, sự giao tiếp tinh thần xuất hiện như là sự

Page 57: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

biểu thị trực tiếp của những quan hệ vật chất của con người. Chính con người

đã sản xuất ra những quan niệm, ý niệm, đó là những con người hiện thực,

đang hành động và bị quy định bởi sự phát triển nhất định của những lực

lượng sản xuất và sự giao tiếp thích hợp với nó. "Ý thức không bao giờ có thể

là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá

trình đời sống hiện thực của con người". Mác và Ăngghen còn chỉ rõ: "Ngay

cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật

thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể

xác định được bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề về vật chất" 1

và do đó những hình thái ý thức xã hội sẽ mất ngay cái vẻ độc lập bề ngoài

của nó, bởi vì con người sản sinh ra ý thức, biến đổi ý thức trong quá trình

hoạt động vật chất và biến đổi đời sống vật chất. Do đó "không phải ý thức

quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức".

Từ nguyên lý duy vật chủ nghĩa chung về ý thức, hai ông đã chỉ rõ tính

chất phức tạp, đa dạng của các hình thái ý thức, đặc biệt là triết học, tôn giáo,

hệ tư tưởng... Các ông đã đi vào phân tích những khía cạnh quan trọng nhất

liên quan đến hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Các ông chỉ rõ rằng, tư

tưởng thống trị trong xã hội là tư tưởng của giai cấp thống trị về mặt kinh tế

và chính trị, nói cách khác "giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong

xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị", "những tư tưởng thống trị

không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ

vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu hiện

dưới hình thức tư tưởng”. Từ đó Mác và Ăngghen đã đi đến kết luận rằng,

người ta không thể thủ tiêu các hình thái ý thức, các sản phẩm của ý thức

bằng sự phê phán về tinh thần được, mà chỉ có thể thực hiện được điều đó

bằng cách biến đổi một cách thực tiễn chính ngay các quan hệ xã hội hiện

thực đã sản sinh ra cái ý thức đó, "không phải sự phê phán, mà cách mạng

mới là động lực của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận

khác". Cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ là cuộc cách mạng triệt để

nhất trong việc biến đổi ý thức của con người với tư cách là chủ thể chân

chính sáng tạo ra xã hội mới.

Page 58: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

3. Những vấn đề của chủ nghĩa cộng sản

Như trên đã trình bày, quan niệm duy vật về lịch sử cũng đã giúp Mác,

Ăngghen giải thích một cách đúng đắn toàn bộ lịch sử nhân loại nói chung,

các giai đoạn phát triển của xã hội và nhất là giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

Theo các ông, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và "hình thức giao tiếp" là

nguyên nhân sâu xa của quá trình phát triển xã hội, và mâu thuẫn đó chỉ có

thể được giải quyết bằng con đường cách mạng; cách mạng là động lực của

lịch sử. Từ vấn đề chung về cách mạng, Mác và Ăngghen đã luận chứng cho

kết luận về tính tất yếu của cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa.

Sự phát triển của các lực lượng sản xuất trong lòng xã hội tư bản chủ

nghĩa tạo ra hai tiền đề cơ bản của cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa. Một

là, sự phái triển cao của sản xuất không thể tương đương với chế độ tư hữu

và cần phải tổ chức xã hội trên cơ sở cộng sản chủ nghĩa. Hai là, sự hình

thành và phát triển giai cấp vô sản cách mạng, "một giai cấp buộc phải chịu

đựng tất cả gánh nặng của xã hội mà không được hưởng những phúc lợi của

xã hội, bị gạt ra ngoài xã hội và buộc phải đối lập một cách kiên quyết nhất

với tất cả các giai cấp khác, một giai cấp do đa số thành viên của xã hội hợp

thành và là giai cấp sản sinh ra ý thức về tính tất yếu của một cuộc cách

mạng triệt để, ý thức cộng sản chủ nghĩa...".

Trong Hệ tư tưởng Đức, các tác giả đã chứng minh rằng, cùng với sự

phát triển của đại công nghiệp đã xuất hiện sự cần thiết và những tiền đề vật

chất cho việc: thủ tiêu chế độ tư hữu và thực hiện bước chuyển sang một xã

hội không còn giai cấp.

Từ việc xem xét sản xuất, rồi "hình thức giao tiếp", các quan hệ xã hội,

chế độ xã hội, kết cấu giai cấp của xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân, giai cấp

và xã hội, các ông chuyển sang nghiên cứu vấn đề nhà nước và pháp quyền.

Trong tác phẩm này, lần đầu tiên các ông đã phân tích một cách khoa học

thực chất của nhà nước nói chung và nhà nước tư sản nói riêng.

Liên quan đến vấn đề nhà nước, cách mạng và chủ nghĩa cộng sản,

Mác và Ăngghen đã trình bày những luận điểm chủ yếu như sau:

Page 59: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

a) Sự vận động của sản xuất vật chất trong điều kiện của "hình thức

giao tiếp" đã lỗi thời sẽ làm cho lực lượng sản xuất không thể tiếp tục phát

triển và bị phá hoại; do vậy cuộc cách mạng xã hội tất yếu sẽ nổ ra.

b) Các "hình thức giap tiếp" có đối kháng phản ánh sự thống trị của một

giai cấp này đối với các giai cấp khác. Hình thức chính trị của sự thống trị đó

là nhà nước. Mác và Ăngghen nhấn mạnh: "Vì nhà nước là hình thức mà các

cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi ích chung của họ

và là hình thức dưới đó, toàn bộ xã hội công dân của một thời đại được biểu

hiện một cách tập trung, nên mọi thiết chế công cộng đều thông qua Nhà

nước và mang một hình thức chính trị", "do đó mà giai cấp nào muốn nắm

quyền thống trị ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ

hình thức xã hội cũ và sự thống trị nói chung, như trong trường hợp của giai

cấp vô sản - thì giai cấp ấy trước hết phải chiếm lấy chính quyền".

c) Cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa về cơ bản khác với tất cả các

cuộc cách mạng xã hội trước đó: nó không chỉ thủ tiêu hình thái sở hữu tư

nhân đã lỗi thời về mặt lịch sử mà là thủ tiêu chế độ tư hữu nói chung, xóa bỏ

lao động làm thuê và sự phân công lao động trước đây thủ tiêu sự thống trị

của mọi giai cấp bằng cách thủ tiêu ngay chính các giai cấp và do đó thủ tiêu

ngay chính nhà nước.

d) Trong sự quá độ lên chủ nghĩa cộng sản (thời kỳ này hai ông chưa

phân biệt hai giai đoạn của hình thái cộng sản chủ nghĩa), sự phát triển tự

phát của sản xuất xã hội sẽ nhường cho việc điều chỉnh, quản lý một cách tự

giác, "Chủ nghĩa cộng sản khác với tất cả các phong trào trước kia ở chỗ nó

đảo lộn cơ sở của mọi quan hệ sản xuất và giao tiếp trước kia và lần đầu tiên

nó coi một cách có ý thức tất cả những tiền đề tự nhiên là những sáng tạo

của những người đã sống trước chúng ta và nó tước bỏ tính chất tự nhiên

của những tiền đề ấy và đặt chúng dưới quyền lực của các cá nhân đã liên

hợp lại".

e) Cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa không chỉ thủ tiêu chế độ tư

hữu và chế độ xã hội hiện tồn, mà còn là công cuộc cải tạo ngay chính bản

Page 60: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

thân con người trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng đó. Vì sự nghiệp vĩ

đại đó cũng chỉ thực hiện được thông qua cách mạng mà thôi... Cần phải có

sự biến đổi đông đảo quần chúng; song sự biến đổi này chỉ có thể tiến hành

được bằng một phong trào thực tiễn, bằng cách mạng; dò đó, cuộc cách

mạng ấy phải được làm cho trở thành cần thiết, không những chỉ vì nó là

phương tiện duy nhất để lật đổ giai cấp thống trị, mà còn vì chỉ có cách mạng

mới khiến cho giai cấp đi lật đổ giai cấp khác có thể quét sạch mọi sự thối nát

của chế độ cũ đang bám chặt theo mình và trở thành có năng lực xây đựng

xã hội trên những cơ sở mới".

Khi chỉ ra sự cần thiết phải thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, Mác và

Ăngghen đã luận chứng về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản

- người sẽ lật đổ chủ nghĩa tư bản và sáng tạo ra xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Liên quan đến vấn đề cách mạng, nhà nước và chủ nghĩa cộng sản, trong tác

phẩm này Mác và Ăngghen đã tiến sát đến tư tưởng về chuyên chính vô sản.

Khi đề cập đến lập trường của người cộng sản, Mác và Ăngghen chỉ rõ:

"... thật ra đối với nhà duy vật thực tiễn, tức là đối với người cộng sản, thì tất

cả vấn đề là ở chỗ cách mạng hóa thế giới hiện có, tấn công và thay đổi một

cách thực tiễn trạng thái sự vật mà mình thấy".

Phát triển tư tưởng về sự giải phóng nhận loại được đề xuất từ Bản

thảo kinh tế - triết học năm 1844, trong Hệ tư tưởng Đức các tác giả đã làm rõ

bản chất, điều kiện và phương thức thực hiện sự nghiệp đó. Trước hết, các

ông khẳng định rằng, đó là sự nghiệp cách mạng thực tiễn, thực hiện trong

thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực. Nó nhằm giải phóng

con người hiện thực, được thực hiện bởi con người hiện thực chứ không phải

là con người trừu tượng - phi lịch sử. Và do đó, các ông đã đi đến chỗ phát

hiện ra con người vô sản, giai cấp vô sản với tư cách là một lực lượng xã hội

hiện thực có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản và

xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Đối lập với những người xã hội chủ nghĩa không tưởng, kể cả những

người "chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức, chủ nghĩa cộng sản là một phong

Page 61: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

trào hiện thực mà những tiền đề của nó hiện đang tồn tại trong xã hội. Mác và

Ăngghen tuyên bố: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một

trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải

khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó

xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của

những tiền đề hiện đang tồn tại".

Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đã không

còn tương hợp với hình thức giao tiếp; chỉ có giải quyết các mâu thuẫn ấy thì

mới có thể tiếp tục phát triển xã hội được. Mặt khác, cũng chính nền sản xuất

ấy đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của một hình thức cộng đồng các cá nhân

trên cơ sở của sở hữu xã hội và sự liên hợp các cá nhân tự do không bị ràng

buộc bởi phân công lao động. Mác và Ăngghen khẳng định: Tổ chức của chủ

nghĩa cộng sản, về thực chất, là có tính chất kinh tế; nó là sự sáng tạo vật

chất ra những điêu kiện cho sự liên hợp ấy; nó biến những điều kiện hiện có

thành những điều kiện của sự liên hợp".

Xuất phát từ đây, khi giải thích những nét chung về đặc điểm của xã hội

cộng sản chủ nghĩa tương lai (các ông tránh không xây dựng một mô hình

giáo điều chi tiết), các tác giả chỉ đề cập những gì như là khuynh hướng tất

nhiên do chính điều kiện hiện thực đương thời đưa lại. Có thể thấy những

điểm chung là: trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, chế độ tư hữu về tư liệu sản

xuất sẽ bị thủ tiêu; sở hữu phục tùng các cá nhân liên hợp lại (tức là toàn xã

hội); việc phân chia xã hội thành các giai cấp không còn nữa, do đó sự thống

trị của một giai cấp này đối với các giai cấp khác không còn nữa và nhà nước

với tư cách là công cụ thống trị sẽ không còn nữa; sự phân công lao động có

tính chất giai cấp sẽ bị thủ tiêu, do đó sự đối lập giữa lao động chân tay và lao

động trí óc, giữa thành thị và nông thôn cũng sẽ bị thủ tiêu; mọi cá nhân sẽ

trở thành người tự do và phát triển toàn diện, con người sẽ làm chủ tất cả

những phương tiện, điều kiện vật chất, chủ động và tự giác điều phối chúng

phục vụ cho con người; xã hội đó có đầy đủ mọi điều kiện để biến đổi con

người thành những con người thực sự với nghĩa hoàn toàn đầy đủ của nó.

Page 62: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Tuy nhiên, trong tác phẩm này, Mác và Ăngghen chưa phân biệt hai

giai đoạn của hình thái cộng sản chủ nghĩa mà phải đến tác phẩm Phê phán

Cương lĩnh Gôta 1875, tư tưởng đó mới được trình bày một cách rõ ràng.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Hệ tư tưởng Đức là một tác phẩm triết học rất quan trọng của Mác và

Ăngghen, viết trong thời kỳ chủ nghĩa Mác đang được hình thành. Trong tác

phẩm này, những tư tưởng cơ bản của thế giới quan mới đã được trình bày

tương đối hoàn chỉnh, dĩ nhiên là phù hợp với trình độ lúc bấy giờ. Mặc dù

trong tác phẩm này, các ông còn sử dụng hệ thống thuật ngữ cũ, nhưng các

ông đã đưa những nội dung mới vào; mặt khác, các ông cũng đã bổ sung

những thuật ngữ mới của học thuyết cách mạng của giai cấp vô sản. Sự luận

chứng các tư tưởng, các nguyên lý, các phạm trù của quan niệm duy vật về

lịch sử có một ý nghĩa hết sức to lớn cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn,

đó là bước tiến chủ yếu của tác phẩm này.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một phát hiện vĩ đại của Mác và Ăngghen.

Chính Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, nhờ hai phát hiện vĩ đại của Mác

(quan niệm duy vât về lịch sử và lý luận giá trị thặng dư) mà chủ nghĩa xã hội

đã phát triển từ không tưởng thành khoa học. Phát hiện thứ nhất - quan niệm

duy vật về lịch sử - đã được Mác trình bày trong một loạt tác phẩm, bắt đầu từ

mùa hè năm 1843, khi ông bắt tay vào phê phán triết học pháp quyền của

Hêghen. Phát hiện đó được hình thành trên những nét lớn vào mùa xuân năm

1845 trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, và lần đầu tiên đã được trình

bày một cách toàn diện, chi tiết trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, cần nhấn

mạnh rằng, phát hiện này là tiền đề có tính chất phương pháp luận cho phát

hiện thứ hai: lý luận giá trị thặng dư.

Phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử là một thành tựu khoa học vĩ

đại, là một bước ngoặt trong các học thuyết về xã hội là điểm chủ yếu tạo nên

cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện Hệ tư tưởng

Đức là tác phẩm đầu tiên thể hiện một cách toàn diện quan niệm đó.

Page 63: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Với việc đề xuất một thế giới quan mới, Mác và Ăngghen đã bước đầu

đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong tác phẩm này, lần

đầu tiên hai ông nói rõ học thuyết của mình là chủ nghĩa cộng sản - chủ nghĩa

duy vật thực tiễn. Nhưng mặt khác, cần thấy rằng chỉ có đứng trên lập trường

của giai cấp vô sản mới có thể đề xuất được một quan niệm duy vật về lịch

sử như vậy bởi vì theo lôgích của quan niệm này sẽ dẫn đến kết luận về tính

tất yếu của cách mạng cộng sản chủ nghĩa sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa

tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản.

Với bút pháp luận chiến tuyệt vời của mình, Mác và Ăngghen lần đầu

tiên đã áp dụng một cách triệt để quan điểm giai cấp trong việc phê phán các

trào lưu tư tưởng phi vô sản, để lại một tác phẩm mẫu mực về sự kết hợp

nhuần nhuyễn tính đảng vô sản và tính khoa học trong công tác lý luận.

Những kết quả lý luận đã đạt được trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức là

cơ sở cho hoạt động khoa học và thực tiễn tiếp theo của Mác và Ăngghen.

Với thành tựu này các ông đã làm sáng tỏ mọi vấn đề cho chính bản thân

mình, đã thanh toán xong "món nợ tinh thần" với Hệ tư tưởng Đức, do đó các

ông vững tin rằng, học thuyết cách mạng đang hình thành đã có cơ sở khoa

học và thực tiễn, sẽ đi vào phong trào vô sản như là vũ khí tinh thần của giai

cấp vô sản trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

Chỉ bằng việc các thế lực phản động và mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác

tìm mọi cách để ngăn cản việc xuất bản tác phẩm này, chúng ta cũng có thể

thấy được ảnh hưởng to lớn của các tác phẩm đối với đời sống xã hội. Hệ tư

tưởng Đức không được xuất bản ngay vào thời kỳ đó, nhưng các tư tưởng,

các nguyên lý, các kết luận được Mác và Ăngghen nêu ra trong tác phẩm, đã

được các ông trình bày và phát triển hơn trong các tác phẩm tiếp theo như:

Sự khốn cùng của triết học do Mác viết năm 1847 và Tuyên ngôn của Đảng

cộng sản do Mác, Ăngghen viết chung, xuất bản năm 1848.

TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Page 64: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Tác phấm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác Và Ph.Ăngghen

soạn thảo vào cuối năm 1847 và được xuất bản vào tháng 3 năm 1848. Mục

đích của tác phẩm như C.Mác và Ph.Ăngghẹn đã chỉ rõ: "Hiện nay, đã đến lúc

những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những

quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của Đảng

của mình để đáp lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản".

Vào giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản

chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực quan trọng cả ở

Đức. Ở nhiều nước Tây Âu, quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra

khá mạnh mẽ. Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay

gắt. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở

nên không thể điều hòa được. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của xã hội

tư bản mà trước hết là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,

ngày càng gay gắt.

Ở thời kỳ này, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giai cấp vô

sản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng một vai trò quan

trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Phong trào Hiến chương ở Anh, khởi

nghĩa của công nhân Liông ở Pháp, khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi ở Đức... đã

chứng tỏ điều đó. Giữa những năm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm của phong

trào cách mạng chuyển sang nước Đức, trong khi nước này đang phải hoàn

thành cuộc cách mạng tư sản. Giai cấp vô sản Đức tiến hành cuộc đấu tranh

của mình, một mặt, chống lại chế độ phong kiến, mặt khác, chống lại ngay

chính giai cấp tư sản. Nhưng họ lại chưa giác ngộ về địa vị của mình trong

tiến trình lịch sử, chưa thấy con đường và thủ đoạn thực hiện việc giải phóng

bản thân và toàn xã hội. Phong trào vô sản Tây Âu lúc đó còn mang tính chất

tự phát và thiếu tổ chức, chưa có lý luận khoa học dẫn đường. Phong trào vô

sản lúc này chịu ảnh hưởng của các học thuyết xã hội chủ nghĩa và cộng sản

chủ nghĩa không tưởng. Xã hội chủ nghĩa không tưởng đầu thể kỷ XIX với

những đại biểu xuất sắc như Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen, mặc dù có những

đóng góp lớn trong việc phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn

Page 65: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

không đáp ứng được yêu cầu của phong trào vô sản, không thể hiện được

những lợi ích cơ bản của giai cấp vô sản. Đối vối phong trào vô sản, sự cần

thiết có một học thuyết cách mạng và khoa học trên lập trường vô sản đã trở

nên chín muồi. Và rốt cuộc, giai cấp vô sản đã tìm thấy ở học thuyết Mác vũ

khí tinh thần của mình.

C.Mác và Ph.Ăngghen, sau khi đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm và

chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường của giai cấp vô

sản, ngày càng tích cực hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế. Hai

ông đã cố gắng đoàn kết những phần tử tiên tiến của phong trào vô sản, tiến

hành cuộc đấu tranh trực tiếp để thành lập đảng vô sản. Mác và Ăngghen

nhận thức sâu sậc rằng, cần phải làm cho giai cấp vô sản trở thành một lực

lượng độc lập trong khi tham gia phong trào dân chủ tư sản, làm cho họ tiến

gần tới việc thực hiện nhưng mục đích cộng sản chủ nghĩa. Nhiệm vụ này chỉ

có thể giải quyết được thông qua việc thành lập đảng vô sản. Các ông hiểu

biết rõ rằng cần phải có một đảng vô sản triệt để cách mạng, thật sự độc lập,

có cơ sở lý luận đúng đắn; chỉ có một đảng như vậy, giai cấp vô sản mới thực

hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Trước hết, theo các ông, cần phải

tuyên truyền một cách rộng rãi những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, củng cố

mối liên hệ với những công nhân tiên tiến và trí thức cách mạng. Chính vì thế,

đầu năm 1846, Mác và Ăngghen đã thành lập ủy ban thông tin cộng sản Brúc-

xen.

Các ông cũng đã cố gắng thành lập những ủy ban như vậy ở nhiều nơi

khác.

Thông qua Evecbếch, Ủy ban thông tin cộng sản Brúcxen đã liên hệ

thường xuyên với các công xã của Liên đoàn những người chính nghĩa ở

Pari, sau đó Ủy ban thông tin ở Pari được thành lập. Tại Luân Đôn, các nhà

hoạt động của Liên đoàn những người chính nghĩa (Môn, Sáppơ và Bauơ)

cùng lập ra một Ủy ban thông tin cộng sản. Nhưng giữa các ủy ban này không

phải đã có ngay sự hiểu biết đầy đủ về nhau.

Page 66: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Tổ chức Liên minh những người chính nghĩa ra đời từ năm 1836 bao

gồm những người vô sản tiên tiến thuộc nhiều dân tộc. Nhiều người của tổ

chức này chịu ảnh hưởng của những khuynh hướng khác nhau của chủ

nghĩa xã hội không tưởng. Mác đã thấy rõ rằng chủ nghĩa xã hội không tưởng

lúc này là một trở ngại to lớn trong việc đoàn kết các lực lượng vô sản tiên

tiến và việc truyền bá thế giới quan cách mạng trong công nhân, gây ra sự

không thống nhất về tư tưởng trong phong trào công nhân. Trước năm 1847,

khi được mời tham gia Liên minh những người chính nghĩa, Mác và Ăngghen

đều từ chối, mặc dù hai ông vẫn có ý thức theo dõi hoạt động của Liên minh,

tìm cách đưa những quan điểm của thế giới mới vào tổ chức này.

Đến cuối năm 1846, các nhà lãnh đạo Liên minh những người chính

nghĩa thừa nhận rằng chỉ có Mác và Ăngghen mới có khả năng đem lại cho

các tổ chức công nhân một phương hướng đúng đắn. Sau khi họ kêu gọi triệu

tập một đại hội cộng sản quốc tế, họ vấp phải một loạt khó khăn trong việc

khởi thảo Cương lĩnh cho đại hội và họ quyết định nhờ Mác, Ăngghen giúp

đỡ. Đầu năm 1847, Liên minh đã cử Giôdép Môn, một trong những người

lãnh đạo Liên minh, đến Brúcxen gặp Mác và sang Pari gặp Ăngghen để đề

nghị hai ông gia nhập Liên minh, tham gia dự thảo Cương lĩnh và các văn

kiện khác. Mác và Ăngghen thấy rõ rằng họ thực sự sẵn sàng cải tổ lại tổ

chức này nên đã đồng ý gia nhập với hy vọng cải tổ Liên minh thành một

đảng vô sản triệt để theo những nguyên lý của học thuyết cách mạng mới.

Đại hội Liên minh những người chính nghĩa đã họp tại Luân Đôn vào

đầu tháng 6 năm 1847 nhằm cải tổ Liên minh, Mác không đến được, chỉ có

Ăngghen đến dự. Tại Đại hội này, Liên minh đã đổi tên thành Liên đoàn

những người cộng sản. Thực chất, đây là Đại hội sáng lập một tổ chức mới.

Một bản điều lệ mới do Ăngghen dự thảo đã được thông qua. Ăngghen đã

đưa những luận điểm quan trọng có tính chất cương lĩnh vào trong bản điều

lệ, mà điều khoản đầu tiên đã nêu mục đích của Liên đoàn theo tinh thần của

chủ nghĩa cộng sản khoa học: đánh đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền về

tay giai cấp vô sản; thủ tiêu xã hội tư sản, xây dựng xã hội mỗi không có giai

Page 67: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

cấp và không có chế độ tư hữu. Khẩu hiệu có tính chất tiểu tư sản, siêu giai

cấp "Tất cả mọi người đều là anh em" được thay bằng khẩu hiệu có tính

chiến đấu và cách mạng "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại". Đây là một sự

kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh nhằm thành lập một đảng vô sản.

Liên đoàn những người cộng sản cần phải được củng cố bằng việc

thông qua Cương lĩnh mới, do vậy cần triệu tập Đại hội lần thứ hai. Ban chấp

hành Trung ương yêu cầu Mác phải có mặt tại Đại hội. Mác và Ăngghen nhận

rõ ý nghĩa của Đại hội này mà trong đó sẽ dứt khoát xóa bỏ những trở ngại để

khẳng định những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học và lập trường

của tổ chức vô sản quốc tế. Cả hai ông đều được cử làm đại biểu đi dự Đại

hội.

Trong thời gian chuẩn bị Đại hội, Ban chấp hành Trung ương đã soạn

bản Cương lĩnh dự thảo và gửi cho các chi bộ thảo luận. Bản dự thảo đó

không được tán thành. Ngay cả bản dự thảo "cải tiến" sau đó cũng bị coi là

chưa đạt. Theo sự ủy nhiệm của các thành viên của Liên đoàn ở Pari,

Ăngghen đã viết bản dự thảo khác và đặt tên là Những nguyên lý của chủ

nghĩa cộng sản. Giữ nguyên hình thức vấn đáp của Cương lĩnh dự thảo, về

nội dung, bước đầu Ăngghen đã phác thảo những luận điểm có tính chất

cương lĩnh và sách lược quan trọng nhất của đảng vô sản. Tuy vậy, theo

Ăngghen, đó chỉ là bản cương lĩnh sơ thảo mà thôi, bởi vì nội dung bản

cương lĩnh đòi hỏi phải được xác minh đầy đủ về mặt lịch sử và được trình

bày mạch lạc, thì không thể nhét gọn vào trong những câu hỏi đáp như vậy

được. Ăngghen và Mác đều thống nhất cho rằng, Những nguyên lý của chủ

nghĩa cộng sản là sơ thảo đầu tiên của Cương lĩnh nhưng khi soạn thảo Văn

kiện cương lĩnh thì phải làm cho nó mang hình thức một bản Tuyên ngôn có

tính chiến đấu của đảng vô sản.

Đại hội lần thứ hai của Liên đoàn những người cộng sản họp từ ngày 9-

11 đến ngày 8-12-1847. Trong các phiên họp đã nổ ra các cuộc tranh luận

gay gắt, trong đó Mác và Ăngghen bảo vệ những nguyên lý của chủ nghĩa

cộng sản khoa học. Khi thảo luận Cương lĩnh, những nguyên lý do hai ông

Page 68: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nêu ra đã giành thắng lợi hoàn toàn. Mác và Ăngghen được ủy nhiệm soạn

thảo Cương lĩnh dưới hình thức một bản Tuyên ngôn.

Mác và Ăngghen đã tập trung sức lực, trí tuệ để hoàn thành Tuyên

ngôn của Đảng cộng sản trong một thời gian rất ngắn. Cuối tháng 1 năm 1848

công việc đã hoàn thành và bản thảo được gửi sang Luân Đôn. Tuyên ngôn

của Đảng cộng sản được xuất bản lần đầu tiên tại Luân Đôn, ra đời đúng vào

lúc có cuộc cách mạng tháng Hai năm 1848 ở Pháp. Trung tuần tháng 3 năm

1848, Pari nhận được 1.000 bản để phổ biến ở Pháp và Đức. Số bản còn lại

được gửi đi các nước khác. Tháng 4, tháng 5 năm 1848, Tuyên ngôn được in

lại một lần nữa. Ít lâu sau, Tuyên ngôn được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng ở

nhiều nước khác nhau.

Về tên gọi của Tuyên ngôn, Ăngghen đã giải thích lý do không thể gọi

đó là Tuyên ngôn xã hội chủ nghĩa được vì: năm 1847, người ta thường dùng

từ "xã hội chủ nghĩa" một mặt, để gọi những người theo các hệ thống không

tưởng mà lúc đó các phái này đều đang ngắc ngoải; mặt khác, để gọi những

người xã hội chủ nghĩa tiểu tư sản không dám động đến những cơ sở của

chủ nghĩa tư bản, chữa trị cho chủ nghĩa tư bản bằng những biện pháp vá

víu. Trong cả hai trường hợp, những người này đều nằm ngoài phong trào

công nhân và muốn tìm chỗ dựa ở giai cấp "có văn hóa". Trái lại, bộ phận

công nhân tuyên bố phải cải tạo xã hội tư bản một cách căn bản thì tự mệnh

danh là những người cộng sản. Mặc dù đó mới chỉ là chủ nghĩa cộng sản còn

thô sơ nhưng đã tỏ ra khá mạnh trong giai cấp công nhân. Ăngghen nhấn

mạnh, năm 1847, chủ nghĩa xã hội có nghĩa là một phong trào tư sản, còn

chủ nghĩa cộng sản là một phong trào công nhân; do vậy các ông không do

dự khi chọn tên gọi cộng sản và từ đấy không bao giờ các ông có ý từ bỏ cái

tên gọi đó.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là bản cương lĩnh cách mạng đầu tiên

của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là tác phẩm lý luận tổng kết

toàn bộ quá trình hình thành chủ nghĩa Mác, trình bày những quan điểm cơ

bản của chủ nghĩa Mác, thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản.

Page 69: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Tuyên ngôn được trình bày làm 4 chương, với nội dung rất phong phú

nhưng rất cô đọng.

Trong các lần tái bản, Mác và Ăngghen viết những Lời tựa có nội dung

lý luận sâu sắc, bổ sung nhiều vấn đề mà trước đó Tuyên ngôn chưa thể đề

cập được.

Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn:

Trong Lời tựa cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883, Ăngghen viết:

"Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của "Tuyên ngôn" là: trong mỗi thời đại lịch sử,

sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất Kinh

tế mà ra, - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư

tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy

tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa

những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những giai cấp bị

trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã hội của

họ; nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị

bóc lột và bị áp bức (tức là giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng

khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức là giai cấp tư sản) được nữa,

nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi bóc lột, ách

áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp...".

Tư tưởng cơ bản này quán xuyến trong toàn bộ các chương, các phần

của tác phẩm. Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng chương một.

Chương I: Những người tư sản và những người vô sản

Trong chương này, Mác và Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc và

cô đọng quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản; từ

đó các ông đã chỉ rõ: chính sự vận động nội tại, khách quan của xã hội tư bản

sẽ dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của giai cấp tư sản và thắng lợi tất yếu của giai

cấp vô sản; giai cấp vô sản là người có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư

bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Page 70: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Các ông đã khẳng định quy luật đấu tranh giai cấp trong các xã hội có

giai cấp và các cuộc đấu tranh đó bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc cách

mạng xã hội. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai

giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc

đấu tranh giữa hai giai cấp là động lực chính của sự vận động đi lên của xã

hội. Tất nhiên, nguồn gốc sâu xa của cuộc đấu tranh đó lại nằm trong đời

sống kinh tế. Tất cả những điều đó, những nhà xã hội chủ nghĩa trước Mác

không chỉ ra được và không giải thích được.

Các ông nhấn mạnh rằng, việc xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa đã dẫn

tới sự phát triển chưa từng thấy của lực lượng sản xuất, một sự tiến bộ về

kinh tế và sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, văn hóa. Nhưng tới một giai

đoạn phát triển nhất định, cũng như đã xảy ra với các phương thức sản xuất

trước đây, những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã không còn tương

dung với những lực lượng sản xuất đã lớn mạnh; chúng bất đầu kìm hãm sự

phát triển hơn nữa của các lực lượng sản xuất này. Mác và Ăngghen viết: "Xã

hội tư sản hiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với

chế độ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức

mạnh mẽ như thế, thì giờ đây, giống như một tay phù thủy không còn đủ sức

trị những âm binh mà y đã triệu lên... Những lực lượng sản xuất mà xã hội

sản có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng

đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó

đang cản trở sự phát triển của chúng...".

Những cuộc khủng hoảng sản xuất "thừa” theo chu kỳ đã chứng tỏ điều

đó. Khủng hoảng sản xuất "thừa" gây ra những hậu quả tai hại ghê gớm trong

đời sống kinh tế - xã hội. Giai cấp tư sản phải đối phó với nó bằng cách: một

là, cưỡng bức phá hủy một số lớn lực lượng sản xuất; mặt khác, chiếm

những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn những thị trường cũ. Nhưng, như

Mác và Ăngghen khẳng định, điều đó dẫn đến chỗ sửa soạn cho những cuộc

khủng hoảng toàn diện hơn và ghê gớm hơn và làm giảm bớt những biện

pháp ngăn ngừa cuộc khủng hoảng ấy.

Page 71: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Mọi sự đối phó điều chỉnh trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đều

không giải quyết triệt để nhưng mâu thuẫn chủ yếu của nó, không làm thay

đổi bản chất của xã hội tư bản và giai cấp tư sản. Bản thân giai cấp tư sản là

sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài và nó cũng đã đóng một vai trò

hết sức cách mạng trong lịch sử. Nhưng sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc

cách mạng tư sản, chúng lại trở thành lực lượng phản động chống lại sự tiến

bộ xã hội.

Giai cấp tư sản làm cho sản xuất mang tính chất xã hội. Nhưng chế độ

tư hữu tư bản chủ nghĩa lại mâu thuẫn không thể điều hòa với tính chất xã hội

của nền sản xuất ấy. Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi

phải thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đó và đã chuẩn bị những tiền đề

khách quan cho quá trình đó. Mác, Ăngghen chỉ ra rằng, quá trình đó không

diễn ra một cách tự động. Người đào huyệt chôn chế độ tư bản chủ nghĩa là

giai cấp vô sản do chính xã hội tư bản đẻ ra. “Giai cấp tư sản không những đã

rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy,

- những người công nhân hiện đại, những người vô sản”.

Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau. Cuộc đấu

tranh chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc giai cấp vô sản mới ra đời,

trải qua các giai đoạn từ tự phát đến tự giác. Mác, Ăngghen đã chỉ rõ địa vị

kinh tế - xã hội của giai cấp vô sản quy định một cách khách quan sứ mệnh

lịch sử của nó. Giai cấp vô sản bao gồm những người lao động làm thuê cho

các nhà tư bản, không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm

sống hàng ngày. Họ không những là nô lệ của giai cấp tư sản, của nhà nước

tư sản, mà hàng ngày hàng giờ còn là nô lệ của máy móc, của đốc công và

người chủ công xưởng. Giai cấp vô sản là sản phẩm của chính nền đại cộng

nghiệp, là một bộ phận của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, đại diện cho

lực lượng sản xuất tiên tiến. Do vậy, chỉ có giai cấp vô sản mới thực sự là giai

cấp cách mạng triệt để nhất trong tiến trình giải phóng lao động, giải phóng

nền sản xuất khỏi sự kìm hãm của quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ

nghĩa. Mác, Ăngghen viết: "Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai

Page 72: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai

cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp,

giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp".

"Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá hủy

hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư

hữu".

Mác và Ăngghen cũng chỉ ra rằng, phong trào vô sản có những đặc

điểm mà các phong trào thuộc các thời đại trước không thể có được. Tất cả

các phong trào từ trước đến nay trong lịch sử đều là do thiểu số thực hiện,

hoặc đều mưu lợi cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào của đại đa số

nhân dân lao động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động. Nó không nhằm

thay thế chế độ tư hữu này bằng chế độ tư hữu khác mà nhằm xóa bỏ chế độ

tư hữu cùng với những cái gắn liền với chế độ tư hữu. Cuộc đấu tranh của

giai cấp vô sản mang tính chất quốc tế, mặc dù lúc đầu lại mang hình thức

dân tộc vì giai cấp vô sản ở mỗi nước trước hết phải đánh đổ giai cấp tư sản

ở ngay chính nước mình. Cuộc đấu tranh đó cuối cùng sẽ nổ ra thành một

cuộc cách mạng mà trong đó giai cấp vô sản sẽ lật đổ giai cấp tư sản bằng

bạo lực và thiết lập sự thống trị của mình.

Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai cấp tư sản ngày càng

bất lực, không có khả năng làm tròn vai trò giai cấp thống trị của mình nữa vì

nó không thể đảm bảo cho người nô lệ của nó ngay cả mức sinh hoạt nô lệ, vì

nó buộc phải nuôi người nô lệ chứ không phải là người nô lệ nuôi nó nữa; xã

hội không thể sống như vậy dưới sự thống trị của giai cấp tư sản được nữa.

Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, sự đoàn kết liên hợp của

công nhân ngày càng tăng lên thay cho sự cô lập và sự cạnh tranh lẫn nhau.

Do đó, chế độ làm thuê không còn điều kiện tồn tại, chủ nghĩa tư bản cũng

mất cơ sở tồn tại và sự sụp đổ của nó là không tránh khỏi.

Từ toàn bộ sự phân tích nói trên, Mác và Ăngghen đi đến kết luận:

"Như vậy là sự phát triển của đại công nghiệp đã phá sập dưới chân của giai

cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng lên

Page 73: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó. Trước hết, giai cấp tư sản tạo ra

những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và

thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau".

Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản

Trong chương này, Mác và Ăngghen giải thích mối quan hệ giữa đảng

cộng sản và giai cấp vô sản, vạch rõ tính chẩt, nhiệm vụ trước mắt, mục đích

cuối cùng của đảng và những biện pháp cách mạng để thực hiện nhiệm vụ,

mục đích ấy; đồng thời các ông cũng vạch trần những luận điệu xuyên tạc

của giai cấp tư sản đối với những người cộng sản.

Các ông chỉ rõ rằng, đảng cộng sản là một bộ phận không tách rời của

giai cấp vô sản nhưng đồng thời lại là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Mục

đích và lợi ích của đảng cộng sản và giai cấp vô sản là thống nhất; đảng cộng

sản luôn luôn đại biểu cho quyền lợi của toàn thể giai cấp vô sản. Nhưng điều

đó không có nghĩa là đồng nhất đảng cộng sản với giai cấp vô sản. Sự khác

nhau là ở chỗ: về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết

nhất của giai cấp vô sản; về lý luận, những người cộng sản hơn bộ phận còn

lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả

chung của phong trào vô sản.

Mục đích cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa

cộng sản hoàn toàn với những đặc trưng cơ bản như Mác, Ăngghen đã phác

họa ở cuối chương này. Song "giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công

nhân là giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai

đoạn giành lấy dân chủ". "Mục đích trước mắt của đảng cộng sản và giai cấp

vô sản là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy

chính quyền". Ở đây, Mác và Ăngghen chưa dùng khái niệm "chuyên chính vô

sản" nhưng thực ra tư tưởng về chuyên chính vô sản đã được thể hiện khá rõ

ràng.

Cuộc cách mạng chính trị của giai cấp vô sản nhằm đánh đổ giai cấp tư

sản và giành lấy chính quyền nhà nước chỉ là bước đầu của tiến trình cách

mạng vô sản. Cuộc cách mạng vô sản không chỉ là cuộc cách mạng chính trị,

Page 74: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

mà còn là và thực chất là cuộc cách mạng về kinh tế nhằm xóa bỏ chế độ tư

hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mở đường cho lực lượng

sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn. Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: "giai cấp vô sản

sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư

bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào

trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành

giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất

lên". Nội dung kinh tế được Mác và Ăngghen hiểu như là nội dung cơ bản

nhất của cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa; vì thế các ông nhấn mạnh

rằng, "những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức

duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư hữu”. Dĩ nhiên, cần hiểu điều đó theo nghĩa là

xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với tư cách là biểu hiện cuối cùng và

hoàn bị nhất của chế độ tư hữu nói chung; mở đầu thời đại cộng sản chủ

nghĩa dựa trên chế độ công hữu tư bản chủ nghĩa. Mác và Ăngghen giải thích

rõ rằng, việc xóa bỏ những quan hệ sở hữu đã có từ trước đến nay không

phải là đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản; theo các ông, "đặc trưng của chủ

nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ

chế độ sở hữu tư sản", "chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái quyền

chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền

dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác".

Trong chương này, Mác và Ăngghen đã đáp lại những luận điệu vu

khống của giai cấp tư sản đối với những người cộng sản về một loạt vấn đề

xã hội - chính trị, văn hóa tinh thần. Đồng thời, các ông cũng phác họa những

nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản trong việc giải quyết các vấn đề

này. Giai cấp tư sản cố gán cho nhưng người cộng sản ý đồ muốn thủ tiêu tự

do cá nhân, văn hóa, pháp luật, triết học, tôn giáo, đạo đức, muốn xóa bỏ gia

đình và tổ quốc... Các tác giả đã chỉ ra thực chất những lời vu không đó là chỉ

nhằm bảo vệ, duy trì lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ sở hữu tư sản

và việc bóc lột lao động làm thuê. Các ông đã vạch trần tội lỗi của giai cấp tư

sản, trách nhiệm của nó đối với thực trạng xã hội và khẳng định lập trường có

tính nguyên tắc của những người cộng sản là xóa bỏ tính chất tư sản cửa các

Page 75: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

quan hệ này, thủ tiêu tận gốc rễ những cơ sở nảy sinh ra nó. Các ông khẳng

định: “Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với chế

độ sở hữu cổ truyền; không có gì đáng lấy làm lạ khi thấy rằng trong tiến trình

phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng cổ

truyền”.

Giai cấp tư sản vu cáo những người cộng sản muốn xóa bỏ tổ quốc và

dân tộc. Song vấn đề ở chỗ là trong xã hội tư bản, lợi ích của tổ quốc, của

dân tộc chính là và chủ yếu là lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản

cũng hiểu theo nghĩa đó và run sợ trước cuộc cách mạng của giai cấp công

nhân quốc tế. Trong khi chống lại luận điệu vu cáo của giai cấp tư sản, Mác

và Ăngghen đã chỉ rõ mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc,

nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, tính chất quốc tế của phong trào vô

sản, phạm vi của vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản. Các ông chỉ rõ

rằng, giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, tự xây

dựng thành giai cấp dân tộc, tự mình trở thành tộc tuy không hoàn toàn theo

cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu. Các ông tuyên bố: “Hãy xóa bỏ nạn người

bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ. Khi

mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự

thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”.

Ở giai đoạn đầu tiên, sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản

không thể không sử dụng những biện pháp kiên quyết về mọi mặt nhằm cải

tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội cộng sản. Mác và Ăngghen nêu ra mười

biện pháp cụ thể và cho rằng có thể áp dụng ở những nước tư bản chủ nghĩa

phát triển nhất lúc bấy giờ. Đương nhiên, nhiều biện pháp có tính chất phổ

biến song có những biện pháp không thể áp dụng một cách máy móc đối với

mỗi nước cụ thể.

Trong khi nêu ra mười biện pháp cụ thể cho giai đoạn đầu của hình thái

cộng sản chủ nghĩa, đồng thời Mác và Ăngghen cũng phác họa những nét cơ

bản để tiến tới một xã hội cộng sản chủ nghĩa hoàn toàn. Các ông chỉ ra rằng:

"Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định

Page 76: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách

mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó

dùng bạo lực tiêu diệt chế độ sản xuất cũng đồng thời với việc tiêu diệt chế độ

sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện của sự đối kháng giai

cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống

trị của chính ngay giai cấp mình.

Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của

nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều

kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Mác và Ăngghen đã dành toàn bộ chương này để phân tích và phê

phán các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa phi

mácxit đang còn ảnh hưởng một cách tiêu cực vào phong trào công nhân lúc

bấy giờ.

Mác và Ăngghen chia các trào lưu tư tưởng này ra làm ba loại lớn: một

là, chủ nghĩa xã hội phản động; hai là, chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa

xã hội tư sản; ba là, chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán. Theo Mác và

Ăngghen, chủ nghĩa xã hội phản động gồm ba loại: chủ nghĩa xã hội phong

kiến; chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản; và "chủ nghĩa xã hội chân chính” Đức. Cần

chú ý rằng ở thời kỳ này, Mác và Ăngghen chưa coi chủ nghĩa xã hội tư sản

là phản động mà xem nó như là khuynh hướng bảo thủ về mặt lịch sử (muốn

duy trì chủ nghĩa tư bản chứ không kéo lùi lịch sư như chủ nghĩa xã hội tiểu

tư sản).

Trước hết, Mác và Ăngghen đã vạch trần tính chất phản động của chủ

nghia xã hội phong kiến. Tính chất phản động đó thể hiện ở chỗ nó buộc tội

giai cấp tư sản đã làm nảy sinh một giai cấp vô sản cách mạng, làm cho giai

cấp vô sản phát triển. Do vậy, trong đời sống chính trị, chúng tham gia tích

cực vào các biện pháp bạo lực chống lại giai cấp công nhân. Mác và Ăngghen

còn chỉ rõ rằng: "Chẳng khác gì thầy tu và chúa phong kiến luôn luôn tay nắm

Page 77: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tay cùng đi với nhau, chủ nghĩa xã hội thầy tu cũng đi sát cánh với chủ nghĩa

xã hội phong kiến".

Tính chất phản động của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản bộc lộ ở chỗ nó

muốn duy trì chế độ sản xuất nhỏ và chế độ sở hữu nhỏ, muốn quay về với

chế độ phường hội trong công nghiệp và chế độ gia trưởng trong nông

nghiệp.

Tính chất phản động của "chủ nghĩa xã hội chân chính" Đức là ở chỗ

nó phủ nhận cuộc đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản; nó chỉ triết lý suông

về con người trừu tượng, lấy những lời lẽ ba hoa, sáo rỗng thay cho sự vận

động hiện thực của xã hội. Nó trực tiếp đại biểu cho một lợi ích phản động, lợi

ích của giai cấp tiểu tư sản, trở thành vũ khí trong tay chế độ chuyên chế

chống lại giai cấp tư sản, chống lại tự do và bình đẳng tự sản, những cái mà

chính cuộc cách mạng dân chủ tư sản đang chín muồi ở Đức cần thực hiện.

Chúng phản đối, đấu tranh cách mạng và tuyên bố đứng trên tất cả mọi cuộc

đấu tranh giai cấp.

Chủ nghĩa xã hội tư sản hay chủ nghĩa xã hội bảo thủ luôn tìm mọi cách

duy trì chủ nghĩa tư bản, bào chữa cho giai cấp tư sản, chứng minh tính hợp

lý của trật tự xã hội hiện có và do vậy, không cần đến đấu tranh cách mạng,

không cần phải thay thế xã hội này bằng xã hội khác. Theo họ, chỉ cần thay

đổi những điều kiện sinh hoạt vật chất, cải thiện về kinh tế, chữa chạy một số

thói hư tật xấu trong xã hội là có thể tạo ra được một xã hội mà trong đó giai

cấp tư sản, nhà nước tư sản sẽ thích hợp với lợi ích của giai cấp công nhân.

Mác và Ăngghen đã nhận xét một cách mỉa mai rằng "vì chủ nghĩa xã hội tư

sản nằm gọn trong lời khẳng định này; sở dĩ những người tư sản là những

người tư sản, đó là vì lợi ích của giai cấp công nhân".

Mác và Ăngghen đã phân tích, đánh giá một cách sâu sắc và đúng đắn

các trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán cuối thế kỷ XVIII - đầu

thế kỷ XIX. Những trào lưu này đã phê phán rất sâu sắc chế độ xã hội tư sản

vùng lên đấu tranh, đã dự kiến một cách thiên tài về nhiều điểm trong mô hình

xã hội tương lai... Mác và Ăngghen đánh giá rất cao công lao của Xanh

Page 78: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ximông, Phuriê, Ôoen và thừa nhận rằng các học thuyết xã hội này trở thành

một trong những nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

Nhưng những học thuyết này vẫn có những hạn chế lịch sử: đầu thế kỷ

XIX, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển đầy đủ, mâu thuẫn cơ bản giữa xã hội

tư bản với phương thức sản xuất tư bản chưa thật sự gay gắt và chín muồi,

phong trào công nhân còn chưa thoát khỏi tính tự phát… Chính vì vậy, các

học thuyết xã hội này vẫn không chỉ ra được quy luật vận động khách quan

của xã hội tư sản, không thấy được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân,

không thấy được những biện pháp hiện thực để cải tạo xã hội tư sản thành xã

hội cộng sản chủ nghĩa. Các nhà không tưởng - phê phán này vẫn hy vọng ở

tài ba của cá nhân, ở một khoa học xã hội tuyệt vời, ở một công cuộc cải cách

văn hóa giáo dục nào đó... trong việc biến đổi thực tiễn xã hội.

Ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán tỷ lệ nghịch với

sự phát triển lịch sử. Đấu tranh giai cấp càng gay gắt, càng trở nên xác định

thì mọi ảo tưởng vượt lên trên cụộc đấu tranh giai cấp đều mất hết; căn cứ

thực tiễn và lý luận. Nếu như những người sáng lập ra các học thuyết này, về

nhiều điểm là cách mạng, thì học trò của họ, trong khi vẫn giữ nguyên mọi lý

luận này đã không đếm xỉa đến những biến đổi lịch sử, lại trở thành những

người cải lương và dần dần rơi vào hàng ngũ những người xã hội chủ nghĩa

phản động hay bảo thủ.

Chương IV: Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập

Trong chương này, Mác và Ăngghen đã trình bày một cách rõ ràng lập

trường chiến lược và sách lược của Đảng cộng sản. Đó là lập trường cách

mạng không ngừng, là tinh thần cách mạng triệt để, là sách lược liên minh với

các đảng dân chủ trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện sự tiến bộ xã hội.

Mác và Ăngghen chỉ rõ: "Những người cộng sản chiến đấu cho những

lợi ích và những mục đích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng

thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của

phong trào".

Page 79: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Các ông đã chỉ ra những ví dụ cụ thể ở Pháp, Thụy Sĩ, Ba Lan, Đức,

nơi mà các đảng dân chủ có những hoạt động mang tính chất dân chủ và do

vậy Đảng cộng sản liên minh với họ trong các hoạt động. Những đồng thời

Đảng cộng sản vẫn dành cho mình quyền phê phán những mặt tiêu cực của

phong trào, vẫn phải nhận rõ tính chất hạn chế của sách lược đó trong chừng

mực nhằm chống lại các thế lực phản động, vì tiến bộ xã hội.

Trong khi liên hợp với các đảng dân chủ vì mục đích chung trước mắt,

Đảng cộng sản luôn giữ vững tính độc lập về tư tưởng, chính trị và mục đích

chiến lược. Khi nói về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở Đức lúc đó, trong

điều kiện của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đang chín muồi, Mác và

Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Nhưng không giờ phút nào, Đảng cộng sản lại

quên gây cho công nhân một ý thức sáng suốt và rõ rệt về sự đối kháng kịch

liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, để khi có thời cơ thì có bao nhiêu

điều kiện chính trị và xã hội do chế độ tư sản tạo ra, công nhân Đức biết đổi

thành bấy nhiêu vũ khí chống lại giai cấp tư sản, để ngay sau khi tiêu diệt

xong những giai cấp phản động ở Đức, là có thể tiến hành đấu tranh chống lại

chính ngay giai cấp tư sản”.

Đồng thời các ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: "Những người cộng sản

chú ý nhiều nhất đến nước Đức, vì nước Đức hiện đương ở vào đêm hôm

trước của một cuộc cách mạng tư sản, vì nước Đức sẽ hoàn thành cuộc cách

mạng ấy trong những điều kiện tiên tiến hơn của nền văn minh châu Âu và

với giai cấp vô sản vô cùng phát triển hơn so với nước Anh trong thế kỷ XVII

và nước Pháp trong thế kỷ XVIII, và do đấy, cách mạng tư sản Đức chỉ có thể

là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng vô sản".

Đây là tư tưởng về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản thành

cách mạng vô sản mà sau này được Lênin phát triển một cách đầy đủ hơn.

Trong điều kiện lịch sử lúc đó, những người cộng sản ủng hộ tất cả các

phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện có và phấn đấu

cho sự đoàn kết và liên hợp với các đảng dân chủ ở tất cả các nước.

Page 80: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Nhưng không vì thế mà những người cộng sản lại giấu giếm ý kiến và

dự định của mình. "Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể

đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện có. Mặc

cho giai cấp thống trị run sợ khi nghĩ đến một cuộc cách mạng cộng sản chủ

nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết,

ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành

được cả một thế giới cho mình.

Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”

Khẩu hiệu chiến đấu của những người cộng sản kết thúc bản Tuyển

ngôn của Đảng cộng sản, khẳng định niềm tin sắt đá vào thắng lợi tương lai

của giai cấp vô sản quốc tế và chủ nghĩa cộng sản.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản có ý nghĩa lịch sử vô cùng

lớn lao. Đó là một văn kiện có tính chất cương lĩnh (cả về lý luận và thực tiễn)

đầu tiên của đảng cộng sản, soi sáng cho giai cấp công nhân tất cả các nước

con đường đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ tư bản chủ nghĩa, tiến tới một xã hội

cộng sản chủ nghĩa văn minh và tốt đẹp hơn. Năm 1888, Ăngghen đã chỉ rõ

rằng: Tuyên ngôn "là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả

trong tất cả các văn phẩm xã hội chủ nghĩa, đó là cương lĩnh chung của hàng

triệu công nhân từ Xibia đến Caliphoócnia". V.I.Lênin viết về Tuyên ngôn như

sau: "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh thần của nó, đến

bây giờ, vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang

chiến đấu của thế giới văn minh".

Tác phẩm Tuyên ngôn đánh dấu sự hoàn thành quá trình hình thành

chủ nghĩa Mác trên tất cả các bộ phận cấu thành của nó. Trong tác phẩm này,

những cơ sở của chủ nghĩa Mác lần đầu tiên được trình bày một cách hệ

thống và hoàn chỉnh,

Nhận xét về nội dung của Tuyên ngôn, Lênin viết: “Tác phẩm này trình

bày một cách hết sức sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy

Page 81: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

vật triệt để - chủ nghĩa duy vật này bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội -

phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về

sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng - trong lịch sử

toàn thế giới - của giai cấp vô sản, tức giai cấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã

hội cộng sản".

Từ khi ra đời, Tuyên ngôn đã có một ảnh hưởng to lớn đến phong trào

cộng sản và công nhân quốc tế. Ăngghen đã viết, “lịch sử của "Tuyên ngôn"

đã phản ánh được đến một mức độ nào đó lịch sử phong trào công nhân hiện

đại từ 1848 đến nay”, rằng “Tuyên ngôn" đã trở thành một chỉ số nói lên sự

phát triển của đại công nghiệp trên lục địa châu Âu. Đại công nghiệp càng tiến

triển trong một nước nào đó thì công nhân nước đó càng có xu hướng muốn

thấy rõ địa vị của mình với tính cách là giai cấp công nhân, so với các giai cấp

hữu sản; phong trào xã hội chủ nghĩa càng lan rộng trong công nhân thì

“Tuyên ngồn” càng được người ta đòi hỏi nhiều thêm”.

Tuyên ngôn đã, đang và sẽ là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành

động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh

chống giai cấp tư sản "nhằm thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử phong

trào cộng sản và công nhân quốc tế chứng thực nhận định của Ăngghen cho

rằng, bất cứ một đảng công nhân nào, hễ đi chệch cương lĩnh sách lược đó

trong hoạt động của mình thì đều phải trả ngay một giá đắt. Nhưng điều đó

không có nghĩa là sao chép máy móc các nguyên lý của Tuyên ngôn bất chấp

những biến đổi lịch sử đã diễn ra. Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sử, người ta

không thể sửa đổi được, điều đó Ăngghen đã thừa nhận. Đồng thời ông cũng

chỉ rõ rằng, mặc dù hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều thay đổi, nhưng xét về đại

thể những nguyên lý tổng quát được trình bày trong Tuyên ngôn vẫn còn

hoàn toàn đúng; ở đôi chỗ, có một vài chi tiết cần phải xem lại, cương lĩnh

này có một số điểm đã cũ... Năm 1872, các ông còn nhấn mạnh rằng, chính

ngay Tuyên ngôn cũng đã giải thích rõ rằng, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào,

việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương

thời, và do đấy, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu

Page 82: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

ra ở cuối chương II. Đoạn này, ngày nay mà viết lại thì về nhiều mặt, cũng

phải viết khác đi. Kinh nghiệm Công xã Pari về chuyên chính vô sản, sự xuất

hiện những văn phẩm xã bội chủ nghĩa mới, sự xuất hiện các đảng dân chủ

mới... chưa được đề cập đến trong Tuyên ngôn.

Trong thời đại ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang dùng mọi

thủ đoạn để tấn công vào chủ nghĩa Mác. Lợi dụng cuộc khủng hoảng của

chủ nghĩa xã hội thế giới hiện nay, chúng ra sức phủ nhận tính đúng đắn của

các nguyên lý mácxít mà phần lớn đã được trình bày ở trong Tuyên ngôn.

Hơn lúc nào hết, Tuyên ngôn lại trở thành tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt

những người mácxít chân chính và những kẻ giả danh mácxít.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1929-1930, Tuyên ngôn của Đảng

cộng sản đã được các chiến sĩ cộng sản nghiên cứu và phổ biến cho nhau.

Từ khi thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn trung thành với

chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, với những nguyên lý của Tuyên ngôn của

Đảng cộng sản nói riêng. Những thắng lợi lịch sử của cách mạng Việt Nam

dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chứng tỏ rằng, Đảng ta luôn

luôn vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin,

của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vào điều kiện cụ thể của nước ta.

B. TÁC PHẨM CỦA PH.ĂNGGHEN CHỐNG ĐUYRINH

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CÁC TÁC PHẨM

Chống Đuyrinh hay Ông O.Đuyrinh đảo lộn khoa học là tác phẩm nổi

tiếng của Ăngghen. Công trình bút chiến chống lại Đuyrinh - nhà tư tưởng tiểu

tư sản Đức. Nội dung của tác phẩm bao gồm cả ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,

kinh tế chính trị học và lý luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong tác

phẩm chống Đuyrinh, Ăngghen đã trình bày những vấn đề quan trọng nhất

của triết học, của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. “Đó là một cuốn sách

có nội dung đặc biệt phong phú và bổ ích”. Việc viết tác phẩm này là một đòi

hỏi tất yếu không chỉ về mặt lý luận, mà con về mặt chính trị. Thực tế là, vào

Page 83: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

năm 1875, Đuyrinh đã viết một loạt bài công kích gay gắt chủ nghĩa Mác.

Những quan điểm triết học của Đuyrinh là sự trộn lẫn một cách chiết trung cả

chủ nghĩa duy vật tầm thường, cả chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa duy

tâm. Điều rất nguy hiểm là sự công kích chủ nghĩa Mác mà Đuyrinh thực hiện

lại được một số thành viên của Đảng xã hội - dân chủ Đức vừa mới thành lập

đồng tình ủng hộ. Thậm chí có những người đã chuẩn bị truyền bá học thuyết

ấy. Trước tình hình đó, một sổ người bạn của Ăngghen đề nghị ông tiến hành

phê phán học thuyết của Đuyrinh trên tờ Volkssaat (Tiến lên). Để ngăn chặn

khuynh hướng chia rẽ trong Đảng và bảo vệ chủ nghĩa Mác, Ăngghen đã

nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Ặngghen phê phán tất cả các lĩnh

vực mà Đuyrinh đã đặt ra, đồng thời trình bày và phát triển những quan điểm

cơ bản của chủ nghĩa Mác. Như vậy, do nhu cầu tất yếu của phong trào cộng

sản, một tác phẩm dưới hình thức bút chiến và bách khoa về nội dung đã ra

đời.

Ăngghen bắt đầu công trình này vào giữa năm 1876. Mác đã đọc bản

thảo này và viết chương X của phần II. Từ năm 1877 đến năm 1878, tác

phẩm được công bố dưới hàng loạt bài báo trên tờ Tiến lên. Năm 1878, cuốn

sách được xuất bản toàn bộ, nhưng ngay sau đó bị cấm lưu hành.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Ngoài phần Lời nói đầu, tương ứng với ba bộ phận cấu thành của chủ

nghĩa Mác, cuốn sách gồm ba phần: triết học; kinh tế chính trị học; chủ nghĩa

xã hội khoa học.

Trong Lời mở đầu, Ăngghen đã tóm tắt sự phát triển của triết học và chỉ

ra tính tất yếu của sự hình thành chủ nghĩa Mác, ông đã chứng minh tính quy

luật của quá trình thay thế các thời kỳ cơ bản của lịch sử triết học: phép biện

chứng tự phát thời Cổ đại - phép siêu hình thế kỷ XVH, XVIII - phép hiện

chứng: duy tâm của triết học cổ điển Đức - phép biện chứng duy vật của chủ

nghĩa Mác. Ăngghen cũng chỉ ra rằng, chính sự mở rộng chủ nghĩa duy vật

để tìm hiểu lịch sử xã hội đã tạo ra cơ sở khoa học cho sự nghiên cứu

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và nghiên cứu học thuyết về giá trị

Page 84: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

thặng dư. Hai phát minh vĩ đại của Mác (học thuyết về giá trị thăng dư và chủ

nghĩa, duy vật lịch sử) đã biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa

học. Ngoài ra ở phần này, Ăngghen cũng cho rằng sự phát triển của khoa học

tự nhiên và thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp là điều kiện của sự phát

triển triết học (chương 1).

Trong phần thứ nhất: Ăngghen trình bày những vấn đề cơ bản của chủ

nghĩa duy vật và phép biện chứng. Trước hết, Ăngghen giải quyết vấn đề cơ

bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng: ý thức là

chức năng của bộ não con người và bản thân con người cũng là sản phẩm

của giới tự nhiên; các quy luật của tư duy và các quy luật của giới tự nhiên là

phù hợp với nhau; tư duy là sự phản ánh tồn tại; cơ sở hiện thực của các tiền

đề toán học và các khái niệm toán học (chương 3). Ăngghen xem xét một loạt

vấn đề về lý luận nhận thức như tính vô hạn của khả năng nhận thức và quá

trình nhận thức; sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý

tương đối (chương 3 và chương 9), tính thống nhất vật chất của thế giới

(chướng 4), tính vô cùng vô tận của thế giới trong không gian và thời gian.

Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của tồn tại (chương 5).

Ăngghen chỉ ra sự thống nhất giữa vật chất và vận động, vận động là phương

thức tồn tại của vật chất, nên vận động cũng như vật chất không bị tiêu diệt

và không do ai sáng tạo ra (chương 6); những hình thức vận động cơ bản của

vật chất (chương 6 và chương 7). Ăngghen phân loại khoa học thành ba

nhóm chính: khoa học về tự nhiên vô cơ, khoa học về các cơ thể sống và

khoa học về lịch sử. Ngoài ra, Ăngghen còn chỉ ra hai khoa học đặc biệt

nghiên cứu tư duy con người - lôgích hình thức và lôgích biện chứng, ông coi

sự tương quan giữa lỗgích hình thức và lôgích biện chứng tương tự như sự

tương quan giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp (chương 9). Phép biện

chứng - theo Ăngghen, không chỉ là khoa học về tư duy, mà là khoa học về

các quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và

tư duy (chương 13). Ăngghen nghiên cứu các quy luật cơ bản của phép biện

chứng: quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng chất và quy luật phủ định của phủ

định (chương 12 và chương 13). Trên cơ sở phép biện chứng duy vật,

Page 85: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ăngghen xem xét một loạt vấn đề khác nhau của khoa học tự nhiên và khoa

học xã hội như ý nghĩa thế giới quan của giả thuyết về sự hình thành Thái

dương hệ của Cantơ (chương 1 và chương 6); thuyết tiến hóa của Đácuyn

(chương 7); vai trò của thuyết tế bào và vấn đề bản chất sự sống (chương 8);

tính giai cấp của đạo đức (chương 9); vấn đề bình đẳng xã hội (chương 10);

mối quan hệ giữa tự do và tất yếu (chương 11).

Trong phần thứ hai: Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về đối tượng của

kinh tế chính trị học (chương 1); bóc trần quan điểm duy tâm coi bạo lực là

yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội; xem xét vai trò quyết định của kinh

tế đối với sự phát triển của quân đội và chính quyền; chỉ ra hai con đường

hình thành giai cấp. Ăngghen còn bàn đến vấn đề tiền đề kinh tế của cách

mạng xã hội chủ nghĩa và vai trò cách mạng của bạo lực như là phương thức

để thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới (các chương 2,3,4). Ăngghen chỉ ra

quan điểm mácxít về giá trị, về lao động giản đơn và lao động phức tạp, về tư

bản và giá trị thặng dư, về địa tô v.v. (từ chương 5 đến chương 9). Cuối cùng,

Mác trình bày một số vấn đề về lịch sử kinh tế chính trị học (chương 10).

Trong phần thứ ba: Ăngghen đã tóm tắt lịch sử và lý luận về chủ nghĩa

xã hội khoa học, đồng thời chỉ ra rằng chủ nghĩa xã hội khoa học là sự biểu

hiện về lý luận của phong trào vô sản. Ăngghen cũng phác họa những đặc

trưng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản tương lai. Đứng trên quan điểm duy vật

về lịch sử, Ăngghen đã bóc trần mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là:

mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa cao với quan hệ sản

xuất vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản

xuất; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Con đường để giải

quyết các mâu thuẫn này, theo Ảngghen, chỉ bằng cách mạng vô sản. Bằng

bạo lực cách mạng, giai cấp vô sản giành chính quyền về tay mình, xóa bỏ

quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và

trình độ của lực lượng sản xuất. Trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển cao,

chủ nghĩa xã hội từng bước xóa bỏ các mâu thuẫn xã hội khác nhau như mâu

thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn

Page 86: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

v.v.. Sự phân biệt giai cấp trong xã hội biến mất. Cùng với điều đó, nhà nước

và tôn giáo cũng tự tiêu vong. Con người thực sự làm chủ tự nhiên và xã hội.

Nhân loại nhảy vọt từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do.

Như vậy, sau khi chỉ ra thực chất bước ngoặt trong lịch sử triết học do

Mác và Ăngghen thực hiện, Ăngghen đã gắn liền thế giới quan mácxít với

kinh tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Khi nghiên cứu tác phẩm này, cần tập trung vào một số nội dung chủ

yếu sau:

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Trong phần triết học, khi chỉ ra những luận điểm cơ bản của thế giới

quan mácxít, Ăngghen đặc biệt chú ý đến đặc trưng biện chứng của triết học

Mác, chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật siêu hình.

Khi phê phán những luận điểm duy tâm của Đuyrinh cho rằng "Những

nguyên lý rút ra từ tư duy, chứ không phải từ thế giới bên ngoài, đến những

nguyên lý hình thức phải được ứng dụng vào giới tự nhiên và loài người, do

đó, giới tự nhiên và loại người phải phù hợp với chúng". Ăngghen cho đây là

quan điểm hoàn toàn duy tâm, vì Đuyrinh "đặt lộn ngược sự vật và cấu tạo

thế giới hiện thực từ tư duy, từ những đồ thức, từ những phương án hay

những phạm trù tồn tại vĩnh cửu ở đâu đó trước khi có thế giới, hoàn toàn

theo kiểu của… một Hêghen nào đó". Trái lại, theo Ăngghen "đồ thức về vũ

trụ được rút ra - không phải từ bộ óc, mà chỉ nhờ bộ óc từ thế giới hiện thực".

Cùng với việc phê phán những sai lầm của Đuyrinh, Ăngghen đã tiếp

tục phát triển truyền thống duy vật trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của

triết học: vấn đề quan hệ giữa ý thức và vật chất, giữa tư duy và tồn tại v.v..

Theo Ăngghen, những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên là

phù hợp với nhau. Ý thức và tư duy "là sản vật của bộ óc con người và bản

thân con người lại là một sản vật của thế giới tự nhiên.

Page 87: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ăngghen đã mở rộng nguyên lý tư duy là sự phản ánh, tồn tại vào lĩnh

vực toán học. Khi bác bỏ quan điểm của Đuyrinh coi trọng toán học thuần túy,

lý tính chỉ đụng chạm đến những sản vật mà bản thân nó đã sáng tạo ra,

Ăngghen chỉ ra rằng: "Đối tượng của toán học thuần túy là những hình thức

không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực, tức là một chất

liệu rất hiện thực. Việc chất liệu này xuất hiện dưới một hình thức hết sức

trừu tượng, việc đó chỉ có thể che đậy một cách yếu ớt nguồn gốc của nó từ

thế giới bên ngoài. Nhưng có thể nghiên cứu những hình thức và quan hệ ấy

trong trạng thái thuần túy của chúng thì phải hoàn toàn tách chúng ra khỏi nội

dung của chúng, gạt nội dung ấy ra coi như là một cái gì không quan trọng".

Ngoài ra, Ăngghen còn nhấn mạnh rằng chính thực tiễn là cơ sở thực sự của

sự phát triển khoa học, trong đó có toán học.

Ăngghen phê phán quan điểm siêu hình của Đuyrinh quy vận động

thành lực cơ giới và coi đó là hình thức cơ bản của vận động. Nếu như vậy,

Ăngghen cho rằng: "trước sau, chúng ta vẫn không biết lực cơ giới nằm ở

đâu trong cái trạng thái vũ trụ ấy và làm sao mà có thể chuyển được từ bất

động tuyệt đối sang vận động mà không cần đến một cái đẩy từ bên ngoài,

nghĩa là không cần đến thượng đế".

Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, không có

vật chất đứng im, vận động cũng như vật chất không thể sáng tạo ra và cũng

không bị triệt tiêu đi, Ăngghen đã phân loại các hình thức vận động cơ bản

của vật chất và chỉ ra sự liên hệ giữa chúng: "Vận động trong không gian vũ

trụ, vận động cơ học của những khối nhỏ hơn trên từng thiên thể, rung động

phân tử dưới hình thức nhiệt, hay dưới hình thức dòng điện hoặc dòng từ,

phân giải hóa học và hóa hợp hóa học, đời sống hữu cơ - mỗi một nguyên tử

vật chất riêng biệt trong vũ trụ trong mỗi lúc nhất định, đều nằm dưới hình

thức này hình thức kia của những hình thức vận động ấy hoặc nằm dưới

nhiều hình thức cùng một lúc".

Trên cơ sở giải quyết một cách duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của

triết học Ăngghen cũng bàn đến nguyên lý về sự thống nhất của thế giới.

Page 88: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ăngghen phê phán khi Đuyrinh có ý định biến tính duy nhất của tồn tại thành

tính thống nhất của tồn tại. Ăngghen viết: “Tính thống nhất của thế giới không

phải ở sự tồn tại của nó, mặc du tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó,

vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn

tại đã”, tính thống nhất thực sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính

vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ

làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học

và khoa học tự nhiên.

Cùng với việc coi vận động như là thuộc tính cố hữu của vật chất,

Ăngghen cũng đề cập đến không gian và thời gian, coi không gian và thời

gian gắn liền với vật chất vận động và cũng vô cùng, vô tận như vật chất vận

động. Ăngghen chỉ ra rằng: "cái vĩnh viễn trong thời gian, cái vô tận trong

không gian... là ở chỗ, ở đây không có điểm tận cùng về một phía nào cả, cả

ở đằng trước lẫn đằng sau, cả ở trên lẫn ở dưới, cả ở bên phải lẫn bên trái".

2. Một số vấn đề về phép biện chứng

Như đã nói ở trên, phép biện chứng là vấn đề trung tâm của phần Triết

học. Để chống lại Đuyrinh, Ăngghen đã chú ý đến phân tích vấn đề phép biện

chứng và áp dụng nó vào tất cả các lĩnh vực của triết học, trong đó có chủ

nghĩa duy vât lịch sử và những vấn đề triết học của khoa học tự nhiên. Trước

hết, Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy khoa học

và không chỉ ra sự đối lập giữa nó với phép siêu hình. Ăngghen viết: "Đối với

nhà siêu hình học, thì những sự vật và phản ánh của chúng vào tư duy, tức là

những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định,

cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập với

cái kia".

Thế giới quan siêu hình được Ăngghen coi là điều không tránh khỏi và

sự ra đời của nó là hợp quy luật đối với một giai đoạn nhất định trong lịch sử

phát triển của nhận thức khoa học - giai đoạn nghiên cứu những chi tiết của

bức tranh toàn bộ về giới tự nhiên. "Muốn nhận thức được những chi tiết ấy,

chúng ta buộc phải tách chúng ra khỏi mối liên hệ tự nhiên hay lịch sử của

Page 89: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

chúng, và phải nghiên cứu riêng từng chi tiết một theo đặc tính của chúng,

theo nguyên nhân và kết quả riêng của chúng, v.v.. (...) - tất cả những cái đó

đã là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ... Nhưng, phương

pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng truyền lại cho chúng ta một thói quen là

xem xét những vật thể tự nhiên và quá trình tự nhiên trong trạng thái biệt lập

của chúng, ở bên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét

chúng trong trạng thái vận động mà xem xét trong trạng thái tĩnh, không coi

chung về cơ bản là biến đổi, mà coi chúng là vĩnh viễn không biến đổi, không

xem xét chúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết".

Khi xem xét sự phát triển của thế giới quan biện chứng trong lịch sử tư

tưởng triết học, Ăngghen cũng đối lập phép biện chứng mácxít với phép biện

chứng duy tâm của Hêghen. Ăngghen khẳng định: "Có thể nói rằng hầu như

chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi

triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và

về lịch sử". Phép biện chứng duy vật được Ăngghen coi là sự tổng kết toàn

bộ quá trình phát triển của triết học và khoa học tự nhiên, đồng thời là sự khái

quát các quy luật khách quan của giới tự nhiên và xã hội. Khi bàn đến tính

khách quan của các quy luật biện chứng, Ăngghen chỉ ra rằng, "không thể là

đưa những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên, mà là phát

hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút chúng ra từ giới tự nhiên". Và

Ăngghen coi phép biện chứng không chỉ là khoa học về tư duy, mà là "khoa

học về những quy luật phổ biến của sự vân động và sự phát triển của tự

nhiên, của xã hội loài người và của tư duy".

Khái quát toàn bô lịch sử phát triển của triết học, khoa học tự nhiên,

khoa học lịch sử và khoa học kinh tế, trong tác phẩm này, Ăngghen chỉ ra các

quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: quy luật thống nhất và đấu

tranh giữa các mặt đối lập; quy luật chuyển hóa từ những biến đổi về lượng

thành những biến đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định.

Mỗi một quy luật này phản ánh những mặt riêng lẻ của quá trình phát triển

duy nhất trong thế giới hiện thực xung quanh chúng ta.

Page 90: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Khi xem xét quy luật mâu thuẫn, để chỉ ra tính khách quan, tính phổ

biến của mâu thuẫn, Ăngghen đã minh họa bằng nhiều ví dụ trong những lĩnh

vực khác nhau của sự nhận thức giới tự nhiên như cơ học, toán học, sinh vật

học v.v.. Ăngghen còn coi vận động cũng có đặc trưng mâu thuẫn - thường

xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, mà điều đó với thế giới

quan siêu hình, Đuyrinh không thể hiểu nổi. Mân thuẫn biện chứng trong vận

động thể hiện trong sự đối lập và chuyển hóa giữa vận động và đứng im.

Ăngghen viết: "Theo quan điểm biện chứng, khả năng biểu hiện vận động

bằng cái đối lập với nó, tức thể tĩnh, hoàn toàn không phải là một điều gì khó

khăn cả. Theo quan điểm biện chứng, tất cả sự đối lập ấy, như chúng ta đã

thấy, đều chỉ là tương đối; không có thể tĩnh tuyệt đối, sự thăng bằng vô điều

kiện. Vận động cá biệt thì có xu hướng thăng bằng, song vận động toàn thể

thì lại loại trừ sự thăng bằng".

Khi bàn đến cái vô tận trong không gian và thời gian, Ăngghen chỉ ra

mâu thuẫn đặc trưng của cái vô tận. "Cái vô tận là một mâu thuẫn, và nó chứa

đầy những mâu thuẫn. Cái vô tận chỉ gồm những đại lượng có hạn cộng

thành cũng đã là một mâu thuẫn rồi... Chính vì cái vô tận là một mâu thuẫn

nên nó là một quá trình vô tận, diễn ra vô tận trong thời gian và trong không

gian".

Nếu như vận động cơ giới đã là một mâu thuẫn, thì các hình thức cao

khác của vận động tất yếu cũng phải chứa mâu thuẫn. Cho nên khi coi mâu

thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của thế giới các

sự vật, Ăngghen viết: “Sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân

các sự vật và các quá trình, không ngừng tự nảy sinh rà và tự giải quyết; và

khi mâu thuẫn ấy chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy

đến”.

Khi thừa nhận mâu thuẫn là phổ biến trong hiện thực khách quan thì tất

yếu trong tư duy không tránh khỏi mâu thuẫn. Ăngghen chỉ ra mâu thuẫn

trong tư duy đó là mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô hạn ở bên trong con

người với năng lực thực tế của con người “bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên

Page 91: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

ngoài và đang nhận thức một cách hạn chế”. Mâu thuẫn trên sẽ được giải

quyết trong sự nối tiếp nhau vô tận của các thế hệ.

Trên cơ sở phân tích quy luật phát triển bằng còn đường đấu tranh

giữa các mật đối lập, Ăngghen xem xét mối tương quan giữa lôgích hình thức

và lôgích biện chứng, Ăngghen viết: "Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật

như là tĩnh và không có sinh khí, mỗi cái đều tách riêng, cái này bên cạnh cái

kia và cái này nối tiếp cái kia thì chắc chắn là chúng ta không gặp phải một

mâu thuẫn nào trong các sự vật ấy cả.... Trong giới hạn của sự xem xét thuộc

loại này thì chúng ta cũng giải quyết được bằng phương pháp tư duy thông

thường, phương pháp siêu hình". Nhưng khi xem xét các sự vật trong sự vận

động và phát triển, thì chúng ta sẽ gặp phải mâu thuẫn. Lúc này, phản ánh và

giải quyết mâu thuẫn đó chỉ có thể bằng tư duy biện chứng, lôgích biện

chứng. Ăngghen coi sự tương quan giữa lôgích hình thức và lôgích biện

chứng tương tự như tương quan giữa toán học về cái đại lượng không đổi và

toán học về các đại lượng biến đổi.

Tương tự như quy luật mâu thuẫn, quy luật chuyển hóa từ những biến

đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại cũng có tính khách

quan và phổ biến. Bằng các ví dụ trong các lĩnh vực khoa học khác nhau và

thực tiễn xã hội; Ăngghen chỉ ra bản chất của quy luật lượng-chất là ở chỗ

trong thế giới hiện thực sự thay đổi về chất là kết quả của những sự thay đổi

về lượng. Quá trình chuyển hóa từ chất này sang chất khác là sự đứt đoạn

trong liên tục, là sự nhảy vọt về chất. Song, đồng thời với quá trình trên, cũng

diễn ra quá trình ngược lại, chuyển hóa từ sự biến đổi về chất thành sự biến

đổi về lượng. Ăngghen viết: "Sự thay đổi về lượng làm thay đổi chất của các

sự vật cũng như sự thay đổi về chất làm cho lượng của sự vật thay đổi".

Về quy luật thứ ba của pbép biện chứng - quy luật phủ định của phủ

định, Ăngghen cũng rất chú ý chỉ ra tính khách quan và phổ biến của nó trong

tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Chính quy luật phủ định của phủ định đã

chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển - sau mỗi lần phủ định của phủ định sự

vật ngày càng hoàn thiện hơn. Bản chất của quy luật phủ định của phủ định,

Page 92: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

theo Ăngghen, là ở chỗ cái mới dường như trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở

cao hơn. Với ví dụ về sự phát triển của hạt lúa mì, Ăngghen minh họa sự tác

động của quy luật này trong lĩnh vực thế giới hữu cơ, cũng như trong các

ngành hóa học, địa chất học, toán học, triết học, và cả lịch sử xã hội nữa - sự

thay thế các chế độ sở hữu từ chế độ công hữu sang chế độ tư hữu (chế độ

tư hữu phủ định chế độ công hữu) và cuối cùng lại trở về chế độ công hữu

nhưng trên cơ sở cao hơn (phủ định của phủ định). Cuối cùng, Ăngghen kết

luận: "Vậy phù định cái phủ định là gì? Là một quy luật phát triển cực kỳ phổ

biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và một ý nghĩa cực kỳ to lớn,

của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy; một quy luật, như ta đã thấy, có giá trị

trong giới động vật và thực vật, trong địa chất học, toán học, lịch sử, triết học".

Ăngghen cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phủ định biện chứng và phủ

định siêu hình. “Phủ định trong phép biện chứng không phải chỉ có nghĩa là

nói: không, hoặc giả tuyên bố rằng một sự vật không tồn tại, hay phá hủy sự

vật ấy theo một cách não đó”... mà phủ định biện chứng là sự phủ định gắn

liền với sự phát triển, là sự kế thừa lịch sử của cái mới đối với cái cũ.

Nói tóm lại, ba quy luật trên là ba quy luật cơ bản của phép biện chứng

duy vật. Chúng tác động trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.

3. Một số vấn đề về lý luận nhận thức

Trong tác phẩm này, Ăngghen rất chú ý áp dụng phép biện chứng vào

lý luận về nhận thức. Bác bỏ quan điểm siêu hình của Đuyrinh coi nhận thức

như là sự nhận biết các chân lý tối cao, tuyệt đối, Ăngghen cho rằng tư duy

cũng chịu sự tác động của các quy luật biện chứng, vì đó là sự phản ánh giới

tự nhiên phát triển vĩnh viễn với vô vàn các mối liên hệ đa dạng. Hơn nữa, tư

duy là thuộc tính của bộ não con người, nên nó mang tính lịch sử xã hội, phụ

thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của loài người. Và bản thân tư duy, chúng

ta cũng nhận thấy sự mâu thuẫn - "tư duy của con người vừa là tối cao vừa là

không tối cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn vừa, là có

hạn. Tối cao và vô hạn - xét theo bẩm tính, sứ mệnh, khả năng và mục đích

lịch sử cuối cùng; không tối cao và có hạn - xét theo sự thực hiện cá biệt và

Page 93: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

thực tế trong mỗi một thời điểm nhất định". Mâu thuẫn này, theo Ăngghen, chỉ

có thể giải quyết được bằng quá trình tiến lên vô tận của các thế hệ loài

người.

Trên cơ sở đó, Ăngghen phân tích phép biện chứng giữa chân lý và sai

lầm, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Về vấn đề biện chứng giữa chân

lý và sai lầm, Ăngghen viết: "Chân lý và sai lầm, cũng giống như tất cả những

tính quy định của tư duy đang vận động trong những mặt đối lập hoàn toàn,

chỉ có giá trị tuyệt đối trong một phạm vi cực kỳ hạn chế". Bằng nhiều ví dụ

trong khoa học tự nhiên và lịch sử, Ăngghen bác bỏ luận điểm của Đuyrinh về

những chân lý bất biến và tuyệt đỉnh cuối cùng, ông nhấn mạnh đến đặc trưng

tương đối của nhận thức. "Còn kẻ nào đem vận dụng tiêu chuẩn của một

chân lý thật sự, bất biến, tuyệt đỉnh cuối cùng, vào những tri thức do chính

bản chất của chúng mà hoặc vẫn phải mang tính chất tương đối đối với một

chuỗi dài những thế hệ và phải được hoàn thiện dần từng mảnh một, hoặc

thậm chí - như trong thiên thể học, địa chất học, lịch sử nhân loại - phải mãi

mãi là thiếu sót và không hoàn thiện chỉ vì một lý do là thiếu tài liệu lịch sử, -

thì kẻ đó chỉ chứng tỏ sự ngu dốt và thiếu hiểu biết của bản thân". Như vậy,

theo ý kiến của Ăngghen, nhận thức của con người là vô hạn theo bản tính

của nó, nhưng lại có hạn trong mỗi một giai đoạn lịch sử và đối với mỗi con

người cụ thể.

Còn về "cái chân lý vĩnh cửu", mà được Đuyrinh coi việc phát hiện ra

chúng là nhiệm vụ chính của nhận thức, thì Ăngghen cho đó chỉ là những

chân lý của sự kiện và là điều nhạt nhẽo, nhàm tai thuộc loại tồi nhất, ví dụ

như các luận điểm: "nói chung không có lao động thì người ta không thể sống

được", "người ta cho đến nay thường chia ra thành kẻ thống trị và kẻ bị thống

trị", "Napôlêông chết ngày 5 tháng 5 năm 1821". Trong thực tế, các khoa học

khác nhau, các chân lý vĩnh cửu không phải là mục đích chính của nhận thức

và cũng không thể làm được điều đó. Ăngghen viết: "Nếu nhân loại đạt tới

chỗ chỉ vận dụng toàn những chân lý vĩnh cửu, những kết quả của tư duy có

giá trị tối cao và có quyền tuyệt đối nắm chân lý, thì điều đó có nghĩa là nhân

Page 94: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

loại đã tới một điểm mà tính vô tận của thế giới tri thức đã cùng kiệt xét về

mặt hiện thực cũng như về mặt tiềm năng, và như thế là đã thực hiện được

cái điều thần kỳ nổi tiếng là đếm được sự hằng hà vô số".

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Dưới hình thức bút chiến, Chống Đuyrinh là một tác phẩm tổng kết toàn

diện sự phát triển của chủ nghĩa Mác.

Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Ăngghen trình bày một cách hoàn

chỉnh thế giới quan mácxít: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử, khoa kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ông chỉ ra mối

liên hệ không thể tách rời và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa, ba bộ phận cấu

thành chủ nghĩa Mác.

Với tác phẩm của mình, Ăngghen trực tiếp tham gia vào các cuộc tranh

luận trong phong trào công nhân Đức xung quanh các vấn đề cơ bản về thế

giới quan và chính trị. Tác phẩm Chống Đuyrinh đã góp một phần quyết định

vào thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Cùng với tác phẩm Chống Đuyrinh (1878), tác phẩm Biện chứng của tự

nhiên (1873-1886) được viết sau Công xã Pari. Sự thất bại của Công xã Pari

đánh dấu một thời kỳ đi xuống tạm thời của phong trào đầu tranh của giai cấp

vô sản, nhưng cũng đem lại những kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản.

Sự thất bại của Công xã Pari còn là cơ sở thực tiễn xã hội giúp cho Mác và

Ăngghen khái quát và phát triển lý luận của mình.

Trong những năm 70 của thế kỷ XIX, những vấn đề triết học của khoa

học tự nhiên bắt đầu trở thành trung tâm chú ý của các nhà sáng lập ra chủ

nghĩa Mác. Có thể nhận thấy những lý do sau đây làm cho Mác và Ăngghen

tăng cường nghiên cứu các vấn đề triết học của khoa học tự nhiên:

Page 95: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Thứ nhất, sự phát triển của triết học Mác đòi hỏi phải xem xét toàn diện

mọi cơ sở của nó, trong đó có khoa học tự nhiên.

Thứ hai, thời kỳ này có hàng loạt các phát minh khoa học lớn, tạo ra

bước ngoặt trong sự phát triển của khoa học tự nhiên đòi hỏi phải đánh giá ý

nghĩa triết học của chúng.

Thứ ba, thời kỳ này cuộc đấu tranh tư tưởng diễn ra gay gắt trong lĩnh

vực khoa học tự nhiên. Đa số các nhà khoa học tự nhiên còn bị "cầm tù" bởi

thế giới quan siêu hình và rất xa lạ với phép biện chứng. Cần phải khắc phục

trở ngại đó trên con đường phát triển của nhận thức khoa học.

Cuối cùng, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm đủ mọi màu sắc

trong khoa học tự nhiên thời kỳ này có ý nghĩa to lớn để bảo vệ những

nguyên lý triết học cơ bản của chủ nghĩa Mác. Ngoài các khuynh hướng mê

tín dị đoan như thuật gọi hồn của Valátxơ, Cơrúccơ, các khuynh hướng bất

khả tri luận như chủ nghĩa Cantơ mới ở Đức, chủ nghĩa Hium ở Anh khá phát

triển. Hơn nữa, trong ý thức của các nhà khoa học tự nhiên, bất khả tri luận

còn liên kết chặt chẽ với chủ nghĩa cơ giới máy móc như ở nhà vật lý học

Hemhôn, nhà sinh học Hếcken v.v..

Như vậy, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng thù

địch đòi hỏi chủ nghĩa Mác phải tiến hành cả trong lĩnh vực khoa học tự

nhiên. Hơn nữa, cũng phải thấy rằng, các thành tựu của khoa học tự nhiên

thời kỳ này là những khẳng định cho các quan điểm duy vật biện chứng về

giới tự nhiên và đòi hỏi các nhà khoa học tự nhiên cần phải nắm vững những

quan điểm duy vật biện chứng một cách có ý thức. Đó chính là mục đích của

cuốn Biện chứng của tự nhiên.

Những tư tưởng triết học trong khoa học tự nhiên của chủ nghĩa Mác

đã có từ những năm 50 của thế kỷ XIX, nhưng đến năm 1870 mới được

Ăngghen nghiên cứu một cách hệ thống. Từ năm 1873 Ăngghen tiến hành thu

thập các tài liệu, viết các bài báo riêng lẻ cho tác phẩm biện chứng của tự

nhiên và đạt được một số kết quả nhất định. Song, do những lý do khách

quan nên tác phẩm chưa hoàn thành. Từ tháng 5-1876 đến tháng 5-1878,

Page 96: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

theo đề nghị của Mác, Ăngghen dừng lại để viết tác phẩm Chống Đuyrinh. Từ

tháng 5-1878, Ăngghen lại tiếp tục viết Biện chứng của tự nhiên. Ngày 24-3-

1883, Mác mất, Ăngghen lại dừng công trình này để chuyển sang hoàn thành

nốt tập II và tâp III của bộ Tư bản mà Mác viết còn dang dở. Năm 1925, 30

năm sau khi Ăngghen qua đời, lần đầu tiên tác phẩm Biện chứng của tự nhiên

được xuất bản ở Liên Xô.

Mặc dù tác phẩm chưa hoàn thành, nhưng Biện chứng, của tự nhiên đã

là một tác phẩm có giá trị của chủ nghĩa Mác.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm gồm bốn phần:

Những sơ thảo đề cương; Các chương; Bút ký và đoạn ngắn; Tên và

mục lục của các xấp bản thảo.

Phần Các chương và phần Bút ký và đoạn ngắn chứa đựng toàn bộ tư

tưởng của tác phẩm.

Khi nghiên cứu tác phẩm này, cần tập trung vào một số nội dung chủ

yếu sau.

1. Tư tưởng về tính thống nhất vật chất của thế giới. Học thuyết về vận động và các hình thức vận động cơ bản của vật chất

Cũng như trong các tác phẩm Chống Đuyrinh, Lútvích Phoiơbắc và sự

cáo chung của triết học cổ điền Đức, trong tác phẩm Biện chứng của tự

nhiên, Ăngghen nghiên cứu một cách toàn diện vai trò của các khoa học tự

nhiên trong việc chứng minh cho nguyên lý và sự thống nhất vật chất của thế

giới. Ăngghen đã chỉ ra rằng, trong thời kỳ này sự xuất hiện hàng loạt phát

minh vĩ đại của khoa học tự nhiên đã hình thành nên quan điểm tổng quát về

giới tự nhiên như là cái toàn vẹn. Sự thống nhất của giới tự nhiên không phải

là sự đồng nhất tuyệt đối, mà là sự thống nhất của những cái đa dạng, khác

biệt về chất lượng. Ăngghen đã chỉ ra cơ sở của những cái khác biệt ấy như

sau: "Tất cả những sự khác nhau về chất trong giới tự nhiên đều dựa hoặc là

trên thành phần hóa học khác nhau, hoặc là trên những số lượng hay hình

Page 97: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

thức vận động (năng lượng) khác nhau, hoặc như trong hầu hết mọi trường

hợp, đều dựa trên cả hai cái đó". Sự khác biệt về chất giữa các hợp chất hóa

học được quy định bởi số lượng và các nhóm nguyên tử của các nguyên tố

tham gia vào hợp chất; sự khác biệt giữa các trạng thái: khí, lỏng, rắn của vật

thể là do số lượng của nó; sự khác biệt về chất giữa thể vô cơ và sự sống là

ở các hình thức vận động tương ứng v.v.. Trong tất cả các trường hợp ấy,

Ăngghen chú ý nhiều đến sự khác biệt cơ bản giữa các dạng vật chất cụ thể

trong thế giới vật chất. Sự khác biệt của các dạng vật chất cụ thể là do các

hình thức vận động của chúng quy định. Quan điểm siêu hình không thể nhận

thấy điều ấy, nên đã quy sự đa dạng chất lượng của các hình thức vận động

của vật chất vào hình thức vận động cơ giới, Ăngghen viết: "Các nhà khoa

học tự nhiên cho rằng vận động là đồng nhất với vận động cơ giới, với sự

thay đổi vị trí, và họ cho rằng đó là một điều dĩ nhiên" . Ông cho đó là một hạn

chế do lịch sử của nhận thức khoa học thế kỷ XVIII quy định và ông cũng

nhắc lại quan điểm duy vật biện chứng về vân động: "Vận động, đem ứng

dụng vào vật chất, thì có nghĩa là sự biển hóa nói chung". Trên cơ sở thừa

nhận vận động là thuộc tính chung của vật chất, là sự biến đổi nói chung,

Ăngghen chỉ ra các hình thức vận động cơ bản, tương ứng với các dạng cụ

thể của vật chất như: vận động cơ giới của các khối lượng trên địa cầu, của

các thiên thể; vận động vật lý - của các phân tử; vận động hóa học - của các

nguyên tử. Ăngghen cũng tiên đoán ra sự vận động của các hạt vật chất nhỏ

hơn nguyên tử - những hạt ête, mà theo quan điểm hiện đại đó là trường điện

tử.

Ngoài các hình thức vận động cơ bản đặc trưng cho giới vô cơ, Ăngghen

cũng đề cập đến hình thức vận động sinh vật với vật mang tương ứng - phân

tử anbumin.

Khỉ righĩên cứu các hình thức vận động cơ bản của vật chất, Ăngghen

rất chú ý đến sự khác biệt giữa chúng, trong đó hình thức vận động cơ giới là

đơn giản nhất, còn hình thức vận động sinh vật và hình thức vận động xã hội

là cao nhất, là phức tạp nhất. Điều đó thể hiện ở tư tưởng của Ăngghen về sự

Page 98: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

phân ngành của khoa học tự nhiên, Ăngghen viết: “Đương nhiên, nghiên cứu

bản chất của sự vận động phải bất đầu từ những hình thức thấp nhất, đơn

giản nhất của sự vận động ấy và phải học tập để hiểu được những hình thức

ấy rồi mới có thể đạt tới một kết quả nào đấy trong việc giải thích những hình

thức cao và phức tạp hơn. Như vậy, chúng ta thấy rằng trong sự phát triển

lịch sử của khoa học tự nhiên, lý luận về sự thay đổi vị trí đơn giản, cơ học

của các thiên thể và các khối lượng trên địa cầu đã được nghiên cứu trước

tiên; sau đó là lý luận về sự vận động của các phân tử, tức vật lý học, và ngay

sau đó... là khoa học về sự vận động của các nguyên tử, tức hóa học. Chỉ khi

nào các ngành tri thức khác nhau ấy về những hình thái vận động thống trị

trong thế giới vô sinh đã phát triển tới một mức cao, thì người ta mới có thể

giải thích một cách có hiệu quả những hiện tượng của vận động biểu hiện quá

trình sự sống”.

Khi nhấn mạnh đến sự khác biệt của các hình thức vận động cơ bản

của vật chất, Ăngghen cũng chỉ ra sự chuyển hóa giữa chúng. Ăngghen đã

dựa trên quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng để giải thích sự chuyển

hóa của các hình thức vận động. "Vận động cơ giới của các khối lượng

chuyển hóa thành nhiệt, thành điện, thành từ; nhiệt và điện chuyển hóa thành

phân giải hóa học; và ngược lại, quá trình hóa hợp hóa học lại sinh ra nhiệt và

điện và thông qua điện mà sinh ra từ; cuối cùng nhiệt và điện lại sinh ra vận

động cơ giới của các khối lượng. Và sự chuyển hóa đó diễn ra như sau: một

số lượng nhất định của một hình thức vận động bao giờ cũng tượng ứng với

một lượng chính xác nhất định của một hình thức vận động khác", Khi coi

năng lượng là thước đo của vận động, Ăngghen đã bổ sung thêm một cách

đo nữa, ngoài cách đo của Đềcác về "số lượng của vận động". Số lượng của

vận động theo Đềcác (E=mv) được bảo toàn trong vận động cơ học, trong đó

không có sự chuyển hóa sang hình thức vận động khác. Nhưng khi chuyển

sang hình thức vận động khác, thì theo Ăngghen số lượng của vận động

không phải bằng mv nữa, mà bằng mv2/2. Cho nên Ăngghen giải thích năng

lượng là độ đo của vận động bằng mv2/2, khi hình thức vận động này chuyển

hóa sang hình thức vận động khác. Ăngghen khẳng định: "Như thế là chúng

Page 99: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

ta thấy rằng vận động cơ giới chắc chắn là có hai cách đo... Nếu một sự vận

động cơ giới sẵn có được truyền đi mà vẫn giữ nguyên trạng thái là vận động

cơ giới thì nó sẽ truyền đi theo như công thức khối lượng nhân với tốc độ.

Nhưng nếu vận động cơ giới đó được truyền đi mà không còn giữ hình thức

là vận động cơ giới nói…, tóm lại nó lại chuyển hóa thành một hình thức vận

động khác, thì số lượng của hình thức vận động mới ấy sẽ tỷ lệ với tích của

khối lượng được chuyển động trước kia nhân với bình phương của vận tốc.

Như vậy, để đo vận động không thể chỉ chú ý đến số lượng, mà phải chú ý

đến cả chất lượng của nó.

Trên cơ sở về sự khác biệt về vật chất của các hình thức vận động cơ

bản của vật chất, Ăngghen phê phán quan điểm siêu hình quy các hình thức

vận động cao vào các hình thức thấp, quy sự khác nhau về chất lượng vào

sự khác nhau về số lượng. Quan điểm này, theo Ăngghen, không tránh khỏi

dẫn đến quan niệm cơ giới về vật chất. Ăngghen viết: "Nếu tất cả những sự

khác nhau và những sự biến đổi về chất lượng đều có thể quy thành những

sự khác nhau và sự biến đổi về số lượng, thành một sự thay đổi cơ giới về vị

trí thì tất nhiên chúng ta sẽ đi đến một nguyên lý cho rằng vật chất là gồm

những hạt nhỏ đồng nhất".

Ăngghen cũng phê phán sự lạm dụng phạm trù lực để giải thích các

quá trình vật lý, hóa học và sự sống. Ông coi đây là “một câu trống rỗng”.

Trên cơ sở tư tưởng về sự chuyển hóa các hình thức vận động cơ bản,

Ăngghen đã phê phán thuyết “chết nhiệt” của Cơlauđiuxơ. Vào những năm 60

của thế kỷ XIX Cơlauđiuxơ đã đưa ra nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực

học - quy luật tăng entrôpi trong những quá trình không thuận nghịch. Thực

chất của nguyên lý này là, những hình thức khác của năng lượng biến thành

nhiệt - năng lượng của sự vận động vô trật tự của các hạt nhỏ bé, dễ dàng

hơn so với quá trình thuận nghịch. Rõ ràng rằng nhiên liệu cháy trong động

cơ không thể chuyển hoàn toàn thành vận động cơ giới hay là điện. Nhiệt

lượng dễ dàng chuyển từ vật thể nóng hơn sang vật thể nóng ít hơn và

Cơlauđiuxơ đã kết luận: Quá trình chung của sự phát triển thế giới sẽ làm

Page 100: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tăng lượng nhiệt phân tán trong không gian vũ trụ và điều đó sẽ làm các vì

sao nguội lạnh đi dẫn đến "sự chết nhiệt của vũ trụ". Nhiệt lượng sẽ được cân

bằng trong không gian vũ trụ và điều đó sẽ làm cho các hình thức cao của thế

giới vật chất, trước hết là sự sống sẽ không tồn tại đươc. Như vậy,

Cơlauđiuxơ đã coi vũ trụ là một hệ thống có hạn.

Phê phán Cơlauđiuxơ, Ăngghen đã chỉ ra quan điểm siêu hình về sự

kết thúc của vũ trụ, quan điểm đó sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy tâm, Ăngghen

viết: "Trước hết, cái đồng hồ vũ trụ phải được lên giây, rồi sau đó nó sẽ chạy,

cho tới khi nó đạt đến trạng thái cân bằng; và từ lúc này trở đi, chỉ có phép

mầu mới có thể làm cho nó thoát khỏi trạng thái đó và chạy lại được. Năng

lượng hao phí để lên giây nó đã mất đi, ít nhất là về mặt chất lượng và nó chỉ

có thể được khôi phục bằng một cái đẩy từ bên ngoài", và Ăngghen coi đây là

điều vô lý. Và "thuyết chết nhiệt của vũ trụ" là hoàn toàn mâu thuẫn với định

luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Ăngghen tin tưởng rằng, sau này

khoa học sẽ tìm ra phương pháp để nhiệt đã bức xạ ra sẽ được tập trung lại

và hoạt động trở lại. Ăngghen viết, “nhiệt năng tỏa ra trong không gian tất

nhiên phải có khả năng chuyển hóa thành một hình thức vận động khác, -

chuyển hóa bằng cách nào, điều đó các nhà khoa học tự nhiên sau này sẽ có

nhiệm vụ xác định - dưới hình thức vận động mới ấy, nó lại có thể tập trung

lại và hoạt động trở lại được”.

Nếu như, khi xem xét sự khác biệt về chất của các hình thức vận động

cơ bản của vật chất, Ăngghen chỉ ra sự phân ngành của các khoa học, thì khi:

xem xét sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức vận động, Ăngghen đã

chỉ ra quá trình liên ngành của các khoa học. Ví dụ: khi xem xét các lĩnh vực

giáp ranh giữa vật lý học và hóa học, Ăngghen đã viết: "Ở điểm tiếp xúc giữa

khoa học phân tử và khoa học nguyên tử, cả hai ngành đều tuyên bố rằng

mình không có thẩm quyền, nhưng chính đó là nơi người ta phải chờ đợi

những thành quả to lớn nhất".

Như vậy, dựa trên phát minh định luật bảo toàn và chuyển hóa năng

lượng và các phát minh khác, Ăngghen đã chứng minh luận điểm về giới tự

Page 101: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nhiên là cái toàn vẹn phân hóa. Đây là bức tranh khoa học về thế giới vật chất

và theo Ăngghen tiên đoán, bức tranh đó, cùng với sự phát triển của nhận

thức, khoa học sẽ thay đổi và hoàn thiện hơn.

2. Tư tưởng của Ăngghen về sự phát triển của giới tự nhiên, nguồn gốc sự sống, con người và ý thức

Đây là một trong những tư tưởng quan trọng nhất của tác phẩm Biện

chứng của tự nhiên. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã chống lại quan điểm

siêu hình bất di, bất dịch của giới tự nhiên. Trên cơ sở “những phát minh vĩ

đại trong thời kỳ này như: giả thuyết về sự hình thành và phát triển của trái

đất và hệ mặt trời của Cantơ (1775); thuyết tiến hóa địa chất của Lâyen; định

luật bảo toàn và chuyển hóa năng lương của Mâyơ, Giulơ, Côndinh (1842);

học thuyết về tế bào của Svan và Slâyđen; học thuyết tiến hóa của Đácuyn

(1859), Ăngghen đã chỉ ra tính vô căn cứ của quan điểm siêu hình về giới tự

nhiên và cho rằng, các phát minh khoa học trên đã chỉ rõ quá trình biện chứng

của giới tự nhiên. Ăngghen đã phác họa ra bức tranh tiến hóa của thế giới vật

chất bắt đầu từ tư tưởng về sự phát triển của hệ mặt trời và vũ trụ. Ăngghen

viết: "Chính từ những đám hơi cháy trắng cuồn cuộn... mà từ đó hằng hà sa

số mặt trời và hệ thống mặt trời... đã phát triển thành, do co bóp lại và nguội

dần đi. Dĩ nhiên là sự phát triển ấy không phải đã diễn ra ở chỗ nào cũng theo

cùng một tốc độ như nhau". Thời gian này, theo Ăngghen, hình thức vận động

nhiệt chiếm ưu thế. Cùng với sự nguội đi, thì hình thức vận động vật lý bắt

đầu phát huy tác dụng. Kế tiếp là quá trình phân hóa các nguyên tố và hóa

hợp các nguyên tố ấy - hình thức vận động vật lý chuyển hóa sang hình thức

vận động hóa học. Và trong điều kiện nhất định thể anbumin hình thành - hình

thức vận động hóa học chuyển hóa thành hình thức vận động sinh vật. Từ thể

anbumin hình thành nên tế bào và trên tế bào đầu tiên ấy xuất hiện thực vật

và động vật. Các loại thực vật và động vật tiếp tục phát triển "để rồi sau cùng

đi đến cái hình thái mà trong đó hệ thống thần kinh đạt tối trình độ phái triển

đầy đủ nhất, tức là hình thức các loài có xương sống, và cuối cùng loài này lại

phát triển đến hình thức một loài có xương sống mà trong đó giới tự nhiên đạt

Page 102: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tới trình độ tự nhận thức được mình: đó là con người"1 - hình thức vận động

sinh vật chuyển hóa thành hình thức vận động xã hội. Từ thời Ăngghen đến

nay, mặc dù bức tranh chung về sự phát triển của giới tự nhiên đã được khoa

học tự nhiên làm rõ hơn về chi tiết, song về cơ bản bức tranh tiến hóa tổng

hợp ấy của Ăngghen vẫn được bảo toàn.

Ngoài quan điểm chung về quá trình tiến hóa của giới tự nhiên,

Ăngghen còn dành nhiều chú ý đến vấn đề nguồn gốc sự sống, nguồn gốc

loài người. Khi nghiên cứu vấn đề nguồn gốc Sự sống, Ăngghen nhấn mạnh

đến điều kiện trái đất và nguồn gốc hóa học của quá trình hình thành sự sống:

do hóa học sáng tạo ra được anbumin, nên quá trình hóa học sẽ vượt khỏi

khuôn khổ của nó..., tức là nó bước vào một lĩnh vực có nội dung phong phú

hơn - lĩnh vực của sự sống hữu cơ.

Ăngghen chống lại quan điểm duy tâm tôn giáo đã phủ định sự khác

nhau về chất giữa sự sống và không sống nhằm chứng minh vai trò của

Thượng đế sáng tạo ra sự sống. Đồng thời Ăngghen cũng phê phán thuyết tự

sinh. Ông cho rằng, thật là điên rồ nều tưởng rằng đã dùng một ít nước thối

mà có thể bắt buộc giới tự nhiên, trong 24 tiếng đồng hồ, phải làm một công

việc mà nó đã phải mất hàng triệu năm mới hoàn thành được". Ông đã sử

dụng phát minh mới nhất của Paxtơ để bác bỏ quan điểm ở trên và khẳng

định nguồn gốc hóa học của quá trình hình thành sự sống trên trái đất.

Ngoài ra, Ăngghen cũng phê phán thuyết du nhập sự sống từ không

gian vũ trụ của Libic, Hemhôn. Theo Ăngghen, ngoài không gian vũ trụ không

thể có các điều kiện cần thiết cho thể anbumin tồn tại và hoạt động. Ăngghen

cũng bày tỏ hy vọng rằng, hóa học hữu cơ có thể tổng hợp được chất

anbumin và từ đó tạo nên các tế bào và cơ thể (hy vọng đó dựa trên cơ sở

thực tế là năm 1828 người ta đã tổng hợp được chất hữu cơ là urê). Bản chất

của sự sống, theo Ăngghen, "là phương thức tồn tại của các thể anbumin mà

yếu tố quan trọng của nó là sự trao đổi thường xuyên chất với tự nhiên bên

ngoài bao quanh nó". Lời tiên đoán đó của Ăngghen đến nay chưa trở thành

hiện thực, mặc dù khoa học hiện đại đã tổng hợp được nhiều loại prôtít phức

Page 103: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tạp như: ADN, ARN v.v.. nên vấn đề bản chất của sự sống và việc tổng hợp

nhân tạo sự sống vẫn còn là vấn đề tương lai của nhận thức khoa học.

Ngoài vấn đề nguồn gốc và bản chất sự sống, Ăngghen còn đem lại

một đóng góp to lớn cho kho tàng tri thức của nhân loại - những tư tưởng về

nguồn gốc loài người. Đácuyn trong tác phẩm Nguồn gốc loài người đã chỉ ra

khởi nguyên sinh vật của con người, song, Đácuyn và học trò của ông không

thấy được vai trò quyết định của lao động trong quá trình biến vượn thành

người và do đó không thấy được sự khác biệt cơ bản giữa động vật và con

người. Ăngghen đã tiến xa hơn Đácuyn, khi khẳng định vai trò của lao động

trong việc biến vượn thành người. Ăngghen viết: "Các nhà kinh tế chính trị

khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải… Nhưng lao động

còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là điều kiện cơ bản

đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế... chúng ta phải nói: lao

động đã sáng tạo ra bản thân con người".

Vai trò quyết định của lao động đối với quá trình biến vượn thành người

thể hiện ở những điều sau đây:

Thứ nhất, lao động đã làm cho bàn tay con người hoàn thiện hơn. Do

lao động, bàn tay con người mềm mại hơn, khéo léo hơn so với các loài vượn

khác. Bàn tay không chỉ là "khí quan dùng để lao động, mà còn là sản phẩm

của lao động nữa". Bàn tay phát triển làm tăng thêm khả năng của con người

sử dụng các đối tượng vật chất để tác động vào giới tự nhiên, dưới hình thức

được sơ chế và cuối cùng chế tạo ra các công cụ lao động.

Thứ hai, lao động đã làm tăng thêm của cải, các sản phẩm giàu chất

dinh dưỡng. Các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng lại được chế biến qua lửa,

làm cho bộ não phái triển hơn. Bộ não phát triển sẽ kéo theo các giác quan và

khả năng nhận thức của nó phát triển. Điều đó lại làm tăng thêm sự phát triển

của ý thức.

Cuối cùng, lao động cũng còn là nguồn gốc dẫn đến việc hình thành

ngôn ngữ, thiếu ngôn ngữ thì không thể có ý thức ở con người. Theo

Ăngghen, trong quá trình lao động, dù là dưới hình thái sơ khai nhưng đã là

Page 104: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

lao động của cộng đồng, thi nảy sinh nhu cầu phải trao đổi kinh nghiệm, hợp

tác giúp đỡ nhau. Nhu cầu này phát triển đến mức phải nói với nhau một cái

gì đấy, từ đó ngôn ngữ hình thành và phát triển. Ăngghen coi lao động và

ngôn ngữ "là hai sức kích thích chủ yếu" làm cho bộ óc con vượn phát triển

thành bộ óc người, làm cho phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức

ở con người. Ăngghen còn coi lao động là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt

động vật với con người. Lao động đó là quá trình có tính xã hội và có tính

mục đích, là quá trình con người bằng công cụ lao động tác động hiến đổi giới

tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Còn loài vật chỉ lợi dụng giới tự

nhiên và do nhu cầu bản năng tự nhiên mà thôi. Như vậy, lao động, theo

Ăngghen đóng vai trò quyết định trong việc hình thành con người, và là điều

kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Kết luận này có được chính là

nhờ sự áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề nguồn gốc

loài người.

3. Phép biện chứng duy vật và sự áp dụng nó vào toán học và lịch sử khoa học tự nhỉên

Trong tác phẩm này, Ăngghen đã làm rõ cơ sở khoa học tự nhiên của

phép biện chứng duy vật và vai trò của phép biện chứng duy vật đối với sự

phát triển của khoa học tự nhiên. Trước hết, xuất phát từ cách giải quyết duy

vật biện chứng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Ăngghen đã đưa ra định

nghĩa về biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Theo Ăngghen,

"Biện chứng gọi là khách quan, thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn

biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự

chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt

đối lập, tức là những mặt thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và

sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia,

hoặc lên những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên".

Chính mối liên hệ trên đã quy định tính khách quan trong nghiên cứu

khoa học, vì thế Ăngghen đã đòi hỏi "toàn bộ lĩnh vực khoa học, trong tự

nhiên cũng như trong lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có... cho

Page 105: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra những

mối liên hệ để ghép chúng vào sự thực mà phải từ các sự thực đó phát hiện

ra các mối liên hệ ấy". Bằng tư tưởng về sự thống nhất giữa biện chứng

khách quan và biện chứng chủ quan, Ăngghen cũng chỉ ra rằng: khoa học tự

nhiên cần phải thoát khỏi sự "cầm tù" của phương pháp tư duy siêu hình và

trở về với phép biện chứng một cách tự giác. Có hai phương pháp tư duy

biện chứng đã có trong lịch sử tư tưởng triết học trước đó mà khoa học tự

nhiên có thể đề cập đến, đó là phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại và

phép biện chứng của Hêghen. Song phép biện chứng của Hêghen lại rất hạn

chế, vì Hêghen đã coi "những phạm trù là nhưng cái đã có sẵn, còn biện

chứng của thế giới hiện thực chỉ là ảnh phản chiếu của những phạm trù ấy

mà thôi". Cho nên muốn thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình một cách

triệt để, các nhà khoa học phải nghiên cứu và vận dụng phép biện chứng duy

vật. Và điều đó thể hiện rất rõ qua sự phê phán của Ăngghen đối với các nhà

khoa học tự nhiên như Valatxơ, Cơrúcxơ. Họ đã sa vào chủ nghĩa duy linh

thần bí. Ăngghen viết: "Trong thực tế, khinh miệt phép biện chứng thì không

thể không bị trừng phạt... nó đưa một số người thực nghiệm chủ nghĩa tầm

thường nhất sa vào chỗ dị đoan ngu xuẩn nhất, sa vào thần linh học cận đại".

Trên cơ sở các phát minh của khoa học tự nhiên, Ăngghen cũng dành

nhiều trang bàn về các quy luật của phép biện chứng duy vật và muốn chứng

minh rằng các quy luật này không phải là sản phẩm tư biện của các nhà triết

học, mà là các quy luật thật sự của giới tự nhiên, ví dụ: Ăngghen đã xem xét

quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại

trong cơ học, vật lý học, hóa học và coi hằng số vật lý là những điểm nút, ở

đó lượng đổi thành chất. Ăngghen coi hóa học là khoa học của sự biến đổi về

chất của vật thể sinh ra do sự thay đổi thành phần số lượng. Cũng tương tự

như vậy, Ăngghen đã xem xét quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt

đối lập trong các lĩnh vực trên, ví dụ: Ăngghen coi hút và đẩy là hai mặt đối

lập thống nhất với nhau.

Page 106: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ngoài ra, Ăngghen còn xem xét hàng loạt cặp phạm trù khác của phép

biện chứng duy vật dựa trên các thành tựu của khoa học tự nhiên như đồng

nhất - khác biệt; ngẫu nhiên - tất nhiên; nguyên nhân - kết quả; nội dung -

hình thức v.v.. Những cặp phạm trù này, được Ăngghen coi là những mặt đối

lập, liên hệ tác động và chuyển hóa qua lại.

Cùng với vấn đề về phép biện chứng, Ăngghen cũng đề cập đến vấn

đề lôgích học và chống lại sự đối lập lôgích hình thức với lôgích biện chứng.

Theo Ăngghen, trong lôgích biện chứng các khái niệm và các phán đoán có

sự liên hệ phụ thuộc, chuyển hóa và phát triển. Ăngghen cũng chống lại sự

đối lập giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch của Hếc-ken:

"Điều vô nghĩa của Hếcken: quy nạp chống lại diễn dịch. Làm như thể quy

nạp không = suy lý; vậy thì quy nạp cũng là một thể diễn dịch. Cái đó bắt

nguồn từ sự phân cực... Suy lý bị phân cực thành quy nạp và diễn dịch" 1 và

ông khẳng định rằng: “Quy nạp và diễn dịch phải đi đôi với nhau một cách tất

nhiên như tổng hợp và phân tích”2, Ăngghen cũng chống lại Nêghêli về luận

điểm "Chúng ta chỉ có thể nhận thức được cái hữu hạn" và cho rằng luận

điểm trên cần phải được bổ sung: "Về căn bản, chúng ta chỉ có thể nhận thức

được cái vô hạn... trong tư duy, chúng ta nâng cái đơn nhất từ tính đơn nhất

đến tính đặc thù và từ tính đặc thù lên tính phổ biến... xác định cái vô hạn

trong cái hữu hạn, cái vĩnh viễn trong cái tạm thời" . Nhận thức vật chất và vận

động cũng thế, không thể bằng con đường của Nêghêli mà phải bằng con

đường trừu tượng hóa đi từ cái cụ thể lên cái trừu tượng trong tư duy.

Ăngghen viết: "Vật chất, với tính cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy

của tư duy và là một điều trừu tượng thuần túy. Chúng ta bỏ qua những sự

khác nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là

những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật

chất nhất định và đang tồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự

tồn tại cảm tính".

Ăngghen cũng chú ý đến toán học và lịch sử khoa học tự nhiên trong

việc chứng minh phép biện chứng duy vật. Trước hết, Ăngghen chỉ ra sự

Page 107: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

khác biệt về đối tượng của toán học và đối tượng của các khoa học tự nhiên.

Nếu như đối tượng của khoa học tự nhiên là các hình thức và các dạng khác

nhau của thế giới vật chất, thì đối tượng của toán học là các hình thức không

gian và quan hệ số lượng của thế giới vật chất. Nhưng không gian và số

lượng lại là thuộc tính chung của thế giới vật chất, nên toán học có vai trò

trong nhận thức khoa học, biến khoa học tự nhiên thành các khoa học chính

xác. Song, theo Ăngghen, mức độ ứng dụng của toán học vào các khóa học

tự nhiên có khác nhau "ứng dụng của toán học thì tuyệt đối trong cơ học của

các vật thể rắn; gần đúng trong cơ học chất khí; khó hơn trong cơ học chất

lỏng; - dưới dạng ý đồ và tương đối trong vật lý học, - trong hóa học thì là

những phương trình bậc nhất đơn giản nhất; - trong sinh vật học = 0". Mặc dù

hiện nay tư tưởng trên không đúng về chi tiết, vì toán học đã xâm nhập mạnh

mẽ vào khoa học sinh vật và một vài lĩnh vực của khoa học xã hội, nhưng tư

tưởng chung về mức độ áp dụng có khác nhau trong các khoa học khác nhau

vẫn đúng.

Ăngghen cũng phê phán các nhà toán bọc do chịu ảnh hưởng của quan

điểm siêu hình, nên không thấy được đặc trưng biện chứng của phép tính vi

phân. Ăngghen coi các phép vi phân là sự phản ánh biện chứng của hiện

thực và cho rằng toán học cao cấp (mặc dù là sản phẩm của sáng tạo thuần

túy của tư duy) cũng như toán học sơ cấp đều có nguyên hình trong thế giới

hiện thực. Ví dụ, trong quan hệ với vật thể thông thường, các phân tử,

nguyên tử là những đại lượng vô cùng nhỏ và Ăngghen kết luận: "Cái vô hạn

toán học đã được rút từ trong thực tế ra, dù là được rút ra một cách không tự

giác, vì thế cho nên giải thích được nó thì chỉ có thực tế chứ không phải bản

thân nó".

Trong tác phẩm này, Ăngghen cũng dành nhiều trang nghiên cứu sự

phát triển của khoa học tự nhiên bắt đầu tư thời đại Phục hưng và chỉ ra rằng

sự phát triển của thực tiễn xã hội, trước hết là sản xuất vật chất, là động lực

cơ bản của khoa học tự nhiên và làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa

giới tự nhiên và triết học. Theo Ăngghen, nếu như triết học phát triển dựa trên

Page 108: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

thực tiễn xã hội và khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên, thì khoa học tự

nhiên cũng chịu ảnh hưởng của thế giới quan và phương pháp luận của triết

học. Trên cơ sở quan điểm như thế, Ăngghen đã xem xét sự tác động qua lại

giữa chủ nghĩa duy vật siêu hình với tình trạng của khoa hoc tự nhiên thế kỷ

XVII, XVIII và khẳng định rằng: "sự nhận thức về sự phát triển lịch sử của tư

duy con người... là một điều tất yếu đối với lý luận khoa học tự nhiên, thì

chính là vì sự nhận thức ấy là một tiêu chuẩn để đánh giá những lý luận mà

bản thân khoa học ấy phải xây dựng". Muốn từ bỏ phương pháp tư duy siêu

hình, trở ngại của nhận thức khoa học, các nhà khoa học tự nhiên phải tìm

hiểu hơn nữa triết học biện chứng dưới những hình thức cơ bản của nó như

phép biện chứng của triết học Hy Lạp cổ đại; phép biện chứng của Hêghen và

phép biện chứng duy vật - hình thức cao nhất do Mác và Ăngghen sáng tạo

ra.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên là kết quả của một công trình

nghiên cứu trong nhiều năm về các môn khoa học tự nhiên. Trong tác phẩm

này, Ăngghen khái quát về mặt triết hoc những thành tựu khoa học tự nhiên

của thời ông. Ông chứng minh rằng, phép biện chứng duy vật và những quy

luật cơ bản phổ biến của nó cũng là cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức

của các ngành khoa học tự nhiên và chứng minh cho giá trị phổ biến của

phép biện chứng duy vật.

Những tư tưởng cơ bản về biện chứng của tự nhiên còn được thể hiện

trong các tác phẩm khác như Chống Đuyrinh, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo

chung của triết học cổ điển Đức và được Lênin phát triển hơn nữa trong tác

phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.

LÚTVÍCH PHOIƠBẮC VÀ SỰ CÁO CHUNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Page 109: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Cùng với những tác phẩm như: Biện chứng của tự nhiên, Chống

Đuyrinh, tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển

Đức ra đời vào thời kỳ sau Công xã Pari (1871). Đây là thời kỳ trì trệ của

phong trào công nhân. Lúc này, chủ nghĩa cơ hội phát triển mạnh và lũng

đoạn trong phong trào công nhân. Hơn nữa, hoảng sợ trước phong trào đấu

tranh của giai cấp vô sản, trong hệ tư tưởng tư sản đã nảy sinh một số

khuynh hướng triết học, xã hội học phản động, ví dụ như học thuyết duy tâm

của Sôpenhauơ, Hátman, chủ nghĩa Cantơ mới; chủ nghĩa Hium mới v.v..

Trước tình hình đó, đòi hỏi các nhà kinh điển phải tập trung tất cả hoạt động

lý luận và chính trị, để chống lại chủ nghĩa cơ hội với mọi biến tướng của nó;

chống lại hệ tư tưởng tư sản để bảo vệ và phát triển những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác. Cùng với tác phẩm Chống Đuyrinh, tác phẩm Lútvích

Phoiơbắc... ra đời nhằm thực hiện mục đích ấy và nhằm thực hiện ý định đã

có từ lâu của Mác và Ăngghen là đề xuất các quan điểm đối lập với những

quan điểm tư tưởng của triết học cổ điển Đức. Ba năm sau khi Mác qua đời,

Ăngghen cho rằng cần phải trình bày quan điểm của hai ông về chủ nghĩa duy

tâm của Hêghen, chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và chỉ rõ bước ngoặt cách

mạng trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học do Mác và Ăngghen thực hiện.

Việc đánh giá toàn diện triết học cổ điển Đức (tập trung vào Hêghen

Phoiơbắc) được Ăngghen coi là một món nợ danh dự phải trả.

Trong tác phấm Lútvích Phoiơbắc... (1886), Ăngghen dành nhiều cho

vấn đề lịch sử triết học. Ông đã nghiên cứu hàng loạt những vấn đề cơ bản

của lịch sử triết học, trong đó nổi bật là vấn đề đối tượng nghiên cứu của lịch

sử triết học; phương pháp luận mácxít về lịch sử triết học; động lực phát triển

của tư tưởng triết học v.v..

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm gồm Lời tựa và 4 phần:

Trong Lời tựa viết năm 1888, Ăngghen trình bày lý do của việc viết tác

phẩm này.

Page 110: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Phần I: Ăngghen đánh giá lại triết học của Hêghen. Ông coi triết học

Hêghen là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức và là một trong những nguồn

gốc lý luận của triết học Mác. Trong khi đánh giá vai trò to lớn của phép biện

chứng trong triết học Hêghen, Ăngghen đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản trong triết

học này là mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng và hệ thống duy tâm

siêu hình.

Phần II: Trên cơ sở phân tích vấn đề cơ bản của triết học, Ăngghen đã

chỉ ra đối tượng của lịch sử triết học mácxít là nghiên cứu cuộc đấu tranh

giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chỉ ra sự phụ thuộc của tư

tưởng triết học vào thực tiễn xã hội và nhận thức khoa học tự nhiên. Đồng

thời, ông cũng chỉ ra những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác, kể cả

Phoiơbắc.

Phần III: Ăngghen tập trung phê phán tính chất không triệt để của triết

học Phoiơbắc, thể hiện ở quan điểm duy tâm về văn đề tôn giáo và đạo đức,

đồng thời ông cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.

Phần IV: Tác phẩm đề cập một cách khái quát và hệ thống những quan

điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,

đồng thời ông khẳng định rằng sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt

trong sự phát triển của lịch sử triết học.

Như vậy, qua kết cấu tác phẩm, Ăngghen cũng muốn chỉ ra rằng, triết

học Mác có tiền đề lý luận là triết học của Hêghen và triết học của Phoiơbắc,

trong đó chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là khâu trung gian giữa triết học của

Hêghen và triết học Mác. Do kế thừa những giá trị triết học trước đó và do

khái quát thực tiễn xã hội và luận chứng khoa học, triết học Mác là hình thức

phát triển cao của lịch sử triết học.

Trong tác phẩm này cần nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm này, Ăngghen đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vấn đề

cơ bản của triết học, từ đó đi đến xác định một cách khoa học đối tượng

Page 111: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nghiên cứu của lịch sử triết học và quy luật phát triển của triết học. Khái quát

lịch sử triết học, Ăngglien viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt

là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại".

Theo Ăngghen, vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa tinh thần

với tự nhiên cũng giống như bất cứ tôn giáo nào, có gốc rễ trong các quan

niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội, thời kỳ mà con người

không thể giải thích được bản chất của giấc mơ, nên đã có quan niệm về

quan hệ của linh hồn với thể xác. Đây chính là cơ sở nhận thức luận của vấn

đề cơ bản của triết học.

Ăngghen cũng chỉ ra hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học. Chính

việc giải quyết mặt thứ nhất – giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên cái

nào có trước, cái nào có sau, đã phân các nhà triết học thành hai phe đối lập:

chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Mặt thứ hai, đó là "tư duy của chúng ta có thể nhận thức được thế giới

hiện thực không?... vấn đề đó được gọi là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy

và tồn tại”. Khi khái quát lịch sử triết học, Ăngghen thấy rằng đa số các nhà

triết học thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới. Song

còn một số nhà triết học khác như Hium và Cantơ lại phủ nhận khả năng

nhận thức thế giới của con người. Ăngghen phê phán khuynh hướng bất khả

tri luận đó và của cả phái Cantơ mới, phái Hium mới, ông viết: "Sự bác bỏ

một cách hết sức đanh thép ý ngông triết học ấy, cũng như tất cả những triết

học khác là thực tiễn, tức thực nghiệm và công nghiệp" . Ăngghen đã đưa ra

những phát minh khoa học để bác bỏ bất khả tri luận và cho rằng khi người ta

nhận thức được "vật tự nó" và áp dụng một cách có hiệu quả thì "vật tự nó"

sẽ chuyển thành vật cho ta.

Trên cơ sở của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học, Ăngghen

xác định đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học là cuộc đấu tranh giữa chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa duy tâm diễn ra xoay quanh vấn đề cơ bản của triết học.

Page 112: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ăngghen cũng phê phán quan điểm duy tâm coi lịch sử triết học như là

lịch sử phát triển của tư tưởng độc lập và tách rời khối lịch sử phát triển kinh

tế, xã hội; là sản phẩm của tư duy thuần túy của nhà triết học. Trái lại,

Ăngghen chỉ ra rằng: "cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hoàn toàn không

phải chỉ là sức mạnh của tư duy thuần túy như họ tưởng tượng. Cái thật ra đã

thúc đẩy họ tiến lên thì chủ yếu là bước tiến mạnh mẽ, ngày càng nhanh

chóng và ngày càng mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp".

Như vậy, Ăngghen đã nhấn mạnh đến vai trò của khoa học và công nghiệp

trong sự phát triển của tư tưởng triết học. Khi khẳng định nội dung của triết

học chịu sự quyết định của quá trình phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội,

Ăngghen cũng coi triết học là một trong những phương tiện quan trọng trong

cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp trong xã hội.

2. Đánh giá triết học Hêghen

Khi cho rằng Phoiơbắc bắt đầu từ triết học của Hêghen, sau đó đoạn

tuyệt với nó, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, Ăngghen đã đánh giá

một cách khoa, học triết học Hêghen. Trước hết, Ăngghen đã chỉ ra mâu

thuẫn cơ bản của triết học Hêghen, đó chính là mâu thuẫn giữa phép biện

chứng với hệ thống triết học. phép biện chứng là hạt nhân hợp lý, là mặt tiến

bộ của triết học Hêghen, thì ngược lại, hệ thống triết học của Hêghen lại duy

tâm, siêu hình. Chính yêu cầu của hệ thống đã dẫn Hêghen đến việc thừa

nhận điểm cuối cùng trong nhận thức triết học và thực tiễn lịch sử. Ăngghen

viết: "Tuyên bố rằng toàn bộ nội dung giáo điều của hệ thống Hêghen đều là

chân lý tuyệt đối, vậy là trái với phương pháp biện chứng của ông ta, phương

pháp đã phá bỏ mọi cái có tính chất giáo điều. Như thế nghĩa là mặt cách

mạng của học thuyết Hêghen đã bị đè bẹp bởi sự trưởng thành quá khổ của

mặt bảo thủ của nó. Và điều mà đúng với nhận thức triết học thì cũng lại đúng

với cả thực tiễn lịch sử nữa”. Theo Ăngghen, đặc điểm đó của triết học

Hêghen phản ánh sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản Đức nhỏ bé, yếu hèn vế

kinh tế và chính trị không đủ sức làm cuộc cách mạng tư sản như cuộc cách

mạng tư sản Pháp (1789), mà chỉ mong muốn có những cải cách ôn hòa của

Page 113: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

giai cấp thống trị. Song, Ăngghen cũng chỉ ra đóng góp to lớn của Hêghen

trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại như sau: "Nhưng tất cả

những điều đó không ngăn trở hệ thống Hêghen bao trùm một lĩnh vực hết

sức rộng hơn lĩnh vực của bất hệ thống nào trước kia, và phát triển trong lĩnh

vực đó; một sự phong phú về tư tưởng mà ngày nay người ta vẫn còn ngạc

nhiên. Hiện tượng học về tinh thần lôgích học, triết học tự nhiên, triết học tinh

thần, triết học này lại được nghiên cứu theo các bộ mộn lịch sử riêng biệt của

nó; triết học lịch sử, triết học pháp quyền, triết học tôn giáo, lịch sử triết học,

mỹ học v.v.. – trong tất cả các lĩnh vực lịcch sử khác nhau ấy, Hêghen cố

gắng phát hiện ra và chứng minh sự tồn tại của sợi chỉ xuyên suốt, tức là của

sự phát triển và vì Hêghen không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn

là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực, ông xuất

hiện ra là một người vạch thời đại".

Chính mâu thuẫn cơ bản trên của triết học Hêghen đã nảy sinh ra

những trường phái khác nhau. Phái Hêghen già gồm Hêsen, G.Hinríchxơ,

G.Háplơ, H.Vâyxơ, L.Phíchteem v.v. là phải bảo thủ bám lấy hệ thống của

triết học Hêghen. Ngược lại phái Hêghen trẻ gồm Stơrauxơ, anh em nhà

Bauơ, v.v. lại bám lấy phương pháp biện chứng của triết học Hêghen. Cuộc

đấu tranh của hai phái này xoay quanh hai vấn đề tôn giáo và chính trị. Mặc

dù là phái cấp tiến, nhưng phái Hêghen trẻ vẫn chua thoát khỏi mâu thuẫn cố

hữu của triết học Hêghen, vì phái Hêghen trẻ đề cao vai trò của "tự ý thức",

coi "tự ý thức" có vai trò to lớn đối với hiện thực. Và theo Ăngghen: "Đông đảo

những người kiên quyết nhất trường phái Hêghen trẻ bị những tất yếu thực

tiễn của cuộc đấu tranh của họ chống lại tôn giáo hiện có, kéo trở về chủ

nghĩa duy vật Anh - Pháp". Một trong đại diện của phái Hêghen trẻ, theo

Ăngghen, đó chính là Phoiơbắc với tác phẩm Bản chất dạo đạo cơ đốc, giải

quyết được mâu thuẫn trên và phục hồi chủ nghĩa duy vật.

3. Đánh giá chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc

Ăngghen đã đánh giá cao vai trò của Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh

chống lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật.

Page 114: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ăngghen coi tác phẩm Bản chất đạo Cơ đốc "có tác dụng giải phóng và đưa

một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua", tư tưởng duy vật

của Phoiơbắc có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết học của Mác và

Ăngghen lúc bấy giờ và "là khâu trung gian" giữa triết học của Hêghen và triết

học của hai ông.

Khi chỉ ra vai trò to lớn đó của Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống lại

chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, Ăngghen cũng

khẳng định rằng Phoiơbắc chưa vượt khỏi những hạn chế lịch sử của chủ

nghĩa duy vật thế kỷ XVIII. Ăngghen đã chỉ ra ba hạn chế lớn như sau: 1) Chủ

nghĩa duy vật của thế kỷ đó chủ yếu có tính chất máy móc; 2) Chủ nghĩa duy

vật đó có đặc trưng siêu hình, có nghĩa là không biện chứng, và cuối cùng 3)

Chủ nghĩa duy vật đó không triệt để, duy tâm trong cách hiểu về các hiện

tượng xã hội.

Trong quan hệ với triết học của Hêghen, Ăngghen cho rằng, Phoiơbắc

có công lao phê phán chủ nghĩa Hêghen, song thiếu sót lớn của Phoiơbắc

trong vấn đề này là không biết kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen

là phép biện chứng. “Phoiơbắc đã đập tan hệ thống Hêghen và chỉ đơn giản

gạt nó ra một bên thôi. Song chỉ tuyên bố một triết học nào đó là sai lầm thì

chưa có nghĩa là thắng được nó”. Ăngghen cũng đòi hỏi "phải tiêu diệt hình

thức của nó bằng phê bình, nhưng cứu lấy nội dung mới mà nó đã đạt được”.

Vượt xa Phoiơbắc, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật, Mác đã phê phán

chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, nhưng kế thừa hạt nhân hợp lý của triết học

Hêghen là phép biện chứng, cải tạo nó và biến nó thành phép biện chứng duy

vật, biến chủ nghĩa duy vật thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử.

Khi chỉ ra những hạn chể của triết học Phoiơbắc, Ăngghen cũng vạch

ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó: "Đó là lỗi tại những điều kiện

thảm hại ở Đức hồi đó, những điều kiện đã khiến cho những ghế giáo sư triết

học đều do bọn chiết trung chủ nghĩa chuyển giết rệp chiếm đoạt hết, còn

Phoiơbắc, người vượt tất cả những bọn đó một trời một vực, lại buộc phải

Page 115: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nông dân hóa và rầu rĩ trong một làng nhỏ. Nếu như Phoiơbắc vẫn không tiếp

thu được quan điểm lịch sử về tự nhiên... và đã trút bỏ được tất cả cái gì là

phiến diện trong chủ nghĩa duy vật Pháp, thì đó không phải là lỗi tại ông".

Chính trong điều kiện xã hội và điều kiện sống như thế, nên chủ nghĩa duy vật

của Phoiơbắc là không biện chứng và về xã hội cũng không thoát khỏi chủ

nghĩa duy tâm cổ truyền. Ăngghen đã trích lời của Phoiơbắc như sau: "Đi lùi

lại đằng sau tôi hoàn toàn nhất trí với các nhà duy vật chủ nghĩa, nhưng khi

tiến lên phía trước, tôi không nhất trí với họ". Cho nên, Phoiơbắc là nhà duy

vật ở nửa dưới, còn nữa trên ông lại là duy tâm. Ông phê phán chủ nghĩa duy

tâm coi nó là tư biện, trừu tượng, nhưng sang địa hạt lịch sử ông xem xét con

người, xã hội cũng trừu tượng không kém. Ở phần III, Ăngghen tập trung làm

rõ quan điểm duy tâm của Phoiơbắc trong các vấn đề tôn giáo và đạo đức.

Về vấn đề tôn giáo, Ăngghen cho rằng, Phoiơbắc không đặt ra vấn đề

xóa bỏ tôn giáo, mà muốn hoàn thiện nó. Triết học cũng phải hòa vào tôn

giáo. Ông còn coi các thời đại loài người chỉ khác nhau ở sự thay đổi về

phương diện tôn giáo. Tôn giáo theo ông là ở mối quan hệ thương yêu giữa

người với người và tình yêu nam nữ là hình thức cao nhất. Từ khi có loài

người, mặc dù có những quy định của nhà nước về hôn nhân, song tình yêu

và tình bạn là không thay đổi. Như vậy, chủ nghĩa duy tâm của Phoiơbắc,

theo Ăngghen là ở chỗ ông coi mối quan hệ thuần túy giữa người với người là

tôn giáo, Ăngghen viết: “Chủ nghĩa duy tâm của Phoiơbắc là ở chỗ ông ta xét

các mối quan hệ giữa người và người, dựa trên cảm tính đối với nhau...

Không phải chỉ đơn giản đúng y như bản thân chúng là như vậy... Đối với ông

ta, điều chủ yếu không phải ở chỗ những quan hệ thuần túy giữa người với

người tồn tại, mà là ở chỗ những quan hệ ấy phải được coi là một thứ tôn

giáo mới, chân chính”. Phoiơbắc muốn xây dựng một thứ tôn giáo không cần

Thượng đế và Ăngghen coi đó cũng như "Thuật luyện kim cũng không cần

đến viên đá tạo vàng của nó". Ăngghen cũng phê phán luận điểm sai lầm của

Phoiơbắc coi các thời đại của loài người chỉ khác nhau bởi những thay đổi về

phương diện tôn giáo.

Page 116: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong vấn đề đạo đức, theo Ăngghen, Phoiơbắc hoàn toàn duy tâm khi

coi lòng mong muốn hạnh phúc là bẩm sinh của con người, do đó nó phải là

cơ sở của đạo đức. Và để thực hiện lòng mong muốn hạnh phúc đó,

Phoiơbắc đòi hỏi phải có sự tự hạn chế hợp lý bản thân mình và tình yêu giữa

người với người lại trở thành những quy tắc cơ bản của đạo đức. Bằng sự

bóc lột giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp và sự bất bình đẳng xã hội,

Ăngghen phê phán quan điểm về đạo đức của Phoiơbắc, "nó được gọt giũa

cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà

không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả, cả đối với thế giới hiện

thực" và Ăngghen cho rằng: trong thực tế mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề

nghiệp đều có đạo đức riêng của mình và đều vi phạm đạo đức ấy. Như vậy,

quan niệm về đạo đức của Phoiơbắc vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng, vì

ông hiểu con người một cách trừu tượng phi lịch sử, không thấy con người là

sản phẩm của xã hội, của lịch sử và con người là chủ thể của hoạt động. Điều

đó biểu hiện trong nhận xét rất chính xác của Ăngghen rằng, Phoiơbắc "bám

hết sức chặt lấy giới tự nhiên và con người; song đối với ông, cả tự nhiên lẫn

con người vẫn chỉ là những danh từ mà thôi. Ông không biết nói với chúng ta

một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng như về con người hiện thực".

Trên cơ sở phê phán một cách khoa học triết học của Hêghen và triết

học của Phoiơbắc, Ăngghen, đã chỉ ra cho chúng ta thực chất cuộc cách

mạng trong lịch sử triết học do Mác và Ăngghen thực hiện.

4. Thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do Mác - Ăngghen thực hiện

Trước hết, Ăngghen đã chỉ ra sự hình thành chủ nghĩa duy vật biện

chứng là kết quả của quá trình cải tạo căn bản phép biện chứng của Hêghen

và khắc phục tính phiến diện, không triệt để của chủ nghĩa duy vật nhân bản

của Phoiơbắc.

Phép biện chứng duy vật đã kế thừa tất cả yếu tố tiến bộ của các hình

thức trước đó của nó, trong đó trực tiếp là phép biện chứng của Hêghen.

Nhưng phép biện chứng của chủ nghĩa Mác hoàn toàn đối lập với phép biện

Page 117: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

chứng của Hêghen. Ăngghen viết: "Ở Hêghen, sự phát triển biện chứng biểu

hiện trong giới tự nhiên và trong lịch sử... chỉ là sự sao chép lại sự tự vận

động của ý niệm, một sự tự vận động diễn ra vĩnh viễn, không biết ở đâu,

nhưng dù sao cũng độc lập đối với mọi bộ óc đang tư duy của con người. Sự

xuyên tạc có tính chất tư tưởng hệ ấy là cái cần phải gạt bỏ. Chúng tôi lại xem

xét một lần nữa một cách duy vật rằng những ý niệm trong đầu óc của chúng

ta, coi đó là những phản ánh của sự vật hiện thực, chứ không xem xét những

sự vật hiện thực, coi đó là những phản ánh của giai đoạn này hay giai đoạn

khác của ý niệm...". Trên cơ sở đó, Ăngghen nhắc lại định nghĩa kinh điển về

phép biện chứng duy vật và chỉ ra tính thứ nhất của biện chửng khách quan

và tính thứ hai của biện chứng chủ quan - biện chứng của ý niệm chỉ là sự

phản ánh vào ý thức sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực, cho nên

quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen bằng cách "đặt đầu

lên trên hay nói đúng hơn, từ chỗ trước kia nó đứng bằng đầu, bây giờ người

ta đặt nó đứng bằng chân".

Ăngghen nhắc lại cơ sở khoa học tự nhiên dẫn đến sự cáo chung của

phép siêu hình và sự hình thành phép biện chứng duy vật. Chính việc phát

triển của khoa học từ khoa học sưu tập "về những vật chất bất biến" sang

khoa học hệ thống hóa, khoa học về quá trình dẫn đến làm sụp đổ phương

pháp tư duy siêu hình và khẳng định phương pháp tư duy biện chứng,

Ăngghen cũng đánh giá một lần nữa ba phát minh vĩ đại của thời đó là phát

minh ra tế bào, phát minh ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và

thuyết tiến hóa của Đácuyn. Ông cho rằng, nhờ ba phát minh vĩ đại đó khoa

học tự nhiên "có thể chứng minh những nét lớn của mối liên hệ giữa các quá

trình của tự nhiên không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà cả mối liên

hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy nói chung và có thể trình bày một bức tranh

bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên".

Về sự hình thành các quan điểm duy vật lịch sử cũng tương tự,

Ăngghen coi "cái đã đúng với giới tự nhiên mà do đó chúng ta coi là một quá

trình phát triển lịch sử, thì cũng đúng với tất cả các bộ môn của lịch sử xã hội

Page 118: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

và cũng đúng, với toàn bộ các khoa học nghiên cứu những cái thuộc về con

người (và thuộc về thần thánh)". Theo Ăngghen, phải loại bỏ những mối liên

hệ nhân tạo, và phải tìm ra những mối liên hệ hiện thực, nhất là phải phát

hiện ra các quy luật chung chi phối sự phát triển của lịch sử. Đấy chính là

nhiệm vụ của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Ăngghen phân biệt sự khác nhau giữa quy luật lịch sử - đối tượng

nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử với các quy luật tự nhiên - đối

tượng nhận thức của các khoa học tự nhiên. Trong giới tự nhiên, các quy luật

diễn ra tự động, bên ngoài ý thức của con người trái lại các quy luật xã hội

diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Nhưng cũng giống với

các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội cũng bị chi phối bởi vô số những ngẫu

nhiên. Thông qua vô số ngẫu nhiên đó, chúng ta phát hiện ra quy luật nội tại

bị che giấu.

Ăngghen cũng chỉ ra đặc trưng của các quy luật xã hội. Ông cho rằng:

"Con người làm ra lịch sử của mình... bằng cách là mỗi người theo đuổi

những mục đích riêng, mong muốn một cách có ý thức, và chính kết quả

chung của vô số những ý muốn tác động theo nhiều hướng khác nhau đó và

của những ảnh hưởng muôn vẻ của những ý muốn đó vào thế giới bên ngoài

đã tạo nên lịch sử".

Tiếp theo, Ăngghen xem xét đến một vấn đề rất quan trọng của chủ

nghĩa duy vật lịch sử, đó là vấn đề động lực của lịch sử. Theo Ăngghen, chủ

nghĩa duy vật cũ không bao giờ đặt vấn đề đó ra cả và vì vậy quan điểm của

họ về lịch sử, "về bản chất, là quan điểm thực dụng chủ nghĩa; nó đánh giá

mọi cái theo động cơ của hành động". Ăngghen đã phê phán quan điểm trên

và cho rằng: "Chủ nghĩa duy vật cũ không trung thành với bản thân mình, vì

nó coi những động lực lý tưởng tác động trong lĩnh vực lịch sử là những

nguyên nhân cuối cùng, chứ không nghiên cứu xem cái gì ẩn sau những động

lực đó và những động lực của những động lực đó là những gì".

Page 119: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Hêghen cũng có công lao đặt ra vấn đề này, song, theo Ăngghen -

Hêghen lại không tìm động lực đó ở trong bản thân lịch sử mà lại "du nhập

những động lực đó từ ngoài, từ hệ tư tưởng triết học, vào trong lịch sử".

Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ, và chủ nghĩa duy tâm

của Hêghen, Ăngghen cho rằng để xác định động lực thực tế cuối cùng của

lịch sử thì không thể nghiên cứu những động cơ của các cá nhân, mà phải

nghiên cứu "những động cơ của những người đã lay chuyển những quần

chúng đông đảo, những dân tộc trọn vẹn; rồi đến những giai cấp trọn vẹn

trong mỗi một dân tộc; những động cơ đã đẩy họ... đến chỗ tiến hành những

hành động lâu dài đưa đến những biến đổi lịch sử vĩ đại", Và Ăngghen đã chỉ

ra rằng, động lực của toàn bộ lịch sử hiện đại chính là cuộc đấu tranh giữa ba

giai cấp lớn và những xung đột về quyền lợi của họ - giai cấp địa chủ quý tộc,

giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Để tìm ra động lực của động lực, Ăngghen đi sâu vào xem xét nguồn

gốc của giai cấp và đấu tranh giai cấp, ông chỉ ra rằng, nguồn gốc của giai

cấp và kết cấu giai cấp xã hội là do nguyên nhân thuần túy kinh tế quy định và

cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản,

cũng như cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, thì trước

hết, vấn đề là ở những lợi ích kinh tế. Chính mâu thuẫn trong kinh tế phản

ánh qua mâu thuẫn giữa các giai cấp, Ăngghen viết: "Những lực lượng sản

xuất, do giai cấp tư sản đại biểu, nổi dậy chống lại chế độ sản xuất do bọn

chiếm hữu ruộng đất phong kiến và bọn trùm phường hội đại biểu, ngày nay

đại công nghiệp cũng lại đã đi đến chỗ xung đột với chế độ sản xuất tư sản là

chế độ đã thay thế chế độ sản xuất phong kiến" . Mâu thuẫn đó tất yếu sẽ dẫn

đến phải phá gông xiềng cho lực lượng sản xuất bằng cách thay đổi phương

thức sản xuất.

Từ những phân tích trên, Ăngghen đi đến kết luận: “Tất cả các cuộc

đấu tranh chính trị đều là đấu tranh giai cấp, và tất cả các cuộc đấu tranh giải

phóng giai cấp, dù hình thức chính trị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa - vì

Page 120: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng đều là đấu tranh chính trị - xét đến

cùng, đều xoay quanh vấn đề giải phóng về kinh tế”.

Với phương pháp như trên, Ăngghen tiếp tục xem xét mối quan hệ với

cơ sở kinh tế của một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước và

pháp luật, chính trị và hệ tư tưởng chính trị, triết học và tôn giáo. Khi xem xét

mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội công dân, Ăngghen khẳng định nhà

nước là yếu tố tùy thuộc, "còn xã hội công dân, tức là lĩnh vực của những

quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định".

Nếu như nhà nước và công pháp là do các quan hệ kinh tế quyết định

thì tư pháp cũng thế, vì tư pháp, theo Ăngghen, về thực chất, chỉ xác nhận

những quan hệ kinh tế hiện có và "những quy tắc của pháp luật tư bản chỉ là

sự biểu hiện - dưới một hình thức pháp lý - của những điều kiện sinh hoạt

kinh tế của xã hội".

Về vấn đề chính trị và hệ tư tưởng chính trị cũng vậy, nhưng dường

như trong thực tế ý thức về mối liên hệ giữa chính trị và hệ chính trị với cơ sở

kinh tế bị mờ dần đi và thậm chí có thể hoàn toàn biến mất. Còn những hệ tư

tưởng cao hơn, xa hơn cơ sở kinh tế như triết học và tôn giáo, thì do những

khâu trung gian mà mối liên hệ đó bị lãng quên. Song dù sao, theo Ăngghen,

"mối quan hệ đó vẫn tồn tại" và những tư tưởng triết học từ thế kỷ XV trở đi

qua triết học Pháp, triết học Anh và đến triết học của Hêghen đều phản ánh

sự phát triển của giai cấp tư sản.

Về tôn giáo, Ăngghen cho rằng tôn giáo là hình thái ý thức xã hội xa đời

sống vật chất hơn cả và hình như nó xa lạ với đời sống vật chất. Nhưng thực

ra xét đến cùng, tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội khác đều gắn

liền với những điều kiện sinh hoạt vật chất của con người. Để làm rõ luận

điểm ấy, Ăngghen chỉ ra sự phát triển của tôn giáo có nguồn gốc ban đầu

nguyên thủy của nó "từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của

con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài xung

quanh họ”. Khi xem xét tôn giáo phát triển từ tôn giáo dân tộc thành tôn giáo

thế giới, đạo Cơ đốc phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong

Page 121: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

kiến, sự ra đời của giai cấp tư sản gắn liền với cải cách tôn giáo, đạo Tin lành

ra đời đối lập với đạo Thiên chúa phong kiến, Ăngghen đi đến kết luận: "Tôn

giáo, một khi đã hình thành, luôn luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống,

cũng như trong tất cả các lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng

bảo thủ lớn. Song những sự biến đổi xảy ra trong chất liệu đó, đều nảy sinh ra

từ những quan hệ giai cấp, do đó từ những quan hệ kinh tế giữa những người

gây ra những sự biến đổi ấy".

Cuối cùng, Ăngghen khái quát lại và đưa ra một nguyên tắc phương

pháp luận cơ bản định hướng cho việc nghiên cứu giới tự nhiên và lịch sử:

"Bằng chứng phải được rút ra từ bản thân lịch sử... Bây giờ thì bất cứ ở đâu,

vấn đề không còn là tưởng tượng ra những mối liên hệ từ trong đầu óc, mà là

phát hiện ra chúng từ những sự thực".

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức

là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác. Ở đây,

Ăngghen trình bày một cách có hệ thống những cơ sở của chủ nghĩa duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử. Ông đánh giá có phê phán nguồn gốc triết học

của chủ nghĩa cộng sản khoa học, đặc biệt là phương pháp biện chứng của

Hêghen và chủ nghĩa duy vật trong triết học của Phoiơbắc. Ông chứng minh

rằng, với khoa triết học mácxít, cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen

cũng như chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc đều sẽ được khắc phục

và bị xóa bỏ.

Với tác phẩm này, Ăngghen đã góp phần cống hiến vô giá vào việc đưa

chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân quốc tế. Tác phẩm đã

góp phần quyết định vào việc trang bị cho giai cấp công nhân ý thức rằng giai

cấp công nhân, thế giới quan khoa học và đảng cách mạng của giai cấp là

một thể thống nhất không thể tách rời. Tác phẩm là cơ sở lý luận tuyệt vời

cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại triết học tư sản.

Page 122: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

C. TÁC PHẨM CỦA V.I.LÊNIN

CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của

Lênin được viết trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng mười năm

1908 và được in thành sách vào tháng năm năm 1909.

Lênin đã viết tác phẩm này trong hoàn cảnh nước Nga sau thất bại của

cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1905 - 1907; chínhphủ chuyên chế Nga

hoàng thiết lập chế độ khủng bố tàn bạo của cảnh sát. Cuối thế kỷ XIX đầu

thế kỷ XX khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học đã có những biến đổi sâu

sắc, do đó nhiều khái niệm cũ của khoa học tự nhiên bị bác bỏ, đồng thời các

quan điểm máy móc siêu hình về hình thức cơ bản của vật chất và vận động

cũng bị bác bỏ. Nhiều nhà khoa học tự nhiên đã "trượt” từ chủ nghĩa duy vật

máy móc, siêu hình đến chủ nghĩa tương đối, hoài nghi, rồi đến chủ nghĩa duy

tâm.

Về tình hình tư tưởng, như Lênin đã nhận xét: có tình trạng thoái chí,

mất tinh thần, phân liệt, xuất hiện xu hướng ngả về triết học duy tâm, phục hồi

tư tưởng thần bí tôn giáo, "tìm thần" và "tạo thần" trong giới trí thức, kể cả

một sổ đảng viên Bônsêvích.

Chủ nghía duy tâm, tiêu biểu là của Makhơ và Avênariút đã lợi dụng

những thành tựu mới của khoa học tự nhiên để chống lại chủ nghĩa duy vât

biện chứng làm sống lại chủ nghĩa duy tâm của Béccli và Hium.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Tính đến lần xuất bản thứ nhất (5-1909), ngoài phần Lời tựa, phần

Thay lời mở đầu và phần Kết luận, tác phẩm gồm 6 chương với 39 mục (tiết).

Trong Lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất, Lênin đã chỉ rõ, vào năm

đó nhiều người giả danh học giả, đã viết nhiều tác phẩm, thực chất là tấn

công vào chủ nghĩa Mác trước hết là vào chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đó là

Page 123: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tập luận văn nhan đề Khái niệm về triết học mácxít của bảy tác giả; Chủ nghĩa

duy vật và thuyết thực tại phê phán của Iuskêvích; Phép biện chứng dưới ánh

sáng của nhận thức luận hiện đại của Bécman; Những cơ cấu triết học của

chủ nghĩa Mác của Valentinốp.

Từ đó, Lênin đặt cho mình nhiệm vụ: "Tìm xem những kẻ đã đưa ra,

dưới chiêu bài chủ nghĩa Mác, những cái vô cùng hỗn độn, hồ đồ và phản

động, đã lầm đường lạc lối ở chỗ nào".

Trong phần Thay lời mở đầu với tiêu đề Vào năm 1908, một số người

"mácxít" và vào năm 1710, một số nhà duy tâm đã bác bỏ chủ nghĩa duy vật

như thế nào, Lênin đã nêu lên tình hình năm 1908 những nhà triết học ở Nga

theo phái Makhơ đã ra sức bác bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhưng họ

lại giả bộ làm như đứng trên quan điểm thực chứng luận "tối tân" và "hiện

đại", trên quan điểm khoa học tự nhiên, v.v..

Lênin đã vạch rõ tính chất sai lầm của những luận cứ mà phái Makhơ

đưa ra để chống chủ nghĩa duy vật. Phái này cho rằng, những nhà duy vật

thừa nhận vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức con người, như vậy, họ đã

rơi vào chủ nghĩa thần bì, vì họ đã thừa nhận có một cái gì đó ở bên kia, ở

ngoài giới hạn của nhận thức. Phái này còn cho rằng khi những người duy vật

giải thích vật chất tác động lên cơ quan cảm giác thì gây nên cảm giác thì như

vậy là đã lấy cái hư vô, cái "chưa biết được” làm cơ sở. Lênin chỉ rõ những

luận cứ mà phái Makhơ nêu ra để chống lại chủ nghĩa duy vật biện chứng

hoàn toàn không có gì mới mà đó chỉ là sự vay mượn của Béccli đã trình bày

trong tác phẩm Bàn về những nguyền lý về nhận thức của con người, xuất

bản năm 1710, mà nội dung chủ yếu là nhằm chứng minh vật chất là chỉ tổng

hợp của cảm giác.

Chương 1: Lênin phê phán và bác bỏ quan niệm của phái Makhơ cho

rằng, cảm giác (hay "yếu tố" nói theo thuật ngữ của phái Makhơ) là cái có

trước vật chất. Đồng thời, Lênin chỉ rõ toàn bộ lịch sử khoa học tự nhiên đều

chứng thực tính chính xác của nguyên lý của chủ nghĩa duy vật: vật chất là

cái có trước, ý thức và cảm giác là cái có sau.

Page 124: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Trong chương này, Lênin đã phát triển thêm một bước tư tưởng của

Ăngghen về vật chất hữu cơ phát sinh từ vật chất vô cơ.

Chương II: Lênin phê phán thuyết "bất khả tri" của Cantơ. Theo Cantơ,

con người chỉ nhận thức được hiện tượng mà không thể biết về "vật tự nó".

Quan niệm của Cantơ đối lập với học thuyết của Mác về tính có thể nhận

thức thế giới, về chân lý khách quan, về thực tiễn được coi là tiêu chuẩn của

chân lý.

Lênin phê phán phái Makhơ lấy cớ bác bỏ thuyết "bất khả tri” tức thuyết

không thể biết, để phủ nhận sự tồn tại của "vật tự nó", phủ nhận thế giới hiện

thực, và để khẳng định chỉ có cảm giác mới tồn tại trực tiếp, và thế giới bên

ngoài là một hỗn hợp của những cảm giác. Đồng thời Lênin nêu ra 3 kết luận

cơ bản của nhận thức hiện mácxít.

Cũng trong chương này, Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất của chủ

nghĩa duy vật biện chứng.

Chương III: Lênin phê phán phái Makhơ xuất phát từ tiền đề duy tâm

chủ quan coi vật chất chẳng qua chỉ là sự liên hệ nhất định giữa các "yếu tố"

(cảm giác), từ đó phát sinh các tiền đề khác: tính tất yếu, tính nhân quả, tính

quy luật... Tất cả được gọi là những phạm trù chủ quan do ý thức, lý tính,

lôgích mà ra, không phải do thế giới bên ngoài; còn không gian và thời gian

cũng chỉ là những hệ thống sắp đặt có trật tự của hàng loạt cảm giác.

Chủ nghĩa duy vật do thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật, của

tự nhiên, nên có những nguyên lý về tính khách quan của mối quan hệ nhân

quả, của các quy luật của thế giới vật chất, về không gian và thời gian là

những hình thức khách quan của vật chất.

Chương IV: Lênin nghiên cứu chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán qua sự

phát triển lịch sử và những mối liên hệ của nó với những khuynh hướng triết

học khác.

Lênin phê phán các biến dạng của chủ nghĩa Makhơ như: thuyết kinh

nghiệm ký hiệu, thuyết kinh nghiệm nhất nguyên, thuyết nội tại v.v..

Page 125: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Lênin khẳng định quan điểm của chủ nghĩa duy vật về thế giới vật chất

tồn tại từ lâu trước khi có con người và tồn tại một cách độc lập với ý thức

con người; ý thức là đặc tính của vật chất có tổ chức cao - bộ óc người, là cơ

năng của bộ óc người.

Chương V: Lênin nói về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên; phê

phán chủ nghĩa duy tâm vật lý; vạch ra nguyên nhân của cuộc "khủng hoảng

vật lý", và vạch ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này.

Lênin khái quát những phát hiện mới trong vật lý học; phê phán chủ

nghĩa Makhơ đã lợi dụng những thành tựu đó để chổng lại chủ nghĩa duy vật;

làm giàu thêm lý luận nhận thức mácxít về chân lý khách quan, về tính tuyệt

đối và tính tương đối của chân lý; quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.

Chương VI: Lênin đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Makhơ trên lĩnh

vực xã hội; phát triển và làm giàu thêm quan điểm của Mác và Ăngghen về

chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Cũng trong chương này, Lênin nêu lên tính đảng trong triết hoc và phê

phán các triết gia tư sản muốn đứng “lên trên” các đảng phái triết học.

Phần kết luận

Lênin đã phê phán tính chất sai lầm phản tiến bộ của chủ nghĩa Makhơ;

vạch ra mối liên hệ của chủ nghĩa Makhơ với chủ nghĩa duy tâm "vật lý" trong

khoa học tự nhiên.

Khi nghiên cứu tác phẩm này, cần tập trung vào một số nội dung chủ

yếu sau:

1. V.I.Lênin giải quyết vấn đề cơ bản của triết bọc trên lập trường duy vật mácxít

Chủ nghĩa Makhơ (hay chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán) xuất hiện vào

những năm 70 của thế kỷ XIX ở Đức và Áo. Sự ra đời và phát triển của nó

nhằm chống lại chủ nghĩa Mác. Đó là lý luận triết học duy tâm chủ quan, mà

đại biểu là Avênariút (Đức) và Enxtơ Makhơ (Áo).

Page 126: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa Mác xuất hiện vào những năm 40 của

thế kỷ XIX. Ngay sau khi ra đời, nó đã được giai cấp vô sản tiếp nhận như là

thế giới quan khoa học của mình. Phép biện chứng duy vật là linh hồn sống

của chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác không những là lý luận duy vật khoa học

của sự tiến bộ xã hội, mà còn là lý luận khoa học dựa trên sự khái quát những

thành tựu của khoa học tự nhiên.

Để chống lại chủ nghĩa Mác, triết học duy tâm chủ quan của Makhơ và

Avênariút lấy chủ nghĩa Cantơ làm vũ khí nhưng đã tước bỏ "làm sạch"

những yếu tố duy vật trong triết học của Cantơ là thừa nhận "vật tự nó", để đi

đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa "bất khả tri" của Béccli và

Hium.

Chống lại thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật, bọn Makhơ

lảng tránh vấn đề cơ bản của triết học, lảng tránh sự phân chia các nhà triết

học thành hai phái đối lập nhau - chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Nhưng họ lại luôn luôn tìm cách che giấu chủ nghĩa duy tâm chủ quan của

mình. Nếu Béccli gọi các sự vật là tổng hợp của các cảm giác thì bọn Makhơ

đưa ra học thuyết về "các yếu tố của thế giới", gọi sự vật là "tổ hợp của các

yếu tố”. Nhưng cái gọi là "yếu tố" thực chất cũng là kinh nghiệm, là cảm giác

mà thôi.

Theo Makhơ, nhận thức của con người không xuất phát từ sự tồn tại

khách quan của các sự vật, mà xuất phát từ cái gọi là "tài liệu trực tiếp", nghĩa

là từ những cảm giác về âm thanh, mầu sắc, mùi vị v.v.. Nhưng Makhơ không

gọi những cái đó là cảm giác, mà lại gọi là "những yếu tố của kinh nghiệm

chúng ta". "Những yếu tố" theo Makhơ là những viên gạch đầu tiên làm cơ sở

cho toàn bộ thế giới tâm lý và vật lý. Và theo Makhơ, cái thuật ngữ mới này

đã khắc phục được sự tranh cãi lâu nay giữa các nhà duy vật và các nhà duy

tâm, vì theo Makhơ, các "yếu tố" không phải là vật chất, cũng không phải là

tinh thần; không phải là vật lý, cũng không phải là tâm lý, mà là "cái trung

gian". Những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga đã nắm lấy học thuyết "yếu

Page 127: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tố" để hết lời ca ngợi nó. Họ coi đó là "phát minh vĩ đại”, là cơ sở để thống

nhất chủ nghĩa Makhơ với chủ nghĩa Mác.

Lênin đã phê phán chủ nghĩa Makhơ muốn xóa nhòa tính đảng trong

triết học Mác, muốn đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,

nhưng thực chất thì họ là những người duy tâm chủ quan. Họ chỉ nhắc lại

những quan điểm cũ của Béccli. Cái gọi là thuật ngữ mới chẳng qua chỉ là lợi

dụng những thành tựu mới của khoa học để che đậy chủ nghĩa duy tâm.

Lênin đã coi lý thuyết về "yếu tố trung gian" là sai lầm chủ yếu của chủ nghĩa

Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ.

Lênin viết: "Thật là trẻ con nếu nghĩ rằng bịa ra một từ mới, là có thể

tránh được những trào lưu triết học cơ bản,... triết học của các ngài chỉ là chủ

nghĩa duy tâm để uổng công che đậy sự trần trụi của chủ nghĩa duy ngã của

mình bằng một thuật ngữ "khách quan" hơn. Hoặc giả "yếu tố" không phải là

cảm giác, và như vậy từ "mới" của các ngài tuyệt đối không có một chút ý

nghĩa gì cả, và các ngài, chỉ làm ồn lên vô ích mà thôi".

Cũng như Makhơ, Avênariút đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

trên lập trường duy tâm chủ quan. Ông ta nói rằng, không có chủ thể thì

không có khách thể; không có cái gì lại không tồn tại cùng với sự suy nghĩ,

cùng với ý thức cả. Ông ta đã coi thường một sự thật là giới tự nhiên đã có

trước con người, tồn tại khách quan ngoài ý thức của con người.

Những người theo chủ nghĩa Makhơ muốn che đậy chủ nghĩa duy tâm

của mình bằng cách coi là những người theo "chủ nghĩa thực tại ngây thơ".

Nhưng Lênin đã vạch rõ: "Thuyết thực tại ngây thơ" của bất cứ một người

lành mạnh nào, không qua nhà thương điên hay không qua trường học của

những nhà triết học duy tâm, là ở chỗ thừa nhận sự tồn tại của vật; của hoàn

cảnh, của thế giới không phụ thuộc vào cảm giác của chúng ta, vào ý thức

của chúng ta, vào cái Tôi của chúng ta và vào con người nói chung".

Xuất phát từ quan niệm sự vật là phức hợp của những thuộc tính (chất

lượng) đã được gắn liền với cảm giác và được gọi là "các yếu tố", Makhơ đã

đặt cho khoa học nhiệm vụ cơ bản không phải là nghiên cứu hiện thực khách

Page 128: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

quan, mà là nghiên cứu "phức hợp các yếu tố", nghĩa là nghiên cứu phức hợp

cảm giác, vì cái vật lý và cái tâm lý đã hòa lẫn vào nhau trong cái gọi là "các

yếu tố", và do đó, nếu đi tìm cải hiện thực ở bên ngoài kinh nghiệm, bên ngoài

phức hợp cảm giác là siêu hình. Makhơ viết về nhiệm vụ của khoa học như

sau:

Nhiệm vụ của khoa học chỉ có thể là: "1. Nghiên cứu những quy luật về

mối liên hệ giữa các biểu tượng (tâm lý học); 2. Tìm ra những quy luật về mối

liên hệ giữa các cảm giác (vật lý học); 3. Giải thích những quy luật về mối liên

hệ giữa cảm giác và biểu tượng (tâm lý vật lý học)".

Phủ nhận thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác, Makhơ coi nhiệm

vụ của khoa học chỉ là nghiên cứu, mô tả những tri thức có tính chất kinh

nghiệm - đó là thực chất của chủ nghĩa thực chứng Makhơ; và điều đó thể

hiện tính đảng duy tâm của triết học Makhơ.

Lênin chỉ rõ, triết học bao giờ cũng mang tính đảng và tính đảng đó thể

hiện ở chỗ triết học phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào, cho chính trị của giai

cấp nào và thuộc về trường phái triết học nào - duy vật hay duy tâm; hết thảy

những người theo phái Makhơ đã có tham vọng "muốn "vượt lên trên" chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, muốn khắc phục sự đối lập "cũ kỹ" ấy,

nhưng kỳ thật, thì cả đám người đó cứ mỗi lúc một sa vào chủ nghĩa duy tâm

và kiên quyết tiến hành đến cùng một cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy

vật".

Lênin cho rằng, triết học hiện đại cũng như triết học hai nghìn năm

trước đây đều có tính đảng. Chủ nghĩa Mác đòi hỏi một nguyên tác tính đảng

công khai, rõ ràng và triệt để của triết học. Lênin viết: "Về mặt triết học, Mác

và Ăngghen, thủy chung là những người có tính đảng".

Vạch trần sự thỏa hiệp, đầu hàng của những người theo phái Makhơ ở

Nga, Lênin viết: "Điều bất hạnh của những người theo phái Makhơ ở Nga là

muốn điều hòa” học thuyết Makhơ với chủ nghĩa Mác... Các mưu toan đó loại

của họ để phát triển và bổ sung chủ nghĩa Mác đều dựa trên những phương

pháp cực kỳ ngây thơ". Lênin còn chỉ rõ, dù những người theo chủ nghĩa

Page 129: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Makhơ dùng những lời lẽ có vẻ khoa học, viện dẫn ra cả "nhận thức luận hiện

đại", "triết học tối tân", "triết học của khoa học tự nhiên hiện đại", "triết học của

khoa học tự nhiên thế kỷ XX", v.v. thì họ vẫn không che giấu được thực chất

của mình là những kẻ bảo vệ chủ nghĩa tín ngưỡng. Lênin viết: "Dựa vào tất

cả những học thuyết dường như là tối tân đó, những kẻ phá hoại chủ nghĩa

duy vật biện chứng ở nước ta đã không chút ngại ngùng đi đến chỗ thừa

nhận ngay thuyết tín ngưỡng... nhưng khi cần phải tỏ rõ thái độ của họ đối với

Mác và Ăngghen thì họ lại mất hết cả dũng khí, mất hết cả sự tôn trọng đối

với niềm tin của bản thân họ. Trên thực tế, như thế là hoàn toàn rời bỏ chủ

nghĩa duy vật biện chứng, tức chủ nghĩa Mác".

2. Lênin phê phán nhận thức luận của chủ nghĩa Makhơ và phát triển nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

a) Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức khoa học – vấn đề chân lý

Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,

Lênin đã bảo vệ và phát triển lý luận nhận thức mácxít. Lênin coi lý luận nhận

thức là một vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật

mácxít và chủ nghĩa duy tâm.

Lênin nhận xét rằng, điều kiện lịch sử của thời đại Mác và Ăngghen đòi

hỏi các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác phải phát triển chủ nghĩa duy vật triết học

lên đỉnh cao, nghĩa là phải mở rộng chủ nghĩa duy vật triết học vào lĩnh vực

phát triển xã hội. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng những thành

tựu của vật lý học và khoa học tự nhiên để mở rộng những thành tựu đó vào

lĩnh vực các vấn đề lý luận nhận thức. Họ ra sức chứng minh rằng, thế giới là

không thể nhận thức được, sự nhận thức của con người là hết sức hạn chế,

nhằm mục đích hạ thấp vai trò của khoa học, mở đường cho tín ngưỡng. Bọn

theo chủ nghĩa Makhơ "đã đặc biệt chú trọng làm giả mạo nhận thức luận một

cách tinh vi, bằng cách bắt chước chủ nghĩa duy vật, bằng cách dùng thuật

ngữ... tựa hồ như là duy vật để che đậy chủ nghĩa duy tâm", đã giải thích một

cách duy tâm các thành tựu vật lý học; các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại

Page 130: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

và tư duy về tính có thể nhận thức được của thế giới; tính biện chứng của

quá trình nhận thức, nhằm chống lại chủ nghĩa duy vật. Tất cả những điều đó

làm cho vấn đề lý luận nhận thức trở thành vấn đề nóng bỏng trong cuộc đấu

tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Trong khi phê phán những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga, Lênin

đã phát triển những luận điểm cơ bản về lý luận nhận thức của chủ nghỉa duy

vật biện chứng như: nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan; các hình

thức phản ánh; tính khách quan và tính tương đối của chân lý; vai trò của

thực tiễn như là cơ sở của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý.

Lênin đã đưa ra 3 kết luận cơ bản của nhận thức luận mácxít:

1. Sự vật tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức của chúng

ta.

2. Giữa hiện tượng và "vật tự nó" không có một sự khác biệt có tính

nguyên tắc nào cả.

3. Sự nhận thức hiện thực phát triển từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ

nhận thức chưa đầy đủ, chưa chính xác đến nhận thức đầy đủ và chính xác

hơn.

Về vấn đề chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối,

Lênin chỉ rõ, chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan, không phụ

thuộc vào ý thức con người, chân lý là khách quan. Đồng thời, chân lý là quá

trình lịch sử vận động từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Bởi vì

nhận thức của con người ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử phụ thuộc vào

trình độ phát triển của thực tiễn xã hội. Sự phát triển của thực tiễn sẽ mở

rộng, làm sâu sắc và chính xác những quan niệm của con người về thế giới.

Vì vậy, chân lý do khoa học phát hiện ở những giai đoạn nhất định là không

thể đầy đủ. Đó là những chân lý tương đối. Chân lý là tương đối còn vì nó

luôn luôn là cụ thể, luôn luôn được bổ sung bằng những nội dung lịch sử xác

định, đúng đắn trong những điều kiện xác định. Kết quả là sự biến đổi của

những điều kiện lịch sử sẽ dẫn tới sự biến đổi chân lý, và cái gì là chân lý

Page 131: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

trong những điều kiện lịch sử này sẽ có thể không là chân lý trong những điều

kiện khác.

Lênin nói, triết học Mác thừa nhận mỗi chân lý tương đồi là một giai

đoạn trong sự nhận thức chân lý tuyệt đối. Mỗi phát minh của khoa học chứa

đựng những yếu tố chân lý tuyệt đối. Tổng số chân lý tương đối tạo thành

chân lý tuyệt đối. Sự vận động của nhận thức con người luôn luôn đi từ chân

lý tương đối đến chân lý tuyệt đối.

Lênin đã phê phán những quan điểm duy tâm chủ quan của chủ nghĩa

thực dụng về tiêu chuẩn của chân lý và chỉ rõ: tiêu chuẩn khách quan của

chân lý là thực tiễn của con người mà nội dung của nó không phụ thuộc vào

con người.

b) Lênin phê phán "thuyết tượng trưng". Vai trò của thực tiễn trong nhận thức

"Thuyết tượng trưng" mà đại biểu là Hemhôntxơ chỉ là một hình thức

biến dạng của thuyết "bất khả tri", thuyết này coi cảm giác và biểu tượng của

con người không phải là sự phản ánh các sự vật khách quan, mà chỉ là

những ký hiệu, là những tượng trưng, tượng hình mà thôi.

Lênin chỉ ra rằng, nếu xem cảm giác không phải là hình ảnh của sự vật,

mà chỉ là ký hiệu, hay là tượng trưng không có gì giống với sự vật thì có

nghĩa là nghi ngờ sự tồn tại của sự vật, bởi vì cái tượng trưng chỉ là cái có thể

biểu thị những đối tượng hư cấu.

Lênin cũng phê phán Plêkhanốp đã từ bỏ lý luận phản ánh để đi theo

thuyết "bất khả tri" của Hemhôntxơ. Vì Plêkhanốp đã khẳng định rằng, cảm

giác của chúng ta chỉ là những tượng hình, và những tượng hình này không

giống với những sự kiện thực mà chúng thông tin cho chúng ta.

Lênin chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm “hình ảnh” và "tượng

trưng": Tất nhiên hình ảnh không hoàn toàn phù hợp với sự vật, nhưng hình

ảnh (sự phản ánh) là hiện thực khách quan của sự vật mà nó phản ánh; còn

tượng trưng thì không thể như vậy. Cảm giác của chúng ta, theo Lênin, không

Page 132: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

phải là những "ký hiệu" có điều kiện, mà là sự chụp lại sự vật tồn tại một cách

khách quan.

Phát triển luận điểm của Mác về con người cần phải chứng minh tính

chân lý ở trong thực tiễn, nghĩa là phải chứng minh tính hiện thực, sức mạnh

của tư duy của mình, Lênin đã nhận xét rằng: "Quan điểm về đời sống, về

thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức".

Lênin nhấn mạnh, bản thân thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý cũng

vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Lênin viết: "Dĩ nhiên không nên

quên rằng tiêu chuẩn thực tiễn, xét về thực chất, không bao giờ có thể xác

nhận hoặc bác bỏ một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người,

dù biểu tượng ấy là thế nào chăng nữa. Tiêu chuẩn đó cũng khá "không xác

định" để không cho phép các hiểu biết của con người trở thành một cái "tuyệt

đối"; đồng thời nó cũng khá xác định để có thể tiến hành đấu tranh quyết liệt

chống tất cả các thứ chủ nghĩa duy tâm và bất khả tri".

Phân tích một cách sâu sắc học thuyết của Mác về vấn đề vai trò của

thực tiễn là cơ sở của quá trình nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý, Lênin đã

coi lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng là một thành tựu vĩ

đại của loài người. Lênin viết: "... đi theo con đường mà lý luận của Mác vạch

ra thì chúng ta ngày càng đi gần chân lý khách quan (tuy không bao giờ có

thể nắm hết được); nếu đi theo bất cứ con đường nào khác, chúng ta chỉ có

thể đi đến sự lẫn lộn và dối trá".

c) Sự phân tích của Lênin về "cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên" và phát triển lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những phát minh mới trong lĩnh vực vật

lý học đã mở đầu "cuộc cách mạng mới trong khoa học tự nhiên", đòi hỏi phải

thay đổi những kết luận cũ của vật lý về kết cấu của vật chất, và đòi hỏi phải

thay đổi bức tranh cũ của cơ học về thế giới bằng bức tranh mới của điện từ

học. Một số nhà vật lý đã rút ra những kết luận duy tâm và bất khả tri do họ

không hiểu biết về lý luận nhận thức duy vật. Lênin viết: "Vật lý học mới sở dĩ

Page 133: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

đi trệch sang phía chủ nghĩa duy tâm, chủ yếu là vì các nhà vật lý học không

hiểu được phép biện chứng".

Từ những phát hiện của vật lý học trong thời kỳ đó (nguyên tử có cấu

tạo phức tạp, có thể phân chia được, có thể phá hủy và chuyển hóa. Nguyên

tử được cấu tạo bởi những phần vật chất rất nhỏ, vận động nhanh - điện tử

và các hạt khác), các nhà duy tâm đã rút ra kết luận sai lầm về vật chất "biến

mất". Kết quả là sự nghi ngờ của những nhà vật lý học đã dẫn đến cuộc

khủng hoảng. Lênin nhận xét: "Thực chất của cuộc khủng hoảng của vật lý

học hiện đại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ

bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế

chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri, "Vật chất

đã tiêu tan", - người ta có thể dùng câu nói đó để diễn đạt cái khó khăn cơ

bản và điển hình đối với nhiều vấn đề riêng biệt, khó khăn đã gây ra cuộc

khủng hoảng ấy".

Lênin đã chỉ ra sự tồn tại đồng thời của hai khuynh hướng vừa bài trừ,

vừa liên hệ với nhau trong khoa học - khuynh hướng phản tiến bộ và khuynh

hướng tiến bộ. Khuynh hướng tiến bộ thể hiện ở sự thay đổi căn bản và

nhanh chóng của những khái niệm trong khoa học tự nhiên. Khuynh hướng

này là do sự tiến bộ của khoa học tạo nên, thực tế mới đòi hỏi phải biến đổi

những lý thuyết vật lý cũ, phải áp dụng những sự giải thích mới có tính chất

duy vật biện chứng đối với các hiện tượng, phải thay chủ nghĩa duy vật siêu

hình bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng nhiều nhà vật lý học đã

không biết xem xét những phát minh mới theo quan điểm duy vật biện chứng,

mà theo quan điểm siêu hình, do đó không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa duy

tâm. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới khuynh hướng phản tiến bộ trong khoa

học vật lý.

Khuynh hướng phản tiến bộ trong triết học và trong vật lý học thể hiện

ở chỗ, các nhà triết học duy tâm đó ra sức lợi dụng những thành tựu mới nhất

của khoa học để biện hộ cho quan điểm duy tâm chủ quan về thế giới. Tình

hình này có nguyên nhân của nó là các phát minh trong vật lý học đụng chạm

Page 134: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

đến nhiều vấn đề lý luận, nhiều vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên.

Nhiều nhà bác học, do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm, đã nói rằng: những

quan niệm cũ của vật lý đã bị phá sản, vì vậy trong thế giới không có chân lý

khách quan; mọi tri thức của chúng ta chỉ là chủ quan, tùy tiện, có điều kiện;

những phát minh mới của khoa học hình như đã xua đuổi mọi quy luật, mọi

mối quan hệ nhân quả ra khỏi thế giới khách quan, ra khỏi thế giới vĩ mô. Bởi

vì nguyên tử có thể bị phá hủy, khối lượng vật thể có thể biến đổi. Cho nên,

theo các nhà duy tâm, không có một nguyên tử nào, không có một vật chất

nào là hiện thực khách quan cả; khái niệm vật chất chỉ là dấu hiệu của cảm

giác chúng ta.

Những phát minh về những hiện tượng mới, những quy luật mới trong

tự nhiên đã bị các nhà triết học duy tâm như Makhơ, Avênariút, Ôxtơvandơ

v.v. lợi dụng để khôi phục chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực khoa học, để

tuyên truyền "chủ nghĩa duy tâm vật lý", để đấu tranh chống chủ nghĩa duy

vật, chống triết học mácxít. Những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga như

Bôgđanốp, Badarốp, Valentinốp v.v. đã đi theo các nhà duy tâm phản tiến bộ

chống chủ nghĩa Mác, giải thích một cách duy tâm các phát minh trong vật lý.

Lênin đã chỉ ra con đường để các nhà khoa học thoát khỏi cuộc khủng

hoảng vật lý là phải thay chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật

biện chứng. Lênin nhấn mạnh, sự phân nhỏ của nguyên tử, sự biến đổi của

mọi hình thức vật chất và sự vận động của nó là điều không định tính đúng

đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mọi giới hạn trong tự nhiên đều chỉ là

tương đối, có điều kiện, đều vận động; cũng giống như thế giới khách quan,

tri thức của chúng ta về nó luôn biến đổi, phát triển. Vật chất không biến mất

và không bao giờ biến mất. Lênin đã nêu ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất

của chủ nghĩa duy vật biện chứng: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng đề

chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được

cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc

vào cảm giác". Và "do đó, nếu nói rằng khái niệm này có thể "cũ đi", như thế

Page 135: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tức là bập bẹ như trẻ con, tức là nhai lại một cách không suy nghĩ những lý lẽ

của triết học phản động đang thịnh hành".

Lênin nhấn mạnh rằng, những phát hiện của con người về những bí

mật của giới tự nhiên đã làm tăng thêm sự hiểu biết của con người về giới tự

nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là giới tự nhiên là sản phẩm của trí tuệ

con người như những nhà triết học duy tâm và những người theo chủ nghĩa

Makhơ thường khẳng định. Sự phát triển của khoa học tự nhiên không chứng

tỏ vật chất biến mất, mà chỉ chứng tỏ cái giới hạn nhận thức của con người

về vật chất mà thôi, vì nhận thức của chúng ta luôn luôn phát triển sâu sắc

thêm, nhận thức của chúng ta về những thuộc tính của vật chất là tương đối

và biến đổi.

Sự phát triển của khoa học đã chứng minh tính đúng đắn quan điểm

của Lênin về lý luận nhận thức.

3. Lênin phát triển những quan điểm triết học về xã hội của Mác

a) Lênin nhận xét về bản chất các quan điểm xã hội của Makhơ và những người theo Makhơ

Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ ra sức mở rộng các

quan điểm duy tâm chủ quan vào lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chống lại chủ

nghĩa duy vật lịch sử. Lênin viết: "Nếu về mặt nhận thức luận, Makhơ và

Avênariút đã không phát triển chủ nghĩa duy tâm mà lại đem chồng chất thêm

vào những sai lầm duy tâm cũ, một mớ thuật ngữ huênh hoang điên rồ ("yếu

tố", sự "phối hợp về nguyên tắc", "khảm nhập", v.v.), thì về mặt xã hội học

cũng vậy, chủ nghĩa, kinh nghiệm phê phán, dù có thành thật tán thành những

kết luận của chủ nghĩa Mác đi nữa, cũng chỉ đi đến chỗ xuyên tạc chủ nghĩa

duy vật lịch sử bằng những lời nói rỗng tuếch và huênh hoang về sinh học và

về duy năng luận".

Lênin phê phán những người theo phái Makhơ ở Nga. Những người

này chia thành 2 phe: một phe là địch thủ triệt để của chủ nghĩa duy vật biện

chứng mà đại biểu là ông V.Tsécnốp và những người cộng tác của tờ "Của

Page 136: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

cải nước Nga"; một phe khác lại muốn là người mácxít nhưng lại ra sức làm

cho bạn đọc của họ tin rằng chủ nghĩa Makhơ có thể dung hòa được với chủ

nghĩa duy vật lịch sử của Mác và Ăngghen.

Lênin phân tích sự dung hòa chủ nghĩa duy vật lịch sử với chủ nghĩa

Makhơ về thực chất là thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm .

Với cái gọi là tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, Bôgđanốp đã xuyên tạc chủ

nghĩa duy vật lịch sử và có quan điểm duy tâm đối với vấn đề mối quan hệ

giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, đồng nhất tồn tại xã hội với ý thức xã hội,

phủ nhận luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò quyết định

của phương thức sản xuất đối với sự phát triển xã hội, về ý thức xã hội là sự

phản ánh của tồn tại xã hội. Lênin nói rằng, sai lầm của Bôgđanốp ở đây là

phủ nhận các quan hệ vật chất xã hội khách quan và những quy luật phát

triển của các mối quan hệ đó, đó là những cái không phụ thuộc ý thức con

người và quyết định ý thức con người. Tư tưởng đó của Bôgđanốp hoàn toàn

không có chút gì giống với chủ nghĩa Mác cả.

Sự tồn tại của thực tại khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý

thức, cảm giác, kinh nghiệm v.v.. của loài người; chủ nghĩa duy vật lịch sử

thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của loài

người. Lênin nhấn mạnh: "Trong cái triết học ấy của chủ nghĩa Mác, đúc bằng

một khối thép duy nhất, người ta không thể dứt bỏ một tiền đề cơ bản nào,

một phần chủ yếu nào, mà không xa rời chân lý khách quan, không rơi vào sự

dối trá...". Lênin còn kịch liệt phê phán Bôgđanốp xuyên tạc chủ nghĩa duy vật

lịch sử bằng cách dùng quy luật sinh học để giải thích các hiện tượng của đời

sống xã hội thay cho quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng, làm

cho giai cấp công nhân không hiểu được các quy luật phát triển xã hội, từ đó

mà không làm được cách mạng giải phóng giai cấp mình, giải phóng quần

chúng bị áp bức bóc lột.

b) Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa tín ngưỡng và những kẻ bảo vệ chủ nghĩa duy tâm

Page 137: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của

Lênin có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm

triết học và thần học.

Lênin chứng minh rằng, chủ nghĩa duy vật đối lập với chủ nghĩa duy

tâm, xa lạ với thần học; nó hoàn toàn giống như khoa học tự nhiên thừa nhận

tính khách quan của thế giới vật chất, rằng vật chất là không phụ thuộc vào ý

thức con người, tồn tại ngoài ý thức con người; con người cùng với ý thức

của nó là một bộ phận của thế giới, là sản phẩm cao của sự phát triển của vật

chất.

Chống lại phái Makhơ, Lênin chỉ rõ: "1) Thế giới vật lý tồn tại không lệ

thuộc vào ý thức con người và đã tồn tại từ lâu trước khi có con người, và

trước mọi kinh nghiệm của con người; 2) coi tâm lý, ý thức v.v. là sản phẩm

tối cao của vật chất (nghĩa là của cái vật lý), là chức năng của khối vật chất

đặc biệt phức tạp gọi là bộ óc người".

Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, đồng thời chỉ ra

cơ sở toàn diện của tính vật chất và tính quy luật của thế giới. Lênin bác bỏ

quan niệm sai lầm của những người theo chủ nghĩa Makhơ về "sự lạc hậu",

về "tính đã cũ" của những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật. Lênin đã

khẳng định một cách tin tưởng rằng, tất cả sự phát triển tiếp tục của khoa học

tự nhiên và của cuộc đấu tranh giai cấp đã chứng minh hùng hồn sức mạnh

của chủ nghĩa duy vật mácxít.

Lênin đã chỉ rõ, tất cả những người theo chủ nghĩa duy tâm, từ Platông

đến những người theo chủ nghĩa Makhơ ngày nay, chủ nghĩa Cantơ mới,

thực chứng mới, Tômát mới, hiện sinh, v.v., đều ra sức tấn công vào khái

niệm vật chất. Vì vậy, để bảo vệ chủ nghĩa duy vật, Lênin đã đưa ra định

nghĩa kinh điển về vật chất.

Lênin cũng đã chống lại những nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất khái

niệm vật chất với những trạng thái vật lý xác định (như với nguyên tử, với

khối lượng, v.v.). Lênin nhấn mạnh “"đặc tính" duy nhất của vật chất - mà chủ

nghĩa duy vật triết học là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này - là cái đặc

Page 138: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của

chúng ta”.

Khái niệm triết học của Lênin về vật chất có một ý nghĩa quan trọng đối

với nhận thức khoa học, nghĩa là cái gì gắn với quan niệm của chúng ta về

cấu tạo của vật thể thì chúng có thể thay đổi theo sự phát triển của tri thức

khoa học. Bởi vì, những tri thức này ngày càng đi sâu vào bản chất của các

sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên. Nhưng sự thay đổi các quan niệm về

cấu tạo vật chất không hề bác bỏ được tính khách quan của tồn tại vật chất.

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là tác phẩm triết

học chủ yếu của V.I.Lênin. Trong tác phẩm này, Lênin đã tiếp tục phát triển

triết học mácxít, đã giải đáp các vấn đề cơ bản của triết học càng được đặt ra

trước đảng lúc đó, đã khái quát trên phương diện triết học những thành tựu

mới nhất của khoa học tự nhiên. Lênin đã phê phán toàn diện triết học duy

tâm tư sản phản động và chủ nghĩa xét lại trong triết học. Đây là một tác

phẩm kiểu mẫu về tính đảng bônsêvích trong cuộc đấu tranh chống những kẻ

thù của chủ nghĩa Mác, tính đảng ấy đã kết hợp một cách hữu cơ tinh thần

cách mạng nồng nhiệt với tính khoa học sâu sắc.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là một tác phẩm

kinh điển của giai đoạn lêninít trong quá trình phát triển tư tưởng triết học

mácxít.

BÚT KÝ TRIẾT HỌC

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Cùng với một íoạt tác phẩm khác như Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột

cùng của chủ nghĩa tư bản; Nhà nước và cách mạng v.v., tác phẩm Bút ký

triết học được viết trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhằm phát

triển hơn nữa phép biện chứng duy vật, áp dụng phép biện chứng để phân

tích, khái quát những kinh nghiệm xã hội trong thời kỳ mới và chống lại chủ

nghĩa tiến hóa tầm thường, chủ nghĩa chiết trung và thuyết ngụy biện của

Page 139: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

những kẻ cơ hội trong Quốc tế II. Sự ra đời của tác phẩm Bút ký triết học là

một đòi hỏi tất yếu của lịch sử, khi các nhà lý luận của Quốc tế II mưu toan

phủ nhận cả hệ thống triết học Mác và họ muốn kết học thuyết kinh tế của

Mác với chủ nghĩa Cantơ, chủ nghĩa thực chứng, thậm chí với cả duy năng

luận.

Tác phẩm Bút ký triết học là cái mốc quan trọng đánh dấu bước phát

triển mới của triết học Mác. Đây cũng là sự tiếp tục phát triển những luận

điểm trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghỉa kinh nghiệm phê phán.

Song, ở hai tác phẩm này có sự khác biệt. Nếu như trong tác phẩm Chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin chú ý đến những

vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật khoa học, nhấn mạnh đến mặt duy vật

của nó, thì trong tác phẩm Bút ký triết học, Lênin chú ý nhiều đến phép biện

chứng.

Những tư tưởng cơ bản trong tác phẩm Bút ký triết học là cơ sở

phương pháp luận để Lênin nghiên cứu hàng loạt vấn đề khác trong kinh tế

và chính trị thời đại đế quốc chủ nghĩa, thể hiện qua một số bài báo như Sự

phá sản của Quốc tế II, Bệnh ấu trí “tả” khuynh trong phong trào cộng sản

(1920), Lại bàn về công đoàn... (1921). Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật

chiến đấu (1922), v.v..

Bút ký triết học bao gồm những đoạn trích dài (được Lênin tiến hành từ

năm 1914 đến năm 1916) về những tác phẩm triết học tiêu biểu của Mác,

Ăngghen, Hêghen, Phoiơbắc, Arixtốt, Látxan v.v.. Bên cạnh phần ghi tóm tắt

nội dung cơ bản của các tác phẩm đó, Lênin có ghi những nhận xét, những

phê phán, những khái quát và kết luận triết học rất quan trọng. Bài viết Về vấn

đề phép biện chứng của tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó

Lênin đã trình bày khái quát sâu sắc và ngắn gọn phép biện chứng duy vật.

Mặc dù còn dưới dạng chưa hoàn thành, nhưng những tư tưởng cơ

bản của Bút ký triết học thực sự là kho tàng lý luận triết học có giá trị to lớn.

II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM

Page 140: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Bút ký triết học được chia làm ba phần:

Phần I: Gồm chín bản tóm tắt các tác phẩm triết học của Mác,

Ăngghen, Phoiơbắc, Hêghen, Látxan, Arixtốt v.v.. Trong đó có hai đoạn trích

sơ thảo rất quan trọng là Dàn mục của phép biện chứng (lôgích của Hêghen)

và Về vấn đề phép biện chứng.

Phần II: Gồm những ghi chú về các sách, các bài báo và các bài phê

bình từ năm 1903 đến năm 1916.

Phần III: Gồm những ý kiến và bút tích ghi trong các sách từ năm 1908

đến năm 1911.

Trong tác phẩm này cần tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu

sau:

1. Tư tưởng của Lênin về phép biện chứng là khoa học về sự phát triển

Vấn đề phép biện chứng như khoa học về sự phát triển là một nội dung

cơ bản của tác phẩm. Sở dĩ Lênin chú ý đến vấn đề này là do sức ép về các

thành tựu của khoa học tự nhiên đã buộc những người bảo thủ nhất trong

triết học siêu hình thừa nhận sự phát triển, song họ lại hiểu không đúng về sự

phát triển. Lênin viết: "ở thế kỷ XX (và ngay hồi cuối thế kỷ XIX), "mọi người

đồng ý" với "nguyên tắc về sự phát triển". - Nhưng sự "đồng ý" nông cạn,

thiếu suy nghĩ, ngẫu nhiên, phi-li-xtanh ấy là một loại đồng ý mà người ta

dùng để bóp nghẹt và tầm thường hóa chân lý". Cho nên, theo Lênin, lúc này,

vấn đề không còn là thừa nhận hay không thừa nhận nguyên tắc về sự phát

triển, mà là hiểu sự phát triển như thế nào. Khi coi phép biện chứng là học

thuyết toàn diện nhất về sự phát triển, Lênin đã hiểu sự phát triển "không phải

là một sự lớn lên, một sự tăng thêm (respective một sự giảm bớt) etc, đơn

giản, phổ biến và vĩnh viễn. - Đã như vậy thì một là phải hiểu một cách chính

xác hơn sự tiến hóa là sự sinh ra và sự hủy diệt của mọi vật, là những sự

chuyển hóa lẫn nhau,- Và hai là, nếu tất cả đều phát triển, thì cái đó có áp

dụng cho những khái niệm và những phạm trù chung nhất của tư duy

Page 141: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

không?... Nếu có, thì tức là có phép biện chứng của những khái niệm và phép

biện chứng của nhận thức".

Lênin chỉ ra hai quan niệm đối lập nhau về sự phát triển: quan niệm

biện chứng và quan niệm siêu hình. Thực chất của sự khác biệt giữa hai quan

niệm này là ở cách giải thích khác nhau về vấn đề nguồn gốc, động lực của

sự phát triển. "Hai quan niệm cơ bản... về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát

triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là

sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành

những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối

lập ấy).

Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động, động lực của

nó, nguồn gốc của nó, động cơ của nó khi nằm trong bóng tối (hay là người ta

đem nguồn gốc ấy đặt ra bên ngoài,- Thượng đế, chủ thể etc.). Với quan

niệm thứ hai, sự lưu ý chủ yếu lại hướng chính vào sự nhận thức nguồn gốc

của "tự" vận động". Và Lênin đánh giá quan niệm thứ nhất là chết cứng,

nghèo nàn, còn quan niệm thứ hai là sinh động, vì nó cho ta chìa khóa của sự

"tự vận động" của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới "cho ta chìa

khóa của những "bước nhảy vọt", của sự "gián đoạn của tính tiệm tiến", của

sự "chuyển hóa thành mặt đối lập", của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra

cái mới".

Lênin nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của quy luật thống nhất và đấu

tranh giữa các mặt đối lập với sự phát triển là ở chỗ nó chỉ ra nguồn gốc,

động lực của sự phát triển. Lênin viết: "Phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa

các mặt đối lập".

Khi coi quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt

nhân của phép biện chứng, Lênin chỉ ra tính tất yếu của việc phân tích các

mâu thuẫn trong bản chất của đối tượng. Lênin viết: “Theo nghĩa đen, phép

biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất của các đối

tượng”. Ở một trích đoạn khác, Lênin coi nguyên tắc "phân đôi của cái thống

Page 142: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó... là thực chất... của

phép biện chứng".

Vì mâu thuẫn quy định quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng,

cho nên trong quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng ấy, tất yếu phải xem

xét các giai đoạn phát triển của mâu thuẫn từ sự khai triển mâu thuẫn đến giải

quyết mâu thuẫn (hay là sự chuyển hóa các mặt đối lập). Trong tác phẩm này,

Lênin chú ý xem xét vấn đề chuyển hóa giữa các mặt đối lập, Lênin viết:

"Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế nào

mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất, trong những điều kiện nào

chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau”. Hoặc khi trình bày 16

yếu tố của phép biện chứng, Lênin không chỉ chú ý đến sự thống nhất, sự đấu

tranh giữa các mặt đối lập (yếu tố 4, 5, 6) mà còn nhấn mạnh đến sự chuyển

hóa giữa chúng). Không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập, mà còn

là những chuyền hóa của mỗi quy định, chất, đặc trưng, mặt, thuộc tính sang

mỗi cái khác".

Cùng với những tư tưởng về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các

mặt đối lập, Lênin còn bàn đến quy luật chuyển hóa những biến đổi về lượng

thành những biến đổi về chất và ngược lại và quy luật phủ định của phủ định.

Trong 16 yếu tố của phép biện chứng, Lênin coi yếu tố cuối cùng là sự

chuyển hóa lượng thành chất và ngược lại. Còn trong bản tóm tắt Kkoa học

lôgích, Lênin đã bút ký và nhận xét những tư tưởng quý giá của Hêghen về

các phạm trù như lượng, chất và độ. Lênin coi bước nhảy vọt, sự đứt đoạn

trong tính liên tục là nhưng đặc trưng của sự chuyển hóa giữa chất và lượng.

Trên cơ sở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chất và lượng, Lênin xem xét một

số phạm trù như hữu hạn, vô hạn giới hạn v.v..

Khi xem xét quy luật phủ định của phủ định, Lênin đã chỉ ra thực chất

của quy luật này là ở "sự lặp lại ở giai đoạn cao, của một số đặc trưng, đặc

tính etc. của giai đoạn thấp và sự quay trở lại dường như với cái cũ (phủ định

của phủ định)". Nếu như quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối

lập chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, quy luật chuyển hóa những

Page 143: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất chỉ ra cách thức của sự phát

triển, thì quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát

triển và chỉ ra cho chúng ta thấy tính kế thừa, tính lặp lại và tiến bộ của sự

phát triển.

Ngoài ra, khi bàn về quy luật phủ định của phủ định, Lênin cũng đối lập

phủ định biện chứng với phủ định siêu hình, chỉ ra đặc trưng của phủ định

biện chứng. Lênin viết: Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ

định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự,

cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện

chứng... - không, mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng

khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là không có một sự

do dự nào, không có một sự chiết trung nào”.

Ngoài ra, khi nghiên cứu những quy luật cơ bản và các phạm trù của

phép biện chứng, Lênin đòi hỏi phải gắn liền việc xem xét chúng với những

vấn đề khác như chính trị, kinh tế, với việc giải quyết những nhiệm vụ thực

tiễn. Lênin coi bộ Tư bản của Mác là mẫu mực của việc áp dụng phép biện

chứng vào nghiên cứu một xã hội cụ thể - xã hội tư bản chủ nghĩa. Mác bắt

đầu bằng sự phân tích "tế bào" của xã hội tư bản - trao đổi hàng hóa, ở đó đã

có mầm mống của tất cả mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Mác tiếp tục

nghiên cứu sự phát triển của các mâu thuẫn ấy trong tất cả mọi lĩnh vực của

nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và tiên đoán một cách khoa học sự cáo chung

của xã hội tư bản.

2. Những tư tưởng của Lênin về sự áp dụng phép biện chứng lý luận nhận thức và lôgích học

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra rằng: phép biện chứng không

chỉ là khoa học về các quy luật chung nhất của tư duy, mà cần phải hiểu một

cách bao quát hơn là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã

hội và tư duy. Những tư tưởng này của Mác và Ăngghen đã được Lênin phát

triển một cách toàn diện. Trong Dàn mục của phép biện chúng (lôgích của

Hêghen), khi khái quát phương pháp của Mác, Lênin đã phác họa ra luận

Page 144: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

điểm về sự đồng nhất giữa phép biện chứng với nhận thức luận và lôgích

học. Lênin viết: "Mác không để lại cho chúng ta "Lỗgích học" (với chữ L. viết

hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgích của "tư bản", và cần phải tận dụng

đầy đủ nhất lôgích đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu.

Trong "tư bản", Mác áp dụng lôgích, phép biện chứng và lý luận nhận thức

(không cần ba từ: đó là cùng một cái duy nhất) của chủ nghĩa duy vật".

Trong ba yếu tố này, nếu như phép biện chứng là khoa học về những

quy luật chung nhất của bất kỳ sự vận động và phát triển nào, trong đó có cả

nhận thức, thì lý luận về nhận thức lại là khoa học về mối quan hệ của ý thức

với thế giới xung quanh, về sự nhận thức thế giới của con người. Theo quan

điểm của triết học Mác, đặc trưng biện chứng vốn có của đối tượng nhận thức

quy định đặc trưng biện chứng của quá trình nhận thức, vì thế biện chứng là

bản tính vốn có của mọi sự nhận thức con người. Do đó, lý luận nhận thức

muốn thật sự trở thành khoa học thì phải dựa trên cơ sở phép biện chứng

duy vật. Ngược lại, phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết toàn

diện nhất về sự phát triển thì cũng phải bao hàm trong nó lý luận nhận thức.

Lênin khẳng định "phép biện chứng chỉnh lý lý luận nhận thức (của Hêghen)

và của chủ nghĩa Mác".

Khi nghiên cứu lý luận nhận thức, Lênin đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản của

quá trình nhận thức: “1) Giới tự nhiên; 2) nhận thức của con người, bằng bộ

óc của người (với tư cách là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên đó và 3)

hình thức sự phản ánh giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người; hình

thức này chính là những khái niệm, những quy luật, những phạm trù etc".

Chính Lôgích học nghiên cứu các hình thức này và việc phân tích tư duy một

cách lôgích lại làm nổi bật các nội dung của phép biện chứng. Cho nên, ở đây

lý luận nhận thức bao hàm pháp biện chứng và lôgích học. Khác với lý luận

nhận thức là bàn về trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và sự thống nhất

giữa chúng, lôgích học là khoa học nghiên cứu những hình thức của tư duy

như khái niệm, phán đoán sự suy lý. Lôgích học bao gồm lôgích hình thức và

lôgích biện chứng. Lôgích hình thức đã được hình thành từ thời Cổ đại, nó

Page 145: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

xem xét các khái niệm trong trạng thái bất động, chết cứng. Song cũng phải

thấy rằng trong một giới hạn nào đó, lôgích hình thức là có lợi như khi các đối

tượng và hiện tượng phản ánh trong các khái niệm ở trạng thái ổn định, bền

vững tương đối. Song, khi chúng ta nghiên cứu sâu sắc hơn nữa giới tự

nhiên và xã hội, chỉ ra sự liên hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau của

các mặt, các thuộc tính, các quá trình, chỉ ra sự vận động và phát triển qua sự

nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, thì lôgích hình thức mất tác

dụng và tất yếu phải thay thế nó bằng lôgích biện chứng. Lúc này, xuất phát

từ đặc trưng biện chứng của các quá trình trong thế giới hiện thực, tư duy của

chúng ta phải diễn ra một cách tương ứng. Điều đó có nghĩa là trong tư duy

của chúng ta, các khái niệm, phán đoán, suy lý v.v., "phải được mài sắc, gọt

giũa, mềm dẻo, năng động, tương đối liên hệ với nhau, thống nhất trong

những đối lập". Như vậy, phép biện chứng như là khoa học về tư duy, đồng

nhất với lôgích biện chứng còn lôgich lại là học thuyết về nhận thức, là lý luận

nhận thức.

Nói tóm lại, phép biện chứng, nhận thức luận và lôgích học là đồng

nhất với nhau, song nói một cách chính xác hơn là sự đồng nhất bao hàm

khác biệt.

Khi tóm tắt Khoa học lôgích, Lênin đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của

Hêghen và cho rằng, không thể áp đụng nguyên xi lôgích của Hêghen, vì

"Hêghen là chủ nghĩa duy vật lộn đầu xuống dưới (theo Ảnggheh) - nghĩa là

phần lớn, tôi loại bỏ Thượng đế, tuyệt đối; ý niệm thuần túy etc.", và Lênin có

tìm ra “cái hạt chân lý sâu sắc trong cái vỏ thần bí của chủ nghĩa Hêghen”.

Khi phê phán tiền đề duy tâm trong lôgích học của Hêghen, Lênin cho rằng

không phải biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật mà

“biện chứng của sự vât sản sinh ra biện chứng của ý niệm”.

Hơn nữa, Lênin đã chỉ ra rằng để tránh sai lầm duy tâm cũng cần phải

áp dụng phép biện chứng duy vật vào lý luận về nhận thức và lôgích học. Khi

xem xét quá trình phức tạp của nhận thức, Lênin đã chỉ rõ con đường mà tư

duy đã tiến từ các sự vật cụ thể được phản ánh trực tiếp qua các giác quan,

Page 146: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

qua các hình thức như cảm giác, tri giác, biểu tượng đến các khái niệm trừu

tượng, khái quát những mối liên hệ bản chất của các sự vật đó và là sự phản

ánh gián tiếp các sự vật đó một cách "sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ

hơn". Nhận thức bản chất đó một cách biện chứng chính là sự triển khai của

toàn bộ "những vòng khâu" của hiện thực, nó không dừng lại ở những cái

trừu tượng, mà lại đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể trong tư duy với tính

cách là "sự thống nhất cái nhiều vẻ" (Mác). Lênin viết: “Ý nghĩa của cái chung

là có tính chất mâu thuẫn: nó là chết cứng, là không thuần khiết, là không

hoàn toàn etc, etc., nhưng chỉ nó mới là một giai đoạn trên con đường đi tới

nhận thức cái cụ thể, bởi vì chúng ta không bao giờ có thể nhận thức được

cái cụ thể một cách hoàn toàn. Một tổng số vô hạn những khái niệm chung,

những quy luật etc. đem lại cái cụ thể trong tính toàn thể của nó”.

Trong tác phẩm này, Lênin đã gắn liền lý luận nhận thức với thực tiễn,

coi thực tiễn là một vòng khâu trong quá trình nhận thức của con người. Lênin

viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng

đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự

nhận thức thực tại khách quan”. Trong quan hệ giữa lý luận và thực tiễn,

Lênin nhấn mạnh đến vai trò quyết định của thực tiễn, theo Lênin, "Thực tiễn

cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến,

mà cả của tính hiện thực trực tiếp". Chỉ trên cơ sở xác định đúng đắn vai trò

của thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của nhận thức, thì

chúng ta mới hiểu được không chỉ sự phát triển lịch sử của tri thức phản ánh

hiện thực khách quan, mà còn cả các hình thức lôgích của tư duy nữa. Lênin

viết: "Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần đươc in vào ý

thức của con người bằng những hình tượng lôgích". Ngoài ra, Lênin còn coi

những phạm trù lôgích là giai đoạn lịch sử mà con người tách ra khỏi giới tự

nhiên bằng sự nhận thức giới tự nhiên và chinh phục nó. "Con người bản

năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên. Người có ý thức tự

tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi

đó... chúng là những đỉểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và nắm vững

được màng lưới".

Page 147: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Ngoài ra, Lênin còn xem xét một loạt các phạm trù của phép biện

chứng duy vật như vật chất và ý thức, bản chất và hiện tượng, hình thức và

nội dung, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, tất nhiên và ngẫu

nhiên, v.v., chỉ ra cơ sở khách quan, phân tích nội dung và vai trò của chúng

trong quá trình nhận thức. Ví dụ Lênin đòi hỏi phải chỉ ra ý nghĩa nền tảng của

phạm trù vật chất và đi sâu hơn nữa trong việc nghiên cứu vấn đề đó. Lênin

viết: "Một mặt, cần phải từ nhận thức về vật chất đi sâu vào nhận thức (khái

niệm) về thực thể, để tìm thấy những nguyên nhân của hiện tượng. Mặt khác,

nhận thức hiện thực về nguyên nhân là sự đi sâu thêm của nhận thức từ bề

mặt các hiện tượng đến thực thể". Lênin cũng nhấn mạnh đến tính tích cực

của ý thức, thể hiện qua hoạt động biến đổi giới tự nhiên và xã hội của con

người, ở việc sáng tạo ra văn hóa trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy

luật khách quan. “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách

quan mà còn tạo ra thế giới khách quan”.

Luận điểm của Lênin về lý luận phép biện chứng là sự tổng kết khái

quát toàn bộ lịch sử nhận thức, trong đo có lịch sử phát triển của con người,

lịch sử ngôn ngữ lịch sử triết học và lịch sử các khoa học cụ thể. Lênin chỉ ra

rằng: "Sự phát triển của triết học trong lịch sử "phải phù hợp" (??) với sự phát

triển của triết học lôgích". Lôgích "là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử

nhận thức thế giới".

3. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu trong tác phẩm

Khi nghiên cứu phép biện chứng, Lênin tiếp tục đường lối của chủ

nghĩa duy vật chiến đấu, một biểu hiện của nguyên tắc tính đảng trong triết

học. Khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, Lênin đã chỉ ra nguồn gốc nhận thức

luận và nguồn gốc xã hội của nó. Luận điểm có ý nghĩa phương pháp luận,

định hướng cho chúng ta khi nghiên cứu và phê phán các học thuyết của chủ

nghĩa duy tâm. Tránh phương hướng bác bỏ nó một cách thuần túy, không

chỉ ra được nguyên nhân nhận thức luận và nguyên nhân xã hội của những

thế giới quan siêu hình đó. Lênin viết: "Theo quan điểm của một chủ nghĩa

duy vật thô lỗ, đơn giản, siêu hình, thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một

Page 148: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

sự ngu xuẩn. Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì

chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng, bơm to)

phiến diện, thái quá, của một trong những đặc trưng, của một trong những

mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối,

tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa".

Nhận thức của con người, theo Lênin, không phải là đường thẳng, mà

là đường cong đi gần vô hạn đến một loạt vòng tròn xoáy ốc. Cho nên "bất cứ

đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy cũng có thể chuyển hóa

(chuyển hóa một cách phiến diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ,

đường thẳng này... sẽ dẫn đến vũng bùn, đến chủ nghĩa thầy tu".

Cùng với vấn đề nguồn gốc nhận thức luận, Lênin còn chỉ ra nguồn gốc

xã hội của chủ nghĩa duy tâm ở chỗ những sai lầm về lý luận được lợi ích giai

cấp của giai cấp thống trị củng cố lại. Trên cơ sở phương pháp luận như thế,

Lênin đã xem xét, phê phán chủ nghĩa duy tâm của Platôn, Cantơ, Hêghen, ví

dụ, khi nói về chủ nghĩa duy tâm nguyên thủy (Platôn), Lênin cho rằng: "Chủ

nghĩa duy tâm nguyên thủy: cái chung (khái niệm, ý niệm) là một tồn tại cá

biệt. Điều đó hình như kỳ lạ, vô lý một cách quái dị (nói đúng hơn: một cách

ấu trĩ). Nhưng chủ nghĩa duy tâm hiện đại, Cantơ, Hêghen, ý niệm về Thượng

đế, chẳng phải là cũng cùng một loại đấy sao".

Ngoài ra, Lênin đã phê phán một số người đã lợi dụng tính mềm dẻo,

linh hoạt của các khái niệm một cách chiết trung, ngụy biện để chống lại chủ

nghĩa Mác. Theo Lênin, họ có thừa nhận tính mềm dẻo, năng động, chuyển

hóa qua lại giữa các khái niệm, song lại hiểu điều đó một cách chủ quan, chứ

không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan. Như vậy, có sự đối lập giữa

cách giải quyết duy vật và cách giải quyết duy tâm về vấn đề mối quan hệ

giữa các khái niệm đối với hiện thực. Lênin cho rằng: "tính linh hoạt đó áp

dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện. Tính linh

hoạt áp dụng một cách khách quan, nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá

trình vật chất và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là

sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới".

Page 149: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Bút ký triết học là tác phẩm chứa đựng rất nhiều tư tưởng và những ý

kiến hết sức quan trọng về nhiều vấn đề khác nhau của triết học. Chủ đề

trung tâm của Bút ký triết học là phép biện chứng. Lênin đã đưa ra một định

nghĩa sâu sắc về phép biện chứng, làm sáng tỏ về mọi mặt bản chất của nó,

các yếu tố của nó, nêu lên các cơ sở của cách quan niệm mácxít về lôgích và

các phạm trù của nó, đã đưa ra đặc trưng của quá trình biện chứng của nhận

thức, học thuyết về những mâu thuẫn với tính cách là hạt nhân của phép biện

chứng. Cái có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trết học là luận điểm của

Lênin về tính thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích và lý luận nhận thức.

Bút ký triết học là một kiểu mẫu về cách phát triển có sáng tạo phép biện

chứng duy vật và đề ra một cương lĩnh để tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực

triết học mácxít.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần I: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

I. Những tiền đề xuất hiện triết học Mác

II. Quá trình hình thành và phát triển thế giới quan duy vật biện chứng

của C.Mác và Ph.Ănggben

III. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác

Phần II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM CHỦ YẾU CỦA MÁC -ĂNGGHEN - LÊNIN

A- Tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen

- Hệ tư tưởng Đức

- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

B- Tác phẩm của Ph.Ăngghen

Page 150: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

- Chống Đuyrinh

- Biện chứng của tự nhiên

- Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức

C- Tác phẩm của V.I.Lênin

- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

- Bút ký triết học

---//---

TRIẾT HỌC

Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao họckhông thuộc chuyên ngành triết học

(Tái bản có sửa chữa)

TẬP II

TẬP THỂ TÁC GIẢ:

- PGS - PTS Nguyễn Hữu Vui

- PTS Phạm Ngọc Thanh

- PTS Nguyễn Văn Tân

- PGS Vũ Ngọc Pha

TẬP THỂ CHỦ BIÊN:

- PGS - PTS Nguyễn Hữu Vui

- PGS Vũ Ngọc Pha

- PGS - PTS Nguyễn Ngọc Long

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giáo sư TRẦN NHÂM

Biên tập: NGUYỄN MẠC

Sửa bản in:

BAN BIÊN TẬP SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH THAM KHẢO

Page 151: Triết Học II - Dùng Cho Học Viên Cao Học (Word) - …saomaidata.org/library/486.TrietHocTap2.docx  · Web viewTRIẾT HỌC - TẬP 2. TRIẾT HỌC - TẬP 2. Dùng cho

Vẽ bìa và trình bày: CAO QUÝ

In 1.200 cuốn, khổ 13 x 19cm, tại Nxb Chính trị quốc gia. Số XB: 90/CTQG. In

xong và nộp lưu chiểu tháng 6-1996.