19
TĂNG CƯỜNG LỒNG GHÉP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CẤP TỈNH Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển (ICMP) Thực thi bởi

TĂNG CƯỜNG LỒNG GHÉP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI …...TĂNG CƯỜNG LỒNG GHÉP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CẤP

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TĂNG CƯỜNG LỒNG GHÉP NỘI DUNGBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI CẤP TỈNH

Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển (ICMP)

Thực thi bởi

Koos Neefjes,

Trần Tú Anh,

Nguyễn Công Nhuệ

Tổ chức Phát triển Hà Lan

Danh mục các Hình iv

Danh mục các Hộp iv

Danh mục các từ viết tắt v

1. Giới thiệu 2

2. Thực hiện hoạt động 3

3. Tập huấn, đánh giá cộng đồng và các phiên làm việc: những ý kiến & đóng góp của học viên 5

4. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị 15

5. Đối thoại BĐKH-BĐG & thực hiện trong tương lai 17

Danh sách tài liệu tham khảo 18

Phụ lục I. Lồng ghép Biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới vàGiới và/hoặc Biến đổi khí hậu vào Kế hoạch ngành 19

Phụ lục II. Chương trình Tập huấn và đánh giá cộng đồng 24

Phụ lục III. Phân tích của Học viên về 4 KHHĐBĐG của tỉnh và 3 Kế hoạch ngành (An Giang) 28

Phụ lục IV. Kế hoạch theo dõi tiếp của học viên 31

Mục lục

iii

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

CARE Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam

TCCĐ Tổ chức cộng đồng

TCXHDS Tổ chức xã hội dân sự

Sở NNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Sở XD Sở Xây dựng

Sở TC Sở Tài chính

Sở LĐTBXH Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội

Sở TNMT Sở Tài nguyên Môi trường

Sở KHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

KHHĐBĐG Kế hoạch hành động bình đẳng giới

TKNK Thải khí nhà kính

GIZ Cơ quan Hợp tác phát triển Đức GIZ

HVCA Đánh giá Hiểm họa họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực

ICMP Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng Ven biển

NGOs Các tổ chức phi chính phủ

UBND Tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh

SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV

HTTCL Hệ thống thâm canh lúa

ToR Điều khoản tham chiếu

Hội PN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hình 1 - Một số thành ngữ/từ ngữ địa phương liên quan đến giới 5

Hình 2 – Yếu tố rủi ro thiên tai 6

Hình 3 - Giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa (a) & Tình trạng dễ bị tổn thương (b) 7

Hình 4 - Trò chơi về biến đổi khí hậu, giới và tình trạng dễ bị tổn thương 7

Hình 5 – Sơ đồ Nông nghiệp 8

Hình 6 - Học viên thực hành hợp tác giữa nam và nữ 9

Hình 7 – Ma trận về mức độ phơi bày trước hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thươngvà năng lực theo giới & các ví dụ 9

Hình 8 – Ví dụ về tầm nhìn Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2066 – của một nhóm học viên 9

Hình 9 – Ví dụ về ma trận so sánh các ưu tiên thích ứng theo tiêu chí giới 10

Hình 10 – Các em gái đang sắp xếp các lựa chọn 10

Hình 11 – Các em trai đang giải thích cho các em gái về các hành động ưu tiênđể đạt được đồng lợi ích biến đổi khí hậu & giới 11

Hình 12 - Phỏng vấn hộ gia đình dễ bị tổn thương (xã Long Giang) 11

Hình 13 - Ý kiến phản hồi của học viên với lãnh đạo thôn & xã (xã Long Giang, An Giang) 11

Hình 14 – Các hành động thích ứng ưu tiên của lãnh đạo cấp thôn & xã 12

Hình 15 – Thảo luận nhóm ngày 28 tháng 9, 2016 13

Hộp 1 - Quản lý rủi ro thiên tai và các lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu 6

Hộp 2 - Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu long: tạo cơ hội cho bình đẳng giới 7

Hộp 3 – Thúc đẩy bình đẳng giới trong hệ thống thâm canh lúa 8

Danh mục các từ viết tắtDanh mục các hình

Danh mục các Hộp

viv

Đây là bản báo cáo tư vấn của hoạt động “Hỗ trợ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường các nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới cấp tỉnh, có sự phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự”.

Các cán bộ và lãnh đạo tỉnh gặp khó khăn trong việc lồng ghép các chiến lược thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới (KHHĐBĐG) và Kế hoạch ngành, và lồng ghép giới vào Kế hoạch hành động ngành. Nhiều cán bộ đã có kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và/hoặc hành động tăng cường bình đẳng giới. Tuy nhiên, vẫn cần nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và bình đẳng giới, và tầm quan trọng của những mối liên quan này trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp & phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên & môi trường, kế hoạch & đầu tư, tái định cư (xây dựng) và quản lý rủi ro thiên tai. Tập huấn về biến đổi khí hậu và giới cần nâng cao nhận thức của cán bộ tỉnh về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm phụ nữ, và những biện pháp ứng phó thích đáng cần đem lại lợi ích cả về biến đổi khí hậu và bình đẳng giới (SNV, 2016).

Tập huấn thực hành về những nội dung này đã được triển khai và một số cuộc họp đã được tổ chức để thảo luận về những nội dung và phát hiện về phương pháp lồng ghép giới-biến đổi khí hậu hướng tới đồng lợi ích.

Mục tiêu chính của Hoạt động này nhằm “hỗ trợ các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Sở LĐTBXH) của 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu các khía cạnh của vấn đề thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới cấp tỉnh”.

Các mục tiêu cụ thể của hoạt động như sau1:

1. Sở LĐTBXH có thể sử dụng số liệu đã phân tách theo giới hiện có về tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu để xây dựng Kế hoạch hành động bình đẳng giới (KHHĐBĐG);

2. Sở LĐTBXH được thực hành đánh giá có sự tham gia về tình trạng dễ bị tổn thương theo giới do biến đổi khí hậu và lồng ghép các kết quả đánh giá vào các bản kế hoạch và đầu tư cho ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh;

3. Sở LĐTBXH có khả năng rà soát/kiểm tra các kế hoạch và đầu tư ứng phó BĐKH của tỉnh và đề xuất các hoạt động/nội dung lồng ghép giới vào các kế hoạch và đầu tư của ngành;

4. Sở LĐTBXH có thể lập Kế hoạch hành động bình đẳng

giới trong đó thể hiện tính dễ bị tổn thương theo giới do BĐKH và các hoạt động ứng phó BĐKH.

Do đó, tập trung chính vào Sở LĐTBXH, nhưng cần thiết liên kết với các ngành khác và các Kế hoạch ngành. Các sản phẩm/đầu ra/kết quả của hoạt động2:

a. Báo cáo khởi động, được GIZ và các bên liên quan cấp tỉnh thống nhất;

b. Hoàn thành tập huấn cho cán bộ Sở LĐTBXH và đại diện một số Sở, ngành khác;

c. Các cán bộ một số Sở, ngành hoàn thành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương theo giới và các ứng phó BĐKH có sự tham gia ở cấp cộng đồng;

d. Hoàn thành các phiên làm việc với Sở LĐTBXH và các bên liên quan để đưa ra các đề xuất rõ ràng về lồng ghép giới - ứng phó BĐKH vào KHHĐBĐG và kế hoạch ngành;

e. Tổ chức thành công hội thảo bàn tròn với các cán bộ cao cấp của sở LĐTBXH, Hội LHPN tỉnh, Sở NNPTNT và các bên liên quan của tỉnh;

f. Báo cáo cuối cùng, bao gồm đầu vào và đầu ra của tập huấn và đối thoại, tóm tắt các kết quả nghiên cứu ở một xã ở An Giang và đề xuất các mục tiêu và hành động chú trọng giới nhằm giảm tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH của phụ nữ trong KHHĐBĐG và kế hoạch ngành;

g. Toàn bộ các dữ liệu, tài liệu, báo cáo mà nhóm tư vấn nhận được và sử dụng được liệt kê trong báo cáo cuối cùng và bản điện tử sẽ được chuyển giao cho chương trình.

Vấn đề dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, do vấn đề chính yếu là thích ứng với biến đổi khí hậu còn vấn đề giảm phát thải khí nhà kính được coi là thứ yếu.

Báo cáo này bao gồm: tóm tắt các hoạt động đã được thực hiện đóng góp cho tập huấn, đánh giá cộng đồng và các phiên họp cũng như một số ý kiến và phát hiện của học viên (Phần 3); và đánh giá, các bài học kinh nghiệm và kiến nghị để theo dõi tiếp (Phần 4). Các kiến nghị bao gồm ý kiến bổ sung của GIZ về cơ chế lập kế hoạch lồng ghép BĐKH – bình đẳng giới ở cấp tỉnh trong tương lai.

Hoạt động này bắt đầu từ ngày 20 tháng 6 năm 2016 và kết thúc vào đầu tháng 10 năm 2016. Công việc được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chuẩn bịCông việc đầu tiên là thu thập và rà soát thông tin cơ bản về giới và biến đổi khí hậu của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng và đồng bằng sông Cửu long; tham vấn với các bên liên quan trong cuộc họp ở An Giang từ 29 tháng 6 đến mùng 1 tháng 7 năm 2016; và đưa ra kế hoạch làm việc bao gồm nội dung tập huấn và kế hoạch theo dõi & đánh giá.

Thách thức chính trong giai đoạn đầu là thiếu dữ liệu cụ thể về rủi ro khí hậu (do hiểm họa khí hậu, tính dễ bị ổn thương và rủi ro), đặc biệt là số liệu liên quan đến bất bình đẳng giới và các hành động ứng phó. Cấp trung ương và cấp tỉnh cũng không có dữ liệu về thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực sinh kế hoặc các hoạt động ngành có phân tách giới. Hai loại dữ liệu này không nằm trong thống kê dữ liệu ở cấp trung ương và tỉnh hoặc các thống kê dữ liệu khác. Niên giám thống kê tiêu chuẩn của từng tỉnh có một số số liệu về thiệt hại và mất mát do thiên tai và số liệu dùng làm chỉ số cho tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những căng thẳng liên quan đến khí hậu (ví dụ như số liệu về người nghèo và chất lượng nhà ở) hoặc về thành công trong việc nâng cao khả năng chống chịu (ví dụ: số liệu tiếp cận nước uống ở nông thôn). Ngoài ra, một số số liệu thống kê tiêu chuẩn có thể được dùng trong vấn đề phát thải khí nhà kính, bao gồm chỉ số tiêu thụ năng lượng và độ che phủ rừng.

Những chỉ tiêu cho các chỉ số cũng được đề xuất trong tập huấn và các phiên làm việc như trong trình bày tiếp theo trong báo cáo này.

Giai đoạn 2: Tập huấn vềmối quan hệ BĐKH-giớiPhương pháp tập huấn và tài liệu tập huấn được chuẩn bị trong thời gian tháng 7-8 năm 2016. Đầu vào cho tập huấn cho các bên liên quan của An Giang và 4 tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu long đã được chuẩn bị, bao gồm rất nhiều tài liệu cơ bản thu thập từ GIZ, CARE, SNV, UN và các tổ chức khác, tài liệu thiết kế riêng để trình bày về biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và mối quan hệ giữa BĐKH-BĐG.

Tập huấn về BĐKH-giới đã được tổ chức ở thành phố Long Xuyên cho các cán bộ của An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang vào ngày 12, 13, và 14 tháng 9 năm 2016. Tập huấn có sự tham gia của các học viên từ Sở LĐTBXH, Hội Phụ Nữ, Sở NNPTNT, Sở Tài nguyên Môi trường và Sở xây dựng (SXD) (An Giang). Tập huấn này bao gồm phần lồng ghép biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới của tỉnh (KHHĐBĐG), ban đầu được lập kế hoạch tiến hành sau tập huấn một vài tuần. Nội dung tập huấn và phần lồng ghép này được trình bày trong Phần 3.

Đánh giá cộng đồng về giới & biến đổi khí hậu đã được tiến hành ở xã Long Giang, tỉnh An Giang vào ngày 15 và 16 tháng 9 năm 2016, với sự tham gia của lãnh đạo xã, lãnh đạo hội phụ nữ, những hộ gia đình dễ bị tổn thương bao gồm hộ gia đình có chủ hộ là nữ và nhóm các bé trai, bé gái. Những kết quả của đánh giá này được trình bày trong Phần 3. Nội dung chuyến thăm thực địa của cán bộ tỉnh được trình bày trong sản phẩm số 3 (xem Phần 1).

Phiên làm việc với Sở LĐTBXH của 4 tỉnh và các học viên Sở NNPTNT, Sở TNMT và Sở xây dựng An Giang đã được tổ chức vào ngày 28 tháng 9 năm 2016 nhằm phát triển các ý kiến về lồng ghép giới và biến đổi khí hậu vào các Kế hoạch ngành. Trong phiên làm việc này, một số vấn đề chính trong tập huấn cũng được nhắc lại. Một phiên làm việc với Sở Kế Hoạch & Đầu Tư về vấn đề kế hoạch đầu tư cho biến đổi khí hậu đã được đưa vào kế hoạch nhưng chưa thực hiện được. Các bên liên quan khác như Hội Chữ thập đỏ Việt nam và các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức cộng đồng đã được tiếp cận trong chuyến thăm chuẩn bị nhưng không thể tham gia vào phiên làm việc về lồng ghép. Nội dung trong bản thảo số 4 (xem Phần 1).1 SNV, 2016

2 SNV, 2016

1. GIỚI THIỆU 2. THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

2 3

Tiếp theo là một thảo luận bàn tròn/ lấy ý kiến góp ý với sự tham gia của nhóm học viên chính và một số cán bộ cấp cao vào ngày 29 tháng 9 năm 2016. Buổi thảo luận này bao gồm trình bày và thảo luận các đề xuất về lồng ghép giới và biến đổi khí hậu và đánh giá tập huấn, đánh giá cộng đồng và các phiên làm việc. Nội dung được trình bày trong sản phẩm số 5 (xem Phần 1).

Trước khi tập huấn, các tập huấn viên đã nghiên cứu KHHĐBĐG của 5 tỉnh và đưa ra đề xuất ngắn về lồng ghép biến đổi khí hậu vào KHHĐBĐG. Nội dung thảo luận trong phiên làm việc về lồng ghép vào KHHĐBĐG đã được sửa đổi dựa trên phân tích của học viên trong quá trình làm việc. Trước phiên làm việc về lồng ghép giới và biến đổi khí hậu vào các Kế hoạch ngành của An Giang, nhóm đã nghiên cứu các bản kế hoạch và đưa ra ý kiến góp ý trong tài liệu phát tay, trong đó có đề xuất lồng ghép giới-biến đổi khí hậu vào các kế hoạch ngành. Tài liệu phát tay này đã được sửa lại trong Phụ lục I sau khi có kết quả thảo luận và được đưa vào sản phẩm số 4 và 5 (xem Phần 1).

Giai đoạn 3: Báo cáoBáo cáo này đã được trình cho GIZ và các bên liên quan ở địa phương bao gồm học viên để lấy ý kiến góp ý, và được tổng hợp cuối cùng vào tháng 10 năm 2016. Hy vọng những vấn đề chính sẽ được thảo luận với 5 tỉnh và theo dõi tiếp với các học viên. Báo cáo cũng bao gồm các ý kiến bổ sung của GIZ về cơ chế lập kế hoạch lồng ghép BĐKH – bình đẳng giới ở cấp tỉnh trong tương lai.

Toàn bộ thông tin cơ sở và các tài liệu tập huấn bản mềm đã chia sẻ cho học viên trong quá trình tập huấn và sẵn sàng chuyển giao cho GIZ/ICMP để chia sẻ tiếp (đây là sản phẩm số 7, sản phẩm cuối cùng – xem Phần 1). 

3.1 Tập huấn về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và bình đẳng giớiChương trình tập huấn tiến hành vào ngày 12, 13 và 14 tháng 9 được trình bày trong Phụ lục II và Danh sách học viên được trình bày trong Phụ lục III. Mục tiêu của tập huấn nhằm:

• Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm về biến đổi khí hậu, đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu long;

• Nâng cao hiểu biết về các hành động giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa giới – biến đổi khí hậu;

• Tổng hợp các hành động chính để nâng cao quan hệ giới và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của phụ nữ, hộ gia đình và cộng đồng.

Tập huấn bao gồm 6 phần chính như sau:

A. Giới thiệu về biến đổi khí hậu Trình bày và thảo luận về những dữ liệu cơ bản về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, bao gồm tác động ban đầu của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu long. Tài liệu phát tay bao gồm danh mục các thuật ngữ về biến đổi khí hậu và bản in tài liệu của Trần Thục và cộng sự (2015) cho từng Sở LĐTBXH. Tài liệu này được coi là những phân tích đầy đủ nhất về tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng BĐKH ở Việt Nam (các học viên cũng được cung cấp bản mềm tất cả các bài trình bày và tài liệu phát tay).

B. Giới thiệu về giớiTrong phần này, học viên học về những khái niệm cơ bản về giới (giới, giới tính, bình đẳng giới) và các phương pháp để đạt được bình đẳng giới. Một danh sách các thuật ngữ về giới được chia sẻ ở đây. Sau phần trình bày, học viên thảo luận nhóm và đưa ra & thảo luận ý nghĩa của một số thành ngữ/từ ngữ địa phương liên quan đến giới - xem Hình 1. Ví dụ:

• Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng• Trai 5 thê 7 thiếp, gái chính chuyên chỉ có 1 chồng

• Con trai nối dõi tông đường• Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô• Nữ sinh ngoại tộc• Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu

trao mình• Thân em như tấm lụa đào• Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai• Xuất giá tòng phu• Phu tử tòng tử• Chồng chúa vợ tôi• Con gái ăn cơm nguội, ở nhà ngoài• Con trai ăn cơm nóng ở nhà trong• Đàn ông nông nổi giếng khơi• Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu• Áo mặc sao qua khỏi đầu

Hình 1 - Một số thành ngữ/từ ngữ địa phương liên quan đến giới

C. Rủi ro của biến đổi khí hậu & giớiTrong phần trình bày dựa trên tài liệu của Trần Thục và cộng sự (2015), các tài liệu phát tay và làm việc nhóm, các học viên đã hiểu rõ khái niệm về rủi ro khí hậu (thảm họa) (xem Hình 2), tạo ra bởi các hiện tượng khí hậu (căng thẳng hoặc sốc), tình trạng dễ bị tổn thương xã hội và mức độ phơi bày trước hiểm họa. Học viên cũng tranh luận về

3. TẬP HUẤN, ĐÁNH GIÁ CỘNG ĐỒNGVÀ CÁC PHIÊN LÀM VIỆC: NHỮNG Ý KIẾN& ĐÓNG GÓP CỦA HỌC VIÊN

4 5

các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm rủi ro. Phần này bao gồm những ví dụ có phân tách giới của Đồng bằng sông Mê kong.

Hình 2 – Yếu tố rủi ro thiên tai

Học viên nhận được các tài liệu phát tay bao gồm trường hợp nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới và Biến đổi khí hậu ở Việt nam cũng như một số đề xuất thích ứng dựa trên tài liệu Trần Thục và cộng sự (2015) (xem Hộp 1).

Hộp 1 - Quản lý rủi ro thiên tai và các lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu

• Lập bản đồ rủi ro khí hậu, mức độ phơi bày trước hiểm họa và dễ bị tổn thương, và các biện pháp thích ứng, bao gồm sự khác biệt theo giới.

• Nâng cao năng lực dự báo và các hệ thống cảnh báo sớm

• Các chương trình giảm nghèo.• Tăng cường mạng lưới chăm sóc và bảo trợ xã hội

đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chú trọng sự khác biệt giới.

• Lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch sử dụng đất & quy hoạch đô thị.

• Xây dựng kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước tại lưu vực sông và những khu vực trọng điểm.

• Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng năng lực, kế hoạch địa phương (quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng).

• Đẩy mạnh các chương trình tái định cư, giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương, chú trọng sự khác biệt giới.

• Tăng cường tiêu chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng (có khả năng chống chịu với khí hậu).

• Tăng cường quy chuẩn xây dựng, thiết kế nhà, nhà cao tầng.

• Tăng cường giảm thiểu rủi ro ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế thông qua chia sẻ và bảo hiểm rủi ro, chú trọng sự khác biệt giới.

• Tăng cường lâm nghiệp, bao gồm bảo tồn, phục hồi và tái trồng rừng ngập mặn.

• Hỗ trợ nông nghiệp bảo tồn, ví dụ: luân canh cây trồng mới, các giống cây trồng chịu hạn hán và lũ lụt,chú trọng sự khác biệt giới.

• Cải thiện các biện pháp tiết kiệm nước, quản lý nhu cầu sử dụng nước và hệ thống thu gom và lưu trữ nước mưa và nước ngầm.

• Nâng cấp hệ thống thủy lợi và nước sạch và hệ thống thoát nước.

• Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý liên hồ chứa đa mục đích, đặc biệt là các công trình thủy điện.

Bản danh sách đầy đủ những hành động thích ứng chung này sẽ giúp tạo ra đồng lợi ích về bình đẳng giới từ các hành động thích ứng biến đổi khí hậu.

Học viên cũng nhận được một số đề xuất cơ bản để tạo ra đồng lợi ích, ví dụ: tăng cường bình đẳng giới từ các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu long (Hộp 2).

Hộp 2 - Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu long: tạo cơ hội cho bình đẳng giới

• Biến đổi khí hậu và thiên tai gây ảnh hưởng lên phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi vì phụ nữ phải chịu trách nhiệm cung cấp nước và thức ăn, chăm sóc người già và trẻ em.

• Phụ nữ cũng tham gia nhiều việc trong nông ng-hiệp, lao động ngày, buôn bán, nhưng thường thu được ít giá trị sinh kế hơn

• Phân tích giới, nâng cao năng lực và sự tham gia của phụ nữ vào lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể đem lại đồng lợi ích: khả năng chống chịu cao hơn, bình đẳng giới hơn.

• Lồng ghép Giới-biến đổi khí hậu có ý nghĩa quan trọng trong: quản lý rủi ro thiên tai; nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp; di cư và tái định cư; xây dựng trường học và bệnh viện để đảm bảo được tiếp cận khi bị căng thẳng.

Trong hình 3 là danh sách các ví dụ của học viên về giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa (ví dụ như xây dựng đập, khu tái định cư) và giảm tình trạng dễ bị tổn thương (ví dụ như dạy bơi cho trẻ em; tập huấn kỹ thuật; và chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội).

(a) Giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa• Trồng rừng phòng hộ,

trồng rừng• Trồng rừng chắn sóng

biển, chống sạt lở• Xây dựng bờ kè chắn

sóng biển• Đê bao bảo vệ sản xuất• Kiên cố hóa nhà ở• Xây dựng cụm tuyến dân

cư và nhà ở vượt lũ• Di dời dân sống ở khu

vực sạt lở vào khu tái định cư.

(b) Giảm tình trạng dễ bị tổn thương• Dạy bơi cho trẻ em• Tập huấn kỹ thuật• Dạy nghề• Tạo việc làm• Chính sách bảo hiểm y tế,

bảo hiểm xã hội• Nâng cấp cơ sở hạ tầng• Chính sách xóa đói giảm

nghèo• Hỗ trợ giáo dục, chăm sóc

sức khỏe• Bình đẳng giới trong các gia

đình ở nông thôn.

Hình 3 - Giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa (a) & Tình trạng dễ bị tổn thương (b)

Những nội dung chính như trong Hình 2, Hộp 1 và Hộp 2 cũng được nhắc lại trong các phiên làm việc và thảo luận bàn tròn (xem phần 3.3.3).

D. Trò chơi biến đổi khí hậu, giới và tình trạng dễ bị tổn thươngHọc viên được chơi trò chơi về biến đổi khí hậu, giới và tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp (xem Hình 4), do Hội Chữ Thập đỏ thiết kế.

Hình 4 - Trò chơi về biến đổi khí hậu, giới và tình trạng dễ bị tổn thương

Thông qua hoạt động sinh động, học viên hiểu được ý nghĩa những lựa chọn mà họ quyết định nhằm để giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai liên quan đến khí hậu nhưng rủi ro vẫn tăng (do tác động của biến đổi khí hậu), luôn có bất bình đẳng giới (phụ nữ làm nhiều hơn, được hưởng ít hơn trong nhiều tình huống thực trong cuộc sống và trong trò chơi).

E. Mối quan hệ biến đổi khí hậu và giới Học viên được phát tài liệu cơ bản và nội dung bài thuyết trình về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo giới và làm thế nào để đạt bình đẳng giới và thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, sinh kế ven biển và trong các chương trình tái định cư. Những vấn đề này được thảo luận trong các nhóm.

Khả năng bền vững của sinh kế ven biển là vấn đề quan tâm chính của Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển của GIZ. Sinh kế chính ở nông thôn là nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Phân tích giới (GIZ, 2014) và lập chương trình để đảm bảo chia sẻ lợi ích, tăng cường bình đẳng giới. Kiến nghị đưa ra cho học viên bao gồm:

6 7

• Ưu tiên rà soát các vấn đề giới, tập trung hỗ trợ những người không có đất hoặc có ít đất, những người dễ phải di cư để kiếm kế sinh nhai;

• Nghiên cứu và đánh giá những giải pháp thích hợp, có thể nhân rộng để chống chịu với khí hậu sinh kế ven biển, để áp dụng trên diện rộng hơn;

• Tăng cường trao đổi giữa các bên liên quan, ví dụ: các Sở, tỉnh, huyện, xã, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các đơn vị nghiên cứu về sinh kế rừng, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Ví dụ, hệ thống thâm canh lúa (SRI) có thể đem lại đồng lợi ích cho bình đẳng giới, khả năng phục hồi của sản xuất lúa gạo, và giảm phát thải khí nhà kính vì phương pháp SRI phổ biến có phân tích giới và có sự tham gia tích cực của nông dân nữ. Một số kiến nghị và quan sát chính được trình bày trong Hộp 3.

Hộp 3 – Thúc đẩy bình đẳng giới trong hệ thống thâm canh lúa

• Tiến hành đánh giá giới• Đưa lập kế hoạch thúc đẩy giới/thúc đẩy xã hội

vào tất cả các phần của dự án, ví dụ: phụ nữ lãnh đạo, phụ nữ kinh doanh, đối thoại hộ gia đình (nam - nữ), chính sách và thị trường.

• Phát triển các tài liệu hướng dẫn về giới và tập huấn về các khái niệm cơ bản về giới và lồng ghép giới vào các hoạt động dự án.

• Thiết lập quy chế thành lập Nhóm nông dân, chú trọng vai trò của phụ nữ.

• Đưa ra chỉ tiêu tối thiểu về sự tham gia của phụ nữ trong tập huấn kỹ thuật về quy trình thâm canh lúa, tham gia vào các vị trí lãnh đạo, các cuộc họp cộng đồng để lập kế hoạch và ra quyết định (về chọn đất trồng và các giống lúa khác nhau và thiết lập mô hình hệ thống thâm canh lúa).

• Hợp tác với các ban ngành địa phương (Hội Phụ nữ).

• Nâng cao nhận thức và đồng thực hiện, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong tất cả các vấn đề kỹ thuật, ví dụ: hệ thống thâm canh lúa/thương hiệu lúa xanh/bếp lò (khí hóa)

Di cư và tái định cư có nhiều liên quan đến khía cạnh giới, cả dân di cư cũng như dân nhập cư và những nơi tiếp nhận. Chương trình tái định cư ở Đồng bằng sông Cửu long được triển khai, đặc biệt là nhằm giảm nhẹ rủi ro cho các gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và sụt lở, mà phụ nữ thường dễ bị tổn thương hơn nam giới do vai trò và trách nhiệm gánh vác của họ. Di cư và tái định là những chiến lược quan trọng để giảm thiểu rủi ro (do khí hậu và những

yếu tố khác), tăng cường phát triển kinh tế và khả năng chống chịu với khí hậu của những người di cư cũng như người ở lại. Những kiến nghị và quan sát trong tập huấn, dựa trên nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu long và các nơi khác ở Việt nam (xem ví dụ: UN-Việt nam, 2014) bao gồm (a) điểm hạn chế của các các chương trình tái định cư bao gồm thiếu phân tích sâu về giới; (b) cần làm tốt hơn việc xác định cộng đồng và hộ gia đình có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai; (c) Cần áp dụng chính sách dân chủ địa phương cho tất cả các chương trình tái định cư; (d) tăng cường khả năng của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ Nữ về thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ quyền của người di cư và tái định cư.

Học viên vẽ sơ đồ về những thách thức về giới và biến đổi khí hậu trong ba bối cảnh, và các biện pháp thích ứng để giảm thiểu rủi ro. Sơ đồ này thể hiện những kinh nghiệp của họ và những đóng góp của họ cho tập huấn. Ví dụ: trong nông nghiệp, một loạt các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể bao gồm: trữ nước, xây đập, trồng rừng, dự báo thời tiết sớm và dài hạn, thay đổi vụ mùa, bảo vệ xã hội và di cư và tái định cư hoặc phát triển kỹ năng về sinh kế thay thế (xem Hình 5).

Hình 5 – Sơ đồ Nông nghiệp

Một số hoạt động liên quan đến giới đã được thực hiện trong khóa học (xem ví dụ trong Hình 6).

Hình 6 - Bài tập thực hành làm việc theo nhóm

F. Đánh giá về hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực và lập kế hoạch thích ứng theo giới Phần này được chia thành 4 bước để thu hút sự tham gia tích cực của học viên:

A. Rủi ro và năng lực trong các hình thái khí hậu cực đoan. Học viên lập ma trận về những hiện tượng cực đoan khí hậu đã xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu long, liệt kê những rủi ro phổ biến, tình trạng dễ bị tổn thương và các khả năng (ứng phó, giảm nhẹ rủi ro) trong những tình huống đó – phân tách giới (xem Hình 7). Ma trận phân tích này có sửa đổi so với ma trận truyền thống dùng trong Đánh giá Hiểm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực.

Hiện tượng khí hậu cực đoan (trong quá khứ): ...........Lũ lụt2011...........................................

Nam giới Phụ nữ

Mức độ phơi bày

trước hiểm họa

Tình trạng dễ bị tổn thương

Năng lực Mức độ phơi bày

trước hiểm họa

Tình trạng dễ bị tổn thương

Năng lực

Nhà nghèo bơi nhà nghèo Chăm sóc trẻ em

Sạt lởbờ sông

Kiếm tiền Sạt lởbờ sông

Không biết bơi

Đi đánh cá Khỏe Kiếmthức ăn

Phụ nữ làm chủ hộ

gia đình

Ngoài đồng Bệnhphụ nữ

Hình 7 – Ma trận về mức độ phơi bày trước hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực theo giới & các ví dụ

B. Tầm nhìn tương lai về Biến đổi khí hậu. Học viên làm bài tập động não và vẽ tầm nhìn của họ về một tương lai

tươi sáng: “Đồng bằng sông Cửu Long sẽ như thế nào vào năm 2066 mặc dù khó tránh được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ?” Hình 8 là một ví dụ được vẽ bởi học viên cho thấy tầm nhìn về sống chung với lũ (nhà cao tầng có vườn trên mái nhà, chợ nổi, nâng cao nhà và cung cấp nước sạch, sông/biển sạch, đem lại lợi ích kinh tế).

Hình 8 – Ví dụ về tầm nhìn Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2066 – của một nhóm học viên

C. Các hành động Thích ứng & và các hành động Giới. Học viên liệt kê danh sách các hành động thích ứng để giúp cộng đồng và Đồng bằng sông Cửu Long đạt được tầm nhìn. Họ cũng đưa ra câu hỏi “Tại sao hành động thích ứng XX sẽ có lợi cho việc nâng cao quyền năng, vai trò phụ nữ và quan hệ giới?” nhằm phát triển tiêu chí dựa vào giới để so sánh các lựa chọn.

8 9

D. Các ưu tiên để đạt được hiệp lực hành động Giới – Khí hậu. Học viên sắp xếp các lựa chọn thích ứng để hiểu hơn về các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu nào đồng thời sẽ giúp đạt được bình đẳng giới (đạt được đồng lợi ích giới – biến đổi khí hậu) (xem Hình 9).

Học viên đã thực hành 4 bước trên trong nhóm nhỏ, sau đó các ý kiến của học viên được thảo luận trong nhóm lớn trước toàn hội thảo

Các ưu tiênThích ứng →

↓Tiêu chí về

Giới

Tập huấn về thích ứng

BĐKH & GN-RRTT

Củng cốĐê biển

Gia cố nhà và chỗ ở tạm

Bảo vệ sức khỏe Phụ nữ

1 2 3

Phụ nữ có tiếng nói trong cộng

đồng

Xếp loại hoặc chầm điểm theo tiêu chí

← ← → →

Nam giới làm những công việc truyền

thống của phụ nữ

Tăng thu nhập cho phụ nữ

Hình 9 – Ví dụ về ma trận so sánh các ưu tiên thích ứng theo tiêu chí giới

3.2 Đánh giá cộng đồngĐánh giá cộng đồng nhằm để “học viên được trải nghiệm phân tích tình trạng dễ bị tổn thương theo giới do biến đổi khí hậu và ứng phó BĐKH, có sự tham gia của cộng đồng”. Thông qua việc phản ánh lại cho lãnh đạo thôn & xã những phát hiện và phân tích của học viên, các cán bộ chủ chốt ở xã Long Giang đã có được những trải nghiệm hữu ích.

Các thành viên tham gia đã nhận được chương trình làm việc đánh giá cộng đồng, tài liệu phát tay về phương pháp đánh giá và những hướng dẫn về nhiệm vụ, kỹ thuật và hành vi trong đánh giá (cả bản điện tử). Những nội dung này đã được giải thích và thảo luận với học viên trước (xem chương trình trong Phụ lục II).

Đánh giá cộng đồng bao gồm các phiên làm việc với các Nhóm nam giới và phụ nữ (làm việc độc lập, sau đó kết hợp phân tích với nhóm khác) ở cấp xã và ở 2 thôn; Nhóm bé trai và bé gái ở trường trung học cơ sở. Những phiên làm việc này tuân theo cấu trúc trong tập huấn về “Đánh giá theo giới về Hiểm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng”, trừ một chi tiết là “cột năng lực” được loại bỏ khi thực hiện bước A (so sánh Hình 7).

Dựa vào ý kiến phản hồi (của các em gái và em trai, nam giới và phụ nữ với nhau) các Nhóm đã thể hiện khá thống nhất về tầm nhìn và hành động ưu tiên để đạt lợi ích kép thích ứng với biến đổi khí hậu và bình đẳng giới (xem ví dụ trong Hình 10 và Hình 11).

Ngoài ra, còn tổ chức phỏng vấn một số phụ nữ/ hộ gia đình dễ bị tổn thương ở hai thôn, chủ yếu về khả năng và chiến lược ứng phó BĐKH của họ cũng như những hỗ trợ xã hội họ đã nhận được (xem ví dụ phỏng vấn trong Hình 12).

Hình 10 – Các em gái đang sắp xếp các lựa chọn

TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU

TĂNG BÌNH ĐẲNG GIỚI

• Xây dựng CSHT (bệnh viện, trường học, đường xá, đê kè, DV xã hội)

• Nâng cao dân trí, chất lượng GD *

• Cải thiện môi trường sống

• Hỗ trợ, gia cố nhà cửa• Phát triển làng nghề, đầu

tư tạo việc làm• Quy hoạch vùng sản

xuất, ứng dụng chuyển giao KH-CN

• Tư vấn hướng nghiệp• Chuyển đổi nghề nghiệp,

cơ cấu KT• Thu hút vốn đầu tư, đầu

ra cho các sản phẩm NN• Tuyên truyền nâng cao

năng lực thích ứng về giảm nhẹ RRTT

• Tăng cường hoạt động tiết kiệm TNTN

• Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐG trong cộng đồng*

• Nâng cao năng lực cho phụ nữ nhằm cải thiện sinh kế

• Khích lệ phụ nữ tham gia vào HĐCĐ

• Tăng sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động GĐ&XH, tham gia công tác quản lý

• Phân công LĐ phù hợp, chia sẻ công việc GĐ & XH

• Tạo điều kiện cho PN tiếp cận về GD-ĐT, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí

• Tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ

• Chia sẻ việc nhà với chị em

(các ưu tiên được đánh dấu *)

Hình 11 – Các em trai đang giải thích cho các em gái về các hành động ưu tiên để đạt được đồng lợi ích biến đổi khí hậu & giới

Hình 12 - Phỏng vấn hộ gia đình dễ bị tổn thương (xã Long Giang)

Qua đó, các học viên đánh giá được tác động của hiện tượng khí hậu cực đoan đến địa phương và tìm hiểu xem các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu có thể giúp tăng cường khả năng chống chịu của phụ nữ, hộ gia đình và cộng đồng, đồng thời hỗ trợ bình đẳng giới như thế nào.

Các dữ liệu thu thập được đã được phân tích và “xử lý” để dùng cho phiên họp phản hồi với lãnh đạo thôn & xã (xem Hình 13). Thực hiện rà soát và chỉnh sửa số liệu và tiến hành thảo luận cuối cùng.

Hình 13 - Ý kiến phản hồi của học viên với lãnh đạo thôn & xã (xã Long Giang, An Giang)

Lãnh đạo tập hợp ưu tiên các hành động thích ứng. Ưu tiên cao nhất trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu là “nâng cao dân trí và chất lượng giáo dục”. Ưu tiên cao nhất trong lĩnh vực tăng cường bình đẳng giới là “tuyên truyền & nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng” (Hình 14).

10 11

Hình 14 – Các hành động thích ứng ưu tiên của lãnh đạo cấp thôn & xã

3.3 Phiên làm việc về lồng ghép và thảo luận bàn trònPhiên làm việc về lồng ghép biến đổi khí hậu -giới vào KHHĐBĐG và Kế hoạch ngành nhằm để: “nâng cao khả năng để lồng ghép biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới (KHHĐBĐG) và giới và/hoặc biến đổi khí hậu vào Kế hoạch ngành (tập trung vào tỉnh An Giang)”.

3.3.1 Lồng ghép BĐKH vào KHHĐBĐG

Các tập huấn viên đã nghiên cứu Kế hoạch hành động bình đẳng giới (KHHĐBĐG) của 5 tỉnh và đưa ra phân tích ban đầu với một số nhận xét/gợi ý về lồng ghép biến đổi khí hậu để có thể đạt được đồng lợi ích giới-biến đổi khí hậu. Nhận xét/gợi ý này được trình bày và phát cho các thành viên tham gia (đây là bản thảo đầu tiên của Phụ lục I). Sau đó, học viên được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nghiên cứu và thảo luận một bản KHHĐBĐG của một tỉnh khác (4 Nhóm giải quyết các KHHĐBĐG của An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng, vì Cà Mau không tham gia hội thảo).

Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm cho cả hội thảo trong phiên toàn thể. Học viên đến từ Sở LĐTBXH có bản KHHĐBĐG vừa nhận được các ý kiến góp ý, được mời lên phát biểu ý kiến phản hồi của mình về những góp ý vừa nhận được. Tiếp theo là phiên thảo luận chung. Tổng hợp tóm tắt kết quả làm việc nhóm về KHHĐBĐG của 4 tỉnh được trình bày trong Phụ lục IV.

Những tổng hợp này và những thảo luận trong phiên toàn thể đã đóng góp một số bổ sung cho phân tích về KHHĐBĐG của các tập huấn viên. Đánh giá cộng đồng cũng cung cấp thông tin cho những ý kiến đóng góp sửa đổi liên quan đến KHHĐBĐG và lồng ghép mối quan hệ giới-biến đổi khí hậu vào các Kế hoạch ngành.

3.3.2 Lồng ghép biến đổi khí hậu và giới vào các Kế hoạch ngành

Sau đó, các tập huấn viên đã nghiên cứu và phân tích 4 Kế hoạch ngành của An Giang và đưa ra nhận xét/góp ý về lồng ghép mối quan hệ biến đổi khí hậu và giới. Đây là nội dung chính cho phiên thảo luận thứ hai, về Kế hoạch ngành, và thảo luận bàn tròn cuối cùng vào ngày 28 và 29 tháng 9 năm 2016 (nhận xét/góp ý này được trình bày trong Phụ lục I).

Thảo luận về Kế hoạch ngành cho thấy tiềm năng rõ ràng có thể lồng ghép (mối quan hệ) giới và biến đổi khí hậu vào các Kế hoạch ngành (xem Phụ lục IV).

Một số học viên (trong đó có một tập huấn viên) được mời ngồi vào nhóm chủ trì thảo luận và đã thảo luận với nhau, với các học viên còn lại và các giảng viên về các câu hỏi sau:

1. Tại sao biến đổi khí hậu không được lồng ghép vào KHHĐBĐG của tỉnh và tại sao mối quan hệ giới-biến đổi khí hậu không được lồng ghép vào các Kế hoạch ngành?

2. Cần có những hành động chính nào để đạt được đồng lợi ích giới-biến đổi khí hậu trong tỉnh?

3. Làm thế nào để có thể thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các ngành? Hãy đưa ra các ví dụ về cơ chế và mô hình để các ngành có thể hợp tác với nhau.

Hình 15 – Thảo luận nhóm ngày 28 tháng 9, 2016

Những vấn đề dưới đây đã được nêu trong phiên thảo luận nhóm (xem Hình 15):

a. Công tác lồng ghép đòi hỏi phải có hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, cần tập huấn cho cán bộ các cấp để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bình đẳng giới và khả năng chống chịu với khí hậu và cần có ngân sách cho các hoạt động.

b. Các hành động và đầu tư ưu tiên để đạt được lợi ích kép giới – biến đổi khí hậu bao gồm: tập huấn và đặc biệt là nâng cao nhận thức. Để đạt được những hành động cụ thể này, cần có một Kế hoạch tốt và cam kết hợp tác, chia sẻ mô hình thành công (ví dụ: mô hình tín dụng cho phụ nữ là chủ hộ gia đình).

c. Một số ví dụ về cơ chế phối hợp thành công và các sáng kiến hợp tác trong một số lĩnh vực khác nhau, ví dụ: giữa Sở TNMT và Hội Phụ Nữ Kiên Giang. Những cơ chế này có thể thực hiện tại địa phương, không cần phải chờ các hướng dẫn từ cấp trung ương, nhưng cần có ngân sách.

3.3.3 Thảo luận bàn tròn cuối cùng

Chương trình thảo luận bàn tròn cuối cùng với một số lãnh đạo Sở LĐTBXH và Hội Phụ Nữ với nội dung như sau:

A. Các tập huấn viên tóm tắt về kết quả tập huấn, đánh giá cộng đồng và các phiên làm việc:

Cần thiết phải lồng ghép bình đẳng giới và biến đổi khí hậu và các mối liên kết giữa BĐG-BĐKH. Hơn hết, cần có sự phối hợp và hợp tác. Điều này thể hiện rất rõ trong nội dung liên quan đến 3 yếu tố gây nên rủi ro khí hậu (Hình 2):

• Sở TNMT nắm rõ nhất về các hiện tượng cực đoan khí hậu; Sở NNPTNT và các sở khác cũng vậy;

• Sở LĐTBXH nắm rõ nhất về tình trạng dễ bị tổn thương xã hội; Sở NNPTNT và các sở khác cũng vậy;

• Sở xây dựng nắm rõ nhất về mức độ phơi bày trước các hiện tượng cực đoan khí hậu; Sở NNPTNT và các sở khác cũng vậy.

Lồng ghép vào KHHĐBĐG hoặc Kế hoạch ngành những nội dung: biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, mối liên kết giữa biến đổi khí hậu và giới, hoặc lợi ích kép khi cùng giải quyết bình đẳng giới và biến đổi khí hậu. Mục tiêu và/hoặc hành động sửa đổi hoặc bổ sung vào Kế hoạch hành động cần phải có ngân sách đi kèm để đảm bảo được thực hiện.

Các kiến nghị đã được đưa ra sau khi phân tích KHHĐBĐG và Kế hoạch hành động ngành (Phụ lục I & IV) là những đề xuất hữu ích cho các Kế hoạch ngành khác, mặc dù có thể có những trọng tâm khác nhau. Ví dụ: một số kiến nghị hướng đến lợi ích kép từ việc giải quyết hoặc lồng ghép giới và biến đổi khí hậu sẽ là thông tin hữu ích cho Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh sắp tới của Tỉnh (Sở KHĐT, với sự hỗ trợ của GIZ).

Các tập huấn viên quan sát thấy việc lồng ghép giới và/hoặc biến đổi khí hậu vào Kế hoạch ngành, và hướng đến lợi ích kép từ việc giải quyết đồng thời đòi hỏi chúng ta phải làm việc khác đi, làm tốt hơn, thông minh hơn chứ không chỉ làm nhiều hơn. Do đó câu hỏi thường được đặt ra là về năng lực, kiến thức và nhận thức với nỗ lực và chi phí thêm hạn chế.

Một quan sát nữa là Luật về Lập kế hoạch sắp tới sẽ đề cập đến một số thách thức và mong muốn đưa ra là phải giảm tổng số ngày lập kế hoạch tại Việt nam. Điều này có nghĩa là kế hoạch sẽ phải toàn diện hơn và bao gồm nhiều vấn đề của nhiều ngành. Điều này sẽ có thể tạo cơ hội hình thành trách nhiệm chung, hợp tác và phối hợp để triển khai một số kết quả.

Các học viên nhấn mạnh việc cần thiết có hướng dẫn của trung ương hoặc UBND tỉnh về lồng ghép BĐG và BĐKH để đạt hiệu quả thực sự. Trường hợp đã xảy ra với KHPTKTXH chung cũng bao gồm nhiều vấn đề như thế. Tuy nhiên, KHPTKTXH của An Giang (2016-2020) không bao gồm các mục tiêu liên quan đến BĐG (kinh tế và xã hội) và không có các mục tiêu BĐKH trong phần môi trường.

Ví dụ về hợp tác tốt bao gồm các trường hợp đã thành lập các ủy ban hoặc cơ quan phối hợp, và có sự hiểu biết chung. Ví dụ Ủy ban phòng chống lũ lụt đã tồn tại nhiều năm ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Ngoài ra Ủy ban điều phối ứng phó BĐKH và BĐG cũng đã được thành lập.

B. Thảo luận phiên toàn thể về BĐG và BĐKH ở ĐBSCL

Lãnh đạo Sở LĐTBXH và HPN và một số học viên đã phát biểu:• Thống nhất với những đề xuất về lồng ghép BĐKH và

12 13

BĐG vào KHHĐBĐG và kế hoạch ngành (xem Phụ lục I và cả Phụ lục IV).

• Một số công tác đã được lập kế hoạch có thể hỗ trợ trong việc nâng cao kỹ năng và nhận thức và lồng ghép BĐKH và BĐG tốt hơn. Ví dụ như Kế hoạch hành động số 114/KH-ĐCT của HPN về nâng cao năng lực của HPN và hội viên trong việc thích ứng BĐKH và GNRRTT (2017-2022).

• Cần phải tập trung, ví dụ đảm bảo hướng đến đối tượng phụ nữ là chủ hộ gia đình. Các tổ chức quần chúng gần gũi với người dân cũng cần tham gia.

• Một số chính sách sẽ hỗ trợ giảm tình trạng dễ bị tổn thương, ví dụ như đào tạo nghề cho phụ nữ, tạo việc làm, xây dựng trường học gần nhà, chương trình tín dụng, và sự tham gia tích cực của phụ nữ, ví dụ vào chương trình tái định cư.

• Cần chú trọng đặc biệt đến sức khỏe (của phụ nữ) và giáo dục (cho các em gái) trong mối quan hệ với căng thẳng và sốc về khí hậu.

C. Kết quả tập huấn và các phiên làm việc phản ánh (a) có thể làm gì hơn; hoặc (b) làm gì khác đi, và (c) làm thế nào để có thể ảnh hưởng đến quá trình lập ngân sách năm.

Các ý kiến cá nhân được đưa vào Phụ lục V.

Có những ý kiến góp ý nên tuyên truyền và gây ảnh hưởng lên gia đình và họ hàng, cộng đồng địa phương nơi họ sinh sống và các đồng nghiệp và cấp trên nơi họ làm việc về vấn đề lồng ghép giới và biến đổi khí hậu. Một số người cũng đưa ý kiến về việc gây ảnh hưởng lên ưu tiên ngân sách của Sở trong vấn đề này.

D. Mỗi thành viên cũng đóng góp ý kiến cho phiên toàn thể về (a) Những gì họ tin là đặc biệt tích cực, hữu ích, và (b) những gì cần cải thiện để tốt hơn.

Tổng hợp ý kiến phản hồi như sau:

(a) Những ý kiến đặc biệt tích cực, hữu ích

• Hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đến phụ nữ, những người dễ bị tổn thương.

• Chương trình đã chuyển tải kiến thức, những khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu, công cụ, phương pháp, kỹ năng... rất hữu ích.

• Có khả năng lồng ghép biến đổi khí hậu/ giới vào Kế

hoạch ngành. Nhưng kế hoạch có khả thi hay không còn phụ thuộc vào lãnh đạo.

• Nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và biến đổi khí hậu, và lập các kế hoạch ngành. Sẽ có thể tư vấn cho giám đốc Sở NNPTNT và các Sở khác về vấn đề này.

• Hiểu rõ hơn cách tiến hành khảo sát cộng đồng.• Chia sẻ kinh nghiệm, gặp gỡ các học viên khác.• Đam mê của tập huấn viên đối với chủ đề.• Phương pháp lấy người học làm trung tâm.

(b) Kiến nghị để nâng cao chất lượng (& theo dõi tiếp)

• Cần có nhiều ví dụ hơn, và những mẫu biểu cụ thể, ví dụ: mẫu phỏng vấn cộng đồng về sinh kế.

• Mong muốn làm rõ hơn về lồng ghép biến đổi khí hậu và giới; cần chi tiết hơn về cách làm thế nào để nâng cao chất lượng của Kế hoạch của tỉnh.

• Sau khi phân tích Kế hoạch, Nhóm nên sửa lại dựa trên ý kiến phản hồi của các Sở.

• Tập huấn hoặc hội nghị cần đề cập những vấn đề ưu tiên, có sự tham gia thảo luận của phụ nữ và trẻ em.

• Tập huấn chưa đủ; cần phải theo dõi tiếp, ví dụ: nâng cao nhận thức trên diện rộng.

• Cần có một diễn đàn khác để trao đổi các đề xuất và tư vấn cho các lãnh đạo tỉnh, qua đó chuyển ý kiến lên cấp Chính phủ.

• Xem xét tổ chức tập huấn cho tập huấn viên, vì tập huấn viên có thể nhân rộng.

• Cần có sự tham gia của truyền thông.• Nên mời Sở KHĐT, Sở Tài chính, các tổ chức xã hội (Hội

nông dân, Đoàn Thanh niên) tham gia họp.• Nên thông báo sớm hơn để học viên có nhiều thời gian

chuẩn bị hơn.• Tập huấn/ họp tiếp theo ở tỉnh khác.• Học viên cần liên tục tham gia tất cả các phần.

E. Bảng Câu hỏi khảo sát đã được phát cho tất cả học viên để lấy ý kiến phản hồi của họ bằng văn bản

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆMVÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Bài học kinh nghiệmDưới đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ những kinh nghiệm của các học viên, những thảo luận đề cập trong Phần 3.3.3, và những quan sát của các tập huấn viên:

a. Các buổi làm việc khác nhau nên có nhiều học viên tham gia hơn, thì chi phí sẽ hiệu quả hơn.

b. Thêm nhiều học viên từ các Sở và ban ngành khác nhau để có thể trao đổi nhiều hơn và “xây dựng sự đồng thuận”, như ý kiến phản hồi của một số học viên.

c. Phương pháp học chủ động phù hợp với đối tượng học là người lớn.

d. Có đầy đủ bài trình bày, tài liệu phát tay có tranh ảnh (minh họa) và các ví dụ. Tuy nhiên, nếu có nhiều hơn thì vẫn tốt hơn cho một số học viên.

e. Một số tài liệu đọc cơ bản nên gửi trước cho học viên (không chắc tất cả các học viên sẽ đọc trước, nhưng có thể giúp một số người học thêm được).

f. Có thể giao nhiệm vụ cho học viên đọc thêm sau buổi học, vào buổi tối.

g. Sử dụng từ tiếng Việt cho những khái niệm nước ngoài gây khó hiểu, nên giải thích theo cách khác (đơn giản hóa), có thể bằng hình ảnh minh họa.

h. Nên yêu cầu học viên mang máy tính cá nhân (nếu có), điều này sẽ hỗ trợ làm việc nhóm, báo cáo và chia sẻ các tài liệu đọc.

i. Nhiều học viên không biết KHHĐBĐG của tỉnh mình hoặc kế hoạch hành động ngành của ngành mình, nên khó có thể đưa ra ý kiến cho các phân tích của các học viên khác để đạt được mục tiêu của Hoạt động (xem Phần 1). Nên yêu cầu học viên đọc trước Kế hoạch của ngành, tỉnh mình.

j. Một số học viên đã chỉ ra nhu cầu cần nhiều thời gian tập huấn hơn, ví dụ: phỏng vấn ở cộng đồng nhiều hơn. Tuy nhiên cũng không chắc tăng thời gian thì sẽ học được nhiều hơn về các mục tiêu của hoạt động (lồng ghép mối quan hệ biến đổi khí hậu - giới vào tỉnh Kế hoạch).

k. Một số học viên đã chỉ ra nhu cầu tập huấn cấp tỉnh, và những theo dõi tiếp khác (xem thêm Phần 4.3)

4.2 Kiến nghịCác kiến nghị dưới đây dựa vào Phần 3.3, Phụ lục V và Phụ lục VI và quan sát của các tập huấn viên.

A. Theo dõi tiếp ngay sau tập huấn sẽ củng cố được việc học tập và lan tỏa thông tin đến các Sở LĐTBXH, Hội Phụ Nữ và các ban ngành của 5 tỉnh:

• Tổ chức buổi làm việc ở từng tỉnh với lãnh đạo và cán bộ của một số ban ngành, Sở và các tổ chức quần chúng, nhằm mục tiêu tương như như mục tiêu của hoạt động này là hỗ trợ lồng ghép biến đổi khí hậu và bình đẳng giới vào KHHĐBĐG và Kế hoạch ngành, và hướng tới đồng lợi ích;

• Bổ sung sửa đổi vào giai đoạn phân bổ ngân sách hàng năm, ví dụ cho KHHĐBĐG, để hỗ trợ cho việc lồng ghép được thống nhất vào năm 2017;

• Báo cáo này hoặc một phần trích dẫn từ báo cáo này (ví dụ: Phụ lục I) có thể được gửi cho các bên liên quan của tỉnh trước phiên làm việc;

• Tài liệu phát tay và các tài liệu cơ sở khác có thể được dùng trong các phiên làm việc, coi như là chia sẻ thông tin cơ sở.

B. Khuyến khích Tỉnh thành lập tổ công tác để triển khai hướng tới đồng lợi ích từ hoạt động lồng ghép biến đổi khí hậu và giới:

• Tổ công tác cần bao gồm thành viên của Sở LĐTBXH, Hội Phụ Nữ, Sở NNPTNT và Sở TNMT và một số Sở và ban ngành khác;

• Có thể gắn với các đơn vị đang tồn tại như ủy ban/cơ quan điều phối biến đổi khí hậu cấp tỉnh;

• Mục tiêu nhằm hỗ trợ lồng ghép (mối quan hệ) biến đổi khí hậu và giới, đặc biệt thông qua nâng cao năng lực, có thể thông qua phát triển tài liệu hướng dẫn để Ủy ban nhân dân tỉnh phát hành.

C. Lồng ghép biến đổi khí hậu và/hoặc giới (và hướng tới đồng lợi ích) là một thách thức. Trong trung hạn, cần nâng cao năng lực cho nhiều nhóm các bên liên quan. Có thể kể đến:

• Tập huấn thêm và các phiên làm việc ở từng tỉnh, tương tự như quá trình làm việc đã trình bày trong báo cáo này, nhằm thúc đẩy trao đổi giữa các bên liên quan và

14 15

nâng cao khả năng đạt được bình đẳng giới ở mức cao hơn thông qua ứng phó với biến đổi khí hậu;

• Đưa vấn đề biến đổi khí hậu và giới vào tập huấn (chính trị) của Tỉnh cho cán bộ (trung/cao cấp) – của tất cả các tỉnh;

• Tập huấn cho Tập huấn viên (ToT), đặc biệt chú trọng đến mạng lưới tập huấn viên sẵn có của Hội Chữ thập đỏ Việt nam tại Đồng bằng sông Cửu Long (và những nơi khác ở Việt Nam) chuyên về thích ứng với biến đổi khí hậu và GNRRTT. Và cũng có thể tuyển chọn cán bộ Hội Phụ nữ/ chuyên gia trong chương trình nâng cao năng lực của Hội (Phần 3.3.3), hoặc từ các tổ chức Phi chính phủ quốc tế có kinh nghiệm liên quan.

Tài liệu cho tập huấn được báo cáo ở đây có thể được dùng và sửa đổi cho phù với các tập huấn liên quan.

D. Trong các phiên làm việc dài hơn về Kế hoạch của tỉnh, cần đưa ra những dữ liệu (số liệu) thực tế để đánh giá rủi ro:

• Phát triển các chỉ số tiêu chuẩn liên quan đến sốc và căng thẳng do khí hậu, mức độ phơi nhiễm trước hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương (xem Phần 2 và Phụ lục I);

• thiết lập cơ sở và mục tiêu phát triển, ví dụ đến năm 2020.

E. Những dự án như Dự án ICMP có thể xem xét hỗ trợ đối với những mảng có tiềm năng cộng hưởng rõ ràng giữa các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu và phân tích giới tốt:

• Chương trình tái định cư hiện đang triển khai ở tất cả các tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long và các chương trình hỗ trợ sinh kế dựa vào nông nghiệp/ lâm nghiệp/ nuôi trồng thủy sản, theo như chia sẻ trong quá trình tập huấn và các phiên làm việc.

• Các Sở (bao gồm Sở LĐTBXH, Sở NNPTNT) và các tổ chức đoàn thể (Hội Phụ Nữ và cả Hội Chữ thập đỏ Việt nam) hoặc ví dụ như ủy ban/cơ quan điều phối biến đổi khí hậu có thể viết những đề xuất cụ thể để có những hành động liên quan.

5. ĐỐI THOẠI BĐKH-BĐG & THỰC HIỆNTRONG TƯƠNG LAI

Phần này dựa trên thảo luận với GIZ, đề xuất trong những năm tới tiếp tục đối thoại BĐKH-giới ở cấp tỉnh, và coi đây là một phần của ICMP hoặc các hoạt động liên quan đến BĐKH tiếp theo của GIZ.

Đánh giá các văn bản pháp quy, tập huấn và các phiên làm việc với cán bộ tỉnh cho thấy một loạt các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa BĐKH và giới ở những tỉnh có rủi ro về BĐKH ở đồng bằng sông Cửu Long. Các Sở LĐTBXH có nhiệm vụ thúc đẩy BĐG thông qua các KHHĐBĐG của tỉnh và các cán bộ Sở LĐTBXH phải hiểu đầy đủ các khái niệm về BĐKH và tính dễ bị tổn thương của phụ nữ. Tuy nhiên, các KHHĐBĐG có ảnh hưởng hạn chế, nên cũng cần lồng ghép BĐKH-BĐG vào các kế hoạch ngành của tỉnh. Điều này cũng áp dụng với các nội dung khác và do đó phương pháp tiếp cận 2 chiều dưới đây được đề xuất để được hỗ trợ thêm:Hỗ trợ BĐKH-BĐG một cách hệ thống:

1. Trước khi bắt đầu chu kỳ lập kế hoạch ngân sách năm và đầu tư, các đại diện Sở LĐTBXH & Hội liên hiệp phụ nữ từng tỉnh được mời đến “quán café BĐKH-BĐG” để thảo luận các ý kiến về hình thành các hoạt động liên quan đến BĐKH-BĐG, dựa trên những tập huấn đã báo cáo ở đây. Có thể là 1 ngày trao đổi ý kiến, ví dụ ở Cần Thơ vào tháng Tư.

2. Hỗ trợ 1 hoặc 2 đại diện (do Sở LĐTBXH hoặc UBND tỉnh cử) ở mỗi tỉnh để biến các ý tưởng thành đề xuất các hoạt động cụ thể (mỗi tỉnh 1 ngày vào tháng 4 hoặc tháng 5).

3. Vào đầu mỗi chu kỳ lập kế hoạch hàng năm vào tháng 6, tổ chức một cuộc họp tư vấn ở từng tỉnh và hỗ trợ để đại diện Sở LĐTBXH & Hội phụ nữ trình bày các đề xuất để thảo luận chi tiết với các ban ngành liên quan (liên quan đến thực hiện hoạt động). Những tư vấn này sẽ là cơ sở cho bản đề xuất cuối cùng trong KHHĐBĐG của tỉnh và các kế hoạch và ngân sách ngành. Có thể tiếp cận các nhà tài trợ và các tổ chức NGOs để hỗ trợ thực hiện.

Hỗ trợ cộng đồng và thực hiện:

4. Đề xuất một số hoạt động cụ thể và khả thi với số lượng không quá nhiều. Những hoạt động được đề xuất nhiều nhất có khả năng là hoạt động mang tính chất lồng ghép, VD như khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các nhóm đồng sở thích, hỗ trợ sinh kế, tăng cường vai trò của phụ nữ trong nuôi trồng thủy sản thông qua tập

huấn về kế toán; hoặc những vấn đề liên quan đến tái định cư và làm thế nào để giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tính dễ bị tổn thương về giới. Việc thực hiện có thể theo phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng , được ICMP hỗ trợ với sự hợp tác của các tổ chức khuyến nông/lâm/ngư và các tổ chức khác.

5. Đến cuối năm, đề xuất thêm một “quán café BĐKH-BĐG” để tiếp tục đối thoại về giới với các Sở LĐTBXH và Hội phụ nữ tỉnh. Có thể kết hợp với các chuyến thăm thực địa liên quan đến một hoặc nhiều các hoạt động đã đề xuất và thực hiện ở từng tỉnh.

Cần phải chú trọng đến tầm quan trọng của đối thoại giữa những người có trách nhiệm với công việc liên quan đến giới và các sở ngành khác. Cũng cần xem xét khả năng đối thoại cấp cao ở cấp tỉnh với những cán bộ UBND tỉnh có quyền ra quyết định.

Những đề xuất trên đây có thể đưa ra một phương pháp để giải quyết vấn đề BĐKG-BĐG một cách hệ thống thay vì chủ yếu theo phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng hiện đang được các nhà tài trợ và các tổ chức phi Chính phủ áp dụng hoặc hỗ trợ theo từng trường hợp cụ thể.

16 17

DANH SÁCH TÀI LIỆUTHAM KHẢO

Lưu ý : Danh sách tài liệu tham khảo này chỉ bao gồm một số tài liệu tham khảo đã chia sẻ với học viên. Những tài liệu này được cung cấp riêng trong bản mềm, cả tiếng Anh và tiếng Việt (nếu có). Tất cả các tài liệu tham khảo ở đây đều được tập hợp để chia sẻ.

• ADB (2015). Tài liệu Hướng dẫn tập huấn Giới và biến đổi khí hậu : Chính sách, chiến lược và phát triển chương trình. Thành phố Mandaluyong, Philippines: Ngân hàng Phát triển Châu Á.

• CARE, GIZ, ICMP và UN Women (Tháng 6, 2015) Bình đẳng và hiệu quả – Lồng ghép giới vào giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu: Tài liệu hướng dẫn thực hành. [cả bản tiếng Việt]

• CCWG (2015) Các sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Việt nam – Kinh nghiệm từ các tổ chức thành viên Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu (CCWG). Hà nội: CARE, Malteser International, Oxfam, SNV. [cả bản tiếng Việt]

• http://www.ngocentre.org.vn/pub/community-based-climate-change-initiatives-documentation-ccwg

• GIZ (2014). Đánh giá tính tổn thương theo giới ở Tỉnh Cà mau trong bối cảnh Biến đổi khí hậu. Tổ chức GIZ; Chương trình Quản lý tổng hợp ven biển (ICMP). Tác giả: Trần Thị Phung Hà và Nguyễn Thanh Bình. [cả bản tiếng Việt]

• Neefjes, Koos and Valerie Nelson (2010) ‘Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt nam: cơ hội nâng cao bình đẳng giới’, Dankelman, Irene (ed) (2010)

• Giới và biến đổi khí hậu. Earthscan. [cả bản tiếng Việt]

• Neefjes, Koos (2002). Những bài học kinh nghiệm từ lũ lụt – tiếng nói của người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý thiên tai tại Đồng bằng sông Cửu long, Việt Nam. Hội Chữ thập đỏ Việt nam (VNRC) và Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC). [cả bản tiếng Việt]

• SNV (2015?) Gieo hạt giống vì bình đẳng giới. Tăng quyền năng cho phụ nữ.

• SNV (2016) Hỗ trợ Sở LĐTBXH tăng cường lồng ghép những nội dung biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giới của tỉnh, phối hợp với tổ chức xã hội dân sự - Báo cáo khởi động. Tài liệu tham khảo: Kế hoạch hành động bình đẳng giới của tỉnh/No.01-2016

• Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. NXB Tài nguyên Môi trường và Bsản đồ. Hà nội, Việt Nam.[cả bản tiếng Việt]

• http://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/library/environment_climate/viet_nam_special_report_on_managing_the_risks_of_extreme_events_and_disasters/

• UN- Việt nam (2014). Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt nam: Giảm nhẹ mức độ rủi ro trước hiểm họa và tổn thương từ khí hậu cực đoan thông qua di cư tự do và di dân theo định hướng. Hà nội: UN- Việt nam. [cả bản tiếng Việt]

• http://un.org.vn/en/component/docman/doc_details/409-migration-resettlement-and-climate-change-in-viet-nam.html

• http://www.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/Migration%20&%20Climate%20change%20-%20Eng.pdf

• UN- Việt nam và Oxfam Việt nam (2009) Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt nam: Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới. Hà Nội: UN- Việt nam, Oxfam Việt Nam. [cả bản tiếng Việt]

PHỤ LỤC I. LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIỚI VÀ/HOẶC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO KẾ HOẠCH NGÀNH

Lưu ý:

• Lưu ý này nhằm góp phần xây dựng và nâng cao năng lực thông qua bài tập: “làm thế nào để các bản kế hoạch XXX của tỉnh tốt hơn theo quan điểm biến đổi khí hậu-giới?”

• Lưu ý này dựa trên phân tích của các tập huấn viên về KHPTKTXH hiện tại của tỉnh, KHHĐBĐG và các kế hoạch ngành khác và đã được sửa đổi và bổ sung theo phân tích của học viên.

• Ngoài ra cần lưu ý là các Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện hành của tỉnh, Kế hoạch hành động bình đẳng giới và các kế hoạch ngành (khác) thường là lập cho giai đoạn đến năm 2020. Các kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở các kế hoạch và chính sách quốc gia trong cùng chủ đề/ lĩnh vực, và thường không chỉnh sửa. Văn bản này đưa ra những đề xuất có thể dùng được: (a) trong các trường hợp hiếm khi xảy ra khi các kế hoạch đó được sửa đổi cho phù hợp; (b) cho lập kế hoạch/ dự toán ngân sách hàng năm cho kế hoạch 5 năm, trong đó phải đưa ra một số ưu tiên; (c) trong trường hợp có nguồn vốn bổ sung, ví dụ: từ các dự án/tổ chức quốc tế; và (d) cho việc xây dựng các kế hoạch tương tự cho giai đoạn lập kế hoạch tiếp theo (2021-2025).

Lồng ghép biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động bình đẳng giớiĐể ứng phó BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thảm họa (GNRRTH) vào các Kế hoạch hành động bình đẳng giới đòi hỏi sự quan tâm tường tận đến các cơ hội phát sinh từ đánh giá BĐKH và GNRRTH theo giới (thay vì không đề cập yếu tố giới hoặc “mù giới”) bao gồm đánh giá về thách thức, năng lực và các hành động có thể (ví dụ: Đánh giá theo giới về Hiểm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương và Năng lực; các hành động thích ứng và GNRRHH theo giới).

Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động ứng phó BĐKH: (a) là một quyền của phụ nữ; (b) khuyến khích phụ nữ đóng góp vào lập kế hoạch và thực hiện nhằm xây dựng

các hoạt động phù hợp hơn và nâng cao năng lực, tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thảm họa; và (c) tạo khả năng “cùng thắng”, do đó, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực (ví dụ: vừa tăng khả năng chống chịu, vừa cải thiện bình đẳng giới; hoặc tăng hiệu quả quả sử dụng tài nguyên thiên niên và từ đó thúc đẩy phát triển “xanh”).

Lồng ghép biến đổi khí hậu và bình đẳng giới và mối liên kết giữa giới và biến đổi khí hậu vào các Kế hoạch ngànhKế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (SEDP) và một số kế hoạch ngành của An Giang đã đề cập/ xem xét đến vấn đề biến đổi khí hậu trong phân tích bối cảnh, và trong một số trường hợp cũng đã lập kế hoạch hành động liên quan, tuy nhiên một số bản kế hoạch khác chưa đề cập nội dung này. Nội dung về bình đẳng giới thậm chí còn ít được đề cập hơn trong các kế hoạch ngành.

Tuy nhiên, Kế hoạch PTKTXH tỉnh đã nêu lên vấn đề cần thiết phải đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu trên tất cả các lĩnh vực, ngành và tìm kiếm các cơ hội phát triển carbon thấp (giảm phát thải khí nhà kính). Và Kế hoạch PTKTXH tỉnh cũng đã đề cập đến thúc đẩy bình đẳng giới, bao gồm lồng ghép bình đẳng giới, đặc biệt là thông qua các chương trình tập huấn khác nhau.

Phân tích các thách thức trong các lĩnh vực, có tính đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới, và xem xét cách thức ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các ngành, có thể dẫn đến cơ hội cho các giải pháp cùng có lợi. Giải pháp cùng có lợi sẽ tạo ra lợi ích kép về bình đẳng giới, giảm nhẹ rủi ro của biến đổi khí hậu và các đồng lợi ích kinh tế hay môi trường từ các hoạt động giảm nhẹ khí thải nhà kính.

18 19

Mục tiêu tổng quát và mục tiêucụ thể hoặc kết quả đầu ra củaKHHĐBĐGMỗi bản KHHĐBĐG cần nêu rõ “kết quả đầu ra” hoặc mục tiêu cao về việc giảm bất bình đẳng giới thực chất và nên cụ thể (hơn) bình đẳng giới trong lĩnh vực hoặc khía cạnh nào. Ví dụ, có thể nêu cụ thể bình đẳng giới trong thu nhập, khả năng tiếp cận dịch vụ, tham gia lãnh đạo và tính dễ bị tổn thương hoặc khả năng chống chịu với các cú sốc và căng thẳng liên quan đến khí hậu, hiểm họa hoặc thiên tai (nhằm giảm sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong các bối cảnh liên quan đến ảnh hưởng hoặc tác động của BĐKH và thiên tai).

Trong các bản KHHĐBĐG hiện có:

• Tỉnh An Giang đặt mục tiêu đạt được bình đẳng giới trong các lĩnh vực chung (chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội) thông qua việc tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm; nhưng không đề cập cụ thể cần giảm bất bình đẳng giới nào.

• Tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu giảm bất bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực, nhưng cũng không đề cập cụ thể bất bình đẳng giới nào cần giảm.

• Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu đạt được bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và “thu hẹp khoảng cách giới trong một số lĩnh vực chủ yếu”, nhưng cũng không nêu cụ thể lĩnh vực nào.

• Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu về giới: “đạt bình đẳng trên mọi lĩnh vực”, nhưng không đề cập cụ thể bình đẳng giới trong lĩnh vực/khía cạnh nào (ví dụ, trong thu nhập, tiếp cận dịch vụ, tham gia vào các vị trí lãnh đạo hay khả năng chống chịu).

• Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu bình đẳng giới trong một số lĩnh vực; hỗ trợ phụ nữ và phát huy tiềm năng của phụ nữ trong các lĩnh vực “chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”, nhưng cũng không cụ thể hóa bình đẳng giới trong khía cạnh nào.

Khuyến nghị bổ sung cho các mục tiêu cụ thể của KHHĐBĐG:

• Giảm mức độ rủi ro của các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ đối với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thiên tai liên quan đến khí hậu

• Tăng khả năng chống chịu của phụ nữ, gồm các nữ chủ hộ và phụ nữ cao tuối thông qua việc nâng cao năng lực và bảo vệ xã hội nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Kế hoạch ngànhKế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang có thể xem xét những khuyến nghị tương tự như những khuyến nghị cho mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của KHHĐBĐG:

• Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã bao gồm các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và bình đẳng giới, tuy nhiên vẫn chưa đặt ra các mục tiêu đồng lợi ích bằng cách giải quyết cả nội dung theo cách thức gắn kết với nhau. Điều này có thể đạt được, ví dụ, bằng việc cụ thể hóa các lĩnh vực hay chủ đề tập huấn bình đẳng giới.

Các kế hoạch ngành có thể tham khảo Kế hoạch ngành/lĩnh vực xây dựng của tỉnh An Giang. Bản kế hoạch này đã tham chiếu đến các mục tiêu cụ thể liên quan đến định hướng chính sách tổng thể, như phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH, và giảm nghèo (nhà ở cho người nghèo).

Mục tiêu cụ thể và/hoặc mục tiêu bổ sung và hành động trong KHHĐBĐG• Nhiều chỉ tiêu được đặt ra theo tỷ lệ % cần đạt được

vào năm 2020, ví dụ tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa nếu có thông tin/số liệu cơ sở để so sánh (số liệu năm 2015).

• Hầu hết các bản kế hoạch đều đặt ra các chỉ tiêu (tỷ lệ) cụ thể về sự tham gia của phụ nữ, ví dụ: tham gia vào tập huấn hay tham gia vào các vị trí lãnh đạo. Nhưng thay vì đặt mục tiêu cho “tất cả các lĩnh vực/ngành”, bản kế hoạch nên lựa chọn lĩnh vực/ngành ưu tiên cần đạt được.

• Chỉ tiêu phụ nữ tham gia phân biệt theo lĩnh vực sẽ có ý nghĩa hơn tỷ lệ chung cho “tất cả các lĩnh vực/ngành” bởi vì, ví dụ trong lĩnh vực giáo dục và y tế, tỷ lệ nữ tham gia đã rất cao, nhưng ở một số ngành khác thì tỷ lệ thấp.

Dưới đây là ví dụ về các mục tiêu bổ sung (tiềm năng) và/hoặc cụ thể và/hoặc các hành động có thể đưa vào KHHĐBĐG của tỉnh:

1. Mức độ nhận thức về BĐKH và giới của lãnh đạo và cán bộ ban ngành các cấp là quan trọng. Vì vậy, có thể bổ sung: Tỷ lệ lãnh đạo và/hoặc cán bộ các cấp tham gia vào tập huấn hoặc hội thảo về giới và biến đổi khí hậu đến năm 2020.

2. Chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh

đạo và các công việc khác trong các đơn vị và các cấp chính quyền, chưa được cụ thể hóa theo lĩnh vực. Sẽ cụ thể hơn nếu đưa các ví dụ về các vị trí hoặc các lĩnh vực sinh kế ưu tiên trong thích ứng BĐKH hay quản lý rủi ro thiên tai như nông nghiệp. Ví dụ: tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong các hợp tác xã nông nghiệp đạt xx% vào năm yyyy và tỷ lệ phụ nữ công tác trong các cơ quan khuyến nông (khuyến ngư) đạt xx% vào năm yyyy.

3. Có thể làm rõ hơn việc phụ nữ tham gia lao động, hoạt động kinh tế, cụ thể trong hoạt động ứng phó BĐKH và GNRRTT, đặc biệt nếu tham gia các công tác xã hội liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai hoặc liên quan đến sinh kế ưu tiên như nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Ví dụ: Tỷ lệ phụ nữ (xx% vào năm yyyy) tham gia lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động GNRRTT, bao gồm phòng chống, ứng phó và phục hồi tại cấp thôn, xã, huyện và tỉnh. Hoặc: Tỷ lệ nữ nông dân (xx% vào năm yyyy) tham gia vào các cuộc họp dịch vụ khuyến nông, nuôi trồng thủy sản và các chuyến thăm hộ gia đình do các cơ quan khuyến nông, nuôi trồng thủy sản tổ chức.

4. Cần bổ sung các chỉ tiêu về giảm rủi ro sức khỏe cho phụ nữ nghèo, phụ nữ cao tuổi, và/hoặc trẻ em gái do ảnh hưởng của BĐKH và thiên tai (ví dụ: các bệnh dịch liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy; hoặc các bệnh dịch gây ra do sinh vật/côn trùng trong nước như sốt rét và sốt xuất huyết được lây truyền bởi muỗi; nắng nóng).

5. Có thể bổ sung chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ vào tập huấn (ví dụ: thích ứng BĐKH liên quan đến nhà ở và dự trữ thức ăn, hoặc nông nghiệp thông minh). Tập huấn cho phụ nữ thôn cũng cần có chỉ tiêu, ví dụ: tỷ lệ nữ cán bộ/giáo viên/tập huấn viên/cán bộ cơ quan khuyến nông, khuyến ngư (với chuyên môn phù hợp, ví dụ thích ứng BĐKH liên quan đến nhà ở và dự trữ thức ăn, hoặc nông nghiệp thông minh) tối thiểu là xx% vào năm yyyy.

6. Có thể bổ sung chỉ tiêu trong lĩnh vực văn hóa và thông tin; ví dụ: xác định các chiến dịch, các tài liệu tuyên truyền và/hoặc chương trình phát sóng trên TV/đài về mối quan hệ giữa BĐKH-giới và tăng khả năng chống chịu của phụ nữ với các cú sốc và căng thẳng khí hậu, các hiểm họa và thiên tai liên quan đến khí hậu

7. Tương tự như các hoạt động được lập trong KHHĐBĐG của tỉnh Bạc Liêu, nên bổ sung thêm các mô hình câu lạc bộ hay hoạt động theo chuyên đề cụ thể. Ví dụ: xây dựng mô hình câu lạc bộ phụ nữ học hỏi về ứng phó BĐKH và GNRRTT

8. Tổ chức lễ kỷ niệm ngày phụ nữ theo chuyên đề trong đó đề cập đến các thông điệp cụ thể về ứng phó với BĐKH và GNRRTT.

9. Đào tạo cán bộ, hội thảo, họp đầu mối về bình đẳng giới có thể bao gồm các phần đặc biệt về giới và BĐKH.

Sửa đổi và/hoặc chỉ tiêu bổ sung cho Kế hoạch ngành Kế hoạch PTKTXH của tỉnh An Giang chưa đưa các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới vào trong phần mục tiêu về kinh tế và xã hội, và chưa có các chỉ tiêu liên quan đến BĐKH trong phần mục tiêu về môi trường. Các chỉ tiêu và chỉ số về BĐKH (ảnh hưởng, rủi ro đối với con người và các lĩnh vực; giảm phát thải khí nhà kính) và giới đã có ở cấp trung ương có thể được đưa vào kế hoạch tỉnh dựa trên tình hình cụ thể của tỉnh.

Một số chỉ tiêu về mối quan hệ tích cực giữa giới và ứng phó biến đổi khí hậu đã khuyến nghị cho KHHĐBĐG (ví dụ: đồng lợi ích) có thể phù hợp cho KHPTKTXH và kế hoạch ngành (xem phần trên). Một số chỉ tiêu cụ thể và/hoặc chỉ tiêu bổ sung khác khuyến nghị như sau:

1. Đề xuất trong KHPTKTXH nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực/ năng lực của, ví dụ: lãnh đạo các Hợp tác xã, Tổ hợp tác có thể cụ thể: chia sẻ nữ lãnh đạo trong các khóa tập huấn và tập huấn theo chủ đề, gồm các nội dung về các cú sốc và căng thẳng có liên quan đến khí hậu (thảm họa và thiên tai) và tính dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro của cộng đồng và của các lĩnh vực/ngành

2. Phần về khí hậu trong KHPTKTXH có thể nhấn mạnh một số ví dụ theo ngành có cùng lợi ích ứng phó BĐKH và BĐG, ví dụ, giảm phát thải khí nhà kính được đặt chỉ tiêu trong ngành nông nghiệp, và có thể đề cập các kỹ thuật/phương pháp như Hệ thống thâm canh lúa sẽ được áp dụng bởi XXX (nữ) nông dân.

Kế hoạch Phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường (2016-2020) của tỉnh An Giang không đề cập đến nội dung/vấn đề giới và chính vì vậy không mong đợi có được ảnh hưởng tích cực cho công tác bình đẳng giới. Không có chỉ tiêu hay chỉ số nào liên quan đến BĐKH (nhưng có kế hoạch hành động ứng phó BĐKH riêng của tỉnh). Nội dung liên quan đến BĐKH (là một phần của nội dung bảo vệ môi trường) không sử dụng khái niệm rủi ro khí hậu (rủi ro khí hậu được tạo thành bởi hiểm họa khí hậu, tình trạng dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro trước hiểm họa). Chính điều này làm hạn chế cơ hội tạo kết quả đồng lợi ích. Khuyến nghị cải thiện và/hoặc bổ sung chỉ tiêu như sau:

1. Lĩnh vực quản lý tài nguyên nước sẽ được cải thiện nếu có các dữ liệu tài nguyên nước bị ảnh hưởng như thế nào bởi biến đổi khí hậu.

2. Các chỉ tiêu hay chỉ số có thể được xây dựng gắn với BĐKH cũng như giới, ví dụ, liên quan đến các hộ gia đình và các cộng đồng đặc biệt rủi ro trước một số vấn đề căng thẳng liên quan đến khí hậu (lũ lụt, hay xói

20 21

mòn/sạt lở bờ sông); 3. Trong lập kế hoạch sử dụng đất có thể tạo cơ hội cho

phụ nữ tham gia (đại diện), dẫn đến các hành động nhằm giảm tính dễ bị tổn thương, đồng thời tăng cường bình đẳng giới.

4. Tập huấn về, ví dụ: lãnh đạo và nâng cao nhận thức như kế hoạch đề ra (liên quan đến các hoạt động A.1, 2 và 3 trong khung kế hoạch trong Phụ lục của Kế hoạch) có thể là cơ hội cho họ tìm hiểu BĐKH và mối liên kết với bình đẳng giới, ví dụ: các chương trình nước sạch

5. Có thể lập bản đồ rủi ro, bao gồm các hiểm họa khí hậu, tính dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro trước hiểm họa của các lĩnh vực/ngành, cộng đồng và hộ gia đình. Mức độ rủi ro trước hiểm họa chủ yếu liên quan đến vị trí địa lý (liên quan đến các hiểm họa khí hậu) và các chỉ số dễ bị tổn thương có thể là do thu nhập, tình trạng nhà ở, trình độ giáo dục của chủ hộ, v.v. Lập bản đồ rủi ro/ phân tích ngành công nghiệp và các khu công nghiệp cũng rất quan trọng (hoạt động B.2, 4 và 6 trong phụ lục khung kế hoạch).

6. Dự án mới lập kế hoạch về nâng cao nhận thức về BĐKH (đề cập trong phụ lục khung kế hoạch) tạo cơ hội cho việc phân tích mối liên hệ giới-BĐKH, tính dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro của phụ nữ; và xây dựng và truyền tải các thông điệp về rủi ro của phụ nữ và các chiến lược thích ứng.

Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang (2016-2020) không đề cập nội dung/vấn đề bình đẳng giới và chỉ có duy nhất một đề cập đến BĐKH, mặc dù bản kế hoạch đề cập mức độ nghiêm trọng của tình hình thời tiết diễn biến thất thường (thiên tai). Tuy nhiên, có nhiều mục tiêu và hành động rất phù hợp với bình đẳng giới và thích ứng BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính. Khuyến nghị cải thiện và/hoặc bổ sung chỉ tiêu như sau:

1. Bối cảnh/ phân tích trong kế hoạch có thể cải thiện bằng cách phân tích các thách thức về BĐKH và công tác bình đẳng giới.

2. Chương trình tái định cư sẽ được hưởng lợi từ phân tích giới, cũng như phân tích (và lập bản đồ) các rủi ro thực tế đối với các hộ gia đình và cộng đồng (các rủi ro do các yếu tố hiểm họa liên quan đến khí hậu, tính dễ bị tổn thương và mức độ rủi ro trước hiểm họa).

3. Có thể bổ sung chỉ tiêu về giảm rủi ro (giảm tính dễ bị tổn thương, mức độ rủi ro trước hiểm họa), ví dụ: XXX hộ chịu rủi ro trước các hiểm họa do khí hậu và sẽ được di rời, như là một biện pháp chính để giảm rủi ro hiện tại và tương lai do lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ sông, gió lốc và các rủi ro khác.

4. Chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cũng cần có sự phân tích giới; bao gồm sự tham gia của phụ nữ, ví dụ vào các hoạt động tập huấn và khuyến nông; và phân tích rủi ro có thể sẽ giúp cải thiện chương trình.

5. Chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn và thành thị nên đồng nhất với chỉ tiêu của Sở Xây dựng; và hoạt động này đòi hỏi sự phân tích giới và đặc biệt hướng đến phụ nữ. Chỉ tiêu có thể là tỉ lệ (XX%) hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình có nữ làm chủ hộ tiếp cận nước sạch vào mùa lũ lụt/ hạn hán.

6. Các chương trình đào tạo nghề yêu cầu phân tích (nhu cầu) giới và chiến lược tuyển dụng học viên nữ nhằm đạt thành công trong việc giải quyết bình đẳng giới. Không có phân tích giới sẽ có nguy cơ tăng sự khác biệt về giới.

7. Liên quan đến thực hiện Kế hoạch, không đề cập đến giới và phân tích giới, và không có dấu hiệu cho thấy người dân hoặc đại diện địa phương (các tổ chức quần chúng…) sẽ được tham vấn hoặc có những nỗ lực nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động.

Kế hoạch phát triển ngành xây dựng 5 năm (2016-2020) đề cập đến biến đổi khí hậu một số lần, trong mục tiêu, tuy nhiên không đề cập tính dễ bị tổ thương hoặc mức độ rủi ro trước hiểm họa, các yếu tố tạo thành rủi ro khí hậu. Bình đẳng giới không được nhắc đến trong bản kế hoạch này và vì thế sẽ không đề cập đến ảnh hưởng đối với công tác bình đẳng giới. Khuyến nghị cải thiện và/hoặc bổ sung chỉ tiêu như sau:

1. Chỉ tiêu chủ yếu của ngành về cung cấp nước sạch cho nông thôn và thành thị. Chương trình cung cấp nước sạch nên đồng nhất với chỉ tiêu của Sở NNPTNT; và hoạt động này đòi hỏi sự phân tích giới và đặc biệt hướng đến phụ nữ. Chỉ tiêu có thể là tỉ lệ (XX%) hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình có nữ làm chủ hộ tiếp cận nước sạch vào mùa lũ lụt/ hạn hán.

2. Đề cập đến triển khai Chương trình ứng phó với BĐKH ở thành phố Long Xuyên chưa rõ. Có thể được làm rõ hơn bằng cách đưa vào các mục tiêu tổng quát của chương trình này.

3. Việc thực hiện Kế hoạch số 50/KH-UBND (16/7/2014) về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ở An Giang mới được nhắc đến một cách chung chung. Cần nêu rõ mục tiêu và chỉ tiêu thực tế cần theo đuổi.

4. Chương trình 167 hỗ trợ người nghèo có nhà ở là một cơ hội xem xét giới (nhắm đến đối tượng, ví dụ chủ hộ là phụ nữ) và nguy cơ (nhắm đến đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các cú sốc và căng thẳng khí hậu, ví dụ: nhóm dễ bị tổn thương và rủi ro).

5. Liên quan đến việc thực hiện chương trình và dự án về, ví dụ, cung cấp nước sạch, nhà ở (ví dụ, những hộ gia đình có thể bị rủi ro trước các nguy cơ xói lở bờ sông), chưa đề cập đến tham vấn cộng đồng hoặc nhóm đại diện cộng đồng về lập kế hoạch và xây dựng hệ thông cung cấp nước sạch. Qua tham vấn, sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia và giải quyết bất bình đẳng giới cũng như xem xét sâu hơn về rủi ro (do hiểm hoạc khí hậu, mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương) trong Kế hoạch phát triển ngành xây dựng 5 năm.

Ngân sách Ví dụ, KHHĐBĐG của tỉnh Bạc Liêu đã bao gồm ngân sách cụ thể cho các hoạt động/giải pháp trong đó thể hiện rõ các ưu tiên. Do đó, khi sửa đổi, có thể bổ sung ngân sách cho các mô hình ứng phó BĐKH và GNRRTT, các hoạt động tập huấn hay các chiến dịch tuyên truyền. Một số bản KHHĐBĐG và các kế hoạch hành động ngành khác chưa đưa ngân sách cụ thể cho các giải pháp trong bản kế hoạch.

22 23

PHỤ LỤC II. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤNVÀ ĐÁNH GIÁ CỘNG ĐỒNG

Tập huấn Thứ 2, 12.9.2016 Nội dung và Phương pháp

8.00-8.30 • Khai mạc & Giới thiệu • Mong đợi • Giới thiệu mục tiêu, nội

dung, chương trình • Thống nhất nguyên tắc làm

việc

Học viên làm quen, mong đợi chung, mục tiêu và kế hoạch tập huấn.• Trình bày trên Power Point • Làm việc nhóm 2 hoặc 3 người

8.30-9.30 Giới thiệu về Biến đổi khí hậu - nguyên nhân và ảnh hưởng chính đến Đồng bằng sông Cửu long

Học viên thu được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu long• Trình bày trên Power Point • Làm việc nhóm 2 hoặc 3 người • Tài liệu phát tay

9.45-11.30 Giới thiệu về Giới – các khái niệm cơ bản

Học viên hiểu được các khái niệm cơ bản về giới (giới, giới tính, bình đẳng giới ) và các phương pháp bình đẳng giới ; Tại sao phải quan tâm đến giới trong ứng phó biến đổi khí hậu.• Trình bày trên Power Point • Làm việc nhóm • Tài liệu phát tay

13.30-15.00 Khái niệm cơ bản: rủi ro BĐKH và giới• Các hiện tượng cực đoan• Dễ bị tổn thương• Rủi ro

Học viên hiểu được những khái niệm cơ bản về rủi ro, các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ rủi ro, với những ví dụ đặc biệt của Đồng bằng sông Cửu long, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến giới.• Trình bày trên Power Point • Làm việc nhóm 2 hoặc 3 người • Tài liệu phát tay bao gồm 1 bản in cho mỗi tỉnh

15.15-17.00 Trò chơi về giới và biến đổi khí hậu

Học viên hiểu rõ về những lựa chọn của những người bị ảnh hưởng, liên quan đến di dân do ảnh hưởng của thảm họa khí hậu.

Tập huấn Thứ 3, 13.9.2016 Nội dung và Phương pháp

8.00-9.00 • Khởi động• Mối quan hệ Giới và BĐKH » Giới & nông nghiệp

Học viên thu được kiến thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo giới và làm thế nào để bình đẳng giới /thúc đẩy vai trò phụ nữ có thể kết hợp với ứng phó biến đổi khí hậu trong các ngành khác nhau. • Trình bày trên Power Point (và Tài liệu phát tay)• Hỏi & Đáp; thảo luận

9.00-9.45 Mối quan hệ Giới và BĐKH(tiếp tục)• Biến đổi khí hậu & di cư, tái

định cư

• Tài liệu phát tay, mỗi tỉnh 1 bản về nghiên của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu & di cư và tái định cư

10.00-11.00 Mối quan hệ Giới và BĐKH(tiếp tục)• Giới & sinh kế dựa vào lâm

nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

11.00-11.30 Mối quan hệ Giới và BĐKH(tiếp tục)

Làm việc nhóm

13.30-17.00 Đánh giá theo giới về Thảm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu

Học viên học về Đánh giá theo giới về Hiểm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng

Nội dung trình bày & Làm việc nhóm gồm 4 bước:

1. Rủi ro và khả năng trong các hiện tượng khí hậu cực đoan đã xảy ra trong quá khứ. Làm việc nhóm theo từng thảm họa, đánh giá rủi ro, tính dễ bị tổn thương và khả năng; phân tách phụ nữ và nam giới.

2. Tầm nhìn về tương lai tích cực mặc dù có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu : bài tập động não hoặc vẽ theo Nhóm

3. (a) Tổng hợp danh sách những hành động thích ứng chính/ các chương trình cần để đạt được tầm nhìn, (b) Danh sách các lý do tại sao một số hành động thích ứng sẽ tốt cho tăng quyền năng và sự tham gia của phụ nữ và quan hệ giới.

4. Vẽ ma trận để xếp loại hoặc cho điểm các lựa chọn thích ứng theo tiêu chuẩn (giới)

Cuối cùng: trình bày kết quả và thảo luận trong phiên toàn thể

Phiên làm việc

Thứ 4, 14.9.2016 Nội dung và Phương pháp

8.00-11.30Bao gồm nghỉ giải lao

Hướng dẫn và Phiên làm việc về lồng ghép biến đổi khí hậu vào Kế hoạch hành động Bình đẳng giới và/hoặc biến đổi khí hậu vào Kế hoạch ngành

Học viên hiểu được cách lồng ghép giới-biến đổi khí hậu vào KH-HĐBĐG ở Đồng bằng sông Cửu long• Trình bày trên Power Point • Làm việc nhóm nhỏ• Tài liệu phát tay

13.30-17.00 • Rà soát kế hoạch làm việc tại xã và chuẩn bị cuối cùng

• mục tiêu, kế hoạch họp, phân chia nhóm, vai trò và trách nhiệm

• Học phương pháp nghiên cứu có sự tham gia và hành vi để đánh giá tại xã

Học viên hiểu được mục tiêu và kế hoạch thực địa, vai trò và trách nhiệm của mình, và hiểu các hướng dẫn về công tác thực địa• Chuẩn bị hậu cần (ô tô, tài liệu…)• Trình bày trên Power Point • Làm việc nhóm• Tài liệu phát tay về tất cả các công cụ• Tài liệu phát tay về hướng dẫn đánh giá cộng đồng

24 25

Đánh giácộng đồng

Thứ 5, 15.9.2016 Nội dung và Phương pháp

7.30-8:30 Họp với UBND xã, cán bộ chủ chốt, lãnh đạo xã, lãnh đạo Hội Phụ Nữ từng xã• Giới thiệu về mục tiêu; kế

hoạch làm việc

UBND xã và các bên liên quan khác ở địa phương hiểu về các hoạt động và mục tiêu của ICMP, kế hoạch thực địa. Nhóm đánh giá hiểu dược các điều kiện kinh tế xã hội của xã và các thảm họa khí hậu.

9.00-11.00 NHÓM 1: Trung tâm Xã• Phân tích với lãnh đạo về

căng thẳng khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích ứng BĐKH; vai trò giới, khả năng và ảnh hưởng theo giới, v.v..

Hiểu rõ được quan điểm (phân biệt giới) của lãnh đạo xã và thôn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng ứng phó, khả năng/chiến lược thay đổi để giảm ảnh hưởng và nguyên nhân của biến đổi khí hậu , bao gồm các cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới • Tuân theo 4 bước trong phần tập huấn về Đánh giá theo giới

về Thảm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng

9.00-11.00 NHÓM 2• Phân tích tại Thôn 1 với sự

tham gia của Nhóm phụ nữ và nam giới về nội dung căng thẳng khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích ứng BĐKH; vai trò giới, khả năng và ảnh hưởng theo giới, v.v..

Hiểu rõ được quan điểm (phân biệt giới) của người dân địa phương về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dễ bị tổn thương, khả năng ứng phó, khả năng/chiến lược thay đổi để giảm ảnh hưởng và nguyên nhân của biến đổi khí hậu , bao gồm các cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới • Tuân theo 4 bước trong phần tập huấn về Đánh giá theo giới

về Thảm họa, Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng

11.00-11.30 Chọn nữ chủ hộ gia đình/ một số phụ nữ hoặc gia đình dễ bị tổn thương nhất (người nghèo, người già, tàn tật)

Biết được các thách thức mà những phụ nữ dễ bị tổn thương nhất gặp phải và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của họ và giảm thiểu rủi ro trong dài hạn.

9:00-11:00 NHÓM 3• Phân tích tại Thôn 2 với sự

tham gia của Nhóm of phụ nữ và nam giới về nội dung căng thẳng khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích ứng BĐKH; vai trò giới, khả năng và ảnh hưởng theo giới, v.v..

Hiểu rõ được quan điểm (phân biệt giới) của người dân địa phương về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dễ bị tổn thương, khả năng ứng phó, khả năng/chiến lược thay đổi để giảm ảnh hưởng và nguyên nhân của biến đổi khí hậu , bao gồm các cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới • Tuân theo 5 bước trong tập huấn Đánh giá theo giới về Hiểm họa,

Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng

11.00-11.30 Chọn nữ chủ hộ gia đình / một số phụ nữ hoặc gia đình dễ bị tổn thương nhất (người nghèo, người già, tàn tật)

Biết được các thách thức mà những phụ nữ dễ bị tổn thương nhất gặp phải và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của họ và giảm thiểu rủi ro trong dài hạn.

1.30-17.00 NHÓM 1• Phân tích với Nhóm trẻ em

(4 em trai và 4 em gái; lớp 7,8,9) về nội dung căng thẳng khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích ứng BĐKH; vai trò giới, khả năng và ảnh hưởng theo giới, v.v..

Hiểu rõ được quan điểm (phân biệt giới) của người các em trai và em gái về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dễ bị tổn thương, khả năng ứng phó, khả năng/chiến lược thay đổi để giảm ảnh hưởng và nguyên nhân của biến đổi khí hậu , bao gồm các cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới • Tuân theo 5 bước trong tập huấn Đánh giá theo giới về Hiểm họa,

Tình trạng dễ bị tổn thương & Năng lực và kế hoạch thích ứng

1.30-17.00 NHÓM 2• Phỏng vấn nữ chủ hộ gia

đình (FHHHs)/ một số phụ nữ hoặc gia đình dễ bị tổn thương nhất (người nghèo, người già, tàn tật) ở Thôn 1

Biết được các thách thức mà những phụ nữ dễ bị tổn thương nhất gặp phải và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của họ và giảm thiểu rủi ro trong dài hạn.• Câu hỏi mở và theo thời gian về hiểm họa thiên tai và căng

thẳng • Ma trận về chiến lược ứng phó của họ, khả năng và hỗ trợ xã

hội đã (hoặc không) nhận được, và các ý kiến về giảm thiểu rủi ro.

1.30-17.00 NHÓM 3• Phỏng vấn nữ chủ hộ gia

đình (FHHHs)/ một số phụ nữ hoặc gia đình dễ bị tổn thương nhất (người nghèo, người già, tàn tật) ở Thôn 2

Biết được các thách thức mà những phụ nữ dễ bị tổn thương nhất gặp phải và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của họ và giảm thiểu rủi ro trong dài hạn.• Câu hỏi mở và theo thời gian về hiểm họa thiên tai và căng

thẳng • Ma trận về chiến lược ứng phó của họ, khả năng và hỗ trợ xã

hội đã (hoặc không) nhận được, và các ý kiến về giảm thiểu rủi ro.

Ý kiếnphản hồi &phân tích

Thứ 6, 16.9.2016 Nội dung và Phương pháp

7.30-10.00 Phỏng vấn viên chia sẻ và tổng hợp, xử lý & phân tích thông tin; chuẩn bị cho buổi họp lấy ý kiến phản hồi

Phân tích cân bằng dựa trên dữ liệu thu thập được trong các cuộc họp, phỏng vấn khác nhau.

10.00-11.30 Họp với UBND xã, lãnh đạo xã và lãnh đạo Hội Phụ Nữ lấy ý kiến phản hồi

Chia sẻ với lãnh đạo cộng đồng/các đại diện ban ngành về các phân tích và học hỏi ý kiến phản hồi của họ.

26 27

PHỤ LỤC III. PHÂN TÍCH CỦA HỌC VIÊN VỀ 4 KHHĐBĐG CỦA TỈNH VÀ 3 KẾ HOẠCH NGÀNH (AN GIANG)

Ngày 29 tháng 9 năm 2016, học viên được yêu cầu trả lời 3 câu hỏi về vấn đề họ sẽ theo dõi tiếp sau tập huấn như thế nào:

Ý kiến góp ý cho kế hoạch hành động bình đẳng giới 2016- 2020 của Tỉnh An Giang

• Tỷ lệ lãnh đạo/cán bộ các cấp tham gia vào tập huấn/ hội thảo về giới và biến đổi khí hậu đến năm 2020 là 100% lãnh đạo, 80% cán bộ.

• Tỷ lệ phụ nữ trong các cơ quan khuyến nông đạt 35% vào năm 2020.• Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lập kế hoạch về giảm thiểu rủi ro thiên tai là 55% vào năm 2020.• 70% nông dân tham gia vào các buổi họp về nông nghiệp, ngư nghiệp vào năm 2020.• Ít nhất 70% phụ nữ tham gia vào các tập huấn về thích ứng với biến đổi khí hậu.• Phát triển các chương trình, mục chuyên đề trên đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng

để hỗ trợ nâng cao kiến thức của phụ nữ nhằm tăng cường khả năng của phụ nữ trong chống chịu với biến đổi khí hậu.• Xây dựng và phát triển mô hình câu lạc bộ, tổ chức phụ nữ để tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, góp

phần giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu .

Ý kiến góp ý cho kế hoạch hành động bình đẳng giới 2016- 2020 của Tỉnh Bạc Liêu

1. Mục tiêu chung:Bổ sung mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu của phụ nữ với biến đổi khí hậu

2. Mục tiêu cụ thể:• Tỷ lệ lãnh đạo và cán bộ các cấp tham gia vào hội thảo về giới và biến đổi khí hậu vào năm 2020 là 70%• Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phòng ngừa rủi ro thiên tai là 50%• Tỷ lệ rủi ro y tế đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ cao tuổi và em gái giảm 80%• 100% nữ đại biểu quốc hội, phụ nữ làm quản lý, lãnh đạo ở tất cả các cấp, cán bộ nữ làm việc trong lĩnh vực lập kế hoạch (từ

cấp phòng hoặc cao hơn) được trang bị các kiến thức về ứng phó biến đổi khí hậu thông qua các khóa tập huấn.• 80% tài liệu truyền thông về giới và biến đổi khí hậu

3. Đối tượngCác cơ quan, gia đình và các tầng lớp xã hội, đặc biệt là những nhóm người dễ bị tổn thương trong tỉnh.

Ý kiến góp ý cho kế hoạch hành động bình đẳng giới 2016- 2020 của Tỉnh Sóc Trăng

1. Mục tiêu cụ thể:• Mục tiêu bổ sung: giảm mức độ rủi ro và tăng mức độ chống chịu với ảnh hưởng biến đổi khí hậu của phụ nữ làm chủ

hộ gia đình • 100% phụ nữ làm chủ hộ gia đình, phụ nữ cao tuổi được cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu • 60% phụ nữ là chủ hộ gia đình nghèo được hỗ trợ sinh kế

2. Mục tiêu 4:• 100% dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu cho phụ nữ & em gái được cải thiện

3. Mục tiêu 7:• 100% tài liệu pháp lý liên quan đến bình đẳng giới hoặc bất bình đẳng giới có tham vấn ý kiến của phụ nữ

Ý kiến góp ý cho kế hoạch hành động bình đẳng giới 2016- 2020 của Tỉnh Kiên Giang

A. Bối cảnh• Bổ sung tổng quan về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến bình đẳng giới • Phần 2, thách thức, bổ sung ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (mức độ rủi ro)

B. Nội dung kế hoạch1. Bổ sung những lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu 2. Mục tiêu 1: Thêm 20% nam giới làm việc trong các tổ chức phụ nữ3. Mục tiêu 2: Thêm phụ nữ là đối tượng liên quan đến những lực vực ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu • Mục tiêu 1: hàng năm 70% phụ nữ được giới thiệu về biến đổi khí hậu, tạo việc làm• Mục tiêu 2: 50% phụ nữ tham gia quản lý các hợp tác xã • Mục tiêu 3: 70% phụ nữ ở những vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu được tập huấn chuyên môn và kỹ thuật• Mục tiêu 4: Mục tiêu phụ nữ ở những vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu4. Mục tiêu 3: Bổ sung mục tiêu mới: 100% phụ nữ được tập huấn về biến đổi khí hậu, giao tiếp.5. Mục tiêu 4, 5, 6, 7: Bổ sung lồng ghép giới vào biến đổi khí hậu, giao tiếp về biến đổi khí hậu

II. Giải phápBổ sung thêm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

III. Tổ chức thực hiệnPhân công cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện từng mục tiêu cụ thể

IV./ Xây dựng ngân sách cho từng hoạt động để đạt được mục tiêu Nhiệm vụ và trách nhiệm cần được được phân tách rõ ràng

Ý kiến góp ý cho Kế hoạch ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2016- 2020 của Tỉnh An Giang

1. Phần II.2. Khó khăn• Bổ sung đánh giá những khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp

2. Phần III: Mục tiêu• Xây dựng những khu mới thích ứng với biến đổi khí hậu • Bổ sung mục tiêu tới năm 2020, nông dân được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, phù hợp

với biến đổi khí hậu (50%)

3. Giải pháp• Tập trung tuyên truyền quảng bá, tập huấn về tái cơ cấu vụ mùa và công nghiệp nông thôn cần ưu tiên cho nông dân

(đặc biệt phù hợp với nữ nông dân)

28 29

Ý kiến góp ý cho Kế hoạch ngành Tài nguyên & môi trường 2016- 2020 tỉnh An Giang

A.I. Bối cảnhBổ sung các điều kiện biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó lên các ngành liên quan đến giớiII. Dựa vào kế hoạch: bổ sung các tài liệu liên quan về giới

B. II. Quan điểm: bổ sung các vấn đề liên quan đến giớiII.1. Mục tiêu tổng quát: bổ sung nội dung liên quan đến giới• Mục 3: bổ sung nguồn lực, môi trường và biến đổi khí hậu ...• Mục 7: ... nguồn lực, môi trường ... nội dung liên quan đến bình đẳng giới trong biến đổi khí hậu

II. 2. Các chỉ số chính:IV. Tài nguyên nước: Bổ sung thêm tỷ lệ chủ hộ gia đình là nữ thực hiện thủ tục đăng ký, ký hợp đồng sử dụng tài nguyên nước

III. Nhiệm vụ và giải pháp:1. Quản lý đất đai: cần đưa vào các nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu và lồng ghép giới2. Bảo vệ môi trường: cần bổ sung thêm vấn đề biến đổi khí hậu và lồng ghép giới vào mục 1, 5, 11, 12, 133. Quản lý tài nguyên khoáng sản: bổ sung biến đổi khí hậu và lồng ghép giới vào mục 5

IV. Tổ chức thực hiện: bổ sung thêm các vai trò cụ thể của các Sở (Sở LĐTBXH, Sở NNPTNT, Sở Tài chính, Sở KHĐT)

Ý kiến góp ý cho Kế hoạch ngành xây dựng 2016- 2020 của Tỉnh An Giang

Góp ý • Thông qua bảng kế hoạch, dựa trên 5 mục tiêu chung, 9 giải pháp, không thấy đề cập đến khía cạnh giới • Kế hoạch có đề cập đến biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai, nhưng chưa cụ thể

Kiến nghị và bổ sung:

Phần III, 1.2: Ngoài thành phố Long Xuyên, cần thực hiện chương trình ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở các nơi khác như Tinh Bien, An Phu, Tan Chau ...; những vấn đề quan trọng bao gồm chính sách y tế, việc làm.

2.2. Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu

3.1. Đảm bảo cung cấp nước cho các vùng thành thị và nông thôn, đảm bảo 100% các hộ gia đình có nữ làm chủ hộ được tiếp cận nước sạch, nước hợp vệ sinh trong mùa lũ

3.2 Khảo sát, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân.

4.1. Trong số các hộ gia đình chịu rủi ro cao trước ảnh hưởng của thiên tai, ưu tiên phụ nữ là chủ hộ gia đình.

5.1: Quản lý kế hoạch xây dựng và môi trường đô thị cần có sự tham gia của phụ nữ và tất cả các cấp, các ngành cần tăng cường vai trò của người dân địa phương.

PHỤ LỤC IV. KẾ HOẠCH THEO DÕI TIẾPCỦA HỌC VIÊN

Ngày 29 tháng 9 năm 2016, học viên được yêu cầu trả lời 3 câu hỏi về vấn đề họ sẽ theo dõi tiếp sau tập huấn như thế nào:

Câu hỏi 1: Với kết quả của tập huấn và các phiên làm việc, anh/chị sẽ làm gì thêm?

» Tham mưu hiệu quả công tác thực hiện hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới có lồng ghép biến đổi khí hậu » Tuyên truyền hậu quả, tác động của BĐKH đối với giới trong cơ quan, đơn vị và địa phương nơi cư trú nhằm nâng cao nhận thức

chung tay hành động » Xây dựng mô hình hoạt động cụ thể tham mưu ban lãnh đạo tạo điều kiện để thực hiện mô hình, cấp kinh phí, chỉ đạo đơn vị phối

hợp, ra quyết định chỉ đạo người phụ trách thực hiện, có đánh giá mô hình và khen thưởng đơn vị thực hiện tốt » Tăng cường tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân » Đưa ra những cơ sở để chứng minh đồng lợi ích » Tích cực tham mưu cấp trên trong lồng ghép công tác ứng phó với BĐKH và BĐG trong kế hoạch của ngành trình UBND phê duyệt » Tập trung hơn nữa việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp về BĐKH và BĐG » Tự trang bị kiến thức, thu thập nhiều thông tin về BĐKH và BĐG để tác động đến các đối tượng gần mình nhất (người thân trong gia

đình) sau đó là đến đối tác, đồng nghiệp » Lồng ghép BĐKH và BĐG vào các cuộc tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng, các buổi họp sinh hoạt tổ nhóm, câu lạc bộ » Xây dựng năng lực để giảm thiểu mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương trước BĐKH của phụ nữ

Câu hỏi 2: Sau khi tham gia tập huấn và các phiên làm việc, anh/chị sẽ làm gì khác trước đây?

» Thay đổi nhận thức, khuyến nghị cấp trên (bộ, ngành, chính phủ) để có chỉ đạo thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương

» Hướng dẫn các biện pháp bảo vệ môi trường tại hộ gia đình nhằm góp phần giảm khí thải nhà kính, thích ứng với BĐKH » Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm của ngành (nội dung, hình thức, dự toán kinh phí) » Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, chuyên đề về BĐKH và BĐG, mời các chuyên gia tham vấn cho các vấn đề trên » Tổ chức các buổi tập thực tế, có sự hướng dẫn của chuyên gia để giúp cán bộ lãnh đạo, chuyên viên chuyên trách có cách nhìn và nhận

thức đúng đắn, chính xác trong lĩnh vực BĐKH và BĐG » Tăng cường vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc lồng ghép giới và BĐKH vào các ngành » Tham mưu cấp trên trình UBND tỉnh ra chủ trương phối hợp đồng bộ các bên liên quan trong xây dựng KHPTKTXHXXXH có yếu tố

BĐKH và BĐG » Tăng cường sự tham gia quyết định của cộng đồng, đặc biệt là hội phụ nữ » Hoạt động cụ thể, thiết thực, làm thay đổi cách nhìn của mọi người, từng bước mang lại hiệu quả

Câu hỏi 3: Sau khi tham gia tập huấn và các phiên làm việc, anh/chị sẽ gây ảnh hưởng như thế nào lên quá trình lập ngân sách hàng năm

» Tiếp tục các mô hình câu lạc bộ bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH; nhân rộng 100% xã, phường, thị trấn » Chọn địa điểm để thực hiện làm điểm, đánh giá mô hình điểm và phân bổ kinh phí nhân rộng » Phải xây dựng kế hoạch chuyên môn khả thi phù hợp thực tế » Phân tích lợi ích và hiệu quả khi đề xuất các dự án hoặc hành động trong kế hoạch BĐG » Xây dựng kế hoạch hàng năm có lồng ghép vấn đề BĐKH và BĐG vào kế hoạch hành động của đơn vị để đảm bảo ngân sách » Xây dựng lộ trình cấp kinh phí giai đoạn, hàng năm cụ thể, trình UBND tỉnh phê duyệt để chủ động nguồn kinh phí cho kế hoạch

ngành – BĐG » Chỉ với những hoạt động cụ thể đạt hiệu quả thì sẽ thuyết phục được ngành tài chính xem xét những đề xuất về nguồn lực cho các

hoạt động về BĐG và BĐKH » Phải có những mô hình, dự án cụ thể trong đó phân tích rõ hiệu quả để tranh thủ được nguồn vốn » Tổ chức hội thảo tình bày những nội dung đề xuất kinh phí

30 31

In ấn

Deutsche Gesellschaft für internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Bonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP)

Phòng K1A, Số 14 Thụy Khuê, Tây HồHà Nội, Việt Namwww.giz.de/[email protected]

Xuất bảnTháng 4 – 2017

Biên tậpSNV

Soạn thảoSNV

Thiết kế và trình bàyINCA Media

In ấnxxx

ẢnhSNV, 2016

GIZ chịu trách nhiệm về nội dung của ấn phẩm

Đại diệnBộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển liên bang CHLB Đức (BMZ)