41
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp K36- TC KII Điều chỉnh giá và tác động dẫn truyền trong tỉ giá hối đoái Michael B. Devereux Đại học British Columbia CEPR James Yetman Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Đại học Hong Kong Viện Nghiên cứu tiền tệ Hồng Kông Tháng 7 năm 2008 Giảng viên : P.GS, TS Nguyễn Thi Liên Hoa

truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp

K36- TC KII

Điều chỉnh giá và tác động dẫn truyền

trong tỉ giá hối đoáiMichael B. Devereux

Đại học British Columbia

CEPR

James Yetman

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

Đại học Hong Kong

Viện Nghiên cứu tiền tệ Hồng Kông

Tháng 7 năm 2008

Giảng viên : P.GS, TS Nguyễn Thi Liên Hoa

Nhóm SV : Nhóm đề tài 4

Tháng 2/2013

Page 2: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Thành viên

1. Trịnh Thị Bích Tuyền TC5 31101022. Lê Minh Uyên TC4 31101023. Nguyễn Thị Thu Trang TC5 311010238394. Nguyễn Thụy Du TC5 311010238895. Từ Bảo Trân TC5 31101026. Vũ Anh Đào TC6 31101027. Nguyễn Phan Anh TC5 31101028.

Page 3: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Mục lục

I. Trình bày lại bài nghiên cứu1. Mục tiêu của bài nghiên cứu.................................................................12. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................13. Phương pháp nghiên cứu......................................................................14. Kết cấu bài nghiên cứu.........................................................................5. Literature review...................................................................................1

Bản tóm tắt................................................................................................1Phần 1. Giới thiệu......................................................................................1

Phần 2: Mô hình........................................................................................ 4

2.1. Mô hình định giá hàng nhập khẩu. ................................................4

2.2 Xác định tỉ giá hối đoái: .................................................................7

2.3 Sự cân bằng: ...................................................................................7

Phần 3. Xác định tác động truyền dẫn tỉ giá hối đoái: ..............................9

Phần 4. Tần số nội sinh của điều chỉnh giá............................................... 12

4.1 Giải quyết các mô hình khi κ là biến nội sinh ................................13

4.2 Phân tích định lượng của mô hình .................................................14

4.3 Mô phỏng mô hình.......................................................................... 15

4.4 Xác định tác động dẫn truyền ngụ ý bởi mô hình ..........................15

4.5 So sánh mô hình và dữ liệu............................................................. 17

Phần 5: Tổng kết: .....................................................................................20

Tham khảo.................................................................................................21

Phụ lục 1 Mô Hình:................................................................................... 23

Phụ lục 2:Hệ số dẫn truyền........................................................................25

II. Phần mở rộng.............................................................25

Page 4: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Nội dungI. TRÌNH BÀY LẠI BÀI NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu nghiên cứu của nhómBài nghiên cứu này phát triển mô hình lý thuyết đơn giản, mô hình có thể được dùng để

giải thích cho những yếu tố quyết định tác động dẫn truyền tỷ giá hối đoái đến giá tiêu dùng. Trong khi bằng chứng gần đây đã tìm thấy hệ số dẫn truyền ước tính thấp ở nhiều nước, có rất ít sự đồng thuận trên cách giải thích cho điều này. Nghiên cứu của chúng tôi cho rằng giá thay đổi chậm đại diện cho yếu tố quyết định tới tác động dẫn truyền tỷ giá hối đoái. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trong hai giai đoạn. Trước tiên, giữ nguyên tần số thay đổi giá, chúng tôi thấy rằng mô hình của chúng tôi hiệu chuẩn dữ liệu từ những quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp để mô phỏng ước tính thấp của việc dẫn truyền cho các quốc gia đó..Yếu tố quyết định hệ số dẫn truyền thấp trong trường hợp này là sự điều chỉnh chậm của giá. Sau đó ,chúng tôi mở rộng mô hình để tần số điều chỉnh giá là nội sinh. Kiểm định trong một tập hợp các quốc gia lớn hơn, bao gồm cả quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp và quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao. mô hình của chúng tôi cho thấy hệ số dẫn truyền của tỉ giá hối đoái đang gia tăng ở tỉ lệ lạm phát trung bình, nhưng với tốc độ giảm dần. Thực hiện đồng nhất trên các dữ liệu, chúng tôi tìm thấy một sự phù hợp đáng chú ý giữa những dự đoán từ mô hình và dữ liệu.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Thế nào là tác động truyền dẫn của tỉ giá hối đoái ?- Làm thế nào để đo lường tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái?- Các yếu tố nào tác động đến hệ số dẫn truyền tỉ giá hối đoái?- Liệu hệ số dẫn truyền tỉ giá hối đoái thay đổi là do giá chậm thay đổi hay là do đặc điểm

cấu trúc của thương mại quốc tế?3. Phương pháp nghiên cứu:

- Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trong hai giai đoạn. Trước tiên, giữ nguyên tần số thay đổi giá, chúng tôi thấy rằng mô hình của chúng tôi hiệu chuẩn dữ liệu từ những quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp để mô phỏng ước tính thấp của việc dẫn truyền cho các quốc gia đó..Yếu tố quyết định hệ số dẫn truyền thấp trong trường hợp này là sự điều chỉnh chậm của giá. Sau đó ,chúng tôi mở rộng mô hình để tần số điều chỉnh giá là nội sinh. Kiểm định trong một tập hợp các quốc gia lớn hơn, bao gồm cả quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp và quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao.

- Chúng tôi có thể mô tả mô hình trong hệ thống gồm hai phương trình với hai biến là lạm phát trong nước và tỷ giá hối đoái thực. Mô hình đưa ra hệ số dẫn truyền, tương tự với những ước tính trong nghiên cứu thực nghiệm trên hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái. Để đo đạc hệ số này, chúng tôi đưa ra một ước tính định lượng cho hệ số dẫn truyền thông qua lý thuyết mô hình, và phát hiện ra hệ số này rất thấp - dưới 20% ở tần số quý - trong các nghiên cứu thực nghiệm đối với hầu hết các Tổ chức Hợp Tác và phát triển Kinh tế.

- Chúng tôi xác định mô hình và cách những cú sốc tác động cho một mẫu lớn nhiều quốc gia, cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, và sử dụng mô hình mô phỏng của chúng tôi để tính toán hệ số dẫn truyền cho mỗi quốc gia. Sử dụng phương pháp Ball, Mankiw và Romer (1988), sau đó chúng tôi hỏi làm thế nào để những ước tính hệ số dẫn truyền phụ thuộc vào môi trường lạm phát trong mô hình mô phỏng chúng tôi đưa ra.

1

Page 5: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

- Chúng tôi cùng áp dụng phương pháp hồi quy trên các dữ liệu mẫu, để ước tính hệ số dẫn truyền tổng hợp cho mỗi quốc gia.

4. Kết cấu bài nghiên cứu

-Phần 1: Giới thiệu.

-Phần 2: Xây dựng một mô hình điều chỉnh giá cho một công ty nhập khẩu, giả định rằng tần số điều chỉnh giá của công ty là ngoại sinh và không đổi.Sau đó, tích hợp vào mô hình của một doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế mở với tỷ giá hối đoái nội sinh.

-Phần 3: Nghiên cứu các đặc điểm của hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái trong mô hình này, vẫn giữ tần số điều chỉnh giá cố định.

-Phần 4: Mở rộng mô hình để cho phép tần số điều chỉnh giá chính nó tự nội sinh.

-Phần 5: Một số kết luận

5. Literature review

Bản tóm tắt

Bài viết này phát triển mô hình lý thuyết đơn giản, mô hình có thể được dùng để giải thích cho những yếu tố quyết định tác động dẫn truyền tỷ giá hối đoái đến giá tiêu dùng. Trong khi đó, bằng chứng gần đây tìm thấy hệ số dẫn truyền ước tính thấp ở nhiều nước, có rất ít sự đồng thuận trên cách giải thích cho điều này. Nghiên cứu của chúng tôi cho rằng giá thay đổi chậm đại diện cho yếu tố quyết định tới tác động dẫn truyền tỷ giá hối đoái. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trong hai giai đoạn. Trước tiên, giữ nguyên tần số thay đổi giá, chúng tôi thấy rằng mô hình hiệu chỉnh dữ liệu từ những quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp để mô phỏng ước tính thấp của việc dẫn truyền cho các quốc gia đó. Yếu tố quyết định hệ số dẫn truyền thấp trong trường hợp này là sự điều chỉnh chậm của giá. Sau đó ,chúng tôi mở rộng mô hình để tần số điều chỉnh giá là nội sinh. Kiểm định trong một tập hợp các quốc gia lớn hơn, bao gồm cả quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp và quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao, mô hình của chúng tôi cho thấy hệ số dẫn truyền của tỉ giá hối đoái đang gia tăng ở tỉ lệ lạm phát trung bình, nhưng với tốc độ giảm dần. Thực hiện đồng nhất trên các dữ liệu, chúng tôi thấy điều đáng quan tâm ở đây là sự phù hợp giữa những dự đoán từ mô hình và dữ liệu.

Nhóm tác giả cảm ơn những người tham dự hội thảo với chủ đề Nghiên cứu Tiền tệ tại Viện Hồng Kông, Trường cao đẳng Dublin nhóm ba, ngân hàng dự trữ New Zealand, Đại học Hong Kong, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông; Hội nghị CEPR / HIEBS / HKIMR về Giảm phát; cơ chế tỉ giá hối đoái cố định và dòng vốn; và người bình luận. Devereux chân thành cảm ơn nhà tài trợ tài chính SSHRC, ngân hàng hoàng gia Ca - na - đa, Ngân hàng Ca - na – đa, và những quan điểm đã được trình bày là những quan điểm độc lập của nhóm tác giả chứ không phải do Ngân hàng Quốc tế quyết định.

Phần 1. Giới thiệu

Một số lý thuyết đã chỉ ra rằng sự thay đổi tỷ giá hối đoái liên quan tới sự thay đổi giá cả trong nước ở cấp độ người tiêu dung tại nhiều quốc gia khác nhau. Mức độ thấp của " hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái" phân cấp theo mức độ, cho giá giao dịch hàng hóa cá nhân và thông

2

Page 6: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

thường trong chỉ số tổng hợp giá, đã được ứng dụng rộng rãi ở nền kinh tế phát triển có tỷ lệ lạm phát thấp. Trong khi đó, đối với nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia từng có tỷ lệ lạm phát cao trong quá khứ, hệ số dẫn truyền cao hơn rất nhiều (Calvo and Reinhart 2002). Nghiên cứu này phát triển một mô hình lý thuyết đơn giản cho hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái. Nó có thể đồng thời giải thích cho phát hiện về hệ số dẫn truyền thấp trong nền kinh tế phát triển, trong khi thực tế lại chỉ ra nhiều nền kinh tế phát triển có hệ số dẫn truyền cao. Có một cuộc tranh luận quan trọng về nguyên nhân của hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái thấp. Campa và Goldberg ( 2005 ) giải thích sự khác nhau giữa “kinh tế vi mô” với “ kinh tế vĩ mô”. Trong nhóm thứ nhất, hệ số dẫn truyền thấp được quy cho các đặc điểm cấu trúc khác nhau của thị trường hàng hóa, chẳng hạn như giá cả thị trường của các công ty cạnh tranh không hoàn hảo (Corsetti và Dedola 2005), phân phối sản lượng hàng hóa thương mại trong nội địa (Corsetti and Dedola 2005; Burstein, Neves and Rebelo 2003), tầm quan trọng của hàng hóa phi thương mại trong tiêu dùng ( Betts và Kehoe 2001 ), hoặc vai trò thay thế hàng hóa để đáp ứng sự thay đổi của tỷ giá hối đoái (Burstein, Eichenbaum and Rebelo 2002). Tuy nhiên, một số lập luận khác, sự thất bại của hiệu ứng dẫn truyền là một hiện tượng của kinh tế vĩ mô, liên quan đến việc điều chỉnh giá hàng hoá chậm ở cấp độ người tiêu dùng (xem, ví dụ, Engel 2002).

Câu hỏi liệu hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái thay đổi là do giá thay đổi chậm hay là do đặc điểm cấu trúc của thương mại quốc tế là quan trọng. Nếu hệ số dẫn truyền thay đổi là do sự thay đổi chậm của giá, thì sau đó nó có thể sẽ phụ thuộc vào quan điểm của chính sách tiền tệ, như đề xuất của Taylor (2000). Điều này sẽ có tác động đối với cách thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp trong nền kinh tế mở.

Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng một mô hình kinh tế mở kết nối hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái thấp với tốc độ điều chỉnh giá hàng hoá nhập khẩu chậm. Trong mô hình, do sự dịch chuyển của giá, giá tiêu dùng điều chỉnh tỷ giá hối đoái dần dần. Những cú sốc về lãi suất trên thế giới, chính sách tiền tệ trong nước, và sự phân phối hàng hóa nhập khẩu vào hàng hóa tiêu dùng gây ra biến động tỷ giá hối đoái thực. Chúng tôi có thể mô tả mô hình trong hệ thống gồm hai phương trình với hai biến là lạm phát trong nước và tỷ giá hối đoái thực.Và trừu tượng hóa từ nhiều yếu tố cấu trúc để có thể giới hạn hệ số dẫn truyền. Với mô hình chính sách tiền tệ như quy luật lãi suất “Taylor-type”, chúng tôi có thể nghiên cứu làm thế nào quan điểm chính sách tiền tệ lại ảnh hưởng đến hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái. Mô hình đưa ra hệ số dẫn truyền tương tự với những ước tính trong nghiên cứu thực nghiệm trên hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái. Để đo đạc hệ số này, chúng tôi đưa ra một ước tính định lượng cho hệ số dẫn truyền thông qua lý thuyết mô hình và phát hiện ra hệ số này rất thấp - dưới 20% mỗi quý - trong các nghiên cứu thực nghiệm đối với hầu hết các Tổ chức Hợp Tác và phát triển Kinh tế.

Sự đóng góp của các mô hình lý thuyết cho phép chúng tôi tiến hành định lượng để giải thích những lý do dẫn tới hệ số dẫn truyền thấp. Trong mô hình chúng tôi đưa ra, hệ số này thấp phát sinh vì hai lý do- giá cả danh nghĩa chậm thay đổi và những cú sốc thực (công nghệ phân phối). Để xác định đường cơ sở, chúng tôi thấy rằng giá cả chậm thay đổi là yếu tố quan trọng nhất để giải thích cho hệ số dẫn truyền thấp. Loại bỏ tất cả những cú sốc thực sự sẽ làm hệ số dẫn truyền tăng khoảng một phần trăm. Nhưng khi giá cả linh hoạt sẽ làm hệ số dẫn truyền tăng từ 0,18 đến 0,8.

Giá cả danh nghĩa chậm thay đổi quan trọng trong việc giải thích hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái thấp, nhưng sự phân bố của các cú sốc cũng rất quan trọng. Nếu những cú sốc quá dai dẳng, hệ số dẫn truyền sẽ rất cao, ngay cả trong sự hiện diện của yếu tố giá chậm thay đổi. Rõ

3

Page 7: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

ràng, hệ số dẫn truyền thấp xuất phát từ một sự kết hợp của tình trạng chậm chễ trong giá và những cú sốc xảy ra nhất thời.Tuy nhiên, trong việc ước tính hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái thông qua một bộ phận tiêu biểu gồm nhiều nước, chúng ta phải xem xét mức độ cứng nhắc của giá cả có thế thay đổi đáng kể hay không, bởi vì kinh nghiêm cho thấy tác động của lạm phát rất là đa dạng. Do đó chúng tôi mở rộng mô hình để cho phép tần số thay đổi của giá được biến động theo sự lựa chọn của các công ty. Đối với một chi phí thay đổi giá cho trước (ví dụ như chi phí thực đơn), các công ty sẽ chọn một tần số giá cao hơn để điều chỉnh cao hơn so với tỷ lệ lạm phát trung bình. Và tần số giá cao hơn này, lớn hơn hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái.

Chúng tôi xác định mô hình và cách những cú sốc tác động cho một mẫu lớn nhiều quốc gia, cả những quốc gia phát triển và đang phát triển, và sử dụng mô hình mô phỏng của chúng tôi để tính toán hệ số dẫn truyền cho mỗi quốc gia. Sử dụng phương pháp của Ball, Mankiw và Romer (1988), sau đó chúng tôi hỏi làm thế nào để những ước tính hệ số dẫn truyền phụ thuộc vào môi trường lạm phát trong mô hình mô phỏng chúng tôi đưa ra. Ước tính cho thấy hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái liên quan mật thiết đến tỷ lệ lạm phát trung bình, nhưng mối quan hệ là phi tuyến tính – độ nhạy cảm của hệ số dẫn truyền giảm xuống nhanh hơn tỷ lệ lạm phát.

Như là một xác nhận thực nghiệm của mô hình, chúng tôi cùng áp dụng phương pháp hồi quy trên các dữ liệu mẫu, để ước tính hệ số dẫn truyền tổng hợp cho mỗi quốc gia. Và thấy rằng các hệ số ước lượng này có mối quan hệ tương đồng với tỷ lệ lạm phát trung bình cũng như hệ số mô phỏng trong mô hình lý thuyết. Trong cả hai trường hợp, một gia tăng trong tỷ lệ lạm phát trung bình làm gia tăng hệ số dẫn truyền, nhưng với tốc độ gia tăng chậm dần. Những kết quả này cho thấy giá danh nghĩa chậm thay đổi là một yếu tố quan trọng theo quan niệm hệ số dẫn truyền thấp cho những quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định. Bài viết này liên quan đến lý thuyết ngày càng phát triển dựa trên các mô hình nghiên cứu hiệu ứng dẫn truyền tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ. Monacelli (2005) cung cấp một phân tích ban đầu về sự khác nhau như thế nào giữa chính sách tiền tệ tối ưu trong nền kinh tế mở với hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái thấp so với điều đó trong nền kinh tế đóng. Devereux, Lane và Xu (2006) phân tích sự tương tác giữa hệ sô dẫn truyền và hạn chế tài chính cho chính sách tiền tệ trong thị trường nền kinh tế mới nổi. Flamino (2007) cho thấy hệ số dẫn truyền thấp làm cho sự đánh đổi giữa sản lượng và lạm phát ổn định ít thuận lợi hơn. Choudhri và Hakura (2006) cho thấy hệ số dẫn truyền được ước tính có xu hướng thay đổi theo hệ thống với tỷ lệ lạm phát trung bình. Quan điểm của Choudhri, Faruqee, và Hakura (2005) tương tự như bài nghiên cứu của chúng tôi, đều cung cấp bằng chứng cho rằng hệ số dẫn truyền thấp là do sự thay đổi chậm của giá và định giá đồng tiền mỗi bang. Tuy nhiên mô hình của họ khác với chúng tôi một số điểm, tần số điều chỉnh giá không nội sinh.

Bài viết này có cấu trúc như sau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xây dựng một mô hình điều chỉnh giá cho một công ty nhập khẩu, giả định rằng tần số điều chỉnh giá của công ty là ngoại sinh và không đổi. Sau đó chúng tôi tích hợp vào mô hình của một doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế mở với tỷ giá hối đoái nội sinh. Trong phần 3, chúng tôi nghiên cứu các đặc điểm của hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái trong mô hình này, vẫn giữ tần số điều chỉnh giá cố định. .Trong phần 4, chúng tôi mở rộng mô hình để cho phép tần số điều chỉnh giá chính nó tự nội sinh. Và phần 5 đưa ra một số kết luận.

Phần 2: Mô hình

2.1. Mô hình định giá hàng nhập khẩu.

4

Page 8: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Giả sử có một số lượng lớn các công ty nhập khẩu, một trong số đó mua hàng tiêu dùng khác biệt từ nước ngoài và bán cho người tiêu dùng trong nước. Tất cả hàng hoá nhập khẩu có cùng tỷ giá, Pt

*. Mỗi công ty là một đối thủ cạnh tranh độc quyền với hàm sản suất có độ co dãn thay thế không đổi λ. Công ty i bán cho thị trường trong nước với lượng cầu được đưa ra bởi công thức:

Ct(i) = (Pt (i)

Pt)-λ Ct,

Khi Pt(i) là giá của công ty i, và Pt là chỉ số giá tổng hợp đối với hàng hoá nhập khẩu. Lợi nhuận của công ty là:

πt(i) = Pt(i) Ct(i) – St Pt*Ϙt Ct (i),

Khi St là tỉ giá hối đoái, và φt là chi phí mỗi đơn vị vận chuyển, hoặc chi phí mỗi đơn vị phân phối đối với công ty nhập khẩu. Theo giả định, công ty định giá bằng đồng nội tệ. Nếu công ty có thể điều chỉnh giá của nó trong từng thời kỳ, công ty sẽ xác lập giá:

Pt(i) = λ

λ−1Ϙt St Pt

*

Bây giờ chúng ta theo Calvo (1983), dự đoán với xác suất 1-κ rằng công ty sẽ thay đổi giá vào bất kì thời điểm nào, do đó với xác suất κ giá của hãng không đổi, giá đã cố định bao lâu trong quá khứ không phải là vấn đề. Với hằng số κ, đây là mô hình định giá phụ thuộc vào thời gian. Nhìn chung, công ty sẽ điều chỉnh giá của họ ở một tỉ lệ bất biến. Lý do cơ bản của việc định giá là chi phí điều chỉnh giá và điều này làm cho công ty không thích thay đổi giá thường xuyên.

Cần lưu ý rằng có những đặc điểm khác nhau của giá phụ thuộc thời gian thường dùng trong tài liệu. Tài liệu phỏng theo Yun (1996) của mô hình Calvo (1883) cho phép các công ty định giá sẽ tự động điều chỉnh giá theo lạm phát dự kiến trong một phạm vi rõ ràng. Một quy cách hơi khác được áp dụng bởi Christiano, Eichenbaum và Evans (2005), những người cho rằng giá phản ánh tỉ lệ lạm phát trong quá khứ. Các giả định cơ bản trong cả hai trường hợp là chi phí điều chỉnh giá liên quan đến thông tin và hợp đồng đàm phán lại, nhưng không liên quan đến chi phí thực đơn điều chỉnh giá danh nghĩa. Một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng chi phí thay đổi giá có thể bị chi phối bởi những cân nhắc cũ. (Zbaracki và cộng sự 2004)

Mặt khác, Woodford ( 2003) và nhiều tác giả khác cho rằng các công ty phải thiết lập giá danh nghĩa trước, và không phản ánh tỉ lệ lạm phát dự đoán. Theo lập luận của Woodford (2003), lý thuyết ổn định giá được xem như một mục tiêu chính sách tiền tệ gắn với giả định rằng các công ty không hoàn toàn tự phản ánh hết giá của họ theo xu hướng lạm phát giữa các thời kì điều chỉnh giá. Mô hình của chúng tôi dựa trên những hình thức của quy tắc điều chỉnh giá. Trong bài này, chúng tôi dựa theo phần lớn những mô hình định giá phụ thuộc nhà nước ( Ball và Mankiw 1994; Dotsey King và Wolman 1999; Lucas và Golosov 2007), giả định rằng các công ty không thể tự phản ánh giá của họ với lạm phát dự kiến hay quá khứ. Nếu chỉ số vô giá có thể tốn tại sau đó cao (nhưng ổn định), tỷ lệ lạm phát sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi giá một cách thường xuyên.

5

Page 9: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Các bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa tỉ lệ lạm phát cao (nhưng ổn định) và tần số điều chỉnh giá đã được kết hợp, bởi theo lịch sử, hầu hết các giai đoạn lạm phát cao cũng xảy ra đồng thời với độ biến thiên lạm phát rộng. Tuy nhiên, đối với Canada, Fay và Lavoie (2002) tìm thấy bằng chứng cho rằng hợp đồng tiền lương có mối quan hệ phủ định với tỉ lệ lạm phát trung bình cũng như lạm phát không chắc chắn. Tương tự với trường hợp của Mỹ trình bày bởi Vroman (1989). Quay lại với Canada, Christofides và Laporte (2002) có bằng chứng cho thấy chỉ số hóa của hiệp ước công đoàn tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát gia tăng. Riksbank (2002) tìm thấy một số bằng chứng thăm dò cho rằng tần số điều chỉnh giá ở Thuỵ Điển đã giảm vì tỉ lệ lạm phát trung bình thấp hơn liên quan với lạm phát mục tiêu. Theo cách gián tiếp, kết quả của Ball và cộng sự ( 1988) chỉ ra tầm quan trọng của chi phí thực đơn đối lập với thông tin và chi phí của quá trình thay đổi giá. Cuối cùng Levin và Yun (2007) chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát trung bình và phạm vi linh hoạt của giá bằng cách sử dụng một số biện pháp linh hoạt khác biệt qua quốc gia và thời kì. Do đó, chúng tôi thăm dò kết quả chung cuộc rằng, rất có thể có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát trung bình và tần số điều chỉnh giá. Thật vậy, các bằng chứng mạnh mẽ trình bày dưới đây chỉ ra rằng, giữa các quốc gia, tác động dẫn truyền tỷ giá hối đoái đang gia tăng cùng với tỷ lệ lạm phát trung bình. Nếu giá phản ánh được tỉ lệ lạm phát dự kiến, đây là một trường hợp khác.

Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận qua các giai đoạn của công ty có thể được đo lường bằng hàm phủ định của phương sai kì vọng của hàm log thực của ~P t từ hàm log kì vọng của giá ở mỗi thời kì. Vì vậy hàm mục tiêu của công ty có thể được viết như sau:

Lt = F + Et [ ∑j=0

(βκ )j (~P(i) – Pt+j (i))2 + 1−κ

κ ∑

j=1

(βκ)j Lt+1 ]

Trong phương trình này, hàm Lt trình bày tỉ lệ khác nhau giữa lợi nhuận ban đầu, khi công ty điều chỉnh giá ở mỗi thời kì và lợi nhuận thực, khi công ty thiết lập giá ở thời điểm t theo các giả định của mô hình Calvo. Hầu hết những tổn thất đối với công ty, L t, bao gồm chi phí thực đơn trực tiếp F, được giải thích như là sự phân chia lợi nhuận trung bình đưa đến sự điều chỉnh giá, và thiệt hại của giá trị chiết khấu kì vọng từ việc thiết lập giá mới ~P t(i) khác với mức giá mong muốn Pt+j (i) cộng với hàm thiệt hại của giá trị kì vọng được áp dụng khi công ty lại thay đổi giá một lần nữa trong tương lai xảy ra mỗi thời kì với xác suất mỗi thời kì 1-κ

Thật đơn giản để chỉ ra rằng mức giá tối ưu cho các công ty mới thiết lập giá tuân theo phương trình đệ quy: ~P t(i) = (1-βκ)Pt + βκEt

~P t+1(i) . Từ định nghĩa về Pt, ta có:

~P t(i) = (1-βκ)( λ+ st + p*

t + ∅ t) + βκEt ~P t+1(i) (2)

Với λ= ln( λ/λ-1) và ∅ t = lnϘt.

Tất cả công ty nhập khẩu điều chỉnh giá tại thời điểm t chọn một giá trị chung. Do đó, chúng tôi viết chỉ số giá cho hàng nhập khẩu của nước nhập khẩu :Pt= (1-κ)~P t + κpt-1 (3)

Từ phương trình (2) và (3) ta xác định mức độ dẫn truyền của tỉ giá đối với hàng hóa nhập khẩu. Lưu ý, khi κ 0 , giữ ∅ t và pt

* là hằng số, sự thay đổi được đưa ra của tỉ giá sẽ gây ra sự tăng lên một đối một ngay lập tức của tỉ giá. Nhưng khi κ > 0, một sự thay đổi trong tỉ giá chỉ tác động một phần đến mức giá, do các công ty nhập khẩu điều chỉnh giá chậm.

6

Page 10: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Kết hợp phương trình (2) và (3) => phương trình lạm phát cho giá hàng hóa nhập khẩu sau đây :

π t = η( λ + θt + qt ) + βEt π t+1

π t = pt – pt-1 : Tỉ lệ lạm phát , qt = st + pt* - pt : tir giá thực và η = ( 1- βκ)(1-κ)/κ > 0.

Phương trình lạm phát « mong đợi » này là nền tảng của mô hình New Keynesian ( lỗ hổng chi phí cận biên) như là động lực cho lạm phát. ở đây, tỉ giá thực đóng vai trò quan trọng 4. Lạm phát hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn khi tỉ giá thực cao hơn mức giá cân bằng linh hoạt của nó, được đưa ra bởi –(λ+ θt). mức độ mà tỉ giá thực có thể khác so với mức giá cơ bản linh hoạt phụ thuộc vào mức độ cứng nhắc của giá. Khi κ 0, tham số η tăng, và độ chênh lệch của tỉ giá từ quy tắc giá linh hoạt giảm xuống. Qt -( λ + θt ) ).

2.2 Xác định tỉ giá hối đoái:

Mô hình hành vi định giá công ty có thể được kết hợp với một mô hình định giá tỷ giá đơn giản trong một nền kinh tế nhỏ và mở.

Đây là mô hình chuẩn, mô tả đầy đủ được cung cấp ở phụ lục 1

Ở đây chúng ta tập trung vào các yếu tố chủ yếu của mô hình

Chúng ta bắt đầu mối quan hệ với Ngang giá lãi suất không phòng ngừa (UIRP),được biểu diễn xấp xỉ theo một hàm log tuyến tính:

it= i*t + Etst+1 -st

Ngoài ra, chúng tôi giả định một quy tắc lãi suất5:

it= -ϕ +δπt+vt

Trong đó: ϕ là một hằng sốvà là một đơn vị đo xu hướng của chính sách tiền tệ. Khi ϕ >0, cơ quan tiền tệ cố gắng giữ lãi suất danh nghĩa thấp hơn trạng thái bền vững-lạm phát zero. Cơ quan tiền tệ thiệt lập lãi suất để đối phó với lạm phát chỉ số giá tiêu dùng, với độ đàn hồi δ. Để δ>1, cơ quan tiền tệ áp dụng một chính sách tăng lãi suất thực tế hậu nghiệm để đáp ứng việc tăng lạm phát hiện nay. Vt là một cú sốc lãi suất đối với các chính sách.

Kết hợp hai phương trình ta được:

δπt+vt = rt* + ϕ+Etqt+1-qt+Etπt+1

Trong đó: rt*=it

* - Et(p*t+1 – p*

t) là lãi suất thực nước ngoài.

(ghi chú: Chúng tôi không lấy được quy tắc này từ chính sách tiền tệ tối ưu hóa phúc lợi nhưng quy tắc lãi suất ‘Taylor-type’ đã được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu gần đây và đã được thừa nhận xấp xỉ hành vi thực tế chính sách tiền tệ (xem Clarida, Gali and Gertler, 1998). Woodford(2003) thảo luận về mối quan hệ giữa quy định lãi suất và chính sách tiền tệ.)

2.3 Sự cân bằng:

Phương trình (4) và (6) trình bày một hệ thống động lực trong lạm phát trong nước và

tỷ giá hối đoái thực. Có ba cú sốc ngẫu nhiên trong phương trình (4) và (6):.

lãi suất của nước ngoài, các quy tắc chính sách tiền tệ trong nước, và nhập khẩu

công nghệ. Các giải pháp của mô hình phụ thuộc vào các thuộc tính chuỗi thời gian

7

Page 11: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

của những cú sốc. Chúng tôi cho các giả định sau:

r*t = ρr*t-1 + εt , vt = γvt-1 + ςt, θt = μθt-1 + υt,

trong đó 0 ≤ρ<1, 0 ≤γ<1,0≤μ < 1 và εt, ςt, υt, là những số không nhiễu.

Sử dụng những giả định, ta dễ dàng thiết lập các giải pháp cho lạm phát và tỷ giá hối đoái thực.

π t =ϕ

δ−1 + a1rt

* + a2vt + a3θt,

qt = ϕ (1−β )η(δ−1)

- λ + b1rt* + b2vt + b3θt

Trong đó các hệ số được qui định trong bảng 1:

Bảng 1: hệ số phương trình (7) và ( 8)

a1 η[ (δ−ρ ) η+(1− ρ ) (1−βρ )]

b1 (1−βρ)[ (δ−ρ ) η+(1−ρ ) (1−βρ )]

a2 −η[ (δ−ρ ) η+(1−γ ) (1−βρ )]

b2 −(1−βγ )[ (δ−γ ) η+(1−γ ) (1−βγ )]

a3 η(1−μ)[ (δ−ρ ) η+(1−μ ) (1−βμ )]

b3 −η[ (δ−μ ) η+(1−μ ) (1−βρ )]

Biểu thức (7) và (8) miêu tả trạng thái ổn định của lạm phát và tỷ giá hối đoái thực, cũng như phản ứng của lạm phát và tỷ giá hối đoái thực đối với những cú sốc đến từ lãi suất thực nước ngoài, chính sách tiền tệ trong nước hay sự phân phối công nghệ

Sự ổn định của tỉ lệ lạm phát và mức độ ổn định của tỉ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi 2 khía cạnh của chính sách tiền tệ. Đầu tiên, nếu φ> 0, chính sách tiền tệ có một mục tiêu là lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn so với tỷ lệ lãi suất thực tế ổn định của nước ngoài (ở đây thường là bằng 0). Điều này ngụ ý rằng tỉ lệ lạm phát ổn định trong nước phải dương để đảm bảo một lãi suất ổn định trong nước bằng không (bằng cách kinh doanh chênh lệch giá với lãi suất thực của nước ngoài). Từ công thức (4), điều này có nghĩa là q ổn định sẽ cao hơn. Với việc điều chỉnh giá dần dần, giá cả trung bình thực tế của những người định giá sẽ bị giảm xuống bởi lạm phát. Mặc dù giá cả và tỉ giá hối đoái tăng cùng một mức độ ổn định, sự phản ứng chậm trễ của giá cả đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái ngụ ý rằng sự gia tăng tỷ lệ lạm phát làm giảm tỷ giá hối đoái ổn định thực tế.

Trong khi tham số chính sách tiền tệ φ làm tăng lạm phát ổn định và tỷ giá hối đoái thực, mức độ “thắt chặt chính sách tiền tệ” đo lường bằng δ, có tác động ngược lại. Một δ cao hơn tác động đến lạm phát nhiều hơn trong mô hình chính sách tiền tệ (5), và kết quả là làm giảm cả tỉ lệ lạm phát ổn định và tỉ giá hối đoái ổn định thực tế.

8

Page 12: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

1 cú sốc của lãi suất nước ngoài thực tế làm tăng lạm phát và sự sụt giảm tỉ giá hối đoái thực. Sự phản ứng với cú sốc đối với chính sách tiền tệ là tương đương với sự phản ứng với cú sốc lãi suất thực nước ngoài; một cú sốc mở rộng (sự sụt giảm v t) cũng dẫn đến sự gia tăng lạm phát và sụt giảm tỷ giá hối đoái thực tế. Tuy nhiên, tác động của một cú sốc với công nghệ vận chuyển θt là khác nhau, nó dẫn đến một sự gia tăng tỷ giá hối đoái thực, khi giá trong nước tăng tương đối so với giá nước ngoài. Đồng thời, bởi vì cú sốc không phải là vĩnh viễn, điều này ngụ ý rằng tỷ giá thực tế dự kiến sẽ giảm trong tương lai. Từ điều kiện lãi suất tương đương, điều này dẫn đến sự gia tăng lạm phát trong nước.

Phần 3. Xác định tác động truyền dẫn tỉ giá hối đoái:

Mô hình nào sẽ hàm ý cho tác động truyền dẫn tỉ giá hối đoái- mối quan hệ giữa sự thay đổi tỉ giá hối đoái danh nghĩa và mức giá nội địa. Độ cứng nhắc của mức giá danh nghĩa là một yếu tố quyết định của tác động truyền dẫn tỉ giá hối đoái. Với những mức giá hoàn toàn linh hoạt ,tỉ giá thực sẽ không phụ thuộc vào cả lãi suất và cú sốc chính sách tiền tệ. Vì vậy những cú sốc này sẽ tạo ra tác động truyền dẫn giá cả đối với tỉ giá hối đoái. Trong trường hợp này, bất cứ sự truyền dẫn không hoàn toàn nào đều là do những cú sốc về công nghệ phân phối. Nhưng khi giá chậm thay đổi thì cú sốc tiền tệ hay lãi suất cũng chỉ tạo ra tác động truyền dẫn không hoàn toàn trong một khoảng thời gian ngắn.

Để tìm hiểu các thuộc tính của tác động truyền dẫn, chúng ta giải thích mức giá và tỉ giá hối đoái. Từ phương trình tỉ lệ lạm phát (4),ta có thể viết giá nội địa là:

pt=∅

(δ−1)+a1r t

¿+a2 v t +a3 θt+ p t−1 (9)

Sử dụng phương trình này và phương trình (8) ta có thể xác định tỉ giá danh nghĩa là:

st=∅

(δ−1 )+( b1+a1 ) rt

¿+( b2+a2) v t+(b3+a3 ) θt−b1 rt−1¿ −b2 v t−1−b3 θt−1+st−1−¿)

(10)

Cả hai phương trình đều thể hiện được một đơn vị gốc. Cú sốc về tỉ giá danh nghĩa và mức giá đều lâu dài. Tuy nhiên,những động thái ngắn hạn về giá và tỉ giá hối đoái có thể khác nhau,do sự chậm chạp trong điều chỉnh giá hay sự hiện diện của những cú sốc công nghệ.

Trước tiên ta tập trung vào cú sốc rt¿hay v t . Từ (9) và (10), tác động ngược trở lại của tỉ

giá luôn làm phóng đại giá trị tuyệt đối của mức giá nội địa. Như vậy, tác động truyền dẫn tỉ giá ngắn hạn là không hoàn toàn, đối với lãi suất hay những cú sốc tiền tệ. Tuy nhiên với khoảng thời gian dài hơn, sự phản ứng của pt sẽ tập trung tại st, vì vậy tác động truyền dẫn sẽ hoàn hảo trong một giới hạn cụ thể. Chỉ khi giá cả đủ linh hoạt (η → ∞ ) thì phản hồi của pt và sttác động đến cú sốc rt

¿hay v tsẽ đồng nhất.

Trường hợp cú sốc ϴt, tác động truyền dẫn là phủ định, bởi vì những cú sốc công nghệ vận chuyển đòi hỏi sự đánh giá đúng thực tế. Mức giá tăng, như chi phí phân phối tăng lên sẽ trực tiếp làm tăng giá cả nội địa ,trong khi tỉ giá danh nghĩa giảm.

Mô hình này có thể giải thích được giá trị thấp của tác động truyền dẫn được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm đối với các nền kinh tế OECD. Để giải quyết câu hỏi này, ta cần một định nghĩa chính xác hơn về tác động truyền dẫn. Chúng ta hướng theo những cái thực

9

Page 13: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

tiễn từ tài liệu và tập trung vào hàm ý của hệ số hàm hồi quy tỉ lệ lạm phát với sự thay đổi của tỉ giá hối đoái, điều chỉnh phù hợp với tỉ lệ lạm phát ở nước ngoài. Dựa vào (9) và (10),ta có thể viết lại như sau:

cov (∆ st+∆ pt¿ ,∆ pt )

var (∆ st+∆ pt¿ )

=(a1 (a1+b1 )−a1 ρ b1 )

(1−ρ2 ) Ωσ ε

2+(a2 ( a2+b2 )−a2 γb2 )

(1−γ2 ) Ωσ ς

2+(a3 (a3+b3 )−a3 μb3 )

(1−μ2 ) Ωσ

vI

2

Trong đó, Ω là

Ω=[ (a1+b1 )2+b12−2 a1b1 ρ ] σε

2

1−ρ2 +[ (a2+b2 )2+b22−2a2b2 γ ] σ ϛ

2

1−ρ2 +[ (a3+b3 )2+b32−2 a3b3 μ]

σ v2

1−μ2

Từ công thức (11), hệ số tác động truyền dẫn ngụ ý là một hệ số cấu trúc của hàm số phức tạp, các chính sách quy định tham số δ, sự ổn định của những cú sốc, và tính biến động của tiến triển cú sốc.

Tác động truyền dẫn sẽ được đo lường như thế nào bằng công thức (11)? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần ước tính các tham số thực tế và tiến trình của cú sốc. Đầu tiên đặt β = 0,99 để đại diện cho mỗi quý, và κ = 0,75 để đại diện cho điều chỉnh giá trên trung bình mỗi năm (ở đây chúng tôi tiếp tục giả định κ là biến ngoại sinh - trong phần tiếp theo, chúng tôi cho phép κ được lựa chọn bởi các công ty). Chúng tôi có thể đo lường những cú sốc như sau. Lấy rt

¿

là lãi suất thực của Mỹ, ở mỗi quý. Điều này được xây dựng từ lãi suất T-bill Mỹ, ít hơn trước khi xảy ra lạm phát hàng quý. Tại mỗi quý, chúng ta thấy mức ổn định là 0,87 và độ biến

động được đo bởi σ ε

2

= 0.012

Hiện chưa rõ làm thế nào để ước tính tiến trình sốc của chính sách tiền tệ, ζ t

.Như đã được thừa nhận, những cú sốc chính sách tiền tệ ngoại sinh thì xác định khá khó khăn. Rõ ràng, mô hình của chúng tôi kết hợp một quy tắc tiền tệ khá cơ bản, so với quy tắc Taylor ước tính (ví dụ Clarida và cộng sự 1998; Nelson, năm 2001). Quy tắc này sẽ không phù hợp chặt chẽ với mức lãi suất ở hầu hết các quốc gia, và do đó sẽ bao hàm một mức độ biến động cao không giải thích được trong dự đoán. Giới thiệu một quy tắc tiền tệ thực tế hơn, cho phép cho một hệ số chênh lệch sản lượng và che giấu lãi suất, làm phức tạp thêm rất nhiều các phương trình trong mô hình. Chúng tôi thống nhất bằng cách lấy trung bình của các hệ số về lạm phát trong các phiên bản ước tính của các quy tắc Taylor từ Clarida và cộng sự (1998) để hiệu chỉnh hệ số δ tại giá trị 1,5. Ngoài ra, chúng tôi giới hạn đến trường hợp những cú sốc chính sách tiền tệ là i.i.d, để γ = 0. Điều này phù hợp với các quy cách của những cú sốc chính sách tiền tệ trong các tài liệu VAR (ví dụ như Christiano và cộng sự, 1999,2005). Có một số phương pháp tiếp cận để

kiểm định σ ς

2

. Ước tính biến động của những cú sốc chính sách tiền tệ trong các tài liệu VAR,

10

Page 14: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

chẳng hạn như Christiano và cộng sự (1999) giới hạn độ lệch chuẩn khoảng từ 0,5% đến 1%.

Lựa chọn cuối cùng là cho σ ς

2

= 0,012. Ngoài ra, chúng ta có thể kiểm định σ ς

2

từ việc đo

lường mức độ biến động thặng dư theo ước tính thực nghiệm của các quy tắc lãi suất. Judd và Rudebusch (1998) ước tính quy tắc Taylor trong hơn ba phần khác nhau của tiền tệ ở Mỹ, và tìm thấy một độ lệch tiêu chuẩn trung bình của những cú sốc bằng 0,8%. Nhưng bởi vì nguyên tắc ước tính của họ bao gồm một lãi suất che giấu, nó thật sự cần thiết để gia tăng đều này lên

bởi một yếu tố 1/(1 - ρ2

) để áp dụng cho các khuôn khổ của chúng tôi, đã dùng ρ là hệ số ước

tính trên nguyên tắc lãi suất. Điều này ngụ ý sự thay đổi của σ ς

2

= 0,00972 gần như là giống

nhau. Kể từ đây, chúng tôi sử dụng giả định σ ς

2

= 0,012 .Chúng tôi cũng sử dụng những ước

tính khác σ ς

2

= 0,0052 và σ ς

2

= 0,032 trong bảng 2, và thấy rằng các kết quả cho tác động truyền dẫn là không nhạy cảm với những khác biệt này.

Đối với các cú sốc công nghệ phân phối, chúng tôi giả định rằng θt

sau một quá trình giống hệt nhau để dự đoán Solow Residuals từ các tài liệu chu kỳ kinh doanh quốc tế. Chúng tôi chứng minh cho điều này dựa trên giả định rằng những cú sốc năng suất của công nghệ phân phối tương tự như những cú sốc năng suất tổng hợp.Ước tính điển hình trong các tài liệu IRBC (ví dụ như Backus, Kehoe, và Kydland, 1995) tìm thấy rằng quá trình năng suất tồn tại khoảng

0,7 và độ lệch chuẩn của 1% ở một tần số quý. Do đó, chúng tôi cho rằng μ = 0,7 và σ v

2

= 0,012

Bảng 2 trình bày giá trị của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái trong được tính toán từ phương trình (11), bằng cách sử dụng những ước tính này. Đối với trường hợp cơ bản, tác động truyền dẫn là 0,175. Trong khi điều này có vẻ thấp đáng ngạc nhiên, trong thực tế, nó là gần với ước tính gần đây của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng ở các nước công nghiệp hoá (ví dụ như Bailliu và Fujii 2004).

Bảng 2 Điều gì lý giải cho tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái thấp? Mô hình của chúng tôi không có giao thương hàng hoá trong khu vực, không định giá thị trường, hoặc đầu vào trong nước không nội sinh vào việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu (yếu tố đã được lập luận để làm tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái thấp).Trong mô hình này, các yếu tố duy nhất ngăn chặn tác động truyền dẫn đầy đủ là a) chậm điều chỉnh giá danh nghĩa, và b) sự hiện diện của những cú sốc công nghệ phân phối.Yếu tố đầu tiên có nghĩa là giá nhập khẩu được điều chỉnh một cách chậm chạp để thay đổi tỷ giá hối đoái, trong khi yếu tố thứ hai ngụ ý rằng tỷ giá hối đoái có thể thay đổi mà không có bất kỳ phản ứng tự động của giá cả, ngay cả khi giá danh nghĩa là linh hoạt. Trong thực tế, việc kiểm định cơ bản, chậm điều chỉnh giá đến nay là yếu tố quan trọng nhất. Để thấy được điều này, Bảng 2 minh họa các hiệu ứng tác động truyền dẫn

thiết lập σ v

2

= 0 do đó giá chậm thay đổi đại diện cho nguyên nhân duy nhất của tác động truyền dẫn không hoàn hảo. Hệ số của tác động truyền dẫn ngụ ý thay đổi rất nhỏ chỉ từ 0,175 đến 0,177. Ngược lại, với những cú sốc công nghệ như trước, nhưng với κ = 0, do đó giá hoàn toàn linh hoạt, Bảng 2 cho thấy rằng hệ số của tác động truyền dẫn tăng lên đến 0,81.

11

Page 15: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Mặc dù giá chậm thay đổi là cần thiết cho tác động truyền dẫn thấp ở đây, chúng vẫn không đủ. Mức độ ổn định trong tiến trình sốc cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu những cú sốc lãi suất nước ngoài đều rất ổn định, sau đó tác động truyền dẫn sẽ cao hơn nhiều, vì trong trường hợp đó, các công ty sẽ điều chỉnh giá nhiều hơn nữa để đáp ứng với các cú sốc. Bảng 2 minh họa điều này, bằng cách thiết lập ρ = 0,99. Nếu tất cả các giá trị tham số khác như trước đây, mức độ của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái tăng từ 0,175 đến 0,895. Bằng trực giác, cho những cú sốc liên tục cao, lạm phát phản ứng nhiều hơn với những cú sốc nhất thời. Như vậy, một sự kết hợp của việc chậm điều chỉnh giá danh nghĩa và những cú sốc không ổn định để cùng nhau đưa ra các đo lường thực nghiệm của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái.

Hệ số tác động truyền dẫn trong lý thuyết chúng tôi phụ thuộc vào chính sách tiền tệ như thế nào? Hai tham số của chính sách tiền tệ là ∅ và δ. Hệ số tác động truyền dẫn (11) không phụ thuộc vào ∅ , khi cho trước δ, tham số này chỉ xác định tỷ lệ lạm phát trung bình. Tuy nhiên, nói chung tác động truyền dẫn sẽ phụ thuộc vào δ. Bảng 2 minh họa điều này bằng cách thay đổi δ trên một phạm vi thích hợp theo thực nghiệm, giữa 1,1 và 3. Giá trị của δ thấp hơn (cao hơn) sẽ tăng (giảm) hệ số của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, giá trị này thì ảnh hưởng rất nhỏ. Cho δ giảm từ 1,5 đến 1,1 sẽ tăng tác động truyền dẫn từ 0,175 đến 0,18. Cho δ tăng từ 1,5 đến 3 làm tác động truyền dẫn giảm từ 0,175 đến 0,1. Như vậy, quan điểm của chính sách tiền tệ không phải là sự quan trọng mang tính định lượng cho tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái, cố định sư thay đổi chậm của giá. Trực giác cho kết quả này là như sau. Đối với những cú sốc lãi suất hoặc những cú sốc chính sách tiền tệ, tác động truyền dẫn không sẽ phụ thuộc vào quy tắc tiền tệ δ, vì sư thay đổi trong δ ảnh hưởng đến cả tỷ giá hối đoái và mức giá như nhau (xem phương trình (9) và (10)). Đối với cú sốc công nghệ, một sự gia tăng δ sẽ làm giảm tác động truyền dẫn. Tuy nhiên, như trên, tác động truyền dẫn thấp chủ yếu là do giá chậm thay đổi, với lãi suất và những cú sốc từ chính sách tiền tệ .

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tác động truyền dẫn và quan điểm tiền tệ phức tạp hơn nếu chúng tôi không đi từ kiểm định cơ bản ở trên. Lấy κ = 0, do đó giá cả hoàn toàn linh hoạt. Bảng 2 cho thấy rằng nếu δ dao động từ 1,1 đến 3, như trước đây, sau đó với những cú sốc đo như trước đây, hệ số tác động truyền dẫn giảm từ 0,97 đến 0,26.Với giá cả trong nước linh hoạt,chính sách tiền tệ thắt chặt hơn làm giảm đáng kể mức độ mà điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực đạt được bằng cách biến động giá cả trong nước, so với các biến động tỷ giá hối đoái.

Tóm lại, mô hình của chúng tôi có thể lý giải cho việc ước tính tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái thấp trong nền kinh tế OECD lạm phát thấp. Hơn nữa, tác động truyền dẫn thấp chủ yếu do điều chỉnh giá chậm. Nhưng như chúng ta đã nói ở trên, tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái thấp không phải là một hiện tượng phổ biến. Đối với nhiều nền kinh tế không OECD, tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái ước tính cao hơn nhiều. Để giải thích cho điều này trong mô hình của chúng tôi, chúng tôi có để nới lỏng giả định rằng tần số của sự thay đổi giá, κ là ngoại sinh, và không phụ thuộc với các đặc điểm của chính sách tiền tệ và lạm phát. Chúng tôi sẽ trình bày rõ vấn đề này trong phần tiếp theo.

Phần 4. Tần số nội sinh của điều chỉnh giá

Chúng tôi đã giả định rằng κ là biến ngoại sinh. Trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu của Mỹ về những tác động của chính sách tiền tệ, mức giá danh nghĩa được giả định là không đổi. Tuy nhiên để nghiên cứu tác động truyền dẫn của tỷ giá thông qua một mẫu lớn các quốc gia, chắc chắn là không thực tế khi giả định một tần số điều chỉnh giá chung cho tất cả các nước. Các kết quả của chúng tôi dưới đây cho thấy một phạm vi lớn của các ước lượng về tác

12

Page 16: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

động dẫn truyền tỷ giá giữa các quốc gia. Trong khi hệ số dẫn truyền thấp ở các nền kinh tế có tỉ lệ lạm phát thấp OECD, thì các nước đang lạm phát cao có hệ số truyền dẫn cao hơn nhiều. Để giải thích cho sự khác biệt này, một điều hiển nhiên khi nói rằng mức độ linh hoạt của giá có thể phản ứng một cách có hệ thống trong môi trường lạm phát.

Lập luận sự thay đổi chậm của giá dựa trên một số chi phí liên quan đến sự thay đổi của giá. Dường như không có lý do rõ ràng để mong đợi các chi phí đó sẽ khác nhau đáng kể giữa các nước, như một phần trong tổng chi phí hoạt động. Ngược lại, những lợi ích từ sự linh hoạt giá có thể khác nhau rất nhiều giữa các nước, do sự khác biệt lớn trong tỷ lệ lạm phát. Có lý do để tin rằng các công ty sẽ chọn cách tăng tần số điều chỉnh giá khi lạm phát cao hơn, hoặc nhiều biến động hơn.

Trong mô hình của chúng tôi, tỷ lệ lạm phát càng cao thì càng không mong muốn cho một công ty cố định giá bằng đồng nội tệ, bởi vì giá thực tế sẽ bị giảm bởi sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái. Do đó lạm phát trung bình cao hơn thì nên tăng tần số thay đổi về giá. Lạm phát không chắc chắn cũng có thể có liên quan, vì lạm phát càng không thể đoán trước được, thì khả năng giá ban đầu của công ty càng hiệu quả hơn , đem lại cho công ty một động cơ để điều chỉnh giá của nó thường xuyên hơn.

Bây giờ chúng ta mở rộng phân tích này để cho phép các doanh nghiệp lựa chọn tần số điều chỉnh giá tối ưu của họ. Điều này mở ra thêm một khía cạnh đó là tác động truyền dẫn tỷ giá có thể khác nhau giữa các quốc gia. Ngoài ra, nó đưa ra một kênh riêng biệt mà theo đó chính sách tiền tệ có thể tự nó ảnh hưởng đến sự dẫn truyền.

4.1 Giải quyết các mô hình khi κ là biến nội sinh

Chúng tôi giả định rằng mỗi công ty chọn một số κ tối ưu và tất cả các công ty đã đưa ra những số κ khác nhau. Cách tiếp cận này mức độ linh hoạt giá khác với mô hình định giá phụ thuộc nhà nước (xem ví dụ Dotsey King và Wolman 1999, Lucas và Golosov 2007) .Trong các mô hình điển hình định giá phụ thuộc nhà nước, các công ty có thể thay đổi giá cả của họ bất cứ lúc nào miễn là họ phải trả một chi phí cố định, hoặc chi phí thực đơn ". Trong mô hình này, sự lựa chọn là có hiệu quả trong khoảng thời gian trung bình giá thay đổi chậm. Như chúng ta đã thảo luận ở trên, có bằng chứng cho rằng khoảng thời gian giá chậm thay đổi tỉ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát trung bình. Do đó, có bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho quan điểm κ khác nhau giữa các môi trường khác nhau. Điều này có thể giúp để chứng minh cho phương pháp của chúng tôi, vì chúng tôi muốn điều tra tác động khác nhau giữa các quốc gia về tỷ lệ lạm phát trung bình theo thời gian, hơn là muốn chứng minh các phản ứng khác nhau đến mức lạm phát bị giữ bởi các mô hình định giá phụ thuộc vào nhà nước.

Trong thực tế, kết quả sẽ rất giống nhau nếu chúng tôi sử dụng một mô hình chuẩn định giá phụ thuộc nhà nước cho những xu hướng lạm phát khác nhau. Levin và Yun (2007) thực hiện theo các phương pháp tiếp cận trên đây, cho phép các công ty thay đổi thời hạn hợp đồng trong một pham vi định giá Calvo. Theo phân tích của Romer (1999) và Devereux và Yetman (2002), họ mô tả một trạng thái cân bằng Nash, trong đó mỗi công ty trong cùng một ngành chọn một thời hạn hợp đồng từ các thông số được chọn bởi tất cả các công ty khác, và trong trạng thái cân bằng thì tất cả các doanh nghiệp cùng chọn thời hạn giống nhau. Họ nhận thấy rằng các kết quả của tỷ lệ lạm phát trong mô hình của họ giống với kết quả mô hình định giá phụ thuộc nhà nước thường được sử dụng, chẳng hạn như Golosov và Lucas (2007).

13

Page 17: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Các chi tiết của vấn đề được đưa ra bởi phải công ty thì được mô tả ở Yetman (2003). Chúng tôi giả định κ (i) được chọn bởi công ty i để giảm thiểu trung bình tuyệt đối của hàm tổn thất của nó, cho bởi 11

Vì thuộc tính đơn vị gốc của giá cả và tỷ giá hối đoái, vì bình phương số hạng bên trong các biểu thức tổng kết sẽ chỉ phụ thuộc vào phương sai của phân phối sốc, và không phải trên mức giá tổng hợp trong nền kinh tế riêng của mình. Để thấy điều đó,lưu ý rằng từ các giải pháp tổng hợp mức giá và tỷ giá, chúng tôi có thể giải quyết cho thiết lập mức giá tối ưu mới vừa cho một công ty i trong bất kỳ thời hạn được đưa ra nào :

nơi mà các hệ số là

Hàm thiệt hại (12) có thể được ước tính bằng tổng một số lượng lớn của thời kỳ hữu hạn, rút ra từ các phân phối của các cú sốc.Sau đó, κ (i) tối ưu được chọn để giảm thiểu giá trị số của hàm tổn thất. Hãy nhớ lại từ Bảng 1 các thông số ak, bk, k = 1,2,3, phụ thuộc vào giá trị kinh tế của κ. Tuy nhiên, các công ty tư nhân không có tài khoản phụ thuộc cho sự lựa chọn của κ. Một trạng thái cân bằng Nash có được khi tất cả các doanh nghiệp trong một nền kinh tế được lựa chọn cùng một tần số trung bình của sự thay đổi giá, để κ (i)= κ

4.2 Phân tích định lượng của mô hình

Bây giờ chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ định lượng của mô hình tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái, cho tần số nội sinh của điều chỉnh giá như mô tả trong phần trước. Đầu tiên chúng ta hiệu chỉnh các thông số mô hình và quy trình đột biến cho một mẫu của 119 quốc gia, trên cơ sở từ quốc gia này qua quốc gia khác. Sau đó, xây dựng dữ liệu mô phỏng về lạm phát và thay đổi tỷ giá hối đoái cho mỗi quốc gia bằng cách sử dụng các thông số hiệu chỉnh và phân phối sốc, trong khi cho phép một biến κ nội sinh đã được xác định. .Sau đó, cho mỗi j quốc gia, chúng tôi sử dụng các dữ liệu mô phỏng để ước tính thông số của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái βj:

Sau đó, chúng tôi thực hiện theo phương pháp luận của Ball, Mankiw và Romer (1988) trong việc nghiên cứu các mối quan hệ lý thuyết giữa các ước tính của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát từ mô hình mô phỏng. Sau đó, chúng tôi có thể lặp lại bài nghiên

14

Page 18: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

cứu này trên các dữ liệu mẫu thực tế, ước tính hệ số thực nghiệm của sự truyền dẫn cho mỗi quốc gia, và sử dụng phương pháp hồi quy tương tự xuyên quốc gia để mô tả mối quan hệ giữa sự truyền dẫn và lạm phát trong dữ liệu mẫu. Với sự mở rộng mà quan hệ lý thuyết và thực nghiệm của tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát là giống nhau, ta có thể suy ra một minh chứng của mô hình trên.

(11)Vì phân tích thực nghiệm của chúng tôi chỉ tập trung vào dữ liệu ngang, chúng tôi chỉ xem xét giá trị trung bình không điều kiện của κ. Nói chung, các κ đầy đủ tối ưu sẽ thay đổi theo thời gian, bởi vì những cú sốc kéo dài.Trong khi giải quyết cho các thời gian κ khác nhau là có thể, nó tham gia nhiều hơn đáng kể so với phương pháp tiếp cận của chúng tôi, và có thể sẽ thêm một vài kết quả.

4.3 Mô phỏng mô hình

Để mô phỏng những mô hình mang tính lý thuyết, chúng tôi phải hiệu chỉnh những tham số và sự đột biến. Không giống việc hiệu chỉnh sử dụng trong phần 3, chúng tôi bắt buộc sử dụng tần số hằng năm để nghiên cứu một số lượng lớn quốc gia mẫu. Vì vậy chúng tôi đặt β=0.96. Thêm vào đó, chúng tôi cho rằng sự tăng giá trung bình là 10%, cho nên 𝜆 = ln(𝜆 / 𝜆 -1) = 0.1. Điều này ít nhất là phù hợp với những đánh giá tại Mỹ, và chúng tôi có một ít bằng chứng về quy mô tăng giá cho phần lớn các quốc gia khác. Phù hợp với nghiên cứu về tình trạng phụ thuộc giá của Dotsey và các cộng sự (1999), chúng tôi cho rằng việc định giá quyết định 4% lợi nhuận, vì vậy F=0,04.

Chúng tôi hiệu chỉnh đột biến bằng cách sử dụng phép tính gần đúng như đã dùng ở phần 3. Đầu tiên chúng tôi đưa ra lãi suất thực là phần chênh lệch giữa tỉ lệ chiết khấu thời kì của Mỹ và tỉ lệ lạm phát trong CPI, nhưng bây giờ là tần số hàng năm. Một lần nữa cho rằng lãi suất thực là theo quá trình AR(1), chúng tôi ước lượng ρ = 0,83 và σ ε

2 = 2,0x10-4.

Quá trình công nghệ đột biến được hiệu chỉnh bằng việc dùng số liệu năng suất quốc gia từ dữ liệu tài khoản quốc gia (Heston, Summers và Aten, 2006). Chúng tôi sử dụng kết hợp GDP thực trên mỗi công nhân (RGDPWOK) là sự đánh giá đột biến năng suất quốc gia, và ước lượng μ và σ 𝜐2 cho rằng đều này là theo quá trình AR(1). Ước lượng của μ và σ 𝜐2 lần lượt từ -0,55 đến 0,66 và từ 1,0x10-4 đến 2,1x10-2.

Sau đó để xác định những tham số còn lại (∅ , δ , γ ,), chúng tôi đánh giá quy định chính sách ở từng quốc gia tương tự nhau như đã được miêu tả ở phần trước. Nói cụ thể, chúng tôi đặt δ =1.5, và chọn ∅ của một nước cụ thể để phù hợp với tỉ lệ lạm phát trung bình của từng quốc gia. Quá trình đột biến lãi suất danh nghĩa trong nước (γ và σζ

2 ) sau đó được đánh giá từ sự lệch hướng hằng năm của chính sách tiền tệ được ngầm hiểu, rồi đưa ra giá trị của ∅ và δ . Dữ liệu về tỉ lệ chiết khấu trong nước và tỉ lệ lạm phát chỉ số giá tiêu dùng được lấy từ IFS. Trung bình γ ở các quốc gia là 0.22, và trung bình σζ

2 là 2.2x10-2.

Dữ liệu bao gồm số liệu lớn nhất có thể của các quốc gia có giá trị từ 10 năm trở lên trong giai đoạn 1970-2007, bao gồm 119 quốc gia, qua tất cả các lục địa và trình độ phát triển kinh tế.

4.4 Xác định tác động dẫn truyền ngụ ý bởi mô hình

Ở mỗi quốc gia, sử dụng gía trị tham số đã được hiệu chỉnh và số κ được xác định ở trên, chúng tôi vẽ ra một chuỗi thời gian mô phỏng sự thay đổi lạm phát và tỉ giá hối đoái qua

15

Hình 1. Tác động dẫn truyền được gợi ý bởi mô hình

Page 19: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

138 giai đoạn ở mỗi quốc gia. Sự truyền dẫn được đánh giá qua dữ liệu mô phỏng trong phương thức được miêu tả ở trên qua 38 giai đoạn cuối cùng (để phù hợp với bằng chứng thực nghiệm tiếp theo).

Sự định lượng mối quan hệ giữa lạm phát trong nước và tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái (βj ) được chứng minh trong hình 1. Những quốc gia có lạm phát thấp, tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái thường xa so với mức hoàn hảo. Nhưng những quốc gia có lạm phát cao hơn nhiều, chúng tôi thấy tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái cao hơn, như những công ty tìm thấy chi phí “thực đơn” của việc thay đổi giá thì lớn hơn sự bù đắp bởi việc mất giá xa hơn mức mất giá mà họ mong muốn. Thêm vào đó, mối quan hệ là phi tuyến tính. Bởi vì lạm phát tăng vượt mức không sự tác động lớn hơn hơn của lạm phát tới hiệu ứng dẫn truyền, vì tất cả giá đều được điều chỉnh trong từng giai đoạn nên hệ số tác động dẫn truyền xấp xỉ hoàn hảo.

Sử dụng số liệu βj đã được ước lượng, chúng tôi đánh giá bộ phận tiêu biểu của hàm hồi quy trong bước thứ 2:

β = α0 + α1π j + α2π j2

Điểm π là tỉ lệ lạm phát trung bình của quốc gia j

Bảng 3 minh họa các kết quả. Chúng tôi xác nhận xu hướng lạm phát và tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái tăng lên nhưng mối quan hệ phi tuyến tính. Thêm vào tỉ lệ lạm phát bình quân, mô hình cho phép khả năng liên kết giữa lạm phát không chắc chắn và tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái, vì nhiều lạm phát không chắc chắn nên cắt giảm κ. Để khảo sát điều này, chúng tôi cũng thêm độ lệch chuẩn của lạm phát vào hàm hồi quy một cách đáng kể.

Bảng 3: Biến phụ thuộc: ước lượng hệ số tác động dẫn truyền trên dữ liệu mô phỏng

(1) (2)

Hằng số

0.81***

(0.01)

0.21***

(0.01)

16

Tỉ lệ lạm phát trung bình

Hệ

số t

ác đ

ộng

dẫn

tru

yền

Page 20: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Lạm phát

0.12***

(0.03)

0.08**

(0.03)

Lạm phát bình phương

-0.011***

(0.003)

-0.008**

(0.003)

Độ lệch chuẩn lạm phát

0.37**

(0.17)

R2 0.17 0.21

Sai số chuẩn được đưa ra trong dấu ngoặc đơn. *, ** và *** lần lượt đề cập đến mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

4.5 So sánh mô hình và dữ liệu

Bước tiếp theo của chúng tôi là so sánh những dự báo của mô hình lý thuyết và dữ liệu thực. Tất cả dữ liệu đều từ IMF tổ chức thống kê tài chính quốc tế. Chúng tôi đánh giá hệ số tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái cụ thể cho quốc gia như trong (13), và sau đó chạy hàm hồi quy như bước thứ hai để ước lượng.

Bàng 4 là kết quả của hàm hồi quy ở bước hai, gồm tất cả 144 quốc gia mẫu. Đầu tiên, có một bằng chứng mạnh mẽ rằng lạm phát trung bình hướng đến làm tăng tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái, và một vài bằng chứng rằng tác động này suy yếu khi lạm phát tăng.

Bảng 4: Biến phụ thuộc: Ước lượng hệ số tác động dẫn truyền (tất cả các nước)

(1) (2) (3)

Hằng số 0.39**

(0.16)

0.41**

(0.16)

0.03

(0.19)

Lạm phát 2.00***

(0.28

1.70***

(0.33)

0.98**

(0.38)

Lạm phát bình phương

-0.06

(0.04)

-0.08*

(0.04)

-0.05

(0.04)

Độ lệch chuẩn lạm phát

0.13*

(0.08)

0.18**

(0.07

Độ lệch chuẩn tỉ giá hối đoái

2.44***

17

Page 21: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

(0.73)

R2 0.67 0.67 0.7

Sai số chuẩn được cho trong ngoặc đơn. *, ** và *** lần lượt đề cập đến mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Bảng 4 cũng cung cấp độ lệch chuẩn của lạm phát và sự sụt giảm tỷ giá hối đoái như là hàm hồi quy riêng biệt. Chúng tôi thấy rằng cả hai biến đều có ý nghĩa, thậm chí khi chúng tôi điều khiển cho lạm phát trung bình và bình phương lạm phát trung bình, phù hợp với mức độ không ổn định hoặc không chắc chắn là một yếu tố quyết định quan trọng của tính thường xuyên của việc điều chỉnh giá.

Biểu đồ 2 trình bày thực nghiệm tương tự biểu đồ 1. Như chúng ta thấy, mối quan hệ giữa tác động dẫn truyền và tỉ lệ lạm phát trung bình thì đi lên theo hướng dốc, nhưng ở một tỉ lệ tăng, như ở mô hình mô phỏng. Chú ý rằng có nhiề ubiến hơn một cách đáng kể trong mối liên hệ trong dữ liệu so với trong mô hình. Điều này thì được mong đợi, đưa ra sự chi li của mô hình.

Trong những kết quả ở trên, biến phụ thuộc bao gồm các hệ số tác động dẫn truyền đã được ước lượng cho tất cả các quốc gia, và cho dữ liệu của 38 năm. Để xác nhận tính thiết thực của kết quả, chúng tôi cân nhắc một số sự mở rộng cho mô hình thực nghiệm của chúng tôi.

Đầu tiên chúng tôi loại trừ những quan sát có lạm phát cao, được định nghĩa là có lạm phát hằng năm trên 50%. Mô hình của chúng tôi có thể mô tả chính xác hơn nền kinh tế với tỉ lệ lạm phát thấp hoặc vừa phải, bởi vì quy định chính sách tiền tệ đã được thừa nhận của chúng tôi có thể là một miêu tả nghèo nàn chính sách tiền tệ trong suốt thời kì nền kinh tế có lạm phát cao.

Thứ hai chúng tôi đánh giá mô hình qua những mẫu con. Mẫu của chúng tôi (1970-2007) bao trùm một giai đoạn mà nhiều nền kinh tế trải qua sự thay đổi lớn trong tỉ lệ lạm phát bình quân. Sự hiện diện của sự mất giá mang tính cấu trúc có thể gây thành kiến với kết quả từ hàm hồi quy bước hai. Vì thế chúng tôi chia mẫu thành 4 giai đoạn nhỏ (1970-1979, 1980-

18

Tác động dẫn truyền trên dữ liệu mẫu

Tỉ lệ lạm phát trung bình

Hệ

số t

ác đ

ộng

dẫn

tru

yền

Page 22: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

1989, 1990-1999, 2000-2007) và đánh giá tác đông dẫn truyền sử dụng (13) cho mỗi giai đoạn, và cho mỗi nền kinh tế.14 Và thứ ba, chúng tôi kết hợp nhựng mở rộng ở trên bằng cách đánh giá những giai đọan nhỏ nhưng loại trừ quan sát có lạm phát cao.

Kết quả của việc kiểm tra tính thiết thực này nằm trong bảng 5. Đầu tiên chúng tôi thấy rằng có bằng chứng thống kê mạnh mẽ về mối quan hệ không tuyến tính giữa lạm phát và tác động dẫn truyền như đã được dự đoán bởi mô hình của chúng tôi trong tất cả trường hợp, với hệ số âm đã được ước lượng của lạm phát bình phương là có ý nghĩa rất cao. Một lần nữa, chúng tôi cũng tìm được vài bằng chứng rằng sự không ổn định lớn hơn của lạm phát và tỉ giá hối đoái, như đã được đo lường bằng độ lệch chuẩn tương ứng của chúng, cũng giải thích được việc gia tăng tác động dẫn truyền của tỉ giá hối đoái. Nói chung, các kết quả củng cố cho giả thuyết rằng giá không dễ biến động là một nhân tố quan trọng trong việc xác định tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái ở mức độ tổng thể.

Bảng 5: Biến phụ thuộc: ước lượng hệ số tác động dẫn truyền (kiểm tra tính thiết thực)

Những quan sát lạm phát cao được bỏ qua

Đánh giá qua mẫu con

Những quan sát lạm phát cao được bỏ qua; Đánh giá qua mẫu con

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) (6)

Hằng số

0.10

(0.09)

0.09

(0.09)

0.36***

(0.06)

0.31***

(0.07)

-0.11*

(0.07)

-0.14**

(0.07)

Lạm phát

6.20***

(1.62)

5.47***

(1.76)

1.34***

(0.05)

0.88***

(0.13)

9.03***

(1.09)

7.16***

(1.19)

Lạm phát bình phương

-13.45**

(6.30)

-12.27***

(6.40)

-0.03***

(0.00)

-0.03***

(0.00)

-17.23***

(3.65)

-14.63***

(3.70)

ĐLC lạm phát

1.01

(0.89)

0.19***

(0.06)

2.59***

(0.77)

ĐLC TGHĐ

-0.04

0.61**

0.18**

19

Page 23: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

(0.08)

(0.26)

(0.09)

R2 0.27

0.28

0.74

0.75

0.31

0.34

Số quan sát

141

141

392

392

365

365

Sai số chuẩn được cho trong ngoặc đơn. *, ** và *** lần lượt đề cập đến mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Trong cột 1-2, tất cả quan sát với lạm phát cao hơn 50% thì được bỏ qua; trong cột 3-4 việc đánh giá được trình bày qua 4 giai đoạn: 1970-1979, 1980-1989, 1990-1999, 2000-2007; và trong cột 5-6, quan sát có lạm phát cao (>50%) được loại trừ và việc đánh giá được trình bày qua mẫu con. Trong cột 3-6, hệ số tác động dẫn truyền ước lượng qua mẫu con với ít hơn 5 quan sát được bò qua từ bước 2.

Một so sánh của bảng 1 và 2, bảng 3 và bảng 4-5 chỉ ra rằng những hàm ý mang tính định lượng của mô hình thì phù hợp một cách đáng chú ý với đặc tính thực nghiệm của tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái qua các nước. Tác động dẫn truyền cao hơn ở các quốc gia có lạm phát lớn hơn, trong cả mô hình và dữ liệu, và mối quan hệ là không tuyến tính. Khi lạm phát tăng, sự gia tăng của tác động dẫn truyền có xu hướng giảm đi. Mô hình được mô phỏng để phù hợp với hình dạng sự biến động ở từng quốc gia, những kết quả này gợi ý rằng sự cứng nhắc trong giá không đáng kể trình bày một yếu tố then chốt trong việc hiều được tác động dẫn truyền của tỉ giá hối đoái.

Chú thích:

(12): Mã IFS là ..RF.ZF… và 64..XZF… lần lượt cho tỉ giá hố đoái và tỉ lệ lạm phát. Tỉ lệ tăng trưởng của tỉ giá hối đoái được tính toán như sau: ΔS tj = ln(Stj) – ln (St-1j). Tất cả các nước mà có ít nhất 10 quan sát hằng năm trong giai đoạn trước Bretton Woods (1970-2007), trừ những nước có sự bất ổn của tỉ giá hối đoái nhỏ hoặc không đáng kể ( được định nghĩa như Stj ), thì được tính đến. Xem phụ lục 2 để thấy danh sách đầy đủ các nước và ước lượng của β.

(13): Mặc dù phương trình này không phù hợp để trình bày chi tiết rõ ràng đầy đủ cho việc xác định lạm phát, nó nên nắm giữ tập hợp những ảnh hưởng của biến đổi tỉ gái hối đoái đến việc thay đổi mức giá cả quốc gia. Một phương pháp giống như vậy được thực hiện bởi Choudhri và Hakura (2006).

(14): Chúng tôi chia ra thành những gia đoạn nhỏ với ít hơn 5 quan sát.

(15): Những công thức thay thế cũng đã được cân nhắc. Ví dụ, Tính đến hay loại trừ một số chặn bước 1 và/hoặc 2 của việc đánh giá có tác động nhỏ đến kết quả được đưa ra. Định nghĩa tỉ lệ tăng tỉ giá hối đoái là ΔStj = (Stj – St-1j) / St-1j thay vì ΔStj = ln(Stj) – ln (St-1j) làm giảm khả năng giải thích của hàm hồi quy ở bước 2 ( như đo lường bằng R2), nhưng không làm thay đổi dự đoán chính rằng tỉ lệ lạm phát có mối quan hệ rõ ràng, không tuyến tính với tác động dẫn truyền.

20

Page 24: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Phần 5: Tổng kết:

Trong bài nghiên cứu này,chúng ta lập luận rằng tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái thấp ít nhất là một phần dùng để điều chỉnh chậm giá danh nghĩa.Ngoài ra, tốc độ của tính dẫn truyền nhạy cảm với chế độ chính sách tiền tệ, chính vì mức độ chậm thay đổi của giá là nguyên nhân bên trong tác động đến chế độ tiền tệ. Mô hình của chúng ta cho thấy làm cách nào để hiệu ứng dẫn truyền trong một nền kinh tế mở nhỏ được xác định bằng các đặc điểm cấu trúc của nền kinh tế, chẳng hạn như sự tồn tại của những cú sốc , mức độ chậm thay đổi của giá. Khi các công ty có thể điều chỉnh tần số thay đổi của giá,chúng ta thấy rằng chính sách tiền tệ “nới lỏng” làm cho giá thay đổi thường xuyên hơn và tác động dẫn truyền cao hơn. Các kết quả thực nghiệm hỗ trợ mạnh mẽ cho sự tồn tại của sự chậm thay đổi giá trong việc xác định mức độ dẫn truyền. Đặc biệt, sự sụt giảm cả lạm phát và tỉ giá hối đoái trung bình có xu hướng làm tăng tính dẫn truyền, ngoại trừ dạng phi tuyến như ở mô hình mẫu. Vì tỉ lệ lạm phát đủ cao (hay có nghĩa là tỉ giá hối đoái sụt giảm), hầu hết giá được điều chỉnh trong mỗi thời kỳ,tác động dẫn truyền tỉ giá hoàn thiện.

Trong ý nghĩa tổng thể, bài nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng tài khoản nội sinh của tác động dẫn truyền tỉ giá hối đoái trong việc thiết kế chính sách tiền tệ cho một nền kinh tế mở nhỏ.

Tham khảo

Backus,David K.,Patrick K. Kehoe và Finn E. Kydland(1995) “ Kinh doanh quốc tế “

Chu kỳ,lý thuyết so với bằng chứng “Trong lĩnh vực nghiên cứu chu kỷ kinh doanh “,ed Thomas F.

Cooley, Princeton University Press, Princeton. Bailliu, Jeannine N. and Eiji Fujii (2004)”Hiệu ứng dẫn truyền tỉ giá hối đoái và môi trường lạm phát ở các nước công nghiệp hóa”:Một nghiên cứu thực nghiệm của ngân hàng Canada,trang 21.

Ball, Laurence, N. Gregory Mankiw and David Romer (1988) “ Học thuyết kinh tế mới của Keynes và sự đánh đổi lạm phát tiềm tàng”,Nghiên cứu về hoạt động kinh tế 0(1),1-65.

Ball, Laurence and N. Gregory Mankiw (1994)”Điều chỉnh giá bất cân xứng và những biến động kinh tế”.Tạp chí kinh tế , 104(423), 247-261.

Betts, Caroline M. and Timothy J. Kehoe (2001),”Sự vận động của tỉ giá hối đoái thực và giá tương đối của hàng hóa không mậu dịch”Mimeo.

Burstein, Ariel T., Martin Eichenbaum and Sergio Rebelo (2002)” Tại sao tỉ lệ lạm phát thấp sau sự mất giá dữ dội” NBER Working Paper 8748.

Burstein, Ariel T., Joao C. Neves and Sergio Rebelo (2003)”Chi phí phân phối và hoạt động tỉ giá hối đoái thực trong ổn định tỉ giá”.Tạp chí tiền tệ kinh tế, 50(6), 1189-214.

Calvo, Guillermo A. (1983)” So le giá trong khung tối đa hóa mức hữu dụng”,Tạp chí kinh tế tiền tệ, 12(3), 383-98.

21

Page 25: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Calvo, Guillermo A. and Carmen M. Reinhart (2002)”Nỗi sợ hãi khi thả nỗi tỉ giá”.Tạp chí kinh tế hàng quý, 117(2), 379-408.

Campa, Jose Manuel and Linda S. Goldberg (2005)”Hiệu ứng dẫn truyền tỉ giá hối đoái trong giá nhập khẩu”.Đánh giá kinh tế và thống kê, 87(4), 679-690.

Choudhri, Ehsan U. and Dalia S. Hakura (2006)”Hiệu ứng dẫn truyền tỉ giá đối với giá nội địa”.Vấn đề môi trường lạm phát.Tạp chí tiền tệ &tài chính quốc tế, 25(4), 614-639.

Choudhri, Eshan U., Hamid Faruqee, and Dalia S. Hakura (2005) “Lí giải về hiệu ứng dẫn truyền tỉ giá hối đoái trong mức giá khác nhau”.Tạp chí kinh tế quốc tế, 65(2), 349-374.

Christiano, Lawrence J., Martin Eichenbaum and Charles L. Evans (1999)”Cú sốc chính sách tiền tệ “Chúng ta đã học được gì và những gì kết thúc. J. B. Taylor & M.

Woodford (ed.),Sổ tay kinh tế vĩ mô,phiên bản 1,quyển 1,chương 2,65-148.

Christiano, Lawrence J., Martin Eichenbaum and Charles L. Evans (2005) “Cứng nhắc danh nghĩa và ảnh hưởng động của một cú sốc đối với chính sách tiền tệ”.Tạp chí kinh tế chính trị , 113(1), 1-45.

Christofides, Louis N. and Audrey Laporte (2002)”Chi phí thực đơn,sự điều chỉnh tiền lương danh nghĩa,Hành vi lương.Quan hệ công nghiệp, 41(2), 287-303.

Clarida, Richard, Jordi Gali and Mark Gertler (1998)”Quy định chính sách tiền tệ trong thực tiễn.Một vài dẫn chứng quốc tế”Đánh giá về kinh tế Châu Âu”. 42(6), 1033-1067.

Clarida, Richard, Jordi Gali and Mark Gertler (1999)”Khoa học chính sách tiền tệ”.Quan điểm mới về học thuyết kinh tế của Keynes”.Tạp chí văn học kinh tế, 37(4), 1661-1707.

Corsetti, Giancarlo and Luca Dedola (2005)”Kinh tế vĩ mô của phân biệt giá quốc tế”.Tạp chí kinh tế quốc tế., 67(1), 129-156.

Devereux, Michael B (2001),Chính sách tiền tệ,Tỷ giá hối đoái linh hoạt,tính dẫn truyền tỷ giá hối đoái.Trong trường hợp sửa đổi tỷ giá hối đoái linh hoạt,ngân hàng Canada.

Devereux, Michael B., Charles Engel and Peter E. Storgaard (2004)”Tính dẫn truyền tỷ giá hối đoái khi giá danh nghĩa được thiết lập trước”.Tạp chí kinh tế quốc tế, 63(2), 263-291.

Devereux, Michael B., Philip Lane and Juanyi Xu (2006),”Quy định về tỷ giá hối đoái và chính sách kinh tế tiền tệ đối với nền kinh tế thị trường mới nổi”.Tạp chí kinh tế, 116(511), 478-506.

Devereux, Michael B. and James Yetman (2002),”Chi phí thực đơn và sự đánh đổi lạm phát đầu ra trong dài hạn”.Thư kinh tế, 76, 95-100.

Dotsey, Michael, Robert G. King and Alexander Wolman (1999),”Cơ cấu giá phụ thuộc nhà nước và cân bằng động học tổng quát của tiền và sản lượng”.Tạp chí kinh tế hàng quý, 114(2), 655-690.

22

Page 26: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Engel, Charles (2002),”Sự phản ứng nhanh giá tiêu dùng đối với tỷ giá hối đoái”.Tổng hợp vài mô hinh kinh tế vĩ mô mới mở”.Trường Manchester,70,bổ sung 1-15.

23

Page 27: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Fay, Robert and Sébastien Lavoie (2002),”Chúng ta phải làm như thế nào về vai trò không chắc chắn trong quyết định thời gian hợp đồng lao động”.Bằng chứng ở Canada và gợi ý từ ngân hàng Canada.

Flamino, Alessandro (2007) ,”Lạm phát mục tiêu và tính dẫn truyền tỷ giá hối đoái”.Tạp chí tiền tệ tài chính quốc tế, 26(7), 1113-1150.

Hau, Harold (2000),”Xác định tỷ giá hối đoái:vai trò của nhân tố giá cứng nhắc và háng hóa phi thương”.Tạp chí kinh tế quốc tế, 50(2), 421-47.

Heston, Alan, Robert Summers and Bettina Aten (2006) ,”phiên bản Penn World Table 6.2”Trung tâm về so sánh sản lượng, thu nhập và giá quốc tế ở trường đại học Pennsylvania.

Judd, John P. and Glen Rudebusch (1998),”Quy tắc Taylor và Fed 1970-1997”.Ngân hàng dự trữ liên bang SanFrancisco,quan điểm kinh tế,3,2-16.

Levin, Andrew, and Tack Yun (2007),”Xem xét lại các giả thuyết tỉ lệ tự nhiên trong mô hình học thuyết Keynes mới.Tạp chí kinh tế tiền tệ, 54, 1336-1371

Lucas, Robert E. and Mikhail Golosov (2007),”Chi phí thực đơn và đường cong Philips”.Tạp chí kinh tế chính trị , 115(2), 171-199.

Monacelli, Tommaso (2001),”Thỏa thuận quốc tế mới và tỉ giá hối đoái”.Tạp chí kinh tế tài chính quốc tế, Monacelli, Tommaso (2001).

Monacelli, Tommaso (2005),”Chính sách tiền tệ trong môi trường dẫn truyền thấp.”Tạp chí tiền tệ ,tín dụng,ngân hàng. 37(6), 1047-66.

Nelson, Edward (2001),”Chính sách tiền tệ ở Anh 1972-1997.”Một hướng dẫn sử dụng quy tắc của Taylor.Thảo luận nghiên cứu CEPR 2931.

Riksbank (2001),”sự thay đổi Giá linh hoạt “.Báo cáo lạm phát , 3, 22-24.

Romer, David (1990),”So le giá đặt trong sự thay đổi tần số nội sinh”,thư kinh tế, 32, 2005-210.

Taylor, John B. (2000),”Lạm phát thấp,dẫn truyền,sức mạnh giá của công ty”.Tạp chí kinh tế Châu Âu, 44(7), 1389-1408.

Vroman Susan B. (1989),”Lạm phát không chắc chắn và thời hạn hợp đồng”.Tạp chí kinh tế và thống kê, 71(4), 677-681.

Wash, Carl E. (1998),”Lý thuyết và chính sách tiền tệ”. MIT Press.

Woodford, Michael (2003),”Lãi suất và giá :Nền tảng lý thuyết của chính sách tiền tệ”. Princeton University Press.

Yetman, James (2003),”Giá cố định so với giá định sẵn và tổng quát khả năng điều chỉnh giá “.Thư kinh tế, 80(3), 421-427.

Yun, Tack (1996),”Giá danh nghĩa cứng nhắc,cung tiền nội sinh,chu kỳ kinh doanh”.Tạp chí kinh tế tiền tệ, 37(2), 345-70.

24

Page 28: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Zbaracki, Mark J., Mark Ritson, Daniel Levy, Shantanu Dutta and Mark Bergen (2004),”Sự điều chỉnh chi phí quản lí và khách hàng”.Bằng chứng thực tế từ thị trường công nghiệp.Tạp chí kinh tế và thống kê, , 86(2), 514-533.

Phụ lục 1 Mô Hình:

Trong nền kinh tế nhỏ nơi mà các đại lý chỉ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 16, chỉ sử dụng nhân công để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Những đại lý tiêu biểu có chế độ ưu đãi được đưa ra bởi:

Với là sự tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu và Ht là nguồn cung cấp lao động.

Xác định chỉ số CPI bằng phương trình (Chỉ số giá đối với hàng nhập

khẩu), nhu cầu đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu đưa ra ở trên có thể suy ra được.

Phương trình dưới đây áp dụng cho người tiêu dùng trong nước bị giới hạn ngân sách

Trong đó Yt là thu nhập người tiêu dùng trong nước nhận được từ việc bán hàng hóa xuất khẩu, ở mức giá Qt , lãi trả trái phiếu và lợi nhuận từ công ty nhập khẩu hàng hóa. Mức thu nhập này thường được sử dụng để tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu và đầu tư trong nước và mua trái phiếu bằng ngoại tệ, trả lãi suất danh nghĩa theo thứ tự lãi suất i t và it*. Một đặc điểm của mô hình được đơn giản hóa,bởi vì các hộ gia đình chỉ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu ,chúng ta không cần tập trung vào hàng hóa sản xuất trong nước để nghiên cứu tác động dẫn truyền của tỷ giá.

Các điều kiện tối ưu cho tiêu dùng gia đình bao gồm các phương trình Euler

25

Page 29: truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Giả sử chính sách tiền tệ được miêu tả bởi 1 quy luật lãi suất,

Với Φ là hằng số, vt là một cú sốc tỉ lệ lãi suất đến nguyên tắc của chính sách. Cơ quan tiền tệ thiết lập lãi suất để chống lại lạm phát chỉ số giá tiêu dùng, với độ co dãn của phản ứng được đưa ra bởi δ. Lấy δ >1, với một chính sách tăng lãi suất thực phản ứng lại gia tăng lạm phát hiện nay.

Phụ lục 2:Hệ số dẫn truyền ( tham khảo thêm trong bài gốc)

II. PHẦN MỞ RỘNG ( tập đính kèm)

26