611
 Truyn kGiáo lý 1 LI NG Nhóm DbGiáo lý Viên II niên khóa 2009 – 2010 nhà thChính tòa PhCam xin chân thành tri ân các tác giđã biên son nên các tác phm truyn knày để nhóm có cơ hi sưu t p, t ng hp và làm nên quyn sách truyn kGiáo lý ca riêng mình nhm phc vcho công cuc ging dy Giáo lý và nhóm cũng mong ước quyn sách này là mt phương tin  cho  bn cm nghim được Thiên Chúa trong mi biến ccuc sng ca bn. Bn có th b t đầ u đọ c nó b t k ch o, cách nào. Trong mi trang, chc chn bn stìm thy câu chuyn đem li cho bn nhng suy tư mi vmt đề tài nào đó... và khi có dp kli hay chia ssuy tư y cho người khác càng thêm sâu sc!  Nhóm đã cgng chia thành các đề tài để ti n cho các bn trong vic tìm kiếm, tra cu mt cách nhanh chóng và tin li nht.  Ngày nay, trong các tiết hc Giáo lý, mt phn quan trng không ththiếu đó là các câu chuyn Giáo lý; Bài hc sthêm sinh động và cun hút các em hơn nếu có câu chuyn Giáo lý  phù h p. Nhóm đ ã s ư u t m và t ng h p nên cu n sách TRUYN KGIÁO LÝ này. Chúng tôi rt mong sđón nhn ca bn cũng như sgóp ý chân thành ca bn để quyn sách được hoàn thin hơn.   Lp dbGiáo lý viên II – PhCam – Huế 

Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

Embed Size (px)

DESCRIPTION

sach giao ly

Citation preview

Page 1: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 1/610

Truyện kể Giáo lý 1

LỜI NGỎ

 Nhóm Dự bị Giáo lý Viên II niên khóa 2009 – 2010 nhàthờ Chính tòa Phủ Cam xin chân thành tri ân các tác giả đã biênsoạn nên các tác phẩm truyện kể này để nhóm có cơ hội sưutập, tổng hợp và làm nên quyển sách truyện kể Giáo lý củariêng mình nhằm phục vụ cho công cuộc giảng dạy Giáo lý vànhóm cũng mong ước quyển sách này là một phương tiện cho

 bạn cảm nghiệm được Thiên Chúa trong mọi biến cố cuộc sốngcủa bạn.

Bạn có thể bắt đầu đọc nó bất kỳ chỗ nào, cách nào.Trong mỗi trang, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy câu chuyện đem lạicho bạn những suy tư mới về một đề tài nào đó... và khi có dịpkể lại hay chia sẻ suy tư ấy cho người khác càng thêm sâu sắc!

 Nhóm đã cố gắng chia thành các đề tài để tiện cho các bạntrong việc tìm kiếm, tra cứu một cách nhanh chóng và tiện lợinhất.

 Ngày nay, trong các tiết học Giáo lý, một phần quan trọngkhông thể thiếu đó là các câu chuyện Giáo lý; Bài học sẽ thêmsinh động và cuốn hút các em hơn nếu có câu chuyện Giáo lý

  phù hợp. Nhóm đã sưu tầm và tổng hợp nên cuốn sáchTRUYỆN KỂ GIÁO LÝ này.

Chúng tôi rất mong sự đón nhận của bạn cũng như sự gópý chân thành của bạn để quyển sách được hoàn thiện hơn.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 2: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 2/610

Truyện kể Giáo lý 2

 Nhóm ước mong tập TRUYỆN KỂ GIÁO LÝ này thêmvào trong hành trang của bạn trên bước đường phục vụ giới trẻViệt Nam thân yêu.

Thế thì bạn nên bắt đầu đọc nó và bạn sẽ ngạc nhiên khithấy nhiều câu chuyện sẽ được lưu giữ trong trí nhớ của bạn vềThiên Chúa, mãi mãi với hiệu quả tốt đẹp.

 Nhóm thực hiện

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 3: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 3/610

Truyện kể Giáo lý 3

KINH THÁNH

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 4: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 4/610

Truyện kể Giáo lý 4 

1. LỄ THÁNH MATTHÊÔTừ gọi còn được dùng trong ý nghĩa cao thượng sâu xa

hơn như trong cách nói : “Đáp lại tiếng gọi của non sông. Hayđáp lại tiếng gọi của tình yêu”. Bài TIN MỪNG hôm nay thuậtlại tiếng gọi lịch sự của một tiếng gọi.

Hành động gọi đã được diễn ra giữa hai người. Một ngườigọi và một người đáp lại tiếng gọi. Vì thế, để hiểu dễ dàng hơnlịch sử của tiếng gọi được bài TIN MỪNG chúng ta vừa ngheđề cập đến. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu người đáp lạitiếng gọi mang tên Matthêô, vị Thánh mà Giáo Hội mừng kínhhôm nay qua hai câu hỏi : Matthêô là ai? À. Chúa gọi ông làmgì? Về thân thế và sự nghiệp của ông Matthêô chúng ta không biết gì nhiều hơn là những sự kiện được tiết lộ trong bài TINMỪNG chúng ta vừa nghe đọc cho biết.

Matthêô là người hành nghề thu thế. Nhưng chỉ mỗi nghềthu thế này cũng nói lên nhiều về con người của ông. Bởi lẽtrong bối cảnh chính trị xã hội và kinh tế thời đó, khi hành nghềthu thế, Matthêô đã cộng tác với lực lượng ngoại xâm để bóclột dân mình. Vì ông thu tiền của đồng bào để nộp cho nhữngngười cầm quyền ngoại bang. Ngoài ra có thể như những ngườithu thế khác, Matthêô cũng lạm dụng quyền thế để làm giàu bất

chánh bằng cách thu thế nhiều hơn là luật định. Dưới ánh mắtcủa những người Do Thái thời bấy giờ, vì hành nghề thu thếnên Matthêô là một con người tội lỗi. Vì ông phạm ít nhất 2trọng tội: tội phản quốc và tội gian lận. Với hai tội tày đình này,ông tự đặt mình vào hạng người bị khinh dễ.

 Nhưng với tiếng gọi : “Hãy theo Ta” của Chúa GIÊSU

cuộc đời ông đã đến một khúc quanh quan trọng, và với hành

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 5: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 5/610

Truyện kể Giáo lý 5

động đứng dậy đi theo Chúa, ông đã quyết định dứt khoát vớiquá khứ và có lẽ đã từ lâu từ thâm tâm ông biết là không tốtđẹp. Đi sâu vào đời sống và tâm hồn của Matthêô, chúng ta cóthể tự hỏi: Khi đứng dậy đi theo Chúa, ông phải bỏ những gì?Và ngược lại, lãnh nhận được gì? Ông phải bỏ một nghề hái ra bạc nhưng tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Ông phải bỏ một nguồn lợi gặt ra tiền nhưng đồng thời cũng bỏ được mộtdĩ vãng đen tối và tìm được một cuộc sống đáng ngửa mặt nhìntrời. Ông phải bỏ một sự bảo đảm vật chất vững chắc cho tương

lai. Nhưng với sự đi theo Chúa GIÊSU ông bắt đầu dấn thânvào một cuộc mạo hiểm lý thú và đầy ý nghĩa của những ngườiđi rao giảng TIN MỪNG giải thoát.

 Nhưng trước tiên, chính Matthêô đã được Chúa GIÊSUgiải thoát khỏi một quá khứ đen tối, khỏi một cuộc sống đáng bị khinh dễ, để bắt đầu sống một cuộc đời đáng sống dẫn đến

một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Tất cả đều khởi đầu bằng một tiếng gọi : “Hãy theo Ta”. Người gọi ấy chính làChúa GIÊSU một người tự xưng là thầy thuốc vốn chữa lànhmọi bệnh tật. Ngài đã tiến thẳng vào thế giới của mọi bệnhnhân, của những người tội lỗi.

Cả trong ngày hôm nay, Ngài cũng tiến vào thế giới của

chúng ta để chữa lành mọi người vì tất cả chúng ta đều lànhững con người bất toàn. Và cũng như Chúa GIÊSU đã đến đểkêu gọi ông Matthêô, một con người tội lỗi để chữa lành và biến ông thành tông đồ, thành người ra đi gieo vãi hạt giốngTIN MỪNG về Nước Trời, Đức GIÊSU cũng tiếp tục đến chữalành và kêu gọi mọi người chúng ta bỏ con đường tội lỗi, bỏnhững cái bất toàn của cuộc sống ích kỷ, hận thù, gian tham,

ghen ghét đố kỵ, không tình thương để cả chúng ta cũng cương

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 6: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 6/610

Truyện kể Giáo lý 6 

quyết từ bỏ quá khứ không hay và đứng dậy đi theo Chúa. TheoChúa ở đây có nghĩa là gắn bó vĩnh viễn vào con người củaChúa GIÊSU.

Lạy Chúa, nhờ gương sáng và lời cầu bầu của ThánhMatthêô xin cho chúng con can đảm từ bỏ quá khứ đen tối,quyết tâm đáp lại tiếng Chúa và vững bền tiến bước thao Ngài.Amen.

2. NGƯỜI THƯƠNG MẠI VÀ MỘT NGƯỜI KINH

DOANHMột nhà thương mại phải gởi một bức thư tối quan trọng,

đã đến một nhà kinh doanh, trình bày trường hợp của ông vớitất cả chi tiết để ông này biết và ủy quyền cho ông viết bức thưấy.Dù người thương gia không tự thảo bức thư, tuy nhiên bứcthư vẫn chứa đụng những ý tưởng và điều ông muốn.KinhThánh cũng vậy Thiên Chúa, tức là Chúa Thánh Thần, đã thúcđẩy các Thánh sử viết sách và soi sáng trí khôn họ cách đặc biệt. Sách của họ không chứa đựng lời của họ nhưng là lời củaThiên Chúa.Hành động của Chúa Thánh Thần trên các tác giảKinh Thánh được gọi là Thần hứng.

3. TẶNG VẬT QUÝ BÁU

Đã nhiều tuần qua, các nữ tu dạy lớp giáo lý vỡ lòng chotrẻ em. Ngày mai là ngày trọng đại, các em sẽ rướcChúa lầnđầu. Các nữ tu gợi ý cho các em là mỗi em tặng cho Chúa mộtmón quà tùy theo các em thích, bởi vì Chúa đã tự hiến mình đểnuôi các em, nên các em cần tỏ ra biết ơn Chúa.

Buổi tối ngày rước lễ, hai nữ tu trang hoàng bàn thờ vàchuẩn bị quần áo cho các em. Các nữ tu rất ngạc nhiên thấy ở  bàn rước lễ có một con búp bê bằng vải, tuy đã cũ vì đã dùng

nhiều, tuy không đẹp lắm, nhưng đúng là gia tài quý của một

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 7: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 7/610

Truyện kể Giáo lý 7 

em bé gái nào đó, và bé gái đó muốn dâng Chúa đồ chơi quýnhất của mình.

Hỡi các em nhỏ, Chúa Giêsu không muốn con búp bê

 bằng vải xinh, hay trái banh đẹp của các con, nhưng Ngài muốnquả tim của các con. Đó chính là tặng vật quý báu của các conmà Ngài mong muốn. Hãy dâng Chúa trọn tâm hồn của các conkhi Chúa đến với các con trong ngày rước lễ vỡ lòng.

4. KHÔNG THỂ ĐƯỢCỞ Arménnia, có một làng gồm 60 gia đình buộc phải theo

Đạo Hồi, nếu không sẽ bị giết, một bà già 110 tuổi, không tuânlời. Bà nói; “Tôi đã quá già để chối từ Chúa của tôi”. Bọn Thỗ Nhỉ Kỳ giật cuốn Kinh Thánh khỏi tay bà, xé rách nát và thiêuđốt. bà già bình thản trả lời: “Các ông có thể đốt phá sáchThánh, nhưng không thể xé nát những lời hứa của lòng tôiđược”.

5. CON NGƯỜI CÓ THỂ SÁNG TẠO SỰ SỐNG

Một giáo sư Sinh học thường cầm một hạt lúa giống trongtay ngắm nghía, và nghĩ. “Tôi biết chính xác các chất cấu tạohạt lúa này. Nó gồm có nitro, hidro, và carbon. Tôi biết rõ tỉ lệtừng đơn chất. Tôi có thể chế ra hạt lúa y như thế. Nhưng khitôi gieo xuống đất thì nó chết liền. Các chất cấu tạo bị đất thấmthấu hết. Nhưng nếu tôi gieo hạt lúa tự nhiên nó sẽ nẩy mầm vàtrở thành cây lúa khỏe mạnh. Nguyên nhân vì đâu? Bởi vì hạtlúa chứa một nguyên lý bí mật mà ta gọi là “nguyên lý sựsống”. Sách Kinh Thánh giống như quyển sách khác. Chúng takhông thể hiểu hết sự tuyệt vời của Kinh Thánh. Gieo nơi đấttốt, sách có nguyên lý sự sống để phát triển, sách mang lại sựsống siêu nhiên và sinh hoa trái.

6. LÀM GÌ SUỐT NGÀYMột bà già sống đơn độc suốt ngày. Khi người ta hỏi bà

cả ngày bà làm gì, bà đã trả lời: Tôi có một sách ca vịnh để ca

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 8: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 8/610

Truyện kể Giáo lý 8

ngợi Chúa. Tôi có quyển Thánh Kinh, và tôi để Chúa nóichuyện với tôi. Cả ngày tôi đọc sách Thánh và ca hát. Khi mệt,tôi im lặng lắng nghe Chúa nói và Chúa mến yêu tôi.

7. QUYỂN SÁCH DIỆU KÌMột sinh viên Trung Quốc được mời dịch Tân Ước sang

tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu anh làm việc thản nhiên, nhưngít tuần sau anh đến gặp vị Linh Mụcvà xúc động nói:

- Thưa Cha, quyển Tân Ước thật diệu kỳ!- Tại sao thế hả con?- Bởi vì sách nói rõ về chính bản thân con. Sách biết mọi

điều có nơi con. Đấng sáng tạo ra sách ấy chính là đấng sángtạo ra con.

8. DỊP MAY TRỞ LẠIMột quyển Kinh Thánh loại nhỏ, được thả từ một tàu

chiến Anh quốc xuống hải cảng nước Nhật vào 1854, đã trở thành khởi đầu cho một loạt ân sủng kể từ ngày ấy. Một tướng

lãnh Nhật bản, tên là Murata, đang đứng, quan sát hoạt độngcủa tàu địch, đã lượm quyển Kinh Thánh. Nhưng ông khôngđọc hiểu được. Một người thông ngôn nước Đức cho ông biếtsách ấy nói về Chúa và Đức Kitô, làm cho ông suy nghĩ miênman.

Sau này ông kiếm được một bản dịch tiếng Hoa. Ông đọcvà rất xúc động. Một thời gian sau ông liều mạng chết, vì ĐứcKitô giáo bị nghiêm cấm ở Nhật Bản, ông và em ông tìm đếnCha Verbeck để được rửa tội.

Viên tướng này có nhiều ảnh hưởng trên kẻ khác, nên đãcó nhiều người trở lại Công Giáo nhờ đọc những sách thánh rơixuống cảng Nagasaki.

9. VĂN CHƯƠNG TRONG KINH THÁNHMột nhà hùng biện nổi tiếng hỏi Dichkens câu chuyện nào

cảm động nhất trong văn chương. Dickens trả lời đó là câu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 9: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 9/610

Truyện kể Giáo lý 9

“chuyện đứa con hoang đàng”. Ông Coleridge khi được hỏiđoạn văn nào súc tích nhất, ông đã trả lời đó là 16 câu đầuchương 8, Phúc Âmtheo thánh Matthêu. Ông Danniel Webs-ter 

khi được hỏi về bài giảng hay nhất, đã nói là bài giảng trên núicủa Chúa Giêsu. Không ai sánh được Môi sen về luật, David vềthơ ca, Isaia về tiên tri, Chúa Giêsu về luân lý, Phêrô về lòngnhiệt thành, Applos về tài hùng biện, Phao-lô về luân lý, Gioanvề tình yêu thánh hóa. Lời Chúa là quyển sách vĩ đại nhất vàquan trọng nhất.

10. VÀI SỰ KIỆN TÒ MÒ VỀ KINH THÁNH Người Tin lành đã làm bảng thống kê về Kinh Thánh. Kết

quả như sau:Cựu Ước Tân Ước Cộng lại

Sách 39 27 66 quyểnChương 929 260 1.189Câu 23.214 7.959 31.173Chữ 592.439 181.253 773.692

Mẫu tự 2.728.800 838.380 3.567.180- Sách nằm giữa: thư thư hai gửi giáo dân Tessalônica.- Chương nằm giữa: Job 29: Roma 13,14:- Câu nằm giữa: II Ký sự 20, 17-18; Tông đồ công vụ 17,17.- Chương ngắn nhât: Thánh vịnh 117.- Câu ngắn nhất: I Ký sự 1.25; Gioan 11,35.- Chương dài nhất: Thánh vịnh 119; Luca 1.- Câu nằm giữa của toàn bộ Kinh Thánh là Thánh vịnh II8,8.

- Câu dài nhất của toàn Kinh Thánh là Esther 8,9 gồm 90 chữ.- Câu Ezra 7,21 gồm đủ mẫu tự trừ mẫu tự.- Chương 19 sách 2 vua và chương 37 Isaia hoàn toàn giống

nhau. Chương 2 Ezra và chương 7 Nêhêmi cũng giống nhau.- Hai câu cuối của II ký sự và các câu mở đầu sách Ezra

giống nhau.- Trong Cựu Ước có 35.543 chữ “và”, trong Tân Ước có

10.684 chữ “và”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 10: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 10/610

Truyện kể Giáo lý 10

- Chữ Jehavah có 6885 lần trong Kinh Thánh.- Chữ “Chúa” không có trong Esther và bài ca vua

Salômon. Chữ “Vau” có 76.922 lần, chữ Teth có 11052 lần và

chữ Samech có 13085 lần.- Thánh vịnh 107 có 4 câu giống nhau là các câu 8,15, 21

và 31.- Các câu trong Thánh vinh 136 kết thúc giống nhau.- Kinh Thánh được chia thành chương do Đức Hồng Y

Hugode Sancto-Caro, khoảng năm 1236.- Cựu ước được chia thành câu do Rabbi Mordecai

 Nathan năm 1661.- Tân Ước được chia thành câu do R.Stephens, một người

Pháp.- Kinh Thánh được dịch ra 1068 ngôn ngữ và thổ ngữ.- Bản dịch dầu tiên bằng tiếng anh do Wycliffe năm 1330.

Bản tiếng Pháp 1160. Bản tiếng Đức năm 1460. bản tiếng Mỹ1752.

- Bản chép tay xưa nhất của Kinh Thánh ở Britsh

Museum là Codex Alexandrinus. Bản xưa nhất ở thư viện Vati-can là bản Codex Vaticanus.- Bản Kinh Thánh lưu ở Thư viện Đại học Gottigen được

chép trên 2470 lá cọ.- Chương 26 Tông đồ công vụ là chương tinh tế nhất.- Thánh vịnh 36 thì đẹp nhất.

11. KHÔNG LẠC HẬU

Một kẻ trước đây ở châu phi đã từng ăn thịt người. Ôngmới trở lại đạo và đang ngồi đọc Kinh Thánh chợt có người lái buôn châu Âu đi qua. Người châu Âu hỏi ông đọc sách gì vậy.Ông trả lời đang đọc sách Kinh Thánh. Người châu Âu nói:

- Sách ấy đã lạc hậu rồi.- Nếu sách đã lạc hậu thì chắc chắn ông đã bị ăn thịt từ

lâu:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 11: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 11/610

Truyện kể Giáo lý 11

12. TIẾNG KÊU TRONG SA MẠCKhi đoàn lữ hành đi trong sa mạc cần tìm nước uống, họ

 phái một người cỡi lạc đà đi trước để tìm nước. Lần lượt từng

người tiến đi, giữ cử ly đều nhau để có thể gọi nhau. Khi ngườiđi đầu kiếm được nơi có nước, người ấy sẽ kêu to “đến đây”,người thứ hai kêu tiếp “đến đây” người thứ ba cũng vậy, nếunghe tiếng sẽ kêu “đến đây”, lượt ai cũng nghe được tiếng “đếnđây”, và cùng nhau đến nguồn nước uống.

Đó cũng là tiếng mời gọi đến Phúc Âmcủa Chúa, hãy“đến đây”, để lắng nghe lời Chúa, để múc nước hằng sống nơi

Chúa.13. HẢI ĐĂNG TRONG SA MẠCHầu hết hải đăng được đặt trên núi đá và những nơi hiểm

trở ngoài biển. Những hải đăng ấy chiếu sang để người đi biểntránh sự nguy hiểm. Nhưng có một hải đăng có tác dụng ngượclại, kêu gọi người ta đến gần thay vì tránh xa. Đó là Hải đănggiữa sa mạc Arizona (Hoa Kỳ). Nếu lấy hải đăng làm tâm điểm,

thì bán kính 50 km chung quanh hải đăng hoàn toàn không cónước uống. Tại sao hải đăng, có một giếng nước lớn. Ban ngàyhải đăng là ngọn tháp rấy cao, ban đêm có ngọn đèn pha chiếusang. Kẻ đi trong sa mạc này nhìn ngọn tháp hoặc ngọn đèn phađể đến tìm nước uống.

Chúa đứng giữa sa mạc và mời gọi chúng ta đến múcnước hằng sống nơi Ngài. Hỡi ai khao khát nước uống, hãy đếnvới ta để uống. Chúng ta có thể đi đâu để lấy nước hằng sống,nếu không phải là đến với Chúa Kitô. Chúa đã nói: “Ai uốngnước ta cho sẽ không bao giờ khát nữa. Vì nước Ta cho sẽ biếnthành suối trong lòng kẻ ấy, suối phát sinh sự sống đời đời”.

14. CHÚA LÀ MẶT TRỜIMột sĩ quan trẻ nước Anh ở Nam Ấn Độ sắp chết vì bệnh

sốt rét . Hai bác sĩ săn sóc nhưng thấy là vô hiệu. Một bác sĩ nói

với người sĩ quan:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 12: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 12/610

Truyện kể Giáo lý 12

- Anh muốn điều gì không?Sĩ quan trả lời:- Có, hãy đặt tôi đối diện với mặt trời để tôi chết trong

nắng.Họ làm theo lời sĩ quan, nhưng anh không chết. Hình như

sức mạnh ấm áp của mặt trời đã thổi vào tinh thần thể xác củaanh. Và anh đã lành bệnh.

 Người Công Giáo hấp hối cần ở trong ánh sáng ân sủngcủa Chúa. Mặt trời chính là Giêsu Kitô, ánh sáng trần gian, đếntrong linh hồn người bệnh, mang sức mạnh đến cho cả hồn lẫnxác.

15. CÁI CHẾT CỦA THÁNH BIỂN ĐỨCThánh Biển Đức, Đấng sáng lập dòng, chờ đợi cái chết

trong niềm hân hoan. Sáu ngày trước khi qua đời, Ngài sai đàohuyệt cho Ngài. Ngài đến xem nơi Ngài sẽ nằm trong long đấtvới sự vui vẻ. Trong ngày Ngài chết, Ngài xin khiêng Ngài đếnnhà thờ, để rước lễ và chị xức dầu sau hết. theo gương Chúa

Giêsu trong bữa tiệc ly, Ngài ăn tối với Môn Đệ mình, và nhắnnhủ những lời sau cùng. Trước mặt con cái thiêng liêng củamình, Ngài đứng, hai tay đưa lên trời trong tư thế cầu nguyệnsốt sắng và Ngài trút hơi thở cuối cùng.

16. THÁNH ANTÔN VÀ MỘT BỨC THƯ CỦAHOÀNG ĐẾ

Thánh ANTÔN ẩn tu, sông ở ai Cập, trong sa mạcThebaide, một ngày kia nhận được một bức thư cảu Hoàng ĐếConstantin vĩ đại.Các đồ đệ của Thánh Nhân kinh hãi khi đíchthân Hoàng Đế viết thư cho thầy mình.Thánh nhân nói với họ:“Các con kinh ngạc về Thiên Chúa, vua các vua, đã đoán hoàigửi đến chúng ta, những tạo vật nhỏ mọn, một bức thư do chính Ngài viết ra, đó là Kinh Thánh.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 13: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 13/610

Truyện kể Giáo lý 13

17. NGƯỜI TIN LÀNH VÀ KINH THÁNHMột người Công Giáo và một người tin lành bàn cải với

nhau về truyền thống.Người tin lành cho rằng tất cả mặc đềuđược chứa đựng trong Kinh Thánh, và truyền thống thật vô íchvà vô giá trị.Nhưng người Công Giáo đáp lại: “Hãy đi tìm cuốnKinh Thánh đó của anh và tôi sẽ chứng minh ngay là truyềnthống đó là có lợi”.Người tin lành đưa cuốn Kinh Thánh, vàngười kia lật các trang giấy và nói: “ Thưa ông, tôi hỏi ôngnhững cuốn sách Thánh, chứ không phải cuốn sách sưu tập

những ngụ ngôn này”.Người tin lành đáp lại: “Nhưng đây làsách Kinh Thánh mà!” – “Làm sao ông biết được? ai đã nói vớiông đây là sách Thánh?” – “ai à? Tôi biết được nhờ cha mà,ông bà tôi, từ bao thế kỉ, đã coi cuốn này là sách Thánh?” -“Ông không thấy đó là truyền thống mà ông đã không muốnchấp nhận” .Thánh Augustin đã có lý mà nói rằng: “Tôi sẽkhông tin vào sách Thánh nếu quyền của Giáo Hội không được

 bảo đảm xác thực.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 14: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 14/610

Truyện kể Giáo lý 14 

THÁNH LỄ

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 15: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 15/610

Truyện kể Giáo lý 15

18. NGẠO MẠN

Linh MụcHunter-Blair kể câu chuyện sau đây:Có một lần, khi Đức Thánh Cha dâng lễ trong nhà thờ 

thánh phêrô, đến thời điểm Thánh Hiến và giơ cao Mình ThánhChúa, một người dân nước Anh đứng dậy thay vì quỳ gối, nhìnchung quanh và nói lớn:

- Có ai trong đám đông người nầy giám cất giọng lên vớitôi để phá trò dị đoan này không?

Một người Hoa Kỳ bên cạnh anh ta đáp lại:- Nếu ông không chịu quỳ gối trong vòng hai giây, sẽ có

một người trong đám đông này giơ chân lên và đá ông một cái,văng ra khỏi nhà thờ ngay.

19. THÁNH LỄ TRONG TÙMột người đi chân không, bận bộ quần áo nâu của người

nông dân Việt Nam, đang dâng trước mặt 400 bạn tù với chiếc

 bàn thờ dã chiên tạm bợ.Đó là vị tuyên úy người Pháp, Linh MụcAlbert Stible,dòng Chúa Cứu Thế. Chiều hôm ấy, một vị Linh Mụctuyên úykhác, cha Paul Jeandel cũng dâng thánh lễ như vậy.

Sau khi ra khỏi nhà tù, hai Linh Mụckể lại những thánh lễtrong trại giam. Các vị được phép đặc biệt của Đức Thánh Chađể dâng lễ kiểu ấy. Các Ngài kể: “chúng tôi dùng một ly uốngnước thay cho chén thánh, bình thánh là một hộp bánh quy.Chúng tôi không có áo lễ - chỉ ăn mặc như các tù binh. Chúngtôi giải tội từ 7 đến 11 giờ đêm và từ 5h30 đến 8 giờ sáng hômsau. Đa số đều rước lễ.”

Cha Jeandel may mắn giữ được “tấm vải hy lạp” dùngthay thế đá bàn thờ. Một người bạn tù giữ được một cuốn sáchlễ nhỏ, bản in dành cho giới thanh niên lao động Công Giáo(JOC).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 16: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 16/610

Truyện kể Giáo lý 16 

20. VUA CŨNG PHẢI ĐỢI

Dù bận bịu với bao công việc tối cần, thánh ThomasMore, Thủ tướng nước Anh, không bao giờ bỏ lễ hàng ngày.Một buổi sáng nọ, khi Ngài đang dự lễ, có điện họa tốc của nhàvua gửi đến. người ta bảo với Ngài là công điện, rất hỏa tốc, tốimật, cần Ngài giải quyết và trả lời ngay. Ngài bảo thông tin trảlời nhà vua như sau:

“Xin bệ hạ đợi cho tôi một lát. Tôi đang bận bệ kiến vớimột vị vua còn cao trọng hơn bệ hạ, tôi đang dự lễ. Khi nào tôitội kiến với vua trên trời xong, tôi sẽ lập tức vâng lời bệ hạ lànhà vua dưới thế này”.

21. CÂU TRẢ LỜI THÚ VỊĐang thời kì nghỉ hè, Carol lên 8 tuổi cùng nghi hè với

mẹ bên bờ biển. Một buổi tối, em nói với mẹ:- Mẹ ạ, con nghĩ là sáng mai là con sẽ đi lễ và rước lễ.

- Tốt, nhưng sao con nghĩ thế?- Mẹ ạ, con nghĩ là Chúa Giêsu đang cô đơn vì con.

22. ƠN THÁNH TRONG THÁNH LỄÔng Edward Douglass White, cựu thánh án Tối Cao Pháp

Viện Hoa Kỳ từ năm 1910 đến 1921, là người Công Giáo tốt.Mỗi sáng, ông đi dự lễ. Ông đi lễ đều đặn và đúng giờ đến nỗinhững nhà hàng xóm đều biết chính xác giờ ông đi ngang trướcnhà họ. Trong những ngày phải có những quyết định khó khănnghiêm trọng, ông rước lễ. Ông nghĩ rằng ông cần Chúa giúpđỡ ông sự không ngoan phán đoán và nghiên cứu qua sách vở và luận lý của con người. Ông cầu nguyện và xin ơn Chúa.

Mỗi người Công Giáo chúng ta nên bắt chước vị chánh ánnầy. Khi có những biến cố trong đời, khi cần có quyết định khókhăn, khi an vui, lúc sầu khổ, chúng ta cần rước lễ. Thực tế mỗi

ngày chúng ta nên rước lễ. không chỉ lệ thuộc những ngày quan

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 17: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 17/610

Truyện kể Giáo lý 17 

trọng trong đời, mà còn những ngày bình thường nữa. Càngrước lễ nhiều, chúng ta càng có ơn Chúa phù trợ để sống ở đờinầy.

23. THIẾT THA DÂNG LỄTrong thế kỷ 16, ở đảo Greenland có cuộc bách hại tôn

giáo. Tất cả các Linh Mụchoặc bị giết hoặc bị đuổi đi hết. Đã50 năm, trên hòn đảo lớn nhất thế giới nầy, không có Thánh LễSau nữa thế kỷ, chỉ còn sót lại ít người Công Giáo sống rải rác.Hàng năm họ thường gặp nhau mừng lễ Giáng Sinh trong mộtnhà phủ đầy tuyết.

Sau khi tụ tập xong, họ đọc kinh chung với nhau. Mộtngười già đứng lên, đi đến tủ và kính cẩn lấy ra một tấm vảivuông lớn, giống như khăn trải bàn. Trước kia tấm vải rất trắng,nhưng giờ đây đã củ và ngã màu vàng. Đó chính là một khănthánh,trước đây đã nhiều lần lót dưới Mình và Máu Chúa kitôtrong Thánh Lễ Người già trang trọng nói vài lời đơn sơ: “Anhem thân mến 50 năm trước đây, đã có thánh lễ cuối cùng tại nơi

này. Chính tôi đã giúp lễ hôm ấy. Chúng ta hãy quỳ gối và tạơn Chúa vì thành tích này đã hân hạnh chạm đến Mình MáuChúa Kitô. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta đượccó Linh Mụcđể dâng lễ giữa chúng ta”.

Không ai cầm dược nước mắt, và yên lặng quỳ xuống cầunguyện .

Ta hãy suy nghĩ xem, ta đã thiết tha đến thánh lễ nhưnhóm người ít ỏi trên chưa?

24. THÁNH PASCHAL BABYLON VÀ THÁNH LỄThánh Paschal Baylon, một thầy trợ sĩ dòng Phanxicô ở 

Tây Ban Nha, qua đời năm 1592, đặc biệt tôn kính Phép ThánhThể, đến độ Ngài dược chọn là bổn mạng các Đại hội ThánhThể và các hội đoàn Thánh Thể. Lúc còn sơ sinh Ngài đã đươcmẹ ẵm nhiều lần đi dự lễ. Ngài nằm yên, không động đậy, cho

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 18: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 18/610

Truyện kể Giáo lý 18

đến khi Linh Mụcgiơ cao Mình Thánh, Ngài mới cử động để tỏlòng tôn kính Thánh Thể .

Lớn lên Ngài đi chăn chiên. Khi có thễ dược, Ngài đi dự

lễ nhưng Ngài không đi chăn xa lăm, để có thể nghe tiếngchuông nhà thờ và quay mặt về phía bàn thờ mà thờ lạy Chúatừ xa. Một ngày kia, nghe tiếng chuông dâng Mình Thánh. Ngàiquỳ gối trên đồi và cầu nguyện :

- Lạy Thiên Chúa của con, con ước ao ở gần bên Chúa .Bỗng chốc, Ngài thấy trên trời có ánh sáng bừng chiếu,

trông như một ngôi sao. Ánh sáng nỗi lên một lát rồi mờ dần.Bầu trời như xé ra, cho thấy nhiều thiên thần đang quỳ gốitrước chén thánh có Mình Chúa ở trên

- Đến tuổi trưởng thành Ngài nhập dòng phanxicô làmthầy trợ sĩ, có nhiệm vụ giữ cửa nhà dòng và những khi rãnh Ngài đến quỳ gối trước nhà tạm. Ngài thích giúp lễ, và dự từ 8đến 10 thánh lễ mỗi ngày. Trên giường bệnh, trước khi chết, Ngài còn hỏi giọng yếu ớt:

- Chuông lễ đã rung chưa?

Khi được báo là thánh lễ đã bắt đầu, Ngài rất hân hoan,vì Ngài tin là là sẽ chết vào ngày lễ Hiện Xuống hôm nay vàolúc dâng Mình Thánh Chúa. Lúc chông dâng Mình thánh reolên, Ngài kêu tên cực trọng hai lần, và tư giã cõi đời để về vớiChúa .

Sách còn kể lại rằng: Trong thánh lễ an táng, thánhPaschal Baylon, lúc Linh Mụcdâng Mình Thánh sau truyền phép và trước khi đọc kinh Lạy Cha,vị thánh của chúng ta đã

mỡ mắt chăm chú nhìn Mình Thánh Chúa.

25. GƯƠNG SÁNG THÚC ĐẨYLinh Mụcnỗi tiếng khắp nước Anh, Frederick William Fa-

 ber, trở lại đạo Công Giáo năm 1845. Ngài thuật lại kinhnghiệm sau đây: cách đây 4 năm tôi có một kinh nghiệm gâyấn tượng sâu xa cho tôi. Vào một ngày chủ nhật ở Dress-den,

tôi nhận thấy nhiều người Tin lành ở nhà làm vườn chứ không

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 19: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 19/610

Truyện kể Giáo lý 19

đi lễ. Nhưng khi tôi du lịch đến Tyrol, một vùng toàn CôngGiáo, tôi lại thấy người ta đi lễ rất đông, giờ nào cũng có mặcdầu trời mưa to. Có nhiều người rất già, nhiều người thật trẻ

giàu và nghèo. Họ đến từ khắp nơi, từ túp lều lụp xụp đến biệtthự tráng lệ, từ đồi núi cao đến thung lũng phì nhiêu. Ai nấyđều hân hoan ra mặt để đi dự lễ. Kinh nghiệm ấy kèm theo sựtương phản rõ rệt đã làm tôi suy nghĩ nhiều. Cuối cùng, linhhồn tôi nhận được ánh sáng và hồng ân Chúa để tìm đến Ngàitrong đạo Công Giáo.

26. HỒNG ÂN CÓ ĐƯỢCTruyện xưa kể rằng: Một vua kia cho phép thần dân của

mình cứ mỗi buổi sáng đến mỏ vàng của vua trong vòng nữagiờ. Ai muốn lấy bao nhiêu vàng tùy ý, làm sao mang đi đượcthì thôi.

Câu chuyện này tương tự thánh lễ hàng ngày .Vua Trờicao cả mời ta đến dự lễ mỗi ngày trong nữa giờ .Trong thờigian ấy linh hồn ta múc được biết bao báu vật còn giá trị hơn

vàng ở Fort Knõ nhiều, vì các báu vật ấy không bao giờ bịđánh mất, không hao mòn, không tiêu hủy, không mất giá trị. Như thế, chúng ta nên nhận lời mời dự lễ của vua trời cao cả.

27. RỬA TAY CẦU NGUYỆNMột khách du lịch ơ Cairo, thủ đô nước Ai cập kể lại câu

chuyện sau: vào một chiều tối, ông chú ý nhìn một thiếu niênchuẩn bị đọc kinh tối.Người thiếu niên sai đầy tớ đem tới mộtvò nước và chiếc chiếu. Khi đầy tớ xối nước, anh ta rửa tay balần, rửa mặt ba lần, rửa cổ ba lần, rửa tai ba lần và rửa cánh tay ba lần. Sau đó, anh ta quỳ trên chiếc chiếu và bắt đầu đọc kinhtối. Theo tục lệ tôn giáo đông phương, con người nếu chưa tinhsạch, không thể nói chuyện với Thượng Đế được.

Trong tinh thần ấy, Linh Mụcrửa ta trước khi mặc áo lễ,trước khi thánh hiến lễ vật. Sự rửa tay bề ngoài tượng trưng cho

việc tẩy rửa bên trong của linh hồn, rất cần thiết cho người cầu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 20: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 20/610

Truyện kể Giáo lý 20

nguyện với Chúa, và lại càng cần thiết cho những người dânglễ.

Chúng ta nên bắt chước người thiếu niên trên đây. Linh

Mụccũng như giáo dân, phải đến với Chúa bằng bàn tay sạch sẽvà linh hồn sạch trong, để xứng đáng với Chúa.

28. NIỀM TIN VÀO ĐỨC MẸThánh Hyacinth, vị tông đồ nước Balan, là một Linh

Mụcdòng Đa Minh, rất có lòng mến mộ phó thác Đức Mẹ. Cólần Ngài dâng lễ ở thành phố Kiev khi quân thù Tartar đangkhẩn trương nguy hiểm, Ngài bình tĩnh cầu nguyện. Ngàikhông kịp cởi áo lễ, cầm bình thánh trong tay và chuẩn bị rờithánh đường. Lúc Ngài đi qua ảnh Đức Mẹ, Ngài nghe có tiếngnói: “Hyacinth con của Mẹ ơi, tại sao con để Mẹ ở lại? Con hãymang Mẹ đi và đừng để Mẹ sa vào tay quân thù”.

Mặc dầu bức tượng rất nặng, thánh nhân mang trongcánh tay, và lạ thay, bức tượng nhẹ như lông hồng. Có Chúa vàĐức Mẹ bên mình, Ngài đi đến sông Dnieper và vượt sông an

toàn. Đời chúng ta cũng gần như vậy. Chúng ta thường bị kẻthù của linh hồn vây hãm. Chúng ta hãy đến với Chúa trongPhép Thánh Thể và Mẹ Ngài, các Ngài sẽ giúp ta chiến thắng ba thù.

29. LÒNG MẾN LINH MỤCTrong chiến tranh thế giới thứ hai, một đơn vị thám sát

Hoa Kỳ đổ bộ lên một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Họgặp một người dân bản xứ, dẫn họ đến một làng có vẻ bỏhoang. Đi được vài trăm mét, vị tuyên úy hỏi: “Có ai CôngGiáo ở đây không?”.

 Người bản xứ trả lời: “Tất cả chúng tôi là Công Giáo”.Biết mình đang nói chuyện với linh mục, anh ta bỏ súng xuốngvà kính cẩn hôn tay Ngài. Họ trở lại làng. Từ xa, anh bản xứ đã

kêu to: “Có Cha tới ! Có Cha tới !”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 21: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 21/610

Truyện kể Giáo lý 21

Cả hàng trăm người dân bản xứ đổ xô tới, xin LinhMụcban phép lành và hỏi Ngài khi nào dâng lễ được. Đã 6tháng nay họ chưa dự lễ được.Thánh lễ cuối cùng do một nhà

truyền giáo Canada dâng, Ngài đã bị quân lính Nhật bắt vàhành hình. Ngài dạy họ thưa những câu bằng tiếng Latinh trongThánh Lễ

Bàn thờ được lau chùi sạch sẽ, và trang hoàng bông hoathật đẹp. Mọi người đến xưng tội và rước lễ. Sau lễ, giáo dâncòn ở lại nhà thờ 20 đọc kinh tạ ơn. Sau khi thăm vài người bệnh, Linh Mụctrả lời rất nhiều câu hỏi do giáo dân nêu lên.

Đối với những giáo dân đơn sơ nầy, họ khó mà tin đượchằng ngày có rất nhiều thánh lễ trong nhiều nhà thờ, ngườiCông Giáo có thể dự lễ và rước lễ bất cứ lúc nào trong ngày.Họ hân hoan vì người Công Giáo hạnh phúc quá.

30. “THÁNH LỄ” CỦA BEETHOVENMột bé gái 13 tuổi, con của cha mẹ không Công Giáo,

khát vọng trở nên người chơi dương cầm nổi tiếng. Cô tập chơi

đàn nhiều giờ trong ngày. Một ngày nọ, cô tập đánh các bảnnhạc của đại nhạc sĩ Beethoven mà cô rất mến mộ. Một bảnnhạc có tựa đề “thánh lễ”. Cô hỏi cha cô:

- Thưa ba, thánh lễ là gì?.- Ồ, người cha đáp. Đó là đề mê tín dị đoan của người

Công Giáo.- Nhưng Beethoven đã làm gì cho nó?- Ba nghĩ ông có viết bản nhạc cho Thánh Lễ – người cha

vừa đọc báo vừa trả lời. Người cha giải thích cho con gái hiểu thánh lễ là một lễ

nghi mà người Công Giáo hay đến dự, nhưng ông chưa biếtthực tế thánh lễ ra sao cả!.

Vài năm sau, cô gái ấy học chung với nhiều người bạn,trong đó có hai người Công Giáo. Họ giải nghĩa cho cô hiểuđích thực thánh lễ là gì. Cô gái tin lành muốn đến xem lễ cho

 biết. Họ dẫn cô đi lễ nhiều lần, càng ngày cô càng mến mộ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 22: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 22/610

Truyện kể Giáo lý 22

thánh lễ Công Giáo. Và khi lên 18 tuổi, cô trở lại đạo CôngGiáo, nhờ sức mạnh và bí nhiệm của Thánh Lễ

31. KẺ CÓ TỘI RUN SỢ Hoàng đế Valens là một người bách hại Công Giáo. Một

lần kia, cùng đoàn cận vệ, vua vào nhà thờ đúng lúc Giáo Hộimừng lễ hiển linh. Tiếng hát lôi cuốn của ca đoàn, giáo dântrang nghiêm dự lễ, các Linh Mụctrông như các Thiên Thần, vàĐức Giám Mục, thánh Rasil quỳ gối cầu nguyện trước bàn thờ -tất cả cảnh tượng ấy đã đánh động lòng vua đến nổi ông tỏ ra sợ hãi. Đến phần dâng lễ vật, theo như tục lễ thời ấy, vua tiến đến bàn thờ để dâng bánh lễ, nhưng không có Linh Mụcnào nhậncủa lễ ông dâng, ông lại càng ăn năn hối hận. Ông loạng choạng bước ra và muốn té được nếu binh lính không kịp đỡ ông.

Chúng ta nhận thấy rằng không nơi nào vinh quang, Chúađược tỏ hiện bằng thánh lễ, dù nơi thánh lễ không cao sangmấy. Trong thánh lễ, Kẻ tội lỗi thường sợ hãi, vì đã xúc phạmđến uy quyền của Chúa trời cao cả.

32. BÌNH AN TRONG TÂM HỒNMột nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đạo Tin Lành, sống ở Ai-len,

mướn một người Ai-len làm việc nhà. Một lần nọ, vợ nhà ngoạigiao hỏi người giúp việc Công Giáo là có bào giờ đi lễ không. Người ấy trả lời là không bao giờ bỏ lễ Chủ Nhật. Anh ta nóithem là đứa con gái của mình lên 13 tuổi thường đi lễ buổi sánglúc sáu giờ. Người đàn bà có vẻ ngạc nhiên. Anh giúp việc nóitiếp:

- Thưa bà, thánh lễ sẽ làm cho bà bình an vui vẻ suốtngày.

Sau một lúc suy nghĩ, bà đáp cách them thuồng:- Tôi ước mong tôn giáo của tôi cũng làm cho tôi bình an

vui vẻ suốt ngày.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 23: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 23/610

Truyện kể Giáo lý 23

33. SỰ SO SÁNH THÚ VỊVua Louis thứ IX của nước Pháp có lần hỏi Vua Henri III

của nước Anh:

- Tại sao bệ hạ thích dự thánh lễ hơn là nghe giảng?- Bởi vì, vua Henri trả lời, tôi thích nói chuyện mặt đối

mặt với vua trên trời hơn là nghe kẻ khác nói về Ngài.

34. THI HÀO GOETHE VÀ LINH MỤCVua Goethe (1749-1832) là thần đồng, đại thi hào của

nước Đức. Cha mẹ ông theo đạo Tin lành phái Tutheran, và ông

được rửa tội trong đạo này. Nhưng ông sớm bỏ niềm tin vàođạo Tin lành, thực tế ông không còn tin gì về siêu nhiên nữa.Ông chết như một kẻ ngoại đạo. Mặc dầu ông không tin vàothực tại siêu nhiên, ông đã có nhiều đóng góp cho Giáo HộiCông Giáo.

Ở Bingen trên sông Rhine có nhà thờ Công Giáo kínhthánh Roh. Bàn thờ trong nhà thờ này do ông kính dâng với lờiđề:

- Mỗi lần tôi vào nhà thờ Công Giáo, tôi muốn mình làmột Linh MụcCông Giáo.

35. NGƯỜI GIÚP VIỆC NHÀ XỨ Khi còn bé, thánh nữ Wiborada thường đi xa nhà 6 cây só

để dự lễ. Quê Ngài ở làng Klingen, Thụy Sĩ. Suốt những nămthanh thiêu niên, Ngài thích đọc kinh cầu nguyện và ăn chay,

thời giờ còn lại Ngài lao động chân tay. Ngài săn sóc cha mẹruột cho đến khi các vị qua đời.Đến lúc người anh là Hatto làm linh mục, Ngài đến ở với

anh để được dự lễ hàng ngày. Anh Ngài dạy Ngài thưa nhữngcâu đáp bằng tiếng Latinh trong lễ. Ngài yêu mến thánh lễ đếnnỗi Ngài cho rằng thánh lễ là hành động nghiêm trang và cao cảnhất trong hoàn cầu, các Thiên Thần và các Thánh đều thờ lạyChúa trong Thánh Lễ

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 24: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 24/610

Truyện kể Giáo lý 24 

Sự thánh thiện của Ngài đã lôi cuốn nhiều người đếnthăm. Nhờ lời cầu bầu của Ngài, Chúa đã làm rất nhiều phép lạvà lời tiên báo. Trong một lần tiên báo, Ngài cho biết người

Hunggari sẽ tấn công thành phố mà Ngài đang sống như một ẩnsĩ. Nhờ Ngài báo trước, mọi người đều trốn tránh được. Nhưngquân xâm lăng đã đốt nhà thờ, xông vào phòng Ngài và chémchết Ngài bằng lưỡi búa.

36. HIỆN DIỆN HỮU HÌNHLinh MụcMeebus là một nhà truyền giáo có tiếng ở Trung

Quốc. Ngài kể rằng có lần Ngài và bổn đạo trốn vào một cáihang trên đồi để tránh quân Nhật. Sau khi mọi người vào hang, Ngài đếm đầu người, có 80 người. Tốt, đủ 80 người. Nhưngmột em bé trai đứng dậy nói:

- Thưa cha, còn thiếu một người !- Đúng không, con? Chúng ta đếm lại lần nữa.Đứa bé đếm có 80 người, nhưng vẫn nhấn mạnh là còn

thiếu một người. Khi được hỏi còn thiếu ai, em đáp:

- Thiếu Ngôi Hai Thiên Chúa.Linh Mụcbuồn sầu. Bổn đạo buồn sầu. Trong lúc vộivàng, cha quên mang Mình Thánh Chúa theo. Cha có một quyếtđịnh chớp nhoáng. Ngài nói Ngài sẽ cảm tử ly rước Chúa.Thiếu niên quẹt bùn vào Ngài. Chúng làm cách vui vẻ, xemnhư một trò chơi. Sau đó, Linh Mụcluồn lạch qua vùng địch,leo vào nhà thờ và cầu nguyện với Chúa:

- Lạy Chúa Giêsu, con xin lỗi vì con đến với Chúa trong

cách thế này. Có lẽ Chúa không nhận ra con vì con lấm đầy bùn… Con phải cải trang như thế… Nhưng con đây, chính conlà người đã từng cầm Chúa trong tay mỗi khi dâng lễ.

Chúa Giêsu không trả lời, những vị Linh Mụcnghe cótiếng đáp lại: Cha nhận ra con rõ lắm chứ. Chính Cha cũng đãcải trang. Có rất nhiều người không nhận ra Cha. Dù dưới hìnhdáng nào đi nữa. Cha vẫn là Giêsu, bạn của con, và Cha giữ gìn

con suốt ngày từ sáng đến tối.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 25: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 25/610

Truyện kể Giáo lý 25

Khi quân lính Nhật rời đi nơi khác, đoàn người đã cungnghinh Chúa trọng thể trở về nhà Chúa trong làng.

37. THÁNH PHÊ RÔ THÀNH ALCANTARA- Thánh Phê Rô thành Alcantara (Tây Ban Nha), một vị

thánh lớn của dòng Phanxicô, sống vào thế kỷ XVI (1499-1562). Ngài luôn luôn dâng lễ với lòng sốt sắng đặc biệt. Mộtngày nọ, chú bé giúp lễ cho Cha đã về nhà nói với mẹ chú rằngchú không muốn tiếp tục giúp lễ cho Cha Phê rô được.Ngườimẹ hỏi lí do, chú đáp:

- Đã hơn một lần, con để ý thấy rằng, khi con giúp lễ, ChaPhê rô cầm một em bé trong tay và Ngài ăn em bé ấy lúc rướclễ. Con sợ không dám đến gần bàn thờ, vì nghĩ là mình sẽ bịCha Phê rô ăn luôn!

Bấy giờ người mẹ hiểu rõ sự việc, vì bà là một trongnhững người mến mộ sự thánh thiện của Thánh Phê rô. Sau khi

 bà giải nghĩa cho chính mình hiểu, chính Đức Giêsu đã hiệndiện hữu hình bằng hình ảnh một em bé trong phép Thánh Thể,chú bé giúp lễ tiếp tục giúp lễ cho Cha Phê rô với niềm hânhoan thành kính.

38. TỰ DO THỜ PHƯỢNGVào một buổi sáng sớm, Hoàng Đế Napoleon có vấn đề

quan trọng muốn bàn với một bà quý tộc. Được báo cáo là bàđã đến nhà thờ, Hoàng Đế vội đến đó. Với giọng nói lớn, nhàvua nói với bà là có việc rất cần để bàn với bà. Bà cầm tayHoàng Đế và nói nhỏ:

- Chúng ta đến đây không phải để nói chuyện mà là dự lễ.Hoàng Đế nên giữ thinh lặng và quỳ gối xuống.

Không chút e dè, người chinh phục thế giới đã quỳ gối vàdự lễ cho đến khi xong. Lúc rời nhà thờ, Hoàng Đế nói với bà:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 26: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 26/610

Truyện kể Giáo lý 26 

- Thưa bà, những người dân đạo đức như bà cần phải cótự do hoàn toàn trong việc phụng thờ tôn giáo, cho nên tôi phảicó bổn phận đấu tranh cho sự tự do ấy.

Đó là Ngài bắt đầu cho tiến trình nổ lực của Hoàng Đế đểcho mở lại các nhà thờ ở Pháp, hầu cho bổn đạo có nơi thờ  phượng Chúa.

39. THOÁT CHẾT NHỜ DỰ LỄBà thánh Elizabeth nước Bồ Đào Nha có người đầy tớ 

trung thành và đạo đức. Bà giao cho người này nhiệm vụ bố thítiền bạc cho kẻ nghèo khó. Một người đầy tớ khác ghen ghétngười kia và muốn bày đặt chuyện xấu để làm hại, nên tâu vớinhà vua là người đầy tớ ấy quá được Hoàng Hậu sủng ái và tincẩn. Nhà vua tức giận vì ghen tị, đã quyết định giết chết tên đầytớ tốt bằng cách sau đây: Người đầy tớ bị vu khống sẽ được gửiđến ông chủ lò vôi để xem ông có chấp hành mệnh lệnh củavua chưa! Ông chủ đã được dặn là bắt tên đầy tớ và ném vàolửa, khi nó đến nơi.

Đến ngày đã định, nhà vua cho triệu tên đầy tớ bị vu khốnđến và trao cho hắn một bức công điện. Trên đường đi tên đầytớ đạo đức ghé vào nhà thờ dự Thánh Lễ Anh ta quỳ gốinghiêm trang dự Thánh Lễ Sau đó có thánh lễ khác và anh tanán ở lại dự lễ này nữa. Trong khi đó nhà vua bồn chồn lo lắng.Ông cho triệu tên đầy tớ vu khống và ganh tị đến, bảo anh ta điđến chủ lò vôi xem lệnh vua được thi hành chưa. Ông chủ bắttên đầy tớ, và mặc dầu hắn giải thích gì đi chăng nữa ông cũng

không nghe và ném nó vào lữa.Còn người đầy tớ tốt lành rời nhà thờ, vội vàng chạy đến

lò vôi để trao công điện. Hắn hỏi ông: “Ông đã chấp hành lệnhvua ban chưa?” Ông chủ trả lời là đã chấp hành tốt. Khi ngườiđầy tớ này trở về báo cáo lại với vua, vua tỏ ra rất kinh sợ vàsửng sốt ngạc nhiên. Ông hiểu ra sự việc. đúng là Chúa đã gìngiữ người đầy tớ siêng năng dự lễ và đã phạt kẻ vu khống

người khác.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 27: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 27/610

Truyện kể Giáo lý 27 

40. KHÔNG QUÊN GIÚP LỄVào một ngày chủ nhật ở Calacala, nước Bolivia, tôi dâng

thánh lễ lúc 5h30 sáng, và vì chú giúp lễ chưa kịp đến tôi tiến

ra bàn thờ một mình. Khi tôi vừa bước tới chân bàn thờ, mộtngười da đỏ Quechua đã già đến quỳ bên cạnh tôi và thưa kinhvới tôi bằng tiếng Latinh rất chuẩn xác. Tôi quá đổi ngạc nhiênkhi đến đọc lộn kinh. Ông ta giúp lễ thật sốt sắng.

Sau lễ, tôi hỏi ông ta sống ở đâu và học cách giúp lễ vớiai mà làm tốt thế. Là một trong số ít người da đỏ Quechua biếtnói tiếng Tây Ban Nha, ông giải thích ông song ở dãy núi

Andes. Khi ông còn nhỏ, một Linh Mụcthường đến vùng núiông ở để dâng lễ. Muốn giúp vị linh mục, ông (hồi ấy còn rấttrẻ), học kinh và cách thức giúp lễ. Ông nói: Thưa Cha,conkhông hiểu sáng nay con giúp lễ có tốt không.Đã 20 năm chúngcon không có linh mục. Cách đây hai năm, các cha dòngMaryKno11đến, con xin đươc cuốn sách kinh nhỏ, con họcthuộc kinh, hi vọng sẽ có lần đươc giúp lễ cho một linh mục. vàsáng nay thiếu chú giúp lễ, nên con rất sung sương được giúp lễ

cho cha

41. KỈ LỤC HIẾM CÓTháng 1 năm 1937, báo chí Công Giáo đã đăng tin về cái

chết của giáo dân Hoa Kỳ. Ông tên là Edward Kreamer ở Baltimore, người đã đạt kỷ lục thế giới là đã giúp lễ được50.000 lần. Ông giúp lễ khắp nơi, ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ,  Nam Mỹ, trên các tàu thủy ở Tây Đại Dương, Thái BìnhDương, Ấn Độ Dương và nhiều biển khác; Giúp lễ ở hang toaiđạo, ở Bêlem, ở nhiều mộ các thánh nam nữ. Ông thường giúplễ 4 lần mỗi ngày và lễ Giáng Sinh ông đã giúp 8 hoặc 9 lễ.Ông đã giúp lễ lần đầu tiên 6 tuổi, và lần chót lúc 68 tuổi.

Ông tham dự nhiều Đại Hội Thánh Thể ở Rooma,Cologne (Đức), Madrid (Tây Ban Nha), Malta, Montréal(Canada), Chicago (Hoa Kỳ), Sydney (Úc Đại Lợi), Carthage,

Buenos Aires (Achentima) và Malina (Philippines). Ông đã qua

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 28: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 28/610

Truyện kể Giáo lý 28

Châu Âu 28 lần và qua Đất Thánh 4 lần. Trên tàu thủy, ôngthường dậy lúc 4 giờ sáng để dọn đồ lễ và soạn bàn thờ.

Là người hướng dẫn ở nhà thờ chính tòa Maltimore, ông

ở lại nhà thờ ít nhất khoảng 3 giờ mỗi ngày, có khi 8 giờ mỗingày. Ông là Hội Viên tích cực của Hội Bác Ái Vinh Sơn,Dòng Ba Phanxicô và nhiều hội đoàn tích cực khác.

Một con người hi sinh và nhiệt tâm cho Thánh Thể đếnthế chắc chắn sẽ được Chúa ban thưởng vinh phúc quê trời.

42. NGÀY CHÚA NHẬTMột người không Công Giáo nói với người bạn Công

Giáo:- Tôi trở lại đạo Công Giáo, nếu đừng bắt tôi thức dậy đi

lễ ngày Chủ nhật. Người bạn Công Giáo trả lời vui vẻ:- Vì thánh lễ mà bạn ở ngoài Giáo Hội Công Giáo sao?

Tất nhiên bạn chưa hiểu, nhưng nếu không phải vì để đi lễ, tôiđã không là người Công Giáo.

43. VỊ THÁNH VÔ DANHVị Linh Mụccao tuổi kể với tôi câu chuyện sau đây:

Trong giáo xứ Ngài thời mới thành lập ở Kansas, có một phụnữ mỗi chủ nhật phải đi bộ xa nhà 9 cây số để dự lễ. Luôn luôn bà đến sớm một giờ trước khi thánh lễ bắt đầu. Người ta thấykhông bao giờ bà dùng sách kinh để đọc. Một lần nọ, LinhMụchỏi bà tại sao bà đến nhà thờ sớm và trong giờ ấy bà làmgì, bà đã trả lời cho cha xứ:

- Thưa cha, con nói chuyện với Chúa. Con kể Ngài ngheviệc gia đình con, việc làm ăn,trang trại,bầy gà, việc con cái,nói tóm lại con nói cho Chúa nghe đủ thứ chuyện. Con mù chữ,không biết đọc biết viết, nên con chỉ biết nói chuyện thôi.

Sau khi bà qua đời, cả giáo xứ đi tiễn bà. Mở đầu bàigiảng, cha xứ nói: “Hôm nay giáo xứ chúng ta chôn cất một vị

thánh !”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 29: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 29/610

Truyện kể Giáo lý 29

44. CHỮA THÓI QUEN ĐI LỄ TRỄTại một giáo xứ nọ, cha sở mời cộng đoàn ở lại sau lễ

Chủ nhật, đọc ba kinh Lạy Cha, ba Kinh Kính Mừng và baKinh Sáng Danh để cầu nguyện cho những người đi lễ trễ vànhững người đi lễ về sớm. Nhiều chủ nhật đã có đọc kinh nhưvậy. Những người đi lễ đúng giờ bực tức nhìn người đi lễ trể,và công khai phê bình họ:

“Tại sao vì các bạn mà chúng ta ở lại trong nhà thờ lâuhơn đó”.

Ít lâu sau thói quen đi lễ trể đã chấm dứt.

45. SỨC KHỎE XÁC HỒNBá tước Apponyi, nhà ngoại giao Hunggari, có lẽ là nhân

vật chính trị lớn nhất của nước Hunggari, nhà hùng biện, nhàchính trị và nhà lãnh đạo xuât sắc, Bá tước viết rất nhiều sách,

thông thạo 6 thứ tiếng, con người ái quốc và đặc biệt rất thànhthạo, ông có tài khuyến dụ kẻ khác tuân theo những lý tưởngcao thượng và biết kích động lòng nhiệt thành nơi người khác.

Ông sinh năm 1815 và thọ 84 tuổi. Có người hỏi ông làông tập luyện theo phương pháp nào mà ông luôn hoạt động vàkhỏe mạnh nhất suốt đời. Ông đáp:

- Hàng ngày, tôi tập theo một phương pháp, và tôi duy trì phương pháp ấy từ tuổi thời thơ bé đến tuổi tuổi già. Đó là mỗi buổi sáng, dù tiết trời ra sao chăng nữa, dù ở xa nhà thờ mấychăng nữa, tôi luôn luôn đi dự Thánh Lễ

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 30: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 30/610

Truyện kể Giáo lý 30

THÁNH THỂ

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 31: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 31/610

Truyện kể Giáo lý 31

46. TẠ ƠN CHÚA VÌ CÓ LINH MỤCMột khách du lịch Meexxicô vào nhà thờ Công Giáo nọ,

và lấy làm lạ là thấy luôn luôn có người đang quỳ gối cầunguyện. Khi hỏi lý do của việc đạo đức này, ông được trả lờinhư sau: “Đó là cách tôi tạ ơn Chúa. Cha sở chúng tôi qua đờiđã 35 năm và chưa có Linh Mụcthay thế. Đèn nhà tạm tắt hẳn. Nhà tạm trống rỗng. Chúng tôi rất mong chờ một linh mục.Hằng ngày tất cả chúng tôi, nhất là trẻ em, đều cầu nguyện đểcó linh mục. Thế rồi sau 35 năm, Chúa đã gửi đến chúng tôi

một cha xứ mới. Để tỏ lòng cảm tạ Chúa, Chúng tôi quyết địnhkhông bao giờ để Chúa cô đơn trong nhà tạm. Chúng tôi thay phiên nhau thờ lạy Chúa cả ngày lẫn đêm.

47. CHÚA LÀ ÁNH SÁNG TRẦN GIANCách đây vài thế kỷ, người da đỏ Inca ở pêru đã xậy dựng

một đền thờ nguy nga thờ thần Mặt Trời ở Cuzco. Đền thờ gồm3 tường ở phí bắc, tây và nam. Không có mái và không có

tường phía đông. Tường phía tây được dát vàng bóng loáng.Trước rạng đông, tín đồ tụ tập ở phía đông đối diện với tường phía tây. Khi mặt trời lên, ánh sáng sẽ chiếu mạnh vào tường phía tây bóng loáng, bức tường phản chiếu lại ánh sáng vàng uynghi vào mặt các tín đồ. Đấy chính là cách thức thờ thần MặtTrời của dân da đỏ.

Thánh lễ của chúng ta cũng tương tự. trong các nhà thờ xây đúng cách phục vụ, Linh Mụcquay về phía đông. Khitruyền phép, Linh Mụcđưa cao mình thánh, mặt trời sự sốngđích thực sẽ chiếu vào tâm hồn các tín hữu. Chúa chúng takhông chỉ là sự phản chiếu. Ngài hiện diện thực thể và Ngàiđến thực sự trong tâm hồn chúng ta.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 32: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 32/610

Truyện kể Giáo lý 32

48. TRỞ LẠI ĐẠO NHỜ PHÉP THÁNH THỂLà người Do Thái và thần đồng đàn dương cầm, Hermann

Cohn trở nên một học trò cưng của thạc sĩ Franz Lit. Ông đã

lập một nhóm văn nghệ sĩ, đi biểu diễn khắp nơi, sống bê thatrụy lạc, duy hưởng thụ.

 Ngày kia, có người ca trưởng nhờ Cohn chơi đàn phongcầm vào tháng hoa Đức Mẹ. Khi chầu phép lành, Cohn cảmthấy có một lực nào đó buộc cúi đầu thờ lạy, sự bắt buộc khôngthể giải thích được, mặc dầu ông không hiểu gì và không tinđiều mình làm. Ông đến nhà thờ nhiều lần, luôn cảm nghiệm

một sự Hiện diện mà ông không thể giải thích. Một ngày nọ,ông đã dự ba thánh lễ liên tiếp. Ông hỏi thăm bạn Công Giáo về phép Thánh Thể. Có lần ông đã suy nghĩ về phép Thánh Thểsuốt đêm không ngủ. Ông dự thánh lễ nhiều ngày và đã nói vềkinh nghiệm của ông như sau: “Thời thơ ấu, tôi đã khóc nhiềulần, nhưng chưa bào giờ nước mắt tôi chảy nhiều như bấy giờ.Bổng chốc, tôi nhìn rõ mọi tội lỗi của tôi, cuộc đời xấu xa, ghêtởm, hèn hạ của tôi. Cuộc đời ấy đáng sa hỏa ngục. Nhưng tôi

đã tìm thấy sự bình an lạ lùng. Chúa nhân từ đã tha thứ tội lỗicủa tôi. Đã chấp nhận lòng quyết tâm của tôi là yêu mến Ngàitrên hết mọi sự.

Sau đó, ông trở lại đạo và đi tu dòng Carmêlô, làm linhmục. Nhờ ông khuyên nhủ, Franz Liszt, nhà đại nhạc sĩ và 10người bà con đã trở về với Giáo Hội.

49. BỊ PHẠT VÌ BẤT KÍNH

Câu chuyện sau đây chứng minh Chúa trừng phạt kẻ phạm thượng và bất kính với phép Thánh Thể, chuyện xảy ravào tháng 3 năm 1955 ở Bùi Chu. Vị bề trên tu viện kể rằngmột người lính đã ngang ngược đòi vào trong tu viện, nhưngcác nữ tu đã chận lại và nói cho anh ta biết đây là nhà Chúa,anh ta cần phải có lòng tôn kính.

Anh hỏi: “Chúa các chị ở đâu?”.

Các chị đáp: “Ở đây !” và chỉ tay về nhà tạm.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 33: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 33/610

Truyện kể Giáo lý 33

 Người lính lấy súng bắn, phá cửa nhà tạm và bắn MìnhThánh Chúa vung vãi.

Tiếng dội của súng vừa ngưng, người lính cũng ngả lăn ra

chết, chết vì nhồi máu cơ tim.

50. CHÚA KHIÊM HẠ NHƯỜNG BAOBé Betty lên 4 tuổi, được mẹ dẫn đi nhà thờ. Sau khi giải

thích cho con nghe ý nghĩa từng tranh tượng, bà chỉ tay lên nhàtạm và nói với Betty.

- Đây là nơi Chúa ở !- Nhưng mẹ ạ, - Betty ngạc nhiên nói – mẹ đã nói với con

là Chúa lớn hơn hết mọi loài mà.- Đúng con ạ, Chúa lớn hơn hết mọi loài.- Vậy thì mẹ nhỉ, Chúa phải tự hạ mình nhiều lắm mới

vào được nhà tạm nhỏ kia.

51. THÁNH PHANXICÔ VÀ CHÚAThánh Phanxicô thành Atxidi yêu mến Chúa trong phép

Thánh Thể đến nổi Ngài rất thích thú tu sữa các nhà thờ hoang phế. Ngài xem đó là một cách phụng sự Chúa. Công trình đầutiên là sữa nhà thờ San Damiano. Ngài đi đến từng nhà ngườidân để xin vật liệu. Chính Ngài đã khuân vác nhiều tảng đánặng, Ngài làm việc liên lỉ và cực nhọc, nên sức khỏe của Ngàiyếu dần.

Sau đó, Ngài tu sữa nhà thờ Bênêđitô cũ ở San Pietro.Tiếp đến, Ngài trùng tu một nhà thờ nhỏ, Santa Maria Josa- phat, sau này được gọi là Portiuncula. Nhà thờ Đức Mẹ ThiênThần.

Tự bản thân sống nghèo khó, Phanxicô cố gắng tu sữa cácnhà thờ thật đẹp để xứng đáng là nơi Chúa ngự, và Ngài đã đạtý nguyện.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 34: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 34/610

Truyện kể Giáo lý 34 

52. RƯỢU, BÁNH: LÒNG CAN ĐẢM, NHIỆT THÀNH. Người chiến sĩ Hy Lạp thuở xưa ăn bánh mì và uống rượu

nho trước khi ra trận. Bánh mì là sức mạnh thân xác, rượu nho

là lòng can đảm. Rượu nho dùng để đầu độc kẻ khác, nên có thểtiêu diệt được con người, và bánh mì là để tăng sức mạnh chovũ khí, nên có thể chiến đấu không mệt mỏi.

Bánh Chúa ban không để tăng sức mạnh cho phần xác,mà là phần hồn, và rượu của Ngài chính là Tình Yêu, một tìnhyêu mà thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu thành Côrintôlà “Sự điên dại của Thiên Chúa”.

Trích “Cuộc đời Đức Kitô” của Papini.53. SỨC MẠNH RƯỚC LỄMột nữ giáo viên ở Sante Fe, New Mêxicô, đau cuống

họng. Bác sĩ cho biết bệnh của bà nặng, cần phải giải phẫu vàcó thể bị mất tiếng nói do cuộc giải phẩu ấy. Và điều ấy đã xảyđến, bà không thể nói năng được. Bà nhờ bạn bè cùng cầunguyện để may ra mình có thể nói được.

Một ngày nọ, khi sắp lên rước lễ, bà cầu xin Chúa chữalành cuống họng và cho bà nói năng, một khi Mình ThánhChúa đi qua cuống họng. Chúa nhân từ đã nhậm lời cầu xin, và bà nói được.

54. BIẾN ĐỔI TRONG CHÚAMột người ngoại giáo hỏi người bạn Công Giáo Ai-Len:

- Người các bạn Công Giáo ăn Chúa Kitô phải công?- Vâng, người Công Giáo trả lời. Người kia hỏi tiếp:- Vậy sao các bạn không trở nên như Chúa?Một lát sau, khi đi ngang qua trại heo, người Công Giáo hỏi:- Bạn có khi nào ăn thịt heo chưa?- Rất nhiều lần. Mà hỏi làm gì vậy?- Sao bạn chưa biến thành heo?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 35: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 35/610

Truyện kể Giáo lý 35

Đó là câu trả lời cứng cỏi nhưng kiến hiệu cho câu hỏicứng cỏi. trong thực tế, chúng ta được biến đổi trong Chúa cáchthiêng liêng nhờ sự rước lễ.

55. BÌNH THÁNH LỚN NHẤTBạn có biết bình thánh lớn nhất của thế giới ở đâu không?

Không phải ở Rôma, Paris, New York, mà là ở Congô Belge,nơi mà đạo Công Giáo chưa phát triên được 100 năm. Bìnhthánh này có chu vi vòng tròn gần 3 mét, có 12 Linh Mụcchorước lễ, từ 4 giờ sáng đến trưa Chủ nhật. Số giáo dân dự lễ rấtđông, có người phải đi xa 50 dặm (80 cây số). có kỹ lục nàohơn thế nữa không?.

56. KÍNH TRỌNG BÌNH THÁNHSau một trận đánh ở Philippines, trung úy Arthur 

J.Swenor đi ngang một đống gạch vụn, thấy một vật gì ngờisáng trước chân mình. Dừng lại xem xét, ông biết đó là một bình thánh đã bị phá hư, nhưng may mắn không còn Mình

Thánh Chúa ở trong. Ông gói bình thánh cẩn thận và về tàuthủy của mình. Ông đưa cho lính tráng xe.Một người tiến đến và trả giá 25 dollar. Ông trả lời: “Tôi

không bán”. Người khác đến trả giá cao hơn, bị ông từ chối.Khi người thứ năm đến trả giá, ông hỏi: “Bạn người Pháp

hả?”.- Vâng, người kia đáp.- Bạn Công Giáo à?- Vâng.- Tôi cũng Công Giáo.Cả năm người lính bình an trong tâm hồn, vì cả năm

người đều muốn bảo vệ bình thánh trang trọng.Bình thánh ấy, sau này được sữa chữa lại và được gửi

tặng Đức Cha martin Lajeunesse, đại diện tông tòa Keew atinmiền Cực Bắc.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 36: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 36/610

Truyện kể Giáo lý 36 

57. CAN ĐẢM TRONG BÁCH HẠI NHỜ RƯỚC LỄDưới triều vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị bách hại rất

tàn khốc. người Công Giáo siêng năng rước lễ nên đã tỏ ra can

đảm khi bị bách hại. Người ngoại giáo thấy rõ điều này. Nhữngchân nhân Đức Kitô, dù bị đau đớn, gông tù xiềng xích, dù bị bao cực hình nơi thân xác, vẫn hân hoan luôn kêu tên cựcThánh, và giữ vững đức tin không hề lay chuyển.

 Ngạc nhiên về sự cam đảm phi thường của giáo dân, cácquan chức đều nghĩ rằng các giáo dân ấy có của ăn thiêng liêngnào đó, nên mới cam tâm chịu đau đớn dường ấy. Họ được trả

lời: “Các ông nói đúng, ai ăn bánh hằng sống sẽ được niềm saymê vững chí trong tâm hồn”.

58. HOA TRÁI CỦA RƯỚC LỄHai em bé đưa thùng ra suối gánh nước. Khi trở về một

em gánh nước nhiều hơn em kia. Tại sao vậy? Nước suối khôngđủ cho hai em sao? Không phải, lý do là một em đem thùng lớnhơn thùng của em kia.

Hai người đi rước lễ cũng thế. Một người đưa ơn íchnhiều hơn người kia. Đâu là lý do? Bởi vì một người chuẩn bịtâm hồn kỹ hơn người kia. Do tội trọng, linh hồn không thể tiếpnhận ân sủng của Chúa khi rước lễ; do tội nhẹ, linh hồn nhậnđược ít hơn.

59. GIA ĐÌNH VÀ SỰ RƯỚC LỄ

Một cha xứ ở Kentuky đi thăm một gia đình trong xứ,gồm hai vợ chồng trẻ độ 30 tuổi, và bốn đứa con gái, đứa lớnnhât lên 8 tuổi. vì đứa nhỏ nhất chưa tới hai tuổi, nên hai vợ chồng đi hai lễ riêng biệt. khi họ trở về nhà, các đứa con xếphàng để nhận cái chung gọi là “Cái hôn thông hiệp”. Đứa gáilên 8 tuổi giải thích: “Đích thực đó là cái hôn của Chúa Giêsu.Cha xem, từ nhà thờ về nhà chỉ mất ít phút nên Chúa còn ở với ba má khi ba má về đến nhà”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 37: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 37/610

Truyện kể Giáo lý 37 

Trước khi từ giã, cha xứ đặt đứa trẻ nhất ngồi trên đùi vàhỏi em:

- Đố con Chúa thích ở đâu nhất.

 Ngước mắt nhìn cha xứ, em bé đặt tay lên ngực và trả lời:- Thưa cha, ở trong trái tim con.

60. LUCY VÀ CHÚA HÀI ĐỒNG Năm trăm năm trước đây ở Marni nước Italia, có một em

 bé gái tên là Lucy. Đó là một bé gái dễ thương và đạo đức. Từnhỏ, em đã tỏ nhiều dấu hiệu yêu mến Chúa, nhất là phép thánhthể. Nhiều lần em lửng chửng vào nhà thờ một mình và cầunguyện một mình lâu giờ.

Một lần nọ, khi lên 5 tuổi em vào nhà thờ và quỳ trước bức tượng cẩm thạch “Đức Mẹ ẵm Chúa Hài Đồng”. em đơn sơ cầu nguyện lớn tiếng

“Lạy Đức Mẹ, con yêu mến Mẹ rất nhiều và con yêu mếntrẻ Giêsu. Con ước muốn bồng ẵm Chúa như Mẹ đã bồng ẵm.Lạy Mẹ xin Mẹ trao Chúa Hài Đồng cho con.”

 Nói xong, em giang đôi tay và khẩn cầu: “Hãy để con ẵmChúa!” Niềm tin đơn sơ của em đã để Chúa làm phép lạ. Đức Mẹ

rời bàn thờ đi xuông và đặt Chúa Hài Đồng, sống động và thựcthể vào đôi tay của bé Lucy. Em nhẹ nhàng ép Chúa vào ngựcem,hôn Chúa, thỏ thẻ lòng yêu mến Chúa. Lúc ấy, Đức Mẹnói:

- Con Lucy, con có thể đem trẻ Giêsu về nhà con trong 3

ngày để nhìn ngắm và yêu mến Ngài.Trên đây là một huyền thoại, có điều đúng, có điều không,

nhưng có cái gì đó rất tuyệt vời đến với chúng ta, mỗi lầnchúng ta rước lễ. Cũng như Lucy, chúng ta có thẻ giữ Chúa ở với mình 3 ngày bằng một cách đặc biệt như 3 ngày ân sủng.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 38: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 38/610

Truyện kể Giáo lý 38

61. HẠNH PHÚC RƯỚC CHÚASau lễ sáng Chủ nhật, một bà mẹ dẫn dức con gái lên 7

tuổi vào phòng thánh gặp Cha xứ:

-Thưa Cha, cho phép con hỏi một câu?-Vâng bà cứ hỏi. Cha xứ đáp-Mỗi lần trước lễ, đứa con gái con cứ mỉm cười. Con nghĩ 

rằng nó phải trang nghiêm trong giây phút ấy mới phải. Có lẽnó chưa hiểu điều nó làm. Vậy thưa Cha, con phải làm sao?

Cha xứ nhìn em bé một lát, rồi hỏi em:-Trước khi rước lễ, con có mỉm cười với cha không?

-Thưa Cha không, cô bé e lệ đáp.-Vậy lúc ấy con mỉm cươi với ai?-Thưa Cha con mỉm cười với Chúa Giêsu và cố tỏ cho

 Ngài biết rằng con rất sung sướng được Ngài ngự vào lòng con.Bây giờ đến phiên Cha xứ mỉm cười. Cha nói với bà mẹ:-Bà dừng lo lắng chi. Con gái bà có thể dạy cho chúng ta

nhiều điều về sự rước lễ. Chúng ta có thể trước Chúa bằng nụcười hân hoan.

62. THÁNH TÊ-RÊ-XA VÀ VIỆC RƯỚC CHÚAChúng ta đã nghe nhiều người nại lý do sau đây để không

rước lễ: “Tôi không cảm thấy thích thú”. Nếu bạn đã gặp người nào nói như vậy, hoặc bạn cảm

thấy khô khan về việc rước lễ, bạn hãy nhớ lại chuyện bà thànhTêresa Hài Đồng Giêsu. Nữ thánh đã chịu rất nhiều đau khổtrong tâm hồn, thể xác,cả những cơn cám dỗ. Thế nhưng luônluôn Têrêsa vẫn cười. Bà cho chúng ta biết điều bí mật ấy “ Tôimuốn làm vui lòng Chúa”.

Có nhiêu lần bà cảm thấy không cần và không thích rướclễ. Nhưng bà vẫn tiếp tục rước lễ như bình thường, bà giảithích:

- Tôi không rước lễ để làm vui lòng tôi,nhưng tôi rước lễđể làm vui lòng Chúa.

Chúng ta hãy đến bàn tiệc trong tâm tình này.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 39: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 39/610

Truyện kể Giáo lý 39

63. THÁNH GEMMA GALGANI VÀ MẸ NGÀITrong tiểu sử của thánh nữ Gemma Galgani, chúng ta đọc

thấy chi tiết sau đây về thời thơ ấu của Ngài. Điều này liên hệ

việc yêu mến Chúa của NgàiGemma không bao giờ quên người mẹ tốt lành, Gemma

nhớ rõ nét mặt của mẹ trở nên rạng ngời sau mỗi lần bà trướclễ. Gemma cũng nhớ rõ trái tim mình đạp càng lúc càng nhanh,mỗi khi nghe mẹ nói với mình sau khi bà trước lễ: “Con hãyđến đây. Mẹ muốn trao cho con nụ hôn Chúa Giêsu” .

Thánh nữ cảm thấy rất hạnh phúc khi biết Chúa ở cạnh

mình.64. BERNADETTE VÀ ĐỨC VÂNG LỜIMột ngày kia, nữ thánh Berrnadette và các nữ tu trong

dòng đang chăm chỉ nghe đọc sách đạo đức. Sách kể chuyệnrằng cách dây một trăm năm có một nữ tu đạo đức, thỉnhthoảng được Chúa hiện ra cho thấy. Lần nọ khi đang đượcChúa hiện ra nói chuyện, chị nghe tiếng chuông rung đến giờ 

vào nhà thờ đọc kinh, chị liền vâng lời từ giã Chúa để đi đọckinh.

Các nữ tu tranh luận nhau về vấn đề này. Chị nữ tu kialàm vậy có đúng không ? Ta phải làm sao? Kẻ thì nói là cứ ở lạiđấy để nói chuyện với Chúa. Kẻ khác nói phải vâng lời là đúnghơn hết, Họ hỏi ý của nữ tu Bernadette, vị thánh tương lai, vàđược chị trả lời: “Tôi thấy cứ vâng lời đi đoc kinh là đúng,nhưng tôi cũng có thể đem Chúa đi với tôi, vì Ngài đâu đến nỗiquá nặng mà tôi không đem Ngài theo được”.

65. GIÁ TRỊ BỨC HỌACách đây khoảng 10 năm, nhà sưu tập nghệ thuật giàu có,

ông P.A.B Widener ở Philadelphia đã trả giá 700.000 dollar (tương đương 1750 lượng vàng) cho Benjamin và Yuse Dveenđể mua bức tranh nhỏ vẽ Chúa Hài Đồng và Mẹ Maria. Bức

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 40: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 40/610

Truyện kể Giáo lý 40

họa này, khổ 0, 6mx0,4m, do danh hoa Raphael 1 ở Florense(Ý) vẽ khi ông mới 22 tuổi.

Không phải mọi người giàu đều có thể mua những bức

tranh cao giá về Chúa Cứu Thế, nhưng mọi người Công Giáo,giàu sang hay hèn hạ, có địa vị hay người dân tầm thường đếucó thể tiếp nhận Đức Kitô trong lúc rước lễ. Thật hạnh phúc cóĐấng Cứu Thế ngự trong tâm hồn hơn là có ảnh Ngài trên tranhvẽ.

66. CHÚA HIỆN DIỆN HỮU HÌNHMột nhà truyền giáo đang giảng dạy cho một nhóm dân

da đỏ ở miền Tây Nam nước Mỹ về ý nghĩa và thực tại của sựrước lễ. Giữa nhóm thính giả có một bà già tỏ vẻ rất hoài nghi.

Bà hỏi cha:- Thưa cha, Cha đang cố giảng cho chúng con biết rằng

Thiên Chúa, vị Chúa vĩ đại, đến với chúng con trong lúc rướclễ, có đúng không ?

- Đúng như thế, -nhà truyền giáo trả lời.

Bà lắc đầu nói tiếp :- Điều ấy thật khó tin. Làm sao Chúa có thể đến với một bà già nghèo khó như con được?

Hai tuần sau, nhà truyền giáo trở lại dâng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đề tài của bài giảng hôm ấy là Chúa TrờiCao Cả đã chuẫn bị cho Maria được làm mẹ Ngôi Hai bằngcách ban cho Mẹ mọi ân sủng, trong đó có ơn được vô nhiễmnguyên tội. Lễ xong, người đàn bà già đến phòng thánh gặp nhà

truyền giáo với nét mặt hoan hỉ. Bà nói : “ Thưa cha, cách đâyhai tuần, cha đã giảng cho chúng con biết Chúa ngự vào lòngchúng con mỗi lần chúng con rước Chúa. Lúc ấy, con chưahiểu, chưa tin, nhưng giờ đây con đã hiểu. Chúa đã chọn mộtngười đàn bà như con để làm mẹ Ngài. Ngài đã sống trong dạMẹ được 9 tháng. Như vậy con đoán Ngài không nề hà chi đểđến sống với con trong khi con rước lễ”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 41: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 41/610

Truyện kể Giáo lý 41

67. NGƯỜI MẸ VÀ SỰ HY SINHChuyện xảy ra ở nước Mianmar (Miến Điện). Có lần nhà

truyền giáo Lawrence D.Mc Mahon đến thăm vùng truyền giáo

Thượng Miến Điện. Hôm ấy nhằm ngày Chủ Nhật, Cha dânglễ. Một người nữ rất đạo đức, tên Anna Labang Lu, không đếndự lễ được.

Chồng bà giải thích bà ở nhà chuẩn bị sinh đứa con thứnăm. Tối hôm đó, đứa bé sinh ra. Rạng sáng thứ hai, bà Anna đidự lễ. Bà cố gắng hết sức mình để đi con đường xuống dốc đếnnhà thờ.

Khi Linh Mụctrách nhẹ bà sao không ở nhà để giữ gìn sứckhỏe, bà trả lời:- Thưa Cha, Cha ở đây đâu được lâu ngày nên con muốn

đến rước Chúa ngự vào lòng.

68. PHƯƠNG THẾ TRÁNH TỘI LỖICác bí tích là những phương thế lớn để tránh tội.Chuyện

kể rằng thánh Philip neri gặp một người đến xưng tội,lần nào

củng xưng đi xưng lại một tội phạm theo thói quen.Cuốicùng,người ấy khóc lóc và nói là thất vọng vì

Không thắng được tội ấy.- Con không thể tránh được tội ấy, cha ơi.Thánh Philip hỏi:- Ngày nào con rước lễ,con có phạm tội đó không ?- Không, con nhớ là không.- Vậy, con hãy rước lể mỗi ngày nghe. Người ấy làm theo lời Cha,và bỏ được thói quen xấu.

69. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒNSau một thời gian dùng thuốc, người bệnh trung niên đến

gặp bác sĩ:- Xin bác sĩ cho tôi dùng thứ thuốc khác. Loại thuốc vừa

rồi tôi dùng không bớt bệnh.

Bác sĩ hỏi:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 42: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 42/610

Truyện kể Giáo lý 42

- Ông tuân theo lời chỉ dẫn trong toa không?- Thưa bác sĩ, có ạ. Tôi thoa vào ngực mỗi tối.Ông thoa vào ngực hả?

- Dạ đúng.Tại sao ông làm thế? Ông phải nuốt thuốc chứ. Ông hãy

nhìn kĩ vào nhãn chai: “Một muỗng canh, hai lần, mỗi ngày”.Muốn bệnh chóng lành, ông phải tuân theo đúng lời chỉ dẫn ấy.

Đó cũng là trương hợp các bí tích, nhất là Phép ThánhThể. Chúng ta cần rước lễ đều đặn, tiếp nhận Chúa ngự vàolòng thật, chứ không chỉ dữ lể nghi bề ngoài. Có như thế, Chúamới ngự thật trong lòng ta, và ban nhiều ơn ích cho linh hồn ta.

70. TẠ ƠN SAU THÁNH LỄThánh Philip Neri dâng lễ tại nhà thờ nọ một thời gian.

 Ngài nhận thấy có một thanh niên có thói quen rời nhà thờ saukhi anh ta rước lễ. Một buổi sáng, vị thánh sai hai em giúp lễcầm hai đèn nến thắp sáng, đi theo người thanh niên. Người nầyhỏi hai em giúp lễ làm thế có ý nghĩa gì.

Hai em trả lời: “Cha Philip bảo chúng tôi hộ tống anh đếntận nhà anh”.Anh vội trở lại gặp vị thánh hỏi lý do. Thánh Philip giải

nghĩa.- “Khi Linh Mụcmang Mình Thánh Chúa, có hai em giúp

lễ đi hộ tống hai bên để tỏ lòng tôn kính Thánh Thể. Anh cũngđang mang Chúa trong lòng, nên cần người hộ tống anh.

Kể từ đó, người thanh niên biết ở lại nhà thờ để tạ ơn

Chúa sau Thánh Lễ

71. THÁNH HLÊRÔNIMÔ RƯỚC LỄKhi thánh Hlêrônimô sắp sữa rước lễ trong đời, Ngài thấy

trước mặt Ngài có hai hình ảnh: một bên là sự cao trọng củaChúa, một bên là sự hư không của Ngài. Thấy vậy, Ngài thốtlên:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 43: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 43/610

Truyện kể Giáo lý 43

“Lạy Chúa, biết bao vinh dự Chúa đã dành cho con, Chúađã hạ mình ngự xuống trong lòng con như thế sao? Không, LạyChúa, con không đáng được như vậy. Xin Chúa xa lánh con là

kẻ tội lỗi”.Một danh họa đã vẻ cảnh tượng rất đẹp và có ý nghĩa.

Chúng ta có thể vẽ cảnh này trên tường linh hồn mình.

72. TRONG TRẠNH HUỐNG CUỘC ĐỜIVào một buổi chiều hè tháng bảy nóng nực, tôi dừng lại

thăm một bà già người Ai-len. Bà đang uống trà nóng. Khi tôinói rằng tại sao bà uống trà lạnh vào buổi chiều nóng như thếnày, bà đáp:

- Thưa Cha, người Ai-len chúng con luôn luôn uống trà.Khi lạnh, khi nóng, chúng con uống trà. Lúc bệnh hoạn, khikhỏe mạnh, chúng con uống trà. Khi yếu đuối, lúc mạnh bạo,chúng con uống trà.

Trên đường về, tôi cứ suy nghĩ rằng người Công Giáo cóthể tuân theo lời chỉ dẫn trên đối với Phép Thánh Thể. Bạn đau

yếu ư? Bạn mạnh khỏe? Hãy san sẽ lương thực giúp giúp chữa bệnh tinh thần và giữ linh hồn mạnh khỏe trong thân xác trángkiện. Đức Kitô luôn muốn san sẽ với bạn những niềm vui vànổi buồn của đời bạn.

73. THỐNG KÊ RƯỚC LỄ Người ta đã thống kê số sinh viên rước lễ tại Đại học Đức

Bà (Hoa Kỳ). Kết quả như sau:- ¾ tổng số sinh viên rước lễ ít nhất mỗi lần mỗi tuần lễ.- ½ tổng số sinh viên rước lễ hàng ngày.- 70% xưng tội hai tuần một lần.- 36% lần chuổi mân côi mỗi ngày.- 11% lần chuỗi mỗi lần một tuần.Qua bản thống kê, chúng ta thấy rằng sự kết hợp với Chúa

và Đức Mẹ của sinh viên Đại học Đức Bà chính là nguồn suối

 phổ biến tinh thần sống đạo và học giỏi cho vùng lân cận.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 44: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 44/610

Truyện kể Giáo lý 44 

74. MIỆNG ĐỂ LÀM GÌ?Vị Linh Mụcđang dạy giáo lý vỡ lòng cho một nhóm trẻ

em. Để giải thích từng cơ phận mục đích từng cơ phận con

người, Ngài đặt nhiều câu hỏi liên quan để các em tập suy nghỉđể trả lời. Một trong các câu hỏi là.

- Chúa cho chúng ta miệng để làm gì?Có em trai đáp: “Để ăn”.Có em gái đáp: “Để nói chuyện”.Mỗi em trả lời mỗi cách. Nhưng câu trả lời tuyệt đẹp nhất

là của bé Margaret:

“Để rước lễ Chúa vào lòng”.75. HẠNH PHÚC SAN SẺBà Ann Nichols, tác giả vỡ kịch nổi tiếng Abie’s Irish

Rose, vở kịch rất thành công trên sân khấu New York, đã trở lạiđạo Công Giáo. Khi bà rước lễ lần đầu, đứa con trai 10 tuổi của bà đã là người Công Giáo trước bà, nói với bà:

“Con phải nói với mẹ là con hạnh phúc biết bao, khi cuối

cùng khi thấy mẹ san sẻ một Chúa nhân từ với con.

76. NHỚ LẠI KỈ NIỆM BAN ĐẦUSau khi người mẹ qua đời, con cái tụ tập về nhà để lo đám

tang và xếp đặt việc nhà. Đó là một công tác buồn đau. Betty làcon gái trẻ nhất nhưng lơ là việc đạo nhất. trong thực tế, đã lâunàng không chịu các bí tích, nên rất trể nãi việc đạo đức.

Khi nàng lục soát các ngăn tủ trong phòng ngủ của mẹ,nàng chú ý đến hộp được bao bọc cẩn thận, có dây nơ cột thậtđẹp. Nàng mở chiếc hộp. Trong chiếc hộp có nhiều lớp giấy bao bọc một gì đó. Nàng cẩn thận mở từng lóp giấy ra, và cuốicùng là một vật quý giá. Đó là chiếc áo thời trẻ của nàng códính hàng chữ: Chiếc áo rước lễ vở lòng của Betty”.

Thoạt đầu, nàng muốn cất chiếc áo nơi khác, nhưng ơnChúa tác động ngay. Nàng vùi đầu vào chiếc áo và khóc thổn

thức như kẻ có tội khóc lóc. Nàng chạy ra gặp các anh chị và

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 45: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 45/610

Truyện kể Giáo lý 45

nói: “Em đoán các chị xấu hổ vì em như má đã xấu hổ. Biết baolần má khuyên nhủ em siêng năng lãnh nhận các bí tích, nhưngem đã không vâng lời má, thì nay má đã qua đời, em cần làm

cho má vui lòng. Chắc má hy vọng có ngày em tìm ra chiếc áonày và chú ý đến nó. Chắc má đã cầu nguyện nhiều để nó biếnđổi đời em. Vâng, niềm hy vọng và lời cầu nguyện của má đãđược đáp lời. Em của các chị sẽ sống đời mới khác hơn đời hưhỏng hiện tại. Em muốn tìm lại niềm vui của ngày rước lễ lầnđầu.

77. BÉ NILLIE CỦA CHÚA Ngày 2 tháng 2 năm 1908, Bé Nellie qua đời ở Cork,

nước Ai-len. Mặc dầu bé mới được 4 năm 5 tháng, bé đã rướclễ 32 lần. Đó là một trường hợp đặc biệt, vì chưa có em bé nàođược phép rước lễ ở độ tuổi ấy. Khi mới lên 4 tuổi, Bé Nellieđã xin phép được rước lễ. Một Linh Mụchỏi bé:

- Rước lễ là gì hở con?- Là rước Chúa –Bé trả lời nhanh nhẹn – Chính Chúa làm

cho mọi người hạnh phúc.Giám Mục ban phép cho em được rước lễ ngày mai. Béluôn miệng nói: “Con sắp rước Chúa vào lòng vào lòng con!Con sắp rước Chúa vào lòng”.

Cả một đêm bé không ngủ, luôn nói với vú nuôi: “Conmuốn Chúa! Con muốn Chúa!”.

Bị đau yếu từ nhỏ và tàn tật, cho nên bé luôn luôn đauđớn trong người. Thế rồi sáng ngày mồng 6 tháng 12 năm 1907

lại đến. Sau thánh lễ chung. Bé được mang vào nhà thờ trênmột ghế có gối dựa, mặc áo trắng. Trang nghiêm và điềm đạm bé cúi đầu cho đến khi Linh Mụcmang trong Mình Thánh Chúađến. Bé ngẩng đầu lên, há miệng nhỏ ra và rước lễ. Đầu bé ngảvào gối. Các nữ tu tưởng em bị đau, nhưng lòng yêu mến ChúaKitô đã làm em ngất ngây, sung sướng quá dỗi. Niềm vui nầy.Bé có kinh nghiệm được 23 lần trong vòng 3 tháng kể từ lần

rước lễ đầu đến lần rước lễ cuối.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 46: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 46/610

Truyện kể Giáo lý 46 

78. RỬA TỘI ĐỂ RƯỚC LỄỞ miền truyền giáo Maryknoll bên Philippines, một nữ tu

đang chuẩn bị lớp giáo lý vỡ lòng. Năm mươi em sẵn sàng cho

ngày trọng đại, nhưng chỉ có 48 em nộp chứng chỉ rửa tội chonữ tu. Còn hai chị em ruột Margarita và Asuncion không cóchứng chỉ rửa tội. Nữ tu bảo các em cầu Chúa Giêsu giúp tìmđược chứng chỉ rửa tội, bởi vì Ngài muốn các em tiếp nhận Ngài nhiều lần hơn các em muốn tiếp nhận Ngài.

Đêm trước ngày rước lễ,có tiếng gõ cửa ở tu viện các nữtu. Đó là tiếng gõ cửa của bà mẹ hai em bé. Bà thú nhận là các

em chưa được rửa tội. Phần bà, thì đã được rửa tội, nhưng chưarước lễ lần nào. Bà nói thêm:“Chúng tôi không có linh mục. Tôi phải học giáo lý với

các em nhỏ. Nhưng tôi đã quá già để rước lễ lần đầu”. Nữ tu trả lời : “Không ai được cho mình là già để rước

Chúa ngự vào lòng”.Tiếp đến, bà thú nhận là vợ chồng bà chưa làm lễ cưới, vì

họ sống quá xa nhà thờ. Nữ tu sắp xếp công việc với Cha Sở.

Và kết quả là hai vợ chồng làm lễ cưới tại nhà thờ, hai em gáiđược rửa tội, và sáng hôm sau cả gia đình hân hoan cùng nhaurước lễ lần đầu trong đời.

79. NAPOLEON DẠY GIÁO LÝVài năm sau khi Napoleon qua đời, Đức Tổng Giám Mục

giáo phận Bordeaux (Pháp) người mời đi thăm một người đàn bà hấp hối, con gái của một vị tướng người Pháp. Câu truyệncủa bà là Ngài bùi ngùi xúc động. Bà nói tôn giáo và niềm tinCông Giáo như một báu vật đối với bà. Khi Đức Tổng GiámMục hỏi bà là ai đã dạy giáo lý cho bà, bà trả lời:

-Hoàng đế Napoleon đã đích thân dạy giáo lý cho con.Lúc con lên 10 tuổi, con và gia đình sống trên đảo St Helena.Một ngày nọ, Hoàng đế cho gọi con tới, nắm tay con và bảo:“con sắp sữa gặp nhiều gian nguy lớn trong cuộc đời. Làm sao

con có thể vượt qua nổi những gian nguy ấy? Nếu con không có

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 47: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 47/610

Truyện kể Giáo lý 47 

 bề sâu tôn giáo? Ta sẽ thay mặt cha mẹ con để giúp con nghĩavụ này. Vậy kể từ ngày mai con hãy đến đây, và Ta sẽ dạy con bài học đầu tiên”.

Trong hai năm liên tiếp, nhiều lần mỗi tuần, Hoàng Đế đãdạy giáo lý cho con, mỗi lần dạy, Ngài bảo con đọc to tiếng, và Ngài cắt nghĩa cho con. Khi con bắt đầu học bài thứ 30. HoàngĐế nói với con: “Ta nghỉ rằng con đã được huấn luyện tạm đủ.Con sẽ được rước lễ vở lòng sớm. Ta sẽ cho mời Linh MụctừPháp đến. Ngài sẽ giúp con rước lễ lần đầu, và giúp ta chuẩn bịqua đời”. Hoàng Đế sẽ giữ đúng lời hứa ấy.

80. GẦN BÊN CHÚAKhi thánh nữ Maragaret thành Passi lên 4 tuổi, Ngài có

thói quen hay chạy đến với mẹ sau khi mẹ đi lễ và rước lễ về,ôm choàng lấy mẹ và thỏ thẻ:

- Con muốn được ở gần bên Chúa.

81. TẶNG VẬT QUÝ BÁU

Đã nhiều tuần qua, các nữ tu dạy lớp giáo lý vỡ lòng chotrẻ em. Ngày mai là ngày trọng đại, các em sẽ rước Chúa lầnđầu. các nữ tu gợi ý cho các em là mỗi em tặng cho Chúa mộtmón quà tùy theo các em thích, bởi vì Chúa đã tự hiến mình đểnuôi các em, nên các em cần tỏ ra biết ơn Chúa.

Buổi tối ngày rước lễ, hai nữ tu trang hoàng bàn thờ vàchuẩn bị quần áo cho các em. Các nữ tu rất ngạc nhiên thấy ở  bàn rước lễ có một con búp bê bằng vải, tuy đã cũ vì đã dùngnhiều, tuy không đẹp lắm, nhưng đúng là gia tài quý của em bégái nào đó, và bé gái muốn dâng Chúa đồ chơi quý nhất củamình.

Hỡi các em nhỏ, Chúa Giêsu không muốn con búp bê bằng vải xinh, hay trái banh đẹp của các con, nhưng Ngài muốnquả tim của các con. Đó chính là tặng vật quý báu của các conmà Ngài mong muốn. Hãy dâng Chúa trọn tâm hồn các con khi

Chúa đến với các con trong ngày rước lễ vỡ lòng.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 48: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 48/610

Truyện kể Giáo lý 48

82. KHÔNG ĐƯỢC NGĂN AI RƯỚC CHÚAChúa đã nhiều lần giáng phạt những người ngăn cản

người khác rước lễ. Có một bà chế nhạo thánh nữ Catarina

thành Xiêna hay di rước lễ, bị ngã lăn ra chết trên đường vềnhà và chết ngay không kịp được xức dầu thánh. Một bà khácđã xúc phạm kiểu ấy, bị điên ngay lập tức.

Có những lúc Chúa chỉ phạt cảnh cáo. Trường hợp thánhnữ ludgardis ham thích rước lễ thường xuyên, nhưng mẹ bề trêncấm đoán thánh nữ vâng lời. còn mẹ bề trên ngã bệnh. Mẹ suynghĩ nhiều và đoán đây là hình phạt của Chúa vì đã cấm thánh

Ludgardis rước lễ thường xuyên, mẹ liền rút lại lệnh cấm và lậptức mẹ được khỏi bệnh.Chúng ta không thể nghi ngờ việc Chúa phạt nghiêm khắc

những kẻ ngăn trở người khác rước lễ - bằng mệnh lệnh, nhạocười hoặc bất cộng tác. Đằng khác, Chúa sẽ thưởng công nhữngngười khuyến khích và giúp đỡ kẻ khác đến với bàn tiệc thánhcủa Ngài.

83. TẠI SAO SIÊNG RƯỚC LỄ Nếu có ai hỏi tại sao bạn rước lễ thường xuyên, bạn hãy

dùng câu trả lời sau đây của thánh Phanxico thành Sales để đáplại:

“nếu họ hỏi bạn tại sao bạn rước lễ thường xuyên, bạn hãykể cho họ nghe có hai hạng người cần rước lễ thường xuyên: Người trọn lành để càng tiến trong sự trọn lành, người chưatrọn lành để đạt sự trọn lành; kẻ mạnh khỏe khỏi trở nên yếu,và kẻ yếu được trở nên mạnh khỏe; Người bệnh hoạn đượcchữa lành, và người lành bệnh thoát khỏi bệnh hoạn. Bạn nóivới họ rằng, bởi vì bạn chưa trọn lành còn yếu đuối và bệnhhoạn, nên bạn cần rước lễ thường xuyên.”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 49: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 49/610

Truyện kể Giáo lý 49

84. Ý NGHĨA SỰ RƯỚC LỄTrong chức vụ Thủ Tướng nước Anh, thánh Thomas

More bận rộn suốt ngày với công việc. Dẫu thế, sáng nào Ngài

cũng đi dự lễ và rước lễ. Một người bạn hỏi Ngài sao khôngdùng thời giờ ấy cho công tác, Ngài đáp:

- “Các lý do bạn muốn mình xa rời thánh lễ cũng là nhữnglý do làm cho mình cảm thấy cần thường xuyên dự lễ. Mìnhcần giải trí nhiều, và nhờ rước lễ mình cảm thấy khỏe khoắn.Mỗi ngày mình bị cám dỗ phạm tội nhiều lần, và nhờ rước lễmình thắng vượt được. Mình có nhiều công tác nặng nề cần giải

quyết, nên mình cần ánh sáng và sức lực để giải quyết tốt. Nhờ sự rước lễ mình đã làm được tất cả.”

85. YÊU CHÚA THẾ NÀOKhi viết tiểu sử thần Andre, người Canada, Linh

MụcBoudreau ghi lại một giai thoại giúp ta hiểu tình mếnChúa đích thực là gì.

Có lần, thầy Andre hỏi một khách du lịch;

- Bạn mến Chúa không?Lẽ dĩ nhiên, người khách trả lời:- Đâu là dấu hiệu bạn mến Chúa? Chẳng hạn, bạn rước lễ

thường xuyên không? Một lần mỗi tuần? Một lần mỗi tháng?- Thưa thầy lâu lâu một lần, đủ chưa, thầy?- Nếu bạn có người thân thiết bạn có thể cả tuần, cả tháng

không đi thăm bạn chăng? Bạn không có chuyện gì để kể, để tỏlòng mến bạn bè chăng? Bạn đã làm được việc hy sinh nào choChúa Giêsu, Đấng đã chết trên Thập Giá để cứu chuộc chúngta? Nếu chúng ta chỉ biết thật sự yêu mến Chúa?

 Nước mắt chảy dài trên đôi má già của người Môn Đệmới thánh Giuse. Bằng mẫu tượng như thế, thầy Andre diễn tảlòng yêu mến Chúa Giêsu đến tận cùng và ước mong tất cả mọingười đều tỏ lòng yêu mến Chúa thiết tha và thân mật.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 50: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 50/610

Truyện kể Giáo lý 50

86. ĐẾN LẦN XƯNG TỘIMột nhà truyền giáo ở Ấn Độ phải vượt chặng đường dài

nóng nực để đến điểm truyền giáo. Khi đến nơi, Ngài thấy

người ta đã sắp hàng dài để đợi xưng tội. Nhà truyền giáo ngồivào tòa giải tội. Trời rất oi nóng, nên người luôn lau mồ hôitrán. Một bà già tiến đến, và trước khi xưng tội, bà ném mộthòn đá nhỏ dưới chân nhà truyền giáo.

 Ngài tự hỏi: “Không hiểu dưới đất có cái gì đây?” Người ta tiếp tục xưng tội và ai cũng ném một hòn đá nhỏ

dưới chân vị linh mục. Giải tội xong, Cha đứng dậy và tìm hiểu

sự việc. Trong phòng thánh có một giáo viên và vài người bạn.Cha chỉ tay về đống đá và hỏi: “Người ta xếp đá để làm gìthế?” Người giáo viên trả lời: “Con tưởng Cha biết rồi chứ. Sốđá đó dùng để đếm bánh lễ cho thánh lễ hôm nay”.

Ở các cứ điểm truyền giáo, Linh Mụckhông giữ MìnhThánh ở Nhà Tạm được, vì Ngài chỉ ở đó từ một tới hai ngày.Cho nên Ngài thánh hiến Mình Thánh đủ số người rước lễ màthôi. Giáo hữu muốn dễ dàng công tác đếm đầu người, nên ném

đá xuống chân vị linh mục, để tính số người rước lễ.

87. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNGMột lần nọ, Chúa hiện ra với nữ tu Paula ở Napoli (bên

Ý). Hai tay Ngài cầm hai bình thật đẹp, một bình bằng vàng,một bình bằng bạc. Nữ tu Paula ngạc nhiên vì chưa hiểu ýnghĩa của hai bình. Chúa giải thích cho bà: “Này con, Cha lưugiữ những lần con rước lễ thật trong bình vàng và những lầncon rước lễ thiêng liêng trong bình bạc.”

88. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG CÁCH NÀOThánh Leonardd ở cảng Maurice nói về cách rước lễ

thiêng liêng như sau:Con hãy ăn năn thống hối, có lòng ước ao và tưởng tượng

Đức Mẹ hoặc Thiên Thần bản mệnh cho con rước lễ, vì khi

rước lễ con thưa với Chúa thế này

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 51: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 51/610

Truyện kể Giáo lý 51

“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, đến trong tâm hồn nghèohèn của con. Xin Chúa hãy đến để thỏa mãn mọi ước vọng củacon; Xin Chúa hãy đến để thánh hóa hồn con; Lạy Chúa Giêsu

rất dịu hiền, xin hãy đến!”Sau đó, hãy ở lặng yên với Chúa, thờ lạy và tạ ơn Ngài.

Phương thế này sẽ mang lại cho linh hồn niềm vui sự dịu ngọt,đầy ân sủng Chúa ban.

89. ƯỚC AO RƯỚC CHÚACác sách xưa kể rằng: Các hiệp sĩ thời Trung Cổ khi hấp

hối trong chiến trận, không thể rước Chúa được đã ngắt một lácỏ và đưa vào miệng mình, như một dấu hiệu lòng ước ao rướcChúa ngự vào lòng trước khi qua đời.

90. CHÚA NGỰ TRONG HÌNH BÁNHĐức Giám Mục Matthen Smith (Hoa Kỳ) kể câu chuyện

sau đây:Cách đây ít ngày tôi đã nghe một câu chuyện xảy ra ở một

thành phố mỏ vàng miền tây vào đầu thế kỷ XX. Câu chuyệnchứng tỏ một thiếu nữ rất mến mộ phép Thánh Thể và Chúaluôn hiện diện ở Chúng ta. Một bà già sống đơn độc, chồng conđã chết, bà bị ốm nặng. Người láng giềng nhờ một thiếu nữ đến báo cho Cha Sở.

 Người thiếu nữ, trước đây học trường đạo và biết giáo lý,đợi dẫn Cha Sở đi đến nhà bà bị bệnh.

Hai người lên đường, Cha Sở dữ thinh lặng vì Ngài đangmang Mình Thánh Chúa. Nhưng cố gái nói: “Thưa Cha, thật làlạ lùng Chúa tự hiến để đến với chúng ta trong phép ThánhThể, phải không Cha. Nhiều lần con thấy Chúa được mang đếncho bệnh nhân ở đây. Vị Linh Mụckhông thể làm việc này, nếuChúa không ngự trong hình bánh. Thưa Cha, con nghĩ rằng mộttrong những lý do chính để Chúa ngự thật trong hình bánh làChúa muốn Linh Mụcmang Chúa đến cho người bệnh”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 52: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 52/610

Truyện kể Giáo lý 52

Ông già kể tôi nghe chuyện trên lúc bấy giờ là một thanhniên và sống gần đó. Chính ông đã nghe rõ câu chuyện. Ôngnói ông và vị Linh Mụcđã khóc vì niềm hân hoan do câu nói

của cô gái thốt ra.Câu chuyện thật đẹp, thật ý nghĩa, phải không, bạn?.

91. RƯỚC LỄ KHÔNG NÊNTrong một cố gắng quyến rủ thanh niên gia nhập bang

cướp, bọn cướp đã tìm mọi cách để làm hư hỏng người thanhniên này. Anh ta chỉ tham gia các vụ cướp nhỏ, còn các vụ lớnnhư cướp ngân hàng, giết người, anh ta không thể mạnh dạntham gia được. Bọn cướp bàn nhiều cách để thuyết phục anhta. Kẻ thì bảo cho anh ta nghiện rượu, kẻ thì nói cho anh ta mêgái, người thì bảo cờ bạc, khủng bố, dụ dỗ sẽ làm hư đời anh ta. Nhưng kẻ có kinh nghiệm nhất bọn chỉ có một cách kiến hiệuhơn hết, đó là cho anh ta rước lễ không nên, sau đó anh có thểlàm mọi điều xấu xa.

92. BÁNH NUÔI SỐNGKhi viết cuốn thứ hai về hộ giáp chống bè rối Mani-cheans, thánh Âucutinh viết rằng bánh mì nuôi sống con người,nhưng giết chết chim, diều hâu. Trong cách tương tự, phépthánh thể nuôi sống con người biết dùng lí trí, biết yêu mến tôntrọng mình Đức Ki tô trong khi rước lễ. Nhưng những ai đếnvới mình Chúa như những chim diều hâu, gian xảo, oán hờn,đầy dục vọng, kêu căng sẽ bị chết.

93. TỘI PHẠM SỰ THÁNHVào thế kỉ thứ IX, Chúa đã phạt Lothare (vua nước Pháp)

cách nhãn tiền vì tội phạm sự thánh. Giống như vua Henry thứ8 của nước Anh, vua Lothare đã li dị vợ hợp pháp của ông đểcưới bà Valrade mà ông yêu say mê. Đức Giáo Hoàng Adrianđã ra vạ tuyên thông cho ông và có vẻ hối hận vì lỗi của mình.

Vua đến Rô ma, trình với Đức Thánh Cha là ông đã dứt bỏ mối

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 53: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 53/610

Truyện kể Giáo lý 53

quan hệ với tội lỗi và bà hoàng kia. Đức Thánh Cha tưởng ôngthành thật nên giải vạ cho ông, và chính Ngài đã cho phép vuavà đoàn tùy tùng rước lễ, như một dấu hiệu sự hòa giải với

Giáo hôị. Sáng hôm sau Đức thánh cha dâng lễ, và lúc chuẩn bịrước lễ Ngài cầm Mình Thánh Chúa giơ về phía vua và nói:“Nếu con chân thành bỏ dứt khoát bà hoàng Valrade, con hãytiến đến bàn thánh rước Chúa vào lòng. Nhưng nếu con khôngthành thật, con đừng rước Chúa cách bất xứng, vì như thế làcon phạm sự thánh, con sẽ phải ăn và uống án phạt của Chúa”.Quay về phía đoàn tuỳ tùng của vua, Ngài nói: “Nếu các conkhông đồng tình và không tham dự vào tội lỗi của nhà vua,Mình Thánh Chúa sẽ là đảm bảo cho đời sống bất diệt của linhhồn các con”.

Một số dự lễ nghe Đức Thánh Cha nói thế, đã không dámrước lễ. Nhưng nhà vua và đa số đoàn tùy tùng đã rước lễ, tựmình mang án phạt của Chúa. Một thời gian ngắn sau đó, vuaLothairen trở về Pháp, khát khao sớm gặp lại người đàn bà vuađã say mê, nhưng ông đã bị Chúa giáng phạt khi mới bắt đầu

lên đường. Ở Luka, vua và đoàn tùy tùng bị đau sốt rét, một sốlớn bị chết. Tóc, móng tay, cả da nửa, bị tróc ra, và có lửa bêntrong người thêu đốt họ. Nhiều kẻ chết ngay trước mặt nhà vua.Chỉ có những người không rước lễ là được bình an mạnh khỏe.Vua Lothaire chai lì vì phạm sự thánh và dục vọng đam mê, cốtiếp tục cuộc hành trình, nhưng cuối cùng tay và chân nhà vuarụng rớt ra khỏi người, ông bị chết một cách thảm hại màkhông có chút hy vọng ăn năn hối cải.

94. NEWMAN TRỞ LẠI ĐẠOKhi biết Đức Hông Y Newman sắp trở lại đạo Công Giáo,

các bạn bè của Ngài luôn khuyến dụ Ngài từ bỏ ý định điên rồấy. mọi lý lẽ đều bị Ngài từ chối. Bạn bè cứ khuyến dụ đến phút cuối cùng. Có người đưa mồi nhử cám dỗ sau hết như sau:

- Ngài nghĩ lại xem. Chức vụ của Ngài hiện nay rất cao

trọng, đem lại lợi tức hàng trăm thật nhiều. Nếu Ngài quyết

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 54: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 54/610

Truyện kể Giáo lý 54 

định trở lại đạo Công Giáo, Ngài sẽ mất lợi tức hàng năm là4000 ngàn bảng Anh (tương đương với 20.000 dolaa).

Họ tưởng Ngài sẽ bị lụng lạc, nhưng họ lại bị Ngài lụng

lạc bằng câu nói tuyệt vời:- Bốn ngàn bảng Anh làm sao sánh bằng một lần rước lễ

được.Đức Hồng Y Newman (1801-1890) là một nhà thần học

lớn và một nhà văn có uy tín của nước Anh vào thế kỷ 19.

95. XỨNG VÀ BẤT XỨNGMột ngày kia thánh Linh MụcPiammon thấy một thị kiến.

Khi Ngài đang dâng lễ, Ngài trông thấy một Thiên Thần đứng bên cạnh bàn thờ, tay cầm quyển sổ và cây viết. Đến lúc chuẩn bị cho bổn đạo rước lễ, Ngài thấy Thiên Thần mở sổ ra chuẩn bị, và lúc Ngài cho rước lễ, Thiên Thần đi theo Ngài, ghi tênrất nhiều người trong số người rước lễ, có những kẻ khôngđược ghi tên. Lễ xong, Ngài hỏi Thiên Thần sao có người đượcghi tên, có người thì không. Ngài nói tiếp: “Tôi thấy có những

người đạo đức nhiệt thành, nhưng không được Ngài ghi tên”.Thiên Thần đáp: “Tôi có nhiệm vụ ghi tên những ngườirước lễ xứng đáng. Còn quỷ Satan ghi tên những kẻ bất xứng,khi lời buộc tội khi họ ra trước tòa phán xét. Của Chúa Kitô. Những người nầy, tôi không ghi tên, và những kẻ Cha nghĩ lànhiệt thành sốt sắng chính là những người giả hình tìm cách chegiấu niềm tin của họ; nhưng trong ngày phán xét mọi hành vixấu xa sẽ bị bộc lộ cho toàn thế giới biết rõ”.

96. ĐỂ GẶP CHÚAĐể kỷ niệm ngày thành lập giáo phận Buffalo ở Hoa Kỳ

tổ chức Đại Hội Thánh Thể từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 9năm 1947. Trong dòng người đông đảo đến xem cuộc rước kiệu bế mạc ở Delaware Park có một bé trai lên 5 tuổi. Em chăm chúnhìn đoàn người rước kiệu cách say mê đang đi qua trước mắt

em. Có người hỏi em tại sao em chăm chú đến thế, em trả lời:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 55: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 55/610

Truyện kể Giáo lý 55

- Con đến để gặp Chúa.Đúng thế, một trong các lý do chúng ta tham dự các đại

hội Thánh thể là “để gặp Chúa”.

97. GIỜ THÁNH VÀ ƠN KÊU GỌICách đây hơn 100 năm, ở nước Anh, có một bà mẹ và 13

người con trở lại đạo Công Giáo. Để tạ ơn Chúa nâng đỡ đờisống mới trong đức tin Công Giáo, bà dâng Chúa toàn 13 đứacon để phục vụ Chúa. Suốt 20 năm trời, mỗi ngày bà ChầuThánh Thể mỗi giờ khấn nguyện Chúa ban ơn thiên triệu chonhững người con của bà, kết quả là 5 đứa con gái đều là nữ tuvà 6 trong số 8 con trai trở thành linh mục, có 3 vị trở nênGiám Mục và một vị là Hồng Y.

Bà là ai? Bà tên là Vaughan. Xin nói thêm, bà đã cầunguyện trong 7305 giờ cho ơn thiên triệu của con cái mình.

98. NỖI HAM MUỐN THỜ PHƯỢNGVào một ngày thứ năm Tuần thánh, dân cư ở thành phố

miền Bắc nước Mêhicô ước ao có một nhà tạm trong nhà thờ đểchầu Chúa. Họ chọn một bé trai 10 tuổi mặc áo quần màu trắngcho em, cả giày, vớ, nịt đều màu trắng. Một số người trang bịvũ khí đi cùng em bé trong một xe hơi qua Hoa Kỳ. Tại HoaKỳ, Cha xứ sở tại trao mặt nhật có Mình Thánh Chúa cho em bé và cả đoàn xe trở về lại về nhà thờ. Hai em giúp lễ xônghương, và cả cộng đoàn thiếu Linh Mụcđã ca hát, thờ lạy, cầunguyện suốt ngày. Khi chiều đến, em bé mang Mình ThánhChúa, và cùng đoàn người bảo vệ lên xe hơi trở lại Hoa Kỳ để bàn giao lại cho Cha xứ.

99. VUA CÁC VUAVua Victor Emmanuel nước Ý có một biệt thự đồng quê ở 

Raccorrigi. Dân chúng vùng chung quanh ít biết mặt vua, nênvua thường đi dạo mà không ai biết. Một lần kia vua đi dạo và

rất khát nước, vua dừng lại xin của một bà già đang vắt sữa bò

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 56: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 56/610

Truyện kể Giáo lý 56 

một ly sữa bò để uống. Bà đáp: “Tôi không thể cho ông uốngthứ này được, nhưng nếu ông trông coi con bò cho tôi, tôi chạyvề nhà lấy nước giải khát cho ông”.

 Nhà vua trong coi con bò cho đến khi bà già trở lại, taycầm một ly sữa mát lạnh. Khi vua hỏi dân làng bà đi đâu hết cả, bà nói:

- Ồ, họ chạy đi xa để hy vọng thấy mặt nhà vua!- Nhưng sao bà không đi? Bà không muốn nhìn thấy vua

sao?- Tôi phải ở nhà để trong coi nhà cửa.- Tốt, Tôi là vua đây. Bà đã được nhìn thấy vua mà không

cần rời bỏ công việc của mình.Bà cứ nghĩ là ông nầy đùa giỡn, cho đến khi nhà vua đặt

vào tay bà một đồng tiền vàng, và chứng minh đích thực ông làvua Victor Emmanuel, bà mới tin.

100. CON THUYỀN HỘI THÁNH Năm 1862, thánh Bon Bosco có một thí kiến. Ngài trông

thấy chiếc thuyền của Thánh Phêrô bị nhiều tàu bè địch đe dọatrên biển cả. Khi chúng sắp chiến thắng thuyền của Phêrô, cóhai trụ cột hiện ra trên biển. Một trụ có hình phép Thánh Thể vàdòng chưx “Salus Credentium” (sự cứu rỗi các kẻ tin). Trụ kaicó hình Đức Mẹ Maria và dòng chữ “Auxilium Christianorum”(Đấng phù hộ người Công Giáo). Ánh sáng tỏa ra từ hai trụ cộtấy đã làm cho binh lính Đức Giáo hoàng thêm sức mạnh, vàniềm tin làm cho quân thù khiếp sợ. Tàu thuyền quân địch chạy

nhốn nháo, hỗn độn, bị chìm hoặc chạy trốn nơi khác.Có 3 thứ tình yêu - Yêu Chúa trong phép Thánh Thể và

yêu mến Đức Bà – là bảo chứng của mọi vị thánh. Đó là nhữngĐấng phù hộ chính của Giáo Hội Công Giáo, là ánh sáng tronđại dương cuộc đời, là ngọn đèn soi chiếu con đường đi củangười tín hữu và làm mù mắt những kẻ chống đối.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 57: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 57/610

Truyện kể Giáo lý 57 

101. CON THỜ LẠY MÌNH THÁNH CHÚAỞ Rimini (Italia), vào thế kỷ 13, có một người lạc giáo

nổi tiếng tên là Benipiglio.Bằng nhiều bằng chứng minh rảnh

ma, ông đã lôi cuốn nhiều người không tin vào sự hiện diệnthực thể của Chúa trong Phép Thánh Thể. Khi thánh ANTÔNthành Padua đến thăm thành phố Rimini năm 1225, Ngài cónghe nói về con người lạc giáo ấy. Ngài gặp ông ta và haingười cãi lý với nhau. Ông bèn đòi Ngài cho ông thấy mộtchứng minh cụ thể rõ rang. Ông giam đói con lừa 3 ngày, sauđó thánh ANTÔN đưa Mình Thánh Chúa đến mặt con lừa, còn

ông lạc giáo để trước mặt con vật một thùng lúa mạch; nếu conlừa ăn lúa mạch thì ông ta thắng cuộc. Ngày thứ ba, cả dân làng tụ tập về công trường để tận mắt

chứng kiến sự việc. Người ta đưa con lừa ra đứng giữa côngtrường, trước mắt nó là thùng lúa mạch; cùng lúc ấy rước MìnhThánh Chúa đặt trong hào quang đến. Con vật bị đói đứng nhìnthùng lúa mạch chốc lát, nhưng nó không ăn, rồi nó cúi đầutrước Mình Thánh Chúa và quỳ cả bốn chân để thờ lạy Chúa

nữa.Dân chúng hò reo vang trời. Ngày hôm ấy, ông Benipigliovà một số đông người hoài nghi đã trở lại đạo Công Giáo.

102. CÙNG NHÀ VỚI CHÚAĐức Giám Mục Curtis giáo phận Wilington và Đức Hồng

Y Newman là hai người bạn thân thiết. Cả hai trước kai là AnhGiáo, sau đã trở lại Công Giáo. Một bữa nọ, Đức Giám Mụcđến thăm Đức Hồng Y. Trong câu chuyện, Đức Hồng Y cho biết Ngài được đặc ân của Tòa Thánh để giữ để giữ MìnhThánh Chúa trong nhà Ngài ở. Ý nghĩ Thiên Chúa ở với các Ngài trong cùng một nhà để xây cảm xúc nhiều cho Đức GiámMục, nhưng khi Đức Hồng Y mời Ngài ở lại đêm với mình, Ngài từ chối và nói: “Con sẽ không chợp mắt được tí nào trongđêm, nếu con nghĩ và biết rằng Chúa đang ở cùng một cha xứvơi con”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 58: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 58/610

Truyện kể Giáo lý 58

Bạn hãy nhìn gương của các đấng thông minh đạo đức ấy:Các Ngài đã tin điều bạn và tôi đang tin, là tin rằng Đức Giêsuhiện diện thực thể trong mỗi nhà thờ Công Giáo. Chúa ở cùng

chúng ta. Chúa mời gọi mọi người tiếp nhận Ngài công khai.“Hỡi ai gánh nặng và khó nhọc, hãy đến với Cha, Cha sẽ bổ sứccho. Nầy là Mình Cha. Nầy là Máu Cha!” Hãy đến viếng thămChúa, hãy đến nói chuyện với Ngài, hãy tạ ơn Ngài, hãy đếntiếp rước Ngài vào lòng bạn.

103. GƯƠNG SÁNG TÁC ĐỘNGMột trong những nhà thuyết giáo xuất chúng nhất của thế

kỷ 19 là Đức Hồng Y Mermillotd, Giám Mục giáo phận Lau-Sanne (Thụy Sĩ). Ngài qua đời năm 1892. Có một lần, sau khigiảng về Phép Mình Thánh Chúa trong nhà thờ chính tòa, giáodân ra về. Còn Ngài theo thói quen ở lại chầu Minh Thánh nửagiờ. Khi Ngài vừa đứng dậy để đi ra, Ngài nghe tiếng của một bà gọi Ngài. Ngài rất ngạc nhiên, vì Ngài tưởng không còn aitrong nhà thờ nữa. Người phụ nữ trình bày:

“Kính thưa Đức Cha, con đã nghe Đức Cha giảng. Bàigiảng rất thuyết phục. Nhưng những lời Đức Cha nói suôngchưa làm con xác tín về phép Thánh Thể. Con biết, Đức Chagiống như một luật gia bảo vệ cho đức tin của Giáo Hội CôngGiáo. Con còn muốn điều gì hơn thế nữa. Vậy là con nấp vàcon quan sát. Khi con thấy Đức Cha cầu nguyện lâu hồi và sốtsắng, dù Đức Cha biết trong nhà thờ không có ai, gương sángấy đã đánh động con. Con không muốn theo đạo Tin lành nữa.

Con muốn trở lại đạo Công Giáo”.

104. ĐAU KHỔ VÌ DANH CHÚAVị thánh bổn mạng của các bậc Đại hội thánh thể là thánh

Paschal Baylon, môt thầy dòng Phanxicô, qua đời năm 1592.Suốt cuộc đời Ngài là niềm tin yêu vào phép Thánh Thể.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 59: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 59/610

Truyện kể Giáo lý 59

Có lần, bề trên sai thầy đem thư từ Tây Ban Nha quaParis. Dọc đường thầy gặp rất nhiều kẻ bài khích Công Giáo.Có một người cỡi ngựa đến gặp thầy và hỏi:

- Ông thầy dòng kia, nói cho ta biết: Chúa ở trên trời phảikhông?

- Lẽ tất nhiên, Chúa ngự ở trên trời. Thầy giáo đáp nhanh.Khi người lạc giáo hỏi Huguenot nầy phi ngựa đi khá xa,

Pa-chal mới nhận ra rằng người kinh kia mong chờ thầy thêmcâu “Chúa cũng ở trong phép Thánh Thể nữa”, để có cớ màgiết thầy bằng gươm giáo.

Thánh nhân buồn bã nói thầm: “A, đúng là tôi chưa đángtriều thiên tử đạo. Đây là lần thứ hai tôi hụt chết”.

Một lần khác, cũng trên đường công tác, thầy bị nhómngười Huguenot ném đá và gãy xương vai khi thầy bảo vệ tín lýCông Giáo về phép Thánh Thể. Có dịp nọ, thầy suỵt bị treo cổ. Nỗi sợ hãi trên đường đi đã biến đầu tóc đen của thầy trở nên bạc phơ.

105. CHÚA CÓ KHÓ NGHÈO ĐẾN THẾMột Linh Mụctrẻ phó xứ ở thành phố vâng lời bề trên đilàm cha xứ ở thôn quê. Từ bỏ nhà xứ đầy tiện nghi, khangtrang, Ngài đi xe lửa và đến một ga nhỏ. Không ai ra đón Ngài. Nhà cửa thật ít, lại ở xa nhau. Xuống tàu tay xách hai va li,Ngàiđi bang đồng. Đoạn đường thật xa nhưng rồi Ngài cũng đếnđược nhà xứ mới. Cửa mở toang, nhưng không có ai chờ đóncả. Nhà xứ quá tồi tàn, hư hỏng nặng, tường vôi tróc hết màu,

ghế gãy, cửa sổ hư… Ngài ngao ngán nhín ngôi nhà. Đây lànhà của Ngài, không thể từ chối được.

Lát sau, Ngài đi thăm nhà thờ. Nhà thờ hư hỏng, xuốngcấp nặng nề: Ngói bị bể nhiều, khăn bàn thờ đã cũ và bẩn, phòng thánh bụi bặm. Ngài cảm thấy buồn và nuối tiếc đã rời bỏ nhà thờ thành phố nguy nga rộng lẫy. Nhưng khi Ngài sắpthất vọng, Ngài nhận thấy đèn nhà tạm vẫn còn thắp sáng. Ngài

đến nhà tạm quỳ gối, chấp tay và thốt lời cầu nguyện: “Lạy

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 60: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 60/610

Truyện kể Giáo lý 60

Chúa Giêsu, con tạ ơn Chúa vì ít ra con còn có Chúa. Lạy ChúaTrời. con, nếu nơi đây đủ tạm cho Chúa, thì cũng đủ tạm chocon”.

Trong vài tháng sau đó, vị Linh Mụctrẻ đã biến đổi nhàthờ và giáo xứ nên tốt hơn.

106. KÍNH CẨN TRONG NHÀ THỜ Có lần, vua Frederick nước Phổ (Prussia), người Tin lành,

được một vị tướng lãnh Công Giáo hướng dẫn đi xem ngôi nhàthờ chính tòa. Khi họ đi qua bàn thờ chính, vị tướng giải thíchtín lý Công Giáo về việc Chúa ngự thật trong nhà tạm. Tuynhiên, vị tướng đã không bái gối lúc ấy là lúc sắp rơi nhà thờ.Thấy vậy, vì vậy nhà vua bảo vị tướng lập lại điều người CôngGiáo tin. Sau đó, vua Frederick có nhận xét như sau:

- Ngài tướng lảnh thân mến, Ta xấu hổ vì ngươi, nếu quảthật đó là điều nhà ngươi tin. Ngươi tin rằng đó là Chúa ngươithế mà ngươi đi ngang nhà tạm mà không có lấy một cử chỉ tônkính. Ta chỉ là vua trần thế, vậy mà ngươi đâu dám không bái

chào ta khi đi trước mặt ta. Người có biết ta sẽ làm gì nếu ta làngười Công Giáo có đức tin mạnh mẽ như thế. Ta sẽ sụp quỳgối xuống, tiến đến nhà tạm bằng cách quỳ gối lết, sắp mặtxuống mà nói lên:

- Lạy Vua trên trời, xin hãy thương xót tôi là kẻ tội lỗi.

107. THÁNH ALÊXÙThánh Alêxù là con của thương nghi sĩ Rôma vào thế kỷ

thứ 5. Sợ những quyến rũ trần gian, Ngài từ bỏ gia đình, vinhdự, tiền của và cả người vợ trong ngày cưới, để trốn đi sangTiểu Á. Ở đấy Ngài sẽ sống cuộc đời nghèo khó và đền tộitrong 17 năm. Khi sự thánh thiện của Ngài vang xa khắp nơi, Ngài lại trốn đi, và những con gió trái chiều giúp Ngài cải trangvề trú tại nhà cha mẹ mình. Ngài sống ở chân gác suốt 17 nămtrời, xin của bố thí để sinh sống. Sau khi Ngài qua đời, người ta

tìm thấy trong túi áo Ngài một miếng giấy ghi lại tông tích và

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 61: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 61/610

Truyện kể Giáo lý 61

lý do Ngài tự ẩn dấu đời mình. Bấy giờ, thân mẫu Ngài khóc to:“Ồ, con ơi, người con lạc lâu ngày của mẹ ơi, chỉ đến bây giờ mẹ mới nhìn ra con”.

Thánh Gioan Vianney, cha sở họ Ars (Pháp) thường kể lạichuyện nầy, và Ngài so sánh với Chúa Giêsu trong phép ThánhThể. Đấng chúng ta hằng yêu mến ngự trong nhà tạm, sốnggiữa chúng ta, thế mà chúng ta không nhận ra Ngài”.

108. NGÀI SỐNG Ở ĐÂYGần cung điện hoàng gia ở Qsborne, trên đảo Wight, có

nhiều ngôi nhà nhỏ bé của đám dân nghèo. Khi đến thăm một bà lão ở xóm ấy, một người quý phái hỏi bà:

- Có khi nào nữ hoàng Victoria đến đây thăm bà không?- Dạ có, bà già trả lời. Hoàng Hậu có đên thăm tôi.- Còn Vua các vua có đến thăm bà chăng?- Không, thưa ông, bà đáp – Ngài không đến thăm, mà

chính Ngài đang sống tại nơi này.

109. NGƯỜI NỮ TU KHÔN NGOANLần kia: có người hỏi hỏi một nữ tu:- Tại sao chi tu vào trong tu viện? Nếu ở ngoài đời, chị

cũng cầu nguyện và phụng sự Chúa được như thế kia mà.- Ông nói đúng. Chị trả lời. Nhưng ngoài đời, tôi không

được sống cùng trong một mái nhà với Chúa Kitô.

110. MƯỜI LĂM PHÚT LÀ GÌ?

Có người sinh viên hỏi người giáo dân đạo đức: “Mườilăm phút Chầu Thánh Thể là gì” Giáo dân nó thong thả đáp:Mười lăm phút là một phần tư giờ, là một phần 96 của ngày, làthời gian để hút một hay hai điếu thuốc, chơi một ván bài hayuống một chai nước ngọt. Nó xem ra không quan trọng về thờigian của ngày, nhưng thời gian ngắn ngủi có thể đem lại cho tasự sống đời đời, nếu ta sử dụng đúng việc đúng cách . Đó là hy

sinh thời gian không hút thuốc, không chơi bài, không uống

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 62: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 62/610

Truyện kể Giáo lý 62

nước ngọt, dùng 15 phút ấy, dùng 1/96 phần ngày ấy, để chầuMình Thánh Chúa, đền bù cho tội lỗi muôn dân.

 Nhìn vào thế giới chúng ta thấy tội lỗi khắp nơi. Người ta

đã quá quen với tội lỗi, đến độ xem thường chúng, không thấytác hại của chúng. Chúng ta cần đền bù những tội lỗi đã xúc phạm đến Chúa.

Có lẽ Chúa đang đợi bạn sự hy sinh nhỏ ấy trước khi Ngàicất khỏi thế gian cái roi chiến tranh và những điều xấu.

111. MÌNH THÁNH NGUYÊN VẸNThời Trung Cổ ở Antwerp (Bỉ), cùng thời với thánh Nor-

 bert, có người lạc giáo tên là Tankelin. Người này chối bỏ phéptruyền chức thánh và luôn luôn nhục mạ Phép Thánh Thể.Thánh nhận được sai đến để chống lại lạc giáo ấy. Bằng nhữngchứng minh hùng hồn Ngài đã vạch mặt kẻ bôi nhọ và tái tậplòng tin về Phép Mình Thánh Chúa. Nhiều kẻ lạc giáo đã tỏlòng căm phẫn bằng cách chôn vùi Mình Thánh Chúa ở nhữngnơi dơ bẩn. Thánh Nor-bert ra lệnh cho họ bởi tìm Mình Thánh.

Họ tìm thấy các Mình Thánh vẫn nguyên vẹn, sạch sẽ, khônghư nát. Thánh nhận rước các Mình Thánh trọng thể trờ về nhàtạm. Do đó, người ta thường vẽ hình thánh Nor-bert đang cầmMình Thánh nơi tay.

 Năm 1126, thánh nhân được chọn làm Giám Mục thànhMag-deburg. Tại đó, dù nguy hiểm đến tinh mạng, Ngài luônnhiệt thành theo đuổi công việc cải tổ Giáo Hội, và qua đời vìkiệt sức ở lứa tuổi năm mươi ba.

112. NGÃ MŨ CHÀOMột em bé trai lên 6 tuổi thường lấy mũ cầm tay mỗi lần

em đi qua nhà thờ. Một người bê trễ lâu năm hỏi em: “Tại saoem ngã mũ như vậy”.

Em trả lời: “Bởi vì có Chúa ở trong nhà thờ”. Người ấy cười và không nói gì. Nhưng ít tháng sau, ông

ta bị tai nạn, và xin chịu được các phép. Ông nói vơi linh mục:

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 63: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 63/610

Truyện kể Giáo lý 63

 Nhờ câu nói của em bé mà ông đã suy nghĩ để trờ lại đườnglành.

113. ĐƯỢC THƯỞNG NHỜ TÔN KÍNHMột công nhân nhà máy đến nhà xứ gặp cha sở, trình bày:- Thưa Cha, con có người bạn đồng nghiệp đang hấp hối.

Con không hiểu anh ta có đạo Công Giáo hay không, nhưngcon thấy mỗi lần chúng con lái xe qua nhà thờ Công Giáo anhta lấy mũ ra chào. Cha biết là chúng con thay nhau lái xe hơi đilàm và về nhà. Một tuần dùng xe của con, một tuần dùng xe củaanh ta. Cả đến khi đang lái xe, anh vẫn lấy mũ ra chào!.

Cha xứ nhận xét: “Có lẽ trước đây anh ấy là người CôngGiáo. Cha sẽ đến thăm anh ấy”.

 Ngài tìm đến nhà, và được một phụ nữ đón chào khôngmấy thiện cảm, dẫu thế, người phụ nữ vẫn dẫn Ngài vào thămngười bệnh. Người nầy công nhận trước đây mình là ngườiCông Giáo. Đã 40 năm, ông chưa nhận lãnh các bí tích, và bâygiờ muốn tìm sự an bình trong Chúa. Cha xứ giải tội cho ông,

và sáng hôm sau Ngài cho ông rước Mình Thánh và xức dầuthánh cho ông nữa. Ngài hỏi ông:- Cha nghe nói con luôn luôn ngã mũ chào mỗi khi con đi

ngang thánh đường. Làm sao con giữ được thói quen ấy? Người bệnh giải nghĩa:- Thưa Cha, cách đây mấy chục năm, khi con rước lễ vỡ 

lòng, Cha xứ đã kêu mời chúng cong giữ thói quen ấy. Trongthực tế, Ngài bảo với chúng con tự hứa với lòng mình phải giữ

thói quen tốt nầy, dù chúng con đang ở đâu, và dù đang bậnviệc gì. Và con luôn luôn giữ thói quen trên.

Cha Sở bình luận:- Không nghi ngờ gì nữa, chính cử chỉ tôn kính nhỏ của

con đối với Chúa đã được Chúa thưởng cho hồng ân trở lại với Ngài.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 64: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 64/610

Truyện kể Giáo lý 64 

114. CHÚA CHO TOẠI NGUYỆN Người vú nuôi ngồi xuống bên cạnh bà, nói nhỏ nhẹ: “Xin

 bà kể cho con nghe câu chuyện bà về đây”.

Bà già không cầm được nước mắt. Câu chuyện của bà thật bị thương. Cách đây mấy chục năm, cùng với người chồng vàhai con nhỏ, bà rời căn nhà nhỏ bé ở miền Đông để đến vùngđồng bằng miền Tây, ở đấy nhóm người di dân hy vọng sẽkiếm được sự sung túc nhanh chóng. Tuy nhiên, mọi chuyệnxảy ra trái ngược. Chồng bà qua đời sau vài năm, bà phải đấutranh để sống còn cùng với hai đứa con trai trong tình thế tuyệt

vọng. Và rồi, thời gian trôi qua hai đứa con trai lớn lên, chúnglập gia đình, và vì xung khắc với các con, bà phải kiếm nơikhác để trú ngụ, và đơn côi sống qua ngày trong căn nhà nhỏkém tiện nghi.

 Nhưng điều bà quan tâm hơn hết trong những năm nầy làkhông được dự lễ và làm việc đạo đức. Nhà thờ gần nhất lại ở quá xa bà, bà không có phương tiện đi đến. Cũng không ai cảmthông và săn sóc bà, vì bà qua nghèo túng. Đã 30 năm bà chưa

hề đến nhà thờ và chưa hề gặp một linh mục. Trong suốt thờigian ấy niềm an ủi độc nhất thiêng liêng của bà là chuổi MânCôi, bà lần chuổi bằng lòng thành đạo đức sốt sắng sẵn có. Bâygiờ bà ước ao chịu các phép trước khi qua đời, và chính vì vậymà bà lần chuổi Mân Côi không ngừng.

 Người vú nuôi an ủi bà bằng cách hứa sẽ kiếm cho bà vàigia đình Công Giáo săn sóc lo lắng cho bà, và mời tới cho bàmột vị Linh Mụcở cách xa đó 16 cây số. Nói sao cho hết niềmvui của bà, vào sáng hôm sau, có Linh Mụcđến giải tội và cho bà rước Mình Thánh.

115. THUYỀN TRƯỞNG KÌ DIỆUMột thuyền trưởng già đang hấp hối trong một bệnh viện

nọ. Sau khi ban các bí tích cho ông, vị Linh Mụchỏi ông khóchết không. Ông đáp:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 65: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 65/610

Truyện kể Giáo lý 65

- Khó chết hả, Cha? Không đâu. Đã 43 năm con đã lái tàuvượt đại dương. Hàng ngàn người tin tưởng vào con với ý nghĩ con là thuyền trưởng sẽ đưa họ đến cảng bình yên. Cảm ơn

Chúa, con luôn luôn thành công. Chưa bào giờ con bị sai phạm.Vừa rồi khi Cha cho con rước lễ lần cuối, Chúa Giêsu vịThuyền trưởng kỳ tài đã đến. Ngài sẽ hướng dẫn con về bến bình an. Ngài là thuyền trưởng vĩ đại hơn hết. Con phó thác vào Ngài nhiều hơn kẻ khác đã phó thác vào con.

116. VUA LÀ ĐỨC KITÔHoàng đế Ferrdinand II, vua nước Đức là người kính sợ 

Chúa. Ông lên ngôi sau cuộc chiến tranh ba mươi năm. Ông cólòng sùng mộ bí tích bàn thờ . Khi đi đường, nếu gặp một LinhMụcmang Mình Thánh cho kẻ liệt, ông cho ngừng xe tứ mãhoặc xuống khỏi ngựa, và quỳ gối kính cẩn bên đường.

 Ngày kia, khi đang đi săn, ông nhận thấy đàng xa có LinhMụcđang đi thăm kẻ liệt. Hoàng đế không chỉ mời Linh Mụclênxe ngựa, mà còn đi theo xe như người tôi tớ, ở lại với Linh

Mụckhi Ngài ban các bí tích cho bệnh nhân, và tặng cho người bệnh một món tiền lớn. Lúc hoàng đế và Linh Mụcsắp rờingười bệnh để trở về, Linh Mụcnói với người bệnh:

- Con thật là may mắn. Hôm nay, có hai hoàng đế đếncùng thăm con; đó là Vua của các vua ở trên trời, và vị vua đạidiện ở trần gian là vua Ferrdinand.

117. MẸ CON RƯỚC LỄ

Trong thời kỳ Cách Mạng Pháp, một bà mẹ Công Giáo bịnhốt tù. Trước khi đi, bà nhờ họ hàng chăm sóc người conmười hai tuổi của bà. Cô bé, khát khao được thăm mẹ, đã làmquen được vợ viên cai ngục. Bà nầy cho em mặc áo quần áođặc biệt của bà, nhờ vậy em đã vào ngục thăm mẹ được. Có lần,mẹ em bảo em đến xin cha để chuẩn bị rước lễ vỡ lòng. Cha sở đồng ý và nói thêm với em: “Con Jeannette thân mến, Cha

muốn con làm một việc gì đó có ích cho mẹ con. Cha muốn con

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 66: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 66/610

Truyện kể Giáo lý 66 

đem Mình Thánh cho mẹ con. Cả hai rước lễ một lần vớinhau”.

Hai hôm sau, Cha xứ dâng lễ sớm hơn và trao hai Mình

Thánh cho cô bé. Cô vào ngục. Cả hai mẹ con quỳ gối thờ lạyChúa hiện diện giữa họ. Sau đó, bà mẹ cho con mình rước lễlần đầu và bà cũng rước lễ.

Đó là lần bà rước lễ lần cuối, vì ít sau đó ít ngày em béđược tin bà mẹ thân yêu của mình đã bị tử hình.

118. CHÚA YÊU CONMột Linh Mụcdòng Tên người Ailen, cha Doyle, nổi tiếng

vì lòng hay giúp đỡ kẻ khác và sự thánh thiện của Cha. Một buổi tối, sau khi giảng một bài về sự truyền giáo, Ngài đi rađường và gặp một thiếu nữ. Ngài nói dịu dàng với cô:

- Con ạ, trời đã khuya. Con chưa về nhà sao? Rồi, với tâmhồn nhiệt thành, Ngài nói tiếp:

- Đừng làm Chúa đau khổ. Ngài yêu con. Năm tháng trôi qua. Vào một đêm nọ, có điện tín của bề

trên sai Ngài đi Dublin ngay lập tức, để gặp một người nữ sắp bị hành hình vào sáng mai. Người phụ nữ nầy yêu cầu được gặp Ngài. Ngài ra đi đến nơi lúc 5 giờ sáng, cà được dẫn ngày tới phòng giam của cô Fanny Cranbush, một cô gái bất lương đã bịkết án vì cộng tác với kẻ khác để đầu độc nhiều người. Vừathấy linh mục, cô ấy quỳ gối và nói:

- Thưa Cha, cảm ơn Chúa vì Cha đã đến đây.- Nhưng con ạ, Cha chưa biết con, con cần gì?

- Cha không nhớ con sao? Hai năm trước đây Cha đã gặpcon trên đường phố Yarmouth vào một đêm tối. Con là cô gáixấu nết, cả đời con là vậy. Cha đã nói với con: “Con ạ, trời đãkhuya. Con chưa về nhà sao? Đừng làm Chúa đau khổ. Ngàiyêu con”. Cái nhìn và giọng nói của Cha làm con choáng váng.Con đã xúc phạm Chúa không? Ngài yêu con không? Ngài làai? Con biết quá ít về Ngài. Con chưa bao giờ cầu nguyện và

chưa bao giờ rửa tội. Nhiều tuần lễ, con muốn lánh xa con

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 67: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 67/610

Truyện kể Giáo lý 67 

đường tội lỗi, nhưng cái đói đã làm con phạm tội. Mỗi ngàycon càng lún sâu trong tội, đến độ giờ đây con sắp bị treo cổ.Con đã tuyệt vọng, và không và không muốn gặp vị Linh

Mụcnào. Nhưng rồi con đã nhớ lại lời Cha đã nói. Con khóclên. Và con ước muốn gặp Cha đã nghe Cha nói cho con biết về Ngài Giêsu.

Cha dạy giáo lý cho cô ta với thời gian cho phép, trướckhi rửa tội cho con. Ngài lập một bàn thờ trong phòng giam,dâng thánh lễ, cho cô ta rước lễ lần đầu cũng là lần cuối. Trênđường đi xử, cô thì thầm: “Thưa Cha, con quá đỗi hạnh phúc.Chúa Giêsu biết con ăn năn hối lỗi vì đã xúc phạm đến Ngài.Con biết Chúa Giêsu hằng yêu mến con”.

119. HY SINH VÌ THÁNH THỂTrong những vị anh hùng hàng đầu của Phép Thánh Thể,

chúng ta có thể kêu tên cậu bé Cyril người Lituania. Hầu nhưngày nào cậu cũng giúp lễ một buổi sáng và cùng đi kẻ liệt vớiCha sở. Vào một ngày mùa đông, cậu bé đang Chầu Mình

Thánh, thì Cha xứ chuẩn bị đi kẻ liệt. Người bệnh ấy đã nhiềunăm chưa lãnh nhận các bí tích. Cha xứ cùng cậu cởi hai conngựa. Họ ra đi trong tuyết lạnh và xuyên qua cánh rừng đầy chosói.

Từ xa hai người đã nghe tiếng tru của bầy thú hung dữ.Hai người cầu nguyện nhiều nhưng bầy sói vẫn tiến đến. LinhMụcdừng cương con ngựa lại, và đàn sói nhào vào xâu xé conngựa. Chúng say máu quá đổi. Cậu bé cầu nguyện và suy nghĩ 

lung lắm. Nếu Linh Mụckhông đến được với người bệnh, ngườiấy sẽ chết không bí tích. Nếu bầy sói bắt được cả hai người,chúng chắc chắn sẽ ăn luôn Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Cậuta quyết định ngay. Cậu đọc một kinh, phóng lên lung một conchó sói và nói to với Cha sở:

- Vĩnh biệt cha. Gửi lời vĩnh biệt mẹ con!Bầy sói xâu xé cậu từng mảnh. Cha sở rách tay nên phi

ngựa trốn nhanh, kịp đến với bệnh nhân đang chờ Ngài.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 68: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 68/610

Truyện kể Giáo lý 68

Hôm sau, cha xứ tìm thấy mũ trùm đầu bằng lông thú vàkhăn choàng cổ của cậu Cyril. Cha trân trọng mang chúng vềnhư một vật của vị thánh, trao cho mẹ của Cyril và kể đầu đuôi

câu chuyện. Lẽ tất nhiên, bà rất đau khổ nát lòng, nhưng đồngthời thật hãnh diện về đứa con anh hùng của mình.

120. CHÚA LÀ MẶT TRỜIMột sĩ quan trẻ nước Anh ở Nam Ấn Độ sắp chết vì bện

sốt rét văng. Hai bác sĩ săn sóc nhưng thấy là vô hiệu. Một bácsĩ nói với người sĩ quan:

- Anh muốn điều gì không?Sĩ quan trả lời:- Có, hãy đặt tôi đối diện với mặt trời để tôi chết trong

nắng.Họ làm theo lời sĩ quan, nhưng anh không chết. Hình như

sức mạnh ấm áp của mặt trời đã thổi vào tinh thần thể xác củaanh. Và anh đã lành bệnh.

 Người Công Giáo hấp hối cần ở trong ánh sáng ân sủng

của Chúa. Mặt trời chính là Giêsu Kitô, ánh sáng trần gian, đếntrong linh hồn người bệnh, mang sức mạnh đến cho cả hồn lẫnxác.

121. NGƯỜI HIỆP SĨ DŨNG CẢMMột trong những hiệp sĩ Công Giáo tiên khởi, giỏi nhất,

can đảm nhất thời Trung Cổ là thánh Lui, vua nước Pháp. Năm1248 vua tập hợp những người giỏi và can trường nhất ở nướcPháp để chỉ ra giải phóng Đất Thánh. Khi chiến thắng chiếnthắng cũng như lúc thất bại, khi bệnh hoạn cũng như lúc tù đày,vua vẫn giữ đức tin và không hề sợ.

Ví dụ: tại Damietta một tù nhân hồi giáo chạy vào lều củavua với lưỡi gươm còn dính máu một chức sắc hồi giáo, xinvua cho mình làm hiệp sĩ. Trước đó hoàng đế Frédérick đã cócho phép vài trường hợp như thế. Tại sao Vua Lu-I không làm?

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 69: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 69/610

Truyện kể Giáo lý 69

 Nhưng vua Lu-I trả lời nhỏ nhẹ rằng người không Công Giáokhông thể chu toàn trách vụ của người hiệp sĩ Công Giáo được.

Cái chết của mẹ vua đã buộc vua phải trờ về lại Pháp.

Thiết lâp trật tự xong, Ngài lại lên đường thánh chiếm lần 2.Đạo quân đổ bộ ở Tuis vào tháng 8 năm 1270 và toàn thắng. Nhưng bệnh sốt rét đã tiêu diệt phần lớn đạo quân Thánh giá.Thánh Lu-I cũng bị bệnh nặng. Ngài cố gắng quỳ gối bêngiường bệnh để lãnh của Ăn Đàng. Ngài qua đời với niềm an bình của các thánh.

122. SỰ CHẾT HẠNH PHÚCThánh Philip Neri có lòng mến mộ Chúa Giêsu trong

 phép Thánh Thể cách đặc biệt. Khi Mình Thánh Chúa đượcmang đến cho Ngài tại giường bệnh. Mặc dầu sức khỏe đã yếunhược, Ngài còn nói to lên :

- Ồ, hãy xem đây tình yêu của tôi, tình yêu của tôi! LạyChúa Giêsu, lạu Chúa trời con, xin hãy đến với con.

Mặt Ngài phản chiếu niềm hạnh phúc thiên đàng trong

tâm hồn.

123. TÌM NGƯỜI CỐ VẤNThánh Vinh Sơn đệ Phaolô, một trong những tông đồ

nhiệt thành của Phép Thánh Thể, có thói quen mỗi lần nghingại, khi cần lời khuyên bảo, lúc gặp chuyện quan trọng, ngainhư Maisen ngày xưa đến quỳ trước nhà tạm của Chúa, cầunguyện và xin ơn Chúa soi sáng trí khôn cho Ngài.

124. NGỌN ĐÈN CHẦUĐức Tổng Giám Mục James Roosevelt Bayley, qua đời

năm 1877 là một vị tổng Giám Mục xuất sắc của Hoa Kỳ. Từ phái Tin lành Episcopal, Ngài trở lại đạo Công Giáo, lúc đầulàm Giám Mục Newark, rồi Tổng Giám Mục giáo phậnBaltimore. Khi vị tong đồ nhiệt thành và đầy tài năng này hấp

hối, Ngài xin cha Konnings, dòng Chúa Cứu Thế, người bạn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 70: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 70/610

Truyện kể Giáo lý 70

thân của Ngài, đặt giường Ngài thế nào để Ngài nhìn thấy ngọnđèn chầu. Ngài nói lí do:

- Ngọn đèn chầu nhắc tôi nhớ đến Người bạn cao cả nhất.

 Ngọn đèn nhắc tôi nhớ lại những ngày khi tôi còn ở ngoàithuyền thánh Phêro, còn là người Tin Lành. Ngọn đèn đã dẫntôi tới bến bình an.

 Ngài qua đời đang lúc cầu nguyện cùng Chúa Yeessutrong phép Thánh Thể.

125. CON CÓ DƯỚI CHÂN CHỦCha sở của một xứ đạo lớn ở thành phố để ý thấy một ông

già thường có vẻ như ngủ khi đọc kinh. Khi cha đến gần, nửađùa nửa thưc:

- Sao con đến ngủ trong nhà Chúa ?- Thưa Cha, - Ông cười trả lời. Con giống như một con

chó săn già. Con thích ngủ dưới chân chủ của con.

126. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚA

Một mục sư Tin Lành, phái Trưởng Lão, kể câu chuyệnsau đây:Có gia đình Công Giáo sống không xa nhà thờ của ông

 bao nhiêu. Đó là đôi vợ chồng già có người cháu tên George, ở xa trên đồi. Một ngày nọ, George mới hơn 4 tuổi, đi thăm ông bà. Trẻ George được giáo dục để vào viếng Chúa tại bất cứ nhàthờ nào bé đi qua.

Khi bé đi thăm ông bà, bé thấy có nhà thờ bên kia đườngvà bé quyết định vào viếng Chúa. Nhưng cửa nhà thờ đóng. Bécố đẩy, kéo cửa nhưng vô hiệu. Nếu bé không vào được bêntrong, bé có thể cầu nguyện từ bên ngoài. Nghĩ như thế, bé quỳxuống bậc thềm nhà thờ, cúi đầu và đọc một kinh ngắn.

Vị mục sư quan sát sự việc từ đầu đến cuối từ cửa sổ phòng làm việc. Ông cảm kích đến nỗi ông đã kể lại với cộngđoàn giáo hữu trong bài giảng. Cả cộng đoàn quyết định từ nay

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 71: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 71/610

Truyện kể Giáo lý 71

không đóng cửa nhà thờ ban ngày nữa. Ngoài cửa, có bảng nhỏcó ghi mấy chữ “Hãy mở cửa để cầu nguyện !”

127. HỒNG ÂN QUÝ GIÁMột lần nọ, chân phướ Balthasar Alvarez quỳ gối cầu

nguyện trước Mình Thánh Chúa. Chúa Yeessu lấy hình em béhiên ra với Ngài, hai tay đầy kim cương vàng bạc. Bé Yeessuthốt lên:

- Ồ, nếu ta kiếm được người nào để tặng các hồng ân quýgiá đây!

128. XIN Ý CHÚAKhi Tổng thống Cộng hòa Áo mời ông Engelbert Dollfuss

giữ chức vụ Thủ tướng, ông đã trả lời:- Xin Tổng thống cho tôi suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trả lời.Suốt đêm Dollfuss quỳ gối trước Mình Thánh xin Chúa

hướng dẫn ông trong quyết định trọng đại ấy. Sáng hôm sau,ông thấy rõ ràng là ông có thể đảm trách chức vụ Thủ tướng.

Ông trả lời thuận với Tổng thống. Ông rất khôn khéo và trungthực trong chức vụ tế nhị, điều ấy chứng tỏ Chúa luôn phù hộông.

129. AI QUAN TRỌNG HƠNCó nhà lãnh đạo người Công Giáo đang dự lễ thì một nhà

ngoại giao nước ngoài tìm dến gặp với sứ điệp quan trọng.Triệu thần báo cáo với nhà vua. Nhưng vua vẫn tiếp tục quỳ gốitrong nhà thờ và nói : “ Xin nói với vị đại sứ là ta đang hội kiếnvới vua các vị vua, Ngài có một sứ điệp quan trọng cho ta mọisứ điệp của bất cứ ai đem tới !”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 72: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 72/610

Truyện kể Giáo lý 72

130. VIỆC NHỎ TÁC DỤNG LỚNMột thanh nữ trên đường làm việc gặp một thanh niên

làm cùng sở, họ vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Trên đường, họ

 phải đi qua một nhà thờ, và khi họ đến gần, cô gái bắt đầu bịcám dỗ đừng vào nhà thờ. Người bạn trai sẽ nghĩ sap về nàng? Nàng sợ bị gọi là người cuồng tín, người đạo đức hoặc là người bất thường. Nhưng rồi nàng cũng vào nhà thờ.

Sáng hôm sau, người thanh niên tìm gặp nàng và nói cáchhân hoan là anh sẽ theo gương tố của nàng, sẽ vào viếng nhàthờ trên đường đi làm.

 Nàng nói :- Ồ, anh là người Công Giáo, em rất mừng. Ít tháng sau,anh nói với nàng :

- Blake thân mến, anh mang ơn em nhiều và anh khôngthể hài lòng cho đến khi nói với em về điều ấy và cảm ơn em.

 Nàng ngạc nhiên hỏi lại :- Anh mang ơn của em hả ? Làm sao có thể thế được ?Chàng đáp nhẹ :

- Đúng vậy em ạ, em có nhớ buổi sáng chúng ta cùng đi bên nhau và em bỏ anh để vào nhà thờ một mình không ? Anhthấy mình vô ý quá. Ánh bỏ việc đạo đã lâu. Vì thế hành độngnhỏ bé của em đã đánh động tâm hồn anh, anh ước muốnnhững điều tốt lành, và sáng hôm sau anh cũng đến nhà thờ. Từđó, hàng ngày anh đều viengs Thánh Thể trước khi đi làm việc,và anh tìm được sự bình an và niềm vui cho tâm hồn. Nếu mọingười can đảm như em cả, thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.

Cô Blake nghĩ : “A, anh ấy dâu biết hôm ấy mình nhútnhát và sợ sệt đến độ bị cám dỗ không vào nhà thờ. Chính ơnChúa đã thúc đẩy mình vào viếng Chúa”.

131. CHÚA TRẢ CÔNG CHO KẺ THỜ NGÀICâu chuyện sau đây thật tuyệt diệu, nhưng để chiêm

ngắm hơn là để bắt chước.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 73: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 73/610

Truyện kể Giáo lý 73

Chân Phước Benvenute, một thầy dòng Phanxicô, phụtrách việc nấu ăn cho tu viện. Mọi giờ rảnh trong ngày, trừ việc bếp núc ra, thầy đều dành để thờ lạy Chúa trong phép Thánh

Thể. Thầy sốt mến việc thờ phượng nầy như một thiên thần vànhiều lần đã xuất thần.

Có lần, thầy xuất thần lâu hơn thường lệ, và khi thầyhoàng hôn lại, thì đã đến giờ ăn trưa, nhưng thầy chưa nấunướng gì cả. Thầy vội chạy xuống bếp, rất ngạc nhiên thấy mộtthiên thần đang làm món ăn. Trưa hôm ấy, cả cộng đoàn đượcthưởng thức một bữa ngon hơn mọi bữa trước đó rất nhiều.

132. BỮA TIỆC LYMột trong những con người xuất chúng nhất của mọi thời

đại là Leonardo Da Vinci (1452 – 1519). Ông có tài trong nhiềulãnh vực, và lãnh vực nào cũng xuất sắc cả.

Vinh quang lớn nhất của ông là nhà đại danh họa. Ông đãđể đời nhiều bức tranh tuyệt đẹp, trong đó bức tranh “Bữa TiệcLy” được nhiều người đánh giá là bức họa đẹp nhất thế giới.

Bức họa được vẽ lên một bức tường của tu viện ở Milan. Hìnhhài của Chúa và 12 Môn Đệ được vẽ lớn hơn thực tế. Đức Kitôngồi ở giữa, mỗi bên có 6 Môn Đệ .

Bạn nên lưu ý các chi tiết của bức tranh là thuộc về nướcÝ thời họa sĩ sinh sống, chú không phải thuộc Pales-tine thờiChúa Giêsu sống. Qua cửa sổ, bạn thấy các phong cảnh phíasau, là các phong cảnh vùng Milan. Các bàn ghế, khăn trải bàn,đĩa, muỗng kiểu ấy thì thời Chúa chưa có, nhưng thuộc về thời

đại của Vinci. Chúa và 2 Môn Đệ ngồi chung quanh cái bànkiểu Châu Âu hơn là kiểu cách miền Trung Đông.

Mục đích của nhà nghệ sĩ trong việc vẽ bức tranh ấy làgì? Nhà đại danh họa muốn chứng tỏ rằng Đức Kitô luôn hiệndiện, Bữa Tiệc Ly vẫn là một thực tại như ngày xưa. Chúa ở cùng chúng ta như Ngài đã hứa. Chúa ở với chúng ta thực thểtrong bí tích bàn thờ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 74: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 74/610

Truyện kể Giáo lý 74 

133. THÁI ĐỘ KHI VIẾNG CHÚAĐức Giám Mục Alfred Curtis trông coi giáo phận Wil-

mington, Dalaware, từ năm 1886 đến 1896. Ngài thường đến

viếng nhà nguyện các cha Capucinô. Một thầy trợ sĩ, khâm phục lòng đạo đức của vị Giám Mục nhiệt tâm, tò mò muốn biết Đức Cha cầu nguyện như thế nào, và Ngài suy nghĩ gìtrước Mình Thánh Chúa. Thầy dòng vừa tò mò vừa khát monghọc cách cầu nguyện thật tốt. Lần nọ, thầy đánh báo hỏi ĐứcCha:

- Kính thưa Đức Cha, xin Đức Cha tỏ cho con biết Đức

Cha làm những gì trong thời gian dài Đức Cha có mặt ở nhànguyện?Đức Cha trả lời thầy bằng một câu hỏi:- Thầy xem, một con chó làm gì dưới chân chủ nó.Chúng ta ai cũng biết loài cho trung thành, ngưỡng mộ và

mến chủ nó. Con vật chỉ muốn ở cùng chủ nó. Nó hài lòng nằmdưới chân chủ nó và như vậy là đủ. Đó là thái độ chúng ta phảicó khi đến viếng Chúa trong nhà tạm.

134. LẠNH ĐÔI CHÂNVua Thánh Wenceslaus rất yêu mến phép Thánh Thể. Ban

đêm, Ngài thương thức giấc để thờ lạy Chúa. Những lần viếngMình Thánh Chúa đã sưởi ấm linh hồn Ngài trong tình yêuthiên linh đến nỗi, sức nóng ấy chuyển qua thân thể Ngài. Mỗilần Ngài đụng vào tuyết hoặc bang giá, tuyết giá không cònlạnh nữa. Sự kiện ấy là một nét đặc biệt của đời Ngài. Có lầnmột người tùy tùng đi với Ngài đến viếng Thánh Thể, và rétlạnh đau đớn đôi chân, vì đi trên tuyết, Vua thánh xúc động, bảo người tùy tùng khi đi bước ngay nơi dấu bước cũ Ngài đãđi. Người tùy tùng vâng lời làm theo, và không thấy cảm lạnhđôi chân nữa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 75: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 75/610

Truyện kể Giáo lý 75

134. SUỐI NGUỒN AN BÌNHTrong cuốn “Tiểu sử Thống Chế Foch”, tác giả tướng

George Aston, lưu ý chúng ta về đức tính bình tĩnh và điềm

đạm của nhà lãnh đạo nước Pháp trong những chặng đườnggian khổ của chiến tranh thế giới lần nhất. Ông tìm ra nguyênnhân và đức tính ấy như sau:

Khi có thể được, thống chế thường nghỉ ngơi một nơi gầnnhà thờ. Có lần, khi cần quyết định một vấn đề quan trọng cấp bách, ông rời bộ chỉ huy và bảo đừng ai quấy rầy ông trongvòng một giờ. Thuộc hạ cứ nghỉ ông cần ngủ. trong lúc ấy có

một bức tối điện khẩn đến, cần ông phải trả lời gấp. Các sĩ quanthuộc quyền thuộc quyền đi tìm Thống Chế Foch, và gặp ôngtrong một nhà thờ nhỏ, đang quỳ gối cầu nguyện trước MìnhThánh Chúa.

135. NGƯỜI TÌNH CỦA PHÉP THÁNH THỂMột nữ tu dòng kín Clara, nguyên là nữ bá tước, rất siêng

năng việc Thánh Thể, được người khác gọi là “Người tình của

 phép Thánh Thể”. Khi được hỏi bà làm gì và cầu nguyện nhưthế nào trước nhà Tạm, nữ tu đáp:

- Ồ, tôi có thể viếng thăm Chúa mãi mãi. Tôi làm gì ư?Kẻ ăn mày làm chi khi đến nhà người giàu có? Người bệnh làmgì khi đến bác sĩ? Người khát nước làm gì khi đến dòng suốimát? Người đói làm gì khi đến bàn ăn đầy cao lương vỹ mị.?

Chúng ta là những con người nghèo, bệnh hoạn, đói khátvề tinh thần. Hãy đến viếng Chúa để được nhưng nhu cầu ấy.

136. CÁC THÁNH VIẾNG CHÚAKhi viếng Chúa, các thánh làm gì. Sau đây là một số câu

trả lời.“Tôi nhìn Chúa, và Chúa nhìn tôi”, một giáo dân đạo đức

trả lời với thánh Gioan Vianey.Thánh Igatinô Loyola nói:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 76: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 76/610

Truyện kể Giáo lý 76 

- Có khi tôi nói chuyện với Chúa như môt người bạn, cókhi như người đầy tớ đối với Chúa. Tôi xin Chúa một vài ơn,thú tội đã phạm với Chúa, xin Ngài an ủi khuyên bảo.

Còn thánh Phanxicô Xaviê trả lời:- Có khi tôi thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con khẩn cầu

Chúa đừng để con thoải mái trong cuộc đời, hoặc ít ra, khi conchìm vào lòng nhân lành thương xót của Chúa”. Đối với ai đãcó lần nếm hưởng sự dịu ngọt của Chúa thì cần nghĩ rằng khómà sống lâu được nếu không gặp Chúa mặt đối mặt.

Bông Hoa Nhỏ (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu) nói:- Thỉnh thoảng tôi đi ngủ, nhưng Chúa Giêsu yêu mến bạn

 Ngài khi đi ngủ và cả khi thức dậy.Thống Chế Foch (người Pháp) nói:- Tôi tiếp xúc với bộ chỉ huy.

137. ƠN TRỞ LẠIMột bé trai người Anh có ngời cha không phải Công

Giáo. Một ngày kai nó đến nhà thờ, leo lên bàn thờ để nói

chuyện vói Chúa, vì nó đã từng nghe rằng Chúa nghe rõ ta hơn,nếu ta cầu nguyện tại bàn thờ. Ngồi trên bàn thờ nó gõ cửa nhàtạm và hỏi nhỏ:

- Chúa có ở đây không?Không có tiếng trả lời. Nó gõ cửa nữa và lại hỏi:- Chúa có ở đây không? Các xơ dạy con là Chúa ở đây mà.Vẫn không có tiếng đáp. Em bé vẫn không thất vọng, em

gõ cửa nữa, em nghĩ:

- Hay là Chúa đang ngủ, mình sẽ đánh thức Ngài dậy, vìmình có chuyện cần nói với Ngài.

Lòng đơn sơ của bé đã đánh động Chúa. Có tiếng từ nhàtạm trả lời:

- Cha đây, con ơi. Cha ở đây mãi mãi, vì Cha yêu con vàyêu mọi thiếu nhi. Con muốn điều gì?

Vừa khóc, em vừa thưa:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 77: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 77/610

Truyện kể Giáo lý 77 

- Ba của con không đi lễ, không bao giờ nói chuyện vớiChúa, không bao giờ đến thăm Chúa. Lạy Chúa, xin hãy làmcho ba con trở nên tốt.

Có lời hứa đáp trả từ nhà tạm. Em bé sung sướng leoxuống khỏi bàn thờ và chạy về nhà. Ngay ngày hôm sau, ba củaem xin học giáo lý. Và ít tháng sau, ông được rửa tội, thànhngười Công Giáo.

138. DONBOSSCO MẾN CHÚAThánh Don Bosco có lòng yêu mến Chúa Thánh Thể nồng

nàn. Hàng ngày Ngài dành thời giờ để viếng Chúa, cả khi tuổigià sức yếu Ngài vẫn giữ thói quen ấy. Chân Ngài bị đau nên Ngài phải cố gắng lắm mới quỳ được. Ngài rất sốt sắng cầunguyện. Mặt trời lúc bấy giờ sáng láng như một thiên thần. Mỗilần đi qua nhà thờ, Ngài đều giỡ mũ ra chào. Ngài khuyên cácLinh Mụcnên thần tụng trước thánh thể. Ngài luôn cổ vũ cácthanh thiếu niên mến mộ mình thánh Chúa. Ngài nói:

- Nếu bạn muốn ban cho bạn nhiều ân sủng, hãy năng đến

viếng Ngài. Nếu muốn ma quỷ tấn công bạn, hãy ít đi viếngChúa. Nếu muốn ma quỷ xa lánh bạn, hãy siêng viếng Chúa. Nếu muốn chiến thắng ma quỷ, hãy trú ngự dưới chân ChúaGiêsu. Còn nếu muốn thua ma quỷ thì đừng viếng Chúa. Bạnthân mến, siêng năng viếng Thánh Thể là một phương thế hữuhiệu để chiếng thắng ma quỷ. Hãy cố gắng siêng năng viếngChúa Thánh Thể và quỷ ma không thể chiến thắng bạn được

139. NGƯỜI PHỤ TRÁCH PHÒNG THÁNHThánh Guy, thường được gọi là Người Nghèo thành

Ander-lecth, sinh ở Brussels, nước Bỉ. Ngài qua đời năm 1012.Khi còn bé, Ngài đã có lòng mến thờ và kẻ nghèo khó. Để phụcvụ được cả hai Ngài đến Laeken không xa que quán Ngài baonhiêu nhận lời mời của Linh Mụcvà của phụ trách PhòngThánh nhà thờ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 78: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 78/610

Truyện kể Giáo lý 78

 Ngài chu toàn trách nhiệm trong vui vẻ. Hằng ngày Ngàidành thì giờ để lau chùi nền nhà, đánh bóng các bàn thờ, và lausạch các đồ thánh vào những ngày lễ quan trọng, Ngài trang

hoàng bàn thờ và tường nhà thờ bằng những bông hoa tươi đẹp.Mọi công việc, Ngài đều xem như phục vụ việc cá nhân của Ngài đối với Chúa Kitô trong phép Thánh Thể. Cử chỉ và sựsuy niệm của Ngài đã đánh động rất nhiều người trong việc phục vụ Chúa.

 Ngài là người bạn của dân nghèo. Ngài đi xin của bố thítừ những phương gia và người khá giả ở Laeken, rồi phân phátcho người nghèo. Một thương gia đã cho thánh Guy công táctrong việc làm ăn, và hứa ủng hộ Ngài trong vấn đê giúp kẻnghèo đói. Nhưng rồi Ngài đã thất bại. Chuyến hàng đầu tiên bịchìm ở biển, mang theo trọn tài sản xuống biển. Khi Ngài trở về, công việc phòng thánh đã có người khác thay thế.

Từ đấy đến khi qua đời, Ngài đến từng nhà xin lỗi mọingười về tính không bền chí của Ngài như Ngài thương gọi.Trước hết, Ngài kịp trở về Anderlecht. Khi còn sống, Ngài

được xem như vị thánh, những người phụ trách phòng thánhchọn Ngài làm thánh bổn mạng.

140. VIẾNG CHÚA TRÊN HẾTVề gia, thánh Anphong Liguori đau yếu nặng nên không

đi viếng Thánh Thể thường được. Ngài hay nói:Bạn không biết rằng bạn được nhiều ơn ích trong 15 phút

Chầu Thánh Thể hơn mọi việc đạo đức trong một ngày gộp lại

sao?.Thánh nữ Gsave nước Hunggari, lúc còn bé rất siêng năng

viếng Chúa. Nếu cửa nhà thờ đóng, bà kính cẩn hôn cánh cửavà tường nhà thờ để tỏ lòng yêu mến Chúa Thánh Thể.

 Nữ thánh Maria Madalena thành Pazzi mỗi ngày viếngChúa 30 lần.

Thánh Aloysius sùng mọi giờ rảnh trong ngày để quỳ

trước nhà tạm.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 79: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 79/610

Truyện kể Giáo lý 79

Thánh Phanxicô Xaviê, ban ngày mệt mỏi vì giảng dạyvà công tác mục vụ, đã thường ngủ qua đêm trước nhà tạm.

Thánh Phanxicô thành Atxidi, trước kh bắt đầu làm việc

gì, đều đến nhà thờ xin Chúa chúc lành.

141. NGẮN NGỦI NHỮNG LẦN THĂM CHÚATrong Nguyệt san “Bảo vệ Đức Tin”, một Linh Mụcđã kể

lại câu chuyện xúc động sau đây:Hàng ngày vào giờ trưa, vị Linh Mụcnhận thấy một người

công nhân dừng xe hơi lại, vội vã vào viếng Thánh Thể. Ngườiấy đi nhanh vào nhà thờ, quỳ gối một chút rồi quay ra đi ngay. Người ấy đọc kinh gì mà mau vậy? Sao lại viếng Chúa nhanhthế? Sau nhiều lần như thế, vị Linh Mụcmới hỏi lý do. Ngườicông nhân trả lời là buổi trưa anh ta về nhà ăn trưa để buổichiều làm việc tiếp, nên anh phải viếng Chúa vội vàng. An nghĩ Chúa thông cảm cho anh. Anh nói thêm: “Con nói với Chúanhư một người bạn thân, ghé thăm chút xíu rồi đi. Con chỉ biếtnói: Lạy Chúa, Jim đây! Sau đi con ra đi ngay”.

Một thời gian sau đó, Linh Mụcđược mời đi kẻ liệt, người bệnh không ai khác hơn là Jim, kẻ đã kể chuyện trên cho linhmục. Khi Linh Mụcđặt Mình Thánh Chúa vào lưỡi của anh, Ngài nghe tiếng nói rõ ràng:

- Jim ơi, Chúa Giêsu đây!.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 80: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 80/610

Truyện kể Giáo lý 80

CÁC BÍ TÍCH

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 81: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 81/610

Truyện kể Giáo lý 81

142. CUỘC ĐỜI THẰNG BÉ “SÚC SINH” :Từ trên dàn thợ nề cao tầng có hai thanh niên bước xuống,

họ mang trên vai hai tấm vải để tải gạch. Một anh vạm vỡ khoẻ

mạnh độ 20 tuổi, cậu kia bé hơn nhiều. Vừa xuống tới sân, cậu bé hỏi bạn với vẻ quan tâm : “Anh làm sao thế Long ?”. Longtrả lời nhát gừng : “À, tại tao đau rưng nên nhức đầu quá đi…”.Cậu bé liền ân cần : “Thôi vậy, anh ngồi nghĩ đi để tôi làm thaycho…”. Long thấy lời nói dối của mình hiệu nghiệm, nó khoáitrá ngồi xuống xem thằng nhóc gầy gò yếu ớt ấy xoay trở thếnào. Nó không khỏi ngạc nhiên thầm nghĩ : “Cái thằng này ngộ

thiệt. Nó chọc phá mình đến độ cứ thấy mặt nó là mình muốn bợp cho 1 trận. Vậy mà hồi đó mình xém chết đuối, nó lại liềumạng cứu mình, ai cũng tưởng đi đi đứt vì sặc nước. Lại cònchuyện mình ăn cắp tiền, ai cũng nghi nó lấy nên bắt nhốt đánhđập nó 2 tuần liền, vậy mà khi mới thả ra nó chỉ nói nhỏ vớimình : “Tôi biết anh là thủ phạm nhưng tôi không tố anh ra màcũng không tự minh oan. Chỉ vì…nếu mẹ anh mà biết anh làthằng ăn cắp, mẹ anh sẽ khóc hết nước mắt…Anh chưa hiểu thế

nào là một người mẹ đâu…”. Thế rồi suốt 6 tháng ông chủ đãsa thải nó, nó thiếu thốn khổ sở quá chừng, vậy mà bây giờ nóvẫn cứ tự nhiên với mình. Bữa nay mình giả bộ bệnh, thằng nhỏcòn bày đặt làm giùm mình nữa chớ…”

Đang lúc ấy thì cậu bé phải khó nhọc lắm mới xốc lênlưng cái quầy ván xếp đầy gạch. Nó từ từ bước lên đàn. Longnhìn theo với ánh mắt tò mò tinh quái. Bất chợt, có tiếng ngườiđốc công nóng nảy quát lên : “Gạch đâu ? sao chưa thấy thằngnào mang lên thế này ?”. Cậu bé nghe vậy thì gắng bước nhanhhơn một chút…Nhưng quầy gạch nặng quá mà sức nó thì có là bao, từ sáng đến giờ nó đã ăn chút gì đâu. Cậu bé chợt thấy lảođảo, mắt hoa đi, hai chân gần như khuỵ xuống…Long thét lên :“Trời ơi ! thằng SÚC – SINH…”. Thằng bé đã ngã nhào từ lầu3 xuống, đống gạch đè chụp lên. Các công nhân chạy dồn lại bới đống gạch ra và thấy thằng bé thân thể dập nát đẫm máu chỉ

còn thoi thóp. Có người vội chạy đi mời cha sở. Khi Ngài đến,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 82: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 82/610

Truyện kể Giáo lý 82

SÚC – SINH mở mắt đăm đăm hết nhìn Ngài lại nhìn Long màthều thào : “Thưa cha, CÁI GAI THỨ 14, Long ơi, CÁI GAI…CÁI GAI CUỐI CÙNG…”. Một khoảnh khắc trôi qua, Long òa

khóc : “Trời ơi ! thằng Súc – Sinh đã chết, trời ơi…”. Cha sở lặng lẽ cỡi khuy áo ngoài đã rách nát để tìm cỗ tràng hạt thằng bé đeo ở cổ rồi lấy cuộn vào hai bàn tay nó. Ngài chợt bắt gặpchiếc túi vải nhỏ thêu dính vào mặt trong cái áo. Ngài nhẹ taymở ra và thấy có một mảnh giấy đã cũ, thằng bé đã hí hoáyvụng về vẽ hình Trái tim Chúa Giê-su với 14 CÁI GAI đâmxung quanh, những cái gai đã lần lượt được xóa đi chỉ còn lạicó 1 cái. Bên cạnh hình vẽ một trái tim khác nữa, nhỏ hơn, nằmtrệch xuống 1 chút, có chữ ký bên dưới : trái tim của Súc – Sinh. Người ta có thể nhận ra trước đây trái tim này được vẽkhông có gai và rồi những cái gai đã được vẽ thêm vào nhiềulần bằng nhiều mầu mực khác nhau, tất cả đã được 13 cái, chỉcòn chổ cho CÁI GAI CUỐI CÙNG. Trên đầu trang giấy còncó hàng chữ nắn nót : “Ngày tôi rước lễ lần đầu tôi đã hứa vớiChúa Giê-su rằng tôi sẽ rút hết gai đâm nơi trái tim của Người

để chịu ghim vào trái tim tôi”. Mặt trang giấy bên kia có 13hàng đã được viết, chỉ còn lại hàng cuối cùng để trống :1/ Gai thứ nhất : Con đã hết cứng đầu, không một lần nào

cãi lời dì của con nữa.2/ Gai thứ hai : Con chịu nhịn đói 3 ngày, con đã không

ăn cắp dù con bị nhốt ngay trong 1 cái nhà kho để trái cây.3/ Gai thứ ba : Lần đầu con làm ra tiền, con đã dùng để

xin lễ cầu cho dì con chứ không để ăn xài cho thỏa thích.

4/ Gai thứ bốn : Con nhìn không uống nước đá lạnh chođã khát vì phải mua tốn tiền.

5/ Gai thứ năm : Con mua một bó hoa đẹp từ chổ tiềndành dụm để đến thăm mộ dì con.

6/ Gai thứ sáu : Con bắt gặp 1 thằng bé tật nguyền bị bọnnhóc vây đánh. Con đã bênh vực thằng bé dù con bị chúngđánh một trận thê thảm.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 83: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 83/610

Truyện kể Giáo lý 83

7/ Gai thứ bảy : Mỗi ngày con gánh nước giúp một bà cụgià bị tàn tật đau yếu ở cuối xóm.

8/ Gia thứ tám : Con xin được theo học lớp bình dân buổi

tối với các bạn nghèo nhưng ông chủ không cho, lại còn đánhmắng con.

9/ Gai thứ chín : Bà cụ già cuối xóm đau nặng, con lui tớisăn sóc và hôm nay bà cụ đã xin con rửa tội cho bà ấy ngay rồimất.

10/ Gai thứ mười : Long suýt chết đuối, con đã nhảyxuống sông để cứu anh ta.

11/ Gai thứ mười một : Con nhặt được một con chó hoangngoài đường đang đói lả. Con đem về nuôi, nhường phần ăncủa con cho nó. Được 1 năm thì ông chủ bắt lấy nó đem bán vìhóa ra nó lại là giống chó quý. Con buồn nhớ nó ghê lắm.

12/ Gai thứ mười hai : Con chịu bắt nhốt oan 2 tuần lễ chỉvì muốn lãnh tội thay cho Long để mẹ anh ấy đỡ phải đau khổkhi biết anh ta ăn cắp.

13/ Gai thứ mười ba : Con chịu nhận phần lương thiệt thòi

1 cách bất công mặc dù người ta đồn ông chủ đã bóc lột con.14/ Gai thứ mười bốn : …Cha sở ngậm ngùi khóc, tờ giấy ấy không cần ai phải giải

thích thêm nữa. Cậu bé mang tên THẰNG SÚC – SINH vẫnnằm đó, nước da tái nhợt nhưng khuôn mặt thì rạng rỡ dườngnhư đang mỉm cười. Cha sở nhận ra Trái tim Chúa Giê-sukhông còn một chiếc gai nào đâm thâu nữa. SÚC – SINH đãlấy tình yêu để trả giá bằng một đời sống đau khổ tủi nhục,

 bằng từng cái gai, bằng từng giọt nước mắt. Nhưng, tại sao mộtcậu bé như thế lại mang cái tên nguyền rủa phỉ báng như thế ? Người trong làng thuật lại…

Ba má em bé mất đi khi em vừa tròn 2 tuổi. Em bơ vơ không nhà như con chim non bị ném ra ngoài tổ ấm. Có mộtngười đàn bà nhận em về nuôi một cách tận tâm. Nhưng mộtchuyện đáng tiếc xảy ra làm thay đổi hẳn mối quan hệ tốt đẹp

ấy. Thằng bé vốn rất thích ngửi hoa thơm. Trên cửa sổ căn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 84: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 84/610

Truyện kể Giáo lý 84 

 phòng của bà có 1 bình hoa quý vừa đẹp vừa thơm. Một hômthằng bé hiếu kỳ đã trèo lên một cái ghế đẩu cố với tới để ngửi bông hoa, chiếc ghế nghiêng đổ, thằng bé ngã nhào níu lấy bình

hoa. Bà dì nuôi nghe tiếng động chạy vào đứng lặng ngườitrước cảnh ấy, bà tiếc bình hoa quý đến nỗi không nghĩ đến đứacon nuôi đang nằm khóc thét lên vì sợ hãi và đau đớn, bà chạyvội đến túm lấy tóc thằng bé, vừa đánh túi bụi vừa chửi rủa :“Đồ mất dạy, đồ súc sinh. Mày đúng là thằng SÚC SINH…”.Từ ngày đó chẳng ai còn biết hoặc nhớ đến thằng bé có một cáitên nào khác ngoài cái tên THẰNG SÚC – SINH. Thằng bé buồn tủi ghê lắm, vừa sợ bà dì đánh mắng lại vừa âm thầm phẫn uất, nó trở nên bướng bỉnh ngang ngược. Cũng vì thế nócàng bị đòn dữ tợn và thường xuyên hơn. Nó thù ghét mọingười nên tìm mọi cách tai ác để làm mọi người phải bực bội vìtức giận về nó…Ở trường, nơi nó được học vỏn vẹn có mộtnăm thì nó là 1 gánh nặng cho thầy cô. Tống nó khỏi cửa lớp nólại trèo cửa sổ nhảy tọt vào trong. Hầu như nó không học hànhgì cả, nó có chịu ngồi yên cũng chỉ là để vẽ nguệch ngoặc dọc

ngang khắc các trang sách vở và mặt bàn. Dĩ nhiên thằng SÚC – SINH cũng không vắng mặt ở lớp giáo lý, khổ nỗi nó đếncũng cốt để phá phách không cho bạn cùng lứa có thể ngồi yênmà học hành. Cha sở đã làm đủ mọi cách để loại nó ra màkhông xong, cuối cùng thì Ngài lờ đi, kệ nó muốn làm gì thìlàm, coi như không có nó hiện diện…

 Nhưng rồi cuối niên khóa giáo lý năm ngoái, một buổi tốicha sở đọc danh sách các em được xưng tội và rước lễ lần đầu.

Đương nhiên là không thể có tên thằng SÚC – SINH. Khi Ngài bước ra khỏi lớp, nó chạy vòng ra đứng chặn trước mặt Ngàimà hỏi bằng một giọng cương quyết : “Thưa cha, tại sao con lạikhông có tên ?”. Cha sở bất giác nhìn đăm đăm thằng bé bấthạnh rồi không hiểu vì sao Ngài lại mỉm cười khoan dung :“Được, con cũng sẽ xưng tội và rước lễ lần đầu…”. Không kịpnghe hết câu, thằng SÚC – SINH đã bỏ chạy như bay ra khỏi

nhà xứ. Nó băng đến cánh đồng cỏ hoang cạnh làng, lăn mình

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 85: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 85/610

Truyện kể Giáo lý 85

nằm dài trên thảm cỏ ướt sương đêm, dõi mắt nhìn bầu trời đầysao cho mãi đến khuya mới lửng thửng trở về.

Hôm sau, trước khi cho phép nó đi xưng tội, dì nó nghĩ 

rằng phải có bổn phận dạy dỗ khuyên bảo nó vài lời, bà bảo nómà mắt cũng chẳng buồn nhìn mặt nó : “SÚC – SINH, mày phải nhớ từ nay phải đổi tính sửa nết nghe chưa?…”. Và sau đóngười ta nhạc nhiên thấy nó xưng tội khá lâu. Thiên Chúa đãlắng nghe những nỗi lòng bí ẩn của đứa bé bị ruồng bỏ…Tớingày rước lễ lần đầu, cha sở khuyên nhủ chung cả lớp rằng từđây các em phải cố gắng sống cho dễ thương ngoan ngoãn, làmnhiều việc lành để có thể xoa dịu nổi đau của Thánh Tâm ChúaGiê-su trước những tội lỗi loài người. Khi các em đã về hết,SÚC – SINH ở lại một mình trong nhà thờ. Nó tới gần ảnhThánh Tâm, kiễng chân lên chăm chú nhìn thật kỹ mọi chi tiếttrên bức ảnh hồi lâu. Trở về nhà, đang khi những đứa trẻ kháccòn mải vui đón bữa tiệc mừng lễ thì thằng SÚC – SINH lụctìm một cuốn vở còn để nguyên, một cây bút chì tốt rồi khôngnói với ai một lời, nó lại phóng thẳng ra cánh đồng. Chính nơi

đó nó đã vẽ hình hai trái tim…Đến tối khi trở về nhà, nó đãkhông còn là thằng SÚC – SINH nữa nhưng là một em bé đãquy hướng trọn vẹn ý chí và tâm hồn vào Chúa Giê-su, quyếtlòng gỡ cho đến hết những cái gai đang ghim sâu nơi Trái TimChúa. Đối với dì nó, dẫu sao nó cũng vẫn bị coi là SÚC – SINH, bà không hề nhận ra sự thay đổi của nó, bà vẫn đánhmắng hành hạ nó như thói quen đã lâu…

Đến mùa thu người dì ngã bệnh vì cảm lạnh ngày một

trầm trọng nhưng bà ngạc nhiên vì thằng bé vẫn tận tụy ở bêncạnh mà không rời hay vắng mặt đến một phút. Một hôm, nướcmắt chảy quanh, nó nói với bà : “Dì ơi, con sợ dì chết mất,mà…không có dì thì đời con sẽ ra sao ?”. Bà chăm chú nhìn nó,vừa cảm động vừa ân hận, bà không thể hiểu nỗi thằng bé, nóthật sự thương yêu quyến luyến bà mặc dù bà không bao giờ nói một lời tử tế với nó. Bà bất chợt ôm ghì đứa bé mồ côi vào

lòng, nghẹn ngào : “Con ơi, con là một đứa bé tốt. Con hãy cầu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 86: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 86/610

Truyện kể Giáo lý 86 

xin Chúa nhân từ tha thứ mọi tội lỗi cho dì nghe con”. Lúc nàythằng bé nhận ra cuội đời nó thật diễm phúc. Đây là lần đầutiên dì nó trìu mến nó, lại còn khen ngợi nó nữa. Cái giây phút

ấy xóa tan mọi mặc cảm tủi nhục xót xa bấy lâu nay…Khi dì nómất đi, nó bắt đầu sống lang thang đói rét. Nhưng ý nghĩ hướngvề Trài Tim bị thương tích của Chúa Giê-su đã điều khiển mọihành vi và suy tư của cuộc đời thằng bé…

Và bây giờ, thế là hết, thằng bé đã trả giá CÁI GAI CUỐIấy bằng chính cái chết hy sinh. Thằng bé ra đi hạnh phúc,không ngờ mình đã nên thánh, một vị thánh bé nhỏ hồnnhiên…Chiều tối hôm tang lễ vừa xong, Long tới gặp riêng chasở, vừa mếu máo vừa thú nhận tất cả, từ chuyện anh ta ăn cắplàm cho cậu bé bị bắt oan cho đến chuyện anh ta giả vờ bị bệnhđể cậu bé phải làm thay. Tâm hồn Long đã mở ra. Chắc chắn ở trên trời, SÚC – SINH đã cầu nguyện cho Long trước hết. Longđã đến chữa lại những lỗi lầm đã phạm. Long bắt đầu một cuộcsống mới. Long ra về trong niềm hân hoan và biết ơn người bạn bé nhỏ…Cha sở lấy bút ghi thật trân trọng vào hàng kẻ thứ

mười bốn : “Để gánh đỡ cho Long, con đã tự nguyện manglượng gạch gấp đôi và con đã chết vì tai nạn…”. Vài ngày sau,người ta thấy trên bàn viết của cha sở một khung ảnh lồng trongđó trang giấy của SÚC – SINH với hàng chữ ghi chú : GIÁOƯỚC CỦA CẬU BÉ SÚC – SINH VỚI THÁNH TÂM CHÚAGIÊ-SU. Vâng cậu bé đã trở nên bài giảng thuyết sống động vàsâu xa nhất mà tâm hồn vị Linh Mụcgià cũng như tất cả mọingười hiểu biết đầu đuôi câu chuyện phải lắng nghe đến trọn

đời…Cậu bé SÚC – SINH không ngờ cậu đã trở thành vị tông

đồ của tình yêu hiến tế hy sinh đến cùng của Thánh Tâm ChúaGiê-su…

(Phỏng theo một truyện ngắn BALAN tháng 07/1939)

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 87: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 87/610

Truyện kể Giáo lý 87 

143. ĐÂP CỔ KÍNH RA TÌM LẤY BÓNG

XẾP TÀN Y LẠI ĐỂ DÀNH HƠI

Đó là tâm tình lãng mạn của vua Tự Đức thương nhớ một bà ái phi. Nhưng tiếc thấy bóng đâu còn trong gương,và có

“xếp tàn y lại để dành hơi”thì rồi khi mở ra cũng chỉ thêm nỗi

đau mà Thúc Sinh cảm thấy khi mất nàng Kiều:

“Tìm đâu cho thấy cổ nhân

Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa”.Thế nhưng xưa nay vẫn thế, con người vẫn cứ muốn,giữ

lại một cái gì đó của người thân đã khuất hay đi xa, kể cả khi

 biết rằng mỗi lần thấy món lưu niệm đó thì lại như khơi dậy vết

thương của niềm thương nỗi nhớ…

Lời trăn trối thường là kỉ niệm vô hình sâu xa nhất, nó cóthể trở thành động lực và ánh sáng vạch ra chương trình cho cả

một cuộc đời. Trong lịch sử dân tộc ta thì ai cũng biết lời cuối

cùng của Nguyễn Phi Khanh đã tạo nên một cuộc đời Nguyễn

Trãi thế nào.

I.Chúa Giêsu cũng muốn các Môn Đệ vượt qua nỗithương nhớ lãng mạn để biến những lời sau hết của Ngài thành

cuộc sống, một cuộc sống chứng thực họ là Môn Đệ của Ngài

và tiếp nối sự hiện diện của Ngài; hơn thế nữa còn là dấu chứng

thực sứ mạng của Chúa Giêsu : “để thế gian biết rằng Cha đã

sai con”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 88: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 88/610

Truyện kể Giáo lý 88

Chúa Giêsu để lại một kỉ niệm mà người phàm không thể

để được, đó là Bí Tích Thánh Thể. Nhờ Lời và Bí Tích Thánh

Thể, Môn Đệ của Người được chung một sức sống và chungmột thân phận với Người. Lời trối trăn của con người chỉ có thể

là ánh sáng và sự thúc đẩy tinh thần, còn Lời Chúa Giêsu cùng

với bí tích cho Môn Đệ được cùng chung hướng sống và sự

sống với Ngài, sự sống Ngài hằng có chung với Cha và Thánh

Thần. Môn Đệ được thông dự chính sự sống và cuộc sống củaBa Ngôi Thiên Chúa.

“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy

Và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy

Và chúng ta sẽ đến với người ấy

Và chúng ta sẽ lập cư nơi người ấy”(Ga 14,23)

“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở trong các con

Cũng như cành nho tự mình không thể sinh hoa trái

 Nếu không liền với thân nho

Các con cũng vậy, nếu các con không ở trong Thầy.Thầy là cây nho, các con là cành…”( Ga15.4…)

Điều hiển nhiên là Chúa không để lại một kỉ niệm nào để

ta cất đi như vua Tự Đức “xếp tàn y lại để dành hơi”, nhưng là

một cuộc sống, có đường sống và mức sống ở mức độ tuyệt

vời: “tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là Chúa sống

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 89: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 89/610

Truyện kể Giáo lý 89

trong tôi”. “Giữ Lời Chúa” không phải là chép lên bia đá hay

ghi trong sách quý để cất vào thư viện, mà làm cho Lời Chúa

thành hiện thực trong cuốc sống chúng ta: Lời Chúa đã thànhmáu thịt trong Đức Giêsu Ki-tô. Đức Giêsu Ki-tô trở thành Lời

được công bố cho ta, Lời ấy lại phải trở thành máu thịt trong ta.

“ Lời Thầy nói với các con là tinh thần và là sự sống”(Ga 6,63).

Với Lời và Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đến trong ta

và tiếp tục cuộc sống của Ngài trên trần gian. Ngài muốn chúngta là hiện thân của Ngài, nối dài sự hiện diện của Ngài, cũng

như Ngài đã làm hình ảnh trọn vẹn của Cha trước mặt chúng ta

đến nỗi: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha rồi …Thầy ở trong

Cha và Cha ở trong Thầy”(Ga 14,9-10).

Làm chứng cho Cha chính là để cho Chúa biểu lộ sự hiệndiện của Ngài trong cuộc sống và trên khuôn mặt chứng tá. Ta

 phải trở thành hình ảnh sống động và trung thực của Ngài đến

nỗi ở một mức nào đó người nào đến với ta cũng cảm thấy có

một ai hiện diện sâu hơn ở trong ta, và họ không chỉ tiếp xúc

với ta, nhưng gặp được cách nào đó chính Đấng hiện diện trongta.

“ Lạy Cha, xin cho tất cả nên một

 Như Cha ở trong con và như con ở trong Cha .

Thì xin cho chúng nên một trong chúng ta

Để cho thế gian tin rằng Cha đã sai con đến .

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 90: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 90/610

Truyện kể Giáo lý 90

Con đã cho chúng vinh quang mà Cha đã cho con

Để chúng nên một như Cha con ta là một:

Con ở trong chúng và Cha ở trong conĐể chúng hoàn toàn nên một

Và để cho thế gián biết rằng Cha đã sai con đến

Và con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu con”

(Ga 17,21-23).

II. Trong lịch sử Hội Thánh, Lời Chúa luôn gặp đe dọa bịtrở thành kỉ vật trong tủ kính, bị thay thế bởi những tập tục thói

quen cứng ngắc. Chính vì thế Chúa luôn chọn một số người ở 

mỗi giai đoạn để làm cho Lời Chúa thật sự trở thành sức sống,

thành ánh sáng bừng lên soi đường, đánh thức mọi người. Có

những vị thánh lóe lên như những vì sao và kéo dài mãi trên bầu trời, vạch ra một nếp sống, một cách hiểu và thực hành Lời

Chúa, một cách diễn tả lại một khía cạnh nào đó của khuôn mặt

Chúa Giêsu, và những người bước theo ánh sáng của các vị ấy

kéo dài sự hiện diện của vì sao. Đó là các đấng sáng lập những

dòng tu, những tu hội, những hình thức sống đời dâng hiếntrong Hội Thánh. Lời dạy và những nguyện tắc,những quy luật

các vị ấy để ra được giữ gìn trân trọng cùng với những ghi nhớ 

về chính đời sống các vị ấy, như di sản của những người đi theo

con đường các vị ấy đã được Chúa dùng để vạch ra.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 91: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 91/610

Truyện kể Giáo lý 91

Mộ dòng tu, một lối sống tận hiến chỉ nối dài sự hiện diện

của vì sao ấy khi nào thật sự nối dài cuộc sống của các vị sáng

lập. Nghĩa là lời dạy, nguyên tắc, quy luật mà các vị ấy đã sốngvà phát biểu lại trở thành cuộc sống của đệ tử đời này qua đời

khác.

Ở đây mối đe dọa cũng luôn rình rập biến lời dạy và

nguyên tắc của các vị ấy thành kỉ vật chết, thành xác ướp Ai

Cập khi người ta khư khư giữ lời các vị ấy một cách cứng ngắcnhư giữ một kỉ vật chết và bao bọc bởi những lớp tập tục, thói

quen như những lớp giấy dầu không cho trong tỏa ra, không

cho ngoài thấm vào, theo kiểu “xếp tàn y lại để dành hơi”.

Cũng như Lời Chúa phải trở thành cuộc sống trong chính

ngày hôm nay của lịch sử Hội Thánh và loài người, thì lời dạyvà nguyên tắc vạch ra một nếp sống dâng hiến cũng phải luôn

trở thành cuộc sống trong chính ngày hôm nay của mỗi dòng tu,

của mỗi nếp sống.

Muốn thế, nó phải hít thở không khí và thức ăn của thời

đại, mặc quần áo của thời đại trong khi nội dung cuộc sống vẫnlà chân dung vị sáng lập được biểu hiện lại. Cái khó, cái tế nhị

là ở chỗ đó. Nhưng đó cũng chỉ là cái khó chung của mọi cuộc

sống. Mọi người đều phải làm sao là chính mình trong khi thay

đổi kích thước, hình dáng, y phục và lớn lên qua thời gian tuổi

tác và sống trong những hoàn cảnh khác nhau, thì mỗi dòng tu,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 92: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 92/610

Truyện kể Giáo lý 92

mỗi nếp sống dâng hiến cũng vậy. Bí quyết là muốn sống thật

trung thực với mình và biết thế nào mới là chính mình.

144. LÒNG MẾN LINH MỤCTrong chiến tranh thế giới thứ hai, một đơn vị thám sát

Hoa Kỳ đổ bộ lên một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương. Họgặp một người dân bản xứ, dẫn họ đến một làng có vẻ bỏhoang. Đi được vài trăm mét, vị tuyên úy hỏi: “Có ai CôngGiáo ở đây không?”.

 Người bản xứ trả lời: “Tất cả chúng tôi là Công Giáo”.Biết mình đang nói chuyện với linh mục, anh ta bỏ súng xuốngvà kính cẩn hôn tay Ngài. Họ trở lại làng. Từ xa, anh bản xứ đãkêu to: “Có Cha tới ! Có Cha tới !”.

Cả hàng trăm người dân bản xứ đổ xô tới, xin LinhMụcban phép lành và hỏi Ngài khi nào dâng lễ được. Đã 6tháng nay họ chưa dự lễ được.Thánh lễ cuối cùng do một nhàtruyền giáo Canada dâng, Ngài đã bị quân lính Nhật bắt và

hành hình. Ngài dạy họ thưa những câu bằng tiếng Latinh trongThánh LễBàn thờ được lau chùi sạch sẽ, và trang hoàng bông hoa

thật đẹp. Mọi người đến xưng tội và rước lễ. Sau lễ, giáo dâncòn ở lại nhà thờ 20 đọc kinh tạ ơn. Sau khi thăm vài người bệnh, Linh Mụctrả lời rất nhiều câu hỏi do giáo dân nêu lên.

Đối với những giáo dân đơn sơ nầy, họ khó mà tin đượchằng ngày có rất nhiều thánh lễ trong nhiều nhà thờ, người

Công Giáo có thể dự lễ và rước lễ bất cứ lúc nào trong ngày.Họ hân hoan vì người Công Giáo hạnh phúc quá.

145. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚAMột mục sư Tin Lành, phái Trưởng Lão, kể câu chuyện

sau đây:Có gia đình Công Giáo sống không xa nhà thờ của ông

 bao nhiêu. Đó là đôi vợ chồng già người cháu tên là George, ở 

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 93: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 93/610

Truyện kể Giáo lý 93

xa trên đồi. Một này nọ, George mới lên 4 tuổi, đi thăm ông bà.Trẻ George được giáo dục để vào viếng Chúa tại bất cứ nhà thờ nào cậu bé đi qua.

Khi bé đi thăm ông bà, bé thấy có nhà thờ bên kia đườngvà bé quyết định vào viếng Chúa. Nhưng cửa nhà thờ đóng. Bécố đẩy, kéo cửa nhưng vô hiệu. Nếu bé không vào được bêntrong, bé có thể cầu nguyện từ bên ngoài. Nghĩ như thế, bé quỳxuống ở bậc thềm nhà thờ, cúi đầu và đọc kinh ngắn.

Vị Linh Mụcquan sát sự việc từ đầu đến cuối từ cửa sổ phòng làm việc. Ông cảm kích đến nổi ông đã kể lại với cộngđoàn giáo hữu trong bài giảng. Cả cộng đoàn quyết định từ naykhông đóng cửa nhà thờ ban ngày nữa. Ngoài cửa, có bảng nhỏghi mấy chữ “hãy mở cửa để cầu nguyện”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 94: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 94/610

Truyện kể Giáo lý 94 

CẦU NGUYỆN

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 95: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 95/610

Truyện kể Giáo lý 95

146. CẦU NGUYỆNCứ mỗi lần Chúa GIÊSU căn dặn các đồ đệ chuẩn bị sẵn

sàng để chờ đợi Ngài đến thì Chúa đều nhắc đến việc cầunguyện. “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện vì chúng con không biếtngày giờ nào Con Người ngự đến. Hãy tỉnh thức và cầu nguyệnvì tinh thần thì nhanh nhẹn dê yêu thích sự tốt lành nhưng xácthịt lại nặng nề, không tuân theo mệnh lệnh của tinh thần,không dễ dàng làm điều tốt mà tinh thần muốn.

Thánh Phaolô Tông đồ nơi thư thứ nhất Thesanônica 5,17 đã khuyên các tín hữu hãy cầu nguyện luôn không bao giờ ngừng. Thế nhưng làm sao mà cầu nguyện luôn? Không baogiờ ngừng? Bởi vì trong ngày sống, mỗi ngườichúng ta còn có biết bao nhiêu việc bổn phận phải làm. Bổn phận của ngườicha, người mẹ trong gia đình. Bổn phận của con cái hiếu thảovà lo việc học hành ở trường. Hẳn một số người trong chúng ta

 biết câu chuyện vui về cuộc đối thoại giữa hai người bạnnghiện thuốc lá. Hút thuốc không bao giờ ngơi nghỉ đến độ hútcả trong giờ cầu nguyện. Hai người quyết định với nhau là sẽ đi bàn với cha linh hồn và sẽ hoàn toàn tuân phục mệnh lệnh của Ngài. Sau một thời gian xa nhau. Khi gặp lại thì một người đã bỏ hút thuốc còn người kia vẫn còn hút như thường. Lấy làm lạngười đã bỏ hút thuốc hỏi anh bạn mình : “Này anh đã nói làm

sao với cha linh hướng mà nay anh vẫn còn hút thuốc nhưthường vậy?” - có gì lạ đâu, tôi đã hỏi cha linh hướng như thếnày : “Thưa cha, khi con hút thuốc thì con cầu nguyện đượckhông?”. Cha linh hướng trả lời : “Được”. Thế là tôi cứ hútthuốc và đang khi hút thuốc thì tôi cầu nguyện, hướng tâm hồnlên cùng Chúa. - Còn anh, anh đã hỏi làm sao mà bây giờ anhkhông còn hút thuốc nữa? Tôi đã hỏi như thế này, người abnj

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 96: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 96/610

Truyện kể Giáo lý 96 

 bỏ thuốc trả lời : “khi tôi cầu nguyện thì tôi có được hút thuốchay không? Thì cha linh hướng trả lời là : “không”. Chính vìthế mà tôi đã bỏ thuốc để cầu nguyện.”.

Mỗi người chúng ta có thể cầu nguyện liên lỉ, sống hướngtâm hồn về cùng THIÊN CHÚA, vừa chu toàn công việc bổn phận hằng ngày dâng những công việc bổn phận hằng ngày ấycho THIÊN CHÚA. Không phải một mình ta sống nhưng ýthức rằng có CHÚA hiện diện sống trong ta, sống bên ta. Ơncủa CHÚA bao phủ lấy ta như nước bao lấy cávà cùng làmnhững việc đó với ta. Sống cầu nguyện liên lỉ là sống đồng tâmnhất trí với Chúa luôn mãi ước muốn những việc ta làm nhưviệc Chúa làm. Chúng ta có thếo sánh việc cầu nguyện như thểviệc hít thở của cơ thể con người không bao giờ ngừng. Thểxác con người không bao giờ ngừng thở khi làm việc, khi ngủ,khi làm bất cứ điều gì. Khi thì con người ý thức hơi thở của

mình. Khi thì con người không ý thức. Nhưng dù có ý thức haykhông con người vẫn thở. Ngưng thở, con người sẽ chết. Cũngvậy, mỗi người chúng ta cần sống cầu nguyện liên lỉ, sống kếthiệp với Chúa liên lỉ. Sống trong mối liên quan thân thiện với Ngài. Sống trong sạch không làm điều xấu, không phạm tội xúc phạm đến Ngài và anh chị em xung quanh. Nhưng rủi lỡ lầmlàm điều xấu thì hãy biết phục thiện ngay, trở về cùng Chúa xin

 Ngài tha thứ. Xin anh chị em bị ta xúc phạm tha thứ. NgườiKitô sống cầu nguyện luôn là con người luôn trổ sinh nhữngviệc tốt lành chứ không phải là con người chạy trốn thực tại, xalánh việc tốt.

Dĩ nhiên việc cầu nguyện liên lỉ cũng cần đến những giây  phút cao diểm chỉ được dành tiếp xúc cao độ với THIÊN

CHÚA mà thôi. Đó là những giây phút ta dành riêng ra trong

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 97: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 97/610

Truyện kể Giáo lý 97 

một ngày sống để cầu nguyện. Đó là những giây phút ta dànhriêng ra để đọc Thánh Kinh, đọc kinh chung, tham dự Thánh Lễhằng ngày hay hằng tuần để cầu nguyện chung với anh chị emxung quanh. Đó là những lúc ta ý thức về sự cầu nguyện củamình. Đó như là những lúc ta thở thật mạnh như nhà lực sĩ tậpthở để rồi có đủ sức sống mà thở liên lỉ trong những giây phútkhác.

Lạy Chúa, này con xin dành ra vài giây phút đặc biệt dângcho Chúa. Con hướng về Chúa với hết lòng yêu mến. Xin Chúađến ngự vào tâm hồn con giúp con sống tốt lành, sống cầunguyện liên lỉ không bao giờ ngừng. Lạy Chúa, con yêu mếnChúa. Amen.

147. GẶP GỠ CHÚACác sinh hoạt hằng ngày cộng thêm với tiếng ồn ào náo

nhiệt phù phiếm do các phương tiện truyền thông ngày càngxâm lấn cuộc sống con người gây ra. Không phải là các nhân tốgiúp con người ngày nay có được thái độ cầm trí và thinh lặngnội tâm cần thiết cho việc cầu nguyện. Thế rồi còn có nhữngkhó khăn sâu rộng hơn như sự kiện nhãn quan tôn giáo về thếgiới và sự sống đã giảm thiểu rất nhiều nơi con người ngày nay.

Tiến trình tục hóa xem ra đã thuyết phục được con ngườivà làm cho nó tin rằng các biến cố xảy ra trong cuộc sống chỉ làkết quả đương nhiên của một thứ trò chơi giữa các sức mạnhtiềm ẩn trong thế giới này. Độc lập với các biến cố siêu việt.ngoài ra, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt được khiến cho conngười tin chắc rằng mình đang nắm được trong tay quyền lựckhá mạnh mẽ và trong tương lai càng có đủ quyền lực mạnh mẽ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 98: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 98/610

Truyện kể Giáo lý 98

hơn nữa, biết làm chủ tình thế và lèo lái chúng theo ý muốn củamình.

Quan niệm về lời cầu nguyện như là kiểu cách xa lánhtrốn chạy cuộc đời cũng thường bành trướng trong các côngđoàn KITÔ. Nhưng quan niệm như thế là gây tổn thương chochiều kích siêu việt của lời cầu nguyện. Sự gặp gỡ đích thựcvới THIÊN CHÚA luôn rộng mở tấm lòng tín hữu cho thanhân. Vì thế lời cầu nguyện không thể trốn chạy thế giới đểđược đối thoại với THIÊN CHÚA. Trái lại, lời cầu nguyện diễntả việc dấn thân yêu thương tha nhân một cách vô điều kiện. Dođó, lời cầu nguyện đích thực là lời cầu nguyện được diễn tả ra bằng các việc lành phúc đức cụ thể. Thật ra, như một thụ tạo bất toàn và nghèo nàn, con người tự động hướng về THIÊNCHÚA, Đấng là nguồn mạch mọi ơn lành để chúc tụng Ngài,van xin Ngài và tìm kiếm Ngài hầu đáp ứng nổi khát vọng hằng

nung nấu con tim mình.Thánh Auguttinô là người đã thấu hiểu điều đó khi ghi

nhận : “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho chính Chúavà tâm hồn chúng con sẽ không được bình an cho tới khi nàochưa an nghỉ trong Chúa.” Chính vì thế, nên kinh nghiệm vềcầu nguyện như là cử chỉ lòng cốt diển tả niềm vui của người

tín hữu, là nhân tố chung của mọi tôn giáo kể cả các tôn giáotrong đó niềm tin vào một THIÊN CHÚA bản vị còn lu mờ và bởi che lấp bằng kiểu cách diễn tả không chính xác.

 Nhưng đặc biệt, lời cầu nguyện là trung tâm điểm củasinh hoạt Kitô giáo. Chính vì thế nên Chúa GIÊSU đã khuyếnkhích tín hữu phải cầu nguyện luôn luôn, cầu nguyện không

ngừng và không biết mệt mỏi. Người Kitô hữu biết rằng lời cầu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 99: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 99/610

Truyện kể Giáo lý 99

nguyện cần thiết cho cuộc sống của mình như hơi thở và mộtkhi đã được nếm thử sự ngọt ngào của sự đối thoại thân tình vớiTHIÊN CHÚA thì họ không ngần ngại dìm mình trong lời cầunguyện như cá dìm mình trong nước với tất cả lòng tín thác cậytrông.

Hãy vui mừng theo thánh ý Chúa và thực hiện thánh ý Ngài trong đời. Đó là điều ta phải cầu xin Chúa cho nhau.

148. EM BÉ CẦU NGUYỆN

Một em bé năm vừa mới đọc xong bảng chữ cái, lên chơitrên ngọn đồi, quỳ gối, hai tay chắp lạy và miệng lâm râm nhưđang đọc kinh. Một thầy dòng có việc đi ngang nơi ấy, thấy vậyhỏi em: “Con đang làm gì thế?” – “Con đang cầu nguyện”, béđáp lại. Thầy dòng hỏi tiếp: Cầu nguyện mà sao chỉ đọc bảngchữ cái thôi?” Bé trả lời: “Con cảm thấy con cần cầu nguyện,nhưng con không thuộc kinh nào cả, nên con chỉ biết đọc to các

mẫu tự con đã học, tin rằng Chúa yêu con, Ngài sẽ ghép thànhchữ dể hiểu lời con cầu.

149. LỜI CẦU ĐƯỢC ĐÁP TRẢBà già dạy học cho đứa cháu nội. Nó là đứa trẻ dễ thương,

ngoan ngõa, chăm học, nhưng lần này nó chia trí, không tậptrung tinh thần học được. Chắc có chuyện gì đây! Bỗng nhiênnó nói với bà nội: Bà ơi, để cháu quỳ gối, nhắm mắt yên lặng

cầu nguyện. Rồi nó đứng dậy, tiếp tục học bài với bà cáchchăm chỉ. Hôm sau bà nội nói với em bé đã tìm được hòn bichưa, vì nếu chưa tìm được thì e cháu bớt tin vào Chúa sau khicầu nguyện mà không được Chúa nhậm lời. Bà hỏi: “Chúa đãtìm được đồ chơi chưa?” Bé đáp: “Chưa bà ạ, nhưng Chúa đãlàm cho con không tìm hòn bi nữa”.

Hòn không phải luôn luôn Chúa nhậm lời chúng ta cầuxin, khi chúng ta cần Ngài.Nhưng nếu chúng ta chân thành

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 100: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 100/610

Truyện kể Giáo lý 100

trong lời cầu, Chúa sẽ cất đi sự ước mong của chúng ta ngượcvới ý Ngài và bạn cho ta niềm tin từ bỏ mọi sự mà làm theo ý Ngài.

150. SỐNG ĐÚNG LỜI CẦUMột người chủ gia đình thường sốt sắng cầu nguyện cho

các người nghèo khổ trong các giờ kinh gia đình, nhưng chưa bao giờ ông bố thí cho người nghèo. Một buổi sáng, khi giờ kinh chấm dứt, một người con nói với ông:

- Thưa ba, con ước muốn có thùng lúa của ba?- Tại sao vậy con?- Bởi vì thứ thế là con đáp trả lời cầu nguyện của ba.

151. BẢY LỜI NGUYỆNBà mẹ và 6 đứa con lâm cơn túng thiếu. Tối nay, trong

nhà không còn gì để ăn nữa. sáng hôm sau, bà vẫn dọn chénđủa lên bàn, gọi các con tới và bảo: “Các con ạ, các con hãycầu xin Chúa ban của ăn cho chúng ta”. Bà vừa dứt lời, thì có

tiếng kêu cửa: “Chủ lò mì cần gặp!” Vào nhà ông nói: “Sángnay tôi bị nghập trong tuyết và dừng lại đây để sưởi ấm. Bà cần bánh mì không?” Bà mẹ đáp: “Vâng, nhưng chúng tôi không cótiền mua, ông à!” Ông chủ lò mì nói thêm: “Bà không còn chútnào cho các con sao?” – “không còn một tí nào hết”. – “Được,tôi sẽ lấy ngay cho bà và các cháu”. Nói rồi, ông đi ra ngay xehơi của ông đưa vào 7 ổ mì lớn đặt lên bàn. Một đứa con la lên:“Má ơi, chính con cầu nguyện xin bánh mì, Chúa nghe lời convà gửi bánh mì cho con”. Các đứa khác cũng nói: “Cả connữa”, “Cả con nữa!” Mỗi đứa đều nghĩ rằng Chúa nghe lờichính nó thôi. Có đúng không.

152. CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG  Người cháu hỏi ông ngoại: “Thưa ngoại, cầu nguyện

không ngừng có nghĩa là gì?” Ông vui vẻ trả lời: “Cháu ạ, mình

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 101: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 101/610

Truyện kể Giáo lý 101

cứ hiểu theo nghĩa đen của nó, tức là làm bất cứ việc gì mìnhcũng kèm theo lời cầu nguyện. Cháu xem đây.

Buổi sáng, ông ngủ dậy, rửa mặt, ông cầu xin Chúa rửa

các kẻ tội lỗi trong Đức Kitô suốt ngày hôm nay. Khi ông mặcquần áo, ông cầu Chúa cho ông khoác Chúa Kitô và sự khiệmhạ của Ngài. Khi ông cầm chổi quét nhà, ông nhớ đến Chúalàm sạch trần gian và cứu các người tội lỗi lạc xa Chúa. Khiông chải cái rây cho bóng mát bóng láng, ông cầu Chúa làmsáng linh hồn ông”. Cứ như thế, ông ngoại kể thật nhiều việclàm hằng ngày của ông. Đứa cháu đã hiểu rõ “Cầu nguyệnkhông ngừng” là gì, và cháu hứa sẽ noi gương ông ngoại trongviệc đạo hạnh sau này.

153. TIN LỜI MÌNH XIN Người cha gia đình thường nhậu nhẹt say sưa, làm biếng

làm việc đạo đức. Vợ ông và đứa con gái cùng nhau cầunguyện cho ông, nhất là cô con gái. Đức tin cô thật đơn sơ. Côđọc thay lời hứa trong kinh thánh đối với kẻ cầu nguyện tin

tưởng. Cô nói với mẹ: “mẹ ạ, con tin là ba sẽ ăn năn trở lại”. Cómột buổi tối, ba cô không về nhà đúng giờ thường lệ Một giờ,hai giờ trôi qua, người mẹ lo âu và bật khóc. Cô gái nói: “Mẹđừng khóc, thế nào ba đến chơi nhà một người Công Giáo, chứkhông có gì đâu. Con đã cầu với Chúa rồi”. Người mẹ cười khinghĩ rằng con mình có niềm tin đơn sơ quá. Thời gian lặng trôiqua.

Đêm đã khuya. Người mẹ nói: “Mẹ thức để đợi ba về”.

Cô gái đáp: Mẹ ạ, ba không sao đâu. Ta hãy tin tưởng vào Chúavà cứ đi ngủ”. Cô lên giường ngủ. Nữa đêm người chồng trở về, kể lại cho vợ nghe mình được người bạn Công Giáo khuyênnhủ ăn năn trở lại. Bà vợ vui mừng, hai vợ chồng vào phòng côgái, thức con dậy. Vừa ngồi dậy, cô hỏi ngay: “Ba đến nhà bạnCông Giáo chơi phải không mẹ?” Ba cô nghe vậy, xúc độngđến khóc được.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 102: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 102/610

Truyện kể Giáo lý 102

154. CHÚA MẶC KHẢI CHOTrong cuộc nói chuyện với giáo sư S.F.B>Morse (1791-

1872, nhà vật lý Hoa Kỳ), người sáng chế máy điện báo, một tu

sĩ đã hỏi ông:- Thưa giáo sư, trong quá trình thí nghiệm khó khăn tại

 phòng thí nghiệm, có khi nào giáo sư cảm thấy bế tắc, không biết làm gì nữa?

- Ồ, có chứ, và rất nhiều lần.- Những lúc ấy giáo sư làm thế nào?- Thưa thầy, thú thật mà tôi làm một việc mà công chúng

không biết. Đó là tôi cầu xin Chúa soi sáng trí khôn tôi.- Và ánh sáng có đến chăng?- Vâng, đến chứ. Tôi nói thầy biết là tôi đã nhận được rất

nhiều phần thưởng, rất nhiều danh dự đến từ Châu Âu, ChâuMỹ qua các công trình sáng tạo của tôi, nhưng tôi chưa cảmthấy mình chưa xứng đáng. Tôi đã áp dụng nhiều về điện lực,không phải vì tôi giỏi giang hơn người khác, mà chỉ bởi vìChúa muốn trao cho nhân loại, nên Chúa đã soi sáng trí khôn

cho nhiều người, trong đó có tôi.Ông Morse nhờ ơn Chúa đến thế, cho nên chúng ta không

lấy làm lạ là bức điện tín hiệu đánh đi trên máy điện báo ôngchế tạo là: Chúa đã làm biết bào điều lạ.

155. CẦU NGUYỆN BIẾN ĐỔI TÍNH TÌNHCó người quí phái nổi tiếng vì tính khí vui vẻ, hòa nhã,

khoan dung với mọi người. Lúc còn trẻ, ông rất nóng tính, ưacãi cọ. Người ta hỏi ông sao ông biến cải tính tình tốt được nhưthế. Ông trả lời ngắn gọn nhưng thật khôn ngoan: “Nhờ cầunguyện mà nói nhỏ nhẹ” khi nóng giận, con người thường tomiệng lớn tiếng, và nếu không cầu nguyện với Chúa thì khó mànhẫn nhục, khó mà cầm mình được. Muốn thắng sự nóng giận,cãi cọ, chúng ta nên học được thái độ của người quý phái này,đó là “Biết cầu nguyện với Chúa và nói năng nhỏ nhẹ”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 103: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 103/610

Truyện kể Giáo lý 103

156. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒNSau một thời gian dùng thuốc, người bện trung niên đến

gặp bác sĩ:

- Xin bác sĩ cho tôi dùng thứ thuốc khác. Loại thuốc vừarồi tôi dùng không bớt bệnh.

Bác sĩ hỏi:- Ông tuân theo lời chỉ dẫn trong toa không?- Thưa bác sĩ, có ạ. Tôi thoa vào ngực mỗi tối.Ông thoa vào ngữ hả?- Dạ đúng.

Tại sao ông làm thế? Ông phải nuốt thuốc chứ. Ông hãynhìn kĩ vào nhãn chai: “Một muỗng canh, hai lần, mỗi ngày”.Muốn bệnh chóng lành, ông phải tuân theo đúng lời chỉ dẫn ấy.

Đó cũng là trương hợp các bí tích, nhất là Phép ThánhThể. Chúng ta cần rước lễ đều đặn, tiếp nhận Chúa ngự vàolòng thật, chứ không chỉ dữ lể nghi bề ngoài. Có như thế, Chúamới ngự thật trong lòng ta, và ban nhiều ơn ích cho linh hồn ta.

157. HIỆN DIỆN HỮU HÌNHLinh MụcMeebus là một nhà truyền giáo có tiếng ở Trung

Quốc. Ngài kể rằng có lần Ngài và bổn đạo trốn vào một cáihang trên đồi để tránh quân Nhật. Sau khi mọi người vào hang, Ngài đếm đầu người, có 80 người. Tốt, đủ 80 người. Nhưngmột em bé trai đứng dậy nói:

- Thưa cha, còn thiếu một người !- Đúng không, con? Chúng ta đếm lại lần nữa.Đứa bé đếm có 80 người, nhưng vẫn nhấn mạnh là còn

thiếu một người. Khi được hỏi còn thiếu ai, em đáp:- Thiếu Ngôi Hai Thiên Chúa.Linh Mụcbuồn sầu. Bổn đạo buồn sầu. Trong lúc vội

vàng, cha quên mang Mình Thánh Chúa theo. Cha có một quyếtđịnh chớp nhoáng. Ngài nói Ngài sẽ cảm tử ly rước Chúa.Thiếu niên quẹt bùn vào Ngài. Chúng làm cách vui vẻ, xem

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 104: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 104/610

Truyện kể Giáo lý 104 

như một trò chơi. Sau đó, Linh Mụcluồn lạch qua vùng địch,leo vào nhà thờ và cầu nguyện với Chúa:

- Lạy Chúa Giêsu, con xin lỗi vì con đến với Chúa trong

cách thế này. Có lẽ Chúa không nhận ra con vì con lấm đầy bùn… Con phải cải trang như thế… Nhưng con đây, chính conlà người đã từng cầm Chúa trong tay mỗi khi dâng lễ.

Chúa Giêsu không trả lời, những vị Linh Mụcnghe cótiếng đáp lại: Cha nhận ra con rõ lắm chứ. Chính Cha cũng đãcải trang. Có rất nhiều người không nhận ra Cha. Dù dưới hìnhdáng nào đi nữa. Cha vẫn là Giêsu, bạn của con, và Cha giữ gìncon suốt ngày từ sáng đến tối.

Khi quân lính Nhật rời đi nơi khác, đoàn người đã cungnghinh Chúa trọng thể trở về nhà Chúa trong làng.

158. CÓ NGƯỜI KHÁC NGHĨ ĐẾN TÔIThời gian George Nixon Briggs làm Thống đốc tiểu bang

Massachusetts, có 3 người bạn của ông đi viếng Thánh Địa. Tạiđây, họ đã leo lên đồi Golgotha, và nẻ một cành lá có hình cây

gẫy.. Khi trở về lại với địa phương, họ tặng cây gậy ấy choThống Đốc và nói: “Chúng tôi muốn nói với anh rằng khi đứngtrên đồi Canvê, chúng tôi đã nghĩ đến Anh!. Thống đốc vui vẻnhận quà tặng vơi lòng biết ơn, vì đây là món quà đặc biệt, phảixuất phát từ nơi Chúa chịu đóng đinh. Ông xúc động đao: “Các bạn mến, tôi cần phải cám ơn nhiều, vì tại đồi Canvê có mộtđấng đã nghĩ đến tôi”.

 Ngài nhớ đến bạn, Ngài nhớ đến tôi

Khi Ngài chịu treo trên cây Thập GiáÔi tình yêu diệu vơi rất vô giáXé nát tâm hồn để cứu chuộc đời.

159. KHÔNG CÓ GÌ Ở GIỮAMột nhà trí thức Công Giáo, khi đang hấp hối trên giường

 bệnh, đã nói: Tôi đang ở chặng đường đời hạnh phúc nhất.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 105: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 105/610

Truyện kể Giáo lý 105

Chúa là của tôi và tôi là của Chúa. Tôi không sợ gì nữa. Khôngcó gì ở giữa tôi và sự sống lại, ngoại trừ thiên đàng.

160. HỌ ĐÃ NÓI GÌ? Napoleon Bonaparte, Hoàng đế nước Pháp (1769-1821),

kẻ đã làm thay đổi bản đồ Châu Âu, nhà chiến lược quân sự đạitài, đã nói về sự chết: “Tôi chết trước thời hạn, và thân thể tôilại trở về với lòng đất. Đó là số phận của con người đã từngđược gọi là Napoleon Đại Đế. Có một vực sâu ngăn cách ngăncách giữa sự khốn cực của tôi và vương quốc bất diệt của ChúaKitô.

Còn Francis Voltaire (1694-1821), nhà văn nổi tiếng củaPháp, lúc sinh thời đã tìm mọi cách để phá Giáo Hội. Chínhông đã nói: “Kitô giáo sẽ bị tiêu diệt trong vòng 20 năm. Mộttay tôi sẽ phá Giáo Hội do 12 ngư dân dốt nát thiết lập nên!”Thế nhưng, Giáo Hội Chúa vẫn còn tồn tại luôn mãi, cònVoltaire đã đau đớn cực độ và chết đau khổ. Trước khi chết ôngđã thốt lên: “Chúa và loài người đã bỏ rơi tôi. Ông bác sĩ của

tôi ơi, tôi sẽ cho ông nữa gia tài của tôi nếu ông làm cho tôisống thêm 6 tháng nữa. Tôi phải đi về Địa ngục bây giờ!”

161. MỘT NGƯỜI BỈMat-danh sống vào đầu thế kỷ 20 kể lại giai thoại như sau:

Hôm đó là một ngày Chúa Nhật, ông đi tham dự buổi nóichuyện của một nhà truyền giáo. Nhà truyền giáo nói năng rấthùng hồnvề những nổi thống khổ của người bản xứ mà nhàtruyền giáo kể lại khiến cho cả cử tọa không cầm nổi nước mắt-danh kể lại như sau : “khi nhà truyền giáo kêu gọi giúp đỡ, tôiđịnh bỏ vào khay 1 đôla. Nhưng giọng nói của ông tôi định nhủthầm là sẽ tăng lên 5 đôla. Nhà truyền giáo càng tiếp tục thuyếtgiảng thì tôi lại càng bị kích thích là sẽ bỏ hết thù lao trong túi

tôi. Và cuối cùng tôi đã quyết định ký một chi phiếu.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 106: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 106/610

Truyện kể Giáo lý 106 

Thế rồi nhà truyền giáo lại tiếp tục phóng đại nổi thốngkhổ của người bản xứ. Ông cứ nói mãi, nói mãi khiến cho mọingười không còn muốn nghe nữa. Tự nhiên, tôi rút lại ý định kýngân phiếu, rồi từ từ giảm xuống còn 5 đôla, 1 đôla để rồi cuốicùng khi nhà truyền giáo chấm dứt bài thuyết trình và cái khaychuyền đến tay tôi thì tôi chỉ bỏ có 10 xu”.

Giai thoại trên đây có thể gợi lên cho chúng ta thái độ cầunguyện của người Biệt phái mà Chúa Giêsu không ngừng lênán. Họ gia tăng việc ăn chay, họ nới rộng các thẻ kinh, họ kể lễdài dòng. Thái độ cầu nguyện này xem ra xuất phát từ một quanniệm có tính cách bùa chú về Thiên Chúa. Những người Biệt phái dường như nghĩ rằng : Thiên Chúa là một vị thần màngười ta có thể hối lộ hay kích thích lòng quảng đại bằngnhững việc làm đạo đức của mình. Họ áp dụng cho Thiên Chúasự tính toán hơn thiệt dựa trên việc công bằng có vay có trả, có

qua có lại của loài người. Chính quan niệm ấy đã khiến chonhiều người xem sự giàu sang phú quí là một chúc lành củaThiên Chúa và những tai họa rủi ro là một trừng phạt vì tội lỗi.Từ đó, người ta tự phụ vì những công đức của mình và khinh bỉnhững những người nghèo hèn, những kẻ tội lỗi.

Chúa Giêsu đến để mạc khải cho con người một Thiên

Chúa hoàn toàn khác biệt. Thiên Chúa của Chúa Giêsu là mộtThiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và nhất là những kẻkém may mắn nhất trong xã hội; Thiên Chúa của Chúa Giêsu làmột Thiên Chúa mà người ta không thể giới hạn tình yêu vàomột số công thức bùa chú, Thiên Chúa mà Chúa Giêsu bày tỏcho chúng ta là một Thiên Chúa mà lòng quảng đại vượt lêntrên mọi thứ tính toán cân lường của con người. Mạc khải cho

chúng ta một Thiên Chúa như thế, Chúa Giêsu cũng bày tỏ cho

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 107: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 107/610

Truyện kể Giáo lý 107 

chúng ta một thái độ đúng đắn mà con người phải có. Đó làlòng phó thác tuyệt đối vào tình yêu của Thiên Chúa.

Lòng phó thác ấy mời gọi con người nhìn vào một biến cốtrong cuộc sống với tất cả tin tưởng và lạc quan. Khi một cánhcửa nào đó trong căn nhà của cuộc sống đã bị đóng lại thì ThiênChúa lại mở ra một cánh cửa khác. Thiên Chúa không bao giờ  bỏ cuộc và bỏ rơi con người, ngay cả khi đứng trước tội lỗi củacon người Thiên Chúa cũng không thất vọng. Ngài luôn tìmmột lối thoát tốt đẹp hơn cho con người.

Lạy Chúa, xin cho từng tâm tư suy nghĩ của chúng conluôn là niềm phó thác và tri ân dâng lên Chúa. Cảm tạ Chúa đãyêu thương chúng con bằng một tình yêu mà chúng con khôngthể đo lường và tính toán. Cảm tạ Chúa vì những ân huệ chúngcon cảm nhận được và cũng xin cảm tạ Chúa ngay cả vì nhữngrủi ro thất bại, khổ đau. Vì chúng con tin chắc rằng bàn tayquan phòng của Chúa đang làm những điều kỳ diệu hơn chochúng con.

162. NHẠC SĨ SIVAC-XI-AN BẮC

Sau khi đã được nổi tiếng, nhạc sĩ Siva-xi-an Bắc đã kểlại khởi đầu sự nghèo nàn cảu dòng họ Bắc và cũng là khởi đầu

của âm nhạc Bắc.

Trong tập sách tựa đề : “nguồn gốc của gia đình âm nhạcBắc xuất bản năm 1755. Ông đã khởi đầu kể lại khiêm tốn đónhư sau :Huy-Bắc, ông tổ của dòng họ Bắc sống nghề xay bộttại Hung-ga-ri. Để trung thành với Đức Tin, ông phải rời bỏquê hương đi lánh nạn tại vùng Tu-bi-gan bên nước Đức. Ông

 bán tất cả những gì gia đình có, ngoại trừ cây đàn huyền cầm

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 108: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 108/610

Truyện kể Giáo lý 108

rồi ra đi đến lập nghiệp tại Rếch-ma vùng Tây-ban-ganh TâyĐức ngày nay. Tại quê hương mới, ông vẫn tiếp tục nghề cũlàm nghề xay bột. Hằng ngày nơi cối xay bột, ông dùng cây đàncầm gãy nên những cung điệu đơn sơ, để giữ nhịp bước đều khixay bột. Như thế, ông Vếch-Bắc dã học được cách bước đi nhịpnhàng theo âm điệu và âm nhạc được khai sinh trong gia đìnhdòng họ Bắc.

Các bạn thân mến, câu chuyện trên đã được LinhMụcBerađô Dòng Đa Minh chọn làm khai đề cho tập sách nổitiếng bàn về việc cầu nguyện. Cha nhắc rằng : Đời sống mỗingười chúng ta đều có hai yếu tố được tượng trưng bằng câyđàn và cối xay bột. Cối xây tượng trưng cho những công việcnặng nhọc phải chu toàn hằng ngày, và những lo lắng, những buồn phiền do anh chị em xung quanh gây ra. Và cây đàn tượngtrưng cho những gì êm dịu, đẹp đẽ, những giòng nhạc, những

 bài ca, bài thơ, những mơ mộng, những ước muốn làm chocuộc đời nên đẹp. Cối xay bột và cây đàn là như hai điều cầnthiết không thể không có được trong cuộc sống con người.

Cối xay bột mà không cây đàn thì công việc nặng nhọchằng ngày sẽ trở thành nặng nhọc hơn. Và cây đàn mà khôngcó cối xay bột thì cuộc đời sẽ trở thành quá mơ mộng, không

còn thực tế nữa. nhưng thay vì dùng cây đàn để làm cho nhữngcực nhọc hằng ngày trở nên dễ chịu hơn thì người Kitô có thểdùng một cây đàn mới. Đó là cây đàn của lời cầu nguyện. Nếulời cầu nguyện luân hòa với công việc hằng ngày thì dù có cựcnhọc đến đâu đi nữa thì người Kitô vẫn luôn có đầy đủ sứcmạnh tinh thần để chu toàn và giữ gìn được niềm an vui trongtâm hồn.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 109: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 109/610

Truyện kể Giáo lý 109

Thánh Phaolô Tông đồ đã khuyên tín hữu của Ngài :“Hãy cầu nguyện luôn. Hãy sống kết hiệp với Chúa GIÊSUKITÔ. Dù anh em ăn, dù anh em ngủ, dù anh em làm bất cứđiều gì, anh em hãy làm vì Chúa để danh Chúa được cả sáng”.Lời cầu nguyện dẽ giúp chúng ta đạt đến mục tiêu này dễ dàng.

Lạy Chúa, trong giây phút này con xin nâng tâm hồn lêncùng Chúa, nhìn ngắm Chúa, quỳ sát vào chân Chúa. Con xindâng lên Chúa toàn thể cuộc sống với tất cả những gì con có vàđang thực hiện. Xin Chúa thương chúc lành và hướng dẫn cuộcđời con theo thánh ý Chúa.

Lạy Chúa, xin ban cho con được niềm an vui mãi trongtâm hồn giữa những cực nhọc và thử thách của cuộc đời. Amen.

163. TÌM GẶP CHÚAChuyện kể về một thanh niên nọ muốn tìm gặp Chúa. Anh

vào một nhà thờ cổ kính và cầu nguyện, anh nghĩ rằng khungcảnh uy nghiêm và ánh sáng mờ ảo chiếu xuyên qua những bứctranh trên các cửa sổ và bốn bức tường nhà thờ sẽ giúp cho anhcảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa. Ngây ngất trong cảmgiác được gần Chúa, người thanh niên gục đầu xuống trên một bàn quì trước mặt. Vài phút sau, anh thấy có một bàn tay vỗ

nhẹ trên vai anh. Ngước nhìn lên người thanh niên thấy một bàlão đang đứng cạnh bên anh. Bà hỏi anh : “Hình như cháu đangđói lắm phải không? Nếu cháu không ngại bà xin gửi cho cháumột ít tiền”. Người thanh niên phải rối rít đính chính rằng anhvào nhà thờ là để cầu nguyện nhưng dù sao anh cũng cảm phụccử chỉ bác ái rất đơn sơ và thành thực của bà cụ. ra khỏi nhàthờ, anh chợt nhận thức rằng anh đã gặp được Chúa và gặp

 Ngài qua cử chỉ của bà lão.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 110: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 110/610

Truyện kể Giáo lý 110

Cử chỉ đơn sơ và gần như vô danh của bà lão trong mẫuchuyện trên đấy có lẽ đã và đang được thực thi bằng rất nhiềucách thế khác nhau bởi không biết bao nhiêu người tín hữu,giáo dân trong cuộc sống mỗi ngày thực thi một cử chỉ như thếlà cố gắng thể hiện ơn gọi tín hữu của mình trong Giáo Hội.

Để chu toàn sứ mạng của mình, Giáo Hội tuyệt đối cần cócác Linh mục. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các tín hữukhác không có vai trò nào trong Giáo Hội, trái lại là khác. Toànthể gia đình của Chúa như một dân tộc lữ hành tiến về quêhương vĩnh cửu đều tham dự vào sứ mạng của Đức KITÔ. Do phận vụ của mình, các Giám Mục và các Linh Mụcđược ủythác cho việc rao giảng TIN MỪNG của Chúa. Tuy nhiên, bấtcứ một tín hữu Kitô nào đã tìm thấy kho tàng Nước Chúa và đãcảm nghiệm được niềm vui của sự khám phá này đều không thểkhông nói lên sự may mắn của mình và chia sẽ niềm vui ấy với

những người khác. Người tìn hữu đó biết rõ ràng kho tàng ấy làĐức Tin. Một Đức Tin dạy cho mình hy vọng và tin tưởng. Người tín hữu đó biết rằng Đức Ái giải phóng mình khỏi tùngục của ích kỷ và tác tạo một sự sống mới cho mình cũng nhưnơi người khác.

Một hành động hay một lời nói được thốt ra một cách

thành thực do một lòng tin yêu sâu sắc, sống động sẽ có một âmhưởng mạnh mẽ trên người khác hơn cả những bài giảng hùnghồn nhất trong nhà thờ. Chúa GIÊSU đã từng nói với các MônĐệ của Ngài như sau : “các con là ánh sáng thế gian, hãy đểcho ánh sáng của chúng con chiếu tỏa trước mặt mọi người”.Không cần phải có một sự huấn luyện đặc biệt cũng không cần phải có sự hiểu biết uyên bác. Chỉ cần một lòng tin đơn thành

và một tình yêu vô vị lợi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 111: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 111/610

Truyện kể Giáo lý 111

Có biết bao nhiêu trẻ em đã thức tỉnh một lòng tin khithấy những bàn tay chắp lại cầu nguyện của những người cha.Có biết bao nhiêu trẻ em đã được vun xới trong tâm hồn mộttình yêu đích thực khi cảm nghiệm được tình yêu vô bờ bến củamẹ. Có biết bao nhiêu người quay về với Chúa vì thấy đượcnhững lòng tốt của người bạn.

Thời đế quốc Lamã, không phải chỉ vì lời rao giảng củanhững nhà truyền giáo mà dân chúng được Kitô giáo thu hút.Chính cuộc sống của tín hữu Kitô mà họ tiếp xúc hằng ngày đãkhiến họ gia nhập Kitô giáo và làm cho Kitô giáo được quảng bá như một ngọn lửa cháy bừng. Trong cái xã hội đồi trụy vàvô vọng ấy những người Kitô bị bách hại đã trở thàh một khotàng quí giá đó là một sự thật hiển nhiên. Những người Kitô đãsẵn sàng chết cho niềm Tin của mình, chính niềm Tin đó khiếnhọ sống trong phấn khởi và hy vọng. Chính trong cái xã hội ích

kỷ và tham lam ấy mà các Kitô hữu đã yêu thương nhau vàgiúp đỡ nhau và đã lấy ơn báo oán.

 Những người xung quanh đã nhận thức được rằng họ đãchứng kiến một niềm hy vọng mạnh hơn bất cứ quyền lực nàotrên trần gian. Một niềm hy vọng không run sợ ngay cả trướcsự chết. Trong nơi chôn cất các tín hữu tiên khởi thường được

gọi là hang toại đạo người ta thấy có những tấm bia ghi lạinhững lời lẽ làm nổi bật niềm Tin của các tín hữu như sau :“Mình yêu dấu, mình vẫn sống mãi”. Những lời đơn sơ như thế biểu lộ một sức mạnh bất diệt, sinh động của các tín hữu tiênkhởi, một thế giới mới đã được khai sinh, một thế giới của niềmTin, của hy vọng, của yêu thương, của hân hoan và hòa bình.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 112: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 112/610

Truyện kể Giáo lý 112

Điều đã thu hút người dân Lamã đến với Kitô giáo hẳn phải là tình yêu huynh đệ đậm đà giữa các tín hữu tiên khởi.Thánh GIOAN đã ghi lại lời của Chúa GIÊSU như sau : “Cứdấu này mà người ta nhận biết các con là Môn Đệ của Thầy làcác con yêu thương nhau”. Khi mô tả về Giáo Hội tạiGIÊRUSALEM, sách Công Vụ Tông đồ tức là quyển sách đầutiên của Giáo Hội đã nói rằng “Cộng đồng những người đã Tinđều đồng tâm nhất trí với nhau”.

 Ngày nay, trong một thế giới mỗi lúc mỗi được điều chế bằng máy móc và các tổ chức chính phủ con người khôngngừng cảm thấy xa cách nhau hơn. Do đó, các Kitô hữu cần phải thiết lập những cộng đồng sống động hơn bao giờ hết. Họ phải tạo thành những cộng đồng trong đó các phần tử hiểu biếtlẫn nhau, tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau và sẵn sàng tha thứ chonhau. Nền tảng của những cộng đồng như thế không thể chỉ là

tình thân hữu và thiện chí tự nhiên. Trái lại, những cộng đồngnhư thế cần phải được xây dựng trên một niềm Tin vững vàng,tất cả mọi người đều là con cùng một Cha và tất cả đều là chithể cùng một Đức KITÔ. Tất cả đều chia sẻ những ơn cùng mộtChúa Thánh Thần.

 Những ơn của Chúa Thánh Thần rất đa dạng, THIÊN

CHÚA đã tạo thành con người như những cá nhân khác biệt.Thánh Thần hướng dẫn họ như những cá nhân khác biệt, họkhông phải là sản phẩm giống nhau được đúc từ một lò. Trongkhu vườn của THIÊN CHÚA có nhiều loại hoa khác nhau, mỗimột loại hoa đều được THIÊN CHÚA sùng ái một cách đặc biệt; THIÊN CHÚA cũng yêu thương từng người như thế.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 113: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 113/610

Truyện kể Giáo lý 113

Ai có tâm hồn gắn bó với quả tim THIÊN CHÚA cũng sẽcảm nhận được điều đó, người đó sẽ không buồn phiền khi thấynhững người khác có những tài năng hoặc cách suy nghĩ khácvới mình, người đó cũng không phải bắt buộc phải suy nghĩ giống như những người khác. Người đó vui mừng bởi vì sựkhác biệt của người đó phản ánh và diển tả chính sự phong phúkhôn tả của THIÊN CHÚA. Người đó chỉ có một quan tâm làlàm thế nào sự khác biệt không tạo ra sự xa cách những cá tính,không tạo ra sự xung đột, những tài năng riêng không là lý do

để tự phụ, những khác biệt về năng khiếu và ơn gọi không làm phát sinh những mặc cảm tự tôn hay tự ty.

Thánh Phêrô đã khuyến cáo các tín hữu tại Thê-xa-lô-ni-anhư sau : “Anh em chớ dập tắt Chúa Thánh Thần, nhưng hãyxét nghiệm mọi sự và điều gì tốt thì hãy giữ lấy”. Vị LinhMụctốt đẩy mạnh những hoạt động khác nhau của các tín hữu,

nâng đỡ mỗi một nổ lực tốt với tất cả sự quan tâm và yêu mến.Mau mắn trước tất cả mọi phong trào dp Thánh Thần khôngngừng canh tân và thúc đẩy. Cũng thế, các tín hữu cũng phải cốgắng làm thế nào để mỗi một chi thể của thân thể Đức KITÔđược hưởng dụng và phát triển nhờ phục vụ lẫn nhau, tất cảtrong tinh thần hiệp nhất để thân thể Đức KITÔ được lớn mạnhtrong yêu thương.

Các bạn thân mến, trên đây là một vài nét về vai trò và ơngọi của người tín hữu trong Giáo Hội.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 114: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 114/610

Truyện kể Giáo lý 114 

164. CẦN CẦU NGUYỆNCon người trên thế giới thuộc mọi thời đại đều thực hành

điều mà người Công Giáo chúng ta gọi bằng danh từ Cầu

 Nguyện.Để sống và liên lạc với thế giới vật chất, con người cần

thở. Cũng thế, muốn liên lạc với thế giới vô hình, con ngườicần cầu nguyện.

Cầu nguyện là một hành động của tinh thần, là dấu chỉcon người thật sự trưởng thành. Mọi tôn giáo đều dạy conngười cầu nguyện để có liên lạc với Đấng Tối Cao, Đấng là

Thiên Chúa, Chúa chúng ta.Trong sách Thánh của Ấn Độ có lời nguyện hằng ngàyđược tín đồ Ấn Giáo đọc 3 lần: sáng, trưa, tối. Những vị thầytrong Ấn Giáo đã truyền dạy cho tín đồ của mình hãy đọc câunày càng nhiều càng tốt. Đó là câu : “Chúng ta hãy suy niệm vềánh sáng đáng khâm phục của mặt trời. Nguyện xin ánh sángnày khơi dậy những tư tưởng tốt đẹp trong lòng chúng ta”.Hàng triệu anh chị em Ấn Giáo thường lập đi lập lại hai câu

này khi họ đến lấy nước sông Giăng để rửa đôi mắt họ:“nguyện xin ánh sáng khơi dậy những tư tưởng tốt đẹp trongchúng ta”.

Thi sĩ Ta – go cũng đã sáng tác một lời nguyện đẹp đẽnhư sau: “Lạy Chúa, xin hãy bứng đi gốc rễ khốn cùng trongtâm hồn con. Xin hãy hco con sức mạnh để luôn bình thảntrước niềm vui cũng như trước sầu khổ. Xin hãy ban cho consức mạnh để làm cho tình yêu của con trở nên hữu ích và sinhnhiều hoa trái phục vụ Chúa. Xin ban cho con sức mạnh để conđừng bao giờ chối bỏ sự nghèo khổ và đừng bao giờ quì gốikhuất phục sự độc ác của kẻ giàu sang, quyền thế. Xin hãy bancho con sức mạnh để con vươn lên những cảnh quá tầm thườngcủa cuộc sống hằng ngày. Xin hãy ban cho con sức mạnh đểcon yêu mến, tuân phục Thánh ý Chúa.”

Đó là lời cầu nguyện hay đẹp của Ta – go, của những anh

chị em không cùng chia sẻ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô như

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 115: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 115/610

Truyện kể Giáo lý 115

chúng ta nhưng cũng nhìn nhận một Đấng Siêu Việt cao cả làmchủ vũ trụ và không ngừng hướng dẫn cuộc sống con người. Vànhững anh chị em này đã để cho những lời cầu nguyện trên

hướng dẫn cuộc sống của họ.Phần chúng ta thì sao? Đâu là lời cầu nguyện chúng ta

thích nhất? Làm như là phương châm cho đời sống chúng ta vàlà ánh sáng cho chúng ta được tiễn bước trên con đường gặp gỡ và sống kết hiệp với Thiên Chúa. Những vị Thánh trong GiáoHội Công Giáo, những người Ki tô đã thành đạt trong việc kếthiệp với Thiên Chúa đều có một lời cầu nguyện riêng do chínhhọ đặt ra hoặc mượn lấy những lời cầu nguyện của các vịThánh khác.

Đầu năm mới 1993 này, chúng ta hãy mượn lấy lời cầunguyện của Thánh Phanxicô thành At-ci-ci: “ Xin hãy dùng lấymỗi người chúng ta như khí cụ mang hòa bình của Chúa đếncho anh chị em xung quanh”. Và ước chi đây cũng là lí tưởngsống cho mỗi người chúng ta reong năm mới 1993 này.

“ Lạy Chúa, này con đây, xin hãy dùng con như khí cụ

 bình an của Chúa”.165. TỪ ĐỐI DIỆN ĐẾN HIỆP NHẤTLạy Chúa Jesu xin cho con thấy Chúa thật to, để mọi sự

khác với con thành nhỏ bé

Xin cho con thấy Chúa thật bao la, để cả mặt đất với con

cũng là chật hẹpXin cho con dầy sức mạnh, để không thất vọng nào chạm

được tới con.

Xin Chúa ở trong con cho đầy ắp, để không khoảng trống

nào dù cho một thoáng ước mong.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 116: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 116/610

Truyện kể Giáo lý 116 

Xin cho con nên trầm lắng để chỉ loan truyền Danh Thánh

Chúa thôi .

Lạy Chúa Jesu, xin ngự trong con cho sống động, đểkhông phải con mà là Chúa sống bên trong ( Gal 2,20)

Ba lời cầu xin đầu là ở tư thế đối diện với Chúa, nhìn

Chúa để rồi nhìn mọi sự trước mặt Chúa. Đó là quy luật của

 phối cảnh trong tầm nhìn thị giác và trí tuệ của con người. Đứa

 bé có thể thấy mình to lắm khi nó chơi với bạn bè cùng lứatuổi, nhưng đứng trước cha mẹ nó, nó thấy mình thật bé nhỏ;

cũng có thể thấy chiếc xe bằng nhựa của nó là to; nhưng khi

thấy chiếc xe thật thì chiếc xe của nó là nhỏ. Nhìn cái xe thật

đậu trước nhà, thì thấy xe nhỏ, nhà to, nhưng nhìn cái nhà trước

quả núi thì cái nhà lúc này chẳng thấm vào đâu…Tầm nhìn củatrí tuệ cũng chịu quy luật ấy. Kẻ biết dăm ba chữ thì hay khoe

khoang, làm như mình là nhà thông thái, nhưng mà bác học thì

thấy mình dốt nát vô cùng.

Khi ta thấy Chúa thật to lớn thì đặt mọi sự trước mặt

Chúa, ta sẽ thấy tất cả đều bé nhỏ. Khi ta thấy Chúa thật bao lanhư lúc ngắm bầu trời đêm lấp lánh. Ta thấy được mặt đất này

chằng thấm tháp gì! Và khi ta thấy Chúa thật cao sâu, thì dù nỗi

đau có nhận chìm ta vào vực thẳm, ta vẫn còn thấy mình nằm

trong lòng bàn tay Chúa, bởi chẳng có vực sâu nào cao hơn

lòng Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 117: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 117/610

Truyện kể Giáo lý 117 

Lời tiếp theo là xin Chúa tác động vào ta bằng quyền

năng Chúa. Khi ta được đầy sức mạnh của Chúa, thì không gìcó thể làm ta chán nản, mệt mỏi được nữa.

Lời thứ năm xin Chúa hiện diện trong ta, chiếm đoạt ta

trọn vẹn, để không còn thọ sinh nào, không còn cái gì khác làm

ta ước mong, thèm thuồng nữa, vì Chúa làm ta hoàn toàn no

thỏa rồi, Chúa là gia nghiệp đời con là hạnh phúc của con .Lời cầu thứ sáu là hiệu quả của sự hiện diện đầy ắp. Khi

Chúa là tất cả và là hạnh phúc của ta, thì ta chẳng còn thấy gì

khác đáng cho ta nói đến hơn là Chúa. Như khi 2 người yêu

nhau say đắm thì họ khó nói chuyện gì khác ngoài người yêu

của mình, hay như người mẹ đang nuôi con thì khó nói chuyệngì mà không nhắc tới con. Sự im lặng của ta không là sự trống

rỗng, mà là sự đầy ắp, thùng rỗng kêu to.

Lời cuối cùng là tột đỉnh của thánh Phaolô (Gal 2,20) diển

tả: “Tôi sống, không phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi”

Bảy lời cầu xin này đưa ta từ đối diện tới hiệp nhất vớiChúa; Chúa ở trước mặt ta, Chúa tác động trong ta, Chúa ở 

trong ta và cho ta nên một với Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 118: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 118/610

Truyện kể Giáo lý 118

166. LỬA VÀ ÁNH SÁNGLửa vẫn còn cháy trong tâm tưởng của tôi, nên tôi muốn

viết thêm cho bạn mấy hàng về chuyện này; lửa nào ánh sángấy. Người chuyên môn nhìn vào là có thể nói ngay ánh sáng

này phát ra từ thứ lửa nào. Nói về phương diện hóa lý thì có lẽ

cách phát biểu của tôi không chính xác; vì lửa tùy thuộc chất

đốt, nhưng tôi muốn thông qua đó nói về quan hệ lửa –ánh sáng

ở một khía cạnh khác.Cuộc sống con người là một cuộc đốt cháy không ngừng.

Cái đốt cháy con người không phải là sự sống thực –động vật,

mà còn có cả cuộc sống tâm linh với những động lực thúc đẩy

con ngưởi .

Bạn có háo hức theo dõi nô tì Isaura trên ti vi .

Leone là một kẻ đã thiêu đốt cuộc đời bằng dục vọng,

tham lam. Y muốn chiếm đoạt, muốn hưởng tất cả. Tất cả con

người y chỉ tỏa ra thứ ánh sáng âm u của dục vọng. Y sẵn sàng

nói tất cả và làm tất cả, chỉ trừ những gì xuất phát từ tình yêu

chân thật. Bởi vậy y chỉ muốn chiếm đoạt, không được thì hủy

diệt. Y sẵn sàng đánh đổi tất cả để dành lại Isaura, chỉ cốt để

hủy diệt nàng cả tâm hồn lẫn thể xác. Kết cục thì ngọn lửa ấy

đã hủy diệt chính y trong cái đen tối của căn phòng đóng kín và

sự tự sát.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 119: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 119/610

Truyện kể Giáo lý 119

 Ngược lại là Tobias, Alvaro là những con người có tình

yêu chân thành, sẵn sàng đánh đổi tất cả để mang lại hạnh phúc

và tự do cho Isaura, nhưng vẫn là để mình được hạnh phúc vớinàng. Alvaro đã đánh đổi tất cả, cả gia sản, cả quê hương để

mong được hạnh phúc với Isaura đâu đó trên đất Mỹ. Ở hai

thiếu niên này tỏa ra ánh sáng của tình yêu thật mãnh liệt,

nhưng vẫn là tình yêu thuần túy con ngưởi.

Ở Isaura, ta thấy tỏa ra một thứ ánh sáng hiền diệu kỳ lạ,Isaura chỉ muốn thấy người khác được hạnh phúc, và sẵn sàng

hi sinh bản thân mình, dù con tim se thắt, dù nước mắt có rơi.

Isaura khuyên Tobias quên nàng đi, khuyên Alvaro đừng nhớ 

tới nàng. Isaura sẵn sàng lấy lão gù để cha khỏi bị tù…

Isaura chịu đựng và tha thứ. Isaura đau buồn trước sự độcác của những con ngưởi như Leone, Francesco, Rosa…nhưng

không oán hận ai. Nàng tha cho Rosa, và tha thứ cả cho Leone.

Sau khi hắn tự sát, nàng đã khóc cho cái chết đen tối của hắn:

“Lẽ ra không được để xảy ra như vậy, vì như thế không hợp ý

Chúa”.Ở Isaura đúng là ánh sáng của Chúa tỏa ra đó bạn ạ!

 Người viết và người dựng phim phải có một tâm hồn Kitô hữu

sâu sắc mới thấy được điều đó. Có cái gì đó rất giống người

con gái trong “Quo Vadis”. Isaura rất người khi gặp đau khổ,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 120: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 120/610

Truyện kể Giáo lý 120

nhưng luôn tỏa ra thứ ánh sáng “tình yêu bởi Thiên Chúa mà

đến” trong khi bị thiêu đốt vì đau khổ.

Bạn ơi, tâm hồn Isaura đúng là một tâm hồn ki-tô hữukiểu mẫu, một vị thánh đấy.

Con người có thể bị thiêu đốt bởi đủ thứ lửa: tình yêu, dục

vọng, ghen ghét, kiêu căng…khi người ta hành động do thúc

đẩy của thứ lửa nào thì ngưởi ta bị thiêu đốt bởi thứ lửa ấy và

tỏa ra ánh sáng đặc biệt của thứ lửa ấy .Bạn ơi, nếu tình yêu Thiên Chúa thiêu đốt cuộc đời bạn

từng giây phúc, thì ánh sáng từ bạn tỏa ra là ánh sáng của Thiên

Chúa, sẽ phản ánh vinh quang của Thiên Chúa, bộc lộ dung

nhan Thiên Chúa trên bản thân bạn. Nếu Chúa Jesu nói : “Ai

thấy Thầy là thấy Chúa Cha rồi”, thì chính là vì vinh quangThiên Chúa ở nơi Ngài và hiển hiện qua lời nói và hành động

của Ngài. Nếu bạn để cho tình yêu Thiên Chúa thiêu đốt bạn thì

ai gặp bạn cũng sẽ gặp một cái gì đó của Thiên Chúa ở nơi bạn,

đúng như Chúa Jesu muốn nói : “để người ta nhìn thấy việc các

con mà tôn vinh Cha các con trên trời”. Ngọn lửa trong trái tim Isaura là ngọn lửa trái tim của

Thiên Chúa, luôn được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, nên ánh

sáng tỏa ra những lúc cam go nhất vẫn là ánh sáng của tình yêu

Thiên Chúa mà đến. Ôi nếu bạn cầu nguyện được như Isaura thì

 bạn cũng có thể sống được như nàng.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 121: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 121/610

Truyện kể Giáo lý 121

Isaura sống được như thế là nhờ có tình thương và cầu

nguyện.

Tình thương của bà mẹ nuôi (bà hầu tước), của bà vú(bà bếp), của bà Marvina…rồi của cha, Santa…

Tình yêu của Tobias, Alvaro…

Chỉ có cầu nguyện là sự nâng đỡ nàng,trong mọi lúc, và là

ánh sáng để nàng luôn làm theo ý Chúa. Chính lời nàng nói sau

khi Leone tự sát chứng tỏ lúc nào nàng cũng muốn làm theo ýChúa.

Bạn ơi, thế là Isaura, còn dạy bạn biết làm sao để trong

tim bạn chỉ có một thứ lửa của Thiên Chúa: cầu nguyện liên lỉ.

167. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CẦU NGUYỆN

TRONG ĐỜI SỐNG TÍN HỮU-Sáng nay mẹ làm gì?

-Cầu nguyện.

-Bắt đầu từ mấy giờ?

-4 h rưỡi.

-Và sau khi cầu nguyện?-Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện qua công việc, bằng cách

làm những việc đó với Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu và cho Chúa

Giêsu. Điều này giúp chúng tôi đặt cả trái tim và tâm hồn mình

vào công việc đang làm. Những người đang hấp hối, những

người đang co quắc, những người bệnh tâm thần, những người

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 122: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 122/610

Truyện kể Giáo lý 122

 bị bỏ rơi, những người không được yêu thương. Họ là Chúa

Giêsu cải trang…

Đó là những câu Mẹ Therèsa trả lời cho một cuộc phỏngvấn đăng trên báo Time, đầu tháng 12/1989. Những câu trả lời

vắn tắt, đơn sơ này, nói lên tất cả cuộc sống cầu nguyện của Mẹ

và cũng có thể giúp chúng ta hiểu biết ý nghĩa và vai trò của

đời sống cầu nguyện trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Ở đây trước hết, chúng ta sẽ đề cập tới cầu nguyện trong cuộcsống của tất cả mọi người tín hữu, để rồi từng bước, chúng ta sẽ

đi sâu hơn về cầu nguyện, đặc biệt trong ơn gọi của chúng ta.

Để suy nghĩ về ý nghĩa và vai trò của cầu nguyện trong

cuộc sống, tôi xin bắt đầu bằng những hình thức, những cử chỉ,

những lời kinh đơn sơ nhất mà chúng ta đã được mẹ dạy cho từkhi chúng ta mới bập bẹ biết nói. Có lẽ hầu hết chúng ta đã

được mẹ dạy cầu nguyện từ khi bặp bẹ biết nói. Khi chúng ta

4,5 tuổi, mỗi tối thường là mẹ giục chúng ta hay giúp chúng ta

quỳ gối làm dấu thánh giá, đọc kinh hay nói những lời vắn tắt

mà mẹ dạy cho trước khi đi ngủ. Và khi chúng ta bắt đầu có tríkhôn hơn, chúng ta bắt đầu biết đọc kinh, biết cầu nguyện

chung trong gia đình, thì chúng ta thấy buổi đọc kinh cầu

nguyện trong gia đình bao giờ cũng bắt đầu với cử chỉ quỳ gối.

Rồi làm dấu thánh giá sau đó, đọc kinh xin ơn Chúa Thánh

Thần, rồi kinh Tin, Cậy, Mến. Điều này chúg ta đã làm từ nhỏ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 123: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 123/610

Truyện kể Giáo lý 123

cho đến bây giờ, có lẽ mỗi ngày chúng ta vẫn quen làm như thế.

 Nhưng không biết có lần nào chúng ta đi sâu vào những cử chỉ,

những lời kinh đơn sơ này, đã cảm nếm tất cả cái nội dung vànhững tâm tình sâu xa mà những cử chỉ, những lời kinh sơ đẳng

này đem đến cho chúng ta hay chưa?

Hôm nay, ít nhất là một lần, chúng ta hãy thử làm lại

những cử chỉ đầu tiên ấy, đọc những lời kinh cơ bản nhất ấy với

những tâm tình, chậm rãi và hãy đi sâu vào những tâm tình, mànhững cử chỉ, những lời kinh ấy gợi lên cho chúng ta, và như

thế, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của cầu nguyện là gì? Bởi vì

chính những cử chỉ, lời kinh ấy,đưa chúng ta vào đời sống cầu

nguyện và diễn tả chính ý nghĩa và nội dung của đời sống cầu

nguyện trong đời sống người tín hữu. Đọc lại trong những hạnhcác thánh tử đạo, tổ tiên của chúng ta, chúng ta hay gặp thấy

những lời thách đố cũng như xưa kia người Do Thái đã thách

đố Chúa Giêsu: Bay thử cầu nguyện xem Chúa có cứu được

 bau khỏi tay ta không? Và có lẽ người ngoại đạo, những người

đã bắt đạo, chỉ là một sự van xin thần thánh làm theo ý mình,thậm chí những hình thức bùa ngải là những cách người ta

muốn sai khiến thần thánh làm theo ý mình. Nhưng cầu nguyện

đối với chúng ta lại mang một ý nghĩa, một nội dung khác hẳn.

Cử chỉ đầu tiên mà cha mẹ dạy chúng ta hoặc khi vào nhà

thờ chúng ta làm, đó là quỳ gối. Quỳ gối là một cử chỉ tôn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 124: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 124/610

Truyện kể Giáo lý 124 

kính, thờ lạy. Chúng ta quỳ gối trước mặt Thiên Chúa là một cử

chỉ để tuyên xưng lòng tin, để tôn vinh uy quyền của Thiên

Chúa. Quỳ gối, tức là chúng ta đã tự đặt mặt trước mặt ĐấngTối Cao, tự nhận mình là nhỏ bé, quỳ gối tôn thờ. Vậy chỉ một

cử chỉ quỳ gối, chúng ta làm với tất cả ý thức của chúng ta, thì

nó đã đưa chúng ta vào trong ý nghĩa của cầu nguyện rồi. Vì

cầu nguyện trước tiên là đến với Chúa mà đến với Chúa như

một người nhỏ bé đến trước Đấng Toàn Năng. Cử chỉ quỳ gốilà một cách biểu lộ lòng tin, biểu lộ sự nhìn nhận Thiên Chúa là

Đấng quyền Năng. Chúng ta quỳ gối tôn thờ Thiên Chúa, nhìn

nhận Ngài là Chúa của chúng ta. Đó là bước đầu tiên của cầu

nguyện. Cầu nguyện là gặp gỡ với Thiên Chúa, bằng cả tâm

hồn và thể xác chúng ta, bằng cả con người chúng ta. Nhưng cólẽ nhiều khi chúng ta quỳ gối một cách máy móc, chúng ta quỳ

gối vì đã quen thế thôi,vào nhà thờ thì quỳ gối, đọc kinh thì quỳ

gối. Bạn hãy thử một lần quỳ gối trước mặt Thiên Chúa với tất

cả tâm tình, với tất cả ý thức nhìn nhận mình là ai trước mặt

Thiên Chúa. Nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng cao cả, vượt trênmọi thọ sinh, là Chúa chúng ta.

Sau cử chỉ quỳ gối, đó là dấu thánh giá. Chúng ta làm dấu

thánh giá trên mình: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, thì

trước tiên là chúng ta tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, không

 phải chỉ một cách trừu tượng, nhưng là tuyên xưng Ba Ngôi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 125: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 125/610

Truyện kể Giáo lý 125

Thiên Chúa trong quan hệ Cứu Chuộc chúng ta. Chúng ta tuyên

xưng Thiên Chúa cứu chuộc bằng mầu nhiệm Thập Giá: Cha đã

sai Con Một xuống làm của lễ đền tội cho chúng ta, trên ThậpGiá. Làm dấu Thánh giá, tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa,

tuyên xưng ơn Cứu độ, tức là khắng định chúng ta thuộc về Ba

 Ngôi Thiên Chúa nhờ Ơn Cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện

 bằng Thập Giá Chúa Kitô. Toàn thể con người: trí khôn, con

tim và toàn thân. Khi chúng ta làm dấu trên trán, trên ngực, vàtrên hai vai thì hai vai là tương trưng cho cả con người, vầng

trán tượng trưng cho trí tuệ, lòng ngực là con tim. Chúng ta

thấy ý nghĩa tượng trưng này khi chúng ta nói: “gánh nặng đè

trên vai hai”. Không phải chỉ trên hai vai mà trên cả con người.

Và khi chúng ta gặp lại một người bạn thân, chúng ta vỗ vai,chúng ta nắm hai vai của bạn mà mừng rỡ, hay khi chúng ta

giận dữ, chúng ta cũng có thể có khi nắm lấy 2 vai bạn mà lay.

Vậy thì hai vai cũng là tượng trưng cho cả con người. Làm dấu

thánh gía trên trán, trên ngực và trên hai vai. Đó là ghi dấu

thánh giá của ơn Cứu độ trên con người của mình, tuyên xưngrằng mình thuộc về Ba Ngôi Thiên Chúa, mình được cứu độ

nhờ mầu nhiệm Thập Giá, và cũng nhìn nhận mình sống dưới

cờ Thập Giá. Mình nhận lấy Thập Giá của mình để đi đằng sau

Chúa Giêsu, cùng vác Thập Giá với Chúa Giêsu, đón nhận cuộc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 126: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 126/610

Truyện kể Giáo lý 126 

sống của mình như một cuộc tham dự vào Mầu Nhiệm Thập

Giá Chúa Giêsu.

 Như vậy các bạn thấy cử chỉ đầu tiên của buổi đọc kinh,cầu nguyện của chúng ta gói ghém tất cả ý nghĩa của buổi cầu

nguyện. Cầu nguyện là thời gian chúng ta dành riêng để sống

mối quan hệ của mình với Chúa. Tuy rằng chúng ta vẫn tin có

Chúa, nhưng phải có thời gian để sống mối quan hệ ấy. Đó là

thân phận con người. Chúng ta không thể nào sống tất cả cácmối quan hệ cùng một lúc, dù khi sống một cách ý thức đầy đủ,

thì không nhất thiết chúng ta phủ nhận quan hệ khác, nhưng mà

nhất thiết phải có thời gian dành riêng, phải có thì mạnh cho

mỗi mối quan hệ. Ngay cả khi những quan hệ ấy bổ sung lẫn

cho nhau.Chẳng hạn cha mẹ cùng yêu thương nâng niu một đứacon, đứa con làm cho hai vợ chồng gần nhau hơn, nhưng mà

cũng có lúc phải dỗ cho con ngủ để hai vợ chồng có thời gian

sống riêng với nhau. Vợ chồng có thể cùng ẵm con đi thăm một

người bạn, nhưng trong lúc gặp bạn cũng bắt con ngồi riêng để

 bố mẹ nói chuyện hay để cho con ra ngoài chạy chơi, dù cholúc ấy không phải từ chối con, lúc ấy là thời gian dành riêng để

nói chuyện với người bạn, là cái thì mạnh để sống mối quan hệ

với người bạn.

Giờ cầu nguyện là thời gian dành riêng để sống ý thức

mối quan hệ với Chúa. Điều này cần thiết trong đời sống chúng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 127: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 127/610

Truyện kể Giáo lý 127 

ta, cũng giống như khi chúng ta còn bé mới bập bẹ biết nói, mẹ

dạy chúng ta nhận ra ông, bà, chú, bác, bằng cách dạy ta

khoang tay lại: Ạ ông đi con, ạ bà đi con, ạ bác đi con. Nhữngcử chỉ ngây thơ ấy là bước đầu dạy cho chúng ta quan hệ gia

đình, quan hệ xã hội, quan hệ với người khác. Ngày tết, chúng

ta đi mừng tuổi ông bà, chú bác, cô dì, con dâu mới, con rể mới

đi nhận họ. Rồi ngày giỗ, con cháu tụ họp đọc kinh, ăn giỗ. Tất

cả những sinh hoạt gia đình, xã hội đó, nhằm duy trì nuôidưỡng mối quan hệ gia đình, mặc dù quan hệ huyết nhục nằm

trong huyết quản của chúng ta vẫn còn đó. Nhưng mà con

người vẫn bị chi phối bởi quy luật: xa mặt cách lòng. Không có

sự gặp gỡ thì cũng sớm quên nhau. Giữa con người với con

người: thấy được nhau, nghe được nhau, mà còn cần có nhữngthời giờ riêng cho từng mối quan hệ, thì đối với Thiên Chúa, là

Đấng mà ta không thấy được, không nghe được, không sơ 

được, ta càng cần phải có thời gian mỗi ngày dành riêng để

nuôi sống mối quan hệ này, mà ta đón nhận bằng lòng Tin,

Cậy, Mến mà thôi, mặc dù có Thánh thần ở trong ta, khác nàodòng máu của Thiên Chúa để cho ta làm con Thiên Chúa, mang

sự sống của Thiên Chúa trong mình ta. Cũng vì vậy mà ta thầy

những cử chỉ mở đầu đã đặt ta vào những ý nghĩa sâu xa nhất

của cẩu nguyện, đó là nhìn nhận và thờ lạy Thiên Chúa, nhìn

nhận mối quan hệ này với Thiên Chúa Ba Ngôi và tham dự vào

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 128: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 128/610

Truyện kể Giáo lý 128

cuộc sống của Ba Ngôi. Nhìn nhận mình được cứu chuộc, nhờ 

Thập Giá và sống dưới cờ Thập Giá, tham dự vào Mầu nhiệm

Thập Giá của Đức Ki- tô để cùng với Ngài làm con ThiênChúa, để cùng với Ngài trong Mầu nhiệm Phục Sinh, sống đời

sống mới.

Tất cả quan hệ của ta với Chúa thâu tóm trong dấu Thánh

giá. Ta là con của Chúa Cha, ta tham dự vào mầu nhiệm chết và

sống lại của Chúa Giêsu và ta sống nhờ Thánh Thần. Khi còn bé và có khi là lúc đã lớn, chúng ta sướng biết bao được ngồi

trong lòng cha, lòng mẹ. Có khi chúng ta chẳng cần nói gì, chỉ

cần ngồi yên nép vào lòng mẹ, để cảm thấy cái êm đềm của

lòng mẹ, cái hạnh phúc có cha có mẹ. Có lần tôi thấy một bé

gái chừng 10 tuổi theo mẹ lên thăm cha ở trại cải tạo. Cha mẹngồi đối diện nhau, hai bên bàn, còn cô bé thì được tự do hơn,

cứ đứng sau lưng cha, hai tay ôm cổ cha, nép vào cha, cô bé

không cần nói gì cả, mặc cho cha mẹ nói chuyện với nhau, cô

 bé cứ vô tư hưởng cái hạnh phúc được ôm lấy cha thế thôi. Giờ 

cầu nguyện là để ta đích thân sống trước mặt Cha cũng vớiChúa Giêsu nhờ sự dạy dỗ của Chúa Thánh Thần. Ta hưởng cái

hạnh phúc đó. Chính hạnh phúc này là sẽ là sức mạnh cho ta

trong những giờ khác, trong cuộc sống mỗi ngày. Cũng như

đứa bé được mẹ dẫn đến cổng trường. Mẹ hôn âu yếm trước khi

để con vào lớp, thì đứa bé ấy sẽ luôn sống xứng đáng để khi mẹ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 129: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 129/610

Truyện kể Giáo lý 129

tới đón, lại được mẹ ôm vào lòng, hoặc nó có té đau, làm dơ 

quần áo thì nó vẫn tin tưởng lát nữa mẹ đón về, mẹ sẽ làm dịu

nỗi đau, mẹ sẽ giặt sạch quần áo. Chính vì thế mà những trẻ emđược cha mẹ yêu thương tỏ ra hồn nhiên, bạo dạn hơn.

 Những bài kinh tiếp theo dấu Thánh Giá giúp chúng ta

 phát triển nội dung mối quan hệ với Chúa Ba Ngôi và nhưng

tâm tình mà ta phải sống với Chúa, những tâm tình cơ bản nhất.

Kinh đầu tiên chúng ta đọc là Kinh cầu Chúa Thánh Thần. Tạisao lại cầu xin Chúa Thánh Thần khi bắt đầu bước vào cầu

nguyện? Chúng ta đã biết rằng, chỉ có nhờ Thánh thần, ta mới

có thể gọi Thiên Chúa là Cha –Apba: nếu dám dịch cho sát thì

có thể gọi Thiên Chúa là “Ba”-Apba là tiếng con trẻ Do Thái

gọi cha, cũng như chúng ta gọi ba và cũng chỉ nhờ Thánh Thần,chúng ta mới có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Cũng chỉ

nhờ Thánh Thần chúng ta mới cầu nguyện như thế nào cho

 phải. Thánh Phaolô đã dạy chúng ta điều ấy trong thư gởi tín

hữu Rô-ma ở chương 8,14-15 nói về Thánh Thần dạy chúng ta

gọi Thiên Chúa là Cha và câu 26,27 nói về Thánh Thần cầuthay nguyện giúp cho chúng ta. Thánh Thần dạy chúng ta cầu

nguyện. Và cũng ở chương 8 này, Thánh Phaolô nói rằng

Thánh thần dẫn dắt chúng ta sống làm con Thiên Chúa. Vậy thì

trong mọi việc, chúng ta phải biết xin ơn Thánh Thần để biết

sống đúng tư cách làm con Thiên Chúa. Đặt biệt trong cầu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 130: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 130/610

Truyện kể Giáo lý 130

nguyện, chúng ta sống triệt để cái ý thức sống làm con Thiên

Chúa,đặt biệt là của con đối với Cha. Nhờ Thánh Thần, ta mới

có thể gọi Thiên Chúa là Cha như Chúa Giêsu và với ChúaGiêsu. Vì ta là con Thiên Chúa trong mức độ ta được ở trong

Chúa Giêsu, là con trong người Con, như Thánh Phaolô nói.

Trong Phúc Âmthánh Luca 10,21 chúng ta cũng thấy Chúa

Giêsu đã thân thưa với Chúa Cha những lời êm đềm nhất : “Lạy

Cha, con ngợi khen Cha…”Truyền thống của Giáo Hội đã dạyta đọc kinh xin ơn Chúa Thánh Thần trước giờ cầu nguyện và

trước các công việc hằng ngày, bởi vì Thánh Thần dạy chúng ta

cầu nguyện, Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta và Thánh

Thần dẫn dắt chúng ta sống làm con Thiên Chúa.

Tiếp theo là kinh Tin Cậy Mến. Khi chúng ta gặp mộtngười thì người đó ở trước mặt chúng ta, khi chúng ta nhớ đến

một người, thì người đó hiện ra trong tâm trí chúng ta, cùng với

tình cảm của chúng ta đối với người ấy. Nhưng khi chúng ta

đến trước mặt Thiên Chúa, thì con mắt chúng ta không thấy

Chúa, tâm trí chúng ta cũng rất mơ hồ. Do đó cần phải đem cảtâm trí mà đón nhận sự hiện diện của Thiên Chúa bằng một

lòng tin, một lòng tuyên xưng lòng tin với tất cả tâm tình, để có

thể hoàn toàn ý thức rằng ta đang ở với Thiên Chúa, ở trước

mặt Chúa, ở trong lòng Chúa. Ta được Chúa yêu thương đến

nỗi ban con một Ngài cho ta, để ta được làm con của Ngài, ban

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 131: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 131/610

Truyện kể Giáo lý 131

Thánh Thần của Ngài để ta được gọi Ngài là Cha và thân thưa

với Ngài như con với Cha, ta gieo mình vào lòng Cha với Chúa

Giêsu nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Một khi đã đượcThánh Thần giúp ta gieo mình vào lòng Cha, thấy mình được

ngồi trong lòng Cha với Chúa Giêsu thì những tâm tình tiếp

theo sẽ trào dâng. Ta khao khác được ở trong lòng Cha và tinh

tưởng hoàn toàn Tình Yêu của Cha. Chính tình yêu ấy sẽ giữ ta,

để ta được ở trong lòng Cha bây giờ và mãi mãi. Ở trong lòngCha, cảm nhiệm tình yêu của Cha, ta sẽ thấy lòng mình tràn đầy

một tâm tình yêu mến Cha, đồng thời ta sẽ nhìn mọi người như

con của Cha và muốn chia với mọi người tình thương ta đang

hưởng. Ta muốn chia với mọi người tình yêu như Cha yêu

thương ta. Có khi nào bạn để ý hình ảnh một em nhỏ, khi mẹ đixa về, ôm đứa em nhỏ hơn của nó vào lòng. Thế là, lát sau,

trong cái êm đềm của lòng mẹ, nó lại quay sang cùng với mẹ và

nựng em nó, và nó càng thương em nó hơn. Lúc ấy nó thương

em nó hơn bao giờ vì lúc đó nó cảm thấy được mẹ thương, mẹ

thương nó, mẹ thương em nó, và nó càng thương em nó hơn.Tình yêu thật bao giờ cũng tỏa ra như hơi nóng sưởi ấm xung

quanh. Chính vì thế mà cầu nguyện, khi đưa chúng ta vào trong

lòng Thiên Chúa, khi cho chúng ta một thời gian sống tuyệt đối

lòng Tin Cậy Mến, như đứa bé được ngồi trong lòng cha, trong

lòng mẹ, để cảm nếm tất cả cái êm ái ngọt ngào của một đứa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 132: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 132/610

Truyện kể Giáo lý 132

con có cha có mẹ, được cha mẹ yêu thương, thì chính cái tình

thương ấy khi tràn nhập lòng chúng ta sẽ cuốn chúng ta theo

mà tràn tới anh em. Nước mắt chảy xuôi là như thế. Tình yêu từThiên Chúa mà đến, tình yêu tràn qua cha mẹ đến trong chúng

ta, sẽ làm cho chúng ta tràn sang tới anh em. Tình yêu Thiên

Chúa tràn nhập lòng chúng ta cũng sẽ cuốn theo, mở rộng tâm

hồn, cuốn chúng ta đi theo chiều Tình Yêu Thiên Chúa mà đến

với mọi người, mà yêu thương mọi người. Cùng một trái tim,cùng một tình yêu Chúa ban cho ta, để yêu mến Chúa và yêu

mến anh em, nên không thể tách rời hai tình yêu này được, và

cũng không thể yêu anh em nếu không yêu Chúa.

Vậy bây giờ bạn hãy thử sống những động tác và những

lời kinh cơ bản ấy, thật chậm rãi êm đềm, đừng vội vã cứ cảmnếm hết những gì Cha ban cho ta trước khi động tác hoặc lời

kinh, tâm tình khác. Chẳng hạn nếu động tác tôn thờ làm ta

hạnh phúc êm đềm, làm cho bạn cảm nhận được sự hiện diện

yêu thương của Thiên Chúa, thì bạn cứ ngừng ở đó, đừng vội

chuyển sang động tác khác, hãy nếm hết sự ngọt ngào của cửchỉ tôn thờ đã. Hoặc chỉ một ý nghĩa của dấu Thánh Giá làm

cho bạn sung sướng êm đềm, ánh sáng mà lời tuyên xưng Ba

 Ngôi Thiên Chúa, tuyên xưng ơn Cứu độ và đón nhận trên con

người mình bằng dấu Thánh Giá: NHÂN DANH CHA VÀ

CON VÀ THÁNH THẦN, đặt mình dưới cờ thánh giá của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 133: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 133/610

Truyện kể Giáo lý 133

Chúa Giêsu, nhận mình được cứu độ nhờ Thập Giá, nhận mình

sống dưới bóng Thập Giá, cùng vác Thập Giá với Chúa Giêsu

để cùng được vinh quang với Chúa Giêsu vì đã được ThiênChúa yêu thương. Bạn hãy thử một lần, chậm rãi, cảm nghiệm

tất cả những ý nghĩa sự an ủi, hạnh phúc, ánh sáng, do những

cử chỉ, những lời kinh đơn sơ chúng ta đã học từ thuở nhỏ, đã

đọc mỗi ngày. Bạn hãy thử một lần, rồi bạn cũng sẽ thấy được,

 bạn sẽ hiểu thế nào là cầu nguyện, và bạn cũng sẽ nhận ra cầunguyện cần thiết trong cuộc sống của bạn như thế nào.

168. CẦU NGUYỆN LÀ LẮNG NGHECầu nguyện có nghĩa là lắng nghe, yêu mến và cố gắng.

Tinh thần mệt mỏi nhàm chán bằng lòng với sự tầm thường củamình thì không giúp gì cho người cầu nguyện. Cầu nguyện cónghĩ là lắng nghe. Khi hai người thương nhau thì chỉ cần nhìnnhau, không cần nói nhiều lời. Lời nói đôi khi không diễn tảnổi tình yêu sâu xa. Thiên Chúa chăm chú nhìn ta không lo ra,không mệt mỏi vì Ngài yêu thương ta. Phần chúng ta vì lànhững tạo vật bất toàn, chúng ta chỉ có thể chú ý trong giây látrồi mệt mỏi lo ra. Thiên Chúa thông cảm nhưng diều quantrọng Ngài muốn đó là chúng ta đâng cho Ngài một tình yêu

chân thật, thành thực. Ngài chờ đợi chúng ta hiểu được tình yêuthương vô cùng của Ngài đối với ta.Cầu nguyện còn có nghĩa là cố gắng. Chúng ta cần cố

gắng để tỉnh thức, để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Nếukhông chúng ta sẽ bị lạc mất lý tưởng sống, sẽ đánh mất hạnh phúc.

Các bạn thân mến, hãy lắng nghe lời Thiên Chúa. Ngàimuốn nói chuyện với ta liên lỉ, không phân biệt ngày đêm và

 bằng trăm ngàn cách. Ngài có lời ban sự sống, sống thật và

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 134: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 134/610

Truyện kể Giáo lý 134 

sống dồi dào. Ngài là niềm vui, chính vì thế Ngài đã cho mặttrời chiếu sáng trên chúng ta. Mặt trời là ánh sáng, là sự sống,là niềm vui. Thiên Chúa không biết đến ưu phiền và cô đơn.

 Ngài đã tạo dựng con người hưởng sự sống và hạnh phúcthiêng liêng, nên con người sống theo định luật cai trị gia đìnhThiên Chúa. Nếu con người sống kết hiệp với Ngài thì sẽ không bao giờ u buồn, cô đơn. Ngược lại con người sẽ càng gặp nhiềuu buồn và cô đơn khi con người càng sống xa Thiên Chúa. Conngười càng cố gắng để hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa thì conngười sẽ được niềm vui sống. Mỗi người sẽ được hạnh phúctùy theo mức độ đức tin và tình thương mà con người có trongsinh hoạt thường ngày.

 Nghèo đói, việc làm cực nhọc, bệnh tật, sự chết, không cógì có thể làm co con người mất đi niềm vui, bao lâu con người biết sống lòng thành với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã cho mặttrời chiếu sáng trên chúng ta để nhắc chúng ta nhớ rằng chỉ cómột mình Ngài mới ban được cho con người niềm vui và sựsống.

Lạy Chúa, Đấng đã đến trên thế gian để hướng đẫn conngười trở về cùng Thiên Chúa Cha, xin cho chúng con biết lắngnghe, yêu mến và thực hành những gì Chúa nói với chúng conhằng ngày trong những biến cố cuộc đời. Chúa là nguồn vui,xin hãy năng đỡ con luôn mãi nhất là trong những giây phútđen tối gặp thử thách, buồn phiền. Xin hãy luôn hiện diện vớicon, giúp con vững tin vào Chúa luôn mãi. Amen.

169. TRỞ VỀ VỚI CHÚACó một người Công Giáo kia, anh ta chủ trương rằng cuộc

đời của anh chỉ có ba lần đến nhà thờ là: rửa tội, lễ cưới và saucái chết. Ngược lại, người vợ là một tín đồ ngoan đạo, đêmngày cầu nguyện cho chồng. Lời cầu của bà hầu như vô vọng. Người chồng mê công việc làm ăn và lao vào con đường hútchích, cờ bạc.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 135: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 135/610

Truyện kể Giáo lý 135

Suốt 3 tháng trời, bà và các con chẳng được tin tức gì củachồng. Hoặc nếu có chăng đi nữa thì chỉ toàn là những tin buồndo người quen kể lại: chồng bà bây giờ kể như hư đốn hoàn

toàn. Ông đã sa vào cảnh cờ bạc, rượu chè chẳng còn nhớ đếnai. Những tin như thế làm cho bà lo âu, xao xuyến. Tuy nhiênkhông vì thế mà bà quên cầu nguyện.

Vào một đêm kia, sinh hoạt gia đình hoàn toàn chìm vàogiấc ngủ. Bà nhận được một cú điện thoại từ xa. Bên kia làgiọng nói thổn thức của người chồng từ cách xa gửi về cho bà:

“ em yêu dấu,Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời anh đã quỳ gối cầu

nguyện. Anh đã quì gối không phải trong nhà thờ hoặc.(THIẾU)

170. HẠNH PHÚC ÍCH KỶMột nữ độc giả đã gửi thư cho cô Li – Ly đặt trách mục

giải đáp thắc mắc của một nhật báo xuất bản tại Manila để hỏi ýkiến về một vấn đề quan trọng liên quan đến hạnh phúc cá nhân

như sau:Thưa cô Li – Ly, tôi năm nay 32 tuổi chưa lập gia đình.Hiện tôi đang cảm thấy một sự trống rỗng ghê gớm. Có thể đâylà sự trống rỗng mà bất xứ người phụ nữ nào vào tuổi tôi màchưa lập gia đình đều cảm thấy. Tôi muốn có một cái gì đó đểlấp đầy khoảng trống trong tâm hồn. Do đó tôi ao ước có mộtđứa con riêng cho mình tôi mà thôi với một người đàn ông. Nhưng tôi không muốn bị rằng buộc kết hôn với người đó. Tôi

muốn có con nhưng không muốn bị răngf buộc bởi một ngườiđàn ông. Lúc mẹ tôi còn sống thì tôi có lý tưởng để giúp sốngqua ngày là sống vì mẹ tôi. Nhưng kể từ khi mẹ tôi chết rồi thìtôi cảm thấy trống rỗng mặc dầu tôi có nhiều việc, nhiều cuộcgiao thiệp. Vì thế mà tôi nảy ra ý định la có đứa con riêng. Anhchị em trong gia đình tôi không đồng ý việc này. Nhưng vàotuổi 32 tôi không còn ngại ngùng chi nữa. Cô Li – Ly nghĩ sao

về hoàn cảnh của tôi?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 136: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 136/610

Truyện kể Giáo lý 136 

Tôi không thích con nuôi nhưng tôi muốn có đứa conriêng từ chính máu thịt của tôi mà thôi. Nhưng tôi lại khôngthích có chồng, không muốn làm nô lệ cho chồng. Xin cô Li – 

Ly vui lòng cho biết ý kiến.Ký tên: Người cô đơn nhưng hạnh phúc.Các bạn thân mến hoàn cảnh của nữ độc giả này đặt ra

cho cô Li – Ly của nhật báo Manila có thể là tiêu biểu cho mộtsố người sống ích kỉ lo hưởng thú vui vật chất trong xã hội tựdo ngày nay. Nữ độc giả kí tên mình là: Người cô đơn nhưnghạnh phúc. Đây là một thứ hạnh phúc chóng qua, hưởng thụ vàích kỉ đến độ có thể hạ giá tình mẫu tử thiêng liêng. Người conkhông còn là kết quả của tình yêu tận hiến giữa người nam vàngười nữ.như là một món hàng được mua về để trám chỗ trống,để khỏi cảm thấy cô đơn. Người mẹ có thể đối xử ích kỉ nhưvậy đối với đứa con của mình chăng? Và người con đó, khi lớnlên sẽ nghĩ như thế nào về mẹ mình: một người mẹ ích kỉ,không hiểu tình mẫu tử thiêng liêng là cao đẹp đến mức độ nào!

Quý vị và các bạn có thể tưởng tượng ra được câu trả lời

của cô Li – Ly cho nữ độc giả cô đơn nhưng hạnh phúc kiakhông? Câu trả lời như sau:“ Nữ độc giả thân mến, cô có chắc là có con như vậy sẽ

làm cho cô không còn cảm thấy trống rỗng hay không?Tôi xin bảo đảm rằng: quan điểm của cô như thế về tình

thương chắc chắn sẽ không tạo cho cô được hạnh phúc đâu, côcần xét mình canh tân chính thái độ nội tâm của mình trước khicô dấn thân làm mẹ mà không cần có chồng. Cô có thái độ ích

kỉ, cô chưa trưởng thành đời sống yêu thương thật sự. Cô cảmthấy trống rỗng bởi vì cô chỉ muốn làm điều mình thích theocách mình thích, có đứa con theo ý mình thích, theo cách mìnhđể làm nô lệ phục vụ cho tính ích kỉ của mình. Người ích kỉkhông thể có tình thân thiện lâu dài với ai được cả kể cả vớiđứa con của mình. Cô không muốn lãnh trách nhiệm của mộtngười vợ thì cũng đừng lãnh trách nhiệm làm mẹ. Sâu xa hơn,

có lẽ nguyên nhân sâu xa nhất làm cô cảm thấy trống rỗng có lẽ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 137: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 137/610

Truyện kể Giáo lý 137 

vì thiếu vắng một người. Một nhân vật quan trọng, nguồn tìnhthương và hạnh phúc. Và nhân vật tôi muốn nói đến chính làThiên Chúa. Mong cô hồi tâm suy nghĩ và hãy để cho Thiên

Chúa hiện diện thật trong chính đời sống của cô rồi hãy quyếtđịnh. Hãy thành thật nói với Chúa là cô không có hạnh phúc, côcảm thấy trống rỗng và cần Người soi sáng hướng dẫn. XinChúa chúc lành cho cô. Ký tên: Cô Li – Ly.”

Các bạn thân mến, không có Thiên Chúa trong cuộc đời,con người tự sức mình không thể tự tạo ra hạnh phúc thật.Không có Thiên Chúa trong cuộc đời, con ngưới sẽ sớm lợidụng nhau, giết hại nhau hơn là yêu thương phục vụ nhau.Không có Chúa trong cuộc đời, người mẹ ích kỉ không còn hiểuđược sự cao cả của tình mẫu tử, có thể giết chết đứa con mình bất cứ lúc nào.

Lạy Chúa, xin hãy đến và hiện diện trong đời sống chúngcon từng giây, từng phút để hướng dẫn con sống đẹp lòngChúa. Hướng dẫn con gặp Chúa là nguồn yêu thương và hạnh phúc.

171. GIÂY PHÚT THINH LẶNGGiây phút thinh lặng là những giây phút gia tăng sinh lực

cho con người. theo truyền thống từ nhiều năm qua, một hãngkiến trúc tại thành phố Denver thuộc bang Colorado bên HoaKì đã bắt buộc tất cả nhân viên trong hãng mọi ngày đề ra mộtkhoảng thời gian là 60 phút giữ thinh lặng để suy tư và suy tínhchương trình hành động. 60 phút thinh lặng này bắt đầu liền sau

giờ nghỉ trưa. Tất cả các nhân viên họp chung với nhau trong bầu khí thinh lặng trong một căn phòng rộng lớn. Thoạt đầuxem ra các nhân viên không mấy vui lòng chấp nhận. Nhưngdần dần với thời gian, 60 phút thinh lặng mang lại cho họ nhiềulợi ích đến độ mọi người phải tìm mọi cách để duy trì thói quentốt ấy. Mọi nhân viên trong hãng đều công nhận rằng 60 phútthinh lặng này phục hồi cho họ sức mạnh tinh thần, sống bình

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 138: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 138/610

Truyện kể Giáo lý 138

thản và liêm chính trong công việc. Hiệu năng sản xuất củahãng được gia tăng nhờ vào 60 phút thinh lặng của mỗi ngày.

Trong sách Thánh, sách Đaniel đoạn 6, 10 – 23 đã miêu tả

nếp sống của tiên tri Đaniel. Tiên tri đã tìm được sức mạnh tinhthần để chu toàn những công việc hằng ngày nơi những giờ  phút thinh lặng với cầu nguyện với Thiên Chúa mỗi ngày 3 lần.Đaniel đã không nao núng trước lệnh cấm của vua Darriut nướcBa- Tư cấm không cho thần dân trong nước cầu khẩn với thầnlinh xa lạ. Đaniel vẫn hiên ngang về nhà mỗi ngày 3 lần giữthinh lặng và cầu nguyện với Thiên Chúa của mình.

Trong Phúc Âm, các Thánh sử viết lại Tin Mừng ChúaGiê-su đã ghi lại nhiều lần việc Chúa vào nơi thanh vắng để cầunguyện. Và Chúa cũng truyền cho cho các Môn Đệ của mìnhsau một ngày mệt nhọc hãy vào nơi thinh lặng để nghỉ ngơi, đểlấy lại sức mạnh tinh thần. Chính trong những lúc thinh lặngcầu nguyện này mà Chúa Giê su mặc khải cho các Tông Đồ sứmạng đích thực của họ.

 Những ồn ào của xã hội quanh ta lấn át tiếng nói của

Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Hơn bao giờ hết nhữngngười Ki Tô phải dành ra trong ngày sống một thời gian thinhlặng để cầu nguyện, để đối thoại với Thiên Chúa và lắng nghe Ngài nói và lãnh nhận mặc khải của Ngài.

Trong giây phút này, giây phút mà chúng ta dành riêngcho Chúa. Xin Ngài đến dạy chúng ta phải sống như thế nàođây để được đẹp lòng Ngài và sống hữu ích cho anh chị emxung quanh.

Lạy Chúa, xin hãy phán và con đang lắng nghe.Amen.

172. SUY NIỆM THÁNH VỊNH 121Bài Thánh vịnh 121 được bản dịch của cha Nguyễn Thế

Thuấn đề tựa là: “ĐẤNG CHĂN DẮT ITRAEL” có câu sauđây: “ Xin Người đừng chợp mắt, Đấng canh giữu ngươi. Người không chợp mắt và không ngủ, Đấng canh giữ Itrael”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 139: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 139/610

Truyện kể Giáo lý 139

Câu nhân cách hoá đơn sơ trên diễn tả Thiên Chúa nhưngười chăn chiên luôn tỉnh thức để canh giữ đoàn chiên. Tuyđây chỉ là một cách để diễn tả Thiên Chúa qua nhãn giới của

con người. Nhưng câu này cũng nói lên một chân lý của niềmtin. Đó là Thiên Chúa luôn lắng nghe lời cầu nguyện của chúngta. Dùng cách nói của những dinh hoạt ngày của con người,chúng ta có thể diễn tả tiếp như sau: trước nhan thánh Chúakhông bao giờ có bảng treo với hàng chữ: “ Rất tiếc, đây là giờ nghỉ việc” hoặc có bảng đề : “ Giờ làm việc: Sáng: từ 8 giờ đến12 giờ. Chiều: từ 2 giờ đến 6 giờ. Thứ bảy và Chúa Nhật khônglàm việc”. trái lại Thiên Chúa luôn hiện diện lắng nghe vì thếkhông ai quá bé nhỏ, quá tầm thường, quá khổ đau, quá tội lỗimà không dám cầu nguyện. Ngược lại, không ai quá giàu sang,quá sang trọng, quá thánh thiện dễ ngưng cầu nguyện. Lại nữa,điểm lạ của sự lắng nghe của Thiên Chúa là Ngài lắng nghetừng người như thế chỉ có mỗi người cầu nguyện đó đang sốngtrên trần gian. Ngoài ra, không có gì quá tầm thường khôngđáng trình bày với Chúa và cũng không có gì quá quan trọng để

Thiên Chúa không thể lắng nghe.Một nhà thần học nổi danh đã phát biểu: “ Nếu có mộtchuyện quan trọng đủ để lo lắng thì chuyện ấy cũng đủ quantrọng để tỏ bày cùng Thiên Chúa lúc cầu nguyện”.

Sau cùng, không có gì quá hổ thẹn để không dám tỏ lộcùng Thiên Chúa vì Người biết rõ từng người chúng ta, biết tậnthâm tâm vì thế không có gì chúng ta tỏ bày cùng Thiên Chúalàm cho Người ngac nhiên, Thiên Chúa hiểu chúng ta, Ngài

 biết mọi trạng huống cuộc sống của chúng ta. Vì thế, câu ThánhVịnh trên : “ Này đây, Người không chợp mắt và không ngủ,Đấng canh giữu Itrael” là để trả lời câu hỏi trong phần mở đầucủa bài Thánh Vịnh 121 như sau: “ Tôi ngước mắt hướng nhìnlên ngọn núi và tự hỏi ơn Phù trợ từ đâu sẽ đến cho tôi”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 140: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 140/610

Truyện kể Giáo lý 140

173. CẦU NGUYỆN KHÔNG PHẢI LÀ XIN CHÚALÀM THAY

Có một câu chuyện kể hai em bé gái hối hả chạy đi học vì

đã trễ giờ. Một em đề nghị : “Ngừng lại! Ngừng lại một chútđể cầu nguyện. Xin Chúa cho tụi mình đến trường đúng giờ”. Nhưng em bé kia không đồng ý ngừng chân. Ngược lại, em cònchạy nhanh hơn và bảo: “ Không được, chúng ta hãy cố gắngchạy nhanh hơn và cầu nguyện trong lúc chạy”. Một em békhác viết lời cầu nguyện sau đây: “ Lạy Chúa, xin Chúa giúpchúng con sống tốt và giúp đỡ kẻ khác”.

 Ngoài chân lý Thiên Chúa luôn luôn hiện diện và lắng tainghe những lời chúng ta cầu xin. Cầu nguyện và lời cầu nguyệntrên nêu bật một sự thật khác về sự cầu nguyện. Đó là cầunguyện không bao giờ được phép là xin Thiên Chúa hành độngthay cho chúng ta. Nhưng là cầu nguyện xin Thiên Chúagiuwps chúng ta có đủ sức để chính chúng ta hành động.

Qua những tư tưởng trên, chúng ta có thể kết luận: Lờicầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban sức khoẻ cho những người đau

ốm, không thôi chưa đủ. Chúng ta phải viếng thăm và săn sóchọ. Cũng thế, lời cầu khẩn: lạy Chúa xin cho những người đóikhát, rách rưới được có dủ cơm no áo mặc. Đồng thời, phảithúc đẩy chúng ta chia cơm sẻ áo cho những người đang túngthiếu.

Lạy Chúa, như các Môn Đệ xưa, chúng con xin Chúa dạychúng con cầu nguyện. Nhất là xin Chúa dạy chúng con biếtsống những lời chúng con nguyện cầu. Amen.

174. HIỆU NĂNG CỦA LỜI CẦU NGUYỆNKhi nói đến hiệu năng của lời càu nguyện, người ta

thường kể câu chuyện sau đây:Một em gái nọ có thói quen đọc kinh trước khi đi ngủ.

 Ngày kia, em bị bệnh nặng phải vào nhà thương. Các bác sĩ cho biết chỉ có một cuộc giải phẫu mới có hy vọng cức sống em.

Trước khi cho uống thuốc tê mê, các bác sĩ và y tá báo cho em

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 141: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 141/610

Truyện kể Giáo lý 141

 biết là em sẽ được ngủ một giấc dài. Nghe nói đến ngủ, em béthơ ngây đã xin được quỳ gối cầu nguyện. Thế là trước mặt mọingười, cô bé quỳ gối cầu nguyện một cách hết sức chân thành

và em kết thúc bằng lời nguyện như sau: “ Xin Chúa ban chocon được chóng lành bệnh”. Cầu nguyện xong, em nằm xuốngvà xin các bác sĩ v y tá tiến hành cuộc giả phẫu…

 Ngày hôm sau, cô bé tỉnh dậy với nỗi đau tột cùng. Câuhỏi đầu tiên với vị bác sĩ là: “ Chúa có được lành bệnh không,thưa bác sĩ ?”. Vị bác sĩ nhìn thẳng vào đôi mắt em và trả lờivới tất cả xúc động:

“ Cháu hãy để cho Chúa lo liệu. Bác chưa biết được kếtquả của cuộc giải phẫu. Nhưng một điều bác tin chắc đó là lờicầu nguyện của cháu sẽ được hiệu nghiệm thực sự. Cháu đãcứu được một người và người đó không phải ai khác mà chínhlà bác đây. Từ lâu, bác đã không đến nhà thờ, bác không cònnhớ đến Chúa và cũng không bao giờ cầu nguyện nữa. Thếnhưng, hôm qua khi nhìn thấy cháu cầu nguyện một cách thậtsốt sắng, bác không cầm được nước mắt. Chúa đã đánh động

 bác. Sáng nay, bác đã đến nhà thờ xưng tội chịu lễ. Bác tin chắcrằng Chúa đã nhận lời cháu. Chúa đừng lo lắng nữa, hãy phóthác cho Thiên Chúa”.

Các bạn thân mến, “ Lẽ nào Người cứ khất lần với họ mãisao?. Vâng chỉ có Thiên Chúa mới hiểu được điều gì tốt đẹpcho chúng ta. Nếu Ngài không đáp trả theo cách thể chúng tamong muốn, chúng ta hãy tin chắc rằng, Người đã ban chochúng ta hay những người thân của chúng ta những điều tốt dẹp

và quan trọng hơn.

175. 16 NĂM CẦU NGUYỆN KIÊN TRÌTrong cuộc chiến tranh năm 1870, tại một bệnh viện

Pháp, bác sĩ báo tin cho một thương binh là sĩ quan người Đức biết ông sẽ không sống được bao lâu nữa vì vết thương ngàycàng trầm trọng. Viên sĩ quan tỏ ra bất cần một cách ngạo ngễ

và cam đảm chờ đợi cái chết. Có một chị nữ tu dòng Nữ Tử

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 142: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 142/610

Truyện kể Giáo lý 142

Bác Ái làm y tá chăm sóc anh ta đã lâu, ngõ ý khuyên anh nêngặp một Linh Mụcđể dọn mình trước khi chết. Anh thú nhận làngười Công Giáo nhưng đã bỏ đạo từ lâu nên một mực từ chối.

Chị nữ tu dịu dàng nói :- Nếu vậy, tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa cho ông hồi tâm

trở về với Chúa.Viên sĩ quan tỏ vẻ thương hại mỉa mai :- Tôi nghĩ là chị sẽ chỉ cực nhọc vô ích mà thôi…Chị nữ tu vẫn kiên nhẫn thuyết phục :- Tại sao ông lại hoài nghi về lời cầu nguyện ? Tôi xin

thú thật với ông rằng : đã 16 năm nay, chị em trong dòng chúngtôi vẫn đang cầu nguyện cho một người được ơn trở lại cùngChúa…

Viên sĩ quan ngạc nhiên hỏi lại chị :- 16 năm rồi cơ à ?. Người được các chị cầu nguyện cho

ấy có lẽ là một ân nhân của nhà dòng hoặc một người thân củachị ?

- Không ông ạ, cho đến nay tôi vẫn chưa hề gặp mặt

người ấy bao giờ. Trước đây rất lâu, mẹ tôi là người hầu chomột nữ nam tước người Đức. Một lần tôi tới thăm mẹ tôi, bànam tước biết tôi là nữ tu nên đã khẩn khoản nhờ tôi cầunguyện cho con trai của bà ấy. Anh ta mất lòng tin vào Chúa,sống một cuộc đời vô tin ngưỡng, phóng túng, đam mê danhvọng và quyền lực. Đã 16 năm trôi qua, tôi vẫn kiên trì tin vàosự quan phòng yêu thương của Chúa mà cầu nguyện cho anh takhông ngừng, mới đây, tôi nhận được tin của nữ nam tước cho

 biết anh ta vẫn cứng lòng, hiện đang tham gia vào cuộc chiếndã man này…

 Người sĩ quan nghe chuyện, cúi gục đầu thinh lặng. Rồi bất giác anh ngửng lên hỏi gặng chị nữ tu :

- Chị ơi, mẹ của chị có phải là bà Béate không ?- Nhưng, nhưng tại sao ông lại biết tên mẹ tôi ?Đến đây viên sĩ quan nghẹn ngào thú nhận tất cả :

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 143: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 143/610

Truyện kể Giáo lý 143

- Tôi chính là nam tước Charles, con trai của nữ nam tướcmà mẹ chị đã tận tụy hầu hạ bấy lâu nay. Và như thế, tôi cũnglà người mà chị đã cầu nguyện 16 năm nay mà không biết. Khi

tôi lên đường tham dự cuộc chiến này, biết tôi có tham vọng sẽtrở thành một viên tướng anh hùng lừng danh, mẹ tôi đã tỏ rathương xót tôi và thiết tha mong tôi sẽ thay đổi cuộc sống ảotưởng mà quay trở về với Chúa như mẹ tôi đã khuyên nhủ biết bao lần. Lúc đó tôi đã cười lớn mà chế nhạo sự ngu ngơ của mẹtôi. Nhưng…bây giờ thì tôi muốn khóc, khóc thật sự vì ân hậndày vò…

Viên sĩ quan đã khóc như một đứa trẻ để rồi sau đó lànhững ngày cuối cùng thật hạnh phúc của cuộc đời. Người conhoang đàng ấy đã trở về với Thiên Chúa là Cha nhân từ…

176. CẢM TẠ THIÊN CHÚAMột ngày cuối năm 1965, trên một chuyến bay từ Ý về

Mỹ mang theo một số Giám Mục Hoa Kỳ mới đi dự công đồngVatican II về, có một nữ chiêu đãi viên hành không rất xinh

đẹp, tận tình phục vụ hết sức nhã nhặn đối với mọi hành khách. Nhưng đặc biệt trong cả chuyến bay, cô bị bực mình và mất tựnhiên trước một đôi mắt cứ nhìn chăm chú mãi vào khuôn mặtvà vóc dáng của cô mỗi khi thấy cô xuất hiện. Lại càng đáng bất bình hơn nữa khi cô tìm cách hỏi khéo một hành khách thìhóa ra đó lại là đôi mắt của một tu sĩ rất đáng kính trọng, ĐứcCha Fulton Sheen, vị Giám Mục tông đồ lừng danh của nướcMỹ. Khi phi cơ hạ cánh, đợi các hành khách xuống hết, đức cha

mới tiến đến trước mặt cô gái, ngỏ ý một cách đứng đắn trangtrọng nhưng không kém phần trìu mến : “Hỡi cô bé, cô đẹplắm, cô hãy cám ơn Thiên Chúa vì Người đã ban tặng cho cômột sắc đẹp tuyệt vời…”.

Thế rồi chỉ vài ngày sau, có tiếng gõ cửa văn phòng làmviệc của Đức cha Fulton Sheen ở New York. Cô chiêu đãi viênvào đề ngay khi vừa ngồi xuống ghế : “Thưa đức cha, câu nói

của đức cha đã làm con phải suy nghĩ mãi. Thế thưa đức cha,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 144: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 144/610

Truyện kể Giáo lý 144 

con phải cám ơn Thiên Chúa như thế nào cho xứng với nhữnggì Người đã ban cho con?”. Đức cha điềm đạm đặt lại một câuhỏi thay vì trả lời : “Cô có bao giờ nghe nói về một trại phong

cùi mang tên Di Linh ở Việt Nam chứ ?”. Cô gái ngước đôi mắtxanh như dọ hỏi : “Thưa đức cha, con có lần đã đọc báo và cónghe nói đến”. Đức cha dõi mắt nhìn xa xăm qua khung cửasổ : “Thiên Chúa, hiểu theo một ý nào đó, đã dành tất cả nhữngvẻ đẹp của những người cùi ở đó mà ban cho cô. Nếu cô thànhtâm muốn cảm tạ Thiên Chúa, cô hãy sang Việt Nam và tìmcách an ủi họ bằng đời sống phục vụ…”

Chỉ chừng ấy thôi, cô chiêu đãi viên sau đó đã trút bỏ tấtcả tương lai huy hoàng, tự nguyện khoác áo nữ tu, và sau mộtthời gian tập sự học hỏi, đã xin được sang Việt Nam phục vụngay giữa những người bất hạnh ở Di Linh…

177. ƠN GỌI CHO CẢ MỘT GIA ĐÌNHHai vợ chồng nhà báo người Hà Lan tên là Val Der Meer 

De Walcheren cũng xin chịu bí tích thanh tẩy năm 1911. Ông

 bà sau đó lần lượt cho các con theo đạo rồi cũng lần lượt nghetheo Ơn gọi hiến thân vào dòng tu. Người con trai trở thànhmột Linh Mụcdòng Bénédicto. Người con gái là nữ tu trongđan viện Bénédictine

 Năm 1933, nhờ lòng khao khát tuyệt đối và ý chí tận hiếncho Chúa, Tòa Thánh đã chấp nhận đơn xin cho hai ông bàđược chia tay nhau trong lòng mến đích thực. Ông xin đượcvào dòng nam thay cho người con trai vừa sớm lìa đời, còn bà

thì xin vào dòng nữ chung với người con gái. Thời kỳ tập tu, BềTrên hai dòng chỉ định cho cả hai vẫn phải tiếp tục thư từ chonhau. Sau hai năm, hai ông bà vẫn đầy thiện chí, sẵn sang chịuhy sinh, nhưng Bề Trên nhận thấy mối duyên tình của ông bàcòn quá khắng khít nên đã khuyên ông bà trở về đời sống giađình. Cả hai vâng lời trở về sống hạnh phúc, chan hòa lòng yêuthương bác ái với tha nhân. Đến năm 1954 thì bà Val Der Meer 

qua đời. Nối lại ý hướng từ 20 năm trước, ông cụ 74 tuổi đã xin

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 145: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 145/610

Truyện kể Giáo lý 145

trở lại tu viện. Ngày 22/12/1956, cụ được thụ phong LinhMụctại nhà nguyện “Tu viện Đức Mẹ”, nơi người con gái củacụ vẫn đang còn tiếp tục đời tu sĩ gương mẫu trên 40 năm qua.

(Trích tuần báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 100 về Ơn Gọi, tháng 9 năm 1959).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 146: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 146/610

Truyện kể Giáo lý 146 

ƠN GỌI

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 147: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 147/610

Truyện kể Giáo lý 147 

178. PHỤC VỤĐã dám bước vào phục vụ cho những người nghèo cùng

nhất tại thành phố Can-cut-ta với vài chục đồng trong túi,chúng ta có thể phần nào hình dung được lòng can đảm của mẹTê-rê-xa và không những lòng can đảm mà thôi mà còn cần sựtế nhị kín đáo và tài khéo léo nữa. Bởi vì những người nghèothường là những người đã bị thương về tinh thần trầm trọng vì bị chối bỏ,bị loại trừ, bị khinh thị, bị xã hội lãng quên khôngthèm nhìn đến. và chúng ta ai cũng biết rõ rằng khi con người

 bị tổn thương tinh thần rồi thì có thái độ đóng kín, khó cởi mở với kẻ khác, nhất là khi kẻ khác đó lại là một người xa lạ.Chính vì thế, khi dấn thân phục vụ những anh em nghèo cùngnhư vậy thì những người phục vụ phải rất tế nhị, kín đáo, vừađầy đủ can đảm để thắng vượt sự nghi kị và phải thận trọng đểkhông tạo ra cảm tưởng la mình có câu trả lời cho những khókhăn mà người nghèo gặp phải.

Để phục vụ người nghèo mà không làm tổn thương đến

 phẩm giá của họ thì ta cần phải sống giữa họ, chia sẻ đời sốngcủa họ va nhất là trở nên phương thế hữu hiệu và trong sángcho người ta trông thấy tình yêu Thiên Chúa thôi thúc sự dấnthân của chúng ta. Phải làm sao để người nghèo cảm nhận đượctình thương chân thật của mình đối với họ. Ta không đến vói họ bởi sự bắt buộc phải làm như thế. Nhưng ta đến với họ vì tìnhthương thành thực. Nếu đôi khi người nghèo quanh ta phải chếtthì đó không phải vì Thiên Chúa không chăm sóc cho họ nhưngtại vì chúng ta đã không làm gì để giúp họ, đã không trở nêndụng cụ trao ban tình thương trong tay Thiên Chúa. Đó là bởichúng ta không nhìn nhận ra Chúa Ki Tô khi Ngài đến vớichúng ta trong dung mạo người gặp cảnh khốn cùng bị bỏ rơi.

Cách đây không lâu, một đứa nhỏ đến gõ cửa nhà chúngtôi vào khoảng nửa dedm. Tôi xuống thang và bắt gặp em đangkhóc. Em nói với tôi: “ Con đến với cha con, cha con không

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 148: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 148/610

Truyện kể Giáo lý 148

nhận. Con đến với má, má con cũng không nhận con nữa. Giờ đây, con đến với bà đây bà có nhận con không?”.

Tại những thành phố lớn của những quốc gia giàu sang

cũng có những người không được ai yêu thương cả. Có thể tạiÚc Châu, tại Mỹ Châu, con người không đói ăn một miếng bánh mì, không thiếu áo mặc nhưng tại những nơi đó vẫn còncó một sự thiếu thốn kinh ngạc khác. Đó là thieus thốn tìnhthương. Thiếu tình người để ý chăn sóc họ.

Tại thành phố Can-cut-ta, Mẹ Tê-rê-xa tiếp rước được 27ngàn người không nhà cửa đang phải hấp hối sắp chết ngoàiđường. Mẹ Tê-rê-xa cho họ về nhà, cho họ hưởng nhưng giây phút ấm cúng trong nhà như chính trong gia đình họ, rồi họ đãchết trong trạng thái tinh thần thật tốt đẹp, trong niềm an bìnhcủa Chúa. Các nưc tu của Mẹ Tê-rê-xa nói: “ Cho đến giờ,chúng tôi chưa bao giờ tìm được một người nào sắp chết màkhông thốt lên lời xin lỗi Thiên Chúa và nói: Lạy Chúa, conyêu mến Chúa”. Các nữ tu của Mẹ Tê-rê-xa cũng tiếp tục chămsóc cho những người bị bệnh phong hủi. Có người đã bị cơn

 bệnh làm hư đi khuôn mặt đẹp. nhân dịp lễ Giáng Sinh, Mẹ Tê-rê-xa đến thăm họ và nói với họ về tình thương của Thiên Chúavà chăm sóc cho từng người. Một người bị bệnh phong hủi vớigương mặt dường như bị huỷ hoại hoàn toàn tiến đến bên MẹTê-rê-xa thì thầm: “ Xin hãy nói lại điều này cho tôi nghe nữađi vì lời nói đó a ủi tôi rất nhiều. VÌ từ lâu rồi, không bao giờ tôi được nghe nói là có một vị nào đó còn yêu thương chúngtôi. Xin hãy nói lại lần nữa đi”.

 Nhiều anh chị em xung quanh chúng ta cần đén tìnhthương chân thành. Có thể vì hoàn cảnh chúng ta không còn chiđể chia sẻ nữa nhưng còn có tình thương, còn có nụ cười, còncó một cử chỉ tế nhị nhỏ nhẹ chúng ta có thể dáp lại với anh chịem xung quanh. Ước chi mỗi người chúng ta trở nên nhữngdụng cụ hữu hiệu mang tình thương của Chúa đến cho mọi anhchị em xung quanh.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 149: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 149/610

Truyện kể Giáo lý 149

Lạy Chúa, xin hãy thương giúp con yêu mến Chúa. Và vìyêu mến Chúa và sẵn sàng phục vụ anh chị em xung quanh.Amen.

179. ƠN GỌI...Cách đây hơn 80 năm, tại LuânĐôn, thủ đô Anh Quốc,

đã có một nhật báo đăng những lời quảng cáo sau đây thu hútđược nhiều người nghe theo. Đó là: “Cần có những người chấpnhận phiêu lưu mạo hiểm. Tiền lương ít. Nơi làm việc thì trờilạnh, những tháng dài không có mặt trời. Luôn luôn liều mình

gặp nguy hiểm, không đảm bảo sự trở về nhà an toàn sauchuyến phiêu lưu này”.

Đó là lời đăng quảng cáo tìm người của ông E-lắc-sắc-rơ-trân, nhà thám hiểm Nam Cực nổi tiếng người Anh. Đây là lờiquảng cáo ngược đời không đưa ra những điểm tốt mà chỉ nóitoàn những bất lợi. Thế mà có rất nhiều người đến xin ghi danh

gia nhập. Ông Phê-a-lét đã thỏa mãn kết luận như sau: “TạiAnh Quốc, không thiếu những người can đảm sẵn sàng chấpnhận những hy sinh cho một công tác cao cả”.

Lời quảng cáo tìm người của nhà thám hiểm Nam Cựcvừa kể trên có thể nhắc chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nóivới các Tông Đồ được Phúc ÂmThánh Matthêu kể lại nơi đoạn

24, 16: “Ai muốn theo Thầy thì hãy từ bỏ chính mình vác lấyThập Giá mình hằng ngày mà theo Thầy”.

Chúa Giêsu đã và đang tìm kêu gọi những con người canđảm chấp nhận hy sinh để theo Ngài, cùng đi với Ngài trên conđường Thập Giá. Qua muôn thế hệ, đã có biết bao người nam,người nữ chập nhận tiến bước theo Ngài, không màng chi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 150: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 150/610

Truyện kể Giáo lý 150

những khó khăn, những hy sinh. Và đôi khi không quảng ngạihy sinh cả mạng sống mình.

 Nhưng rủi thay, có những người ngại ngùng dấn thân theoChúa. Phải chăng vì không ý thức được sự cao đẹp của cuộcđời dấn bước theo Chúa. Phải chăng vì người Kitô chúng takhông chứng minh được sự cao đẹp đó bằng những hành độngtốt lành cụ thể.

Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe Lời Chúa trích từ thư

thứ 2 gửi cho Timôtê đoạn 2, 1-13, Thánh Phaolô đã nhắ nhủcác Môn Đệ Timôtê yêu dấu của mình. Và qua đó nhắn nhủmỗi người chúng ta như sau: “Hỡi con là con Cha. Con hãy canđảm và trông cậy vào ơn Chúa Giêsu Kitô. Những điều con họcđược bởi cha, trước mặt nhiều chứng nhân con hãy truyền lạicho những người chắc chắn khôn ngoan có khả năng dạy dỗ kẻkhác. Con hãy nhận phần đau khổ của con như một người línhgiỏi của Chúa Giêsu Kitô. Chẳng ai là người lính của Chúa màcòn lo đến việc đời. Kẻ ấy chỉ lo làm đẹp lòng Đấng đã tuyểnmộ mình. Lực sĩ cũng vậy chỉ nhận được bổn phận khi chiếnđấu đúng nội qui. Nông dân phải chịu khó làm việc thì cóquyền ưu tiên hưởng hoa màu. Con hãy tìm hiểu các lời cha,Chúa sẽ giúp con hiểu được mọi sự. Con hãy nhớ Chúa Giêsu

Kitô thuộc dòng dõi vua Đavít đã sống lại từ kẻ chết như PhúcÂmcha đã giảng. Mà Chúa đã chịu đau khổ, chịu xiềng xích vìPhúc Âmnhư một tên gian ác. Song Lời Chúa thì không bịxiềng xích đâu. Bởi đấy, cha vui lòng chịu đựng mọi sự vìnhững người đã được Chúa kén chọn để họ được ơn cứu rỗi vìĐức Giêsu Kitô và được vinh phúc trên trời.”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 151: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 151/610

Truyện kể Giáo lý 151

 Những lời sau đây rất chắc chắn. Nếu chúng ta cùng chếtvới Người thì chúng ta sẽ được cùng sống với Người. Nếuchúng ta bền tâm vững chí chúng ta sẽ cai trị với Người. Nếuchúng ta từ chối Người thì Người cũng sẽ từ chối chúng ta. Nếuchúng ta có bất trung đi nữa thì Người vẫn trung tín. Vì Ngườikhông thể mâu thuẩn với chính mình được.

Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để canh tân đờisống, chấp nhận hy sinh để mỗi ngày một theo Chúa gần hơn.

180. THÍCH CA VÀO THỦ ĐÔKhi Thích Ca đi vào thủ đô của vua La-xa-vích. Nhà vua

với thần đan ra đón Ngài. Nhà vua là bạn thân với thân phụĐức Thích Ca, ông theo dõi sự giác ngộ và cuộc sống khắc kỷcủa Đức Thích Ca. Cho nên khi gặp Ngài, ông đã cố gắngthuyết phục Ngài từ bỏ cuộc sống lang thang khất thực mà trở 

về cung điện. Nhà vua nghĩ mình đang làm một việc nghĩa cửcho người bạn thân của mình. Sau khi nghe tất cả những lời nóithuyết phục của nhà vua, Đức Thích Ca nhìn sâu vào trong mắtông và nói: “Xin Ngài hãy thành thực nói với tôi, trong tất cảnhững thú vui mà Ngài đang có, Ngài có thật sự được một ngàyhạnh phúc không?” Vua La-xa-vích cúi mình xuống đất vàđành giữ thinh lặng.

 Nhà tu đức học nổi tiếng người Ấn Độ là cha Annabinôcó nói như sau: “Không có niềm vui nào lớn hơn là khi khôngcó một lý do nào để buồn phiền. Và không có một của cải nàolớn hơn là khi bằng lòng với điều mình đang có.”

Một trong những chân lý cơ bản về con người mà Đức

Thích Ca đã bày tỏ cho chúng ta chính là con người không bao

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 152: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 152/610

Truyện kể Giáo lý 152

giờ bằng lòng với những gì mình đang có. Càng có, thì có nhiềungười càng muốn có nhiều hơn. Và đó chính là đầu mối cho sự bất hạnh của con người.

Chúa Giêsu cũng đem lại cho chúng ta một Giáo lý tươngtự về cuộc đời. Trong bài dụ ngôn về người quản lý bất trung,Chúa Giêsu muốn cho chúng ta có một thái độ đúng đắn màcon người cần phải có đối với của cải trần gian. Kể lại cáchgian lận tiển của của người quản lý để mua chuộc bạn bè phòngkhi sa cơ thất thế, Chúa Giêsu không muốn đề cao sự gian trá,thói tham nhũng hối lộ. Ngài chỉ muốn dạy chúng ta rằng: đốivới của cải trần thế con người cũng cần có thái độ khôn ngoan.Khôn ngoan để luôn có ý thức rằng: của cải trần thế không phảilà cứu cánh của cuộc đời. Khôn ngoan để biết rằng mình không phải là chủ vĩnh cửu của của cải. Khôn ngoan để cũng nhưngười quản lý trong bài dụ ngôn biết sử dụng của cải để chuẩn

 bị những người bạn cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau.Chúa Giêsu đã chọn lựa nếp sống nghèo. Đó là bài dụ

ngôn cơ bản nhất về giá trị của của cải trần thế mà Ngài muốnnói với chúng ta. Sống siêu thoát đối với của cải. Sống khôngđể cho của cải làm chủ được mình. Chúa Giêsu muốn chochúng ta thấy rằng: hạnh phúc đích thực của con người không

 phải do tiền của mang lại mà do thái độ làm chủ của con ngườiđối với của cải.

Lạy Chúa, chúng con phải tất tả vì chén cơm manh áotừng ngày. Là những người theo Chúa, xin cho chúng con luônhướng nhìn về Chúa để không ngừng có một thái độ đúng đắnđối với của cải trần thế. Xin cho chúng con không vì một chút

lợi lộc chóng qua mà bóp nghẹt tiếng nói của lương tâm và chối

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 153: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 153/610

Truyện kể Giáo lý 153

 bỏ người anh em. Trong tất cả mọi sự, xin cho chúng con biếttìm kiếm nước Chúa là nước của công bình, bác ái, huynh đệ,liên đới và tình người. Trong tất cả mọi sự, xin cho chúng con biết rằng chỉ có một giá trị tồn tại mãi mãi là tình thương.

181. TƯ TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNGCó người kể đã tưởng tượng về Mai-sen một câu chuyện

như sau:

Trước khi được sai đi lãnh đạo giải phóng dân Do Thái ra

khỏi ách nô lệ bên Ai cập. Môi-sen đã đến thụ giáo một vị thầynổi tiếng tại vùng núi Ma-lian. Qui luật tối thượng mà vị thầy buộc Môi-sen phải tuân giữ trong suốt thời gian thụ huấn đó là phải tuyệt đối giữ thinh lặng. Ngày ngày, thầy trò cùng nhaungao du sơn thủy. Đứng trước núi non hùng vĩ và bao cảnh đẹpcủa thiên nhiên Môi-sen cảm thấy không gì dễ và thích thú cho

 bằng được ở thinh lặng. Thế nhưng một hôm khi hai thầy trò đódọc theo bờ biển, Môi-sen bổng thấy một bé trai đang chới vớitrong nước và người mẹ kêu la cầu cứu inh ỏi. Môi-sen khôngthể giữ thinh lặng được trước một cảnh tượng như thế. Ông cấttiếng hỏi thầy: “Thưa thầy, thầy không làm gì để cứu đứa bé đósao?”. Nhưng vị thầy làm dấu bảo thinh lặng rồi tiếp tục đi.Môi-sen bước theo thầy mà lòng không yên chút nào. Ông cứ

nghĩ miên man tại sao thầy mình lại nhẫn tâm đến thế? Đi đượcmột đoạn, Môi-sen bỗng dừng lại và đưa tay chỉ ra biển và nóivới thầy: “Thầy nhìn kìa, nguyên một chiếc thuyền chở đầyngười đang đắm chìm”. Lại một lần nữa, Môi-sen được thầy ralệnh giữ thinh lặng va tiếp tục đi như thể họ không màng đếnnhững gì đang xảy ra trước mắt. Tâm hồn nhạy cảm của Môi-sen càng bối rối thêm nữa, ông mới đưa chuyện thưa với Chúa

và muốn biết tại sao thầy mình đã cư xử như thế. Và Chúa đã

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 154: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 154/610

Truyện kể Giáo lý 154 

 biện minh cho cử chỉ của vị thầy như sau: “Thầy của con hoàntoàn có lý. Đứa bé chới với bên bờ biển chỉ là một dàn cảnh đểkhai mào một cuộc chiến tranh khốc liệt của hai dân tộc. Cònchiếc thuyền đang đắm ngoài khơi là thuyền của một bọn cướpđang chuẩn bị tấn công một ngôi làng ven biển. Thầy của conđã có lý để giữ con đứng bên ngoài những tội ác ấy”.

Các bạn thân mến, tư tưởng và hành động của Thiên Chúathường không giống với tư tưởng và hành động của con người.Thánh kinh kể lại rằng: Môi-sen đã được nuôi dưỡng trongtriều đình Ai Cập. Nhưng ông vẫn ý thức được nguồn gốc DoThái của mình. Một hôm chứng kiến cảnh một người Ai Cậphành hạ một người Do Thái, nhìn bốn bề không thấy bóngngười, Môi-sen đã ra tay giết người Ai Cập và vùi xác người đódưới cát. Ngày hôm sau, thấy hai người Do Thái đang xâu xénhau, Môi-sen đến can thiệp nhưng một trong hai người đe dọa

tố cáo ông vì tội giết người Ai Cập ngày hôm trước. Bị bại lộ,Môi-sen đành rời bỏ cung điện và trốn lên núi. Môi-sen đãtưởng mình hành động đúng. Ông không biết rằng, Chúa cómột chương trình đòi ông phải suy nghĩ, chờ đợi và kiên nhẫnhơn.

Trong cuộc sống lắm khi chúng ta cũng có những hành

động nông nổi như Môi-sen. Chúng ta suy nghĩ theo cách lýluận thông thường của chúng ta. Chúng ta hành động theonhững tính toán hẹp hòi, ích kỷ của chúng ta. Chúng ta cư xửtheo châm ngôn: Mặc ai nấy sống, mạnh được yếu thua, có quacó lại.

Sống Đức Tin là một cuộc hành trình vào chương trình

của Thiên Chúa. Qui luật tối thượng của cuộc hành trình đó

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 155: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 155/610

Truyện kể Giáo lý 155

chính là thinh lặng. Thinh lặng khỏi những ồn ào, giành giựtcủa cuộc sống. Thinh lặng khỏi những đam mê sôi sục củanhững tính toán ích kỷ đê hèn. Thinh lặng để không ngừngnghe tiếng Chúa trong từng phút giây và biến cố của cuộc sống.Thinh lặng để không ngừng đi vào lẽ không ngoan và hànhđộng của Chúa.

Lạy Chúa, như Thánh Phaolô đã nhắn nhủ: “Dù khi ăn.Dù khi uống.” Trong tất cả mọi sự. Xin cho chúng con luôn làmvinh danh Chúa. Xin đón nhận trọn cuộc sống với bao vấp ngã, phản bội của chúng con. Và xin cho chúng con sống thế nào đểmọi tâm tư suy nghĩ và hành động của chúng con đều là lờinguyện cầu dâng lên Chúa. Amen.

182. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒNSau một thời gian dùng thuốc, người bện trung niên đến

gặp bác sĩ:- Xin bác sĩ cho tôi dùng thứ thuốc khác. Loại thuốc vừa

rồi tôi dùng không bớt bệnh.Bác sĩ hỏi:- Ông tuân theo lời chỉ dẫn trong toa không?- Thưa bác sĩ, có ạ. Tôi thoa vào ngực mỗi tối.Ông thoa vào ngữ hả?- Dạ đúng.

Tại sao ông làm thế? Ông phải nuốt thuốc chứ. Ông hãynhìn kĩ vào nhãn chai: “Một muỗng canh, hai lần, mỗi ngày”.Muốn bệnh chóng lành, ông phải tuân theo đúng lời chỉ dẫn ấy.

Đó cũng là trường hợp các bí tích, nhất là Phép ThánhThể. Chúng ta cần rước lễ đều đặn, tiếp nhận Chúa ngự vàolòng thật, chứ không chỉ dữ lể nghi bề ngoài. Có như thế, Chúamới ngự thật trong lòng ta, và ban nhiều ơn ích cho linh hồn ta.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 156: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 156/610

Truyện kể Giáo lý 156 

183. NGƯỜI MẸ VÀ SỰ HY SINHChuyện xảy ra ở nước Mianmar (Miến Điện). Có lần nhà

truyền giáo Lawrence D.Mc Mahon đến thăm vùng truyền giáo

Thượng Miến Điện. Hôm ấy nhằm ngày Chủ Nhật, Cha dânglễ. Một người nữ rất đạo đức, tên Anna Labang Lu, không đếndự lễ được.

Chồng bà giải thích bà ở nhà chuẩn bị sinh đứa con thứnăm. Tối hôm đó, đứa bé sinh ra. Rạng sáng thứ hai, bà Anna đidự lễ. Bà cố gắng hết sức mình để đi con đường xuống dốc đếnnhà thờ.

Khi Linh Mụctrách nhẹ bà sao không ở nhà để giữ gìn sứckhỏe, bà trả lời:- Thưa Cha, Cha ở đây đâu được lâu ngày nên con muốn

đến rước Chúa ngự vào lòng.

184. TIẾN LÊNThống Chế Foch (1851-1929), vị tướng lừng danh của

Pháp trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã từng tổng tư

lệnh quân đồng minh và đã chiến thắng. Ông thường dùng từngữ “Tiến lên!” Để ông động viên quân sĩ chiến đấu. Trongchiến tranh, có những lúc hầu như sắp thất bại, ông luôn độngviên quân sĩ bằng hai chữ “Tiến lên!” gây phấn khởi cho đồngđội liều mình tiến công. Nói đến ông, ai cũng nhớ đến khẩulệnh “Tiến lên” của ông. Khi sắp từ giã cỏi đời, ông cũng nóilên “tiến lên”.

185. CŨNG MỘT TRỜI ĐÓTôi nhận thấy có nhiều người tự nhận là vô thần, nhưng

trong cung cách sống của họ không vô thần chút nào. Trong lờinói, họ hay nói đến “Trời”, họ dùng trời để thề một cách khônghữu ý, nhưng họ vẫn nói họ không tin trời. Gặp những ngườinhư thế, tôi muốn nhắc lại cho họ nghe câu nói của RichardHooker: “Thế nào? Chúng ta có trời để thề thốt chứ không có

trời để cầu nguyện sao?”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 157: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 157/610

Truyện kể Giáo lý 157 

186. VOLTAIRE NGẠO MẠNMột lần kia, voltaire (1694-1778), ông nhà văn lớn nhất

của Pháp, nói với người bạn: “Mười hai như dân dốt nát đã lập

nên Kitô giáo. Tôi sẽ chứng minh cho thế giới thấy chỉ cần mộtngười Pháp sẽ tiêu diệt tôn giáo ấy!”

Mở màn chiến dịch, ông nhạo báng Ngài Isaac Newton(1642-1727), nhà vật lý và triết gia người Anh. Đưa vào lời tiên báo trong sách Danien 12,4 và Nahum 2,4, Newton dự báo: “Sẽcó ngày con người sẽ du hành với vận tốc 65 cây số một giờ”.

Voltaire đả kích: “Hãy xem Kitô giáo có anh chàng xuấtsắc như Isaac Newton. Anh ta không biết rằng nếu con ngườidu hành với vận tốc 65 cây số một giờ, thì con người sẽ bị ngộpthở và đứng tim sao?”

Sau khi voltaire qua đời được 25 năm, Hội Kinh ThánhGeneve đã mua nhà ông ở, và nơi đây trở thành nhà in chuyênin sách Kinh Thánh trộn bộ.

187. SỰ CHẾT HẠNH PHÚCThánh Philip Neri có lòng mến mộ Chúa Giêsu trong

 phép Thánh Thể cách đặc biệt. Khi Mình Thánh Chúa đượcmang đến cho Ngài tại giường bệnh. Mặc dầu sức khỏe đã yếunhược, Ngài còn nói to lên :

- Ồ, hãy xem đây tình yêu của tôi, tình yêu của tôi! LạyChúa Giêsu, lạy Chúa con, xin hãy đến với con.

Mặt Ngài phản chiếu niềm hạnh phúc thiên đàng trongtâm hồn.

188.MỘT SỰ NGHỊCH LÝ(Lc 14,25-33)Con đường theo Chúa vốn đầy những nghịch lý. Một

trong những cái nghịch lý ấy là điều kiện để theo Chúa.

Chúa đưa ra ví dụ người xây tháp, ông vua ra trận. Làm gì

thì cũng phải tính xem mình có đủ sức hoàn thành không đã.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 158: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 158/610

Truyện kể Giáo lý 158

 Những kết luận làm ta chưng hửng và há miệng suy nghĩ:

“Cũng giống như thế, ai trong các ngươi không từ bỏ hết mọi

của cải thì không thể làm Môn Đệ ta được”. Trước đó, Chúa đãnói đến phải từ bỏ những người ruột thịt và chính mạng sống

mình.

Cái nghịch lý ở đó, muốn xây tháp phải có tiền. Muốn

thắng trận phải có lính. Muốn theo Chúa, không cần có gì hết,

nhưng phải từ bỏ mọi người ruột thịt và mọi của cải mình có.Vấn đề không phải ở chỗ có nhiều có ít mà là từ bỏ tất cả.

Thế nghĩa là gì? Từ bỏ tất cả để theo Chúa nghĩa là coi

Chúa hơn tất cả và tin vào một mình Chúa. Muốn xây tháp phải

có tiền, muốn thắng trận phải có lính, còn muốn theo Chúa phải

coi Chúa hơn hết mọi người và mọi sự và tin tưởng vào Chúahơn hết mọi sự, mọi người: tin vào Chú mà thôi. Bởi vì muốn

theo Chúa thì phải sống bằng lòng tin, cậy, mến. Nếu không coi

Chúa hơn hết mọi người, mọi sự thiết thân với ta, và ta cảm

nhận được sự gần gũi bằng giác quan, ta sẽ đưa vào những

người và những vật ta thấy được, nên bóng tối đến, khi takhông cảm thấy Chúa đâu nữa, mà chỉ cảm thấy sức nặng của

cuộc sống, của vất vả và đâu khổ, ta sẽ dễ dãng bỏ Chúa để

quay về với những người và những vật mà ta cảm nhận được .

Cuộc chiến đấu của Chúa Ki-tô là cuộc chiến chống lại

Satan chứ không phải với kẻ thù bằng xương bằng thịt, nên ta

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 159: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 159/610

Truyện kể Giáo lý 159

không thể đưa vào người hoặc một sức mạnh nào của vật chất

mà chiến thắng được, song phải dựa vào Chúa mà thôi.

Đây vẫn là cuộc chiến của Đavit –Gôliat: “Người cầmgươm giáo ra đánh ta, còn ta, ta ra đánh ngươi nhân danh Chúa

mà ngươi thách đố” (1 Sam 17,44). Thế đấy, tuy Đavit đã có

thể vỗ ngực trước mặt Saule rằng mình đã từng tay không đánh

nhau với sư tử và gấu để bảo vệ đàn chiên của ta, nhưng khi

nghênh chiến tên khổng lồ Gôliath thì Đavit chỉ dựa vào Chúathôi, và Đavit đã thắng hay đúng hơn Chúa đã dùng tay Đavit

mà tiêu diệt Gôliat giải phóng cho dân Chúa.

Đây là vấn đề vinh danh Chúa. Chúa thi thố quyền năng

để làm vinh danh Chúa, nên Chúa chỉ ra tay khi người ta không

mưu toan chiếm đoạt vinh quang Chúa bằng cách gán cho thếlực, của cải hay tài sức mình. Trong chuyện Ghid-đêon, Chúa

đã bảo ông đuổi bớt người tình nguyện về, chỉ lấy 300 thôi, kẻo

dân chúng lại tưởng nhờ sức họ mà họ chiến thắng.

Trong lịch sử, Chúa vẫn hành động như thế, Chúa hạ kẻ

kiêu căng, tự phụ, và nâng kẻ nghèo hèn, khiêm tốn lên. Cónhững vị thánh thông thái, tài ba…nhưng các vị ấy đền khiêm

nhượng, nhìn nhận quyền năng của Chúa và sự yếu đuối của

mình; có những vị thánh yếu đuối, dốt nát như thánh nữ

Catarina de Sienna, Thánh Gioan Maria Vianney để làm nổi

 bật quyền năng của Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 160: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 160/610

Truyện kể Giáo lý 160

Cái vỏ bọc nghịch lý lại là một hợp lý khi người ta biết

nhìn ra ý nghĩa đích thực của việc đi theo Chúa, với mục đích

là vinh quang Chúa và sức mạnh là sức của Chúa: phải đặtChúa lên trên hết vì Chúa là lẽ sống duy nhất của mình; vì

đường lối của Chúa là duy nhất cho mình và sức mạnh của

Chúa là nguồn sức mạnh duy nhất để hoàn thành được cuộc

hành trình theo sau Chúa, đi với Chúa.

189. ĐÔI MẮT NGƯỜI NGHÈO-ĐÔI MẮT NGƯỜIYÊU

Chắc nhiều lần bạn đã qua gần những bãi rác, bạn đã thấy

những người đàn ông, đàn bà, trẻ con, ăn mặc rách rưới, mặt

mũi chân tay lem luốc, tay xách cái bao bố, tay cầm cây sắt,

vừa đi vừa bới, đôi mắt chăm chú tìm những thứ gì còn có thể bán được cho tiệm ve chai: nào sắt vụn, dép cũ, ve chai…và họ

sống nhờ những thứ tìm ở các đống rác.

Tôi thì hằng ngày thấy những người đồng cảnh ngộ đi tìm

rau dại để nấu canh, vì không có tiền mua rau muống…Có

nhiều thứ mình tưởng là cỏ dại, thế nhưng lại là những thứ “trờicho”người nghèo để ăn. Bạn có thể tưởng tượng loại cây cảnh

thường trồng quanh bồn bông giống như rau dền (nên người ta

gọi là rau dền cảnh), lại có thể ăn sống hoặc nấu canh. Khi ở 

trong hoàn cảnh có tiền mà không thể mua được rau ăn, được

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 161: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 161/610

Truyện kể Giáo lý 161

mấy người bạn làm vườn thấy cho một nắm thứ rau này, ăn

thấy ngon hơn xà lách Đà Lạt bạn a.

 Nói thế không phải để làm bạn mủi lòng đâu, nhưng đểchỉ cho bạn thấy đôi mắt người nghèo, vì tôi nghĩ rằng trong

mọi lãnh vực của cuộc sống, chúng mình cần có cái nhìn đôi

mắt người nghèo để khám phá ra những của cải vật chất, tinh

thần và thiêng liêng trọn những cái tầm thường nhỏ bé nhất,

nhờ đó chúng ta trở nên phong phú hơn.Bạn biết không, Chúa Giêsu cũng đã có đôi mắt của

người nghèo. Ngài đã phát hiện những vẻ đẹp và ý nghĩa của

những sinh hoạt bình thường nhất như: thắp đèn, làm bánh, cất

nhà…những đồ vật nhỏ bé nhất: đồng xu, hạt cải, chim sẻ,

cáo…cho tới những sinh hoạt đặc biệt như: chiến tranh, xâytháp…Ngài đã dùng những đồ vật, những hình ảnh nhỏ bé, tầm

thường nhất để nói lên những điều cao siêu nhất. Ngài đã nhìn

thấy vẻ đẹp, sự cao quý ở trong những con người mà người

đương thời coi rẻ, miệt thị, đồng thời Ngài thấu suốt những cái

xấu xa được che giấu đàng sau những cung cách, lời nói kiểuđiệu, những bộ áo giàu sang, đạo mạo. Ngài đã biết vá áo, biết

vận dụng cái mới cái cũ trong nhưng đống gỗ, những đồ dùng,

đồ ghề, những chiếc áo…nên Ngài mới ví người nghiên cứu

sách thánh (scribes) của Nước Trời, như những người biết vận

dụng cái mới cái cũ trong kho tàng của mình.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 162: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 162/610

Truyện kể Giáo lý 162

Bạn ơi, có nhiều khi chúng ta học thói nhà giàu xài sang,

không quan tâm tới những cái nhỏ bé trong cuộc sống hằng

ngày. Đụng cái gì không vừa ý một chút là bỏ. Người giàu cầmquả táo có vết sâu ăn liền vứt bỏ đi nguyên trái, người nghèo thì

 bình tĩnh cắt bỏ chỗ sâu, hoặc cắn quanh mà ăn, chừa chỗ bị

sâu lại mà vứt đi.

Bạn có thể nghĩ đến mọi lãnh vực khác: thời giờ, bạn bè,

công việc, học hành, đào tạo…Rất nhiều khi chúng ta phải bằnglòng với những con người, những dụng cụ…những phương tiện

rất hạn hẹp theo kiểu nhà nghèo: “khéo ăn thì no, khéo co thì

ấm”.

Thì giờ chẳng hạn. Có khi do nghề nghiệp, do hoàn cảnh

thì giờ bạn bị xé vụn. Nhiều khi bạn có thể bực mình vì bạn bịquấy rầy, bị lỡ xe, bị mất điện…Nếu những lúc ấy bạn bực

mình, bạn sẽ đánh mất chút thì giờ còn lại. Còn nếu bạn biết

quý từng giây phút thì bạn đừng uống phí nó cho nỗi bực mình,

cho lời than van. Bạn hãy bình tĩnh đón nhận những giây phút

không bị quấy rầy và tận dụng, giống như lúc làm bài thi càngvề cuối càng phải bình tĩnh để đừng viết sai, mất thì giờ sửa…

 Những lúc chờ xe, chờ đèn xanh, kẹt xe chẳng hạn, nếu bạn bực

 bội bạn sẽ mất những giây phút đó và những giây phút sau với

 bao nghị lực lãng phí. Bạn có thể sử dụng những giây phút ấy

với nhiều cách, cầu nguyện chẳng hạn…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 163: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 163/610

Truyện kể Giáo lý 163

Trong công việc, học tập, đào tạo, bạn cũng cần đôi mắt

người nghèo để biết quý những dụng cụ, những phương tiện,

những người bạn, người thầy bạn đang có, dù không hoàn hảonhư bạn muốn, nhưng nếu bạn biết đón nhận và sử dụng thì vẫn

tốt hơn là bạn chờ cho tới khi có phương tiện, có người như ý

 bạn muốn.

Cuối cùng,trong đời sống kết hiệp với Chúa, nếu bạn có

đôi mắt người nghèo, bạn sẽ khám phá ra nhiều cái, nhiều dịpcó thể giúp bạn gặp gỡ, cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Bạn có

thể học với Chúa Giêsu để phát hiện Tình yêu của Cha, hình

ảnh của Cha những vật, những người, những tình huống tầm

thường nhất.

Đôi mắt người nghèo có cái gì rất giống đôi mắt ngườiyêu ở chỗ rất nhạy bén, rất tinh. Đôi mắt người yêu rất tinh để

nhận ra hình dáng, dấu vết của người yêu, và nhất là để nhận ra

những nét đáng yêu của ngươi yêu.

Bạn ạ! Trong ơn gọi của bạn, bạn rất cần có đôi mắt

người đang yêu đối với Thiên Chúa, đối với mọi người và mọisự, yêu mọi người, mọi sự trong Chúa. Với đối mắt người yêu,

 bạn sẽ nhận ra Chúa trong mọi người, mọi sự và nhận ra vẻ

đáng yêu của mọi người, mọi sự giống như Chúa nhìn, như vậy

 bạn mới có thể yêu Chúa trong tất cả và yêu tất cả trong Chúa,

và yêu như Chúa yêu.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 164: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 164/610

Truyện kể Giáo lý 164 

 Nhiều thánh vịnh có thể giúp bạn tập nhìn đời bằng đôi

mắt người yêu, như thánh vinh 104 về những vẻ huy hoàng của

vạn vật và các thánh vịnh đã kể ở bài trước, Job 38-39.

190. Ý NGHĨA CỦA ĐAU KHỔCó những người đói nhưng không phải đói cơm bánh mà

đói tình thương và sự kính trọng .Có những người trần truồng không phải vì không có cơm

áo nhưng còn vì không được ai yêu mến .

Có những người không có nhà cửa, không phải nhà cửavật chất mà thiếu cộng đoàn tình thương để sống bầu khí ấmcúng gia đình .

 Nguyên nhân gây ra đau khổ, nghèo đói trên thế giới? Đólà vì con người không nhìn nhận Chúa GIÊSU KITÔ là ĐấngCứu Thế. Và một khi nhận Chúa GIÊSU KITÔ là Đấng CứuThế, dù lúc đó con người chưa loại bỏ đau khổ ra khỏi cuộcsống của mình, nhưng lúc đó con người tìm được phương thế biến những đau khổ đó thành nguồn vui mặc cho những đaukhổ đó một giá trị mới mẻ, một giá trị cứu rỗi .

Đau khổ, tự chính nó không có giá trị gì nhưng chấp nhậnđau khổ như là một sự chia sẻ, một sự tham dự vào cuộc khổnạn của Chúa KITÔ thì lúc đó đau khổ là một món quà quý giánhất tốt đẹp nhất. Là một món quà vừa làm chứng cho tìnhyêu. Khi trao ban Con Ngài là Chúa GIÊSU KITÔ cho thế gian,

Thiên Chúa Cha đã chứng tỏ tình yêu vô biên đối với thế gian.Vì quý trọng giá trị KITÔ của nhưng dau khổ được dâng lênTHIÊN CHÚA trong sự kết hiệp vào cuộc tử nạn của ChúaGIÊSU KITÔ nên Giáo Hội đã muốn cho mỗi người con tinhthần của mình khi làm việc phục vụ đều có những người đangđau khổ khác như : già yếu, bệnh tật hay những đau khổ khácđang gặp trong cuộc sống âm thầm dâng những đau khổ mìnhđang chịu để cầu nguyện cho công việc phục vụ bên ngoài. Và

có thể nói những người tình nguyện dâng những đau khổ này là

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 165: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 165/610

Truyện kể Giáo lý 165

những người cùng hoạt động phục vụ với chúng ta. Họ phục vụngười nghèo không phải bàng chính những phục vụ cụ thểnhưng bằng chính những hy sinh đau khổ của họ .

Chúng ta hãy khuyến khích những người đau khổ, bệnhhoạn, những người hấp hối hãy dâng những sự đau khổ họ đangchịu để cầu nguyện cho các công việc phục vụ của Giáo Hộinói chung và của chúng ta. Với những lời cầu nguyện và nhữngnỗi đau khổ của anh chị em giống như chén Thánh để mỗingười chúng ta đang phục vụ người nghèo đỗ vào đó tìnhthương chúng ta dành cho những linh hồn chúng ta gặp. Chínhvì thế mà anh chị em cũng cần thiết như chúng tôi. Anh chị emvà chúng tôi cùng nhau chúng ta có thể thực hiện được mọi sựtrong Đấng có sức mạnh nâng đỡ chúng ta .

Ơn gọi của những đau khổ cộng tác với chúng ta là mộtơn gọi thật đẹp. Chúng ta là những kẻ mang lấy tình yêu củaTHIÊN CHÚA Cho con người. THIÊN CHÚA đang khao khátcác linh hồn, anh chị em có thể dâng những đau khổ đang chịuđể làm dịu bớt cơn khát của Ngài cũng như chúng tôi dâng

những việc đang làm. Việc phục vụ mà không có đau khổ đikèm thì công việc của chúng ta với thuần tuý là một công việcxã hội rất tốt, rất hữu nhung nó không phải là công việc củaChúa GIÊSU KTTÔ. Và do đó, không phải là một phần thamdự vào việc cứu độ thế gian.

Chúa GIÊSU muốn trợ giúp chúng ta bằng việc chia sẻđời sống với chúng ta, chia sẽ về sự cô đôn và nỗi lo âu củachúng ta, NGÀI cần trở nên như một với chúng ta, chúng ta

hãy chấp nhận nó với một nụ cười ở trên môi. Hãy nhìn daukhổ như một món quà THIÊN CHÚA cho chúng ta, chúng tahãy can đảm chấp nhận với nụ cười trên môi bất cứ điều gìTHIÊN CHÚA gửi đến cho chóng ta hãy cất đi khỏi chúng ta,dù đang ở đâu hay đang làm gì chúng ta cũng hãy dâng lênCHÚA mọi đau khổ chúng ta gặp phải. Hãy vất bỏ mọi bận bịura khỏi tâm hồn mình, hãy làm cho tâm hồn mình trống rỗng

để có thể tích chứa thật nhiều tinh yêu của THIÊN CHÚA, thật

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 166: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 166/610

Truyện kể Giáo lý 166 

tràn đầy bao la nêu có thể, để rồi mang tình yêu đó cho anh chịem xung quanh.

Chúng ta hãy để cho tâm hồn mình trống nhiêu chừng nào

hay chừng ấy. Ngỏ hầu Thiên Chúa có thể đổ tình yêu của Ngàivào trong đó. THIÊN CHÚA không thể nào đổ vào trong tâmhồn ta điều gì cả nếu trước đó nó đã được đầy mọi sự rồi. NGÀI không ép buộc tự do con người theo tiếng NGÀI gọi,chúng ta mang đên cho thế giới tình yêu THIÊN CHÚA đã đổtràn vào tâm hồn ta trước. Thế giới không lấy gì làm thíchnhưng thế giới đang khao khát tình yêu THIÊN CHÚA, đangkhao khát những gì Chúa muốn trao ban cho họ qua trung gianchúng ta. Để phân phát tình yêu của THIÊN CHÚA, chúng tacần phải có tràn đầy tình yêu ấy trong chúng ta. ĐỂ phân phátniềm vui cho kẻ khác, chúng ta phải sống vui tươi trước. Để phân phát niềm vui cần phải có niềm vui chính trong gia đìnhmình trước. Hoà bình và chiến tranh phải bắt đầu trước hết từgia đình mình. Nếu chúng ta muốn có hoà bình trên thế giới thìtrước hết chúng ta phải sống thương yêu nhau trong chính gia

đình mình trước. Lúc đó chúng ta mới có niềm vui của ChúaKITÔ và sức mạnh của NGÀI .Đôi khi thật là khó mà mỉm cười với nhau. Đôi khi người

chồng khó mà tươi cười với vợ hay vợ tươi cười với chồng.Đối với mỗi người chúng ta, đôi khi khó mà mỉm cười vớiChúa GIÊSU KITÔ. Chúng ta hãy góp phần nhỏ bé của mìnhđể làm cho thế giới nhìn thấy sự hiện diện của THIÊN CHÚAqua những niềm vui đơn sơ, trong sạch mà mang đến cho anh

chị em xung quanh.Thi sĩ ấn độ, Ta- go đẫ diễn tả mơ ước của mình như sau “

tôi ngủ và đã nằm ngủ mơ thấy cuộc sống của mình toàn làniềm vui. Tôi thức dậy lại thấy cuộc sống toàn là phục vụ. Tôidấn thân phục vụ và cảm nhận được rằng: Phục vụ là niềm vui”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 167: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 167/610

Truyện kể Giáo lý 167 

191. ĐỒNG HÀNHTừ tâm hồn của một chàng thanh niên bổng toát ra một

điệu nhạc tràn đầy nhựa sống trong vắt như dòng nước suối vừa

thoát khỏi nguồn, nhẹ nhàng như những đám mây mỏng, bay lơ lửng trong bầu trời xanh mùa hạ. Chàng thanh niên cảm thấyhạnh phúc chan hoà mỗi khi khúc nhạc trở lại hoà tấu tronglòng. Và một hôm, không dừng được chàng đã dâng lên ThiênChúa điệu nhạc tuyệt vời ấy. Sau khi nghe khúc nhạc, ThiênChúa mỉm cười nói: “ Này con, khúc nhạc tuổi trẻ của con quảthật rất êm đẹp, nhưng cha muốn làm cho nó trở nên hoàn hảo

hơn”. Nói xong, Thiên Chúa ban cho chàng thanh niên tình yêu.Từ đó khúc nhạc vang trong tâm hồn người thanh niên trở nênvui tươi, êm ái và mang nhiều ý nghĩa sâu xa hơn.

Sau một thời gian dài, chàng thanh niên lại tấu khúc nhạcđời anh cho Thiên Chúa nghe. Ngài gật đầu tán thưởng nhưngcho biết khúc nhạc vẫn chưa hoàn hảo. Lần này Thiên Chúa ban cho anh đau khổ. Chàng thanh niên trở về chạm trán vớinhiều khó khăn trong cuộc sống, chàng phải phấn đấu vất vả và

nhờ đó trở nên kinh nghiệm và trưởng thành hơn.Khúc nhạc ngày xanh vẫn không chết trong lòng nhưng

được hoà với những nốt nhạc trầm hùng trở nên vững chãi vàchắc chắn hơn. Rồi một lần nữa, người trung niên đến trìnhdiễn khúc nhạc đời trước mặt Thiên Chúa và nói: “ Xin Chúahãy nhận lấy mặc dầu con cảm thấy không có gì đặc sắc nhưngcả cuộc đời con đều nằm trong khúc nhạc này”. Thiên Chúa âncần nghe hết điệu nhạc và gởi lại người trung niên trở lại cuộcsống vài lời nhắn nhủ: “ Lần này, cha tặng con những nốt nhạccuối cùng. Hãy cẩn thận vì đây là những nốt nhạc khó khănnhất”. Nói xong, Thiên Chúa tặng ông nỗi cô đơn. Nhịp sốngtrở nên chậm lại, những nốt nhạc trở nên khoan thai, lắm khitrầm buồn, giá lạnh theo nhịp của mái tóc hoa râm biến dần ramàu bạc trắng.

Khi điệu nhạc một lần nữa được trình diễn cho Thiên

Chúa. Ngài gật đầu nói: “ Bây giờ khúc nhạc đã hoàn hảo, hãy

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 168: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 168/610

Truyện kể Giáo lý 168

hoà tấu mãi lên vì khúc nhạc đời con không còn bị lệ thuộc thờigian và không gian nữa”.

Các bạn thân mến, theo âm lịch còn mươi ngày nữa là

năm cùng tháng tận. Trong khoảng thời gian khác phải bôn bavật lộn với cuộc sống, chúng ta cảm thấy ngày tháng qua nhanhnhư câu tục ngữ: “ Thời gian thấm thoát thoi đưa”. Nhưng hơnlúc nào hết, trong những ngày cuối năm, chúng ta thấy thời giandường như trôi chậm lại. Những biến cố xảy ra trong năm qua bừng sống lại trong kí ức. Những niềm vui, nỗi buồn, thànhcông, thất bại, những ngày sống hạnh phúc khoẻ mạnh cũngnhư những ngày sống bất hạnh đau ốm. Dù muốn dù không,chúng ta không thể bắt thời gian ngừng lại để sóng những nămtháng thanh xuân. Dù muốn dù không, cuộc sống của mỗingười đều phải trải qua những khuc thăng trầm. Nhưng trongcâu chuyện thuật lại cuộc sống của một đời người vất vả với tựađề : “ Dấu chân trên cát”. Luôn có hai dấu chân vì Đức Giê suluôn đồng hành cùng người đó, ngoại trừ những khoảng thờigian người đó gặp khó khăn nhất, chỉ thấy in có một dấu chân

trên cát. Khi người ấy vặn hỏi : “ Lạy Chúa, Chúa hứa đi chungvới con trên mọi nẻo đường nhưng tại sao trong những lúc congặp nhiều khó khăn, nhiều đau khổ nhất Chúa lại để con đi côđơn một mình? Vì con thấy trên cát chỉ in một dấu chân”. ChúaGiê su đáp: “ Này con, dấu chân in trên cát ấy là của Ta, vìchính trong những lúc đó, ta bồng bế con trên tay” .

Lạy Chúa, trong những ngày cuối cùng của năm cũ này,chúng con cảm thấy bước chân như chùn lại, chúng con ngại

 bước tới vì không biết những gì sẽ xảy ra trong tương lai, xindẫn chúng con đi từng bước vì có Chúa cùng đồng hành, chúngcon thấy tương lai được thắp sáng. Amen.

192. PHỤC VỤ LÀ HẠNH PHÚC Ngày nay, bất cứ nơi đâu cũng thấy người ta mang máy

hình và một trong những loại phim được sử dụng nhiều nhất

hẳn phải là loại phim có nhãn hiệu cô-đác. Nhưng có lẽ ít người

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 169: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 169/610

Truyện kể Giáo lý 169

 biết đến cha đẻ của loại phim này là Gic-tút-man. Tên của ôngđã găn liền với công ty Rit-man cô-đác. Với khẩu hiệu: “các bạn chỉ cần bấm nút, chúng tôi sẽ làm công việc còn lại”. nhà

sáng chế ra loại phim cô-đác này đã trở thành một triệu phútrong một thời gian kỷ lục. nhưng tiền bạc đã không đem lạicho ông hạnh phúc. Rít – mần sống trong một biệt thự 30 phòng. Chơi nhạc cổ điển, ông mua về một cây đại phong cầm bành óng ánh và thêu một nhạc công thường trực đêm ngày để biễu diễn tỏng các bữa ăn. Ngày nọ, sau khi ăn sáng và tròchuyện với các cộng sự viên, với nhạc êm dịu làm nềm, rít – mần trở và tỏng phòng ngủ, lấy khẩu súng luôn đặt ở đầugiường và kết liễu cuộc đời.

Các bạn thân mến, một cái chết như rít – mần trên đâykhông có gì đáng ngạc nhiên. Mỗi ngày, có biết bao nhiêungười cũng tự kết thúc cuộc đời như thế. Điều đáng cho chúngta suy nghĩ là không phải chỉ có những người cùng khổ mới tựvẫn. đa số những người tìm giải thoát trong một cái chết nhưthế lại thành công, danh vọng không đem lại cho con người

hạnh phúc thì hẳn con người phải đi tìm nó ở một nơi khác. Nơikhác ấy, đã được Đức Kitô nói với chúng ta rằng: “đó là sự phục vụ”. Phục vụ trong các ngôn ngữ Tây phương được gắnliền với ngôn ngữ “đầy tớ”. Quả thực, phục vụ là làm việc củamột đầy tớ.

Trong những giờ phút cuối đời khi thiết lập và để lại choGiáo Hội một nghi thức để tưởng niệm các chết của Ngài. ChúGIÊSU đã làm một cử chỉ rất ý nghĩa, Ngài đã quỳ gối rửa chân

cho các Môn Đệ . Đó là công việc của một người đầy tớ. Làmxong cử chỉ ấy, Chúa GIÊSU nói với các Môn Đệ như sau:“Hạnh phúc cho các con nếu các con cũng làm như thế”.

Qua cuộc sống và nhất là các chết của Ngài, Chúa GIÊSUchỉ muốn khẳng định một điều, đó là con đường hạnh phúc đíchthực chính là phục vụ. Chỉ có sự phục vụ và quên mình mớiđem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc đích thực.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 170: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 170/610

Truyện kể Giáo lý 170

 Ngày 29 tháng Giêng…, toàn nước Mỹ tưởng niệm ngàysinh của cố Mục sư Đa-ken-sinh, người đã hy sinh cả mạngsống của mình để không ngừng đấu tranh cho quyền bình đẳng

của con người da đen mà còn mang lại cho nhân loại một lýtưởng sống đích thực. Đó là sống cho tha nhân. Hình ảnh mụcsư đa-ken-sinh cũng có lẽ cần được đề cao trong tuần lễ cầu choHiệp nhất này. Bên kia những khoảng cách do lịch sử đồnghoặc khác quan niệm tạo ra, tất cả những người cùng mang mộttên hiệu KITÔ đều có thể liên kết trong cùng một lý tưởng, đólà lý tưởng phục vụ. Đó là bộ đồng phục có thể thỏa lấp mọi dị biệt nơi các Môn Đệ của Đức KITÔ. Cùng với lời cầu nguyệntha thiết cho sự Hiệp nhất trong Giáo Hội của Đức KITÔ,người Kitô hữu mời gọi để củng cố quyết tâm phục vụ củamình. Đó là con đường đúng đắn nhất.

Lạy Chúa, giữa muôn vàn lao đao vất vả, xin cho tình yêuChúa luôn là ánh sáng để chúng con tiếp tục tìm thấy được ýnghĩa của cuộc đời. Xin cho chúng con luôn cảm nhận đượcniềm vui trong tín thác vào tình yêu của Chúa và trong tình yêu

thương phục vụ đối với tha nhân. AMEN.193. DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNGMột câu chuyện cổ tích Trung Hoa thuật lại như sau: một

nông dân kia đã cẩn thận cày bừa thửa ruộng nhỏ của ông trướckhi gieo hạt giống. Vài tuần sau, ông ngạc nhiên khi thấy cáccây mạ của ruộng ông mọc lên quá chậm nhất là khi ông sosánh thửa ruộng của mình với thửa ruộng của người láng giềng.

Trên những cánh đồng của họ, mạ đã mọc lên xanh um. Ngàyqua ngày, ông mất dần sự kiên nhẫn và ban đêm ông không tàinào chợp mắt vì quá lo lắng.

Một buổi sáng kia, sau một đêm trằn trọc không ngủ, ôngquyết định thi hành một ý định táo bạo. trời còn mờ tối, ông đãra đồng và kéo những cây mạ của ruộng ông lên cao hơn một tí.Quả là một công việc tốn rất nhiều công sức. hoàn thành xong

công việc, trên con đường về nhà, gặp ai ông cũng bảo là mạ ở 

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 171: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 171/610

Truyện kể Giáo lý 171

ruộng ông đã trổ cao bình thường. Những người láng giềngkhông tin. Họ chạy ra ruộng và thấy mạ ruộng của ông đã gụcđầu và bắt đầu trở nên vàng úa. Từ đó, câu chuyện này được

người trong làng thuật lại để chê cười những ai không thể chờ đợi được. trong nghề làm ruộng, ngoài đức tính kiên nhẫn cácnông dân còn cần phải có đức tính lạc quan để đặt niềm hyvọng tràn trề vào mùa gặt.

Theo Phúc Âmthánh mac-cô, dụ ngôn Đức Giêsu thuậtđầu tiên là câu chuyện người gieo giống. Nội dung diễn tả tìnhcảm những tâm hồn khác nhau của thính giả. Nhưng trọng tâm bài dụ ngôn là tả chân chính tâm trạng của Đức Giêsu kitô lúc bấy giờ vì Ngài tự so sánh mình với người gieo giống và côngcuộc rao giảng Tin Mừng của Ngài là đi gieo hạt giống lờiChúa. Khi hoạt động rao giảng trong các hội đường trước đóĐức Giêsu đã gặp những nghi nan, những cứng lòng, bảo thủ,những chống đối của phái luật sĩ và nhóm biệt phái. Nay bắtđầu một giai đoạn mới, rao giảng ngoài trời cho lữ đoàn dânchúng thuộc mọi thành phần xã hội. Đức Giêsu thấy trước tình

trạng tâm hồn họ như những mảnh đất hoang chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận những giáo huấn của Ngài. Tuy nhiên, Ngài vẫn quang đại vung tay gieo vãi hạt giống lời Chúa vớitâm hồn đầy hy vọng và lạc quan mạc cho những sự mất mátkhông thể tránh được trong lúc tung gieo hạt giống.

Mắt đức giêsu như đã nhìn thấy được hiệu quả của côngcuộc ra giảng Tin Mừng của Ngài. Vì thế, hai lần trong câuchuyện dụ ngôn kết thúc bằng sự phỏng đoán nói lên một niềm

hy vọng tràn trề và một nỗi lạc quan vượt bậc của đức Giêsu:các hạt giống sinh lợi: có hạt 30, có hạt 60, có hạt 100.

 Ngoài việc kêu mời chúng ta hãy chuẩn bị kỷ lưỡng để biến tâm hồn nên như một mảnh đất màu mỡ, thứ nhất: biếtlắng nghe; thứ hai, biết đón nhận; thứ ba, luôn suy nghĩ lạitrong lòng. Và thứ tư đem ra thực hành lời Chúa.

Đoạn Tin Mừng hôm nay còn khuyến khích chúng ta chia

sẽ vào công việc rao giảng Tin Mừng tiếp tay và việc gieo hạt

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 172: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 172/610

Truyện kể Giáo lý 172

giống của Đức Giêsu trong những mảnh đất của môi trườngchúng ta đang sống. Mặc cho những hoàn cảnh xem ra có vẻkhông thuận lợi, mặc cho tâm hồn những người đang sống

xung quanh xem ra còn cứng cõi, đầy cỏ dại và gai góc. Nhưngchúng ta nên noi gương Đức Giê su để quảng đại gieo nhữnghạt giống Lời Chúa bằng một cuộc sống chứng nhân với đôimắt hướng về tương lai của một mùa gặt thành công. Bởi lẽ, vìmột cử chỉ yêu thương nho nhỏ, một lời nói thông cảm, một sựthật lòng tha thứ, một cố gắng hòa giải… nhờ ơn Chúa và nhờ tác động của Chúa thánh thần có thể trở nên những hạt giốnglàm phát sinh hoa lợi gấp 30, 60, hay 100 hành động xây dựngnước Thiên Chúa.

194. ƠN GỌICác bạn thân mến, Chúa nhật ngày mùng 10 tháng 5 cũng

là ngày Chúa nhật Chúa chăn, chiên lành. Ngày mà toàn thểGiáo Hội cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 29.

 Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi được đức thánh cha

Phaolô đệ VI thành lập năm 1964. Mục đích là để lưu ý cộngđồng Giáo Hội về tầm mức quan tọng của ơn kêu gọi. và đểthúc giục mọi Kitô hữu cầu nguyện cho ơn kêu gọi vì chínhChúa GIÊSU đã dạy: “lúc chín thì nhiều, nhưng thợ gặt thì ít.Chúng con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt trong cánh đồng củangười”.

Từ ngày thành lập đến nay, các vị giáo hoàng vẫn có thóiquen gửi sứ điệp bàn về một đề tài. Đề tài thế giới cầu cho ơn

kêu gọi năm nay 1992 là: “cha sẽ ở với con, tình yêu ta sẽ trungtín mãi mãi”. Mở đầu sứ điệp, đức thánh cha đã kêu gọi mọithành phần dân Chúa hãy cầu nguyện cho mỗi ngày có nhiều bạn trẻ đáp lại tiếng Chúa mời gọi. đức thánh cha viết như sau:

“lần này, ta muốn mời gọi anh chị em hãy cầu nguyệnnhiều để Chúa thánh linh thúc đẩy số tín hữu mỗi ngày mỗi giatăng, nhất là các thanh niên dấn thân đáp lại tình yêu Chúa với

tất cả tâm hồn, với tất cả sức mạnh của họ để phục vụ THIÊN

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 173: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 173/610

Truyện kể Giáo lý 173

CHÚA trong những hình thức riêng biệt của đời sống Kitô,được thể hiện trong việc tận hiến với nhiều hình thức khác nhauhoặc trong bậc linh mục, hoặc trong việc khấn giữ 3 lời khuyên

của phcus âm trong các tu viện chiêm niệm hay tỏng các cộngđồng hoạt động tông đồ hoặc sống ở giữa thế gian”.

Riêng với các bạn trẻ, đức thánh cha đẽ kêu gọi như sau:“các con hãy để mình bị lôi cuốn bởi Đức Kitô. Người là đấngvô hình đã trở nên hữu hình với chúng ta để chúng ta có thểsống theo gương người một cách dễ dàng hơn”.

Cầu nguyện cho ơn gọi là một hành động đức tin. Tin vàomầu nhiệm được Chúa GIÊSU mạc khai.

Cầu nguyện cho ơn gọi là công nhận sự hiện diện củaTHIÊN CHÚA ở khắp mọi nơi để công nhận sự hoạt độngkhông thể tiên liệu được của Chúa nơi mỗi một người chúng ta.

Cầu nguyện cho ơn kêu gọi là chấp nhận mình thuộc vềTHIÊN CHÚA, thuộc về dân của người. Chấp nhận mình đượcgọi để rao giảng và làm chứng cho Chúa, cho những ai đangchờ đội và tìm kiếm người với lòng chân thành đơn sơ.

“Lúa chín đầy đồng nhưng thợ gặt thì ít. Các con hãy xinchủ ruộng sai thêm thợ gặt đến trong cánh đồng của người”.Lời này cần vang dội trong những ngày Giáo Hội trên thế giớicầu nguyện cho ơn gọi mà còn vang dội hằng ngày trong đờisống của Kitô hữu.

Linh Mụchăng-ma-đa-ghi, giám đốc trung tâm cổ võ ơnkêu gọi của giáo phận rooma đã viết:

“Nếu có một sự khan hiếm nào đó trong ơn kêu gọi thì sự

khan hiếm này thiếu sự đề nghị cụ thể, đầy đủ được trình bàycách bình thản rõ ràng cho các bạn trẻ trong sự tôn trọng tự docủa họ”.

Linh Mụcgiám đốc phàn nàn vì trong số các nhà giáo dụcCông Giáo như linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo lý viên và nhữngngười tham dự các hoạt động trong các nhóm thanh niên…cónhiều người lãnh đạm, ngần ngại không muốn nói đến đời sống

tận hiến cho THIÊN CHÚA. (vì sao?)

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 174: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 174/610

Truyện kể Giáo lý 174 

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng thống kê trong 10 năm quavề con số ơn gọi, chúng ta nhận thấy đã có những dấu hiệu tíchcực: về con số chúng sinh, về những vụ phong chức Linh Mụcở 

nhiều nơi. Tại các nước châu phi, châu âu, theo niên giám tòathánh năm 1992 thì con số đại chủng sinh trong năm vừa qua đãtăng được 2,9% và con số Linh Mụctăng được 0,2%.

Dĩ nhiên con số bé nhỏ này không thể bù đắp được con sốLinh Mụcđã chết đi trên thế giới giảm bớt gần 1%.

Bảng thống kê trên đây không cho phép chúng ta lạc quanmột cách quá dễ dàng. Hiện tượng ơn kêu gọi gia tăng có thểnói là mới bắt đầu. Chưa ai dám quả quyết là việc gia tăng ơngọi này đang tiến đều đặn và chắc chắn. Nhưng bảng thống kêcũng không cho phép chúng ta bi quan, chán nãn vì nạn khanhiếm ơn gọi. Nhìn vào thực tế, chúng ta có quyêng hy vọng vàtin tưởng vào quyền năng và tình thương của THIÊN CHÚAđối với Giáo Hội của người.

Thực tế cho thấy hiện nay có nhiều thanh niên nam nữđang chọn trở nên chứng nhân để rao giảng Tin Mừng của chú

GIÊSU cho đồng loại, đi phục vụ các người yếu hèn, đau khổtrong tinh thần bác ái, vị tha.

195. ĐỪNG QUÊN, CON CHỈ LÀ BÌNH ĐẤT SÉT“Này con, đừng khi nào quên con chỉ là bình đất sét”Chiếc bình mẹ không ngừng lập đi lập lại lời nhắc như

vậy. Đến độ một hôm, bình con thăc mắc: “tại sao mẹ cứ nóimãi điều này với con thế”. Bình mẹ đáp: “vì mẹ muốn con sống

hạnh phúc:. Năm này qua năm khác, chiếc bình bằng đất sét lắng nghe

lời mẹ dạy không bao giờ dám hòa mình với với những chiếc bình bằng đồng, bằng sắt. Nhưng rồi một hôm khi người mẹqua đời, chiếc bình bằng đất sét bị cám dỗ muốn hòa mình vớinhững chiếc bình bằng đồng, bằng sắt đang hiên ngang biểudương sức mạnh trong sân gần đó. Nó nghĩ thầm trong lòng

“bình bằng đồng hay bằng sắt kia cũng chỉ là bình và tôi tuy

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 175: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 175/610

Truyện kể Giáo lý 175

 bằng đất sét nhưng cũng là bình. Vậy có gì mà nghi kị. ta hãytìm dịp đến chơi với những anh chị bằng đồng, bằng sắt kiaxem sao”.

Và dịp may đến, chiếc bình bằng đồng sau một ngày nóngnực đến rũ chiếc bình bằng đất sét ra ao tắm. Được mời, bìnhđất sét ưng thuận ngay. Lúc đầu thì chiếc bình bằng đất sét thậntrọng không dám chơi đùa tự nhiên. Nhưng sau đó nó hoàn toàn bị hút vào trong cuộc mô đùa dưới nước. Và bất ngờ va chạmvào một chiếc nồi bằng đồng, chiếc bình bằng đất sét do bị đãthấm nước nhiều nên rã rời ra từng mảnh vụ ngay tức khắc. Nókhông còn thời giờ để mà hối hận ăn năn vì đã không nghe lờimẹ dạy “Con chỉ là chiếc bình bằng đất sét”.

Đó là một câu chuyện dụ ngôn.Các bạn thân mến, bí quyết của hạnh phúc là được sống

thực với bản tính, với thực thể của mình. Một văn hào người pháp đã tuyên bố “con người không phải là thiên thần mà cũngkhông phải là thú vật. Ai muốn làm thiên thần thì phải làm thúvật. Sống theo thực thể và sống đúng thực thể của mình, đó là

chìa khóa của hạnh phúc”.Khi tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, THIÊNCHÚA đặt con người sống trong vườn địa đàng đúng theo phậnvị đã nhận lãnh và ra lệnh cho con người đừng ăn trái cây trồnggiữa vườn. Đây là một lệnh cấm để thử lòng vâng phục của 2người. Nhưng ma quỷ đã cám dỗ và đánh đúng vào chỗ yếu“THIÊN CHÚA không muốn cho 2 ông bà ăn trái cây này vì sợ 2 ông bà trở thành THIÊN CHÚA”. Đó là cám dỗ của con

người, của mọi người trong mọi thời đại. chúng ta chưa thấyngười nào thật sự trở thành THIÊN CHÚA, có quyền năng bằng THIÊN CHÚA. Nhưng trong lịch sử nhân loại đã khôngthiếu những trường hợp của những người nào đó đứng lên bancho mình quyền hành thống trị trên những kẻ khác và khôngdừng bước trước bất cứ những thủ đoạn nào kể cả việc thủ tiêuđối thủ để độc chiếm mọi ving quang và tiền của vật chất.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 176: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 176/610

Truyện kể Giáo lý 176 

 Những người đó đã tạo ra không biết bao tang thương và danhtiếng họ được gắn liền với sự chết và thù hận.

“Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở thành tro

 bụi. Đó là lời kinh thánh nhắn nhủ con người nhớ lại nguồn gốcthật sự của mình để đừng bao giờ kiêu ngạo muốn bằng THIÊNCHÚA. Ơn gọi thật sự của con người là tạo vật đã được dựngnên giống hình ảnh THIÊN CHÚA, được Chúa GIÊSU Kitôcứu chuộc, được sống làm con cái THIÊN CHÚA và làm anhchị em với nhau. Ước chi mỗi người chúng ta luôn nhớ rằng“mình là con cái một Chúa cha trên trời và là anh chị em vớinhau để đừng bao giờ ra tay tự hủy diệt nhau như những kẻthù”.

Lạy Chúa, xin ban ơn giúp chúng con sống đúng ơn gọicủa mình trong mọi hoàn cảnh. Xin cho con luôn gieo rắc tìnhthương và hòa bình của Chúa khắp mọi nơi.

Chúa đã phục sinh để chúng con được sống muôn đời.Xin cho chúng con được thấy ánh sáng, sự bình an và niềm vuitrong Chúa.

Chúa đã hiện ra với bà Madalenna và gọi chính tên bà.Xin cho chúng con ngày hôm nay biết lắng nghe tiếng Chúa vàđem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày.

Chúa đã đồng hành với 2 Môn Đệ làng… Xin cho chúngcon cũng biết nhận ra Chúa trong những người con gặp gỡ hômnay.

Sau khi sống lại, Chúa cho các Môn Đệ được ăn với Chúaở biển hồ Tibêria. Xin cho chúng con ngày hôm nay cũng biết

chia sẽ cơm báng và sự bình an của Chúa cho những người cầnđến…

196. NỒI CHÁO TUYỆT VỜIMột hôm, có một người lạ mặt đến gõ cửa mộ bà góa

nghèo để xin ăn. Nhưng người đàn bà cho biết trong nhà bàkhông còn gì để ăn cả. Người lạ mặt mới nói “bà đừng lo, tôi có

mang theo một hòn đá có thể biến nước thành một thứ cháo

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 177: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 177/610

Truyện kể Giáo lý 177 

tuyệt vời nhất trần gian. Nhưng trước tiên bà hãy cho tôi mượnmột cái nồi lớn”.

Thấy người lạ mặt đề nghị một cách nghiêm chỉnh, cho

nên người đàn bà mới cho nước vào một cái nồi lớn nhất vè bắtlên bếp. Khi nước vừa sôi, thì người đàn bà chạy đến các nhàláng giềng để mời mọi người sang chứng kiến điều lạ lùng sắpsửa xãy ra. Trước đôi mắt mở to của tất cả mọi người, ngườikhách lạ mới cho viên đá vào nồi rồi dùng muỗng lấy nước đưalên miệng nếm. Ông vừa hít hà vừa nói “thật là tuyệt diệu,nhưng giá như có thêm một chút khoai tây thì tốt hơn”. Nghethế, một người đàn bà có mặt bèn sốt sắng đề nghị “trong bếptôi còn một chút khoai tây”. Nói xong bà đon đả chạy về mangkhoai tây sang. Người khách lạ cho những miếng khoai tâyđược thái nhỏ vào trong nồi. Một lát sau, ông nếm thử và nói“tuyệt! nhưng có thêm một chút thịt thì chắc chắn phải ngonhơn”.

 Nghe thế, một người đàn bà khác chạy về mang thịt đến,người lạ mặt cũng cho vào nồi đảo lên trộn xuống một hồi rồi

nếm thử và nói “bây giờ quý vị có thể thưởng thức nồi cháo củatôi, nhưng nếu có thêm một chút rau cỏ cho vào thì là hoànhảo”. Dĩ nhiên, ai cũng muốn nếm thử nồi cháo nên ai cũnghăm hở đi tìm rau. Có người mang đến nguyên một giỏ củ càrốt và hành. Người lạ mặt cho các thứ rau vào nồi và ra lệnhcho người đàn bà chủ nhà “bây giờ, tôi cần một ít muối và tiêunữa là có được nồi cháo ngon nhất trần gian”. Khi nồi cháo đãsẵn sàng, ông hối thúc mọi người đi tìm chén bát, ai cũng hối

hả chạy về nhà mang chén bát đến, có người mang cả bánh mìvà trái cây.

Mọi người vui vẻ ngồi vào bàn tiệc bất ngờ, trong khi mọingười nói cười rộn rả thì người khách lạ lẽn đi. Ông vẫn để lạihòn đá mà mọi khi cần đến, những người hàng xóm có thể sửdụng để cùng nấu chung với nhau một nồi cháo ngon nhất thếgiới.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 178: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 178/610

Truyện kể Giáo lý 178

Các bạn thân mến, một hòn đá cộng với một ít thực liệuvà gia vị sẽ tạo nên một nồi cháo ngon nhất trần gian. Đó làhình ảnh của sự đóng góp vào phép lạ mà THIÊN CHÚA

không ngừng thực thi cho con người…

197. ĐƯỢC… THEO ĐUỔIVào một buổi chiều nọ, một người đang láo xe đi về nhà.

Tự nhiên, khi nhìn lên kiếng chiếu hậu, thấy có một chiếc xevận tải lớn đang chạy sát lên chiếc xe mình. Thấy vậy, ngườiđàn bà nhấn ga cho xe bà chạy lẹ để chiếc xe vận tait kia khôngtheo kịp. Không ngờ, khi bà tăng tốc độ xe của bà thì chiếc xevận tải kia muốn rượt theo bà. Ra đến xa lộ, tưởng rằng chiếcxe vận tải kia sẽ rẻ đi lối khác, ai ngờ chiếc xe đó lại càng theosát chiếc xe của người đàn bà kia hơn. Sợ quá, không biết làmgì hơn, người đàn bà cho xe của bà tấp vô lề để chiếc xe vận tảiqua mặt. nhưng chiếc xe vận tải cũng ngừng lại ngay phía sauxe bà.

Thấy vậy, người đàn bà này sợ quá đạp ga chạy vọt thật

nhanh đến một trạm xăng để có người cứu bà. Khi vừa đếntrạm xăng, bà ta vội vàng chạy ra khỏi xe kêu cứu inh ỏi. Lúcấy, chiếc xe vận tải cũng vừa đến trạm xăng. Người tài xế xevận tải nhảy xuống khỏi xe, vội vàng chạy đến mở của sau xecủa người đàn bà, rồi chui vào xe nắm cổ một người đàn ôngđang nằm dưới thùng xe lôi ra. Lúc ấy, người đàn bà kia mớihay lý do mà việc chiếc xe vận tải kia cứ theo sát xe bà. Thì rangười đàn ông kia là một tên gian ác, chuyên hãm hiếp phụ nữ

và đang bị nhà chức trách truy lùng. Tên này đã lọt vào xe củangười đàn bà kia lúc nào mà bà không hay. Nhưng khi lái xe,ngồi trên chiếc xe vận tải lớn, người tài xế xe vận tải đẽ nhận rakẻ gian ác đang nằm trốn trong xe của người đàn bà vì thế ôngcố bám theo xe của bà để bảo vệ cho bà.

Các bạn thên mến, trong cuộc sống chúng ta, có nhiều lầnChúa cũng bám đuổi theo chúng ta như người tài xế xe vận tải

kia vậy. Từ ở trên cao, Chúa thấy rõ những nguy hiểm chúng ta

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 179: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 179/610

Truyện kể Giáo lý 179

sắp rơi vào, những hiểm họa do chính chúng ta gây ra. Chúađuổi theo chúng ta để khuyến cáo, để ngăn cản hoặc để bảo vệta tránh khỏi những tai họa đó. Nhưng nhiều lần chúng ta đã

không nhận ra lòng thành và tình thương mến của Chúa. Vì thế,chúng ta lo chạy trốn, chúng ta cố tìm cách tránh mặt Ngài nhưngười đàn bà trong câu chuyện trên đây.

Dĩ nhiên là THIÊN CHÚA không theo đuổi chúng ta mộtcách lộ liễu như chiếc xe vận tải kia đâu. Nhưng Chúa thườngtheo đuổi chúng ta qua hoàn cảnh, qua những biến có trongcuộc sống, qua lời khuyên của bạn hữu, hoặc qua những ngườithân thương trong gia đình cố để ngăn chúng ta đi vào conđường nguy hiểm.

198. MEN TRONG BỘTMột người đàn ông giàu có nhà quê đi lên tỉnh. Khi đi lên

một cửa tiệm trưng bày các bức tranh đẹp của một họa sĩ nổitiếng, ông ngẩn người nhìn ngắm một bức tranh mà ông cho làtuyệt đẹp, rồi ông bỏ tiền ra mua bức tranh quý về treo ngay

trong gian phòng chính của nhà mình. Đứng nhìn bức tranh treogiữa nhà ông có cảm tưởng là khung cảnh chung quanh bứctranh làm giảm đi vẻ đẹp của nó, vì thế ông cho người quét dọnlau chùi căn phòng để xứng đáng làm nơi treo bức tranh quý.Sau đó,ông lại khám phá ra màu sơn của căn phòng không hợpvới màu sắc của bức tranh, vì thế ông cho sơn lại bức tường củacăn phòng. Nhưng khi thợ sơn vừa đi khỏi, ông lại thấy cácgạch lát của nền nhà, các đèn treo trên trần nhà và bàn ghế

trưng bày trong gian phòng đề được thay thế để hòa hợp xứngđáng với bức tranh quý.

Các bạn thân mến, đó cũng phải là từng bước mà menPhúc Âmphải sửa đổi tất cả trong cuộc sống chúng ta nhue bàidụ ngôn mà Chúa GIÊSU kể trong đoạn Phúc Âmmà chúng tathường nghe “… nước trời giống như mắm men mà người đàn bà kia lấy trộn vào ba đấu bột cho đến khi bột dậy men”. Khi

đọc phúc âm, chúng ta mang một hoài bão là lời Chúa sẽ như

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 180: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 180/610

Truyện kể Giáo lý 180

men làm thay đổi cuộc sống chúng ta nhưng hình như chúng tacòn hạn chế phạm vi hoạt động của lời Chúa. Giống như chúngta mời Chúa GIÊSU đến thăm viếng gian nhà của tâm hồn

nhưng lại chỉ muốn Ngài ngồi lại phòng khách, còn các gian phòng khác của cuộc đời dường như chúng ta muốn khóa chặtlại và giữ kỹ các chìa khóa sợ Chúa GIÊSU sẽ khám phá ranhiều cái bê bối, ngổn ngang, không thứ tự… của các gian phòng ấy. Nhưng không thể được, sự hiện diện của lời Chúa, sựcó mặt của chính Chúa GIÊSU trong tâm hồn, trong cuộc sốngcủa chúng ta cũng có ảnh hưởng như men trong đấu bột. Tuydần dần, tiêm tiến như men của lời Chúa sẽ biến đổi tất cả mọi phạm vi của đời sống chúng ta. Men lời Chúa nếu được tiếpnhận vào tâm hồn cũng giống như bức tranh quý được mua vềtrưng bày giữa gian phòng. Nó sẽ ảnh hưởng đến cách trang tríđến màu tường, đến gạch lót, đến tất cả các đèn, các bàn tủtrưng bày trong gian phòng. Tất cả đều phait lau sạch, đều phảiđổi mới để xứng đáng, để hòa hợp với men lời Chúa.

Các bạn thân mến, ở tất cả mọi nơi, người Kitô chúng ta

có mặt và hoạt động thì chúng ta phải là những men trong bộtđể những giá trị của Phúc Âmđược hiện diện và gây ảnh hưởngtrong tiến trình đổi mới bộ mặt xã hội và thế giới. Trong thựctế, vai trò men trong bột không phải là một chuyện dễ dàngthực hiện nhưng là một lời thách đố mà người Kitô xứng danhgọi là Kitô hữu phải cố gắng thực hiện với lời nhắn hủ của đứcChúa GIÊSU văng vẳng bên tai: “các con đừng sợ, ta đã thắngthế gian”.

199. CẨN MẬTVào đầu thế kỉ 20, chiếc tủ sắt là nơi cất giữ tiền chắc

chắn nhất nhờ vào một hệ thống khóa mã số chỉ có một mìnhngười đặt các số đó hay là người biết những số đó mới có thểmở được mà thôi.

Công ty của một nước kia đã sữ dụng một chiếc tủ sắt để

giữ một số tiền lớn phát lương cho nhân viên. Chiếc tủ sắt được

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 181: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 181/610

Truyện kể Giáo lý 181

mang đến một địa điểm kia để phát lương. Nhưng trên đườngđi, khi ngang qua một cánh rừng, bọn cướp đã ra cướp lấy chiếctủ sắt kia. Thế là chúng lấy búa đập vào chiếc tủ sắt với hy

vọng là tủ sẽ bung ra nhưng chiếc tủ sắt vẫn trơ trơ.Rồi bọn cướp nghĩ ra là cho vào lửa đốt, sắt sẽ chảy ra.

Thế là chúng chất củi chung quanh chiếc tủ sắt đốt, nhưng tủvẫn y nguyên. Có người tỏng bọn đưa chiếc tủ sắt lên ngọn núirồi đẩy tủ xuống, có lẽ là cửa tủ sẽ bung ra. Thế là bọn họ vấtvả đưa chiếc tủ sắt lên núi rồi xô xuống, thế nhưng chiếc tủ chỉgãy mấy bánh xe ở chân thôi. Sau cùng bọn cướp gài chất nổvào chiếc tủ để cho nổ, hy vọng rằng như thế tủ sắt sẽ bung ra. Nhưng chiếc tủ sắt vẫn trơ trơ.

Bực tức quá, vì không làm sao mở được chiếc tủ sắt.nhưng để cho hả cơn giận, bọn chúng đem chiếc tủ sắt quăngxuống biển. được tin này, công ty cho người đến nơi trục chiếctủ sắt lên và người ta mở chiếc tủ sắt ra. Số bạc trong tủ vẫncòn y nguyên.

Các bạn thân mến, tâm hồn chúng ta cũng giống như một

chiếc tủ sắt, chỉ có một mình chúng ta mới biết những con số đểmở cửa lòng chúng ta. Nếu chúng ta không tự mở cửa lòng rathì ma quỷ không thể làm gì chúng ta được cả. thường nhữngthất bại của chúng ta đối với ma quỷ không phải vì ngoại cảnhmà là vì những điều kiện trong chính lòng chúng ta.

Chỉ khi nào chúng ta mở cửa lòng của chúng ta ra để choma quỷ có môi trường hoạt động lúc đó ma quỷ mới có thể làmhại chúng ta được. ma quỷ có thể tấn công tâm hồn chúng ta đủ

mọi mặt nhưng nếu chúng ta không tiếp tay với chúng, nếutrong chúng ta không có những tên nội công thì những cuộc tấncông kia cũng vô ích.

200. LỜI CHÚA BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜITrong một khu rừng già ở một vùng núi thuộc nước đức,

một bọn cướp đang chia chác những chiến lợi phẩm mà chúng

vừa mới cướp được trong đêm hôm trước.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 182: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 182/610

Truyện kể Giáo lý 182

Bọn cướp này có thói quen đem tất cả những của màchúng cướp được ra bán đấu giá với nhau, rồi mỗi tên mới đemnhững món đồ mình mua được bán lại cho những người muốn

mua của gian.Hôm đó, món đồ cuối cùng mà chúng đưa ra đấu giá là

một cuốn Thánh kinh. Tên cướp đóng vai hộ giá viên đã giớithiệu món hàng này nói những lời giễu cợt phạm thượng làmcho cả bọn cười ồ lên. Nhái lại nối nói của các nhà truyền giáo,một tên đề nghị mở cuốn thánh kinh ra đọc để gầy dựng lại đờisống tâm linh của chúng. Cả bọn hò reo tán thành. Thực ra đâychỉ là hình thức giễu cợt mà thôi.

Tên hướng dẫn mở cuốn thánh kinh ra như kiểu bói toánnghĩa là lật đại ra một trang, rồi hắn lấy ngón tay chỉ vào mộtcâu và lấy giọng thật to như một nhà truyền giáo. Tên này cũngkhông quên thêm vào những câu trào phúng làm cho bọ chúngcười ngặt ngẹo.

Một tên trong bọn đang cưới nói bỗng im lặng, nét mặttrở nên nghiêm nghị, hai tay ôm lấy đầu rồi gục xuống giữa hai

đầu gối với vẻ suy nghĩ. Tên này lớn tuổi nhất trong bọn, trướcnay nó vẫn nắm quyền anh chị trong đảng cướp. Hắn là ngườimưu sâu kế độc, hắn có hành động rất tàn ác.

Các lời kinh thánh vừa được đọc lên dù là với tính cáchgiễu cợt nhưng đã đánh động tấm lòng cứng cõi tàn ác của têntướng cướp. Đoạn kinh thánh mà tên tướng cướp vừa nghe đọcđã gợi lên lại trong tâm trí hăn một kỹ niệm êm đềm đã in sâutrong tiềm thức của hắn. Cũng chính đoạn kinh thánh ấy hắn đã

được nghe cách đó 30 năm. Lúc ấy, hắn còn là một thanh niênmới tập tễnh bước chân vào đời và còn sống trong bầu khôngkhí yêu thương đầm ấm của gia đình. Cha mẹ hắn là người tinkính THIÊN CHÚA đã tìm đủ cách để dìu dắt vào con đườngđọa đức nhưng những cố gắng của cha mẹ hắn chỉ là công dãtràng. Ba mươi năm về trước mặc dù được cha mẹ dạy bảohướng dẫn nhưng người thanh niên vẫn hư hỏng, lý do là vì ảnh

hưởng xấu của bạn bè. Chính buổi sáng hôm người thanh niên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 183: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 183/610

Truyện kể Giáo lý 183

quyết định bỏ nhà ra đi trong giờ giờ đọc kinh thánh sáng ở giađình, người cha theo thói quen đã đọc một đoạn kinh thánh rồisau đó dựa vào đoạn kinh thánh, ông đã cầu nguyện xin Chúa

giữ gìn mọi người trong gia đình. Sau giờ kinh thánh ở gia đìnhngười thanh niên bất chấp đã âm thầm trốn đi biệt tích.

Ba mươi năm trôi qua, không bao giờ người thanh niênkia đã bỏ nhà ra đi lại ngờ rằng tại khu rừng già trong khungcảnh của một cuộc chia chác những của cải cướp bóc lạo đượcnghe lại đoạn kinh thánh mà hắn đã được nghe hôm hắn bỏ nhàra đi. Cả một cuốn phim của quá khứ đã được chiếu lại trongtâm trí của hắn nhất là cảnh gia đình hạnh phúc, cha mẹ, anhchị em hết mực yêu thương và đùm bọc nhau, cảnh gia đìnhhằng ngày quây quần trước bàn thờ để nghe theo lời Chúa vàtha thiết cầu nguyện cho bản thân vào cho gia đình.

Bọn cướp chia tay nhau để đem các món hàng chúng vừađấu giá được đem bán lấy tiền tiêu xài. Riêng với tên tướngcướp thì cầm cuốn Thánh Kinh đi tìm một chỗ vắng trong rừngvà ở lại đó đọc lời Chúa và ăn năn hối cải về cuộc đời lầm lỗi

của mình.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 184: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 184/610

Truyện kể Giáo lý 184 

MÙA PHỤNG VỤ

201. HÃY ĐỂ CHO NGỌN LỬA CHÁY SÁNG MÃI

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 185: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 185/610

Truyện kể Giáo lý 185

Với tự đề là ÁNH SÁNG CỦA NGỌN LỬA. Một câuchuyện cổ tích Tây Phương thuật về một chàng hiệp sĩ sau khiđoàn quân Thánh giá đã toang thắng trận chiến tại thánh địa đãthề nguyền sẽ mang ngọn lửa được thắp ở nguyện đường hộithánh về thành phố No-en nơi sinh quán của ông.

Lời thề nguyền của ông tuy đơn sơ, ý muốn của ông tuymang tính cách bình thường nhưng công cuộc mang ngọn lửa đimột quảng đường xa mấy ngàn cây số này đã biến đổi ôngthành một con người hoàn toàn mới. Từ một chàng hiệp sĩ ganlì suốt đời nghĩ tới việc thao luyện để đánh nhau thành một conngười nhã nhặn và yêu chuộng hòa bình. Trong suốt cuộc hànhtrình mang ngọn lửa thánh từ mộ Chúa về quê hương nhiều lầnông đã bị bọn cướp tấn công nhưng thay vì tuốt gươm chống trảđể bảo vệ bản thân và quyền lợi của mình, ông hòa nhã bàn với bọn cướp là trao cho họ tất cả những gì họ muốn với điều kiện

duy nhất là họ không được giập tắt ngọn lửa ông đang cố gắng bảo vệ. Dần dần, bọn cướp tướt đoạt tất cả những gì ông mangtheo áo giáp, thuẫn đỡ, gươm giáo và tiền bạc. Cuối cùng, bọnchúng lấy cả con ngựa của ông. Bù lại, chúng chỉ cho ông mộtcon lừa bé nhỏ, ốm yếu. Vất vả vượt đèo lội suối chạm trán với bao hiểm nguy nhưng cuối cùng chàng hiệp sĩ cũng về đượcnguyên quán No-en của mình. Ông khòm lưng, cưỡi trên con

lừa ốm tong teo. Thấy tấm thân tiều tụy bảo vệ cho ngọn lửakhông bị gió mạnh thổi tắt. Khi các trẻ em đang chơi đùa trênđường phố, thấy chàng chúng cho đó là một người mất trí nênchúng thi nhau tìm mọi cách thổi tắt ngọn lửa. Chỉ như nhờ một phép lạ, ngọn lửa vẫn còn được giữ nguyên để chàng hiệp sĩ thỏa mãn được ước nguyện. Đem ngọn lửa vào nhà thờ chánhtòa, thắp sáng những cây nến đặt trên bàn thờ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 186: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 186/610

Truyện kể Giáo lý 186 

Thi hành xong ước nguyện, chàng kỵ sĩ thường thíchthuật lại kinh nghiệm của mình để trả lời câu hỏi: Làm cách nàođể giữ ngọn lửa không bị giập tắt? Trong suốt cả quãng đườngdài xa ngạn dặm. Mỗi khi được hỏi như thế, ông chậm rãi trảlời: “Để giữ cho ngọn lửa khỏi tắt, trước tiên phải sửa đổi cuộcsống, tiếp đến phải luôn chú tâm vào bổn phận duy nhất là bảovệ ngọn lửa với bất cứ giá nào, và sau cùng là không bao giờ được nghĩ là ngọn lửa đã được an toàn khi một nguy hiểm đãqua. Phải nghĩ là ngọn lửa có thể bị dập tắt trong một hiểm

nguy sắp đến...”Các bạn thân mến, truyền thống Phụng vụ của những

vùng nói tiếng Đức sử dụng tràng hoa Mùa Vọng để nhắc nhở các tín hữu bổn phận canh tân tâm hồn, sửa đổi cuộc sống đểcon người và cuộc sống được ngày một sáng tỏ hơn khi lễGiáng Sinh càng đến gần. Trên tràng hoa Mùa Vọng có cắm 4

cây nến biểu tượng cho 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Vào mỗi Chúa Nhật, người ta châm thêm một ngọn nến để đến Chúa Nhật thứIV toàn tràng hoa Mùa Vọng được thắp sáng.

Vào Chúa Nhật ngày mai, thêm một cây nến nữa đượcthắp trên trang hoa Mùa Vọng, nhưng tâm hồn chúng ta thếnào? Cuộc sống chúng ta có trở nên trong sáng hơn theo nhịp

điệu của ngày mừng biến cố Ngôi Lời Nhập thể càng đến gầnchưa?

Để thắp sáng cuộc đời và trở nên nguồn ánh sáng dù chỉ bé nhỏ như ánh sáng của một ngọn nến hầu sống trọn sự mệnhChúa Giêsu giao phó. Anh chị em là ánh sáng thế gian. Thiếtnghĩ, Mùa Vọng cống hiến cho chúng ta những cơ hội thuận

tiện. Vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không đáp lại lời mời gọi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 187: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 187/610

Truyện kể Giáo lý 187 

của Giáo Hội. Hãy tỉnh thức để canh tân tâm hồn, hãy đổi mớicuộc sống để quyết tâm dõi theo ánh sáng của ngôi sao Bê-lemhướng dẫn đi tìm gặp Chúa. Nhờ đó, nguồn ánh sáng của Ngàisẽ sưởi ấm, thanh luyện, soi sáng và làm cho ngọn lửa tình yêucủa Ngài muốn đem đến trần gian cũng bừng cháy lên, thiêuhủy bóng đêm của tội lỗi, của hận thù, nghi kỵ, ghen ghét, chiarẽ, chiến tranh và làm sáng lên những tha thứ, tin tưởng lẫnnhau, hòa giải hợp nhất và hòa bình.

Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Nhập thể của Con Một Chúavà ngọn lửa tình yêu của Ngài thắp sáng con người và cuộcsống chúng con, để như ngôi sao Bê-lem, chúng con có thể chutoàn bổn phận, trở nên ánh sáng thế gian, hướng dẫn mọi ngườicó dịp tiếp xúc hằng ngày với chúng con đến với Chúa. Amen.

202. MÙA VỌNG

 Nhân dịp mùa vọng cách đây mấy năm, Đức Hồng YGioan Kim Maile hiện nay là Tổng Giám Mục Giáo phận Côlô bên Đức. Lúc Ngài còn là Tổng Giám Mục Giáo phận Bá-linhđã gửi cho tất ả các trẻ em thuộc giáo phận của Ngài một bứcthư ngộ nghĩnh mang một nội dung đại khái như sau:

“Các con thân yêu của cha, trong suốt 4 tuần lễ Mùa

Vọng chúng ta hãy cố nài nỉ cho được 4 con thú sau đây đồnghành với chúng ta: chú gà trống, chim bồ câu, chú lừa và conchiên. Vào tuần thứ nhất Mùa Vọng, chúng ta hãy nời chú gàtrống cùng đi với chúng ta. Năm phụng vụ khởi đầu với Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng chú gà trống là con vật rất tỉnh táo,chuyên gáy ò ó o... để đánh thức mọi người vào buổi sáng tinhsương. Với hai đặc tính này chú gà trống sẽ báo hiệu và nhắc

nhở chúng ta phải khởi đầu năm phụng vụ với một tâm tình

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 188: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 188/610

Truyện kể Giáo lý 188

hăng say và nhất là với một sự thức tỉnh mới. Ngoài ra, chú gàtrống là con thú đã nhắc nhở Thánh Phêrô về lỗi lầm chối bỏChúa. Cũng sẽ lưu ý chúng ta về những tánh hư tật xấu, chúngta cần phải thanh tẩy và quyết tâm sửa đổi trong tâm hồn vàtrong cuộc sống để chuẩn bị đón mừng Chúa Cứu Thế.

Tiếp đến, chúng ta hãy mời chim bồ câu cùng đi vớichúng ta trong suốt tuần lễ thứ II Mùa Vọng. Sau trận lụt đạihồng thủy ông Nô-el đã mở cửa chiếc tàu và thả loài chim đithám thính. Sau cùng, một chú chim câu đã bay trở về miệngtha một cành lá non. Đây là dấu hiệu sự sống đã tái xuất hiệntrên mặt đất. Cũng thế, trong tuần lễ thứ II của Mùa Vọngchúng ta hãy mở cửa tâm hồn để thả những chú chim câu bay đithám sát. Lần này, chúng có bổn phận tìm Chúa Giêsu trongmôi trường ta đang sống. Bởi lẽ, như Thánh Gioan Tẩy Giả nói:“Ngài ở giữa các ông nhưng các ông không nhận biết Người”.

Chúng ta thường che mắt, bịt tai để không nhận thấy sự hiệndiện của Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsuđang ở đâu? Hãy thả các chú chim câu đi tìm nhưng khôngquên câu trả lời của chính Chúa Giêsu: “Những gì các con làmcho một trong các anh chị em bé nhỏ nhất của Ta đây là làmcho chính Ta vậy”.

Mùa Vọng và mùa Giáng sinh cũng là mùa của niềm hyvọng và chia sẽ. Chúng ta hãy tìm và nhận thấy Chúa Giêsu trongnhững người đang túng thiếu đang sống bên cạnh để gieo vào lònghọ một niềm hy vọng bằng những hành động chia sẽ cụ thể dù chỉlà những món quà bé nhỏ nhưng của ít lòng nhiều...

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 189: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 189/610

Truyện kể Giáo lý 189

203. KHÔNG HỀ SỢ Một người mẹ hồi giáo hỏi vị Linh Mụcđến giúp người

con gái 16 tuổi Công Giáo được chết lành: “Cha đã làm gì đối

với con gái tôi?”. Vị Linh Mụctrả lời: “Cha không làm gì hết”.- Ồ, Cha có làm mà. Vì con gái tôi chết mà mỉm cười.

Dân chúng tôi không thích điều ấy “Cô gái đã trở lại đạo Công Giáo trước đó ít tháng. Cô

không hề sợ chết. Người Kitô giáo không sợ cái chết, vì chết làniềm hi vọng, là ngày sinh nhật của sự sống mới ở quê Trời.

204. KHÔNG CÓ GÌ Ở GIỮAMột nhà trí thức Công Giáo, khi đang hấp hối trên giường

 bệnh, đã nói: Tôi đang ở chặng đường đời hạnh phúc nhất.Chúa là của tôi và tôi là của Chúa. Tôi không sợ gì nữa. Khôngcó gì ở giữa tôi và sự sống lại, ngoại trừ thiên đàng.

205. HỌ ĐÃ NÓI GÌ Napoleon Bonaparte, Hoàng đế nước Pháp (1769-1821), kẻ

đã làm thay đổi bản đồ Châu Âu, nhà chiến lược quân sự đại tài,đã nói về sự chết: “Tôi chết trước thời hạn, và thân thể tôi lại trở về với lòng đất. Đó là số phận của con người đã từng được gọi là Napoleon Đại Đế. Có một vực sâu ngăn cách ngăn cách giữa sựkhốn cực của tôi và vương quốc bất diệt của Chúa Kitô.

Còn Francis Voltaire (1694-1821), nhà văn nổi tiếng củaPháp, lúc sinh thời đã tìm mọi cách để phá Giáo Hội. Chính

ông đã nói: “Kitô giáo sẽ bị tiêu diệt trong vòng 20 năm. Mộttay tôi sẽ phá Giáo Hội do 12 ngư dân dốt nát thiết lập nên!”Thế nhưng, Giáo Hội Chúa vẫn còn tồn tại luôn mãi, cònVoltaire đã đau đớn cực độ và chết đau khổ. Trước khi chết ôngđã thốt lên: “Chúa và loài người đã bỏ rơi tôi. Ông bác sĩ củatôi ơi, tôi sẽ cho ông nữa gia tài của tôi nếu ông làm cho tôisống thêm 6 tháng nữa. Tôi phải đi về Địa ngục bây giờ!”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 190: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 190/610

Truyện kể Giáo lý 190

CHÚA THÁNH THẦN

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 191: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 191/610

Truyện kể Giáo lý 191

206. NHỮNG ĐỨA HỌC SINH DƯỚI TÁN CÂY  Ngày 20.4.1890, các học sinh làng Reichenberg xứ

Boheme tổ chức một cuộc du ngoại trong rừng và hứa sẽ vuichơi thỏa thích. Nhưng một cơn mưa bão đã làm gián đoạncuộc vui, khi bắt đầu mưa, 31 em trú dưới 1 cây thông rậm rạp.Các em cầu nguyện xin Thiên Thần bản mệnh phù hộ gìn giữvà thình lình một em bé gái theo linh tính chạy rời khỏi cây vàkéo theo các em khác chạy theo. Các em vừa chạy khỏi thì sét

đã đánh xuống cây thông, chặt đất làm đôi và thiêu hủy 1 phầnthân cây. Cha mẹ các em công nhận là Thiên Thần bản mệnh đãcứu thoát các em và họ đã dựng một cây Thánh Giá vào chỗđáng ghi nhớ này.

207. MỘT VỊ LINH MỤC ĐƯỢC THOÁT CHẾTCÁCH HI HỮU

Một vị Cha sở họ, có lòng tôn kính đặc biệt với ThiênThần bản mệnh của mình, và luôn cầu nguyện cho những linhhồn trong luyện ngục. Một hôm Ngài đang sửa soạn bài giảngchủ nhật, thình lình Ngài nhớ là đã để quá lâu những bọc câyhoa phong tin tử mà chưa trồng trên mộ cha mình. Ngài tự nói:“Chiều nay, ta phải đi trồng ngay, nếu không sang năm nókhông mọc lên được”. Vị Linh Mụcđi ra ngay nghĩa địa cạnh

nhà thờ. Trong khi Ngài đang bận don dẹp chung quanh mộ chamình, thì Ngài nghe tiếng răng rắc kèm theo tiếng đổ ầm ầm.Vừa đứng lên để coi thì người giúp việc chạy đến la to: “cáitràn nhà cũ gồm 7 cây kèo đã đổ xuống. Chắc là Thiên Thần bản mệnh đã gợi ý cho Ngài di trồng hoa để tôn kính cha mình.Và như thế đã cứu thoát Ngài khỏi một cái chết chắc chắn”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 192: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 192/610

Truyện kể Giáo lý 192

208. MỘT CĂN NHÀ BỊ CÂY PHÁ HỦYMột người thợ mỏ vùng Ratibor, một hôm, đem về nhà

vài thỏi chất nổ. Thấy bị ướt, ông đem ra phơi và vô ý lại đểgần lò sưởi. Sau đó, ông và vợ có việc di vắng, thì ở nhà cốtmìn nổ tung mạnh đến nỗi phá sập hoàn toàn căn nhà nhỏ, vàmột người bên cạnh văng đi xa hơn 10 thước do sức ép. Lúc trở về, hai vợ chồng thấy nhà đã sập đổ những đứa con nhỏ của họkhông hề hấn gì giữa đống gạch vụn dẫu cái nôi của em bị gãynát.

209. MỘT BÉ TRAI Ở SCHWYZ ĐƯỢC THIÊNTHẦN CỨU THOÁT.

Có một người mẹ đọc kinh sáng với con mình, khi ngườimẹ muốn chấm dứt thì đứa con nói: “ Thưa mẹ, con phải cầunguyện nữa với Thiên Thần bản mệnh của con”. Sau khi cầunguyện, em ra rừng, nơi cha me đang làm việc. Khi em đến

gần, người ta đang chặt một cây sồi lớn. Vô phúc cây sồi lạingã về phía sau bé đang đứng. Các người thợ la lên, nhưng đãquá muộn, cây sồi đã đè lên em bé. Các tiều phu chạy đến,tưởng em đã chết, nhưng rất kinh ngạc thấy em hoàn toàn vô sựgiữa những cành cây. Kêu cầu Thiên Thần bản mệnh mỗi khi điđâu hay làm gì là một điều rất tốt lành.

210. THÁNH PHANXICO BORGIAThánh Phanxico là một bá tước dưới thời vua Charles-

Quint. Ngài đã cố gắng để làm đẹp lòng Hoàng Hậu Isabelle, vàđã trở nên người thân tín sủng ái của Hoàng Hậu. Thình lình,Hoàng Hậu lâm bệnh và qua đời khi còn xuân sanh. Hoàng Đếra lệnh cho Phanxico Borgia đưa thi hài Isabelle đến Grenadeđể được chôn cất trong mộ Hoàng Vương.Tại Grenade, theo tục

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 193: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 193/610

Truyện kể Giáo lý 193

lệ, quan tài được mỏ ra để mọi người có thể xem thây thi hàicủa Hoàng hậu. Thi hài mang một hình dáng khủng khiếp:khuôn mặt đã biến dạng và mang một mùi hôi thối tỏa ra làmmọi người tránh xa, vào ngay lúc đó, một luồng sáng ân huệcủa Thiên Chúa đã chiếm vào tâm trí của Phanxico Borgia và Ngài nói với chính mình: Thật sắc đẹp, quyền thế, hạnh phúcmau qua biết chừng nào! Những cố gắng của tôi từ trước tớinay đã đem lại cho tôi phần thưởng nào? Tôi sẽ không bao giờ  phục vụ một tao vật nào mà cái chết sẽ đem đi mất. Từ nay, Tôi

muốn phục vụ Chúa mà thôi. Sau đó Ngài cầu nguyện suốtđêm, và ít lâu sau, Ngài xin vào Dòng Tên và qua đời khi làmBề trên Cả của Dòng (1752). Sự trở lại của Thánh PhanxicoBorgia là bằng chứng hùng hồn về tác động có hiệu quả của ơnChúa.

211. THÁNH AN TÔN, VỊ ẨN TU DẦU TIÊN

Thánh ANTÔN (365) sinh tại Ai Cập và được giáo dụctrong sự kính sợ Chúa. Lúc lên 19 tuổi, Ngài mất cha mẹ vàthừa hưởng một gia tài đồ sộ. Nhưng rất sớm, những đoạn KinhThánh nói về sự nghèo khó Phúc Âmđã đánh động tâm hồn Ngài: một hôm, khi đang suy ngẫm về cuộc đời nghèo khó màChúa và các Tông đồ đã sống tại nhà thờ, thì Ngài không thểnào xua đuổi ý tưởng rằng chỉ có trong nghèo khó người ta mới

có thể phục vụ Thiên Chúa cách đắc lực được. Đang lễ, vị LinhMụcđọc lời Tin Mừng: “nếu ngươi muốn nên hoàn thiện, hãyđi, bán hết những gì ngươi có, phân phát cho người nghèo vàngươi sẽ được kho tàng trên trời. Sau đó, hãy đến và theo Ta”.ANTÔN tin rằng đã nghe được lời của Thiên Chúa. Ngài trở vềnhà, bán tất cả gia tài, phân phát tiền cho người nghèo và trở 

thành ẩn tu. Trong sa mạc, Ngài sống một cuộc sống thanh đạm

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 194: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 194/610

Truyện kể Giáo lý 194 

và nhiệm nhặt. Và mặc dầu đời sống hết sức đạm bạc kèm theongày tháng chay tịnh, Ngài sống tới 106 tuổi. Quyết định anhhùng của ANTÔN là một hành động của Chúa Thánh Thần.

212. KẺ CƯỚP VÀ THÁNH THỂAi cũng biết là ân huệ của Chúa đã hoán cải Thánh

Phaolô lúc Ngài đi bắt bớ các tín hữu. Một tên cướp kia trở lạiđạo trong trường hợp tương tự. Nó cầm súng, đứng đợi nhà buôn sắp đi qua để đến dựu hội chợ. Hắn đứng đợi sau một bức

rào đã nhiều giờ rồi. Khi hắn nghe tiếng bước chân, nó giơ súngra, nhưng không phải là nhà buôn, mà là một Linh Mụcđi qua,mang Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân. Khi thấy vị Linh Mục,nó hạ súng xuống, ân huệ của đã thâm nhập vào hắn. Nó liềnsấp mình dưới chân Linh Mụcvà xưng thú tội ác của mình,nhưng Linh Mụcmới dịu dàng: “Con thấy là Chúa Giêsu không bỏ con đâu. Vì con không đến với Ngài, Ngài đến với con tận

trong rừng. Hãy sám hối và trở nên người khác”. Tên cướphoàn toàn thay đổi cuộc sống và luôn kiếm cách đền tội mình.Ta không nên tuyệt vọng về một người tội lỗi trước khi nó chết,vào giờ chót nó có thể trở lại.

213. LUTHER VÀ VẾT MỰCKhi Luther ở tại Wartburg, lương tâm ông thỉnh thoảng

lại trách móc ông cay đắng. Ông tự nói với mình: “ Lòng tôirun sợ và tự hỏi: có phải ngươi là kẻ độc nhất khôn ngoan còncác người khác thì lầm lạc à? Sẽ ra sao nếu chính tôi lầm lạc,họ sẽ bị lên án hư mất? Ai đã gọi tôi đi rao giảng Tin Mừng”.Thay vì nhận biết những lời trách móc đó là tiếng của ThiênChúa, thì Luther lai coi đó là những lời chọc ghẹo của ma quỉ.Để xua đuổi nó, ông ném bình mực vào tường. Vết mực vẫn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 195: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 195/610

Truyện kể Giáo lý 195

còn hằn nét rõ rệt tại Wartburg. Luther đã chứng minh rõ rànglà người ta có thể chống lại ơn Thánh.

214. CHÚA KI TÔ GÕ CỬACảm hứng bởi lời của Kinh Thánh: “Này ta đứng gần bên

cửa và Ta gõ” (Kh 3, 20). Một họa sĩ đã vẽ một bức tranh đẹp,tượng trưng cho ơn Thánh hiện tại. Trước một chiếc cửa, ngườita thấy Chúa Giêsu đang gõ cửa và xin vào nhà. Mái nhà vịchăn chiên muốn vào, là tấm lòng của chúng ta. Con người có

thể, hoặc mở cửa, nghĩa là cọng tác với ơn thánh, hoặc đóngcửa lại, còn hơn thế nữa khóa cửa lại, tức là chống lại ơnThánh.

215. CON NAI VÀ NHỮNG PHÁT SÚNGCó nhiều lần ta có thể quan sát một con nai đang ăn cỏ

 bên dòng suối, khi nghe một phát súng, nó liền vểnh tai để biết

coi phát súng có nhắm nó không, rồi tiếp tục gặm cỏ. Một phátnữa nổ, con nai giật mình, sau đó không lo lắng gì về nguyhiểm, nó lại tiếp tục ăn. Nhưng một phát súng thứ ba nổ, khủngkhiếp hơn những phát đầu: lần này nó muốn chạy thoát, nhưngquá trễ, nó đã bị thương. Nhiều người như thế. Thiên Chúa thửthách họ khi thì sự mất mát của cải, khi thì qua cái chết củangười thân trong gia đình, khi thì qua những cơn bệnh hoạn, để

giải thoát họ khỏi tội lỗi mà học đã sa vào. Nhưng hị khôngchắc là lời mời gọi của ơn Thánh, vì không chắc là lời mời gọitiếp theo là lời gọi cuối cùng.

216. MỘT CÁI MỘ CHÍ DẶC BIỆTTrong một nghĩa địa nọ, người ta đọc được dòng chữ này

trên mộ chí: “Nơi đây an nghỉ M.N, hưởng thọ 90 tuổi. Sau khi

sống 3 năm”. Một người khách qua đường, không hiểu ý nghĩa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 196: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 196/610

Truyện kể Giáo lý 196 

của mộ trí đó, đã hỏi người đào huyệt, ông này trả lời: “Ngườinày là một người tội lỗi cho đến năm 87 của đời ông.Ông chỉsống thật, tức là đời sống ơn thánh, chỉ trong ba năm cuối đời.Chính vì vậy mà ông cho người khắc mộ chí đó đặt trên mộông”. Rất nhiều người tín hữu có đời sống xác thể, nhữngkhông có đời sống linh hồn. Họ thiếu ơn thánh hóa, và chỉ cóơn thánh hóa mới tạo và gìn giữ đời sống linh hồn.

217. THÁNH NỮ CATARINA VÀ 50 NHÀ THÔNGTHÁI

Thánh Catarina, xuất thân từ một gia đình hoàng tộc, cócủa cải vô số và hiểu biết tường tận về mặt trí thức. Khi HoàngĐế Maximin đến thành Alexandria, ông cho tống ngục nhữngngười Kitô hữu không chịu tế thần. Truyền thuyết kể lại rằng:“Thánh Nữ Catarina bước vào ngôi đền thờ các thần linh.Hoàng Đế Maximin có mặt tại đó, và Thánh Nữ đã thuyết giảng

một bài tuyệt vời để chứng minh rằng Hoàng Đế đã sau lầm biết chừng nào. Maximin, từ một đứa chăn cừu leo lên đến ngôiHoàng Đế, đã rất ngạc nhiên về sự hiểu biết của người thiếu nữnày. Ông đã thốt lên: “Thật là một ông Playton khác”. Sau đóông hỏi cô là ai thì Thánh Nữ trả lời: “Tôi là con của người tiềnnhiệm của Ngài”. Hoàng Đế cho đem nàng vào ngục và tụ họpnhững nhà thông thái nhất thời để tranh luận công khai với

người tín đồ trẻ tuổi. 50 triết gia được triệu tập đến và họ cốgắng bảo vệ đa thần giáo bằng cách trưng bày ra các tác phẩmcủa các đại thi hào và đại triết gia. Nhưng Catarina đã bác bỏnhững lập luận của họ bằng cách trưng ra những đoạn khác củacùng những tác giả trên đến nỗi những địch thủ của bà phảichấp nhận thua. Tức tối, Hoàng Đế cho hành hình Thánh Nữ,thánh nữ bước vào một bánh xe, thì bánh xe bị gãy, như trong

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 197: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 197/610

Truyện kể Giáo lý 197 

ảnh vẽ lại Thánh Nữ có ghi lại. Cuối cùng Thánh Nữ bị chémđầu (25.11.307). Theo như truyền thống thì thi hài Thánh Nữđược mai táng tại núi Sinai và từ thế kỉ thứ 8 được đặt tại tuviện và Thánh Helena cho xây cất trên núi này, tu viện đượcgọi là tu viện Thánh Catarina. Thánh Nữ Catarina được ChúaThánh Thần ban ơn hiểu biết để bảo vệ chân lý của Kitô giáo.

218. HOÀNG ĐẾ OTHER III VÀ THÁNH NILVào thế kỉ thứ X, trong một tu viện tại Ý, có một nữ tu

thông thái tên là Nil mà Hoàng Đế Other III đã làm quen trongcuộc viễn chinh sang Ý và thường hay hỏi ý kiến. Để tưởngthưởng cho những điều giải đáp sáng suốt cảu vị tu sĩ, HoàngĐế nói với Ngài: “Ngài hãy xin ta điều gì Ngài muốn, ta sẽ bancho”. Thánh nhân đưa tay lên trời và nói với giọng khẩn khoản:“Tất cả những gì tôi xin, là Hoàng Thượng hãy nghĩ đến việccứu rỗi linh hồn mình, vì một ngày kia, Ngài cũng chết như

mọi người khác, và Ngài cũng trả lời về đời sống của Ngàitrước Thiên Chúa như mọi người khác”. Những lời đó đã đánhđộng sâu xa vị Hoàng Đế trẻ tuổi. Vì sau đó ít lâu, Hoàng Đế đãchết anh hùng trên đất khách quê người. Thánh Nil có thể xinmọi thứ của cải, nhưng Ngài đã khinh chê tất cả vì nhận biếtđược giá trị của linh hồn con người. Ngài có ơn khôn ngoan.

219. THÁNH NỮ DOMITILLAFlavia Domitilla đã đính hôn với nhà quí phái Aurelien,

con của quan tổng trấn Roma, và hàng ngày mất nhiều thời giờ để chăm sóc sắc đẹp. Một hôm khi nàng đang trang điểm, Neriengười nữ nô lệ Công Giáo của nàng mới nói: “Thưa Domitilla,nếu cô cũng dùng nhiều thời giờ như thế để sửa soạn tâm hồncho vị hôn phu thiêng liêng, cô sẽ được dự phần vào hạnh phúc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 198: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 198/610

Truyện kể Giáo lý 198

lớn lao biết chừng nào”. Lời cảnh cáo nghiêm khắc này đã đánhđộng sâu xa người thiếu nữ Lama kiêu hãnh, nàng học đạo vàchịu phép thanh tẩy. Sau đó, nàng bị chính người hôn phu cũcủa nàng tố giác và bị lên án tử hình (vào năm 100) với haingười nô lệ của nàng là Nere và Achille. Cả ba bị chém đầu saukhi chịu nhiều cực hình. Người nữ nô lệ của thánh nữ Domitillađược ơn khôn ngoan, cô đã nhận biết được là vẻ đẹp không phai nhạt của linh hồn có giá trị hơn sắc đẹp mau tàn phai củathể xác.

220. TÔI CÓ THỂ THƯỞNG CHỊ NHƯ THẾ NÀO?Một vị tướng Hung Gia Lợi, tại Praha, bị lâm bệnh, được

một nữ tu bệnh viện chăm sóc ngày đêm, không nghỉ ngơi.Cuộc đời hy sinh và từ bỏ hoàn toàn chăm sóc cho một thương binh ngoại quốc và vô danh, đã làm cho trái tim người línhdũng cảm xúc động. Ông nói với nữ tu: “Ước gì tôi biết được

cách thế làm vui lòng chị một chút và đền ơn chị vì đã chămsóc tôi”. Vị nữ tu trả lời: “Thưa ông, điều vui mừng mà ông cỏthể đem lại cho tôi, là ông rước Mình Thánh Chúa”. Ngay tứckhắc, vị tướng nọ cho mời một Linh Mục, xưng tội và rướcMình Thánh Chúa. Nghĩ đến hạnh phúc vĩnh cửu trước tiên, đólà ơn không ngoan.

221. MỘT CÂU TRẢ LỜI LÀM PHẬT Ý Notker, một vị tu sĩ cảu tu viện Saint Gall (912) là mọt

người đạo đức và thông thái, thường hay được hoàng đếCharles-le-Gros hỏi ý kiến. Một hôm, trong khi Hoàng Đế tìmđến một vị tu sĩ, một quan cận thần muốn làm nhục vị tu sĩ cáchcông khai, vì ghen ghét. Trong khi Nother cầu nguyện tại nhàthờ, vị quan này hỏi Ngài: “Thưa Ngài, Ngài hãy nói cho tôi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 199: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 199/610

Truyện kể Giáo lý 199

 biết Thiên Chúa đang làm gì trên trời?”. Nother trả lời cáchnghiêm khắc: “Tôi sẽ nói cho ông hay: Thiên Chúa nâng đỡ những người khiêm nhường lên và hạ những kẻ kiêu ngạoxuống”. Tất cả mọi người đều bật cười và vị quan hổ thẹn bướcra ngoài. Ngay hôm đó, Vị quan bị ngã ngựa và gãy chân.Thánh Thần luôn luôn gợi ý cho những người công chính câutrả lời thích ứng cho hoàn cảnh. Nother có được ơn suy biết.

222. THÁNH YVES BÊNH MỘT BÀ CHỦ QUÁNTRỌ

Thánh Yves (1303) quan thầy các quan tòa và luật gia,thường hay bênh vực quyền lợi của những người nghèo, vàđược gọi: “trạng sư của đói rách”. Một hôm, khi Ngài vào mộtquán trọ ở Tours, bà chủ quán trọ, một đàn bà góa đã lớn tuổi,vừa khóc vừa thuật lại cho Ngài rằng ngày mai nà phải ra tòa,và chắc chắn sẽ bị phạt 1.200 đồng tiền ( ducats) dẫu vô tội.

Chuyện xảy ra như thế này: hai người khách lạ trọ tại quán bàvà giao cho bà túi tiền, bà phải giao lại cho họ, với điều kiện làcả hai cùng hiện diện. Một hôm, họ đều đến quán, dùng bữa tốivà ra đi. Sau đó một lúc, một người trong bọn họ trở lại và đòitúi tiền, bà chủ quán giao cho người ấy. Một giờ sau, ngườikhác trở lại và đòi rút tiền. Khi nghe biết bạn của mình đã lấytúi tiền, người ấy giả bộ sầu thảm tuyệt vọng, và vì người kia

không trở lại, nó kiện bà góa ra tòa. Thánh Yves nghiên cứutrường hợp và tự nguyện làm người bào chữa cho bà chủ quán.Bên nguyên cáo đòi tòa kết án bà góa vì đã vi phạm thỏa ước.Thánh Yves trả lời là túi tiền không có mất, nhưng nguyên cáosẽ không nhận được túi tiền nếu nó không đưa bạn mình đếnđây, vì thỏa ước đã nói rõ, túi tiền chỉ được giao khi có mặt cảhai người”. Qua cuộc tranh luận bất ngờ, người nguyên cáo

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 200: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 200/610

Truyện kể Giáo lý 200

thấy mình bị lọt vào bẫy mà chính mình đã gài. Để tìm lốithoát, hắn tự mâu thuẫn chính mình, và cuối cùng bị kết án, còn bà chủ được tha bổng. Thánh Yves được ơn suy biết.

223. THÁNH AN TÔN THÀNH PADOUE THUYẾTGIẢNG CHO THẬP TỰ QUÂN

Khi Thánh ANTÔN thành Padoue (1231) đến Roma, ĐứcGiáo Hoàng Gregoire IX ra lệnh Ngài giảng cho thập tự quân.Đó là vào lễ Phục Sinh năm 1227, đích thân Đức Thánh Cha vàtất cả các Hồng Y đến Vương Cung Thánh Đường ThánhPhero. Thánh ANTÔN giảng thuyết bằng tiếng Latinh. Dẫu thế,mọi binh sĩ Thánh Giá đêu hiểu cả, người Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hung Gia Lợi và Slave. Mọi người tham dựđều không thể tin vào lỗ tai mình nữa. Đó là một cuộc xuấthiện mới. Ơn nói các thứ tiếng cũng được ban cho ThánhPhanxico Xavie, vị tồng đồ xứ Ấn Độ, cho Thánh Gioan

Capistran, Thánh Vincent Ferrier, cho Thánh Bernardin thànhSienne.

224. CATARINA EMMERICHCatarina Emmerich sinh tại Westphalie, được ơn thị kiến

vượt xa nhiều người. Ngay từ nhỏ, cô đã được thấy ThiênĐàng, việc sa hỏa ngục của các thủy tổ cảu chúng ta, và một số

sự kiện trong cựu Ước cũng như trong Tân Ước. Cô thấy trongtâm trí mình đang ở luyện ngục, trên trời, trên mặt trăng, trênmặt trời, trên các vì sao. Lúc 28 tuổi, cô vào tu viện các nữ tuAugustino ở Agnetenberg gần Dulmen (1802). Khu tu viện bịgiải tán năm 1811, cô phải lui về ở một căn nhà đặc biệt. Từnăm 24 tuổi, cô đã toát mồ hôi máu nhiều đến nỗi chảy dài trênmá. Một hôm, khi đang cầu nguyện tại nhà thờ, cô thấy mộtngười trai trẻ, tràn đầy ánh sáng, cầm nơi tay một triều thiên kết

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 201: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 201/610

Truyện kể Giáo lý 201

hoa, và nơi tay kia một triều thiên bằng gai, người ấy đặt lênđàu cô và biến mất. Từ lúc ấy trở đi, cô toát mồ hôi máu và đauđầu dữ dội. Năm 33 tuổi, cô chịu 5 dấu đinh. Trong khi cô đangcầu nguyện trước Thánh Giá và khẩn xin Chúa cho cô đượcthông phần vào những đau đớn của Ngài, ngay lúc đó cô cảmthấy đau đớn nơi chân, tay, và cạnh sườn. Từ lúc đó, cô khôngthể đi hoặc làm việc được. (Việc chịu 5 dấu thương đã được  ban cho gần 50 người, trong đó có Thánh Phanxico thànhAssise). Mồ hôi máu tiếp tục toát ra nhất là những ngày thứ

sáu. Từ đó, (1812) cô phải liệt giường và chỉ có thể ăn thức ănduy nhất đó là Mình Máu Thánh Chúa. Khi cô dùng thức ăn gìvì vâng lời cha giải tội, thì cô bị trúng bệnh và nôn ra ngay. Côtrở thành nổi danh tai Đức vì những thị kiến của cô và nhữngân huệ đặc biệt, vào đúng thời mà các nhà triết gia Pháp tìmcách chối bỏ sự chân xác của các phép lạ trong Kinh Thánh. Những vị thần quyền của Giáo Hội và chính quyền phải đến

nhiều viên chức đã điều tra người nữ tu thị kiến, nhưng càngquan sát, càng thấy nhiều khía cạnh lạ lùng của sự kiện này. Đãtừ năm 1815 mà cô thấy khi ngất trí người mà cô phải tiết lộnhững thị kiến sau này. Người này đến bên giường cô năm1818, đó là thi sĩ vô tín ngưỡng Brentang (1842). Ông đã nhờ cô mà trở lại đạo, đã ở bên cạnh cô suốt 6 năm và ghi lại nhữngthị kiến lơn lao của cuộc đời cô về Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Vịnữ tu được nhiều ơn lạ này đã chết ngày 8.4.1824, hưởng thọ50 tuổi. Thánh thần ban ơn khi Ngài muốn, với mục đích nângđỡ đức tin cho một thế hệ vô tính ngưỡng.

225. CHÚA THÁNH THẦN BIÊTBác sĩ Walter L.Wilson trong cuốn “Phép lạ trong cuộc

đời một bác sĩ”. (Miracles in a Doctor’s Life) nhắc lại một câu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 202: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 202/610

Truyện kể Giáo lý 202

trả lời rất thú vị của ông Samuel Levermore. Một hômLevermore kể cho em gái mình nghe ơn gọi của ông đi truyềngiáo ở Pháp. Nghe xong, cô bé nói: “Anh ạ, anh lãng phí thì giờ 

ở Pháp làm chi: tìm kiếm một linh hồn tội lỗi ở Pháp cũnggiống như tìm cái kim may giữa đống cỏ khô”. Levermore đáp:“Em nói đúng, và đó là sự thật. Nhưng em nên nhớ rằng ChúaThánh Thần biết cái kim nằm chổ nào, và Ngài hướng anh vềchỗ đó”.

226. CHẮP ĐÔI TAYCha Archibald Brown là một tông đồ nhiệt thành và hăng

say truyền bá đạo Chúa. Có người hỏi Ngài về bí mật của sựthành công ấy. Ngài trả lời: “Câu đáp thật đơn giản. Đã 50 nămtôi chắp đôi bàn tay và dòng diện Chúa Thánh Linh đi qua đókhông ngừng. Chúng ta hãy mở các pin nội tâm của ta để đónnhận dòng dịên của Chúa Thánh Linh.

227. CHÚNG TA CẦN CHÚA

Charles H.Spurgeon, nhà truyền giáo nổi tiếng Hoa Kỳ,trong một bài giảng đã nói: Nếu chúng ta không có Chúa Thánh Thần, chúng ta nên

đóng cửa nhà thờ, niêm phong các cửa, đặt một thánh giá đen ở đó và thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin hãy thương xót chúngcon”. Nếu các giáo sĩ không có Chúa Thánh Thần, tốt hơn là họđừng rao giảng Lời Chúa, và giáo hữư nên ở nhà mà ngủ. Nếungười giáo hữu không có Chúa Thánh Thần, thì nên nhớ mìnhđang theo bước kẻ khác, mình giống cây cối không sinh hoatrái được”.

228. THẬN TRỌNGMột Linh Mụcgiúp vua Frederick William nước Phổ ăn

năn tội để qua đời. Linh Mụcgợi ý cho ông nhớ lại các tội đã phạm. Cuối cùng ông hỏi cha: “Thưa Cha, con còn sót tội nào

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 203: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 203/610

Truyện kể Giáo lý 203

chăng? Con phải nhớ cho hết kẻo sắp hết mất rồi”. LinhMụcđáp:

- Bệ hạ việc tha thứ cho kẻ thù. Bệ hạ cần tha thứ cho ai

hoặc cần xin lỗi ai không.Suy nghĩ chốc lát vua nói:- À, con đã nhớ, Nhắc Hoàng hậu viêt thư cho người em

hoàng hậu là con đã tha thứ cho em, sau khi con đã qua đời.- Bệ hạ nên viết ít chữ, cần gì đợi sau khi đã qua đời.- Không, sau khi đã chết đã, như vậy mới chắc chắn hơn.

229. YÊU THƯƠNG NHAUMột sĩ quan người Anh bị thương vì chiến tranh được đưa

vào bệnh viện. Ngạc nhiên vì thấy ông đội mũ sắt của quânĐức, cô y tá nói với ông: “Anh giết người lính Đức đội mũ nàyhả?” Ông đáp: “Không phải. Chuyện như thế này. Tôi bịthương ở chiến trường. Bên cạnh tôi là người lính Đức cũng bịthương nặng. Tôi bò sát tới anh ta và băng vết thương cho anh.Anh cũng băng vết thương cho tôi. Tôi không biêt tiếng Đức,

anh ta không biết tiếng Anh. Tôi chỉ biết mỉm cười để cám ơnanh. Ta cũng mỉm cười để biết ơn tôi. Tôi trao cho anh chiếcmũ của tôi và anh trao tôi nón sắt như quà lưu niệm. Chúng tôiđau đớn nằm cạnh nhau cho đến khi một xư cứu thương đến bốc chúng tôi về bệnh viện. Như thế tôi không giết người linhĐức. Có hiểu không?.

230. KHI BÙN KHÔ ĐI

Một thanh niên bị một kẻ khác lăng nhục nặng nề, anh rất phẫn uất và muốn trả thù ngay. Cha sở biết chuyện, nói vớianh: “Con nên nghe lời khuyên của người xưa. Người xưa nóisự lăng nhục cũng như bùn, mình đợi bùn khô đi thì dễ dàngtẩy sạch nó. Cha khuyên con hãy rán đợi một chốc, và conngười lăng mạ của con sẽ nguội đã rồi mọi sự dễ dàn xếp thôi.Chứ nếu cả hai người đang khi nóng nảy không nhịn, thì sẽ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 204: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 204/610

Truyện kể Giáo lý 204 

không lường được hậu quả”. Người thanh niên vâng lời Cha sở,và sáng hôm sau người lăng mạ anh đã đến nhà xin lỗi anh.

231. BÀ CÓ LÝBà già người Xcốtlen nói đúng. Bà đến thăm một cha phó

còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm mục vụ. Trong câu chuyện bà xác quyết luôn tin tưởng vào Đức Kitô Cha phó hỏi:

- Bà tin thì tin. Nhưng giả dụ Chúa vẫn để bà chết xuốnghỏa ngục thì sao?

- Con không tin thế. Vì nếu như vậy Chúa bị thiệt hạinhiều hơn con.

- Thế nghĩa là gì?- Nghĩa là nếu con mất là chỉ mất linh hồn của con, nhưng

Chúa sẽ mất danh dự lời hứa của Ngài.Quả thật, bà già có lý. Đức tin Công Giáo không dựa vào

khả năng cá nhân, nhưng dựa vào quyền năng bất diệt của ĐứcGiêsu Kitô Chúa chúng ta.

232. ĐỨC TIN LÀM ĐƯỢC GÌ?H. Spurgeon, một nhà thuyết giáo xuất sắc ở Hoa Kỳ đãnói:

“Anh em thân mến, anh em hãy có đức tin mạnh mẽ. Đứctin nhỏ bé sẽ đưa linh hồn anh em về Thiên Đàng, còn đức tinlớn sẽ đưa Thiên Đàng đến linh hồn anh em”.

234. LỜI HOÀNG ĐẾ

Một ngày kia, Hoàng đế Napoleon cùng đoàn cận vệ cỡingựa đi dạo. Con ngựa Hoàng đế bổng nhiên bất kham, vungvằng dữ dội, hoàng đế không kèm giữ được. Một người línhhầu thấy nguy hiềm, đã chạy đến, tìm cách cầm được cươngcon ngựa và điều khiển nó thần thục trở lại. Vua mỉm cười tỏ ýhài lòng, chào tán thưởng người lính, muốn thăng chức cho anhnói:

- Cám ơn Ngài đại úy!

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 205: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 205/610

Truyện kể Giáo lý 205

 Người lính chào đáp trả lời hỏi:- Tâu bệ hạ, đại úy của đại đội nào?Thấy lòng tin của người lính vào lời mình nói, Hoàng đế

trả lời:- Của đại đội cận vệ!Trở về đơn vị, người lính chào vị chỉ huy đương quyền và

nói:- Tôi nhận chức đại úy chỉ huy đại đội cận vệ! Người sĩ quan hỏi:- Do lệnh ai?Viên đại úy chỉ tay về Hoàng đế và nói:- Do lệnh của Hoàng đế.Từ đó anh chỉ huy đại đội cận của hoàng đế Napoleon. Người Công Giáo chúng ta hành động dựa vào đức tin đối

với Lời Chúa, tuyệt đối tin vào Đức Giêsu Kitô là Vua thốnglĩnh mọi loài.

235. MỘT VÀI KIỂU TIN

Lòng tin không cần người khác khích lệ: Lòng tin củaApraham (Sáng thế ký 18,9-15; Rom 4,19-20).Lòng tin không nhờ Chúa khích lệ: lòng tin của người đàn

 bà xứ Canaan (Mat 15,22-28).Lòng tin không cần có kinh nghiệm trước: lòng tin của

 Noê (Do thái 11,7).Lòng tin không cần vội chứng minh: lòng tin của viên sĩ 

quan thành Caphanaum (Gn 4,47-53).

236. DO KÉM LÒNG TINCâu chuyện sau đây do một mục sư Tin lành kể:Tôi trông coi một nhà thờ, nhà thờ được trùng tu với kinh

 phí lớn, có nhiều công tác phát sinh, nên sau khi bàn tất, nhàthờ còn nợ một số tiền lớn. Tôi cầu nguyện nhiều xin Chúagiúp đỡ. Một hôm có người lạ mặt đến thăm và nói: “Thưa mục

sư tôi biết rằng nhà thờ của Ngài đang mắc một món nợ lớn và

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 206: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 206/610

Truyện kể Giáo lý 206 

 Ngài lo lắng tìm cách trả. Tôi biết Ngài đã làm được nhiều việccho Chúa và tôi muốn giúp đỡ Ngài”. Nói rồi, ông đặt trên bànmột tờ ngân phiếu: “Ngài điền số tiền nợ vào ngân phiếu, tôi sẽ

trở lại, ký tên để Ngài lãnh tiền!” Ông chào từ giã.Tôi ngồi nhìn tờ ngân phiếu và suy nghĩ khá lâu: “Ông ấy

chắc không hiểu nhà thờ mình còn có món nợ quá lớn. Có lẽông không đủ sức cho hết số tiền ấy. Ông bảo mình ghi trọn sốtiền vào ngân phiếu, nhưng mình ngại quá, mình nên ghi nữa sốtiền thôi, sợ rằng nếu ghi hết số tiền ông ấy không ký tên”.

Ít ngày sau, người khách lạ trở lại. Ông chỉ liếc qua tấmngân phiếu và kí tên ngay, không hỏi han gì. Tôi nhìn chữ ký,đúng là chữ ký của người làm việc từ thiện rất nổi tiếng. Khi tôi biết ông luôn giữ lời hứa, tôi mới tiếc là mình ghi trọn số tiềnnợ vào ngân phiếu, thì mọi việc xong xuôi cả. Tôi tự nhủ: Ồ,hỡi kẻ kém tin, đừng bao giờ kém tin nữa nhé!”.

237. CÓ MẮT NHƯ MÙSau khi nghe một Linh Mụcgiảng về phúc âm, một người

ngoại giáo xin phép phát biểu. Được phép của linh mục, ngườiấy đứng dậy nói: “Thưa các bạn, tôi không tin điều LinhMụcgiảng, tôi không tin có địa ngục, không tin có phán xét,không tin vào Chúa vì tôi chưa một lần thấy Chúa và các sựấy”. Anh ngồi xuống và kẻ khác đứng dậy nói tiếp: “Anh bạnthân mến, bạn nói có một con sông không xa nơi nầy. Bạn nóisai. Bạn nói có cây và cỏ mọc xung quanh nơi tôi đang đứng.Bạn nói sai. Bạn nói có một số đông người ở đây. Bạn nói

không đúng. Tôi giả thiết là bạn rất ngạc nhiên về điều tôi nói.Đúng vậy, vì tôi mù từ thuở mới sinh, nên tôi không thấy cácvật bạn nói. Phần bạn, bạn thân mến, bạn càng nói, bạn càng lộsự dốt nát của bạn, vì bạn bị mù một phần nội tâm. Bạn hãy cầunguyện để đôi mắt của bạn được mở ra.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 207: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 207/610

Truyện kể Giáo lý 207 

238. TIN CHÚA GIÊ SUBé Lan nói với mẹ: “Mẹ ơi, tin Chúa Giêsu là gì hả mẹ”.

Mẹ đáp: “là nghĩ rằng Ngài yêu con, Ngài chết vì con, Ngài

quan tâm chăm sóc con”. Bé Lan đang chơi búp bê, dừng lại,đứng yên. Mẹ Lan hỏi: “Con làm gì đấy, Lan?” – Con đang tinChúa Giêsu.

239. KHÔNG LÀ NGƯỜI KHÁCHMột bé gái năm tuổi có thói quen đọc kinh trước bữa ăn

“Lạy Chúa, xin hãy đến làm người khách của chúng con…”.

Có một lần, đang đọc kinh ấy, em ngừng lại, quay về phíamẹ nói: “Mẹ ạ, bữa nay, mình đừng đọc kinh trước bữa ăn”.- Vì sao vậy con?- Vì con không muốn Chúa làm khách mời như kinh đã

đọc.- Ý con muốn gì, mẹ chưa hiểu?- Khách mời là khách thỉnh thoảng mới đến. Cho nên con

không muốn Chúa là khách mời, nhưng con muốn Chúa luôn ở 

đây với chúng ta. Như thế mới đúng chớ!

240. CHÚA Ở TẠI NHÀMột nữ sinh viên Nhật Bản du học tại Hoa Kỳ kể lại câu

chuyện sau đây:Có lần tôi đến nghĩ lễ Giáng Sinh tại gia đình một bạn

gái. Tôi đã nhìn nhiều chuyện lạ ở Mỹ, nhưng tôi thích nhất là

xem các bàn thờ gia đình. Tôi hưởng những ngày nghỉ thật vui,và khi sắp rời nhà cô bạn, tôi nghe mẹ cô hỏi: “Cháu có thíchlối sống của chúng tôi không?” Tôi đáp: “Cháu rất thích. Nhà bác đẹp, nhưng có một điều cháu thấy thiếu sót tại nhà bác. Bác biết cháu thường đi nhà thời với bác và cùng thờ lạy Chúa như bác. Nhưng tại nhà bác lại không có Chúa. Bác biết ở Nhật Bảncủa cháu, nhà nào cũng lập bàn thờ có tượng các thần để thờ.Còn người Mỹ các bác không thờ Chúa trong nhà sao?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 208: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 208/610

Truyện kể Giáo lý 208

241. CHÚA KHÔNG HỀ NGỦ Người mẹ và đứa con gái 4 tuổi chuẩn bị ngủ đêm. Đứa

con sợ bóng đêm và người mẹ, ở một mình với con, cũng sợ.

Khi đèn đã tắt, người con thấy bóng tượng trắng ngoài cửa sổ,em hỏi mẹ: “Mặt trăng có phải là ánh sáng của Chúa không hảmẹ?”

- Phải, ánh sáng của Chúa luôn luôn phải chiếu.- Chúa có tắt đèn để đi ngủ chăng?- Không con ạ; Chúa không bao giờ ngủ.Lời nói của mẹ làm con yên chí. Đứa con nói tiếp:

- Vậy thì bao lâu Chúa còn thức, con không hề sợ gì.Chúa đã nói: “Con con hãy nên như trẻ nhỏ để vào NướcThiên Đàng”. Biết bao lần chúng ta sợ bóng tối, sợ đau khổ, sợ thất bại, sợ chết. Những cái sợ đó làm chúng ta khó ngủ và bớtniềm vui trong cuộc sống. Ánh sáng Chúa không bao giờ tắt. Ngài luôn tỉnh thức vì nhu cầu chúng ta.

242. KHÔNG GÌ PHẢI SỢ 

Một nhà truyền giáo dạy một phụ nữ Ấn Độ học kinh LạyCha. Khi Ngài đọc xong câu đầu tiên “Lạy Cha chúng con ở trên Trời”, bà ngắt lời Cha và nói: “Nếu Chúa là Cha chúng ta,thế là đủ. Chúng ta không có gì để phải sợ nữa.

Đối với những người hay sợ hãi anh quỷ, bóng tối…thìđây là một lời khuyên nhẹ nhàng nhưng kiển hiệu.

243. BÍ MẬT CỦA VIỆC KHÔNG SỢ HÃITrong những câu ghi trên mộ chí tại tu viện Westmins-ter 

(Anh Quốc), thì lời sau đây ghi trên mộ của Ngài Lauw-rence(1769-1830) được mọi người đánh giá là hay nhất:

“Ông sợ con người thật ít, vì ông sợ Chúa quá nhiều”.

244. LÍNH NHẬT VÀ LINH MỤC TRUNG HOAThời Chiến tranh thế giới lần hai, một nhóm binh sĩ Kỵ

 binh Nhật xâm lăng vào đóng quân ở làng Trung Hoa. Đến nơi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 209: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 209/610

Truyện kể Giáo lý 209

họ khám phá một nhà thờ vách đất có ghi chữ “Nhà Chúa”.Tám trong số Kỵ binh ấy tỏ mình là người Công Giáo, đến gặpcha sở và cảm thấy vui sướng vì được ở gần nhà thờ. Trong

thời gian lưu lại ở làng, họ thường dự lễ cầu nguyện và dự các buổi cử hành ngôn lễ với giáo hữu địa phương. Đến lúc rời làngđi, họ biếu mỗi gia đình trong làng tặng vật quý giá khoảng 2đola (tương đương 1 tạ gạo lúc ấy).

245. MỘT NGÔN NGỮ Một người Ần Độ gặp một người Tây Lan trên một boong

tàu thủy. Họ đều trở lại Công Giáo, nhưng họ không nói chuyệnvới nhau được, vì bất đồng ngôn ngữ. Họ chỉ biết chi tay vàosách Kinh Thánh, bắt tay nhau, cười thân thiện với nhau, và thếlà hết. Cuối cùng một ý nghĩ hay họ đến với người Ấn độ. Vớiniềm hân hoan, anh kêu lên: “Allelua! Người bạn Tân Tây Lancũng vui thích đáp trả Ame.

Hai từ ngữ này đều không có trong ngôn ngữ địa phươngcủa hai người, nhưng hai từ ngữ ấy đã kết nối hai Kitô hữu với

nhau, vì đó là ngôn ngữ của dân Chúa Kitô.

246. KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH Ở ĐÂY Người linh Nhật bước vào nhà thờ Công Giáo ở Trung

Hoa vào giờ lễ. Giáo hữu xôn xao, sợ hãi cho đến khi ngườilính nói: “Tôi là một sĩ quan Thiên hoàng, nhưng tôi là mộtKitô hữu. Tôi đến dự lễ cùng các bạn”. Lúc bấy giờ họ mới vuivẻ chào mừng anh. Lễ xong, người sĩ quan đến chào cha xứ,nói chuyện với Ngài, xin Ngài ký tên vào cuốn Kinh Thánh củaanh bằng tiếng Nhật. Cha sở đã ghi bằng tiếng Hoa: “TrongĐức Kitô không phân biệt người Do thái hay người Hy-lạp”.

247. VẪN CHỨNG MINH ĐƯỢCMầu nhiệm kết hợp với Chúa là mầu nhiệm khó giải thích

được. Nhưng trong kinh nghiệm ở đời. Có người đã chứng

minh mầu nhiệm ấy. Một trí thức hỏi người da đen: “Bạn nói

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 210: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 210/610

Truyện kể Giáo lý 210

Chúa sống trong bạn rồi lại nói bạn sống trong Chúa, Như thếlà làm sao?”

 Người da đen bình thản trả lời: “Bạn thấy đũa sắt nầy

không? Tôi sẽ để nó vào trong lò lửa cho đến khi nó đỏ lên.Lúc ấy bạn có thấy là lửa ở trong đủa sắt và đủa sắt trong lửakhông?”

248. KẺ TIN VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ1. Tin thì dễ dàng, ít tốn kém. Nhưng theo Đức Kitô thì

tốn kém, vì Ngài đời hỏi chúng ta dùng nhiều thì giờ sức lực.2. Tôi tin vào việc Chúa làm cho tôi, còn làm Môn Đệ là

kết quả của việc Chúa làm trong tôi.3. Kẻ tin nhắm đến mình trước hết, nhưng Môn Đệ nhắm

đến Chúa trước hết.4. Kẻ tin không phát sinh hoa trái, còn người Môn Đệ

được biết đến nhờ hoa trái của họ.5. Lòng tin cứu rỗi linh hồn, còn làm Môn Đệ là tôn vinh

Thiên Chúa.

6. Kẻ tin không cần thiết được xem là Kitô hữu, nhưngngười Môn Đệ phải được xem là Kitô hữu.7. Kẻ tin đi về thiên đàng, còn Môn Đệ thì phần thưởng

rất lớn ở đấy.

249. HỌ ĐƯỢC THỰC THI LỜI CHÚAVào ngày chợ phiên, hai người đàn ông Trung Hoa đến

chợ. Gần chợ, một nhà truyền giáo đang giảng giải Lời Chúa.Hai người đứng nghe và được tặng mỗi người một quyển phúcâm. Nhà truyền giáo bảo họ không những đọc Phúc Âmmà cònlàm theo Lời Chúa dạy. Hai người trở về, vừa đi vừa đọc. Khiđọc đến câu: “Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giámỗi ngày mà theo Ta”, hai người suy nghĩ và muốn vâng LờiChúa. Họ bèn làm hai Thánh Giá bằng tre và mang sau lưng.Họ mang thánh Giá về nhà treo trước cửa nhà. Thấy lòng khát

khao của họ. Chúa đã không để họ phải chờ lâu. Có một Linh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 211: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 211/610

Truyện kể Giáo lý 211

Mụcgặp họ, giảng Lời Chúa giáo lý cho họ nghe và khuyên họđến Liễu Châu để theo lớp giáo lý vỡ lòng. Vâng lời cha, họđến Liễu Châu học đạo. Sau một thời gian ngắn họ trở về nhà

sinh sống và truyền bá đạo Chúa. Ít tháng sau họ trở lại LiễuChâu, chịu phép rửa tội và học đạo thêm hơn nữa. Qua câuchuyện trên, chúng ta nhận thấy Chúa luôn đoái nhớ và bannhiều ơn cho kẻ gắng công tìm kiếm Ngài.

250. ĐÀN CỪU ĐƯỢC CỨUTrong chiến tranh thế giới lần hai, Một nhóm binh sĩ Thổ

 Nhĩ Kỳ tìm cách rượt đuổi một đàn cừu, trên một ngọn đồi gầnthành Giêrusalem. Người chăn cừu ngủ thiếp đi, chợt thức giấc,kinh hoàng thấy đàn cừu bị xua đi. Anh ta chỉ có một mình làmsao hy vọng bắt lại cả đàn cừu được. Anh ta nghĩ ra một cách.Đứng trên bờ khe nước, anh ta để hai bàn tay lên miệng làm loavà kêu tiếng gọi đàn cừu như mỗi ngày đều làm. Đàn vật nghetiếng gọi của chủ. Chúng trốn chạy đến từ nhiều phía một cáchnhanh chóng, không ai có thể cản được. Như thế, người chăn

cừu đã thu gọm đàn vật của mình vào nơi an toàn, trước khinhóm người lính Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ được cách để bắt đàn cừu.

251. THEO CHÂN CHÚA LUÔN Nếu Đức Kitô là NgườiVà chỉ là một con người,Tôi sẽ trung thành với NgàiVà trung thành luôn mãi.

 Nhưng nếu Kitô là ChúaVà là Chúa Trời duy nhất,Tôi sẽ bước đi theo NgàiĐến tận chân trời góc biển.

252. TÔI SẼ THEO NGÀI

Tôi sẽ theo Ngài, Đấng Cứu Chuộc tôi

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 212: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 212/610

Truyện kể Giáo lý 212

Dù thân phận con người tôi yếu đuối Ngài ở đâu? Tôi đi lòng đắm đuốiVâng lạy Chúa tôi, tôi sẽ vâng Ngài.

Dù bước đường đi khúc khuỷu gập gềnhDù sóng biển gào, đá bào lênh đênhChúa đã vạch đường cho tôi biết tớiTôi sẽ vui bước Chúa hằng dẫn tôi.Dù nhiều khổ đau tôi gặp dọc đường,Bao phen cám dỗ, nhiều nỗi tai ươngTôi nhớ Chúa đã từng bị cám dỗHân hoan theo Chúa, tôi hết đoạn trường.

253. TẠI SAO CÂU TRẢ LỜI THAY ĐỔIMột cha xứ có lần đi ngang một nông trại, Ngài thấy có

một đống rơm um tròn trịa, nghỉ hỏi người nông dân đứng gầnđó: “Đống rơm này đẹp ghê nhỉ? Ai làm vậy, con?” Ông đáp:“Thưa Cha con làm đó”.

Vài tuần sau, Cha xứ có dịp đi ngang qua, và thấy đống

rơm bị gió thổi tóc bay lung tung lộn xộn. Ngài gặp người nôngdân, an ủi ông và hỏi ông: “Ai làm đống rơm vậy?” Ông đáp:“Nhiều người làm cha ạ”.

Chúng ta thường có khuynh hướng, khi gặp việc tốt,thành công thì nhận là công của mình, còn khi gặp thất bại, điềukhông hay thì đỗ lỗi cho nhiều người cùng làm.

254. LÀM SAO KHÔNG TIN ĐƯỢC

Tôi đã gặp một học giả. Ông nói với tôi là ông đã đọc tấtcả những quyển sách đã kích Kitô giáo. Nhưng ông nói tiếpcuối cùng tôi phải tin vào Kitô giáo vì ba chuyện sau đây:

Thứ nhất, tôi là con người. Tôi đang đi về nơi nào đó.Hôm nay tôi thấy gần kề cái chết hơn hôm qua. Tôi đã đọcnhiều sách. Nhưng không có sách nào đưa được tia hy vọng vào bóng tối ấy. Các sách ấy làm tôi đi xa vị Hướng Dẫn và để tôi

mù tôi dọc đường.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 213: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 213/610

Truyện kể Giáo lý 213

Thứ hai, tôi có mẹ già. Tôi thấy bà đi xuống thung lũngtối mà tôi đang đi, nhưng bà dựa vào một Cánh Tay Vô Hình,tỏ vẻ an bình thảnh thơi như một em bé nép bên ngực mẹ hiền.

Tôi biết đó không phải là giấc mơ.Thứ ba, tôi có 3 người con gái mồ côi mẹ. chúng không

có nơi nương tựa khác nào tôi. Tôi muốn giết chúng hơn là đểchúng sống trong thế gian tội lỗi, nếu chúng không biết lời dạycủa Phúc âm”.

255. LÝ LUẬN CỦA KẺ HỒ NGHILần nọ, một kẻ hồ nghi trẻ tuổi nói với một bà già: “Có

thời gian cháu đã tin Chúa, nhưng bây giờ, sau khi cháu họctriết và toán, cháu xác tín Chúa chỉ là một danh từ trống rỗng”.

Bà già nói:- Được, bà nói chưa biết các chuyện ấy, nhưng cháu đã

học rồi, vậy cháu cho bà biết cái trứng gà từ đâu mà có.?- Lẽ tất nhiên là từ con gà mẹ?- Thế con gà mẹ từ đâu mà có.

- Thì từ một cái trứng khác.- Bà hỏi cháu, con gà có trước hay cái trứng có trước?- Con gà có trước.- Thế con gà làm sao hiện hữu nếu không có một cái trứng

trước?- Cháu muốn nói cái trứng có trước.- Cái trứng này cũng phải bởi một con gà nữa. Người thanh niên ngần ngại:

- Như vậy bà cho là con gà có trước.- Đúng thế, bà già trả lời. Ai đã làm ra con gà đầu tiên để

lần lượt rồi có trứng lại có gà?- xin bà nói rõ thêm.- Đơn giản thôi, cháu àh. Bà muốn nói rằng Đấng sáng tạo

ra quả trứng đâu tiên hay con gà đầu tiên là Đấng sáng tạo trờiđất. Cháu không thể giải thích sự hiện hữu của con gà hoặc cái

trứng mà không nói đến Chúa, còn cháu thì mong bà tin rằng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 214: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 214/610

Truyện kể Giáo lý 214 

cháu có thể giải thích sự hiện hữu của trời đất mà không cầnChúa, nhưng đâu được, phải không cháu.

256. AN TOÀN LÀ TRÊN HÉTMột người đi Hoa kỳ đi du lịch ở Pháp, ông đến người

quản lý khách sạn để tính tiền phòng. Người quản lý hỏi:- Ông cần biên lai không?- Ồ, không, nếu Chúa muốn, tôi còn trở lại đây sau một

tuần nữa, lúc ấy. Ông đưa biên lai cho tôi luôn thể.- Nếu Chúa muốn! Viên quản lý người Pháp mỉm cười.

Ông còn tin Chúa hả?- Vâng, Tại sao thế? Còn ông không tin àh?- Không, chúng tôi bỏ đạo đã lâu.- Ồ, còn tôi thì tin sẽ có biên lai nữa về Chúa.

257. CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚATruyện xưa có một chàng hiệp sĩ luôn chống đối sự hiện

hữu và quyền năng của Chúa. Anh quyết định sẽ làm cuộc thí

nghiệm chứng minh không có Chúa. Anh bước ra sân trong tưthế đấu gươm, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đấu. Ngước mắt nhìntrời anh kêu: “Trời ơi, nếu có Trời, tôi thách Trời đấu gươm vớitôi. Nếu Trời hiện hữu, xin tỏ uy quyền, uy quyền mà bọn LinhMụckhoe khoang! “Đợi câu trả lời thách đấu, anh nhìn lên vàthấy một mảnh giấy bay nhè nhẹ trên đầu anh. Mảnh giây rơixuống đất, anh lượm lên xem, thấy trong mảnh giấy có ghi mấychữ” “Chúa là tinh yêu”. Kinh ngạc vì câu trả lời cho việc tháchđấu, anh bẽ gãy thanh gươm, rồi quỳ xuống trên mãnh giấy ấy,anh tự hiến đời mình để phụng sự Đấng mà anh đã từng chối từ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 215: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 215/610

Truyện kể Giáo lý 215

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 216: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 216/610

Truyện kể Giáo lý 216 

ĐỨC MẸ

258. ĐỨC MẸ SẦU BI

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 217: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 217/610

Truyện kể Giáo lý 217 

 Những người con yêu của Đức Mẹ mới hoan hả mừng lễsinh nhật của mẹ được 1 tuần (ngày 08/09) thì đã lại ngầm ngùitrong ngày lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/09 hôm nay). Có phải vì

vô tình mà Giáo Hội đặt ra hai lễ đó cách nhau có 7 ngàychăng? Không đâu, Giáo Hội muốn thế để tỏ cho chúng ta biếtvai trò trọng yếu của Chúa dánh cho Đức Mẹ một cách hiểnnhiên ngay sau ngày sinh nhật của Đức Mẹ. Đức Maria có mặtnơi trần gian là để làm mẹ Chúa cứu thế và để đồng công cứuchuộc đáng cứu thế. Chúa Giê su đã cứu chuộc nhân loại bằngđau khổ thì Đức Mẹ đồng công cứu chuộc nhân loại cũng phải bằng đau khổ?

Giáo Hội quy tụ những đau khổ của Đức Mẹ nơi trần gianvào 7 biến có chính và do đó, Đức Mẹ được tôn xưng là “đức bà 7 sự”. Chúng ta không nên hiểu sự kiện đó theo một ý nghĩahẹp hòi. Con số 7 sự thương khổ do Giáo Hội chọn chỉ là đểnhắc nhở lại những trường hợp mà Đức Mẹ sầu bi đã phải chịumột cách đặc biệt và cùng trên một hoàn cảnh với Chúa Giê su.Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại:

1. Đức Mẹ dâng Chúa hài nhi trong đền thờ và nghe lờiông Simeon tiên báo về tương lai bi thảm của Chúa hài nhi.

2. Trước hành động dã man của Heerrode muốn tìm giếtChúa hài nhi, Đức Mẹ đã phải ẳm bế chía theo chân thánhGiêsu di lánh nạn sang ai cập

3.  Nhân dịp lể vượt qua tại Giêsusalem, Chúa Giêsu lên 12tuổi đã để Đức Mẹ và thánh Giêsu trong 3 ngày hoảng hốt vàtìm kiếm.

4. Trên đường lên núi sọ, Đức Mẹ đã gặp Chúa Giê su vớiThập Giá trên vai, với vòng mão gai trên đầu và tấm thân ráchnát tàn hơi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 218: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 218/610

Truyện kể Giáo lý 218

5. Đức Mẹ dưới chân tháp giá chứng kiến thảm kịch bithương của con yêu đâu trong 3 giờ, giữa những hành vi thùhận của con người.

6. Đức Mẹ ẳm xác Chúa Giê su mới được tháo danh cònmang đầy những viết thương kinh khủng do những roi, vả,gai… ghi lại.

7. Và sau cùng Đức Mẹ chứng kiến cuộc táng xác ChúaGiêsu đơn giản, sơ sài, hấp tấp và lạnh lùng.

Suốt cuộc đời trần thế, Mẹ Maria quả thực là một ngườiđàn bà đau khổ. Mẹ luôn có Chúa bên cạnh. Còn nỗi đau đớnnào bằng khi ôm lấy xác Chúa, được tháo gỡ từ Thập Giá? Nhưng đó cũng chính là bí quyết của Mẹ. Mẹ luôn có Chúatrong lòng. Sự hiện diện của Chúa trong lòng đã giúp Mẹ đi hếtcuộc hành trình đức tin.

Các bạn thân mến, là mẫu mực trong cuộc hành trình đức

tin Mẹ cũng muốn trao gởi đấng cứu thế cho mỗi chúng ta.Mang lấy đức Kitô chịu đóng đinh trong mình, chúng ta sẽ cảmthấy được sự nâng đở trong muôn nghìn thử thách đau đớntrong cuộc sống. Mẹ maria đã đảm bảo cho chúng ta điều đó.Chúng ta hãy kết hiệp với Thập Giá của Đức Kitô. Trong mọiđau khổ, chúng ta hãy ngước nhìn lên thánh giá. Chúng ta hãythốt lên như thánh Phaolô “Tôi chỉ biết có mỗi Đức Kitô chịu

đóng đinh”.259. VỀ ĐỨC MẸTrước hết, về một số cảm nghĩ của anh em Tin Lành về

lòng tôn kính của người Công Giáo đối với mẹ Maria. Chúng ta phải thành thực để nhìn nhận rằng: Có một vài thực hành vàcung cách cầu nguyện của chúng ta tạo nên sự hiểu lầm nơi anh

em Tin Lành. Chẳng hạn, chúng ta thường chạy đến xin ơn với

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 219: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 219/610

Truyện kể Giáo lý 219

Mẹ như là Mẹ có thể ban ơn cho chúng ta. Chúng ta gọi Mẹ làĐấng trung gian hoặc là Đấng đồng công cứu chuộc theo ýnghĩa Mẹ ngang hàng với Chúa Cưu Thế. Giáo Hội Công Giáoluôn xác tín và dạy rằng chỉ có một Đấng Trung gian duy nhấtgiữa Thiên Chúa và loài người. Đấng ấy chính là Chúa GiêsuKitô. Từ xa xưa, Giáo Hội đã tuyên dạy như thế và gần đâytrong Cộng đồng chung Vaticannô II trong đoạn 60 Hiến chếÁnh Sáng Muôn Dân về Mầu nhiệm Giáo Hội đã long trọngkhẳng định như sau: Chúng ta chỉ có một Đấng trung gian duy

nhất như lời Thánh Phaolô dạy. Thật vậy, chỉ có một ThiênChúa và chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và conngười. Đó là con người Đức Giêsu Kitô, Đấng dâng mình làmgiá chuộc tội loài người.

Cũng trong Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân đoạn 62, cộngđồng Vaticannô II đã dậy như sau: Không bao giờ đặt một tạo

vật ngang bằng hàng với Ngôi Lời Nhập thể và Cứu chuộc.Giáo lý trên đây về sự trung gian duy nhất củ Đức Kitô cũngđược Giáo Hội lập lại trong cá kinh nguyện Phụng vụ, chẳnghạn, chúng ta luôn thấy Giáo Hội kết lời nguyện bằng côngthức: Nhờ Đức Giêsu Kitô. Ngay cả trong các kinh hướng vềMẹ Maria, Giáo Hội cũng luôn luôn kết thúc bằng công thứcấy. Điều này có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta xin là đều xin ở 

Thiên Chúa và bất cứ điều gì chúng ta xin với Thiên Chúa cũngđều qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Đấng trung gian duynhất mà không một thụ tạo nào, ngay cả Mẹ Maria có thể thaythế được.

 Như vậy, khi nói Đức Maria cũng giữ một vai trò trunggian Giáo Hội chỉ có ý nói rằng đó là một sự trung gian có tính

cách tùy thuộc, nghĩa là sự trung gian của Đức Mẹ có ý nghĩa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 220: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 220/610

Truyện kể Giáo lý 220

và giá trị khi lệ thuộc vào sự trung gian tuyệt đối của Đức Kitô.Chúng ta hướng về Mẹ để xin Ngài cầu bầu cho chúng ta nơiĐấng trung gian duy nhất là Chúa Giêsu Kitô vì chỉ có ChúaGiêsu Kitô là nguồn mạch tất cả mọi ơn Thánh và hồng ân màchúng ta có thể tiếp nhận từ Thiên Chúa. Như lời Thánh Phêrôđã nói trong sách công vụ tông đồ: “Không có ơn cứu độ ở nơinào, hay người nào khác ngoài Chúa Giêsu”. Về sự trung giancó tính cách tùy thuộc của con người chúng ta có thể đọc được,thí dụ trong Kinh Thánh, sự trung gian tùy thuộc ấy được hiểu

như là lời khấn nguyện mà người này dâng lên Thiên Chúa đểcầu thay cho người khác, chẳng hạn như trong thơ ThánhGiacôbê có lời dạy: “Lời cầu nguyện liên lỉ của người côngchính rất có giá trị. Ông Êlia, một người bình thường nhưchúng ta có thể mà đã có thể cầu xin cho trời đừng mưa xuốngvà trời đã không mưa trong vùng 3 năm 6 tháng, rồi ông cầunguyện tiếp thì trời lại mưa và đất đã sinh ra hoa quả”.

Thánh Phaolô cũng thường xin các tín hữu cầu nguyệncho Ngài và Ngài cũng cầu nguyện cho họ. Hơn nữa Thánhnhân cũng nhắn nhủ Timôtê, Môn Đệ của Ngài để ông lo liệucầu nguyện, tức là cầu bầu hoặc làm trung gian cho người khácnhất là những người ở xa Thiên Chúa.

Về sự trung gian tùy thuộc của Mẹ Maria, chúng ta cũngtìm thấy nhiều bằng chứng, Thánh Gioan tông đồ, người đượcChúa Giêsu yêu thương cách đặc biệt. Sau khi Chúa Giêsu vềtrời, đã rước Mẹ Maria về nhà mình theo sự ủy thác của chínhChúa. Hẵn Thánh nhân biết được nhiều điều về mối quan hệcủa Mẹ Maria với Chúa Giêsu. Vì thế trong Phúc Âmcủa Ngài,Thánh Gioan kể lại phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu tại tiệc

cưới Cana, trong đó Ngài đã làm nổi bậc sự trung gian của Mẹ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 221: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 221/610

Truyện kể Giáo lý 221

Maria, Thánh Gioan kể lại như sau: Mẹ Chúa Giêsu nói với Người họ hết rượu rồi. Chúa Giêsu đáp: “Điều đó liên quan gìtới Mẹ và Con. Giờ của Con chưa tới”. Mặc dù nghe ChúaGiêsu trả lời như vậy nhưng MẸ Maria cũng dặn những ngườigiúp việc trong tiệc cưới: “Các ông hãy làm những gì Ngườidạy”. Tiếp đó, Chúa Giêsu đã dạy những người giúp việc đỗnước vào đầy 6 chum để dùng cho việc thanh tẩy trước khi vào bàn tiệc, và biến thành rượu ngon ngay tức khắc. Thái độ củaChúa Giêsu trên đây mang nhiều ý nghĩa, Ngài muốn cho

chúng ta hiểu rằng lời cầu nguyện hoặc là trung gian của MẹMaria rất hiệu quả, như Thánh Giacôbê tông đồ đã viết: “Lờicầu nguyện chân thành của một người công chính rất có hiệuquả”. Mẹ Maria chắc chắn là một người công chính vì toàn thểcuộc sống của mẹ là một trung phục hoàn toàn với Thánh ýThiên Chúa. Mẹ đã dâng hiến toàn thân để phụng sự ThiênChúa bên cánh Đấng trung gian duy nhất là Chú Giêsu vì phần

rổi nhân loại. Mẹ đã có mặt bên cạnh Chúa Giêsu từ lúc Ngàiđược cưu mang cho đến lúc Ngài trút hơi thở cuối cùng. Trongsuốt cuộc sống của mình, Mẹ đã thực hiện lời của cụ giàSimêon: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu qua lòng bà...”.

Để tóm tắt giáo huấn của Giáo Hội về vai trò trung giancủa Mẹ Maria, chúng ta chỉ cần đọc lại số 61 và 62 sau đây

trong Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân của Công đồng VaticannôII: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm MẹThiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập thể của Ngôi LờiThiên Chúa và thep chương trình của Chúa Quan Phòng, Mẹtrở nên cao trọng ccủa Đấng Cứu chuộc thần linh trên trần gian,và cách đặc biệt hơn của người khác. Ngài là cộng sự viênquảng đại và tôi tớ khiêm tốn của Chúa vì đã cưu mang, sinh hạ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 222: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 222/610

Truyện kể Giáo lý 222

và nuôi dưỡng Chúa Kitô, đã dâng Chúa Giêsu lên Chúa Chatrong đền thánh và cùng đau khổ với con mình chết trên ThậpGiá. Đức Maria đã cộng tá vào chương trình của Đấng Cứu thếnhờ lòng vâng phục, nhờ Đức Tin, Đức Cậy, Đức Ái nồng nhiệtđể tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện ân sủng, Ngài thật sự là Mẹ chúng ta. Sau khi về trời,vai trò của Mẹ trong việc cứu độ không chấm dứt. Mẹ luôn tiếptục cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúngta được phần rỗi đời đời.

Với tình hiền mẫu, Ngài chăm sóc những anh chị em củaCon Ngài đang lữ hành trên dương thế và đang gặp bao nhiêuthử thách hiểm nguy cho đến khi họ đạt được hạnh phục quêtrời. Vì thế trong Giáo Hội, Đức Trinh nữ Maria được kêu cầuqua các tước hiệu: Trạng sư, vị Bảo trợ, Đấng phù hộ và Đấngtrung gian... Tuy nhiên phải hiểu các tước hiệu ấy thế nào để

không thêm bớt gì vào vinh dự và quyền năng Đức Kitô, ĐấngTrung gian duy nhất.

260. KHÔNG LẠC HẬUMột kẻ trước đây ở châu phi đã từng ăn thịt người. Ông

mới trở lại đạo và đang ngồi đọc Kinh Thánh chợt có người lái buôn châu Âu đi qua. Người châu Âu hỏi ông đọc sách gì vậy.Ông trả lời đang đọc sách Kinh Thánh. Người châu Âu nói:

- Sách ấy đã lạc hậu rồi.- Nếu sách đã lạc hậu thì chắc chắn ông đã bị ăn thịt từ lâu!

261. TÔI ĐÁNG TỘITrong rừng rậm Châu Phi, một nhà truyền giáo chuẩn bị

giảng về Đức Kitô cho một đám thính giả chưa có đạo. Mọinhười tụ họp dưới ánh trăng, trên một khoảng đất rộng. Nhà

truyền giáo say sưa kể họ nghe cuộc đời sống động của Chúa,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 223: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 223/610

Truyện kể Giáo lý 223

những phép lạ người đã làm, Ngài hy sinh chính bản thân Ngàitrên cây Thập Giá để cứu chuộc con người. Ngồi ở hàng đầu làviên tù trưởng. Ông chăm chú lắng nghe lời giảng. Khi nhà

truyền giáo: “Xin dừng lại! Hạ xác Chúa xuống đi. Chính tôi làkẻ tội lỗi, tôi phải bị đóng đinh chứ không phải Chúa!”. Ôngchứng minh ông là người có rất nhiều tội, còn Chúa là Đâng vôtội. Phải, Chúa Giêsu thay thế chúng ta, chết vì chúng ta. ThánhKinh nói” Chúa Kitô chết vì tội lỗi chúng ta, cho người lànhcũng như kẻ dư, Ngài giao hòa chúng ta lại với Thiên Chúa”.

Có khi nào chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã chết thay chochúng ta chăng?.

262. CÓ NGƯỜI KHÁC NGHĨ ĐẾN TÔIThời gian George Nixon Briggs làm Thống đốc tiểu bang

Massachusetts, có 3 người bạn của ông đi viếng Thánh Địa. Tạiđây, họ đã leo lên đồi Golgotha, và bẻ một cành lá có hình câygẫy… Khi trở về lại với địa phương, họ tặng cây gậy ấy choThống Đốc và nói: “Chúng tôi muốn nói với anh rằng khi đứng

trên đồi Canvê, chúng tôi đã nghĩ đến Anh!. Thống đốc vui vẻnhận quà tặng với lòng biết ơn, vì đây là món quà đặc biệt, phảixuất phát từ nơi Chúa chịu đóng đinh. Ông xúc động đao: “Các bạn mến, tôi cần phải cám ơn nhiều, vì tại đồi Canvê có mộtđấng đã nghĩ đến tôi”.

 Ngài nhớ đến bạn, Ngài nhớ đến tôiKhi Ngài chịu treo trên cây Thập GiáÔi tình yêu diệu vơi rất vô giá

Xé nát tâm hồn để cứu chuộc đời.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 224: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 224/610

Truyện kể Giáo lý 224 

CÁC THÁNH

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 225: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 225/610

Truyện kể Giáo lý 225

263. LÔRENSÔ TỬ ĐẠO“... Là tín hữu Chúa Kitô, và tôi sẽ chết cho Thiên Chúa.

 Nếu tôi có hằng ngàn cuộc sống, tôi cũng sẵn sàng hiến dângtất cả cho Người”.

Các bạn thân mến, đó là câu nói hào hùng, trở thành bảnán tử hình cho chính mình của Lôrensô, vị Thánh tử đạo duynhất người Philippin (được Giáo Hội mừng kính ngày hômnay). Đó cũng là câu nói biến ngọn đồi gần thành phố Lasajiaky bên Nhật Bản vào ngày 27/09/1637 trở nên giống như ngọn đồiCanvê, nơi Thánh Lôrensô và các bạn treo ngược đầu trênnhững giá bằng gỗ để chết cho một niềm Tin và chết cho mộtcuộc tình đối với Thiên Chúa.

Trước đó, cùng với các vị Thừa sai khác, Lôrensô đã phảichịu những cực hình tàn nhẫn không bút mực nào tả xiết. Mộttrong những hình khổ dã man nhất là họ bị ép uống nhữnglượng nước to lớn đến độ bụng họ trướng to lên, sau đó họ bịcăng nằm ngửa trên đất rồi hai tên lý hình lấy một tấm ván đặtlên giữa bụng họ và đứng lên hai đầu ván nhún lên nhún xuốngđể nước bị ép tràn ra tai, mũi, miệng và những lỗ khác của thânthể. Hình phạt này được lập đi lập lại nhiều lần, chính Lôrensônhư sống dở chết dở.

Một lần, có lẽ vì quá sức chịu đựng, Lôrensô đã gợi ý vớingười thông dịch là liệu mình chối bỏ đạo thì quan tòa có thahình phạt này không? Nhưng khi được quan tòa hỏi về ý định bỏ đạo, Lôrensô lại can đảm thưa: “Tôi là một tín hữu Kitô, tôituyên xưng điều này cho đến giây phút cuối cùng. Tôi sẵn sangdâng mạng sống tôi cho Thiên Chúa. Mặc dầu tôi không đến

 Nhật Bản để tử đạo, tôi xin dâng mạng sống tôi cho Thiên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 226: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 226/610

Truyện kể Giáo lý 226 

Chúa. Vậy các Ngài đối xử với tôi cách nào tùy ý của các Ngài”.

Đúng như lời khai trước quan tòa, Lôrensô không đến Nhật Bản để tử đạo cũng không đến đây để chính thức tham giavào công cuộc truyền giáo. Sự hiện diện của Ngài giữa các vịThừa sai là một chuyện tình cờ có thể nói được là xảy ra ngoàiý muốn của Ngài. Vào năm 1636, lúc ấy Lôrensô đang hànhnghề viết thuê các văn bản và giúp việc phòng thánh cho cácLinh MụcDòng Tên tại Bilinđô ở vùng ngoại ô Malila. Mộtđêm kia, tình cờ có một người Tây Ban Nha bị giết và Lôrensô bị tình nghi là thủ phạm. Các Linh MụcĐa Minh biết Lôrensôvô tội nên đề nghị Ngài tháp tùng một đoàn Thừa sai đang sửasoạn lên đường hoạt động truyền giáo tại Nhật Bản. Không cósự lựa chọn nào an toàn hơn, Lôrensô đã nhận lời và vào ngày10/06/1636 đoàn truyền giáo đã đặt chân lên Ô-kitawa. Nhưng

chỉ sau một thời gian ngắn họ đã bị phát giác và tống giam. Mộtnăm sau họ bị giải về La-ja-sa-ky vào ngày 21/09 năm 1637,Lôrensô bị điệu ra trước tòa án để bị đối chất, tra tấn và hànhkhổ. Vào ngày 27/09 họ bị xử án treo ngược đầu và nữa thânthể bị chôn dưới đất.

Sau khi chết, xác Lôrensô bị thiêu đốt và tro bị đem vãi

xuống biển gần cù lao I-ô-xi-ma. Vào ngày 18/02/1981 tạiMalila, Lôrensô đã được Đức Gioan Phaolô đệ II nâng lênChân Phước và vào ngày 18/10/1987 Ngài được tôn phongHiến Thánh.

Các bạn thân mến, duyệt lại cuộc sống và cái chết anhdũng cũng như mừng kính ngày Tử đạo của thánh Lôrensô

trong năm nay, chúng ta không khỏi nghĩ đến những khó khăn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 227: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 227/610

Truyện kể Giáo lý 227 

về mọi phương diện xã hội, chính trị, kinh tế mà đồng bào củavị anh hùng Đức Tin này đang gặp phải nhất là những vấn đềdo hậu quả của nạn núi lửa Bilatubô gây ra khi nổ tung vàonăm vừa rồi (1992), núi Bilatubô đã phun lên một lượng cátkhổng lồ ra chung quanh. Và vào mùa mưa năm ấy nước mưalôi cuốn nhứng cát này xuống lấp nhà cửa và làng mạc làm chokhoảng một triệu người phải bỏ làng xóm ra đi không chỉ đểlánh nạn mà kể từ nay họ là những người vô gia cư phải sốngxa hương ngay trong chính quê hương của mình. Người ta dự

đoán nạn cát dùi này sẽ kéo dài trong suốt thập niên sắp tới bắt buộc chính phủ phải đề ra một dự án trên một quy mô lớn để táiđịnh cư hàng triệu dân chúng.

Lạy Chúa, nhờ lời cầu bầu của Thánh Tử đạo Lôrensô xinChúa chúc lành và giúp những chương trình tái định cư củachính phủ Philippin được thành công. Xin cho Giáo Hội và anh

chị em Kitô Philippin thể hiện tối đa tình liên đới, tinh thần hysinh và bác ái chia sẻ để tất cả mọi người chung tay giúp cácnạn nhân được sớm trở lại một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm. Amen.

264. THÁNH DONBOSCÔ... Để dạy cho các thiếu niên lòng quảng đại, Thánh

Donboscô đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau:

Một hôm, Chúa Giêsu gọi Phêrô và Gioan lại và bảo 2ông cùng leo núi với Ngài. Dọc đường, Ngài bảo 2 ông hãymang theo một hòn đá. Phêrô suy nghĩ một lúc, rồi nhặt mộthòn đá nhỏ bỏ vào túi. Còn Gioan do lòng quảng đại tự nhiênvác cả một tảng đá. Dĩ nhiên, đường dài vác nặng Gioan thở 

hổn hển và lên đến nơi sau cùng. Phêrô vừa đi vừa hát thảnh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 228: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 228/610

Truyện kể Giáo lý 228

thơi. Ông nói với Gioan: “Sao anh lại nhọc công vác một tảngđá lớn như thế?”. Chúa Giêsu nghe tất cả, Ngài giữ thinh lặng.Khi lên đến đỉnh núi, Chúa Giêsu muốn dạy cho Phêrô một bàihọc về lòng quảng đại. Ngài cho 2 Môn Đệ ngồi xuống, rồi đọclời chúc tụng và biến hai hòn đá thành ra bánh mì. Dĩ nhiên,Phêrô tiêu hiểu vì viên đã nhỏ của ông chỉ được biến thành ổ bánh mì nhỏ, không đủ thỏa mãn cơn đói cồn cào của ông.

Lần khác, Chúa Giêsu cũng gọi 2 Môn Đệ Phêrô và Gioanvà đề nghị leo núi với Ngài một lần nữa. Một lần nữa Ngàicũng bảo hai ông mang đã theo. Với kinh nghiệm của lần leonúi trước Phêrô liền đi tìm một tảng đá lớn nhất để mang theo.Đường xa, Phêrô phải gắng hết sức mới có thể khiêng được hònđá cồng kềnh lên đỉnh núi. Ông chờ đợi một phép lạ mà ChúaGiêsu sẽ làm để tưởng thưởng cho ông. Thế nhưng, khi họ vừalên đỉnh núi, Chúa Giêsu chỉ bảo họ: “Nào chúng ta hãy ngồi

lên những hòn đá chúng ta vừa mang theo. Không phải lúc nàoTa cũng phải biến đá thành bánh cả đâu”. Phêrô cảm thấy xấuhổ. Ông trách Chúa: “Thì ra Chúa đã chơi khăm con”. NhưngChúa Giêsu cười nói với ông như sau: “Lòng quảng đại đíchthực không phải là lòng quảng đại có tính toán”.

... Chúng ta thường nói: “Có qua có lại mới toại lòng

nhau”. Chúng ta cho là để được cho lại. Chúng ta làm ơn là đểđược trả ơn. Và không chừng, chúng ta cũng lập công là đểđược hưởng phúc. Nói chung, óc vụ lợi hình như chi phối tất cảmọi quan hệ của chúng ta đối với tha nhân cũng như với chínhThiên Chúa.

Chúa Giêsu đã đảo lộn quan niện thông thường của chúng

ta qua toàn bộ cuộc sống và nhất là cái chết của Ngài. Chúa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 229: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 229/610

Truyện kể Giáo lý 229

Giêsu đã mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa quảng đại đếnđộ trao ban nhưng không cho chúng ta Người Con một của Ngài. Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta rằng: “Thiên Chúayêu thương mà không mong một sự đền đáp nào của conngười”.

Thánh Gioan đã nói lên tất cả lòng quảng đại của ThiênChúa khi gọi Ngài là Tình Yêu. Tình Yêu đích thực là trao banmột cách nhưng không nghĩa là không mong chờ một sự đềnđáp nào.

Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta: “Hãy nên trọn lành nhưCha trên trời” nghĩa là hãy sống quảng đại, sống san sẽ, sốngyêu thương cho đến cùng nghĩa là không tính toán, không mongchờ sự đến đáp nào của con người như chính Ngài đã nêugương qua cái chết trên Thập Giá.

Tình yêu ấy mời gọi chúng ta thanh luyện cái quan niệmvị lợi trong cách sống đạo của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện,chúng ta hy sinh hãm mình, chúng ta lập công đức không phảilà để Thiên Chúa trả công và chúc lành cho chúng ta mà chỉ vìđể được nên giống Ngài mà thôi.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sống quảng đại, biết

cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thươngtích. Và không chờ một phần thưởng nào khác hơn là biết rằngchúng con đang thực thi ý Chúa.

265. THÁNH NỮ GÔRETTI... Người ta dự đoán có khoảng 250.000 người hiện diện

trong thánh lễ do Đức Piô thứ XII chủ sự vào năm 1950 để tôn

 phong Hiến thánh cho Maria Gôretti, vị trinh nữ tử đạo vì đức

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 230: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 230/610

Truyện kể Giáo lý 230

khiết tịnh... Đám đông kỷ luật này nói lên phản ứng của hàngtriệu người xúc động sâu xa vì cái chết đáng thương nhưng anhhùng của 1 em gái quê vừa lên 12 tuổi sinh năm 1890 tạiCađinađơ bên Italia trong một gia đình nông dân nghèo. Marialớn lên trong cảnh cơ hàn. Vừa lên 10 tuổi đã mồ côi cha. Vìthế, trong lúc mẹ vất vả đi làm công cho những gia đình giàu cótrong làng, Maria phải thay mẹ lam lũ việc nội trợ trong nhà vàchăm sóc cho đàn em. Và cũng vì cảnh nhà túng thiếu nên cảđời Maria không hề được cắp sách đến trường. Lúc đi học giáo

lý để dọn mình rước lễ lần đầu không lâu trước khi bị giết, vìkhông biết đọc, biết viết nên Maria dã thuộc về các em bé họcchậm nhất trong lớp giáo lý. Vào một buổi trưa hè nóng bức,Maria đang ngồi trên những bậc thang trước nhà để vá áo. Tìnhcờ, một chiếc xe ngựa dừng lại. Người đánh xe là anh lánggiềng Aletxanrô 18 tuổi chạy nhanh trên những bậc thang túmlấy Maria lôi vào nhà. Tuy đơn sơ, Maria cũng biết việc gì đang

xảy ra, em kêu la cầu cứu và chống trả mãnh liệt, thà chết chứkhông để trinh tiết mình bị hoen hố. Mặc cho Maria kêu la,vùng vẫy trong cơn hốt hoản, em vẫn cố giải thích: “Không!Chúa không muốn thế. Tội chết. Nếu anh phạm tội này. Anh sẽsa hỏa ngục”. Anh Aletxanrô đã điên cuồng trả thù sự chống trảcủa Maria bằng cách kết liễu cuộc đời bé bỏng của em với 14nhát dao.

Sau khi em Maria được phát giác nằm bất tỉnh trong vũngmáu. Người ta đã vội vàng mang em vào bệnh viện để cấp cứu. Ngưng không đầy một ngày sau, em đã trút hơi thở cuối cùngvào ngày 6 tháng 7 năm 1902. Trong những giờ phút cuối cùngở bệnh viện, người ta còn ghi lại những mẫu chuyện nho nhỏnói lên tấm lòng vàng của một em bé quê ngây thơ. Thí dụ như

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 231: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 231/610

Truyện kể Giáo lý 231

quên những vết thương đau đớn của mình, Maria để tâm lo lắngkhông biết mẹ em có chỗ ngủ trong bệnh viện hay không? Hoặclòng sốt sắng cao độ của Maria trong lúc nhận Mình MáuThánh Chúa lần cuối cùng đã gây xúc động cho mội người cómặt. Và đặc biệt là em sẵn sàng tha thứ cho chàng trai đã hạ sátmình.

Trong ngày phong Chân Phước của em, vào năm 1947, 2em gái và em trai của Maria Gôretti đã xuất hiện trên bao-lơncủa Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô cùng với Đức Piôthứ XII. Và 3 năm sau vào năm thánh 1950, Maria Gôretti đãđược tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

Một vị Thánh được tôn phong là để nêu gương cho chúngta. Đọc qua tiểu sử của Trinh nữ Maria Gôretti, có lẽ em bé gái12 tuổi đang hấp hối và đang bị những vết thương gây nhiềuđau đớn nhưng vẫn sẵn sàng tha thứ cho hung thủ đã cố tình hạsát mình khiến cho chúng ta động tâm nhất trước tấm lòngquảng đại tha thứ này. Không chấm dứt khi Maria Gôretti nhắmmắt xuôi tay vì những nhát dao oan nghiệt. Bởi lẽ cả sau khi từtrần Maria vẫ tiếp tục thứ tha và giúp người đã ra tay hạ sát emđược ăn năn hối cải. Câu chuyện xảy ra như sau: Bị lên án 30năm tù, anh sát nhân Aletxanrô không tỏ ra dấu gì là hối tiếc về

hành động dã man điên cuồng mình đã làm. Cho đến ngày kia,trong một giấc mơ mà anh gọi là một thị kiến. Anh thấy MariaGôretti ung dung hái những cành hoa tuyệt đẹp trao tặng choanh. Cuộc đời anh thay đổi từ đó. Và khi được giảm án sau 26năm tù. Việc đầu tiên anh làm sau khi được tự do là đi tìm mẹcủa Maria để xin bà tha thứ. Vào năm 1950, Đức Piô XII cửhành thánh lễ va lễ nghi tôn phong Hiến thánh cho Maria

Gôretti, ông Aletxanrô 66 tuổi cũng có mặt giữa 250.000 người

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 232: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 232/610

Truyện kể Giáo lý 232

tham dự. Người ta thấy những giọt nước mắt chảy dài trên máông. Không biết đó là những giọt lệ thống hối hay là những giọtnước mắt của niềm hân hoan.

Lạy Chúa, mặc dầu hãy còn thơ ngây nhưng Chúa đã choThánh Trinh nữ tử đạo Maria Gôretti ơn sức mạnh để làm nhânchứng cho Đức Trinh khiết và lòng quảng đài tha thứ. Xin chochúng con nhất là giới trẻ ngày hôm nay biết noi gương sángcủa Thánh Maria Gôretti biết tôn trọng thân xác và phẩm giácủa mình cũng như quảng đại thứ tha.

266. BA NGƯỜI CONMột người cha kia có ba người con. Người con cả đã có

chức vị, anh làm luật sư. Người con thứ đã qua các kỳ thi cử,nhưng chưa có việc làm, người con út còn đang học, nhưngchưa biết mình có đạt đến đích không. Cả ba người anh em

thường gặp nhau, nói chuyện và giúp đỡ nhau.267. HAI ĐỨA TRẺ ĐI MỜI MỘT LINH MỤC ĐẾN

VỚI MỘT NGƯỜI HẤP HỐILinh MụcJacques Walter là chính xứ Saint Beniface tại

Washinton. Năm 1860, Ngài bị một tai nạn mà các báo chí bấygiờ đã làm rùm beng lên vì những tình tiết lạ lùng kèm theo tai

nạn đó. Vào giữa đêm, vị chánh xứ bị chuông cửa đánh thứcdậy. Ngài chỗi dậy à hấp tấp ra phòng ngoài. Nhìn qua cửa sổ, Ngài nhìn thấy hai đứa bé 7 đến 8 tuổi đang đứng đợi Ngài.Cha xứ hỏi xem hai đứa bé cần gì, thì hai đứa bé trả lời là cómột ông cụ già sắp chết và xin gặp Linh Mục. Đồng thời haiđứa bé cũng chỉ tên đường và số nhà của người hấp hối. VịLinh Mụchối hả mặc áo và đi ra. Trong khi đó hai đứa bé đã

 biến mất, rất may là con đường đó rất quen biết nên vị Linh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 233: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 233/610

Truyện kể Giáo lý 233

Mụccỏ thể tìm thấy ngay căn nhà không mấy khó khăn. Nhưng,điều hơi lạ là cửa ngoài mở toang. Vị chánh xứ leo lên lầu bamà không thấy gặp ai cả. Nơi lầu ba, Ngài thấy một cánh cửamở và đó là căn phòng của người hấp hối đang đợi Ngài. Ôngcụ ở đó hoàn toàn một mình và khi thấy có người đến thì liền tỏý muốn gặp một vị Linh MụcCông Giáo. Vị chánh xứ cho biết Ngài là Linh Mụcvà hỏi ông có sai hai đứa bé đến nhà xứkhông. Người bệnh nhân trả lời là không có đứa bé trai nàotrong nhà cả, nhưng ông có hai đứa con trai chết từ lâu. Vị

chánh xứ cho ông chịu những bí tích sau hết, và về nhà xứ.Thoạt tiên thì vị Linh Mụckhông để ý đén chuyện đó, nhưngsau khi ông cụ qua đời, Cha Walter mới ý thức đến những cảnhngộ lạ lùng xảy ra trong câu truyện này. Có thể là Thiên Chúađã cho phép hai đứa con đã chết đến giúp đỡ cha mình đanghấp hối. Nhờ việc các thánh thông công, những người thân củachúng ta đã qua đời là những người cầu bầu và giúp đỡ ta bên

Thiên Chúa, nhất là khi họ về trời.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 234: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 234/610

Truyện kể Giáo lý 234 

268. MỘT BÀ MẸ HIỆN RA BÊN BỜ VỰC THẲM

Một vị đại úy kị binh kể lại một câu chuyện kỉ niệm trong

chiến tranh 1870: “tôi nhận lênh đi thám sát đêm phòng tuyếncủa địch quân. Trong đêm tối, chúng tôi thấy có ánh sáng ở bìarừng và chúng tôi tiến lại gần. Thình lình tôi thấy trước mặt tôihình dáng một người đàn bà hiện rõ trên nền tối. Tiến lên, tôinhận ra mẹ tôi đã chết cách đây ba năm. Bà vẫy tay ra dấu như bảo tôi đừng đến gần. Tôi ra lệnh: “Dừng lại” và la lớn “đừngtiến tới, có nguy hiểm”. Tôi xuống ngựa và bước tới vài bướccách cẩn thận. Khi đó, tôi thấy chúng tôi đang đứng trên một bờ 

hố sâu. Địch quân đã chong đèn bên kia hố để dụ chúng tôi đến.Tức thì, súng nổ lên. Tôi cám ơn Chúa đã gởi mẹ tôi đến để cứuthoát tôi một cái chết chắc chắn.

269. THÁNH LỄ ĐẦU TIÊN Ở CHÂU MỸCách đây 500 năm, vào năm 1492, Linh MụcGioan Perez

đã dâng thánh lễ tai Tân Thế Giới, Châu Mỹ ngày nay. Ngài đi

theo Kha Luân Bồ đến Tân Thế Giới để truyền giáo. Ngài là vịtông đồ truyền giáo tiên khởi của Châu Mỹ. Năm 1492 cũng lànăm đặt nền móng cho Kitô giáo tại Châu Mỹ. Một bàn thờ đơnsơ được dựng lên trên một ngọn đồi thấp, trước cảnh bao lahùng vĩ của thiên nhiên. Cha Gioan Perez đã sốt sắng dâng lễ.Kha Luân Bố và đoàn thủy thủ quỳ khiêm tốn dự lễ. Họ tạ ơnChúa đã cho họ khám phá vùng đất mới, Cho họ xuôi thuyền bình an trên biển cả. Đoàn người rước lễ và nhận phép lành củavị linh mục. Ở Havana đã dựng lên ngôi Nhà Thờ đầu tiên củaChâu Mỹ, ở Isabella, Haiti, di tích của một nhà thờ Kha LuânBố vẫn còn.

270. CHÂN PHƯỚC CHARLES THÀNH BLOISCách đây 60 năm, ở Pháp, có một hiệp sĩ quý tộc chuyên

nghiệp. Suốt đời ông là cuộc đời chinh chiến. Ông không thích

chiến tranh, ông ghét nó. Nhưng ông muốn bảo vệ tổ quốc đồng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 235: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 235/610

Truyện kể Giáo lý 235

 bào ông. Bản tính ông rất điềm đạo và đạo đức. Đối với quânsĩ, ông là người cha tinh thần, một tu sĩ hơn là người lính chỉhuy. Một ngày kia, ông cho hoãn trận đánh để quân sĩ dự lễ đã.

Vị tư lệnh chỉ trích ông:- Anh làm việc điên rồ chi vậy!Ông đáp:- Chúng ta có thể để mất các lâu dài, thành thị về tay địch,

nhưng không thể bỏ lễ được.Trong 9 năm bị quân địch cầm tù, ông không ngừng ước

mơ sự tự do. Tuy vậy, ông dùng thời giờ để cầu nguyện. Saukhi được thả ra, ông trở lại quân đội. Ngày ông bị tử thương,ông đã vẫn dự lễ và rước lễ vào lòng.

Ông là ai? Chính là Chân Phước Charles thành Blois màGiáo Hội mừng lễ ngày 29 tháng 9 hàng năm.

271. Ý NGHĨA CỦA SỰ RƯỚC LỄTrong chức vụ Thủ Tướng nước Anh, thánh Thomas

More bận rộn suốt ngày với công việc. Dẫu thế, sáng nào Ngài

cũng đi dự lễ và rước lễ. Một người bạn hỏi Ngài sao khôngdùng thời giờ ấy cho công tác, Ngài đáp:- “Các lý do bạn muốn mình xa rời thánh lễ cũng là những

lý do làm cho mình cảm thấy cần thường xuyên dự lễ. Mìnhcần giải trí nhiều, và nhờ rước lễ mình cảm thấy khỏe khoắn.Mỗi ngày mình bị cám dỗ phạm tội nhiều lần, và nhờ rước lễmình thắng vượt được. Mình có nhiều công tác nặng nề cần giảiquyết, nên mình cần ánh sáng và sức lực để giải quyết tốt. Nhờ 

sự rước lễ mình đã làm được tất cả.”

272. YÊU CHÚA THẾ NÀO?Khi viết tiểu sử thần Andre, người Canada, Linh

MụcBoudreau ghi lại một giai thoại giúp ta hiểu tình mếnChúa đích thực là gì.

Có lần, thầy Andre hỏi một khách du lịch;

- Bạn mến Chúa không?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 236: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 236/610

Truyện kể Giáo lý 236 

Lẽ dĩ nhiên, người khách trả lời:- Đâu là dấu hiệu bạn mến Chúa? Chẳng hạn, bạn rước lễ

thường xuyên không? Một lần mỗi tuần? Một lần mỗi tháng?

- Thưa thầy lâu lâu một lần, đủ chưa, thầy?- Nếu bạn có người thân thiết bạn có thể cả tuần, cả tháng

không đi thăm bạn chăng? Bạn không có chuyện gì để kể, để tỏlòng mến bạn bè chăng? Bạn đã làm được việc hy sinh nào choChúa Giêsu, Đấng đã chết trên Thập Giá để cứu chuộc chúngta? Nếu chúng ta chỉ biết thật sự yêu mến Chúa?

 Nước mắt chảy dài trên đôi má già của người Môn Đệmới thánh Giuse. Bằng mẫu tượng như thế, thầy Andre diễn tảlòng yêu mến Chúa Giêsu đến tận cùng và ước mong tất cả mọingười đều tỏ lòng yêu mến Chúa thiết tha và thân mật.

273. KHÔNG HỀ NGỜ VỰCKhi nhà khoa học vĩ đại Micae Faraday, hấp hối trên

giường bệnh, vài ký giả hỏi ông có ngờ vực gì linh hồn và sựchết không. Ông trả lời ngạc nhiên: “Ngờ vực hả? Tôi không hề

ngờ vực gì. Tôi luôn luôn tin tưởng. Tôi biết Đấng tôi đã tin vàtôi xác tín Ngài biết mọi điều tôi đã làm”.

274. LỜI NGÀI KHÔNG HỀ MẤTMột bà già khi đau bệnh gần chết, cho mời Linh Mụcđến

giúp bà. Để thử lòng tin của bà, Ngài hỏi: “Con thân mến, consẽ làm gì, nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho con, Chúa để chocon phải hư mất”. Bài trả lời: “Thưa Cha, Chúa làm điều Chúamuốn. Nếu Chúa cho con hư mất; Ngài bị thiệt thòi nhiều hơncon: con chỉ mất linh hồn, còn Ngài sẽ mất vinh dự, vì Lời Ngàikhông được thực hiện”.

275. KẺ CÓ TỘI RUN SỢ Hoàng đế Valens là một người bách hại Công Giáo. Một

lần kia, cùng đoàn cận vệ, vua vào nhà thờ đúng lúc Giáo Hội

mừng lễ hiển linh. Tiếng hát lôi cuốn của ca đoàn, giáo dân

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 237: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 237/610

Truyện kể Giáo lý 237 

trang nghiêm dự lễ, các Linh Mụctrông như các Thiên Thần, vàĐức Giám Mục, thánh Rasil quỳ gối cầu nguyện trước bàn thờ -tất cả cảnh tượng ấy đã đánh động lòng vua đến nổi ông tỏ ra sợ 

hãi. Đến phần dâng lễ vật, theo như tục lễ thời ấy, vua tiến đến bàn thờ để dâng bánh lễ, nhưng không có Linh Mụcnào nhậncủa lễ ông dâng, ông lại càng ăn năn hối hận. Ông loạng choạng bước ra và muốn té được nếu binh lính không kịp đỡ ông.

Chúng ta nhận thấy rằng không nơi nào vinh quang, Chúađược tỏ hiện bằng thánh lễ, dù nơi thánh lễ không cao sangmấy. Trong thánh lễ, Kẻ tội lỗi thường sợ hãi, vì đã xúc phạmđến uy quyền của Chúa trời cao cả.

276. BÌNH AN TRONG TÂM HỒNMột nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đạo Tin Lành, sống ở Ai-len,

mướn một người Ai-len làm việc nhà. Một lần nọ, vợ nhà ngoạigiao hỏi người giúp việc Công Giáo là có bào giờ đi lễ không. Người ấy trả lời là không bao giờ bỏ lễ Chủ Nhật. Anh ta nóithem là đứa con gái của mình lên 13 tuổi thường đi lễ buổi sáng

lúc sáu giờ. Người đàn bà có vẻ ngạc nhiên. Anh giúp việc nóitiếp:- Thưa bà, thánh lễ sẽ làm cho bà bình an vui vẻ suốt

ngày.Sau một lúc suy nghĩ, bà đáp cách them thuồng:- Tôi ước mong tôn giáo của tôi cũng làm cho tôi bình an

vui vẻ suốt ngày.

277. TÔI MUỐN ĐI NHƯ NGƯỜI ĐẦY TỚ Robert Morrison, một nhà truyền giáo Tin lành ở Trung

Quốc, viết thư cho người bạn ở nước Anh xin gửi đến ông mộtngười phụ tá. Một thanh niên người Anh muốn dấn thân điTrung Hoa phục vụ. Sau khi phỏng vấn anh, hội đồng tuyểnchọn thấy anh số sắng, đứng đắn, nhưng tính tình hơi thô vàthiếu lịch sự, nên nói với anh ta: “Chúng tôi nghĩ anh là anh

không làm người truyền giáo được, nhưng nếu anh muốn qua

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 238: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 238/610

Truyện kể Giáo lý 238

Trung Hoa làm người đầy tớ cho người truyền giáo, thì chúngtôi nhận anh đi”.

Anh trả lời: “Thưa quý Ngài, nếu quý Ngài xét tôi không

là người truyền giáo được, tôi sẽ đi như người đầy tớ. Tôi muốnlàm thợ đốn cây, người kéo nước hoặc làm bất cứ việc gì vìdanh Chúa”.

Anh thanh niên được gửi sang Trung Hoa để làm ngườiđầy tớ, nhưng rồi anh sớm trở nên nhà truyền giáo với tên Mil-ne, một trong những nhà truyền giáo xuất sắc nhất tại TrungHoa.

278. SỰ KHIÊM HẠ CỦA TÀI HOAMột nhóm người du lich nước Anh viếng ngôi nhà mà

đạo nhạc sĩ Beethoven đã ở trong những năm cuối đời. Khingười hướng dẫm đưa họ vào một phòng, mở nắp đàn dươngcầm và kính cẩn nói: “Đây là chiếc đàn dương cầm của đạinhạc sĩ Beethoven”. Một phụ nữ trẻ trong nhóm liền ngồixuống bên đàn, đánh vài bài nhạc của Beethoven. Người hướng

dẫn đứng yên. Sau khi chơi xong vài bài nhạc, người phụ nữnói: “Tôi nghĩ là những người đến đây muốn được đánh đàndương cầm của Beethoven!” Người hướng dẫn đáp lại: “Thưacô, năm ngoái Ngài Paderewski (nhà chính trị, nhà sáng tácnhạc và nhạc sĩ dương cầm rất nổi tiếng của Balan đã từng làTổng Thống của Cộng Hòa Ba Lan từ 1919 – 1921, ông sinhnăm 1860 và qua đời năm 1941) đến đây, vài người bạn của Ngài muốn Ngài đánh đàn của Beethoven, nhưng Ngài đã nói:

“Không, tôi không xứng đáng được chơi đàn của Beethoven”.

279. TINH THẦN KHIÊM HẠCác nhà truyền giáo phải học tinh thần khiêm hạ, để tránh

tự kiên tự đại vì thành công của mình và để khỏi thất vọng khiít thành công. Nếu không có tinh thần khiêm hạ thì không xứngđáng làm đầy tớ của Chúa. Đó là một trong những đức tính cơ 

 bản của người truyền giáo.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 239: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 239/610

Truyện kể Giáo lý 239

Một ngày kia thánh Phanxicô Xaviê đang giảng trong mộtthánh phố Nhật Bản, một người đến gặp Ngài và muốn nóichuyện riêng vớ Ngài. Ngài cúi đầu xuống để nghe cho rõ, thì

 bổng nhiên kẻ kiêu ngạo đã nhổ nước miếng vào mặt Ngài.Không nói một lời hoặc một cử chỉ chống đối, Ngài lấy khăntay lau mặt và tiếp tục cuộc nói chuyện. Chàng kia kinh ngạc,tỏ vể kính phục thánh nhân. Một trong những người trí thứcnhất thành phố có mặt hôm ấy nhận định rằng đức tính như thếnâng cao đạo đức, lòng can đảm và tự chủ, chỉ xuất phát từThiên Chúa cho các tôi trung của Chúa. Cử chỉ khiêm hạ củathánh Phanxicô đã đánh động lòng ông, ông trở lại đạo CôngGiáo và lôi cuốn rất nhiều người khác theo đạo. Đức khiêm hạcủa nhà truyền giáo đã mang lại biết bao thành công cho việcmở mang nước Chúa.

Chúa Giêsu nói: “Hãy học cùng ta, vì ta hiền lành vàkhiêm nhượng trong lòng”. Và lời Đức Mẹ. “Chúa hạ kẻ quyềnthế khỏi địa vị của họ và nâng các kẻ khiêm nhường lên” (Lc1,25).

280. ĐỪNG CHEN Ở ĐÂYMột Cha phó xứ trẻ đang giảng dạy về việc Chúa Giêsu

rửa chân cho các Môn Đệ . Ngài nói: “Anh chị em thân mến,chúng ta dành nhau để chiếm địa vị cao trong Giáo Hội, nhưngrất ít người dành nhau để giật được khăn tắm”. Đó là một câunói cứng cỏi để diễn tả rất ít người muốn làm người nhỏ nhất,hèn hạ nhất, khiêm hạ nhất trong thân thê Đức Kitô.

281. CHÚA CHỌN KẺ YẾU ĐUỐICó người hỏi thánh Phanxicô thành Atxidi (1182-1226)

tại sao và bằng cách nào Ngài làm được nhiều sự trọng đại, Ngài vui vẻ trả lời: “Cũn dễ thôi. Chúa từ trời cao nhìn xuốngvà nói. Ta kiếm đâu được người yếu đuối nhất, bé mọn nhất, vônghĩa nhất ở trần thế này. Người ấy sẽ thấy rằng Ta dùng nó chỉ

vì nó là con người hèn mọn nhất, khiêm hạ nhất”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 240: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 240/610

Truyện kể Giáo lý 240

282. ĐỨC TÍNH DỄ THƯƠNG NHẤTKhiêm nhượng là đức tính dễ thương nhất của Kitô giáo.

 Ngày xưa nó là sự ô nhục, ngày nay nó là lời ngợi ca. Chúa

 biến một từ ngữ dễ ghét thành dễ thương, dễ mến đối với mọingười. Tiến sĩ Jowett đã kể một câu chuyện về Ngài GiuseParker. Có lần Parker đã hỏi tiến sĩ: “Tại sao ngày xưa Chúachọn Giuđa làm Môn Đệ ? “ Tiến sĩ đáp: “Tôi không biết,nhưng tôi có một cây hỏi khó hơn: Tại sao Chúa đã chọn tôi”.

283. TẠI SAO CHÚA CHỌN CHÚNG TA

Một lần kia người ta hỏi Ngài Hudson Taylor, nhà truyềngiáo lớn nhất ở Trung Hoa, tại sao Ngài được chọn rao giảngTin Mừng Đức Giêsu ở Trung Hoa, Ngài nhỏ nhẹ đáp: “Chúachọn con, người bé mọn như tôi để mọi người thấy rằng chúngta có một Thiên Chúa vĩ đại dường nào”.

284. KHÔNG NHẬN TRẺ EMVợ của một sĩ quan trẻ nọ, cùng với đứa con gái nhỏ của

mình đến tìm phòng trọ tại thành phố gần bến cảng. Nàng đếntừ xa, cốt để thăm chồng một thời gian, trước khi chồng đichiến đấu ở nơi xa xôi. Nàng biết rằng đây có thể là lần cuối vợ chồng được gặp nhau, vì chồng sắp đi chinh chiến, vì thế bằngmọi giá mẹ con nàng phải kiếm được phòng trọ.

Hai mẹ con đi từ khách sạn này đến khách sạn khác, đâuđau người ta cũng nói là không nhận trẻ con vào phòng trọ, dù

có trả tiền phòng mấy đi chăng nữa.Chúng ta không thể hiểu hai mẹ con có tìm được phòngtrọ chăng. Nhưng ít lâu sau chồng nàng gửi tới tòa soạn tờ báođịa phương than các chủ khách sạn có thái độ vô tâm đối với trẻem. Viên sĩ quan giả thiết rằng chàng chiến đấu cho tổ quốc, tựdo, hạnh phúc là để mọi trẻ em được hạnh phúc chứ không phảicó con chàng hạnh phúc mà thôi. Những kẻ hưởng lợi lộc vìchiến tranh đã không biết thương vợ con chàng, chàng đã giả từ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 241: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 241/610

Truyện kể Giáo lý 241

vợ con để lên đường chiến đấu bảo vệ an lành cho mọi người,trong đó có các ông chủ khách sạn.

285. QUÝ HƠN TẶNG VẬTTrong đoàn người đông đảo đi đón một nhân vật quan

trọng trong chính phủ, một em bé ôm bó hoa tươi đi bên mẹem. Khi đến gần nhân vật ấy, em đã tươi cười chìa bó hoa ratặng cho ông và bắt tay ông. Ông hỏi:

- Tại sao cháu tặng hoa cho ông?- Bởi vì cháu mến ông. Em bé trả lời.- Thế cháu có mang quà gì cho Chúa không?- Cháu tặng cho Chúa cả hồn xác cháu.

286. GIỜ CỦA MỖI NGƯỜITại thành Strasbourg (pháp) có một chiếc đồng hồ vĩ đại

và cổ kính đặt trên một cột cao. Chiếc đồng hồ được kiến trúcmột cách thần kì”

Cứ 15 phút đồng hồ, một cậu bé hiện đánh chuông

Cứ 30 phút đồng hồ, một chàng thanh niên xuất hiện đánhchuôngCứ 45 phút đồng hồ, một cụ già xuất hiện đánh chuông.Đúng 1 giờ thì thần chết xuất hiện đánh chuông.Và đúng 12 giờ đêm thì Chúa Giê su và 12 tông đồ lần

lượt xuất hiện để phán xét.Đứng trước chiếc đồng hồ kì lạ ấy, không ai là không

khỏi suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, về thời giờ chóng qua, về sựchết và phán xét. Về cái mà thánh kinh gọi là “giờ của mỗingười”.

Các bạn thân mến, Chúa đến gặp gỡ chúng ta trong giờ sau hết. có nhiều người lo sợ và thù ghét sự chết. Văn hào hiệnsinh và vô thần Jean-paul sartre nói “sự chết là một sự vô nghĩalý”. Người tín hữu kitô quan niệm rằng “sự chết là một cuộc rađi về nhà cha”. Và họ nằm xuống ra đi trong niềm tin tưởng và

hy vọng.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 242: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 242/610

Truyện kể Giáo lý 242

Thánh nữ Têrêsa hài đồng Giê su nói trước khi chết “tôikhông chết, tôi đi vào sự sống… tôi thấy điều tôi tin, tôi đượcđiều tôi tin cậy. Tôi hiệp nhất với đấng tôi yêu mến với tất cả

tiềm lực tình yêu”. Chị ôm cây thánh giá vào lòng và tắt thở trong lời cuối cùng “Lạy Chúa,… con yêu mến Chúa”.

Thánh Phaolô kêu lên “tôi mong mỏi được chóng ở vớiChúa Ki-tô.”

Đó là những nguyện vọng của các thánh và cũng lànguyện vọng của các tín hữu đã ly trần: được gặp Chúa trongvinh quang, được nhìn thấy Chúa nhãn tiền. Rồi, chúng ta sẽđược “nhìn thấy Chúa nhãn tiền”, thánh Phaolô giải thích “bâygiờ chúng ta xem thấy lờ mờ như trong gương, Mai sau ta sẽđược xem thấy nhãn tiền. Bây giờ tôi chỉ hiểu biết một phần,mai sau tôi sẽ hiểu biết hoàn toàn như tôi biết mình tôi vậy”.

 Nhưng chúng ta không phải là những cá nhân đơn độc đểđược tân hưởng vinh quang. Thánh Gioan nói: “Đoạn tôi thấymột số người không đếm được, thuộc mọi dân tộc, thuộc mọichi họ, mọi quốc gia và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước tòa và

trước Chiên Con mặc áo trắng và tay cầm nhành vạn tuế…”.Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ gặp Đức Mẹ thân yêu củachúng ta, Thánh Giuse, Thánh bổn mạng của ta, các Thánh màchúng ta sùng kính, Thánh Thiên Thần hộ mệnh và ông bà, chamẹ, vợ chồng, họ hàng thân thuộc… Những linh hồn mà chúngta đưa về với Chúa và đoàn đông đảo những người tin vàoChúa Kitô.

287. ĐIỆU MÚA ĐẮT GIÁ NHẤTBữa tiệc mừng sinh nhật Hêrôdê.

Rượu ngon, thịt béo khách đê mê.

Cô gái nhịp theo đàn múa nhảy, lòng vua ngây ngất đến u mê.

Trong cơn mê sảng vì khoái chí, nhà vua đã hứa cho cô

gái bất cứ điều gì, dù xin nửa nước cũng cho. Cơ hội ngàn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 243: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 243/610

Truyện kể Giáo lý 243

vàng! Hêrôdia chụp lấy để thỏa lòng mong ước: cái đầu của

Gioan. Vua sai lính đi, Lính vào ngục chém đầu Gioan, đặt trên

mâm bưng vào bàn tiệc. Cô gái nhận quà đem cho mẹ. Ôi lạnhlẽo rợn người. Vua sai, đi chém đầu một người cũng như đi vào

kho bưng thêm món lạ. Món tráng miệng cho bữa tiệc sinh nhật

nhà vua: một đầu người.

 Người là ai? Người là đấng dọn đường cho Thiên Chúa, là

người lớn nhất trong mọi người do mẹ sinh ra. Nhưng vớiHêrôdê, mạng Ngài chỉ đáng làm quà thưởng cho một điệu múa

con gái Hêrôdia; và cái đầu Ngài chỉ đáng làm món tráng

miệng cho bữa tiệc xa hoa.

Cách đánh giá của Thiên Chúa và cách đánh giá của loài

người khác nhau như thế bạn ạ.Trong cuộc sống tông đồ của bạn, bạn đừng trông cậy vào

sự khâm phục hay quý trọng của người đời. Dù bạn tốt đến đâu,

hữu ích thế nào thì người ta cũng có thể đổi bạn lấy một trò vui,

một nụ cười hay để thỏa mãn một chút tự ái như Hêrôdê: không

muốn giết Gioan nhưng đã lỡ hứa trước bá quan văn võ đangdự tiệc.

Điểm tựa và lẽ sống duy nhất của bạn chỉ có thể là TìnhYêu thành tín của Chúa, Đấng đã mời gọi bạn dự phần vớiChúa Giêsu. Niềm vui duy nhất của bạn là biết mình làm đúngý Ngài

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 244: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 244/610

Truyện kể Giáo lý 244 

288. CHỊU CHẾT THAY CHO NGƯỜI KHÁCLinh MụcMaximilien Kolbe dòng Phanxico, người Ba

Lan bị áp giải cùng một số tù nhân đến trại giam Auschwitz của

 phát xít Đức. Ngày 30/07/1941, khi điểm danh, cai tù phát giácđã có một tù nhân đã trốn trại. Ai nấy điều bàng hoàng vì họ biết: hễ có kẻ vượt thoát thì 10 người cùng trại sẽ bị phạt giamcho đến khi chết đói. Đêm hôm ấy, mọi người điều không thểchợp mắt được với nỗi lo sợ kinh hoàng cho ngày mai. LinhMụcKolbe vẫn bình thản đến an ủi và giải tội cho các bạn tùchung quanh, thái độ vui vẻ hồn nhiên của Ngài cuối cùng đã

giúp cho mọi người thiếp vào một giấc ngủ mệt mỏi. Sáng hômsau, chỉ huy trại loan tin không bắt lại được kẻ trốn. Toàn khốitrại tù 14 đứng im chờ tuyên phạt. Viên chỉ huy dừng lại trướchàng ngũ tù nhân và tuyên bố :

- 10 người trong bọn các anh sẽ phải chết thay. Lần saumà còn có đứa trốn thoát thì sẽ tăng thêm 20 người.

Y đi duyệt qua hàng đầu, có vẻ cân nhắc rồi đưa tay chỉngười này, chọn người kia cho đủ con số 10 người phải chết.

Bỗng trong số các tử tội có 1 tù nhân bật khóc kêu gào :- Trời ơi, vợ tôi, các con tôi…Viên chỉ huy chưa kịp phản ứng thì lại có một người nữa

 bước ra khỏi hàng ngũ. Người ấy can đảm nhìn thẳng mặt viênchỉ huy. Y bỡ ngỡ lùi lại, quát bảo người tù phải đứng lại. Nhưng cuối cùng Linh MụcKolbe đã dừng lại ngay trước mặt yvà từ tốn đề nghị :

- Ông có thể cho phép tôi được chết thay cho một tử tộikhông?

- Nhưng anh là ai?- Tôi là một Linh MụcCông Giáo.- Anh…anh muốn chết thay cho ai?- Cho người này. Vừa nói, Linh Mụcvừa chỉ vào người tử

tội.- Tại sao?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 245: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 245/610

Truyện kể Giáo lý 245

- Vì đời tôi sẽ chẳng còn giúp ích cho ai được bao nhiêu,mà anh bạn của tôi đây lại còn có vợ có con…

Viên chỉ huy bàng hoàng một lúc nhưng không thể hiểu

nổi, thế rồi y vẫy tay ra hiệu chấp thuận. Cha Kolbe tiến ranhập bọn với 9 người tử tội xấu số khác.

Trong khối nhà tàn sát hủy diệt mang tên Auschwitz cònđược bảo tồn cho tới nay như một chứng tích về sự dã man tànác của con người, ở đó có một căn hầm giam tử tội. Từ lúc họ bị lột hết quần áo tống vào đó, họ không hề được cho ăn và chouống một giọt nước. Cực hình đói và khát kéo dài, cứ thế nạnnhân thoi thóp từng giờ từng ngày. Và trước khi kiệt sức hoàntoàn đến bất động, cái địa ngục thu nhỏ ấy không lúc nào khôngvang lên những tiếng kêu gào hãi hùng hoặc những tiếng chửirủa hung dữ. Thế nhưng lần này thì quả thật có một phép lạ đãxảy ra. Bọn lính canh không hiểu nổi khi từ bên trong lại vanglên tiếng những tử tội cầu nguyện và ca hát. Thỉnh thoảng cũngcó những tiếng rên rỉ đau đớn, nhưng tuyệt nhiên không hề cómột tiếng kêu là tuyệt vọng…

 Ngày 15/8/1941, đúng 2 tuần sau khi bị giam trong hầmhủy diệt, chỉ còn duy nhất cha Kolbe sống sót. Toán lao côngvào thu dọn các tử thi trông thấy cha ngồi bệt dưới đất, đầu tựavào vách hầm, thân thể vẫn sạch sẽ, vẻ mặt tươi sáng. Bọn mậtvụ SS đành phải kết liễu đời cha bằng cách chích một mũithuốc độc. Như mọi lần, tử thi của cha được đưa vào lò hỏathiêu, tàn tro đem ra mà tung vãi cho cuốn theo chiều gió, trở thành một loại phân bón làm cho những vùng đất canh tác

quanh đó nên màu mỡ…Bốn mươi mốt năm trôi qua, Chúa Nhật 10/10/1982, Giáo

Hội đã tôn phong hiển thánh cho Linh MụcMaximilien Kolbetrong dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật thánh Phanxico Atxidisáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn. Buổi lễ hôm ấy, có mộtngười, có cả một gia đình chắc chắn đã xúc động hơn ai hết vàcũng hân hoan hơn ai hết, đó chính là tử tội cùng gia đình con

cháu đã được cha Kolbe xin chết thay cho năm xưa…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 246: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 246/610

Truyện kể Giáo lý 246 

(Trích bài giảng của Lm. Bernard Bro-OP).

GIÁO HỘI

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 247: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 247/610

Truyện kể Giáo lý 247 

289. CÁI CHẾT CỦA THÁNH PHÊRÔ TẠI RÔ MAThánh Phêrô đến Rooma vào thời Hoàng Đế Claude(năm

42) và chết tại đó vào ngày 29.6.67 cùng một lúc với thánhPhaolô, sau khi đã cai quản Giáo Hội 25 năm, 1 tháng và 9ngày. Từ năm 64 trở đi vị hoàng đế khết tiếng Néron mỗi nămđều bắt bớ các tín hữu, và khi ông muốn bắt thánh Phêrô, cáctín hữu khác khoản xin Ngài rời khỏi thủ đô. Dựa trên lời củaChúa: “Khi người ta bắt bớ ngươi tại thành này, ngươi hãy trốn

sang thành khác”, Thánh Phê rô rời khỏi La mã khi trời tối. Khi Ngài đang rảo bước trên Appienne, Chúa Giê su đã hiện ra cho  Ngài vai mang Thập Giá, theo như lời chứng của thánhAmbrôsiô. Ngạc nhiên, thánh Phê rô hỏi Chúa: “Lạy Chúa Ngài đi đâu?” ( tại đây được xây dựng một nhà nguyện đượckhắc câu(Quo Vadis, Domine?)”. Thầy mới trả lời: “Ta đi chịuđóng đinh một lần nữa”, sau đó Chúa biến mất.Thánh Phê rô

hiểu ngay là Ngài sẽ bị chết thập hình, và lập tức Ngài trở lại vềthành Rôma.Ngài bị bắt, đeo xiềng xích và tống vào ngụcMamertine. Ngục thất này vẫn còn cho tới ngày nay, dưới điệnCapitole, được xây dựng bằng đá tảng, ngục thất này hết sức tốităm và ẩm thấp. Trên nhà ngục này, nay một nhà thờ được xâydựng lên: “Thánh đường Phê-rô trong ngục”. Sau khi bị giam 8tháng, thánh Phê-rô bị lên án tử hình.Trước tiên Ngài bị đánh

đòn, sau đó người ta giải nghĩa và thánh Phao-lô đến nơi tửhình. Giữa đường thánh Phao-lô bị tách ra khỏi Ngài nơi màngày nay có “nhà Nguyện chia tay”, và được đưa đến suốiSalviennes, cách đó một dặm. bị cột một cái trụ bằng đá cẩmthạch (nay vẫn còn), và bị chém đầu, truwowca khi chết thánhPhao-lô kêu lên: “ lạy Chúa Giê-su con phó thác linh hồn con

trong tay Ngài”.Trong khi người ta dẫn thánh Phao-lô đi tử

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 248: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 248/610

Truyện kể Giáo lý 248

hình, thì thánh Phê-rô được đưa lên đồi Janicula, đứng trên đồinày người ta có thể nhìn thấy toàn thành phố.Người ta đóngđinh Ngài, nhưng thấy mình không xứng đáng để chết giốngthầy, Ngài xin được đóng đinh ngược, đầu xuống đất. Thi hàithành Phê-rô được các tín hữu chôn cất tại đồi vatican, nơi đâyđược xây một nhà nguyện, và sau đó Hoàng đế Constahtin xâydựng một vương cung thánh đường.Khi thánh đường này bịxụp đổ thời trung cổ, các giáo hoàng thời phục hưng cho phá đivà dựng lại taih đó tháp vòm vĩ đại Thánh Phê-rô, công trình

kéo dài 100 năm và hoàn thành năm 1626. Nơi đó an nghĩ thihài cỉa vị lãnh tụ các tông đồ, trước bàn thờ của hầm mộ nàymột ngày đêm cháy sáng hàng trăm ngọn nến.

290. BỨC THƯ CỦA THÁNH CLÊMENTÊ GỞIGIÁO HỘI CÔRINTÔ

Thánh Clêmentê là người kế vị thứ 3 của Thánh Phê-

rô.Ngài là đức Giáo Hoàng từ năm 91 đến 101 và đã biết thánhPhê-rô và Phao-lô, có thể Ngài còn là đồ đệ của hai Thánhấy.Dưới triều đại Ngài, một cuộc tranh luận nổ ra tại Corintôgiữa vị Giám Mục và cộng đoàn. Dẫu thánh Gioan còn sống tạiÊphêsô, các tín hữu không trình bày với Ngài, mà với vị kế vịthánh Phê-rô, Thánh Clêmentê. Thánh nhân trả lời cho họ một bức thư dài rất nổi danh, Ngài nói: “Tôi tin là tôi đã phạm lỗi

lầm nghiêm trọng khi cách chức các Linh Mụcđã thi hànhnhiệm vụ của mình cách gương mẫu”. Bức thư thứ nhất này củaThánh Clêmentê còn lưu lại đến chúng ta, bức thư đã chấm dứtsự bất thuận tại Corinthô. Thật là một điều đặc biệt đáng chú ýkhi các tín hữu Corinthô lại liên hệ trình bày vấn đề cho một vịGiám Mục của một địa phận mà họ không có thuộc về đó.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 249: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 249/610

Truyện kể Giáo lý 249

Không bao giờ họ làm điều đó nếu họ không nhận rằng GiámMục Rôma là vị cầm đầu tối cao của Giáo Hội.

291. ĐỨC GIÁO HOÀNG VICTOR VÀ LỄ PHỤC SINHTrong thời kì đầu, những tín hữu ở tiểu Á, mừng ngày lễ

Phục Sinh cùng với người Do Thái, nghĩa là ngày 14 nisan(tháng 4). Trái lại, Giáo Hội Rôma lại mừng lễ Phục Sinh vàoChủ Nhật sau mùa trăng rằm thứ nhất tiếp sau điểm của mùaxuân( ngày xuân phân). Vì thế Thánh Polycarpô, Giám Mục

Smyrna, đến Rôma năm 162 để thương lượng với Giám MụcAnicêlô. Dẫu thế, tiểu Á vẫn giữ thoái quen cũ. Nhưng đến năm190, giáo hoàng Victor ra lệnh cho các Giám Mục Á châu phảitheo lịch định của Rôma, nếu bất tuân sẽ bị dứt phép thôngcông. Không bao giờ Giám Mục Rôma có thể ban một lệnh nhưvậy nếu Ngài không nắm giữ quyền bính tối cao của Giáo HộiCông Giáo.

292. ĐỨC GIÁO HOÀNG PI Ô VII VÀ NGƯỜI THỢ MAY

 Người ta biết là năm 1809, Napoleon I đã bắt đức Pio VIIvà giữ Ngài làm tù binh tại Savone. Những người cai ngục từchối không cho Đức Giáo Hoàng mọi tiện nghi, kể cả nhữngtiện nghi cần thiết nhất, đến nỗi Ngài không có áo quần xứng

đáng cho chức vụ của mình. Áo dòng trắng của Ngài rách bươm. Ngài xin một người thợ may vá lại dùm. Nhìn thấy chiếcáo quá sờn của Đức Giáo Hoàng, người thợ may động lòngthương hại, và để cho dân thành thấy tình cảnh khốn khổ của Ngài, ông đã đem cho dân thành coi chiếc áo. Mỗi người muốncó một kỉ niệm của Đức Giáo Hoàng nên người thợ may phảicắt chiếc áo ra từng mảnh nhỏ để đáp ứng lòng mong ước củahọ. Dân thành đã mua một chiếc áo dòng mới để dâng cho Đức

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 250: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 250/610

Truyện kể Giáo lý 250

Thánh Cha và kèm thêm là một món tiền họ lạc quyên được.Đức Thánh Cha cám ơn họ và phân phát tiền cho người nghèo. Ngày nay, “đồng tiền của Thánh Phê-rô” rất cần thiết hơn lúcnào hết, vì Đức Giáo Hoàng không có muốn tài trợ nào ngoàinhững quà biếu tặng của toàn thể tín hữu.

293. MỘT ÔNG VUA MUỐN LY KHAI HÀNGGIÁM MỤC NƯỚC MÌNH KHỎI RÔ MA

Guillaume I, vua nước Hà Lan, cấm cách Giáo Hội CôngGiáo và tìm cách ngăn cản của việc liên lạc của Giám Mục HàLan với Tòa Thánh. Một hôm, ông cho gọi một Giám Mục vànói: “ Tôi ngạc nhiên là các ông tuân phục các mệnh lệnh củaGiáo Hoàng cách mù quáng như vậy”. “Những Giám Mục tốtkhỏi cần đến Giáo Hoàng không được à ?” Để trả lời, vị GiámMục nói: “Đúng như vậy, cũng như các viên chức triều đìnhkhông cần đến nhà vua”. Giống như cành cây không cần nối

liền mật thiết với thân cây, và không thể tồn tại nếu không cónó, hàng giáo phẩm cũng cần phải liên hệ mật thiết với TòaThánh như vậy.

294. NHỮNG PHẨM PHỤC GIÀU SANG CỦA CÁCGIÁM MỤC

Thánh Phanxicô Salêsiô, Giám Mục Gereve một hôm đi

qua một nhà thờ các tu sĩ Capucins thuộc địa phận Ngài. Vìđang giữa mùa chay nên vị giảng thuyết nói về cách ăn mặcsang trọng. Linh Mụcgiảng thuyết chỉ trích luôn các Giám Mục,vù theo ông thay vì nêu gương tốt thì các Giám Mục lại mặcnhững phẩm phục giàu có, di chuyển bằng xe cộ sang trọng.Sau bài giảng thuyết, thánh giám muc Phanxicô cho gọi vịgiảng thuyết đến tại phòng thánh. Khi chỉ còn một mình họ,

thánh Phanxicô nói: “Bạn ơi, bạn đã giảng một bài giảng rất

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 251: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 251/610

Truyện kể Giáo lý 251

xây dựng. Có thể đúng là những bề trên trong hàng giáo phẩmchúng ta có những khuyết điểm mà các tu sĩ không có. Tuynhiên, không được khôn ngoan khi nói điều đó cách công khai. Ngoài ra, các vị trong hàng giáo phẩm phải mặc những phẩm phục xứng đáng với địa vị của họ. Hơn nữa, chắc cha không biết cái gì dưới bộ phẩm phục bằng lụa đó. Nói đến đó, vị GiámMục cởi nút áo dùng ra và để lộ quần áo gai thô. ThánhPhanxicô nói tiếp: “ Tôi muốn cho cha thấy điểm đó để dạy chocha biết, sự khiêm nhường và tinh thần ăn chay phạt xác có thể

có chổ đứng dưới bộ đồ lụa là, và khuyên cha nên cẩn thậntrong lời nói và đoán xét”. Nếu các vị trong hàng giáo phẩmcủa Giáo Hội lại ăn mặc bẩn thỉu… Chính vì ăn mặc đúng nhưchức vị họ đòi hỏi. Những điều kẻ xấu miệng nói không liênquan gì đến họ, vì những người như thế không bao giờ cả.

295. CÁC BÍ TÍCH NƠI CÁC NGƯỜI TIN LÀNH

Một vị vương hầu Tin Lành miền Saxe, kiếm một vịgiảng thuyết để giảng cho triều đình của ông, đã cho thông báocông khai điều đó và cho biết chính ông sẽ thi tuyển những ứngcử viên. Ba vị giảng thuyết đến trình diện. Vị bá tước hỏi ngườithứ nhất: “Có bao nhiêu bí tích?”. Ông ta trả lời: “2, phép thánhtẩy và lời Chúa”. Vị bá tước mời về và hỏi người thứ hai: “Có bao nhiêu bí tích?”. Người này trả lời: “có 3, thánh tẩy,lời Chúa

và sự thông hiệp (bẻ bánh)”. Vị bá tước cũng mời về và hỏingười thứ ba cũng câu hỏi đó. Người đó trả lời: “ Thưa Ngài bao nhiêu Ngài muốn”. Thích thú vì câu trả lời này, vị bá tướcgiao cho ông chức vụ giảng thuyết và nói: “Tốt lắm, ông đã cóthể thích nghi với tôn giáo với những ý thích của người lãnhđạo trần gian của ông”. Đạo thật không thể tùy thuộc vào ý

thích của người quyền lực dưới đất, vì chân lý không thay đổi.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 252: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 252/610

Truyện kể Giáo lý 252

Giống như toán học, tôn giáo bất di bất dịch như 2x2=4 và mộtkhi ta chứng minh rằng tôn giáo thay đổi, thì tôn giáo khôngcòn xác thật nữa.

296. SOLA FIDEKhi ta có thể chứng minh rằng một Giáo Hội nào tuyên

xưng một giáo lý nào dẫn ta đạt tới toàn thiện và thánh thiện,thì ta có thể kết luận là Giáo Hội đó không phải là thánh, vànhư thể không phải là chân thật. Vậy, chúng ta có thể trưng

nhưng bằng chứng như vậy chống lại Giáo Hội do MarthinLuther sáng lập. Nhà cải cách này phổ biến ở mỗi trang trongcác tác phẩm của ông nói: “ Hãy xem sự phong phú của ngườitín hữu hay kẻ được thanh tẩy lớn lao chừng nào, vì nó khôngthể mất ơn cứu rỗi được, dẫu nó có muốn hoặc tội lỗi nó nhưthế nào đi chăng nữa, ngoại trừ nó muốn không tin. Không tộilỗi nào có thể làm nó hư mất, ngoại trừ sự không tin”. (De capt

 babyl II vol.m.2264). Năm 1521, ông dám viết cho bạn ông làMélanchten như thế này: “ Hãy nên một người tội lỗi: hãy phạm tội nhiều, nhưng hãy tin nhiều hơn nữa”. Theo như giáothuyết này của Luther thì con người có thể phạm những tội lỗikhốn nạn nhất, nó vẫn có thể lên trời được, nếu nó tin. Nhữngnguyên tắc như vậy là khoáng trắng của Luther không thánhthiện và tính cách thánh thiện không có ở trong Giáo Hội mà

ông đã lập ra.

297. NHỮNG LỜI NÓI CỦA LUTHER Một Giáo Hội chân thật phải có vị sáng lập thánh thiện.

Vậy khi ta có thể chứng minh rằng, người sáng lập của tôn giáokhông phải là một gương mẫu toàn thiện và người đó lại là mộtthứ ngược lại, thì người đó lại là một thứ ngược lại, thì người ta

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 253: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 253/610

Truyện kể Giáo lý 253

cios thể kết luận là một tôn giáo như vậy không có dấu chứngcủa sự thánh thiện. Bằng chứng này rất dễ đưa ra để nói vềLuther và Giáo Hội của ông. Ai đã đọc những tác phẩm củaông đều tìm thấy nhiều đoạn chứng tỏ không những một lòngtự ái sôi nổi và một tình hình thù hận, mà còn một người bịnhững đam mê nhục nhã chế ngự. Luther thường xuyên dùngnhững danh từ thô tục như : “ mồm, quái vật, đồ cộc cằn, đồlợn, lừa, phân, dịch tả, nhổ, nhai nghiến, nhậu say,… nhiều điềumà con người ít học nhất cũng đỏ mặt khi nghe đến. Và chính

Đức Giáo Hoàng trở nên cái đích để ông tìm cách bôi nhọ. Sựkiêu ngạo và lòng tự ái vô giới hạn của ông đã hiện rõ nơinhững câu nói như: “Tôi được nổi tiếng trên trời, dưới đất vànơi hỏa ngục. Tôi có quyền…Tôi là một đại tấn sĩ có giá trị hơncả Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, và các tu sĩ. Luther, khinói ông không thể đọc kinh “Lạy Cha” mà không nguyền rủa,ông nói rằng khi ông đọc kinh “Lạy Cha” thì ông nổi giận tức

tối Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo đến nỗi ông bắt buộc phải nguyền rủa họ. Trong cuộc nổi dậy các nông dân,ông khuyên các lãnh Chúa phải: đánh đòn các kẻ khốn nạn, bópcổ và tàn sát họ vì một lãnh Chúa có thể lên trời nhờ đổ máungười khác hơn là bằng việc cầu nguyện. Chỉ một sự kiệntương tự được đưa ra trong quá trình xin phong thánh mộtngười, đã để ngăn cản việc phong thánh rồi. Và Luther lại chomình là: “con người của Thiên Chúa, và là một người cải cách”. Nhiều văn sĩ, trong đó có Dollinger, cho rằng Luther uống rượukhi viết sách. Cả đến nhiều người tin lành đã trách Luther vềnhững điều thô bỉ của ông và nói những tác phẩm của ôngdường như là của một kẻ chăn lợn hơn là của một người chăndắt linh hồn nổi danh như vậy. Năm 1531, Wicel đã viết thư

cho một đồ đệ của Luther tên là Balthasar Raid: “Một sự nóng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 254: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 254/610

Truyện kể Giáo lý 254 

giận, một sự khao khát trả thù, một sự thô lỗ, thói quen vukhống, một đời sống vô luôn như vậy… Cũng không thấy nơinhững tiên tri tôn giả và những người lạc giáo. Tự anh, anh biếtđiều ấy”. Và nhà thông thái Erasme viết: “Một người có lươngtri bình thường đều có thể nhận định rằng: một người đã khởixướng một cuộc cách mạng như vậy, nhưng không thể bằnglòng với những nguyền rủa và vu khống của mình, thì người đókhông thể là một người được Thiên Chúa sai đến. Sự ngạo mạnnày chỉ là kết quả của sự điên rồ và sựu nhẹ dạ không kiềm chế

này không thể đi đôi với tinh thần tông đồ được”. Tính tình củaLuther chứng minh rằng Giáo Hội mà ông thành lập không thểcó dấu chỉ thánh thiện được.

298. NHỮNG ĐỊA PHẬN MỚI ĐƯỢC ĐỨC LÊ ÔXIII THÀNH LẬP

Ta chỉ có thể thấy được nỗi khó nhọc mà Giáo Hội phải

gánh lấy để truyền bá Đức Tin trong mọi nước trên thế giới,hoặc nhận biết được sựu thành công trong công việc truyềngiáo, khi nhìn đến con số mõi ngày một tăng của các địa phận.Trong vòng 25 năm làm Giáo Hoàng (1878 – 1903) Đức LeonXIII đã thành lập 2 giáo khu (thuộc quyền giáochủ) Patriarcats,34 tổng giáo phận,113 địa phận, 65 đại phận có đại diện tôngtòa (Vicariat apostolique), 35 khu truyền giáo, 3 khu có đại diện

truyền giáo. Những con số đó nói lên Giáo Hội Công Giáokhông ngừng tăng lên, vì Giáo Hội là “ Đại Đồng”.

299. CÒN HƠN SỰ THA THỨ Cha tôi ốm nặng, nguy kịch có thể chết. Tôi săn sóc cho

người, biết mình trong quá khứ có nhiều lỗi lầm đối với ngườinhư không vâng lời, không mến người đúng mức. Tôi sầu buồn

và quyết định phải xin lỗi Người. Sau khi tôi nói lời xin lỗi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 255: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 255/610

Truyện kể Giáo lý 255

 Người âu yếm nhìn tôi và nói: “Người không cần nhớ lời xinlỗi của tôi, vì người yêu thương tôi nhiều. Cha trần gian mà cònnhư vậy huống gì cha trên trời!” Ta sẽ tha thứ mọi gian ác của

họ và không còn nhớ đến tội họ nữa. (Do thái, 8,12).

300. SỨC MẠNH THA THỨ Một lần công nhân trẻ kể câu chuyện sau đây:Có lần tôi mất dụng cụ tốt và tôi thấy nó trong đồ nghề

của người bán cùng xí nghiệp. Là người Công Giáo duy nhấttrong phân xưởng trong muốn học nơi Chúa sự tha thứ. Tôi đếngặp người bạn và nói: “Tôi thấy anh có một dụng cụ làm việccủa tôi, nhưng anh cứ giả mà làm nếu anh cần nó!”. Tôi vẫnlàm việc như không có chuyện gì xảy ra và cố quên câu chuyệnmất mát.

Trong hai tuần lễ sau đó, đã 3 lần người bạn kia đã tìmcách bồi hoàn cho tôi, như tặng quà cho tôi, làm việc phụ trộingoài giờ cho tôi và để quên cố tình một số tiền vào túi áo tôi.Câu chuyện trôi qua và giữa chúng tôi nẩy sinh một tình bạn

thắm thiết.

301. LẠY CHA XIN THA CHO CHÚNG CONMột người tử tù đang bị tù trong nhà lao Nhật Bản. Anh

không có gì làm, nên buồn bã mà đọc Kinh Thánh mà một Chatuyên ý đã tặng cho anh. Càng đọc anh càng mến mộ đạo Chúa.Khi anh đọc đến câu sau đây trong cuộc tử nạn của Chúa “LạyCha, xin hãy tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúnglàm”, anh dừng lại và suy nghĩ thấy tâm hồn bị đau đớn như cóđinh đâm thâu. Vậy đây là lời anh nói: “Chỉ qua một câu nóicủa Chúa Giêsu, tôi hiểu được nội dung Kitô giáo”.

302. SẼ THA THỨ, NHƯNG MÀ...Một phụ nữ đến gặp cha tuyên úy để nói chuyện với Ngài

về ơn tha thứ. Sau khi nói dài dòng hồi lâu, bà kết luận: “Con

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 256: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 256/610

Truyện kể Giáo lý 256 

sẽ tha thứ cho người khác, nhưng con muốn không bao giờ tiếpxúc với họ nữa”.

Cha tuyên úy ôn tồn nói: “Đó là cách con muốn Chúa tha

thứ cho con sao? Con muốn Ngài tha thứ cho con, rồi sẽ không bao giờ nói chuyện với con nữa không?”

303. THA THỨ LÀ GÌ?Được hỏi tha thứ là gì, một thanh niên đã trả lời cách

 bóng bẩy: “Đúng là mùi hương của hoa tỏa ra khi hoa bị gẫmđạp lên”.

Kinh Thánh nói: “Anh chị hãy diệt trừ khỏi mình anh chịem mọi gay gắt, mọi tức giận, mọi căm phẩn, mọi chửi rủa vàmọi thứ gian ác. Trái lại hãy ăn ở hiền lành, hòa nhã với nhau.Hãy tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa, vì Đức Kitô, đã tha thứcho anh chị em” (Eph 4,31-32).

304. TÁC ĐỘNG BÊN TRONGTrong thời gian vẽ bức danh họa “Bữa tiệc ly”, nhà đại

danh họa Leonardo da Vinci, người Ý, đã cãi lộn với một ngườikhác cách gay gắt và quyết tâm trả thù. Khi trở về xưởng đễ vẽtiếp khuôn mặt của Chúa Giêsu, Vinci cảm thấy bối rối và xaođộng tâm hồn vì sự hằn thù, nên không thể vẽ khuôn mặt Chúađược. Nhiều ngày trôi qua, Vinci không thể tiếp tục vẽ. Saucùng, Vinci phải đi tìm người kia để xin lỗi. Sau khi làm hòavới người bạn, tìm được sự bình an trong tâm hồn, Vinci đã vẽđược khuôn mặt Chúa dịu hiền hết sức như chúng ta thấy trong bức tranh. Tâm hồn minh mẫn thì công việc mới hoàn thành tốt.Bạn đã có kinh nghiệm ấy chưa?

305. NIỀM VUI ĐƯỢC HY SINHCó hai nhà doanh nghiệp du lịch vòng quanh thế giới. Họ

xem được nhiều danh lam thắng cảnh, biết lối sống của nhiềudân tộc, thấy bao điều mới lạ. Nhưng họ nói tại Triều Tiên đã

có một hình ảnh đánh động họ nhất, làm họ ghi nhớ mãi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 257: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 257/610

Truyện kể Giáo lý 257 

Một buổi sáng nọ, họ đi dạo trên đường làng, họ thấycảnh một ông già đang kéo cày thay trâu, đi sau cày là một cậu bé. Họ đứng lại xem, bộ mặt ông già là không có gì là buồn khổ

cả. Họ xúc động. lấy máy ảnh chụp lại cảnh ấy. Họ đến thămmột nhà thờ, và chỉa bức ảnh trên cho cha sở xem. Sau khi nhìn bức ảnh, cha nói:

- Vâng, đối với các ông đây là một chuyện lạ. Nhưng tôi biết rõ cha con ông ấy, Họ rất nghèo và khi nhà thờ này khởicông xây dựng, họ muốn đóng góp việc xây cất. Họ không cótiền, không có lúa để bán, và mùa đông lại sắp tới, họ bèn báncon bò duy nhất, để lấy tiền cúng nhà thờ. Bây giờ hai cha con phải thay bò kéo cày làm đất.

Hai người khách nhìn nhau một lát, rồi một người nói:“Thật là một hy sinh ngoài trí tưởng tượng! Sao cha cho phéphọ làm thế?” Cha đáp: “Họ xem đó là một chuyện bình thường.Tôi đã ngăn cản, nhưng họ xem việc họ hy sinh con bò là đểdâng một lễ vật cho Chúa”.

306. CHỊU THIỆT THÒIMột giáo dân có lòng từ thiện có ý định dâng cúng mộttriệu đồng cho việc sữa nhà thờ. Ông chưa thực hiện ý định thìxảy ra có trận mưa đá làm thiệt hại nặng vườn rau của ông. Ôngđến mời cha xứ đến nhà ông nói với Cha: “Thưa Cha, con đã cóý định dâng Chúa một triệu đồng, nhưng rủi ro đến với con, nêncon kẹt phải rút lại còn sáu trăm ngàn đồng, xin Cha vui lòngnhận cho con”. Cha xứ không nói gì. Để Cha ngồi ở phòng

khách, ông ra sau bàn bạc với vợ một hồi. Ông trở lại và traocho Cha xứ một triểu đồng. Cha xứ rất ngạc nhiên, bảo ông saođưa nhiều thế! Ông đáp: “Thưa Cha, vợ chồng con đã bàn bạcvới nhau,và quyết định mà mình chịu phần thiệt thòi, đừng dồn phần thiệt cho Chúa”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 258: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 258/610

Truyện kể Giáo lý 258

307. CHO TẤT CẢTrong một tuần lễ, Linh Mụckêu gọi giáo dân góp phần

đóng góp để xây dựng nhà thờ mới, Ngài nói ai có bao nhiêu

trong túi quần thì dâng cúng bấy nhiêu. Ai nấy nghe lời linhmục, đã đóng góp tất cả những gì họ có. Một bé trai đã bỏ vàooi một cái vụ và năm viên bi là những gì em có nơi em.

Sau lễ, ông từ nhà thờ cười nhạo về quà tặng của em bé. Nhưng một vị ân nhân qúy xứ nói: “Tôi sẽ trả 20 bảng Anh(Bằng 40.000 đ theo hối xuất một bảng Anh: 20.000 đ), và nămviên bi là mỗi viên năm bảng Anh. Năm viên bi nầy tôi sẽ vận

động các bạn tôi trả tiền. Tổng cộng là 45 bảng Anh (bằng900.000 đ theo hối xuất trên). Ông trao cho Cha xứ một ngân phiếu ghi 45 bảng Anh. Trong lễ đặt viên đá đầu tiên xây thánhđường, người ta thấy bên dưới viên đá là một con vụ và 5 viên bi của em bé đã dâng: Một món quà nhỏ nhưng có giá trị lớntrước mặt Chúa.

308. QUÀ TẶNG CÓ ÍCH

Khi David Kivingtone, nhà thám hiểm và truyền giáongười Anh (1813-1873), đến Châu Phi, một người phụ nữ đếngặp ông, đưa tặng 30 bảng Anh và nói: “Tôi muốn Ngài bảo vệtính mạng của mình an toàn bằng cách mước một người giúpviệc, người ấy sẽ đi theo Ngài bất cứ nơi nào để giúp đỡ Ngài”.

Với số tiền ấy, Livingstone mướn một người giúp việc rấttrung thành tên là Sebantino. Trong núi rừng Châu Phi, Có lầnmột con sư tử đã hất nhà truyền giáo văng xa, làm gãy xươngchân trái của ông. Nhưng Sebantino đã cứu được ông thoát chếttrong gang tấc. Như thế chúng ta thấy món quà tặng của người phụ nữ có giá trị dường nào.

309. ĐĨA ĐỰNG TIỀNMột phụ nữ có giấc mơ như sau:Bà mơ bà đi lễ nhà thờ. Cuối nhà thờ, có để một đĩa to để

đựng tiền dâng cúng. Mỗi người sau lễ, sẽ bỏ tiền oi vào đó.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 259: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 259/610

Truyện kể Giáo lý 259

Đặc biệt cái đĩa này sẽ biến số tiền trong oi thành một vật cógiá trị tùy theo sự xét đoán của Chúa. Một người đàn ông tríthức bỏ vào oi một đồng tiền vàng. Lập tức đồng tiền một đồ

 bằng đồng. Ông ấy bỏ tiền oi vì muốn người khác biết tới. Một bà giàu có bỏ vào 25 xu, tiền biến thành một bảng Anh. Bà cóthể bỏ tiền oi nhiều hơn, nhưng theo thói quen bà chỉ bỏ vào 25xu. Một em gái chuẩn bị đi học giáo lý đã bỏ vào oi một đồngtiền, nó biến ngay thành một bông cúc. Cô muốn bỏ tiền oi vìmuốn làm vui lòng thầy giáo. Người phụ nữ nằm mơ cảm thấy buồn vì chưa có món quà nào Chúa chấp nhận. Kế tiếp, một côgái tiến đến bỏ bỏ vào một đồng tiền, nó biến ngay thành vàng.Cô gái rất nghèo và đã hy sinh cho Chúa, vì cô ta yêu mếnChúa. Món quà được Chúa chấp nhận, vì dâng lễ vật với lòngyêu mến Chúa.

310. QUÀ SINH NHẬTMột em gái nói với mình là em sắp mua một đôi giầy để

tặng cho ba em dịp lễ sinh nhật của ba. Cô bạn hỏi: “Làm sao

 bạn có tiền mua?” Em đáp, mắt mở to: “Ba mình sẽ cho mìnhtiền”. Cô bạn im lặng một chốc, khi nghĩ rằng như thế là ba của bạn mua quà chứ đâu phải bạn mua, vì tiền của ba mà.

Và người ba của cô gái đã yêu thương vui con nhận mónquà, dẫu biết món quà có là di tiền của ông.

Tự bản thân mình, chúng ta đâu có gì để riêng để dângChúa, phải không bạn?

311. CHÚA CHO LẠIĐại uý Levy ở Philadelphia, khi được hỏi tại sao ông cho

nhiều mà ông vẫn còn nhiều tiền, đã trả lời đơn sơ: “Ồ, có gìđâu, khi tôi xúc ra thì Chúa xúc vào, cái xúc của Chúa luônluôn lớn hơn của tôi”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 260: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 260/610

Truyện kể Giáo lý 260

312. CẦN CÁI NHÌN ĐỨC TINMột bé trai bị mù từ sơ sinh. Nhờ một cuộc giải phẫu, em

 bắt đầu thấy được. Một hôm mẹ em dẫn em đi ra khỏi nhà, lần

đầu tiên em thấy bầu trời mặt đất. Em kêu lên với mẹ em: “Mẹơi, sao trước đây má không kể cho con là bầu trời đất đẹp đếnthế này?” Người mẹ oà lên khóc đáp: “Con ạ, mẹ đã cố gắng kểcho con nghe, nhưng con không thể hiểu mẹ”.

Đó cũng giống khi chúng ta cố gắng kể những gì củaChúa. Nếu thần linh không mở lòng trí chúng ta, chúng takhông hiểu được Lời Chúa.

313. ĐIỆN VĂN CỦA CHÚAMột người cha có đứa con hoang đàng, lưu lạc nơi xa, đã

làm ông phiền lòng rất nhiều. Khi sắp qua đời, người con gửiđiện tín về thăm nhà ăn năn thống hối, xin cha thứ tha và hỏicha còn hy vọng gì không. Người cha cảm động, gửi điện trảlời. Bức điện tín gồm có hai chữ là: Nhà. “Cha”.

Tin Mừng của Chúa Giêsu là một điên văn gửi nhân loại

tội lỗi. Tóm tắt trong một chữ “Nhà” ký tên dưới là Là “Cha”.Thế thì chúng ta còn ngần ngại gì mà chúng ta không trở về nhàcủa Cha chúng ta.

314. THIÊN ĐÀNGMột người trung niên đau nặng, mời Cha sở giúp các

 phép. Cha sở giảng giải về hạnh phúc quê trời, và lòng ăn năn

thống hối để được hạnh phúc ấy. Người ấy nói với Cha:- Thưa Cha, con sắp về Thiên Đàng để mãi mãi sống bên Chúa.- Nhưng nếu Chúa có việc cần rời Thiên Đàng thì con làm sao?- Con sẽ đi theo Chúa.- Trường hợp Chúa cần xuống hỏa ngục, con đi theo

không?Suy nghĩ chốc lát, người ấy cười và đáp:- Thưa cha, nơi nào Chúa đến thì không có hỏa ngục, vì

sự hiện diện của Chúa chính là Thiên Đàng rồi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 261: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 261/610

Truyện kể Giáo lý 261

315. CHUẨN BỊ CHỖ TRỌMột người phụ nữ hành đi trong sa mạc. Người ấy muốn

kiếm một nơi để nghỉ ngơi và có nước uống, nhưng không chỗ

nào có. Gặp một thanh niên dọc đường, người ấy hỏi và đượctrả lời: “Hãy đi về phía Đông chừng ba ngày thì sẽ có nơi trúngụ và có nước uống”. Tuy biết chặng đường còn xa, người ấyvẫn quyết tâm ra đi, leo lên lưng lạc đà, người ấy nói với ngườithanh niên: “Tôi sẽ đi và dọc chỗ cho anh nữa”.

Câu nói giống với Lời Chúa là Chúa lên trời để dọn chỗ,đón chúng ta sau này về với Ngài (Yn 14,4).

316. CÂU KINH THÁNH ÊM DỊU NHẤTMột vị thánh nằm trên giường bệnh chuẩn bị chết. Ngài

cầu nguyện Chúa ban cho Ngài chết êm ái. Một Môn Đệ nóivới Ngài: “Cha muốn con đọc Cha nghe câu Kinh Thánh êmdịu nhất không?” Ngài trả lời: “Có, con cứ đọc”. Người MônĐệ mở sách Kinh Thánh, đọc Yn 14,2: “Trong nhà Cha Thầycó nhiều chỗ ở, nếu không có như vậy, thì Thầy đã tỏ cho

chúng con”. Vị thánh nghe xong nói: “Câu ấy chưa êm dịunhất, con hãy đọc tiếp”. Môn Đệ đọc: “Khi Thầy di và đã sửasoạn chỗ cho chúng con xong thì Thầy sẽ trờ về đón chúng conđể Thầy ở đâu, chúng con cũng ở đó”. (14,3).

Vị thánh nói: “Cha cho là câu ấy là êm dịu nhất, Chakhông muốn chỗ trọ, nhưng cha muốn chính Chúa Giêsu”.

317. GẦN VỀ TRỜITù trưởng một bộ lạc ở Châu Phi kể câu chuyện sau đây:Ông làm tù trưởng đã nhiều năm nay. Cả câu lạc bộ rất

trọng ông vì sự khôn ngoan và đức công bằng của ông. Giờ đâyvề già, mắt ông bị mù lại bị đau bệnh nguy kịch, nên chỉ cònchờ cái chết.

Một người sĩ quan hỏi ông: “Ông bằng lòng về cuộc đờimình không? Sự cực nhọc và tuổi già không phải là điều tốt”.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 262: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 262/610

Truyện kể Giáo lý 262

 Người tù trưởng lặng yên và suy tư trước câu hỏi khó trả lời đó,nhưng rồi ông nhẹ nhàngs nói.

- Ở vùng này có loài cá sẽ theo dòng sông xuôi về biển cả,

đến mùa xuân sang lại lội ngược dòng sông về nơi cũ nầy. Cóloài chim làm tổ trên ngọn cây cao về mùa hè, đến mùa đông lại bay xa ngàn dặm về miền nam sinh sống, về lại nơi đây làm tổ.

Con người chúng ta biết đường bằng cách nào. Chúng takhông có bản đồ, không người hướng dẫn. Thánh Thần Chúađể trong lòng ta cái gì đó để dẫn đường chúng ta về nhà Cha.Thánh Thần không quên đặt vào tâm hồn mỗi người một sựhướng dẫn linh thiêng để dẫn dắt chúng ta suốt cuộc đời, saocho về tới quê trời mới thôi. Phần tôi, tôi sắp về tới quê trời,sắp đi hết đoạn đường trở về. Như vậy, làm sao tôi không thểvui mừng được, làm sao tôi không thể bằng lòng cuộc đời mìnhđược!.

318. CHÚA THÁNH THẦN BIẾT 

Bác sĩ Walter L.Wilson trong cuốn “Phép lạ trong cuộc

đời một bác sĩ”. (Miracles in a Doctor’s Life) nhắc lại một câutrả lời rất thú vị của ông Samuel Levermore. Một hômLevermore kể cho em gái mình nghe ơn gọi của ông đi truyềngiáo ở Pháp. Nghe xong, cô bé nói: “Anh ạ, anh lãng phí thì giờ ở Pháp làm chi: tìm kiếm một linh hồn tội lỗi ở Pháp cũnggiống như tìm cái kim may giữa đống cỏ khô”. Levermore đáp:“Em nói đúng, và đó là sự thật. Nhưng em nên nhớ rằng ChúaThánh Thần biết cái kim nằm chổ nào, và Ngài hướng anh về

chỗ đó”.

319. CHẮP ĐÔI TAYCha Archibald Brown là một tông đồ nhiệt thành và hăng

say truyền bá đạo Chúa. Có người hỏi Ngài về bí mật của sựthành công ấy. Ngài trả lời: “Câu đáp thật đơn giản. Đã 50 nămtôi chắp đôi bàn tay và dòng diện Chúa Thánh Linh đi qua đó

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 263: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 263/610

Truyện kể Giáo lý 263

không ngừng. Chúng ta hãy mở các pin nội tâm của ta để đónnhận dòng dịên của Chúa Thánh Linh.

320. CHÚNG TA CẦN CHÚACharles H.Spurgeon, nhà truyền giáo nổi tiếng Hoa Kỳ,

trong một bài giảng đã nói: Nếu chúng ta không có Chúa Thánh Thần, chúng ta nên

đóng cửa nhà thờ, niêm phong các cửa, đặt một thánh giá đen ở đó và thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin hãy thương xót chúngcon”. Nếu các giáo sĩ không có Chúa Thánh Thần, tốt hơn là họđừng rao giảng Lời Chúa, và giáo hữư nên ở nhà mà ngủ. Nếungười giáo hữu không có Chúa Thánh Thần, thì nên nhớ mìnhđang theo bước kẻ khác, mình giống cây cối không sinh hoatrái được”.

321. CÓ BA NGƯỜI BIẾTMột người Trung hoa mới trở lại đạo, bị một người bạn

cám dỗ lừa gạt kẻ khác, Người bạn nói: “Anh cứ lừa gạt, chứ có

ai biết đâu mà anh sợ”. Người kia đáp: “Tôi không dám, tôi làngười có đạo, có người biết tội của tôi nếu tôi lừa gạt”.- Ai biết vậy, anh?- Có ba người biết, đó là tôi biết, anh biết và Chúa biết.Đúng là mọi sự ở trần gian đều trần trụi và rõ ràng trước

mặt Chúa, vì Ngài là Đấng thấu suốt mọi điều, cả điều kínnhiệm trong lòng người ta.

322. TIN MÀ KHÔNG BIẾTMột bà già tận hiến đời mình để phục vụ Chúa. Bà rất

nghèo vật chất, nhưng giàu tinh thần, Bà làm nghề giặt ủi, thứckhuya dậy sớm và dành nhiều giờ để phục vụ Chúa bằng cáchthăm viếng an ủi những kẻ tội lỗi. Có lần bà được hai vợ chônggiàu có nhờ trông nom nhà cửa để họ đi nghỉ hè một thời gian.Sau khi trở lại nhà, bà chủ nói với bà quản gia: ‘Tôi không tin

vào sự thánh thiện của bà, nên muốn bag giải thích cho nghe!.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 264: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 264/610

Truyện kể Giáo lý 264 

Bà già đáp: “Thưa bà, trước khi tôi đến đây trông nom nhà cửa, bà thường cất đặt, gửi những đồ vật đáng giá trong gia đình chongười khác, nhưng khi tôi làm quản gia cho bà, đồ vật trong

nhà của bà vẫn để yên, không phải gửi một vật gì kẻo sợ mấtcả. Điều đó chứng tỏ bà tin vào lòng thành thật, lòng đạo đứcCông Giáo của tôi rồi”.

323. THÂN THỂ KÌ DIỆUTrong thân thể con người có khoản 263 cái xương. Bắp

thịt có khoảng 500. Chiều dài của bộ máy tiêu hóa là 8,6 mét.Số lương máu của một người lớn trung bình là 10kg, bằng 1/5trọng lượng cơ thể.

Quả tim dài 15cm, có đường kính 10cm, đập 70 lần mỗi phút, 4200 lần mỗi giờ, 100.800 lần một ngày, 36.792.000 lầnmột năm. Mỗi lần tim đập, nó đẩy ra ngoài số lượng máu là 70gr, tức là 7 tấn máu một ngày. Cứ 3 phút toàn bộ số máu quatim một lần. Cơ quan nhỏ này làm việc không nghỉ bơm mộtngày tương đương nâng 122 tấn lên cao 3 tấc, hoặc nâng một

tấn lên cao 36,6 mét.Hai lá phổi chứa trung bình 5 lít không khí. Mỗi giờ chúng ta hít thở 1200 lần. Tổng diện tích các ống khí của phổilà 128.000 cm2.

Bộ óc của đàn ông nặng 1,4 kg; bộ óc của đàn bà nặng1kg. Mọi dây thần kinh đều nối với bộ óc. Tổng dây thần kinhcó khoảng 10 triệu dây.

Da con người gồm 3 lớp, dày từ 3 mm đến 6 mm, áp lực

không khí là 5,6kg trên 6,4cm2 có 35.000 lỗ chân lông.Cơ thể con người thật tuyệt diệu. Những ai tò mò muốn

tìm hiểu tài năng cao vời sáng tạo của Đấng Thượng trí toànnăng, thì không cần xem xét thế giới bên ngoài, mà chỉ cầnquan sát cơ mình là đủ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 265: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 265/610

Truyện kể Giáo lý 265

324. CAN ĐẢM TRONG BÁCH HẠI NHỜ RƯỚC LỄDưới triều vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị bách hại rât

tàn khốc. người Công Giáo siêng năng rước lễ nên đã tỏ ra can

đảm khi bị bách hại. Người ngoại giáo thấy rõ điều này. Nhữngchân nhân Đức Kitô, dù bị đau đớn vò gông tù xiềng xích, dù bị bao cực hình nơi thân xác, vẫn hân hoan luôn kêu tên cựcThánh, và giữ vững đức tin không hề lay chuyển.

 Ngạc nhiên về sự cam đảm phi thường của giáo dân, cácquan chức đều nghĩ rằng các giáo dân ấy có của ăn thiêng liêngnào đó, nên mới cam tâm chịu đau đớn dường ấy. Họ được trả

lời: “Các ông nói đúng, ai ăn bánh hằng sống sẽ được niềm saymê vững chí trong tâm hồn”.

325. HOA TRÁI CỦA RƯỚC LỄHai em bé đưa thùng ra suối gánh nước. Khi trở về một

em gánh nước nhiều hơn em kia. Tại sao vậy? Nước suối khôngđủ cho hai em sao? Không phải, lý do là một em đem thùng lớnhơn thùng của em kia.

Hai người đi rước lễ cũng thế. Một người đưa ơn íchnhiều hơn người kia. Đâu là lý do? Bởi vì một người chuẩn bịtâm hồn kỹ hơn người kia. Do tội trọng, linh hồn không thể tiếpnhận ân sủng của Chúa khi rước lễ; do tội nhẹ, linh hồn nhậnđược ít hơn.

326. SỰ CHẾT HẠNH PHÚC

Thánh Philip Neri có lòng mến mộ Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể cách đặc biệt. Khi Mình Thánh Chúa đượcmang đến cho Ngài tại giường bệnh. Mặc dầu sức khỏe đã yếunhược, Ngài còn nói to lên :

- Ồ, hãy xem đây tình yêu của tôi, tình yêu của tôi! LạyChúa Giêsu, lạu Chúa trời con, xin hãy đến với con.

Mặt Ngài phản chiếu niềm hạnh phúc thiên đàng trongtâm hồn.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 266: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 266/610

Truyện kể Giáo lý 266 

327. XIN Ý CHÚAKhi Tổng thống Cộng hòa Áo mời ông Engelbert Dollfuss

giữ chức vụ Thủ tướng, ông đã trả lời:

- Xin Tổng thống cho tôi suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trả lời.Suốt đêm Dollfuss quỳ gối trước Mình Thánh xin Chúa

hướng dẫn ông trong quyết định trọng đại ấy. Sáng hôm sau,ông thấy rõ ràng là ông có thể đảm trách chức vụ Thủ tướng.Ông trả lời thuận với Tổng thống. Ông rất khôn khéo và trungthực trong chức vụ tế nhị, điều ấy chứng tỏ Chúa luôn phù hộông.

328. AI QUAN TRỌNG HƠNCó nhà lãnh đạo người Công Giáo đang dự lễ thì một nhà

ngoại giao nước ngoài tìm dến gặp với sứ điệp quan trọng.Triệu thần báo cáo với nhà vua. Nhưng vua vẫn tiếp tục quỳ gốitrong nhà thờ và nói : “ Xin nói với vị đại sứ là ta đang hội kiếnvới vua các vị vua, Ngài có một sứ điệp quan trọng cho ta mọisứ điệp của bất cứ ai đem tới !”

329. LÀM GÌ SUỐT NGÀYMột bà già sống đơn độc suốt ngày. Khi người ta hỏi bà

cả ngày bà làm gì, bà đã trả lời: Tôi có một sách ca vịnh để cangọi Chúa. Tôi có quyển Thánh Kinh, và tôi để Chúa nóichuyện với tôi. Cả ngày tôi đọc sách Thánh và ca hát. Khi mệt,tôi im lặng lắng nghe Chúa nói và Chúa mến yêu tôi.

330. QUYỂN SÁCH DIỆU KÌMột sinh viên Trung Quốc được mời dịch Tân Ước sang

tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu anh làm việc thản nhiên, nhưngít tuần sau anh đến gặp vị Linh Mụcvà xúc động nói:

- Thưa Cha, quyển Tân Ước thật diệu kỳ!- Tại sao thế hả con?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 267: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 267/610

Truyện kể Giáo lý 267 

- Bởi vì sách nói rõ về chính bản thân con. Sách biết mọiđiều có nơi con. Đấng sáng tạo ra sách ấy chính là đấng sángtạo ra con.

331. MỘT NGƯỜI HỒI GIÁO LÀM THẨM PHÁNMột hôm, bốn thành viên của những công đồng theo

Thiên Chúa Giáo tại một thành phố hồi giáo.Một người CôngGiáo, một người tin lành, một người Hilap, một người CôngGiáo cổ đá nhờ một ngườ hồi giáo làm trọng tài phân xử coiGiáo Hội nào thật, để quyết định xem Giáo Hội nào đối với

Chúa Yesu Kitô thành lập.Người hồi giáo, trước tiên, hỏi họcâu này: “Ngài có tin rằng Chúa Yesu Kitô là Thiên Chúa và đãthành lập Giáo Hội không?”.Họ trả lời có.Sau đó, người hồigiáo hỏi người tin lành: “Khi nào Giáo Hội Ngài được thànhlập?”Người tin lành trả lời: “đã gần 400 năm rồi”- “ Thế ai là tổtiên của tôn giáo Ngài?”.Người Công Giáo: -Người hồi giáo bằng lòng với câu trả lời đó, mới quay sang người Hilap lykhai: “Giáo Hội của Ngài đã có từ bao lâu rồi?”Người Hilap tảlời: “Gần 900 năm rồi”-“Các tổ tiên tôn giáo của Ngài làai?”-“Những người Công Giáo”-Cuối cùng ông quay sangngười Công Giáo cổ, địch thủ của sự vô ngộ cảu Đức GiáoHoàng. “ Giáo Hội của Ngài có từ bao lâu?”- “Từ năm 1870”-“Thế ai là tổ tiên tôn giáo của Ngài ?”-“Những người Công

Giáo”-Khi đó người Công Giáo mới hỏi người Công Giáo: “Từ bao lâu đạo Công Giáo lan tràn ra trên trái đất?”Người Công Giáotrả lời: “Từ hơn 1900 năm,tức là từ thời các tông đồ”-“Thế làmsao Ngài có thể chứng minh đạo Ngài lâu như vậy?”-“Đơn giảmthôi, bằng chứng nằm trong sựu kế vị Giáo Hoàng chúng tôi từThánh Phêrô cho tới Pio X (1911)”.Nghe thế, người đồ đệ củaMahomet kết luận: Nếu Chúa Yêsu chỉ thành lập có một Giáo Hội

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 268: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 268/610

Truyện kể Giáo lý 268

duy nhất cách đây hơn 1000 năm, thì chỉ có người Công Giáo mớicó đạo thật, vì chỉ có họ mới có bắt nguồn từ các tông đồ.

332. MỘT NGƯỜI TIN LÀNH TRỞ LẠIMột hôm, tại một thành phố lớn, một người tin lành đến

tìm một Linh MụcCông Giáo và xin người được vào Đạo CôngGiáo.Vị Linh Mụcmuốn biết lý do cản việc ông trở lại, ngườitin lành trả lời: “Đã từ nhiều năm rồi, tôi fđọc Kinh Thánh, nhấtlà Tân Ước.Điều đánh động tôi hơn cả, là Chúa Yêsu tiên báo

những đau khổ và bách hại mà các tồng đồ và đồ đệ của Ngài phải trải qua.Tôi tự nói: “Chính nhờ dấu này mà ta nhận biếtGiáo Hội chân thật một cách không sai lầm được.Thế mà, tôikhông thấy các đồ đệ của Luther lẫm các tín đồ cải cách,hoặccác người lạc giáo hay ly khai khác bị bách hại và Đức Tin củahọ.Chỉ có những người tu sĩ Công Giáo, Đức Giáo Hoàng, cácGiám Mục, tóm lại Roma và Giáo Hội Lama bị tấn công không

ngừng và bị vu khống đủ thứ.Tại xứ này nước khác, họ bị trụcxuất, và bị người ta tìm đủ lý do để ngăn cấm việc giữđạo.Trong nhiều nước, người ta ngăn cản việc xây dựng cácnhà thờ mới, ngăn cản việc truyền giáo “Ly khai với Roma”.đómục tiêu duy nhất của công tấn công qui mô, có tổ chức vàkhông mệt mỏi của những kẻ thù với người Công Giáo.Họmuốn đẩy người Công Giáo tới sự bội giáo.Khi tôi nghĩ tôi đến

điều đó, tôi thấy rõ ràng đạo Công Giáo là đạo thật được ChúaYesu thành lập. Vị Linh Mụcthấy ngay là người này có mộtĐức Tin chân thành và sau khi giảng dạy điều cơ bản, ngườinhận người này vào tín đồ Công Giáo.Chúa Yêsu thường báotrước cho các đồ đệ Ngài là họ sẽ bị bách hại, chẳng hạn khi Ngài nói: “Tôi tớ không lớn hơn chủ, nếu hị bắt bớ Ta thì họ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 269: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 269/610

Truyện kể Giáo lý 269

cũng bách hại các ngươi”.Một Giáo Hội sống trong bình ankhông phải là một Giáo Hội của Đấng Kitô.

333. CHRISTINA NƯỚC THỤY ĐIỂNVua Gustave Adolphe, người đã gây nhiều tác hại cho đạo

Công Giáo, có một người con gái độc nhất là Chritina.Cô côngChúa đã nghe thấy nhiều vị mục sư nói mâu thuẫn lạinhau.Nàng muốn tìm hiểu xem những điều mâu thuẫn như vậycó ở trong đạo Công Giáo không, nên nàng bắt đầu đọc cách

nghiêm túc những tác phẩm Công Giáo.Việc nghiên cứu nàydẫn nàng lần lần đến việc nàng xác tín rằng chỉ có đạo CôngGiáo là đạo thật.Để giải quyết những điều khó khăn cuối cùng,nàng cho vời đến triều đình những nhà thông thái tin lành vàCông Giáo, và đặt cho họ một số câu hỏi.Những cuộc trình bàyđã thuyết phục nàng hoàn toàn rằng những người Công Giáo cóchân lý.Nhưng vì luật pháp của Thụy Điển thời bấy giờ không

cho nàng thay đổi tín ngưỡng, nàng từ chối vương miện để sangmột nước mà nàng có thể sống theo lòng tin của mình(1654).Trong chính năm này nàng công khai từ bỏ lạc giáo tạiBruxelles (Bỉ) và sống những năm còn lại tại Roma.Bà qua đờinăm 1685, hưởng thọ 63 tuổi và được chon cất tại vương CungThánh Đường Thánh Phero.Một lòng can đảm anh hùng nhưvậy không phải là hiếm: hàng ngàn người tin lành và anh giáo

đã trở lại đạo Công Giáo, dẫu họ co mất chức vụ và của cải đinữa.Đó là chiến thắng của sư thật.Những người đó đã hy sinhdanh dự và của cải đời người để có thể sống và chết trong đạoCông Giáo.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 270: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 270/610

Truyện kể Giáo lý 270

334. LINH HỒN TÔI ĐÁNG GIÁ HƠN 50.000 USDCó một cô gái của một người Mỹ giàu có trở lại đạo Công

Giáo, trong khi cả nhà còn là Tin Lành. Khi cha cô hay tin, ôngnói với cô: “Cha để cho con một của hồi môn trị giá 50.000đôla, nếu trong 8 ngày, con bỏ đạo Công Giáo, thì con vẫnđược hưởng. Nếu không thì cha sẽ truất của hồi môn đi”. Ngườicon gái trả lời ngắn gọn: “Thưa cha, linh hồn con có giá trị hơn50.000 đôla”. Nàng muốn nói là : “tôi sẽ được gì với 50.000đôla, nếu tôi mất hạnh phúc đời đời”. Thật vậy, Chúa Giê su đã

nói: “Được lời lãi thế gian mà mât linh hồn, thì có ích gì?”.

335. THÁNH PACOMEThánh Pacome, người thành lập những công đoàn ẩn tu

tại Ai Cập, cũng thuật lại một sự kiện tương tư. Khi còn là binhsĩ ngoại đạo, một hôm Ngài ngụ ở nhà một gia đình Công Giáotại thành Thebes, Ngài được đối xử trọng hậu như: thể một

người con trong gia đình.Sự đối đãi này đã đánh động tâm hồn Ngài và đâm ra kính trọng tín ngưỡng đã dạy họ làm như vậy.Từ đó, ông nghiê cứu đạo Công Giáo, trở lại đạo và tổ chứcsống ẩn tu, lập nhiều công đức.

336. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN II.Công đồng chung Vatican II được khai mạc rất trọng thể

vào lúc 9 giờ ngày 11/10/1962 trong đền thờ Thánh Phêrô dướiquyền chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Gioan 23. Và với sự thamdự của 2.400 Nghị phụ gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục vàGiám Mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là biến cố nổi bậthơn cả của thế kỷ 20. Công đồng được khai mạc vào chính nàylễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa theo lịch cũ lúc đó. Tin điều ĐứcMaria Mẹ Thiên Chúa được công đồng chung Ê-phê-sô công bố

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 271: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 271/610

Truyện kể Giáo lý 271

năm 431. Đức Gioan 23 ước mong rằng Công đồng chungVatican II trở nên một lế Hiện Xuống Mới trong Giáo Hội vàĐức Maria cần được hiện diện luôn trong lễ này. Ngày25/01/1959, tại đền thờ Thánh Phaolô ngoài thành, trước mặt17 vị Hồng Y, Đức Gioan lúc đó mới được bầu làm GiáoHoàng tuyên bố triệu tập Công đồng chung Vatican thứ II.

Tin về triệu tập một công đồng chung đã gây nên ngạcnhiên hết sức lớn lao nơi các vị Hồng Y. Và lập tức được cáchãng thông tấn quốc tế loan tin khắp thế giới. Họ ngạc nhiên vìĐức Thánh Cha không tham khảo trước một vị nào cả, cũngkhông lý luận cao siêu. Đức Gioan 23 biết rõ rằng ý định của Ngài có thể bị cản trở vì những khó khăn lớn lao và nhất là vìtuổi cao của Ngài. Nhưng lý do duy nhất thúc đẩy Ngài triệutập công đồng chung theo chính Đức Gioan 23 kể lại là hoàntoàn do ơn soi sáng của Đấng Tối Cao và chỉ nhằm mục tiêu tối

cao này là mang lại lợi ích cho các linh hồn.Trước ý định táo bạo trên đây, một số người trong cũng

như ngoài Giáo Hội coi Đức Gioan 23 là người quá lạc quan,quá đơn sơ, không nhìn thấy các khó khăn và các vấn đề phứctạp của Công đồng chung. Nhưng nhận xét này là một nhận xétsai lầm và chủ quan. Đức Gioan 23 đã thấy và đã biết các khó

khăn sẽ gặp phải nhưng Ngài cương quyết vượt mọi cản trở vìyêu mến Giáo Hội. Sau ít ngày im lặng và suy tư, các vị HồngY trong Giáo triều đã bày tỏ tâm tình của các Ngài lên ĐứcThánh Cha như sau: “Chúng con hết sức cảm động và vuimừng không biết lấy lời nào xứng hợp để bày tỏ sự tôn kính,lòng biết ơn và tinh thần thuần phục lên Đức Thánh Cha”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 272: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 272/610

Truyện kể Giáo lý 272

Vị Giáo Hoàng 78 tuổi này được gọi là vị Giáo Hoàngchuyển tiếp đã gây tiếng vang rộng rãi trên khắp thế giới và cảnơi các Giáo Hội Tin Lành và Chính Thống. Các vị lãnh đạocác Giáo Hội này đã đón nhận việc triệu tập Công đồng chungvới tất cả niềm hân hoan và hy vọng. Các Ngài đã giải thích lạcquan lời Đức Gioan 23 gọi Công đồng chung như là Công đồngchủ tâm Hiệp nhất.

Từ sau Đệ Nhị thế chiến đã phát minh nhiều thay đổitrong Giáo Hội trên thế giới. Trong Giáo Hội đã có nhữngkhuynh hướng canh tân nhất là tại Pháp và Đức. trong lãnh vựcThần Học, Phụng vụ và Kinh thánh. Một số nhà Thần học chủtrương đặt lại vấn đề làm sao để giải thích cho ngôn ngữ mới vềsự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, về tội Tổtông, về sự tự do hơn trong việc giải thích Kinh Thánh.v.v…Khuynh hướng canh tân này bị ảnh hưởng Tin Lành và được

gọi là Thần Học mới. Khuynh hướng Thần Học mới này đãđược nhắc đến nhiều trong các cuộc thảo luận trong Công đồngchung Vaticanno thứ II. Bài diễn văn khai mạc Công đồng bằngtiếng La Tinh dài 35 phút của Đức Gioan 23 đã được giải thíchkhác nhau. Một bên chủ trương Đức Thánh Cha nói về lòngthương xót thay vì nghiêm ngặt đến việc đào sâu Giáo lý ĐứcTin, đến việc huấn luyện lương tâm, đến việc quan tâm đến

những nhu cầu của con người thời đại,v.v….

 Như vậy, là Giáo Hội phải đoạn tuyệt với quá khứ và đingược lại lịch sử. Một phía khác, trái lại nghĩ rằng: Trong bàidiễn văn khai mạc Công đồng, Đức Gioan 23 đã tái xác địnhmột cách mạnh mẽ Giáo lý Công Giáo. Giáo lý này cần phảiđược rao giảng trọn vẹn và trong trắng không một ngụy tạo hay

xuyên tạc. Vaticanno II sẽ không tuyên bố một tin điều mới nào

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 273: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 273/610

Truyện kể Giáo lý 273

nhưng cũng sẽ không đưa ra một luật lệ nào trái với Giáo lýtruyền thống của Giáo Hội. Từ đó, phát xuất trong Giáo Hội haikhuynh hướng rõ rệt đối chọi nhau và gây hại không ít cho cáclinh hồn. Ít người lưu ý tới khuynh hướng ôn hòa.

Thật sự trong Giáo Hội, như Đức Gioan Phaolô đệ II đãnói rõ ràng: “không có phe cấp tiến cũng không có phe bảo thủmà chỉ có Phúc ÂmChúa”. Những người thuộc phe cấp tiến coiĐức Gioan 23 là vị canh tân Giáo Hội và phe bảo thủ thì khôngcó nhiều cảm tình với Ngài. Nhưng với thời gian, con ngườiĐức Gioan 23 dần dần được sáng tỏ.

Đức Thánh Cha Phaolô đệ II đã nói về Đức Gioan 23 nhưsau: “Đức Gioan 23 là một vị Linh Mụcđã được thắm nhuầnsâu xa bởi truyền thống Công Giáo, Ngài triệu tập Công đồngchung Vaticanno II không phải vì bị thúc đẩy bởi óc cách mạngmà chỉ nhằm đựt Giáo Hội trong tình trạng đáp lại cơn khủnghoảng và sự sa đọa về phía các giá trị cao siêu trong xã hội nhưchính Ngài đã minh xác: đây là Công đồng Mục vụ, Công đồngcanh tân và cập nhật hóa để sứ mệnh của Giáo Hội trở nênquyết liệt và hiệu nghiệm hơn trên thế giới”. Amen.

337. ĐỨC LÊÔ VÀ ATTILA.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ V, Attila là vua của ngườiHonle đem quân xâm lược chiếm cả Châu Âu. Không có mộtsức mạnh nào có thể cản được bước tiến quân đến cửa thànhRoma, Đức Giáo Hoàng Lêô đã ăn chay cầu nguyện 3 ngàyliền. Sau đó, Ngài xuất hiện giữa công chúng và kêu gọi: “Aimuốn theo ta”. Thế là cùng với đông đảo các tín hữu Đức Lêôđã đến cánh đồng Mistô. Vừa thấy Đức Giáo Hoàng, Attila liền

xuống khỏi ngựa cuối đầu và xin Ngài chỉ dạy. Đức Lêô nói với

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 274: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 274/610

Truyện kể Giáo lý 274 

ông như ra lệnh: “Ngươi rút quân ra khỏi vùng Akila. Hãy trảtự do cho các tù binh . Và ra khỏi nước Italia ngay tức khắc.”

Lạ lùng thay, con người được mệnh danh là “cây roi củaChúa” đi đến đâu dân chúng khiếp sợ đến đó. Thế mà trongchốc lát tại sao lại nghe lệnh của Vị Giáo Chủ. Trước sự ngạcnhiên của các chiến sĩ, Attila đã giải thích như sau: “Vì lợi íchcủa dân tộc ta đã nghe theo lệnh của Vị Giáo Hoàng. Khi Ngàinói với ta. Ta thấy nơi Ngài một khuôn mặt thần thánh uynhiêm với một cái nhìn như bốc lửa. Cánh tay Ngài đã vạch racon đường phải rút quân của ta. Làm sao ta có thể chống trả lạivới Thiên Chúa”.

Việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ II vào bệnh việnGeemani để điều trị đã trở thành đề tài sốt dẻo cho báo chítruyền thanh và truyền hình. “Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổruột”. Nhiều người sẽ buột miệng phát biểu như thế. Dĩ nhiên,là một thủ lãnh của một Giáo Hội có đông tin hữu nhất trên thếgiới. Với tư cách là nguyên thủ của một quốc gia và nhất là nổitiếng trong những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, ĐứcThánh Cha Gioan Phaolô II xứng đáng được hưởng sự yêu mếnvà chú ý của cả thế giới.

Tuy nhiên, người tín hữu Kitô chúng ta có lẽ không nênnhìn vào vị Giáo Hoàng với não trạng sùng bái cá nhân. GiáoHội càng lúc càng cởi bỏ được những tàng tích của thời phongkiến xa xưa. Vị Giáo Hoàng không còn xuất hiện giữa côngchúng như một ông vua ngồi trên kiệu được thứ dân cungnghinh. Tước hiệu: “Đầy tớ của mọi đầy tớ” càng lúc càngđược thể hiện rõ ràng hơn qua cách sống khiêm tốn của các vị

Giáo Hoàng thời đại. Vị Giáo Hoàng là người không còn sống

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 275: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 275/610

Truyện kể Giáo lý 275

cho chính mình nữa mà con người của, vị Giáo Hoàng đã trở thành hiện thân của sự hiện diện và sức mạnh của Đức Kitôtrong Giáo Hội.

 Người tín hữu yêu mến và vâng phục Đức Giáo Hoàngkhông phải vì cá nhân của Ngài mà vì Ngài là hiện thân củachính Giáo Hội. Lòng yêu mến và vâng phục mà người tín hữudành cho Đức Giáo Hoàng cũng chính là lòng yêu mến và vâng phục dành cho Giáo Hội.

 Nói chung, đó là hành động Đức Tin. Chính Đức Tin ấykhiến cho người tín hữu nhận ra nơi ánh mắt, cái nhìn và bàntay của vị Giáo Hoàng sức mạnh và sự khôn ngoan của ThiênChúa.

Với tất cả yêu mến và vâng phục, và hiệp nhất cùng toànthể Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha.

338. NAPOLEON ĐỆ NHẤT…Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19, Napoleon Đệ Nhất của

nước Pháp đã chinh phục hầu hết các nước Châu Âu. Năm1804, ông lên ngôi hoàng đế, để buộc các nước Châu Âu phảituân phục ông, ông đã mời Đức Giáo Hoàng Pio thứ VII đếntấn phong hoàng đế cho ông. Ông cũng cố gắng thuyết phục vị

Giáo Hoàng rời Tòa Thánh đến Pari. Nghe những lời vừa đedọa, vừa vuốt ve của Napoleon, Đức Pio VII mỉm cười nói nhưsau: “Hài kịch của ông thật là xuất sắc”. Bị chạm tự ái, Napoleon cầm lấy sơ đồ của vương cung thánh đường ThánhPhêrô vừa xé vừa nói: “Đây là điều mà ta sẽ làm cho Giáo Hội:ta sẽ giẫm nát Giáo Hội ra từng mảnh”. Nghe thế, vị Giáo

Hoàng vẫn bình tĩnh nói: “Bây giờ là đóng được bi kịch”. Thật

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 276: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 276/610

Truyện kể Giáo lý 276 

thế, Napoleon đã bắt đầu bi kịch bằng cách tống giam vị GiáoHoàng rồi chiếm lấy những lãnh thổ thuộc về Giáo Hội. Nhưngthảm kịch xảy ra cho chính ông. Thật thê, bốn ngày sau, Napoleon thất trận lần đầu tiên. Từ trong tù, vị Giáo Hoàng vẫnthể hiện quyền lãnh đạo của mình, Ngài đã rút phép thông công Napoleon nghĩa là không cho ông tham dự vào đời sống củaGiáo Hội nữa. Napoleon lại gầm thét lên một cách dữ dội. Ôngnói với Đức Giáo hoàng như sau: “Đức Giáo Hoàng nghĩ rằngvới lệnh rút phép thông công ấy, binh sĩ của ta sẽ buông sung

ư?”. Vài năm sau, từ những cánh đồng băng giá bên Nga, một báo cáo được đánh đi như sau: “Các binh sĩ của chúng ta đang  buông sung”. Năm 1812, Napoleon phải rút quân ra khỏiMatxcơva ông hoàn toàn bị quân đồng minh đánh bại. Tạichính biệt thự Phong-ten-nô, nơi mà ông đang giam giữ ĐứcGiáo Hoàng Piô thứ VII, hoàng đế của nước Pháp đã ký tên từchức. Và Đức Piô thứ VII đã trở lại Rôma giữa tiếng reo hò

mừng vui của thế giới Công Giáo.

Giáo Hội Công Giáo của chúng tôi đang giới thiệu với các bạn là một xã hội và cũng giống như trong bất cứ một xã hộinào, Giáo Hội cũng được điều khiển bằng một thẩm quyền. Đólà ý muốn của Đức Kitô khi thành lập Giáo Hội. Ngay từ banđầu, Ngài đã tập trung tất cả các Môn Đệ lại xung quanh các

thủ lãnh, Ngài đã chọn 12 vị Tông đồ và ban cho các Ngàiquyền trông coi các Môn Đệ . Sau khi sống lại, Ngài còn longtrọng trao quyền lại cho Thánh Phêrô. Và vì xã hội hữu hìnhnày còn phải trải qua nhiều thời đại cho nên, dĩ nhiên ChúaGiêsu cũng muốn ban quyền đó cho những người kế vị Phêrôvà các Tông đồ. Như vậy, trong Giáo Hội có một đấng kế vịThánh Phêrô là Đức Giáo Hoàng và đấng kế vị các Tông đồ là

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 277: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 277/610

Truyện kể Giáo lý 277 

các vị Giám Mục và những người kế tiếp các Môn Đệ là các chithể khác nhau, như Linh Mụcvà giáo dân.

Giáo Hoàng được dịch từ tiếng Hy Lạp chỉ có nghĩa đơnthuần là Cha. Hai tiếng Giáo Hoàng có thể gợi lên từ thời xaxưa tại Châu Âu. Thủ lãnh của Giáo Hội cũng là thủ lãnh củacả thế giới Công Giáo. Ngày nay, một số người ở Việt Namdùng danh xưng Đức Giáo Chủ thay cho Đức Giáo Hoàng, thiếttưởng không có danh xưng nào xứng hợp hơn là: Đức ThánhCha.

Quả thực, do quyền năng Thiên Chúa ủy thác, Đức GiáoHoàng là cha chung của mọi người tín hữu. Nhưng dĩ nhiênquyền bính trong Giáo Hội không giống như quyền bính trongcác quốc gia. Quyền của một vị Giáo Hoàng là quyền để phụcvụ, Chúa Giêsu đã không ngừng nhắc nhở cho các Môn Đệ của Ngài như sau: “Ta đến không phải để được phục vụ mà để phụcvụ. Ai trong các con muốn làm lớn thì hãy hầu hạ phục vụ anhem”. Để nhắc nhở cho mình điều đó, các vị Giáo Hoàng thườngký vào các văn kiện với tước hiệu là: “Đầy tớ của các đầy tớ”.

Là vị đại diện của Đức Kitô, là thủ lãnh tối cao của GiáoHội, vị Giáo Hoàng có quyền trực tiếp trên từng Giám Mục,từng giáo dân cũng như đối với toàn thể các Giám Mục và giáodân mà không cần qua một trung gian nào. Để giúp ý kiến, Ngài chọn những cộng tác viên và cố vấn trong Hồng Y đoàn lànhững vị Giám Mục ở trong hay ở ngoài thành Rôma. Toàn thểcác Hồng Y lập thành Hội đồng Hồng y để Đức Giáo Hoàng cóthể bàn hỏi trong những phiêm nhóm gọi là Cơ mật viện. Cũngchính các vị Hồng Y là những người bầu lên vị Giáo Hoàng.

Chung quanh Đức Giáo Hoàng lại có một số Bộ do một vị

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 278: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 278/610

Truyện kể Giáo lý 278

Hồng Y đứng đầu và nhiều hội đồng khác để giúp Ngài điềukhiển Giáo Hội.

Thỉnh thoảng, Đức Giáo Hoàng cũng triệu tập tất cả cácGiám Mục trên thế giới cho một kỳ đại hội gọi là Công ĐồngChung để xét định một điểm Giáo lý hay bàn đến việc điềukhiển Giáo Hội. Trong 20 thế kỷ qua, chỉ có tất cả 21 CôngĐồng Chung. Ngoài Công Đồng Chung ra, cứ khoảng 2, 3 nămmột lần, Đức Giáo Hoàng còn triệu tập nhiều Giám Mục trênkhắp toàn cầu trong một phiên nhóm gọi là Thượng Hội ĐồngGiám Mục thế giới để tham khảo về một số vấn đề đặc biệttrong Giáo Hội.

Ở đâu có xã hội thì ở đó có luật lệ, do đó Giáo hôi cũngcó luật lệ. Những luật lệ của Giáo Hội được chép thành mộtcuốn sách thường được gọi là Bộ Giáo Luật. Hằng tháng, lại cómột số công báo của Tòa Thánh, trong đó được công bố nhữngsắc lệnh mới giải thích những luật cũ hoặc đăng những văn thưcủa các Thánh Bộ.

Đức Giáo Hoàng cũng là Giám Mục của thành Rôma, làthủ lãnh tối cao của Giáo Hội cho nên để được độc lập khỏi lựclượng trần thế khác. Đức Giáo Hoàng cũng có toàn quyền trênmột lãnh thổ biệt lập thường được gọi là đô thị hay quốc giaVatican. Trong quốc gia nhỏ bé này cũng có cảnh sát, siêu thị,ngân hàng, bưu điện,… Đức Giáo Hoàng cũng đặt các vị sứthần đại diện cho mình ở những quốc gia còn giữ liên lạc ngoạigiao với Tòa Thánh Vatican.

Trên đây chỉ là một vài nét sơ lược về vị lãnh đạo tối caotrong Giáo Hội và cách tổ chức của Giáo Hội.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 279: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 279/610

Truyện kể Giáo lý 279

339. NÓI VỀ GIÁO HỘI.Trong thế vận hội lần thứ 25 năm 1992 tại Bạc-xê-nô-na

 bên Tây Ban Nha, một trong những nghi thức cảm động vàđáng nhớ hẳn phải là giây phút ngọn đuốc thế vận hội được đốtlên. Một cách nào đó, ngọn lửa đã từng được đốt lên từ Hy Lạpnơi khai sinh của thế vận hội cũng được duy trì mãi từ thế vậnhội này đến thế vận hội khác. Hình ảnh của ngọn đuốc thế vậnhội ấy có thể gợi lên Giáo Hội của Đức Kitô.

Đức Kitô đã bảo đảm với Giáo Hội của Ngài về sự trườngtồn của Tin Mừng và về sự hiện diện của Ngài với Giáo Hộicho đến tận thế. Sự bảo đảm ấy được tìm thấy trong chínhnhóm của các Tông đồ và những người kế vị của Ngài. ChúaGiêsu đã không hề viết sách để lưu truyền lại lời giảng dạy của Ngài. Thay vào đó, Ngài quy tụ xung quanh Ngài một nhómcác Môn Đệ để làm chứng cho cuộc sống, cái chết và sự Phục

sinh của Ngài. Ngài sai các Môn Đệ như những sứ giả đi khắpthế giới. Ngài nói như sau: “Như Cha đã sai Ta. Ta cũng sai cáccon” hoặc “Ai nghe các con là nghe Ta”. Chúa Giêsu truyềnlệnh cho các ông: “Hãy đi giảng dạy muôn dân”. Sứ mạngTông đồ xuất phát từ chính Đức Kitô là một sứ mạng gắng liềnvới bản chất của Giáo Hội. Sứ mạng ấy cần phải được tiếp tụccho đến ngày tận thế.

Do đó, các Tông đồ hằng quan tâm tìm người cộng tác vàkế vị. Lúc khởi đầu chưa có một danh xưng nhất định để chỉngười kế vị các Tông đồ. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ II trở đinhững người kế vị trong nghĩa vị các Tông đồ được gọi làGiám Mục và các cộng sự viên của họ được goi là Linh mục.Trách vụ của họ là rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô

cho tất cả mọi người, là lãnh đạo, là qui tụ các tin hữu thành

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 280: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 280/610

Truyện kể Giáo lý 280

một cộng đồng cũng như mục tử qui tụ đoàn chiên để tế lễ nhândanh Đức Kitô và cử hành các Bí tích.

Các sách Tân Ước ghi lại rằng: các cộng sự viên và nhữngngười kế vị các Tông đồ nhận lãnh trách nhiệm và quyền bínhqua mọi nghi thức được gọi là đặt tay. Đó là dấu hiệu chứng tỏhọ đã lãnh nhận ơn đặc biệt để chu toàn chức vụ của mình. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là các Giám Mục và các LinhMụckhông còn là con người yếu đuối nữa. Trái lại, chính họđược Đức Kitô ủy thác toàn vẹn Lời của Ngài, quả tim củangười mục tử nhân lành của Ngài, thân thể của Ngài và lòngnhân tử tha thứ của Ngài. Các Linh Mụccủa Giáo Hội thực thisứ mạng đó qua không biết bao nhiêu thế hệ, họ làm cho mọingười đều gặp gỡ Đức Kitô và để cho Ngài tự do ban phát ơncứu độ của Ngài.

Trong hàng ngũ các Tông đồ, Phêrô đã được ủy thác chomột sứ mạng đậc biệt và sứ mạng này cũng được truyền lại chonhững người kế vị Ngài. Chúa Giêsu đã chọn Phêrô là đá tảng,trên đó Ngài đã xây Giáo Hội của Ngài. Ngài đặt ông làm ThủTướng trong vương quốc của Ngài. Chính Ngài đã hứa vớiPhêrô rằng: “Tất cả những gì con cầm buộc dưới đất thì trêntrời cũng cầm buộc. Và tất vả những gì con tháo gỡ dưới đất thì

trên trời cũng tháo gỡ”. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã trao phó cho Phêrô nhiệm vụ chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Trongngày lễ Ngũ tuần, chính Phêrô đã đại diện cho các Tông đồkhác để lên tiếng công bố Tin Mừng Phục sinh của Đức Kitô.Vào cuối cuộc đời hăng say rao giảng Tin Mừng, Phêrô đã chịutử đạo tại Rôma.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 281: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 281/610

Truyện kể Giáo lý 281

Một tảng đá kiên cố để giữ cho tòa nhà được vững chắc,để tham dự vào sức mạnh của Đức Kitô và bảo đảm sự hiệpnhất của Giáo Hội cũng như loan báo niềm vui của mình chođến tận thế một chức vụ như thế cần phải được tồn tại tại trongGiáo Hội. Giáo Hội tiên khởi xác tin vững chắc rằng lời hứa vàquyền bính được ban cho Phêrô sẽ không chấm dứt với cái chếtcủa Ngài. Những người kế vị của Ngài trong chức vụ và quyền bính là các Giáo Hoàng tức là những vị Giám Mục nơi kinhthành, nơi Phêrô đã làm thủ lãnh Giáo Hội trong những năm

cuối đời Ngài.Đức Kitô hỗ trợ cho các sứ giả của Ngài một cách hữu

hiệu cho đến ngày tận thế. Ngài tuyệt đối trung thành với Giaoước mới mà Ngài đã thiết lập. Như thế, chúng ta được bảo đảmrằng khi một chân lý Đức Tin được đoàn Giám Mục của toànthể Giáo Hội cùng với Đức Giáo Hoàng làm thủ lãnh long trọng

công bố, thì một tin điều như thế là không sai lầm. Dĩ nhiên,khi làm như thế, các Ngài không dựa trên quyền lực của riêngmình. Các Ngài thi hành điều đó dựa trên sự mạc khải của ChúaKitô, một sự mạc khải chỉ được nên trọn hảo cho Ngài mà thôi.Một sự long trọng tuyên bố tin điều như thế không phải là điềuthường xảy ra trong Giáo Hội, phần lớn các tin điều được công bố là để tránh cá sai lầm trong Giáo Hội, tính bất khả ngộ

không thể sai lầm của Đức Giáo Hoàng và đoàn Giám Mục liênkết với Ngài chỉ có giá trị đối với những chân lý thuộc phạm viĐức tin và luân lý mà thôi. Tính bất khả ngộ ấy không hề đượcáp dụng vào lãnh vực chính trị hoặc khoa học.

Một người Công Giáo tốt phải lắng nghe với thành tín vàyêu mến tất cả những gì Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục

nói. Tuy nhiên, còn quan trọng hơn cả những công bố long

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 282: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 282/610

Truyện kể Giáo lý 282

trọng trên đây đó là lời giảng dạy thường xuyên của các GiámMục và Linh Mụctrong các ngày Chúa nhật cũng như lời hướngdẫn của các Ngài cho đời sống thiêng liêng của các tin hữu.

Là những con người, cho nên khi thi hành chức vụ, cácLinh Mụckhông thể tránh những thiếu sót và giới hạn. Tuynhiên, những gì các Linh mục, các chủ chăn của toàn thể GiáoHội công bố với tất cả tâm huyết của họ như là cốt yếu của TinMừng Đức Kitô thì những điều đó nhờ Thánh Thần hướng dẫnvẫn thông đạt cho chúng ta chính lời của Đức Kitô.

Trong quá khứ, ngược lại với lời cảnh cáo của Đức Kitôđã có những vị Giáo Hoàng, những vị Giám Mục và nhiều LinhMụcsống và hành động theo cung cách của những người giàucó và quyền thế trên thế gian này. Ngày nay, cám ơn Chúa nhờ sự quan phòng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần các vị đạidiện trong Giáo Hội mọi lúc một ý thức hơn về sự nhắn nhủ củavị Giáo Hoàng đầu tiên là Thánh Phêrô cho các Linh Mụcnhưsau: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên đã được ủy thác cho anhem, không phải vì ép tình nhưng là với lòng nhiệt thành, không phải vì tư lợi mà là vì tận tâm phục vụ”.

 Ngày nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới ơn gọi vàochức Linh Mụckhông còn là một hứa hẹn về những phương tiệnvật chất hoặc quyền hành chính trị nữa. Trái lại, ơn gọi ấy đòihỏi phải sẵn sàng vác lấy Thập Giá của Đức Kitô vì nước Chúavà sự công chính của Nước Chúa. Ơn gọi Linh Mụcngày naykhông còn là một ơn gọi dễ dãi nữa. Tuy nhiên, ơn gọi ấy vẫnđáng giá để cho con người hy sinh cả cuộc sống của mình. Những ai cảm thấy được Đức Kitô kêu gọi, phải tra tay vào cày

và không nhìn lại đằng sau. Họ phải đặt cày vào mảnh đất của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 283: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 283/610

Truyện kể Giáo lý 283

Chúa, Chúa là chủ ruộng sẽ làm cho đồng lúa của Ngài chínmùi theo đúng thời hạn.

Các bạn thân mến, trên đây là một vài nét về các vị chủchăn và các cộng sự viên của các Ngài.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 284: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 284/610

Truyện kể Giáo lý 284 

ĐỨC TIN

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 285: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 285/610

Truyện kể Giáo lý 285

340. NIỀM TIN ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG Những con người nổi tiếng thường có thói quen bày tỏ

quan niệm sống của mình trong những hình thức văn chương

khác nhau như: tâm ca, tâm niệm, tâm nguyện, tuyên ngôn,khẩu hiệu sống, lý tưởng sống…

Cha Sác-đơ-phu-cô có lời khuyên phó thác. Và ThánhPhan-xi-cô thành Át-xi-ri có kinh Hòa bình.

Trên bình diện khác, tuy chưa phải là thánh nhân của ĐạoCông Giáo như kỹ nghệ gia Giơn-đốc-lơ-phơ-lơ đã bày tỏ quanniệm sống của mình qua 10 điều in tưởng như sau:

Tôi tin tưởng vào giá trị cao nhất của mỗi cá nhân, vàoquyền lợi của họ để sống, sống tự do và theo đuổi hạnh phúc.Tôi tin tưởng rằng mỗi quyền lợi đều có trách nhiệm đi

kèm, mỗi dịp may đều kéo theo một bổn phận, mỗi sở hữu đềucó một trách vụ.

Tôi tin tưởng rằng luật pháp được đặt ra cho con người.Chứ không phải con người làm nô lệ cho luật pháp. Rằng chínhquyền là người phục vụ cho dân chứ không phải là người chủ

của nhân dân.Tôi tin tưởng vào phẩm giá của lao động, bất cứ loại lao

động nào, lao động với đầu óc hay lao động với chân tay. Rằnvũ trụ này không cung cấp sẵn tự nhiên mọi điều cho con ngườisinh sống. Nhưng vũ trụ cống hiến cho mọi người một cơ hộitốt để xây dựng cuộc sống của mình.

Tôi tin tưởng rằng sự thật, công bằng là hai điều căn bảncho một trật tự cho một xã hội lâu bền.

Tôi tin vào tính cách thiêng liêng của lời hứa và rằng tínhtình con người là một giá trị cao cả hơn tiền tài, quyền hành vàli dị.

Tôi tin tưởng rằng phục vụ kẻ khác là bổn phận chung củanhân loại và rằng chỉ trong hi sinh con người mới vượt thắngđược tính ích kỉ và tâm hồn mình mới được tự do.

Tôi tin tưởng vào một Thiên Chúa không ngoan và đầy

yêu thương, cho dù Ngài được gọi bằng những danh hiệu nào đi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 286: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 286/610

Truyện kể Giáo lý 286 

nữa, và riêng sự phát triển trọn vẹn của con người, hạnh phúccao cả nhất của con người, sự hữu dụng nhất của con người hệtại trong việc sống hòa hợp với Thánh ý của Thiên Chúa.

Và cuối cùng là điều thứ 10, tôi tin tưởng rằng tình yêuthương là điều cao cả nhất của thế giới, rằng chỉ có tình thươngmới vượt thắng được hận thù, rằng điều đúng thật có thể và sẽthắng trên quyền lực.

Các bạn thân mến đó là 10 điều tâm niệm nói lên xác tíncủa kĩ nghệ gia Giơn-đốc-lơ-phơ-lơ. Những điều tâm niệm nàycó thể gợi hứng cho mỗi người chúng ta, không phải để trở thành những kĩ nghệ gia nổi tiếng, thành công nhưng để trở thành những con người tử tế hơn, liêm chỉnh hơn.

Là một đồ đệ của Chúa Giê su Ki tô tối thiểu cũng phảisống những điều vừa kể trên và có lẽ còn phải sống nhiều hơnthế nữa. Ông Giơn-đôc-lơ-phơ-lơ đã xếp niềm tin tưởng củamình vao Thiên Chúa không ngoan và đầy yêu thương vàohàng thư chín. Và thư mười là tin tưởng vào điều yêu thươngnhư một giá trị cao cả nhất trong thế giới này. Nhưng đối với

chúng ta, những đồ đệ của Chúa Giê su Ki tô. Chúng ta cần phải xếp lại, Thiên Chúa phải là giá trị cuối cùng cao cả nhấttrên thế giới này. Ngài là nguồn mạch cho mọi tình yêu thươngtrên thế giới. Nhân dịp những ngày đầu năm 1993, mỗi ngườichúng ta cần thinh lặng, suy nghĩ xem đâu là những giá trị lýtưởng, những nguyên tắc để hướng dẫn cho cuộc sống của đờimình.

Lạy Chúa, xin nâng tâm hồn con lên cùng Chúa. Xin giúp

con định hướng cuộc đời mình theo thánh ý Chúa, theo nhữngsự thật đã được mạc khải nơi Chúa và do Chúa Giê su Ki tô conThiên Chúa làm người để cuộc đời con được trổ sinh nhiều hoatrái tốt đẹp, được phát triển đến mức độ trọn vẹn nhất. Amen.

341. ĐỨC TIN Những vị truyền giáo vùng nhiệt đới.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 287: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 287/610

Truyện kể Giáo lý 287 

Một ngày kia, một vị truyền giáo đong phương kể lại chonhững người cư dâm vùng xích đạo rằng ở xứ ông, vào mùađông nước trở nên cứng rắn để một con voi có thể đi qua được.Các người nghe ông, vì chưa bao giờ thấy điều đó ngoài nướclỏng hoặc nước sôi, đã khó mà chấp nhận điều ông nói.Nhưngvì họ tin ông là một người ngay thật nên họ tin vào điều ông kểlà thật. Chứng cứ của Thiên Chúa còn có giá trị hơn nhiềuchứng cứ của con người.

342. PYTHAGORE VÀ CÁC ĐỒ ĐỆTriết gia Hy Lạp Pythagore đã được các đồ đệ mếm

chuộng về sự khôn ngoan và nhân cách của ông đến nỗi họ tinmọi điều ông dạy.Khi một đồ đẹ phủ nhận một ý kiến nào, chỉcần nói với người ấy: thầy đã nói vậy, và không một ai bàn cãivề sự chân thật cảu lời xác nhận nữa.Còn đúng lý hơn nữa khita phải tin vào Con Thiên Chúa, đấng không thể lừa dối hoặc

sai lầm được.

343. THÁNH LOUIS VÀ MÌNH THÁNH LẠDưới triều cảu Thánh nhân, Chúa Yêsu thỉnh thoảng hiện

ra trong bánh thánh dưới dạng một em bé.Hàng ngàn ngườichạy đến nhà thờ, nơi phép lạ xáy ra, nhưng vị vua thánh khôngđi xem, khi người ta thuật alij điều kì diệu này.Khi người ta hỏi

 Ngài về lý do Ngài dè dặt như vậy thì Thánh Nhân trả lời:“Thiên Chúa đã làm phép lạ này không phỉa cho những ngườitin, mà là những kẻ nghi ngờ.Mắt tôi có thể lừa tôi, nhwung lờiChúa thì không.Nếu tôi thấy phép lạ đó, thì tôi sẽ nhắm mắt đểkhỏi mất công nghiệp do lòng tin”.Lòng tin của Thánh Louis làmột xác tín không lay chuyển và sự chân thật của Lời Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 288: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 288/610

Truyện kể Giáo lý 288

344. BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI VÒM THÁNHĐƯỜNG THÁNH PHÊ RÔ

Một người bạn danh tiếng được hội kiến với Đức Giáo

Hoàng Gregotio XVI.Đức Thánh Cha hỏi ông thích ThánhĐường Vatican thế nào.Người khác trả lời: “Vẻ bề ngoài thìcho tôi một cảm giác không được thuận lợi cho lắm, nhưng khinào bên trong và dừng lại một lúc thì tôi có một ấn tượng hếtsức tốt đẹp”.Đức Giáo Hoàng đáp lại: “Thưa ông, một số tínhữu điều Công Giáo cũng vậy.Khi người ta tra cứu từng chữ,

thì khó nuốt, nhưng khi suy đến tinh thần thì mọi thiện kiến sẽtan biến”.

345. MỘT TRANG GIẤY TRẮNGTrong một buổi hội kiến, một người kia hỏi nhà bác học

Buchenau:ông xưng Đức Tin nào? Nhà bác học trả lời: “Khôngcó Đức Tin nào cả, trên phương diện tôn giáo, tôi là một tờ giấy

trắng” .Người kia mới đáp lại: “Ông hãy coi chừng ma quỉ sẽviết tên nó lên đó”.Những lời nói can đảm đó đã làm nhà báchọc vô thần xúc động mãnh liệt, đến nỗi ông bao giờ quên lờinói đó suốt cả đời.Ông cộng tác với ơn Thánh bằng cách chú ýhơn về những vẫn đề tôn giáo, và lại bắt đầu cầu nguyện nhưmẹ ông đã dạy.

346. MỘT HỘI NGHỊ VỀ Y KHOA VÀ CON NGƯỜICHẬM HIỂU

Một y sĩ danh tiếng đọc một bản diễn văn rất uyên bác vềvấn đề tính dễ xúc cảm trước một cử tọa đông đảo.Thính giảhoan nghênh bài diễn văn về sự rõ ràng và tài ăn nói của diễngiả. Cuối buổi diễn thuyết, một người cử tọa đến nói với y sĩ:“Thưa bác sĩ, mặc dầu những cắt nghĩa của bác sĩ, tôi vẫn

không hiểu gì vè vấn đề tính xúc động”.Ông bác sĩ cười trả lời:

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 289: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 289/610

Truyện kể Giáo lý 289

“Thưa ông, tôi có thể cho những giải thích, nhưng không thểcho trí thông minh được.Đó là một tài năng bẩm sinh”.Cũngvậy về những chân lý tôn giáo. Người giảng thuyết, giáo lý viêncó thể cắt nghĩa nêu lý do hoặc bảo vệ các chân lý đó.Nhưngchính lòng tin, họ không thể thông chia cho ai được, đó chỉ làmột quà tặng nhưng không của Thiên Chúa.Người ta chỉ có thểlãnh nhận lòng tin được nhờ ước ao đạt đến chân lý, bằng mộtđời sống lương thiện.

347. MỘT NGƯỜI NGOẠI ĐẠO LO LẮNG VỀ SỰ CỨU RỖI CỦA TỔ TIÊN HỌ

Khi Thánh Phanxicô Xavier đến Nhật Bản đẻ giảng đạolần đầu tiên, các thính giả của ông than phiền rằng Chúa đã bỏhọ quá lâu và các tổ tiên của họ bị lên án đời đời vì không cóđức tin.Thánh Nhân nói: “Nếu tổ tiên các ông tuân theo cáchtrung thành những ánh sáng của lý trí và lương tâm thì Thiên

Chúa sẽ soi sáng họ bên trong để không bỏ họ chết không đứctin.Nếu trái lại, thì họ bị mất linh hồn rất đúng”.Thánh TômaAquino đã dạy rằng nếu người man rợ tuân theo động lực củalý trí, xa lánh điều ác và làm điều lành, thì Chúa sẽ cho họnhững phương tiện cần thiết để được cứu rỗi, hoặc nhờ mộtmặc khải nội tâm, hoặc nhờ mọt vị thiên sứ đặc biệt.Tất cảngười ngoại giáo không phải là bị lên án cả.

348. KI TÔ HỮU TRONG BÍ MẬTMarius Victorinus, một diễn giả thời danh người Roma,

đã trở thành tín hữu tại tâm, nhưng bởi vì ông được nhiều ngườingoại giáo mến chuộng nên không dám thú nhận công khaimình là Môn Đệ của Đấng chịu đóng đinh.Một ngày kia, ôngnói với Thánh Simplicien: “Tôi là tín hữu, nhưng trong bímật”.Thánh nhân đáp lại: “Bao lâu mà ông không tuyên xưng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 290: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 290/610

Truyện kể Giáo lý 290

lòng tin và đến nhà thờ, bấy lâu ông không phải là người tínhữu”-“Nhưng những bức tường nhà thờ làm cho người ta thànhtín hữu à?”-Không nhưng Chúa Kitô đã nói: “Ai xấu hổ về Tavà giáo lý của Ta trước mặt người đời, Con Người sẽ chối bỏnó khi Ngài hiện ra trong vinh quang”. (Lc 9,26 ).Victorinusđọc lại các đoạn đó trong sách Tin Mừng, suy ngẫm kỹ càng, vàcởi bỏ mội thứ ngại ngùng, ông đến dự buổi họp của các tínhữu.Người ta không là tín hữu khi người ta không tuyên xưngtín ngưỡng của mình.

349. KINH TRUYỀN TIN ANGELUS BẮT ĐẦUMỘT CUỘC TRÌNH DIỄN SÂN KHẤU

Khi Đức Cha Sailer, Giám Mục địa phận Ratisbonne(1832), còn là giáo sư đại học, người ta tổ chức một buổi trìnhdiễn ở trường học để mừng Ngài ở Kaufbeuern. Tấm màn kéolên, một em bé gái 10 tuổi, thủ vai chính, xuất hiện trên sân

khấu và làm mọi người chú ý. Vào lúc đó, chuông Truyền Tinvang lên, kêu gọi mọi người cầu nguyện và em bé gái khôngngại ngùng nói với khán giả: “Chúng ta có lên bắt đầu với KinhTruyền Tin chăng?” Ngay tức khắc, em quì xuống và xướngkinh. Một vài người bắt đầu cười, nhưng phần đông thật sự xúcđộng vì sự can đảm của em bé .Chính Sailer cũng khóc lên vìxúc động.Sau đó em bé đã diễn xuất cách hoàn hảo đến nõi em

được hoan nghênh nhiệt liệt. Sau buổi diễn, Sailer cho vời emđến, tặng em một món quà và nói: “Con ơi, con đã diễn vai tròrất xuất sắc, và nhờ vào việc tuyên xưng lòng đạo đức cách canđảm,con đã cho chúng tôi một mẫu gương rất xây dựng. Hãytiếp tục hành động như thế. Thiên Chúa sẽ ở với con và sẽ chocon hạnh phúc”. Những người Công Giáo phận luôn suy nghĩ đen lòng can đảm của các người hồi giáo không sợ chi, cả ở nơi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 291: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 291/610

Truyện kể Giáo lý 291

công cộng, khi đọc trước mặt mọi người những kinh nghiệmtheo định luật.

350. CÓ AI CÒN GÌ ĐÓ ĐỂ NÓI KHÔNG?Một người địa chủ giàu có một hôm dọn một bữa tiệc,

người chủ nhà mời quan khách ra vườn uống café, và mọingười đứng dậy để làm theo lời mời.Nhưng người chủ tiệcmuốn biết coi mọi người có hoàn toàn đồng ý như vậy không,nên hỏi xem có ai có điều gì muốn nói.Một người đứng tuổi

đáng kính trả lời: “Tôi có điều muốn nói”.Và ngay đó ông chắptay và cám ơn Chúa.Ông nói: “Thưa quí vị, đó là điều tôi muốnnói”. Một vài người dự tiệc cười, nhưng nhiều người khác đã tỏlòng cảm phục về sự cam đảm, và vị chủ nhà đến bắt tay ông vànói: “Tôi thành thật khen ngợi ông, ông thật dũng cảm”. Aituyên xưng Đức Tin mình vào dịp tiện cách không ngại ngùngthì gióng như một chiến sĩ dũng cảm: người chiến sĩ sẽ được

khen thưởng, nhưng người tuyên xưng Đức Tin sẽ được ThiênChúa ban cho phần thưởng vĩnh cửu.

351. HAI PHU NHÂN TRONG CUNG ĐÌNHHOÀNG HẬU NHẬT BẢN

Một vị Hoàng Đế Nhật Bản có thiện cảm với người CôngGiáo đến nõi đã chấp nhận một vài người vào làm việc trong

triều.Nhưng bất thình lình ông trở thành ác cảm và cám họtuyên xưng đạo.Tức khắc hai vị trong cung đình Hoàng Hậuliền xin từ chức, Hoàng Đế yêu thương họ lắm nên nói: “Hãy ở lại, đừng sợ chi cả, ta sẽ không đòi hỏi các bà làm gì trái vớiđạo, chỉ cần các bà đừng tuyên xưng ra và giữ nó trong lòng”.Họ đáp lại: “Đạo chúng tôi thì không cho phép chúng tôi dấudiếm, theo chúng tôi thì không tuyên xưng là phản bội”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 292: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 292/610

Truyện kể Giáo lý 292

352. NGƯỜI CHỦ KHÁCH SẠN VÀ ÔNG KHÁCHMột người Công Giáo đến một khách sạn: ngày thứ sáu,

và xin don bữa cơm chay.Ông chủ cười mỉa mai và nói: “Thưaông, hình như ông có đạo thì phải?”Người kia đáp lại: “Đạo củatôi đâu có liên qua gì tới ông!Ông hãy lo cho bao tử của tôiđang kêu đói, và đừng lo đến quan điểm của tôi”.

353. THẦY DÒNG NGƯỜI LẠC GIÁO THỤY SĨMột vị tu sĩ đi đường qua Thụy Sĩ, đến một khách sạn và

nơi đó gặp nhiều người theo giáo phái Calvin (ở Thụy Sĩ).Đểxúc phạm ông về những xác tín tôn giáo, thỉnh thoảng họ némcho chó miếng thịt và kêu lên: “Hãy ăn đi, Giáo Hoàng!” và cứmỗi lần như thế, họ nhìn vị tu sĩ coi ông có phản ứng không. Nhưng ông thầy Dòng hoàn toàn điền tĩnh, và những người kia,suốt ruột về vẻ điềm tĩnh đó, đã nói với ông: “Ông có thấy lạlùng không khi một con chó mang tên là Giáo Hoàng?”Ông

thầy Dòng đáp: “đạo nào? Giáo hoàng nào?”Giáo Hoàng củachúng tôi là người thay mặt Chúa Yêsu, mặc các anh nếu GiáoHoàng của các anh là con chó”. Những kẻ chế nhạo lủi mất đàyxấu hổ.

354. TIỂU ĐỘI KỈ LUẬTMột người lính già rất thích kể câu chuyện sau đây.Năm

1858, tôi đang đóng ở Francfort S.M.Ngày lễ ĐM vô nhiễm tấtcả quân nhân xin đi nhà thờ và được phép.Khi họ trở về đơn vị,viên đại úy đưa họ tất cả qua tiểu đội kỷ luật.Đến ngày lễ kếtiếp người ta lại hỏi ai muốn đi nhà thờ chỉ có 12 người trìnhdiện đi, một nửa con số lần trước.Khi họ đi nhà thờ về, viên đạiúy hỏi: “các anh tất cả có đến nhà thờ không?”Họ thưa có vàviên đại úy nói với họ: “Các anh là những người lính dũng cảm,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 293: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 293/610

Truyện kể Giáo lý 293

không khiếp sợ trước sựu dạo nạt. Tôi cho các anh 10 giờ  phép”. Họ đi phép vui vẻ, còn các người khác thì xấu hổ.Thường thì người can đảm ban đầu hay bị chế nhạo hoặc bị rắcrối, nhưng không chóng thì chầy họ sẽ tạo được uy tín và sựkính trọng, kể cả những kẻ ác ý hơn cả.

355. CẦU NGUYỆN NƠI ĐỒN LÍNHCon gia đình đạo đức, một người tân binh, trước khi nhập

ngũ, thường có thói quen quì gối đọc kinh sáng tối.Vào buổi tối

đầu tiên nơi đơn vị, anh tân binh thực hiện việc đạo đức nàytrong phòng nhỏ, chưa bao giờ người ta thấy điều này như vậyở đồn lính nên mọi người chế nhạo anh.Anh không dễ bị khiếpsợ trước lời chế nhạo, và các bạn anh đã la ó, huyên náo để phátanh.Anh và những người kia lại tiếp tục như thế ngáy sauđó.Ngày kế tiếp, một trong những kẻ gây ồn ào thấy anh khônglay chuyển đã thốt lên: “Đây là người đứng vững khi thử lửa”.

Kể từ đó, họ để anh cầu nguyện yên tĩnh, và đã có hơn mộtngười bạn anh quì gối cầu nguyện, hoặc ít nhất cầu nguyệntrong thinh lặng.Ngoài ra, người lính đạo đức này là một ngườirất có khả năng và tiến thân nhanh chóng.

356. MỘT ÔNG CHỦ TỪ MỸ VỀ GIẢ VỜ LÀMNGƯỜI NGHÈO

Một người dệt lúa nghèo di cư từ Tây Ban Nha sangMexicô, nơi mà nhiều người bạn đồng nghiệp kiếm được gia tàikếch xù chỉ sau một thời gian ngắn. Chính ông cũng thành côngtrong công việc và trở nên rất giàu có sau một vài năm.Ông trở về Tây Ban Nha thăm gia đình với ý định giúp họ sống thoảimái. Nhưng ông muốn thử thách họ. Ông xuất hiện nơi nhà chamẹ với bọ quần áo nghèo khổ, để lam cho họ tin rằng ông từMỹ về như là người ăn xin. Cha ông không vì thế mà đón tiếp

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 294: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 294/610

Truyện kể Giáo lý 294 

kém ân cần và tỏ cho ông thấy ông rất vui được gặp lại ngườicon. Người cha còn tổ chức một bữa tiệc gia đình để mừng ôngvà có mời những bà con thân thuộc. Nhưng họ không đến, vì họxấu hổ cho người di cư nghèo nọ, người này nhận thấy sựu hiệndiện của ông làm họ khó chịu. Ông đưa của cải ra và để lại một phần lớn cho cha mình, sau đó ông lên đường đi Mỹ mà khôngchia một tí gì cho những kẻ không muốn đón tiếp ông. Họ cayđắng vì đã để lỡ dịp có được một gia tài lớn.Thiên Chúa sũngsẽ làm thế đối với chúng ta.Nếu ở đời này, Chúa Kitô không tỏ

mình trong vinh quang,ta xấu hổ vì thuộc vì Ngài, thuộc về HộiThánh, thì Ngài sẽ gặp chúng ta ngày chung thẩm, hai bàn taytrắng không có gì để cho ta cả.

357. NHỮNG NGƯỜI DÂN BALAN KHÔNG KHÉOSau cuộc nổi dậy ở Balan 1863, một vị tướng Nga, nhờ 

công lao của mình, đã được vua cho miền đất rộng bị tịch thu

của tu viện Công Giáo ở Turek, trong vùng Sandomir. Đượcgọi đi đánh trận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1876, trước khi lên đường ratrận, ông muốn thêm những đặc ân của vua. Ông cho gọi nhữnggia nhân đến, toàn là những người balan nghèo khổ, và nói vớihọ: “Ta sẽ nhường lại cho mỗi người một mảnh đất tốt trướckhi đi, nhưng trước tiên, các người phải bỏ đạo Công Giáo màgia nhập đạo chính thống.Hãy suy nghĩ và trở lại cho ta biết câu

trả lời của các ngươi”. Các nông dân bàn luận với nhau và trở lại nhà vị tướng với một thái độ vui vẻ.Họ nói: “Thưa Ngài, đâylà ý kiến của chúng tôi. Khi một kẻ nào đó đề nghị đổi ngưạcủa nó lấy ngựa của chúng tôi kèm theo một số tiền bù, chúngtôi kết luận là ngựa của chúng tôi có giá trị hơn của nó. Nhưthế, đạo của chúng tôi có giá trị hơn đạo của người Nga, vì

  Ngài con cho chúng tôi thêm đất đai để chúng tôi đổi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 295: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 295/610

Truyện kể Giáo lý 295

đạo.Chúng tôi ở lại đạo mà chúng tối đang có”.Đồ khốn nạn!Hãy cút đi, kẻo ta đánh đòn các ngươi.Sự trung thành giữ ĐứcTin của người nông dân này thật đáng ca ngợi.

358. HOÀNG ĐẾ CONSTANCE VÀ NHỮNG VIÊNSĨ QUAN CÔNG GIÁO

Trong những ngày lưu tại Treves, Constance Chlore, chacủa Constantin đại đế, muốn thử thách các sĩ quan CôngGiáo.Ông tập họp triều đình và lện tổ chức tế lễ các thần linh,những ai bất tuân sẽ bãi chức. Các sĩ quan Công Giáo cươngquyết từ chối tham dự cuộc tế lễ, chỉ trừ một người nghĩ rằnglàm như thế sẽ được đặc ân của Hoàng Đế.Ông đã lầm to, vìHoàng Đế đã nói với ông: “ông là một đồ đệ bất trung củaThiên Chúa của ông. Nếu vua trời không thể tin cậy vào ông,thì vua dưới đất còn lý do hơn để nghi ngờ ông”. Sau đóConstance đuổi ông và khen thưởng những sĩ quan đã tỏ ra có

 bản lĩnh.

359. NGƯỜI LUẬT GIA KIẾM VIỆC LÀMMột luật gia trẻ, xuất thân từ một gia đình Công Giáo tốt

ở Ansterdam, đã có ý định phục vụ quốc gia. Anh xin vào hộikiến với Bộ Trưởng Moddermann (1904), một người tin lànhrất sùng đạo, và xin ông một chỗ làm. Ngoài các câu hỏi này

nọ, ông bộ trưởng hỏi anh thuộc đạo nào.Người thanh niên trảlời: “tôi đạo Công Giáo”, nhưng để nịnh bợ ông bộ trưởng, anhthêm: “Nhưng tôi không coi đó là điều quan trọng”.Ông bộtrưởng đáp lại: “Nếu như thế, thì tôi chẳng có chức vụ nào đểgiao cho anh, vì một người không quan tâm đến tôn giáo, thìkhông thể là một công bộc nhiệt tâm của quốc gia được”. Người trẻ tuổi đã cắt đứt tương lai vì sự hèn nhát của mình. Vì

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 296: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 296/610

Truyện kể Giáo lý 296 

những người có tư cách luôn khinh bỉ những kẻ là Yuda đối vớiđạo của mình.

360. VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA TRÊN MẶTĐỨC KI-TÔ

VINH QUANG CỦA CHÚA KI-TÔ PHẢN CHIẾU TRÊN MẶT TA

Chúa Giêsu là con một Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên

Chúa vô hình nên vinh quang Thiên Chúa ngời sáng trên dung

nhan Ngài. Vinh quang ấy ba người Môn Đệ thân tín nhất đã

được thấy ngời lên như ánh sáng trên núi. Và vinh quang ấy đã

như một luồng điện đánh thẳng vào đầu những kẻ đến bắt Chúa

ở Gêtsemani, khiến chúng lùi lại và té ngửa khi chúng ra mặt:

“Ta đây”.Đó là những lúc cao điểm, vinh quang ấy đã toát ra

trong lời nói của Ngài : “Ngài giảng như Đấng có uy quyền”và

 bộc lộ qua hành động của Ngài: “hành động của Ta làm chứng

cho ta”.Nếu không tin Ta thì hãy tin tưởng những việc ta làm”.

 Nếu thánh Phêrô nhắc tới vinh quang của Chúa Giêsu mà

 Ngài đã thấy trên núi,thì thánh Gioan cũng nói: “Chúng tôi đã

thấy vinh quang của Ngài với tinh cách là vinh quang của Con

Một được Cha ban cho”,và đã giải thích các phép lạ là sự bộc

 bạch ving quang ấy: Ở Cana xứ Galile là lần đầu tiên Chúa

Giêsu cho các Môn Đệ thấy vinh quang của Ngài

Cuộc sống âm thầm của chúng ta như hòm bia giao ước

giữa trần gian thì cũng là mang vinh quang của Thiên Chúa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 297: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 297/610

Truyện kể Giáo lý 297 

trong trái tim và trong cả cuộc sống thường ngày. Một cách nào

đó, vinh quang ấy phải tỏa ra trên khuôn mặt và qua cuộc sống

chúng ta bằng chính tình yêu của Thiên Chúa thiêu đốt và gâynên mọi tâm tình và hành động của chúng ta đối với mọi

người : “để người ta thấy việc các con làm mà ngợi khen Cha

các con trên trời ”, Thiên Chúa là tình yêu, nên vinh quang

 Ngài cũng là tình yêu tỏa sáng.

361. CHÚA KI-TÔ SỐNG TRONG TÔI”(Ga 2,20)

Đó không phải là một lời nói hoa mĩ hay một mộng tưởng

hảo huyền, nhưng là sự thật sâu xa nhất và thiết yếu nhất của

đức tin và đời sống chúng ta.Bởi vì khởi đầu và tất cả cuộc

sống chúng ta là được đóng đinh vào Thập Giá với Chúa Ki-tô(Ga 2,19),tham dự vào cái chết của Chúa, được mai táng với

Chúa, tham dự vào sự sống lại của Chúa và sống một cuộc sống

mới (Rom 6,3-11) Cái đã bị đóng đinh vào Thập Giá và cái chết

đi là con người cũ, con người nô lệ cho tội lỗi. Còn sự sống mới

là sự sống của Chúa Ki-tô Phục sinh được truyền vào trong tado Thánh thần: “ Thiên Chúa đã gởi thần của Con Ngài vào

lòng ta đê kêu lên: “ Ba,Cha”. “Thần của con” không chỉ cho ta

sự sống của con mà còn cho ta tất cả quyền làm con và thừa tự

của Cha(Gal 4,4-7).Vì chưng sự sống với Chúa Ki-tô (Gal

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 298: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 298/610

Truyện kể Giáo lý 298

3,37) đã nên đồng hình đồng dạng với Người,ta được ở trong

 Người và Ngưởi ở trong ta(Gio 15).

Tất cả cuộc sống của ta là phải thể hiện điều này: “ Tôisống nhưng không phải là tôi sống là Đức Ki-tô sống trong tôi

”.Sự sống là nguyên lý của mọi hành động. Chết thì không làm

gì được nữa. Nếu sự sống trong tôi là sự sống của Chúa và là

chính Chúa sống trong tôi thì mọi tư tưởng, ý hướng và hành

động của tôi đều phải xuất phát từ sự sống ấy và phù hợp với sựsống ấy .Suốt cuộc đời ta là một cuộc đóng đinh con người cũ

và mạc lấy con người mới, mặc lấy Chúa Kitô nên đồng hình

đồng dạng với Chúa Ki-tô.Sự sống mới mà ta chung với Đức

Ki-tô là Thánh Thần .Để đức Ki-tô sống trong ta chính là để

cho Thánh Thần khiến ta hành động (Gal 5,25). Giết chết conngười cũ và mặc lấy con người mới không phải là hai động

tác ,và chỉ là mặt lõm và mặt lồi của cùng một động tác, ví như

khi ta ghi âm một bài hát mới trên băng từ thì đồng thời những

gì ghi trước đó bị xóa đi. Cuộc sống chúng ta chỉ có thể là môt,

nếu ta theo Thánh Thần tức là giết chết con người cũ “ Nếu anhem sống theo xác thịt thì anh em phải chết còn nếu anh em nhờ 

Thánh Thần mà giết chết những hành động của xác thịt thì anh

em được sống”(Rom 8,5-13).Chúa Ki –tô ở trong ta bằng

Thánh Thần của Ngài và hành động trong ta, sống trong ta cũng

do Thánh Thần của Ngài. Hoa trái của Thánh Thần và hoa trái

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 299: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 299/610

Truyện kể Giáo lý 299

của xác thịt trái ngược nhau, có trái ngọt của Thánh Thần thì

không có trái đắng của xác thịt và ngược lại(Gal 5,19-24).

Để dễ hiểu và để góp phần cho Chúa sống lại trong ta, cóthể phân ra nhiều bình diện:

• Bình diện hữu thế là ơn Thánh sủng, tức là tình trạng

tâm hồn sạch tội. Thánh Thần và tội không thể ở trong ta cùng

một lúc. Sạch tội là được Thánh Thần ngự trị .Đó là hiệu quả

của bí tích Rửa tội, giải tội và sự xám hối liên tục hằng ngày.• Bình diện ý hướng: Để cho Thánh Thần hành động tức

là ý hướng phải phù hợp với Thánh Thần, ý hướng ấy không

thể ngắm vào cái gì hay ai khác ngoài việc làm vinh danh Chúa

và phục vụ anh em. Hành động xuất phát từ Thánh Thần xuất

 phát từ lòng mến Chúa và yêu người, nên không thể nhắm tớimục địch nào khác.

• Bình diện tiêu chuẩn và cách thức:đường lối và cách

thức hành động của Thánh Thần chính là những “ hoa trái của

Thánh thần ”mà Thánh Phaolô kể ở Gal 5.22-24,và những tích

cách của bác ái Cor 13,4-7.Vậy thì muốn để cho Chúa Ki-tô sống trong ta, ta cần sám

hối mỗi ngày và kiểm điểm, điều chỉnh ý hướng và cách thức

hành động của mình hàng ngày.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 300: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 300/610

Truyện kể Giáo lý 300

362. ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNHCác đây ít năm, một nghệ sĩ nổi tiếng nước Anh làm bữa

tiệc chiêu đãi. Đang khi ăn, ông hỏi ai muốn ông giúp vui gì,

ông làm theo, chẳng hạn kể chuyện, ca hát…Một Linh Mụcđứng dậy, đề nghị ông đọc Thánh Vịnh 23.Một thoáng ngạc nhiên hiện ra trên nét mặt nhà nghệ sĩ.

Ông suy nghĩ chút rồi nói: “Tôi sẽ đọc với điều kiện là Cha sẽđọc lại Thánh Vịnh ấy, sau khi tôi đọc xong”. Linh Mụcnói:“Tôi đọc hả, Tôi không có lợi khẩu. Nhưng nếu Ngài muốn, tôicũng đọc”.

 Người nghệ sĩ cảm hứng đọc thánh vịnh. Giọng ông vàcách phát âm thật chuẩn xác và hay. Ông thu hút thính giả. Ôngvừa dứt lời, tiếng vỗ tay rào rào nổi lên.

Đến phiên người Linh Mụcgià đứng lên đọc thánh vịnh.Giọng Ngài không xuất sắc, phát âm đôi lúc không chuẩn. Khi Ngài đọc xong, không có tiếng vỗ tay nổi lên, nhưng cả phòngai nấy đều chảy nước mắt và có người cúi đầu xuống.

 Người nghệ sĩ lại đứng lên, đặt tay lên vai Linh Mụcgià,

nói: “Tôi đến với các bạn ở tai, ở mắt, còn Ngài đây đến vớitâm hồn các bạn. Sự khác là chỗ ấy. Tôi biết Thánh Vịnh 23,nhưng Ngài biết Đấng Chăn Chiên Lành”.

363. KHÔNG HỀ NGỜ VỰCKhi nhà khoa học vĩ đại Micae Faraday, hấp hối trên

giường bệnh, vài ký giả hỏi ông có ngờ vực gì linh hồn và sựchết không. Ông trả lời ngạc nhiên: “Ngờ vực hả? Tôi không hềngờ vực gì. Tôi luôn luôn tin tưởng. Tôi biết đấng tôi đã tin vàtôi xác tín Ngài biết mọi điều tôi đã làm”.

364. LỜI NGÀI KHÔNG HỀ MẤTMột bà già khi đau bệnh gần chết, cho mời Linh Mục đến

giúp bà. Để thử lòng tin của bà, Ngài hỏi: “Con thân mến, consẽ làm gì, nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho con, Chúa để cho

con phải hư mất”. Bài trả lời: “Thưa Cha, Chúa làm điều Chúa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 301: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 301/610

Truyện kể Giáo lý 301

muốn. Nếu Chúa cho con hư mất; Ngài bị thiệt thòi nhiều hơncon: con chỉ mất linh hồn, còn Ngài sẽ mất vinh dự, vì Lời Ngàikhông được thực hiện”.

365. NIỀM TIN NÀOMột người khách nói với một binh sĩ đang hấp hối tại

 bệnh viện:- Anh thuộc Giáo Hội nào?- Giáo Hội Đức Kitô, anh đáp.- Tôi muốn hỏi anh có niềm tin thế nào?- Niềm tin hả? anh ngước mắt nhìn trời, nói nhỏ. Tôi tin

rằng sự chết sự sống, thiên thần, quyền thần, các vật hiện tại vàtương lai không thể tách tôi ra khỏi lòng mến của Đức GiêsuKitô Chúa chúng ta (Rm 8,39).

366. LỜI ĐẢM BẢOÔng Robert Bruce, sau khi dùng bữa cuối đời của mình,

đã nói với con gái ông: “Con mến, Chúa sắp gọi ba về”. Ông

 bảo con đem sách Kinh Thánh đến và bảo: “Con giở chương 8thư gửi dân Rôma, và để ngón tay của ba vào câu 39!” Con ônglàm theo lời. Ông hỏi đã đúng chưa. Sau khi được trả lời làđúng, ông nói tiếp: “Chúa ở cùng các con. Ba bữa ăn sáng vớicác con, và tối nay ba sẽ ăn tối với Chúa Giêsu, Chúa chúngta!” Nói xong, ông tắt thở.

367. TẠI SAO PHẢI SỢ 

Một người nói với người bạn già Công Giáo.- Tôi sợ bạn sắp sang thế giới khác! Người bạn già trả lời:- Tôi biết tôi là ai, Xin cho Danh Cha cả sáng. Tôi không

sợ thế giới khác. Tôi mong về thế giới ấy.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 302: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 302/610

Truyện kể Giáo lý 302

368. TIN CHÚA GIÊSUBé Lan nói với mẹ: “Mẹ ơi, tin Chúa Giêsu là gì hả mẹ”.

Mẹ đáp: “là nghĩ rằng Ngài yêu con, Ngài chết vì con, Ngài

quan tâm chăm sóc con”. Bé Lan đang chơi búp bê, dừng lại,đứng yên. Mẹ Lan hỏi: “Con làm gì đấy, Lan?” – Con đang tinChúa Giêsu.

369. KẺ TIN VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ1. Tin thì dễ dàng, ít tốn kém. Nhưng theo Đức Kitô thì

tốn kém, vì Ngài đời hỏi chúng ta dùng nhiều thì giờ sức lực.

2. Tôi tin vào việc Chúa làm cho tôi, còn làm Môn Đệ làkết quả của việc Chúa làm trong tôi.3. Kẻ tin nhắm đến mình trước hết, nhưng Môn Đệ nhắm

đến Chúa trước hết.4. Kẻ tin không phát sinh hoa trái, còn người Môn Đệ

được biết đến nhờ hoa trái của họ.5. Lòng tin cứu rỗi linh hồn, còn làm Môn Đệ là tôn vinh

Thiên Chúa.

6. Kẻ tin không cần thiết được xem là Kitô hữu, nhưngngười Môn Đệ phải được xem là Kitô hữu.

7. Kẻ tin đi về Thiên Đàng, còn Môn Đệ thì phần thưởngrất lớn ở đấy.

370. HỌ THỰC THI LỜI CHÚAVào ngày chợ phiên, hai người đàn ông Trung Hoa đến

chợ. Gần chợ, một nhà truyền giáo đang giảng giải Lời Chúa.Hai người đứng nghe và được tặng mỗi người một quyển PhúcÂm. Nhà truyền giáo bảo họ không những đọc Phúc Âmmà cònlàm theo Lời Chúa dạy. Hai người trở về, vừa đi vừa đọc. Khiđọc đến câu: “Ai muốn theo ta, hãy từ bỏ mình, vác Thập Giámỗi ngày mà theo Ta”, hai người suy nghĩ và muốn vâng LờiChúa. Họ bèn làm hai Thánh Giá bằng tre và mang sau lung.Họ mang Thánh Giá về nhà treo trước cửa nhà. Thấy lòng khát

khao của họ. Chúa đã không để họ phải chờ lâu. Có một Linh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 303: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 303/610

Truyện kể Giáo lý 303

Mục gặp họ, giảng Lời Chúa giáo lý cho họ nghe và khuyên họđến Liễu Châu để theo lớp giáo lý vỡ lòng. Vâng lời cha, họđến Liễu Châu học đạo. Sau một thời gian ngắn họ trở về nhà

sinh sống và truyền bá đạo Chúa. Ít tháng sau họ trở lại LiễuChâu, chịu phép rửa tội và học đạo thêm hơn nữa. Qua câuchuyện trên, chúng ta nhận thấy Chúa luôn đoái nhớ và bannhiều ơn cho kẻ gắng công tìm kiếm Ngài.

371. NIỀM VUI ĐƯỢC HY SINHCó hai nhà doanh nghiệp du lịch vòng quanh thế giới. Họ

xem được nhiều danh lam thắng cảnh, biết lối sống của nhiềudân tộc, thấy bao điều mới lạ. Nhưng họ nói tại Triều Tiên đãcó một hình ảnh đánh động họ nhất, làm họ ghi nhớ mãi.

Một buổi sáng nọ, họ đi dạo trên đường làng, họ thấycảnh một ông già đang kéo cày thay trâu, đi sau cày là một cậu bé. Họ đứng lại xem, bộ mặt ông già là không có gì là buồn khổcả. Họ xúc động, lấy máy ảnh chụp lại cảnh ấy. Họ đến thămmột nhà thờ, và chìa bức ảnh trên cho Cha sở xem. Sau khi

nhìn bức ảnh, cha nói:- Vâng, đối với các ông đây là một chuyện lạ. Nhưng tôi biết rõ cha con ông ấy, Họ rất nghèo và khi nhà thờ này khởicông xây dựng, họ muốn đóng góp việc xây cất. Họ không cótiền, không có lúa để bán, và mùa đông lại sắp tới, họ bèn báncon bò duy nhất, để lấy tiền cúng nhà thờ. Bây giờ hai cha con phải thay bò kéo cày làm đất.

Hai người khách nhìn nhau một lát, rồi một người nói:

“Thật là một hy sinh ngoài trí tưởng tượng! Sao cha cho phéphọ làm thế?” Cha đáp: “Họ xem đó là một chuyện bình thường.Tôi đã ngăn cản, nhưng họ xem việc họ hy sinh con bò là đểdâng một lễ vật cho Chúa”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 304: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 304/610

Truyện kể Giáo lý 304 

372. CHỮ VIẾT TRÊN CỬACó một sinh viên đại học nọ, năm đầu tiên khi ở nội trú,

đã lấy phấn ghi cửa phòng ngủ một chữ T hoa. Không ai biết

anh ta ghi vậy để làm gì. Suốt 4 năm ngồi mòn ghế đại học, anhđã hy sinh thời giờ để chuyên tâm học tập, chỉ học tập mà thôi.Mọi giải trí, thú vui đều bỏ qua. Ngày lãnh bằng tốt nghiệp, anhmới tỏ cho mọi người biết chữ T anh viết có nghĩa là “Thànhcông”. Anh nhắm mục đích việc học là phải thành công, nênanh luôn rèn tâm trí theo chữ T anh đã ghi trên cửa.

Một người chúng ta nên chọn cho đời mình một chữ tắt

như một lý tưởng để cố gắng đạt đến. Người chọn cho mìnhchữ T (Thành công, tiền tài), kẻ chọn D (Danh vọng), kẻ chọnchữ P (Phục vụ)… Có nhiều chữ lắm. Ta hãy chọn lý tưởng đờimình để phấn đấu suốt đời.

373. BÁNH NUÔI SỰ SỐNGKhi viết cuốn thứ hai về hộ giáp chống bè rối Mani-

cheans, thánh Âucutinh viết rằng bánh mì nuôi sống con người,

nhưng giết chết chim, diều hâu. Trong cách tương tự, phépthánh thể nuôi sống con người biết dùng lí trí, biết yêu mến tôntrọng mình Đức Kitô trong khi rước lễ. Nhưng những ai đếnvới mình Chúa như những chim diều hâu, gian xảo, oán hờn,đầy dục vọng, kêu căng sẽ bị chết.

374. GIỜ THÁNH VÀ ƠN KÊU GỌI

Cách đây hơn 100 năm, ở nước Anh, có một bà mẹ và 13người con trở lại đạo Công Giáo. Để tạ ơn Chúa nâng đỡ đờisống mới trong đức tin Công Giáo, bà dâng Chúa toàn 13 đứacon để phục vụ Chúa. Suốt 20 năm trời, mỗi ngày bà ChầuThánh Thể mỗi giờ khấn nguyện Chúa ban ơn thiên triệu chonhững người con của bà, kết quả là 5 đứa con gái đều là nữ tuvà 6 trong số 8 con trai trở thành linh mục, có 3 vị trở nênGiám Mục và một vị là Hồng Y.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 305: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 305/610

Truyện kể Giáo lý 305

Bà là ai? Bà tên là Vaughan. Xin nói thêm, bà đã cầunguyện trong 7305 giờ cho ơn thiên triệu của con cái mình.

375. NGẠO MẠNLinh MụcHunter-Blair kể câu chuyện sau đây:Có một lần, khi Đức Thánh Cha dâng lễ trong nhà thờ 

thánh phêrô, đến thời điểm Thánh Hiến và Giơ cao Mình ThánhChúa, một người dân nước Anh đứng dậy thay vì quỳ gối, nhìnchung quanh và nói lớn:

- Có ai trong đám đông người nầy dám cất giọng lên vớitôi để phá trò dị đoan này không?

Một người Hoa Kỳ bên cạnh anh ta đáp lại:- Nếu ông không chịu quỳ gối trong vòng hai giây, sẽ có

một người trong đám đông này giơ chân lên và đá ông một cái,văng ra khỏi nhà thờ ngay.

376. ĐẠO, SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNGTôi có đạo và đạo có tôi.

Tôi ở trong đạo và đạo ở trong tôi.

Tôi có đạo không phải như có tiền có bạc.

Đạo có tôi không phải như có chó có mèo.

Tôi có đạo cũng như tôi có xác có hồn.

Xác cũng là tôi mà hồn cũng là tôi.

Cả hai mới là tôi trọn vẹn.

Vì cả xác hồn là cuộc sống là tôi .

Tôi có đạo khi đạo thành cuộc sống của tôi.

Đạo có toi khi tôi như một hiện diện của đạo.

Trong từng hơi thở, lời nói, cử chỉ của tôi,đều là hơi

thở,lời nói, cử chỉ của đạo . “Dù ăn, dù uống, dù làm chi đi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 306: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 306/610

Truyện kể Giáo lý 306 

nữa,thì hãy làm tất cả vì vinhdanh Chúa ”(1 Cor 10,31).Chỉ có

một mình Thiên Chúa mới có thể tự xưng “ Ta là Đạo”. Và

những người tự xưng có đạo nhưng đạo không thành cuộc sốngtrong họ thì đạo sẽ nói vào mặt họ rằng: “ Ta không biết các

ngươi là ai”-nghĩa là đạo không có các ngươi!”

Tôi có đạo, nghĩa là đạo ở trong tôi và đạo có tôi nghĩa là

tôi ở trong đạo.Tôi ở trong đạo khi đạo thánh sự thật trong tôi.

Đạo ở trong tôi khi tôi thành một hiện thân của đạo. Chỉ có ConThiên Chúa mới nói được: “TA LÀ SỰ THẬT” còn tôi thì chỉ

có thể ở trong sự thật và sự thật ở trong tôi .Tôi có thể thuộc về

sự thật chứ sự thật không thể thuộc về tôi. Nếu tôi sống như

 Ngài đã sống (1Jn 2,6) và yêu Ngài như Ngài đã yêu (1Jn 3,16-

19) thì tôi thuộc về sự thật và sự thật ở trong tôi .Tôi có đạo nghĩa là tôi có con đường đưa tới sự sống.

  Nhưng có đường mà không đi thì cũng chẳng tới

đâu.Không phải đi hết con đường mới được sống mà bước lên

đường là được sống rồi : “Tôi viết cho anh em những điều này

để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời, anh em lànhững người tin vào Danh của Thiên Chúa ấy

mà”(1Jn5.13).”Thiên Chúa đã gởi Con Một của Ngài đến trần

gian để chúng ta sống nhờ Ngài”(1 Jn 4,9).

Tin vào Con Thiên Chúa là theo Đạo, mà theo đạo là có

sự sống rồi, sự sống của Thiên Chúa ấy, cho nên :

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 307: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 307/610

Truyện kể Giáo lý 307 

“Hãy xem Cha đã ban cho ta tình yêu lớn lao như thế nào

để ta được gọi là Con Thiên Chúa và chúng ta thực sự là như

thế”(1 Gio 3,1) .….Ngay từ bây giờ chúng ta là con Thiên Chúa rồi …Bởi

vì Chúa Giêsu Con Thiên Chúa là ĐƯỜNG ĐI (ĐẠO),SỰ 

THẬT và SỰ SỐNG.

 Nên khi bước theo Ngài, và Ngài bắt đầu thành sự thật

trong tôi thì sự sống cũng bắt đầu trong tôi: tôi sống nhờ sựsống Thiên Chúa tuôn cháy từ trái tim Ngài.Và khi sự sống

 Ngài thấm nhuần, chiếm đoạt mọi đường gân thớ thịt, mọi hơi

thở của tôi, khi trái tim Ngài đập trong tôi chứ không phải là

trái tim tôi nữa, thì đó là lúc “tôi sống nhưng không phải là tôi

sống mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”Lời đã thành xác phàm

 Ngài đã thành môt người

Giống như chúng tôi

Đã cắm lều, đã sống giữa chúng tôi :

ĐỨC GIÊSU KITÔ,CON THIÊN CHÚA.Và Ngài lại trở thành Lời vang đến tai tôi qua miệng các

Tông đồ và đường dây Hội Thánh dài suốt 20 thế kỉ và còn kéo

dãi mãi đến tận thế. Ngài muốn lại thành xác phàm trong tôi để

sự sống của Ngài tuôn chảy trong tôi, để Ngài lại có mặt giữa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 308: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 308/610

Truyện kể Giáo lý 308

mọi người và quyền lực của Ngài lại có thể toát ra từ trong tôi

mà thông qua sự sống của Ngài cho những ai gặp được.

Lạy Chúa GiêsuChúa là Đạo, là Sự Thật và là Sự Sống.

Xin hãy đến trong con

Và trong thật nhiểu người, mọi người

Cho ĐẠO sáng lên

Cho SỰ THẬT hiển hiệnCho SỰ SỐNG tuôn trào đến mọi người.

377. NGUYÊN TẮC MỤC ĐÍNH TÍNHKhông biết nhân loại đã tốn bao nhiêu giấy mực để giải

thích biện hộ hay ngược lại để chối bỏ điều mà có thể gọi lànguyên tắc mục đích tính. Nguyên tắc về mục đích tính này xácnhận rằng mọi chủ thể hành động đều hành động có mục đích. Nếu chủ thể hành động đó là một tạo vật không có lý trí, khôngcó khả năng chọn lựa thì mục đích nó theo đuổi trong hànhđộng đã được người chế tạo ra nó khắc ghi sẵn vào trong nó rồi.Chính vì thế mà vật đó luôn hành động hay đúng hơn là đangsinh hoạt điều hòa theo đùng quy định luật đã đặt ra. Thí dụnhư cây viết được chế ra để giúp con người viết. Nó luôn luôn

tuân theo sự xếp đặt mà người chế tạo ra cây viết đã muốn. Người ta có thể sử dụng cây viết để làm thêm những công việckhác ngoài viết, nhưng đó là điều ngoài bản chất tự nhiên củanó.

Là một con vật lý trí, có khả năng suy tư, sáng tạo, chọnlựa tự do, con người không thể nào thoát khỏi nguyên tắc mụcđích tính này trong hành dộng của mình, cả khi con người chối bỏ nguyên tắc đó đi nữa. Nghĩa là con người luôn luôn hành

động vì mục đích, theo một mục đích hoặc đó là mục đích được

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 309: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 309/610

Truyện kể Giáo lý 309

an bài sẵn trong bản tính mà con người tuân theo một cách vô ýthức, hoặc đó là những mục đích do chính bản tính duy lý củamình đặt ra. Nhờ qua sự chọn lựa tự do, có ý thức. Nói một

cách khác, đời sống con người được khai triển theo một mụcđích nhằm đến một ý nghĩa con người được mời gọi để xử dụnglý trí, ý chí, khả năng, tinh thần của mình để khám phá ra ýnghĩa này và tự do quyết định thực hiện ý nghĩa này. Có nhiềuý nghĩa nhiều mục đích được đặt ra cho cuộc sống con người,có nhiều ý nghĩa cuối cùng, mục đích cuối cùng phải là mụcđích tôn giáo.

Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúanên luôn hướng về Ngài. Như mục đích cuối cùng của mình,con người không thể nào được thỏa mãn hoàn toàn khi chưa trở về cùng Thiên Chúa và nghỉ yên trong Ngài. Nhưng vì có bảntính tự do ncon người cần phải có ý thức rõ ràng về mục đíchtối cao này. Sách giáo lý Công Giáo đã trả lời cho câu hỏi:Thiên Chúa đã dựng nên con người để làm chi?. Thưa: “ThiênChúa đã dựng nên con người để thờ phương Ngài ngõ hầu ngày

sau được hưởng phúc đời đời”. Mục đích cuối cùng của đờingười là chính Thiên Chúa.Sự lựa chọn của người Kitô sống theo Chúa là một chọn

lựa tự do và hướng theo một mẫu mực cụ thể. Mẫu mực củaĐấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Ngài đã mạnh mẽtuyên xưng “Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Ai theo Ta sẽkhông bước đi trong bòng tối nhưng được ơn giải thoát”. ThiênChúa Cha là Đấng vô hình không ai trông thấy được nhưng con

người có thể nhìn biết và tiếp xúc với Thiên Chúa qua con một Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Con người được mời gọi sống theoChúa Giêsu Kitô sống con đường Ngài đã đi qua, sống mầunhiệm Thập Giá. Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe và khắcghi sâu vào trong tâm hồn những lời dạy của Chúa vào khởiđầu năm mới này một cách cụ thể hơn là dốc lòng mỗi ngàychúng ta hãy đọc và suy niệm một đoạn lời Chúa chẳng hạn

như lời Chúa hôm nay trích từ Phúc Âm theo thánh Mac-cô

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 310: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 310/610

Truyện kể Giáo lý 310

chương 4, câu 1 – 20 nói về dụ ngôn người gieo giống. ChúaGiêsu đã giải thích dụ ngôn này cho các đồ đệ về những loạiđất khác nhau tượng trưng cho những thái độ khác nhau của

con người đối với lời Chúa.Lạy Chúa là cùng đích đời con. Con xin chọn sống theo

Chúa trong mọi biến cố. Xin hãy thương củng cố tình thươngcủa con đối với Chúa. Trước những thử thách, gian nan xảy đếnxin cho con luon biết nương tựa vào lời Chúa để định hướngđời mình hướng về Chúa là nguồn hạnh phúc thật sự và vững bền. AMEN

378. KẾT THÚC CUỘC PHIÊU LƯUAnh Mô-rít thân mến,Tôi không điện thoại cho anh, tôi không thể nào bỏ nhà ra

đi sống với anh. Tôi thương anh nhưng không thể nào gặp lạianh được.

Cách đây hai ngày, tôi đã đến gặp một vị Linh Mục CôngGiáo và Ngài cho tôi hiểu rằng, nếu tôi muốn sống như người

Công Giáo tốt thì tôi phải từ bỏ mối liên lạc không chính đángvới anh. Tôi tin và xác tín về sự hiện hữu của Thiên Chúa.Và giờ đây, giữa anh và Thiên Chúa, và đúng hơn là giữa

mối tình không được phép của chúng ta với Thiên Chúa thì tôi phải chọn Thiên Chúa trước.

Tôi đã bị lây đức tin như người ta như lây vi trùng bệnh,nếu tôi có thể so sánh như vậy. Tôi đã bừng tỉnh đón nhận đứctin như trước đây tôi mở mắt đón chào tình yêu.

Trước đây, khi đến với anh tôi đã anh dũng chiến đấuchống lại đức tin Kitô. Nhưng bây giờ, tôi không thể chiến đấuchống lại đức tin đó nữa.

Tôi đã đầu hàng đức tin. Tôi thầm nguyện xin Thiên Chúađừng đối xử nghiêm khắc với tôi vì những lỗi lầm đã qua…

Đó là những dòng tâm sự của một nhân vật chính là côSa-ra trong cuốn tiểu thuyết nổi danh của văn sĩ Ca-ha-rin có

tựa đề là “KẾT THÚC CUỘC PHIÊU LƯU”. Văn sĩ đã mô tả

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 311: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 311/610

Truyện kể Giáo lý 311

cuộc chiến gay go giữa hai tình yêu: tình yêu con người và tìnhyêu Thiên Chúa nơi tâm hồn Sa-ra. Và cuối cùng tình yêuThiên Chúa đã chiến thắng và canh tân cuộc đời không tốt đẹp

của cô.Ơn Chúa. Một khi đã được gieo vào lòng con người thì

sớm muộn gì cũng sẽ sinh hoa trái. Dù có đầy đủ tự do để quyếtđịnh nhưng con người khó mà có thể thắng Thiên Chúa, khómà chối từ ơn thánh Ngài ban mãi mãi.

Kinh nghiệm sống đạo này, ngay từ đầu đã được ChúaGiêsu giải thích cho các Môn Đệ trong dụ ngôn đơn sơ về hạtgiống được gieo vào lòng đất nơi Phúc Âmthánh mac-cô đoạn 4câu 26 đến 29.

Vậy những lời nói hằng ngày mà chúng ta tiếp xúc vớinhững người khác thì sớm muộn nó cũng sẽ có hiệu quả tốt nếuchúng ta nói những điều tốt và ngược lại…

379. TIN TƯỞNG PHÓ THÁCCó một viên tướng nọ ra lệnh tấn công quân thù, dẫu rằng

lúc đó quân lính bên ông chỉ bằng một phần mười quân số bênđịch. Ông phán quyết với toàn thể đoàn quân rằng “chúng ta sẽthắng”. Nhưng ai cũng lắc đầu ngao ngán. Trước tình cảnhtrứng chọi đá này, hôm ngày xuất quân, đi ngang qua một nhànguyện, ông chho đoàn quân ngừng lại mà nói rằng “tôi và mộtsố sĩ quan vào đây cầu nguyện và gieo thử một quẻ. Nếu đồngtiền ngửa chúng ta sẽ thắng. Nếu nó sấp, chúng ta sẽ thua trận”.Sau một hồi lâu, từ trong nhà nguyện bước ra, viên tướng hớn

hở loan báo “số mệnh đã chỉ cho chúng ta biết. chúng ta sẽthắng trận này”. Mọi người đều hăm hở lên đường và đã chiếnthắng quân thù một cách dễ dàng.

 Ngày hôm sau, một sĩ quan thân cận đã thành cận tâm sựvới viên tướng nọ “quả thật, trận chiến hôm qua đã chứng minhcho thấy rằng: chẳng một ai có thể thay đổi được bàn tay của sốmệnh”. Mĩm cười, viên tướng đáp “có lẽ gần đúng vậy”. Đoạn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 312: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 312/610

Truyện kể Giáo lý 312

ông lấy trong túi ra một đồng tiền đã gieo quẻ hôm trước: haimặt của đồng tiền gần giống nhau.

Các bạn thân mến, một trong những góp phần vào sự thất

 bại là sự sợ hãi hay thiếu niềm tin.Một thoáng bối rối hiện lên trên mặt đấu thủ khiến cho

người kia chiếm được thượng phong.Bài đọc Tin Mừng ngày thứ sáu sau tuần bát nhật cũng

nói lên sự sợ hãi bối rối nơi các Tông Đồ, họ đã thế nào? VàChúa Giêsu xử sự làm sao qua tường thuật của Thánh Gioan.Có lẽ chẳng phải do tình cờ mà ba thánh sử Mattheco, Maccovà Gioan đã đặt phép lạ Chúa Giêsu đi trên mặt biển liền sau phép lạ hóa bánh ra nhiều. Cả hai phép lạ đều mang chung mộtchủ đề: quyền năng Thiên Chúa ngự trị trên các thiên nhiên. Những sự vật vô tri vô giác. Và trước một phép lạ, các TôngĐồ đều bị đây vào tình trạng lo âu, sợ hãi.

Thương xót cho đoàn dân chúng đông đảo theo Ngài,Chúa Giêsu đã bảo các Môn Đệ kiếm bánh cho họ ăn. Giữachốn hoang địa làm sao có đủ bánh cho từng ấy người ăn? Rồi

chiều đến, Ngài lại để các ông ra đi trước rơi vào trận phong ba bão táp. Để các Môn Đệ rơi vào cảnh lo âu, sợ hãi, chắc chắnChúa Giêsu không muốn bỏ mặc họ vì Ngài đã biết những gì Ngài sẽ làm. Để cho họ được như vậy vì Ngài muốn các ông códịp chạm trán với thử thách, có cơ hội để cũng cố niềm tin.“Chính Thầy đây, đừng sợ”. Ngài vẫn luôn ở kề bên và luônquan tâm, nhưng Ngài chỉ lên tiếng, chỉ ra tay lúc cần thiết.

Trong cuộc sống người tín hữu, cũng như các Môn Đệ

trong bài đọc Tin Mừng rất nhiều lúc họ như bị Thiên Chúa đểmặc cho phong ba bão tố cuộc đời vùi dập. Nhìn qua trông lại,chẳng thấy bóng dáng Ngài, chẳng nhận ra được Ngài. Ngài cóđó nhưng Ngài chỉ im lặng, quan tâm theo dõi như người Chanhân từ ngồi nhìn đứa con thơ đang mệt nhọc, vất vả leo trèotrên những nấc thang của cuộc đời. có thể người đang tàn hơisức, đang chờ một sự nâng đỡ. Người cha thấy hết mọi điều

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 313: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 313/610

Truyện kể Giáo lý 313

nhưng người cha vẫn để cho đứa con vất vả để con biết vậndụng khả năng của mình.

 Người cha trên trời cũng ban cho con cái mình lý trí, tự

do, ý chí và ân sủng để con người có thể chéo chống giữa biểnkhơi cuộc đời. con người có thể vượt qua được thử thách vì ânsủng của Thiên Chúa luôn luôn đầy đủ cho mỗi người miễn làhọ đừng đánh mất niềm tin. Có thể đến phút cuối khi thuyền đãđến bờ thì con người mới được đối diện với Thiên Chúa. Tuynhiên không vì thế mà cho rằng: Ngài vắng bóng trong suốtcuộc hành trình vì Ngài là đáng thấy trước những gì sẽ xãy ravà biết trước những việc Ngài sẽ làm.

Qua bài học Tin Mừng hôm nay, ước gì mỗi điều ngườitỏn gchungs ta sẽ biết đặt hết niềm tin tưởng vào nguồn ơn sủngcủa Thiên Chúa. Một niềm tin tưởng vào nguồn ơn sủng củaThiên Chúa. Một niềm tin tưởng không khiến chúng ta phó thácmọi sự cho Ngài nhưng biết vững tin khi đối diện với nhữngthử thách. Và nhờ vào ân sủng để vượt thẳng được các thửthách ấy.

380. MỘT NIỀM TIN TUYỆT VỜITrên một chuyến xe lửa tháng 7 năm 1974 viên kiểm soát

hỏa xa tại ga Montpellier (Pháp) cấp báo cho bà quản đốc mộttrung tâm nuôi trẻ bất túc, tật nguyền do bẩm sinh hoặc trí tuệchập phát triển, rằng một em thuộc trung tâm của bà vừa gặp tainạn, em bị phỏng nặng toàn thân, hiện đã đưa vào bệnh việncấp cứu. Hồi còn nhỏ, em bị bệnh viêm màng não nên trở thành

 bất túc đần độn. Khi xảy ra tai nạn, em mới 12 tuổi. Em rấtngoan ngoãn dễ thương. Em được rước lễ lần đầu mới trướcđây ít lâu. Em ở chơi không vì không thể đủ thông minh để họcchữ. Tới giờ học, em được vào ngồi chung với những học sinhlớn nhất. Than ôi, tai nạn xảy ra chỉ vì em nhanh nhẩu muốngiúp đỡ người lớn. Em đã sơ ý mang 1 chai xăng đến gần bên 1 bếp lửa đang cháy và em đã tuột tay đánh rơi. Từ trong đám lửa

đang bùng lên, người ta vội kéo giật em ra, trong giống 1 khúc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 314: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 314/610

Truyện kể Giáo lý 314 

cây cháy gần thành than, nhưng dẫu sao em vẫn còn thoi thóp. Người ta không dám gây mê cho em vì tình trạng sức khỏe củaem quá mong manh, hơn nữa trí não tật nguyền lại càng không

cho phép. Dương như hiểu được khó khăn đó em bé đần độnthều thào nói với người y sĩ giải phẫu khi ông ta đành quyếtđịnh mỗ không gây mê : “Chú ơi, Chúa Giêsu của chúng đãtừng phải chịu đau đớn hơn cháu rất nhiều…”. Không một lờithan thân, không một tiếng thở dài nhưng chỉ là một câu nói từmiệng trẻ thơ làm mọi người sửng sốt. Những ai có mặt lúc đóvề sau đã thú thật: “Truyền thuyết cao đẹp đã hình thành nhưthế đây…”. Họ quả thật đã phải đầu hàng trước một sự thậthùng hồn. Đôi mắt em gần như bị thiêu chín, toàn cơ thể emkhông còn rõ hình dạng con người. Em khẩn khoản xin mọingười đứng quá vất vả chăm sóc em. Khi để cho các y tá dấpnước lên đôi môi nứt nẻ của em, em gượng nói : “Nếu bác sĩ muốn như thế thì cháu xin cảm ơn rất nhiều…”. Thế rồi khi emđã khá hơn một chút thì em đã gắng nói chuyện, bông đùa, làmcho bầu khí trở nên tươi vui lên và những chị điều dưỡng tự

dưng cảm thấy bớt căng thẳng. Bác sĩ hỏi bà quản đốc : “Emnày là thế nào ? Bà đã cho chúng tôi biết em bị bất túc kia mà?Tôi chưa hề thấy một nghị lực nào đến như thế…”. Về sau ôngđã chia sẽ lại : “Tôi đã thật sự chạm tay vào mầu nhiệm Chúa”.Để cứu em, cần phải tiếp tục những ca giải phẫu dài và khókhăn nữa. Nhưng biết tính sao đây? Các bác sĩ và y tá còn đang băn khoăn thì em đã vội nói với họ rằng: Em biết em thế nàocũng phải chịu giải phẫu và em sẵn sang chịu đựng đến cùng…

Khi cuộc giải phẫu hoàn tất, một nữ tu đang săn sóc em biếtchắc em không thể sống nổi một vài ngày, chị hỏi em: “Em ơi,em có thích ở lại với các dì hay em thích được về ThiênĐàng ?”. Cậu đáp đền ngay không chút ngại ngùng : “Ở đâycon có Chúa, về Thiên Đàng con cũng có Chúa, đâu có khác gìđâu? Bây giờ thì con chỉ thích những gì Chúa muốn nơi con màthôi…”. Tiếp sau đó là cơn hôn mê kéo dài. Em bé bất hạnh đã

chịu đựng như thế dai dẳng suốt một tháng rồi mới lìa trần. Lúc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 315: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 315/610

Truyện kể Giáo lý 315

chôn cất, giám đốc cùng các bác sĩ ở bệnh viện đã giành lấyviệc khiêng chiếc quan tài bé nhỏ bởi vì em bé đã nhắc cho họnhớ, đã giúp cho họ hiểu thế nào là một niềm cậy trong bất

khuất…(Trích bài giảng mùa chay 1975 tại nhà thờ  Đức Bà Paris của Lm Bernard Bro dòng Đa-minh).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 316: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 316/610

Truyện kể Giáo lý 316 

PHÉP LẠ

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 317: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 317/610

Truyện kể Giáo lý 317 

382. CÁI LƯỠI BÁT HOẠIThánh Antôn, chết ở Padoue năm 1231, và sau khi Ngài

chết, người ta xây cất một vương cung thánh đường lộng lẫy,nơi đó Ngài được chôn cất. Công trình kéo dài 32 năm và ngườita dự tính đặt xác Ngài dưới bàn thờ chính. Theo lệnh của ĐứcGiáo Hoàng, một ủy ban cho mở quan tài, xác đấng Thánh đãrữa nhưng cái lưỡi vẫn hồng và mềm dẻo. Thánh Bonaventura,khi đó là nhân viên của ủy ban, đã quì và kêu lên : “Hỡi các

lưỡi được chúc phúc, vì đã luôn luôn ngời khen Thiên Chúa vàthúc giục người ta mến mộ đấng tạo thành họ. Hiển nhiên làngười đã lãnh những phần thưởng xứng đáng nơi Người”. Cáilưỡi này nay vẫn còn ở Thánh Đường Padoue, đặt trong mộthộp đựng Thánh Tích trang hoàng bằng những viên đá quí cógiá trị 250.000 frang.

383. NHỮNG XÁC NHẬN BẠI HOẠI CỦA CÁCTHÁNHTrong những người còn xác bại hoại, có Thánh Phanxico

Xavier ở thành Goa, Ấn Độ; Thánh Teresa dòng kín Carmelo ở Tây Ban Nha; Thánh Elisabeth của Bồ Đào Nha; Các nữ tuClarisses ở Coimbre; Thánh Catarina thành Bologne ở tu việnClarisses nơi thành này; Thánh Matia-Magdeleine de Pazzi ở 

Florence; Thánh Claire thành Montefalcone ở tu viện cùngtên…Những thân xác đó không được ướp, và phân nhiều đượcchôn cất nơi đất cát bình thường. Cho tới nay, không những cácxác đó không xông mùi hôi nào, mà còn thỉnh thoảng xông lênmùi thơm. Hơn nữa, các xác đó không cứng ngắt nhưu nhữngxác ướp, nhưng dịu mềm. Những phép lạ này cho thấy nhữngvị này sống cách thánh thiện.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 318: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 318/610

Truyện kể Giáo lý 318

384. NHỮNG NGƯỜI GIÁM MỤC TRONG CƠNTUYỆT VỌNG

Bè rối Arius đã bành trướng khủng khiếp ở Bắc Phi Châu,

và Giám Mục bè Arius ở Carthage là Cyrille, muốn bànhtrướng thêm bằng cách muốn cho dân chúng tin rằng ông tạothêm uy tín cho giáo lý này bằng những phép lạ. Ông cho vờiđến trong thành một người mà ông cho 50 đồng tiền vàng, vớiđiều kiện người này giả làm mù, để sau đó vài ngày, giữa côngđường, người này xin Giám Mục làm cho nó thấy được. Xong

đâu đó, vị Giám Mục, sau khi tụ họp dân chúng lại, đã kêu lên:“Để chứng minh rằng, chúng ta, những người theo Arius, chúngta có đạo lý chân thật, nhân danh Thiên Chúa, ta làm sáng mắtcho người mù này”. Nhưng thất vọng biết bao! Người này bâygiờ lại bị mù thật, nó than thở và kể lại thủ đoạn bỉ ổi củ vịGiám Mục kia. Ông này dĩ nhiên đã biến mất. Người mù sau đóđược chữa lành nhờ lời cầu nguyện và đặt tay của Thánh

Eugene, vị Giám Mục chính hiệu của thành Carthage. Sự kiệnnày xảy dưới thời Thrasimond, vua Arius, và là ngườ kế vị củavua Huneric độc ác.

385. MAHOMET VÀ MẶT TRĂNG Ngọn đồi Kafa. Người ta kể về Mahomet (632) trong sách

Coran là một ngày kia ông chặt mặt trăng ra làm hai, và sau khi

đã luồn qua một mảnh tay áo thì ông lại nhặt hai mảnh trăng.Sự sai lạc của phép lạ này ở chỗ sự lố bịch của truyền thuyết.

 Người Coral một ngày kia nói với Mahomet: “Chúng tôitin ông, nếu ông làm phép là như ông Môsê và YêSu”.Mahomet hỏi: “Các ông đòi những phép lạ nào?”-“Hãy biếnngọc đồi Kafa thành vàng”-“Được nhưng ta phải hỏi sứ thần

Babriel đã”. Ông đã đi viện cớ để hỏi ý, và trở về với quyết

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 319: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 319/610

Truyện kể Giáo lý 319

định sau: “Sứ thần đã nói với ta, ngọn đồi Kafa sẽ biến thànhvàng, nếu ngươi muốn, nhưng dẫu thê, những người Korai sẽkhông trờ lại đạo đâu, hãy chờ cho họ tin đã”. Mahomet đã chegiấu sự bất lực của mình trong vòng luẩn quẩn. Vì Thiên Chúalàm phép lạ là để dẫn đưa đến Đức Tin.

386. BIẾN CỐ HIỂN DUNG…Theo quan niệm tôn giáo bình dân thì các ngọn núi, vì

chiều cao và vẻ huyền bí bao bọc xung quanh nên được xem

như là nơi gặp gỡ giữa trời và đất. Nhiều dân tộc thời cổ xưathường chọn một ngọn núi trong lãnh thổ của họ làm núi thánhvà cho đó là nơi thần linh ngự trị. Thánh Kinh Cựu Ước đãthanh luyện quan niệm bình dân này: các ngọn núi cũng lànhững tạo vật như bao tạo vật khác. Giavê Thiên Chúa là Chúacủa các ngọn núi cũng như của những đồng bằng. Tuy nhiên,một vài ngọn núi được Giavê Thiên Chúa chọn làm nơi ưu tiên

để Ngài hiện diện và mạc khải chính mình cho dân Ngài.

Thí dụ như ngọn núi Ho-rét, vùng Si-nai đã được gọi lànúi của Thiên Chúa, là nơi Chúa đã kêu gọi Môi-sen rồi sau đólà nơi Ngài trao ban lề luật cho dân It-ra-en. Ngài hiện diện nơinúi Thánh này với vinh quan của Ngài. Ngoài ra, núi còn là nơithờ phượng và dâng lễ vật lên Thiên Chúa.

Ông Apraham đưa con một mình là Isaac lên núi Môriađể tế hiến cho Thiên Chúa. Toàn dân It-ra-en cũng được mờigọi không những hướng về núi thánh nơi Thiên Chúa ngự màcòn được mời gọi lên núi thánh để gặp và hiệp thông với ThiênChúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 320: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 320/610

Truyện kể Giáo lý 320

Tác giả Thánh Vịnh 15 đã nhắc nhở cho dân Chúa biết phải sống như thế nào để tiến lên núi thánh Chúa với những lờinhư sau:

“Lạy Chúa, ai được cư ngụ vào trong nhà Chúa

Được ở trên núi thánh của Ngài

Là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng

Bụng nghĩ sao nói vậy, miệng lưỡi chẳng vu oan

Không làm hại người nào

Chẳng làm ai nhục nhã

Coi khinh phường gian ác

Trọng ai kính Chúa Trời

Lỡ thề mà bị thiệt thì cũng chẳng rút lời

Cho vay không đặt lãi

Chẳng nhận quà hối lộ mà hại đến người ngay

Phàm ai làm những điều này không hề nao núng chuyển

lay bao giờ…”

… Những lời kinh Thánh vịnh 15 trên đây có thể đượcdùng như là một bản xét mình thật tốt cho mỗi người Môn Đệcủa Chúa và cho mỗi người chúng ta. Đặt biệt trong ngày LễChúa Biến Hình, chúng ta hãy thực thi những lời nói Thánhvịnh 15 này để được xứng đáng tiến lên núi thánh Chúa, để

được gặp Chúa, thông hiệp với Ngài. Thánh vịnh nhắc mỗi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 321: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 321/610

Truyện kể Giáo lý 321

người chúng ta nhớ rằng muốn lên núi thánh Chúa thì phải cóđời sống trong sạch, thực thi công bằng, sống trọn giới răn bácái, không nói lời xúc phạm người lân cận. Bụng nghĩ sao nóivậy. Miệng lưỡi chẳng vu oan. Không làm hại người nào.Chẳng làm ai nhục nhã. Lỡ thề mà bị thiệt thì cũng chẳng rútlời. Cho vay không đặt lãi. Chẳng nhận quà hối lộ mà hại đếnngười ngay.

Phải, việc gặp gỡ với Thiên Chúa và sống hiệp thông với Ngài đòi buộc con người sống tốt lành với anh chị em xungquanh. Thánh Gioan, trong thư thứ nhất gởi cho Công đoàn tínhữu của mình đã nhắc nhở như sau: “Anh em thân mến, chúngta hãy yêu mến nhau vì lòng mến xuất phát từ Thiên Chúa. Ainói tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình thì ngườiđó là kẻ nói láo vì kẻ đó không yêu mến người anh em mìnhthấy được thì làm sao yêu mến Thiên Chúa mà mình không

trông thấy. Đây là lệnh truyền ta đã lãnh nhận từ Chúa: “Ai yêumến Thiên Chúa thì hãy yêu mến anh em mình” (1Ga 4,7-20)

Khi Chúa Giêsu đến rao giảng Tin Mừng, Ngài đã mở ramột giai đoạn mới cho việc thờ phượng Thiên Chúa và gặp gỡ  Ngài. Chúa đã mở ra một giai đoạn mới cho việc thờ phượngkhi Ngài quả quyết với người đàn bà xứ Samaria: “Đã đến lúc

ai muốn tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ Ngài trong Chân lývà Thánh Thần chứ không phải tôn thờ Ngài trên núi này haynúi hay đền thờ kia nữa”. Địa điểm thờ phượng không quantrọng bằng tâm hồn thờ phượng, nơi chính con người. Lễ vậtdâng bên ngoài không quan trọng bằng tâm hồn trong sạch bêntrong.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 322: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 322/610

Truyện kể Giáo lý 322

Chúa mở ra một giai đoạn mới cho con người gặp gỡ  Ngài khi Ngài quả quyết: “Ai thấy Ta là thấy Cha. Thầy làĐường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Đó là gặp gỡ Thiên Chúa vôhình nơi chính Chúa Giêsu Kitô và gặp gỡ Thiên Chúa hiệndiện trong dung mạo anh em xung quanh. Chúng con đã làmnhững việc phụng vụ đó cho những kẻ bé mọn là chúng con đãlàm cho Thầy.

Lạy Chúa, Chúa biến hình trước mặt các đồ đệ. Xin Chúacũng đến và biến hình trước mặt chúng con. Xin thương hướngdẫn chúng con đến gặp gỡ Chúa trong Bí Tích Thánh Thể vànơi anh chị em xung quanh. Amen.

387. CON NGƯỜI LÀ MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU Năm thế kỷ trước Chúa Giêsu ra đời, triết gia Hy Lạp Tê-

xơ-pô đã viết như sau: “Có rất nhiều điều kỳ diệu nhưng không

có gì kỳ diệu hơn con người”. Người ta không khi nào ngừngtìm hiểu về con người mà càng tìm hiểu thì càng thêm khâm phục trước sự kỳ diệu của nó. Vậy con người là ai? Chúng ta làai? Thỉnh thoảng câu hỏi này lại xuất hiện trong tâm trí chúngta và đôi khi làm chúng ta lo âu nhất là khi chúng ta đánh mấtcâu trả lời hoặc không thể tìm ra câu trả lời.

Triết gia người Pháp, ông Giăng-bôn-chach đã địnhnghĩa: “con người là một thứ đam mê vô ích”. Nhà khoa họckhông tin tưởng, ông Giăng-bô-lốp thì lại định nghĩa: “Conngười là một sai lầm của vũ trụ”. Đó là những câu trả lời làmcho con người thêm lo âu thất vọng. Tất cả những điều thiệncon người làm, tất cả những niềm hy vọng cao đẹp không cónghĩa lý gì hay sao?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 323: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 323/610

Truyện kể Giáo lý 323

Triết gia Pascal đã định nghĩa: “Con người là một cây sậyốm yếu. Nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ. Con người làđiểm gặp gỡ giữa trời và đất, là điểm gặp gỡ giữa thời gian vàđiểm vô cùng”.

Ông Babili diễn tả con người bằng hình ảnh thật đẹp nhưsau: “Con người dùng răng ăn thịt như con chó sói nhưng biếtca tụng Thiên Chúa như các Thiên thần”.

Mạc khải Đạo Thiên Chúa đã dạy cho chúng ta biết con

người đã được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài cóthể xác và linh hồn bất tử và được mời gọi sống đời làm con cáiThiên Chúa.

Thánh vịnh thứ 8 của Kinh Thánh ca tụng con người nhưsau: “Lạy Chúa, khi ngắm nhìn trời mây trăng sao. Ngắm nhìnnhững kỳ công Ngài đã tạo dựng thì con người có là chi để

đáng được Chúa nhớ đến, thế nhưng Chúa đã mạc khải cho conngười tràn đầy vinh dự sáng chói. Chúa đã dặt mọi sự dướichân con người”. Đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ VI đã chọn cáccâu Thánh vịnh này để tặng các phi hành gia đàu tiên mang lêntrên mặt trăng. Phải, con người là một điều kỳ diệu, con ngườilàm chủ vũ trụ có lời nói, có tư tưởng và đặt ra luật lệ, thiết lậpthành phố xây dựng xã hội cho chính đời sống của mình. Nhưng con người cũng rất yếu hèn, khi thì làm điều tốt, khi thìlàm điều xấu. Con người cần một Đấng siêu việt giúp sức để cóthể phân biệt rõ ràng giữa điều thiện và điều ác để đủ sức vươnlên, để vượt qua thử thách, sự chết.

Hỡi con người, sự cứu rỗi của bạn nơi đâu? Nếu không phải là từ trời cao, từ chính Thiên Chúa. Trong con người cóniềm thao thức nào đó luôn thôi thúc con người tiến về cùng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 324: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 324/610

Truyện kể Giáo lý 324 

Thiên Chúa. Thánh nữ Catarina trong bức thơ thứ 77 gởi chothầy Phiđêmô bên nước Anh đã viết như sau: “Thân phận củalinh hồn ta là thế bởi vì là một hữu thể hướng về vô cùng nênước muốn của nó cũng vô cùng. Nó không bao giờ được thỏamãn cho đến khi đạt đến Đấng Tuyệt Đối”.

Lạy Chúa, xin thương ban ơn soi sáng, hướng dẫn con trở về cùng Chúa nhất là hướng dẫn những ai đang thành tâm tìmkiếm Chúa được gặp Chúa. Amen.

388. KHÔNG ĐƯỢC NGĂN AI RƯỚC CHÚAChúa đã nhiều lần giáng phạt những người ngăn cản

người khác rước lễ. Có một bà chế nhạo thánh nữ Catarinathành thành Xiêna hay đi rước lễ, bị ngã lăn ra chết trên đườngvề nhà và chết ngay không kịp được xức dầu thánh. Một bàkhác đã xúc phạm kiểu ấy, bị điên ngay lập tức.

Có những lúc Chúa chỉ phạt cảnh cáo. Trường hợp thánh

nữ ludgardis ham thích rước lễ thường xuyên, nhưng mẹ Bềtrên cấm đoán thánh nữ vâng lời. Còn mẹ bề trên ngã bệnh. Mẹsuy nghĩ nhiều và đoán đây là hình phạt của Chúa vì đã cấmthánh Ludgardis rước lễ thường xuyên, mẹ liền rút lại lệnh cấmvà lập tức mẹ được khỏi bệnh.

Chúng ta không thể nghi ngờ việc Chúa phạt nghiêm khắcnhững kẻ ngăn trở người khác rước lễ - bằng mệnh lệnh, nhạocười hoặc bất cộng tác. Đàng khác, Chúa sẽ thưởng công những

người khuyến khích và giúp đỡ kẻ khác đến với bàn tiệc thánhcủa Ngài.

389. TẠI SAO SIÊNG RƯỚC LỄ Nếu có ai hỏi tại sao bạn rước lễ thường xuyên, bạn hãy

dùng câu trả lời sau đây của thánh Phanxico thành Sales để đáplại:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 325: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 325/610

Truyện kể Giáo lý 325

“Nếu họ hỏi bạn tại sao bạn rước lễ thường xuyên, bạnhãy kể cho họ nghe có hai hạng người cần rước lễ thườngxuyên: Người trọn lành để càng tiến trong sự trọn lành, người

chưa trọn lành để đạt sự trọn lành; kẻ mạnh khỏe khỏi trở nênyếu, và kẻ yếu được trở nên mạnh khỏe; Người bệnh hoạn đượcchữa lành, và người lành bệnh thoát khỏi bệnh hoạn. Bạn nóivới họ rằng, bởi vì bạn chưa trọn lành còn yếu đuối và bệnhhoạn, nên bạn cần rước lễ thường xuyên.”

390. Ý NGHĨA SỰ RƯỚC LỄTrong chức vụ Thủ Tướng nước Anh, thánh Thomas

More bận rộn suốt ngày với công việc. Dẫu thế, sáng nào Ngàicũng đi dự lễ và rước lễ. Một người bạn hỏi Ngài sao khôngdùng thời giờ ấy cho công tác, Ngài đáp:

- “Các lý do bạn muốn mình xa rời Thánh Lễ cũng lànhững lý do làm cho mình cảm thấy cần thường xuyên dự lễ.Mình cần giải trí nhiều, và nhờ rước lễ mình cảm thấy khỏekhoắn. Mỗi ngày mình bị cám dỗ phạm tội nhiều lần, và nhờ 

rước lễ mình thắng vượt được. Mình có nhiều công tác nặng nềcần giải quyết, nên mình cần ánh sáng và sức lực để giải quyếttốt. Nhờ sự rước lễ mình đã làm được tất cả.”

391. YÊU CHÚA THẾ NÀOKhi viết tiểu sử thầy Andre, người Canada, Linh

MụcBoudreau ghi lại một giai thoại giúp ta hiểu tình mếnChúa đích thực là gì.

Có lần, thầy Andre hỏi một khách du lịch;- Bạn mến Chúa không?Lẽ dĩ nhiên, người khách trả lời:- Đâu là dấu hiệu bạn mến Chúa? Chẳng hạn, bạn rước lễ

thường xuyên không? Một lần mỗi tuần? Một lần mỗi tháng?- Thưa thầy lâu lâu một lần, đủ chưa, thầy?- Nếu bạn có người thân thiết bạn có thể cả tuần, cả tháng

không đi thăm bạn chăng? Bạn không có chuyện gì để kể, để tỏ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 326: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 326/610

Truyện kể Giáo lý 326 

lòng mến bạn bè chăng? Bạn đã làm được việc hy sinh nào choChúa Giêsu, Đấng đã chết trên Thập Giá để cứu chuộc chúngta? Nếu chúng ta chỉ biết thật sự yêu mến Chúa?

 Nước mắt chảy dài trên đôi má già của người Môn Đệmới thánh Giuse. Bằng mẫu tượng như thế, thầy Andre diễn tảlòng yêu mến Chúa Giêsu đến tận cùng và ước mong tất cả mọingười đều tỏ lòng yêu mến Chúa thiết tha và thân mật.

392. NGƯỜI HỌC SINH NHẬT BẢNSự can đảm của một học sinh Nhật bản sau đây sẽ làm

nhiều người lớn chúng ta phải thẹn thùng, vì không làm đượcnhư em. Em học tại một trường ở Nagasaki có một trăm nămmươi học sinh, nhưng chỉ có mình em là Công Giáo. Vì nhà xatrường, em đưa cơm theo để ăn trưa. Trước khi ăn, em đều làmdấu Thánh giá, tạ ơn Chúa. Các bạn trình với thầy hiệu trưởnggọi em lên văn phòng và hỏi em đã làm gì. Em trả lời rõ ràng,em là người Công Giáo, em cám ơn Chúa trước lúc ăn. Bây giờ thầy giáo chảy nước mắt, cúi đầu và bảo: “Con thân mến, thầy

cũng là người Công Giáo, nhưng thầy không dám tỏ ra mình làngười có đạo. Bây giờ ta hãy tạ ơn Chúa. Thầy sẽ cố gắng sốngxứng đáng danh hiệu Công Giáo”.

393. MỘT GIẤC MƠ Một văn sĩ nổi tiếng Ấn Độ: ông Targo, kể lại một trong

những giấc mơ của ông như sau:

Tôi mơ thấy mình là một người ăn mày đang lang thangtrên con đường làng từ nhà này sang nhà khác để xin người bốthí. Bỗng từ đàng xa, nơi cuối đường, tôi nhìn thấy một vị vuasang trọng, oai hùng đang tiến về phía tôi. Với niềm vui bao lavà hy vọng tôi thầm nghĩ mình tốt số chắc chắn vị vua sangtrọng kia sẽ cho mình nhiều tiền và biết đâu trong tương lai sẽ

không còn sống kiếp sống ăn mày nữa, những ngày khốn nạn sẽ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 327: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 327/610

Truyện kể Giáo lý 327 

không còn nữa. Và tôi hồi hộp chờ đợi giây phút gặp gỡ. Đôimắt sáng lên khi nhà vua dừng lại chăm chú nhìn tôi rồi mỉmcười. Lòng tôi rộn rã niềm vui khôn tả nhưng tôi chưa kịp thốtlên lời nào thì nhà vua đã đưa bàn tay hướng về phía tôi và nói:“Con có gì cho ta không?”.Tôi không khỏi kinh ngạc. Tại saomột vị vua giàu sang lại đưa tay xin người ăn mày nghèo khónày bố thí? Nhưng tôi không thể nào cưỡng lại cử chỉ oainghiêm và giọng nói đầy thu hút cảu Ngài: “Con có gì cho takhông?”. Từ từ, tôi đưa tay vào bị lấy mộ nắm gạo đặt vào lòng

 bàn tay Ngài. Rồi chiều đến, một bất ngờ lớn xảy ra khi tôidừng lại nơi tạm trú và mở bị gạo ra. Nơi chỗ nắm gạo cho đi,một thỏi vàng ròng cũng to bằng nắm gạo nằm yên đó. Tôithầm tiếc nuối và tự trách mình: Tại sao trong buổi gặp nhà vuasáng nay, mình đã không dâng cho Ngài trọn cả bị gạo?

…Có thể là mỗi người trong chúng ta đôi khi cũng có thái

độ sống như người ăn mày trong giấc mơ của thi sĩ Targo. Người ăn mày hối tiếc vì không biết trước hành động lạ lùngcủa vị vua. Nhưng mỗi người Kitô chúng ta biết rõ Thiên Chúahành động như thế nào để đáp lại sự quảng đại của con người.

Phúc ÂmThánh Ma-cô 4,24 đã ghi lại những lời ChúaGiêsu nhắn nhủ các Môn Đệ của Ngài như sau: “Các con đong

 bằng đấu nào thì Ta cũng sẽ đong cho cá con bằng đấu ấy vàcòn đong hơn cho các con nữa”. Rồi nơi Phúc ÂmThánhMattheu, Chúa Giêsu đã nói rõ rằng: “Những gì các con làmcho một trong những người anh em bé nhỏ của Ta đây là cáccon làm cho chính Ta.

Là người Kitô, không ai mà không biết đến lời giảng dạy

này của Đức Kitô. Chúng ta hãy sống như thế nào để vào giây

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 328: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 328/610

Truyện kể Giáo lý 328

 phút mạc khải cuối cùng, chúng ta không hối tiếc mà cũngkhông thắc mắc: “Lạy Chúa, có bao giờ con thấy Chúa đóikhát, trần truồng, đau yếu, đến xin con giúp đỡ đâu?”.

Lạy Chúa, xin thương giải thoát con khỏi sự mù quángcủa ích kỷ. Cho con được nhìn thấy Chúa nơi anh em xungquanh, nhất là nơi những ai cần đến con. Xin cho con luôn sốngquảng đại với mọi người con gặp. Amen.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 329: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 329/610

Truyện kể Giáo lý 329

SỰ SỐNG – SỰ CHẾT

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 330: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 330/610

Truyện kể Giáo lý 330

394. ĐỔI MỚI CON NGƯỜIXã hội loài người thời nào cũng cho ta thấy vấn đề xung

đột giữa “cũ và mới”. Giữa hai thái đô cực đoan của người thủ

cựu và kẻ chạy theo cái mới là một chuỗi những thái độ thiên

về thủ cựu hoặc nghinh tân khác nào giải mầu sắc cầu vòng. Có

những người đã thấy đã có sẵn từ trước là quý, chỉ thấy an toàn

trong những gì mình hưởng của đời trước giống như đứa trẻ chỉ

thấy an toàn trong vòng tay của mẹ hiền. Họ không muốn thay

đổi hay sợ thay đổi trong cách sống, cách làm, cách nghĩ; thậm

chỉ những đồ dùng đã cũ họ cũng không muốn thay đổi vì “đã

quen với nó rồi”. Thái độ thủ cựu này có khi là hiện thân của

một cái nhìn bi quan về cuộc sống như ta gặp thấy trong câu

câu châm ngôn Latinh: “ không có gì mới dưới ánh sáng mặt

trời”,hoặc trong câu chư Hán: “Ngã kim nhật tai tọa chi địa,cổ

chi nhân tằng tiên ngã toa chi”(mảnh đất tôi đang ngồi hôm

nay, người xưa đã ngồi đó trước tôi rồi). Nhưng ngay trong nền

tư tưởng được truyên đạt bằng chữ Hán cũng đã bộc lộ một thái

độ dung hòa: “ ôn cố nhi tri tân ”(ôn chuyện xưa để hiểu

chuyện nay), (tuy nghe vẫn có vẻ đề cao cái cũ hơn), coi cái cũ

như là một kinh nghiệm về cuộc sống của con người, phản ánh

những nét chung của con người, của cuộ sống qua mọi thời đại;

tuy hình thức có đồi thay nhưng những năng lực và động lực

vẫn giống nhau. Chính những cái giống nhau đó làm cho người

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 331: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 331/610

Truyện kể Giáo lý 331

ta có thể ôn lại chuyện xưa đề hiểu những chuyện nay.Chúa

Giêsu cũng dạy để biết lấy : “cả cái mới và cái cũ”mới là khôn

ngoan. Nhưng đâu là chân lý,là tiêu chuẩn cuối cùng để conngười chọn lựa cái mới và cái cũ trong cuộc sống làm người ?

Ở đây chỉ nên vấn đề về cuộc sống làm người, vì nó là

nhu cầu bức thiết nhất và cao cả nhất của con người. Do đó nó

cũng là động lực và tiêu chuẩn cuối cùng cho mọi lựa chọn cũ -

mới khác liên hệ tới từng mặt của cuộc sống con người.I.ĐỐI MỚI LÀ QUY LUẬT CỦA SỰ SỐNG

Sự sống, dù ở cấp sơ đẳng nhất, cũng luôn luôn là một

tiến trình đổi mới. Một cơ thể sống bao giờ cũng phải tiếp nhận

dinh dưỡng để duy trì và phát triển sự sống của nó. Và mỗi sinh

vật thực hiện quá trình đổi mới theo những quy luật riêng củachủng loại mình:chủng loại sinh vật càng cao, tiến trình đổi mới

càng phức tạp. Trong bậc thang sinh vật trên mặt hành tinh

chúng thì con người ở mức cao nhất và do đó cũng có một tiến

trình đổi mới cực kì phức tạp về thể chất, tinh thần, xã hội…

Ta hãy nhìn vào quá trình đổi mới liên quan đến sự sốngthể chất. Con người cần thức ăn, nước và không khí để nuôi cơ 

thể. Thiếu một trong ba thứ này là sự sống không tiếp tục trong

cơ thể con người. Ba chức năng tiêu hóa, hô hấp và tuần hoàn

làm cho cơ thể luốn tiến thu được những chất liêu mới để thay

thế, đổi mới và nuôi dưỡng sự sống.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 332: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 332/610

Truyện kể Giáo lý 332

Để đáp ứng yêu cầu vật chất này, con người phải kiếm

thức ăn, tức là phải lao động, con vật cũng phải kiếm ăn, nhưng

nó chỉ hành động theo bản năng. Mỗi loài vật có một cách kiếmăn riêng nhiều khi rất tinh vi, kỳ diệu làm ta phải thán phục,

nhưng nó không cải tiến được cách kiếm ăn bẩm sinh. Con

người thì khác, nhờ có khả năng văn hóa tức là khả năng tự cải

tiến, làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, nên con người có

sáng tạo trong lao động:cải tiến, đổi mới công cụ và phương pháp lao động để kiếm ăn, tìm và chế biến những nguồn thức

ăn mới . Con người càng tiến bộ thì nhu cầu đổi mới trong lao

động ngày càng tăng. Từ chỗ ăn trái cây và thịt sống, con người

ngày nay đã chế ra bao nhiêu thức ăn và đang tiến rất nhanh

trong lĩnh vực này. Từ chỗ lấy lá cây, da thú che thân để chốnglạnh, con người đã chế ra biết bao nhiêu thứ vải và bao nhiêu

kiểu quần áo. Khả năng văn hóa làm cho con người đưa nhu

cầu ăn mặc lên một cấp nữa là ăn NGON và mặc ĐẸP . Con vật

cũng tỏ ra thích cái NGON, cái ĐẸP. Chỉ có con người với khả

năng văn hóa mới biết làm ra cái NGON, cái ĐẸP, và luôn đổimới cái NGON và cái ĐẸP .Con chim biết làm tổ, nhưng loài

nào cũng có một kiểu riêng và cứ thế mà làm đời này qua đời

khác.Chỉ có con người đã tiến từ chỗ ở trong hang động đến

chỗ biết làm nhà. Có những loài vật biết trang điểm chỗ ở,

nhưng cũng theo một mẫu nhất định, chỉ có con người mới biết

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 333: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 333/610

Truyện kể Giáo lý 333

làm đẹp nơi ở của mình bằng nhiều cách,tùy thời kỳ và vị trí

địa dư, biết tìm ra những vật liệu mới, kiểu cách mới.

Trong các lĩnh vực ĂN, MẶC và ở đây ta thấy con ngườicó một nhu cầu đổi mới không ngừng, không chỉ để đáp ứng

nhu cầu NO, ẤM và CHẮC nữa mà còn nhằm đáp ứng cả yêu

cầu NGON và ĐẸP nữa. NGON và ĐẸP ở đây biểu lộ khả

năng văn hóa của con người, vừa làm cho cái ĂN, cái MẶC và

chỗ Ở xứng đáng hơn với phẩm giá CON NGƯỜI . Vậy thì tiêuchuẩn cuối cùng cho NGON và ĐẸP ở đậy cũng là CON

 NGƯỜI. NGON và ĐẸP là sản phẩm của con người để phục vụ

con người nên thước đo của nó cũng chính là con người .Cả

 phương tiện và cách thức làm ra cái ngon cái đẹp cũng phải đo

 bằng CON NGƯỜI.• Nói đến cái NGON và ĐẸP với KHẢ NĂNG VĂN

HÓA là ta chạm tới đời sống tinh thần của con người rồi .Đời

sống tinh thần là khả năng của con người để thưởng thức, cảm

nhận và bộc lộ tình cảm, đem trí tuệ và khả năng lao động

chinh phục thế giới vật chất để bắt nó phục vụ con người.Tình cảm của con người xung quang hai đối cực yêu và

ghét. Tấn kịch của cuộc đời mỗi con người cũng như lịch sử

loài người từ đầu đến cuối đều do YÊU và GHÉT làm động lực

và đầu mối triển khai. Hoặc con người làm chủ được YÊU và

GHÉT hoặc bị xoay tít bởi lực YÊU GHÉT mà vạch nên cuộc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 334: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 334/610

Truyện kể Giáo lý 334 

đời và lịch sử. Cũng như vũ trụ quay mãi theo sức chuyển động

của tinh vật nguyên thủy thì con người cũng chuyển động mãi

theo sức đẩy của YEU GHÉT, và luôn đi tới những khoảngkhông mới. Mỗi con người, mỗi thế hệ sống cái YÊU và GHÉT

theo cách của mình và gần như ảo tưởng rằng chỉ có mình quay

cuồng trong cái vòng YÊU GHÉT đó .Và từ khi có con người

 biết yêu và biết ghét thì con người ấy đã bắt đầu tìm những

cách thức biểu lộ YÊU _GHÉT: lời nói, cử chỉ, quà tặng.Phương thế biểu lộ thì vẫn có bấy nhiêu, nhưng hình thức thì lại

 phải luôn luôn đổi mới. Ai cũng muốn người yêu của mình bộc

lộ bằng những hình thức độc đáo, càng độc đáo thì càng dễ cho

là chân thành (mặc dù Đông Gioăng hay Sở Khanh nhiểu khi

còn độc đáo hơn). Có những chuyện YÊU-GHÉT và nhữngcách biểu lộ trở thành mẫu mực. Từ những chuyện thần thoại

trong các nền văn hóa cổ xưa đến Romeo và Juliette, Lan và

Điệp …mỗi thời đại, mỗi dân tộc đã tìm ra những hình thức

nghệ thuật để diển tả, cô động kinh nghiệm, quan niệm YÊU

GHÉT của mình. Mỗi con người trong cuộc sống của mình,mỗi thế hệ trong thời đại của mình, đều cảm thấy phải luôn đối

mặt với tình cảm và cách biểu lộ tình cảm của mình, vừa khám

 phá sức mạnh vừa tìm xem YÊU và GHÉT như thế nào cho

đúng là con người.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 335: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 335/610

Truyện kể Giáo lý 335

Đi vào lĩnh vực của trí tuệ, ta lại càng thấy choáng nhợp

trước nhu cầu và khả năng đổi mới. Sự hiểu biết của con người

về mình, về vũ trụ, về cuộc sống phải đối mới không ngừng,khi sự hiểu biết của con người, một xã hội ngừng lại thì chính

là con người ấy, xã hội ấy đã bắt đầu suy vong. Lịch sử của

chúng ta đã thấy quá rõ đời đó .Các chế độ thực dân, phong

kiến, độc tài đều lấy ngu dân làm sách lược cai trị. Ngược lại

sự mở mang trí tuệ bao giờ cũng đưa tới sự tiến bộ của xã hội. Người chỉ có chút ít hiểu biết và tự thỏa mãn với sự hiểu biết

cỏn con ấy bao giờ cũng trở thành gàn dở, làm trì trệ cuộc sống

 bản thân và xã hội, bởi vì họ đã bóp chết khả năg của chính họ

và cản trở sự phát triển trong hiểu biết của người khác. Thảm

họa mất nước của chúng ta ở thế kỉ trước cũng bởi sự gàn dở vàchính sách ngu dân của vua quan nhà Nguyễn gây nên đó. Họ

không tin rằng ngoài Trung Quốc ra không còn cái gì khác

đáng học hỏi trên mặt đất này và cũng không tin rằng ngoài họ

ra còn có người Việt nam nào khác đủ sức hiểu biết để đem lại

hạnh phúc cho dân tộc này. Chính vì thấy tầm quan trọng củanhu cầu đổi mới mà tổ tiên đã khuyên ta: “ đi một ngày đàng

học một sàng khôn” và khuyên ta đừng thẹn hỏi người khác(bất

sỉ hạ vấn ). Còn kẻ tự mạn với thói hiều biết thì cha ông ta ví

như “ ếch ngồi đáy giêngs con trời bằng vung”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 336: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 336/610

Truyện kể Giáo lý 336 

• Đời sống vật chất và tinh thần của con người không thể

tách rời khỏi đời sống xã hội . Tính xã hội vừa là hệ quả vừa là

yêu cầu sinh tồn của đời sống vật chất và tinh thần của conngười. Con người sinh ra và lớn lên, con người lao động kiếm

sống, con người yêu ghét, con người hiểu biết…đều do đó làm

nảy sinh quan hệ xã hội mà phát triển lao động, tình cảm,hiểu

 biết. Chính do quan hệ hai chiều này mà đời sống xã hội cũng

 phải luôn đổi mới theo sự đổi mới vật chất và tinh thần của conngười và để phục vụ cho sự đổi mới ấy, phục vụ con người.

Con người vừa làm nên thời đại của mình vừa do thời đại của

mình tạo nên.

Đến đây ta có thể nói ràng ư mọi sự đổi mới cuối cùng

đều hướng về sự đổi mới con người như một cùng đích và xuất phát từ sự đổi mới con người như nguồn mạch .Tất cả mọi thực

tại trên trần gian này đều để phục vụ con người : “Chúa đã đặt

mọi sự dưới chân con người ”(Tv 8)và truyền cho con người

 phải làm chủ mặt đất . “Mọi sự thuộc về anh em, nhưng anh em

thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa ”(1 Cor 3,22-23). Cả đến việc Con Thiên Chúa Giáng sinh xuống làm

người cũng là “vì loài người chúng tôi “.

 Nhưng tại sao lại phải đổi mới con người? Đâu là mẫu

mực, là tiêu chuẩn cuối cùng để đổi mới con người ? Đổi mỡi

như thế nào? Nhờ đâu?.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 337: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 337/610

Truyện kể Giáo lý 337 

395. KHÔNG HỀ SỢ Một người mẹ hồi giáo hỏi vị Linh Mục đến giúp người

con gái 16 tuổi Công Giáo được chết lành: “Cha đã làm gì đốivới con gái tôi?” Vị Linh Mục trả lời: “Cha không làm gì hết”.

- Ồ, Cha có làm mà.Vì con gái tôi chết mà mỉm cười. Dânchúng tôi không thích điều ấy “

Cô gái đã trở lại đạo Công Giáo trước đó ít tháng. Côkhông hề sợ chết. Người Kitô giáo không sợ cái chết, vì chết là

niềm hi vọng, là ngày sinh nhật của sự sống mới ở quê Trời.

396. HỌ ĐÃ NÓI GÌ? Napoleon Bonaparte, Hoàng đế nước Pháp (1769-1821),

kẻ đã làm thay đổi bản đồ Châu Âu, nhà chiến lược quân sự đạitài, đã nói về sự chết: “Tôi chết trước thời hạn, và thân thể tôilại trở về với lòng đất. Đó là số phận của con người đã từng

được gọi là Napoleon Đại Đế. Có một vực sâu ngăn cách ngăncách giữa sự khốn cực của tôi và vương quốc bất diệt của ChúaKitô.

Còn Francis Voltaire (1694-1821), nhà văn nổi tiếng củaPháp, lúc sinh thời đã tìm mọi cách để phá Giáo Hội. Chínhông đã nói: “Kitô giáo sẽ bị tiêu diệt trong vòng 20 năm. Một

tay tôi sẽ phá Giáo Hội do 12 ngư dân dốt nát thiết lập nên!”Thế nhưng, Giáo Hội Chúa vẫn còn tồn tại luôn mãi, cònVoltaire đã đau đớn cực độ và chết đau khổ. Trước khi chết ôngđã thốt lên: “Chúa và loài người đã bỏ rơi tôi. Ông bác sĩ củatôi ơi, tôi sẽ cho ông nữa gia tài của tôi nếu ông làm cho tôisống thêm 6 tháng nữa. Tôi phải đi về Địa ngục bây giờ!”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 338: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 338/610

Truyện kể Giáo lý 338

397. LỘNG NGÔNMột người kia bỏ đạo. Anh tổ chức nhiều buổi gặp gỡ ban

đêm, để nói xấu Giáo Hội, chê bai hàng giáo sĩ không biết cáchgiảng dạy, nói láo, lừa gạt tín hữu. Anh ta nói xúc phạm đếnChúa. Vào một ngày chủ nhật, khi anh ta đang nói lời nhạo báng Giáo Hội, lưỡi anh ta bỗng nhiên sưng vù và đau giữ dội.Sự việc này làm cho đám cử tọa của anh, là những người đã bỏChúa. Rất sợ hãi. Khi tan buổi họp mặt, anh đã phải thốt lên:“Thực sự giờ đây tôi biết có hỏa ngục và anh ta bị phạt vào nơi

ấy. Xin cầu cho tôi”. Cả nhóm người kinh hoảng. Không đầy 5 phút sau, nữa tổng số người có mặt đã phải chết.

398. PHẠM THƯỢNGSau khi một số người trở lại đạo được chừng vài tháng,

một thanh niên ngạo mạn thề rằng mình cũng sẽ rửa tội cho conchiên theo kiểu thức của các linh mục. Anh ta dẫn con chiên ra

 bờ sông, bờ sông nầy thoai thoải, khó mà bị chết chìm được. Bangười bạn của anh để chứng kiến hành động của anh. Anh múcnước, cầm đầu con chiên, xối nước và đọc lời rửa tội. Đang khianh làm, con vật đã lồng lên, đạp mạnh anh hai lần, anh bị tévăng xa, ra chổ nước sâu và bị chết đuối, trong khi các bạnđứng ngây nhìn. Khi được hỏi tại sao ba người không cứu anhấy, họ trả lời, lúc họ cảm thấy đôi chân học quá nặng, nhấckhông nổi, nên không thể hành động gì được.

Chúng ta đừng để miệng lưỡi mình nói lời phạm thượng.

399. ĐẤNG PHÁN XÉT CÔNG MINHMột bị cáo, sau khi xử sơ thẩm, đã kháng án để chờ xử

 phúc thẩm. Anh vui mừng khi nghe nói vị cố vấn pháp luật cho

anh ở tòa sơ thẩm sẽ ngồi ghế chánh án phúc thẩm vụ án của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 339: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 339/610

Truyện kể Giáo lý 339

anh. Tuy nhiên, thái độ hân hoan của anh biến mất khi vị chánhán nói với anh: “Khi tôi là cố vấn pháp luật cho anh, tôi bảo vệanh, nhưng nay tôi không là cố vấn pháp luật nữa. Bổn phậncủa tôi bây giờ là bảo vệ, mà là xét xử. Tôi nghe vụ án, sẽ hỏianh và sẽ phán quyết theo lời thề lúc tôi nhận chức chánh án.

Chúa Giêsu đến trần gian như là Đấng Cứu Thế. Giờ đây Ngài ngự bên hữu Chúa Cha bầu cử cho ta. Nhưng đến ngày Ngài quang lâm, Ngài là vị thẩm phán; Lúc bầy giờ, Ngài xétxử công minh theo đúng mọi điều thiện ác ta đã làm.

400. KHI CHÚA GIÁNG PHẠTMột bác sĩ Công Giáo phải trú ngụ trong một tiệm ăn vì

cơn bão lớn sắp tới. Tại quán có hai người say rượu, họ nói lời phạm thượng khi thấy có sấm chấp. Người chủ quán vói họ:“Tôi không có đạo, nhưng tôi muốn các bạn đừng gây thiệt hại

cho tôi. Chúa sẽ giết chết các bạn ngay ở đây nếu các bạnkhông ngừng lộng ngôn phạm thượng, không ngừng nói lời xúc phạm đến Chúa”. Một trong hai người xăn tay áo, đến đứng bêncửa, nguyền rủa Trời, xúc phạm Chúa. Lúc ấy một tia sáng xẹtcùng với một tia lửa. Ánh sáng vội đi qua, chỉ còn lại khói. Người ta thấy người lộng ngôn chết tan nát, chỉ còn một nhúmtro mà thôi. Vị bác sĩ Công Giáo chứng kiến sự việc và nói rằng

anh ấy không còn lại một cái xương nào nữa. Một hình phạtnhãn tiền.

401. KHÔNG THỂ ĐƯỢCỞ Arménnia, có một làng gồm 60 gia đình buộc phải theo

Đạo Hồi, nếu không sẽ bị giết, một bà già 110 tuổi, không tuânlời. Bà nói; “Tôi đã quá già để chối từ Chúa của tôi”. Bọn Thỗ

 Nhỉ Kỳ giật cuốn Kinh Thánh khỏi tay bà, xé rách nát và thiêu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 340: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 340/610

Truyện kể Giáo lý 340

đốt. bà già bình thản trả lời: “Các ông có thể đốt phá sáchThánh, nhưng không thể xé nát những lời hứa của lòng tôiđược”.

402. CON NGƯỜI CÓ THỂ SÁNG TẠO SỰ SỐNGMột giáo sư Sinh học thường cầm một hạt lúa giống trong

tay ngắm nghía, và nghĩ. “Tôi biết chính xác các chất cấu tạohạt lúa này. Nó gồm có nitro, hidro, và carbon. Tôi biết rõ tỉ lệtừng đơn chất. Tôi có thể chế ra hạt lúa y như thế. Nhưng khi

tôi gieo xuống đất thì nó chết liền. Các chất cấu tạo bị đất thấmthấu hết. Nhưng nếu tôi gieo hạt lúa tự nhiên nó sẽ nẩy mầm vàtrở thành cây lúa khỏe mạnh. Nguyên nhân vì đâu? Bởi vì hạtlúa chứa một nguyên lý bí mật mà ta gọi là “nguyên lý sựsống”. Sách Kinh Thánh giống như quyển sách khác. Chúng takhông thể hiểu hết sự tuyệt vời của Kinh Thánh. Gieo nơi đấttốt, sách có nguyên lý sự sống để phát triển, sách mang lại sự

sống siêu nhiên và sinh hoa trái.

403. LÀM GÌ SUỐT NGÀY?Một bà già sống đơn độc suốt ngày. Khi người ta hỏi bà

cả ngày bà làm gì, bà đã trả lời: Tôi có một sách ca vịnh để cangợi Chúa. Tôi có quyển Thánh Kinh, và tôi để Chúa nóichuyện với tôi. Cả ngày tôi đọc sách Thánh và ca hát. Khi mệt,

tôi im lặng lắng nghe Chúa nói và Chúa mến yêu tôi.

404. QUYỂN SÁCH DIỆU KÌMột sinh viên Trung Quốc được mời dịch Tân Ước sang

tiếng mẹ đẻ của mình. Ban đầu anh làm việc thản nhiên, nhưngít tuần sau anh đến gặp vị Linh Mục và xúc động nói:

- Thưa Cha, quyển Tân Ước thật diệu kỳ!

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 341: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 341/610

Truyện kể Giáo lý 341

- Tại sao thế hả con?

- Bởi vì sách nói rõ về chính bản thân con. Sách biết mọi

điều có nơi con. Đấng sáng tạo ra sách ấy chính là đấng sángtạo ra con.

405. DỊP MAY TRỞ LẠIMột quyển Kinh Thánh loại nhỏ, được thả từ một tàu

chiến Anh quốc xuống hải cảng nước Nhật vào 1854, đã trở thành khởi đầu cho một loạt ân sủng kể từ ngày ấy. một tướng

lãnh Nhật bản, tên là Murata, đang đứng, quan sát hoạt độngcủa tàu địch, đã lượm quyển Kinh Thánh. Nhưng ông khôngđọc hiểu được. Một người thông ngôn nước Đức cho ông biếtsách ấy nói về Chúa và Đức Kitô, làm cho ông suy nghĩ miênman.

Sau này ông kiếm được một bản dịch tiếng Hoa. Ông đọc

và rất xúc động. Một thời gian sau ông liều mạng chết, vì ĐạoKitô giáo bị nghiêm cấm ở Nhật Bản, ông và em ông tìm đếnCha Verbeck để được rửa tội.

Viên tướng này có nhiều ảnh hưởng trên kẻ khác, nên đãcó nhiều người trở lại Công Giáo nhờ đọc những sách Thánhrơi xuống cảng Nagasaki.

406. CẦU NGUYỆN ĐỂ CHỊU KHÓMột bé gái đau bệnh trong ruột, cần phải giãi phẫu. Trước

khi gây mê cho em, bác sĩ nói với em:

- Trước khi bác sĩ mổ cho cháu, cần phải để cháu ngủ đã.

Em nhỏ nhẹ nói lại:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 342: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 342/610

Truyện kể Giáo lý 342

- Nếu bác làm cho cháu ngủ, thì để cháu đọc kinh trước.

 Nói rồi em quỳ gối, đọc kinh, rồi nằm xuống.

Hôm sau bác sĩ nói rằng đêm ấy bác đã đọc kinh sau 30năm không biết việc đạo là gì. Như thế mới biết điều tốt của trẻem có tác dụng chắc chắn lên người lớn.

407. KHÔNG NHẬN TRẺ EMVợ của một sĩ quan trẻ nọ, cùng với đứa con gái nhỏ của

mình đến tìm phòng trọ tại thành phố gần bến cảng. Nàng đếntừ xa, cốt để thăm chồng một thời gian, trước khi chồng đichiến đấu ở nơi xa xôi. Nàng biết rằng đây có thể là lần cuối vợ chồng được gặp nhau, vì chồng sắp đi chinh chiến, vì thế bằngmọi giá mẹ con nàng phải kiếm được phòng trọ.

Hai mẹ con đi từ khách sạn này đến khách sạn khác, đâu

đâu người ta cũng nói là không nhận trẻ con vào phòng trọ, dùcó trả tiền phòng mấy đi chăng nữa.

Chúng ta không thể hiểu hai mẹ con có tìm được phòngtrọ chăng. Nhưng ít lâu sau chồng nàng gửi tới tòa soạn tờ báođịa phương than các chủ khách sạn có thái độ vô tâm đối với trẻem. Viên sĩ quan giả thiết rằng chàng chiến đấu cho tổ quốc, tự

do, hạnh phúc là để mọi trẻ em được hạnh phúc chứ không phảicó con chàng hạnh phúc mà thôi. Những kẻ hưởng lợi lộc vìchiến tranh đã không biết thương vợ con chàng, chàng đã giả từvợ con để lên đường chiến đấu bảo vệ an lành cho mọi người,trong đó có các ông chủ khách sạn.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 343: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 343/610

Truyện kể Giáo lý 343

408. QUÝ HƠN TẶNG VẬTTrong đoàn người đông đảo đi đón một nhân vật quan

trọng trong chính phủ, một em bé ôm bó hoa tươi đi bên mẹem. Khi đến gần nhân vật ấy, em đã tươi cười chìa bó hoa ratặng cho ông và bắt tay ông. Ông hỏi:

- Tại sao cháu tặng hoa cho ông?

- Bởi vì cháu mến ông. Em bé trả lời.

- Thế cháu có mang quà gì cho Chúa không?- Cháu tặng cho Chúa cả hồn xác cháu.

409. CÂU HỎI ĐIÊN ĐẦUMột bé gái hỏi ba của em: “Có khi nào ba cầu nguyện

không?” Ba lại hỏi: “Mẹ con hay dì con bày con hỏi như vậy?”Em trả lời:

- Thưa ba, không; Cha xứ bảo mọi người thiện chí đềucầu nguyện.

- Được, con, mẹ con và dì con cứ đi theo lối của mình.

- Nhưng thưa ba, ba đi con đường nào vậy?

Trước đó, người ba nghĩ cách tìm cái chết. Nhưng bâygiờ, sau khi con hỏi, ông bắt đầu cầu nguyện để xin lỗi và tạ ơnChúa.

Còn bạn, bạn đi đường nào?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 344: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 344/610

Truyện kể Giáo lý 344 

410. SỐNG TỐT NHƯ NGƯỜI TA TƯỞNGCó lần thánh Phanxicô thành Atxiri, vị thánh nghèo đã

sáng lập Dòng Anh em Hèn mọn, thường gọi là DòngPhanxicô, gặp một người nông dân già. Người nông dân hỏi: Ngài là Phan xicô phải không? “Phanxicô biết rằng mình nỗidanh về đạo đức và thánh thiện nhờ ơn Chúa nên người ta biếttên Ngài nhiều. Người nông dân sau khi biết đó là thánhPhanxicô, đã nói tiếp như lời cảnh tỉnh:

 Ngài cần sống tốt như người ta đã tin.

Đó là lời nhắc nhủ có vẻ thừa, vì Phanxicô là một vịthánh. Nhưng Phanxicô khôn ngoan, nhạy cảm biết đó là mộtlời khuyên có giá trị, nên Ngài luôn tự nhủ với lòng mình là phải sống xứng đáng ơn Chúa đã mời gọi Ngài.

Chúng ta nên lưu ý lời người khác khuyên ta sống tốt hơn.

Muốn vậy ta cần phải khiêm nhường thì mới chấp nhận lờicảnh tỉnh của người khác cho ta được.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 345: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 345/610

Truyện kể Giáo lý 345

MÁI ẤM GIA ĐÌNH

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 346: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 346/610

Truyện kể Giáo lý 346 

412. MÁI ẤM LÀ GÌ?Mới đây một tờ báo ở Luân Đôn, thủ đô nước Anh đã gửi

tớ câu hỏi : “Mái ấm gia đình là gì, theo anh chị?”. Có tới 1000người. Có 800 người trả lời, tập trung vào các ý lớn sau đây:

1. Mái ấm: một thế giới xung đột khép lại, một thế giớitình thương mở ra.

2. Mái ấm: nơi chuyện nhỏ là quan trọng, chuyện quan

trọng trở thành nhỏ.3. Mái ấm: vương quốc của cha, thế giới của mẹ và thiên

đàng của con cái.

4. Mái ấm: nơi chúng ta cằn nhằn nhiều nhất nhưng được

đối đãi tốt nhất.

5. Mái ấm: trung tâm của tình thương mà mọi lời ướcnguyện của con tim quyện vào đấy.

6. Mái ấm nơi dạ dày chúng ta ăn ba lần mỗi ngày và tâmhồn ăn ngàn lần mỗi ngày.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 347: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 347/610

Truyện kể Giáo lý 347 

7. Mái ấm nơi duy nhất trên trần gian mà mọi lỗi lầm vàthất bại của con người được che đậy dưới chiếc áo bác ái êmdịu.

413. ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC Ngài Featherstone, vị thẩm phán nổi tiếng của Hoa Kì, có

lần đã nói: “ kiên nhẫn, chịu đựng, tình thương, tha thứ lànhững điều cần yếu trong gia đình. Thêm vào đó là lời cầunguyện và cầu xin ơn thánh hóa gia đình . Đó là tất cả nhữnggì để hạnh phúc gia đình bền vững”.

414. ÁNH SÁNG TRẦN GIANỞ đảo Jamaiica, một chức sắc Ân độ giáo sống đối diện

với nhà một vị truyền giáo. Ông sống ở đây được 12 tháng màvị truyền giáo không biết. Cuối năm ông trở lại Công Giáo. Khiđược hỏi lí do theo đạo, ông đã nói: “Nhà truyền giáo đã sốngrất gương mẫu, rất đạo đức, luôn luôn yêu thương và giúp đỡ mọi người. Gương sáng của ông đã tác động tâm hồn tôi. Cuốicùng tôi nghĩ rằng tôn giáo nào đã đào tạo ra những con ngườinhư nhà truyền giáo ấy, ắt hẳn phải là một tôn giáo thật, mộttôn giáo cao siêu. Vì thế tôi tin”.

415. ĐẦY TỚ GIỐNG CHỦBàn về đạo hạnh của Ngài Norman Mc Leod, một người

thợ rèn đã nêu một chứng từ đẹp như sau: “Bao giờ đến lò rèncủa tôi Ngài cũng nói chuyện với tôi y như một người thợ rèn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 348: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 348/610

Truyện kể Giáo lý 348

chính tông. Chỉ có cái đặc biệt, là khi Ngài từ giã tôi, Ngài luônlàm cho tôi nhớ đến Chúa Ki Tô đang ở với tôi”.

416. LÀM SAO THẤY CHÚAMột người phụ nữ ÂnĐộ lâm bệnh nặng, được một nhà

truyền giáo bác sĩ chữa lành bệnh. Bà rất cảm kích vì tìnhthương vị tha của bác sĩ trong thời gian chữa trị cho bà. Có lúc bà đã nói: “ Nếu Chúa Giếu có tình thương như bác sĩ, tôi sẽ tin Ngài suốt đời” . Yêu thương quá nhiều không nguy hiểm gì, vì

đức Kitô đã đặt giới hạn mẫu mực cho chúng ta: “Yêu như thầyđã yêu thương các con”.

417. GẦN BÊN CẠNHCách đây đã lâu lắm, một họa sĩ trẻ đã đến học vẽ với

một nhà danh họa. Anh có tài năng hội họa, bạn bề khuyên anhmở phòng vẽ riêng, vì với năng khiếu của anh, anh sẽ sớm giàu

có và đầy danh vọng, thành công. Nhưng anh đã trả lời với các bạn: “ Không, tôi đã tìm thấy được thầy. Tôi muốn vẽ giốngvới Raphael, và muốn làm được như thế, tôi phải ở bên cạnhthầy tôi để học phương pháp của thầy, nắm bắt được tinh thầnvà nghe lời thầy dạy bảo. Tôi không có tham vọng nào kháchơn là được trở nên giống thầy”.

Đó cũng là lí tưởng người KiTô giáo, mong được gần bênChúa để trở nên giống Ngài, tôi phải ở bên cạnh thầy tôi để học phương pháp của thầy, nắm bắt được tinh thần và nghe lời thầydạy bảo. Tôi không có tham vọng nào khác hơn là được trở nêngiống thầy”.

Đó cũng là lí tưởng người KiTô giáo, mong được gần bên

Chúa để trở nên giống Ngài, tìm được sự cao trọng trong việc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 349: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 349/610

Truyện kể Giáo lý 349

 phụng sự Chúa, vì Chúa đến để phục vụ chứ không phải đểđược phục vụ.

418. PHÚC ÂMTRÊN KHUÔN MẶT Người ta kể chuyện rằng Fé nélon (1651-1715), vị tổng

Giám Mục giáo phận Cambrai và là nhà văn lớn của Pháp, sốngkết hợp mật thiết với Chúa, đến độ gương mặt Ngài phản chiếusự thánh thiện cả Chúa. Bá tước Peterborough, một nhà hoàinghi có lần đã sống một đêm với vị tông Giám Mục. Sáng hôm

sau gặp nhiều người khác vị bá tước phát biểu cảm tưởng: “Nếutôi thức thêm với Ngài một đêm nữa, chắc chắn dù muốm dùkhông tôi cũng trở thành tôn giáo”.

Cách thức, giọng nói, gương mặt của tổng Giám MụcFesneelon phản chiếu trọn vẹn vinh quang của đức KiTô, đếnnổi Ngài đã lôi kéo biết bao tội lỗi trở về với lòng nhân hậu

Chúa.419. ÁNH SÁNG CHIẾU XAMột phụ nữ quý phái kể lại câu chuyện sau:

Có một chiều tối, tôi đến một làng Trung Hoa, tại đókhông có quán trọ nào cả. Người chủ xe ngựa chờ tôi lo lắng đitìm nơi trọ cho tôi. Các mái nhà của người Kitô giáo thì luônluôn sạch sẽ hơn nhà người khác, và người Kitô giáo luônmuốn giúp đỡ kẻ khác. Một nmguwowif già trong làng đến nóivới tôi: “Tôi hiểu bà muốn tìm một gia đình Kittô giáo đến trúngụ. Nhưng tôi lấy làm tiếc là tại đây không có gia đình Kitôgiáo nào cả”.Tôi hỏi: “Người gần nhất ở cách đây 5 ngàyđường”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 350: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 350/610

Truyện kể Giáo lý 350

Khi trở về nhà, tôi kể chuyện với ba tôi, ba tôi đã nói:Đúng, họ biết rõ nơi của Công Giáo nọ”. Cách xa 5 ngày đườngmà ánh sáng của người Công Giáo ấy vẫn bay đến. Thật là quýhóa lắm thay!

420. TÔI MUỐN

Tôi muốn thành thật để mọi người tin tôi

Tôi muốn trong sạch để mọi người quan tâm

Tôi muốn mạnh mẽ để chịu đựng bao điều

Tôi muốn can trường để không sợ gian khó

Tôi muốn thân hữu để không còn thù địch

Tôi muốn cho đi, và đùng có đòi lại

Tôi muốn khiêm hạ để biết tôi yếu đuối

Tôi muốn nhìn lên, cười yêu thương, tiến tới.Amen.

Hovvard A.VValter 

421. GƯƠNG SÁNG CHA MẸÔng Andrew Mrray đã sống một đời hạnh phúc. Ông bà

hạ sinh được 11 người con. Năm trong sáu con trai trở nên mục

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 351: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 351/610

Truyện kể Giáo lý 351

sư, 4 trong 5 con gái là vợ mục sư. Mười cháu nội ngoại saunày là mục sư và 13 cháu là nhà truyền giáo.

Đời sống đạo, cầu sự nguyện, hi sinh của ông bà Murrayđã được Chúa thưởng công. Anh hưởng của cha mẹ trên con cáithật cần thiết, phải không bạn?

422. CÂU HỎI GIẢN DỊLord Tennyson là mọt thi sĩ tài ba, ông đã nhận nhiều giải

thưởng về thi ca. Có lần ông đi đàm đạo trong vườn về đủ thứ

chuyện. Người bạn là người có đạo tốt. luôn tim dịp để minhchứng về đức Giê su. Ông đặt tay lên vai nhà thơ hỏi nhỏ: “Bạnnghĩ gì về Đức Giê su Kitô? “Tennyson chỉ tay vào một bônghoa nở đẹp vào lối đi, trả lời: “Mặt trời đối vối hoa này như thếnào thì Đức Giêsu Kitô đối với tôi cũng thế .”

423. NGÀI SAN SẺ NỖI KHỔ CỦA TA

 Ngài là Bánh sự Sống, nhưng Ngài đã cố lần đói bụng. Ngài là nước hằng sống, nhưng Ngài đã có lúc khát nước. Ngàiđói như con người, và Ngài nuôi kẻ đói vì Ngài là Chúa. Ngàicó lúc mệt nhọc, nhưng Ngài là nơi yên nghĩ của ta. Ngài nộpthuế cho chính quyền, và Ngài vẫn là Vua, Ngài bị gọi là quỷ,nhưng Ngài đã trừ ma quỷ…Ngài cầu nguyện và vẫn nghe lời

cầu nguyện. Ngài đã có lần khóc và Ngài đã lau sạch nước mắtchúng ta. Ngài bị bán ba mươi đồng bạc, và Ngài cứu chuộctrần gian. Ngài bị dẫn đi như con chiên đến lo sát sinh, và Ngàivẫn là Đấng chăn chiên lành. Ngài chết và đã sống lại nhờ cáichết Ngài đã tiêu diệt sự chết.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 352: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 352/610

Truyện kể Giáo lý 352

424. CHÚA ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG NGƯỜIĐối với người nghệ sĩ, Đức Giêsu là một người xinh đẹp,

dễ thương

Đối với kiến trúc sư, Ngài là Viên Đá góc tường.

Đối với người làm bánh mì, Ngài là Bánh sự Sống.

Đối với người ngân hàng, Ngài là kho tang ẩn giấu.

Đối với nhà sinh vật học, Ngài là Sự Sống.

Đối với nhà xây dựng, Ngài là nền vững chắc.

Đối với thầy thuốc, Ngài là một đại lương y.

Đối với nhà giáo dục, Ngài là người thầy vĩ đại.

Đối với nông gia, Ngài là Chủ mùa gặt.

Đối với người trồng hoa, Ngài là hoa hồng xứ Sharon vàlà Hoa Huệ thung lung.

Đối với nhà địa chất, Ngài là Viên Đá tuổi.

Đối với người xét xử, Ngài là Thẩm Phán công minh, làngười phán xét mọi sự.

Đối với nhà kim hoàn, Ngài là Viên ngọc cao giá.

Đối với luật gia, Ngài là cố vấn, là đấng làm luật, là trạng sư.

Đối với nhà làm vườn, Ngài là cây nhơ thật.

Đối với người làm báo, Ngài là người loan tin niềm vui lớn.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 353: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 353/610

Truyện kể Giáo lý 353

Đối với người chuyên khoa mắt, Ngài là ánh sáng trần gian.

Đối với nhà bác ái, Ngài là tang vật không thể diễn tả.

Đối với triết gia, Ngài là sự khôn ngoan của Chúa.

Đối với nhà giảng thuyết,Ngài là lời Chúa.

Đối với nhà điêu khắc, Ngài là viên đá sống động.

Đối với tôi tớ, Ngài là thầy nhân lành.

Đối với chính trị gia, Ngài là niềm mong ước của mọi dân nước.

Đối với sinh viên, Ngài là sự thật hiện thân.

Đối với nhà thần học, Ngài là tác giả và là cùng đích đứctin của ta.

Đối với khách du lịch, Ngài là con dường mới sống động.Đối với kẻ khó nhọc, Ngài là nơi nghỉ ngơi.

Đối với kẻ tội lỗi, Ngài là Chiên của Chúa bị đem đi giếtthay tội trần gian.

Đối với người Kitô giáo, Ngài là Con Thiên Chúa hằng

sống, Đấng cứu chuộc, Đấng cứu thế và là Thiên Chúa thật.

425. NGÀI LÀ AI?Khi những nhà truyền giáo đầu tiên đến nước Nhật, một

thanh niên muốn học tiếng Anh. Nhà truyền giáo anh mộtquyển sách Phúc Âm theo thánh Gioan. Anh dịch sang Nhật.chỉ trong một thời gian ngắn, anh đã bồn chồn, xúc động nhiều.

Vừa òa lên khóc, anh vừa nói: “Con người Giêsu tôi đang đọc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 354: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 354/610

Truyện kể Giáo lý 354 

là ai vậy? Các Ngài gọi Ngài là Người, nhưng theo tôi, Ngài phải là Thiên Chúa”.

426. ĐỐI VỚI TRẦN GIAN CHÚA LÀ1. Đấng sáng tạo (Gn 1,1-3)

2. Gương mẫu (Matt. 16,24)

3. Thầy dạy (Matt 7,28,29)

4. Người Chủ (Gn 13,13)

5. Đấng cứu chuộc (Lc 19,10)

6. Chúa (Rm 10,12)

7. Ánh sáng (Gn 8,12)

8. Vua (Khải huyền 11,15)

9. Sự sống (Gn 14)10. Tình yêu (Gn 3,16).

427. NÉT NỔI BẬT Nhà danh họa Leonarado da Vinci (1452-1549), người Ý,

đã vẽ tuyệt tác “Bữa Tiệc Ly”. Khi đang vẽ, có người bạn đếnthăm, xem bức họa và nhận định: “Đối với tôi, điểm nổi bậtnhất trong bức tranh là cái ly uống nước”. Nghe vậy, nhà danhhọa cầm cọ vẽ và xóa ngay hình cái ly. Người bạn hỏi lý do,Vinci đáp không dự: ‘Tôi chỉ muốn khi người ta xem bức tranhnày, người ta chú ý nhất đến gương mặt của Chú mà thôi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 355: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 355/610

Truyện kể Giáo lý 355

428. TÌNH THƯƠNG NGƯỜI CHA GIÀMột thanh niên hoang đàng đã kể lại chứng từ sống động

của anh như sau: “Đã một năm nay, tôi rời bỏ cha mẹ lên thành phố ánh sáng nầy như kẻ lang thang vô gia cư, tôi xin ăn bố thídọc đường phố để sinh sống qua ngày. Có một lần, tôi vịn vaiông già và nói: “Xin ông bố thí cho cháu ít đồng sống tạm!”.Khi vừa nhìn khuôn mặt, tôi nhận ra đó là cha tôi. Tôi hỏi:“Cha ơi, cha có nhận ra con không?”. Cha tôi xúc động, ômchoàng lấy tôi, kêu lên: “Cha đã tìm thấy con, Cha đã tìm thấy

con, Cha đã tìm thấy con! Mọi của cha có là của con”. Các bạnhãy nghỉ xem, tôi một kẻ bụi đời lang thang, đứng xin cha tôi ítđồng bạc, trong khi đó đã 18 năm cha tôi đã tìm kiếm tôi, đểcho tôi tất cả những gì quý báu nhất của Cha”.

Đó cũng giống như tình yêu của Chúa Trời cao cả đối vớicon cái tội lỗi của Ngài.

429. NGÀI YÊU BẠN QUÁ NHIỀUMột người vô thần, đứng giữa chợ nói xúc phạm vô lễ với

Chúa, dám thách Chúa chứng minh quyền uy của Ngài bằng

cách quật anh ngã chết trong vòng năm phút. Năm phút trôi quanhanh chóng, người ấy ngạo mạn tự đắc, nói với đám đông:“Tôi đã nói gì với các bạn?” Một bà già đứng bên cạnh hỏi anh:“Anh bạn, anh có con không?” Anh ngạc nhiên hỏi lại: “Bà hỏiđể làm gì?” Bà già mới nói: “Nếu đứa con của bạn đưa cho bạnmột con dao và nói: Ba giết con đi, bạn có giết không?” – 

“Không, bà ạ, vì tôi thương con tôi lắm”. Bà già tiếp lời: “Chúa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 356: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 356/610

Truyện kể Giáo lý 356 

cũng thế, Chúa đã không phạt bạn chết ngay, vì Ngài yêu mến bạn quá nhiều”.

430. TÌNH YÊU CỦA CHÚATình yêu của Chúa như đại dương, không gì đo được

chiều sâu. Tình yêu của Chúa là bầu trời không kích thước,không máy bay nào đo được chiều cao. Tình yêu của Chúa làđại lục bao la, không có gì đo được bề ngang. Tình yêu củaChúa là vùng đất rộng mênh mông, không ai tìm được biên

giới. Tình yêu của Chúa là một mỏ tài nguyên quý, mà không aikhai thác hết được. Tình yêu của Chúa là một cực hấp lực, màkhông nhà thám hiềm nào khám phá được. Tình yêu của Chúalà một rừng sắc đẹp, mà không một nhà thực vật nào miêu tảhết vẻ đẹp huy hoàng.

431. HƠN TA YÊU CHÚA

Một người đạo đức nằm bệnh. Bạn bè đến thăm, an ủi. Họnhắc lại những hồng ân Chúa ban, những việc vĩ đại Chúa làm,Chúa luôn săn sóc những con chiên thuộc đàn chiên của Ngài.Một người cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu

Chúa biết bao”. Người bệnh nói: “Các bạn ạ, các bạnđừng thưa với Chúa như thế, khi bà Maria và Matta đến với

Chúa để nói với Chúa về việc Lazarô, em các bà, đang bệnh,các bà không thưa với Chúa: “Lạy Thầy, kẻ yêu mến Chúađang bệnh”. Mà lại thưa: “Lạy Thầy, kẻ Chúa yêu mến đang bệnh! Không phải tình yêu bất toàn của tôi đối với Chúa sẽlàm cho tôi lành bệnh, mà chính là tình yêu tuyệt hảo của Ngàiđối với tôi sẽ làm tôi mạnh sức”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 357: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 357/610

Truyện kể Giáo lý 357 

432. CHÚA YÊU VÀ CHO NHƯ THẾ NÀO?Trong bài giảng giải Phúc Âm Gioan 3,16: “Thiên Chúa

đã yêu thế gian đến nỗi ban cho Con một Ngài cho thế gian, đểtất cả những ai tin ở Con của Ngài, thì không phải hư mất,nhưng được sống đời” Petter Mackenzie, nhà thuyết giảng Tinlành lừng danh, đã tóm ý: “Có hai ý quan trọng trong bài giảnghôm nay, anh chị cần ghi nhớ. Đó là: Khi Chúa yêu thương, Ngài yêu thương cả toàn cầu. Khi Chúa trao ban, Ngài trao banngười con một của Ngài”. Đó chính là tình yêu vô của người

Cha nhân loại.

433. YÊU TRONG ĐÊM ĐENSau khi chôn cất người vợ xong, người chồng và đứa con

gái nhỏ trở về nhà. Lòng hai người buồn vô hạn, vì một vậttrong nhà đã thay đổi. Đứa con gái lên giường ngủ như thườnglệ. Người cha lên giường trằn trọc suy tư không ngủ được. Một

lát sau, đứa con nói: “Ba ơi, ba có thương yêu xuyên qua đêmđen không?” Dù trời tối bưng, người cha vẫn nhìn lên ảnh chịunạn của Chúa và thưa: “Lạy cha, con biết Chúa vẫn yêu mếnxuyên qua đêm đen”.

Chúa Giêsu yêu thương con cái mình, dù đêm đen dù bóng tối, Ngài vẫn trông thấy con cái Ngài.

434. CHÚA YÊU ĐẾN ĐỘ NÀOCha mẹ thương yêu con thường hỏi con: “Con yêu cha mẹ

nhiều không?” Con trả lời bằng hôn trên trán cha mẹ hoặc ômsiết cha mẹ. Nếu chúng ta đặt câu hỏi tương tự với Chúa trêntrời là Cha chúng ta, Ngài sẽ chỉ vào cây thánh giá. Chúng ta cóthể tưởng tượng được những đau khổ cực hình của Đức Kitô

trong vườn Cây Dầu và trên đồi Canvê, nhưng chưa có danh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 358: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 358/610

Truyện kể Giáo lý 358

họa nào vẽ được nỗi thống khổ của Chúa Cha trong giờ phútđau đớn của Chúa Kitô.

435. CHÚA YÊU TA1. Chiều sâu của tình yêu “Chúa yêu thương linh hồn tôi,

đưa tôi ra khỏi hầm hư nát” (Is38,17). “Chúa đem tôi ra khỏihầm gớm ghiếc” (thánh vịnh40,2).

2. Chiều cao của tình yêu. Chúa đã cho ta sống lại cùngvới Đức Kitô và cho chúng ta ở trên trời trong Đức Kitô (Thánh

vịnh 40,2).

3. Chiều rộng và chiều dài của tình yêu: “Chúa đã chọn chúngta từ trước khi tạo thành trời đất” (Ep 1,4). “Chúa muốn tỏ cho cácthế hệ mai sau biết ơn phúc dư dật và phong phút mà Chúa đã đoáithương ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô” (Ep2,7).

436. LINH HỒN CÓ CÂN NẶNG 300 GRAMKHÔNG? Năm nhà y sĩ Mỹ đã thí nghiệm suốt 6 năm để tìm xem

thân xác con người có nhẹ đi khi chết không. Với mục đích đóhọ khiêng các người hấp hối ở các bệnh viện lên những cân lớnhết sức nhạy. Sau khi chết họ cân lại. Người ta nhận thấy, khichết đi, con người mất 30 gram.Thật lố bịch khi chủ trương như

vậy, giống như tử tưởng hoặc lý trí của ta không có trọnglượng, thì linh hồn cũng không thể đem cân được, vì nó khôngcó hình thức, màu sắc, mùi vị, trọng lượng, vì những thứ đó chỉthuộc về thể xác mà thôi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 359: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 359/610

Truyện kể Giáo lý 359

437. LINH HỒN VÀ BỘ ÓC Nhiều người ngu xuẩn cho là linh hồn ở trong óc. Nếu lập

trường này đúng, thì những người có bộ óc nặng, chắc sẽ thôngminh và khôn ngoan hơn cả. Nhưng không phải vậy! Có nhữngngười tài năng mà bộ óc tương đối nhỏ, có những người kháccó bộ óc rất phát triển lại là những người tầm thường. Bộ ócmột người Châu Âu cân nặng trung bình 1372 gr. Trong khi đó bộ óc của đại triết gia Leibnitz chỉ cân nặng 1257 gr, ngườidanh tiếng Dollinger 1207 gr, thi sĩ Nga Tourguenjeff có 1020

gr, óc của Cuvier 1830 gr, của nhà vật lý Đức Helmolz 1500 gr và của nhà toán học Gauss 1490 gr. Ta thấy đó, trọng lượng của bộ óc hoàn toàn độc lập với sự phát triển trí tuệ của con người.Linh hồn và óc hoàn toàn khác nhau về bản tính, vì linh hồn thì phi vật chất và thiêng liêng, còn óc thì vật chất và sờ đụngđược.

438. KHÔNG CÓ LINH HỒN, KHÔNG CÓ LÍ TRÍTrong một buổi họp nọ, người ta bàn cãi về sự hiện hữu

của linh hồn. Một người nói với ông bên cạnh: “Anh không cólinh hồn”-“Tại sao?”-“Vì tôi không thấy”-“Vậy anh không cólý trí”-“Sao vậy”-“Vì tôi chẳng bao giờ thấy được lý trí của anhcả”.

439. TẠI SAO CON NGƯỜI ƯU ĐẲNG HƠN LOÀIVẬT

Một ông thầy giáo đặt câu hỏi trên cho học trò của mình.Các em trả lời khác nhau.Một em trả lời: “Vì con người thôngminh hơn con vật”. Đứa khác: “Vì con người biết nói”. Đứa thứ ba: “Vì con người biết đọc, viết và tính toán”. Cuối cùng mộtem trả lời: “Vì con người có thể biết được Thiên Chúa và yêu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 360: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 360/610

Truyện kể Giáo lý 360

mến Người”. Điều ưu tiên lớn nhất của con người là có mộtlinh hồn giống Thiên Chúa và nhờ nó mà biết và yêu mếnThiên Chúa.

440. VỊ THẦY THUỐC VÀ THIÊN THẦNThánh Augustino kể lại cách thế mà Thiên Chúa đã tỏ cho

một người thầy thuốc đạo đức ở Carthage biết rằng linh hồn bấttử. Người thầy thuốc này sợ rằng linh hồn không còn sống khicon người chết.Một hôm, ông thấy trong mộng một thanh niên

đang nhìn ông chăm chú. Anh hỏi người thầy thuốc rằng ôngđang ngủ hay đang thức. Thầy thuốc trả lời: “tôi ngủ”.Ngườithanh niên hỏi tiếp: “Ông có thấy tôi không?”-Dĩ nhiên-“Làmsao ông thấy tôi? Ông thấy tôi với mắt ông à?”. Thầy thuốc trảlời: “Tôi không thấy anh bằng mắt, tôi không biết cách nào màtôi thấy anh”-“Ông có nghe tôi không?”-“Nghe rõ ràng”-“Thếthì ông nghe tôi bằng lỗ tai à?”-“Không, lỗ tai tôi khong đóng

một vai trò nào trong việc này”.-“Ông đang nói à?” Người thầythuốc trả lời: “Phải, tôi biết rằng tôi đang nói”-“Ông đang nóichuyện bằng miệng à?”-“Không, tôi không biết bằng cách nàomà bây giờ tôi đang nói”. Khi đó người thanh niên mới nói:“Giác qua của ông bị tê liệt, nhưng ông vẫn thấy, vẫn nghe, vẫnnói: một ngày nào đó ngũ quan của ông sẽ hoàn toàn bất độngsau khi chết. Dẫu thế ông vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn nói, ông sẽ tự

hiểu biết lấy chính mình”. Người thầy thuốc giật mình thứcdậy.Từ đó mọi nghi ngờ đều biến mất và ông xác tín là linh hồn bất tử.

441. THÁNH ANTÔN THÀNH PADOUE HIỆN VỀVỚI NGƯỜI THẦY CỦA MÌNH

Thánh ANTÔN mà cái lưỡi vẫn còn được giữ lại cho đếnngày nay, chết tại Padoue ngày 13-6-1231 hưởng thọ 31 tuổi.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 361: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 361/610

Truyện kể Giáo lý 361

 Ngay ngày hôm đó, ông hiện về với người thầy kính yêu củamình là Linh Mục Thomas de Vercell. Linh Mục này đang ở trong phòng mình, cổ đang bị đau khủng khiếp. Thình lình,Thánh ANTÔN mở cửa, chào Ngài, tiến lại gần Ngài và nói:“Tôi đã tháo cương lừa, tôi đi về quê đây”. Sau đó, Thánh nhânđụng vào cổ Linh Mụcvà đi ra. Thoạt tiên, Linh Mục nghĩ ANTÔN đi sang Tây Ban Nha và sẵn dịp ghé qua lại thăm Ngài. Nhưng vì ANTÔN không trở lại, vị Linh Mục hỏi xemANTÔN đi đâu rồi. Người ta trả lời là đâu có ai vào tu viện

đâu. Đồng thời vị Linh Mục chợt nhận thấy bệnh đau cổ đã biến mất. Vài ngày sau cuộc viếng thăm lạ lùng đó, Linh MụcToma hay tin là đấng Thánh đã qua đời vào đúng giờ mà Ngàichợt hiểu ý nghĩa của các lời nói của Thánh Nhân muốn nói là Ngài rời bỏ thân xác chết dở kia để về quê hương trên trời. Cónhiều Thánh nhân đã hiện ra như thế. Điều đó chứng tỏ linhhồn bất tử.

442. THÁNH CLÊMENTÊ HOFBAUER HIỆN RACHO BẠN MÌNH LÀ ZACHARIE WERNER 

Thánh Clemente Hofbauer, dòng Chúa Cứu Thế, nhàgiảng thuyết lừng danh thời Áo (1820). Có một người bạn tênlà Zacharie Werner, một người Tin Lành trở lại đạo Công Giáovà trở thành Linh Mục. Một hôm, 18 tháng sau khi Thánh nhân

chết, Zacharie vừa đọc kinh tối xong và đi ngủ. Thình lình, căn  phòng ông tràn ngập ánh sáng như ban ngày và ThánhClemente hiện ra cho bạn mình, tay cầm một nhành lá vạn tuế,một bông huệ và một cành ô liu. Mặt Ngài sáng rạng và làmdấu cho bạn mình đến gần rồi biến mất. Zacharie Werner hiểungay điều đó có nghĩa là gì. Chủ nhật kế tiếp, LinhMụcZacharie, trong bài giảng cho các chị nữ tu Ursulines, kể

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 362: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 362/610

Truyện kể Giáo lý 362

lại những gì Ngài đã thấy và nói: “Tôi không còn sống bao lâunữa, Clemente Hofbauer đã loan tin cái chết cho tôi rồi”. Và Ngài nói thêm: “Đó không phải là một giấc mộng, mọi sự đềutự nhiên, Ngài đã nói với tôi thực sự như tôi nói với các chị”.Sau đó ít lâu, Zacharie Werner chết. Cành lá vạn tuế mà ThánhClemente cầm ở trong tay tượng trưng cho chiến thắng, bônghoa huệ và cành ô liu tượng trưng cho sựu khiết tịnh, sự vô tộivà sự thuận hòa, những nhân đức mà thánh nhân đã luôn luônthi hành.

443. MỘT NGƯỜI SINH VIÊN HIỆN RA CHO CHAMÌNH

Tại tiểu chủng viện Ware ở Anh Quốc, có một trai trả đạođức tên là Philippe Weld. Cha mẹ anh sống ở Southampton.Một hôm các chủng sinh đã chịu lễ buổi sáng, anh tham dự vớicả lớp một cuộc du ngoại bằng tàu. Do vô ý, anh rớt xuốngnước và chết đuối, mặc dù các bạn anh đã cố gắng tuyệt vọng

để cứu anh. Vị giám đốc tiểu chủng viện, tiến sĩ Gox khinhhoàng và quyết định đích thân đi đưa tin buồn cho ba mẹ củaanh. Khi người cha vừa thấy vị giám đốc, liền nói: “Tôi biếtđiều Ngài muốn nói. Con tôi chết rồi”. Sau đó ông kế cho vịgiám đốc đầy ngạc nhiên về điều đã xảy ra. Ông nói: “Chiềuqua, tôi đang đi dạo mát với Catherine, con gái tôi. Thình lìnhnó nói: “Cha ơi, Cha có thấy tren vỉa hè kia có ba người. Một

người trong họ rất giống anh Phillippe của con”. Tôi liền nói:“Phillippe thật đó”. Nhưng khi chúng tôi muốn đến gần bangười đó, thì họ đột nhiên biến mất, và tôi chỉ còn thấy trên vỉahè một người nông dân già mà tôi đã thấy trước đó. Phillippe,khi hiện ra, đứng gần một vị Linh Mục và nó tỏ vẻ hạnh phúclắm. Ngày sau đó, tôi lo âu đợi thư từ gửi đến và vui mừng vìkhông nhận được lá thư nào cả, nhưng khi thấy Ngài, thì tôi biết là Ngài đến đưa tin về cái chết của nó cho chúng tôi”.

 Người ta nhận thấy là người cha của Phillippe hiện ra vào đúng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 363: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 363/610

Truyện kể Giáo lý 363

lúc anh ấy chết. Nhưng người cha muốn biết vị Linh Mục nàomà ông thấy đứng cạnh con ông. Đến ngày đưa đám, ông quansát mọi giáo sĩ đến dự buổi an táng, nhưng ông không thấy ai

giống người ông đã thấy. Bốn tháng sau, người cha đi thăm emmình ở miền quê, và vào dịp này. Ông đến chào Linh Mụcchánh sở giáo xứ tại làng. Tại nhà xứ, ông giật mình khi thấymột bức chân dung đó là chân dung Linh Mục đứng cạnhPhillippe, khi nó hiện ra cho ông. Ông hỏi cha sở chân dung đólà chân dung Linh Mục nào.Cha sở trả lời: “Đó là ThánhStanislas-Ngài không phỉa là Linh Mục, vì chết lúc 18 tuổi(1568), khi còn là tu sĩ tập viện Dòng Tên”. Người cha rất ngạcnhiên, vì ông biết, khi còn sống, mỗi ngày con ông luôn kêuđến Thánh Stanislas. Tất cả những sự hiện ra đó là minh chứngrằng Linh hồn bất tử.

444. MỘT VIÊN NGỌC QUÝ ĐÁNG GIÁ MỘTĐỒNG

Charles-le-Temeraire, người bá tước cuối cùng của

Bourgogne, trong trận thất bại ở tại Granson đã mất đi một viênngọc quí giá, một người Thụy Sĩ tìm thấy và tưởng là viên bằngkính sắp sửa ném đi. Một người muốn mua nó với gia mộtđồng. Sau đó ít lâu, vị Giáo Hoàng mua viên ngọc ngày với giá20.000 đồng (Livres) để gắn vào mũ ba tầng của Ngài. Giốngnhư viên ngọc quí này, linh hồn con người thường ít được quíchuộng, dẫu linh hồn quí giá hơn cả vàng bạc châu báu của cácvua Chúa, kể cả vũ trụ này, vì người mất linh hồn là mất tất cả.

445. BAO NHIÊU NGƯỜI CHẾT CÓ MỖI MỘTPHÚT

Tren mặt đất, số người chết lên tới 80 người mỗi phút, tứclà 5.000 mỗi giờ, 127.000 mỗi ngày, 46 triệu mỗi năm (thốngkê năm 1910). Theo thống kê này, trái đất có 1 tỉ rưỡi người, vàloài người sẽ mất trong vòng 33 năm, nếu không còn sinh sản.

Trung bình đời sống con người kéo dài 30 năm, ¼ nhân loại

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 364: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 364/610

Truyện kể Giáo lý 364 

chết trước 7 tuổi, ½ trước 17 tuổi. Trong 100 người, 1 đến 2người 60 tuổi, 1 người trên 500 thọ được 80 tuổi.Trong 10.000người mới có một người thọ 100 tuổi.

446. MỘT NGƯỜI HẤP HỐI CA HÁTMột vị vương trước khi đi săn với đoàn tùy tùng. Ông đi

nagng qua một thửa vườn, và thấy một người bị bệnh nặng vàhoàn toàn kiệt sức, nhưng ông vẫn ca hát như thể là ngườimạnh khỏe. Vị vương tước hết sức ngạc nhiên tại sao mộtngười trong tình trạng như vậy lại có thể ca hát được, người bệnh nhân thản nhiên trả lời: “Tại sao tôi lại không hát? ĐứcTin dạy tôi rằng tôi chẳng mất gì cả khi chết đi, trái lại tôi chỉcó lợi thân thôi. Sắp tới tôi sẽ lên trời, quê hương thật của tôi,nơi đó chỉ có hạnh phúc chứ không còn đau khổ nghèo khónữa. Tại sao tôi lại phải buồn chứ?”. Nói xong người bệnh lạitiếp tục hát. Vị vương tước và đoàn tùy từng hết sức ngạc nhiênvà không thể nào tin được rằng tôn giáo lại có thể đem lại mộtsự can đảm trong trường hợp như thế. Cái chết chỉ là tai họa khi

người ta chết mà còn mắc tội trọng.

447. MỘT THỦY THỦ SẮP LÊN TÀUMột thủy thủ sắp lên tàu đi Ấn Độ. Một trong những

người bạn của anh muốn anh bỏ một cuộc phiêu lưu đầy mạohiểm này, người ấy cảnh cáo là nó có thể bị chết như cha nó. Nhưng người thủy thủ can đảm trả lời: “Còn cha anh thì sao,ông chết ở đâu? Còn ông nội anh thì sao?”. Bạn anh đáp lại:“Cha tôi và ông nội tôi chết yên lành trên giường”. Người thủythủ mới nói: “Thế thì sao anh lại dám nằm trên giường nếu chaông đã mất trên đó?” Câu trả lời nhắc lại cho người bạn làngười ta có thể chết bất cứ nơi nào và chết vì bổn phận không phải là một tai họa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 365: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 365/610

Truyện kể Giáo lý 365

448. MỘT VỊ GIẢNG THUYẾT MUỐN CHẾT BẤTTÌNH LÌNH

Linh Mục dòng Tên Balthasar Knellinger, vị thuyết giảng

lừng danh, qua đời năm 1700, thường hay xin Chúa cho Ngàiđược chết bất thình lình, để khỏi ma quỉ cám dỗ vào giờ chết.Thiên Chua chập nhận điều Ngài xin. Ngài chết ngay tại bànthờ. Một hôm, khi Ngài vừa cho rước lễ xong và đặt bình MìnhThánh Chúa vào nhà tạm, thì Ngài ngã xuống chết ngay. Theonguyên tắc, thật là ngông cuồng khi ao ước được chết bất ngờ,tuy nhiên chết trong tình trạng tội trọng mới là tai họa.

449. MA QUỶ VÀ MỘT NGƯỜI BẠN TỘI LỖIKHÔNG THẤY XA

Ma quỉ đã đánh lừa những nguyên tổ của chúng ta rằng:“Các ngươi sẽ không chết”. Vì nó không còn có thể nói vớichúng ta như vây, bởi ta thấy cái chết mỗi ngày, nó kiếm cáchthuyết phục ta rằng cái chết vẫn còn xa. Nó làm giống như mộtngười họa sĩ đã đảo cái nhìn khi vẽ lớn lên những vật ở xa và

thu nhỏ lại những vật ở gần. Bằng cách đó, ma quỉ tìm cáchđánh lừa chúng ta mỗi ngày khi trình bày cái chết còn ở đàngxa. Có nhiều người đã lâm bệnh nặng thường tự nhủ là đã nuôidưỡng sự hi vọng huyền ảo này để không cho chúng ta sửa soạnđón cái chết. Hãy cảnh giác đề phòng đứa cám dỗ ta hòngmuốn cho ta không còn được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.Chúng ta ở dưới đất này giống như người binh sĩ đi phép có thểđược gọi về đơn vị vào bất cứ lúc nào. Hãy nhớ đến Lời củaChú: “Đối với anh em, giờ nào cũng thuận tiện cả đấy”. (Yn7,6).

450. VỊ SÁNG LẬP DÒNG TRAPPIISTESLinh MụcDe Rance, sáng lập dòng Trappistes, xuất thân

từ một gia đình giàu có và quí phái, thừa hưởng một gia tài

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 366: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 366/610

Truyện kể Giáo lý 366 

kếch xù, Ngài muốn hưởng thụ và thảo mãn các đam mê. Mộthôm đi dạo trên bờ sông Seine với bộ đồ người đi săn, một phátsúng vang lên và viên đạn bay qua cắt đứt quai túi dết của ông.

Một phần cao hơn hay thấp hơn sẽ thành tai họa cho ông. Ngàinhận thấy bàn tay quan phòng của Thiên Chúa trong sự kiệnquan trọng này và thốt lên: “Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì consẽ ở đâu nếu giờ này con đã chết?”. Biến cố này đã thay đổihoàn toàn Ngài. Ngài bán tất cả gia sản phân phát cho ngườinghèo, lui vào nơi hoang vắng để dâng hiến những ngày còn lạicho Thiên Chúa (1662). Và trở nên vị sáng lập khổ tuTrappistes (1700). Vì thật có ích khi nghĩ đến cái chết, nênGiáo Hội luôn nhắc nhở ta trong Kinh “Kính Mừng”, “Tronglễ cầu cho những người đã chết”, “trong ngày thứ tư lễ Tro” vàrung chuông tử.

451. HOÀNG ĐẾ VÀ LINH CỬU Người ta thuật lại rằng Hoàng Đế Maximilien I luôn có

một linh cửu cạnh phòng ông. Khi ông đi xa, ông luôn cho

mang theo linh cửu để luôn nhớ đến cái chết. Charles-quint vàvua thánh

Henri II cũng làm như vậy. Vua Henri II chi đào huyệtcủa Ngài 12 năm trước khi Ngài chết, trong nguyện đường ĐứcMẹ Bamberg. Còn hơn thê nữa, Ngài cho đặt chiếc linh cửucạnh giường Ngài để luôn nhắc Ngài về người cuối cùng. Những vị vua Chúa đó biết rằng, nghĩ đến cái chết rất có ích, vì

nó là tường rào chắc chắn ngăn cản tội lỗi, và là một lời khuyếnkhích có hiệu năng đẻ biết dùng thời gian ngắn ngủi của cuộcđời mình.

452. MỘT ĐẠI TÁ GIẢI NGŨMột hôm, một vị đại tá xin Hoàng Đế Charles-Quint cho

được giải ngũ. Hoàng Đế mới nói với ông: “Tại sao ông muốn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 367: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 367/610

Truyện kể Giáo lý 367 

giải ngũ về hưu ?”. Vị đại tá trả lời cách đơn giản: “ThưaHoàng Thượng, tôi muốn có những thời gian yên tĩnh giữa cuộcsống ồn ào ở trại binh và cái chết để có thể dọn mình chết cách

đúng đắn”. Câu trả lơi nghiêm túc và bất ngờ này đã đánh độngvị Hoàng Đế. Ông không bao giờ quên và qui định lui về yêntĩnh khi ngày chết đến gần. Năm 1556, ông thoái vị và lui về tuviện Saint-Juste, trong tỉnh Estramadure. Chính nơi đó ông đãtrải qua những năm cuối cùng của đời mình trong tâm tình tĩnhtâm và cầu nguyện. Ông chêt cách thánh thiện năm 1558.

Cái chết của Thánh Augustino là vị Giám Mục vĩ đại của

Hippone và là một trong những vị tấn sĩ thời danh của GiáoHội. Khi Ngài thấy giờ chết đến gần, Ngài không muốn mộtngười lạ mặt nào vào phòng Ngài nữa, để Ngài có thể cầunguyện với Chúa sốt sắng hơn. Ngài cho gắn vào tường 7 thánhvịnh xin sám hối đê có thể đọc dễ dàng hơn. Ngài đọc đi đọc lạikhông ngừng, nhất là thánh Vịnh “Miserere”. Ngài thường khócthan những tội lỗi thời niên thiếu. Ngài chết bình an ngày28.8.430 hưởng thọ 77 tuổi. Giống như một học sinh thi cử dễdàng nếu sửa soạn bài thi, con người sẽ có lợi nhiều nếu có thờigian dọn mình ra trước tòa Chúa.

Cái chết của Thánh Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, hìnhnhư qua đời trước tiệc cưới Cana, tức là trước hi Chúa Giêsurời bỏ nhà ở Nazaret. Thiên Chúa hình như muốn miễn cho Ngài khỏi phải chịu đau khổ tâm hồn nếu Ngài mục kích những

cực hình và cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Cái chết củaThánh Giuse thật hạnh phúc giường bao! Ngài luôn có ChúaGiê su và Đức Maria bên giường chết và Ngài tắt thở trong taynhững người thân yêu. Chính vì vậy mà người ta tôn kínhThánh Giuse như là quan thầy những người hấp hối.Ta hãy xincho được chết trong tay Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria như Ngài.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 368: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 368/610

Truyện kể Giáo lý 368

453. BỊ CHÔN SỐNGTrường hợp của những người bị hôn mê (chết giả ) và bị

chôn khi còn sống, không phỉa là hiếm có. Sự kiện mới xảy ra

tại Hunggari: Tại Egerszeg một cô giá con của một người dântên là Helene Frisch, được chôn cất ngày 24.4.1904. Vì cha mẹrất mực thương yêu cô, chị mặc cho những quần áo đẹp nhất vàđeo cho cô nhiều nữ trang. Vừa được chôn cất ban sáng thì 9htối, cô gái bị cho là chết rồi, đến gõ cửa nhà người coi nghĩađịa. Ông này mở cửa đi ra và khiếp hãi thấy cô gái mà ông đãchôn ban sáng. Cô kể lại bất thình lình cô cảm thấy đau đớn dữ

dội và không còn biết gì. Khi tỉnh lại, cô thấy hai người đangtrèo thang ra khỏi mộ. Lúc ấy cô mới thấy cô mất ba ngón taycủa bàn tay phải, những ngón mà cô thường đeo nhẫn. Cô cũngtrèo thang ra khỏi mồ và vừa thấy hai người nọ trèo qua tườngnghĩa địa và trốn mất. Cô thiếu nữ được đưa về nhà cha mẹ và bác sĩ xác nhận là cô bị chôn sống.

454. CỨU THOÁT NHỜ MỘT CÁI HÔN

Vợ của một ông công nhân hỏa xa tại Tombridge bên AnhQuốc, được bác sĩ xác nhận đã chết tháng 4/1908. Trước khiđóng lắp quan tài, người chồng hôn vợ lần cuối cùng và thấy cóchút hơi nóng ở má vợ. Tức khắc ông cho mời bác sĩ đến và bác sĩ công nhận bà này chỉ bị hôn mê. Khi tỉnh dậy bà kể rằng bà lo âu theo dõi tất cả những sửa soạn cho việc chôn cất, màkhông thể làm dấu hiệu gì để biết mình vẫn còn sống.

455. MỘT ĐIỀU ƯỚC MUỐN CỦA HOÀNG ĐẾ Người ta kể rằng, một hôm Hoàng Đế Theodose cho mở 

các cửa ngục và phóng thích các tù nhân. Lúc đó ông thốt lên:“Nếu ta có quyền năng, ta sẽ mở tất cả các cửa mồ và ta sẽ làmcho người chết sống lại”. Điều mà các Hoàng Đế không thể làmđược, thì Chúa Kitô, Vua các Vua, sẽ thực hiện vì Ngài nói:“Sẽ đến ngày, mà những kẻ đã chết sẽ nghe thấy tiếng của Con

Thiên Chúa”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 369: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 369/610

Truyện kể Giáo lý 369

456. THỜI HẠN CỦA CUỘC SỐNGTrong số 100.000 người, có lẽ có một người sống đến 100

tuổi. Thời hạn sông của cây dài hơn: cây Du sống được 350

năm,cây dẻ được 600 nă, cây dầu được 700 năm, caay báchhương 800 năm, cây tần bì 1.500 năm và cây sồi được 3.000năm. Các loại cá cũng vậy, nhất là cá gáy, có thể sống lâu vàithế kỉ. Còn con người, chủ cảu tạo vật, lại sống ngắn hơnnhững cây cỏ và thú vật không có lý trí.Lạ kỳ thật. Thiên Chúa,Đấng đã gìn giữ cuộc sống của các vị tổ phụ đầu tiên lên đến900 năm. Người cũng có thể làm cho họ sống vĩnh viễn được.

Chân lý này ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác sẽsống lại và sự sống trường sinh.Amen”.

457. SÂU RÓM – NHỘNG – BƯỚMCon sâu róm bò trên mặt đất và sinh sống bằng những của

ăn trên đồng ruộng. Cũng vậy, con người bị gắn chặt vớiđất.Con sâu róm biến thành con nhộng và giai đoạn này con sâunhư đã mất hoàn toàn sự sống. Khi con người ở trong mồ, nó

dường như hoàn toàn chết hẳn. Tuy nhiên trong người vẫn tồntại một mầm sống. Từ con nhộng xuất ra con bướm đẹp có thể bay lượn tụ do và hút những gì tế nhị nhất trong mật hoa. Những người công chính cũng sẽ như vậy sau khi sống lại.Thân xác họ sẽ được biến đổi và cử động không theo quy luậtcảu vật chất. Họ không cần thức ăn của trần gian nữa.

458. QUẢ TRỨNGQuả tứng mà con gà đẻ ra dường như không có sự sống,

nhưng khi con gà mái ấp trứng, nó đã biến đổi cái trứng lần lầnthành một vật sống. Sau ba tuần ấp, từ một quả trứng xuất ramột chú gà con. Trong thiên nhiên, một mầm sống khong có sựsống biến thành một vật sống động, và quả trứng là một tượngtrưng điển hình cho sự sống sau này. Chính vì thế mà Giáo Hộichúc lành “các quả trứng Phục Sinh”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 370: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 370/610

Truyện kể Giáo lý 370

459. CỦ HÀNH VÀ HẠT LÚA MIẾN XƯA 3000 NĂMCách đây một vài năm, người ta tìm thấy trong tay một

xác ướp Ai Cập một củ hành nhăn nheo và khô cằn, đã được

giữ trong một 30 thế kỉ rồi. Người ta thấm nước và củ hành nảymầm. Vì tò mò người ta đem củ hành ra trồng, nó liền mọc lêncây. Trong quan tài người chết Ai Cập đó người ta cũng thấymột vài hạt lúa miến, cũng có từ hai đến ba nghìn năm. Một khigieo xuống đất, các hạt lúa này liên nảy mầm, và thân xác conngười, vô cùng ưu đẳng trên cỏ cây, phải được làm nên để cóthể sống lại một ngày nào đó.

460. MỘT NGƯỜI HẤP HỐI AN ỦI VỢ CONBernadin De Saint Pierre tác giả của “Harmonies de la

 Nature”, và của Paul et Virginis”. Đang hấp hối trong khi đó vợ và các con khóc lóc chung quanh giường. Bernadin nói với họvới cả lòng tin không lay chuyển: “tại sao lại khóc? Đây chỉ làmột cuộc chia tay ngắn ngủi, vì dẫu tôi rời trần gian nhưng tôiđâu xó rời cuộc sống. Linh Hồn tôi không chết, nó sống mãi

như tình yêu vậy. Đừng làm cho cuộc chia ly ngắn ngủi thành buồn thảm với những giọt lệ vô ích”.

461. MỘ BIA CỦA BENJAMIN FRANKLINMột trong những đàu óc suốt sắc nhất từ trước đến nay,

 phải là Benjamin Franklin, con của một kỹ nghệ gia Anh, sanglập nghiệp ở Mỹ. Vị nhân tài của thế giới này lần lượt đã là thợ 

in, chủ bút, văn sĩ, giám đốc bưu điện tại Philadelphia. Đồngthời là một nhà tự nhiên học, người phát minh ra cột thu lôi(1753), và là anh hùng đấu tranh cho tự do của Hoa Kỳ, ngườiqua đời ngày 17/4/1790. Thế nhưng, con người nhân tài này lạilà người rất nhân đức, những dòng chữ đã khắc trên bia mộ củaông đã chứng minh điều đó. “Nơi đây an nghỉ người in sáchBenjamin Franklin, giống như bìa sách cũ mà người ta đã lấy đinội dung. Nhưng cuốn sách không mất đi. Nó sẽ tái xuất hiện

một ngày nào đó như là một tái bản mới đã xem lại và sửa đổi”.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 371: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 371/610

Truyện kể Giáo lý 371

Ông Franklin muốn nói linh hồn muốn thoát ly khỏi xác nhưcuốn sách bìa kia. Nhưng tất cả sẽ tái xuất hiện hoàn hảo hơn,đẹp hơn vào ngày sống lại, như một cuốn sách tái xuất- hiện

nơi lần tái bản mới.

462. MẶT TRỜ LẶN TRÊN MỘTrên một bia mộ người ta thấy vẽ mặt trời lặn với những

dòng chữ dưới: “Tôi lặn xuống với mặt trời”. Tượng trưng nàymang nhiều ý nghĩa, vì nó nhắc nhở con người rằng con ngườisẽ sống lại sau này như mặt trời nay lặn mai mọc lên. Vì thếgiống như ta không buồn chán luc mặt trời lặn, vì ta biết nó sẽxuất hiện vào ngày mai, ta cũng không nên đau buồn khi bà concha me anh em qua đời, vì chúng ta sớm gặp lại một ngày gầnđây.

463. BÚP BÊ BẲNG MUỐI… Tác giả người Italia, ông Letxanrô-pon-xa-tô đã kể lại

câu chuyện vui sau đây về con búp bê bằng muối. Muốn tìm

hiểu thế nào là biển cả, để thỏa mãn tính tò mò của mình. Con búp bê một mình tiến ra bờ biển. Biển cả ơi, bản chất của biểnlà như thế nào? Và biển cả đã trả lời: “Biển cả là biển cả, nếumi muốn biết ta là như thế nào thì hãy xuống đây. Hãy để chotoàn thân thể ngươi thấm nhập vào biển cả”. Con búp bê bằngmuối do dự. Nhưng rồi vì tính tò mò thúc đẩy, nó tiến gần ra

mặt nước, rồi đưa hai chân thấm vào nước biển,Trong nháy mắt, sóng biển đánh mạnh vào đôi chân bằng

muối của nó làm cho đôi chân tan thành nước biển. Con búp bêkinh hãi lùi lại nhưng đôi chân đã mất. Tiếng biển cả dịu dàngmời gọi: “Này con búp bê nhỏ kia! Đừng sợ, biển cả là biển cả. Ngươi muốn biết biển cả như thế nào thì đừng sợ. Hãy tiến vào

đây, ta sẽ bảo vệ mi. Mi sẽ được hòa nhịp với ta và hiểu ta như

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 372: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 372/610

Truyện kể Giáo lý 372

thế nào. Nào hãy can đảm lên. Nếu bỏ cuộc nửa chừng thì mi sẽkhông bao giờ hiểu biển cả như thế nào, và phải sống nhữngnăm tháng còn lại với đôi chân đã mất.”

Tính tò mò thúc đẩy, con búp bê lăn mình xuống biển vàkhông bao lâu sau, búp bê bằng muối hòa tan trong nước biểnvà hiểu được thế nào là biển cả.

Câu chuyện trên có thể gợi lên trong mỗi người chúng tamột hình ảnh giúp hiểu thêm mối tương quan giữa con người

với Thiên Chúa, giữa con búp bê bằng muối với biển cả có mộtcăn bản giống nhau. Cũng thế, giữa con người và Thiên Chúacũng có một sự giống nhau. Con người đã được Thiên Chúadựng nên giống hình ảnh Ngài. Tâm hồn con người hướng vềThiên Chúa, muốn hiểu biết Thiên Chúa, muốn kết hợp với Ngài càng ngày càng khăng khít hơn. Cũng giống như con búp bê được biển cả mời gọi dìm mình vào trong biển, cho mìnhhòa tan trong biển để hiểu được biển cả. Thì mỗi người chúngta cũng được mời gọi dìm mình vào trong Thiên Chúa, cần đểcho cái tôi của mình được hòa tan đi, mất đi trong Thiên Chúa,để có thể hiểu biết Thiên Chúa, sống kết hiệp với Ngài.

Con người càng quên cái tôi của mình đi thì càng tiến đếngần Thiên Chúa hơn.

Trong viễn tượng này, chúng ta có thể hiểu câu nói củaChúa Giêsu trong Phúc Âm: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏmình đi, vác lấy Thập Giá hằng ngày mà theo Ta. Ai ưa thíchmạng sống mình thì sẽ mất nó. Ai liều mạng sống mình vì Tathì sẽ được sống.”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 373: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 373/610

Truyện kể Giáo lý 373

Chúng ta có đủ can đảm liều như con búp nê kia không?Chúng ta có dám bỏ quên cái tôi của mình với những tật xấuích kỷ để được sống chính sự sống của Thiên Chúa.

Ước chi mỗi người chúng ta có thể đạt đến mức độ sốngđể nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải là tôimà là chính Chúa Kitô sống trong tôi.”

Chỉ như vậy, chúng ta mới hiểu được Thiên Chúa nhưthế nào

Lạy Chúa là sự sống, là thân cây nho truyền sự sống chonhững ngành lá chúng con. Xin cho con được từ bỏ chính mìnhđể mỗi ngày được trở nên giống Chúa nhiều hơn, để sống nhưChúa đãn nêu gương và giúp anh chị em xung quanh đến vớiChúa.

464. CÁCH NHÌNCuốn phim “Dấu ân của quỷ” vừa được trình chiếu cómột nội dung thật ý nghĩa:

Vào một thời xa xưa nào đó, một cô gái ở trong một ngôilàng nọ bị khám phá là có mang trên ngực một dấu ấn lạ lùng. Người dân làng gọi đó là dấu ấn của quỷ. Một ngày kia, một

cơn ôn dịch đã đột ngột giết hại nhiều người trong làng. Chorằng tai họa này là do dấu ấn của quỷ gây ra cho nên người tamới mặc cho cô gái một bộ quần áo thật đẹp, bỏ cô vào một cáithúng rồi thả cô lênh đênh ngoài biển.

Trong khi mọi người sợ hãi lẫn trốn cô bé, thì một ông lãocùi nọ đã vớt cô bé và mang cô đến một hoang đảo. Tại đây, cô

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 374: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 374/610

Truyện kể Giáo lý 374 

gái lớn lên giữa bầy khỉ rừng không hề có một định kiến nào vềdấu ấn của quỷ trên ngực cô.

Một ngày kia, một tử tù đã trốn khỏi một trại tù gần đó,anh lại đến ẩn nấu trong khu rừng có ông lão cùi và cô gái đangsống. Cô gái và người tử tù quen nhau, thân nhau, yêu nhau vàcuối cùng lấy nhau trước sự chứng giám vô cùng ưu ái của ônglão cùi. Nhưng giữa lúc người vợ đang có mang thì người tử tù bị bắt lại. Điều nghiệt ngã lại xảy ra một lần nữa là đứa con màcô gái cho chào đời lại cũng mang một dấu ấn của quỷ trênngực như cô ngày xưa. Người mẹ gào thét rồi cố gắng cầm bóđuốc để xóa sạch dấu ấn trên ngực con. Nhưng mệt lả, ngườimẹ đã chết đi. Đưa tiễn ngươi mẹ xấu số ấy chỉ có bà mụ vàđứa bé sơ sinh, cậu bé chăn bò, con chó nhỏ bạn của ông lãocùi. Còn ông lão cùi thì lủi thủi nơi căn chòi của mình. Ông kéocon diều lên trời, việc mà ông vẫn làm mỗi khi cần báo động

cho cô gái chạy trốn trước kia. Diều lảo đảo trên không trung,ông lão xót xa ngắm những hình nộm mà ông tự tay làm ra đểlàm bạn khi phải cất đi khỏi cuộc sống. Rồi ông chậm chạp leolên căn chòi, ngoái nhìn ra biển, nơi có chiếc bè đưa thi hài côgái về với biển khơi.

465. NGỌN LỬA BỐC LÊN, THIÊU RỤI CĂN CHÒI

VÀ CẢ ÔNG TRONG ĐÓCác bạn thân mến, chuyện phim trên đây hàm chứa nhiềutâm niệm nhưng có thể xem đó như ngụ ngôn về một trongnhững căn bệnh trầm trọng của xã hội chúng ta hiện nay. Đó là bệnh đánh mất niềm tin nơi con người. Người ta tạo ra không biết bao nhiêu dấu ấn để gán cho người khác và loại trừ, cách lyhọ. Nhiều người nhân danh một thứ ý thức hệ nào đó để loại trừ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 375: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 375/610

Truyện kể Giáo lý 375

tất cả những ai không có cùng một suy nghĩ và quan điểm vớimình.

Chúa Giêsu đã không đối xử với con người dựa trên nhãnhiệu có sẵn. Ngài đến với tất cả mọi người, người Biệt pháicũng như bọn thu thuế và đĩ điếm, người giàu có cũng như kẻ bần cùng. Ngài không nhìn thấy trong trái tim con người mộtdấu ấn nào khác hơn là hình ảnh của Thiên Chúa. Trong hìnhảnh ấy, Chúa Giêsu đọc thấy một khả năng cao cả vô cùng. Đólà khả năng yêu thương. Như một nhạc sĩ tài ba, Chúa Giêsu cóthể làm rung bên trong trái tim của mỗi người cung điệu củatình yêu. Ngài đã làm rung lên trong trái tim của người thu thuếtên là Lê-vi những cung điệu hy vọng và tin yêu. Ngài đã làmcho trái tim của người thủ lãnh quan thuế tên là Gia-kêu runglên những cung điệu của quảng đại trao ban.

Đối với Chúa Giêsu, không có dấu ấn nào của quỷ mà chỉcó hình ảnh cao quý của Thiên Chúa trong mỗi người. Nhận rađược hình ảnh cao quý ấy trong mỗi người. Nhất là trong mộtxã hội mà niềm tin giữa người với người hầu như đã bị đánhmất. Đó là thách đố của người Kitô hữu chúng ta.

Lạy Chúa, xin cũng cố niềm tin của chúng con vào tìnhyêu của Chúa. Xin giúp chúng con vượt thắng được những cámdỗ, nghi kỵ, thù hằn trong tâm hồn chúng con. Dù bị ngược đãihay bị phân biệt đối xử. Xin cho chúng con cũng biết nhìn mọingười, ngay cả kẻ thù của chúng con bằng chính ánh mắt tintưởng, khoan dung, cảm thông, tha thứ của Chúa. Amen.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 376: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 376/610

Truyện kể Giáo lý 376 

466. GIẤC MƠ KHỦNG KHIẾPCó người kể lại một giấc mơ khủng khiếp như sau: Tôi

thấy mình đứng trước một dinh thự nguy nga, vĩ đại. Bước vàotrong tôi thấy có hai hành lang với hàng chữ chỉ dẫn như sau: bên phải dành ho người Công Giáo, bên trái dành cho nhữngngười không Công Giáo. Dĩ nhiên theo bảng chỉ dẫn ấy tôi đãđi theo hành lang bên phải là hành lang dành cho người CôngGiáo. Đi được một lúc, tôi thấy mình đứng trước một ngã rẽkhác. Lần này tôi đọc được bảng chỉ dẫn như sau: bên phải

dành cho người có Đức Tin, và bên trái dành cho người có ítĐức tin hơn. Dĩ nhiên tôi đã đi theo lối bên phải. Tôi tiếp tục đisâu vào dinh thự, tôi lại thấy mình đứng trước một ngã rẽ khác,với bảng chỉ dẫ như sau: bên phải dành cho những người cólòng bác ái, và bên trái dành cho những ai ít bác ái hơn. Dĩ nhiên, tôi phải chọn bên phải mà đi thôi. Cuối cùng đến mộtngã rẽ nữa, tôi thấy có một tấm bảng ghi: bên phải dành cho

những ai có lòng trong sạch, và bên trái dành cho những ai cótâm hồn ít trong sạch hơn. Một lần nữa tôi cũng chọn bên phảimà đi thôi. Nhưng than ôi, các bạn biết không? Hết con đường bên phải, tôi thấy mình rơi vào hỏa ngục.

Giấc mơ trên đây hẳn phải là một minh họa cho câu nói:“Đường dẫn xuống hỏa ngục được lát bằng những ý tưởng tốt”.

Dĩ nhiên những ý tưởng tốt ở đây phải được hiểu như là nhữnglời hứa hảo, sự thiếu thống nhất với ngôn ngữ và hành động,giữa niềm tin và cuộc sống.

Chúa Giêsu đã vạch mặt chỉ tên thái độ ấy trong cungcách giả hình của những người Biệt phái. Ngài nói như sau:“Không phải những ai nói: “Lạy Chúa, Lạy Chúa” là được vào

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 377: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 377/610

Truyện kể Giáo lý 377 

 Nước trời đâu. Mà chỉ có những ai thực thi ý muốn của ThiênChúa mà thôi.

Qua dụ ngôn chiếc áo cưới trong bài Tin Mừng, ChúaGiêsu cũng muốn nhắc nhở cho chúng ta đòi hỏi ấy. NgườiKitô hữu chỉ thực sự là Môn Đệ của Đức Kitô khi họ sống theo Ngài.

Quần áo là một khẳng định về sự hiện hữu của con người.Quần áo lôi con người ra khỏi tình trạng vô danh và đặt nó vào

trong tương quan với người đồng loại. Kinh Thánh xem quầnáo như là dấu chỉ của Giao ước giữa Thiên Chúa và dân It-ra-elnhư một phu quân, Thiên Chúa choàng áo cho It-ra-el.

Qua cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu cũngmang lại cho nhân loại chiếc áo cưới của ơn cứu rỗi. Từ nay đểsống cho ra người, con người phải từ bỏ lớp áo rách rưới, hôi

tanh của tội lỗi để mặc lấy chiếc áo cưới của Đức Kitô.

Trong các thư của Ngài, Thánh Phaolô không ngừng kêugọi chúng ta hãy từ bỏ con người cũ của tội lỗi để mặc lấy ĐứcKitô hay mặc lấy con người mới. Điều đó có nghĩa là tham dựvào cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô.

Cuộc tử nạn và phục sinh ấy không chỉ là những đốitượng của những tuyên xưng ngoài môi miệng mà phải trở thành hiện thực trong từng sinh hoạt của người tín hữu Kitô.Không thể vào tiệc cưới mà không có áo cưới. Không thể làmMôn Đệ của Chúa Kitô mà không mặc lấy tâm tình suy tư,hành động của Ngài. Người Môn Đệ Chúa Kitô phải sống nhưthế nào để lời của Thánh Phaolô được thực hiện: “Tôi sống

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 378: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 378/610

Truyện kể Giáo lý 378

nhưng không phải là tôi sống mà là chính Đức Kitô sống trongtôi”.

….

467. HÃY ĐỂ CHO NGỌN LỬA CHÁY SÁNG MÃIVới tự đề là ánh sáng của ngọn lửa. Một câu chuyện cổ

tích Tây Phương thuật về một chàng hiệp sĩ sau khi đoàn quânThánh giá đã toan thắng trận chiến tại thánh địa đã thề nguyềnsẽ mang ngọn lửa được thắp ở nguyện đường Hội Thánh về

thành phố No-en nơi sinh quán của ông.

Lời thề nguyền của ông tuy đơn sơ, ý muốn của ông tuymang tính cách bình thường nhưng công cuộc mang ngọn lửa đimột quảng đường xa mấy ngàn cây số này đã biến đổi ôngthành một con người hoàn toàn mới. Từ một chàng hiệp sĩ ganlì suốt đời nghĩ tới việc thao luyện để đánh nhau thành một con

người nhã nhặn và yêu chuộng hòa bình. Trong suốt cuộc hànhtrình mang ngọn lửa thánh từ mộ Chúa về quê hương nhiều lầnông đã bị bọn cướp tấn công nhưng thay vì tuốt gươm chống trảđể bảo vệ bản thân và quyền lợi của mình, ông hòa nhã bàn với bọn cướp là trao cho họ tất cả những gì họ muốn với điều kiệnduy nhất là họ không được giập tắt ngọn lửa ông đang cố gắng

 bảo vệ. Dần dần, bọn cướp tướt đoạt tất cả những gì ông mangtheo áo giáp, thuẫn đỡ, gươm giáo và tiền bạc. Cuối cùng, bọnchúng lấy cả con ngựa của ông. Bù lại, chúng chỉ cho ông mộtcon lừa bé nhỏ, ốm yếu. Vất vả vượt đèo lội suối chạm trán với bao hiểm nguy nhưng cuối cùng chàng hiệp sĩ cũng về đượcnguyên quán No-en của mình. Ông khòm lưng, cưỡi trên conlừa ốm tong teo. Thấy tấm thân tiều tụy bảo vệ cho ngọn lửa

không bị gió mạnh thổi tắt. Khi các trẻ em đang chơi đùa trên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 379: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 379/610

Truyện kể Giáo lý 379

đường phố, thấy chàng chúng cho đó là một người mất trí nênchúng thi nhau tìm mọi cách thổi tắt ngọn lửa. Chỉ như nhờ một phép lạ, ngọn lửa vẫn còn được giữ nguyên để chàng hiệp sĩ thỏa mãn được ước nguyện. Đem ngọn lửa vào nhà thờ chánhtòa, thắp sáng những cây nến đặt trên bàn thờ.

Thi hành xong ước nguyện, chàng kỵ sĩ thường thíchthuật lại kinh nghiệm của mình để trả lời câu hỏi: Làm cách nàođể giữ ngọn lửa không bị giập tắt? Trong suốt cả quãng đườngdài xa ngạn dặm. Mỗi khi được hỏi như thế, ông chậm rãi trảlời: “Để giữ cho ngọn lửa khỏi tắt, trước tiên phải sửa đổi cuộcsống, tiếp đến phải luôn chú tâm vào bổn phận duy nhất là bảovệ ngọn lửa với bất cứ giá nào, và sau cùng là không bao giờ được nghĩ là ngọn lửa đã được an toàn khi một nguy hiểm đãqua. Phải nghĩ là ngọn lửa có thể bị dập tắt trong một hiểmnguy sắp đến...”

Các bạn thân mến, truyền thống Phụng vụ của nhữngvùng nói tiếng Đức sử dụng tràng hoa Mùa Vọng để nhắc nhở các tín hữu bổn phận canh tân tâm hồn, sửa đổi cuộc sống đểcon người và cuộc sống được ngày một sáng tỏ hơn khi lễGiáng Sinh càng đến gần. Trên tràng hoa Mùa Vọng có cắm 4cây nến biểu tượng cho 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Vào mỗi Chúa

 Nhật, người ta châm thêm một ngọn nến để đến Chúa Nhật thứIV toàn tràng hoa Mùa Vọng được thắp sáng.

Vào Chúa Nhật ngày mai, thêm một cây nến nữa đượcthắp trên trang hoa Mùa Vọng, nhưng tâm hồn chúng ta thếnào? Cuộc sống chúng ta có trở nên trong sáng hơn theo nhịpđiệu của ngày mừng biến cố Ngôi Lời Nhập thể càng đến gần

chưa?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 380: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 380/610

Truyện kể Giáo lý 380

Để thắp sáng cuộc đời và trở nên nguồn ánh sáng dù chỉ bé nhỏ như ánh sáng của một ngọn nến hầu sống trọn sự mệnhChúa Giêsu giao phó. Anh chị em là ánh sáng thế gian. Thiếtnghĩ, Mùa Vọng cống hiến cho chúng ta những cơ hội thuậntiện. Vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không đáp lại lời mời gọicủa Giáo Hội. Hãy tỉnh thức để canh tân tâm hồn, hãy đổi mớicuộc sống để quyết tâm dõi theo ánh sáng của ngôi sao Bê-lemhướng dẫn đi tìm gặp Chúa. Nhờ đó, nguồn ánh sáng của Ngàisẽ sưởi ấm, thanh luyện, soi sáng và làm cho ngọn lửa tình yêu

của Ngài muốn đem đến trần gian cũng bừng cháy lên, thiêuhủy bóng đêm của tội lỗi, của hận thù, nghi kỵ, ghen ghét, chiarẽ, chiến tranh và làm sáng lên những tha thứ, tin tưởng lẫnnhau, hòa giải hợp nhất và hòa bình.

Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Nhập thể của Con Một Chúavà ngọn lửa tình yêu của Ngài thắp sáng con người và cuộc

sống chúng con, để như ngôi sao Bê-lem, chúng con có thể chutoàn bổn phận, trở nên ánh sáng thế gian, hướng dẫn mọi ngườicó dịp tiếp xúc hằng ngày với chúng con đến với Chúa. Amen.

468. VUA PIRUT Nhà hiền triết Xiliat là một người bạn thân cảu vua Pirut

nước Ê-pi-rút vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Một hôm,

Xiliat hỏi vua Pirut như sau: “Tâu bệ hạ, sau khi chinh phụcRôma bệ hạ sẽ làm gì?”. Nhà vua trả lời: “Cêxilia nằm sát váchta chỉ cần trở bàn tay là có thể thanh toán”. Xiliat lại hỏi tiếp:“Sau Cêxilia bệ hạ sẽ làm gì?”. Pirut trả lời: “Dĩ nhiên ta sẽ tấncông xuống Phi Châu và Cattage”. Xiliat lại hỏi tiếp: “Rồi saonữa, tâu bệ hạ?”. Pirut quả quyết: “Sau đó lại đến lượt Hy Lạp”.Xiliat muốn dồn nhà vua vào chân tường ông hỏi tiếp: “Tâu bệ

hạ, những cuộc chinh phục ấy rồi ra sẽ đưa chúng ta đến đâu?”.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 381: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 381/610

Truyện kể Giáo lý 381

 Nhà vua trả lời: “Sau những cuộc chinh phục ấy, chúng ta sẽnghỉ ngơi và tận hưởng”.

Lúc bấy giờ nhà hiền triết Xiliat nói với nhà vua như sau:“Tâu bệ hạ, tại sao chúng ta không tận hưởng ngay từ bây giờ?”

… những người nghèo nghĩ rằng họ sẽ được hạnh phúckhi họ trở nên giàu có. Còn những người giàu có thì lại nghĩ rằng họ sẽ được hạnh phúc khi họ không còn bệnh tật. Đứngnúi này trông núi nọ đó là căn bệnh chung của mọi người chúng

ta. Chúng ta không cảm thấy hạnh phúc vì chúng ta không bằnglòng với hiện tại của chúng ta. Chúa Giêsu đến để mang lại chocon người hạnh phúc và hạnh phúc ngay từ trên cõi đời này. Dĩ nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là không có đau khổ. Hơn aihết, Chúa Giêsu hẳn phải trải qua rất nhiều đau khổ. Ngài bịchống đối, bị khước từ và cuối cùng bị treo trên Thập Giá.Chúa Giêsu không bao giờ rao giảng một điều mà chính Ngàikhông sống trước đã. Ngài hẳn phải là một con người hạnh phúc thật sự, mới có thể tuyên bố: “Phúc cho những ai có tinhthần nghèo khó. Phúc cho những ai xây dựng hòa bình. Phúccho những ai có tâm hồn trong sạch. Phúc cho những ai bị báchhại vì lẽ công chính”.

 Niềm hạnh phúc ấy, Chúa Giêsu cảm mến được bởi vì Ngài luôn sống kết hợp và phó thác cho Thiên Chúa. Tự nó,đau khổ nào cũng là một điều phi lý. Cho dẫu có đau khổnhưng cuộc sống vẫn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống là bởi vìniềm tin của con người vào Thiên Chúa. Chính vì tình yêu quan phòng của Thiên Chúa mà từng phút giây trong cuộc sống đềumang một ý nghĩa và đều đáng sống.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 382: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 382/610

Truyện kể Giáo lý 382

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đón nhận và sống từng phútgiây hiện tại một cách sung mãn. Chính trong phút giây hiện tạimà Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta. Chính trong công việcchúng ta đang làm mà Thiên Chúa tỏ bày ý muốn của Ngài.Chính trong mỗi một người anh em chúng ta gặp gỡ là chúng tagặp gỡ chính Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con hưởng nếm được tình yêuđích thực trong cuộc sống. đó là được gặp gỡ Chúa trong từng phút giây và mỗi một biến cố. Xin cho chúng con chỉ biết đi tìmmột niềm vui đó là được yêu thương và phục vụ tha nhân. Xincho chúng con chỉ biết có một hạnh phúc đó là được sống trọncho Chúa. Amen.

469. ĐỔI MỚI CON NGƯỜI

• Tại sao phải đổi mới con người?

Đã nói tới đổi mới tức là phải có cái gì là cũ mà ta cần phải bỏ đi, thay thế.Nói đổi mới con người tức là có con người

cũ phải bỏ đi.Thánh Phaolô đã giải thích rộng rãi cho chúng ta

về con người cũ và con người mới trong các thư của Ngài.Con

người cũ là con người sống,yêu ghét,suy nghĩ và hành động

theo sự thúc đẩy của tội lỗi, con người bị tội lỗi thống trị .Cócon người cũ chính là vì tội lỗi đã xâm nhập và thống trị trong

con người khiến con người không cưỡng nổi quyền lực của

nó.Chính tội lỗi làm cho con người không còn là con người

nữa,nó làm cho con người trở thành con thú đáng sợ hơn mọi

con thú,vì nó làm cho con người vận dụng mọi khả năg thể xác,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 383: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 383/610

Truyện kể Giáo lý 383

tình cảm, trí tuệ và cả tính xã hội để phục vụ cho thú tính.Con

người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa không phải

Thiên Chúa có khuôn mặt nào để tội lỗi to vẻ làm mẫu,nhưngvì Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.Con người có khả năng yêu

thương và hiểu biết để cảm nhận và vươn tới Chân Thiện

Mỹ.Thiên Chúa là tình yêu đã dựng nên con người biết

yêu.Thiên Chúa là trí tuệ tuyệt đối đã dựng nên con người có

trí tuệ để hiểu biết thế giới thọ tạo và hiểu biết Thiên Chúa .Conngười giống hình ảnh Thiên Chúa là ở đó .Tội lỗi đảo lộn tất

cả .Nó làm cho con người lấy cái xâu xa, giả dối thay Chân

Thiện Mỹ,ghét cái đáng yêu và yêu cái đáng ghét :thay vì hiểu

 biết để vươn lên thì lại dùng trí tuệ thi thố những gì làm cho

con người gần con vật hơn.Thảm kịch của con người bị tội lỗithống trị đã được thánh Phaolô mô tả sinh động trong Roma 7

và kết thúc bằng một câu hỏi bi đát : “ Ai sẽ cứu tôi …” để trả

lời hân hoan : “ tạ ơn Thiên Chúa vì có Đức Kitô là Chúa chúng

ta”.

Quả vậy, đã là nô lệ thì cần được giải phóng,mà tự mìnhkhông giải phóng được thì cần có người khác giải phóng

cho:Con người chỉ có thể thoát khỏi ách thống trị của tội lỗi

trong bản thân mình nhờ ơn Cứu độ của Thiên Chúa đã ban

trong Đức Giêsu Ki-tô .Thế là tội lỗi đã làm cho con người

thành con người cũ và Đức Giêsu Kitô đã làm cho con ngưởi

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 384: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 384/610

Truyện kể Giáo lý 384 

thành con người mới .Nhưng cũng cần nói thêm rằng con người

mới là con người “được tái tạo theo hình ảnh Thiên Chúa trong

sự công chính và thánh thiện đích thực”(Ep 4,24);tức là conngười theo đúng ý Thiên Chúa khi cho con người xuất hiện,

con người giống hình ảnh Thiên Chúa Chân Thiện Mỹ và có

khả năng nhận biết và hướng về Chân Thiện Mỹ.Vậy thì chỉ có

một con người phải vượt từ tình trạng bị tội lỗi thống trị sang

tình trạng được Thánh Thần dẫn dắt .Chính bước vượt qua ấy làơn Cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Kitô, vì nhờ Đức Ki-tô ta

nhận được Thánh Thần như một nguyên lý sống mới.Nhưng ta

 phải đón nhận và để cho Thánh Thần dẫn dắt,phải chiến đấu

với những lôi kéo tội lỗi để sống theo Thánh Thần.Ơn Cứu độ

Thiên Chúa ban cho ta nhờ Bửu Huyết Đức Ki-tô phải thànhtựu bằng máu của ta trong cuộc đấu tranh với bản thân và với

tất cả những sức lôi kéo của tội lỗi trong ta và quanh ta (Gal

5,Ep 4,Col 3).

• Tiêu chuẩn cuối cùng cho sự đổi mới con người .

Trên đây, chúng ta đã nói về con người đã được tạo dựnggiống hình ảnh Thiên Chúa và phải trở nên giống hình ảnh

Thiên Chúa .Cần lưu ý tới kiểu nói “giống hình ảnh Thiên Chúa

” .Tại sao khôg nói giống Thiên Chúa mà lại nói giống hình ảnh

Thiên Chúa?Chỉ có Đức Kitô mới là hình ảnh của “Thiên Chúa

vô hình”(Col 1,15),vì Ngài là Con Một của Thiên Chúa,là Lời

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 385: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 385/610

Truyện kể Giáo lý 385

Thiên Chúa tự phát biểu chính mình và nhờ lời ấy vạn vật được

tạo thành,Ngài đồng bản tính với Đức Chúa Cha .Còn vạn vật

nhờ Ngài mà được tạo thành chỉ là phản ảnh vinh quang củaThiên Chúa,con người đứng đầu các tạo vật, được tham dự vào

quyền năg sáng tạo của Thiên Chúa với sứ mạng tiếp tục công

trình tạo dựng, chinh phục mặt đất và làm cho nó xứng với con

người, nên con người được gọi là giống hình ảnh Thiên Chúa,

tức là giống Con Thiên Chúa .Và Thiên Chúa đã muốn cho conngười được tham dự vào vinh quang làm con Thiên Chúa nhờ 

được kết hợp với Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa .Bởi

vậy mà trong thư các Tông đồ ta thấy có hai kiểu nói : “hãy noi

gương bắt chước Thiên Chúa như những con cái yêu dấu của

 Người”(Ep 5,1)và : “ hãy sống như Ngài (Đức Kitô) đã sống”(1 Ga 2,6).

Trong Cựu ước,Thiên Chúa cũng dạy Dân Chúa phải bắt

chước Ngài mà yêu thương anh em, bênh vực kẻ mồ côi, góa

 bụa ngụ cư, nghèo hèn, bị áp bức, vì xưa người ngụ cư bên Ai

Cập và Ta đã bênh vực ngươi. Chúa Giêsu cũng dạy: “Hãythương xót như Cha các con trên trời là Đấng hay thương xót ”.

 Nhưng rõ ràng là trong Tân ước, Chúa Giêsu thường được đặt

làm kiểu mẫu cho chúng ta hơn. Tại sao?

Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh

Thiên Chúa, nhưng đã cứu chuộc con người bằng cách sai Con

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 386: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 386/610

Truyện kể Giáo lý 386 

một của Ngài, hình ảnh toàn hảo của Ngài sinh xuống làm

người “ giống chúng ta mọi đàng”. Là hình ảnh toàn hảo của

Thiên Chúa nên Chúa Giêsu mới có thể nói: “Ai thấy ta là đãthấy Chúa Cha rồi”. Là người giống chúng ta, “dãi dầu thử

thách mọi bề giống chúng ta nhưng không phạm tội ”. Ngài

mới có thể kêu gọi chúng ta đi theo Ngài, học với Ngài: “ hãy

học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”;

“Hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con”. ThiênChúa thì chưa ai thấy, nhưng Con một từ trong lòng Cha mà

đến đã kể ra cho những người chứng được thấy vinh quang của

 Ngài là vinh quang của Con Một do Cha ban cho…Con Một

của Thiên Chúa đã đến làm người để sống làm con Thiên Chúa

trong thân phận con người, tất nhiên là kiểu mẫu cho những conngười được mời gọi làm con Thiên Chúa biết sống làm Con

Thiên Chúa. Do đó mà Chúa Giêsu kêu gọi Môn Đệ phải làm

theo lời Ngài,phải bắt chước Ngài, còn các thánh Tông đồ thì

luôn giảng dạy cho mọi người noi gương bắt chước Chúa

Giêsu. Thánh Phaolô có những kiểu nói quyết liệt hơn: “Hãykhuôn theo Đức Kitô”, “hãy mặc lấy Đức Kitô”và coi sứ mạng

tông đồ của Ngài là chịu “đau đớn để sinh anh em lại cho đức

Kitô được thành hình trong anh em”.Cũng chính vì thế mà các

tín hữu ngay thế hệ đầu đa được gọi là “ Những người theo Đức

Kitô ”(Kitô hữu).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 387: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 387/610

Truyện kể Giáo lý 387 

 Như vậy ta có thể nói kiểu mẫu cuối cùng để đổi mới con

người là chính Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vô hình đã bộc

lộ hoàn toàn chính mình trong Con Một của Ngài mà Ngài đãsai đến thế gian làm người giống như chúng ta,nên kiểu mẫu

gần ta nhất là Chúa Giêsu Con Thiên Chúa, như các Tông đồ đã

thấy và nghe và đã sờ được Ngài và đã làm chứng để chúng ta

cũng được dự phần với các Ngài(1 Ga 1,1-4;Hr 1,1-4).

• Đổi mới như thế nào:Đổi mới con người không phải là việc làm một lần là

xong,nhưng là cả một tiến trình kéo dài suốt cuộc đời : “nhất

nhật tân,hưu nhất tân”(một ngày mỗi mới,càng ngày càng

mới.).Lý do là con người không bao giờ là một thực thể thành

toàn,mà luôn luôn trên đường phát triển, tiến tới thành toàn,thểhiện Chân Thiện Mỹ theo dòng thời gian .Đó là quy luật phát

triển của sự sống thọ tạo.

Khi chúng ta tiếp nhận sự sống mới mà Thiên Chúa ban

cho qua đức tin và phép Rửa,thì đó mới chỉ là cái mầm, cái

nguyên lý mới,khac nào một hạt mới nảy mầm(coi Rm 6).Cáimầm ấy phải lớn lên mãi và sinh hoa kết trái tức là toàn bộ

những biểu hiện của cuộc sống :lời ăn tiếng nói,cách cư xử,suy

nghĩ, hành động.Quá trình phát triển của sự sống này là một

cuộc chiến đấu không ngừng, bởi vì con người cũ trong ta

không bị trục xuất một lần cho xong, mà dai dẳng đeo theo mãi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 388: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 388/610

Truyện kể Giáo lý 388

giành đất với mầm sống mới khiến ta phải luôn luôn vật lộn

với nó như ta phải nhổ cỏ, bắt sâu để cây ta trồng lớn lên được

mà sinh hoa trái .Chính vì thế mà thánh Phao-lô nói rằng ta  phải : “lột bỏ con người cũ, mặc lấy con người ”, “không

ngừng giết chết con người cũ ”.Trong các thư của các Tông đồ,

nhất là của thánh Phaolô, ta thấy những lời giải thích tỉ mỉ về

điều này ở phần huấn dụ (nhất là 1 Cr;Ep;Pl;Cl). “ Lột bỏ con

người, mặc lấy con người mới ”cụ thể nghĩa là ta từ bỏ cách nóinăng, hành động, suy nghĩ theo “thế gian, xác thịt”để tập lấy

cách nói năng, suy nghĩ theo như Đức Giêsu Ki-tô .

• Nhờ đâu mà đổi mới được con người.

Sự sống là ân huệ của Thiên Chúa,sự sống mới lại càng là

một ân huệ to lớn hơn.Nhưng sự sống lại phải cho ta làm chonẩy nở .Vậy thì “có trời mà cũng có ta”! “Con người mới”vừa

là ân huệ Thiên Chúa ban vừa là công trình của ta.

1.Ân huệ của Thiên Chúa là điểm khởi đầu của tất cả và

cũng là cả quá trình phát triển nữa.Điểm khởi đầu là chính sự

sống mới và kiểu mẫu con người mới Ngài ban cho ta trongĐức Giêsu Ki-tô .Nhờ được kết hợp với Đức Ki-tô (qua lòng

tin và phép rửa)mà ta được quyền trở nên con Thiên Chúa(Ga

1,12).Sự sống ấy được tác thành trong ta do chính Thánh Thần

mà ta nhận được : “Thiên Chúa đã gởi Thánh Thần của Con

 Ngài vào lòng chúng ta để kêu lên : “Cha ơi”( Gl 4,6).Và chính

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 389: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 389/610

Truyện kể Giáo lý 389

Thánh Thần là đấng dẫn dắt chúng ta sống làm con Thiên

Chúa,làm cho mầm sống Thiên Chúa trong ta lớn lên và sinh

hoa kết quả.Thánh Phaolô đã kể ra những hoa trái của xác thịt(-con người cũ)đối chọi với hoa trái của Thánh Thần(Gl 5,16-

24) và căn dặn chúng ta: “Nếu anh em sống nhờ Thánh Thần

thì hãy để cho Thánh Thần dẫn dắt”(Gl 5,25)

2.Cuộc chiến đấu tốt đẹp đòi ta phải dấn thân như một

vận động viên chạy đua trong thao trường .Đó là hình ảnh củangười Ki tô hữu trong việc trở nên con Thiên Chúa,trở nên con

người mới(1 Cr 9,24-27).

Vậy ta phải làm gì để được ơn của Chúa và để thể hiện nỗ

lự bản thân, hợp tác với ơn Chúa, vì “Chúa dựng nên bạn

không cần có bạn,nhưng Chúa không thể cứu chuộc bạn nếukhông có bạn”( thánh Âu tinh).

• Để được ơn Chúa, ta phải cảm tạ vì ơn đã được làm trên

con Thiên Chúa và cầu xin ơn Chúa để ta lớn lên trên đương

làm con Chúa đó là điều cơ bản mà thánh Phaolô đã dạy ta

 bằng chính hành động của Ngài là tạ ơn và cầu xin cho các tínhữu(Ep;Cl).

• Chiêm nhắm khuôn mặt Thiên Chúa ban là Chúa

Giêsu :đọc và suy niệm Sách Thánh để biết phải sống thế nào.

Kiểm điểm hành động, tình cảm,suy nghĩ,ngôn từ dưới

ánh sáng Sách Thánh.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 390: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 390/610

Truyện kể Giáo lý 390

Rèn luyện,tập tự chủ bằng những hình thức khổ hạnh

giống như các vận động viên .Tập cho mình biết làm chủ bản

năng trong sinh hoạt .Ăn chay,hãm mình là những phương thếquen thuộc của bất cứ ai muốn tự rèn luyện tính tình,tu dưỡng

 bản thân.Ai quen buông thả theo bản năng và tình cảm tự nhiên

thì sẽ là nô lệ cho những thô thúc, xung đột tự nhiên thuộc thú

tính.

Cần nói thêm rằng trong cuộc sống con người, quan hệgiữa tư tưởng và hành động có tính hai chiều:hành động làm

náy siinh tình cảm và tư tưởng và ngược lại,tình cảm,tư tưởng

điều khiển hành động.Ta còn nhỏ,cha mẹ dạy ta biết

thưa,dạ,khoang tay,cúi đầu chào,giữ vệ sinh,làm việc tốt…dần

dần lớn lên, ta biết thế nào là đẹp,là tốt, là quí,là trọng và tagắng làm cho tốt, cho đẹp rồi chính trong khi gắng thể hiện cái

tốt cái đẹp ta lại càng hiểu rõ hơn và do đó càng cố gắng hơn

.Đứa trẻ lần đầu tiên biết làm một điều cho cha mẹ,người khác

vui và nhận thấy niềm vui đó sẽ cố gắng làm thêm lần nữa…và

như thế suốt cuộc đời chúng ta lớn lên trên đường Chân ThiệnMỹ.Tính hỗ tương giữa tình cảm và tư tưởng với hành động là

quy luật cần vận dụng trong cuộc nổ lực trở thành con người

mới.

Điểm cuối cùng có tính “kỉ thuật”là phải có trong

điểm.Muốn tập luyện môn thể dục thể thao nào cũng phải biết

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 391: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 391/610

Truyện kể Giáo lý 391

trong điểm của nó và tổ chức các bài tập để đạt tới nó .Trong

mỗi con người đều có những ưu và khuyết điểm mang tính

“chủ chốt”, chi phối toàn bộ cách sống của người đó .Có ngườithì nhút nhát,người thì tự kiêu,người thì lười biếng…đến mức

lúc nào cũng thấy những tính xấu ấy lộ ra,hay nói cách khác lúc

nào cũng có thể nói: “nó làm thế vì nhút nhát….vì tự kiêu….vì

lười…”.Như thế thì nếu người ấy thắng được tính nhút nhác là

đã thắng được tính xấu chủ chốt của mình và thay đổi được rấtnhiều.Bởi vậy thánh I nhã khuyên nên tự kiểm xem mình có

tính xấu nào là trong điểm phải diệt và tính tốt nào là trong

điểm để phát huy,và đặt một kế hoạch tự kiểm hằng ngày riêng

về nó.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 392: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 392/610

Truyện kể Giáo lý 392

TỘI LỖI – THA THỨ 

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 393: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 393/610

Truyện kể Giáo lý 393

470. HOÁN CẢI NHƯ VUA DAVIDThéodose đệ nhất là hoàng đế La Mã cuối thế kỷ thứ 4.

 Năm 390, giáo dân thành Thessalonika đã hành xử viên tổngtrấn tàn ác do hoàng đế cử đến cai trị. Để trừng phạt, Théodoseđã giả vờ cho tập hợp dân trong thành đến Đại Hí TrườngColisée để tham dự một cuộc vui. Hơn 7000 người bị đánh lừađã bị hoàng đế ra lệnh cho quân lính tràn ra tàn sát dã man.

Một thời gian sau, hoàng đế có việc đi ngang qua thànhMiLan tỏ ý muốn vào thánh đường dự lễ. Thánh AmbrosioGiám Mục MiLan đã thẳng thắn ngăn cản ý định điên rồ này :“Hoàng thượng, tại sao Ngài lại dám bước vào Đền ThánhThiên Chúa để rước lấy Mình Máu Chúa Giê-su khi Ngài vẫnchưa ăn năn sám hối và đền tội sau cuộc tàn sát dã man ở Thessalonika vừa qua ?”. Hoàng đế tức giận trừng mắt nhìnthánh nhân : “Ta thấy vua David xưa trong Cựu Ước đã từng phạm tội ác cũng như ta mà vẫn được coi là thánh cơ mà ?”.Thánh nhân kiên quyết trả lời : “Hoàng thượng đã theo gót vua

David trên đường tội lỗi thì hoàng thượng hãy bắt chước Ngàimà ăn năn đền tội”. Théodose động lòng hồi tâm, thinh lặngquay về trước sự ngạc nhiên của mọi người chứng kiến cuộctranh luận. Từ đó, hoàng đế ăn năn mọi tội ác đã phạm, trở nênrộng lượng bao dung nhân hậu với mọi người, đồng thời ban bốnhững sắc lệnh nhân đạo.

Sau một năm ăn năn đền tội một cách công khai như vậy,hoàng đế mới được Giám Mục Ambrosio ban bí tích hòa giải,

cho phép được vào cộng đoàn thông hiệp với các tín hữu khác.Từ đó, vị hoàng đế biết hoán cải đã trở nên một quân vươngnhân đức và một lòng kính sợ Thiên Chúa…

471. LẤY ƠN ĐỀN OÁNTại một bộ lạc bán khai ở Nam Phi có hai người thổ dân

chỉ vì một mối hiềm khích nhỏ mà đứa đến căm thù nhau quyết

liệt.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 394: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 394/610

Truyện kể Giáo lý 394 

Một ngày kia, trên đường vào rừng đốn củi, một trong haikẻ tử thù bắt gặp đứa bé gái của đối phương đang tung tăng vuichơi hái hoa dại, người ấy bừng bừng nổi giận, sẵn con dao

cầm trên tay ông ta túm lấy bé gái mà chặt đứt mất hai ngón taytrên bàn tay phải của em. Ông ta ngửa mặt nhìn trời cười ha hả :“Thế là hôm nay, ta đã trả được mối cửu thù…”. Còn em béđáng thương thì kinh hãi và đau đớn, òa khóc bỏ chạy về nhà, bán tay đầm đìa máu chảy.

20 năm thấm thoát trôi qua, em bé nạn nhân lớn lên, nayđã có chồng có con, làm ăn khá giả nhất làng, còn cha mẹ cô tathì đã qua đời cùng với mối hận chưa trả được với kẻ thù củamình.

Một hôm, có một người hành khất già đi ngang qua mệt lảvì đói. Ông lão ghé vào nhà xin bà chủ một chút cơm thừa canhcặn. Người đàn bà chợt nhận ra đó chính là hung thủ đã chặtđứng hai ngón tay của mình năm xưa. Bà vội vào nhà trong dọn bánh thơm sữa ngọt cho người ăn xin. Khi ông lão đã ăn no nêđịnh nói lời cám ơn từ biệt thì bà ngăn lại, đến gần đưa bàn tay

 phải đã cụt mất hai ngón tay ra, lặng lẽ nhỏ nhẹ nói : “Thế làhôm nay, tôi cũng đã trả được mối thù năm xưa của cha mẹ tôivà của chính tôi…”. Người hành khuất già chợt hiểu ra mọichuyện, ông gục đầu xuống, vừa xúc động vừa ân hận với hànhđộng tàn nhẫn của mình trước đây. Lấy oán báo oán thì oán ấychất chồng. Lấy ân đền oán thì oán ấy tiêu tan…

472. NGƯỜI TIỀU PHU Ở ĐỊA ĐÀNG

Một người tiều phu nọ làm việc cho một hoàng thân. Anhvừa làm việc vừa nguyền rủa Adam và Eva vì họ đã bất tuânmột điều lệnh quá dễ dàng và đã làm nguyên nhân cho sự khốncực của loài người, “tôi và vợ tôi không bao giờ ngu xuẩn nhưvậy”. Vị hoàng thân nghe thấy và nói: “Được, để coi”. Từ nayta đối xử với ngươi và vợ ngươi như những hoàng vương. Cácngươi sẽ được hạnh phúc như Adam và Eva ở vườn địa đàng.

 Nhưng thời thử thách sẽ đến: “Đôi vợ chồng hạnh phúc được

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 395: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 395/610

Truyện kể Giáo lý 395

dọn vào một căn nhà đẹp, mỗi ngày dùng bữa với hoàng thân”.Tóm lại,họ không biết lo lắng và khổ cực là gì nữa. Ngày thửthách đã đến. Một hôm vào ngày lễ, vị hoàng thân cho don một

 bữa tiệc thịnh soạn. Và sau khi ăn tráng miệng, gia nhân bưnglên một đĩa được đậy kín. Vị hoàng thân nói: “Các ngươi có thểnếm mọi thứ thức ăn, trừ cái đĩa đậy kín này. Nếu bất tuân hạnh phúc các ngươi sẽ không còn”. Nói xong ông đo chỗ khác. Haivợ chồng muốn biết chiếc đĩa bí mật kia đựng thức ăn gì?Cuốicùng sự tò mò thắng thế. Bà vợ giở nắp ra và một con chim nhỏvụt bay đi. Sau đó vị hoàng thân trở lại và ra lệnh đuổi hai vợ chồng ra khỏi lâu đài của ông.

473. VỊ LÃNH CHÚA PHONG KIẾNCác vị lãnh Chúa được sở hữu một lãnh địa rộng lớn của

hoàng Đế với điều kiện phải là những vương hầu bất tuân củavị Chúa mình, người này sẽ lấy lại đất đai và phạt nó lưu đày.Các con cái của lãnh Chúa bất trung họ sẽ bị lâm cảnh nghèođói vì tội của cha mình. Cha của họ chỉ truyền lại sự nghèo khó

và nhục nhã. Chúng ta cũng vậy. Tổ tiên nguyên thủy củachúng ta không còn có những ân huệ đó nữa. Ngoài ra họ trở nên yếu đuối trong linh hồn và thân xác, họ đã truyền lại chochúng ta sự yếu đuối này. Điều mà chúng ta không hiểu được,là chúng ta thừa hưởng tội của họ. Đó là một màu nhiệm khôngthể hiểu thấu được của đức Tin.

474. ESTHER TRƯỚC VUA ASSUERUS

Assuerus, vua ba Tư (485-465 trước Chúa Giáng Sinh),do sự xúi giục của quan cận thần Anan, một hôm ra lệnh tàn sáttrong cùng một ngày mọi người Do Thái sinh sống trong nướcông. Khi hoàng hậu Esther, một người nữ Do Thái trẻ, hay biếtvề âm mưu đó, nàng cầu nguyện và ăn chay cùng với các thị nữcủa nàng trong vòng ba ngày. Kế đó, sau khi đã khẩn cầu sự trợ giúp của Thiên Chúa, nàng ra trước mặt vua, dẫu nàng biết ai ra

trước mặt vua mà không có lệnh triệu hội đều bị phạt tử hình.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 396: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 396/610

Truyện kể Giáo lý 396 

 Nàng sấp mình dưới chân vua Assuerus để xin ân xá cho mìnhvà dân tọc mình. Nhà vua đón tiếp nàng cách nhân ái và nói:“Nàng sẽ không chết. Luật này áp dụng cho mọi người chứ

không phải cho nàng”. Sau cùng nhờ cầu nguyện, nàng đã đạtđược việc thu hồi lệnh trên và cứu thoát được dân tộcnàng.Esther là hình ảnh của Đức Nữ Trinh. Vì Adam đã bấttuân nên mọi người đã bị kết án và sinh ra trong nguyên tổ. Chỉcó Maria, Nữ Vương trời đất, là được miễn nờ ân sủng củaThiên Chúa.Đức Tring Nữ đã được khỏi tội nguyên tổ. Do đómà có Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12 và vì cái chết làhậu quả của tội, thì thật là chính đáng khi Maria sống lại nhưChúa Giêsu, Con của Bà, trước khi thân xác Mẹ bị hủy hoạitrong mồ. Do đó chúng ta mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời ngày 15/8mỗi năm.

475. KHÔNG CÓ TỘI LÀ MỘT NGOẠI LỆCó nhiều người tưởng mình vô tội, vì mình không giết

người, không trộm cắp, không phạm tội gì để vào tù. Một hôm,

với sự có mặt của vị Linh Mục người ta bàn tán về bí tích GiảiTội. Một ông nói với Linh Mục:”Tôi không bao giờ xưng tội vìtôi không mắc tội gì cả”.Vị Linh Mục trả lời: “Vì ông không phạm tội, ông là một ngoại lệ”. Người kia muốn biết vị LinhMục muốn nói điều gì, có phải vị Linh Mục muốn nói ông làmột người thánh thiện không. Vị Linh Mục bảo ông hứa đừngnổi giận nếu Ngài nói sự thật. Ông cụ bằng lòng và Vị LinhMục nói: “Tôi đã nói cho ông biết, ai không phạm tội. Những

trẻ em chưa có lý trí và những người điên đã mất lý trí”. Lời nóihơi sống sượng, nhưng thật đúng đó đã chấm dứt cuộc bàn cãivề bí tích Giải tội có cần thiết không.

Con người là một tao vật yếu đuối về thân xác lẫn linhhồn. Không ai có thể cho mình khỏi tội nếu mình biết suy nghĩ và có lương tâm. Chỉ có Mẹ Thiên Chúa là được miễn tội nhờ một đặc ân cao vời của Thiên Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 397: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 397/610

Truyện kể Giáo lý 397 

476. MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TÔI BỊ BẮTMột hôm, một cha xứ gặp một người đã lâu năm không

chịu các bí tích. Vì đúng vào mùa Phục Sinh, vị Linh Mục hỏi

ông đã xưng tội vào mùa Phục Sinh chưa? Ông trả lời: “Thưacha xứ, thật khó đi xưng tội quá, vì tôi không phạm tội gì cả”.Vị Linh Mục cố gắng giảng cho ông hiểu rằng không một ai làkhông có tội, nhưng vô hiệu. Trong khi họ đang nói chuyện vớinhau, một viên cảnh sát đến và bắt người kia đi vì tội trộm gỗ.Cha xứ không ngạc nhiên lắm và nhận biết Thiên Chúa muốnđính chính điều “ con người không có tội” bằng chính một hành

động. Mọi người đều phạm tội. Những ai cho mình không cótội, thường là những kẻ tội lỗi hơn cả.

477. MỘT CUỘC THOÁT NGỤCSau đây là một chuyện xảy ra trong chiến tranh tại một

thành phố bị bao vây. Một người kia bị tống ngục về tội giếtngười, sắp sửa phải ra tòa. Chắc chắn hắn sẽ bị kết án tử hình. Nhưng quân địc đã chiếm thành và đốt tất cả. Trong cơn hỗn

loạn, các tù nhân bỏ chốn. Thấy mình được tự do, người tù sátnhân của chúng ta đắc thắng kêu lên: “Các địch thù của ta chếtcả rồi”. Nhưng một người qua đường nói với hắn: “Kẻ địch thùmạnh nhất của anh chưa chết đâu”. Kẻ sát nhân thoạt tiên chưahiểu, người kia mới giải thích thêm : “Vì anh phạm tội sát nhân,kẻ thù của anh là Thiên Chúa”. Ngài mạnh hơn mọi lẻ thù khácvì anh không thể chốn thoát phán quyết của Người. Cảnh sátcủa người là sựu chết. Một ngày nào đó, nó sẽ bắt anh và lôianh ra trước tào án của người”. Những lời cảnh cáo nghiêmkhắc này đã đánh động lòng kẻ sát nhân. Hắn đi xưng tội, và tựnộp mình làm từ nhân để đền tội mà anh đã phạm ở đời này.Các quan tào chỉ ra một án lệnh nhẹ cho anh, vì thấy anh thànhthật ăn năn xám hối.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 398: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 398/610

Truyện kể Giáo lý 398

478. CÁI NHÌN XOI MÓI CỦA ÔNG VUA Năm 1756, vua Frederic II nước Phổ bắt đầu cuộc chinh

chiến 7 năm, và thắng trận trong năm ấy tại những trận đánh

Lobositz và Pirna. Sau đó ông ở tại Saxe và đóng binh ngỉđông. Tại đó, một người hầu phòng muốn đánh thuốc độc ông.Một hôm, nó dâng lên ông một ly rượu có pha độc dược chếtngười. Nhưng nhà vua, hình như đã nhận thấy thái độ khácthường của tên hầu phòng, nhìn chòng chòng vào nó. Tên đầytớ bối rối, làm rớt ly rượu và tiết lộ cho nhà vua âm mưu ám sátmà ông không gờ đến. Nếu cái nhìn soi mói của một ông vua có

thể làm cho một tên sát nhân run sợ, thì cái nhìn thông biết củaThiên Chúa muôn đời đối với những kẻ tội lỗi không biết hốicải sẽ ra sao nữa?

479. TÔI SỬA SOẠN CHO CUỘC PHÁN XÉTCUỐC CÙNG

Một hôm người ta hỏi Thánh Nữ Elisabeth, thẩm phánmiền Thuringe, tại sao bà rộng tay bố thí như vậy. Thánh Nữ

nói: “tôi sửa soạn cho ngày phán xét cuối cùng”. Thánh Nữ đãnói đúng, vì Chúa Giêsu đã tuên bố rằng: “Ngày ấy Ngài sẽ hỏivề các việc bác ái. Ai muốn vượt qua cuộc thi thử khó khăn, phải sửa soạn cả 5 tháng, vì tương lai tùy thuộc vào nó. Ta cũngvậy, ta có những lý do nghiêm trọng để sửa soạn cho cuộcchung thẩm, vì cuộc phán xét này quyết định hạnh phúc đời đờicủa ta”.

480. BÀ CÔRIA KINÔMột tờ báo mơi đây có trích dẫn và bình luận lời tuyên bố

của Bà Côria Kinô về nhiệm kỳ Tổng Thống vừ qua của bà, tạitrường Quản trị Kennđi thuộc đại học A-goat-se bên Hoa Kỳ.Bà Côria Kinô đã phát biểu rằng: “Chính phủ của bà đã thất bạivì tàn tích qáu nặng nề mà ông Ma- cốt đã để lại”. Bà mô tả tàn

tích đó như là một con khỉ mà bà phải mang sau lưng một con

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 399: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 399/610

Truyện kể Giáo lý 399

khỉ với những nanh vuốt của một dã nhân. Ghi lại lời phát biểutrên đây của Bà Côria Kinô, tờ báo đã làm một cuộc so sánh vềnhững thành quả của Bà Côria Kinô với những thành quả củaông Ma- cốt.

Trong hơn 20 năm cầm quyền, ông Ma- cốt đã để lại mộtmón nợ là 26 tỉ đô la. Chỉ trong 6 năm, bà Côria Kinô đã nângmón nợ đó lên 30 tỉ đô la. Chế độ của ông Ma- cốt là một chếđộ tham nhũng thối nát, nhưng đa số mọi tham nhũng đều tậptrung tại dinh tổng thống. Dưới thời của Bà Côria Kinô, thamnhũng lại lan tràn trong mọi bộ phận của chính phủ. Nạn bè phái và gia đình trị của ông Ma-cốt cũng vẫn còn nguyên hìnhnguyên trạng dưới thời của Bà Côria Kinô. Tờ báo đưa ra kếtluận như sau: “liệu rồi đây, tổng thống đương nhiệm là ông Đa-mốt có quy trách nhiệm cho ông Ma-cốt và bà Côria Kinô để bảo rằng ông phải chịu một tàn tích quá nặng nề do hai người

tiền nhiệm của ông để lại?”Theo khuynh hướng tự nhiên, con người thường chạy tội

và quy lỗi cho người khác. Một đứa bé phạm lỗi bị cha mẹtrừng phạt, thường trút cơn giận của nó lên con búp bê haynhững đồ chơi của nó. Một người dàn ông gặp sự bất bình ở ngoài xã hội thường tỏ ra gắt gỏng với những người thân trong

gia đình. Đứng trước những thất bại do mình gây ra, một chính phủ cũng nài đến những tàn tích của chế độ cũ để chạy tội.

Hàng năm, trong lễ xá tội, người Do Thái cũng thường bắt một con dê, trút lên nó tất cả tội lỗi của mình và đuổi nó vàonơi hoang địa. Họ trút bỏ tất cả mọi tội lỗi lên con vật và ungdung như mình không hề phạm tội. Trong một mức độ và hình

thức khác, Philato người La Mã làm tổng trấn tại Palettina cũng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 400: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 400/610

Truyện kể Giáo lý 400

có một ý hướng tương tự khi ông lấy nước rửa tay và giao nộpChúa Giê su cho người Do Thái và nhất là lên án chết của ChúaGiê su.

Một sự hoán cải đích thực luôn khởi đầu và ý thức vềnhững thiếu sót và lỗi lầm của mình. Sau khi phạm tội ngoạitình và giết người, vua Đa-vít vẫn sống ung dung như không cógì xảy ra. Cho đến một hôm, Chúa sai tiên tri Nathan đến vạchra cho ông thấy về tội ác của mình, vua Đa-vít mới thực sự thứctỉnh và hối cải.

Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Đó là lời kêu gọi đầutiên của Chúa Giê-su khi khởi đầu sứ vụ công khai của Ngài. Ngày nay, Giáo Hội cũng muốn chúng ta lấy lời ấy làm lời tâmniệm mỗi ngày. Ở khởi đầu Thánh lễ mỗi ngày, chúng ta xưngthú tội lỗi và đấm ngực mình. Chúng ta không nói: “chúng tôiđã phạm tội” mà là “Tôi đã phạm tội”. Chúng ta không đấmngực cho nhau mà đấm ngực chính mình. Cử chỉ ấy mời gọichúng ta phải không ngừng ý thức về thân phận tội lỗi củachúng ta và cải thiện cuộc sống mỗi ngày.

Lạy Chúa, Chúa là nguồn mạch sự sống và mọi tâm tìnhchính đáng xin luôn khơi dậy trong chúng con niềm sám hối vàquyết tâm cải thiện, đón nhận sự tha thứ của Chúa. Xin chochúng con cũng luôn biết cảm thông và tha thứ cho mọi người.

481. BƯỚC ĐI NẶNG NỀTheo một câu chuyện cổ: Một người đàn ông nọ bưới đi

rất nặng nề vì phải mang hai cái túi nặng. Một cái phía trướcngực và một cái sau lưng. Có người hỏi lý do. Người này hậm

hực giải thích nhu sau: “Tôi phải bước đi khó nhọc là bởi vì

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 401: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 401/610

Truyện kể Giáo lý 401

trong cái túi sau lưng tôi cất giữ tất cả những hành động bạc bẻo mà những người khác đã làm cho tôi. Còn trong cái túitrước ngực, tôi tích chứa tất cả những cử chỉ tệ bạc mà bà conquen biết đã dành cho tôi. Đêm ngày tôi không thể quên đượcnhững điều ấy”.

 Ngày kia, ông ta gặp một người đàn ông khác cũng manghai cai túi như mình dãng đi của người này xem ra cũng mệtmỏi chán chường. Được hỏi lý do, người này trả lời như sau:“Những hành động tốt của tôi, tôi mang trong cái túi phía trước.có dịp tôi mang ra cho người ta xem. Không mấy chốc cái túitrở nên trống rỗng. Trong cái túi phía sau lưng, tôi giữ kínnhững thất bại và lầm lỡ của tôi. Tôi phải bước đi khó nhọc là bởi vì cái túi ấy càng lúc càng căng lớn ra”.

Hai người đi bên nhau trong từng bước nặng nề. Ngày nọ,họ ngạc nhiên vô cùng vì họ gặp một người đàn ông khác cũngmang hai cái túi như họ. Nhưng dáng vẻ của người này lại thưthái nhẹ nhàng. Họ trò chuyện với nhau. Và người này mỉmcười cho biết lý do như sau:

“Trong cái túi phía đằng trước tôi chất đầy những hànhđộng tốt của bạn bè. Tuy không đồ sộ nhưng cái túi này nhẹ.Tôi mang đi giống như một cánh buồm, nhờ đó, tôi luôn đượcđẩy tới phía trước. Cái túi phía sau lưng của tôi thì lại có một lỗhổng, tôi cũng nghe bao nhiêu chuyện xấu của người khác vàtôi cũng phải chịu nhiều ngược đãi của người khác. Nhưng tấtcả những thứ đó, tôi cứ cho vào cái túi lủng đằng sau. Tất cảđều rơi đi hết cho nên tôi không hề cảm thấy nặng nề khi bướctới.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 402: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 402/610

Truyện kể Giáo lý 402

Côritenbum là một nữ diễn giả Tin Lành nổi tiếng tại Đứcsau thời Đệ nhị thế chiến. Trong một buổi cầu nguyện, từ trên bục giảng nhìn xuống, bà bổng thấy khuôn mặt của một ngườilính Đức Quốc Xã đã từng hành hạ gia đình bà. Sau buổi lễ,chính người đó đã đến cám ơn về bài diễn văn của bà nói vềlòng tha thứ. Côritenbum cảm thấy cả một sức nặng đang đè bẹp bà khi bà nghĩ đến không biết bao nhiêu tủi hổ mà ngườinày đã gây nên cho bà và gia đình bà. Nhưng với tất cả thànhtâm bà cầu xin Chúa cho bà được biết tha thứ và khi bàn tay

của bà đưa ra để nắm lấy bàn tay của kẻ đã từng làm khổ bà vàgia đình bà. Bà cảm thấy trút hết mọi hận thù trong lòng bà. Bànói như sau: “Tôi khám phá ra rằng khi Chúa dạy chúng ta yêuthương kẻ thù chúng ta thì Ngài cũng ban cho chúng ta chínhtình yêu của Ngài”.

Cử chỉ cao đẹp và vương giả nhất trong cuộc đời của

Chúa Giêsu có lẽ là lúc trên Thập Giá khi Ngài mở miệng nóinhững lời tha thứ cho những kẻ đang hành hạ Ngài. Đó chính làlúc Ngài thực hiện sự giao hòa giữa Thiên Chúa và con ngườivà giữa con người với con người. Với cử chỉ vương giả ấy,Chúa Giêsu đã trở thành con người mẫu mực. Nơi con người ấycó sự hài hòa hoàn toàn với Thiên Chúa, với tha nhân và trongchính bản thân.

Quả thực, sự tha thứ vừa đưa con người đên gần vờiThiên Chúa, với tha nhân vừa trút bỏ được gánh nặng của hậnthù và đem lại niềm vui cho tâm hồn. Bí quyết hạnh phúc đíchthực của con người chính là lòng tha thứ. Đó là cánh buồm cóthể giúp con người lướt thắng được bao sóng gió trong cuộcsống.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 403: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 403/610

Truyện kể Giáo lý 403

Lạy Chúa, cuộc sống khó khăn hiện tại khiến chúng conkhông tránh được những va chạm và xúc phạm đến nhau. Xingiúp chúng con luôn ý thức rằng chúng con chỉ cảm thấy bìnhan và hạnh phúc đích thực khi chúng con biết tha thứ cho nhau.

482. HOA THƯƠNG KHÓHoa thương khó là một loại hoa đặc biệt ở Hoa Kỳ, mọc

nhiều ở tiểu bang Virginia.Hoa được các Linh Mục Tây Ban Nha đặt tên. Nhìn bông

hoa, chúng ta dễ dàng liên tưởng đến việc Chúa chịu đóng đinh.

 Năm đầu nhụy hoa tượng trưng năm dấu đóng đinh và ba nuốmlà ba cái đinh. Có năm cánh hoa và năm lá đài, tổng cộng là 10,tượng trưng cho 10 thánh Tông Đồ mà Chúa hiện ra lần đấu saukhi Ngài sống lại. (Theo Phúc Âm thánh Goan, thiếu thánhTôma và Ítcariốt). Vòng hoa giống như viền tua là triều thiên bằng gai, lá là tay bọn người bắt Chúa, những tua râu là đòn roi.

Đặc điểm cua hoa thương khó là loại cây bò thấp với lá có ba khía, bông có màu trắng xanh, trái tròn to bằng quả trứng gàcó thể ăn được. Ở Nam Mỹ, trái còn to hơn.

483. CHÚNG TA CẦN MANG GÌ ĐẾN?Một người bị cảm cúm đến hiệu thuốc mua thuốc uống.

Ông nghèo, ăn mặc lôi thôi, nói: “Xin ông bán cho tôi ít thuốccảm cúm”. Người bán thuốc hỏi: “Ông mang theo toa của bácsĩ không?” Người ấy đáp: “Không, tôi không có toa bác sĩ,

nhưng tôi mang bệnh đến đây để ông chữa”. Biết bao lần kẻ cótội đến với Chúa với lời lê khai tội lỗi. Chúa còn cần hơn thếnữa. Chúa đòi hỏi ta đem thân xác linh hồn ăn năn thống hối đểChúa tha thứ xác hồn tội lỗi của ta.

484. TÔI ĐÁNG TỘITrong rừng rậm Châu Phi, một nhà truyền giáo chuẩn bị

giảng về Đức Kitô cho một đám thính giả chưa có đạo. Mọingười tụ họp dưới ánh trăng, trên một khoảng đất rộng. Nhà

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 404: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 404/610

Truyện kể Giáo lý 404 

truyền giáo say sưa kể họ nghe cuộc đời sống động của Chúa,những phép lạ người đã làm, Ngài hy sinh chính bản thân Ngàitrên cây Thập Giá để cứu chuộc con người. Ngồi ở hàng đầu là

viên tù trưởng. Ông chăm chú lắng nghe lời giảng. Khi nhàtruyền giáo: “Xin dừng lại! Hạ xác Chúa xuống đi. Chính tôi làkẻ tội lỗi, tôi phải bị đóng đinh chứ không phải Chúa!”. Ôngchứng minh ông là người có rất nhiều tội, còn Chúa là Đâng vôtội. Phải, Chúa Giêsu thay thế chúng ta, chết vì chúng ta. ThánhKinh nói” Chúa Kitô chết vì tội lỗi chúng ta, cho người lànhcũng như kẻ dư, Ngài giao hòa chúng ta lại với Thiên Chúa”.

Có khi nào chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã chết thay chochúng ta chăng?.

485. KHÔNG CHỈ LÀ ĐỒNG HỒMục sư Thomas K. Beecher không chỉ được sự lừa dối,

dù dưới hình thức nào. Ngài thấy một đồng hồ nhà thường chạyquán nhanh hoặc quá chậm. Ngài liền treo một tấm bảng lêntường gần đồng hồ, ghi mấy chứ: “Đừng đổ thừa tay tôi- Sự

 phiền toái nằm sâu hơn”. Ngài muốn nói khi sự phiền toái ở vớita, thì tay ta, chân ta, miệng ta, ý nghĩ của ta sẽ sai trái. Sự phiền toái ở sâu đến nổi chỉ có phép lạ của Chúa mới chấm dứtđược. Tội lỗi nằm sâu, nhưng Chúa Kitô còn ở sâu hơn.

486. XÂM TÊNMột thanh niên bị trọng thương đưa gấp vào bệnh viện.

Khi bác sĩ xem xét các vết thương, bác sĩ nhận thấy có tênChúa Giêsu xâm thật đẹp ở phần ngực người thanh niên. Cô ýtá, đứng bên cánh bác sĩ nói: “Tôi ngạc nhiên lắm nếu nó nằmsâu hơn da”.

Đạo chúng ta, nếu muốn sinh hoa trái thì phải chân thành, phải ở sâu hơn da. Đạo phải đi sâu tận tâm can.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 405: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 405/610

Truyện kể Giáo lý 405

487. NÉT NỔI BẬT Nhà danh họa Leonarado da Vinci (1452-1549), người Ý,

đã vẽ tuyệt tác “Bữa Tiệc Ly”. Khi đang vẽ, có người bạn đến

thăm, xem bức họa và nhận định: “Đối với tôi, điểm nổi bậtnhất trong bức tranh là cái ly uống nước”. Nghe vậy, nhà danhhọa cầm cọ vẽ và xóa ngay hình cái ly. Người bạn hỏi lý do,Vinci đáp không dự: ‘Tôi chỉ muốn khi người ta xem bức tranhnày, người ta chú ý nhất đến gương mặt của Chú mà thôi.

489. CHÚA HẰNG SỐNG

Một em bé hỏi mẹ: “Chúa hằng có đời đời phải khôngmẹ?” Bà mẹ im lặng cầu nguyện một chút, rồi tháo chiếc nhẫncủa của bà, trao cho con xem và hỏi nó: “Con thấy cái nhẫn này bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào không?”

Lát sau đứa con đáp: “Con không biết” Bà mẹ nói tiếp:“Chúa cũng thế. Chúa tự mình mà có, Ngài hằng hữu. NơiChúa không có bắt đầu và không có kết thúc. Con đã hiểuChưa”.

490. VỊ GIÁO TRƯỞNG IM LẶNGMột người lính đạo Do Thái đến dự một buổi lễ Công

Giáo, anh nghe giảng giải về lời dạy của Chúa Giêsu Kitô. Khitrở về anh đến gặp vị giáo trưởng Do Thái và nói: “Thưa Thầy,người Kitô giáo nói rằng Đức Kitô đã đến thế gian rồi, cònchúng ta thì Ngài Chưa đến”. Vị giáo trưởng nói: “Đúng vậy,

Đức Kitô chưa đến trần gian, con à”. Người lính mởi hỏi lại:“Sau nầy khi Đức Kitô chúng ta đến, Ngài sẽ có gì giống ĐứcGiêsu Kitô không?”.

Không hiểu vị giáo trưởng sẽ trả lời như thế nào.

491. CHỈ THẤY BỀ NGOÀIMột thanh nữ, trước đây đã đính hôn với nhạc sĩ thiên tài

Mozart (1756-1791), nhưng rời từ hôn với chàng, khi cô thấy

nhiều khác đẹp trai, cao ráo, ăn nói dễ thương hơn Mozart. Cô

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 406: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 406/610

Truyện kể Giáo lý 406 

chê chàng ốm yếu, nhỏ người, mãi sau này khi Mozart trở nênnổi danh khắp nơi, cô mới lấy làm tiếc là đã từ hôn với chàng.Cô nói: “Trước đây tôi chưa thấy gì thiên tài ở anh ấy, tôi chỉ

thấy ốm yếu, nhỏ người thôi”.Tiên tri Isaia cũng nói như thế về việc thế gian không

nhìn nhận Đức Kitô. Đây là lời của tiên tri: “Ngài chẳng cóhình dung, chẳng có gì đẹp đẽ. Khi chúng ta thấy Ngài, khôngcó chi tốt đẹp cho ta yêu thích. Ngài đã bị người ta khinh chê vàchán bỏ” (Isaia 53,2). Người ta sẽ kinh ngạc vô cùng, khi saunày sẽ xem thấy vẻ đẹp uy nghi cao cả của Ngài.

492. CUỘC ĐỜI VÀ ÁNH SÁNGCuộc đời chúng ta như mặt đồng hồ. Hai kim là bàn tay

của Chúa, kim ngắn là bàn tay kỷ luật, và kim dài là bàn taythương xót. Tuy chậm và chắc, kim ngắn vẫn chạy, và Chúa nóivới chúng ta ở đầu mỗi giờ. Còn kim dài, bàn tay thương xótchạy nhanh chứng tỏ Chúa thương xót chúng ta 60 lần trongvòng một bàn tay của bàn tay kỷ luật. Cả hai bàn tay đều chạy

nhanh về một điểm chắc chắn: Đó là Trái tim của Thiên ChúaTình Yêu.

493. KHÔNG XỨNG ĐÁNGMột bà mẹ đến gặp Hoàng đế Napoleon để xin Hoàng đế

đại xá cho con mình.Hoàng đế nói cho bà biết con bà phạm tội lần thứ hai, tội

đáng chết chứ không tha được. Bà mẹ đáp: “Tâu hoàng thượng,tôi không xin sự công bình, tôi chỉ xin lòng thương xót của Ngài”. Vua nói: “Con bà không đáng hưởng lòng thương xót”Bà van lớn: “Tâu hoàng thượng, nếu con tôi không đáng đượchưởng lòng thương xót thì xin cho tôi được hưởng nhờ lòngthương xót của Ngài” Vua liền phán: “Được, vì bà mà ta tỏlòng thương xót”. Và con bà được tha tội chết.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 407: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 407/610

Truyện kể Giáo lý 407 

494. VỊ THẨM PHÁN NỘP TIỀNTại thành phố nọ, có người Công Giáo đạo đức được bầu

làm thẩm phán tòa án. Một ngày nọ, ông làm chánh án xử một

án mà bị cáo là người bạn thời thơ ấu của ông. Bị cáo phạm tộitheo luật nhà nước và theo lý là bị xử nặng. Nhiều người biếtmối quan hệ bạn bè giữa hai người, tin là thể nào bị cáo cũngđược xử nhẹ, vì chánh án có lòng thương xót đối với bị cáo. Nhưng họ rất kinh ngạc biết bị cáo phạt một số tiền lớn. Họ lạicàng thêm ngạc nhiên khi thấy vị chánh án sau khi tuyên ánxong, đã đến bàn vị chấp hành viên, rút tiền trong túi ra nộp

tiền phạt cho chấp hành viên. Ông đã làm tròn bổn phận củangười chánh án theo luật pháp nhưng ông cũng tỏ lòng thương bạn bằng cách nộp phạt tiền giùm cho bạn. Chính điều này đãlàm cho kẻ phạm tội xúc động, ăn năn hối lỗi.

Chúa Giêsu đã hiến mình cho chúng ta, còn chúng ta cótận hiến cho Ngài chăng?

495. HẠNH PHÚC SAN SẺ

Bà Ann Nichols, tác giả vỡ kịch nổi tiếng Abie’s IrishRose, vở kịch rất thành công trên sân khấu New York, đã trở lạiđạo Công Giáo. Khi bà rước lễ lần đầu, đứa con trai 10 tuổi của bà đã là người Công Giáo trước bà, nói với bà:

“Con phải nói với mẹ là con hạnh phúc biết bao, khi cuốicùng khi thấy mẹ san sẻ một Chúa nhân từ với con.

496. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚAMột mục sư Tin Lành, phái Trưởng Lão, kể câu chuyện

sau đây:Có gia đình Công Giáo sống không xa nhà thờ của ông

 bao nhiêu. Đó là đôi vợ chồng già có người cháu tên George, ở xa trên đồi. Một ngày nọ, George mới hơn 4 tuổi, đi thăm ông bà. Trẻ George được giáo dục để vào viếng Chúa tại bất cứ nhàthờ nào bé đi qua.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 408: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 408/610

Truyện kể Giáo lý 408

Khi bé đi thăm ông bà, bé thấy có nhà thờ bên kia đườngvà bé quyết định vào viếng Chúa. Nhưng cửa nhà thờ đóng. Bécố đẩy, kéo cửa nhưng vô hiệu. Nếu bé không vào được bên

trong, bé có thể cầu nguyện từ bên ngoài. Nghĩ như thế, bé quỳxuống bậc thềm nhà thờ, cúi đầu và đọc một kinh ngắn.

Vị mục sư quan sát sự việc từ đầu đến cuối từ cửa sổ phòng làm việc. Ông cảm kích đến nỗi ông đã kể lại với cộngđoàn giáo hữu trong bài giảng. Cả cộng đoàn quyết định từ naykhông đóng cửa nhà thờ ban ngày nữa. Ngoài cửa, có bảng nhỏcó ghi mấy chữ “Hãy mở cửa để cầu nguyện !”

497. HỒNG ÂN QUÝ GIÁMột lần nọ, chân phướ Balthasar Alvarez quỳ gối cầu

nguyện trước Mình Thánh Chúa. Chúa Yeessu lấy hình em béhiên ra với Ngài, hai tay đầy kim cương vàng bạc. Bé Yeessuthốt lên:

- Ồ, nếu ta kiếm được người nào để tặng các hồng ân quýgiá đây!

498. XIN Ý CHÚAKhi Tổng thống Cộng hòa Áo mời ông Engelbert Dollfuss

giữ chức vụ Thủ tướng, ông đã trả lời:- Xin Tổng thống cho tôi suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trả lời.Suốt đêm Dollfuss quỳ gối trước Mình Thánh xin Chúa

hướng dẫn ông trong quyết định trọng đại ấy. Sáng hôm sau,ông thấy rõ ràng là ông có thể đảm trách chức vụ Thủ tướng.Ông trả lời thuận với Tổng thống. Ông rất khôn khéo và trungthực trong chức vụ tế nhị, điều ấy chứng tỏ Chúa luôn phù hộông.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 409: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 409/610

Truyện kể Giáo lý 409

499. TA CHẾT THÌ MÀY CŨNG CHẾT… Một người lính Mỹ nói: “Tao chết thì mày cũng chết”.

Anh Can-vơ-hách-tô vừa nhào tới dùng lưỡi lê đâm chết ngườilính đang lục soát nơi anh trú ẩn, sắp sửa nhìn thấy anh. Anh làmột quân nhân duy nhất còn sống sót sau trận đánh dữ dội giữaquân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản trên một hải đảo giữa Thái BìnhDương trong thời thế chiến thứ II. Anh đã không ngần ngạiđâm chết người lính Nhật để được sống còn. “Tao chết thì màycũng chết”. Thế nhưng anh đã nhanh tay hơn nên anh sống và

người lính kia phải chết. Tiếng hét của anh đã được chọn làmđề cho một cuộn phim khá nổi tiếng được trình chiếu khắp nơitrên thế giới.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, anh được giải ngũ. Anhchán ngán cảnh bạo lực giết nhau. Để dành sự sống cho mìnhnên rút lui đến một thành phố xa lạ, và hằng ngày vui đùa với

người cháu. Nhưng một hôm, khi đang dừng chân uống cà phênơi quán bạn thân thì một toán du đảng có võ trang nhào vôcướp của, bắn chết người chủ quán. Bọn cướp không kịp chú ýđến anh đang đứng sát bức tường nhưng anh được nhìn thấy rõràng dung mạo từng người trong bọn cướp. Đây là một nhómdu đảng trong vùng mà không một ai dám chống lại hay thưakiện với cảnh sát. Thế nhưng anh Can-vơ-hách-tô không sợ,

anh đến trình cảnh sát, mô tả dung mạo người trong bọn. Cảnhsát tìm bắt. Bị động, nhóm du đảng điều tra biết anh là người đãthưa cảnh sát nên họ nhất quyết phải giết cho được anh. Lầnđầu tiên, họ kéo đến nhà, nhưng anh Can-vơ-hách-tô và giađìnhvắng mặt nên bọn cướp chỉ bắn hư các cửa sổ để hăm dọarồi rút lui. Họ viết vài chữ vào tường cho biết là sẽ trở lại đểgiết anh.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 410: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 410/610

Truyện kể Giáo lý 410

Sở dĩ bọn du đảng lộng hành như vậy là bởi vì họ có ănchia với ông cảnh sát trưởng thành phố. Vả lại, vì tham nhũnghối lộ nên cảnh sát trưởng cũng ngấm ngầm đồng ý cho bọncướp giết anh để khỏi phiền phức thưa kiện.

Trong cơn tuyệt vọng, anh không còn giải pháp nào hơnlà phải dùng đến vũ lực. Anhkhoong còn tin tưởng vào hệthống pháp lý có sức mạnh bảo vệ mạng sống của anh nữa. Anhxuống hầm nhà tìm lại khẩu súng đời chiến đấu xa xưa của anhvà một số đạn được chuẩn bị cho cuộc bắn nhau.

“Tao chết thì mày cũng chết”. Với hết tài năng và kinhnghiệm chiến trường, anh đã lần lượt hạ hết bọn cướp trước sựkinh ngạc của cảnh sát vừa kéo đến đóng kịch giữ trật tự saukhi cuộc bắn nhau đã chấm dứt.

Con người là chó sói của nhau. Con người phải giết chết

người khác để cho mình được sống. Đây là một tâm thức khá phổ biến không những thời xa xưa mà ngay cả thời hiện đạichúng ta. Hằng ngày, các phương tiện truyền thanh và truyềnhình nhắc đến không biết bao nhiêu cảnh bạo lực, chiến tranh,giết người. Nhiều người vui mừng vì đã giết chết được nhiềungười khác. Nếu quả thật, xã hội chúng ta được xây dựng trênthực trạng này, trên bạo lực giết nhau thì sớm muộn gì xã hộicũng sẽ bị tan rã, dường như không thể nào sống tinh thần yêuthương, tha thứ của Đức Kitô được nữa. Nhưng chúng ta là conngười Kitô không được phép đầu hàng. Khẩu lệnh của ĐứcKitô là: Hãy yêu thương và hãy tha thứ. Yêu thương cả kẻ thù.

Phúc Âmtheo Thánh Mattheu 5, 38-48 đã ghi lại nhữnglời dạy của Chúa Giêsu mà trong giây phút này chúng ta hãylắng nghe và đối chiếu với thái độ sống của mình.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 411: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 411/610

Truyện kể Giáo lý 411

Chúa Giêsu phán: “Anh em đã biết có luật rằng: Mắt đềnmắt. Răng đền rang. Song ta bảo: Đừng đối nghịch với kẻ hungác (quyền hành). Trái lại, nếu bị người ta vả má phải thì hãy giơ má trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện con để lấy áo trong thì hãytrao cả áo ngoài cho kẻ ấy. Và ai muốn bắt con đi một dặm thìhãy đi với kẻ ấy hai dặm. Ai xin con hãy cho. Ai mượn conđừng từ chối.

Anh em có biết luật rằng: Con hãy yêu anh em mình vàghét thù địch. Song ta bảo: Anh em yêu kẻ thù địch và hãy làmơn cho kẻ ghét anh em. Hãy cầu nguyện cho kẻ bắt bớ và bỏ vạcho anh em. Như thế, anh em được nên con cái Cha ở trên trờilà Đấng làm cho mặt trời mọc lên cho kẻ lành và kẻ dữ, cùnglàm mưa xuống cho kẻ công chính và kẻ gian ác. Nếu anh emyêu kẻ yêu mình thì anh em có công phúc gì? Những người thuthuế chẳng làm như vậy sao? Vậy, anh em hãy nên trọn lành

như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành.Lạy Chúa, xin dạy con sống yêu thương, tha thứ cho anh

chị em như Chúa đã dạy và làm gương.

500. HOÁN CẢI MỘT TÂM HỒNThánh Gioan, tác giả Tin Mừng thứ 4, sau 3 năm bị lưu

đày ở đảo Patmos, Ngài trở về Epheso và được biết chuyện vềchàng trai mà Ngài từng đặt kỳ vọng rất nhiều tại cộng đoànnày. Hiện, anh ta đã sa ngã và trở thành một thủ lãnh trộm cướprất khét tiếng. Thánh Gioan già yếu một mình chống gậy tìmlên ngọn núi sào huyệt. Mới đến lưng chừng núi thì ông lão bị bọn thủ hạ bắt trói dẫn về cho thủ lãnh. Vừa gặp mặt, chàng traiđã giật mình kinh sợ vì nhận ra thầy cũ của mình. Thánh Gioansau khi được cởi trói, Ngài ôn tồn khuyên nhủ : “Này con yêu

của thầy, sao con lại tránh nhìn vào mắt thầy ? Bây giờ đứng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 412: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 412/610

Truyện kể Giáo lý 412

trước mặt con, thầy chỉ là một con người già yếu và không thểtự vệ được cơ mà…”. Ngài thinh lặng một lúc rồi nói tiếp :“Con đừng sợ, tội lỗi con chắc chắn đã được tha. Chính thầy đã

xin điều ấy cùng Chúa Giê-su đầy lòng thương xót cho con rồi.Thôi, con cùng với các bạn con hãy rời bỏ nơi đây mà theo vềvới thầy nhé”. Chàng trai quỳ xụp xuống, xấp mình khóc lóctrong niềm vui được hoán cải và tha thứ. Sau đó, mọi ngườiđược chứng kiến một cảnh lạ lùng : Một ông lão dìu một chàngtrai xuống núi, theo sau là tất cả thủ hạ trong băng cướp…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 413: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 413/610

Truyện kể Giáo lý 413

MA QUỶ

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 414: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 414/610

Truyện kể Giáo lý 414 

501. KHI SATAN ĐẾN GẦNMột thiếu nữ Công Giáo, khi được hỏi quỷ Satan có cám

dỗ nàng điều xấu không và làm thế nào nàng tránh được sự xấu,

đã trả lời rất thản nhiên: “Tôi biết ma quỷ rất muốn làm cho tôivề phe nó, nên khi nó gõ cửa linh hồn tôi, tôi nói ngay: “LạyChúa Giêsu, có phải Chúa gõ cửa nhà con không?” Nghe đếntên Chúa Giêsu, quỷ Satan vội cút ngay.

502. QUỶ LÀ AI?Trong Kinh Thánh, ma quỷ được gọi bằng nhiều tên:

1. Thần của vực thẳm (Khải Huyền 9,11)2. Kẻ tố cáo (Khải Huyền 12,10)3. Bêlian (II Corinto 6,15)4. Kẻ thù (I Phêrô 5,8)5. Con thú (Khải Huyền 19,19)6. Benzêbút (Matthêu 12,24)7. Kẻ lừa dối (Khải Huyền 12,9)8. Con rồng (Khải Huyền 12,7)

9. Ác thần thế gian (II Corinto 4,4)10. kẻ nói dối và sát nhân (Gioan 8,44)11. Con rắn (Khải Huyền 12,9)12. Kẻ cai trị thê gian (Gioan 12,31)13. Kẻ cám dỗ (I Thess 3,5)14. Tà thần không trung (Eph 2,2)

503. CÂU HỎI THỰC TẾMột bé trai có gì thắc mắc thường hỏi cha em. Một hôm,

em hỏi cha:- Ba ơi, quỷ Satan lớn hơn con không?- Lớn hơn, con ạ.- Nó lớn hơn ba không?- Lớn hơn.Đứa bé suy nghĩ một hồi rồi hỏi tiếp:

- Nó lớn hơn Chúa Giêsu không, hở ba?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 415: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 415/610

Truyện kể Giáo lý 415

- Không, con ạ.Chúa Giêsu lớn hơn nó rất nhiề.Đứa bé cười và nói với cha cách xác quyết:- Vậy thì con không sợ quỷ đâu.

504. SỰ THƯƠNG XÓTTổng thống Ápraham Lincoln (1809-1865) của Hoa kỳ,

trong thời kỳ nội chiến, thường đến thăm các bệnh viện, ủy lạocác thương bệnh binh. Có lần Tổng Thống đến thăm một ngườilính trẻ, chân bị bó bột, tinh thần xuống dốc rõ rệt. Ông hỏi:“Bạn cần tôi giúp gì chăng?” Anh lính đáp: “Nhờ ông viết giùmtôi một lá thư gửi mẹ”. Ông đã viết theo lời đọc của người lính:“Mẹ kính mến, bị thương nặng nhưng may mắn còn sống. Conđã cố gắng làm tròn bổn phận. Bác sĩ bảo chắc chắn con sẽkhông lành được. Cầu Chúa chúc lành cho ba và mẹ. Cho conhôn Maria và Gioan”. Cuối lá thư ông ghi thêm “Thư ÁprahamLincoln viết”. Khi anh lính trẻ đọc lại lá thư, anh rất kinh ngạcthấy tên Tổng Thống nước mình được ghi ở dưới, anh nhìnTổng Thống với lòng kính phục và hỏi: “Ngài là Tổng Thống?”

 – Vâng, con biết ta là Tổng Thống rồi, vậy con còn nhớ Ta giúpgì nữa không?” Người lính đáp nhỏ nhẹ: “Xin Ngài nâng đỡ chân đau của con”. Tổng Thống ngồi xuống giường bên cạnhanh, với tấm lòng của người mẹ thương con, ông đỡ chân ngườilính suốt đêm không ngủ. Thật là tâm hồn vĩ đại.

Đức Kitô là Vua các vua, Ngài đã nâng đỡ ta trong lúcsầu khổ, đã âu yếm an ủi ta trong lúc ta bị hoạn nạn.

505. NGƯỜI Ả RẬP GẶP NGƯỜI DO THÁIMột đoàn khách du lịch kể câu chuyện sau:Họ đi thăm Palestine trên chiếc xe do một tài xế người Á

rập lái. Trên đương họ gặp một chiếc xe bị hỏng máy, xe domột người Do thái lái. Người Á rập dừng lại và giúp sữa chiếcxe kia, nhưng máy vẫn không nổ vì thiếu phụ tùng. Khi đến nơihọ chào từ giã nhau. Đoàn khách du lịch rất ngạc nhiên và hỏi

người tài xế khi họ tiếp tục cuộc hành trình: “Chúng tôi nghe

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 416: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 416/610

Truyện kể Giáo lý 416 

nói người Á rập và người Do thái không thân thiện với nhaumà”. Người tài xế Árập đáp thản nhiên: “Ồ, nhưng tôi là ngườiCông Giáo”.

506. KHÁC ĐÔI BÀN TAYVị truyền giáo ở Châu Phi kể: “Tôi thấy rất nhiều người

 bị bệnh không đến bệnh việc của chính phủ mà cứ đến bệnhviện của các nhà truyền giáo, dù phải đi thật xa, có khi phải điqua trước mặt bệnh viện nhà nước nữa. Tôi hỏi họ sau bao lầnsuy nghĩ đắn đo: “Tại sao các ông bà không đến bệnh viện nhànước, vừa gần mà thuốc men cũng giống với thuốc men cua bệnh viện các Cha?” Họ đáp không suy nghĩ: “Thưa Cha, thuốcmen có thể giống nhau nhưng khác là khác bàn tay khám bệnhsăn sóc.

507. BẠN LÀ DA ĐENTấm lòng thương mến giúp đỡ người khác màu da được

thể hiện qua câu chuyện sau:

Vào một đêm nọ, người da đen đi theo đường só 42, NewYork, từ nhà nho đến khách sạn, hai tay xác hai vali đồ đạc thậtnặng. Bỗng nhiên một bàn tay đặt trên chiếc vali và giọng nóicủa một người trẻ vang lên: “Anh bạn ạ, Chiếc vali nặng quá,anh để tôi xách giùm một chiếc, tôi cùng đi một đường vớianh”.Người da đen phản đối, nhưng người trẻ cứ giằng vali đểxách. Họ cùng đi với nhau trọn con đường dài, nói chuyện rấtthân tình vui vẻ.

 Người thanh niên tốt bụng ấy là ai? Cũng người da đentrên đã thổ lộ danh tánh: “Đây là lần đầu tiên tôi gặp được ôngTheodoge Roosevelt (1859-1919) sau này là Tổng Thống HoaKỳ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 417: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 417/610

Truyện kể Giáo lý 417 

508. ĂN CẮP CỦA CHÚAMột Linh MụcTrung Hoa, khi giảng về ngày nghỉ Chủ

 Nhật, đã dùng hình ảnh sau đây:

 Người nông dân di chợ mang theo 7 đồng tiền. Gặp mộtkẻ ăn xin, ông bố thí cho 6 đồng, giữ lại cho mình một đồng. Nhưng kẻ ăn xin, thay vì cám ơn người cho đã đi theo người tốt bụng để lấy cắp đồng tiền còn lại. Đáng thương thay!

Chúa cho chúng ta 6 ngày làm việc rồi, còn một ngày củaChúa và để chúng ta nghỉ ngơi, vậy ta còn ăn cắp của Chúangày Chủ nhật là gì nữa.

509. DỤ NGÔN NGÀY NGHỈCó chuyện dụ ngôn kể rằng 7 anh em nhà kia chung sống

với nhau vui vẻ. Họ chia nhau 6 người lao động bên ngoài, cònmột người lao động công việc bếp núc cho 6 anh em. Cuộcsống êm đêm trôi qua. Đến một hôm, 6 người không chị chongười thứ 7 ở nhà làm nội trợ nữa, mà đòi anh ấy cũng ra laođộng bên ngoài nốt . Kết quả thế nào? Chiều lao động về, 7

người đói bụng meo, nhìn nhau không nói, rồi buồn bực cải lẫynhau. Họ bàn bạc và quyết định trở lại đường lối cũ là mộtngười làm nội trợ và 6 người ra làm nội trợ bên ngoài.

Chủ nhật là ngay để đưa lại ánh sáng, tiện nghi, sức mạnh, phấn đấu cho 6 ngày trong tuần. Nếu bỏ ngày Chủ nhật, thì 6ngày kia sẽ không còn ơn lành Chúa ban.

510. SÁU NGÀY ĐÃ ĐỦCó người hỏi một danh họa: “Ông vẽ vào ngày Chủ nhật

không?”Ông đáp:- Nếu tôi không kiếm đủ tiền sinh sống trong 6 ngày làm

việc, thì tôi cũng không thể kiếm đủ tiền sống trong 7 ngày làmviệc được.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 418: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 418/610

Truyện kể Giáo lý 418

511. YÊU NGƯỜI CHƯA BIẾT- Ba ơi, ba yêu Chúa không? Bé Mi nói với ba em, một

người khô đạo.

- Con ạh, Đức Giêsu đã chết lâu lắm rồi, từ thuở xa xưa. Ngài bị chết trên cây thánh giá, và cuộc đời Ngài thế là hết.

 Nhưng Chúa đã sống lại, và làm nhiều phép lạ mà khôncó ai làm được. Nếu Ngài không còn sống ngày nay, chúng tacũng không sống được, vì chính Ngài ban cho ta sự sống vàmọi sự, phải không ba?.

- Nhưng làm sao ba yêu Người. Ngài là Đấng, ba không

thấy, hả con? Con biết gì kể cho ba nghe với?Bé Mi lúc đầu chưa biết trả lời thế nào, ba em có vẻ bằnglòng vì mình đã hỏi con một câu hóc búa. Lát sau bé Mi hỏi ba:

- Ba nè, khi mẹ chết con được mấy tuổi hả ba?- Con mới được 6 tháng.- Như vậy là con có thể nói là con chưa bao giờ thấy mẹ

và con không nhớ gì đến mẹ cả. Nhưng ba ạ, ba đã cố gắnghướng dẫn con yêu mến mẹ con, bằng cách biết bao lần ba kể

cho con nghe các mẫu chuyện về mẹ, mẹ yêu con thế nào, mẹsăn sóc con ra sao. Và chính nhờ ba con yêu mến mẹ, nhớ mẹluôn, mặc dầu con chưa hề thấy mẹ.

 Nghe đến đây, ba của bé Mi đã chảy nước mắt, ông ômem vào lòng, hôn em và nói: “Con ơi, Chúa đã nhờ con nói với ba, con cầu nguyện cho ba. Con hãy xin Chúa ban cho ba mộttâm hồn mới, một tâm hồn biết yêu mến Chúa Giêsu”.

Lời cầu nguyện của Bé Mi đã được Chúa thương nhậmlời.

512. CHÀNG YÊU NÀNG RA SAO?Một thanh niên yêu một cô gái. Chàng dành trọn nhiều

 buổi tối để tỏ tình với nàng, để thấy rằng chàng yêu nàng trọnvẹn. Có lần chàng đã nói với chàng sống không thể thiếu nàng,chàng sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu vì nàng, chàng có thể nhảy

vào lửa vì nàng, sẵn sàng chết cho nàng. Thế nhưng, khi từ giã

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 419: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 419/610

Truyện kể Giáo lý 419

nàng ra về để hẹn hôm sau nữa, chàng nói: “Em yêu ơi, tối maianh sẽ lại đến thăm em, chúng mình tha hồ tâm sự, nếu trờikhông mưa”.

Bạn thấy không, chàng sợ mưa chứ đâu sợ chết vì nàng.Bạn và tôi, biết bao lần chúng ta nói yêu mến Chúa, nhưng lạichối Chúa trong hành động. Thánh Gioan nói: “Ta đừng nói bằng lời bằng lời bằng lưỡi, nhưng yêu bằng hành động và chânlý”.

513. HỌ YÊU VUA TRỌN VẸNMột chính khách nổi tiếng Nhật bản đã có lần nói:

“Chúng tôi không thờ phượng Hoàng đế chúng tôi, chúng tôiyêu mến Ngài trọn vẹn”. Một ngày kia vị chỉ huy trước cảngArthur tuyển những cảm tử quân để cắt hàng rào kẽm gai. Ôngnói: “Các anh đi là không trở về, các anh mang theo sung, bòvào hàng rào kẽm gai. Các anh sẽ bị chết khi cắt kẽm gai vì bịmìn. Những cảm tử quân khác sẽ thay chỗ các anh và cắt tiếpkẽm gai. Rồi sẽ chết. Những người khác tiếp tục cắt hết hàng

rào kẽm gai. Các anh nên biết rằng trên thi thể anh hùng củacác ạnh quân đội Nhật hoàng sẽ đi đếm chiến thắng”. Có nhữngtrung đoàn cảm tử quân đã hăng hái hy sinh cái chết của mìnhđể làm nên chiến thắng.

 Nếu các bạn Kitô hữu cũng yêu mến Chúa như chúng tôi,yêu mến Nhật hoàng của chúng tôi, thì chắc chắn thì các bạnđưa cả thế giới này về cho Chúa.

514. YÊU NGƯỜI XẤU HỔMột người đàn bà nghèo,rách rưới được dẫn đến đồn cảnh

sát. Bà dơ dáy, phạm tội, khóc lóc thảm thiết vì hết hy vọng.Một người phụ nữ Công Giáo trông thấy bà, nhờ lòng mếnChúa, nên cảm động, đến lau chùi cho bà và hôn bà. Bà chưađược ai săn sóc, thương mến trong những năm qua. Bà xúcđộng nhiều. Sau khi được thả ra, bà được về nhà người Công

Giáo ấy để phục hồi sức khỏe.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 420: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 420/610

Truyện kể Giáo lý 420

 Người Công Giáo càng mến Chúa nhiều thì càng quantâm thương yêu tha nhân, nhất là những người xấu hổ, bị bỏ rơicùng cực.

515. KẺ NGỒI BÊN CẠNHMột phạm nhân bị kết án tử hình chờ đợi ngày ra pháp

trường. Cha tuyên úy đến khuyên bảo anh, nhưng mọi nổ lựccủa cha không hề lay chuyển nổi sự cứng đầu vô tâm của anh.Trở về nhàm, Cha tiếp xúc với một giáo dân đạo đức. Câuchuyện xoay quanh người tử tù. Người giáo dân nói sẽ đi vớiCha đến an ủi người tù ấy. Người giáo dân đã ngồi bên cạnhngười tù, nắm tay anh và đơn sơ nói: “Chỉ vì quá yêu mà Chúađã gửi con Ngài đến trần gian để chết cho những người tội lỗinhư tôi và như anh, phải không anh” Một lát sau, người tù bậtkhóc, tâm hồn anh đã rung động, anh nói: “Khi Cha tuyên úynói chuyện với tôi, tôi thấy có một khoảng cách xa giữa tôi vàCha, nhưng khi người bạn tốt kai đến ngồi bên tôi, nói chuyệnthân mật với tôi và đặt cho tôi câu hỏi lớn lao mà gần gủi trên

đây, thì tôi không thể cởi mở tâm hồn mình ra được. Tình yêumến đã chiến thắng tất cả”.

516. KHÔNG ÍCH KỈĐức Cha Thoburn là một trong những vị truyền giáo lừng

danh nhất thế giới đã phục vụ hơn 50 năm ở Ấn độ và vùngViên Đông. Nhưng thế giới sẽ không biết đến Ngài nếu khôngnhờ công lao anh ruột của Ngài. Người anh đã từng lao độngrất vất vả, từng hy sinh thời giờ sức khỏe của mình để nuôi emăn học, đi tu và làm nhà truyền giáo. Người anh ấy như Anrêem của thánh Phêrô, đã không nổi tiếng, mà chỉ sống âm thầmkhiêm hạ. Anh vẫn ở nhà quê lao động, còn em mình thì nổitiếng khắp nơi.

 Những người không làm được những việc cao cả, có thểgiúp đỡ người thân của mình để họ làm việc lớn. Tình thương

là hy sinh, là quên mình, là không tính toán.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 421: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 421/610

Truyện kể Giáo lý 421

517. SỰ KIÊN NHẪN CỦA TÌNH THƯƠNGMột thiếu nữ phải bỏ nhà ra đi cha cô là người nghiện

rượu nặng. Co trở lại đạo và muốn trở về lại gia đình để khuyên

 bảo cha mình từ bỏ tật nghiện ngập.Có người hỏi cô:- Cô sẽ làm gì nếu cha cô cương quyết không nghe lời cô- Tôi sẽ cố gắng nói nữa.- Nhưng nếu cha cô làm cô mất bình tĩnh và trả lời xấc

xược với ông, thì cô làm sao?- Tôi sẽ cầu nguyện nhiều hơn.

- Còn nếu cha cô đánh đập cô, thì cô có bỏ ông mà đi nữakhông, và cô sẽ làm gì hơn?- Tôi sẽ yêu mến cha tôi hơn nữa.Sự bền chí của cô đã thắng. Nhờ tình thương và lời cầu

nguyện, cô đã nổ lực làm cho cha cô tè bỏ tật xấu và tuyên bốlà sức mạnh của Chúa đã cứu ông xa lia rượu chè.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 422: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 422/610

Truyện kể Giáo lý 422

BÁC ÁI – HY SINH

518. LÀM CHO CHÚA GIÊ-SU

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 423: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 423/610

Truyện kể Giáo lý 423

Thánh Gioan Đệ Kenbi (mất năm 1473) hồi còn là giáo sưtại đại học Cracovie nước Bal an, đã đặt ra một nguyên tắc tại phòng ăn tập thể của các sinh viên như sau : Mỗi khi đang ăn

mà có một người nghèo khổ đến xin bố thí thì người coi cửa phải chạy vào báo ngay cho người ngồi ở đầu bàn ăn, ngườinày sẽ đứng lên hô to lên : “Các bạn ơi, có Chúa Giê-su đến xinđược dùng bữa ăn với chúng ta…”. Sau đó mọi người sẽ cùngđứng dậy chạy ra mời người hành khất vào ngồi ăn chung.

Thánh nhân đã muốn thường xuyên nhắc nhỏ các sinhviên trẻ nhớ đến Lời Chúa đã nói : “Điều gì anh em làm chonhững người hèn mọn nhất trong anh em, thì tức là anh em đãlàm cho chính Thầy…” (Mt 25,40)

519. NHỮNG ĐỒNG XU CỦA GIA ĐÌNH BÀ GÓAMùa đông vừa qua đi, tuyết tan làm cho con sông Inn ở 

Thụy Sĩ dâng cao mực nước tràn sang 2 bên bờ gây nạn lụt tàn phá nhiều cho các làng gần đó. Các tổ chức từ thiện đứng ra lạcquyên. Có một nhóm khi đi ngang nhà một gia đình bà góa nọ,

dừng lại ngoài cửa, ngần ngừ bảo nhau : “Thôi, chúng ta đi quaquyên góp nhà khác, gia đình này vốn dĩ cũng đã quánghèo…”. Nhưng bà góa nghe biết, đã vội chạy ra đưa cho họmột đồng 20 xu : “Xin cho tôi được góp một chút ít vì dẫu saotôi cũng còn có được một mái nhà trành, còn có giường gỗ chocác con tôi nằm trong khi những người bị nạn lụt thì chẳng còngì cả”. Nhóm lạc quyên cảm động cám ơn bà góa giàu lòng bácái. Họ vừa quay gót thì một em bé gái con của bà chạy vội theo

và nói : “Các bác ơi, chúng cháu vừa tìm ra một đồng 10 xu đễdành từ lâu của chúng cháu, các bác cho chúng cháu gởi chonhững bạn nhỏ xấu số của chúng cháu nhé…”. Mọi ngườikhông cầm được nước mắt trước tấm lòng nhân ái của cả mộtgia đình nghèo.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 424: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 424/610

Truyện kể Giáo lý 424 

520. NHỊN NHỤC TRONG YÊU THƯƠNG PHỤCVỤ

Ở một quân y viện nơi nữ tu Antoinette phục vụ, có một

người thương binh lớn tuổi nổi tiếng là khó chịu bẳn gắt, gặp aiông cũng cau có nạt nộ một cách thô lỗ. Mỗi khi bực mình hậnđời hay quá đau nhức vết thương, ông lại chửi rủa la lối.

Một hôm, chị Antoinette đang băng bó cho một bệnhnhân ở cuối phòng thì người lính già bổng quát bảo chị :

- Chị kia, đem lại đây cho tôi một quả trứng luộc, nhanhlên

Chị thu xếp công việc nhanh nhẹn nhưng vẫn chu tất rồi vuivẻ đi luộc trứng rồi đem lại ngay. Nhìn quả trứng còn nóng hổi,ông ta quạu cọ :

- Chị luộc còn sống như vậy mà cũng đem cho tôi à ?Antoinette lại nhẫn nhục vui vẻ mang quả trứng đi luộc lại.

Lần này, ông già lại cự nự :- Luộc gì mà kỹ thế, đâu còn gì là ngon lành nữa ?Chị nữ tu chẳng còn biết làm sao cho vừa ý bệnh nhân, chị

nẩy ra một ý rồi khệ nệ khó nhọc khiêng cả chiếc lò đến kê một bên giường, đặt soong lên, đổ nước vừa đủ rồi đưa cho ông tamột quả trứng khác để ông có thể tự luộc lấy cho vừa ý. Ngườilính già im lặng quan sát nãy giờ, thấy vậy càng nổi giận, chorằng chị nữ tu cố ý chọc tức mình, ông co chân đạp đổ tất cả, tayném quả trứng xuống nền gạch, miệng quát lớn :

- Chị không biết tôi là một thương binh sao ? Tôi làm saocó thể tự luộc trứng được. Chị là y tá, chị phải phục vụ cho tôichứ ?

Chị nữ tu lại lẳng lặng đi dọn dẹp lau chùi nền nhà cho khôsạch trong khi người lính già vẫn tiếp tục càu nhàu hậm hực theodõi thái độ và hành động của chị. Thế rồi Antoinette lại mang đếnmột quả trứng khác, nhoẻn miệng cười, giọng nhỏ nhẹ :

- Bác ơi, tôi xin lỗi bác nhé, tôi hết sức ân hận về chuyệnđáng tiếc vừa rồi. Bây giờ bác cố gắng dùng thủ quả trứng này,

tôi đã chú ý luộc không quá non cũng không quá chín già…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 425: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 425/610

Truyện kể Giáo lý 425

Bất giác trái tim chai đá của người thương binh già nhưmềm ra, thổn thức sau biết bao năm quên lảng vì đời lính hiểmnguy gian khó. Ông cảm động rưng rưng :

- Vâng, chị nữ tu ơi, bây giờ thì tôi sẽ ăn quả trứng nàyvà tôi…tôi cũng ăn cả tấm lòng nhẫn nhục trung hậu của chị nữa.

Chị Antoinette vẫn tiếp tục phục vụ như thế cho đến hếtcuộc chiến tranh. Tinh thần của thánh Vincent de Paul sáng lậpdòng Nữ Tử Bác Ái vẫn luôn soi dẫn chị trong cuộc đời tu trì phục vụ…

521. ĐỪNG TỌC MẠCH 

Trên đường đi, một người cận thị nặng vốn có tính hay tòmò tọc mạch. Anh ta thoáng thấy trước mặt có một cây cột, trêncó treo lơ lửng một tấm bảng. Lại thật gần, người lên trố mắtnhìn mà anh vẫn không sao đọc được những gì ghi trên bảng.Càng thấy háo hức tò mò, anh quyết định phải leo lên đọc cho bằng được…Thì ra tấm bảng ghi hàng chữ : CỘT VỪA SƠN,COI CHỪNG KẺO DÍNH…Lúc đó quần áo tay chân và cả mặt

anh nữa đã bê bết lấm lem đầy những sơ còn ướt…Để giữ mìnhluôn trong sạch, hãy cẩn thận về bản tính tò mò tọc mạch củamình…

522. ĐÔI MẮT NGƯỜI NGHÈO – ĐÔI MẮT NGƯỜIYÊU SỰ KHIÊM TỐN CỦA NHỮNG VÌ SAO

Tôi cũng muốn nói với các bạn về bí quyết giữ tâm hồn

yên tĩnh,khiêm tốn trong lúc hoạt động tất bật cũng như khi ẩndật thảnh thơi,trong khi chói sáng như sao trời, cũng như lúc bị

lãng quên như bụi đất(Lc 17,7-10).

Bạn hãy nhắm sao trên trời long lanh.

Khi rực lên chỉ lối soi đường.

Lúc ẩn mình trong mây u tối.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 426: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 426/610

Truyện kể Giáo lý 426 

 Nhưng bao giờ sao cũng sáng.

Bởi vì toàn thân sao là khói lửa tinh nguyên

Dù bị chú bé hiểu nhầm sao là đom đómHay được người hoa tiêu dõi mắt nhìn theo

Sao vẫn cứ ở chỗ mình và cứ long lanh

Bởi vì ở tận đáy lòng sao là sao sáng

Sao long lanh theo lệnh đấng Tối cao

Sao cứ đốt khối tinh vân trong bụngCho bừng lên muô vạn ánh huy hoàng

Bởi vì tận đáy lòng sao là sao sáng

Sao long lanh ca tụng Đấng tạo thành

Sao sáng thế mà không hề kiêu ngạo

Không hơn mình không lừa dối một aiBởi vì tận đáy lòng sao là sao sáng

( Sir 40,9-10)

Bạn ơi,nếu tận đáy lòng bạn,lửa tình yêu bừng cháy,cả

cuộc đời bán nộp hết cho Ngài,thì Ngài có thể đặt bạn làm sao

Bắc đầu,hay lập lòe như một đóm hải đăng,hoặc cho bạn lặngchìm trong cát bụi,lòng bạn vẫn cứ yên hàn.

Bạn có biết tại soa người ta mất bình an,kiêu ngạo lúc

thành công,nản lòng khi thất bại.Ấy là tại đáy lòng lửa tin yêu

không cháy,nhưg bừng lên một thứ lửa yêu ma,lấy thành công

danh giá mà mê hoặc,muốn tự mình thành sao sáng giữa trời

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 427: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 427/610

Truyện kể Giáo lý 427 

cao.Người ta sống cho mình chứ chẳng phải cho ai,và càng

không phải cho Thiên Chúa.Người ta tự tôn mình trên tất

cả,làm trung tâm, làm chóp đỉnh trời cao.(Lc 10,17-20). Nếu bạn sống như tất cả bạn là của Chúa,và chỉ làm theo

Thánh ý của Ngài, thì cho dầu bạn thành công hay thất bại,được

suy tôn hay bị đạp dưới chân,thì lòng bạn vẫn cứ được binh an

thư thái,bởi vì bạn chỉ biết sống cho Ngài.

Anh thầm mong em giống một vì sao và tận đáy lòng emlà sao sáng.Cho tình yeu Chúa muôn đời tỏ rạng và lòng tin rực

rỡ giữa trời cao.

523. CHÚA LÀ ÁNH SÁNG TRẦN GIANCách đây vài thế kỷ, người da đỏ Inca ở pêru đã xậy dựng

một đền thờ nguy nga thờ thần Mặt Trời ở Cuzco. Đền thờ gồm3 tường ở phí bắc, tây và nam. Không có mái và không cótường phía đông. Tường phía tây được dát vàng bóng loáng.Trước rạng đông, tín đồ tụ tập ở phía đông đối diện với tường phía tây. Khi mặt trời lên, ánh sáng sẽ chiếu mạnh vào tường phía tây bóng loáng, bức tường phản chiếu lại ánh sáng vàng uynghi vào mặt các tín đồ. Đấy chính là cách thức thờ thần MặtTrời của dân da đỏ.

Thánh lễ của chúng ta cũng tương tự. trong các nhà thờ xây đúng cách phục vụ, Linh Mụcquay về phía đông. Khitruyền phép, Linh Mụcđưa cao mình thánh, mặt trời sự sốngđích thực sẽ chiếu vào tâm hồn các tín hữu. Chúa chúng takhông chỉ là sự phản chiếu. Ngài hiện diện thực thể và Ngàiđến thực sự trong tâm hồn chúng ta.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 428: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 428/610

Truyện kể Giáo lý 428

524. NỖI HAM MUỐN THỜ PHƯỢNGVào một ngày thứ năm Tuần thánh, dân cư ở thành phố

miền Bắc nước Mêhicô ước ao có một nhà tạm trong nhà thờ để

chầu Chúa. Họ chọn một bé trai 10 tuổi mặc áo quần màu trắngcho em, cả giày, vớ, nịt đều màu trắng. Một số người trang bịvũ khí đi cùng em bé trong một xe hơi qua Hoa Kỳ. Tại HoaKỳ, Cha xứ sở tại trao mặt nhật có Mình Thánh Chúa cho em bé và cả đoàn xe trở về lại về nhà thờ. Hai em giúp lễ xônghương, và cả cộng đoàn thiếu Linh Mụcđã ca hát, thờ lạy, cầunguyện suốt ngày. Khi chiều đến, em bé mang Mình Thánh

Chúa, và cùng đoàn người bảo vệ lên xe hơi trở lại Hoa Kỳ để bàn giao lại cho Cha xứ.

525. VUA CÁC VUAVua Victor Emmanuel nước Ý có một biệt thự đồng quê ở 

Raccorrigi. Dân chúng vùng chung quanh ít biết mặt vua, nênvua thường đi dạo mà không ai biết. Một lần kia vua đi dạo vàrất khát nước, vua dừng lại xin của một bà già đang vắt sữa bò

một ly sữa bò để uống. Bà đáp: “Tôi không thể cho ông uốngthứ này được, nhưng nếu ông trông coi con bò cho tôi, tôi chạyvề nhà lấy nước giải khát cho ông”.

 Nhà vua trong coi con bò cho đến khi bà già trở lại, taycầm một ly sữa mát lạnh. Khi vua hỏi dân làng bà đi đâu hết cả, bà nói:

- Ồ, họ chạy đi xa để hy vọng thấy mặt nhà vua!- Nhưng sao bà không đi? Bà không muốn nhìn thấy vua sao?- Tôi phải ở nhà để trong coi nhà cửa.- Tốt, Tôi là vua đây. Bà đã được nhìn thấy vua mà không

cần rời bỏ công việc của mình.Bà cứ nghĩ là ông nầy đùa giỡn, cho đến khi nhà vua đặt

vào tay bà một đồng tiền vàng, và chứng minh đích thực ông làvua Victor Emmanuel, bà mới tin.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 429: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 429/610

Truyện kể Giáo lý 429

526. THẬN TRỌNGMột Linh Mụcgiúp vua Frederick William nước Phổ ăn

năn tội để qua đời. Linh Mụcgợi ý cho ông nhớ lại các tội đã

 phạm. Cuối cùng ông hỏi cha: “Thưa Cha, con còn sót tội nàochăng? Con phải nhớ cho hết kẻo sắp hết mất rồi”. LinhMụcđáp:

- Bệ hạ việc tha thứ cho kẻ thù. Bệ hạ cần tha thứ cho aihoặc cần xin lỗi ai không.

Suy nghĩ chốc lát vua nói:- À, con đã nhớ, Nhắc Hoàng hậu viêt thư cho người em

hoàng hậu là con đã tha thứ cho em, sau khi con đã qua đời.- Bệ hạ nên viết ít chữ, cần gì đợi sau khi đã qua đời.- Không, sau khi đã chết đã, như vậy mới chắc chắn hơn.

527. ĐỂ GẶP CHÚAĐể kỷ niệm ngày thành lập giáo phận Buffalo ở Hoa Kỳ

tổ chức Đại Hội Thánh Thể từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 9năm 1947. Trong dòng người đông đảo đến xem cuộc rước kiệu

 bế mạc ở Delaware Park có một bé trai lên 5 tuổi. Em chăm chúnhìn đoàn người rước kiệu cách say mê đang đi qua trước mắtem. Có người hỏi em tại sao em chăm chú đến thế, em trả lời:

- Con đến để gặp Chúa.Đúng thế, một trong các lý do chúng ta tham dự các đại

hội Thánh thể là “để gặp Chúa”.

528. CHÚA TRẢ CÔNG CHO KẺ THỜ NGÀICâu chuyện sau đây thật tuyệt diệu, nhưng để chiêm

ngắm hơn là để bắt chước.Chân Phước Benvenute, một thầy dòng Phanxicô, phụ

trách việc nấu ăn cho tu viện. Mọi giờ rảnh trong ngày, trừ việc bếp núc ra, thầy đều dành để thờ lạy Chúa trong phép ThánhThể. Thầy sốt mến việc thờ phượng nầy như một thiên thần vànhiều lần đã xuất thần.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 430: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 430/610

Truyện kể Giáo lý 430

Có lần, thầy xuất thần lâu hơn thường lệ, và khi thầyhoàng hôn lại, thì đã đến giờ ăn trưa, nhưng thầy chưa nấunướng gì cả. Thầy vội chạy xuống bếp, rất ngạc nhiên thấy một

thiên thần đang làm món ăn. Trưa hôm ấy, cả cộng đoàn đượcthưởng thức một bữa ngon hơn mọi bữa trước đó rất nhiều.

529. CAN DẢM TRONG BÁCH HẠI NHỜ RƯỚC LỄDưới triều vua Minh Mạng, đạo Công Giáo bị bách hại rât

tàn khốc. người Công Giáo siêng năng rước lễ nên đã tỏ ra canđảm khi bị bách hại. Người ngoại giáo thấy rõ điều này. Nhữngchân nhân Đức Kitô, dù bị đau đớn vò gông tù xiềng xích, dù bị bao cực hình nơi thân xác, vẫn hân hoan luôn kêu tên cựcThánh, và giữ vững đức tin không hề lay chuyển.

 Ngạc nhiên về sự cam đảm phi thường của giáo dân, cácquan chức đều nghĩ rằng các giáo dân ấy có của ăn thiêng liêngnào đó, nên mới cam tâm chịu đau đớn dường ấy. Họ được trảlời: “Các ông nói đúng, ai ăn bánh hằng sống sẽ được niềm saymê vững chí trong tâm hồn”.

530. HOA TRÁI CỦA RƯỚC LỄHai em bé đưa thùng ra suối gánh nước. Khi trở về một

em gánh nước nhiều hơn em kia. Tại sao vậy? Nước suối khôngđủ cho hai em sao? Không phải, lý do là một em đem thùng lớnhơn thùng của em kia.

Hai người đi rước lễ cũng thế. Một người đưa ơn íchnhiều hơn người kia. Đâu là lý do? Bởi vì một người chuẩn bịtâm hồn kỹ hơn người kia. Do tội trọng, linh hồn không thể tiếpnhận ân sủng của Chúa khi rước lễ; do tội nhẹ, linh hồn nhậnđược ít hơn.

531. HẠNH PHÚC RƯỚC CHÚASau lễ sáng Chủ nhật, một bà mẹ dẫn dức con gái lên 7

tuổi vào phòng thánh gặp Cha xứ:

-Thưa Cha, cho phép con hỏi một câu?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 431: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 431/610

Truyện kể Giáo lý 431

-Vâng bà cứ hỏi. Cha xứ đáp-Mỗi lần trước lễ, đứa con gái con cứ mỉm cười. Con nghĩ 

rằng nó phải trang nghiêm trong giây phút ấy mới phải. nCó lẽ

nó chưa hiểu điều nó làm. Vậy thưa Cha, con phải làm sao?Cha xứ nhìn em bé một lát, rồi hỏi em:-Trước khi rước lễ, con có mỉm cười với cha không?-Thưa Cha không, cô bé e lệ đáp.-Vậy lúc ấy con mỉm cươi với ai?-Thưa Cha con mỉm cười với Chúa Giêsu và cố tỏ cho

 Ngài biết rằng con rất sung sướng được Ngài ngự vào lòng con.Bây giờ đến phiên Cha xứ mỉm cười. Cha nói với bà mẹ:-Bà dừng lo lắng chi. Con gái bà có thể dạy cho chúng ta

nhiều điều về sự rước lễ. Chúng ta có thể trước Chúa bằng nụcười hân hoan.

532. VIẾNG CHÚA TRÊN HẾTVề gia, thánh Anphong Liguori đau yếu nặng nên không

đi viếng Thánh Thể thường được. Ngài hay nói:

Bạn không biết rằng bạn được nhiều ơn ích trong 15 phútChầu Thánh Thể hơn mọi việc đạo đức trong một ngày gộp lạisao?.

Thánh nữ Gsave nước Hunggari, lúc còn bé rất siêng năngviếng Chúa. Nếu cửa nhà thờ đóng, bà kính cẩn hôn cánh cửavà tường nhà thờ để tỏ lòng yêu mến Chúa Thánh Thể.

 Nữ thánh Maria Madalena thành Pazzi mỗi ngày viếngChúa 30 lần.

Thánh Aloysius sùng mọi giờ rảnh trong ngày để quỳtrước nhà tạm.

Thánh Phanxicô Xaviê, ban ngày mệt mỏi vì giảng dạyvà công tác mục vụ, đã thường ngủ qua đêm trước nhà tạm.

Thánh Phanxicô thành Atxidi, trước kh bắt đầu làm việcgì, đều đến nhà thờ xin Chúa chúc lành.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 432: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 432/610

Truyện kể Giáo lý 432

533. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒNSau một thời gian dùng thuốc, người bện trung niên đến

gặp bác sĩ:

- Xin bác sĩ cho tôi dùng thứ thuốc khác. Loại thuốc vừarồi tôi dùng không bớt bệnh.

Bác sĩ hỏi:- Ông tuân theo lời chỉ dẫn trong toa không?- Thưa bác sĩ, có ạ. Tôi thoa vào ngực mỗi tối.Ông thoa vào ngữ hả?- Dạ đúng.

Tại sao ông làm thế? Ông phải nuốt thuốc chứ. Ông hãynhìn kĩ vào nhãn chai: “Một muỗng canh, hai lần, mỗi ngày”.Muốn bệnh chóng lành, ông phải tuân theo đúng lời chỉ dẫn ấy.

Đó cũng là trương hợp các bí tích, nhất là Phép ThánhThể. Chúng ta cần rước lễ đều đặn, tiếp nhận Chúa ngự vàolòng thật, chứ không chỉ dữ lể nghi bề ngoài. Có như thế, Chúamới ngự thật trong lòng ta, và ban nhiều ơn ích cho linh hồn ta.

534. TỰ DO THỜ PHƯỢNGVào một buổi sáng sớm, Hoàng Đế Napoleon có vấn đề

quan trọng muốn bàn với một bà quý tộc. Được báo cáo là bàđã đến nhà thờ, Hoàng Đế vội đến đó. Với giọng nói lớn, nhàvua nói với bà là có việc rất cần để bàn với bà. Bà cầm tayHoàng Đế và nói nhỏ:

- Chúng ta đến đây không phải để nói chuyện mà là dự lễ.Hoàng Đế nên giữ thinh lặng và quỳ gối xuống.

Không chút e dè, người chinh phục thế giới đã quỳ gối vàdự lễ cho đến khi xong. Lúc rời nàh thờ, Hoàng Đế nói với bà:

- Thưa bà, những người dân đạo đức như bà cần phải cótự do hoàn toàn trong việc phụng thờ tôn giáo, cho nên tôi phảicó bổn phận đấu tranh cho sự tự do ấy.

Đó là Ngài bắt đầu cho tiến trình nổ lực của Hoàng Đế đểcho mở lại các nhà thờ ở Pháp, hầu cho bổn đạo có nơi thờ 

 phượng Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 433: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 433/610

Truyện kể Giáo lý 433

CHÚA GIÊSU

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 434: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 434/610

Truyện kể Giáo lý 434 

535. NHỮNG ĐIỀU MUỐN NHỚ - NHỮNG ĐIỀUMUỐN QUÊN

Khi bạn nhớ một người đã chết, bạn thấy lòng mình bao

mối ngổn ngang,muôn vàn kỉ niệm.Có những kỉ niệm làm bạn

vui,có những kỉ niệm khiến bạn buồn và cũng có những điều

khi ta nhớ lại bạn tiếc xót ngẩn ngơ,như kẻ bất ngờ đi xa tiếc

không được hôn người yêu lần cuối hay tiếc đã bỏ lỡ một lần âu

yếm bên nhau.Có những kỉ niệm làm bạn hối hận vì đã làm

 buồn là khổ người thân .Có nỗi nhớ làm bạn tiếc hùi hụi vì đã

chẳng chiều ý người,chẳng làm người vui một lần nào đó .Có

những hình ảnh thân thương bạn cứ muốn nhớ hoài,và có

những cảnh huống bạn muốn quên đi mãi mãi.Nhưng dù vui dù

 buồn,dù thích dù không bạn cũng chẳng bao giờ tách rời được

những hình ảnh và nỗi nhớ người thân .Bởi lẽ hình ảnh người

thân còn lại trong bạn không bao giờ là một bưsc chân dung

trừu tượng mà luôn là hình ảnh sống động trong một giây phút

nào đó.Bạn không thể hình dung người cha đã chết tách khỏi

một nét mặt, một cử chỉ,một dáng điệu, một hành động, một

 bước chân nhất định nào đó .Bạn chỉ có thể hình dung thấy cha

đang nhìn bạn, đang cười với bạn hay đang sửa dạy bạn, đang

vui hay đang buồn về bạn, cha đang lo lắng hay hạnh phúc,

đang khỏe hay đang đau…kỉ niệm, hình ảnh của người thân còn

lại trong ta bao giờ cũng là trong tương quan với ta.Những hình

ảnh ấy được ghi vào tâm hồn và cuộc sống của ta từng giây,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 435: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 435/610

Truyện kể Giáo lý 435

từng phút sống với người .Khi người vĩnh viễn đi vào dĩ vãng

thì chuỗi kỉ niệm về người đã kết thúc trong ta như hình ảnh

cuối cùng của một cuốn phim.Bác sĩ Paul Nagai trong cuốn“Hồi chuông quang đảo”kể lại kinh nghiệm bản thân ông với

cái nhìn của mẹ trước khi chết .Ông đã mất niềm tin và sống sa

đọa từ khi vào trường Y,sự tiếp xúc với cái chết và bạn bè cùng

lứa đã xô ông vào đó.Nhưng chính đôi mắt mẹ nhìn ông trước

khi chết đã làm ông không thể nào tin rằng khi đôi mắt đó khéplại thì mẹ ông thành hư vô .Ông tin rằng đằng sau đôi mắt ấy có

cái gì bất tử .Và từ lúc đó ông khám phá trở lại niềm tin vào

Thiên Chúa và sự sống.

Điều tôi muốn cùng bạn suy nghĩ là “cuốn phim”ấy có thể

kết thúc bất cứ lúc nào và mỗi hình ảnh đều chỉ ghi một lần, takhông thể xóa đi để ghi lại, làm lại một giây phút, một hành

động nào.Cái khắc khe của cuộc sống là thế bạn ạ.Ở phim

trường hay ngoài trời, khi một cảnh diễ khôg đạt, đạo diễn cho

làm lại, thu hình lại, và cuối cùng bàn tay người ráp nối mới cố

định lại vị trí mỗi hình ảnh trong cuốn phim.Còn trong cuộcsống thì mỗi giây phút đều được ghi một lần duy nhất vào tâm

hồn ta, và người ráp nối cuối cùng chính là mối quan hệ của ta

với người thân .Càng thân thì sự ghi nhớ càng trọn vẹn .Mẹ có

thể kể từng chi tiết về con mình từ khi mang thai cho đến ngày

cuối cùng, bởi vì mẹ bao giờ cũng yêu con hơn hết và luôn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 436: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 436/610

Truyện kể Giáo lý 436 

“ghi nhớ và suy ngẫm trong lòng”mọi chuyện liên quan đến

con của mình.

Dù thân hay sơ,thì mỗi người đã đích thân gặp gỡ, có khilà vui, có khi là buồn bực …nhưng dù sao cũng để lại một hình

ảnh nào đó khiến ta mỗi lần nhớ đến phải vui hay buồn, mừng

hay tủi, hãnh diện hay nuối tiếc.

Bạn ơi,những điều muốn nói và những điều muốn quên về

một người thân hay bất kì ai ta gặp gỡ một lần, tùy ý ta khi sựgặp gỡ chưa diễn ra hay đang diễn ra.Còn khi đã diễn ra rồi thì

không thể tùy ý ta được.Những điều muốn nói và những điều

muốn quên .Muốn quên tức là muốn không bao giờ xảy ra điều

ấy, muốn không có nó trong cuốn phim đời mình đối với mọi

người .Đừng sợ bạn ạ! Sự khắc khe này của cuộc sống không đè

 bẹp chúng ta nhưng thôi thúc chúng ta .Đừng làm những gì mà

khi nhớ lại ta muốn quên đi.

Có bao giờ cầm chắc được là sẽ gặp lại người thân, người

 bạn,người lạ mà bạn gặp bây giờ đâu.Giây phút cuối cùng cóthể đến với người kia hay với bạn bất cứ lúc nào .Có thể người

 bạn, người thân bạn gặp đó hoặc chính bạn sẽ không còn đứng

trên mặt đất chiều nay hay ngày mai.Vậy thì tại sao ta không

sống mỗi giây phút như thể đó là giây phút cuối cùng,đối xử

với mọi người như thể đó là lần cuối cùng gặp nhau.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 437: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 437/610

Truyện kể Giáo lý 437 

Bạn đã từng chia tay với người thân,với bạn bè đi xa.Bạn

có để ý là lúc đó ai cũng rộng rãi hơn, ân cần hơn,sẵn sàng tha

thứ,sẵn sàng giúp đỡ, sẵn sàng để lại hình ảnh đẹp nhất tronglòng kẻ ở lẫn người đi.

Bạn ơi,giá mình có thể sống với mọi người cũng như với

chính mình từng giây phút, từng lần gặp gỡ như thế đó là lần

cuối cùng thì sẽ đẹp,sẽ vui biết mấy phải không?

Liệu bạn có sợ hụt hơi vì tích cách khẩn trương của giây phút cuối tràn lên suốt cuộc đời.

Bạn ơi,hãy sống hãy yêu, hãy nói hãy cười như thể đây là

giây phút cuối cùng,và hãy làm như thể đây là việc sau

cùng.Mà đúng là như thế bạn ạ,vì có bao giờ giây phút này lặp

lại nữa đâu và bao giờ nó cũng có thể là giây phút cuối, sau đóthì cuộc đời bạn kết thúc mất rồi.

Bạn hãy nhìn người võ sĩ trên vũ đài.Họ biết chỉ có

quyền thi thố tài năng giữa hai lần tiếng cồng vang lên, nên họ

hối hả chừng nào.Bạn hãy nhìn cầu thủ trên sân bóng đá,khi

đồng hồ trên bảng điện gần phút 90 thì họ càng ráo riết tấncông.Bạn hãy nhìn các bác sĩ và ý tá trong phòng cấp cứu chạy

đua với tử thần giành giật sự sống bệnh nhân.

Tính vắn vỏi, cấp bách của từng giây phút hiện tại đối với

người không có niềm hi vọng nào ngoài sự hưởng thụ vật chất,

là động lực thúc đậy họ yêu cuồng sống vội:mau hái bông hoa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 438: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 438/610

Truyện kể Giáo lý 438

kẻo nó tàn.Còn đối với người có niềm hi vọng ở tương lai vĩnh

cửu thì nó lại là sự thúc đẩy sống thanh thoát và quảng đại,

trong trắng và yêu thương,không để lòng mình vướng mắc vớinhững gì đã qua nhưng luôn biết vươn cao( 1 Cor 7,29-31),là

lời mời gọi đứng vững trong cuộc chiến đấu cho công bình và

lẽ phải,cho yêu thương và hạnh phúc.

Mỗi lời bạn nói là lời cuối cùng

Mỗi việc bạn làm là việc sau hếtMỗi người bạn gặp là người duy nhất

Từng giây phút trong đó

Bạn hãy sống như mình chỉ có phút ấy mà thôi .

536. THÁNH HLÊRÔNIMÔ RƯỚC LỄ

Khi thánh Hlêrônimô sắp sữa rước lễ trong đời, Ngài thấytrước mặt Ngài có hai hình ảnh: một bên là sự cao trọng củaChúa, một bên là sự hư không của Ngài. Thấy vậy, Ngài thốtlên:

“Lạy Chúa, biết bao vinh dự Chúa đã dành cho con, Chúađã hạ mình ngự xuống trong lòng con như thế sao? Không, LạyChúa, con không đáng được như vậy. Xin Chúa xa lánh con là

kẻ tội lỗi”.Một danh họa đã vẻ cảnh tượng rất đẹp và có ý nghĩa.Chúng ta có thể vẽ cảnh này trên tường linh hồn mình.

537. CON THỜ LẠY MÌNH THÁNH CHÚAỞ Rimini (Italia), vào thế kỷ 13, có một người lạc giáo

nổi tiếng tên là Benipiglio.Bằng nhiều bằng chứng minh rảnhma, ông đã lôi cuốn nhiều người không tin vào sự hiện diện

thực thể của Chúa trong Phép Thánh Thể. Khi thánh ANTÔN

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 439: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 439/610

Truyện kể Giáo lý 439

thành Padua đến thăm thành phố Rimini năm 1225, Ngài cónghe nói về con người lạc giáo ấy. Ngài gặp ông ta và haingười cãi lý với nhau. Ông bèn đòi Ngài cho ông thấy một

chứng minh cụ thể rõ rang. Ông giam đói con lừa 3 ngày, sauđó thánh ANTÔN đưa Mình Thánh Chúa đến mặt con lừa, cònông lạc giáo để trước mặt con vật một thùng lúa mạch; nếu conlừa ăn lúa mạch thì ông ta thắng cuộc.

 Ngày thứ ba, cả dân làng tụ tập về công trường để tận mắtchứng kiến sự việc. Người ta đưa con lừa ra đứng giữa côngtrường, trước mắt nó là thùng lúa mạch; cùng lúc ấy rước MìnhThánh Chúa đặt trong hào quang đến. Con vật bị đói đứng nhìnthùng lúa mạch chốc lát, nhưng nó không ăn, rồi nó cúi đầutrước Mình Thánh Chúa và quỳ cả bốn chân để thờ lạy Chúanữa.Dân chúng hò reo vang trời. Ngày hôm ấy, ông Benipigliovà một số đông người hoài nghi đã trở lại đạo Công Giáo.

538. CÙNG NHÀ VỚI CHÚAĐức Giám Mục Curtis giáo phận Wilington và Đức Hồng

Y Newman là hai người bạn thân thiết. Cả hai trước kai là AnhGiáo, sau đã trở lại Công Giáo. Một bữa nọ, Đức Giám Mụcđến thăm Đức Hồng Y. Trong câu chuyện, Đức Hồng Y cho biết Ngài được đặc ân của Tòa Thánh để giữ để giữ MìnhThánh Chúa trong nhà Ngài ở. Ý nghĩ Thiên Chúa ở với các Ngài trong cùng một nhà để xây cảm xúc nhiều cho Đức GiámMục, nhưng khi Đức Hồng Y mời Ngài ở lại đêm với mình, Ngài từ chối và nói: “Con sẽ không chợp mắt được tí nào trong

đêm, nếu con nghĩ và biết rằng Chúa đang ở cùng một cha xứvơi con”.

Bạn hãy nhìn gương của các đấng thông minh đạo đức ấy:Các Ngài đã tin điều bạn và tôi đang tin, là tin rằng Đức Giêsuhiện diện thực thể trong mỗi nhà thờ Công Giáo. Chúa ở cùngchúng ta. Chúa mời gọi mọi người tiếp nhận Ngài công khai.“Hỡi ai gánh nặng và khó nhọc, hãy đến với Cha, Cha sẽ bổ sức

cho. Nầy là Mình Cha. Nầy là Máu Cha!” Hãy đến viếng thăm

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 440: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 440/610

Truyện kể Giáo lý 440

Chúa, hãy đến nói chuyện với Ngài, hãy tạ ơn Ngài, hãy đếntiếp rước Ngài vào lòng bạn.

539. GƯƠNG SÁNG TÁC ĐỘNGMột trong những nhà thuyết giáo xuất chúng nhất của thế

kỷ 19 là Đức Hồng Y Mermillotd, Giám Mục giáo phận Lau-Sanne (Thụy Sĩ). Ngài qua đời năm 1892. Có một lần, sau khigiảng về Phép Mình Thánh Chúa trong nhà thờ chính tòa, giáodân ra về. Còn Ngài theo thói quen ở lại chầu Minh Thánh nửagiờ. Khi Ngài vừa đứng dậy để đi ra, Ngài nghe tiếng của một bà gọi Ngài. Ngài rất ngạc nhiên, vì Ngài tưởng không còn aitrong nhà thờ nữa. Người phụ nữ trình bày:

“Kính thưa Đức Cha, con đã nghe Đức Cha giảng. Bàigiảng rất thuyết phục. Nhưng những lời Đức Cha nói suôngchưa làm con xác tín về phép Thánh Thể. Con biết, Đức Chagiống như một luật gia bảo vệ cho đức tin của Giáo Hội CôngGiáo. Con còn muốn điều gì hơn thế nữa. Vậy là con nấp vàcon quan sát. Khi con thấy Đức Cha cầu nguyện lâu hồi và sốt

sắng, dù Đức Cha biết trong nhà thờ không có ai, gương sángấy đã đánh động con. Con không muốn theo đạo Tin lành nữa.Con muốn trở lại đạo Công Giáo”.

540. CHÚA CÓ KHÓ NGHÈO ĐẾN THẾMột Linh Mụctrẻ phó xứ ở thành phố vâng lời bề trên đi

làm cha xứ ở thôn quê. Từ bỏ nhà xứ đầy tiện nghi, khangtrang, Ngài đi xe lửa và đến một ga nhỏ. Không ai ra đón Ngài. Nhà cửa thật ít, lại ở xa nhau. Xuống tàu tay xách hai va li,Ngàiđi bang đồng. Đoạn đường thật xa nhưng rồi Ngài cũng đếnđược nhà xứ mới. Cửa mở toang, nhưng không có ai chờ đóncả. Nhà xứ quá tồi tàn, hư hỏng nặng, tường vôi tróc hết màu,ghế gãy, cửa sổ hư… Ngài ngao ngán nhín ngôi nhà. Đây lànhà của Ngài, không thể từ chối được.

Lát sau, Ngài đi thăm nhà thờ. Nhà thờ hư hỏng, xuống

cấp nặng nề: Ngói bị bể nhiều, khăn bàn thờ đã cũ và bẩn,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 441: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 441/610

Truyện kể Giáo lý 441

 phòng thánh bụi bặm. Ngài cảm thấy buồn và nuối tiếc đã rời bỏ nhà thờ thành phố nguy nga rộng lẫy. Nhưng khi Ngài sắpthất vọng, Ngài nhận thấy đèn nhà tạm vẫn còn thắp sáng. Ngài

đến nhà tạm quỳ gối, chấp tay và thốt lời cầu nguyện: “LạyChúa Giêsu, con tạ ơn Chúa vì ít ra con còn có Chúa. Lạy ChúaTrời. con, nếu nơi đây đủ tạm cho Chúa, thì cũng đủ tạm chocon”.

Trong vài tháng sau đó, vị Linh Mụctrẻ đã biến đổi nhàthờ và giáo xứ nên tốt hơn.

541. KÍNH CẨN TRONG NHÀ THỜ Có lần, vua Frederick nước Phổ (Prussia), người Tin lành,

được một vị tướng lãnh Công Giáo hướng dẫn đi xem ngôi nhàthờ chính tòa. Khi họ đi qua bàn thờ chính, vị tướng giải thíchtín lý Công Giáo về việc Chúa ngự thật trong nhà tạm. Tuynhiên, vị tướng đã không bái gối lúc ấy là lúc sắp rơi nhà thờ.Thấy vậy, vì vậy nhà vua bảo vị tướng lập lại điều người CôngGiáo tin. Sau đó, vua Frederick có nhận xét như sau:

- Ngài tướng lảnh thân mến, Ta xấu hổ vì ngươi, nếu quảthật đó là điều nhà ngươi tin. Ngươi tin rằng đó là Chúa ngươithế mà ngươi đi ngang nhà tạm mà không có lấy một cử chỉ tônkính. Ta chỉ là vua trần thế, vậy mà ngươi đâu dám không báichào ta khi đi trước mặt ta. Người có biết ta sẽ làm gì nếu ta làngười Công Giáo có đức tin mạnh mẽ như thế. Ta sẽ sụp quỳgối xuống, tiến đến nhà tạm bằng cách quỳ gối lết, sắp mặtxuống mà nói lên:

- Lạy Vua trên trời, xin hãy thương xót tôi là kẻ tội lỗi.

542. NGÀI SỐNG Ở ĐÂYGần cung điện hoàng gia ở Qsborne, trên đảo Wight, có

nhiều ngôi nhà nhỏ bé của đám dân nghèo. Khi đến thăm một bà lão ở xóm ấy, một người quý phái hỏi bà:

- Có kh nào nữ hoàng Victoria đến đây thăm bà không?

- Dạ có, bà già trả lời. Hoàng Hậu có đên thăm tôi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 442: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 442/610

Truyện kể Giáo lý 442

- Còn Vua các vua có đến thăm bà chăng?- Không, thưa ông, bà đáp – Ngài không đến thăm, mà

chính Ngài đang sống tại nơi này.

543. NGƯỜI NỮ TU KHÔN NGOANLần kia: có người hỏi hỏi một nữ tu:- Tại sao chi tu vào trong tu viện? Nếu ở ngoài đời, chị

cũng cầu nguyện và phụng sự Chúa được như thế kia mà.- Ông nói đúng. Chị trả lời. Nhưng ngoài đời, tôi không

được sống cùng trong một mái nhà với Chúa Kitô.

544. MƯỜI LĂM PHÚT LÀ GÌ?Có người sinh viên hỏi người giáo dân đạo đức: “Mười

lăm phút Chầu Thánh Thể là gì” Giáo dân nó thong thả đáp:Mười lăm phút là một phần tư giờ, là một phần 96 của ngày, làthời gian để hst một hay hai điếu thuốc, chơi một ván bài hayuống một chai nước ngọt. Nó xem ra không quan trọng về thờigian của ngày, nhưng thời gian ngắn ngủi có thể đem lại cho ta

sự sống đời đời, nếu ta sử dụng đúng việc đúng cách . Đó là hysinh thời gian không hút thuốc, không chơi bài, không uốngnước ngọt, dùng 15 phút ấy, dùng 1/96 phần ngày ấy, để chầuMình Thánh Chúa, đền bù cho tội lỗi muôn dân.

 Nhìn vào thế giới chúng ta thấy tội lỗi khắp nơi. Người tađã quá quen với tội lỗi, đến độ xem thường chúng, không thấytác hại của chúng. Chúng ta cần đền bù những tội lỗi đã xúc phạm đến Chúa.

Có lẽ Chúa đang đợi bạn sự hy sinh nhỏ ấy trước khi Ngàicất khỏi thế gian cái roi chiến tranh và những điều xấu.

545. CHÚA CHO TOẠI NGUYỆN Người vú nuôi ngồi xuống bên cạnh bà, nói nhỏ nhẹ: “Xin

 bà kể cho con nghe câu chuyện bà về đây”.Bà già không cầm được nước mắt. Câu chuyện của bà thật

 bi thương. Cách đây mấy chục năm, cùng với người chồng và

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 443: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 443/610

Truyện kể Giáo lý 443

hai con nhỏ, bà rời căn nhà nhỏ bé ở miền Đông để đến vùngđồng bằng miền Tây, ở đấy nhóm người di dân hy vọng sẽkiếm được sự sung túc nhanh chóng. Tuy nhiên, mọi chuyện

xảy ra trái ngược. Chồng bà qua đời sau vài năm, bà phải đấutranh để sống còn cùng với hai đứa con trai trong tình thế tuyệtvọng. Và rồi, thời gian trôi qua hai đứa con trai lớn lên, chúnglập gia đình, và vì xung khắc với các con, bà phải kiếm nơikhác để trú ngụ, và đơn côi sống qua ngày trong căn nhà nhỏkém tiện nghi.

 Nhưng điều bà quan tâm hơn hết trong những năm nầy làkhông được dự lễ và làm việc đạo đức. Nhà thờ gần nhất lại ở quá xa bà, bà không có phương tiện đi đến. Cũng không ai cảmthông và săn sóc bà, vì bà qua nghèo túng. Đã 30 năm bà chưahề đến nhà thờ và chưa hề gặp một linh mục. Trong suốt thờigian ấy niềm an ủi độc nhất thiêng liêng của bà là chuổi MânCôi, bà lần chuổi bằng lòng thành đạo đức sốt sắng sẵn có. Bâygiờ bà ước ao chịu các phép trước khi qua đời, và chính vì vậymà bà lần chuổi Mân Côi không ngừng.

 Người vú nuôi an ủi bà bằng cách hứa sẽ kiếm cho bà vàigia đình Công Giáo săn sóc lo lắng cho bà, và mời tới cho bàmột vị Linh Mụcở cách xa đó 16 cây số. Nói sao cho hết niềmvui của bà, vào sáng hôm sau, có Linh Mụcđến giải tội và cho bà rước Mình Thánh.

546. THUYỀN TRƯỞNG KÌ DIỆU Ư?Một thuyền trưởng già đang hấp hối trong một bệnh viện

nọ. Sau khi ban các bí tích cho ông, vị Linh Mụchỏi ông khóchết không. Ông đáp:

- Khó chết hả, Cha? Không đâu. Đã 43 năm con đã lái tàuvượt đại dương. Hàng ngàn người tin tưởng vào con với ý nghĩ con là thuyền trưởng sẽ đưa họ đến cảng bình yên. Cảm ơnChúa, con luôn luôn thành công. Chưa bào giờ con bị sai phạm.Vừa rồi khi Cha cho con rước lễ lần cuối, Chúa Giêsu vị

Thuyền trưởng kỳ tài đã đến. Ngài sẽ hướng dẫn con về bến

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 444: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 444/610

Truyện kể Giáo lý 444 

 bình an. Ngài là thuyền trưởng vĩ đại hơn hết. Con phó thác vào Ngài nhiều hơn kẻ khác đã phó thác vào con.

547. VUA LÀ ĐỨC KI TÔHoàng đế Ferrdinand II, vua nước Đức là người kính sợ 

Chúa. Ông lên ngôi sau cuộc chiến tranh ba mươi năm. Ông cólòng sùng mộ bí tích bàn thờ . Khi đi đường, nếu gặp một LinhMụcmang Mình Thánh cho kẻ liệt, ông cho ngừng xe tứ mãhoặc xuống khỏi ngựa, và quỳ gối kính cẩn bên đường.

 Ngày kia, khi đang đi săn, ông nhận thấy đàng xa có LinhMụcđang đi thăm kẻ liệt. Hoàng đế không chỉ mời Linh Mụclênxe ngựa, mà còn đi theo xe như người tôi tớ, ở lại với LinhMụckhi Ngài ban các bí tích cho bệnh nhân, và tặng cho người bệnh một món tiền lớn. Lúc hoàng đế và Linh Mụcsắp rờingười bệnh để trở về, Linh Mụcnói với người bệnh:

- Con thật là may mắn. Hôm nay, có hai hoàng đế đếncùng thăm con; đó là Vua của các vua ở trên trời, và vị vua đạidiện ở trần gian là vua Ferrdinand.

548. MẸ CON RƯỚC LỄTrong thời kỳ Cách Mạng Pháp, một bà mẹ Công Giáo bị

nhốt tù. Trước khi đi, bà nhờ họ hàng chăm sóc người conmười hai tuổi của bà. Cô bé, khát khao được thăm mẹ, đã làmquen được vợ viên cai ngục. Bà nầy cho em mặc áo quần áođặc biệt của bà, nhờ vậy em đã vào ngục thăm mẹ được. Có lần,mẹ em bảo em đến xin cha để chuẩn bị rước lễ vỡ lòng. Cha sở đồng ý và nói thêm với em: “Con Jeannette thân mến, Chamuốn con làm một việc gì đó có ích cho mẹ con. Cha muốn conđem Mình Thánh cho mẹ con. Cả hai rước lễ một lần vớinhau”.

Hai hôm sau, Cha xứ dâng lễ sớm hơn và trao hai MìnhThánh cho cô bé. Cô vào ngục. Cả hai mẹ con quỳ gối thờ lạyChúa hiện diện giữa họ. Sau đó, bà mẹ cho con mình rước lễ

lần đầu và bà cũng rước lễ.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 445: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 445/610

Truyện kể Giáo lý 445

Đó là lần bà rước lễ lần cuối, vì ít sau đó ít ngày em béđược tin bà mẹ thân yêu của mình đã bị tử hình.

549. CHÚA YÊU CONMột Linh Mụcdòng Tên người Ailen, cha Doyle, nổi tiếng

vì lòng hay giúp đỡ kẻ khác và sự thánh thiện của Cha. Một buổi tối, sau khi giảng một bài về sự truyền giáo, Ngài đi rađường và gặp một thiếu nữ. Ngài nói dịu dàng với cô:

- Con ạ, trời đã khuya. Con chưa về nhà sao? Rồi, với tâmhồn nhiệt thành, Ngài nói tiếp:

- Đừng làm Chúa đau khổ. Ngài yêu con. Năm tháng trôi qua. Vào một đêm nọ, có điện tín của bề

trên sai Ngài đi Dublin ngay lập tức, để gặp một người nữ sắp bị hành hình vào sáng mai. Người phụ nữ nầy yêu cầu được gặp Ngài. Ngài ra đi đến nơi lúc 5 giờ sáng, cà được dẫn ngày tới phòng giam của cô Fanny Cranbush, một cô gái bất lương đã bịkết án vì cộng tác với kẻ khác để đầu độc nhiều người. Vừathấy linh mục, cô ấy quỳ gối và nói:

- Thưa Cha, cảm ơn Chúa vì Cha đã đến đây.- Nhưng con ạ, Cha chưa biết con, con cần gì?- Cha không nhơ con sao? Hai năm trước đây Cha đã gặp

con trên đường phố Yarmouth vào một đêm tối. Con là cô gáixấu nết, cả đời con là vậy. Cha đã nói với con: “Con ạ, trời đãkhuya. Con chưa về nhà sao? Đừng làm Chúa đau khổ. Ngàiyêu con”. Cái nhìn và giọng nói của Cha làm con choáng váng.Con đã xúc phạm Chúa không? Ngài yêu con không? Ngài là

ai? Con biết quá ít về Ngài. Con chưa bao giờ cầu nguyện vàchưa bao giờ rửa tội. Nhiều tuần lễ, con muốn lánh xa conđường tội lỗi, nhưng cái đói đã làm con phạm tội. Mỗi ngàycon càng lún sâu trong tội, đến độ giờ đây con sắp bị treo cổ.Con đã tuyệt vọng, và không và không muốn gặp vị LinhMụcnào. Nhưng rồi con đã nhớ lại lời Cha đã nói. Con khóclên. Và con ước muốn gặp Cha đã nghe Cha nói cho con biết về

 Ngài Giêsu.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 446: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 446/610

Truyện kể Giáo lý 446 

Cha dạy giáo lý cho cô ta với thời gian cho phép, trướckhi rửa tội cho con. Ngài lập một bàn thờ trong phòng giam,dâng thánh lễ, cho cô ta rước lễ lần đầu cũng là lần cuối. Trên

đường đi xử, cô thì thầm: “Thưa Cha, con quá đỗi hạnh phúc.Chúa Giêsu biết con ăn năn hối lỗi vì đã xúc phạm đến Ngài.Con biết Chúa Giêsu hằng yêu mến con”.

550. HY SINH VÌ THÁNH THỂTrong những vị anh hùng hàng đầu của Phép Thánh Thể,

chúng ta có thể kêu tên cậu bé Cyril người Lituania. Hầu nhưngày nào cậu cũng giúp lễ một buổi sáng và cùng đi kẻ liệt vớiCha sở. Vào một ngày mùa đông, cậu bé đang Chầu MìnhThánh, thì Cha xứ chuẩn bị đi kẻ liệt. Người bệnh ấy đã nhiềunăm chưa lãnh nhận các bí tích. Cha xứ cùng cậu cởi hai conngựa. Họ ra đi trong tuyết lạnh và xuyên qua cánh rừng đầy chosói.

Từ xa hai người đã nghe tiếng tru của bầy thú hung dữ.Hai người cầu nguyện nhiều nhưng bầy sói vẫn tiến đến. Linh

Mụcdừng cương con ngựa lại, và đàn sói nhào vào xâu xé conngựa. Chúng say máu quá đổi. Cậu bé cầu nguyện và suy nghĩ lung lắm. Nếu Linh Mụckhông đến được với người bệnh, ngườiấy sẽ chết không bí tích. Nếu bầy sói bắt được cả hai người,chúng chắc chắn sẽ ăn luôn Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Cậuta quyết định ngay. Cậu đọc một kinh, phóng lên lung một conchó sói và nói to với Cha sở:

- Vĩnh biệt cha. Gửi lời vĩnh biệt mẹ con!

Bầy sói xâu xé cậu từng mảnh. Cha sở rách tay nên phingựa trốn nhanh, kịp đến với bệnh nhân đang chờ Ngài.

Hôm sau, cha xứ tìm thấy mũ trùm đầu bằng lông thú vàkhăn choàng cổ của cậu Cyril. Cha trân trọng mang chúng vềnhư một vật của vị thánh, trao cho mẹ của Cyril và kể đầu đuôicâu chuyện. Lẽ tất nhiên, bà rất đau khổ nát lòng, nhưng đồngthời thật hãnh diện về đứa con anh hùng của mình.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 447: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 447/610

Truyện kể Giáo lý 447 

551. CHÚA LÀ MẶT TRỜIMột sĩ quan trẻ nước Anh ở Nam Ấn Độ sắp chết vì bện

sốt rét văng. Hai bác sĩ săn sóc nhưng thấy là vô hiệu. Một bác

sĩ nói với người sĩ quan:- Anh muốn điều gì không?Sĩ quan trả lời:- Có, hãy đặt tôi đối diện với mặt trời để tôi chết trong

nắng.Họ làm theo lời sĩ quan, nhưng anh không chết. Hình như

sức mạnh ấm áp của mặt trời đã thổi vào tinh thần thể xác của

anh. Và anh đã lành bệnh. Người Công Giáo hấp hối cần ở trong ánh sáng ân sủngcủa Chúa. Mặt trời chính là Giêsu Kitô, ánh sáng trần gian, đếntrong linh hồn người bệnh, mang sức mạnh đến cho cả hồn lẫnxác.

552. NGƯỜI HIỆP SĨ CAN ĐẢMMột trong những hiệp sĩ Công Giáo tiên khởi, giỏi nhất,

can đảm nhất thời Trung Cổ là thánh Lui, vua nước Pháp. Năm1248 vua tập hợp những người giỏi và can trường nhất ở nướcPháp để chỉ ra giải phóng Đất Thánh. Khi chiến thắng chiếnthắng cũng như lúc thất bại, khi bệnh hoạn cũng như lúc tù đày,vua vẫn giữ đức tin và không hề sợ.

Ví dụ: tại Damietta một tù nhân hồi giáo chạy vào lều củavua với lưỡi gươm còn dính máu một chức sắc hồi giáo, xinvua cho mình làm hiệp sĩ. Trước đó hoàng đế Frédérick đã cócho phép vài trường hợp như thế. Tại sao Vua Lu-I không làm? Nhưng vua Lu-I trả lời nhỏ nhẹ rằng người không Công Giáokhông thể chu toàn trách vụ của người hiệp sĩ Công Giáo được.

Cái chết của mẹ vua đã buộc vua phải trờ về lại Pháp.Thiết lâp trật tự xong, Ngài lại lên đường thánh chiếm lần 2.Đạo quân đổ bộ ở Tuis vào tháng 8 năm 1270 và toàn thắng. Nhưng bệnh sốt rét đã tiêu diệt phần lớn đạo quân Thánh giá.

Thánh Lu-I cũng bị bệnh nặng. Ngài cố gắng quỳ gối bên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 448: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 448/610

Truyện kể Giáo lý 448

giường bệnh để lãnh của Ăn Đàng. Ngài qua đời với niềm an bình của các thánh.

553. SỰ CHẾT HẠNH PHÚCThánh Philip Neri có lòng mến mộ Chúa Giêsu trong

 phép Thánh Thể cách đặc biệt. Khi Mình Thánh Chúa đượcmang đến cho Ngài tại giường bệnh. Mặc dầu sức khỏe đã yếunhược, Ngài còn nói to lên :

- Ồ, hãy xem đây tình yêu của tôi, tình yêu của tôi! LạyChúa Giêsu, lạu Chúa trời con, xin hãy đến với con.

Mặt Ngài phản chiếu niềm hạnh phúc thiên đàng trongtâm hồn.

554. TÌM NGƯỜI CỐ VẤNThánh Vinh Sơn đê Phaolô, một trong những tông đồ

nhiệt thành của Phép Thánh Thể, có thói quen mỗi lần nghingại, khi cần lời khuyên bảo, lúc gặp chuyện quan trọng, ngainhư Maisen ngày xưa đến quỳ trước nhà tạm của Chúa, cầu

nguyện và xin ơn Chúa soi sáng trí khôn cho Ngài.

555. NGỌN ĐÈN CHẦUĐức Tổng Giám Mục James Roosevelt Bayley, qua đời

năm 1877 là một vị tổng Giám Mục xuất sắc của Hoa Kỳ. Từ phái Tin lành Episcopal, Ngài trở lại đạo Công Giáo, lúc đầulàm Giám Mục Newark, rồi Tổng Giám Mục giáo phậnBaltimore. Khi vị tong đồ nhiệt thành và đầy tài năng này hấphối, Ngài xin cha Konnings, dòng Chúa Cứu Thế, người bạnthân của Ngài, đặt giường Ngài thế nào để Ngài nhìn thấy ngọnđèn chầu. Ngài nói lí do:

- Ngọn đèn chầu nhắc tôi nhớ đến Người bạn cao cả nhất. Ngọn đèn nhắc tôi nhớ lại những ngày khi tôi còn ở ngoàithuyền thánh Phêro, còn là người Tin Lành. Ngọn đèn đã dẫntôi tới bến bình an.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 449: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 449/610

Truyện kể Giáo lý 449

 Ngài qua đời đang lúc cầu nguyện cùng Chúa Yeessutrong phép Thánh Thể.

556. CON CHÓ DƯỚI CHÂN CHỦCha sở của một xứ đạo lớn ở thành phố để ý thấy một ông

già thường có vẻ như ngủ khi đọc kinh. Khi cha đến gần, nửađùa nửa thưc:

- Sao con đến ngủ trong nhà Chúa ?- Thưa Cha, - Ông cười trả lời. Con giống như một con

chó săn già. Con thích ngủ dưới chân chủ của con.

557. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚAMột mục sư Tin Lành, phái Trưởng Lão, kể câu chuyện

sau đây:Có gia đình Công Giáo sống không xa nhà thờ của ông

 bao nhiêu. Đó là đôi vợ chồng già có người cháu tên George, ở xa trên đồi. Một ngày nọ, George mới hơn 4 tuổi, đi thăm ông bà. Trẻ George được giáo dục để vào viếng Chúa tại bất cứ nhà

thờ nào bé đi qua.Khi bé đi thăm ông bà, bé thấy có nhà thờ bên kia đườngvà bé quyết định vào viếng Chúa. Nhưng cửa nhà thờ đóng. Bécố đẩy, kéo cửa nhưng vô hiệu. Nếu bé không vào được bêntrong, bé có thể cầu nguyện từ bên ngoài. Nghĩ như thế, bé quỳxuống bậc thềm nhà thờ, cúi đầu và đọc một kinh ngắn.

Vị mục sư quan sát sự việc từ đầu đến cuối từ cửa sổ phòng làm việc. Ông cảm kích đến nỗi ông đã kể lại với cộngđoàn giáo hữu trong bài giảng. Cả cộng đoàn quyết định từ naykhông đóng cửa nhà thờ ban ngày nữa. Ngoài cửa, có bảng nhỏcó ghi mấy chữ “Hãy mở cửa để cầu nguyện !”

558. HỒNG ÂN QUÝ GIÁMột lần nọ, chân phướ Balthasar Alvarez quỳ gối cầu

nguyện trước Mình Thánh Chúa. Chúa Yeessu lấy hình em bé

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 450: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 450/610

Truyện kể Giáo lý 450

hiên ra với Ngài, hai tay đầy kim cương vàng bạc. Bé Yeessuthốt lên:

- Ồ, nếu ta kiếm được người nào để tặng các hồng ân quý

giá đây!

559. XIN Ý NGHĨAKhi Tổng thống Cộng hòa Áo mời ông Engelbert Dollfuss

giữ chức vụ Thủ tướng, ông đã trả lời:- Xin Tổng thống cho tôi suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trả lời.Suốt đêm Dollfuss quỳ gối trước Mình Thánh xin Chúa

hướng dẫn ông trong quyết định trọng đại ấy. Sáng hôm sau,ông thấy rõ ràng là ông có thể đảm trách chức vụ Thủ tướng.Ông trả lời thuận với Tổng thống. Ông rất khôn khéo và trungthực trong chức vụ tế nhị, điều ấy chứng tỏ Chúa luôn phù hộông.

560. AI QUAN TRỌNG HƠNCó nhà lãnh đạo người Công Giáo đang dự lễ thì một nhà

ngoại giao nước ngoài tìm dến gặp với sứ điệp quan trọng.Triệu thần báo cáo với nhà vua. Nhưng vua vẫn tiếp tục quỳ gốitrong nhà thờ và nói : “ Xin nói với vị đại sứ là ta đang hội kiếnvới vua các vị vua, Ngài có một sứ điệp quan trọng cho ta mọisứ điệp của bất cứ ai đem tới !”

561. VIỆC NHỎ TÁC DỤNG LỚNMột thanh nữ trên đường làm việc gặp một thanh niên

làm cùng sở, họ vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Trên đường, họ phải đi qua một nhà thờ, và khi họ đến gần, cô gái bắt đầu bịcám dỗ đừng vào nhà thờ. Người bạn trai sẽ nghĩ sap về nàng? Nàng sợ bị gọi là người cuồng tín, người đạo đức hoặc là người bất thường. Nhưng rồi nàng cũng vào nhà thờ.

Sáng hôm sau, người thanh niên tìm gặp nàng và nói cáchhân hoan là anh sẽ theo gương tố của nàng, sẽ vào viếng nhà

thờ trên đường đi làm.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 451: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 451/610

Truyện kể Giáo lý 451

 Nàng nói :- Ồ, anh là người Công Giáo, em rất mừng. Ít tháng sau,

anh nói với nàng :

- Blake thân mến, anh mang ơn em nhiều và anh khôngthể hài lòng cho đến khi nói với em về điều ấy và cảm ơn em.

 Nàng ngạc nhiên hỏi lại :- Anh mang ơn của em hả ? Làm sao có thể thế được ?Chàng đáp nhẹ :- Đúng vậy em ạ, em có nhớ buổi sáng chúng ta cùng đi

 bên nhau và em bỏ anh để vào nhà thờ một mình không ? Anhthấy mình vô ý quá. Ánh bỏ việc đạo đã lâu. Vì thế hành độngnhỏ bé của em đã đánh động tâm hồn anh, anh ước muốnnhững điều tốt lành, và sáng hôm sau anh cũng đến nhà thờ. Từđó, hàng ngày anh đều viengs Thánh Thể trước khi đi làm việc,và anh tìm được sự bình an và niềm vui cho tâm hồn. Nếu mọingười can đảm như em cả, thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.

Cô Blake nghĩ : “A, anh ấy dâu biết hôm ấy mình nhútnhát và sợ sệt đến độ bị cám dỗ không vào nhà thờ. Chính ơn

Chúa đã thúc đẩy mình vào viếng Chúa”.562. CHÚA TRẢ CÔNG CHO KẺ THỜ NGÀICâu chuyện sau đây thật tuyệt diệu, nhưng để chiêm

ngắm hơn là để bắt chước.Chân Phước Benvenute, một thầy dòng Phanxicô, phụ

trách việc nấu ăn cho tu viện. Mọi giờ rảnh trong ngày, trừ việc bếp núc ra, thầy đều dành để thờ lạy Chúa trong phép Thánh

Thể. Thầy sốt mến việc thờ phượng nầy như một thiên thần vànhiều lần đã xuất thần.

Có lần, thầy xuất thần lâu hơn thường lệ, và khi thầyhoàng hôn lại, thì đã đến giờ ăn trưa, nhưng thầy chưa nấunướng gì cả. Thầy vội chạy xuống bếp, rất ngạc nhiên thấy mộtthiên thần đang làm món ăn. Trưa hôm ấy, cả cộng đoàn đượcthưởng thức một bữa ngon hơn mọi bữa trước đó rất nhiều.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 452: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 452/610

Truyện kể Giáo lý 452

563. AN TOÀN TRÊN HẾTMột người đi Hoa kỳ đi du lịch ở Pháp, ông đến người

quản lý khách sạn để tính tiền phòng. Người quản lý hỏi:

- Ông cần biên lai không?- Ồ, không, nếu Chúa muốn, tôi còn trở lại đây sau một

tuần nữa, lúc ấy. Ông đưa biên lai cho tôi luôn thể.- Nếu Chúa muốn! Viên quản lý người Pháp mỉm cười.

Ông còn tin Chúa hả?- Vâng, Tại sao thế? Còn ông không tin àh?- Không, chúng tôi bỏ đạo đã lâu.

- Ồ, còn tôi thì tin sẽ có biên lai nữa về Chúa.564. CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚATruyện xưa có một chàng hiệp sĩ luôn chống đối sự hiện

hữu và quyền năng của Chúa. Anh quyết định sẽ làm cuộc thínghiệm chứng minh không có Chúa. Anh bước ra sân trong tưthế đấu gươm, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đấu. Ngước mắt nhìntrời anh kêu: “Trời ơi, nếu có Trời, tôi thách Trời đấu gươm với

tôi. Nếu Trời hiện hữu, xin tỏ uy quyền, uy quyền mà bọn LinhMụckhoe khoang! “Đợi câu trả lời thách đấu, anh nhìn lên vàthấy một mảnh giấy bay nhè nhẹ trên đầu anh. Mảnh giây rơixuống đất, anh lượm lên xem, thấy trong mảnh giấy có ghi mấychữ” “Chúa là tinh yêu”. Kinh ngạc vì câu trả lời cho việc tháchđấu, anh bẽ gãy thanh.

565. ĐIỀU GÌ TREO NGÀI TRÊN CÂY THÁNH GIÁKhông phải đinh dài, nhưng tình yêu tôiĐã giữ Chúa Trời trên cây Thập Giá.Ôi, quyền lực nào treo Ngài cao quáĐể mang tội tôi, chịu nhuốc nha rồi?- Không phải đinh dài, nhưng tình yêu tôi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 453: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 453/610

Truyện kể Giáo lý 453

566. KHI NHÀ VUA NÓIBáo chí Thụy Điển, Christian X cởi ngựa đi dạo. Ngài

trông thấy một phù hiệu chữ thập ngoặc của Đức Quốc Xã bay

 phất phới trên một công thự, biểu hiện cho việc Đức Quốc Xãxâm lăng Thụy Điển. “Hãy tháo cờ xuống”. Nhà vua ra lệnhcho viên sĩ quan Đức đang đứng trước cổng thự. Viên sĩ quantrả lời: “Không được, đó là lệnh của Bá Linh”. Nhà vua tuyên bố: “Ta ra lệnh phải tháo cờ xuống trước 12 giờ trưa, bằngkhông, ta sẽ sai lính ta đến làm việc ấy”. Viên sĩ quan cảnh cáo:“Tên lính sẽ bị bắn ngay”. Vua trả lời: “Ta sẽ là người lính ấy”.

Và lá cờ sẽ bị hạ xuống.Khi nào ma quỷ là kẻ thù của ta muốn đánh thế gian vàtreo cờ của nó trên thế gian, Chúa chúng ta sẽ giúp chúng tachiến thắng kẻ thù xan xảo đó, để chúng ta mãi mãi là ngườilính của Ngài.

567. CHẤM ĐỎ ẤY Ngày xưa, có lần Napôlêôn cầm tấm bản đồ, chỉ tay vào

nước Anh, nói với đám thủ hạ: “Nếu không có dấu chấm đỏnày, ta đã chinh phục trọn thế giới rồi”.

Ma quỷ cũng chỉ tay vào Thập Giá và nói: “nếu không códấu chấm đỏ này, ta đã chinh phục cả thế giới”.

568. LÀM SAO ĐỂ CHẾT LÀNHCách đây mấy năm, có người ở miền Nam nước Marốc

tìm đến gặp một nhà truyền giáo, xin học đạo, vì ông biết mìnhkhông còn sống được bao lâu. Để giúp người ấy học đạo, vìngười ấy ít chữ. Trang đầu màu đen, biểu hiện tội lỗi conngười. Trang thứ hai màu đỏ, tượng trưng máu Chúa Kitô cứuchuộc, trang ba màu trắng tượng trưng tâm hồn trong sạch vìđược Chúa th thứ tội lỗi, và trang bốn, màu vàng biểu hiện vinhquang thiên đàng. Người ấy ăn năn trở lại đạo. Khi ông hấp hối,vợ ông là người hồi giáo khuyên ông kêu tên Mahomet để chết

lành trong đạo hồi. Ông từ chối, hiện nay ông chỉ tin vào Đức

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 454: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 454/610

Truyện kể Giáo lý 454 

Giêsu Kitô mà thôi. Bà vợ nói: “Anh hãy cầm lấy cuốn sáchnhà truyền giáo đã biểu anh, hãy kê đầu vào trong trang màutrắng, để hy vọng Chúa cứu thoát anh vì anh đã sạch tội”.

 Nhưng người chồng bảo: “Không, anh không muốn vậy vì chưađúng sự thật. Hãy mỡ trang màu đỏ và dựa đầu vào đấy!” Vàthế là người chồng qua đời an bình, đầu tựa vào biểu tượngmáu Chúa Kitô.

569. NIỀM TIN NÀOMột người khách nói với một binh sĩ đang hấp hối tại

 bệnh viện:- Anh thuộc Giáo Hội nào?- Giáo Hội Đức Kitô, anh đáp.- Tôi muốn hỏi anh có niềm tin thế nào?- Niềm tin hả? anh ngước mắt nhìn trời, nói nhỏ. Tôi tin

rằng sự chết sự sống, thiên thần, quyền thần, các vật hiện tại vàtương lai không thể tách tôi ra khỏi lòng mến của Đức GiêsuKitô Chúa chúng ta (Rm 8,39)

570. LỜI ĐẢM BẢOÔng Robert Bruce, sau khi dùng bữa cuối đời của mình,

đã nói với con gái ông: “Con mến, Chúa sắp gọi ba về”. Ông bảo con đem sách Kinh Thánh đến và bảo: “Con giở chương 8thư gửi dân Rôma, và để ngón tay của ba vào câu 39!” Con ônglàm theo lời. Ông hỏi đã đúng chưa, Sau khi được trả lời làđúng, ông nói tiếp: “Chúa ở cùng các con. Ba bữa ăn sáng vớicác con, và tối nay ba sẽ ăn tối với Chúa Giêsu, Chúa chúngta!” Nói xong, ông tắt thở.

571. TẠI SAO PHẢI SỢ Một người nói với người bạn già Công Giáo.- Tôi sợ bạn sắp sang thế giới khác! Người bạn già trả lời:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 455: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 455/610

Truyện kể Giáo lý 455

- Tôi biết tôi là ai, Xin cho Danh Cha cả sáng. Tôi khôngsợ thế giới khác. Tôi mong về thế giới ấy.

572. TÔI ĐÁNG TỘITrong rừng rậm Châu Phi, một nhà truyền giáo chuẩn bị

giảng về Đức Kitô cho một đám thính giả chưa có đạo. Mọinhười tụ họp dưới ánh trăng, trên một khoảng đất rộng. Nhàtruyền giáo say sưa kể họ nghe cuộc đời sống động của Chúa,những phép lạ người đã làm, Ngài hy sinh chính bản thân Ngàitrên cây Thập Giá để cứu chuộc con người. Ngồi ở hàng đầu làviên tù trưởng. Ông chăm chú lắng nghe lời giảng. Khi nhàtruyền giáo: “Xin dừng lại! Hạ xác Chúa xuống đi. Chính tôi làkẻ tội lỗi, tôi phải bị đóng đinh chứ không phải Chúa!”. Ôngchứng minh ông là người có rất nhiều tội, còn Chúa là Đâng vôtội. Phải, Chúa Giêsu thay thế chúng ta, chết vì chúng ta. ThánhKinh nói” Chúa Kitô chết vì tội lỗi chúng ta, cho người lànhcũng như kẻ dư, Ngài giao hòa chúng ta lại với Thiên Chúa”.

Có khi nào chúng ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã chết thay cho

chúng ta chăng?.

573. CÓ NGƯỜI KHÁC NGHĨ ĐẾN TÔIThời gian George Nixon Briggs làm Thống đốc tiểu bang

Massachusetts, có 3 người bạn của ông đi viếng Thánh Địa. Tạiđây, họ đã leo lên đồi Golgotha, và nẻ một cành lá có hình câygẫy.. Khi trở về lại với địa phương, họ tặng cây gậy ấy choThống Đốc và nói: “Chúng tôi muốn nói với anh rằng khi đứngtrên đồi Canvê, chúng tôi đã nghĩ đến Anh!. Thống đốc vui vẻnhận quà tặng vơi lòng biết ơn, vì đây là món quà đặc biệt, phảixuất phát từ nơi Chúa chịu đóng đinh. Ông xúc động đao: “Các bạn mến, tôi cần phải cám ơn nhiều, vì tại đồi Canvê có mộtđấng đã nghĩ đến tôi”.

 Ngài nhớ đến bạn, Ngài nhớ đến tôiKhi Ngài chịu treo trên cây Thập Giá

Ôi tình yêu diệu vơi rất vô giá

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 456: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 456/610

Truyện kể Giáo lý 456 

Xé nát tâm hồn để cứu chuộc đời.

574. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG CÁCH NÀO

Thánh Leonardd ở cảng Maurice nói về cách rước lễthiêng liêng như sau:

Con hãy ăn năn thống hối, có lòng ước ao và tưởng tượngĐức Mẹ hoặc Thiên Thần bản mệnh cho con rước lễ, vì khirước lễ con thưa với Chúa thế này

“Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, đến trong tâm hồn nghèohèn của con. Xin Chúa hãy đến để thỏa mãn mọi ước vọng củacon; Xin Chúa hãy đến để thánh hóa hồn con; Lạy Chúa Giêsurất dịu hiền, xin hãy đến!”

Sau đó, hãy ở lặng yên với Chúa, thờ lạy và tạ ơn Ngài.Phương thế này sẽ mang lại cho linh hồn niềm vui sự dịu ngọt,đầy ân sủng Chúa ban.

575. NGÀI SAN SẺ NỖI KHỔ CỦA TA Ngài là Bánh sự Sống, nhưng Ngài đã cố lần đói bụng.

 Ngài là nước hằng sống, nhưng Ngài đã có lúc khát nước. Ngàiđói như con người, và Ngài nuôi kẻ đói vì Ngài là Chúa. Ngàicó lúc mệt nhọc, nhưng Ngài là nơi yên nghĩ của ta. Ngài nộpthuế cho chính quyền, và Ngài vẫn là Vua, Ngài bị gọi là quỷ,nhưng Ngài đã trừ ma quỷ…Ngài cầu nguyện và vẫn nghe lờicầu nguyện. Ngài đã có lần khóc và Ngài đã lau sạch nước mắtchúng ta. Ngài bị bán ba mươi đồng bạc, và Ngài cứu chuộctrần gian. Ngài bị dẫn đi như con chiên đến lo sát sinh, và Ngàivẫn là Đấng chăn chiên lành. Ngài chết và đã sống lại nhờ cáichết Ngài đã tiêu diệt sự chết.

576. CHÚA ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG NGƯỜIĐối với người nghệ sĩ, Đức Giêsu là một người xinh đẹp,

dễ thươngĐối với kiến trúc sư, Ngài là Viên Đá góc tường.

Đối với người làm bánh mì, Ngài là Bánh sự Sống.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 457: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 457/610

Truyện kể Giáo lý 457 

Đối với người ngân hàng, Ngài là kho tang ẩn giấu.Đối với nhà sinh vật học, Ngài là Sự Sống.Đối với nhà xây dựng, Ngài là nền vững chắc.

Đối với thầy thuốc, Ngài là một đại lương y.Đối với nhà giáo dục, Ngài là người thầy vĩ đại.Đối với nông gia, Ngài là Chủ mùa gặt.Đối với người trồng hoa, Ngài là hoa hồng xứ Sharon và

là Hoa Huệ thung lung.Đối với nhà địa chất, Ngài là Viên Đá tuổi.Đối với người xét xử, Ngài là Thẩm Phán công minh, là

người phán xét mọi sự.Đối với nhà kim hoàn, Ngài là Viên ngọc cao giá.Đối với luật gia, Ngài là cố vấn, là đấng làm luật, là

trạng sư.Đối với nhà làm vườn, Ngài là cây nhơ thật.Đối với người làm báo, Ngài là người loan tin niềm vui lớn.Đối với người chuyên khoa mắt, Ngài là ánh sáng trần gian.Đối với nhà bác ái, Ngài là tang vật không thể diễn tả.

Đối với triết gia, Ngài là sự khôn ngoan của Chúa.Đối với nhà giảng thuyết,Ngài là lời Chúa.Đối với nhà điêu khắc, Ngài là viên đá sống động.Đối với tôi tớ, Ngài là thầy nhân lành.Đối với chính trị gia, Ngài là niềm mong ước của mọi dân nước.Đối với sinh viên, Ngài là sự thật hiện thân.Đối với nhà thần học, Ngài là tác giả và là cùng đích đức

tin của ta.

Đối với khách du lịch, Ngài là con dường mới sống động.Đối với kẻ khó nhọc, Ngài là nơi nghỉ ngơi.Đối với kẻ tội lỗi, Ngài là Chiên của Chúa bị đem đi giết

thay tội trần gian.Đối với người Kitô giáo, Ngài là Con Thiên Chúa hằng

sống, Đấng cứu chuộc, Đấng cứu thế và là Thiên Chúa thật.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 458: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 458/610

Truyện kể Giáo lý 458

578. NGÀI LÀ AI?Khi những nhà truyền giáo đầu tiên đến nước Nhật, một

thanh niên muốn học tiếng Anh. Nhà truyền giáo anh một

quyển sách Phúc Âmtheo thánh Gioan. Anh dịch sang Nhật. chỉtrong một thời gian ngắn, anh đã bồn chồn, xúc động nhiều.Vừa òa lên khóc, anh vừa nói: “Con người Giêsu tôi đang đọclà ai vậy? Các Ngài gọi Ngài là người, nhưng theo tôi, Ngài phải là Thiên Chúa”.

579. ĐỐI VỚI TRẦN GIAN CHÚA LÀ

1. Đấng sáng tạo (Gn 1,1-3)2. Gương mẫu (Matt. 16,24)

3. Thầy dạy (Matt 7,28,29)

4. Người Chủ (Gn 13,13)

5. Đấng cứu chuộc (Lc 19,10)

6. Chúa (Rm 10,12)

7. Ánh sáng (Gn 8,12)

8. Vua (Khải huyền 11,15)

9. Sự sống (Gn 14)

10. Tình yêu (Gn 3,16).

580. NÉT NỔI BẬT Nhà danh họa Leonarado da Vinci (1452-1549), người Ý,

đã vẽ tuyệt tác “Bữa Tiệc Ly”. Khi đang vẽ, có người bạn đến

thăm, xem bức họa và nhận định: “Đối với tôi, điểm nổi bật

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 459: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 459/610

Truyện kể Giáo lý 459

nhất trong bức tranh là cái ly uống nước”. Nghe vậy, nhà danhhọa cầm cọ vẽ và xóa ngay hình cái ly. Người bạn hỏi lý do,Vinci đáp không dự: ‘Tôi chỉ muốn khi người ta xem bức tranh

này, người ta chú ý nhất đến gương mặt của Chú mà thôi.

581. CHÚA HẰNG SỐNGMột em bé hỏi mẹ: “Chúa hằng có đời đời phải không

mẹ?” Bà mẹ im lặng cầu nguyện một chút, rồi tháo chiếc nhẫncuớ của bà, trao cho con xem và hỏi nó: “Co thấy cái nhẫn này bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào không?”

Lát sau đứa con đáp: “Con không biết” Bà mẹ nói tiếp:“Chúa cũng thế. Chúa tự mình mà có, Ngài hằng hữu. NơiChúa không có bắt đầu và không có kết thúc. Con đã hiểuChưa”.

582. VỊ GIÁO TRƯỞNG IM LẶNGMột người lính đạo Do Thái đến dự một buổi lễ Công

Giáo, anh nghe giảng giải về lời dạy của Chúa Giêsu Kitô. Khi

trở về anh đến gặp vị giáo trưởng Do Thái và nói: “Thưa Thầy,người Kitô giáo nói rằng Đức Kitô đã đến thế gian rồi, cònchúng ta thì Ngài Chưa đến”. Vị giáo trưởng nói: “Đúng vậy,Đức Kitô chưa đến trần gian, con à”. Người lính mởi hỏi lại:“Sau nầy khi Đức Kitô chúng ta đến, Ngài sẽ có gì giống ĐứcGiêsu Kitô không?”.

Không hiểu vị giáo trưởng sẽ trả lời như thế nào.

583. CHỈ THẤY BỀ NGOÀIMột thanh nữ, trước đây đã đính hôn với nhạc sĩ thiên tài

Mozart (1756-1791), nhưng rời từ hôn với chàng, khi cô thấynhiều khác đẹp trai, cao ráo, ăn nói dễ thương hơn Mozart. Côchê chàng ốm yếu, nhỏ người, mãi sau này khi Mozart trở nênnổi danh khắp nơi, cô mới lấy làm tiếc là đã từ hôn với chàng.Cô nói: “Trước đây tôi chưa thấy gì thiên tài ở anh ấy, tôi chỉ

thấy ốm yếu, nhỏ người thôi”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 460: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 460/610

Truyện kể Giáo lý 460

Tiên tri Isaia cũng nói như thế về việc thế gian khôngnhìn nhận Đức Kitô. Đây là lời của tiên tri: “Ngài chẳng cóhình dung, chẳng có gì đẹp đẽ. Khi chúng ta thấy Ngài, không

có chi tốt đẹp cho ta yêu thích. Ngài đã bị người ta khinh chê vàchán bỏ” (Isaia 53,2). Người ta sẽ kinh ngạc vô cùng, khi saunày sẽ xem thấy vẻ đẹp uy nghi cao cả của Ngài.

584. BẠN CÓ TIN KHÔNGMột người Do thái Công Giáo và một người Do thái

không Công Giáo cải nhau về vấn đề Chúa sinh bởi Đức MẹĐồng Trinh. Sau một hồi cãi vã, người Do thái không CôngGiáo hỏi: “Nếu tôi nói với bạn có một em bé được sinh ra tạithành phố nầy bởi một mẹ đồng trinh, bạn có tin không?” Người Do thái Công Giáo trả lời: “Có, nếu em ấy sẽ sống nhưChúa Giêsu đã sống”.

585. NGƯỜI CÔNG GIÁO TRUNG HOA GIẢITHÍCH

 Người Công Giáo Trung hoa giải thích cho bạn bè hiểurằng: “Đức Giêsu là Thiên Chúa vô hình, và Thiên Chúa là ĐứcGiêsu hữu hình”. Đó cũng là một cách giải thích như Chúa nói:“Ai thấy ta là thấy Cha Ta (Gn 12,45), và “Ta và Cha Ta làmột” (Gn 17,21). Chúa là đấng chúng ta không thấy được, ngheđược, hiểu được, đụng chạm được, ngoại trừ khi ta gặp Ngàinơi Đức Giêsu Kitô.

586. HỒNG ÂN CÓ ĐƯỢCTruyện xưa kể rằng: Một vua kia cho phép thần dân của

mình cứ mỗi buổi sáng đến mỏ vàng của vua trong vòng nữagiờ. Ai muốn lấy bao nhiêu vàng tùy ý, làm sao mang đi đượcthì thôi.

Câu chuyện này tương tự thánh lễ hàng ngày .Vua Trờicao cả mời ta đến dự lễ mỗi ngày trong nữa giờ .Trong thời

gian ấy linh hồn ta múc được biết bao báu vật còn giá trị hơn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 461: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 461/610

Truyện kể Giáo lý 461

vàng ở Fort Knõ nhiều, vì các báu vật ấy không bao giừ bịđánh mất, không hao mòn, không tiêu hủy, không mất giá trị. Như thế, chúng ta nên nhận lời mời dự lễ của vua trời cao cả.

587. RỬA TAY CẦU NGUYỆNMột khách du lịch ơ Cairo, thủ đô nước Ai cập kể lại câu

chuyện sau: vào một chiều tối, ông chú ý nhìn một thiếu niênchuẩn bị đọc kinh tối.Người thiếu niên sai đầy tớ đem tới mộtvò nước và chiếc chiếu. Khi đầy tớ xối nước, anh ta rửa tay balần, rửa mặt ba lần, rửa cổ ba lần, rửa tai ba lần và rửa cánh tay ba lần. Sau đó, anh ta quỳ trên chiếc chiếu và bắt đầu đọc kinhtối. Theo tục lệ tôn giáo đông phương, con người nếu chưa tinhsạch, không thể nói chuyện với Thượng Đế được.

Trong tinh thần ấy, Linh Mụcrửa ta trước khi mặc áo lễ,trước khi thánh hiến lễ vật. Sự rửa tay bề ngoài tượng trưng choviệc tẩy rửa bên trong của linh hồn, rất cần thiết cho người cầunguyện với Chúa, và lại càng cần thiết cho những người dânglễ.

Chúng ta nên bắt chước người thiếu niên trên đây. LinhMụccũng như giáo dân, phải đến với Chúa bằng bàn tay sạch sẽvà linh hồn sạch trong, để xứng đáng với Chúa.

588. NHỮNG KẺ CÓ MẮT MÀ KHÔNG THẤYMột tiệm bán tranh loan báo thanh toán hết tranh khỏi

tiệm ông.Hàng tranh ảnh về phong cảnh, trận mạc, những điềunổi tiếng…được triển lãm, và bán hạ giá.Trong một thời gianngắn, tất cả mọi bức tranh đều được bán, trừ một bức: “Chúatrên Thập Giá”, là chưa có người mua.Một người mù được mộtem bé dắt, đã có nhận xét là mọi bức tranh đều có kẻ ưachuộng, trừ bức tranh Chịu Nạn.Người mù hỏi giá, và vì giá rấthạ, nên đã mua bức tranh đó và nói: “Nếu mọi người đã muaảnh Chúa của họ, thì tôi, tôi mua ảnh Chúa của tôi.Người bántranh cười nói: “Nhưng anh ơi, anh đâu có thấy Chúa của

anh”.Người mù trả lời: “Trái lại, tôi thấy Chúa của tôi, còn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 462: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 462/610

Truyện kể Giáo lý 462

những người kia họ có mắt mà không thấy”.Người mù kia đãđồng ý với Kinh Thánh, khi nói kẻ không tin đang ngồi trongtăm tối và bóng chết .Người ta có thể mù thân xác nhưng sáng

mắt tâm linh, hoặc có thể ngược lại.

589. CON CÁ SỐNG NGOÀI NƯỚCMột người chài lưới nọ chài một mẻ lưới cá và quyết định

đem biếu vị cha sở con cá ngon nhất.Con cá vẫn còn sống khiông đặt lên bàn cha sở, con cá bắt đầu ngọ nguậy, quẫy đuôi vàvẹo vặt đủ cách.Vị cha sở lợi dụng dịp này để cho người có mặtmột bài học như sau: “Hãy nhìn con vật đáng thương này, nógiãy dụa đủ cách nó muốn sống trong nước, lĩnh vực sống củanó, nó chỉ sống thoải mái trong nước mà thôi.Chúng ta cũngvậy, chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng và một khi chúng tasống xa Người, ta thành bất mãn và đáng thương”.ThánhAugustino đã có lý khi nói rằng: “Lạy Chúa, hồn tôi âu lo chotới khi được an nghỉ nơi Ngài”.

590. NGƯỜI ĐIÊN TỰ NUÔI SỐNG THẾ NÀO?Một nhà giảng thuyết kể rằng: “Một hôm ông ở trong nhàthương điên.Ông thấy ở đấy những bệnh nhân đáng thương: Kẻthì nhai cát, người thì nuốt gió, người khác thì ngồi gần lửa vàhít khói, người khác nữa thì liếm chân liếm tay…Trong khi đóthì họ từ chối mọi thức ăn: họ ngày ốm bạc nhược, da bocxương, chỉ còn là những thây ma biết đi. Hình ảnh hoàn toàncủa những linh hồn chỉ biết thảo mãn trong các tọa vật, nhữngsự nào không thể nào làm thỏa mãn cơn đói tâm hồn con người,kẻ thì tìm hạnh phúc trong việc đọc báo chí, tiểu thuyết…, kẻkhac trong việc ăn uống, người thì tìm trong khiêu vũ, nhà hát,trong những chuyến du lịch đi bộ, đi tài hỏa, xe hơi, hoặ tìm thúvui trong săn bắn…Nhưng những tâm hồn đó không tìm đượcsự thảo mãn chân chính.Giống như thức ăn ngon lành có thể làhạ cơn đói thể xác, chỉ có Phúc ÂmKitô mới làm dịu cơn đói

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 463: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 463/610

Truyện kể Giáo lý 463

linh hồn được.Chúa Giêsu phán: “Ai đến với ta sẽ không baogiờ đói”. (Yn 6, 35).

591. NHÀ THIÊN VĂN VÀ QUẢ ĐỊA CẦU Nhà bác học thiên văn và vật lý A.T.Kircher có một người

 bạn chối bỏ Thiên Chúa hiện hữu và chủ tướng những vật thiênhà hiện hữu tự mình.Một ngày kia, khi ông đến phòng làm việccủa Linh Mụcbác học cùng tên này, và thấy trong góc phòngquả địa cầu tuyệt đẹp.Ông hỏi Linh MụcKircher: “ai làm quảđịa cầu này?” - Không ai cả nó hiện diện tự nó – Ông nhạo tôià: - Không đâu.Nếu cả giải ngân hà rộng lớn không được dựngnên, thì tại sao phỉa cần một người thợ làm ra quả địa cầu nhỏnày?”Người vô thần xấu hổ và bắt buộc phải thú nhận lànguyên tắc của ông phi lý.

592. NHỮNG BÀI THƠ CỦA SCHILLER ĐƯỢCSÁNG TÁC TÌNH CỜ.

Một người tự cho mình là tiến bộ tư tưởng, trươc mặt một

vị Linh Mụccho rằng: thế giới là kết quả của sự tình cờ.NgườiLinh Mụcnói: “Thế à! ông có biết những tác phẩm của Schiller được ra đời thế nào không?Tôi sẽ nói cho ông Schiller có mộtđống giấy tờ trong phòng làm việc của ông,những con ruồi, tìnhcờ chân giẫm đầy mực, đi dạo trên giấy, và những dấu vết đãtạo nên những vần thơ, khoa học chứng minh rằng Shiller không có vai trò quan trọng gì trong việc sáng tác ra những vầnthơ đó”.Thật là ít phi lý hơn khi tin một bài thơ của Shiller làkết quả của tình cờ chứ không phải của trí thông minh, hơn làtin rằng nguốn gốc ngẫu nhiên của thế giới không có sự trợ củaThiên Chúa.

593. CHỨNG CỨ VỀ SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊNCHÚA TRONG TÚI ÁO

Balmes, một nhà tư tưởng lớn người Tây Ban Nha, có vài

lời nói đùa rằng ông mang trong tay áo gile của ông bằng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 464: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 464/610

Truyện kể Giáo lý 464 

chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa.Ông muốn nói đến chiếcđồng hồ của ông.Câu chuyện hóm hỉnh có một lý luận như sau:“Đồng hồ của tôi, với những bộ máy xoay vần gải thiết phải có

một người thợ làm ra, một người thợ đồng hồ khéo tay.Còn hơnthế, phỉa có một trí thông minh vô cùng lớn lao để có thể làmcho bộ máy các tinh tú chuyển động trên bầu trời cách chínhxác như vậy.

594. CẢ CHÓ LẪN MÈO ĐỀU KHÔNG TIN Ở THIÊN CHÚA

Tại một bữa ăn có đông khách dự, một người trẻ tuổi vôtín này bày tỏ và tuyên bố sự không tin tưởng của mình.Nhữngngười ngồi cạnh làm cho anh hiểu rõ là họ không tán thành ýkiến của anh và họ không thích những cuộc nói chuyện nhưvậy.Anh nói cách phẫn nộ: “Có phải chỉ một mình tôi trong nhànày không tin vào Thiên Chúa không?”Một nữ khách bên cạnhnói: “Xin lỗi ông, ông không phỉa là người độc nhất, người chủtiệc của chúng ta có những con chó và mèo cũng không tin vô

tín của chúng ta”.Người vô tín thật ra còn tệ hơn con vật, vì convật còn biết quyến luyến chủ mình, còn người vô tín thì chối bỏcả người chủ của mình nữa.

595. VUA VÀ TRIẾT GIAHieron thành Syracuse cho mời triết gia Simonides đến và

hỏi ông Thiên Chúa là gì ? Nhà hiền triết xin một ngày suynghĩ, sau 24 tiếng, ông trở lại xin 2 ngày, rồi 4 ngày, và cư nhưvậy, mỗi lần xin gấp đôi thời gian trước.Cuối cùng, nhà vua,hỏi ông lý do của hành động trên, nhà hiền triết trả lời: “Tôicàng nghĩ, vẫn đề càng thêm bí nhiệm”.Đấy vô cùng không thểvào được trí tuệ có giới hạn của con người hiểu được.Chỉ cóThiên Chúa mới có thể tự hiểu được.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 465: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 465/610

Truyện kể Giáo lý 465

596. MỘT LẦN ĂN CẮP TRONG VƯỜNMột đứa trẻ trèo qua tường vào vườn để ăn cắp trái.Trước

tiên, nó quay qua quay lại xem có ai nhìn nó không.Bất ngờ,

một đứa bạn nó, vắt vẻo trên một cành cây bên cạnh gọi nó:“Mày nhìn sang trái phải trước sau, sao mày không nhìn lêntrời?”Đứa ăn cắp hiểu bạn nó muốn nhắc nhở là Thiên Chúathấy tất cả: như bị sét đánh, nó vắt giò lên cổ mà chạytrốn.Chắc chắn nó sẽ không bao giờ quên được là không gì cóthể qua mắt Thiên Chúa được.

597. NHỮNG TRÁI TÁO BỊ BỎ QUÊNMột đứa trẻ được cha sai qua bên láng giềng để làm cái gì

đó.Khi vào nhà, em không thấy ai, chỉ thấy một giỏ đầy nhữngtrái táo tuyệt vời.Lập tức, ý nghĩ sấu ập đến: mày có thể lấy cắpmột vài quả, có ai thấy đâu.Nhưng việc nghĩ đến Chúa đã ngănem lại và nói lớn tiếng với nó: “Không được, tôi sẽ không lấygì cả, vì Chua thấy tôi”.Ngay khi đó, người láng giềng, núpđằng sau lò sưởi, bước ra vội nói: “Cháu là một đứa bé

ngoan.Hãy cầm những trái tao này, lấy bao nhiêu tùythích”.Nếu đứa bé ăn cắp, có lẽ em đã bị phạt, em cảm thấyđược lợi gấp đôi khi nghĩ rằng Thiên Chúa thấy mọi sự: ý nghĩ này làm ta xa lánh điều dữ đồng thời giúp ta thoát khỏi hình phạt của Người.

598. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MỘT EM HỌC TRÒTRÊN TẤM BẢNG VIẾT

Đứa con trai của một người thợ bị cảm lạnh.Ngày hômsau, khi nó muốn đi học, cha nó nói: “Con ơi, con bị bệnh, conkhông thể đến trường được, hãy ở lại tron căn phòng ấm và làmviệc ở đây.Cầm bút và bảng viết, hãy làm bài tập viết đi”.Đứa bé vâng lời và viết lời càu nguyện này : “Lạy Chúa Giêsu, conxin Chúa biến con nên một đứa bé đạo đức.Nếu sau này conkhông được như vậy, xin Chúa hãy cất con khỏi mặt đất này,

đón nhận con trên trời và cho con được giống như Thiên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 466: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 466/610

Truyện kể Giáo lý 466 

Thần.Sau đó ít lâu, bé bị than phiền bị đau cổ quá sức, và ngườita bắt buộc phỉa để em nằm giường.Hôm sau bệnh bị phát hiệnvà hôm sau nữa, em qua đời.Cha mẹ giữ lại cái bảng viết của

em, coi như một thánh tích quí giá.Họ được an ủi khi nghĩ rằngThiên Chúa đã nhận lời cầu nguyện của đứa con yêu dấu củahọ.Thiên Chúa đã gọi về nhiều trẻ còn nhỏ tuổi để biến các em bé thành Thiên Thần trên trời.Vì Người thấy trước mặt em đósẽ bị hư trong thế gian và bị đoán phạt vĩnh viễn đời sau.

599. NHỮNG CON CHIM VÀ NHỮNG CON CHIÊNMột hôm, đứa bé thấy những con chiên bị chùm gai moc

rách lông “Khi nó đi qua.Tức thì nó xin cha nó cho chặt những bụi gai đi.Người cha không trả lời, bảo nó ngồi xuống đất vàquan sát những con chim nhỏ.Sau một lúc, những con đó cũng bay đến chung quanh bụi gai và gắp đi những sợi lông chiên đểvề làm tổ.Người cha nói: “Con thấy không, những con chiênvẫn đủ ấm không cần những sợi lông bằng len đó, nhưng nhữngsợi lông này lại sưởi ấm những con chim non vẫn còn trần

chuồng trong tổ của chúng.Con có còn muồn cha chặt những bụi gai đó nữa không?”Đứa bé trả lời: “Khôn, bây giờ con đãthấy Thiên Chúa lo lắng chăm sóc các tạo vật ra sao rồi”.Thoạtnhìn, nhiều điều trong trời đất này tưởng chừng như không cómục đích, hoặc là tác hại nữa, nhưng khi nhìm rõ thì mọi sự đềulà tác phẩm của một tổ chức tuyệt hảo.

600. BẦU TRỜI KHÔNG CÓ CỘT TRỤ

Một hôm, vị hoàng thân Đức khoe với một sư thần ngoạiquốc về những vẻ đẹo của lâu đài của ông.Có một anh hề, xưakia thường hay đi theo hoàng thaanvaf có tự do nói năng, nóivới ông: “Thưa Ngài, Ngài đừng quá khoe khoang về lâu đàicủa Ngài.Thật tốn ông để ngạc nhiên về sự vững trãi của lâuđài, nó được xây trên nền vững chắc chắn và được cột trụ tolớn nâng đỡ.Hãy nhìn bầu trời.Chủ nhân ở trên kia, không cần

 phải nền móng và cột trụ để nâng đỡ cái vòm trời bao la.Người

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 467: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 467/610

Truyện kể Giáo lý 467 

nâng đỡ mọi thứ bằng ý muốn của Người.Đó là một vị chủnhân mà ta phải kính phục.”

601. HAI CHIẾC NHẪNMột nhà vua cho làm một tượng thiên thần bằng cẩm

thạch trắng.Tay trái thiên thần cầm một giải lụa, mang mộtchiếc nhẫn bạc, tay phải cầm một vòng đầy ngọc trai có mộtchiếc nhẫn vàng.Hoàng tử kế vị và công Chúa muốn biết ýnghĩa của hai chiếc nhẫn.Nhà vua nói: “Ta sẽ cho các connhững chiếc nhẫn đó nếu các con tìm ra ý nghĩa”.Thái tử trảlời: “Những chiếc nhẫn đó tượng trưng cho tình bạn và tình yêucủa con người.Tình bạn này không được mạnh lắm, vì được cột bằng một sợi dây có thể đứt dễ dàng.Còn chiếc nhẫn vàng chỉtình yêu của Thiên Chúa đối với ta: Tình yêu mạnh mẽ vàkhông thể hủy diệt được”.Nhà vua khen ngợi khôn ngoan và ban cho thái tử chiếc nhẫn bạc và công Chúa chiếc nhẫn vàng.

602. ĐỨA CON PHẠM TỘI BÊN GIƯỜNG CHẾT

CỦA MẸ MÌNH Năm 1868, một cuộc đại phúc được giảng tại Aix.Mộtthừa sai kể một câu chuyện làm xúc động tất cả thính giả.Ngàikể lại một sự việc như sau: “Cách đây vài năm, một người mẹthấy giờ chết đã gần.Các con cái của bà đều vây quanh bêngiương, chỉ thiếu một đứa.Nó bị tù vì một tội ác, điều đó góp phần làm cho mẹ nó chết sớm.Dẫu thế, người mẹ hấp hối muốnthử một lần cuối đưa đứa con về đường ngay, mặc dầu cho tớikhi đó mọi lời cầu nguyện của bà đều ra vô hiệu.Đứa con tội lỗikia phải đến bên giường chết của mẹ mình.Người ta làm một tờ đơn xin người giám đốc trại nó dẫn nó đến với bà mẹ với lính bảo vệ cẩn mật.Dầu không còn mở miệng nói, bà mẹ dồn mọitàn sức để nhìn nó với vẻ đau buồn sâu xa.Cái nhìn cảu bà đãlàm một phép lạ.Trở về phòng giam, đứa còn liền quì xuống và bắt đầu cầu nguyện.Ít lâu sau đó nó cởi bỏ được gánh nặng tội

lỗi sau khi xưng tội đoàng hoàng.Ơn Chúa đã tiếp tục tác động

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 468: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 468/610

Truyện kể Giáo lý 468

trên nó.Và sau thời gian giam giữ, nó được ơn trở thành linhmuc”.Và người con đó, chính là tôi, hãy can đảm và trông cậy,hỡi anh em tín hữu thân mến!Kẻ tội nhân có lỗi đến đâu thì

lòng nhân hậu và thương xót của Thiên Chúa còn to lớn hơngấp mấy”.Những lời đó đã làm xúc động mọi người thamdự:đày tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, hô xưngthú tội cách thành thật và thống hối.

603. NĂM KÍ LÔ BƠ Một người nông dân mỗi ngày lên thành phố để cung cấp

cho một người làm bánh, một số lượng bơ của ông.Ông giao 5kilo và nhận về 5 kilo bánh mì.Một hôm, người làm bánh đemcân số bơ.Ông ngạc nhiên khi thấy thiếu nửa kilo.Tức thì ôngliền đòi tính toán hơn thiệt với người nông dân.Không ngạcnhiên người nông dân trả lời: “Thưa ông, tôi không thể làm gìhơn được.Tôi không có cái cân ở nhà.Tôi giải quyết vấn đề bằng cách đặt 1 bàn cân 5 kilo bánh đã mua ở tiệm ông và bênkia số lượng bơ tương đương”.Người làm bánh xấu hổ vì cách

làm ăn của mình và từ đó luôn cân đủ cho người khách nôngdân.Thiêc Chúa đối xử với chúng ta cào thời sau hết giống nhưngười nông dân nọ, vì Chúa Giêsu đã nói: “Vì các ngươi đong bằng đấu nào thì cũng sẽ được đong trả bằng đấu ấy” (Lc 6,38).

604. THÁNH GIA TRONG HANG KẺ CƯỚPKhi trốn sang Ai Cập, một hôm thánh gia đến gần một

căn lều có ánh sáng chiếu ra, khi trời đã tối.Đó là căn lều màcác tên ăn cướp đã dựng lên dùng để tấn công những ngườikhách qua đường.Khi thánh giá đến gần, tên đầu đảng bất thầnxuất hiện chặn Thánh gia lại.Nhưng vầng sáng bao bọc ChúaHài Đồng đã làm cho nó khiếp sợ.Ngay lúc đó nó cảm thấy làmình đang đứng trước những nhân vật rất thánh.Nó không làmhại gì thánh gia.Trái lại, nó mời thánh gia vào lều, đốt lửa sưởiấm và Mẹ Hài Nhi đã xin một chậu nước để tắm Chúa Hài

Đồng.Tên đầu đảng có một đứa con bị phong cùi.Marie khuyên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 469: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 469/610

Truyện kể Giáo lý 469

mẹ nó tắm nó vào trong chậu nước mà Chúa Giêsu vừatắm.Đứa trẻ vừa đụng đến nước thì bệnh phong cùi biếnmất.Đứa trẻ được chữa lành này, tên là Dismas, là kẻ trộm lành

 bị đóng đinh bên phải Chúa Giêsu như những thị kiến củaThánh Nữ Catherine Emmerich.Việc lành mà cha mẹcuarDismax đã làm cho Chúa Hài Đồng, đã được đền đáp rộngrĩa nơi người con của họ.

605. THÁNH AUGUSTINO VÀ ĐỨA BÉ Người ta kể lại câu chuyện sau đây về thánh nhân: Thánh

tiến sĩ đã suy nghĩ lâu ngày về mầu nhiệm ba ngôi và hy vọngcó thể hiểu được một ngày nào đó.Một lần kia, khi Ngài đangdạo mát trên bãi biển, Ngài thấy một đứa bé chơi nghịch bằngcachs lấy một cái vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ nhỏ mà nó đãmoi trên cát.Thánh nhân nhìn nó làm và nói: “Bé ơi, bé làm gìđó?” – Con muốn trút cả nước biển vào cái lỗ này.Thánh GiámMục Augustino mỉm cười trả lời: “Không thể được đâu”.Đứa bé không một ai khác là một thiên thần đáp lại : “Đổ nước của

taatscar biển này vào lỗ còn dễ hơn là đào sâu màu nhiệm Ba Ngôi”.

606. MỘT BÔNG HOA KÌ DIỆUBác sĩ Sameleder Cordoba đã khám phá tại Mexico một

  bông hoa xuất xứ từ phương Đông, tên là “Hibicusmutabilis”.Bông hoa lạ lùng này mang màu trwangs vào buổisáng, đỏ vào buổi trưa và xanh vào ban đêm.Nó tảo mùi hươngngát, chỉ vào lúc ngọ, nó mọc rất nhiều ở bán đảo Tehuabtepek,nhất là dọc theo bờ biển.Bông hoa ba màu có một vài điềugiống ba ngôi.Dẫu nó có ra màu trắng, đỏ hay xanh, nó vẫn làmột chiếc hoa.Cũng vậy, Cha, Con và Thánh Thần cũng vẫn làmột Thiên Chúa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 470: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 470/610

Truyện kể Giáo lý 470

607. MỘT NGƯỜI DA ĐEN THÀNH TRẮNGĐã xảy ra là nhiều người da đen biến đổi màu da khi đến

nước khác.Bác sĩ Hutschison, người Mỹ, năm 1852, có làm một

 báo cáo trong American Journal of medical Science: một ngườinô lệ da đen sinh ở Kenturay, vào lúc lên 12, đến sống trongmột khí hậu ở miền khác.Thoạt đầu người ta thấy một vết trắngtrên trán.Vết trắng lan rộng dần dần từ mắt trái đến cả khuônmặt.Trong 10 năm cuộc biển đổi màu da kết thúc.Những sựkiện đó chứng minh rằng sự khác biệt màu da ở nhiều dân tộckhác nhau lệ thuộc vào khí hậu và những hoàn cảnh khác cùng

loại.608. THÁNH NỮ MARGUERITEThánh nữ Marguerite (284) bị vị quan tào ngoại giáo tra

vấn về đức tin mà thánh nữ tuyên xưng.Thánh nữ trả lời nàng làtín hữu Kitô giáo.Khi đó quan tòa mới nói: “Thật là phi lý khithờ lạy một con người, nhất là một con người chết nhục nhãtrên thập tự”.Nhưng thánh nữ trả lời cách hãnh diện: “tại sao

ông chỉ nói đến cái chết của Đấng Kitô, mà không nói đến cuộcsống lại của Ngài.Sự Thương khó và cái chết chứng minh Ngàilà người, nhưng sự Ngài sống lại là bắng chứng Ngài là ThiênChúa”.

609. THIÊN CHÚA LO LẮNG ĐẾN CON NGƯỜI Năm 1824, nhà bác học tin lành Charles Jarke trở lại đạo

Công Giáo tại Cologne.Nguyện nhân của cuộc trở lại là nhưthế này ?Trong một cuộc nói chuyện, Jarke nhận xét rằng: nếucó Chúa, thì người sẽ lo lắng cho thế gian.Một người trả lời:“Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đã quá lo lắng cho con người, vìchính Người đã thành con người”.Nhà bác học ngạc nhiên hếtsức, vì ông chỉ biết sơ sơ về mầu nhiệm nhập thể.Ông ra sứcnghiên cứu và học hỏi lại đạo Công Giáo.Mỗi tín hữu phải suyngẫm về việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người, vì lòng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 471: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 471/610

Truyện kể Giáo lý 471

nhân hậu và thương xót của Thiên Chúa tỏ hiện cách rõ ràngtrong mầu nhiệm này.

610. NÚI SỌ Núi sọ, nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh, mang tên xuất

xứ từ một tiếng La-Tinh Calvaria, nghĩa là Sọ.Tên này bắtnguồn từ một truyền thuyết do thái mà các giáo phụ đã kểlại.Trong cơn hồng thủy, Noe đặt hài cốt Adam trong tàu, sauđó giao lại cho con mình Sem. Ông này đem chôn tại núi Sọgần Gierusalem.Thánh gái nơi Chúa Giêsu đã chết, được dựngtrên hài cốt của Adam, và máu của Đấng cứu Thế, theo một kheđất, đã đổ xuống sọ của thủy tổ Adam.Truyền thuyết này đãlàm nguyên nhân cho việc xây cất “Thánh đường Adam” ngangtrên chỗ đó.Truyền thuyết đó cắt nghĩa tại sao lại có hình mộtcái sọ vẽ dưới chân thánh giá.

611. NGƯỜI ĐÃ YÊU THƯƠNG TA TRƯỚC“tình yêu Thiên Chúa là như thế này:không phải chúng ta

đã yêu mến Thiên Chúa trước,nhưng Ngài đã yêu thương chúng

ta trước và đã gởi Con của Ngài đến làm của lễ xá tội cho

chúng ta…”(1 Gio 4,10)

Thế đấy bạn à.Tình yêu của Ngài là tình yêu nguồn

mạch,tình yêu làm cho đối thể được tồn tại và hiện hữu.

 Ngài yêu ta nên ta mới có mặt trên đời để đón nhận tình

yêu ấy.

 Ngài yêu ta nên mới đeo đuổi ta đến nỗi gởi con của Ngài

đến làm lễ xá tội mà cho ta được quay mặt lại với Ngài sau khi

đã quay lưng.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 472: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 472/610

Truyện kể Giáo lý 472

“Bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta là Đức Ki

tô, khi chúng ta còn là kẻ tội lỗi,đã chết vì chúng ta(Rom 5,8).

Điều kì diệu nhất là Ngài không muốn chiếm hữu chúngta như một đồ vật, nhưng cho chúng ta tự do đón nhận hay từ

chối .Cả bằng chứng lớn nhất Ngài đưa ra cũng chỉ mang tính

mời gọi: “ Ai tin vào Người Con ấy thì được sống…”.

 Ngài chấp nhận chơi ú à và cút bắt với chúng ta để chúng

ta nhận ra tình yêu của Ngài và tự mở lòng,mở tay ra đón Ngài,sà vào lòng Ngài.

Và Ngài mời gọi chúng ta phải yêu mến như Ngài đã yêu.

“Nếu các con yêu mến những ai yêu mến các con, thì có

đáng công trạng gì đâu…hãy hoàn thiện như Cha các con trên

trời”(Mt 5,46-48).Muốn hoàn thiện như Cha trên trời thì “tất cảnhững gì các con muốn người ta làm cho các con, thì các con

hãy làm cho người ta trước đi !”(Mt 7,13).Đó là cách giải thích

chính xác và đầy đủ nhất về giới răn “yêu người như chính

mình”.Nếu lấy mình làm thước đo, thì phải đo cho người

trước,mình muốn người ta làm cho mình cái gì thì hãy làm chongười ta trước đi, không phải để rồi người ta làm lại cho mình

đâu, nhưng để nên giống Cha, nên hoàn thiện như Cha trên trời

thôi. “Cha đã yêu thương Thầy thế nào,thầy đã thương các con

như vậy”.Thầy đã yêu thương các con thế nào, các con cũng

hãy yêu thương nhau như vậy”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 473: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 473/610

Truyện kể Giáo lý 473

Tình yêu đi trước,làm cho hiện hữu,làm cho tồn tại, làm

cho đáng yêu … đó là nét thứ nhất phải bắt chước Ngài.

Bắt chước Ngài ở điểm này thật khó,bởi vì nó ngược vớitính tự nhiên,tính tự kỉ trung tâm của ta:muốn mình làm cái rốn

của trái đất, mọi người, mọi sự phải vừa ý mình,nếu không thì

không chấp nhận.Yêu người yêu mình,người vừa ý mình,vừa

mắt mình…còn không thể thì ghét, thì chê,thì xa lánh.

Chúa Giêsu đã đến với những người mà người đời xalánh,ruồng bỏ:những người phong cùi,những người bị xếp hạng

là tội lỗi, những người nghèo…và sự hiện diện của Ngài thay

đổi họ, làm cho họ được sạch, tha tội cho họ,chia sẻ nỗi cùng

khổ của họ, an ủi họ,loan Tin Mừng cho họ. “Người đã trở nên

nghèo hèn để chúng ta được giàu sang”.Bắt chước Ngài điều đó khó ở bước đầu,vì nó trái tính tự

nhiên của ta, khó ở bước sau, khi ta nếm mùi vong ân, sự hắt

hủi.Chính Chúa Giêsu đã trải qua nỗi đau ấy :Ngài cảm thấy

mình là “cung đàn lạc điệu”,giống như đám trẻ không ăn cánh

với nhau khi nô đùa trong công viên,thổi sáo điệu vui thì khôngchịu nhảy,xướng điệu buồn thì không chịu khóc.Nếu chúng ta

sống như Ngài đã sống và yêu như Ngài đã yêu thì thế nào

chúng ta cũng phải nếm thân phận “cung đàn lạc điệu”,vì

“không giống ai”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 474: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 474/610

Truyện kể Giáo lý 474 

Từ ngàn xưa vẫn như thế bạn ơi.Ngưu tầm ngưu, mã tầm

mã.Người chính trực vẫn là cái gai trước mắt kẻ gian ác(Kng

2,12-20).Thế giới hôm nay và xã hôi này cần rất nhiều thứ tình yêu

đi trước ấy để thoát khỏi chiến tranh hủy diệt và khỏi sự tan

rã.Khi người ta cố nén cái tôi xuống bằng cách không cho nó

đất sống thì nó bùng lên để độc chiếm tất cả.Mỗi người chỉ còn

lo cho mình, cho gia đình mình trước đã, còn xã hội đất nướcthì để người khác lo, bởi vì họ thấy chẳng ai thiết thực lo cho

họ và gia đình họ.Báo chí hằng ngày nêu đầy những chuyện

“cha chung không ai khóc”.Sự thờ ơ với số phận người bên

cạnh, với tương lai của dân tộc đã tới mức báo động .Đau

thương, nghèo đói quá nhiều, những con tim khối óc và những bàn tay để chăm sóc, chữa chạy thì quá ít.

Cuộc sống buồn, đau, khổ quá nhiều

Tâm hồn, thể xác biết bao nhiêu

Trăm mắt,nghìn tay không chữa hết

Vạn nỗi sầu thương đủ trăm chiềuYêu mến từng con người

Đặc tính thứ 2 của tình yêu như Ngài đã yêu,là yêu từng

con người nhỏ bé nhất, hèn kém nhất.Ngài không thương loài

người một cách chung chung, nhưng là từng con người .Thông

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 475: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 475/610

Truyện kể Giáo lý 475

điệp đầu tiên của Đức Gioan Phaolô II mang tên “ Đấng cứu

chuộc con người ” nhấn mạnh điều này.

Chúa Giêsu trân trọng từng con người nhỏ bé và dạy MônĐệ chớ coi thường một ai .Chúa tự đồng hóa với những con

người nhỏ bé nhất : “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một

trong những người nhỏ bé này là làm cho ta vậy –và mỗi lần

các người không làm như thế cho một trong những người nhỏ

 bé này là các ngươi không làm cho ta vậy”(Mt 25,40-45). “Aiđón tiếp một người nhỏ bé như thế này nhân danh ta là tiếp

nhận Ta đấy”(Mt 18,5-10).

Trên đường Chúa đi, Chúa đã chẳng làm ngơ trước một

con người nào đang đau khổ :kẻ phong cùi mọi người xa

lánh,kẻ mù bị mọi người khinh chê,người mẹ giá khóc thươngcon một, người cha có đứa con động kinh,viên sỹ quan có

người đầy tớ thân tín bị bệnh…Ngài âu yếm như mẹ hiền cúi

xuống từng đứa con mà săn sóc ân cần chắt chiu.

 Ngày nay,người ta hay nói đến đồng bào đến dân tộc,

nhưng người ta lại ít khi nhận thức được rằng dân tộc đồng bàokhông phải là cái gì trừu tượng vu vơ, mà là những con người

máu đỏ da vàng đang chen chúc bên nhau trên dải đất hình chữ

S này.Người ta sẵn sàng hi sinh vì đất nước nhưng lại khó

nhường nhịn yêu thương người đồng loại bằng xương bằng thịt

đang sống bên mình .Người ta vỗ ngực mình là người phục vụ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 476: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 476/610

Truyện kể Giáo lý 476 

nhân dân,nhưng nhiều khi quên rằng nhân dân là con người

đang đau khổ, đang đói, đang khóc trước mặt mình, đang cần

được mình giúp đỡ.Mỗi lần đọc kinh Mười Điều răn, ta lại nhắc2 điều: “trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự,

sau là yêu người như mình ta vậy ”,nhưng ta lại quên rằng,

người mà ta phải yêu như mình ta vậy lại chính là con người

 bằng xương bằng thịt đứng bên ta,đang chen lấn ta ở cửa hàng,

ở quầy vé,thậm chí đang làm phiền ta, đang thù ghét ta…Yêu mến thiết thực

Yêu mến từng con người chỉ thành sự thật khi yêu mến

một cách thiết thực.Chúa Giêsu đã yêu mến tất cả và mỗi người

 Ngài gặp một cách thiết thực.Người chẳng để họ về không mỗi

khi họ tiếp nhận Ngài.Người mù được sáng, kẻ què điđược,người điếc nghe được, người câm nói được, người mẹ mất

con lại được con,người chị mất em lại được em,thậm chí đám

cưới đang thiếu rượu cũng được Ngài ban rượu tràn trề.Ngài

quan tâm cả tới nỗi mệt nhọc của Môn Đệ và đưa họ đi nghỉ

dưỡng sức,Ngài quan tâm tới những yếu đuối của họ để sửa dạyvà nâng đỡ.Tình yêu của Ngài thiết thực như một người mẹ

hiền săn sóc con cái .Trong chuyện kể vể ngày phán xét, Ngài

kể ra những điều thiết thực :cho ăn, cho uống,cho mặc, cho

viếng…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 477: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 477/610

Truyện kể Giáo lý 477 

Các tông đồ cùng nhắc người ta những điều thiết thực ấy

và bác bỏ thứ yêu thương đầu môi chóp lưỡi (1 Gio 3,16-

18).Để có thể đi tới chỗ hiến mạng sống mình vì anh em,trướctiên phải tập từ những cái nho nhỏ;quan tâm tới và chia sẻ

những cái nhỏ bé hằng ngày với lòng mong muốn anh em mình

được hạnh phúc, vui, sướng, “được sống và sống dồi dào

hơn”.Vui vì niềm vui của Người khác, buồn nỗi buồn của

người khác: “ Vui với người vui, khóc với người khóc”.Hiếnmạng sống là biến cố cuối cùng, hành động cuối cùng, nó chỉ

có thể xảy ra khi người ta đã biết cho đi từng giây phút, từng

miếng cơm,từng tấm áo,từng lời an ủi…Thánh Maximilien

Kolbe đã trải qua tất cả quá trình ấy cho tới hành động cuối

cùng, nên hành động cuối cùng của Ngài cũng tự phát và nhẹnhàng,giản dị như là nhường một miếng ăn,một nhụm nước vậy

thôi,không cần lý luận đấu tranh nội tâm…bởi vậy Ngài đã sẵn

sàng như thế từ lâu,giống như một kiếm sĩ tài ba xuất chiêu

cuối cùng của mình cũng nhẹ nhàng như chiêu mở đầu.

Chỉ khi ta biết yêu quí người khác một cách đích thân vàtích cực,biết quý và trân trọng mạng sống và hạnh phúc của

người khác,mong cho họ được sống dồi dào hơn và thực hiện

lời Chúa dạy : “Điều mình muốn người ta làm cho mình thì hãy

làm cho người ta trước đi”,lúc đó ta mới có thể đặt mạng sống

và hạnh phúc của người khác trên mạng sống và hạnh phúc của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 478: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 478/610

Truyện kể Giáo lý 478

mình, và sẵn sàng theo Chúa Giêsu đến bằng chứng lớn nhất

của tình yêu .

Khi ta biết yêu như thế,thì ta cũng biết quý trọng vạn vật,sẽ có thể gọi anh mặt trời, chị hằng nga và muôn loài sinh vật

đều là “anh em”, đều chung hưởng sự tốt đẹp và đáng yêu của

chính Thiên Chúa .Ta sẽ gặp thấy Thiên Chúa trong mọi sự .

Yêu thương và Thánh Thần

Khi ta yêu mến từng con người một cách thiết thực nhưthế,ta sẽ hiểu được những đặc tính và thái độ của bác ái mà

thánh Phaolô kể trong 1Cor 13,4-7.Tất cả là tiếp nhận và trân

trọng một con người và tự coi mình là kẻ phải phục vụ con

người ấy như Chúa Giêsu,Đấng “đã đến để phục vụ chứ không

 phải để được phục vụ”. “Người lớn nhất trong các con phải làmđầy tớ mọi người”( Mc 10,41-45).

Khi ta cư xử như thể ta là kẻ phục vụ, tất nhiên ta phải

rộng lượng, mau mắn giúp đỡ, khiêm tốn lịch thiệp, không nổi

giận, không chấp nhất điều gì:tin tất cả,hy vọng tất cả và chịu

đựng tất cả.Đó là những tính cách của một tiếp viên mà bất cứcơ sở giao dịch nào cũng muốn có được .Nếu có lần nào bạn

được gặp một tiếp viên hàng không du lịch, phòng giao dịch

của các công ty lớn ở các nước văn minh,bạn sẽ hiểu được

người Môn Đệ c của Chúa bao giờ cũng như thế và với ai cũng

 phải như thế,bởi vì bạn là tiếp viên của Chúa, bạn phải đón

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 479: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 479/610

Truyện kể Giáo lý 479

nhận mọi người thế nào để họ thấy hài lòng về Chúa của bạn,có

cảm tình với Chúa của bạn và như cảm thấy được chính Chúa

tiếp vậy, cũng như người tiếp viên giỏi làm cho khách hàng cócảm tình với công ty của mình …

 Nhưng nếu bạn tò mò đối chiếu đoạn 1 Cor 13 trên với

Gal 5,19-24 thì bạn lại khám phá được một điều thú vị nữa,đó

là những tính cách của Đức Ái lại chính là hoa quả của Thánh

Thần.Vậy thì lòng yêu mến, đức ái trong ta là một tác động,một ơn của Thánh Thần .Thánh Thần giúp ta giết chết những

tính cách của xác thịt luôn trái ngược với Đức Ái,và giúp ta

sống theo tình yêu xuất phát từ trái tim Thiên Chúa .Thánh

Thần chính là tình yêu nối kết ta với Cha và Con, làm cho ta

gọi Thiên Chúa là Cha và sống làm con Thiên Chúa(Rm8),đồng thời làm cho ta nhận ra người khác là anh em như mọi

người, như Chúa Giêsu đã đến trần gian để làm người anh em

của mọi người (Heb 2,19-18).

Điều này hấp dẫn ta đến một đặc tính khác trong tình bác

ái chia sẻ chứ không ban phát . “Tất cả chúng ta là anh em vớinhau”.Chỉ có Cha trên trời là Đấng ban phát cho mọi loài và

mọi người, bởi vì Ngài là nguồn mạch mọi sự tốt lành,còn

chúng ta là con cái, tất cả những gì chúng ta có đều là nhận

được : “Anh em có gì mà không phải là do nhận được

không?”.Tính chất riêng của Cha là cho, của con là nhận .Nếu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 480: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 480/610

Truyện kể Giáo lý 480

tất cả cùng nhận của Cha thì chỉ có thể chia sẻ lại cho nhau chứ

không phải là phân phát.

Chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã muốn nên anh emvới chúg ta và chia sẻ cho chúng ta những gì Ngài đã nhận của

Cha: “Mọi sự của Cha là của con, mọi sự của con là của

Cha”.Ngài đến chung với chúng ta thân phận con người để chia

sẻ cho chúng ta phận Con Thiên Chúa của Ngài: “Phàm là con

cái thì cùng chung huyết nhục với chúng ta” .Thậm chí Ngài đãthông phần chịu thử thách như chúng ta để có thể cứu giúp

những kẻ bị thử thách(Heb 2,10-18). Thái độ chia sẻ tự nó bao

hàm sự tôn trọng :tôn trọng anh em vì cùng nhau đứng trước

mặt Cha như con cái;tôn trọng những gì mình có, vì là của Cha

  ban cho ;đồng thời cũng bao hàm sự quảng đại nữa,bởi vìkhông phải là của riêng mình mà là của Cha trao, cũng là không

 phải cho người xa lạ, mà là chia cho anh em chung một nhà.

612. “TA LÀ ÁNH SÁNG…”(Gal 8,12)Bạn ơi,chỉ có Ngài dám nói câu đó, thế mà bạn có biết

 Ngài đã trả giá như thế nào để nói được câu đó không?Ngài đã

 bị thiêu đốt như thế nào để có thể là ánh sáng soi cho thế gian?

Lửa nào đốt Ngài và đã đốt những gì trong Ngài, bạn biết

chăng ? “ Trái tim Ngài là lò lửa mến hằng cháy”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 481: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 481/610

Truyện kể Giáo lý 481

Khi Ngài ra tay xua đuổi bọn con buôn làm ô uế nhà Cha

 Ngài,thì các Môn Đệ chợt nhớ lời thánh vịnh : “ Lòng nhiệt

thành vì nhà ta thiêu đốt ta”Và khi biết vào cuộc đấu tay đôi quyết liệt với Satan,

 Ngài đã tuyên bố: “ Nó không chống nổi ta đâu,nhưng phải cho

thế gian biết là Ta yêu mến Cha và hành động theo lệnh

Cha”(Gal 14,30-31).

 Ngọn lửa ấy khôg chỉ đốt một khoảng khắc thôi mà làsuốt từ đầu đến cuối.Từ khi bước vào thế giới loài người như

một bào thai trong bụng mẹ, Ngài đã thưa với Cha : “ Này đây

con xin đến để làm theo ý Cha”-Và tiếng thưa của Mẹ : “Xin

cứ xảy ra cho tôi như lời sứ thần nói” là tiếng vọng rõ nhất, hòa

hợp nhất giữa Mẹ và Con, giữa Thiên Chúa và con người .Chotới lúc ngọn lửa sắp thiêu hết cuộc đời Ngài thì Ngài phải kêu

lên : “Ta khát”,để rồi sau đó Ngài có thể thảo mãn và hãnh diện

kêu lên : “Xong hết rồi”,để gục đầu trao lại ngọn lửa ấy cho tất

cả những ai muốn theo Ngài mà hiến thân cho ngọn lửa đốt để

được chiếu sáng. Ngọn lửa ấy không chỉ đốt một phần thân thể Ngài, mà là

đốt cả con người, cả mạng sống Ngài.

Bởi vì Cha muốn thế. “”Sở dĩ Cha yêu mến Thầy, là vì

Thầy hiến mạng sống để rồi nhận lại :không ai đoạt lấy mạng

sống của Thầy được, Thầy tự hiến mạng sống đấy.Thầy có

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 482: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 482/610

Truyện kể Giáo lý 482

quyền hiến và có quyền lấy lại, đó là lệnh Thầy đã nhận tự Cha

Thầy”.

Và nhọn lửa ấy đã đốt đến hơi thở cuối cùng của Ngàitrên Thập Giá .

 Ngài đã cháy thành ánh sáng để tỏ cho thấy Ngài yêu mến

Cha tới mức nào: “Ngài đã hạ mình vâng phục cho đến nỗi

 bằng lòng chết và chết trên Thập Giá”. “không có tình yêu nào

lớn bằng…”.Suốt cuộc đời làm người, Ngài không tìm gì khácngoài vinh quang Cha,và làm theo ý Cha, đến nỗi Ngài có thể

nói: Lương thực của Ta,đó là làm theo ý Cha ta,và hoàn thành

công việc của Ngài.

Trong khi ánh sáng của Ngài tỏ rõ Ngài hướng về Cha

như thế nào thì đồng thời cũng phản chiếu cho chúng ta thấyCha ở ngay trong Ngài: “ Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha

rồi”,Ngài đã trả lời cho Philip như thế khi ông chẳng xin gì hơn

là được Ngài tỏ cho biết Cha của Ngài.

Bởi vì lời Ngài nói không chỉ Ngài mà là Cha ở trong

 Ngài hành động: “Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy.”.Ở Ngài ta thấy được Thiên Chúa là tình yêu, bởi Thiên

Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đem con một của mình

mà cho thế gian, không phải để phán xét thế giới nhưng là để

cứu thế gian .Đó là khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa đã

ngời sáng trên khuôn mặt và trong cuộc sống Chúa Giêsu :

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 483: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 483/610

Truyện kể Giáo lý 483

“Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy yêu mến các con cũng

như vậy ”.Lời ấy thật êm đềm và an ủi cho chúng ta biết

mấy .Cha thì chưa ai thấy, ngoài Con ra.Chúng ta được biếtCha qua những gì con cho biết .Và Chúa Giêsu con Thiên Chúa

đã cho chúng ta biết không chỉ bằng lời nói mà bằng cả con

người và cuộc sống, đến nỗi Ngài nói được: “ Ai thấy Thầy là

thấy Chúa Cha rồi”.

 Ngọn lửa trong tim Chúa Cha đã cháy trong tim ChúaGiêsu để cho ta thấy dung nhan Thiên Chúa là tình yêu

Và tình yêu ấy đã biến đổi chúng ta : “ hãy xem Thiên

Chúa yêu thương chúng ta đến thế nào, để chúng ta được gọi là

Con Thiên Chúa, và quả thật chúng ta là như thế”.

Phải,tình yêu Thiên Chúa đã bộc lộ ra nơi Chúa Giêsu,đãtỏa sáng trong Giêsu không phải chỉ để cho chúng ta thấy, mà

là cho chúng ta được đón nhận trong và nhờ Chúa Giêsu.

 Ngọn lửa đã thiêu đốt Ngài không chỉ hướng về Cha và

 bộc lộ Cha là tình yêu, mà còn hướng về chúng ta và bộc lộ cho

chúng ta biết chúng ta là con cái của Thiên Chúa.Chúa Cha đã không đem Ngài làm quà tặng cho các thiên

thần mà cho chúng ta, loài người trên hành tinh nhỏ này.Ngài

đã nên một người trong chúng ta, ở giữa chúng ta cùng chung

huyết nhục với chúng ta :Ngài đã thành người anh em của

chúng ta .Và thế là người có thể nói thẳng với chúng ta rằng : “

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 484: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 484/610

Truyện kể Giáo lý 484 

Chúa Cha yêu thương anh em”,Và quả thế, Cha đã yêu thương

chúng ta đến nỗi gởi con của Ngài đến với chúng ta, hiến mạng

sống vì chúng ta để chúng ta được cùng với Ngài gọi ThiênChúa là Cha: “Cha của Thầy cũng là Cha của anh em ”.

  Ngài đã không bộc lộ tình yêu ấy theo kiểu một ông

hoàng ban phát từ trên ngai cao .Ngài đã trở nên giống chúng ta

mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi .Ngài đã dãi dầu thử thách mọi bề

như chúng ta, nhưng không phạm tội.Do việc Ngài đã dãi dầuthử thách, Ngài có thể cứu giúp những kẻ bị thử thách.

Từ trong bụng mẹ, Ngài đã phải chịu nỗi gian truân do

guồng mấy cai trị đế chế gây ra .Nhưng cũng chính vì thế mà

 Ngài đến được với những người nghèo nhất khi mở mắt chào

đời và suốt cuộc đời Ngài sẽ ở giữa những người nghèo vàđứng về phía họ với một tình thương khiến có lúc thân nhân

tưởng Ngài hóa điên, vì không còn thì giờ ăn,nghỉ nữa.Có lần

 Ngài đưa Môn Đệ đi nghỉ mát, nhưng vừa tới nơi,thấy dân

chúng, Ngài lại quên chương trình và bắt đầu giảng dạy, chữa

 bệnh cho họ …và Ngài đã tâm sự với các Môn Đệ : “ Thầythương dân chúng, vì họ như đàn chiên không người chăn”.

Cũng ngọn lửa ấy khiến Ngài thốt lên: “Thầy mang lửa

đến thế gian này và không mong gì hơn là thấy lửa ấy cháy

lên !Thầy phải chịu một phép rửa và Thầy khắc khoải biết

chừng nào cho tới khi hoàn tất ”(Lc 12, 49-50).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 485: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 485/610

Truyện kể Giáo lý 485

 Ngài thao thức mong chờ giờ ấy đến, vì đó là giờ Ngài

kéo theo tất cả lên với Ngài,giờ Ngài hiến mạng sống để cho

đoàn chiên được sống và sống dồi dào hơn.Chính vì thế mà khithấy giờ ấy đến gần, Ngài vừa rùng mình sợ hãi vừa reo lên

mừng rỡ: “giờ đã đến …”( Ga 12,23-28). Đó là giờ ngọn lửa

trong tim Ngài bừng sáng nhất, bởi vì là giờ Ngài bộc lộ đến

cùng lòng yêu mến Cha : “ Vâng phục đến nỗi bằng lòng chịu

chết ”,và lòng yêu mến anh em: “không có tình yêu nào lớn hơnlà hiến mạng sống vì người mình yêu mến ”. “Ngài đã yêu

thương họ đến cùng”.

Tình yêu ấy đã khiến Ngài cho hết, cho đến giọt máu và

giọt nước cuối cùng còn động trong quả tim ngừng đập .Ngài

đã nhờ ngọn giáo của tên lính độc ác để làm một điều mà ngườita hay nói mà không làm được, đó là mở banh trái tim cho anh

em của Ngài thấy Ngài yêu họ thế nào.

Cùng với giọt máu, giọt nước cuối cùng ấy,Ngài đã cho

anh em hết cả.Lớn hơn Ngài chỉ còn Chúa Cha, thế mà Ngài

cũng cho luôn : “Cha của Thầy cũng là Cha của anh em ” và“những gì Người đã học biết nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh

em biết cả ”.Thế mà Cha thì : “không làm gì mà không dạy

con”,nên đến cuối cùng, Chúa Giêsu xin với Cha rằng : “ Lạy

Cha, con muốn rằng những người Cha đã ban cho con cũng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 486: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 486/610

Truyện kể Giáo lý 486 

được ở với con, để họ chiêm ngắm vinh quang Cha đã ban cho

con,vì Cha đã yêu con từ trước khi tạo thành vũ trụ ”.

Thế là ngọn lửa tình yêu từ Trái tim Thiên Chúa đã phóng Ngài xuống chia sẻ con người với chúng ta, để thiêu đốt Ngài

suốt cuộc đời, và khi kéo Ngài lên với Cha thì kéo theo tất cả

chúng ta lên và cho chúng ta được chung phần với Ngài trong

lòng Cha: “ để tình Cha yêu con ở trong họ và con ở trong họ ”.

“ Con đã cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con ”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 487: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 487/610

Truyện kể Giáo lý 487 

NHÂN ĐỨC

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 488: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 488/610

Truyện kể Giáo lý 488

612. ĐỪNG THẤT VỌNGMột phụ nữ trẻ, vì thất vọng, nên bỏ bê việc đạo đức. Có

đêm chị nằm mơ thấy Thiên Thần dẫn chị đi lên Thiên Đàng,

chị thấy hết những vinh quang tốt đẹp của Thiên Đàng. Sau đó,Thiên Thần dẫn chị ra ở cửa Thiên Đàng. Nhìn xuống trần gianchị thấy biết bao điều xấu xa, lòng con người đang bị giày vò bởi vì tội lỗi. Chị cũng thấy một ít đốm sáng do lời rao truyềnPhúc Âmtỏa ra, nhưng vid quá ít nên chìm vào khối đen mịtmờ. Hình ảnh ghê gớm trên đã đánh động chị nhiều. Chị bậtkhóc và nói với Thiên Thần: “Xin để tôi trở về trâng gian và

nói về Chúa Giêsu cho họ nghe. Tôi không bao giờ thất vọngnữa”. Sau đó, chị tỉnh dậy, không mơ nữa. Đây chỉ là một giấcmơ. Nhưng những hình ảnh sống động vẫn hiện ra trước mắtchị, nên chị đã quyết định từ đây trở đi phải có trách nhiệm raotruyền Phúc Âmcho người khác biết.

613. NGUYÊN NHÂN THẤT VỌNG Nếu bạn nghĩ nếu bạn chỉ dựa vào sức của bạn, tôi sẽ

không ngạc nhiên khi thấy bạn thất vọng. Chúng ta phai khiêmnhượng, vâng, khiêm nhượng đến cung, nhưng không bao giờ được thất vọng. Một người khiêm nhượng thật sự không thấtvọng. Kẻ thất vọng không phải là khiêm nhượng, vì kẻ ấykhông tin vào một sự gì khác không phải là Thiên Chúa. Lòngtin đơn thành luôn vượt trở ngại để hướng về Chúa. Đức tin giữchúng ta luôn tin cậy vào Đức Kitô. Tôi biết có lúc tôi buồn vìgặp sự thất bại, nhưng tôi không hề biết đến sự thất vọng.

614. DỤNG CỤ CỦA QUỶMa quỷ rao bán các dụng cụ của nó. Đến ngày bán, nó

trưng bày la liệt đủ thứ dụng cụ, mỗi thứ đều có ghi giá bán.Dụng cụ gồm nhiều loại: Ghen ghét, giận hờn, dối trá, nói láo, phỉnh gạt, xu nịnh, kiêu ngạo, lười nhác, độc ác, dâm ô, nóihành, hà tiện, mê ăn uống… và nhiều loại khác nữa, đủ tật xấu

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 489: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 489/610

Truyện kể Giáo lý 489

trên đời. Nhưng có một dụng cụ không ghi giá, không đề tê, đãmòn nhiều, trông giống như cái búa.

Có người mua hỏi quỷ: “Vật dụng này tên là gì và giá bao

nhiêu”.Quỷ đáp:- Nó có tên là thất vọng và giá nó rất cao. Nó được sử

dụng nhiều hơn các dụng cụ khác. Tôi có thể đi sâu vào lòngcon người bằng dụng cụ thất vọng. Mà các dụng cụ khác khôngsử dụng được. Khi tôi vào được bên trong, tôi có thể sai khiếnngười ấy theo tôi.Dụng cụ này đã mòn nhiều vì tôi dùng nónhiều nhất, nhưng ít người biết nó là của tôi. Dụng cụ thất vọnglà vô giá, vì tôi không bán nó. Mãi mãi nó là dụng cụ tôi cần, vìnó được dùng để chống lại con người, nhất là những con ngườicó đạo.

615. VÁ QUẦNHai bà vợ của hai mục sư tin lành vừa ngồi nói chuyện

vừa vá quần cho chồng. Một bà nói: “Tôi không biết chúng tôi

sẽ làm gì. Chồng tôi thất vọng lắm. Bổn đạo không thiết nghelời ông giảng, lương bổng thì thấp. Ông buồn đến độ ông cứngồi trầm ngâm suy nghĩ” Bà kia kể: “Chúng tôi thích thú vớicông tác mục vụ lắm. Chồng tôi dành nhiều thì giờ thăm giađình bổn đạo. Họ thích ông cùng quỳ cầu nguyện với họ trước bàn thờ gia đình. Buổi hội họp nào cũng có rất đông ngườitham dự. Chúng tôi không lo về vấn đề kinh tế”.

 Nhìn hai bà vá quần, người ta nhận ra một bà vá quần

chồng ở phần mông, một bà vá quần chồng ở đầu gối. Vì saothế?.

616. NGÔI SAO SÁNG TRỞ LẠIMột cha tuyên ý kể câu chuyện sau đây: Hai vợ chồng

một sĩ quan cấp tấ rất yêu thương nhau và đạo hạnh. Khi vợ chồng xây một biệt thự và chưa về ở, người vợ ốm nặng rồi qua

đời. nỗi buồn đau này cộng thêm vài việc thất bại trong việc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 490: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 490/610

Truyện kể Giáo lý 490

làm ăn đã làm ông chồng sầu buồn và thất vọng. Một hôm, ôngnghe qua đài phát thanh Công Giáo bài giảng của một lịnh mụckhá nổi tiếng. Ông nghĩ rằng vị Linh Mụcnày có thể giúp ông.

Thế là ông tìm gặp cị Linh Mụcấy cho được. Cha nghe ông nói,khuyên bảo, khích lệ ông nhiều điều, và ông thấy bình an trở lạitrong tâm hồn. Sau khi ra về, ông đã nhận xét: “Cha ấy đạo đức biết bao! Trước khiu gặp Ngài tôi thấy bầu trời sao của lòng tôiđã vụt tắt, nhưng Ngài đã dần dần thắp sáng từng ngôi sao ấytrong tâm hồn tôi. Tạ ơn Chúa. Cám ơn Cha”.

617. YÊU THƯƠNG NHAUMột sĩ quan người Anh bị thương vì chiến tranh được đưa

vào bệnh viện. Ngạc nhiên vì thấy ông đội mũ sắt của quânĐức, cô y tá nói với ông: “Anh giết người lính Đức đội mũ nàyhả?” Ông đáp: “Không phải. Chuyện như thế này. Tôi bịthương ở chiến trường. Bên cạnh tôi là người lính Đức cũng bịthương nặng. Tôi bò sát tới anh ta và băng vết thương cho anh.Anh cũng băng vết thương cho tôi. Tôi không biêt tiếng Đức,

anh ta không biết tiếng Anh. Tôi chỉ biết mỉm cười để cám ơnanh. Ta cũng mỉm cười để biết ơn tôi. Tôi trao cho anh chiếcmũ của tôi và anh trao tôi nón sắt như quà lưu niệm. Chúng tôiđau đớn nằm cạnh nhau cho đến khi một xư cứu thương đến bốc chúng tôi về bệnh viện. Như thế tôi không giết người linhĐức. Có hiểu không?.

618. CÒN HƠN SỰ THA THỨ 

Cha tôi ốm nặng, nguy kịch có thể chết. Tôi săn sóc chongười, biết mình trong quá khứ có nhiều lỗi lầm đối với ngườinhư không vâng loiừ, không mến người đúng mức. Tôi sầu buồn và quyết định phải xin lỗi Người. Sau khi tôi nói lời xinlỗi, Người âu yếm nhìn tôi và nói: “Người không cần nhớ lờixin lỗi của tôi, vì người yêu thương tôi nhiều. Cha trần gian màcòn như vậy huống gì cha trên trời!” Ta sẽ tha thứ mọi gian ác

của họ và không còn nhớ đến tội họ nữa. (Do thái, 8,12).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 491: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 491/610

Truyện kể Giáo lý 491

619. SỨC MẠNH THA THỨ Một lần công nhân trẻ kể câu chuyện sau đây:Có lần tôi mất dụng cụ tốt và tôi thấy nó trong đồ nghề

của người bán cùng xí nghiệp. Là người Công Giáo duy nhấttrong phân xưởng trong muốn học nơi Chúa sự tha thứ. Tôi đếngặp người bạn và nói: “Tôi thấy anh có một dụng cụ làm việccủa tôi, nhưng anh cứ giả mà làm nếu anh cần nó!” Tôi vẫn làmviệc như không có chuyện gì xảy ra và cố quên câu chuyện mấtmát.

Trong hai tuần lễ sau đó, đã 3 lần người bạn kia đã tìm

cách bồi hoàn cho tôi, như tặng quà cho tôi, làm việc phụ trộingoài giờ cho tôi và để quên cố tình một số tiền vào túi áo tôi.Câu chuyện trôi qua và giữa chúng tôi nẩy sinh một tình bạnthắm thiết.

620. LẠY CHA XIN THA CHO CHÚNG CONMột người tử tù đang bị tù trong nhà lao Nhật Bản. Anh

không có gì làm, nên buồn bã mà đọc Kinh Thánh mà một Cha

tuyên ý đã tặng cho anh. Càng đọc anh càng mến mộ đạo Chúa.Khi anh đọc đến câu sau đây trong cuộc tử nạn của Chúa “LạyCha, xin hãy tha thứ cho chúng vì chúng không biết viẹcechúng làm”, anh dừng lại và suy nghĩ thấy tâm hồn bị đau đớnnhư có đinh đâm thâu. Vậy đây là lời anh nói: “Chỉ qua mộtcâu nói của Chúa Giêsu, tôi hiểu được nội dung Kitô giáo”.

621. SẼ THA THỨ, NHƯNG MÀ…Một phụ nữ đến gặp cha tuyên úy để nói chuyện với Ngài

về ơn tha thứ. Sau khi nói dài dòng hồi lâu, bà kết luận: “Consẽ tha thứ cho người khác, nhưng con muốn không bao giờ tiếpxúc với họ nữa”.

Cha tuyên úy ôn tồn nói: “Đó là cách con muốn Chúa thathứ cho con sao? Con muốn Ngài tha thứ cho con, rồi sẽ không bao giờ nói chuyện với con nữa không?”

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 492: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 492/610

Truyện kể Giáo lý 492

622. THA THỨ LÀ GÌ?Được hỏi tha thứ là gì, một thanh niên đã trả lời cách

 bong bẩy: “Đúng là mùi hương của hoa tỏa ra khi hoa bị gẫm

đạp lên”.Kinh Thánh nói: “Anh chị hãy diệt trừ khỏi mình anh chị

em mọi gay gắt, mọi tức giận, mọi căm phẩn, mọi chửi rủa vàmọi thứ gian ác. Trái lại hãy ăn ở hiền lành, hòa nhã với nhau.Hãy tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa, vì Đức Kitô, đã tha thứcho anh chị em” (Eph 4,31-32).

623. TÁC ĐỘNG BÊN TRONGTrong thời gian vẽ bức danh họa “Bữa tiệc ly”, nhà đại

danh họa Leonardo da Vinci, người Ý, đã cãi lộn với một ngườikhác cách gay gắt và quyết tâm trả thù. Khi trở về xưởng đễ vẽtiếp khuôn mặt của Chúa Giêsu, Vinci cảm thấy bối rối và xaođộng tâm hồn vì sự hằn thù, nên không thể vẽ khuôn mặt Chúađược. Nhiều ngày trôi qua, Vinci không thể tiếp tục vẽ. Saucùng, Vinci phải đi tìm người kia để xin lỗi. Sau khi làm hòa

với người bạn, tìm được sự bình an trong tâm hồn, Vinci đã vẽđược khuôn mặt Chúa dịu hiền hết sức như chúng ta thấy trong bức tranh. Tâm hồn minh mẫn thì công việc mới hoàn thành tốt.Bạn đã có kinh nghiệm ấy chưa?

624. THÂN THỂ KÌ DIỆUTrong thân thể con người có khoản 263 cái xương. Bắp

thịt có khoảng 500. Chiều dài của bộ máy tiêu hóa là 8,6 mét.Số lương máu của một người lớn trung bình là 10kg, bằng 1/5trọng lượng cơ thể.

Quả tim dài 15cm, có đường kính 10cm, đập 70 lần mỗi phút, 4200 lần mỗi giờ, 100.800 lần một ngày, 36.792.000 lầnmột năm. Mỗi lần tim đập, nó đẩy ra ngoài số lượng máu là 70gr, tức là 7 tấn máu một ngày. Cứ 3 phút toàn bộ số máu quatim một lần. Cơ quan nhỏ này làm việc không nghỉ bơm một

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 493: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 493/610

Truyện kể Giáo lý 493

ngày tương đương nâng 122 tấn lên cao 3 tấc, hoặc nâng mộttấn lên cao 36,6 mét.

Hai lá phổi chứa trung binhf,5 lít không khí. Mỗi giờ 

chúng ta hít thở 1200 lần. Tổng diện tích các ống khí của phổilà 128.000 cm2.

Bộ óc của đàn ông nặng 1,4 kg; bộ óc của đàn bà nặng1kg. Mọi dây thần kinh đều nối với bộ óc. Tổng dây thần kinhcó khoảng 10 triệu dây.

Da con người gồm 3 lớp, dày từ 3 mm đến 6 mm, áp lựckhông khí là 5,6kg trên 6,4cm2 có 35.000 lỗ chân lông.

Cơ thể con người thật tuyệt diệu. Những ai tò mò muốntìm hiểu tài năng cao vời sáng tạo của Đấng Thượng trí toànnăng, thì không cần xem xét thế giới bên ngoài, mà chỉ cầnquan sát cơ mình là đủ.

625. TÔI MUỐN ĐI NHƯ NGƯỜI ĐẦY TỚ Robert Morrison, một nhà truyền giáo Tin lành ở Trung

Quốc, viết thư cho người bạn ở nước Anh xin gửi đến ông một

người phụ tá. Một thanh niên người Anh muốn dấn thân điTrung Hoa phục vụ. Sau khi phỏng vấn anh, hội đồng tuyểnchọn thấy anh số sắng, đứng đắn, nhưng tính tình hơi thô vàthiếu lịch sự, nên nói với anh ta: “Chúng tôi nghĩ anh là anhkhông làm người truyền giáo được, nhưng nếu anh muốn quaTrung Hoa làm người đầy tớ cho người truyền giáo, thì chúngtôi nhận anh đi”.

Anh trả lời: “Thưa quý Ngài, nếu quý Ngài xét tôi không

là người truyền giáo được, tôi sẽ đi như người đầy tớ. Tôi muốnlàm thợ đốn cây, người kéo nước hoặc làm bất cứ việc gì vìdanh Chúa”.

Anh thanh niên được gửi sang Trung Hoa để làm ngườiđầy tớ, nhưng rồi anh sớm trở nên nhà truyền giáo với tên Mil-ne, một trong những nhà truyền giáo xuất sắc nhất tại TrungHoa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 494: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 494/610

Truyện kể Giáo lý 494 

626. SỰ KHIÊM HẠ CỦA TÀI HOAMột nhóm người du lich nước Anh viếng ngôi nhà mà

đạo nhạc sĩ Beethoven đã ở trong những năm cuối đời. Khi

người hướng dẫm đưa họ vào một phòng, mở nắp đàn dươngcầm và kính cẩn nói: “Đây là chiếc đàn dương cầm của đạinhạc sĩ Beethoven”. Một phụ nữ trẻ trong nhóm liền ngồixuống bên đàn, đánh vài bài nhạc của Beethoven. Người hướngdẫn đứng yên. Sau khi chơi xong vài bài nhạc, người phụ nữnói: “Tôi nghĩ là những người đến đây muốn được đánh đàndương cầm của Beethoven!” Người hướng dẫn đáp lại: “Thưa

cô, năm ngoái Ngài Paderewski (nhà chính trị, nhà sáng tácnhạc và nhạc sĩ dương cầm rất nổi tiếng của Balan đã từng làTổng Thống của Cộng Hòa Ba Lan từ 1919 – 1921, ông sinhnăm 1860 và qua đời năm 1941) đến đây, vài người bạn của Ngài muốn Ngài đánh đàn của Beethoven, nhưng Ngài đã nói:“Không, tôi không xứng đáng được chơi đàn của Beethoven”.

627. TINH THẦN KHIÊM HẠ

Các nhà truyền giáo phải học tinh thần khiêm hạ, để tránhtự kiên tự đại vì thành công của mình và để khỏi thất vọng khiít thành công. Nếu không có tinh thần khiêm hạ thì không xứngđáng làm đầy tớ của Chúa. Đó là một trong những đức tính cơ  bản của người truyền giáo.

Một ngày kia thánh Phanxicô Xaviê đang giảng trong mộtthánh phố Nhật Bản, một người đến gặp Ngài và muốn nóichuyện riêng vớ Ngài. Ngài cúi đầu xuống để nghe cho rõ, thì bổng nhiên kẻ kiêu ngạo đã nhổ nước miếng vào mặt Ngài.Không nói một lời hoặc một cử chỉ chống đối, Ngài lấy khăntay lau mặt và tiếp tục cuộc nói chuyện. Chàng kia kinh ngạc,tỏ vể kính phục thánh nhân. Một trong những người trí thứcnhất thành phố có mặt hôm ấy nhận định rằng đức tính như thếnâng cao đạo đức, lòng can đảm và tự chủ, chỉ xuất phát từThiên Chúa cho các tôi trung của Chúa. Cử chỉ khiêm hạ của

thánh Phanxicô đã đánh động lòng ông, ông trở lại đạo Công

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 495: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 495/610

Truyện kể Giáo lý 495

Giáo và lôi cuốn rất nhiều người khác theo đạo. Đức khiêm hạcủa nhà truyền giáo đã mang lại biết bao thành công cho việcmở mang nước Chúa.

Chúa Giêsu nói: “Hãy học cùng ta, vì ta hiền lành vàkhiêm nhượng trong lòng”. Và lời Đức Mẹ. “Chúa hạ kẻ quyềnthế khỏi địa vị của họ và nâng các kẻ khiêm nhường lên” (Lc1,25).

628. ĐỪNG CHEN Ở ĐÂYMột Cha phó xứ trẻ đang giảng dạy về việc Chúa Giêsu

rửa chân cho các Môn Đệ . Ngài nói: “Anh chị em thân mến,chúng ta dành nhau để chiếm địa vị cao trong Giáo Hội, nhưngrất ít người dành nhau để giật được khăn tắm”. Đó là một câunói cứng cỏi để diễn tả rất ít người muốn làm người nhỏ nhất,hèn hạ nhất, khiêm hạ nhất trong thân thê Đức Kitô.

629. CHÚA CHỌN KẺ YẾU ĐUỐICó người hỏi thánh Phanxicô thành Atxidi (1182-1226)

tại sao và bằng cách nào Ngài làm được nhiều sự trọng đại, Ngài vui vẻ trả lời: “Cũn dễ thôi. Chúa từ trời cao nhìn xuốngvà nói. Ta kiếm đâu được người yếu đuối nhất, bé mọn nhất, vônghĩa nhất ở trần thế này. Người ấy sẽ thấy rằng Ta dùng nó chỉvì nó là con người hèn mộn nhất, khiêm hạ nhất”.

630. ĐỨC TÍNH DỄ THƯƠNG NHẤTKhiêm nhượng là đức tính dễ thương nhất của Kitô giáo.

 Ngày xưa nó là sự ô nhục, ngày nay nó là lời ngợi ca. Chúa biến một từ ngữ dễ ghét thành dễ thương, dễ mến đối với mọingười. Tiến sĩ Jowett đã kể một câu chuyện về Ngài GiuseParker. Có lần Parker đã hỏi tiến sĩ: “Tại sao ngày xưa Chúachọn Giuđa làm Môn Đệ ? “ Tiến sĩ đáp: “Tôi không biết,nhưng tôi có một cây hỏi khó hơn: Tại sao Chúa đã chọn tôi”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 496: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 496/610

Truyện kể Giáo lý 496 

631. TẠI SAO CHÚA CHỌN CHÚNG TAMột lần kia người ta hỏi Ngài Hudson Taylor, nhà truyền

giáo lớn nhất ở Trung Hoa, tại sao Ngài được chọn rao giảng

Tin Mừng Đức Giêsu ở Trung Hoa, Ngài nhỏ nhẹ đáp: “Chúachọn con, người bé mọ như tôi để mọi người thấy rằng chúngta có một Thiên Chúa vĩ đại dường nào”.

632. SỰ THƯƠNG XÓTTổng thống Ápraham Lincoln (1809-1865) của Hoa kỳ,

trong thời kỳ nội chiến, thường đến thăm các bệnh viện, ủy lạo

các thương bệnh binh. Có lần Tổng Thống đến thăm một ngườilính trẻ, chân bị bó bột, tinh thần xuống dốc rõ rệt. Ông hỏi:“Bạn cần tôi giúp gì chăng?” Anh lính đáp: “Nhờ ông viết giùmtôi một lá thư gửi mẹ”. Ông đã viết theo lời đọc của người lính:“Mẹ kính mến, bị thương nặng nhưng may mắn còn sống. Conđã cố gắng làm tròn bổn phận. Bác sĩ bảo chắc chắn con sẽkhông lành được. Cầu Chúa chúc lành cho ba và mẹ. Cho conhôn Maria và Gioan”. Cuối lá thư ông ghi thêm “Thư Ápraham

Lincoln viết”. Khi anh lính trẻ đọc lại lá thư, anh rất kinh ngạcthấy tên Tổng Thống nước mình được ghi ở dưới, anh nhìnTổng Thống với lòng kính phục và hỏi: “Ngài là Tổng Thống?” – Vâng, con biết ta là Tổng Thống rồi, vậy con còn nhớ Ta giúpgì nữa không?” Người lính đáp nhỏ nhẹ: “Xin Ngài nâng đỡ chân đau của con”. Tổng Thống ngồi xuống giường bên cạnhanh, với tấm lòng của người mẹ thương con, ông đỡ chân ngườilính suốt đêm không ngủ. Thật là tâm hồn vĩ đại.

Đức Kitô là Vua các vua, Ngài đã nâng đỡ ta trong lúcsầu khổ, đã âu yếm an ủi ta trong lúc ta bị hoạn nạn.

633. KHÁC ĐÔI BÀN TAYVị truyền giáo ở Châu Phi kể: “Tôi thấy rất nhiều người

 bị bệnh không đến bệnh việc của chính phủ mà cứ đến bệnhviện của các nhà truyền giáo, dù phải đi thật xa, có khi phải đi

qua trước mặt bệnh viện nhà nước nữa. Tôi hỏi họ sau bao lần

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 497: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 497/610

Truyện kể Giáo lý 497 

suy nghĩ đắn đo: “Tại sao các ông bà không đến bệnh viện nhànước, vừa gần mà thuốc men cũng giống với thuốc men cua bệnh viện các Cha?” Họ đáp không suy nghĩ: “Thưa Cha, thuốc

men có thể giống nhau nhưng khác là khác bàn tay khám bệnhsăn sóc.

634. BẠN LÀ DA ĐENTấm lòng thương mến giúp đỡ người khác màu da được

thể hiện qua câu chuyện sau:Vào một đêm nọ, người da đen đi theo đường só 42, New

York, từ nhà nho đến khách sạn, hai tay xác hai vali đồ đạc thậtnặng. Bỗng nhiên một bàn tay đặt trên chiếc vali và giọng nóicủa một người trẻ vang lên: “Anh bạn ạ, Chiếc vali nặng quá,anh để tôi xách giùm một chiếc, tôi cùng đi một đường vớianh”.Người da đen phản đối, nhưng người trẻ cứ giằng vali đểxách. Họ cùng đi với nhau trọn con đường dài, nói chuyện rấtthân tình vui vẻ.

 Người thanh niên tốt bụng ấy là ai? Cũng người da đen

trên đã thổ lộ danh tánh: “Đây là lần đầu tiên tôi gặp được ôngTheodoge Roosevelt (1859-1919) sau này là Tổng Thống HoaKỳ.

635. ĂN CẮP CỦA CHÚAMột Linh MụcTrung Hoa, khi giảng về ngày nghỉ Chủ

 Nhật, đã dùng hình ảnh sau đây: Người nông dân di chợ mang theo 7 đồng tiền. Gặp một

kẻ ăn xin, ông bố thí cho 6 đồng, giữ lại cho mình một đồng. Nhưng kẻ ăn xin, thay vì cám ơn người cho đã đi theo người tốt bụng để lấy cắp đồng tiền còn lại. Đáng thương thay!

Chúa cho chúng ta 6 ngày làm việc rồi, còn một ngày củaChúa và để chúng ta nghỉ ngơi, vậy ta còn ăn cắp của Chúangày Chủ nhật là gì nữa.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 498: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 498/610

Truyện kể Giáo lý 498

636. DỤ NGÔN NGÀY NGHỈCó chuyện dụ ngôn kể rằng 7 anh em nhà kia chung sống

với nhau vui vẻ. Họ chia nhau 6 người lao động bên ngoài, còn

một người lao động công việc bếp núc cho 6 anh em. Cuộcsống êm đêm trôi qua. Đến một hôm, 6 người không chị chongười thứ 7 ở nhà làm nội trợ nữa, mà đòi anh ấy cũng ra laođộng bên ngoài nốt . Kết quả thế nào? Chiều lao động về, 7người đói bụng meo, nhìn nhau không nói, rồi buồn bực cải lẫynhau. Họ bàn bạc và quyết định trở lại đường lối cũ là mộtngười làm nội trợ và 6 người ra làm nội trợ bên ngoài.

Chủ nhật là ngay để đưa lại ánh sáng, tiện nghi, sức mạnh, phấn đấu cho 6 ngày trong tuần. Nếu bỏ ngày Chủ nhật, thì 6ngày kia sẽ không còn ơn lành Chúa ban.

637. SÁU NGÀY ĐÃ ĐỦCó người hỏi một danh họa: “Ông vẽ vào ngày Chủ nhật

không?”Ông đáp:

- Nếu tôi không kiếm đủ tiền sinh sống trong 6 ngày làmviệc, thì tôi cũng không thể kiếm đủ tiền sống trong 7 ngày làmviệc được.

638. HỌ YÊU NHAU TRỌN VẸNMột chính khách nổi tiếng Nhật bản đã có lần nói:

“Chúng tôi không thờ phượng Hoàng đế chúng tôi, chúng tôi

yêu mến Ngài trọn vẹn”. Một ngày kia vị chỉ huy trước cảngArthur tuyển những cảm tử quân để cắt hàng rào kẽm gai. Ôngnói: “Các anh đi là không trở về, các anh mang theo sung, bòvào hàng rào kẽm gai. Các anh sẽ bị chết khi cắt kẽm gai vì bịmìn. Những cảm tử quân khác sẽ thay chỗ các anh và cắt tiếpkẽm gai. Rồi sẽ chết. Những người khác tiếp tục cắt hết hàngrào kẽm gai. Các anh nên biết rằng trên thi thể anh hùng củacác ạnh quân đội Nhật hoàng sẽ đi đếm chiến thắng”. Có những

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 499: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 499/610

Truyện kể Giáo lý 499

trung đoàn cảm tử quân đã hăng hái hy sinh cái chết của mìnhđể làm nên chiến thắng.

 Nếu các bạn Kitô hữu cũng yêu mến Chúa như chúng tôi,

yêu mến Nhật hoàng của chúng tôi, thì chắc chắn thì các bạnđưa cả thế giới này về cho Chúa.

639. YÊU NGƯỜI XẤU HỔMột người đàn bà nghèo,rách rưới được dẫn đến đồn cảnh

sát. Bà dơ dáy, phạm tội, khóc lóc thảm thiết vì hết hy vọng.Một người phụ nữ Công Giáo trông thấy bà, nhờ lòng mếnChúa, nên cảm động, đến lau chùi cho bà và hôn bà. Bà chưađược ai săn sóc, thương mến trong những năm qua. Bà xúcđộng nhiều. Sau khi được thả ra, bà được về nhà người CôngGiáo ấy để phục hồi sức khỏe.

 Người Công Giáo càng mến Chúa nhiều thì càng quantâm thương yêu tha nhân, nhất là những người xấu hổ, bị bỏ rơicùng cực.

640. KẺ NGỒI BÊN CẠNHMột phạm nhân bị kết án tử hình chờ đợi ngày ra pháptrường. Cha tuyên úy đến khuyên bảo anh, nhưng mọi nổ lựccủa cha không hề lay chuyển nổi sự cứng đầu vô tâm của anh.Trở về nhàm, Cha tiếp xúc với một giáo dân đạo đức. Câuchuyện xoay quanh người tử tù. Người giáo dân nói sẽ đi vớiCha đến an ủi người tù ấy. Người giáo dân đã ngồi bên cạnhngười tù, nắm tay anh và đơn sơ nói: “Chỉ vì quá yêu mà Chúađã gửi con Ngài đến trần gian để chết cho những người tội lỗinhư tôi và như anh, phải không anh” Một lát sau, người tù bậtkhóc, tâm hồn anh đã rung động, anh nói: “Khi Cha tuyên úynói chuyện với tôi, tôi thấy có một khoảng cách xa giữa tôi vàCha, nhưng khi người bạn tốt kai đến ngồi bên tôi, nói chuyệnthân mật với tôi và đặt cho tôi câu hỏi lớn lao mà gần gủi trênđây, thì tôi không thể cởi mở tâm hồn mình ra được. Tình yêu

mến đã chiến thắng tất cả”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 500: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 500/610

Truyện kể Giáo lý 500

641. TÌNH THƯƠNG NGƯỜI CHA GIÀMột thanh niên hoang đàng đã kể lại chứng từ sống động

của anh như sau: “Đã một năm nay, tôi rời bỏ cha mẹ lên thành

 phố ánh sáng nầy như kẻ lang thang vô gia cư, tôi xin ăn bố thídọc đường phố để sinh sống qua ngày. Có một lần, tôi vị vaiông già và nói: “Xin ông bố thí cho cháu ít đồng sống tạm!” khivừa nhìn khuôn mặt, tôi nhận ra đó là cha tôi. Tôi hỏi: “Cha ơi,cha có nhận ra con không?” Cha tôi xúc động, ôm choàng lấytôi, kêu lên: “Cha đã tìm thấy con, Cha đã tìm thấy con, Cha đãtìm thấy con! Mọi của cha có là của con”. Các bạn hãy nghỉ

xem, tôi một kẻ bụi đời lang thang, đứng xin cha tôi ít đồng bạc, trong khi đó đã 18 năm cha tôi đã tìm kiếm tôi, để cho tôitất cả những gì quý báu nhất của Cha”.

Đó cũng giống như tình yêu của Chúa Trời cao cả đối vớicon cái tội lỗi của Ngài.

642. NGÀI YÊU BẠN QUÁ NHIỀUMột người vô thần, đứng giữa chợ nói xúc phạm vô lễ với

Chúa, dám thách Chúa chứng minh quyền uy của Ngài bằngcách quật anh ngã chết trong vòng năm phút. Năm phút trôi quanhanh chóng, người ấy ngạo mạn tự đắc, nói với đám đông:“Tôi đã nói gì với các bạn?” Một bà già đứng bên cạnh hỏi anh:“Anh bạn, anh có con không?” Anh ngạc nhiên hỏi lại: “Bà hỏiđể làm gì?” Bà già mới nói: “Nếu đứa con của bạn đưa cho bạnmột con dao và nói: Ba giết con đi, bạn có giết không?” – “Không, bà ạ, vì tôi thương con tôi lắm”. Bà già tiếp lời: “Chúacũng thế, Chúa đã không phạt bạn chết ngay, vì Ngài yêu mến bạn quá nhiều”.

643. TÌNH YÊU CỦA CHÚATình yêu của Chúa như đại dương, không gì đo được

chiều sâu. Tình yêu của Chúa là bầu trời không kích thước,không máy bay nào đo được chiều cao. Tình yêu của Chúa là

đại lục bao la, không có gì đo được bề ngang. Tình yêu của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 501: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 501/610

Truyện kể Giáo lý 501

Chúa là vùng đất rộng mênh mông, không ai tìm được biêngiới. Tình yêu của Chúa là một mỏ tài nguyên quý, mà ai khôngkhai thác hết được. Tình yêu của Chúa là một cực hấp lục, mà

không nhà thám hiềm nào khám phá được. Tình yêu của Chúalà một rừng sắc đẹp, mà không một nhà thực vật nào miêu tảhết vẻ đẹp huy hoàng.

644. HƠN TA YÊU CHÚAMột người đạo đức nằm bệnh. Bạn bè đến thăm, an ủi. Họ

nhắc lại những hồng ân Chúa ban, những việc vĩ đại Chúa làm,Chúa luôn săn sóc những con chiên thuộc đàn chiên của Ngài.Một người cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa biết người này yêu

Chúa biết bao”. Người bệnh nói: “Các bạn ạ, các bạn đừng thưa với Chúa như thế, khi bà Maria và Matta đến vớiChúa để nói với Chúa về việc Lazarô, em các bà, đang bệnh,các bà không thưa với Chúa: “Lạy Thầy, kẻ yêu mến Chúađang bệnh”. Mà lại thưa: “Lạy Thầy, kẻ Chúa yêu mến đang bệnh! Không phải tình yêu bất toàn của tôi đối với Chúa sẽ

làm cho tôi lành bệnh, mà chính là tình yêu tuyệt hảo cảu Ngàiđối với tôi sẽ làm tôi mạnh sức”.

645. CHÚA YÊU VÀ CHO NHƯ THẾ NÀO?Trong bài giảng giải Phúc ÂmGn 3,16: “Thiên Chúa đã

yêu thế gian đến nỗi ban cho Con một Ngài cho thế gian, để tấtcả những ai tin ở Con của Ngài, thì không phải hư mất, nhưngđược sống đời” Petter Mackenzie, nhà thuyết giảng Tin lànhlừng danh, đã tóm ý: “Có hai ý quan trọng trong bài giảng hômnay, anh chị cần ghi nhớ. Đó là: Khi Chúa yêu thương, Ngàiyêu thương cả toàn cầu. Khi Chúa trao ban, Ngài trao banngười con một của Ngài”. Đó chính là tình yêu vô của ngườiCha nhân loại.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 502: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 502/610

Truyện kể Giáo lý 502

646. YÊU TRONG ĐÊM ĐENSau khi chôn cất người vợ xong, người chồng và đứa con

gái nhỏ trở về nhà. Lòng hai người buồn vô hạn, vì mọ vật

trong nhà đã thay đổi. Đứa con gái lên giường ngủ như thườnglệ. Người cha lên giường trằn trọc suy tư không ngủ được. Mộtlát sau, đứa con nói: “Ba ơi, ba có thương yêu xuyên qua đêmđen không?” Dù trời tối bưng, người cha vẫn nhìn lên ảnh chịunạn của Chúa và thưa: “Lạy cha, con biết Chúa vẫn yêu mếnxuyên qua đêm đen”.

Chúa Giêsu yêu thương con cái mình, dù đêm đen dù

 bóng tối, Ngài vẫn trông thấy con cái Ngài.647. CHÚA YÊU ĐẾN ĐỘ NÀO?Cha mẹ thương yêu con thường hỏi con: “Con yêu cha mẹ

nhiều không?” Con trả lời bằng hôn trên trán cha mẹ hoặc ômsiết cha mẹ. Nếu chúng ta đặt câu hỏi tương tự với Chúa trêntrời là Cha chúng ta, Ngài sẽ chỉ vào cây thánh giá. Chúng ta cóthể tưởng tượng được những đau khổ cực hình của Đức Kitô

trong vườn Dâu và trên đồi Canvê, nhưng chưa có danh họanào vẽ được nỗi thống khổ của Chúa Cha trong giờ phút đauđớn của Chúa Kitô.

648. CUỘC ĐỜI VÀ ÁNH SÁNGCuộc đời chúng ta như mặt đồng hồ. Hai kim là bàn tay

của Chúa, kim ngắn là bàn tay kỷ luật, và kim dài là bàn tay

thương xót. Tuy chậm và chắc, kim ngắn vẫn chạy, và Chúa nóivới chúng ta ở đầu mỗi giờ. Còn kim dài, bàn tay thương xótchạy nhanh chứng tỏ Chúa thương xót chúng ta 60 lần trongvòng một bàn tay của bàn tay kỷ luật. Cả hai bàn tay đều chạynhanh về một điểm chắc chắn: Đó là Trái tim của Thiên ChúaTình Yêu.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 503: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 503/610

Truyện kể Giáo lý 503

649. KHÔNG XỨNG ĐÁNGMột bà mẹ đến gặp Hoàng đế Napoleon để xin Hoàng đế

đại xá cho con mình.

Hoàng đế nói cho bà biết con bà phạm tội lần thứ hai, tộiđáng chết chứ không tha được. Bà mẹ đáp: “Tâu hoàng thượng,tôi không xin sự công bình, tôi chỉ xin lòng thương xót của Ngài”. Vua nói: “Con bà không đáng hưởng lòng thương xót”Bà van lớn: “Tâu hoàng thượng, nếu con tôi không đáng đượchưởng lòng thương xót thì xin cho tôi được hưởng nhờ lòngthương xót của Ngài” Vua liền phán: “Được, vì bà mà ta tỏ

lòng thương xót”. Và con bà được tha tội chết.650. VỊ THẨM PHÁN NỘP TIỀNTại thành phố nọ, có người Công Giáo đạo đức được bầu

làm thẩm phán tòa án. Một ngày nọ, ông làm chánh án xử mộtán mà bị cáo là người bạn thời thơ ấu của ông. Bị cáo phạm tộitheo luật nhà nước và theo lý là bị xử nặng. Nhiều người biếtmối quan hệ bạn bè giữa hai người, tin là thể nào bị cáo cũng

được xử nhẹ, vì chánh án có lòng thương xót đối với bị cáo. Nhưng họ rất kinh ngạc biết bị cáo phạt một số tiền lớn. Họ lạicàng thêm ngạc nhiên khi thấy vị chánh án sau khi tuyên ánxong, đã đến bàn vị chấp hành viên, rút tiền trong túi ra nộptiền phạt cho chấp hành viên. Ông đã làm tròn bổn phận củangười chánh án theo luật pháp nhưng ông cũng tỏ lòng thương bạn bằng cách nộp phạt tiền giùm cho bạn. Chính điều này đãlàm cho kẻ phạm tội xúc động, ăn năn hối lỗi.

651. CHÚA GIÊ SU VÀ TỔ QUỐC1. Ngài yêu tổ quốc, quê hương (Mt13,54,57)2. Ngài tuân giữ luật pháp, từ chối được tôn làm vua,

không làm cách mạng lậtĐổ chính quyền. (Gn 6,15; Mc 11,1-11).3. Ngài nhìn nhận việc thu thuế (Mc 12,17, và Ngài đã

nộp thuế (Mt 17,24-17).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 504: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 504/610

Truyện kể Giáo lý 504 

4. Ngài trung thành với các cơ cấu tổ chức: Đền thờ, hội đường.5. Ngài công nhận quyền của nhà nước (Mt 10,6; Lc 24,47).6. Ngài báo trước sự suy tàn của đất nước (Mt 23,37-39).

7. Ngài khiển trách các viên chức của nhà nước (Mt 23, 1-36).8. Ngài khóc vì tội lỗi và sự suy vi của đất nước (Lc

19,41-44). Như thế, Chúa Giêsu là một công dân gương mẫu.

652. BỮA TIỆC LYMột trong những con người xuất chúng nhất của mọi thời

đại là Leonardo Da Vinci (1452 – 1519). Ông có tài trong nhiềulãnh vực, và lãnh vực nào cũng xuất sắc cả.

Vinh quang lớn nhất của ông là nhà đại danh họa. Ông đãđể đời nhiều bức tranh tuyệt đẹp, trong đó bức tranh “Bữa TiệcLy” được nhiều người đánh giá là bức họa đẹp nhất thế giới.Bức họa được vẽ lên một bức tường của tu viện ở Milan. Hìnhhài của Chúa và 12 Môn Đệ được vẽ lớn hơn thực tế. Đức Kitôngồi ở giữa, mỗi bên có 6 Môn Đệ .

Bạn nên lưu ý các chi tiết của bức tranh là thuộc về nướcÝ thời họa sĩ sinh sống, chú không phải thuộc Pales-tine thờiChúa Giêsu sống. Qua cửa sổ, bạn thấy các phong cảnh phíasau, là các phong cảnh vùng Milan. Các bàn ghế, khăn trải bàn,đĩa, muỗng kiểu ấy thì thời Chúa chưa có, nhưng thuộc về thờiđại của Vinci. Chúa và 2 Môn Đệ ngồi chung quanh cái bànkiểu Châu Âu hơn là kiểu cách miền Trung Đông.

Mục đích của nhà nghệ sĩ trong việc vẽ bức tranh ấy là

gì? Nhà đại danh họa muốn chứng tỏ rằng Đức Kitô luôn hiệndiện, Bữa Tiệc Ly vẫn là một thực tại như ngày xưa. Chúa ở cùng chúng ta như Ngài đã hứa. Chúa ở với chúng ta thực thểtrong bí tích bàn thờ.

653. LẠNH ĐÔI CHÂNVua Thánh Wenceslaus rất yêu mến phép Thánh Thể. Ban

đêm, Ngài thương thức giấc để thờ lạy Chúa. Những lần viếng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 505: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 505/610

Truyện kể Giáo lý 505

Mình Thánh Chúa đã sưởi ấm linh hồn Ngài trong tình yêuthiên linh đến nỗi, sức nóng ấy chuyển qua thân thể Ngài. Mỗilần Ngài đụng vào tuyết hoặc bang giá, tuyết giá không còn

lạnh nữa. Sự kiện ấy là một nét đặc biệt của đời Ngài. Có lầnmột người tùy tùng đi với Ngài đến viếng Thánh Thể, và rétlạnh đau đớn đôi chân, vì đi trên tuyết, Vua thánh xúc động, bảo người tùy tùng khi đi bước ngay nơi dấu bước cũ Ngài đãđi. Người tùy tùng vâng lời làm theo, và không thấy cảm lạnhđôi chân nữa.

654. KHÔNG HỀ NGỜ VỰCKhi nhà khoa học vĩ đại Micae Faraday, hấp hối trên

giường bệnh, vài ký giả hỏi ông có ngờ vực gì linh hồn và sựchết không. Ông trả lời ngạc nhiên: “Ngờ vực hả? Tôi không hềngờ vực gì. Tôi luôn luôn tin tưởng. Tôi biết đấng tôi đã tin vàtôi xác tín Ngài biết mọi điều tôi đã làm”.

655. LỜI NGÀI KHÔNG HỀ MẤT

Một bà già khi đau bệnh gần chết, cho mời Linh Mụcđếngiúp bà. Để thử lòng tin của bà, Ngài hỏi: “Con thân mến, consẽ làm gì, nếu sau khi Chúa làm mọi sự cho con, Chúa để chocon phải hư mất”. Bài trả lời: “Thưa Cha, Chúa làm điều Chúamuốn. Nếu Chúa cho con hư mất; Ngài bị thiệt thòi nhiều hơncon: con chỉ mất linh hồn, còn Ngài sẽ mất vinh dự, vì Lời Ngàikhông được thực hiện”.

656. KHÔNG LẠC HẬUMột kẻ trước đây ở châu phi đã từng ăn thịt người. Ông

mới trở lại đạo và đang ngồi đọc Kinh Thánh chợt có người lái buôn châu Âu đi qua. Người châu Âu hỏi ông đọc sách gì vậy.Ông trả lời đang đọc sách Kinh Thánh. Người châu Âu nói:

- Sách ấy đã lạc hậu rồi.

- Nếu sách đã lạc hậu thì chắc chắn ông đã bị ăn thịt từ lâu:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 506: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 506/610

Truyện kể Giáo lý 506 

KHOA HỌC

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 507: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 507/610

Truyện kể Giáo lý 507 

657. CHIẾN TRANH TÀN PHÁTrong thế chiến thứ 2, vào một đêm, có 1000 máy bay, mỗi

chiếc chở 4 quả bom cực lớn, mỗi quả nặng một tấn. Tất cả san bằng thành phố Hambourg nước Đức, giết chết 75000 người.

Giả sử có 1000 máy bay như vậy dội bom xuống Paris ynhư thế liên tục mỗi ngày trong suốt 14 năm thì sức nổ tổngcộng mới vừa bằng sức nổ của một quả bom 20 megaton (20triệu tấn). Vậy mà, giờ đây cứ một quả bom 20 megaton nhưthế được cho nổ thử trong khí quyển hay trên mặt đất sẽ tung rachung quan chất phóng xạ gây thương tích nặng nề hay tử vongcho 550000 trẻ em sẽ sinh ra sau nó. Đây là cái giá cho mộtquốc gia trả khi cho thử một quả bom khinh khí.

Bom hạt nhân tiêu chuẩn ngày nay là bom 20 megatonnhư đã nói. Chỉ cần một quả thôi cũng đủ tiêu hủy bất cứ thành phố nào ở trên trái đất. Theo ước tính thì hiện tại có tất cả16000 quả bom như thế trên toàn thế giới nằm trong kho. Bêncạnh đó, hình tinh chúng ta lại chẳng có tới 16000 đô thị thành

 phố tương đương, thì cớ sao lại phải sản xuất ra một khối lượngchất nổ phi lý như thế ?Giả sử 10% kho bom này (tức là 32000 megaton) phát nổ

cách mục tiêu trung bình dưới 150km tức là không cần trúngmục tiêu thì 60 ngày sau đó, trong số 800 triệu người sống ở vùng ấy sẽ có 720 triệu người chết, 60 triệu người bị thươngnặng và chỉ có 20 triệu người sống sót với những vết thươngnhẹ. Nhưng họ sẽ còn phải đối phó với sống sót với những hiện

tượng kinh khủng khi mà tất cả các thành phố, các phương tiệngiao thông đều bị phá hủy, toàn bộ gia súc bị tiêu diệt, toàn bộsố cây lương thực bị nhiễm phóng xạ nặng. Đó mới chỉ là sựtận cùng của một phần nhỏ thế giới ở vùng đó mà thôi, khôngai có thể ước tính được những tàn phá gây ra cho phần thế giớicòn lại…

(Trích báo THÔNG TIN UNESCO 1986 số 5,6 

 Bài của nhà bác học Mỹ Linus Pauling 

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 508: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 508/610

Truyện kể Giáo lý 508

 Nghiên cứu theo số liệu tháng 11/1964)

658. MỘT GIÂY PHÚT TRÊN THẾ GIỚI

Ta có thể hình dung một cái máy gõ nhịp (métronome).Khi nghe máy gõ 60 nhịp một phút thì cứ mỗi nhịp gõ tươngứng với một giây của thế giới đang trôi qua.

Cứ 2 giây, 2 tiếng gõ của máy báo cho ta biết có một em bé đã chết vì một căn bệnh lẽ ra có thể ngăn ngừa được bằngthuốc men, bằng việc cung cấp thức ăn đầy đủ và nước uốngsạch sẽ.

Cũng vẫn 2 giây trong 2 nhịp gõ lại có một đứa trẻ khác bị tàn tật vĩnh viễn về thể xác hoặc tinh thần bới một chứng bệnh có thể ngăn ngừa được. Các em ấy phải chịu tàn phế suốtđời.

 Như vậy tức là cứ 3 ngày, có 120000 trẻ em chết đi, consố tương đương với nạn nhân của quả bom nguyên tử đầu tiên ở  Nhật.

Cứ mỗi nhịp một giây máy lại báo 1 tin khác, cho biết chi

 phí mỗi giây về mặt vũ trang tốn 25000 đô la, tức là mỗi phútlãng phí 1,5 triệu đô la. Chỉ cần 3 giờ chi tiêu như vậy thì bằngchi phí 20 năm chiến dịch tiêu diệt bệnh đậu mùa trên toàn thếgiới. Chỉ cần nữa ngày chi tiêu cũng đủ để thực hiện chươngtrình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm mà mỗi năm đãcướp mất sinh mạng của 3 triệu rưỡi trẻ em. Chỉ cần số chi tiêutrong 4 ngày là đủ để phục vụ một chương trình chống bệnh sốtrét trong 5 năm liền. Và với 6 tháng chi tiêu vũ trang là đủ để

đài thọ một chương trình 20 năm liên tiếp cung cấp các thực phẩm cần thiết và nhu cầu y tế cho tất cả các nước nghèo, cácnước đang phát triển…

Khi các bạn nghe tiếng máy gõ mỗi giây một nhịp thì nócòn truyền đi một tin thứ ba nói rằng : thế giới đang đứng trướcmột nguy cơ vì các kho vũ khí hạt nhân hiện nay mạnh tươngđương với 16000 triệu tấn thuốc nổ TNT. Nếu mỗ tiếng gõ thể

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 509: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 509/610

Truyện kể Giáo lý 509

hiện một vụ nổ mạnh 1 tấn TNT thì những tiếng nổ ấy sẽ rềnvang thành một chuỗi dài 500 năm liền…

Đối với người thấy thuốc tim mạch thì chiếc máy gõ nhịp

còn truyền đi một tín hiệu thứ tư : nó gợi lên nhịp đập trái timcủa con người. Chúng ta hãy tự hỏi : chúng ta sẽ buông xuôicho trái tim ấy ngừng đập hay là chúng ta sẽ nổ lực hoạt độngcho hòa bình thế giới nhằm đảm bảo cho trái tim ấy còn đượcđập mãi mãi theo một nhịp sống yêu thương ?

(Bác sĩ Bernard Lown – Thông tin UNESCO)

659. LÁ THƯ NAGAZAKILá thư sau đây của ông Takashi Nagai, giáo sư trường Đại

học Y Khoa Nagazaki. Do hậu quả của trái bom nguyên tử nổtại đây năm 1945 ông đã chết năm 1951 lúc vừa 43 tuổi.

“…Ngay sau khi quả bom nổ, phản xạ của những ngườivẫn còn có khả năng di chuyển là : hoặc vẫn ở lại nơi đó hoặcchạy khỏi ngay. Những người ở lại để cứu chữa bạn bè bịthương hoặc là cố cứu vớt nhà cửa tài sản của họ thì đều mau

chóng bị lửa bao vây và chết cùng với những người họ cứu…Khi lửa lan đến gần, tôi và những người láng giềng chạy lênmột ngọn đồi nằm sát bệnh viện và đã thoát chết trong gangtấc…Chúng tôi thấy nhiều sinh viên và nữa y tá nằm ngổnngang trên mặt đất. Chúng tôi khiêng họ chuyển lên chỗ caohơn trên đồi ngoài vòng lửa thiêu. Tôi luôn giục mọi ngườichạy nhanh lên. Tôi bị thương ở thái dương và mất nhiều máu.Cuối cùng tôi đã bị ngất đi. Tỉnh lại, tôi thấy mình nằm trên bãi

cỏ ngay dưới đám mây nguyên tử cuồn cuộn. Vết thương đaughê gớm làm tôi phải nghiến chặt răng chịu đựng. Tôi chợt nhớ đến vợ tôi, nếu cô ấy còn sống thì thế nào cô ta cũng đã gặp tôirồi…Hôm sau, từ trên ngọn đồi phía sau bệnh viện, tôi trôngthấy ngôi nhà tan nát của tôi chỉ còn là một đống tro trắng.Khắp nơi chẳng có gì còn động đậy trong ánh nắng ban mai.Mái trường thân yêu và tất cả những sinh viên tôi yêu mến

 bỗng chốc đã bị ngọn lửa hủy diệt. Vợ tôi đã chết trong bếp,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 510: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 510/610

Truyện kể Giáo lý 510

giờ đây chỉ còn là một đống xương nhỏ bị cháy đen mà tôi thunhặt từng chiếc một, tất cả không nặng hơn một gói bưu kiệnnhỏ.

Về phần tôi, ngoài căn bệnh kéo dài trước đây do nghiêncứu về tia , giờ đây tôi mắc thêm căn bệnh nguyên tử ở mứcnặng nhất cộng với vết thương bên trán phải đã biến tôi thànhmột người tàn tật. May mắn thay 3 ngày trước đó tôi đã cho 2con tôi về ở với bà nội trên vùng núi xa nên chúng mới cònsống khỏe mạnh.

Chưa bao giờ tôi thấy công việc nhà khoa học của tôi lạinặng nề đau đớn như vậy. Tay chống gậy, mình đầy vết thương,với những cố gắng rất lớn, tôi bắt đầu tập leo núi, lội qua sôngtrong suốt một tháng để đi chăm sóc bệnh nhân. Nhưng rồi mộtcơn đau dữ dội của căn bệnh nguyên tử đã buộc tôi phải bỏ tấtcả. Những nạn nhân chúng tôi đều không hề biết là một quả bom nguyên tử sẽ tác hại như thế nào. Bản thân tôi từng nằmngay dưới đám mây nguyên tử hình quả nấm, vậy mà tôi cứngỡ đâu là một loại bom cực lớn mà thôi. Chỉ đến khi cây nấm

mở rộng ra rồi tan đi, để cho ánh sáng mặt trời trở lại chiếu rọiđủ để phân biệt mọi vật thì tôi mới tự nhủ : “Thôi, thế là tận thếmất rồi…”

(Bác sĩ Takashi Nagai, trích thông tin UNESCO 86)

670. NGHÌN CÁNH HẠC GIẤY Năm 1945, cô bé Sadako Sasaki mới lên 2, cùng với nữa

triệu người khác ở Hiroshima, cô bé đã trở thành nạn nhân quả bom loại nguyên tử đầu tiên của loài người.

Thành phố gần như bị phá hủy hoàn toàn. Lúc đó Sadakoở cách chổ bom nổ hơn 2 km, trên người không bị một vếtthương nào. Cách vài tuần sau, những người còn sống sót khỏemạnh bắt đầu chết vì một chứng bệnh kỳ lạ. Đột nhiên họ gầyyếu hẳn đi rồi chết rất nhanh. Các bác sĩ đều bó tay trước táchại phóng xạ ác liệt này.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 511: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 511/610

Truyện kể Giáo lý 511

Khi Sadako 12 tuổi học lớp 7, cô vẫn bình thường vui vẻđến trường học hành và chơi đùa như mọi trẻ khác. 10 năm đãqua và cô bé đã quên dĩ vãng khủng khiếp để chỉ còn nuôi

dưỡng ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh. Mộthôm sau một cuộc chạy đua tiếp sức mà cô đã góp phần thắngcho trường mình, Sadako thấy mệt mỏi và chóng mặt, rồi lại bình thường đâu vào đấy. Một vài tuần sau, trong lúc chạy côlại thấy chóng mặt ghê gớm. Cô dấu hết cả mọi người kể cả cô bạn thân Chizuko. Cuối cùng vào một buổi sáng, Sadako đã ngãnằm lịm trên đường chạy. Mọi người đưa cô đến bệnh viện vàcác bác sĩ cho biết cô bị ung thư máu còn được gọi là bệnhBOM A. Hầu như không ai mắc bệnh đều chết nên Sadako rấtsợ. Cô bé không muốn chết chút nào cả…

Chizuko đến thăm bạn ở bệnh viện. Cô bé mang theo mộtsố tờ giấy và ngồi gấp ngay một con hạc. Vừa gấp, Chizukovừa kể cho bạn một truyện thần thoại về con hạc. Đấy là mộtloại chim thần ở Nhật, sống lâu tới 1000 năm. Câu chuyện dặnrằng : hễ ai đau ốm mà gấp được 1000 con hạc bằng giấy thì sẽ

được chữa lành. Thế là cô bé Sadako đáng thương quyết định tựtay gấp 1000 con hạc cho dù sức khỏe ngày một suy yếu đếncùng cực…Cuối cùng cô cũng đã gấp hết 1000 con hạc giấy,nhưng sức khỏe cô thì vẫn không khá một chút nào cả…Thếnhưng cô bé không tức giận, không mất niềm tin ngây thơ trongsáng, nên cô lại tiếp tục gấp sang nghìn con hạc giấy thứ hai.Mọi người đều kinh ngạc trước sự can đảm và kiên nhẫn củacô. Ngày 25/10/1955, Sadako đã nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ

vĩnh viễn giữa những người thân yêu và giữa hàng ngàn conhạc giấy vây quanh…

Câu chuyện chưa ngừng lại ở đây. Bạn bè yêu mến vàthương nhớ Sadako, họ cũng nhớ đến biết bao nhiêu em békhác ở Hiroshima đã chết hoặc đang chết dần mòn vì bệnhBOM A. Thế rồi 39 bạn học cùng lớp đã thành lập CÂU LẠCBỘ HẠC GIẤY và bắt đầu quyên góp một số tiền lớn để dựng

một đài kỷ niệm Sadako. Tin truyền đi nhanh chóng, học sinh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 512: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 512/610

Truyện kể Giáo lý 512

từ 3100 trường học ở Nhật và từ 9 nước khác đã gửi tiền đếngiúp đỡ. Cuối cùng, ngày 5/5/1958 thì công trình hoàn tất mangtên TƯỢNG ĐÀI HÒA BÌNH CỦA THIẾU NHI nằm ngay

công viên Hòa Bình trung tâm Hiroshima, đúng nơi quả bomnổ tung năm 1945.

Phong trào xây dựng tượng đài được ghi lại trong một bộ phim mang tên NGHÌN CÁNH HẠC GIẤY với khoảng 60 trẻem từ Hiroshima và 20 em khác từ Tokyo đến. Cuốn phim gâymột tiếng vang khắp thế giới mời gọi các em thiếu nhi đến vớicâu lạc bộ HẠC GIẤY, tập họp nhau để suy nghĩ và hành độngvì hòa bình. Đến nay Câu Lạc Bộ đã tồn tại hơn 30 năm, cácthành viên có nhiệm vụ coi sóc tượng đài hoắc đến thăm nhữngngười sống sót sau vụ nỗ tức là những người đã có mặt ở Hiroshima khi quả bom ném xuống, nay bị tàn tật già yếu cầnđược chăm sóc. Các em vẫn tiếp tục gấp những con hạc giấy,khi thì để treo lên tượng đài tưởng nhớ Sadako, khi thì các emgởi những con chim ấy tới các nhà lãnh đạo thế giới để nhắcnhở họ rằng trẻ em muốn có hòa bình trên thế giới, trên quê

hương của các em. Và, khi những nhà lãnh đạo ấy hoặc nhữngngười đang đấu tranh cho hòa bình hay cả những chứng nhâncòn sống sót của thế chiến 2 đặt chân đến Hiroshima, các em sẽchoàng lên cổ họ vòng hoa kết bằng những con hạc giấy đầy ýnghĩa. Các em cho khắc vào bệ đá chân tượng đào hàng chữ :TIẾNG KÊU VÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚNG EMCHÍNH LÀ HÃY XÂY DỰNG HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI NÀY…

(Trích một cuốn sách về Sadako, báo Thông tin UNESCO8/1986)

671. THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG TẠO THÀNHThánh Augustin kể lại :“Tôi đã hỏi trái đất và trái đất trả lời tôi : Ta không phải là

Chúa Tể của ngươi. Mọi loài trên mặt đất cũng nói với tôi y

như thế. Tôi đã hỏi biển cả và những loài sống trong biển cả, tất

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 513: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 513/610

Truyện kể Giáo lý 513

cả đều trả lời : Ta không phải là Chúa Tể của người đâu, ngươihãy đi tìm chổ cao hơn ta. Tôi đã hỏi không khí và gió, chúngtrả lời ngay : Bọn ta không phải là Chúa Tể người đâu. Tôi

cũng đã hỏi trời, hỏi mặt trời, hỏi mặt trăng và các tinh tú,chúng đều quả quyết : tất cả bọn ta đều không phải là Chúa Tểmà người đang tìm kiếm…

Và, cuối cùng tôi đã nói với hết mọi loài vật mà ngũ quantôi nhận biết rằng : Nếu như tất cả mọi tạo vật đều không phảilà Chúa Tể của tôi thì xin tất cả hãy nói cho tôi nghe biết vêChúa Tể của tôi đi, chỉ cần nói cho tôi một điều thôi là cũng đủrồi…Thế là mọi tạo vật đều đồng thanh lớn tiếng kêu lên là :CHÍNH THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG TẠO THÀNH CHÚNGTÔI…

Vâng, tôi đã hỏi muôn loài muôn vật trong vũ trụ này bằng cách mở to đôi mắt mà ngắm xem tất cả. Và thế là sựhoàn thiện, sự tuyệt mỹ của các tạo vật ấy chính là câu trả lờimà tôi vừa kể cho các bạn nghe…”

672. NHÀ KỸ SƯ ĐẠI TÀI Nhà bác học vĩ đại Thomas Alva Edison, người đã phátmình ra rất nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật như bóngđèn, máy thu và phát thanh…Một lần ông có dịp đi qua thủ đôParis nước Pháp và đến thăm tháp Eiffel, một ngọn tháp toàn bằng thép cao nhất thế giới. Nơi đây, ông được mời ghi vàidòng vào sổ lưu niệm. Người ta đọc được câu nói khiêm tốnchân thành của ông như sau : “Tôi tên là Edison, một người hết

lòng kính cẩn và tuyệt đối cảm phục các nhà kỹ sư, đứng đầu làThiên Chúa Tạo Hóa, Nhà KỸ SƯ ĐẠI TÀI của vũ trụ…”

673. HAI TÁC PHẨM CỦA THIÊN CHÚAThánh Thomas d’Aquin ghi lại :Thiên Chúa là bậc Thầy tuyệt hảo, Ngài đã để lại cho

chúng ta hai tác phẩm siêu việt để dạy cho chúng ta học hỏi

một cách chu đáo. Đó chính là SÁCH VẠN VẬT VÀ SÁCH

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 514: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 514/610

Truyện kể Giáo lý 514 

KINH THÁNH. Có bao nhiêu tạo vật trong vũ trụ thì cũng có bấy nhiêu chương tuyệt mỹ trong cuốn sách thứ nhất ấy. Cuốnsách đã dạy cho chúng ta sự thật mà không pha trộn vào đó một

sự giả dối nào cả. Vì thế, khi có người đến hỏi nhà hiền triếtAristote rằng ông ta đã học được ở đâu mà có được những luậnđiểm, những tư tưởng trung thực và cao đẹp như vậy thì ông tađã trả lời : “Tôi đã học được từ các tạo vật, bởi vì các tạo vật thìkhông bao giờ biết nói dối…”

674. BỘ ÓC CỦA CON NGƯỜIChúng ta hãy so sánh bộ óc với một trung tâm điện thoại

có khả năng liên lạc với tất cả mọi người trên khắp thế giới,mỗi giây mỗi phút điều tiếp nhận được các tin tức và truyền đinhững mệnh lệnh cần thiết. Bộ óc chính là nơi tiếp nhận mọithành phần sống động trong ta, chung quanh ta và tiếp cận vớita. Không những nó điều khiển mọi hành động mà nó còn ghinhớ vào khu lưu trữ tất cả những gì nó trông thấy, nghe thấy,cảm thấy hay chạm vào. Bên trong óc có 1,2 kg thịt chứa đựng

từ 500 đến 1000 triệu tế bào. Những tế bào này chính là nhữngPin điện tử cực nhỏ, những bộ máy điện báo nhận và phát lệnhnhằm liên lạc giữa những người này với người kia, nơi này vớinơi khác. Chúng nối lại với nhau thành hàng ngàn triệu sợi dâychạy trong toàn cơ thể con người gọi là các dây thần kinh. Một phần lớn các dây này ẩn mình trong cột xương sống. Trong mỗisợi dây tí hon ấy có một luồng điện chạy với tốc độ 100km/giờ,sẵn sang chuyển vận những thông tin cấp kỳ nhất từ mọi phần

chi thể về ngay trung tâm não bộ…

675. ĐÔI TAI CỦA CON NGƯỜIChúng ta hình dung đây là một hệ thống thu thanh vô

cùng tinh vi tuyệt hảo. Tai gồm một cái lỗ như hình cái phễu,có những rãnh và vành thịt nhỏ để lựa chiều nghe các âm thanh,những sợi long nhỏ li ti cùng với thứ ráy ướt nhớp nháp nhằm

để cản các thứ vi trùng hay bụi bặm lọt vào. Ở đáy lỗ có một

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 515: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 515/610

Truyện kể Giáo lý 515

tấm da hết sức là mong manh, có khả năng rung như một cáimặt trống, đó là lá nhĩ. Những rung động của lá nhĩ đượctruyền đi nhờ những cái xương bé li ti, các xương này lại tiếp

vận tiếng rung kia đi tới một màng mỏng khác nữa, sau đóchuyển sang một cơ quan kỳ lạ gồm một cây đàn tinh xảo với6000 sợi dây dài ngắn hơn nhau chừng 20 đến 50% của một ly.Sau cùng là 10000 tế bào giống dạng máy thu thanh chuyênviệc ghi nhận các tiếng động đưa về não.

676. ĐÔI MẮT CỦA CON NGƯỜIMắt chính là một máy vô tuyến truyền hình đầu tiên của

thế giới. Nó có nhiệm vụ chuyển về não những hình ảnh mà cơ quan bên ngoài đã ghi nhận nhờ một máy chụp ảnh tối tân tuyệthảo. Mắt có một cái phòng tối với ống kính tí hon chắn giữamột bức màn ngăn ngoại giới có khe nằm rất điều và tự độngmở ra đóng lại. Đó là hai mi mắt có công dụng lau chùi mắt bằng một thứ hóa chất đặc biệt tên là những giọt lệ. Có 6 bắpthịt để giúp mắt tự động co hay giãn, điều khiển mắt liếc nhìn

tứ phía. Phía sau ống kính là thủy tinh thể, tùy trường hợp mà phồng lên hay xẹp xuống nhờ những bắp thịt tự động. Thủytinh thể rộng độ 1 phân, là một thứ mỡ kết hợp từ 12 ngàn triệutế bào nhỏ xíu. Để các thay đổi thời tiết không ảnh hưởng đếnthị giác, có một bộ phận giống như một cái chảo ngăn giữ chonhiệt độ luôn điều hòa. Trong cùng là nơi tất cả những gì chúngta nhìn rõ được có thể sao chụp lại trên tấm màng võng mạc ynhư với một tấm phim ảnh vậy. Bộ phận này có thể nhanh

chóng in ran gay 800000 bức ảnh khác nhau. Chiếc máy ảnhnày lại còn có khả năng chụp được cả những hình ảnh có màusắc rõ ràng và nổi bật từng nét. Những hình ảnh này cuối cùngchuyển vào não nhờ một sợi dây nhỏ chỉ bằng 1 phần triệu củasợ chỉ may vá…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 516: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 516/610

Truyện kể Giáo lý 516 

678. QUẢ TIM CỦA CON NGƯỜIQuả tim dài 10cm rộng 6cm, to bằng một nắm tay, cân

nặng 280g. Nhiệm vụ của tim giống như một cái máy bơm có 4

ống, hai phía chuyển vận đổi nhau đêm ngày không mệt mỏi.Mỗi ngày tim đập 100000 cái và cứ 13 giây thì lại đưa máuchạy khắp cơ thể vừa tròn một vòng. Nó là một loại bắp thịtcứng nằm lọt trong một cái màng kép chứa chất nhờn để giúpnó hoạt động thoải mái. Mặt khác, còn có những cái nắp màngmỏng và bền, bám chặt vào mép trong của tim bằng những sợidây nhỏ giống như một cái dù để đẩy máu đi tới, không cho

chạy ngược vào tim. Cuối cùng có một cái máy tự động cầmgiữ nhịp độ đều đặn khi tim bất ngờ tăng nhịp hay bị hãm chậmlại do kích thích xúc động bên ngoài…

679. BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA CON NGƯỜIĐây là một xí nghiệp chế biến thực phẩm mà mọi thứ đồ

ăn thức uống đều được nếm trước, được nghiền tán, được thấmnước bọt rồi cho nuốt vào bên trong cơ thể một cách khéo léo

không hề nhầm lẫn lộn xộn. Tất cả sau đó còn bao gồm 5 triệucái máy nhỏ nằm trong tì vị, 40 triệu ở trong ruột và 350 ngàntriệu trong lá gan. Những máy móc tưởng như vô hình ấy chế biến ra tất cả những hóa chất cần thiết cho cơ thể tùy từngtrường hợp. Ngoài ra chúng còn giúp chuẩn bị thuốc thang đối phó chứng tả lỵ hoặc giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng và điều độ.Tất cả hình thành ra sinh lực và năng lượng hoạt động cho toàncơ thể con người…

680. HAI LÁ PHỔI CỦA CON NGƯỜIPhổi là nơi gặp gỡ của máu và không khí. Nó sử dụng hóa

chất là dưỡng khí để lọc máu sạch. Không khí hít vào phổi dohàng ngàn triệu cái bong bóng nhỏ gọi là phế nang nằm trong 2lá phổi. Chúng co giãn điều đặn. Nếu trải đều chúng ra trên mộtmặt phẳng thì sẽ được một diện tích 200m2 vừa bằng một khu

vườn xinh xắn. Các phế nang là một thứ màng mỏng dạng túi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 517: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 517/610

Truyện kể Giáo lý 517 

không khí có thể xuyên qua trong khi ngăn giữ không cho máuứa ra bên ngoài. Máu được đưa về phổi nhờ 50 ngàn triệuđường ống bé tí xíu như sợi tóc và lần lượt chạy qua tất cả các

 phế nang. Tròng vòng 24 giờ đã có tới 10000 lít máu lần lượtchảy qua phổi để được lọc sạch làm chất nuôi dưỡng cơ thể conngười. Đức trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ thì lá phổi chưa hoạtđộng trong khi quả tim làm nhiệm vụ đưa máu quay trở về theomột cửa nhỏ. Phút đầu tiên chào đời, em bé kêu thét lên mộttiếng lớn như bị ngạt thở vậy. Phút dao động này tạo nên một biến đổi kỳ diệu : từ nay 2 lá phổi sẽ phòng to ra để chứa đầykhông khí. Máu từ tim được hút tràn vào phổi để rồi lại chạy điluân lưu trong toàn cơ thể…

681. CÓ BA NGƯỜI BIẾTMột người Trung hoa mới trở lại đạo, bị một người bạn

cám dỗ lừa gạt kẻ khác, Người bạn nói: “Anh cứ lừa gạt, chứ cóai biết đâu mà anh sợ”. Người kia đáp: “Tôi không dám, tôi làngười có đạo, có người biết tội của tôi nếu tôi lừa gạt”.

- Ai biết vậy, anh?- Có ba người biết, đó là tôi biết, anh biết và Chúa biết.Đúng là mọi sự ở trần gian đều trần trụi và rõ ràng trước

mặt Chúa, vì Ngài là Đấng thấu suốt mọi điều, cả điều kínnhiệm trong lòng người ta.

682. TIN MÀ KHÔNG BIẾTMột bà già tận hiến đời mình để phục vụ Chúa. Bà rất

nghèo vật chất, nhưng giàu tinh thần, Bà làm nghề giặt ủi, thứckhuya dậy sớm và dành nhiều giờ để phục vụ Chúa bằng cáchthăm viếng an ủi những kẻ tội lỗi. Có lần bà được hai vợ chônggiàu có nhờ trông nom nhà cửa để họ đi nghỉ hè một thời gian.Sau khi trở lại nhà, bà chủ nói với bà quản gia: ‘Tôi không tinvào sự thánh thiện của bà, nên muốn bag giải thích cho nghe!.Bà già đáp: “Thưa bà, trước khi tôi đến đây trông nom nhà cửa,

 bà thường cất đặt, gửi những đồ vật đáng giá trong gia đình cho

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 518: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 518/610

Truyện kể Giáo lý 518

người khác, nhưng khi tôi làm quản gia cho bà, đồ vật trongnhà của bà vẫn để yên, không phải gửi một vật gì kẻo sợ mấtcả. Điều đó chứng tỏ bà tin vào lòng thành thật, lòng đạo đức

Công Giáo của tôi rồi”.

683. CHỮ VIẾT TRÊN CỬACó một sinh viên đại học nọ, năm đầu tiên khi ở nội trú,

đã lấy phấn ghi cửa phòng ngủ một chữ T hoa. Không ai biếtanh ta ghi vậy để làm gì. Suốt 4 năm ngồi mòn ghế đại học, anhđã hy sinh thời giờ để chuyên tâm học tập, chỉ học tập mà thôi.Mọi giải trí, thú vui đều bỏ qua. Ngày lãnh bằng tốt nghiệp,anh mới tỏ cho mọi người biết chứ T anh viết có nghĩa là“Thành công”. Anh nhắm mục đích việc học là phải thànhcông, nên anh luôn rèn tâm trí theo chữ T anh đã ghi trên cửa.

Mỗi người chúng ta nên chọn cho đời mình một chữ tắtvật lý tưởng để cố gắng đạt đến. Người chọn cho mình chữ T(Thành công, tiền tài), kẻ chọn chữ D (Danh vọng), kẻ chọnchữ P (Phục vụ), kẻ chọn chữ H (Hy sinh), kẻ chọn chữ C

(Chúa)…Có nhiều chữ lắm. Ta hãy chọn lý tưởng đời mình để phấn đấu suốt đời.

684. BÌNH AN TRONG TÂM HỒNMột nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đạo Tin Lành, sống ở Ai-len,

mướn một người Ai-len làm việc nhà. Một lần nọ, vợ nhà ngoạigiao hỏi người giúp việc Công Giáo là có bào giờ đi lễ không. Người ấy trả lời là không bao giờ bỏ lễ Chủ Nhật. Anh ta nói themlà đứa con gái của mình lên 13 tuổi thường đi lễ buổi sáng lúc sáugiờ. Người đàn bà có vẻ ngạc nhiên. Anh giúp việc nói tiếp:

- Thưa bà, thánh lễ sẽ làm cho bà bình an vui vẻ suốt ngày.Sau một lúc suy nghĩ, bà đáp cách them thuồng:- Tôi ước mong tôn giáo của tôi cũng làm cho tôi bình an

vui vẻ suốt ngày.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 519: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 519/610

Truyện kể Giáo lý 519

685. SỰ SO SÁNH THÚ VỊVua Louis thứ IX của nước Pháp có lần hỏi Vua Henri III

của nước Anh:

- Tại sao bệ hạ thích dự thánh lễ hơn là nghe giảng?- Bởi vì, vua Henri trả lời, tôi thích nói chuyện mặt đối

mặt với vua trên trời hơn là nghe kẻ khác nói về Ngài.

686. THI HÀO GOETHE VÀ LINH MỤCVua Goethe (1749-1832) là thần đồng, đại thi hào của

nước Đức. Cha mẹ ông theo đạo Tin lành phái Tutheran, và ông

được rửa tội trong đạo này. Nhưng ông sớm bỏ niềm tin vàođạo Tin lành, thực tế ông không còn tin gì về siêu nhiên nữa.Ông chết như một kẻ ngoại đạo. Mặc dầu ông không tin vàothực tại siêu nhiên, ông đã có nhiều đóng góp cho Giáo HộiCông Giáo.

Ở Bingen trên sông Rhine có nhà thờ Công Giáo kínhthánh Roh. Bàn thờ trong nhà thờ này do ông kính dâng với lờiđề:

- Mỗi lần tôi vào nhà thờ Công Giáo, tôi muốn mình làmột Linh MụcCông Giáo.

687. HIỆN DIỆN HỮU HÌNHLinh MụcMeebus là một nhà truyền giáo có tiếng ở Trung

Quốc. Ngài kể rằng có lần Ngài và bổn đạo trốn vào một cáihang trên đồi để tránh quân Nhật. Sau khi mọi người vào hang,

 Ngài đếm đầu người, có 80 người. Tốt, đủ 80 người. Nhưngmột em bé trai đứng dậy nói:- Thưa cha, còn thiếu một người !- Đúng không, con? Chúng ta đếm lại lần nữa.Đứa bé đếm có 80 người, nhưng vẫn nhấn mạnh là còn

thiếu một người. Khi được hỏi còn thiếu ai, em đáp:- Thiếu Ngôi Hai Thiên Chúa.Linh Mụcbuồn sầu. Bổn đạo buồn sầu. Trong lúc vội

vàng, cha quên mang Mình Thánh Chúa theo. Cha có một quyết

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 520: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 520/610

Truyện kể Giáo lý 520

định chớp nhoáng. Ngài nói Ngài sẽ cảm tử ly rước Chúa.Thiếu niên quẹt bùn vào Ngài. Chúng làm cách vui vẻ, xemnhư một trò chơi. Sau đó, Linh Mụcluồn lạch qua vùng địch,

leo vào nhà thờ và cầu nguyện với Chúa:- Lạy Chúa Giêsu, con xin lỗi vì con đến với Chúa trong

cách thế này. Có lẽ Chúa không nhận ra con vì con lấm đầy bùn… Con phải cải trang như thế… Nhưng con đây, chính conlà người đã từng cầm Chúa trong tay mỗi khi dâng lễ.

Chúa Giêsu không trả lời, những vị Linh Mụcnghe cótiếng đáp lại: Cha nhận ra con rõ lắm chứ. Chính Cha cũng đãcải trang. Có rất nhiều người không nhận ra Cha. Dù dưới hìnhdáng nào đi nữa. Cha vẫn là Giêsu, bạn của con, và Cha giữ gìncon suốt ngày từ sáng đến tối.

Khi quân lính Nhật rời đi nơi khác, đoàn người đã cungnghinh Chúa trọng thể trở về nhà Chúa trong làng.

688. THÁNH PHÊ RÔ THÀNH ALCANTARA- Thánh Phê Rô thành Alcantara (Tây Ban Nha), một vị

thánh lớn của dòng Phanxicô, sống vào thế kỷ XVI (1499-1562). Ngài luôn luôn dâng lễ với lòng sốt sắng đặc biệt. Mộtngày nọ, chú bé giúp lễ cho Cha đã về nhà nói với mẹ chú rằngchú không muốn tiếp tục giúp lễ cho Cha Phê Rô được.Ngườimẹ hỏi lí do, chú đáp:

- Đã hơn một lần, con để ý thấy rằng, khi con giúp lễ, ChaPhê Rô cầm một em bé trong tay và Ngài ăn em bé ấy lúc rướclễ. Con sợ không dám đến gần bàn thờ, vì nghĩ là mình sẽ bị

Cha Phê Rô ăn luôn!Bấy giờ người mẹ hiểu rõ sự việc, vì bà là một trong

những người mến mộ sự thánh thiện của Thánh Phể Rô. Saukhi bà giải nghĩa choc in mình hiểu, chính Đức Giêsu đã hiệndiện hữu hình bằng hình ảnh một em bé trong phép Thánh Thể,chú bé giúp lễ tiếp tục giúp lễ cho Cha Phê Rô với niềm hânhoan thành kính.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 521: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 521/610

Truyện kể Giáo lý 521

689. CON LỪA THỜ LẠY MÌNH THÁNH CHÚAỞ Rimini (Italia), vào thế kỷ 13, có một người lạc giáo

nổi tiếng tên là Benipiglio.Bằng nhiều bằng chứng minh rảnh

ma, ông đã lôi cuốn nhiều người không tin vào sự hiện diệnthực thể của Chúa trong Phép Thánh Thể. Khi thánh ANTÔNthành Padua đến thăm thành phố Rimini năm 1225, Ngài cónghe nói về con người lạc giáo ấy. Ngài gặp ông ta và haingười cãi lý với nhau. Ông bèn đòi Ngài cho ông thấy mộtchứng minh cụ thể rõ rang. Ông giam đói con lừa 3 ngày, sauđó thánh ANTÔN đưa Mình Thánh Chúa đến mặt con lừa, còn

ông lạc giáo để trước mặt con vật một thùng lúa mạch; nếu conlừa ăn lúa mạch thì ông ta thắng cuộc. Ngày thứ ba, cả dân làng tụ tập về công trường để tận mắt

chứng kiến sự việc. Người ta đưa con lừa ra đứng giữa côngtrường, trước mắt nó là thùng lúa mạch; cùng lúc ấy rước MìnhThánh Chúa đặt trong hào quang đến. Con vật bị đói đứng nhìnthùng lúa mạch chốc lát, nhưng nó không ăn, rồi nó cúi đầutrước Mình Thánh Chúa và quỳ cả bốn chân để thờ lạy Chúa

nữa.Dân chúng hò reo vang trời. Ngày hôm ấy, ông Benipigliovà một số đông người hoài nghi đã trở lại đạo Công Giáo.

670. TỰ NGUYỆN DÂNG LỄThánh Giáo Hoàng Grégoire le Grand thế kỷ thứ 6 kể lại

câu chuyện về thánh Paulin, Giám Mục ở Nola, vùng Florencenước Ý. Thánh nhân sinh năm 353, mất năm 431.

Khi quân Vandales nước Đức tràn qua xâm lược và tàn phá đất nước Ý, đã bắt một số đông dân cư đem bán làm nô lệ.Giám Mục đã đem toàn bộ tài sản có được để chuộc lại tự docho rất nhiều người. Nhưng đến khi Ngài chẳng còn gì nữa thìcó một người đàn bà nghèo khổ đáng thương đến khóc lóc vannài :

- Lạy Ngài, xin hãy cứu lấy đứa con trai duy nhất củacon.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 522: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 522/610

Truyện kể Giáo lý 522

- Nhưng, tôi có thể làm được gì bây giờ ? Tôi đã dùngcạn hết số tiền tôi có để chuộc lấy những kẻ bất hạnh như con bà…

 Người phụ nữ quỵ xuống vì tuyệt vọng. Thánh nhân độnglòng trắc ẩn, Ngài đỡ bà lên mà bảo :

- Bà cứ yên tâm, tôi không còn tiền nhưng tôi sẽ xin đượclàm nô lệ thay cho con của bà.

- Không, không thể như thế được, Ngài là Giám Mục cơ mà ?

- Tại sao lại không nhỉ ? Con Thiên Chúa cũng đã tựnguyện trở nên nô lệ vì chúng ta đó sao ? Hơn nữa, con của bàcòn trẻ, anh ta có thể mất kiên nhẫn và vì thế có thể mất đứctin. Con tôi thì trái lại, tôi tin Chúa sẽ giúp tôi giữ gìn được cảhai…

Thế là họ lên đường. Thánh Paulin nói với người chủ nôlệ là mình có nghề làm vườn rất giỏi, ông ta liền chấp thuận đổilấy Ngài mà thả cho anh thanh niêm được về với mẹ…Sau mộtthời gian người chủ nô lệ nhận ra thánh Paulin là một người

đức độ khôn ngoan hằng ngày ông thường tìm dịp để nóichuyện và dần dần biết giáo lý Ky-tô. Một hôm, thánh nhân báocho ông biết nhà vua Vandales lâm trọng bệnh sắp chết và chắcchắn sẽ chịu sự phán xét của Chúa về những việc tàn bạn củamình. Lời tiên tri ấy tới tai nhà vua, vui hốt hoảng vội cho mờithánh nhân đến và hỏi Ngài là ai, tại vì sao lại làm nô lệ. Hiểurõ được sự tình, vua hồi tâm sám hối ra lệnh trả tự do cho vịGiám Mục cùng tất cả những người bị bắt nô lệ của thành Nola.

Vua còn giúp cho họ một chiếc thuyền lớn chở đầy lương thựcđể trở về cố hương bình an…

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 523: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 523/610

Truyện kể Giáo lý 523

THIÊN ĐÀNG

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 524: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 524/610

Truyện kể Giáo lý 524 

671. MỘT NHÀ GIÀU HỎI XEM THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?

 Ngày lễ Mông Triệu, cha xứ giảng về Thiên Đàng.Sau lễ,cha gặp người giàu có nhất làng.Ông này mới nói: “Thưa cha,

cha vừa giảng một bài rất hay về Thiên Đàng, nhưng cha đã

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 525: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 525/610

Truyện kể Giáo lý 525

không nói thiên đàng ở đâu?”Cha xứ trả lời: “Này ông, tôi sẽnói cho ông biết thiên đàng ở đâu.Bên kia đường, trong một cănnhà nghèo nàn, có một bà góa sống với hai đứa con nhỏ.Cả ba

đều lâm bệnh, đói khát và cùng khổ.Ông hãy chu cấp cho bànhững gì bà cần và hãy trả tiền bác sĩ cho bà.Sau đó hãy đọcđoạn 25 Phúc ÂmThánh Mattheu: đoạn này nói đến phán xétcuối cùng và tôi chắc chắn là ông sẽ biết được Thiên dàng ở đâu.Nếu ông không biết nữa, thì ông hãy đến đây và tôi sẽ nóicho ông biết”.Người nhà giàu kai làm những gì cha sở bảo vàgiúp đỡ tận tình bà góa.Sau này khi gặp lại cha xứ, ông nói:“Thưa cha, con như ở thiên đàng trong ngày đó.Cha không thểtưởng tượng được con vui sướng hạnh phúc trong tâm hồn biếtchừng nào và niềm vui ấy kéo dài cho đến hôm nay”.Chính vìthiên đàng là một tạng thái tâm hồn, là sự bình an và niềm vuicủa một lương tâm ngay chính.

672. MỘT VIÊN ĐÁ LÀM MẪUHieroccles, nhà ngụy biện HiLap, có kể lại một câu

chuyện như sau: Một người kai có một căn nhà đẹp muốn bán,đá gỡ một viên đá và đưa cho nhưng người muốn mua nhà coivà nói: “Ai muốn mua một căn nhà đẹp, đây là một viên đá lấyra làm mẫu”.Mọi người đều cười ầm vì một viên đá không đủđể đánh giá một ngôi nhà.Những ai muốn diễn tả niềm vui củaThiên Đàng thì đã làm giống nhưu người đó.Tất cả những gìmà một nhà thần học gia lỗi lạc nhất nói về Thiên Đàng thìcũng chỉ giống như một viên đá nhỏ lấy từ lâu đài.Thánh

Phaolô nói rằng: “Điều mắt không bao giờ thấy, tai không baogiờ nghe, và trí con người không bao giờ tưởng được, điều ấyThiên Chúa giành sẵn cho những kẻ người yêu mến”.

673. HAI TRIỀU THIÊNThánh Nữ Catarina thành Sienne (1380) có rất nhiều thị

hiếu.Một hôm, Chúa hiện ra với bà, tay cầm hai triều thiên,

một bằng vàng và một bằng gai, Ngài nói: “Con hãy chọn đi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 526: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 526/610

Truyện kể Giáo lý 526 

nhưng hãy biết rằng nếu con đội triều thiên vàng ở đời này, thìsẽ đội triều thiên dai ở đời kia, còn nếu trái lại, con chọn triềuthiên gai cho đời này, thì triều thiên vàng sẽ dành sẵn cho con

trên trời”.

674. TRIỀU THIÊN HAY THANH GƯƠMCharles V, vua nước Pháp, được mệnh danh là “người

khôn ngoan”, một hôm đặt trên một chiếc bàn cây vươngtrượng và mũ triều thiên, trên một chiếc bàn khác thanh gươmcủa ông.Vua cho gọi người con trai ông lại và nói : “Con hãychọn một trong hai, hoặc thanh gươm, hoặc những dấu hiệu củavương quyền”.Hoàng tử chọn thanh gươm và nói: “Dùng thanhgươm để đạt triều thiên”.Cũng vậy người tín hữu chỉ đạt triềuthiên bằng cách chiến đấu, người chỉ khi chiến thắng nhữngchước cám dỗ và vui lòng chấp nhận những đâu khổ của cuộcđời mà ta được vào nước trời.

675. CÁI LA BÀN VÀ TẤM GƯƠNG SOI

Vị Giám Mục vĩ đại người Tây Ban Nha Resendus deCompostelle cho dựng một cây thánh Giá khổng lồ, trên mộtcánh có treo một cái la bàn và ở cánh kia một tấm gươngsoi.Qua những vật tượng trưng này, vị Giám Mục muốn dạycho giáo dân của Ngài chân lý này : “Thánh Giá là la bàn chỉđường cho chúng ta, và Đấng Cứu Thế đã trên Thập Giá nóivới chúng ta rằng: “Con đường thánh giá là con đường dẫn vềtrời.Tấm gương soi phản chiếu diện mạo của chúng ta, và ĐứcKitô đau khoortreen Thánh Giá chỉ cho chúng ta thấy chúng tagiống Người đến mức nào.Càng đau khổ ít, càng xa Đấng đóngđinh”.Vì thế Thánh Augustino đã nói: “Nếu ngươi thuộc vàonhững người đau khổ, thì ngươi được liệt vào hạng những kẻđược chọn”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 527: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 527/610

Truyện kể Giáo lý 527 

676. GIÁ TRỊ BỨC HỌACách đây khoảng 10 năm, nhà sưu tập nghệ thuật giàu có,

ông P.A.B Widener ở Philadelphia đã trả giá 700.000 dollar 

(tương đương 1750 lượng vàng) cho Benjamin và Yuse Dveenđể mua bức tranh nhỏ vẽ Chúa Hài Đồng và Mẹ Maria. Bứchọa này, khổ 0, 6mx0,4m, do danh hoa Raphael 1 ở Florense(Ý) vẽ khi ông mới 22 tuổi.

Không phải mọi người giàu đều có thể mua những bứctranh cao giá về Chúa Cứu Thế, nhưng mọi người Công Giáo,giàu sang hay hèn hạ, có địa vị hay người dân tầm thường đếu

có thể tiếp nhận Đức Kitô trong lúc rước lễ. Thật hạnh phúc cóĐấng Cứu Thế ngự trong tâm hồn hơn là có ảnh Ngài trên tranhvẽ.

677. CẦN CÁI NHÌN ĐỨC TINmột bé trai bị mù từ sơ sinh. Nhờ một cuộc giảio phẫu,

em bắt đầu thấy được. Một hôm mẹ em dẫn em đi ra khỏi nhà,lần đầu tiên em thấy bầu trời mặt đất. Em kêu lên với mẹ em:

“Mẹ ơi, sao trước đây má không kể cho con là bầu trời đất đẹpđến thế này?” Người mẹ oà lên khóc đáp: “Con ạ, mẹ đã cốgắng kể cho con nghe, nhưng con không thể hiểu mẹ”.

Đó cũng giống khi chúng ta cố gắng kể những gì củaChúa. Nếu thần linh không mở lòng trí chúng ta, chúng takhông hiểu được Lời Chúa.

678. ĐIỆN VĂN CỦA CHÚAMột người cha có đứa con hoang đàng, lưu lạc nơi xa, đã

làm ông phiền lòng rất nhiều. Khi sắp qua đời, người con gửiđiện tín về thăm nhà ăn năn thống hối, xin cha thứ tha và hỏicha còn hy vọng gì không. Người cha cảm động, gửi điện trảlời. Bức điện tín gồm có hai chữ là: Nhà. “Cha”.

Tin Mừng của Chúa Giêsu là một điên văn gửi nhân loạitội lỗi. Tóm tắt trong một chữ “Nhà” ký tên dưới là Là “Cha”.

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 528: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 528/610

Truyện kể Giáo lý 528

Thế thì chúng ta còn ngần ngại gì mà chúng ta không trở về nhàcủa Cha chúng ta.

679. THIÊN ĐÀNGMột người trung niên đau nặng, mời Cha sở giúp các

 phép. Cha sở giảng giải về hạnh phúc quê trời, và lòng ăn nănthống hối để được hạnh phúc ấy. Người ấy nói với Cha:

- Thưa Cha, con sắp về Thiên Đàng để mãi mãi sống bênChúa.

- Nhưng nếu Chúa có việc cần rời Thiên Đàng thì con làmsao?

- Con sẽ đi theo Chúa.- Trường hợp Chúa cần xuống hỏa ngục, con đi theo

không?Suy nghĩ chốc lát, người ấy cười và đáp:- Thưa cha, nơi nào Chúa đến thì không có hỏa ngục, vì

sự hiện diện của Chúa chính là Thiên Đàng rồi

680. CHUẨN BỊ CHỖ TRỌMột người phụ nữ hành đi trong sa mạc. Người ấy muốnkiếm một nơi để nghỉ ngơi và có nước uống, nhưng không chỗnào có. Gặp một thanh niên dọc đường, người ấy hỏi và đượctrả lời: “Hãy đi về phía Đông chừng ba ngày thì sẽ có nơi trúngụ và có nước uống”. Tuy biết chặng đường còn xa, người ấyvẫn quyết tâm ra đi, leo lên lưng lạc đà, người ấy nói với ngườithanh niên: “Tôi sẽ đi và dọc chỗ cho anh nữa”.

Câu nói giống với Lời Chúa là Chúa lên trời để dọn chỗ,đón chúng ta sau này về với Ngài (Yn 14,4).

681. GẦN VỀ TRỜITù trưởng một bộ lạc ở Châu Phi kể câu chuyện sau đây:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 529: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 529/610

Truyện kể Giáo lý 529

Ông làm tù trưởng đã nhiều năm nay. Cả câu lạc bộ rấttrọng ông vì sự khôn ngoan và đức công bằng của ông. Giờ đâyvề già, mắt ông bị mù lại bị đau bênh nguy kịch, nên chỉ còn

chờ cái chết.Một người sĩ quan hỏi ông: “Ông bằng lòng về cuộc đời

mình không? Sự cực nhọc và tuổi già không phải là điều tốt”. Người tù trưởng lặng yên và suy tư trước câu hỏi khó trả lời đó,nhưng rồi ông nhẹ nhàn nói.

- Ở vùng này có loài cá sẽ theo dòng sông xuôi về biển cả,đến mùa xuân sang lại lội ngược dòng sông về nơi cũ nầy. Cóloài chim làm tổ trên ngọn cây cao về mùa hè, đến mùa đông lại bay xa ngàn dặm về miền nam sinh sống, về lại nơi đây làm tổ.

Con người chúng ta biết đường bằng cách nào. Chúng takhông có bản đồ, không người hướng dẫn. Thánh Thần Chúađể trong lòng ta cái gì đó để dẫn đường chúng ta về nhà Cha.Thánh Thần không quên đặt vào tâm hồn mỗi người một sựhướng dẫn linh thiêng để dẫn dắt chúng ta suốt cuộc đời, saocho về tới quê trời mới thôi. Phần tôi, tôi sắp về tới quê trời,

sắp đi hết đoạn đường trở về. Như vậy, làm sao tôi không thểvui mừng được, làm sao tôi không thể bằng lòng cuộc đời mìnhđược!.

682. NIỀM VUI GIẢI CHIẾUR. L. Stevenson nói: “Khi một người vui vẻ đi vào

 phòng, thì giống như ngọn đèn nến được thắp lên trong phòngấy”.

Khi tinh thần chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, niềm vui củachúng ta giãi chiếu ta chung quanh, như ngọn đèn thắp lên xoatoan bóng tối.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 530: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 530/610

Truyện kể Giáo lý 530

683. NGƯỜI CÓ NÉT MẶT VINH QUANGAdoninam Judson đi truyền giáo ở Miến Điện (Nay gọi là

nước Mianmar). Ngài khát khao rao giảng Tin Mừng dù chưa

 biết tiếng địa phương bao nhiêu. Có lần Ngài gặp một ngườiMiến và ôm hôn người ấy. Người ấy trở về nhà, khoe với vợ con là đã gặp một thiên thần. Vị truyền giáo sống kết hợp mậtthiết với Thiên Chúa đến độ sức sống của Chúa tỏa sáng nơi Ngài. Ngài luôn hân hoan vui sống, rao truyền Tin Mừng Cứuđộ, làm cho mọi người đều gọi Ngài là “Người có nét mặt vinhquang”.

Một khi người Công Giáo thực sự hiểu được tình yêuChúa ban cho họ, họ sẽ hân hoan rao giảng Tin Vui của Chúa.

684. CA HÁT TRONG MƯAMột người phụ nữ đạo đức nằm bệnh lâu ngày, đau nhức

khó chịu. Có lần cha xứ đến thăm, bà nói với Cha: “Thưa Cha,con có một con chim cổ đỏ rất dễ thương, nó thường thánh thótchào mừng con”. Nói rồi, bà cười rạng rỡ và nói tiếp: “Con

thích chim ấy, vì nó hót trong cơn mưa” Đólà điều quý nhất ở loài chim cổ đỏ. Trong cơn giông bão, mọi loài đều phải imtiếng, chỉ có loài chim cổ đỏ là tiếp tục hót, nó hót trong mưa.

Đó cũng là đường lối của người Công Giáo có Chúa ở cùng. Khi vui, lúc buồn, chúng ta đều ca ngợi Chúa, v ì Chúahằng ở cùng ta. Chúng ta ca hát trong cơn mưa nữa.

685. CÂU HỎI KHÔNG HỀ KHÓỞ miền Tây Ấn Độ, một người đàn bà la môn có thế giá

đã tin theo Phúc Âmvà trở lại Công Giáo. Bởi hành động này,ông đã mất quyền sỡ hữu trên nhà cửa, ruộng đât, vợ con, mọitài sản ông có. Đó là luật khắc nghiệt của giai cấp ông. Khi cóngười hỏi ông là ông sầu buồn vì những thiệt hại đó không, ôngđáp: “Đó là câu hỏi tôi nghe nhiều lần, nhưng chưa có ai hỏi tôilà tôi đã sung sướng như thế nào, vì tôi đã có niềm vui nơi

Đấng tối cao. Tôi sung sướng, vì Chúa Giêsu đã tìm tôi, đã thấy

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 531: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 531/610

Truyện kể Giáo lý 531

tôi, tôi như con chiên lạc bầy trên rừng, Ngài dẫn tôi về bầychiên và không bao giờ Ngài còn lìa xa tôi. Như thế tôi vuimừng, chứ làm sao sầu buồn được.

686. NỤ CƯỜI Nụ cười không đánh giá gì, nhưng nó cho rất nhiều. Nó

làm giàu cho người đón nhận, mà không làm cho bị nghèo đi. Nó xảy ra trong giây lát, nhưng kỉ niệm về nó có khi kéo dàisuốt cuộc đời. Không phải người giàu mới cần nó và không phải người nghèo không cần nó, nó hợp với mọi người, mọitrình độ, mọi lứa tuổi. Nụ cười tạo hạnh phúc trong gia đình,gây thiện chí trong thương mại, và là dấu chứng của tình hữunghị. Nụ cười mang đến cho kẻ mệt nhọc sự nghỉ ngơi, mangcho người thất vọng lòng trừu mến, cho người buồn phiền mộttia nắng mặt trời. Nụ cười không thể bị mang đi, bị cho mượn, bị đánh cắp, bởi vì nó có giá trị khi được cho đi. Có nhiều kẻquá mệt nên không trao ban nụ cười cho ai. Bạn hãy cười vớihọ, vì khi chúng ta cho đi là chúng ta không còn đòi lại, mà chỉ

mong họ được vui lên.

687. KHO TÀNG CỦA NGƯỜI PHU NGHÈOTrong một nhà thờ ở Bắc Kinh đang có Thánh Lễ Một

người phu khuân vạc nghèo vào, quỳ gối dâng lễ. Anh ta trôngcó vẻ dốt nát, ngờ nghệch đến độ không hiểu lời giảng. Trongkhi mọi người dâng lễ sốt sắng, hân hoan, anh ta không ngừngkêu tên cực trọng của Chúa Giêsu có lẽ đó là lời cầu nguyệnduy nhất của anh. Bổng chốc gương mặt anh rạng rỡ, anh kêulên: “Tôi chỉ là người phu khuân vác, nghèo hèn, quê mùa. Tôikhông có tiền, không được học hành, nhưng tôi có một niềmvui không thể diễn tả thành lời”. Đấy là một niềm vui tuyệt hảo,mà trần gian không thể có được.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 532: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 532/610

Truyện kể Giáo lý 532

688. NIỀM VUI PHÚC ÂMMột người Trung hoa cuồng tín không bao giờ tham dự

một nghi lễ phụng vụ Công Giáo. Vậy mà một lần kia ông đến

gặp một nhà truyền giáo và hỏi : “Tôi muốn nghe nói về tôngiáo của Cha. Tôi chưa bao giờ được nghe giảng dãi Lời Chúa,không biết Chúa là ai, không biết đức tin Công Giáo là gì. Tôichỉ nghe trong các gia đình Công Giáo có tiếng vui cười mà cácgia đình khác không có được. Đó là sự đặc biệt của người CôngGiáo. Nên tôi đến Cha để xin Cha giảng đạo cho tôi, một đạođã làm cho con người vui vẻ phải là một đạo bác ái, đạo hồng

ân”. Xét như thế, chúng ta thấy thế giới còn cần rất nhiềungười Công Giáo vui vẻ.

689. QUÀ TẶNG NỤ CƯỜISau một ngày thảo luận mệt nhọc, Theodore Cuyler, và

Charle H. Spurgeon, hai nhà giảng thuyết nổi tiếng, về nôngthôn nghỉ ngơi một ngày. Họ rảo khắp cánh đồng trong niềm

vui hân hoan của học sinh nghỉ hè, trò chuyện, nô đùa vui vẻ.Cuyler kể cho Spurgeon nghe một câu chuyện vui, Spurgeon phá lên cười vang. Cười xong, Spurgeon nói với Cuyler: “Bạnạ, chúng ta hãy quỳ gối tạ ơn Chúa đã cho chúng ta cười vui”.

Và rồi, dưới bóng cây cao, trên đồng cỏ xanh, hai nhàgiảng thuyết quỳ gối cám ơn Chúa đã cho họ một quà tặng làniềm vui, trong sáng, hân hoan.

Không có đối nghịch giữa lời cầu nguyện và nụ cười, mộtđàn mang lại sức khỏe tinh thần và một đấng mang lại sức khỏethể xác.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 533: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 533/610

Truyện kể Giáo lý 533

TÌNH YÊU – TÌNH BẠN

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 534: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 534/610

Truyện kể Giáo lý 534 

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 535: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 535/610

Truyện kể Giáo lý 535

690. LÍNH NHẬT VÀ LINH MỤC NGƯỜI HOAThời chiến tranh thế giới lần 2, một nhóm binh sĩ Kỵ binh

 Nhật xâm lăng vào đóng quân ở một làng Trung hoa. Đến nơi,họ khám phá một nhà thờ vách đất có ghi chữ “Nhà Chúa”.Tám trong số Kỵ binh ấy tỏ mình là người Công Giáo, đến gặpcha sở và cảm thấy vui sướng vì được gần ở nhà thờ. Trongthời gian lưu lại ở làng, họ thường dự lễ, cầu nguyện và dự các buổi hành ngôn lễ với giáo hứu địa phương. Đến lúc rời làng rađi, họ biếu mỗi gia đình trong làng tặng vật trị giá khoảng 2đôla (tương đương một tạ gạo lúc ấy).

691. MỘT NGÔN NGỮ Một người Ấn độ gặp một người Tây Tây Lan trên một

 boong tàu thủy. Họ đểu trở lại Công Giáo, nhưng họ không nóichuyện với nhau được, vì bất đồng ngôn ngữ. Họ chỉ biết chỉtay vào sách Kinh Thánh, bắt tay nhau, cười thân thiện vớinhau, và thế là hết. Cuối cùng một ý nghĩ hay họ đến với người

Ấn độ.Với niềm hân hoan, anh kêu lên: Aleeluia! Người bạnTây Tây Lan cũng vui thích đáp trả: Amen.Hai từ ngữ này đều không có trong ngôn ngữ địa phương

của hai người, nhưng hai từ ngữ ấy đã kết nối hai Kitô hữu vớinhau, vì đó là ngôn ngữ của dân Chúa Kitô.

692. KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH Ở ĐÂY Người lính Nhật bước vào nhà thờ Công Giáo ở Trung

hoa vào giờ lễ. Giáo xứ xôn xao, sợ hãi cho đến khi người línhnói: “Tôi là một sĩ quan Thiên hoàng, nhưng tôi là một Kitôhữu. Tôi đến dự lễ cùng các bạn”. Lúc bấy giờ họ mới vui vẻchào mừng anh. Lễ xong, người sĩ quan đến chào Cha xứ, nóichuyện với Ngài, xin Ngài ký tên vào cuốn Kinh Thánh của anh bằng tiếng Nhật. Cha sở đã ghi bằng tiếng Hoa: “Trong ĐứcKitô giáo không phân biệt người Do thái hay người Hy lạp”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 536: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 536/610

Truyện kể Giáo lý 536 

693. VẪN CHỨNG MINH ĐƯỢCMầu nhiệm kết hợp với Chúa là một mầu nhiệm khó giải

thích được. Nhưng trong kinh nghiệm ở đời, có người đã chứng

minh mầu nhiệm ấy. Một trí thức hỏi người da đen: “Bạn nóiChúa sống trong bạn rồi lại nói bạn sống trong Chúa, như thế làlàm sao?”

 Người da đen bình thản trả lời: “Bạn thấy đũa sắt nàykhông? Tôi sẽ để nó vào trong lò lữa cho đến khi nó đỏ lên.Lúc ấy bạn có thấy là lửa ở trong đũa sắt và đũa sắt trong lửakhông?”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 537: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 537/610

Truyện kể Giáo lý 537 

TRẺ EM

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 538: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 538/610

Truyện kể Giáo lý 538

694. CẦU NGUYỆN ĐỂ CHỊU KHÓMột bé gái đau bệnh trong ruột, cần phải giãi phẫu. Trước

khi gây mê cho em, bác sĩ nói với em:- Trước khi bác sĩ mổ cho cháu, cần phải để cháu ngủ đã.Em nhỏ nhẹ nói lại:- Nếu bác làm cho cháu ngủ, thì để cháu đọc kinh trước. Nói rồi em quỳ gối, đọc kinh, rồi nằm xuống.Hôm sau bác sĩ nói rằng đêm ấy bác đã đọc kinh sau 30

năm không biết việc đạo là gì. Nhứ thế mới biết điều tốt của trẻem có tác dụng chắc chắn lên người lớn.

695. KHÔNG NHẬN TRẺ EMVợ của một sĩ quan trẻ nọ, cùng với đứa con gái nhỏ của

mình đến tìm phòng trọ tại thành phố gần bến cảng. Nàng đếntừ xa, cốt để thăm chồng một thời gian, trước khi chồng đichiến đấu ở nơi xa xôi. Nàng biết rằng đây có thể là lần cuối vợ chồng được gặp nhau, vì chồng sắp đi chinh chiến, vì thế bằng

mọi giá mẹ con nàng phải kiếm được phòng trọ.Hai mẹ con đi từ khách sạn này đến khách sạn khác, đâuđau người ta cũng nói là không nhận trẻ con vào phòng trọ, dùcó trả tiền phòng mấy đi chăng nữa.

Chúng ta không thể hiểu hai mẹ con có tìm được phòngtrọ chăng. Nhưng ít lâu sau chồng nàng gửi tới tòa soạn tờ báođịa phương than các chủ khách sạn có thái độ vô tâm đối với trẻem. Viên sĩ quan giả thiết rằng chàng chiến đấu cho tổ quốc, tựdo, hạnh phúc là để mọi trẻ em được hạnh phúc chứ không phảicó con chàng hạnh phúc mà thôi. Những kẻ hưởng lợi lộc vìchiến tranh đã không biết thương vợ con chàng, chàng đã giả từvợ con để lên đường chiến đấu bảo vệ an lành cho mọi người,trong đó có các ông chủ khách sạn.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 539: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 539/610

Truyện kể Giáo lý 539

696. QUÝ HƠN TẶNG VẬTTrong đoàn người đông đảo đi đón một nhân vật quan

trọng trong chính phủ, một em bé ôm bó hoa tươi đi bên mẹ

em. Khi đến gần nhân vật ấy, em đã tươi cười chìa bó hoa ratặng cho ông và bắt tay ông. Ông hỏi:

- Tại sao cháu tặng hoa cho ông?- Bởi vì cháu mến ông. Em bé trả lời.- Thế cháu có mang quà gì cho Chúa không?- Cháu tặng cho Chúa cả hồn xác cháu.

697. ĐÓN TIẾP TRẺ EMCó nhiều lúc thánh Phanxicô rất bận rộn với công việc,

 Ngài bảo với các anh em trong dòng đừng quấy rầy Ngài. Nếucó ai đến thăm Ngài, thì đừng cho gặp Ngài. Sau khi nói xong, Ngài suy nghĩ chút xíu rồi nói tiếp: “Nhưng nếu trẻ em đếnthăm, thì để chúng đến gặp Ngài”.

Chúa chúng ta ta trên đời cũng thế. Ngài thương yêu hếtmọi người, nhất là trẻ em. Ngài không bao giờ bận rộn đến độ

không chờ mong các em bé đến cả. Hãy để trẻ nhỏ đến vớiChúa.

698. CÂU HỎI ĐIÊN ĐẦUMột bé gái hỏi ba của em: “Có khi nào ba cầu nguyện

không?” Ba lại hỏi: “Mẹ con hay dì con bày con hỏi như vậy?”Em trả lời:

- Thưa ba, không; Cha xứ bảo mọi người thiện chí đềucầu nguyện.- Được, con, mẹ con và dì con cứ đi theo lối của mình.- Nhưng thưa ba, ba đi con đường nào vậy?Trước đó, người ba nghĩ cách tìm cái chết. Nhưng bây

giờ, sau khi con hỏi, ông bắt đầu cầu nguyện để xin lỗi và tạ ơnChúa.

Còn bạn, bạn đi đường nào?.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 540: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 540/610

Truyện kể Giáo lý 540

SỰ QUAN PHÒNG

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 541: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 541/610

Truyện kể Giáo lý 541

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 542: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 542/610

Truyện kể Giáo lý 542

699. HAI NGƯỜI TRONG HẦM SƯ TỬ Thánh Jerome kể lại một câu chuyện đáng ghi nhớ mà nhà

ẩn tu đáng kính tên là Malchus đã thuật lại cho ông, câu chuyệnmà vị ẩn tu này đóng vai chính.Một hôm, vị ẩn tu xin vị bề trêncho phép ông về nhìn thấy mẹ lần cuối trước khi chết.Trong khiđi đường, ông bị các tên cướp bắt cóc làm tù binh và bán ôngcho một người chủ Á Rập.May thay ông không cô độc, vì cómột người bạn tù đạo đức biết kính sợ Thiên Chúa.Hai ngườinô lệ này bị bắt làm việc cực nhọc và bị ngược đãi thậm tệ, họquyết đinh trốn và vào dịp tốt họ sẽ chạy đến sa mạc thì họ thấymột đám bụi mù ở chân trời, đó là ông chủ cũ đi lạc đà truylùng họ.Lập tức là họ biết là sắp bị đuổi kịp nên họ kiếm mộtchỗ núp gần đó.Họ trú vào một cái hang sâu trong hốc đá.Cáihang quá sâu và tối om nên họ không dám đi sâu vào tronmg vàđứng lóng cóng gần cửa hang.Họ vừa núp thì kẻ đuổi theo bắtkịp đe dọa những cực hình khủng khiếp.Vì không ai trả lờitrong hang, người chủ ra lệnh cho người nô lệ đi theo lấy đao

vào đuổi họ ra khỏi hang.Tên nô lệ nhào vào hang.Nhưng mộtcon sư tử cái bị tiếng động đánh thức dậy nhảy chồm lên cắnchết tên nô lệ và kéo xác vào hang.Chủ nó đợi lâu không thấynó ra thì đích thân bước vào hang.Ông cũng bị con sư tử cái cắnchết.Những kẻ chốn đi chứng kiến thảm cảnh đó và coi như đờimình cũng xong đời.Nhưng chuyện xảy ra kết thúc bất ngờ.Consư tử thấy hang mình bị khám phá nên lần lượt đem con sư tửcon đi chỗ khác và tối mới trở lại hang.Tối đến, hai kẻ chạy

trốn rời khỏi hang avf tìm thấy những con lạc đà của những kẻđuổi theo họ.Họ cám ơn Chúa, lên yên và sau đó đến được mộtđồn binh Lama và được tiếp đón nồng hậu.Sau đó, họ chia taynhau và ai về xứ nấy.Trước những sự kiện đó, ta phải thốt lênvới Đavit: “Chỉ có Chúa mới thực hiện điều đó và thật lạ lùngtrước mắt chúng ta”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 543: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 543/610

Truyện kể Giáo lý 543

700. TÚI NGỌCMột hôm, có một khách bộ hành đi lạc trong một sa mạc,

đói khát đã hai hôm rồi.Cuối cùng người ấy tìm thấy mộ cái cây

dưới gốc vọt ra một giòng nước nhỏ.Tội nghiệp thay, câykhông có trái, nhưng bên cạnh giòng nước có một túi nhỏ, anhcầm lấy và cám ơn Chúa vì tưởng cái túi đựng hạt đậu, mà ai đódac bỏ quên.Nhưng khi mở túi ra, anh thấy những hạt ngọc cógiá trị lớn lao nhưng lại không thể hạ cơn đói đang dày vòanh.Người khách lạ đáng thương cầu khẩn Thiên Chúa cứugiúp anh.Sau đó ít lâu, anh thấy một người cưỡi lạc đà đang gấp

rút phi lại gần.Đó là chủ nhân những viên ngọc trên, ông mừngrỡ vô vàn vì đã tìm lại được túi ngọc.Ông chạnh lòng thươngngười khách đói khát, ông cho bánh và trái chà là.Sau đó choanh ngồi chung và đưa anh đí, khi đang đi đường, ông nói:“Thật Thiên Chúa đã xếp đặt như vậy, và đường lối của Ngườithật kỳ diệu, Người cho tôi mất ngọc để tôi quay lại mà cứusống anh”.

701. ĐƯỢC CÁI MŨ CỨU THOÁT CHẾTỞ Kochstedt gần Strassfurt (1898) một chàng trai trẻ nọ

trú mình dưới gốc cây lớn trong cơn giông bão.Thình lình, mộtcơn gió hất tung chiếc mũ của anh đội văng ra xa.Chàng traichạy theo để lượm lại, nhưng anh vừa mới rời cây thì sét đánhxuống đó.Cơn gió đã cứu chàng trai này khỏi cái chết chắcchắn.Thiên Chúa quan phòng đã dùng mọi hình thức khác nhauđể cứu những ai tin cậy vào Người.

702. MỘT GIẤC MỘNGMột người đạo đức kia có một đứa con trai tên là Giuse

mà ông rất mực yêu thương.Mỗi ngày, ông cầu nguyện cho nóvà nhất là giao phó nó cho Thánh Giuse phù trì.Xảy ra là đứacon lâm bệnh và chết đi, ông kia buồn rầu và hoàn toàn mấtlòng tin cậy vào sự cầu nguyện.Trong tình trạng tuyệt vọng này

vào ngày áp lễ Thánh Giuse, ông đã thấy một giấc mộng mà

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 544: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 544/610

Truyện kể Giáo lý 544 

ông nhớ suốt đời.Trong giấc mộng, ông thấy trong một cuộc dungoạn, ông thấy một chàng trai trẻ treo cổ trên cây.Khi ôngmuốn đến gần để nhìn cho rõ hơn thì người khác lại gần và nói

với ông: “Con ông sẽ như vậy nếu nó sống được gần ấytuổi”.Tỉnh giấc, Ông kia nhận biết là Thiên Chúa đã muốndùng giấc mộng để cho ông hiểu là cái chết sớm của con ôngthực sự là một ân sủng.Thánh Kinh đã nói: “Vì nó sống giữanhững kẻ tội lỗi nên nó được cất đi, để sự giữ không làm bạihoại lý trí của nó”.Câu châm ngôn sau đây rất có lý: “Những gìThiên Chúa làm ra đều được tốt".

703. NGƯỜI TÌNH CỦA PHÉP THÁNH THỂMột nữ tu dòng kín Clara, nguyên là nữ bá tước, rất siêng

năng việc Thánh Thể, được người khác gọi là “Người tình của phép Thánh Thể”. Khi được hỏi bà làm gì và cầu nguyện nhưthế nào trước nhà Tạm, nữ tu đáp:

- Ồ, tôi có thể viếng thăm Chúa mãi mãi. Tôi làm gì ư?Kẻ ăn mày làm chi khi đến nhà người giàu có? Người bệnh làm

gì khi đến bác sĩ? Người khát nước làm gì khi đến dòng suốimát? Người đói làm gì khi đến bàn ăn đầy cao lương vỹ mị.?Chúng ta là những con người nghèo, bệnh hoạn, đói khát

về tinh thần. Hãy đến viếng Chúa để được nhưng nhu cầu ấy.

704. CÁC THÁNH VIẾNG CHÚAKhi viếng Chúa, các thánh làm gì. Sau đây là một số câu

trả lời.“Tôi nhìn Chúa, và Chúa nhìn tôi”, một giáo dân đạo đức

trả lời với thánh Gioan Vianey.Thánh Igatinô Loyola nói:- Có khi tôi nói chuyện với Chúa như môt người bạn, có

khi như người đầy tớ đối với Chúa. Tôi xin Chúa một vài ơn,thú tội đã phạm với Chúa, xin Ngài an ủi khuyên bảo.

Còn thánh Phanxicô Xaviê trả lời:

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 545: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 545/610

Truyện kể Giáo lý 545

- Có khi tôi thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con khẩn cầuChúa đừng để con thoải mái trong cuộc đời, hoặc ít ra, khi conchìm vào lòng nhân lành thương xót của Chúa”. Đối với ai đã

có lần nếm hưởng sự dịu ngọt của Chúa thì cần nghĩ rằng khómà sống lâu được nếu không gặp Chúa mặt đối mặt.

Bông Hoa Nhỏ (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu) nói:- Thỉnh thoảng tôi đi ngủ, nhưng Chúa Giêsu yêu mến bạn

 Ngài khi đi ngủ và cả khi thức dậy.Thống Chế Foch (người Pháp) nói:- Tôi tiếp xúc với bộ chỉ huy.

705. ƠN TRỞ LẠIMột bé trai người Anh có ngời cha không phải Công

Giáo. Một ngày kai nó đến nhà thờ, leo lên bàn thờ để nóichuyện vói Chúa, vì nó đã từng nghe rằng Chúa nghe rõ ta hơn,nếu ta cầu nguyện tại bàn thờ. Ngồi trên bàn thờ nó gõ cửa nhàtạm và hỏi nhỏ:

- Chúa có ở đây không?

Không có tiếng trả lời. Nó gõ cửa nữa và lại hỏi:- Chúa có ở đây không? Các xơ dạy con là Chúa ở đây mà.Vẫn không có tiếng đáp. Em bé vẫn không thất vọng, em

gõ cửa nữa, em nghĩ:- Hay là Chúa đang ngủ, mình sẽ đánh thức Ngài dậy, vì

mình có chuyện cần nói với Ngài.Lòng đơn sơ của bé đã đánh động Chúa. Có tiếng từ nhà

tạm trả lời:

- Cha đây, con ơi. Cha ở đây mãi mãi, vì Cha yêu con vàyêu mọi thiếu nhi. Con muốn điều gì?

Vừa khóc, em vừa thưa:- Ba của con không đi lễ, không bao giờ nói chuyện với

Chúa, không bao giờ đến thăm Chúa. Lạy Chúa, xin hãy làmcho ba con trở nên tốt.

Có lời hứa đáp trả từ nhà tạm. Em bé sung sướng leo

xuống khỏi bàn thờ và chạy về nhà. Ngay ngày hôm sau, ba của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 546: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 546/610

Truyện kể Giáo lý 546 

em xin học giáo lý. Và ít tháng sau, ông được rửa tội, thànhngười Công Giáo.

706. DON BOSCO MẾN CHÚAThánh Don Bosco có lòng yêu mến Chúa Thánh Thể nồng

nàn. Hàng ngày Ngài dành thời giờ để viếng Chúa, cả khi tuổigià sức yếu Ngài vẫn giữ thói quen ấy. Chân Ngài bị đau nên Ngài phải cố gắng lắm mới quỳ được. Ngài rất sốt sắng cầunguyện. Mặt trời lúc bấy giờ sáng láng như một thiên thần. Mỗilần đi qua nhà thờ, Ngài đều giỡ mũ ra chào. Ngài khuyên cácLinh Mụcnên thần tụng trước thánh thể. Ngài luôn cổ vũ cácthanh thiếu niên mến mộ mình thánh Chúa. Ngài nói:

- Nếu bạn muốn ban cho bạn nhiều ân sủng, hãy năng đếnviếng Ngài. Nếu muốn ma quỷ tấn công bạn, hãy ít đi viếngChúa. Nếu muốn ma quỷ xa lánh bạn, hãy siêng viếng Chúa. Nếu muốn chiến thắng ma quỷ, hãy trú ngự dưới chân ChúaGiêsu. Còn nếu muốn thua ma quỷ thì đừng viếng Chúa. Bạnthân mến, siêng năng viếng Thánh Thể là một phương thế hữu

hiệu để chiếng thắng ma quỷ. Hãy cố gắng siêng năng viếngChúa Thánh Thể và quỷ ma không thể chiến thắng bạn được

707. XẤU HỔ VÀ KHÔNG XẤU HỔMột nhà tu trẻ cố gắng giảng thuyết ngoài trời. Vị ấy

giảng chưa hay mấy, nhưng đã cố gắng hết mình. Có lần, mộtngười ngắt lời và nói: “Ngài giảng không đạt, Ngài phải tự lấylàm xấu hổ”. Nhà tu đáp: “Vâng, nhưng tôi không xấu hổ trongChúa”. Nhà tu nói đúng. Chúng ta không xấu hổ trong Chúa, vì Ngài đã cứu ta bằng chính máu của Ngài.

708. NGƯỜI HỌC SINH NHẬT BẢNSự can đảm của một học sinh sau đây sẽ làm nhiều người

lớn chúng ta phải thẹn thùng, vì không làm được như em. Emhọc tại trường ở Nagasaki có một trăm năm mươi học sinh,

nhưng chỉ có mình em là Công Giáo. Vì nhà xa trường, em đưa

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 547: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 547/610

Truyện kể Giáo lý 547 

cơm theo để ăn trưa. Trước khi ăn, em đều làm dấu thánh giá,tạ ơn Chúa. Các bạn trình với thầy hiệu trưởng, báo cáo bạn kialàm điều dị đoan. Thầy hiệu trưởng gọi em lên văn phòng và

hỏi em đã làm gì. Em trả lời rõ ràng, em là người Công Giáo,em cảm ơn Chúa trước lúc ăn. Bấy giờ thầy giáo chảy nướcmắt, cúi đầu và bảo: “Con thân mến, thầy cũng là người CôngGiáo, nhưng thầy không dám tỏ ra mình là người có đạo. Bâygiờ, ta hãy tạ ơn Chúa. Thầy sẽ cố gắng sống xứng đáng danhhiệu Công Giáo”.

709. ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNHCác đây ít năm, một nghệ sĩ nổi tiếng nước Anh làm bữa

tiệc chiêu đãi. Đang khi ăn, ông hỏi ai muốn ông giúp vui gì,ông làm theo, chẳng hạn kể chuyện, ca hát…

Một Linh Mụcđứng dậy, đề nghị ông đọc Thánh Vịnh 23.Một thoáng ngạc nhiên hiện ra trên nét mặt nhà nghệ sĩ.

Ông suy nghĩ chút rồi nói: “Tôi sẽ đọc với điều kiện là Cha sẽđọc lại Thánh Vịnh ấy, sau khi tôi đọc xong”. Linh Mụcnói:

“Tôi đọc hả, Tôi không có lợi khẩu. Nhưng nếu Ngài muốn, tôicũng đọc”. Người nghệ sĩ cảm hứng đọc thánh vịnh. Giọng ông và

cách phát âm thật chuẩn xác và hay. Ông thu hút thính giả. Ôngvừa dứt lời, tiếng vỗ tay rào rào nổi lên.

Đến phiên người Linh Mụcgià đứng lên đọc thánh vịnh.Giọng Ngài không xuất sắc, phát âm đôi lúc không chuẩn. Khi Ngài đọc xong, không có tiếng vỗ tay nổi lên, nhưng cả phòng

ai nấy đều chảy nước mắt và có người cúi đầu xuống. Người nghệ sĩ lại đứng lên, đặt tay lên vai Linh Mụcgià,

nói: “Tôi đến với các bạn ở tai, ở mắt, còn Ngài đây đến vớitâm hồn các bạn. Sự khác là chỗ ấy. Tôi biết Thánh Vịnh 23,nhưng Ngài biết Đấng Chăn Chiên Lành”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 548: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 548/610

Truyện kể Giáo lý 548

710. LỜI HOÀNG ĐẾMột ngày kia, Hoàng đế Napoleon cùng đoàn cận vệ cỡi

ngựa đi dạo. Con ngựa Hoàng đế bổng nhiên bất kham, vung

văng dữ dội, hoàng đế không kèm giữ được. Một người línhhầu thấy nguy hiềm, đã chạy đến, tìm cách cầm được cươngcon ngựa và điều khiển nó thần thục trở lại.Vua mỉm cười tỏ ýhài lòng, chào tán thưởng người lính, muốn thăng chức cho anhnói:

- Cám ơn Ngài đại úy! Người lính chào đáp trả lời hỏi:

- Tâu bệ hạ, đại úy của đại đội nào?Thấy lòng tin của người lính vào lời mình nói, Hoàng đếtrả lời:

- Của đại đội cận vệ!Trở về đơn vị, người lính chào vị chỉ huy đương quyền và nói:- Tôi nhận chức đại úy chỉ huy đại đội cận vệ! Người sĩ quan hỏi:- Do lệnh ai?

Viên đại úy chỉ tay về Hoàng đế và nói:- Do lệnh của Hoàng đế.Từ đó anh chỉ huy đại đội cận của hoàng đế Napoleon. Người Công Giáo chúng ta hành động dựa vào đức tin đối

với Lời Chúa, tuyệt đối tin vào Đức Giêsu Kitô là Vua thốnglĩnh mọi loài.

711. MỘT VÀI KIỂU TIN

Lòng tin không cần người khác khích lệ: Lòng tin củaApraham (Sáng thế ký 18,9-15; Rom 4,19-20).

Lòng tin không nhờ Chúa khích lệ: lòng tin của người đàn bà xứ Canaan (Mat 15,22-28).

Lòng tin không cần có kinh nghiệm trước: lòng tin của Noê (Do thái 11,7).

Lòng tin không cần vội chứng minh: lòng tin của viên sĩ 

quan thành Caphanaum (Gn 4,47-53).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 549: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 549/610

Truyện kể Giáo lý 549

712. DO KÉM LÒNG TINCâu chuyện sau đât do một mục sư Tin lành kể:Tôi trông coi một nhà thờ, nhà thờ được trùng tu với kinh

 phí lớn, có nhiều công tác phát sinh, nên sau khi bàn tất, nhàthờ còn nợ một số tiền lớn. Tôi cầu nguyện nhiều xin Chúagiúp đỡ. Một hôm có người lạ mặt đến thăm và nói: “Thưa mụcsư tôi biết rằng nhà thờ của Ngài đang mắc một món nợ lớn và Ngài lo lắng tìm cách trả. Tôi biết Ngài đã làm được nhiều việccho Chúa và tôi muốn giúp đỡ Ngài”. Nói rồi, ông đặt trên bànmột tờ ngân phiếu: “Ngài điền số tiền nợ vào ngân phiếu, tôi sẽ

trở lại, ký tên để Ngài lãnh tiền!” Ông chào từ giã.Tôi ngồi nhìn tờ ngân phiếu và suy nghĩ khá lâu: “Ông ấychắc không hiểu nhà thờ mình còn có món nợ quá lớn. Có lẽông không đủ sức cho hết số tiền ấy. Ông bảo mình ghi trọn sốtiền vào ngân phiếu, nhưng mình ngại quá, mình nên ghi nữa sốtiền thôi, sợ rằng nếu ghi hết số tiền ông ấy không ký tên”.

Ít ngày sau, người khách lạ trở lại. Ông chỉ liếc qua tấmngân phiếu và kí tên ngay, không hỏi han gì. Tôi nhìn chữ ký,

đúng là chữ ký của người làm việc từ thiện rất nổi tiếng. Khi tôi biết ông luôn giữ lời hứa, tôi mới tiếc là mình ghi trọn số tiềnnợ vào ngân phiếu, thì mọi việc xong xuôi cả. Tôi tự nhủ: Ồ,hỡi kẻ kém tin, đừng bao giờ kém tin nữa nhé!”.

713. CÓ MẮT NHƯ MÙSau khi nghe một Linh Mụcgiảng về phúc âm, mọt người

ngoại giáo xin phép phát biểu. Được phép của linh mục, ngườiấy đứng dậy nói: “Thưa các bạn, tôi không tin điều LinhMụcgiảng, tôi không tin có địa ngục, tôi không tin có địa ngục,không tin có phán xét, không tin vào Chúa vì tôi chưa một lấnthấy Chúa và các sự ấy”. Anh ngồi xuống và kẻ khác đứng dậynói tiếp: “Anh bạn thân mến, bạn nói có một con sông không xanơi nầy. Bạn nói sai. Bạn nói có cây và cỏ mọc xung quanh nơitôi đang đứng. Bạn nói sai. Bạn nói có một số đông người ở 

đây. Bạn nói không đúng. Tôi giả thiết là bạn rất ngạc nhiên về

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 550: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 550/610

Truyện kể Giáo lý 550

điều tôi nói. Đúng vậy, vì tôi mù từ thuở mới sinh, nên tôikhông thấy các vật bạn nói. Phần bạn, bạn thân mến, bạn càngnói, bạn càng lộ sự dốt nát của bạn, vì bạn bị mù một phần nội

tâm. Bạn hãy cầu nguyện để đôi mắt của bạn được mở ra.

714. TIN CHÚA GIÊ SUBé Lan nói với mẹ: “Mẹ ơi, tin Chúa Giêsu là gì hả mẹ”

Mẹ đáp: “là nghĩ rằng Ngài yêu con, Ngài chết vì con, Ngàiquan tâm chăm sóc con”. Bé Lan đang chơi búp bê, dừng lại,đứng yên. Mẹ Lan hỏi: “Con làm gì đấy, Lan?” – Con đang tinChúa Giêsu.

715. KHÔNG LÀ NGƯỜI KHÁCHMột bé gái năm tuổi có thói quen đọc kinh trước bữa ăn

“Lạy Chúa, xin hãy đến làm người khách của chúng con…”.Có một lần, đang đọc kinh ấy, em ngừng lại, quay về phía

mẹ nói: “Mẹ ạ, bữa nay, mình đừng đọc kinh trước bữa ăn”.- Vì sao vậy con?

- Vì con không muốn Chúa làm khách mời như kinh đã đọc.- Ý con muốn gì, mẹ chưa hiểu?- Khách mời là khách thỉnh thoảng mới đến. Cho nên con

không muốn Chúa là khách mời, nhưng con muốn Chúa luôn ở đây với chúng ta. Như thế mới đúng chớ!

716. CHÚA Ở TẠI NHÀMột nữ sinh viên Nhật Bản du học tại Hoa Kỳ kể lại câu

chuyện sau đây:Có lần tôi đến nghĩ lễ Giáng Sinh tại gia đình một bạn

gái. Tôi đã nhìn nhiều chuyện lạ ở Mỹ, nhưng tôi thích nhất làxem các bàn thờ gia đình. Tôi hưởng những ngày nghỉ thật vui,và khi sắp rời nhà cô bạn, tôi nghe mẹ cô hỏi: “Cháu có thíchlối sống của chúng tôi không?” Tôi đáp: “Cháu rất thích. Nhà bác đẹp, nhưng có một điều cháu thấy thiếu sót tại nhà bác. Bác

 biết cháu thường đi nhà thời với bác và cùng thờ lạy Chúa như

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 551: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 551/610

Truyện kể Giáo lý 551

 bác. Nhưng tại nhà bác lại không có Chúa. Bác biết ở Nhật Bảncủa cháu, nhà nào cũng lập bàn thờ có tượng các thần để thờ.Còn người Mỹ các bác không thờ Chúa trong nhà sao?

717. CHÚA KHÔNG HỀ NGỦ Người mẹ và đứa con gái 4 tuổi chuẩn bị ngủ đêm. Đứa

con sợ bóng đêm và người mẹ, ở một mình với con, cũng sợ.Khi đèn đã tắt, người con thấy bóng tượng trắng ngoài cửa sổ,em hỏi mẹ: “Mặt trăng có phải là ánh sáng của Chúa không hảmẹ?”

- Phải, ánh sáng của Chúa luôn luôn phải chiếu.- Chúa có tắt đèn để đi ngủ chăng?- Không con ạ; Chúa không bao giờ ngủ.Lời nói của mẹ làm con yên chí. Đứa con nói tiếp:- Vậy thì bao lâu Chúa còn thức, con không hề sợ gì.Chúa đã nói: “Con con hãy nên như trẻ nhỏ để vào Nước

Thiên Đàng”. Biết bao lần chúng ta sợ bóng tối, sợ đau khổ, sợ thất bại, sợ chết. Những cái sợ đó làm chúng ta khó ngủ và bớt

niềm vui trong cuộc sống. Ánh sáng Chúa không bao giờ tắt. Ngài luôn tỉnh thức vì nhu cầu chúng ta.

718. KHÔNG GÌ PHẢI SỢ Một nhà truyền giáo dạy một phụ nữ Ấn Độ học kinh Lạy

Cha. Khi Ngài đọc xong câu đầu tiên “Lạy Cha chúng con ở trên Trời”, bà ngắt lời Cha và nói: “Nếu Chúa là Cha chúng ta,thế là đủ. Chúng ta không có gì để phải sợ nữa.

Đối với những người hay sợ hãi a quỷ, bóng tối…thì đâylà một lời khuyên nhẹ nhàng nhưng kiển hiệu.

719. BÍ MẬT CỦA VIỆC KHÔNG SỢ HÃITrong những câu ghi trên mộ chí tại tu viện Westmins-ter 

(Anh Quốc), thì lời sau đây ghi trên mộ của Ngài Lauw-rence(1769-1830) được mọi người đánh giá là hay nhất:

“Ông sợ con người thật ít, vì ông sợ Chúa quá nhiều”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 552: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 552/610

Truyện kể Giáo lý 552

CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 553: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 553/610

Truyện kể Giáo lý 553

720. TRONG LÒNG BÀN TAY CỦA TÌNH YÊUTôn Ngộ Không học được 72 phép, đại náo thiên

cung.Không thiên tướng nào địch nổi. Ngọn Hoàng đành nhờ 

Phật Như Lai trị con khỉ tề thiên.Tề Thiên vốn ỷ lại vào phép

đẳng vân,phóng một bước đi xa ngàn dặm .Như Lai xòe bàn

tay, thách Tề Thiên đứng trong bàn tay ấy mà nhảy ra được .Tề

Thiên bấm bụng phen này ăn chắc, phóng mình một cái hết tốc

lực bỗng thấy mình đã tới tận cây cột chống trời .Muốn làm

 bằng chứng, khỉ ta bèn khắc tên mình trên đó, rồi đái một bãi

vào gốc cột, xong lại phóng về báo cáo thành tích .Phật Như

Lai cười bảo: “người chưa ra khỏi bàn tay ta, cột chống trời

người nói đó là ngón tay út ta đó, ngươi coi đây này”.Tề Thiên

quả thấy là mình đã khắc vào ngón tay Phật và bãi nước tiểu

còn đó hôi rình !Nguyên là Tề Thiên phóng tới đâu,bàn tay

Phật mở rộng tới đó …Tề Thiên chịu thua và bị Phật úp bàn tay

thành dãy Ngũ Hành Sơn đè nó xuống nhốt lại cho tới lúc có

việc dùng.

Đó là chuyện Tề Thiên Đại Thánh.Nhưng tôi lại muốn

nhận đấy đưa bạn đến thực tại vô cùng hạnh phúc cho chúng

ta,đó là chúng ta luôn ở trog bàn tay yêu thương cuả Thiên

Chúa . Bạn đã bao giờ đọc Thánh Vịnh 138 chưa? Đây quả là

một “trò chơi”khám phá thật ngây thơ và dễ thương theo lối

chơi cút bắt, hay ú à,đưa ta vào sự hiện diện yêu thương của

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 554: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 554/610

Truyện kể Giáo lý 554 

Chúa .Bạn hãy thông thả đọc từng câu và nhắm mắt lại nhập

vào cuộc chơi ú à và cút bắt này để cảm nhận một cách sống

động điều chúng ta vẫn tuyên xưng về Chúa: “Chúa ở khắp mọinơi”.Trò chơi bắt đầu bằng vị trí hiện tại để nhận ra Chúa thấu

suốt trong ngoài của ta, thấy bàn tay âu yếm lúc nào cũng đặt

ngay trên đầu ta( câu 1-6).Rồi đi vào không gian,với một chút

tinh nghịch hơn cả Tề Thiên, bay tới góc biển chân trời bằng

đôi cánh bình minh, xuống tận lòng đất và lên tận trời cao…Hếtmọi chiều của không gian( câu 7-10).Cuối cùng dùng đến cả

 bóng tối và ánh sáng, rồi đi ngược dòng thời gian,trở về khởi

điểm của mình trong bụng mẹ để nhận ra rằng cũng chính Tình

yêu sáng tạo của Chúa đã cho ta hình thành và đã thấu suốt ta

ngay từ lúc khởi đầu trong bụng mẹ ..(11-16). Sau khi hết làmnhư đứa trẻ ngồi trên gối mẹ, đếm nút áo của mẹ, một, hai…,rồi

choàng tay ôm cổ và hôn mẹ những cái hôn thật kêu, rồi nép

mình yên lặng, sung sướng trong lòng mẹ với tất cả sự bình an,

thư thái, tin tưởng.

Có những lúc bạn cảm thấy lòng mình trống vắng, gọiChúa hoài mà chẳng thấy Chúa đâu, bạn hãy mở thánh vịnh này

ra mà hòa nhập vào trò chơi ấy, bạn sẽ thấy rằng bàn tay Ngài

vẫn đặt trên đầu bạn và đôi mắt Ngài vẫn âu yếm nhìn bạn như

đôi mắt mẹ dịu hiền hoặc như đôi mắt cha triều mến

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 555: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 555/610

Truyện kể Giáo lý 555

Có lần nào xưa kia bạn đã từng hờn dỗi, ngúng nguẩy

lùng bùng rằng “má hổng thương con”,bây giờ nhớ lại chắc bạn

 phải tự mỉm cười, nhận ra cái ngớ ngẩn của tuổi thơ.Thế nhưng có nhiều lần ta lại làm như thế với Chúa đấy

 bạn ạ.Khi lòng mình muốn hờn dỗi rằng : “ Chúa hổng thương

con” thì bạn hãy trở lại trò chơi này để thấy rằng, chẳng có giây

 phút nào, chẳng có hoàn cảnh nào mà bạn phải sống bên ngoài

lòng bàn tay của Tình yêu Thiên Chúa đâu.Bình an bạn nhé!Tôi còn muốn chỉ cho bạn một thánh vịnh nữa cũng giúp

 bạn khám phá sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa ở quanh

ta và trong đời ta:thánh vịnh 136,với điệp khúc: “ Tình yêu

 Người bền vững muôn đời”.

Bắt đầu từ những kỳ công của Chúa trong vũ trụ (1-9) rồiđiểm qua những việc Chúa làm trong lịch sử cứu độ (10-

26),chiêm nhắm mỗi kì công,kì tích ấy, chỉ có một lời để hát

lên là : “ Vì Tình yêu Người bền vững muôn đời ”.

Bạn có thể mở rộng bằng lịch sử bản thân mình,hồi tưởng

những cái hay, cái đẹp bạn đã được hưởng và đã làm được, vànhận ra tất cả đều là quà tặng của Tình yêu, là hoạt động của

Tình yêu nguồn mạch trong lòng bạn,trong đời bạn,trong cha

mẹ….Rồi bạn đọc tiếp thánh vịnh 138 và các thánh vịnh 146-

150.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 556: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 556/610

Truyện kể Giáo lý 556 

721. PHÍA SAU CÂY THÁNH GIÁBạn có biết tại sao khi nghe 2 chữ “Thập Giá” chúng ta

không thấy sởn gai ốc,và có khi còn dửng dưng nữa,trong khicác Môn Đệ nghe nói Thập Giá thì nổi da gà và ông Phê rô run

rẩy can ngăn Chúa đừng đi tới đó?có lẽ chúng ta chỉ thấy những

cây thánh giá bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng, bằng gỗ quý

nhẵn bóng hay bằng xi măng tô đá rửa,đã mài nên hình ảnh mà

hai chữ Thập Giá gợi lên trong ta không có gì đáng sợ .Còn cácMôn Đệ thì trái lại chưa bao giờ thấy những cây thánh giá bằng

vàng, bằng bạc…và hai chữ này không chỉ gợi lên một con

người quằn quại, tuyệt vọng giữa sống và chết, trước những cái

nhìn thù ghét và khinh bỉ, trước những con mắt tò mò và dửng

dưng.

Chính vì thế mà các tông đồ rùng mình sợ hãi khi Chúa

Giêsu nói đến Thập Giá.

 Nhưng Chúa Giêsu không phải là ông thầy dễ dãi hay nhu

nhược .Chính Chúa vẫn nói thẳng và Chúa đòi ai muốn theo

Chúa phải nhìn thẳng vào Thập Giá và chấp nhận nó : “ Ai

muốn theo Thầy, hãy bỏ mình đi, vác lấy Thập Giá của mình

hằng ngày mà đi đằng sau Thầy”.

Ông Phê rô vừa thay mặt anh em tuyên xưng Ngài là Đức

Ki tô Con Thiên Chúa thì Ngài lại bắt đầu nói đến Thập

Giá.Thập Giá ở đây xuất hiện như “mặt sau của tấm huy

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 557: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 557/610

Truyện kể Giáo lý 557 

chương”.Nhưng sau đó Chúa lại đưa các Môn Đệ thân tín lên

núi, và cho các ông thấy vinh quang chói lòa của Ngài và sự có

mặt làm chứng của Mosê và Elia :một vị đã được Chúa dùng đểcông bố giao ước Sinai .Vị kia được Chúa trao nhiệm vụ tái lập

giao ước Sinai.

Theo thánh Luca thì Chúa Giêsu đàm đạo với hai vị này

về cuộc xuất hành Ngài phải hoàn thành tại Giêrusalem.Như

vậy thì ta có thể đảo lại:sau khi chỉ cho các Môn Đệ cây ThậpGiá làm các ông run sợ, Chúa Giêsu lập lại cho các ông thấy

đằng sau cây Thập Giá có gì.Sau này trên đường Emmaus,Chúa

sẽ quở trách hai người Môn Đệ thất vọng bỏ đi, vì các ông chỉ

thấy mặt trước mà không thấy mặt sau của cây Thập Giá: “

Chẳng phải là Đức Ki to phải chịu đau khổ để vào trong vinhquang của Ngài sao?”.

 Nếu ôm lấy cây Thập Giá và thỏa mãn với nó thì đúng là

một kẻ điên khùng hoặc bệnh hoạn.Không,Chúa Giêsu không

kêu gọi chúng ta trở nên điên khùng, bệnh hoạn .Chúa đã nhận

lấy Thập Giá như đường tới vinh quang.Đàng sau Thập Giá làvinh quang mà chỉ có đức tin ta mới thấy được .Chúa không gọi

chúng ta vác Thập Giá đi một mình, nhưng là đi đằng sau Chúa,

vì chỉ có đi theo Chúa ta mới thấy được vinh quang phía sau

cây Thập Giá.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 558: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 558/610

Truyện kể Giáo lý 558

Trog cuộc sống của bạn, có những lúc êm đềm thanh

thản, có những ngày tưng bừng hoa lá, nhưng cũng lắm khi bạn

cảm thấy tất cả nỗi ê chề của cây Thập Giá xù sì và thấy nỗi cơ đơn của kẻ bị treo lơ lửng giữa trời và đất ;bạn khát khô cổ

muốn có một lời an ủi, một chút cảm thông,nhưng quanh bạn

chỉ có thờ ơ và lãnh đạm hoặc tệ hơn nữa chỉ thấy phỉ báng và

xua đuổi.Những lúc ấy bạn mới cảm thấy tất cả sự rùng rợn của

cây Thập Giá.Có khi bạn cảm thấy chán nản muốn buông xuôitất cả .Bạn cảm thấy như Chúa Giêsu cảm thấy và phải kêu lên :

“ Lạy Chúa, nhân sao Chúa bỏ con..”.

 Những lúc ấy bạn phải vận dụng hết sức mạnh của lòng

tin, hết ánh sáng đức tin, để thấy được đàng sau Thập Giá .Bạn

hãy nhìn thẳng vào Đấng đang vác Thập Giá đi đàng trước mặt,chớ rời xa Người.

 Nhưng bạn đừng chờ tới lúc đó mới nhìn vào Ngài .Bạn

 phải giữ tầm nhìn luôn hướng về Ngài trong mọi nơi, mọi

lúc,mọi việc.Bạn hãy làm tất cả với Ngài, vì Ngài và trong

 Ngài. Nếu bạn biết sống với Ngài trong niềm vui

Bạn cũng sẽ biết sống với Ngài trong nỗi buồn

 Nếu bạn biết sống với Ngài khi hạnh phúc

Bạn cũng biết sống trong Ngài lúc khổ đau

 Nếu bạn biết sống với Ngài trong ngày hội

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 559: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 559/610

Truyện kể Giáo lý 559

Bạn cũng biết sống với Ngài giữa cô đơn

Điều tôi muốn nhắc bạn ngàn lần là bạn đừng mang Thập

Giá một mình .Bạn sẽ không bước nổi đâu, mà nếu bạn có đemtất cả sự kiêu hãnh củacon cái Adam mà lếch đi được thì cũng

chẳng ích lợi gì, cây Thập Giá của bạn cũng chỉ là cây gỗ chết

mà thôi.Bởi vì cây Thập Giá chỉ trở nên xanh tươi và đầy hoa

trái khi nó mang con Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống mà thôi.

“Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài…”( 2Tim 2,11).

 Nhưng tôi cũng nhắc bạn rằng khi Thập Giá đè nặng lên

vai thì chúng ta cũng tối tăm mặt mũi,hầu như chẳng còn nhớ ra

điều gì, chẳng nhớ đến ai nữa.Cái khó nhất là ở đó .Chính lúc ta

cần nhớ đến Chúa nhất thì hầu như ta không nhớ nỗi.Chính lúcta cần cảm nhận sự hiện diện Chúa nhất thì lại là lúc Chúa ở xa

ngàn trùng và lẩn trốn trong bóng mây dày đặc.Đó là khi mà

cuộc đời bạn trở nên phong phú nhất, như hạt giống khi được

vùi dưới đât.Lúc ấy bạn hãy giữ lòng mình hướng về Ngài như

hạt giống vẫn giữ nguyên tính hướng về ánh sáng của thảo mộc,và khi mầm lách được vỏ hạt giống thì nó xé qua màn đêm của

lòng đất để vươn lên ánh sáng, hứng lấy màu xanh và sức sống

(Còn hạt giống nào nằm phơi trên mặt đất thì có nẩy mầm cũng

sớm héo khô).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 560: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 560/610

Truyện kể Giáo lý 560

722. NÓI VỚI NGƯỜI THANH NIÊN GIÀU(Mc 10,17-22)

Anh giàu quá anh ơi,nhưng anh thiếu con mắt nhìn đời.Anh chẳng thấy cái gì đáng giá hơn tiền của .Anh không nhận

ra Đấng bảo anh bán tất cả, cho đi và đi theo Ngài.

 Nếu anh hiểu được một điều sơ đẳng là con người đáng

giá hơn châu báu trần gian, ngọc là châu báu cũng tại con người

coi là như thế.Cả bầu trời tinh tú là muôn muôn triệu triệu kho tàng châu

  báu. Nhưng chỉ để long lanh cho đẹp mắt con người .Anh

không hiểu được điều nàu thì suốt đời anh chẳng bao giờ biết

yêu,dù yêu một người con gái để sẵn sàng chia sẻ với nàng chứ

chưa nói đến tình yêu như Alvaro sẵn sàng đem tất cả đổi lấy

một Isaura.

Thế mà sách vở còn bảo: “ Ai đem cả gia tài định mua lấy

tình yêu thì chỉ chuốc lấy cho mình sự khinh rẻ”.

Tình yêu vô giá.Tình yêu chỉ có thể cho không thôi bạn

à.Chính Ngài đã mời bạn đón lấy .Ngài bảo bạn đem bán hết,

không phải để đem đến cho Ngài nhưng hãy cho những người

nghèo, vì họ sẽ tiêu hết ngay và không có gì để hoàn lại .Rồi

 bạn đến với Ngài, tay không.

 Ngài muốn được bạn chứ không muốn được tiền .Ngài

muốn bạn ở với Ngài và Ngài ở với bạn thế thôi.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 561: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 561/610

Truyện kể Giáo lý 561

“ Ta đứng ngoài gõ cửa,ai nghe tiếng Ta và mở cửa ta thì

Ta sẽ vào nhà người ấy ngồi ăn, người ấy bên Ta và ta bên

người ấy”(Kn 3,20). Nhưng bạn từ chối Ngài, bạn không tin Ngài tới mức theo

 Ngài tay không.

Và bạn không yêu Ngài tới mức dám bỏ tất cả để theo

  Ngài như các vị tông đồ khác đã bỏ lưới thuyền để theo

 Ngài.Bạn cũng chẳng thể là con trai V.N dám hát câu : “Anhcòn có mỗi cây đàn, anh đem bán nốt anh theo cô nàng”.

Các bạn ơi, người ta thường cười nhạo cái triết lý : “một

mái nhà tranh, hai trái tim vàng”bằng câu hỏi: “mấy

lượng”.Nhưng Chúa còn đi xa hơn các bạn ạ.Chúa muốn các

 bạn đi theo Ngài tay không.Bởi vì nếu không thì làm sao có thểtay không mà đi với

 Ngài !mà buổi đầu Ngài đã nói thẳng nói thật: “ Con cáo có

hang,con chim có tổ, còn ta không có nơi tựa đầu”.

Bạn ơi hãy đến với Ngài

Tay không mà đến cho Ngài cầm tayTay kia Ngài sẽ cho đầy

Một cây Thập Giá kề vai sánh cùng.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 562: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 562/610

Truyện kể Giáo lý 562

723. TIẾNG ĐÀN THÚY KIỀU Nếu bạn đã đọc truyện Kiều, chắc bạn không thể quên

đoạn tả tiếng đàn của Thúy Kiều khi gẩy đàn cho Kim Trọngnghe lần đầu :

“Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới qua nửa với

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”Bản nhạc nào cũng phải có nhịp điệu, tiết tấu thay đổi :khi

trong khi đục, khi cao khi thấp, lúc khoan thai lúc dồn dập …

Chính những thay đổi nhịp điệu và cường độ ấy dưới ngón tay

Thúy Kiều kết hợp với ánh sáng của ngọn đèn dầu khi tỏ khi

mờ đã khiến “người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu”,

“khi tựa gối khi cúi đầu

Khi vò chính khúc khi châu đôi mày.”

Cuộc sống cũng giống như một bản nhạc, phải có nhanh

có chậm, có trầm có bổng, có vui có buồn,có khoan thai dồn

dập mới trở nên ý nhị đáng sống.Bạn có thấy nỗi chán chường

của Thúy Kiều giữa cảnh sống “cuộc vui suốt sáng, trận cười

thâu đêm ”không? Bạn có thấy nguồn gốc của những phong

trào hippi,bụi đời, những cuộc phản kháng có tính đập phá của

tuổi trẻ nhiều nơi trên thế giới, và từ mấy năm nay chúng ta

được biết là ở cả nước XHCN cũng không phải là không có ?

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 563: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 563/610

Truyện kể Giáo lý 563

Cuộc sống đơn điệu với mọi sự, như làm sẵn, dọn sẵn,khiến

cho tuổi trẻ cảm thấy năng lực của họ dư thừa, khát vọng của

họ như một cây kiểng để ở trong nhà không thể mọc cao hơntrần nhà, khiến cho họ bùng nổ, muốn đập phá cái sẵn có để

làm cái mới, muốn mạo hiểm không những bằng cuộc đời mình

mà bằng cuộc đời cả thế hệ,cả xã hội đương thời.Họ không

muốn an hưởng trong một cuộc sống đơn điệu .

Bạn hãy biết cảm tạ Chúa khi bạn có một cuộc sống vớinhịp điệu luôn thay đổi, có khi dồn dập khiến bạn không kịp

thở, có lúc lại thanh thản nhẹ nhàng như mây thu lờ lửng giữa

trời.Lúc nào bạn cũng cảm nhận được một thứ hạnh phúc giống

như nhịp điệu cung đàn .Nhưng bạn phải biết yêu biết trọng

từng giây phút của cuộc sống, hãy đón nhận từng giây phútsống như thể đó là giây phút bạn vào đời, mỗi ngày như là bạn

chỉ có giây phút này để sống trên đời .Lúc đó bạn sẽ có hạnh

 phút của vận động viên khi về tới đích cuộc đua, thở không ra

hơi nhưng niềm vui chan chứa;và bạn cũng nếm được niềm

 bình an của người mẹ đang ngồi đưa võng ru con .Bạn sẽ cảmnhiệm niềm vui của người nông dân sau một ngày gặt hái ngủ

trên đống lúa đầy sân hay niềm vui sướng của một người mẹ

ngồi nhìn đàn con mạnh khỏe ăn như “tằm ăn rỗi ”,mặc dù

 phảng phất nỗi lo “lấy đâu ra gạo cho chúng ăn”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 564: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 564/610

Truyện kể Giáo lý 564 

Cuộc sống lúc nào cũng có vui có buồn, có sướng có khổ

chỉ cần bạn biết nhìn ra và đón nhận.Bạn có biết “nghệ thuật ăn

cháo nóng”tổ tiên đã dạy : “công nợ trả dần,cháo húp vòngquanh”.Khi nào bạn về nông thôn được mời ăn cháo nóng mà

không có muỗng, chỉ có chiếc to đầy cháo nóng thơm phức,bạn

hãy nhớ lấy,lấy những ngón tay khéo léo để dưới vành đáy và

giữ miệng tô, rồi bình tĩnh xoay nhẹ và húp từng húp nhỏ

quanh miệng tô, bạn sẽ thưởng thức được vị ngon của tô cháonóng cùng với tiếng xì xụp vang lên như những nụ hôn đặt lên

tô cháo,cháo sẽ hôn lại trên môi bạn vi thơm nóng bỏng và làm

cho bạn phấn chấn trong lòng .Và bạn hãy cảm tạ Cha trên trời

giống như bạn cảm ơn người nông dân đãi bạn tô cháo nóng

thơm ngon làm bạn toát mồ hôi ướt trán, ướt áo.Bạn nhớ trong bữa Tiệc Ly có hai điều Chúa Giêsu nhấn

mạnh “của Ta” là “giới răn của Ta” và “bình an của Ta”.Bình

an của Chúa không phải như của thế gian, cốt ở sự yên ổn

không có gì xáo trộn, như giấc ngủ trẻ thơ.Bình an của Chúa

không phải là “yên ổn giữa mọi biến động” nhưng là “yên ổngiữa mọi biến động ”được diễn tả qua việc Chúa Giêsu nằm

ngủ trên thuyền trong lúc sống to gió lớn làm cho các Môn Đệ

hết hồn, hú vía.Chúa không trách các Môn Đệ đã ra sức chèo

chống, nhưng Chúa trách các ông vì thiếu lòng tin, vì hoảng

sợ .Bởi vậy khi cơn bão tố lớn nhất là cuộc khổ nạn sắp ập tới

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 565: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 565/610

Truyện kể Giáo lý 565

thì Người tuyên bố : “ Ta ban bình an cho các con, Ta không

 ban cho các con kiểu thế gian .Các con hãy an lòng đừng xao

xuyến lo sợ …”(Ga 14,27). Nền tảng của bình an ấy là lòng tin yêu phó thác vào Tình

Yêu thành tín của Thiên Chúa là Cha trên trời hằng yêu thương

săn sóc giữ gìn con cái mình và là Đấng mạnh hơn tất cả ( Ga

10,27-30;1 Ga 4,6).

724. TRUYỀN THÔNGTôi ghi nhận lại đây cho bạn một vài suy nghĩ về sự

truyền thông, cũng có thể hữu ích cho bạn .

Khi ta muốn truyền thông cho người khác một tâm tình,

một tư tưởng, một sự hiểu biết …thì ta phải biết rõ mình muốn

gì:muốn truyền thông hay muốn phô trương chính mình .Người

ta rất dễ rơi vào thái độ muốn phô trương sự hiểu biết của mình

hơn là làm cho người khác cảm nhận, tiếp thu được điều mình

muốn truyền đạt .Qua ngôn ngữ, hình ảnh, chú ý tới chính cái ta

muốn truyền đạt thôi.

Khi ta muốn truyền thông, thì ta phải nhắm giúp người

nghe tiếp nhận điều ta muốn truyền thông.Ví như đường dây

điện, như ống nước, dây điện càng ít giữ điện cho nó (điện

trở)thì càng dẫn tốt, ống nước càng rỗng thì nước càng chảy dễ

dàng .Ta bật ngọn đèn hay ta mở vòi nước thì ta chú ý đến ánh

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 566: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 566/610

Truyện kể Giáo lý 566 

sáng, đến nước chứ đâu có chú ý đến dây điện, ống nước .Khi

ta chú ý đến dây,ống nước tức là có gì trục trặc rồi .

Khi muốn truyền thông, ta phải chú ý dến trình độ và tâmtrạng người nghe để dùng ngôn ngữ, hình ảnh, cách diễn tả cho

thích hợp .Điều ta muốn truyền thông ta phải nắm thật vững,

 phải thấm trước đã.Tránh tất cả những gì làm người nghe chia

trí,rời xa điều ta muốn truyền thông để chú ý đến ta hoặc một

cái gì ngoài nội dung ấy.Ta phải tự xóa mình đi để người nghe ta trực diện với nội

dung ta muốn truyền đạt.Đó là lý do tại sao ta chỉ thấm thía một

điều gì sau khi người nói vắng mặt, vì ta không bị chia trí nữa.

 Nhưng trước hết, trên hết và trong tất cả phải có lòng yêu

mến tha thiết đối với người nghe và muốn cho người nghe đượcích lợi do những gì ta muốn truyền đạt.Bạn có thấy trong cuộc

sống “tiếng thì thầm của Tình yêu ” bao giờ cũng được nghe rõ

hơn cả,in sâu hơn cả và nhớ lâu hơn cả,cũng như tác động

mạnh hơn cả.Tiếng mẹ thủ thỉ thời thơ ấu đã in vào tâm hồn

 bạn bao nhiêu điều cho cả cuộc sống .Vợ chồng nói với nhau,anh em nói với nhau vẫn dễ hơn cả(cũng vì thế mà người ta hay

“lễ bà ”để “cậy nói với ông”…)

Tình yêu là máng thông tuyệt vời.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 567: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 567/610

Truyện kể Giáo lý 567 

725. TRUYỀN THÔNG II-ĐIỆN TRỞ Khoa học kỹ thuật ngày nay đã chế tạo được chất dẫn

điện với điện trở #0.Khi phát minh này được ứng dụng rộng rãithì lại thêm bao tiện nghi cho đời sống và lao động.

Tôi chợt nghĩ tới hình ảnh này khi tôi ghi cho bạn mấy

suy nghĩ trước về “truyền thông”.Tình yêu chính là môi trường

tuyệt đối cho sự truyền thông giữa người với người .Tình yêu

hướng tới vô cùng thì điện trở ->0.Lời mẹ cha âu yếm dạy bảo dặn dò bao giờ cũng in sâu

hơn tất cả.Thậm chí cha mẹ quở mắng mà xuất phát từ tình yêu

con cũng có tác động tốt như lời âu yếm.Nhưng lời quở mắng

chỉ vì tức giận, độc đoán thì chỉ làm cho đứa con thêm chai lì.

Cuộc khủng hoảng trong giáo dục hiện nay chủ yếu xuất

 phát từ bầu không khí thiếu tinh thương ở ngoài xã hội và ở học

đường, và có lẽ ở chính gia đình .Thầy cô làm “nghề dạy học”

chứ không phải là người giáo dục.Do cuộc sống khó khăn,đa số

thầy cô đến trường dạy cho hết tiết rồi về còn lo việc nhà,lo nồi

cơm.Lớp học do đó là nơi học trò đến dự cho hết giờ, thầy cô

dạy cho hết tiết,thiếu quan hệ của tình thầy trò .Tệ hại hơn nữa

là khi thầy cô cố tình “chừa lại”để bắt học trò phải dự giờ dạy

“ngoài giờ”mới hiểu kịp .Lớp học do đó không còn là một môi

trường truyền thông giáo dục, trong đó thầy cô yêu thương học

trò, muốn giúp học trò tiến bộ trong học vấn và nên người,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 568: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 568/610

Truyện kể Giáo lý 568

không chỉ bằng sự truyền đạt kiến thức mà bằng ảnh hưởng do

chính nhân cách của mình thông qua tình thầy trò, vừa thân mật

vừa tôn trọng lẫn nhau ;học trò thì yêu mến và kính trọng thầycô,không nỡ để thầy cô uổng công, phiền lòng, nhưng thật lòng

muốn tiếp nhận lời dạy dỗ bảo ban của thầy cô.

Bí quyết thứ nhất của sư phạm là tình thương .Cha mẹ,

thầy cô và tất cả những ai muốn giáo dục, hướng dẫn người

khác đều phải xuất phát từ tình thương và làm trong tìnhthương, với tình thương bằng tình thương.

Trong đời sống tông đồ phải có hai chữ “thì”.Trước hết

  phải có lòng mến mới làm cho ta đón nhận được Thiên

Chúa.Đó là thì thứ nhất và tiên quyết, bởi lẽ tông đồ là người

truyền thông tình yêu Thiên Chúa, nếu không có Chúa tronglòng mình thì làm sao truyền thông, lấy gì mà truyền thông.Chỉ

có tình yêu mến đưa ta vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa

Tình yêu, cho ta thấu hiểu chiều dài, rộng, cao, sâu của Trái

Tim Thiên Chúa.

Vào được trong trái tim Thiên Chúa rồi ta mới có thể đưangười khác vào, và ta chỉ có thể đưa vào bằng cách bày tỏ tình

yêu ấy trong cuộc sống của ta.Ta phải đón nhận mọi người như

Thiên Chúa đón nhận ta, phải để Thiên Chúa yêu họ qua ta

.Người ta chỉ biết yêu khi được yêu .Điều này rất hiển nhiên

:một đứa bé càng được yêu thương thì cang biết yêu thương

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 569: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 569/610

Truyện kể Giáo lý 569

người khác, trái lại đứa bé thiếu tình thương sẽ trở nên ích kỉ

độc ác.

Đó là lý do tại sao những vị thánh, những tâm hồn có lòngmến bừng cháy trong tim thì làm cho lửa ấy bừng lên trong

những ai tới gần .Lửa cháy lan, cây khô mà ở bên đống lửa

cũng khô đi và bén lửa.

Vậy thì bạn à,nếu tình thương là bí quyết thứ nhất của sư

 phạm thì nó là bí quyết duy nhất của đời tông đồ.Cứ để cho lửa ấy trong tim bạn

Cứ nuôi ngọn lửa bằng cả cuộc đời bạn

Và lửa sẽ bùng lên thiêu toàn thế giới

Lửa sẽ lan đi đốt hết loài người .

726. CHÚ BÉ JAOQUOUĐịnh viết cho bạn vài ý nghĩ về sự khiêm tốn của những

vì sao, nhưng khi cầm bút lên thì chú bé Jacquou lại hiện về

trong tâm trí.Thế là chú bé Jacquou sẽ trình diện bạn trước

nhé.Có nhiều điều đáng nói về chú bé đau khổ và kì diệu này.

Khi Jacquou chạy đến lò than để báo tin cho cha biết lính

đang lùng bắt cha,bao vây nhà…Martin đã ôm con vào

lòng,căn dặn con phải làm người, phải bảo vệ mẹ,phải thay mặt

cha trong gia đình …và tặng Jacquou con dao, chú bé 8 tuổi đã

nhận lời cha như một lời trăn trối .

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 570: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 570/610

Truyện kể Giáo lý 570

Rồi những ngày khốn khổ của hai mẹ con ở lò gạch đã đè

nặng lên tuổi thơ cậu bé, nhưng hình ảnh về người cha và lời

trăn trối đã làm cho chú bé lớn lên trước tuổi.Có những lúcJacquou không vượt qua nổi những yếu đuối và nhuts nhát của

tuổi thơ .Như cơn “nhõng nhẽo”đêm đầu tiên ở lò gạch, hay nỗi

hoảng sợ khi thơ thẩn một mình sáng hôm sau .Nhưng khi hồi

tỉnh,bao giờ Jacquou cũng tự thẹn và quyết sống như lời cha

dạy : “phải làm người lớn, con đã lớn rồi”.Lần đầu tiên cậu bé bẫy được hai con thỏ, niềm sung sướng và tự hào của cậu bé là

thấy mình đã học được nghề của cha,bằng đồ nghề của cha,có

thể giúp đỡ mẹ như cha mong muốn ..Và suốt đời Jacquou sẽ

hành động vì cha mà không bao giờ kiêu căng tự phụ,song mỗi

khi thành công, Jacquou chỉ thấy sung sướng vì đã đáp lời chacăn dặn.

Bạn biết không,điều tôi muốn cùng bạn suy nghĩ hôm nay

là ở chỗ đó .Bạn đã phó thác cho tình yêu của Cha để đem lại

ánh sáng và hơi ấm cho mọi người, thì bạn không có quyền và

cũng không nên chọn cho mình sự ẩn dật hay sự nổi bậc trướcmọi người .Bạn đã khước từ quyền định đoạt về mình, và để

Chúa sử dụng theo ý Chúa rồi mà,Ngọn đèn thắp lên đâu phải

để rồi lấy thùng úp lại, mà để đặt lên giá đèn, soi cho mọi người

 bước vào nhà .Con đường thơ ấu mà thánh vinh 131 diễn tả:

“Chúa ơi,lòng con không kiêu căng

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 571: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 571/610

Truyện kể Giáo lý 571

Mắt con không ngắm sao

Không đưa bước trên đường danh vọng

Không tìm kiếm những sự phi thườngKhông,con giữ lòng mình thanh tịnh, và lặng thinh

 Như trẻ thơ nép mình vào mẹ …”

Điều này không hề mâu thuẩn với cuộc sống hoạt động

mãnh liệt .Trái lại, chính là bí quyết của cuộc đời, hoạt động

mạnh liệt nhất cho vinh quang Chúa và lợi ích của anhem.Thánh Teresa d’Avila có thể được coi là một điển hình

.Khuynh hướng tự nhiên của Ngài là háo danh,háo thắng .Tuy

sống trong nhà kín mà lòng vẫn cứ đâu đâu.Đến lúc được ơn

Chúa thì Ngài là người chiêm niệm sâu sa nhất đồng thời cũng

là người hoạt động mạnh liệt nhất trong công cuộc cải tổ dòngCatminh.Ngài di chuyển liên miên, tiếp xúc với đủ mọi bậc

quyền quý đạo đời để lập các tu viện Cát minh mới, đồng thời

còn viết thư,viết sách để dạy dỗ các nữ tu .Nhưng trong tất cả

các nỗi tất bật, những cuộc tiếp xúc…lúc nào Ngài cũng vẫn

sống thật yên tĩnh và thinh lặng với Chúa .Những thành công tolớn lúc này không còn làm thỏa mãn tính hiếu thắng hiếu danh

nữa mà chỉ để làm vui lòng Cha trên trời và mọi nỗi vất vả

không còn nhằm thỏa mãn tính hiếu động nữa mà chỉ cốt đáp

lại TÌnh yêu Thiên Chúa . “Lòng nhiệt thành vì nhà Chúa thiêu

đốt con”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 572: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 572/610

Truyện kể Giáo lý 572

Trong cuộc sống, có những lúc bạn cảm thấy một thôi

thúc lui về ẩn dật .Có thể đó là Chúa muốn đưa bạn vào thanh

vắng để dạy dỗ bạn, cho bạn nghỉ ngơi với Ngài, như Ngài đãtừng dẫn các Môn Đệ đi nghỉ mát như vậy .Nhưng cũng có thể

đó là do sự mệt mỏi, chán chường hay một sự giận dỗi với

đời .Phải xem từng trường hợp thôi.Dựa trên nguồn gốc và hậu

quả sự thôi thúc ấy, nó từ đâu đến và đưa bạn tới đâu .Xem quả

 biết cây .nếu là do Chúa thôi thúc thì tâm hồn bạn được thanhthản và gần Chúa hơn.Nếu không do Chúa, tất sẽ làm bạn xáo

trộn, đưa bạn ra ngoài lòng mến Chúa yêu người .

Tôi cũng muốn nói với bạn về bí quyết giữ tâm hồn yên

tịnh, khiêm tốn trong những lúc làm việc tất bật cũng như khi

ẩn dật nghỉ ngơi,trong khi chói sáng như sao trời, cũng như lúc bị lãng quên như bụi đất.(Lc 17,7-10).

Bạn hãy ngắm sao trời long lanh

Khi rực lên chỉ lối soi đường

Lúc ẩn mình trong mây u tối

 Nhưng bao giờ sao cũng sángBởi vì toàn thân sao là khối lửa tinh nguyên

Dù bị chú bé hiểu lầm sao là đom đóm

Hay được người hoa tiêu dõi mắt nhìn theo

Sao vẫn cứ ở chỗ mình và vẫn cứ long lanh

Bởi vì tận đáy lòng sao là sao sáng

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 573: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 573/610

Truyện kể Giáo lý 573

Sao long lanh theo lệnh Đấng Tối Cao

Sao cứ đốt khối tinh vân trong bụng

Cho bừng lên muôn vạn ánh huy hoàngBởi vì tận đáy lòng sao vẫn là sao sáng

Sao long lanh ca tụng Đấng tạo thành

Sao sáng thế mà không hề kiêu ngào

Không hợm mình không lừa dối một ai

Bởi vì tận đáy lòng sao vẫn là sao sáng( Sir 40,9-10)

Bạn ơi,nếu tận đáy lòng bạn, lửa tin yêu bừng cháy, cả

cuộc đời bạn nộp hết cho Ngài, thì Ngài có thể đặt bạn làm sao

Bắc Đẩu hay lập lòe như một đốm hai đăng,hoặc cho bạn lăng

chìm trong cát bụi, lòng bạn vẫn cứ yên hàn.

727. NHỮNG KÌ DIỆU CỦA LỜITrong những khả năng liên lạc của con người, Lời là khả

năng lớn nhất và mạnh nhất, sâu nhất và rộng nhất, sắc bén nhất

và bao la nhất, kì diệu nhất mà cũng ghê ghớm nhất, đáng yêu

nhất mà cũng đáng sợ nhất.

Tất cả những tính chất ấy xoay quay hai chức năng của

Lời là diễn tả và truyền đạt hay “nói về ”và “nói với ”.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 574: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 574/610

Truyện kể Giáo lý 574 

I. LỜI NGƯỜI

1. LỜI NÓI VỀ

Lời đầu tiên em bé học được là những lời ngọt ngào nhất,êm đềm nhất diễn tả những người nâng niu em bé bằng tình yêu

:ba, má,bà…và những âm điệu dịu dàng của Tình yêu :ầu ơ…

những lời đơn sơ ấy diễn tả những con người, những thực tại

mà suốt đời sẽ là to lớn nhất, dịu dàng nhất,cần thiết nhất, gần

gũi nhất .Và cứ như thế qua lời mẹ ru, mẹ dạy, em bé mở rộngkhả năng tiếp nhận và diễn tả bằng lời :Những con người,

những sự vật,những thực tại bên ngoài dần dà được biến thành

lời để em bé sử dụng.Và quá trình ấy cứ tiếp tục cho suốt cuộc

đời .Nhà bác học thì thâu gồm cả vũ trụ bao la thành lời, phóng

những vật cực kì nhỏ bé thành lời để cho mọi người có thể bắtđược những gì mắt mình không thể thấy, tay mình không thể

đo.

Em bé không chỉ học diễn tả và tiếp nhận những thực tại

 bên ngoài bằng lời, mà còn học diễn tả chính nội tâm mình

 bằng lời .Bắt đầu từ những cảm giác và những nhu cầu:bú, đau,gãi,nóng, ngon…đến những tình cảm :thương ba,thương má,

thương nội…đến mức cao nhất là những văn hào, thi sĩ diễn tả

được những tình cảm sâu sa, phức tạp của con người như nỗi

lòng của người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc,nỗi lòng

người Chinh Phụ,của những nhân vật trong truyện Kiều …Và

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 575: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 575/610

Truyện kể Giáo lý 575

suốt lịch sử, người luôn say mê phát triển khả năng diễn tả bằng

lời :dân tộc nào,thời đại nào cũng yêu thích văn chương thi ca

là những trình độ diễn tả cao nhất bằng lời .Từ khi chưa biếtdùng chữ viết thì con người đã có văn chương và thi ca và ngày

nay với những kỹ thuật điện tử tân tiến nhất,con người vẫn cần

và càng quý văn chương và thi ca,vì không gì thay thế được lời

người trong lĩnh vực diễn tả .Các phương tiện điện ảnh, ghi âm

chỉ là những công cụ trợ lực cho lời người .LỜI “NÓI VỚI”

 Nếu chiều sâu chiều rộng của chức năng “nói về”là kì

diệu,thì chức năng “nói với “của lời còn mãnh liệt hơn vạn

lần.Từ lời ru của mẹ làm trẻ thơ đi vào giấc ngủ êm đềm, tới

những lời ru ngủ cả một dân tôc,một thế hệ .Từ lời mẹ gọi làmtrẻ thơ thức tỉnh tới lời làm thức tỉnh cả một dân tộc và những

lời xô đẩy cả một thế giới đi vào chém giết tương tàn, có vô số

cấp độ khác nhau trong sức truyền đạt của lời “nói với”:lời Kim

Trọng mà Kiều “lặng nghe lời nói như ru”,lời Kiều mà Kim

Trọng “được lời như cởi tấm lòng”;lời đường mật của Sở Khanh mà “nghe lời nàng đã sinh nghi”đến lời “đầu hàng” của

Kiều làm Tú Bà đắc thắng “được lời mụ mới tùy cơ”và những

lời “dạy nghề”của Tú Bà làm cho Kiều “những nghe nói đã

thẹn thùng”,những lời của Hoại Thư “bề ngoài thơn thớt nói

cười mà trong nham hiểm giết người không dao”làm cho Thúc

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 576: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 576/610

Truyện kể Giáo lý 576 

Sinh “hồn lạc phách xiêu”, “gan héo ruột đầy ”và Thúy Kiều

“một mình âm ỉ đêm chày.-đĩa dầu vơi,nước mắt đầy năm

canh”.Rồi lời của Kiều lúc đền ơn báo oán làm cho Thúc Sinh“mồ hôi chàng đã như mưa ướt dầm”và “Hoạn Thư hồn lạc

 phách xiêu”và lời của Hoạn Thư làm cho Kiều “khen cho thật

đã nên rằng –không ngoan rất mực,nói năng phải lời”…

“truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay ”.Lời của Từ Hải

“vội truyền sửa tiệc quân trung-muôn binh nghìn tướng hộiđồng tẩy oan –Thừa cơ trúc chẻ ngói tan –Binh uy từ đấy sấm

ra trong ngoài”;rồi lời của Hồ Tôn Hiến làm cho Kiều “lễ nhiều

nói ngọt, nghe lời dễ xiêu ”,và lời của Kiều “bàn ra nói vào”làm

cho Từ Hải “nghe lời nàng nói mặn mà –Thế công Từ mới trở 

ra thế hàng”để rồi cuối cùng Kiều phải ân hận đập đầu tự vẫn bên xác Từ Hải “bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này”…Tất cả

những tình tiết từ lâm ly bi đát đến cao cả hùng tráng của một

câu chuyện đều liên kết với nhau bằng lời và cuối cùng đều là

lời mà tác giả khiêm tốn tự phê: “Lời quê góp nhặt dong

dài,mua vui cũng được một vài trống canh”,thật sự thì nó chẳng phải chỉ để mua vui một vài trống canh mà đã làm cho bao thế

hệ não lòng vì câu chuyện vừa kính phục tài năng Nguyễn Du,

và làm cho tên tuổi nhà thơ trở thành bất diệt trong lịch sử văn

học của dân tộc.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 577: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 577/610

Truyện kể Giáo lý 577 

Trên đây là một ví dụ tập hợp rất nhiều mẫu tác động của

lời “nói với” .Thực ra lời nào cũng mang cả hai chức năng “nói

về ”và “nói với ”gây cho ta một “phản ứng”đối với nội dunghoặc đối với người nói, hay đối với cả hai.Ở mức độ cao nhất

của sự phối hiệp giữa hai chức năng này là lời của tình yêu .Vì

ở đây “nội dung ” và “người nói ”là một .Lời tỏ tình bộc lộ ý

hướng và toàn thể con người nói riêng đang nghiêng về toàn

thể con người được nói tới .Và ở đây đón nhận Lời là đón nhậnngười .Lời trở thành một hình thức hiện diện và thâm nhập của

người nói trong người đón nhận .Con người bằng xương bằng

thịt không thể nhập vào nhau, nhưng con người biến thành lời

thì thâm nhập được và ở lại mãi trong người tiếp nhận .Lời tỏ

tình được tiếp nhận sẽ lớn lên và trở thành lời thề thốt, lời thểthốt chân thật thâu tóm và điều khiển cả cuộc đời hai người :

“một lời đã trót thâm giao-dưới dày có đất,trên cao có trời, -dầu

rằng vâth đổi sao dời –tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh”.

Lời thề của tình yêu không chỉ ứng dụng cho hai người

nam nữ,mà con cho những đối tượng cao cả hơn nữa,như lờithề với tổ quốc của Trần Hưng Đạo : “không dẹp xong giặc

 Nguyên, không về đến khúc sông này nữa”.Lời thề ấy không

chỉ tác động đến một người mà đến cả một đoàn quân,cả một

dân tộc.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 578: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 578/610

Truyện kể Giáo lý 578

Chính vì lời là một hình thức hiện diện của người nói

trong người tiếp nhận, nên ta thường thấy lòng tưởng nhớ một

người được thâu gọn trong một lời nào đó của người ấy :cha mẹxa con thường nhớ lời cuối cùng của con, và ngược lại cũng thế

.Và khi lời ấy bày tỏ một ước nguyện thì nó tác động vô cùng

mãnh liệt .Ước nguyện của Kiều trước khi ra đi được cha ghi

nhận : “Lời con dặn lại một hai-dẫu mòn bia đá dám sai tất

lòng”.CÒn lời của Nguyễn Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi thì đãthay đổi cả cuộc đời Nguyễn Trãi, mở cho ông cả một chân

trời,và còn bao người khác đã vươn tới những tầm kích cao cả

nhờ một lời của người yêu, người bạn, người đồng chí.

Còn trong cuộc sống hằng ngày thì ta đều có kinh nghiệm

về sức tác động của lời .Lời đó thể gây dựng tình yêu hay hậnthù, có thể hàn gắn một tình yêu đang rạn nứt hay phá vỡ một

tình yêu đang tốt đẹp, lời có thể gây được những tình cảm tốt

đẹp nhất, mà cũng có thể gây nên những tình cảm xấu xa

nhất .Vì thế mà chúng ta có câu tục ngữ: “Lưỡi không xương

trăm đường lắt léo ”,còn nhà thơ nổi tiếng của Hi-lạp là Ê -dốpđã diễn tả câu chuyện món ngon nhất và món dở nhất : Ê-dốp là

một người trí thức bị bắt làm nô lệ, chủ bảo ông ra chợ mua

miếng thịt ngon nhất .Ông mua cái lưỡi đem về làm món

ăn.Hôm sau chủ bảo đi mua miếng thịt dở nhất,ông cũng mua

cái lưỡi …Chủ hỏi tại sao miếng ngon nhất cũng là cái lưỡi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 579: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 579/610

Truyện kể Giáo lý 579

miếng dở nhất cũng là cái lưỡi.Ông trả lời : “Vì cái lưỡi xuất

 phát những điều tốt nhất, và cũng từ cái lưỡi xuất phát những

điều tồi nhất…”Thánh Tông đồ Gia-cô-bê thì dành một đoạndài trong bức thư của Ngài để nói về cái lưỡi, ví như cái bánh

lái của một con tàu, tuy nhỏ mà điều khiển cả con tàu theo ý

muốn người lái tàu, như tia lửa có thể làm bốc chảy cả một khu

rừng …Loài vật nào con người cũng thuần hóa được, nhưng

chưa người nào thuần hóa được cái lưỡi .Tất nhiên ở đây cáilưỡi là tiêu chuẩn của Lời

Trước khi kết thúc phần này ta có thể ghi nhận một điều

về sức sáng tạo của Lời .Với chức năng “nói về” Lời có thể tạo

nên những phong cảnh, những nhân vật, những câu chuyện

trong trí người đọc. Còn với chức năng “nói với”thì sức sángtạo của Lời thật kinh khủng, cả tích cực lẫn tiêu cực.Lời có thể

tạo nên những tâm tình tốt đẹp, những cuộc đời, những con

người, cả một xã hội, cả một thế giới, ngược lại Lời cũng có thể

 phá hủy tất cả, những tình cảm, những cuộc đời, những con

người, cả một xã hội, cả một thế giới.Điều này ngày nay chúngta thấy được rõ hơn với nguy cơ chiến tranh hạt nhận: một lời

của người có lệnh dùng vũ khí hạt nhân là cả hành tinh thành

tro bụi .

Chính cái sức mạnh vô hình kì diệu của lời người là một

sự tham dự vào quyền năng tạo dựng siêu vượt của Thiên Chúa,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 580: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 580/610

Truyện kể Giáo lý 580

nên Thiên Chúa cũng đã dùng lời người để nói với con người

và cho con người được dùng lời diển tả Thiên Chúa và nói với

Thiên Chúa .Lời Thiên Chúa cũng có hai chức năng:“nói về”và“nói với” .Lời Thiên Chúa “nói về”Thiên Chúa là mặc khải,

“nói với” của lời Thiên Chúa là lời tình yêu mời gọi và dẫn đưa

con người vào tận cõi sâu thẳm nhất củ Thiên Chúa là thông dự

chính cuộc sống mật thiết của Ba Ngôi Thiên Chúa.

II. LỜI CHÚALỜI NÓI VỀ

Lời người là khả năng của trí tuệ con người thâu bắt ngoại

vật và nội tâm vào một hình thức riêng để giữ lấy và có thể diễn

đạt, truyền thông cho người khác mà vẫn giữ được tính “vô

hình”của trí tuệ .Chính vì thế mà ý niệm Lời đã được dùng đểdiễn tả cách hành động của Thiên Chúa đối với ngoại vật:Lời

tạo dựng .Ngoài Thiên Chúa không có gì hết, cái gì có đều do

quyền năng Thiên Chúa tạo dựng .Thiên Chúa hành động bằng

lời tạo dựng, nghĩa là Thiên Chúa phát biểu ý tưởng và ý muốn

của Ngài khiến cho những gì Ngài muốn trở thành thực tại.Chúng ta nhìn sự vật đang có mà gọi tên nó, còn Thiên Chúa

gọi tên mà làm cho nó có : “Chúa gọi tên các vì sao và chúng

liền thưa “có mặt””.Chương đầu sách Khải Nguyên đã vận

dụng ý niệm lời tạo dựng này để nói về quyền năng của Thiên

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 581: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 581/610

Truyện kể Giáo lý 581

Chúa làm cho muôn loài xuật hiện, theo công thức:Chúa

 phán :hãy có…tức thì…xuật hiện.

Trong Phúc âm, lời tạo dựng cũng được dùng để diển tảquyền năng của Chúa Giêsu trong câu chuyện viên đại đội

trưởng đến xin Chúa chữa bệnh cho người đầy tớ.Ông đi từ

quyền năng giới hạn của ông khi ra lệnh cho tôi tớ, lính tráng

dưới quyền: “tôi bảo người này đi là nó đi, bảo người kia lại thì

nó lại”.Và ông thưa với Chúa Giêsu: “Ngài cũng chỉ cần phánmột lời thì đầy tớ của tôi lành bệnh ngay”.Đó cũng là một hình

thức lời tạo dựng :tái tạo sức khỏe.

 Nhưng Thiên Chúa cũng nói về chính mình nữa.Lời tạo

dựng làm cho vạn vật xuất hiện ngoài Thiên Chúa, còn lời

Thiên Chúa nói về chính mình là “hình ảnh hoàn hảo của ThiênChúa ”.Thánh Gioan đã vận dụng ý niệm lời để nói về Con

Thiên Chúa như thế.Lời tự diển tả của Thiên Chúa chính là Con

Thiên Chúa . “Từ nguyên thủy đã có Lời .Lời vẫn ở nơi Thiên

Chúa và Lời là Thiên Chúa ”.Vì thế ta quen gọi là Ngôi Lời,

tức Ngôi Thứ Hai.Ngôi Con trong mầu nhiệm Thiên Chúa bangôi :Cha, Con và Thánh Thần.Lời chúng ta nói về mình không

 bao giờ diễn tả hết chính mình .Còn Lời Thiên Chúa nói về

mình thì diễn tả trọn vẹn Thiên Chúa, nên Thánh Phao lô nói

Con Thiên Chúa là “hình ảnh hoàn hảo của Thiên Chúa ”,Lời

chúng ta nói về mình chỉ tồn tại trong trí nhớ của chúng ta, còn

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 582: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 582/610

Truyện kể Giáo lý 582

Lời Thiên Chúa nói về mình thì tồn tại như một ngôi vị, một

chủ thể đối thoại với Cha .Câu “lời vẫn ở nơi Thiên Chúa”trong

lời mở đầu Phúc Âmtheo thánh Gioan cũng có nghĩa là “Lờivẫn hướng về Thiên Chúa ”.Đồng thời Lời này cũng “đồng bản

tính với Cha”: “lời là Thiên Chúa ”.Khi Chúa Giêsu tuyên bố :

“Ta và Cha là một ”chính là nói về tư cách của Ngài là Thiên

Chúa,đồng bản tính với Đức Chúa Cha, còn với tư cách là Con

hằng ở trong lòng Cha và hướng về Cha khi Ngài nói : “Chalớn hơn Ta”.Vì thế Ngài là đấng thừa kế mọi sự của Thiên

Chúa : “mọi sự của Cha là của con”.

Lời Thiên Chúa nói về chính mình diễn tả hết Thiên Chúa

và mọi sự tư tưởng của Thiên Chúa, nên tất cả mọi vật được tạo

thành thì trước hết đã được chất chứa trong lời Thiên Chúa nóivề mình.Vì thế thánh Gioan viết : “nhờ Người muôn vậy đã

được tạo thành,và không có người thì chẳng có gì được tạo

thành”(Ga 1,3).Thư Hip-ri cũng nói tương tự : “Vào những

ngày này là những ngày sau hết, Thiên Chúa nói với ta nơi một

người con mà Ngài đã đặt làm Đấng thừa kế mọi sự và nhờ  Người Con ấy, Ngài đã tạo thành vũ trụ .Ngài là phản ảnh vinh

quang Thiên Chúa và là hình ảnh chân thật của Thiên Chúa,

 Người nâng đỡ vũ hoàn bằng lời quyền năng của Người ”(1,2-

3).Như thế thì Con Thiên Chúa vừa là Lời Thiên Chúa nói về

mình,vừa là Lời Tạo dựng vừa là Lời Thiên Chúa nói với chúng

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 583: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 583/610

Truyện kể Giáo lý 583

ta.Điều này cũng cho ta hiểu tại sao kế hoạch của Thiên Chúa

là “thâu gồm mọi sự về một đầu mối là Đức Giêsu-Ki tô”(Ep1,

10),và sứ mạng của Đức Giêsu là đem mọi sự đặt dưới chânCha “để Thiên Chúa nên tất cả trong mọi sự “(1 Cr 

16,28):Cũng như Con do Cha sinh ra cũng hướng về Cha ;cũng

như “Con ở trong Cha và Cha ỏ trong con”thì mọi sự được trao

cho Con cũng phải ở trong Cha và Cha ở trong tất cả.Cái làm

cho thọ tạo xa Thiên Chúa là tội lỗi và sự chết, nên Chúa GiêsuCon Thiên Chúa đến tiêu diệt tội lỗi và sự chết . “Kẻ thù cuối

cùng bị tiêu diệt là cái chết ”(1 Cr 15,26).

728. LỜI THIÊN CHÚA NÓI VỚI CHÚNG TALời tạo dựng cũng là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, vì

vạn vật phơi bày trước mặt chúng ta là thành quả của lời tạo

dựng, là phản ảnh sự phong phú vô cùng của Thiên

Chúa.Nhưng Thiên Chúa muốn gần chúng ta hơn nữa,Ngài nói

với chúng ta bằng lời Ngài:“Xưa kia Thiên Chúa nói với cha

ông chúng ta nhiều lần nhiều cách qua các ngôn sứ, nhưng vào

những ngày này là nhưgx ngày sau hết, Thiên Chúa nói với

chúng ta nơi một Người Con…”(Hipri 1,1-2).Sự kì diệu của

Thiên Chúa là ở chỗ đó :Ngài dùng những con người để nói với

con người và lời những con người trung gian ấy là lời của

Thiên Chúa .Và cuối cùng, Ngài cho Con Một yêu dấu của

 Ngài, Lời tuyệt hảo NGười tự phát biểu chính mình, đến làm

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 584: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 584/610

Truyện kể Giáo lý 584 

người ở giữa chúng ta để nói với chúng ta: “Lời các anh em

nghe không phải là Lời của Ta,nhưng là lời của Cha, đấng đã

sai Ta.”(Ga 14,24).Lời Thiên Chúa nói qua các ngôn sứ là côngtrình của Thánh Thần : “Người đã dùng các tiên tri mà phán

dạy”và Lời Thiên Chúa nói trong Người Con của Ngài cũng là

công trình của Thánh Thần, do đó chỉ có Thánh Thần mới làm

cho các Môn Đệ nhớ lại và hiểu thấu những lời ấy.

Lời Thiên Chúa nói với chúng ta qua các ngôn sứ và trong Người Con là lời bộc lộ kế hoạch và tâm tình của Thiên Chúa

đối với chúng ta, là Lời Thiên Chúa giãi bày Tình Thương của

 Ngài đối với chúng ta và mời gọi chúng ta đón nhận Ngài.Lời

Chúa bộc lộ cho ta cõi sâu thẳm nhất của Thiên Chúa và đưa

chúng ta vào tận đáy lòng Thiên Chúa,cho ta được thông phầnvào chính cuộc sống mật thiết giữa Cha, Con va Thánh Thần

( 1Ga 1,1-3).Chính Thánh Thần xuất phát từ Cha và Con đưa ta

vào trong lòng Cha cùng với Con để chúng ta cũng được làm

con Thiên Chúa .Lời cuối cùng Thiên Chúa nói với chúng ta là

chính lời Thiên Chúa tự phát biểu, là “phản ảnh vinh quang vàlà hình ảnh chân thật của Ngài!”vì thế mà Chúa Giêsu tuyên

 bố : “Ta là Đường, là Sự thật và là Sự sống”và “Ai thấy Ta là

thấy Chúa Cha rồi ”(Ga 14,5-10).Người vừa là đường đi, vừa là

sự thật, nên không phải đi hết con đường mới gặp được Cha,

mà đến với Ngài là đến với Cha, gặp Ngài là gặp được Cha rồi,

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 585: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 585/610

Truyện kể Giáo lý 585

vì “Ta ở trong Cha Ta và Cha Ta ở trong ta”,và như thế là đã

được sự sống đời đời rồi, vì “sự sống đời đời là biết Cha là

Thiên Chúa thật, duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha đã saiđến”(17,3).

Trong Ga 14-17,ta thấy vai trò của Lời Chúa là đưa ta vào

sự thông hiệp cuối cùng của Cha và Con .Ta hãy đọc lại 4

chương này và để ý tới 2 chữ “Lời ”và “lệnh truyền”,nếu ta

dịch lệnh truyền là “Lời Cha truyền ”hoặc “Lời Thầy truyền”thì dễ theo hơn :vì lệnh truyền thực ra cũng là lời vậy .

Sau khi khẳng định : “Lời Thầy trao cho các con, Thầykhông tự mình mà nói, nhưng Cha ở trong Thầy thực hiện cácLời dạy của Ngài”(14,10).Chúa Giêsu nói: “Nếu các con yêumến Thầy thì hãy tuân giữ lời Thầy truyền ”và “Thầy sẽ xin

Cha và Ngài sẽ ban cho các con Đấng phù trợ khác để ở với cáccon mãi mãi,là Thánh Thần của Sự Thật …Ngài ở với các convà ở trong các con”(14,15-17).Kết quả đầu tiên của việc đónnhận lời Chúa là được Thánh Thần . “Thánh Thần sẽ dạy chúngcon tất cả”(14,26), “sẽ đưa chúng con vào tất cả sựthật”(16,13).Chính vì thế mà “ngày ấy các con sẽ biết rằngThầy ở trong Cha Thầy và các con ở trong Thầy và Thầy ở 

trong các con .Ai có Lời Thầy truyền và tuân giữ lời ấy làngười yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầyyêu mến .Cả Thầy cũng yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình chongười ấy “(14,20-21).Đón nhận và tuân giữ Lời Chúa là đi vàocuộc đối thoại của Tình Yêu, và trong cuộc đối thoại tình yêu,và trong cuộc đối thoại tình yêu thì càng được vào sâu hơn

trong lòng Thiên Chúa .Bởi vậy Chúa Giêsu nói thêm : “Bất cứ

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 586: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 586/610

Truyện kể Giáo lý 586 

ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mếnngười ấy và chúng ta sẽ đến và ở lại trong ngườiấy”(14,23).Thế là Lời Chúa không chỉ cho ta biết về ThiênChúa, mà cho ta biết Thiên Chúa, nghĩa là đưa ta vào sự hiệpthông mật thiết với Thiên Chúa, nhờ tác động của ThánhThần .Chính đức Giêsu đã chứng thực tình yêu của Ngài đốivới Cha bằng cách làm theo lời Cha truyền : “Thầy hành độngnhư thể để cho thế gian nhận biết rằng Thầy yêu mến Cha vàlàm theo đúng lời Cha truyền ”(14,31).Chúa Giêsu vẫn lấy quan

hệ giữa Ngài với Cha làm kiểu mẫu cho chúng ta về quan hệgiữa ta với Ngài và với Cha, vì chúng ta chỉ được ở trong Chatheo mức độ chúng ta ở trong Chúa Giêsu .Điểm này sẽ đượctriển khai nhiều hơn ở chương 15.

Chương 15 nói nhiều hơn về vai trò của Lời Chúa Giêsutrong quá trình đưa chúng ta vào trong Chúa Giêsu và làm chochúng ta được thông hiệp trọn vẹn với Ngài, tiếp nhận sức sống

của Ngài.Chúa Giêsu đã lấy ví dụ về cây nho, cành nho để nóivề quan hệ giữa Ngài với các Môn Đệ .Cành nho sinh trái thìđược tỉa sạch để sinh trái nhiều hơn .Các Môn Đệ là nhữngcành được tỉa sach nhờ lời Đức Giêsu nói với họ(15,2-3).Vấnđề quan trong là cành phải liền với cây thì mới sinh trái được.Làm sao Môn Đệ ở liền với Chúa Giêsu như cành liền cây?Chúa Giêsu cho biết bí quyết : “các con sẽ ở lại trong tình yêucủa Thầy nếu các con tuân giữ lời Thầy truyền cũng như Thầyđã giữ lời Cha Thầy truyền và ở lại trong Tình yêu của Ngài”(15,10).Tuân giữ lời Chúa thì được hiệp thông với Chúavà được ở lại trong Chúa, được trở nên bạn hữu của Chúa :“Các con là bạn hữu của Thầy nếu các con làm theo lời Thầytruyền …”Thầy gọi các con là bạn hữu vì Thầy đã cho các con

 biết mọi sự Thầy đã nghe được nơi Cha Thầy”(15,10-15).

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 587: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 587/610

Truyện kể Giáo lý 587 

Ở chương 17,Chúa Giêsu xác nhận các Môn Đệ là nhữngngười đã đón nhận lời của Cha do Ngài nói lại (17,6-8).Vàchính vì thế mà thế gian ghét Môn Đệ của Ngài (17,14).Ngay ở chương 14.Chú Giêsu đã nói : “Ai yêu mến Thầy thì tuân giữlời Thầy …Ai không yêu mến Thầy thì không tuân giữ lời thầy”(14,23-24).Thế là lời Chúa trở thành mốc phân chia loài ngườivà là tiêu chuẩn xác định ai thuộc về Chúa .Điều này đưa ta trở lại điều Chúa Giêsu phán : “Không phải cứ gọi ta “Lạy Chúa,lạy Chúa ” là được vào nước trời,mà chỉ ai làm theo ý Cha Ta,

Đấng ngự trên trời, mới được vào”và “sao các ngươi cứ goi Ta“Lạy Chúa, lạy Chúa ”mà không làm theo Lời Ta”( Lc6,46).Cũng vì thế mà Chúa Giêsu phán : “ Mẹ Ta, anh em Ta lànhững ai nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa ”,và kShi có người phụ nữ ca ngợi hạnh phúc của người được cưu mang và nuôidưỡng Chúa Giêsu, thì Người bảo: “Ai nghe và giữ lời ThiênChúa thì có phúc hơn”(Lc 11,27-28).Bởi vì nghe và giữ lời

Thiên Chúa thì được cả Ba Ngôi Chúa ngự trong lòng mình vàđược sống dồi dào.

  Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 588: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 588/610

Truyện kể Giáo lý 588

MỤC LỤC

LỜI NGỎ ........................................................................... 1KINH THÁNH .................................................................... 31. LỄ THÁNH MATTHÊÔ .................................................. 42. NGƯỜI THƯƠNG MẠI VÀ MỘT NGƯỜI KINHDOANH ..............................................................................63. TẶNG VẬT QUÝ BÁU ................................................... 64. KHÔNG THỂ ĐƯỢC .....................................................75. CON NGƯỜI CÓ THỂ SÁNG TẠO SỰ SỐNG ............7

6. LÀM GÌ SUỐT NGÀY .................................................... 77. QUYỂN SÁCH DIỆU KÌ................................................ 88. DỊP MAY TRỞ LẠI........................................................ 89. VĂN CHƯƠNG TRONG KINH THÁNH ........................810. VÀI SỰ KIỆN TÒ MÒ VỀ KINH THÁNH .....................911. KHÔNG LẠC HẬU .....................................................1012. TIẾNG KÊU TRONG SA MẠC ..................................1113. HẢI ĐĂNG TRONG SA MẠC ....................................11

14. CHÚA LÀ MẶT TRỜI................................................ 1115. CÁI CHẾT CỦA THÁNH BIỂN ĐỨC .........................1216. THÁNH ANTÔN VÀ MỘT BỨC THƯ CỦA HOÀNG

 ĐẾ ....................................................................................1217. NGƯỜI TIN LÀNH VÀ KINH THÁNH .......................13THÁNH LỄ .......................................................................1418. NGẠO MẠN ...............................................................15

19. THÁNH LỄ TRONG TÙ .............................................1520. VUA CŨNG PHẢI ĐỢI.............................................. 1621. CÂU TRẢ LỜI THÚ VỊ............................................... 1622. ƠN THÁNH TRONG THÁNH LỄ .............................. 1623. THIẾT THA DÂNG LỄ ...............................................1724. THÁNH PASCHAL BABYLON VÀ THÁNH LỄ .........1725. GƯƠNG SÁNG THÚC ĐẨY ..................................... 1826. HỒNG ÂN CÓ ĐƯỢC ...............................................19

27. RỬA TAY CẦU NGUYỆN ......................................... 19

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 589: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 589/610

Truyện kể Giáo lý 589

28. NIỀM TIN VÀO ĐỨC MẸ .......................................... 2029. LÒNG MẾN LINH MỤC .............................................2030. “THÁNH LỄ” CỦA BEETHOVEN ............................. 21

31. KẺ CÓ TỘI RUN SỢ .................................................2232. BÌNH AN TRONG TÂM HỒN ....................................2233. SỰ SO SÁNH THÚ VỊ...............................................2334. THI HÀO GOETHE VÀ LINH MỤC ........................... 2335. NGƯỜI GIÚP VIỆC NHÀ XỨ ................................... 2336. HIỆN DIỆN HỮU HÌNH .............................................2437. THÁNH PHÊ RÔ THÀNH ALCANTARA ...................2538. TỰ DO THỜ PHƯỢNG ............................................ 2539. THOÁT CHẾT NHỜ DỰ LỄ ......................................2640. KHÔNG QUÊN GIÚP LỄ .......................................... 2741. KỈ LỤC HIẾM CÓ ...................................................... 2742. NGÀY CHÚA NHẬT .................................................. 2843. VỊ THÁNH VÔ DANH ................................................ 2844. CHỮA THÓI QUEN ĐI LỄ TRỄ ................................ 2945. SỨC KHỎE XÁC HỒN ..............................................29

THÁNH THỂ ....................................................................3046. TẠ ƠN CHÚA VÌ CÓ LINH MỤC .............................. 3147. CHÚA LÀ ÁNH SÁNG TRẦN GIAN .......................... 3148. TRỞ LẠI ĐẠO NHỜ PHÉP THÁNH THỂ .................3249. BỊ PHẠT VÌ BẤT KÍNH .............................................. 3250. CHÚA KHIÊM HẠ NHƯỜNG BAO ........................... 3351. THÁNH PHANXICÔ VÀ CHÚA .................................3352. RƯỢU, BÁNH: LÒNG CAN ĐẢM, NHIỆT THÀNH.. 34

53. SỨC MẠNH RƯỚC LỄ .............................................3454. BIẾN ĐỔI TRONG CHÚA ......................................... 3455. BÌNH THÁNH LỚN NHẤT .........................................3556. KÍNH TRỌNG BÌNH THÁNH .....................................3557. CAN ĐẢM TRONG BÁCH HẠI NHỜ RƯỚC LỄ ......3658. HOA TRÁI CỦA RƯỚC LỄ .......................................3659. GIA ĐÌNH VÀ SỰ RƯỚC LỄ .................................... 36

60. LUCY VÀ CHÚA HÀI ĐỒNG .....................................37

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 590: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 590/610

Truyện kể Giáo lý 590

61. HẠNH PHÚC RƯỚC CHÚA ..................................... 3862. THÁNH TÊ-RÊ-XA VÀ VIỆC RƯỚC CHÚA .............3863. THÁNH GEMMA GALGANI VÀ MẸ NGÀI................39

64. BERNADETTE VÀ ĐỨC VÂNG LỜI........................3965. GIÁ TRỊ BỨC HỌA ................................................... 3966. CHÚA HIỆN DIỆN HỮU HÌNH ..................................4067. NGƯỜI MẸ VÀ SỰ HY SINH ................................... 4168. PHƯƠNG THẾ TRÁNH TỘI LỖI.............................. 4169. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒN .................................... 4170. TẠ ƠN SAU THÁNH LỄ ............................................4271. THÁNH HLÊRÔNIMÔ RƯỚC LỄ ............................. 4272. TRONG TRẠNH HUỐNG CUỘC ĐỜI......................4373. THỐNG KÊ RƯỚC LỄ ..............................................4374. MIỆNG ĐỂ LÀM GÌ? ................................................. 4475. HẠNH PHÚC SAN SẺ ...............................................4476. NHỚ LẠI KỈ NIỆM BAN ĐẦU .................................... 4477. BÉ NILLIE CỦA CHÚA ..............................................4578. RỬA TỘI ĐỂ RƯỚC LỄ ........................................... 46

79. NAPOLEON DẠY GIÁO LÝ ...................................... 4680. GẦN BÊN CHÚA .......................................................4781. TẶNG VẬT QUÝ BÁU ............................................... 4782. KHÔNG ĐƯỢC NGĂN AI RƯỚC CHÚA .................4883. TẠI SAO SIÊNG RƯỚC LỄ ......................................4884. Ý NGHĨA SỰ RƯỚC LỄ ........................................... 4985. YÊU CHÚA THẾ NÀO ...............................................4986. ĐẾN LẦN XƯNG TỘI................................................50

87. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG .......................................5088. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG CÁCH NÀO ...................5089. ƯỚC AO RƯỚC CHÚA ............................................5190. CHÚA NGỰ TRONG HÌNH BÁNH ............................5191. RƯỚC LỄ KHÔNG NÊN ...........................................5292. BÁNH NUÔI SỐNG ...................................................5293. TỘI PHẠM SỰ THÁNH .............................................52

94. NEWMAN TRỞ LẠI ĐẠO ..........................................53

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 591: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 591/610

Truyện kể Giáo lý 591

95. XỨNG VÀ BẤT XỨNG ..............................................5496. ĐỂ GẶP CHÚA ..........................................................5497. GIỜ THÁNH VÀ ƠN KÊU GỌI................................. 55

98. NỖI HAM MUỐN THỜ PHƯỢNG ............................ 5599. VUA CÁC VUA ..........................................................55100. CON THUYỀN HỘI THÁNH ....................................56101. CON THỜ LẠY MÌNH THÁNH CHÚA ....................57102. CÙNG NHÀ VỚI CHÚA .......................................... 57103. GƯƠNG SÁNG TÁC ĐỘNG ...................................58104. ĐAU KHỔ VÌ DANH CHÚA .....................................58105. CHÚA CÓ KHÓ NGHÈO ĐẾN THẾ ........................59106. KÍNH CẨN TRONG NHÀ THỜ ............................... 60107. THÁNH ALÊXÙ ....................................................... 60108. NGÀI SỐNG Ở ĐÂY ............................................... 61109. NGƯỜI NỮ TU KHÔN NGOAN ............................. 61110. MƯỜI LĂM PHÚT LÀ GÌ? .......................................61111. MÌNH THÁNH NGUYÊN VẸN .................................62112. NGÃ MŨ CHÀO .......................................................62

113. ĐƯỢC THƯỞNG NHỜ TÔN KÍNH ........................63114. CHÚA CHO TOẠI NGUYỆN ................................... 64115. THUYỀN TRƯỞNG KÌ DIỆU ..................................64116. VUA LÀ ĐỨC KITÔ .................................................65117. MẸ CON RƯỚC LỄ ................................................ 65118. CHÚA YÊU CON .....................................................66119. HY SINH VÌ THÁNH THỂ ........................................67120. CHÚA LÀ MẶT TRỜI.............................................. 68

121. NGƯỜI HIỆP SĨ DŨNG CẢM ................................. 68122. SỰ CHẾT HẠNH PHÚC ..........................................69123. TÌM NGƯỜI CỐ VẤN ..............................................69124. NGỌN ĐÈN CHẦU ..................................................69125. CON CÓ DƯỚI CHÂN CHỦ ...................................70126. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚA ................................. 70127. HỒNG ÂN QUÝ GIÁ ............................................... 71

128. XIN Ý CHÚA ............................................................71

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 592: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 592/610

Truyện kể Giáo lý 592

129. AI QUAN TRỌNG HƠN .......................................... 71130. VIỆC NHỎ TÁC DỤNG LỚN .................................. 72131. CHÚA TRẢ CÔNG CHO KẺ THỜ NGÀI................72

132. BỮA TIỆC LY ..........................................................73133. THÁI ĐỘ KHI VIẾNG CHÚA ................................... 74134. LẠNH ĐÔI CHÂN .................................................... 74134. SUỐI NGUỒN AN BÌNH ......................................... 75135. NGƯỜI TÌNH CỦA PHÉP THÁNH THỂ .................75136. CÁC THÁNH VIẾNG CHÚA ....................................75137. ƠN TRỞ LẠI........................................................... 76138. DONBOSSCO MẾN CHÚA .....................................77139. NGƯỜI PHỤ TRÁCH PHÒNG THÁNH ..................77140. VIẾNG CHÚA TRÊN HẾT .......................................78141. NGẮN NGỦI NHỮNG LẦN THĂM CHÚA ..............79CÁC BÍ TÍCH ................................................................... 80142. CUỘC ĐỜI THẰNG BÉ “SÚC SINH” :....................81143. ĐÂP CỔ KÍNH RA TÌM LẤY BÓNG ........................87XẾP TÀN Y LẠI ĐỂ DÀNH HƠI...................................... 87

144. LÒNG MẾN LINH MỤC ...........................................92145. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚA ................................. 92CẦU NGUYỆN ................................................................ 94146. CẦU NGUYỆN ........................................................ 95147. GẶP GỠ CHÚA .......................................................97148. EM BÉ CẦU NGUYỆN ............................................99149. LỜI CẦU ĐƯỢC ĐÁP TRẢ .................................... 99150. SỐNG ĐÚNG LỜI CẦU ........................................ 100

151. BẢY LỜI NGUYỆN ................................................ 100152. CẦU NGUYỆN KHÔNG NGỪNG .........................100153. TIN LỜI MÌNH XIN ................................................101154. CHÚA MẶC KHẢI CHO ......................................... 102155. CẦU NGUYỆN BIẾN ĐỔI TÍNH TÌNH ..................102156. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒN ................................ 103157. HIỆN DIỆN HỮU HÌNH .........................................103

158. CÓ NGƯỜI KHÁC NGHĨ ĐẾN TÔI......................104

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 593: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 593/610

Truyện kể Giáo lý 593

159. KHÔNG CÓ GÌ Ở GIỮA ....................................... 104160. HỌ ĐÃ NÓI GÌ? .....................................................105161. MỘT NGƯỜI BỈ.................................................... 105

163. TÌM GẶP CHÚA .................................................... 109164. CẦN CẦU NGUYỆN ..............................................114165. TỪ ĐỐI DIỆN ĐẾN HIỆP NHẤT ...........................115166. LỬA VÀ ÁNH SÁNG .............................................118167. Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA CẦU NGUYỆN TRONG

 ĐỜI SỐNG TÍN HỮU .................................................... 121168. CẦU NGUYỆN LÀ LẮNG NGHE ..........................133169. TRỞ VỀ VỚI CHÚA ..............................................134170. HẠNH PHÚC ÍCH KỶ ............................................135171. GIÂY PHÚT THINH LẶNG .................................... 137172. SUY NIỆM THÁNH VỊNH 121 ...............................138174. HIỆU NĂNG CỦA LỜI CẦU NGUYỆN .................140175. 16 NĂM CẦU NGUYỆN KIÊN TRÌ........................141176. CẢM TẠ THIÊN CHÚA ..........................................143177. ƠN GỌI CHO CẢ MỘT GIA ĐÌNH ........................144

ƠN GỌI......................................................................... 146178. PHỤC VỤ .............................................................. 147179. ƠN GỌI.................................................................149180. THÍCH CA VÀO THỦ ĐÔ ...................................... 151181. TƯ TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG ............................. 153182. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒN ................................ 155183. NGƯỜI MẸ VÀ SỰ HY SINH ............................... 156184. TIẾN LÊN .............................................................. 156

185. CŨNG MỘT TRỜI ĐÓ .......................................... 156186. VOLTAIRE NGẠO MẠN ........................................157187. SỰ CHẾT HẠNH PHÚC ....................................... 157188.MỘT SỰ NGHỊCH LÝ(Lc 14,25-33) ......................157189. ĐÔI MẮT NGƯỜI NGHÈO-ĐÔI MẮT NGƯỜI YÊU ....................................................................................... 160190. Ý NGHĨA CỦA ĐAU KHỔ ..................................... 164

191. ĐỒNG HÀNH ........................................................ 167

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 594: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 594/610

Truyện kể Giáo lý 594 

192. PHỤC VỤ LÀ HẠNH PHÚC .................................. 168193. DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG ........................170194. ƠN GỌI.................................................................172

195. ĐỪNG QUÊN, CON CHỈ LÀ BÌNH ĐẤT SÉT .......174196. NỒI CHÁO TUYỆT VỜI........................................176197. ĐƯỢC… THEO ĐUỔI.......................................... 178198. MEN TRONG BỘT ................................................ 179199. CẨN MẬT .............................................................. 180200. LỜI CHÚA BIẾN ĐỔI CUỘC ĐỜI......................... 181MÙA PHỤNG VỤ .......................................................... 184201. HÃY ĐỂ CHO NGỌN LỬA CHÁY SÁNG MÃI...... 184202. MÙA VỌNG ........................................................... 187203. KHÔNG HỀ SỢ .....................................................189204. KHÔNG CÓ GÌ Ở GIỮA ....................................... 189205. HỌ ĐÃ NÓI GÌ....................................................... 189CHÚA THÁNH THẦN ....................................................190206. NHỮNG ĐỨA HỌC SINH DƯỚI TÁN CÂY .........191207. MỘT VỊ LINH MỤC ĐƯỢC THOÁT CHẾT CÁCH HI

HỮU .............................................................................. 191208. MỘT CĂN NHÀ BỊ CÂY PHÁ HỦY .......................192209. MỘT BÉ TRAI Ở SCHWYZ ĐƯỢC THIÊN THẦNCỨU THOÁT.................................................................192210. THÁNH PHANXICO BORGIA ...............................192211. THÁNH AN TÔN, VỊ ẨN TU DẦU TIÊN ................ 193212. KẺ CƯỚP VÀ THÁNH THỂ .................................. 194213. LUTHER VÀ VẾT MỰC ........................................ 194

214. CHÚA KI TÔ GÕ CỬA .......................................... 195215. CON NAI VÀ NHỮNG PHÁT SÚNG ....................195216. MỘT CÁI MỘ CHÍ DẶC BIỆT ............................... 195217. THÁNH NỮ CATARINA VÀ 50 NHÀ THÔNG THÁI ....................................................................................... 196218. HOÀNG ĐẾ OTHER III VÀ THÁNH NIL ...............197219. THÁNH NỮ DOMITILLA .......................................197

220. TÔI CÓ THỂ THƯỞNG CHỊ NHƯ THẾ NÀO? .... 198

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 595: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 595/610

Truyện kể Giáo lý 595

221. MỘT CÂU TRẢ LỜI LÀM PHẬT Ý ........................198222. THÁNH YVES BÊNH MỘT BÀ CHỦ QUÁN TRỌ 199223. THÁNH AN TÔN THÀNH PADOUE THUYẾT

GIẢNG CHO THẬP TỰ QUÂN ..................................... 200224. CATARINA EMMERICH ....................................... 200225. CHÚA THÁNH THẦN BIÊT ...................................201226. CHẮP ĐÔI TAY .....................................................202227. CHÚNG TA CẦN CHÚA ........................................ 202228. THẬN TRỌNG .......................................................202229. YÊU THƯƠNG NHAU .......................................... 203230. KHI BÙN KHÔ ĐI.................................................. 203231. BÀ CÓ LÝ ..............................................................204232. ĐỨC TIN LÀM ĐƯỢC GÌ? .................................. 204234. LỜI HOÀNG ĐẾ ....................................................204235. MỘT VÀI KIỂU TIN ............................................... 205236. DO KÉM LÒNG TIN .............................................. 205237. CÓ MẮT NHƯ MÙ ................................................ 206238. TIN CHÚA GIÊ SU ................................................207

239. KHÔNG LÀ NGƯỜI KHÁCH ................................ 207240. CHÚA Ở TẠI NHÀ .................................................207241. CHÚA KHÔNG HỀ NGỦ ....................................... 208242. KHÔNG GÌ PHẢI SỢ ............................................ 208243. BÍ MẬT CỦA VIỆC KHÔNG SỢ HÃI.................... 208244. LÍNH NHẬT VÀ LINH MỤC TRUNG HOA ............208245. MỘT NGÔN NGỮ .................................................209246. KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH Ở ĐÂY .................... 209

247. VẪN CHỨNG MINH ĐƯỢC ................................. 209248. KẺ TIN VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ ................................210249. HỌ ĐƯỢC THỰC THI LỜI CHÚA ........................210250. ĐÀN CỪU ĐƯỢC CỨU ........................................ 211251. THEO CHÂN CHÚA LUÔN ...................................211252. TÔI SẼ THEO NGÀI.............................................. 211253. TẠI SAO CÂU TRẢ LỜI THAY ĐỔI......................212

254. LÀM SAO KHÔNG TIN ĐƯỢC .............................212

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 596: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 596/610

Truyện kể Giáo lý 596 

255. LÝ LUẬN CỦA KẺ HỒ NGHI................................ 213256. AN TOÀN LÀ TRÊN HÉT ...................................... 214257. CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚA ................................... 214

 ĐỨC MẸ ........................................................................ 216258. ĐỨC MẸ SẦU BI...................................................216259. VỀ ĐỨC MẸ ..........................................................218260. KHÔNG LẠC HẬU ................................................ 222261. TÔI ĐÁNG TỘI......................................................222262. CÓ NGƯỜI KHÁC NGHĨ ĐẾN TÔI......................223CÁC THÁNH ................................................................. 224263. LÔRENSÔ TỬ ĐẠO .............................................. 225264. THÁNH DONBOSCÔ ............................................227265. THÁNH NỮ GÔRETTI.......................................... 229266. BA NGƯỜI CON ................................................... 232267. HAI ĐỨA TRẺ ĐI MỜI MỘT LINH MỤC ĐẾN VỚIMỘT NGƯỜI HẤP HỐI.................................................232268. MỘT BÀ MẸ HIỆN RA BÊN BỜ VỰC THẲM .......234269. THÁNH LỄ ĐẦU TIÊN Ở CHÂU MỸ .....................234

270. CHÂN PHƯỚC CHARLES THÀNH BLOIS ..........234271. Ý NGHĨA CỦA SỰ RƯỚC LỄ .............................. 235272. YÊU CHÚA THẾ NÀO? ......................................... 235273. KHÔNG HỀ NGỜ VỰC ........................................ 236274. LỜI NGÀI KHÔNG HỀ MẤT ................................. 236275. KẺ CÓ TỘI RUN SỢ ............................................. 236276. BÌNH AN TRONG TÂM HỒN ................................237277. TÔI MUỐN ĐI NHƯ NGƯỜI ĐẦY TỚ .................. 237

278. SỰ KHIÊM HẠ CỦA TÀI HOA .............................. 238279. TINH THẦN KHIÊM HẠ ......................................... 238280. ĐỪNG CHEN Ở ĐÂY ........................................... 239281. CHÚA CHỌN KẺ YẾU ĐUỐI................................239282. ĐỨC TÍNH DỄ THƯƠNG NHẤT .......................... 240283. TẠI SAO CHÚA CHỌN CHÚNG TA .....................240284. KHÔNG NHẬN TRẺ EM .......................................240

285. QUÝ HƠN TẶNG VẬT .......................................... 241

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 597: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 597/610

Truyện kể Giáo lý 597 

286. GIỜ CỦA MỖI NGƯỜI......................................... 241287. ĐIỆU MÚA ĐẮT GIÁ NHẤT .................................. 242288. CHỊU CHẾT THAY CHO NGƯỜI KHÁC ..............244

GIÁO HỘI......................................................................246289. CÁI CHẾT CỦA THÁNH PHÊRÔ TẠI RÔ MA ......247290. BỨC THƯ CỦA THÁNH CLÊMENTÊ GỞI GIÁOHỘI CÔRINTÔ .............................................................. 248291. ĐỨC GIÁO HOÀNG VICTOR VÀ LỄ PHỤC SINH ....................................................................................... 249292. ĐỨC GIÁO HOÀNG PI Ô VII VÀ NGƯỜI THỢ MAY ....................................................................................... 249293. MỘT ÔNG VUA MUỐN LY KHAI HÀNG GIÁM MỤCNƯỚC MÌNH KHỎI RÔ MA ..........................................250294. NHỮNG PHẨM PHỤC GIÀU SANG CỦA CÁCGIÁM MỤC ....................................................................250295. CÁC BÍ TÍCH NƠI CÁC NGƯỜI TIN LÀNH .........251296. SOLA FIDE ............................................................ 252297. NHỮNG LỜI NÓI CỦA LUTHER ..........................252

298. NHỮNG ĐỊA PHẬN MỚI ĐƯỢC ĐỨC LÊ Ô XIIITHÀNH LẬP .................................................................. 254299. CÒN HƠN SỰ THA THỨ ..................................... 254300. SỨC MẠNH THA THỨ ......................................... 255301. LẠY CHA XIN THA CHO CHÚNG CON ............... 255302. SẼ THA THỨ, NHƯNG MÀ..................................255303. THA THỨ LÀ GÌ? ..................................................256304. TÁC ĐỘNG BÊN TRONG ..................................... 256

305. NIỀM VUI ĐƯỢC HY SINH ..................................256306. CHỊU THIỆT THÒI................................................ 257307. CHO TẤT CẢ .........................................................258308. QUÀ TẶNG CÓ ÍCH .............................................. 258309. ĐĨA ĐỰNG TIỀN ................................................... 258310. QUÀ SINH NHẬT ..................................................259311. CHÚA CHO LẠI..................................................... 259

312. CẦN CÁI NHÌN ĐỨC TIN ......................................260

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 598: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 598/610

Truyện kể Giáo lý 598

313. ĐIỆN VĂN CỦA CHÚA ......................................... 260314. THIÊN ĐÀNG ........................................................260315. CHUẨN BỊ CHỖ TRỌ ........................................... 261

316. CÂU KINH THÁNH ÊM DỊU NHẤT .......................261317. GẦN VỀ TRỜI....................................................... 261319. CHẮP ĐÔI TAY .....................................................262320. CHÚNG TA CẦN CHÚA ........................................ 263321. CÓ BA NGƯỜI BIẾT ............................................ 263322. TIN MÀ KHÔNG BIẾT ...........................................263323. THÂN THỂ KÌ DIỆU .............................................. 264324. CAN ĐẢM TRONG BÁCH HẠI NHỜ RƯỚC LỄ . .265325. HOA TRÁI CỦA RƯỚC LỄ ................................... 265326. SỰ CHẾT HẠNH PHÚC ....................................... 265327. XIN Ý CHÚA .......................................................... 266328. AI QUAN TRỌNG HƠN ........................................266329. LÀM GÌ SUỐT NGÀY ............................................266330. QUYỂN SÁCH DIỆU KÌ........................................ 266331. MỘT NGƯỜI HỒI GIÁO LÀM THẨM PHÁN ........ 267

332. MỘT NGƯỜI TIN LÀNH TRỞ LẠI........................ 268333. CHRISTINA NƯỚC THỤY ĐIỂN ..........................269334. LINH HỒN TÔI ĐÁNG GIÁ HƠN 50.000 USD .....270335. THÁNH PACOME ................................................. 270336. CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICAN II...................... 270337. ĐỨC LÊÔ VÀ ATTILA...........................................273338. NAPOLEON ĐỆ NHẤT… ...................................... 275339. NÓI VỀ GIÁO HỘI................................................. 279

 ĐỨC TIN ....................................................................... 284340. NIỀM TIN ĐỊNH HƯỚNG CUỘC SỐNG ..............285341. ĐỨC TIN ............................................................... 286342. PYTHAGORE VÀ CÁC ĐỒ ĐỆ ............................. 287343. THÁNH LOUIS VÀ MÌNH THÁNH LẠ ...................287344. BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI VÒM THÁNH

 ĐƯỜNG THÁNH PHÊ RÔ ............................................288

345. MỘT TRANG GIẤY TRẮNG ................................. 288

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 599: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 599/610

Truyện kể Giáo lý 599

346. MỘT HỘI NGHỊ VỀ Y KHOA VÀ CON NGƯỜICHẬM HIỂU .................................................................. 288347. MỘT NGƯỜI NGOẠI ĐẠO LO LẮNG VỀ SỰ CỨU

RỖI CỦA TỔ TIÊN HỌ ..................................................289348. KI TÔ HỮU TRONG BÍ MẬT ................................ 289349. KINH TRUYỀN TIN ANGELUS BẮT ĐẦU MỘTCUỘC TRÌNH DIỄN SÂN KHẤU ...................................290350. CÓ AI CÒN GÌ ĐÓ ĐỂ NÓI KHÔNG? ..................291351. HAI PHU NHÂN TRONG CUNG ĐÌNH HOÀNG HẬUNHẬT BẢN .................................................................... 291352. NGƯỜI CHỦ KHÁCH SẠN VÀ ÔNG KHÁCH ......292353. THẦY DÒNG NGƯỜI LẠC GIÁO THỤY SĨ ..........292354. TIỂU ĐỘI KỈ LUẬT ................................................292355. CẦU NGUYỆN NƠI ĐỒN LÍNH ............................293356. MỘT ÔNG CHỦ TỪ MỸ VỀ GIẢ VỜ LÀM NGƯỜINGHÈO ......................................................................... 293357. NHỮNG NGƯỜI DÂN BALAN KHÔNG KHÉO ....294358. HOÀNG ĐẾ CONSTANCE VÀ NHỮNG VIÊN SĨ 

QUAN CÔNG GIÁO ...................................................... 295359. NGƯỜI LUẬT GIA KIẾM VIỆC LÀM ....................295360. VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA TRÊN MẶT ĐỨCKI-TÔ .............................................................................296361. CHÚA KI-TÔ SỐNG TRONG TÔI”(Ga 2,20) ........297362. ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH ..................................300363. KHÔNG HỀ NGỜ VỰC ........................................ 300364. LỜI NGÀI KHÔNG HỀ MẤT ................................. 300

365. NIỀM TIN NÀO ......................................................301366. LỜI ĐẢM BẢO .......................................................301367. TẠI SAO PHẢI SỢ ................................................301368. TIN CHÚA GIÊSU .................................................302369. KẺ TIN VÀ NGƯỜI MÔN ĐỆ ................................302370. HỌ THỰC THI LỜI CHÚA ....................................302371. NIỀM VUI ĐƯỢC HY SINH ..................................303

372. CHỮ VIẾT TRÊN CỬA ......................................... 304

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 600: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 600/610

Truyện kể Giáo lý 600

373. BÁNH NUÔI SỰ SỐNG ........................................ 304374. GIỜ THÁNH VÀ ƠN KÊU GỌI............................. 304375. NGẠO MẠN ........................................................... 305

376. ĐẠO, SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG .............................305377. NGUYÊN TẮC MỤC ĐÍNH TÍNH .......................... 308378. KẾT THÚC CUỘC PHIÊU LƯU ............................310379. TIN TƯỞNG PHÓ THÁC ......................................311380. MỘT NIỀM TIN TUYỆT VỜI................................. 313PHÉP LẠ ....................................................................... 316382. CÁI LƯỠI BÁT HOẠI............................................ 317383. NHỮNG XÁC NHẬN BẠI HOẠI CỦA CÁC THÁNH ....................................................................................... 317384. NHỮNG NGƯỜI GIÁM MỤC TRONG CƠN TUYỆTVỌNG ............................................................................ 318385. MAHOMET VÀ MẶT TRĂNG ................................318386. BIẾN CỐ HIỂN DUNG .......................................... 319387. CON NGƯỜI LÀ MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU .................322388. KHÔNG ĐƯỢC NGĂN AI RƯỚC CHÚA ............324

389. TẠI SAO SIÊNG RƯỚC LỄ ..................................324390. Ý NGHĨA SỰ RƯỚC LỄ ....................................... 325391. YÊU CHÚA THẾ NÀO ...........................................325392. NGƯỜI HỌC SINH NHẬT BẢN ............................326393. MỘT GIẤC MƠ ..................................................... 326SỰ SỐNG – SỰ CHẾT ................................................. 329394. ĐỔI MỚI CON NGƯỜI.........................................330395. KHÔNG HỀ SỢ .....................................................337

396. HỌ ĐÃ NÓI GÌ? .....................................................337397. LỘNG NGÔN ........................................................ 338398. PHẠM THƯỢNG ...................................................338399. ĐẤNG PHÁN XÉT CÔNG MINH ...........................338400. KHI CHÚA GIÁNG PHẠT ...................................... 339401. KHÔNG THỂ ĐƯỢC ............................................ 339402. CON NGƯỜI CÓ THỂ SÁNG TẠO SỰ SỐNG ....340

403. LÀM GÌ SUỐT NGÀY? ..........................................340

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 601: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 601/610

Truyện kể Giáo lý 601

404. QUYỂN SÁCH DIỆU KÌ........................................ 340405. DỊP MAY TRỞ LẠI................................................341406. CẦU NGUYỆN ĐỂ CHỊU KHÓ ............................. 341

407. KHÔNG NHẬN TRẺ EM .......................................342408. QUÝ HƠN TẶNG VẬT .......................................... 343409. CÂU HỎI ĐIÊN ĐẦU ............................................. 343410. SỐNG TỐT NHƯ NGƯỜI TA TƯỞNG ................ 344MÁI ẤM GIA ĐÌNH .........................................................345412. MÁI ẤM LÀ GÌ? ..................................................... 346413. ĐỂ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ..................................347414. ÁNH SÁNG TRẦN GIAN ....................................... 347415. ĐẦY TỚ GIỐNG CHỦ ...........................................347416. LÀM SAO THẤY CHÚA ........................................ 348417. GẦN BÊN CẠNH ...................................................348418. PHÚC ÂMTRÊN KHUÔN MẶT .............................349419. ÁNH SÁNG CHIẾU XA ......................................... 349420. TÔI MUỐN ............................................................ 350421. GƯƠNG SÁNG CHA MẸ ......................................350

422. CÂU HỎI GIẢN DỊ.................................................351423. NGÀI SAN SẺ NỖI KHỔ CỦA TA .........................351424. CHÚA ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG NGƯỜI................352425. NGÀI LÀ AI? .......................................................... 353426. ĐỐI VỚI TRẦN GIAN CHÚA LÀ ...........................354427. NÉT NỔI BẬT ........................................................354428. TÌNH THƯƠNG NGƯỜI CHA GIÀ .......................355429. NGÀI YÊU BẠN QUÁ NHIỀU ............................... 355

430. TÌNH YÊU CỦA CHÚA ..........................................356431. HƠN TA YÊU CHÚA ............................................. 356432. CHÚA YÊU VÀ CHO NHƯ THẾ NÀO? ................357433. YÊU TRONG ĐÊM ĐEN .......................................357434. CHÚA YÊU ĐẾN ĐỘ NÀO ....................................357435. CHÚA YÊU TA ...................................................... 358436. LINH HỒN CÓ CÂN NẶNG 300 GRAM KHÔNG?

 ....................................................................................... 358

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 602: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 602/610

Truyện kể Giáo lý 602

437. LINH HỒN VÀ BỘ ÓC ...........................................359438. KHÔNG CÓ LINH HỒN, KHÔNG CÓ LÍ TRÍ........ 359439. TẠI SAO CON NGƯỜI ƯU ĐẲNG HƠN LOÀI VẬT

 ....................................................................................... 359440. VỊ THẦY THUỐC VÀ THIÊN THẦN ......................360441. THÁNH ANTÔN THÀNH PADOUE HIỆN VỀ VỚINGƯỜI THẦY CỦA MÌNH ............................................ 360442. THÁNH CLÊMENTÊ HOFBAUER HIỆN RA CHOBẠN MÌNH LÀ ZACHARIE WERNER ........................... 361443. MỘT NGƯỜI SINH VIÊN HIỆN RA CHO CHA MÌNH ....................................................................................... 362444. MỘT VIÊN NGỌC QUÝ ĐÁNG GIÁ MỘT ĐỒNG 363445. BAO NHIÊU NGƯỜI CHẾT CÓ MỖI MỘT PHÚT 363446. MỘT NGƯỜI HẤP HỐI CA HÁT .......................... 364447. MỘT THỦY THỦ SẮP LÊN TÀU ..........................364448. MỘT VỊ GIẢNG THUYẾT MUỐN CHẾT BẤT TÌNHLÌNH .............................................................................. 365449. MA QUỶ VÀ MỘT NGƯỜI BẠN TỘI LỖI KHÔNG

THẤY XA .......................................................................365450. VỊ SÁNG LẬP DÒNG TRAPPIISTES ...................365451. HOÀNG ĐẾ VÀ LINH CỬU ................................... 366452. MỘT ĐẠI TÁ GIẢI NGŨ ........................................ 366453. BỊ CHÔN SỐNG ....................................................368454. CỨU THOÁT NHỜ MỘT CÁI HÔN ......................368455. MỘT ĐIỀU ƯỚC MUỐN CỦA HOÀNG ĐẾ ..........368456. THỜI HẠN CỦA CUỘC SỐNG .............................369

457. SÂU RÓM – NHỘNG – BƯỚM ............................ 369458. QUẢ TRỨNG ........................................................ 369459. CỦ HÀNH VÀ HẠT LÚA MIẾN XƯA 3000 NĂM ...370460. MỘT NGƯỜI HẤP HỐI AN ỦI VỢ CON .............370461. MỘ BIA CỦA BENJAMIN FRANKLIN ................... 370462. MẶT TRỜ LẶN TRÊN MỘ ....................................371463. BÚP BÊ BẲNG MUỐI........................................... 371

464. CÁCH NHÌN .......................................................... 373

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 603: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 603/610

Truyện kể Giáo lý 603

465. NGỌN LỬA BỐC LÊN, THIÊU RỤI CĂN CHÒI VÀCẢ ÔNG TRONG ĐÓ ....................................................374466. GIẤC MƠ KHỦNG KHIẾP .................................... 376

467. HÃY ĐỂ CHO NGỌN LỬA CHÁY SÁNG MÃI...... 378468. VUA PIRUT ...........................................................380469. ĐỔI MỚI CON NGƯỜI.........................................382TỘI LỖI – THA THỨ ..................................................... 392470. HOÁN CẢI NHƯ VUA DAVID ............................... 393471. LẤY ƠN ĐỀN OÁN ............................................... 393472. NGƯỜI TIỀU PHU Ở ĐỊA ĐÀNG .........................394473. VỊ LÃNH CHÚA PHONG KIẾN ............................. 395474. ESTHER TRƯỚC VUA ASSUERUS ....................395475. KHÔNG CÓ TỘI LÀ MỘT NGOẠI LỆ ...................396476. MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TÔI BỊ BẮT ................397477. MỘT CUỘC THOÁT NGỤC ..................................397478. CÁI NHÌN XOI MÓI CỦA ÔNG VUA .....................398479. TÔI SỬA SOẠN CHO CUỘC PHÁN XÉT CUỐCCÙNG ............................................................................ 398

480. BÀ CÔRIA KINÔ ................................................... 398481. BƯỚC ĐI NẶNG NỀ .............................................400482. HOA THƯƠNG KHÓ ............................................ 403483. CHÚNG TA CẦN MANG GÌ ĐẾN? .......................403484. TÔI ĐÁNG TỘI......................................................403485. KHÔNG CHỈ LÀ ĐỒNG HỒ .................................. 404486. XÂM TÊN .............................................................. 404487. NÉT NỔI BẬT ........................................................405

489. CHÚA HẰNG SỐNG ............................................. 405490. VỊ GIÁO TRƯỞNG IM LẶNG ................................405491. CHỈ THẤY BỀ NGOÀI...........................................405492. CUỘC ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG .................................. 406493. KHÔNG XỨNG ĐÁNG ..........................................406494. VỊ THẨM PHÁN NỘP TIỀN ...................................407495. HẠNH PHÚC SAN SẺ ...........................................407

496. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚA ............................... 407

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 604: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 604/610

Truyện kể Giáo lý 604 

497. HỒNG ÂN QUÝ GIÁ ............................................. 408498. XIN Ý CHÚA .......................................................... 408499. TA CHẾT THÌ MÀY CŨNG CHẾT .........................409

500. HOÁN CẢI MỘT TÂM HỒN .................................. 411MA QUỶ ........................................................................ 413501. KHI SATAN ĐẾN GẦN ..........................................414502. QUỶ LÀ AI? ........................................................... 414503. CÂU HỎI THỰC TẾ ..............................................414504. SỰ THƯƠNG XÓT ............................................... 415505. NGƯỜI Ả RẬP GẶP NGƯỜI DO THÁI................415506. KHÁC ĐÔI BÀN TAY ............................................ 416507. BẠN LÀ DA ĐEN ...................................................416508. ĂN CẮP CỦA CHÚA ............................................. 417509. DỤ NGÔN NGÀY NGHỈ........................................417510. SÁU NGÀY ĐÃ ĐỦ ............................................... 417511. YÊU NGƯỜI CHƯA BIẾT .................................... 418512. CHÀNG YÊU NÀNG RA SAO? ............................. 418513. HỌ YÊU VUA TRỌN VẸN .................................... 419

514. YÊU NGƯỜI XẤU HỔ .......................................... 419515. KẺ NGỒI BÊN CẠNH ............................................420516. KHÔNG ÍCH KỈ...................................................... 420517. SỰ KIÊN NHẪN CỦA TÌNH THƯƠNG ................421BÁC ÁI – HY SINH ........................................................ 422518. LÀM CHO CHÚA GIÊ-SU .....................................422519. NHỮNG ĐỒNG XU CỦA GIA ĐÌNH BÀ GÓA ......423520. NHỊN NHỤC TRONG YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ .424

522. ĐÔI MẮT NGƯỜI NGHÈO – ĐÔI MẮT NGƯỜI YÊUSỰ KHIÊM TỐN CỦA NHỮNG VÌ SAO .......................425523. CHÚA LÀ ÁNH SÁNG TRẦN GIAN ......................427524. NỖI HAM MUỐN THỜ PHƯỢNG ........................428525. VUA CÁC VUA ......................................................428526. THẬN TRỌNG .......................................................429527. ĐỂ GẶP CHÚA ......................................................429

528. CHÚA TRẢ CÔNG CHO KẺ THỜ NGÀI..............429

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 605: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 605/610

Truyện kể Giáo lý 605

529. CAN DẢM TRONG BÁCH HẠI NHỜ RƯỚC LỄ . .430530. HOA TRÁI CỦA RƯỚC LỄ ................................... 430531. HẠNH PHÚC RƯỚC CHÚA .................................430

532. VIẾNG CHÚA TRÊN HẾT ..................................... 431533. SỨC KHỎE CỦA LINH HỒN ................................ 432534. TỰ DO THỜ PHƯỢNG ........................................432CHÚA GIÊSU ................................................................ 433535. NHỮNG ĐIỀU MUỐN NHỚ - NHỮNG ĐIỀUMUỐN QUÊN ................................................................ 434536. THÁNH HLÊRÔNIMÔ RƯỚC LỄ .........................438537. CON THỜ LẠY MÌNH THÁNH CHÚA ..................438538. CÙNG NHÀ VỚI CHÚA ........................................ 439539. GƯƠNG SÁNG TÁC ĐỘNG .................................440540. CHÚA CÓ KHÓ NGHÈO ĐẾN THẾ ......................440541. KÍNH CẨN TRONG NHÀ THỜ ............................. 441542. NGÀI SỐNG Ở ĐÂY ............................................. 441543. NGƯỜI NỮ TU KHÔN NGOAN ...........................442544. MƯỜI LĂM PHÚT LÀ GÌ? ..................................... 442

545. CHÚA CHO TOẠI NGUYỆN ................................. 442546. THUYỀN TRƯỞNG KÌ DIỆU Ư? ..........................443547. VUA LÀ ĐỨC KI TÔ .............................................. 444548. MẸ CON RƯỚC LỄ ..............................................444549. CHÚA YÊU CON ...................................................445550. HY SINH VÌ THÁNH THỂ ......................................446551. CHÚA LÀ MẶT TRỜI............................................ 447552. NGƯỜI HIỆP SĨ CAN ĐẢM .................................447

553. SỰ CHẾT HẠNH PHÚC ....................................... 448554. TÌM NGƯỜI CỐ VẤN ............................................ 448555. NGỌN ĐÈN CHẦU ................................................ 448556. CON CHÓ DƯỚI CHÂN CHỦ .............................. 449557. MỘT GƯƠNG VIẾNG CHÚA ............................... 449558. HỒNG ÂN QUÝ GIÁ ............................................. 449559. XIN Ý NGHĨA .........................................................450

560. AI QUAN TRỌNG HƠN ........................................450

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 606: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 606/610

Truyện kể Giáo lý 606 

561. VIỆC NHỎ TÁC DỤNG LỚN ................................ 450562. CHÚA TRẢ CÔNG CHO KẺ THỜ NGÀI..............451563. AN TOÀN TRÊN HẾT .......................................... 452

564. CÂU TRẢ LỜI CỦA CHÚA ................................... 452565. ĐIỀU GÌ TREO NGÀI TRÊN CÂY THÁNH GIÁ ....452566. KHI NHÀ VUA NÓI................................................ 453567. CHẤM ĐỎ ẤY ........................................................453568. LÀM SAO ĐỂ CHẾT LÀNH ...................................453569. NIỀM TIN NÀO ......................................................454570. LỜI ĐẢM BẢO .......................................................454571. TẠI SAO PHẢI SỢ ................................................454572. TÔI ĐÁNG TỘI......................................................455573. CÓ NGƯỜI KHÁC NGHĨ ĐẾN TÔI......................455574. RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG CÁCH NÀO ............... 456575. NGÀI SAN SẺ NỖI KHỔ CỦA TA .........................456576. CHÚA ĐỐI VỚI TỪNG HẠNG NGƯỜI................456578. NGÀI LÀ AI? .......................................................... 458579. ĐỐI VỚI TRẦN GIAN CHÚA LÀ ...........................458

580. NÉT NỔI BẬT ........................................................458581. CHÚA HẰNG SỐNG ............................................. 459582. VỊ GIÁO TRƯỞNG IM LẶNG ................................459583. CHỈ THẤY BỀ NGOÀI...........................................459584. BẠN CÓ TIN KHÔNG ........................................... 460585. NGƯỜI CÔNG GIÁO TRUNG HOA GIẢI THÍCH .460586. HỒNG ÂN CÓ ĐƯỢC ...........................................460587. RỬA TAY CẦU NGUYỆN .....................................461

588. NHỮNG KẺ CÓ MẮT MÀ KHÔNG THẤY ............461589. CON CÁ SỐNG NGOÀI NƯỚC ........................... 462590. NGƯỜI ĐIÊN TỰ NUÔI SỐNG THẾ NÀO? .........462591. NHÀ THIÊN VĂN VÀ QUẢ ĐỊA CẦU ....................463592. NHỮNG BÀI THƠ CỦA SCHILLER ĐƯỢC SÁNGTÁC TÌNH CỜ............................................................... 463593. CHỨNG CỨ VỀ SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA

TRONG TÚI ÁO ............................................................ 463

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 607: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 607/610

Truyện kể Giáo lý 607 

594. CẢ CHÓ LẪN MÈO ĐỀU KHÔNG TIN Ở THIÊNCHÚA ............................................................................ 464595. VUA VÀ TRIẾT GIA .............................................. 464

596. MỘT LẦN ĂN CẮP TRONG VƯỜN .....................465597. NHỮNG TRÁI TÁO BỊ BỎ QUÊN ......................... 465598. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MỘT EM HỌC TRÒ TRÊNTẤM BẢNG VIẾT ........................................................... 465599. NHỮNG CON CHIM VÀ NHỮNG CON CHIÊN .. .466600. BẦU TRỜI KHÔNG CÓ CỘT TRỤ ....................... 466601. HAI CHIẾC NHẪN .................................................467602. ĐỨA CON PHẠM TỘI BÊN GIƯỜNG CHẾT CỦAMẸ MÌNH .......................................................................467603. NĂM KÍ LÔ BƠ ......................................................468604. THÁNH GIA TRONG HANG KẺ CƯỚP ...............468605. THÁNH AUGUSTINO VÀ ĐỨA BÉ .......................469606. MỘT BÔNG HOA KÌ DIỆU ....................................469607. MỘT NGƯỜI DA ĐEN THÀNH TRẮNG ............... 470608. THÁNH NỮ MARGUERITE ..................................470

609. THIÊN CHÚA LO LẮNG ĐẾN CON NGƯỜI........470610. NÚI SỌ .................................................................. 471611. NGƯỜI ĐÃ YÊU THƯƠNG TA TRƯỚC .............471612. “TA LÀ ÁNH SÁNG…”(Gal 8,12) .......................... 480NHÂN ĐỨC ...................................................................487612. ĐỪNG THẤT VỌNG .............................................488613. NGUYÊN NHÂN THẤT VỌNG ............................. 488614. DỤNG CỤ CỦA QUỶ ............................................ 488

615. VÁ QUẦN .............................................................. 489616. NGÔI SAO SÁNG TRỞ LẠI..................................489617. YÊU THƯƠNG NHAU .......................................... 490618. CÒN HƠN SỰ THA THỨ ..................................... 490619. SỨC MẠNH THA THỨ ......................................... 491620. LẠY CHA XIN THA CHO CHÚNG CON ............... 491621. SẼ THA THỨ, NHƯNG MÀ… ...............................491

622. THA THỨ LÀ GÌ? ..................................................492

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 608: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 608/610

Truyện kể Giáo lý 608

623. TÁC ĐỘNG BÊN TRONG ..................................... 492624. THÂN THỂ KÌ DIỆU .............................................. 492625. TÔI MUỐN ĐI NHƯ NGƯỜI ĐẦY TỚ .................. 493

626. SỰ KHIÊM HẠ CỦA TÀI HOA .............................. 494627. TINH THẦN KHIÊM HẠ ......................................... 494628. ĐỪNG CHEN Ở ĐÂY ........................................... 495629. CHÚA CHỌN KẺ YẾU ĐUỐI................................495630. ĐỨC TÍNH DỄ THƯƠNG NHẤT .......................... 495631. TẠI SAO CHÚA CHỌN CHÚNG TA .....................496632. SỰ THƯƠNG XÓT ............................................... 496633. KHÁC ĐÔI BÀN TAY ............................................ 496634. BẠN LÀ DA ĐEN ...................................................497635. ĂN CẮP CỦA CHÚA ............................................. 497636. DỤ NGÔN NGÀY NGHỈ........................................498637. SÁU NGÀY ĐÃ ĐỦ ............................................... 498638. HỌ YÊU NHAU TRỌN VẸN ..................................498639. YÊU NGƯỜI XẤU HỔ .......................................... 499640. KẺ NGỒI BÊN CẠNH ............................................499

641. TÌNH THƯƠNG NGƯỜI CHA GIÀ .......................500642. NGÀI YÊU BẠN QUÁ NHIỀU ............................... 500643. TÌNH YÊU CỦA CHÚA ..........................................500644. HƠN TA YÊU CHÚA ............................................. 501645. CHÚA YÊU VÀ CHO NHƯ THẾ NÀO? ................501646. YÊU TRONG ĐÊM ĐEN .......................................502647. CHÚA YÊU ĐẾN ĐỘ NÀO? ..................................502648. CUỘC ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG .................................. 502

649. KHÔNG XỨNG ĐÁNG ..........................................503650. VỊ THẨM PHÁN NỘP TIỀN ...................................503651. CHÚA GIÊ SU VÀ TỔ QUỐC ...............................503652. BỮA TIỆC LY ........................................................504653. LẠNH ĐÔI CHÂN ..................................................504654. KHÔNG HỀ NGỜ VỰC ........................................ 505655. LỜI NGÀI KHÔNG HỀ MẤT ................................. 505

656. KHÔNG LẠC HẬU ................................................ 505

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 609: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 609/610

Truyện kể Giáo lý 609

KHOA HỌC ................................................................... 506657. CHIẾN TRANH TÀN PHÁ ..................................... 507658. MỘT GIÂY PHÚT TRÊN THẾ GIỚI......................508

659. LÁ THƯ NAGAZAKI.............................................. 509670. NGHÌN CÁNH HẠC GIẤY .....................................510671. THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG TẠO THÀNH .................512672. NHÀ KỸ SƯ ĐẠI TÀI............................................. 513673. HAI TÁC PHẨM CỦA THIÊN CHÚA .....................513674. BỘ ÓC CỦA CON NGƯỜI................................... 514675. ĐÔI TAI CỦA CON NGƯỜI..................................514676. ĐÔI MẮT CỦA CON NGƯỜI................................ 515678. QUẢ TIM CỦA CON NGƯỜI................................ 516679. BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA CON NGƯỜI............... 516680. HAI LÁ PHỔI CỦA CON NGƯỜI.......................... 516681. CÓ BA NGƯỜI BIẾT ............................................ 517682. TIN MÀ KHÔNG BIẾT ...........................................517683. CHỮ VIẾT TRÊN CỬA ......................................... 518684. BÌNH AN TRONG TÂM HỒN ................................518

685. SỰ SO SÁNH THÚ VỊ...........................................519686. THI HÀO GOETHE VÀ LINH MỤC .......................519687. HIỆN DIỆN HỮU HÌNH .........................................519688. THÁNH PHÊ RÔ THÀNH ALCANTARA ...............520689. CON LỪA THỜ LẠY MÌNH THÁNH CHÚA ..........521670. TỰ NGUYỆN DÂNG LỄ ........................................521THIÊN ĐÀNG ................................................................ 523671. MỘT NHÀ GIÀU HỎI XEM THIÊN ĐÀNG Ở ĐÂU?

 ....................................................................................... 524672. MỘT VIÊN ĐÁ LÀM MẪU ..................................... 525673. HAI TRIỀU THIÊN ................................................. 525674. TRIỀU THIÊN HAY THANH GƯƠM .....................526675. CÁI LA BÀN VÀ TẤM GƯƠNG SOI.....................526676. GIÁ TRỊ BỨC HỌA ............................................... 527677. CẦN CÁI NHÌN ĐỨC TIN ......................................527

678. ĐIỆN VĂN CỦA CHÚA ......................................... 527

 Lớp dự bị Giáo lý viên II – Phủ Cam – Huế 

Page 610: Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

7/11/2019 Truyen Ke Giao Ly - Sach 1234

http://slidepdf.com/reader/full/truyen-ke-giao-ly-sach-1234 610/610

Truyện kể Giáo lý 610

679 THIÊN ĐÀNG 528