192
VIệT NAM CHIếN LượC HợP TáC QUốC GIA 2012 - 2016 NGâN HàNG THế GIớI Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

World Bank Document€¦ · CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 1 Việt nam - chiến lược hợp tác quốc gia ... một nước thu nhập trung

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 1

    Việt nam

    - ch

    iến lư

    ợc

    hợ

    p tác q

    uố

    c g

    ia 2012 - 2016

    Ngân hàng Thế Giới63 Lý Thái Tổ, Hà Nội, Việt NamTel. (84-4) 3934 6600, Fax (84-4) 3935 0752www.worldbank.org/vietnamhttp://www.worldbank.org/vi/country/vietnam

    Việt nam chiến lược hợp tác quốc gia

    2012 - 2016ngân hàng thế giới

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    Pub

    lic D

    iscl

    osur

    e A

    utho

    rized

    wb406484Typewritten Text 65200

    wb406484Typewritten Text

  • HIỆP HỘI PHÁT TRIỂN QUỐC TẾ

    VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VỀ TÁI THIẾT VÀ PHÁT TRIỂN

    VÀ CÔNG TY TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

    VÀ CƠ QUAN BẢO LÃNH ĐẦU TƯ ĐA PHƯƠNG

    CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC QUỐC GIAVớI

    NƯớC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMGIAI ĐOẠN TÀI KHÓA 2012-2016

    NGÀY 7/11/2011

  • LỜI NÓI ĐẦU

    Tôi rất hân hạnh được giới thiệu tới Quý vị Chiến lược Hợp tác Quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới với Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho giai đoạn 2012 - 2016. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ phát triển đáng kể từ khi công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu vào những năm 1980. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 7% và thu nhập bình quân đầu người tăng từ 150 đô la Mỹ lên 1.100 đô la Mỹ. Việt Nam đã gần như hoàn thành điện hóa vùng nông thôn, số trẻ em đến trường cấp một và cấp hai tăng mạnh và vẫn giữ được chỉ tiêu về bình đẳng giới, hạ tầng cơ sở cũng được cải thiện rõ rệt. Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm 2009, sớm hơn dự tính.

    Ngân hàng Thế giới hân hạnh được là một đối tác của Chính phủ Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua để hỗ trợ cải thiện cuộc sống của người Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2011, Ngân hàng Thế giới cùng với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan đã kỷ niệm quan hệ hợp tác này. Lễ kỷ niệm trùng hợp với quá trình soạn thảo chiến lược hợp tác cho năm năm tới.

    Nhìn về tương lai, Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang vị thế một nước thu nhập trung bình và mang lại thịnh vượng cho người dân Việt Nam. Nhiều nước khác trong khu vực Đông Á đã thành công trong quá trình chuyển đổi này và tôi tin tưởng Việt Nam cũng sẽ thành công.

    Chiển lược Hợp tác quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới hỗ trợ mục tiêu chung của Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội hiện đại và công nghiệp hóa vào năm 2020. Chiến lược cũng gắn kết với Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020 và ba lĩnh vực đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, cải thiện các thể chế thị trường và thúc đẩy phát triển hạ tầng cơ sở. Mục đích chung của Chiến lược Hợp tác quốc gia là hỗ trợ Việt Nam đạt được các thành tựu phát triển với tư cách là một nước có thu nhập trung bình. Chiến lược Hợp tác quốc gia này được chia ra làm ba trụ cột chiến lược: khả năng cạnh tranh, tính bền vững và tạo cơ hội, và 3 chủ đề chính: quản trị, giới và khả năng phục hồi. Chiến lược cũng tiếp nối quá trình phát triển mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một nước thu nhập trung bình.

    Chiến lược này được soạn thảo thông qua quá trình tham vấn chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, xã hội dân sự và các đối tác phát triển bao gồm các nhà tài trợ song phương và đa phương. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới tất cả các đối tác đã tham gia đóng góp nhữngý kiến và lời khuyên rất có giá trị cho Chiến lược. Tài liệu này đưa ra một lộ trình năm năm cho chương trình hợp tác của Nhóm Ngân hàng Thế giới với Việt Nam. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để thường xuyên giám sát quá trình thực hiện và các kết quả đạt được và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Tài liệu này cũng được đăng tải trên trang web của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam theo địa chỉ: www.worldbank.org/vn/country/vietnam

    Pamela Cox

    Phó Chủ tịch phụ trách Vùng Đông Á – Thái Bình Dương

  • tỶ GIá HỐI ĐOáI(Tỷ giá hối đoái tháng 10/2011)Đồng tiền = Đồng (Việt Nam)

    1 USD = 20.890

    tàI KHÓA01 tháng 7 - 30 tháng 6

    IDA và IBRD IFC mIGAphó Chủ tịchGiám đốc Quốc gia /Giám đốc Khu vựctrưởng Nhóm dự án /Quản lý Khu vực

    James W. AdamsVictoria KwakwaMyla Taylor Williams/Mette Frost Bertelsen

    Karin FinkelstonSergio Pimenta Simon Andrews

    Izumi KobayashiKevin LuHal G. Bosher

    Chiến lược Hợp tác Quốc gia trước được đưa ra ngày 1/2/2007 và Báo cáo tiến độ thực hiện Chiến lược Hợp tác Quốc gia gần nhất được đưa ra ngày 21/12/2009.

  • Chiến lược Hợp tác Quốc gia với Việt Nam được soạn thảo dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của NHTG tại Việt Nam, và ông Simon Andrews, Quản lý Khu vực của IFC. Nhóm soạn thảo làm việc dưới sự điều hành của bà Myla Taylor Williams, Trưởng Nhóm dự án, đồng thời là Điều phối viên Chương trình Quốc gia (EACVQ) và bà Mette Frost Bertelsen, Cán bộ Quốc gia (EACVF). Nhóm của MIGA tham gia soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Hal Bosher, Chuyên gia cấp cao về Bảo hiểm rủi ro (MIGA). Nhóm soạn thảo xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhóm Nòng cốt của Chính phủ Việt Nam, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự đã đóng góp tích cực cho quá trình soạn thảo.

    Nhóm Nòng cốt phía Ngân hàng Thế giới: Christian Bodewig (Chuyên gia kinh tế cấp cao, EASHS), Đoàn Hồng Quang (Chuyên gia kinh tế cấp cao, EASPR), Steven Jaffee (Chuyên gia cấp cao về Phát triển nông thôn, EASVS), Abhas Kumar Jha (Chuyên gia Đô thị trưởng EASIN), và Nguyễn Thành Vinh (Chuyên gia Nước và Vệ sinh, TWIEA).

    Các thành viên hỗ trợ từ Nhóm Ngân hàng Thế giới: Keiko Sato (Giám đốc Quản lý Hoạt động và Danh mục Đầu tư), Jennifer Sara (Giám đốc Ban), Toomas Palu (Điều phối viên Quốc gia, Phát triển con người), Deepak Mishra (Chuyên gia kinh tế trưởng), Sameer Goyal (Điều phối viên Quốc gia, FPD), Dean Cira (Điều phối viên Quốc gia, Ban Đô thị), Paul Vallely (Điều phối viên Quốc gia, Ban Giao thông), Douglas Graham (Điều phối viên Quốc gia, Ban Môi trường), Beatriz Arizu de Jablonski (Quyền Điều phối viên Quốc gia, Ban Năng lượng), Pilar Larreamendy (Điều phối viên Quốc gia, Ban Phát triển xã hội), James Anderson (Chuyên gia cấp cao về Quản trị), Trần Thị Lan Hương (Chuyên gia Quản trị), Trần Thị Thủy Nguyên (Chuyên gia phân tích Hoạt động), Bồ Thị Hồng Mai (Chuyên viên phụ trách Quan hệ Đối tác), Valerie Kozel (Chuyên gia kinh tế cấp cao về vấn đề đói nghèo), Phạm Minh Đức (Chuyên gia kinh tế cấp cao), Nguyễn Huy Dũng (Chuyên viên quản lý các hoạt động Quản lý thiên tai), Habib Nasser Rab (Chuyên gia Kinh tế cấp cao), Nguyễn Văn Làn (chuyên gia quản lý hoạt động, IFC), Lâm Bảo Quang (chuyên gia cao cấp, IFC), Yuling Zhou (Chuyên gia trưởng về đấu thầu mua sắm), Robert Gilfoyle (Chuyên gia Quản lý Tài chính cao cấp), Trần Trung Kiên (Chuyên gia đấu thầu mua sắm cao cấp), Daniel Mont (Chuyên gia kinh tế cấp cao về Phát triển con người), Đặng Thị Quỳnh Nga (Điều phối viên Quỹ tín thác), Đinh Tuấn Việt (Chuyên gia kinh tế cấp cao), Victoria Gyllerup (Chuyên viên cấp cao quản lý Hoạt động), Mai Thị Thanh (Chuyên gia cấp cao về Giáo dục), Nguyễn Hồng Ngân (Cán bộ Truyền thông), Trần Kim Chi (Cán bộ Phụ trách Thông tin công chúng), Moussoukoro Soukoule (Trợ lý Chương trình Quốc gia), Lê Minh Phương (Trợ lý Điều hành cấp cao), Trịnh Thị Hoàng Minh (Trợ lý Nhóm), Nguyễn Châu Hoa (Trợ lý Nhóm).

    LỜI cảm ơN

  • TỪ VIẾT TẮT

    ACP Dự án Cạnh tranh Nông nghiệpADB Ngân hàng Phát triển châu ÁADF Quỹ Phát triển châu ÁAEF Diễn đàn Hiệu quả viện trợAFD Cơ quan Phát triển PhápAHIP Dự án Cúm gia cầm và cúm ở ngườiASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁAusAID Cơ quan phát triển Quốc tế AustraliaCAS Chiến lược Hỗ trợ Quốc giaCDD Phát triển theo hướng cộng đồngCFC hợp chất ChlorofluorocarbonCG Nhóm Tư vấn các nhà tài trợCPPR Đánh giá Hiệu quả thực hiện Danh mục

    đầu tư quốc giaCPRGS Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo

    toàn diệnCPRT Công cụ giám sát kết quả và danh mục

    dự án quốc giaCPS Chiến lược Hợp tác Quốc giaCTF Quỹ Công nghệ sạchDFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc

    AnhDIV Bảo hiểm Tiền gửi Việt NamDPIP Dự án Đầu tư ưu tiên TP Đà nẵngDPL Vay chính sách phát triểnDPO Hoạt động thực hiện chính sách phát

    triểnEMCC Tín dụng cải thiện Quản lý kinh tế và Khả

    năng cạnh tranh ESW Nghiên cứu Kinh tế và NgànhEU Liên minh châu ÂuEVN Tập đoàn Điện lực Việt NamFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFIRST Thúc đẩy cải tiến thông qua nghiên cứu,

    khoa học và công nghệFLEG Quản trị nhà nước và thực thi Luật Lâm

    nghiệp

    FSAP Chương trình Đánh giá Ngành tài chínhFSDP Dự án Phát triển ngành lâm nghiệpFSQL Chuẩn cơ bản về chất lượng trường họcFTA Thỏa thuận Mậu dịch tự do tài khóaGAC Quản trị và Phòng chống tham nhũngGDP Tổng sản lượng quốc nộiGDVC Tổng cục Hải quan Việt namGEF Quỹ Môi trường toàn cầuGFDRR Quỹ Giảm nhẹ và Khắc phục hậu quả

    thiên tai toàn cầuGHG Khí nhà kínhGNI Tổng thu nhập quốc dânGPE Đối tác toàn cầu về giáo dụcGTAP Các kế hoạch Quản trị, Minh bạch và

    Phòng chống tham nhũng GWh GWh (tương đương 1 triệu KWh)HCFC hợp chất HydrochlorofluorocarbonsHIFU Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TPHCMHPUTP Dự án giao thông đô thị Hải phòngHUTP Dự án giao thông đô thị Hà nộiIAS Các chuẩn mực kế toán quốc tếIBRD Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát

    triểnICA Đánh giá môi trường đầu tư ICR Báo cáo Hoàn thành dự ánICT Công nghệ thông tin và truyền thôngIDA

    Hiệp hội Phát triển Quốc tếIDF Quỹ Phát triển Thể chếIEG Nhóm Đánh giá Độc lậpIFC Công ty Tài chính Quốc tếIFRS Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tếILO Tổ chức Lao động Quốc tếIMF Quỹ Tiền tệ Quốc tếISR Báo cáo Tóm tắt thực hiệnJICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật BảnJPPR Đánh giá chung Hiệu quả thực hiện Danh

    mục đầu tư

  • JSAN Báo cáo tư vấn chung JSDF Quỹ Phát triển xã hội Nhật BảnKEXIM Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn QuốcKfW Ngân hàng Tái thiết ĐứcLIFSAP Dự án Năng lực cạnh tranh ngành chăn

    nuôi và an tòan thực phẩmLNG Khí tự nhiên hóa lỏngMDG Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷMDTF Quỹ tín thác đa biênMDTP Dự án giao thông đồng bằng sông

    Cửu longMDWMP Dự án quản lý nước đồng bằng sông

    Cửu longMIC Quốc gia có thu nhập trung bìnhMIGA Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phươngMLF Quỹ cho vay tài chính vi môMTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạnMVA Megavolt-AmpereMW MegawattNDTP Dự án giao thông đồng bằng bắc bộNMPRP-2 Dự án giảm nghèo miền núi phía bắc-2NPL Nợ xấuNSIS Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc giaNTP Chương trình Mục tiêu Quốc giaODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức OCR Quỹ vốn thông thườngOECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếOSF Khung Chiến lược ODAPCB Hợp chất Polychlorinated BiphenylPEFA Chi tiêu công và Trách nhiệm giải trình

    tài chínhPER Đánh giá chi tiêu côngPFM Quản lý tài chính côngPIR Cải cách Đầu tư côngPMU Ban Quản lý dự ánPPA Thỏa thuận mua điệnPSD Phát triển khu vực tư nhânPRSC Tín dụng hỗ trợ giảm nghèoRD Truyền tải điện thông thôn

    RDF Quỹ Phát triển nông thônRE2 Dự án điện thông thôn 2REDD Giảm phát thải do phá rừng và suy

    thoái rừngREDP Dự án Phát triển năng lượng tái tạoRETF Quỹ Tín thác do Bên nhận điều hànhRF3 Dự án tài chính nông thôn 3RNIP Dự án cải thiện mạng lưới giao thôngRIA Đánh giá Tác động Luật địnhROSC Báo cáo tuân thủ các tiêu chuẩn và chuẩn

    mực đạo đứcRSP Dự án an toàn giao thôngSARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặngSEIER Dự án Cải thiện hiệu suất hệ thống, cổ

    phần hóa và năng lượng tái tạoSEQAP Chương trình đảm bảo chất lượng giáo

    dục phổ thôngSIL Vay đầu tư ngànhSRB Tỷ lệ giới tính khi sinhTABMIS Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách

    và Kho bạcTFLA Đánh giá hậu cần và thuận lợi hóa

    thương mạiUK Vương quốc AnhUS Hoa kỳUSD đô la MỹUWS Cấp nước đô thịVAS Hệ thống kế toán Việt NamVAT Thuế giá trị gia tăngVCIS Hệ thống thông tin hải quan Việt namVCGM Tạo thị trường cạnh tranh Việt namVHLSS Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt NamVLAP Dự án hòan thiện và hiện đại hóa hệ

    thống quản lý đất đai Việt nam VWRAP Dự án hỗ trợ nguồn nước Việt namWBI Viện Ngân hàng Thế giớiWTO Tổ chức Thương mại Thế giớiWWF Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã thế giới

  • TÓM TẮT iI. BỐI CẢNH QUỐC GIA 1

    CÁC DIỄN BIẾN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 1BỐI CẢNH KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU 2TRIỂN VỌNG KINH TẾ TRONG TRUNG HẠN 3

    II. CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ PHÁT TRIỂN 6KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 6BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 7NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 8KHẢ NĂNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG 10QUẢN TRỊ 11

    III. CÁC ƯU TIÊN CỦA CHÍNH PHỦ 14

    IV. QUAN HỆ ĐỐI TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIớI 16CÁC BÀI HỌC VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI 16CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THEO CPS 17KHUNG CAM KẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA CPS 20THỰC HIỆN CPS GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 32CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ VIỆN TRỢ 36

    V. RỦI RO 38

    PHụ CHƯƠNGPHỤ CHƯƠNG 1: MA TRẬN KẾT QUẢ 42PHỤ CHƯƠNG 2: BÁO CÁO HOÀN THÀNH CPS GIAI ĐOẠN TÀI CHÍNH 2007 – 2011 54PHỤ CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ VIỆT NAM 121PHỤ CHƯƠNG 4: CHỈ SỐ CHỌN LỌC VỀ QUẢN LÝ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

    DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM 124PHỤ CHƯƠNG 5: DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY TRONG TÀI KHóA 2012-2014 125PHỤ CHƯƠNG 6: DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN 127PHỤ CHƯƠNG 7 : CÁC CHỈ SỐ XÃ HỘI VIỆT NAM 129PHỤ CHƯƠNG 8: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ 130PHỤ CHƯƠNG 9: VẤN ĐỀ GIỚI Ở VIỆT NAM 132PHỤ CHƯƠNG 10: CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CHÍNH 134

    mỤc LỤc

  • PHỤ CHƯƠNG 11: CÁC CHỈ SỐ RỦI RO CHÍNH 136PHỤ CHƯƠNG 12: DANH MỤC HOẠT ĐỘNG (IBRD/IDA VÀ CÁC KHOẢN TÀI TRỢ) 137PHỤ CHƯƠNG 13: TỔNG KẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ DO IFC NẮM GIỮ VÀ GIẢI NGÂN 141PHỤ CHƯƠNG 14: KHẢO SÁT CẤP QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 142PHỤ CHƯƠNG 15: THAM VẤN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 144PHỤ CHƯƠNG 16: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TẠI VIỆT NAM 153PHỤ CHƯƠNG 17: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỐ QUỸ ỦY THÁC CHÍNH 158PHỤ CHƯƠNG 18: QUAN HỆ ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN 161PHỤ CHƯƠNG 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN 163PHỤ CHƯƠNG 20: NĂNG LỰC THỐNG KÊ 169PHỤ CHƯƠNG 21: CÁC THÔNG SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI TRỢ VỐN 172

    BẢNGBẢNG 1: CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CHÍNH 4

    HÌNHHÌNH 1: CÁC XU HƯỚNG NGHÈO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2008 8HÌNH 2: CÁC KẾT QUẢ VÀ CHỈ SỐ KẾT QUẢ CỦA CPS VIỆT NAM 22

    HỘPHỘP 1 : CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO ĐÔ THỊ HóA 10HỘP 2: LỒNG GHÉP QUẢN TRỊ 21HỘP 3 : TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CẢI TIẾN DUY TU

    BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 23HỘP 4: EMCC ĐỂ TIẾP NỐI CHƯƠNG TRÌNH PRSC 25HỘP 5: CHIẾN LƯỢC Hỗ TRỢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CƠ SỞ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 26 TẠI VIỆT NAMHỘP 6: TIẾP TỤC Hỗ TRỢ VIỆT NAM THỰC HIỆN NỐT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO 31HỘP 7: ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐẤU THẦU MUA SẮM 33HỘP 8: RỦI RO VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐẤU THẦU MUA SẮM 34

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 I

    TÓm TẮT

    1. Đây là Chiến lược Hợp tác Quốc gia (CPS) đầu tiên của Nhóm Ngân hàng Thế giới với Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009. Việt Nam đủ điều kiện hợp lệ để vay vốn IBRD từ năm 2007 và tiếp nhận khoản vay IBRD đầu tiên vào năm 2009. CPS sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 2011-2015. Chiến lược này là sự kế thừa chương trình CPS của giai đoạn trước, đồng thời kết hợp với một số chuyển đổi mang tính chiến lược mà có lẽ một chu trình CPS khó có thể hoàn tất để tạo ra sự biến chuyển lớn. Những chuyển đổi này trước hết hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng hiệu quả cho vay bằng đòn bẩy tài chính, và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kết quả phát triển.

    2. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển trong vòng 25 năm qua. Những cải cách được triển khai vào năm 1986 đã biến đổi đất nước từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế có định hướng thị trường hơn. Quá trình này đã đem lại tốc độ tăng trưởng cao (trung bình đạt 7,3% trong giai đoạn 1990-2010) và giảm đáng kể tình trạng đói nghèo. Thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam đã tăng hơn mười một lần và đạt mức 1.130 USD vào năm 2010, và tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Việt Nam đã đạt được một số chỉ tiêu trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ ban đầu và có khả năng hoàn thành thêm một số chỉ tiêu khác vào năm 2015. Điều kiện phúc lợi của người dân bình thường ở Việt Nam cũng đã được cải thiện đáng kể.

    3. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn khi cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng cao cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này phần nào phản ánh sự hội nhập ngày càng sâu vào các thị trường toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào năm 2007, và các cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn, đó là sự lệ thuộc vào đầu tư công để dẫn dắt sự tăng trưởng, trong khi phần lớn đầu tư công lại được chuyển vào khu vực doanh nghiệp nhà nước yếu kém và được tài trợ nhờ mở rộng quy mô tín dụng. Điều này đã dẫn đến một quan điểm chính sách kinh tế vĩ mô làm lợi cho các khoản đầu tư không hiệu quả và mức độ vay nợ cao trong khu vực nhà nước. Từ đó dẫn đến những rủi ro cao hơn trong ngành ngân hàng và tài chính. Nền kinh tế phải chịu nhiều giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô với mức lạm phát cao, sự sụt giảm giá trị và bất ổn định của đồng nội tệ và các dấu hiệu của tình trạng thoát vốn mạnh. Từ đầu năm 2011 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một chương trình bình ổn toàn diện (Nghị quyết 11) nhằm tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản Việt nam họp vào tháng 10 năm 2011 đã khẳng định cam kết của Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô và đưa ra ba lĩnh vực tái cải cách kinh tế cần được ưu tiên trong vòng năm năm tới. Ba lĩnh vực tái cơ cấu này gồm: (i) đầu tư công; (ii) khu vực tài chính, tập trung vào hệ thống ngân hàng thương mại và các thể chế tài chính; và (iii) doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các nhóm kinh tế. Các hành động thực hiện cụ thể sẽ có vai trò quan trọng trong việc khắc phục các vấn đề về cấu trúc gây bất ổn kinh tế vĩ mô và tăng tính hiệu quả của nền kinh tế.

    4. Với mong muốn tránh được bẫy thu nhập trung bình và trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình (MIC) thành công, Việt Nam sẽ phải tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016II

    tế. Ngoài sự bất ổn định kinh tế vĩ mô gần đây, môi trường kinh doanh trong nước vẫn bị hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém, chi phí tốn kém khi tiến hành công việc với các cơ quan chính phủ và thiếu thông tin đầy đủ về chính sách. Việt Nam cũng phải bắt đầu xây dựng cơ sở để chuyển sang nâng cao năng suất, đổi mới sản phẩm và quy trình, khi đang mất dần một giá trị gia tăng là lợi thế chi phí lao động thấp. Phát triển một lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn và tăng cường hệ thống công nghệ và đổi mới là điều cốt yếu để thực hiện mục đích này.

    5. Việt nam đã dựa rất nhiều vào các nguồn tài nguyên phong phú để phát triển, nhưng không phải lúc nào cũng quản lý đúng cách các tác động môi trường. Mặc dù phần đóng góp của nguồn vốn tự nhiên (ví dụ như, thủy sản, lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản) vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước có nhiều khả năng sẽ giảm bớt khi quá trình công nghiệp hóa tiếp tục, nhưng đây vẫn sẽ là một nguồn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là đối với người nghèo. Tăng trưởng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa và những thay đổi lớn trong mô hình phát triển nông thôn là những nguyên nhân làm suy thoái chất lượng không khí và nước và làm mất đa dạng sinh học. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các con sông quốc tế, là nguồn cung cấp tới 60% lưu lượng nước mặt trong cả nước. Cấp nước vào mùa khô đang phải chịu áp lực lớn, và biến đổi khí hậu sẽ làm cho tình hình càng trầm trọng thêm. Chính phủ Việt Nam hiện đã nhận thấy rõ sự cần thiết phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách bền vững hơn.

    6. Tình trạng bất bình đẳng bắt đầu tăng ở Việt Nam, và tốc độ giảm nghèo đang chậm lại và tình trạng nghèo ngày càng tập trung nhiều hơn ở các cộng đồng dân tộc thiểu số. Sự bất ổn kinh tế vĩ mô và các cú sốc khí hậu bất lợi cũng làm tăng khả năng dễ bị tổn thương của các hộ gia đình. Việc phát triển các hệ thống quản trị và trách nhiệm giải trình ở Việt Nam đi chậm hơn so với thành công phát triển chung của đất nước, khiến Việt Nam gặp khó khăn hơn khi muốn giải quyết những thách thức này một cách hiệu quả. Tiến bộ trong những lĩnh vực này – cụ thể là khả năng cạnh tranh, sự bền vững, tình trạng nghèo dai dẳng, bất bình đẳng gia tăng, khả năng dễ bị tổn thương và quản trị - là điều rất quan trọng để hiện thực hóa những khát vọng phát triển đầy tham vọng của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn. Khắc phục những vấn đề này là trọng tâm của chiến lược tổng thể của Chính phủ và của chiến lược đối tác này.

    7. Tầm nhìn phát triển của Chính phủ cho thập kỷ tiếp theo đã được xác định trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội chú trọng đến các cải cách có tính cơ cấu, sự bền vững môi trường, công bằng xã hội, và các vấn đề mới xuất hiện liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô. Chiến lược này xác định ba “lĩnh vực mang tính đột phá”, gồm có: (i) thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực/kỹ năng (đặc biệt là các kỹ năng cho ngành công nghiệp hiện đại và đổi mới), (ii) cải thiện các thể chế thị trường, và (iii) phát triển cơ sở hạ tầng. Mục tiêu tổng thể là biến Việt Nam thành một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại vào năm 2020. Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, được Quốc hội nhiệm kỳ mới phê duyệt vào tháng 11 năm 2011 cụ thể hóa các mục tiêu của chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội và xác định các biện pháp cụ thể cũng như các nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược. CPS sẽ gắn liền với các ưu tiên chiến lược và mục tiêu tổng thể của Chính phủ, hỗ trợ ba lĩnh vực đột phá của chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội và kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội, đó là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, cải thiện các thể chế thị trường và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng.

    8. Nhằm tăng cường tác động của Ngân hàng, CPS cũng đưa ra một số nguyên tắc mới về hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam, đó là: (i) làm sắc nét hơn trọng tâm chiến lược thông qua việc giảm bớt sự phân tán của chương trình bằng cách tăng tính đồng bộ và tính chọn lọc; (ii) Tăng hiệu quả hoạt động, bao gồm cả việc áp dụng các cách tiếp cận có tính chất hệ thống hơn, tăng cường đối thoại chính sách và các hoạt động phân tích và tư vấn để tăng ảnh hưởng của các nguồn lực thông qua việc tạo ra sự đồng bộ trong toàn bộ Nhóm Ngân hàng cũng như giữa Nhóm Ngân hàng với các đối tác phát triển, và các cách tiếp cận khu vực (đa quốc gia) để nâng cao hiệu quả hoạt động; và (iii) đẩy mạnh tiến độ thực hiện nhằm đem lại các kết quả kịp thời hơn.

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 III

    9. Kế thừa những thành công lớn về tăng trưởng và giảm nghèo của Việt Nam, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ là đối tác với Việt Nam trong nỗ lực thực hiện thành công vai trò một quốc gia có thu nhập trung bình. Chương trình CPS sẽ hỗ trợ các yếu tố được lựa chọn từ những chuyển tiếp cần thiết cho mục tiêu đó, trong đó đáng chú ý nhất là sự chuyển tiếp từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế đô thị và công nghiệp hóa nhiều hơn, từ một nền kinh tế đặt trọng tâm vào số lượng sang một nền kinh tế chú ý nhiều hơn đến chất lượng sản xuất và cung cấp dịch vụ, và từ một nền kinh tế với lợi thế so sánh là chi phí lao động thấp và giá trị gia tăng thấp sang một nền kinh tế với các sản phẩm và dịch vụ chứa đựng nhiều đổi mới, sáng tạo và giá trị gia tăng cao hơn.

    10. Chương trình CPS sẽ hỗ trợ các hoạt động đầu tư và chính sách được sắp xếp vào trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Các trụ cột gồm có: (i) tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, (ii) tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam, và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận với các cơ hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: (i) tăng cường quản trị, (ii) hỗ trợ bình đẳng giới và (iii) tăng cường khả năng phục hồi khi đối mặt với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên, và tác động của biến đổi khí hậu. Một loạt các công cụ sẽ được sử dụng bao gồm cách tiếp cận dựa vào kết quả, một loạt các khoản vay chính sách phát triển (DPOs) tiếp nối các khoản vay Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) kết thúc vào tháng 21/2011 với khoản hỗ trợ PRSC thứ 10, các khoản vay IDA trong khu vực và các chương trình nghiên cứu và tư vấn chính sách. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), các quỹ ủy thác do người thụ hưởng thực hiện (RETFs) và các Quỹ tài trợ Phát triển thể chế (IDFs) cho các hoạt động nâng cao năng lực sẽ là nguồn bổ trợ cho các nguồn IBRD và IDA. Để vượt qua những thách thức mới trong chương trình nghị sự hỗ trợ giảm nghèo – như tăng bất bình đẳng, nghèo đô thị và tình trạng nghèo tập trung tại các cộng đồng dân tộc thiểu số - CPS khẳng định lại các cam kết về hỗ trợ giảm nghèo thông qua hiểu biết sâu sắc hơn về thay đổi trong tình trạng nghèo ở Việt nam, cũng như các cam kết về can thiệp giảm nghèo mục tiêu dựa vào những hiểu biết này. Quản trị và giới sẽ được lồng ghép vào tất cả các chương trình và hoạt động ngay từ giai đoạn chuẩn bị ban đầu để nắm bắt được các cơ hội tăng cường hỗ trợ trong những lĩnh vực này. Khả năng phục hồi là một chủ đề quan trọng trong bối cảnh Việt nam ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với những cú sốc ngoại biên ảnh hưởng đến cả kinh tế vĩ mô cũng như các hộ gia đình, các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khi hậu. CPS hỗ trợ tăng cường khả năng phụ hồi của Việt nam trong những vấn đề cụ thể được nêu ra trong các trụ cột liên quan.

    11. Thách thức đối với chương trình ở Việt Nam, đó là làm thế nào để đạt kết quả nhanh hơn. Chính phủ đang xem xét các phương pháp tiếp cận mới hơn, ví dụ như giải ngân dựa trên kết quả và đầu ra, nhằm đẩy nhanh quá trình hiện thực hóa các kết quả phát triển. Các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) của Việt Nam có thể là phương tiện hữu ích để thực hiện mục tiêu này. Trong kỳ CPS này, Ngân hàng và Chính phủ sẽ cùng đánh giá năng lực cơ bản của các hệ thống tín dụng ủy thác và đa dạng hóa các công cụ cho vay nhằm đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa tác động phát triển. Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ khác để giải quyết những vấn đề thuộc hệ thống trong quá trình thực hiện các dự án ODA ở Việt Nam, và sẽ tiến hành các phân tích để học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh thành và các ngành thực hiện tốt. Ở cấp độ dự án, Ngân hàng và Bộ KH&ĐT đang tập trung giải quyết các vấn đề ưu tiên như nâng cao mức độ sẵn sàng thực hiện của các dự án, rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, và quản lý danh mục đầu tư hiện tại một cách chủ động hơn. Một khung kết quả được thiết kế hợp lý hơn trong chương trình CPS kỳ này sẽ là công cụ quản lý cho Văn phòng Quốc gia của Ngân hàng tại Việt Nam.

    12. Nguồn lực tài chính dành cho Việt Nam trong kỳ CPS mới bao gồm cả phân bổ IDA dự kiến cho tài khóa 12-14 khoảng 2,8 tỷ SRD (tương đương với 4,2 tỷ USD). Đây là số lượng phân bổ IDA lớn nhất từ trước tới nay cho Việt nam, nhờ vào việc thực hiện tốt và tăng vốn bổ sung cho IDA 16. Việt nam vẫn sẽ được tiếp cận các khoản vay IBRD vì đã ở trong vị thế có thể vay hỗn hợp từ cả hai nguồn IDA và IBRD. Cam kết đề xuất phân bổ nguồn IBRD cho tài khóa 12-14 với tổng số tiền 770 triệu USD. Phần lớn nguồn IBRD sẽ

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016IV

    được dùng để hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường với khu vực tư nhân ngày càng đóng vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng, chương trình của IFC sẽ tăng trong kỳ CPS này. MIGA đang hoạt động tích cực hơn ở Việt nam. Công cụ mới của MIGA hỗ trợ đối tác công tư đối tác Nhà nước-Tư nhân có thể sẽ hữu ích cho chính phủ trong huy động tài chính quốc tế cho các dự án hạ tầng cơ sở ưu tiên. Ngoài các cam kết IDA và IBRD mới, hỗ trợ tài chính cho Việt nam trong kỳ CPS mới này còn bao gồm số vốn dư chưa được giải ngân trong danh mục đầu tư là 5,7 tỷ USD (tính đến ngày 30/9/2011).

    13. Các Quỹ tín thác đóng một vai trò quan trọng trong chương trình của Ngân hàng Thế giới ở Việt nam. Trong tài khóa 2011, cam kết đạt mức 296 triệu USD và giải ngân đạt 170 triệu USD. Nguồn tài chính cho các quỹ tín thác dự kiến sẽ thay đổi, vì các nhà tài trợ có thể chuyển trọng tâm hỗ trợ sang các lĩnh vực mới hoặc bắt đầu giảm quy mô hoạt động tại Việt Nam. Do đó, sự phối hợp hiệu quả giữa các nhà tài trợ sẽ rất quan trọng để hạn chế tối đa những khoảng thiếu hụt phát sinh từ những thay đổi này. Các tiêu chí lựa chọn các Quỹ tín thác đã được xây dựng và sẽ được áp dụng một cách hệ thống hơn để đảm bảo sự phù hợp về mặt chiến lược.

    14. Một số đối tác phát triển sẽ ngừng hỗ trợ ODA cho Việt nam của họ trong vòng 5 năm tới, CPS sẽ tìm cách hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này được suôn sẻ, thông qua đề các đề xuất về cơ chế tài chính để các đối tác phát triển sử dụng khi thích hợp. Quan hệ đối tác với các đối tác phát triển, đặc biệt là các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) cũng như các nhà tài trợ song phương như Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AudAID) sẽ tiến tục củng cố và tăng cường điều phối và giúp Việt nam tiếp tục đạt tiến độ trong chương trình nghị sự về hài hòa hóa và hiệu quả viện trợ nói chung.

    15. Giám sát việc thực hiện và các kết quả của CPS sẽ được tiến hành hàng năm. Các chỉnh sửa sẽ được thực hiện để phản ánh kịp thời các bài học kinh nghiệm.

    16. Có ba rủi ro chính đối với việc thực hiện chương trình CPS program. Đó là: (i) sự phát triển chậm lại của nền kinh tế toàn cầu, một phần có thể được giảm thiểu thông qua các đối thoại liên tục với các cơ quan chính phủ và các bên liên quan để xây dựng các cơ chế đệm nhằm giảm tác động của các cú sốc toàn cầu; (ii) sự gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô, một phần có thể được giảm thiểu bằng cách tăng cường đối thoại thường xuyên với Chính phủ và tham vấn với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bao gồm Chương trình Đánh giá ngành Tài chính (FSAP); và (iii) rủi ro trong quá trình thực hiện, một phần có thể được giảm thiểu bằng cách xây dựng năng lực về quản lý tài chính công (PFM) và đấu thầu mua sắm, làm việc chặt chẽ với chính phủ về hiện đại hóa và đơn giản hóa khung pháp lý về quản lý ODA, thực hiện các kế hoạch về quản trị và chống tham nhũng phù hợp cho các dự án, các hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng năng lực cho các cơ quan chính phủ và các cán bộ chịu trách nhiệm kiểm soát độc lập.

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 1

    1. Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Chỉ sau một phần tư thế kỷ, những cải cách chính trị và kinh tế (Đổi Mới) được triển khai năm 1986 đã biến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, với mức thu nhập trên đầu người dưới 100 USD, thành một nước thu nhập trung bình thấp. Tỷ lệ nghèo đã từ 58% năm 1993 xuống 14,5% trong năm 2008, và hầu hết các chỉ số phúc lợi đã được cải thiện. Việt Nam đã hoàn thành 5 trong số 10 chỉ tiêu của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), hai chỉ tiêu khác đang được thực hiện tốt và có khả năng sẽ hoàn thành vào năm 2015 (xem Phụ chương 8). Đến cuối năm 2010, thu nhập trên đầu người của Việt Nam đã đạt 1.130 USD. Việt Nam cũng được đánh giá cao về sự bình đẳng trong quá trình phát triển, đây là lĩnh vực mà Việt Nam thực hiện tốt hơn nhiều so với các nước khác có điều kiện tương tự. Việt Nam ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình trên diễn đàn khu vực và thế giới, đã thành công trong vai trò chủ trì các cuộc Họp Thường niên năm 2009 của Ban Thống đốc của Nhóm Ngân hàng Thế giới và IMF, và đã rất thành công với cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Á (ASEAN) trong năm 2010.

    CÁC DIỄN BIẾN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

    2. Diễn biến chính trị gần đây nhất ở Việt Nam là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào tháng 1/2011, sự kiện này diễn ra 5 năm một lần. Tiếp theo là bầu cử đại biểu vào Hội đồng Nhân dân các cấp và Quốc hội trong tháng 5/2011, cuối cùng là cơ cấu nhân sự của chính phủ mới được Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp đầu tiên vào tháng 8/2011. Quá trình này bao gồm cả thảo luận và nhất trí về phương hướng phát triển về chính trị, kinh tế và xã hội của Việt nam, và về hợp tác trong khu vực và các nước khác trên thế giới. Đại hội kêu gọi một cách tiến cận toàn diện hơn cho quá trình đổi mới đất nước và quyết định thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tham gia của người dân và tăng

    cường đoàn kết, chủ động hội nhập quốc tế. Đại hội Đảng đã khẳng định lại cách tiếp cận của Việt Nam, đó là phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của nhà nước, và đồng thời sửa đổi các tài liệu chính sách chủ chốt để tập trung nhiều hơn vào các quá trình thị trường và sở hữu phi nhà nước đối với các tài sản kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử trong nhiệm kỳ mới, nhưng Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội đều thay đổi.

    3. Trong 25 năm qua, cơ cấu chính trị và xã hội Việt Nam đã dần dần tiến bộ theo hướng mở cửa và tạo nhiều cơ hội tham gia hơn cho người dân. Thảo luận công khai về nhiều vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế ngày càng phổ biến hơn, và phương pháp bỏ phiếu trực tiếp để bầu chọn chủ tịch ủy ban nhân dân đã được thí điểm tại các thành phố lớn. Các văn bản pháp luật được thông qua yêu cầu phải lấy ý kiến người dân về một số quyết định cấp cơ sở. Năng lực của Quốc hội được tăng cường để thực hiện vai trò kiểm tra và giám sát với các cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, bất kể những tiến bộ nói trên, Việt Nam cần tiếp tục công khai và tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho người dân tham gia quản trị, góp phần thực hiện tầm nhìn dài hạn của đất nước là trở thành một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

    4. Trong những năm gần đây, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách lớn khi đi tìm chỗ đứng trong một nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu hơn nhưng cũng xáo trộn nhiều hơn. Sự hội nhập dần dần vào nền kinh tế thế giới từ khi gia nhập WTO năm 2007 đã đem lại cho Việt Nam dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Tuy nhiên, hội nhập cũng khiến cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự dao động giá cả hàng hóa, rối loạn tài chính trong nền kinh tế toàn cầu, cũng như các hệ lụy từ sự suy giảm tăng trưởng ở Bắc Mỹ và châu Âu. Các thể chế trong nước dựa vào thị trường vẫn chưa được phát triển một cách

    I. BỐI CẢNH QUỐC GIA

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 20162

    đồng đều và các nỗ lực cải cách đã giảm tốc độ, do đó Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn khi đương đầu với môi trường kinh tế mới. Hệ quả là, nền kinh tế Việt Nam phải trải qua nhiều đợt bất ổn kinh tế vĩ mô, lặp lại theo định kỳ với mức lạm phát cao, đồng nội tệ mất giá, và tình trạng thoát vốn một cách đáng kể trong nước.

    5. Đợt bất ổn kinh tế vĩ mô gần đây nhất bắt đầu vào 6 tháng cuối năm 2010, sau khi Chính phủ trì hoãn việc chấm dứt các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ được đưa ra để giải quyết tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tháng 8/2011, lạm phát tiến đến mức 23%, cao nhất trong vòng 33 tháng trước đó, lãi suất trái phiếu chính phủ dao động quanh mức 350-400 điểm cơ bản, và dự trữ ngoại hối tương đương với khoảng 2 tháng nhập khẩu. Sự lành mạnh của ngành ngân hàng vẫn là một vấn đề đáng lo ngại, một phần là do sự gia tăng các khoản nợ do chính phủ bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước.

    6. Đầu năm 2011, Chính phủ bắt đầu triển khai các biện pháp chính sách giúp khôi phục sự bình ổn kinh tế vĩ mô. Ngày 11/2/2011, đồng tiền Việt mất giá 9,3% so với USD, và gói giải pháp bình ổn, thường được gọi là Nghị quyết 11, được chính thức phê duyệt vào ngày 24/2/2011. Nghị quyết này bao gồm nhiều hành động chính sách tiền tệ và tài khóa, và cam kết thực hiện một số biện pháp cơ cấu, bao gồm cải cách các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường thông tin về các biện pháp chính sách, và tăng cường bảo vệ người nghèo khỏi các tác động của tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô. Các biện pháp cụ thể được thực hiện từ khi có nghị quyết 11 gồm có tăng 600 điểm cơ bản trong mức lãi suất chính sách trong thời gian 7 tháng, giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền trong năm 2011 so với năm 2010, giảm thâm hụt tài khóa thông qua tăng nguồn thu và cắt giảm chi tiêu đầu tư công. Chính phủ cũng triển khai một chương trình trợ cấp khiêm tốn cho người nghèo để giảm bớt tác động của việc tăng giá điện.

    7. Nỗ lực bình ổn đã đem lại các kết quả tích cực. Tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát hàng

    tháng giảm xuống 0,36% từ mức trung bình hàng tháng là 1,73% trong 9 tháng đầu năm và là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Dự trữ ngoại hối tăng, và sự chênh lệch tỷ giá hối đoái, vốn ở mức cao 11-12% trong những tháng đầu năm 2011, đã gần như được xóa bỏ. Trong 7 tháng đầu năm 2011, tài khoản vãng lai đạt thặng dư 1,3 tỷ USD, so với tình trạng thâm hụt 3,2 tỷ USD cùng kỳ năm trước, và tổng cán cân thanh toán (BoP) được báo cáo đạt thặng dư khoảng 5 tỷ USD. Một số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, nhất là trong ngành ngân hàng, và dự kiến một số doanh nghiệp nhà nước khác sẽ tiếp tục cổ phần hóa trong những tháng tới. Chính phủ cũng đã triển khai đánh giá sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tăng trưởng kinh tế tuy chậm lại nhưng vẫn ở mức cao, đạt 5,6% trong 6 tháng đầu năm 2011.

    8. Việc thực hiện Nghị quyết 11 còn một số hạn chế. Ví dụ như, các nỗ lực nhằm kiểm soát ngân sách đầu tư chưa được hướng dẫn rõ ràng, chưa có lộ trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, việc công bố các số liệu kinh tế vĩ mô và các quyết định chính sách còn chậm và thiếu chủ động. Tốc độ thực hiện các cải cách cơ cấu có phần chậm lại, mà một phần nguyên nhân là do những chuyển đổi ở Việt Nam trong 12 tháng vừa qua, sau khi kết thúc một chu kỳ chính trị 5 năm. Một số hành động chính sách quan trọng cùng với một số văn bản pháp luật đã bị trì hoãn cho đến khi Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 5 năm cho giai đoạn mới (2012-2016) được phê duyệt (dự kiến vào tháng 11/2011). Các kết quả bình ổn cho tới nay đã chứng minh khả năng giải quyết các thách thức kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Chính phủ đã tái khẳng định cam kết thực hiện Nghị quyết 11 và hỗ trợ thêm bằng các cải cách mới trong những tháng tiếp theo, nhằm giải quyết những lĩnh vực còn yếu kém. Điều này rất quan trọng để duy trì sự ổn định lâu dài.

    BỐI CẢNH KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU

    9. Là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn từ các sự kiện trong khu vực và trên

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 3

    trong đó có Việt nam, góp phần tạo ra sự bất ổn định về tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, lương thực và tài sản. Trong một môi trường như vậy, sự hội nhập ngày càng sâu của các ngành sản xuất chế tạo và nông nghiệp ở Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã làm cho các ngành này dễ bị tổn thương hơn bởi mức cầu lớn hơn và giá cả dễ dao động hơn. Ở đây, có những nguy cơ rủi ro trong dài hạn, nếu như chính sách tại các nền kinh tế bị khủng hoảng tấn công trực diện có thể thất bại trong việc chuyển đổi trọng tâm chú ý từ quản lý khủng hoảng trong ngắn hạn sang các biện pháp giải quyết những vấn đề cơ cấu ẩn sâu bên dưới và gây ra khủng hoảng.2

    TRIỂN VỌNG KINH TẾ TRONG TRUNG HẠN

    12. Bình ổn kinh tế là điều cốt yếu đối với các triển vọng tăng trưởng trung hạn vẫn rất khả quan của Việt Nam. Việc tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 10/2011 và giảm chỉ tiêu tăng trưởng và đầu tư đã chứng tỏ Chính phủ tiếp tục tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô. Các kết luận của Hội nghị Trung ương tháng 10/2011 đã công nhận sự cần thiết phải tái cơ cấu kinh tế và xác định tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngành tài chính là ưu tiên cho 5 năm tới. Điều này đã chỉ ra rằng chính phủ sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết để quay trở lại môi trường kinh tế vĩ mô bền vững hơn đồng thời đặt nền tảng để tăng cường hiệu quả và năng suất, hướng tới tăng trưởng trung hạn và dài hạn.

    13. Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ dần quay trở lại môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn và giữ được tốc độ tăng trưởng từ mức trung bình đến mức cao trong trung hạn. Tỷ lệ lạm phát đạt đỉnh vào tháng 8/2011, và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới. Như mô tả trong Bảng 1, tỷ lệ lạm phát cuối kỳ dự kiến đạt mức 19% vào tháng 12/2011 và 9% vào cuối năm tới. Nền kinh tế dự kiến tăng trưởng ở mức 5,8% trong năm 2011, chậm hơn so với năm 2010, do tác động của các biện pháp bình ổn kinh tế. Với

    toàn cầu. Thương mại quốc tế tương đương với khoảng 160% Tổng sản lượng quốc nội (GDP) của Việt Nam. Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã nhận được nhiều cam kết FDI hơn so với cả ba nước In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin và Thái Lan cộng lại, và như vậy, tương lai của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ kết quả hoạt động kinh tế của các đối tác trong khu vực và trên toàn cầu. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây nhất, môi trường bên ngoài Việt Nam đã biến chuyển nhanh chóng và đem lại những cơ hội cũng như thách thức mới.

    10. Việt Nam đã phát triển nhiều mối quan hệ chặt chẽ trong khu vực, đem lại cho đất nước nhiều lợi ích kinh tế quan trọng. Việt Nam trở thành thành viên ASEAN năm 1995, và gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương năm 1998. Gần đây, nỗ lực hội nhập với khu vực của Việt Nam được củng cố thêm bởi việc tham gia một loạt các Thỏa thuận Mậu dịch Tự do (FTA) giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN+1 FTA). Tư cách thành viên ASEAN, cùng với việc gia nhập WTO trong năm 2007, chắc chắn đã thúc đẩy kết quả có lợi hơn cho Việt Nam trong các đàm phán thương mại, so với khi phải đàm phán song phương với các nền kinh tế láng giềng lớn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và EU không ngừng tăng, nhưng các nền kinh tế Đông Á vẫn chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.1 Việt Nam cũng tích cực tham gia các nỗ lực trong khu vực nhằm phối hợp sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên to lớn từ sông Mê-kong.

    11. Những căng thẳng và rủi ro nghiêm trọng vẫn đang tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng. Trong ngắn hạn, những rủi ro này có thể làm cho quá trình phục hồi đi chệch sang các mức độ khác nhau. Lãi suất tiếp tục duy trì ở mức rất thấp tại các nước thu nhập cao có thể sẽ thúc đẩy các dòng vốn lớn và dễ dao động di chuyển đến các nước đang phát triển,

    1. Nguyễn Tiến Dũng, “Các tác động của sự hội nhập vào khu vực Đông Á: Phân tích CGE,” Trường Đại học Quốc gia Việt Nam.2. Các triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, tháng 1/2001.

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 20164

    cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục hỗ trợ Việt Nam. Nếu không có những thay đổi đó, tăng trưởng có thể giảm sút, nhưng khó có khả năng xuống đáng kể dưới 5% - nếu xét đến khả năng phục hồi và những kết quả tăng trưởng ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam trong quá khứ.

    14. Nợ công của Việt Nam có khả năng tiếp tục bền vững nếu tiếp tục được sự hồi phục kinh tế và chính phủ tiếp tục thắt chặt tài khóa như hiện tại. Phân tích Bền vững Nợ năm 2011 do Ngân hàng và IMF thực hiện cho thấy, nợ công đang giảm dần từ 52,8% GDP trong năm 2010 xuống

    dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dồi dào và kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế, chúng tôi dự kiến tăng trưởng công nghiệp sẽ đạt mức tương đối tốt trong trung hạn. Tương tự, ngành nông nghiệp chắc sẽ tiếp tục hoạt động tốt vì giá lương thực thế giới được dự báo vẫn ở mức cao trong những năm tới. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế được dự kiến tăng dần lên 6,3% vào năm 2013. Những dự đoán trên được củng cố bởi các giả định sau: không có sự đổ vỡ nghiêm trọng trong nền kinh tế toàn cầu, , các cải cách cơ cấu dần dần có tiến triển, việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng được cải thiện, và các đối tác phát triển

    BẢNG 1: CÁC CHỉ SỐ KINH TẾ CHÍNH

    2008 2009 2010 2011/e 2012/p 2013/p

    Đầu ra, Việc làm và Giá cả GDP (% thay đổi so với năm trước) 6.3 5.3 6.8 5.8 6.1 6.3

    Chỉ số sản xuất công nghiệp (% thay đổi so với năm trước) 13.9 7.6 14.0 11.0 12.0 12.5

    Tỷ lệ thất nghiệp (%, các vùng đô thị) 4.7 4.6 4.4 4.0 4.0 4.0

    Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi, cuối kỳ) 19.9 6.5 11.8 19.0 9.0 7.0

    Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đổi, bình quân năm) 23.1 6.7 9.2 19.0 10.5 7.5

    Cán cân tài khóaCán cân tài khóa chính thức

    (% GDP, không kể các mục ngoài ngân sách) 1.2 -5.1 -2.0 -1.1 -1.2 -1.2

    Cán cân tài khóa tổng thể

    (% GDP, có tính các mục ngoài ngân sách) -1.2 -9.0 -6.4 -3.9 -3.8 -3.6

    Ngoại thương, Cán cân thanh toán, và Nợ nước ngoài Cán cân thương mại (xác định Cán cân thanh toán, tỷ USD) -12.8 -8.3 -7.1 -7.0 -8.0 -8.7

    Xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD, giá FOB) 62.7 57.1 72.2 90.6 105.4 122.3

    Xuất khẩu hàng hóa (% thay đổi, so với năm trước) 29.1 -8.9 26.4 25.5 16.3 16.1

    Nhập khẩu hàng hóa (tỷ USD, giá FOB) 75.5 65.4 79.3 97.6 113.3 131.0

    Nhập khẩu hàng hóa (% thay đổi, so với năm trước) 28.1 -13.3 21.2 23.1 16.1 15.6

    Cán cân tài khoản vãng lai (tỷ USD) -10.8 -6.1 -4.0 -4.5 -4.6 -5.1

    Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP) -11.9 -6.6 -3.9 -3.8 -3.5 -3.5

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (dòng vốn vào thực, tỷ USD) 9.3 6.9 6.1 6.8 7.3 7.5

    Nợ nước ngoài (tỷ USD) 28.4 36.3 43.7 49.1 51.8 57.1

    Tương đương % GDP 31.4 39.0 42.2 41.0 39.4 39.0

    Tỷ lệ dịch vụ nợ (% giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ) 2.6 4.5 3.2 3.0 3.2 3.2

    Các thị trường tài chính Tín dụng cho nền kinh tế (% thay đổi, cuối kỳ) 25.4 39.6 32.4 14.0 15.0 15.0

    Lãi suất ngắn hạn (tiền gửi 3 tháng, cuối kỳ) 8.1 10.7 14.0 14.0 --- ---

    Thị trường chứng khoán – chỉ số Việt Nam (tháng 7/2000 =100) 316 495 485 --- --- ---

    Nguồn: Tổng Cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước, IMF và WB, e=ước tính, p=dự đoán

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 5

    không được nói đến trong các con số thống kê về nợ công và nợ được nhà nước bảo đảm. Không có định nghĩa rõ ràng cũng như ước tính đáng tin cậy về các nghĩa vụ nợ đó, điều này gây trở ngại cho chính phủ trong việc quản lý các rủi ro liên quan. Các nghĩa vụ nợ dự phòng có thể phát sinh từ các quỹ và nguồn vốn pháp định ngoài ngân sách, ví dụ như quỹ bảo hiểm y tế, các doanh nghiệp nhà nước, và những yếu kém của ngành tài chính. Việc thu thập các thông tin đáng tin cậy và cập nhật về các nghĩa vụ nợ dự phòng và đánh giá những rủi ro tài khóa liên quan là một ưu tiên cho cả Chính phủ lẫn Ngân hàng.

    còn 47,9% vào năm 2015. Mức thâm hụt tài khóa lớn trong năm 2009 và 2010 không ảnh hưởng nhiều đến sự bền vững nợ nói chung, với điều kiện là trong vài năm tới, chính phủ có thể quay trở lại mức thâm hụt như trước khi xảy ra khủng hoảng. Nếu không tiếp cận được các dòng vốn vào không phải là vay nợ và nếu xuất khẩu chậm lại thì tình trạng nợ của Việt Nam có thể chịu tác động bất lợi. Các giả định chuẩn áp dụng cho các cú sốc này khá nghiêm trọng, và khó có khả năng trở thành hiện thực. Yếu tố không chắc chắn nhất đối với sự bền vững nợ, và cũng là rủi ro không định lượng được, xuất phát từ các nghĩa vụ không rõ ràng và

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 20166

    15. Việt nam mới đây đã bước vào một giai đoạn phát triển mới và cao hơn. Để thành công, Việt nam cần phải giải quyết được những thách thức còn tồn tại, bao gồm cả việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường và đối phó với những vấn đề mới nảy sinh liên quan đến vị thế nước thu nhập trung bình cũng như các thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu. Ngân hàng đồng ý với Chính phủ về các thách thức chính cần được giải quyết trong vòng năm năm tới. Những thách thức này bao gồm tính cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng bền vững, nhóm người nghèo dai dẳng và sự gia tăng bất bình đẳng, tính dễ bị tổn thương và vấn đề quản trị nhà nước. Ngân hàng tin tưởng rằng Việt nam có thể tiếp tục duy trì tiến độ đã đạt được trong quá khứ nhờ vào các ưu tiên chính sách và thực hiện tốt.

    KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

    16. Tốc độ tăng trưởng cao của Việt nam trong thời gian qua đạt được là nhờ tính cạnh tranh đã được cải thiện nhờ các cải cách trước đây và tiến độ phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế. Nhiều chương trình cải cách còn cần thực hiện, cụ thể là các chương trình liên quan đến khu vực doanh nghiệp nhà nước, tiếp cận tới hạ tầng cơ sở và chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển lực lượng lao động tay nghề cao còn chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng cao. Những yếu tố này tiếp tục gây cản trở cho quá trình nâng khả năng cạnh tranh của Việt nam. Khả năng cạnh tranh của Việt nam đạt được chủ yếu nhờ vào lao động chi phí thấp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu hiệu quả và thiếu bền vững. Lợi thế này đương nhiên sẽ giảm dần theo thời gian. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tránh cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”, cần phải tiếp tục cải cách và đầu tư để khắc phục những mặt thiếu hiệu quả trong nền kinh tế và tăng tính cạnh tranh. Hơn nữa, nền tảng của tính cạnh tranh của Việt Nam sẽ cần chuyển hướng mạnh hơn sang tăng năng suất, đổi mới sản

    II. CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ PHÁT TRIỂN

    phẩm và quy trình, và gia tăng giá trị vì lợi thế chi phí lao động rẻ đang giảm dần. Sự ổn định kinh tế vĩ mô, một ngành tài chính lành mạnh và có khả năng phục hồi sau các cú sốc, và các cải tiến liên tục trong môi trường đầu tư là những điểm cốt yếu để thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp.

    17. Tuy là một phần quan trọng trong mô hình kinh tế nhà nước của Việt Nam, nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước đã trở thành nguồn gốc gây ra sự thiếu hiệu quả, sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế và gây trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Phần tài sản (đất đai) và nhân tố sản xuất (tín dụng trong nước) mà các doanh nghiệp nhà nước sở hữu và được giao lớn hơn nhiều so với sự đóng góp của họ vào sản lượng quốc dân. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong thời gian gần đây, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã trở thành khu vực có mức vay nợ cao và có khả năng gây rủi ro cho ngành ngân hàng . Các ngân hàng thương mại quốc doanh chi phối hệ thống ngân hàng (chiếm khoảng một nửa hệ thống ngân hàng), và ngân hàng lớn nhất trong số đó đã chiếm gần 1/6 hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cơ số vốn cũng như chất lượng danh mục đầu tư của các ngân hàng này đều vẫn rất hạn chế. Các ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp nhà nước càng khiến cho khu vực tư nhân, các doanh nghiệp lớn cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn hơn khi tham gia một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, do đó gây kìm hãm cạnh tranh và không thúc đẩy tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Quản trị doanh nghiệp yếu kém, thiếu các tiêu chí về minh bạch/công khai thông tin và khung theo dõi, giám sát thiếu chủ động là những yếu tố làm tăng thêm rủi ro. Cần có những cải cách để xóa bỏ sự thiếu hiệu quả, thúc đẩy năng suất trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và giải quyết những yếu kém của ngành tài chính.

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 7

    quản lý chất thải rắn, giao thông đô thị và vệ sinh đô thị là những nguyên nhân đang góp phần tạo ra sự ô nhiễm nước và không khí ở các khu vực đô thị. Ảnh hưởng do bụi hạt và các chất gây ô nhiễm khác là mối lo ngại ngày càng tăng đối với sức khỏe người dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

    20. Sinh cảnh tự nhiên tiếp tục suy giảm. Tổn thất này của các hệ sinh thái, cùng với việc săn bắn trộm động vật hoang dã đang dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài và mất đa dạng sinh học, đem lại nhiều hậu quả kinh tế cho nền kinh tế. Để giải quyết những vấn đề này, Việt Nam cần tăng cường thể chế trong ba lĩnh vực: (i) các hệ thống và năng lực để đánh giá chính xác hiện trạng và lợi ích từ nguồn vốn tự nhiên; (ii) lồng ghép các vấn đề môi trường vào quá trình quy hoạch và ra quyết định; và (iii) củng cố và thực thi khung pháp lý và quy định.

    21. Cho tới nay, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần nhiều bắt nguồn trực tiếp từ điều kiện tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Chẳng hạn như, nguồn vốn tự nhiên đã đem lại tăng trưởng kinh tế trong các ngành thủy sản, lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Khi thực hiện công nghiệp hóa, sự phụ thuộc vào nguồn vốn tự nhiên sẽ giảm dần, nhưng trong tương lai gần, tài nguyên thiên nhiên sẽ cần đến để tạo ra phần lớn của cải cho Việt nam, nhất là cho người nghèo. Một đánh giá gần đây của Việt Nam về nguồn tài nguyên thiên nhiên và công tác quản lý tài nguyên đã đưa ra một vài vấn đề.3 Ví dụ như, hoạt động đánh bắt hải sản, đóng góp khoảng 5% GDP của Việt Nam, đang suy giảm, thể hiện qua thực tế giảm sản lượng và các dấu hiệu cho thấy một số loài cá có thể đã chạm đỉnh khai thác và đang bắt đầu suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, việc nhanh chóng mở rộng ngành nuôi trồng thủy sản đã tạo ra những thách thức lớn cho công tác quản lý môi trường và dịch bệnh. Độ che phủ rừng trên toàn quốc được tăng một chút nhưng có bằng chứng cho thấy số lượng rừng nguyên sinh và rừng trồng trưởng thành đang giảm. Ngành chế biến gỗ của

    18. Việt Nam sẽ cần đến những khoản đầu tư tư nhân lớn để nâng cao năng suất và gia tăng giá trị cho ngành công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời phải chuyển đổi năng lực cốt lõi của đất nước từ các ngành công nghiệp, dịch vụ sử dụng tài nguyên thiên nhiên sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có tính đổi mới, dựa trên cơ sở tri thức. Tuy nhiên, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thấp, và nguồn cung lao động có kỹ năng còn hạn chế. Mặc dù phần lớn người dân đã có điện để sử dụng nhưng một số vùng thường xuyên bị cắt điện. Những khía cạnh khác liên quan đến chất lượng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dịch vụ giao thông vận tải và hậu cần (logistics), cũng gây trở ngại cho hoạt động đầu tư có tính cạnh tranh. Mặc dù tỷ lệ học sinh học tiểu học, trung học và đại học đã tăng đáng kể nhưng chất lượng giáo dục cần phải được cải thiện và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thị trường lao động. Điều này sẽ giúp khắc phục những hạn chế về số lượng sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng và năng lực phù hợp để có thể làm việc hiệu quả. Việt Nam cần giải quyết những thách thức liên quan đến việc cơ cấu, quản lý hệ thống giáo dục và cách thức sử dụng nguồn lực cho ngành giáo dục.

    BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

    19. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tạo ra những rủi ro lớn về môi trường. Gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, và những thay đổi lớn trong các mô hình phát triển nông thôn đã tạo ra những tác động bất lợi lớn. Điều này thể hiện rõ nhất trong ba lĩnh vực: nước, không khí, và đa dạng sinh học. Ô nhiễm nước càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở nhiều con sông chính và các vùng ven biển; gây ra hàng loạt chi phí và tác động đối với sức khỏe con người, nguồn nước sạch cho mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, cũng như các tác động đối với ngành thủy sản và bảo tồn. Đầu tư không đủ và thiếu nguồn tài chính bền vững để đầu tư cơ bản cho đô thị trong các lĩnh vực như tiêu thoát nước, cấp nước sinh hoạt,

    3. Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) 2011: “Quản lý tài nguyên thiên nhiên”.

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 20168

    năm 1993 xuống còn 14,5% năm 20084 (Hình 1). Các kết quả sơ bộ của Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 cho thấy tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm. Giảm nghèo đi kèm với mở rộng điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, trong đó có giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, cấp điện và nước sạch. Người lao động rời bỏ sản xuất nông nghiệp để chuyển sang các công việc được trả lương cao hơn trong các ngành dịch vụ, thương mại và công nghiệp: năm 2002, 56% lực lượng lao động làm nghề nông, chủ yếu là trên đất sản xuất riêng của gia đình; năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 41%. Việt Nam đã hoàn thành 5 trong số 10 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ được đưa ra ban đầu – đó là những chỉ tiêu liên quan đến giảm đói nghèo, bình đẳng giới trong tỷ lệ trẻ em đến trường, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, và kiểm soát sốt rét. Hai chỉ tiêu khác có thể đạt được là phổ cập giáo dục tiểu học và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, 3 chỉ tiêu liên quan đến bền vững môi trường và tiếp cận đến vệ sinh môi trường ở nông thôn có (dù mục tiêu cấp nước sạch được thực hiện tốt), và giảm tỷ lệ nhiễm HIV, dù tỷ lệ này ở mức thấp là 0,28% năm 2010 ở tất cả các nhóm tuổi (xem Phụ chương 8).

    23. Các số liệu bình quân toàn quốc rất ấn tượng đã che khuất những khác biệt lớn giữa các vùng miền và các nhóm xã hội, một vấn đề

    Việt Nam đang phải lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu và có thể làm gia tăng tình trạng phá rừng ở các quốc gia khác trong khu vực. Ngoài ra, còn có nhiều thách thức lớn mới xuất hiện, liên quan đến quản lý tài nguyên nước, với bằng chứng cho thấy sự cạn kiệt tầng nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên cũng như sự gia tăng cạnh tranh/xung đột giữa các mục đích sử dụng nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các dòng chảy môi trường, công nghiệp, và sinh hoạt của con người. Các con sông quốc tế cung cấp tới 60% tổng lưu lượng nước mặt của Việt Nam, do đó, các kế hoạch hoặc đề xuất đầu tư ở vùng thượng nguồn có thể làm thay đổi đáng kể các dòng chảy và trầm tích. Nguồn nước trong mùa khô đã bắt đầu phải chịu áp lực. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho những hệ lụy này càng nghiêm trọng hơn. Hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều cơ chế khuyến khích để thúc đẩy sử dụng nước hiệu quả, trong khi còn tồn tại nhiều thách thức phức tạp mang tính liên tỉnh và các vấn đề khác về phối hợp quản lý tài nguyên nước.

    NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG

    22. Việt Nam đã có một thành tích rất ấn tượng trong duy trì được tốc độ giảm nghèo cao trong suốt 20 năm qua. Tỷ lệ người nghèo (% dân số sống dưới chuẩn nghèo) đã giảm từ 58%

    4. Dựa trên các vòng khảo sát liên tiếp của Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) do Tổng cục Thống kê thực hiện.

    HÌNH 1: CÁC XU HƯớNG NGHÈO ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1993-2008

    1993 1998 2003 2008 Năm Khảo sát

    100

    80

    60

    40

    20

    0

    Tỷ lệ

    đói

    ngh

    èo (%

    ngh

    èo)

    Kinh/Hoa Dân tộc thiểu số Quốc gia

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 9

    25. Cần có những thay đổi có hệ thống trong các lĩnh vực phát triển con người để giải quyết chương trình giảm nghèo của Việt Nam, và phải có thêm nhiều nỗ lực để cải thiện các cơ hôi sinh kế. Cần có những nỗ lực theo hình thức mới để thúc đẩy bình đẳng trong các kết quả tác động cho mọi người dân, và thu hẹp khoảng cách rộng đang gia tăng về học tập và tri thức giữa người nghèo và người không nghèo, giữa các dân tộc thiểu số và người Kinh. Một hệ thống giáo dục theo định hướng kết quả có thể trang bị cho người lao động Việt Nam các kỹ năng để tận dụng các cơ hội mới và quản lý những rủi ro trong công việc do thị trường lao động đang thay đổi; mặt khác, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có thể bảo vệ người lao động tốt hơn sau những cú sốc tồi tệ nhất tác động đến việc làm. Việt Nam hiện đang thiếu một chương trình trợ cấp tiền mặt cơ bản cho người nghèo, đây là một lỗ hổng lớn trong hệ thống giảm nghèo và trợ giúp xã hội của Việt Nam. Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội có thể giúp những người nghèo lâu năm đối phó tốt hơn với các cú sốc (gồm có thiên tai hay những cú sốc gây ảnh hưởng đến giá nội địa), và giúp giải quyết những khó khăn về khả năng chi tiêu của hộ gia đình, vốn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em phải nghỉ học sớm. Như vậy, liên kết trợ cấp tiền mặt với giáo dục có thể là một công cụ bổ sung quan trọng để rút ngắn khoảng cách trong tỷ lệ đi học ở các cấp học.6 Ngoài ra, tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và việc cung cấp, tiếp cận các dịch vụ công, bao gồm cả việc tạo điều kiện thuận lợi để tham gia nhiều hơn trong các thị trường lao động và sản phẩm là điều cần thiết để cải thiện các cơ hội sinh kế cho người dân nông thôn và các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.

    26. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xóa bỏ một số khoảng cách lớn về giới, nhưng các thách thức chủ yếu vẫn chưa được giải quyết (xem Phụ chương 9). Nhìn chung trong dân số toàn quốc, giữa nam và nữ không có khoảng cách nghèo, tuy tỷ lệ nghèo trong nhóm người cao tuổi phần lớn tập trung ở các phụ nữ góa chồng. Tỷ lệ đi học thực tế của trẻ em gái cao hơn trẻ em trai ở bậc tiểu học và trung

    mới nổi lên là dấu hiệu gia tăng bất bình đẳng. Giữa các chỉ số thu nhập và các chỉ số phi thu nhập khác đo lường mức độ giàu nghèo của nhóm các hộ nghèo nhất và nhóm các hộ giàu nhất có sự cách biệt lớn, và khoảng cách này ngày càng tăng, trong khi khoảng cách giữa các vùng miền và giữa các hộ thành thị với các hộ nông thôn không thay đổi. Khoảng cách giàu nghèo (tỷ lệ giữa mức thu nhập trung bình của nhóm 20% dân số giàu nhất với nhóm 20% dân số nghèo nhất) đã tăng từ 8,1 năm 2002 lên 9,2 năm 20105. Các cơ hội cho người dân nông thôn bị hạn chế do ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản và các nguồn lực tài chính, đất đai và thông tin. Di cư từ nông thôn ra đô thị, một mặt là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng do người lao động dịch chuyển từ các lĩnh vực việc làm ít hiệu quả sang các ngành nghề có tính hiệu quả cao hơn, nhưng mặt khác lại làm tăng áp lực đối với cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị, và cơ hội việc làm tại các vùng đô thị và ven đô lại khiến cho người lao động dễ bị tổn thương hơn do công việc ít ổn định hơn và chi phí sinh hoạt ở đô thị tăng nhanh. Một bộ phận lớn người nghèo và người dễ bị tổn thương ở Việt Nam hiện đang định cư tại các vùng đô thị lớn hoặc xung quanh đó. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và thông lệ sử dụng các khu vực có vị trí tốt để đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển đô thị, việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể tạo ra những tác động lớn, bất lợi cho xã hội.

    24. Tình trạng nghèo ngày càng tập trung nhiều hơn trong các nhóm dân tộc thiểu số, chiếm gần 15% tổng dân số toàn quốc. Năm 2008, 50% số dân tộc thiểu số sống dưới chuẩn nghèo, trong khi tỷ lệ này trong nhóm người Kinh – người Hoa chỉ có 9%. Năm 2010, các nhóm dân tộc thiểu số chiếm tới 65% số người thuộc thập phân vị nghèo nhất và có phúc lợi thấp nhất, tăng so với tỷ lệ 53% năm 2006. Trẻ em các gia đình dân tộc thiểu số ít có điều kiện đi học hơn, nhất là ở cấp trung học phổ thông, đây là nguyên nhân khiến tình trạng nghèo và thu nhập thấp của các nhóm dân tộc thiểu số tồn tại dai dẳng qua nhiều thế hệ.

    5. Nguồn: VHLSS 2010. 6. Ngân hàng Thế giới (2011), Việt Nam: Giáo dục chất lượng cho Mọi người .

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 201610

    KHẢ NĂNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

    27. Việt Nam phải đối diện với sự gia tăng tính dễ bị tổn thương. Việt Nam ngày càng dễ bị tổn thương hơn bởi sự bất ổn kinh tế vĩ mô và thách thức kép gồm thảm họa thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, khả năng bị tổn thương của các hộ gia đình cũng tăng, nhất là trong bối cảnh di cư ra đô thị với hệ lụy là sự thay đổi trong các mô hình việc làm.

    28. Nền kinh tế của Việt Nam vẫn có khả năng dễ bị ảnh hưởng bởi một số cú sốc từ bên ngoài và rủi ro từ các chính sách trong nước. Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu cùng với một nền kinh tế mở cửa rất rộng có nghĩa là những cú sốc toàn cầu sẽ được truyền vào nền kinh tế Việt Nam với cường độ tối đa, gây ảnh hưởng đến mức sống và triển vọng việc làm của các hộ gia đình. Điều này có nghĩa là kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ bất ổn hơn. Nhìn vào bối

    học cơ sở, và tỷ lệ các em gái học lên trung học phổ thông cao hơn một chút so với các em trai. Tỷ lệ việc làm của nam và nữ từ 25 đến 64 tuổi khá sát nhau, 93,8% đối với nam giới và 87,8% đối với nữ giới.7 Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự cách biệt trong mức lương giữa nam và nữ, và nữ giới ít có cơ hội với các công việc làm công ăn lương hơn so với nam giới, trong khi có nhiều cơ hội hơn với các công việc tự làm. 56% nam giới thuộc nhóm làm công ăn lương, so với tỷ lệ này ở nữ giới là 37%; và các số liệu ước tính cho thấy, nữ giới trong khu vực kinh tế phi chính thức có mức lương chỉ bằng 50% so với nam giới, mặc dù số giờ làm việc, trình độ học vấn và thâm niên tương tự như nhau.8 Ngoài ra, có thể thấy được mức độ phân biệt lớn về ngành nghề và loại hình công việc giữa lao động nam và lao động nữ. Các lĩnh vực liên quan đến giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh đã đạt được nhiều tiến bộ ấn tượng, nhưng bạo lực giới vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng và đang có xu hướng gia tăng.

    HỘP 1: CƠ HỘI VÀ THÁCH THứC CHO ĐÔ THỊ HÓA

    Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa thấp so với nhiều nước châu Á khác, nhưng dân số đô thị đã bắt đầu tăng. Việt Nam đang ở trong giai đoạn phôi thai của quá trình đô thị hóa, và đang chuyển dần sang giai đoạn trung gian khi đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao (hiện nay tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam vào khoảng 30% và dân số đô thị tăng khoảng 3.4% mỗi năm).

    Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Gần một nửa sản lượng kinh tế của Việt Nam do 6 trung tâm đô thị lớn nhất nước (gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bà Rịa-Vũng Tàu) với tổng dân số khoảng 18,5 triệu người. TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ chiếm gần một nửa (45%) tổng sản lượng hàng hóa được sản xuất. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tăng trưởng nhanh và mạnh (công nghệ cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn) hơn ở Hà Nội và vùng ĐB sông Hồng (55%, so với 39% ở TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ). Công nghiệp hóa đang tiến triển nhanh ở Hà Nội và vùng ĐB Sông Hồng do vị trí gần hơn với các cơ sở công nghiệp ở miền Nam Trung Quốc. Trong khi đô thị hóa có khả năng vẫn tiếp tục mang lại lợi ích lớn cho Việt nam về tăng trưởng kinh tế, các cơ hội kinh tế lớn hơn và năng suất lao động cao hơn, thì Chính phủ cần phải cân nhắc các yếu tố đánh đổi trong quá trình đô thị hóa rất nhanh. Giá phải trả cho ách tắc giao thông, bất bình đẳng giữa các vùng, giá đất và nhà tăng cao là những vấn đề tiềm tàng. Tình trạng nghèo ở đô thị và tác động xã hội của nó có thể tăng lên, số lượng các thành phố loại 2 kém năng lực hơn có thể tăng nhanh. Hệ thống quy hoạch đô thị hiện nay của Việt Nam vẫn dựa quá nhiều vào các nguyên tắc thiết kế, thay vì tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông trên các thị trường nhà đất và giao thông đô thị. Tuy nhiên, các thành phố ở Việt Nam vẫn cung cấp điều kiện đi lại khá tốt, chủ yếu là do hầu như toàn dân đều sử dụng xe máy làm phương tiện giao thông chính, và do các mô hình phát triển đất đai đa mục đích theo truyền thống. Nhưng điều này đang thay đổi nhanh chóng, và việc tăng sử dụng xe ô tô cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn do vượt quá năng lực và thiết kế hiện tại của hệ thống đường. Mặc dù hầu hết các thành phố lớn đã có quy hoạch hệ thống giao thông đô thị nhưng việc hầu như toàn dân ưa thích phương tiện giao thông cá nhân sẽ là một yếu tố cạnh tranh với các quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông trung chuyển đô thị.

    7. Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2008 8. Phát hiện của Cling và các đồng sự (2010): “Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Nghiên cứu cho Dự án Thị trường Lao động” EU/Bộ LĐTBXH/ILO.

  • CHIẾN LƯỢC HỢp táC QUỐC GIA vớI vIệt NAm 2012 - 2016 11

    thấy các tổn thất do thiên tai sẽ còn tăng nhiều hơn trong tương lai. Lũ sông lớn và kéo dài suốt mùa mưa ở các đồng bằng châu thổ lớn. Trong số 2.360 con sông ở Việt Nam, phần lớn có chiều dài ngắn và độ dốc lớn, do đó, mưa lớn trong lưu vực có thể tạo ra những đợt lũ ngắn nhưng nhanh và mạnh. Nhiều vùng, đặc biệt là